bẢn tin khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ tỈnh thỪa thiÊn …hot Đng khcn Đa phng 2 bẢn tin...

36
Trong số này: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2 4 6 10 13 15 17 20 22 23 26 29 30 31 32 32 Chịu trách nhiệm xuất bản: PGS.TS TRẦN NGỌC NAM Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ban Biên tập: TRẦN NGỌC NAM NGUYỄN ĐỨC PHÚ NGUYỄN KHOA DIỆU HÀ Trình bày: NGUYỄN VŨ HỒ HẢI Đơn vị thực hiện: Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ Địa chỉ: 24 Lê Lợi, thành phố Huế Điện thoại: 0234.3849266-3825453 Email: [email protected] Giấy phép xuất bản: Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp ngày 18/3/2016 In tại: Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế Số lượng: 500 cuốn, khổ 20x28cm Nộp lưu chiểu tháng 6 năm 2017 HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG l Giáo dục STEM - Khơi nguồn đam mê khoa học l Quy định nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa, cách ghi nhãn hàng hóa l Nghiên cứu giải pháp phát triển bền vững nghề và làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế l Quản lý quy hoạch xây dựng đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế trên nền GIS l Chế phẩm thiên nhiên nước súc miệng từ lá và búp bàng non l Ý tưởng biến vật dụng phế thải thành đồ mỹ nghệ của hai học sinh vùng quê bên phá Tam Giang l PGS.TS Trần Đăng Hòa: Người dốc hết đời mình cho mầm xanh nông nghiệp l Quảng Điền chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng biến đổi khí hậu l Phú Lộc làm tốt công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản HOẠT ĐỘNG KH&CN TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ l Khẳng định vị trí, vai trò động lực quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của khoa học và công nghệ l Sở hữu trí tuệ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp TIN HOẠT ĐỘNG KH&CN l Hội nghị giao trực tiếp đề tài “Nghiên cứu và xây dựng bộ chuẩn dữ liệu GIS một số lĩnh vực trên cơ sở nâng cấp chuẩn dữ liệu GISHue” l Khảo sát, đào tạo nhận thức về tiêu chuẩn GMP cho các cơ sở sản xuất bún Ô Sa l Triển khai thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế l Công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ l Đầu tư phát triển năng lượng tái tạo tại tỉnh Thừa Thiên Huế l .... Ảnh bìa: Ngày hội STEM tại Huế ISSN 1859-0144 6/2017

Upload: others

Post on 26-Dec-2019

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Trong số này:

BẢN TINKHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2

4

6

10

13

15

17

20

22

23

26

29

30

31

3232

Chịu trách nhiệm xuất bản:PGS.TS TRẦN NGỌC NAM

Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ

Ban Biên tập:TRẦN NGỌC NAM

NGUYỄN ĐỨC PHÚNGUYỄN KHOA DIỆU HÀ

Trình bày:NGUYỄN VŨ HỒ HẢI

Đơn vị thực hiện:Trung tâm Thông tin và Thống kê

khoa học và công nghệĐịa chỉ: 24 Lê Lợi, thành phố Huế

Điện thoại: 0234.3849266-3825453Email: [email protected]

Giấy phép xuất bản:Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và

Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp ngày 18/3/2016

In tại:Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế

Số lượng: 500 cuốn, khổ 20x28cmNộp lưu chiểu tháng 6 năm 2017

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNGl Giáo dục STEM - Khơi nguồn đam mê khoa họcl Quy định nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa, cách ghi nhãn hàng hóal Nghiên cứu giải pháp phát triển bền vững nghề và làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế l Quản lý quy hoạch xây dựng đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế trên nền GISl Chế phẩm thiên nhiên nước súc miệng từ lá và búp bàng nonl Ý tưởng biến vật dụng phế thải thành đồ mỹ nghệ của hai học sinh vùng quê bên phá Tam Giangl PGS.TS Trần Đăng Hòa: Người dốc hết đời mình cho mầm xanh nông nghiệpl Quảng Điền chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng biến đổi khí hậul Phú Lộc làm tốt công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

HOẠT ĐỘNG KH&CN TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ

l Khẳng định vị trí, vai trò động lực quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của khoa học và công nghệl Sở hữu trí tuệ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

TIN HOẠT ĐỘNG KH&CNl Hội nghị giao trực tiếp đề tài “Nghiên cứu và xây dựng bộ chuẩn dữ liệu GIS một số lĩnh vực trên cơ sở nâng cấp chuẩn dữ liệu GISHue” l Khảo sát, đào tạo nhận thức về tiêu chuẩn GMP cho các cơ sở sản xuất bún Ô Sa l Triển khai thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huếl Công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệl Đầu tư phát triển năng lượng tái tạo tại tỉnh Thừa Thiên Huếl ....

Ảnh bìa: Ngày hội STEM tại Huế

ISSN 1859-01446/2017

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 6/2017

STEM là cụm từ viết tắt của các từ tiếng Anh, Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Math (Toán học). Giáo dục STEM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Các kiến thức và kỹ năng này cần được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp chúng ta không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày.

Điều quan trọng của giáo dục STEM không phải là những kiến thức của bốn môn học nó bao hàm mà là tư duy và kỹ năng mà nó mang lại để con người chuẩn bị làm chủ công nghệ-kỹ thuật. Giả sử, để vận hành một con robot đi từ điểm A đến điểm B, người học phải vận dụng kiến thức toán học, vật lý để tính số vòng mà mô tơ của robot cần phải quay để đi hết quãng đường trên; sử dụng kiến thức về kỹ thuật, khoa học để lắp robot sao cho gọn nhẹ nhất; và sử dụng kiến thức về công nghệ để lập trình robot trên máy tính. Bên cạnh

việc dạy về robot, có nhiều hoạt động ngoại khóa khác đang được thực hiện ở trường phổ thông như hướng dẫn các em làm thiệp, vẽ, làm phim hoạt hình… trên máy tính, cũng là một hình thức giáo dục STEM ở cấp độ đơn giản.

Ngoài ra, giáo dục STEM cũng rèn luyện cho người học tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề, phân tích chiến lược, chiến thuật… Khác với phương pháp học truyền thống, người học chỉ được quan sát và công nhận kết quả từ những thí nghiệm thực hành cơ bản, giáo dục STEM chỉ ra rằng, các em có thể dùng tất cả các tri thức có sẵn (dễ dàng tìm được trên internet) và tìm ra một phương pháp ưu việt hơn.

Trên thế giới, nhiều quốc gia đã ý thức rất rõ về tầm quan trọng của giáo dục STEM trong việc tăng cường chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trong tương lai để củng cố, nâng cao sức cạnh tranh và vị thế quốc gia, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững và đã chú ý đưa vào trong các chương trình giáo dục (cụ thể là các nước phát triển như Mỹ, Đức, Anh, ...).

GIÁO DỤC STEM – KHƠI NGUỒN ĐAM MÊ KHOA HỌC

3BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 6/2017

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

Ở Việt Nam, trong những năm, cộng đồng xã hội đã bắt đầu có sự quan tâm đến giáo dục STEM, xuất phát từ một số cơ quan nhà nước, các tổ chức tư nhân dưới hình thức tổ chức các câu lạc bộ Khoa học, câu lạc bộ Robot… trong các trường tiểu học và một số ít các trường THCS với mục đích để các em sử dụng kiến thức từ các môn khoa học nhằm giải quyết những vấn đề thực tế trong cuộc sống; tuy nhiên, giáo dục STEM vẫn còn là khái niệm tương đối xa lạ với đại chúng. Ngày 04/5/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; trong đó, giao Bộ Khoa học và Công nghệ tập trung thực hiện các Chương trình khoa học và công nghệ về toán học, vật lý, khoa học cơ bản, các chương trình đổi mới công nghệ, phát triển công nghệ cao…; giao Bộ Giáo dục và Đào tạo thúc đẩy triển khai giáo dục STEM về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học trong chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức thí điểm tại một số trường phổ thông ngay từ năm học 2017-2018. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang kết hợp với Hội đồng Anh để thí điểm giáo dục STEM trong 15 trường THCS và THPT ở Việt Nam. Bên cạnh đó, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng thể hiện quan điểm hết sức ủng hộ giáo dục STEM, qua việc bảo trợ các ngày hội STEM được tổ chức liên tiếp trong khoảng hai năm nay tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, thu hút sự quan tâm tham gia của hàng nghìn trẻ em, phụ huynh, cùng rất nhiều trường tiểu học, trung học cơ sở.

Tại Thừa Thiên Huế, ngày 16/5/2017, trong chuỗi các hoạt động chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Trường THCS Nguyễn Tri Phương tổ chức “Ngày hội STEM” với chủ đề “STEM-Chìa khóa bước vào tương lai” với mục đích góp phần khơi dậy và nuôi dưỡng niềm đam mê sáng tạo khoa học trong các em học sinh ngay từ khi còn ở bậc tiểu học, THCS. Ngoài ra, Trung tâm Giáo dục Kỹ năng sống Hoàn Năng (ở thành phố Huế) đã kết hợp với

một số trường tiểu học, THCS tổ chức sân chơi Robotacon, tạo điều kiện cho học sinh giao lưu, làm quen với STEM Robot.

Như chúng ta đã biết, học sinh Việt Nam lâu nay được cho là học khá các môn tự nhiên. Trong các cuộc thi quốc tế, phần lý thuyết, học sinh Việt Nam thường được điểm cao, nhưng ở phần thực hành (nếu có) thì thường không được kết quả tốt như thi lý thuyết. Điều đó cũng thể hiện phần nào trên thực tế, tư duy học tập chưa mang tính gắn kết chặt chẽ giữa học và hành, chưa tích hợp ngành này và ngành khác để tạo ra các sản phẩm thiết thực cụ thể như giáo dục STEM luôn hướng tới; vì vậy, các môn khoa học chưa tạo niềm đam mê cho học sinh, các em ít có động lực hướng tới các ngành STEM, đồng thời nguồn nhân lực khoa học, kỹ thuật được đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn của đời sống.

Chúng tôi tin rằng, thông qua giáo dục STEM, các em học sinh không những được khơi gợi niềm đam mê khoa học, định hướng nghề nghiệp cho các em sau này mà còn hình thành những kỹ năng quan trọng trong công việc sau này như khả năng tư duy logic, kỹ năng tự học, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình… Ngoài ra, thông qua thực hành, từ những thí nghiệm thiết thực và hấp dẫn, học sinh sẽ thấy STEM không còn xa xôi trong các khái niệm, mà là sự trải nghiệm qua trực quan sinh động. STEM cũng không còn là sự tiếp thu bài giảng một cách thụ động, mà các em được chủ động, trực tiếp tham gia vào quá trình này với vai trò làm chủ và sáng tạo.

Chúng tôi cũng mong muốn rằng các nhà quản lý, nhà giáo dục, phụ huynh tiếp tục quan tâm và tạo điều kiện để các em học sinh có cơ hội tiếp cận, thụ hưởng những thành tựu từ hoạt động khoa học và công nghệ nhằm vận dụng các kỹ năng, tư duy khoa học trong cuộc sống để thích ứng với những gì cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang tới; qua đó, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Trần Quốc Thắng

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

4 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 6/2017

QUY ĐỊNH NỘI DUNG BẮT BUỘC TRÊN NHÃN HÀNG HÓA, CÁCH GHI NHÃN HÀNG HÓA

Đó là một trong những nội dung chính của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa (sau đây gọi tắt là Nghị định 43/2017) được Chính phủ ban hành vào ngày

14/04/2017 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/6/2017 (thay thế Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa). Về nội dung này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Trịnh Ngọc Bình, Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Thừa Thiên Huế.

PV: Ông có thể tóm tắt một số điểm chính của Nghị định 43/2017?

Ông Trịnh Ngọc Bình: Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa được Chính phủ ban hành vào ngày 14/4/2017 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/6/2017. Nghị định có 4 Chương và 25 Điều quy định nội dung, cách ghi và quản lý nhà nước về nhãn đối với hàng hóa lưu thông tại Việt Nam, hàng hóa nhập khẩu; áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa; cơ quan nhà nước; tổ chức, cá nhân có liên quan... Cụ thể là Chương I của Nghị định quy định rõ về vị trí nhãn hàng hóa, kích thước nhãn hàng hóa, kích thước của chữ và số trên nhãn, màu sắc của chữ, ký hiệu và hình ảnh trên nhãn hàng hóa, ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa; Ghi nhãn phụ và trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa. Chương II quy định những nội dung và cách ghi nhãn hàng hóa: Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa; Tên hàng hóa; Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; Định lượng hàng hóa; Ngày sản xuất, hạn sử dụng; Xuất xứ hàng hóa; Thành phần, thành phần định lượng; Thông số kỹ thuật, thông tin cảnh báo; Các nội dung khác thể hiện trên nhãn hàng hóa; Các thông tin phải thể hiện đối với hàng hóa có bao bì đóng gói đơn giản, hàng hóa dạng rời không có bao bì thương

phẩm. Chương III và Chương IV quy định về việc tổ chức thực hiện và các điều khoản thi hành.

PV: Như ông đã nói ở trên thì Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa, ngày sản xuất, hạn sử dụng, hay những thông tin bắt buộc thể hiện đối với hàng hóa dạng rời hoặc hàng hóa có bao bì đóng gói đơn giản... Vậy ông có thể nói rõ hơn về những nội dung này?

Ông Trịnh Ngọc Bình: Về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa, Nghị định 43/2017 quy định nhãn hàng hóa phải thể hiện những nội dung sau: Tên hàng hóa; Xuất xứ hàng hóa; Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; Những nội dung khác tùy vào tính chất loại hàng hóa. Điển hình như nhãn hàng hóa đối với thực phẩm phải có định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần, cảnh báo, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản; nhãn hàng hóa đối với rượu phải ghi định lượng, hàm lượng etanol, hạn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, cảnh báo, mã nhận diện lô.

Theo quy định tại Nghị định số 43/CP, ngày sản xuất và hạn sử dụng được ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp bắt buộc phải ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng mà nhãn hàng hóa đã ghi ngày sản xuất thì được phép ghi hạn sử dụng là khoảng thời gian kể từ ngày sản

5BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 6/2017

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

xuất, nếu nhãn hàng hóa đã ghi hạn sử dụng thì được phép ghi ngày sản xuất là khoảng thời gian trước sử dụng. Đối với hàng hóa được san, chiết, đóng gói thì theo quy định tại Nghị định 43/2017 phải thể hiện ngày san, chiết, đóng gói và hạn sử dụng được tính từ ngày sản xuất.

Đối với những hàng hóa có bao bì đóng gói đơn giản, hàng hóa dạng rời ví dụ như phụ gia thực phẩm, hóa chất, bán trực tiếp cho người tiêu dùng theo quy định của Nghị định số 43/2017 phải được công khai những thông tin sau: Tên hàng hóa; Hạn sử dụng; Tên cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm về hàng hóa; Hướng dẫn sử dụng; Cảnh báo an toàn (nếu có).

Về xuất xứ và thông tin cảnh báo trên nhãn hàng hóa, Nghị định 43/2017 quy định tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu có trách nhiệm ghi xuất xứ hàng hóa (nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa) theo quy định về xuất xứ hàng hóa hoặc Hiệp định mà Việt Nam là thành viên.

Ngoài ra, cũng theo Nghị định số 43/2017, thông số kỹ thuật và thông tin cảnh báo phải tuân thủ quy định của pháp luật (nếu có). Hàng điện, điện tử, máy móc, thiết bị phải ghi thông số kỹ thuật. Hàng thuốc dùng cho người, vắc xin phải ghi chỉ định, cách dùng, chống chỉ định, số đăng ký lưu hành, dạng bào chế, quy cách đóng gói...

PV: Nghị định 43 có nhiều điểm mới nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho người tiêu dùng. Vậy theo ông, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ có những hoạt động nào để giúp doanh nghiệp, người tiêu dùng nắm rõ hơn những quy định trong Nghị định 43?

Ông Trịnh Ngọc Bình: Nghị định 43 có những quy định mới nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chống hàng lậu, hàng giả và bảo vệ an ninh quốc phòng như: Quy định bắt buộc phải công khai thông tin đối với những hàng hóa là thực phẩm, hóa chất gia dụng dạng rời, đóng gói đơn giản không có bao bì thương phẩm và bán trực

tiếp cho người tiêu dùng. Quy định cụ thể việc gắn nhãn phụ đối với hàng nhập khẩu, hàng xuất khẩu tiêu thụ nội địa tránh gian lận. Quy định việc ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng đối với hàng hóa sang chia, sang chiết tránh gian lận về thời hạn sử dụng của hàng hóa để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ngoài ra, Nghị định cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp được miễn ghi nhãn phụ đối với hàng hóa là linh kiện nhập khẩu trong dịch vụ sửa chữa, bảo hành, không nhằm mục đích mua bán; Miễn ghi nhãn phụ đối với hàng hóa là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất nội bộ, không nhằm mục đích mua bán.

Những năm qua, Bộ KH&CN đã không ngừng tăng cường và tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhãn hàng hóa, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về nhãn hàng hóa nhập khẩu sau thông quan, lưu thông trên thị trường theo hướng “hậu kiểm”, giảm thiểu thời gian thông quan, nhưng đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng để thống nhất, tránh chồng chéo trong quản lý nhà nước về nhãn hàng hóa. Việc ban hành Nghị định 43/2017 sẽ giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuận lợi hơn trong việc thực thi công tác kiểm tra, giám sát; giúp cho các doanh nghiệp tự quảng bá, khẳng định thương hiệu của mình đồng thời người tiêu dùng có thể tiếp cận, sử dụng những sản phẩm chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng... Vì vậy, sau khi Nghị định 43/2017 có hiệu lực và được sự hướng dẫn của Bộ KH&CN, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ tổ chức triển khai hướng dẫn những quy định cụ thể trong Nghị định cho các doanh nghiệp. Ngoài ra trong phạm vi, quyền hạn của mình, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ có kế hoạch để thực hiện quản lý, thanh tra, kiểm tra về nhãn hàng hóa tại địa phương.

PV: Xin cám ơn ông về cuộc trao đổi này.Minh An

(thực hiện)

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

6 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 6/2017

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGHỀ VÀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Đây là đề tài khoa học và công nghệ (KH&CN) cấp tỉnh do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế

chủ trì thực hiện, TS Hồ Thắng làm chủ nhiệm. Kết quả của đề tài đã được Hội đồng KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế nghiệm thu vào cuối tháng 5/2017. Kết quả chính của đề tài là đã đề xuất được các giải pháp chủ yếu để phát triển bền vững nghề và làng nghề (N&LNTT) tỉnh Thừa Thiên Huế. Bài viết dưới đây xin điểm lại thực trạng hoạt động của các làng nghề truyền thống và các giải pháp chủ yếu để phát triển N&LNTT ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

Từ thực trạngThừa Thiên Huế là vùng đất có bề dày lịch sử,

truyền thống văn hóa lâu đời cùng với sự phát triển đa dạng của các làng nghề truyền thống với lịch sử phát triển lâu đời như: làng nghề gốm sứ Phước Tích, làng nghề chạm khắc Mỹ Xuyên, làng nghề dệt tơ ở Phủ Cam, nghề dệt lụa ở Lãng Châu, Phò Nam, làng nghề kim hoàn Kế Môn. Trong những năm qua tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những chính sách và giải pháp khác nhau nhằm khuyến khích, tạo điều kiện để phát triển các ngành nghề truyền thống. Một trong những chính sách đó là khôi phục các làng nghề như gốm Phước Tích, chạm khắc Mỹ Xuyên huyện Phong Điền, đúc đồng Phường Đúc thành phố Huế, nước mắm Phú Thuận Phú Vang, đan lát ở Làng nghề Bao La Quảng Điền, rượu Thủy Dương... Bên cạnh việc khôi phục lại các làng nghề, tỉnh còn chú trọng phát triển nghề gắn với du lịch tạo điều kiện quảng bá thương hiệu của làng nghề. Từ đó mang lại diện mạo mới cho cuộc sống của người dân, tạo nên bức tranh sống động của nông thôn làm tiền đề cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn ở Thừa Thiên Huế.

Từ năm 2005 đến nay, vào những năm lẻ, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức các kỳ Festival nghề truyền thống. Tại mỗi kỳ Festival nghề truyền thống, các nghệ nhân, thợ giỏi của các cơ sở nghề truyền thống đã đem hết tài năng, trí tuệ và tinh hoa của nghề để tạo nên những sản phẩm độc đáo giới thiệu với công chúng và du khách gần xa. Qua đó, đã giới thiệu, quảng bá cũng như làm sống dậy các nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống Huế; đồng thời thúc đẩy bảo tồn các giá trị văn hóa Huế, văn hóa Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển ngành du lịch và kinh tế địa phương.

Trong những năm qua, N&LNTT đã đóng góp rất lớn vào giá trị sản xuất của ngành công nghiệp toàn tỉnh, tỷ trọng giá trị tiểu, thủ công nghiệp trong ngành công nghiệp đạt 17% (năm 2014), tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010-2014 đạt hơn 25,5%, trong đó giá trị sản xuất N&LNTT năm 2014 đạt hơn 4.500 tỷ đồng, tăng bình quân 25,5%/năm; với hơn 8.000 cơ sở, thu hút hơn 27.000 lao động tham gia, từ đó góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập cho người dân, đặc biệt là đóng góp tích cực vào tiến trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Sự chuyển biến tích cực đó còn được thể hiện bằng sự gia tăng về số lượng cơ sở sản xuất, quy mô vốn, quy mô lao động, thu nhập cho người lao động và lợi nhuận thu được của từng cơ sở sản xuất N&LNTT...

Bên cạnh những kết quả đạt được, sự phát triển của các N&LNTT ở tỉnh Thừa Thiên Huế còn thiếu tính bền vững trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường. Hầu hết các cơ sở sản xuất đều tổ chức nhỏ lẻ phát triển theo hộ gia đình, thiếu liên kết, kém hiệu quả, cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, khả năng thu hút đầu tư thấp, mẫu mã sản phẩm

7BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 6/2017

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

đơn điệu, chưa hấp dẫn, chất lượng sản phẩm còn hạn chế, tính cạnh tranh chưa cao, sản xuất còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch tổng thể và định hướng phát triển dài hạn. Trình độ lao động và chủ cơ sở sản xuất ở các làng nghề còn nhiều hạn chế, thu nhập từ các hoạt động làng nghề còn mang tính thời vụ. Một số làng nghề bị mai một do không có thị trường hoặc nguyên liệu sản xuất, một số nơi chưa được đầu tư các cơ sở hạ tầng đảm bảo vệ sinh môi trường cho các làng nghề; chính sách hỗ trợ của nhà nước chưa đạt hiệu quả cao, chưa tạo được tiền đề vững chắc cho sự phát triển bền vững.

TS Hồ Thắng, Phó Giám đốc Sở KH&CN-chủ nhiệm đề tài cho biết: “Kết quả khảo sát tại 720 cơ sở N&LNTT trên địa bàn cho thấy có trên 89% cơ sở là hộ kinh doanh cá thể với quy mô nhỏ lẻ, khả năng liên kết mở rộng quy mô, đáp ứng nhu cầu thị trường còn hạn chế. Trình độ học vấn của chủ cơ sở và người lao động còn rất thấp, có đến 91% lao động chưa qua đào tạo nghề, 77% lao động có trình độ dưới THCS. Năng lực sản xuất của các cơ sở nhất là nguồn vốn kinh doanh còn khó khăn, thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là thị trường nội địa. Các cơ sở N&LNTT chưa mạnh dạn đầu tư trang thiết bị và ứng dụng KH&CN vào sản xuất, vẫn còn nhiều cơ sở chưa đầu tư nhà xưởng, chủ yếu là sản xuất tại chỗ, trong gia đình; thiếu máy móc hỗ trợ, chủ yếu làm bằng tay hoặc bằng các công cụ dụng cụ đơn giản. Trong khi đó, tỷ lệ các cơ sở được khảo sát không có kế hoạch mua sắm thiết bị kỹ thuật mới để thay thế và nâng cao chất lượng sản phẩm rất cao, đạt từ 54% trở lên ở tất cả các nhóm ngành. Có đến 85% số cơ sở điều tra không đăng ký nhãn mác, thương hiệu sản phẩm, trong đó cao nhất là ở nhóm ngành thủ công mỹ nghệ 93,8%. Điều này ảnh hưởng đến khả năng sản xuất hàng hóa, và mức độ cạnh tranh của sản phẩm N&LNTT trong cơ chế thị trường....”.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các cơ sở N&LNTT đang hoạt động ở hiệu suất tăng dần theo quy mô, bình quân các cơ sở tiểu thủ công nghiệp vẫn có thể tăng khoảng 8% giá trị sản xuất với mức đầu

vào hiện tại. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cũng được nhận diện như đặc điểm trình độ, năm kinh nghiệm của chủ cơ sở; đặc điểm của cơ sở bao gồm quy mô, hình thức tổ chức sản xuất cũng như việc cơ sở có đăng ký nhãn mác sản phẩm và thương hiệu hay không. Do vậy, việc cải thiện các yếu tố này sẽ làm tăng hiệu quả kỹ thuật và do đó nâng cao năng suất cho các cơ sở N&LNTT ở Thừa Thiên Huế.

Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng đã chỉ ra những hạn chế, khó khăn chung của các N&LNTT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, đó là: Các chính sách hỗ trợ cho phát triển N&LNTT còn hạn chế, chưa thông thoáng; cơ sở hạ tầng đầu tư thiếu đồng bộ, manh mún; Chưa phát huy được thế mạnh văn hóa du lịch để phát triển ngành nghề truyền thống, chưa gắn kết giữa N&LNTT với công nghiệp và dịch vụ; Nguồn nhân lực vẫn còn nhiều hạn chế nhất là kiến thức quản lý; Trình độ công nghệ, thiết bị lạc hậu, mức độ ứng dụng KH&CN thấp, sản phẩm thiếu tính cạnh tranh; Doanh nghiệp N&LNTT còn yếu; thiếu vốn để sản xuất, nguồn vốn vay khó khăn. Trong khi, tính liên kết, hợp tác đầu tư chưa cao.

Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trên, đó là: (1) Việc cân đối ngân sách hỗ trợ phát triển N&LNTT ở Thừa Thiên Huế còn khó khăn; còn nhiều sự chồng chéo trong thực hiện các chính sách; (2) Chưa chú trọng đến phát triển N&LNTT gắn với phát triển du lịch; (3) Việc nâng cao chất lượng lao động, nâng cao trình độ công nghệ để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm chưa được chú trọng; (4) Chưa thực sự khơi dậy được nguồn lực, khuyến khích được sự phát triển các loại hình doanh nghiệp tư nhân; (5) Chưa có chính sách hỗ trợ tài chính, tín dụng mạnh mẽ; Chưa chú trọng quy hoạch nguồn nguyên liệu tại chỗ.

Đến giải phápVới quan điểm phát triển N&LNTT Thừa Thiên

Huế gắn với quá trình sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động, là tiền đề để thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới;

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

8 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 6/2017

Phát triển N&LNTT gắn liền với quy hoạch kinh tế xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch nông thôn mới; gắn với việc đẩy mạnh ứng dụng KH&CN nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệ, nâng cao chất lượng và tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm N&LNTT trên thị trường; coi trọng việc bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn và phát huy các truyền thống văn hóa. Định hướng phát triển N&LNTT Thừa Thiên Huế từ nay đến năm 2030 là: (1) Phát triển N&LNTT theo hướng sản xuất hàng hóa, đa dạng ngành nghề; (2) Đẩy mạnh phát triển N&LNTT có tiềm năng, có lợi thế so sánh mang lại giá trị kinh tế cao; (3) Phát triển N&LNTT theo hướng đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất; (4) Phát triển N&LNTT trên cơ sở bảo tồn các công nghệ truyền thống với ứng dụng công nghệ mới; (5) Phát triển N&LNTT Thừa Thiên Huế gắn liền với quá trình xây dựng nông thôn mới và bảo vệ môi trường.

Để thực hiện được những định hướng trên, nhóm tác giả của đề tài đã đề xuất

Những giải pháp trọng tâm đối với nhà nước và đối với các cơ sở sản xuất là:

- Đối với Nhà nước cần hỗ trợ để thực hiện: • Tạo ra nguồn lao động chuyên môn hóa; • Hỗ trợ mặt bằng sản xuất;• Hỗ trợ huy động nguồn vốn; • Hỗ trợ nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệ. - Từ đó các cơ sở N&LNTT thực hiện các giải pháp: • Sản xuất hàng hóa quy mô lớn; • Tìm được thị trường ổn định; • Phát triển các loại hình tổ chức sản xuất

hiệu quả; • Liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có

thương hiệu. Bên cạnh đó 07 giải pháp để phát triển bền vững

N&LNTT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn tiếp theo được nhóm tác giả đề xuất, cụ thể là:

(1) Xây dựng, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển bền vững N&LNTT

- Xây dựng quy hoạch phát triển tiểu thủ công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế trong đó bao gồm nhiệm vụ quy hoạch phát triển theo từng nhóm N&LNTT ở từng địa bàn. Trên cơ sở này, cần quy hoạch xây dựng mạng lưới các khu cụm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, quy hoạch xây dựng chi tiết 1/500 các khu cụm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề để bố trí nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng đồng bộ;

- Công tác quy hoạch phải gắn với xây dựng chiến lược cung ứng nguyên liệu tại chỗ. Sớm quy hoạch các làng nghề chế biến hải sản xuất khẩu ở các địa phương như Quảng Công, Quảng Ngạn huyện Quảng Điền; Thuận An, Phú Thuận huyện Phú Vang; Vinh Hưng, Vinh Hiền huyện Phú Lộc; phát triển cụm công nghiệp chế biến sâu nguyên liệu cát Phong Điền; các cụm tiểu thủ công nghiệp chuyên nghề mộc mỹ nghệ, ở Mỹ Xuyên Phong Điền, Hương Hồ Hương Trà, chế biến gỗ xuất khẩu ở Lộc Sơn Phú Lộc...

(2) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lựcTrong thời gian tới cần đặc biệt chú trọng một

số nội dung đào tạo cho chủ cơ sở N&LNTT bao gồm: kiến thức và kỹ năng quản trị kinh doanh, kiến thức về hội nhập kinh tế như khai thác thông tin trực tuyến, kiến thức chuyên ngành kinh doanh cũng cần chú trọng tùy từng nhóm ngành. Đồng thời để nâng cao trình độ cho người lao động ở các cơ sở N&LNTT, chúng ta cần thực hiện đồng bộ các giải pháp: Tăng thu nhập cho các cơ sở sản xuất sẽ tạo tiềm lực để nâng cao chất lượng lao động. Việc dạy nghề cho lao động nông thôn hiện nay đang tập trung vào những nghề phục vụ cho ngành công nghiệp, vì vậy cần thay đổi phương thức đào tạo, thời gian đào tạo cho phù hợp với từng loại đối tượng N&LNTT. Nhà nước hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề, hỗ trợ kinh phí theo chính sách dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn.

(3) Phát triển thị trường các sản phẩm N&LNTT

Nhà nước hỗ trợ xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu, tăng cường tính pháp lý cho sản phẩm. Tăng cường nhận thức về sở hữu trí tuệ, đăng ký

9BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 6/2017

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

nhãn hiệu hàng hóa; ứng dụng KH&CN, cải tiến trang thiết bị nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và cạnh tranh của sản phẩm N&LNTT trên thị trường. Tỉnh Thừa Thiên Huế cần tạo mọi điều kiện để các cơ sở N&LNTT tận dụng cơ hội này nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Cần đặc biệt chú trọng đến việc trợ giúp các chủ cơ sở nắm bắt thông tin, thị trường xuất khẩu như: nhu cầu, thị hiếu, mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm của khách hàng quốc tế; hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu; hỗ trợ tiếp cận khách hàng nước ngoài; hỗ trợ ký kết hợp đồng xuất khẩu và hỗ trợ kinh doanh thương mại quốc tế. Tăng cường nghiên cứu và dự báo thị trường, nhất là những dự báo dài hạn và trung hạn. Phát triển thị trường du lịch nhằm đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ cho các sản phẩm N&LNTT là một trong những phương hướng chiến lược của thị trường tiêu thụ sản phẩm N&LNTT.

(4) Tăng cường và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn

Nhà nước nên có chính sách khuyến khích hệ thống ngân hàng cho các cơ sở tiểu, thủ công nghiệp vay với lãi suất ưu đãi thông qua việc lựa chọn một số sản phẩm ưu tiên để xây dựng kế hoạch hỗ trợ phát triển trong đó có chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn để tạo ra các kênh vay vốn hiệu quả. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ban ngành với vai trò giám sát và ngân hàng trong việc tư vấn, hỗ trợ xây dựng các dự án khả thi cho cơ sở N&LNTT. Có cơ chế bảo lãnh cho cơ sở N&LNTT được vay vốn kết hợp với hỗ trợ lãi suất hay miễn giảm thuế trong điều kiện pháp luật cho phép sẽ là động lực mạnh mẽ thúc đẩy N&LNTT phát triển.

(5) Đa dạng hóa tổ chức sản xuất, đẩy mạnh liên kết và ứng dụng KH&CN nhằm nâng cao năng suất sản phẩm N&LNTT

Tỉnh Thừa Thiên Huế nên khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân trong lĩnh vực N&LNTT phát triển để nâng cao trình độ tổ chức quản lý sản xuất bằng các chính sách: giao mặt bằng sản xuất sạch, thông qua việc đầu tư phát triển hạ tầng các làng nghề, các khu cụm tiểu thủ công nghiệp đã được quy hoạch, cho các doanh nghiệp thuê đất để sản

xuất kinh doanh với giá ưu đãi, đồng thời hỗ trợ các chính sách miễn giảm thuế với mức ưu đãi nhất theo quy định của pháp luật. Ưu tiên hỗ trợ các hình thức liên kết phát triển quy mô, hỗ trợ ứng dụng KHCN nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm N&LNTT. Hỗ trợ các doanh nghiệp có phương án kinh doanh bao tiêu sản phẩm hoặc thu gom sản phẩm N&LNTT để tiêu thụ, xuất khẩu với số lượng lớn nhằm tạo đầu ra cho sản phẩm N&LNTT.

(6) Đảm bảo nguồn nguyên vật liệu cho sản xuấtCần triển khai quy hoạch xây dựng các vùng

nguyên liệu tại chỗ như: Song mây, tre nứa, nón lá… để từng bước hình thành một số vùng cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất N&LNTT trên địa bàn. Đồng thời có chính sách bảo hiểm, trợ giá đối với một số loại cây để khuyến khích phát triển cung cấp nguyên liệu ổn định và lâu dài cho các cơ sở sản xuất N&LNTT.

(7) Bảo vệ môi trường sinh thái cho phát triển bền vững N&LNTT

Cần chú ý thực hiện một số giải pháp như: đẩy mạnh công tác kiểm tra môi trường, tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân về ô nhiễm môi trường và tác động tiêu cực của nó tới đời sống và sản xuất. Đẩy mạnh việc áp dụng, chuyển giao công nghệ sản xuất hiện đại giảm ô nhiễm môi trường. Quy hoạch, phân bố các cụm nghề, làng nghề phải gắn với phương án xử lý chất thải và ô nhiễm môi trường ngay từ đầu. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý nhà nước về ô nhiễm môi trường.

Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống là việc làm có ý nghĩa và rất cần thiết. Vì vậy, bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng vươn lên của mỗi làng nghề truyền thống, rất cần sự quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ của nhà nước, chính quyền và các tổ chức xã hội. Nếu thực hiện được các giải pháp nêu trên, chắc chắn các làng nghề truyền thống sẽ tìm được cơ hội mới để tiếp tục phát triển.

Võ Minh

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

10 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 6/2017

QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRÊN NỀN GIS

Với mục tiêu xây dựng được cơ sở dữ liệu (CSDL) GIS quy hoạch đô thị (QHĐT) thống nhất, dùng chung cho tỉnh Thừa Thiên Huế, tích hợp với hệ thống CSDL GIShue; xây

dựng phần mềm khai thác và cung cấp thông tin QHĐT cho cộng đồng bằng công nghệ WebGIS; xây dựng quy trình thống nhất giữa các bản vẽ QHĐT và CSDL GIS phục vụ cho phát triển, tích hợp nguồn dữ liệu QHĐT vào CSDL GISHue, từ tháng 3/2015 đến tháng 2/2017, Viện Quy hoạch Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ trì thực hiện đề tài “Quản lý quy hoạch xây dựng đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế trên nền GIS”. Kết quả của đề tài vừa được Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế nghiệm thu vào ngày 15/6/2017. Bản tin Khoa học và Công nghệ xin giới thiệu một số kết quả chính của đề tài này.

Đánh giá thực trạng công tác quản lý QHĐT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Trong thời gian qua, công tác QHĐT tại Thừa Thiên Huế đã có những chuyển biến mạnh mẽ, góp phần tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai đầu tư xây dựng đô thị đồng bộ; hay thiết lập các chương trình phát triển và quản lý đô thị cho các giai đoạn ngắn hạn và dài hạn. QHĐT tại tỉnh Thừa Thiên Huế đang được triển khai theo hướng đô thị di sản, văn hóa, cảnh quan, sinh thái và thân thiện với môi trường. Với mục tiêu đó, UBND tỉnh đã cho triển khai nhiều dự án quy hoạch xây dựng đô thị ở các địa phương làm cơ sở để quản lý và đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà. Theo thống kê của Sở Xây dựng, trên địa bàn toàn tỉnh hiện có khoảng 285 đồ án quy hoạch (đã có quyết định phê duyệt), trong đó, có 159 đồ án quy hoạch xây dựng và 126 đồ án QHĐT.

Trên cơ sở những quy hoạch đã được phê duyệt, qua khảo sát, đánh giá quá trình triển khai thực hiện quy hoạch, đặc biệt là công tác QHĐT, nhóm thực hiện đề tài đã đưa ra những bất cập, khó khăn cần có giải pháp khắc phục, đó là:

- Các đồ án quy hoạch được quản lý ở nhiều cấp khác nhau. Việc triển khai các đồ án thường diễn ra ở nhiều thời điểm, nhiều vị trí khác nhau

nên rời rạc về tổng thể và khó khớp nối với nhau, nhất là ở thành phố Huế.

- Việc hoàn thiện hệ thống cải cách hành chính theo hướng một cửa nhằm cung cấp thông tin, tăng tính công khai, minh bạch của các đồ án QHĐT đối với người dân cũng chưa thật sự có những đột phá.

- Các tài liệu, số liệu quy hoạch tổng hợp của các sở, ban ngành và các đơn vị liên quan chưa được thống kê, cập nhật đầy đủ làm cho việc chỉ đạo, quản lý, lập kế hoạch, cập nhật thông tin quy hoạch cho từng đô thị chưa được triệt để. Điều này gây ảnh hưởng đến những nhận xét, đánh giá và đề xuất cụ thể mục tiêu phủ kín các quy hoạch ở thành phố Huế và các đô thị khác. Việc hình thành hệ thống CSDL quy hoạch mang tính thống nhất, làm tiền đề cho quy hoạch kinh tế-xã hội của địa phương cũng gặp không ít khó khăn, như: hiện nay, việc quản lý xây dựng QHĐT chủ yếu vẫn dựa trên hồ sơ giấy, thiếu tính cập nhật, khó sử dụng trong phân tích dẫn đến nhiều khó khăn trong quản lý và cung cấp thông tin quy hoạch cho lãnh đạo; dữ liệu QHĐT thường được lưu trong các file bản vẽ AutoCAD nên không thích hợp cho việc chia sẻ và quản lý trên môi trường mạng nên khó khăn trong việc cập nhật biến động; các đồ án

11BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 6/2017

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

Quy trình xây dựng CSDL GIS quy hoạch

thường xuyên được điều chỉnh theo quy định, thời gian nghiên cứu dài, việc đóng góp ý kiến về các đồ án quy hoạch do phải chỉnh sửa liên tục trong khi kho hồ sơ về các đồ án còn hạn chế...

Những khó khăn này khiến công tác quản lý nhà nước về QHĐT gặp nhiều lúng túng, cần phải có giải pháp tháo gỡ. Do vậy, việc ứng dụng GIS vào quản lý QHĐT là một giải pháp tối ưu trong giai đoạn hiện nay.

Xây dựng CSDL GIS quy hoạch xây dựng đô thị

Cơ sở toán học của CSDL: CSDL địa lý hệ thống quy hoạch xây dựng đô thị dựa trên nền địa hình tỷ lệ 1:2000 áp dụng cho thành phố Huế và vùng phụ cận 1:10.000 được xây dựng trên hệ tọa độ, độ cao VN-2000.

Quá trình chuyển đổi dữ liệu GIS quy hoạch từ các đồ án quy hoạch sang GIS được thực hiện sau khi đánh giá chất lượng các đồ án quy hoạch, cụ thể là 05 đồ án: (1) Đồ án điều chỉnh quy hoạch thành phố Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, tỉ lệ 1.25.000; (2) Đồ án quy hoạch xây dựng Khu Kinh tế Chân Mây-Lăng Cô tỉ lệ 1/10.000; (3) Đồ án Quy hoạch chi tiết trung tâm phía Nam thành phố Huế, tỉ lệ 1/2.000; (4) Đồ án Quy hoạch chi tiết khu A-khu đô thị An Vân Dương, tỉ lệ 1/2.000; (5) Đồ án Quy hoạch chi tiết trung tâm Kiểm Huệ, phường Xuân Phú, tỉ lệ 1/500. Trong quá trình xây dựng CSDL, việc thiết lập chuẩn CSDL

GIS là rất quan trọng, các dữ liệu thu thập từ các nguồn được xác định theo chuẩn CSDL GIS để phục vụ cho việc xây dựng dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian. Trong 5 đồ án nhóm nghiên cứu lựa chọn, có 4 đồ án ở định dạng file CAD. Đối với dạng dữ liệu này, trước khi thực hiện chuyển đổi, nhóm thực hiện đã đánh giá, rà soát chất lượng, thông tin của mỗi bản vẽ. Với nhóm dữ liệu này sự sai khác có thể xảy ra ở đây là bản đồ nền, hệ tọa độ. Sau khi đăng ký và nắn chỉnh tọa độ thống nhất với bản đồ nền thuộc dự án GISHue sẽ được tiến hành chuyển đổi theo quy trình thi công xây dựng CSDL quy hoạch xây dựng (xem hình ).

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

12 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 6/2017

Kết quả, đã xây dựng được CSDL GIS quy hoạch xây dựng đô thị, bao gồm: (1) Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050; (2) Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Chân Mây-Lăng Cô đến năm 2025; (3) Quy hoạch chi tiết trung tâm phía Nam thành phố Huế; (4) Quy hoạch chi tiết khu A-khu đô thị An Vân Dương; (5) Quy hoạch chi tiết trung tâm khu dân cư KV4, phường Xuân Phú.

Theo đánh giá của các thành viên của Hội đồng nghiệm thu đề tài thì việc rà soát, tổng hợp, đánh giá các QHĐT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế là một bước rất quan trọng nhằm đánh giá tổng quan chất lượng đồ án, rà soát thông tin trên mỗi bản vẽ, nhằm rút ngắn thời gian và nâng cao chất lượng đồ án, đặc biệt là tránh bỏ sót thông tin, từ đó đưa ra phương pháp chuyển đổi tối ưu nhất.

Xây dựng phần mềm khai thác thông tin quy hoạch xây dựng

Phần mềm được xây dựng dựa trên tiêu chí thân thiện, dễ sử dụng, có khả năng nâng cấp khi công nghệ phát triển, đáp ứng nhu cầu tra cứu, quản lý và cập nhật dữ liệu quy hoạch xây dựng. Một số tính năng của phần mềm:

- Khai thác dữ liệu đặc thù của ngành quy hoạch xây dựng trên nền bản đồ số: cung cấp chức năng cho phép quản lý thông tin quy hoạch; khả năng chồng xếp các lớp dữ liệu trên nền bản đồ số; khả năng khai thác tìm kiếm thông tin theo không gian, thuộc tính; khả năng cập nhật thông tin từ các nguồn Geodatabase, shapefile, excel.

- Tạo lập bản đồ quy hoạch hỗ trợ nghiệp vụ lập quy hoạch các loại: cho phép tạo lập bản đồ thủ công; tạo lập bản đồ quy hoạch từ mẫu bản đồ có sẵn; trình bày bản đồ quy hoạch.

- Thiết lập Atlas quy hoạch phục vụ cung cấp, chia sẻ thông tin quy hoạch bằng công nghệ GIS: quản lý danh mục Atlas quy hoạch (thêm, sửa, xóa thư mục); cung cấp chức năng cho phép quản trị nội dung Atlas quy hoạch; cung cấp chức năng khi khai thác từng nội dung của

Atlas quy hoạch, cho phép xem thông tin của từng đối tượng quy hoạch.

- Phân tích không gian trên bản đồ quy hoạch: cho phép thực hiện một số phép phân tích không gian cơ bản trên bản đồ quy hoạch phục vụ nghiệp vụ lập và theo dõi việc thực hiện quy hoạch; chồng xếp với dữ liệu GIS của ngành khác; tạo bản đồ điểm nóng, bản đồ nhiệt, bản đồ vùng đệm quy hoạch.

- Cung cấp các chức năng cho phép cập nhật dữ liệu quy hoạch theo đơn vị đồ án hoặc cập nhật trực tiếp trên nền bản đồ số.

Theo TS.KTS Đặng Minh Nam, chủ nhiệm đề tài, thì kết quả của đề tài có tác động rất lớn và mang lại nhiều lợi ích đối với việc phát triển kinh tế-xã hội nói chung và ngành xây dựng nói riêng. Kết quả nghiên cứu đã tạo ra hệ thống GIS trợ giúp hiệu quả cho công tác quản lý QHĐT; là nguồn cung cấp dữ liệu cho công tác nghiên cứu phát triển đô thị, hạn chế sự chồng chéo trong công tác thẩm định và phê duyệt quy hoạch trên nền GIS... Kết quả nghiên cứu của đề tài đã phản ảnh được tính chất quan trọng của việc ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý quy hoạch xây dựng đô thị. Đây cũng là nền tảng để các cấp, các ngành xây dựng một cơ chế phối hợp, phù hợp với tình hình hiện nay của tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm chuyển đổi, cập nhật và xây dựng dữ liệu GIS chuyên ngành xây dựng mang tính đồng bộ và hiệu quả.

Đức Thịnh

13BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 6/2017

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

Ý tưởng từ một quán cơmTình cờ phát hiện một số hộ kinh doanh bán

cơm hộp trên đường Chi Lăng, thành phố Huế sử dụng nước nấu với lá bàng để ngâm và rửa dụng cụ xoong nồi, bát, đĩa, hai em Lê Thị Quỳnh Anh và Lê Thanh Hằng, học sinh trường THCS Lý Tự Trọng đã rất bất ngờ trước phương pháp vệ sinh này. Qua tìm hiểu, các em nhận thấy rằng nước nấu với lá bàng khi đổ xuống bồn rửa, bồn cầu mỗi tháng một lần thì hiện tượng tắc cống đã giảm rất nhiều. Điều này chứng tỏ lá bàng có hoạt chất nào

đó có khả năng phân hủy, bốc gỡ những chất bẩn bám vào thành men sứ, nhựa, sắt… Việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu lá bàng không khó vì hiện nay trên một số trục đường như: Huỳnh Thúc Kháng, Đặng Dung, Nguyễn Chí Thanh và Chi Lăng... cây bàng mọc tự nhiên và phát triển rất nhanh, đến mùa lá và quả rụng gây nên ô nhiễm môi trường. Từ những hiểu biết ban đầu đó, các em đã cùng nhau tiến hành thực hiện đề tài thú vị này.

…Đến thực hiện đề tài khoa họcNắm rõ những biểu hiện về các chứng nhiệt

miệng, viêm nướu, lợi, cao răng… và tác dụng của cây bàng trong việc chữa sâu răng, bệnh chân tay miệng ở trẻ em, bệnh lở trong miệng của người mà ta hay gọi là nhiệt, nước lá bàng là dung dịch ngâm rửa vết thương (có mủ) đặc hiệu nhất mà không gây độc… qua sự hướng dẫn của thầy giáo Nguyễn Thiện Nguyên, hai em Lê Thị Quỳnh Anh và Lê Thanh Hằng đã thực hiện đề tài chế phẩm nước súc miệng từ loại lá và búp bàng non.

Lá và búp bàng non có công dụng chữa cảm sốt, viêm loét da, trị nhiệt miệng rất hiệu quả mà không phải ai cũng biết. Chỉ cần ngậm nước lá bàng 2 lần/1 ngày đã có thể giúp người

CHẾ PHẨM THIÊN NHIÊN NƯỚC SÚC MIỆNG TỪ LÁ VÀ BÚP BÀNG NON

Hiện nay, bên cạnh những tiến bộ khoa học kỹ thuật ở các lĩnh vực thì khuynh hướng quay về với thiên nhiên, tìm tòi và phát triển những phương thuốc truyền thống ngày

càng được chú trọng. Thảo dược thiên nhiên ngày càng đóng vai trò quan trọng trong vấn đề phòng, chữa bệnh cũng như trong việc nâng cao sức khỏe cho con người. Qua đó, không những hỗ trợ hiệu quả trong các phương pháp trị liệu mà còn góp phần giảm nhẹ chi phí điều trị cho người bệnh. Đó cũng là ý tưởng để thực hiện chế phẩm thiên nhiên nước súc miệng từ lá và búp bàng non của hai em học sinh trường THCS Lý Tự Trọng, thành phố Huế.

Tinh dầu lá và búp bàng non được chiết xuấtcó màu sắc khác nhau theo thời gian nấu.

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

14 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 6/2017

dùng trị sạch sâu răng, nướu hết viêm cũng như răng sẽ hết mảng bám ố vàng trong 1 tuần áp dụng. Với hộ gia đình gồm 4 người, chỉ cần 800g lá và búp bàng non, 1.200g lá bàng già và 1 nồi nấu có dung tích 4 lít nước là đủ. Lá và búp bàng non rửa sạch, để ráo khô nước rồi đem vào nồi. Nấu cho tới lúc sôi hẳn thì vặn nhỏ lửa rồi đun thêm nửa tiếng, đến khi thấy thu được nước lá bàng khoảng chừng 4 cốc nước thì tắt bếp. Sau đó lọc lấy phần nước ra để sử dụng và bỏ đi phần bã lá bàng. Vào mỗi sáng và tối, chỉ cần ngậm dung dịch vào miệng rồi súc từ từ, sao cho phần nước bọt dần tiết ra để hòa quyện với nước lá bàng phát huy hiệu quả triệt để nhất.

Để điều chế tinh dầu (dùng để bôi vào chân răng, vết bỏng, nhiệt miệng… sau đó rửa sạch bằng nước ấm), cho vào nồi gồm 3 bộ phận:

+ Khoang dưới chứa nước;+ Khoang giữa đựng lá và búp bàng hoặc kết

hợp thêm vỏ cây bàng;+ Khoang trên gồm nắp có ê tô.- Nấu đến lúc sôi và lần lượt siết ê tô sau 15

phút, 30 phút, 45 phút, 60 phút. Lấy tinh dầu chiết cất vào lọ chai dành riêng cho mỗi người.

“Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại nước súc miệng khác nhau như Listerine, Oral-B, Colgate… Tuy nhiên, khi sử dụng các loại nước này có những hạn chế như gây ra dị ứng, gây kháng thuốc sau này cho người dân. Bên cạnh đó, ở vùng ven đô hay nông thôn, việc chăm lo sức khỏe vùng miệng và chi phí để mua những loại nước súc miệng như trên thì chưa có điều kiện”-hai em Lê Thị Quỳnh Anh và Lê Thanh Hằng chia sẻ.

Qua nhiều lần thử nghiệm tại phòng thí nghiệm Trường Đại học Y Dược Huế và thực hành tại nhà, các em nhận thấy được hiệu quả của nước súc miệng từ lá và búp bàng non như loại bỏ nhanh chóng cao răng, vết ố lâu ngày chỉ trong vòng 01 tuần sử dụng, làm sạch răng miệng mỗi ngày, ngăn ngừa hôi miệng, giúp răng trắng sáng và hơi thở thơm tho.

Thầy Nguyễn Thiện Nguyên, giáo viên Trường THCS Lý Tự Trọng, người hướng dẫn đề tài cho các em cho biết: “Sản phẩm của các em chủ yếu được làm từ nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, không tốn chi phí, tự làm tại gia đình, không dị ứng, kháng thuốc, có thể dùng quanh năm cho mọi lứa tuổi, mọi gia đình từ thành thị đến nông thôn. Bên cạnh đó, lá bàng có tính sát khuẩn cao nên có thể diệt sạch mọi vi khuẩn bên trong khoang miệng một cách triệt để. Không những vậy, khi ngậm nước lá bàng, các chất tiết ra như một lớp màng bảo vệ từng chiếc răng của bạn. Các phần mảng bám, ố vàng cũng dần dần biến mất từ đó giúp nướu trở nên khỏe mạnh hơn, hơi thở cũng thơm tho và răng cũng sẽ trắng sáng”.

Đăng Vinh

Lê Thị Quỳnh Anh và Lê Thanh Hằng giới thiệu sản phẩm của mình

15BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 6/2017

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

“Trường THCS Nguyễn Khoa Thuyên chúng em thuộc địa bàn xã Hương Phong (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) có khu du lịch Cồn Tè, Rú Chá thu hút nhiều khách du lịch và nghỉ dưỡng, tuy mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho địa phương nhưng lượng rác thải phần lớn đang làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường xung quanh chúng em” đó là ý tưởng của em Phan Thị Anh Thư (lớp 7/1) và em Nguyễn Thị Thuận (lớp

9/1) trường THCS Nguyễn Khoa Thuyên để các em chọn đề tài “Đèn trang trí từ vật dụng phế thải” được Ban giám khảo Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên Nhi đồng tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ X năm 2017 đánh giá cao về bảo vệ môi trường.

Tâm sự của em Nguyễn Thị Thuận, học sinh thu gom vật dụng phế thải về để làm đồ mỹ nghệ: “Chúng em nghĩ rằng rác thải có một số cái có thể tận dụng được để làm ra nhiều thứ để bảo vệ

môi trường, có thể phục vụ cho nhiều dịp lễ, tặng cho bạn bè, tặng cho thầy cô giáo hoặc tặng cho các bà mẹ trong những dịp lễ”. Từ suy nghĩ đó, hai em Thuận và Thư đã dùng đôi bàn tay khéo léo để làm cho rác thải mang một đời sống khác.

Từ những vỏ lon, khuy lon, chai nhựa, cùng với sự hướng dẫn của cô giáo, Thuận và Thư đã làm ra những chiếc đèn ngủ, giỏ xách tay, lọ hoa, hộp bút, vật dụng trang trí

Với ý thức cao trong bảo vệ môi trường, có hai em học sinh ở vùng quê bên phá Tam Giang tỉnh Thừa Thiên Huế đã có cách làm hay khi tận dụng những vật dụng phế thải

để làm thành những món đồ thủ công mỹ nghệ đẹp mắt. Những món quà xinh xắn do các em làm ra còn truyền đi thông điệp với cộng đồng hãy cùng chung tay bảo vệ môi trường.

Ý TƯỞNG BIẾN VẬT DỤNG PHẾ THẢI THÀNH ĐỒ MỸ NGHỆ CỦA HAI HỌC SINH

VÙNG QUÊ BÊN PHÁ TAM GIANG

Thuận và Thư miệt mài chế tạo các vật dụng từ rác thải dưới sự hướng dẫn của cô giáo Kim Anh

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

16 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 6/2017

đa dạng và bắt mắt. Em Nguyễn Thị Thuận cho biết thêm: “Những vật thải đó rất dễ kiếm, chúng em thấy người ta vứt ra ở môi trường là đi nhặt lại kèm theo một số vật dụng rẻ tiền, đủ khả năng tài chính của bọn em: chỉ, hạt cườm...

Cô giáo Nguyễn Thị Kim Anh-Trường THCS Nguyễn Khoa Thuyên, giáo viên hướng dẫn 2 học sinh thực hiện công trình tâm sự: “Thấy các em có những suy nghĩ như vậy, tôi nghĩ ngay đến những sản phẩm thân thiện với môi trường và từ những hiểu biết chuyên môn của mình, tôi đã hướng dẫn các em làm những vật dụng phục vụ cho đời sống”.

Với sự sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo, những sản phẩm đèn trang trí từ vật dụng phế thải của hai em Nguyễn Thị Thuận và Phan Thị Anh Thư đã đạt Giải Nhất Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên Nhi đồng thị xã Hương Trà và Giải Khuyến khích Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên Nhi đồng tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017, Giải Ba năm 2016.

Hơn nữa, những sản phẩm từ vật dụng phế thải đã nhận được sự đồng tính trong thế hệ trẻ về việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống.

Thầy giáo Nguyễn Văn Tương-Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Khoa Thuyên nhấn mạnh: “Đề tài và sản phẩm năm nay cũng góp phần giúp các em nhận thức được ý thức về môi trường, lượm nhặt các phế thải để làm những sản phẩm mang lại kinh tế cho xã hội đồng thời giáo dục

các em ý thức bảo vệ môi trường ở nhà trường cũng như ở gia đình và thôn xóm”.

Từ đề tài “Đèn trang trí từ vật dụng phế thải” của Thuận và Thư, sản phẩm của các em không những làm giảm lượng rác thải ra môi trường, tạo các sản phẩm thủ công mỹ nghệ có ích mà còn góp phần tuyên truyền vận động các em học sinh trong nhà trường và mọi người xung quanh cùng chung tay bảo vệ môi trường vì một tương lai không rác thải.

Những món đồ mỹ nghệ từ vật dụng phế thải này còn được xem như những công trình khoa học nhỏ, thể hiện sức sáng tạo và kỹ năng của học sinh vùng ven phá Tam Giang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Xuân Trường-Trương Huyền

Em Phan Thị Anh Thư, Nguyễn Thị Thuận và cô giáo Nguyễn Thị Kim Anh bên sản phẩm từ vật dụng phế thải

17BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 6/2017

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

Nhà khoa học nặng lòng với nền nông nghiệp địa phương

Khi chúng tôi đặt bút viết bài viết này và xem bản lý lịch khoa học thì đúng vào ngày PGS.TS Trần Đăng Hòa tròn 46 tuổi. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống nghề giáo và tuổi thơ của thầy Trần Đăng Hòa đã gắn bó với ruộng vườn nên đã chắp cánh ước mơ trở thành kỹ sư nông nghiệp. Năm 1993, tốt nghiệp đại học chuyên ngành Trồng trọt tại Trường Đại học Nông Lâm-Đại học Huế. Với bằng tốt nghiệp loại giỏi, thầy được giữ lại trường để giảng dạy cho các thế hệ sinh viên. Khi đã có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong giảng dạy, năm 1997, thầy Trần Đăng Hòa tiếp tục chinh phục ước mơ học tập của mình. Thầy tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Trồng trọt tại Trường Đại học Nông Lâm-Đại học Huế vào năm 1999. Sau đó thầy được đào tạo tiếp thạc sỹ chuyên ngành Di truyền ứng dụng và Quản lý dịch hại tại Đại học Kyushu, Nhật Bản và tốt nghiệp năm 2004. Cũng tại Đại học Kyushu, Nhật Bản, thầy tiếp tục nhận bằng tiến sĩ năm 2007, khi đó thầy Hòa chỉ mới 36 tuổi. Trở về quê hương khi có tấm

bằng tiến sĩ, TS Trần Đăng Hòa lại tiếp tục thực hiện ước mơ giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Năm 2010, TS Trần Đăng Hòa đã vinh dự được

PGS.TS TRẦN ĐĂNG HÒA:NGƯỜI DỐC HẾT ĐỜI MÌNH CHO MẦM XANH NÔNG NGHIỆP

PGS.TS Trần Đăng Hòa, người được chúng tôi thường gọi với cái tên trìu mến là “thầy Hòa nông nghiệp” là một nhà nghiên cứu khoa học, luôn gắn bó với những nghiên

cứu mang tính khoa học, góp phần tạo ra những giống cây trồng mới, những nghiên cứu về các biện pháp quản lý cây trồng, những giải pháp xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững. Các nghiên cứu của PGS.TS Trần Đăng Hòa được đánh giá rất cao bởi khả năng áp dụng vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp của Việt Nam nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng.

PGS.TS Trần Đăng Hòa (bên phải) tham gia nhiều triển lãm sản phẩm khoa học và công nghệ

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

18 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 6/2017

Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước công nhận đủ tiêu chuẩn Phó giáo sư.

Gần 25 năm làm công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học, PGS.TS Trần Đăng Hòa đã gắn bó với đồng ruộng, với nông dân với khát khao chọn tạo ra những giống mới ít sâu bệnh, năng suất cao, thích ứng với biến đổi khí hậu, tìm ra được các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại, các biện pháp kỹ thuật canh tác an toàn, bền vững để áp dụng vào sản xuất nông nghiệp của địa phương, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân, góp phần xây dựng thành công nông thôn mới.

Vừa giảng dạy, vừa nghiên cứu khoa học và vừa làm công tác quản lý với chức danh Trưởng khoa Nông học, nhưng với cương vị nào, thầy cũng làm tròn trách nhiệm của một người luôn trăn trở hết mình cho sự phát triển của nền nông nghiệp. Đến nay, thầy Hòa đã chủ trì và tham gia 45 công trình nghiên cứu khoa học với 25 bài báo khoa học trên các tạp chí uy tín của quốc tế 90 bài báo khoa học đăng trên tạp chí quốc gia, hướng dẫn 9 luận án tiến sĩ, 50 luận văn thạc sĩ. Nhìn bản lý lịch khoa học của thầy Hòa, tôi thực sự “choáng”, bởi lẽ trong gần 25 năm cống hiến cho nghiên khoa học thì tính ra một năm thầy đã nghiên cứu gần 9 công trình/bài báo/hướng dẫn luận án.

Tiếp lời khi chúng tôi đang “tính tính, toán toán” số lượng các công trình nghiên cứu và các bài báo của thầy, PGS.TS Trần Đăng Hòa cười và nói: “Tôi nặng lòng với nền nông nghiệp địa phương nên cứ mải miết suy nghĩ và trăn trở là làm thế nào để cùng đồng nghiệp đẩy mạnh nghiên cứu về công nghệ mới, các sản phẩm hữu cơ, sinh học trong sản xuất cây trồng, khả năng chống chịu sâu bệnh hại, thích nghi của các giống cây trồng và các biện pháp kỹ thuật thích ứng với biến đổi khí hậu trong điều kiện sinh thái của Thừa Thiên Huế… vì các nghiên cứu này thành công sẽ là hướng đi mới của nền khoa học nói chung và khoa học trong nông nghiệp nói riêng nhằm nâng cao tiềm lực khoa học của tỉnh nhà”. Thầy Hòa cũng khẳng

định thêm rằng, khi các ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp đang được nhà nước quan tâm đầu tư thì việc nâng cao tiềm lực khoa học để tự tạo ra các công nghệ và tiến bộ kỹ thuật của chính mình, có khả năng tiếp thu các công nghệ tiên tiến của thế giới là cần thiết, giúp nông nghiệp phát triển sâu rộng và bền vững hơn.

Hướng đến một nền nông nghiệp phát triển bền vững

Say mê nghiên cứu, lại được tiếp cận với nền khoa học tiên tiến của Nhật Bản nên ngay khi về nước, PGS.TS Trần Đăng Hòa đã bắt tay vào nghiên cứu để xác định biotype của rầy nâu (Nilarpavata lugens Stal), rầy lưng trắng (Sogatella furcifera Horvath) và đánh giá tính kháng rầy nâu của các giống lúa ở Thừa Thiên Huế; nghiên cứu một số giống (lúa, lạc) mới chọn tạo, có năng suất cao, phẩm chất tốt, thích hợp với một số điều kiện sinh thái của tỉnh Thừa Thiên Huế và một số tỉnh miền Trung; nghiên cứu sử dụng ong ký sinh Neochrysocharis okazakii Kamijo (Hymenoptera: Eulophidae) trong hệ thống quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên rau; nghiên cứu xây dựng quy trình nhân nuôi ong ký sinh nhập nội Tetrastichus brontispae Ferrière trừ bọ dừa Brontispa longissima Gestro tại Thừa Thiên Huế; nghiên cứu sản xuất thuốc trừ sâu thảo mộc từ cây đậu dầu, tỏi, gừng, ớt...; nghiên cứu và xây dựng mô hình sản xuất lúa theo kỹ thuật tưới nước tiết kiệm (AWD) và giảm khí phát thải nhà kính; nghiên cứu hoàn thiện các quy trình sản xuất cây trồng đạt tiêu chuẩn hữu cơ và VietGAP, xây dựng mô hình ứng dụng các sản phẩm công nghệ sinh học trong sản xuất rau, lúa, ớt an toàn theo hướng VietGAP và mô hình sản xuất lúa giống đạt tiêu chuẩn xác nhận tại huyện Quảng Điền, thị xã Hương Trà, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế… và còn rất nhiều nghiên cứu khác.

PGS.TS Trần Ngọc Nam, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: “Ngọn lửa đam mê nghiên cứu trong thầy Hòa chưa bao giờ tắt, bởi thầy luôn suy nghĩ và tìm cách để đưa nền

19BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 6/2017

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

nông nghiệp phát triển một cách bền vững thông qua việc nghiên cứu nhiều nhiệm vụ khoa học và công nghệ mang tính khả thi cao. Ngoài ra, việc cẩn trọng và có phần dè dặt trong từng câu chữ khi đứng ở vị trí là một chủ nhiệm dự án hay là một ủy viên phản biện của một Hội đồng nghiệm thu khoa học và công nghệ là điều tôi cảm nhận rất rõ trong tư chất của một nhà khoa học. Có lẽ ít ai hội đủ nhiều điều kiện cũng như kinh nghiệm trong việc nghiên cứu và giảng dạy như PGS.TS Trần Đăng Hòa”.

Với những nỗ lực, cố gắng không mệt mỏi của mình, nhà khoa học Trần Đăng Hòa đã gặt hái được nhiều thành tích xuất sắc, giành được nhiều giải thưởng cao quý. Mới đây, PGS.TS Trần Đăng Hòa cùng 15 tác giả/đồng tác giả thuộc Trường Đại học Nông lâm đã được vinh dự góp mặt là một trong tám công trình/cụm công trình được trao Giải thưởng Cố đô về Khoa học và Công nghệ lần thứ III, năm 2017. Cụm công trình “Tuyển chọn giống lúa kháng rầy và nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp tại Thừa Thiên Huế” đã được Hội đồng xét tặng Giải thưởng đánh giá cao, qua đó đã thu thập được 95 giống lúa để nghiên cứu; 11 giống lúa chuẩn kháng rầy và 02 giống lúa chuẩn nhiễm rầy; xác định được 08 giống lúa (HP01, HP05, HP07, HP10, HP19, HP28, HP29, RNT07) là các giống kháng với quần thể rầy nâu ở Thừa Thiên Huế, có thời gian sinh trưởng ngắn-trung ngày, năng suất bình quân của các giống dao động từ 47,3-58,8 tạ/ha (vụ đông xuân) và từ 46,1-56,1 tạ/ha (vụ hè thu); xác định được 5 giống lúa (ĐT34, Q.Nam1, Q5, PC6 và HP28) là các giống kháng với quần thể rầy lưng trắng ở Thừa Thiên Huế, có thời gian sinh trưởng ngắn-trung ngày, năng suất bình quân > 50 tạ/ha, chất lượng tốt; xác

định được quần thể rầy nâu ở Thừa Thiên Huế chủ yếu thuộc biotype 2 và quần thể rầy lưng trắng ở Thừa Thiên Huế chủ yếu là biotype 1... Cụm công trình này cho thấy tính mới, tính khoa học và ưu việt trong việc tuyển chọn được giống kháng rầy năng suất, chất lượng, phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương. Vì vậy, sau khi áp dụng giải pháp này, các địa phương đã mở rộng sản xuất các giống kháng rầy, nhân rộng kết quả của công trình.

Có thể thấy rằng, nghiên cứu khoa học là một công việc khó khăn nhưng đầy cảm hứng sáng tạo. Đó không chỉ là tôn chỉ mà còn là một nhiệm vụ chính trị mà nhà nước và cơ quan giao phó. Hy vọng, với những cống hiến trong nghiên cứu khoa học và những trăn trở để ngành nông nghiệp phát triển, PGS.TS Trần Đăng Hòa tiếp tục truyền cảm hứng nghiên cứu của mình đến các đồng nghiệp và các thế hệ sinh viên của Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm-Đại học Huế để càng ngày có thêm nhiều đề tài, công trình nghiên cứu có ảnh hưởng lớn, mang lại giá trị kinh tế-xã hội và phục vụ đời sống thiết thực cho nền nông nghiệp và cải thiện đời sống cho bà con nông dân.

An Khang

Các giống lúa kháng với quần thể rầy nâu do PGS.TS Trần Đăng Hòa nghiên cứu

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

20 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 6/2017

Huyện Quảng Điền có tổng diện tích sản xuất nông nghiệp 10.340,7ha, hơn 775,14ha nuôi thủy sản nước ngọt và nước lợ, hàng trăm hecta mặt nước phá Tam Giang và biển. Đây là nền tảng quan trọng để Quảng Điền vươn lên phát triển kinh tế. Tuy nhiên, những năm trở lại đây trước sự biến đổi khắc nghiệt của khí hậu đã gây rất nhiều khó khăn cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của huyện, nhất là ở các xã ven phá Tam Giang, như Quảng Ngạn, Quảng An, Quảng Công, Quảng Phước, Quảng Thành, Quảng Thái, Quảng Lợi, Quảng Phước và thị trấn Sịa. Tình trạng xâm nhập mặn ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của bà con. Nhiều diện tích lúa chết hàng loạt, người dân phải tiến hành gieo sạ lại.

Theo số liệu thống kế từ phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện. Những năm trở lại đây tình trạng xâm nhập mặn đang có xu hướng mở rộng, khiến nhiều diện tích lúa của người dân không thể phục hồi tập trung ở các xã ven phá như: Quảng Ngạn, Quảng Công, Quảng Thái, Quảng Lợi… Mới đây nhất, 25ha lúa mới gieo sạ của người dân 2 xã Quảng Thái, Quảng Lợi phải chấp nhận bỏ bởi ảnh hưởng xâm nhập mặn. Qua trao đổi với ông Hoàng Tuấn Nam, Chủ tịch UBND xã Quảng Thái, thì diện tích lúa ven phá của xã hầu hết đều nhiễm phèn, nhiễm mặn, mỗi năm xã đều phải trích kinh phí xử lý chua phèn cho đồng ruộng. Riêng vụ hè thu năm 2017, thời tiết diễn biến khắc nghiệt làm chết hơn 10ha lúa của bà con

xã viên HTX Tam Giang, phải gieo sạ lại và tình hình cũng không mấy khả quan vì hiện diện tích này trong tình trạng “chết dần, chết mòn”.

Ngoài Quảng Thái, nhiều xã trên địa bàn huyện đều đang phải gồng mình chống chọi với diễn biến thất thường của thời tiết. Xây dựng lộ trình phát triển nông nghiệp hợp lý với những mô hình có khả năng thích ứng cao với biến đổi khí hậu được xem là động lực giúp Quảng Điền ổn định sản xuất.

Khảo sát thực tế tại Quảng Thái, vùng đất thấp trũng bỏ hoang được người dân tận dụng xây dựng vùng kinh tế tổng hợp với mô hình lúa xen cá, thả sen nuôi vịt nhằm tăng hiệu quả kinh tế. Anh Nguyễn Thanh Bình, thôn Lai Hà, xã Quảng Thái-chủ nhân của vùng ruộng trũng với diện tích 3,5ha này cho hay: “Vùng ruộng lúa thấp trũng này trước đây chỉ tập trung sản xuất lúa hiệu quả kinh tế thấp, thậm chí còn thua lỗ, nhiều năm liền bỏ hoang. Sau khi được tư vấn của cán bộ kỹ thuật về chuyển đổi sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu, gia đình mạnh dạn chuyển 3,5ha chuyên sản xuất lúa sang mô hình tổng hợp lúa xen cá, thả sen nuôi vịt”. Nếu thu nhập bình quân cho mỗi hecta lúa chỉ đạt 5 triệu đồng/năm, thì hiện nay với mô hình sản xuất tổng hợp này gia đình anh lãi ròng trên 60 triệu đồng/ha/năm.

Với đặc thù đất cát pha, điều kiện hạ tầng thủy lợi kém chỉ trồng lúa một vụ nên mọi năm nhiều diện tích đất Quảng Lợi phải bỏ hoang.

QUẢNG ĐIỀN CHÚ TRỌNG CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤUCÂY TRỒNG THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Để phát triển kinh tế theo hướng ổn định và tăng trưởng, Đảng bộ huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang chỉ đạo các ngành, các cấp chú trọng phát triển nông

nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu qua đây nhằm tạo mức tăng trưởng khá cho nền nông nghiệp huyện Quảng Điền.

21BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 6/2017

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

Những năm trở lại đây, xã mạnh dạn tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích lúa một vụ sang trồng ném, khoai lang, dưa hấu… Đến nay, toàn xã đã chuyển hơn 150ha đất trồng lúa không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây rau màu, ớt, ném, dưa hấu… Hầu hết các loại cây sinh trưởng tốt, thích ứng với sự khắc nghiệt của vùng, nổi bật nhất là cây ném và cây dưa hấu. Với những mô hình này, thu nhập của người dân cao gấp hàng chục lần so với trồng lúa, bình quân mỗi hecta dưa hấu cho thu nhập trên 120 triệu đồng/năm, và trên 200 triệu đồng/năm/ha đối với cây ném. “Từ mô hình trồng ném, dưa hấu đã mở ra hướng đi mới trong chuyển đổi cây trồng trên địa bàn xã. Việc làm này không chỉ thay đổi tập quán canh tác cũ sang áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mà còn là giải pháp thích nghi của nền nông nghiệp trước sự biến đổi thất thường của thời tiết như Quảng Lợi”, ông Phan Đăng Bảo, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Lợi cho biết.

Cùng với Quảng Lợi và Quảng Thái, những năm qua thị trấn Sịa cũng đặc biệt quan tâm đến công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu. Theo đó đã đưa vào

trồng thử nghiệm 1ha măng tây, chuyển đổi 15ha sản xuất kém hiệu quả ở cánh đồng Bắc An Gia sang mô hình trồng rau xanh, trồng ném, hành lá ở Thạch Bình, Giang Đông, những mô hình này đã mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng được xem là giải pháp hiệu quả giảm thiểu những tác động tiêu cực từ thời tiết. Đảng bộ huyện Quảng

Điền đã ban hành Nghị quyết, Chương trình hành động nhằm tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Theo ông Nguyễn Ngọc Tiến, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Điền, huyện đang tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tập trung chuyển đổi cơ cấu sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu. Trên cơ sở khảo nghiệm những giống mới, cây trồng mới, định hướng cho từng vùng chuyên canh, ưu tiên những chủng loại cây trồng ngắn ngày, có khả năng chống chịu hạn mặn.

Ngành nông nghiệp Quảng Điền phấn đấu duy trì tăng trưởng giá trị sản xuất ngành với tốc độ tăng bình quân 6-8%/năm; tổng sản lượng lương thực có hạt trên 50.000 tấn, diện tích trồng lúa chất lượng 2.000ha... Trên lĩnh vực thủy sản sẽ ổn định diện tích nuôi 635ha, vận động nhân dân tiếp tục đa dạng hóa đối tượng nuôi. Đẩy mạnh nuôi các loại đặc sản nước ngọt theo hướng đa dạng hình thức, đối tượng nuôi, tạo bước đột phá trong phát triển, nâng cao sức cạnh tranh với việc tăng năng suất, chất lượng sản phẩm; đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài tỉnh, đẩy mạnh xuất khẩu và xây dựng một ngành nông nghiệp sạch.

Công Cường

Mô hình trồng ném mang lại hiệu quả cao tại Quảng Lợi

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

22 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 6/2017

Với mục đích tăng cường công tác quản lý, bảo vệ bãi giống, bãi đẻ, nguồn lợi thủy

sản; tạo điều kiện thực vật thủy sinh phát triển tốt, vừa làm nơi trú ẩn an toàn vừa tạo thức ăn cho động vật thủy sinh, tôm, cá và cải thiện môi trường nước, phục hồi sinh cảnh; hướng đến chuẩn bị cho việc kết nối hình thành Khu bảo tồn đầm phá quốc gia theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, huyện Phú Lộc đã lập hồ sơ đề xuất và đã có 08 Chi hội nghề cá được UBND tỉnh giao quản lý 10 Khu bảo vệ thủy sản, với tổng diện tích bảo vệ nghiêm ngặt là 297ha, chiếm 2,98% diện tích đầm phá (gồm: Cửa Cạn Vinh Hưng 14ha; Đập Tây-Chùa Ma Vinh Giang 35ha, Hà Nã Vinh Hiền 25ha; Hòn Núi Quện, khe đập Làng, Ghềnh Lăng Lộc Bình 3 khu/98ha; Hòn Voi Lộc Trì 35ha; Đá Miếu Lộc Điền 30ha; Nam đèo Mũi Né thị trấn Phú Lộc 30ha; Đá Dầm Lộc Điền 30ha). Đến nay, các hạng mục cột mốc, bảng hiệu pano đã được đầu tư đảm bảo phân định rõ ràng về không gian vùng bảo vệ để phòng chống các hành vi xâm lấn. Trong năm 2015 có 07 chi hội đã đóng góp 30% kinh phí đối ứng vào Dự án VIE/033 để mua thuyền tuần tra, nâng tổng số thuyền tuần tra của chi hội hiện có là 08 chiếc, đáp ứng được nhiệm vụ tuần tra đầm phá, trách nhiệm quản lý khu bảo vệ thủy sản tiếp tục được phát huy.

UBND huyện chỉ đạo cho các ngành chức năng phối hợp các địa phương triển khai việc giao quyền khai thác thủy sản trên đầm phá; kết quả giao được 8.665ha/15 chi hội (gồm: Vinh Hưng 340ha/1 Chi hội; Vinh Giang 967ha/1 Chi hội, Vinh Hiền 1.376ha/3 Chi hội, Lộc Bình 1.390ha/3 Chi hội; Lộc Trì 1.080ha/2 Chi hội; Lộc Điền 2.382ha/4 Chi hội; thị trấn Phú Lộc 1.130ha/1 Chi

hội) và thí điểm 02 quyền khai thác vùng ven bờ cho các Chi hội nghề cá quản lý, bảo vệ (Vinh Hải và Vinh Hiền). Nhờ vậy, đã gắn được trách nhiệm của Chi hội nghề cá và hội viên, huy động sức dân tham gia quản lý tài nguyên đang từng bước tiến hành kiểm soát ngư lưới cụ.

Hoạt động phục hồi, tái tạo và phát triển nguồn lợi hải sản đã được lồng ghép với dự án VIE/033 hàng năm nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn, như: Ngày Nghề cá Việt Nam, Ngày Môi trường Thế giới, Ngày Đại Dương… Qua đó, hàng năm thả xuống đầm phá khoảng 5-6 vạn con giống tôm Sú, cá Dìa và Cua.

UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 184/KH-UBND ngày 19/9/2012 về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, quản lý nghề lừ xếp trên đầm phá; trong đó, đã giao chỉ tiêu cho các xã, thị trấn giảm số lượng lừ xếp theo lộ trình đến năm 2015; đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra tình hình vi phạm trên đầm phá trong năm từ 5-6 đợt tuần tra xử lý các trường hợp vi phạm ngư cụ khai thác như nghề lừ mắt lưới nhỏ hơn quy định, khai thác lưới kìm.

Nhờ làm tốt công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy hải sản đã góp phần duy trì sản lượng khai thác thủy sản, ổn định thu nhập, phát triển kinh tế của người dân địa phương. Trung bình hàng năm sản lượng khai thác thủy sản toàn huyện khoảng 7.500 tấn, trong đó khai thác biển 5.700 tấn và khai thác đầm phá 1.800 tấn, tạo công ăn việc làm cho khoảng gần 10.000 lao động.

HT(theo UBND huyện Phú Lộc)

PHÚ LỘC LÀM TỐT CÔNG TÁC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THỦY SẢN

23BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 6/2017

HOẠT ĐỘNG KH&CN TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ

Đổi mới quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội Trương Minh Hoàng cho rằng, xuất phát từ những hạn chế, vướng mắc như đã nêu, trong quá trình sửa đổi, Luật Chuyển giao công nghệ (CGCN) lần này hướng đến dần kiểm soát chất lượng công nghệ đưa vào Việt Nam, hạn chế các công nghệ lạc hậu, công nghệ gây ô nhiễm môi trường. Luật cũng tính đến giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối quá trình CGCN, vừa bảo đảm kiểm soát được công nghệ, vừa không gây phiền hà cho doanh nghiệp. Quan điểm xây dựng Luật là ngăn chặn công nghệ lạc hậu chuyển giao vào Việt Nam, đồng thời thúc đẩy CGCN tiên tiến, hiện đại.

Luật CGCN (sửa đổi) với 6 Chương 60 Điều đã sửa đổi căn bản những vấn đề hạn chế hiện tại, trong đó tập trung vào phạm vi điều chỉnh, chính sách của nhà nước đối với hoạt động CGCN, biện pháp thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ (KH&CN), công tác thẩm định công nghệ dự án đầu tư và quản lý nhà nước hoạt động CGCN.

Theo ông Đỗ Hoài Nam-Vụ trưởng Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ (Bộ KH&CN),

về phát triển thị trường KH&CN, một loạt biện pháp đã được đưa vào Luật theo hướng tạo cơ chế phát triển nguồn cung, thúc đẩy nguồn cầu và phát triển các tổ chức trung gian của thị trường KH&CN. Trong đó các tổ chức trung gian được quan tâm, hỗ trợ để thực hiện vai trò kết nối giữa bên cung và bên cầu công nghệ như: Xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hỗ trợ hoạt động của sàn giao dịch công nghệ quốc gia, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về thông tin công nghệ; Đào tạo nguồn nhân lực cho tổ chức trung gian; Nâng cao năng lực khai thác thông tin về công nghệ, sở hữu trí tuệ, kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ ở trong nước và nước ngoài cho tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ tư vấn, môi giới, xúc tiến CGCN, đánh giá, định giá và giám định công nghệ.

Về thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, Luật CGCN (sửa đổi) đưa ra một số giải pháp nhằm giải quyết những vướng mắc từ thực tiễn đối với việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ như: giao quyền đối với kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; phân chia lợi nhuận thu được từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; công bố kết quả hoạt động

KHẲNG ĐỊNH VỊ TRÍ, VAI TRÒ ĐỘNG LỰC QUAN TRỌNG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ

XÃ HỘI CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua với tỉ lệ tán thành rất cao (93,28% (458/459) số đại biểu có mặt tán thành). Theo ý kiến của nhiều Đại biểu

Quốc hội, ngoài việc tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích, thúc đẩy hoạt động chuyển giao, đổi mới công nghệ, việc Quốc hội ban hành Luật còn khẳng định, làm rõ hơn vị trí, vai trò của khoa học và công nghệ (KH&CN) vừa là quốc sách hàng đầu, vừa là động lực quan trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội.

24 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 6/2017

HOẠT ĐỘNG KH&CN TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ

KH&CN phục vụ nhu cầu đổi mới sáng tạo của tổ chức, cá nhân; hỗ trợ hoạt động liên kết giữa tổ chức KH&CN sở hữu kết quả hoạt động KH&CN với tổ chức ứng dụng, CGCN địa phương trong việc hoàn thiện kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để phù hợp đặc thù của địa phương được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước dành cho KH&CN.

Để ngăn chặn, hạn chế công nghệ, thiết bị lạc hậu chuyển giao vào Việt Nam, Luật bổ sung 1 Chương quy định về công tác thẩm định công nghệ dự án đầu tư. Trong đó, quy định cụ thể loại dự án phải thẩm định, có ý kiến về công nghệ. Luật quy định ý kiến về công nghệ của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền là một nội dung bắt buộc trong nội dung văn bản thẩm định dự án đầu tư khi trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định chủ trương đầu tư. Đồng thời, trong Chương này cũng thiết kế 1 Điều quy định về việc kiểm tra, giám sát công nghệ trong các dự án đầu tư, CGCN. Trong đó, quy định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN và cơ quan có liên quan trong kiểm tra, giám sát

việc ứng dụng và CGCN trong dự án đầu tư cùng với việc kiểm tra, giám sát đầu tư.

Luật CGCN (sửa đổi) cũng tập trung vào việc tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác thẩm định công nghệ dự án đầu tư, ngăn chặn, hạn chế nhập khẩu công nghệ lạc hậu vào Việt Nam cũng như ngăn ngừa hiện tượng chuyển giá trong hoạt động CGCN. Điều này thể hiện ở các quy định về thẩm định công nghệ dự án

đầu tư và quản lý CGCN. Cơ chế bắt buộc đăng ký CGCN là cần thiết để các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là CGCN từ nước ngoài vào Việt Nam đã tạo nên một bộ lọc để cơ quan quản lý nhà nước có thể kiểm soát nhằm ngăn chặn việc gian lận, chuyển giá qua hoạt động CGCN. Đồng thời cơ quan quản lý nhà nước cũng có cơ chế để rà soát công nghệ nhập khẩu, tránh trùng lặp, gây lãng phí nguồn lực của xã hội.

Nhiều biện pháp khuyến khích chuyển giao công nghệ

Theo ông Đỗ Hoài Nam, liên quan đến khuyến khích, hỗ trợ hoạt động ứng dụng, đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, Luật sửa đổi đã bổ sung một số biện pháp hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng, đổi mới công nghệ. Cụ thể, đề xuất cơ chế hỗ trợ vốn, bảo lãnh vay vốn và hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp có hoạt động đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho giải mã công nghệ, thành lập tổ chức R&D; cơ chế liên kết giữa tổ chức KH&CN với doanh nghiệp; mở rộng nội dung chi của Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp; khuyến khích các hình thức hợp

Luật CGCN (sửa đổi) sẽ ngăn chặn, hạn chế công nghệ, thiết bị lạc hậu chuyển giao vào Việt Nam (ảnh minh họa)

25BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 6/2017

HOẠT ĐỘNG KH&CN TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ

tác để triển khai các dự án đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển cơ sở hạ tầng và hoạt động nghiên cứu chung với doanh nghiệp.

Để thúc đẩy CGCN trong nông nghiệp, Luật đã dành 1 Điều quy định về hoạt động này, trong đó quy định phương thức, hình thức, loại hình CGCN đặc thù trong nông nghiệp và giao Chính phủ quy định chi tiết hoạt động CGCN trong lĩnh vực này.

Ông Trần Mạnh Báo-Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Giống cây trồng Thái Bình cho rằng: “Đây cũng là một kỳ vọng của chúng tôi nói riêng và các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung, những người làm khoa học, các doanh nghiệp. Hy vọng việc ban hành Luật CGCN (sửa đổi) sẽ góp phần thúc đẩy khoa học, CGCN để đưa nông nghiệp phát triển. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ đưa ra rất nhiều các sản phẩm KH&CN trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và việc phát triển các giống cây trồng nói chung. Đồng thời, triển khai ứng dụng KH&CN và CGCN trong việc nghiên cứu, sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm sạch”.

Là một doanh nghiệp có nhiều hoạt động CGCN trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất vắc xin, ông Đỗ Tuấn Đạt-Giám đốc Công ty TNHH MTV Vắc-xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH) kỳ vọng, Luật CGCN (sửa đổi) hy vọng sẽ giúp các thầy thuốc, các nhà khoa học Việt Nam nhanh chóng tiếp cận các thành tựu mới nhất của nhân loại trong phòng và điều trị nhiều loại bệnh lý nguy hiểm, góp phần nâng cao sức khoẻ nhân dân cũng như phát triển kinh tế xã hội nói chung. Tuy nhiên, theo ông Đạt, cần có tư duy hướng đến việc hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức nhận chuyển giao và mua công nghệ thủ tục để tiếp cận các nguồn vốn cho hoạt động chuyển giao và đổi mới công nghệ. Có tiếp cận được nguồn vốn và cơ chế chi tiêu hợp lý mới thúc đẩy được các đơn vị chủ động, tiếp cận nhanh với các công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, cập nhật trình độ công nghệ của các nước phát triển.

Có thể nói, Ban soạn thảo, Bộ KH&CN với sự hợp tác, phối hợp của các cơ quan có liên quan đã nỗ lực thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển KH&CN và

CGCN, kế thừa những nội dung tiến bộ của Luật CGCN năm 2006, tháo gỡ tối đa các vướng mắc trong thực tiễn nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi nhất để thúc đẩy CGCN, đổi mới công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Bộ KH&CN đang phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng các văn bản hướng dẫn dưới Luật để sớm ban hành, đưa Luật nhanh chóng đi vào cuộc sống.

Phương Hiền(Tổng hợp)

Các doanh nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế giới thiệu sản phẩmtại Techmart Hanoi 2016

26 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 6/2017

HOẠT ĐỘNG KH&CN TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ

Theo TS Lê Ngọc Lâm, một trong số các biện pháp giúp doanh nghiệp tránh bị người khác làm theo là đem dấu ấn của SHTT riêng của họ vào sản phẩm. Theo đó, kết quả của việc đầu tư tiền của, công sức để tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu... phải được đăng ký quyền SHTT. Trên cơ sở đó, quyền SHTT sẽ trở thành công cụ bảo vệ cho doanh nghiệp khi đưa sản phẩm, hàng hóa được bảo hộ quyền SHTT ra thị trường, ngăn không cho người khác bắt chước.

Trong trường hợp không đăng ký quyền SHTT, các thành quả sáng tạo dễ bị người khác chiếm đoạt và doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, sẽ khó trụ được trên thị trường trước sự cạnh tranh, chèn ép của các doanh nghiệp khác kinh doanh sản phẩm, mặt hàng cùng loại.

PV: Trên thực tế, nhận thức của các doanh nghiệp hiện nay về thực thi SHTT như thế nào?

TS Lê Ngọc Lâm: Các doanh nghiệp trong nước mới chú trọng đến việc đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm và dịch vụ mà chưa thật sự tập trung tạo ra hoặc cải tiến sản phẩm có tính năng mới, tạo ra mẫu mã, diện mạo mới cho sản phẩm. Vì thế, các đối tượng quyền SHTT như sáng chế, giải pháp hữu ích hay kiểu dáng công nghiệp chưa có nhiều để đăng ký tại Cục SHTT như mong muốn.

SỞ HỮU TRÍ TUỆNÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP

Sở hữu trí tuệ (SHTT) có vai trò quan trọng với sự tồn vong của doanh nghiệp. Tuy nhiên vẫn rất ít doanh nghiệp hiểu đúng, hiểu đủ về vấn đề này. Chúng tôi có cuộc trao đổi với

TS Lê Ngọc Lâm, Phó Cục trưởng Cục SHTT, Bộ Khoa học và Công nghệ, người gắn bó với hoạt động SHTT từ trước khi luật này được ban hành và có hiệu lực ở Việt Nam.

TS Lê Ngọc Lâm, Phó Cục trưởng Cục SHTT, Bộ Khoa học và Công nghệ

27BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 6/2017

HOẠT ĐỘNG KH&CN TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ

Việc thực thi quyền SHTT khi bị xâm phạm quyền trên thực tế cũng chưa được doanh nghiệp quan tâm đúng mức. Trong khi nhiều doanh nghiệp đã có ý thức quyết liệt trong bảo vệ quyền SHTT của mình khi bị xâm phạm, vẫn còn không ít doanh nghiệp có tâm lý trông chờ, ỷ lại vào các cơ quan chức năng mà không tự bảo vệ mình. Thiếu hiểu biết trong việc yêu cầu xử lý xâm phạm, tâm lý ngại đưa vụ việc ra toà án cũng là những rào cản khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc bảo vệ hoạt động sản xuất kinh doanh khi quyền SHTT bị người khác xâm phạm.

PV: Dường như các tranh chấp SHTT đang ngày càng gia tăng?

TS Lê Ngọc Lâm: Khi một sản phẩm, dịch vụ đem lại lợi thế trên thị trường, lợi nhuận cho doanh nghiệp thì chắc chắn nó trở thành tâm điểm của doanh nghiệp khác. Mối quan tâm này một mặt có thể do suy nghĩ chủ quan của doanh nghiệp khác muốn đưa sản phẩm, dịch vụ bán chạy ra thị trường để cùng kinh doanh mà không để ý đến quyền SHTT của người khác. Bên cạnh đó cũng

cần lưu ý là hàng giả mạo, hàng xâm phạm quyền SHTT thường đem lại lợi nhuận rất lớn nên đó luôn là miếng mồi hấp dẫn đối với những người sản xuất và buôn bán, kinh doanh hàng giả.

Nâng cao nhận thức công chúng, tôn trọng quyền SHTT của người khác, thực thi quyền SHTT của chủ sở hữu một cách có hiệu quả sẽ giúp giảm các tranh chấp về quyền SHTT trên thị trường.

PV: Việt Nam đang ngày càng tham gia nhiều sân chơi quốc tế lớn. SHTT sẽ có ảnh hưởng ra sao đến sự tham gia của các doanh nghiệp với các đối tác trong các sân chơi này?

TS Lê Ngọc Lâm: Khi các FTA có hiệu lực thi hành, một mặt các quy định về bảo hộ SHTT sẽ được nâng lên mức cao hơn, các chế tài trong thực thi quyền cũng mạnh hơn, hàng hóa từ các nước trong khu vực FTA cũng sẽ tràn vào thị trường trong nước tự do hơn dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt hơn với hàng hóa trong nước. Các doanh nghiệp nước ngoài luôn chú trọng bảo hộ quyền SHTT cho sản phẩm của họ trước khi nhập vào thị trường Việt Nam, vì thế doanh nghiệp trong nước

cần lưu ý để tránh không bị vướng vào những hành vi xâm phạm quyền SHTT của họ.

Doanh nghiệp trong nước phải đẩy mạnh hoạt động đổi mới sáng tạo nhằm có được những sản phẩm, dịch vụ mới, đủ sức cạnh tranh trên thị trường và được đăng ký quyền SHTT cho mình. Chỉ bằng cách sử dụng quyền SHTT Cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế tại một buổi tọa đàm về SHTT

28 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 6/2017

HOẠT ĐỘNG KH&CN TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ

để bảo vệ cho hàng hóa, dịch vụ cung cấp trên thị trường thì doanh nghiệp trong nước mới có khả năng cạnh tranh và phát triển lợi thế sân nhà. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp trong nước cũng cần xác định chính xác thị trường của mình ở nước ngoài trước mắt hoặc trong ngắn hạn để tiến hành đăng ký quyền SHTT tại những nước tương ứng trước khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh ở quốc gia, khu vực đó.

PV: Nhiều ý kiến cho rằng, bảo hộ SHTT là một hình thức đầu tư, ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về điều này?

TS Lê Ngọc Lâm: Chính xác hơn, bảo hộ quyền SHTT là hình thức hoặc công cụ bảo vệ cho thành quả đầu tư, cả về tiền bạc, công sức lẫn lao động trí óc. Hoạt động đổi mới sáng tạo sẽ tạo ra nhiều quyền SHTT, là cơ sở cho doanh nghiệp độc chiếm thị trường, xuất phát trước đối thủ cạnh tranh, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Kéo theo những quyền SHTT không ngừng được tạo ra là chất lượng và giá trị gia tăng cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, uy tín, tên tuổi của doanh nghiệp được thị trường ghi nhận và coi trọng.

Kết quả, giá trị tài sản của doanh nghiệp không ngừng gia tăng mà trong đó quyền SHTT, vốn được coi là loại tài sản vô hình đặc biệt, đóng góp phần lớn trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp.

PV: Vậy theo ông, doanh nghiệp cần lưu ý điều gì để thu hút nguồn vốn và khởi nghiệp thành công dựa trên quyền SHTT?

TS Lê Ngọc Lâm: Doanh nghiệp cần hiểu rõ bản chất của từng loại quyền SHTT. Bên cạnh những đối tượng không nhất thiết phải tiến hành đăng ký như quyền tác giả, quyền liên quan, tên thương mại hay bí mật kinh doanh, thì đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng mới... Doanh nghiệp nhất thiết phải quan tâm đến việc đăng ký quyền SHTT.

Trong trường hợp cần đăng ký, doanh nghiệp cần tiến hành nộp đơn đăng ký trước khi đưa sản phẩm, dịch vụ ra thị trường để tránh rủi ro bộc lộ làm mất tính mới hoặc bị đối thủ cạnh tranh chiếm đoạt nhãn hiệu.

Để quyền SHTT có thể trở thành nguồn thu hút vốn đầu tư thì chắc chắn quyền SHTT đó phải có giá trị về mặt kỹ thuật, công nghệ hay thẩm mỹ cũng như khả năng cạnh tranh trên thị trường, đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Vì vậy, song song với việc tạo ra một quyền SHTT có giá trị, quyền SHTT đó phải được đăng ký xác lập quyền ở nơi mà quyền SHTT đó được tiến hành khai thác. Việc được cấp các văn bằng bảo hộ ở những quốc gia đó cũng sẽ là bằng chứng chứng minh cho sự đổi mới sản phẩm, dịch vụ cũng như khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ được bảo hộ quyền SHTT trên thị trường.

PV: Ông có lời khuyên nào với doanh nghiệp Thừa Thiên Huế liên quan đến SHTT?

TS Lê Ngọc Lâm: Huế vốn là vùng đất cố đô, nơi hội tụ của nhiều nhà khoa học và các doanh nhân tài năng. Cần phải chuyển tải tư duy, kiến thức, kinh nghiệm vào hoạt động đổi mới sáng tạo, biến những thành quả sáng tạo trí tuệ đó thành tài sản trí tuệ và sau đó là nguồn lợi tài chính cho các tổ chức nghiên cứu, các doanh nghiệp của Thừa Thiên Huế. Doanh nghiệp Thừa Thiên Huế cần tận dụng thế mạnh của trí tuệ để phát triển và cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Chúc các doanh nghiệp Thừa Thiên Huế đạt được nhiều thành công!

Doãn Quan(thực hiện)

29BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 6/2017

TIN HOẠT ĐỘNG KH&CN

Ngày 15/6/2017, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã

tổ chức Hội nghị giao trực tiếp đề tài KH&CN cấp tỉnh “Nghiên cứu và xây dựng bộ chuẩn dữ liệu GIS một số lĩnh vực trên cơ sở nâng cấp chuẩn dữ liệu GISHue” do Trung tâm Thông tin dữ liệu điện tử chủ trì thực hiện, ThS Lê Duy Sử làm chủ nhiệm đề tài.

Mục tiêu của đề tài là xây dựng bộ chuẩn dữ liệu GIS chuyên ngành được xây dựng trên cơ sở nâng cấp và hiệu chỉnh chuẩn dữ liệu GISHue. Kết quả phải được triển khai, áp dụng thành công cho các ngành trên hệ thống thông tin địa lý của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đề tài được thực hiện sẽ góp phần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) các ngành được chuẩn hóa về cấu trúc theo quy chuẩn về dữ liệu được quy định, quy tắc trong chuẩn CSDL GIS chuyên ngành, mang tính tái sử dụng cao, đảm bảo đầy đủ thông tin dựa trên nhu cầu thực tế của các ngành, nhằm hỗ trợ cho khai thác, sử dụng phục vụ công tác chuyên môn được tốt hơn; Hình thành bộ chuẩn dữ liệu GISHue chuyên ngành trên cơ sở đó tạo điều kiện thuận lợi trong việc rà soát đánh giá chất lượng dữ liệu và tính đầy đủ, thống nhất về mặt thông tin của dữ liệu trong việc cập nhật, xây dựng, chia sẻ CSDL GIS của các ngành. Đảm bảo hệ thống CSDL GIS của các ngành có cấu trúc dữ liệu đầy đủ, nhất quán tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung cấp, trao đổi, chia sẻ dữ liệu để từ đó mỗi ngành có thể khai thác hệ thống dữ liệu chuyên ngành mình một cách đầy đủ và hiệu quả nhất; Kiểm soát được và đánh giá chất lượng

dữ liệu đầu ra của ngành trong việc xây dựng, cập nhật dữ liệu bảo đảm tuân thủ các nội dung, quy định trong bộ chuẩn dữ liệu GISHue chuyên ngành đảm bảo tính đầy đủ về cấu trúc thông tin, cách trình bày dữ liệu trên bản đồ theo hướng thống nhất, nâng cao tính hiệu quả trong việc đầu tư kinh phí nguồn vốn ngân sách nhà nước trong việc xây dựng dữ liệu GIS chuyên ngành cho các ngành sau này. Trên cơ sở áp dụng mô hình cấu trúc dữ liệu được chuẩn hóa và các trường dữ liệu được thể hiện đầy đủ đối với từng lớp theo yêu cầu của từng ngành thể hiện trong bộ chuẩn và các sản phẩm đi kèm sẽ hỗ trợ tối đa, tiện lợi nhất đối với người dùng trong việc xây dựng, cập nhật, trao đổi dữ liệu địa lý của từng ngành, nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả khả năng xây dựng và phát triển các ứng dụng dựa trên cấu trúc dữ liệu địa lý trong việc khai thác, thống kê, báo cáo, phân tích số liệu qua đó hỗ trợ ra quyết định kịp thời và hiệu quả nhất.

Hải Yến

HỘI NGHỊ GIAO TRỰC TIẾP ĐỀ TÀI“NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG BỘ CHUẨN

DỮ LIỆU GIS MỘT SỐ LĨNH VỰC TRÊN CƠ SỞNÂNG CẤP CHUẨN DỮ LIỆU GISHUE”

30 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 6/2017

TIN HOẠT ĐỘNG KH&CN

Thực hiện Kế hoạch số 66/KH-UBND ngày 24/3/2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên

Huế về việc triển khai Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017”, ngày 19/6/2017 Sở Khoa học và Công nghệ tiến hành khảo sát thực tế, lấy mẫu để thử nghiệm nhằm xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm bún Ô Sa trên địa bàn xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hiện nay trên địa bàn xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền có 10 cơ sở sản xuất bún truyền thống Ô Sa, sản lượng đạt gần 4 tấn/ngày, giải quyết việc làm cho trên 50 lao động ở địa phương. Sau khi tiến hành khảo sát thực tế, các cơ sở sản xuất bún Ô Sa đã được các chuyên gia tư vấn của Công ty TNHH Tư vấn chứng nhận và công bố chất lượng Vitest đào tạo một số nội dung chính về Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn cho sản xuất (GMP), bao gồm:

- Phạm vi và đối tượng kiểm soát của GMP: Nhân sự; Nhà xưởng; Thiết bị; Vệ sinh sản xuất,

vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân; Quá trình sản xuất; Chất lượng sản phẩm; Kiểm tra nguồn nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm, thao tác của công nhân, đánh giá nhà cung ứng, vệ sinh; Xử lý sản phẩm không phù hợp, giải quyết khiếu nại của khách hàng; Tài liệu, hồ sơ thực hiện…

- Hệ thống tài liệu của GMP cho mỗi quy trình sản xuất bao gồm: Các Quy phạm sản xuất GMP; Các Quy phạm vệ sinh chuẩn SSOP (Sanitation Standard Operating Procedure); Một số các tài liệu khác…

- 8 nguyên tắc cần tuân thủ của Quản lý chất lượng: (1) Định hướng vào khách hàng; (2) Vai trò của lãnh đạo; (3) Sự tham gia của mọi người; (4) Tiếp cận theo quá trình; (5) Phương pháp hệ thống; (6) Cải tiến liên tục; (7) Quyết định dựa trên sự kiện; (8) Hợp tác cùng có lợi với nhà cung ứng.

- Các yêu cầu của GMP như: Yêu cầu về nhân sự; Thiết kế, xây dựng, lắp đặt nhà, xưởng và thiết bị chế biến; Kiểm soát vệ sinh nhà xưởng, môi trường; Kiểm soát quá trình chế biến; Kiểm soát quá trình bảo quản và phân phối sản phẩm.

Ngoài ra, các cơ sở sản xuất còn được các chuyên gia tư vấn thêm về một số biện pháp để nâng cao hiệu quả vệ sinh an toàn thực phẩm như: Ngăn cách giữa phòng vệ sinh cá nhân với khu ngâm gạo; Tăng cường vệ sinh tầng nhà, nâng độ cao bệ chứa bột sau đăng; Cần có biện pháp thay thế các thanh tre để thành phẩm bằng thanh inox để tránh hiện tượng các vi khuẩn lây sang thành phẩm; Ngăn cách khu chăn nuôi hoặc di dời nơi sản xuất, trang bị rèm chắn côn trùng và bảo vệ bóng đèn tránh gây cháy nổ...

Đình Phong

KHẢO SÁT, ĐÀO TẠO NHẬN THỨC VỀ TIÊU CHUẨN GMP CHO CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT BÚN Ô SA

Khảo sát thực tế các cơ sở sản xuất bún Ô Sa

31BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 6/2017

TIN HOẠT ĐỘNG KH&CN

Đây là nội dung của hội thảo được Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Thừa

Thiên Huế tổ chức vào ngày 13/6/2017. Tham dự hội thảo có hơn 50 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị, cơ sở có sử dụng nguồn phóng xạ trên địa bàn. Chủ trì hội thảo là ông Trần Ngọc Nam, Giám đốc Sở KH&CN, Phó Trưởng Ban Chỉ huy ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân (BXHN) tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tại hội thảo, Sở KH&CN đã phổ biến Kế hoạch ứng phó sự cố BXHN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (ban hành kèm theo Quyết định 427/QĐ-UBND ngày 03/3/2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, sau đây gọi tắt là Kế hoạch). Mục đích của Kế hoạch là thiết lập khả năng ứng phó kịp thời, có tổ chức giữa các tổ chức và cá nhân tham gia chuẩn bị và ứng phó đối với sự cố bức xạ. Theo báo cáo, hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 29 nguồn phóng xạ được sử dụng trong các lĩnh vực y tế, công nghiệp, nghiên cứu, phân tích... vì vậy Kế hoạch đã phân tích các nguyên cơ xảy ra sự cố BXHN; thành lập Ban Chỉ huy ứng phó sự cố BXHN do Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban; các phó ban là Giám đốc Sở KH&CN, lãnh đạo Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh, Sở Y tế và 7 thành viên của các sở, ban, ngành liên quan; quy định trách nhiệm cụ thể của các tổ chức, cá nhân khi tham gia ứng phó sự cố; các nội dung như công tác chuẩn bị, hoạt động ứng phó sự cố BXHN cũng được nêu cụ thể tại Kế hoạch. Sau khi nghe báo cáo các đại biểu đã thảo luận về các nội dung, nhiệm vụ, sự phối hợp của các sở, ban, ngành như trách nhiệm, nhiệm vụ của các tổ chức, thành viên; trang thiết bị, phương tiện ứng phó;

hoạt động thông tin tuyên truyền; công tác đào tạo và diễn tập định kỳ...

Để chuẩn bị cho đợt diễn tập ứng phó sự cố BXHN dự kiến được tổ chức vào cuối tháng 8/2017, các đại biểu cũng đã thảo luận, góp ý dự thảo “Kịch bản diễn tập ứng phó sự cố mất nguồn phát xạ”. Theo đó, từ tình huống mất nguồn phát xạ ở Công ty TNHH AB kịch bản đã xây dựng hoạt động ứng phó như việc phân vai, các thành viên tham gia diễn tập, trang thiết bị... Góp ý về dự thảo kịch bản, đại diện Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đề nghị phải có giáo trình để tập huấn cho các thành viên tham gia; quy định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ của các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan; đề xuất UBND tỉnh mời Quân khu 4 tham gia và hỗ trợ đợt diễn tập. Sở Y tế: đây là nội dung mới, nên đề nghị Ban Tổ chức phải làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền tránh việc người dân không nắm bắt thông tin, kẻ xấu lợi dụng xuyên tạc... Kịch bản nên phân vai rõ ràng, cụ thể về trách nhiệm, nhiệm vụ của các thành viên: việc tiếp cận, xử lý, chỉ huy hiện trường. Một số ý kiến khác như bổ sung thành viên là Bộ đội biên phòng, Hải quan; đưa ra các giả thuyết tình huống khác như mất cắp nguồn phóng xạ, nguồn phóng xạ bị tẩu tán ra khỏi địa phương, lãnh thổ Việt Nam...

Ông Trần Ngọc Nam, chủ trì hội thảo đã ghi nhận những ý kiến đóng góp của các đại biểu về các nội dung đã thảo luận; đề nghị bộ phận thường trực của Ban Chỉ huy ứng phó sự cố BXHN triển khai các nội dung, phương án theo Kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt; hoàn thiện kịch bản chính thức để đảm bảo cho đợt diễn tập dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng 8/2017.

Đức Thịnh

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

32 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 6/2017

TIN HOẠT ĐỘNG KH&CN

Ngày 19/6/2017, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 1351/

QĐ-UBND về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế.

Theo đó, có 20 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Hoạt động khoa học và công nghệ, 06 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ hạt nhân, 02 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Sở hữu trí tuệ, 05 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm cập nhật các thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này vào Hệ thống thông tin thủ tục hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế theo đúng quy định; niêm yết, công bố công khai thủ tục hành chính này tại trụ sở cơ quan và trên Trang thông tin điện tử của Sở; thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền theo hướng dẫn tại các lĩnh vực đã được công bố tại danh mục các lĩnh vực.

PV

Chiều ngày 28/6, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao đã tiếp và làm việc với

đại diện Tập đoàn AT Capital-Singapore về đầu tư phát triển năng lượng tái tạo tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Cùng tham dự buổi làm việc có đại diện một số sở, ngành liên quan.

Tại buổi làm việc, ông Atul Gupta, Giám đốc tài chính Tập đoàn AT Capital đã giới thiệu năng lực tài chính và ứng dụng công nghệ về đầu tư phát triển năng lượng tái tạo và một số dự án phát triển năng lượng điện mặt trời và điện gió tại Singapore và một số quốc gia trên thế giới. Ông Atul Gupta cho biết, mới phát triển từ năm 2013, nhưng đến nay, Tập đoàn AT Capital đã đầu tư xây dựng các dự án về năng lượng mặt trời và năng lượng gió với tổng công suất trên 750MW. Tập đoàn mong muốn đầu tư 01 dự án

năng lượng mặt trời tại Thừa Thiên Huế với công suất 50MW.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao cho biết, phát triển năng lượng tái tạo đã được Chính phủ Việt Nam ưu tiên đầu tư phát triển; hiện nay tỉnh đang cho phép nghiên cứu thí điểm dự án phát triển năng lượng điện mặt trời công suất 35 MW tại huyện Phong Điền. Đối với dự án từ 50MW trở lên phải có sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam, tuy nhiên theo quy định nhà đầu tư vẫn được nghiên cứu và đề xuất phương án đầu tư; tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tạo điều kiện để Tập đoàn tiến hành khảo sát và nghiên cứu xây dựng dự án phát triển năng lượng mặt trời tại tỉnh.

ĐH

CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢCSỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC THẨM QUYỀN

GIẢI QUYẾT CỦA SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠOTẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

33BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 6/2017

TIN HOẠT ĐỘNG KH&CN

Trong hai ngày 16-17/6/2017, tại tỉnh Lâm Đồng, đã diễn ra Hội nghị lần thứ 15 của

Liên hợp Thư viện Việt Nam về nguồn tin khoa học và công nghệ với sự tham gia của hơn 160 đại biểu đại diện cho 80 đơn vị gồm thư viện công cộng, thư viện đại học, thư viện chuyên ngành và trung tâm thông tin trong cả nước.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Trần Việt Thanh đánh giá cao hoạt động của Liên hợp Thư viện Việt Nam. Ông cho biết: “Sự ra đời và phát triển của Liên hợp thư viện Việt Nam về nguồn tin điện tử đóng vai trò quan trọng nhằm giải quyết những khó khăn về nguồn lực thông tin KH&CN. Thông qua việc bổ sung các nguồn tin điện tử cho các thư viện ở Việt Nam, Liên hợp thư viện góp phần tăng cường việc chia sẻ nguồn lực, sử dụng hiệu quả kinh phí bổ sung tài liệu và tập hợp trong một tổ chức để đàm

phán với các nhà xuất bản, nhà phân phối cơ sở dữ liệu”.

Thứ trưởng Trần Việt Thanh chỉ đạo: “Trong thời gian tới, công tác phát triển nguồn tin KH&CN cần tập trung giải quyết các vấn đề về đảm bảo tạo lập được nguồn tin KH&CN trong nước đầy đủ và cập nhật, đồng thời bổ sung được các nguồn tin KH&CN của quốc tế cho tất cả các viện, trường, tổ chức KH&CN trong cả nước một cách lâu dài và bền vững”.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận về nhiều vấn đề, bao gồm: Tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động của Liên hợp trong năm 2016-2017; Tình hình bổ sung và kết quả sử dụng cơ sở dữ liệu Proquest của các đơn vị thành viên; Đánh giá hiệu quả khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu ScienceDirect đối với các đơn vị thụ hưởng; Trình bày và thảo luận về Đề án phát triển nguồn KH&CN phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đến năm 2020 và tầm nhìn

đến năm 2030; Thảo luận về định hướng hoạt động của Liên hợp thư viện trong thời gian tới, nhằm góp phần xây dựng Hệ tri thức Việt số hóa và phát triển bền vững Liên hợp; Thảo luận và quyết định việc đặt mua cơ sở dữ liệu của Liên hợp thư viện trong năm 2017-2018; Giới thiệu một số dịch vụ tài liệu điện tử mới về KH&CN của các nhà cung cấp quốc tế...

Ngọc Hân

LIÊN HỢP THƯ VIỆN VIỆT NAM VỀ NGUỒN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Lễ ký kết khai thác, sử dụng CSDL Science Direct

34 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 6/2017

TIN HOẠT ĐỘNG KH&CN

Trong 4 ngày, từ 20-23/6/2017, tại thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam), Trường Quản lý

Khoa học và Công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Quảng Nam tổ chức khóa tập huấn: “Khai thác thông tin khoa học và công nghệ phục vụ quản lý”.

Tham dự và phát biểu khai mạc khóa tập huấn có TS Vũ Trường Sơn-Hiệu trưởng Trường Quản lý KH&CN; TS Nguyễn Sĩ Lộc-nguyên Hiệu trưởng Trường Quản lý KH&CN; ông Nguyễn Thanh Hồng-Trưởng phòng Thực thi và Giải quyết khiếu nại, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam; Ths Hoàng Thu Hiền-Trưởng khoa Quản trị Công nghệ, Trường Quản lý KH&CN, cùng hơn 110 học viên đến từ 20 đơn vị là đại diện các Sở KH&CN, phụ trách công tác thông tin, thống kê KH&CN, lãnh đạo các tổ chức KH&CN…

Với mục đích cung cấp, nâng cao kiến thức về hoạt động thu thập và khai thác thông tin KH&CN

phục vụ công tác quản lý của nhà nước, của doanh nghiệp, học viên đã được trang bị các nội dung về tìm kiếm thông tin công nghệ (tình báo công nghệ); Chỉ số sáng tạo toàn cầu; Vai trò của thông tin bí mật công nghệ trong đổi mới, chuyển giao công nghệ và áp dụng tiến bộ KH&CN trong bối cảnh hội nhập, kinh tế thị trường; Cách thức tổ chức tìm

kiếm thông tin bí mật công nghệ…Trong thời gian tập huấn, các học viên đã trao

đổi, thảo luận các vấn đề liên quan đến kỹ năng khai thác thông tin phục vụ quản lý, được tham gia, trực tiếp xử lý những tình huống về những kỹ năng cơ bản để hoạt động tình báo công nghệ của tổ chức KH&CN, doanh nghiệp có hiệu quả thông qua các bài tập, câu hỏi thảo luận theo nhóm. Những kiến thức được trang bị từ lớp học sẽ góp phần nâng cao nghiệp vụ cũng như hiệu quả, chất lượng công tác thông tin KH&CN địa phương, từng bước khẳng định vai trò, chức năng thông tin KH&CN đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và yêu cầu thông tin về nghiên cứu phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của các tỉnh, thành trong cả nước.

An Khang

TẬP HUẤN KHAI THÁC THÔNG TINKHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ QUẢN LÝ

TS Vũ Trường Sơn phát biểu khai mạc lớp tập huấn

35BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 6/2017

TIN HOẠT ĐỘNG KH&CN

Vào tháng 5 vừa qua, Cục Thông tin khoa học và công nghệ (KH&CN) quốc gia đã

diễn ra Lễ khai mạc các sự kiện chào mừng Ngày KH&CN Việt Nam 18/5, bao gồm: Triển lãm Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về KH&CN đợt 5 và Khai trương Điểm truy cập mở Thông tin KH&CN quốc gia.

Tham dự buổi lễ có Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc; Cục trưởng Cục Thông tin KH&CN quốc gia Lê Xuân Định, GS.TSKH Nguyễn Hồng Quang, nguyên Chủ tịch Hội ngôn ngữ học Việt Nam, đại diện các nhà khoa học được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về KH&CN đợt 5 cùng đại diện của các bộ, ban, ngành, các viện, trường, các nhà khoa học có cụm công trình đạt giải thưởng và các phóng viên của các cơ quan báo chí.

Điểm chung của cả hai sự kiện này là đều nhằm thông tin, giới thiệu các công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu và mới nhất cho công chúng, góp phần công khai minh bạch các hoạt động KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước và nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của KH&CN đối với phát triển kinh tế-xã hội và đời sống. Triển lãm và Điểm truy cập mở đã được đông đảo các nhà khoa học, những người làm và tham gia hoạt động khoa học và công chúng đón nhận.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Phạm Công Tạc đánh giá cao việc tổ chức cùng lúc hai sự kiện trên, có ý nghĩa lớn và thiết thực chào mừng Ngày KH&CN Việt Nam 18/5. Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về KH&CN là những giải thưởng cao quý nhất trong lĩnh vực KH&CN, được Đảng và Nhà nước ghi nhận, tôn vinh và trao tặng cho các nhà khoa học, tác giả của các công trình, cụm công trình KH&CN xuất

sắc. Giải thưởng bắt đầu từ năm 1996 và đến nay đã trải qua 4 đợt xét tặng. Trong đợt xét tặng Giải thưởng đợt 5 này đã ghi nhận, tặng thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho 9 công trình, cụm công trình và Giải thưởng Nhà nước cho 7 công trình, cụm công trình KH&CN. Những công trình đạt giải đều có tính tiêu biểu, có giá trị thiết thực và tầm ảnh hưởng rộng lớn, lâu dài đối với kinh tế đất nước và đời sống xã hội. Đây là kết quả của nhiều năm tìm tòi nghiên cứu, cống hiến trí tuệ và sức lực cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của các nhà khoa học. Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về KH&CN được triển khai nhiều năm qua thực sự có ý nghĩa động viên, khích lệ to lớn đối với những người làm khoa học. Sự kiện này một lần nữa tôn vinh các nhà khoa học xuất sắc và giới thiệu các công trình đạt giải tới đông đảo công chúng.

Thứ trưởng cũng cho biết, việc khai trương điểm truy cập mở tại tầng 1 tòa nhà 24 Lý Thường Kiệt của Cục Thông tin KH&CN quốc gia sẽ giúp các nhà khoa học Việt Nam có cơ hội được tiếp cận với nguồn tri thức lớn của thế giới, biết được mình đang ở đâu và biết các nhà khoa học trên thế giới đang làm gì, thông qua các cơ sở dữ liệu KH&CN quốc tế có giá trị như Sciendirect, Springer, IEEE, ISI, Scopus, Proquest, ACS… Điểm truy cập mở thông tin KH&CN quốc gia nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch thông tin KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước, đưa các kết quả nghiên cứu tới công chúng và nâng cao vai trò của KH&CN đối với phát triển kinh tế-xã hội.

Thanh Thảo

KHAI TRƯƠNG ĐIỂM TRUY CẬP MỞ THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

36 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 6/2017

TIN HOẠT ĐỘNG KH&CN

Ngày 25/5/2017, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 06/2017/

TT-BKHCN Quy định định mức kinh tế-kỹ thuật hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo cho trạm quan trắc nước tự động, liên tục và có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2017.

Thông tư này quy định định mức kinh tế-kỹ thuật mức hao phí cần thiết về lao động công nghệ, thiết bị, dụng cụ và vật liệu để hoàn thành một bước công việc hoặc toàn bộ công việc theo quy trình kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo cho trạm quan trắc nước tự động, liên tục phục vụ xây dựng dự toán và đơn giá cho hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn có sử dụng kinh phí theo phương thức nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch sử dụng nguồn ngân sách nhà nước.

Đối tượng áp dụng là các trung tâm quan trắc môi trường, trạm quan trắc môi trường ở trung ương và địa phương; các tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn đã đăng ký và được chỉ định bởi cơ quan nhà nước về đo lường có thẩm quyền; các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân liên quan đến hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo cho trạm quan trắc nước tự động, liên tục.

Đối với phương pháp xây dựng định mức kinh tế-kỹ thuật, phương pháp xây dựng định mức lao động xây dựng theo phương pháp tổng hợp (phương pháp thống kê, phương pháp kinh nghiệm và phương pháp ước lượng so sánh), phương pháp phân tích (phương pháp phân tích tính toán và phương pháp phân tích khảo sát). Phương pháp xây dựng định mức thiết bị, định mức dụng cụ, định mức vật liệu được xây dựng theo phương

pháp tổng hợp (phương pháp thống kê, phương pháp kinh nghiệm và phương pháp ước lượng so sánh). Định mức kinh tế-kỹ thuật hoạt động kiểm định phương tiện đo cho trạm quan trắc môi trường nước tự động, liên tục được xây dựng theo quy trình kỹ thuật tại Văn bản Kỹ thuật Đo lường Việt Nam tương ứng. Định mức kinh tế-kỹ thuật hoạt động hiệu chuẩn phương tiện đo cho trạm quan trắc môi trường nước tự động, liên tục được quy định có cùng mức tiêu hao lao động, thiết bị, dụng cụ, vật liệu như hoạt động kiểm định phương tiện đo đó.

Định mức kinh tế-kỹ thuật bao gồm các định mức thành phần: Định mức lao động công nghệ, định mức thiết bị, định mức dụng cụ, định mức vật liệu. Định mức kinh tế-kỹ thuật này không bao gồm việc vận chuyển phục vụ hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo cho trạm quan trắc môi trường nước tự động, liên tục.

Tại Chương II của Thông tư quy định định mức kinh tế-kỹ thuật hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo cho trạm quan trắc nước tự động, liên tục gồm định mức kinh tế-kỹ thuật hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo pH, định mức kinh tế-kỹ thuật hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo tổng chất rắn hòa tan, định mức kinh tế-kỹ thuật hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo độ dẫn điện, định mức kinh tế-kỹ thuật hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn đo phương tiện đo độ đục, định mức kinh tế-kỹ thuật hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo oxy hòa tan.

Vỹ Khang

ĐỊNH MỨC KINH TẾ-KỸ THUẬT HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN PHƯƠNG TIỆN ĐO CHO

TRẠM QUAN TRẮC NƯỚC TỰ ĐỘNG, LIÊN TỤC