bẢn tin khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ tỈnh thỪa thiÊn …bẢn tin khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ...

36
Trong số này: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Chịu trách nhiệm xuất bản: TRẦN THỊ THÙY YÊN Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ban Biên tập: TRẦN THỊ THÙY YÊN NGUYỄN ĐỨC PHÚ NGUYỄN KHOA DIỆU HÀ Trình bày: TRẦN THỊ ĐOAN TRANG Đơn vị thực hiện: Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Địa chỉ: 118 Nguyễn Văn Linh, phường An Hòa, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 0234.3545090 Email: [email protected] Giấy phép xuất bản: Số 22/2018/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp ngày 23/11/2018 In tại: Công ty TNHH 1 TV In và Thương mại Thiên Hải (278 Đặng Tất - TP Huế) Số lượng: 500 cuốn, khổ 20x28cm Nộp lưu chiểu tháng 11 năm 2019 ISSN 1859-0144 10/2019 Ảnh bìa: Các chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm về hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH l Xây dựng cơ chế khuyến khích doanh nghiệp tăng cường liên kết trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ l Lấy doanh nghiệp làm trung tâm đổi mới sáng tạo l Xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế thành thành phố di sản HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU - TRIỂN KHAI l Công nghệ sàng lọc cát, sỏi từ vật liệu phế thải l Nâng cao thu nhập cho cộng đồng ngư dân vùng bãi ngang ven biển huyện Phú Vang l Liên kết đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo chuỗi giá trị l Xác định, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm vải Dèng A Lưới l Ứng dụng công nghệ trong xử lý nước sạch đảm bảo cấp nước an toàn và ngon l Máy bón phân, tưới nước tự động l Nhiều phát hiện mới về Phú Xuân thời chúa Nguyễn và Tây Sơn KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO l Đề án 844 nhận giải thưởng Én Xanh 2019 trong xây dựng chính sách và chương trình hỗ trợ khởi nghiệp l Kết nối nhà đầu tư thành lập Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo l Hội thảo thực trạng và giải pháp vận hành hiệu quả cho hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại địa phương l Chung kết và trao giải cuộc thi Hueuni 10 Days Breakthough l Trao giải cuộc thi khởi nghiệp vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG l Phong Điền: Phát huy tiềm năng lợi thế phát trển các sản phẩm đặc trưng trong nông nghiệp l Nâng cao chất lượng và năng lực cung cấp giống cây trồng l Diễn đàn quốc tế Franconomics kết nối Doanh nghiệp - Đại học - Địa phương l Techmart - Techfest Mekong 2019: Nơi hội tụ công nghệ và doanh nghiệp 2 3 6 8 12 15 17 20 21 22 24 26 27 28 29 30 33 34 35

Upload: others

Post on 01-Mar-2020

14 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN …BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ... Số 22/2018/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền

Trong số này:

BẢN TINKHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Chịu trách nhiệm xuất bản:TRẦN THỊ THÙY YÊN

Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ

Ban Biên tập:TRẦN THỊ THÙY YÊNNGUYỄN ĐỨC PHÚ

NGUYỄN KHOA DIỆU HÀ

Trình bày:TRẦN THỊ ĐOAN TRANG

Đơn vị thực hiện:Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ

khoa học và công nghệĐịa chỉ: 118 Nguyễn Văn Linh, phường An Hòa,

thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên HuếĐiện thoại: 0234.3545090

Email: [email protected]

Giấy phép xuất bản:Số 22/2018/GP-XBBT của Sở Thông tin và

Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp ngày 23/11/2018

In tại:Công ty TNHH 1 TV In và Thương mại

Thiên Hải (278 Đặng Tất - TP Huế)Số lượng: 500 cuốn, khổ 20x28cmNộp lưu chiểu tháng 11 năm 2019

ISSN 1859-014410/2019

Ảnh bìa: Các chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm về hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCHl Xây dựng cơ chế khuyến khích doanh nghiệp tăng cường liên kết trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệl Lấy doanh nghiệp làm trung tâm đổi mới sáng tạol Xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế thành thành phố di sản

HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU - TRIỂN KHAIl Công nghệ sàng lọc cát, sỏi từ vật liệu phế thải l Nâng cao thu nhập cho cộng đồng ngư dân vùng bãi ngang ven biển huyện Phú Vangl Liên kết đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo chuỗi giá trịl Xác định, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm vải Dèng A Lướil Ứng dụng công nghệ trong xử lý nước sạch đảm bảo cấp nước an toàn và ngonl Máy bón phân, tưới nước tự độngl Nhiều phát hiện mới về Phú Xuân thời chúa nguyễn và Tây Sơn

KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠOl Đề án 844 nhận giải thưởng Én Xanh 2019 trong xây dựng chính sách và chương trình hỗ trợ khởi nghiệpl Kết nối nhà đầu tư thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạol Hội thảo thực trạng và giải pháp vận hành hiệu quả cho hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại địa phươngl Chung kết và trao giải cuộc thi Hueuni 10 Days Breakthoughl Trao giải cuộc thi khởi nghiệp vùng Tây Nguyên và Duyên hải nam Trung Bộ

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNGl Phong Điền: Phát huy tiềm năng lợi thế phát trển các sản phẩm đặc trưng trong nông nghiệp l Nâng cao chất lượng và năng lực cung cấp giống cây trồngl Diễn đàn quốc tế franconomics kết nối Doanh nghiệp - Đại học - Địa phương l Techmart - Techfest mekong 2019: nơi hội tụ công nghệ và doanh nghiệp

23

6

8

12

15

17

2021

22

2426

2728

29

3033

34

35

Page 2: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN …BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ... Số 22/2018/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền

CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH

2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2019

XÂY DỰNG CƠ CHẾ KHUYẾN KHÍCH DOANH NGHIỆP TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT TRONG NGHIÊN CỨU VÀ

ỨNG DỤNG KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

Tại Quyết định 1362/QĐ-TTg ngày 11/10/2019 của Chính phủ

phê duyệt kế hoạch phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân đến năm 2025, tầm nhìn 2030, Thủ tướng Chính phủ đã nêu 6 nhóm giải pháp để các cơ quan ban ngành, địa phương thực hiện kế hoạch bao gồm: Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; Khuyến khích áp dụng các mô hình kinh doanh bền vững, có công nghệ sản xuất sạch hơn; Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo và đẩy mạnh chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Hỗ trợ nâng cao năng suất, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; khuyến khích doanh nghiệp tư nhân ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN), khai thác cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; Vai trò của các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Trong nhóm giải pháp thứ 5, Bộ KH&CN được Thủ tướng giao xây dựng cơ chế khuyến khích các cơ sở kinh doanh, trường/viện tăng cường liên kết trong nghiên cứu và ứng dụng KH&CN vào quá trình sản xuất, kinh doanh, đề xuất giải pháp khuyến khích và giảm chi phí liên quan đến chuyển giao công nghệ, báo cáo Thủ tướng ngay trong năm 2019; xác định nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa về ứng dụng các kết quả KH&CN trong sản xuất kinh doanh, đề xuất giải pháp thúc đẩy các doanh nghiệp được chứng nhận doanh nghiệp KH&CN trong một số lĩnh vực ưu tiên và báo cáo Thủ tướng trong năm 2019.

Để thúc đẩy doanh nghiệp ứng dụng KH&CN, Bộ KH&CN còn được giao chủ trì giải pháp trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (SHTT) và tiêu chuẩn đo lường chất lượng như tích hợp và chia sẻ nguồn

thông tin cơ sở về quyền SHTT, xây dựng cơ sở hạ tầng và nâng cao năng lực dịch vụ công về SHTT; xây dựng và hoàn thiện hệ thống dịch vụ đánh giá phù hợp để tạo mạng lưới các tổ chức thử nghiệm, chứng nhận, kiểm định, giám định đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, đồng thời tăng cường quản lý Nhà nước trong phát triển đánh giá phù hợp sản phẩm hàng hóa Việt Nam. Trong năm 2020, Bộ KH&CN sẽ phải báo cáo Thủ tướng về nhiệm vụ này.

Bên cạnh đó, ở các nhóm giải pháp còn lại, Bộ KH&CN được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục triển khai Đề án 844 về hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, tập trung hợp tác với cộng đồng khởi nghiệp trong và ngoài nước để kết nối doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam và quốc tế; chủ trì nghiên cứu, xây dựng và vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu thực hành tốt về năng suất làm cơ sở để doanh nghiệp so sánh, đối chiếu và cải tiến hoạt động.

Duy Hinh

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu thăm dây chuyền sản xuất thiết bị đầu cuối của VNPT - một trong những tập đoàn

đang đầu tư mạnh về KH&CN tại Khu CNC Hòa Lạc

Page 3: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN …BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ... Số 22/2018/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền

3BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2019

CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH

Trong cuộc họp báo thường kỳ quý III vào ngày 9/10/2019 vừa qua, Bộ KH&CN cho

biết, trong thời gian tới, Thủ tướng chính phủ sẽ chủ trì một phiên họp do Bộ tổ chức với mục tiêu tạo ra những dịch chuyển về chính sách để đưa doanh nghiệp thực sự trở thành trung tâm của hệ thống ĐMST quốc gia, một nhiệm vụ mà Bộ KH&CN đã tập trung thực hiện trong hai năm trở lại đây. Đây cũng là vấn đề mà Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trong Hội nghị Triển khai công tác ngành KH&CN năm 2019 đã từng đặt ra: “Chúng ta phải tiếp tục có cơ chế để doanh nghiệp thực sự là trung tâm của ĐMST, để có nhiều doanh nghiệp và viện nghiên cứu tư nhân chủ động đầu tư vào nghiên cứu, sao cho những phát minh, sở hữu công nghiệp… (của Việt Nam) chủ yếu phải từ khối này”.

Tái cấu trúc các chương trình quốc gia liệu đã đủ?

Cầu nối quan trọng nhất hiện nay giữa Bộ KH&CN và doanh nghiệp là các chương trình KH&CN quốc gia - những chương trình được thiết lập để tạo điều kiện cho các nhà khoa học, doanh nghiệp thực hiện các nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, hoàn thiện công nghệ và một số công nghệ khả thi sẽ được hỗ trợ đến khâu sản xuất thử nghiệm ở lô số 0, và Quỹ Đổi mới công nghệ (NATIF) - nơi thực hiện nhiệm vụ cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay, bảo lãnh vay vốn, hỗ trợ vốn cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu, chuyển giao, đổi mới và hoàn thiện công nghệ. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam từng nhấn mạnh đến vai trò của các chương trình này “như một cách làm tốt để thúc đẩy hiệu quả các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào KH&CN”.

LẤY DOANH NGHIỆP LÀM TRUNG TÂM ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

Tuy nhiên, việc triển khai hơn 50 chương trình quốc gia do Bộ KH&CN trực tiếp quản lý hoặc do các bộ, ngành khác quản lý vẫn chưa hiệu quả do “chúng ta chỉ gắn chương trình với dòng tiền của nhà nước thông qua hình thức thực hiện nhiệm vụ KH&CN mà không đặt nặng vấn đề tìm giải pháp công nghệ cho chính doanh nghiệp”, như đánh giá của ông Lê Xuân Định, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ KH&CN) trong phiên họp về nhiệm vụ tái cấu trúc chương trình quốc gia vào tháng 7/2019. Cũng có một số trường hợp xảy ra là bài toán mà nhà khoa học đặt ra với công nghệ “rất cao cường” nhưng lại khó áp dụng do chi phí nguyên liệu đầu vào lớn, tăng công đoạn xử lý hoặc đòi hỏi doanh nghiệp phải thay lại toàn bộ dây chuyền sản xuất… Đây là lý do giải thích vì sao, có nhiều sản phẩm từ các chương trình quốc gia chưa được doanh nghiệp lựa chọn để đổi mới công nghệ hay đổi mới chất lượng hàng hóa của mình trong khi các sản phẩm đó luôn được đánh giá “tốt”, “xuất sắc” trong những buổi nghiệm thu.

Do đó, vấn đề tái cấu trúc các chương trình KH&CN quốc gia, không chỉ là để tăng nội hàm đổi mới sáng tạo cho các doanh nghiệp tham gia mà theo định hướng của Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh là “tạo ra cầu nối chính sách để các nhà khoa học đến với doanh nghiệp và cùng giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp”. Đây cũng là cách để các doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội triển khai các hoạt động đổi mới công nghệ của mình.

Hiện tại, công việc thiết kế lại các chương trình quốc gia đang được Bộ KH&CN hoàn tất với mục tiêu soạn thảo các quy định mới về tiêu chí, nguyên tắc gắn nhiệm vụ KH&CN với sản phẩm đầu ra,

Để thực hiện được mục tiêu đưa doanh nghiệp trở thành trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo (ĐMST) quốc gia, chúng ta cần có những đổi mới về chính sách và cơ chế hỗ trợ, không chỉ từ Bộ KH&CN mà cả từ Chính phủ và các bộ, ngành liên quan.

Page 4: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN …BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ... Số 22/2018/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền

CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH

4 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2019

với thực tiễn và thị trường; hoàn thiện tiêu chí sản phẩm để có thể khoán sản phẩm và chuyển sang chế độ hậu kiểm nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp, dễ dàng tiếp cận được các nhiệm vụ thuộc các chương trình KH&CN quốc gia.

Không chỉ diễn ra với các chương trình KH&CN quốc gia sẵn có, tư duy “doanh nghiệp là trung tâm” đã được thể hiện rõ nét trong việc xây dựng và triển khai Chương trình KH&CN quốc gia Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0 (KC4.0/19-25). Tại buổi họp báo quý III/2019, ông Đàm Bạch Dương, Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao (Bộ KH&CN) - một thành viên ban chủ nhiệm chương trình, cho biết: với mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam chuẩn bị cho CMCN4.0, nội dung chương trình xoay quanh hoạt động đổi mới của doanh nghiệp trong bối cảnh mới như nghiên cứu chuyển giao các công nghệ 4.0, nghiên cứu về quá trình chuyển đổi số…

Theo Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy, về cơ bản, chương trình KC4.0/19-25 gồm ba nhóm nghiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp: một số nhiệm vụ đánh giá khó khăn ảnh hưởng, vướng mắc cho doanh nghiệp khi tiến hành đổi mới công nghệ; hỗ trợ triển khai chuyển đổi mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp trong CMCN4.0, “chúng tôi làm thử nghiệm với một số doanh nghiệp xem khi chuyển đổi mô hình kinh doanh như thế có thành công hay không, nếu thành công thì mình sẽ nhân rộng ra”; nghiên cứu một số công nghệ mũi nhọn của CMCN4.0 để tạo ra ưu thế cho doanh nghiệp Việt Nam… “Hiện nay chương trình mới bắt đầu, và mới có một số dự án triển khai, một số kết quả ban đầu nhưng chúng tôi đang tích cực tìm các dự án mới mà doanh nghiệp cần”, ông Đàm Bạch Dương đề cập đến hiệu ứng đầu tiên từ chương trình.

Cần cơ chế, chính sách hỗ trợ đổi mới sáng tạoNhững nỗ lực trong tái thiết kế và tái chuẩn hóa

các chương trình KH&CN quốc gia theo hướng “doanh nghiệp là trung tâm” của Bộ KH&CN có thể như muối bỏ biển nếu không có sự song hành của một hệ thống cơ chế chính sách liên quan. Đó cũng là quan điểm mà Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh đưa ra trong phiên họp tái cấu trúc các chương trình quốc gia: “Chúng ta cần nhìn nhận, đánh giá lại cơ chế, chính sách liên quan,

nếu thấy bất cập thì phải điều chỉnh hoặc đề xuất phương án giải quyết kịp thời. Chúng ta cũng cần tạo điều kiện để có thể khuyến khích thực hiện những vấn đề mới, những bài toán có tính liên ngành, xuyên ngành cao”.

Hiện tại, việc tạo ra hệ thống ĐMST quốc gia mà trong đó, doanh nghiệp là nhân tố cốt lõi vẫn còn gặp “bất cập và vướng mắc”, cụm từ thường xuất hiện trở đi trở lại trong các phiên họp của Bộ KH&CN cũng như một số bộ, ngành khác tổ chức. Vậy nguyên nhân đến từ đâu? Nhìn lại quá trình triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, có thể thấy nổi lên một số vấn đề liên quan đến cơ chế tài chính và thủ tục hành chính: ít doanh nghiệp lập quỹ phát triển KH&CN và nếu có thì khả năng sử dụng vốn chưa cao, ví dụ theo thống kê đến tháng 5/2017 của Sở KH&CN thành phố Hồ Chí Minh, chỉ có 113 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố lập quỹ, tức là chưa bằng 4% số lượng doanh nghiệp thành lập mới ở thành phố này trong năm, và 80 doanh nghiệp lập quỹ mới sử dụng được hơn 1/4 tổng số kinh phí của các quỹ; ít doanh nghiệp được thụ hưởng ưu đãi về vốn của nhà nước để đầu tư cho hoạt động đổi mới công nghệ, thể hiện một phần từ hoạt động hỗ trợ chưa hiệu quả của Quỹ NATIF, và ngay cả bản thân NATIF vẫn còn loay hoay với cơ chế tài chính do hành lang pháp lý hỗ trợ vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện; phần nhiều doanh nghiệp còn e ngại việc tham gia các chương trình quốc gia do các thủ tục hành chính nhiêu khê, ví dụ quy định về đấu thầu mua sắm thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu từ ngân sách nhà nước phục vụ chưa phù hợp trong việc triển khai các nhiệm vụ KH&CN, gây chậm trễ về tiến độ triển khai, và e ngại rắc rối trong xử lý tài sản phát sinh sau dự án…

Trên thực tế, mặc dù đã có nhiều văn bản quy định được ban hành nhằm tháo gỡ các vướng mắc nêu trên nhưng vẫn chưa giải quyết được vấn đề ở nhiều mức độ quy mô, ví dụ Thông tư 63/2018/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định 70/2018/NĐ-CP - nghị định quy định về việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua triển khai thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng vốn nhà nước - vẫn để “lọt lưới” trường hợp tài sản không là tài sản cố định như phản ánh về mô hình hỗ trợ chế phẩm sinh học có được thông

Page 5: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN …BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ... Số 22/2018/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền

5BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2019

CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH

qua nhiệm vụ “Nghiên cứu xây dựng hệ thống xử lý nước thải khu giết mổ gia súc tập trung tại làng nghề tiểu thủ công nghiệp thị trấn Đắk Hà” của bà Lê Thị Thủy (Sở KH&CN Kon Tum) trên cổng thông tin Hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp vào tháng 12/2018.

Mặt khác, ở quy mô lớn hơn và mang tính bao trùm hơn thì có những chính sách và cơ chế khuyến khích nào để doanh nghiệp thực hiện ĐMST? Tại Hội nghị Triển khai công tác ngành KH&CN năm 2019, ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tổng Công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex), từng nêu vấn đề: nếu doanh nghiệp đầu tư cho công nghệ 4.0, đầu tư vào công nghệ tiết kiệm năng lượng thì có được sử dụng lợi nhuận trước thuế không, có được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp khi đầu tư vào đó không? Những vấn đề mà ông đưa ra cũng là ước muốn của nhiều doanh nghiệp đang muốn thực sự chuyển mình thông qua những hoạt động nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế.

Khi thực hiện đề tài “Nghiên cứu, đánh giá tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với ngành Dệt may Việt Nam nhằm đề xuất định hướng chiến lược, chính sách và các giải pháp phát triển trong giai đoạn 2019-2030” (KC4.0/19-

25), Vinatex cũng nhận thấy một số vấn đề khác: nếu áp dụng công nghệ 4.0, doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể hợp tác với nhiều doanh nghiệp trong nước để nội địa hóa sản phẩm hoặc kết hợp thành chuỗi để có thể đi với nhau ngay từ đầu, đặt hàng họ nghiên cứu tạo ra sản phẩm dành riêng cho mình… Tuy nhiên theo cách này thì doanh nghiệp sẽ đặt hàng không qua đấu thầu hoặc có thể mua sản phẩm giá cao vì sản phẩm đầu tiên có thể đắt hơn cả sản phẩm cùng loại của nước ngoài. Cái khó ở đây là một số cơ chế tài chính hiện hành chưa cho phép thực hiện điều đó trong khi “nếu không giải quyết được vấn đề này thì vấn đề liên kết chuỗi, nội địa hóa chắc chắn chỉ tồn tại trên giấy, không bao giờ thành hiện thực”, ông Lê Tiến Trường nói tại hội thảo “Ngành Dệt may Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0” vào đầu tháng 9/2019.

Do đó, để có thể giải đáp và tháo gỡ các vướng mắc về chính sách, cơ chế ưu đãi trong hội nghị tới, Bộ KH&CN đang xem xét và đánh giá các ưu đãi khuyến khích về chính sách tài chính cho doanh nghiệp đổi mới công nghệ nhằm đề xuất một số giải pháp khả thi.

Hiếu An(Nguồn: Báo Khoa học và Phát triển)

Diễn đàn doanh nghiệp với sở hữu trí tuệ tại Thừa Thiên Huế

Page 6: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN …BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ... Số 22/2018/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền

CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH

6 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2019

Đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung

ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận 48-KL/TW và đồng chí Lê Trường Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội thảo. Tham dự hội thảo có đại diện các bộ, ngành trung ương; lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và đại diện lãnh đạo thành phố Đà Nẵng cùng đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu trong nước và các doanh nghiệp trên địa bàn.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu nhấn mạnh, sau 10 năm thực hiện Kết luận 48 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020, tỉnh có những thay đổi, bức tranh toàn cảnh có nhiều khởi sắc… Bên cạnh những kết quả đạt được thì cũng còn một số bất cập, đó là: tăng trưởng chưa có tính đột phá, nhất là chưa phát huy hiệu quả trong quản lý, khai thác các giá trị di sản. Vì vậy, hội thảo lần này là sự mong mỏi của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh nhà; là dịp để các ban, bộ, ngành trung ương và các chuyên gia, nhà khoa học có những nhận định rõ hơn về tình hình phát triển của tỉnh sau 10 năm thực hiện Kết luận 48-KL/TW của Bộ Chính trị; từ đó, có những định hướng để giúp tỉnh phát triển trong giai đoạn mới.

Báo cáo đề dẫn hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THỪA THIÊN HUẾ THÀNH THÀNH PHỐ DI SẢN

Phan Ngọc Thọ cho biết, sau 10 năm thực hiện Kết luận 48-KL/TW và 5 năm thực hiện Thông báo 175-TB/TW, Thừa Thiên Huế đã dần xác lập được vị trí là đô thị “Di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường”. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp theo đúng Kết luận 48-KL/TW. Công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch đạt nhiều kết quả tích cực, đô thị Huế được công nhận là “thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam”, “thành phố văn hóa ASEAN”, “thành phố bền vững môi trường ASEAN”, “thành phố Xanh quốc gia”.

Để tiếp tục phát huy vai trò, vị thế của một

Đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương

phát biểu tại Hội thảo

Sáng ngày 25/10, tại thành phố Huế, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo “Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, nhằm có thêm cơ sở hoàn thiện Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 48-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa X), để từ đó đề xuất Bộ Chính trị xem xét, ban hành Nghị quyết về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn mới.

Page 7: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN …BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ... Số 22/2018/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền

7BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2019

CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH

trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch, giáo dục-đào tạo, y tế chuyên sâu, khoa học và công nghệ lớn của cả nước, tỉnh Thừa Thiên Huế đã xác định mục tiêu và định hướng phát triển trong giai đoạn tới là trở thành thành phố di sản quốc gia theo hướng văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh dựa trên cơ sở khai thác và phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế của tỉnh, của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; nhất là sự kết hợp hài hòa giữa di sản văn hóa, lịch sử đặc sắc, phong phú với cảnh quan tự nhiên và con người Huế.

Phấn đấu, giai đoạn 2021-2025, tăng trưởng GRDP đạt 7,5-8,5%; thu ngân sách tăng 12-13%/năm; đến năm 2025, bình quân thu nhập người dân đạt 3.500-4.000 USD. Giai đoạn 2025-2030, tăng trưởng GRDP đạt 7-8%; đến năm 2030, GRDP/người đạt 5.500-6.000 USD; tỉnh Thừa Thiên Huế được công nhận là thành phố Di sản quốc gia. Đến năm 2045, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố Di sản, thành phố Festival; Trung tâm du lịch, văn hóa và y tế chuyên sâu đặc sắc của châu Á.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ để thực hiện được mục tiêu, định hướng nêu trên, đây không chỉ là nhiệm vụ của riêng tỉnh Thừa Thiên Huế mà còn của cả vùng kinh tế trọng điểm và của cả nước. Nhất là, rất cần có cơ chế, chính sách đặc thù và sự hỗ trợ từ trung ương để tỉnh Thừa Thiên Huế giải quyết tốt mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa; giữa bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản; giữa phát triển nhanh và phát triển bền vững cũng như phát huy sự năng động, thông minh, sáng tạo và tự lực, tự cường của người dân Huế.

Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận về nhiều vấn đề như: những trụ cột phát triển của Thừa Thiên Huế trong thời gian tới, nội hàm của khái niệm

thành phố di sản, mối quan hệ giữa bảo tồn di sản với phát triển kinh tế, vai trò của Thừa Thiên Huế trong liên kết phát triển vùng…

Kết luận hội thảo, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình, nhấn mạnh, qua thảo luận, cũng đã làm rõ nhiều vấn đề về khái niệm “Thành phố di sản quốc gia”, nhất là đã phân tích và chỉ ra được những lợi thế so sánh vùng, khu vực và quốc tế của Thừa Thiên Huế để phát triển và trở thành “Thành phố di sản quốc gia” trên nền tảng văn hóa của Huế. Theo Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình, người Huế rất “thông minh, khéo léo và tỉ mẩn”, vì vậy, tỉnh Thừa Thiên Huế cần phải phát huy lợi thế của con người Huế để phát triển mạnh trong các lĩnh vực giáo dục, y tế; nông nghiệp công nghệ cao, sạch, phục vụ cho du lịch; khoa học và công nghệ, công nghệ điện tử viễn thông; thành phố thông minh; công nghiệp sạch thân thiện với môi trường.

Điều cốt lõi để xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành “Thành phố di sản quốc gia”, là người dân Huế có đời sống khá giả, chất lượng cuộc sống được nâng lên, văn hóa cao có như vậy mới giữ gìn di sản văn hóa cho cả nước, cho thế giới. Đây chính là hiện thực hóa quan điểm của Đảng về phát triển “Văn hóa vừa là nền tảng, vừa là động lực phát triển”. Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình, nhấn mạnh.

Xuân Sơn (Nguồn: UBND tỉnh)

Toàn cảnh hội thảo

Page 8: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN …BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ... Số 22/2018/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền

HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU - TRIỂN KHAI

8 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2019

CÔNG NGHỆ SÀNG LỌC CÁT, SỎI TỪ VẬT LIỆU PHẾ THẢI

Ngày 24/4/2015, Chính phủ đa ban hành Nghị định số 38/NĐ-CP về Quản ly chất thải và phế liệu. Trên cơ sở đó, ngày 16/5/2017, Bộ Xây dựng đa ban hành Thông tư số 8/TT-BXD Quy định về quản ly chất thải răn xây dựng. Trong đó, quy định chất thải xây dựng phải được thu gom, vận chuyển đến điểm tập kết, trạm trung chuyển và cơ sở xử ly được đầu tư xây dựng theo quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc cơ sở tái chế, công trình khác để tái chế, tái sử dụng.

Văn bản quy phạm pháp luật quy định là vậy, nhưng hiện nay, vấn nạn đổ trộm rác thải xây dựng đang đặt ra yêu cầu cấp thiết cho các đơn vị quản lý nhà nước trên toàn quốc; hầu hết các công trình xây dựng trên đều thuê các đơn vị vận chuyển, thu gom, sau đó đổ thải trộm ra các khu vực đất trống nội đô, ngoại thành hoặc khu đất trống xa dân để đỗ thải... Do vậy, việc kiểm soát nguồn đổ thải vẫn là vấn đề nhức nhối. Ngoài ra, việc xử lý rác thải xây dựng hiện nay cũng gặp không ít khó khăn bởi muốn xử lý được thì cần phục kích bắt quả tang. Trong khi đó, việc quản lý, xử phạt đối với vấn nạn đổ trộm rác thải xây dựng thuộc rất nhiều ngành và nếu không có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng thì việc kiểm tra, xử lý đối với các đối tượng đổ trộm rác thải xây dựng là rất khó khăn. Bên cạnh đó, xử lý vấn nạn đổ trộm chất thải xây dựng không thể thực hiện ở việc bắt các xe đổ trộm rác thải, bởi đó chỉ là hình thức xử lý phần ngọn, còn phần gốc vấn đề là các công trình xây dựng có được kiểm tra kỹ lưỡng về điểm đổ thải hay không và nếu phát hiện công trình đó đổ thải sai quy định sẽ xử lý như thế nào, đó là bài toán cần giải quyết.

Ở Thừa Thiên Huế tình trạng đổ trộm rác thải xây dựng cũng là vấn đề đang đặt ra bài toán khó giải cho các đơn vị quản lý từ nhiều năm nay, gây mất an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị mà chưa được giải quyết dứt điểm.

Xuất phát từ những bất cập trên, Công ty TNHH MTV Long Tường đã nghiên cứu, thực nghiệm và áp dụng thành công công nghệ sàng lọc tận thu cát, sỏi từ phế thải xây dựng. Việc tìm ra giải pháp tận thu là vấn đề cấp bách và yêu cầu cấp thiết

cho xã hội hiện nay, bởi công nghệ này giải quyết nhiều vấn đề, trong đó vấn nạn đỗ rác thải xây dựng ra môi trường được giải quyết triệt để. Ngoài ra, công nghệ này còn đem lại nhiều lợi ích thiết thực như: tăng hiệu quả kinh tế, nâng cao mức độ an toàn, giảm ô nhiễm môi trường, sử dụng hiệu quả bền vững tài nguyên cho quốc gia.

Bản chất kỹ thuật của công nghệ tận thuXuất phát từ mô hình khai thác cát sỏi trên

sông, từ thực tiễn đó nhóm nghiên cứu đưa công nghệ sàng lọc ứng dụng trên mặt đất để sàng lọc cát, sỏi (còn có tên gọi là công nghệ tận thu: thu cho bằng hết, không để sót hoặc lãng phí).

Bản chất kỹ thuật của giải pháp hữu ích là: đào hồ nước để tích nước, xây bể xử lý để đặt các thiết bị như máy bơm, băng tải, sàng lọc. Vật thải sau khi được thu gom về đưa vào máy nghiền, nghiền phân loại, tiếp theo đưa vào bể xử lý, dùng máy bơm nước hút vật thải lên sàng, sàng và phân loại thành các vật liệu sạch tái phục vụ xây dựng như: đá 1x4 (tùy vào quá trình xay, nghiền), cát các loại và đất phục vụ san lấp, trồng cây…

Tình trạng kỹ thuật của công nghệ tận thu Bằng tính sáng tạo của mình, nhóm nghiên cứu

áp dụng phương pháp xây dựng để xây bể tích nước, bể lắng, bể lọc nước; áp dụng cơ khí trong việc hàn các loại sàng lọc, dàn máy; đưa các thiết bị có sẵn trên thị trường để hoàn thiện công nghệ như: máy bơm nước, mô-tơ điện, thiết bị vận hành về điện, lắp đặt thiết bị ống nước, máy nghiền đá...

Mô tả chi tiết giải pháp hữu íchHệ thống (mô hình) sàng lọc cát, sỏi từ vật liệu

phế thảiBước 1: Tạo Hồ nướcTạo hồ tích nước, kích thước ngang 10m, dài

Page 9: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN …BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ... Số 22/2018/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền

9BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2019

HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU - TRIỂN KHAI

(rộng) khoảng 20m, sâu tùy theo địa hình và nguồn nước, cần chia hồ ra thành hai bên, bên trữ nước sâu khoảng 5-7m, bên thu nước về sâu khoảng 3m. Nguồn nước tích có thể lấy từ mạch nước ngầm, hoặc bơm từ ao, hồ, sông, suối, tùy vào điều kiện đặc điểm tự nhiên của vùng đất để tích nước được thuận lợi, phục vụ công việc sàng lọc.

Bước 2: Xây Bể xử lýKhu vực vật liệu đầu vào: diện tích khoảng

50m2; thiết kế theo hình thang cân (cạnh dưới nhỏ 1,5m, cạnh trên lớn 4m, hai cạnh bên bằng nhau 7m) có độ dốc hướng xuống Bể xử lý, nhằm đưa vật liệu vào bể xử lý được dễ dàng hơn. Khu vực này còn đặt một máy nghiền đá cỡ nhỏ để nghiền nếu trong vật thải có lẫn bê tông, gạch, đá, gạch men hoặc loại vật thải cứng khác.

Bể xử lý: Là nơi đặt các thiết bị máy móc cũng như các hệ thống máy bơm, máy hút và dàn xử lý lọc cát, sỏi. Bể xử lý cần được tính toán kỹ trước khi xây dựng để đảm bảo công năng, hiệu quả trong việc vận hành cũng như hiệu quả đầu ra cho sản phẩm.

Khu vực bể xử lý xây dựng nửa chìm nửa nổi, do đặc tính sử dụng nguồn nước để hút và tích nước nên phần chìm (đào âm xuống khoảng 3m làm nơi tích nước và bể lắng bùn đất), phần nổi trên mặt đất là nơi đặt mô-tơ điện, thiết bị điện, máy hút, máy bơm...

Diện tích bể xử lý 1.000m2. Bể được xây với nhiều cấp độ sâu, cạn, khi vận hành nguồn nước trong bể xử lý có thể tuần hoàn. Bể xử lý phải xây dựng chắc chắn, kết cấu trụ bê tông cốt thép, ở những nơi đặt máy và dàn lọc cần gia cố thêm sắt thép và đường giằng bê tông để bền vững và chắc chắn khi vận hành máy.

Vận hành bao gồm 04 công đoạn, mỗi công đoạn tương ứng với sàng lọc và sản phẩm đầu ra của nguyên vật liệu (có thể chia thành nhiều công đoạn tùy vào mục đích sử dụng đầu ra cho sản phẩm để lắp đặc thêm máy và sàng lọc), cụ thể:

Công đoạn 1: là nơi đặt máy chính, khu vực hút và lọc nguyên liệu đầu vào. Do đó, khu vực này về phần chìm là nơi sâu nhất của bể xử lý (2m), về phần nổi là nơi đặt dàn máy lớn nhất, đầu ra sản phẩm là đá, sỏi 1x2 và 2x4.

- Khu vực bể: ngang 3m, dài (rộng) 3m, sâu 3m (2m chìm và 1m nổi).

- Máy hút: tiết diện ống hút 150 (đầu hút và đầu xả bằng nhau).

- Mô-tơ điện: Mô tơ 37KW 50HP, 50 ngựa, 1400 - 1500 RPM, nguồn điện 3 pha.

- Hệ thống điều khiển: ATM khởi động từ 100A.

- Sàng lọc và hệ thống giá đỡ: chi tiết sàng lọc được hàn khung sắt dài 2,5m, rộng 1,2m, sau đó hàn các thanh sắt theo chiều dọc, tiết diện 0.5cm, với hệ thống giá đỡ cao khoảng 3m, đổ dóc xuôi xuống để cát, sỏi dễ dàng chảy xuống.

- Băng tải: Tải sản phẩm đá, sỏi từ sàng lọc ra bãi tập kết vật liệu.

Công đoạn 2: Là nơi đặt máy hút từ nguồn thải của công đoạn 1, nguồn thải này sau khi đã qua xử lý của công đoạn 1 được đưa vào bể xử lý tiếp theo, cho ra nguồn đá 0.5 (là nguyên vật liệu dùng để đúc bờ lô...).

- Khu vực bể: ngang 3m, dài (rộng) 5m, sâu 2m (kể cả phần chìm và phần nổi).

- Máy hút: tiết diện ống hút 110 (đầu hút và đầu xả).

- Mô-tơ điện: Mô tơ 11KW 15HP, 15 ngựa,

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và các sở, ban ngành thăm quan mô hình tận thu

Page 10: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN …BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ... Số 22/2018/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền

HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU - TRIỂN KHAI

10 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2019

1400 RPM, nguồn điện 3 pha.- Hệ thống điều khiển: ATM khởi động từ 60A.- Sàng lọc và hệ thống giá đỡ: chi tiết sàng lọc

được hàn khung sắt dài 2m, rộng 1m, sau đó hàn lưới sắt 0.3cm, với hệ thống giá đỡ cao khoảng 2m, đổ dóc xuôi xuống để cát dễ dàng chảy xuống.

Công đoạn 3: tương tự như công đoạn 2 nhưng chỉ khác là sàng lọc dùng lưới có tiết diện 0.2cm để lọc ra loại cát đúc, xây; công đoạn 3 được lấy nguồn thải từ công đoạn 2.

Công đoạn 4: tương tự như công đoạn 3, công đoạn này dùng lưới mùng (loại lưới nhỏ có tiết diện 0.1cm) lọc ra loại cát tô; công đoạn 4 được lấy nguồn thải từ công đoạn 3.

Đây là công đoạn cuối cùng nguồn thải còn lại là bùn đất theo nguồn nước đi vào các bể lắng. Để có được nguồn nước tái sử dụng, ở các vách ngăn nước, ta có thể dùng “bức tường đá”, “lưới ngăn” để lọc, chảy qua nhiều cấp bật của bể xử lý, nguồn nước sẽ trong hơn để tái sử dụng.

Khi ngăn số 5 ở bể xử lý lắng đầy bùn đất, dùng xe múc, múc ra hoặc bơm ra ngoài bãi phơi, chờ đất khô đưa đi san lấp mặt bằng hoặc bán cho người trồng cây.

Công nghệ sàn lọc phân loại cát, sỏi được đảm bảo thì nguồn nước vô cùng quan trọng. Để bốn công đoạn trên hoạt động hiệu quả, ngoài nguồn nước thải ra từ các công đoạn, nhóm nghiên cứu dùng máy bơm đặt ở hồ nước, đưa nguồn nước vào các máy bơm đến các công đoạn để cung cấp nước và làm sạch nguyên vật liệu.

Vận hànhNguyên lý vận hành máy được bố trí từ các tủ

điện để vận hành, một mô hình của công nghệ tận thu có thể bố trí từ 1 tủ đến 3 tủ điện là phù hợp. Tuy nhiên, hợp lý nhất là 3 tủ. Mô hình này được làm thành 3 tủ, từ các tủ điều khiển này, chia điện đấu nối đến các mô tơ điện trên các công đoạn hút, sàng lọc.

- Tủ 1: đặt gần điểm đưa liệu đầu vào và mô tơ máy ở công đoạn 1, kết nối điện với mô tơ từ hồ nước, 01 mô tơ hút nước từ bể xử lý, 01 mô tơ vận hành máy ở công đoạn 1 (mô tơ hút sàng lọc liệu đầu vào) và 01 mô tơ băng tải, đưa sản phẩm đá, sạn ra bãi. Tủ này 01 công nhân vận hành điều khiển.

Cách vận hành, ấn vào nút khởi động (màu xanh) mô tơ từ hồ nước đưa nước lên hệ thống dàn

Các sản phẩm cũng được các đại lý thu mua đưa đến các công trình

Page 11: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN …BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ... Số 22/2018/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền

11BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2019

HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU - TRIỂN KHAI

máy, tiếp tục ấn khởi động mô tơ bơm nước từ bể xử lý; mở van xả nước, dùng lực của nước đẩy liệu từ khu vực cấp liệu đầu vào đưa xuống bể xử lý. Tiếp tục ấn nút khởi động mô tơ máy bơm đưa liệu lên sàng lọc, cùng lúc đó ấn nút khởi động băng tải để đưa liệu ra bãi tập kết.

- Tủ 2: đặt gần mô tơ và hệ thống sàng lọc cho ra vật liệu cát xây, đúc và đá 0.5;

- Tủ 3 đặt gần mô tơ và hệ thống sàng lọc cho ra sản phẩm cát tô (cát mịn) và hệ thống lọc lắng để lấy đất bùn.

Tủ 2 và tủ 3 chỉ một công nhân vận hành, điều khiển. Khi thực hiện khởi động máy sàng lọc, công nhân đi kiểm tra các ống nước và ống xả liệu, khi các ống này thông suốt, không bị nghẽn, nếu ống bị nghẽn, công nhân điều chỉnh để máy chạy tốt và hiệu quả. Sau đó, công nhân dùng ống xả nước đầu ra 34 phun nước đẩy vật liệu chảy đến máy hút, hút lên sàng lọc.

Nếu bật khởi động chạy công đoạn 1 (ở tủ 1) thì tiếp tục cho chạy một trong những tủ 2 và tủ 3, vì

Bảng tính ngày vận hành sang lọc cát, sỏiTT Vật liệu đầu vào Vật liệu đầu ra m3/ 1 giờ Ghi chú1

560m3

Loại vật liệu phế thải thu gom về để xử lý

Sỏi, đá 1x4 160m3

2 Đá 0.5 100m3 (Vật liệu đúc bờ lô)3 Cát đúc, xây 100m3

4 Cát tô (cát mịn) 150m3

5 Đất 50m3 Trồng cây, san nền6 Khác 0.2% Không đáng tínhBảng tính giá trị lợi nhuận (tính theo ngày công; giá VLXD đầu ra tại Công ty TNHH MTV Long

Tường; Đá 1x4, đá 0.5, cát các loại có giá 200.000đ/ 1m3. Giá đất san nền, trồng cây là 70.000đ/ 1m3.)

TT Vật liệu đầu vào m3

Vật liệu đầu ra Nhân công(x3)

Chi phíkhác Ghi chúĐá 1x4 Đá 0.5 Cát xây Cát tô Đất

1 560m3 160m3 100m3 100m3 150m3 50m3 03 Điện/sửa chữa

2 56.000.000 đồng 105.500.000 đồng 900.000đồng

1.000.000đồng

nếu không thì lượng cát và đá 0.5 thải ra từ công đoạn 1 sẽ ứ đọng nhiều, khó xử lý. Tuy nhiên, nếu công đoạn 1 nghỉ, không vận hành thì có thể vận hành công đoạn 2 và 3 nếu thấy lượng cát nhiều, nhưng mô-tơ bơm nước vẫn cho hoạt động để cấp đủ lượng nước bơm đến các máy còn lại.

Ở bãi tập kết đầu ra: khi vật liệu cát, sỏi, đá được đưa ra bãi, bố trí 01 công nhân vận hành máy xúc lật và xe múc, đưa các vật liệu tập kết ra bãi, xuất đi các công trình.

Như vậy, với công nghệ và nguyên lý này chỉ cần 03 công nhân vận hành các công đoạn hút, sàng lọc và đưa vật liệu lên các xe vận chuyển đến chân công trình.

Với một giờ vận hành công nghệ này lọc được khoảng 70 khối vật liệu đầu vào, đầu ra tùy theo lượng cát, sỏi, đất, đá của vật liệu đầu vào tương ứng cho ra sản phẩm. Ước tính một ngày công nghệ này sàng lọc được khoảng 560 khối lượng vật liệu đầu vào, cho ra tỉ lệ vật liệu tương ứng; cụ thể:

Kết luậnVới quy trình và công nghệ sàng lọc cát, sỏi

từ “rác thải” xây dựng nêu trên, nhóm nghiên cứu mong rằng các cơ quan ban ngành tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như các địa phương trên cả nước phối hợp và đồng hành cùng Công ty TNHH MTV Long Tường để triển khai nhân rộng mô hình, đem lại lợi ích thiết thực về môi trường, giải quyết bài toán về vấn nạn rác thải cũng như các vấn đề xã hội khác. Bên cạnh đó, các địa phương

đang trong bối cảnh trữ lượng cát tự nhiên ngày càng cạn kiệt và việc khai thác cát đang gây tác động tiêu cực đến môi trường, việc đầu tư mô hình này sẽ mang lại nhiều lợi ích về kinh tế; là giải pháp hiệu quả trong việc xử lý “rác thải” xây dựng, tiến đến xóa bỏ các điểm tập kết “rác thải” xây dựng trái phép khiến người dân bức xúc trong thời gian vừa qua.

Phan Cảnh Anh Vinh

Page 12: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN …BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ... Số 22/2018/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền

HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU - TRIỂN KHAI

12 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2019

NÂNG CAO THU NHẬP CHO CỘNG ĐỒNG NGƯ DÂN VÙNG BÃI NGANG VEN BIỂN HUYỆN PHÚ VANG

Phú Vang là huyện ven biển và đầm phá, đất rộng, người đông. Toàn huyện có 13/20 xa, thị trấn ven biển và đầm phá, với diện tích 206,3 km2 chiếm 73,6 diện tích đất tự nhiên của huyện, dân số 125.359 người, sống chủ yếu bằng nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản. Với chiều dài bờ biển khoảng 35 km trải dài trên 5 xa, 1 thị trấn, có cửa biển Thuận An và hệ thống đầm phá với diện tích hơn 6.800 ha, Phú Vang có tiềm năng lớn để phát triển ngành khai thác theo hướng hiện đại, xa bờ. Đây cũng sinh kế chủ đạo của cộng đồng ngư dân vùng ven biển của huyện.

Bản tin Khoa học và Công nghệ xin giới thiệu một số chính sách pháp nhằm nâng cao thu nhập cho cộng đồng ngư dân vùng bai ngang ven biển huyện Phú Vang (bài viết sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài ”Nghiên cứu thực trạng nguồn thu nhập và đề xuất giải pháp nâng cao thu nhập cho các hộ ngư dân vùng bai ngang ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế” do Học viện Chính trị Khu vực III chủ trì thực hiện).

Từ thực trạngTheo số liệu thống kê đến năm 2017, tổng số tàu

thuyền nghề cá toàn tỉnh đã tăng lên 2.074 chiếc (tăng 4,9% so với năm 2015). Ở vùng bãi ngang ven biển, Phú Vang là huyện có đội tàu thuyền khai thác hải sản lớn nhất. Đến nay tổng phương tiện tàu thuyền có máy khai thác biển trên địa bàn huyện 1.112 chiếc, với tổng công suất 130.037CV. Trong đó, tàu có công suất trên 800CV là 25 chiếc, tàu có công suất từ 400 đến dưới 800CV là 118 chiếc, tàu có công suất từ 90 đến dưới 400CV là 157 chiếc, tàu có công suất từ 20 đến dưới 90CV là 354 chiếc và 458 tàu có công suất dưới 20CV. Công suất trung bình của một phương tiện có máy đạt 117CV. Trong đó, tàu nhỏ hơn 90CV có 812 chiếc chiếm 73%, tàu 90CV trở lên có 300 chiếc chiếm 27% trong tổng số tàu thuyền cả huyện. Với một lực lượng tàu thuyền lớn có công suất nhỏ đánh bắt gần bờ đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi ven bờ. Do đó, cần phải kiểm soát được số lượng tàu cá phù hợp với trữ lượng nguồn lợi hải sản và định hướng phát triển của ngành thủy sản.

Về sản lượng khai thác hải sản, năm 2016, tổng sản lượng thủy sản khai thác tỉnh Thừa Thiên Huế đạt 45.405 tấn, trong đó, sản lượng khai thác hải sản của huyện Phú Vang 21.968 tấn, chiếm 48,4% tổng sản lượng thủy sản khai thác toàn tỉnh.

Hiện nay, trên địa bàn huyện có trên 139 cơ sở

chế biến thủy sản, giải quyết việc làm cho trên 442 lao động, doanh thu bình quân hàng năm trên 40 tỷ đồng. Các cơ sở chế biến tập trung chủ yếu ở thị trấn Thuận An, xã Phú Thuận, Phú Hải, Phú Diên... Đây là mặt hàng truyền thống của địa phương, phương thức sản xuất thủ công chiếm đa số, việc sử dụng máy móc thiết bị đơn giản (máy xay, máy ép…), sản phẩm bán ra thị trường chủ yếu ở dạng thô. Đa số các cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ nên việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, bảo hộ nhãn mác, kiểu dáng sản phẩm không được các cơ sở quan tâm. Sản phẩm chủ yếu tiêu thụ nội địa nên giá trị thấp, hiệu quả kinh tế không cao.

Theo thống kê năm 2017, trên địa bàn Thừa Thiên Huế có 04 cơ sở đóng mới, cải hoán, nâng cấp tàu cá đủ điều kiện theo quy định của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ, với khả năng đóng mới của một cơ sở khoảng 12 chiếc/năm và khả năng sửa chữa, nâng cấp, cải hoán khoảng 50 chiếc/năm. Trong đó, Phú Vang có 3 cơ sở đóng, sửa tàu thuyền nghề cá bao gồm: Thuận An (01 cơ sở), Vinh Hiền (02 cơ sở).

Nhìn chung, các dịch vụ hậu cần ở khu vực bãi ngang ven biển huyện Phú Vang về cơ bản đáp ứng được nhu cầu của ngư dân. Tuy nhiên, trong tương lai với sự phát triển mạnh của các phương tiện khai thác lớn, hiện đại, theo Nghị định 67 thì dịch vụ hậu cần sẽ không đảm bảo đáp ứng được

Page 13: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN …BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ... Số 22/2018/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền

13BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2019

HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU - TRIỂN KHAI

nhu cầu của ngư dân. Về đời sống xã hội của cộng đồng ngư dân ven

biển Phú Vang, bên cạnh chính sách hỗ trợ phát triển ngành khai thác hải sản xa bờ, các hộ ngư dân bãi ngang ven biển còn được tỉnh tạo nhiều điều kiện thuận lợi để tiếp cận vốn vay ưu đãi từ hệ thống ngân hàng để đầu tư phát triển kinh tế. Nhiều hộ nghèo và cận nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế, được khám, chữa bệnh miễn phí, con em các gia đình khó khăn được miễn giảm các khoản đóng góp khi đi học. Bên cạnh những kết quả đạt được, cũng còn những hạn chế, tồn tại trong giảm nghèo bền vững. Theo số liệu rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo các xã vùng bãi ngang ven biển huyện Phú Vang còn khá cao, 10,98%.

Chính sách giải quyết việc làm cho người lao động luôn được quan tâm song hành cùng với công tác giảm nghèo, tuy nhiên, đánh giá của các hộ gia đình ngư dân huyện Phú Vang đối với chính sách này của địa phương còn khá mờ nhạt. Kết quả khảo sát chỉ ra rằng, có đến 20,4% số hộ cho rằng chính sách này thực hiện ở mức kém, 55,1% cho rằng thực hiện ở mức trung bình. Điều này cho thấy được mặt bằng chung về thực hiện chính sách giải quyết việc làm của địa phương là chưa tốt.

Về chính sách vay vốn phát triển kinh tế - xã hội địa phương cho hộ ngư dân cũng được thực hiện khá mờ nhạt, các hộ gia đình ngư dân tiếp cận chính sách vay vốn hết sức khó khăn. Kết quả điều tra huyện Phú Vang cho thấy, có đến 27,9% hộ dân cho rằng chính sách này kém, trong khi đó chỉ có 19,8% hộ dân cho rằng chính sách này thực hiện tốt.

Đến giải pháp nâng cao thu nhập cho cộng đồng ngư dân vùng bãi ngang ven biển huyện Phú Vang

Một là, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quá trình chuyển đổi ngành nghề khai thác hải sản theo hướng đánh bắt xa bờ. Theo đó, tập trung cơ chế chính sách khuyến khích ngư dân nhanh chóng chuyển từ đánh bắt ven bờ sang đánh bắt vùng lộng và vùng khơi ở một số địa phương có điều kiện thuận lợi về luồng lạch, cảng biển, kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt xa bờ. Cần nhanh

chóng cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính nhằm giúp cho các hộ ngư dân đủ điều kiện có thể dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng từ các chương trình phát triển thủy sản của nhà nước tại một số xã có kinh nghiệm đánh bắt xa bờ.

Hai là, chú trọng và đẩy mạnh tiến trình hiện đại hóa các công nghệ đánh bắt và bảo quản hải sản xa bờ nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả đánh bắt hải sản. Trong đó, cần chú trọng phát huy vai trò chủ đạo của chính quyền địa phương trong kiến tạo kênh kết nối giữa ngư dân và doanh nghiệp trong việc cung cấp các máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại phục vụ hoạt động khai thác và bảo quản hải sản. Cần nâng cao hơn nữa vai trò và hiệu quả của công tác khuyến ngư, nhất là vai trò của cán bộ khuyến ngư cấp cơ sở trong phổ biến và khuyến khích ngư dân ứng dụng các thiết bị, công nghệ đánh bắt và bảo quản tiên tiến, hiện đại. Đặc biệt, cần xúc tiến và có chính sách hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ sử dụng các loại máy tầm ngư dò ngang luồng cá 3600 nhằm nhanh chóng đưa nghề đánh cá bằng lưới xa bờ của huyện đi vào hiện đại hóa, tạo bước đột phá trong nâng cao năng suất đánh bắt của nghề này.

Ba là, chú trọng phát triển hoạt động đào tạo năng lực ngư nghiệp cho đội ngũ thuyền trưởng, máy trưởng. Thường xuyên tổ chức cho đội ngũ thuyền trưởng, máy trưởng tham gia các khóa đào tạo và huấn luyện về kỹ năng sử dụng các trang thiết bị hiện đại trong khai thác và bảo quản hải

Page 14: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN …BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ... Số 22/2018/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền

HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU - TRIỂN KHAI

14 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2019

sản, huấn luyện các kỹ năng đánh bắt tiên tiến, phối kết hợp với các doanh nghiệp thiết bị ngư nghiệp giới thiệu các máy móc thiết bị, công nghệ khai thác và bảo quản hải sản tiên tiến, trang bị cho đội ngũ chủ tàu các quy định quốc tế về đánh bắt hải sản và tự do hàng hải. Thiết kế các chương trình khuyến khích đội ngũ thanh niên có năng lực tham gia đóng mới và làm chủ các phương tiện đánh bắt hải sản xa bờ, tiêu chí ưu tiên lựa chọn hàng đầu là trình độ học vấn, có kinh nghiệm hoặc có truyền thống gia đình về hoạt động ngư nghiệp. Đây là phương cách quan trọng nhằm từng bước trẻ hóa và chất lượng hóa đội ngũ thuyền trưởng trong khai thác hải sản của cộng đồng ngư dân vùng bãi ngang ven biển của tỉnh, giảm dần tác động tiêu cực của chủ nghĩa kinh nghiệm trong hoạt động khai thác hải sản của cộng đồng ngư dân.

Bốn là, cần xác định đa dạng hóa thu nhập là định hướng quan trọng trong nâng cao thu nhập bền vững cho cộng đồng ngư dân khai thác hải sản vùng bãi ngang của huyện. Có thể thấy, khai thác hải sản là hoạt động phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, do vậy tính thuần ngư càng cao thì tính bấp bênh trong hoạt động thu nhập của các hộ ngư dân càng lớn. Theo đó, cần rà soát và điều chỉnh lại các chính sách hỗ trợ ngư dân giảm nghèo, nâng cao thu nhập theo hướng phi ngư nghiệp.

Năm là, chú trọng nâng cao hiệu quả công tác kế hoạch hóa gia đình trong cộng đồng ngư dân. Đặc biệt, cần chú trọng các biện pháp tuyên truyền thiết thực nhằm giảm mức sinh cho cộng đồng ngư dân. Chính sách tuyên truyền cần tập trung hướng vào phổ biến kiến thức về kế hoạch hóa gia đình cho các hộ ngư dân có trình độ học vấn thấp, diện hộ nghèo và tái nghèo. Từ đó, giảm số người phụ thuộc trong các hộ ngư dân trong thời gian tới.

Sáu là, chú trọng phát triển giáo dục trong cộng đồng ngư dân vùng bãi ngang ven biển. Trong đó, tập trung tuyên truyền nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục đối với các hộ ngư dân; hỗ trợ học phí, miễn giảm các khoản đóng góp và tạo điều kiện thuận lợi cho con em các hộ ngư dân có thu nhập thấp, diện hộ nghèo và cận nghèo được đến trường ở mọi cấp học; chú trọng nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục tại cộng đồng ngư dân. Đây là những chính sách dự nguồn nhân lực ngư nghiệp có trình độ đáp ứng yêu cầu đánh bắt hải sản công nghệ cao trong tương lai vày cũng là giải pháp quan trọng để nâng cao đóng góp của trình độ học vấn trong nâng cao thu nhập hộ, phá vỡ chủ nghĩa kinh nghiệm trong hoạt động khai thác hải sản của cộng đồng ngư dân vùng bãi ngang ven biển của tỉnh.

Hương Trà

Hải sản đánh bắt được thu mua ngay tại

bến cảng

Page 15: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN …BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ... Số 22/2018/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền

15BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2019

HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU - TRIỂN KHAI

LIÊN KẾT ĐẨY MẠNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ THEO CHUỖI GIÁ TRỊ

Thực hiện chủ trương của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tái cơ cấu sản xuất

nâng cao giá trị gia tăng, nông sản an toàn, sản xuất bền vững. Với mong muốn đóng góp cho tỉnh Thừa Thiên Huế những sản phẩm sạch, sản phẩm nông nghiệp hữu cơ an toàn để phát triển nông nghiệp bền vững, phục vụ du lịch, kinh tế-xã hội, trong nhiều năm qua, Tập đoàn Quế Lâm đã triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo chuỗi giá trị, đã chủ động đầu tư đầu vào và thu mua các sản phẩm đầu ra cao hơn thị trường, tăng thu nhập chính đáng, được bà con nông dân đồng tình ủng hộ, sản xuất có hiệu quả tốt, nhiều địa phương đang mong muốn mở rộng mô hình, diện tích…

Bản tin Khoa học và Công nghệ xin giới thiệu một số kết quả về việc liên kết đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo chuỗi giá trị của tập đoàn Quế Lâm đã triển khai trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian qua.

Mô hình liên kết trồng lúa hữu cơ theo chuỗi giá trị

Tại Thừa Thiên Huế, Tập đoàn đã liên kết với các Hợp tác xã (HTX), bà con nông dân đầu tư sản xuất lúa gạo hữu cơ, ban đầu chỉ có 2 HTX tham gia sản xuất lúa hữu cơ, mỗi xã triển khai từ 5-10 ha. Sau một thời gian triển khai có hiệu quả, đến nay đã có hơn 12 HTX tham gia với gần 1.000 hộ xã viên trên tổng diện tích 300 ha, năng suất bình quân đạt gần 54 tạ/ha.

Kết quả lớn nhất của mô hình là đã chuyển đổi căn bản nhận thức sản xuất nông sản sạch cho người nông dân, giúp người nông dân và người tiêu dùng có sức khỏe tốt, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa như mạ khay máy cấy, trong

công nghệ sinh học, trong xử lý rơm rạ, không đốt gây ô nhiểm môi trường và gây hại đất. Tiêu biểu là các HTX Phú Lương, Phú Bài, HTX Đông Toàn, Đông Vinh, HTX Điền Lộc.

Trước đây các HTX và bà con nông dân sản xuất theo truyền thống, sử dụng quá nhiều phân bón hóa học và chất độc hại nhất, năng suất thấp, thu nhập không ổn định... Để khắc phục tình trạng “được mùa mất giá, không ổn định tiêu thụ sản phẩm” đã diễn ra nhiều năm nay, từ năm 2014, HTX Nông nghiệp Phú Lương, huyện Phú Vang là đơn vị đầu tiên trên địa bàn tỉnh đã tự nguyện hợp tác, liên kết với Tập đoàn Quế Lâm để sản xuất lúa hữu cơ. Trong tổng số diện tích đất sản xuất lúa của HTX 366 ha, trong đó trên 90 ha được quy hoạch đưa vào vùng nguyên liệu sản xuất lúa sạch theo quy trình hữu cơ-an toàn, với sự tham gia của trên 190 hộ nông dân. Trong quá trình sản xuất, đã thực hiện đúng quy trình của Tập đoàn hướng dẫn; đồng thời hộ nông dân ký cam kết không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phân vô cơ; quá trình sản xuất, nhiều diện tích chung quanh bị sâu bệnh phát triển, nhưng

Liên kết sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo chuỗi giá trị là một tất yếu khách quan của thế giới và Việt Nam. Vì sản xuất nông nghiệp hữu cơ không chỉ tạo ra sản phẩm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng mà còn bảo vệ người sản xuất khỏi tác hại của lạm dụng phân bón, hóa chất, thuốc trừ sâu, đồng thời góp phần đa dạng sinh học của môi trường.

Ông Nguyễn Thanh Vĩnh - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Quế Lâm (đứng giữa) nhận bằng khen của tỉnh Thừa Thiên Huế

Page 16: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN …BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ... Số 22/2018/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền

HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU - TRIỂN KHAI

16 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2019

diện tích lúa hữu cơ vẫn phát triển tốt và cho năng suất cao, hàng năm HTX nhập trên 490 tấn lúa doanh thu hơn 4 tỷ đồng

Với phương thức liên kết, hợp tác thì Tập đoàn Quế Lâm hợp đồng cung ứng cho bà con nông dân phân bón hữu cơ vi sinh, giống lúa chất lượng cao, tập huấn quy trình, cuối vụ được Tập đoàn thu mua hết sản phẩm đạt chất lượng và cao hơn giá thị trường 15-20% . Nhờ vậy, ổn định được đầu ra cho nông dân, giá trị và hiệu quả kinh tế cao hơn khoảng 6,5 triệu đồng/ha so với sản xuất lúa hiện nay.

Mô hình liên kết chăn nuôi lợn hữu cơ theo chuỗi giá trị

Trong thời gian qua, Tập đoàn Quế Lâm đã triển khai 15 mô hình chăn nuôi lợn hữu cơ ứng dụng công nghệ vi sinh đảm bảo theo quy trình chăn nuôi hữu cơ ở 7 HTX với tổng đàn gần 1.200 con. Năm 2016, HTX Phú Lương, huyện Phú Vang là đơn vị hợp tác đầu tiên với Tập đoàn Quế Lâm để xây dựng mô hình nuôi lợn hữu cơ, trọng lượng xuất chuồng bình quân 95 kg/con. Tập đoàn Quế Lâm đã hợp đồng thu mua 50.000 đồng/kg heo hơi (thị trường chỉ từ 28.000-30.000 đồng/kg heo hơi).

Qua 3 năm thực hiện, đã khẳng định đây là quy trình chăn nuôi lợn không xả thải gây ô nhiễm môi trường, tiết kiệm tối đa nước, nhân công và đặc biệt là không tốn chi phí thú y và an toàn dịch bệnh. Chất lượng thịt thơm ngon, đáp ứng tiêu chuẩn 5 không: không chất tạo nạc, không có chất kháng sinh, không tạo màu, không kim loại nặng và không chất bảo quản. Mô hình được đánh giá là đạt hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường.

Đặc biệt, trong các đợt dịch tả lợn Châu Phi, trong khi các hộ nuôi trong vùng bị dịch bệnh thì các hộ nuôi theo mô hình ứng dụng công nghệ vi sinh theo quy trình chăn nuôi hữu cơ vẫn an toàn, không bị dịch bệnh, đảm bảo cung cấp thịt lợn sạch cho thị trường, được đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra và công nhận.

Sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh và thức ăn chăn nuôi

Để hình thành chuỗi sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, ngoài cơ chế và quyền lợi đối với các thành viên tham gia các HTX thì yếu tố quyết định thành công là phân bón và thức ăn chăn nuôi phải được kiểm soát chặt chẽ.

Nhận thức rõ vấn đề đó, những năm qua Tập đoàn Quế Lâm đã đầu tư xây dựng 7 nhà máy phân

bón hữu cơ vi sinh trên toàn quốc với sản lượng đến hàng triệu tấn/năm. Tại Thừa Thiên Huế, Tập đoàn đã đầu tư nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh ở Hương Trà, cung cấp cho Thừa Thiên Huế, các tỉnh miền Trung và nước bạn Lào trên 200 ngàn tấn/năm. Đồng thời, Tập đoàn cũng đã nghiên cứu, đầu tư sản xuất thành công thức ăn chăn nuôi hữu cơ dựa trên công nghệ vi sinh cho chăn nuôi lợn phục vụ bà con nông dân trên địa bàn Thừa Thiên Huế.

Tại hội nghị giao ban ngành khoa học và công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế được tổ chức vào tháng 10/2019, Tập đoàn Quế Lâm đã nêu lên những khó khăn, tồn tại trong việc liên kết đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo chuỗi giá trị tại Thừa Thiên Huế, đó là:

- Diện tích liên kết sản xuất nông nghiêp hữu cơ còn thấp, nhất là cây lúa và râu màu. Tập quán người nông dân canh tác còn lạm dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật đã làm đất đai bị thoái hóa, ô nhiễm; sâu bệnh diễn biến phức tạp, nguy cơ rủi ro ngày càng lớn. Chất lượng nông sản ngày càng giảm làm mất thị phần trong nước, thị trường quốc tế về giá trị và chất lượng nông sản.

- Việc tuyên truyền và chủ trương dùng các loại phân bón hữu cơ vi sinh đến người sản xuất chưa đúng mức. Muốn thay đổi công nghệ mới nâng cao chất lượng nông sản theo hướng hữu cơ đang là một quá trình khó khăn cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

- Một số nông dân trong quá trình liên kết sản xuất hữu cơ vẫn chưa thực hiện nghiêm túc theo quy trình.

Để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao hướng tới sản xuất nông sản hữu cơ liên kết theo chuổi là tất yếu, đại diện Tập đoàn Quế Lâm đề nghị lãnh đạo tỉnh, các sở, ban ngành cần tuyên truyền mạnh mẽ các chủ trương, chính sách về nông nghiệp hữu cơ, nhất là có các chính sách cụ thể cho các HTX, nông dân tham gia ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp để phát triển mạnh mẽ sản xuất hữu cơ tạo ra nhiều nông sản sạch an toàn và thân thiện môi trường trên địa bàn tỉnh trong thời gian đến; tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, hỗ trợ các mặt để Tập đoàn tiếp tục đồng hành cùng Thừa Thiên Huế trong việc liên kết đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo chuỗi giá trị trong thời gian tới.

Thành Chung

Page 17: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN …BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ... Số 22/2018/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền

17BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2019

HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU - TRIỂN KHAI

XÁC ĐỊNH, QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN NHÃN HIỆU TẬP THỂ CHO SẢN PHẨM VẢI DÈNG A LƯỚI

Nghề dệt Dèng của đồng bào Tà Ôi đa được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia theo Quyết định số 4036/QĐ-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Đây là điều kiện thuận lợi để huyện miền núi A Lưới tiếp tục bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị nghề dệt Dèng; đồng thời góp phần quảng bá và tôn vinh những giá trị văn hóa đặc săc nghề dệt Dèng.

Trước đây, sản phẩm dệt của người Tà Ôi chủ yếu tiêu dùng

trong đồng bào dân tộc vùng cao, sản phẩm dùng để trao đổi các sản phẩm như trâu, bò, nông sản, chiêng, ché, muối, mật ong,... Hằng năm đến mùa vụ đã thu hoạch xong người ta lại mang hàng đi các vùng như Nam Đông, Quảng Nam, Quảng Trị và cả nước bạn Lào để trao đổi sản phẩm. Ngày nay, ngoài việc tiêu dùng trong vùng, sản phẩm dệt Dèng còn phát triển rộng khắp các vùng trong nước và quốc tế. Ngoài ra, sản phẩm dệt của người Tà Ôi có mặt rất nhiều nơi như các quầy chợ A Lưới, một số cửa hàng tại Huế, Hà Nội và các điểm như Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam… Hiện nay tại A Lưới, nguồn nhân lực có tay nghề là người bản địa rất lớn, nếu được đầu tư đúng mức, thì nghề dệt Dèng ở đây còn vươn xa, ngày càng đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng.

Tuy nhiên việc tổ chức sản xuất dệt Dèng A Lưới vẫn còn nhiều khó khăn như sản xuất quy mô nhỏ lẻ, tự phát; nguyên liệu ngày càng khó khăn; chưa chú trọng xây dựng và phát triển thương hiệu… Cuối năm 2017, được sự hỗ trở từ nguồn gân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ đã chủ trì thực hiện dự án “Xác lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm sản phẩm vải Dèng A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế”.

Mục tiêu của dự án là tạo lập được nhãn hiệu

tập thể (NHTT) cho sản phẩm vải Dèng A Lưới nhằm bảo tồn và phát triển làng nghề dệt Dèng truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện A Lưới và sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương; Hệ thống quản lý và phát triển NHTT vải Dèng A Lưới được vận hành có hiệu quả thiết thực. Bản tin Khoa học và Công nghệ xin giới thiệu một số kết quả chính của dự án.

Sản phẩm vải Dèng A Lưới được cấp giấy chứng nhận

Qua quá trình khảo sát và tiến hành lập hồ sơ như xác định chủ thể đăng ký, xin phép sử dụng tên địa danh để đăng ký NHTT…, đơn vị chủ trì cùng các ban ngành liên quan đã thống nhất chọn Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện A Lưới là chủ thể đăng ký đơn bảo hộ sản phẩm “Dèng A Lưới, hình”.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 315582

Page 18: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN …BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ... Số 22/2018/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền

HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU - TRIỂN KHAI

18 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2019

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ trao giấy chứng nhận cho huyện A Lưới

Ngày 12/3/2019, sản phẩm vải Dèng A Lưới chính thức được bảo hộ tổng thể và cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 315582 thông qua Quyết định số 18702/QĐ-SHTT của Cục Sở hữu Trí tuệ về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm Dèng A Lưới.

Việc đăng ký NHTT cho sản phẩm dệt Dèng A Lưới giúp Hội Liên hiệp phụ nữ huyện A Lưới sử dụng độc quyền đối với NHTT “Dèng A Lưới, hình” được nhà nước bảo hộ, đồng thời chống lại mọi hành vi xâm phạm quyền đối với NHTT. Đây là cơ sở cho việc xác lập, quản lý và phát triển NHTT này cũng như phát triển thương hiệu “Dèng A Lưới, hình” về sau và trong thời gian tới.

Tại lễ công bố NHTT “Dèng A Lưới” được tổ chức vào ngày 17/5/2019, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã chỉ đạo: “Để phát huy giá trị thương hiệu góp phần nâng cao đời sống cho người dân cũng như bảo tồn các giá trị văn hóa thì Dèng A Lưới cần được định hướng thương mại, đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng hơn nữa nhu cầu và thị hiếu của đông đảo người dân, hướng tới sự phát triển bền vững của Dèng A Lưới để nghề Dèng ở đây đóng góp hơn nữa vào sự phát triển bền vững của huyện A Lưới nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung”.

Một số kết quả khácXây dựng quy chế quản lý và sử dụng NHTT

Dèng A Lưới

Mục tiêu của Quy chế là nhằm tập hợp các tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh sản phẩm Dèng trên địa bàn huyện A Lưới cùng xây dựng NHTT thể “Dèng A Lưới, hình” thành một thương hiệu có uy tín trên thị trường.

Quy chế bao gồm 06 chương và 28 điều quy định các nội dung như điều kiện sử dụng NHTT; vùng sản xuất sản phẩm Dèng; nhiệm vụ và tổ chức quản lý NHTT; điều kiện cấp quyền sử dụng nhãn hiệu; kiểm soát chất lượng sản phẩm mang NHTT…

Xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm vải Dèng A Lưới

Theo nhóm thực hiện dự án thì việc xây dựng quy trình nhằm đảm bảo uy tín và duy trì sự tồn tại, phát triển của NHTT, dựa trên cơ sở ý kiến của chủ sở hữu NHTT, Ban quản lý dự án xây dựng một quy trình chung áp dụng đối với tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng NHTT trong quá trình sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu cho từng sản phẩm vải Dèng A Lưới. Quy trình quy định rõ cơ chế kiểm soát việc tuân thủ quy trình và các biện pháp xử lý các vi phạm. Theo đó, quy trình sản xuất bao gồm: Quy trình tạo và chế biến sợi; Quy trình tạo màu cho sợi; Quy trình tạo hạt cườm (A rạc/A rắc); Quy trình lên khung dệt; Quy trình giăng sợi ngang; Quy trình kỹ thuật dệt dèng truyền thống.

Xây dựng quy chế quản lý,sử dụng nhãn mác gắn trên sản phẩm vải Dèng

Page 19: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN …BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ... Số 22/2018/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền

19BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2019

HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU - TRIỂN KHAI

Kỹ thuật sản xuất sản phẩm vải Dèng A Lưới

Việc xây dựng Quy chế nhằm bảo vệ uy tín, danh tiếng của nghề dệt Dèng A Lưới, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu quản lý NHTT trong việc sản xuất và cung cấp dịch vụ đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ vải Dèng A Lưới.

Nội dung Quy chế bao gồm: 04 chương và 14 điều quy định về việc quản lý NHTT “Dèng A Lưới, hình” gắn cho các sản phẩm vải Dèng và các hoạt động sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ vải Dèng có xuất xứ từ huyện A Lưới.

Quy chế được áp dụng đối với tổ chức quản lý NHTT và các tổ chức, cá nhân sử dụng NHTT “Dèng A Lưới, hình” cho các sản phẩm vải Dèng và các hoạt động sản xuất hàng thủ công từ vải Dèng có xuất xứ từ huyện A Lưới.

Xây dựng quy chế sử dụng mẫu NHTT Dèng A Lưới

Nội dung chính của quy chế được xây dựng bao gồm: nhãn mác, dấu hiệu gắn trên sản phẩm vải Dèng; vị trí nhãn mác và cách thức sử dụng nhãn hiệu tập thể khi cung cấp dịch vụ và phương thức kiểm tra, truy xuất nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ của các cơ sở sản xuất khác nhau.

Nhãn hiệu tập thể được sử dụng trực tiếp in trên bao bì chứa sản phẩm vải Dèng, nhãn mác có chứa các thông tin, dấu hiệu nhận diện được may trực tiếp trên sản phẩm vải và các tài liệu giới thiệu dịch vụ mang nhãn hiệu tập thể.

Mô hình tổ chức quản lý NHTT vải Dèng A LướiĐơn vị chủ trì đã phối hợp với Hội liên hiệp

Phụ nữ huyện A Lưới, tổ chức vận hành quản lý NHTT vải “Dèng A Lưới, hình” cho 150 hội viên

trong các hợp tác xã dệt, trên cơ sở đó rút kinh nghiệm để triển khai áp dụng cho Hội dệt Dèng được thành lập trong quá trình thực hiện dự án. Đây là những thành viên trong vùng dự án đã được thành lập đủ tiêu chuẩn của quy chế “Quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể Dèng A Lưới”đã được ban hành.

Ngay sau khi tham gia, các thành viên được tổ chức tập huấn các quy trình, quy chế; tiến hành hợp đồng sử dụng NHTT và tổ chức đăng bạ; tổ chức trao quyền, phổ biến các quyền và nghĩa vụ khi được sử dụng NHTT…

Ngoài ra, dự án đã xây dựng phương án tổ chức các hoạt động thương mại liên quan đến sản phẩm vải Dèng A Lưới như tổ chức xây dựng 2 gian hàng để giới thiệu và quảng bá NHTT; Xây dựng hệ thống các phương tiện quảng bá, phát triển NHTT; Phương án thương mại cho sản phẩm vải Dèng A Lưới…

Theo ông Nguyễn Hùng, Trưởng phòng Quản lý chuyên ngành, Sở KH&CN thì việc đăng ký thành công NHTT “Dèng A Lưới, hình” sẽ góp phần nâng cao vị thế và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước cũng như trên thế giới; thúc đẩy việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sản xuất góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, từ đó nâng cao giá trị và uy tín của NHTT “Dèng A Lưới, hình” trên thị trường.

Hoàng Nhật Linh(Đây là kết quả của dự án “Xác lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm sản phẩm vải Dèng A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế”)

Page 20: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN …BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ... Số 22/2018/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền

HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU - TRIỂN KHAI

20 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2019

Đây là là giải pháp mới nhất hiện nay trong ngành cấp nước ở Việt Nam. Việc ứng

dụng đồng bộ bể lắng lọc thông minh, chất lượng cao, thân thiện với môi trường và bể lọc tiếp xúc sinh học tạo thành một quy trình xử lý nước hoàn hảo, xử lý hiệu quả các nguồn nước vừa ô nhiễm hữu cơ và vô cơ, đưa chất lượng nước sau xử lý của HueWACO ngang bằng với tiêu chuẩn Châu Âu và Nhật Bản, góp phần duy trì bền vững cấp nước an toàn và ngon.

Kết quả nghiên cứu của HueWACO cho thấy: Công nghệ bể lọc tiếp xúc sinh học là bể lọc ngược sử dụng than hoạt tính dạng hạt làm giá thể để các loại vi sinh vật phân hủy, xử lý các chất ô nhiễm hữu cơ nên không cần phải hoàn nguyên hay thay thế than hoạt tính trong bể lọc mà chỉ cần bổ sung lượng than bị trôi (khoảng 10%). Nước sau bể lắng thông minh đã loại bỏ các thành phần cặn lơ lửng và rều rác nên khi đi qua bể lọc tiếp xúc sinh học sẽ không gây ra hiện tượng tắt nghẽn bể lọc và giúp bể lọc tiếp xúc phát huy tối đa vai trò loại bỏ ô nhiễm hữu cơ và độc chất. PILOT bể lọc tiếp xúc sinh học công suất 3.000m3/ngày đêm bằng thép được HueWACO tự gia công chế tạo bằng vật tư có sẵn trong nước mà không phải nhập ngoại giúp giảm chi phí đầu tư. Các công đoạn châm hóa chất, điều chỉnh tốc độ lọc, rửa lọc và giám sát chất lượng nước được thực hiện tự động hóa bằng các sensor.

Giải pháp đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nước, bảo đảm cho việc cấp nước an toàn và ngon, đó là bể lọc tiếp xúc sinh học được nghiên cứu đặt sau bể lắng thông minh chất lượng cao, thân thiện môi trường giúp cho quá trình loại bỏ các chất ô nhiễm hữu cơ được triệt để hơn và quy trình công nghệ này có thể xử lý hiệu quả các loại nguồn nước mặt bị ô nhiệm hiện nay. Bể lọc tiếp xúc sinh học được đặt trước bể lọc cát giúp loại

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG XỬ LÝ NƯỚC SẠCH ĐẢM BẢO CẤP NƯỚC AN TOÀN VÀ NGON

bỏ Fe2+, Mn2+, các chất bẩn còn lại, vụn than trôi tại bể lọc cát trước khi vào bể chứa, đảm bảo chất lượng nước an toàn. Công trình bể lọc tiếp xúc sinh học do HueWACO chủ động thiết kế, xây dựng và thí nghiệm lựa chon thông số vận hành mà không phải thuê đơn vị bên ngoài. Tổng thể công nghệ bể lắng thông minh - bể lọc tiếp xúc sinh học - bể lọc cát chất lượng cao là một quy trình xử lý nước hoàn hảo đảm bảo nước sau xử lý có chất lượng tốt nhất, ngang bằng với chất lượng nước của Châu Âu và Nhật Bản.

Với giải pháp sử dụng bể lọc tiếp xúc sinh học thì HueWACO đã hạn chế Clo xử lý đầu nguồn và hàng năm vào mùa nắng nóng không còn sử dụng than hoạt tính bột để xử lý, tiết kiệm hàng tỷ đồng chi phí hóa chất, chi phí thuê đơn vị bên ngoài tư vấn và thiết kế. Ngoài ra, hiệu quả kỹ thuật mà công trình mang lại đã góp phần nâng cao chất lượng nước, duy trì cấp nước an toàn bền vững; tạo ra tổng thể giải pháp công nghệ xử lý nước hoàn hảo với mọi sự thay đổi về chất lượng nước nguồn, giúp Công ty cấp nước duy trì bền vững cấp nước an toàn và ngon, đảm bảo an ninh nước.

Có thể khẳng định rằng, công trình nghiên cứu là một trong những bước tiến đột phá của HueWACO trong chương trình hướng tới mục tiêu duy trì bền vững cấp nước uống an toàn trên toàn tỉnh. Từ đó đưa HueWACO trở thành đơn vị cấp nước đầu tiên trong toàn quốc công bố cấp nước uống an toàn và ngon và sớm đạt trình độ ngang tầm với các Công ty cấp nước tiên tiến trong khu vực và thế giới. Trở thành thương hiệu tạo uy tín lớn cho tỉnh Thừa Thiên Huế và Việt Nam nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho xúc tiến đầu tư, phát triển dịch vụ du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thể Phụng

Áp dụng công nghệ bể lọc tiếp xúc sinh học với bể lăng lọc thông minh, chất lượng cao, thân thiện môi trường trong xử ly nước sạch bảo đảm cấp nước an toàn và ngon là giải pháp của Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế (HueWACO) vừa được trao giải Nhất thuộc lĩnh vực Vật liệu, hóa chất và năng lượng tại Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2019.

Page 21: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN …BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ... Số 22/2018/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền

21BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2019

HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU - TRIỂN KHAI

MÁY BÓN PHÂN, TƯỚI NƯỚC TỰ ĐỘNG

Công trình Máy bón phân, tưới nước tự động của tác giả Nguyễn Văn Quy cùng cộng sự đến từ Khoa Nông học và Phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế đa giúp các trang trại ở nước ta tự động hóa trong việc cung cấp nước, phân bón cho cây trồng một cách tối ưu nhất, từ đó giúp cây trồng sinh trưởng tốt và cho năng suất cao hơn. Công trình này vừa đạt giải Nhì thuộc lĩnh vực Cơ khí và tự động hóa, xây dựng, giao thông vận tải tại Hội thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2019.

máy bón phân, tưới nước tự động có từ 4-8 kênh chêm phân, mỗi kênh có khả năng

chêm chính xác một lượng phân nhất định theo cài đặt vào hệ thống tưới. Máy có thể điều khiển bằng bàn phím tại chỗ hoặc điều khiển từ xa thông qua máy tính hoặc điện thoại. Với chức năng tự động, có thể cài đặt nhiều lần tưới trong ngày sẽ giúp chủ trại không cần có mặt tại vườn máy vẫn tự hoạt động để cung cấp nước và phân bón cho cây trồng một cách chính xác. Hiện nay, công trình đã hoàn thiện việc thiết kế và sản xuất máy bón phân, tưới nước tự động. Nhóm thực hiện đã cung cấp được 12 máy cho các trang trại nông nghiệp công nghệ cao tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên; với giá thành tới tay người tiêu dùng khoảng 50 triêu đồng (bằng 1/10 so với nhập ngoại) hoàn toàn có thể đáp ứng khả năng mua của các trang trại từ nhỏ đến lớn.

Theo nhóm tác giả, việc phun phân bón vào hệ thống thực hiện theo cơ chế của kim phun xăng điện tử, có độ chính xác cao, dễ điều khiển và có độ bền, ổn định cao. Từ đó có thể thiết lập số lần tưới trên ngày không giới hạn cũng như thời gian mỗi lần tưới, tại mỗi lần tưới có thể thiết lập tỷ lệ phun phân khác nhau. Ngoài ra, máy bón phân, tưới nước tự động có thể điều khiển và giám sát từ xa qua máy tính hoặc điện thoại di động, có khả năng lưu trữ thông tin toàn bộ quá trình hoạt động.

Về khả năng áp dụng, tại các trang trại trồng

trọt công nghệ cao, máy bón phân tưới nước tự động hoàn toàn có thể có thể đáp ứng mục tiêu tự động hóa toàn bộ quá trình chăm sóc cho cây trồng một cách chính xác 24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần, từ đó cây trồng sẽ cho năng suất cao hơn, đồng thời tiết kiệm được chi phí lao động và các nguyên liệu khác.

Hiện nay, ở nước ta có khoảng chục nghìn trang trại trồng trọt ngoài trời theo hướng truyền thống; phần lớn các trang trại này đang có xu hướng chuyển sang sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt để cung cấp nước và phân bón cho cây trồng. Ðây là một thị trường tiềm năng để ứng dụng máy bón phân tưới nước tự động.

Theo ông Nguyễn Văn Quy - tác giả chính của công trình, mỗi hệ thống bón phân, tưới nước tự động có giá 50 triệu đồng, có thời gian sử dụng 10 năm. Như vậy chi phí khấu hao cho 1 ngày là 13 nghìn đồng. Máy có khả năng tự động bón phân, tưới nước chãm sóc cho cây trồng với diện tích 2 ha, thay thế được 5 lao động phổ thông. Giá lao động phổ thông hiện nay là 250.000 đồng/công, như vậy mỗi ngày máy tiết kiệm được cho trang trại 1.250.000 đồng. Bên cạnh đó, do quá trình bón phân tưới nước được tối ưu hóa nên cây trồng có khả năng sinh trýởng và cho nãng suất cao hơn từ 1,5-2 lần so với quá trình chăm sóc phổ thông.

Thanh Hương

Page 22: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN …BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ... Số 22/2018/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền

HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU - TRIỂN KHAI

22 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2019

Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Phú Xuân thời chúa Nguyễn và Tây Sơn” vào ngày 17/10/2019. Có 15 nghiên cứu về dinh phủ, đô thành, vai trò chính trị, kinh tế, văn hóa đến một số nhân vật liên quan liên quan đến thời kỳ này lần đầu tiên được công bố.

NHIỀU PHÁT HIỆN MỚI VỀ PHÚ XUÂN THỜI CHÚA NGUYỄN VÀ TÂY SƠN

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định đánh giá cao tinh

thần khoa học khách quan, nghiêm túc của các tác giả, nhà nghiên cứu; đồng thời mong muốn các đại biểu, các nhà khoa học thảo luận, trao đổi để xác minh các sự kiện, nhân vật, đánh giá một cách khách quan lịch sử vùng đất này, để từ đó có cách nhìn đúng đắn trong việc hoạch định chính sách bảo tồn, phát triển cho hiện tại và tương lai của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tại Hội thảo, các nhà nghiên cứu đã tập trung phân tích tính đắc địa cũng như hạn chế của vùng đất Phú Xuân trong việc các chúa Nguyễn và Tây Sơn chọn làm thủ phủ, kinh đô. Cung cấp thêm tư liệu mới nhằm đánh giá đúng đắn, khách quan về vai trò Phú Xuân thời chúa Nguyễn và Tây Sơn trong quá trình mở cõi, xác lập, bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, biển đảo, chống ngoại xâm, thống nhất đất được. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng tập trung thảo luận về diện mạo Phú Xuân thời chúa Nguyễn và Tây Sơn cùng các giá trị văn hóa

phi vật thể mang tính đặc trưng của Phú Xuân cần được bảo tồn và phát huy giá trị

Vào thế kỷ XVII-XVIII, vùng đất Thừa Thiên Huế đã xuất hiện trung tâm quyền lực của một nửa nước Đại Việt, sau đó trở thành kinh đô của cả nước. Đó là Phú Xuân thời chúa Nguyễn và Tây Sơn (1687- 1801). Phú Xuân từ một làng quê trở thành một địa danh lịch sử gắn với đất Đàng Trong, thời chia cắt sau chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1672-1786), đến buổi đầu lập lại nền thống nhất đất nước

(1786-1801). Đây là vùng đất có vị thế quan trọng trong lịch sử phát triển của dân tộc. Tuy nhiên, đây lại là giai đoạn lịch sử còn nhiều khoảng trống trong nghiên cứu khoa học và nhiều quan điểm khác nhau.

Đã có nhiều công trình nghiên cứu và công bố về Đàng Trong và Tây Sơn có liên quan đến Phú Xuân. Nhưng đến nay vẫn chưa có một công bố nào về trung tâm chính trị Phú Xuân mang tính xuyên suốt từ lúc ra đời năm 1687 (thời chúa Nguyễn), đến lúc kết thúc vai trò chính trị của nó vào cuối thời Tây Sơn, năm 1801. Phú Xuân sau năm 1801 đã chuyển giao vài trò lịch sử cho Huế, kinh đô của cuối cùng nước Việt Nam. Với “Phú Xuân thời chúa Nguyễn và Tây Sơn”, Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế cung cấp nhiều thông tin lịch sử giá trị về giai đoạn này.

Trong số các bài viết gửi cho Ban tổ chức Hội thảo, có 6 bài viết đã được các tác giả trình bày trực tiếp tại hội nghị và tiếp tục mở rộng thảo

Toàn cảnh hội thảo

Page 23: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN …BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ... Số 22/2018/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền

23BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2019

HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU - TRIỂN KHAI

luận gồm: Phủ Ao - cung điện Mùa hè của chúa Nguyễn; Phủ Tiền Dực thời chúa Nguyễn nay ở đâu; Địa bàn Thừa Thiên Huế dưới thời các chúa Nguyễn - trạm trung chuyển trong quá trình mở đất Đàng Trong; Nhận diện kiến trúc đình làng vùng Phú Xuân thời chúa Nguyễn; Hương Danh Hầu Nguyễn Đăng Thịnh và hai văn bia trên mộ ông; Bảo tồn di tích thời chúa Nguyễn và Tây Sơn, góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố di sản đặc thù của Việt Nam.

Với kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý về di sản văn hóa, TS. Phan Thanh Hải đề xuất nhiều giải pháp để phát huy giá trị các di tích, địa điểm của Phú Xuân thời chúa Nguyễn và Tây Sơn trong đời sống đương đại. Trong đó, ông nhấn mạnh ba việc cần được quan tâm ưu tiên thực hiện, gồm: Tiến hành kiểm kê di tích, địa điểm liên quan đến thời chúa Nguyễn và Tây Sơn; Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học về các công trình liên quan; Phát huy vai trò giám sát và cộng đồng.“Di tích thời chúa Nguyễn và Tây Sơn tồn tại trong đời sống cộng đồng và chỉ có thể bảo vệ, gìn giữ bởi cộng đồng. Làm sao để nâng cao được nhận thức của mọi tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ và tạo ra một cộng đồng có ý thức gìn giữ di sản Phú Xuân thời chúa Nguyễn và Tây Sơn nói riêng, di sản văn hóa dân tộc nói chung, mới là điều quan trọng”.

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, cho rằng những vấn đề được bàn luận tại hội thảo có ý nghĩa khoa học rất lớn. Nhưng tiếc rằng, phần lớn các nội dung mới chỉ tập trung ở vùng trung tâm Thừa Thiên Huế, trong khi Phú Xuân thời chúa Nguyễn và Tây Sơn có phạm vi rộng lớn, ít nhất là dải đất kéo dài từ châu Bố Chính (Quảng Bình) đến vùng Điện Bàn - Duy Xuyên (Quảng Nam): “Chỉ có vùng Phú Xuân rộng lớn ấy mới đủ sức giúp Quang Trung hai lần đánh bại quân Chiêm và quân Thanh. Do vậy, chúng ta cần làm rõ hơn quan điểm về vùng đất Phú Xuân để có thêm ý kiến của các nhà nghiên cứu của các địa phương liên quan. Hơn nữa, để nghiên cứu sâu và rộng hơn về vùng đất Phú Xuân giai đoạn này, tôi cảm thấy cần phải có nhà dân tộc học, cần có nhà khảo cổ học lịch

sử, nhà nông nghiệp lịch sử… để cùng nhìn nhận lại những vấn đề của Phú Xuân. Chỉ có vậy, chúng ta mới hiểu và làm nổi bật được đóng góp của Phú Xuân thời chúa Nguyễn và Tây Sơn”.

Ông nhấn mạnh thêm: “Sự chuyển biến của đất nước từ khi chúa Nguyễn Hoàng bước chân đến Thuận - Quảng cần nhìn nhận giai đoạn lịch sử này như một yếu tố tích cực của xã hội Việt Nam. Nghiên cứu về giai đoạn này, nếu chỉ nhìn thấy sự tranh chấp lãnh thổ mà không thấy sự thống nhất về cả văn hóa, chính trị, kinh tế lúc bấy giờ, nghĩa là chúng ta chưa hiểu được tính chất của cuộc Nam tiến này và cũng không hiểu được lịch sử của dân tộc trong quá trình phát triển về phía Nam”.

Ý kiến của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm nhận được sự đồng thuận, ủng hộ của nhiều đại biểu tham gia hội thảo. Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hữu Châu Phan đề nghị: “Lâu nay, cứ nhắc đến Phú Xuân, người ta hầu như chỉ nghĩ đến vùng đất trung tâm là Thừa Thiên Huế ngày nay. Vì vậy, Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế cần tổ chức một hội nghị cụ thể để bàn rõ hơn về vấn đề ranh giới vùng Phú Xuân dưới thời chúa Nguyễn và Tây Sơn”.

PGS.TS Đỗ Bang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, nhấn mạnh trong phần kết luận hội thảo: Phú Xuân là gạch nối của lịch sử, có vị trí cực kỳ lớn trong quá trình phát triển của dân tộc. Không có Phú Xuân thời chúa Nguyễn, sẽ không có Nam bộ hôm nay. Không có Phú Xuân thời vua Quang Trung sẽ không có chiến thắng quân Thanh vào đầu xuân Kỷ Dậu (1789). Không có Phú Xuân, Đại Việt không có cơ hội khôi phục nền thống nhất đất nước, phục hưng văn hóa dân tộc, nâng cao vị thế với Trung Quốc và các nước trong khu vực.

Với tầm quan trọng đó, PGS.TS Đỗ Bang cho biết sẽ kiến nghị với UBND tỉnh chỉ đạo các ngành xây dựng đề án khoa học nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Phú Xuân, và xây dựng đề án thành lập Trung tâm Văn hóa Quang Trung tại Thừa Thiên Huế.

Châu Ngân

Page 24: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN …BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ... Số 22/2018/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền

KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

24 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2019

ĐỀ ÁN 844 NHẬN GIẢI THƯỞNG ÉN XANH 2019 TRONG XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH VÀ

CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP

năm nay, giải thưởng được phối hợp tổ chức bởi Phòng Thương mại và Công

nghiệp Việt Nam (VCCI), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP Việt Nam), Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng (CSIP) và các đối tác.

Én Xanh là chương trình quốc gia đầu tiên nhằm tìm kiếm và tôn vinh các sáng kiến kinh doanh vì cộng đồng. Với thông điệp “Kinh doanh vì cộng đồng nhân văn và phát triển bền vững”, Én Xanh góp phần thúc đẩy, lan tỏa tinh thần cùng những giải pháp kinh doanh tiên phong giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.

Sau lần tổ chức đầu tiên vào năm 2017, chương trình Én Xanh 2019 trở lại với chủ đề “Tôn trọng sự đa dạng và thân thiện với môi trường”, hướng tới việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Chương trình mong muốn tìm kiếm các sáng kiến kinh doanh giúp giải quyết các vấn đề xã hội cấp bách hiện nay theo năm chủ đề chính: môi trường, du lịch, nông nghiệp, phụ nữ, kinh doanh bao trùm và đa dạng. Sau gần bốn tháng phát động, Én Xanh 2019 đã thu hút được hơn 160 “cánh én” là các sáng kiến kinh doanh đang góp phần thay đổi cộng đồng từ khắp mọi miền tổ quốc hội tụ về trong chuỗi sự kiện Gala Én Xanh 2019. Chuỗi hoạt động Gala Én Xanh lần này còn là sự kiện đặc biệt vinh danh 15 sáng kiến kinh doanh vì cộng đồng, 10 sáng kiến xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ các sáng kiến kinh doanh vì cộng đồng, và 3 Én Vàng (kinh doanh bao trùm và đa dạng), Bạc (xây

dựng chuỗi giá trị nông nghiệp xanh), Đồng (đồng hành cùng phụ nữ...) tiêu biểu được lựa chọn từ những chương trình trên.

Trong đó, vượt qua vòng kiểm định và lựa chọn gắt gao từ hội đồng và ban cố vấn chương trình, Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia” (Đề án 844), với đại diện đề cử là Văn phòng Đề án 844 từ Bộ Khoa học và Công nghệ, là sáng kiến từ cơ quan quản lý nhà nước duy nhất nhận giải thưởng Én Xanh tiên phong “Sáng kiến xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ các sáng kiến kinh doanh vì cộng đồng”. Đây là thành quả to lớn cho những nỗ lực đóng góp của các cơ quan quản lý Đề án 844 trong thời gian qua về xây dựng chính sách và chương trình hỗ trợ khởi nghiệp.

Được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2016, sau 3 năm hoạt động, Đề án 844 ngày càng khẳng định được vai trò hỗ trợ và kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST thông qua các hoạt động

Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) quốc gia đến năm 2025” (Đề án 844) đa vinh dự đón nhận giải thưởng - Én Xanh tiên phong “Sáng kiến xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ các sáng kiến kinh doanh vì cộng đồng” tại Gala Én Xanh 2019 diễn ra tối 25/10 vừa qua tại Hà Nội.

Ông Nguyễn Việt An (đứng thứ ba từ trái sang) đại diện Văn phòng Đề án 844 nhận giải thưởng

Page 25: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN …BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ... Số 22/2018/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền

25BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2019

KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

thuộc chiến lược của Đề án quy mô quốc gia. Đề án có mục tiêu tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới; Khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST; Thiết lập được Cổng thông tin khởi nghiệp ĐMST quốc gia.

Trong những năm vừa qua, Đề án 844 đã tích cực phối hợp với các Bộ, ban, ngành, các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp và các địa phương trên cả nước nhằm triển khai các hoạt động phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST như phối hợp tổ chức các khóa tập huấn, hội thảo, hội nghị,... nhằm đào tạo nâng cao năng lực cho các chủ thể của hệ sinh thái; phối hợp nghiên cứu, đề xuất sửa đổi cơ chế chính sách nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho khởi nghiệp sáng tạo; phát triển Cổng thông tin khởi nghiệp ĐMST quốc gia; đẩy mạnh công tác truyền thông về hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo; xây dựng mạng lưới khởi nghiệp phối hợp với các Đề án khởi nghiệp khác.

Đặc biệt, Đề án 844 cũng gặt hái được nhiều thành công lớn trong việc định hướng liên kết doanh nghiệp trong nước với các tổ chức, các chuyên gia, nhà đầu tư quốc tế. Thông qua nhiệm vụ thuộc Đề án 844, nhiều hoạt động, sự kiện đã và đang được triển khai với quy mô lớn như Startup Day 2018; Cuộc thi Thử thách cho người Việt

toàn cầu - Vietchallenge 2019; Ngày hội khởi nghiệp ĐMST quốc gia - Techfest Vietnam liên tục trong 5 năm và đặc biệt là Techfest Vietnam tại Mỹ diễn ra vừa qua... Những sự kiện này chính là cầu nối, là sân chơi đưa doanh nghiệp khởi nghiệp trong nước ra nước ngoài để kết nối đầu tư, tìm hiểu phát triển thị trường quốc tế và ngược lại, thu hút hàng trăm doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài quan tâm và đầu tư vào thị trường Việt Nam.

Từ ngày 28/10/2019, Đề án 844 sẽ tiếp tục triển khai các đợt

kêu gọi các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp trên cả nước tham gia thực hiện các nhiệm vụ cấp thiết cho hệ sinh thái năm 2020 (đợt 2) như đào tạo nâng cao năng lực cho các chủ thể (cán bộ quản lý; cố vấn khởi nghiệp...); thúc đẩy kinh doanh cho doanh nghiệp khởi nghiệp theo các lĩnh vực chuyên sâu; xây dựng chương trình trao đổi các chủ thể hệ sinh thái Việt Nam với nước ngoài; tổ chức ngày hội khởi nghiệp ĐMST quốc gia cấp vùng, liên ngành và tại các nước trên thế giới; hay phát triển các mạng lưới hỗ trợ, đầu tư cho khởi nghiệp ĐMST; tạo nền tảng và môi trường phát triển thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp khởi nghiệp trên cả nước.

Gala Én Xanh 2019 năm nay đã thu hút hàng trăm khách mời tham dự với sự đa dạng về mặt thành phần. Ngay trước Gala, một trong những sự kiện đáng chú ý là Triển lãm “Tôi hành động” với 140 sáng kiến kinh doanh tham gia Én Xanh 2019 được trưng bày. Trước đó, cùng ngày, Diễn đàn “Sáng kiến kinh doanh vì Mục tiêu phát triển bền vững” đã diễn ra nhằm tạo cơ hội để các sáng kiến thuộc 5 chủ đề chính của Én Xanh 2019 chia sẻ về động lực, thách thức trong hoạt động kinh doanh của mình, từ đó nhận được phản hồi từ chuyên gia trong các lĩnh vực và bước đầu tạo dựng kết nối với các nguồn hỗ trợ tiềm năng.

Trúc Nhi(Nguồn: Bộ KH&CN)

Én Xanh 2019 tôn vinh các sáng kiến cho cộng đồng

Page 26: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN …BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ... Số 22/2018/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền

KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

26 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2019

KẾT NỐI NHÀ ĐẦU TƯ THÀNH LẬP QUỸ ĐẦU TƯ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO

Tại Hội nghị, các đại biểu đã được thông

tin những quy định của Chính phủ về việc thành lập Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo; chia sẻ kinh nghiệm đầu tư khởi nghiệp và xây dựng văn hóa đầu tư khởi nghiệp.

Thời gian qua, với sự tham gia tích cực của các nhà đầu tư các nhà khởi nghiệp ĐMST, sự hoàn thiện hệ thống pháp lý, hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST của Thừa Thiên Huế đã có nhiều chuyển đổi tích cực; nhiều câu lạc bộ ươm tạo khởi nghiệp được thành lập; nhiều ý tưởng/dự án khởi nghiệp ĐMST đạt giải thưởng ở các cuộc thi cấp tỉnh, khu vực và cả quốc gia... Từ những kết quả đó, Thừa Thiên Huế tiếp tục xác định việc phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST là một trong những nhiệm vụ quan trọng, hướng đến mục tiêu khởi nghiệp hiệu quả, thực chất và tạo ra sự thịnh vượng.

Tại hội nghị, Sở Kế hoạch Đầu tư và Công ty Cổ phần Quản lý Đầu tư Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai đề án vận động thành lập Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhiều doanh nghiệp tiềm năng của Thừa Thiên Huế xác nhận sẽ tham gia Quỹ.

Trong bài phát biểu, ông Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh: Với hội nghị kết nối nhà đầu tư thành lập Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, thêm một

lần nữa tỉnh Thừa Thiên Huế đặt vấn đề hết sức nghiêm túc với các nhà đầu tư, làm sao để có thể khởi nghiệp ĐMST bền vững. Những rào cản, bất cập trong quá trình hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST sẽ từng bước được điều chỉnh, hoàn thiện. Chủ tịch Phan Ngọc Thọ cũng khẳng định, một trong những yếu tố quan trọng cấu thành hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST là xây dựng quỹ đầu tư để hỗ trợ cho các ý tưởng/dự án khởi nghiệp.

Quỹ không chỉ là cơ hội cho các nhà khởi nghiệp, mà còn là cơ hội cho những doanh nhân đã thành đạt có thể đầu tư phát triển các sản phẩm ĐMST, đồng thời hỗ trợ thế hệ kế tiếp trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Do vậy, những đóng góp dù ít hay nhiều của các nhà đầu tư đều là những đóng góp vô cùng quan trọng, là nền tảng cho Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo hoạt động lâu dài về sau.

Ngọc Hân

Sáng 27/9, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị Kết nối nhà đầu tư thành lập Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo. Tham gia hội nghị có ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện Quỹ khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Công ty cổ phần Quản ly Đầu tư Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam, các sở, ngành cấp tỉnh và các nhà đầu tư tiềm năng trên địa bàn tỉnh.

Những đại diện tâm huyết vì một hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST Thừa Thiên Huế thịnh vượng

Page 27: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN …BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ... Số 22/2018/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền

27BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2019

KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

HỘI THẢO THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VẬN HÀNH HIỆU QUẢ CHO HỖ TRỢ

KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TẠI ĐỊA PHƯƠNG

Chiều ngày 28/10, tại thành phố Huế, Trung tâm Ươm tạo khởi nghiệp

Sông Hàn phối hợp với Sở KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo “Thực trạng và giải pháp vận hành hiệu quả cho hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST tại địa phương”. Tham dự Hội thảo, có đại diện Khu Công nghệ cao Đà Nẵng, đại diện Sở KH&CN tỉnh Phú Thọ và các cá nhân, tổ chức đa được định hướng cho phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe nhiều báo cáo tham luận như: Giới thiệu về xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp miền Trung; Tình hình triển khai hoạt động khởi nghiệp ĐMST trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Vai trò hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST và các giải pháp kiến tạo… Ngoài ra, các chuyên gia, đại biểu đã giao lưu chia sẻ kinh nghiệm với các mạng lưới cố vấn khởi nghiệp của các địa phương.

Bà Trần Thị Thùy Yên, Phó Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế đã chia sẻ những kinh nghiệm về hoạt động khởi nghiệp ĐMST của Thừa Thiên Huế. Theo đó, trong thời gian qua, tỉnh đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, như Kế hoạch hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025; Quyết định ban hành thể lệ cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” tỉnh Thừa Thiên Huế các năm 2017, 2018, 2019; Kế hoạch thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” giai đoạn 2017-2025; Ban hành Quy định một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên Huế; Tỉnh đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Quỹ Khởi nghiệp doanh nghiệp KH&CN Việt Nam về triển khai chương

Lãnh đạo hai Sở KH&CN Thừa Thiên Huế và Phú Thọ ký kết hợp tác phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp

trình hỗ trợ đồng hành xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp tại Thừa Thiên Huế; ký thỏa thuận hợp tác với Trung tâm ươm tạo khởi nghiệp Sông Hàn về phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST tỉnh; ký thỏa thuận hợp tác với Trung tâm Đào tạo và hỗ trợ phát triển thị trường KH&CN về phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh; tổ chức các Diễn đàn khởi nghiệp ĐMST, các khóa đào tạo, tập huấn, kết nối về phát triển kỹ năng cố vấn khởi nghiệp, lựa chọn nguồn vốn trong khởi nghiệp; đã hình thành các vườn ươm khởi nghiệp ĐMST và hiện đang hỗ trợ một số ý tưởng, dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tiếp tục phát triển thành các doanh nghiệp khởi nghiệp; đã tổ chức thành công cuộc thi khởi nghiệp ĐMST tỉnh năm 2016, 2017, 2018, 2019…

Trong khuôn khổ hội thảo, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành ký kết hợp tác phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ.

Duy Hinh

Page 28: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN …BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ... Số 22/2018/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền

KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

28 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2019

Ban tổ chức trao giải cho các nhóm dự thi

CHUNG KẾT VÀ TRAO GIẢI CUỘC THI HUEUNI 10 DAYS BREAKTHOUGH

Ngày 02/11/2019, Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo Đại học Huế đa tổ chức vòng thi Chung kết và trao giải cuộc thi Hueuni 10 Days Breakthough (10 ngày bức phá) lần đầu tiên. Tham dự có các doanh nhân, doanh nghiệp đầu tư Startup; TS. Hoàng Kim Toản, Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo Đại học Huế; các nhóm dự thi và sinh viên quan tâm.

Cuộc thi Hueuni 10 Days Breakthough là hoạt

động tiếp nối trong chuỗi hoạt động thành công về khởi nghiệp ĐMST của Đại học Huế trong năm 2019. Cuộc thi được tổ chức nhằm tạo sân chơi cho các bạn sinh viên học sinh, xây dựng và phát triển tư duy khởi nghiệp ĐMST, phát huy sức mạnh trí tuệ, kinh nghiệm, năng lực của tập thể trong làm việc nhóm để tạo ra các ý tưởng, giải pháp hữu ích giải quyết những vấn đề mà xã hội đang quan tâm và kết nối với các doanh nhân, doanh nghiệp đầu tư. Cuộc thi được khởi động vào 15/9 đến 2/11/2019, thu hút sự tham gia của 43 nhóm ý tưởng với tổng cộng 130 sinh viên đến từ 8 trường đại học thành viên và khoa trực thuộc. Các ý tưởng tham gia đều có tính mới, lĩnh vực đa dạng, phong phú như y tế, giáo dục, văn hóa, du lịch, sản xuất kinh doanh…

Trải qua 4 vòng thi: Idea, Teambuiding, Busi-ness Model, Breakthrough và nhiều lớp tập huấn, diễn đàn bồi dưỡng kiến thức, Ban Giám khảo đã chọn ra 12 nhóm xuất sắc lọt vào vòng Chung kết Pitching - Kết nối đầu tư với các ý tưởng như: M-Backpacker; REC - tái chế chai lọ bỏ đi thành đồ mỹ nghệ; Guide For Foreigner - Language For

Us; Nano - AG Cucumin; Y học Cổ truyền Res-taurant; F - Green - Điều kỳ diệu từ rác thải nhựa; Kéo Vali vào ở; Số hóa bài giảng; Vietnamese Goes Global; Roomfinder - Tìm kiếm phòng trọ; Two Days - Giữ chân du khách đến Huế; Candy Happy.

Kết quả, ý tưởng Y học cổ truyền Restaurant đã xuất sắc giành giải Nhất; các giải Sáng tạo thuộc về các ý tưởng: Nano - AG Cucumin, Kéo Vali vào ở, Số hóa bài giảng, Two Days - Giữ chân du khách đến Huế và Candy Happy.

PV

Page 29: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN …BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ... Số 22/2018/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền

29BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2019

KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

TRAO GIẢI CUỘC THI KHỞI NGHIỆP VÙNG TÂY NGUYÊN VÀ DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

ngày 31/10 tại thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) đã diễn ra cuộc thi “Tìm kiếm

tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ”. Đây là một trong chuỗi sự kiện của Ngày hội khởi nghiệp ĐMST vùng Tây nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức.

Với 13 dự án tham gia chung kết cuộc thi, Ban tổ chức đã quyết định trao giải Nhất cho dự án “Nhà gỗ lắp ghép và đồ nội thất thông minh” của Công ty TNHH Kết nối nghệ thuật 24 (Lâm Đồng); giải Nhì cho dự án “Giải pháp vận tải thông minh Shipway” của Công ty TNHH MTV Phát triển vàĐầu tư Đại Hùng (Quảng Ngãi).

Ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Trưởng Ban Giám khảo cuộc thi cho hay thực sự ngạc nhiên và đánh giá cao hàm lượng khoa học và công nghệ của các dự án; thành phần tham gia cũng đa dạng từ trường đại học, viện nghiên cứu đến người dân... Các dự án khởi nghiệp sáng tạo đều xuất phát từ nhu cầu cuộc sống và mang tính đặc trưng của vùng.

Chị Nguyễn Thị Mẫn Vy, một trong các start-up có dự án tham dự cuộc thi với sản phẩm nước hoa khô đa năng cho hay, khó khăn của các starup chính là vấn đề lựa chọn công nghệ, mô hình kinh doanh. Doanh nghiệp của chị Mẫn cũng mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước trong việc hướng dẫn tạo lập quyền sở hữu trí tuệ, tăng cường kết nối, giao lưu để qua đó, doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận, quảng bá sản phẩm.

Bà Võ Thị Hảo, Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Lâm Đồng kiến nghị, không có hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương nào có thể tồn tại độc lập mà cần có sự kết nối chặt chẽ với các địa phương trong vùng, giữa các vùng trong nước và giữa trong nước với quốc tế. Đối với các tỉnh, thành phố có nhiều liên kết chặt chẽ và các mối quan hệ bổ trợ lẫn nhau như vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ thì việc liên kết để cùng phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp là vô cùng cần thiết.

Ông Trần Văn Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Phát triển khoa học và công nghệ địa phương cho rằng, trong giai đoạn tiếp theo khi hoạt động khởi nghiệp sáng tạo tập trung vào chiều sâu, cần tăng cường hơn nữa sự hình thành và phát triển mô hình liên kết giữa các tổ chức hỗ trợ; trường đại học, viện nghiên cứu; tổ chức thúc đẩy kinh doanh; nhà đầu tư và doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại địa phương.

Trao giải cho các dự án đạt giải

Techfest vùng Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ 2019 diễn ra ngày 31/10 tại thành phố Đà Lạt là một hoạt động thuộc chuỗi Techfest vùng do Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN (NATEC) phối hợp tổ chức với UBND tỉnh Lâm Đồng, nhằm hướng tới Techfest Quốc gia diễn ra vào đầu tháng 12/2019 tại Quảng Ninh.

Minh An (tổng hợp)

Page 30: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN …BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ... Số 22/2018/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

30 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2019

PHONG ĐIỀN: PHÁT HUY TIỀM NĂNG LỢI THẾ PHÁT TRỂN CÁC SẢN PHẨM ĐẶC TRƯNG

TRONG NÔNG NGHIỆP

Lợi thế vùng nhiều tiềm năngPhong Điền là huyện phía Bắc của tỉnh Thừa

Thiên Huế, có dải đất hẹp được giới hạn bởi hai con sông lớn là sông Ô Lâu ở phía Bắc và sông Bồ ở phía Nam, với địa hình đa dạng gồm đồi núi, đồng bằng và ven biển - đầm phá. Trong đó, vùng đồi núi ở phía Tây Nam gồm các xã Phong Mỹ, Phong Xuân, Phong Sơn, Phong An và một phần xã Phong Thu và thị trấn Phong Điền ; khu vực thượng nguồn hai con sông Ô Lâu và sông Bồ có thảm thực vật phong phú là tiềm năng phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày…Vùng đồng bằng bao gồm các xã Phong Hòa, Phong Bình, Phong Chương, Phong Hiền và một phần xã Phong Thu và thị trấn Phong Điền là vùng đất bằng phẳng phần lớn là đất phù sa do sông Bồ và sông Ô Lâu bồi đắp hàng năm, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp như lúa nước và các cây công nghiệp ngắn ngày. Đặc biệt, vùng ven biển - đầm phá bao gồm các xã Ngũ Điền với những bãi cát bằng phẳng ven biển tạo nên những vùng cát nội đồng rộng lớn thích hợp trồng rau màu, cây nông nghiệp ngắn ngày và là tiềm năng để phát triển vùng nuôi trồng thủy, hải sản tập

trung như: tôm, cá, ốc hương chất lượng cao đây là hướng đi mới được tỉnh và huyện rất quan tâm, có hướng đầu tư phát triển.

Hiện nay, Phong Điền với các cơ sở hạ tầng như: giao thông nông thôn, mạng lưới điện, thủy lợi, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông... ngày càng được quan tâm đầu tư tạo đà hình thành nên những vùng trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung như: Sản xuất lúa theo hướng VietGap (2.040 ha/năm), lúa hữu cơ (58 ha/năm); cây cao su 1.793 ha; hơn 114,8 ha cây ăn quả chủ lực; 200 ha rau màu; 148,8 ha cây ném, kiệu; 269 ha cây sen... bước đầu làm thay đổi khởi sắc diện mạo nông thôn.

Thanh trà, Sen và Ném được xác định là sản phẩm đặc trưng trong nông nghiệp

Thanh trà là cây ăn quả đặc sản, có chất lượng rất ngon, có giá trị kinh tế cao, cho quả hàng năm và có lợi thế cạnh tranh cao ở trên địa bàn toàn tỉnh. Cùng với thanh trà Hương Vân (Hương Trà), Thủy Biều (thành phố Huế) thì thanh trà ở xã Phong Thu (Phong Điền) là 3 vùng trồng thanh tra chủ yếu ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hiện nay, toàn huyện Phong Điền diện tích

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Phong Điền lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015-2020, trong thời gian qua, UBND huyện đa xây dựng nhiều chương trình, đề

án, dự án… để phát triển kinh tế-xa hội trên địa bàn. Theo đó, trong phát triển các sản phẩm chủ lực đặc trưng trong nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (TTCN) và ngành nghề nông thôn là hướng đi đúng đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển nền nông nghiệp theo hướng hàng hóa làm tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho người dân. Đồng thời, từng bước hình thành vùng sản xuất quy mô tập trung có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao. Cùng với việc áp dụng khoa học và công nghệ cao vào sản xuất nông sản theo chuỗi giá trị, giúp các sản phẩm nông nhiệp trên địa bàn có giá trị cao, an toàn, bền vững, đem lại lợi thế cạnh tranh, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng và xuất khẩu, góp phần nâng cao thu nhập đời sống của nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế găn với bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững trên địa bàn.

Page 31: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN …BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ... Số 22/2018/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền

31BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2019

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

trồng cây thanh tra là 270ha, tập trung chủ yếu là ở xã Phong Thu và thị trấn Phong Điền. Thanh trà là cây trồng có giá trị thu nhập cao nhất so với các cây như lúa, hoa màu; bình quân thu nhập 200 triệu đồng/ha, cá biệt có khi lên đến 400 triệu đồng/ha. Trong những năm qua, huyện đã quy hoạch, xây dựng nhiều chương trình, đề án nhằm phát triển cây thanh trà trên địa bàn. Kết quả đã hình thành được vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa, đẩy mạnh ứng dụng KH&CN trong sản xuất đem lại thu nhập cao, ổn định cho người nông dân từ cây thanh trà; các hộ dân được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp phân bón, vật tư; được hỗ trợ vay vốn...

Cây Sen hiện đang là một sản phẩm được tỉnh quan tâm để xây dựng thành sản phẩm chủ lực của tỉnh. Việc phát triển và xây dựng thương hiệu sen Huế rất cần các địa phương và bà con nông dân hưởng ứng, chuyển đổi mô hình các diện tích sản xuất kém chất lượng sang trồng sen cho thu nhập cao. Tính đến thời điểm hiện nay, diện tích trồng sen trên địa bàn huyện là hơn 327 ha, tập trung nhiều nhất ở các xã Phong An, Phong Hiền, Phong Thu, Phong Chương và thị trấn Phong Điền; các giống sen được trồng chủ yếu là sen cao sản, sen trắng, sen đỏ và sen hồng; thời vụ trồng từ tháng 2, 3 dương lịch, thời gian thu hoạch tháng 6-7; trung bình một ha trồng sen cho thu nhập gần 100 triệu đồng sau khi trừ chi phí, cao gấp 5-7 lần so với trồng lúa.

Trong những năm trở lại đây, mô hình trồng sen kết hợp nuôi cá ở huyện Phong Điền cũng phát triển mạnh không chỉ cho hiệu quả kinh tế cao, mà còn giúp cải thiện môi trường. Trên địa bàn đã hình thành được một số vùng chuyên canh trồng sen kết hợp nuôi cá như ở các xã Phong An, Phong Thu và thị trấn Phong Điền với khoảng gần 70ha. Với hiệu quả kinh tế cao từ các mô hình trồng sen góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, mở ra triển vọng cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện phát triển theo hướng đa canh theo hướng kết nối với các doanh nghiệp để tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm từ cây sen trên địa bàn.

Ném là loại cây thích hợp với các vùng đất cát, tương đối dễ trồng và dễ chăm sóc, lại ít sâu bệnh, cho năng suất cao. Cây ném hiện nay lại có “đầu ra” rộng rãi và tương đối ổn định. Vì vậy

mà phong trào trồng ném trong mấy năm qua phát triển rất nhanh.

Trong thời gian qua, huyện Phong Điền đã triển khai có hiệu quả mô hình trồng cây ném trên vùng cát trắng. Toàn huyện hiện có trên 150ha đất trồng ném (tập trung chủ yếu ở các xã vùng Ngũ Điền), hàng năm mang lại doanh thu trên 20 tỷ đồng. Ngoài ra, huyện cũng đã quan tâm đầu tư hệ thống đường giao thông, điện, nước… nên rất thuận lợi cho việc phát triển mô hình này trên địa bàn. Mô hình trồng ném trên đất cát đã giúp người dân yên tâm sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Tại xã Điền Môn, từ vài năm nay, mô hình trồng ném trên cát dần dần đã được nâng lên tầm chủ lực, bên cạnh cây lúa ở ngoài đồng. Diện tích trồng ném xã này đang không ngừng gia tăng, hiện đã đạt con số 40 ha và có chiều hướng không dừng lại nhờ diện tích đất cát vùng rú phía sau xã vẫn còn có khả năng chuyển đổi và tận dụng thêm để đưa vào khai thác. Với giá ném và năng suất hiện nay, nghề trồng ném ở Điền Môn có thể mang lại thu nhập bình quân hơn 200 triệu đồng năm trên mỗi hecta cho nông dân. Từ hiệu quả kinh tế với tiềm năng và triển vọng này, xã Điền Môn đã xây dựng nhãn hiệu “Ném Điền Môn”, nhằm giới thiệu sản phẩm rộng rãi ra bên ngoài, giúp mở rộng đầu ra và ổn định giá cả.

Định hướng phát triển cho cây Thanh trà, Sen và Ném

Ngày 07/10/2019, UBND huyện ban hành Quyết định số 2777/QĐ-UBND về việc phê duyệt “Đề án Phát triển các sản phẩm đặc trưng huyện Phong Điền giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2025”. Trong đó cây Thanh trà, Sen và Ném là 03 loại cây chủ lực đặc trưng trong phát triển nông nghiệp để tập trung phát triển thời gian tới.

Theo đó sản phẩm Thanh trà Phong Thu xác định là cây có múi chủ lực. Để tiếp tục duy trì phát triển, trước mắt UBND huyện tập trung giữ diện tích trồng cây thanh trà hiện có ở các địa phương như Phong Thu, thị trấn Phong Điền. Đồng thời, khuyến khích các hộ dân mở rộng thêm diện tích sản xuất ở những vùng đất đai đủ điều kiện trồng cây thành tra như đất phù sa ven sông, đất vườn, đất rừng… Hướng đến năm 2020, mục tiêu mở rộng diện tích trồng cây thanh trà trên trên toàn huyện lên 280ha, năm 2025 là 300ha. Để thực

Page 32: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN …BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ... Số 22/2018/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

32 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2019

hiện, UBND huyện tập trung kinh phí đầu tư 900 triệu đồng để đảm bảo hệ thống tưới tiêu để cung cấp nước đầy đủ theo yêu cầu sinh lý của cây Thanh trà, thoát nước kịp thời trong mùa mưa lũ; tổ chức liên kết giữa các hộ gia đình có vườn cây, giữa các địa phương có trồng cây thanh trà để liên kết sản xuất thành vùng có sản phẩm hàng hóa, có thị trường tiêu thụ ổn định; liên kết với các doanh nghiệp từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP có ứng dụng công nghệ cao đã được ứng dụng đem lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, hỗ trợ người dân áp dụng mô hình sơ chế,

bảo quản và tiêu thụ hiệu quả đối với Thanh trà; đầu tư công nghệ bảo quản sau thu hoạch, nhằm hỗ trợ người dân nâng cao giá trị của quả, kéo dài thời gian sử dụng các sản phẩm chế biến từ quả thanh trà.

Đối với sảm phẩm từ cây Sen: UBND huyện tập trung quy hoạch lại diện tích vùng trồng sen trên địa bàn, phấn đấu đến năm 2025 trên toàn huyện có diện tích trồng sen lấy hạt đạt 500 ha. Với ngân sách thực hiện khoảng 1,5 tỷ đồng, trước mắt, UBND huyện triển khai rà soát diện tích lúa vùng thấp trũng hiệu quả thấp và một số diện tích khác (các trằm, bàu, hồ…) để vận động người dân chuyển đổi trồng sen kết hợp với nuôi cá có hiệu

quả để tăng thu nhập; xây dựng quy trình nhân giống sen quý hiếm đặc trưng của Huế, giống sen chất lượng cao; tiến tới thành lập Trung tâm sản xuất giống sen tại huyện Phong Điền, phục vụ cho nhu cầu sản xuất trên địa bàn và cung ứng ở các thị trường khác. Tăng cường ứng dụng các tiến bộ KH&CN vào quá trình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ sen nhằm nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm và phát triển các kênh tiêu thụ sản phẩm trong ngoài địa phương.

Cây ném, để phát triển, mở rộng diện tích trong thời gian tới, UBND huyện tiếp tục rà soát

lại diện tích trồng ném (chủ yếu trên diện tích vùng đất cát nội đồng, cát ven biển...) phấn đấu tăng diện tích trồng ném trên địa bàn đến năm 2020 là 200 ha và tăng lên 220 ha đến năm 2025 (chủ yếu ở các xã Điền Môn, Phong Thu, Điền Hương, Phong Hiền, Phong Chương, Điền Hòa, Phong Hòa...). Trích ngân sách ưu tiên đầu tư từ nay đến năm 2025 khoảng 500 triệu đồng, để tổ chức thành lập tổ hợp tác hoặc câu lạc bộ ném để có đầu mối tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan đến SX-KD; Hỗ trợ hình thành vùng ném sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP; khuyến khích, hỗ trợ người dân tăng cường ứng dụng các tiến bộ KH&CN trong sơ chế, bảo quản sản phẩm. Có các chính sách để kêu gọi đầu tư như xây dựng nhà xưởng chế biến các sản phẩm ném như

ném lá khô, ném hạt, bao tiêu sản phẩm... Tăng cường quản bá thương hiệu ném Điền Môn trên các phương tiện thông tin đại chúng và qua các kênh khác như tham gia các hội chợ...

Với tiềm năng lợi thế của địa phương, cùng với định hướng phát triển các sản phẩm đặc trưng chủ lực từ cây Thanh trà, Sen và Ném giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2025, hy vọng sẽ tạo nên bước ngoặc mới trong phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, có sức cạnh tranh cao trên thị trường, không chỉ trong tỉnh mà vươn ra trong nước và hướng đến xuất khẩu.

Phi Hưng

Sản phẩm Ném và thu hoạch cây Ném tại xã Điền Môn

Page 33: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN …BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ... Số 22/2018/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền

33BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2019

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ NĂNG LỰC CUNG CẤP GIỐNG CÂY TRỒNG

Kiểm tra thực tế các mô hình sản xuất và làm việc

với Công ty TNHH nhà nước một thành viên Lâm nghiệp Tiền Phong, Công ty Cổ phần lâm nghiệp 1-5. Đại diện các Công ty đã báo cáo khái quát tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh trong thời gian qua. Theo đó, các Công ty đang tham gia các hoạt động trồng rừng; sản xuất kinh doanh giống cây lâm nghiệp; sản xuất kinh doanh cây giống nông nghiệp; sản xuất kinh doanh cây dược liệu, cây hoa, cây cảnh; dịch vụ kỹ thuật lâm nghiệp...

Ông Tôn Thất Ái Tín, Chủ tịch Công ty ty TNHH nhà nước một thành viên Lâm nghiệp Tiền Phong cho biết: Năm nay, phần cây giống mang lại doanh thu cho Công ty gần 10 tỷ đồng; trong đó, mầm cây được thực hiện bằng phương pháp nuôi cấy mô của Công ty được nhiều đơn vị trong và ngoài tỉnh tin tưởng và sử dụng. Bên cạnh đó, Công ty đã nghiên cứu và phát triển được giống cây lan Kim Tuyến, đây là loại cây dược liệu quý; đồng thời đã nhân giống thành công các giống cây bản địa như chuối thanh tiên, chuối già lùn; xây dựng hệ thống nhà lưới để sản xuất cây giống cung cấp cho thị trường.

Qua làm việc với các Công ty, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương biểu dương sự nỗ lực của các công ty trong việc tham gia bảo tồn giống cây trồng bản địa của tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, hiện nay, chất lượng giống

cây trồng lâm nghiệp có vai trò quan trọng đến chất lượng và năng suất rừng trồng cũng như định hướng phát triển các diện tích rừng trồng gỗ lớn, có chứng chỉ FSC của tỉnh. Tuy nhiên, số lượng giống cây chất lượng cao có rất ít. Vì vậy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các Công ty tập trung nghiên cứu, đẩy mạnh phát triển cây giống mô-hom, cải thiện chất lượng các giống cây bản địa để trồng rừng sản xuất gỗ lớn. Tiến hành liên kết, cung cấp giống chất lượng cao, chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc cho người dân và các HTX lâm nghiệp bền vững, qua đó nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng trên địa bàn tỉnh. Đồng thời tuyên truyền cho các chủ rừng nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của giống tốt và thúc đẩy đưa giống tốt vào sản xuất.

PV

Chiều ngày 04/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đa có buổi đi kiểm tra và làm việc với Công ty TNHH nhà nước một thành viên lâm nghiệp Tiền Phong và

Công ty Cổ phần Lâm nghiệp 1-5 về giống cây trồng chất lượng cao.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương kiểm tra mô hình sản xuất giống cây trồng tại Công ty Lâm nghiệp Tiền Phong

Page 34: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN …BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ... Số 22/2018/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền

TIN HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

34 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2019

DIỄN ĐÀN QUỐC TẾ FRANCONOMICS KẾT NỐI DOANH NGHIỆP - ĐẠI HỌC - ĐỊA PHƯƠNG

Ngày 23/10, tại Hà Nội, các nhà khoa học, doanh nhân, nhà đầu tư và nhà hoạch định chính sách đến từ hơn 30 quốc gia và hơn 60 doanh nghiệp trong nước đa tham dự diễn đàn quốc tế Franconomics kết nối Doanh nghiệp - Đại học - Địa phương.

Diễn đàn tập trung trao đổi sâu về một số khía cạnh quan trọng thông qua các tham luận

của các chuyên gia trong và ngoài nước, đặc biệt các nội dung liên quan đến khởi nghiệp, sự liên kết giữa doanh nghiệp và nhà trường. Một số tham luận điển hình như: “Thực hành nghề nghiệp, kết nối doanh nghiệp với các trường đại học thông qua cựu sinh viên và sinh viên” (diễn giả: PGS.TS Nguyễn Quang Linh, Giám đốc Đại học Huế); “Cơ hội mới cho giáo dục Việt Nam trước những thay đổi do cuộc CMCN 4.0” (diễn giả: Ông Nguyễn Trung Kiên, Vụ trưởng Vụ Trung Đông và Châu Phi, Bộ Ngoại giao Việt Nam); “Kinh nghiệm Khởi nghiệp tại Châu Âu” (diễn giả: Giáo sư Michel Mouyssinat, Nguyên Viện trưởng Viện Quốc tế Pháp ngữ, Pháp”; “Vườn ươm 3I” (diễn giả: Nguyễn Văn Hiển, Giám đốc phòng Nghiên cứu Truyền thông, văn hóa và Khởi nghiệp 3I). Ngoài ra còn có nhiều tham luận và chia sẻ của các chuyên gia nổi tiếng đến từ Việt Nam, Nhật Bản, Pháp, Thái Lan, Lào, Campuchia, Hàn Quốc, LB Nga... Các tham luận và các trao đổi, đối thoại xung quanh các chủ đề của diễn đàn đã cung cấp cho người tham dự một bức tranh toàn cảnh, đa chiều về sự phát triển, vai trò và ảnh hưởng của công nghệ số trong sự phát triển của kinh tế, xã hội.

Đại học Huế đã và đang triển khai kế hoạch để phát triển mạnh ngôn ngữ tiếng Pháp thông qua các chương trình hợp tác đào tạo, trao đổi, giao lưu với các tổ chức, trường đại học của Pháp trong nỗ lực kết nối với các quốc gia và các trường đại học nói tiếng Pháp để thu hút và phát triển cộng động Pháp ngữ trên Thế giới.

Franconomics là Diễn đàn quốc tế thường niên do Viện Quốc tế Pháp ngữ (IFI) tổ chức, được Đại học Quốc gia Hà Nội bảo trợ và Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF) tài trợ một phần. Franconomics là không gian đối thoại đa ngành về lý luận và thực tiễn

trong các chủ đề mang tính thời sự kinh tế - xã hội dành cho các nhà khoa học, doanh nhân, các trường đại học, nhà đầu tư và nhà hoạch định chính sách trong và ngoài nước, đặc biệt với sự tham gia của các quốc gia thuộc Cộng đồng Pháp ngữ trên thế giới (hơn 88 quốc gia thành viên và quan sát viên), với mục tiêu kết nối Việt Nam với cộng đồng quốc tế thông qua các hội nghị, diễn đàn thường niên bàn về các chủ đề kinh tế, xã hội nổi bật mà Việt Nam và thế giới quan tâm. Mỗi năm sự kiện sẽ được tổ chức ở một địa phương khác nhau của Việt Nam để tạo cơ hội cho địa phương quảng bá hình ảnh, văn hóa và các tiềm năng phát triển kinh tế của mình nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước, tạo cơ hội quảng bá du lịch và xuất khẩu các sản phẩm địa phương.

Franconomics 2019 được tổ chức tại Hà Nội và Hưng Yên trong 02 ngày 23 và 24 tháng 10 với chủ đề “Công nghệ số cho sự phát triển kinh tế - xã hội thông minh” trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ và sâu rộng tới kinh tế và xã hội toàn cầu.

Thu Liên (Đại học Huế)

PGS.TS. Nguyễn Quang Linh, Giám đốc Đại học Huế tham dự diễn đàn quốc tế Franconomics kết

nối doanh nghiệp - Đại học - Địa phương

Page 35: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN …BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ... Số 22/2018/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền

35BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2019

TIN HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

TeCHMART - TeCHfeST MekONG 2019: NƠI HỘI TỤ CÔNG NGHỆ VÀ DOANH NGHIỆP

những con số khá ấn tượng đối với một sự kiện quy mô cấp vùng, đặc biệt là tại Cần

Thơ - địa phương được Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) lựa chọn lần đầu tiên để tổ chức đồng thời hai sự kiện gồm Chợ Thiết bị - Công nghệ (Techmart) và Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Techfest). Theo Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng, việc lựa chọn Cần Thơ cũng là mong muốn của Ban Tổ chức nhằm giới thiệu công nghệ, dây chuyền, thiết bị của các viện nghiên cứu, trường đại học trong vùng và trên cả nước, qua đó giúp cho các doanh nghiệp tìm hiểu, tiếp nhận chuyển giao các kết quả nghiên cứu. Đây cũng là cơ hội thúc đẩy sự phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Các startup đã biết hướng đến giải quyết những vấn đề của địa phương

Một trong những hoạt động chính của Techfest các vùng kinh tế trọng điểm là tìm ra những statup xuất sắc đại diện cho toàn vùng tham gia Chung kết cuộc thi cấp quốc gia về khởi nghiệp sáng tạo (vào đầu tháng 12 tới tại Quảng Ninh). Tại Chung kết cuộc thi vùng ĐBSCL, Ban Tổ chức đã quyết định trao Giải Nhất cho bạn Ngô Thị Hoàng Oanh (Công ty Escoco Việt Nam), tác giả Dự án “Giấy dừa Bến Tre”.

Dự án sản xuất giấy từ xơ dừa, tàu dừa nước hoặc dừa cạn đã chinh phục được Ban Giám khảo cuộc thi do có tính ứng dụng cao. Các tác giả mong muốn nhân rộng mô hình sản xuất loại giấy

này tại khu vực miền Tây Nam Bộ nói riêng và các khu vực nông thôn khác nói chung. Việc khai thác cây dừa nước sẽ tạo thêm thu nhập, thêm việc làm cho người dân ở nông thôn. Nhóm tác giả hy vọng loại giấy làm từ dừa này không chỉ được dùng trong mỹ thuật, trang trí nội thất mà còn có thể dùng để sản xuất bao bì thay cho giấy thông thường hoặc túi nilon.

Nhận định chung về chất lượng của các dự án tham gia Chung kết cuộc thi, ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN cho biết: Nhìn chung các dự án có chất lượng rất tốt, biết khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng là nông nghiệp và thủy hải sản. Nhiều dự án tập trung hướng đến giải quyết những vấn đề của địa phương như nuôi trồng hải sản, phát triển nông nghiệp xanh, năng lượng xanh, ứng dụng Cách mạng công nghiệp 4.0.

Nhiều bạn trẻ là sinh viên đến từ các trường đại học trong vùng như Cần Thơ, An Giang… đã biết làm việc nhóm, kết hợp với giảng viên của các trường đại học với doanh nghiệp, doanh nhân, nên những dự án đều mang đậm “hơi thở” cuộc sống. Các bạn đã biết tích hợp giữa phần mềm máy tính, điện thoại di động với IoT, với các phần mềm khác về cơ sở dữ liệu để đưa ra những mô hình kinh doanh. Việc tiếp cận ban đầu về mô hình kinh doanh của các sinh viên sẽ là cơ sở phát triển tiếp mô hình có khả năng nhân rộng.

Phát biểu về những dự án của vùng ĐBSCL, trong đó có dự án của Cần Thơ, bà Trần Hoài Phương, Phó Giám đốc Sở KH&CN thành phố

Techmart - Techfest Mekong 2019 đa khép lại sau hai ngày sôi nổi hoạt động, thu hút gần 200 đơn vị tham gia trưng bày hơn 800 kết quả nghiên cứu. Sau 34 phiên kết nối startup với nhà đầu tư, tổng số tiền quan tâm đầu tư đạt 755.000 USD, tiềm năng của các startup được đánh giá ở mức 3,75/5 với 11 sản phẩm nhận được hỗ trợ để phát triển.

Page 36: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN …BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ... Số 22/2018/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền

TIN HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

36 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 10/2019

Cần Thơ cũng khẳng định thế mạnh hiện nay của tỉnh và các địa phương trong vùng là lực lượng thanh niên có tinh thần khởi nghiệp rất cao, đầy ham mê và nhiệt huyết, có ý chí phấn đấu, tự lực vươn lên, vượt qua khó khăn với nhiều ý tưởng mới có tính sáng tạo. Tuy nhiên, các dự án này vẫn tập trung chủ yếu ở một số lĩnh vực thuộc nông nghiệp, chế biến lâm sản và du lịch nên cần mở rộng sang các lĩnh vực khác.

Cơ hội cho các doanh nghiệp tìm hiểu lẫn nhau

Chuỗi hoạt động không chỉ là dịp để các viện, trường giới thiệu thành quả nghiên cứu, các startup tranh tài trong Cuộc thi chung kết về khởi nghiệp sáng tạo và tìm kiếm nhà đầu tư cho các dự án của mình, mà còn là cơ hội cho các doanh nghiệp tìm hiểu lẫn nhau về sản phẩm, công nghệ thiết bị.

Theo ông Nguyễn Minh Quân, Giám đốc kinh doanh Công ty Cổ phần Đại Thành, Bắc Ninh, sự kiện đã giúp các doanh nghiệp có cơ hội tìm hiểu sản phẩm, tìm kiếm đối tác kinh doanh có chung chí hướng để bổ trợ cho nhau, cùng nhau phát triển. Đây cũng là cơ hội giúp doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Bà Trương Thị Cẩm Hồng (Công ty TNHH Chế biến sản phẩm dừa Cửu Long, Bến Tre) cho biết, Công ty cũng đã nhiều lần tham gia những hội chợ công nghệ như vậy và thu được nhiều lợi ích. Bà cho rằng, việc tham gia hội chợ không chỉ để giới thiệu sản phẩm của mình mà còn có điều kiện tham quan, tìm hiểu thiết bị của các doanh nghiêp khác, nhất là những thiết bị, công nghệ mới, để từ đó có thể tiếp nhận chuyển giao công nghệ, làm cho sản phẩm của mình ngày càng hoàn thiện hơn. Lần này, Công ty TNHH Chế biến sản phẩm dừa Cửu Long tham dự Chung kết cuộc thi

và đã giành Giải Ba với sản phẩm độc đáo là ống hút làm bằng nước dừa thân thiện với môi trường.

Techmart - Techfest Mekong 2019 đã thực sự tạo ấn tượng tốt đối với cộng đồng doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp trẻ tại vùng ĐBSCL. Theo đánh giá của các doanh nghiệp, sự kiện không những đẩy mạnh liên kết các viện nghiên cứu, trường đại học với các doanh nghiệp mà còn góp phần phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp của các địa phương trong vùng, kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp vùng ĐBSCL với hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia.

Phát biểu tại lễ bế mạc, ông Vũ Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Thông tin KH&CN quốc gia đánh giá cao những kết đạt được của sự kiện Techmart - Techfest Mekong 2019, đồng thời khẳng định, các thành tựu về KH&CN góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nói chung và nông sản nói riêng. Các dự án/ý tưởng khởi nghiệp được nhiều nhà đầu tư quan tâm, mang tính thiết thực và có khả năng ứng dụng cao trong thực tiễn. Đây là tiền đề cho việc tổ chức sự kiện Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia (Techfest Vietnam 2019).

Phan Trọng (Nguồn: Bộ KH&CN)

Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng thăm một số gian hàng tại Techmart - Techfest Mekong 2019