[btn tuần 1] pl trong kinh doanh vận tải quốc tế

13
[ATC GROUP] 1 BÀI TÌM HIỂU PHÁP LUẬT TRONG KINH DOANH VẬN TẢI QUỐC TẾ I. KHÁI NIỆM VỀ KINH DOANH VẬN TẢI QUỐC TẾ Theo Điều 233 Luật thương mại: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.” Định nghĩa mang tính học thuật Hiện có nhiều định nghĩa học thuật về thuật ngữ logistics. Theo Hiệp hội các nhà chuyên nghiệp về quản trị chuỗi cung ứng (Council of Supply Chain Management Professionals - CSCMP), thì thuật ngữ này được định nghĩa khá đầy đủ như sau: “Quản trị logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Hoạt động của quản trị logistics cơ bản bao gồm quản trị vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, thiết kế mạng lưới logistics, quản trị tồn kho, hoạch định cung/cầu, quản trị nhà cung cấp dịch vụ thứ ba. Ở một số mức độ khác nhau, các chức năng của logistics cũng bao gồm việc tìm nguồn đầu vào, hoạch định sản xuất, đóng gói, dịch vụ khách hàng. Quản trị logistics là chức năng tổng hợp kết hợp và tối ưu hóa tất cả các hoạt động logistics cũng như phối hợp hoạt động logistics với các chức năng khác như

Upload: lonelybabi

Post on 08-Feb-2016

32 views

Category:

Documents


14 download

DESCRIPTION

Pháp luật kinh doanh trong vận tải đường biển

TRANSCRIPT

Page 1: [BTN Tuần 1] PL trong kinh doanh vận tải quốc tế

[ATC GROUP] 1

BÀI TÌM HIỂU

PHÁP LUẬT TRONG KINH DOANH VẬN TẢI QUỐC TẾ

I. KHÁI NIỆM VỀ KINH DOANH VẬN TẢI QUỐC TẾ

Theo Điều 233 Luật thương mại:

“Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”

Định nghĩa mang tính học thuật

Hiện có nhiều định nghĩa học thuật về thuật ngữ logistics. Theo Hiệp hội các nhà chuyên nghiệp về quản trị chuỗi cung ứng (Council of Supply Chain Management Professionals - CSCMP), thì thuật ngữ này được định nghĩa khá đầy đủ như sau:

“Quản trị logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Hoạt động của quản trị logistics cơ bản bao gồm quản trị vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, thiết kế mạng lưới logistics, quản trị tồn kho, hoạch định cung/cầu, quản trị nhà cung cấp dịch vụ thứ ba. Ở một số mức độ khác nhau, các chức năng của logistics cũng bao gồm việc tìm nguồn đầu vào, hoạch định sản xuất, đóng gói, dịch vụ khách hàng. Quản trị logistics là chức năng tổng hợp kết hợp và tối ưu hóa tất cả các hoạt động logistics cũng như phối hợp hoạt động logistics với các chức năng khác như marketing, kinh doanh, sản xuất, tài chính, công nghệ thông tin.”

Vậy, kinh doanh vận tải quốc tế có thể hiểu một cách đơn giản là bao gồm các hoạt động liên quan đến giao nhận hàng hoá từ nước này sang nước khác.

II. QUY ĐỊNH QUỐC TẾ

Theo lý thuyết nhà kinh tế người Anh, Alfred Marshall (1842-1924) đưa ra thì thời kỳ

kinh tế công nghiệp, sản xuất lặp đi lặp lại. Cạnh tranh bằng chất lượng hàng hóa và dịch

vụ, giá cả do nguồn tài nguyên có hạn nên phân phối tuân thủ theo “thuyết thù lao giảm

dần”. Với các nguyên lý đó, về cơ bản nền kinh tế ổn định, có thể dự đoán được giá cả

dẫn tới thị trường được phân chia đồng đều. Của cải vật chất thời kỳ này có thể là tư hữu

Page 2: [BTN Tuần 1] PL trong kinh doanh vận tải quốc tế

2 [ATC GROUP]

hoặc công hữu nhưng vật chất chỉ có hạn, nên sử dụng càng nhiều thì giá trị của nó cảng

giảm. Để kinh doanh trong thời kỳ công nghiệp, các dịch vụ logistics chịu sự tác động

của hệ thống luật pháp quốc gia và quốc tế. Trong chừng mực nào đó, yếu tố luật quốc

gia của các cường quốc kinh tế đóng vai trò rất quan trọng.

Chẳng hạn, dịch vụ Logistics liên quan tới vận tải biển chịu sự tác động của các điều ước

quốc tế như: Công ước quốc tế về vận tải đơn năm 1924 tại Brussel, Nghị định thư sửa

đổi năm 1968, công ước vận chuyển hàng hóa bằng đường biển năm 1978… Liên quan

tới vận tải hàng không cóC ước thống nhất vận chuyển năm 1929, Nghị định thư 1955,

Công ước Vacsava 1975, Montreal (Canada), 1999.

Năm 1980 có công ước quốc tế vận tải đa phương thức 1980… Công ước thống nhất thủ

tục hải quan tại Kyoto (Nhật) năm 1973. Hầu hết các công ước quốc tế như vậy được

hình thành từ các nước có kinh tế phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật… các thành viên

khác chấp thuận. Có thể nói, các công ước quốc tế cũng như các tập quán thương mại

quốc tế được hình thành chủ yếu từ các nước phát triển, đó là luật chơi dẫn dắt toàn cầu.

III. QUY ĐỊNH TRONG NƯỚC

Nếu xét trên góc độ hình thái kinh tế, dịch vụ Logistics ở VN hiện nay đang chịu tác động

“giao thoa” của thời đại kinh tế công nghiệp (dù rằng nước ta đang phấn đấu để trở thành

một nước công nghiệp - 2020) và nền kinh tế tri thức (Dù chỉ có các nước phát triển đang

trong giai đoạn mới bắt đầu).

Khi VN là thành viên của 10 nước ASEAN, dịch vụ logistics còn chịu tác động của các

thỏa thuận tại khu vực như: Hiệp định vận tải qua biên giới (GMS) 1999; Tạo thuận lợi

cho hàng hóa quá cảnh (1968); Hiệp định khung vận tải đa phương thức ASEAN 2005.

Trong quá trình kinh doanh dịch vụ logistics thời kỳ công nghiệp cũng phải thực hiện các

tập quán quốc tế, chẳng hạn, điều kiện giao nhận hàng (INCOTERMS); Quy tắc thực

hiện tín dụng chứng từ; Bảo hiểm hàng hóa trong quá trình vận chuyển, bốc xếp, lưu kho,

giao nhận…

Page 3: [BTN Tuần 1] PL trong kinh doanh vận tải quốc tế

[ATC GROUP] 3

Mặt khác, trong thời kỳ công nghiệp hệ thống luật pháp VN đang hoàn thiện. Để phù hợp

với xu thế hội nhập quốc tế, hầu hết các luật kinh tế đều có mục áp dụng luật pháp quốc

tế. Khi luật pháp nước ta có quy định trái với những công ước của tổ chức quốc tế mà VN

là thành viên và đã cam kết thực hiện thì thực hiện theo quy định của quốc tế. Những quy

định đó thể hiện VN đang trong quá trình hội nhập sâu trong nền kinh tế toàn cầu, trong

đó kinh doanh dịch vụ logistics có những điều kiện thuận lợi cơ bản, đồng thời cũng tạo

ra thách thức rất lớn trong hệ thống luật pháp quốc gia và quốc tế.

Để hội nhập quốc tế trong thời kỳ công nghiệp và thời đầu kinh tế tri thức, hệ thống luật

pháp pháp VN liên quan tới logistics đã được hình thành. Luật Thương mại năm 2005

đã thay thế Luật Thương mại 1997, trong đó dịch vụ logistics được thay cho dịch vụ giao

nhận. Năm 2005, Bộ Luật Hàng hải sửa đổi Bộ Luật Hàng hải 1990, đã đưa luật hàng hải

VN phù hợp dần với luật quốc tế. Đồng thời với luật hàng hải các luật hàng không, đường

bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, luật hải quan, luật các tổ chức tín dụng, luật bảo

hiểm… cũng ra đời. Năm 2006, VN chính thức công nhận Công ước tạo điều kiện thuận

lợi cho tàu biển ra vào cảng biển (FAL-65). Nghị định 140/2007 ngày 5.9.2007 điều

chỉnh hoạt động logistics và Nghị định 87/2009/NĐ-CP ngày 29.10.2009 về vận tải đa

phương thức… là cơ sở pháp lý rất quan trọng tác động tới kinh doanh dịch vụ logistics

tại VN.

Tóm lại, dịch vụ logistics VN là loại kinh doanh thời kỳ tri thức, trong đó yếu tố thông tin

đóng vai trò đặc biệt quan trọng, nhưng lại đang chịu sự tác động nặng nề của các quy

luật kinh tế, luật pháp thời kỳ “nông nghiệp” và “tiền công nghiệp”. Chính vì thế, dịch vụ

logistics tại VN đang có cơ hội phát triển mạnh nhưng cũng gặp phải thách thức rất gay

go, đòi hỏi các doanh nghiệp và Chính phủ phải có những giải pháp thích hợp mới trong

hệ thống luật pháp tạo điều kiện tốt hơn để dịch vụ logistics tại VN mang lại hiệu quả

kinh tế lớn và bền vững cho đất nước.

IV.NHỮNG BẤT CẬP CHÍNH TRONG THỰC TẾ VỀ QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU

HÀNH

Page 4: [BTN Tuần 1] PL trong kinh doanh vận tải quốc tế

4 [ATC GROUP]

Bất cập lớn nhất hiện nay là hệ thống pháp luật điều chỉnh logistics thương mại chưa

đồng bộ, thiếu nhất quán, chưa quy định rõ ràng, rành mạch về trách nhiệm và giới hạn

quản lý giữa các cơ quan nhà nước trong việc quản lý về hoạt động logistics thương mại,

nhất là giữa Bộ Công thương và Bộ Giao thông vận tải, qua đó đã làm cho việc quản lý

và điều hành hoạt động logistics thương mại còn gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều cơ quan

tham gia quản lý, nhưng chưa có một cơ quan điều hành chung về logistics thương mại.

Ngay cả Hiệp hội cũng không xác định được cơ quan nào quản lý chính Hiệp hội ngành

nghề logistics thương mại. Chúng ta cần có bước đột phá trong công tác quản lý hoạt

động logistics để tạo thuận lợi cho các hoạt động logistics thương mại phát triển.

Hệ thống luật pháp nước ta đang từng bước hoàn thiện theo hướng hội nhập quốc tế, hệ

thống cảng biển bắt đầu được nhìn nhận dài hơn thông qua quy hoạch tại Quyết định

2190/QĐ-TTg ngày 24.12.2009 quy hoạch đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Tuy nhiên

đến nay, cả hệ thống quy hoạch và hệ thống luật pháp đã bộc lộ nhiều hạn chế: Thiếu

đồng bộ giữa xây dựng cảng và khai thác cảng, thiếu đồng bộ các loại hình vận tải: Sắt,

sông, biển, bộ… Chẳng hạn, xe kéo container Hyndai 3 cầu có thể kéo tải trọng cho phép

tới 45-48 tấn, nhưng cầu đường bộ chỉ cho phép tới 3o tấn… Trong hệ thống cảng chưa

hình thành cảng có cầu nước sâu tới 22m theo chuẩn độ sâu cho tàu container loại 15-

18.000 TEU… Hệ thống thông tin bảo đảm quản lý container mọi nơi, mọi lúc chưa được

thực hiện trên hệ thống mạng của quốc gia…

Nội dung về điều kiện cấp phép hoạt động logistics thương mại chưa thống nhất giữa các

văn bản pháp luật điều chỉnh logistics thương mại, còn gây phiền hà cho doanh nghiệp.

Điển hình là giữa các quy định tại Nghị định 140/2007/NĐ-CP (5.9.2007) quy định chi

tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm

đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và Nghị định 87/2009/NĐ-CP

(19.10.2009) về Vận tải đa phương thức và Nghị định 89/2011/NĐ-CP (10.10.2011) sửa

đổi Nghị định 87/2009/NĐ-CP. 

Bên cạnh đó, việc quản lý hoạt động của các công ty cung cấp dịch vụ logistics thương

mại sau khi đã được cấp phép hoạt động còn chưa chặt chẽ, thiếu kiểm tra thường xuyên.

Page 5: [BTN Tuần 1] PL trong kinh doanh vận tải quốc tế

[ATC GROUP] 5

V.NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CẦN ĐIỀU CHỈNH

Để bước đầu điều chỉnh những bất hợp lý trên đây tạo điều kiện cho logistics thương mại

phát triển, chúng ta cần tập trung vào các vấn đề chính sau:

Sửa đổi Luật Thương mại 2005, Mục 4, trước hết là nội hàm định nghĩa về logistics đầy

đủ như chức năng của nó. Định nghĩa về logistics cần bao gồm các nội dung của dây

chuyền logistics thương mại trong quản lý dây chuyền cung ứng hiện đại. Đó là “quá

trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát có hiệu quả sự luân chuyển, lưu kho hàng hóa,

các dịch vụ và thông tin có liên quan từ điểm gốc đến nơi tiêu dùng theo đúng yêu cầu

của khách hàng”

Về tên Mục 4, đề nghị xem xét sửa đổi thành logistics thương mại, thay vì dịch vụ

logistics và thuật ngữ logistics không nên “được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-

gi-stíc” mà giữ nguyên là logistics. Cần xem xét sửa đổi các quy định về quản lý nhà

nước về logistics, giới hạn trách nhiệm của người cung cấp dịch vụ logistics thương mại,

quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics thương mại,  nhằm hỗ trợ tích cực cho

các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics của Việt Nam phát triển, qua đó tạo thuận lợi

tối đa cho thương mại và đầu tư, nâng cao sức cạnh tranh của thương mại.

Ngoài việc cần thiết phải sửa đổi định nghĩa về dịch vụ logistics, Luật Thương mại 2005

cũng cần phải sửa đổi nhiều chương, điều cho phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế

quốc tế và các cam kết trong Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và trong ASEAN của

Việt Nam. Trong quá trình thực hiện Dự án rà soát pháp luật kinh doanh do VCCI chủ trì,

có nhiều ý kiến của các doanh nghiệp, các chuyên gia pháp lý đã được tập hợp đầy đủ

những vấn đề lớn gây cản trở cho hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu

và logistics thương mại, đưa ra các kiến nghị hợp lý và khả thi để trình Chính phủ và các

Ủy ban của Quốc hội xem xét, trong đó có Luật Thương mại. Trong khi chờ Quốc hội

thông qua Luật Thương mại sửa đổi, chúng ta cũng cần tiến hành ngay việc sửa đổi, tạo

sự thống nhất các văn bản dưới luật, nhất là các văn bản đã nêu trên đây nhằm tạo sự

minh bạch và thông thoáng cho các hoạt động logistics thương mại phát triển. Trước hết

Page 6: [BTN Tuần 1] PL trong kinh doanh vận tải quốc tế

6 [ATC GROUP]

là những quy định về điều kiện kinh doanh, cấp phép và trách nhiệm dân sự của các nhà

cung cấp dịch vụ logistics; các quy định về dịch vụ logistics và vận tải đa phương thức

phù hợp với Luật Thương mại, các luật điều chỉnh của mỗi phương thức vận tải, Hiệp

định tạo thuận lợi cho vận tải người và hàng hóa qua biên giới giữa các nước Tiểu vùng

Mê Kông mở rộng (GMS) và Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức. Việc

quản lý nhà nước và điều hành hoạt động logistics của Chính phủ cần được cải thiện, trên

cơ sở nhận thức logistics thương mại là một ngành cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng cao

cho thương mại, đầu tư và phát triển kinh tế của đất nước, cần hoàn thiện quy định về

logistics, coi vận tải đa phương thức là một bộ phận quan trọng của logistics thương mại.

Từ đó cần sửa đổi, bổ sung Nghị định 140/2007 NĐ-CP và các Nghị định 87/2009/NĐ-

CP, Nghị định 89/2011/NĐ-CP về vận tải đa phương thức để thống nhất các quy định liên

quan đến đăng ký kinh doanh và giới hạn trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh

logistics. Thực hiện được nội dung này sẽ giúp cho việc quản lý và điều hành ở cấp độ vĩ

mô được tốt hơn, tạo thuận lợi cho thương mại và logistics thương mại phát triển.

Cần có sự phối hợp và hợp tác hữu hiệu hơn nữa giữa các Bộ, Ngành có liên quan, trước

hết là Bộ Công thương và Bộ Giao thông vận tải trong việc quản lý và điều hành hoạt

động logistics thương mại của VN, nhất là trong việc đề ra các quy định liên quan đến

hoạt động logistics, như quy định thống nhất về tải trọng trục xe cho các loại cầu đường

đang sử dụng và sẽ xây dựng mới, quy định về cấm xe tải vào thành phố kết hợp với an

toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông để không làm ảnh hưởng lớn đến các hoạt

động logistics. Chúng ta nên sớm thành lập Ủy ban quốc gia điều phối hoạt động

logistics.

Tăng cường công tác kiểm tra của Nhà nước đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ

logistics thương mại, nhất là các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại VN, trong

việc thực hiện nghiêm chỉnh Nghị định 140/2007/NĐ-CP về logistics và Nghị định

89/2011/NĐ-CP về vận tải đa phương thức, nhằm đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa

các doanh nghiệp kinh doanh logistics thương mại.

Page 7: [BTN Tuần 1] PL trong kinh doanh vận tải quốc tế

[ATC GROUP] 7

Với vai trò quản lý của mình, Chính phủ cần xây dựng một thể chế pháp lý minh bạch,

kết hợp với việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và đảm bảo an ninh, an toàn

quốc gia cho ngành logistics, hướng tới một ngành logistics xanh, qua đó tạo thuận lợi

cho logistics thương mại và các nhà cung cấp dịch vụ logistics phát triển có hiệu quả và

bền vững. Trong vai trò quản lý của mình, chính phủ Singapore tập trung vào ba vấn đề:

lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, xây dựng kết cấu hạ tầng và đưa ra các chính sách

khuyến khích logistics phát triển (như các ưu đãi về thuế, nguồn vốn cho vay, hỗ trợ

nguồn lực và đào tạo)

Về mặt quản lý nhà nước, các hoạt động logistics thương mại hiện nay do nhiều cơ quan

khác nhau chịu trách nhiệm quản lý, trong đó Bộ Công thương chịu trách nhiệm chung

trước Chính phủ về việc quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics.

Theo Điều 9 Nghị định 140/2007/NĐ-CP (5.9.2007), Bộ Công thương chịu trách nhiệm

chung trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh

dịch vụ logistics; Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông

trong phạm vi  nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm kiểm tra giám sát các hoạt

động kinh doanh dịch vụ logistics liên quan, bao gồm tổ chức kiểm tra, giám sát việc bảo

đảm các điều kiện kinh doanh và tuân thủ các quy định pháp luật của thương nhân kinh

doanh dịch vụ logistics trong lĩnh vực được phân công; Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách

nhiệm hướng dẫn việc đăng ký kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định hiện hành của

pháp luật; Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm phối hợp

với các Bộ nêu trên trong công tác quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ logistics. Đây

là nội dung quản lý nhà nước cần được xem xét cải tiến nhằm tạo sự tập trung trong việc

quản lý nhà nước về logistics thương mại nói chung và quản lý chỉ đạo Hiệp hội Doanh

nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam nói riêng.

Page 8: [BTN Tuần 1] PL trong kinh doanh vận tải quốc tế

8 [ATC GROUP]

Page 9: [BTN Tuần 1] PL trong kinh doanh vận tải quốc tế

[ATC GROUP] 9

DANH SÁCH NHÓM ATC

1. Nguyễn Thị Thu Hằng

2. Mai Thị Minh

3. Kiều Bích Hạnh

4. Đỗ Quỳnh Hoa

5. Nguyễn Thị Mỹ Dung

6. Lê Kiều Oanh

7. Đoàn Thị Thảo

8. Bích Liên

9. Phạm Khắc Hiếu

10. Hồ Huy Hoàng