thừa thiên-huế province - issn 1859-0144 baÛn tin 1-2/2011 … · 2011. 2. 23. · khoa hỌc...

44
BAÛN TIN KHOA HOÏC VAØ COÂNG NGHEÄ THÖØA THIEÂN HUEÁ ISSN 1859-0144 1-2/2011 Trong snày: KHOA HC VÀ CÔNG NGHU Tha Thiên Huế-Khi động vì mt trung tâm khoa hc và công nghU 10 skin khoa hc và công nghnăm 2010 U Nhìn li hot động tiêu chun đo lường cht lượng Tha Thiên Huế năm 2010 U Phòng Qun lý Khoa hc: Hoàn thành kế hoch đề ra U Mt skết quhot động qun lý nhà nước vshu công nghip Tha Thiên Huế năm 2010 U Mt năm hot động vi nhiu nlc đáng ghi nhn U Hot động ca Thanh tra SKhoa hc và Công nghU Tng kết ngành khoa hc và công nghTha Thiên Huế năm 2010 U Nhng “ncười” tcông nghsinh hc U Qung Đin-Đơn vdn đầu trong hot động khoa hc và công nghU Áp dng các hthng qun lý, công nghtiên tiến nhm nâng cao năng sut, cht lượng và phát trin bn vng U Trng mướp đắng trái vbán dp tết, nhng khó khăn và bin pháp phòng chng rét VĂN HÓA - XÃ HI U Festival nghtruyn thng “Bếp Vit trong vườn Huế” - Đim nhn ca ngành du lch Huế năm 2011 U Góp phn vào vic hthng hóa các hin vt trưng bày ti huyn A Lưới U Nam Đông tiếp tc đẩy mnh hot động du lch sinh thái cng đồng KINH T- NÔNG NGHIP U Sdng bđèn có công sut kép: Gii pháp tiết kim năng lượng trong chiếu sáng giao thông U Tim lc cho công nghip U Sn xut nông nghip giai đon 2006-2010: Chuyn biến mnh ctrng trt ln chăn nuôi SC KHE VÀ ĐỜI SNG U Năm 2010, Tha Thiên Huế tiếp tc đẩy lùi bnh st rét U Để gim nguy cơ tai biến tim mch khi tri rét TIN HOT ĐỘNG U Nghim thu đề tài “Địa chí Tha Tha Huế-phn kinh tếU Tng kết 5 năm thc hin công tác trin khai quy hoch hthng Bo tàng Thiên nhiên Vit Nam đến năm 2020 nh bìa 1+4: Mt shình nh vhoa ngày tết (Ngun: http://www.vn-zoom.com) Chu trách nhim xut bn: PGS.TS Trn Ngc Nam Giám đốc SKhoa hc và Công nghTha Thiên Huế Ban biên tp: Trn Ngc Nam, Nguyn Đức Phú, Nguyn Khoa Diu Hà Địa chtòa son: 26 đường Hà Ni, thành phHuế Đin thoi: 054.3825453 - 3849266 Fax: 84.54.3849266 Email: [email protected] Website: http://skhcn.hue.gov.vn Gi y phép xut bn Bn tin s: 01-10/GP-XBBT ngày 01/12/2010 do SThông tin và Truyn thông Tha Thiên Huế cp. In ti Công ty Cphn In và Dch vTha Thiên Huế, np lưu chiu tháng 1 năm 2011 2 6 8 10 11 13 15 16 17 20 22 23 26 28 32 33 34 37 39 42 43 43

Upload: others

Post on 25-Oct-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Thừa Thiên-Huế Province - ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 1-2/2011 … · 2011. 2. 23. · KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

BAÛN TIN

KHOA HOÏC VAØ COÂNG NGHEÄ THÖØA THIEÂN HUEÁ ISSN 1859-0144

1-2/2011

Trong số này:

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Thừa Thiên Huế-Khởi động vì một trung tâm khoa học và công nghệ 10 sự kiện khoa học và công nghệ năm 2010 Nhìn lại hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng Thừa Thiên Huế năm 2010 Phòng Quản lý Khoa học: Hoàn thành kế hoạch đề ra Một số kết quả hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp ở Thừa Thiên Huế năm 2010 Một năm hoạt động với nhiều nỗ lực đáng ghi nhận Hoạt động của Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ Tổng kết ngành khoa học và công nghệ Thừa Thiên Huế năm 2010 Những “nụ cười” từ công nghệ sinh học Quảng Điền-Đơn vị dẫn đầu trong hoạt động khoa học và công nghệ Áp dụng các hệ thống quản lý, công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và

phát triển bền vững Trồng mướp đắng trái vụ bán dịp tết, những khó khăn và biện pháp phòng chống rét VĂN HÓA - XÃ HỘI Festival nghề truyền thống “Bếp Việt trong vườn Huế” - Điểm nhấn của ngành du lịch

Huế năm 2011 Góp phần vào việc hệ thống hóa các hiện vật trưng bày tại huyện A Lưới Nam Đông tiếp tục đẩy mạnh hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng KINH TẾ - NÔNG NGHIỆP Sử dụng bộ đèn có công suất kép: Giải pháp tiết kiệm năng lượng trong chiếu sáng giao thông Tiềm lực cho công nghiệp Sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2006-2010: Chuyển biến mạnh cả trồng trọt lẫn chăn nuôi SỨC KHỎE VÀ ĐỜI SỐNG Năm 2010, Thừa Thiên Huế tiếp tục đẩy lùi bệnh sốt rét Để giảm nguy cơ tai biến tim mạch khi trời rét TIN HOẠT ĐỘNG Nghiệm thu đề tài “Địa chí Thừa Thừa Huế-phần kinh tế” Tổng kết 5 năm thực hiện công tác triển khai quy hoạch hệ thống Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đến năm 2020

Ảnh bìa 1+4: Một số hình ảnh về hoa ngày tết (Nguồn: http://www.vn-zoom.com)

Chịu trách nhiệm xuất bản: PGS.TS Trần Ngọc Nam Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế

Ban biên tập: Trần Ngọc Nam, Nguyễn Đức Phú, Nguyễn Khoa Diệu Hà Địa chỉ tòa soạn: 26 đường Hà Nội, thành phố Huế Điện thoại: 054.3825453 - 3849266 Fax: 84.54.3849266 Email: [email protected] Website: http://skhcn.hue.gov.vn

Giấy phép xuất bản Bản tin số: 01-10/GP-XBBT ngày 01/12/2010 do Sở Thông tin và Truyền thông Thừa Thiên Huế cấp. In tại Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế, nộp lưu chiểu tháng 1 năm 2011

2 6 8

10 11 13 15 16 17 20

22 23

26 28 32

33 34 37

39 42

43

43

Page 2: Thừa Thiên-Huế Province - ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 1-2/2011 … · 2011. 2. 23. · KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

2

N ăm 2010 là năm toàn tỉnh Thừa Thiên Huế phấn khởi triển khai Kết luận 48-KL/TW ngày 25/05/2009 của Bộ

Chính trị khóa X về chủ trương xây dựng Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc trung ương; năm đầu tiên triển khai thực hiện Quyết định 86/2009/QĐ-TTg ngày 17/06/2009 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020”. Năm 2010 là năm tiến hành đại hội Đảng các cấp, tiến tới đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; năm bản lề của kế hoạch 5 năm (2006-2010 và 2011-2015). Hòa vào không khí chung của toàn tỉnh, ngành khoa học và công nghệ (KHCN) đã có những nỗ lực phấn đấu, quyết tâm để thực hiện mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm KHCN của cả nước và khu vực.

Năm 2010, hoạt động KHCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những kết quả rất đáng khích lệ; các sự kiện tiêu biểu dưới đây ghi nhận sự chuyển mình của KHCN trên địa bàn tỉnh trong năm qua.

1. Chủ trương thành lập khu công nghệ cao Hồ Truồi

Chủ trương thành lập khu công nghệ cao (CNC) Hồ Truồi được thể hiện bằng Quyết định số 1595/QĐ-UBND ngày 01/09/2010 của UBND tỉnh phê duyệt đề cương “Đề án thành lập Khu CNC tại tỉnh Thừa Thiên Huế”, theo đó Khu CNC sẽ được quy hoạch xây dựng trên diện tích gần 1.500ha tại khu vực hồ Truồi, huyện Phú Lộc. Chủ trương thành lập khu CNC Hồ Truồi được lãnh đạo tỉnh thống nhất dựa trên những luận chứng khoa học và thực tiễn, đó là: Thừa Thiên Huế hội đủ các điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội cho xây dựng một khu CNC như: vị trí địa-chính trị, địa-kinh tế, điều kiện giao thông thuận lợi; đất

đai, nguồn nước sạch dồi dào; có đa dạng sinh học; kinh tế-xã hội của địa phương phát triển nhanh và bền vững; có Đại học Huế đa ngành, đa lĩnh vực với đội ngũ cán bộ nghiên cứu có trình độ cao. Chủ trương này thể hiện ý chí và quyết tâm của tỉnh nhà trong việc đầu tư cho khoa học và công nghệ.

Xây dựng khu CNC Hồ Truồi là yếu tố quan trọng góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế thành một trung tâm KHCN, là động lực phát triển KHCN cho cả miền Trung và Tây Nguyên. Khu CNC Hồ Truồi (nếu được xây dựng) trong tương lai sẽ là một đô thị khoa học-sinh thái, nằm giữa đô thị Huế và đô thị Chân Mây-Lăng Cô, góp phần thực hiện thành công đề án xây dựng Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc trung ương.

2. Thành lập các đơn vị sự nghiệp KHCN Năm 2010 có thêm 2 đơn vị sự nghiệp KHCN

công lập mới được thành lập và đi vào hoạt động, đó là Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung và Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TĐC).

Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung trực thuộc Sở KHCN được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thành lập và bắt đầu hoạt động từ ngày 09/08/2010 (UBND tỉnh ra Quyết định thành lập ngày 23/12/2009 và Quyết định bổ nhiệm giám đốc bảo tàng ngày 09/08/2010). Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung là một trong bốn bảo tàng khu vực thuộc hệ thống bảo tàng thiên nhiên Việt Nam được chính phủ quy hoạch đầu từ xây dựng mới giai đoạn 2006-2020. Bảo tàng thiên nhiên là một thiết chế văn hóa-khoa học, có chức năng nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ, trưng bày, phổ biến kiến thức, giới thiệu và quảng bá một cách đầy đủ và chuyên sâu về các giá trị thiên nhiên phục vụ lợi ích của toàn dân.

THÖØA THIEÂN HUEÁ KHÔÛI ÑOÄNG VÌ MOÄT TRUNG TAÂM KHOA HOÏC VAØ COÂNG NGHEÄ

Page 3: Thừa Thiên-Huế Province - ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 1-2/2011 … · 2011. 2. 23. · KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

3

Trung tâm Kỹ thuật TĐC trực thuộc Chi cục TĐC thuộc Sở KHCN được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thành lập ngày 22/07/2010 trên cơ sở các bộ phận dịch vụ kỹ thuật đã có của Chi cục TĐC. Trung tâm Kỹ thuật TĐC có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ kỹ thuật trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng cho xã hội. Việc thành lập Trung tâm Kỹ thuật TĐC đã chính thức tách các hoạt động sự nghiệp cung cấp dịch vụ kỹ thuật TĐC ra khỏi các hoạt động quản lý nhà nước về TĐC của Chi cục TĐC. Thành lập Trung tâm Kỹ thuật TĐC không chỉ đáp ứng đòi hỏi đổi mới trong công tác quản lý nhà nước theo xu hướng hội nhập quốc tế mà còn đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong việc cung cấp các dịch vụ kỹ thuật về TĐC ở một địa phương đang phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc trung ương.

Hai đơn vị sự nghiệp KHCN mới được thành lập, đang “nhỏ” cả về cơ sở vật chất và nhân lực, nhưng đánh dấu khởi đầu của một chủ trương lớn của lãnh đạo tỉnh trong việc đầu tư xây dựng các thiết chế KHCN trên địa bàn làm tiền đề từng bước xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trung tâm KHCN.

3. Trao chứng nhận Global GAP cho Công ty Cổ phần Trường Sơn

Ngày 03/12/2010, tổ chức Quốc tế Bureau Veritas đã trao chứng nhận Global GAP cho Công ty Cổ phần Trường Sơn (Thừa Thiên Huế) và Công ty Cổ phần Thủy sản và Thương mại Thuận Phước (Đà Nẵng) đối với sản phẩm tôm

nuôi công nghiệp tại vùng Điền Môn (Phong Điền, Thừa Thiên Huế) do Công ty Cổ phần Trường Sơn quản lý. Global GAP là tiêu chuẩn của châu Âu được áp dụng một cách tự nguyện, chứng nhận cho các sản phẩm nông nghiệp trên toàn cầu. Mục tiêu của Global GAP là thiết lập một chuẩn mực trong sản xuất nông nghiệp cho nhiều loại sản phẩm khác nhau. Tiêu chuẩn Global GAP đòi hỏi các nhà sản xuất phải thiết lập được hệ thống truy xuất và kiểm soát được tất cả các công đoạn từ sản xuất nuôi trồng, thu hoạch, chế biến, bảo quản, vận chuyển… đến bàn ăn người sử dụng. Để có được chứng nhận này, Công ty Cổ phần Trường Sơn đã chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi tôm công nghiệp; thường xuyên cải tiến quy trình kỹ thuật nuôi, sử dụng hệ thống an toàn sinh học để không ngừng nâng cao sản lượng và chất lượng tôm nuôi; sử dụng hệ thống xi-phông đáy thay hệ thống hút xả thông thường gây ô nhiễm môi trường; xử lý nước thải thông qua hệ thống ao lắng và lọc sinh học bằng cách nuôi cá rô phi... Quy trình nuôi tôm công nghiệp của Công ty Cổ phần Trường Sơn đã đáp ứng được các chuẩn mực tiêu chuẩn của Global GAP.

Được biết trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam đến nay mới có 5 doanh nghiệp nuôi cá tra và 2 doanh nghiệp nuôi tôm được trao chứng nhận Global GAP. Chứng nhận đạt tiêu chuẩn Global GAP được xem là tấm giấy thông hành giúp thủy sản Việt Nam có thể tự tin khi thâm nhập vào các thị trường khó tính ở châu Âu, Mỹ và Nhật Bản.

Việc Công ty Cổ phần Trường Sơn được cấp chứng nhận đạt chuẩn Global GAP cho sản phẩm tôm nuôi công nghiệp của Công ty tại Thừa Thiên Huế là tín hiệu cho thấy các doanh nghiệp trên địa bàn đã quan tâm ứng dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật, áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến theo chuẩn mực quốc tế. Đó là tín hiệu chuyển mình theo xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp.

HÌNH

Page 4: Thừa Thiên-Huế Province - ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 1-2/2011 … · 2011. 2. 23. · KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

4

4. Nón lá Huế được cấp chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Huế”

Ngày 05/11/2010, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN) và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ công bố chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý Huế cho sản phẩm nón lá của tỉnh. Theo đó, khu vực địa lý nón lá Huế bao gồm: vùng nguyên liệu lá nón huyện A Lưới và huyện Nam Đông; vùng nguyên liệu làm vành nón xã Bình Điền (Hương Trà); vùng sản xuất khung nón phường Phước Vĩnh (thành phố Huế) và xã Phú Mỹ (Phú Vang); các làng nghề chằm nón lá gồm: phường An Hòa, Phước Vĩnh (thành phố Huế); xã Phú Mỹ, Phú Hồ, Phú Diên, Phú An, Phú Dương, thị trấn Thuận An (Phú Vang)…

Được biết đến nay đã có 17 chỉ dẫn địa lý được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN) cấp, hầu hết đều là sản phẩm nông sản thực phẩm như chè Tân Cương, nước mắm Phú Quốc, bưởi Đoan Hùng, mắm tôm Hậu Lộc, thanh long Bình Thuận, cà phê Buôn Ma Thuột, vải thiều Thanh Hà… Nón lá Huế là sản phẩm thủ công mỹ nghệ đầu tiên của cả nước được cấp chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

Việc trao chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý Huế cho nón lá Huế không chỉ là sự kiện góp phần tôn vinh giá trị (kinh tế và văn hóa) của nón lá Huế, mà còn là tín hiệu chứng tỏ “tài sản sở hữu trí tuệ”, một khái niệm còn khá mới mẽ ít được xã hội quan tâm trước khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) và hội nhập quốc tế, nay đã được các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất trên địa bàn quan tâm. Đây là tín hiệu thể hiện sự chuyển biến trong nhận thức của xã hội trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

5. Phê duyệt các nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh Phê duyệt các nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh là

hoạt động thường niên, theo đó hàng năm UBND tỉnh phê duyệt danh mục các nhiệm vụ nghiên cứu-thử nghiệm KHCN được các Hội đồng KHCN xem xét đề xuất để đưa vào kế hoạch triển khai thực hiện. Ngày 25/09/2010, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã phê duyệt danh mục 23 nhiệm vụ KHCN của tỉnh đưa vào kế hoạch thực hiện đợt 2-năm 2010 (Quyết định số 1794/QĐ-UBND) và năm 2011 (Quyết định số 1795/QĐ-UBND). Trong đợt phê duyệt này, có 135 đề tài/dự án được các tổ chức và cá nhân đề xuất; các Hội đồng KHCN chuyên ngành đã tuyển chọn 25 nhiệm vụ KHCN cấp thiết nhất đối với thực tiễn địa phương từ 135 đề xuất đó để đề nghị phê duyệt; cuối cùng Hội đồng KHCN tỉnh xét, đồng ý đưa vào kế hoạch thực hiện 23 nhiệm vụ. Như vậy, đợt phê duyệt năm 2010 đã lập kỷ lục về số lượng và tỷ lệ (23/25 = 92%) nhiệm vụ KHCN đề xuất được UBND tỉnh phê duyệt trong một đợt. Ngoài ra, trong 23 nhiệm vụ KHCN được phê duyệt vừa dẫn, có 14 nhiệm vụ được chỉ định giao trực tiếp cho các đơn vị đóng trên địa bàn tỉnh chủ trì thực hiện (bao gồm các trường đại học, viện nghiên cứu thuộc Đại học Huế, các Viện nghiên cứu và doanh nghiệp trung ương tại Huế, các Sở và UBND cấp huyện của tỉnh); 9 nhiệm vụ được thông báo tuyển chọn rộng rãi trên toàn quốc. Đây cũng là một kỷ lục về số lượng và tỷ lệ (14/23 = 61%) nhiệm vụ nghiên cứu-thử nghiệm KHCN cấp tỉnh được giao trực tiếp cho các tổ chức trên địa bàn tỉnh chủ trì thực hiện trong một đợt phê duyệt.

Kết quả phê duyệt nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh năm 2010 thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu-thử nghiệm KHCN trên địa bàn; thể hiện sự chuyển biến trong chủ trương triển khai thực hiện các nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh, đó là giải quyết các nhu cầu cấp thiết của thực tiễn

Page 5: Thừa Thiên-Huế Province - ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 1-2/2011 … · 2011. 2. 23. · KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

5

địa phương, từng bước đưa KHCN thành động lực trực tiếp trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời góp phần đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực của đội ngũ trí thức, cán bộ KHCN trên địa bàn.

Năm 2010 đã khép lại, đánh dấu sự kết thúc của kế hoạch 5 năm 2006-2010. Nhưng những sự kiện KHCN nổi bật năm 2010 lại là tín hiệu chuyển mình khởi đầu cho một thời kỳ mới-thời kỳ “hậu Kết luận 48”: ngành KHCN đang nỗ lực phấn đấu xây dựng Thừa Thiên Huế thành một trung tâm KHCN.

Bước sang năm mới 2011, ngành KHCN tỉnh Thừa Thiên phấn khởi và tin tưởng khởi động năm đầu tiên của kế hoạch KHCN 5 năm 2011-2015, bắt đầu bằng việc triển khai các nhiệm vụ ưu tiên của kế hoạch dưới đây:

1. Đề án “Thành lập khu công nghệ cao tại tỉnh Thừa Thiên Huế”.

2. Đề án “Xây dựng Thừa Thiên Huế thành trung tâm KHCN của cả nước và khu vực Đông Nam châu Á”.

3. Dự án “Xây dựng Bảo tàng thiên nhiên duyên hải miền Trung tại tỉnh Thừa Thiên Huế”.

4. Xây dựng dự án: “Đầu tư, tăng cường khả năng kiểm định, thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Thừa Thiên Huế” (giai đoạn 2011-2015).

5. Xây dựng dự án: “Đầu tư xây dựng trụ sở Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Kiểm định, Kiểm nghiệm”.

6. Xây dựng dự án: “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Thừa Thiên Huế đến năm 2020”.

Ngành KHCN cùng khí thế mới của toàn tỉnh, đang khởi động triển khai thực hiện kế hoạch 5 năm 2011-2015, quyết tâm phấn đấu vì mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế thành một trung tâm KHCN của cả nước và khu vực.

PGS.TS Trần Ngọc Nam (Giám đốc Sở KHCN)

PHÒNG QUẢN LÝ KHOA HỌC... (Tiếp theo trang 10)

Ngoài ra, Phòng Quản lý Khoa học cũng đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ khác như: cập nhật dữ liệu chuyên gia thuộc nhiệm vụ “Xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên gia”; góp ý cho dự thảo văn bản của các sở, ban, ngành và nhiều hoạt động quan trọng khác như tham gia triển khai về việc hoàn thiện các quy trình ISO của Sở và thực hiện đề án 30 của UBND tỉnh; phối hợp trong biên tập các công trình “Dân ca, dân nhạc, dân vũ các dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế” và công trình “Địa lý dân cư-hành chính”. Đến nay, công trình “dân ca, dân nhạc, dân vũ” đã được xuất bản thành sách; phối hợp với Trung tâm Thông tin KHCN xây dựng cơ sở dữ liệu về kết quả các đề tài, dự án KHCN từ năm 2003 đến năm 2007.

Nhìn chung, trong năm 2010, đơn vị đã thực hiện 29 đầu việc, trong đó 20 đầu việc thuộc chức năng nhiệm vụ và 9 đầu việc được lãnh đạo Sở phân công. So với kế hoạch đăng ký và chức năng nhiệm vụ được giao, có thể đánh giá đây là một năm thành công, đầy nỗ lực phấn đấu. Phòng đã hoàn thành hầu hết các nhiệm vụ chính. Dù gặp nhiều khó khăn nhưng đơn vị đã cố gắng triển khai và cơ bản hoàn thành các nội dung hoạt động theo kế hoạch đề ra. Năm 2011, với thực trạng về nhân lực của Phòng Quản lý Khoa học so với nhiệm vụ được Sở giao như hoàn thành đề án “Thành lập khu công nghệ cao tại tỉnh Thừa Thiên Huế”, tổ chức xây dựng đề cương đề án “Xây dựng Thừa Thiên Huế thành trung tâm KHCN của cả nước và khu vực Đông Nam châu Á”, triển khai kế hoạch tổ chức Giải thưởng Cố đô về KHCN của tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ II…, đơn vị đã đặt mục tiêu cụ thể, phương hướng hoạt động và giải pháp thực hiện kế hoạch năm 2011 nhằm đảm bảo hoàn thành kế hoạch đề ra. Đó là củng cố và tiếp tục đưa công tác quản lý hoạt động KHCN năm 2011 và xây dựng nhiệm vụ nghiên cứu-triển khai năm 2012 theo đúng kế hoạch; tăng cường năng lực quản lý, làm chủ và vận hành công tác chuyên môn theo quy trình ISO, chú trọng và tiếp tục phát huy công tác tiếp cận với cơ sở trong hoạt động nghiên cứu-triển khai.

Võ An

Page 6: Thừa Thiên-Huế Province - ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 1-2/2011 … · 2011. 2. 23. · KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

6

Trong 10 sự kiện KHCN được bình chọn năm nay, có 2 sự kiện thuộc lĩnh vực cơ chế chính sách; 2 sự kiện thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn; 4 sự kiện thuộc lĩnh vực khoa học ứng dụng; 1 sự kiện thuộc lĩnh vực hội nhập quốc tế về KHCN và 1 sự kiện thuộc lĩnh vực tôn vinh các nhà khoa học. 10 sự kiện KHCN được các nhà báo bình chọn lần lượt là:

1. NAFOSTED tạo bước đột phá trong đổi mới cơ chế quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học

Quỹ Phát triển KHCN Quốc gia (NAFOSTED) bước đầu xây dựng được phương thức quản lý hoạt động khoa học theo chuẩn mực quốc tế. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học cơ bản của Việt Nam gần hơn với trình độ nghiên cứu ở các nước phát triển. Quỹ hoạt động theo các chuẩn mực quốc tế đã góp phần tạo dựng được môi trường học thuật lành mạnh, các nhà khoa học có động lực nghiên cứu, có điều kiện thuận lợi theo đuổi nghiên cứu lâu dài.

2. Thành lập viện nghiên cứu trong doanh nghiệp

Năm 2010, nhiều doanh nghiệp thành lập viện nghiên cứu. Đây là một hướng đi tích cực, bảo đảm cho sự phát triển vững chắc cho doanh nghiệp. Viện Nghiên cứu Công nghệ FPT ra đời đã tạo ra môi trường gắn kết, thu hút và quy tụ

nhiều “chất xám” không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới để nghiên cứu, phát triển các ngành công nghiệp, đóng góp vào sự phát triển nền kinh tế nước nhà. Viện nghiên cứu Thủy sản Bình An cũng dự kiến tập trung vào các lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới trong thủy sản như chọn giống, sản xuất giống, thức ăn nuôi thủy sản, thuốc phòng trị bệnh, vắc-xin, chế phẩm sinh học, công nghệ chế biến, gia tăng giá trị cho sản phẩm… đáp ứng yêu cầu thực tế của ngành.

3. Hoàn thành công trình nghiên cứu tổng thể về 1.000 năm Thăng Long Hà Nội (KX-09)

Chương trình "Nghiên cứu, phát huy điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và giá trị lịch sử, văn hóa 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội phục vụ phát triển toàn diện thủ đô" (KX-09) đã đưa ra 54 giải pháp khoa học được đề xuất nhằm phát triển thủ đô. Đây được đánh giá là bộ "Bách khoa toàn thư" mới về Hà Nội.

4. Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là di sản của văn hóa thế giới

Năm 2010 là năm ghi nhận của thế giới về nhiều giá trị di sản của Việt Nam trong đó có Hoàng thành Thăng Long. Các nhà khoa học đưa ra những lập luận xác đáng khẳng định giá trị cũng như chính sách hỗn hợp để bảo tồn và phát huy giá trị của Khu trung tâm Hoàng thành Thăng

SỰ KIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂM 2010

Câu lạc bộ Nhà báo Khoa học và Công nghệ (KHCN) đã công bố kết quả cuộc bình chọn 10 sự

kiện KHCN nổi bật năm 2010 do các nhà báo trong lĩnh vực KHCN trên cả nước bình chọn.

10

Page 7: Thừa Thiên-Huế Province - ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 1-2/2011 … · 2011. 2. 23. · KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

7

Long trước ý kiến của ICOMOS muốn hoãn việc xem xét công nhận khu di tích Hoàng thành Thăng Long trong năm 2010.

5 . Lần đầu tiên tại Việt Nam thực hiện thành công ghép tim từ người chết não

Trên cơ sở những thành công của ghép thận, ghép gan và ghép tim trên thực nghiệm, tháng 7/2009, Bộ KHCN đã phê duyệt đề tài cấp nhà nước: “Nghiên cứu triển khai ghép tim trên người lấy từ người cho chết não” thuộc chương trình “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ phục vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cộng đồng” do GS, TS Nguyễn Tiến Bình (giám đốc Học viện Quân y) làm chủ nhiệm. Bệnh Viện 103, Học Viện Quân y, Bộ Quốc phòng đã thực hiện thành công ca ghép tim trên người đầu tiên tại Việt Nam cho bệnh nhân Bùi Văn Nam 48 tuổi, xã Trực Thái, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.

6. Công bố chíp xử lý 32-bit VN 1632 Chíp VN 1632 là một trong các sản phẩm của

đề tài “Nghiên cứu, phát triển phương pháp thiết kế và chế tạo chíp vi xử lý điều khiển RISC, mã số KC.01.08/06-10 do Bộ KHCN đầu tư. Chip VN 1632 đáp ứng được yêu cầu của các hệ thống điều khiển phức tạp, đòi hỏi tốc độ cao như trong điện thoại di động, mã hóa/giải mã dữ liệu, thiết bị truyền thông, xử lý ảnh...

7. Cần cẩu siêu trường, siêu trọng 1.200 tấn của Xí nghiệp Cơ khí Quang Trung

Xí nghiệp Cơ khí Quang Trung-Ninh Bình đã thiết kế, chế tạo và lắp đặt cầu trục gian máy, cầu trục trung gian và cầu trục chân đế cho công trình thủy điện Sơn La, công trình trọng điểm cấp quốc gia, công trình thủy điện thế kỷ của Việt Nam. Sản phẩm “Cầu trục gian máy 1200T/200T/20T” được dùng để nâng, hạ Roto tua bin có trọng lượng 1.200 tấn. Đây là sản phẩm lớn nhất ở Việt Nam từ trước

đến nay, do chính các kỹ sư Việt Nam nghiên cứu, thiết kế, chế tạo.

8. Phần mềm diệt vi-rút Việt Nam lọt vào top 10 phần mềm diệt vi-rút tốt nhất thế giới

Kết quả được đưa ra từ kỳ kiểm định cuối năm của Phòng thí nghiệm vi-rút Bulletin (Anh) tổ chức kiểm định phần mềm diệt vi-rút có tiếng trên thế giới. Phần mềm diệt vi-rút Bkav của Việt Nam đạt điểm RAP 91,3/100, đứng thứ bảy trong bảng xếp hạng 64 phần mềm tham gia kiểm định.

9. Hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân

Ngày 30/3/2010, tại Hà Nội, Bộ KHCN đã tổ chức lễ ký bản ghi nhớ về hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân. Bản ghi nhớ mở ra cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực; phát triển hạ tầng cơ sở an ninh và an toàn, tiếp cận các nguồn nhiên liệu hạt nhân đáng tin cậy; quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu đã qua sử dụng.

10. Giáo sư Ngô Bảo Châu đoạt giải toán học Fields

Với sự kiện này, Việt Nam trở thành quốc gia châu Á thứ hai sau Nhật Bản có nhà toán học đoạt giải này. Huy chương Fields là một giải thưởng được trao cho tối đa bốn nhà toán học không quá 40 tuổi tại mỗi kỳ đại hội Toán học Thế giới của Hiệp hội toán học quốc tế (IMU). Ngày 17/8/2010, phó thủ tướng chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã ký quyết định phê duyệt chương trình trọng điểm quốc gia phát triển toán học Việt Nam đến năm 2020. Một trong những điểm then chốt của chương trình là thành lập Viện nghiên cứu và đào tạo cấp cao về toán mà GS Ngô Bảo Châu sẽ đảm nhận chức vụ giám đốc khoa học.

PV (theo Truyền thông Khoa học và Công nghệ)

Page 8: Thừa Thiên-Huế Province - ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 1-2/2011 … · 2011. 2. 23. · KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

8

Từ những kết quả Năm 2010, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường

Chất lượng đã tham mưu cho Sở Khoa học và Công nghệ và Sở Nội vụ trình UBND tỉnh ban hành Quyết định 1322/QĐ-UBND ngày 22 tháng 7 năm 2010 thành lập Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm trực thuộc Chi cục. Đã tham mưu, kiện toàn Ban Chỉ đạo 144 của tỉnh. Cho đến nay tỉnh Thừa thiên Huế đã có 21/29 đơn vị triển khai (đạt 72,41%), trong đó có UBND thị xã Hương Thủy và UBND thành phố Huế. Đã có 16/21 đơn vị được cấp giấy chứng nhận của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (đạt 76,19% so với các đơn vị triển khai). Tổng số quy trình xử lý công việc và xây dựng theo quy chuẩn ISO của 21 đơn vị là 345 quy trình, bình quân mỗi đơn vị là 16,5 quy trình, chiếm 22,25% thủ tục hành chính theo Đề án 30 (có 1.550 thủ tục của 21 đơn vị).

Ngoài ra, Chi cục cũng đã tham mưu xây dựng kế hoạch tiếp tục triển khai ISO 9001:2008 tại các cơ quan hành chính nhà nước năm 2011 theo Quyết định 118/2009-BKHCN; tham mưu cho lãnh đạo Sở trình Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thành lập hội đồng sơ tuyển Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2010 và triển khai hoạt động Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2010.

Đối với công tác quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng bao gồm công tác quản lý tiêu chuẩn chất lượng, công tác quản lý đo lường và công tác kiểm tra tiêu chuẩn đo lường chất lượng, tất cả đều đạt những kết quả nhất định. Đối với công tác quản lý tiêu chuẩn chất lượng, đơn vị đã triển khai công tác xây dựng và áp dụng ISO 9000:2008 vào hoạt động cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh; những mặt hàng đồ chơi trẻ em, thiết bị điện, điện tử, mũ bảo hiểm đều được dán tem CR của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Về công tác quản lý đo lường, Chi cục đã thực hiện kiểm tra định lượng hàng hóa gói sẵn, đảm bảo đo lường trong kinh doanh xăng dầu; tham mưu, hướng dẫn, đôn đốc, giám sát các đơn vị được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ủy quyền kiểm định

NHÌN LẠI HOẠT ĐỘNG TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2010

Kế thừa và phát huy những gì đã đạt được của năm 2009, năm 2010 hoạt động của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế đã đạt được những kết quả tích cực, qua đó đã bám sát các chức năng, nhiệm vụ, định hướng hoạt động do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Sở Khoa học và Công nghệ chỉ đạo về công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng.

Cán bộ của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng kiểm tra tình hình bán lẻ xăng dầu trên địa bàn

Page 9: Thừa Thiên-Huế Province - ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 1-2/2011 … · 2011. 2. 23. · KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

9

tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Số phương tiện đo được kiểm định năm 2010 do Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Trung tâm kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế và Công ty TNHH NN 1 TV Xây dựng và Cấp nước Thừa Thiên Huế thực hiện. Đối với công tác kiểm tra tiêu chuẩn đo lường chất lượng, năm 2010 Chi cục đã phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường, Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức đoàn kiểm tra về đo lường và chất lượng hàng hóa tại 3 siêu thị, 18 cơ sở kinh doanh, 7 chợ phục vụ Tết Nguyên đán Canh Dần 2010 theo hướng dẫn của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trên địa bàn Thừa Thiên Huế; phối hợp với Chi cục Quản lý chất lượng hàng hóa miền Trung thanh tra chất lượng xăng dầu tại các cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn; phối hợp với Thanh tra Sở, Chi cục Quản lý thị trường kiểm tra hàng hóa lưu thông trên thị trường, việc chấp hành dán dấu CR các loại hàng điện, điện tử, đồ chơi trẻ em và mũ bảo hiểm.

Yếu tố góp phần quan trọng làm nên những thành công cho hoạt động của đơn vị là đã tuyên truyền, phổ biến hiệp định về TBT và các văn bản có liên quan bằng các hình thức các phương tiện thông tin đại chúng, website của Sở Khoa học và Công nghệ, văn bản gửi cho các doanh nghiệp...; duy trì, cập nhật tin cảnh báo, thường trực nghiệp vụ thông báo và hỏi đáp phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Tổ chức hội nghị tập huấn về Lean 6 Sigma cho các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước tại tỉnh Thừa Thiên Huế; tổ chức 4 lớp đào tạo về nghiệp vụ đảm bảo đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho các cơ sở kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn.

Cũng trong năm 2010, đề án 5S hỗ trợ 5 doanh nghiệp đã triển khai từ năm 2009, đến nay cơ bản đã hoàn thành, đã lựa chọn 2 doanh nghiệp tham gia để đánh giá thực hành tốt 5S. Đây là cách tiếp cận cơ bản và hiệu quả nhất để xây dựng

nền móng cho hoạt động cải tiến nhằm nâng cao năng suất và chất lượng giúp các sản phẩm của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cạnh tranh tốt hơn trong nước và khu vực. Việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào các cơ quan nhà nước đã đạt hiệu quả nhất định.

Đến những hoạt động năm 2011 Năm 2011, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất

lượng tiếp tục làm tốt vai trò tham mưu cho Sở và Ban Chỉ đạo 144 của tỉnh về việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế theo Quyết định số 118/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; xây dựng dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Thừa Thiên Huế đến năm 2020”...

Đối với hoạt động quản lý nhà nước về tiêu chuẩn chất lượng, đơn vị hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng và công bố áp dụng tiêu chuẩn (TCCS, TCN, TCVN...) cho 40 cơ sở/SPHH; hướng dẫn đăng ký mã số, mã vạch theo yêu cầu cơ sở; triển khai, phổ biến công cụ quản lý hỗ trợ cho các doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng; thực hiện chức năng kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hóa lưu thông thuộc danh mục quản lý của Bộ KHCN theo thông tư 16/2009/TT-BKHCN; giám định chất lượng vàng và chất lượng hàng hóa theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước, công an và tư pháp. Ngoài ra năm 2011, Chi cục sẽ tổ chức và phối hợp kiểm tra về đảm bảo đo lường, chất lượng hàng hóa tại 8 huyện thị xã và thành phố và doanh nghiệp với 80 cơ sở; cử cán bộ tham gia phối hợp thanh tra theo yêu cầu của Thanh tra Sở, Thanh tra Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; tổ chức văn phòng thông báo và hỏi đáp TBT-Thừa Thiên Huế theo quy định và theo hướng dẫn của Văn phòng TBT Việt Nam.

Diệu Hà

Page 10: Thừa Thiên-Huế Province - ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 1-2/2011 … · 2011. 2. 23. · KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

10

Đối với công tác tham mưu, tư vấn, năm 2010, Phòng Quản lý Khoa học đã tham mưu tổng số 142 văn bản các loại liên quan đến kế hoạch và công tác quản lý các nhiệm vụ KHCN, trong đó đã xây dựng “Quy chế tạm thời quản lý dự án nông thôn miền núi cấp cơ sở có sử dụng ngân sách nhà nước địa phương” đã được UBND tỉnh quyết định ban hành tại Quyết định số 08/2010/QĐ-UBND ngày 10 tháng 2 năm 2010. Và đã tham mưu cho lãnh đạo Sở ban hành 138 văn bản liên quan đến quản lý các nhiệm vụ liên quan đến quản lý các nhiệm vụ KHCN và các nhiệm vụ khác.

Đối với các nhiệm vụ thuộc chức năng quản lý nhà nuớc hoặc sự nghiệp phục vụ quản lý nhà nuớc, Phòng Quản lý Khoa học đã hoàn thành việc xây dựng kế hoạch hoạt động nghiên cứu-triển khai năm 2010 (đợt 2) và năm 2011 sớm theo quy định và huớng dẫn của Bộ và UBND tỉnh; đã tổ chức 2 hội đồng tư vấn chuyên ngành đề xuất danh mục các nhiệm vụ KHCN năm 2010 (đợt 2) và năm 2011; phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh tổ chức phiên họp của Hội đồng KHCN cấp tỉnh xác định danh mục các nhiệm vụ KHCN do chủ tịch UBND tỉnh chủ trì; tổ chức 13 hội nghị xét duyệt, tuyển chọn các đề tài, dự án thuộc kế hoạch KHCN 2010 (đợt 1, 2) và 2011, trong đó có 1 dự án nông thôn miền núi cấp nhà nước; thẩm định nội dung thuyết minh đề tài, dự án trước khi thẩm định dự toán và thẩm định sản phẩm trước khi nghiệm thu theo đúng quy trình; thẩm định nội dung, khối lượng hoàn thành của đề tài bị dừng giữa chừng. Đã tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả dự án dự án nông thôn miền

núi cấp nhà nước ủy quyền địa phương quản lý “Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng vuờn hoa xứ lạnh tại khu nghỉ mát Vườn Quốc gia Bạch Mã, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế” do Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Kiểm định, Kiểm nghiệm tỉnh Thừa thiên Huế chủ trì thực hiện; tham gia thẩm định dự toán đề tài, dự án KHCN gồm 18 cuộc; đã tham mưu nhân rộng kết quả của 2 dự án KHCN là dự án “Hỗ trợ nhân rộng mô hình sử dụng chế phẩm sinh học trong xử lý môi trường nuôi tôm hạ triều vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai” và dự án “Hỗ trợ nhân rộng mô hình trồng ngô bao tử trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” được nghiệm thu chính thức trong tháng 12 năm 2010. Việc kiểm tra, theo dõi, nghiệm thu được tổ chức chặt chẽ, đúng quy định, số đề tài dự án được kiểm tra đạt 100%; tổ chức thẩm định hồ sơ và tham mưu giám đốc Sở cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KHCN cho 3 tổ chức KHCN đảm bảo đúng quy định và thời hạn; tổ chức kiểm tra hoạt động của 6 tổ chức KHCN và đã tham mưu lãnh đạo Sở quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KHCN của 4 tổ chức; tham mưu cho lãnh đạo Sở trong việc triển khai đề án “Xây dựng khu công nghệ cao tại tỉnh Thừa Thiên Huế”, đến nay đề án đã đựơc cơ quan tư vấn-Viện Chiến lược và Chính sách KHCN báo cáo trước UBND tỉnh và các ngành để lấy ý kiến; chủ động xây dựng kế hoạch, tham mưu cho lãnh đạo Sở triển khai các bước công việc chuẩn bị cho công tác xét tặng Giải thưởng Cố đô về KHCN lần II năm 2011.

(Xem tiếp trang 5)

PHÒNG QUẢN LÝ KHOA HỌC:

HOÀN THÀNH KẾ HOẠCH ĐỀ RA Hoạt động quản lý khoa học năm 2010 của Phòng Quản lý Khoa học, Sở Khoa học và Công

nghệ (KHCN) tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt những kết quả nhất định. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng đơn vị đã hoàn thành tốt kế hoạch, nhiệm vụ công tác được giao.

Page 11: Thừa Thiên-Huế Province - ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 1-2/2011 … · 2011. 2. 23. · KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

11

Kết quả đạt được Hoạt động tuyên truyền, tập huấn nâng cao

nhận thức về quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trong xã hội đã được tổ chức tốt, năm qua, Sở Khoa học và Công nghệ (KHCN) đã tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng qua việc đăng tải thông tin về sở hữu trí tuệ trên trang Thông tin điện tử của Sở, trên Bản tin KHCN, trên Báo Thừa Thiên Huế; phối hợp tuyên truyền trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh (TRT),

Trung tâm truyền hình Việt Nam tại Huế (HVTV) và các báo khác; đã tổ chức tọa đàm về thực thi quyền SHTT nhân kỷ niệm Ngày Sở hữu trí tuệ Thế giới 26/4. Năm qua, Sở cũng đã phối hợp với Cục SHTT tổ chức lớp tập huấn về xác lập quyền SHTT đối với các đặc sản địa phương cho các tổ chức, cá nhân đang hoạt động sản xuất kinh do-anh các đặc sản trên địa bàn.

Về hoạt động tham mưu tư vấn, nhằm chuẩn bị cho việc tham gia Chương trình Hỗ trợ và phát

triển tài sản SHTT giai đoạn 2011-2015, Sở đã đề xuất danh mục các dự án tham gia Chương trình năm 2011-2012 gửi Bộ KHCN; ngoài ra, Sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quy chế quản lý chỉ dẫn địa lý “Huế” cho sản phẩn nón lá ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Năm 2010, Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp đã tiếp tục được quan tâm thông qua việc hướng dẫn các đơn vị chủ trì thực hiện

MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Ở THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2010 Hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp ở Thừa Thiên Huế năm 2010 có nhiều

thành tựu mới. Thông qua việc tuyên truyền phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng đã thúc đẩy được các tổ chức và cá nhân quan tâm hơn đến việc đăng ký bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp mà đặc biệt là việc xây dựng các nhãn hiệu tập thể cho các đặc sản địa phương. Bên cạnh đó, các dự án thuộc Chương trình Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ đã và đang được triển khai tốt, đúng tiến độ tạo tiền đề cho việc tham gia Chương trình giai đoạn 2011-2015.

Tọa đàm nhân Ngày Sở hữu trí tuệ Thế giới 26/4

Page 12: Thừa Thiên-Huế Province - ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 1-2/2011 … · 2011. 2. 23. · KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

12

nội dung của dự án các dự án thuộc Chương trình đúng tiến độ. Trong đó, dự án “Quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Thanh trà Huế” cho sản phẩm thanh trà của tỉnh Thừa Thiên Huế” thực hiện từ tháng 6/2009 và sẽ kết thúc vào tháng 6/2011, dự án “Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Huế” cho nhóm dịch vụ ẩm thực cung đình của tỉnh Thừa Thiên Huế” (10/2009-9/2011), dự án “Tuyên truyền về SHTT trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh” (01/2010-3/2011) đã hoàn thành nội dung tổ chức xây dựng và phát sóng 24 chương trình “Sở hữu trí tuệ và cuộc sống” và đang được chuẩn bị cho việc nghiệm thu vào tháng 3/2011.

Hoạt động hỗ trợ các tổ chức và cá nhân trong việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp cũng đã được quan tâm hơn, do vậy, năm 2010 số đơn đăng ký bảo hộ của các tổ chức và cá nhân trong tỉnh đã tăng hơn so với năm trước. Theo thống kê, trong 11 tháng của năm 2010 (từ 01/01 đến 30/11/2010) có 78 đơn đăng ký (so với 52 đơn của năm 2009), trong đó có 2 đơn sáng chế, 1 đơn giải pháp hữu ích, 8 đơn kiểu dáng công nghiệp và 67 đơn nhãn hiệu. Cũng trong năm qua Cục SHTT đã cấp 40 văn bằng bảo hộ (VBBH) sở hữu công nghiệp, trong đó có 10 VBBH về kiểu dáng công nghiệp, 30 VBBH về

nhãn hiệu. Đặc biệt, trong năm 2010, chỉ dẫn địa lý “Huế” cho sản phẩm nón lá của tỉnh Thừa Thiên Huế đã cấp Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý; các nhãn hiệu tập thể như Kiệu Hương Chữ, Nước mắm Phong Hải, Nón lá Mỹ Lam, Nước mắm Làng Trài, Dầu tràm Lộc Thủy cũng đã được cấp Giấy chứng nhận và nhiều nhãn hiệu tập thể khác đang trong thời gian thẩm định đơn.

Về hoạt động thực thi quyền SHTT về nội dung sở hữu công nghiệp, Sở đã phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường tỉnh và các ngành liên quan trong việc xử lý xâm phạm quyền SHTT trên địa bàn. Trong năm 2010, số vụ xâm phạm quyền SHTT trên địa bàn bắt đầu có dấu hiệu tăng cả về số vụ và quy mô, nổi cộm là vụ Công ty TNHH MTV Taisun Việt Nam (tại Thừa Thiên Huế) xâm phạm quyền SHTT của Công ty Taisun Việt Nam (tại thành phố Hồ Chí Minh), do vụ việc xảy ra trên nhiều tỉnh (Bắc Giang, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng), nên Chi cục Quản lý thị trường tỉnh đã chuyển hồ sơ lên Cục Quản lý thị trường trung ương xử lý; vụ Công ty Cổ phần Vincom tố cáo Công ty Cổ phần Tài chính và Bất động sản Vincon vì hành vi xâm phạm quyền SHTT đối với nhãn hiệu, tên thương mại Vincom (tại Hà Nội, Huế và Đà Nẵng); và một số vụ việc khác. Ngoài ra, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh cũng đã xử lý 11 vụ xâm phạm quyền SHTT với tổng số tiền phạt 11.030.000đ.

Tóm lại, với sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, sự chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo Sở KHCN, sự phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành và các địa phương trong tỉnh cùng với sự tích cực và chủ động của tập thể Phòng SHTT, Sở KHCN, hoạt động sở hữu công nghiệp trong năm 2010 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã được triển khai có hiệu quả. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế như trong hoạt động sáng kiến vẫn chưa tham mưu để ban hành các văn bản nhằm tăng cường hoạt động sáng kiến trên địa bàn;…

(Xem tiếp trang 14)

Lớp tập huấn về “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các đặc sản địa phương”

Page 13: Thừa Thiên-Huế Province - ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 1-2/2011 … · 2011. 2. 23. · KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

13

Thực hiện tốt các kế hoạch chuyên môn Năm 2010, Trung tâm CGCN&KĐKN đã

thực hiện 9 nhiệm vụ được Sở Khoa học và Công nghệ (KHCN) giao, đó là: (1) xây dựng hoàn chỉnh đề án 115; (2) xây dựng dự án “tăng cường nguồn lực KHCN cho Trung tâm”; (3) triển khai dự án “Nấm” của trung ương; (4) triển khai 2 dự án nhân rộng mô hình; (5) xây dựng dự án chuyển giao công nghệ các cấp; (6) phòng thí nghiệm vi sinh được chứng nhận chất lượng; (7) triển khai kiểm định thiết bị X quang y tế và huyết áp kế; (8) hoàn thiện công nghệ xử lý nước ngầm nhiễm phèn; (9) tổ chức hội thảo, tập huấn KHCN cấp huyện.

Thời gian qua, Trung tâm đã và đang triển khai dự án nông thôn miền núi do Bộ KHCN quản lý, đó

là “Xây dựng mô hình sản xuất giống, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ nấm Linh chi và một số loại nấm ăn khác tại huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế”. Đối với các dự án nhân rộng mô hình, Trung tâm đã triển khai đúng nội dung, tiến độ 2 dự án nhân rộng mô hình từ kết quả đề tài, dự án khoa học công nghệ đã được nghiệm thu, như dự án “Hỗ trợ nhân rộng mô hình trồng ngô bao tử ở vùng phụ cận thành phố Huế” và dự án “Hỗ trợ nhân rộng mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học trong xử lý môi trường hồ nuôi tôm hạ triều vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, Thừa Thiên Huế”, cả hai dự án đã được nghiệm thu chính thức. Ngoài ra, đơn vị đã và đang triển khai dự án nông thôn miền núi cấp huyện “Xây dựng mô hình nuôi kỳ nhông trên cát quy mô hộ gia đình tại xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc, tỉnh

Thừa Thiên Huế”. Đối với công tác phân tích và thử nghiệm, Trung tâm đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đánh giá theo định kỳ hàng năm sau khi được công nhận lại phòng thí nghiệm theo tiêu chuẩn TCVN ISO 17025, qua đó đã phân tích và thử nghiệm 341 mẫu các loại. Có được những thành công như vậy là do Trung tâm đã chủ động khai thác công việc và triển khai các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và khả năng cho phép. Vì vậy hoạt động của đơn vị thời gian qua đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kế hoạch

MỘT NĂM HOẠT ĐỘNG VỚI NHIỀU NỖ LỰC ĐÁNG GHI NHẬN

Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Kiểm định, Kiểm nghiệm (CGCN&KĐKN), Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế được thành lập vào cuối năm 2008 (trước đây là Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ). Trải qua 2 năm hoạt động, Trung tâm CGCN&KĐKN đã làm tốt vai trò, trách nhiệm của mình và hoàn thành tốt mọi công việc được giao.

Page 14: Thừa Thiên-Huế Province - ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 1-2/2011 … · 2011. 2. 23. · KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

14

năm 2010. Qua đó, đơn vị đã tích cực làm việc với các huyện, tư vấn giúp huyện xây dựng các dự án KHCN, sở hữu trí tuệ và triển khai dự án, mở hướng dịch vụ cung cấp và đo liều kế cá nhân trong X quang y tế, đo điện trở chống sét, đo nồng độ phóng xạ, đặc biệt là tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị và lớp tập huấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ cho các đối tượng cụ thể.

Triển khai kế hoạch cho năm 2011 Để tiếp tục những thành công của năm 2010,

Trung tâm CGCN&KĐKN phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao trong năm 2011. Trung tâm sẽ triển khai các nhiệm vụ Sở giao, đó là triển khai thực hiện dự án “Nấm” của trung ương thành công, triển khai 1 dự án cấp tỉnh, 2 dự án nhân rộng cấp cơ sở của Sở KHCN năm 2011, dự án đầu tư nâng cao nguồn lực KHCN cho Trung tâm, tổ chức các hội thảo, tập huấn chuyển giao công nghệ cấp huyện...

Với các dự án thử nghiệm, sau thành công những dự án thực hiện trong năm 2010, đơn vị sẽ tiếp tục triển khai dự án “Xây dựng mô hình sản xuất chất đốt từ trấu bằng công nghệ đùn ép, góp phần phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường tại xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”.

Đối với dự án nhân rộng mô hình, Trung tâm sẽ triển khai dự án “Hỗ trợ nhân rộng mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học trong xử lý môi trường hồ nuôi tôm hạ triều trên diện rộng tại vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, Thừa Thiên Huế” và dự án “Hỗ trợ nhân rộng mô hình xử lý bèo tây, rơm rạ thành phân bón hữu cơ vi sinh tại Thừa Thiên Huế”. Ngoài ra, Trung tâm tiếp tục đưa phòng thí nghiệm vi sinh vào hoạt động và tăng cường năng lực hoạt động, chú trọng phần nuôi cấy vi sinh, giống nấm, thực vật... đăng ký chứng nhận Vilas (tên viết tắt của Hệ thống công nhận phòng thử nghiệm/hiệu chuẩn Việt Nam).

Ý An

MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG… (Tiếp theo trang 11)

Một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2011 Năm 2011, hoạt động quản lý nhà nước về sở

hữu công nghiệp gắn liền với hoạt động KHCN của tỉnh nhằm góp phần đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm KHCN của cả nước, trở thành thành phố trực thuộc trung ương.

Do vậy, hoạt động sở hữu công nghiệp năm 2011 sẽ tập trung vào các nội dung chủ yếu sau: (1) Tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện các văn bản để cụ thể hóa chính sách pháp luật của nhà nước về SHTT trên địa bàn; xây dựng cơ chế nhằm thúc đẩy hoạt động sáng kiến cải tiến kỹ thuật trên địa bàn; (2) Xây dựng và triển khai các dự án thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011-2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tham mưu xây dựng Kế hoạch triển khai Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tại địa phương; (3) Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách về SHTT nhằm phát triển và khai thác tài sản SHTT góp phần phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; (4) Tăng cường mối quan hệ với các cơ quan trung ương nhằm tranh thủ sự hỗ trợ để nâng cao năng lực của cơ quan quản lý và cán bộ hoạt động trong lĩnh vực SHTT ở địa phương; (5) Nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo vệ quyền SHTT ở địa phương trên cơ cở nâng cao năng lực về nghiệp vụ của cán bộ thực thi quyền; thực hiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan thực thi quyền và cơ quan quản lý SHTT địa phương; (6) Tạo điều kiện phát triển các dịch vụ về SHTT phục vụ các nhu cầu của xã hội; (7) Phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, Liên hiệp các Hội Khoa học tỉnh và các cơ quan liên quan trong việc đẩy mạnh hoạt động sáng kiến và phong trào lao động sáng tạo trên địa bàn.

Nguyễn Hùng (Phòng Sở hữu trí tuệ)

Page 15: Thừa Thiên-Huế Province - ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 1-2/2011 … · 2011. 2. 23. · KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

15

H oạt động thanh tra của Sở Khoa học và Công nghệ năm 2010 đã đạt được những kết quả nhất định, đã

hoàn thành những nhiệm vụ, định hướng do Sở Khoa học và Công nghệ chỉ đạo về công tác thanh tra theo đúng chức năng và quyền hạn.

Năm 2010, thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ đã thực hiện tốt các nhiệm vụ thuộc chức năng quản lý nhà nước. Đó là, thanh tra các doanh nghiệp tại 22 cơ sở. Trong đó, có 2 cơ sở được thanh tra về đo lường, 20 cơ sở về an toàn bức xạ. Thanh tra Sở đã phối hợp với Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiến hành kiểm tra các sản phẩm hàng hóa phục vụ tết và kiểm tra 19 cơ sở kinh doanh về đo lường. Ngoài ra, Thanh tra Sở còn tham gia phối hợp với Thanh tra Cục An toàn Bức xạ Hạt nhân để tiến hành thanh tra về an toàn bức xạ tại Bệnh viện Trung ương Huế; phối hợp với Thanh tra Bộ KHCN để giải quyết những việc liên quan đến khiếu nại của công ty cổ phần VINCOM. Kết quả, về vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính: tổng số cơ sở vi phạm hành chính là 18 cơ sở trong lĩnh vực an toàn bức xạ; tổng số cơ sở đã xử lý là 18/18 cơ sở. Số cơ sở bị phạt tiền là 1/18 cơ sở; số cơ sở cảnh cáo là 17/18 cơ sở. Về thanh tra chuyên đề đã thực hiện 1 cuộc thanh tra chuyên đề về an toàn bức xạ và hạt nhân. Tiến hành công tác pháp chế tham gia với các phòng trong sở góp ý các văn bản quy phạm pháp luật theo chỉ đạo của lãnh đạo Sở. Công tác khiếu nại, tố cáo đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đến nay chưa có đơn thư nào tồn đọng hay bị khiếu nại vượt cấp.

Nhìn chung, năm 2010 trong điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng Thanh tra Sở đã cố gắng làm tốt công tác thanh tra. Đối với các vụ khiếu nại tố cáo, Thanh tra Sở đã giải quyết theo đúng thẩm quyền quy định, thẩm tra hồ sơ, xác minh vụ việc, phối hợp với Thanh tra Bộ, ngành liên quan để làm rõ các yếu tố bị nghi ngờ vi phạm về đo lường, chất lượng, có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn những hạn chế, đó là, các vi phạm hành chính chiếm số lượng chủ yếu trong lĩnh vực X quang y tế, nhưng Thanh tra Sở chưa có thiết bị để chủ động trong công tác kiểm tra đối với lĩnh vực này cũng như an toàn bức xạ, hạt nhân trong sản xuất, kinh doanh của các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp trên địa bàn.

Để nâng cao chất lượng hoạt động và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Thanh tra Sở đã có những đề xuất với lãnh đạo Sở hỗ trợ thêm nhân lực cho Phòng Thanh tra; tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra, tạo điều kiện để cán bộ thanh tra chưa được đào tạo kỹ thuật kiểm tra về đo lường được tham gia đào tạo các lớp kỹ thuật về đo lường.

Hồng Minh

HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Thanh tra Sở phối hợp với các đơn vị liên quan thanh tra các cơ sở bán lẻ gas trên địa bàn

Page 16: Thừa Thiên-Huế Province - ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 1-2/2011 … · 2011. 2. 23. · KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

16

Ngày 14/1/2011, Sở Khoa học và Công nghệ (KHCN) đã tổ chức hội nghị tổng kết ngành KHCN tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2010 và triển khai kế hoạch hoạt động KHCN năm 2011. Đồng chí Phan Ngọc Thọ, phó chủ tịch UBND tỉnh đã đến dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Theo báo cáo Sở KHCN, hoạt động KHCN của tỉnh trong năm qua đã đáp ứng được một phần đòi hỏi của thực tiễn sản xuất và đời sống, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Các tiến bộ khoa học và kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đã được phổ biến kịp thời để nhân dân áp dụng, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp lên một bước, góp phần tăng thu nhập cho người dân. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và dịch vụ, các địa phương đã quan tâm hơn đến KHCN, tích cực tham gia hoạt động trong các lĩnh vực nghiên cứu - triển khai, xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý chất

lượng tiên tiến... Trình độ KHCN trong lĩnh vực y học, khám chữa bệnh từng bước tiến kịp hai trung tâm lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nhiều công nghệ y học hiện đại đã được sử dụng thành công.

Hoạt động khoa học xã hội và nhân văn và các nghiên cứu điều tra cơ bản đã cung cấp các luận cứ quan trọng cho lãnh đạo tỉnh và các ngành, địa phương phục vụ cho hoạch định chính sách, quy hoạch phát triển và xây dựng các dự án đầu tư. Ngân sách đầu tư cho hoạt động KHCN trên địa bàn tỉnh đã được chú trọng, đặc biệt là đầu tư phát triển KHCN và nghiên cứu thử nghiệm; đầu tư đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả. Hoạt động dịch vụ KHCN đã phát huy được ưu thế vốn có. Các hình thức hoạt động ngày càng phong phú và nổi bật hơn, đặc biệt các hoạt động hội chợ, triển lãm và xuất bản các ấn phẩm chuyên đề.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu nói trên, Sở KHCN cũng đã chỉ ra một số hạn chế như các

nhiệm vụ KHCN sau khi nghiệm thu được đánh giá có chất lượng nhưng chậm đi vào thực tiễn cuộc sống; tỷ lệ các đề tài, dự án triển khai nhân rộng còn hạn chế; công tác quản lý nhà nước về KHCN trên một số lĩnh vực chưa bao quát, tốc độ lan tỏa chậm; hoạt động đăng ký kết quả các nhiệm vụ KHCN chưa được quan tâm đúng mức... Năm 2011, ngành KHCN xác định mục tiêu từng bước phát triển KHCN của tỉnh xứng tầm là trung tâm của miền Trung, tạo tiền đề xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành (Xem tiếp trang 19)

TỔNG KẾT NGÀNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2010

HÌNH

Page 17: Thừa Thiên-Huế Province - ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 1-2/2011 … · 2011. 2. 23. · KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

17

Rác thải, rơm rạ... thành tiền Chúng tôi đến Sở Khoa học và Công nghệ,

được ThS Trần Tuấn, giám đốc Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Kiểm định, Kiểm nghiệm cho biết, thời gian này ông khá bận rộn vì ấp ủ mấy dự án ứng dụng CNSH vào nông thôn khá hay. Mới đây, ông đã thành công trong việc ứng dụng chế phẩm vi sinh để làm phân bón hữu cơ từ bèo, rơm rạ và các phụ phẩm nông nghiệp. Nghe thế, tôi nghĩ đến phong trào nhiều nông dân làm phân từ bèo, rơm rạ bón cho cây trồng ở thị xã Hương Thủy. Ông Trần Tuấn bảo: “Đúng, “hàng” của anh chuyển giao đấy”. Và câu chuyện của chúng tôi bắt đầu rôm rả khi nghe anh phân tích diễn giải về chuyện làm phân vi sinh từ bèo, rác...

Ông Trần Tuấn cho hay, vào tháng 7 năm 2009, khi thấy “hàng” của anh xuất hiện, lãnh đạo thị xã Hương Thủy không ngần ngại đón nhận. Lý do ở địa bàn này, tình trạng bèo lục bình sinh trưởng, phát triển ngày càng dày đặc ở nhiều sông, hồ, mương... làm cản trở dòng chảy, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Cũng như rác thải sinh hoạt, rơm rạ sau vụ mùa kết thúc

tồn đọng hàng chục tấn, làm ô nhiễm môi trường tạo mối bận tâm, lo lắng cho người dân, chính quyền sở tại. Ban đầu là tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho hàng trăm hộ dân trong vùng, sau đó chọn 20 hộ dân tại 4 xã, phường là Thủy Thanh, Thủy Vân, Thủy Lương, Thủy Châu để hỗ trợ các chế phẩm, dụng cụ cần thiết đưa vào làm thí

điểm. Kiểm nghiệm quá trình chế biến phân hữu cơ vi sinh tại hộ ông Trương Hinh ở thôn Vân Dương, Thủy Vân và một số hộ ở thôn Phù Tây 1 là Thủy Châu cho thấy, sau gần 45-60 ngày trộn ủ theo đúng quy trình kỹ thuật, “hàng” của anh chuyển giao đã cho ra sản phẩm phân hữu cơ sinh

học đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng. Với thành phẩm này, nhiều gia đình thực hiện mô hình nói trên sử dụng bón cho cây hoa, cho lúa. Kết quả, cây sinh trưởng và phát triển tốt, hoa thu hoạch có chất lượng cao, mức độ nhiễm bệnh nhẹ hơn, màu sắc lá và hoa tươi, sáng hơn so với diện tích cây hoa đối chứng không được bón phân hữu cơ vi sinh. Từ hiệu quả về chất lượng sản phẩm kéo theo hiệu quả về kinh tế.

Sau khi nhiều nông dân ở thị xã Hương Thủy ứng dụng thành công “hàng” của ông Trần Tuấn,

NHỮNG “NỤ CƯỜI” TỪ CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Gần đây trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện khá nhiều đề tài, dự án nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) vào thực tế thành công. Đây thực sự là những “chìa khóa” hữu hiệu giúp người nông dân phát triển sản xuất, góp phần xây dựng nông nghiệp, nông thôn mới theo hướng bền vững.

Người dân phường Thủy Châu, Hương Thủy dùng bèo để sản xuất phân bón bằng chế phẩm sinh học

Page 18: Thừa Thiên-Huế Province - ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 1-2/2011 … · 2011. 2. 23. · KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

18

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển xã hội tỉnh “bắt tay” triển khai tại xã Hương Chữ, huyện Hương Trà thông qua dự án “Xử lý rác thải bằng công nghệ vi sinh để làm phân bón hữu cơ”. Đáng nói khi đến xã Hương Chữ, từ lãnh đạo địa phương đến người dân ai cũng “mê” bởi hiệu quả mà nó đã mang lại. Ông Hà Xuân Quốc, phó chủ tịch Hội Nông dân Hương Trà cho biết: “Đúng là làn gió mới. Nhờ “hàng” của ông Trần Tuấn mà lượng rác thải ở ven sông, khu chợ, thôn xóm ngày càng giảm hẳn. Lẽ ra là những thứ bỏ đi, nhưng nhiều hộ dân đã ứng dụng kỹ thuật để chuyển hóa thành phân hữu cơ vi sinh cung cấp cho các gia đình bón cho cây hoa màu. Nhờ thế, nhiều diện tích rau, màu phát triển nhanh, đặc biệt kháng được bệnh, tạo độ mùn và tơi xốp cho đất. Hiện nay mô hình này đang làm thí điểm nhưng đã được nhiều người dân ở các xã Hương An, Hương Xuân, Hương Toàn... tìm đến học hỏi để triển khai ứng dụng chính tại gia đình”.

Ớt, tỏi, gừng... làm thuốc trừ sâu Rời vùng ven đô, chúng tôi có mặt ở thôn Khe

Su, xã Lộc Trì (Phú Lộc)-một vùng quê nằm dưới chân núi Bạch Mã có những khu vườn hoa màu bốn mùa tươi xanh. Vừa vào ngõ đầu thôn, phó chủ tịch xã Lộc Trì- Trần Văn Tân nói như khoe, vào Khe Su bây giờ như đi du lịch sinh thái, sẽ

được nghe bà con nơi đây kể chuyện làm vườn sạch bằng cách dùng ớt, tỏi, gừng... phun cho cây trồng. Để giúp chúng tôi mục sở thị, ông Cao Thanh, một nông dân ở đây vào nhà lấy một ít ớt tươi, tỏi, gừng... cho vào cối giã vụn, sau đó pha chế với nước cám gạo và một lượng nước theo công thức có sẵn rồi đổ vào bình phun thuốc phun lên vườn rau, vườn cải. Theo lời ông, khi phun xong khoảng một hai ngày sau là không hề có một con sâu, bướm nào đeo bám. “Chuyện chế thuốc trừ sâu này không phải do bọn tôi nghĩ ra đâu, mà do thầy Hường ở Trường Đại học Nông lâm Huế cùng các cán bộ của dự án JICA tại Vườn Quốc gia Bạch Mã về tập huấn, hướng dẫn đó”-ông Cao Thanh nói khi chúng tôi tò mò. Cùng với cách chế biến thuốc trừ sâu từ trái cây thiên nhiên, người dân thôn Khe Su còn được hướng dẫn cách chế biến phân Bokashi ủ từ phân chuồng, trộn với dấm trú và men rượu. Ở đây có 53 hộ, phần lớn đều làm vườn và đều dùng đến phân Bokashi do cán bộ dự án JICA Nhật Bản truyền đạt. Bác Trương Văn Nguyện, một người dân trong khu vực đã qua một vụ đầu trồng vườn rau cải, xà lách bón thử nghiệm phân Bokashi và phun thuốc trừ sâu từ chiết xuất thiên nhiên đã thu lại kết quả rất tốt. Bác Nguyện thừa nhận, vườn rau cải của gia đình vẫn tươi xanh không thua gì các vườn bón phân và thuốc hóa chất khác. Sản phẩm khi thu hoạch đã được cán bộ dự án JICA đưa máy vào đo đảm bảo chất lượng rau sạch an toàn. Thuận lợi là dễ làm, hoạch toán kinh tế rẻ, vì toàn sử dụng các vật liệu của gia đình làm ra. Như ớt, tỏi, gừng trồng ở vườn; phân bón Bokashi cũng chế biến từ phân chuồng truyền thống. Theo TS Lê Đình Hường, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông lâm Huế, trong các loại củ, quả như ớt, tỏi, hành, gừng... có chứa hàm lượng axít có tác động đến cơ thể của những loài sâu bọ hại cây trồng như mắt, da... làm chúng chết. Nếu chiết xuất thảo

Để làm ra một tấn phân hữu cơ sinh học cần từ 5 đến 6 m3 bèo, rơm rạ, 2kg chế phẩm vi sinh Vixuka, 1kg chế phẩm vi sinh đa chức năng, 4kg phân NPK và có thể bổ sung thêm phân chuồng. Bình quân một tấn phân hữu cơ sinh học thành phẩm, người nông dân tiết kiệm được hơn 1,1 triệu đồng so với giá phân hữu cơ sinh học bán trên thị trường. Bởi giá 2kg chế phẩm Vixuka và 1kg chế phẩm vi sinh đa chức năng chỉ 100 nghìn đồng.

Thạc sĩ Trần Tuấn

Page 19: Thừa Thiên-Huế Province - ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 1-2/2011 … · 2011. 2. 23. · KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

19

mộc này được chế biến với nồng độ phù hợp sẽ xua đuổi, tiêu diệt được các loài sâu bọ.

Qua tìm hiểu, khoảng hai năm trước, bà con trong thôn Khe Su làm vườn, làm ruộng đều phải dùng nhiều loại phân bón hóa học, thuốc trừ sâu độc hại để diệt trừ sâu bệnh cho cây trồng. Nay, biết được cách chế biến phân bón và thuốc trừ sâu từ cây trái thiên nhiên vừa sạch, vừa an toàn cho người sử dụng nên rất nhiều gia đình đã làm theo. Tuy nhiên, cách chế biến sử dụng để áp dụng vào mô hình sản xuất cây trồng vẫn còn trong phạm vi hẹp. Anh Trần Văn Tân nói khi thấy hiệu quả việc sản xuất rau sạch, an toàn ở thôn Khe Su, lãnh đạo chính quyền địa phương cũng rất thích. Nhưng để mô hình rau sạch an toàn có thương hiệu trên thị trường, Khe Su rất cần sự quan tâm hơn từ nhiều phía. Riêng lãnh đạo địa phương vẫn luôn tuyên truyền, vận động để giúp người dân trên địa bàn hiểu được công dụng, hiệu quả phương sách mà dự án mang lại để nhân rộng ra nhiều nơi khác.

Thay lời kết, chúng tôi xin lấy ý kiến của PGS, TS Trần Ngọc Nam, giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế: “Ứng dụng CNSH là bước đột phá đưa nông nghiệp, nông thôn phát triển theo hướng bền vững. Song việc ứng dụng CNSH vào thực tế hiện nay vẫn hạn chế. Vì vậy để nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững, tỉnh ta cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các đề tài ứng dụng đưa CNSH vào sản xuất và đời sống; tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và mọi người dân về vai trò quan trọng của CNSH và đẩy mạnh hơn nữa vấn đề liên kết 4 nhà: “Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp” trong quản lý, sản xuất, nghiên cứu khoa học và tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm nông nghiệp.”

Hoài Văn

TỔNG KẾT NGÀNH KHOA HỌC... (Tiếp theo trang 16) trung tâm KHCN của cả nước và khu vực Đông Nam châu Á, góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc trung ương trong vài năm tới. Một số nhiệm vụ trọng tâm đó là đề án “Thành lập khu công nghệ cao tại tỉnh Thừa Thiên Huế”; đề án “Xây dựng Thừa Thiên Huế thành trung tâm KHCN của cả nước và khu vực Đông Nam châu Á”; tổ chức Giải thưởng Cố đô về KHCN lần thứ 2; xây dựng kế hoạch phòng chống sự cố bức xạ, hạt nhân; xây dựng “Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ Phát triển KHCN tỉnh Thừa Thiên Huế”; xây dựng dự án sử dụng vốn ODA “Xây dựng Bảo tàng thiên nhiên duyên hải miền Trung tại tỉnh Thừa Thiên Huế” từ nguồn vốn ODA không hoàn lại; xây dựng dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Thừa Thiên Huế đến năm 2020”...

Phát biểu tại hội nghị, phó chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã hoan nghênh những thành tựu mà ngành KHCN tỉnh nhà đạt được trong năm qua và khẳng định vai trò quan trọng của KHCN đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Đồng chí Phan Ngọc Thọ cũng đã lưu ý ngành KHCN Thừa Thiên Huế cần phân tích, đánh giá kỹ và làm rõ hơn những nguyên nhân, các tồn tại, hạn chế để có giải pháp khắc phục một cách cụ thể trong thời gian tới. Phó chủ tịch UBND tỉnh cũng đã đề nghị thời gian đến, ngành KHCN cần chú ý triển khai ứng dụng, phát triển các đề tài KHCN vào thực tiễn, đóng góp nhiều hơn nữa cho phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh; mặt khác, cần tập trung các đề án: khu công nghệ cao tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Bảo tàng thiên nhiên duyên hải miền Trung tại tỉnh Thừa Thiên Huế và xúc tiến việc hình thành những thiết chế KHCN tại địa phương góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm KHCN của cả nước và khu vực.

PV

Page 20: Thừa Thiên-Huế Province - ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 1-2/2011 … · 2011. 2. 23. · KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

20

Từ năm 2006 đến nay, nguồn kinh phí bố trí cho sự nghiệp KHCN trên địa bàn huyện có tăng so với các năm trước. Vì vậy UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan tham mưu trong lĩnh vực KHCN thực hiện các đề tài, mô hình, dự án. Qua thực hiện huyện đã đạt được những kết quả nhất định. Trong lĩnh vực chăn nuôi, sau khi được Trung tâm chuyển giao công nghệ sinh học Việt-Nhật (Hà Nội), chuyển giao công nghệ điều chế chế phẩm EM trong chăn nuôi đã được nhiều hộ trên địa bàn quan tâm ứng dụng mang lại hiệu quả cao về kinh tế và môi trường. Cụ thể, năm 2006 đã thực hiện mô hình “Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi lợn thịt lai F1 ngoại có sử dụng chế phẩm vi sinh EM tại trang trại Huyện đội huyện Quảng Điền”, sau 3 tháng thực hiện mô hình đã đem lại hiệu quả cao (lợn tăng trọng nhanh; năng suất và chất lượng cao, hạn chế được ô nhiễm môi trường trong việc nuôi và mô hình đã đạt giải khuyến khích Giải thưởng Sáng tạo KHCN tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2007). Không chỉ dừng lại ở việc thực hiện mô hình, việc ứng dụng chế phẩm EM đã được tập huấn và chuyển giao cho hơn 1.870 hộ chăn nuôi trên địa bàn toàn huyện và hơn 4.000 lít EM cho 420 hộ chăn nuôi. Năm 2010, Phòng Công thương đã phối hợp với

Trung tâm Khuyến Nông-Lâm-Ngư tỉnh Ninh Thuận thực hiện dự án nuôi nhông trên vùng cát nội đồng; đến nay nhông đã cho sinh sản và phát triển tốt. Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, huyện đã tiến hành thử nghiệm một số mô hình đem lại hiệu quả như mô hình chuyển đổi ruộng trũng sang nuôi cá; sử dụng chế phẩm sinh học trong việc xử lý môi trường nuôi để nuôi tôm xen cá kình; mô hình nuôi hỗn hợp cá kình-đối-ong đã cải thiện được môi trường nước bị ô nhiễm, đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. Đầu năm 2008, UBND huyện đã phối hợp với Khoa Thủy sản, Trường Đại học Nông lâm Huế thực hiện mô hình nuôi tôm sú bằng việc sử dụng chế phẩm EM, Bokashi trầu. Với kinh phí 60 triệu đồng từ nguồn KHCN của huyện, ngoài ra Trường Đại học Nông Lâm hỗ trợ 20 triệu đồng và vốn còn lại là của người dân tham gia mô hình. Đây là một công trình nghiên cứu đã được Khoa Thủy sản, Trường Đại học Nông lâm Huế chuyển giao công nghệ ở các tỉnh phía nam và đem lại hiệu quả cao. Qua thực hiện mô hình cho thấy tôm không có dịch bệnh trong suốt quá trình nuôi, chất lượng tôm đạt tốt (loại 30-40 con/kg đạt khoảng 60% sản lượng thu hoạch); đặc biệt là đã giảm thiểu được ô nhiễm môi trường nước trong quá trình

QUẢNG ĐIỀN - ĐƠN VỊ DẪN ĐẦU TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Quảng Điền là huyện nằm phía bắc của tỉnh, vùng thấp trũng và là huyện thuần nông, đời sống của đa số nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, đánh bắt thủy, hải sản. Trong những năm qua, nền kinh tế của huyện có bước tăng trưởng đáng kể, việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KHCN) vào sản xuất và đời sống ngày càng được chú trọng hơn. KHCN được xem là động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển trên mọi lĩnh vực, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, phát triển sản xuất theo hướng bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, góp phần thúc đẩy quá trình thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện.

Page 21: Thừa Thiên-Huế Province - ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 1-2/2011 … · 2011. 2. 23. · KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

21

nuôi. Qua đó, tiếp tục thử nghiệm, nhân rộng trong năm 2009 với diện tích 15,25ha tại xã Quảng An, kết quả thu được rất khả quan, tạo thêm niềm tin cho người nuôi trồng thủy sản vùng phá Tam Giang. Năm 2010, Phòng Công thương phối hợp với phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện chuyển giao quy trình nuôi tôm sú tại vùng ô nhiễm có sử dụng chế phẩm vi sinh EM và Bokashi trầu tại xã Quảng Phước với diện tích 1ha/2 hộ thực hiện. Đối với lĩnh vực trồng trọt, ngoài những mô hình, dự án được thực hiện bởi các nguồn vốn khác của các ngành, đầu năm 2008, đã thực hiện mô hình “Sử dụng chế phẩm sinh học để trồng rau an toàn tại xã Quảng Thành”, dự án được tỉnh cấp kinh phí 84 triệu đồng. Với kết quả thu được từ mô hình này Hội đồng KHCN huyện đã tham mưu cho UBND huyện phối hợp với Sở KHCN tỉnh xây dựng đề cương chi tiết về mô hình ứng dụng các sản phẩm công nghệ sinh học để tổ chức sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP tại huyện Quảng Điền và đã được Bộ KHCN chấp nhận, ủy quyền cho địa phương quản lý, thực hiện trong 2 năm 2010-2011. Hiện nay, dự án đang được triển khai tốt. Ngoài ra, năm 2010 Phòng đã phối hợp với UBND thị trấn Sịa thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất rau mầm tại thôn An Gia, thị trấn Sịa tiến đến xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, đến nay dự án đã thực hiện thành công. Trên các lĩnh vực khác việc ứng dụng KHCN luôn được UBND huyện quan tâm nhằm tạo ra năng suất, hiệu quả chất lượng cao hơn, ngày càng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế -xã hội trên địa bàn.

Bên cạnh nguồn vốn sự nghiệp KHCN, UBND huyện luôn chỉ đạo để lồng ghép các nguồn vốn khác từ các chương trình, dự án khác như nguồn vốn từ chương trình đào tạo nghề nông thôn; vốn quốc gia giải quyết việc làm,

vốn viện trợ của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, nhằm ứng dụng KHCN vào trong quá trình thực hiện để đem lại hiệu quả cao hơn.

Trong những năm qua, tuy nguồn vốn kinh phí đầu tư cho sự nghiệp KHCN trên địa bàn huyện rất ít. Song với chức năng, nhiệm vụ quản lý của UBND huyện và các cơ quan, ngành tham mưu, việc ứng dụng các tiến bộ KHCN vào sản xuất và đời sống trên địa bàn huyện đã đem lại những hiệu quả nhất định; góp phần phát triển năng lực KHCN và phục vụ ngày càng tốt hơn nhiệm vụ kinh tế-xã hội của địa phương. Qua đó, tạo được năng suất chất lượng và hiệu quả kinh tế cao hơn trên các lĩnh vực được ứng dụng KHCN, tăng thu nhập cho người dân, giải quyết việc làm và nhất là sử dụng lao động nhàn rỗi trong nhân dân. Việc ứng dụng các chế phẩm EM vào trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản đã giảm thiểu được ô nhiễm môi trường do phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ của hộ gia đình; giảm ô nhiễm môi trường nước, hạn chế dịch bệnh.

Để KHCN thực sự trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn, trong những năm tiếp theo, huyện Quảng Điền cần chú trọng việc đổi mới và tăng cường quản lý nhà nước về KHCN; không ngừng nâng cao nhận thức về vai trò và tác động của KHCN đối với phát triển kinh tế-xã hội; thực hiện xã hội hóa các hoạt động về KHCN; có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho các đơn vị, cơ sở, các tổ chức, cá nhân ứng dụng các tiến bộ KHCN trong sản xuất. Ngoài ra, cần tăng cường đầu tư cho phát triển KHCN từ nhiều nguồn như đầu tư nguồn vốn sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp KHCN, khuyến công, khuyến lâm, khuyến ngư; tăng cường hợp tác với các viện nghiên cứu, các trường đại học… để thực hiện những đề tài, dự án KHCN mang tính thiết thực.

PV

Page 22: Thừa Thiên-Huế Province - ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 1-2/2011 … · 2011. 2. 23. · KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

22

C ông ty Cổ phần Trường Sơn được thành lập vào năm 1995 có tên là Công ty TTHH Trường Sơn. Do nhu

cầu thay đổi và phát triển nên năm 2005 chuyển đổi thành công ty cổ phần. Sau hơn 15 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty đã tự khẳng định vị trí dẫn đầu về lĩnh vực khai thác, chế biến đá xây dựng và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Bên cạnh đó, Công ty còn tham gia vào các hoạt động khác như lĩnh vực xây dựng giao thông, thủy lợi; liên doanh liên kết với các đơn vị bạn để thành lập công ty liên doanh trong nước và nước ngoài, cũng như tham gia đầu tư vào một số dự án lớn.

Để thực hiện mục tiêu chiến lược lâu dài, Công ty áp dụng nhiều hệ thống quản lý chất lượng tiến bộ trong nước và quốc tế như hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008, hệ thống Quản lý Chất lượng Toàn diện-TQM, Tiêu chuẩn 5S, Tiêu chuẩn Global GAP… Như tiêu chuẩn ISO tập trung vào hệ thống quản lý thông qua 8 nguyên tắc quản lý chất lượng. Tiêu chuẩn 5S tạo nền tảng để cải tiến năng suất, chất lượng. Tiêu chuẩn Global GAP áp dụng đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Sự tích hợp và duy trì cải tiến liên tục các hệ thống quản lý này sẽ giúp công ty không ngừng cải thiện các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tuân thủ các yêu cầu của pháp luật và đáp ứng yêu cầu, mong đợi của khách hàng. Đó chính là yếu tố cơ bản đê nâng cao năng suất, chất lượng và là động lực cho sự phát triển.

Công ty Cổ phần Trường Sơn vinh dự là một trong 2 đơn vị đầu tiên trong cả nước được chứng nhận đạt tiêu chuẩn Global GAP về lĩnh vực nuôi tôm công nghiệp. Đây là tiêu chuẩn còn mới mẻ đối với các doanh nghiệp trong nước. Tiêu chuẩn Global GAP tập trung vào quản lý chất lượng, an

toàn thực phẩm và truy suất trong lĩnh vực nuôi trồng cây, rau, củ, quả, gia cầm, gia súc, thủy sản…

Đối với lĩnh vực khai thác và chế biến đá xây dựng, khi mới thành lập, phương tiện, máy móc, thiết bị phục vụ khai thác đá của công ty rất thô sơ, chủ yếu làm thủ công. Sau đó dần dần được cải tiến, thay thế các công đoạn sản xuất thủ công bằng cơ giới, các thiết bị nghiền sàng công suất nhỏ được thay thế bằng các dây chuyền sản xuất có công suất lớn hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn.

Một số lĩnh vực sáng tạo được đưa vào ứng dụng trong hoạt động khai thác và chế biến đá như chuyển đổi từ hệ thống đưa nguyên liệu của các trạm nghiền bằng băng tải xích sang hệ thống bàn đưa nhằm hạn chế hư hỏng; thay thế các loại côn có đường kính nhỏ bằng côn có đường kính lớn để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm; thay thế các loại máy khoan lỗ nhỏ cầm tay bằng các loại máy khoan lớn như máy khoan Rock, máy khoan BMK5 tiết kiệm nguồn nhân lực, tăng hiệu quả khai thác và đảm bảo an toàn hơn. Nhờ vậy, sản lượng khai thác và tiêu thụ luôn duy trì ổn định ở mức cao. Trong năm 2009, công ty đưa hệ thống nghiền sàng đá theo công nghệ của Hàn Quốc công suất 250 tấn/giờ. Năng lực chế biến và tiêu thụ đá xây của công ty đạt khoảng 300.000m3/năm, đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu về đá xây dựng cho các công trình trọng điểm trên địa bàn.

Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, năm 2003, công ty đã mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực nuôi tôm trên cát. Bước đầu công ty đầu tư xây dựng 12ha diện tích nuôi tôm tại xã Điền Lộc, sau đó mới tăng dần diện tích qua các năm. Hiện tại công ty có 3 xí nghiệp nuôi trồng thủy sản đóng (Xem tiếp trang 27)

ÁP DỤNG CÁC HỆ THỐNG QUẢN LÝ, CÔNG NGHỆ TIÊN TIẾN NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG

VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Page 23: Thừa Thiên-Huế Province - ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 1-2/2011 … · 2011. 2. 23. · KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

23

1. Giới thiệu về cây mướp đắng Cây mướp đắng (Momordica charantia L.)

còn gọi là khổ qua, là một loại rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều khoáng chất và vitamin. Trong quả có chứa hàm lượng protein khoảng 0,6-0,9%, 3% gluxit, 1,1% xenlulô, Ca, Fe, Caroten, các vitamin B1, B2, PP, C, adenin, betain. Quả có chứa chất glucozit gọi là momocdixin có vị đắng, có tác dụng trừ tạng nhiệt, sáng mắt, mát tim, nhuận tỳ, bổ thận, bớt mệt mỏi. Ngoài việc cung cấp nguồn thực phẩm giá trị, còn có tác dụng chữa nhiều loại bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh ung thư. Lá mướp đắng có thể vò lấy nước để tắm cho trẻ nhỏ chống rôm sảy rất tốt. Mướp đắng có 2 loại: loại quả vỏ xanh và loại quả vỏ trắng. Quả vỏ xanh được thị trường ưa chuộng hơn.

Mướp đắng được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau, rất thích hợp với khẩu vị của nhiều người như ăn sống; nấu canh (canh tôm mướp đắng); mướp đắng nhồi thịt; nấu nấm nhồi thịt, canh mướp đắng nấu cua gạch, chả, nấu trộn ruốc thịt; chiên, xào với trứng... Đặc biệt mướp đắng phơi khô làm trà, là một sản phẩm thông dụng vừa mát, vừa bảo vệ sức khỏe cho mọi người.

Mướp đắng là loại cây dây leo, thân có góc cạnh, ở ngọn có lông tơ. Dây, lá có lông, hoa vàng, quả có u sần sùi, vị đắng. Hoa đực và hoa cái cùng cây, thụ phấn nhờ côn trùng. Hạt khi quả chín có màu đỏ. Cây được gieo bằng hạt, trồng bằng cây con. Mướp đắng có thể trồng ngoài ruộng, quanh vườn nhà, trồng trong sân... vừa thu trái quanh năm mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa làm cây cảnh (mướp có hoa vàng),

cây che bóng... Có thể nói mướp đắng là cây phục vụ con người “nhiệt tình” nhất.

2. Tại sao trồng mướp đắng trái vụ bán vào dịp tết?

Nhu cầu mướp đắng ngày càng cao và quanh năm, trong lúc đó sản xuất mướp đắng thì có tính thời vụ, hàng năm chỉ thích hợp trồng vào vụ xuân hè. Mướp đắng là cây có thời gian cho quả khá dài 1-2 tháng, thu hái nhiều lứa nên cho hiệu quả kinh tế cao, trồng mướp đắng trái vụ thu hoạch vào dịp tết bán được giá, giá bán cao gấp rưỡi ngày thường, do nhu cầu tiêu thụ cao.

Nông dân một số nơi thuộc huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ trồng mướp đắng F1 Hai Mũi Tên Đỏ (quả ngắn, sắc xanh nhạt và đặc ruột) rất được người tiêu dùng ưa chuộng trái vụ trồng tháng 9 thu hoạch tháng 12 (thu-đông), năng suất khoảng 1,7-1,8 tấn quả/sào, bán sau khi trừ chi phí nông dân cho thu nhập 4-5 triệu đồng/sào 500m2 trong

TRỒNG MƯỚP ĐẮNG TRÁI VỤ BÁN DỊP TẾT, NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG RÉT

Mướp đắng quả xanh được thị trường ưa chuộng

Page 24: Thừa Thiên-Huế Province - ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 1-2/2011 … · 2011. 2. 23. · KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

24

thời gian 3 tháng. Trong khi đó tiêu thụ tương đối dễ dàng, bảo quản lâu hơn rau.

3. Trồng mướp đắng trái vụ bán vào dịp tết có những thuận lợi khó khăn gì?

Do mướp đắng có nguồn gốc vùng nhiệt đới nên ưa nắng nhiều, nhiệt độ thích hợp từ 21-32°C. Vì vậy mướp đắng chỉ thích hợp trong vụ xuân hè ở Thừa Thiên Huế. Vụ này nắng nhiều, ánh sáng đầy đủ, cây có nhiều hoa và hoa cái nhiều, thuận lợi thụ phấn khác hoa nên mướp sai quả, năng suất cao. Ngược lại mướp đắng trồng trái vụ gặp rất nhiều khó khăn, do ảnh hưởng bởi nhiệt độ thấp, ánh sáng yếu, mưa nhiều, ẩm độ cao... (sự biến đổi khí hậu), cụ thể: cây con sinh trưởng chậm (mọc chậm, cây yếu, lá vàng, lá mỏng, tốc độ ra lá và chiều cao thân chính chậm), ra hoa cái ít, tỷ lệ đậu quả thấp, ít quả, dễ bị bệnh gây hại, nếu nhiệt độ thấp kéo dài, cây vàng lá, chậm ra hoa, ra quả, năng suất thấp.

4. Trồng mướp đắng trái vụ như thế nào? Chọn đất bằng phẳng không ngập úng, đất

trung tính đến hơi chua (pH: 6,0-6,5). Nên chọn chân đất cát để lợi dụng độ ẩm trong mùa mưa hoặc đất những trà ruộng cao, thoát nước nhanh khi mưa.

Giống: Sử dụng mướp địa phương hoặc giống

F1 cao sản phải đảm bảo các tiêu chuẩn về hạt giống. Giống cao sản: có 2 loại phổ biến: loại quả có vỏ xanh trắng và vỏ có màu xanh đậm. Thị trường Thừa Thiên Huế ưa chuộng quả loại có màu xanh, xanh đậm, dài. Giống địa phương: quả nhỏ, vỏ màu xanh, ăn đắng hơn F1.

Thời vụ: Vụ thu-đông (mùa mưa): gieo, trồng từ đầu tháng 9-10, thu vào tháng 12 đến tháng 1 năm sau.

Với khâu làm đất, cần chọn đất thịt nhẹ, đất cát pha, tơi xốp, mặt ruộng bằng phẳng, dễ tưới và thoát nước tốt. Đất cày bừa kỹ, phơi nắng trước khi trồng 10-15ngày. Làm sạch cỏ trước khi gieo. Lên luống rộng 2m, luống cao 25-30cm tùy mùa vụ, rãnh luống rộng 20cm để tiện đi lại chăm sóc.

Mật độ, khoảng cách trồng: Khoảng cách: 2m x 1m/1 cây, đảm bảo mật độ trồng 250-300 cây/sào (500m2). Ngâm ủ giống: nên phơi lại giống 3-6 giờ để hạt khô, hút nước mạnh, nảy mầm tốt. Ngâm hạt trong nước từ 6-8 giờ, vớt hạt ra để ráo cho vào túi vải hoặc khăn ủ cho đến khi nứt nanh thì đem gieo. Nhiệt độ ủ thích hợp 28-30oC.

Gieo hạt: Đặt hạt đã nứt nanh vào đất, rồi lấp nhẹ một lớp đất mỏng lên trên, tưới nước đủ ẩm để cây mọc mầm dễ dàng. Có 2 cách gieo: Gieo thẳng trực tiếp trên ruộng. Gieo bầu sử dụng để trồng sớm khi đất trên ruộng vẫn còn ướt, hoặc để trồng dặm, bầu có thể bằng túi nylon hoặc giỏ tre.

Phân bón: Lượng phân tính cho 1 sào (500m2): Phân chuồng hoai mục: 5 tạ-1 tấn(khoảng 2kg/hốc); Phân NPK (16-16-8): 40kg. Cách bón: Bón lót: Toàn bộ phân chuồng. Bón thúc 1: Sau khi gieo 10 ngày bón 5kg NPK. Bón thúc 2 (bắt đầu nở hoa): Sau khi gieo 25 ngày bón 10kg NPK. Bón thúc 3 (thu quả đợt 1): Sau khi gieo 45 ngày bón 15kg NPK. Bón thúc 4 (thu quả đợt 3): Sau khi gieo 70 ngày bón 10kg NPK.

Chăm sóc: Làm cỏ, xới vun gốc kết hợp với

Mướp đắng quả trắng

Page 25: Thừa Thiên-Huế Province - ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 1-2/2011 … · 2011. 2. 23. · KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

25

bón phân, vun cao gốc trước khi cắm giàn. Làm giàn: Tiến hành cắm giàn khi cây cao 1m (cần 130-150 cây tre/sào). Chiều cao giàn khoảng 1,6-1,7m là phù hợp. Giàn làm bằng vật liệu tre, gỗ là tốt nhất (tua cuốn dễ, cây leo giàn chắc), có thể làm giàn bằng các thanh sắt nhỏ kiểu vòm qua 2 luống, phủ lưới ni lon để tua cuốn leo vào các lỗ lưới. Tưới nước sạch, không sử dụng nước thải chưa qua xử lý để tưới, nước không ô nhiễm kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh. Giữ độ ẩm đất 80-85% vào các đợt hoa cái nở rộ. Tỉa bỏ lá, quả sâu bệnh và quả nhỏ.

Kích thích sinh trưởng, ra hoa, đậu quả: Loại thuốc kích thích: Bo, Superkali (có bán trên thị trường, sử dụng theo chỉ dẫn trên bao bì). Thời điểm sử dụng: 2 lần/vụ, mỗi loại một gói kết hợp đem phun. Lần 1: 5 ngày sau khi thu quả lần đầu. Lần 2: 5 ngày sau khi thu quả lần thứ 3.

Sâu hại và biện pháp phòng trừ: Ruồi đục quả, dòi đục lá: Gây hại từ khi lá

mầm mọc ra đến ra hoa và quả. Đặt bẫy ruồi, cày ải, phơi đất để diệt sâu non và nhộng, thu gom tiêu hủy trái rụng và bị ruồi gây hại. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn, khi mật độ ruồi quá cao.

Sâu xanh, sâu đục quả: hại từ giai đoạn cây con đến ra hoa, quả. Dùng tay bắt và giết sâu non. Sử dụng thuốc trừ sâu nếu mật độ cao.

Bọ xít: Gây hại giai đoạn ra hoa và đậu quả. Giết bọ xít và trứng bằng tay. Sử dụng thuốc trừ sâu nếu mật độ cao.

Bệnh hại: Bệnh phấn trắng: bệnh phát triển trong điều kiện trời ấm và độ ẩm không khí cao. Vệ sinh đồng ruộng thông thoáng, sử dụng thuốc trừ bệnh. Bệnh sương mai, thường xuất hiện ở mặt dưới của lá, vết bệnh màu vàng nâu hình đa giác, mặt trên lá vết bệnh là các chấm tròn, màu vàng, sau đó hóa nâu. Vết bệnh sẽ khô và dễ bóng rụng. Bệnh thường xuất hiện lúc thời tiết ẩm ướt, nhiều mưa hoặc sương mù. Phòng trừ: Vệ sinh

đồng ruộng, sử dụng giống sạch bệnh, dùng màng nilon để phủ đất, sử dụng thuốc trừ bệnh. Bệnh héo vàng là bệnh có rễ và gốc bị thối đen, làm cây héo rũ. Cây lớn có biểu hiện sinh trưởng kém, lá vàng từ gốc lên, héo từng nhánh và có thể chết cả cây. Bệnh thường gây hại trong điều kiện nóng ẩm. Cần bón vôi, vun cao gốc để thoát nước, luân canh với lúa nước, tiêu hủy sớm cây bị bệnh, sử dụng thuốc trừ bệnh thường hiệu quả thấp.

Thu hoạch: Sau khi gieo 45-50 ngày bắt đầu thu hoạch quả. Phải bảo đảm đúng thời gian cách ly phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật (ít nhất 10 ngày sau khi bón phân hoặc phun thuốc). Thu hoạch đúng độ chín, nhất là đúng thời kỳ chín thương phẩm để đạt cả năng suất và chất lượng. Cần tỉa bỏ quả bị sâu hại và quả nhỏ trong quá trình chăm sóc.

5. Phòng chống rét cho mướp đắng như thế nào?

Chọn giống chống chịu rét (giống Công ty Trang Nông, Công ty Giống cây trồng miền Nam: Big 14, Big 49 trồng được quanh năm, trồng tốt nhất vụ đông xuân, hè thu). Ngâm ủ hạt giống trước khi gieo. Gieo vào bầu đất để trong nhà có mái che. Tưới nước đủ ẩm (nước điều hòa nhiệt độ). Phủ gốc cho cây (phủ dày) bằng nguyên liệu hữu cơ (rơm ra, lá cây phân xanh). Tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục, rong rêu, bã đậu lạc. Tăng cường bón tro bếp, trấu hun. Bón phân vô cơ: Kali. Phun phân hữu cơ vi sinh như sản phẩm vườn sinh thái, Bioganic... để tăng tính chống rét. Trồng hàng cây phòng hộ để che chắn gió. Chăm sóc khác: làm cỏ, vun gốc, làm giàn, bón thúc phân kịp thời, phòng trừ sâu bệnh để cây sinh trưởng tốt, để tăng tính chống chịu cho cây. Thụ phấn bổ sung để tăng tỷ lệ đậu quả.

Lê Thị Khánh Trường Đại học Nông lâm Huế

Page 26: Thừa Thiên-Huế Province - ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 1-2/2011 … · 2011. 2. 23. · KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

VĂN HÓA - XÃ HỘI

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

26

Festival nghề truyền thống Huế, năm nay sẽ được tổ chức từ 30/4-3/5/2011 với chủ đề “Bếp Việt trong vườn Huế”. Tại đây, nghề ẩm thực và cây cảnh sẽ được tôn vinh. Festival nghề truyền thống Huế 2011 sẽ là điểm nhấn thu hút du khách nội địa cho ngành du lịch Huế trong năm 2011 này.

Ra đời từ năm 2005, đây là kỳ Festival chuyên đề về làng nghề truyền thống lần thứ 4 diễn ra tại thành phố Huế được tổ chức vào các năm lẻ, song song với các Festival quốc tế Huế diễn ra vào các năm chẵn. Dựa trên yếu tố nổi tiếng về văn hóa ẩm thực và không gian xanh riêng biệt đặc trưng chỉ có riêng cố đô Huế có được, Festival nghề truyền thống Huế năm 2011 lần này đã quyết định tôn vinh 2 nghề ẩm thực và cây kiểng.

Nhấn mạnh vào 2 yếu tố ẩm thực và cây kiểng, ông Phan Cảnh Việt Cường, trưởng Phòng Văn hóa-Thông tin thành phố Huế cho biết: “Festival nghề lần này sẽ giới thiệu những không gian ẩm thực Bắc bộ, Nam bộ, Trung bộ riêng biệt. Trong đó mỗi không gian ngoài những món ăn đặc trưng của từng vùng miền thì ban tổ chức sẽ tái hiện những sinh hoạt mang sắc thái của từng vùng. Cụ thể như không gian ẩm thực Nam bộ với tên gọi “ẩm thực thời khẩn hoang đất phương nam” sẽ phục vụ các món ăn đặc sản dân dã của miền nam như heo nướng lu, gà giò nướng xôi chiên phồng, bánh nghệ bì, cháo lươn đậu xanh…”. Đến đây ngoài việc thưởng thức những món ngon vùng quê, khách còn được thưởng ngoạn cảnh trí hữu tình trong một không gian miền quê Nam bộ với sinh hoạt sông nước, ca nhạc tài tử, hát múa Khmer, dân ca Nam bộ. Với ẩm thực Bắc bộ, ban tổ chức sẽ lấy chủ đề bắt nguồn từ ý tưởng của tác phẩm “Thương nhớ

mười hai” của nhà văn Vũ Bằng. Theo ý tưởng của Công ty Vẻ đẹp Việt, đơn vị chủ trì cho không gian ẩm thực Bắc bộ của Festival lần này thì sẽ tái hiện một không gian ẩm thực của văn hóa Hà Nội cổ và chia làm 2 không gian đồ ăn cho các món ăn đặc sản miền Bắc và đồ uống gồm Nhà Trà-nơi sưu tầm giới thiệu các loại trà Việt, Nhà Rượu-sưu tập các làng rượu nổi tiếng ở miền Bắc, Trà điếm-quán trà lầu, Quán vỉa hè-phục vụ đồ uống bình dân. Và bổ trợ cho không gian này sẽ là các loại hình diễn xướng như ca trù, chèo, gánh xẩm, cùng các trò chơi dân gian của thiếu nhi, tái hiện các trò chơi đánh thơ, thả thơ xưa.

Riêng với không gian Trung bộ sẽ lấy ẩm thực Huế làm trung tâm và chia làm 3 không gian riêng: ẩm thực cung đình, ẩm thực chay và ẩm thực dân gian. Đặc biệt trong ẩm thực Huế lần này sẽ tái hiện lại không gian ẩm thực đêm trên sông Hương. Du khách đi thuyền nghe ca Huế, ngắm cảnh trên sông Hương sẽ được các thuyền nan nhỏ của ban tổ chức bán hàng ăn đêm ngay sát mạn thuyền. Ngoài ra vì lấy chủ đề là ẩm thực Trung bộ nên ban tổ chức dự kiến sẽ giới thiệu một số món ăn đặc trưng các các vùng miền trung bộ khác như mì Quảng, cao lầu….

Dù mang chủ đề là “Bếp Việt trong vườn cảnh Huế” giới thiệu 2 nghề ẩm thực và cây kiểng, nhưng Festival lần này nghề ẩm thực có phần nổi trội hơn, không gian xanh của cây kiểng sẽ được làm nền cho không gian ẩm thực. Ông Cường cho biết thêm: “Ngoài các nghệ nhân cây kiểng ở Huế thì Ban tổ chức đã dự định mời một số nghệ nhân cây cảnh nổi tiếng khắp cả nước như Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Việt Trì, Tuy Hòa, Phú

Festival ngheà truyeàn thoáng “Beáp Vieät trong vöôøn Hueá”

Ñieåm nhaán cuûa ngaønh du lòch Hueá naêm 2011

Page 27: Thừa Thiên-Huế Province - ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 1-2/2011 … · 2011. 2. 23. · KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

VĂN HÓA - XÃ HỘI

27

Yên, Lộc Xuyên, Châu Đốc, Trà Vinh… tham gia trưng bày cây kiểng tại Festival lần này. Không gian trưng bày chính của cây kiểng sẽ được thể hiện qua từng chủ đề: cây kiểng nghệ thuật và cảm xúc thăng hoa, Huế - một không gian xanh, Thiền và cây cảnh…”. Đặc biệt quảng trường Ngọ Môn, nơi diễn ra lễ khai mạc và bế mạc của Festival sẽ được làm hoàn toàn bằng cây kiểng. Sau lễ khai mạc du khách có thể đến đây tham quan và chụp ảnh lưu niệm.

Ngoài các hoạt động chính trên, Festival nghề Huế 2011 còn có các hoạt động hưởng ứng khác như trưng bày cổ vật về văn hóa ẩm thực, hội thảo khoa học chuyên đề “Phong vị ẩm thực Việt”, triển lãm ảnh, hội thi nấu ăn, các chương trình biểu diễn văn nghệ, thời trang, quãng diễn đường phố, nghệ thuật sắp đặt...

Theo ông Phan Cảnh Việt Cường thì để Festival thật sự mang tính xã hội hóa, Ban tổ chức đã có kế hoạch mời gọi các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn cùng hưởng ứng Festival nghề lần này bằng cách giới thiệu 3 mảng ẩm thực cung đình, chay và dân gian tại các đơn vị cho du khách đến Huế trong dịp này.

Chính thức diễn ra trong 3 ngày của dịp lễ lớn hàng năm 30/4 và 1/5, gói trọn trong một tour du lịch, Festival chuyên đề năm 2011 của Huế lần này sẽ là một tour du lịch hấp dẫn cho du lịch Huế. Đây là thời điểm lượng du khách quốc tế đến Huế vẫn còn khá cao cộng với lượng khách nội địa đang có xu hướng đi du lịch vào các dịp lễ đang ngày càng tăng, Festival nghề Huế 2011 hoàn toàn có khả năng đón được lượng du khách lớn đến Huế trong dịp này. Vì vậy vấn đề được đặt ra lúc này kế hoạch quảng bá như thế nào và nội dung của Festival phải thật sự tôn vinh được chủ đề và lôi kéo được du khách tham gia trọn 3 ngày của Festival từ 30/4-3/5/2011.

Minh Hạnh

ÁP DỤNG CÁC HỆ THỐNG… (Tiếp theo trang 22) trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, đó là Xí nghiệp nuôi trồng thủy sản Điền Lộc khởi công năm 2003, diện tích 18ha, bao gồm 45 hồ nuôi; xí nghiệp nuôi trồng thủy sản Điền Hương xây dựng vào năm 2004, diện tích 11,5ha, bao gồm 23 hồ nuôi; xí nghiệp nuôi trồng thủy sản Điền Môn khởi công từ đầu quý II năm 2009 đến cuối quý I/2010 thì hoàn thành, tổng diện tích mặt nước là 35ha, bao gồm 70 hồ nuôi. Như vậy, tổng diện tích mặt nước nuôi tôm cả 3 khu vực là 64,5ha, năng suất mỗi vụ 15 tấn/ha. Ước tính sản lượng mỗi năm hơn 2000 tấn tôm.

Qua quá trình áp dụng hệ thống 5S, môi trường làm việc đã sạch sẽ, gọn gàng giảm bớt các vật thừa cũng như tình trạng lộn xộn, mọi người thấy thoải mái và thuận tiện cho các hoạt động tác nghiệp. Đối với hoạt động khai thác đá, trong 5 năm gần đây, sản lượng đá tiêu thụ của Công ty Cổ phần Trường Sơn luôn dẫn đầu so với các thành viên trong Hiệp hội Khai thác đá tỉnh Thừa Thiên Huế. Chất lượng đá cũng được khách hàng và các thành viên trong Hiệp hội đánh giá cao.

Không những thế, Công ty còn liên doanh liên kết với các đơn vị bạn để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, đưa các sản phẩm công ty đi xa. Chẳng hạn như liên doanh liên kết với Công ty Cổ phần Cavico Khoáng sản và Công nghiệp Việt Nam để sản xuất đá cung cấp cho công trình thủy điện Đăkdrinh (Quảng Ngãi).

Với những kết quả đó đã cho thấy những gì mà Công ty Cổ phần Trường Sơn đã và đang làm là những bước đi vững chắc, khẳng định một phong cách kinh doanh tiên tiến, có hiệu quả, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nhà.

PV

Page 28: Thừa Thiên-Huế Province - ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 1-2/2011 … · 2011. 2. 23. · KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

VĂN HÓA - XÃ HỘI

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

28

N gày 19/05/2010, tại A Lưới đã diễn ra lễ khởi công xây dựng Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các

dân tộc huyện A Lưới, công trình có tổng số vốn đầu tư 15 tỷ đồng nằm trên một ngọn đồi đẹp ngay tại trung tâm thị trấn A Lưới. Mô hình gồm 3 ngôi nhà sàn dài và rộng được phối cảnh với những công trình đã có sẵn ở xung quanh khu vực đồi thông gồm: Nhà sinh hoạt cộng đồng cụm 4, Nhà sàn du lịch huyện, Đài Truyền thanh và Truyền hình và Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện.

Sau 3 năm thi công, khi hoàn thành đây sẽ là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng các dân tộc anh em ở A Lưới, đáp ứng được lòng mong mỏi bấy lâu nay của nhân dân.

Kể từ khi thành lập huyện tháng 3/1976 đến nay, do nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan nên huyện A Lưới chưa có một nhà trưng bày truyền thống văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Nay nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào các dân tộc ở A Lưới, tạo được nơi trưng bày giới thiệu các sản phẩm, quảng bá hình ảnh văn hóa dân tộc ít người ở A Lưới, phục vụ khách tham quan du lịch, giáo dục truyền thống văn hóa cho các thế hệ, nhất là lớp trẻ. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn liên quan đến vấn đề này đang được triển khai(1), để cho đề tài này được thực hiện tốt, chúng tôi là những người ngoài cuộc không trực tiếp tham gia đề tài, đồng thời là người đã sưu tầm hiện vật dân tộc học Tà ôi, Pacô và A Lưới trong nhiều năm qua sẽ góp tiếng nói vào việc phân loại, đánh giá giá trị và thí điểm trưng bày các sản phẩm văn hóa vật thể của

đồng bào dân tộc thiểu số ở A Lưới mà nhóm thực hiện đề tài đang làm.

Theo tính chất của công việc, được biết đây là một đề tài mới, vì theo mục đích và ý nghĩa của đề tài thì: “Từ trước đến nay đã có nhiều học giả, nhà nghiên cứu sưu tầm tìm hiểu văn hóa các dân tộc ít người ở A Lưới, sau đó biên soạn thành sách, đăng tải ở tạp chí, báo, nhưng chưa có công trình nào sưu tầm hiện vật để phân loại đánh giá giá trị và trưng bày sản phẩm. Do đó, tác dụng mang lại không rộng rãi, mới chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ cho một số độc giả quan tâm. Như vậy, đây mới mang tính lý thuyết nên mức độ thành công của đề tài chưa cao”(2).

Tính đến cuối tháng 6/2010 dân số toàn huyện A Lưới có 9.998 hộ, với 43.609 người, 25491 lao động(3), gồm 5 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó người Pacô chiếm 37,5%, Tà ôi chiếm 37,2%, Cơ tu chiếm 10,5%, Pahy chiếm 5,8% số còn lại là người Kinh cùng một số dân tộc khác chiếm 9%. Do ảnh hưởng và tác động của xã hội buộc người dân nơi đây phải chuyển đổi phương thức sản xuất, sinh hoạt để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. Do đó, sản phẩm văn hóa vật thể ngày càng bị mai một, có nguy cơ mất dần. Bởi vậy, việc sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị là hết sức cần thiết và cấp bách.

Sự cấp bách ở đây mà đề tài đưa ra không phải do người dân bản địa chịu tác động bên ngoài mà làm thay đổi phương thức sản xuất, mà là do các ban ngành liên quan không, chưa, hoặc thiếu nhiệt tình trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở A Lưới. Lúc nào và bao giờ

GOÙP PHAÀN VAØO VIEÄC HEÄ THOÁNG HOÙA CAÙC HIEÄN VAÄT

TRÖNG BAØY TAÏI HUYEÄN A LÖÔÙI

Page 29: Thừa Thiên-Huế Province - ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 1-2/2011 … · 2011. 2. 23. · KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

VĂN HÓA - XÃ HỘI

29

cũng lấy lí do thiếu kinh phí là trên hết. Trong lúc đó chúng ta chưa vận dụng được phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm.

Thêm nữa, đội ngũ chuyên trách thiếu những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ bảo tồn bảo tàng, điều này đã gây cản trở, ì ạch của việc thành lập nhà trưng bày văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số ở A Lưới từ lâu. Khi nói về các hiện vật sưu tầm phục vụ cho việc trưng bày thì các nhà nghiên cứu bảo tàng đã cho rằng: “Hiện vật bảo tàng là nguồn nhận thức trực tiếp cảm tính cho nhận thức của con người, tiêu biểu về văn hóa vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử cùng những hiện vật về thế giới tự nhiên xung quanh ta, bản thân nó chứng minh cho một sự kiện, hiện tượng nhất định nào đó trong quá trình phát triển của xã hội và tự nhiên phù hợp với loại hình bảo tàng được sưu tầm, bảo quản nhằm phục vụ cho nghiên cứu và giáo dục khoa học”(4). Với tầm quan trọng và ý nghĩa đó, chúng tôi muốn góp tiếng nói vào việc hệ thống hóa bước đầu việc sưu tầm hiện vật phục vụ cho nhiều việc khác nhau ở A Lưới.

Hiện tại các hiện vật sau khi sưu tầm, các cấp chính quyền và ban ngành hữu quan chưa biết trưng bày ở địa điểm nào vì hiện tại ở A Lưới có 3 sự lựa chọn điểm trưng bày đó là Phòng Văn hóa - Thông tin - Thể thao, Nhà sàn du lịch Cội nguồn và Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc đang xây. Để góp phần vào việc giới thiệu các hiện vật trưng bày tại các điểm nói trên ở huyện A Lưới sau này, chúng tôi xin được bổ sung danh mục các hiện vật để sau này có điều kiện bổ túc cho nhà trưng bày được hoàn thiện hơn.

Như chúng ta đã biết, hiện vật bảo tàng hoặc nhà trưng bày rất đa dạng, phong phú về loại hình, do đó muốn xác định được bản chất chung cũng như dấu hiệu riêng của mỗi loại hiện vật thì phải tiến hành phân loại.

Các nhà bảo tàng học Mác xít của Liên Xô (cũ) trong những năm 1950 - 1960 đã chia hiện vật bảo tàng thành 3 nhóm(5).

Trên cơ sở 3 nhóm hiện vật này, tùy theo đặc trưng của vùng và văn hóa tộc người chúng tôi dựa trên những cái đã có của đề tài, xin được bổ sung vào danh mục trưng bày các hiện vật ở huyện A Lưới như sau:

- Các hiện vật khảo cổ học: Cho đến nay, mặc dù chưa có thêm những phát hiện mới về khảo cổ học ở A Lưới; song trước đó, A Lưới là nơi được các nhà khảo cổ học đã phát hiện khá nhiều những dấu tích văn hóa thời tiền sử. Đó là những chiếc rìu, bôn đá tìm thấy ở thôn La Ngà, xã Hồng Thủy, ở núi Mèo xã Hồng Vân và ở các xã Bắc Sơn, Hồng Bắc, Hồng Hạ(6), các hiện vật này do cán bộ Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Huế (nay là Trường Đại học Khoa học) tiến hành khảo sát, khai quật và tập trung về tại Phòng Tư liệu của Khoa từ năm 1983. Từ đó đến nay ở vùng này vẫn còn có rất nhiều hiện vật rìu đá, bôn đá những thứ mà người dân cho là lưỡi sấm sét và họ đã dùng để chữa bệnh đau bụng bằng cách mài nó mịn ra hòa với nước để uống. Cùng với các di vật đồ đồng (thanh la, cồng chiêng), bình vôi, tiền xu… được người dân đào, tìm phế liệu trong rừng sâu mang về bán lại ở các đại lí ve chai.

Người sưu tầm có thể đến tận các gia chủ ở xã Hồng Thủy, Hồng Vân, Hồng Trung và Bắc Sơn để có thể xin chuyển nhượng một số rìu đá, bôn đá mà hiện tại họ đang còn lưu giữ được, người dân nơi đây thường cất giữ các thứ này trên gác bếp hoặc ở trên bàn thờ. Đồng thời cùng với việc giải thích cho người dân nơi đây biết giá trị ý nghĩa lịch sử của những công cụ lao động có từ thời nguyên thủy chứ không phải là thứ thuốc “trời cho” để chữa bệnh đau bụng. Hoặc tại các đại lí ve chai ở xã Hồng Thượng, Phú Vinh, Thị trấn A Lưới, chủ các đại lý này hàng ngày vẫn

Page 30: Thừa Thiên-Huế Province - ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 1-2/2011 … · 2011. 2. 23. · KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

VĂN HÓA - XÃ HỘI

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

30

mua được nhiều hiện vật quý về đồ kim khí như kiếm, đao, lư đồng, cồng chiêng, ống vôi, bình trầu, khí tự, tiền xu, mâm đồng, linh vật cùng nhiều thứ khác. Rất tiếc những hiện vật này do không có cán bộ chuyên trách về khảo cổ học hoặc chuyên môn bảo tàng nên các đại lí nhập hàng đồng nát về Huế.

- Tài liệu hiện vật về chiến tranh cách mạng: A Lưới trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã là căn cứ địa vững chắc của tỉnh và cả nước. Nơi đây đã để lại nhiều chiến tích, trận đánh oai hùng như đồi A Bia, suối Máu, thung lũng A So, dốc Mèo, dốc Chè, núi con Cọp và cũng chính tại những nơi này quân đội Mỹ ngụy đã bỏ lại hàng ngàn hiện vật chiến tranh như xe tăng, súng, máy bay, thiết bị nghe nhìn, quân trang quân phục. Cùng lúc đó, với những thứ vũ khí thô sơ cũng đã chống lại được quân thù như chông Tu roong, Còoi, Pâr nuh, A choonh, Tu miêng, Dua Zial… Đồng thời, bên cạnh đó cần phục hồi lại bộ in đá litô và dụng cụ học tập năm 1947 khi đồng chí Cu Nô Hồ Ngọc Mỹ dạy chữ cho đồng bào dân tộc. Đồng thời sưu tầm lại một số bản tin tiếng Tà ôi mà đồng chí Hồ Ngọc Mỹ dùng chữ Tà ôi để đặt những bài ca dao, hò vè… phục vụ công tác tuyên truyền đường lối cách mạng cho người dân tộc thiểu số nơi đây. Cũng như sưu tầm lại nội dung những tờ truyền đơn kêu gọi quân ngụy đầu hàng cách mạng ở vùng A Lưới.

- Các tài liệu hiện vật lưu niệm danh nhân và sự kiện lịch sử trọng đại: A Lưới có 8 anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và 11 bà mẹ Việt Nam anh hùng thì nên chăng có các kỉ vật, kỉ niệm chương, huân huy chương, thư, bút tích của họ. Như bức tâm thư của đồng chí Hồ Đức Vai hiện đang lưu giữ ở Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế, chiếc đài bán dẫn của anh hùng Kan Lịch, thiết bị y tế của anh hùng Kăn Đờm…

- Các ảnh, phim gốc đã chụp và in về các sự kiện, hiện tượng có ý nghĩa xã hội và lưu niệm: Bộ ảnh A Lưới những năm mới giải phóng với các công trình nhà làm việc HĐND - UBND, sân vận động, đập Ra Ho, đường 12, ao cá Bác Hồ, HTX chổi đót Phú Vinh, Sơn Phước, Điền Sơn, các tập đoàn sản xuất, bến xe, trường DTNT huyện…

- Các mẫu tiêu bản động vật: Hệ sinh thái vùng A Lưới rất đa dạng nguồn tài nguyên sinh học, nơi đây có nhiều động vật quý hiếm. Từ trước đến nay người dân đã săn bắn trái phép đã làm mất cân bằng hệ sinh thái cho nên nhiều hộ gia đình đã có các mẫu thú nhồi, ngâm tẩm, vậy nên mời họ cộng tác trưng bày. Nên có các tiêu bản động vật: hổ, gấu, mang Trường Sơn, vọoc, gà gôi lam.

- Các mẫu tiêu bản thực vật: Ở đồng bào dân tộc thiểu số A Lưới, hệ thực vật luôn hiện hữu trong đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của họ như thực vật trong kiến trúc, trang trí, thức ăn, nước uống và thuốc chữa bệnh. Vậy nên có các tiêu bản sau: cây đoác, cây mây, mía (làm thức uống), cây sim (thuốc nhuộm răng), rau rớn, dưa các loại… (cây thực phẩm), cây kartêng (dùng gội đầu), A pằng (dùng lên men rượu), A thuôn, A bieng, Cânr chiết, Doăn, Clăng, La lai, Klot, củ Achất, Pinía, Kađỡ… (cây thuốc chữa bệnh).

Trên đây là những ý kiến chủ quan của chúng tôi những mong góp phần vào việc hoàn thiện nội dung của đề tài nghiên cứu khoa học nói trên, nghĩa là không chỉ sưu tầm hiện vật dân tộc học mà còn nhiều mảng khác liên quan đến trưng bày, để A Lưới nói riêng và đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây nói chung sớm có một phòng trưng bày hiện vật gốc về các lĩnh vực, phản ánh mọi mặt của một vùng đất vốn có bề dày truyền thống văn hóa cũng như lịch sử, cách mạng và cả trong thời kì xây dựng quê hương mới.

Được biết đến tháng 9/2010 này đề tài phải thay đổi thời gian, gia hạn đề tài từ tháng 6/2010

Page 31: Thừa Thiên-Huế Province - ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 1-2/2011 … · 2011. 2. 23. · KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

VĂN HÓA - XÃ HỘI

31

đến tháng 7/2011 vì nhiều lí do: chủ nhiệm đề tài chuyển công tác, một số thành viên khác tự rút ra khỏi đề tài… Đồng thời cũng có nhiều việc không thống nhất giữa các thành viên tham gia đề tài. Thiết nghĩ đây đã là một đề tài cấp thiết thì người đã đề ra phải thực hiện cho đến cùng chứ không mỗi ngày sẽ có 1 hiện vật mất đi và cũng sẽ có nhiều nhân chứng hạn chế về sức khỏe, khi có dẫu có tốn tiền tỷ cũng không mua được. Mong lắm thay.

Trần Nguyễn Khánh Phong Chú thích:

SỬ DỤNG BỘ ĐÈN CÓ CÔNG SUẤT... (Tiếp theo trang 33) khác độ đồng đều không thay đổi so với khi hệ thống hoạt động ở chế độ 100% và độ chói TI giảm so với chế độ 100% do công suất giảm. Giải pháp này cho thấy nếu mỗi ngày chiếu sáng 10 tiếng, trong đó 4 tiếng hoạt động 100% công suất, 6 tiếng giảm còn 60% công suất thì chúng ta sẽ tiết kiệm được một lượng điện năng rất lớn.

Nếu tính theo giải pháp này, chi phí đầu tư ban đầu bỏ ra cho bộ đèn BI-Power sẽ cao hơn bộ đèn bình thường khoảng 300.000-400.000đ/bộ nhưng chi phí điện tiêu thụ sẽ thấp hơn rất nhiều. Theo đó, chi phí đầu tư ban đầu của phương án BI-Power cao hơn nhưng khi đi vào hoạt động, cộng chi phí điện tiêu thụ và duy tu, chỉ trong vòng 1,5 năm, chi phí của 2 phương án sẽ bằng nhau. Hay nói cách khác, với số tiền tiết kiệm được do giảm chi phí điện tiêu thụ, chỉ 1,5 năm là phương án BI-Power đã lấy lại vốn và kể từ đó, chi phí của phương án BI-Power tiếp tục thấp hơn phương án thông thường và đem lại hiệu quả tiết kiệm cao hơn. Nếu hệ thống chiếu sáng càng dài, càng nhiều đèn thì sự chênh lệch chi phí giữa 2 phương án càng lớn. Không chỉ tiết kiệm chi phí, sử dụng đèn công suất kép còn góp phần bảo vệ môi trường và an toàn đối với cảnh quang môi trường xung quanh.

Tiết kiệm điện năng là vấn đề bức thiết của tất cả các quốc gia trên thế giới. Tiết kiệm điện không chỉ có ý nghĩa về mặt giảm chi phí mà nó còn liên quan đến nhiều lĩnh vực khác như môi trường, xã hội, kinh tế, đầu tư... Tiết kiệm điện trong chiếu sáng giao thông là việc làm hết sức cần thiết trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài ở nước ta. Có nhiều giải pháp để thực hành tiết kiện trong chiếu sáng giao thông và với giải pháp dùng bộ đèn công suất kép, khả năng đáp ứng yêu cầu tiết kiệm điện lẫn yêu cầu an toàn là rất lớn, tính khả thi cao.

Khánh Huy

(1): UBND huyện A Lưới, Phòng Văn hóa và Thông tin (2010): “Phân loại, đánh giá giá trị và thí điểm trưng bày các sản phẩm văn hóa vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện A Lưới”. Đề tài nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn cấp tỉnh. Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Thị Sửu, cơ quan chủ trì: Phòng Văn hóa và Thông tin huyện A Lưới, cơ quan quản lí: UBND huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thời gian thực hiện từ tháng 1/2010 đến tháng 9.2010. Thuộc chương trình khoa học xã hội và Nhân văn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2009 đợt 2. Thể loại đề tài độc lập. Kinh phí thực hiện 150.000.000đồng.

(2): UBND huyện A Lưới, Phòng Văn hóa và Thông tin (2010): “Phân loại, đánh giá giá trị và thí điểm trưng bày các sản phẩm văn hóa vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện A Lưới”. Đề tài nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn cấp tỉnh. A Lưới, tháng 3/2010, trang 3.

(3): UBND huyện A Lưới, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội: Tình hình dân số, lao động, tỷ lệ hộ nghèo phân theo thành phần dân tộc năm 2010. A Lưới, 6.2010, trang 1.

(4): Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (1990): Cơ sở bảo tàng học. Hà Nội, trang 81.

(5): Dẫn lại của Nguyễn Thị Huệ (2002): Nghiên cứu nguồn sử liệu hiện vật bảo tàng. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trang 30, 31.

(6): UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế (2005): Địa chí tỉnh Thừa Thiên Huế, Phần lịch sử, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, trang 9.

Page 32: Thừa Thiên-Huế Province - ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 1-2/2011 … · 2011. 2. 23. · KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

VĂN HÓA - XÃ HỘI

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

32

Địa điểm được huyện lựa chọn đưa vào khai thác cho loại hình du lịch sinh thái, cộng đồng lâu nay là thác Mơ (xã Hương Phú), thác Kazan (xã Thượng Lộ) và nhà gươl của huyện. Theo như đánh giá của những người có thâm niên kinh nghiệm trong việc tổ chức tour du lịch cộng đồng, sinh thái thì mô hình du lịch cộng đồng, sinh thái của huyện Nam Đông rất hấp dẫn du khách, bởi địa điểm cho du lịch sinh thái còn hoang sơ, phong cảnh hữu tình; tính cộng đồng cao trong các lễ hội truyền thống.

Đúng như định hướng của huyện Nam Đông, cũng như nhận định của những người làm tour du lịch cộng đồng, nhiều năm qua, Nam Đông đã thu hút một lượng khách du lịch đến đây tương đối lớn, với hàng ngàn lượt khách. Năm 2010, có 5.900 lượt khách, doanh thu đem lại hơn 156 triệu đồng.

Ông Trần Xuân Bình, bí thư Huyện ủy Nam Đông cho biết: “Để đáp ứng nhu cầu phục vụ ngày càng tốt cho du khách khi đến huyện Nam Đông tham quan du lịch, thời gian qua, huyện đã trích ngân sách 35 triệu đồng để nâng cấp hạ tầng ở thác Mơ và 25 triệu đồng tôn tạo nhà gươl thôn Dỗi. Bên cạnh đó, huyện cũng tích cực kêu gọi đầu tư từ bên ngoài vào các loại hình dịch vụ. Đến nay, đã xuất hiện nhiều dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống đảm bảo chất lượng, nhất là khu nghỉ dưỡng và dịch vụ cao cấp thác Mơ ra đời, giá cả hợp lý đã đáp ứng được mong muốn của nhiều du khách”.

Tiếp xúc với những du khách đi theo tour du lịch sinh thái, cộng đồng ở Nam Đông, người ta cho hay, thật hài lòng khi đến tham quan những điểm sinh thái, cộng đồng ở đây, bởi điểm sinh thái hầu như còn nguyên vẹn chưa hề bị tàn phá do thiên nhiên và bàn tay con người. Lễ hội đâm trâu của người dân tộc Cơ tu thì được người dân duy trì thường xuyên, có nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc và trở thành một sinh hoạt văn hóa có tính cộng đồng mang nhiều ước vọng. Dịch vụ đi kèm như nhà hàng, lưu trú phục vụ khá tốt với đơn giá rẻ, ngon, đặc biệt, không có tình trạng người dân chèo kéo du khách mua hàng hóa, hay tình trạng hàng quán mọc lên chen chúc, phá vỡ cảnh quan môi trường. Vì vậy, du khách đến với Nam Đông luôn cảm nhận được sự vui tươi và yên bình.

Được biết, trong chiến lược phát triển du lịch, dịch vụ mà thế mạnh là sinh thái, cộng đồng, huyện Nam Đông tiếp tục phát triển thêm nhiều điểm du lịch sinh thái như hang động, khe suối, chọn lọc những lễ hội truyền thống tiêu biểu của người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn để đưa vào khai thác một cách có hiệu quả nhất. Chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng về dịch vụ ăn, nghỉ và mua sắm, trước mắt trong thời gian tới sẽ tập trung xây dựng thật đẹp 2 chợ Khe Tre và Hương Giang.

Hoàng Trọng

Chú trọng phát triển lĩnh vực du lịch, dịch vụ là ưu tiên hàng đầu của huyện Nam Đông để vừa tạo điều kiện thúc đẩy phát triển nhanh kinh tế-xã hội, hoàn thiện cơ sở hạ tầng vừa tạo nhiều công ăn việc làm cho nhân dân, nhất là bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn. Chính vì vậy, nhiều năm qua, tận dụng lợi thế chỉ cách trung tâm thành phố Huế 50km, đường sá đi lại thuận lợi, cơ sở hạ tầng khá đảm bảo, địa phương có nhiều điểm du lịch sinh thái đẹp, còn nguyên sơ; có nhiều lễ hội truyền thống đang được bảo tồn và ngày càng phát triển nên nhiều năm qua, huyện miền núi Nam Đông đã tập trung đầu tư phát triển loại hình du lịch cộng đồng, sinh thái bước đầu đem lại hiệu quả thiết thực.

NAM ÑOÂNG TIEÁP TUÏC ÑAÅY MAÏNH HOAÏT ÑOÄNG

DU LÒCH SINH THAÙI COÄNG ÑOÀNG

Page 33: Thừa Thiên-Huế Province - ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 1-2/2011 … · 2011. 2. 23. · KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

KINH TẾ - NÔNG NGHIỆP

33

Những bất cập Trước đây, các cơ quan, đơn vị đã triển khai

nhiều giải pháp nhằm TKNL trong chiếu sáng giao thông, đó là rút ngắn thời gian hoạt động của hệ thống chiếu sáng và tắt bớt 2/3 hoặc 1/2 số lượng đèn hoạt động theo từng thời điểm trong ngày hoặc trong năm. Tuy nhiên, các biện pháp trên đều cho kết quả giảm chi phí tức thì, còn đứng về mặt kỹ thuật chiếu sáng và an toàn trong chiếu sáng giao thông thì các biện pháp này đều có những bất ổn. Bởi, rút ngắn thời gian chiếu sáng thì sẽ có một khoảng thời gian đường giao thông không được chiếu sáng trong khi trời đã hoàn toàn tối nên rất nguy hiểm cho các phương tiện tham gia giao thông. Còn nếu tắt xen kẽ 1/2 hoặc 2/3 số lượng đèn thì một trong những thông số quan trọng trong các tiêu chuẩn chiếu sáng giao thông là độ đồng đều của ánh sáng trên mặt đường. Vậy nên một con đường đạt các yêu cầu chiếu sáng theo chuẩn khi hoạt động bình thường thì khi tắt xen kẽ các đèn, chắc chắn sẽ gây mất

đồng đều một cách nghiêm trọng độ sáng trên mặt đường và điều này cũng gây nguy hiểm cho người đi đường cũng như các phương tiện khác.

Một điều nảy sinh nữa khi tắt xen kẽ là phần trăm độ chói TI sẽ tăng vượt mức cho phép rất cao so với bình thường, khi tất cả đèn đều hoạt động. Vì vậy, việc tắt xen kẽ các đèn rõ ràng là không đảm bảo yêu cầu về độ đồng đều và phần trăm độ chói TI. Vậy nên hai giải pháp này rất khó thực hiện với mục tiêu chung là vừa TKNL, vừa đảm bảo an toàn cho các phương tiện khi tham gia giao thông vào ban đêm.

Giải pháp đèn công suất kép (BI-Power) Với mục tiêu tiết kiệm một phần điện năng

nhằm giảm chi phí cũng như tạo ra sự an toàn trong hệ thống chiếu sáng giao thông, các chuyên gia và doanh nghiệp đã chế tạo ra một loại đèn có chức năng vượt trội, đáp ứng các yêu cầu nêu trên đó là đèn công suất kép. Đây là một giải pháp ứng dụng công nghệ mới đạt yêu cầu tiết kiệm trong giờ thấp điểm và vẫn đảm bảo độ đồng đều theo yêu cầu tiêu chuẩn. Hệ thống hoạt động theo nguyên tắc 100% công suất vào giờ cao điểm, giờ thấp điểm tất cả các đèn vẫn sáng nhưng công suất chỉ còn 60% và quang thông bóng đèn còn 55%. Thí dụ, 100% công suất từ 19h30 đến 23h; 60% công suất từ 23h đến 5h sáng hôm sau.

Nếu theo giải pháp này thì cấp độ chiếu sáng ở chế độ giảm sẽ tương đương với cấp độ thấp hơn cấp độ bình thường một bậc và khi mật độ xe đã giảm, điều này có thể chấp nhận được. Hơn nữa, chúng ta hoàn toàn đảm bảo về mật độ đồng đều hay nói cách (Xem tiếp trang 31)

Sử dụng bộ đèn có công suất kép: Giải pháp tiết kiệm năng lượng trong chiếu sáng giao thông

Tiết kiệm năng lượng (TKNL) điện trong chiếu sáng giao thông là vấn đề được rất nhiều địa phương và cơ quan chức năng quan tâm nhằm tiết giảm chi phí điện vận hành. Để thực hiện được điều đó, các chuyên gia đã nghiên cứu thành công và đưa vào sử dụng bộ đèn có công suất kép, đây là một trong những giải pháp TKNL khá hiệu quả và tiện dụng.

Sử dụng đèn công suất kép, hệ thống đèn giao thông sẽ tiết kiệm được một lượng lớn điện năng

Page 34: Thừa Thiên-Huế Province - ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 1-2/2011 … · 2011. 2. 23. · KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

KINH TẾ - NÔNG NGHIỆP

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

34

Những điểm nhấn ấn tượng Cùng với sự phát triển nhanh trên các lĩnh vực

nhằm góp phần đưa nền kinh tế-xã hội tỉnh ngày càng phát triển theo hướng bền vững, ngành công nghiệp được xem là ngành kinh tế mũi nhọn với sự tăng tốc và bứt phá ngoạn mục trong năm 2010. Dấu mốc đầu tiên đánh giá sự phát triển toàn diện đó là sự ra đời của hàng loạt các công trình thủy điện, các dự án có vốn đầu tư nước ngoài cùng với việc khôi phục và phát triển các nghề, làng nghề truyền thống Huế. Tiếp đến là sự hình thành và ngày càng mở rộng quy mô của các

khu công nghiệp (KCN), cụm (CN-TTCN) tại các địa phương trên địa bàn tỉnh cùng với sự nỗ lực của nhiều doanh nghiệp trong việc đầu tư vốn mở rộng quy mô, dây chuyền sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Một trong những điểm nhấn ấn tượng của lĩnh vực công nghiệp trong năm 2010 đó là công tác thu hút đầu tư vào các KCN. Sau 11 năm xây dựng và phát triển, đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 6 KCN đi vào hoạt động với tổng diện tích 2.186,7ha, đó là các KCN Phú Bài, Phong Điền, Tứ Hạ, Quảng Vinh, Phú Đa và La Sơn,

thu hút 64 dự án với tổng vốn đầu tư chiếm 5.434 tỷ đồng, trong đó 11 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký chiếm 1.767 tỷ đồng và giải quyết việc làm cho 9.500 lao động. Ngoài ra, có 6 cụm CN-TTCN đã và đang đầu tư hạ tầng kỹ thuật và thu hút 59 dự án đầu tư và đã hình thành các cụm CN- TTCN, làng nghề ở các huyện Hương Trà, Hương Thủy, Phú Lộc và Nam Đông.

TIỀM LỰC CHO CÔNG NGHIỆP

Năm 2010, một loạt các khu công nghiệp được khởi công xây dựng, nhiều dự án có vốn đầu tư

nước ngoài hoạt động trên lĩnh vực công nghiệp tiếp tục ra đời cùng với sự tăng tốc vượt bậc của

ngành thủy điện, dệt may, sợi, bia và sản xuất vật liệu xây dựng đã góp phần đưa ngành công

nghiệp phát triển theo hướng bền vững. Đây chính là động lực để ngành công nghiệp tiếp tục bứt

phá, đạt được các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra và gặt hái được nhiều thành quả trong năm 2011.

Dây chuyền sản xuất sợi tại KCN Phú Bài

Page 35: Thừa Thiên-Huế Province - ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 1-2/2011 … · 2011. 2. 23. · KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

KINH TẾ - NÔNG NGHIỆP

35

Năm 2010 có thể xem là năm “được mùa” đối với công tác kêu gọi các dự án đầu tư có quy mô lớn trên lĩnh vực công nghiệp. Thông qua các hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư và trọng tâm là kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng hạ tầng các KCN, thủy điện, dệt may..., nhiều dự án có vốn đầu tư lớn đã và đang đặt chân đến Huế để khai thác tiềm năng và thế mạnh. Mở đầu là dự án đầu tư hạ tầng khu C KCN Phong Điền do Công ty TNHH C&N VINA Huế-Hàn Quốc làm chủ đầu tư. Công trình được khởi công xây dựng trên diện tích 110ha với tổng vốn đầu tư chiếm 368 tỷ đồng và dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động vào tháng 9/2011 để đón chào các doanh nghiệp Hàn Quốc và một số nước trên thế giới đến đầu tư sản xuất. Ngày 30/8/2010, tại xã Hồng Trung (A Lưới), một công trình thủy điện quy mô lớn được khởi công xây dựng do Công ty cổ phần Thủy điện Trường Phú làm chủ đầu tư. Với tổng mức đầu tư gần 900 tỷ đồng, công trình thủy điện A Lin B1 là dự án thủy điện lớn trên địa bàn tỉnh với công suất lắp máy 42MW, dung tích hồ chứa 24,98 triệu m3, dung tích hữu ích 1,18 triệu m3. Khi hoàn thành, công trình sẽ cung cấp cho lưới điện quốc gia 177 triệu KWh/năm, đây là dự án có ý nghĩa rất quan trọng, là sự tiếp bước cho các công trình thủy điện đang đầu tư trên địa bàn tỉnh như thủy điện Bình Điền, Hương Điền, A Lưới..., đồng thời tạo bước đột phá trên lĩnh vực thủy điện của tỉnh.

Ông Võ Phi Hùng, giám đốc Sở Công Thương cho biết: “Bước đột phá trên lĩnh vực công nghiệp trong năm 2010 đó là việc gắn chương trình khuyến công với việc hỗ trợ khôi phục và phát triển các nghề, làng nghề truyền thống, nghề TTCN, như mộc mỹ nghệ cao cấp, thêu, mây tre đan, dệt zèng... theo hướng kết hợp công nghệ truyền thống với ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại. Với mục tiêu vừa khôi phục nghề, phục

vụ thị trường nội địa và xuất khẩu cũng như các kỳ Festival nghề truyền thống Huế được tổ chức định kỳ 2 năm một lần, công tác khôi phục nghề và làng nghề sẽ góp phần vào việc vực dậy các làng nghề truyền thống cũng như giải quyết việc làm cho người dân địa phương.” Như vậy, lĩnh vực công nghiệp phát triển hàng năm đã giải quyết việc làm cho khoảng 100 nghìn lao động trực tiếp và gián tiếp; chương trình khuyến công giai đoạn 2005-2010 đã thực hiện 43 đề án tập trung hỗ trợ đào tạo nghề cải tiến kỹ thuật, quảng bá thương hiệu sản phẩm, phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp, khôi phục, phát triển nghề và làng nghề, góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành nghề trong nông thôn.

Tạo bứt phá trong năm 2011 Giai đoạn 2011-2015, tỉnh đề ra mục tiêu

phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trên 13%/năm, trong đó ngành công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, thân thiện với môi trường, thúc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Phấn đấu đạt giá trị sản xuất công nghiệp tăng trung bình hàng năm 16%-17%; một số sản phẩm chủ yếu đến năm

Năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp

ước đạt 6.900 tỷ đồng, tăng 23,1% so với cùng

kỳ. Trong đó, hầu hết các sản phẩm chủ lực

đều tăng khá, đó là xi măng đạt 2.500 nghìn

tấn, tăng 56,2%; bia Huda đạt 183 triệu lít,

tăng 15%; men Frit 23 nghìn tấn, tăng 44%...

Cùng với giá trị sản lượng tăng trưởng, một

loạt các dự án đưa vào hoạt động và mở rộng

quy mô, đó là Nhà máy Bia Phú Bài giai đoạn

II, hoàn thành khôi phục thủy điện Bình Điền,

đẩy nhanh tiến độ thủy điện Hương Điền, A

Lưới và các dự án sản xuất dệt may khác.

Page 36: Thừa Thiên-Huế Province - ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 1-2/2011 … · 2011. 2. 23. · KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

KINH TẾ - NÔNG NGHIỆP

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

36

2015 như xi măng 7 triệu tấn, bia 250 triệu lít, sợi 40 nghìn tấn, xỉ ti tan 40 nghìn tấn, men Frít 60 nghìn tấn, dăm gỗ 300 nghìn tấn, điện sản xuất 1700 triệu Kwh…

Muốn đạt được con số đó, định hướng phát triển của ngành trong năm 2011 là đẩy nhanh tiến độ đầu tư Nhà máy Xi măng Đồng Lâm công suất 1,4 triệu tấn/năm, Xi măng Nam Đông công suất 1,6 triệu tấn/năm, Xi măng Luks nâng công suất lên 4 triệu tấn/năm, Xi măng Long Thọ II, khai thác và chế biến Cao lanh A Lưới lên 160 nghìn tấn/năm; đầu tư nâng công suất gạch không nung lên 300 triệu viên/năm, đưa vào sản xuất các nhà máy chế biến thủy tinh lỏng, sợi thủy tinh, sản xuất pin mặt trời tại KCN Phong Điền. Ngoài ra, phấn đấu nâng công suất sản xuất nước khoáng 30 triệu lít/năm, xây dựng mới nhà máy nước hoa quả, nhà máy bánh kẹo lên 20 nghìn tấn/năm, mở rộng các nhà máy chế biến mủ cao su, đầu tư mới nhà máy chế biến cà phê A Lưới, thức ăn chăn nuôi, sản xuất sợi tre xuất khẩu, ván MDF, đồng thời đẩy mạnh việc mở rộng và chế biến gỗ xuất khẩu, phát triển các cơ sở chế biến súc sản, thực phẩm sấy khô công nghệ hiện đại với các cơ sở chế biến theo công nghệ truyền thống.

Ông Lê Tự Dũng, phó giám đốc Sở Công Thương cho biết: “Năm 2011, ngành sẽ chú trọng phát triển công nghiệp dệt may, trong đó tập trung kêu gọi đầu tư trung tâm tạo mẫu thiết kế thời trang, nâng công suất may thời trang xuất khẩu của Công ty HBI, Scavi lên 150 chuyền may, mở rộng sản xuất Công ty cổ phần Dệt may Huế, Công ty Cổ phần Da giày Huế, Công ty Cổ phần May xuất khẩu Huế, Sợi Phú Bài, Phú Nam, Phú Thạnh, Phú Việt. Mặt khác, sẽ khuyến khích và vận động các doanh nghiệp đầu tư mới Sợi Phú Mai (24 nghìn cọc sợi), Sợi Công ty Cổ phần Dệt may Huế (20 nghìn cọc sợi)…, phát triển sản xuất giày, dép các loại

phục vụ xuất khẩu, kêu gọi đầu tư để phát triển các cơ sở sản xuất nguyên phụ liệu nhằm tăng tỷ trọng sử dụng nguyên liệu trong nước.

Năm 2011, ngành công nghiệp đề ra nhiều mục tiêu quan trọng, trong đó trọng tâm là nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh các sản phẩm chủ lực, tạo chuyển biến trong phát triển ngành nghề TTCN. Mặt khác, sẽ đẩy mạnh phát triển cơ cấu nội bộ ngành theo hướng tỷ trọng các ngành sản xuất có hàm lượng khoa học công nghệ và giá trị gia tăng cao, từng bước hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các KCN, cụm TTCN và làng nghề. Bên cạnh đó, tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng KCN Phú Bài giai đoạn 3 và 4, Phong Điền, Tứ Hạ, Phú Đa, Quảng Vinh, Chân Mây; các cụm CN- TTCN và làng nghề như Hương Sơ, Thủy Phương, Bình Điền, A Co, Hương Hòa và quy hoạch điện lực, quy hoạch phát triển công nghiệp để phù hợp với Kết luận 48 của Bộ Chính Trị và Quyết định 86/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ; tiếp tục triển khai chương trình phát triển thủy điện, chương trình tiết kiệm năng lượng, sản xuất sạch hơn; chương trình khôi phục nghề và làng nghề, khuyến công và xúc tiến thương mại.

Khánh Anh

Năm 2011, phấn đấu đạt giá trị sản xuất công nghiệp đạt 8.160 tỷ đồng, tăng 18,3%; sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu như xi măng tăng 8%, bia Huda tăng 14,8%, sợi các loại tăng 16,7%, men Frit tăng 74%, điện tăng 80%... Ngoài ra, phấn đấu thu hút các nguồn vốn đầu tư vào các KCN khoảng 2.200 tỷ đồng, doanh thu sản xuất công nghiệp trong KCN đạt 3.714 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt 161 triệu USD và nộp ngân sách 600 tỷ đồng.

Page 37: Thừa Thiên-Huế Province - ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 1-2/2011 … · 2011. 2. 23. · KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

KINH TẾ - NÔNG NGHIỆP

37

Năng suất và chất lượng nông sản ngày càng tăng cao, đã và đang trở thành hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, đảm bảo sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập. Đó là thành tựu lớn của ngành nông nghiệp trong những năm gần đây.

Nâng cao giá trị cây trồng Lên các huyện vùng cao Nam Đông, A

Lưới và các vùng đồi thuộc các huyện, chúng tôi thật sự vui khi chứng kiến những vùng cao su nguyên liệu, rừng keo tràm vươn mình đầy sức sống. Những vùng chuyên canh sắn công nghiệp có mặt ở hầu hết các vùng nông thôn, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điều đáng ghi nhận là từ khi có các Nhà máy chế biến mủ cao su Hương Phú (Nam Đông), Nhà máy chế biến tinh bột sắn Phong An, sản phẩm mủ cao su, sắn nguyên liệu không chỉ ổn định đầu ra mà còn nâng cao giá trị. Đến nay, trong gần 9.000ha cao su toàn tỉnh có trên 2.500ha cho khai thác mủ, bình quân mỗi năm khoảng 2.000 tấn, doanh thu trên 35 tỷ đồng. Các vùng trồng sắn nguyên liệu với tổng diện tích bình quân mỗi năm khoảng 5.000-5.500ha, sản lượng trên 100 ngàn tấn, doanh thu gần 100 tỷ đồng. Vài năm trở lại đây, cây cao su, sắn công nghiệp… không chỉ góp phần xóa đói giảm nghèo mà còn giúp nhiều hộ dân vươn lên làm giàu. Trước đây, lúa gạo của nông dân làm ra chủ yếu bán cho các đại lý, lái buôn xay xát và tiêu thụ trên địa bàn tỉnh. Phần lớn sản phẩm lúa gạo là Khang dân, X21, Xi23, 13/2... chất lượng không cao, chủ yếu phục vụ nhu cầu đời sống gia đình và làm thức ăn chăn nuôi, khó có

thể bán sang các tỉnh khác. Các loại gạo Thái Lan, Quảng Trị... chất lượng cao đã du nhập vào địa bàn tỉnh ngày càng nhiều và lúa gạo của nông dân tỉnh nhà không đủ sức cạnh tranh… Vài năm gần đây, Công ty Cổ phần Giống cây trồng và vật nuôi tỉnh lọc tuyển thành công các giống lúa chất lượng cao như HT1, Iri352, TH5… và đã chuyển giao cho người dân sản xuất. Các giống lúa này tuy năng suất không cao so với các loại giống lúa thông thường, nhưng sản phẩm chất lượng cao được thị trường ưa chuộng và có thể hướng đến xuất khẩu.

Nhờ thâm canh và ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến nên nhiều vụ lúa liên tục được mùa. Năng suất lúa toàn tỉnh bình quân mỗi năm từ 54-55 tạ/ha. Bà con nông dân có lãi bình quân mỗi sào trên 1 triệu đồng. Chất lượng sản phẩm ngày càng cao, đã và đang trở thành nông sản hàng hóa. Trong năm 2010, toàn tỉnh gieo cấy gần 10 ngàn hecta giống lúa chất lượng cao HT1, Iri352, sản lượng trên 50 ngàn tấn từng bước đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trên địa bàn. Để lúa gạo trở thành nông sản hàng hóa, vừa qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh đã chỉ đạo Công ty Cổ phần Giống cây trồng và vật nuôi, Trung tâm Khuyến Nông-Lâm-Ngư tỉnh tiếp tục lọc tuyển và khảo nghiệm thành công các giống lúa chất lượng cao như HT6, HC9, BT7 và giống PC6… Thời gian tới, ngành nông nghiệp đưa các giống lúa trên vào sản xuất từng bước thay thế các giống truyền thống ở địa phương.

SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2006-2010:

CHUYỂN BIẾN MẠNH CẢ TRỒNG TRỌT LẪN CHĂN NUÔI

Page 38: Thừa Thiên-Huế Province - ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 1-2/2011 … · 2011. 2. 23. · KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

KINH TẾ - NÔNG NGHIỆP

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

38

Chăn nuôi an toàn theo hướng công nghệ cao Những năm gần đây, tỉnh và ngành nông nghiệp

đã quan tâm và có chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển mô hình kinh tế trang trại, gia trại (TT-GT) gắn với an toàn dịch bệnh. Ngành nông nghiệp phối hợp với các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi phương thức chăn nuôi truyền thống nhỏ lẻ sang chăn nuôi theo quy mô TT-GT gắn với an toàn dịch bệnh. Tỉnh và các bộ, ngành liên quan cũng đã có chính sách đầu tư, hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, hộ cá nhân vay vốn đầu tư sản xuất. Tại vùng cát Quảng Vinh (Quảng Điền) và một số nơi còn được tỉnh đầu tư đưa hệ thống điện lưới quốc gia ra vùng cát nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân làm trang trại.

Trên địa bàn tỉnh xuất hiện nhiều TT-GT chăn nuôi lợn có quy lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao, như trang trại lợn của anh Nguyễn Phú Cường ở thôn Công Lương, xã Thủy Vân (Hương Thủy), Trần Ngọc Mười ở xã Phú Mậu (Phú Vang), trang trại ông Trần Bá Trịnh… Sở NN&PTNT triển khai quy hoạch vùng chăn nuôi lợn quy mô trang trại trên địa bàn 52 xã. Để đảm bảo nguồn giống cung ứng nhu cầu chăn nuôi, vừa qua Sở NN&PTNT tỉnh chỉ đạo Công ty Cổ phần Giống cây trồng và vật nuôi, Trung tâm Khuyến Nông-Lâm-Ngư tỉnh đang thực hiện mô hình chăn nuôi lợn nái hướng nạc quy mô 300 con giai đoạn 2007-2010. Với 300 con lợn nái, mỗi năm cho sản xuất và cung ứng thị trường khoảng 5.000 con lợn giống siêu nạc. Sở NN&PTNT đang triển khai đề án sản xuất lợn giống hướng nạc giai đoạn 2011-2015. Cùng với sản xuất con giống, ngành nông nghiệp chú trọng tập huấn các quy trình, biện pháp chăn nuôi an toàn cho người dân, đầu tư các cơ sở chế biến thức ăn đảm bảo cung ứng nhu cầu sản xuất.

Chăn nuôi gia cầm theo mô hình TT-GT an toàn cũng đang được ngành nông nghiệp, bà con

nông dân quan tâm đầu tư phát triển. Theo Sở NN&PTNT, hiện nay tổng đàn gia cầm toàn tỉnh trên 2 triệu con với khoảng 350 hộ chăn nuôi gia cầm có quy mô gia trại từ 100 con trở lên, vài chục trang trại gia cầm có quy mô từ 2.000 con trở lên. Có 42 cơ sở ấp nở gia cầm giống công suất từ 11 ngàn đến 14 ngàn con cơ bản cung ứng nguồn giống chăn nuôi tại chỗ. Sở NN&PTNT cũng đã xây dựng hoàn thành đề án chuyển đổi phương thức chăn nuôi gia cầm, từ nhỏ lẻ, phân tán sang nuôi tập trung theo mô hình TT-GT có quy hoạch vùng cụ thể và an toàn sinh học. Ngoài ứng dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh, ngành nông nghiệp đầu tư sản xuất một cách đồng bộ, từ quy hoạch vùng chăn nuôi đến sản xuất con giống, thức ăn. Xây dựng các lò giết mổ tập trung, cơ sở chế biến gia súc gia cầm sạch; tập huấn và chuyển giao kỹ thuật sản xuất tiên tiến và tìm đầu ra ổn định, hướng tới chăn nuôi bền vững theo hướng công nghệ cao.

Thế Hoàng

Trên địa bàn tỉnh còn có gần 1.000ha cà

phê, chủ yếu tập trung ở huyện A Lưới; trên

1.000ha thanh trà, tập trung ở các xã Phong

Thu (Phong Điền), Thủy Biều (thành phố

Huế), Hương Thọ (Hương Trà); hình thành

nhiều vùng chuyên canh rau, quả an toàn;

nhiều mô hình ngô lai, lạc mới... mang lại

hiệu quả cao. Nhiều loại nông sản đã xây

dựng thương hiệu và trở thành hàng hóa, tạo

cơ hội thoát nghèo và vươn lên làm giàu

cho hộ nông dân. Ngành nông nghiệp cũng

đã đưa một số vật nuôi mới có giá trị và

mang lại hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất

như: nhím, lợn rừng, thỏ, dê, cừu, chim cút,

ngan, ngỗng…

Page 39: Thừa Thiên-Huế Province - ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 1-2/2011 … · 2011. 2. 23. · KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

SỨC KHỎE VÀ ĐỜI SỐNG

39

Điều kiện thuận lợi Phát huy kết quả và thành tích đã đạt được về

công tác phòng chống sốt rét trong năm 2009, tỉnh Thừa Thiên Huế vinh dự nhận cờ đơn vị thi đua xuất sắc của Bộ Y tế trao tặng vào dịp tổng kết công tác cuối năm 2009 và triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2010. Đây là cơ sở và động lực giúp địa phương tiếp tục nỗ lực phấn đấu duy trì thành quả, bám sát mục tiêu để hoàn thành nhiêm vụ chính trị được giao, lập thành tích chào mừng đại hội thi đua yêu nước, đại hội Đảng các cấp và toàn quốc.

Sau khi kế hoạch phòng chống sốt rét năm 2010 được phê duyệt, các nguồn lực hỗ trợ công tác của trung ương và địa phương đã cung cấp kịp thời để chủ động triển khai thực hiện biện pháp can thiệp ngay từ đầu mùa bệnh phát triển. Sau lễ phát động Ngày Thế giới Phòng chống sốt rét 25 tháng 4 được tổ chức tại xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền; nơi cách đây 43 năm, liệt sĩ-anh hùng lao động-cố giáo sư-bác sĩ Đặng Văn Ngữ đã hy sinh trong khi từ miền Bắc lên đường vào miền Nam làm nhiệm vụ nghiên cứu vaccine phòng bệnh sốt rét; các hoạt động phòng chống sốt rét được tiến hành đồng loạt trên địa bàn tỉnh với các nguồn lực chủ động.

Đối với huyện vùng cao, miền núi và biên giới A Lưới, Nam Đông; các hoạt động phòng chống sốt rét được tiếp thêm sức mạnh nguồn lực của dự án Quỹ toàn cầu Phòng chống sốt rét Việt Nam (Vietnam Global Fund Malaria Control Project) với mục tiêu “tăng cường phòng chống sốt rét dựa vào cộng đồng, tập trung vào các nhóm có nguy cơ cao, nâng cao năng lực và tính bền vững của Chương trình Quốc gia Phòng chống sốt rét”. Dự án này vận hành bắt đầu từ năm 2009 và sẽ kết

thúc vào năm 2013. Kết quả thực hiện công tác Với các biện pháp can thiệp về tổ chức, chuyên môn kỹ thuật và xã hội để thực hiện nhiêm vụ công tác phòng chống, tình hình sốt rét tại tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục được khống chế và đẩy lùi. Trong năm 2010, toàn tỉnh có 165 người bị mắc bệnh sốt

rét, chiếm tỷ lệ 0,14/1.000 dân số chung; không có sốt rét ác tính, tử vong và dịch sốt rét; tỷ lệ ký sinh trùng sốt rét chiếm 0,36% trên lam máu xét nghiệm (64/17.955) và chiếm 0,06 trên 1.000 dân số chung. Số bệnh nhân sốt rét ngoại lai ngoài tỉnh chiếm 43,64% (72/165). Số ký sinh trùng sốt rét ngoại lai ngoài tỉnh chiếm 73,44% (47/64). Số người bị mắc bệnh sốt rét nhiều tập trung tại các huyện A Lưới (57), Hương Trà (23), Hương Thủy (22), Phong Điền (16), Phú Lộc (10) và Nam

Naêm 2010, Thöøa Thieân Hueá tieáp tuïc ñaåy luøi beänh soát reùt Năm 2010, bệnh sốt xuất huyết do muỗi vằn Aedes truyền đã hoành hành tại nhiều địa phương

trên cả nước, trong đó có tỉnh Thừa Thiên Huế. Trái lại, bệnh sốt rét do muỗi đòn xóc Anopheles truyền được khống chế, số người mắc sốt rét giảm, bệnh tiếp tục bị đẩy lùi tại địa phương; vượt các mục tiêu chỉ đạo của dự án Quốc gia Phòng chống sốt rét.

Cán bộ y tế thôn bản và các tuyên truyền viên đến nhà dân tuyên truyền, giải thích cách phòng chống bệnh sốt rét

Page 40: Thừa Thiên-Huế Province - ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 1-2/2011 … · 2011. 2. 23. · KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

SỨC KHỎE VÀ ĐỜI SỐNG

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

40

Đông (8); chủ yếu bị nhiễm ngoại lai từ Lào và các tỉnh khác trở về. Bệnh viện Trung ương Huế tiếp nhận điều trị 12 bệnh nhân và Phòng khám bệnh ngoại trú của Trung tâm Phòng chống Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng cũng tiếp nhận điều trị 10 bệnh nhân.

So với năm 2009, số bệnh nhân sốt rét của toàn tỉnh giảm 55,28% (165/369); số ký sinh trùng sốt rét giảm 31,91% (64/94); tỷ lệ ký sinh trùng sốt rét trên lam máu xét nghiệm giảm 21,74% (0,36/0,46); vẫn duy trì kết quả đã đạt được của năm trước là không có sốt rét ác tính, tử vong và dịch sốt rét. Mặc dù năm 2009, tình hình sốt rét tại huyện trọng điểm A Lưới có biến động gia tăng nhưng năm 2010, bệnh đã được khống chế; số bệnh nhân sốt rét giảm mạnh 68,33% (57/180); số ký sinh trùng sốt rét giảm 23,81% (16/21) và tỷ lệ ký sinh trùng sốt rét trên lam máu xét nghiệm giảm 7,32% (0,38/0,42). Tuy nhiên, cơ cấu chủng loại ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum vẫn chiếm ưu thế 71,88% nên nguy cơ phải đối mặt với sốt rét ác tính gây hậu quả tử vong là vấn đề luôn luôn được các cơ sở y tế cảnh giác; đặc biệt đối với những trường hợp sốt rét ngoại lai, sốt rét chẩn đoán nhầm với sốt xuất huyết hoặc các bệnh gây sốt khác... Khẩu hiệu hành động đã chỉ đạo cho các cơ sở y tế trên toàn tỉnh thực hiện là “không có sốt rét ác tính, không có tử vong”, kể cả vùng có sốt rét lưu hành và vùng không có sốt rét lưu hành.

Kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2010 đã khẳng định với những nỗ lực phấn đấu không ngừng, tình hình sốt rét trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã từng bước bị đẩy lùi một cách vững chắc, trong khi dịch bệnh sốt xuất huyết và các dịch bệnh khác lại phát triển, hoành hành làm ảnh hưởng đến sức khỏe, kể cả tính mạng của người dân. Kết quả đạt được đã vượt các mục tiêu chỉ đạo của dự án Quốc gia Phòng chống sốt rét.

Hoạt động phòng chống sốt rét Với các mục tiêu xây dựng, các biện pháp

phòng chống sốt rét đã được các cơ sở trên địa

bàn toàn tỉnh triển khai thực hiện ngay từ đầu mùa bệnh phát triển sau khi phát động Ngày Thế giới Phòng chống sốt rét. Biện pháp can thiệp tập trung vào các hoạt động sau:

- Tổ chức biện pháp phòng chống muỗi truyền bệnh bằng tẩm màn ngủ, phun tồn lưu hóa chất; bảo vệ cho 25.845 hộ gia đình với 123.028 người dân sống trong vùng sốt rét lưu hành nặng và vừa. Sử dụng hơn 764 lít hóa chất diệt muỗi. Qua điều tra thực địa, hiện nay bình quân 2 người dân sống ở vùng sốt rét lưu hành có 1 màn đôi chống muỗi, đủ độ bao phủ bảo vệ. Trong năm 2010, dự án Quỹ toàn cầu Phòng chống sốt rét Việt Nam đã cấp 13.500 màn đôi, 600 màn đơn có tẩm hóa chất tồn lưu dài bổ sung cho huyện A Lưới, Nam Đông. Dân nghèo vùng sốt rét của các huyện còn lại cũng được tỉnh cấp 1.700 màn đôi, đồng thời cũng cấp thêm 300 màn đôi giúp dân bản K’Lô và bản I Reo, huyện K’Lưm, tỉnh Sêkông, Lào di dân tự do sát biên giới Lào-Việt có điều kiện phòng bệnh khi đến vùng đất mới.

- Đã thực hiện 17.955 lam máu xét nghiệm, phát hiện 64 ký sinh trùng sốt rét, trong đó có 46 chủng loại Plasmodium falciparum và 18 chủng loại Plasmodium vivax. Sử dụng 5.251 liều thuốc sốt rét, trong đó 165 liều điều trị bệnh nhân, 4.946 liều cấp tự điều trị và 140 liều điều trị khác. Các loại thuốc sốt rét đã cung cấp đủ chủng loại, số lượng cho cơ sở để thực hiện đúng phác đồ điều trị quy định của Bộ Y tế, kể cả thuốc điều trị ưu tiên và thuốc điều trị thay thế.

- Thực hiện thành công lễ phát động Ngày Thế giới Phòng chống sốt rét tại xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền với sự tham dự của Tổ chức Y tế Thế giới, Bộ Y tế, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng; các cấp chính quyền, cơ quan y tế của tỉnh và huyện, thị xã, thành phố toàn tỉnh. Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe được triển khai và duy trì hoạt động trong năm với 2.112 lần nói chuyện, phát thanh, thảo luận nhóm, có 88.541 người tham dự; chiếu phim, văn nghệ, triển lãm 189 lần, có 101.920 người xem. Đồng

Page 41: Thừa Thiên-Huế Province - ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 1-2/2011 … · 2011. 2. 23. · KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

SỨC KHỎE VÀ ĐỜI SỐNG

41

thời in ấn, cung cấp 8.000 tranh bướm, 2.500 áp phích, 4 pa nô phục vụ công tác tuyên truyền và 400 phác đồ điều trị chữ to trang bị ở các cơ sở y tế.

- Công tác tập huấn, đào tạo, đào tạo lại nhân viên y tế ở các cơ sở đã được quan tâm để nâng cao chất lượng công tác với 41 lớp học, có 2.046 học viên tham dự. Nội dung tập huấn chủ yếu tập trung phổ cập phác đồ điều trị mới, kỹ thuật xét nghiệm, kỹ năng thực hành phòng chống sốt rét.

- Việc giám sát các hoạt động phòng chống sốt rét cũng chú ý thực hiện ở các tuyến với 163 lượt giám sát dịch tễ ở 326 điểm, 99 lượt điểm giám sát phòng chống muỗi truyền bệnh, 42 lượt giám sát điều trị và sử dụng thuốc ở 79 điểm và 82 lượt giám sát kinh phí, vật tư ở 109 điểm. Công tác giám sát này là hoạt động cần thiết để nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý nhằm bảo đảm chất lượng các biện pháp phòng chống sốt rét có hiệu quả.

Định hướng thời gian đến Ứng dụng các biện pháp can thiệp theo phân

vùng dịch tễ sốt rét mới với chất lượng cao nhằm tiếp tục đẩy lùi bệnh sốt rét ở những vùng còn lưu hành bệnh, giữ vững thành quả đạt được trong kế hoạch 5 năm qua, giai đoạn 2006-2010, để có cơ sở vững chắc thanh toán sốt rét nội địa, khống chế sốt rét ngoại lai và chủ động ngăn chận nguy cơ thảm họa sốt rét quay trở lại. Đồng thời tiếp tục xây dựng và phát triển các yếu tố phòng chống sốt rét bền vững ở trên địa bàn toàn tỉnh có thực chất để triển khai thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2011 và 5 năm tới, giai đoạn 2011-2015 có hiệu quả. Chiến lược phòng chống sốt rét sẽ có cơ sở, điều kiện, tiêu chuẩn xem xét để chuyển sang chiến lược loại trừ bệnh sốt rét ra khỏi cộng đồng theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khi Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương trong vài năm tới.

TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh

ĐỂ GIẢM NGUY CƠ TAI BIẾN... (Tiếp theo trang 42)

Biến chứng tim mạch tăng trong mùa đông PGS, TS Nguyễn Quang Tuấn, Viện Tim

mạch Việt Nam cho biết, tỷ lệ tử vong do bệnh động mạch vành có mối liên quan chặt chẽ giữa nhiệt độ trung bình của tháng. Nhiệt độ thấp (thời tiết lạnh) làm tăng tiết các catecholamin dẫn đến co mạch ngoại biên, làm tăng lượng máu trở về tim và tăng huyết áp, do vậy làm tăng nhu cầu ôxy của cơ tim. Đồng thời các catecholamin cũng gây co thắt động mạch vành làm giảm cung cấp máu và ôxy cho cơ tim. Nếu động mạch vành của bệnh nhân đã bị tổn thương có thể sẽ gây ra triệu chứng đau thắt ngực hay gây nhồi máu cơ tim cấp. Huyết áp về mùa đông tăng cao hơn huyết áp về mùa hè khoảng 5mmHg, sự duy trì liên tục mức tăng huyết áp này làm tăng tới 21% các biến chứng tim mạch trong mùa đông. Thời tiết lạnh cũng làm tăng số lượng tiểu cầu, tăng hồng cầu và độ nhớt của máu làm tăng nguy cơ bệnh động mạch vành, tai biến mạch máu não và bệnh mạch máu ngoại vi.

Để hạn chế những tác động xấu của thời tiết với các bệnh nhân tim mạch, các chuyên gia tim mạch khuyến cáo người bệnh nên có một chế độ sinh hoạt điều độ, đúng giờ. Giữ ấm vào mùa đông, tránh bị gió lùa và nhiễm lạnh đột ngột. Các bệnh nhân bị tăng huyết áp nên uống các thuốc hạ huyết áp theo chỉ định của bác sĩ. Các thuốc hạ huyết áp được kê đơn uống vào buổi sáng thì nên được uống ngay khi ngủ dậy, trước khi làm vệ sinh thân thể hay ăn sáng. Các bệnh nhân bị tăng huyết áp hay có bệnh động mạch vành nên được theo dõi định kỳ, đặc biệt là khi chuyển mùa, khi thời tiết thay đổi để có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời.

Lê Hảo

Page 42: Thừa Thiên-Huế Province - ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 1-2/2011 … · 2011. 2. 23. · KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

SỨC KHỎE VÀ ĐỜI SỐNG

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

42

Nhiều người bệnh nhập viện vì chủ quan Công việc kinh doanh những ngày cuối năm

khiến ông Nguyễn Đức Dũng, 52 tuổi (Đống Đa, Hà Nội) không còn biết đến thời gian nghỉ ngơi kể cả khi miền Bắc đang chìm trong giá rét căm căm. Nhưng tất cả những kế hoạch trong phút chốc phải dừng lại đột ngột do ông Dũng đau thắt ngực dữ dội và huyết áp tăng kịch phát ở mức 220/185mmHg. Gia đình phải đưa ông đến Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng cấp cứu. Các bác sĩ vừa phải đặt stent nong động mạch vành vừa dùng các biện pháp nội khoa tối ưu kiểm soát huyết áp cho bệnh nhân. Được biết, ông Dũng phát hiện bị tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu cách đây 2 năm, thời gian đầu, ông rất chăm chỉ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ nhưng sau một thời gian điều trị, cảm thấy sức khỏe khá ổn định ông tự ý không uống thuốc và quay lại lối sống như trước đây, đó là hút thuốc lá, thường xuyên dùng rượu bia. Các bác sĩ cho hay, tình trạng nhập viện của bệnh nhân Dũng rất nguy kịch, nếu không được cấp cứu kịp thời người bệnh có thể đã tử vong.

TS Tạ Mạnh Cường, Viện Tim mạch cho biết, trong các bệnh lý tim mạch thì cơn tăng huyết áp (THA) kịch phát là một trong những nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng. Bệnh thường gặp ở những người thờ ơ với sức khỏe, không đi khám sức khỏe định kỳ, họ bị THA lâu nay nhưng không hề biết hoặc không tuân thủ điều trị, khi cơn THA kịch phát xuất hiện thì đã quá muộn, người bệnh phải chịu những

biến chứng nặng nề như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, phù phổi cấp... Bệnh cũng dễ gặp ở bệnh nhân THA đang được điều trị chặt chẽ nhưng gặp phải sang chấn tinh thần nặng hoặc gặp thời tiết thay đổi đột ngột.

Tai biến mạch máu não cũng liên quan chặt chẽ đến thời tiết

Các chuyên gia tim mạch cho biết, sự biến thiên của huyết áp trong 24 giờ đã tác động đến sự hình thành bệnh lý tai biến mạch máu não. Người ta thấy rằng, 3 giờ sáng là lúc huyết áp xuống thấp nhất, nhịp tim giảm và hô hấp cũng giảm. Vào lúc 5 giờ sáng, huyết áp tăng nhanh, tim đập mạnh và nhịp thở đều. Quãng thời gian từ 18-19 giờ cũng là thời điểm huyết áp tăng cao trong ngày. Những đặc điểm sinh lý trên khi gặp điều kiện thời tiết giá lạnh đột ngột hoặc kéo dài khiến nhiều người bệnh ngày hôm qua họ còn khỏe mạnh bình thường nhưng ngày hôm sau đã là bệnh nhân, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong.

Theo PGS, TS Nguyễn Chương, nguyên phó chủ nhiệm Khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai, rối loạn tuần hoàn não không chỉ chịu tác động của thời gian trong ngày mà còn theo mùa. Ở Việt Nam, tại miền Bắc thì bệnh xuất hiện nhiều hơn vào mùa đông khi có gió mùa đông bắc, mưa phùn, trời lạnh ẩm và đặc biệt là từ lúc 4-10 giờ. Khi huyết áp đang ở đỉnh cao, gặp nhiệt độ thấp làm mạch máu co lại làm cho tuần hoàn não bị ngừng cung cấp máu đột ngột gây ra tai biến mạch máu não.

(Xem tiếp trang 41)

ÑEÅ GIAÛM NGUY CÔ TAI BIEÁN TIM MAÏCH KHI TRÔØI REÙT Thời tiết giá rét đang trở thành hiểm họa cho những người mắc bệnh tim mạch, nhiều biến

chứng nguy hiểm dễ dàng bùng phát như chảy máu não, đột quỵ. Các chuyên gia tim mạch khuyến cáo, những bệnh nhân tim mạch cần được theo dõi định kỳ, đặc biệt là khi chuyển mùa, khi thời tiết thay đổi để có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời.

Page 43: Thừa Thiên-Huế Province - ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 1-2/2011 … · 2011. 2. 23. · KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

TIN HOẠT ĐỘNG

43

* Nghiệm thu đề tài “Địa chí Thừa Thừa Huế-phần kinh tế”. Ngày 30/12, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức hội nghị nghiệm thu đề tài “Địa chí Thừa Thiên Huế - phần kinh tế”, do Trường Đại học Sư phạm Huế chủ trì và TS Nguyễn Tưởng làm chủ nhiệm đề tài. “Địa chí Thừa Thiên Huế-phần kinh tế” là đề tài được triển khai cuối cùng trong bộ Địa chí tổng hợp tỉnh vào tháng 9 năm 2006 nhằm đề cập đến các hoạt động kinh tế của tỉnh. Đề tài được phân thành các chương mục căn cứ trên các hoạt động kinh tế thực tiễn của tỉnh; từ các hoạt động sản xuất vật chất bao gồm nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp, xây dựng đến các hoạt động dịch vụ, gồm giao thông vận tải, thương mại, du lịch, bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng. Trong mỗi chương chủ yếu được phân thành 2 phần chính: quá trình phát triển trước năm 1975 và quá trình phát triển từ năm 1975 đến 2005.

* Tổng kết 5 năm thực hiện công tác triển khai quy hoạch hệ thống Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đến năm 2020. Ngày 7/1/2011 tại thành phố Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện quy hoạch hệ thống Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đến năm 2020. Đến dự có đồng chí Phan Ngọc Thọ, phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, đồng chí Nguyễn Đình Công, phó chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cùng đại diện các ban, ngành liên quan. Tại hội nghị, đại diện Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đã báo cáo tình hình thực hiện giai đoạn 1 nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ giao, đó là “Triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể hệ thống Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam (theo Quyết định số 86/2006/QĐ-TTg, ngày 20/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ)”. Mục tiêu tổng quát của quy hoạch tổng thể là phấn đấu đến năm 2020, xây dựng được một hệ thống Bảo tàng Thiên nhiên gồm 12 dự án, trong đó Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung tại Thừa Thiên Huế là 1 trong 4 dự án Bảo tàng Thiên nhiên khu vực, có cơ cấu và nội dung khoa học tương đối hoàn chỉnh, hiện đại và kỹ thuật. Mục tiêu cụ thể là xây dựng và đưa vào hoạt

động có hiệu quả các công trình thuộc hệ thống Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam; xây dựng các bộ sưu tập mẫu vật quốc gia, khu vực, chuyên ngành về động vật, thực vật, địa chất, khoáng vật và các lĩnh vực khác; xây dựng các vườn thực vật, vườn động vật, khu trưng bày ngoài trời cấp quốc gia và khu vực; xây dựng đội ngũ cán bộ và mở rộng hợp tác quốc tế phục vụ hoạt động và phát triển của hệ thống Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam.

Bên cạnh đó, hội nghị cũng đã nghe báo cáo kết quả hoạt động giai đoạn 2006-2010 và định hướng giai đoạn 2011-2015 của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam cụ thể: đẩy mạnh tiến độ xây dựng các dự án thành viên đảm bảo kế hoạch và tiến độ của quy hoạch; tiếp tục triển khai trong hệ thống Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đề tài độc lập cấp nhà nước đã được phê duyệt, hoàn thành nghiệm thu vào năm 2011; trình duyệt và tổ chức triển khai dự án quốc gia xây dựng bộ sưu tập mẫu vật quốc gia về thiên nhiên Việt Nam giai đoạn I (2011-2015); tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo cán bộ ngắn hạn tại chỗ về lưu trữ, bảo quản và chế tác mẫu; tổ chức hội thảo giữa hệ thống Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam với các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam về bảo vệ , bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường; tăng cường quảng bá về nhu cầu mẫu vật cho các bảo tàng trong hệ thống với các cơ quan tổ chức có liên quan để khai thác hết các nguồn vật mẫu có thể có trong xã hội và nhân dân...

* Hội thảo xây dựng đề án phát triển chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học đến năm 2015. Trong khuôn khổ dự án "Phòng chống dịch cúm gia cầm, cúm ở người và dự phòng đại dịch ở Việt Nam (VAHIP) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Y tế thực hiện, ngày 13/1/2011, Ban quản lý dự án VAHIP Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung, Trường Đại học Nông Lâm Huế tổ chức hội thảo "Xây dựng đề án phát triển chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học đến năm 2015". Mục tiêu của hội thảo là nhằm đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển của ngành chăn nuôi gia cầm tỉnh Thừa Thiên Huế; xây dựng phương hướng và lộ

Page 44: Thừa Thiên-Huế Province - ISSN 1859-0144 BAÛN TIN 1-2/2011 … · 2011. 2. 23. · KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

TIN HOẠT ĐỘNG

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2011

44

trình phát triển của ngành chăn nuôi gia cầm an toàn của tỉnh Thừa Thiên Huế từ nay đến 2015; xây dựng phương án đổi mới ngành chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học và hiệu quả với một hệ thống giải pháp thích hợp với tiềm lực và điều kiện kinh tế xã hội của địa phương.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng trong giai đoạn hiện nay và thực hiện kế hoạch phát triển chăn nuôi giai đoạn 2010-2015, tỉnh Thừa Thiên Huế cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực; các chính sách về đất đai, cơ sở hạ tầng, vốn đầu tư và tín dụng cũng cần được ưu tiên đầu tư để đến năm 2015, chăn nuôi gia cầm của tỉnh sẽ hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa đảm bảo tiêu chuẩn với quy mô vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, tạo bước đột phá để giai đoạn tiếp theo phát triển mạnh hơn, theo kịp sự phát triển kinh tế của cả nước và khu vực. Tạo ra nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của tỉnh nhà.

* Hội thảo "Vai trò của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung trong ứng phó với biến đổi khí hậu". Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức hội thảo: "Vai trò của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung trong ứng phó với biến đổi khí hậu". Biến đổi khí hậu đang làm vấn đề được cả thế giới đặc biệt quan tâm. Quá trình biến đổi khí hậu diễn ra trên phạm vi toàn cầu, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của sự sống. Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, trong đó có miền Trung Việt Nam. Ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề quy mô toàn cầu; là trách nhiệm của mỗi một người dân sống trên trái đất này. Hội thảo đã tập trung thảo luận về vai trò của Liên hiệp hội địa phương trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở miền Trung; thảo

luận nhóm và đề xuất các khuyến nghị với chính phủ, chính quyền địa phương và Liên hiệp hội Việt Nam về ứng phó với biến đổi khí hậu. Hội thảo đã được nghe các tham luận về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu; tác động của biến đổi khí hậu đến dải ven biển Trung bộ của Việt Nam; miền Trung với biến đổi khí hậu; đánh giá tổn thương do biến đổi khí hậu và giới thiệu một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu cho Thừa Thiên Huế; xây dựng mô hình cộng đồng ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ phát triển sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu; tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, những vấn đề trước mắt cần thực hiện đối với Quảng Ngãi; ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến với nghề nuôi trồng thủy sản của Phú Yên và biện pháp ứng phó; một số biện pháp chống sa mạc hóa tại tỉnh Bình Thuận trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu...

* Xét duyệt thuyết minh đề tài "Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng, góp phần xây dựng xã hội học tập ở Thừa Thiên Huế". Sở Khoa học và Công nghệ, đã tổ chức hội nghị xét duyệt thuyết minh đề tài "Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng, góp phần xây dựng xã hội học tập ở Thừa Thiên Huế" do Hội Khuyến học tỉnh làm chủ nhiệm đề tài. Lý do hình thành đề tài là dựa trên cơ sở do hầu hết các Trung tâm học tập cộng đồng cả nước nói chung, tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng đều đang hoạt động kém hiệu quả; việc thực hiện quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng còn nhiều hạn chế nên chưa góp phần tích cực vào việc xây dựng xã hội học tập ở địa phương. Ngoài ra, đến nay, trên cả nước vẫn chưa có một công trình nghiên cứu toàn diện về mô hình tổ chức quản lý, cơ chế hoạt động, các tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ... của một Trung tâm học tập cộng đồng.

PV