biỆn pháp công trình và viỆc xỬ lý nƯỚc thẢi ·...

10
TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC VAØ COÂNG NGHEÄ 2008 BIN PHÁP CÔNG TRÌNH VÀ VIC XLÝ NƯỚC THI TRONG CHIN LƯỢC QUN LÝ CHT LƯỢNG NƯỚC ĐỐI VI HTHNG THY LI VÙNG VEN ĐÔ THTP. HCHÍ MINH STRUCTURE MEASURES AND WASTEWATER TREATMENT IN WATER QUALITY MANAGEMENT STRATEGY OF IRRIGATION SYSTEM IN SUB-URBAN AREAS OF HOCHIMINH CITY ThS.NCS. Trnh ThLong ThS. Phm Đức Nghĩa TÓM TT Đô thhóa song hành vi quá trình công nghip hóa nước ta đang tng ngày làm đổi thay din mo đất nước, cung cp nhng công năng đô thđa dng, đáp ng nhu cu ngày càng cao ca cuc sng hin đại. Tuy nhiên vi làn sóng đô thhóa tphát trên din rng cũng làm ny sinh nhiu bt cp nht là đối vi htng cơ s. Các hthng thy li vùng ven đô thđang phi chu áp lc nng nca cht thi đô th. Bài viết trình bày kết qunghiên cu qun lý cht lượng nước bng bin pháp công trình đối vi hthng thy li ven sông Sài Gòn (Rch Tra – Vàm Thut). Kết qunghiên cu cho thy rng trong chiến lược qun lý cht lượng nước đối vi các hthng thy li vùng ven đô th, bin pháp công trình phi đi đôi vi vic thu gom và xlý nước thi thì mi đảm bo cht lượng ngun nước tt, phc vđa mc tiêu. ABSTRACT Urbanisation going abreast with industrialisation cause to change the countenance of the country everyday, supplying urban diversified uses meeting higher and higher requirements of modern life. However, the wave of unprompted urbanisation to a large extent shows up quite a lot of un-update issues, especially to infrastructures. The irrigation systems in sub-urban areas are seriously suffering from urban waste. The paper presents the results of study on water quality management by structure measures for the irrigation system in the river-side of Sai Gon river (Rach Tra – Vam Thuat). It shows that in the strategy of water quality management of irrigation systems in the sub-urban areas, the structure measures should goes abreast with wastewater collection and treatment to ensure good water quality sources serving multiple purposes. VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 133

Upload: phunghanh

Post on 06-Feb-2018

218 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: BIỆN PHÁP CÔNG TRÌNH VÀ VIỆC XỬ LÝ NƯỚC THẢI · PDF filetuyeÅn taÄp keÁt quaÛ khoa hoÏc vaØ coÂng ngheÄ 2008 biỆn phÁp cÔng trÌnh vÀ viỆc xỬ lÝ nƯỚc

TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC VAØ COÂNG NGHEÄ 2008

BIỆN PHÁP CÔNG TRÌNH VÀ VIỆC XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRONG CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG THỦY LỢI VÙNG VEN ĐÔ THỊ TP. HỒ CHÍ MINH

STRUCTURE MEASURES AND WASTEWATER TREATMENT IN WATER QUALITY MANAGEMENT STRATEGY OF IRRIGATION

SYSTEM IN SUB-URBAN AREAS OF HOCHIMINH CITY

ThS.NCS. Trịnh Thị Long ThS. Phạm Đức Nghĩa

TÓM TẮT

Đô thị hóa song hành với quá trình công nghiệp hóa ở nước ta đang từng ngày làm đổi thay diện mạo đất nước, cung cấp những công năng đô thị đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên với làn sóng đô thị hóa tự phát trên diện rộng cũng làm nảy sinh nhiều bất cập nhất là đối với hạ tầng cơ sở. Các hệ thống thủy lợi vùng ven đô thị đang phải chịu áp lực nặng nề của chất thải đô thị. Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu quản lý chất lượng nước bằng biện pháp công trình đối với hệ thống thủy lợi ven sông Sài Gòn (Rạch Tra – Vàm Thuật). Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng trong chiến lược quản lý chất lượng nước đối với các hệ thống thủy lợi vùng ven đô thị, biện pháp công trình phải đi đôi với việc thu gom và xử lý nước thải thì mới đảm bảo chất lượng nguồn nước tốt, phục vụ đa mục tiêu.

ABSTRACT

Urbanisation going abreast with industrialisation cause to change the countenance of the country everyday, supplying urban diversified uses meeting higher and higher requirements of modern life. However, the wave of unprompted urbanisation to a large extent shows up quite a lot of un-update issues, especially to infrastructures. The irrigation systems in sub-urban areas are seriously suffering from urban waste. The paper presents the results of study on water quality management by structure measures for the irrigation system in the river-side of Sai Gon river (Rach Tra – Vam Thuat). It shows that in the strategy of water quality management of irrigation systems in the sub-urban areas, the structure measures should goes abreast with wastewater collection and treatment to ensure good water quality sources serving multiple purposes.

VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 133

Page 2: BIỆN PHÁP CÔNG TRÌNH VÀ VIỆC XỬ LÝ NƯỚC THẢI · PDF filetuyeÅn taÄp keÁt quaÛ khoa hoÏc vaØ coÂng ngheÄ 2008 biỆn phÁp cÔng trÌnh vÀ viỆc xỬ lÝ nƯỚc

TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC VAØ COÂNG NGHEÄ 2008

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nước ta thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa, trong quá trình đó Việt

Nam đang chứng kiến một quá trình đô thị hóa tốc độ cao chưa từng có. Lượng dân cư đô thị đã chiếm tới 28% tổng dân cư toàn quốc và mỗi năm khoảng 1 triệu dân tiếp tục tham gia vào "đại gia đình" đô thị. Toàn quốc hiện có trên 700 trung tâm đô thị lớn nhỏ, trong đó có 93 thành phố cấp tỉnh, thành. Ngày 15/6, phát biểu tại hội thảo "Các vấn đề ven đô và đô thị hóa" (do Diễn đàn Đô thị Việt Nam, Bộ Xây dựng Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức), ông Trần Ngọc Chính, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Diễn đàn đô thị Việt Nam nhận định: các đô thị là đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước, tạo ra sản lượng GDP ngày càng tăng, song cũng là nơi tạo ra những điểm nóng trong phát triển đô thị, đặc biệt theo quan điểm phát triển đô thị bền vững hiện nay. Một trong những điểm nóng của sự phát triển đô thị hóa là khu vực ven đô thị, nơi đang chịu những áp lực nặng nề giữa hai xu hướng phát triển và bảo tồn, giữa lợi ích phát triển kinh tế và nhu cầu bảo vệ môi trường, bảo vệ các giá trị văn hóa và bảo đảm phát triển bền vững cho cả thành phố [1], nơi là hệ quả của sự chuyển đổi cấu trúc tự phát do kinh tế thị trường và đô thị hóa ồ ạt thiếu kiểm soát, thiếu qui hoạch (về không gian cư trú, mật độ xây dựng, ngành nghề, lối sống, chất lượng môi trường sống và điều kiện vệ sinh, môi trường thẩm mỹ, phân tầng xã hội, …). Chính vì vậy, sông ngòi, kênh rạch, hệ thống thủy lợi vùng ven đô đang bị ô nhiễm ở mức báo động [6], do là nơi tiếp nhận các nguồn ô nhiễm khác nhau của đô thị.

Nhiều biện pháp đã được thực hiện để bảo vệ và quản lý chất lượng nước trong các hệ thống thủy lợi, kênh rạch vùng ven đô. Chẳng hạn đối với hệ thống thủy lợi vùng ven đô thành phố Hồ Chí Minh – hệ thống thủy lợi Bờ Hữu ven sông Sài Gòn (Rạch Tra – Vàm Thuật), là nơi tiếp nhận ô nhiễm của thành phố qua sông Vàm Thuật (nhận nước thải từ hệ thống kênh tiêu Tham Lương – Bến Cát – Rạch Nước Lên), đÓ ng¨n « nhiÔm tõ s«ng Vµm ThuËt lan vµo c¸c kªnh r¹ch, thµnh phè ®ang thùc hiÖn dù ¸n “C«ng tr×nh thñy lîi bê h÷u ven s«ng Sµi Gßn” nay thuéc dù ¸n “Chèng lò h¹ du s«ng Sµi Gßn”, dù ¸n x©y dùng hÖ thèng ®ª bao vµ c¸c cèng ®Çu kªnh r¹ch phÝa s«ng Vµm ThuËt vµ r¹ch §¸ Hµn nh»m ng¨n « nhiÔm, ®ång thêi lÊy n−íc s¹ch tõ phÝa th−îng l−u phôc vô s¶n xuÊt, sinh ho¹t.

Sau đây là kết quả nghiên cứu bằng phương pháp mô hình toán, mô phỏng trên mô hình chất lượng nước MIKE 11 – WQ về kịch bản phát triển này.

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp mô phỏng trên mô hình toán MIKE 11 (MIKE 11-HD, MIKE 11- AD, MIKE 11-WQ và MIKE 11-Ecolab) các vấn đề thủy văn, môi trường và dự báo.

134 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM

Page 3: BIỆN PHÁP CÔNG TRÌNH VÀ VIỆC XỬ LÝ NƯỚC THẢI · PDF filetuyeÅn taÄp keÁt quaÛ khoa hoÏc vaØ coÂng ngheÄ 2008 biỆn phÁp cÔng trÌnh vÀ viỆc xỬ lÝ nƯỚc

TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC VAØ COÂNG NGHEÄ 2008

Sơ đồ thủy lực (hình 1) bao gồm: - 107 nhánh sông, - 11 cống (culvert), - 20 ô trữ (flood cell) - 45 công trình tràn (weir).

Biên tính toán bao gồm: + Biên lưu lượng: Mô hình thủy lực có 7 biên lưu lượng (tại Dầu Tiếng,

Thị Tính, Rạch Tra, sông Vàm Thuật ...). Lưu lượng tại biên Dầu Tiếng có ảnh hưởng lớn đến sự xâm nhập mặn, ngập lụt cũng như lan truyền chất ô nhiễm trong vùng dự án. Ngoài ra, nhu cầu sử dụng nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của vùng dự án cũng được đưa vào như các lưu lượng phân bố dọc theo các kênh rạch.

+ Biên mực nước: Mô hình thủy lực chỉ có 1 biên mực nước tại trạm thủy văn Quốc gia Phú An.

+ Biên chất lượng nước (hình 1): Có rất nhiều nguồn nước thải từ các khu dân cư, các nhà máy, các khu công nghiệp ... đổ vào vùng dự án, nhất là dọc theo sông Vàm Thuật. Căn cứ vào số liệu của một số dự án lân cận ở phạm vi thành phố Hồ Chí Minh như Dự án Tân Hóa – Lò Gốm [4], Dự án Nhiêu Lộc - Thị Nghè [3], Tiêu thoát nước hệ kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên [2], ... và căn cứ vào kết quả của một số nghiên cứu về chất lượng nước thải trong vùng dự án để tính lưu lượng nước thải, nồng độ các chất tại các biên chất lượng nước [5]. Nghiên cứu này chỉ có thể ước tính được nồng độ các chất trong nước thải sinh hoạt chứ chưa đề cập đến nồng độ các chất của nước thải từ các khu công nghiệp, nhà máy ....

+ Nếu tính mỗi ngày mỗi người dân đô thị sử dụng trung bình 120 lít nước thì lượng nước thải ra sẽ là 80% tương đương với 96 lít nước thải/ngày (tính với dân số trong vùng nghiên cứu khoảng 92.000 người).

+ Tải lượng BOD = Dân số x lượng thải BOD bình quân/người. + Hệ số phát sinh chất thải được tính trên cơ sở tính toán của Tổ chức y tế thế

giới, [7] tính toán cho nhiều quốc gia đang phát triển thì khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường (nếu không xử lý) sẽ như bảng 1.

+ Mô hình bao gồm 81 biên chất lượng nước, trong đó bao gồm 10 biên ngoài (open boundary) và 18 biên tại các vị trí có nguồn nước thải xả tập trung (point source) và 53 biên tại các vị trí có nguồn xả thải phân bố trong vùng dự án (distribute source) (hình 1).

Quy trình vận hành các cống như sau:

VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 135

Page 4: BIỆN PHÁP CÔNG TRÌNH VÀ VIỆC XỬ LÝ NƯỚC THẢI · PDF filetuyeÅn taÄp keÁt quaÛ khoa hoÏc vaØ coÂng ngheÄ 2008 biỆn phÁp cÔng trÌnh vÀ viỆc xỬ lÝ nƯỚc

TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC VAØ COÂNG NGHEÄ 2008

+ Các công trình dọc theo sông Vàm Thuật (chảy một chiều từ phía đồng ra phía sông):

• Các cống mở khi mực nước trong đồng lớn hơn mực nước ngoài sông và lớn hơn 1,1m (chống ngập úng).

• Các trường hợp khác cống đóng. + Các công trình dọc theo sông Sài Gòn • Các cống mở khi mực nước trong đồng nhỏ hơn 0,8m và mực nước

ngoài sông lớn hơn mực nước trong đồng (lấy nước tưới). Hoặc khi mực nước trong đồng > 1,1m và mực nước trong đồng lớn hơn mực nước ngoài sông (chống ngập úng).

• Các trường hợp khác cống đóng. + Các cống dọc theo rạch Đá Hàn: Quy trình vận hành giống như các cống

dọc theo sông Sài Gòn.

Hình 1: Sơ đồ tính toán trường hợp có công trình ngăn ô nhiễm dọc theo sông Vàm Thuật - mùa khô năm 2003

136 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM

Page 5: BIỆN PHÁP CÔNG TRÌNH VÀ VIỆC XỬ LÝ NƯỚC THẢI · PDF filetuyeÅn taÄp keÁt quaÛ khoa hoÏc vaØ coÂng ngheÄ 2008 biỆn phÁp cÔng trÌnh vÀ viỆc xỬ lÝ nƯỚc

TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC VAØ COÂNG NGHEÄ 2008

Bảng 1: Hệ số phát sinh chất thải

STT Chất ô nhiễm Khối lượng (g/người/ngày)

Khối lượng trung bình (g/người/ngày)

1 Chất rắn lơ lửng (TSS) 70 – 145 107,5

2 BOD5 45 – 54 49,5

3 COD (dichromate) 72 – 102 87,0

4 Amoni (NH4-N) 2,4 – 4,8 3,6

5 Tổng Nitơ (N) 6 – 12 9,0

6 Tổng phospho (P) 0,6 – 4,5 2,5

7 Dầu mỡ phi khoáng 10 – 30 20,0

III. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN VÀ THẢO LUẬN

Kết quả tính toán cho thấy rằng các công trình ngăn ô nhiễm dọc theo sông Vàm Thuật đã có tác dụng ngăn không cho ô nhiễm từ phía sông Vàm Thuật xâm nhập vào các kênh rạch của hệ thống thủy lợi (hình 2, 3 và 4).

Hàm lượng BOD ở phía ngoài sông Vàm Thuật (phía trước cống) và phía trong vùng nghiên cứu (phía sau cống) tại các cống Đá Hàn (hình 2), cống Ba Thôn (hình 3) và cống Đất Sét (hình 4) cao hơn hẳn so với hàm lượng BOD ở sau cống.

Concentration

Hình 2: Nồng độ BOD trước (phía sông Vàm Thuật) và sau cống Đá Hàn

09:00:00 14-5-2003 12:00:00 15:00:00 18:00:00 21:00:00 00:00:00

15-5-200303:00:00 06:00:00 09:00:00 12:00:00 15:00:00

0.0 20.0 40.0 60.0 80.0

100.0

[mg/l] Time Series ConcentrationDAHAN 5401.00 BOD DAHAN 4992.00 BOD

VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 137

Page 6: BIỆN PHÁP CÔNG TRÌNH VÀ VIỆC XỬ LÝ NƯỚC THẢI · PDF filetuyeÅn taÄp keÁt quaÛ khoa hoÏc vaØ coÂng ngheÄ 2008 biỆn phÁp cÔng trÌnh vÀ viỆc xỬ lÝ nƯỚc

TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC VAØ COÂNG NGHEÄ 2008

Concentration

Hình 3: Nồng độ BOD trước (phía sông Vàm Thuật) và sau cống Ba Thôn

Hình 4: Nồng độ BOD trước (phía sông Vàm Thuật) và sau cống Đất Sét

Khi có các công trình ngăn ô nhiễm từ sông Vàm Thuật, phần lớn các kênh rạch trong vùng dự án có nồng độ BOD < 50 mg/l, đáp ứng được tiêu chuẩn nước sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp. Các kênh rạch từ rạch Rõng Tùng lên đến Rạch Tra có nồng độ BOD < 25 mg/l, đáp ứng được tiêu chuẩn nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Tuy nhiªn mét sè kªnh r¹ch n»m trong vïng ®«ng d©n c− sinh sèng, cã nhiÒu ho¹t ®éng nh− ch¨n nu«i, cã c¸c c¬ së s¶n xuÊt nhá, ... nång ®é BOD vÉn cao h¬n tiªu chuÈn cho phÐp (h×nh 4). Điều này cũng cho thấy rằng ô nhiễm chưa được giải quyết triệt để trong nội vùng của vùng nghiên cứu. Các công trình chỉ mới ngăn được ô nhiễm phía ngoài tràn vào.

1-5-2003 6-5-2003 11-5-2003 16-5-2003 21-5-2003 26-5-2003 31-5-2003 0.0 20.0 40.0 60.0 80.0

100.0 120.0

[mg/l] Time Series ConcentrationBATHON_TAMDU 3740.00 BOD BATHON_TAMDU 3736.00 BOD

Concentration

1-5-2003 6-5-2003 11-5-2003 16-5-2003 21-5-2003 26-5-2003 31-5-2003 40.0 50.0 60.0 70.0 80.0 90.0

100.0 110.0 120.0

[mg/l] DATSET 2024.00 BOD Time Series ConcentrationDATSET 2016.00 BOD

138 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM

Page 7: BIỆN PHÁP CÔNG TRÌNH VÀ VIỆC XỬ LÝ NƯỚC THẢI · PDF filetuyeÅn taÄp keÁt quaÛ khoa hoÏc vaØ coÂng ngheÄ 2008 biỆn phÁp cÔng trÌnh vÀ viỆc xỬ lÝ nƯỚc

TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC VAØ COÂNG NGHEÄ 2008

Hình 5: Nồng độ BOD lớn nhất trường hợp có công trình ngăn ô nhiễm dọc theo sông Vàm Thuật – mùa khô năm 2003

Nếu so sánh kết quả hiện trạng năm 2003 thì thấy rất rõ rằng ô nhiễm đã

được giảm đi nhiều sau khi có công trình (hình 5). Tuy nhiên trên sông Vàm Thuật và sông Sài Gòn, nồng độ các chất ô nhiễm lại tăng lên so với hiện trạng do ô nhiễm không lan truyền vào bên trong vùng dự án được nữa mà bị dồn lại phía ngoài, trên sông Vàm Thuật và sông Sài Gòn (hình 6 và 7). Theo quan điểm phát triển bền vững thì đây không phải là phương án tối ưu.

VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 139

Page 8: BIỆN PHÁP CÔNG TRÌNH VÀ VIỆC XỬ LÝ NƯỚC THẢI · PDF filetuyeÅn taÄp keÁt quaÛ khoa hoÏc vaØ coÂng ngheÄ 2008 biỆn phÁp cÔng trÌnh vÀ viỆc xỬ lÝ nƯỚc

TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC VAØ COÂNG NGHEÄ 2008

01:002003-05-10

01:0005-12

01:0005-14

01:0005-16

01:0005-18

01:0005-20

20

40

60 BOD - Mo hinh hien trang [mg/l]BOD - Mo hinh co cong trinh [mg/l]

Hình 6: Nồng độ BOD tại ngã ba sông Vàm Thuật – Sài Gòn hiện trạng mùa khô năm 2003 và sau khi có sông trình ngăn ô nhiễm

00:002003-05-01

00:0005-06

00:0005-11

00:0005-16

00:0005-21

00:0005-26

00:0005-31

4

6

8

10

12

14

16

18

20

22

24

26Nong do BOD tai rach Sai Gon(Chainage 18190) hien trang va kich ban 1

Hình 7: Nồng độ BOD khi không có công trình (hiện trạng mùa khô năm 2003) và sau khi có sông trình ngăn ô nhiễm trên sông Sài Gòn (chainage 18190)

Qua tính toán cũng cho thấy rằng tổng lượng BOD tích lũy mỗi ngày

(00:00:00 ngày 5/1/2003 đến 23:00:00 ngày 31/3/2003) từ sông Vàm Thuật chuyển vào vùng nghiên cứu khi chưa có công trình là 517,8 kg, lớn hơn rất nhiều tổng lượng BOD tích lũy tương ứng sau khi có công trình là 32,1 kg – giảm khoảng 16 lần.

Do lượng BOD bị các cống ngăn ô nhiễm ngăn không cho vào vùng nghiên cứu nên được chuyển tải ra phía sông Sài Gòn. Tổng lượng BOD chuyển tải qua cửa sông Vàm Thuật (ngã ba Vàm Thuật – Sài Gòn) sau khi có công trình là 2.135,69 kg (tổng lượng BOD khi không có công trình là: 1.597,39 kg) – tăng khoảng 34%.

140 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM

Page 9: BIỆN PHÁP CÔNG TRÌNH VÀ VIỆC XỬ LÝ NƯỚC THẢI · PDF filetuyeÅn taÄp keÁt quaÛ khoa hoÏc vaØ coÂng ngheÄ 2008 biỆn phÁp cÔng trÌnh vÀ viỆc xỬ lÝ nƯỚc

TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC VAØ COÂNG NGHEÄ 2008

Trên sông Sài Gòn, tại trạm đo đạc mực nước và lưu lượng Sài Gòn 2, có tổng lượng tải BOD tích lũy khi có và không có công trình tương ứng là: 1.776,07 kg và 1.095,84 kg – tăng khoảng 62%.

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua kết quả nghiên cứu ở trên ta thấy rằng khi có các hệ thống công trình ngăn ô nhiễm, chất lượng nước trong vùng được cải thiện đáng kể do đã ngăn chặn được ô nhiễm từ bên ngoài xâm nhập vào, tuy nhiên, chưa phải là hướng giải quyết mang tính chất bền vững bởi vì trong hệ thống vẫn còn tồn tại 2 vấn đề:

Nước thải trong nội vùng vẫn chưa được giải quyết, chưa được thu gom xử lý mà vẫn thải ra kênh rạch.do ô nhiễm từ các hoạt động phát triển chăn nuôi, nước thải sinh hoạt, nước thải của các cơ sở sán xuất, ... Các công trình chỉ mới ngăn được ô nhiễm phía ngoài tràn vào.

Ô nhiễm tăng cao ở phía bên ngoài vùng nghiên cứu tức là ở sông Vàm Thuật và sông Sài Gòn. Muốn nguồn nước trong hệ thống thủy lợi vùng ven đô này có chất lượng

tốt phục vụ đa mục tiêu thì ngoài việc ngăn chặn ô nhiễm từ bên ngoài xâm nhập vào, việc xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra nguồn tiếp nhận là tối cần thiết.

Trong bối cảnh công nghiệp hóa – đô thị hóa ồ ạt như hiện nay, cần phải có chiến lược quản lý chất lượng nước đối với các hệ thống thủy nông vùng ven đô thị. Biện pháp xây dựng công trình phải đi đôi với việc thu gom và xử lý nước thải thì mới đảm bảo chất lượng nguồn nước tốt. Việc này phải có sự phối hợp giữa các ban ngành khác nhau đồng thời phải có sự tham gia chặt chẽ của cộng đồng. hí nư

ách tắc

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo điện tử - Thời báo kinh tế Việt Nam Thứ Sáu, 28/12/2007: Đô thị hóa

và những vấn đề ở vùng ven đô, Thttp://www.vneconomy.vn/?home=detail&page=category&cat_name=17&id=bd1e51a2db53fa.

2. Black & Veatch (2002). Dự án nâng cấp đô thị và làm sạch kênh Tân Hóa - Lò Gốm - giai đoạn nghiên cứu khả thi. Báo cáo chính.

3. CMD Camp Dresser & McKee International (1999). Nghiên cứu khả thi và thiết kế sơ bộ - Dự án thoát nước thành phố Hồ Chí Minh lưu vực Nhiêu Lộc- Thị Nghè. Báo cáo chính.

VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 141

Page 10: BIỆN PHÁP CÔNG TRÌNH VÀ VIỆC XỬ LÝ NƯỚC THẢI · PDF filetuyeÅn taÄp keÁt quaÛ khoa hoÏc vaØ coÂng ngheÄ 2008 biỆn phÁp cÔng trÌnh vÀ viỆc xỬ lÝ nƯỚc

TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC VAØ COÂNG NGHEÄ 2008

4. Công ty xây dựng và tư vấn đầu tư (2004). Dự án tiêu thoát nước và cải tạo ô nhiễm kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên. Báo cáo nghiên cứu khả thi.

5. Trịnh Thị Long (2004). Nghiên cứu điển hình, dự án Danida: Đánh giá và quản lý chất lượng nước ở các hệ thống thủy lợi, cụ thể hệ thống thủy lợi bờ hữu ven sông Sài Gòn.

6. Việt Báo, Chủ nhật, 05 Tháng sáu 2005, 05:00 GMT+7: Đô thị hóa - thách thức môi trường toàn cầu

7. WHO (1993). Rapid assessment of source, Vol 1, Geneva 1993.

Người phản biện: TS. Đỗ Tiến Lanh

142 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM