báo chí với dư luận xã hội

13
LỚP: TRUYỀN HÌNH K29A1 NHÓM: 3 KIỂM TRA HỌC TRÌNH 1 MÔN: Dư luận xã hội Đề bài: Các phương tiện truyền thông đại chúng giữ vai trò như thế nào trong xã hội phát triển ? Bài làm Hệ thống các PT TTĐC (Mass Communication) gồm có: Báo in, phát thanh, truyền hình, Internet, sản phẩm thông tin của chúng có tình định kỳ hết sức đa dạng và phong phú. Bên cạnh đó, TTĐC còn có những sản phẩm không định kỳ như các ấn phẩm của nghành Xuất bản, băng đĩa, các phương pháp truyền thông trực tiếp như quảng cáo. Nội dung và tính chất thông tin của chúng mang tính phổ cập, có phạm vi tác động rộng lớn trong Xã hội. Các phương tiện truyền thông đại chúng đóng một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Không chỉ là kênh chủ yếu cung cấp kiến thức và thông tin mà chúng còn là một công cụ hữu hiệu để quản lý, điều hành và cải cách xã hội. Các phương tiện thông tin

Upload: hong-nhung-in-con

Post on 12-Nov-2014

3.486 views

Category:

Education


5 download

DESCRIPTION

 

TRANSCRIPT

Page 1: báo chí với dư luận xã hội

LỚP: TRUYỀN HÌNH K29A1 NHÓM: 3

KIỂM TRA HỌC TRÌNH 1MÔN: Dư luận xã hội

Đề bài: Các phương tiện truyền thông đại chúng giữ vai trò như thế nào

trong xã hội phát triển ?

Bài làm

Hệ thống các PT TTĐC (Mass Communication) gồm có: Báo in, phát

thanh, truyền hình, Internet, sản phẩm thông tin của chúng có tình định kỳ

hết sức đa dạng và phong phú. Bên cạnh đó, TTĐC còn có những sản phẩm

không định kỳ như các ấn phẩm của nghành Xuất bản, băng đĩa, các phương

pháp truyền thông trực tiếp như quảng cáo. Nội dung và tính chất thông tin

của chúng mang tính phổ cập, có phạm vi tác động rộng lớn trong Xã hội.

Các phương tiện truyền thông đại chúng đóng một vai trò quan trọng

trong đời sống xã hội. Không chỉ là kênh chủ yếu cung cấp kiến thức và

thông tin mà chúng còn là một công cụ hữu hiệu để quản lý, điều hành và cải

cách xã hội. Các phương tiện thông tin đại chúng đóng vai trò quan trọng

trong việc tìm hiểu thế giới, đảm bảo mối giao tiếp tích cực và trong việc giữ

gìn trạng thái xã hội bình ổn. Có thể nói rằng, các phương tiện truyền thông

đại chúng đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của mỗi cá

nhân và toàn xã hội.

Ở nứơc ta, mặc dù vấn đề tiếp cận các tiến bộ của khoa học kỹ thuật về

truyền thông đại chúng chậm hơn so với nhiều nứơc, nhưng hiện nay, các

phương tiện truyền thông đại chúng cũng đã có một vị trí vô cùng quan

Page 2: báo chí với dư luận xã hội

trọng trong xã hội. Nó là cầu nối giữa Đảng, Nhà nứơc với nhân dân, là vai

trò trung gian tạo diễn đàn cho người dân bộc lộ những suy nghĩ, quan điểm

của mình về các chủ trương, chính sách, đừơng lối của Đảng, Nhà nước. Hệ

thống các phương tiện truyền thông đại chúng mà trung tâm là hệ thống báo

chí hiện nay phát triển rất mạnh mẽ, đã trở thành một thành tố rất quan trọng

của xã hội.

1, Đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của công chúng.

Trong xã hội hiện đại, trong xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa thì nhu cầu của

con người được đáp ứng những giá trị tinh thần như: thông tin, giáo dục-

nhận thức, thảm mĩ, giải trí…ngày càng tăng lên. Các phương tiện TTĐC đã

đóng góp một phần không nhỏ trong việc đáp ứng những nhu cầu đó.

Trong thời kì hội nhập, đất nước đang trên đà phát triển, xã hội ngày càng

hiện đại thì càng có nhiều sự kiện, sự việc diễn ra. Giờ đây, con người không

chỉ có những câu chuyện phiếm để trao đổi và bàn tán với nhau hàng ngày

nữa. Nhu cầu thông tin của người dân ngày càng lớn, muốn biết thông tin

không chỉ để biết mà là phục vụ vào cuộc sống, công việc, học tập…Điều

này khiến họ phải tìm đến các phương tiện truyền tải thông tin hiện đại hơn.

Các phương tiện TTĐC đáp ứng được tính thời sự, hấp dẫn, đa dạng, đa

chiều và phong phú của thông tin. Tiếp cận với các phương tiện này, công

chúng biết đến các thông tin một cách nhanh, chính xác và đầy đủ nhất. Vừa

tiết kiệm thời gian, vừa có được lượng thông tin mà mình cần có.

Ngày nay, con người cũng có những nhu cầu rất lớn về giáo dục, nhận

thức và thẩm mĩ. Khi đã “ăn no mặc ấm” rồi thì nhu cầu cần thiết của người

ta đó là “ăn ngon, mặc đẹp”. Tức là lúc này, con người quan tâm nhiều đến

các hoạt động trí óc: trau dồi kiến thức, học tập mọi lúc mọi nơi, nhận thức

thế giới và định hướng lối sống, hướng tới cái đẹp. Các chương trình trên

Page 3: báo chí với dư luận xã hội

những phương tiện TTĐC đáp ứng vấn đề này khá tốt. Ngoài chức năng

thông tin thì các PT TTĐC là nơi mở ra một thế giới tri thức rộng lớn để mọi

người có thể học hỏi, tiếp thu một cáh chủ động, thú vị nhất. Đồng thời,

những giá trị đạo đức, văn hóa, lối sống tốt đẹp mà các pt TTĐC chuyển tải

sẽ góp phần hoàn thiện nhân cách con người.

Khi cuộc sống trở nên hiện đại, chất lượng cuộc sống được tăng lên thì

cũng là lúc con người tìm đến các hình thức giải trí như một cách để hưởng

thụ cuộc sống của mình. Lúc này, các pt TTĐC sẽ có chức năng giải trí. Các

tác phẩm, chương trình trên những phương tiện này thực sự là bữa ăn tinh

thần bổ ích và phong phú. Công chúng có thể lựa chọn món ăn mà mình

thích để phục vụ nhu cầu của mình. Những ngày cuôi tuần, thay vì đi du lịch

hay đến các khu vui chơi giải trí, nhiều người chọn giải pháp ngồi trước màn

hình tivi để xem một chương trình Gameshow, hoặc bật Radio nghe chương

trình Ca nhạc, lướt web, hoặc đọc một mẩu truyện trên các tờ tạp chí.

Như vậy, các PT TTĐC đã thực hiện tốt những chức năng của mình, đáp

ứng nhu cầu ngày càng cao của các đối tượng công chúng.

Nhìn vào các bảng số liệu, nhất là thời lượng tiếp cận của công chúng với

các pt TTĐC ta thấy rõ vai trò này:

Xét bảng 1: Thực trạng tiếp cận các pt TTĐC tại Hà Nội, Bắc Giang, Nam

Đinh năm 2001, về thời lượng tiếp cận:

Thứ 2-thứ 6 Thứ 7 Chủ nhật

Truyền hình 222p 304p 321p

Phát thanh 101p 109p 111p

Báo in 48p 51p 51p

Báo mạng 107p 111p 104p

Page 4: báo chí với dư luận xã hội

Ta thấy rõ một điều rằng công chúng dành thời gian khá nhiều để tiếp cận

Báo chí nhằm phục vụ nhu cầu và lợi ích của mình.

2,Tạo ra không gian công cộng cho các ý kiến cá nhân được quyền phát

biểu.

Truyền thông đại chúng đóng một vai trò quan trọng trong tạo ra một không

gian chia sẻ và tiếp nhận thông tin trong cộng đồng. Từ bảng số liệu ta thấy

mức độ tiếp nhận thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng là rất lớn.

Và hầu như mọi thông tin mà công chúng thu nhận được đều từ những loại

hình thông tin báo chí này.

Những năm trước đây,khi khoa học kĩ thuật còn chưa phát triển thì báo chí

chỉ mang tính chất một chiều. Tuy nhiên, ngày nay với sự hỗ trợ từ những

phương tiện khoa học công nghệ thì sự tương tác giữa báo chí với bạn đọc

ngày càng cao.

Các phương tiên TTĐC là diễn đàn xã hội và là nơi dành cho chính quyền

từ trung ương đến địa phương, từ cơ quan lập pháp đến hành pháp có thể trả

lời trước dân, giải thích chủ trương, đường lối, tìm sự ủng hộ của những

người cùng chứng kiến. Ngoài ra, TTĐC còn góp phần giải quyết nhiệm vụ

thông tin hóa xã hội, gia tăng hiệu quả thời sự của sự việc trên cơ sở khai

thác, cảm nhận tâm lý về sự hiện diện và mối quan tâm của khán giả với các

sự kiện đang diễn ra.

Ví dụ: theo như bảng thống kê ta có thể thấy:

Truyền hình hiện nay là một trong những loại hình thu hút đông đảo

công chúng nhât với tỉ lệ luôn không dưới 90 % đối với tất cả các nhóm

công chúng. Như vậy dù muốn hay không thì những thông tin mà truyền

hình đem lại cũng có một tác động ảnh hưởng nhất định đối với nhận thức

của công chúng. Bên cạnh đó truyền hình còn là nơi gặp gỡ, giao lưu lưu của

tất cả công chúng. Nhiều chương trình được tổ chức nhằm kết nối cộng đồng

Page 5: báo chí với dư luận xã hội

như : người xây tổ ấm, như chưa hề có cuộc chia ly, các gmeshow truyền

hình… Ở đó, mọi người được cũng chia sẻ tài năng, ý kiến, sở thích của bản

thân hay đơn giản chỉ là nghe người khác nói. Ngoài ra một số chương trình

cũng nhận rất nhiều thư của khán giả và tổ chức các chương trình trả lời các

thắc mắc đó. Như vậy, truyền hình đã đóng một vai trò quan trọng trong việc

là không gian cộng đồng cho mọi người cùng chia sẻ.

Một loại hình truyền thông khác cũng đang tạo ra được không gian cộng

đồng rất lớn đó là Internet. Với sự ra đời của máy tính và mạng điện tử toàn

cầu, tất cả cộng đồng báo chí có thể lên mạng và chia sẻ thông tin cũng như

tìm kiếm các thông tin mà mình muốn. Hầu hết ở các trang web đều có các

mục bình luận nhằm tạo ra sự tương tác giữa công chúng và những người

làm báo. Với tỉ lệ truy cập internet ngày càng tăng từ năm 2001 là 11 % đến

năm 2007 đã tăng lên trên 84% (đối với nhóm công chúng sinh viên). Như

vậy ta có thể thấy internet đã trở thành một trong những kênh thông tin quan

trọng để chia sẻ ý liến, là không gian cộng đồng cho tất cả công chúng.

Giờ đây, hầu như ai cũng có cơ hội nói những tâm tư, nguyện vọng và ý

tưởng của mình bất chấp ý kiến của họ có được xã hội chấp nhận hay không.

Rất nhiều ví dụ trên thế giới và ở Việt Nam cho thấy, nhiều khi những ý kiến

thiểu số trở nên thắng thế trong một bối cảnh xã hội ngày càng cởi mở hơn

đối với những ý kiến khác biệt. Các phương tiện truyền thông đại chúng giờ

đây đã tự nguyện hay “bị ép buộc” đăng tải các ý kiến cá nhân để thoả mãn

xu hướng chung toàn cầu. Các phương tiện truyền thông mới luôn là diễn

đàn để cho các ý kiến cá nhân có thể thể hiện. “

Như vậy ta có thể khẳng định rằng,các phương tiện thông tin đại chúng có

vai trò rất lớn trong việc tạo ra một không gian cho tất cả mọi người cùng

chia sẻ.

Page 6: báo chí với dư luận xã hội

3, Hình thành dư luận xã hội.

Truyền thông đại chúng là nơi khơi nguồn dư luận xã hội, nó đã phản ánh và

truyền dẫn dư luận xã hội; định hướng dư luận, có nghĩ là định hướng nhận

thức; điều hòa dư luận, điều hòa tậm trạng, tâm lý xã hội.

Chính từ dư luận xã hội với tính chất “đánh giá”  để xác định hành vi ứng xử

của con người trứơc một sự kiện, hiện tựơng đó được xem như hiện tượng

tâm lý xã hội, là cầu nối giữa ý thức xã hội và hành động xã hội

Tư tưởng của Mác về vai trò của ý thức trong đời sống xã hội và mối liên hệ

giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội được lấy làm cơ sở cho việc

nghiên cứu sự tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội. C.Mác

chỉ ra rằng lý luận có thể trở thành lực lượng vật chất khi nó thâm nhập vào

quần chúng. Chính C .Mác cũng nói: sản phẩm của truyền thông đại chúng

là dư luận xã hội.

Dư luận xã hội là một thành tố quan trọng của ý thức

xã hội, có khả năng tạo nên sức mạnh giải quyết hiệu quả các vấn

đề xã hội. Trong bối cảnh mở cửa và hội nhập, DLXH chịu sự tác

động phức tạp, đa chiều, cả bên trong và bên ngoài. Con đường từ ý kiến cá

nhân rồi tổng kết thành ý kiến của một nhóm người, tạo ra dư luận xã hội là

một quá trình diễn ra liên tục. Dư luận xã hội được tạo ra thông qua phương

tiện truyền thông đại chúng và giao tiếp trực tiếp, trong đó truyền thông đại

chúng là phương tiện chính thức và chủ yếu, đóng vai trò quan trọng trong

việc hình thành dư luận. Có nghĩa là các phương tiện truyền thông đại chúng

góp phần tạo ra dư luận. Các giai đọan của sự hình thành dư luận xã hội

Page 7: báo chí với dư luận xã hội

dưới tác động của các phương tiện truyền thông đại chúng diễn ra quan các

bước sau:

- Công chúng làm quen với các vấn đề được các phương tiện truyền thông

gợi ý hoặc đề xuất.

- Kích thích lợi ích xã hội về vấn đề đó. Hoạt động này thường được làm

bằng cách đăng bài của các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực đó. Việc trình

bày các quan điểm khác nhau trong cách nhìn nhận, đánh giá sẽ tạo nên cơ

sở cho việc tranh luận.

- Tiến hành tranh luận trên phạm vi đại chúng

Bên cạnh đó, dư luận xã hội sẽ tác động ngược trở lại đối với các phương

tiện ttđc và tạo ra một dòng thông tin phản hồi từ công chúng. Do đó, các

phương tiện này sẽ thực hiện thêm một vai trò quan trọng khác là tạo không

gian tương tác cho công chúng và định hướng dư luận xã hội.

“ Các phương tiện TTĐC luôn luôn được sử dụng để tác động lên con

người và ý thức của họ, cũng là tác động đến hành vi, lao động, cuộc sống,

sinh hoạt của con người. Nhiều khi người ta coi các phương tiện TTĐC là

nguồn gốc của mọi cải cách xã hội” (Mikhailốp- Báo chí hiện đại nước

ngoài: Những nguyên tắc và nghịch lý, NXB Thông tấn 2004, trang 48).

Ví dụ: Theo số liệu điều tra, ta có thể thấy rằng tất cả các phương tiện TTĐC

đều có những ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của cộng đồng.

Xét bảng 3: Mức độ tiếp cận TTĐC của sinh viên Hà Nội năm 2005, từ thứ

2 đến thứ 6:

Tỉ lệ (%) Thời lượng (phút)

Truyền hình 94 140

Page 8: báo chí với dư luận xã hội

Phát thanh 77 91

Báo in 66 104

internet 84.5 103

Mức độ tiếp cận với các phương tiện TTĐC của công chúng với tất cả các

loại hình đều rất cao. Có thể nói rằng TTĐC không chỉ là phương tiện

truyền tải thông tin mà còn là công cụ hữu hiệu trong việc gợi chủ đề, đề tài

tranh luận về những vấn đề cấp thiết của xã hội, định hướng cho một cách

nhìn mới, tiến bộ với quan điểm nhân đạo, ý thức về sinh thái, xây dựng

quan niệm sống cho mỗi thành viên trong xã hội, thiết lập mối quan hệ linh

hoạt với hàng triệu lượt khán giả, góp phần hình thành nhận thức cộng đồng,

thúc đẩy xã hội phát triển toàn diện và hài hòa, tạo mối ràng buộc đạo đức

với thời đại.

Vai trò của các phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay trong tạo lập

dư luận xã hội không thể phủ nhận được. Với các thiết bị máy móc ngày

càng tinh vi, hiện đại, sẽ là điều vô cùng thuận lợi cho các nhà báo tác

nghiệp để đưa ra những thông điệp khơi nguồn dư luận hiệu quả.