bÀi 2 quy chẾ phÁp lÝ chung vỀ thÀnh lẬp, tỔ chỨc...

18
Bài 2: Quy chế pháp lý chung về thành lâp, tổ chức quản lý và hoạt động doanh nghiệp TX LUKD01_Bai 2_v1.0014107218 25 BÀI 2 QUY CHẾ PHÁP LÝ CHUNG VỀ THÀNH LẬP, TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ HOT ĐNG DOANH NGHIP Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau: Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn. Đọc tài liệu: 1. Giáo trình Pháp luật kinh tế. Khoa Luật Trường Đại học Kinh tế quốc dân. NXB Đại học Kinh tế quốc dân. Tái bản lần thứ 4. Hà Nội, 2012. 2. Những văn bản pháp luật ghi trong nội dung của bài. Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email. Tham khảo thông tin từ trang Web môn học. Nội dung Bài học này có những nội dung: Khái niệm, đặc điểm, phân loại doanh nghiệp và vấn đề giới hạn trách nhiệm của doanh nghiệp; Những điều kiện và thủ tục cơ bản để thành lập và hoạt động đối với một doanh nghiệp; Đăng ký những thay đổi trong quá trình hoạt động của một doanh nghiệp; Những quyền và nghĩa vụ cơ bản của doanh nghiệp trong kinh doanh. Mục tiêu Sau khi học xong bài này, sinh viên cần thực hiện được các việc sau đây: Phân biệt doanh nghiệp với các chủ thể kinh doanh khác và những văn bản pháp luật chủ yếu áp dụng cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp; Trình bày được những điều kiện cơ bản để thành lập và hoạt động đối với một doanh nghiệp; Chuẩn bị hồ sơ và thực hiện những bước công việc để thành lập một doanh nghiệp; Thực hiện thủ tục để đăng ký những thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp.

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÀI 2 QUY CHẾ PHÁP LÝ CHUNG VỀ THÀNH LẬP, TỔ CHỨC …eldata3.neu.topica.vn/TXLUKD01/Giao Trinh/02_TX LUKD01_Bai 2_v1... · 11.11.2013 · những thứ mà pháp luật

Bài 2: Quy chế pháp lý chung về thành lâp, tổ chức

quản lý và hoạt động doanh nghiệp

TX LUKD01_Bai 2_v1.0014107218 25

BÀI 2 QUY CHẾ PHÁP LÝ CHUNG VỀ THÀNH LẬP,

TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP

Hướng dẫn học

Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:

Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.

Đọc tài liệu:

1. Giáo trình Pháp luật kinh tế. Khoa Luật Trường Đại học Kinh tế quốc dân. NXB Đại học Kinh tế quốc dân. Tái bản lần thứ 4. Hà Nội, 2012.

2. Những văn bản pháp luật ghi trong nội dung của bài.

Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.

Tham khảo thông tin từ trang Web môn học.

Nội dung

Bài học này có những nội dung: Khái niệm, đặc điểm, phân loại doanh nghiệp và vấn đề giới hạn trách nhiệm của doanh nghiệp; Những điều kiện và thủ tục cơ bản để thành lập và hoạt động đối với một doanh nghiệp; Đăng ký những thay đổi trong quá trình hoạt động của một doanh nghiệp; Những quyền và nghĩa vụ cơ bản của doanh nghiệp trong kinh doanh.

Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, sinh viên cần thực hiện được các việc sau đây:

Phân biệt doanh nghiệp với các chủ thể kinh doanh khác và những văn bản pháp luật chủ yếu áp dụng cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp;

Trình bày được những điều kiện cơ bản để thành lập và hoạt động đối với một doanh nghiệp;

Chuẩn bị hồ sơ và thực hiện những bước công việc để thành lập một doanh nghiệp;

Thực hiện thủ tục để đăng ký những thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp.

Page 2: BÀI 2 QUY CHẾ PHÁP LÝ CHUNG VỀ THÀNH LẬP, TỔ CHỨC …eldata3.neu.topica.vn/TXLUKD01/Giao Trinh/02_TX LUKD01_Bai 2_v1... · 11.11.2013 · những thứ mà pháp luật

Bài 2: Quy chế pháp lý chung về thành lâp, tổ chức

quản lý và hoạt động doanh nghiệp

26 TX LUKD01_Bai 2_v1.0014107218

Tình huống dẫn nhập

Điều kiện và thủ tục pháp lý thành lập và hoạt động của doanh nghiệp

Tháng 3/2013, ông Phạm Xuân Việt là một viên chức nghỉ hưu, ông Nguyễn Đức Tuấn là sinh viên vừa tốt nghiệp Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp và Công ty cổ phần Sông Hồng do bà Nguyễn Hồng Hạnh làm đại diện theo ủy quyền, thỏa thuận góp vốn để thành lập Công ty TNHH thương mại Mộc Hà, chuyên kinh doanh đồ gỗ gia dụng với số vốn điều lệ là 10 tỉ đồng. Ông Việt góp vốn bằng 1 ngôi nhà cùng 200 m2 đất được các thành viên nhất trí định giá là 4 tỷ đồng. Ông Tuấn góp 2 tỷ đồng được trị giá từ 2 chiếc ô tô và Công ty cổ phần Sông Hồng góp 4 tỷ đồng bằng tiền mặt. Doanh nghiệp mới đặt trụ sở chính tại số nhà 970 phố Trần Điền, phường Định Công, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội và một chi nhánh tại huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Đầu tháng 12/2013, các thành viên quyết định bổ sung kinh doanh mặt hàng gốm sứ gia dụng và kết nạp thêm ông Trần Thanh Lộc, với số vốn góp 2 tỷ đồng để tăng vốn hoạt động cho công ty.

1. Những cá nhân, tổ chức nói trên có thể thành lập một doanh nghiệp như vậy hay không? Vì sao?

2. Để đưa doanh nghiệp này vào hoạt động một cách hợp pháp, cần phải tiến hành những thủ tục pháp lý như thế nào?

3. Để bổ sung ngành nghề kinh doanh và kết nạp thêm ông Lộc, doanh nghiệp cần phải thực hiện những thủ tục gì trong nội bộ doanh nghiệp và với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền?

Page 3: BÀI 2 QUY CHẾ PHÁP LÝ CHUNG VỀ THÀNH LẬP, TỔ CHỨC …eldata3.neu.topica.vn/TXLUKD01/Giao Trinh/02_TX LUKD01_Bai 2_v1... · 11.11.2013 · những thứ mà pháp luật

Bài 2: Quy chế pháp lý chung về thành lâp, tổ chức

quản lý và hoạt động doanh nghiệp

TX LUKD01_Bai 2_v1.0014107218 27

2.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại doanh nghiệp

2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp

Các chủ thể kinh doanh (đơn vị kinh doanh) trong nền kinh tế Việt Nam:

o Doanh nghiệp;

o Hợp tác xã và hộ kinh doanh (cá thể);

o Những người kinh doanh nhỏ.

Khái niệm doanh nghiệp

“Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh” (Khoản 1 Điều4 Luật Doanh nghiệp năm 2005).

Những đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp

o Doanh nghiệp phải có tên riêng;

o Phải có tài sản;

o Phải có trụ sở chính;

o Phải thực hiện đăng ký kinh doanh;

o Mục đích thành lập là để hoạt động kinh doanh.

Phân biệt khái niệm doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp với các khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa (theo Nghị định số 56/2009/NĐ–CP ngày 30/6/2009 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa), doanh nghiệp xã hội, doanh nghiệp dân tộc.

2.1.2. Phân loại doanh nghiệp

2.1.2.1. Phân loại theo nguồn gốc tài sản đầu tư vào doanh nghiệp

Đây là cách phân loại doanh nghiệp sử dụng trong nhiều năm trước khi Luật Doanh nghiệp năm 2005 có hiệu lực. Theo tiêu chí này, doanh nghiệp ở nước ta được chia thành 4 loại doanh nghiệp. Trong mỗi loại doanh nghiệp có những mô hình hoạt động cụ thể:

1) Công ty (Theo Luật Doanh nghiệp năm 1999)

Công ty cổ phần;

Công ty TNHH có hai thành viên trở lên;

Công ty TNHH một thành viên;

Công ty hợp danh.

2) Doanh nghiệp tư nhân (Theo Luật Doanh nghiệp năm 1999)

3) Doanh nghiệp nhà nước (Theo Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 và hiện hành là theo Luật Doanh nghiệp năm 2005)

Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức và hoạt động dưới 3 hình thức:

Page 4: BÀI 2 QUY CHẾ PHÁP LÝ CHUNG VỀ THÀNH LẬP, TỔ CHỨC …eldata3.neu.topica.vn/TXLUKD01/Giao Trinh/02_TX LUKD01_Bai 2_v1... · 11.11.2013 · những thứ mà pháp luật

Bài 2: Quy chế pháp lý chung về thành lâp, tổ chức

quản lý và hoạt động doanh nghiệp

28 TX LUKD01_Bai 2_v1.0014107218

Công ty nhà nước:

o Công ty nhà nước độc lập;

o Tổng công ty nhà nước (Tổng công ty do Nhà nước quyết định thành lập và đầu tư; Tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập, thường gọi là công ty mẹ – công ty con; Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước – SCIC).

Công ty cổ phần:

o Công ty cổ phần nhà nước (100% vốn nhà nước);

o Doanh nghiệp có cổ phần chi phối của Nhà nước (trên 50% vốn cổ phần).

Công ty TNHH:

o Công ty TNHH nhà nước một thành viên;

o Công ty TNHH nhà nước hai thành viên trở lên (100% vốn nhà nước);

o Doanh nghiệp có vốn góp chi phối của Nhà nước (trên 50% vốn điều lệ).

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, sửa đổi, bổ sung năm 2000):

o Doanh nghiệp liên doanh;

o Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.

2.1.2.2. Phân loại theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 (có hiệu lực từ 1/7/2006).

Hiện tại, ở Việt Nam có 5 loại hình doanh nghiệp, áp dụng cho mọi nhà đầu tư, không phân biệt thành phần kinh tế như sau:

1) Công ty cổ phần;

2) Công ty TNHH hai thành viên trở lên;

3) Công ty TNHH một thành viên;

4) Công ty hợp danh;

5) Doanh nghiệp tư nhân.

2.1.3. Vấn đề giới hạn trách nhiệm trong kinh doanh của doanh nghiệp

Giới hạn trách nhiệm trong kinh doanh là phạm vi tài sản mà doanh nghiệp (đúng ra là những người chủ doanh nghiệp) phải đưa ra để thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là khi một doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản.

Hai loại giới hạn trách nhiệm:

Trách nhiệm vô hạn: Công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.

Trách nhiệm hữu hạn: Công ty cổ phần, công ty TNHH.

2.1.4. Các văn bản pháp luật chủ yếu điều chỉnh việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp

1) Luật Doanh nghiệp năm 2005; Luật 2009 Sửa đổi bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản và Luật 2013 Sửa đổi bổ sung Điều 170 Luật Doanh nghiệp;

Page 5: BÀI 2 QUY CHẾ PHÁP LÝ CHUNG VỀ THÀNH LẬP, TỔ CHỨC …eldata3.neu.topica.vn/TXLUKD01/Giao Trinh/02_TX LUKD01_Bai 2_v1... · 11.11.2013 · những thứ mà pháp luật

Bài 2: Quy chế pháp lý chung về thành lâp, tổ chức

quản lý và hoạt động doanh nghiệp

TX LUKD01_Bai 2_v1.0014107218 29

2) Luật đầu tư năm 2005;

3) Nghị định số 43/2010/NĐ–CP ngày 15/4/2010 về đăng ký doanh nghiệp và Nghị định số 05/2013/NĐ–CP sửa đổi, bổ sung một số điều về thủ tục hành chính của

Nghị định số 43/2010/NĐ–CP (sau đây gọi tắt là NĐ43/2010);

4) Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/1/2013 hướng dẫn về đăng ký doanh

nghiệp (sau đây gọi tắt là TT01/2013);

5) Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 1/10/2010 hướng dẫn chi tiết thi hành một số

điều của Luật Doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là NĐ102/2010);

6) Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi

hành một số điều của Luật đầu tư (sau đây gọi tắt là NĐ108/2006);

7) Nghị định số 155/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 quy định về xử phạt vi phạm

hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư (sau đây gọi tắt là NĐ155/2013).

2.2. Điều kiện và thủ tục cơ bản để thành lập và hoạt động doanh nghiệp

2.2.1. Những điều kiện cơ bản

2.2.1.1. Điều kiện về tài sản

Dù là nhà đầu tư Việt Nam hay nước ngoài, đều phải đăng ký tài sản dùng cho

hoạt động kinh doanh của bất cứ loại hình doanh nghiệp nào.

o Những khái niệm: Vốn đăng ký kinh doanh, vốn điều lệ, vốn đầu tư.

o Tài sản là điều kiện cơ sở để doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Tài sản đầu tư thành lập doanh nghiệp phải là tài sản hợp pháp.

o Tài sản đầu tư thành lập doanh nghiệp phải là

những thứ mà pháp luật quy định là tài sản.

Khái niệm chung về tài sản đang được quy định tại Điều 163 và Điều 181 Bộ luật Dân sự năm 2005. Đạo luật này cũng có những cách phân

loại tài sản và quy định về quyền sở hữu tài sản.

o Tài sản hợp pháp được quy định cụ thể tại Điều 2 Nghị định 108/2006 bao gồm:

a) Cổ phần, cổ phiếu hoặc các giấy tờ có giá khác;

b) Trái phiếu, khoản nợ và các hình thức vay nợ khác;

c) Các quyền theo hợp đồng, bao gồm cả hợp đồng chìa khóa trao tay, hợp đồng xây dựng, hợp đồng quản lý, hợp đồng phân chia sản phẩm hoặc

doanh thu;

d) Các quyền đòi nợ và quyền có giá trị kinh tế theo hợp đồng;

đ) Công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm cả nhãn hiệu thương mại, kiểu

dáng công nghiệp, sáng chế, tên thương mại, nguồn gốc hoặc tên gọi xuất xứ;

e) Các quyền chuyển nhượng, bao gồm cả các quyền đối với thăm dò và khai

thác tài nguyên;

Page 6: BÀI 2 QUY CHẾ PHÁP LÝ CHUNG VỀ THÀNH LẬP, TỔ CHỨC …eldata3.neu.topica.vn/TXLUKD01/Giao Trinh/02_TX LUKD01_Bai 2_v1... · 11.11.2013 · những thứ mà pháp luật

Bài 2: Quy chế pháp lý chung về thành lâp, tổ chức

quản lý và hoạt động doanh nghiệp

30 TX LUKD01_Bai 2_v1.0014107218

g) Bất động sản; quyền đối với bất động sản, bao gồm cả quyền cho thuê,

chuyển nhượng, góp vốn, thế chấp hoặc bảo lãnh;

h) Các khoản lợi tức phát sinh từ hoạt động đầu tư, bao gồm cả lợi nhuận, lãi cổ phần, cổ tức, tiền bản quyền và các loại phí;

i) Các tài sản và quyền có giá trị kinh tế khác theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên”.

Mức độ tài sản của vốn đăng ký kinh doanh.

o Mức độ tài sản đầu tư để thành lập doanh nghiệp tùy thuộc vào điều kiện của những người chủ doanh nghiệp, trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác.

o Đối với một số ngành nghề, trong một số lĩnh vực kinh doanh, Nhà nước quy định mức vốn tối thiểu phải có để thành lập doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề, lĩnh vực đó (thường gọi là vốn pháp định). Trong trường hợp này, vốn đăng ký kinh doanh không được thấp hơn vốn pháp định.

Thẩm quyền định giá và đăng ký tài sản khi thành lập và trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

o Khi thành lập doanh nghiệp, các thành viên sáng lập hoặc người chủ doanh nghiệp có quyền tự định giá tài sản, kê khai theo nguyên tắc nhất trí và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực trong việc định giá, kê khai tài sản.

o Trong quá trình hoạt động, tài sản góp vốn do doanh nghiệp và người góp vốn thoả thuận định giá hoặc do một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá.

o Việc định giá tài sản góp vốn vào các doanh nghiệp quy định tại Điều 30 Luật Doanh nghiệp năm 2005.

2.2.1.2. Điều kiện về ngành nghề kinh doanh.

Quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký kinh doanh.

o Doanh nghiệp có quyền chủ động đăng ký kinh doanh và hoạt động kinh doanh, không cần phải xin phép, xin chấp thuận, hỏi ý kiến cơ quan quản lý nhà nước nếu ngành, nghề kinh doanh đó:

Không thuộc ngành, nghề cấm kinh doanh;

Không thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

o Nghĩa vụ đăng ký kinh doanh

Người thành lập doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện việc đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật (Khoản 2 Điều 5 NĐ43/2010).

Phân loại ngành, nghề kinh doanh để áp dụng quy chế pháp lý tương ứng.

Theo pháp luật hiện hành, có 3 nhóm ngành, nghề kinh doanh như sau:

o Ngành, nghề cấm kinh doanh;

o Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện;

Page 7: BÀI 2 QUY CHẾ PHÁP LÝ CHUNG VỀ THÀNH LẬP, TỔ CHỨC …eldata3.neu.topica.vn/TXLUKD01/Giao Trinh/02_TX LUKD01_Bai 2_v1... · 11.11.2013 · những thứ mà pháp luật

Bài 2: Quy chế pháp lý chung về thành lâp, tổ chức

quản lý và hoạt động doanh nghiệp

TX LUKD01_Bai 2_v1.0014107218 31

o Ngành, nghề kinh doanh được khuyến khích thuộc những lĩnh vực và địa bàn được ưu đãi đầu tư.

Sau đây là những nội dung chủ yếu về các nhóm ngành, nghề kinh doanh này.

1) Ngành, nghề cấm kinh doanh

Luật Doanh nghiệp quy định: “Cấm hoạt động kinh doanh gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khoẻ của nhân dân, làm huỷ hoại tài nguyên, phá huỷ môi trường”.

Danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh quy định tại Điều 7 Nghị định 102/2010.

Việc kinh doanh các ngành, nghề cấm kinh doanh trong một số trường hợp đặc biệt, áp dụng theo quy định của các luật, pháp lệnh hoặc nghị định chuyên ngành liên quan.

2) Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện

Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể.

Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh phải/ chỉ được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật là: Luật, Pháp lệnh, Nghị định chuyên ngành hoặc Quyết định có liên quan của Thủ tướng Chính phủ. Các quy định về loại ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh đối với ngành, nghề đó tại các văn bản quy phạm pháp luật khác, ngoài các loại văn bản quy phạm pháp luật nói trên, không có hiệu lực thi hành.

Theo khoản 2 Điều 8 NĐ102/2010, điều kiện kinh doanh được thể hiện dưới các hình thức:

a) Giấy phép kinh doanh;

b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;

c) Chứng chỉ hành nghề;

d) Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;

đ) Xác nhận vốn pháp định;

e) Chấp thuận khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

g) Các yêu cầu khác mà doanh nghiệp phải thực hiện hoặc phải có mới được quyền kinh doanh ngành, nghề đó mà không cần xác nhận, chấp thuận dưới bất kỳ hình thức nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định. Nếu doanh nghiệp tiến hành kinh doanh khi không đủ điều kiện theo quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty và Giám đốc (Tổng giám đốc) đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc) đối với công ty cổ phần, tất cả các thành viên hợp danh

Page 8: BÀI 2 QUY CHẾ PHÁP LÝ CHUNG VỀ THÀNH LẬP, TỔ CHỨC …eldata3.neu.topica.vn/TXLUKD01/Giao Trinh/02_TX LUKD01_Bai 2_v1... · 11.11.2013 · những thứ mà pháp luật

Bài 2: Quy chế pháp lý chung về thành lâp, tổ chức

quản lý và hoạt động doanh nghiệp

32 TX LUKD01_Bai 2_v1.0014107218

đối với công ty hợp danh và chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân phải cùng liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kinh doanh đó.

3) Ngành, nghề kinh doanh được khuyến khích thuộc những lĩnh vực và địa bàn được ưu đãi đầu tư.

Pháp luật đầu tư quy định những lĩnh vực và địa bàn được ưu đãi đầu tư.

Doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, nghề thuộc những lĩnh vực và địa bàn được ưu đãi đầu tư được hưởng những ưu đãi và hỗ trợ đầu tư về thuế, về sử dụng đất, ưu đãi đối với nhà đầu tư đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, đào tạo…

Ngành, nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

o Ngành, nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được ghi và mã hóa theo ngành cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

o Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi ngành, nghề kinh doanh này vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung mã mới.

2.2.1.3. Điều kiện về tên, địa chỉ của doanh nghiệp

a. Điều kiện về tên của doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp có thể có 3 loại tên là: Tên doanh nghiệp (tên giao dịch chính thức), tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp. Việc đăng ký và sử dụng tên của doanh nghiệp phải tuân theo nhiều quy định của pháp luật.

o Tên doanh nghiệp (tên giao dịch chính thức)

Mỗi doanh nghiệp bắt buộc phải có một tên chính thức dùng trong các giao dịch giữa doanh nghiệp với Nhà nước, với các chủ thể kinh doanh khác và với người tiêu dùng. Tên doanh nghiệp được ghi đầy đủ trong con dấu, phải được viết hoặc gắn biển tại trụ sở chính. Tên doanh nghiệp phải được in trên nhãn hàng hóa, dịch vụ, các giấy tờ giao dịch và tài liệu do doanh nghiệp phát hành.

Tên doanh nghiệp được đặt đúng theo quy định của pháp luật là 1 trong 5 điều kiện để một doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Trong việc đặt tên doanh nghiệp, có những điều bắt buộc và những điều cấm.

Những điều bắt buộc là: Tên doanh nghiệp phải viết được bằng các chữ cái trong Bảng chữ cái tiếng Việt, có thể kèm theo các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, phát âm được và bao gồm hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và tên riêng của doanh nghiệp. Chính vì quy định này nên Tên

Page 9: BÀI 2 QUY CHẾ PHÁP LÝ CHUNG VỀ THÀNH LẬP, TỔ CHỨC …eldata3.neu.topica.vn/TXLUKD01/Giao Trinh/02_TX LUKD01_Bai 2_v1... · 11.11.2013 · những thứ mà pháp luật

Bài 2: Quy chế pháp lý chung về thành lâp, tổ chức

quản lý và hoạt động doanh nghiệp

TX LUKD01_Bai 2_v1.0014107218 33

doanh nghiệp thường được gọi là tên bằng tiếng Việt. Doanh nghiệp chỉ được sử dụng ngành, nghề kinh doanh, hình thức đầu tư để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp có đăng ký ngành, nghề đó hoặc thực hiện đầu tư theo hình thức đó.

Những điều cấm là: Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các doanh nghiệp đã giải thể.

Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc, tên danh nhân để đặt tên riêng cho doanh nghiệp.

Không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đó.

o Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài

Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp tại cơ sở của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

o Tên viết tắt của doanh nghiệp

Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.

Trước khi đăng ký đặt tên, doanh nghiệp tham khảo tên các doanh nghiệp đang hoạt động lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, tham khảo các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã đăng ký và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.

Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt, có thể kèm theo các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, phát âm được.

o Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải mang tên doanh nghiệp đồng thời kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với đăng ký thành lập chi

Page 10: BÀI 2 QUY CHẾ PHÁP LÝ CHUNG VỀ THÀNH LẬP, TỔ CHỨC …eldata3.neu.topica.vn/TXLUKD01/Giao Trinh/02_TX LUKD01_Bai 2_v1... · 11.11.2013 · những thứ mà pháp luật

Bài 2: Quy chế pháp lý chung về thành lâp, tổ chức

quản lý và hoạt động doanh nghiệp

34 TX LUKD01_Bai 2_v1.0014107218

nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với đăng ký thành lập văn phòng đại diện, hình thức tổ chức của địa điểm kinh doanh.

o Ngoài tên bằng tiếng Việt, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt.

b. Điều kiện về địa chỉ của doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp có thể đăng ký và sử dụng các loại địa chỉ sau đây:

Trụ sở chính của doanh nghiệp:

o Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

o Doanh nghiệp phải thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

o Mỗi doanh nghiệp bắt buộc phải có một Trụ sở chính của doanh nghiệp và đây cũng là 1 trong 5 điều kiện để một doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Văn phòng đại diện, chi nhánh và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp:

o Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Tổ chức và hoạt động của văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật.

o Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

o Địa điểm kinh doanh là nơi hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp được tổ chức thực hiện. Địa điểm kinh doanh có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính.

o Doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều văn phòng đại diện, chi nhánh tại một địa phương theo địa giới hành chính.

2.2.1.4. Điều kiện về tư cách pháp lý của người thành lập và quản lý doanh nghiệp

Tất cả các tổ chức là pháp nhân, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, không phân biệt nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính và mọi cá nhân không phân biệt nơi cư trú và quốc tịch, nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp, đều có quyền thành lập, tham gia thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Page 11: BÀI 2 QUY CHẾ PHÁP LÝ CHUNG VỀ THÀNH LẬP, TỔ CHỨC …eldata3.neu.topica.vn/TXLUKD01/Giao Trinh/02_TX LUKD01_Bai 2_v1... · 11.11.2013 · những thứ mà pháp luật

Bài 2: Quy chế pháp lý chung về thành lâp, tổ chức

quản lý và hoạt động doanh nghiệp

TX LUKD01_Bai 2_v1.0014107218 35

Theo khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp, những tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;

e) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;

g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.

Mỗi cá nhân chỉ được quyền đăng ký thành lập một doanh nghiệp tư nhân hoặc một hộ kinh doanh hoặc làm thành viên hợp danh của một công ty hợp danh, trừ trường hợp các thành viên hợp danh còn lại có thỏa thuận khác.

Cá nhân chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân hoặc hộ kinh doanh hoặc cá nhân thành viên hợp danh có quyền thành lập, tham gia thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần.

2.2.1.5. Điều kiện về số lượng thành viên, cơ chế quản lý hoạt động

Đối với các loại hình doanh nghiệp hình thành trên cơ sở góp vốn của cá nhân, tổ chức (công ty) pháp luật Việt Nam quy định về số thành viên và phải có điều lệ công ty (điều lệ doanh nghiệp).

Quy định khống chế có thể là tối thiểu hoặc tối đa hoặc cả hai về số thành viên trong mỗi loại hình doanh nghiệp. Doanh nghiệp không được vượt quá số thành viên trong trường hợp có khống chế tối đa. Trái lại, công ty không có đủ số thành viên tối thiểu theo quy định của Luật Doanh nghiệp trong sáu tháng liên tục là một trong những trường hợp bắt buộc phải giải thể.

Đối với một số loại hình doanh nghiệp, pháp luật còn quy định điều kiện cụ thể đối với cá nhân, tổ chức tham gia với tư cách là thành viên của doanh nghiệp.

Điều lệ công ty là văn bản thể hiện sự thỏa thuận cụ thể của những người đầu tư với tư cách là các thành viên góp vốn về vấn đề thành lập, tổ chức quản lý điều hành doanh nghiệp, phân chia lợi nhuận cũng như trách nhiệm, những vấn đề liên quan đến tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp.

Trong quá trình hoạt động, khi có thay đổi, bổ sung những nội dung đăng ký doanh nghiệp cũng là nội dung của Điều lệ công ty thì một mặt, những thay đổi, bổ sung đó phải được ghi nhận bằng các văn bản nội bộ như nghị quyết, quyết định, biên bản

Page 12: BÀI 2 QUY CHẾ PHÁP LÝ CHUNG VỀ THÀNH LẬP, TỔ CHỨC …eldata3.neu.topica.vn/TXLUKD01/Giao Trinh/02_TX LUKD01_Bai 2_v1... · 11.11.2013 · những thứ mà pháp luật

Bài 2: Quy chế pháp lý chung về thành lâp, tổ chức

quản lý và hoạt động doanh nghiệp

36 TX LUKD01_Bai 2_v1.0014107218

cuộc họp của các cơ quan có thẩm quyền; mặt khác, trong quan hệ với cơ quan nhà nước, công ty phải thực hiện các thủ tục đăng ký những thay đổi, bổ sung với cơ quan đăng ký kinh doanh.

2.2.2. Thủ tục thành lập doanh nghiệp

Để thành lập một doanh nghiệp, nhà đầu tư phải thực hiện nhiều công việc theo quy định của pháp luật. Hiện tại được chia thành hai giai đoạn: một là, đăng ký doanh nghiệp và hai là, các thủ tục khác sau khi đăng ký doanh nghiệp.

2.2.2.1. Đăng ký doanh nghiệp

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp: NĐ43/2010 quy định các tài liệu trong Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với mỗi loại hình doanh nghiệp. TT01/2013 quy định mẫu các tài liệu trong Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 24 của Luật Doanh nghiệp. Nếu quá thời hạn trên mà không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì người thành lập doanh nghiệp có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh;

2) Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Luật Doanh nghiệp;

3) Có trụ sở chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 của Luật Doanh nghiệp;

4) Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ theo quy định của pháp luật;

5) Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số đăng ký kinh doanh và mã số thuế của doanh nghiệp.

Lệ phí đăng ký doanh nghiệp: Thực hiện theo Thông tư số 176/2012/TT–BTC ngày 23/10/2012.

Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề yêu cầu phải có điều kiện.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải đăng nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng Thông tin đăng ký

Page 13: BÀI 2 QUY CHẾ PHÁP LÝ CHUNG VỀ THÀNH LẬP, TỔ CHỨC …eldata3.neu.topica.vn/TXLUKD01/Giao Trinh/02_TX LUKD01_Bai 2_v1... · 11.11.2013 · những thứ mà pháp luật

Bài 2: Quy chế pháp lý chung về thành lâp, tổ chức

quản lý và hoạt động doanh nghiệp

TX LUKD01_Bai 2_v1.0014107218 37

doanh nghiệp quốc gia theo quy định tại Điều 28 Luật doanh nghiệp và trả phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.

2.2.2.2. Những thủ tục sau đăng ký doanh nghiệp

Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, thông báo lập địa điểm kinh doanh (nếu có). Hồ sơ, thủ tục thực hiện những việc này tại Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, nơi lập địa điểm kinh doanh, đang được quy định tại Điều 33 NĐ43/2010.

Đăng ký sử dụng con dấu: Hình thức và nội dung của con dấu, điều kiện làm con dấu và chế độ quản lý, sử dụng con dấu thực hiện theo quy định của Nghị định số 58/2001/NĐ–CP ngày 24/8/2001 về quản lý và sử dụng con dấu và Nghị định số 31/2009/NĐ–CP ngày 1/4/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2001/NĐ–CP.

Chuyển quyền sở hữu tài sản:

Thành viên công ty TNHH, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:

a) Đối với tài sản có đăng ký hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

b) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản.

Thỏa mãn những điều kiện kinh doanh đối với những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

Hai hình thức điều kiện kinh doanh là vốn pháp định và chứng chỉ hành nghề phải thỏa mãn trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đối với những điều kiện kinh doanh còn lại, sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thể hiện sự thỏa mãn những điều kiện này và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.

2.3. Đăng ký những thay đổi của doanh nghiệp

2.3.1. Đăng ký những bổ sung, thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

Trong quá trình tồn tại trên thương trường, doanh nghiệp có thể thực hiện những trường hợp thay đổi so với nội dung đăng ký doanh nghiệp như:

o Đăng ký bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh;

o Đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

o Đăng ký đổi tên doanh nghiệp;

o Đăng ký thay đổi thành viên hợp danh ;

o Đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần;

o Đăng ký thay đổi vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân;

o Đăng ký thay đổi vốn điều lệ, thay đổi tỷ lệ vốn góp;

o Đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần;

Page 14: BÀI 2 QUY CHẾ PHÁP LÝ CHUNG VỀ THÀNH LẬP, TỔ CHỨC …eldata3.neu.topica.vn/TXLUKD01/Giao Trinh/02_TX LUKD01_Bai 2_v1... · 11.11.2013 · những thứ mà pháp luật

Bài 2: Quy chế pháp lý chung về thành lâp, tổ chức

quản lý và hoạt động doanh nghiệp

38 TX LUKD01_Bai 2_v1.0014107218

o Đăng ký thay đổi thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

o Đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên;

o Đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp bán, tặng cho doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp chết, mất tích;

o Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký thuế;

o Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện địa điểm kinh doanh, thông báo chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

Thủ tục thực hiện đăng ký những thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp:

o Thủ tục trong nội bộ doanh nghiệp: Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên, Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên, Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị công ty cổ phần hoặc những người có thẩm quyền trong doanh nghiệp có trách nhiệm ban hành Quyết định (hoặc Nghị quyết) bằng văn bản về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày doanh nghiệp quyết định thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Biên bản họp có quy định cụ thể về thời hạn ra Quyết định (hoặc Nghị quyết) khác với thời hạn nêu trên (Khoản 2 Điều 6 Thông tư 01/2013);

o Đăng ký thay đổi đối với cơ quan Nhà nước: Thực hiện thủ tục như đăng ký thành lập mới doanh nghiệp;

o Thủ tục cụ thể cho từng trường hợp được quy định tại các Điều từ 34 đến 47 NĐ43/2010.

o Thời hạn thực hiện và các giấy tờ thay thế Biên bản họp trong Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được quy định tại Điều 6 Thông tư 01/2013.

Khi thay đổi các nội dung đã đăng ký của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi Thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện để được đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện.

Trường hợp chuyển trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nơi chi nhánh, văn phòng đại diện đã đăng ký, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện dự định chuyển đến và Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện. Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện dự định chuyển đến nhận thông báo và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho chi nhánh, văn phòng đại diện.

2.3.2. Tạm ngừng kinh doanh

Điều 156 Luật Doanh nghiệp:

Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho cơ quan

Page 15: BÀI 2 QUY CHẾ PHÁP LÝ CHUNG VỀ THÀNH LẬP, TỔ CHỨC …eldata3.neu.topica.vn/TXLUKD01/Giao Trinh/02_TX LUKD01_Bai 2_v1... · 11.11.2013 · những thứ mà pháp luật

Bài 2: Quy chế pháp lý chung về thành lâp, tổ chức

quản lý và hoạt động doanh nghiệp

TX LUKD01_Bai 2_v1.0014107218 39

đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế chậm nhất mười lăm ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh.

Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ, tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp chủ nợ, khách hàng và người lao động có thoả thuận khác.

o Doanh nghiệp, hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã đăng ký và cơ quan thuế ít nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh.

o Cơ quan đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ sau khi tiếp nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh.

o Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã đăng ký tạm ngừng hoạt động theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định.

2.3.3. Tổ chức lại doanh nghiệp

Theo quy định của pháp luật hiện hành, tổ chức lại doanh nghiệp bao gồm các hành vi:

Chia doanh nghiệp;

Tách doanh nghiệp;

Hợp nhất doanh nghiệp;

Sáp nhập doanh nghiệp;

Chuyển đổi công ty.

Thủ tục thực hiện các hành vi tổ chức lại doanh nghiệp quy định từ Điều 150 đến Điều 155 Luật Doanh nghiệp.

2.3.4. Giải thể doanh nghiệp, chấm dứt hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp

Khái niệm giải thể doanh nghiệp: Là việc chấm dứt sự tồn tại của một doanh nghiệp.

Hai nhóm trường hợp giải thể: 1) Giải thể tự nguyện khi kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn; Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; 2) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật Doanh nghiệp trong thời hạn sáu tháng liên tục; Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Điều kiện để giải thể: Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác

Thủ tục giải thể doanh nghiệp: Theo Điều 158 Luật Doanh nghiệp, thủ tục giải thể doanh nghiệp có 4 bước sau đây:

Page 16: BÀI 2 QUY CHẾ PHÁP LÝ CHUNG VỀ THÀNH LẬP, TỔ CHỨC …eldata3.neu.topica.vn/TXLUKD01/Giao Trinh/02_TX LUKD01_Bai 2_v1... · 11.11.2013 · những thứ mà pháp luật

Bài 2: Quy chế pháp lý chung về thành lâp, tổ chức

quản lý và hoạt động doanh nghiệp

40 TX LUKD01_Bai 2_v1.0014107218

Bước 1: Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp.

Bước 2: Thanh lý tài sản doanh nghiệp.

Bước 3: Gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh.

Bước 4: Xóa tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký doanh nghiệp hoặc sổ đăng ký đầu tư.

Chấm dứt hoạt động của chi nhánh: Khoản 3 Điều 47 NĐ43/2010 quy định “Khi chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi Thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc nơi doanh nghiệp đã thông báo lập địa điểm kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh nhận Thông báo và làm thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc xóa địa điểm kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện”.

2.4. Những quyền và nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp trong kinh doanh

2.4.1. Quyền của doanh nghiệp trong kinh doanh

Những quyền của doanh nghiệp trong kinh doanh:

Quyền của doanh nghiệp đối với tài sản.

Quyền tự do hoạt động kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh.

Quyền thuê và sử dụng lao động.

Quyền ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và quyền tổ chức quản lý doanh nghiệp.

Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2.4.2. Nghĩa vụ của doanh nghiệp trong kinh doanh

Nghĩa vụ về ngành nghề kinh doanh.

Nghĩa vụ về tài chính.

Nghĩa vụ về kế toán, thống kê.

Nghĩa vụ trong sử dụng lao động.

Những nghĩa vụ đối với người tiêu dùng.

Các nghĩa vụ xã hội liên quan đến kinh doanh.

2.4.3. Tuân thủ pháp luật cạnh tranh

Luật Cạnh tranh năm 2004 có 3 nội dung chủ yếu:

Kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh thông qua các hoạt động: Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế.

Quy định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm thực hiện.

Cơ chế giải quyết các vụ việc cạnh tranh.

Page 17: BÀI 2 QUY CHẾ PHÁP LÝ CHUNG VỀ THÀNH LẬP, TỔ CHỨC …eldata3.neu.topica.vn/TXLUKD01/Giao Trinh/02_TX LUKD01_Bai 2_v1... · 11.11.2013 · những thứ mà pháp luật

Bài 2: Quy chế pháp lý chung về thành lâp, tổ chức

quản lý và hoạt động doanh nghiệp

TX LUKD01_Bai 2_v1.0014107218 41

Tóm lược cuối bài Mỗi nhóm chủ thể kinh doanh tại Việt Nam phải áp dụng quy chế thành lập và hoạt động

được quy định trong các văn bản tương ứng. Những cách phân loại doanh nghiệp và 5 loại hình doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp thành lập và hoạt động một cách hợp pháp, cần phải thỏa mãn 5 điều kiện cơ bản. Những điều kiện để một doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp hiện tại chia làm 2 giai đoạn: Đăng ký doanh nghiệp và những thủ tục sau đăng ký doanh nghiệp.

Những quy định của pháp luật về Hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền và thủ tục, trình tự đăng ký những thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp.

Page 18: BÀI 2 QUY CHẾ PHÁP LÝ CHUNG VỀ THÀNH LẬP, TỔ CHỨC …eldata3.neu.topica.vn/TXLUKD01/Giao Trinh/02_TX LUKD01_Bai 2_v1... · 11.11.2013 · những thứ mà pháp luật

Bài 2: Quy chế pháp lý chung về thành lâp, tổ chức

quản lý và hoạt động doanh nghiệp

42 TX LUKD01_Bai 2_v1.0014107218

Câu hỏi ôn tập

1. Khái niệm và những đặc trưng pháp lý của doanh nghiệp.

2. Nội dung, ý nghĩa của những điều kiện cơ bản để thành lập một doanh nghiệp.

3. Những tài sản hợp pháp mà nhà đầu tư có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp là gì?

4. Những căn cứ pháp lý để xác định ngành, nghề cấm kinh doanh, ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và ngành, nghề được khuyến khích kinh doanh.

5. Những tổ chức, cá nhân bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành.

6. Những quy định pháp luật trong việc đăng ký và sử dụng tên, địa chỉ của doanh nghiệp.

7. Những điều kiện để một doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

8. Thủ tục, trình tự và thẩm quyền trong việc đăng ký doanh nghiệp.

9. Thủ tục chung để thực hiện đăng ký những thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

10. Thủ tục thực hiện giải thể doanh nghiệp, chấm dứt hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp.