bản tin thông tin thương mại -...

48
Bản tin Thông tin Thương mạ i Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương Thông tin phục vụ Lãnh đạo các đơn vị, doanh nghiệp chuyên ngành Thủy sản ***Mng xuân Mu Tut!*** S07 - 08 ra ngày 12/2/2018 Trong s này: Trang ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ PHÒNG THÔNG TIN XUẤT NHẬP KHẨU TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI BỘ CÔNG THƯƠNG 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội Bộ phận biên tập: Tel: (024) 22192875 Phụ trách nội dung ĐĐ:0915.984.525 Bộ phận tư vấn thông tin và phát hành: Tel: (024) 37152585 DĐ: 0915.984.525 Fax: (024) 37152574 Email: [email protected] Đại diện tại TP.HCM: 173 - Hai Bà Trưng Quận 3 - TP.HCM Tel: (028) 38224027 (028) 38225804 (028) 38224150 Fax: (028) 38224041 ĐÁNH GIÁ TRIỂN VỌNG KINH TẾ THẾ GIỚI, TRONG NƯỚC NĂM 2018...................................................................................... 2 MỘT SỐ THÔNG TIN ĐÁNG LƯU Ý TRONG SỐ NÀY .................. 6 TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU .................................................... 8 Tình hình xut khu thy sn sang Trung Quc qua ca khu Móng Cái ........................................................................................ 8 Xut khu thy sản năm 2017 và dự báo năm 2018 ............ 8 Giá mt slô hàng thy sn xut khu tngày 01/02/2018 đến ngày 08/2/2018.................................................................... 26 200 doanh nghip xut khu thy sản đạt kim ngch xut khu ln nhất năm 2017............................................................ 32 THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ .......................................... 36 Thy sn thế giới năm 2017 và dự báo năm 2018 ............... 36 FDA tchi 5 lô hàng tôm tBangladesh và Ấn Độ trong tháng 1/2018 không có lô hàng tVit Nam.......................... 38 TIN TRONG NƯỚC........................................................................ 38 Giá thy sn nguyên liệu trong nước....................................... 38 THAM KHẢO ................................................................................. 40 ĐỀ NGHỊ KHÔNG SAO CHÉP DƯỚI BẤT CỨ HÌNH THỨC NÀO. CÁC DOANH NGHIỆP CÓ Ý KIẾN PHẢN HỒI XIN THÔNG BÁO NGAY VỀ BAN BIÊN TẬP

Upload: others

Post on 31-Jan-2020

13 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Bản tin

Thông tin Thương mại Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương

Thông tin phục vụ Lãnh đạo các đơn vị, doanh nghiệp

chuyên ngành Thủy sản

***Mừng xuân Mậu Tuất!*** Số 07 - 08 ra ngày 12/2/2018

Trong số này: Trang

ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ PHÒNG THÔNG TIN

XUẤT NHẬP KHẨU

TRUNG TÂM THÔNG TIN

CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI

BỘ CÔNG THƯƠNG

655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Bộ phận biên tập: Tel: (024) 22192875

Phụ trách nội dung

ĐĐ:0915.984.525

Bộ phận tư vấn thông tin và phát hành:

Tel: (024) 37152585

DĐ: 0915.984.525

Fax: (024) 37152574

Email: [email protected]

Đại diện tại TP.HCM: 173 - Hai Bà Trưng

Quận 3 - TP.HCM

Tel: (028) 38224027

(028) 38225804

(028) 38224150

Fax: (028) 38224041

ĐÁNH GIÁ TRIỂN VỌNG KINH TẾ THẾ GIỚI, TRONG NƯỚC NĂM 2018 ...................................................................................... 2

MỘT SỐ THÔNG TIN ĐÁNG LƯU Ý TRONG SỐ NÀY .................. 6

TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU .................................................... 8

Tình hình xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc qua cửa khẩu

Móng Cái ........................................................................................ 8

Xuất khẩu thủy sản năm 2017 và dự báo năm 2018 ............ 8

Giá một số lô hàng thủy sản xuất khẩu từ ngày 01/02/2018

đến ngày 08/2/2018.................................................................... 26

200 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đạt kim ngạch xuất

khẩu lớn nhất năm 2017 ............................................................ 32

THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ .......................................... 36

Thủy sản thế giới năm 2017 và dự báo năm 2018 ............... 36

FDA từ chối 5 lô hàng tôm từ Bangladesh và Ấn Độ trong

tháng 1/2018 không có lô hàng từ Việt Nam .......................... 38

TIN TRONG NƯỚC ........................................................................ 38

Giá thủy sản nguyên liệu trong nước ....................................... 38

THAM KHẢO ................................................................................. 40

ĐỀ NGHỊ KHÔNG SAO CHÉP DƯỚI BẤT CỨ HÌNH THỨC NÀO. CÁC DOANH NGHIỆP CÓ Ý KIẾN PHẢN HỒI XIN THÔNG BÁO NGAY VỀ BAN BIÊN TẬP

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH THỦY SẢN

Số 07-08 ra ngày 12/2/2018 2

ĐÁNH GIÁ TRIỂN VỌNG KINH TẾ THẾ GIỚI, TRONG NƯỚC NĂM 2018 I. KINH TẾ THẾ GIỚI

2017 được đánh giá là một năm khởi sắc của kinh tế toàn cầu trên nhiều lĩnh vực quan trọng, đó là sự bứt phá mạnh mẽ trên tất cả các thị trường chứng khoán, các chỉ số về hoạt động thương mại lập mức cao kỷ lục, sự hồi phục của giá hàng hóa thế giới, các nền kinh tế chủ chốt ghi nhận tăng trưởng tích cực ... Tất cả những thuận lợi trên đã đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2017 lên 3,7% - cao hơn rất nhiều so với dự báo vào thời điểm đầu năm 2017 của hàng loạt các định chế tài chính lớn trên thế giới.

Trong năm qua, mặc dù đứng trước hàng loạt yếu tố bất lợi như bảo hộ thương mại toàn cầu gia tăng, căng thẳng chính trị, địa chính trị leo thang tại nhiều khu vực trên thế giới, nhưng các nền kinh tế lớn, từ Mỹ, Trung Quốc, cho đến những nền kinh tế vốn tăng trưởng chậm trong nhiều năm gần đây như Nhật Bản, EU cũng liên tục bứt phá và trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Trong đó, với mức tăng trưởng ấn tượng và được đánh giá là tốt nhất trong nhiều năm qua, kinh tế Khu vực Eurozone là điểm nhấn nổi bật nhất của quá trình hồi phục kinh tế toàn cầu trong năm 2017. Theo IMF, tăng trưởng toàn khu vực năm vừa qua đạt 2,4%. Trong khi theo số liệu của Cục thống kê châu Âu (Eurostat), nền kinh tế khu vực Eurozone tăng trưởng 2,5% trong năm 2017, cao hơn hẳn so với mức 1,8% của năm trước và đánh dấu mức tăng trưởng mạnh nhất kể từ năm 2007. Tiến trình phục hồi ấn tượng của hai nền kinh tế chủ chốt là Pháp và Tây Ban Nha là yếu tố quan trọng giúp kinh tế toàn khu vực đạt tốc độ tăng trưởng tích cực.

Trên thị trường chứng khoán, thị trường chứng khoán Mỹ liên tục phá vỡ các kỷ lục, trong đó chỉ số Dow Jones lần đầu tiên trong lịch sử vượt đỉnh 24.000 điểm. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản lập kỷ lục tăng 16 ngày liên tiếp lên mức cao nhất trong 21 năm, đạt 21.805,17 điểm.

Giá dầu toàn cầu cũng ghi nhận đà hồi phục mạnh trong năm 2017, do được hưởng lợi từ nhu cầu đang tăng lên ở các nhà máy trên khắp thế giới, đặc biệt là ở Trung Quốc. Trong năm qua, OPEC đã hạn chế sản xuất để kiểm soát nguồn cung, trong khi không xuất hiện biến động lớn tác động mạnh mẽ đến giá dầu.

Trên thị trường tài chính tiền tệ, đà tăng của đồng USD đã “chững lại” cho dù Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong năm qua đã 3 lần điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản. Trong khi đó đồng Euro và bảng Anh đã hồi phục đáng kể trong bối cảnh kinh tế Eurozone cải thiện mạnh mẽ, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) bắt đầu siết chặt chính sách tiền tệ và các cuộc đàm phán liên quan đến Brexit đã đạt được những bước tiến nhất định.

Với hàng loạt diễn biến tích cực, có thể nói kể từ giai đoạn khủng hoảng tài chính năm 2008-2009, 2017 là năm thuận lợi và khởi sắc nhất của kinh tế toàn cầu. Đây là những thuận lợi cơ bản để năm 2018, kinh tế thế giới trì tăng trưởng ổn định trong ngắn hạn, với mức tăng trưởng được dự báo có thể đạt tới 3,9% (báo cáo tháng 1/2018 của IMF). Trong đó, đầu tư toàn cầu, công nghiệp chế tạo, hoạt động thương mại và tiêu dùng cá nhân tiếp tục xu hướng tăng cộng với tâm lý lạc quan của thị trường sẽ là động lực giúp duy trì đà tăng trưởng tích cực.

Trong năm 2018, tăng trưởng của các nền kinh tế phát triển khó có thể bứt phá như trong năm 2017 do các ngân hàng trung ương sẽ giảm dần các biện pháp kích cầu sau khủng hoảng và xu thế tăng trưởng đầu tư bị chậm lại. Mặc dù vậy, dự báo GDP của Mỹ - nền kinh tế hàng đầu thế giới vẫn đạt tới 2,7% - mức tăng trưởng mạnh

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH THỦY SẢN

Số 07-08 ra ngày 12/2/2018 3

nhất trong 3 năm qua nhờ kế hoạch cải cách thuế của chính quyền Tổng thống Donald Trump. Trong khi đó, tăng trưởng tại các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển dự kiến sẽ tăng tốc từ 4,7% lên 4,9%.

Tốc độ tăng trưởng của kinh tế và thương mại thế giới

Quốc gia Tốc độ tăng trưởng hàng năm (%)

Năm 2016 Ước tính 2017 Dự báo 2018 Dự báo 2019

Tăng trưởng kinh tế thế giới 3,2 3,7 3,9 3,9

Các nền kinh tế phát triển 1,7 2,3 2,3 2,2

Mỹ 1,5 2,3 2,7 2,5

Khu vực EU 1,8 2,4 2,2 2

Nhật Bản 0,9 1,8 1,2 0,9

Anh 1,9 1,7 1,5 1,5

Canada 1,4 3 2,3 2

Các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển 4,4 4,7 4,9 5

Nga -0,2 1,8 1,7 1,5

Trung Quốc 6,7 6,8 6,6 6,4

Ấn Độ 7,1 6,7 7,4 7,8

Asean 5 ( Indonesia, Malaysia, Philippine, Thái lan, Việt Nam)

4,9 5,3 5,3 5,3

Brazil -3,5 1,1 1,9 2,1

Tăng trưởng thương mại thế giới 2,5 4,7 4,6 4,4

Các nền kinh tế phát triển 2,6 4,1 4,3 4,2

Các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển 2,3 5,9 5,1 4,8

Nguồn: Báo cáo "Triển vọng Kinh tế toàn cầu” của IMF trong tháng 1/2018

Bên cạnh đó, kinh tế toàn cầu cũng phải đối mặt với không ít thách thức, cụ thể:

- Thứ nhất, đó là xu hướng gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ thông qua các các rào cản thương mại; đặc biệt là chủ trương theo đuổi chính sách “nước Mỹ trước tiên” của chính quyền Mỹ.

- Thứ hai, là tác động bởi sự thay đổi chính sách tại nhiều nền kinh tế chủ chốt, tiêu biểu là xu hướng chuyển dần từ nới lỏng sang thắt chặt tiền tệ của một số Ngân hàng Trung ương hay chính sách cải cách thuế của chính quyền Mỹ;

- Thứ ba, là xu hướng tăng nhanh của tình trạng nợ công tại Trung Quốc. Khối nợ của Trung Quốc đã tăng mạnh trong 10 năm gần đây, đạt tốc độ tăng nhanh nhất trên thế giới, lên mức tương đương với 250% GDP nước này.

- Thứ tư, là những rủi ro trong bất ổn chính trị và địa chính trị tại nhiều khu vực trên thế giới, đặc biệt là lo ngại về chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bùng phát, chủ nghĩa dân túy gia tăng tại EU hay những diễn biến phức tạp trong cuộc đàm phát Brexit.

II. KINH TẾ TRONG NƯỚC

Trong bối cảnh phải đối mặt với không ít khó khăn, kinh tế trong nước năm 2017 vẫn ghi nhận những diễn biến rất tích cực với tốc độ tăng trưởng đạt 6,81% - mức cao kỷ lục trong mười năm qua, đã đưa tốc độ tăng trưởng bình quân 10 năm 2008 - 2017 lên 6%. Trong đó, hàng loạt các chỉ số cơ bản về lạm phát, xuất khẩu, cán cân thương mại, nợ công ... đều cải thiện tích cực.

Trong năm 2018, kinh tế Việt Nam được dự đoán có nhiều khả năng tăng trưởng cao và có thể đạt được mức tăng trưởng 6,7% như mục tiêu Chính phủ đặt ra trong bối cảnh kinh tế thế giới đang trong xu hướng, kinh tế vĩ mô ổn định, môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện mạnh mẽ bởi sự quyết tâm của Chính phủ và nỗ lực của các

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH THỦY SẢN

Số 07-08 ra ngày 12/2/2018 4

bộ, ngành, tạo ra những tiến bộ trong cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục đầu tư. Tuy nhiên, toàn nền kinh tế vẫn phải đối mặt với không ít những trở ngại, thử thách nội tại như tình trạng nợ công cao, bội chi ngân sách còn lớn cho dù đang dần cải thiện, tăng trưởng kinh tế còn thấp hơn so với những năm trước 2008, nền kinh tế vẫn phụ thuộc vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kết quả xuất siêu trong năm qua lên tới 2,91 tỷ USD nhưng riêng khu vực FDI đã xuất siêu tới 2,81 tỷ USD)... Tất cả những thách thức này đang tạo áp lực lớn cho tăng trưởng trong năm nay.

Trước diễn biến của nền kinh tế, ngay trong những ngày đầu tiên của năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị quyết 01, thể hiện rõ tinh thần quyết liệt, hành động ngay từ những ngày đầu, tháng đầu để có thể hoàn thành được kế hoạch,

mục tiêu đã đề ra. Điều này được k vọng sẽ chuyển thành đô ng lực cho cả bộ máy,

cả nền kinh tế trong năm mới 2018. Tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm (%)

6,81 6,7

01

2

3

4

5

6

7

8

9

2006 2008 2010 2012 2014 2016 2018*

Nguồn: Tổng cục Thống kê

- Về lạm phát:

Trong tháng 1/2018, lạm phát đã tăng 0,51% so với tháng trước và tăng tới 2,65% so với cùng k năm 2017. Trong đó, nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất do trong tháng này có tới 9 địa phương lớn điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế. Nhóm giao thông cũng tăng khá cao do ảnh hưởng 2 đợt tăng giá xăng dầu và giá vé tàu hỏa tăng dịp Tết Nếu nh n vào những chỉ số kinh tế của tháng 1 2018 có thể thấy những thử thách với kinh tế Việt Nam trong năm 2018 sẽ không nhỏ, đặc biệt là chỉ số giá tiêu dùng đã nhích lên. Điều này đặt ra vấn đề kiểm soát lạm phát để ổn định kinh tế vĩ mô

Trong năm nay, rủi ro tiềm ẩn đối với chỉ số lạm phát chung sẽ đến từ xu hướng tăng giá của các loại hàng hóa cơ bản trên thế giới, điển hình nhất là giá xăng dầu và các nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo hai bước của Thông tư 37 đã gần như hoàn tất, có thể sức ép lên lạm phát trong năm 2018 phần nào được giảm bớt. Dự báo trong năm 2018, lạm phát sẽ tăng khoảng 3,5-3,8%, thấp hơn so với mục tiêu Chính phủ đặt ra.

- Về hoạt động sản xuất, xuất khẩu:

Trong năm 2018, ngành Công Thương đặt mục tiêu phấn đấu chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng trên 9%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10% và tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%.

Như vậy, với mục tiêu tăng trưởng 10%, kim ngạch xuất khẩu trong năm 2018 sẽ phải đạt khoảng 235,42 tỷ USD, tương ứng với 19,6 tỷ USD/tháng. Mức tăng trưởng trên theo đánh giá là có thể đạt được bởi trong nửa cuối năm 2017 xuất khẩu hàng hóa

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH THỦY SẢN

Số 07-08 ra ngày 12/2/2018 5

của Việt Nam đã đạt bình quân 19,38 tỷ USD/tháng. Thực tế cũng cho thấy, ngay trong tháng đầu tiên của năm 2018, xuất khẩu hàng hóa của nước ta đã đạt khá cao 19 tỷ USD. Trong khi đó, thông thường xuất khẩu thường tăng tốc trong thời điểm nửa cuối năm nên xuất khẩu sẽ cao hơn, do đó xuất khẩu được dự báo sẽ hoàn thành kế hoạch đề ra.

Trong năm nay, hoạt động xuất khẩu sẽ được hỗ trợ nhờ triển vọng kinh tế thế giới tiếp tục tích cực cộng với cơ hội từ các FTA đã và đang chuẩn bị được thực thi, mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu mở rộng thị trường. Đặc biệt, các dự án lớn trong các các ngành điện tử - viễn thông, công nghiệp nặng, công nghiệp chế biến chế tạo được đầu tư trong thời gian qua sẽ bước vào khâu sản xuất, xuất khẩu hứa hẹn tạo ra nguồn hàng rất lớn cho xuất khẩu. Bên cạnh đó, xuất khẩu cũng có nhiều k vọng trước những nỗ lực của các doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước trong việc nâng cao chất lượng hàng hóa, tăng khả năng cạnh tranh, khơi thông thị trường, tháo gỡ các rào cản thương mại, đơn giản hóa các thủ tục hành chính…

Tuy nhiên, để đạt mức tăng trưởng trên cũng không ít khó khăn, khi xuất khẩu năm 2018 vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Trong đó đáng chú ý nhất là xu hướng gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ; cạnh tranh xuất khẩu ngày càng gay gắt; sản xuất nông nghiệp đứng trước rủi ro lớn do tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu; một số mặt hàng nông, sản khoáng sản sắp đến ngưỡng và khó có khả năng tăng trưởng cao về lượng xuất khẩu...

- Thị trường tài chính ngân hàng:

Để góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% trong năm nay, ngành ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng toàn ngành đạt khoảng 17%, thấp hơn so với mức tăng 18,17% trong năm 2017. Trong đó, tín dụng sẽ vẫn được tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ Các lĩnh vực rủi ro như bất động sản, chứng khoán sẽ tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ. Điều hành gắn liền với quá trình tái cơ cấu các ngành kinh tế.

Về tỷ giá, diễn biến ổn định của thị trường ngoại hối trong năm 2017 sẽ là tiền đề tích cực, hỗ trợ cho việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN trong năm 2018, nhất là trong bối cảnh nguồn cung ngoại tệ vẫn đang ở trạng thái khả quan. Về nguồn cung tiền, tình trạng ngoại tệ của Việt Nam vẫn khá dồi dào. Dự trữ ngoại hối của Việt Nam tính đến thời điểm đầu tháng 2/2018 đã lên tới 57 tỷ USD, mức cao nhất từ trước tới nay. Ngoài ra, diễn biến tích cực trong hoạt động xuất khẩu, nguồn vốn FDI, FII…cũng là những yếu tố tạo ra nguồn cung ngoại tệ tương đối dồi dào, tạo điều kiện hỗ trợ thanh khoản. Bên cạnh đó, Chính phủ đã và đang nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh và cải cách hành chính để thu hút vốn đầu tư và xu hướng này vẫn đang được đẩy mạnh, là nền tảng để dòng vốn đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục gia tăng. Như vậy, áp lực lên tỷ giá không lớn, dự báo tỷ giá sẽ ổn định trong những tháng đầu năm 2018.

Trong năm 2018, thị trường vẫn đang k vọng về đợt giảm lãi suất, đặc biệt là giảm lãi suất cho vay theo chỉ đạo của Chính phủ. Riêng trong tháng 1/2018, ngay sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc giảm lãi suất cho vay, một số NHTM đã giảm lãi suất cho vay thêm khoảng 0,5% đối với các lĩnh vực ưu tiên. Động thái này là tín hiệu đáng mừng, tuy nhiên, việc giảm lãi suất cho vay trong năm nay vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố khó khăn, trong đó rào cản lớn nhất là chưa thể giảm lãi suất huy động để hỗ trợ giảm lãi suất cho vay. Bên cạnh đó, việc giảm lãi suất mới chỉ thực hiện ở các lĩnh vực ưu tiên của một số ngân hàng và được thực hiện cục bộ theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. Trong nửa đầu năm 2018, nhiều khả năng mặt bằng lãi suất cho vay khó có thể giảm mà chỉ duy trì trạng thái ổn định.

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH THỦY SẢN

Số 07-08 ra ngày 12/2/2018 6

MỘT SỐ THÔNG TIN ĐÁNG LƯU Ý TRONG SỐ NÀY KẾT QUẢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN NĂM 2017 VÀ DỰ BÁO 2018:

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam xuất khẩu thủy sản của cả nước

năm 2017 đạt 2,04 triệu tấn với kim ngạch đạt 8,37 tỷ USD, tăng 7,5% về lượng và 18% về

kim ngạch so với năm 2016. Dự báo xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2018 sẽ vượt kế

hoạch đạt 2,12 triệu tấn với kim ngạch đạt 8,8 tỷ USD, tăng 4,1% về lượng và 5% về kim

ngạch so với năm 2017.

Mặt hàng:

Cá tra: Xuất khẩu cá tra giảm 4,64% về lượng và tăng 4% về kim ngạch so với năm

2016, đạt 835 nghìn tấn với kim ngạch đạt 1,76 tỷ USD, chiếm 41% về lượng và 21% về kim

ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2016. Dự báo, xuất khẩu cá tra của Việt Nam

trong năm 2018 đạt 885 nghìn tấn với kim ngạch đạt 1,94 tỷ USD, tăng 6% về lượng và

10% về kim ngạch so với năm 2017.

Tôm: Xuất khẩu tôm của cả nước năm 2017 đạt 385,7 nghìn tấn với kim ngạch đạt

3,82 tỷ USD, tăng 14,96% về lượng và 23,29% về kim ngạch so với năm trước, chiếm

18,9% vê lượng và 45,6% về kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Năm 2018 tôm

của Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi cho xuất khẩu từ nguồn cung, lợi thế cạnh tranh về thuế

tại các thị trường lớn,.. Dự báo, xuất khẩu tôm của Việt Nam năm 2018 sẽ tăng 8% về

lượng và 12% về kim ngạch so với năm 2017, đạt 416 nghìn tấn với kim ngạch đạt 4,3 tỷ

USD.

Thị trường: Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, thủy sản xuất khẩu của Việt

Nam có mặt ở 132 thị trường và hai khu vực thị trường EU, ASEAN. Trong đó, EU, Mỹ,

Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Canada, Australia, Hồng Kông… lần lượt là

những tiêu thụ thủy sản lớn nhất của Việt Nam.

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới EU năm 2017 đạt 293,8 nghìn tấn với kim ngạch

đạt 1,47 tỷ, giảm 0,2% về lượng nhưng tăng 22,1% về kim ngạch so với năm 2016. Dự báo,

xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới thị trường EU năm 2018 sẽ tăng 2% về lượng và 4%

về kim ngạch so với năm 2017, đạt 300 nghìn tấn với kim ngạch đạt 1,53 tỷ USD.

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới Mỹ năm 2017 gặp nhiều rào cản nên khối lượng

chỉ đạt 236,04 nghìn tấn với kim ngạch đạt 1,4 tỷ USD, giảm 11,9% về lượng và 1,9% về

kim ngạch so với năm 2016. Dự báo xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới Mỹ có thể chững

lại chỉ đạt 236 nghìn tấn với kim ngạch đạt 1,45 tỷ USD, không tăng về lượng và tăng 3%

về kim ngạch so với năm 2017.

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới Nhật Bản năm 2017 tăng tăng 12,5% về lượng và

18,6% về kim ngạch so với năm 2016, với lượng đạt 169,7 nghìn tấn, kim ngạch đạt 1,3 tỷ

USD. Dự báo, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới thị trường Nhật Bản sẽ tăng 12% về

lượng và 18% về kim ngạch so với năm 2017, đạt 190 nghìn tấn với kim ngạch đạt 1,54 tỷ

USD.

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc năm 2017 đạt 333,2 nghìn tấn với

kim ngạch đạt 1,08 tỷ USD, tăng 41,5% về lượng và 59,4% về kim ngạch so với năm 2016.

Dự báo, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc năm 2018 đạt 159 nghìn tấn

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH THỦY SẢN

Số 07-08 ra ngày 12/2/2018 7

với với kim ngạch đạt 1,38 tỷ USD, tăng 16% về lượng và 25% về kim ngạch so với năm

2017.

Năm 2017, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới Hàn Quốc đạt 159,6 nghìn tấn với kim

ngạch đạt 778,5 triệu USD, tăng 10,1% về lượng và 28,1% về kim ngạch so với năm 2016.

Dự báo, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới Hàn Quốc năm 2018 đạt 177 nghìn tấn với

kim ngạch đạt 975 triệu USD, tăng 11% về lượng và 24% về kim ngạch so với năm 2017.

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới ASEAN năm 2017 đạt 299,2 nghìn tấn với kim

ngạch đạt 609,7 triệu USD, tăng 19,5% về lượng và 17,3% về kim ngạch so với năm 2016.

Dự báo, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới thị trường này trong năm 2018 đạt 351 nghìn

tấn với kim ngạch đạt 722 triệu USD, tăng 17% về lượng và 18% về kim ngạch so với năm

2017.

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới Australia năm 2017 đạt 31,6 nghìn tấn với kim

ngạch đạt 185,06 triệu USD, giảm 11,2% về lượng và 0,7% về kim ngạch so với năm 2016.

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới thị trường này năm 2018 sẽ đạt 32 nghìn tấn với kim

ngạch đạt 192 triệu USD, tăng 1% về lượng và 3% về kim ngạch so với năm 2017.

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới Mêhicô năm 2017 đạt 63,5 nghìn tấn với kim

ngạch đạt 123,4 triệu USD, tăng 11,3% về lượng và 29,3% về kim ngạch so với năm 2016.

Đây là thị trường tiềm năng ở Châu Mỹ mà thủy sản Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu

và tăng thị phần. Dự báo, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới thị trường này trong năm

2018 đạt 36,6 nghìn tấn với kim

Giá cá tra nguyên liệu tuần đầu tháng 2/2018 ổn định ở mức cao trên 30.500đ/kg.

Giá cá tra nguyên liệu tại An

đông lạnh là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất tới Thụy Sỹ giảm.

GIÁ MỘT SỐ MẶT HÀNG THỦY SẢN XUẤT KHẨU TUẦN QUA

Giá xuất khẩu cá tra phi lê ĐL 225G-UP, 5kgs/Thùng xuất khẩu tới New Zealand

đạt 2,5 USD/kg (Cát Lái, FOB) giảm 0,2 USD/kg so với xuất khẩu vào tuần trước.

Giá xuất khẩu cá tra fillet ĐL 300-400 gr/pc IQF, 2,5 kg x 4/ctn xuất khẩu tới

Trung Quốc đạt 2,29 USD/kg (DAF) tăng 0,05 USD/kg so với xuất khẩu vào tuần

trước.

Giá xuất khẩu cá trích khô 7/9 xuất khẩu tới Hàn Quốc đạt 4,3 USD/kg (Cát Lái,

CFR) giảm 0,3 USD/kg so với xuất khẩu vào tuần trước.

Giá xuất khẩu mực nang nguyên con làm sạch ĐL 20/40,BLOCK, 6 X 2KG/CTN,

100 PCT NW xuất khẩu tới Italia đạt 5,05 USD/kg (DAF) tăng 0,9 USD/kg so với

xuất khẩu vào tuần trước.

NGUỒN CUNG: Tổng sản lượng thuỷ sản của thế giới năm 2017 ước đạt 176

triệu tấn, tăng 2,35% so với năm 2016. Dự báo, sản lượng thủy sản toàn cầu năm 2018

đạt 178,6 triệu tấn, tăng 1,4% so với năm 2017. Trong đó sản lượng thủy sản nuôi sẽ

tăng mạnh, thủy sản khai thác chững lại.

NHU CẦU: Năm 2017, tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người của thế giới

tăng 1kg/người đạt mức 21,5 kg/người/năm,. Dự báo mức tiêu thụ thủy sản bình quân

đầu người vẫn tăng trong năm 2018 lên mức 22kg/người/năm.

THƯƠNG MẠI THỦY SẢN: Thương mại thủy sản toàn cầu năm 2017 ước tính

tăng mạnh do sự chênh lệch cung cầu lớn và chi phí nuôi trồng, khai thác tăng. Thương

mại ước đạt 158 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2016.

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH THỦY SẢN

Số 07-08 ra ngày 12/2/2018 8

TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU Tình hình xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc qua

cửa khẩu Móng Cái Trong những ngày giáp Tết Mậu Tuất, các sản phẩm thủy, hải sản xuất khẩu sang

Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái đã đạt đỉnh cao về sản lượng ở mức 1.700 tấn/ngày. Tình hình sẽ kéo dài đến ngày 13/2/2018. Theo Ban quản lý cửa khẩu Móng Cái, chỉ sau Tết Mậu Tuất hoạt động xuất nhập khẩu thủy, hải sản sẽ “khai xuân” trong không khí nhộn nhịp do nhu cầu của đối tác Trung Quốc thường rất cao cả trước và sau Tết. Các sản phẩm chủ yếu được xúc tiến giao dịch trong giai đoạn này là những mặt hàng cấp đông, gồm cá biển, cá nuôi ở vùng nước mặn, lợ, tôm sú, mực mai, mực lá, mực ống, các loại hàng khô như tôm, mực ống, cá chim, thu, vây cá mập, bóng cá thủ, hải sâm, sá sùng. Nhuyễn thể hai mảnh vỏ cũng được tiêu thụ rất mạnh tại thị trường Trung Quốc trong dịp Tết nguyên đán Giá cả các sản phẩm thủy, hải sản xuất khẩu sang Trung Quốc trong dịp Tết đa phần ở mức cao hơn ngày thường vào khoảng 6-10%.

Tham khảo giá một số mặt hàng đang xuất khẩu: (ĐVT NDT/kg - 1 NDT = 3.650 VND)

Mặt hàng Quy cách Giá Mặt hàng Quy cách Giá

Cá thủ khúc cấp đông Khúc đuôi 29 Cá tra cấp đông Loại 0,5 kg/con 14

Khúc đầu 27,9 Loại 0,8 kg/con 16,3

Khúc giữa 35 Loại 1 kg/con 18,5

Cá nhụ cấp đông Loại 0,5 kg/con 38,5 Cá basa khúc cấp đông Loại 4 khúc/kg 16

Loại 0,6-1 kg/con 42,2 Loại 3 khúc/kg 19

Loại trên 1 kg/con 47 Loại 2 khúc/kg 23

Tôm sú cấp đông Loại 20 kg/con 89,6 Tôm hoa cấp đông Loại 30 kg/con 83,4

Loại 30 kg/con 85 Loại 40 kg/con 78

Loại 40 kg/con 76 Loại 50 kg/con 70

Mực nút đông lạnh Chất lượng I 72,5 Mực nang lột da ĐL Chất lượng I 38

Chất lượng II 66,4 Chất lượng II 32

Chả cá thát lát ĐL Chả lụa I 45 Mực ống khô Loại dài 30 cm 195

Chả lụa II 38,5 Loại dài 25 cm 180

Chả lụa III 31 Loại dài 20 cm 92

Thịt cá đổng xay ĐL Chất lượng I 39,5 Mực xà khô Dài 10-15 cm 106

Chất lượng II 32,5 Dài trên 15 cm 125

Sá sùng khô Loại I 1980 Bóng cá thủ khô Loại I 2108

Loại II 1700 Loại II 1865

Cá song hoa sống Loại 0,6-1 kg/con 105 Tôm sú sống Loại 30 kg/con 115

Loại trên 1 kg/con 120 Loại 40 kg/con 96

Tu hài sống Đều loại 10 con/kg 78 Ốc hương sống Đều loại 20 con/kg 70

Sò huyết sống Đều loại 120 con/kg 75 Cua ghẹ sống Đều loại 6 con/kg 95

Xuất khẩu thủy sản năm 2017 và dự báo năm 2018 - Dự báo xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2018 sẽ vượt kế hoạch đạt

2,12 triệu tấn với kim ngạch đạt 8,8 tỷ USD, tăng 4,1% về lượng và 5% về kim

ngạch so với năm 2017.

- Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2018 sẽ có những

thay đổi lớn do các doanh nghiệp chuyển hướng đa dạng hóa thị trường đầu ra,

các chính sách siết chặt ATVSTP ở các thị trường lớn, các rào cản thương mại và

phi thương mại cũng được áp dụng hay các FTA song phương và đa phương có

hiệu lực.

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH THỦY SẢN

Số 07-08 ra ngày 12/2/2018 9

- Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu cũng có sự thay đổi khá mạnh khi các

sản phẩm thủy sản khai thác xuất khẩu chưa thể bức phá tăng mạnh thì hai mặt

hàng chủ lực là tôm và cá tra được dự báo sẽ có kết quả tăng trưởng mạnh.

Xuất khẩu thủy sản năm 2017 tăng mạnh, dự báo năm 2018 vượt kế hoạch

Năm 2017, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đã tận dụng tốt các lợi thế về thương mại để vượt qua hàng loạt các khó khăn cùng với lỗ lực từ phía doanh nghiệp và cơ quan chức năng quản lý để thủy sản xuất khẩu có kết quả vượt kế hoạch và đạt mức kim ngạch xuất khẩu cao nhất từ trước tới nay. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam xuất khẩu thủy sản của cả nước năm 2017 đạt 2,04 triệu tấn với kim ngạch đạt 8,37 tỷ USD, tăng 7,5% về lượng và 18% về kim ngạch so với năm 2016

Kế hoạch cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2018 là 8,5 tỷ USD, tăng khoảng 2% so với năm 2017 Đây được cho là mức kế hoạch khiêm tốn cho thủy sản xuất khẩu Việt Nam sau một năm đạt kết quả tăng trưởng mạnh. Lý do cho mục tiêu khiêm tốn này là: Thứ nhất, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đang gặp khó khăn ở thị trường Mỹ khi thị phần tôm đang bị sụt giảm mạnh, các rào cản về chất lượng và thương mại cũng được phía Mỹ tăng cường kiểm soát. Thứ hai, thị trường EU cũng chưa chắc chắn khi mà thời gian thẻ vàng cho thủy sản khai thác ở thị trường này kéo dài tới tháng 4/2018. Thứ ba, năm 2017 kết quả tăng trưởng mạnh chủ yếu là do mặt bằng giá thủy sản thế giới tăng mạnh đặc biệt là mặt hàng tôm, và sẽ gặp nhiều khó khăn khi các nhà cung cấp lớn đều đẩy mạnh xuất khẩu tăng tính cạnh tranh với tôm của Việt Nam…

Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam năm 2011 – 2017 và dự báo 2018

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Tuy nhiên ban biên tập bản tin thủy sản vẫn đưa ra đựa ra dự báo xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2018 sẽ đạt 2,12 triệu tấn với kim ngạch đạt 8,8 tỷ USD, tăng 4,1% về lượng và 5% về kim ngạch so với năm 2017 Căn cứ để ban biên tập bản tin Thủy sản đưa ra dự báo: Do mặt hàng tôm là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh ở các thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… do hưởng lợi từ các FTA. Mặt hàng cá tra của Việt Nam đang có hướng đi tốt là không phụ thuộc vào thị trường Mỹ. Cùng với sự lỗ lực từ phía Chính phủ, các bộ ngành, doanh nghiệp và người nuôi để khắc phục những khó khăn trong năm 2018

Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2017

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam có mặt ở 132 thị trường và hai khu vực thị trường EU, ASEAN. Trong đó, EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Canada, Australia, Hồng Kông… lần lượt là những tiêu thụ thủy sản lớn nhất của Việt Nam Trong cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2017 có một số nét đáng chú ý sau:

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH THỦY SẢN

Số 07-08 ra ngày 12/2/2018 10

- Xuất khẩu thủy sản tới Trung Quốc đạt kết quả tăng trưởng mạnh đạt 41,5% về lượng và 58,8% về trị giá so với năm 2016, tăng trưởng mạnh nhất ở các mặt hàng như tôm và cá tra Với kết quả này lần đầu tiên Trung Quốc trở thành thị trường thủy sản tỷ USD của Việt Nam và sẽ là thị trường rất tiềm năng trong tương lai với các lợi thế cụ thể như: Gần Việt Nam, chi phí và thời gian vận chuyển ít, các rào cản thương mại và phi thương mại không cao như EU, Mỹ hay Nhật Bản, đây là thị trường tiềm năng cho những doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ muốn khai thác để tăng thị phần trong thời gian tới.

- Xuất khẩu thủy sản tới Mỹ giảm mạnh đặc biệt là ở mặt hàng cá tra và tôm do phía Mỹ tăng cường kiểm soát nhập khẩu tôm và cá tra các rào cản thương mại. Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu thủy sản tới Mỹ năm 2017 đạt 236 nghìn tấn với kim ngạch đạt 1,41 tỷ USD, giảm 12% về lượng và 2,1% về trị giá so với năm 2016

- Xuất khẩu thủy sản tới EU không tăng về lượng nhưng tăng mạnh về trị giá do giá tôm và cá tra xuất khẩu tăng Tuy nhiên thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đang gặp khó khăn tại thị trường này trong thời gian tới do phía EU rút thẻ vàng với thủy sản khai thác đây sẽ là trở ngại lớn cho thủy sản Việt Nam năm 2018

- Xuất khẩu thủy sản tới Nhật Bản, Hàn Quốc và ASEAN đạt được tốc độ tăng trưởng mạnh so với cùng k năm trước do các doanh nghiệp đã chủ động nguồn hàng và có lợi thế cạnh tranh từ các FTA song phương và đa phương có hiệu lực. Dự báo trong năm 2018 các thị trường này tiếp tục là thị trường tiềm năng của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (Tính theo kim ngạch)

Năm 2017 Năm 2016

Thị

trường

khác

19,9%

EU

17,7%

Mỹ

16,9%

Nhật Bản

15,7%

Trung

Quốc

13,1%

Hàn

Quốc

9,4%

ASEAN

7,3%

Thị

trường

khác

21,3%EU

17,1%

Mỹ

20,3%

Nhật Bản

15,6%

Trung

Quốc

9,7%

Hàn Quốc

8,6%

ASEAN

7,4%

Thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2017

Thị trường Năm 2017 So với năm 2016 (%)

Tỷ trọng (%)

Năm 2017 Năm 2016

Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Tổng 2.036.727,2 8.315.734.668 7,5 18 100 100 100 100

EU 293.849,4 1.475.473.925 -0,2 22,1 14,4 17,7 15,5 17,1

Mỹ 236.046,3 1.406.999.612 -11,9 -1,9 11,6 16,9 14,1 20,3

Nhật Bản 169.754,3 1.302.910.524 12,5 18,6 8,3 15,7 8,0 15,6

Trung Quốc 333.213,6 1.087.862.645 41,5 59,4 16,4 13,1 12,4 9,7

Hàn Quốc 159.626,3 778.544.498 10,1 28,1 7,8 9,4 7,6 8,6

ASEAN 299.187,5 609.724.023 19,5 17,3 14,7 7,3 13,2 7,4

Canada 34.862,7 222.778.740 6,8 21,6 1,7 2,7 1,7 2,6

Australia 31.697,9 185.062.839 -11,2 -0,7 1,6 2,2 1,9 2,6

Hồng Kông 31.180,0 157.944.887 -2,8 4,4 1,5 1,9 1,7 2,1

Mêhicô 63.546,4 123.423.484 11,3 29,3 3,1 1,5 3,0 1,4

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH THỦY SẢN

Số 07-08 ra ngày 12/2/2018 11

Thị trường Năm 2017 So với năm 2016 (%)

Tỷ trọng (%)

Năm 2017 Năm 2016

Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Đài Loan 37.592,9 113.152.124 1,1 7,1 1,8 1,4 2,0 1,5

Braxin 46.182,5 105.897.336 6,5 55,7 2,3 1,3 2,3 1,0

Nga 25.192,7 97.655.801 -17,8 1,8 1,2 1,2 1,6 1,4

Ixraen 14.509,4 74.246.098 38,9 53,8 0,7 0,9 0,6 0,7

Ả Rập Xê út 38.386,0 64.677.493 -0,6 5,5 1,9 0,8 2,0 0,9

Côlômbia 36.640,7 55.695.995 -10,6 -3,6 1,8 0,7 2,2 0,8

UAE 16.770,7 45.075.298 -17,2 -10,8 0,8 0,5 1,1 0,7

Thuỵ Sỹ 2.923,4 40.739.024 -12,4 5,3 0,1 0,5 0,2 0,5

Pakixtan 13.582,2 38.096.088 12,7 63,1 0,7 0,5 0,6 0,3

Ai Cập 15.915,8 31.187.147 -24,4 -31,9 0,8 0,4 1,1 0,6

Ấn Độ 13.370,9 21.053.471 -1,9 3,5 0,7 0,3 0,7 0,3

New Zealand 2.834,5 17.807.456 -20,3 -15,7 0,1 0,2 0,2 0,3

Chilê 6.083,2 17.625.528 25,7 25,2 0,3 0,2 0,3 0,2

Li Băng 4.712,4 16.747.254 -16,9 -8,9 0,2 0,2 0,3 0,3

Nam Phi 3.020,9 15.583.800 42,6 69,2 0,1 0,2 0,1 0,1

Ukraina 7.478,8 15.521.378 -10,3 10,8 0,4 0,2 0,4 0,2

Đôminica 7.185,6 12.460.376 -1,3 1,7 0,4 0,1 0,4 0,2

Irắc 6.618,1 10.025.534 -23,5 -19,9 0,3 0,1 0,5 0,2

Reunion 2.412,6 9.840.479 17,7 13,0 0,1 0,1 0,1 0,1

Gioócđani 3.571,4 9.457.417 -2,8 1,8 0,2 0,1 0,2 0,1

Thổ Nhĩ K 3.471,8 8.296.913 13,5 50,7 0,2 0,1 0,2 0,1

Cata 3.999,4 8.316.260 5,0 0,3 0,2 0,1 0,2 0,1

Cô Oét 2.845,4 8.280.235 -41,6 -23,8 0,1 0,1 0,3 0,2

Xri Lanca 3.142,8 8.191.526 19,6 44,4 0,2 0,1 0,1 0,1

Pêru 3.427,5 7.856.664 -20,2 -11,6 0,2 0,1 0,2 0,1

Christmas Islands 6.014,4 7.147.747 0,0 0,0 0,3 0,1 0,0 0,0

Algiêri 3.339,9 6.946.700 -11,8 1,7 0,2 0,1 0,2 0,1

Costa Rica 3.504,0 6.784.181 -12,0 -10,6 0,2 0,1 0,2 0,1

Panama 2.665,1 5.996.041 101,4 135,5 0,1 0,1 0,1 0,0

Libi 1.985,8 5.040.969 34,2 10,5 0,1 0,1 0,1 0,1

Môritiutx 1.321,7 4.483.082 1,4 0,9 0,1 0,1 0,1 0,1

Guam 741,7 3.865.368 -13,6 -5,0 0,0 0,0 0,0 0,1

Honđurát 1.473,7 3.556.527 4,1 5,3 0,1 0,0 0,1 0,0

Máctinikiu 639,7 3.306.482 -17,0 -12,6 0,0 0,0 0,0 0,1

Urugoay 1.395,1 3.151.476 -5,3 -0,7 0,1 0,0 0,1 0,0

Puetô Ricô 811,8 3.018.478 -60,8 -53,9 0,0 0,0 0,1 0,1

French Polinesia 406,1 3.011.681 74,9 126,8 0,0 0,0 0,0 0,0

Thị trường khác 37.591,7 55.214.063 -2,2 -12,3 1,8 0,7 2,0 0,9

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới một số thị trường lớn

EU - thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới EU năm 2017 đạt 293,8 nghìn tấn với kim ngạch đạt 1,47 tỷ, giảm 0,2% về lượng nhưng tăng 22,1% về kim ngạch so với năm 2016 Trong đó, tôm các loại là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất tới EU tăng trưởng tốt, tăng 35,1% về lượng và 44,8% về kim ngạch so với năm 2016, với khối lượng đạt 91,5 nghìn tấn, kim ngạch đạt 857,4 triệu USD đã góp nhiều vào tổng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới EU trong năm 2017

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH THỦY SẢN

Số 07-08 ra ngày 12/2/2018 12

Cùng với tôm các loại tăng trưởng tốt, xuất khẩu các mặt hàng như cá ngừ, mực, nghêu, bạch tuộc...tới EU cũng tăng mạnh.

Tuy nhiên, xuất khẩu cá tra, basa là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 2 tới EU giảm 27,7% về lượng và 22,3% về kim ngạch so với năm 2016 Xuất khẩu cá tra của Việt Nam tới EU giảm là do ảnh hưởng của truyền thông vào đầu năm 2017

Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tới EU năm 2016 – 2017

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới EU năm 2017

Mặt hàng Năm 2017 So với năm 2016 (%)

Tỷ trọng (%)

Năm 2017 Năm 2016

Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Tổng 293.849,4 1.475.473.925 -0,2 22,1 100 100 100 100

Tôm các loại 91.533,5 857.489.142 35,1 44,8 31,1 58,1 23,0 49,0

Cá tra, basa 86.100,4 199.618.526 -27,7 -22,3 29,3 13,5 40,4 21,3

Cá ngừ các loại 33.795,3 141.190.060 13,0 24,5 11,5 9,6 10,2 9,4

Mực các loại 16.731,7 86.899.948 38,5 44,3 5,7 5,9 4,1 5,0

Cá đông lạnh 15.782,8 65.442.922 -17,2 -15,7 5,4 4,4 6,5 6,4

Nghêu các loại 31.911,1 60.299.485 20,8 39,3 10,9 4,1 9,0 3,6

Bạch tuộc các loại 4.954,4 19.903.826 49,4 84,7 1,7 1,3 1,1 0,9

Ghẹ các loại 3.864,3 15.055.109 -7,7 -16,7 1,3 1,0 1,4 1,5

Surimi 5.263,7 10.205.926 -39,4 -44,7 1,8 0,7 3,0 1,5

Sò các loại 353,5 3.439.556 25,5 43,1 0,1 0,2 0,1 0,2

Mắm 1.036,8 1.669.239 4,1 -4,7 0,4 0,1 0,3 0,1

Cua các loại 93,8 1.285.122 -50,0 -24,8 0,0 0,1 0,1 0,1

Cá khô 172,1 1.265.645 142,4 230,9 0,1 0,1 0,0 0,0

Thủy sản làm cảnh 0,9 989.247 -93,6 -23,6 0,0 0,1 0,0 0,1

Há cảo 96,7 642.495 256,8 254,3 0,0 0,0 0,0 0,0

Chả giò 49,2 415.812 -53,1 -41,7 0,0 0,0 0,0 0,1

Rạm 93,6 365.650 457,1 612,3 0,0 0,0 0,0 0,0

Dimsum 44,2 285.233 -42,4 -44,9 0,0 0,0 0,0 0,0

Tép 75,0 263.393 -30,3 -22,1 0,0 0,0 0,0 0,0

Bánh hải sản 28,0 234.203 -34,4 -24,9 0,0 0,0 0,0 0,0

Ốc các loại 90,3 232.779 -10,7 -4,6 0,0 0,0 0,0 0,0

Lươn 16,4 166.236 -47,8 -41,1 0,0 0,0 0,0 0,0

Mặt hàng khác 1.761,7 8.114.371 -10,5 9,1 0,6 0,5 0,7 0,6

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

20 DN xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam tới EU năm 2017

STT Tên doanh nghiệp Trị giá (nghìn USD)

1 Cty TNHH Kinh Doanh Chế Biến Thủy Sản Và XNK Quốc Việt 86.076

2 Cty Cp Chế Biến Và Dịch Vụ Thủy Sản Cà Mau 56.206

3 Cty Cổ Phần Nha Trang Seafoods - F17 52.907

4 Cty Cổ Phần Thủy Sản Sóc Trăng 52.661

5 Cty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản Tài Kim Anh 50.426

6 Cty Cổ Phần Thực Phẩm Sao Ta 46.584

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH THỦY SẢN

Số 07-08 ra ngày 12/2/2018 13

STT Tên doanh nghiệp Trị giá (nghìn USD)

7 Cty Cổ Phần Thuỷ Sản Và Thương Mại Thuận Phước 44.142

8 Cty Cp Vĩnh Hoàn 39.246

9 Cty Cp Thủy Sản Minh Phú - Hậu Giang 34.539

10 Cty TNHH Thủy Sản Hải Long Nha Trang 30.339

11 Cty Cp Thủy Sản B nh Định 28.246

12 Cty Cổ Phần Chăn Nuôi C P Việt Nam - Chi Nhánh ĐL Thừa Thiên Huế 26.765

13 Cty Cổ Phần Thủy Sản Cửu Long 25.151

14 Cty Cp Chế Biến Thủy Sản Xuất Nhập Khẩu Minh Cường 22.185

15 Cty Cổ Phần Thủy Sản Sạch Việt Nam 21.207

16 Cty Cổ Phần Thủy Sản Thông Thuận “ Cam Ranh 19.876

17 Cty TNHH Một Thành Viên Chế Biến Thủy Hải Sản XNK Thiên Phú 18.580

18 Cty Cp Thủy Sản Ntsf 18.094

19 Cty Cổ Phần Foodtech 17.852

20 Cty TNHH Minh Đăng 17.357

Tính toán sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải quan, chỉ dùng để tham khảo

Mỹ - thị trường thủy sản lớn thứ 2: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới Mỹ năm 2017 gặp nhiều rào cản nên khối lượng chỉ đạt 236,04 nghìn tấn với kim ngạch đạt 1,4 tỷ USD, giảm 11,9% về lượng và 1,9% về kim ngạch so với năm 2016 Do xuất khẩu tôm và cá tra, basa là 2 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất tới Mỹ đều giảm cụ thể: tôm giảm 11,7% về lượng và 6,6% về kim ngạch; cá tra, basa giảm 24,5% về lượng và 11% về kim ngạch so với năm 2016

Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tới Mỹ năm 2016 – 2017

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới Mỹ năm 2017

Mặt hàng Năm 2017

So với năm 2016 (%)

Tỷ trọng (%)

Năm 2017 Năm 2016

Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Tổng 236.046,3 1.406.999.612 -11,9 -1,9 100 100 100 100

Tôm các loại 57.686,0 655.785.188 -11,7 -6,6 24,4 46,6 24,4 49,0

Cá tra, basa 101.002,0 342.553.947 -24,5 -11,0 42,8 24,3 49,9 26,8

Cá ngừ các loại 44.971,1 223.933.674 20,1 12,8 19,1 15,9 14,0 13,8

Cá đông lạnh 19.714,2 105.602.366 19,7 38,1 8,4 7,5 6,1 5,3

Ghẹ các loại 3.149,1 46.888.133 -28,0 -2,3 1,3 3,3 1,6 3,3

Cá đóng hộp 2.506,0 6.773.474 -47,3 -31,1 1,1 0,5 1,8 0,7

Mực các loại 675,3 5.128.074 35,9 37,8 0,3 0,4 0,2 0,3

Nghêu các loại 2.149,6 5.050.649 -7,9 -4,1 0,9 0,4 0,9 0,4

Bạch tuộc các loại 856,1 4.519.536 237,6 263,5 0,4 0,3 0,1 0,1

Cua các loại 269,4 4.004.775 42,1 86,3 0,1 0,3 0,1 0,1

Surimi 430,1 2.185.932 17,2 38,0 0,2 0,2 0,1 0,1

Mặt hàng khác 2.637,4 4.573.864 21,1 546,4 1,1 0,3 0,8 0,0

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH THỦY SẢN

Số 07-08 ra ngày 12/2/2018 14

20 DN xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam tới Mỹ năm 2017 STT Tên doanh nghiệp Trị giá (nghìn USD)

1 Cty Cp Vĩnh Hoàn 151.223

2 Cty Cp Thủy Sản Minh Phú - Hậu Giang 117.816

3 Cty TNHH Thủy Sản Biển Đông 109.772

4 Cty TNHH Chế Biến Thủy Sản Minh Phát 88.894

5 Cty Cổ Phần Thủy Sản Sóc Trăng 83.099

6 Cty Cổ Phần Hùng Vương 63.722

7 Cty Cp Tập Đoàn Thủy Sản Minh Phú 51.276

8 Cty TNHH Đồ Hộp Việt Cường 38.925

9 Cty TNHH Highland Dragon 33.190

10 Cty Cổ Phần Thực Phẩm Sao Ta 33.077

11 Cty TNHH Thực Phẩm Amanda (Việt Nam) 28.210

12 Cty Cổ Phần Thủy Sản Sạch Việt Nam 25.627

13 Cty Cổ Phần Thuỷ Sản Minh Hải 25.596

14 Cty TNHH Kinh Doanh Chế Biến Thủy Sản Và XNK Quốc Việt 25.298

15 Cty Cp Thủy Sản Ntsf 23.644

16 Cty TNHH Toàn Thắng 23.521

17 Cty Cổ Phần Vịnh Nha Trang 22.064

18 Cty TNHH Thủy Sản Hải Long Nha Trang 20.557

19 Cty Cổ Phần Chế Biến Thực Phẩm Ngọc Trí 18.266

20 Cty Cp Seavina 17.049

Tính toán sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải quan, chỉ dùng để tham khảo

Nhật Bản: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới Nhật Bản năm 2017 tăng tăng 12,5% về lượng và 18,6% về kim ngạch so với năm 2016, với lượng đạt 169,7 nghìn tấn, kim ngạch đạt 1,3 tỷ USD. Các mặt hàng lớn xuất khẩu tăng trưởng như tôm các loại tăng 13,9% về lượng và 18,4% về kim ngạch, cá đông lạnh tăng 12,8% về lượng và 16,8% về kim ngạch, mực các loại tăng 24,1% về lượng và 32,6% về kim ngạch, bạch tuộc các loại tăng 23,8% về lượng và 39,9% về kim ngạch, trứng cá tăng 45,4% về lượng và 46,5% về kim ngạch so với năm 2016

Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tới Nhật Bản năm 2016 – 2017

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới Nhật Bản năm 2017

Mặt hàng Năm 2017

So với năm 2016 (%)

Tỷ trọng (%)

Năm 2017 Năm 2016

Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Tổng 169.754,3 1.302.910.524 12,5 18,6 100 100 100 100

Tôm các loại 68.128,6 701.073.955 13,9 18,4 40,1 53,8 39,6 53,9

Cá đông lạnh 47.962,3 285.860.894 12,8 16,8 28,3 21,9 28,2 22,3

Mực các loại 9.839,8 82.078.716 24,1 32,6 5,8 6,3 5,3 5,6

Bạch tuộc các loại 9.055,7 65.561.854 23,8 39,9 5,3 5,0 4,8 4,3

Trứng cá 2.571,4 34.756.008 45,4 46,5 1,5 2,7 1,2 2,2

Cua các loại 1.815,1 26.905.855 -4,6 -4,0 1,1 2,1 1,3 2,6

Surimi 13.315,7 26.670.853 -21,3 -23,1 7,8 2,0 11,2 3,2

Cá ngừ các loại 4.540,0 24.199.636 16,6 27,1 2,7 1,9 2,6 1,7

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH THỦY SẢN

Số 07-08 ra ngày 12/2/2018 15

Mặt hàng Năm 2017

So với năm 2016 (%)

Tỷ trọng (%)

Năm 2017 Năm 2016

Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Cá tra, basa 6.804,6 21.698.112 72,9 72,1 4,0 1,7 2,6 1,1

Cá khô 2.094,6 19.410.181 13,2 10,6 1,2 1,5 1,2 1,6

Mắm 1.351,8 3.074.377 38,9 26,7 0,8 0,2 0,6 0,2

Ruốc 431,2 2.796.909 34,5 35,9 0,3 0,2 0,2 0,2

Nghêu các loại 349,3 1.998.498 -43,6 -45,9 0,2 0,2 0,4 0,3

Ốc các loại 291,5 1.971.357 -9,3 -17,5 0,2 0,2 0,2 0,2

Thân sứa 174,1 1.153.379 64,4 96,3 0,1 0,1 0,1 0,1

Sò các loại 106,9 980.086 68,6 72,8 0,1 0,1 0,0 0,1

Ghẹ các loại 133,1 800.606 53,2 44,7 0,1 0,1 0,1 0,1

Bánh hải sản 120,7 672.258 -13,4 -12,5 0,1 0,1 0,1 0,1

Mặt hàng khác 667,9 6.205.817,0 61,0 66,2 0,4 0,5 0,3 0,3

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

20 DN xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam tới Nhật Bản năm 2017

STT Tên doanh nghiệp Trị giá (nghìn USD)

1 Cty Cp Thủy Sản Minh Phú - Hậu Giang 82.692

2 Cty Cp Tập Đoàn Thủy Sản Minh Phú 77.016

3 Cty Cổ Phần Thực Phẩm Xuất Khẩu Trung Sơn Hưng Yên 51.265

4 Cty Cổ Phần Thực Phẩm Sao Ta 47.464

5 Cty Cp Hải Việt 45.570

6 Cty Cổ Phần Thực Phẩm Trung Sơn 45.173

7 Cty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Miền Trung 32.756

8 Cty TNHH Chế Biến & Xuất Khẩu Thủy Sản Cam Ranh 31.760

9 Cty Cp Thủy Sản Cổ Chiên 31.287

10 Cty Cổ Phần Thủy Sản Sạch Việt Nam 28.073

11 Cty TNHH Hải Sản Thanh Thế 26.543

12 Cty TNHH Kinh Doanh Chế Biến Thủy Sản Và XNK Quốc Việt 26.536

13 Cty Cổ Phần Sài Gòn Food 24.977

14 Cty TNHH Thực Phẩm Xuất Khẩu Nam Hải 21.825

15 Cty TNHH Thủy Sản Đông Hải 21.776

16 Cty TNHH Hải Nam 19.566

17 Cty Cổ Phần Thực Phẩm Cát Hải 17.215

18 Cty TNHH Huy Nam 17.113

19 Cty Cổ Phần Thuỷ Sản Và Thương Mại Thuận Phước 16.683

20 Cty TNHH Thực Phẩm Amanda (Việt Nam) 16.422

Tính toán sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải quan, chỉ dùng để tham khảo

Trung Quốc: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này năm 2017 đạt 333,2 nghìn tấn với kim ngạch đạt 1,08 tỷ USD, tăng 41,5% về lượng và 59,4% về kim ngạch so với năm 2016

Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tới Trung Quốc năm 2016 – 2017

Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH THỦY SẢN

Số 07-08 ra ngày 12/2/2018 16

Trong đó, các mặt hàng tăng trưởng mạnh như tôm tăng 50,4% về lượng và 71,4% về kim ngạch; cá tra, basa tăng 25,3% về lượng và 34,2% về kim ngạch; cá khô tăng 95,7% về lượng và 214,1% về kim ngạch; Surimi tăng 37,1% về lượng và 48,8% về kim ngạch; mực tăng 73,6% về lượng và 135,6% về kim ngạch; cá đông lạnh tăng 216,4% về lượng và 285,9% về kim ngạch so với năm 2016, các mặt hàng trên đã đóng góp nhiều vào kết quả xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc trong năm 2017

Trung Quốc là quốc gia sản xuất và xuất khẩu thủy sản nhưng thị trường này vẫn phải nhập khẩu thủy sản từ các nước khác trên thế giới (trong đó có thủy sản Việt Nam) bởi dân số đông, nhu cầu tiêu thụ cao Hiện Trung Quốc là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất toàn cầu với mức tiêu thụ bằng ¼ thế giới Nhu cầu tiêu thụ thủy sản ở Trung Quốc đang tăng rất mạnh Sự gia tăng dân số, nhất là tăng tỷ lệ dân số thuộc tầng lớp trung lưu (dự kiến đến 2022, tầng lớp trung lưu chiếm 54% dân số Trung Quốc), làm gia tăng mạnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản Tiêu thụ thủy sản ở khu vực thành thị của Trung Quốc hiện đã vượt mức 40 kg người năm Nhiều khả năng đến 2020, tiêu thụ thủy sản b nh quân ở Trung Quốc sẽ đạt 35,9 kg người

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc năm 2017

Mặt hàng Năm 2017 So với năm 2016 (%)

Tỷ trọng (%)

Năm 2017 Năm 2016

Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Tổng 333.213,6 1.087.862.645 41,5 59,4 100 100 100 100

Tôm các loại 54.086,0 577.296.300 50,4 71,4 16,2 53,1 15,3 49,3

Cá tra, basa 187.015,5 362.403.351 25,3 34,2 56,1 33,3 63,4 39,6

Cá khô 54.678,9 48.154.737 95,7 214,1 16,4 4,4 11,9 2,2

Surimi 17.086,0 34.259.677 37,1 48,8 5,1 3,1 5,3 3,4

Mực các loại 2.730,9 22.080.279 73,6 135,6 0,8 2,0 0,7 1,4

Cá đông lạnh 11.452,5 21.913.405 216,4 285,9 3,4 2,0 1,5 0,8

Cá ngừ các loại 1.924,7 14.052.753 -7,8 -22,7 0,6 1,3 0,9 2,7

Mặt hàng khác 4.239,1 7.702.143,0 67,0 79,7 1,3 0,7 1,1 0,6

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

20 DN xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam tới Trung Quốc năm 2017

STT Tên doanh nghiệp Trị giá (nghìn USD)

1 Cty TNHH Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Ngọc Long 137.138

2 Cty TNHH Xuất Nhập Khẩu Song Toàn 130.267

3 Cty TNHH Chế Biến Thủy Sản Và XNK Trang Khanh 93.994

4 DNTN 66.514

5 Cty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản XNK Âu Vững Ii 50.892

6 Cty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Đa Quốc Gia I.D.I 45.761

7 Cty Cổ Phần Tôm Miền Nam 34.935

8 Cty TNHH Anh Khoa 31.958

9 Cty Cp Thủy Sản Trường Giang 31.465

10 Cty Cp Vĩnh Hoàn 28.457

11 Cty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản XNK Âu Vững I 26.261

12 Cty Cp Chế Biến Và Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cadovimex Ii 22.585

13 Cty TNHH Một Thành Viên Kinh Doanh Chế Biến Thủy Sản XNK Bạch Linh 21.083

14 Cty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ XNK Hải Sản Viễn Đông Nam Dương 19.132

15 Cty Cp Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cửu Long 18.941

16 Cty Cổ Phần Gò Đàng 18.900

17 Cty TNHH Việt Hiếu Nghĩa 18.251

18 Cty TNHH Hải Sản An Lạc 16.147

19 Cty Cp Chế Biến Thủy Sản Xuất Nhập Khẩu Hòa Trung 15.471

20 Cty TNHH Một Thành Viên Sản Xuất Thương Mại Anh Nhân 13.331

Tính toán sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải quan, chỉ dùng để tham khảo

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH THỦY SẢN

Số 07-08 ra ngày 12/2/2018 17

Hàn Quốc: Năm 2017, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới Hàn Quốc đạt 159,6 nghìn tấn với kim ngạch đạt 778,5 triệu USD, tăng 10,1% về lượng và 28,1% về kim ngạch so với năm 2016 Trong đó, các mặt hàng lớn đóng góp nhiều vào tổng xuất khẩu thủy sản Việt Nam tới Hàn Quốc trong năm 2017 là tôm các loại tăng 17,7% về lượng và 35,6% về kim ngạch; bạch tuộc các loại tăng 22,5% về lượng và 45,9% về kim ngạch; mực các loại tăng 10,3% về lượng và 11,6% về kim ngạch; cá khô tăng 11,2% về lượng và 24,3% về kim ngạch so với năm 2016

Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tới Hàn Quốc năm 2016 – 2017

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới Hàn Quốc năm 2017

Mặt hàng Năm 2017 So với năm 2016 (%)

Tỷ trọng (%)

Năm 2017 Năm 2016

Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Tổng 159.626,3 778.544.498 10,1 28,1 100 100 100 100

Tôm các loại 48.830,9 378.467.766 17,7 35,6 30,6 48,6 28,6 45,9

Bạch tuộc các loại 28.569,1 152.991.741 22,5 45,9 17,9 19,7 16,1 17,3

Surimi 50.599,7 82.328.160 -3,7 -4,9 31,7 10,6 36,3 14,2

Mực các loại 7.360,4 66.956.915 10,3 11,6 4,6 8,6 4,6 9,9

Cá khô 9.093,0 66.608.006 11,2 24,3 5,7 8,6 5,6 8,8

Cá đông lạnh 6.766,8 18.776.085 40,9 51,9 4,2 2,4 3,3 2,0

Cá tra, basa 1.653,0 6.078.061 22,4 39,9 1,0 0,8 0,9 0,7

Ruốc 3.893,5 2.756.413 26,1 21,3 2,4 0,4 2,1 0,4

Ghẹ các loại 413,2 1.813.493 -47,3 -43,8 0,3 0,2 0,5 0,5

Sò các loại 217,2 1.612.383 15,0 27,9 0,1 0,2 0,1 0,2

Mặt hàng khác 2.229,5 155.475,0 -11,8 45,7 1,4 0,0 1,7 0,0

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

20 DN xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam tới Hàn Quốc năm 2017

STT Tên doanh nghiệp Trị giá (nghìn USD)

1 Cty Cp Thủy Sản Minh Phú - Hậu Giang 54.787

2 Cty Cp Chế Biến Và Dịch Vụ Thủy Sản Cà Mau 48.103

3 Cty TNHH Một Thành Viên CB Thủy Sản Và XNK Ngọc Trinh Bạc Liêu 27.661

4 Cty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Hợp Tấn 21.012

5 Cty TNHH Thương Mại Thủy Sản Nguyễn Chi 20.927

6 Cty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản & Xuất Nhập Khẩu Phương Anh 20.160

7 Cty Cổ Phần Nha Trang Seafoods - F17 19.934

8 Cty TNHH Mai Linh 16.465

9 Cty Cp Hải Việt 13.883

10 Cty TNHH Phú Quý 13.410

11 Cty TNHH Thủy Sản Nguyễn Tiến 12.790

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH THỦY SẢN

Số 07-08 ra ngày 12/2/2018 18

STT Tên doanh nghiệp Trị giá (nghìn USD)

12 Cty Cp Xuất Nhập Khẩu Đại Dương Xanh Toàn Cầu 12.418

13 Cty Cổ Phần Tôm Miền Nam 9.934

14 Cty Cổ Phần Thuỷ Sản Và Thương Mại Thuận Phước 9.749

15 Cty TNHH Hải Phú 9.516

16 Cty TNHH Gallant Ocean Việt Nam 9.430

17 Cty Cổ Phần Thực Phẩm Sao Ta 9.253

18 Cty TNHH Thủy Sản Ngọc Hồng 8.912

19 Cty TNHH Huy Nam 8.555

20 Cty Cp Chế Biến Thủy Sản Xuất Khẩu Minh Hải 8.203

Tính toán sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải quan, chỉ dùng để tham khảo

ASEAN: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới ASEAN năm 2017 đạt 299,2 nghìn tấn với kim ngạch đạt 609,7 triệu USD, tăng 19,5% về lượng và 17,3% về kim ngạch so với năm 2016 Hai mặt hàng xuất khẩu lớn nhất tới ASEAN là cá đông lạnh và cá tra, basa chiếm 63,1% về lượng và 47,5% về kim ngạch trong tổng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới thị trường này trong năm 2017

Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tới ASEAN năm 2016 – 2017

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Sản xuất thủy sản của các nước ASEAN sẽ chiếm 24% tổng sản lượng thủy sản toàn cầu đến năm 2030 Theo đó, các chính sách thúc đẩy thủy sản bền vững và triển khai luật quản lý thủy sản là những yếu tố quan trọng nhất đảm bảo tăng trưởng bền vững Thủy sản là một nguồn dinh dưỡng quan trọng đối với các nước ASEAN, đồng thời cung cấp sinh kế, tạo công ăn việc làm và giảm đói nghèo

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới ASEAN năm 2017

Mặt hàng Năm 2017

So với năm 2016 (%)

Tỷ trọng (%)

Năm 2017 Năm 2016

Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Tổng 299.187,5 609.724.023 19,5 17,3 100 100 100 100

Cá đông lạnh 108.740,5 147.338.241 37,7 24,2 36,3 24,2 31,5 22,8

Cá tra, basa 80.176,6 142.147.284 -2,0 6,2 26,8 23,3 32,7 25,8

Surimi 36.389,4 75.585.968 30,0 30,1 12,2 12,4 11,2 11,2

Mực các loại 15.571,3 69.374.841 68,0 38,9 5,2 11,4 3,7 9,6

Tôm các loại 7.815,2 56.305.588 13,3 5,6 2,6 9,2 2,8 10,3

Cá ngừ các loại 20.565,6 42.021.679 -6,7 -2,3 6,9 6,9 8,8 8,3

Cá đóng hộp 12.248,0 32.489.185 -5,2 -8,3 4,1 5,3 5,2 6,8

Cá khô 5.247,4 18.396.805 59,7 82,3 1,8 3,0 1,3 1,9

Bạch tuộc các loại 2.195,4 6.236.212 1.206,0 441,7 0,7 1,0 0,1 0,2

Mắm 6.678,8 5.747.720 83,4 59,6 2,2 0,9 1,5 0,7

Ghẹ các loại 172,9 2.642.753 44,2 181,8 0,1 0,4 0,0 0,2

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH THỦY SẢN

Số 07-08 ra ngày 12/2/2018 19

Mặt hàng Năm 2017

So với năm 2016 (%)

Tỷ trọng (%)

Năm 2017 Năm 2016

Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Thủy sản làm cảnh 673,6 2.495.580 34,2 10,6 0,2 0,4 0,2 0,4

Cua các loại 636,6 1.996.439 -16,2 -20,9 0,2 0,3 0,3 0,5

Sò các loại 327,8 1.870.828 12,3 -1,4 0,1 0,3 0,1 0,4

Nghêu các loại 731,6 1.447.203 -20,1 -9,3 0,2 0,2 0,4 0,3

Bong bóng cá 274,8 1.415.134 -1,2 -24,3 0,1 0,2 0,1 0,4

Ruốc 374,6 1.126.209 81,0 99,1 0,1 0,2 0,1 0,1

Mặt hàng khác 367,4 1.086.354,0 33,7 22,9 0,1 0,2 0,1 0,2

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

20 DN xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam tới ASEAN năm 2017

STT Tên doanh nghiệp Trị giá (nghìn USD)

1 Cty TNHH Đồ Hộp Việt Cường 21.934

2 DNTN Hu nh Hớn 20.267

3 Cty Cp Chế Biến Và Dịch Vụ Thủy Sản Cà Mau 17.392

4 Cty TNHH Chế Biến Hải Sản Xuất Khẩu Khánh Hoàng 16.514

5 Cty Cp Nam Việt 14.027

6 Cty TNHH Một Thành Viên Trí Danh Kiên Giang 11.937

7 Cty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thực Phẩm Phú Kim Nhật 11.495

8 Cty TNHH Royal Foods Việt Nam 10.495

9 Cty TNHH Công Nghiệp Thực Phẩm Pataya (Việt Nam) 10.415

10 Cty TNHH Một Thành Viên Hải Sản Tân Đại Dương 10.110

11 Cty TNHH Hoa Nam 10.019

12 Cty TNHH Thủy Sản Nguyễn Tiến 9.669

13 Cty Cổ Phần Hải Sản Tiến Đoàn Sài Gòn 9.010

14 Cty Cp Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản An Giang 7.568

15 Cty TNHH Một Thành Viên Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Nghi Sơn 7.541

16 Cty TNHH Một Tv Li Chuan Food Products ( Việt Nam) 7.398

17 Cty TNHH Phước Thắng 6.912

18 Cty Cổ Phần Thủy Sản Tâm Phương Nam 6.258

19 Cty TNHH Xây Dựng Và Hải Sản An Toàn 6.250

20 Cty Cổ Phần Chăn Nuôi C P Việt Nam - Chi Nhánh Đông Lạnh Bến Tre 5.855

Tính toán sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải quan, chỉ dùng để tham khảo

Canada: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới Canada năm 2017 đạt 34,8 nghìn tấn với kim ngạch đạt 222,7 triệu USD, tăng 6,8% về lượng và 21,6% về kim ngạch so với năm 2016, với tăng trưởng tốt từ mặt hàng tôm các loại tăng 23,6% về lượng và 28,1% về kim ngạch so với năm 2016; tôm các loại chiếm 39,6% về lượng và 69,5% về kim ngạch trong tổng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2017

Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tới Canada năm 2016 – 2017

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH THỦY SẢN

Số 07-08 ra ngày 12/2/2018 20

Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tăng tại Canada đặt biệt là mặt hàng tôm do nguồn lợi tôm ở phía đông Canada gần đây giảm khiến cho các hoạt động khai thác tôm tại đây khó khăn Nguồn lợi tôm ở phía bắc vịnh St Lawrence giảm 50% trong 10 năm qua Ngư dân khai thác thương mại báo cáo sản lượng khai thác giảm 30% giữa năm 2015 và 2016 Nguồn lợi tôm ở phía bắc Canada giảm có thể kéo dài một vài năm nữa Đây sẽ là thuận lợi cho tôm của Việt Nam là mặt hàng lớn nhất tăng hơn nữa tới Canada.

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới Canada năm 2017

Mặt hàng Năm 2017 So với năm 2016 (%)

Tỷ trọng (%)

Năm 2017 Năm 2016

Lượng (tấn)

Trị giá (USD) Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Tổng 34.862,7 222.778.740 6,8 21,6 100 100 100 100

Tôm các loại 13.803,0 154.776.459 23,6 28,1 39,6 69,5 34,2 65,9

Cá tra, basa 15.013,7 40.088.996 -5,9 1,1 43,1 18,0 48,9 21,6

Cá ngừ các loại 1.828,8 11.729.790 14,8 15,9 5,2 5,3 4,9 5,5

Cá đông lạnh 2.493,3 10.718.704 2,6 19,3 7,2 4,8 7,4 4,9

Ghẹ các loại 565,8 2.251.032 20,8 45,8 1,6 1,0 1,4 0,8

Mực các loại 271,4 1.650.991 61,9 77,0 0,8 0,7 0,5 0,5

Cá đóng hộp 191,4 469.505 41,8 129,3 0,5 0,2 0,4 0,1

Surimi 146,8 453.166 56,2 39,2 0,4 0,2 0,3 0,2

Mặt hàng khác 548,5 640.097 -15,2 -1,5 1,6 0,3 2,0 0,4

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

20 DN xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam tới Canada năm 2017

STT Tên doanh nghiệp Trị giá (nghìn USD)

1 Cty Cp Tập Đoàn Thủy Sản Minh Phú 37.939

2 Cty Cổ Phần Thủy Sản Sóc Trăng 29.722

3 Cty Cp Thủy Sản Minh Phú - Hậu Giang 21.199

4 Cty Cp Vĩnh Hoàn 15.673

5 Cty TNHH Kinh Doanh Chế Biến Thủy Sản Và XNK Quốc Việt 10.443

6 Cty Cp Chế Biến Và Dịch Vụ Thủy Sản Cà Mau 8.785

7 Cty TNHH Chế Biến Thủy Sản Minh Quí 7.873

8 Cty Cổ Phần Thủy Sản Sạch Việt Nam 7.749

9 Cty TNHH Thịnh Hưng 5.918

10 Cty Cp Thủy Sản Cà Mau 5.103

11 Cty Cp Thủy Sản Trường Giang 4.761

12 Cty TNHH Thủy Sản Phúc Nguyên 4.331

13 Cty TNHH Hải Sản Việt Hải 4.292

14 Cty Cổ Phần Hùng Vương 3.983

15 Cty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản Tài Kim Anh 3.917

16 Cty Cổ Phần Gò Đàng 2.942

17 Cty Cổ Phần Thủy Sản Cửu Long 2.886

18 Cty Cổ Phần Đông Lạnh Thủy Sản Long Toàn 2.792

19 Cty TNHH Một Thành Viên Espersen Việt Nam 2.628

20 Cty TNHH Thủy Sản Quang Minh 2.456

Tính toán sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải quan, chỉ dùng để tham khảo

Australia: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới Australia năm 2017 đạt 31,6 nghìn tấn với kim ngạch đạt 185,06 triệu USD, giảm 11,2% về lượng và 0,7% về kim ngạch so với năm 2016, do hai mặt hàng xuất khẩu lớn nhất là tôm các loại giảm 8,9% về lượng; cá tra, basa giảm 13,3% về lượng và 7% về kim ngạch so với năm 2016

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH THỦY SẢN

Số 07-08 ra ngày 12/2/2018 21

Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tới Australia năm 2016 – 2017

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới Australia năm 2017

Mặt hàng

Năm 2017 So với năm 2016

(%)

Tỷ trọng (%)

Năm 2017 Năm 2016

Lượng (tấn)

Trị giá (USD) Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Lượng

Trị giá

Tổng 31.697,9 185.062.839 -11,2 -0,7 100 100 100 100

Tôm các loại 11.284,5 117.575.469 -8,9 6,7 35,6 63,5 34,7 59,2

Cá tra, basa 13.229,7 34.640.526 -13,3 -7,0 41,7 18,7 42,8 20,0

Cá đông lạnh 2.594,6 17.509.176 -19,1 -27,1 8,2 9,5 9,0 12,9

Mực các loại 509,9 3.164.793 0,7 33,4 1,6 1,7 1,4 1,3

Cá ngừ các loại 486,8 2.843.818 3,6 7,0 1,5 1,5 1,3 1,4

Bạch tuộc các loại 426,1 2.139.220 -10,4 15,4 1,3 1,2 1,3 1,0

Cá đóng hộp 1.519,7 1.852.461 7,3 20,1 4,8 1,0 4,0 0,8

Ghẹ các loại 363,1 1.691.008 21,4 -1,3 1,1 0,9 0,8 0,9

Surimi 213,3 792.192 -38,8 -44,1 0,7 0,4 1,0 0,8

Nghêu các loại 246,9 627.994 -12,9 -9,0 0,8 0,3 0,8 0,4

Mắm 339,2 586.205 36,7 -13,9 1,1 0,3 0,7 0,4

Sò các loại 48,8 482.885 192,2 259,2 0,2 0,3 0,0 0,1

Mặt hàng khác 435,3 1.157.092,0 -43,5 -34,9 1,4 0,6 2,2 1,0

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

20 DN xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam tới Australia năm 2017

STT Tên doanh nghiệp Trị giá (nghìn USD)

1 Cty Cp Thủy Sản Minh Phú - Hậu Giang 33.527

2 Cty Cp Seavina 12.914

3 Cty Cp Chế Biến Và Dịch Vụ Thủy Sản Cà Mau 10.070

4 Cty Cp Vĩnh Hoàn 9.628

5 Cty Cp Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản An Giang 9.065

6 Cty Cổ Phần Chăn Nuôi C P Việt Nam - Chi Nhánh Đông Lạnh Thừa Thiên Huế 5.935

7 Cty Cổ Phần Thủy Sản Sóc Trăng 5.561

8 Cty TNHH Kinh Doanh Chế Biến Thủy Sản Và XNK Quốc Việt 5.041

9 Cty Cp Thủy Sản Trường Giang 3.807

10 Cty TNHH Một Thành Viên Chế Biến Thủy Sản Và XNK Ngọc Trinh Bạc Liêu 3.393

11 Cty Cp Tập Đoàn Thủy Sản Minh Phú 3.318

12 Cty Cổ Phần Thủy Sản Vinh Quang 3.192

13 Cty Cổ Phần Thực Phẩm Agrex Saigon 3.159

14 Cty Cổ Phần Xuất Khẩu Thủy Sản Khánh Hòa 2.917

15 Cty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản Xnk Âu Vững Ii 2.744

16 Cty TNHH Công Nghiệp Thực Phẩm Pataya (Việt Nam) 2.464

17 Cty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản Tài Kim Anh 2.354

18 Cty TNHH Một Thành Viên Chế Biến Thực Phẩm Xuất Khẩu Vạn Đức Tiền Giang 2.230

19 Cty Cp Thủy Sản Hải Sáng 2.164

20 Cty TNHH Thuận Hưng 2.064

Tính toán sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải quan, chỉ dùng để tham khảo

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH THỦY SẢN

Số 07-08 ra ngày 12/2/2018 22

Hồng Kông: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới Hồng Kông năm 2017 đạt 31,2 nghìn tấn với kim ngạch đạt 157,9 triệu USD, giảm 2,8% về lượng nhưng tăng 4,4% về kim ngạch so với năm 2016, khối lượng trong năm 2017 tới Hồng Kông giảm là do cá tra, basa - mặt hàng lớn thứ 2 giảm.

Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tới Hồng Kông năm 2016 – 2017

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới Hồng Kông năm 2017

Mặt hàng Năm 2017 So với năm 2016 (%)

Tỷ trọng (%)

Năm 2017 Năm 2016

Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Tổng 31.180,0 157.944.887 -2,8 4,4 100 100 100 100

Tôm các loại 9.742,6 94.338.060 6,2 7,0 31,2 59,7 28,6 58,3

Cá tra, basa 16.356,5 33.787.403 -10,5 3,0 52,5 21,4 57,0 21,7

Cá đông lạnh 1.062,7 6.556.629 -13,8 -7,0 3,4 4,2 3,8 4,7

Mực các loại 693,2 5.375.397 44,6 21,0 2,2 3,4 1,5 2,9

Cá khô 843,7 5.231.197 132,0 48,0 2,7 3,3 1,1 2,3

Cá ngừ các loại 591,4 2.888.390 18,4 16,5 1,9 1,8 1,6 1,6

Bong bóng cá 124,2 2.403.307 -43,7 -31,2 0,4 1,5 0,7 2,3

Bạch tuộc các loại 279,1 2.025.754 28,0 65,3 0,9 1,3 0,7 0,8

Cá sống 179,0 1.700.500 77,2 46,5 0,6 1,1 0,3 0,8

Surimi 392,9 1.194.389 -11,7 -4,2 1,3 0,8 1,4 0,8

Ghẹ các loại 55,9 1.090.712 -27,4 18,2 0,2 0,7 0,2 0,6

Cua các loại 248,4 810.648 -35,8 -46,7 0,8 0,5 1,2 1,0

Mặt hàng khác 610,4 542.501 2,5 -83,0 2,0 0,3 1,9 2,1

20 DN xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam tới Hồng Kông năm 2017 STT Tên doanh nghiệp Trị giá (nghìn USD)

1 Cty Cp Tập Đoàn Thủy Sản Minh Phú 10.769

2 Cty Cp Chế Biến Thủy Sản Xuất Nhập Khẩu Hòa Trung 8.074

3 Cty TNHH Khánh Sủng 7.799

4 Cty Cp Hải Việt 7.392

5 Cty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Đa Quốc Gia I.D.I 6.310

6 Cty Cp Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Năm Căn 6.105

7 Cty TNHH Chế Biến Thủy Sản Và Xuất Nhập Khẩu Trang Khanh 6.051

8 Cty Cp Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản An Giang 5.444

9 Cty Cp Chế Biến Thủy Sản Xuất Khẩu Tắc Vân 5.064

10 Cty Cp Thủy Sản Minh Phú - Hậu Giang 4.936

11 Cty Cp Vĩnh Hoàn 4.749

12 Cty TNHH Một Thành Viên Chế Biến Thực Phẩm Xuất Khẩu Vạn Đức Tiền Giang 4.510

13 Cty TNHH Phước Mỹ Hưng 4.450

14 Doanh Nghiệp Tư Nhân Thủy Sản Hà Giang 3.972

15 Cty TNHH Một Thành Viên Chế Biến Thủy Hải Sản XNK Thiên Phú 3.438

16 Cty TNHH Thực Phẩm Việt Á Châu 2.831

17 Cty TNHH Dịch Vụ - Thương Mại - Xuất Nhập Khẩu Phi Long 2.711

18 Cty TNHH Một Thành Viên Sản Xuất Thương Mại Oanh Thái 2.639

19 Cty TNHH Sản Xuất Và Kinh Doanh Tổng Hợp Quốc Tế Năm Sao 2.413

20 Cty Cp Chế Biến Và Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Thanh Đoàn 2.324

Tính toán sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải quan, chỉ dùng để tham khảo

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH THỦY SẢN

Số 07-08 ra ngày 12/2/2018 23

Mêhicô: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới Mêhicô năm 2017 đạt 63,5 nghìn tấn với kim ngạch đạt 123,4 triệu USD, tăng 11,3% về lượng và 29,3% về kim ngạch so với năm 2016, với cá tra, basa là mặt hàng xuất khẩu chủ lực tăng 8,6% về lượng và 24,4% về kim ngạch so với năm 2016

Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tới Mêhicô năm 2016 – 2017

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Cá tra, basa của Việt Nam ngày càng được người dân Mêhicô ưa chuộng, trong thời gian tới xuất khẩu mặt hàng này sẽ tiếp tục tăng do nhu cầu tiêu thụ cá tra tại Mêhicô vẫn tăng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cần đẩy mạnh cá ngừ đang là mặt hàng lớn thứ 2 đang có tốc độ tăng trưởng tốt.

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới Mêhicô năm 2017

Mặt hàng Năm 2017 So với năm 2016 (%)

Tỷ trọng (%)

Năm 2017 Năm 2016

Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Tổng 63.546,4 123.423.484 11,3 29,3 100 100 100 100

Cá tra, basa 59.673,3 104.088.866 8,6 24,4 93,9 84,3 96,3 87,6

Cá ngừ các loại 2.233,5 13.389.641 97,0 59,0 3,5 10,8 2,0 8,8

Cá đông lạnh 1.557,8 5.979.511 93,0 72,4 2,5 4,8 1,4 3,6

Mực các loại 25,0 94.944 -5,7 4,8 0,0 0,1 0,0 0,1

Bạch tuộc các loại 23,7 70.444 58,0 83,1 0,0 0,1 0,0 0,0

Nghêu các loại 33,0 52.830 -51,1 -53,5 0,1 0,0 0,1 0,1

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

20 DN xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam tới Mêhicô năm 2017 STT Tên doanh nghiệp Trị giá (nghìn USD)

1 Cty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Đa Quốc Gia I.D.I 13.383

2 Cty Cp Nam Việt 12.615

3 Cty Cp Chế Biến Và Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cadovimex Ii 9.697

4 Cty Cp Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cửu Long An Giang 8.846

5 Cty TNHH Đại Thành 7.546

6 Cty Cp Thủy Sản B nh Định 6.969

7 Cty Cp Vĩnh Hoàn 6.964

8 Cty Cổ Phần Hùng Vương 5.691

9 Cty TNHH Xuất Nhập Khẩu Cỏ May 5.644

10 Cty TNHH Một Thành Viên Vườn Đại Dương 5.214

11 Cty TNHH Hải Thanh 4.166

12 Cty Cp Vạn Ý 3.842

13 Cty TNHH Một Thành Viên Chế Biến Thủy Sản Hoàng Long 3.675

14 Cty TNHH Cá Việt Nam 3.147

15 Cty Cổ Phần Thủy Hải Sản An Phú 2.930

16 Cty Cổ Phần Thủy Sản Hà Nội - Cần Thơ 2.760

17 Cty Cp Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cửu Long 2.712

18 Cty Cp Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản An Giang 2.000

19 Cty Cp Chế Biến Thủy Hải Sản Hiệp Thanh 1.735

20 Cty Cổ Phần Gò Đàng 1.342

Tính toán sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải quan, chỉ dùng để tham khảo

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH THỦY SẢN

Số 07-08 ra ngày 12/2/2018 24

Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu năm 2017 Theo số liệu thống kê chính thức từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, cơ cấu mặt

hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2017 có một số điểm đáng chú ý sau:

- Xuất khẩu cá tra giảm 4,64% về lượng và tăng 4% về kim ngạch so với năm 2016, đạt 835 nghìn tấn với kim ngạch đạt 1,76 tỷ USD, chiếm 41% về lượng và 21% về kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2016 Nguyên nhân chính khiến xuất khẩu cá tra của Việt Nam giảm về lượng là do sản lượng cá tra giảm do diện tích thả cá tra giảm trong năm 2017 Xuất khẩu cá tra năm 2017 ghi nhận mức giá xuất khẩu trung bình mặt hàng này tăng mạnh so với năm 2016 và có sự chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu khi lượng xuất khẩu tới các thị trường lớn và truyền thống như Mỹ và EU đều giảm và chững lại trong khi xuất khẩu tới thị trường Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản… lại tăng trưởng mạnh.

- Xuất khẩu tôm đạt kết quả tăng trưởng mạnh cả về lượng và giá. Theo số liệu thống kê xuất khẩu tôm của cả nước năm 2017 đạt 385,7 nghìn tấn với kim ngạch đạt 3,82 tỷ USD, tăng 14,96% về lượng và 23,29% về kim ngạch so với năm trước, chiếm 18,9% vê ề lượng và 45,6% về kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Giá xuất khẩu trung bình tôm của Việt Nam cũng tăng mạnh ở hầu hết các dạng sản phẩm và cỡ sản phẩm tôm xuất khẩu do nhu cầu tiêu dùng thế giới tăng cao hơn khả năng cung.

- Nhóm hàng cá ngừ, mực, bạch tuộc xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2017 cũng đạt được kết quả tăng trưởng rất mạnh ở tất cả các thị trường. Trong khi xuất hẩu cua, ghẹ, cá đóng hộp lại giảm mạnh so với năm 2016 Riêng nhóm hàng chả cá xuất khẩu chững lại so với năm 2016

Mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam năm 2017

Mặt hàng

Tỷ trọng 2017 (%) Năm 2017 So N2017 với N2016 (%)

Lượng Trị giá Lượng

(tấn) Trị giá (USD) Lượng Trị giá

Tổng cộng 100 100 2.036.727 8.377.181.757 7,47 18,03

Cá tra, basa 41,0 21,0 834.964 1.762.958.525 -4,64 3,96

Tôm các loại 18,9 45,6 385.744 3.820.613.104 14,96 23,29

Cá đông lạnh 12,3 9,1 250.135 759.890.093 23,27 18,56

Cá ngừ các loại 6,9 7,0 140.766 587.833.108 13,00 16,51

Surimi 6,6 3,1 135.384 256.108.051 0,88 1,25

Cá khô 4,0 2,4 82.148 198.427.813 64,46 51,58

Mực 2,8 4,3 57.128 356.847.128 38,78 35,55

Bạch tuộc 2,4 3,2 49.231 270.038.995 35,24 55,39

Nghêu 1,8 0,9 36.418 71.299.525 14,29 24,26

Ghẹ 0,4 0,9 8.975 73.764.965 -15,27 -3,06

Thủy sản làm cảnh 0,0 0,1 871 6.799.678 31,53 4,92

Chả giò 0,0 0,0 396 2.090.879 -5,88 -9,22

Cá đóng hộp 0,9 0,6 18.843 48.063.139 -10,01 -7,23

Ruốc 0,3 0,1 5.193 8.038.447 31,84 40,45

Cua 0,2 0,5 3.922 39.977.362 -20,79 -13,90

Mắm 0,6 0,2 13.112 17.214.633 41,63 21,63

Hải sản khác 0,2 0,2 3.140 19.236.258 -14,51 24,11

Trứng cá 0,1 0,4 2.728 35.403.756 46,90 46,40

Ốc 0,1 0,1 1.955 5.728.478 11,82 11,40

Sò 0,1 0,1 1.501 10.883.268 20,40 17,46

Mặt hàng khác 0,2 0,3 4.172 25.964.551 17,07 18,54

Nguồn: Tính toán và tổng hợp từ Tổng cục Hải quan Việt Nam

Nhận định và dự báo xuất khẩu thủy sản năm 2018: Về thị trường: Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2018 sẽ

có sự thay đổi lớn khi các doanh nghiệp chuyển hướng đa dạng hóa thị trường rõ ràng

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH THỦY SẢN

Số 07-08 ra ngày 12/2/2018 25

hơn Các FTA song phương và đa phương cũng sẽ tác động mạnh tới sự thay đổi cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam Các rào cản về ATVSTP và rào cản thương mại như áp thuế chống bán phá giá ở thị trường Mỹ Các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam cũng đang đẩy mạnh hoạt động khai thác, nuôi trồng và xuất khẩu trong năm 2018 sẽ là những yếu tốc làm thay đổi cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong năm 2018:

+ Đối với thị trường EU: Năm 2018 là một năm rất khó khăn đối với thủy sản xuất khẩu tới Eu khi thủy sản khai thác của Việt Nam vẫn đang chịu thẻ vàng từ phía EU Tuy nhiên các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tới EU là tôm và cá tra đang có những thuận lợi từ các FTA song phương và đa phương Dự báo, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới thị trường EU năm 2018 sẽ tăng 2% về lượng và 4% về kim ngạch so với năm 2017, đạt 300 ngh n tấn với kim ngạch đạt 1,53 tỷ USD Tôm và cá tra vẫn là những mặt hàng thủy sản xuất khẩu đạt kim ngạch cao nhất Các doanh nghiệp cần khai thác tốt các lợi thế cho những mặt hàng có ưu đãi thuế quan qua đó cũng phải tích cực phối hợp để cải thiện về t nh h nh thẻ vàng đối với thủy sản khai thác ở thị trường này

+ Đối với thị trường Mỹ: Năm 2018 thủy sản xuất khẩu của Việt Nam tới Mỹ đặc biệt là hai mặt hàng chủ lực là tôm và cá tra tiếp tục chịu những khó khăn từ năm 2017 như thuế chống bán phá giá, chương tr nh giám sát ATVSTP và sự cạnh tranh mạnh từ các nhà cung cấp khác Dự báo xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới Mỹ có thể chững lại chỉ đạt 236 ngh n tấn với kim ngạch đạt 1,45 tỷ USD, không tăng về lượng và tăng 3% về kim ngạch so với năm 2017 Các doanh nghiệp xuất khẩu tới thị trường Mỹ cần đặc biệt lưu ý tới chất lượng trong năm 2018 để có thể tăng được thị phần tại thị trường khó tính nhất hiện nay

+ Đối với thị trường Nhật Bản: Dự báo, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới thị trường Nhật Bản sẽ tăng 12% về lượng và 18% về kim ngạch so với năm 2017, đạt 190 ngh n tấn với kim ngạch đạt 1,54 tỷ USD Đây đang là thị trường tiềm năng và ổn định của thủy sản xuất khẩu Việt Nam do có được các lợi thế cam kết FTA với Nhật Bản, cũng như các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng tốt các yêu cầu từ phía Nhật Bản

+ Đối với thị trường Trung Quốc: Đây là thị trường tiềm năng nhất của thủy sản Việt Nam trong năm 2018 khi nhu cầu tiêu dùng cao, địa lý gần, nhu cầu tiêu dùng đa dạng Đây là thị trường rất phù hợp với các doanh nghiệp mới, doanh nghiệp vừa và nhỏ cần khai thác Dự báo, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc năm 2018 đạt 159 ngh n tấn với với kim ngạch đạt 1,38 tỷ USD, tăng 16% về lượng và 25% về kim ngạch so với năm 2017

+ Đối với thị trường Hàn Quốc: Đây là thị trường có tốc độ tăng trưởng tốt và ổn định trong nhiều năm qua do các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới thị trường này luôn đáp ứng được các yêu cầu của thị trường, cũng như việc chính phủ hai bên có các cam kết thương mại tạo thuận lợi và ưu đã thuế quan cho thương mại thủy sản hai chiều Dự báo, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới Hàn Quốc năm 2018 đạt 177 ngh n tấn với kim ngạch đạt 975 triệu USD, tăng 11% về lượng và 24% về kim ngạch so với năm 2017

+ Đối với thị trường ASEAN: Dự báo, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới thị trường này trong năm 2018 đạt 351 ngh n tấn với kim ngạch đạt 722 triệu USD, tăng 17% về lượng và 18% về kim ngạch so với năm 2017

+ Đối với thị trường Canada: Đây là thị trường tiềm năng ở Châu Mỹ mà thủy sản Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu và tăng thị phần Dự báo, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới thị trường này trong năm 2018 đạt 36,6 ngh n tấn với kim ngạch đạt 255 triệu USD, tăng 5% về lượng và 14% về kim ngạch so với năm 2017

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH THỦY SẢN

Số 07-08 ra ngày 12/2/2018 26

+ Đối với thị trường Australia: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới thị trường này năm 2018 sẽ đạt 32 ngh n tấn với kim ngạch đạt 192 triệu USD, tăng 1% về lượng và 3% về kim ngạch so với năm 2017

Về mặt hàng:

+ Đối với mặt hàng tôm: Năm 2018 tôm của Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi cho xuất khẩu từ nguồn cung, lợi thế cạnh tranh về thuế tại các thị trường lớn, Dự báo, xuất khẩu tôm của Việt Nam năm 2018 sẽ tăng 8% về lượng và 12% về kim ngạch so với năm 2017, đạt 416 ngh n tấn với kim ngạch đạt 4,3 tỷ USD

+ Đối với mặt hàng cá tra: Năm 2018 xuất khẩu cá tra sẽ tăng trưởng mạnh khi nguồn cung tăng do diện tích nuôi tăng Nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường mới và tiềm năng cũng tăng mạnh Giá xuất khẩu cá tra tăng nhẹ trong năm 2018 Dự báo, xuất khẩu cá tra của Việt Nam trong năm 2018 đạt 885 ngh n tấn với kim ngạch đạt 1,94 tỷ USD, tăng 6% về lượng và 10% về kim ngạch so với năm 2017

+ Xuất khẩu cá ngừ sẽ không tăng trong năm 2018 đạt 139 ngh n tấn với kim ngạch đạt 617 triệu USD, giảm 1% về lượng và tăng 5% về kim ngạch so với năm 2017.

Giá một số lô hàng thủy sản xuất khẩu từ ngày 01/02/2018 đến ngày 08/2/2018

(Số liệu tính toán sơ bộ chỉ dùng để tham khảo)

Giá xuất khẩu cá tra phi lê ĐL 225G-UP, 5kgs Thùng xuất khẩu tới New Zealand đạt 2,5 USD kg (Cát Lái, FOB) giảm 0,2 USD kg so với xuất khẩu vào tuần trước

Giá xuất khẩu cá tra fillet ĐL 300-400 gr pc IQF, 2,5 kg x 4 ctn xuất khẩu tới Trung Quốc đạt 2,29 USD kg (DAF) tăng 0,05 USD kg so với xuất khẩu vào tuần trước

Giá xuất khẩu cá trích khô 7 9 xuất khẩu tới Hàn Quốc đạt 4,3 USD kg (Cát Lái, CFR) giảm 0,3 USD kg so với xuất khẩu vào tuần trước

Giá xuất khẩu mực nang nguyên con làm sạch ĐL 20 40,BLOCK, 6 X 2KG CTN, 100 PCT NW xuất khẩu tới Italia đạt 5,05 USD kg (DAF) tăng 0,9 USD kg so với xuất khẩu vào tuần trước

Thị trường Mặt hàng xuất khẩu Cảng/Cửa

khẩu Đ/k giao

Lượng (tấn)

Đơn giá (USD/tấn)

Áo Tôm sú nguyên con hấp ĐL, 5 0KG CTN x 2 bundle. jumble, 16/20 Cát Lái CFR 3,0 11.700

Ả Rập Xê út Cá tra phi lê ĐL ( 200G-UP 10kgs/Thùng net 80% mạ băng 20%) Cát Lái CFR 49,0 2.850

Tôm thẻ chân trắng lột vỏ, bỏ đuôi, rút tim ĐL 21 25 (1kg bag x 10 carton) Cát Lái CIF 21,0 6.664

Tôm thẻ chân trắng PD tươi ĐL 16 20, 1KG PE X 10 CTN Cát Lái CFR 2,0 8.400

Tôm thẻ chân trắng PTO tươi ĐL 21 25, 1KG PE X 10 CTN Cát Lái CFR 4,0 7.500

Tôm thẻ chân trắng tươi ĐL có 512 New và MP2 PD 31 40, 1Kg Bag x 10 Ctn Cát Lái CIF 6,5 6.593

Tôm thẻ PTO ĐL 16 20 Vict CFR 2,5 10.350

Anh Cá tra fillet ĐL 200-220g Cát Lái CFR 13,9 2.990

Cá tra phi lê ĐL 120-140G 10kgs/Thùng Cát Lái CFR 20,0 3.950

Australia Cá tra cắt Strip tẩm bột chiên sơ ĐL 30-40 Gr Cát Lái C&F 3,3 6.610

Cá tra Fillet hồng nhạt đông lạnh 120/170 80% N.W. 0.8 kg/túi Cát Lái C&F 2,4 2.560

Tôm thẻ chân trắng hấp CPDTO ĐL có 512 New và Mp2 31/40(1.20), 1Kg/Bag x 10/Ctn

Cát Lái CFR 9,0 11.800

Tôm thẻ duỗi tẩm bột ĐL 10-15pc/lbs Cát Lái CFR 2,4 9.600

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH THỦY SẢN

Số 07-08 ra ngày 12/2/2018 27

Thị trường Mặt hàng xuất khẩu Cảng/Cửa

khẩu Đ/k giao

Lượng (tấn)

Đơn giá (USD/tấn)

Tôm thẻ hấp PD ĐL 90 120 (350g túi, 7 túi Thùng) Hiệp Phước CFR 4,2 9.700

Tôm thẻ PD hấp ĐL 51 60 (10 x 1 CTN) Cát Lái CFR 6,4 10.800

Tôm thẻ thịt hấp ĐL 90 120 Vict C&F 2,5 8.000

Bồ Đào Nha Cá tra fillet ĐL 120 170 Cát Lái CIF 7,0 2.200

Nghêu trắng nguyên con luộc ĐL 60 80 con kg, 10kg carton Đ nh Vũ CFR 26,0 1.120

Tôm thẻ chân trắng PD nhúng ĐL 80-100, 350GRS/BAG X 18/CTN Cát Lái CFR 13,9 10.200

Ba Lan Tôm thẻ thịt PTO cấp đông 16-20 Cát Lái CFR 7,0 8.150

Tôm thẻ thịt PTO luộc cấp đông 1-40 Cát Lái CFR 7,0 7.800

Bỉ Cá phèn phi lê ĐL cỡ 40/120 gram/miếng Cái Mép FOB 10,0 7.680

Tôm sú HLSO ĐL 16/20 Cát Lái CFR 2,0 15.550

Tôm thẻ PD ĐL 16 20 ( 10x1kg Thùng) Cát Lái CFR 4,0 9.100

Tôm thẻ thịt ĐL, 5kgs bag x 2 ctn, 31 40 Cát Lái CFR 9,0 10.700

Tôm thẻ thịt PTO tẩm bột cấp đông 16-20 Cát Lái CFR 8,0 7.750

Braxin Cá tra fillet ĐL 120gr up, 5kg x 2 kiện Cát Lái FOB 25,0 3.480

Cá tra phi lê ĐL 220G-UP 8,8kgs/Thùng Quốc tế CIF 21,1 3.375

UAE Cá chẽm fillet ĐL, 1kg bag * 10 carton (gr pc) 300 500 Hiệp Phước

CFR 5,0 7.300

Tôm sú tươi ĐLHOSo jumbo (u/15). 1kg/box x 10/ctn. Nw 70%, glz 30% Cát Lái CFR 2,0 11.350

Tôm sú tươi đông lạnh HOSO. EXTRA LARGE (10/20), 1KG/BOX X 10/CTN. NW 70%, GLZ 30%

Cát Lái CFR 2,0 9.700

Canada Cá tra fillet cắt LOIN ĐL 30 LBS Thùng 3,5-6,0 OZ Cát Lái CFR 11,7 4.740

Tôm thẻ không đầu lột vỏ còn đuôi tẩm bánh tráng ĐL 21-25 Cát Lái CFR 11,0 11.119

Croatia Cá tra fillet ĐL 10Kg/Thùng, 170/220 Cát Lái CIF 16,0 2.270

Đài Loan Tôm ch PUD đông lạnh 100/200 Tiên Sa CFR 2,4 3.400

Tôm sắt biển thịt xẻ bướm tẩm bột ĐL 21 25 Cát Lái CFR 4,6 7.150

Tôm thẻ chân trắng PD hấp ĐL PD 91 120 Cát Lái FOB 2,0 8.800

Tôm thẻ thịt duỗi tẩm bột đông 41 50 Phúc Long FOB 13,9 4.610

Tôm thẻ thịt xẻ bướm tẩm bột ĐL 21 25 Phúc Long FOB 3,5 4.721

Đan Mạch Cá rô phi fillet ĐL 5-7 OZ Cát Lái FOB 4,6 3.050

Cá tra phi lê ĐL 200G-UP 10kgs/Thùng Cát Lái FOB 2,0 2.750

Tôm thẻ chân trắng HLSO (EZP) tươi ĐL cở 16/20 (1kg x 10/ctn) Cát Lái CFR 14,4 7.100

Tôm thẻ chân trắng HLSO tươi ĐL cở 16/20 (1.8kg x 6/ctn) Cát Lái CFR 3,1 12.300

Tôm thẻ chân trắng PD tươi ĐL cở 16/20 (1kg x 10/ctn) Cát Lái CFR 3,1 8.250

Tôm thẻ PD luộc ĐL cỡ 51/60 Cát Lái CFR 9,5 13.000

Tôm thẻ PDTO hấp ĐL CPDTO (PCS LB) 40 60 Cát Lái FOB 2,0 7.650

Đức Cá đen fillet đông lạnh 2-7 kg/pc Cát Lái CIF 4,0 5.500

Cá ngừ steak không da không xương ĐL 160-180, ( IQF, IVP, 8 kg/ Thùng)

Cát Lái CFR 6,3 7.375

Cá tra phi lê ĐL (cuộn hoa hồng), IQF, 10x1kg/túi/Thùng, 40/60gr Cát Lái CFR 3,0 2.490

Tôm sú PD hấp ĐL 90 120, 1kg túi x 10túi Thùng Cát Lái CFR 22,0 7.600

Tôm thẻ thịt ĐL 41 50 Cát Lái FOB 5,1 9.500

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH THỦY SẢN

Số 07-08 ra ngày 12/2/2018 28

Thị trường Mặt hàng xuất khẩu Cảng/Cửa

khẩu Đ/k giao

Lượng (tấn)

Đơn giá (USD/tấn)

Tôm thẻ chân trắng PDTO xiên que tươi ĐL 41 45, IQF Cát Lái CIF 2,0 8.300

Tôm thẻ chân trắng PTO tẩm bột hỗn hợp và bột bánh m ĐL 31-45, 1.7KG/BOX X 8/CARTON

Cát Lái CIF 6,8 6.500

Tôm thẻ lột vỏ bỏ đầu chừa đuôi (nhúng đuôi) tẩm bột ĐL 21 25 Cái Mép CFR 6,0 7.870

Tôm thẻ thịt hấp ĐL 100 150 Cái Mép CFR 3,0 10.600

Tôm thẻ vỏ không đầu xẻ lưng ĐL 16 20 Cái Mép CFR 3,3 9.250

Hà Lan Cá tra fillet ĐL 100-180 Cát Lái FOB 9,3 3.010

Nghêu trắng nguyên con hút chân không luộc ĐL 60 80 con kg, 1kg x 10 túi/ctn

Đ nh Vũ CFR 4,5 1.600

Nghêu trắng nguyên con luộc ĐL 60 80 con kg bulk10kg ctn Đ nh Vũ CFR 8,5 1.450

Tôm thẻ chân trắng PD tươi ĐL, 1kg x 10 CTN (20% Glazing), 21 25 Cát Lái CFR 3,0 7.900

Tôm thẻ HLSO EZP ĐL 26 30 Cát Lái C&F 18,6 9.400

Tôm thẻ không đầu còn vỏ xẻ lưng ĐL, 5kg bag x 2 ctn, 16 20 Cát Lái CFR 10,0 11.600

Tôm thẻ PD chần ĐL 31 40 Cát Lái C&F 18,6 10.450

Tôm thẻ PD IQF ĐL [ VANNAMEI PD RAW, IQF ] 1KG PLAIN BAG WITH RIDER X 10/CTN, 16/20

Cát Lái CFR 4,0 8.100

Tôm thẻ thịt hấp ĐL 90 120 (5 0kg bag x 2 ctn-100%net) Cái Mép CFR 7,5 12.150

Tôm thẻ thịt PD sống 31-40 cấp đông Cát Lái CFR 3,5 7.400

Thịt nghêu lụa luộc ĐL 1000 1500 Cát Lái FOB 20,0 3.050

Hàn Quốc Cá tra nguyên con ĐL 1000G-UP (10kgs/Thùng net 80% mạ băng 20%)

Vict FOB 25,5 1.780

Cá trích khô 7/9 Cát Lái CFR 3,6 4.300

Ghẹ ĐL loại 150-200 con/kg, 10kg/Thùng Cát Lái C&F 9,0 3.100

Tôm sắt PD ĐL 91 120 Cát Lái C&F 2,6 6.400

Tôm thẻ chân trắng ĐL ( PD 10kg bulk ctn) 71/90 Cát Lái CFR 9,2 8.100

Tôm thẻ chân trắng luộc ĐL (RPDTO 1kg bag x 10 ctn) 26 30 Cát Lái CFR 8,0 11.150

Tôm thẻ chân trắng PD tươi ĐL 51 70, 250G X 10 X 2 BUNDLE Cát Lái CFR 2,5 8.650

Tôm thẻ chân trắng PDTO hấp (bọc không kín khí) ĐL 71 90, 250G X 10 X 2/BUNDLE

Cát Lái CFR 2,7 9.150

Tôm thẻ chân trắng PDTO tươi ĐL 51 70, 800G X 10 BAG CTN Cát Lái CFR 5,9 8.550

Tôm thẻ PD hấp ĐL IQF 10KG BULK CARTON PLANT CODE DL 154 DEFROST NET WEIGHT 10KG (PCS/LB) 100/200 (160 - 180)

Cát Lái CFR 5,0 7.950

Tôm thẻ PDTO hấp ĐL PDTO 71 90 Cát Lái CFR 5,4 8.900

Tôm thẻ tươi PDTO ĐL 31 40 ( 900g túi, 10 túi Thùng) Cát Lái CFR 8,5 9.850

Tôm thẻ thịt đông lạnh 71/90 ( 10KGS/BULK/CTN) Cát Lái CFR 3,0 8.200

Hồng Kông Cá tra fillet cắt miếng ĐL 90-110gr/pc Cát Lái FOB 7,8 3.800

Nghêu trắng nguyên con hấp ĐL 40 60 Cát Lái FOB 3,0 1.850

Tôm sú hoso semi-iqf tươi đl, 500g box x 10 ctn, u 10-blue box Cát Lái C&F 3,3 13.600

Tôm sú nguyên con tươi ĐL 3 4 Cát Lái CFR 2,0 25.600

Tôm sú thịt tươi ĐL 31 40 Cát Lái C&F 2,5 13.500

Tôm thẻ PD ĐL (BLOCK) [ BLOCK FROZEN RAW PD VANNAMEI SHRMP ] 1.8KG X 6 BLOCK/CARTON, NW 85% , 51/60

Cát Lái C&F 2,2 7.800

Tôm thẻ chân trắng HOSO hấp ĐL, 5KG CTN (2CTN BDL) 21 25 Cát Lái C&F 2,5 6.700

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH THỦY SẢN

Số 07-08 ra ngày 12/2/2018 29

Thị trường Mặt hàng xuất khẩu Cảng/Cửa

khẩu Đ/k giao

Lượng (tấn)

Đơn giá (USD/tấn)

Tôm thẻ PD tươi ĐL cỡ 41/50 Cát Lái CFR 3,1 8.400

Tôm thẻ tươi lột vỏ bỏ đầu bỏ đuôi vít chỉ (PD) ĐL (ZEAFORCE 5%) (1.8Kg/Block x 6/Thùng) 41-50

Cát Lái FOB 2,1 7.880

Tôm thẻ thịt tươi ĐL 41 50 Cát Lái FOB 2,0 7.900

Thăn cá ngừ đông lạnh, cắt SAKU, xô 10KG/Thùng, 500/800 Cát Lái FOB 2,5 9.200

Hy Lạp Cá tra fillet đl 220-300 gr, n.w 100%, interleaved 3 kg x 4/ ctn) Cát Lái C&F 9,0 2.950

Inđônêxia Cồi sò điệp ĐL 200 300 LB ROE OFF Cát Lái CFR 18,5 10.310

Israel Ghẹ đông lạnh 150/200 Cát Lái FOB 3,6 5.800

Mực ống ĐL cỡ 40 - 60 pcs/kg Cát Lái FOB 5,5 8.200

Mực khô cỡ 4-7 cm/com Cát Lái FOB 3,0 10.850

Italia Đầu mực ống đông IQF cỡ 80-200 pcs/kg Cát Lái C&F 6,2 4.400

Bạch tuộc một da nguyên con làm sạch đl, 2kgx6 thùng, 40 60 up pcs kg Cát Lái C&F 5,8 4.850

Cá tra phi lê ĐL 170-220G (10kgs/Thùng net 80% mạ băng 20%) Cát Lái CFR 24,0 2.270

Mực nang nguyên con làm sạch đl 20 40,block, 6 x 2kg ctn, 100 pct nw Cát Lái CFR 6,0 5.050

Nghêu nâu nguyên con hút chân không luộc ĐL 100 120 con kg, 1kg x10/carton

Đ nh Vũ CFR 25,0 1.650

Tôm thẻ chân trắng PD IQF tươi ĐL, 1KG(80% NW) BAG X 10 CTN, 41/50

Cát Lái CFR 3,0 7.400

Thịt nghêu lụa luộc ĐL 700 1000 Cát Lái C&F 22,0 3.150

Kô-eot Cá tra fillet ĐL 12/15 IQF, 2.5kgs /túi x 4/Thùng Cát Lái C&F 12,0 2.360

Latvia Tôm thẻ hấp đông lạnh 100/200 Cát Lái CFR 5,8 6.370

Mêhicô Cá Mahi Mahi phi lê còn da ĐL cỡ 1-3 LBS/miếng Cát Lái FOB 12,7 5.600

Cá tra phi lê ĐL 220G-UP 10kgs/Thùng Cát Lái CFR 22,0 3.050

Malaysia Cá đổng nguyên con ĐL 100 200 Cát Lái CFR 2,0 1.200

Cá bạc má nguyên con ĐL 8-12 CON/KG Cát Lái C&F 15,7 1.300

Cá ba thú nguyên con ĐL 8-12 IQF, 10kgs/carton Cát Lái CFR 4,4 1.600

Cá chim nguyên con ĐL 300/500 gr/pc Cát Lái C&F 10,0 3.380

Cá nục ĐL 9-11 cm Cát Lái CFR 15,2 1.050

Cá ngân nguyên con ĐL 8/10 Cát Lái CFR 2,5 1.550

Cá sòng ĐL 2/4 Cát Lái CIF 28,5 1.150

Cá tráo nguyên con ĐL 4-6 IQF, 10kgs/carton Cát Lái CFR 10,6 1.470

Marôc Cá tra phi lê ĐL ( 120-170G 10kgs/Thùng) Cát Lái CFR 16,8 2.210

Mỹ Cá nục thuôn (Round Scad) 8-10 con kg đông IQF nguyên con Cái Mép CFR 4,5 2.336

Cá tra fillet đông lạnh 15 LBS/Thùng, 3-5 Tây Nam CFR 19,1 4.101

Tôm sú hấp lột vỏ, bỏ đầu, còn đuôi ĐL có MTR79, 16 20 Phước Long 3 CFR 14,2 24.581

Tôm thẻ chân trắng hấp ĐL PTO 41 50 có nước sốt, 12 X 32OZ/CTN Phước Long 3 C&F 10,1 14.109

Tôm thẻ PD luộc ĐL 100 200 Cát Lái DDP 14,4 9.732

Tôm thẻ sản phẩm hấp, lột vỏ, bỏ đầu, còn đuôi, có nước sốt ĐL 51 60 Cát Lái CFR 8,9 13.102

Tôm thẻ thịt hấp ĐL 100 150 (12 Oz túi x 24 túi ctn) Cái Mép CIP 14,7 9.369

Tôm thẻ thịt PD 16/20 cấp đông Cát Lái CFR 4,0 8.200

Tôm thẻ vỏ HLSO 16/20 cấp đông Cát Lái CFR 4,0 7.700

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH THỦY SẢN

Số 07-08 ra ngày 12/2/2018 30

Thị trường Mặt hàng xuất khẩu Cảng/Cửa

khẩu Đ/k giao

Lượng (tấn)

Đơn giá (USD/tấn)

New Zealand

Cá tra (basa) phi lê ĐL 225G-UP, 5kgs/Thùng Cát Lái FOB 15,0 2.500

Tôm thẻ chân trắng CPD hấp ĐL có 512 New và MP2, 26-30 (1.35) Cát Lái C&F 3,2 9.730

Nhật Bản Đầu tôm sú tẩm bột ĐL 5-10 gr/pc, 12 kg/kiện Cát Lái CFR 2,5 4.100

Bạch tuộc nguyên con ĐL 16 25 (14kg Thùng) Cát Lái C&F 7,1 5.800

Cá đổng quéo fillet ĐL 120 150 Tiên Sa CFR 2,5 9.800

Cá đục fillet bướm ĐL 30 Cát Lái C&F 2,3 9.050

Cá Hoki fillet tẩm bột ĐL 60G Cái Mép CFR 6,6 1.550

Cá lạc nguyên con làm sạch, cắt đầu ĐL (1kg-2kg) Cát Lái CFR 3,9 3.100

Cá lưỡi trâu fillet ghép miếng ĐL 80 gr pc Cát Lái CFR 2,3 7.260

Cá nục phi lê bỏ xương bụng, hút chân không 200-230g Tiên Sa CFR 10,4 3.321

Cá ngừ vây vàng cắt miếng ĐL 10g Vict CFR 2,5 16.927

Cá saba sushi 15g/pc Cát Lái FOB 15,7 6.944

Cá sòng cuốn lá tía tô 20g/cái Cát Lái CFR 3,0 3.431

Chả cá ITO300 500 ĐL, 10kg x 2block CTN Cát Lái CFR 10,0 2.200

Mực nang fillet ĐL loại premium 21-30 Cát Lái CFR 3,1 11.630

Tôm ch đông lạnh 200-400 ( SEMI IQF 500GR/BAG X 2BAGS/BOX X 8BOXES/CTN)

Phúc Long FOB 2,2 6.900

Tôm sắt PD 100/200 (12kgs/Kiện) Cát Lái CFR 3,8 7.400

Tôm sú PD ĐL 26 30 (có sử dụng hóa chất 512NEW) Cát Lái CFR 2,4 14.750

Tôm thẻ luộc, lột vỏ, bỏ đầu, bỏ đuôi PD ĐL 91 120 Cát Lái C&F 3,0 11.000

Tôm thẻ PTO luộc ĐL 51 60 Cát Lái CFR 16,0 11.140

Thịt cá chuồn xay ĐL AA 500 700 V Tiên Sa CFR 2,0 2.130

Panama Nghêu trắng nguyên con hấp ĐL 40-60 Vict CFR 3,0 1.750

Thịt nghêu lụa luộc ĐL 700-1000 Vict CFR 21,0 2.600

Pêru Cá tra fillet đông lạnh 170-220g Cát Lái CIF 13,8 2.090

Pháp Mực nang nguyên con làm sạch ĐL 100 200 IQF,5Kg Bulk BAG CTN Cát Lái CFR 12,9 6.550

Tôm thẻ chân trắng ĐL (HLSO 80%NW 20%GL 1kg/bag x 10/ctn) 16/20

Cát Lái CFR 2,0 7.900

Tôm thẻ chân trắng ĐL (PD 80%NW 20%GL 1kg bag x 10 ctn) 16 20 Cát Lái CFR 2,8 8.400

Tôm thẻ chân trắng PDTO tươi ĐL 31 40, 1 8Kg Block x 6 Ctn Cát Lái C&F 3,2 9.700

Philippin Đuôi cá ngừ đại dương ĐL 500 grs up Cát Lái C&F 4,4 1.450

Cá bạc má nguyên con ĐL 13-15 CON/KG Cát Lái C&F 14,0 1.510

Cá tra fillet ĐL 220/250, 500g/túi x 20 túi/Thùng Cát Lái CIF 10,0 2.900

Lườn cá ngừ đại dương ĐL 400 grs up Cát Lái C&F 5,6 3.450

Ức cá ngừ ĐL 300 500 gr - 10 kgs/ctn Cát Lái C&F 6,0 1.750

Tôm thẻ chân trắng PD tươi ĐL 100 200, 1Kg Bag x 10 Ctn Cát Lái C&F 2,0 4.750

Tôm thẻ chân trắng tươi ĐL có 512 New và MP2 PD 41 50, 1Kg Bag X 10/Ctn

Cát Lái CFR 6,0 5.950

Tây Ban Nha

Nghêu nâu nguyên con luộc ĐL 60 80 Cát Lái CFR 3,5 1.820

Nghêu trắng nguyên con hấp ĐL 60 80 Cát Lái CFR 24,0 1.480

Nghêu trắng nguyên con hút chân không luộc ĐL 40 60 con kg, 1kg x10 carton Đ nh Vũ CFR 10,0 1.450

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH THỦY SẢN

Số 07-08 ra ngày 12/2/2018 31

Thị trường Mặt hàng xuất khẩu Cảng/Cửa

khẩu Đ/k giao

Lượng (tấn)

Đơn giá (USD/tấn)

Uzbekistan Cá tra cắt khúc ĐL (220 GR UP, IQF BULK 10KG/CTN, 80%NW) Cát Lái CIP 20,0 1.600

Reunion Tôm càng nguyên con ĐL HOSO, 70% NET, 30% GLAZE, 500 GR/BOX X 20 BOX/CTN, 6/8

Cát Lái FOB 4,1 6.000

Singapo Cá cơm khô thịt A4 (2-4cm) Cát Lái CFR 3,0 5.500

Cá mú fillet ĐL 60-120gr/pc (10kg/Thùng) Cát Lái CFR 9,1 7.000

Cá tra fillet cắt khúc ĐL 55 - 65 Cát Lái CFR 23,5 2.250

Nghêu trắng nguyên con hấp ĐL 40 60 Cái Mép CIF 5,9 1.800

Nghêu trắng nguyên con hấp ĐL 60 80 Cái Mép CIF 4,5 1.510

Tôm sú tươi ĐL PDTO 21 25, 1Kg Bag x 10 Ctn Cát Lái C&F 6,0 13.450

Tôm sú HLSO EZP tươi ĐL 8 12, 1KG BAG X 10 CTN Cát Lái FOB 2,0 18.200

Tôm sú PD ĐL 31/40 Cát Lái FOB 4,1 10.450

Tôm thẻ HOSO luộc ĐL 31 40 Cát Lái CFR 6,5 8.350

Tôm thẻ luộc ĐL 51 80 Cát Lái FOB 20,7 12.800

Tôm thẻ PDTO ĐL 26 30 Cát Lái CFR 3,6 7.700

Tôm thẻ tươi ĐL 41 50 Cát Lái FOB 22,0 12.450

Tôm thẻ tươi lột vỏ bỏ đầu còn đuôi (PTO) ĐL (ZEAFORCE 4%) 1.0Kg/Túi x 10/Thùng, 26/30

Cát Lái C&F 4,6 8.600

Thái Lan Cá tra phi lê cắt loin ĐL (60-80G 10kgs/Thùng net 80% mạ băng 20%) Cát Lái CIF 22,0 2.750

Thịt cá đổng xay đông lạnh (SA) 800+ Cát Lái CIF 13,0 2.800

Thịt cá hường bí xay ĐL (AA) 500+ Cát Lái CIF 3,0 2.600

Thuỵ Sỹ Mực nang nguyên con làm sạch ĐL 20 40, BLOCK, 6 X 2KG CTN, 100 PCT NW

Cát Lái CFR 13,2 5.050

Tôm thẻ lột vỏ bỏ đầu chừa đuôi hấp ĐL 31 40 Cát Lái FOB 12,8 14.850

Tôm thẻ PD ĐL IQF, 1KG BAG WITH RIDER X 10 CTN 80 PCT NW, 40/60

Cát Lái CFR 7,0 7.050

Tôm thẻ PD luộc ĐL 71 90 Cát Lái CIF 5,0 9.800

Tôm thẻ PTO luộc ĐL, 1KG Bọc X 10/ Thùng 26/30 Cát Lái FOB 18,0 13.700

Trung Quốc Cá thờn bơn phi lê ĐL 2-4 oz Cát Lái FOB 16,9 6.600

Cá tra fillet ĐL 300-400 gr/pc IQF, 2.5 kg x 4/ctn Cốc Nam DAF 15,0 2.294

Tôm sú luộc nguyên con ĐL loại I (Net 0.60kg/hộp x 10hộp/ctn, Gross 11kg/Thùng) 41/50

Tà Lùng DAF 2,7 9.305

Tôm sú sống 50-70 con/kg HCM FOB 2,2 7.000

Tôm sú tươi bỏ đầu ĐL (1 8kg block x 6block/carton) 31/40 BPS DAF 9,7 10.863

Tôm sú tươi nguyên con ĐL (0 90kg block x 10block carton) 4 5 BPS DAF 6,8 15.900

Tôm sú tươi nguyên con ĐL (Net 0 59kg hộp x 10hộp/ctn, Gross 10kg/Thùng) 4/5

BPS DAF 3,5 11.753

Tôm sú tươi nguyên con ĐL (Net 0 59kg hộp x 10hộp/ctn, Gross 10kg/Thùng) 5/6

BPS DAF 3,0 10.452

Tôm sú tươi nguyên con ĐL (Net 0 60kg hộp x 10hộp/ctn, Gross 10kg/Thùng) 2/3

BPS DAF 2,4 14.906

Tôm sú tươi nguyên con ĐL (Net 0 60kg hộp x 10hộp/ctn, Gross 10kg/Thùng) 4/5

BPS DAF 2,4 11.599

Tôm thẻ chân trắng HOSO tươi ĐL (1 8KG X 10 BLOCK CTN) 30 40 Móng Cái DAF 5,7 9.482

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH THỦY SẢN

Số 07-08 ra ngày 12/2/2018 32

Thị trường Mặt hàng xuất khẩu Cảng/Cửa

khẩu Đ/k giao

Lượng (tấn)

Đơn giá (USD/tấn)

Tôm thẻ chân trắng HOSO tươi ĐL (1 8KG X 10 BLOCK CTN) 40 50 Móng Cái DAF 7,2 8.379

Tôm thẻ chân trắng HOSO tươi ĐL (1 8KG X 10 BLOCK CTN) 60 70 Móng Cái DAF 4,6 7.718

Tôm thẻ chân trắng PD tươi ĐL (10KG BULK CTN) 21 25 Hoành Mô DAF 15,6 11.334

Tôm thẻ chân trắng PD tươi ĐL (10KG BULK CTN) 26 30 Móng Cái DAF 22,0 10.496

Tôm thẻ nguyên con luộc ĐL 21/25 (SEMI IQF, 500 GRS NET/ 580 GRS GROSS/ BOX X 12 BOXES/CARTON)

Tà Lùng DAF 5,1 8.930

Tôm thẻ nguyên con luộc ĐL 26 30 (SEMI IQF, 500 GRS NET 580 GRS GROSS/ BOX X 12 BOXES/ CARTON)

Tà Lùng DAF 2,2 8.583

Xri Lanca Cá cơm khô 3-5 CENTIMET, (NW 12KG/CARTON) Cát Lái CIF 4,2 3.300

Cá cơm khô 4-6 CENTIMET, (NW 14KG/CARTON) Cát Lái CIF 5,9 3.100

Cá cơm khô 5-7 CENTIMET, (NW 11KG/CARTON) Cát Lái CIF 7,7 3.050

Cá cờ lá móc nội tạng, cắt đầu đuôi ĐL 10 kg con (Land Frozen Sailfish HGT) Cát Lái CFR 14,7 2.150

Cá cờ lá móc nội tạng, cắt đầu đuôi ĐL 3-5 kg/con (Land Frozen Sailfish HGT) Cát Lái CFR 2,7 1.550

Cá cờ lá móc nội tạng, cắt đầu đuôi ĐL 5-10 kg/con (Land Frozen Sailfish HGT) Cát Lái CFR 10,3 1.900

200 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhất năm 2017

Năm 2017 có 1334 doanh nghiệp Việt Nam có các đơn hàng thủy sản xuất khẩu, giảm 130 doanh nghiệp so với năm 2016 Trong đó số doanh nghiệp xuất khẩu có 12 doanh nghiệp đạt kim ngạch trên 100 triệu USD, có 160 doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu từ 10 đến 99 triệu USD, có 791 doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu dưới 1 triệu USD còn lại là những doanh nghiệp có kim ngạch từ 1 đến 10 triệu USD.

Thủy sản Minh Phú, Vĩnh Hoàn, Cà Mau, Sóc Trăng, Quốc Việt là những doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn nhất Việt Nam năm 2017

(Số liệu thống kê sơ bộ, chỉ để tham khảo)

STT DOANH NGHIỆP TRỊ GIÁ (NGHÌN USD)

1 CTY CP THỦY SẢN MINH PHÚ - HẬU GIANG 364.519

2 CTY CP VĨNH HOÀN 270.337

3 CTY CP TẬP ĐOÀN THỦY SẢN MINH PHÚ 216.886

4 CTY CP CHẾ BIẾN VÀ DỊCH VỤ THỦY SẢN CÀ MAU 191.461

5 CTY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG 186.387

6 CTY TNHH KINH DOANH CHẾ BIẾN THỦY SẢN VÀ XUẤT NHẬP KHẨU QUỐC VIỆT 167.970

7 CTY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU SONG TOÀN 142.812

8 CTY CỔ PHẦN THỰC PHẨM SAO TA 141.199

9 CTY TNHH THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU NGỌC LONG 137.138

10 CTY TNHH CHẾ BIẾN THỦY SẢN VÀ XUẤT NHẬP KHẨU TRANG KHANH 121.521

11 CTY CỔ PHẦN HÙNG VƯƠNG 120.011

12 CTY TNHH THỦY SẢN BIỂN ĐÔNG 114.228

13 CTY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐA QUỐC GIA I.D.I 96.039

14 CTY CP HẢI VIỆT 89.823

15 CTY TNHH CHẾ BIẾN THỦY SẢN MINH PHÁT 89.073

16 CTY CỔ PHẦN THỦY SẢN SẠCH VIỆT NAM 88.512

17 CTY CP NAM VIỆT 85.298

18 CTY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY SẢN TÀI KIM ANH 81.871

19 CTY CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS - F17 77.170

20 CTY CỔ PHẦN TÔM MIỀN NAM 76.195

21 CTY CỔ PHẦN THUỶ SẢN VÀ THƯƠNG MẠI THUẬN PHƯỚC 71.683

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH THỦY SẢN

Số 07-08 ra ngày 12/2/2018 33

STT DOANH NGHIỆP TRỊ GIÁ (NGHÌN USD)

22 CTY CỔ PHẦN GÒ ĐÀNG 66.360

23 CTY TNHH ĐỒ HỘP VIỆT CƯỜNG 65.369

24 CTY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY SẢN XNK ÂU VỮNG II 63.314

25 CTY CP THỦY SẢN BÌNH ĐỊNH 63.132

26 CTY CP THỦY SẢN TRƯỜNG GIANG 59.753

27 CTY TNHH HẢI VƯƠNG 57.979

28 CTY TNHH THỦY SẢN HẢI LONG NHA TRANG 56.326

29 CTY CỔ PHẦN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU TRUNG SƠN HƯNG YÊN 55.581

30 CTY TNHH ĐẠI THÀNH 54.835

31 CTY CỔ PHẦN VỊNH NHA TRANG 52.883

32 CTY CỔ PHẦN THUỶ SẢN MINH HẢI 52.470

33 CTY CP XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG 52.427

34 CTY CP THỦY SẢN NTSF 51.183

35 CTY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C P VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÔNG LẠNH THỪA THIÊN HUẾ 49.746

36 CTY CỔ PHẦN THỰC PHẨM TRUNG SƠN 46.984

37 CTY TNHH HÙNG CÁ 46.450

38 CTY TNHH THỰC PHẨM AMANDA (VIỆT NAM). 45.468

39 CTY TNHH HẢI NAM 42.539

40 CTY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY SẢN XNK ÂU VỮNG I 41.079

41 CTY CP SEAVINA 40.924

42 CTY TNHH HIGHLAND DRAGON 40.281

43 CTY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CHẾ BIẾN THỦY SẢN HOÀNG LONG 39.808

44 CTY CP CHẾ BIẾN VÀ XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CADOVIMEX II 39.225

45 CTY TNHH THỦY SẢN TRỌNG NHÂN 38.822

46 CTY CỔ PHẦN THỦY SẢN CỬU LONG 38.513

47 CTY TNHH TÍN THỊNH 38.499

48 CTY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM NGỌC TRÍ 38.228

49 CTY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY SẢN ÚT XI 37.356

50 CTY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ 37.148

51 CTY CỔ PHẦN THỦY HẢI SẢN AN PHÚ 36.593

52 CTY TNHH THỦY SẢN PHÁT TIẾN 36.563

53 CTY TNHH HUY NAM 36.366

54 CTY CỔ PHẦN FOODTECH 36.279

55 CTY TNHH CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM PATAYA (VIỆT NAM) 35.655

56 CTY CP THỦY SẢN CỔ CHIÊN 35.543

57 CTY CP XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CỬU LONG 35.488

58 CTY CỔ PHẦN THỦY SẢN THÔNG THUẬN “ CAM RANH 34.744

59 CTY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CHẾ BIẾN THỦY SẢN VÀ XNK NGỌC TRINH BẠC LIÊU 33.903

60 CTY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN MIỀN TRUNG 33.828

61 CTY CP XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN NĂM CĂN 33.048

62 CTY TNHH THỦY SẢN CAMIMEX 32.372

63 CTY TNHH THÔNG THUẬN 32.233

64 CTY TNHH CHẾ BIẾN & XUẤT KHẨU THỦY SẢN CAM RANH 32.103

65 CTY TNHH ANH KHOA 31.958

66 CTY CP XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CỬU LONG AN GIANG 31.061

67 CTY TNHH KHÁNH SỦNG 30.923

68 CTY CP CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT NHẬP KHẨU MINH CƯỜNG 30.371

69 CTY TNHH THỊNH HƯNG 29.409

70 CTY TNHH THỰC PHẨM XUẤT KHẨU NAM HẢI 29.017

71 CTY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN PHÚ 27.760

72 CTY TNHH TOÀN THẮNG 27.466

73 CTY TNHH THỦY SẢN NGUYỄN TIẾN 27.165

74 CTY TNHH MAI LINH 27.101

75 CTY TNHH HẢI SẢN THANH THẾ 26.543

76 CTY CP THỦY SẢN CÀ MAU 26.459

77 CTY TNHH CÁ NGỪ VIỆT NAM 25.571

78 CTY TNHH CHẾ BIẾN HẢI SẢN XUẤT KHẨU KHÁNH HOÀNG 25.217

79 CTY CỔ PHẦN SÀI GÒN FOOD 25.082

80 CTY TNHH THƯƠNG MẠI THỦY SẢN NGUYỄN CHI 25.063

81 CTY CP CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT NHẬP KHẨU HÒA TRUNG 24.642

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH THỦY SẢN

Số 07-08 ra ngày 12/2/2018 34

STT DOANH NGHIỆP TRỊ GIÁ (NGHÌN USD)

82 CTY CP VẠN Ý 23.982

83 CTY TNHH CHẾ BIẾN THỦY SẢN MINH QUÍ 23.726

84 CTY TNHH HẢI SẢN VIỆT HẢI 23.421

85 CTY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY SẢN & XUẤT NHẬP KHẨU PHƯƠNG ANH 23.269

86 CTY CP CHẾ BIẾN VÀ XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN THANH ĐOÀN 23.258

87 CTY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN HỢP TẤN 23.172

88 CTY TNHH THỦY SẢN ĐÔNG HẢI 23.110

89 DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN ANH LONG 22.411

90 CTY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ESPERSEN VIỆT NAM 22.246

91 CTY TNHH CÔNG NGHIỆP THỦY SẢN MIỀN NAM 22.192

92 CTY CỔ PHẦN THỰC PHẨM GN 21.813

93 CTY TNHH THỰC PHẨM VIỆT 21.793

94 CTY TNHH BASEAFOOD 1 21.793

95 CTY TNHH GALLANT OCEAN VIỆT NAM 21.467

96 CTY CỔ PHẦN THỦY SẢN VINH QUANG 21.457

97 CTY TNHH TRINITY VIỆT NAM 21.374

98 CTY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT NHẬP KHẨU KIÊN CƯỜNG 21.346

99 CTY TNHH MINH ĐĂNG 21.104

100 CTY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KINH DOANH CHẾ BIẾN THỦY SẢN XNK BẠCH LINH 21.083

101 CTY CỔ PHẦN THUỶ SẢN CAFATEX 20.724

102 CTY TNHH THỦY SẢN QUANG MINH 20.465

103 DNTN HUỲNH HỚN 20.267

104 CTY CỔ PHẦN THỦY SẢN HẢI HƯƠNG 19.776

105 CTY TNHH THỦY SẢN NIGICO 19.495

106 CTY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XNK HẢI SẢN VIỄN ĐÔNG NAM DƯƠNG 19.132

107 CTY TNHH THỰC PHẨM XUẤT KHẨU HAI THANH 19.012

108 CTY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C P VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÔNG LẠNH BẾN TRE 18.848

109 CTY TNHH CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN QUỐC ÁI 18.786

110 CTY CỔ PHẦN THỰC PHẨM CÁT HẢI 18.458

111 CTY TNHH HẢI SẢN AN LẠC 18.415

112 CTY CP CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU TẮC VÂN 18.265

113 CTY TNHH VIỆT HIẾU NGHĨA 18.251

114 CTY TNHH THỦY SẢN PHÚC NGUYÊN 17.771

115 CTY CP XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN MỸ 17.676

116 CTY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY SẢN TRUNG SƠN 17.180

117 CTY CP CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN HIỆP THANH 17.130

118 CTY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN THANH HÓA 16.735

119 CTY CỔ PHẦN THUỶ SẢN VÀ XUẤT NHẬP KHẨU CÔN ĐẢO 16.620

120 CTY TNHH VINA PRIDE SEAFOODS 16.253

121 CTY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THỰC PHẨM ĐÔNG LẠNH VIỆT I -MEI 16.144

122 CTY CỔ PHẦN THỦY SẢN KIÊN GIANG 15.996

123 CTY CP CHẾ BIẾN VÀ XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN HÒA PHÁT 15.784

124 CTY TNHH THỦY HẢI SẢN HAI WANG 15.711

125 CTY TNHH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM THƯƠNG MẠI NGỌC HÀ 15.624

126 CTY TNHH HAI THÀNH VIÊN GALLANT DACHAN SEAFOOD 15.620

127 CTY CỔ PHẦN TRANG 15.580

128 CTY CP XUẤT NHẬP KHẨU ĐẠI DƯƠNG XANH TOÀN CẦU 15.551

129 CTY TNHH THỦY SẢN AUSTRALIS VIỆT NAM 15.526

130 CTY CỔ PHẦN THỰC PHẨM CJ CẦU TRE 15.426

131 CTY TNHH THỦY SẢN HỒNG NGỌC 15.324

132 CTY TNHH THỰC PHẨM THỦY SẢN MINH BẠCH 15.273

133 CTY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN BẾN TRE 15.223

134 CTY CỔ PHẦN THỦY SẢN TRƯỜNG PHÚ 15.159

135 CTY CỔ PHẦN NÔNG NGHIỆP HÙNG HẬU 14.828

136 CTY CP XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ 14.703

137 CTY TNHH THỰC PHẨM MÃI TÍN 14.623

138 CTY CP CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU MINH HẢI 14.538

139 CTY TNHH MỘT THÀNH VIÊN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI ANH NHÂN 14.460

140 CTY CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS - F.89 14.268

141 CTY TNHH PHÚ QUÝ 13.942

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH THỦY SẢN

Số 07-08 ra ngày 12/2/2018 35

STT DOANH NGHIỆP TRỊ GIÁ (NGHÌN USD)

142 CTY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU CỎ MAY 13.913

143 XÍ NGHIỆP THỦY SẢN VÀ THỰC PHẨM - CTY CỔ PHẦN THỦY SẢN VÀ TMTHUẬN PHƯỚC 13.670

144 CTY TNHH THỦY SẢN AOKI 13.522

145 CTY TNHH VẠN ĐẠT 13.500

146 CTY PHÁT TRIỂN KINH TẾ DUYÊN HẢI (COFIDEC) 13.092

147 CTY CỔ PHẦN THỦY SẢN HÀ NỘI - CẦN THƠ 12.633

148 CTY CP THỦY SẢN HẢI SÁNG 12.606

149 CTY CỔ PHẦN THỦY ĐẶC SẢN 12.501

150 CTY TNHH MỘT THÀNH VIÊN TRÍ DANH KIÊN GIANG 12.060

151 CTY TNHH THỰC PHẨM SAKURA 11.903

152 CTY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU THỰC PHẨM PHÚ KIM NHẬT 11.495

153 CTY TNHH THỰC PHẨM VẠN ĐỨC 11.382

154 CTY TNHH HẢI THANH 11.116

155 CTY TNHH MỘT THÀNH VIÊN TRẦN HÂN 11.032

156 CTY CP THỦY SẢN SÀI GÒN- CAO LÃNH 10.896

157 CTY CP XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CELI 10.783

158 CTY CỔ PHẦN KIÊN HÙNG 10.708

159 CTY CỔ PHẦN THỰC PHẨM AGREX SAIGON 10.648

160 CTY CỔ PHẦN ĐÔNG LẠNH THỦY SẢN LONG TOÀN 10.522

161 CTY TNHH ROYAL FOODS VIỆT NAM 10.495

162 DNTN QUỐC TOẢN 10.469

163 CTY TNHH HAI THÀNH VIÊN HẢI SẢN 404 10.462

164 CTY TNHH HẢI SẢN BỀN VỮNG 10.390

165 CTY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP GIÁ RAI 10.324

166 CTY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CHẾ BIẾN THỦY SẢN VÀ XUẤT NHẬP KHẨU NGÔ BROS 10.301

167 CTY TNHH VIỆT TRƯỜNG 10.257

168 CTY TNHH HOA NAM 10.212

169 CTY TNHH HUY MINH 10.114

170 CTY TNHH MỘT THÀNH VIÊN HẢI SẢN TÂN ĐẠI DƯƠNG 10.110

171 CTY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY SẢN TRƯỜNG LONG 10.069

172 XÍ NGHIỆP THỦY SẢN SAO TA 10.024

173 CTY TNHH HẢI PHÚ 9.955

174 CTY TNHH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM D & N 9.829

175 CTY CP THỰC PHẨM BẠN VÀ TÔI 9.792

176 CTY TNHH HẢI THUẬN 9.764

177 CTY TNHH XIN BANG 9.743

178 DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN CÁT TƯỜNG 9.742

179 CTY CP XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN NAM VIỆT 9.573

180 CTY TNHH ĐẠI LỢI 9.373

181 CTY TNHH NGỌC TÙNG 9.180

182 CTY CỔ PHẦN THỦY SẢN HẢI LONG 9.148

183 CTY TNHH THỰC PHẨM QUANG HIẾU 9.141

184 CTY TNHH MỘT TV LI CHUAN FOOD PRODUCTS ( VIỆT NAM) 9.128

185 CTY TNHH THỦY SẢN GIÓ MỚI 9.051

186 CTY CỔ PHẦN HẢI SẢN TIẾN ĐOÀN SÀI GÒN 9.010

187 CTY TNHH THỦY SẢN NGỌC HỒNG 8.912

188 CTY TNHH BẮC ĐẨU 8.910

189 CTY TNHH THỦY SẢN ĐÔNG PHƯƠNG 8.896

190 CTY TNHH THỦY SẢN NVD 8.840

191 CTY TNHH NGỌC TUẤN SURIMI 8.830

192 CTY CỔ PHẦN ĐỒ HỘP TẤN PHÁT 8.608

193 CTY TNHH 01 THÀNH VIÊN DU LIÊCH - THƯƠNG MAÊI KIÊN GIANG 8.571

194 CTY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU NGÔ QUYỀN 8.556

195 CTY TNHH VIỆT TRANG 8.227

196 CTY TNHH THỦY SẢN MINH KHUÊ 8.220

197 CTY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ SÔNG BIỂN 8.155

198 CTY CỔ PHẦN THỰC PHẨM ĐÓNG HỘP KIÊN GIANG 8.093

199 CTY TNHH TÙNG CHÂU 8.087

200 CTY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN NGHI SƠN 8.079

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH THỦY SẢN

Số 07-08 ra ngày 12/2/2018 36

THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ Thủy sản thế giới năm 2017 và dự báo năm 2018

Thủy sản nuôi trồng năm 2017 tăng mạnh, thủy sản khai thác chững lại.

Năm 2017, tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người của thế giới tăng 1kg/người

đạt mức 21,5 kg/người/năm,. Dự báo mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu

người vẫn tăng trong năm 2018 lên mức 22kg/người/năm.

Tổng giá trị thương mại thủy sản toàn cầu ước tính phục hồi trong năm 2017,

ước đạt 158 tỷ USD.

1. Nguồn cung Thuỷ sản nuôi: Năm 2017, tình hình dịch bệnh ở tôm đã được cải thiện rõ nét ở

hầu hết các khu vực khiến cho nguồn cung mặt hàng tôm được cải thiện Trong khi đó sản lượng nuôi cá rô phi và cá da trơn không tăng so với năm 2016 Ước tính sản lượng thủy sản nuôi của thế giới năm 2017 đạt 85 triệu tấn, tăng 5% so với năm 2016 Hiện nay các nhà cung cấp thủy sản lớn nhất thế giới đang đẩy mạnh phát triển thủy sản nuôi đặc biệt đối với mặt hàng tôm đang có nhu cầu cao. Dự báo sản lượng thủy sản nuôi trồng của thế giới năm 2018 sẽ tăng 2,5% so với năm 2017 đạt 87 triệu tấn.

Sản lượng thuỷ sản thế giới giai đoạn 2010 – 2018. Nguồn FAO (Năm 2016; 2017 ước tính; Dự báo năm 2018)

0

50.000

100.000

150.000

200.000

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Năm

2013

Năm

2014

Năm

2015

Năm

2016

Năm

2017

Năm

2018

Khai thác Nuôi trồng Tổng sản lượng

Thuỷ sản khai thác: Năm 2017 các quy định hạn chế hạn ngạch đánh bắt nhằm

đảm bảo tính bền vững tiếp tục được áp dụng với các quy định chặt chẽ hơn Biến đổi khí hậu và thời tiết xấu cũng làm cho sản lượng thủy sản khai thác của thế giới chững lại. Ước tính sản lượng thủy sản khai thác toàn cầu năm 2017, tăng không đáng kể so với năm 2016 đạt 91,6 triệu tấn. Dự báo, sản lượng thủy sản khai thác thế giới năm 2018 không tăng so với năm 2017.

Như vậy tổng sản lượng thuỷ sản của thế giới năm 2017 ước đạt 176 triệu tấn, tăng 2,35% so với năm 2016. Dự báo, sản lượng thủy sản toàn cầu năm 2018 đạt 178,6 triệu tấn, tăng 1,4% so với năm 2017. Trong đó sản lượng thủy sản nuôi sẽ tăng mạnh, thủy sản khai thác chững lại.

Nhu cầu và xu hướng tiêu dùng

Năm 2017 ghi nhận nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh ở hầu hết các thị trường từ nước phát triển và đang phát triển.

Sản lượng thuỷ sản thế giới Nguồn FAO – ĐVT: 1 000 tấn

Năm Đánh bắt Nuôi trồng Tổng

2010 88.603 59.876 148.479

2011 93.500 62.700 156.200

2012 91.300 66.600 157.900

2013 90.500 70.500 161.000

2014 90.800 74.400 165.200

2015 91.000 78.000 169.000

(*)2016 91.500 81.000 172.500

(*)2017 91.600 85.000 176.600

(**)2018 91.600 87.000 178.600

(*) ước tính-(**) Bantinithuysan dự báo

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH THỦY SẢN

Số 07-08 ra ngày 12/2/2018 37

Năm 2017, tiêu thụ thủy sản b nh quân đầu người của thế giới đạt mức 21,5 kg người năm, tăng 1kg người năm. Trong đó tỷ trọng thủy sản nuôi trồng trong cơ cấu tiêu dùng thủy sản đầu người dự đoán sẽ đạt 55% trong năm 2017 và khuynh hướng tăng tỷ trọng thủy sản nuôi trồng sẽ tiếp diễn trong tương lai gần. Dự báo mức tiêu thụ thủy sản b nh quân đầu người của thế giới năm 2018 sẽ tăng lên 22kg người năm

Xu hướng tiêu dùng thủy sản của thế giới hiện nay và sắp tới sẽ chuyển sang các sản phẩm thủy sản nuôi có vỏ, thủy sản tươi sống, các sản phẩm thủy sản chế biến dễ sử dụng. Các sản phẩm thủy sản chế biến có tính tiện nghi, tiện ích, tiện dụng sẽ rất được ưa chuộng trong tương lại.

2. Thương mại thuỷ sản

Thương mại thủy sản toàn cầu năm 2017 ước tính tăng mạnh do sự chênh lệch cung cầu lớn và chi phí nuôi trồng, khai thác tăng Thương mại ước đạt 158 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2016 Năm 2017, thương mại thủy sản thế giới sẽ chịu sự tác động lớn như:

- Tình hình chính trị, vùng lãnh thổ ở nhiều khu vực trên thế giới vẫn trong tình trạng bất ổn. Tình trạng nhập cư và khủng bố cũng sẽ tác động mạnh tới nhu cầu tiêu dùng thủy sản tại các nhà hàng và nơi đông người.

- Hàng loạt các hiệp định thương mại song phương và đa phương có hiệu lực cũng tác động mạnh tới thương mại thủy sản toàn cầu.

Dự báo một số yếu tố sẽ tác động tới thương mại thủy sản toàn cầu năm 2018:

- Nhu cầu tiêu dùng thủy sản chung của thế giới tăng, xu hướng tiêu dùng thủy sản của thế giới cũng sẽ thay đổi khá mạnh khi người tiêu dùng được các nhà cung cấp định hướng tới thủy sản nuôi sạch và bền vững hơn là thủy sản khai thác.

- Các FTA có hiệu lực sẽ tác động mạnh tới sức cạnh tranh của thương mại thủy sản toàn cầu.

- Chính sách bảo hộ thương mại của Chính phủ mới ở Mỹ sẽ tác động đáng kể tới thương mại thủy sản toàn cầu.

- Dự báo thương mại thủy sản thế giới năm 2018 sẽ tăng mạnh chủ yếu là do sự chênh lệch lớn giữa cầu với cung khiến giá thủy sản tăng cao

4. Một vài xu hướng xuất – nhập khẩu thủy sản năm 2018

- Tiêu dùng: Xu hướng tiêu dùng thủy sản của năm 2017 là người tiêu dùng sẽ ưu tiên lựa chọn những sản phẩm thủy sản chất lượng, có tính bền vững, tiện dụng hơn và thủy sản nuôi sẽ được phổ biến hơn chiếm tỷ trong cao hơn trong lượng thủy sản tiêu thụ toàn cầu. Năm 2018 xu hướng này sẽ được thể hiện rõ nét hơn

- Trong bối cảnh kinh tế số toàn cầu th thương mại thủy sản cũng đang hướng tới thương mại số, trực tuyến, tiện ích nhất đối với người dùng và người bán và kể cả người nuôi trồng. Khoảng cách từ người nuôi tới người tiêu dùng cuối cùng sẽ ngắn. Xu hướng này đang được triển khai phổ biến tại các nền kinh tế phát triển trong năm 2016 và sẽ phát triển mạnh trong năm 2017

- Nếu như những năm trước người tiêu dùng sẽ cân nhắc tiêu dùng khi giá thủy sản tăng cao th xu hướng hiện nay là ăn đủ lượng thủy sản có chất lượng hơn là lựa chọn sản phẩm thịt khác thay thế.

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH THỦY SẢN

Số 07-08 ra ngày 12/2/2018 38

FDA từ chối 5 lô hàng tôm từ Bangladesh và Ấn Độ trong tháng 1/2018 không có lô hàng từ Việt Nam

Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) vừa công bố thông tin liên quan đến các lô hàng bị từ chối nhập khẩu trong tháng 1 2018 Theo đó, 5 trong số tổng cộng 116 (4,3%) lô hàng thủy sản nhập khẩu bị FDA từ chối là lô hàng tôm do kháng sinh cấm.

Tháng 1/2018 là tháng có số lô hàng tôm bị từ chối do kháng sinh cấm cao nhất kể từ tháng 4/2017 (19). Trong 8 tháng kể từ tháng 4 2017 đến 1 2018, FDA đã báo cáo tổng cộng chỉ 13 lô hàng tôm bị từ chối do kháng sinh cấm.

5 lô hàng tôm bị từ chối nhập khẩu trong tháng 1/2018 chỉ đến từ một văn phòng vùng của FDA và liên quan đến các lô hàng từ 2 công ty:

Sea Fresh (Bangladesh), công ty hiện không có trong danh sách cảnh báo nhập khẩu 16-124, 16-127 hoặc 16-129, có 4 lô hàng bị từ chối do chứa nitrofurans, được báo cáo từ văn phòng West Coast ngày 22 1;

Zhangzhou TaiWang Food Co., Ltd. (Trung Quốc), công ty hiện không được miễn trừ khỏi danh sách cảnh báo nhập khẩu 16-131, có 1 lô hàng tôm bị từ chối do dư lượng thuốc BVTV, báo cáo từ văn phòng West Coast ngày 24 1

Ngoài ra, trong tháng 1/2018, FDA báo cáo từ chối 14 lô hàng tôm nhập khẩu do salmonella, tất cả đều có xuất xứ từ Ấn Độ. Ba nhà xuất khẩu Ấn Độ riêng lẻ – Falcon Marine Exports Pvt. Ltd. (1 lô); Sandhya Aqua Exports Pvt. Ltd. (1 lô); and Jagadeesh Marine Exports (11 lô) – được xác định là các nhà sản xuất của các lô hàng tôm bị từ chối. Hai trong số 3 công ty này – Falcon Marine Exports Pvt. Ltd. (20/12/2017) và Sandhya Aqua Exports Pvt. Ltd. (13/12/2017) – gần đây được bổ sung vào cảnh báo nhập khẩu 16-81 (“Giữ hàng không cần kiểm tra thực tế sản phẩm thủy sản do Salmonella”) Nhà sản xuất PT Bumi Menara Internusa của Indonesia có 1 lô hàng bị từ chối, đã được bổ sung vào danh sách cảnh báo 16-81 vào ngày 14/12/2017.

TIN TRONG NƯỚC Giá thủy sản nguyên liệu trong nước

Giá nguyên liệu thủy sản bán buôn tại Cà Mau đến ngày 8/02/2018

Mặt hàng Kích cỡ Dạng sản phẩm

Đơn giá tuần trước (đ kg)

Đơn giá tuần báo cáo (đ kg)

So sánh giá với tuần trước

Xu hướng nguồn cung &

giá

Tôm nguyên liệu

Giá tôm xuất khẩu trong tuần ổn định

Tôm sú (sống) 20 con/kg (sống sinh thái) 342.000 342.000

Tôm sú (chết) 20 con/kg Nguyên liệu 305.000 305.000

Tôm sú (sống) 30 con/kg (sống sinh thái) 285.000 285.000

Tôm sú (chết) 30 con/kg Nguyên liệu 255.000 255.000

Tôm sú (sống) 40 con/kg (sống sinh thái) 227.000 227.000

Tôm sú (chết) 40 con/kg Nguyên liệu 200.000 200.000

Tôm đất (sống) Loại I (sống) 140.000 140.000

Tôm đất (chết) Loại I Nguyên liệu 115.000 115.000

Tôm Bạc Loại I Nguyên liệu 80.000 80.000

Tôm thẻ chân trắng cỡ 70 con/kg Mua tại ao đầm 132.000 132.000

Tôm thẻ chân trắng cỡ 100 con/kg Mua tại ao đầm 110.000 110.000

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH THỦY SẢN

Số 07-08 ra ngày 12/2/2018 39

Mặt hàng Kích cỡ Dạng sản phẩm

Đơn giá tuần trước (đ kg)

Đơn giá tuần báo cáo (đ kg)

So sánh giá với tuần trước

Xu hướng nguồn cung &

giá

Thủy sản khác

Mực tua (sống) (sống) 125.000 125.000

Mực ống Loại I 130.000 130.000

Cá chẻm 1 con/ kg 110.000 110.000

Giá cá tra nguyên liệu tại An Giang đến ngày 08/02/2018

Mặt hàng Trọng lượng

Dạng sản

phẩm Đơn giá Đ kg

So sánh giá với tuần trước

So sánh giá với cùng k năm

trước

Xu hướng nguồn cung

Cá Tra thịt trắng (mua tại hầm, quầng)

0,8-1kg/con

Tươi 31.000 - 32.000 = (+) 9.700 - 10.400

Khan hiếm

Cá Tra thịt hồng (mua tại hầm, quầng)

0,8-1kg/con

Tươi 30.500 - 30.900 = (+) 9.600 Khan hiếm

Giá nguyên liệu thủy sản bán buôn tại Đà Năng đến ngày 8/02/2018

Tên mặt hàng Kích cỡ Dạng

sản phẩm Đơn giá

tuần trước Đơn giá tuần này

So sánh

Tôm bạc 50-60 con/kg Tươi 180.000 180.000 0 > 70 con/kg Tươi 150.000 150.000 0

Tôm đất 35-40 con/kg Tươi 350.000 350.000 0 >70 con/kg Tươi 300.000 300.000 0

Tôm rằn 10 con/kg Tươi 450.000 450.000 0 Tôm sú 6 con/kg Tươi 450.000 450.000 0

30 con/kg Tươi 270.000 270.000 0 Mực ống Loại 1(>20cm) Tươi 170.000 170.000 0

Loại 2 (<20cm) Tươi 150.000 150.000 0 Mực lá Loại 1 Tươi 220.000 220.000 0

Loại 2 Tươi 180.000 180.000 0 Mực nang Loại 1(>1kg) Tươi 150.000 150.000 0

Loai 2(<1kg) Tươi 130.000 130.000 0 Cá thu Loại 1 Tươi 200.000 200.000 0

Loại 2 Tươi 150.000 150.000 0 Cá ngừ Loại 1 Tươi 70.000 70.000 0

Loại 2 Tươi 50.000 50.000 0

Giá nguyên liệu thủy sản bán buôn tại Quảng Bình đến ngày 8/02/2018

STT

Mặt hàng Kích cở Dạng hàng

Giá cả

So sách giá tuần

trước

Xu hướng cung ứng

I Tôm

Tôm Đất 40-50con/ kg Tươi sống 360.000 ổn định

Tôm bộp 45-50con/ kg Tươi sống 450.000 Không ổn định

Tôm sú 20-30 con/ kg Tươi sống 500.000 Không ổn định

Tôm hùm 3-5 con/ kg Tươi sống 1.200.000 Không ổn định

Tôm thẻ 30-40 con / kg Tươi sống 260.000 ổn định

II Cá

Cá mú 1-2,5 kg/ con Tươi sống 950.000 Không ổn định

Cá Thu 2-4 kg/ con Tươi 550.000 Không ổn định

Cá Cam 2-3kg/ con Tươi 300.000 Không ổn định

Cá Bớp 5-6kg/con Tươi 300.000 ổn định

Cá Ngư 3-4kg/con Tươi 180.000 ổn định

Cá vược 1-2,5kg/con Sống 200.000 ổn định

III Mực ống 2L Tươi 450.000 ổn định

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH THỦY SẢN

Số 07-08 ra ngày 12/2/2018 40

STT

Mặt hàng Kích cở Dạng hàng

Giá cả

So sách giá tuần

trước

Xu hướng cung ứng

M Tươi sống 350.000 ổn định

S Tươi sống 250.000 Không ổn định

Mực lá Tươi 300.000 Không ổn định

VI Cua gạch Tươi sống 950.000 ổn định

Cua thịt Tươi sống 400.000

Nghẹ Tươi sống 30000 ổn định

Giá nguyên liệu thủy sản bán buôn tại Phú Yên đến ngày 8/02/2018

Mặt hàng

Kích cỡ

Dạng sản phẩm

Đơn giá đ/kg So sánh với

giá tuần trước

Xu hướng nguồn cung

Ghi chú

Cá ngừ đại dương >30kg/con Đông lạnh 135.000 0 Có hàng Cá câu đèn 94 000 - 95 000 đồng

Tôm hùm 1- < 1,7kg Tươi sống 1.700.000 0 Có hàng Giá tôm hùm giảm mạnh <0,7 kg Tươi sống 1.600.000 0

Có hàng >0.7 kg Tươi sống 1.600.000 +100.000

Tôm sú (nước mặn) 50 con/ kg Tươi 150.000 0 Hàng ít Hàng ít Hàng ít

Gia tôm sú cao nhưng chỉ đủ bán ở các chợ

40 con/kg Tươi 200.000 0

30 con/kg Tươi 220.000 0

Tôm thẻ chân trắng 100 con/kg Tươi 105.000 0 It hàng Giá tôm đ a bạt giá cao hơn 7 000- 10 000 đồng/kg

THAM KHẢO DỰ BÁO XUẤT KHẨU NĂM 2018

Trong năm 2018, nhằm góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5-6,7%, Bộ Công Thương đặt mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%, tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%

Như vậy, sau với những thành công đã đạt được trong năm 2017, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong năm 2018 dự kiến đạt khoảng 235,42 tỷ USD, tương ứng với 19,6 tỷ USD tháng Mức tăng trưởng trên theo đánh giá hoàn toàn có thể đạt được bởi trong nửa cuối năm 2017 xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã đạt b nh quân 19,38 tỷ USD tháng Thực tế cũng cho thấy, ngay trong tháng đầu tiên của năm 2018, xuất khẩu hàng hóa của nước ta đã xuất hiện nhiều điểm sáng khi kim ngạch xuất khẩu đạt khá cao 19 tỷ USD Trong khi đó, thông thường xuất khẩu thường tăng tốc trong thời điểm nửa cuối năm nên xuất khẩu sẽ cao hơn, do đó xuất khẩu được dự báo sẽ hoàn thành kế hoạch đề ra

Năm 2018, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam có nhiều k vọng nhờ triển vọng kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi, mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu cho Việt Nam. Đặc biệt, các dự án lớn trong các các ngành điện tử- viễn thông, công nghiệp nặng, công nghiệp chế biến chế tạo được đầu tư trong thời gian qua sẽ bước vào khâu sản xuất, xuất khẩu hứa hẹn tạo ra nguồn hàng cho xuất khẩu

Ngoài ra, xuất khẩu cũng có nhiều thuận lợi về mặt thị trường khi Việt Nam đang khai thác tốt các cơ hội từ FTA để đẩy mạnh xuất khẩu Đặc biệt, xuất khẩu cũng có nhiều k vọng trước những nỗ lực của các doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước trong việc nâng cao chất lượng hàng hóa, tăng khả năng cạnh tranh, khơi thông thị trường, tháo gỡ các rào cản thương mại, đơn giản hóa các thủ tục hành chính… để đẩy mạnh xuất khẩu

Tuy nhiên, để đạt mức tăng trưởng trên cũng không hề dễ dàng khi xuất khẩu năm 2018 tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: Chủ nghĩa bảo hộ đang ngày

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH THỦY SẢN

Số 07-08 ra ngày 12/2/2018 41

càng gia tăng; Cạnh tranh xuất khẩu ngày càng gay gắt; Sản xuất nông nghiệp đứng trước rủi ro lớn do tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu; Một số mặt hàng nông, sản khoáng sản sắp đến ngưỡng và khó có khả năng tăng trưởng cao về lượng xuất khẩu.

Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam qua các năm (ĐVT: tỷ USD)

I. Cơ sở dự báo xuất khẩu năm 2018

- Yếu tố thuận lợi

+ Kinh tế thế giới năm 2018 được dự báo tăng trưởng cao hơn năm 2017, đặc biệt là tại các nền kinh tế mới nổi. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự báo sẽ tăng trưởng 3,6% trong năm 2017, sau đó sẽ tăng lên 3,7% trong năm 2018 và lùi lại về mức 3,6% trong năm 2019

Ngày 22/1, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới của năm 2018 và 2019, cho rằng kế hoạch cắt giảm thuế được k vọng sẽ thúc đẩy đầu tư vào nền kinh tế số một thế giới này cũng như giúp các đối tác thương mại lớn của Mỹ. Theo đó, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức 3,9% trong năm 2018 và 2019, tăng 0,2% so với dự báo cập nhật hồi tháng 10/2017.

Còn theo báo cáo "Viễn cảnh Kinh tế Toàn cầu tháng 1/2018" vừa được WB công bố, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2018 được dự báo sẽ tăng và đạt mức 3,1%, tiếp tục thời k tăng trưởng cao hơn dự đoán trong năm 2017 Tăng trưởng năm 2018 tăng nhờ đầu tư, công nghiệp chế tạo và thương mại đều hồi phục và do các nền kinh tế xuất khẩu nguyên vật liệu được hưởng lợi từ xu thế tăng giá các loại mặt hàng này.

Tham khảo dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

IMF (ngày22/1/2018) 3,7% 3,9% 3,9%

WB (tháng 8/1/2018) 3% 3,1%

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) (ngày 28/11/2017)

3,6% 3,7% 3,6%

+ Việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do và ngày càng tận dụng tốt các cơ hội từ FTA là cơ hội tốt để Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu trong năm 2018 Hiện nay Việt Nam đã thực thi 10 hiệp định thương mại tự do (FTA) với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ và đã tận dụng được lợi thế từ các cam kết này Trong giai đoạn 2018 – 2022, lộ tr nh thuế quan cắt giảm sâu hơn và tiến tới về 0% đối với nhiều mặt hàng, sẽ tạo cơ hội mới để nâng cao kim ngạch xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Trong năm 2018, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, dày dép, máy móc thiết bị, đồ gỗ, nông sản và thủy sản tiếp tục được hưởng lợi từ các FTA

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH THỦY SẢN

Số 07-08 ra ngày 12/2/2018 42

đã ký kết thời gian qua và k vọng sẽ có nhiều cơ hội hơn tại thị trường EU khi FTA với khu vực này chính thức có hiệu lực

Riêng đối với thị trường Trung Quốc, thuế nhập khẩu khoảng 400 mặt hàng giao thương giữa ASEAN và Trung Quốc sẽ được cắt giảm xuống còn 0 – 5%, bắt đầu từ 1 1 2018, theo các giai đoạn tiếp diễn của Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Trung Quốc (FTA) Đây sẽ là cơ hội rất tốt để Việt Nam tận dụng các lợi thế và thế mạnh để thúc đẩy hơn nữa xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này

+ Theo dự báo của Goldman Sachs, giá dầu Brent năm 2018 sẽ tăng thêm 7%, lên mức 62 USD thùng, trên cơ sở cam kết cắt giảm sản lượng của OPEC và đối tác

+ Việc Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế và thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh, giảm chi phí sản xuất kinh doanh sẽ hỗ trợ tích cực hơn cho hoạt động đầu tư - kinh doanh và xuất khẩu trong năm 2018 Mới đây, vào ngày 15/1/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Nghị định để cắt giảm 675 điều kiện đầu tư kinh doanh trong 8 lĩnh vực, tương đương 55% trong tổng số 1 216 điều kiện đầu tư kinh doanh mà Bộ Công Thương quản lý

Trong khi đó, theo kế quả công bố xếp hạng Môi trường kinh doanh (Doing Business) 2018 của Ngân hàng Thế giới (WB), môi trường kinh doanh Việt Nam năm 2018 đã tăng 14 bậc và xếp thứ 68 trên 190 nền kinh tế so với năm 2017 Đây là mức tăng nhiều nhất về số bậc và điểm phần trăm trung b nh trong một thập niên trở lại đây Đồng thời, Việt Nam đã vượt qua các nước khác trong khu vực ASEAN như Indonesia xếp vị trí 72, Philippin xếp thứ 113 và trung b nh khu vực Đông Á – Thái B nh Dương là 62,7%. Theo Doing Business, Việt Nam và Indonesia là hai nước thực hiện nhiều cải cách nhất trong 15 năm qua, trong đó mỗi nước cùng có 39 cải cách

Còn theo Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), năng lực cạnh tranh hàng hóa của Việt Nam đang ngày được nâng cao Cụ thể, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 55 trên thế giới, tăng 5 bậc so với năm ngoái và 20 bậc so với 5 năm trước Theo WEF, Việt Nam đã có những cải thiện đáng chú ý về lĩnh vực công nghệ và hiệu quả của thị trường lao động

+ Tại thị trường trong nước, kinh tế vĩ mô ổn định, tỷ giá và lãi suất được dự báo không biến động nhiều trong năm 2018

+ Trong khi đó, xuất khẩu điện thoại và linh kiện sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm tới do những nhà máy sản xuất điện thoại và linh kiện của các hãng lớn trên thế giới đang đầu tư sản xuất tại Việt Nam dần đi vào ổn định

+ Hiện nay các doanh nghiệp FDI lại đang chiếm tới 71,1% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam Do đó, nguồn vốn đầu tư FDI vào Việt Nam tăng cao trong năm 2017 và dự báo tiếp tục khả quan trong năm 2018 cũng là một trong những yếu tố góp phần thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong năm 2018

Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, năm 2017, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt 35,88 tỷ USD, tăng 44,4% so với cùng k 2016 và tăng cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Cùng với đó, vốn FDI giải ngân đạt 17,5 tỷ USD, tăng cao nhất từ trước đến nay.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành, lĩnh vực của Việt Nam trong năm 2017, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút được nhiều sự quan tâm nhất với 15,87 tỷ USD, chiếm 44,2% tổng vốn đầu tư đăng ký

Dù kết quả trên 36 tỷ USD thu hút FDI của Việt Nam trong năm 2017 đang tạo áp lực cho kế hoạch thu hút FDI năm 2018, song một khi các thỏa thuận được ký kết trong khuôn khổ APEC, hay trong khuôn khổ các chuyến thăm Mỹ, Nhật Bản, cũng như các quốc gia khác của các vị lãnh đạo đất nước được hiện thực hóa, thì kỷ lục vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có thể tiếp tục được thiết lập.

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH THỦY SẢN

Số 07-08 ra ngày 12/2/2018 43

- Các yếu tố khó khăn

+ Kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, chính sách kinh tế và thương mại của các nền kinh tế lớn như EU và Mỹ có thể thay đổi nhanh và có tác động đa chiều Căng thẳng địa chính trị ở nhiều nơi có thể ảnh hưởng đến tài chính thế giới và giá cả các mặt hàng nguyên nhiên liệu đồng thời nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng giảm theo

+ Xu hướng bảo hộ ngày càng gia tăng, các nước nhập khẩu đặt ra ngày càng nhiều rào cản kỹ thuật, rào cản thương mại của Việt Nam như: Thủy sản, gạo, rau quả… Trong khi đó, sản xuất nông nghiệp vẫn đứng trước rủi ro lớn do tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu

+ Trong khi đó, nguồn cung toàn cầu tiếp tục tăng, ngày càng nhiều nước tham gia cung ứng nông sản Nhiều nước đẩy mạnh các chương tr nh, kế hoạch thúc đẩy sản xuất hướng tới giảm dần phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu dẫn đến cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ trong xuất khẩu hàng hóa nông sản, thủy sản

+ Hàng hóa Việt Nam bị lợi dụng khi Việt Nam tham gia vào các FTA cả song phương hay đa phương Sự kiện nghi vấn nhôm và thép của Trung Quốc đội lốt Việt Nam để xuất khẩu vào Mỹ là một ví dụ.

+ Xuất khẩu nhiều mặt hàng của Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng nông sản vẫn chủ yếu là xuất thô, giá trị gia tăng thấp. Trong bối cảnh tăng trưởng về lượng xuất khẩu của một số mặt hàng đã phần nào đến “ngưỡng”, để có thể duy tr và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng về kim ngạch cần tập trung đẩy mạnh chất lượng hàng hóa, làm tăng giá trị gia tăng và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh.

+ Một số ngành hàng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị áp thuế bán phá giá, thậm chí là cấm nhập khẩu.

Một số mặt hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào lãnh thổ Liên minh Kinh tế Á - Âu đã vượt ngưỡng kim ngạch nhập khẩu cho năm 2017 Các mặt hàng này đang đứng trước nguy cơ có thể bị áp dụng biện pháp phòng vệ bao hồm có 5 mặt hàng đồ lót và 4 mã quần áo trẻ em được nhập khẩu từ tháng 1 tới tháng 10 vào lãnh thổ Liên minh Kinh tế Á - Âu.

Trong khi đó, Ủy ban châu Âu (EU) đã rút thẻ vàng đối với thủy sản Việt Nam khiến không chỉ các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang EU, mà cả ngư dân và người nuôi trồng thủy sản lo lắng vì theo quy định của EU, sau 6 tháng áp dụng thẻ vàng, nếu Việt Nam không thực hiện các yêu cầu mà EU nêu ra thì thủy sản Việt Nam sẽ bị rút thẻ đỏ, đồng nghĩa với việc toàn bộ hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào EU sẽ bị nghiêm cấm.

+ Dưới sự tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4 0 đang diễn ra, lợi thế cạnh tranh giữa các nước sẽ thay đổi nhanh hơn theo chiều hướng các nước có trình độ công nghệ cao sẽ hưởng lợi nhiều nhất, trong khi lợi thế về lao động giá rẻ và khai thác tài nguyên sẽ giảm.

Dự báo xuất khẩu một số nhóm hàng, mặt hàng chủ lực năm 2018

- “Nhóm hàng nông, thủy sản”

Kinh tế thế giới tiếp tục đà phục hồi trong năm 2018 góp phần làm tăng nhu cầu tiêu thụ hàng hàng hóa Đây là cơ hội tốt để Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu, trong đó có mặt hàng nông lâm thủy sản.

Tuy nhiên, kinh tế thế giới sẽ tiếp tục đối phó với chính sách đối nội của một số nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc hay Ấn Độ, trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào kinh tế thế giới, với nhiều hiệp định thương mại đã được thực thi. Theo đó, hàng rào thuế quan đối với mặt hàng nông lâm thủy sản sẽ được tiếp tục cắt bỏ, song hàng rào phi thuế quan lại gia tăng Bên cạnh đó, các thị trường lớn đang ngày càng điều chỉnh chính sách thương mại theo xu hướng bảo hộ sản xuất trong

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH THỦY SẢN

Số 07-08 ra ngày 12/2/2018 44

nước thông qua việc kiểm soát chất lượng các sản phẩm nhập khẩu, tăng cường áp dụng các rào cản kỹ thuật, nhất là đối với vệ sinh ATTP và phòng vệ thương mại. Các mặt hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam cũng đang ngày càng chịu sự cạnh tranh gay gắt về giá cả và chất lượng với các thị trường khác.

Do đó, trong năm 2018, xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản của Việt Nam được đánh giá sẽ gặp nhiều thuận lợi, nhưng cũng phải đối mặt với không ít khó khăn và rủi ro. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này khó có thể duy tr được mức tăng trưởng cao như trong năm 2017, tốc độ tăng trưởng nhiều khả năng sẽ chậm lại trong năm 2018

Trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu gia tăng, những mặt hàng được k vọng tiếp tục đạt mức tăng trưởng khả quan trong năm 2018 gồm: Gạo, gỗ và sản phẩm gỗ, rau hoa quả, cà phê và thủy sản… Trong khi đó, do cung vượt cầu những mặt hàng có khả năng giảm xuất khẩu như: Hạt tiêu, cao su.

Xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản chủ lực trong năm 2018 tương đối thuận lợi. Điển hình có thể kể đến là mặt hàng điều Năm 2017, ngành điều Việt Nam đánh dấu năm thứ 12 liên tiếp giữ vị trí số 1 thế giới về chế biến, xuất khẩu nhân điều. Hiện nay, nhiều đơn hàng tiêu thụ hạt điều đã được ký cho đến giữa tháng 4/2018. Tại thị trường Mỹ, hạt điều được đánh giá là đồ ăn nhẹ lành mạnh, đang dần được chế biến để trở thành sản phẩm thay thế cho bơ và sữa. Tại Ấn Độ, thị trường tiêu dùng hạt điều lớn nhất, một bộ phận tầng lớp trung lưu cũng ưa thích việc thêm hạt điều vào bánh và đồ ngọt phục vụ cho đám cưới và sinh nhật.

Đối với xuất khẩu thủy sản, năm 2017, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đã tận dụng tốt các lợi thế về thương mại để vượt qua hàng loạt các khó khăn cùng với nỗ lực từ phía doanh nghiệp và cơ quan chức năng quản lý để thủy sản xuất khẩu có kết quả vượt kế hoạch và đạt mức kim ngạch xuất khẩu cao nhất từ trước tới nay. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam xuất khẩu thủy sản của cả nước năm 2017 đạt 2,04 triệu tấn với kim ngạch đạt 8,37 tỷ USD, tăng 7,5% về lượng và 18% về kim ngạch so với năm 2016

Kế hoạch cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2018 là 8,5 tỷ USD, tăng khoảng 2% so với năm 2017 Đây được cho là mức kế hoạch khiêm tốn cho thủy sản xuất khẩu Việt Nam sau một năm đạt kết quả tăng trưởng mạnh. Lý do cho mục tiêu khiêm tốn này là: Thứ nhất, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đang gặp khó khăn ở thị trường Mỹ khi thị phần tôm đang bị sụt giảm mạnh, các rào cản về chất lượng và thương mại cũng được phía Mỹ tăng cường kiểm soát. Thứ hai, thị trường EU cũng chưa chắc chắn khi mà thời gian thẻ vàng cho thủy sản khai thác ở thị trường này kéo dài tới tháng 4/2018. Thứ ba, năm 2017 kết quả tăng trưởng mạnh chủ yếu là do mặt bằng giá thủy sản thế giới tăng mạnh đặc biệt là mặt hàng tôm, và sẽ gặp nhiều khó khăn khi các nhà cung cấp lớn đều đẩy mạnh xuất khẩu tăng tính cạnh tranh với tôm của Việt Nam…

Tuy nhiên nhiều khả năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2018 sẽ kết quả cao hơn, ước đạt 2,12 triệu tấn với kim ngạch đạt 8,8 tỷ USD, tăng 4,1% về lượng và 5% về kim ngạch so với năm 2017 Cơ sở để đưa ra nhận định là: Mặt hàng tôm là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh ở các thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… do hưởng lợi từ các FTA. Mặt hàng cá tra của Việt Nam đang có hướng đi tốt là không phụ thuộc vào thị trường Mỹ. Cùng với sự nỗ lực từ phía Chính phủ, các bộ ngành, doanh nghiệp và người nuôi để khắc phục những khó khăn trong năm 2018

- “Nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản”

Nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản, đặc biệt là dầu thô được dự báo sẽ thuận lợi trong năm 2018 nhờ sự sôi động của thị trường dầu mỏ toàn cầu với mức giá khá

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH THỦY SẢN

Số 07-08 ra ngày 12/2/2018 45

cao. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên đang có xu hướng giảm thì xuất khẩu ngành này khó có thể tăng tốc trong năm 2018

Năm 2017, ngành khai khoáng đã giảm tới 7,1% so với năm 2016 Đây là mức giảm sâu nhất kể từ năm 2011 trở lại đây, chủ yếu do sản lượng dầu thô khai thác giảm hơn 1,6 triệu tấn so với năm trước; sản lượng khai thác than cũng chỉ đạt 38 triệu tấn, giảm hơn 180 ngàn tấn. Tuy nhiên, đây không phải là một biến động hoàn toàn bất ngờ. Nhìn lại chuỗi số liệu thống kê thì thấy một vài năm trở lại đây, khai khoáng đã liên tục trồi sụt: năm 2011 tăng 2,9% so với năm trước đó; năm 2012 tăng 5,14%; năm 2013 giảm 0,23%; năm 2014 tăng 2,26%; năm 2015 tăng 6,5%; năm 2016 giảm 4%; năm 2017 giảm 7,1%.

Sản xuất dầu mỏ của Việt Nam đạt đỉnh điểm vào năm 2000 và tiếp tục là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng từ năm 2000 đến năm 2010 (cùng với sản xuất dệt may, giày dép và nông nghiệp). Tuy nhiên, sản xuất các nhiên liệu hóa thạch đã sụt giảm vài năm gần đây Ảnh hưởng của dầu thô lên tăng trưởng xuất khẩu hiện là rất nhỏ.

- “Nhóm hàng công nghiệp chế biến”

Hiện nay, nhóm hàng công nghiệp chế biến đang chiếm tới 82,2% tổng kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước, do đó năm 2018 xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam có thành công hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào nhóm hàng công nghiệp chế biến.

Trong khi đó, với việc nguồn vốn FDI vào Việt Nam trong những năm gần đây ở mức rất cao và phần lớn được đầu tư vào các ngành công nghiệp chế biến nên xuất khẩu nhóm hàng này trong năm 2018 có triển vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng khá.

Ngành công nghiệp điện tử (gồm điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện) các năm gần đây liên tục phát triển, trở thành ngành xuất khẩu chủ lực, có đóng góp quan trọng vào thành tích xuất khẩu chung của cả nước Ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam đánh dấu bước ngoặt quan trọng từ năm 2013 khi lần đầu tiên xuất khẩu điện tử vượt qua dệt may- ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam và cho đến nay vẫn luôn giữ vị trí số 1 Năm 2018, Xuất khẩu mặt hàng máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện có khả năng tăng trưởng cao hơn do Dự án Samsung Display (mới được tăng vốn đầu tư trong những tháng đầu năm 2017) đã có sản phẩm xuất khẩu ngay từ những tháng cuối năm 2017

Đối với ngành gỗ, trong năm 2018, cung cầu thuận lợi thúc đẩy ngành gỗ tiếp tục

tăng trưởng, dự báo kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong năm 2018 đạt 8,5

tỷ USD, tăng 10,4% so với năm 2017. Ngay từ cuối quý IV/2017, các doanh nghiệp chế

biến, xuất khẩu gỗ đã ký được 50-60% đơn hàng trong năm 2018 Năm 2018, xuất

khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang các thị trường trọng điểm như Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn

Quốc dự báo sẽ tăng lên Ngoài ra, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tại các thị trường

mới như Ấn Độ, Thổ Nhĩ K cũng khá khả quan. Bên cạnh đó, có nhiều thị trường như

Nga, các nước Trung Đông, Bắc Âu… cũng bắt đầu nhập khẩu gỗ Việt Nam.

Đối với ngành dệt may: Năm 2018, khả năng kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng

cao hơn so với năm 2017 Với những nỗ lực của ngành dệt may, cũng như những giải

pháp tháo gỡ khó khăn mà Chính phủ cùng các bộ ngành đã và đang thực hiện, xuất

khẩu dệt may của Việt Nam dự báo tăng 10% so với năm 2017, đạt 34 tỷ USD.

Một số yếu tố tác động tích cực tới hoạt động xuất khẩu dệt may

+ Năm 2017, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã rất thành công trong việc giữ

vững, đạt mức tăng trưởng tốt ở những thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, EU, Nhật

Bản, Hàn Quốc; mà còn phát huy rất hiệu quả hoạt động phát triển đa dạng hóa các thị

trường và xuất khẩu đã có sự bứt phá tại các thị trường khác như: Trung Quốc, Nga,

Campuchia.... Ngoài các mặt hàng dệt may truyền thống thì các mặt hàng có giá trị gia

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH THỦY SẢN

Số 07-08 ra ngày 12/2/2018 46

tăng cao như vải, xơ sợi, vải địa kỹ thuật, phụ liệu dệt may cũng có sự tăng trưởng rất

tốt Do đó, xuất khẩu năm 2018 sang những thị trường này sẽ tiếp tục thuận lợi.

+ Doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý hiểu tầm quan trọng của công

nghệ 4.0 và tiếp tục áp dụng hiệu quả công nghệ này vào sản xuất trong năm 2018

+ T nh h nh đơn hàng năm 2018 khả quan. Nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng

sản xuất cho quý 2/2018.

+ Hàng dệt may của Việt Nam vẫn được người tiêu dùng Mỹ ưa chuộng. Việt Nam

đã vượt qua nhiều nhà cung cấp khác để tăng trưởng xuất khẩu sang Mỹ, mặc dù

chưa được hưởng nhiều ưu đãi thương mại từ quốc gia này.

Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ từ Việt Nam tiếp

tục vượt qua các đối thủ cạnh tranh trong việc cung cấp hàng may mặc vào thị trường

Mỹ, nhờ không chỉ chất lượng, giá cả mà còn đáp ứng khá đầy đủ những yêu cầu khác

từ phía nhà nhập khẩu. Theo số liệu của Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ, 11 tháng

năm 2017, khối lượng nhập khẩu hàng may mặc của nước này từ Việt Nam tăng mạnh

nhất, tăng 8,1%; trong khi nhập khẩu từ các nhà cung cấp khác chỉ tăng 1-3%, thậm

chí giảm so với cùng k năm 2016.

+ Các Hiệp định thương mại tự do có Hiệp lực, mở ra cơ hội thuận lợi cho xuất

khẩu hàng hóa nói chung và hàng dệt may nói riêng của Việt Nam.

Nguồn hàng phong phú, đơn đặt hàng nhiều, là những tín hiệu tích cực cho hoạt

động xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong năm 2018 Tuy nhiên, xuất khẩu mặt hàng

này của nước ta vẫn phải đối mặt với một số khó khăn nội tại của ngành và cũng phải

đối mặt với những thách thức từ phía thị trường Đó là:

+ Áp lực cạnh tranh sẽ ngày càng cao, đặc biệt là áp lực về giá V đơn giá nhiều

khu vực thị trường đang có xu hướng giảm sẽ tác động đến dệt may Việt Nam trong

thời gian tới. Bên cạnh đó, thị trường dệt may thế giới được dự báo sẽ cạnh tranh ngày

càng khốc liệt, không chỉ Trung Quốc mà nhiều nước khác như Myanmar, campuchia,

Bangladesh … làm gia tăng áp lực lên thị phần với Việt Nam tại những khu vực lớn.

+ Bên cạnh đó, yếu tố thiếu tính liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành với

nhau đã làm cho tính cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam gặp nhiều khó khăn

+ Cạnh tranh về lao động trong ngành dệt may Việt Nam sẽ rất lớn đặc biệt là về

dài hạn, lao động giá rẻ không còn là lợi thế, do đó có khả năng ảnh hưởng tới tốc độ

tăng trưởng của ngành. Thực tế đang có sự cạnh tranh thu hút lao động gay gắt giữa

doanh nghiệp ngành dệt may và các doanh nghiệp ngành khác như doanh nghiệp điện.

+ Kinh tế thế giới dù được dự báo tiếp tục tăng trưởng, nhưng vẫn tiềm ẩn rất

nhiều rủi ro bất định, đặc biệt là những rủi ro liên quan đến địa chính trị, xu hướng bảo

hộ.

Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu

Trong năm 2018, để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh phát triển sản xuất, tạo nguồn hàng thông qua tập trung rà soát các dự án, đặc biệt là các dự án sản xuất hàng xuất khẩu, kịp thời tháo gỡ khó khăn, sớm đưa các dự án vào vận hành Đồng thời, Bộ cũng sẽ phối hợp với Bộ NN&PTTN trong triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, hướng tới mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng, sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn thực phẩm và phù hợp với nhu cầu thị trường nhập khẩu…Với công tác phát triển thị trường và xúc tiến thương mại, giải pháp được đưa ra là Bộ sẽ lựa chọn các mặt hàng có thế mạnh để xúc tiến XK vào các thị trường theo từng giai đoạn cụ thể nhằm phát triển XK theo hướng đa dạng hóa thị trường, t m kiếm khả năng mở rộng các thị trường xuất khẩu mới còn tiềm năng, đồng thời củng cố và mở rộng thị phần hàng hóa Việt Nam tại thị trường truyền thống…

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH THỦY SẢN

Số 07-08 ra ngày 12/2/2018 47

Dự báo nhập khẩu Về chiều nhập khẩu, nhập khẩu máy móc thiết bị, sắp thép được dự báo tiếp tục

tăng trong năm 2018 do nhu cầu xây dựng nhà xưởng, giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đăng ký trong thời gian qua Nhập khẩu các mặt hàng nhiên liệu dự báo giảm tốc khi các dự án sản xuất nhiên liệu được đầu tư trong thời gian qua đi vào hoạt động, cung cấp sản phẩm cho thị trường

Các yếu tố làm tăng nhập khẩu

+ Việt Nam là nước nền kinh tế đang phát triển rất cần đầu tư, có nhu cầu nhập khẩu nhiều máy móc thiết bị cho các dự án hạ tầng và nguyên phụ liệu để phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng và chế biến hàng xuất khẩu.

Trong khi đó, đầu tư toàn cầu sẽ tăng cao hơn trong năm 2018 và tiếp tục đổ vào khối các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam nhờ vào những cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, cải cách hành chính trong thời gian gần đây

+ 2017 là năm có kết quả tích cực của lĩnh vực sản xuất khi kết quả PMI trung b nh là cao nhất kể từ khi khảo sát bắt đầu vào năm 2011 V vậy, ngành sản xuất có triển vọng tốt trong năm 2018

Thực tế cho thấy, lĩnh vực sản xuất của Việt Nam khởi đầu năm 2018 một cách thuận lợi với sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm đều tăng mạnh hơn Qua đó góp phần làm các điều kiện hoạt động cải thiện ở mức đáng kể nhất kể từ tháng 4/2017.

Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng PMI toàn phần lĩnh vực sản xuất Việt Nam của Nikkei – một chỉ số tổng hợp về kết quả hoạt động của ngành sản xuất – đã tăng từ mức 52,5 điểm của tháng 12 2017 lên 53,4 điểm trong tháng 1 2018, qua đó cho thấy sự cải thiện mạnh mẽ của sức khỏe lĩnh vực sản xuất Như vậy, liên tiếp trong 26 tháng qua, các điều kiện kinh doanh không ngừng được cải thiện và sự cải thiện trong tháng 1 2018 đạt mức đáng kể nhất trong 9 tháng qua

Số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng vào đầu năm khi nhu cầu khách hàng được cải thiện, hơn nữa, tốc độ tăng đã nhanh hơn thành mức cao của 4 tháng qua T nh trạng cầu tích cực cũng được nêu bật ở các thị trường xuất khẩu, từ đó giúp số lượng đơn đặt hàng mới từ nước ngoài tiếp tục tăng.

Các công ty tiếp tục nỗ lực tăng năng lực hoạt động trong tháng 1 2018, từ đó họ phải thuê thêm nhiều nhân công Năng lực bổ sung đã giúp các nhà sản xuất giảm lượng công việc tồn đọng mặc dù số lượng đơn đặt hàng mới tăng Tăng trưởng sản xuất còn được hỗ trợ bởi mức tăng đáng kể của hoạt động mua hàng Trong khi đó, nhu cầu hàng hóa đầu vào tăng và t nh trạng khan hiếm nguyên vật liệu đã làm việc giao hàng của nhà cung cấp bị kéo dài thêm

+ Trong năm 2018, hàng hóa trong nước tiếp tục cạnh tranh mạnh mẽ với hàng nhập khẩu, đặc biệt đối với những ngành có thuế về 0% khi nhập khẩu từ các thị trường có cam kết FTA với Việt Nam Việc cắt giảm thuế xuất nhập khẩu trong khối ASEAN đối với nhiều mặt hàng, trong đó có ô tô sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới một số ngành sản xuất nếu các doanh nghiệp Việt Nam không nâng cao được năng lực cạnh tranh cả về giá cả và chất lượng sản phẩm

+ Trong khi đó, nhập siêu của Việt Nam cũng đang có sự chuyển dịch từ thị trường Trung Quốc sang thị trường Hàn Quốc. Doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư lớn vào Việt Nam kéo theo nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu đầu vào tăng nhanh, khiến kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh, nên nhập siêu cũng theo đó mà tăng lên Đồng thời nhập siêu từ Hàn Quốc tăng mạnh cũng được lý giải là do phía Hàn Quốc đã tận dụng tốt hơn các ưu đãi của FTA trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sang Việt Nam.

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH THỦY SẢN

Số 07-08 ra ngày 12/2/2018 48

Tuy nhiên, sự dịch chuyển đối tác nhập siêu từ Trung Quốc sang Hàn Quốc – một quốc gia có tr nh độ công nghệ cao hơn được nhận định là sẽ tiếp tục mở ra những cơ hội và cả thách thức cho Việt Nam trong việc tiếp nhận các tiến bộ công nghệ cao thông qua quá tr nh điều chỉnh và áp dụng các sản phẩm nhập khẩu, đặc biệt trong bối cảnh Cách mạng Công nghệ 4.0.

+ GDP tăng kéo theo nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng lên, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm

2017 ước tính đạt 3 934,2 ngh n tỷ đồng, tăng 10,9% so với năm trước (Năm 2016 tăng 10,1%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 9,46%, cao hơn mức tăng 8,33% của năm 2016.

+ Nhận định về diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2018, nhiều chuyên gia kinh tế có chung quan điểm, nếu không có những cú sốc về giá, đặc biệt giá lương thực, giá dầu, dịch vụ y tế - giáo dục, th lạm phát trong thời gian tới sẽ duy tr ở mức thấp như những năm gần đây Đây cũng được coi là yếu tố làm tăng nhập khẩu hàng hóa.

1. Các yếu tố làm giảm nhập khẩu

+ Đa số người tiêu dùng Việt Nam cho rằng, chất lượng hàng hóa do các doanh nghiệp trong nước sản xuất đã được nâng lên rất nhiều kể từ khi có cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” Theo kết quả điều tra nghiên cứu dư luận xã hội do Viện Nghiên cứu dư luận xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương thực hiện cho thấy, 92% người tiêu dùng Việt Nam được hỏi đã khẳng định họ rất quan tâm đến hàng sản xuất trong nước, 63% người tiêu dùng khẳng định sẽ ưu tiên sử dụng hàng Việt, 54% người tiêu dùng khuyên người thân, bạn bè lựa chọn sử dụng hàng Việt khi mua sắm

+ Hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là các mặt hàng tiêu dùng không khuyến khích nhập khẩu hoặc trong nước đã sản xuất được sẽ tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ trong năm 2018

II. Dự báo

Từ những cơ sở trên, trong năm 2018 nhập khẩu hàng hóa của nước ta ước đạt 235,72 tỷ USD, tăng 11,6% so với năm 2017 Nhập siêu vào khoảng 300 triệu USD

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam qua các năm (tỷ USD)

81

166 175

235,72

211

132

7085

106 114

148

-20

10

40

70

100

130

160

190

220

250

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Ước

2018

Bản tin Thông tin Thương mại chuyên ngành Thủy sản Giấy phép xuất bản: Giấy phép số 59/GP-XBBT ngày 21/9/2017 K hạn xuất bản: Hàng tuần Số lượng in: 286 bản Chịu trách nhiệm xuất bản: Lê Mai Thanh