bản tin thông tin thương mại -...

28
Bn tin Thông tin Thương mại Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương Thông tin phục vụ Lãnh đạo các đơn vị, doanh nghiệp chuyên ngành TACN&VTNN S29 ra ngày 16/07/2018 Trong s này: Trang ĐỊA CHLIÊN HPHÒNG THÔNG TIN XUT NHP KHU TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHI ỆP VÀ THƯƠNG MẠI BCÔNG THƯƠNG 655 Phạm Văn Đồng Bắc Từ Liêm, Hà Nội Bphn biên tp: Tel: (024) 22192875 Phụ trách nội dung DĐ: 0982323177 Bphận tư vấn thông tin và phát hành: Tel: (024) 37152584 Fax: (024) 37152574 Email: [email protected] Đại din ti TP.HCM: 173 - Hai Bà Trưng Quận 3 - TP.HCM Tel: (028) 38224150 Fax: (028) 38224041 TNG QUAN KINH T............................................................... 2 TNG QUAN CHUYÊN NGÀNH ............................................... 3 GIÁ CTHGII VÀ TRONG NƯỚC TRONG TUN ............ 4 Giá một số nguyên liệu sản xuất TACN tại một số sàn giao dịch thế giới ......................................................................... 7 XUT NHP KHU NGUYÊN LIU, VTNN .............................. 7 Tình hình nhập khẩu TACN&NL trong kỳ từ ngày 03/07 đến ngày 11/07/2018 ...................................................................................... 7 Nhập khẩu bột thịt xương từ EU giảm mạnh.............................. 11 Giá phụ phẩm từ ngô trong tháng 7 dự kiến giảm ..................... 14 Thị trường phân bón .................................................................... 20 TIN QUỐC TẾ........................................................................... 25 Trung Quốc hủy bỏ nhập khẩu đậu tương của Mỹ do chiến tranh thương mại ................................................................................... 25 Chỉ số giá thực phẩm FAO giảm trong tháng 6/2018 ................ 25 THAM KHẢO ............................................................................ 26 GIAO THƯƠNG ....................................................................... 28

Upload: others

Post on 23-Sep-2019

11 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bản tin Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_09/tacn_29_16_07_2018_RYSN.pdf · gồm những đồng minh truyền thống của Mỹ như EU,

Bản tin

Thông tin Thương mại Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương

Thông tin phục vụ Lãnh đạo các đơn vị, doanh nghiệp chuyên ngành TACN&VTNN

Số 29 ra ngày 16/07/2018

Trong số này: Trang

ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ PHÒNG THÔNG TIN

XUẤT NHẬP KHẨU

TRUNG TÂM THÔNG TIN

CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI

BỘ CÔNG THƯƠNG

655 Phạm Văn Đồng

Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Bộ phận biên tập:

Tel: (024) 22192875

Phụ trách nội dung

DĐ: 0982323177

Bộ phận tư vấn thông tin và phát hành:

Tel: (024) 37152584

Fax: (024) 37152574

Email:

[email protected]

Đại diện tại TP.HCM:

173 - Hai Bà Trưng

Quận 3 - TP.HCM

Tel: (028) 38224150

Fax: (028) 38224041

TỔNG QUAN KINH TẾ ............................................................... 2

TỔNG QUAN CHUYÊN NGÀNH ............................................... 3

GIÁ CẢ THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC TRONG TUẦN ............ 4

Giá một số nguyên liệu sản xuất TACN tại một số sàn giao dịch thế giới ......................................................................... 7

XUẤT NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU, VTNN .............................. 7

Tình hình nhập khẩu TACN&NL trong kỳ từ ngày 03/07 đến ngày 11/07/2018 ...................................................................................... 7

Nhập khẩu bột thịt xương từ EU giảm mạnh .............................. 11

Giá phụ phẩm từ ngô trong tháng 7 dự kiến giảm ..................... 14

Thị trường phân bón .................................................................... 20

TIN QUỐC TẾ ........................................................................... 25

Trung Quốc hủy bỏ nhập khẩu đậu tương của Mỹ do chiến tranh thương mại ................................................................................... 25

Chỉ số giá thực phẩm FAO giảm trong tháng 6/2018 ................ 25

THAM KHẢO ............................................................................ 26

GIAO THƯƠNG ....................................................................... 28

Page 2: Bản tin Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_09/tacn_29_16_07_2018_RYSN.pdf · gồm những đồng minh truyền thống của Mỹ như EU,

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH TACN&VTNN

Số 29 ra ngày 16/07/2018 2

TỔNG QUAN KINH TẾ 1. Kinh tế thế giới

Những diễn biến mới nhất của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tiếp tục là tâm điểm của kinh tế toàn cầu trong tuần qua. Theo đó, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã gia tăng cường độ sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump chính thức áp thuế lên 34 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ ngày 06/7 và phía Trung Quốc có động thái đáp trả tương ứng. Ngày 10/7, Mỹ tiếp tục công bố danh sách 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc có thể phải chịu thêm thuế nhập khẩu sớm nhất là từ tháng 9/2018, trong đó có khoảng 6.031 dòng sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ bị áp thuế bổ sung, từ thực phẩm, thuốc lá, than đá, hóa chất, đến những sản phẩm điện tử tiêu dùng. Đáp lại động thái này, phía Trung Quốc tuyên bố chắc chắn sẽ trả đũa nếu danh sách này được thông qua, đồng thời, chính phủ Trung Quốc cũng kêu gọi các công ty trong nước thay đổi cơ cấu nhập khẩu, cũng như tăng cường nhập khẩu hàng hóa từ các quốc gia khác để thay thế cho các hàng hóa từ Mỹ. Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc chỉ là một phần trong hàng loạt tranh chấp thương mại ngày càng được mở rộng giữa Mỹ và các quốc gia khác, thậm chí trong đó bao gồm những đồng minh truyền thống của Mỹ như EU, Mexico hay Canada.

Trong giai đoạn này, có thể nói chính sách thương mại của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump chính là rủi ro lớn nhất của kinh tế toàn cầu, kéo theo những tác động tiêu cực lên niềm tin, tâm lý doanh nghiệp và làm thay đổi định hướng hoạt động đầu tư trong tương lai, là nguyên nhân chính khiến các thị trường hàng hóa, tiền tệ và chứng khoán toàn cầu biến động mạnh trong thời gian qua.

Với quan điểm “nước Mỹ trước tiên”, Tổng thống Mỹ Donald Trump từ đầu năm 2018 đã đưa ra hàng loạt chính sách thuế quan nhằm thay đổi những thỏa thuận thương mại được cho là không công bằng và có hại cho kinh tế Mỹ, kêu gọi quan hệ giao thương trên nguyên tắc “công bằng và có đi có lại”, đồng thời cho biết sẽ gỡ bỏ hàng rào thuế quan nếu nước Mỹ đạt được các thỏa thuận có lợi hơn với các đồng minh thương mại.

Các biện pháp nhằm làm cân bằng cán cân thương mại của chính quyền Mỹ bước đầu đã có lợi cho kinh tế nước này khi thâm hụt thương mại dường như đã giảm xuống. Theo Bộ Thương mại Mỹ, trong tháng 5/2018, thâm hụt thương mại của nước này đã giảm 6,6% so với tháng trước xuống 43,1 tỷ USD, đánh dấu mức thâm hụt thương mại thấp nhất trong 18 tháng gần đây của Mỹ nhờ vào tốc độ tăng trưởng mạnh của xuất khẩu. Cụ thể, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Mỹ đã tăng gần 2% lên mức cao kỷ lục 215,3 tỷ USD, trong khi kim ngạch nhập khẩu chỉ tăng 0,4% lên mức 258,4 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa (không gồm dịch vụ) của Mỹ cũng tăng lên mức cao nhất 144,2 tỷ USD, đặc biệt tăng mạnh trong xuất khẩu nhóm hàng lương thực, trong đó riêng xuất khẩu đậu nành đã đạt mức 2 tỷ USD.

Trong khi đó, lĩnh vực lao động của Mỹ cũng ghi nhận diễn biến tích cực với 213 nghìn việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp được tạo ra trong tháng 6/2018, cao hơn nhiều so với con số dự báo 195 nghìn việc làm. Lạm phát của Mỹ cũng ghi nhận tốc độ tăng nhanh với chỉ số giá sản xuất (PPI) trong tháng 6/2018 tăng 0,3% so với tháng trước và tăng tới 3,4% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn so với mức dự báo tăng 3,2% và đánh dấu mức cao nhất của chỉ số này kể từ năm 2011 đến nay. Có thể thấy, sự vững mạnh của thị trường lao động và nền kinh tế đã làm giảm lo ngại về tình trạng lạm phát thấp, gia tăng niềm tin cho đà tăng trưởng của nền kinh tế và góp phần quan trọng cho chính sách điều hành tiền tệ, cụ thể là củng cố khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tăng lãi suất thêm hai lần nữa trong năm 2018.

Page 3: Bản tin Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_09/tacn_29_16_07_2018_RYSN.pdf · gồm những đồng minh truyền thống của Mỹ như EU,

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH TACN&VTNN

Số 29 ra ngày 16/07/2018

3

2. Kinh tế trong nước

Tại thị trường trong nước, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và các nền kinh tế lớn trên thế giới cùng với sự bất ổn định trên nhiều lĩnh vực của kinh tế toàn cầu và xu hướng dịch chuyển của dòng vốn đã và đang tác động đến kinh tế Việt Nam, mà trước mắt là kéo theo sự biến động liên tục của tỷ giá cộng với xu hướng giảm mạnh trên thị trường chứng khoán trong thời gian gần đây. Đến thời điểm ngày 12/7, tỷ giá trung tâm giữa VND và USD được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 22.652 đồng/USD, tăng 1,06% so với thời điểm đầu năm 2018. Trong khi đó, giá USD được niêm yết tại các ngân hàng thương mại phổ biến trong khoảng 23.075-23.090 đồng/USD, tăng 1,45%- 1,5% so với đầu năm 2018 và nếu so với đầu tháng 6/2018 tỷ giá đã tăng tới 1,05%. Trước diễn biến này, NHNN đã áp dụng chính sách điều hành linh hoạt thông qua tỷ giá trung tâm và bắt đầu can thiệp bằng việc bán ra USD trong các ngày đầu tháng 7 để ổn định tâm lý thị trường. Trong đó những yếu tố tác động chính là xu hướng tăng giá của đồng USD trên thị trường thế giới, tranh chấp thương mại bùng nổ, nhu cầu ngoại tệ tăng mạnh trong giai đoạn cuối năm và lạm phát cả năm 2018 tiến gần mức mục tiêu 4%. Ngoài ra, đồng Nhân dân tệ liên tục phá giá và những động thái của Ngân hàng Trung ương châu Âu và Nhật Bản cũng sẽ là các yếu tố tác động mạnh đến tỷ giá trong nước thời gian tới.

Trong khi đó, tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung và động thái bán ròng của nhà đầu tư ngoại là nguyên nhân chính khiến thị trường chứng khoán trong nước giảm rất mạnh từ 1.200 điểm xuống dưới 900 điểm chỉ trong ba tháng gần đây. Tính đến ngày 12/7, chỉ số VN-Index đã rơi xuống mức 898,5 điểm, tương ứng giảm 25,4% kể từ đỉnh và 8,7% kể từ đầu năm 2018.

Cùng với khả năng dịch chuyển của dòng vốn FDI, FII và xuất khẩu có thể giảm tốc do phụ thuộc nhiều vào tình hình tăng trưởng của kinh tế thế giới, đặc biệt là 4 đối tác chính bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và khu vực Eurozone, sự bất ổn của thị trường tài chính trong nước do ảnh hưởng của thị trường thế giới sẽ gây khó khăn đến các chính sách điều hành nhằm ổn định kinh tế vĩ mô trong những tháng cuối năm, phần nào sẽ ảnh hưởng đến đà tăng trưởng GDP trong cả năm 2018.

TỔNG QUAN CHUYÊN NGÀNH TRONG NƯỚC:

Theo số liệu thống kê, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (TĂCN & NL) trong tháng 06/2018 đạt 372,1 triệu USD, tăng 8,9% so với tháng trước và tăng 11,5% so với cùng tháng năm ngoái. Tính chung 6 tháng đầu năm 2018 Việt Nam đã nhập khẩu mặt hàng TACN&NL đạt 1,98 tỉ USD, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2017. Dự báo trong 6 tháng cuối năm, kim ngạch nhập khẩu TACN&NL tăng khá do nhu cầu trong nước cho ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tăng, đạt 3,8 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2017.

6 tháng đầu năm 2018, lượng nhập khẩu bột thịt xương ước đạt 230 nghìn tấn, trị giá 95,2 triệu USD, giảm 17,3% về lượng nhưng tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2017. Dự báo 6 tháng cuối năm, lượng nhập khẩu mặt hàng này tiếp tục giảm khá do giá tăng và nguồn cung từ EU giảm. Các doanh nghiệp hiện tăng cường nhập khẩu các mặt hàng khác thay thế như bột gia cầm, bột lông vũ, bột gan mực...

5 tháng đầu năm 2018, lượng nhập khẩu mặt hàng DDGS đạt 468,8 nghìn tấn, trị giá 99,5 triệu USD, tăng 84,9% về lượng và tăng 75% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Lượng nhập khẩu DDGS trong những tháng tới dự kiến đạt từ 100- 130 nghìn tấn/tháng, với giá trung bình từ 215- 220 USD/tấn do nguồn cung DDGS tăng, nhu cầu từ Trung Quốc giảm nên giá cũng giảm.

Page 4: Bản tin Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_09/tacn_29_16_07_2018_RYSN.pdf · gồm những đồng minh truyền thống của Mỹ như EU,

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH TACN&VTNN

Số 29 ra ngày 16/07/2018 4

5 tháng đầu năm 2018, lượng nhập khẩu cám ngô đạt 102 nghìn tấn, trị giá 16,3 triệu USD, tăng 118,1% về lượng và tăng 126,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Dự báo, cám ngô vẫn là mặt hàng nhập khẩu có lượng tăng mạnh trong năm 2018 do giá rẻ và chủ yếu, được nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc. Lượng nhập khẩu cám ngô trong những tháng tới dự kiến đạt từ 15- 20 nghìn tấn/tháng, với giá nhập khẩu trung bình từ 165- 175 USD/tấn và giá mặt hàng này ở mức thấp so với các nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi khác.

5 tháng đầu năm 2018, lượng nhập khẩu bột gluten ngô về Việt Nam đạt 12,4 nghìn tấn, trị giá 7,5 triệu USD, tăng 83,6% về lượng và tăng 80,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Lượng nhập khẩu mặt hàng này về Việt Nam trong những tháng tới đạt từ 2- 4 nghìn tấn/tháng, với giá nhập khẩu từ 610- 630 USD/tấn.

Trong 6 tháng đầu năm 2018, nhập khẩu phân bón đạt 2,25 triệu tấn với trị giá đạt 643,4 triệu USD, giảm 6,2% về lượng và giảm 0,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Trong tháng 6/2018, nhập khẩu phân bón đạt 408,3 nghìn tấn với trị giá đạt 117,9 triệu USD, tăng nhẹ 0,5% về lượng và tăng nhẹ 1,0% về trị giá so với tháng 5/2018; tăng 14,0% về lượng và tăng 24,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

THẾ GIỚI:

Tuần đầu tháng 07/2018, giá xuất khẩu DDGS 35 profat giao tháng 07/2018 của Mỹ sang thị trường châu Á giảm từ 30- 40 USD/tấn so với tháng trước do Trung Quốc ngừng nhập khẩu DDGS của Mỹ. Giá phụ phẩm từ ngô trong tháng 7 dự kiến giảm. Theo USDA, lượng xuất khẩu các loại phụ phẩm từ ngô của Mỹ trong tháng 5/2018 đạt 2 triệu tấn, tăng 3% so với tháng 5/2017, nâng tổng lượng DDGS xuất khẩu của nước này trong 5 tháng đầu năm 2018 đạt 5,58 triệu tấn, giảm 13,1% so với cùng kỳ năm 2017. Lượng DDGS xuất khẩu sang các thị trường châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ giảm mạnh …

Tuần đầu tháng 07/2018, giá bột thịt xương tại thị trường Mỹ giảm so với tháng trước nhưng tăng ở một số thị trường khác. Cụ thể, giá bột thịt xương 50 pro tại Mỹ ở mức 440 USD/tấn, giảm 20 USD/tấn so với tháng trước và giảm 50 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2017. Dự kiến, giá bột thịt xương thế giới trong những tháng tới ổn định do nhu cầu thường tăng chậm trong những tháng mùa hè.

Chiến tranh thương mại có thể vừa mới bắt đầu, nhưng Trung Quốc đã có những động thái trong việc siết chặt hoạt động nhập khẩu đậu tương của Mỹ, nhiều chuyến hàng đậu tương của Mỹ ban đầu đã được đặt để xuất khẩu vào Trung Quốc nhưng đã bị hủy hoặc chuyển hướng sang các nước khác. Theo thông tin từ Bloomberg, Trung Quốc sẽ hoàn thuế 25% cho nhập khẩu đậu tương từ Mỹ nếu các lô hàng này được đưa vào các kho dự trữ quốc gia.

Trong tháng 6/2018, chỉ số giá thực phẩm FAO (FFPI) đạt trung bình 173,7 điểm, giảm 2,4 điểm (1,3%) so với tháng 5/2018, là tháng đầu tiên chỉ số này giảm kể từ đầu năm đến nay. Chỉ số giá ngũ cốc FAO đạt trung bình 166,2 điểm trong tháng 6, giảm 6,4 điểm (3,7%) so với tháng 5 nhưng vẫn cao hơn gần 8% so với cùng kỳ năm 2017. Giá ngô và giá lúa mỳ giảm trong tháng 6 là nguyên nhân chính khiến chỉ số giá ngũ cốc giảm. Trong khi đó, giá gạo tăng. Bất chấp triển vọng sản xuất tiêu cực, giá lúa mỳ và giá ngô vẫn giảm trong tháng 6 là xu hướng chung của phần lớn các nhóm hàng hóa khi căng thẳng thương mại tăng lên khi giá có thể giảm.

GIÁ CẢ THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC TRONG TUẦN Thị trường nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thế giới trong ngày đồng loạt giảm,

trong đó giá đậu tương giảm, ngô giảm 0,4% và lúa mì giảm 0,1%. Giá đậu tương Mỹ vụ mới cuối tuần qua giảm phiên thứ 5 liên tiếp, do nước nhập khẩu hàng đầu là Trung Quốc đang chuẩn bị áp thêm thuế quan đối với các lô hàng của Mỹ, trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa 2 quốc gia.

Page 5: Bản tin Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_09/tacn_29_16_07_2018_RYSN.pdf · gồm những đồng minh truyền thống của Mỹ như EU,

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH TACN&VTNN

Số 29 ra ngày 16/07/2018

5

Giá lúa mì giảm sau 2 phiên đã tăng mạnh được thúc đẩy bởi lo ngại thời tiết khắc nghiệt và dự báo sản lượng vụ thu hoạch tại Pháp suy giảm và lo ngại về thời tiết ảnh hưởng đến năng suất cây trồng Nga.

Trung Quốc sẽ tăng thuế đối với đậu tương Mỹ trong ngày thứ sáu (6/7/218), lên mức như đã dự kiến, nhằm hạn chế nhu cầu của nước này đối với các lô hàng đậu tương của Mỹ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, Mỹ có thể áp thuế quan đối với hàng hóa của Trung Quốc có trị giá hơn nửa nghìn tỉ USD, khi 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới bị tổn hại dẫn tới cuộc chiến thương mại.

Braxin – nước xuất khẩu đậu tương lớn nhất thế giới, có thể phải nhập khẩu đậu tương từ Mỹ trong năm nay, để đáp ứng nhu cầu của các nhà chế biến trong nước, Giám đốc điều hành Hiệp hội các nhà xuất khẩu Anec cho biết.

Nếu nhu cầu của Trung Quốc đối với đậu tương Brazil tăng, do chiến tranh thương mại với Mỹ, các nhà chế biến nội địa có thể phải nhập khẩu 500.000 tấn đến 1 triệu tấn từ Mỹ, Luis Barbieri cho biết trong 1 sự kiện tại Sao Paulo.

Doanh nghiệp phân tích tư nhân Informa Economics điều chỉnh tăng dự báo đối với năng suất ngô Mỹ năm 2018 lên 176 bushel/acre (bpa), so với 174,5 pba dự báo trước đó, và tăng dự báo năng suất đậu tương Mỹ lên 49,8 bpa so với 49,5 bpa dự báo trước đó.

Giá lúa mì kỳ hạn tăng mạnh trong 2 phiên trước đó, do lo ngại về sản lượng vụ thu hoạch từ các nước xuất khẩu chủ chốt suy giảm.

EU có thể thu hoạch gần 6 triệu tấn lúa mì trong năm nay sau thời tiết nóng và khô ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

Tuần qua, hợp đồng lúa mì Nga vụ mới khu vực biển Đen đạt 200 USD/tấn FOB tuần kết thúc ngày 6/7/2018, không thay đổi so với tuần trước. Giá lúa mì và lúa mạch không thay đổi ở mức 197 USD/tấn và 189,5 USD/tấn.

Bộ Nông nghiệp Nga cho biết, kết thúc ngày 30/6, Nga đã xuất khẩu 52,42 triệu tấn ngũ cốc trong niên vụ 2017/18 , tăng 47% so với niên vụ trước, bao gồm 40,45 triệu tấn lúa mì, . Dự kiến xuất khẩu ngũ cốc của Nga sẽ đạt 44-45 triệu tấn năm 2018/19. Kể từ đầu năm marketing mới đến ngày 4/7, Nga đã xuất khẩu 70.000 tấn lúa mì, tăng 1,6 lần so với cùng kỳ năm trước.

Nga đã thu hoạch 15,3 triệu tấn ngũ cốc với năng suất trung bình giảm so với năm ngoái, và diện tích giảm 9%. Vụ thu hoạch bắt đầu sớm hơn so với năm ngoái do thời tiết khô tại một số khu vực.

Giá lúa mì loại 3 thị trường nội địa giảm 50 rup xuống còn 9.125 rup (145 USD)/tấn tại khu vực châu Âu của Nga, giá xuất xưởng, SovEcon cho biết.

Chính phủ nước Nga tiếp tục đẩy mạnh bán 500.000 tấn ngũ cốc từ 4 triệu tấn ngũ cốc dự trữ giai đoạn 2008-2016, để giải phóng kho dự trữ và giảm chi tiêu ngân sách đối với dịch vụ dự trữ.

Tuần qua, giá hạt hướng dương giảm 100 rup xuống còn 21.150 rup/tấn. Giá dầu hướng dương thị trường nội địa ở mức 45.075 rup/tấn, trong khi giá dầu xuất khẩu tăng 5 USD lên 720 USD/tấn.

Tham khảo giá ngũ cốc và hạt có dầu trong tuần .Mặt hàng Giá tuần này (USD/tấn) Giá tuần trước

Lúa mỳ, USA Soft Red Winter, NOLA USD 219/224 USD 214/218

Lúa mỳ, USA Hard Red Winter<12 protein USD 230/235 USD 221/225

Lúa mỳ, Ukraine 11.5 pro, 30,000+ m/t USD 187/190 USD 185/188

Lúa mỳ, Russia 12.5 pro, 30,000+ m/t USD 196/199 USD 195/197

Lúa mỳ, Romania 12.5 pro USD 201/203 USD 200/202

Page 6: Bản tin Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_09/tacn_29_16_07_2018_RYSN.pdf · gồm những đồng minh truyền thống của Mỹ như EU,

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH TACN&VTNN

Số 29 ra ngày 16/07/2018 6

Lúa mỳ, Superior, France, Rouen USD 221/223 USD 204/207

Lúa mỳ, milling, 12%, Argentina, Upriver USD 241/244 USD 242/245

Lúa mỳ, feed, Black Sea USD 182/185 USD 183/186

Lúa mạch, feed, Argentina USD 177/180 Aug/Sep USD 177/180 Aug/Sep

Lúa mạch, feed, Black Sea USD 190/193 USD 188/191

Ngô FOB NOLA USA USD 165/167 USD 164/167

Ngô, 3YC FOB USA Pacific northwest USD 180/186 USD 178/181

Ngô FOB Argentina port USD 164/168 USD 164/167

Ngô FOB Braxin port USD 172/176 USD 174/177

Ngô, FOB France - Atlantic USD 205/207 USD 192/195

Ngô, FOB Romania USD 177/181 Sep/Oct USD 199/202

Ngô, FOB Russia USD 195/199 USD 197/200

Ngô, FOB Ukraine, 30,000+ m/t USD 179/182 USD 181/184

Lúa miến FOB Texas USD 165/169 USD 167/170

Lúa miến FOB Argentina port USD 185/188 USD 185/188

Đậu tương, FOB Nola USD 340/344 USD 347/350

Đậu tương, Argentina, FOB USD 360/363 USD 374/377

Đậu tương, Braxin, FOB USD 369/373 USD 377/380

Khô đậu tương, 48 protein, FOB Nola USD 402/407 USD 392/397 July/Sept

Khô đậu tương, 48% pro, USA, Rotterdam USD 427/432 USD 417/422 July/Sept

Khô đậu tương Argentina – Rotterdam USD 403/406 USD 405/408

Khô đậu tương, 47 pro, FOB Argentina USD 376/379 USD 374/378

Khô đậu tương 48 Braxin – Rotterdam USD 403/406 USD 405/408

Khô đậu tương, 48% protein, FOB Braxin USD 375/380 USD 375/380

Bulk vessel shipments – minimum 5000

Bột Gluten ngô USA FOB NOLA USD 580>>570 m/t USD 585>>575 m/t

Cám ngô USA FOB NOLA USD 170>>160 m/t USD 173>>163 m/t

DDGS corn, 35 profat, USA FOB NOLA USD 205/209 USD 205/210 July/Sep

Container shipments – minimum 200

Australian MBM, 45 protein USD 390/400 m/t CNF Asia USD 390/400 m/t CNF Asia

Australian MBM, 50 protein USD 430/440 m/t CNF Asia USD 430/440 m/t CNF Asia

Australian Bột lông vũ, 80% protein USD 490/500 m/t CNF Asia USD 490/500 m/t CNF Asia

Australian Bột gia cầm, pet food USD 850/870 m/t CNF Asia USD 850/870 m/t CNF Asia

Bột thịt xương, USA, 50 pro USD 440/450 m/t CNF Asia USD 440/450 m/t CNF Asia

Bột lông vũ 80 protein, USA USD 600/620 m/t CNF Asia USD 600/620 m/t CNF Asia

Bột gia cầm, TACN, USA, 60 pro USD 600/620 m/t CNF Asia USD 600/620 m/t CNF Asia

Bột gia cầm, cho thú cưng USD 870/900 m/t CNF Asia USD 870/900 m/t CNF Asia

ALL PRICES SHOWN ARE FOB CONTAINER AT ORIGIN --- US DOLLARS Minimum shipment of 200 for fishmeal ; Specifications----------------------FOB Peru

65 protein- Bột cá 1300/1320 m/t 1300/1320 m/t

65/66 protein 1330/1350 m/t 1330/1350 m/t

67 pro standard steam 1370/1390 m/t 1370/1390 m/t

67 pro 150 TVN 1450/1470 m/t 1450/1470 m/t

67 pro 120 TVN 1500/1520 m/t 1500/1520 m/t

67 pro 1000 hist, 120 TVN 1550/1570 m/t 1550/1570 m/t

68 pro 500 hist, 120 TVN 1600/1620 m/t 1600/1620 m/t

Fish oil, crude bulk 1300/1350 1300/1350

Nguồn: USDA

Giá bột cá từ các thị trường – FOB, Cảng Đức (USD/tấn) Chủng loại Giá 20/06/2018 Giá 13/06/2018 Cảng

Herring fishmeal 72 protein 1.720 1.670 German port, FOB

Danish fishmeal 64 protein 1.485 1.485 German port, FOB

Peru fishmeal 64 protein 1.475 1.480 Peru port, FOB

Chile fishmeal 65 protein 1.525 1.530 Chile port, FOB

Iceland fishmeal 70 protein 1.690 1.640 German port, FOB

Nguồn: USDA

Page 7: Bản tin Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_09/tacn_29_16_07_2018_RYSN.pdf · gồm những đồng minh truyền thống của Mỹ như EU,

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH TACN&VTNN

Số 29 ra ngày 16/07/2018

7

GIÁ CƯỚC VẬN CHUYỂN NGŨ CỐC VÀ ĐẬU TƯƠNG TUẦN QUA Đường đi – trọng tải tàu Giá (USD/tấn) So tuần trước (USD/tấn)

Gulf – Nhật Bản 55.000 tấn 45,0 0,0

Gulf – Trung Quốc 55.000 tấn 44,0 0,0

PNW – Trung Quốc 55.000 tấn 22,0 0,0

PNW – Nhật Bản 55.000 tấn 23,0 0,0

Gulf – EU – Rotterdam 60.000-70.000 tấn 17,0 -0,25

Santos, Braxin-Trung Quốc 55-58.000 tấn 34,0 0,0

Achentina – Trung Quốc 56.000-60.000 tấn 39,0 0,0

Ukraine to China 34,0 -1,0

Australia to China: 40-55,000 m/t 19,5 -0,5

Nguồn: USDA

Giá một số nguyên liệu sản xuất TACN tại một số sàn giao dịch thế giới

Chủng loại Sàn giao dịch Kỳ hạn Đơn vị Giá ngày 13/07/18

(USD/tấn) So tuần trước

(%)

Lúa mỳ

(1quintal = 100,107kg)

Chicago 18- May USD/tấn 179,0 0,4

Chicago 18- Jun USD/tấn 183,0 0,2

Australia 18- May AUD/tấn 292,0 3,1

Australia 18- Jun AUD/tấn 287,0 1,8

Buenos Aires 18- May USD/tấn 248,5 1,2

NCDEX (Ấn Độ) 18- May RS/Quintal 1711,0 0,4

NCDEX (Ấn Độ) 18- Jun RS/Quintal 1721,0 1,2

Ngô

Chicago 18- May USD/tấn 152,0 0,2

Chicago 18- Jun USD/tấn 155,0 0,1

Rossario 18- May USD/tấn 180,0 2,7

NCDEX (Ấn Độ) 18- May RS/Quintal 1.196,0 -0,4

NCDEX (Ấn Độ) 18- Jun RS/Quintal 1.185,0 -0,1

Đậu tương

Chicago 18- May USD/tấn 378,0 -0,3

Chicago 18- Jun USD/tấn 382,0 -0,2

Rossario 18- Jun USD/tấn 315,0 5,1

Đại Liên 18- May NDT/tấn 601,0 0,7

Đại Liên 18- Jun NDT/tấn 604,0 0,5

NCDEX (Ấn Độ) 18- May RS/Quintal 3693,0 2,9

NCDEX (Ấn Độ) 18- Jun RS/Quintal 3755,0 2,4

Khô đậu tương

Chicago 18- May USD/tấn 415,0 0,0

Chicago 18- Jun USD/tấn 419,0 -0,1

Đại Liên 18- May USD/tấn 2848,0 -0,1

Đại Liên 18- Jun USD/tấn 2792,0 -0,2

Lúa mạch làm TACN

Australia 18- May AUD/tấn 275,0 3,5

NCDEX (Ấn Độ) 18- Jun RS/10kg 1.437,0 -1,6

Dầu đậu nành

Chicago 18- May USD/tấn 679,0 -0,6

Chicago 18- Jun USD/tấn 685,0 -0,2

NCDEX (Ấn Độ) 18- May RS/10kg 773,0 3,5

NCDEX (Ấn Độ) 18- Jun RS/10kg 779,0 2,3

Dầu cọ thô Malaysia 18- May USD/tấn, FOB 642,5 -0,1

Khô hạt cải Rotterdam 18- Jun USD/tấn, FOB 283,0 -0,4

Nguồn: Tổng hợp

XUẤT NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU, VTNN

Tình hình nhập khẩu TACN&NL trong kỳ từ ngày 03/07 đến ngày 11/07/2018

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ nguồn Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu TACN&NL trong kỳ từ ngày 03/07 đến ngày 11/07/2018 đạt 64 triệu USD, giảm 39,5% so với kỳ trước.

Page 8: Bản tin Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_09/tacn_29_16_07_2018_RYSN.pdf · gồm những đồng minh truyền thống của Mỹ như EU,

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH TACN&VTNN

Số 29 ra ngày 16/07/2018 8

Trong kỳ này, khô dầu đậu tương là mặt hàng đạt lượng nhập khẩu lớn nhất vào nước ta, với 53,1 nghìn tấn, với giá nhập khẩu bình quân đạt 433 USD/tấn, giảm 35 USD/tấn so với kỳ trước. Trong đó, Việt Nam nhập khẩu khô dầu đậu tương nhiều nhất từ thị trường Achentina, đạt 40,7 nghìn tấn, với giá trung bình 424 USD/tấn, giảm 44 USD/tấn so với kỳ trước; nhập khẩu từ Mỹ đạt 10,3 nghìn tấn, với giá trung bình 463 USD/tấn, giảm 2 USD/tấn so với kỳ trước.

DDGS là mặt hàng đạt lượng nhập khẩu lớn thứ 2 vào nước ta, với 26,4 nghìn tấn, với giá nhập khẩu bình quân đạt 237 USD/tấn, tăng 2 USD/tấn so với kỳ trước. Trong đó, Việt Nam nhập khẩu DDGS nhiều nhất từ thị trường Mỹ, đạt 17,6 nghìn tấn, với giá trung bình 237 USD/tấn, tăng 7 USD/tấn so với kỳ trước; nhập khẩu từ Singapore đạt 7,4 nghìn tấn, với giá trung bình 240 USD/tấn, tương đương với kỳ trước.

Bột thịt xương là mặt hàng đạt lượng nhập khẩu lớn thứ 3 vào nước ta, với 11,7 nghìn tấn, giá nhập khẩu bình quân đạt 353 USD/tấn, giảm 17 USD/tấn so với kỳ trước. Thị trường cung cấp chính mặt hàng này là EU, Nam Mỹ...

Cám gạo là mặt hàng đạt lượng nhập khẩu lớn thứ 3 vào nước ta, với 12,4 nghìn tấn, giá nhập khẩu bình quân đạt 146 USD/tấn, giảm 2 USD/tấn so với kỳ trước. Thị trường cung cấp chính mặt hàng này là Ấn Độ.

Ngoài ra, trong kỳ này, giá nhập khẩu trung bình một số chủng loại TACN&NL đạt mức giá như sau: Khô dầu cọ có giá nhập khẩu 145 USD/tấn, tăng 5 USD/tấn so với kỳ trước; khô hạt cải ở mức 285 USD/tấn, giảm 32 USD/tấn so với tuần trước; Cám gạo có giá 157 USD/tấn, tăng 11 USD/tấn; cám mỳ đạt 175 USD/tấn, tăng 1 USD/tấn; bột cá có giá 1.825 USD/tấn, tăng 308 USD/tấn so với kỳ trước…

Tham khảo một số lô hàng TACN&NL nhập khẩu trong kỳ từ 03- 11/07/2018

Tên hàng Lượng (tấn)

Giá (USD/tấn)

Thị trường

Cảng MGH PTTT

Bã sắn khô 200 110 Lào Cầu Treo EXW TTR

Bột bánh 40 280 Malaysia Cát Lái C&F TTR

Bột bánh 40 240 Singapore Tân Cảng CFR DP

Bột bánh mì 340 210 Mỹ Lạch Huyện CFR LC

Bột bánh vụn 40 325 Malaysia Cát Lái C&F DP

Bột cá 100 1.080 Nhật Bản Cát Lái FOB KHO

Bột cá 68 1.320 Hàn Quốc Cát Lái CIF LC

Bột cá 500 1.270 Thái Lan Cát Lái CIF DP

Bột cá 200 1.200 Oman Lạch Huyện C&F TTR

Bột cá- Pro 60,6%;Độ ẩm 5,9%, NACL 3,0% 273 1.300 Malaysia Cát Lái CFR LC

Bột cá (Protêin: 67% Min 250 1.780 Chile Cát Lái CFR LC

Bột cá (Protêin: 67% Min.) 503 1.704 Peru Cát Lái CFR CAD

Bột cá (Protêin: 68% Min.) 494 1.770 Peru Cát Lái CFR TTR

Bột Cá- Độ ẩm 6.41%, Protein 65.70% 100 1.415 Singapore Cát Lái CIF DP

Bột cá hồng 150 8.000 Ecuador Đình Vũ CIF X

Bột Gan Mực 1.007 830 Hàn Quốc Cát Lái CIF KC

Bột gan mực (Protêin: 45% Min.) 180 858 Hàn Quốc Cát Lái CFR TTR

Bột gan mực dẻo 161 1.065 Trung Quốc Cát Lái CIF TTR

Bột gan mực- Pro: 43,74%%; Độ ẩm: 8,26% 450 850 Hàn Quốc Cát Lái CFR LC

Bột Gluten Ngô 220 575 Marshall Cát Lái CFR TTR

Bột Gluten Ngô 25 619 Mỹ Quy Nhơn CFR CAD

Bột Gluten Ngô 21 560 Trung Quốc Xanh CFR TTR

Bột gia cầm 246 890 Chile Cát Lái CFR TTR

Bột gia cầm 48 700 Hàn Quốc Cát Lái CFR LC

Bột gia cầm 92 860 Đức Cont SPITC CFR DP

Bột gia cầm 516 560 ả Rập Xê út Tân Vũ CFR TTR

Bột gia cầm - protein 65%mi 107 780 Anh Đình Vũ CFR KC

Bột huyết lợn 348 670 Singapore ICD PLong 3 CFR TTR

Page 9: Bản tin Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_09/tacn_29_16_07_2018_RYSN.pdf · gồm những đồng minh truyền thống của Mỹ như EU,

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH TACN&VTNN

Số 29 ra ngày 16/07/2018

9

Tên hàng Lượng (tấn)

Giá (USD/tấn)

Thị trường

Cảng MGH PTTT

Bột lông vũ 157 430 Braxin Cát Lái CFR LC

Bột lông vũ thủy phân 108 510 Ba Lan Cát Lái CFR LC

Bột lông vũ thủy phân 142 510 Mỹ Cát Lái CFR TTR

Bột lông vũ thủy phân 92 515 Achentina Tân Vũ CFR LC

Bột lông vũ thủy phân 111 525 Ba Lan Tân Vũ CFR LC

Bột lông vũ thủy phân 92 510 Anh Xanh CFR KC

Bột lông vũ thủy phân 101 510 Singapore Đình Vũ CFR KC

Bột tôm Krill 18 2.230 Mỹ Cát Lái CIF TTR

Bột thô được làm từ cá 60 300 Hồng Công Tân Vũ CIF TTR

Bột thịt gà 875 940 Mỹ Cát Lái CFR DP

Bột thịt xương 199 400 Australia Cát Lái CFR LC

Bột thịt xương bò 909 360 Achentina Tân Vũ CFR LC

Bột thịt xương bò 307 355 Singapore Xanh CFR KC

Bột thịt xương bò 500 285 Mỹ Đình Vũ CFR LC

Bột thịt xương bò 300 270 UruGoay Đình Vũ CFR LC

Bột thịt xương bò- Pro: 46.6%; Fat: 11.2%; Ash: 33.9% 300 285 Paragoay Cát Lái CFR LC

Bột thịt xương lợn 1.208 288 Singapore Cái Mép CFR DP

Bột thịt xương lợn 53 475 Chile Cát Lái CFR TTR

Bột thịt xương lợn 358 390 Italy Cát Lái FOB LC

Bột thịt xương lợn 254 390 Ba Lan Cát Lái CFR LC

Bột thịt xương lợn 483 270 Hồng Công Hải An CFR TTR

Bột thịt xương lợn 313 420 Mỹ Nam Hải ICD CFR CAD

Bột thịt xương lợn 140 320 Bungari Tân Vũ CFR LC

Bột thịt xương lợn- Protein 63.29%, Độ ẩm 6.88% 98 470 Mỹ Cont SPITC CFR TTR

Bột thịt xương từ lợn- protein trên 50% 96 380 Anh Đình Vũ CFR KC

Bột vỏ tôm thẻ chân trắng 47 1.000 Hồng Công Lạch Huyện CIF TTR

Cám gạo 227 138 ấn Độ Cát Lái C&F DP

Cám mì, độ ẩm<13%, aflatoxin<10PPB 168 150 Singapore Nam Hải CIF KC

Cám mỳ 181 185 Malaysia Cát Lái C&F TTR

Cám mỳ 384 174 Đài Loan Tân Vũ CIF DP

Cám mỳ bột 613 180 Mỹ Nam Hải CFR DP

Cám mỳ viên 560 172 Indonesia Lạch Huyện CFR LC

Cám mỳ viên 560 170 Phần Lan Xanh CFR DP

Cám ngô 998 172 Hàn Quốc Cát Lái CFR TTR

Cám ngô 196 164 Singapore Cát Lái CFR DP

Cám ngô 270 149 Trung Quốc Tân Vũ CFR TTR

Cao gan mực 75 1.010 Hàn Quốc Cát Lái CIF LC

DDGS 210 250 Malaysia Cát Lái C&F TTR

DDGS 344 247 Paragoay Cát Lái CFR DP

DDGS 183 215 Singapore Nam Hải ICD CFR LC

DDGS 1.284 215 Mỹ Xanh CFR LC

DDGS 26 221 Đài Loan PTSC Đình Vũ CFR LC

Dịch gan mực 90 1.070 Trung Quốc Cát Lái CIF TTR

Khô đậu tương dạng tấm 521 475 ấn Độ Transvina C&F DP

Khô dầu đậu tương 7.116 459 Mỹ Cái Mép CFR LC

Khô dầu đậu tương 12.450 366 Singapore SITVVT CFR LC

Khô dầu cọ 223 105 Philippin Cát Lái FOB TTR

Khô dầu cọ 3.300 147 Singapore Cửa Cầm CFR LC

Khô dầu hạt cải 306 318 Pakistan Cát Lái C&F DP

Khô dầu hạt cải 993 331 UAE Cát Lái CFR LC

Khô dầu hạt cải 320 239 ấn Độ Đình Vũ CFR LC

Khô dầu hạt cải 284 250 Singapore Đình Vũ C&F DP

Khô dầu hạt lanh 8 812 Pháp Cát Lái FOB TTR

Khô dầu vừng 105 328 Nhật Bản Cát Lái CFR KC

TA cho bò sữa- Organic 26 744 Pháp Xanh CIF KC

TA cho cá ( Hercules), Protein<60% 26 1.435 Phần Lan Đình Vũ EXW TTR

TA heo con LACTARINE 25 1.354 Pháp Cát Lái CFR TTR

Page 10: Bản tin Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_09/tacn_29_16_07_2018_RYSN.pdf · gồm những đồng minh truyền thống của Mỹ như EU,

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH TACN&VTNN

Số 29 ra ngày 16/07/2018 10

Tham khảo đơn giá nhập khẩu chất tổng hợp và bổ trợ kỳ từ 03- 11/07/2018

Tên hàng Lượng

(tấn) Giá

(USD/tấn) Thị trường Cảng MGH PTTT

Soyaplex Paste 260 1.099 Đài Loan Cát Lái CFR TTR

Fucogen 18 1.304 Đài Loan Cát Lái CFR TTR

Soyaplex Plus 216 1.751 Đài Loan Cát Lái CFR TTR

Nutrimin-S 400 2.032 Đài Loan Cát Lái CFR TTR

Gro-Amino 54 3.361 Đài Loan Cát Lái CFR TTR

Aqua Vita 175 7.886 Đài Loan Cát Lái CFR TTR

BIOTIDE 60 680 Đài Loan Nam Đình Vũ CIF KC

Dabomb-P 90 745 Đài Loan Nam Đình Vũ CIF DA

Protigen F100 40 785 Đài Loan Nam Đình Vũ CFR KC

SUPERSOY 100 770 Đài Loan Tân Vũ CIF DP

ALPHASOY PIG 26 840 Đan Mạch Cát Lái CIF DP

ECOBIOL 20 2.200 Đức Cát Lái CIF TTR

DAIRYLAC 80 98 600 Canada Tân Vũ CIF TTR

Chât khoáng đệm (Acid Buf10) 66 801 CH Ailen Xanh CIF CAD

NUTRAFITO PLUS 12 7.000 Chile ICD PLong 3 CIF KC

FISH SOLUBLE PASTE 109 645 ấn Độ Cát Lái CIF LC

INTRAMIN-O 13 280 ấn Độ Cont SPITC CIF TTR

ZINC OXIDE (Zn): 72.815%) 24 1.940 ấn Độ Cont SPITC CIF TTR

Premulac 20 51 1.145 Hà Lan Cát Lái CFR TTR

Protilac 78 780 Hà Lan Đình Vũ CIF DP

NUTRIMAC 24 720 Hà Lan ICD PLong 3 CIF DP

CHOLINE CHLORIDE 60% POWDER 162 810 Hồng Công Cát Lái CIF KC

Nuklospray S20-20 74 1.214 Hồng Công Cát Lái CIF DA

Formi NDF 105 1.728 Hồng Công Cát Lái CIF TTR

Bredol 683 18 7.300 Hồng Công Cát Lái CFR KC

STEAROLAC 90 12 723 Malaysia Cát Lái CIF TTR

SUSFAT S100L 18 870 Malaysia Cát Lái FOB TTR

DMX-7 MOLD INHIBITOR 16 2.000 Malaysia Cát Lái CIF TTR

Swine Starter Mineral Premix (A9125M) 15 540 Malaysia Cont SPITC CIF TTR

Broiler Mineral Premix (A9205M) 43 600 Malaysia Cont SPITC CIF TTR

Monocalcium phosphate 200 465 Mỹ Cát Lái CIF DA

NUPRO 38 1.740 Mỹ Cát Lái FOB TTR

Allplex S 19 2.730 Mỹ Cát Lái FOB DA

Allplex GF 43 3.050 Mỹ Cát Lái FOB DA

Mycosorb A+ 20 3.600 Mỹ Cát Lái FOB DA

BIOPLEX POULTRY PAX 13 3.610 Mỹ Cát Lái FOB TTR

EMPYREAL 75 50 921 Mỹ ICD PLong 3 C&F DP

Dairylac-80 20 560 Mỹ Quy Nhơn CIF TTR

OPTIGEN II 19 1.960 Mỹ Xanh FOB KC

NUTRI PEPTIDE 15 3.341 Pháp Cát Lái EXW TTR

MONOCALCIUM PHOSPHATE (MCP) 78 582 Singapore Cát Lái CIF TTR

MYCOFIX SECURE 42 1.030 Singapore Cát Lái CIF TTR

L-Threonine 98.5% Feed Grade 20 1.300 Singapore Cát Lái CIF TTR

Betafin LQD ( 38%) 23 1.470 Singapore Cát Lái CFR DA

Kem-gest Dry 14 1.800 Singapore Cát Lái CIF LC

ENDOX C DRY 10 1.820 Singapore Cát Lái CIF DP

Lysoforte Dry 11 3.400 Singapore Cát Lái CIF TTR

Biotronic Top 3 60 3.450 Singapore Cát Lái CIF TTR

MYCOFIX PLUS 3.0 20 3.940 Singapore Cát Lái CIF TTR

Rovimix VB 0502 20 19.970 Singapore Cát Lái CFR TTR

Zinc Oxide 72 ( ZnO) 100 2.130 Singapore Cont SPITC CIF TTR

Vitalink 14 5.504 Singapore VICT CIF TTR

METASMART DRY 12 5.400 Singapore Xanh CIF DP

BERGAFAT HTL-306 68 905 Singapore Xanh CIF TTR

DELTA ACIDOLINE XT 15 1.689 Singapore Xanh CIF TTR

MOLDSTOP SD PLUS 10 1.230 Thái Lan Cát Lái CIF TTR

Page 11: Bản tin Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_09/tacn_29_16_07_2018_RYSN.pdf · gồm những đồng minh truyền thống của Mỹ như EU,

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH TACN&VTNN

Số 29 ra ngày 16/07/2018

11

Tên hàng Lượng

(tấn) Giá

(USD/tấn) Thị trường Cảng MGH PTTT

Liquid vitacid 22 2.054 Thái Lan Cát Lái CFR TTR

LIPIDIN 10 3.950 Thái Lan Cát Lái CIF TTR

Zinc Oxide 100 1.841 Thổ Nhĩ Kỳ Cont SPITC CIF TTR

Yeast Powder 55% 20 305 Trung Quốc Cát Lái CIF TTR

MAGNESIUM SULPHATE (Mg 16% Min) 54 323 Trung Quốc Cát Lái C&F TTR

Monocalcium phosphate 675 420 Trung Quốc Cát Lái CIF TTR

L-LYSINE SULPHATE 123 620 Trung Quốc Cát Lái CIF KC

Wilpromil R 546 912 Trung Quốc Cát Lái CFR TTR

L-LYSINE MONOHYDROCHLORIDE 98.5% 36 1.190 Trung Quốc Cát Lái CIF KC

Motionacid 39 1.280 Trung Quốc Cát Lái CIF TTR

Mixed Feed Additive Betaine Hydrochloride 98% 40 1.560 Trung Quốc Cát Lái CIF TTR

OXIDO DE ZINC MAXINO 720 24 2.020 Trung Quốc Cát Lái CIF CASH

Premix B228 For Fish 22 2.031 Trung Quốc Cát Lái CIF TTR

Compound Premix B208 for Channel Catfish 40 2.054 Trung Quốc Cát Lái CIF TTR

BETAIN HYDROCHLORIDE 17 2.140 Trung Quốc Cát Lái CIF TTR

Premix A721 For Fish 22 2.447 Trung Quốc Cát Lái CIF TTR

LACTO-BUTYRIN POWDER 24 3.617 Trung Quốc Cát Lái CFR DP

Choline Chloride (CC60%) 169 900 Trung Quốc Đình Vũ FOB TTR

Feed Grade Chromium Picolinate IV Type 10 1.880 Trung Quốc Đình Vũ CIF KC

Antioxidant 20 1.200 Trung Quốc Hải An CIF KC

BIOACID 23 1.293 Trung Quốc Hải Phòng CIF KC

Compound Premix for Shrimp 50 1.954 Trung Quốc Tiên Sa CIF TTR

RU ZHU 10 30 6.240 Trung Quốc Xanh C&F TTR

Organacid Plus 16 1.200 Trung Quốc Đình Vũ CIF KC

(Số liệu thống kê sơ bộ, chỉ dùng để tham khảo)

Nhập khẩu bột thịt xương từ EU giảm mạnh - Giá bột thịt xương trong tháng 7 dự kiến ổn định so với tháng trước.

- 6 tháng đầu năm 2018, lượng nhập khẩu bột thịt xương ước đạt 230 nghìn tấn, trị giá 95,2 triệu USD, giảm 17,3% về lượng nhưng tăng 1,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Thông tin thị trường quốc tế:

Tuần đầu tháng 07/2018, giá bột thịt xương tại thị trường Mỹ giảm so với tháng trước nhưng tăng ở một số thị trường khác.

Cụ thể, giá bột thịt xương 50 pro tại Mỹ ở mức 440 USD/tấn, giảm 20 USD/tấn so với tháng trước và giảm 50 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2017.

Giá bột thịt xương 45 protein tại Australia có giá 390 USD/tấn, tăng 40 USD/tấn so với tháng trước và giảm 50 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2017.

Dự kiến, giá bột thịt xương thế giới trong những tháng tới ổn định do nhu cầu thường tăng chậm trong những tháng mùa hè.

THAM KHẢO GIÁ XUẤT KHẨU BỘT PROTEIN ĐỘNG VẬT MỚI NHẤT TỪ MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG (USD/TẤN, CNF ASIA)

Thị trường- Chủng loại Giá ngày 06-06-

2018 Giá ngày 06-05-

2018 Giá ngày 06-06-

2017

Australian MBM, 45 protein 390/400 350/360 440/450

Australian MBM, 50 protein 430/440 385/395 490/510

Australian Feathermeal 490/500 490/500 540/550

Australian Poultry Meal 850/870 820/830 800/810

Meat& bone meal, USA, 50 pro 440/450 460/480 490/500

USA Feathermeal, 80% protein 600/620 580/600 510/520

USA Poultry Meal, feed grade 600/620 600/610 620/630

Page 12: Bản tin Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_09/tacn_29_16_07_2018_RYSN.pdf · gồm những đồng minh truyền thống của Mỹ như EU,

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH TACN&VTNN

Số 29 ra ngày 16/07/2018 12

II. Tình hình nhập khẩu bột thịt xương của Việt Nam:

Theo số liệu thống kê chính thức, trong 5 tháng đầu năm 2018, lượng nhập khẩu bột thịt xương đạt 189,3 nghìn tấn, trị giá 78,4 triệu USD, giảm 25,8% về lượng và giảm 8,3% so với cùng kỳ năm 2017.

Riêng trong tháng 05/2018, lượng nhập khẩu bột thịt xương đạt 40,1 nghìn tấn, trị giá 15,6 triệu USD, tăng 11,6% về lượng và tăng 3% về trị giá so với tháng trước, tăng 40,2% về lượng và 56,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Giá nhập khẩu bột thịt xương trong tháng 05/2018 ở mức 390 USD/tấn, giảm 32 USD/tấn so với tháng trước nhưng tăng 41 USD/tấn so với tháng 05/2017.

Lượng nhập khẩu bột thịt xương trong những tháng tới dự kiến đạt từ 30- 40 nghìn tấn/tháng, với giá nhập khẩu ở mức 390- 420 USD/tấn.

L­îng vµ gi¸ nhËp khÈu bột thịt xương qua c¸c th¸ng

390422411421431

432 440423

411394368

342359349

336333

325

5

25

45

65

85

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

200

300

400

500

L­îng 2018 L­îng 2017 Gi¸ 2018 Gi¸ 2017

(Tính toán từ số liệu Hải quan)

Về thị trường cung cấp, trong 5 tháng đầu năm 2018, có 24 thị trường cung cấp mặt hàng bột thịt xương cho Việt Nam, tăng 3 thị trường so với cùng kỳ năm 2017. Các doanh nghiệp giảm mạnh nhập khẩu bột thịt xương từ châu Âu và tăng mạnh nhập khẩu mặt hàng này từ châu Mỹ.

EU duy trì là thị trường cung cấp bột thịt xương lớn nhất cho Việt Nam, đạt 84 nghìn tấn trong 5 tháng đầu năm 2018, giảm 63,6% so với cùng kỳ năm 2017 và chiếm 44,3% tổng lượng bột thịt xương nhập khẩu từ các thị trường. Riêng trong tháng 05/2018, lượng nhập khẩu mặt hàng này đạt 24,7 nghìn tấn, tăng 54,1% so với tháng trước nhưng giảm 4,2% so với tháng 05/2017.

Trong khối, Hà Lan là thị trường cung cấp bột thịt xương lớn nhất, với lượng đạt 30,8 nghìn tấn trong 5 tháng đầu năm 2018, giảm 52,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá nhập khẩu trung bình bột thịt xương từ thị trường này trong tháng 05/2018 ở mức 373 USD/tấn, giảm 13 USD/tấn so với tháng trước nhưng nhưng tăng 28 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2017.

Italy thị trường cung cấp bột thịt xương lớn thứ 2 trong khối EU, với lượng nhập khẩu đạt 17,5 nghìn tấn, giảm 72,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá nhập khẩu trung bình bột thịt xương từ thị trường này trong tháng 05/2018 ở mức 398 USD/tấn, giảm 24 USD/tấn so với tháng trước nhưng tăng 43 USD/tấn so với tháng 05/2017.

Trong 5 tháng đầu năm 2018, lượng nhập khẩu bột thịt xương từ một số thị trường khác thuộc khối EU giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái như nhập khẩu từ Slovenia đạt 8,4 nghìn tấn, giảm 59,3%; nhập khẩu từ Ba Lan đạt 6,1 nghìn tấn, giảm 50,9% so với cùng kỳ năm 2017...

Đáng chú ý, lượng nhập khẩu bột thịt xương từ một số thị trường tăng đột biến và đều là những thị trường thuộc châu Mỹ như nhập khẩu từ Mỹ đạt 42,7 nghìn tấn, với giá trung bình đạt 444 USD/tấn, tăng 32 USD/tấn so với cùng kỳ; nhập khẩu từ UruGoay đạt 13,8 nghìn tấn, với giá nhập khẩu 399 USD/tấn, tăng 58 USD/tấn; nhập khẩu từ Australia đạt 7,9 nghìn tấn, với giá nhập khẩu trung bình ở mức 427 USD/tấn, tăng 28 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2017…

Page 13: Bản tin Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_09/tacn_29_16_07_2018_RYSN.pdf · gồm những đồng minh truyền thống của Mỹ như EU,

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH TACN&VTNN

Số 29 ra ngày 16/07/2018

13

So sánh giá nhập khẩu bột thịt xương trong tháng 05/2018 từ các thị trường như sau: Đơn giá trung bình nhập khẩu từ Papua New Guinea có giá thấp nhất là 270 USD/tấn; tiếp đến là từ Ba Lan có giá 333 USD/tấn và giá nhập khẩu từ thị trường Braxin đạt cao nhất là 458 USD/tấn.

THỊ TRƯỜNG CUNG CẤP BỘT THỊT XƯƠNG CHO VIỆT NAM 5 THÁNG ĐẦU NĂM 2018 (ĐVT: LƯỢNG: TẤN; TRỊ GIÁ: NGHÌN USD)

Thị trường 5 tháng 2018 So 5T/2017 (%) Tháng 5/2018 So với T4/2018 (%) So T5/2017 (%)

Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá

EU 83.984 33.223 -63,6 -56,6 24.719 9.360 54,1 47,8 -4,2 4,9

Mỹ 42.723 18.978 1.549,5 1.754,5 4.994 2.057 -49,9 -53,7 18.846,6 22.514,2

Hà Lan 30.848 12.176 -52,6 -43,4 8.353 3.113 7,5 3,9 31,9 42,6

Italy 17.484 7.237 -72,5 -66,2 7.415 2.949 66,1 56,7 51,0 69,2

UruGuay 13.751 5.483 3.337,3 3.918,3

Braxin 10.616 5.190 41,0 76,8 2.659 1.218 -14,3 -28,2 65,8 92,9

Paragoay 11.104 4.447 58,8 94,0 1.028 355 -62,4 -67,0 156,7 170,5

Bỉ 10.384 3.939 -10,2 0,7 2.156 788 229,5 202,3 33,1 39,5

Achentina 9.516 3.695 88,2 89,2 2.185 839 157,2 169,6 326,3 348,7

Slovenia 8.379 3.493 -59,3 -50,1 636 280 -21,0 -13,1 -70,0 -60,4

Australia 7.879 3.367 6.264,4 5.180,8 3.620 1.478 206,8 220,0

Pháp 6.749 2.575 21,0 25,9 1.544 555 0,7 -0,5 31,3 27,8

Ba Lan 6.112 2.216 -50,9 -47,3 2.232 744 244,8 200,9 10,4 3,4

New Zealand 3.136 1.388

Anh 2.707 1.081 -87,9 -84,8 1.518 605 -47,4 -36,3

Singapore 1.859 760 305 130 -37,1 -35,0

UAE 1.866 675

Costa Rica 1.176 499

Đức 1.028 399 -94,5 -92,9 720 275 2.864,4 2.798,9 -65,1 -60,0

Canada 793 331 356 141 109,8 99,7

Ả Rập Xê Út 206 135

Chilê 312 134

Bồ Đào Nha 292 108 1.056,7 1.197,0 146 51 -0,2 -10,5

Papua New Guinea

250 68 250 68

Hồng Công 100 38

(Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan)

Tham khảo doanh nghiệp nhập khẩu từ EU 5 tháng đầu năm 2018 STT Tên công ty Trị giá (nghìn USD)

1 Công Ty Tnhh Xuất Nhập Khẩu Dinh Dưỡng Hoàng Sa 5.013

2 Công Ty Cổ Phần Agrimax 3.904

3 Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P. Việt Nam 3.250

4 Công Ty Tnhh Chim Én 2.545

5 Công Ty Tnhh Andon Việt Nam 1.972

6 Công Ty Tnhh Đầu Tư Và Phát Triển Trung Chính 1.643

7 Công Ty Tnhh Trác Việt 1.469

8 Công Ty Tnhh Đầu Tư Và Phát Triển Giải Pháp Dinh Dưỡng 1.362

9 Công Ty Tnhh Xuất Nhập Khẩu Đất Lành 1.351

10 Công Ty Tnhh Nông Nghiệp Phù Sa 1.330

11 Công Ty Tnhh Kinh Doanh Thương Mại Phương Đông 1.192

12 Công Ty Tnhh Vườn Thú Thành Phố 1.165

13 Công Ty Tnhh Bayer Việt Nam 1.081

14 Công Ty Cổ Phần Thương Mại Ngân Hà 1.062

15 Công Ty Tnhh Dsm Nutritional Products Việt Nam. 1.035

16 Công Ty Tnhh De Heus 981

17 Công Ty Tnhh Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Khai Anh - Bình Thuận 978

18 Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Dabaco Việt Nam 887

19 Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nhất Thành 856

20 Công Ty Tnhh Sản Xuất Hàng Hóa Việt Nam 829

Page 14: Bản tin Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_09/tacn_29_16_07_2018_RYSN.pdf · gồm những đồng minh truyền thống của Mỹ như EU,

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH TACN&VTNN

Số 29 ra ngày 16/07/2018 14

STT Tên công ty Trị giá (nghìn USD)

21 Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Đình - Sơn 795

22 Công Ty Tnhh Một Thành Viên Nutrispices 762

23 Công Ty Tnhh Thương Mại - Sản Xuất Trại Việt 723

24 Công Ty Cổ Phần Nông Sản Quốc Tế 677

25 Công Ty Tnhh Một Thành Viên Ánh Dương Khang 672

26 Công Ty Tnhh Thương Mại Dịch Vụ Nông Nghiệp Nam Anh 612

27 Cty Tnhh Thương Mại Sản Xuất Tân Hoá 606

28 Công Ty Tnhh Một Thành Viên Provimi 597

29 Công Ty Tnhh Nutreco International (Việt Nam) 594

30 Công Ty Tnhh Cj Vina Agri 584

31 Công Ty Tnhh Tedeco 570

32 Công Ty Tnhh Thương Mại Viễn Mai 539

33 Công Ty Tnhh Tps Bảo Hưng 528

34 Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Nhập Khẩu Và Phân Phối Hoa Lâm 522

35 Công Ty Tnhh Thức Ăn Gia Súc Lái Thiêu 520

36 Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Dinh Dưỡng Á Châu (Vn) 519

37 Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Ant (Hn) 480

38 Công Ty Tnhh Thái Việt Long 466

39 Công Ty Tnhh Dịch Vụ Thương Mại Nam Hà Nội 458

40 Công Ty Cp Thực Phẩm Sữa Th 445

41 Công Ty Tnhh Biomin Việt Nam 426

42 Công Ty Cổ Phần Dinh Dưỡng Trường Giang 410

43 Công Ty Tnhh Nor Feed Việt Nam 393

44 Công Ty Cổ Phần Thú Y Xanh Việt Nam 379

45 Công Ty Tnhh Việt Pháp Quốc Tế 376

46 Công Ty Tnhh Thương Mại Dịch Vụ Nông Sản Việt 359

47 Công Ty Tnhh Guyomarc'H Việt Nam 357

48 Công Ty Tnhh Toàn Mỹ Phú 350

49 Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Japfa Comfeed Việt Nam 336

50 Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Develing Quốc Tế (Việt Nam) 319

51 Công Ty Tnhh Thuốc Thú Y - Thủy Sản Anh Quốc 301

52 Công Ty Tnhh Vilomix Việt Nam 295

53 Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thức Ăn Chăn Nuôi Hoa Kỳ 261

54 Công Ty Tnhh Nguyên Liệu Sản Xuất D.D.P 260

55 Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Sản Xuất Và Thương Mại Đại Uy 256

56 Công Ty TNHH Sản Xuất, Thương Mại Và Đầu Tư Anh Dũng 256

57 Công Ty Cổ Phần Abc Việt Nam 254

58 Công Ty Tnhh Thương Mại - Dịch Vụ An Huy 247

(Số liệu thống kê chỉ dùng để tham khảo)

Giá phụ phẩm từ ngô trong tháng 7 dự kiến giảm - Tuần đầu tháng 07/2018, giá xuất khẩu DDGS 35 profat giao tháng 07/2018

của Mỹ sang thị trường châu Á giảm từ 30- 40 USD/tấn so với tháng trước do Trung Quốc ngừng nhập khẩu DDGS của Mỹ. Giá phụ phẩm từ ngô trong tháng 7 dự kiến giảm.

- Dự báo năm 2018, lượng nhập khẩu các loại phụ phẩm từ ngô của Việt Nam (DDGS, bột gluten ngô, cám ngô) tăng mạnh.

Thị trường quốc tế:

Về nguồn cung:

Theo USDA, lượng xuất khẩu các loại phụ phẩm từ ngô của Mỹ trong tháng 5/2018 đạt 2 triệu tấn, tăng 3% so với tháng 5/2017, nâng tổng lượng DDGS xuất khẩu của nước này trong 5 tháng đầu năm 2018 đạt 5,58 triệu tấn, giảm 13,1% so với cùng kỳ năm 2017. Lượng DDGS xuất khẩu sang các thị trường châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ giảm mạnh…

Page 15: Bản tin Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_09/tacn_29_16_07_2018_RYSN.pdf · gồm những đồng minh truyền thống của Mỹ như EU,

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH TACN&VTNN

Số 29 ra ngày 16/07/2018

15

Xuất khẩu bột gluten ngô của Mỹ trong tháng 5/2018 đạt 92,5 nghìn USD, nâng tổng lượng bột gluten ngô trong 5 tháng đầu năm 2018 đạt 304 nghìn tấn, giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 5 tháng đầu năm 2018, lượng xuất khẩu cám ngô giảm 1,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 259,7 nghìn tấn.

Thị trường nhập khẩu các phụ phẩm từ ngô của Mỹ 5 tháng đầu năm 2018 Thị trường DDGS (tấn) Bột gluten ngô (tấn) Cám ngô (tấn)

Mêhicô 844.500 6.300 11.200

Hàn Quốc 477.600 900

Việt Nam 472.300 3.200

Thái Lan 420.400 12.200

Thổ Nhĩ Kỳ 401.300 39.800

Canada 275.700 30.800

Indonesia 260.000 41.500 500

Nhật Bản 180.100 1.900

CH Ailen 158.000 1.768.400

Ixaren 148.700 117.200

Côlômbia 88.800 41.600 9.300

Đài Loan 82.300 16.100

New Zealand 78.700 10.400

Tây Ban Nha 76.800

Trung Quốc 73.800

Ai Cập 69.600 57.300

Anh 62.400 1.400 21.100

Ma Rốc 62.300 21.700

Philippin 59.000

Bănglađét 57.200 2.300

El Salvador 37.100 1.200

Costa Rica 35.500

Malaysia 28.300 8.100

Burma 26.900 1.300

Tuynidi 22.000

Cămpuchia 21.500

Honduras 21.500 3.100

Guatemala 20.100 4.300

Ecuađo 14.800 1.900

Jamaica 10.800

Bồ Đào Nha 10.300 22.200

Panama 9.300

Peru 8.500 5.600

Xri Lanca 7.900

Ả Rập Xê út 2.200

Về giá: Thời điểm đầu tháng 07/2018, giá xuất khẩu DDGS 35 profat giao tháng 07/2018 của Mỹ ở mức 209 USD/tấn,FOB, Gulf, giảm 37 USD/tấn so với cùng kỳ tháng trước nhưng tăng 92 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2017. Thời điểm này không có lô hàng DDGS nào được xuất khẩu sang Trung Quốc do hàng rào thuế quan của Mỹ.

Giá xuất khẩu DDGS của Mỹ sang thị trường châu Á giảm mạnh so với cùng kỳ tháng trước. Trong đó, giá xuất khẩu DDGS của Mỹ sang Hàn Quốc ở mức 264 USD/tấn (với hàng giao tháng 06/2017), giảm 34 USD/tấn so với tháng trước nhưng tăng 54 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2017.

Giá DDGS xuất khẩu của Mỹ về Việt Nam (giao tháng 07/2018) ở mức 244 USD/tấn, FOB, giảm 30 USD/tấn so với cùng kỳ tháng trước nhưng tăng 43 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2017.

Dự kiến, giá DDGS xuất khẩu của Mỹ ổn định trong tháng 08/2018 do nhu cầu nhập khẩu từ Trung Quốc giảm mạnh.

Page 16: Bản tin Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_09/tacn_29_16_07_2018_RYSN.pdf · gồm những đồng minh truyền thống của Mỹ như EU,

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH TACN&VTNN

Số 29 ra ngày 16/07/2018 16

THAM KHẢO GIÁ XUẤT KHẨU DDGS CỦA MỸ SANG CHÂU Á NGÀY 06/07/2018 (Min 35% Pro-fat; USD/tấn; FOB)

Tên cảng đến (40 ft/container) Giao tháng 5/2018 Giao tháng 06/18 Giao tháng 07/18

Busan (Hàn Quốc) 234 234 234

Cao Hùng (Đài Loan) 234 234 234

Manila (Philippines) 238 238 238

Jakata (Inđônêxia) 336 336 336

Kelang (Malaysia) 336 336 336

Việt Nam (Hồ Chí Minh) 244 244 244

Yokohama (Nhật Bản) 236 236 236

LCMB (Thái Lan) 237 237 237

- Giá bột gluten ngô tại Mỹ thời điểm đầu tháng 07/2018 ở mức 580 USD/tấn, giảm 18 USD/tấn so với cùng kỳ tháng trước và giảm 40 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2017.

- Giá cám ngô xuất khẩu của Mỹ thời điểm đầu tháng 07/2018 ở mức 170 USD/tấn, FOB, Nola, giảm 14 USD/tấn so với tháng trước nhưng tăng 26 USD/tấn so với cùng kỳ năm ngoái.

Tình hình nhập khẩu các chủng loại phụ phẩm từ ngô của Việt Nam:

1. Nhập khẩu DDGS:

Theo số liệu thống kê, lượng nhập khẩu DDGS của Việt Nam từ các thị trường trong tháng 05 năm 2018 đạt 129 nghìn tấn, trị giá 28,8 triệu USD, tăng 41,6% về lượng và tăng 46,4% về trị giá so với tháng trước, tăng 259,4% về lượng và 235,5% về trị giá so với tháng 05/2017. Giá nhập khẩu DDGS trong tháng 05/2018 ở mức 223 USD/tấn, tăng 7 USD/tấn so với tháng trước nhưng giảm 16 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2017. Tính chung 5 tháng đầu năm 2018, lượng nhập khẩu mặt hàng DDGS đạt 468,8 nghìn tấn, trị giá 99,5 triệu USD, tăng 84,9% về lượng và tăng 75% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Lượng nhập khẩu DDGS trong những tháng tới dự kiến đạt từ 100- 130 nghìn tấn/tháng, với giá trung bình từ 215- 220 USD/tấn do nguồn cung DDGS tăng, nhu cầu từ Trung Quốc giảm.

L­îng vµ gi¸ nhËp khÈu DDGS qua c¸c th¸ng

202

206

209

216223222

214230

239 239229 237 236 236 234

202207

10

60

110

160

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

100

200

300

L­îng 2018 L­îng 2017Gi¸ 2018 Gi¸ 2017

Về thị trường cung cấp:

Trong 5 tháng đầu năm 2018, Việt Nam nhập khẩu DDGS từ 10 thị trường, tăng 3 thị trường so với cùng kỳ năm 2017. Riêng trong tháng 05/2018, có 7 thị trường cung cấp mặt hàng DDGS cho Việt Nam, tăng 3 thị trường so với tháng trước và tăng 2 thị trường với cùng kỳ năm 2017.

5 tháng đầu năm 2018, Mỹ là thị trường cung cấp lớn nhất mặt hàng DDGS cho Việt Nam, đạt 439,7 nghìn tấn, tăng 294,4% so với cùng kỳ năm 2017. Lượng nhập khẩu DDGS từ thị trường này chiếm 93,7% tổng lượng DDGS nhập khẩu. Riêng trong tháng 05/2018, lượng DDGS nhập khẩu từ thị trường này ở mức 117,2 nghìn tấn, tăng 38,3% so với tháng trước. Giá trung bình DDGS nhập khẩu từ thị trường này trong tháng 05/2018 đạt 211 USD/tấn, giảm 4 USD/tấn so với tháng trước.

Page 17: Bản tin Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_09/tacn_29_16_07_2018_RYSN.pdf · gồm những đồng minh truyền thống của Mỹ như EU,

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH TACN&VTNN

Số 29 ra ngày 16/07/2018

17

Lượng nhập khẩu DDGS từ Canada trong 5 tháng năm đầu 2018 giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 14,4 nghìn tấn, với giá nhập khẩu trung bình trong tháng 05 là 245 USD/tấn, giảm 2 USD/tấn so với tháng trước và tăng 1 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2017. Lượng nhập khẩu DDGS từ thị trường này chiếm 3,1% tỷ trọng.

Nhập khẩu DDGS từ một số mới nhưng số lượng đạt thấp như Hồng Công, Chilê, Nhật Bản...

THỊ TRƯỜNG CUNG CẤP DDGS CHO VIỆT NAM 5 THÁNG ĐẦU NĂM 2018

(LƯỢNG: TẤN; TRỊ GIÁ: NGHÌN USD)

Thị trường 5 tháng 2018 So với 5T/2017 (%) Tháng 5/2018 So T4/2018 (%) So T5/2017 (%)

Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Mỹ 439.712 92.788 294,4 284,8 117.166 25.941 38,3 42,6

Canada 14.439 3.337 -73,3 -72,5 4.417 1.083 211,2 209,6 -79,6 -78,5

Paragoay 10.649 2.460 28,6 24,0 6.131 1.437 35,7 40,5 119,1 102,3

Chilê 2.092 465 655 149 31,2 27,9

Pakixtan 484 155 484 155

Malaysia 556 150 336,8 333,6

Hồng Công 597 121

Anh 183 43 183 43

Nhật Bản 106 17

Trung Quốc 9 5 -82,3 -50,2 9 5

(Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục hải quan)

2. Nhập khẩu cám ngô:

Theo số liệu thống kê, lượng nhập khẩu cám ngô của Việt Nam trong tháng 05/2018 đạt 13,2 nghìn tấn, trị giá 2,3 triệu USD, giảm 43% về lượng và giảm 40,9% về trị giá so với tháng trước, giảm 35% về lượng và 27,1% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Giá nhập khẩu cám ngô trong tháng 05/2018 ở mức 170 USD/tấn, tăng 6 USD/tấn so với tháng trước và tăng 18 USD/tấn so với tháng 05/2017.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2018, lượng nhập khẩu cám ngô đạt 102 nghìn tấn, trị giá 16,3 triệu USD, tăng 118,1% về lượng và tăng 126,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Dự báo, cám ngô vẫn là mặt hàng nhập khẩu có lượng tăng mạnh trong năm 2018 do giá rẻ, được nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc. Lượng nhập khẩu cám ngô trong những tháng tới dự kiến đạt từ 15- 20 nghìn tấn/tháng, với giá nhập khẩu trung bình từ 165- 175 USD/tấn do giá mặt hàng này ở mức thấp nhất so với các nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi khác.

Lượng và giá nhập khẩu cám ngô qua các tháng 170164

158158

153149 151

148

155

142144

154159

152153161

162

0

5

10

15

20

25

30

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

100

120

140

160

180

L­îng 2018 (tÊn) L­îng 2017 Gi¸ 2018 (USD/tÊn) Gi¸ 2017

(Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục hải quan)

5 tháng đầu năm 2018, Việt Nam nhập khẩu cám ngô từ 4 thị trường, Trung Quốc là thị trường cung cấp lớn nhất, chiếm đến 98,7% lượng cám ngô nhập khẩu, đạt 100,8 nghìn tấn, tăng 136,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Page 18: Bản tin Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_09/tacn_29_16_07_2018_RYSN.pdf · gồm những đồng minh truyền thống của Mỹ như EU,

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH TACN&VTNN

Số 29 ra ngày 16/07/2018 18

Với lợi thế giá rẻ, nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc gần về vị trí địa lý, thời gian vận chuyển ngắn nên dự kiến Trung Quốc là thị trường cung cấp lớn nhất mặt hàng cám ngô cho Việt Nam.

Ngoài ra, các thị trường cung cấp mới khác có lượng nhập khẩu thấp như nhập khẩu từ Mỹ đạt 655 tấn, với giá trung bình là 204 USD/tấn; nhập khẩu từ Inđônêxia đạt 500 tấn với giá 172 USD/tấn...

THỊ TRƯỜNG CUNG CẤP CÁM NGÔ CHO VIỆT NAM 5 THÁNG ĐẦU NĂM 2018

(LƯỢNG: TẤN; TRỊ GIÁ: NGHÌN USD)

Thị trường 5 tháng 2018 So 5T/2017 (%) Tháng 5/2018 So T4/2018 (%) So T5/2017 (%)

Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Trung Quốc 100.766 16.074 136,7 151,5 13.229 2.253 -43,0 -40,9 -29,2 -18,4

Mỹ 655 133 391,8 49,5

Inđônêxia 500 86 -87,8 -88,2

Môdămbích 125 18

(Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục hải quan)

3. Nhập khẩu bột gluten ngô

Theo số liệu thống kê chính thức, lượng nhập khẩu bột gluten ngô của Việt Nam trong tháng 5 năm 2018 đạt 3,8 nghìn tấn, trị giá 2,4 triệu USD, tăng 85,1% về lượng và tăng 90,5% về trị giá so với tháng trước, tăng 430,9% về lượng và 423,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Giá nhập khẩu trung bình bột gluten ngô trong tháng 05/2018 ở mức 620 USD/tấn, tăng 17 USD/tấn so với tháng trước nhưng giảm 9 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2017.

Trong 5 tháng đầu năm 2018, lượng nhập khẩu bột gluten ngô về Việt Nam đạt 12,4 nghìn tấn, trị giá 7,5 triệu USD, tăng 83,6% về lượng và tăng 80,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Lượng nhập khẩu mặt hàng này về Việt Nam trong những tháng tới đạt từ 2- 4 nghìn tấn/tháng, với giá nhập khẩu từ 610- 630 USD/tấn.

L­îng vµ gi¸ nhËp khÈu bét gluten ng« qua c¸c th¸ng

593 596 595 603 620

524612

638615

627640621 607

594594

592596

0

1

2

3

4

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

300

500

700

L­îng 2018 (tÊn) L­îng 2017 Gi¸ 2018 (USD/tÊn) Gi¸ 2017

(Tính toán từ số liệu hải quan)

Trong 5 tháng đầu năm 2018, Việt Nam nhập khẩu bột gluten ngô từ 7 thị trường, tăng 3 thị trường so với năm ngoái. Riêng trong tháng 05/2018, có 4 thị trường cung cấp mặt hàng này cho Việt Nam, giảm 1 thị trường so với tháng trước.

5 tháng đầu năm 2018, Trung Quốc vượt Mỹ là thị trường cung cấp lớn nhất mặt hàng này, đạt 5,3 nghìn tấn, tăng 183,4% so với cùng kỳ năm 2017 và chiếm 42,9% tổng lượng bột gluten ngô nhập khẩu về Việt Nam. Giá nhập khẩu bột gluten ngô từ thị trường này trong tháng 05/2018 ở mức 626 USD/tấn, tăng 41 USD/tấn so với tháng trước và tăng 11 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2017.

Lượng nhập khẩu bột gluten ngô từ Mỹ trong 5 tháng đầu năm 2018 đạt 2,8 nghìn tấn, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm 2017. Giá nhập khẩu bột gluten ngô từ thị trường này trong tháng 05/2018 ở mức 605 USD/tấn, tương đương so với tháng trước và giảm 58 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2017.

Page 19: Bản tin Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_09/tacn_29_16_07_2018_RYSN.pdf · gồm những đồng minh truyền thống của Mỹ như EU,

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH TACN&VTNN

Số 29 ra ngày 16/07/2018

19

Trong năm nay có một số thị trường cung cấp mới cho Việt Nam mặt hàng bột gluten ngô là Ấn Độ đạt 220 tấn, giá trung bình 583 USD/tấn; nhập khẩu từ Đài Loan, đạt 132 tấn, với giá nhập khẩu là 540 USD/tấn...

THỊ TRƯỜNG CUNG CẤP BỘT GLUTEN NGÔ CHO VIỆT NAM 5 THÁNG NĂM 2018

(LƯỢNG: TẤN; TRỊ GIÁ: NGHÌN USD)

Thị trường 5 tháng 2018 So 5T/2017 (%) Tháng 5/2018 So T4/2018 (%) So T5/2017 (%)

Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Trung Quốc 5.340 3.185 183,4 200,9 1.778 1.113 103,4 117,9 1.705,1 1.737,3

Mỹ 2.837 1.721 24,8 18,8 872 528 732,3 732,8 175,0 150,8

Hàn Quốc 2.247 1.396 44,2 36,8 771 487 56,7 56,5 261,5 248,2

Indonesia 1.008 611 1.382,4 4.506,2 378 228 50,0 50,1

Canada 654 397 212,2 183,1

Ấn Độ 220 128 24,3 26,8

Đài Loan 132 71

(Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục hải quan)

THAM KHẢO MỘT SỐ DOANH NGHIỆP NHẬP KHẨU TACN&NL TỪ MỸ 5 THÁNG ĐẦU NĂM 2018

STT Tên công ty Trị giá (nghìn USD)

1 Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Long 24.120

2 Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P. Việt Nam 20.425

3 Công Ty Cổ Phần Hum 13.182

4 Công Ty Tnhh Uni-President Việt Nam 8.612

5 Công Ty Tnhh Khoa Kỹ Sinh Vật Thăng Long 5.486

6 Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Dabaco Việt Nam 5.336

7 Công Ty Tnhh Nguyên Liệu Sản Xuất D.D.P 5.102

8 Công Ty Tnhh Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Khai Anh - Bình Thuận 4.662

9 Công Ty Tnhh De Heus 4.540

10 Công Ty Tnhh Cj Vina Agri 4.449

11 Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Japfa Comfeed Việt Nam 4.237

12 Công Ty Tnhh Một Thành Viên Phát Triển Thương Mại Quả Táo Xanh 4.231

13 Công Ty Cổ Phần Greenfeed Việt Nam 3.395

14 Công Ty Tnhh An Huy B.T 3.207

15 Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Dinh Dưỡng Á Châu (Vn) 3.028

16 Công Ty Tnhh Dịch Vụ Nông Nghiệp Văn Sơn 2.552

17 Công Ty Tnhh Chim Én 2.479

18 Công Ty Tnhh Mai Vi Na 2.100

19 Công Ty Tnhh Ant (Mv) 1.859

20 Công Ty Cổ Phần Abc Việt Nam 1.855

21 Công Ty Tnhh Thương Mại - Sản Xuất Trại Việt 1.832

22 Công Ty Tnhh Việt Phương Hà Nam 1.650

23 Công Ty Cổ Phần Thương Mại Ngân Hà 1.582

24 Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Ant (Hn) 1.582

25 Công Ty Cổ Phần Dinh Dưỡng Trường Giang 1.493

26 Công Ty Tnhh Thương Mại Hồng Nga Sài Gòn 1.396

27 Công Ty Tnhh Alltech Việt Nam 1.217

28 Công Ty Tnhh Thức Ăn Gia Súc Lái Thiêu 1.201

29 Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Ant (La) 1.134

30 Công Ty Cp Công Nghệ Sinh Học Tân Việt 1.104

31 Công Ty Cổ Phần Thức Ăn Chăn Nuôi Vina 1.085

32 Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn New Hope Thành Phố Hồ Chí Minh 1.041

33 Công Ty Cổ Phần Thức Ăn Chăn Nuôi Pilmico Việt Nam 1.032

34 Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thức Ăn Chăn Nuôi Hoa Kỳ 1.003

35 Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn New Hope Hà Nội 965

36 Công Ty Cổ Phần Thương Mại Takan Việt Nam 961

37 Công Ty Tnhh Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Tiến Đại Phát. 929

38 Công Ty Cổ Phần Mb Khải Minh 891

Page 20: Bản tin Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_09/tacn_29_16_07_2018_RYSN.pdf · gồm những đồng minh truyền thống của Mỹ như EU,

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH TACN&VTNN

Số 29 ra ngày 16/07/2018 20

STT Tên công ty Trị giá (nghìn USD)

39 Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nhất Thành 873

40 Công Ty Tnhh Dachan (Vn) 850

41 Công Ty Tnhh Jebsen & Jessen Ingredients Việt Nam 809

42 Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Sản Xuất Và Thương Mại Đại Uy 793

43 Công Ty Tnhh Minh Hiếu - Hưng Yên 755

44 Công Ty Tnhh Thương Mại Quốc Tế Mimosa 746

45 Công Ty Tnhh Sản Xuất Hàng Hóa Việt Nam 736

46 Công Ty Tnhh Leong Hup Feedmill Việt Nam 736

47 Công Ty Cổ Phần Cbot Việt Nam 710

48 Công Ty Tnhh Emivest Feedmill Viêt Nam 697

49 Công Ty Tnhh Guyomarc'H Việt Nam 669

50 Công Ty Tnhh Xuất Nhập Khẩu Vi Na Đại Việt 637

51 Công Ty Cổ Phần Nutrivision 594

52 Công Ty Cổ Phần Thương Mại Và Đầu Tư Nông Nghiệp Việt 587

53 Công Ty Cổ Phần Sản Xuất, Dịch Vụ, Thương Mại Hoàng Gia Việt 561

54 CTy Tnhh Thương Mại Và Đầu Tư Phát Triển Công Nghệ Hiệp Thành 550

55 Công Ty Tnhh Vimag Hàng Hóa Quốc Tế 548

56 Công Ty Cổ Phần Anova Trade 500

57 Công Ty tnhh Thức Ăn Thủy Sản New Hope Đồng Tháp 462

58 Công Ty Cp Dinh Dưỡng Hồng Hà 455

59 Công Ty Cổ Phần Appe Jv Việt Nam 454

60 Công Ty Tnhh Archer Daniels Midland Việt Nam 452

61 Công Ty Tnhh Tong Wei Việt Nam 446

62 Công Ty Tnhh Thương Mại Sản Xuất Việt Viễn 440

63 Công Ty Cổ Phần Nguyên Liệu Tín Phú 439

64 Công Ty Tnhh Sản Xuất Và Thương Mại Hoàng Hà 434

65 Công Ty Tnhh Gold Coin Feedmill Hà Nam 430

66 Công Ty Cổ Phần Thức Ăn Chăn Nuôi Rico Hậu Giang 430

67 Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Thương Mại Vận Tải Nhật Hải Minh 419

68 Công Ty Cổ Phần Thương Mại Và Vận Tải Tràng An 408

69 Công Ty Tnhh Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Minh Việt 407

70 Công Ty Cổ Phần Nông Sản Quốc Tế 405

71 Công Ty Tnhh 1tv Thương Mại - Dịch Vụ Chăn Nuôi Ji Ly Phú Khải 397

72 Công Ty Cổ Phần Phát Triển Công Nghệ Nông Thôn 378

73 Công Ty Tnhh Dsm Nutritional Products Việt Nam. 378

74 Công Ty Cổ Phần Mavin Austfeed 370

75 Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Và Thương Mại Hoàn Dương Hà Nam 366

76 Công Ty Tnhh Kim Bàng 360

77 Công Ty Tnhh Thức Ăn Chăn Nuôi Và Nông Nghiệp Eh Việt Nam 351

78 Công Ty tnhh Sản Xuất, Thương Mại Và Đầu Tư Anh Dũng 333

79 Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Và Thương Mại Lộc Phát 330

80 Công Ty Cổ Phần Ctcbio Việt Nam 328

(Số liệu thống kê chỉ mang tính tham khảo)

Thị trường phân bón + Giá phân bón thế giới biến động ở hầu hết các thị trường so với tuần trước.

+ Tình hình nhập khẩu phân bón trong nửa đầu năm 2018. Nhập khẩu phân bón từ thị trường Trung Quốc vẫn giảm trong nửa đầu năm 2018.

Thị trường phân bón thế giới:

Tại thị trường Mỹ: Trong danh mục thuế mới nhất được công bố chính thức của thị trường Mỹ, thị trường này sẽ áp thuế 10% bổ sung đối với mặt hàng phân bón nhập khẩu từ Trung Quốc.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 11/07/2018 trên sàn giao dịch CME, giá Urea tại Vịnh Mỹ trên sàn giao dịch CME đạt 247,5 USD/tấn, FOB, giảm 4,5 USD/tấn so với

Page 21: Bản tin Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_09/tacn_29_16_07_2018_RYSN.pdf · gồm những đồng minh truyền thống của Mỹ như EU,

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH TACN&VTNN

Số 29 ra ngày 16/07/2018

21

tuần trước. Tiếp đó, giá Urea tại Trung Đông, ở mức 277 USD/tấn, giảm 8,0 USD/tấn so với tuần trước. Ngược lại, giá Urea Ai Cập tăng 8,5 USD/tấn so với giao dịch tuần trước, ở mức 287,5 USD/tấn, FOB

Thị trường DAP: Giá DAP Nola Mỹ giữ nguyên so với tuần trước, ở mức 287,5 USD/tấn, FOB.

Thị trường UAN: Giá UAN Nola tại Mỹ kết thúc phiên giao dịch đạt 163,5 USD/tấn, FOB, giảm nhẹ 0,5 USD/tấn so với tuần trước.

Thị trường phân bón Việt Nam

Tại chợ Trần Xuân Soạn, chào giá Urea Phú Mỹ, Urea Cà Mau ở mức lần lượt là 7000 – 7100 đ/kg, Urea Nga hạt trong 6850 – 6900 đ/kg.

Tình hình nhập khẩu phân bón trong 6 tháng đầu năm 2018

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2018, nhập khẩu phân bón đạt 2252 nghìn tấn với trị giá đạt 643,4 triệu USD, giảm 6,2% về lượng và giảm 0,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Trong tháng 6/2018, nhập khẩu phân bón đạt 408,3 nghìn tấn với trị giá đạt 117,9 triệu USD, tăng nhẹ 0,5% về lượng và tăng nhẹ 1,0% về trị giá so với tháng 5/2018; tăng mạnh 14,0% về lượng và tăng mạnh 24,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Lượng phân bón nhập khẩu qua các tháng (2017 – 2018)

357417,2

472

342,2

430

358,2

565

374

212,3

391,7

321,3

403,5

287,9241

414,4

489

403 408,3

0

100

200

300

400

500

600

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

2017 (Ngh.tÊn) 2018 (Ngh.tÊn)

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Về chủng loại:

Trong nửa đầu năm 2018, trong khi nhập khẩu các loại phân bón NPK, DAP và SA giảm cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2017 thì nhập khẩu phân bón Urea là tăng cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2017, còn phân bón Kali không có nhiều biến động so với cùng kỳ năm 2017, cụ thể:

Nhập khẩu phân bón Kali tăng nhẹ cả về lượng và trị giá trong nửa đầu năm 2018, đạt 647,4 nghìn tấn với trị giá đạt 179,4 triệu USD, tăng nhẹ 0,1% về lượng và tăng 6,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Kali vẫn là phân bón được nhập khẩu nhiều nhất trong nửa đầu năm 2018.

Nhập khẩu phân bón Urea tăng trong 6 tháng đầu năm 2018, đạt 280,5 nghìn tấn với trị giá đạt 78,5 triệu USD, tăng 21,6% về lượng và tăng 29,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Urea là phân bón chính được nhập khẩu nhiều thứ 4 về Việt Nam trong nửa đầu năm 2018.

Nhập khẩu phân bón SA nhiều thứ 2 trong 6 tháng đầu năm 2018, đạt 481,9 nghìn tấn với trị giá đạt 61,7 triệu USD, giảm 8,7% về lượng và giảm 1,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Tiếp theo, nhập khẩu giảm mạnh nhất trong 6 tháng đầu năm 2018 đó phân bón DAP, đạt 303,3 nghìn tấn với trị giá đạt 129,4 triệu USD, giảm mạnh 31,5% về lượng và giảm mạnh 21,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Page 22: Bản tin Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_09/tacn_29_16_07_2018_RYSN.pdf · gồm những đồng minh truyền thống của Mỹ như EU,

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH TACN&VTNN

Số 29 ra ngày 16/07/2018 22

Ngoài ra, nhập khẩu phân bón NPK cũng giảm trong 6 tháng đầu năm 2018, đạt 249,4 nghìn tấn với trị giá đạt 94,3 triệu USD, giảm mạnh 11,2% về lượng và giảm 6,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Chủng loại phân bón nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm 2018

(ĐVT: Lượng: tấn; Trị giá: nghìn USD)

Chủng loại Tháng 6/2018

So với tháng 5/2018 (%)

So với tháng 6/2017 (%)

6 tháng/2018 So với 6

tháng/2017 (%)

Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Tổng 408.280 117.946 0,5 1,0 14,0 24,1 2.252.679 643.384 -6,2 -0,8

Phân Ure 47.791 13.254 175,5 174,0 788,1 938,2 280.470 78.471 21,6 29,8

Phân NPK 59.179 22.128 10,7 12,9 15,6 17,6 249.368 94.264 -11,2 -6,6

Phân DAP 52.922 23.212 51,1 59,2 -16,3 -1,3 303.262 129.380 -31,5 -21,2

Phân SA 85.965 11.131 22,0 22,6 -2,5 3,9 481.974 61.706 -8,7 -1,9

Phân Kali 112.676 31.948 -24,7 -25,8 15,9 29,5 647.373 179.383 0,1 6,4

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Giá nhập khẩu các mặt hàng phân bón: Trong nửa đầu năm 2018, giá nhập khẩu bình quân của mặt hàng phân bón tăng nhẹ đạt 286 USD/tấn, tăng 5,7% so với tháng với cùng kỳ năm 2017. Nhìn chung, giá nhập khẩu các mặt hàng phân bón chính trong 5 tháng đầu năm 2018 đều tăng so với cùng kỳ năm 2017, tăng mạnh nhất đó là phân bón DAP.

Giá nhập khẩu trung bình của các mặt hàng phân bón trong 6 tháng đầu năm 2018

(ĐVT: Đơn giá: USD/tấn)

Chủng loại Tháng 6/2018

So với T5/2018 (%)

So với T6/2017 (%)

6 tháng/2018 So với 6

tháng/2017 (%)

Tổng 289 1,2 8,9 286 5,7

Phân Ure 277 -0,5 16,9 280 6,7

Phân NPK 374 2,0 1,7 378 5,2

Phân DAP 439 5,4 17,8 427 15,0

Phân SA 129 0,5 6,6 128 7,5

Phân Kali 284 -1,5 11,7 277 6,3

(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan)

Về thị trường:

Trong nửa đầu năm 2018, có 5 thị trường cung cấp phân bón cho nước ta đạt khối lượng trên 100 nghìn tấn đó là Trung Quốc, Nga, Bêlarút, Canada và Nhật Bản, cụ thể: Trung Quốc vẫn cung cấp nhiều nhất phân bón cho nước ta trong 6 tháng đầu năm 2018, với lượng phân bón nhập khẩu từ thị trường đạt 705,5 nghìn tấn với trị giá đạt 182,8 triệu USD, giảm mạnh 24,0% về lượng nhưng giảm mạnh 22,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Trong khi đó nhập khẩu phân bón từ thị trường Nga và Bêlarút tăng trong tháng 6 tháng đầu năm 2018. Nhập khẩu phân bón từ Nga đứng thứ 2, đạt 348,9 nghìn tấn với trị giá đạt 108,2triệu USD, tăng mạnh 21,3% về lượng và tăng mạnh 22,8% về trị so với cùng kỳ năm 2017. Bêlarút vẫn là thị trường lớn thứ 3 cung cấp phân bón cho nước ta trong nửa đầu năm 2018, với lượng phân bón đạt 171,2 nghìn tấn với trị giá đạt 46,7 triệu USD, tăng mạnh 11,7% về lượng và tăng mạnh 17,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Ngược lại, nhập khẩu phân bón từ thị trường Canada và Nhật Bản đều giảm nhẹ về lượng trong nửa đầu năm 2018. Nhập khẩu phân bón từ thị trường Canada đạt 156,3 nghìn tấn với trị giá đạt 45,6 triệu USD, giảm nhẹ 0,7% về lượng nhưng tăng nhẹ 6,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017, còn nhập khẩu phân bón từ thị trường Nhật Bản đạt 119,5 nghìn tấn với trị giá đạt 14,6 triệu USD, giảm 4,2% về lượng và giảm 9,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Page 23: Bản tin Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_09/tacn_29_16_07_2018_RYSN.pdf · gồm những đồng minh truyền thống của Mỹ như EU,

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH TACN&VTNN

Số 29 ra ngày 16/07/2018

23

Đặc biệt, nhập khẩu phân bón từ thị trường Malaysia tăng mạnh cả về lượng và trị giá trong nửa đầu năm 2018 so với cùng kỳ năm 2017. Ngược lại, nhập khẩu phân bón từ Ả Rập Xê út giảm mạnh trong nửa đầu năm so với cùng kỳ năm 2017.

Thị trường cung cấp phân bón cho Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2018

(ĐVT: Lượng: tấn; Trị giá: nghìn USD)

Thị trường Tháng 6/2018

So với tháng 5/2018 (%)

So với tháng 6/2017 (%)

6 tháng/2018 So với 6

tháng/2017 (%)

Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Trung Quốc 134.893 34.308 4,8 5,3 -15,9 -11,0 705.506 182.761 -24,0 -22,8

Bêlarút 49.316 13.427 107,4 96,6 171.198 46.742 11,7 17,6

Nga 45.429 16.490 -51,9 -44,6 -1,4 13,8 348.963 108.174 21,3 22,8

Canada 42.480 12.635 -25,7 -24,3 23,2 37,2 156.300 45.596 -0,7 6,7

Indonesia 38.485 10.666 187,3 184,8 947,2 1140,4 80.395 22.764 -32,6 -26,0

Nhật Bản 15.899 1.908 99,3 114,9 28,8 18,6 119.539 14.597 -4,2 -9,2

Lào 15.236 3.790 43,2 43,0 -42,1 -32,4 84.944 19.989 -17,6 -9,1

Hàn Quốc 12.848 6.745 2874,1 2056,9 -23,7 -3,3 60.760 26.657 -42,7 -36,8

Đài Loan 10.320 1.676 -28,0 -15,4 -33,4 -25,8 62.469 9.367 -3,6 -4,5

Malaysia 9.453 2.576 -11,4 -11,2 1760,8 2055,3 94.831 26.481 112,1 131,5

Bỉ 6.245 2.171 14,8 20,5 19,2 5,8 32.483 11.453 18,6 23,3

Đức 4.395 1.427 -26,0 -37,8 43,4 29,4 25.552 9.320 34,0 30,1

Na Uy 3.504 1.402 338,5 394,7 -16,1 -15,4 20.997 8.676 19,8 26,1

Thái Lan 2.336 1.321 356,3 384,3 127,7 233,0 10.851 4.055 -14,2 -4,5

Philippin 800 340 -85,7 -82,8 -80,2 -75,4 16.620 5.925 -37,1 -41,9

Ixraen 666 484 -40,4 -51,9 -86,6 -71,7 88.893 28.049 41,2 46,3

Mỹ 451 592 -44,4 -63,9 -10,5 -21,4 4.431 7.068 20,3 17,1

ấn Độ 242 596 348,1 643,5 952,2 493,9 1.152 2.352 51,6 29,2

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Tham khảo một số lô hàng phân bón nhập khẩu trong kỳ từ 19/06/2018 đến ngày 04/07/2018

Chủng loại Lượng (tấn)

Đơn giá (USD/tấn)

Thị trường Cảng MGH

Ammonium Dihydrogen Phosphate (Nh4H2Po4), P2O5 >=60% 19 700 Trung Quốc Móng Cái DAF

Ammonium Nitrate (Cpan) Nh4No3- dạng tinh thể 250 540 Hồng Kông Hải An CIF

Ammonium Nitrate (N: 15.05%, Cao: 26.28%) 35.925 425 Canada Cát Lái CIF

Ammonium Nitrate (Nh4No3) 99,5% dạng tinh thể 320 540 Trung Quốc Lào Cai DAP

Amoni Clorua; N>=25% H2O=<1.0% 165 108 Trung Quốc Lào Cai DAP

Calcium Fertilizer 9%, Ca: 9% 169 195 Pháp ICD PLong EXW

Canxi Nitrat Boron hạt, >=15.5%; Cao>=26%, B: 0.3% Min 54 257 Trung Quốc Cát Lái CIF

Chicmanure (Fertisoa), N: 4%; P2O5: 2,2%; K2O: 2,5%; HữU Cơ: 70%; Axit Humic: 3%

131 162 Canada Cát Lái CIF

Dap, N>=16%, P2O5>=44% 539 370 Trung Quốc Lào Cai DAP

Dap, N>=18%, P2O5>=46% 1.054 420 Trung Quốc Lào Cai DAP

Dap, N>18%, P2O5>46%, Moisture 2.5%Max, Granularity 1-4Mm: 90%Min, màu nâu

620 405 Trung Quốc Lào Cai DAP

Dap, Nitrogen : 15% Min, P2O5: 38% Min, độ ẩm: 2%Max 1.512 374 Hồng Kông Cát Lái CFR

Dap, Nitrogen : 18% Min, P2O5 : 46% Min, độ ẩm : 2% Max 730 413 Hồng Kông Tân Thuận FOB

Dap, Nutrient >=51%, Nitrogen >=16%, P2O5 >=35% 3.276 356 Trung Quốc Cát Lái CFR

Greamfarm 190 140 Canada Cát Lái CIF

Italpollina (Hữu Cơ: 70%, C/N: 12, độ ẩm: 30%, Phh2O: 5) 260 176 Italy Cát Lái FOB

Kali Bột (Smop), K2O:61%+/-1%, ẩm: 1% Max, màu sắc hồng/đỏ 5.500 290 Hồng Kông Phú Mỹ DAP

Kali Clorua, K2O=61,26% ; Nacl=2.26% ; M=0.056%; dạng bột 2.200 285 Singapore Phú Mỹ CIF

Kali, K2O >=50% 120 420 Philippin Tân Cảng CFR

Kali, K2O >=60%, độ ẩm <=1% 557 235 Lào Cha Lo EXW

Kali, K2O: 50% Min; Cl: 1,5% Max; S: 17,5% Min; Moisture: 0,5% 300 441 Đài Loan Cát Lái CFR

Kali, K2O: 60% 26.724 259 Bêlarút Hòn Gai CFR

Katek Organic Fertilizer 122 166 Mỹ Cát Lái FOB

Page 24: Bản tin Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_09/tacn_29_16_07_2018_RYSN.pdf · gồm những đồng minh truyền thống của Mỹ như EU,

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH TACN&VTNN

Số 29 ra ngày 16/07/2018 24

Chủng loại Lượng (tấn)

Đơn giá (USD/tấn)

Thị trường Cảng MGH

Kokuryu Sakura, Chất hữu cơ: 25%, Tỷ Lử C/N: 7, nồng độ Ph H2O: 6, độ ẩm: 20%

400 81 Nhật Bản Cát Lái C&F

Magnesium Sulphate, Mgo 25%, S 20% 108 142 Singapore Cát Lái CFR

Map, N>=10%, P2O5>=50% 98 328 Trung Quốc Lào Cai DAP

Multi- K: Kno3 (13-0-46) 48 930 Thái Lan Cát Lái CIF

Nature' Choice 4N 65Om 130 147 Italy ICD PLong EXW

Npk 12-12-17-2+8S+Te 200 643 Singapore Cát Lái CIF

Npk 13-06-21+2.5 Mgo (N: 13%, P2O5: 06%, K2O: 21%) 501 495 Singapore Cái Mép CIP

Npk 15-09-20+Te (N: 15%, P2O5: 09%, K2O: 20%) 800 451 Singapore Cái Mép CIP

Npk 15-15-15 531 313 Thuỵ Sỹ Cont Spitic CFR

Npk 15-5-20-2+8S+Te 500 563 Singapore Cái Mép CIF

Npk 15-5-25, (N):15%,Phostphate(P2O5):5%,Kali(K):25% 300 424 Anh Tân Vũ CIF

Npk 16-16-16 (N: 16% Min -P2O5:16% Min-K2O:16% Min) 200 457 Trung Quốc Cát Lái CFR

Npk 16-16-8+100Zn (N: 16%, P2O5: 16%, K2O: 8%, Zn: 100 Ppm, độ ẩm: 5%)

1.100 350 Singapore Cát Lái CIP

Npk 16-20-0, N: 16% Min, P205: 20% Min; Moisture: 2% Max 988 280 Hồng Kông Hiệp Phước CFR

Npk 17-17-17 (N: 17%, P2O5: 17%,K2O: 17%) 25 470 Anh Hiệp Phước CIF

Npk 17-8-26, N: 17%; P2O5: 8%; K2O: 26% 100 452 Anh Hiệp Phước CFR

Npk 19-16-8 (N: 19%, P2O5: 16%, K2O: 8%, độ ẩm: 5%) 1.581 371 Hàn Quốc Cát Lái CFR

Npk 19-9-19, N: 19%; P2O5: 9%; K2O: 19% 532 373 UAE Cát Lái CFR

Npk 20-10-10 751 391 Singapore Cái Mép CIP

Npk 20-18-15 100 477 Anh Hiệp Phước CIF

Npk 20-20-15+Te, dạng hạt 350 506 Trung Quốc Cát Lái CIF

Npk 30-10-10 (N: 30%; P2O5: 10%; K2O: 10%) 141 445 Anh Hiệp Phước CFR

Npk 30-9-9 (N: 30%, P2O5: 9%, K2O: 9%) 126 520 Thái Lan Cát Lái CIF

Npk 4-3-2, N: 4%; P2O5: 3%; K2O: 2%; Hữu cơ: 70%; Ca: 6%; Fe: 100Ppm; Zn: 300Ppm; Cu: 10Ppm

270 185 Hà Lan Cát Lái CIF

Npk 5-2-3-65 (N: 5%; P2O5: 2%; K2O: 3%; Hữu cơ: 65 Om) 200 145 Thổ Nhĩ Kỳ Cát Lái CIF

Npk, N:15% ,P2O5:5%, K2O:20% 26 640 Trung Quốc Cát Lái CIF

Organic Agrifert ;" Hc= 70%", N =2%" 130 227 Australia Cát Lái CFR

Phân lân trắng ( Cahpo4.2H2O ); P2O5Hh >= 22%; P2O5Td <=4%; Cd <=12 Ppm; H2O <=10%

405 55 Trung Quốc Lào Cai DAP

Potassium Humate 154 597 Trung Quốc Cát Lái CIF

Sa, bột màu trắng N>20,5%, S>24%. H2So4<1%, H2O<=1% 500 130 Trung Quốc Xanh Vip CFR

Sa, dạng bột màu trắng, N>21,02%, S>23,66%, ẩm<1% 300 124 Canada Xanh Vip CFR

Sa, dạng bột màu vàng, N>=20,5%, S >= 24%, độ ẩm<1% 199 113 Trung Quốc Tân Vũ CFR

Sa, N: 20,5% Min, S: 24% Min, độ ẩm (1% Max) 500 123 Trung Quốc Cát Lái CFR

Sa, N: 20,5% Min, S: 24% Min, ẩm (1% Max), Free Acid (0.2% Max) 307 145 Hồng Kông Cát Lái CFR

Sa, N: 21% Min; độ ẩm: 0,5% Max 8.000 125 Nhật Bản Qui Nhơn CFR

Sa, N>=20,5% Min, độ ẩm : 1,0% Max 475 128 Hồng Kông Cát Lái CFR

Sa, N>=20,5%, S>=24% 500 115 Hồng Kông Hải An CIF

Sa, Nitơ 21% Min; (S): 24% Min; độ ẩm 0.5 % Max 252 112 Nhật Bản Tân Vũ CIF

Sa, Nitrogen >= 20,5%, S >= 24% 463 116 Trung Quốc Cát Lái CFR

Sa, Nitrogen >=21%, độ ẩm =< 1% 530 154 Hồng Kông Cát Lái CFR

Sa, Nitrogen: 20,5 Pct Min. 500 118 Hàn Quốc Cát Lái CFR

Sa, Nitrogen: 21,0%(+/-0.5%), độ ẩm: 0.5% Max, S: 24.0% Min, màu trắng

500 134 Đài Loan Cát Lái CFR

Sa, Nitrogen>=20,5%, độ ẩm=<1% 500 122 Hàn Quốc Cát Lái CIF

Super Organic 3-2-2 (Hữu cơ: 65% ; N: 3%, P2O5: 2%; K2O: 2%; Cao: 7,5%; độ ẩm: 15%)

50 135 Nhật Bản PTCS Đình Vũ

C&F

Super Potassium Humate 60 650 Trung Quốc Cát Lái CIF

Super Sulfur Potash (Super Sulfur Potash 325M) 100 540 Mỹ Cát Lái CIF

Unimate, hữu cơ: 70 %; N: 3,53%; P2O5: 2.02%; K2O: 2.52%; Axit Humic: 3.01%

222 203 Canada Cát Lái CIF

Urea màu trắng, N min: 46%, Biuret max: 1%, độ ẩm max: 0.5% 7.620 282 Singapore Hiệp Phước CFR

Urea, N>=46% 5.264 285 Singapore Hoàng Diệu CFR

(Số liệu thống kê sơ bộ, chỉ dùng để tham khảo)

Page 25: Bản tin Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_09/tacn_29_16_07_2018_RYSN.pdf · gồm những đồng minh truyền thống của Mỹ như EU,

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH TACN&VTNN

Số 29 ra ngày 16/07/2018

25

TIN QUỐC TẾ

Trung Quốc hủy bỏ nhập khẩu đậu tương của Mỹ do chiến tranh thương mại

Theo thông tin từ Bloomberg, Trung Quốc sẽ hoàn thuế 25% cho nhập khẩu đậu tương từ Mỹ nếu các lô hàng này được đưa vào các kho dự trữ quốc gia.

Mỹ và Trung Quốc đã áp thuế lên các gói hàng hóa trị giá 34 tỷ USD của nhau, có hiệu lực từ ngày 6/7/2018, bao gồm hàng loạt nông sản Mỹ. Những nhà nhập khẩu đậu tương cho các kho dự trữ quốc gia sẽ thanh toán khoản thuế bổ sung trước, sau đó sẽ được chính phủ hoàn thuế, theo thông tin từ Bloomberg.

Chiến tranh thương mại có thể vừa mới bắt đầu, nhưng Trung Quốc đã có những động thái trong việc siết chặt hoạt động nhập khẩu đậu tương của Mỹ, nhiều chuyến hàng đậu tương của Mỹ ban đầu đã được đặt để nhập khẩu vào Trung Quốc nhưng đã bị hủy hoặc chuyển hướng sang các nước khác.

Trung Quốc đã giảm bớt cam kết mua 366.000 tấn đậu tương Mỹ trong mùa kết thúc vào ngày 31/8 và cắt giảm thêm 66.000 tấn trong mùa sau. Khoảng 60.000 tấn đậu nành từng được dự kiến nhập khẩu vào Trung Quốc nay sẽ được chuyển đến Bangladesh và 60.000 tấn nữa cho Pakistan.

Đậu tương nằm trong danh sách hàng hóa của Mỹ bị Trung Quốc áp thuế nhập khẩu, quy định thuế mới đã có hiệu lực từ ngày 6/7/2018 sau khi Mỹ tăng thuế với nhiều mặt hàng từ Trung Quốc và Tổng thống Trump cam kết sẽ hành động mạnh tay hơn. Đậu tương là mặt hàng nông sản hàng đầu mà Mỹ vận chuyển đến Trung Quốc cho đến nay và là một trong những sản phẩm được xuất khẩu nhiều nhất.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ USDA, trong mùa vụ 2017- 2018, Trung Quốc mua 771 nghìn tấn đậu tương Mỹ và dự kiến trong mùa vụ tiếp theo Trung Quốc sẽ mua khoảng 1,39 triệu tấn.

Bên cạnh đậu tương, số liệu USDA hàng tuần cho thấy, Trung Quốc cũng cắt giảm 8.100 kiện bông trong mùa 2017-18. Một số lô hàng ban đầu được bán cho Trung Quốc đã được chuyển đến Việt Nam.

Trên sàn giao dịch hàng hóa Chicago, giá đậu tương kỳ hạn hiện đang thấp nhất trong 2 năm. Đậu tương giá rẻ đang thu hút nhiều bên mua khác ngoài Trung Quốc.

Chỉ số giá thực phẩm FAO giảm trong tháng 6/2018 Trong tháng 6/2018, chỉ số giá thực phẩm FAO (FFPI) đạt trung bình 173,7 điểm,

giảm 2,4 điểm (1,3%) so với tháng 5/2018, là tháng đầu tiên chỉ số này giảm kể từ đầu năm đến nay. Phần lớn các thị trường đều giảm điểm, phần lớn là do căng thẳng thương mại quốc tế ngày càng nghiêm trọng.

Chỉ số giá ngũ cốc FAO đạt trung bình 166,2 điểm trong tháng 6, giảm 6,4 điểm (3,7%) so với tháng 5 nhưng vẫn cao hơn gần 8% so với cùng kỳ năm 2017. Giá ngô và giá lúa mỳ giảm trong tháng 6 là nguyên nhân chính khiến chỉ số giá ngũ cốc giảm. Trong khi đó, giá gạo tăng. Bất chấp triển vọng sản xuất tiêu cực, giá lúa mỳ và giá ngô vẫn giảm trong tháng 6 – xu hướng chung của phần lớn các nhóm hàng hóa khi căng thẳng thương mại tăng lên. Ngược lại, giá gạo quốc tế tăng, do nguồn cung giảm đẩy giá gạo thơm và gạo japonica tăng, bù đắp được suy giảm giá gạo indica.

Chỉ số giá dầu thực vật của FAO đạt trung bình 146,1 điểm trong tháng 6, giảm 4,5 điểm (3%) so với tháng 5, là tháng giảm thứ 5 liên tiếp và chạm mức thấp nhất trong 29 tháng. Giá dầu cọ, dầu đậu nành và dầu hạt hướng dương giảm là nguyên nhân khiến chỉ số giá dầu thực vật giảm. Giá dầu cọ tiếp tục giảm phản ánh nhu cầu

Page 26: Bản tin Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_09/tacn_29_16_07_2018_RYSN.pdf · gồm những đồng minh truyền thống của Mỹ như EU,

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH TACN&VTNN

Số 29 ra ngày 16/07/2018 26

quốc tế yếu cũng như tác động lan tỏa của giá dầu đậu tương sau những căng thẳng thương mại gần đây. Đối với dầu đậu tương, tồn kho ngày càng tăng tại một số thị trường đang gây áp lực giảm giá. Trong khi đó, giá dầu hạt hướng dương giảm do sản lượng cao hơn dự báo, đặc biệt là tại EU và Ukraine.

Chỉ số giá sữa FAO đạt trung bình 213,2 điểm trong tháng 6/2018, giảm 2 điểm (0,9%) so với tháng 5, nhưng vẫn cao hơn 2% so với cùng kỳ năm 2017. Chỉ số giá sữa giảm trong tháng 6 chủ yếu do giá sữa bột gầy tăng không đủ bù đắp mức giảm giá phô mai, trong khi giá bơ và giá sữa bột nguyên kem duy trì ổn định. Nguồn cung khả dụng xuất khẩu tăn tại Mỹ và EU gây áp lực lên giá phô mai, trong khi nhu cầu nhập khẩu liên tục giúp duy trì giá sữa bột gầy. Giá bơ và giá sữa bột nguyên kem tăng tại châu Âu nhưng giảm nhẹ tại châu Đại dương.

Chỉ số giá thịt của FAO đạt trung bình 169,8 điểm trong tháng 6 vừa qua, tăng nhẹ 0,3% so với tháng 5, nhưng thấp hơn tới 3,3% so với cùng kỳ năm 2017. Giá thịt cừu và giá thịt lợn tăng nhẹ, trong khi giá thịt bò và giá thịt gia cầm giảm nhẹ. Nhu cầu nhập khẩu ổn định và nguồn cung giảm từ châu đại dương đã đẩy giá thịt cừu tăng. Trong khi đó, nhu cầu ổn định, đặc biệt là tại châu Âu, giúp giá thịt lợn tăng nhẹ. Nguồn cung xuất khẩu lớn từ Úc đẩy giá thịt bò giảm, trong khi nguồn cung xuất khẩu dồi dào, đặc biệt là tại Brazil, và nhu cầu nhập khẩu yếu, đẩy giá thịt gia cầm giảm.

THAM KHẢO

Chiến tranh thương mại gây xáo trộn dòng chảy nông sản toàn cầu

Cuộc chiến thương mại Mỹ đang phát động có thể sắp xếp lại thị trường hóa nông nghiệp toàn cầu trong những năm tới, hay nói cách khác dòng chảy của nhiều mặt hàng nông sản sẽ có sự thay đổi lớn.

Mỹ đang gây hấn thương mại với nhiều đối tác quan trọng từ Trung Quốc đến Mexico và cuộc chiến này sẽ tiếp tục leo thang khi Tổng thống Donald Trump đã chính thức áp thuế nhập khẩu 25% trên 34 tỉ đô la Mỹ hàng hóa Trung Quốc bán sang Mỹ mỗi năm bắt đầu từ sau nửa đêm tối 5-7 theo giờ Washinhgton, tức lúc 11 giờ ngày 6-7 theo giờ Hà Nội. Trung Quốc đã đe dọa sẽ đáp trả với mức độ tương đương nhằm vào các mặt hàng nông nghiệp chủ lực của Mỹ như đậu nành, lúa mì, bông vải...

Mỹ là một mắt xích quan trọng trong hệ thống thương mại nông nghiệp toàn cầu. Khoảng 2/3 nông sản Mỹ được bán sang các nước mà nước này đang tranh chấp hoặc đang đàm phán thương mại, theo ngân hàng CoBank (Mỹ), chuyên cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mexico và Liên minh châu Âu (EU) đã áp thuế trả đũa với hàng loạt nông sản Mỹ sau khi bị nước này áp thuế thép và thuế nhôm. Trong khi đó, các kế hoạch xuất khẩu đậu nành Mỹ sang Trung Quốc cũng đã bị gác lại để tránh bị mức thuế 25% mà Trung Quốc sẽ đáp trả ngay sau khi Mỹ chính thức áp thuế 25% đối với 34 tỉ đô la Mỹ hàng hóa Trung Quốc.

Các thị trường nông sản Mỹ đứng trước nguy cơ bị tổn hại nặng nề trong một cuộc chiến thương mại có thể làm thay đổi các dòng chảy hàng hóa nông nghiệp từ thịt heo cho đến cotton, ngũ cốc trên toàn cầu

“Chúng ta đã tuyên chiến với các đối tác thương mại khi họ có nhiều phương án khác để thay thế nông sản Mỹ. Đó không phải là điềm báo tốt lành đối với chúng ta”, Tanner Ehmke, nhà kinh tế ngân hàng CoBank, nói.

Dòng chảy thương mại của một số mặt hàng nông nghiệp dưới đây có thể bị thay đổi khi cuộc chiến thương mại xảy ra.

Page 27: Bản tin Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_09/tacn_29_16_07_2018_RYSN.pdf · gồm những đồng minh truyền thống của Mỹ như EU,

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH TACN&VTNN

Số 29 ra ngày 16/07/2018

27

Đậu tương: Năm ngoái, Trung Quốc nhập khẩu đậu tương từ Mỹ với giá trị lên đến 14 tỉ USD. Nếu bị Trung Quốc áp thuế trả đũa 25%, giá trị xuất khẩu đậu tương Mỹ sang Trung Quốc có thể giảm 4,5 tỉ USD, theo một nghiên cứu của Đại học bang Tennessee (Mỹ).

Đậu tương, thường được sử dụng để sản xuất dầu ăn và thức ăn chăn nuôi, là một mặt hàng rất quan trọng tại Trung Quốc. Mỗi năm Trung Quốc nhập khẩu đến 95 triệu tấn đậu tương, chủ yếu từ Mỹ và Brazil. Do vậy, Brazil có thể là nước được hưởng lợi lớn nhất nhờ có cơ hội lấp khoảng trống nguồn cung đậu tương Mỹ. Brazil có thể xuất khẩu đậu tương tối đa sang Trung Quốc để gia tăng lợi nhuận, rồi sau đó nhập khẩu các sản phẩm bột đậu nành giá rẻ từ Argentina để đáp ứng nhu cầu trong nước.

Giá hợp đồng đậu tương tương lai của Brazil đang cao hơn giá hợp đồng đậu tương tương lai trên Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (Mỹ). Tuy nhiên, nhu cầu đậu tương hàng năm của Trung Quốc quá lớn và nguồn cung từ Brazil sẽ không đáp ứng được, vậy nên, các nhà nhập khẩu Trung Quốc vẫn phải mua khoảng 15 triệu tấn đậu tương của Mỹ mỗi năm.

Ngân hàng Rabobank (Hà Lan) dự báo Trung Quốc có thể thay thế 4 triệu tấn đậu tương Mỹ bằng nguồn cung từ Brazil trong quý 4 năm nay. Song nguồn cung đậu tương đắt đỏ của Brazil có thể cho phép Mỹ giành thị phần xuất khẩu đậu tương sang châu Âu. Racobank dự báo Mỹ có thể thay thế Brazil để trở thành nhà xuất khẩu đậu tương lớn nhất sang Liên minh châu Âu (EU) trong vụ mùa tới.

Thịt heo: Thịt heo Mỹ đang đối mặt với rủi ro lớn nhất từ các xáo trộn thương mại vì sản lượng thịt heo của Mỹ đang tăng mạnh nhưng Mexico và Trung Quốc đã áp thuế thịt heo Mỹ để trả đũa thuế thép và thuế nhôm của Mỹ nhằm vào hai nước này.

Hồi tháng 4, Trung Quốc áp thuế 25% nhằm vào 128 mặt hàng của Mỹ bao gồm thịt heo đông lạnh và một số loại trái cây. Hai tháng sau đó, Mexico cũng áp thuế trả đũa Mỹ nhằm vào nhiều mặt hàng bao gồm thịt heo với mức thuế 20%.

Trung Quốc, nước sản xuất và tiêu thụ thịt heo lớn nhất thế giới, phụ thuộc vào bột đậu nành để làm thức ăn chăn nuôi. Giá đậu nành tăng cao có thể gây tốn kém hơn cho ngành chăn nuôi heo của Trung Quốc. Điều này có thể dẫn đến giá thịt heo ở Trung Quốc tăng đáng kể và khiến nước này chuyển sang tìm kiếm nguồn cung thịt heo từ EU, Canada và Brazil.

Thức ăn chăn nuôi: Lúa miến (cao lương) là thành phần chính để chế biến thức ăn gia cầm tại Trung Quốc. Hồi tháng 4, Trung Quốc áp thuế phạt tạm thời lên đến 178% đối với lúa miến Mỹ trong lúc điều tra chống bán phá giá mặt hàng này. Hàng chục chuyến tàu chở lúa miến của công ty này đang trên đường sang Trung Quốc đã phải chuyển hướng và bán rẻ cho các khách hàng khác bao gồm Saudi Arabia, Nhật Bản và Tây Ban Nha sau khi nhận được thông báo này của Trung Quốc. Công ty kinh doanh hàng hóa nông nghiệp Archer-Daniels-Midland (Mỹ) ước tính mất 30 triệu đô la Mỹ lợi nhuận trong quý 2 do các tranh chấp thương mại về lúa miến.

Một tháng sau đó, Trung Quốc dừng cuộc điều tra, có thể do lo ngại chi phí thức ăn chăn nuôi tăng ở trong nước sẽ tăng và gây thiệt hại cho nông dân.

Trung Quốc chiếm 80% giá trị xuất khẩu lúa miến Mỹ vào năm ngoái, tương đương gần một tỉ đô la Mỹ. Chiến tranh thương mại có thể khiến Trung Quốc phải xuất ngô khỏi các kho dự trữ cũng như tăng cường nhập khẩu các ngũ cốc khác để bao gồm lúa mạch để chế biến thức ăn cho heo, theo nhận định của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).

Trong một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang muốn tìm kiếm nguồn cung thay thế các nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi từ Mỹ, hôm 26-6, nước này thông báo sẽ bãi bỏ thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng gồm đậu tương, bột đậu tương, bánh đậu nành, hạt cải dầu, bột cá từ năm nước châu Á gồm Bangladesh, Ấn Độ, Lào, Hàn Quốc và Sri Lanka kể từ ngày 1/7.

Page 28: Bản tin Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_09/tacn_29_16_07_2018_RYSN.pdf · gồm những đồng minh truyền thống của Mỹ như EU,

THÔNG TIN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH TACN&VTNN

Số 29 ra ngày 16/07/2018 28

GIAO THƯƠNG 1. F S SYSTEMS ENTERPRISE SDN BHD

Exporter and manufacturer of Seabird Guano Phosphate, Seaweed Extract, Tea Seed Gum Rosin, Feather meal, Blood meal , Bone meal , Meat and bone meal, Fish Meal..

Address : 6-10-30, Lorong Batu Nilam 30B, Bandar Bukit Tinggi, Malaysia

Phone : 60-12-2431133 Fax : 60-12-2431133

http://www.chemlandgroup.com

2. ERAFEED SDN. BHD.

Exporter and manufacturer of Animal feed, Feed acidifier,Palm powder fat…

Add: Lot 4089, Jalan P4/8, Bandar Teknologi Kajang, 43500 Semenyih, Selangor, D.E, Malaysia.

Tel: +6 03-8724 9288 Fax: +6 03-8724 9288

3. Cangzhou Tianyu Feed Additive Co., Ltd

Exporter and manufacturer of Animal feed, fishmeal...

Address:No.8,Nanwaihuan Road,Yunhe Zone,Cangzhou,Hebei,China

Tel:86-317-8211801 Email:[email protected]

http://www.cztymy.com/

4. Jilin COFCO Bio-Chem & Bio-Energy Marketing Co., Ltd.

Exporter and manufacturer of corn gluten meal and feed corn gluten meal 60%

Add: No.1717, Xiantai Street, Changchun Economy,, Technology Developing Zone, Changchun,, 130033, Changchun, Jilin, China

UBMi B.V. PO BOX 12740 +31 - (0)20 40 99 544

https://www.ingredientsnetwork.com/

5. Taian Health Chemical Co., Ltd.

Exporter and manufacturer of corn gluten feed for livestock cattle

Add:Chemical industry park, No.96 Great Wall Road, Tai'an city, Shandong Province, China

P.C.:271000

Tel:+86-538-8997076,8997075,8997087,8997079,8997012

Fax:+86-538-8997333

E-mail:[email protected]

http://www.healthchemical.com/Item/list.asp?id=1505

Bản tin Thông tin Thương mại chuyên ngành Thức ăn chăn nuôi và Vật tư nông nghiệp

Giấy phép xuất bản: 59/GP - XBBT ngày 21 tháng 09 năm 2017

Kỳ hạn xuất bản: Hàng tuần Chịu trách nhiệm xuất bản: Lê Mai Thanh