cam nang dinh duong cho cho và meo toan tap

12
NanaPet.com Page 1 A. Cm nang vdinh dưỡng dành cho chó và mèo. 1. Carbohydrates: a. Carbohydrate đóng vai trò như thế nào trong thức ăn của vt nuôi? Carbohydrate có vai trò như một ngun cung cấp năng lượng và chất xơ đồi dào. Hu hết thc phẩm khô thường cha t30% đến 70% carbohydrate. Tuy nhiên, lượng carbohydrate có trong thc phẩm dành cho mèo thường thấp hơn trong thức ăn dành cho chó. Vi chó, chúng có thtiêu thmột lượng ln chất đạm và sau đó chuyển đổi thành năng lượng và cơ bắp. Chó cũng có thể tp trung nhiu ngun carbohydrate vào cùng mt loi năng lượng. Nhng khnăng này đã lý gii vì sao mà chúng ta nên cho chó ăn một chế độ nhiều carbohydrate, đặc bit là loại đã được qua chế biến. Vì vy vcơ bản, các bn hãy chú ý đáp ứng nhu cu chất đạm cho thú cưng thông qua thịt. Sau đó, cung cấp nhu cu vnăng lượng và chất xơ thông qua carbohydrates. Vi mèo, chúng phthuộc vào lượng ln chất đạm trong các loi thịt và sau đó là chất béo trong các bữa ăn. Chúng sử dng chất đạm để xây dựng cơ bắp, tế bào máu, năng lượng v…v….. Tuy nhiên, mèo sdng chất béo như một nguồn năng lượng chính thay vì carbohydrate. Đây là lí do tại sao, bn sthy nhiu chất đạm nhưng lại thp carbohydrate trong thc phm cho chó. b. Làm cách nào mà tôi có thtính toán lượng carbohydrate trong thức ăn vật nuôi? Tlcarbohydrate có thđược tm tính bng cách trđi tổng các tlprotein, cht béo, chất xơ và tro (thường khoảng 6,5%) và độ m t100%. Ví d, Thức ăn khô cho mèo có lượng chất đạm thô là 34%, cht béo thô 20%, chất xơ thô là 3%, tro 6,5%, và độ m 10% scó một hàm lượng carbohydrate là 26,5% (ta ly 100 - (34 + 20 + 3 + 6,5 +10) = 26,5%). c. Carbohydrate hòa tan là gì? Carbohydrate hòa tan là phn tinh bột được ddàng chia nhtrong htiêu hóa. Carbohydrate hòa tan nồng độ cao được tìm thy trong các loi ngũ cốc như gạo, lúa mì, ngô, lúa mch, và yến mạch. Thú cưng của bn có thtiêu hóa carbohydrate hòa tan trong hu hết các thức ăn dành cho vật nuôi. Tuy nhiên, không phi tt ccác dng tinh bột (như các loi ngũ cốc thô) đều có thtiêu hóa. Mèo thường ít có khnăng hấp thhiu qucarbohydrate. d. Ăn nhiều tinh bt có thgây ra các vấn đề sc khe không? Cung cp quá nhiều carbohydrate đôi khi có thgây ra v ấn đề sc khe bao gm béo phì chó và mèo. Béo phì xy ra khi nhu cầu năng lượng của thú cưng vượt quá so vi nhu cu thông thường và lượng glucose được to ra bi quá trình tiêu hóa carbohydrate được lưu trữ thành cht béo. Mc dù vic dư thừa protein, chất béo và carbohydrate đều có thdẫn đến

Upload: saladbox

Post on 22-May-2015

1.117 views

Category:

Health & Medicine


1 download

DESCRIPTION

đây là cuốn sách thú vị và hấp dẫn cho bạn để học thêm

TRANSCRIPT

Page 1: Cam nang dinh duong cho cho và meo toan tap

NanaPet.com Page 1

A. Cẩm nang về dinh dưỡng dành cho chó và mèo. 1. Carbohydrates:

a. Carbohydrate đóng vai trò như thế nào trong thức ăn của vật nuôi?

Carbohydrate có vai trò như một nguồn cung cấp năng lượng và chất xơ đồi dào. Hầu hết

thực phẩm khô thường chứa từ 30% đến 70% carbohydrate. Tuy nhiên, lượng carbohydrate

có trong thực phẩm dành cho mèo thường thấp hơn trong thức ăn dành cho chó.

Với chó, chúng có thể tiêu thụ một lượng lớn chất đạm và sau đó chuyển đổi thành năng

lượng và cơ bắp. Chó cũng có thể tập trung nhiều nguồn carbohydrate vào cùng một loại

năng lượng. Những khả năng này đã lý giải vì sao mà chúng ta nên cho chó ăn một chế độ

nhiều carbohydrate, đặc biệt là loại đã được qua chế biến. Vì vậy về cơ bản, các bạn hãy

chú ý đáp ứng nhu cầu chất đạm cho thú cưng thông qua thịt. Sau đó, cung cấp nhu cầu về

năng lượng và chất xơ thông qua carbohydrates.

Với mèo, chúng phụ thuộc vào lượng lớn chất đạm trong các loại thịt và sau đó là chất béo

trong các bữa ăn. Chúng sử dụng chất đạm để xây dựng cơ bắp, tế bào máu, năng lượng

v…v….. Tuy nhiên, mèo sử dụng chất béo như một nguồn năng lượng chính thay vì

carbohydrate. Đây là lí do tại sao, bạn sẽ thấy nhiều chất đạm nhưng lại thấp carbohydrate

trong thực phẩm cho chó.

b. Làm cách nào mà tôi có thể tính toán lượng carbohydrate trong thức ăn vật nuôi?

Tỷ lệ carbohydrate có thể được tạm tính bằng cách trừ đi tổng các tỷ lệ protein, chất béo,

chất xơ và tro (thường khoảng 6,5%) và độ ẩm từ 100%. Ví dụ, Thức ăn khô cho mèo có

lượng chất đạm thô là 34%, chất béo thô 20%, chất xơ thô là 3%, tro 6,5%, và độ ẩm 10% sẽ

có một hàm lượng carbohydrate là 26,5% (ta lấy 100 - (34 + 20 + 3 + 6,5 +10) = 26,5%).

c. Carbohydrate hòa tan là gì?

Carbohydrate hòa tan là phần tinh bột được dễ dàng chia nhỏ trong hệ tiêu hóa.

Carbohydrate hòa tan nồng độ cao được tìm thấy trong các loại ngũ cốc như gạo, lúa mì,

ngô, lúa mạch, và yến mạch. Thú cưng của bạn có thể tiêu hóa carbohydrate hòa tan trong

hầu hết các thức ăn dành cho vật nuôi. Tuy nhiên, không phải tất cả các dạng tinh bột (như

các loại ngũ cốc thô) đều có thể tiêu hóa. Mèo thường ít có khả năng hấp thụ hiệu quả

carbohydrate.

d. Ăn nhiều tinh bột có thể gây ra các vấn đề sức khỏe không?

Cung cấp quá nhiều carbohydrate đôi khi có thể gây ra vấn đề sức khỏe bao gồm béo phì ở

chó và mèo. Béo phì xảy ra khi nhu cầu năng lượng của thú cưng vượt quá so với nhu cầu

thông thường và lượng glucose được tạo ra bởi quá trình tiêu hóa carbohydrate được lưu trữ

thành chất béo. Mặc dù việc dư thừa protein, chất béo và carbohydrate đều có thể dẫn đến

Page 2: Cam nang dinh duong cho cho và meo toan tap

NanaPet.com Page 2

béo phì, nhưng carbohydrate là nguồn năng lượng phổ biến nhất, có thể dễ dàng chuyển đổi

thành glucose và gây béo phì.

Ngoài béo phì, việc dư thừa carbohydrate trong các loại thực phẩm cho mèo có thể ảnh

hưởng sự phát triển, và gây ra các bệnh đái tháo đường. Rối loạn tiêu hóa từ nhẹ đến nặng

cũng có thể xảy ra ở một số động vật có chế độ ăn dư carbohydrate. Tình trạng này có thể là

kết quả của sự thiếu hụt của các enzym tự nhiên cần thiết để phá vỡ carbohydrates. Các dấu

hiệu bao gồm đầy hơi và tiêu chảy.

2. Chất béo. Thú cưng của tôi có cần chất béo trong thực đơn dinh dưỡng không?

Chất béo là một thành phần dinh dưỡng rất quan trọng cho thực đơn của thú cưng.

Chất béo cung cấp năng lượng, vitamin, chất béo bão hòa, các a xít béo và đóng góp vào sự

ngon miệng cho thú cưng. Dạng và số lượng chất béo trong thực đơn thực sự quan trọng vì

chúng có thể ảnh hưởng đến trọng lượng, lông, sự thèm ăn cũng như khả năng thực hiện

công việc cần sức mạnh của thú cưng.

3. Chất khoáng. Thú cưng của tôi có cần bổ xung các khoáng chất trong thực đơn dinh dưỡng không?

Khoáng chất là một nguồn dinh dưỡng cần thiết để có sức khỏe tốt. Vì vậy hãy bổ sung các

loại khoáng chất sau: canxi, phốt pho, magiê, kali, natri và clorua, sắt, đồng, mangan, kẽm, i-

ốt, và selen cho thú cưng của bạn.

4. Chất đạm và các Axit amin. a. Tại sao vật nuôi cần protein?

Chất đạm là cần thiết cho sự phát triển toàn diện và rất quan trọng trong sự hình thành và

tăng cường hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, chúng còn có thể được chuyển hóa thành calo và

được lưu trữ như chất béo.Thông thường, mèo cần nhiều chất đạm hơn chó.

Chó và mèo thực sự cần axit amin để hình thành nên protein. Một số loại axit amin có thể

được xây dựng từ bên trong cơ thể của chó mèo. Một số loại khác có thể được bổ sung

thông qua chế độ dinh dưỡng. Những nguồn chất đạm khác nhau sẽ đòi hỏi những nguồn

axit amin khác nhau. Do đó bạn sẽ dễ dàng tìm thấy những nguồn chất đạm khác nhau bên

trong cùng một món ăn.

b. Tại sao mèo đòi hỏi chất đạm nhiều hơn chó?

Mèo là loài ăn thịt. Điều đó có nghĩa là trong thực đơn hằng ngày của mèo phải có thịt. Chất

đạm có nhiều trong thịt. Hơn thế nữa, mèo dùng chất đạm làm nguồn năng lượng chính để

hoạt động ngay cả khi carbohydrate và chất béo có trong chế độ ăn uống, vì vậy mèo cần

nhiều chất đạm hơn các loài khác.

Page 3: Cam nang dinh duong cho cho và meo toan tap

NanaPet.com Page 3

c. Taurine là gì, và tại sao con mèo của tôi cần nó?

Taurine là một loại acid amin cần thiết cho sự hình thành chức năng cho mật, tim và giúp đôi

mắt luôn sáng khỏe. Mèo đòi hỏi một lượng lớn taurine cho các chức năng của cơ thể vì

chúng có rất ít các enzym có thể sản xuất ra taurine từ các axit amin khác như methionine và

cysteine. Vì vậy, mèo cần có một chế độ ăn uống giàu taurine. Nếu taurine thiếu, mèo sẽ

phát sinh một số loại bệnh như bệnh giãn cơ tim, thoái hóa võng mạc, suy yếu chức năng

sinh sản và những dấu hiệu bất thường cho sự phát triển toàn diện của con mèo con.

d. Arginine là gì và tại sao con mèo của tôi lại cần chất này?

Giống như taurine, arginine là một loại acid amin đóng vai trò trong việc sản xuất các

ornithine acid amin thông qua các quá trình khác nhau. Ở mèo, phương pháp duy nhất để

sản xuất ornithine là để chuyển đổi từ arginine. Nếu mèo bị thiếu arginine, hàm lượng

ornithine sẽ thiếu hụt để ràng buộc các ammoniac. Điều này dẫn đến các dấu hiệu nặng như

chảy nước bọt do dư thừa, mất đi khả năng điều tiết cơ thể, và thậm chí tử vong do có nồng

độ amoniac cao. Những dấu hiệu này thường xảy ra vài giờ sau khi ăn, sau khi amoniac

được sản xuất.

e. Nếu một món ăn có thành phần chất đạm cao (thông qua các thông số trên bao bì) thì có

thể được xem là tốt hơn các loại thực phẩm có ít chất đạm không?

Nhiều người phạm sai lầm khi đánh giá chất lượng thức ăn vật nuôi chỉ đơn giản bằng cách

nhìn vào tỷ lệ chất đạm trên nhãn. Đây không phải là cách tốt nhất để đánh giá chất lượng

tổng thể vì nhiều lý do sau:

Không phải tất cả các loại thực phẩm đều tạo ra lượng chất đạm như nhau.

Tỷ lệ chất đạm cao không có nghĩa là thực phẩm có chất lượng cao. Hãy lưu tâm đến

nguồn gốc của sản phẩm.

Những chất dinh dưỡng khác cũng cần thiết cho sự phát triển. Điều quan trọng là mức

độ hấp thụ và nhu cầu chất đạm của thú cưng.

Một tỷ lệ chất đạm cao không có nghĩa là loại thức ăn cho vật nuôi này sẽ tốt hơn so với

những thực phẩm có tỷ lệ chất đạm thấp hơn. Mặt khác, thức ăn với tỷ lệ chất đạm thấp

không phải là xấu, miễn là các chất đạm có trong thực phẩm đến từ một nguồn tốt (như

gà hay thịt cừu thật).Vì thế, bạn không nên chỉ dựa vào tỷ lệ chất đạm thô trong các

thông tin trên bao bì.

Mặc dù nhiều người cho rằng lượng chất đạm nhiều sẽ mang đến những lợi ích cho sức khỏe,

nhưng điều đó là không hoàn toàn đúng. Hãy nhìn vào nguồn gốc của chất đạm hơn là số lượng

Page 4: Cam nang dinh duong cho cho và meo toan tap

NanaPet.com Page 4

khi bạn muốn so sánh các loại thực phẩm. Hãy xem xét kỹ hàm lượng calo, chất béo, chất xơ,

axit béo và các chất chống oxy hóa.

f. Liệu tôi có thể biết được loại chất đạm nào tốt hơn khi so sánh giữa các chất đạm với

nhau không?

Không phải tất cả các chất đạm được tạo ra như nhau. Một số loại được cho là đặc biệt tốt cho

vật nuôi. Hàm lượng axit amin trong các loại chất đạm khác nhau sẽ khác nhau. Vì thế, mỗi

nguồn chất đạm riêng biệt sẽ tạo ra những giá trị sinh học khác nhau cho cơ thể vật nuôi. Ví dụ,

Trứng có giá trị sinh học cao nhất là 94. Bột cá và sữa theo sau với giá trị là 92. Tiếp đến là thịt

bò với khoảng 78 và dầu đậu nành khô là 67. Thịt, bột xương và lúa mì là khoảng 50 và ngô là

45.

g. Thông thường, vật nuôi cần bao nhiêu chất đạm cho các hoạt động hằng ngày?

Nhu cầu chất đạm cho mỗi loài động vật rất khác nhau. Mèo cần nhiều chất đạm hơn chó. Trong

giai đoạn tăng trưởng, chó và mèo con có nhu cầu chất đạm cao hơn so với chó và mèo trưởng

thành. Động vật mang thai và cho con bú cũng cần nhiều chất đạm hơn. Ngoài ra, những động

vật nào phải vận động nhiều sẽ cần lượng chất đạm nhiều hơn so với các loại động vật ít vận

động. Chất đạm cũng đặc biệt quan trọng cho động vật khi chúng bị bệnh và suy nhược. Tuy

nhiên, các loại động vật bị bệnh về thận nên có một chế độ bổ xung chất đạm phù hợp nhằm làm

giảm bớt những ảnh hưởng đến bệnh. Tùy vào từng giai đoạn phát triển và mức độ hoạt động,

hãy tìm một loại thực phẩm cung cấp một cách tối ưu các loại chất đạm cho thú cưng của bạn.

Nếu không xem xét kỹ lưỡng chế độ dinh dưỡng, bạn rất dễ khiến cho chú chó của bạn bị béo

phì hoặc suy dinh dưỡng. Nếu có điều gì không rõ, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ thú y.

h. Nếu tôi lỡ cho thú cưng của mình ăn quá nhiều chất đạm, chuyện gì sẽ xảy ra?

Nếu thú nuôi của bạn ăn quá nhiều protein, lượng dư thừa sẽ bị bài tiết trong nước tiểu và phần

còn lại sẽ được sử dụng như năng lượng hoặc chuyển đổi thành chất béo. Tuy nhiên, nếu vật

nuôi của bạn có vấn đề về thận, chế độ ăn nhiều đạm là không tốt.

i. Làm thế nào để biết được thực phẩm có đủ chất đạm?

Bạn nên mua thực phẩm từ một thương hiệu có uy tín và chất lượng. Để chọn loại thực phẩm và

thương hiệu phù hợp với thú cưng, bạn nên căn cứ trên nhu cầu và mức độ hoạt động của thú

cưng. Nếu thú cưng của bạn có một nhu cầu về đạm đặc biệt, hoặc đơn giản là bạn muốn tìm

một loại thực phẩm phù hợp với túi tiền của mình, hãy đọc thật kỹ các thông tin trên nhãn của

sản phẩm. Tuy nhiên, thông tin về chất đạm trên bao bì, thường chỉ thể hiện tổng lượng đạm

Page 5: Cam nang dinh duong cho cho và meo toan tap

NanaPet.com Page 5

trong thực phẩm, chứ không chỉ ra được lượng đạm có thể tiêu hóa. Trong những sản phẩm có

chất lượng cao, lượng đạm tiêu hóa được thường giao động từ 70%-80%. Trong các loại thực

phẩm khác, hàm lượng này có thể giảm xuống 60% hoặc ít hơn. Để xác định hàm lượng đạm

tiêu hóa, chúng ta nên đọc thật kỹ các thành phần và lưu ý thứ tự mà chúng xuất hiện vì thành

phần được liệt kê theo thứ tự trọng lượng. Gà và thịt cừu là một nguồn giàu chất đạm và rất dễ

tiêu hóa. Nếu chúng được viết đầu tiên trong bản thành phần thì có thể nói rằng sản phẩm này

chứa nhiều đạm tốt cho cơ thể. Ngũ cốc thường không cung cấp nhiều đạm có thể tiêu hóa

nhưng lại cung cấp nhiều carbohydrate. Nếu bạn vẫn còn lúng túng trong việc chọn lựa thực

phẩm, thử chọn những loại nào có mức giá từ trung bình lên đắt nhất. Sau đó, hãy nhớ rằng,

thực phẩm đắt tiền không có nghĩa là thực phẩm tốt và ngược lại, thực phẩm rẻ tiền không có

nghĩa là sản phẩm tệ. Hãy hỏi ý kiến bác sỹ thú y để có thêm lời khuyên bổ ích.

j. Liệu một chế độ ăn uống giàu chất đạm có thể gây bệnh thận không?

Nhận định sai lầm này có thể bắt nguồn từ trong quá khứ, những bệnh nhân bị bệnh thận thường

có một chế độ ăn ít đạm. Điều đó dẫn đến khí Ni tơ (một khí có hại cho sức khỏe) sinh ra rất ít.

Ngày nay, chúng ta có thể có một chế độ ăn uống không nhất thiết phải ít đạm, nhưng hàm

lượng đạm từ thực phẩm phải giúp ruột dễ dàng tiêu hóa. Thay đổi chế độ ăn như trên là cần

thiết vì nếu thận bị hư hỏng sẽ không có khả năng xử lý nitơ dư thừa hiệu quả. Với vật nuôi bị

suy thận, hàm lượng nitơ quá cao trong máu có thể gây tổn hại cho các mô.

Trừ phi bác sĩ thú y nhấn mạnh rằng thú cưng của bạn đang gặp vấn đề nguy hiểm cho thận và

bạn phải điều chỉnh hàm lượng đạm sao cho phù hợp, bạn vẫn có thể tiếp tục cung cấp lượng

protein như bình thường cho thú cưng, mà không cần lo lắng đến việc đang làm tổn hại đến thận

của bé. Và hãy luôn nhớ rằng, nếu bạn cho bé ăn ít đạm điều đó không đồng nghĩa với việc bạn

đang “cứu lấy” thận của thú cưng.

k. Cho thú cưng ăn toàn bột thịt bột liệu có tốt không?

Bột thịt, ở dạng đơn giản và tinh khiết nhất, là thịt có nước và chất béo bị loại bỏ. Sau đó, thịt khô

được nghiền thành những hạt nhỏ hoặc thành bột để sử dụng trong thức ăn vật nuôi. Khác với

bột thịt xương, bột thịt tinh khiết là một nguồn cung cấp protein tập trung dồi dào và là nguồn dinh

dưỡng tuyệt vời cho thú cưng của bạn. Bột thịt tinh khiết thường không chứa máu, tóc, móng,

sừng, phân bón, dạ dày, v…v…. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, những chất này là không

thể tránh khỏi trong quá trình chế biến. Theo tiêu chuẩn, bột thịt không chứa các chất không liên

quan, không chứa nhiều hơn 12% thành phần không tiêu thụ được và không quá 9% đạm thô

gây khó tiêu hóa.

5. Năng lượng trao đổi (Metabolizable Energy - ME) là gì?

Page 6: Cam nang dinh duong cho cho và meo toan tap

NanaPet.com Page 6

Năng lượng trao đổi (ME) là yếu tố cần thiết trong việc xác định chất lượng dinh dưỡng trong

thức ăn vật nuôi. ME được định nghĩa là lượng năng lượng còn lại sau khi phần thức ăn thô đã

đươc bài tiết qua phân, nước tiểu, và các loại khí khác. Vì vậy, ME còn được xem là năng lượng

còn lại cho cơ thể vật nuôi sau khi quá trình tiêu hóa đã hoàn tất. ME đặc biệt quan trọng khi ta

cần xem xét và so sánh giữa các loại thực phẩm với nhau.

Để có một sống khỏe mạnh và hạnh phúc, thú cưng của bạn cần một lượng calories thích

hợp mỗi ngày. Các chỉ số ME trên bao bì sẽ cho thấy lượng calo mà loại thực phẩm đó sẽ

cung cấp cho thú cưng của bạn. Những thông tin thường được thể hiện theo cách sau: "ME

(kcal / kg) = một số" (vd: ME (kcal / kg) = 3481). Tùy vào loại thực phẩm của bạn là khô hay

đóng hộp, thông số calories tương ứng có thể sẽ khác biệt, vì thế, bạn cũng nên chú ý đến

điều này.

Thông số ME cao sẽ cho thấy một lượng năng lượng tập trung cao. Ta có thể so sánh giữa

một thanh bánh hay dùng cho vận động viên thể thao và bánh gạo. Dĩ nhiên, loại bánh dùng

trong thể thao có nhiều ME hơn nên sẽ chứa nhiều năng lượng tập trung hơn. Tương tự,

thực phẩm cho thú cưng với lượng ME cao sẽ giúp cho cơ thể chú cún hoặc cô mèo nhà bạn

có nhiều năng lượng tập trung. Thêm vào đó, cơ thể con vật cưng của bạn sẽ loại bỏ chất

thải ít hơn và hạn chế việc làm bẩn ra nhà. Một lợi ích nữa là thú cưng của bạn có thể ăn ít

mà vẫn có đầy đủ năng lượng cần thiết nên bạn sẽ tiết kiệm một khoảng kha khá.

6. Chất xơ: a. Chất xơ là gì?

Chất xơ dùng để mô tả các loại carbohydrate phức tạp dùng để chống lại sự tiêu hóa

enzyme trong ruột non. Được tìm thấy trong thành tế bào các loại thực vật và các loại hạt,

các loại xơ phổ biến nhất là cellulose, hemicellulose, pectin và tinh bột đề kháng. Hầu như tất

cả các nguồn carbohydrate đều chứa một số chất xơ. Một trong những nguồn phổ biến nhất

của chất xơ trong thức ăn vật nuôi bao gồm vỏ trấu, ngô và ngô các sản phẩm, vỏ đậu

tương, bột củ cải đường, sản phẩm khoai tây khô, cellulose, cám và vỏ đậu phộng.

b. Vì sao phải thêm chất xơ vào thức ăn vật nuôi?

Chất xơ không được coi là một chất dinh dưỡng cần thiết trong chế độ ăn uống của thú

cưng, nhưng nó lại được các hãng sản xuất đưa vào sản phẩm của mình. Mặc dù thú cưng

không lấy được bất cứ năng lượng đặt biệt từ chất xơ, nhưng việc bổ xung thêm chất này

giúp thú cưng có thể cải thiện sức khỏe ruột kết, hạn chế tiêu chảy, táo bón, và giúp kiểm

soát cân nặng và bệnh đái tháo đường. Một số chất xơ có thể lên men thành acid béo bởi

những vi khuẩn "tốt" trong ruột. Các axit béo sẽ ngăn chặn việc phát triển các loại vi khuẩn

Page 7: Cam nang dinh duong cho cho và meo toan tap

NanaPet.com Page 7

có hại, giúp các tế bào ruột kết mau chóng phục hồi sau chấn thương và có thể giúp giảm

nguy cơ ung thư ruột kết.

Nếu chú chó của bạn không may mắc bệnh tiểu đường, thì một chế độ nghiêm ngặt nhiều

chất sơ cũng giúp chú quản lý hiệu quả bệnh. Bằng cách thêm chất xơ (loại từ từ lên men)

vào chế độ ăn uống, trọng lượng có thể được giảm và duy trì được tính ổn định lâu hơn.

Phần lớn các chất xơ giúp chú chó của bạn cảm thấy no mà không cần thêm calories, do đó

chú sẽ ăn ít hơn và dần dần giảm cân. Tuy nhiên, nếu bạn lam dụng chất xơ, một số vấn đề

về tiêu hóa có thể xảy ra, ví dụ: phân lỏng. Vì vậy hãy tham khảo ý kiến bác sỹ để biết cân

đối lượng chất xơ cho phù hợp.

Đái tháo đường là một căn bệnh hay gặp ở chó, xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất insulin -

một hormon cho phép đường huyết (glucose) đưa lên các tế bào cần nó để hoạt động. Kiểm

soát căn bệnh này khá là khó khăn và tốn thời gian. Tuy nhiên, với những con chó mắc bệnh

tiểu đường, một chế độ ăn nhiều chất xơ sẽ giúp ổn định mức độ đường trong máu. Ngày

nay, phương pháp này đã trở nên phổ biến và đã giúp cho nhiều chú chó.

c. Tại sao một chế độ ăn uống nhiều chất xơ lại thích hợp cho bệnh nhân mắc bệnh tuyến

hậu môn?

Khi thú cưng của bạn được nhìn từ phía sau, tuyến hậu môn (còn gọi là túi hậu môn) nằm ở

hai bên và thấp hơn cửa hậu môn. Một ống nhỏ hoặc ống dẫn dưới da tới một lỗ mở trực

tiếp bên cạnh hậu môn. Thật không may, các tuyến có thể bị ảnh hưởng hoặc bị nhiễm bệnh,

và thậm chí có thể bị nhiễm trùng.

Khi tuyến hậu môn bị ảnh hưởng, con vật của bạn sẽ ngồi xuống và kéo vùng hậu môn của mình trên

sàn nhà hoặc trên mặt đất. Chúng cũng có thể liếm vùng hậu môn quá mức. Cả hai điều này đều gâu

đau và khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn. Bệnh về tuyến hậu môn là một vấn đề rất phổ biến ở mèo

và chó, đặc biệt là các giống chó nhỏ.

Để kiểm soát căn bệnh này, thú cưng cần một chế độ ăn uống nhiều chất xơ để làm phân trở nên nặng

và lớn hơn. Phân nặng gây áp lực lên các tuyến hậu môn, và làm cho chúng thoát ra khi thú cưng đang

rặn. Mặc dù, đây không phải là một cách tuyệt đối để chữa bệnh tuyến hậu môn, nhưng nó đem lại lợi ích

trong nhiều loài động vật. Vì thế, một số nhà sản xuất thức ăn vật nuôi (như Metamucil) cung cấp các sản

phẩm với công thức giàu chất xơ.

Nếu vật nuôi của bạn có biểu hiện không tốt về tuyến hậu môn, hãy gặp bác sỹ thú y để nhận những lời

kkhuyên bổ ích.

Page 8: Cam nang dinh duong cho cho và meo toan tap

NanaPet.com Page 8

A. 9 phương pháp giúp mèo của bạn sống lâu và khỏe mạnh hơn

1. Vô sinh hoặc thiến con mèo của bạn.

Bên cạnh những lợi ích rõ ràng của việc “kiểm soát dân số”, phương pháp này còn giúp mèo cải thiện đáng kể hành vi, đặc biệt thích hợp cho mèo đực. Theo nghiên cứu, khi áp dụng phương pháp này, 9/10 loài động vật đã giảm bớt tính hiếu chiến, đi lang và kêu hét. Còn đối với mèo cái, bạn có thể xóa bỏ hoàn toàn nguy cơ các vấn đề sức khỏe, bao gồm cả ung thư vú.

2. Giữ mèo trong nhà:

Tuổi thọ trung bình của con mèo nhà là 13 năm, mặc dù chúng ta đã thấy nhiều mèo nhà sống đến trên 20 năm. Ngược lại, với mèo ở ngoài đường, tuổi thọ trung bình chỉ khoảng 3 năm. Lý do, là chúng thường gặp phải những điều kiện bất lợi về môi trường, đối mặt với các mối nguy hiểm khác từ các loại xe cơ giới và các loại chó, động vật hoang dã hoặc các con mèo hung dữ khác. Tất cả các yếu tố trên đều tiềm ẩn những nguy cơ gây bệnh và những rủi ro dẫn đến tử vong.

3. Thường xuyên có chế độ tim chủng để phòng ngừa các loại bệnh tiềm ẩn.

Hãy tuân thủ nghiêm ngặt lịch tiêm chủng cho mèo, đặc biệt là mèo trưởng thành. Hằng năm trên thế giới, một số lượng lớn mèo đã bị cướp đi sinh mạng do không được chích thuốc tiêm phòng đầy đủ . Tiêm chủng tại nhà rất an toàn cho mèo, tiết kiện thời gian cho chủ (khoảng tầm 10 phút cho 1 lần tiêm).

4. Chăm sóc răng/miệng cho mèo.

Khi mèo trên 2 tuổi, thường gặp phải các vấn đề về răng do thiếu sự quan tâm chăm sóc đúng mực. Theo tính toán, bạn có thể tránh được việc phải chi trả một khoảng tiền lớn để chữa các bệnh về răng miệng cho mèo, nếu bạn dành thời gian chăm sóc răng mèo thường xuyên tại nhà.

5. Giữ cho mèo luôn thon thả.

Đừng để mèo của bạn thừa cân. Nhiều vấn đề về sức khỏe thường liên quan đến béo phì, đặc biệt là ở mèo lớn tuổi. Không cho mèo ăn quá một món ăn hay ăn quá nhiều món cùng lúc. Hãy cân nhắc việc cho mèo ăn những loại thức ăn nhẹ dễ tiêu hóa và có năng lượng dự trữ thấp. Dành thời gian để chơi với mèo thường xuyên. Vận động nhiều sẽ khiến cho mèo của bạn luôn tỉnh táo và minh mẫn.

6. Giữ cho tâm trí và cơ thể của mèo luôn hoạt động tích cực.

Hiện nay đồ chơi cho vật nuôi đã không còn là niềm mơ ước của mèo nữa. Các sản phẩm như Laser Ba-Da-Beam, Cat Tree v….v….. sẽ khiến cho mèo của bạn luôn vui chơi và không bao giờ biết chán là gì. Hãy thử xem mục Đồ Chơi (khi khách hàng bấm vào mục này, sẽ có đường link dẫn thẳng đến phần này trong website nanapet), bạn sẽ thực sự ngạc nhiên và thích thú với những sản phẩm mà chúng tôi phân phối.

7. Tối ưu hóa lượng calories thu được.

Hãy chắc chắn bạn đã cung cấp một lượng calories đầy đủ và chất lượng cho chú mèo của mình nhé. Mặc dù những loại thực phẩm nhiều calories có thể hơi mắc một chút so với những loại thực phẩm thông thường, nhưng bạn hoàn toàn có thể an tâm về hàm lượng calories mà chúng cung cấp. Hãy dạo qua website của tôi (Nanapet.com)để chắc rằng bạn có thể chọn được những sản phẩm vừa ý nhất.

Page 9: Cam nang dinh duong cho cho và meo toan tap

NanaPet.com Page 9

8. Đảm bảo mèo được cung ấp đầy đủ và cân bằng các nguồn dinh dưỡng.

Nếu mèo của bạn ăn uống không tốt, cố ấy cần được bồi bổ thêm thực phẩm bổ sung: Lifestage Select® Premium Vitamins for Cats. Nếu da mèo bị khô và bong tróc, cô ấy cần sử dụng Vitacaps. Nếu lông mèo có dấu hiệu bị xỉn màu, hãy sử dụng Vitacoat® Plus for Cat. Cả hai loại thuốc đều chứa axit béo cần thiết để hạn chế các căn bệnh này. Nếu mèo của bạn bị viêm khớp, hãy thử bổ sung glucosamine / chondroitin thông qua thuốc Joint Care.

9. Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho mèo.

Đừng quên lịch khám bệnh định kỳ hằng năm cho mèo của bạn nhé, điều này là đặc biệt quan trọng nếu mèo của bạn bước vào thời kỳ đầu của tuổi già. Nếu thấy mèo có những biểu hiện không bình thường, hãy nhờ bác sỹ thú y khám và cho lời khuyên. Một đặc tính của loài mèo là chúng có xu hướng che giấu bệnh tật khá tốt so với loài chó. Vì vậy, bạn phải quan sát chú mèo của mình thật kỹ để có các phương pháp điều trị thích hợp khi phát hiện ra bệnh.

.

C. Dinh dưỡng cho từng giai đoạn phát triển của mèo

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất khi đề cập đến sức khỏe của mèo. Mèo ở mọi lứa tuổi đều có nhu cầu protein cao trong chế độ ăn uống. Mèo cần một số axit amin như taurine và arginine, axit béo, axit arachidonic, acid linoleic và một loại Vitamin A đặc biệt, chất chỉ hiện diện trong thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. chất này có thể được tìm thấy trong một số loại thức ăn dành riêng cho mèo như retinyl palmitate hoặc acetate. Tùy vào từng giai đoạn sống (mèo con, trưởng thành hay già) mà mèo của bạn sẽ có nhu cầu về dinh dưỡng rất khác nhau.

Giai đoạn mèo con (từ lúc mới sinh đến - 12 tháng)

Một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và hợp lý khi mèo con sẽ tạo nên một nền tảng tốt cho sức khỏe trong suốt cuộc đời. Để theo kịp với sự phát triển nhanh chóng, mèo con cần một chế độ dinh dưỡng nhiều năng lượng, chất đạm, chất béo và khoáng chất so với những chú mèo lớn tuổi hơn. Canxi và phốt pho cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp răng của mèo thêm khỏe mạnh và giúp xương vững chắc trong suốt giai đoạn còn nhỏ và khi đã trưởng thành.

Giai đoạn trưởng thành (từ 1 - 6 tuổi)

Mèo trưởng thành cần một chế độ ăn uống bổ dưỡng và cân bằng để giúp duy trì sức khỏe và cân nặng. Một chế độ ăn giàu protein, lành mạnh với một chút thịt thực sự quan trọng để đảm bảo cho sức khỏe, sự phát triển cân đối và sức bền cho mèo. Chúng tôi khuyến khích một chế độ ăn uống giàu chất chống Oxi-hóa có nguồn gốc từ thiên nhiên mà ta có thể tìm thấy dễ dàng trong trái cây và rau quả. Nhờ đó sẽ thúc đẩy việc xây dựng một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Khi mèo có một cơ thể khỏe mạnh và cân đối, bạn có thể dễ dàng thấy được khi quan sát lồng ngực của mèo chỉ có một lượng rất ít chất béo bao quanh các xương sườn.

Giai đoạn già (khi mèo từ 7 tuổi trở lên)

Mèo già thường yêu cầu lượng calories tương đương như khi chúng trẻ hơn. Mèo già thường khó hấp thụ vitamin, khoáng chất, và chất béo nên điều quan trọng là thức ăn phải chứa các thành phần dễ tiêu hóa. Giống như với mèo con và mèo trưởng thành, mèo già cần một chế độ ăn uống có thịt chất lượng cao, cùng với các vitamin và chất chống oxy hóa tự nhiên lấy từ trái cây và rau quả để bồi bổ cho sức khỏe.

Page 10: Cam nang dinh duong cho cho và meo toan tap

NanaPet.com Page 10

Phương pháp lựa chọn các thực phẩm phù hợp:

Khi bạn muốn mua một loại thực phẩm lành mạnh cho mèo của bạn, thông tin về thành phần dinh dưỡng trên mặt sau của bao bì sẽ giúp bạn dễ dàng phân tích và xem xét loại thực phẩm nào phù hợp. Sử dụng các khuyến nghị trên nhãn như là một phần hướng dẫn để giúp bạn tránh việc cho mèo ăn quá mức, cũng như sẵn sàng điều chỉnh một cách phù hợp với tình trạng cơ thể và mức độ hoạt động của mèo. Ngoài ra, khi chọn thực phẩm cho mèo, bạn cũng nên cân nhắc đến điều kiện sức khỏe hiện tại của bé. Ví dụ, nếu bé mắc bệnh tiểu đường, dị ứng, hoặc gặp khó khăn trong tiêu hóa, chắc chắn chế độ ăn uống của bé sẽ cần phải điều chỉnh. Hãy tham khảo ý kiến bác sỹ để có thêm nhiều sự lựa chọn đúng đắn.

Hãy hạn chế hoặc loại bỏ thói quen cho mèo ăn đồ dư thừa của người và đồ ăn vặt.

Đồ ăn thừa của người thường dư calories và nhưng lại thiếu các dưỡng chất khác. Đó là guyên nhân chính khiến bạn khó có thể kiểm soát được cân nặng cho mèo. Đồ ăn vặt (snack, bánh, v…v…), nói chung là tốt hơn so với đồ ăn thừa của người. Đồ ăn vặt đặc biệt hữa hiệu khi bạn muốn huấn luyện mèo đến chỗ bạn. Nhưng thực tế, không phải lúc nào mèo cũng đến vì đồ ăn vặt. Đôi khi chúng làm vậy vì muốn được bạn chú ý và khen chúng “ngoan”. Dành nhiều thời gian để chơi và chải lông mèo cưng sẽ đem lại niềm vui, hạnh phúc và sự hài lòng cho cả chủ và mèo, hơn là việc bạn cho mèo ăn vặt. Thức ăn thừa của chủ thường chứa nhiều chất béo và đường, cung cấp không gì hơn calo dư thừa. Điều đó chắc chắn sẽ khiến mèo bị béo phì, mà hậu quả của việc này là giảm thị lực và tăng nguy cơ các loại bệnh khác.

D. Những loại thực phẩm gây hại cho mèo

Một số loại thực phẩm dùng cho người và cho chó có thể gây ra mối nguy hiểm cho mèo vì sự trao đổi chất không phù hợp với loại động vật này. Trường hợp nhẹ có thể là rối loạn tiêu hóa, trường hợp nặng hơn là tử vong. Danh sách sau đây thể hiện những thực phẩm phổ biến mà bạn không nên (cố ý hoặc vô ý) cho mèo ăn. Chúng tôi sẽ luôn cố gắng cập nhật những thông tin mới, tuy nhiên, nếu bạn thấy mèo của mình có dấu hiệu dị ứng hoặc đau bụng, bạn nên ngừng ngay loại thực phẩm bạn đang dùng và gặp bác sỹ thú y.

Thức ăn nên tránh Lý do Các loại thức uống có chứa cồn

Có thể gây ra ngộ độc, hôn mê và tử vong.

Thức ăn trẻ em Có thể chứa bột hành tây gây độc cho mèo và dẫn đến suy dinh dưỡng nếu ăn với số lượng lớn.

Xương cá, thịt gia cầm và các loại thịt khác

Có thể gây ra tắc nghẽn hoặc rách hệ thống tiêu hóa.

Cá hồi đóng hộp (loại dành cho người)

Nếu ăn với số lượng lớn có thể gây suy dinh dưỡng, vì loại thực phẩm này thiếu các các vitamin và khoáng chất thích hợp cho mèo.

Sô cô la, cà phê, trà và các chất chứa caffeine khác

Caffeine, theobromine, hoặc theophylline là các chất không phù hợp, gây ảnh hưởng đến tim và hệ thần kinh của mèo

Chiết xuất tinh dầu quýt Gây buồn nôn và ói mửa Thức ăn cho chó Nếu vô tình nuốt phải, sẽ không có vấn đề gì nghiêm trọng. Tuy nhiên,

nếu bạn cố tình cho mèo ăn nhiều lần, điều đó có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và các bệnh ảnh hưởng đến tim.

Mỡ thừa Có thể gây viêm tụy. Nho và nho khô Có chứa độc tố gây hại cho thận của mèo. Thực phẩm bổ xung vitamin có chứa thêm chất sắt dành cho người

Có thể gây hại cho niêm mạc của hệ tiêu hóa và gây ngộ độc cho gan và thận.

Page 11: Cam nang dinh duong cho cho và meo toan tap

NanaPet.com Page 11

Gan động vật (ăn với số lượng lớn)

Có thể gây ngộ độc vitamin A, ảnh hưởng đến cơ bắp và xương

Hạt macadamia Có chứa một số độc tố chưa biết, có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa, cơ bắp và thần kinh

Cần sa Có thể gây ức chế hệ thần kinh, gây nôn mửa, và những thay đổi trong nhịp tim.

Sữa và các sản phẩm từ sữa

Một số mèo và chó trưởng thành không có đủ số lượng enzyme lactase – chất gây phá vỡ đường lactose trong sữa. Điều này có thể dẫn đến tiêu chảy. Vì thế, bạn nên cho mèo của mình dùng các loại sữa dành riêng cho mèo và không có lactose.

Thực phẩm bị mốc hoặc bị hư hỏng, các loại rác thải

Có thể chứa nhiều chất độc gây nôn mửa và tiêu chảy, và ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng khác.

Nấm Có thể chứa độc tố, có thể ảnh hưởng đến nhiều hệ thống trong cơ thể, gây sốc, và dẫn đến tử vong.

Hành và tỏi (sống, nấu chín, hoặc dạng bột)

Chứa sulfoxides và disunphua, có thể gây tổn hại các tế bào hồng cầu và gây ra bệnh thiếu máu. Tỏi thường ít độc hại hơn so với hành tây.

Hồng

Hạt có thể gây tắc nghẽn đường ruột.

Khoai tây, cây đại hoàng, lá cà chua, và gốc của khoai tây và cà chua

Chứa oxalat, có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa, thần kinh, và các hệ thống tiết niệu. Điều này nghiêm trọng hơn là một vấn đề chăn nuôi thuần túy.

Cá sống Có thể dẫn đến thiếu hụt thiamine (một loại vitamin B) và khiến cho mèo mất cảm giác ngon miệng, co giật, và có khi là chết. Bệnh thường xảy ra nếu mèo được ăn cá sống quá thường xuyên.

Muối Nếu ăn với số lượng lớn có thể dẫn đến sự mất cân bằng điện giải trong cơ thể mèo.

Cuộn dây (len, điện, v…v…)

Có thể mắc kẹt trong hệ thống tiêu hóa của mèo.

Thực phẩm quá ngọt Có thể dẫn đến béo phì, đái tháo đường và các vấn đề về răng miệng. Thức ăn dư thừa của người.

Các loại thực phẩm này thường không cân bằng về dinh dưỡng. Chúng không nên chiếm nhiều hơn 10% trong chế độ ăn uống. Chất béo nên được lấy từ thịt. Xương động vật không nên cho mèo ăn.

Thuốc lá Thường chứa nhiều nicotine, chất gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa và hện thần kinh. Có thể dẫn đến tim đập mạnh, ngất xỉu, bất tỉnh, và tử vong.

Men bột

Có thể tạo ra khí trong hệ tiêu hóa, gây đau, vỡ dạ dày và ruột.

Mọi thông tin xin truy cập website: NanaPet.com

Hotline: 0933.103.203

Yahoo: [email protected]

Skype: Nanapet

Page 12: Cam nang dinh duong cho cho và meo toan tap

NanaPet.com Page 12