b¸o c¸obaodientu.chinhphu.vn/uploaded/duongphuonglien/2014_12_26... · web viewĐồng thời,...

31
BỘ TÀI CHÍNH Số: /BC- BTC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2014 BÁO CÁO Đánh giá công tác thực hiện nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2014, triển khai nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2015 (Tài liệu phục vụ Hội nghị tổng kết công tác tài chính - ngân sách Nhà nước năm 2014, triển khai nhiệm vụ tài chính - ngân sách Nhà nước năm 2015, ngày 24 tháng 12 năm 2014) Phần thứ nhất ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐIỀU HÀNH TÀI CHÍNH - NSNN NĂM 2014 Nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2014 được thực hiện trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới diễn biến rất phức tạp; kinh tế toàn cầu phục hồi chậm hơn dự báo; xung đột vũ trang xảy ra ở nhiều khu vực và vùng lãnh thổ. Ở trong nước, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, tăng trưởng kinh tế có bước phục hồi 1 ; lạm phát được kiểm soát 2 ; lãi suất huy động và cho vay giảm; xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng cao và tiếp tục xuất siêu 3 ... Tuy nhiên, tình hình vẫn còn nhiều khó khăn; năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, tổng cầu tăng chậm; số doanh nghiệp phải giải thể, ngừng hoặc thu hẹp hoạt động còn lớn 4 ; thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường. Việc Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế, ngang nhiên hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam đã đe doạ nghiêm trọng hoà bình, ổn định và phát triển kinh tế đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo kịp thời, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; ngành Tài chính

Upload: others

Post on 22-Feb-2020

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: B¸o c¸obaodientu.chinhphu.vn/Uploaded/duongphuonglien/2014_12_26... · Web viewĐồng thời, để tăng cường công khai, minh bạch; tăng cường trách nhiệm của

BỘ TÀI CHÍNH

Số: /BC-BTC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2014

BÁO CÁO Đánh giá công tác thực hiện nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2014,

triển khai nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2015(Tài liệu phục vụ Hội nghị tổng kết công tác tài chính - ngân sách Nhà nước

năm 2014, triển khai nhiệm vụ tài chính - ngân sách Nhà nước năm 2015,

ngày 24 tháng 12 năm 2014)

Phần thứ nhấtĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐIỀU HÀNH TÀI CHÍNH - NSNN NĂM 2014

Nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2014 được thực hiện trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới diễn biến rất phức tạp; kinh tế toàn cầu phục hồi chậm hơn dự báo; xung đột vũ trang xảy ra ở nhiều khu vực và vùng lãnh thổ. Ở trong nước, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, tăng trưởng kinh tế có bước phục hồi1; lạm phát được kiểm soát2; lãi suất huy động và cho vay giảm; xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng cao và tiếp tục xuất siêu3... Tuy nhiên, tình hình vẫn còn nhiều khó khăn; năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, tổng cầu tăng chậm; số doanh nghiệp phải giải thể, ngừng hoặc thu hẹp hoạt động còn lớn4; thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường. Việc Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế, ngang nhiên hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam đã đe doạ nghiêm trọng hoà bình, ổn định và phát triển kinh tế đất nước.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo kịp thời, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; ngành Tài chính đã triển khai quyết liệt, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm các giải pháp thực hiện nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2014 Quốc hội, Chính phủ đã đề ra. Nhờ có sự nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và nhân dân cả nước; sự phối hợp nhịp nhàng có hiệu quả của các ngành, các cấp và nỗ lực vươn lên của cộng đồng các doanh nghiệp, công tác điều hành tài chính - NSNN năm 2014 đã đạt được những kết quả tích cực. Cụ thể trên các mặt chủ yếu như sau:

1. Tập trung triển khai các giải pháp tài chính - NSNN nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp:

Page 2: B¸o c¸obaodientu.chinhphu.vn/Uploaded/duongphuonglien/2014_12_26... · Web viewĐồng thời, để tăng cường công khai, minh bạch; tăng cường trách nhiệm của

Ngay từ đầu năm, Bộ Tài chính đã tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu theo các Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 2/1/2014 của Chính phủ5. Trong quá trình điều hành, bám sát tình hình thực hiện đã chủ động trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định một số giải pháp, điều chỉnh chính sách về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp6 (Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 25/8/2014 của Chính phủ; Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 21/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ); trên cơ sở đó, khẩn trương hướng dẫn và tổ chức thực hiện; định kỳ tổ chức đối thoại với doanh nghiệp. Đặc biệt, ngay sau khi xảy ra việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan tại vùng biển nước ta, Bộ Tài chính đã kịp thời trình Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo các cơ quan chức năng (thuế, hải quan, cơ quan tài chính địa phương, công ty bảo hiểm) thực hiện có hiệu quả các giải pháp7 để hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khắc phục thiệt hại, góp phần sớm đưa doanh nghiệp trở lại hoạt động bình thường và ổn định đời sống của người lao động, qua đó đã nhận được sự đồng thuận và phản ứng tích cực từ các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài; tạo lòng tin của nhà đầu tư nước ngoài vào môi trường sản xuất - kinh doanh tại Việt Nam.

Đồng thời, đã đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan trình Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế, trong đó điều chỉnh một số chính sách ưu đãi thuế (miễn thuế, giảm thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp thuế); khẩn trương hướng dẫn tổ chức thực hiện, góp phần giảm thiểu chi phí tuân thủ thủ tục thuế và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người nộp thuế.

2. Điều hành quyết liệt thu, chi NSNN; phấn đấu tăng thu, quản lý chi ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm, nâng cao hiệu quả; tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính:

a) Nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự vào cuộc của các Bộ, ngành, cấp uỷ, chính quyền địa phương và nỗ lực của ngành tài chính, đến nay kết quả thu NSNN đạt được là tích cực:

Trên cơ sở số thu 9 tháng đầu năm và làm việc với các địa phương, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội đánh giá thu năm 2014 đạt 110,6%8 (vượt 63,7 nghìn tỷ đồng) so dự toán. Kết quả đến ngày 22/12/2014 thu NSNN là 831,19 nghìn tỷ đồng, đạt 106,2% dự toán, bằng 98,2% số ước thu cả năm đã báo cáo Quốc hội; trong đó: thu nội địa đạt 105% dự toán, bằng 98,6% mức đánh giá cả năm đã báo cáo Quốc hội; thu dầu thô đạt 118,4% dự toán, bằng 94,3% mức đánh giá cả năm đã báo cáo Quốc hội; thu cân đối từ hoạt động XNK đạt 104,5% dự toán, bằng 100,1% mức đánh giá cả năm đã báo cáo Quốc hội. Ước tính cả năm thu NSNN đảm bảo mức đánh giá đã báo cáo Quốc hội. Hầu hết các địa phương đều thu đạt và vượt dự toán được giao. Nguồn vượt thu NSNN dành 10 nghìn tỷ đồng chuyển nguồn sang 2015

2

Page 3: B¸o c¸obaodientu.chinhphu.vn/Uploaded/duongphuonglien/2014_12_26... · Web viewĐồng thời, để tăng cường công khai, minh bạch; tăng cường trách nhiệm của

thực hiện chính sách tiền lương; phần còn lại tập trung thanh toán nợ và tăng chi trả nợ của NSNN.

Trong bối cảnh năm 2014 kinh tế chưa có sự tăng trưởng đột phá, hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp còn khó khăn; đồng thời nhiều chính sách thuế được thực hiện theo hướng tăng ưu đãi, tạo thêm nguồn lực cho doanh nghiệp tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, làm giảm thu NSNN trong ngắn hạn. Với quyết tâm phấn đấu hoàn thành vượt dự toán thu NSNN đã được Quốc hội quyết định, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ giao; ngay từ đầu năm, Bộ Tài chính đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, cấp uỷ và chính quyền địa phương, động viên và tranh thủ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân để làm tốt công tác chỉ đạo, điều hành thu NSNN. Đồng thời, tổ chức quán triệt đến toàn thể cán bộ, công chức trong hệ thống Thuế và Hải quan về tầm quan trọng và các giải pháp để tăng cường quản lý thu, chống thất thu, hạn chế nợ đọng thuế.

Trong chỉ đạo điều hành, Bộ Tài chính đã thường xuyên theo dõi, đánh giá, tập trung chỉ đạo hệ thống Thuế, Hải quan và các đơn vị chức năng của Bộ: (i) Duy trì thường xuyên công tác rà soát, nắm đối tượng và nguồn thu ngân sách trên địa bàn, tăng cường công tác chống thất thu, kịp thời phát hiện các địa bàn, lĩnh vực còn thất thu để có biện pháp quản lý thu phù hợp, hiệu quả; (ii) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại các doanh nghiệp9 và phối hợp với các lực lượng chức năng đẩy mạnh các hoạt động chống chuyển giá10, chống buôn lậu và gian lận thương mại11, điều tra, khởi tố đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về thuế12; (iii) Đẩy mạnh thực hiện các biện pháp xử lý nợ đọng thuế, tăng cường công tác kiểm tra nội bộ về thực hiện quy trình quản lý nợ thuế, đặc biệt là việc phân loại nợ thuế và gia hạn nộp thuế nội địa13, thuế xuất nhập khẩu14; (iv) Thực hiện đôn đốc thu đủ, thu kịp thời số tiền truy thu, tiền phạt, tiền nợ thuế vào NSNN và các khoản thu theo kết luận, kiến nghị của cơ quan Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ và các cơ quan bảo vệ pháp luật khác. Việc triển khai thực hiện có hiệu quả dự án hiện đại hóa thu ngân sách giữa các cơ quan Thuế, Hải quan, Kho bạc Nhà nước đã tăng cường khả năng kết nối, trao đổi thông tin dữ liệu và phối hợp thu với các ngân hàng thương mại, nắm bắt kịp thời tình hình thực hiện thu nộp ngân sách.

b) Tập trung chỉ đạo quản lý chi ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm; nâng cao hiệu quả; tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính:

Triển khai Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, ngay từ đầu năm Bộ Tài chính đã đề nghị các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương phải tăng cường công tác quản lý, sử dụng kinh phí và tài sản được giao một cách chặt chẽ, tiết kiệm và hiệu quả; thực hiện chi trong phạm vi dự toán được giao và đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi quy định; chủ động thực hiện rà soát cắt, giảm tối đa các khoản chi tổ chức lễ hội, khánh tiết, hội nghị, hội thảo, lễ khởi công, khánh thành, chi phí công tác ngoài nước; rà soát các dự án đầu tư, đảm bảo phân bổ tập trung,

3

Page 4: B¸o c¸obaodientu.chinhphu.vn/Uploaded/duongphuonglien/2014_12_26... · Web viewĐồng thời, để tăng cường công khai, minh bạch; tăng cường trách nhiệm của

chống dàn trải, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng; sắp xếp chi thường xuyên, ưu tiên các nhiệm vụ quan trọng, bảo đảm nguồn lực thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các chế độ, chính sách ở các đơn vị, cấp dưới, kịp thời khắc phục tình trạng chồng chéo, lãng phí, kém hiệu quả trong việc bố trí kinh phí và triển khai thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ sử dụng NSNN.

Trong tổ chức thực hiện, để đáp ứng yêu cầu của tình hình thực tiễn, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 13/8/2014 về điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - NSNN những tháng cuối năm 2014 với những giải pháp quan trọng nhằm tăng cường hơn nữa công tác quản lý chi NSNN, đảm bảo tiết kiệm, chặt chẽ và hiệu quả; theo đó yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương: (i) Thu hồi để bổ sung dự phòng NSTW và NSĐP đối với số vốn đầu tư và kinh phí thường xuyên đã giao dự toán năm 2014 nhưng đến ngày 30/6/2014 vẫn chưa phân bổ cho các dự án/đơn vị, hoặc đã phân bổ nhưng chưa triển khai thực hiện; (ii) Tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư phát triển và đẩy manh việc xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản, không kéo dài thời gian thực hiện các khoản vốn đầu tư sang năm 2015; hạn chế tối đa việc ứng vốn từ NSNN cho các công trình, dự án; (iii) Chủ động cắt giảm hoặc lùi thời gian thực hiên đối với các khoản chi mua sắm để thay thế trang thiết bị, xe ô tô, ngừng thực hiện và hủy bỏ kinh phí mua sắm, sửa chữa đã bố trí trong dự toán của các đơn vị nhưng đến hết ngày 31/10/2014 chưa phê duyệt dự toán, chưa tổ chức đấu thầu; (iv) Không bổ sung các đề án, chương trình, ban hành các chính sách mới, hoặc nâng định mức làm tăng chi NSNN mà chưa xác định được nguồn đảm bảo; (v) Rà soát, quản lý chặt chẽ các khoản chi chuyển nguồn, chỉ thực hiện chuyển nguồn đối với một số khoản chi cần thiết theo đúng quy định của pháp luật; (vi) Quản lý chặt chẽ việc phân bổ, sử dụng nguồn dự phòng ngân sách đã bố trí dự toán ở các cấp ngân sách, các địa phương cần chủ động sử dụng dự phòng NSĐP để ứng phó với thiên tai, bão lũ và các nhu cầu đột xuất, cấp thiết phát sinh.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính tiếp tục rà soát, ban hành các Thông tư, văn bản hướng dẫn chính sách, chế độ để tăng cường quản lý chi NSNN15, hướng dẫn việc quản lý thanh toán vốn đầu tư kế hoạch năm 2014 và các biện pháp thúc đẩy giải ngân nguồn vốn NSNN, vốn trái phiếu Chính phủ; hướng dẫn thực hiện mua sắm tài sản từ nguồn dự toán NSNN năm 2014 được giao; xử lý vướng mắc trong việc thực hiện các dự án khởi công mới thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia16. Đồng thời, đẩy mạnh công tác thanh tra tài chính - ngân sách17, qua đó phát hiện, chấn chỉnh, xử lý kịp thời các sai phạm.

Chi NSNN đảm bảo theo dự toán được giao. Công tác điều hành chi NSNN được thực hiện chủ động, tích cực; đảm bảo cân đối ngân sách các cấp; đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhiệm vụ chi về quốc phòng, an ninh, giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá, đảm bảo an sinh xã hội và xử lý kịp thời các nhiệm vụ quan trọng phát sinh (khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển

4

Page 5: B¸o c¸obaodientu.chinhphu.vn/Uploaded/duongphuonglien/2014_12_26... · Web viewĐồng thời, để tăng cường công khai, minh bạch; tăng cường trách nhiệm của

đảo....). Bên cạnh đó, đã tập trung giải ngân vốn cho các dự án quan trọng, cấp bách đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định ứng trước dự toán năm sau (vốn đối ứng các dự án ODA; ứng vốn trái phiếu Chính phủ kế hoạch năm 2015...). Cơ quan tài chính các cấp và Kho bạc Nhà nước cũng đã tăng cường công tác kiểm soát chi, nhất là thanh toán vốn đối với các dự án đầu tư từ nguồn NSNN, vốn trái phiếu Chính phủ, kinh phí tổ chức hội họp, đi công tác nước ngoài,... đảm bảo đúng mục đích, đối tượng và hiệu quả. Ước cả năm 2014, hệ thống KBNN đã thực hiện kiểm soát chi đối với 686,79 nghìn tỷ đồng chi thường xuyên của NSNN, đạt 97,5% dự toán, đã phát hiện khoảng 37 nghìn khoản chi chưa chấp hành đúng thủ tục, chế độ quy định, từ chối chưa thanh toán với số tiền 40 tỷ đồng; đối với chi đầu tư phát triển kế hoạch năm 2014, ước giải ngân qua hệ thống KBNN đạt 282,83 nghìn tỷ đồng, đạt 97,3% kế hoạch; giải ngân vốn trái phiếu Chính phủ ước đạt khoảng 88,9% kế hoạch; thông qua kiểm soát, đã từ chối thanh toán 90 tỷ đồng do chủ đầu tư đề nghị thanh toán cao hơn giá trúng thầu hoặc không có trong hợp đồng, dự toán.

Để xử lý những khó khăn trong cân đối ngân sách của một số địa phương do nguyên nhân khách quan (thay đổi chính sách thu thuế GTGT theo Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ; hoạt động sản xuất - kinh doanh suy giảm), đã tăng tiến độ bổ sung cân đối 3.628 tỷ đồng và tạm ứng NSTW 3.880 tỷ đồng cho một số địa phương giảm thu do nguyên nhân khách quan để hỗ trợ xử lý khó khăn trong cân đối ngân sách, đảm bảo các nhiệm vụ chi theo dự toán được giao.

c) Về cân đối NSNN: Bội chi NSNN được điều hành trong phạm vi Quốc hội quyết định là 224 nghìn tỷ đồng, tương đương 5,3%GDP. Để đảm bảo nguồn bù đắp bội chi NSNN, đáp ứng nhu cầu cho đầu tư phát triển và các nhu cầu khác của NSNN, ngay từ đầu năm, Bộ Tài chính đã xây dựng kế hoạch huy động và giao các đơn vị triển khai thực hiện; đồng thời kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện hàng tháng, hàng quý, để có điều chỉnh đảm bảo phù hợp với tình hình thị trường và nhu cầu sử dụng vốn. Nhờ vậy, công tác huy động đã hoàn thành nhiệm vụ đề ra, đáp ứng yêu cầu đảm bảo cân đối NSNN.

3. Tăng cường quản lý chặt chẽ nợ công, nợ Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia, đảm bảo khả năng trả nợ:

Thực hiện nhiệm vụ quản lý chặt chẽ nợ công đảm bảo an toàn về nợ và an ninh tài chính quốc gia, bên cạnh việc bố trí dự toán chi trả nợ đầu năm trình cấp có thẩm quyền đảm bảo trả nợ đúng hạn theo cam kết, Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ: (i) Tình hình thực hiện vay, trả nợ của Chính phủ năm 2013 và kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ năm 2014; hạn mức vay thương mại nước ngoài của Chính phủ và Chính phủ bảo lãnh năm 2014; (ii) Phê duyệt phương án tái cơ cấu nợ gốc trái phiếu quốc tế. Trên cơ sở đó đã tổ chức phát hành thành công 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế kỳ hạn 10 năm với lãi suất 4,8%/năm, để cơ cấu lại các

5

Page 6: B¸o c¸obaodientu.chinhphu.vn/Uploaded/duongphuonglien/2014_12_26... · Web viewĐồng thời, để tăng cường công khai, minh bạch; tăng cường trách nhiệm của

khoản trái phiếu quốc tế cũ có lãi suất cao hơn (bình quân khoảng 6,8%/năm), qua đó tiết kiệm được chi phí, giãn áp lực bố trí nguồn trả nợ cho các năm 2015, 2016; đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận thị trường vốn quốc tế thuận lợi và chi phí thấp hơn.

Trong quá trình điều hành, đã đảm bảo chi trả nợ đầy đủ, đúng hạn (cả gốc và lãi) trong phạm vi dự toán; thường xuyên theo dõi đánh giá mức an toàn nợ công, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Chủ động triển khai nhiều giải pháp nhằm từng bước cơ cấu lại nợ công theo hướng bền vững, đảm bảo khả năng trả

1 Ước cả năm 2014, tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 5,9%, vượt mục tiêu đề ra (5,8%), cao hơn 3 năm gần đây.2 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng khoảng 2% so với tháng 12/2013.3 Ước cả năm 2014 kim ngạch xuất khẩu ước đạt 150 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2013, xuất siêu khoảng 1,5 tỷ USD, bằng 1% tổng kim ngạch xuất khẩu.4 Theo Tổng cục Thống kê, trong 11 tháng năm 2014, có 67.790 DN đăng ký thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2013. Số DN giải thể, tạm ngừng hoạt động là 60.340 (trong đó, có 8.661 DN hoàn thành thủ tục giải thể, 51.679 DN gặp khó khăn phải tạm ngừng hoạt động), tăng 9,8% so với cùng kỳ. Số DN tạm ngừng hoạt động đã quay trở lại hoạt động là 14.208, tăng 11,8% so với cùng kỳ. 5 Như: (1) Tổ chức thực hiện việc miễn thuế khoán (thuế GTGT, thuế thu nhập cá nhân) và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hộ, cá nhân kinh doanh nhà trọ, phòng trọ cho thuê đối với công nhân, người lao động, sinh viên, học sinh; hộ, cá nhân chăm sóc trông giữ trẻ; hộ, cá nhân, tổ chức cung ứng suất ăn ca cho công nhân theo Nghị định số 204/2013/NĐ-CP ngày 05/12/2013 của Chính phủ; thực hiện việc gia hạn nộp tiền sử dụng đất, tiền mua nhà thuộc sở hữu nhà nước mà có khó khăn về tài chính, gia hạn thời hạn nộp tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước...

(2) Trình Chính phủ ban hành các Nghị định: (i) Số 91/2014/NĐ-CP ngày 1/10/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế để hướng dẫn cho các trường hợp gia hạn thời hạn nộp thuế và thu ngân sách đối với một số mặt hàng, loại hình sản xuất - kinh doanh; (ii) Số 45/2014/NĐ-CP về thu tiền thuê đất; (iii) Số 76/2014/NĐ-CP về thu tiền thuê đất thuê mặt nước;...6 Các giải pháp hỗ trợ các DN bị thiệt hại gồm: (i) Gia hạn thời gian nộp hồ sơ khai thuế đối với các tờ khai thuế phải nộp sau thời điểm bị thiệt hại cho 63 DN; (ii) Gia hạn nộp thuế đối với số thuế còn nợ trước thời điểm bị thiệt hại 213,8 tỷ đồng; (iii) Giải quyết hoàn thuế cho 251 DN với số tiền khoảng 7.194,9 tỷ đồng; (iv) Thực hiện thông quan hàng hóa cho các tờ khai nhập khẩu của DN bị thiệt hại còn nợ thuế 100,74 tỷ đồng; (v) Miễn, giảm tiền thuê hạ tầng, tiền thuê đất 45,34 tỷ đồng; (vi) Chi trả bảo hiểm tài sản cho các DN bị thiệt hại 286 tỷ đồng.7 Như: (i) Gia hạn thời hạn nộp thuế không quá 60 ngày đối với tiền thuế GTGT của máy móc, thiết bị nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư mà tổng giá trị nhập khẩu từ 100 tỷ đồng trở lên; (ii) Gia hạn thời hạn nộp thuế tối đa không quá 2 năm, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đối với dự án đầu tư chưa được thanh toán vốn đầu tư XDCB đã ghi trong dự toán NSNN; (iii) DN được tính vào chi phí được trừ đối với khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động mà DN có hoá đơn, chứng từ theo quy định, tổng số chi không quá 01 tháng lương bình quân; (iv) Người nộp thuế có doanh thu từ 50 tỷ đồng/năm trở xuống thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo quý;... 8 Đã loại trừ các yếu tố tăng/giảm thu do thực hiện chính sách.9 Ước thực hiện năm 2014, cơ quan Thuế thực hiện thanh tra, kiểm tra 67.814 DN, đạt 90,6% kế hoạch, tăng 5,7% so với năm 2013. Tổng số tăng thu qua thanh tra, kiểm tra (truy thu, truy hoàn, phạt...) trên 12,2 nghìn tỷ đồng, số tiền đã nộp NSNN trên 7,75 nghìn tỷ đồng; giảm khấu trừ trên 1 nghìn tỷ đồng; giảm lỗ trên 19,7 nghìn tỷ đồng.10 Cơ quan Thuế đã thực hiện thanh tra, kiểm tra 2.866 DN lỗ, DN có dấu hiệu chuyển giá và DN có hoạt động giao dịch liên kết, tăng 79,8% so với năm 2013; qua đó giảm lỗ trên 5,8 nghìn tỷ đồng; truy thu, truy hoàn và phạt 1,7 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 111,9% so với năm 2013. 11 Theo các chuyên đề như: kiểm soát hoạt động tạm nhập tái xuất xăng dầu; kiểm soát nhập khẩu thiết bị y tế đã qua sử dụng; rượu ngoại nhập khẩu; kiểm soát hàng hoá nhập khẩu có hại cho sức khoẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc... Trong 11 tháng năm 2014, cơ quan Hải quan đã kiểm tra phát hiện, bắt giữ 16.913 vụ vi phạm trong lĩnh vực hải quan, thu nộp NSNN 104 tỷ đồng.12 Tính đến ngày 20/12/2014, cơ quan Thuế đã chuyển 1.826 hồ sơ cho cơ quan công an để điều tra liên quan đến việc trốn thuế, chiếm đoạt tiền hoàn thuế, sử dụng hoá đơn bất hợp pháp; cơ quan công an đã xử lý hình sự 17 vụ, chuyển lại cơ quan Thuế 214 hồ sơ để xử lý hành chính, số hồ sơ còn lại cơ quan công an đang tiếp tục điều tra, xử lý; đến hết tháng 11/2014, cơ quan Hải quan đã khởi tố 23 vụ, chuyển hồ sơ cho các cơ quan chức năng điều tra, khởi tố 42 vụ buôn lậu, trốn thuế.

6

Page 7: B¸o c¸obaodientu.chinhphu.vn/Uploaded/duongphuonglien/2014_12_26... · Web viewĐồng thời, để tăng cường công khai, minh bạch; tăng cường trách nhiệm của

nợ, đảm bảo nguyên tắc không tăng thêm dư nợ công, phù hợp với thông lệ quốc tế. Chuyển mạnh từ phát hành trái phiếu Chính phủ kỳ hạn ngắn 1-3 năm sang kỳ hạn trung và dài hạn (5 năm, 10 năm, 15 năm); sử dụng các khoản vay mới có kỳ hạn dài hơn, lãi suất thấp hơn để đảo nợ.

Tăng cường quản lý chặt chẽ đối với nợ của chính quyền địa phương. Hướng dẫn và quản lý chặt chẽ việc địa phương phát hành trái phiếu để tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội. Đồng thời, Bộ Tài chính đã báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, nâng mức trần dư nợ huy động vốn cho một số địa phương trọng điểm thu.

Đồng thời, để tăng cường công khai, minh bạch; tăng cường trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong việc quản lý, sử dụng hiệu quả vốn vay, Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành xây dựng Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý nợ công.

Dự kiến dư nợ công đến hết năm 2014 là 60,3%GDP, nợ Chính phủ là 46,9%GDP, nợ nước ngoài của quốc gia là 39,9%GDP, đảm bảo các chỉ tiêu nợ trong giới hạn cho phép, không tác động lớn đến kinh tế vĩ mô.

4. Tăng cường quản lý giá, bình ổn thị trường, kiểm soát lạm phát:

Quán triệt chủ trương quản lý giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đối với các mặt hàng quan trọng, thiếu yếu (như: điện, than, xăng dầu, sữa, dịch vụ công) theo lộ trình với mức độ và thời gian điều chỉnh phù hợp, đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; trong năm 2014, Bộ Tài chính đã ban hành các văn bản, chính sách, chế độ về quản lý giá18 và chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương và đơn vị thực hiện các giải pháp quản lý, bình ổn giá. Thực hiện quản lý, điều hành đối với các mặt hàng quan trọng, thiếu yếu như

13 Ước tính cả năm 2014, cơ quan Thuế đôn đốc thu vào NSNN khoảng 50% số nợ thuế tại thời điểm 31/12/2013. 14 Tính đến ngày 15/11/2014 cơ quan Hải quan đã thu hồi được nợ thuế của các tờ khai quá hạn phát sinh từ năm 2013 trở về trước là 1.785 tỷ đồng, đạt 63,5% kế hoạch. 15 Như: Thông tư số 05/2014/TT-BTC quy định quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, BQL dự án sử dụng vốn NSNN và vốn TPCP; Thông tư số 57/2014/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 141/2011/TT-BTC quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng làm việc trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 85/2014/TT-BTC hướng dẫn quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng; Văn bản số 2133/BTC-QLCS hướng dẫn về việc mua sắm tài sản từ nguồn NSNN năm 2014; Văn bản số 12274/BTC-QLCS về việc mua sắm ô tô phục vụ công tác theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ...16 Theo hướng cho phép các dự án khởi công mới thuộc chương trình MTQG (bao gồm cả chương trình 135) thuộc kế hoạch năm 2014, 2015 được phân bổ vốn và thanh toán vốn khi có quyết định phê duyệt dự án trước ngày 31/12 của năm kế hoạch thay vì trước ngày 31/10 của năm kế hoạch theo quy định hiện hành, nhằm tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện.17 Tổ chức các đoàn thanh tra sử dụng ngân sách tại một số Bộ, địa phương (như: Bộ Khoa học Công nghệ, Thông tấn xã Việt Nam, tỉnh Thái Nguyên, Tiền Giang, Phú Thọ, Đồng Tháp...); thanh tra, kiểm tra một số dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN (như: các dự án sử dụng vốn ODA của Bộ Nông nghiệp và PTNT; công tác quản lý, sử dụng vốn đầu tư của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu...); thanh tra công tác quản lý tài chính đối với Quỹ ĐTPT của một số địa phương.

7

Page 8: B¸o c¸obaodientu.chinhphu.vn/Uploaded/duongphuonglien/2014_12_26... · Web viewĐồng thời, để tăng cường công khai, minh bạch; tăng cường trách nhiệm của

điện19, than20, xăng dầu21, sữa22; trình Chính phủ để ban hành Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có giải pháp và lộ trình điều chỉnh giá, phí dịch vụ công theo hướng từng bước tính đủ các chi phí. Thực hiện minh bạch, công khai thông tin về chi phí, giá sản xuất, tiêu thụ điện, than, xăng dầu, dịch vụ công; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về giá; kiểm soát chặt chẽ các yếu tố hình thành giá đối với các mặt hàng Nhà nước định giá, mặt hàng thuộc danh mục bình ổn giá; những mặt hàng sản xuất theo đặt hàng, giao kế hoạch chi từ NSNN23. Với những giải pháp đã triển khai, công tác quản lý, điều hành giá đã đảm bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng thấp, so với tháng 12/2013 tưang khoảng 2%, thấp nhất trong vòng 13 năm trở lại đây.

5. Về tái cơ cấu nền kinh tế:

a) Về tái cơ cấu đầu tư công: Bộ Tài chính đã phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện việc rà soát, hoàn thiện pháp luật, cơ chế chính sách về phân cấp và quản lý đầu tư công; xác định rõ trách nhiệm của người quyết định đầu tư và chủ đầu tư; rà soát danh mục các dự án cơ sở hạ tầng quốc gia. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, bảo đảm việc sử dụng nguồn vốn đầu tư từ NSNN, trái phiếu Chính phủ, vốn ODA, vốn tín dụng đầu tư nhà nước có hiệu quả, các dự án đầu tư phải theo quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Về tái cấu trúc thị trường tài chính:

- Đối với thị trường chứng khoán: Trong năm 2014, thị trường chứng khoán tiếp tục tăng trưởng tích cực; tính đến ngày 22/12/2014, mức vốn hoá thị trường đạt 30,9% GDP, tăng 16,74% so với năm 2013; chỉ số VN-Index ở mức 537,54

18 Như: Thông tư số 56/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá; Thông tư số 31/2014/TT-BTC hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá; Thông tư số 25/2014/TT-BTC quy định phương pháp xác định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ; Quyết định số 1079/QĐ-BTC về áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi. 19Giá điện: giữ ổn định giá bình quân từ tháng 8/2013 đến nay (giá điện bình quân là 1.508,85đ/kwh). 20Giá than: đối với giá bán than cho các hộ (trừ điện) được thực hiện theo nguyên tắc thị trường, mức giá bán trong nước được điều chỉnh thấp hơn giá than xuất khẩu tối đa là 10%. Đối với giá than bán cho điện tiếp tục thực hiện lộ trình giá thị trường, được điều chỉnh tăng 2 lần, theo đó hiện bằng 86-91% giá than xuất khẩu cùng chủng loại.21 Giá xăng dầu: từ đầu năm đến nay, căn cứ diễn biến của giá xăng dầu thế giới và quy định hiện hành về kinh doanh xăng dầu, Liên Bộ Tài chính - Công thương đã 29 lần điều hành giá xăng dầu (trong đó: 12 lần điều chỉnh giảm, 12 lần giữ ổn định và 05 lần điều chỉnh tăng), kết hợp với sử dụng Quỹ bình ổn giá hoặc giảm một phần lợi nhuận định mức của doanh nghiệp. 22 Bộ Tài chính yêu cầu áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi, theo đó: (i) Ban hành giá tối đa đối với 25 sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi; (ii) Yêu cầu các DN kinh doanh sữa thực hiện đăng ký giá đối với sản phẩm sữa trong thời hạn 12 tháng kể từ 20/5/2014 23 Đã thực hiện thanh tra việc chấp hành pháp luật về thuế và giá tại 5 doanh nghiệp sữa; kiểm tra chấp hành pháp luật về giá khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) tại một số doanh nghiệp kinh doanh Gas; kiểm tra giá thành sản xuất than tại Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam; phối hợp với Bộ Công thương kiểm tra về giá thành sản xuất điện; phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải kiểm tra giá cước vận tải và tác động của việc giảm giá xăng dầu đến giá thành và việc giảm giá cước vận tải tại 3 thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng và TP.Hồ Chí Minh.

8

Page 9: B¸o c¸obaodientu.chinhphu.vn/Uploaded/duongphuonglien/2014_12_26... · Web viewĐồng thời, để tăng cường công khai, minh bạch; tăng cường trách nhiệm của

điểm, tăng 6,52%%, chỉ số HNX-Index ở mức 82,55 điểm, tăng 21,68% so với cuối năm 2013; giá trị giao dịch tăng mạnh, bình quân phiên đạt 5,56 nghìn tỷ đồng (trong đó: giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đạt xấp xỉ 3 nghìn tỷ đồng; giao dịch trái phiếu Chính phủ đạt trên 2,5 nghìn tỷ đồng), gấp đôi năm 2013; đến ngày 18/12/2014 đã huy động 257 nghìn tỷ đồng qua thị trường chứng khoán, giảm 1% so với cùng kỳ năm 2013 (trong đó đấu thầu trái phiếu đạt 220 nghìn tỷ đồng, tăng 13%; phát hành cổ phiếu ra công chúng 29 nghìn tỷ đồng, giảm 55% và huy động qua đấu giá cổ phần hoá và thoái vốn đạt 11 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 5 lần so cùng kỳ năm 2013). Sự phát triển của thị trường chứng khoán đã có tác động tích cực đến việc huy động vốn cho đầu tư phát triển và tiến trình cổ phần hóa DNNN. Đây cũng là nền tảng để phát triển thị trường trong những năm tiếp theo.

Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp phát triển thị trường24; đồng thời, xây dựng các văn bản hướng dẫn về công bố thông tin, giao dịch, thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm để sớm đưa thị trường chứng khoán phái sinh vào hoạt động thực tiễn. Nghiên cứu ban hành các chuẩn mực kế toán, kiểm toán mới. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán có vấn đề về an toàn tài chính, thanh khoản; vi phạm các quy định về giao dịch; tăng cường công tác giám sát giao dịch, kịp thời phát hiện các dấu hiệu giao dịch bất thường, giao dịch nội bộ, thao túng giá chứng khoán... để xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật, nhằm phát triển thị trường lành mạnh.

- Về thị trường bảo hiểm: Trong năm 2014 doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường ước tăng 14,2% so với năm 2013; các doanh nghiệp bảo hiểm đã đầu tư trở lại nền kinh tế khoảng 131,37 nghìn tỷ đồng, tăng 15,6% so với năm 2013. Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức đánh giá kết quả thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013 tại 20 địa phương theo Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời tiếp tục nghiên cứu khả năng mở rộng bảo hiểm trong lĩnh vực nông nghiệp; hoàn thiện khuôn khổ pháp lý kinh doanh bảo hiểm theo hướng tăng minh bạch, giảm rủi ro, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng; bổ sung các quy định về bảo hiểm bảo lãnh, ban hành tiêu chí đánh giá, xếp loại doanh nghiệp bảo hiểm.

c) Về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: Tiếp tục triển khai, thực hiện Kết luận số 50-KL/TW ngày 29/10/2012 của BCH TƯ và Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015” theo Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ; Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh; trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 15/NQ-CP ngày 6/3/2014 về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Đồng thời, đã tích cực phối hợp,

24 Như: trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam, ban hành Quyết định số 51/2014/QĐ-TTg về một số nội dung về thoái vốn, bán cổ phần và đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán của doanh nghiệp nhà nước; đang xây dựng để trình Chính phủ ban hành Nghị định về tổ chức và hoạt động thị trường chứng khoán phái sinh.

9

Page 10: B¸o c¸obaodientu.chinhphu.vn/Uploaded/duongphuonglien/2014_12_26... · Web viewĐồng thời, để tăng cường công khai, minh bạch; tăng cường trách nhiệm của

đôn đốc các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước khẩn trương triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tính đến tháng 11/2014, đã có 90/108 Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước được cấp thẩm quyền phê duyệt đề án tái cơ cấu25. Trong 11 tháng năm 2014, cả nước đã sắp xếp được 177 doanh nghiệp (trong đó: cổ phần hóa 115 doanh nghiệp, sáp nhập 62 doanh nghiệp). Việc thoái vốn đầu tư vào các lĩnh vực nhạy cảm (chứng khoán, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư) cũng đạt những kết quả khả quan, với tổng vốn đầu tư đã thoái trong 10 tháng năm 2014 là 2.415 tỷ đồng, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2013. Tuy bước đầu đã đạt được kết quả nhất định, song tiến độ thoái vốn và cổ phần hóa vẫn chậm.

6. Đảm bảo an sinh xã hội:

Trong năm 2014, công tác tổ chức điều hành thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội và phúc lợi xã hội đã được triển khai tích cực, chủ động. NSNN luôn đảm bảo nguồn đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi theo dự toán, bao gồm cả chi đảm bảo an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và bổ sung kinh phí cho công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh... Đồng thời, đã tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội, kiến nghị xử lý các vướng mắc về cơ chế chính sách, rà soát để loại bỏ các chính sách trùng lặp, làm cơ sở triển khai trong giai đoạn tới. Bên cạnh đó, đã xuất cấp trên 102,9 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia để cứu trợ cho nhân dân của địa phương ở những vùng bị thiếu đói, giáp hạt và hỗ trợ cho học sinh vùng khó khăn theo Quyết định 36/2013/QĐ-TTg ngày 18/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ góp phần thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội.

7. Công tác xây dựng thể chế: Theo kế hoạch, trong năm 2014 Bộ Tài chính được giao xây dựng 56 đề án

(5 luật của Quốc hội; 20 nghị định của Chính phủ; 13 quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 18 đề án khác). Đã hoàn thành 100% kế hoạch xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội (trong đó: 4 luật đã được Quốc hội thông qua là: Luật Hải quan; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TTĐB và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều tại các luật về thuế. Luật NSNN đã trình Quốc hội cho ý kiến và đã trình Chính phủ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán). Tính đến ngày 23/12/2014, đã trình Chính phủ 15 nghị định (đã ban hành 9 nghị định); trình Thủ tướng Chính phủ 12 quyết định (đã ban hành 5 quyết định) và trình các cấp có thẩm quyền 16 đề án khác; ngoài ra, đã ban hành 205 văn bản là thông tư, thông tư liên tịch.

Tiếp tục đẩy mạnh việc hiện đại hoá gắn với cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính, đặc biệt trong lĩnh vực thuế, hải quan; tập trung thực hiện quyết liệt

25 Trong đó: Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án của 20/20 DN trực thuộc; các Bộ, UBND tỉnh phê duyệt 70/88 DN trực thuộc.

10

Page 11: B¸o c¸obaodientu.chinhphu.vn/Uploaded/duongphuonglien/2014_12_26... · Web viewĐồng thời, để tăng cường công khai, minh bạch; tăng cường trách nhiệm của

việc cải cách quy trình, hồ sơ và thủ tục nộp thuế nhằm rút ngắn số giờ kê khai, nộp thuế cho các doanh nghiệp để đạt mức trung bình các nước ASEAN 6 vào năm 2015; ban hành quy trình nghiệp vụ quản lý hải quan đối với hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài, quy định về việc giám sát hải quan tại cảng biển; mở rộng triển khai nộp thuế qua hệ thống ngân hàng; đẩy mạnh tự động hóa quy trình tiếp nhận giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính thuế, khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện việc kê khai thuế qua mạng internet... góp phần giảm thiểu chi phí và tạo thuận lợi ở mức cao nhất cho doanh nghiệp, người nộp thuế26.

8. Về đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế:Trong năm 2014, Bộ Tài chính đã tích cực tham gia các hoạt động hợp tác

tài chính ASEAN27; ASEAN+3, APEC, Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) và G20. Công tác đàm phán và xây dựng phương án đàm phán các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã được triển khai tích cực, chủ động, bám sát định hướng và chủ trương chỉ đạo của Chính phủ, đảm bảo linh hoạt, thận trọng trong quá trình đàm phán về thuế quan và dịch vụ trong khuôn khổ các FTA đang trong giai đoạn đàm phán, đặc biệt là các FTA bước vào giai đoạn cuối cùng như hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Việt Nam - EU, Việt Nam - Liên minh Hải quan, Việt Nam - Hàn Quốc. Công tác rà soát, chuyển đổi biểu thuế và hoàn thiện lộ trình cắt giảm thuế quan cho 8 FTA đã ký kết cho giai đoạn 2015- 2018 theo HS 2012 đã được gấp rút triển khai, chuẩn bị kịp tiến độ ban hành và có hiệu lực thực thi từ ngày 01/01/2015. Đồng thời, trình Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành lộ trình cắt giảm thuế quan của 8 FTAs, đặc biệt là Lộ trình đối với nhóm ô tô và xăng dầu. Tích cực phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trong nước, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh. Hoàn thiện về chính sách và thể chế quản lý vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).

9. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tài chính - ngân sách:

Trong năm 2014, Thanh tra Bộ Tài chính và các Tổng cục đã triển khai trên 70 nghìn cuộc thanh tra, kiểm tra trong các lĩnh vực: quản lý, điều hành ngân sách; quản lý, sử dụng vốn đầu tư; quản lý tài chính doanh nghiệp, quản lý các nguồn

26 Trong năm 2014 đã rà soát, hệ thống hoá 645 TTHC (thuế nội địa 421 thủ tục; hải quan 224 thủ tục); đã rút ngắn 54% số giờ nộp thuế (số giờ nộp thuế, không bao gồm làm thủ tục BHXH, đã giảm 290 giờ từ 537 giờ xuống còn 247 giờ; ngoài ra, Luật sửa đổi một số điều của 5 Luật thuế có hiệu lực từ ngày 1/1/2015, sẽ giảm thêm được 80 giờ) và thời gian làm thủ tục hải quan (việc triển khai cơ chế 1 cửa quốc gia cắt giảm được khoảng 10%-20% chi phí và 30% thời gian thông quan hàng XNK; triển khai hệ thống thông quan tự động đã rút ngắn thời gian thông quan đối với luồng xanh từ 3 phút xuống còn 3 giây và giảm được hơn 7 giờ từ khi đăng ký tờ khai đến khi quyết định thông quan giải phóng hàng nhập khẩu...). Ước tính có khoảng 95% số doanh nghiệp đã thực hiện khai thuế điện tử; đã thực hiện thí điểm nộp thuế điện tử ở 18 địa phương.27 Như: Tham dự Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN với tư cách thành viên; thúc đẩy lĩnh vực tài trợ cơ sở hạ tầng (Quỹ CSHT ASEAN, trình Chính phủ phương án tham gia và ký Biên bản Ghi nhớ thành lập của Việt Nam vào Ngân hàng đầu tư CSHT Châu Á ); tham gia hội nghị xúc tiến đầu tư của các Bộ trưởng Tài chính ASEAN, quảng bá Việt Nam như là một điểm đến đầu tư hấp dẫn; hợp tác tài chính ASEAN+3 (sáng kiến Đa phương hoá sáng kiến Chiềng Mai; sáng kiến phát triển thị trường trái phiếu châu Á- ABMI).

11

Page 12: B¸o c¸obaodientu.chinhphu.vn/Uploaded/duongphuonglien/2014_12_26... · Web viewĐồng thời, để tăng cường công khai, minh bạch; tăng cường trách nhiệm của

kinh phí tại các đơn vị hành chính, sự nghiệp; quản lý giá, thuế, hải quan, nợ công, dịch vụ chứng khoán, bảo hiểm. Qua đó đã phát hiện, kiến nghị xử lý về tài chính trên 16,9 nghìn tỷ đồng; đồng thời, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, góp phần tăng cường ý thức chấp hành pháp luật của các cơ quan, đơn vị, cá nhân và doanh nghiệp, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính.

Đánh giá chung, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, nhưng dưới sự chỉ đạo quyết liệt, cụ thể có hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, toàn ngành Tài chính đã phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp, đặc biệt là cấp ủy, chính quyền địa phương chủ động đề xuất, tập trung phấn đấu thực hiện đầy đủ và đồng bộ các giải pháp mà Chính phủ đã đề ra, tổ chức điều hành thu - chi ngân sách chặt chẽ, góp phần tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát ở mức thấp và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, phát triển doanh nghiệp. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn những hạn chế:

(1) Công tác quản lý thu NSNN ở một số địa bàn, lĩnh vực chưa theo sát tình hình thực tiễn, diễn biến hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp; buôn lậu, gian lận thương mại, chuyển giá và thất thu ngân sách đã giảm nhưng chưa đạt kết quả mong muốn; công tác phân loại, xử lý nợ đọng thuế đã thu được kết quả bước đầu, song số nợ đọng thuế còn lớn; nguyên nhân một mặt do tình hình SX-KD khó khăn, tồn kho lớn, ảnh hưởng đến hoạt động và tài chính của doanh nghiệp, khó khăn phải nợ thuế; mặt khác một bộ phận cán bộ thuế chưa thật sự quan tâm triển khai quyết liệt, chậm xử lý thu hồi nợ thuế theo quy định của pháp luật. Điều này cho thấy cần phải tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các biểu hiện vi phạm.

(2) Cơ cấu chi NSNN đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế; tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi NSNN tăng nhanh để thực hiện các chủ trương, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về cải cách tiền lương và thực hiện các chính sách ASXH trong thời gian vừa qua (năm 2011 là 59,3%; năm 2014 dự toán tăng lên mức 70%, ước thực hiện khoảng 67%); do đó phải giảm chi đầu tư và bố trí chi trả nợ thấp hơn nhu cầu. Trong cơ cấu chi thường xuyên, các khoản chi cho con người cũng tăng mạnh (bình quân chiếm khoảng 68,2%, tăng thêm 6% so với giai đoạn 2006-2010), dẫn đến các khoản chi khác rất khó khăn. Trong khi đó, việc bố trí, sử dụng kinh phí dàn trải, lãng phí, thiếu hiệu quả, sai quy định, vượt tiêu chuẩn, định mức chi vẫn còn xảy ra ở một số địa bàn, đơn vị. Việc tổ chức thực hiện một số chính sách về xóa đói giảm nghèo, đảm bảo ASXH và các chương trình mục tiêu còn một số bất cập, tồn tại, cả khâu ban hành chính sách và trong tổ chức thực hiện, thiếu kiểm tra, giám sát dẫn đến trùng lặp, chồng chéo, kém hiệu quả, dẫn đến vượt quá khả năng cân đối của NSNN và chưa thực sự mang lại nhiều hiệu quả về mặt xã hội như mong muốn.

12

Page 13: B¸o c¸obaodientu.chinhphu.vn/Uploaded/duongphuonglien/2014_12_26... · Web viewĐồng thời, để tăng cường công khai, minh bạch; tăng cường trách nhiệm của

(3) Dư nợ công tiếp tục tăng nhanh (từ mức 50%GDP năm 2011 tăng lên mức 60,3%GDP năm 2014), cơ cấu nợ không thật sự bền vững; áp lực huy động vốn tăng lớn; trong khi đó vẫn còn tình trạng sử dụng vốn vay dàn trải, hiệu quả đầu tư thấp; một số dự án dự án không trả được nợ, làm phát sinh nghĩa vụ nợ dự phòng của Chính phủ; công tác phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, chủ dự án còn nhiều tồn tại.

(4) Cơ chế huy động các nguồn lực ngoài ngân sách cho ĐTPT (hợp tác công - tư - PPP,...) còn bất cập. Việc đổi mới cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, chuyển sang cơ chế giá dịch vụ công thực hiện còn chậm; việc huy động được nguồn vốn xã hội hoá, đặc biệt là các lĩnh vực văn hoá, xã hội, môi trường còn rất hạn chế.

(5) Tái cơ cấu DNNN đã đạt được kết quả bước đầu, song vẫn còn chậm so với mục tiêu yêu cầu đề ra; ngoài nguyên nhân khách quan do kinh tế khó khăn ảnh hưởng đến thị trường tài chính, chứng khoán, cổ phần hoá và thoái vốn; còn do nhận thức của một bộ phận cán bộ, đặc biệt là người đứng đầu ở nhiều doanh nghiệp chưa hiểu đúng ý nghĩa quan trọng và các lợi ích mang lại của việc tái cơ cấu doanh nghiệp đối với phát triển KT-XH, nên chưa thật sự quan tâm, tập trung triển khai quyết liệt.

Phần thứ hai

MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN NHIỆM VỤ TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2015

1. Dự báo bối cảnh năm 2015: Năm 2015 dự báo có nhiều chuyển biến tích cực hơn, tăng trưởng kinh tế

phấn đấu khoảng 6,2%, lạm phát khoảng 5%... Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức: SX-KD phục hồi chậm, các doanh nghiệp còn nhiều khó khăn; áp lực của việc tham gia các hiệp định thương mại tự do ảnh hưởng đến các ngành sản xuất trong nước; diễn biến phức tạp, bất thường của thời tiết, thiên tai; nguy cơ dịch bệnh bùng phát...; đặc biệt là giá dầu thế giới đang có xu hướng giảm mạnh, điều này sẽ tác động đến việc thực thi các chính sách kinh tế vĩ mô và cân đối thu, chi NSNN năm 2015. Đồng thời, cũng là năm tổ chức Đại hội Đảng các cấp để tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và kỷ niệm nhiều ngày lễ lớn cấp quốc gia; đòi hỏi phải thực hiện nhiệm vụ tài chính - NSNN có ý nghĩa quan trọng.

2. Nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2015:Căn cứ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN đã được Quốc

hội thông qua, Bộ Tài chính xác định mục tiêu, giải pháp thực hiện nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2015 như sau:

13

Page 14: B¸o c¸obaodientu.chinhphu.vn/Uploaded/duongphuonglien/2014_12_26... · Web viewĐồng thời, để tăng cường công khai, minh bạch; tăng cường trách nhiệm của

2.1 Mục tiêu tổng quát: Huy động, phân phối, quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính

quốc gia, từng bước cơ cấu lại NSNN, đảm bảo an ninh tài chính, góp phần tích cực giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững và tăng trưởng hợp lý, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, quốc phòng - an ninh trong tình hình mới.

2.2 Nhiệm vụ chủ yếu về NSNN:a) Về thu NSNN: Trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015

và dự báo bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua dự toán thu cân đối NSNN năm 2014 là 911,1 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ huy động từ thuế, phí đạt 18,9%GDP. Trong đó: (i) Dự toán thu nội địa 638,6 nghìn tỷ đồng; (ii) Dự toán thu dầu thô 93 nghìn tỷ đồng, trên cơ sở sản lượng dự kiến 14,74 triệu tấn, giá bình quân 100 USD/thùng, đồng thời tiếp tục thu vào NSNN 75% số tiền lãi dầu, khí nước chủ nhà được chia và tiền đọc tài liệu phát sinh trong năm 2015; (ii) Dự toán thu cân đối từ hoạt động XNK 175 nghìn tỷ đồng (trên cơ sở số thu 260 nghìn tỷ đồng, chi hoàn thuế GTGT 85 nghìn tỷ đồng); (iv) Thu viện trợ 4,5 nghìn tỷ đồng.

Căn cứ dự toán thu NSNN đã được Quốc hội thông qua, Thủ tướng Chính phủ giao, các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương triển khai giao nhiệm vụ thu ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và chính quyền cấp dưới bên cạnh việc đảm bảo đúng quy định của Luật NSNN và không thấp hơn so với dự toán được giao, cần có những giải pháp phù hợp, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN được giao. Phấn đấu tăng tăng thu nội địa và thu từ hoạt động XNK ở mức cao nhất để bù đắp số giảm thu từ dầu thô; đồng thời kiểm soát chặt chẽ việc hoàn thuế, số hoàn thuế GTGT không quá 85 nghìn tỷ đồng.

b) Về chi NSNN: Dự toán chi NSNN năm 2015 là 1.147,1 nghìn tỷ đồng, tăng 140,4 nghìn tỷ đồng (13,9%) so dự toán năm 2014, chỉ đáp ứng khoảng 1/3 nhu cầu tăng chi tối thiểu. Do đó, đòi hỏi phải bố trí chi hết sức chặt chẽ, tiết kiệm. Chính phủ đã trình và được Quốc hội thông qua nguyên tắc bố trí dự toán NSNN năm 2015 tăng chi trả nợ đảm bảo trả đủ các khoản nợ nước ngoài đến hạn và chi trả nợ lãi các khoản vay trong nước, thực hiện đảo nợ một phần khoản nợ gốc vay trong nước; bố trí chi dự phòng, dự trữ quốc gia để đảm bảo cho các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ cấp bách.

c) Bội chi NSNN: Theo lộ trình, cần giảm dần bội chi để đạt mức 4,5%GDP vào năm 2015 (bao gồm cả trái phiếu Chính phủ). Tuy nhiên, do khả năng cân đối NSNN năm 2015 rất khó khăn, trong khi vẫn phải bố trí tăng chi đảm bảo các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách. Vì vậy, Quốc hội đã thông qua mức bội chi NSNN năm 2015 là 226 nghìn tỷ đồng, tương đương 5%GDP.

d) Về huy động vốn: Mức phát hành trái phiếu Chính phủ cho đầu tư năm 2015 là 85 nghìn tỷ đồng28, cộng với huy động cho bù đắp bội chi (226 nghìn tỷ

14

Page 15: B¸o c¸obaodientu.chinhphu.vn/Uploaded/duongphuonglien/2014_12_26... · Web viewĐồng thời, để tăng cường công khai, minh bạch; tăng cường trách nhiệm của

đồng) và đảo nợ (130 nghìn tỷ đồng), thì nhiệm vụ phải huy động trong năm 2015 là rất nặng nề (tăng khoảng 40 nghìn tỷ đồng so với năm 2014); Bộ Tài chính đang xây dựng kế hoạch để triển khai quyết liệt ngay từ đầu năm.

* Trên cơ sở kết quả thực hiện giai đoạn 2011-2014 và dự toán NSNN năm 2015, dự kiến kết quả thực hiện nhiệm vụ tài chính - NSNN giai đoạn 2011-2015 theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội như sau:

(1) Về thu ngân sách: Cơ cấu thu NSNN giai đoạn 2011-2015 tiếp tục có chuyển biến, lành mạnh; tỷ trọng thu nội địa tăng từ 58% (giai đoạn 2006-2010) lên 67% (giai đoạn 2011-2015; đến năm 2015 chiếm 70% trong tổng thu NSNN) cho thấy nguồn thu từ hoạt động sản xuất - kinh doanh ngày càng đóng vai trò quan trọng, tạo sự chủ động và tăng tính ổn định của NSNN. Quy mô thu NSNN tăng gấp 2 lần giai đoạn 2006-2010 là tích cực trong bối cảnh hoạt động kinh tế khó khăn, đồng thời thực hiện những điều chỉnh chính sách thu đã làm giảm nguồn thu NSNN trong ngắn hạn.

Tỷ lệ huy động từ thuế, phí vào NSNN bình quân 2011-2015 khoảng 21%GDP, khá sát với Nghị quyết Quốc hội (không quá 22-23%GDP). Việc giảm tỷ lệ huy động từ mức 24,9%GDP năm 2011 xuống còn khoảng 19,7%GDP năm 2014, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh, tuy nhiên ảnh hưởng đến số thu cân đối ngân sách.

(2) Về chi ngân sách nhà nước: Tỷ trọng chi NSNN so GDP giai đoạn 2011-2015 khoảng 28,4%GDP (giai đoạn 2006-2010 khoảng 32,5%GDP), nếu kể cả trái phiếu Chính phủ và xổ số kiến thiết thì đạt khoảng 30,4%GDP. Đã tăng chi cho các lĩnh vực quan trọng, như giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ, y tế, quốc phòng, an ninh; tăng chi cho con người, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, tăng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội. Tuy nhiên, cơ cấu chi NSNN đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế; tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi NSNN tăng mạnh (bình quân chiếm 64,8%, tăng 10% so với giai đoạn 2006-2010); trong đó, các khoản chi cho con người chiếm khoảng 68,2% tổng chi thường xuyên, dẫn đến các khoản chi thường xuyên khác rất khó khăn. Trong điều kiện cân đối NSNN, buộc phải giảm chi đầu tư từ NSNN và bố trí chi trả nợ thấp hơn nhu cầu.

Trong thời gian tới cần tiếp tục cơ cấu lại ngân sách; triệt để tiết kiệm chi; rà soát, sắp xếp các nhiệm vụ, chương trình, dự án đầu tư để phân bổ tập trung, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả; rà soát tổng thể các chính sách an sinh xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án đang triển khai để cắt giảm, lồng ghép chính sách, chương trình, thực hiện trong giai đoạn 2016-2020; việc ban hành các chính sách mới làm tăng chi ngân sách chỉ trong trường hợp thực sự cần thiết và có nguồn đảm bảo.

28 Trong đó 15 nghìn tỷ đồng thuộc kế hoạch phát hành giai đoạn 2011-2015 và 70 nghìn tỷ đồng thuộc kế hoạch bổ sung giai đoạn 2014-2016.

15

Page 16: B¸o c¸obaodientu.chinhphu.vn/Uploaded/duongphuonglien/2014_12_26... · Web viewĐồng thời, để tăng cường công khai, minh bạch; tăng cường trách nhiệm của

(3) Về cân đối ngân sách: Việc cắt giảm nhanh chính sách thu, cùng với áp lực tăng chi lớn, dẫn đến cân đối NSNN khó khăn, không thực hiện được yêu cầu giảm bội chi NSNN. Những năm vừa qua, bội chi NSNN phải duy trì ở mức cao (năm 2011 là 4,4%GDP; năm 2012 là 5,36%GDP; năm 2013 là 5,5%GDP; năm 2014 là 5,3%GDP và năm 2015 là 5%GDP, không đạt Nghị quyết của Đảng và Quốc hội là giảm dần để đến năm 2015 bội chi NSNN đạt 4,5%).

(3) Về huy động vốn và nợ công: Ngoài phát hành 225 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ cho đầu tư phát triển giai đoạn 2011-2015, đã bổ sung kế hoạch phát hành 170 nghìn tỷ đồng giai đoạn 2014-2016. Giai đoạn 2011-2015 phát hành 335 nghìn tỷ đồng, gấp gần 2 lần so với giai đoạn 2006-2010. Dự kiến đến 31/12/2015, dư nợ công khoảng 64%GDP, dư nợ Chính phủ khoảng 48,9%GDP và dư nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 42,6%GDP. Các chỉ số nợ mặc dù vẫn nằm trong giới hạn cho phép29, song đã tạo nên sức ép lớn trong việc bố trí và cân đối nguồn trả nợ năm 2015 và những năm tiếp theo; xuất hiện các yếu tố đe doạ đến an toàn nợ công và an ninh tài chính quốc gia.

3. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2015, đề nghị các bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2015 theo các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ; trong đó tập trung vào các nội dung:

Một là, tập trung quyết liệt công tác thu NSNN, quyết tâm phấn đấu tăng thu nội địa, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu để bù đắp số giảm thu về dầu thô.

(1) Tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, nhất là các khó khăn về tiếp cận vốn tín dụng, đất đai, thị trường tiêu thụ, giải quyết nợ xấu; phối hợp chặt chẽ chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ; đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển doanh nghiệp, qua đó tạo nguồn thu vững chắc cho NSNN. Tổ chức thực hiện tốt các luật sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Luật về thuế đã được Quốc hội thông qua. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan theo hướng tạo thuận lợi ở mức cao nhất cho doanh nghiệp, người nộp thuế. Rút ngắn số giờ nộp thuế, quyết liệt phấn đấu trong năm 2015 đạt và vượt mức trung bình các nước ASEAN-6 (là 171 giờ/năm, trong đó rút ngắn thời gian nộp thuế xuống còn 121,5 giờ; thời gian làm thủ tục bảo hiểm xã hội còn 49,5 giờ).

(2) Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan Thuế, cơ quan Hải quan và các địa phương để nắm chắc nguồn thu trên địa bàn, nhất là các lĩnh vực, doanh nghiệp trọng điểm thu. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế của các tổ chức, cá nhân, xác định chi phí đầu ra, chi phí bán hàng, lưu thông…, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp kê khai không đúng,

29 Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015 đã xác định chỉ tiêu nợ công đến năm 2015 không quá 65%GDP, nợ Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50%GDP.

16

Page 17: B¸o c¸obaodientu.chinhphu.vn/Uploaded/duongphuonglien/2014_12_26... · Web viewĐồng thời, để tăng cường công khai, minh bạch; tăng cường trách nhiệm của

không đủ số thuế phải nộp, các trường hợp tăng giá bán, tăng chi phí sản xuất kinh doanh không hợp lý, không đúng quy định; qua đó truy thu vào NSNN.

(3) Triển khai quyết liệt chống thất thu, chống chuyển giá, buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế; thu hồi số thuế nợ đọng, định kỳ công khai số thuế nợ đọng của từng địa phương, doanh nghiệp; quản lý chặt chẽ công tác hoàn thuế giá trị gia tăng; chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra thuế; thanh tra chuyên đề về chuyển giá, thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng; tăng cường kiểm tra sau thông quan; giám sát đối với hàng tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, hàng hoá ra, vào các khu chế xuất, kho ngoại quan.

Hai là, quản lý chi NSNN chặt chẽ, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí cả trong chi thường xuyên và đầu tư; từng bước cơ cấu lại chi NSNN; xác định thứ tự ưu tiên trong phân bổ nguồn NSNN đối với từng ngành, lĩnh vực; rà soát lại các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án và các chính sách chi ngân sách để đảm bảo thiết thực, tránh dàn trải, trùng lặp, không hiệu quả. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính; tăng cường kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch việc sử dụng NSNN.

(4) Tập trung rà soát, đánh giá tổng thể các chính sách, chế độ, chương trình, dự án đã thực hiện trong giai đoạn 2011-2015 (nhất là các chính sách ASXH, chương trình mục tiêu quốc gia), trên cơ sở đó xây dựng, lồng ghép chính sách, thực hiện trong giai đoạn 2016-2020; điều chỉnh theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh các chính sách, chế độ còn chồng chéo, trùng lặp, không hiệu quả. Không ban hành các các chính sách, chế độ mới (kể cả việc mở rộng đối tượng và phạm vi áp dụng của các chính sách, chế độ ASXH đang thực hiện) làm tăng chi NSNN mà không có nguồn đảm bảo.

(5) Thực hiện phân bổ vốn đầu tư XDCB theo đúng quy định của Luật NSNN, Luật Đầu tư công và các Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011, số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 và số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ; đảm bảo tập trung, chống dàn trải, ưu tiên bố trí thanh toán nợ XDCB và hoàn trả các khoản vốn ứng trước, bố trí cho các dự án đã hoàn thành và có khả năng hoàn thành trong năm 2015; không bố trí vốn cho các dự án mới không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật hoặc chưa thực sự cấp bách. Đẩy mạnh hợp tác theo hình thức công - tư (PPP) và các hình thức đầu tư không sử dụng vốn Nhà nước để huy động tối đa nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

Thực hiện chi trong phạm vi kế hoạch vốn được giao, không để phát sinh nợ mới XDCB. Trường hợp vốn ODA giải ngân vượt dự toán, đề nghị kịp thời báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để báo cáo Thủ tướng Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi thực hiện.

Ngoài việc tập trung phân bổ, bố trí vốn và giao dự toán chi đầu tư nêu trên, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần phải bố trí trả đủ (cả gốc và lãi) các khoản huy động đầu tư theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Luật NSNN đến hạn phải

17

Page 18: B¸o c¸obaodientu.chinhphu.vn/Uploaded/duongphuonglien/2014_12_26... · Web viewĐồng thời, để tăng cường công khai, minh bạch; tăng cường trách nhiệm của

trả trong năm 2015; trả các khoản vay tín dụng ưu đãi thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương, giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng làng nghề, hạ tầng thuỷ sản, chương trình tôn nền vượt lũ đồng bằng sông Cửu Long đến hạn phải trả trong năm 2015. Đảm bảo bố trí đủ vốn từ NSĐP cho các dự án, chương trình được NSTW hỗ trợ một phần để thực hiện các mục tiêu dự án, chương trình.

Đồng thời, trong điều hành đề nghị các địa phương chủ động sử dụng dự phòng, dự trữ và các nguồn lực hợp pháp của địa phương để xử lý các nhiệm vụ cấp bách phát sinh về quốc phòng, an ninh, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh. NSTW chỉ hỗ trợ khi các địa phương đã sử dụng dự phòng, dự trữ của địa phương để xử lý theo quy định.

(6) Đối với chi thường xuyên, chủ động rà soát, sắp xếp các nhiệm vụ chi; tiếp tục thực hiện các giải pháp về nguồn để thực hiện cải cách tiền lương; bố trí kinh phí thực hiện điều chỉnh tăng 8% đối với lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công và tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang có thu nhập thấp (hệ số lương từ 2,34 trở xuống); thực hiện triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, trong đó: tiết kiệm 10% chi thường xuyên (ngoài lương và có tính chất lương) của các cơ quan, đơn vị; không bố trí kinh phí mua xe công (trừ xe chuyên dùng theo quy định của pháp luật); giảm tối đa các khoản chi khánh tiết, hội nghị, hội thảo, lễ hội, lễ khởi công, khánh thành và đi công tác nước ngoài. Đảm bảo bố trí nguồn tài chính tổ chức đại hội Đảng các cấp, tổ chức các ngày lễ lớn một cách chặt chẽ, theo tinh thần triệt để tiết kiệm, hiệu quả. Việc đăng cai tổ chức các hội nghị quốc tế thuộc trách nhiệm của Việt Nam trên cơ sở phù hợp với khả năng NSNN và thực sự mang lại lợi ích cho Việt Nam.

Thực hiện nghiêm chủ trương không tăng biên chế công chức, viên chức năm 2015, kể cả thành lập thêm tổ chức mới hoặc giao bổ sung nhiệm vụ mới (trường hợp được cấp có thẩm quyền lập thêm trường học, bệnh viện, mà không tự cân đối được biên chế thì thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ). Thực hiện công khai việc bố trí, sử dụng kinh phí ngân sách đi công tác nước ngoài của các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương.

(7) Triển khai thực hiện 16 chương trình mục tiêu quốc gia theo hướng phân bổ kinh phí có trọng tâm, trọng điểm cho các mục tiêu thật cần thiết; các địa phương chủ động lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình mục tiêu, dự án khác có cùng nội dung, cùng thực hiện trên địa bàn để đạt mục tiêu chung, đảm bảo quản lý chặt chẽ, sử dụng vốn hiệu quả; khắc phục những tồn tại, yếu kém. Cùng với nguồn hỗ trợ từ NSTW, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí NSĐP và huy động các nguồn lực hợp pháp khác thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn.

(8) Đối với cho vay tín dụng ưu đãi, thực hiện soát xét theo hướng thu gọn các ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên cho phù hợp với yêu cầu tái cấu trúc lại nền kinh

18

Page 19: B¸o c¸obaodientu.chinhphu.vn/Uploaded/duongphuonglien/2014_12_26... · Web viewĐồng thời, để tăng cường công khai, minh bạch; tăng cường trách nhiệm của

tế. Tiếp tục cho vay tín dụng ưu đãi đối với một số nhóm đối tượng nhằm thực hiện các mục tiêu an sinh xã hội.

(9) Các cơ quan, đơn vị phân bổ, sắp xếp các nhiệm vụ và chi trong phạm vi dự toán được giao; hạn chế tối đa bổ sung ngoài dự toán. Không ứng trước dự toán ngân sách năm sau theo đúng Nghị quyết Quốc hội. Trường hợp đặc biệt cần ứng trước NSTW cho các nhiệm vụ khắc phục thiên tai, dịch bệnh, thực hiện nhiệm vụ cấp bách về quốc phòng, an ninh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo chức năng trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đảm bảo chặt chẽ, hiệu quả. Rà soát, quản lý chặt chẽ để giảm mạnh số chi chuyển nguồn, chỉ xem xét xử lý chuyển nguồn đối với những khoản chi còn nhiệm vụ và thực sự cần thiết.

Ba là, tăng cường quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo khả năng trả nợ.(10) Thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý nợ công, thực hiện rà soát, loại

bỏ các dự án không hiệu quả; kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ của chính quyền địa phương, cấp bảo lãnh Chính phủ, vay về cho vay lại để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, giảm thiểu phát sinh các nghĩa vụ nợ dự phòng của Chính phủ. Thường xuyên theo dõi, tổng hợp và quản lý các chỉ tiêu về nợ; bố trí thanh toán đầy đủ các khoản nợ đến hạn, đảm bảo an toàn về nợ và an ninh tài chính quốc gia. Quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo không vượt mức trần theo Nghị quyết của Quốc hội (65%GDP). Đẩy mạnh cơ cấu lại nợ công, chủ động tăng phát hành TPCP dài hạn (kỳ hạn từ 5 năm trở lên).

Bốn là, quản lý giá theo nguyên tắc thị trường, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy sự phát triển đồng bộ các loại hình thị trường.

(11) Thực hiện nhất quán chủ trương quản lý giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đối với các mặt hàng quan trọng, thiết yếu (điện, than bán cho sản xuất điện, xăng dầu, dịch vụ công,...) theo lộ trình với mức độ và thời gian điều chỉnh phù hợp để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát, hài hòa lợi ích của người tiêu dùng, doanh nghiệp và Nhà nước; khuyến khích cạnh tranh về giá, áp dụng các biện pháp khuyến mại, giảm giá theo quy định của pháp luật đối với đại bộ phận hàng hoá trong nền kinh tế.

Tăng cường kiểm tra, thanh tra, minh bạch hóa thông tin, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giá. Kiểm soát chặt chẽ các yếu tố hình thành giá đối với các mặt hàng Nhà nước định giá, đặt hàng, giao kế hoạch.

(12) Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu doanh nghiệp; xây dựng cơ chế, chính sách về quản lý ngân quỹ Kho bạc nhà nước góp phần thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu và sử dụng có hiệu quả tồn quỹ NSNN. Thực hiện điều hành lãi suất trái phiếu Chính phủ linh hoạt, phù hợp với định hướng điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước và mặt

19

Page 20: B¸o c¸obaodientu.chinhphu.vn/Uploaded/duongphuonglien/2014_12_26... · Web viewĐồng thời, để tăng cường công khai, minh bạch; tăng cường trách nhiệm của

bằng lãi suất thị trường; tăng phát hành trái phiếu kỳ hạn dài, góp phần tích cực cơ cấu lại nợ công.

(13) Tiếp tục triển khai đồng bộ các đề án tái cấu trúc và phát triển thị trường chứng khoán và các tổ chức kinh doanh chứng khoán, thị trường bảo hiểm nhằm thúc đẩy thị trường phát triển lành mạnh, an toàn; hợp nhất các sở giao dịch chứng khoán trên cơ sở thống nhất nền tảng chung, đồng thời có sự phân tách và chuyên biệt hoá thị trường theo hàng hoá giao dịch. Triển khai các sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư đa dạng của nhà đầu tư, đảm bảo khả năng huy động vốn cho NSNN; nâng cao khả năng huy động vốn qua thị trường.

Năm là, tăng cường quản lý tài chính doanh nghiệp, đẩy mạnh tái cấu trúc, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

(14) Tập trung triển khai quyết liệt đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015” , hoàn thành việc thực hiện đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước đã được phê duyệt trong năm 2015.

Đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư ngoài ngành theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; giảm và bán toàn bộ vốn nhà nước ở các doanh nghiệp Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối theo nguyên tắc thị trường; thường xuyên kiểm tra, giám sát, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đảm bảo tiến độ triển khai theo đúng lộ trình đã được phê duyệt. Tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu. Thực hiện công khai minh bạch kết quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật. Tách bạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh với nhiệm vụ chính trị, công ích.

Sáu là, đổi mới cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp công, giá dịch vụ công.(15) Khẩn trương triển khai cơ chế hoạt động tự chủ của đơn vị sự nghiệp

công lập gắn với lộ trình thực hiện tính giá dịch vụ công. Các bộ, ngành, địa phương chuẩn bị đủ các điều kiện để thực hiện lộ trình chuyển một số loại phí, lệ phí sang giá dịch vụ phù hợp với cơ chế thị trường, như: ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN thuộc lĩnh vực quản lý; quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ sự nghiệp công, xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật áp dụng trong các dịch vụ sự nghiệp công do nhà nước quản lý,…làm cơ sở để giao quyền tự chủ cho đơn vị sự nghiệp công ngay từ năm 2015; góp phần đẩy mạnh xã hội hoá, nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ. Đồng thời, Nhà nước có hỗ trợ phù hợp cho các đối tượng chính sách khi điều chỉnh giá dịch vụ công tăng.

Bảy là, tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

(16) Các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính - NSNN, đảm bảo các khoản thu, chi ngân sách phải được dự toán và do luật định;

20

Page 21: B¸o c¸obaodientu.chinhphu.vn/Uploaded/duongphuonglien/2014_12_26... · Web viewĐồng thời, để tăng cường công khai, minh bạch; tăng cường trách nhiệm của

tăng cường kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch việc sử dụng NSNN. Tổ chức thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Thực hiện nghiêm quy định không ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành chương trình, đề án có sử dụng NSNN nhưng không hoặc chưa cân đối được nguồn. Tập trung chỉ đạo công tác quyết toán vốn đầu tư đối với các công trình, dự án hoàn thành.

(17) Tiếp tục thực hiện triệt để tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng. Chỉ đạo thực hiện nghiêm các kết luận thanh tra và việc xử lý sau thanh, kiểm tra, kiểm toán đối với những trường hợp vi phạm, gây lãng phí tiền, tài sản nhà nước, tài nguyên thiên nhiên. Yêu cầu hệ thống Kho bạc Nhà nước tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc chi tiêu, đảm bảo đúng chính sách, chế độ quy định, nhất là các khoản chi xây dựng trụ sở, mua sắm phương tiện, trang thiết bị đắt tiền.

Tám là, tập trung triển khai xây dựng kế hoạch tài chính - NSNN 5 năm giai đoạn 2016-2020:

(18) Các bộ, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính tổ chức đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ tài chính - NSNN 5 năm 2011-2015 và xây dựng kế hoạch giai đoạn 2016-2020, bám sát các yêu cầu, mục tiêu, định hướng lớn đã đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020, Chiến lược tài chính đến năm 2020; đẩy mạnh cơ cấu lại ngân sách; kiểm soát chặt chẽ và giảm nợ công, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.

4. Về tổ chức điều hành ngân sách trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi và xử lý tiếp các nhiệm vụ của năm 2014; đề nghị các bộ, ngành, cấp uỷ, chính quyền địa phương:

(1) Tập trung chỉ đạo, điều hành đảm bảo hoạt động sản xuất - kinh doanh trước và sau tết diễn ra bình thường; theo dõi chặt chẽ tình hình biến động giá cả, thị trường; điều hành cung ứng và luân chuyển hàng hoá để đáp ứng nhu cầu; kiểm soát giá cả trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi; kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định pháp luật về giá, gây biến động giá bất thường, nhất là giá các mặt hàng thiết yếu thuộc danh mục bình ổn giá, danh mục phải đăng ký giá và các mặt hàng quan trọng.

(2) Tập trung thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách; điều hành ngân sách trên địa bàn (bao gồm cả ngân sách cấp tỉnh và các cấp huyện, xã) đảm bảo nguồn chi trả lương, các chính sách ASXH và các nhiệm vụ chính trị quan trọng.

(3) Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư XDCB, vốn TPCP, vốn chương trình mục tiêu quốc gia; không kéo dài thời gian thực hiện kế hoạch vốn năm 2014 sang năm 2015 (trừ một số trường hợp được cấp có thẩm quyền cho phép); không chuyển nguồn đối với những nhiệm vụ do chủ quan cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách chậm.

(4) Quản lý, sử dụng nguồn tăng thu NSNN năm 2014 theo đúng quy định. Đối với các địa phương vượt thu, thì sau khi dành nguồn cải cách tiền lương theo

21

Page 22: B¸o c¸obaodientu.chinhphu.vn/Uploaded/duongphuonglien/2014_12_26... · Web viewĐồng thời, để tăng cường công khai, minh bạch; tăng cường trách nhiệm của

quy định, được sử dụng để xử lý các nhu cầu cấp bách phát sinh, trong đó đề nghị ưu tiên hoàn trả các khoản vay, nợ XDCB và chuyển nguồn năm sau để chủ động trong điều hành ngân sách.

Tóm lại, việc triển khai nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2015 diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế - xã hội đất nước có những chuyển biến tích cực, nhưng cũng còn nhiều khó khăn. Bộ Tài chính tin tưởng với sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương và với quyết tâm cao của cán bộ công chức trong toàn ngành tài chính, chúng ta nhất định sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Chính phủ giao./.

BỘ TÀI CHÍNH

22

Page 23: B¸o c¸obaodientu.chinhphu.vn/Uploaded/duongphuonglien/2014_12_26... · Web viewĐồng thời, để tăng cường công khai, minh bạch; tăng cường trách nhiệm của

Ghi chú:

23