cƠ cẤu tỔ chỨc cỦa cỤc quẢn lÝ cẠnh tranh - bỘ cÔng...

32

Upload: others

Post on 27-Oct-2019

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BanTinCanhTranh_so4.pdf · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu
Page 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BanTinCanhTranh_so4.pdf · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu

Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thươngcó nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Pháp lệnh về Bảo vệ người tiêu dùng, Pháp lệnh Chống bán phá giá,Pháp lệnh Chống trợ cấp và Pháp lệnh tự vệ.

Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 1 năm2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi trường cạnh tranh hiệu quảcho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp vàngười tiêu dùng.

Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng do Thủ tướng bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởngBộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm

� Thúc đẩy tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả � Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng trước

những hành vi hạn chế cạnh tranh� Chống các hành vi phản cạnh tranh � Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng� Hỗ trợ cho ngành sản xuất trong nước phòng, chống các vụ

kiện bán phá giá, trợ cấp và tự vệ của nước ngoài.

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG THƯƠNG

BỘ CÔNG THƯƠNG

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

CỤC QUẢN LÝCẠNH TRANH

Lãnh đạo Cục

Ban Điều tra vụ việchạn chế cạnh tranh

Ban Điều tra và xử lýcác hành vi cạnh tranh

không lành mạnh

Ban Giám sát và quảnlý cạnh tranh

Ban Xử lý chống bánphá giá, chống trợ cấp

và tự vệ

Ban Hợp tác quốc tế

Trung tâm Thông tincạnh tranh

Trung tâm Đào tạođiều tra viên

Văn phòng

Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh

Văn phòng đại diện tại TP. Đà Nẵng

Ban Bảo vệ người tiêu dùng

Page 3: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BanTinCanhTranh_so4.pdf · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu

BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG

Của Cục Quản lý cạnh tranh

Giấy phép xuất bản số 66/GP-XBBTCấp ngày 3/12/2008

Phát hành vào ngày 20 hàng tháng

TỔNG BIÊN TẬPBẠCH VĂN MỪNG

PHÓ TỔNG BIÊN TẬPVŨ BÁ PHÚ

BIÊN TẬP VIÊNNGUYỄN THÀNH HẢI, PHAN CÔNG THÀNH,

NGUYỄN VĂN THÀNH, BÙI VIỆT TRƯỜNG, NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

HỘI ĐỒNG CỐ VẤNTRƯƠNG ĐÌNH TUYỂN

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mạiPGS. TS. LÊ DANH VĨNH

Thứ trưởng Bộ Công ThươngGS. TS. HOÀNG ĐỨC THÂN

Đại học Kinh tế Quốc dân PGS. TS. NGUYỄN NHƯ PHÁT

Viện Nhà nước và Pháp luật TS. BÙI NGUYÊN KHÁNH

Viện Nhà nước và Pháp luật TS. HỒ TẤT THẮNG

Phó Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD Việt Nam TS. VŨ THÀNH TỰ ANH

Giám đốc phụ trách nghiên cứuChương trình giảng dạy kinh tế Fulbright

Cộng tác viên ở nước ngoàiLÊ THÀNH VINH, Nghiên cứu sinh chuyên ngành Luật

ĐH Monash, AustraliaDANIEL VANHOUTTE, Đại học Tự do, Bỉ

Tổ chức sản xuất và phát hànhTRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID)

25 Ngô Quyền - Hà NộiĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303

Đại diện tại TP. Hồ Chí MinhSố 159 Kí Con, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

ĐT: (08) 3914 6297 * Fax: (08) 3914 6298 Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm xuất bảnVŨ BÁ PHÚ

Phát hành tạiCông ty phát hành báo chí Trung ương

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp của độc giả nhằm nâng cao chấtlượng của Bản tin. Mọi ý kiến đóng góp, thư từ, tin, bài xin gửi về:

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng25 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội

ĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303 * Email: [email protected]

Thư Ban biên tậpSử dụng các công cụ phòng vệthương mại để bảo vệ sản xuấttrong nước

Thời gian gần đây, số vụ kiện liên quan đến phòng vệ thươngmại của các nước đối tác đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Namngày càng tăng: từ năm 2007 đến nay doanh nghiệp xuất khẩu ViệtNam phải đối mặt với 37 vụ kiện trên cả 3 hình thức phòng vệthương mại (chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ); trong 3tháng đầu năm 2009, đã có 3 vụ kiện hàng hóa xuất khẩu của ViệtNam.

Đây là những công cụ mà trước đây nhiều nước như Hoa Kỳ, EU,Canada, Australia,… áp dụng để chống lại sự đe dọa từ hàng hóanhập khẩu đối với ngành sản xuất trong nước. Tuy nhiên, thời giangần đây, các nước đang phát triển (Ấn Độ, Ai Cập,…) cũng gia tăngviệc sử dụng các công cụ nói trên.

Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam đã có hệthống pháp luật về phòng vệ thương mại. Tuy nhiên cho đến nay,chúng ta chưa tiến hành điều tra vụ việc nào đối với hàng hoá nhậpkhẩu vào Việt Nam. Nguyên nhân là các doanh nghiệp Việt Nam chưađánh giá được vai trò quan trọng của hệ thống pháp luật này, bêncạnh đó việc thể hiện vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước hữuquan trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giúp doanhnghiệp (hiệp hội) nâng cao hiểu biết và kĩ năng vận dụng hệ thốngpháp luật phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ sản xuất trong nướccòn có những hạn chế nhất định.

Trong thời gian tới, bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền, phổbiến vai trò và thủ tục áp dụng pháp luật phòng vệ thương mại, cầntăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước hữuquan với hiệp hội, doanh nghiệp sản xuất trong nước để có thể vậndụng các công cụ phòng vệ thương mại một cách hiệu quả.

BẢN TIN CẠNH TRANH VÀ NGƯỜI TIÊU DÙNG

Ảnh: google.com

Page 4: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BanTinCanhTranh_so4.pdf · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu

V C A D4 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 4 - 2009

Trong số này BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG

5 HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ

11 VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN

15 TRANG QUỐC TẾ

17 GÓC NGƯỜI TIÊU DÙNG

21 HỎI ĐÁP

23

25 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

28 CHÚNG TÔI LÀ AI

29 HOẠT ĐỘNG KỲ TỚI

30 TẢN MẠN

HƯỚNG TỚI MẠNG LƯỚI CẠNH TRANH QUỐC GIA

22 PHÁP LUẬT PHÒNG VỆTHƯƠNG MẠI

Page 5: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BanTinCanhTranh_so4.pdf · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu

V C A D 5CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 4 - 2009

HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ

Từ ngày 25-26/3/2009 đã diễn ra cuộc họpNhóm Chuyên gia Cạnh tranh ASEAN(AEGC) lần thứ 3 tại Malaysia. AEGC là một

Nhóm Chuyên gia về cạnh tranh của các nướcthành viên ASEAN, nằm trong Ban Thư kýASEAN (ASEC), được thành lập nhằm tăngcường hợp tác giữa các cơ quan cạnh tranh cácnước thành viên và đẩy mạnh việc hoàn thiệnmôi trường pháp luật cạnh tranh trong khuvực.

Cuộc họp lần này có sự tham dự đầy đủ của10 nước thành viên và Ban thư ký ASEAN. Tạicuộc họp, Malaysia đã tiếp nhận chức Chủ tịchAEGC năm 2009 từ Singapore. Với sự đồngthuận của tất cả các nước, Việt Nam đã đượcbầu làm Phó Chủ tịch AEGC năm 2009 và sẽ trởthành Chủ tịch AEGC vào năm 2010.

Cuộc họp đã điểm lại những kết quả chínhmà AEGC đã đạt được trong năm qua. Thôngqua AEGC, các nước thành viên ASEAN đã hìnhthành được mối quan hệ hợp tác về những vấnđề liên quan đến cạnh tranh như tổ chức cáckhóa đào tạo nâng cao năng lực cơ quan cạnhtranh, các cuộc đối thoại về chính sách nhằmtrao đổi kinh nghiệm giữa các nước thành viên,hình thành các Nhóm Chuyên gia trongAEGC,... Những hoạt động này đã góp phầnkhông nhỏ vào việc xây dựng Chính sách vàLuật cạnh tranh ở các nước thành viên nói

riêng và quá trình hội nhập cộng đồng kinh tếASEAN nói chung.

Cuộc họp đã tập trung trao đổi về hoạtđộng của các Nhóm Chuyên gia trong khuônkhổ AEGC, bao gồm Nhóm Nâng cao năng lựccạnh tranh cho các cơ quan cạnh tranh ASEAN,Nhóm Xây dựng Hướng dẫn cho các cơ quancạnh tranh ASEAN và Nhóm Xây dựng Sổ tayhướng dẫn về Luật và Chính sách Cạnh tranhtrong khu vực, cũng như hoạt động của AEGCdưới sự hỗ trợ về chuyên môn kỹ thuật từ cáctổ chức quốc tế. Trong đó, Việt Nam được đánhgiá cao trong vai trò Trưởng Nhóm Xây dựngSổ tay, một ấn phẩm chính thức của ASEAN vềhệ thống chính sách và pháp luật cạnh tranhcủa tất cả các nước thành viên và dự kiến sẽđược phát hành vào tháng 8 năm 2010.

Cuộc họp trong 02 ngày đã thành công tốtđẹp. Qua đó, các nước thành viên đã khẳngđịnh quan điểm luôn hỗ trợ lẫn nhau trongviệc ban hành, xây dựng và hoàn thiện Chínhsách và Luật cạnh tranh, nâng cao vai trò, nănglực thi hành Luật cạnh tranh nhằm duy trì môitrường cạnh tranh lành mạnh trong khu vực vàtrong từng quốc gia, hướng đến việc hoànthiện môi trường cạnh tranh ASEAN vào năm2015.

VÂN HẰNG

Việt Nam được bầu làm Phó Chủ tịch Nhóm Chuyên gia Cạnh tranh ASEAN (AEGC)

Ngày 03 tháng 4 năm 2009, Cục trưởngVCAD- Bạch Văn Mừng đã ký quyếtđịnh số 26/QĐ-QLCT ban hành Mẫu

Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ đốivới hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam.

Mẫu Hồ sơ này được VCAD- Bộ CôngThương ban hành với mục đích giúp ngànhsản xuất trong nước chuẩn bị hồ sơ yêu cầuáp dụng biện pháp tự vệ đối với hàng hoánhập khẩu vào Việt Nam, khi khối lượng, sốlượng hoặc trị giá hàng hoá nhập khẩu giatăng đột biến gây ra hoặc đe doạ gây rathiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuấttrong nước.

Hồ sơ mẫu bao gồm các nội dung chínhnhư sau:

- Thông tin chung- Ngành sản xuất trong nước- Hàng hóa- Các bên liên quan khác- Thiệt hại nghiêm trọng- Đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng- Quan hệ nhân quả- Kết luậnCác nội dung này có thể thay đổi và cần

có sự liên hệ trước với VCAD trước khi khaiHồ sơ.

Nội dung chi tiết xin tham khảo trênwebsite: www.vcad.gov.vn

CHI MAI

VCAD ban hành Mẫu Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệđối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam

Page 6: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BanTinCanhTranh_so4.pdf · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu

Ngày 18/3/2009 và 20/3/3009 tạiHà Nội và TP. Hồ Chí Minh,VCAD đã tổ chức hội thảo công

bố kết quả báo cáo nghiên cứu “Phápluật cạnh tranh điều chỉnh hành viphản cạnh tranh trong hệ thốngphân phối dược phẩm tại thị trườngViệt Nam” nhằm công bố kết quảnghiên cứu và lấy ý kiến của doanhnghiệp, hiệp hội và các cơ quan quảnlý nhà nước có liên quan.

Hội thảo do ông Bạch Văn Mừng -Cục trưởng VCAD chủ trì, các đại biểugồm có ông Martin Rama- Kinh tếtrưởng của Ngân hàng thế giới (WB) ởViệt Nam và trên 50 đại biểu đến từcác doanh nghiệp sản xuất và kinhdoanh dược phẩm, đại diện từ Hiệphội Dược và các đại biểu khác.

Sau khi nghe đại diện nhómnghiên cứu trình bày nội dung báocáo, các đại biểu đã lần lượt đưa ra cácý kiến đánh giá của mình về kết quảđược nêu ra. Báo cáo đã nhận được sựđánh giá cao của các đại biểu thamdự. Theo ông Martin Rama, “báo cáocó ý nghĩa thực tiễn rất lớn, đặc biệtlà đối với hoạt động chi tiêu công vàan sinh xã hội, trong đó có việc cungcấp các dịch vụ y tế cho người nghèo”.Ông khẳng định “thị trường dược cómột số đặc điểm nhất định, chẳnghạn như người tiêu dùng khôngquyết định được loại dược phẩm họmua mà phụ thuộc vào yếu tố phíacung như việc kê đơn thuốc của cácbác sỹ”. Đây là lý do khiến cho đội ngũtrình dược viên có tác động lớn đếnquá trình phân phối và lưu thôngdược phẩm đến tay người tiêu dùng.Bên cạnh đó, các điều kiện đấu thầumua thuốc và các yếu tố khác khuyếnkhích khác,… cũng tác động đến lựachọn người mua thuốc, đại diện củaWB ở Việt Nam cũng đưa ra gợi ý cóthể tăng quyền của người mua thôngqua việc cung cấp thông tin và nhấnmạnh vai trò quan trọng của hệthống bảo hiểm y tế trong việc bảovệ lợi ích của người tiêu dùng.

V C A D6 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 4 - 2009

HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ

Hội thảo công bố kết quả báo cáo nghiên cứu “Pháp luật cạnh tranh điều chỉnh hành vi phản cạnh tranhtrong hệ thống phân phối dược phẩm tại thị trường Việt Nam”

Bà Từ Viết Lan, đại diện của CụcQuản lý dược nhận định “báo cáo đãđưa ra được những phân tích và đánhgiá sắc sảo về thị trường dược”. Cấutrúc thị trường dược hiện nay kháphức tạp và phân bố không đồngđều với 60% tập trung ở Hà Nội vàthành phố Hồ Chí Minh, còn 40%phân bố ở các thành phố và địaphương khác. Đây là vấn đề mangtính xã hội cần được xem xét và điềuchỉnh. Bà Lan cho rằng, nhóm nghiêncứu nên bổ sung vào báo cáo hoạtđộng “tiếp tay” giữa bệnh viện và độingũ trình dược viên trong việc kê đơnthuốc đến người tiêu dùng vì đây làhiện tượng phổ biến không chỉ riêngở Việt Nam. Bên cạnh đó, vấn đề quảnlý giá thuốc gặp rất nhiều khó khăn,thực tế là giá thuốc nhập khẩu về ViệtNam thường bị đẩy lên cao so với giácủa các nước khác nhưng trong LuậtDược hiện chưa có chế tài xử lý. Dođó, nếu Luật Cạnh tranh có thể tácđộng và xử lý được vấn đề này thì đâysẽ là giải pháp góp phần làm tăngtính cạnh tranh của thị trường và tănglợi ích của người tiêu dùng. Ngoài ra,việc tăng cường sự phối hợp giữa cáccơ quan chức năng, đặc biệt là giữaBộ Y tế và Bộ Công Thương trong việchình thành một hệ thống phân phốithuốc nhập khẩu trên thị trường ViệtNam là điều hết sức cần thiết.

Cũng tại hội thảo, các đại biểu đãkhẳng định kết quả báo cáo là kháchquan, khá toàn diện và đã khái quátđược những vấn đề đặc thù của thị

trường dược Việt Nam. Dược phẩm làloại hàng hóa đặc biệt do khả năngthay thế thấp và việc sử dụng phụthuộc vào đơn thuốc được kê. Đối vớithị trường dược thì mỗi loại dượcphẩm lại được xem là một thị trườngriêng. Vì vậy, năng lực điều tiết là yếutố quan trọng và để bảo vệ tốt quyềnlợi của người tiêu dùng cần phải tăngcường việc cung cấp thông tin. Trướcđây, công tác tiền kiểm được ưu tiênnhưng trong bối cảnh hiện nay, hoạtđộng hậu kiểm được đánh giá làquan trọng, cần được đẩy mạnh vàđòi hỏi phải có sự phối hợp liênngành một cách thường xuyên vàchặt chẽ. Thêm vào đó, cho đến nay,Luật Cạnh tranh chỉ được áp dụngcho các tổ chức, cá nhân kinh doanhtrên thị trường Việt Nam, còn các vănphòng đại diện và chi nhánh công tynước ngoài (không có chức năng kinhdoanh) lại không thuộc diện điềuchỉnh của Luật Cạnh tranh. Chính vìvậy, cần phải phân biệt rõ thỏa thuậnngang và thỏa thuận dọc để có cơ sởxác định hành vi vi phạm. Đồng thờicũng phải căn cứ trên từng trườnghợp cụ thể mà xử lý theo Luật Cạnhtranh hoặc theo Luật Bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng.

Mặt khác, ở Việt Nam sự gắn kếtgiữa các nhà sản xuất dược còn rấtlỏng lẻo và chúng ta cũng chưa cómột hệ thống phân phối dược đủmạnh. Ở nước ngoài, các nhà sản xuấtkhông trực tiếp thực hiện việc phân

(Xem tiếp trang 10 )

Page 7: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BanTinCanhTranh_so4.pdf · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu

Trong khuôn khổ chương trìnhhợp tác giữa Cơ quan hợp tácquốc tế Nhật Bản (JICA) và Cục

Quản lý cạnh tranh Việt Nam (VCAD),từ ngày 15 tháng 3 đến 31 tháng 3năm 2009, đoàn chuyên gia củaVCAD gồm 05 cán bộ đã có chuyếncông tác trao đổi, học tập kinhnghiệm với Ủy ban Thương mại lànhmạnh Nhật Bản. Nội dung chươngtrình làm việc của đoàn tập trung vàonhững vấn đề nhằm Tăng cườngnăng lực thực thi Luật Cạnh tranh vàthực hiện chính sách cạnh tranh.

Tại Nhật Bản, đoàn đã làm việc vớicác điều tra viên của Ủy ban Thươngmại lành mạnh và trao đổi về kinhnghiệm tiến hành điều tra và xử lý cáchành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh.Các điều tra viên của Ủy ban đã giớithiệu cho đoàn về những vụ việc điểnhình mà Ủy ban đã và đang xử lýtrong thời gian gần đây. Ngoài ra,đoàn cũng đã được tham dự mộtphiên điều trần tại Ủy ban và thamquan các cơ sở vật chất khác của cơquan này.

Bên cạnh các buổi làm việc với

Ngày 13 tháng 3 năm 2009,Trung tâm thông tin cạnhtranh đã tổ chức buổi tọa đàm

tháng 3 với chủ đề “Nguyên tắc tỷ lệtrong Luật Cạnh tranh” tại trụ sở CụcQuản lý cạnh tranh, số 25 NgôQuyền, Hà Nội.

Buổi tọa đàm đã thu hút sự quantâm của các đại biểu đến từ Bộ CôngThương, Bộ Kế hoạch- Đầu tư, Bộ Tưpháp, các Hiệp hội, các Viện nghiêncứu và các trường đại học, đặc biệt làsự tham gia của Phó Cục trưởng TrầnAnh Sơn, Tiến sỹ Nguyễn Hữu Huyên(Bộ Tư pháp), Bà Tanaka (Chuyên viênthường trú của JICA tại Việt Nam),Tiến sỹ Bùi Nguyên Khánh (Viện Nhà

nước và Pháp luật) cùng nhiềuchuyên gia và các cán bộ của CụcQuản lý cạnh tranh.

Các đại biểu đã được nghe phầntrình bày của các diễn giả, trong đó cóbài nghiên cứu cùng chủ đề của Tiếnsỹ Nguyễn Hữu Huyên cùng hai bàiphản biện về đề tài nghiên cứu trên.

Với sự chủ trì của Phó Cục trưởngTrần Anh Sơn, phần thảo luận đã diễnra trong không khí sôi nổi, các câu hỏiđã liên tiếp được đặt ra từ phía các đạibiểu tham dự. Các ý kiến trao đổi đãđược trình bày một cách thẳng thắnvà cởi mở, đem lại nhiều gợi ý choquá trình làm luật và áp dụng luậttrong đời sống.

Một số đại diện bày tỏbăn khoăn về cách lý giảinguyên tắc tỷ lệ và việc ápdụng trong nguyên tắctrên vào điều kiện kinh tếViệt Nam. Trước hết cầnphải nêu ra được nhữngđiều kiện và yêu cầu cơbản khi áp dụng cũngnhư khó khăn và cáchkhắc phục trước khi thihành luật. Bên cạnh đó,

cần có sự cân nhắc trong việc tínhtoán các hậu quả, thiệt hại về mặtkinh tế- xã hội để quyết định phạthay bồi thường. Bồi thường thiệt hạiđể khắc phục hậu quả, phạt là để rănđe. Việt Nam nên học các kinhnghiệm của các nước trong khu vựckhi áp dụng miễn trừ, nên có nhữngquy định về thẩm quyền miễn trừ vàcó các hướng dẫn cụ thể đối với cácdoanh nghiệp.

Chuyên gia của JICA cũng nêu ramột số quy định của pháp luật NhậtBản cũng như các kinh nghiệm củaNhật trong việc xử lý các vụ việc cạnhtranh để liên hệ với điều kiện thực thiLuật Cạnh tranh của Việt Nam.

Cũng trong buổi tọa đàm, các đạibiểu đã được nghe những ý kiếndiễn giải của các diễn giả và nhữngbình luận của các chuyên gia. Tọađàm đã thực sự trở thành nơi các nhànghiên cứu, các cá nhân quan tâmđến Luật Cạnh tranh cùng nhau traođổi và thảo luận về phổ biến và thựcthi chính sách pháp luật ở Việt Nam,nhằm hướng đến một môi trườngcạnh tranh lành mạnh của nền kinhtế. NGÂN AN

Chuyên gia VCAD trao đổi và học tập kinh nghiệmvới Ủy ban Thương mại lành mạnh Nhật Bản các điều tra viên về kinh nghiệm điềutra, đoàn cũng đã làm việc với cácgiáo sư đầu ngành tại các trường Đạihọc của Nhật Bản như Kobe vàNagoya về chính sách cạnh tranh. Cácgiáo sư cũng đã trao đổi với đoàn vềlịch sử phát triển của Luật Chống độcquyền của Nhật Bản.

Ngoài thời gian làm việc tại trụ sởchính của Ủy ban Thương mại lànhmạnh Nhật Bản tại Tokyo, đoàn đãđược tham quan và làm việc tại Vănphòng của Ủy ban tại Kinki. Tại đâyđoàn đã được cán bộ của Văn phòng

Kinki trao đổi về vai trò của các Vănphòng địa phương trong việc thực thipháp luật cạnh tranh.

Chuyến công tác lần này đã đemlại nhiều kiến thức và kinh nghiệmthiết thực đối với các hoạt động điềutra của VCAD cũng như trong việc xâydựng và phổ biến pháp luật cạnhtranh trong đời sống kinh tế. Hoạtđộng này tiếp tục khẳng định và thắtchặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác sâurộng giữa Việt Nam và cơ quan cạnhtranh Nhật Bản trong thời gian tới.

ANH HOA

Tọa đàm “Nguyên tắc tỷ lệ trong Luật Cạnh tranh”

V C A D 7CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 4 - 2009

Page 8: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BanTinCanhTranh_so4.pdf · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu

V C A D8 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 4 - 2009

HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ

Sáng ngày 10/4/2009, VCAD đã tổchức toạ đàm “Bảo vệ sản xuấttrong nước trước hàng hóa nhập

khẩu: Các công cụ phòng vệ Thươngmại quốc tế - Những điều doanhnghiệp cần biết” tại trụ sở Bộ CôngThương, số 54 Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Bên lề buổi tọa đàm, phóng viên(PV) đã có cuộc trao đổi với Phó cụctrưởng (PCT) VCAD - Ông NguyễnĐức Thành về vấn đề các mặt hàngViệt Nam bị kiện bán phá giá tại thịtrường thế giới trong thời gian gầnđây.

Dưới đây là nội dung cuộc traođổi:

>>PV: Xin ông vui lòng nói qua vềtình hình các sản phẩm của Việt Namđang bị kiện bán phá giá tại thị trườngmột số nước trên thế giới.

PCT: Trong một thời gian khôngdài, đặc biệt là từ năm 2007 đến nay,

tốc độ gia tăng của các vụ kiện chốngbán phá giá đối với những sản phẩmxuất khẩu của Việt Nam sang thịtrường nước ngoài đang tăng lên mộtcách đáng lo ngại. Tính đến thời điểmhiện nay thì tổng số vụ kiện màchúng ta phải chịu khi xuất khẩuhàng hóa ra nước ngoài là 37 vụ trêncả 3 hình thức phòng vệ thương mại,bao gồm chống bán phá giá, chốngtrợ cấp và tự vệ. Và tôi thấy kể từ khikhủng hoảng kinh tế thế giới diễn rathì hiện nay, xu hướng “bảo hộthương mại” đang quay trở lại. Điềunày phản ánh cụ thể ở việc hàng hóaxuất khẩu của Việt Nam phải chịu cácvụ kiện về phòng vệ thương mại ngàymột tăng lên. Ngay trong hai thángvừa rồi đã có 3 vụ kiện liên quan tớihàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

>>PV: Vâng, như ông đã nói, chỉtrong vòng hai tháng, hàng hóa ViệtNam đã phải gánh chịu 3 vụ kiệnchống bán phá giá với các sản phẩmđèn Compact tại Ấn Độ; cá tra, basa tạiAi Cập; túi PE tại Mỹ,… Vậy ý kiến củaông về vấn đề này như thế nào?

PCT: Trước đây, thông thường tỷlệ các nước phát triển kiện chống bánphá giá, chống trợ cấp hay tự vệ đốivới các nước đang phát triển chiếmđa số. Nhưng gần đây, các nước đangphát triển cũng có xu hướng sử dụngcác biện pháp phòng vệ thương mạiđể chống lại hàng hóa nhập khẩu,

bảo vệ hàng hóa trong nước ngay cảtrước các nước phát triển và cả cácnước đang phát triển như chính quốcgia họ, đó là trường hợp của Ai Cậphay Ấn Độ mà chúng ta vừa đề cậptới.

>> PV: Vậy trước tình hình rấtnhiều mặt hàng của Việt Nam đangđứng trước nguy cơ bị kiện bán phá giátại nhiều nước trên thế giới, Bộ CôngThương đã có biện pháp gì để hỗ trợ chocác doanh nghiệp xuất khẩu hay chưa?

PCT: Về vấn đề này thì Bộ Côngthương nói chung và VCAD nói riêngđã và đang thực thi rất tích cực chứcnăng của mình là hỗ trợ, hướng dẫndoanh nghiệp trong quá trình khángkiện các vụ kiện phòng vệ thươngmại nói chung trong đó có các vụkiện về chống bán phá giá. Đồngthời, Bộ Công Thương cũng nhưVCAD với tư cách là một bên có liênquan cũng đã hỗ trợ các doanhnghiệp đi kháng kiện để bảo vệquyền lợi cho các doanh nghiệp củachúng ta.

>> PV: Xin ông có thể cho biếtmột ví dụ về Doanh nghiêp Việt Namđã kết hợp với VCAD và đã thành côngtrong việc chống lại việc bị kiện bánphá giá tại các nước khác?

PCT: Tôi xin nói là có nhiều chứkhông phải ít những trường hợp nhưthế này. Ở đây tôi xin nói về mộttrường hợp tiêu biểu là vụ mặt hànggiầy chống thấm nước của Việt Nambị kiện tại Canada vào năm 2002. Vàothời điểm đó thì doanh nghiệp đã rấttích cực phối hợp cùng VCAD chúngtôi ngay từ đầu trong việc chứngminh rằng chúng ta không bán phágiá vào thị trường đó. Kết quả làchúng ta đã thành công. Phía Canadađã bãi bỏ vụ kiện và không áp thuếchống bán phá giá với mặt hàng này.

>>PV: Vâng, xin cám ơn Ông vềcuộc trò chuyện ngày hôm nay và hyvọng rằng trong thời gian tới, các doanhnghiệp xuất khẩu sẽ tiếp tục nhận đượcsự hỗ trợ tích cực từ phía Bộ CôngThương nói chung và VCAD nói riêngtrong lĩnh vực phòng vệ thương mại.

PHI BẢO

Các công cụ phòng vệ thương mại quốc tế -Những điều doanh nghiệp cần biết

(Phỏng vấn của PV Cạnh tranh và Người tiêu dùng với Ông Nguyễn Đức Thành - Phó Cục trưởng VCAD)

Ông Nguyễn Đức Thành Phó cục trưởng VCAD

Page 9: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BanTinCanhTranh_so4.pdf · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu

V C A D 9CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 4 - 2009

Để triển khai công tác bảo vệ người tiêudùng theo quy định của Nghị định55/2008/NĐ-CP tại Điểm i, Khoản 2, Điều

26: “Đài Truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói ViệtNam thường xuyên cập nhật, đăng tải các thôngtin liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng; dànhthời lượng phát sóng thích hợp để tuyên truyềncác vấn đề liên quan đến pháp luật bảo vệ ngườitiêu dùng”, ngày 25 tháng 3 năm 2009, đại diệnVCAD- Phó Cục trưởng Đặng Hoàng Hải vàTrưởng Ban Bảo vệ người tiêu dùng- Vũ Thị BạchNga đã có buổi gặp với đại diện Đài Truyền hìnhViệt Nam- Ông Nguyễn Văn Hồng (hiện làTrưởng Ban thư ký biên tập) về việc phối hợptrong công tác bảo vệ người tiêu dùng.

Tại buổi gặp mặt hai bên đã thống nhất xâydựng và phát sóng đoạn phim giới thiệu (trailer)về bảo vệ người tiêu dùng trên các chương trìnhcủa Đài Truyền hình Việt Nam để giới thiệu vềpháp luật bảo vệ người tiêu dùng, các quyền cơbản của người tiêu dùng và các cơ quan, tổ chứcbảo vệ người tiêu dùng. Dự kiến trailer này sẽ cóthời lượng 30-40 giây.

Ngoài ra, Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phátsóng biểu dương những cá nhân, tập thể làm tốtcông tác bảo vệ người tiêu dùng, cung cấp chongười tiêu dùng biết những sản phẩm, nhà sảnxuất không đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng hànghóa, sản phẩm.

BẠCH NGA

VCAD làm việc với Đài Truyền hình Việt Nam về việc hợp tác trong côngtác bảo vệ người tiêu dùng

Ngày 16 tháng 3 năm2009, tại trụ sở Bộ CôngThương, 25 Ngô Quyền,

Hà Nội VCAD đã tổ chức tọađàm “Kỷ niệm ngày quyền củangười tiêu dùng quốc tế vàtuyên dương tập thể, cá nhâncó thành tích trong hoạt độngbảo vệ người tiêu dùng”.

Buổi tọa đàm có sự thamdự của Thứ trưởng Bộ CôngThương Lê Danh Vĩnh (ảnhbên) và các đại diện của các cơquan quản lý như: VCAD, CụcQuản lý thị trường, Cục An

toàn vệ sinh thực phẩm, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệngười tiêu dùng Việt Nam, Hiệp hội chống hànggiả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam và các đơn vịtruyền thông.

Các đại biểu đã trình bày tham luận và trao đổivề các vấn đề đang được quan tâm hiện nay đốivới hoạt động bảo vệ người tiêu dùng (BVNTD);trong đó có thực trạng vệ sinh an toàn lương thực,thực phẩm, cách nhận biết thực phẩm an toàn vàđưa ra một số khuyến cáo cho người tiêu dùng.

Ông Đặng Hoàng Hải- Phó Cục trưởng VCADđã nhấn mạnh đến những điểm hạn chế và tồn tạitrong công tác BVNTD cần được khắc phục trongthời gian tới. Một trong những nguyên nhân củathực trạng trên là do hành lang pháp lý về BVNTDchưa khắc phục được vị trí yếu thế của người tiêudùng, đặc biệt là cơ chế khiếu nại và các chế tài xửlý vi phạm chưa đầy đủ và chưa đủ mạnh. Chính vìvậy, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sắp rađời được kỳ vọng sẽ góp phần cải thiện môitrường pháp lý đối với công tác BVNTD. Ông Hải

cũng nêu rõ những hạn chế về nguồn lực, đặc biệtlà về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực thựchiện công tác BVNTD của các cơ quan quản lý nhànước và các tổ chức xã hội. Ngoài ra, nhận thức củangười dân còn thấp cũng là một nguyên nhân cơbản, trong bối cảnh hiện nay, người tiêu dùng nênthay đổi những tập quán không có lợi và hướngtới sự lựa chọn tiêu dùng thông minh.

Thứ trưởng Lê Danh Vĩnh đã có những ý kiếnđánh giá về công tác BVNTD, bên cạnh việc chỉ ranhững thiếu sót, Thứ trưởng cũng nhiệt liệt biểudương những kết quả công tác BVNTD đã đạtđược. Thứ trưởng đã trao bằng khen cho các tậpthể và cá nhân có thành tích xuất sắc sau:

Về phía các tập thể có:- Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng

Kiên Giang- Câu lạc bộ Chống hàng giả và Bảo vệ quyển

lợi người tiêu dùng Báo Sài Gòn Giải phóng- Ban biên tập Tạp chí Người tiêu dùng, cơ

quan Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùngViệt Nam

Về phía các cá nhân có:- Ông Bùi Văn Hộ, Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và

Bảo vệ người tiêu dùng Kiên Giang- Bà Trần Thị Trinh, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền

lợi người tiêu dùng tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu- Ông Đỗ Gia Phan, Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn

và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, Tổng biên tậpTạp chí Người tiêu dùng.

Kết quả của buổi tọa đàm sẽ góp phần tích cựcvào việc hưởng ứng và khuyến khích công tác bảovệ người tiêu dùng phát triển nhằm hướng đếnsức khỏe và lợi ích của người tiêu dùng Việt Nam.

BẠCH NGA

Tọa đàm "Kỷ niệm ngày quyền của người tiêu dùng quốc tế và tuyên dươngtập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động bảo vệ người tiêu dùng"

Page 10: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BanTinCanhTranh_so4.pdf · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu

V C A D10 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 4 - 2009

HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ

Ngày 30 tháng 3 năm 2009 tại trụ sở VCAD đãdiễn ra buổi làm việc giữa đại diện VCAD vàHội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng

Việt Nam về các vấn đề dư luận xã hội đang quantâm như tình trạng vi phạm quyền lợi người tiêudùng; hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượngđang được bày bán tràn lan.

Tham dự buổi gặp mặt có Ông Đặng Hoàng Hải-Phó Cục trưởng VCAD và Ông Hồ Tất Thắng- Phó Chủtịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng ViệtNam.

Tại buổi làm việc, hai bên thống nhất cần nângcao nhận thức của người tiêu dùng về nhữngquyền lợi chính đáng và hợp pháp của mình, cầncó nhiều hơn nữa những buổi hội thảo về quyềnlợi người tiêu dùng cũng như tăng cường công tácphổ biến kiến thức về pháp luật cho người tiêudùng. Hai bên cũng thống nhất cần sớm hoànthiện Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để cácquyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùngđược bảo vệ tốt hơn.

QUANG ĐÔNG

VCAD làm việc với hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam(VINASTAS)

Trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ Thương mại Đabiên Giai đoạn III (EU-Việt Nam MUTRAP III),ngày 27 tháng 3 năm 2009, Sở Công Thương

thành phố Đà Nẵng đã tổ chức hội thảo: “Chínhsách pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng - Các vấn đề pháp lý và thực tiễn”,tại Khách sạn Saigon Tourane, TP. Đà Nẵng.

Hội thảo được tổ chức nhằm nâng cao nhận thứcvề chính sách pháp luật về cạnh tranh và bảo vệquyền lợi người tiêu dùng, đảm bảo việc triển khai,thực thi tốt các quy định pháp luật về quyền và lợiích của người tiêu dùng.

Tham dự hội thảo về phía Dự án EU-Việt NamMUTRAP III có Bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy, Giám đốcdự án, Ông Antonio Berenguer, Tham tán Thươngmại Phái đoàn Ủy ban châu Âu tại Việt Nam, về phíaSở Công Thương TP. Đà Nẵng có Ông Lữ Bằng, PhóGiám đốc Sở Công Thương, về phía Bộ Công Thươngcó Bà Vũ Thị Bạch Nga, Trưởng ban Bảo vệ người tiêudùng- VCAD, ngoài ra còn có Hội Tiêu chuẩn và Bảovệ người tiêu dùng (VINASTAS) và khoảng 100 đạibiểu đại diện cho nhiều tổ chức, doanh nghiệp trênđịa bàn TP. Đà Nẵng.

Tại buổi hội thảo, Bà Nga đã giới thiệu Nghị địnhsố 55/2008/NĐ-CP ngày 24/04/2008 quy định chi tiếtthi hành pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngcũng như các vấn đề đang được xã hội quan tâm.

Hội thảo đã bàn luận và trao đổi về những nộidung thiết thực và được đông đảo cộng đồng ngườitiêu dùng ở Việt Nam đang hết sức quan tâm: quyềnvà trách nhiệm của người tiêu dùng, các vấn đề pháplý và thực tiễn trong chính sách- pháp luật bảo vệngười tiêu dùng, đặc biệt là những quy định chi tiếtvề thi hành Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêudùng, một số vấn đề thực tiễn giải quyết tranh chấpkhiếu nại của người tiêu dùng; giải quyết tranh chấptập thể trong pháp luật bảo vệ người tiêu dùng, hệthống tổ chức các cơ quan, đơn vị bảo vệ người tiêudùng trên thế giới và những bài học cho Việt Nam.

Hội thảo đã đi đến kết luận chung sau đây: Côngtác Bảo vệ người tiêu dùng nói chung và pháp luậtbảo vệ người tiêu dùng nói riêng ở Việt Nam còn làvấn đề khá mới nên hiệu quả đạt được chưa cao. Dovậy, nhiệm vụ trước mắt của chúng ta là nâng caohiệu quả của công tác bảo vệ người tiêu dùng, đặcbiệt là việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng. BẠCH NGA

Hội thảo “Chính sách pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng- Các vấn đề pháp lý và thực tiễn”

phối, trong khi ở nước ta, đa số các doanh nghiệp lạivừa sản xuất vừa phân phối. Trong quá trình đấu thầubệnh viện, thuốc sản xuất bởi doanh nghiệp trongnước lại bị đánh điểm thấp hơn so với thuốc nhậpkhẩu mặc dù đa số các nhà máy sản xuất thuốc trongnước đã đạt được tiêu chuẩn GSP. Theo đó, báo cáonên định ra hệ thống phân phối dược một cách rõràng hơn để tạo thuận lợi cho công tác quản lý vàgiám sát. Bên cạnh đó, báo cáo nên tập trung tínhtoán các số liệu của các nước trên thế giới và khu vựcnhư Malaysia, Philippin, Thái Lan,...

Ngoài ra, một số ý kiến gợi ý báo cáo nên bổsung phân đoạn thị trường của thương hiệu chính

đối với một loại hoạt chất đặc biệt. Một điểm cần lưuý đó là nhu cầu về dược phẩm phụ thuộc vào các cơsở y tế và các bác sỹ, chính vì vậy đối tượng chínhcần hướng đến trong các chương trình nâng caonhận thức về thuốc là các chuyên gia y tế chứ khôngphải người tiêu dùng.

Những ý kiến cũng như nhận định của cácchuyên gia và đại diện các tổ chức tại hội thảo đãgóp phần bổ sung và hoàn thiện thêm các nội dungcủa báo cáo. Báo cáo ra đời sẽ có ý nghĩa thực tiễntrong việc tạo lập một môi trường cạnh tranh lànhmạnh và bình đẳng trong hệ thống phân phối dượcphẩm Việt Nam, thúc đẩy sự phát triển chung củatoàn ngành dược và đảm bảo quyền lợi của ngườitiêu dùng. LÊ DUY

HỘI THẢO... (Tiếp theo trang 6)

Page 11: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BanTinCanhTranh_so4.pdf · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu

V C A D 11CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 4 - 2009

Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ chobiết, ngày 31/03/2009 Công tyluật King & Spalding LLP, đại diện

cho Bên nguyên đơn là 2 công ty: HilexPoly Co., LLC và Super Corporation, đãđệ đơn đồng thời đến Bộ Thương mạiHoa Kỳ (DOC) và Ủy ban Thương mạiQuốc tế Hoa Kỳ (ITC) kiện chống bánphá giá (AD) đối với sản phẩm túi PEđựng hàng hóa bán lẻ (PolyethyleneRetail Carrier Bags) nhập khẩu từ ViệtNam, Đài Loan và Indonesia, và đồngthời kiện chống trợ cấp (CVD) đối vớisản phẩm túi PE đựng hàng hóa bán lẻnhập khẩu từ Việt Nam.

- Mô tả sản phẩm: sản phẩm túi PEđựng hàng hóa bán lẻ bị kiện là loại túicó độ dày từ 0,00889 mm đến 0,889mm; chiều dài và chiều rộng từ 15,24cm đến 101,6 cm, thuộc mã HS3923.21.0085 theo Hệ thống mã số hàihòa của Hoa Kỳ (HTSUS).

- Biên độ phá giá: phía Nguyênđơn đã đưa ra biên độ phá giá đối vớimặt hàng túi PE đựng hàng hóa bán lẻcủa Việt Nam là 30,74%, Đài Loan là73,94% và Indonesia là 37,45%.

Biên độ nêu trên được tính toándựa trên giá bình quân của tất cả cácgiao dịch nhập khẩu, còn nếu dựa trêngiá trị đơn vị bình quân của từng thángthì biên độ phá giá của Việt Nam, ĐàiLoan và Indonesia lần lượt là 75,13%;100,33% và 50,90%.

- Nước thay thế: Bên nguyên đơnđã đề nghị Ấn Độ sẽ là nước thay thếcho Việt Nam trong việc tính toán biênđộ phá giá.

Hoa Kỳ kiện chống bán phá giá vàchống trợ cấp đối với mặt hàng túi PEđựng hàng hóa bán lẻ của Việt Nam

Việt Nam 2006 2007 2008

Số lượng (triệu cái) 3.062 7.288 7.192

Trị giá (1.000 đô-la Mỹ) 19.209 71.794 85.807

Đài Loan 2006 2007 2008

Số lượng (triệu cái) 2.172 3.989 4.575

Trị giá (1.000 đô-la Mỹ) 18.924 41.162 55.311

Indonexia 2006 2007 2008

Số lượng (triệu cái) 1.593 3.397 2.820

Trị giá (1.000 đô-la Mỹ) 25.394 45.776 40.908

Số liệu thống kê về nhập khẩu mặt hàng túi PE đựng hàng hóa bán lẻvào Hoa Kỳ

Khung thời gian của vụ kiện theo quy định của pháp luật chống bán phágiá, chống trợ cấp của Hoa Kỳ:

(Nguồn: Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (Mã HS 3923.21.0085)

Thời gian Ngày

Nguyên đơn nộp đơn kiện 0 31-03-09

Ngày khởi xướng 20 20-04-09

Xác định Thiệt hại Sơ bộ của ITC 45 15-05-09

Xác định Phá giá Sơ bộ của DOC 160 07-09-09

Xác định Phá giá Cuối cùng của DOC 235 21-11-09

Xác định Thiệt hại Cuối cùng của ITC 280 05-01-10

ĐIỀU TRA CHỐNG PHÁ GIÁ

Thời gian Ngày

Nguyên đơn nộp đơn kiện 0 31-03-09

Ngày khởi xướng 20 20-04-09

Xác định Thiệt hại Sơ bộ của ITC 45 15-05-09

Xác định Phá giá Sơ bộ của DOC 85 07-09-09

Xác định Phá giá Cuối cùng của DOC 160 21-11-09

Xác định Thiệt hại Cuối cùng của ITC 205 05-01-10

ĐIỀU TRA CHỐNG TRỢ CẤP

VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN

Page 12: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BanTinCanhTranh_so4.pdf · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu

V C A D12 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 4 - 2009

VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN

Cũng theo thông tin từ Thương vụ, ngày 02/4/09DOC đã có Công thư gửi cho Đại sứ quán thông báotheo Luật định, trong vòng 20 ngày, DOC sẽ phải quyếtđịnh có khởi sự điều tra chống trợ cấp hay không và thờihạn cụ thể của Việt Nam là đến ngày 20/4/2009. Trongtrường hợp kiện chống trợ cấp, Chính phủ sẽ là một bêncủa vụ kiện và tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc.

Trong thời gian 20 ngày, Việt Nam được quyền gặpDOC để tham vấn và bày tỏ quan điểm của mình về đơnkiện chống trợ cấp. Yêu cầu tham vấn này cần được thểhiện bằng văn bản.

Trong khi đó, ITC cũng đã công bố khởi xướng điềutra về thiệt hại (cả AD và CVD) đối với vụ kiện túi PEnhập khẩu từ Việt Nam. Theo đó:

- Trừ khi DOC gia hạn việc khởi xướng điều tra củamình, ITC sẽ phải có phán quyết sơ bộ về thiệt hại trongviệc điều tra về cả AD và CVD trong vòng 45 ngày, tức làkhông muộn hơn ngày 15/5.

- Việc đăng ký tham gia làm một bên trong vụ kiệnvới ITC (entry of appearance) cũng như đăng ký đại diện(thường là luật sư) được quyền nhận thông tin cần bảomật theo Lệnh Bảo vệ Hành chính (administrative pro-tective order) cần được tiến hành trong vòng 07 ngàysau ngày công bố thông báo này trên Công báo Liênbang. Tuy nhiên, luật sư có cách thức đăng ký với ITCsau thời hạn 07 ngày đó.

- Điều trần: ITC sẽ tổ chức điều trần (conference) vềvụ việc này vào 9h30 sáng ngày 21/4 (nếu muốn thamdự phải đăng ký với ITC trước ngày 16/4). Bên ủng hộvà bên phản đối vụ kiện mỗi bên sẽ có thời gian 01 giờđồng hồ để trình bày tại phiên điều trần.

- Các bên có thể gửi nội dung điều trần bằng vănbản cho ITC không muộn hơn 03 ngày trước phiên điềutrần.

- Bất kỳ ai cũng có quyền gửi ý kiến về vụ việc nàybằng văn bản cho ITC không muộn hơn ngày 24/4.

Như vậy, trong thời gian trước mắt, các yêu cầu nêutrên có thể là khó khăn rất lớn đối với Việt Nam trongviệc chuẩn bị kỹ nội dung tham vấn, nhất là khi tính đếntầm quan trọng của vụ kiện chống trợ cấp (CVD) đầutiên của doanh nghiệp Hoa Kỳ đối với Việt Nam.

Trước tình hình đó, Bộ Công Thương dự kiến tiến hànhmột số hoạt động sau:

1. Thành lập nhóm công tác đặc trách gồm một sốCục, Vụ liên quan của Bộ và Hiệp hội Nhựa để phâncông triển khai ngay công tác chuẩn bị.

2. Thuê tư vấn pháp lý để kịp chuẩn bị hồ sơ tài liệuvà làm việc với DOC. Bộ có thể giao cho một đơn vị kýhợp đồng thuê tư vấn pháp lý đối với phần vụ kiệnchống trợ cấp; đồng thời, giao Hiệp hội Nhựa thốngnhất các doanh nghiệp liên quan thuê luật sư đối vớiphần vụ kiện bán phá giá (AD). Ngoài ra, Bộ, Hiệp hội vàdoanh nghiệp có thể tự lựa chọn một trong số các côngty Luật của Mỹ do Thương vụ giới thiệu (doanh nghiệpcó thể thuê riêng hoặc Hiệp hội đại diện thuê chung).

Thời gian gặp DOC tham vấn tuỳ thuộc vào tiến độvà nội dung chuẩn bị của các đơn vị chức năng. Tuynhiên, các đơn vị nên chủ động thực hiện theo thời hạndo DOC yêu cầu.

NGÂN AN

Ấn Độ áp thuế chống bán phá giátạm thời đối với sợi nhập khẩu từTrung Quốc, Thái Lan và Việt Nam

Ngày 26/3/2009, Bộ Tài chính Ấn Độ đã ra thôngbáo số 29/2009-Customs quyết định tạm thời ápthuế chống bán phá giá đối với mặt hàng sợi

(mã HS 5402 4700) nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lanvà Việt Nam.

Theo đó, mức thuế đối với sợi nhập khẩu từ ViệtNam là 232,86 USD/tấn; mức thuế đối với sợi nhậpkhẩu từ Thái Lan là 379,74 USD/tấn. Riêng công ty In-doPoly của Thái Lan chịu mức thuế là 283,21 USD/tấn;Công ty Jiangsu Hengli Chemicals Fibre, TongkunGroup, Tongkun Group Hengsheng Chemacal Fibre,Jiangsu Godsheep Chemical Fibre và Wuxi GodsheepIndustry & Trade của Trung Quốc chịu mức thuế lầnlượt là 112,64 USD/tấn; 200,53 USD/tấn; 225,52USD/tấn; 275,42 USD/tấn và 275,42 USD/tấn. Các côngty khác của Trung Quốc chịu mức thuế là 527,31USD/tấn.

Vụ việc này do Tổng vụ Chống bán phá giá, BộCông Thương Ấn Độ (DGAD) tiến hành điều tra chốngbán phá giá mặt hàng sợi nhập khẩu từ Trung Quốc,Thái Lan và Việt Nam theo thông báo số 14/3/2008-DGAD ngày 06/5/2008. Sau gần 9 tháng điều tra, DGADđã ra kết luận sơ bộ đối với vụ việc.

Thời hạn áp thuế tạm thời thuế chống bán phá giánày có hiệu lực từ ngày 26/3/2009 và kéo dài đến ngày25/9/2009. DGAD sẽ tiếp tục điều tra để có kết luậncuối cùng về vụ việc. Dự kiến trong tháng 5/2009 cơquan điều tra Ấn Độ sẽ kết thúc điều tra và ra kết luậncuối cùng về vụ việc nêu trên.

SỸ GIẢNG

Page 13: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BanTinCanhTranh_so4.pdf · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu

V C A D 13CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 4 - 2009

Ngày 27/02/2009, Tổng vụchống bán phá giá thuộcBộ Công Thương Ấn Độ

(DGAD) ra kết luận cuối cùngkhẳng định có hiện tượng bánphá giá đối với sản phẩm đènCompact (Compact Fluorescentlamps) nhập khẩu từ TrungQuốc và Việt Nam.

Theo kết luận này, DGADxác định các nhà sản xuất/xuấtkhẩu của Trung Quốc và ViệtNam đã bán sản phẩm đènhuỳnh quang tại thị trường ẤnĐộ thấp hơn giá trị thôngthường với biên độ phá giátương ứng là 1-29% và 70-85%(tùy theo từng loại). Riêng đốivới Sri Lanka, do có thị phầnthấp hơn “ngưỡng quy định” 3%(thị phần mặt hàng đèn Com-pact của Sri Lanka tại Ấn Độ là2,59% tổng khối lượng nhậpkhẩu vào Ấn Độ), do vậy DGADđã đưa Sri Lanka ra khỏi danhsách bị đơn.

Do không có doanh nghiệpnào tham gia vào quá trình xử lývụ việc, biên độ phá giá đối vớiViệt Nam được dựa trên nhữngthông tin sẵn có bất lợi (adversefacts Available).

Theo mô tả sản phẩm củaDGAD, sản phẩm đèn Compactbị kiện thuộc mã HS 8539;phạm vi sản phẩm bị kiện sẽbao gồm các loại đèn Compactcó hoặc không có chấn lưu (bal-last) / tắc te (choke).

Bên khởi kiện là 3 công ty:Indo Asian Fusegear Ltd.,Havell’s India Ltd., và OsramIndia Pvt.,

Một số thông tin cụ thể nhưsau:

Bộ Công Thương Ấn Độ kết luậnvề mức thuế chống bán phá giáđối với đèn compact nhập khẩu từViệt Nam và Trung Quốc

Số liệu thống kê về nhập khẩu mặt hàng đèn Compact vào Ấn ĐộĐơn vị tính: chiếc

TT Đặc điểm kỹ thuật Trung QuốcMức thuế

(USD/chiếc)Việt Nam

1Đèn sợi đốt, côngsuất đến 10 watt

Foshan Electrical and Light-ing Co. Ltd.

0.364

Mức thuế chungdành cho tất cả cácdoanh nghiệp ViệtNam là 0.452USD/chiếc

Toàn quốc 0.389

2Đèn sợi đốt, côngsuất từ 11-20 watt

Foshan Electrical and Light-ing Co. Ltd.

0.397

Toàn quốc 0.457

3Đèn sợi đốt, côngsuất từ 21-26 watt

Foshan Electrical and Light-ing Co. Ltd.

0.449

Toàn quốc 0.500

4Philips & YamingLighting Co. Ltd.

Philips & Yaming LightingCo. Ltd.

0.992Mức thuế chungdành cho tất cả cácdoanh nghiệp ViệtNam là 0.479USD/chiếc

Toàn quốc 1.068

5Loại không có tắcte, công suất từ 21-26 watt

Philips & Yaming LightingCo. Ltd.

1.622

Toàn quốc 1.658

6Loại có tắc te, côngsuất đến 10 watt

Philips & Yaming LightingCo. Ltd.

1.063

Mức thuế chungdành cho tất cả cácdoanh nghiệp ViệtNam là 1.582USD/chiếc

Osram China Lighting Co.Ltd.

1.131

Toàn quốc 1.501

7Loại có tắc te, côngsuất từ 11-20 watt

Philips & Yaming LightingCo. Ltd.

1.251

Osram China Lighting Co.Ltd.

1.316

Toàn quốc 1.628

8Loại có tắc te, côngsuất từ 21-26 watt

Philips & Yaming LightingCo. Ltd.

1.880

Toàn quốc 1.908

PHI BẢO

Page 14: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BanTinCanhTranh_so4.pdf · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu

V C A D14 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 4 - 2009

VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN

Ngày 06 tháng 3 năm2009, Tổng vụ Chốngbán phá giá thuộc Bộ

Công Thương Ấn Độ(DGAD) ra kết luận cuốicùng khẳng định có hiệntượng bán phá giá đối vớisản phẩm đĩa compact cókhả năng ghi (Compact Disc- Recordable (CD-R)), có mãsố HS là 85239050, nhậpkhẩu từ Iran, Malaysia, HànQuốc, Thái Lan, Các tiểuvương quốc Ả Rập thốngnhất (UAE) và Việt Nam gâythiệt hại cho ngành sản xuấtmặt hàng tương tự củanước này.

Theo kết luận nói trên,DGAD xác định các nhà sảnxuất/xuất khẩu của Iran,Malaysia, Hàn Quốc, TháiLan, UAE và Việt Nam đã bánsản phẩm đĩa CD-R tại thịtrường Ấn Độ thấp hơn giátrị thông thường với biên độphá giá tương ứng là TháiLan: 22,76%; Hàn Quốc:75,63%; Iran: 68,92%; UAE:93,73% và Việt Nam:54,65%.

Việc điều tra của Ấn Độdựa trên căn cứ đơn khởikiện của Hiệp hội sản xuấtđĩa quang học Ấn Độ (Opti-cal Disc Manufactures Wel-fare Association- ODMWA).

Trong vụ việc này, ViệtNam có một doanh nghiệptham gia trả lời câu hỏi điềutra. Tuy nhiên, DGAD chorằng phần trả lời câu hỏiđiều tra của doanh nghiệpnày là chưa đầy đủ nênkhông có doanh nghiệp nàocủa Việt Nam được hưởngmức thuế suất riêng. Cácnước liên quan khác cũng bịẤn Độ kết luận tương tự vàđưa ra mức thuế chung chotất cả các doanh nghiệptrong cùng một nước.

Một số thông tin cụ thểnhư sau:

Bộ Công Thương Ấn Độ kết luận về mức thuế chốngbán phá giá đối với sản phẩm đĩa CD-R của Iran,Malaysia, Hàn Quốc, Thái Lan, UAE và Việt Nam

Quốc gia 2003-2004 2004-2005 2005-2006Từ 01/4/2006

đến 30/6/20072006-2007

Iran - - - 7.300.000 5.900.000

Hàn Quốc 1.000.000 1.400.000 1.300.000 9.200.000 7.400.000

Malaysia 10.200.000 7.300.000 3.800.000 24.400.000 19.500.000

Thái Lan 400.000 400.000 700.000 30.200.000 24.200.000

UAE 0 300.000 700.000 8.100.000 6.400.000

Việt Nam - - - 39.700.000 31.700.000

Về thị phần nhập khẩu (%)

Iran - - - 3 2,4

Hàn Quốc 0,91 0,75 0,93 3,76 3,01

Malaysia 9,26 3,8 2,62 9,98 7,99

Thái Lan 0,36 0,21 0,49 12,34 9,87

UAE 0,02 0,17 0,46 3,29 2,63

Việt Nam - - - 16,21 12,97

Số liệu thống kê về nhập khẩu mặt hàng đĩa CD-R vào Ấn ĐộĐơn vị tính: chiếc

Mức thuế chống bán phá giá đối với đĩa CD-R (mã HS 85239050) xuất khẩu vàoẤn Độ

TT Quốc giaMức thuế

(USD/1000 chiếc)

1 Thái Lan 17,52

2 Việt Nam 46,94

3 Hàn Quốc 53,38

4 Iran 51,92

5 Malaysia 45,11

6 UAE 63,84

(Nguồn: Tổng vụ Chống bán phá giá, Bộ Công Thương Ấn Độ)

Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày Bộ Công Thương Ấn Độ ra kết luận cuối cùng(06/3/2009), Bộ Tài chính Ấn Độ sẽ ra quyết định chính thức áp thuế chống bán phá giávới các mức thuế như trên.

CHI MAI

Page 15: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BanTinCanhTranh_so4.pdf · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu

Chủ nghĩa bảo hộ mang màu sắcchính trị, vừa là sản phẩm củanhững nhóm lợi ích đặc biệt

vừa phản ánh mối lo ngại chung củaxã hội trước những thay đổi. Ví như đểbảo vệ sự tồn tại của các tập đoàn sảnxuất đem lại lợi ích lớn cho quốc gia,các nước sẽ áp dụng các công cụ củachủ nghĩa bảo hộ để giảm, thậm chílà triệt tiêu sức ảnh hưởng của cácngành hàng liên quan đến từ cácquốc gia khác. Tuy vậy chủ nghĩa bảohộ cũng đi liền với cái giá phải trả rấtlớn về kinh tế.

Trước đây chủ nghĩa bảo hộ chỉxuất hiện dưới hình thái chủ nghĩa bảohộ mậu dịch tức là áp dụng nâng caomột số tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vựcnhư chất lượng vệ sinh, an toàn laođộng, môi trường, xuất xứ,… hay việcáp đặt thuế suất nhập khẩu cao đối vớimột số mặt hàng nhập khẩu nào đóđể bảo vệ ngành sản xuất các mặthàng tương tự trong một quốc gia.

Trong thời kỳ khủng hoảng kinhtế toàn thế giới hiện nay thì chủ nghĩabảo hộ đã có rất nhiều thay đổi. Theothống kê có đến 200 triệu người thấtnghiệp vào cuối năm 2008 và có thểcó thêm 50 triệu người nữa thấtnghiệp vào năm 2009. Chính bởi vậynhiều nước đã ưu tiên giải quyết cáckhó khăn trong nước hiện nay thôngqua chính sách làm yếu các nước lánggiềng và thực hiện chủ nghĩa bảo hộ

mới, đó là chủ nghĩa bảo hộ tài chính.Chủ nghĩa bảo hộ tài chính đã xuấthiện thay thế chủ nghĩa bảo hộ mậudịch. Bảo hộ tài chính cho phép cácngân hàng rút các khoản đầu tư từnước ngoài, đặc biệt từ các thị trườngđang phát triển, vốn rút đó về đầu tưtrong nước, tập trung phát triển kinhtế riêng của quốc gia và nhận nhiềuđiều kiện nhận trợ giúp đặc biệt từChính phủ.

Viện nghiên cứu Tài chính quốc tếdự báo dòng vốn đổ vào các nướcđang phát triển và các thị trường mớinổi sẽ giảm xuống chỉ còn 165 tỷ USDtrong 2009 so với 929 tỷ USD tronghai năm trước đây.

Chủ nghĩa bảo hộ đã có một lịchsử tồn tại khá dài, trước những áp lựcchính trị, các chính phủ ở cả quốc giaphát triển và đang phát triển đã phảibảo hộ ngành dệt may, sản xuất ô tô,nông nghiệp và các nhà sản xuấtkhác trước làn sóng nhập khẩu.

Các nước giàu luôn kêu gọi chốngchủ nghĩa bảo hộ nhưng chính họ lạilà những quốc gia bảo hộ mạnh mẽnhất, chỉ khác là họ biết bảo hộ mộtcách tinh vi hơn các nước đang pháttriển khác. Ví như ở Nhật, hãng Pana-sonic khuyến cáo cán bộ quản lý muahàng của hãng nhưng thực chất bêntrong của chính sách này là tạo raràng buộc người của Panasonic muasản phẩm của hãng. Ở Anh ngành

công nghiệp thép đang lao đao dosuy thoái và các công ty thép đã sửdụng chính sách “đóng cửa” với laođộng nước ngoài, yêu cầu “việc làmcủa nước Anh dành cho người dânAnh”. Còn ở Mỹ trong gói kích thíchkinh tế trị giá 787 tỷ USD đã kèm theođiều khoản “mua hàng Mỹ” – hạn chếthị trường tiêu thụ sản phẩm của cácnước xuất vào Mỹ, gây ảnh hưởng lớntới các nước xuất khẩu mạnh vàoMỹ,…

Chủ nghĩa bảo hộ hiện nay mộtphần nhằm bảo vệ sản xuất trongnước, mặt khác đã bảo vệ trong mốitương quan thiếu cạnh tranh nên cótính tiêu cực. Chủ nghĩa bảo hộ đãphân chia thị trường tự do hóa toàncầu. Chủ nghĩa bảo hộ sẽ dẫn đến cáccuộc chiến tranh thương mại gay gắtmà kết quả là hầu hết các nước yếu vềtiềm lực phải gánh chịu thiệt thòi,không chỉ trước mắt mà còn là lâu dài.

Những nước đang phát triển vànội lực hạn chế như Việt Nam, còndựa nhiều vào xuất khẩu thì bất cứmột động thái nào nhằm bảo hộ sâu,có nguy cơ xung đột với các nguyêntắc thương mại tự do cũng đều cầnđược cân nhắc. Bởi vậy, tránh chủnghĩa bảo hộ cũng nhằm tránh sựgây hấn về thương mại chính là cáchđể tăng khả năng cạnh tranh trongthời kỳ kinh tế hiện nay.

LÊ DUY

V C A D 15CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 4 - 2009

Chủ nghĩa bảo hộ trong bối cảnh mới

TRANG QUỐC TẾ

Page 16: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BanTinCanhTranh_so4.pdf · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu

V C A D16 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 4 - 2009

TRANG QUỐC TẾ

Ngày 31/3/2009, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã đưara quyết định sơ bộ về việc tiến hành cuộcđiều tra chống trợ cấp đối với mặt hàng diêm

từ Ấn Độ. Mặt hàng này này bao gồm các loại nhưdiêm quyển (book matches), diêm giấy (papermatches) và diêm quyển loại nhỏ (bookletmatches).

Phán quyết sơ bộ cho rằng các nhà sản xuất vàxuất khẩu diêm của Ấn Độ đã nhận được mức trợcấp lên tới 11.23%.

Bên bị đơn duy nhất là Công ty TNHH TriveniSafety Matches Pvt của Ấn Độ được cho là đã nhậnđược trợ cấp thực tế 11,23%, đồng thời đây cũng làtỷ lệ được trợ cấp cho tất cả các nhà sản xuất, xuấtkhẩu khác tại Ấn Độ.

Theo quyết định sơ bộ, Bộ Thương mại Hoa kỳ sẽhướng dẫn cơ quan Hải quan và Cục Bảo vệ biênmậu Hoa Kỳ thu một khoản tiền ký qũy hoặc đặt cọcdựa trên tỷ lệ trợ cấp ghi trong quyết định sơ bộ này.

Bên khởi kiện cho cuộc điều tra này là D.D Bean& Sons Co. (NH)

Mặt hàng này này bao gồm các loại như diêmquyển (book matches), diêm giấy (paper matches)và diêm quyển loại nhỏ (booklet matches). Thôngthường, mặt hàng diêm này bao gồm 20 que diêmcó thân được làm từ giấy hoặc các vật liệu tương tựvà có đầu que diêm được gắn nguyên liệu tạo diêm.Các que diêm có thể được gắn, kẹp hoặc bó thànhgói để trong hộp có chất liệu khác nhau. Trên vỏhộp sẽ có dải đánh lửa được làm từ các công thứckhác nhau giúp cho quá trình tạo lửa của diêm.

Mặt hàng diêm trong phạm vi được điều tra lầnnày có thể có hoặc không có các hình in đi kèm trênbao diêm mà có thể chỉ có ghi tên nhà sản xuất hoặcnhập khẩu.

Hàng hóa hộp diêm hiện đang được phân loạitheo tiểu mục số 3605.00.0060 và cũng có thể phânloại theo tiểu mục 3605.00.0030 theo Biểu thuếquan hài hòa của Hoa Kỳ (HTSUS). Những phân loạicủa HTSUS có mục đích tạo thuận lợi cho cơ quanhải quan theo dõi và áp thuế. Tuy nhiên, phạm vitiểu mục bị điều tra sẽ do Bộ Thương mại quyếtđịnh.

Từ năm 2007 đến 2008, nhập khẩu của mặthàng hộp diêm tăng 3,79% về khối lượng và có giátrị nhập khẩu vào Hòa Kỳ trong năm 2008 là 479,430đô la.

Bộ thương mại Hoa Kỳ đang lên kế hoạch đểđưa ra phán quyết cuối cùng vào tháng 8 năm 2009.Nếu Bộ Thương mại đưa ra kết luận cuối cùng và Ủyban Thương mại Quốc tế đưa ra kết luận cuối cùngcho rằng mặt hàng diêm nhập khẩu từ Ấn độ gâytổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sản xuất trongnước thì Bộ Thương mại sẽ tiến hành áp dụng mứcthuế chống trợ cấp.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ ra quyết định sơ bộ đối với diêm nhập khẩu từ Ấn Độ

Mức thuế chống trợ cấp dự kiến:

Lịch trình vụ kiện:

Thống kê số liệu nhập khẩu:

Nước Nhà sản xuất/nhà xuất khẩu Tỷ lệ trợ cấp

Ấn ĐộTriveni Safety Matches, Pvt, Ltd 11,23%

Các nhà sản xuất, nhà xuất khẩu khác 11,23%

Nội dung Ngày tháng năm

Nguyên đơn nộp đơn khởi kiện 29/10/2008

Ngày DOC khởi xướng vụ kiện 18/11/2008

Quyết định sơ bộ của ITC 15/12/2008

Quyết định sơ bộ của DOC 30/3/2009

Quyết định cuối cùng của DOC 10/8/2009

Quyết định cuối cùng của ITC 24/9/2009

Đưa ra Quyết định áp thuế 10/10/2009

Ấn Độ 2006 2007 2008

Khối lượng (bao diêm) 75.417 517.590 537.196

Giá trị (USD) 974.950 624.375 479.430

LÊ DUY - DOC

Page 17: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BanTinCanhTranh_so4.pdf · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu

Năm 2008 là năm có nhiều biếnđộng về kinh tế, xã hội ảnhhưởng trực tiếp đến người tiêu

dùng như giá cả hàng hóa tăng cao,sản phẩm hàng hóa không an toàngây ngộ độc, đặc biệt là việc pháthiện các chất 3-MPCD trong nướctương gây ung thư, vụ sữa nhiễmMelamin gây sỏi thận, gian lận trongkinh doanh xăng dầu,…đã dấy lênhồi chuông thúc giục các cấp, cácngành cần phải quan tâm đúng mứcđến công tác bảo vệ người tiêu dùng.

Theo báo cáo của 28 trên 63 tỉnh,thành phố tính đến hết tháng 12 năm2008, một số địa phương đã chủđộng triển khai những hoạt động cầnthiết để thực hiện nhiệm vụ bảo vệquyền lợi người tiêu dùng như: tuyêntruyền, phổ biến pháp luật về bảo vệngười tiêu dùng; thanh tra, kiểm traviệc chấp hành pháp luật về bảo vệngười tiêu dùng; giải quyết khiếu nạicủa người tiêu dùng và đã đạt đượcmột số kết quả bước đầu. Tuy nhiên, ởnhiều địa phương, hoạt động nàyhiện vẫn chưa được quan tâm đúngmức. Do đó, việc tuyên truyền, phổbiến pháp luật về bảo vệ người tiêudùng chưa thật sự sâu rộng, nhiềungười tiêu dùng chưa nhận thức đầyđủ, thậm chí còn chưa biết về quyền,lợi ích của mình, nhiều nhà sản xuất,kinh doanh chưa ý thức hết đượctrách nhiệm của mình trước ngườitiêu dùng, trước xã hội.

Hoạt động thanh tra, kiểm trađược các địa phương thường xuyênđược thực hiện, nhưng chủ yếu là đểthực hiện chức năng quản lý thịtrường. Mặc dù kết quả của các hoạtđộng thanh tra, kiểm tra nói trên cótác động tích cực đến công tác bảo vệquyền lợi người tiêu dùng nhưnghoạt động thanh, kiểm tra chuyên đềvề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngcòn chưa được thực hiện. Đây là hoạtđộng đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽcủa các cơ quan chức năng, tuynhiên, trên thực tế, cơ chế phối hợpnày còn chưa được quy định rõ.

Một trong những hoạt độngquan trọng trong công tác bảo vệngười tiêu dùng là tư vấn, tiếp nhậnvà xử lý khiếu nại của người tiêu dùngcòn quá nhỏ lẻ. Chỉ có 4 tỉnh báo cáođã nhận và xử lý gần 200 vụ khiếu nại

của người tiêu dùng (Đắc Lắc: 4 vụ;Phú Thọ: 24 vụ; Bến tre: 13 vụ và KiênGiang: 130 vụ). Các tỉnh khác báo cáođã phát hiện và xử phạt hành chínhnhiều vi phạm đối với quyền lợi ngườitiêu dùng, thu về hàng tỷ đồng chongân sách. Tuy nhiên những vi phạmnày đều do các cơ quan chức năngphát hiện chứ không phải từ phíangười tiêu dùng khiếu nại. Do vậy cáccơ quan chức năng mới chỉ dừng lạiở việc xử phạt hành chính hành vi viphạm mà chưa có cơ sở để yêu cầucác đơn vị kinh doanh bồi thườngthiệt hại cho người tiêu dùng theoluật định. Công tác giải quyết khiếunại của người tiêu dùng nói chungcòn rất mờ nhạt. Một phần vì ngườitiêu dùng chưa nhận thức đầy đủ vềquyền, lợi ích hợp pháp của mình,ngại kiện tụng khi quyền, lợi ích hợppháp bị xâm hại,… Do vậy, ở một sốđịa phương, cơ quan chức năng chưanhận được một đơn thư nào củangười tiêu dùng (Lào Cai). Ở một sốđịa phương, công tác giải quyết khiếunại của người tiêu dùng chưa đượcchú trọng, chưa thành lập bộ phậntiếp nhận khiếu nại của người tiêudùng. Do vậy, người tiêu dùng cómuốn khiếu nại cũng không biếtkhiếu nại ở đâu. Trong khi đó, một sốđịa phương đã thực hiện khá tốt côngtác giải quyết khiếu nại của người tiêudùng. Như ở Kiên Giang đã tổ chứcđược cả một hệ thống các tổ chứcbảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từcấp tỉnh đến huyện, xã với hàng chụcVăn phòng khiếu nại,… nhờ đó, hàngnăm giải quyết được hàng trăm vụkhiếu nại của người tiêu dùng. Có thểnói, Kiên Giang là một tỉnh có phongtrào bảo vệ người tiêu dùng tốt nhấttrong cả nước.

Qua thực tiễn làm công tác quảnlý nhà nước về bảo vệ người tiêudùng cũng như báo cáo của các Tỉnh,Thành phố cho thấy:

Về công tác quản lý nhànước về Bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng

Mức độ bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng tại mỗi địa phương phụthuộc rất nhiều vào nhận thức củachính quyền địa phương về công tácbảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.Thiết chế bảo vệ quyền lợi người tiêudùng tại mỗi địa phương là thước đokhách quan nhất về ý thức của chínhquyền địa phương đối với công tácbảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.Thực tế cho thấy địa phương nào, cáccấp chính quyền địa phương quantâm đúng mức, tạo điều kiện tổ chức(thành lập Hội Bảo vệ người tiêudùng, hỗ trợ kinh phí, bố trí cán bộchuyên trách làm công tác bảo vệngười tiêu dùng tại các quan như SởCông Thương, Sở Y tế, Sở Khoa học-Công Nghệ,…) thì việc thực hiệnnhiệm vụ bảo vệ người tiêu dùng đạtkết quả tốt hơn.

Mặc dù đã có quy định cụ thể vềviệc tổ chức và kinh phí thực hiệncông tác Bảo vệ người tiêu dùng Nghịđịnh số 55/2008/ NĐ-CP ngày24/4/2008 của Chính phủ nhưng việctriển khai thực hiện công tác bảo vệquyền lợi người tiêu dùng ở các địaphương cho đến nay vẫn khôngđồng nhất. Phần lớn các tỉnh, thànhphố đã giao cho Sở Công Thương làcơ quan chuyên môn chịu tráchnhiệm tham mưu giúp Ủy ban nhândân thực hiện chức năng quản lý nhànước về bảo vệ quyền lợi người tiêudùng tại địa phương. Thực hiệnnhiệm vụ này, có Sở đã phân côngmột bộ phận chịu trách nhiệm theodõi, hướng dẫn các hoạt động liênquan đến công tác bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng (như Phòng Quản lýthương mại Sở Công Thương tỉnhLong An); một số Sở đã phân côngmột cán bộ chuyên trách công tácquản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng tại địa phương.Trong khi đó, vẫn còn nhiều tỉnh chưa

Một số ý kiến về công tác bảo vệ người tiêu dùngở địa phương năm 2008

V C A D 17CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 4 - 2009

GÓC NGƯỜI TIÊU DÙNG

(Xem tiếp trang 24)

Page 18: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BanTinCanhTranh_so4.pdf · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu

V C A D18 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 4 - 2009

GÓC NGƯỜI TIÊU DÙNG

Quyền được bảo vệ, chăm sócvề mặt sức khỏe không chỉ làmột trong những quyền cơ

bản của con người trên toàn cầu màcòn là một trong những quyền cơbản của người dân Việt Nam do Hiếnpháp quy định. Các vấn đề về y tế vàdược phẩm, do đó, cấu thành một bộphận không thể thiếu của quá trìnhphát triển nói chung và là sự hiển thịrõ ràng nhất của các thành tựu về

phát triển kinh tế đã đượcchuyển hóa thành lợi íchcho toàn dân trong mộtxã hội, hay cũng có thểphản ánh những hạn chế,tiêu cực mà một nền kinhtế thị trường tự do thiếuvắng vai trò điều tiết củaNhà nước có thể vấp phải.Dù đã được Hiến phápquy định rõ ràng, và dù đãđược sự quan tâm pháttriển của Đảng và Nhànước ta, khu vực y tế vàdược phẩm của Việt Nam

vẫn còn rất nhiều tồn tại, đôi khi dẫnđến tình trạng các quyền và lợi íchhợp pháp của người bệnh và nhândân Việt Nam nói chung không đượctôn trọng và bảo vệ.

Việc đảm bảo quyền tiếp cận cácdịch vụ và sản phẩm chăm sóc, bảovệ sức khỏe có 5 khía cạnh cơ bản:nguồn cung dồi dào, giá cả phảichăng, chất lượng tốt, khả năng chitrả của người dân và sự tiếp cận cácdịch vụ khám bệnh, kê đơn hợp lýphải chăng. Cả 5 khía cạnh này đangcòn là những vấn đề rất trầm trọng tạinước ta do nhiều nguyên nhân khácnhau như cơ sở hạ tầng, vật chất kỹthuật kém, tham nhũng, tham ô, cáchành vi cạnh tranh không lành mạnh,hay đơn thuần do sự kém hiểu biết từphía người dân. Pháp luật cạnh tranhsẽ là một công cụ hiệu quả, bên cạnhcác công cụ pháp lý và chính sáchkhác, giúp thực hiện nhóm giải phápnày phát triển các công cụ thị trườngtự do hiệu quả, hạn chế các hành vicạnh tranh không lành mạnh hayphản cạnh tranh, phục vụ lợi íchngười tiêu dùng và an sinh xã hội.

Các hành vi phản cạnh tranh vàcạnh tranh không lành mạnh tronglĩnh vực này có thể bao gồm các vấnđề như thỏa thuận ấn định giá, lạmdụng sức mạnh thị trường và vị tríthống lĩnh, thông đồng đấu thấu, bánkèm,… Thậm chí cả các hành vi nhưhoa hồng cho bác sỹ, hay các cơ sởbán lẻ dược phẩm, quảng cáo khônglành mạnh, cũng có thể coi như cạnhtranh không lành mạnh, vì chúngtước đoạt của bệnh nhân quyền cóđược những loại thuốc tốt nhất cóthể trong một loạt các chọn lựa, ởmức giá cạnh tranh nhất. Một ảnhhưởng đầu tiên và chủ yếu nhất củacác hành vi này trong lĩnh vực dượcphẩm là thuốc, không thể tránh khỏi,trở nên đắt hơn.

Bên cạnh đó, theo khung phápluật về bảo vệ người tiêu dùng hiệntại của Việt Nam, đem áp dụng tronglĩnh vực sản xuất và kinh doanh dượcphẩm, các hành vi có dấu hiệu viphạm pháp luật và xâm hại tới lợi íchcủa người tiêu dùng Việt Nam sẽ baogồm các hành vi sản xuất và kinhdoanh thuốc giả, các hành vi thôngtin, quảng cáo và khuyến mãi sai lệch,các hành vi nhằm lừa dối người tiêudùng và có thể gây nguy hại tới sứckhỏe, tính mạng của người tiêu dùng.

Sản xuất và kinh doanhthuốc giả

Hàng giả là hiện tượng xuất hiệnrất nhiều ở nước ta với nhiều hìnhthức: hàng giả về chất lượng, giả vềnhãn hiệu hàng hóa, và giả cả về chấtlượng lẫn nhãn hiệu hàng hóa. Đặcbiệt, hiện tượng dán nhãn giả mạocủa một số mặt hàng danh tiếng tuycó giảm song vẫn còn tồn tại vàchuyển sang dạng “nhái” nhãn hàngvới tên và biểu tượng gần giống như“nguyên bản”. Các hành vi này khôngchỉ vi phạm pháp luật do có tố chất“lừa dối” người tiêu dùng mà còn xâmphạm quyền SHTT và có thể gây nguyhại đến sức khỏe, tính mạng củangười tiêu dùng, đặc biệt trong lĩnhvực nhạy cảm và quan trọng nhưthuốc phòng và chữa bệnh cho

Một số hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng trên thị trường dược phẩm Việt Nam

Các công ty dượcViệt Nam đã quảngcáo thái quá vàkhông có các báocáo đầy đủ về côngdụng của sản phẩm.Việc này gây ảnhhưởng tới sự an toànvà lợi ích của ngườitiêu dùng.

Page 19: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BanTinCanhTranh_so4.pdf · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu

V C A D 19CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 4 - 2009

người. Vấn nạn thuốc giả tại Việt Namcũng là hành vi nghiêm trọng nhấtxâm phạm tới lợi ích của người tiêudùng trong lĩnh vực dược phẩm.

Các loại tân dược giả được đónggói với hình thức rất tinh vi, xem nhưthứ thuốc thật, nên người mua khónhận ra. Thuốc giả thường được sảnxuất từ các cơ sở không đăng ký kinhdoanh, hoặc vì lợi nhuận cao màdùng "bùa phép" hóa giả thành thật.Các loại thuốc tân dược giả được muabán, trao tay giữa nhà cung cấp vớinhà thuốc tân dược, không có hóađơn chứng từ, nên cơ quan kiểm trakhông có cách nào truy bắt tận gốccác ổ sản xuất, chế biến, phân phốihàng thuốc lậu. Đôi khi, thuốc giả cònvượt rào kiểm soát, vào tận các bệnhviện và các cơ sở khám chữa bệnh.

Hàng năm, lực lượng quản lý thịtrường và thanh tra y tế Việt Nam vẫntổ chức các đợt truy quét, kiểm tra cácnhà thuốc, thu hồi rất nhiều thuốc giảvà xử lý vi phạm, tuy nhiên vẫn khôngcải thiện được tình hình.

Tân dược giả không có tác dụngđiều trị, có thể gây ngộ độc hoặc dẫntới các tác dụng phụ rất khó lườngtrước. Người tiêu dùng ở Việt Nam,khi bị ngộ độc và dị ứng thậm chí tửvong do thuốc giả, cũng không thể đikiện, do không có hóa đơn chứng từlàm chứng cứ, đôi khi là không biếtnên kiện nhà thuốc hay kiện bác sỹ.

Thông tin sai lệch hoặckhông đầy đủ gây nhầm lẫn,sai lầm

Theo các quy định pháp lý điềuchỉnh hoạt động kinh doanh tronglĩnh vực dược phẩm tại Việt Nam, giáthuốc (bán buôn, bán lẻ, nhập khẩu)đều được phải được kê khai đầy đủvới các cơ quan quản lý nhà nước.Đặc biệt, giá thuốc bán lẻ (trực tiếpcho người tiêu dùng) phải được niêmyết đầy đủ, rõ ràng, công khai tại nơibán. Ngoài ra, giá bán lẻ của từng loạithuốc phải được thông báo đếnngười tiêu dùng bằng cách in, dán lênbên ngoài của hộp thuốc và khôngđược cao hơn giá đã niêm yết. Tuynhiên, thực tế là các quy định nàythường không được tuân thủ, gây tổnhại không ít tới người tiêu dùng. Cáchành vi vi phạm đã phát hiện baogồm:

(i) Không niêm yết giá (với lýdo người mua không chịu hỏi?) hoặcniêm yết giá chưa đầy đủ tất cả cácloại mặt hàng;

(ii) Chỉ niêm yết tên gốc củathuốc mà không ghi tên biệt dược;

(iii) Niêm yết giá của thuốcngoại nhưng khi bán lại là thuốc sảnxuất trong nước;

(iv) Treo bàng giá nhưng đểtrống hoặc ghi rất ít với lý do giáthuốc tăng liên tục, chưa kịp cậpnhật, hoặc do có quá nhiều thuốcbán không đủ diện tích để niêm yếtgiá,…

Các hành vi mập mờ, gian lận nàycủa các cơ sở bán lẻ thuốc tân dượcđã vi phạm nghĩa vụ cung cấp thôngtin đầy đủ, chính xác cho người tiêudùng. Thanh tra y tế tại các thành phốlớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đãphát hiện và xử lý rất nhiều cáctrường hợp như thế này trong hainăm gần đây. Tuy nhiên, tại các vùngnông thôn hay vùng sâu, vùng xa, nơingười tiêu dùng còn ít thông tin vàthông tin thiếu cập nhật hơn, chắcchắn tình trạng này còn phổ biến vànghiêm trọng hơn.

Một vi phạm khác liên quan đếnthông tin là về thời hạn sử dụng củathuốc, hay quyền lựa chọn giữa thuốcnội, thuốc ngoại và thuốc gốc(generic) (có cùng các tác dụng dượclý nhưng khác về nguồn gốc xuất xứvà giá cả).

Tại Việt Nam, đã phát hiện nhiềutrường hợp như bán thuốc khôngtoa; thuốc bị bóc trần, bẻ nhỏ, khôngnhãn hiệu, thuốc gần hết hoặc đã quáhạn sử dụng, cả tại các nhà thuốc bánbuôn- bán lẻ lẫn các cơ sở khám chữabệnh, thậm chí cả bệnh viện (nhưtrường hợp một bệnh viện ở QuảngNam). Các hành vi như vậy vừa có tínhchất lừa dối người tiêu dùng bằngcách không cung cấp thông tin, vừacó thể gây nguy hại đến sức khỏe vàtính mạng của họ.

Người tiêu dùng thường bị nhầmlẫn do mua các loại biệt dược hoặcdược phẩm được quảng cáo nhiềutrên các phương tiện thông tin đạichúng. Lợi dụng sự hiểu biết hạn chếcủa người tiêu dùng, các nhà sản xuấtthuốc và buôn bán thuốc đó đưa ranhiều loại thuốc với những tên thuốcgần giống các sản phẩm cùng loại.

Ngoài ra, do các công ty dược lớnthường hoa hồng cho các bác sĩ cao,các bác sĩ có thể đưa ra những lờikhuyên cho bệnh nhân về các loạithuốc ngoại, cộng với kiến thức hạnchế của người tiêu dùng về nhữngloại thuốc giống nhau đó khiến thuốcđắt được mua rộng rãi mặc dù giá cao

hơn rất nhiều.

Quảng cáo và khuyếnmãi vi phạm pháp luật

Những sai lầm nói trên của ngườitiêu dùng một phần lớn là do cácchiêu quảng cáo, khuyến mãi hoặccác biện pháp mở rộng thị phần,tăng cao doanh thu thiếu lành mạnhcủa các công ty dược. Mặc dù quảngcáo thuốc ở Việt Nam hiện nay vẫnđang bị hạn chế, một số loại thuốc bịcấm quảng cáo bao gồm các loạithuốc nằm trong nhóm thuốc độc,thuốc gây nghiện các loại, thuốcchưa được đăng kí trên thị trườngViệt Nam và các loại thuốc liên quanđến hệ thần kinh. Các loại thuốc đặctrị cần phải kê đơn cũng không đượctrực tiếp quảng đến người tiêu dùngmà phải được giới thiệu thông quacác bác sỹ và nhân viên y tế. Các côngty dược phẩm được phép quảng cáogiới thiệu các sản phẩm thuốc tới cácbác sỹ và nhân viên y tế thông quahội thảo, hội nghị, và các trình dượcviên. Tuy nhiên, hầu hết các sảnphẩm thuốc không phải kê toa (OTC)đều có thể quảng cáo rộng rãi chocông chúng trên mọi phương tiện:tivi, báo, tạp chí,… Các công ty dượcViệt Nam đã quảng cáo thái quá vàkhông có các báo cáo đầy đủ về côngdụng của sản phẩm. Việc này gây ảnhhưởng tới sự an toàn và lợi ích củangười tiêu dùng.

Theo số liệu năm 2004 của Tổchức Y tế thế giới (WHO), chỉ có 16%các quốc gia trên thế giới kiểm soáttốt hoạt động tiếp thị dược phẩm vàhơn 30% các quốc gia không làm gìnhiều hoặc thả nổi hoàn toàn.

Tại Việt Nam còn có một hìnhthức quảng cáo thuốc rất phổ biến-quảng cáo trá hình- có thể gây lầmlẫn, đánh lừa người tiêu dùng mộtcách nghiêm trọng. Các quảng cáotrá hình này được đăng trên cácphương tiện thông tin đại chúng(báo chí) như những lời cảm ơn củacác bệnh nhân đối với các nhà thuốc,các loại thuốc đặc trị. Đôi khi, chúngsử dụng hình ảnh của các thầy thuốckhuyên dùng sản phẩm, hay lợi dụngcác loại giấy chứng nhận hay huychương đã đạt được, và lợi dụng cácbài báo dưới dạng bác sĩ hướng dẫnchữa bệnh để quảng cáo sản phẩm,...Các loại quảng cáo trá hình này nênbị cấm hoặc quản lý, kiểm tra và xử lýchặt chẽ.

QUẾ ANH

Page 20: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BanTinCanhTranh_so4.pdf · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu

V C A D20 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 4 - 2009

GÓC NGƯỜI TIÊU DÙNG

Gần đây người tiêu dùng ViệtNam rất bất bình về việc cácHEAD của Honda (cơ sở bán

hàng do Honda Việt Nam ủy nhiệm)đã bán xe máy LEAD và Air Blade vớigiá cao hơn rất nhiều so với giá đề xuấtcủa Công ty. Về vấn đề này, Công tyHonda Việt Nam cho rằng quan hệgiữa Công ty Honda Việt Nam và cácHEAD là các pháp nhân độc lập. CácHEAD mua lại xe của Honda Việt Namvà bán lại xe đó theo giá của họ quyđịnh. Ở đây, tác giả không bàn đếnchính sách bán hàng hay chính sáchphân phối của Công ty Honda ViệtNam nhưng chúng ta thật khôngđồng tình trước hành động của cácHEAD do Honda Việt Nam ủy nhiệm,do bán xe với giá cao hơn giá ghi hóađơn bán cho người tiêu dùng.

Trong khi chờ các cơ quan chứcnăng làm rõ những vấn đề xungquanh việc bán hàng của xe máyHonda, về phía người tiêu dùng chúngta nhất quyết không đồng tình vớihành vi vi phạm pháp luật.

Nguyễn Trãi nói: Lật thuyền mớibiết sức dân như nước.

Bác Hồ đã dạy : “ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thành công, đại thành công”Quan điểm của Đảng và Nhà nước

ta là: Tất cả từ dân, do dân và vì dân.Quan điểm lấy dân làm gốc và tinh

thần đoàn kết đã thấm nhuần tronglịch sử dựng nước và giữ nước của ông,cha ta. Chính vì vậy, nhà sản xuất chânchính phải biết khai thác nhu cầu củangười tiêu dùng, sản xuất ra sản phẩmtốt với giá cả phải chăng để đáp ứngngày càng nhiều nhu cầu người tiêudùng. Mỗi chúng ta phải bảo vệ cácnhà sản xuất chân chính cũng như bảo

vệ quyền lợi của mỗi người tiêu dùngchúng ta.

Câu chuyện đó nhắc nhở chúng tarằng, nếu chỉ từng người tiêu dùngmột thì chúng ta nhỏ bé, nhưngquyền của chúng ta được pháp luậtbảo vệ. Nếu chúng ta cùng đồng lòngnhất chí, quyền của chúng ta sẽ đượctôn trọng, và người tiêu dùng nóichung hoàn toàn không nhỏ bé. Trongpháp lệnh số 13/1999/PL-UBTVQH10về bảo vệ người tiêu dùng, Nghị định55/2008/NĐ-CP quy định chi tiết vềPháp lệnh Bảo vệ người tiêu dùng đãquy định một số quyền cơ bản củangười tiêu dùng như sau:

Quyền được thông tin: Người tiêudùng có quyền được cung cấp thôngtin cần thiết về sản phẩm, hàng hóa,dịch vụ mà họ sử dụng để có thể tựquyết định việc có sử dụng hay khôngtrên cơ sở có đầy đủ thông tin. Về vụviệc Honda ở đây người tiêu dùngchúng ta chưa được nhận đầy đủthông tin về chính sách bán hàng củahãng Honda Việt Nam cũng như giábán lẻ với hai loại xe máy LEAD và AirBlade không được công bố tại cácHEAD.

Quyền được lắng nghe: Còn đượcgọi là quyền được đại diện hay quyềnđược bày tỏ ý kiến của người tiêudùng. Quyền được lắng nghe là quyềncủa người tiêu dùng được bày tỏ ýkiến của mình đối với các nhà sản xuất,kinh doanh về các loại hàng hóa, dịchvụ do họ cung ứng, kể cả quan hệ tháiđộ giữa người bán và người mua cũngnhư bày tỏ ý kiến với cơ quan nhànước, với các cơ quan hoạch địnhchính sách pháp luật về những vấn đềcó liên quan đến họ. Ở đây, người tiêudùng dường như không được Công tyHonda Việt Nam lắng nghe phản ánh

của người tiêu dùng về việc bán giáhai loại xe Air Blade và LEAD quá caoso với giá đề xuất, về phía các HEADcũng không chịu thực hiện theo yêucầu của người tiêu dùng là bán theogiá bán lẻ đề xuất, không công bố giábán lẻ tại của hàng và không ghi hóađơn bán hàng đúng theo giá bán xecho người tiêu dùng.

Ngoài ra, pháp luật cũng có quyđịnh về quyền được bồi thường khihàng hóa không đảm bảo chất lượngnhư đã công bố. Gần đây có hai vụ việcliên quan đến chất lượng của xe máyHonda mà cách giải quyết của nhà sảnxuất chưa được người tiêu dùng thỏađáng là vụ anh Trung ở Hà Đông ngày06/3 mua xe LEAD tặng vợ nhưngngay sau đó xe bị chảy dầu, và vụ củachị Nguyễn Thị Vân Anh mua xe máyWave RSX vào ngày 23/01/2009nhưng đến ngày 27/02/2009 xe bị gãycổ phốt.

Mỗi người tiêu dùng chúng ta hãyyêu cầu các HEAD bán xe máy doHonda Việt Nam ủy nhiệm thực hiệnđúng theo quy luật kinh tế; đó là bángiá nào thì ghi hóa đơn giá đó, chúngta cũng nên đồng lòng nhất chí khôngnên mua xe với giá quá cao so với giábán đề xuất của Honda. Nếu mỗingười tiêu dùng Việt Nam đều biếtbảo vệ lợi ích của bản thân, lợi ích củađất nước, không đồng tình với hành vivi phạm pháp luật thì tôi nghĩ nhữnghành vi quyền lợi người tiêu dùng sẽkhông còn điều kiện để phát sinh.

Trên đây là ý kiến cá nhân với tưcách là một người tiêu dùng nhưngtác giả bài viết hy vọng rằng có nhiềungười tiêu dùng cũng có cùng suynghĩ đó, và cùng đoàn kết để tạo rasức mạnh bảo vệ quyền lợi chính đángvà hợp pháp của mình.

QUANG ĐÔNG

Chính sách bán hàng của Honda Việt Nam và thái độ của người tiêu dùng

Ảnh

man

g tí

nh c

hất m

inh

họa

Page 21: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BanTinCanhTranh_so4.pdf · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu

V C A D 21CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 4 - 2009

HỎI ĐÁP VỀ PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI

Biện pháp tự vệ chỉ được áp dụngđối với hàng hoá, không áp dụng đốivới dịch vụ, đầu tư hay sở hữu trí tuệ.

Mỗi nước nhập khẩu là thànhviên WTO đều có quyền áp dụngbiện pháp tự vệ, nhưng khi áp dụngthì họ phải bảo đảm tuân theo cácquy định của WTO (về điều kiện, thủtục, cách thức áp dụng biện pháp tựvệ). Doanh nghiệp cần chú ý đếncông cụ này để có thể yêu cầu Chínhphủ sử dụng nhằm bảo vệ lợi ích củamình trước hàng hoá nhập khẩunước ngoài khi cần thiết.

>> Câu 6: Biện pháp tựvệ được áp dụng như thếnào?

✓ Trả lờiBiện pháp tự vệ phải được áp

dụng theo cách không phân biệt đốixử về xuất xứ hàng hoá nhập khẩuliên quan. Như vậy khác với biệnpháp chống bán phá giá và biệnpháp chống trợ cấp (chỉ áp dụng đốivới nhà xuất khẩu từ một hoặc một sốnước xuất khẩu nhất định bị điều tra),biện pháp tự vệ áp dụng cho tất cảcác nhà sản xuất, xuất khẩu của tất cảcác nước xuất khẩu đang xuất mặthàng đó sang nước nhập khẩu.

Trường hợp biện pháp tự vệ làhạn ngạch, nước nhập khẩu cần tiếnhành thỏa thuận với các nước xuấtkhẩu, chủ yếu về việc phân định hạnngạch. Nếu không đạt được thỏathuận, việc phân bổ sẽ được thựchiện theo thị phần tương ứng củatừng nước xuất khẩu trong giai đoạntrước đó.

CCID

>> Câu 1: Bán phá giá làgì?

✓ Trả lờiBán phá giá trong thương mại

quốc tế là hiện tượng xảy ra khi mộtloại hàng hóa được xuất khẩu (bánsang thị trường nước khác) với giáthấp hơn giá bán của mặt hàng đó tạithị trường nước xuất khẩu.

Như vậy có thể hiểu một cáchđơn giản là nếu giá xuất khẩu (giáXK) của một mặt hàng thấp hơn giánội địa (giá thông thường) của nó thìsản phẩm đó được coi là bán phá giátại thị trường nước nhập khẩu sảnphẩm đó.

Ví dụ: lạc nhân của nước A bán tạithị trường nước A với giá (X) nhưnglại được xuất khẩu sang thị trườngnước B với giá (Y) (Y<X) thì xảy rahiện tượng bán phá giá đối với sảnphẩm lạc nhân xuất khẩu từ A sangB.

Khái niệm này khác với “bán phágiá” trong nội địa từng nước (vốnthường được hiểu là hành vi bánhàng hoá với giá thấp hơn giá thànhsản xuất của từng đơn vị sản phẩm)

>> Câu 2: Thuế chốngbán phá giá là gì?

✓ Trả lờiThuế chống bán phá giá là khoản

thuế bổ sung bên cạnh thuế nhậpkhẩu thông thường, do cơ quan cóthẩm quyền của nước nhập khẩuban hành, đánh vào sản phẩm nướcngoài bị bán phá giá vào nước nhậpkhẩu. Đây là loại thuế nhằm chống lạiviệc bán phá giá và loại bỏ nhữngthiệt hại do việc hàng nhập khẩu bánphá giá gây ra.

>> Câu 3: Trợ cấp là gì?

✓ Trả lờiTrong WTO, trợ cấp được hiểu là

bất kỳ hỗ trợ tài chính nào của Nhànước hoặc một tổ chức công (trungương hoặc địa phương) dưới mộttrong các hình thức sau mang lại lợiích cho doanh nghiệp/ngành sảnxuất:

(i) Hỗ trợ trực tiếp bằng tiềnchuyển ngay (ví dụ cấp vốn, cho vay,góp cổ phần) hoặc hứa chuyển (ví dụbảo lãnh cho các khoản vay);

(ii) Miễn hoặc cho qua nhữngkhoản thu lẽ ra phải đóng (ví dụ ưuđãi thuế, tín dụng);

(iii) Mua hàng, cung cấp cácdịch vụ hoặc hàng hoá (trừ cơ sở hạtầng chung);

(iv) Thanh toán tiền cho mộtnhà tài trợ hoặc giao cho một đơn vịtư nhân tiến hành các hoạt động (i),(ii), (iii) nêu trên theo cách thức màChính phủ vẫn làm.

Các khoản hỗ trợ này được hiểulà mang lại lợi ích cho đối tượng đượchưởng hỗ trợ nếu nó được thực hiệntheo cách mà một nhà đầu tư tưnhân, một ngân hàng thương mại,…bình thường sẽ không khi nào làmnhư vậy (vì đi ngược lại những tínhtoán thương mại thông thường).

>> Câu 4: Thuế chống trợcấp là gì?

✓ Trả lờiThuế chống trợ cấp (còn gọi là

thuế đối kháng) là khoản thuế bổsung (ngoài thuế nhập khẩu thôngthường) đánh vào sản phẩm nướcngoài được trợ cấp vào nước nhậpkhẩu.

Đây là biện pháp chống trợ cấp(còn gọi là biện pháp đối kháng)nhằm vào các nhà sản xuất xuất khẩunước ngoài được trợ cấp (thông quathủ tục điều tra chống trợ cấp donước nhập khẩu tiến hành) chứkhông nhằm vào chính phủ nướcngoài đã thực hiện việc trợ cấp (WTOquy định các cơ chế xử lý khác mangtính đa phương cho trường hợp này).

>> Câu 5: Biện pháp tựvệ là gì?

✓ Trả lờiBiện pháp tự vệ là việc tạm thời

hạn chế nhập khẩu đối với một hoặcmột số loại hàng hoá khi việc nhậpkhẩu mặt hàng này tăng nhanh gâyra hoặc đe doạ gây ra thiệt hạinghiêm trọng cho ngành sản xuấttrong nước.

Page 22: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BanTinCanhTranh_so4.pdf · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu

V C A D22 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 4 - 2009

PHÁP LUẬT PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI

Thủ tục áp dụng Pháp luật phòng vệ thương mại của Việt Nam

Cũng như nhiều quốc gia kháctrên thế giới, Việt Nam đã có hệ thốngpháp luật về phòng vệ thương mại.Tuy nhiên cho đến nay, chúng ta chưatiến hành điều tra vụ việc nào đối với

hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam.Điều này một phần xuất phát từ thựctế là các doanh nghiệp Việt Nam chưađánh giá được vai trò quan trọng củahệ thống pháp luật này. Bảng dưới

đây sẽ giới thiệu chung về hệ thốngpháp luật phòng vệ thương mại củaViệt Nam cũng như các thủ tục cầnthiết khi sử dụng các công cụ phápluật này.

Tiêu chí Doanh nghiệp kháng kiện ở nước ngoàiĐiều tra chống BPG, chống TC và tự vệ đối vớihàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam

Nơi tiếnhành vụ việc

Nước quyết định điều tra đối với hàng hóa được xuất từViệt Nam

Việt Nam

Pháp luật ápdụng

Pháp luật của nước ra quyết định điều tra - Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhậpkhẩu vào Việt Nam năm 2004;- Pháp lệnh về chống trợ cấp hàng hóa nhậpkhẩu vào Việt Nam năm 2004;- Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóanước ngoài vào Việt Nam năm 2002;- Nghị định của Chính phủ số 90/2005/NĐ-CPngày 11 tháng 7 năm 2005 quy định chi tiết thihành một số điều của Pháp lệnh chống bán phágiá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam;- Nghị định của Chính phủ số 89/2005/NĐ-CPngày 11 tháng 7 năm 2005 quy định chi tiết thihành một số điều của Pháp lệnh chống trợ cấphàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam;- Nghị định của Chính phủ số 150/2003/NĐ-CPngày 08 tháng 12 năm 2003 quy định chi tiết thihành Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hànghoá nước ngoài vào Việt Nam;- Pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu(Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu 2005,Nghị định của Chính phủ số 149/2005/NĐ-CPngày 06 tháng 12 năm 2005 Quy định chi tiết thihành Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu,...).

Công việctiến hành

- Tiến hành các hoạt động vận động hành lang để nướckhởi kiện chấm dứt vụ kiện; - Thông báo cho các bên liên quan các thông tin về vụkiện;- Lập hồ sơ của vụ kiện để theo dõi; - Tổ chức hướng dẫn các doanh nghiệp xử lý vụ kiệntheo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cục;- Thực hiện việc giải trình quy chế kinh tế thị trường nếunước khởi kiện chưa cộng nhận Việt Nam là nước có nềnkinh tế thị trường;- Thông báo và nghiên cứu, phân tích kết luận sơ bộ;- Thông báo và nghiên cứu, phân tích kết luận cuốicùng;- Hướng dẫn hiệp hội, doanh nghiệp liên quan đến vụkiện trong giai đoạn sau khi có kết luận cuối cùng;- Hướng dẫn các nhà xuất khẩu mới thực hiện nhữngthủ tục rà soát cần thiết để được đối xử với tư cách lànhà xuất khẩu mới;- Theo đuổi rà soát tư pháp.

- Thụ lý, tổ chức điều tra việc nhập khẩu hànghóa nước ngoài vào Việt Nam để đề xuất ápdụng các biện pháp chống bán phá giá, chốngtrợ cấp và tự vệ;- Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là BộCông Thương) ra quyết định áp dụng thuếchống bán phá giá, thuế chống trợ cấp tạm thờivà quyết định áp dụng các biện pháp tự vệ tạmthời; - Rà soát vụ việc chống bán phá giá, chống trợcấp.

ANH HOA

Page 23: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BanTinCanhTranh_so4.pdf · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu

V C A D 23CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 4 - 2009

Trung tâm Nghiên cứu chính sách cạnhtranh CPRC (Competition policy researchcenter) được thành lập vào tháng 6 năm

2003, là tổ chức trực thuộc Ủy ban Thương mạilành mạnh Nhật Bản (JFTC) với chức năng hỗ trợvề mặt cơ sở lý thuyết cho JFTC và các cơ quancó thẩm quyền tại Nhật Bản trong việc banhành, sửa đổi và giám sát việc thực thi LuậtChống độc quyền (Antimonopoly Act) và các Luậtliên quan khác.

Bên cạnh các chuyên gia của JFTC, đội ngũnhân sự của CPRC còn bao gồm các giáo sư vàchuyên gia đầu ngành về luật pháp và kinh tếtại các trường Đại học của Nhật Bản với tư cáchlà các cộng tác viên nghiên cứu.

Mặc dù CPRC mới thành lập được gần 06năm nhưng hoạt động của Trung tâm diễn rakhá đa dạng, có chiều sâu và đóng góp thiếtthực vào quá trình xây dựng và thực thi chínhsách và luật lệ cạnh tranh tại Nhật Bản, góp phầntạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và bìnhđẳng trong những năm qua.

Trước hết, điểm đáng chú ý chính là cáchthức tiến hành nghiên cứu của CPRC. Các hoạtđộng nghiên cứu của CPRC được thực hiện bởinguyên tắc “hợp tác ba bên” trong đó có sự thamgia của của các thành viên của JFTC, các nhàkinh tế, và các chuyên gia về luật pháp.

Sự kết hợp với nhà nghiên cứu và các chuyêngia kinh tế và luật pháp sẽ tạo sự trao đổi giữanhững người thực thi công việc cụ thể và nhữngnhà nghiên cứu lý thuyết. Bên cạnh đó, việcnghiên cứu ba bên sẽ giúp tạo cơ sở trong việctìm cách tiếp cận tối ưu đối với vấn đề cầnnghiên cứu thông qua việc trao đổi và thốngnhất giữa hai cách tiếp cận kinh tế học và luậthọc. Hơn nữa, thành viên JFTC tham gia tiếnhành nghiên cứu sẽ nâng cao được kiến thức vàkỹ năng chuyên môn thông qua hình thức OJT(đào tạo qua công việc).

Trong quá trình hoạt động của mình, CPRCcũng có một số nghiên cứu ngoại lệ mà nguyêntắc “hợp tác ba bên” không được áp dụng. Tuynhiên, với các nghiên cứu này, CPRC vẫn tạo racác nhóm nghiên cứu tương tự dựa trên quanđiểm này.

Song song với hoạt động nghiên cứu do cácnhóm thành viên thực hiện, CPRC hàng năm tổchức một chuỗi các hội thảo, hội nghị, các cuộcgặp gỡ,… trong nước và quốc tế để một mặtgóp phần nâng cao chất lượng của các báo cáonghiên cứu, một mặt quảng bá rộng rãi nhữngkết quả thu được trong quá trình nghiên cứu tớicác cơ quan và tổ chức quan tâm.

Hoạt động hội thảo định kỳ là dịp để cácnghiên cứu chung của CPRC được lấy ý kiến

Trung tâm Nghiên cứu Chính sách cạnh tranh (CPRC) - Một kinh nghiệm hay cho hoạt động của VCN

HƯỚNG TỚI MẠNG LƯỚI CẠNH TRANH QUỐC GIA

Page 24: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BanTinCanhTranh_so4.pdf · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu

V C A D24 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 4 - 2009

HƯỚNG TỚI MẠNG LƯỚI CẠNH TRANH QUỐC GIA

rộng rãi từ các bên liên quan khácnhằm nâng cao chất lượng của cácchủ đề nghiên cứu. Hoạt động nàythường được thực hiện sau các giaiđoạn dự thảo, báo cáo giữa kỳ, báocáo cuối kỳ của mỗi chủ đề nghiêncứu.

Bên cạnh đó, CPRC còn có tổ chứccác hội thảo không chính thức để cácnghiên cứu viên của CPRC và cácchuyên gia đến từ bên ngoài có thểthảo luận tự do và chủ để có thể vượtra khỏi khuôn khổ chủ đề nghiên cứu.Chủ đề này có thể do các thành viêncủa JFTC đề xuất. Hội thảo này cũngđược tổ chức khi có các cơ quan cạnhtranh các nước khác đến thăm và làmviệc tại Nhật Bản.

Họp ngắn vào giờ ăn trưa BBL(Brown Bag Lunch Meeting) cũng làmột hình thức trao đổi được CPRC ápdụng. CPRC thường tổ chức các cuộcgặp ngắn vào giờ ăn trưa để trao đổiý kiến giữa nhân viên và nghiên cứu

viên. Đây là các cuộc trao đổi mangtính chất không chính thức và nhằmcung cấp các thông tin bổ sung bênlề các hội thảo.

Hội thảo mở nhằm giới thiệu cáckết quả nghiên cứu của CPRC như cácnghiên cứu chung, các tài liệu báocáo, các kết quả thảo luận,… cho cáccá nhân và đơn vị bên ngoài CPRC cóquan tâm. Đây cũng là cơ hội để giớithiệu các hoạt động nghiên cứu củacác nhà nghiên cứu là các cộng tácviên của CPRC.

Ngoài ra, CPRC cũng quan tâm tổchức hội thảo quốc tế bàn về các vấnđề cạnh tranh trong đó có mời cácdiễn giả là các thành viên của các tổchức cạnh tranh khu vực và quốc tếnhư EC, Cơ quan cạnh tranh củaMỹ,… các nhà nghiên cứu và giảngviên các trường đại học có uy tín trênthế giới tới tham dự.

Các kết quả nghiên cứu của CPRCsẽ được tổng hợp và xuất bản dưới

dạng bộ tài liệu và được gọi là “Bộ tàiliệu thảo luận của CPRC” (CPRC Dis-cussion Papers Series). Các thànhviên nghiên cứu tổng hợp và biênsoạn lại thành một bộ tài liệu trongđó các ý tưởng và phát hiện từnghiên cứu được phát triển mangtính chuyên môn sâu hơn. Bộ tài liệunày cũng được phổ biến rộng rãi tớicác cá nhân và đơn vị trong và ngoàiCPRC.

Với các hoạt động nghiên cứumang tính phối hợp chặt chẽ giữa cácthành viên JFTC, các nhà kinh tế vàcác chuyên gia luật pháp, đồng thờiquá trình nghiên cứu luôn được sựtham vấn của các bên liên quan khácđã góp phần tạo ra sản phẩm có chấtlượng và mang tính thực tiễn caođóng góp vào thành công của nhiệmvụ lập kế hoạch, dự thảo và ban hànhcác chính sách cạnh tranh của JFTC vàcác cơ quan liên quan khác.

LÊ DUY

phân định rõ cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhànước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở địa phươngtheo đúng quy định tại Điều 25 Nghị định số 55/2008/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ hoặc đã giaocho Sở Công Thương nhưng không tạo các điều kiện vềnhân lực cũng như kinh phí để hoạt động nên gần nhưcông tác Bảo vệ người tiêu dùng ở một số địa phươngđang bị buông trôi.

Về tổ chức bảo vệ người tiêu dùngTổ chức bảo vệ người tiêu dùng là cánh tay nối dài của

cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêudùng, ý thức được điều này nên một số tỉnh, thành phố đãnhanh chóng thành lập được Tổ chức bảo vệ người tiêudùng tại địa phương. Thậm chí có tỉnh đã thành lập đượccác Chi hội bảo vệ người tiêu dùng tới cấp huyện, xã (nhưở Kiên Giang, Phú Thọ) hay đang chuẩn bị thành lập chihội bảo vệ người tiêu dùng ở cấp huyện, xã (Tiền Giang,Sóc Trăng). Trong khi đó, một số hội BVNTD đã được thànhlập nhưng cũng rất lúng túng trong việc tổ chức hoạtđộng hoặc hoạt động không hiệu quả. Một số tỉnh đangcòn ở giai đoạn xúc tiến việc thành lập tổ chức bảo vệngười tiêu dùng, có địa phương còn loay hoay về cơ cấu tổchức, cũng như trình tự, thủ tục thành lập tổ chức bảo vệngười tiêu dùng tại địa phương.

Vấn đề bảo vệ người tiêu dùng là vấn đề rộng lớn,phức tạp. Người tiêu dùng nước ta lại đang trong thời kỳchuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thịtrường nên nhiều thói quen tiêu dùng chưa được thay đổicho phù hợp như: mua hàng không lấy hóa đơn, khôngxem nhãn mác, hướng dẫn sử dụng, thời hạn sử dụng,…Ngay cả khi đã phát hiện quyền lợi của mình bị vi phạm,

người tiêu dùng cũng ngại khiếu kiện, ngại phiền phức vàthường chấp nhận thua thiệt về mình nên dễ bị các nhàkinh doanh bất chính lợi dụng. Trong điều kiện như vậy,tổ chức Bảo vệ người tiêu dùng là tổ chức xã hội tốt nhất,gần nhất giúp tuyên truyền cho người tiêu dùng và cả cáctổ chức, cá nhân kinh doanh về quyền cũng như nghĩa vụcủa mình; giải quyết những khiếu nại thường nhật, nhỏ lẻcủa người tiêu dùng tại địa phương,... Tổ chức này cầnđược các cấp chính quyền địa phương quan tâm đúngmức, tạo các điều kiện vật chất và tinh thần theo đúng quyđịnh tại Nghị định số 55/2008/NĐ-CP ngày 24/4/2008 củaChính phủ để các Hội BVNTD có thể tổ chức, hoạt động,đồng thời giúp cho các cơ quan Nhà nước thực hiện tốtnhiệm vụ của mình.

Nhìn chung, sau gần 20 năm Pháp lệnh Bảo vệ ngườitiêu dùng ra đời công tác bảo vệ người tiêu dùng đã bắtđầu được các cấp, các ngành quan tâm. Bộ Công Thươnglà cơ quan được Chính phủ giao thực hiện chức năng,nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng, đãthành lập bộ phận chuyên trách quản lý Nhà nước về bảovệ người tiêu dùng (Ban Bảo vệ người tiêu dùng tại VCAD).Trên 30 Hội Bảo vệ người tiêu dùng đã được thành lập vàhoạt động cũng đã đạt được những kết quả nhất định. Tuynhiên, công tác bảo vệ người tiêu dùng đang đặt ra nhữngyêu cầu cấp thiết cần có những quy định pháp lý chặt chẽ,đầy đủ hơn, các cơ quan BVNTD cần chuyên nghiệp hơn,mạnh mẽ hơn.

Bộ Công Thương đã được Chính phủ giao chủ trì soạnthảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sẽ trìnhQuốc hội thông qua vào năm 2010. Chúng tôi hy vọngrằng với sự ra đời của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêudùng, công tác bảo vệ người tiêu dùng sẽ có những côngcụ pháp lý và thể chế phù hợp, tốt nhất trong việc bảo vệquyền lợi người tiêu dùng, góp phần tạo lập một môitrường kinh doanh lành mạnh và phát triển.

MINH THĂNG

MỘT SỐ Ý KIẾN...(Tiếp theo trang 17)

Page 25: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BanTinCanhTranh_so4.pdf · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu

V C A D 25CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 4 - 2009

5. Các yếu tố quyết địnhmức độ tập trung kinh tế

Các yếu tố quyết định mức độ tậptrung bao gồm các yếu tố mang tínhhệ thống làm cho ngành/thị trườngbị một số ít doanh nghiệp lớn thốnglĩnh như: hiệu quả kinh tế theo quymô, hàng rào gia nhập và rút lui khỏithị trường, quy định của chính phủ vàchiến lược liên quan hoặc không liênquan tới vấn đề định giá. Một cáchnhìn nhận khác hàm ý rằng quy môkhông nhất thiết đảm bảo cho triểnvọng tăng trưởng của doanh nghiệp.Theo đó, mức độ tập trung kinh tế vàphân bố quy mô trong bất kỳ mộtgiai đoạn nào cũng là kết quả củamột số cú sốc tác động đến quy môcủa doanh nghiệp một cách ngẫu

nhiên. Thông qua hoạt động của quátrình ngẫu nhiên này, theo thời gian,sự phân bố quy mô không đều sẽxuất hiện lệch về số ít doanh nghiệplớn và trải dài các doanh nghiệp nhỏ.Phần này sẽ bàn về cả hai cách tiếpcận nêu trên.

5.1. Các yếu tố mang tính hệthống quyết định mức độ tập trungkinh tế

5.1.1. Hiệu quả kinh tế theo quymô:

Chi phí sản xuất ảnh hưởng đếncấu trúc ngành và hành vi doanhnghiệp.

Hiệu quả kinh tế theo quy mô(economies of scale) đạt được do tiếtkiệm chi phí khi doanh nghiệp thayđổi quy mô (tức là quy mô càng lớn

thì chi phí sản xuất trung bình càngthấp). Có hai loại hiệu quả kinh tếtheo quy mô: thực và danh nghĩa(tiền tệ). Hiệu quả kinh tế thực đạtđược khi thay đổi số lượng đầu vàomang tính vật lý, còn hiệu quả danhnghĩa là thay đổi về chi phí mà doanhnghiệp trả cho các yếu tố sản xuất.Hiệu quả kinh tế theo quy mô cònđược xác định ở mức độ ngành,chẳng hạn khi tiến bộ về công nghệvà tự động làm giảm chi phí của tất cảcác doanh nghiệp.

Tính phi hiệu quả kinh tế theoquy mô xảy ra do hệ thống quản lýtrở nên kém hiệu quả. Khi doanhnghiệp lớn mạnh, các tầng lớp quảnlý trở nên phức tạp hơn, điều này gâykhó khăn cho đội ngũ lãnh đạo trong

TẬP TRUNG KINH TẾ VÀ

XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNGBÙI NGUYỄN ANH TUẤN

(Tiếp theo)

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 26: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BanTinCanhTranh_so4.pdf · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu

việc tiếp nhận, xử lý và truyền đạtthông tin. Doanh nghiệp lớn thì chiphí để thành lập và vận hành cáccông đoạn quản lý cũng tăng theo vàdo đó làm tăng chi phí sản xuất trungbình.

Mối quan hệ giữa quy mô hiệuquả tối thiểu và quy mô ngành là mộtchỉ báo về số lượng doanh nghiệp cóquy mô hiệu quả mà ngành đó có thểchấp nhận, và dẫn tới mức độ tậptrung để đạt được sản xuất hiệu quả.Nếu quy mô hiệu quả tối thiểu (mini-mum efficient scale) là lớn tương đốiso với quy mô ngành, thì một cách tựnhiên, ngành đó sẽ có khuynh hướngtập trung hơn. Ví dụ, có 2 ngành A vàB. Đối với ngành A, quy mô toàn thịtrường là 10.000 đơn vị, trong đó quymô sản xuất hiệu quả tối thiểu là2.000 đơn vị. Điều đó có nghĩa là thịtrường chỉ ủng hộ 5 doanh nghiệphoạt động hiệu quả. Ngược lại, nếungành B cũng có quy mô 10.000 đơnvị, nhưng quy mô hiệu quả tối thiểulà 100 đơn vị sản phẩm thì ngành nàycó đủ cho 100 doanh nghiệp hiệuquả. Do đó, ngành A tập trung hơnngành B.

Một khái niệm khác liên quan vớihiệu quả kinh tế theo quy mô là hiệuquả kinh tế theo phạm vi (economiesof scope). Nếu một doanh nghiệp mởrộng phạm vi hoạt động bằng cáchtham gia vào các quá trình sản xuấtcó liên quan thì chi phí trung bìnhgiảm. Hiệu quả kinh tế theo phạm vilà có được do tiết kiệm chi phí khidoanh nghiệp sản xuất từ hai sảnphẩm trở lên với cùng nguồn lực sửdụng, làm cho chi phí sản xuất kếthợp của nhóm hàng hóa hoặc dịchvụ nhỏ hơn tổng chi phí khi sản xuấtriêng rẽ.

5.1.2 Vòng đời của doanh nghiệpvà ngành:

Một số nhà kinh tế lập luận rằngmức độ tập trung còn tùy thuộc vàovị trí của doanh nghiệp và ngànhtrong vòng đời. Trong giai đoạn đầutiên khi không có một nhà cung cấpnguyên vật liệu nào chuyên biệt thìnhà sản xuất tham gia vào quá trìnhcung ứng vật tư (backward integra-tion). Ngược lại, họ có thể tham giavào quá trình bán hàng (forward in-tegration) để đảm bảo rằng dịch vụbán hàng là phù hợp với định hướngcủa doanh nghiệp. Điều này dẫn đếnmột ngành có độ tập trung cao. Tuynhiên, khi ngành phát triển, cácchuyên gia cung cấp nguyên vật liệu

và phân phối hàng hóa/ dịch vụ xuấthiện, làm cho liên kết theo chiều dọcbị đứt gãy và mức độ tập trung kinhtế giảm đáng kể. Cuối cùng, khi thịtrường trưởng thành và cầu suy giảm,doanh nghiệp quay trở lại liên kết dọcđể bảo vệ thị phần có đang chiềuhướng suy giảm và làm tăng mức độtập trung kinh tế.

5.1.3. Sáng tạo (Innovation)Sáng tạo thành công có thể giúp

doanh nghiệp gia tăng thị phần vàđạt được vị trí thống lĩnh thị trường.Điều này rất có thể có tác động giatăng mức độ tập trung kinh tế. Bằngphân tích giả lập, Nelson và Winter8xác định tác động của các loại hànhvi sáng tạo khác nhau của doanhnghiệp đối với cấu trúc thị trường.Trong mô hình của họ, doanh nghiệpcó thể đầu tư cho sáng tạo hoặc bắtchước doanh nghiệp khác, tùy theocách nào mang lại nhiều lợi nhuậnhơn. Mô hình giả định rằng doanhnghiệp đầu tư càng nhiều cho nghiêncứu và phát triển sẽ càng thành công.Bằng việc sản xuất ở mức sản lượngcao để đáp ứng cầu về sản phẩm, cácdoanh nghiệp thành công sẽ đạtđược lợi thế hiệu quả kinh tế theoquy mô trước đối thủ cạnh tranh,giúp họ mở rộng hơn, và cuối cùngdẫn đến gia tăng mức độ tập trungkinh tế.

5.1.4. Sự tăng trưởng của ngànhTỷ lệ tăng trưởng của một thị

trường sẽ ảnh hưởng đến cường độcạnh tranh. Tập trung kinh tế có xuhướng quan hệ ngược với tốc độ tăngtrưởng của ngành. Khi tốc độ tăngtrưởng cao, các doanh nghiệp hiện tạikhó có thể mở rộng năng lực mộtcách thích hợp để đáp ứng cầu, do đómở ra cơ hội gia nhập thị trường chocác doanh nghiệp nhỏ hơn, và dẫn tớigiảm tập trung kinh tế. Nếu doanhthu không đổi hoặc giảm, các doanhnghiệp hiện tại có thể sẽ cấu kết hoặcthực hiện sức mạnh thị trường nhằmbảo đảm lợi nhuận hiện tại và tươnglai, dẫn tới tăng mức độ tập trungkinh tế.

5.1.5. Quy mô của ngành/thịtrường

Một cách tự nhiên, khi thị trườnglớn thì sẽ có chỗ cho nhiều doanhnghiệp. Kéo theo đó là mức độ tậptrung kinh tế trong các thị trường lớncó khuynh hướng thấp, đặc biệt nếuquy mô hiệu quả tối thiểu là tươngđối nhỏ so với quy mô thị trường. Hailoại ngành chính: Nhóm 1 (dệt may,

da giày, in ấn, xuất bản,…), phân bốquy mô doanh nghiệp được quyếtđịnh bởi các yếu tố ngoại sinh nhưcông nghệ, và Nhóm 2 (chế tạo ô tô,thuốc lá, hóa mỹ phẩm, dượcphẩm,…) trong đó các yếu tố nội sinhdo hành vi chiến lược của doanhnghiệp sẽ quyết định đến mức độ tậptrung kinh tế.

Trong một nghiên cứu do Ủy banChâu Âu tiến hành năm 1997, về mứcđộ tập trung kinh tế của mẫu 71ngành đã cho thấy mức độ tập trungtrong Nhóm 2 cao hơn hẳn Nhóm 1.Trong Nhóm 2 thì tốc độ thay đổi tậptrung kinh tế cũng nhanh hơn Nhóm1, đặc biệt đối với các ngành mà hìnhthái cạnh tranh dựa vào nghiên cứu-phát triển.

5.1.6. Khác biệt hóa sản phẩmDoanh nghiệp có thể làm khác

biệt hóa sản phẩm, dành thị phần vàtăng hàng rào gia nhập để ngăn ngừacạnh tranh mới. Điều này có thể dẫntới mức độ tập trung kinh tế trongngành cao hơn.

5.1.7. Sáp nhậpCó 3 hình thức sáp nhập chính:

chiều ngang, chiều dọc và dạng tổhợp (conglomerate). Sáp nhập theochiều ngang xảy ra khi các doanhnghiệp kết hợp nguồn lực trong cùnggiai đoạn sản xuất và sản phẩm hànghóa và dịch vụ tương tự. Sự sáp nhậpnày có thể dẫn đến giảm chi phí sảnxuất và phân phối của các doanhnghiệp kết hợp. Tuy nhiên, điều nàycũng có thể dẫn tới làm cho ngườitiêu dùng có ít lựa chọn hơn và giá cảcao hơn, vì sáp nhập căn bản sẽ làmgiảm cạnh tranh. Phúc lợi chung củanền kinh tế chịu ảnh hưởng trực tiếpdo một vụ sáp nhập theo 2 hướng:tăng do hiệu quả tăng và giảm dogiảm cạnh tranh.

Sáp nhập theo chiều dọc xảy rakhi doanh nghiệp kết hợp các nguồnlực tại các giai đoạn sản xuất khácnhau, và doanh nghiệp tham gia vào quan hệ cung cấp- sản xuất hoặcsản xuất- bán lẻ. Việc sáp nhập này có thể làm giảm sự bất định khidoanh nghiệp đảm bảo được nguồncung cấp, hoặc giảm chi phí giám sát nhà bán lẻ. Sự kết hợp hoạt độngnày cũng có thể dẫn tới hiệu quảkinh tế theo quy mô. Tuy nhiên, dạngsáp nhập này cũng làm gia tăng

V C A D26 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 4 - 2009

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

(8) Nelson, R.R. và Winter,S. (1982) An Evolu-tion Theory of Economic Change, Cambridge:Cambridge University Press

Page 27: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BanTinCanhTranh_so4.pdf · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu

V C A D 27CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 4 - 2009

sức mạnhthị trường

của doanhnghiệp, và

dẫn tớinhững chiếnlược phản

cạnh tranhnhư giao

dịch độcquyền,

bán kèm,phân biệt

giá cả và duy trìgiá bán lại. Sáp nhập dạng tổ

hợp diễn ra khi doanh nghiệp kết hợpcác nguồn lực đang sản xuất cáchàng hóa và dịch vụ khác nhau. Lợiích có được từ sự hợp lý hóa trongquản lý và kiểm soát chi phí một cáchhiệu quả hơn từ ban lãnh đạo tậptrung. Cạnh tranh giữa các bộ phậncũng có thể dẫn tới giảm giá thành.Tuy nhiên, doanh nghiệp mới đượcđa dạng hóa và có thể có sức mạnhtham gia vào các chiến lược phảncạnh tranh như bán dưới giá thànhhoặc thậm chí giao dịch qua lại (reci-procal deals).

Sáp nhập có thể dẫn tới tăng mứcđộ tập trung kinh tế, vì doanh nghiệptiếp tục khai thác hiệu quả kinh tếtheo quy mô hoặc tận dụng lợi thếsức mạnh thị trường. Tuy nhiên, sápnhập chưa hẳn là hình thức làm tăngtập trung kinh tế lớn nhất, khi so sánhvới tăng trưởng nội sinh, sự rút lui củadoanh nghiệp hiện tại hoặc thay đổiđặc tính của các doanh nghiệp dẫnđầu ngành.

5.1.8. Điều tiết của Chính phủChính sách của chính phủ cũng

có thể ảnh hưởng tới mức độ tậptrung kinh tế. Những chính sách thúcđẩy cạnh tranh bằng cách ngăn cảncác hành vi hạn chế cạnh tranh vàkhông cho phép những vụ sáp nhậpcó thể đi ngược lại “lợi ích chung củaxã hội”, có xu hướng kiềm chế tậptrung kinh tế. Ngược lại, những chínhsách áp đặt hạn chế về số lượngdoanh nghiệp được phép hoạt độngtrong một ngành nhất định và cấpđặc quyền sở hữu cho một số doanhnghiệp chọn lọc có khuynh hướnglàm gia tăng tập trung kinh tế.

5.1.9. Hàng rào gia nhập và rút luikhỏi thị trường

Theo lý thuyết kinh tế học vi mô,việc gia nhập thị trường là yếu tốquan trọng trong quá trình điều

chỉnh giá thị trường về mức cân bằng.Các cách tiếp cận động (Schumpetervà trường phái Áo) nhìn nhận việc gianhập thị trường như một quá trìnhsáng tạo phản ánh sự tương tác giữacác quyết định tạo ra bởi người tiêudùng, nhà kinh doanh và người sởhữu các nguồn lực. Khi hàng rào gianhập cao hơn trong các ngành cónhiều lợi nhuận hoặc trong cácngành có tốc độ tăng trưởng trungbình cao. Việc gia nhập thị trường củadoanh nghiệp mới sẽ chậm hơn đốivới các ngành mà trong đó các doanhnghiệp hiện tại nắm giữ lợi thế cạnhtranh so với các đối thủ tiềm năng.Việc rút lui khỏi thị trường là dễ dàngnếu doanh nghiệp hiện tại không cóhoặc có ít chi phí chìm, và lợi nhuậnthấp.

Mức độ tác động của việc gianhập hoặc rút lui khỏi thị trường đốivới tập trung kinh tế tùy thuộc phầnlớn vào sự kết hợp giữa tỷ lệ rút lui vàgia nhập (hai tỷ lệ này có khuynhhướng tương quan nghịch chiều). Đốivới các ngành có sự gia nhập mới thìcó tỷ lệ tập trung giảm. Tuy nhiên,nếu có một doanh nghiệp lớn gianhập thị trường thì tập trung kinh tếcó khuynh hướng tăng.

5.2. Các yếu tố ngẫu nhiên quyếtđịnh cấu trúc thị trường

Hầu hết các nghiên cứu về yếu tốquyết định mức độ tập trung kinh tếđều có xu hướng nhấn mạnh vai tròcủa các yếu tố mang tính hệ thốngtrong việc quyết định cấu trúc củamột ngành. Các nghiên cứu đó đềungầm giả định rằng quy mô sẽ tạo lợithế cho doanh nghiệp lớn đối với cácđối thủ nhỏ hơn. Hệ quả là, cácnghiên cứu phần lớn đều bỏ qua vaitrò của các yếu tố ngẫu nhiên khôngliên quan đến quy mô doanh nghiệpmặc dù điều này cũng hàm ý về mứcđộ tập trung kinh tế.

Thông qua một chuỗi các cú sốcngẫu nhiên, cấu trúc thị trường có thểtrở nên tập trung hơn ngay cả khi quymô không đảm bảo triển vọng tăngtrưởng cho doanh nghiệp. Lập luậnnày thể hiện trong nguyên lý hiệuứng cân xứng (law of proportionateeffect). Cách tiếp cận này đặt vấn đềrằng sự tăng trưởng của cầu, tài năngđiều hành, tính sáng tạo, cấu trúc tổchức và may mắn được phân bố giữacác doanh nghiệp một cách ngẫunhiên. Do vậy, nếu tốc độ tăng trưởngcủa doanh nghiệp được quyết địnhmột cách ngẫu nhiên, sẽ làm cho

hàm phân phối quy mô doanhnghiệp trở nên lệch (tức moment cấp3 mang dấu âm) về phía một số ítdoanh nghiệp lớn. Sherman (1977)lập luận rằng, trong nhiều trường hợpsự may mắn có tác động quan trọngtrong sự phát triển của doanh nghiệpvà không nên coi tất cả các doanhnghiệp lớn đều là thành công và cóhiệu quả.

Các kết quả thực nghiệm tiếnhành trong 50 năm qua theo mô hìnhnày trong các ngành sản xuất và dịchvụ tại các nước phát triển như Mỹ,Anh, Đức, Áo, Italia và Nhật Bản chokết quả khác nhau. Những nghiêncứu đầu tiên tìm thấy hoặc không cómối quan hệ nào (Hart - Prais (1956)hoặc quan hệ thuận chiều giữa quymô và tăng trưởng của doanh nghiệp(Singh – Whittington (1975). Các kếtquả gần đây cho thấy doanh nghiệpnhỏ phát triển nhanh hơn với các tỷlệ tăng trưởng khác nhau (ví dụDunne – Hughes (1994), Hart – Oul-ton (1996, 1999).

6. Kết luậnBài viết này đã khảo sát sự quan

trọng của tập trung kinh tế trong việcđo đạc cấu trúc thị trường. Bất kỳ mộtcách đo mức độ tập trung nào nhằmnắm bắt cấu trúc thị trường đều cónhững ưu và nhược điểm. Mức độ tậptrung riêng nó không phải là một chỉbáo đầy đủ về điều kiện cạnh tranhtrong bất kỳ một ngành nào. Cácphân tích khác liên quan đến đặc thùcủa ngành, cấu trúc tổ chức và mụctiêu của doanh nghiệp là cần thiết đểxây dựng một bức tranh ý nghĩa vềtình trạng cạnh tranh trên một thịtrường.

Việc xem xét các yếu tố quyếtđịnh đến mức độ tập trung kinh tế đãchỉ ra rằng mức độ và tốc độ thay đổitập trung kinh tế có thể giải thíchbằng hiệu quả kinh tế theo quy mô,hàng rào gia nhập và rời bỏ thịtrường, và hành vi chiến lược, sápnhập, quy định của chính phủ và thayđổi công nghệ. Sự quan trọng của cácyếu tố ngẫu nhiên trong việc quyếtđịnh mức độ tập trung kinh tế cũngđược đề cập. Xu hướng nghiên cứutrong tương lai về tập trung kinh tế làkết hợp cả cách tiếp cận các yếu tốmang tính hệ thống và yếu tố ngẫunhiên để giải thích quá trình biến đổicấu trúc thị trường.

(Hết)

Page 28: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BanTinCanhTranh_so4.pdf · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu

Ban Xử lý chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ (Phòng vệ thương mại) là một đơn vị thuộc VCAD tham mưuvà giúp Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chống bán phá giá, chống trợ cấp và áp dụng cácbiện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, góp phần bảo vệ các ngành sản xuất trong nước trước

sự đe dọa của hàng hóa nhập khẩu. Bên cạnh đó, Ban cũng có nhiệm vụ tham mưu cho Cục trưởng trong việc hỗ trợcác hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp Việt Nam đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và tựvệ của nước ngoài đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Với đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, nhiệt tình, được đào tạo bài bản về các lĩnh vực luật, kinh tế và tài chính, vàphương châm làm việc “đồng hành cùng doanh nghiệp hội nhập kinh tế quốc tế”, Ban Xử lý chống bán phá giá, chốngtrợ cấp và tự vệ đang cùng với các đồng nghiệp của VCAD góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanhnghiệp Việt Nam khi bước vào sân chơi thương mại toàn cầu. Các thành viên của Ban gồm:

Trong nỗ lực chung của VCAD, hướng tới việc tạo lập và duy trì một môi trườngcạnh tranh bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp trong nước trước sức ép củahàng nhập khẩu cũng như nâng cao khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu,nhiệm vụ đặt ra với chúng tôi là:

- Tích cực hỗ trợ các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp Việt Nam đốiphó hiệu quả với các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ củanước ngoài đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam;

- Nghiên cứu, xây dựng và vận hành Hệ thống cảnh báo sớm các vụkiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ đối với các mặt hàng xuấtkhẩu có kim ngạch lớn và thị trường xuất khẩu lớn nhằm chủ động hạn chế tốiđa rủi ro bị áp dụng các biện pháp đối kháng hoặc bị khiếu kiện đa phương ở cácthị trường này;

- Chủ động và kịp thời tổ chức điều tra các hành vi bán phá giá, trợ cấp hoặc xuất khẩu ồ ạt vàothị trường Việt Nam để bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất trong nước.

Lê Sỹ GiảngTốt nghiệp Học viện quan hệ quốctế năm 2001, thạc sĩ kinh tế vàquản lý công của Trường Đại họcTự do Bruxelles (ULB - Vương quốcBỉ), gia nhập VCAD từ đầu năm2005. Hiện là Phó trưởng Ban và đãtừng tham gia xử lý rất nhiều vụviệc chống bán phá và tự vệ đối vớiViệt Nam.

Nguyễn QuangHiểnThạc sỹ Luật kinh tế(Trường Đại học Tours -Cộng Hòa Pháp), gia nhậpVCAD từ năm 2006 và làmột trong bốn thành viênđầu tiên khi Ban đượcthành lập vào đầu năm2006. Là một trong số cácchuyên gia của VCAD cónhiều kinh nghiệm cả vềlý luận và thực tiễn trongviệc xử lý các vụ kiện vềchống bán phá giá,chống trợ cấp và tự vệ.

Nguyễn Thị Nguyệt NgaTốt nghiệp Đại học kinh tế quốc dân,gia nhập VCAD từ năm 2006. Đã phụtrách, xử lý một số vụ việc về điều trachống bán phá giá đối với một sốmặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Vũ Quỳnh GiaoTốt nghiệp Đại họcNgoại thương năm2007, và gia nhậpVCAD từ đầu năm2008.

Vũ Hoài VânTốt nghiệp Học việnNgoại giao - khoa Kinhtế quốc tế, là thànhviên mới của VCAD từtháng 11 năm 2008.

Phạm Thị Vân ThànhTốt nghiệp Khoa Luật, Đạihọc quốc gia Hà Nội vàKhóa Đào tạo Luật sư, Họcviện Tư Pháp Hà Nội. Từnglà Luật sư của Kelvin ChiaPartnership InternationalLaw Firm of Singapore -một trong những công tyLuật quốc tế hàng đầu tạiChâu Á. Gia nhập Ban Xửlý chống bán phá giá,chống trợ cấp và tự vệ từđầu năm 2009.

Tập thể thành viên Ban Xử lýchống bán phá giá, chống trợ cấpvà tự vệ - Ảnh: A.V.

BAN XỬ LÝ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ, CHỐNG TRỢ CẤP VÀ TỰ VỆ

V C A D28 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 4 - 2009

CHÚNG TÔI LÀ AI ?

Nguyễn Chi MaiTốt nghiệp trường Đại học Luật Hà Nộinăm 1996, là một trong những người đầutiên gia nhập VCAD, đã trải qua nhiềukhóa đào tạo về lĩnh vực này tại Hoa Kỳ,Australia, Nhật Bản và Hàn Quốc. Hiệnnay là Trưởng ban và là chuyên gia cónhiều kinh nghiệm nhất về xử lý các vụkiện chống bán phá giá, chống trợ cấp vàtự vệ của Ban.

Phạm Hương GiangThạc sỹ Thương mại Quốc tếĐại học Birmingham, UK,theo học bổng Chevening,Cử nhân Kinh tế đối ngoại(ĐH Ngoại thương), Cử nhânLuật (ĐH Luật), Cử nhânTrung văn (ĐH Ngoại ngữ).Hiện đang theo học lớp đàotạo nghiệp vụ Luật sư (Họcviện Tư pháp). Đã có 5 nămkinh nghiệm tại Ngân hàngNgoại thương Việt nam (Vi-etcombank) trước khi côngtác tại Ban Xử lý chống bánphá giá, chống trợ cấp và tựvệ từ đầu năm 2009.

Page 29: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BanTinCanhTranh_so4.pdf · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu

V C A D 29CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 4 - 2009

HOẠT ĐỘNG KỲ TỚI

Hoạt động: VCAD tham gia Diễnđàn Đông Á và OECD “Tăng cườngcạnh tranh thông qua hội nhập khuvực”

Thời gian: 27-28/4Nội dung: Diễn đàn hợp tác giữa

Tổ chức OECD và các nước ĐôngNam Châu Á lần thứ hai với chủ đề“Tăng cường cạnh tranh thông quahội nhập khu vực” do Chính phủ TháiLan, Ban Thư ký ASEAN, Ngân hàngphát triển Châu Á và Tổ chức OECDphối hợp tổ chức

Thành phần/dự án: Đại diện củaVCAD và các nước

Địa điểm: Thái Lan

Hoạt động: VCAD tham gia Cuộc họp lấy ý kiến cácnước thành viên ASEAN về Dự thảo Chương trình hoạtđộng và thảo luận về cơ chế triển khai các hoạt động củaDự án của Đức tài trợ cho các nước ASEAN về cạnh tranh

Thời gian: 18-19/4Nội dung: Thảo luận, lấy ý kiến của các bên có liên

quan đối với các vấn đề:- Mục tiêu và các chương trình hoạt động trong khuôn

khổ Dự án;- Các phát hiện trong quá trình Nhóm chuyên gia đi

khảo sát nghiên cứu tại các nước;- Các vấn đề phát sinh cần GTZ hỗ trợ;- Phương hướng quản lý và thực hiện các chương trình

mang tính khu vực về cạnh tranh.Thành phần/dự án: Dự án hỗ trợ thực thi chính sách

cạnh tranh cho các nước thành viên ASEAN giai đoạn 2009-2012

Địa điểm: Thái Lan

Hoạt động: Tổ chức khoá đàotạo về phân tích kinh tế do OECDtài trợ cho Việt Nam

Thời gian: 20-22/4Nội dung: Mục tiêu chính của

Hội thảo làm nhằm trang bị chocác cán bộ của Cơ quan cạnh tranhViệt Nam các công cụ lượng hoákinh tế cơ bản hỗ trợ trong quátrình điều tra xử lý các vụ việc cạnhtranh. Thông qua các công cụ nàysẽ giúp các điều tra viên.

Thành phần/dự án: Các cánbộ của VCAD

Địa điểm: Hà Nội

Hoạt động: VCAD tham dự Hội nghị về cạnh tranh tại ĐứcThời gian: 23-29/4Nội dung: Tại Hội nghị này, đại diện các cơ quan cạnh tranh

trên thế giới sẽ thảo luận, chia sẻ những kinh nghiệm trong quátrình thực thi Luật và chính sách cạnh tranh với các chủ đề mangtính chất thiết thực đối với thực tế như sau:

- Mối liên hệ giữa chính sách cạnh tranh với các chính sách pháttriển ngành trong các nền kinh tế chuyển đổi;

- Vai trò của cơ quan cạnh tranh trong việc giải quyết khủnghoảng kinh tế

Thành phần/dự án: VCAD, Lãnh đạo Cơ quan Cạnh tranh cácnước trên thế giới

Địa điểm: Đức

Hoạt động: Tổ chức toạ đàm về cơ chế giải quyết tranh chấpngười tiêu dùng

Thời gian: 22-26/4Nội dung: Hoàn thiện Dự thảo 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu

dùngThành phần/dự án: VCAD, các thành viên Nhóm thường trựcĐịa điểm: Phú Quốc

Page 30: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BanTinCanhTranh_so4.pdf · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu

V C A D30 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 4 - 2009

TẢN MẠN

Dù phải chịu phận thấp dướichân ngô đậu hay được tự dotrong một khoảng đất trời

riêng cây rau khúc cứ tốt tươi, xanhmỡ màng, ngọt ngào thơm hương....Suốt mùa đông cây khúc miệt màisống, dâng trọn hương vị cho đời. Khixuân đến hình như khúc đã kiệt cùngsinh lực, những lá khúc non trở nênxơ xác, tàn tạ. Cây khúc như ngườigoá phụ lặng nhìn sự sinh sôi mơnmởn của những loài cây cỏ khác. Raukhúc có hai loại, khúc nếp và khúc tẻ.Cây khúc tẻ thân cứng, nhiều xơ, màuxanh thẫm mà dài dại nên nhanh già.Cây khúc nếp thân mềm, lá nhỏ hơn,màu xanh nhạt non tơ, có lớp lôngphấn như nhung.

Người đời yêu khúc nếp hơn nữavì nó còn có một mùi thơm dìu dịuthật quyến rũ. Rau khúc nếp được lấyvề nấu canh, làm bánh khúc, khúc tẻngười ta chỉ lấy làm rau lợn. Cùng mộtcái tên, cùng uống sữa dòng sông,cùng hít khí trời vậy mà chị em nhàrau khúc lại có thân phận thật khácnhau trong đời. Không ai biết ngườidân quê tôi biết lấy rau khúc nếp nấucanh, làm bánh từ khi nào. Chỉ biếtrằng trước đây làng từng có hội thilàm bánh khúc. Người tham gia lànhững cô gái chưa chồng, nết na vàcó chút nhan sắc. Người thắng cuộcđược thưởng một tấm lụa đào. Mâmbánh giải nhất được chọn làm lễ vậtđể dâng lên thành hoàng làng- đấnglinh thiêng đã có công lập làng và dạydân làm bánh khúc… Những cuộc thiđó đã lùi xa vào trong kí ức của bà nội.Và bà kể lại những mùa khúc của bà.Bao giờ bà cũng bắt đầu hay kết thúccâu chuyện về rau khúc bằng mộtcâu: “Đói thì ăn rau khúc, rau má,đừng ăn quấy ăn quá mà chết”. Bà đãtừng được nhận tấm lụa điều lần đầutiên tham gia hội thi bánh khúc. Nămđó bà mười lăm tuổi, cuối năm giađình ông nội đến hỏi bà cho ông. Bàchia tay mùa khúc thiếu nữ khi bướcsang tuổi mười sáu. Những câuchuyện một thời của bà về chuyệnlàng chuyện nước, về bến sông quê,về những mùa rau khúc như nướcsông không bao giờ cạn. Lúc ngồi kểchuyện cho các cháu mắt bà sáng lạthường, thứ ánh sáng nhìn như tươivui như tiếc nuối. Những con sóngthời gian xô đẩy hơn tám mươi năm

làm khuôn mặt phúc hậu của bàkhông biết bao nhiêu nếp gấp nhănnheo. Lòng tôi thấy nhoi nhói khichợt nghĩ sẽ đến một ngày khôngcòn được cùng ngồi bên bà như thếnữa.

Mẹ tôi nổi tiếng đảm đang, khéoléo, nhất là trong việc làm bánh khúc.Mặc dù không còn những hội thibánh khúc như trước nhưng khi làngcó việc gì cần đến thứ bánh đó là mẹlại được thể hiện tài năng. Mẹ cũngthường xuyên làm bánh cho cả nhàăn. Để có được cái bánh khúc mà ăncũng thật vất vả, kì công đối với mẹvà các chị. Từ sáng sớm mẹ đã phảingâm gạo, đó là loại nếp cái hoa vàngchỉ để làm bánh và nấu rượu Tết. Cácchị được mẹ sai đi hái rau. Buổi chiều,mẹ phải mượn thêm một cái cối đểmẹ giã rau khúc, còn cái của nhà cácchị thay nhau giã gạo, ngày trướckhông có máy xay bột như bây giờ.Gạo đã qua ngâm phải được phơi lạigần khô, như thế thành bột mới trộnđược với bã, nước cốt rau khúc. Côngviệc này tuy vất vả nhưng làm các chịthích thú. Khi những hạt gạo được giãđi giã lại dưới cánh tay mười bảy mườitám chuyển thành thứ bột mịn màngthì mẹ mới cho các chị dừng côngviệc. Mẹ trộn bột gạo, nước rau, bãrau. Bàn tay mẹ nhào đi nhào lại chođến khi khối bột trắng tinh đó đãchuyển sang màu xanh nhạt và lấmtấm đều những bã rau xanh thẫm. Đỗxanh làm nhân bánh đã được đồ kỹtơi xốp, bùi bùi, nhầy nhậy, ngòn ngọtvì có thêm mỡ và đường. Qua đôi bàntay khéo léo của bốn người phụ nữ làbà nội, mẹ, hai chị chẳng mấy chốc đãhiện ra trong mâm những chiếc bánhtròn vo, xinh xinh như những cáitrứng. Mẹ cho những cái trứng đó vàochõ, mỗi lượt bánh được rải một lượtgạo. Tôi là người hồi hộp nhất bởi cáitính háu ăn của trẻ con. Những lúc đótôi không bỏ đi chơi như mọi khi màtrực quanh nồi bánh. Chưa đun được

mấy chốc mà mùi thơm ngọt, dìu dịutừ nồi bánh đã bay ra. Có lần tôi thèmđến rỏ cả nước miếng, bị các chị trêucho đến sau này. Chờ mãi rồi cũngđến lúc được cầm cái bánh nho nhỏ,lấm tấm xanh, thơm lựng đưa lênmiệng. Nếu không cho vào miệngnhanh có khi nước miếng lại trào ra.Miếng bánh deo dẻo, bùi bùi, ngầyngậy, ngòn ngọt nơi đầu lưỡi cho tôicái cảm giác hạnh phúc, sung sướngvì được tận hưởng cái hương, cái vịcủa đất, của trời đã được nhào nặnqua những bàn tay thân thương…

Tôi lớn lên, ra đi như những ngườicon khác của làng. Dòng sữa từ sôngquê, hương bánh khúc và tình cảmcủa người thân nhiều khi thành nỗinhức nhối trong lòng. Nhớ và đau…

Bây giờ bà nội đã thành ngườithiên cổ, mẹ cũng như quả chín cuốimùa, tôi vẫn mải miết với những đammê của một con chim xa bầy muốntìm phương trời mới. Bãi quê khôngcòn như xưa nữa. Những bãi ngôkhoai biêng biếc xanh, những thảmrau khúc nõn nà, mượt như nhungcũng không còn bởi sự xâm lăng củahàng chục chiếc lò gạch. Bến quêngày đêm ồn ào tiếng máy gạch,tiếng công nông, tiếng ô tô chạy, chảai còn nghe được tiếng thở của dòngsông, tiếng hát ru của những thảmrau khúc. Những chiếc ống khói cứvênh váo đâm lên trời, tuôn ra nhữngcột khói nằng nặng, xám cả chiềuquê… Rau khúc bị tiêu diệt hay đãchạy trốn về trời bởi nó không cònmột không gian thơ mộng, thanhbình để mà sống? Nhịp đời hối hảcuốn người dân quê về với phố thị, aicòn để tâm đến thứ rau mọn mà thuỷchung, thơm thảo một thời. Bao thứrau quả, bánh trái Ta - Tây - Tàu ngự trị,rau khúc, bánh khúc biết phận mìnhlắm!

Có ai còn thấy thổn thức lòng vớihương khúc năm xưa?

NGUYÊN PHÚ

Mùa khúc nếp

Page 31: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BanTinCanhTranh_so4.pdf · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu

V C A D 31CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 4 - 2009

CHỨC NĂNG & NHIỆM VỤ� Chủ trì xây dựng và quản lý hệ

thống thông tin dữ liệu về cạnh tranh,chống bán phá giá, chống trợ cấp, ápdụng biện pháp tự vệ và bảo vệ quyềnlợi người tiêu dùng; tổ chức lưu giữ vàbảo quản hồ sơ vụ việc đã được VCADvà các cơ quan có thẩm quyền khác xửlý để phục vụ cho công tác chuyênmôn của VCAD;

� Cung cấp thông tin trong nướcvà quốc tế phục vụ cho công tác quảnlý, điều hành, xây dựng pháp luật vàhoạch định chính sách của VCAD;

� Chủ động phát triển các hoạtđộng dịch vụ thông tin phục vụ yêucầu của các cơ quan quản lý nhà nước,các tổ chức, cá nhân trong và ngoàinước theo quy định của pháp luật vàchỉ đạo của Cục trưởng;

� Phối hợp với các đơn vị liênquan để biên tập và phát hành các ấnphẩm định kỳ giới thiệu, tuyên truyềnvề quản lý cạnh tranh, bảo vệ ngườitiêu dùng, các biện pháp chống bánphá giá, chống trợ cấp, áp dụng cácbiện pháp tự vệ và các hoạt độngkhác của Cục;

� Xây dựng và duy trì Hệ thốngQuản lý tri thức của VCAD;

� Tham gia hỗ trợ và phối hợp vớicác đơn vị thuộc Cục trong công tácnghiên cứu, phân tích thông tin vụviệc theo chỉ đạo của Cục trưởng;

�Thực hiện các hoạt động hợp tácquốc tế trong phạm vi được phâncông.

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANHLuôn vượt sự mong đợi của bạn

Trung tâm Thông tin cạnh tranh (CCID) là một đơn vị sự nghiệp thuộc CụcQuản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương, được thành lập theo quy định tại Nghị địnhsố 06/2006/ND-CP ký ngày 09/01/2006 của Chính phủ.

BỘ CÔNG THƯƠNG

Cục Quản lý cạnh tranh (VCAD)

Trung tâm Thông tin cạnh tranh(CCID)

Phòng Phát triển dịch vụthông tin & dữ liệu

Phòng Tổng hợp & Quan hệ công chúng

Phòng Thông tin Bảo vệ ngườitiêu dùng

Bản tin Cạnh tranh & Ngườitiêu dùng

Phòng Thông tin Phòng vệthương mại

Phòng Thông tin Cạnh tranh

CƠ CẤU TỔ CHỨC

25 Ngô Quyền, Hoàn KiếmHà Nội, Việt Nam

Tel: (84.4) 2220 5305Fax: (84.4) 2220 5303

Email: [email protected]

Ảnh: H.N. Các cán bộ trẻ của CCID

Page 32: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BanTinCanhTranh_so4.pdf · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu

Biên tập, phát hành các tài liệu tham khảo chuyên ngành là mộttrong những nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến chính sách và phátluật về Cạnh tranh, Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và phòng vệthương mại của Cục Quản lý cạnh tranh.

Độc giả có nhu cầu tham khảo xin vui lòng liên hệ với:Trung tâm Thông tin cạnh cạnh (CCID)Địa chỉ: Tầng 6 - 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm - Hà Nội, Việt NamTel: (84.4) 2220 5305 * Fax: (84.4) 2220 5303Email: [email protected] * Website: www.ccid.vn