benh quai bi

31
BỆNH QUAI BỊ Ths Nguyễn Quốc Thái Viện Các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia

Upload: bsnguyenvanai86

Post on 20-Jun-2015

1.714 views

Category:

Documents


4 download

TRANSCRIPT

Page 1: Benh quai bi

BỆNH QUAI BỊThs Nguyễn Quốc Thái

Viện Các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia

Page 2: Benh quai bi

Mục tiêu

• Trình bày được các triệu chứng của bệnh quai bị

• Trình bày được cách chẩn đoán bệnh quai bị

• Trình bày được nguyên tắc điều trị bệnh quai bị

• Trình bày được cách phòng bệnh quai bị

Page 3: Benh quai bi

“Sưng khoảng xung quanh tai, nhiều trường hợp bị một bên, là số trường hợp bị cả hai bên là lớn nhất, không kèm theo sốt đến mức buộc bệnh nhân phải nằm tại giường; tất cả các trường hợp sưng biến mất mà không có rối loạn gì, kể cả hoá mủ như hay thấy đối với sưng do các căn nguyên khác. Sưng có đặc điểm lỏng lẻo, rộng, lan toả mà không có viêm hoặc đau, và sưng mất đi mà không có dấu hiệu gì nguy kịch. Bệnh xảy ra ở trẻ em, người lớn và phần lớn những người đang luyện tập ở lò võ hoặc nhà tập thể dục nhưng hiếm khi tấn công phụ nữ. Nhiều người ho khan không khạc đờm và kèm theo giọng khàn. Trong một số trường hợp sớm hơn hoặc muộn hơn, viêm và đau xuất hiện ở tinh hoàn, đôi khi một bên và một số trường hợp cả hai bên; một số có sốt và một số không sốt; đa phần trong số họ đến khám với vẻ đớn đau nhiều. Về các phương diện khác thì họ không có bệnh gì, và như vậy không cần phải trợ giúp về mặt y khoa.”

Page 4: Benh quai bi

Giới thiệu

• Virus quai bị gây hội chứng nhiễm virus cấp tính nhưng tự giới hạn

• Trước khi vắc-xin được sử dụng rộng rãi, bệnh chủ yếu ở trẻ đến trường tiểu học

• Bệnh tản phát nhưng cũng có những vụ bùng phát

• Có những bệnh nhân phải nhập viện do có các biến chứng nặng

Page 5: Benh quai bi

Virus

• Virus ARN sợi đơn

• Thuộc giống Paramyxovirus

• Người là vật chủ tự nhiên duy nhất

• Chỉ xác định được một typ huyết thanh

• Có thể phân lập được từ:– Nước bọt– Dịch não tuỷ– Nước tiểu

Page 6: Benh quai bi

Virus

Page 7: Benh quai bi

Dịch tễ học

• Xảy ra ở khắp nơi trên thế giới• Trẻ em độ tuổi đi học đóng vai trò vector truyền

bệnh cho các thành viên khác trong gia đình• Các vụ bùng phát lẻ tẻ ở những thuần tập cảm

nhiễm như trường trung học, trại lính, trường đại học và trại hè– Cũng đã có những vụ bùng phát ở bệnh viện hoặc

nơi làm việc.• Tuổi mắc bệnh càng cao thì nguy cơ biến chứng

nặng và bệnh nghiêm trọng để phải nhập viện càng lớn.

• Sau khi mắc thu được miễn dịch suốt đời

Page 8: Benh quai bi

Dịch tễ học• Lây truyền:

– Rất dễ lây• Lan tràn nhanh chóng trong quần thể đối tượng cảm nhiễm tiếp xúc gần

– Đường lây• Giọt nhỏ hô hấp• Tiếp xúc trực tiếp• Đồ vật

– Mùa đông xuân– Thời gian ủ bệnh

• 14-25 ngày• Lây từ 3 ngày trước khi có triệu chứng• Đỉnh điểm lây ngay trước khi viêm tuyến mang tai

– Trẻ dưới 1 tuổi hiếm khi mắc• Kháng thể từ mẹ

Page 9: Benh quai bi

Bệnh sinh

• Virus lây truyền qua đường hô hấp

• Nhân lên ở họng mũi và hạch bạch huyết tại chỗ

• Nhiễm virus huyết 12-25 ngày sau khi phơi nhiễm rồi lan tràn đến các mô

• Nhiều mô bị nhiễm trong giai đoạn virus huyết

Page 10: Benh quai bi

Lâm sàng

• Ủ bệnh: 14-18 ngày/14-25 ngày• Tiền chứng: không đặc hiệu

– Sốt nhẹ– Khó chịu– Đau đầu– Đau mỏi cơ– Chán ăn

• Sau 48 giờ: viêm tuyến mang tai• Triệu chứng ở người lớn nặng hơn ở trẻ em

Page 11: Benh quai bi

Nhắc lại về giải phẫu

Page 12: Benh quai bi

Lâm sàng• Viêm tuyến mang tai

– Sưng tuyến mang tai chiếm 95% các trường hợp có triệu chứng.

• 70-80% các trường hợp có triệu chứng có sưng tuyến mang tai 2 bên.

• Thường ở trẻ 2-9 tuổi

– Do nhiễm trùng trực tiếp biểu mô ống tuyến và viêm khu trú.– Vùng tuyến mang tai ấn đau và đôi khi đau tai trước khi bắt

đầu sưng tuyến mang tai.– Khám:

• Tuyến mang tai nhanh chóng sưng to và đau.

• Lỗ ống Sténon sưng đỏ nhưng ấn không có mủ.

– Tuyến mang tai sưng có thể tới 10 ngày– XN amylase máu tăng ủng hộ cho chẩn đoán lâm sàng

Page 13: Benh quai bi
Page 14: Benh quai bi
Page 15: Benh quai bi
Page 16: Benh quai bi
Page 17: Benh quai bi

Lâm sàng

• Nhiễm không triệu chứng:– Chiếm 15-20% các trường hợp– Chỉ thấy các triệu chứng không đặc hiệu hoặc

triệu chứng hô hấp• 50% các trường hợp không chẩn đoán ra

– Thường ở người lớn hơn là trẻ em

Page 18: Benh quai bi

Lâm sàng

• Biến chứng: có thể không xuất hiện kèm theo viêm tuyến mang tai– Viêm tinh hoàn: viêm cả mào tinh hoàn và tinh hoàn

• Tới 38% đàn ông nhiễm bị mắc– 30% các trường hợp bị hai bên

• Đột ngột sốt cao 39-400C, tinh hoàn rất đau và sưng, bìu đỏ• Nguy cơ vô sinh

– 30-50% teo tinh hoàn– Giảm khả năng sinh sản 13%– Vô sinh hiếm

» Nguy cơ vô sinh cao hơn nếu bị hai bên

– Viêm buồng trứng• Chiếm 7% các trường hợp nữ bị nhiễm sau dậy thì

Page 19: Benh quai bi
Page 20: Benh quai bi

Lâm sàng

• Biến chứng: có thể không xuất hiện kèm theo viêm tuyến mang tai– Viêm màng não vô khuẩn– Viêm não, điếc, hội chứng Guillain-Barre, viêm

tuỷ cắt ngang, liệt mặt– Viêm tuyến giáp, viêm cơ tim, viêm tuỵ, viêm thận

kẽ và viêm khớp

• Quai bị trong thai kỳ– Không liên quan các dị dạng bẩm sinh– Tăng nguy cơ sảy thai trong ba tháng đầu

Page 21: Benh quai bi

Chẩn đoán

• Yếu tố dịch tễ• Bệnh cảnh lâm sàng• Xét nghiệm thường quy

– Công thức máu• Bạch cầu không tăng

– Thành phần lymphocyte cao hơn

– Tăng amylase máu• Xét nghiệm chuyên biệt

– Kháng thể quai bị IgM dương tính– Tăng hiệu giá IgG ở mức có ý nghĩa giữa giai đoạn cấp và

giai đoạn lành bệnh– Phân lập được virus quai bị hoặc acid nucleic trong mẫu

bệnh phẩm lâm sàng

Page 22: Benh quai bi

Chẩn đoán

• Chẩn đoán phân biệt:– Viêm tuyến mang tai

• Các tác nhân nhiễm trùng:– Các virus: á cúm, coxsackie, cúm A, Epstein-Barr, adeno– Các vi khuẩn: chú ý tụ cầu vàng

• Các nguyên nhân không nhiễm trùng– Sỏi tuyến nước bọt– Khối u– Bệnh saroid– Hội chứng Sjorgren– Dùng lợi niệu thiazid

Page 23: Benh quai bi

Nguyên tắc điều trị

• Điều trị triệu chứng– Giảm đau– Hạ sốt– Chườm tại chỗ– Thuốc chống viêm không steroid

• Điều trị cách ly– Hạn chế tiếp xúc– Hạn chế đi lại

• Nhập viện– Biến chứng viêm màng não, viêm tuỵ có buồn nôn và

nôn– Cần truyền dịch

Page 24: Benh quai bi

Phòng bệnh

• Phụ thuộc:– Chẩn đoán sớm– Cách ly người nhiễm– Tiêm chủng đối tượng có nguy cơ cảm nhiễm

• Phòng bệnh không đặc hiệu– Cách ly bệnh nhân nhiễm

• Phòng bệnh đặc hiệu– Tiêm vắc-xin– Cập nhật năm 2005 của WHO

• Vắc-xin quai bị đã được sử dụng thường quy trong chương trình tiêm chủng quốc gia của 110 nước/khu vực

Page 25: Benh quai bi
Page 26: Benh quai bi

Phòng bệnhCách ly người nhiễm

• Thời gian: cho đến khi hết sưng tuyến mang tai– 9 ngày sau khởi phát triệu chứng

• Địa điểm: ở nhà• Chú ý:

– Virus đã ở trong nước bọt trước khi sưng tuyến mang tai

– Có sự thải virus ở những người nhiễm không triệu chứng

→ khó kiểm soát

Page 27: Benh quai bi

Phòng bệnhTiêm phòng cho đối tượng cảm nhiễm

• Tiêm vắc-xin virus quai bị giảm độc lực cho:– Những người chưa tiêm– Những người mới chỉ tiêm một liều vắc-xin

• Có khuyến cáo tiêm phòng sau phơi nhiễm– Thực tế chưa chứng minh được có tác dụng bảo

vệ– Nhằm đến các phơi nhiễm trong tương lai

• Những người vừa mới tiêm– Giáo dục sức khoẻ về triệu chứng của bệnh– Nên liên hệ nhân viên y tế ngay khi ốm

Page 28: Benh quai bi

Phòng bệnhTiêm phòng cho đối tượng cảm nhiễm

• Hiệu lực vắc-xin: > 95% bảo vệ suốt đời– Một liều:

• Trẻ em trước tuổi đến trường• Những người chưa tiêm vắc-xin

– Cần 2 liều• Trẻ em độ tuổi đến trường• Người lớn có nguy cơ cao

– Nhân viên y tế– Khách lữ hành hàng không– Sinh viên sau trung học

• Chống chỉ định vắc-xin– Phụ nữ mang thai– Người suy giảm miễn dịch– Người bệnh ác tính giai đoạn cuối

Page 29: Benh quai bi

Phòng bệnhTiêm phòng cho đối tượng cảm nhiễm

• Vắc-xin MMR• Thận trọng:

• Ốm• Dị ứng

• Không liên quan dị ứng trứng

• Mới truyền máu

• Tác dụng phụ:• Sốt, phát ban, đau khớp• Giảm tiểu cầu, viêm tuyến mang tai, điếc, bệnh lý

não

Page 30: Benh quai bi

KẾT THÚCCÂU HỎI ? ? ?

Page 31: Benh quai bi