bẮc giang chỦ ĐỘng phÒng ngỪa sÂu bỆnh hẠi mẠ, lÚa...

28
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1 SỐ 4 - 2015 BẮC GIANG CHỦ ĐỘNG PHÒNG NGỪA SÂU BỆNH HẠI MẠ, LÚA MÙA NĂM 2015 Đ ể hạn chế sự phát sinh gây hại của các đối tượng sâu bệnh hại mạ, lúa vụ mùa năm 2015, Sở Nông nghiệp và PTNT yêu cầu: 1. Chi cục Bảo vệ Thực vật chỉ đạo các Trạm Bảo vệ Thực vật phối hợp với các phòng chức năng của huyện, thành phố chỉ đạo cán bộ bảo vệ thực vật - khuyến nông xã hướng dẫn nông dân vệ sinh đồng ruộng bằng cách cày lật đất, vùi gốc rạ, dọn sạch bờ cỏ, mương dẫn nước, tàn dư cây trồng... nhằm hạn chế nguồn sâu bệnh chuyển vụ và cải tạo đất, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật có ích phát triển. 2. Tham mưu kịp thời cho các cấp chính quyền tổ chức việc chỉ đạo xử lý hạt giống trước khi gieo mạ theo quy trình sau: a, Biện pháp xử lý nước nóng trước khi gieo (Biện pháp 3 sôi 2 lạnh): Đây là biện pháp đã được sử dụng rất lâu đời và có hiệu quả cao trong việc tiêu diệt và hạn chế sự phát sinh gây hại của nhiều loại nấm bệnh và vi khuẩn gây hại tồn tại trên hạt giống: * Các bước tiến hành: Bước 1: Hạt giống được đãi sạch các hạt lép, lửng và tạp chất. Bước 2: Dùng 3 phần nước sôi đổ vào 2 phần nước lạnh. Chú ý: Sau khi pha nhiệt độ nước khoảng 54 o C. Bước 3: Đổ hạt giống đã được đãi sạch vào nước đã pha và ngâm trong 15 phút. Bước 4: Hạt giống sau khi đã được xử lý đem rửa sạch và ngâm ủ bình thường. b, Biện pháp xử lý thuốc bảo vệ thực vật trước khi gieo: * Ưu điểm: Đây là biện pháp mang lại hiệu quả rất cao trong việc phòng trừ nấm bệnh và vi khuẩn gây hại tồn tại trên hạt giống. Một số loại thuốc ngoài tác dụng trừ bệnh còn có khả năng tăng cường bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng, đa lượng giúp hạt giống sinh trưởng tốt. * Nhược điểm: Mỗi loại thuốc khi xử lý chỉ trừ được một số loại nấm bệnh hay vi khuẩn nhất định mà không có khả năng khống chế toàn bộ các vi sinh vật gây bệnh tồn tại trên hạt giống. Thuốc xử lý hạt giống dễ gây độc cho người và ô nhiễm môi trường. * Các bước tiến hành: Bước 1: Hạt giống được đãi sạch các hạt lép, lửng và tạp chất. Hiện nay, diện tích gieo mạ trên toàn tỉnh là 201ha, chủ yếu tập trung tại huyện Hiệp Hòa, Tân Yên, Việt Yên. Dự kiến trong thời gian tới, các đối tượng dịch hại như: Tập đoàn rầy là môi giới truyền bệnh virus, bệnh hoa cúc do nấm Ustilaginoidae virens; bệnh đạo ôn do nấm Pyricularia oryzae; bệnh khô vằn do nấm Rhizoctonia solani và bệnh lúa von do nấm Fusadium moniliforme... sẽ tiếp tục lây lan gây hại cho mạ, lúa vụ sau.

Upload: others

Post on 06-Sep-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1SỐ 4 - 2015

BẮC GIANG CHỦ ĐỘNG PHÒNG NGỪA SÂU BỆNH

HẠI MẠ, LÚA MÙA NĂM 2015

Để hạn chế sự phát sinh gây hại của

các đối tượng sâu bệnh hại mạ, lúa vụ mùa năm 2015, Sở Nông nghiệp và PTNT yêu cầu:

1. Chi cục Bảo vệ Thực vật chỉ đạo các Trạm Bảo vệ Thực vật phối hợp với các phòng chức năng của huyện, thành phố chỉ đạo cán bộ bảo vệ thực vật - khuyến nông xã hướng dẫn nông dân vệ sinh đồng ruộng bằng cách cày lật đất, vùi gốc rạ, dọn sạch bờ cỏ, mương dẫn nước, tàn dư cây trồng... nhằm hạn chế nguồn sâu bệnh chuyển vụ và cải tạo đất, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật có ích phát triển.

2. Tham mưu kịp thời cho các cấp chính quyền tổ chức việc chỉ đạo xử lý hạt giống trước khi gieo mạ theo quy trình sau:

a, Biện pháp xử lý

nước nóng trước khi gieo (Biện pháp 3 sôi 2 lạnh):

Đây là biện pháp đã được sử dụng rất lâu đời và có hiệu quả cao trong việc tiêu diệt và hạn chế sự phát sinh gây hại của nhiều loại nấm bệnh và vi khuẩn gây hại tồn tại trên hạt giống:

* Các bước tiến hành:Bước 1: Hạt giống

được đãi sạch các hạt lép, lửng và tạp chất.

Bước 2: Dùng 3 phần nước sôi đổ vào 2 phần nước lạnh. Chú ý: Sau khi pha nhiệt độ nước khoảng 54oC.

Bước 3: Đổ hạt giống đã được đãi sạch vào nước đã pha và ngâm trong 15 phút.

Bước 4: Hạt giống sau khi đã được xử lý đem rửa sạch và ngâm ủ bình thường.

b, Biện pháp xử lý

thuốc bảo vệ thực vật trước khi gieo:

* Ưu điểm:Đây là biện pháp mang

lại hiệu quả rất cao trong việc phòng trừ nấm bệnh và vi khuẩn gây hại tồn tại trên hạt giống.

Một số loại thuốc ngoài tác dụng trừ bệnh còn có khả năng tăng cường bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng, đa lượng giúp hạt giống sinh trưởng tốt.

* Nhược điểm:Mỗi loại thuốc khi xử lý

chỉ trừ được một số loại nấm bệnh hay vi khuẩn nhất định mà không có khả năng khống chế toàn bộ các vi sinh vật gây bệnh tồn tại trên hạt giống.

Thuốc xử lý hạt giống dễ gây độc cho người và ô nhiễm môi trường.

* Các bước tiến hành:Bước 1: Hạt giống

được đãi sạch các hạt lép, lửng và tạp chất.

Hiện nay, diện tích gieo mạ trên toàn tỉnh là 201ha, chủ yếu tập trung tại huyện Hiệp Hòa, Tân Yên, Việt Yên. Dự kiến trong thời gian tới, các đối tượng dịch hại như: Tập đoàn rầy là môi giới truyền bệnh virus, bệnh hoa cúc do nấm Ustilaginoidae virens; bệnh đạo ôn do nấm Pyricularia oryzae; bệnh khô vằn do nấm Rhizoctonia solani và bệnh lúa von do nấm Fusadium moniliforme... sẽ tiếp tục lây lan gây hại cho mạ, lúa vụ sau.

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

2 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

Bước 2: Ngâm hạt giống trong nước sạch 48 giờ.

Bước 3: Vớt hạt giống đãi sạch và ủ trong 12 giờ.

Bước 4: Pha lượng thuốc cần xử lý cho 10kg giống trong 1 lít nước, tưới và trộn đều cho hạt giống cần xử lý, sau đó tiếp tục đem ủ đến khi hạt giống nảy mầm rồi đem gieo.

* Các loại thuốc thường được sử dụng để trừ nấm trên hạt giống:

Khi xử lý hạt giống trừ một số loại nấm gây bệnh như bệnh lúa von, bệnh đen lép hạt, bệnh hoa cúc, bệnh đạo ôn… tồn tại trên hạt giống có thể dùng một trong các loại thuốc sau: Tricom 75WP, 75WDG; Poly Annong 250SC; Vatino Super 780WG; Norshield 86.2WG; Jivon 6WP ; Provil Super 10SL; Forlita 430EC.

* Các loại thuốc thường được sử dụng để trừ vi khuẩn trên hạt giống:

Để trừ vi khuẩn tồn tại trên hạt giống như vi khuẩn gây bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn có thể dùng một trong những loại thuốc sau: STARNER 20WP; Xanthomix 20WP; Anti-xo 200WP…

* Một số loại thuốc trừ tập đoàn rầy (môi giới truyền bệnh virus) trên hạt giống:

Ngoài thuốc Cruiser Plus 312,5FS, chúng ta có thể sử dụng một số loại thuốc sau để trừ tập đoàn rầy như: Lugens 200FS, Cruiser Plus 312,5FS; Regent 5SC; Kola Gold 660WP; Tomax 312.5FS...

Trên đây là một số biện pháp và một số loại thuốc bảo vệ thực vật để xử lý hạt giống trước khi gieo nhằm phòng trừ bệnh hại tồn lưu trên hạt giống và phòng trừ tập đoàn rầy là môi giới truyền bệnh virus hại lúa. Chi cục Bảo vệ Thực vật Bắc Giang yêu cầu Trạm Bảo vệ Thực vật các huyện, thành phố và cán bộ khuyến nông cơ sở căn cứ vào điều kiện

cụ thể của địa phương để hướng dẫn nông dân xử lý hạt giống trước khi gieo, đặc biệt chú ý sử dụng biện pháp xử lý bằng nước nóng 54oC.

Thực hiện gieo mạ tập trung nhằm quản lý sâu bệnh và chăm sóc thuận lợi hơn. Chủ động phòng trừ sâu bệnh hại cho mạ trước khi đưa ra ruộng cấy.

3. Bón phân cân đối NPK, áp dụng biện pháp 3 giảm 3 tăng; hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI ở những nơi có điều kiện./.

Huyền Trang (t/h)

Ảnh minh họa

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

3SỐ 4 - 2015

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆTHỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC HỘI NHẬP KINH TẾ

QUỐC TẾ TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2020

Vai trò to lớn của khoa học, công

nghệ ngày càng được khẳng định trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế. Bởi vì chỉ có khoa học, công nghệ mới có thể giúp các quốc gia giải quyết nhu cầu ngày càng tăng lên của sự tiến bộ xã hội và thắng lợi trong cạnh tranh. Trong các mô hình tăng trưởng kinh tế cổ điển, vai trò của đất đai, lao động, vốn được đề cao vì khi đó khoa học, công nghệ chưa giữ vị trí then chốt trong việc tăng trưởng kinh tế. Cùng với quá trình phát triển của xã hội, vị trí của khoa học, công nghệ ngày càng được khẳng định. Khoa học, công nghệ đã tham gia trực tiếp vào quá trình tăng trưởng kinh tế.

Ngày nay, không một quốc gia nào lại không nhận thức được vai trò then chốt của khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo đối với sự phát triển đất nước. Đảng ta đã khẳng định: “Phát triển

khoa học và công nghệ cùng với phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thời kỳ quan trọng nhất của sự nghiệp cách mạng nước ta trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, với sự tham mưu, phối hợp của các Sở, ban, ngành…khoa học và công nghệ tỉnh Bắc Giang đã có bước phát triển mới. Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII của tỉnh khẳng định: “Hoạt động khoa học, công nghệ có chuyển biến tốt; ứng dụng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học và công nghệ thông tin trong các hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý được chú trọng, đạt hiệu quả. Các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng, giúp doanh nghiệp cải thiện điều kiện và khả

năng hội nhập kinh tế quốc tế”. Thực hiện Quyết định số 1202/QĐ-UBND ngày 26/6/2015 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc ban hành Chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng kế hoạch thực hiện như sau:

1. Chủ động, tích cực tham mưu các nội dung liên quan đến hoạt động khoa học và công nghệ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực trong quá trình hội nhập quốc tế nhằm phát triển Bắc Giang một cách toàn diện. Phấn đấu đến năm 2020 đưa Bắc Giang nằm trong nhóm các tỉnh đứng đầu về chỉ tiêu GDP/người của vùng trung du và miền núi phía Bắc và bằng 90 - 95% mức trung bình cả nước.

- Tổ chức phổ biến, quán triệt, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cán bộ, người dân, doanh

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

4 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

nghiệp về các Hiệp định FTA mà Việt Nam đã cam kết, cơ hội và thách thức có liên quan đến các đối tác, cộng đồng quốc tế và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

- Cập nhật, phổ biến và thông báo kịp thời các văn bản quy định, quy chuẩn quốc tế có liên quan đến các cơ quan, doanh nghiệp và nhà sản xuất kinh doanh trong tỉnh.

- Phối hợp với các cơ quan truyền thông để tuyên truyền, giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh của Bắc Giang đến thị trường trong và ngoài nước.

2. Khoa học và công nghệ sẽ tập trung thực hiện một số nội dung chủ yếu góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm của tỉnh:

- Tích cực góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Tăng cường thẩm tra công nghệ dự án đầu tư để hạn chế những công nghệ, thiết bị lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường du nhập vào tỉnh.

- Phối hợp với các trường đại học, viện nghiên cứu và các cơ quan có liên quan để hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh ứng dụng khoa học và công nghệ góp phần

mở rộng thị trường xuất khẩu, xúc tiến thương mại, du lịch và thu hút đầu tư; hỗ trợ bảo vệ quyền lợi các doanh nghiệp của tỉnh trong trường hợp có tranh chấp thương mại. Khuyến khích cộng đồng các doanh nghiệp của tỉnh hội nhập về công nghệ; nâng cao năng lực lựa chọn và làm chủ các công nghệ nhập khẩu; đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, thúc đẩy hình thành và phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Tiếp tục giữ vững và xây dựng mới thương hiệu các sản phẩm hàng hóa, đặc biệt là sản phẩm chủ lực, có thế mạnh của tỉnh như: Gạo thơm Yên Dũng, mỳ Kế, rau cần Hoàng Lương, bưởi Lương Phong…

- Triển khai thực hiện có hiệu quả dự án nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Kế hoạch phát triển thương hiệu sản phẩm nông sản hàng hóa của tỉnh nhằm xuất khẩu hàng nông sản chế biến mà tỉnh có lợi thế như hàng nông sản đóng hộp, vải thiều, gà đồi Yên Thế, mỳ Chũ, rượu Làng Vân…

- Thực hiện tốt việc

thông báo về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) cũng như Chương trình hành động triển khai đề án thực thi Hiệp định Hàng rào kỹ thuật trong thương mại giai đoạn 2011 - 2015 nhằm cung cấp đầy đủ thông tin cho các doanh nghiệp trong hoạt động thương mại quốc tế. Nâng cao năng lực của đơn vị thông báo và điểm hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ; các đầu mối TBT ở các Sở, đơn vị thuộc UBND tỉnh. Tổ chức thực thi quyền và nghĩa vụ theo Hiệp định TBT của WTO.

Đóng góp của khoa học và công nghệ sẽ là điều kiện để xây dựng tỉnh Bắc Giang phát triển bền vững trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa./.

Hương Ly

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

5SỐ 4 - 2015

PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC CỦA CÁC CẤP HỘI GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ -

XÃ HỘI VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (GIAI ĐOẠN 2010 - 2015)

Thấm nhuần tư tưởng “Thi đua

là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 5 năm qua, phong trào thi đua yêu nước do Hội Nông dân tỉnh chỉ đạo, triển khai thực hiện đã xuất hiện nhiều nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong công tác xây dựng tổ chức hội vững mạnh, làm kinh tế giỏi, giúp nhau làm giàu, giảm nghèo bền vững, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa phát triển, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, giữ vững ổn định an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn nông thôn.

Phong trào thi đua yêu nước của các cấp hội, 5 năm qua đã thu hút hàng triệu lượt cán bộ, hội viên nông dân thi đua lao động sản xuất, sáng tạo, dám nghĩ dám làm; qua các phong trào thi đua đã xuất

hiện nhiều gương nông dân điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt. Phong trào thi đua yêu nước được các cấp hội phát động và đem lại hiệu quả thiết thực như: “Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”; phong trào “Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới” và phong trào “Nông dân tham gia bảo đảm quốc phòng an ninh”…

Từ việc đổi mới tổ chức các phong trào thi đua hàng năm của các cấp hội, đã xuất hiện những nông dân điển hình tiên tiến, gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện các chủ trương của Đảng, nhà nước sẵn sàng đảm nhiệm những việc khó, việc mới, đi đầu trong việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ mọi người cùng nhau xóa

đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng, thực hiện lời dạy của Bác Hồ “làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người khá giàu thì giàu thêm”. Kết quả các phong trào thi đua yêu nước của các cấp hội đã tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nông dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, cây trồng, vật nuôi, mùa vụ; thực hiện dồn điền, đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu, cánh đồng thu nhập cao. Hiện nay, toàn tỉnh đã dồn điền, đổi thửa được trên 5.515,3ha đất canh tác nông nghiệp, xây dựng được 54 cánh đồng mẫu, vùng sản xuất hàng hóa, trong đó có 10 cánh đồng từ 20 - 30ha, 37 cánh đồng từ 30 - 50ha và 7 cánh đồng trên 50ha, xây dựng được hơn 5.000 mô hình sản xuất hàng hóa tập trung trên các lĩnh vực nông, lâm nghiệp và

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

6 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

thủy sản, trên 5.000 hộ nông dân có thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm; trong đó các cấp hội đã xây dựng 2.000 mô hình trình diễn để nông dân tham quan, học tập 520 hợp tác xã, trên 10.000 tổ hợp tác, thành lập 68 nhóm hộ liên kết thực hiện dự án Quỹ Hỗ trợ nông dân, 32 chi hội nghề nghiệp và hàng nghìn tổ sản xuất và dịch vụ.

Thông qua các mô hình do Hội Nông dân thực hiện đã giúp cho người dân nâng cao kiến thức trong sản xuất kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững... Vận động nông dân tích cực tham gia hiến đất, tiền của, ngày công trị giá trên 20 tỷ đồng để xây dựng nhà văn hóa, đường giao thông; thực hiện bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới; trong đó, mỗi chi hội đảm nhận vệ sinh, bảo dưỡng 1km đường giao thông nông thôn, thu gom rác thải, xây dựng bể chứa rác thải. Hỗ trợ hơn 15 tỷ đồng từ nguồn vốn

Quỹ Hỗ trợ nông dân cho hàng trăm hộ nông dân vay vốn để phát triển sản xuất, giảm nghèo. Trong đó, tập trung cho 40 xã điểm xây dựng nông thôn mới của tỉnh giai đoạn 2011 - 2015. Kết quả, năm 2014, có 106.213 hộ nông dân đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Đồng thời, vận động cán bộ, hội viên nông dân tích cực tham gia chương trình giảm nghèo, phát động phong trào nông dân đoàn kết tương trợ, giúp đỡ hộ nghèo, tích cực phổ biến kinh nghiệm làm ăn, cho mượn vốn, cung cấp giống cây con, tạo việc làm cho hộ nghèo, vận động hội viên nông dân tham gia xóa nhà tạm, xây dựng nhà tình thương... Hoạt động trên của các cấp hội đã giúp hơn 1.000 hộ nông dân thoát nghèo, góp phần thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế, giảm nghèo của tỉnh năm 2014 xuống còn 8,88%.

Với những kết quả đạt được trong 5 năm qua, Hội Nông dân tỉnh đã nhận được nhiều phần thưởng cao quý của Thủ tướng Chính phủ, của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam như: Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ (2012),

cờ thi đua đơn vị xuất sắc của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam các năm (2010, 2012, 2014), cờ thi đua nhiệm kỳ 5 năm 2013 - 2018 và nhiều cá nhân nhận được những phần thưởng cao quý khác. Tại Hội nghị Tổng kết phong trào thi đua yêu nước và biểu dương nông dân điển hình tiên tiến, Hội Nông dân tỉnh đã biểu dương, khen thưởng 211 cá nhân điển hình.

Để nâng cao hiệu quả, chất lượng của các phong trào thi đua yêu nước, thời gian tới, các cấp hội tiếp tục quán triệt, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh; chính sách pháp luật của nhà nước về thi đua, khen thưởng, chú trọng hướng dẫn tổ chức các phong trào thi đua ở các cơ sở hội, xây dựng nội dung, tiêu chí thi đua, đăng ký thi đua và tổ chức phát động các phong trào thi đua. Tiếp tục đẩy mạnh 3 phong trào thi đua do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phát động, nhất là phong trào “Nông dân thi đua sản...

(Xem tiếp trang 15)

MỘT SỐ MÔ HÌNH

7SỐ 4 - 2015

NHIỀU GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở YÊN THẾ

Xác định giảm nghèo là nhiệm

vụ hàng đầu, những năm qua cấp ủy, chính quyền và các tổ chức hội, đoàn thể huyện Yên Thế (Bắc Giang) đã tập trung nguồn lực hỗ trợ người dân thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo.

Phát huy lợi thế và nội lực

Những ngày này, gia đình ông Nguyễn Thanh Sơn, thôn Ngò 1, xã Đồng Kỳ như vui hơn. Mấy năm trước, không may ông Sơn mắc bệnh, sức khỏe suy giảm, gánh nặng cơm áo dồn cả lên vai người vợ tảo tần. Cuộc sống gia đình vì thế càng khó khăn. Ðược chính quyền địa phương tạo điều kiện vay vốn phát triển kinh tế, hướng dẫn tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, ngoài chăn nuôi bò sinh sản, vợ chồng ông tận dụng diện tích ruộng sẵn có luân canh gối vụ lúa, củ đậu, khoai tây…

Nhờ chăm chỉ làm ăn,

năm vừa qua, gia đình ông đã ra khỏi danh sách hộ nghèo ở địa phương. Được biết thời gian qua, Đồng Kỳ đã tập trung thực hiện tốt các chính sách, chương trình, dự án của Ðảng, nhà nước đối với hộ nghèo; xây dựng, ban hành các kế hoạch, đề án, nghị quyết chuyên đề để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo.

Đặc biệt, xã vận động, hướng dẫn người dân nâng cao hiệu quả kinh tế trên diện tích đất nông nghiệp bằng cách phát triển các loại cây, con thế mạnh của địa phương như củ đậu, gà đồi… Đồng thời thực hiện luân canh gối vụ lúa chiêm, củ đậu, khoai tây hoặc lúa chiêm, bí xanh, khoai tây… Đến thời điểm này, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 8,21%, giảm gần 2% so với cùng kỳ năm trước. Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Kỳ Nguyễn Hữu Khải cho biết: “Bên cạnh hỗ trợ của nhà nước, chúng tôi luôn

quan tâm đến công tác tuyên truyền, vận động mỗi người dân, gia đình phát huy nội lực của chính mình để vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Đối với xã Hồng Kỳ, bên cạnh việc triển khai các chính sách hỗ trợ của nhà nước, xã tập trung phát huy nội lực và hiệu quả hoạt động của các hội, đoàn thể. Trong đó, Hội Nông dân tăng cường tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên về giảm nghèo bền vững, đăng ký tham gia phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi”; Hội Phụ nữ triển khai phong trào “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế”... Theo Phó Chủ tịch UBND xã Long Mạnh Thắng, những hoạt động này góp phần giúp hộ nghèo thay đổi nhận thức, nỗ lực, chủ động hơn để thoát nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm từ 1 - 2% mỗi năm. Nhiều hộ trở thành tấm gương xóa

MỘT SỐ MÔ HÌNH

8 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu như gia đình anh Long Văn Thu, thôn Trại Ba; Trần Bình Nam, thôn Trại Sáu…

Các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, nhất là những nơi còn nhiều khó khăn như: Tam Tiến, Đông Sơn, Đồng Hưu, Canh Nậu, Tiến Thắng... đều tìm kiếm những giải pháp phù hợp, tích cực đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế. Nhờ vậy đến nay, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện còn 12,5%, giảm gần 2% so với cùng kỳ năm trước.

Lồng ghép nhiều chương trình, dự án

Theo ông Vũ Quang Đa, Trưởng Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội, Phó Trưởng Ban Thường trực, Ban Chỉ đạo xóa đói giảm nghèo huyện, công tác giảm nghèo đã được cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp và nhân dân trong huyện tích cực thực hiện. Đa số hộ nghèo, cận nghèo đều quan tâm tìm tòi, học tập kinh nghiệm, kỹ thuật để tăng hiệu quả sản xuất.

Bên cạnh đó, các chính sách, dự án về giảm nghèo được thực hiện

đồng bộ, phủ rộng trên địa bàn huyện. Người nghèo ngày càng được tạo điều kiện tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ xã hội như: Y tế, giáo dục, văn hóa, tín dụng...

Năm 2014, hàng nghìn lượt hộ nghèo đã được tham gia các chương trình tập huấn chuyển giao kỹ thuật, dự án khuyến nông - khuyến ngư, phát triển sản xuất, ngành nghề; hơn 1.700 người nghèo, đối tượng chính sách được hỗ trợ học nghề; 100% người nghèo được cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế và được vay vốn để đầu tư cho sản xuất kinh doanh nếu có nhu cầu và đủ điều kiện.

Đặc biệt, huyện còn tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng và hiệu suất sử dụng các công trình giao thông, thủy lợi... làm “đòn bẩy” về phát triển kinh tế. Trong năm, toàn huyện đã đầu tư xây dựng 21 công trình thủy lợi, nhà văn hóa, giao thông... với tổng vốn đầu tư hơn 5,6 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nhiều công trình, dự án quy mô lớn đã và đang được gấp rút hoàn thành như: Dự án thủy lợi sông Sỏi, đường huyện 268... nhằm

phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

Thời gian tới, huyện Yên Thế tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền làm chuyển biến nhận thức của người dân và nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền; tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ xã, thôn về thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo; điều tra, rà soát hộ nghèo bảo đảm khách quan…

Huyện sẽ định hướng công tác giảm nghèo phù hợp với tình hình thực tế ở cơ sở; xây dựng, nâng cấp công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân; thực hiện có hiệu quả các chương trình hỗ trợ, bảo đảm người dân được tiếp cận và hưởng lợi từ các chính sách giảm nghèo, vay vốn ưu đãi, tín dụng, xuất khẩu lao động và dạy nghề, tạo việc làm mới… Qua đó phấn đấu giảm từ 3% số hộ nghèo trở lên trong năm 2015./.

Hồng Minh - Như Hoa Theo Báo Bắc Giang

MỘT SỐ MÔ HÌNH

9SỐ 4 - 2015

LIÊN KẾT GIÚP SẢN XUẤT ỔN ĐỊNH VÀ BỀN VỮNG

Kết quả khảo sát thực tế cho thấy,

vụ xuân năm 2015 trên địa bàn huyện Tân Yên có 10 doanh nghiệp hoạt động liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau chế biến cho nông dân với tổng diện tích gieo trồng hơn 93ha. Các loại rau được lựa chọn sản xuất là dưa bao tử, dưa chuột Đài Loan, dưa chuột Nhật, dưa chuột ta, ngô ngọt... tập trung chủ yếu ở các xã An Dương, Lan Giới, Đại Hóa, Liên Sơn, Cao Xá, Việt Lập, thị trấn Cao Thượng... Thời điểm này, bà con nông dân trên địa bàn huyện đã thu hoạch xong các loại sản phẩm, tổng sản lượng rau toàn huyện ước đạt khoảng 2 nghìn tấn. Tuy nhiên, năm nay do ảnh hưởng của suy thoái nền kinh tế thế giới, thị trường tiêu thụ các loại nông sản có phần chững lại đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức thu mua của một số doanh nghiệp. Mặc dù có ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân từ đầu vụ nhưng cuối vụ họ đã thỏa thuận giảm giá, tại một số điểm cân tập trung có sự

chênh lệch về giá cả, mặt hàng. Cụ thể như tại điểm cân của xã Lan Giới, dưa bao tử dao động từ 4 - 6 nghìn đồng/kg, dưa chuột ta 3,5 nghìn đồng/kg, dưa chuột Đài Loan 2,5 nghìn đồng/kg, dưa chuột Nhật chỉ cân loại 1... Còn tại điểm cân thuộc xã Đại Hóa, dưa bao tử loại 1 cân 7 nghìn đồng/kg, loại 2 cân 3,5 nghìn đồng, loại 3 cân 1 nghìn đồng; dưa chuột Đài Loan loại 1 cân 6 nghìn đồng/kg, loại 2 cân 2,5 nghìn đồng/kg và bao tiêu toàn bộ sản phẩm dưa chuột Nhật nhưng giá chỉ từ 1,5 - 2 nghìn đồng/kg...

Điều đáng nói là vẫn còn một khối lượng tương đối lớn nông sản loại 2, loại 3 ở các xã không được thu mua hoặc thu mua với giá rẻ khoảng 1 nghìn đồng/kg. Ông Nguyễn Văn Bình ở thôn Đồn Hậu là một trong những hộ tham gia sản xuất gần 2 sào dưa bao tử, dưa chuột Đài Loan và dưa chuột Nhật có ký hợp đồng với Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Xuất khẩu G.O.C tâm sự: “Mong muốn lớn nhất của người dân chúng

tôi là khi làm ra sản phẩm nông nghiệp được các doanh nghiệp thu mua hết, còn về giá cả thì tùy thuộc vào nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Năm nay, trung bình 1 sào dưa bao tử thu lãi từ 4 - 5 triệu đồng, giảm 50% lợi nhuận so với năm ngoái”. Đặc biệt, những hộ nông dân tự quy hoạch vùng sản xuất, không có liên kết với doanh nghiệp thì nông sản không có thị trường tiêu thụ. “Những hộ nào có trâu bò cho ăn còn đỡ tiếc chứ như gia đình tôi thì chỉ còn nước đổ đi” - chị Nguyễn Thị Huyền ở thôn Chè, xã Đại Hóa nói. Được biết, gia đình chị Huyền năm ngoái đã tự trồng dưa bao tử và bán được giá cao, do đó, năm nay chị lại tiếp tục duy trì gần 1 sào nhưng bị thất thu do không có doanh nghiệp nào đến thu mua.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Tú Ngọc - Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tân Yên cho biết: “Vụ xuân này, toàn huyện có khoảng 11,7ha rau chế biến nông dân tự sản xuất không có liên kết, nên vấn

MỘT SỐ MÔ HÌNH

10 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

đề tiêu thụ rất khó khăn. Để hỗ trợ bà con, huyện đã tổ chức nhiều hội nghị xúc tiến thương mại mời gọi các doanh nghiệp vào cuộc thu mua nhưng họ cũng không dám vì sức tiêu thụ của thị trường năm nay quá hạn hẹp”. Điều này cho thấy, làm nông nghiệp cần phải có liên kết thì sản xuất mới ổn định và nông sản mới có thị trường tiêu thụ bền vững. Và trong số các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện Tân Yên thì Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Xuất khẩu G.O.C vẫn là đơn vị thu mua ổn định giá nhất.

Còn tại xã Quang Thịnh, huyện Lạng Giang cũng xảy ra tình trạng doanh nghiệp đàm phán điều chỉnh giá thu mua sản phẩm dưa bao tử vụ xuân năm 2015. Theo đó, thống nhất 3 công ty liên kết là Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Xuất khẩu G.O.C, Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Thuốc Lá, Công ty TNHH Đầu tư Tổng hợp Dũng Sỹ sẽ thu mua mỗi kg dưa bao tử loại 2 và 3 giảm 500 đồng so với hợp đồng, cụ thể là loại 2 giá 5,5 nghìn đồng/kg, loại 3 giá 3 nghìn đồng/kg và loại 1 giữ nguyên giá

8,5 nghìn đồng/kg. Nhằm giúp nông dân yên tâm sản xuất ở những vụ tiếp theo, UBND xã Quang Thịnh cũng đề nghị, các doanh nghiệp cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho bà con trong vụ này, tránh trường hợp sản phẩm nông sản sản xuất ra phải “đổ đi” như huyện Tân Yên. Được biết, vụ xuân năm nay xã Quang Thịnh sản xuất trên 20ha rau chế biến phục vụ chương trình sản xuất nông nghiệp hàng hóa, chủ yếu là dưa bao tử. Hợp tác xã dịch vụ Quang Thịnh là đầu mối đứng ra tổ chức, hỗ trợ nông dân sản xuất, tập huấn quy trình kỹ thuật và thu mua sản phẩm cho bà con để cung ứng cho các doanh nghiệp nên vấn đề đầu ra cho nông sản ở đây tương đối ổn định. Đến thời điểm này, Hợp tác xã đã thu mua được trên 400 tấn dưa bao tử. “Tuy nhiên, vụ xuân này do ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng nhiều, năng suất dưa bao tử chỉ đạt từ 7,5 - 8 tạ/sào (năm 2014, năng suất đạt trên 1 tấn/sào), hơn nữa giá thu mua giảm so với năm ngoái nên hiệu quả kinh tế giảm từ 2,5 - 3 triệu đồng/sào” - ông Nguyễn Văn Trà - Phó Chủ nhiệm Hợp tác xã Dịch vụ Quang

Thịnh khẳng định.Đánh giá về việc tiêu

thụ nông sản, ông Vũ Đình Phượng - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT nhấn mạnh: “Đây là vấn đề cấp thiết, được các ban, ngành quan tâm. Để sản xuất bền vững thì cần phải có liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà, nhất là giữa nông dân với doanh nghiệp. Có như vậy, giá cả sẽ ổn định hơn, bà con yên tâm sản xuất. Hiện nay, do ảnh hưởng của thị trường thế giới, các bên cần phải có sự chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau. Doanh nghiệp tạo điều kiện hỗ trợ thu mua sản phẩm cho bà con nông và có ký kết hợp đồng nghiêm túc. Bà con nông dân cam kết thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật hướng dẫn, bảo đảm sản phẩm đạt tiêu chuẩn của bên mua. Nhà nước tạo điều kiện, cơ chế hỗ trợ thông qua các chương trình, dự án, tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật và mời gọi doanh nghiệp liên kết, đặc biệt khuyến khích cá nhân người dân chủ động, tự đứng ra ký kết hợp đồng với doanh nghiệp”./.

Thanh Phúc

MỘT SỐ MÔ HÌNH

11SỐ 4 - 2015

HIỆU QUẢ TỪ MÔ HÌNH TRỒNG MĂNG TRE BÁT ĐỘ Ở SƠN ĐỘNG

Theo chân cán bộ Phòng Nông

nghiệp và PTNT huyện Sơn Động, chúng tôi có dịp đến thăm vườn tre Bát Độ của gia đình anh Khúc Khắc Hiệp, thôn Tam Hiệp, xã An Lập, huyện Sơn Động. Nói về hiệu quả kinh tế của cây tre Bát Độ, anh Hiệp cho biết: “Năm 2014, với 2ha tre Bát Độ, tôi thu hoạch gần 40 tấn măng. Giá bình quân 7 nghìn đồng/kg, trừ chi phí còn lãi hơn 200 triệu đồng”.

Tương tự, ông Phan Văn Dằn ở cùng thôn trồng gần 4ha tre Bát Độ, cho thu lãi hơn 300 triệu đồng/năm. Theo ông Dằn, muốn tre ra nhiều măng, thời vụ trồng thích hợp từ tháng 2 đến tháng 9 (dương lịch), chủ động trừ mối từ lúc mới trồng, sau trồng 1 năm sẽ được thu hoạch măng. Sau khi

trồng khoảng 2 tháng, đốn bớt những cây tre nhỏ, tỉa bớt cành, xới đất, bón phân tổng hợp hoặc phân chuồng hoai mục quanh gốc để tạo độ thoáng và cung cấp dinh dưỡng cho cây.

Ông Phan Văn Dằn cho biết: “Để trồng tre Bát Độ mang lại hiệu quả kinh tế cao, mỗi khóm tre chỉ nên để từ 1 - 5 cây. Để cây mẹ càng to thì măng càng to. Cắt măng bán cũng cần phải có kỹ thuật và kinh nghiệm, cắt sát gốc nhưng phải để lại mắt của củ măng, rồi lấy đất lấp lên, vài ngày sau từ gốc củ măng đó sẽ tiếp tục mọc ra củ măng mới”. Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ cây tre Bát Độ mang lại, hiện một số hộ gia đình trong thôn Tam Hiệp đang chuyển sang trồng loại cây này.

Tre Bát Độ được trồng

ở xã An Lập khoảng 6 năm trở lại đây. Lúc đầu, người dân trồng tự phát trên đất đồi. Đến nay, xã có tổng diện tích hơn 30ha tre Bát Độ, sản lượng măng gần 600 tấn/năm, thu về hơn ba tỷ đồng, góp phần giúp nhiều hộ thoát nghèo và có thu nhập ổn định.

Được biết, để sản phẩm măng được tiêu thụ ổn định, giúp các hộ dân yên tâm sản xuất, thúc đẩy nhân rộng diện tích cũng như tăng năng suất măng, thông qua Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Sơn Động, Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Xuất khẩu G.O.C (xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang) đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với một số hộ dân trồng tre.

Ông Hoàng Văn Thông, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT cho biết: “Loại tre này có

Những năm qua, nhờ mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng nên đời sống của bà con nông dân thôn Tam Hiệp, xã An Lập, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang đã được nâng lên rõ rệt. Một trong những loại cây được người dân đưa vào trồng thành công, đem lại hiệu quả kinh tế cao là cây tre Bát Độ lấy măng.

MỘT SỐ MÔ HÌNH

12 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

rất nhiều ưu điểm như dễ trồng, không kén đất, cho thu hoạch chỉ sau 1 năm trồng; dễ bán, chất lượng ngon hơn các loại măng tre khác hiện có trên thị trường… Khi mùa mưa đến cũng là lúc cây tre Bát Độ cho thu hoạch măng (khoảng từ tháng 5 đến tháng 10 dương lịch), mỗi mụt măng nặng khoảng từ 1,5 - 3kg. Ngoài ra, nếu được tưới nước và bón phân trong mùa khô thì tre vẫn cho măng nhưng năng xuất giảm khoảng 20%, ngược lại giá bán sẽ tăng gấp 2 lần so với chính

vụ. Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục tham mưu với UBND huyện có cơ chế thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất và cam kết thu mua sản phẩm cho nông dân. Trước mắt, vận động người dân xã An Lập chăm sóc diện tích tre hiện có, sau 3 năm ổn định hiệu quả cũng như sản lượng măng, huyện sẽ khuyến khích mở rộng diện tích ở những xã khác”.

Trồng tre lấy măng nói chung và tre Bát Độ nói riêng ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế, xã hội

như giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân thì còn có ý nghĩa rất lớn góp phần sử dụng quỹ đất hiệu quả, giúp phủ xanh đất trống trên địa bàn, cải thiện môi trường. Đây là đối tượng cây trồng lâm sản ngoài gỗ giúp mở ra hướng sản xuất triển vọng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nông dân./.

Tuyết Mai

Ảnh: Sản phẩm măng được tiêu thụ ổn định, giúp các hộ dân yên tâm sản xuất

MỘT SỐ MÔ HÌNH

13SỐ 4 - 2015

LÀM GIÀU NHỜ NUÔI CHIM BỒ CÂUTHEO PHƯƠNG PHÁP MỚI

Nhờ cần cù, yêu nghề, áp dụng

kỹ thuật mới trong nuôi chim bồ câu, gia đình anh Nguyễn Văn Hoàn, thôn Hà Mỹ, xã Chu Điện, huyện Lục Nam thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Buôn lợn học được nghề nuôi chim

Đến thôn Hà Mỹ dễ dàng tìm được nhà anh Hoàn bởi anh là người khá nổi tiếng trong xã với nghề nuôi chim bồ câu. Nằm ở giữa thôn, căn nhà của anh thiết kế theo kiểu kiến trúc Thái Lan hiện đại, khang trang, bên trong có nhiều tiện nghi đắt tiền, quanh nhà là những tán vải thiều xanh mát. Trông anh già hơn tuổi 38 bởi phải bươn trải vất vả kiếm sống từ rất sớm, nước da sạm đen song khuôn mặt hiền hậu, tác phong, giọng nói điềm đạm, dễ mến.

Nhấp ngụm nước mát, chúng tôi nghe anh kể về hành trình đến với nghề nuôi chim. Trước đây, do nhà nghèo, gia đình đông con nên anh phải nghỉ học sớm để phụ giúp cha mẹ.

Anh làm đủ nghề, từ phụ hồ, làm thuê ở nhiều nơi rồi chăn nuôi lợn. Đất vườn đồi rộng, có lứa anh nuôi tới hơn một trăm con lợn. Nhiều khi lãi lớn nhưng lỗ cũng không nhỏ do giá cả bấp bênh, dịch bệnh. Năm 2008, anh theo những người cùng làng gom lợn xuất sang Trung Quốc để vừa bán sản phẩm của gia đình mình và tiêu thụ giúp bà con.

Từ công việc này, anh đã đến với nghề nuôi chim bồ câu. Anh Hoàn cho biết: “Những chuyến mang hàng lên cửa khẩu, tôi thấy phía Trung Quốc phải nhập khá nhiều ngô, gạo của Việt Nam để làm thức ăn cho chim mà thương lái Trung Quốc lại giao chim cho người chạy chợ bên mình giá rẻ hơn nhiều so với vật nuôi cùng loại trong nước, trong khi chi phí vận chuyển không nhỏ nên tôi rất tò mò. Đôi khi tôi nghi ngờ đó là những con chim thải loại. Thế nhưng khi tìm hiểu kỹ tôi biết được họ có kỹ thuật nuôi cho năng suất cao gấp nhiều lần bên

mình”. Hồi tưởng lại thời niên thiếu, anh bảo mình cùng lũ bạn đi bắt, bẫy chim về nuôi. Do bị tách mẹ, lại bị nuôi nhốt nên lũ chim đang khỏe mạnh đều lăn ra chết khiến anh buồn bã. Anh nói: “Khi ấy, tôi thấy hối hận lắm vì mình mà lũ chim phải xa mẹ, xa đàn nên những lần sau dù ra đồng có bắt được chim tôi lại thả và không mang về nuôi nữa”. Lớn lên trong anh vẫn nung nấu ý tưởng sẽ nuôi một loài chim nào đó để phát triển kinh tế. Bởi vậy, khi nhìn thấy những con chim bồ câu hiền lành, đáng yêu trong một lần được sang trại chim bồ câu ở Trung Quốc, anh “mê” luôn. Cuối năm 2012, anh bỏ buôn lợn học nghề nuôi chim bồ câu. Trong khi nhiều hộ tại thôn bỏ nuôi chim bồ câu bởi hiệu quả thấp, làm hỏng mái nhà ngói, mất vệ sinh thì anh quả quyết với gia đình, cách nuôi chim bồ câu của anh khác và kiên trì thực hiện ý tưởng.

Nhờ những người bạn hàng mua lợn cũ giới thiệu, anh làm thủ tục rồi

MỘT SỐ MÔ HÌNH

14 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

“khăn gói quả mướp” sang trại chim bồ câu lớn bên Trung Quốc học nghề. Vào các trại, anh đóng vai thương lái đi mua gom chim thương phẩm về bán và muốn tìm hiểu nguồn hàng. Không biết nhiều tiếng Trung học nghề rất khó nên anh nhận làm công miễn phí bất kể việc gì cho chủ trang trại. Từ ấp nở, cho chim ăn, dọn chuồng… anh không nề hà. Anh nói: “Những việc ấy với mình không khó bởi là con nhà nông. Tôi xác định được thực hành sẽ biết nhanh hơn. Nơi đây có hàng trăm trang trại nuôi chim quy mô hàng vạn con mà tôi chưa

thấy ở bên mình. Tôi rất khâm phục họ về kỹ thuật đã cho năng suất cao gấp nhiều lần cách nuôi truyền thống của Việt Nam”. Sau hơn một tháng không ngại khó, ngại khổ, sáng ý, anh Hoàn đã học được cách nuôi chim bồ câu theo phương pháp mới.

Thành công với kỹ thuật mới

Nắm bắt được kỹ thuật, đầu năm 2013, anh Hoàn mạnh dạn đầu tư hơn 400 triệu đồng mua 350 đôi chim giống bồ câu Pháp và làm hệ thống chuồng nuôi có nước uống tự động tại quê nhà. Do vận chuyển vật nuôi vào thời điểm tháng 2, tiết

trời ẩm ướt, chim chưa quen môi trường mới nên 50 đôi bị chết, thiệt hại 50 triệu đồng. Vừa xót của, vừa lo lắng cho đàn chim, anh dồn hết tâm huyết chăm sóc. Các cặp chim được nuôi trong lồng có ngăn để đựng trứng, bên ngoài dán bảng ghi theo dõi ngày chim đẻ. Toàn bộ trứng được gom đưa vào lò ấp. Khi những quả trứng đầu tiên ấp nở thành công, những chú chim non lần lượt ra đời, anh vui mừng khôn xiết và tin rằng mình sẽ thành công. Anh chọn một số cặp bố mẹ khéo nuôi con, cho ăn tăng bữa, bổ sung dinh dưỡng để nuôi chim non

Ảnh: Anh Nguyễn Văn Hoàn, thôn Hà Mỹ, xã Chu Điện, huyện Lục Nam chăm sóc đàn chim

MỘT SỐ MÔ HÌNH

15SỐ 4 - 2015

mới nở, ghép 4 con non với một cặp bố mẹ. Nhờ tách con sớm, những cặp còn lại tiếp tục sinh sản rất nhanh sau đó. Anh Hoàn so sánh: “Thông thường, một cặp chim bố mẹ chỉ nuôi được 2 con non và sau 40 - 45 ngày mới tiếp tục đẻ lứa tiếp theo. Trong thời gian đó, chúng tiêu tốn lượng thức ăn rất lớn nên chi phí tốn kém, nếu tính toán sẽ thấy hiệu quả kinh tế thấp. Thế nhưng tách chim non khỏi mẹ thì chỉ sau 10 - 13 ngày chim đẻ một lứa, bằng 1/4 thời gian so với cách nuôi truyền thống. Qua đó giảm chi phí đầu vào, tăng năng suất vật nuôi”.

Thời điểm này, thời tiết nắng nóng gay gắt nên để làm mát cho chim, anh trang bị quạt công suất lớn, phun nước bằng máy phun sương trên mái khu chăn nuôi. Hiện nay, khu nuôi chim có số lượng cá thể lên đến hơn một

vạn con, trong đó hơn 3,5 nghìn chim bố mẹ. Thành phần thức ăn cho chim gồm 20% cám công nghiệp còn lại là ngô, lúa mạch, đậu tương. Đặc biệt, chúng chỉ ăn thức ăn viên mà không ăn loại nghiền nhỏ. Cám, ngô rơi vãi được tận dụng nuôi gà đẻ trứng. Chim nuôi con cho ăn 4 lần/ngày, chim đẻ thường 2 lần/ngày. Vừa chăm chỉ, đam mê, lại mát tay nên việc chăn nuôi của anh luôn thuận buồm xuôi gió. Sau 20 - 22 ngày, chim thịt xuất chuồng nặng khoảng 0,6 kg/con. Bình quân mỗi tháng, anh xuất hơn 1.000 con chim thương phẩm với giá 70 nghìn đồng/con, 300 - 400 cặp chim giống với giá 200 nghìn đồng/cặp, cung cấp cho các nhà hàng, trang trại nuôi chim ở khắp các tỉnh miền Bắc. Trừ chi phí anh lãi khoảng 20 triệu đồng/tháng. Được biết,

PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC CỦA ...

Tiếp trang 6...xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”.

Xây dựng các mô hình điểm, bồi dưỡng và nhân rộng các điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực, tiếp tục làm tốt công tác phối hợp với các ngành, địa phương để giúp nông dân về vốn, vật tư, khoa học kỹ thuật, khai thác có hiệu quả các chính sách đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn của Đảng, nhà nước, góp phần xây dựng quê hương Bắc Giang ngày càng giàu đẹp./.

Phan Thị Thu HiềnHội Nông dân tỉnh Bắc Giang

để bảo đảm an toàn cho đàn chim, hàng tuần anh phun thuốc phòng dịch cho toàn bộ khu trang trại; định kỳ phòng trị bệnh Newcatson, Gumboro, tụ huyết trùng; đồng thời quan sát để chọn lọc cặp chim khéo nuôi con rồi ghép các đôi chim non, giảm lượng chim “ăn bám”.

Ông Chu Văn Hùng, Phó Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Lục Nam nói: “Tại Đại hội của Trung ương Hội Làm vườn Việt Nam cuối năm ngoái, gia đình anh Hoàn được biểu dương là hộ chăn nuôi chim bồ câu quy mô lớn nhất các tỉnh miền Bắc. Cách nuôi chim theo phương pháp mới tăng hiệu quả kinh tế, giảm chi phí đầu tư của anh được đánh giá rất cao”./.

Trịnh Lan

MỘT SỐ MÔ HÌNH

16 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

VƯƠN LÊN NHỜ PHÁT TRIỂN

MÔ HÌNH CHĂN NUÔI

Anh Hoàng Văn Hoan là người dân

tộc Nùng trú tại thôn Cánh Phượng, xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang. Xuất phát điểm từ hoàn cảnh kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn, anh đã trăn trở, suy nghĩ để làm sao phát triển kinh tế trên mảnh đất quê hương mình.

Sau khi tìm hiểu và tham khảo một số mô hình phát triển kinh tế trong và ngoài huyện, anh quyết định lựa chọn mô hình sản xuất vườn, ao, chuồng trong đó chăn nuôi lợn là chủ đạo. Năm 2000, có một chút vốn của gia đình và vay thêm 5 triệu đồng từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện, anh đầu tư mua con giống, ban đầu gia đình nuôi từ 7 - 10 con lợn thịt, mỗi một năm nuôi được 3 lứa cho thu

nhập trên 30 triệu đồng/năm. Nhận thấy hiệu quả từ chăn nuôi, anh Hoan quyết tâm mở rộng quy mô chăn nuôi, năm 2004, bằng nguồn vốn ít ỏi từ thu nhập, anh tiếp tục vay ngân hàng 70 triệu đồng đầu tư nuôi 10 con lợn nái và trên 70 con lợn thịt cho thu nhập trên 150 triệu đồng/năm; trong vòng hai năm anh đã trả hết số tiền vay ngân hàng và có vốn để tái sản xuất.

Từ năm 2004 đến nay, cứ mỗi một năm gia đình anh lại mở rộng chuồng trại và nâng số lượng đàn lợn nái, lợn thịt. Trong thời gian phát triển, mở rộng quy mô chăn nuôi, gia đình anh cũng gặp không ít khó khăn, năm 2009 ảnh hưởng bởi bệnh dịch tả, năm 2010 dịch tai xanh, tiêu thụ gặp khó khăn, giá lợn thịt xuống

thấp, chăn nuôi bị lỗ. Tuy nhiên, anh không nản chí và quyết tâm, kiên trì theo đuổi. Năm 2013, được tỉnh hỗ trợ 50 triệu đồng, mức hỗ trợ 3 triệu đồng/1 con lợn nái, không quá 20 con. Nhờ đó gia đình anh nâng dần số lượng lợn nái, năm 2014, gia đình anh nuôi trên 100 con lợn nái và trên 1.000 con lợn thịt, trừ chi phí đầu tư cho thu nhập từ 500 - 600 triệu đồng/năm.

Để có được kết quả trên, anh đã kiên trì, chịu khó, tích cực tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, chăn nuôi đúng quy trình kỹ thuật, thực hiện tốt biện pháp phòng bệnh cho đàn vật nuôi, chuồng trại luôn đảm bảo khô thoáng, ấm về mùa đông, mát về mùa

Anh Hoàng Văn Hoan ở xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, Bắc Giang xuất phát điểm từ hộ gia đình khó khăn nhưng với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, có ý chí tự lực, tự cường và khát vọng làm kinh tế nên anh đã mạnh dạn vay vốn để đầu tư xây dựng mô hình chăn nuôi lợn. Đến nay, gia đình anh đã vươn lên thoát nghèo, trở thành hộ có thu nhập khá, bình quân từ 500 - 600 triệu đồng/năm.

MỘT SỐ MÔ HÌNH

17SỐ 4 - 2015

hè, thực hiện tiêm phòng đầy đủ, định kỳ... Không chỉ phát triển kinh tế cho gia đình, anh Hoan còn thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật trong chăn nuôi, giúp đỡ các hộ trong thôn về giống. Đến nay, trong thôn đã có 4 mô hình chăn nuôi với quy mô từ 45 - 50 con lợn nái và từ 350 - 400 con lợn thịt và nhiều mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ phát triển, cho thu nhập ổn định.

Năm 2013, anh Hoan vinh dự được Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí

Minh”. Năm 2015, anh được Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang tặng Bằng khen “Nông dân điển hình tiên tiến”. Đây là nguồn cổ vũ, động viên tinh thần đối với cá nhân và gia đình.

Chia sẻ về những dự định trong thời gian tới anh cho biết: “Gia đình sẽ tiếp tục phấn đấu mở rộng quy mô chăn nuôi lên 120 con lợn nái, khoảng 1.500 con lợn thịt, nhập con giống có chất lượng, siêu nạc cấp 1, chọn con đực giống tốt, nâng cấp chuồng trại, thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng bệnh, quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng được nhu cầu của

người tiêu dùng, tạo việc làm ổn định cho 3 - 5 lao động và mong muốn giúp được nhiều hơn nữa các hộ gia đình trong thôn về con giống, kỹ thuật, cùng nhau phát triển kinh tế”.

Những thành công của anh Hoàng Văn Hoan là kết quả của một quá trình cố gắng, nỗ lực không ngừng, không cam chịu đói nghèo, vượt khó vươn lên làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương. Anh xứng đáng là tấm gương để thế hệ trẻ học tập và làm theo./.

Nguyễn Thắng

Ảnh minh họa

MỘT SỐ MÔ HÌNH

18 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

LÀM GIÀU TỪ TRỒNG DỨA

Thời trai trẻ, anh Đồng làm đủ nghề

mà cuộc sống vẫn khó khăn. Sau khi xây dựng gia đình, anh nghĩ tới việc phát triển kinh tế ngay trên mảnh đất quê hương mình.

Cách đây hơn 10 năm, như nhiều người dân ở Lạng Giang lúc đó, anh chọn cây vải để phát triển kinh tế gia đình. Trên diện tích hơn 2ha đất đồi, anh chặt bỏ toàn bộ bạch đàn để trồng vải. Tuy nhiên, vì là đất từng trồng bạch đàn nên chất đất xấu, để trồng được cây vải vợ chồng anh Đồng phải bắt tay vào việc cải tạo đất. Tuy nhiên, cũng chỉ được vài năm cây vải cho thu nhập khá, sau đó giá vải luôn biến động, vải rớt giá xuống 3.000 - 4.000 đồng/kg, trồng vải đã không còn có lãi.

Trăn trở thay đổi cơ cấu cây trồng, năm 2009, anh Đồng quyết định chuyển hơn 2ha đất đồi

cằn cỗi trồng vải thiều hiệu quả kinh tế thấp sang canh tác dứa và đẩy mạnh chăn nuôi lợn thịt. Bởi theo anh chia sẻ: “Qua tìm hiểu tôi thấy trồng dứa đơn giản hơn trồng vải, mặt khác việc phát triển chăn nuôi sẽ tận dụng được nguồn chất thải làm phân bón lý tưởng cho cây dứa. Vừa giảm được chi phí mua phân bón, vừa giải quyết được khâu vệ sinh môi trường”. Sau những ngày tháng ròng rã chuẩn bị cho việc trồng dứa, khu đồi được chia thành nhiều lô, giữa các lô có đường phân cách để tiện cho chăm sóc và thu hoạch dứa.

Vụ đầu tiên, gia đình anh Đồng thu hoạch được trên 30 tấn quả, thu về gần 80 triệu đồng, trừ chi phí lãi khoảng 14 - 15 triệu đồng, cao hơn so với trồng vải. Với số tiền thu được đầu tiên từ cây dứa, anh tiếp tục đầu tư chăn nuôi lợn, mỗi lứa anh nuôi

trung bình 50 con. Chất thải chăn nuôi một phần được anh xử lý qua bể biogas để làm chất đốt, phần còn lại được ủ mục làm phân bón cho cây.

Chia sẻ kinh nghiệm trồng dứa anh Đồng cho biết: “Trước khi trồng dứa phải dùng vôi bột khử trùng đất khoảng nửa tháng. Khi trồng bón lót phân NPK và định kỳ vun xới. Mặt khác, để tăng hiệu quả kinh tế từ trồng dứa cần sử dụng chế phẩm sinh học để điều chỉnh cho cây ra quả vào nhiều thời điểm trong năm. Trong đó, 2/3 diện tích cho thu hoạch trái vụ từ tháng 1 - 4 và từ tháng 8 - 12 âm lịch, diện tích còn lại cho thu hoạch chính vụ từ tháng 4 - 8 âm lịch. Ngoài ra, tôi còn tận dụng nước thải từ chăn nuôi lợn xử lý qua bể khí biogas để tưới cho cây”.

Mặt khác, cũng theo anh Đồng, để trồng trọt và chăn nuôi có hiệu quả, ngoài việc tuân thủ các kỹ

Nhờ mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, anh Nguyễn Văn Đồng ở thôn Tuấn Thịnh, xã Tân Thanh, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) đã biến đất đồi cằn cỗi thành trang trại trồng dứa và nuôi lợn rộng bạt ngàn, mỗi năm cho thu nhập hơn 300 triệu đồng.

MỘT SỐ MÔ HÌNH

19SỐ 4 - 2015

hàn, bệnh sưng phù đầu (Ecoli), bệnh lợn nghệ... Giải quyết tốt công tác phòng bệnh là nền tảng để phát triển sản xuất theo hướng bền vững.

Từ đó đến nay, nhờ tuân thủ các kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi nên trang trại trồng dứa và nuôi lợn của gia đình anh luôn phát triển tốt. Năm 2014, số tiền thu được từ bán dứa và nuôi lợn là hơn 300 triệu đồng. Năm nay, vụ dứa đầu tiên anh đã bán được 2 vạn quả, thu về gần 100 triệu đồng, hiện tại trong vườn vẫn

còn gần 1 vạn quả chuẩn bị cho thu hoạch. Nhằm phát huy hiệu quả mà mô hình mang lại, gia đình anh đã thuê thêm gần 1ha đất đồi để mở rộng quy mô sản xuất, hy vọng anh sẽ đạt được nhiều thành công hơn nữa với nghề trồng dứa./.

Bích Phượng

thuật nuôi trồng thì cần chú trọng khâu phòng, trừ bệnh dịch trên cây trồng, vật nuôi. Đối với cây dứa cần chú ý tới những loại sâu bệnh thường gặp như: Rệp sáp, bọ cánh cứng, nhện đỏ, bệnh héo khô đầu lá dứa do virus, bệnh thối dễ, thối ngọn, thối gốc và bệnh thối trái hại dứa. Đối với đàn lợn, cần vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng vắc-xin cho một số bệnh thường gặp như: Dịch tả lợn, lở mồm long móng, bệnh tai xanh, tụ huyết trùng, bệnh đóng dấu, phó thương

Ảnh minh họa

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

20 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

TÂN YÊN, LẠC GIỐNG LÊN NGÔI

Chúng tôi về Tân Trung - xã đi đầu

trong việc xây dựng cánh đồng mẫu 30ha trồng lạc. Cảm nhận đầu tiên khi đặt chân đến cánh đồng mẫu là một màu xanh, cây lạc đang thời kỳ ra hoa. Trên cánh đồng chuyên canh lạc, bà con nông dân đang tập trung vun xới, chăm sóc. Một nông dân vừa nhanh tay vun luống vừa cho biết: “Lạc vừa dễ trồng, dễ chăm sóc lại được hỗ trợ thuốc bảo vệ thực vật và chuyển giao kỹ thuật thâm canh, đầu ra luôn ổn định nên chúng tôi thấy rất yên tâm khi sản xuất”. Theo đồng chí Nguyễn Văn Khoa - Phó Chủ tịch phụ trách kinh tế của xã Tân Trung: “Lạc vốn là cây trồng truyền thống của Tân Trung, so với những cây trồng khác thì hiệu quả trồng lạc khá cao. Đây là năm thứ 3, Tân Trung xây dựng cánh đồng mẫu trồng lạc với phương thức tập trung

làm đất, xuống giống và thu hoạch cùng một thời điểm”.

Năm 2013, Tân Trung triển khai xây dựng cánh đồng mẫu và mới đưa vào sản xuất có 15ha lạc với giống MD7. Do được chuyển giao khoa học kỹ thuật và hỗ trợ thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh nên năng suất lạc khá cao, đạt 135kg/sào, tuy có giảm do ảnh hưởng của thời tiết nhưng vẫn cao hơn các địa phương

khác. Vụ mùa năm 2014, được sự chỉ đạo của huyện, UBND xã Tân Trung đã tích cực tuyên truyền, vận động bà con nông dân xây dựng cánh đồng mẫu với diện tích lên 30ha thuộc 6 thôn: Ngoài, Tân Lập, Công Bằng, Chấu, Quyên và thôn Đanh. Tham gia sản xuất bà con nông dân được hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật và thuốc bảo vệ thực vật, Ban Điều hành của mỗi thôn được hỗ

Từ việc xây dựng thành công nhãn hiệu “Lạc giống Tân Yên”, hai năm nay, huyện Tân Yên tập trung cao cho phát triển và mở rộng diện tích cây lạc, đây cũng là một trong những cây có thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp mũi nhọn của huyện.

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

21SỐ 4 - 2015

trợ 500.000 đồng/vụ. Để đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn những năm trước, năm 2015, ngay khi chuẩn bị bước vào sản xuất, UBND xã Tân Trung đã vận động, chỉ đạo đưa vào sản xuất một giống duy nhất là MD7 - giống lạc có tiềm năng cho năng suất cao, đồng thời chủ động ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm khi thu hoạch giúp bà con yên tâm sản xuất. Tân Trung cũng đầu tư mở mới thêm 500m đường nội đồng, cứng hóa 800m đường bê tông, xây mới hệ thống kênh mương để tạo điều kiện giúp bà con thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ nông sản khi vào vụ thu hoạch.

Không riêng gì Tân Trung, tại các xã khác như Ngọc Châu, Phúc Hòa, Ngọc Thiện cây lạc cũng đang lên ngôi. Theo ông Nguyễn Tú Ngọc - Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cho biết: “Bình quân mỗi năm Tân Yên gieo trồng 1.200ha lạc. Sản lượng ước đạt trên 3.000 tấn và chủ yếu là để làm giống”. Từ hiệu quả kinh tế mà cây lạc mang lại, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các xã, thị trấn quan tâm đến chất

lượng giống lạc, không thu non, bán sớm, đồng thời, từng bước đưa các giống lạc có năng suất, chất lượng thay thế giống lạc cũ, kém hiệu quả. Năm 2014, Tân Yên đưa về các xã 2 tấn lạc giống, vụ xuân 2014 - 2015 đưa thêm 10 tấn lạc giống L14 có hỗ trợ nông dân một phần giá giống. Tại một số xã đã chủ động việc đổi giống lạc cho dân để trồng thuần nhất một giống lạc, đặc biệt là tại cánh đồng mẫu Tân Trung, Lam Cốt.

Cùng với việc nâng dần chất lượng lạc giống, từ năm 2012, Tân Yên đã thành lập Hội Lạc giống Tân Yên, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa “Lạc giống Tân Yên”, mở các điểm thu mua lạc tại Ngọc Thiện, Phúc Hòa, Cao Xá. Ngoài ra, Hội đầu tư hàng tỷ đồng xây dựng lò sấy lạc, trung bình mỗi năm cung cấp cho thị trường trên 1.000 tấn với giá 40 - 50 nghìn đồng/kg. “Lạc giống Tân Yên” được nhiều tỉnh phía Nam biết đến, trở thành giống cây trồng chủ lực ở địa phương, làm lợi cho người nông dân nơi đây./.

Phương Thảo

ĐỒNG ĐỘI TÔI

Ra đi từ thuở đôi mươi

Trở về nắm đất sụt sùi

khói hương

Nghe mà thương, nghĩ

mà thương

Những người còn lại

chiến trường năm xưa

Đã bao mùa nắng

thay mưa

Mà sao đồng đội vẫn

chưa về cùng

Lan rừng thuở ấy

ngắm chung

Trưa Trường Sơn vẫn mịt

mùng mây bay

Anh em lặn lội

đêm ngày

Gậy Trường Sơn vẫn

chắc tay đi tìm

Mong ngày biển lặng

gió im

Đưa anh về lại đồi sim

quê nhà./.

Linh Thy

KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP

22 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

KỸ THUẬT TRỒNG LẠC THU

Với các tỉnh phía Bắc, vụ lạc xuân là

vụ sản xuất chính với diện tích và sản lượng lớn nhất, năng suất và chất lượng tốt hơn so với các vụ khác trong năm. Tuy nhiên, do phải bảo quản giống với thời gian dài (6 - 7 tháng), mặt khác hạt giống lạc lại có hàm lượng dầu cao dễ biến chất làm giảm sự nẩy mầm, dẫn đến tình trạng thiếu giống, ảnh hưởng đến kế hoạch gieo trồng lạc xuân hàng năm.

Lạc giống được sản xuất vụ thu đông do có thời gian bảo quản ngắn, nên tỷ lệ nẩy mầm cao, tiết kiệm được giống, mật độ cây đảm bảo, cây sinh trưởng khỏe dẫn đến năng suất cao, chất lượng lạc giống cho các vụ sau tốt. Tuy nhiên, khi trồng lạc thu bà con cần áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật sau đây:

- Giống: Có thể chọn gieo các giống lạc mới chọn tạo như: L14, LTD, TB25, L02, LVT, MD7, L05.

- Chọn và làm đất: Nên chọn các loại đất thịt nhẹ, đất cát pha có độ tơi xốp, dễ thoát nước, trên chân đất 2 vụ lúa, đất vàn cao, đất gò đồi, vùng bãi… Đất được cày phơi ải, bừa kỹ cho nhỏ, tơi, nhặt sạch cỏ dại và lên luống rộng 1m, cao 20cm, rãnh rộng 30cm. Độ ẩm đất khi làm xong luống đạt khoảng 75%.

- Thời vụ: Có thể gieo từ 20 - 6 đến hết tháng 8 (dương lịch).

- Phân bón: Lượng phân bón lót tính cho 1 sào Bắc bộ (360m2): 200 - 300kg phân chuồng ủ mục + 3 - 4kg phân urê + 15 - 20kg phân lân + 4 - 5kg phân kali + 20kg vôi bột. Nếu có điều kiện sử dụng phân NPK chuyên dùng cho cây lạc của Nhà máy phân lân Văn Điển thì dùng với lượng từ 20 - 30kg/sào. Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân, vôi bột trên mặt ruộng rồi bừa kỹ trước khi lên luống. Trộn đều phân đạm và kali, rải đều trên

mặt luống rồi rạch 4 hàng theo chiều dọc luống cách nhau 20 - 25cm, sâu 3 - 4cm để gieo hạt.

- Gieo hạt: Ngâm hạt và ủ cho hạt nứt nanh rồi gieo thì nhanh mọc mà và mọc đều. Gieo mỗi hốc 2 hạt, hốc cách hốc 16 - 18cm rồi lấp một lớp đất mỏng, tránh lấp sâu, lấp đất to ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây lạc làm giảm năng suất sau này. Lượng hạt giống cần dùng cho 1 sào Bắc Bộ là 7kg.

- Phủ nilon: Phun đều thuốc trừ cỏ tiền nẩy mầm Ronsta trên mặt luống sau khi gieo hạt rồi phủ nilon dài theo luống. Nếu đất khô thì tưới nhẹ mặt luống trước khi phun thuốc trừ cỏ và phủ nilon. Khi cây lạc mọc được 1 lá thật thì dùng ống bơ sắt có cắt hình răng cưa xung quanh để đục lỗ màng nilon cho cây lạc phát triển.

- Chăm sóc: Kiểm tra để dặm lại những chỗ không mọc nhằm đảm bảo mật độ đạt khoảng 40

KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP

23SỐ 4 - 2015

cây/m2 mới cho năng suất cao. Tưới đủ nước vào 2 thời kỳ chủ yếu khi cây bắt đầu ra hoa (có 6 - 7 lá) và khi cây bắt đầu xuống củ bằng cách tưới theo rãnh (dẫn nước vào rãnh với chiều cao 2/3 rãnh cho ngấm dần vào mặt luống, sau đó tháo cạn nước, không để úng ngập gây chết cây) hoặc tưới phun.

- Các bệnh thường gặp - cách phòng, chống: Thường xuyên kiểm tra để phát hiện và phun trừ kịp thời các loại sâu ăn lá, sâu hại hoa, sâu đục gốc, bọ trĩ… và các loại bệnh chết ẻo, đốm lá…

- Thu hoạch: Thu hoạch khi có 80 - 85% số củ trên cây đạt độ già để tránh các bệnh hại củ, giảm chất lượng hạt. Với lạc để giống cần thu sớm hơn lạc thương phẩm từ 5 - 7 ngày khi số củ già đạt khoảng 70 - 75%. Rửa sạch, phân loại và phơi hoặc sấy khô, đem bảo quản trong kho khô ráo, thông thoáng./.

Hoài Phương

KỸ THUẬT CHĂM SÓC VƯỜN VẢI

SAU THU HOẠCH

Đốn tỉa cành sau thu hoạch là biện

pháp kỹ thuật cơ bản trong thâm canh vải thiều. Đốn tỉa cành đúng kỹ thuật có tác dụng làm cho cây có tán đẹp, thông thoáng, các cành trong tán cây có thể nhận được đầy đủ ánh sáng giúp cho quá trình quang hợp của cây được đầy đủ, giảm sâu bệnh hại, cây sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất cao.

Ngay sau khi thu hoạch vải xong phải tiến hành đốn tỉa tán cho cây. Đối với những cây năm trước đã được đốn tỉa rồi thì việc đốn tỉa tạo tán cho cây đơn giản hơn những cây chưa áp dụng đốn tỉa tạo tán năm trước.

Bước 1: Dùng máy cắt hoặc dao phát toàn bộ mặt tán nhằm làm giảm chiều cao của tán, thu hẹp diện tích tán, tạo cho tán có hình bán cầu đẹp. Tiến hành tỉa những cành la, cành vóng, cành

bị sâu bệnh, cành vượt (cành tược) trong tán làm cho lòng tán có hình phễu thông thoáng giúp cho ánh sáng chiếu vào làm giảm độ ẩm trong tán hạn chế sự sinh trưởng, phát triển của sâu, bệnh hại.

Bước 2: Tiến hành tỉa những cành khung mọc thẳng đứng ở giữa tán, cành mọc xiên xẹo, cành bị sâu bệnh tạo cho lòng tán có khoảng trống hình phễu ở giữa tán, tạo điều kiện cho ánh sáng chiếu vào làm giảm ẩm độ trong tán do vậy hạn chế sâu bệnh hại trú ngụ.

Bước 3: Tỉa cành nhỏ trên bề mặt tán, với những cành khoẻ đường kính trên 1cm, ta để lại 2 nhánh hình ngạnh trê, Những cành yếu, đường kính cành nhỏ hơn 1cm chỉ để một nhánh khoẻ, cắt bỏ các nhánh còn lại, loại bỏ các lá già và các lá bị bệnh.

Đối với các vườn vải đã giao tán hoặc các vườn

KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP

24 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

chưa đốn tỉa các năm trước do chưa nắm được kỹ thuật, hoặc không có điều kiện chăm sóc. Dùng máy cắt hoặc dao phát cắt sâu vào tán toàn bộ bề mặt, mục đích để thu hẹp và hạ thấp tán để các cây không giao nhau và thuận lợi cho việc chăm sóc sau này. Cắt tỉa những cành khung mọc xiên, cành mọc thẳng đứng giữa tán, loại bỏ các lá già, các cành sâu bệnh như bước 2 và bước 3.

Sau khi đốn tỉa xong tiến hành bón thúc ngay cho cây. Cần chủ động bón sớm ngay sau khi thu quả. Bón phân khi đất được tưới ẩm 70 - 80%. Lượng bón cho một cây gồm phân chuồng 30 - 50kg; phân lân super Lâm Thao 1-3kg; urê 0,2 - 1kg; kali clorua 0,1 - 0,5kg, tỷ lệ bón N:K=2:1 để kích thích ra lộc. Bón sâu 10cm thành 4 - 6 hốc quanh tán cây. Nếu trời không mưa, khô hạn phải tưới nước

cành sâu bệnh, cành gối nhau, giúp cho vải chuần bị bước sang giai đoạn phân hóa mầm hoa được thuận lợi.

Chú ý: Sau khi đốn tỉa cành cần kết hợp vệ sinh làm cỏ, thu gom những cành vừa đốn đem đốt bỏ để giảm nguồn sâu, bệnh lây lan cho vụ sau.

Việc áp dụng biện pháp kỹ thuật đốn tỉa tạo tán là này rất quan trọng trong thâm canh vải thiều, phối hợp với sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các biện pháp kỹ thuật khác sẽ tăng hiệu quả sử dụng phân bón, giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời hạn chế sâu bệnh, đặc biệt là bệnh thán thư gây thối quả vải. Ngoài ra, áp dụng biện pháp đốn tỉa này làm cho cây vải có thể ra quả từ gốc đến ngọn, cả trong và ngoài tán, mẫu mã và chất lượng quả tăng./.

ĐT - Theo Khuyến nông

giúp cho cây nhanh phục hồi lại và phát lộc hè được thuận lợi. Sau khi đợt lộc đầu thành thục (gồm lộc đầu cành và các lộc trong tán) phải tiến hành tỉa lộc định cành. Nếu cành lộc sinh trưởng khoẻ thì mỗi đầu cành chỉ để lại 2 cành lộc, các cành yếu để lại 1 cành. Những cành lộc trong tán ta cũng tỉa thưa hợp lý, không để rậm rạp quá (sau này các cành lộc trong tán này cũng sẽ cho quả).

Đối với cây vải khoẻ trên 5 năm tuổi, cần chăm sóc tốt để vải ra được 3 đợt lộc (2 đợt lộc hè và 1 đợt lộc thu), đợt lộc thứ 3 cần kết thúc trong tháng 10 tạo điều kiện hình thành cành quả cho năm sau được thuận lợi, chống hiện tượng ra quả cách năm.

Sau khi cây vải có đợt lộc thứ 3 thành thục ta lại tiến hành cắt tỉa cành thêm 1 lần nữa, loại bỏ bớt những cành tăm,

Ảnh minh họa

ĐẤT VÀ NGƯỜI BẮC GIANG

25SỐ 4 - 2015

còn khá nhanh nhẹn. Đưa bàn tay gầy guộc, thô ráp mân mê chiếc cối đá cũ đã gắn bó với ông hàng chục năm nay, ông Hồi nhớ lại buổi ban đầu khi đưa nghề làm mỳ về làng. Vốn người gốc ở Xuân Hòa, Quế Võ, Bắc Ninh theo cha mẹ di cư lên Ngọc Châu khai đất lập làng. Những năm đó, vùng đất này còn khá thưa người chỉ có vài chòm tre, chủ yếu là dân các nơi như: Nam Hà, Hà Tây, Bắc Ninh... di cư về đây, với nghề chính vẫn là làm nông nghiệp nên kinh tế gặp rất nhiều khó khăn. Vào năm 1970, sau nhiều năm ông trở về Xuân Hòa thăm quê, nơi đây vốn có nghề truyền thống tráng bánh đa và tráng mỳ, thấy bà con trong vùng có cuộc sống khấm khá nhờ vào nghề làm mỳ, vậy là ông quyết định tìm hiểu kỹ thuật, mày mò học nghề làm mỳ rồi tìm mua dụng cụ đưa nghề về Châu Sơn. Ngày đầu bắt tay vào làm khó khăn không ít vì

NGHỆ NHÂN LÀNG MỲ

Chúng tôi trở lại thôn Châu Sơn,

xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên khi nơi đây vừa được công nhận là làng nghề. Trên con đường bê tông nối dài vào các ngõ nhỏ, đâu cũng thấy những vạt mỳ óng ả nối tiếp nhau. Xe chở hàng ra vào thôn tấp nập, ai ai cũng bận rộn với việc làm mỳ. Khi hỏi về người đầu tiên đưa nghề về làng và truyền nghề cho bao thế hệ của làng để rồi nơi đây trở thành một làng nghề trù phú, nhiều gia đình đều ăn nên làm ra từ đây, bà con trong thôn đều nhanh tay chỉ dẫn vào nhà ông Hồi - người có công đầu trong việc đưa nghề về làng và duy trì nghề làm mỳ sau 45 năm với bao thăng trầm.

Sinh năm 1936, cũng đã ở cái tuổi xưa nay hiếm, khuôn mặt hằn lên những nếp nhăn vì tuổi tác và những lo toan vất vả, nhọc nhằn trong cuộc sống, nhưng ông Hồi vẫn

lúc đó các công đoạn làm mỳ đều thủ công, dụng cụ làm mỳ thô sơ chỉ có chiếc cối đá nhỏ và chiếc nồi căng vải trên miệng để tráng mỳ. Toàn bộ công đoạn đều làm bằng tay nên lượng mỳ làm được rất ít, mặc dù luôn phải thức khuya dậy sớm, mỗi ngày cũng chỉ làm được vài chục kg gạo vì công đoạn nào cũng khá lâu. Từ ngâm gạo, xay bột, tráng bánh, phơi trên giàn cho khô, lại đến cho vào ủ mất từ 2 - 3 tiếng để bánh dẻo ra rồi cuộn vào thái nhỏ và đem phơi lại cho khô hẳn rồi mới đem đi bán. Trung bình 1kg gạo làm được 9 lạng mỳ, thời điểm đó 1kg mỳ đem đổi được 1,5kg gạo, lãi được 3 - 4 lạng gạo/kg mỳ. Mỳ làm đến đâu người dân trong thôn mang gạo đến đổi đến đấy hoặc ông lại đạp xe đi giao cho các quán bán lẻ trong huyện.

Ông Hồi tâm sự: “Hình như nghề làm mỳ đã trở thành duyên nghiệp với

ĐẤT VÀ NGƯỜI BẮC GIANG

26 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

tôi. Dẫu nhọc nhằn, truân chuyên, nhưng mình kiên trì gắn bó với nó nên nó cũng không phụ công người. Thời bao cấp, lương thực bị quản lý chặt, khó khăn là vậy nên để có gạo làm mỳ cũng không hề đơn giản chút nào”. Hàng ngày ông phải đổi mỳ lấy gạo, nên lượng mỳ làm ra luôn bấp bênh lúc nhiều lúc ít, đã vậy khi thời tiết thuận nắng ráo thì không sao nhưng những khi thời tiết mưa ẩm kéo dài vợ chồng ông Hồi phải đắp than đốt để sấy mỳ, vất vả vô cùng, phải huy động cả nhà cùng làm, mỗi người một công đoạn người thái mỳ, người sấy, người quạt cả đêm liên tục để mỳ khô đều, đến sáng hôm sau có mỳ mang đi bán. Đôi khi hai vợ chồng ông xảy ra to tiếng cũng vì sợi mỳ, nhưng rồi ông vẫn không thể bỏ được nghề, kiên trì gắn bó với nghề.

Từ chỗ chỉ có duy nhất gia đình ông làm mỳ trong thôn và những tưởng nghề làm mỳ chỉ là tự phát, quy mô nhỏ lẻ, tranh thủ những lúc nông nhàn nhưng chỉ sau hơn một năm từ một, hai hộ đến học nghề và rồi sau đó là hàng chục hộ tìm đến nhà nhờ ông truyền nghề. Đến nay, sau 45 năm từ khi bắt đầu đưa nghề làm mỳ về làng, toàn thôn Châu

Sơn đã có 44 hộ tham gia vào sản xuất mỳ. Thay vì trước đây làm thủ công mỗi ngày chỉ được vài chục kg gạo, thì hiện nay 100% các hộ đều đầu tư mua máy để sản xuất. Từ xay, ép bột và đùn mỳ đều được thực hiện bằng máy, nhờ vậy người sản xuất giải phóng được sức lao động, chỉ phải làm công đoạn thủ công duy nhất là chuốt mỳ và đem đi phơi rồi bó lại để thương lái đến thu mua. Trung bình một ngày, mỗi hộ làm được từ 1,2 - 1,5 tạ mỳ, mỗi tháng làm từ 2,5 - 3 tấn mỳ và mỗi năm thôn Châu Sơn xuất ra thị trường trên 1.500 tấn mỳ với giá bán tại nhà là 15.000đồng/kg, trừ chi phí mỗi hộ thu lãi từ 15 - 20 triệu đồng/tháng. Mỳ Châu Sơn ngon và tiếng lành đồn xa, các vùng lân cận như: Yên Thế, Hiệp Hòa, Lạng Giang, thành phố Bắc Giang, rồi đến các tỉnh xa như Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hải Dương, Hà Nội, Hà Tây cũng biết tiếng tìm đến đặt hàng. Vui nhất là khi Châu Sơn được công nhận làng nghề thì công việc lại càng thuận lợi.

Mân mê chiếc cối đá đã cũ, ông Hồi bảo chính cái cối đá này xưa kia là cơ nghiệp chính của gia đình ông, nó gắn bó với tuổi thơ 7 người con của

ông và rồi ngày nay thay vì chiếc cối đá này là dàn máy bằng điện hiện đại, hiệu quả cao gấp nhiều lần so với các công đoạn làm thủ công xưa kia, nhưng ông vẫn giữ chiếc cối đá và coi như một kỷ vật quý để nhắc nhở con cháu nhớ về những ngày khởi nghiệp đầy gian truân nhưng cũng đầy những kỷ niệm đáng nhớ.

Ở cái tuổi xưa nay hiếm nhưng ông Hồi vẫn mong muốn đóng góp nhiều hơn cho mảnh đất này qua việc truyền nghề cho lớp trẻ bằng chính sự đam mê và lòng nhiệt thành, để làng nghề ngày càng phát triển theo hướng bền vững, ổn định trên thị trường. Hiện tại, Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Giang đã đề nghị UBND tỉnh cho phép Hội sản xuất và tiêu thụ Mỳ gạo Châu Sơn được sử dụng tên địa danh “Châu Sơn” để đăng ký nhãn hiệu tập thể “Mỳ gạo Châu Sơn”. Việc xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông nghiệp gắn với tên địa danh, nhằm đảm bảo danh tiếng cũng như chất lượng sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương./.

Phương Thảo

ĐẤT VÀ NGƯỜI BẮC GIANG

27SỐ 4 - 2015

NGƯỜI GIỮ MÀU XANH CHO RỪNG

Sau hơn ba năm quân ngũ, năm

1984, ông Nguyễn Văn Hùng trở về địa phương, ban đầu, ông làm công nhân Xí nghiệp sà lan ca nô Sông Thương. Năm 1991, ông xin chuyển công tác về Lâm trường Mai Sơn. Lương công nhân không đủ để trang trải cuộc sống và nuôi con ăn học, ông bàn với vợ mở xưởng mộc để có thêm thu nhập.

Từ năm 1991 - 1998, ông Hùng đã gây dựng được 2 xưởng mộc của gia đình mình, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động trong xã, nghề mộc giúp kinh tế gia đình ông khá dần lên. Ngoài ra, ông còn vận động các chủ xưởng mộc khác trong xã thành lập Hợp tác xã mộc Suối Nùng, nhằm hỗ trợ nhau cùng phát triển, ông

được tín nhiệm bầu làm Chủ nhiệm.

Với hai xưởng mộc và 3,7ha trang trại vườn đồi trồng vải thiều, 4 sào ao nuôi cá tại địa phương, ông Hùng trở thành một trong những điển hình cựu chiến binh làm kinh tế giỏi ở địa phương, thu nhập mỗi năm khoảng 400 triệu đồng.

Phát triển nghề mộc là một hướng đi có hiệu quả, song ông Hùng cũng nhận thấy nghề này tác động không tích cực với nguồn tài nguyên rừng. Nhận thức được điều này, năm 2000 ông đề nghị Lâm trường Mai Sơn (nay là Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Mai Sơn) - đơn vị quản lý 200ha rừng thuộc khu vực Khe Bần, thôn Bãi Đá (xã Bình Sơn) để ông đứng ra trông coi. Từ khi được

giao quản lý, ông không cho người dân vào khai thác lâm sản bừa bãi như trước, vì thế nhiều người phản ứng quyết liệt việc làm của ông, có những khi ông còn bị những kẻ khai thác rừng trái phép đe dọa.

Không nản chí trước những thách thức đó, một mặt ông kiên trì thuyết phục người dân để mọi người hiểu tác hại của việc khai thác gỗ bừa bãi và những lợi ích to lớn mà rừng mang lại, mặt khác ông còn bỏ tiền thuê bà con cùng ông bảo vệ rừng. Ông giao mỗi nhóm hộ trông coi một diện tích nhất định đồng thời hướng dẫn bà con trồng cây lương thực ngắn ngày dưới tán rừng để có thêm thu nhập. Trước sự nhiệt tình của ông, lại có nguồn thu chính đáng từ lâm sản

Bằng ý chí, nghị lực của một người lính, cựu chiến binh Nguyễn Văn Hùng, thôn Mới, xã Trường Sơn, huyện Lục Nam, Bắc Giang đã phát triển kinh tế gia đình và làm giàu từ nghề mộc, thu nhập mỗi năm khoảng 400 triệu đồng. Tuy nhiên, với bản chất người lính cụ Hồ, ông Hùng luôn nhận thức trách nhiệm trong việc phát triển kinh tế gắn với bảo vệ rừng, trồng rừng, góp phần cho quê hương thêm xanh.

ĐẤT VÀ NGƯỜI BẮC GIANG

28 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

phụ, bà con dần thay đổi thái độ, tích cực ủng hộ việc làm của ông. Cũng từ đây, ông bỏ hẳn nghề mộc, dành thời gian trông nom, bảo vệ rừng.

Ông Hùng tâm sự: “Nhìn 30ha đồi núi trọc ở thôn Bãi Đá xót ruột lắm nên năm 2009 tôi quyết định trồng lại rừng. Mỗi năm tôi trồng 3 - 4ha bạch đàn cao sản, keo và trồng cây lương thực ngắn ngày như ngô, sắn ở tầng thấp. Vợ chồng tôi đã đầu tư hơn 600 triệu đồng dành

dụm trong mấy năm làm mộc để mua cây giống và thuê bà con trồng rừng. Mỗi lao động tôi trả 180 nghìn đồng/ngày. Rừng của tôi năm nay mới được thu hoạch (khoảng 7ha, ước tính 20 triệu đồng/ha). Mặc dù chưa được thu lợi từ rừng nhưng tận dụng được lao động địa phương, bà con mình lại có công việc và thu nhập tôi thấy rất vui”.

Với cách làm của mình, ông Hùng đã biến cánh rừng bị tàn phá

thành những khu rừng xanh tươi, đồng thời phát triển tốt kinh tế rừng. Quan trọng hơn, ý thức của người dân về rừng đã thay đổi, người dân tích cực bảo vệ rừng. Mong sẽ có nhiều hơn nữa những con người như cựu chiến binh Nguyễn Văn Hùng, để có nhiều cánh rừng hơn nữa được làm xanh./.

HT

Ảnh minh họa