báo cáo quy hoạch chợ, siêu thị, trung tâm thương mại

53
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG ___________________________ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _______________________________________________________________ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CHỢ, SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số ....../2011/QĐ-UBND ngày ... tháng ... năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương) PHẦN I PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết quy hoạch mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại Chợ, siêu thị, trung tâm thương mại là loại hình tổ chức thị trường thương mại truyền thống và hiện đại, giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Những năm qua, thương mại bán buôn, bán lẻ thông qua hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã góp phần tăng tổng mức bán lẻ của tỉnh bình quân 32%/năm (giai đoạn 2006-2010), phục vụ hàng hóa ngày càng đa dạng và phong phú, thoả mãn được nhu cầu của người dân. Mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh được quy hoạch phát triển đến năm 2010, qua thời gian triển khai thực hiện, đến nay một số chỉ tiêu trong quy hoạch đã đạt được kết quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn các hạn chế như nhiều chợ được quy hoạch nhưng chưa đầu tư; tình trạng chợ xây dựng tạm, cơ sở vật chất xuống cấp; quá tải, chợ hình thành tự phát, mua bán lấn chiếm lòng lề đường … còn xảy ra 1

Upload: lykhanh

Post on 28-Jan-2017

228 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Báo cáo Quy hoạch Chợ, siêu thị, trung tâm thương mại

UỶ BAN NHÂN DÂNTỈNH BÌNH DƯƠNG

___________________________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc_______________________________________________________________

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂNMẠNG LƯỚI CHỢ, SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020

(Ban hành kèm theo Quyết định số ....../2011/QĐ-UBNDngày ... tháng ... năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)

PHẦN IPHẦN MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết quy hoạch mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mạiChợ, siêu thị, trung tâm thương mại là loại hình tổ chức thị trường thương

mại truyền thống và hiện đại, giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Những năm qua, thương mại bán buôn, bán lẻ thông qua hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã góp phần tăng tổng mức bán lẻ của tỉnh bình quân 32%/năm (giai đoạn 2006-2010), phục vụ hàng hóa ngày càng đa dạng và phong phú, thoả mãn được nhu cầu của người dân.

Mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh được quy hoạch phát triển đến năm 2010, qua thời gian triển khai thực hiện, đến nay một số chỉ tiêu trong quy hoạch đã đạt được kết quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn các hạn chế như nhiều chợ được quy hoạch nhưng chưa đầu tư; tình trạng chợ xây dựng tạm, cơ sở vật chất xuống cấp; quá tải, chợ hình thành tự phát, mua bán lấn chiếm lòng lề đường … còn xảy ra nhiều; chợ nông thôn chậm phát triển; các siêu thị, trung tâm thương mại chỉ hình thành ở khu đô thị, còn ít về số lượng, nhỏ về qui mô… về lâu dài sẽ không còn phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương. Hơn nữa, một số định hướng và chỉ tiêu cụ thể đã dự báo quy hoạch trước đây không còn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

Đến nay, có nhiều yếu tố mới phát sinh sẽ tác động đến sự phát triển hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại của Bình Dương. Trong đó, đặc biệt là tốc độ đô thị hóa và sự phân bố lại địa giới hành chính cấp huyện, thị xã cùng với việc phát triển công nghiệp đòi hỏi cần phải quy hoạch phát triển hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại cho phù hợp với quy hoạch đô thị và quy hoạch công nghiệp để tạo mối quan hệ hữu cơ nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển bền vững.

1

Page 2: Báo cáo Quy hoạch Chợ, siêu thị, trung tâm thương mại

        Như vậy, việc quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn đến năm 2020 là yêu cầu tất yếu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển thương mại bán buôn, bán lẻ nói riêng, nhằm mục tiêu thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển ngành thương mại và tổ chức thị trường của tỉnh theo hướng văn minh và hiện đại.

2. Các căn cứ pháp lý.- Văn bản số 300/UBND-KTN ngày 02/02/2010 của UBND tỉnh về việc

chấp thuận chủ trương lập quy hoạch và Quyết định 2185/QĐ-UBND ngày 01/8/2011 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề cương, dự toán kinh phí lập Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại tỉnh Bình Dương đến năm 2020.

- Quyết định số 81/2007/QĐ-TTg ngày 05/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020.

- Căn cứ chương trình số 21-CTr/TU ngày 20/7/2011 của tỉnh Ủy Bình Dương về phát trển dịch vụ chất lượng cao giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn 2020.

- Căn cứ chương trình số 19-CTr/TU ngày 20 tháng 7 năm 2011 của Tỉnh Ủy Bình Dương về việc phát triển đô thị giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.

- Quyết định 3123/QĐ-UBND ngày 11/7/2007 của UBND tỉnh về việc phê duyệt phương án quy hoạch các đơn vị hành chính tỉnh Bình Dương giai đoạn 2007 - 2020.

- Quyết định số 2083/QĐ-UBND ngày 22/7/2011 của UBND tỉnh Bình Dương về việc ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020 và Kế hoạch số 2553/KH-UBND ngày 26 tháng 8 năm 2011 của UBND tỉnh Bình Dương về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Bình Dương trong giai đoạn 2011-2015.

- Quyết định số 462/QĐ-UBND ngày 02/02/2010 của UBND tỉnh về việc Ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới tỉnh Bình Dương;

- Quyết định số 13/2006/QĐ-BXD ngày 19/4/2006 của Bộ Xây Dựng về việc ban hành TCXDVN 351: 2006 - "Chợ - Tiêu chuẩn thiết kế".

- Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ Xây Dựng về việc ban hành "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng".

- Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương qua các năm từ năm 2005 - 2010.- Nghị định 02/2003/NĐ-CP ngày 14/1/2003 của Chính phủ về phát triển,

quản lý chợ và các Thông tư hướng dẫn thực hiện; Nghị định 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ;

2

Page 3: Báo cáo Quy hoạch Chợ, siêu thị, trung tâm thương mại

- Quyết định 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24 tháng 9 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại về Qui chế siêu thị, trung tâm thương mại;

- Chỉ thị 13/2004/CT-TTg ngày 31/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường nội địa;

- Quyết định 27/2007/QĐ-TTg ngày 15/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”.

- Quyết định 12/2007/QĐ-BCT ngày 26 tháng 12 năm 2007 của Bộ Công Thương phê duyệt Qui hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ toàn quốc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

- Thông tư số 17/2010/TT-BCT ngày 05/05/2010 của Bộ Công Thương quy định về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thương mại.

- Quyết định số 3098/QD0-BCT ngày 24 tháng 6 năm 2011 của Bộ Công Thương về việc Phê duyệt Qui hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020.

3

Page 4: Báo cáo Quy hoạch Chợ, siêu thị, trung tâm thương mại

PHẦN IINỘI DUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN

MẠNG LƯỚI CHỢ,SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020

CHƯƠNG ITHỰC TRẠNG MẠNG LƯỚI CHỢ,

SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG

I. Các điều kiện, yếu tố tác động đến quá trình phát triển chợ, siêu thị, trung tâm thương mại tỉnh Bình Dương.

1. Điều kiện tự nhiên.- Diện tích, dân số, đơn vị hành chính: Bình Dương có diện tích tự nhiên là

2.695,22 km2 (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, 12% diện tích Đông Nam bộ), dân số 1.619.930 người (niên giám thống kê năm 2010), có 7 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 03 thị xã và 4 huyện với 91 xã, phường, thị trấn. Trong đó, Thủ Dầu Một là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của tỉnh.

- Vị trí địa lý: Bình Dương là tỉnh thuộc Đông Nam bộ, nằm ở trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đây là khu vực phát triển kinh tế năng động nhất, có tiềm lực kinh tế lớn nhất cả nước. Bình Dương có khả năng thu hút các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, có điều kiện liên kết các nước khu vực và thế giới qua các cửa ngõ quan trọng trong vùng như sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, sân bay quốc tế Long Thành, cảng Vũng Tàu, cảng Sài Gòn, Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài… Đặc biệt hơn, Bình Dương có hệ thống giao thông đường bộ khá phát triển tạo điều kiện cho việc giao thương, vận chuyển hàng hóa. Với những thuận lợi trên, Bình Dương đã và đang phát triển khá nhanh và bền vững.

2. Điều kiện kinh tế - xã hội. (theo nguồn số liệu thống kê qua các năm)Về mặt kinh tế: Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt

và vượt chỉ tiêu, tăng trưởng bình quân GDP ở khu vực dịch vụ đạt 24,1% (giai đoạn 2006 - 2010). Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp, dịch vụ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng cao. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng liên tục từ 28% - 32% qua các năm. (năm 2006 đạt 13.771 tỷ đồng, năm 2007 đạt 18.126 tỷ đồng, năm 2008 đạt 26.344 tỷ đồng, năm 2009 đạt 33.700 tỷ đồng, năm 2010 đạt 44.130 tỷ đồng).  Hiện nay, Bình Dương có 28 khu và 8 cụm công nghiệp được hình thành, trong đó có 24 khu và 4 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động, có hơn 9.600 doanh nghiệp trong nước với tổng vốn đăng ký hơn 65.000 tỷ đồng và gần 2.000 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư trên 13 tỷ USD. Về lao động, năm 2010 có 1.039.621 người đang làm việc.

Về mặt xã hội: Dân số trên địa bàn tỉnh trong những năm qua tăng khá nhanh, chủ yếu là tăng dân số cơ học do có sự thu hút lao động từ các tỉnh thành trong nước đến định cư (dân nhập cư trên 600.000 người, chiếm khoảng 40% dân số). Tốc độ tăng dân số trung bình hàng năm của tỉnh thời kỳ 2006 - 2010 khoảng 7,2%, trong đó, tốc độ tăng tự nhiên từ 1,004 - 1,145/năm. Mật độ dân cư trên địa

4

Page 5: Báo cáo Quy hoạch Chợ, siêu thị, trung tâm thương mại

bàn tỉnh có biến động rất lớn cũng như có sự chênh lệch rất cao giữa các địa phương trong tỉnh do dân cư tập trung ở các thị xã phía Nam của tỉnh.

Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế đời sống nhân dân được cải thiện tương đối nhanh, mức chi tiêu chung trong sinh hoạt ngày càng nhiều, nhu cầu hàng hóa tiêu dùng càng đa dạng, phong phú và chất lượng dịch vụ tốt hơn.

II. Thực trạng về chợ, siêu thị, trung tâm thương mại đến năm 2010.1. Thực trạng về chợ.1.1. Thực trạng về phát triển mạng lưới chợ.Mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh trong những năm qua cũng liên tục phát

triển cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu mua, bán của nhân dân. Nhiều chợ được đầu tư xây dựng mới, nâng cấp hoàn chỉnh và đưa vào hoạt động ổn định. Đa số các chợ xây dựng mới được đầu tư ở các huyện, thị xã phía Nam của tỉnh do có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng thương mại, nhiều khu, cụm công nghiệp và khu dân cư tập trung; vì vậy việc phát triển chợ ở khu vực này là tất yếu khách quan. Đối với chợ ở vùng nông thôn, mặc dù được các ngành, các cấp quan tâm đầu tư để phát triển thương mại - dịch vụ để phục vụ nhu cầu sản xuất - tiêu dùng của nhân dân nhưng thời gian qua số lượng chợ được đầu tư còn hạn chế, chủ yếu đầu tư ở những xã có nhà máy, xí nghiệp hoạt động để phục vụ công nhân, còn các xã nông thôn khác không phát triển.

Tính đến cuối năm 2011, toàn tỉnh có 86 chợ đang hoạt động với 9.837 quầy sạp và 975 ki ốt, trong đó có 56 chợ ở khu đô thị, chiếm 65,1% và 30 chợ ở vùng nông thôn chiếm 34,9% gồm: Thị xã Thủ Dầu Một 13 chợ, thị xã Thuận An 19 chợ, thị xã Dĩ An 14 chợ, huyện Tân Uyên 13 chợ, huyện Phú giáo 06 chợ, huyện Bến Cát 13 chợ, huyện Dầu Tiếng 08 chợ. So với dân số hiện nay thì bình quân một chợ phục vụ 18,836 dân, so với đơn vị diện tích thì một chợ phục vụ cho 31,3 Km2 (bán kính phục vụ là 3,16 km). Nếu phân chia theo khu vực thì khu vực phía Nam của tỉnh gồm các thị xã Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An có số chợ tập trung nhiều nên bán kính phục vụ tương đối gần, từ 1,17 km đến 1,47 km, tiện lợi cho việc mua sắm. Đối với các huyện phía Bắc, nhất là các xã vùng nông thôn dân cư thưa thớt, nhu cầu mua sắm chưa nhiều nên việc đầu tư chợ hiệu quả không cao, khó thu hút vốn đầu tư, bình quân bán kính phục vụ từ 3,78km đến 5,37 km. Trong đó, địa bàn có số chợ nhiều nhất là thị xã Thuận An với 19 chợ, địa bàn có số chợ ít nhất là huyện Phú giáo với 06 chợ. Cụ thể như sau:

Bảng 1: Diện tích, dân số, số xã / phường và số chợ.Địa bàn Diện

tích(Km2)

Dân số

(người)

Số xã,phườngthị trấn

Số chợhiện có(chợ)

xã/ph/TT chưa có chợ

Bình quânsố dân/chợ(người/chợ)

Bán kính phục vụ

(Km)Tx. TDM 87,88 241.276 14 13 5 18,559.69 1.47Tx. Thuận An 84,26 410.818 10 19 3 21,622.00 1.19Tx. Dĩ An 60,10 320.446 07 14 0 22,889.00 1.17H. Tân Uyên 613,44 228.926 22 13 12 17,609.69 3.88H. Phú Giáo 543,78 84.764 11 06 5 14,127.33 5.37H. Bến Cát 584,37 223.919 15 13 5 17,224.54 3.78H. Dầu Tiếng 721,39 109.781 12 08 6 13,722.63 5.36Toàn tỉnh 2.695,22 1.619.930 91 86 37 18,836.40 3.16

5

Page 6: Báo cáo Quy hoạch Chợ, siêu thị, trung tâm thương mại

Ngoài ra, số lượng chợ tạm, chợ họp ngoài trời (chợ tự phát) cũng hình thành khá nhiều. Hiện nay, trên toàn tỉnh có 158 điểm mua bán tự phát, trong đó có 60 điểm được giữ lại tạm thời theo Đề án bố trí sắp xếp địa điểm tạm thời cho các cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh theo Quyết định số 1347/QĐ-UBND ngày 08/4/2009 của UBND tỉnh để phục vụ nhu cầu dân sinh tạm thời.

1.2. Thực trạng về phát triển cơ sở vật chất chợ.Thời gian qua, việc xã hội hóa về đầu tư xây dựng và quản lý khai thác chợ

trên địa bàn tỉnh, đến nay đã có 48 chợ do doanh nghiệp, hộ kinh doanh và hợp tác xã đầu tư và quản lý khai thác (DN: 41 chợ, HKD: 04 chợ, HTX: 03 chợ) đã sắp xếp tiểu thương vào chợ kinh doanh ổn định, công tác quản lý hoạt động kinh doanh chợ đi vào nề nếp. Ngoài ra, có những chợ tuy đã được đầu tư xây dựng kiên cố nhưng không có điều kiện mở rộng mặt bằng, nên quy mô chợ chỉ đáp ứng được nhu cầu hiện tại của tiểu thương đã đăng ký thuê quầy sạp trước đây.

Về phân loại, trên toàn tỉnh có 2 chợ loại I; 20 chợ loại II; 64 chợ loại III;Nhìn chung, ngoài một số chợ đầu tư khang trang, tổ chức sắp xếp mua

bán cho tiểu thương nhưng phần lớn các chợ còn lại chưa được đầu tư và điều kiện vật chất kỹ thuật còn hạn chế nhất là chợ nông thôn, một số chợ mới hình thành nhưng chỉ xây dựng tạm với hình thức nhà tiền chế...

* Tóm tắt hiện trạng các chợ trên từng địa bàn huyện, thị xã.- Thị xã Thủ Dầu Một: hiện nay trên địa bàn có 13 chợ. Trong đó 06 chợ

đã được đầu tư tương đối hoàn chỉnh, chỉ cần chỉnh trang và bảo dưỡng để duy trì hoạt động gồm: Chợ Đình, Bưng Cầu, Cây Dừa, và các chợ trong khu liên hợp dịch vụ đô thị như: Hòa Lợi, Chợ Phú chánh AB, chợ Phú chánh C. Các chợ còn lại cần phải đầu tư nâng cấp, xây dựng lại hoặc giải tỏa cho phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn như sau:

+ Chợ Thủ Dầu Một: chợ đã quá tải, tiểu thương phải kinh doanh tạm thời trên các tuyến đường, từ đó việc sắp xếp ngành hàng gặp khó khăn và tiểu thương thường xuyên khiếu nại đến các cơ quan nhà nước;

+ Chợ Vinh sơn: chợ chưa được đầu tư, chỉ che tạm phần mái bằng tôn và khung sắt đơn giản;

+ Chợ Bình Điềm: chợ đang quá tải, có rất nhiều tiểu thương kinh doanh lấn chiếm lòng đường, phần mái che đã được đầu tư bán kiên cố bằng khung nhà tiền chế. Chợ cần được mở rộng và đầu tư các hạng mục khác;

+ Chợ nông sản Phú Hòa: khu vực chợ chỉ đầu tư kiên cố được 2 dãy phố dạng kiot, các hạng mục khác chưa được đầu tư.

+ Chợ Bến Thế: chợ được xây dựng khá lâu, hiện nay chợ đã xuống cấp;+ Chợ Phú Văn: chợ có quy mô nhỏ, cơ sở vật chất xuống cấp.+ Chợ Tương Bình Hiệp: Hiện là khu chợ tạm đối điện UBND xã Tương

Bình Hiệp, diện tích chật hẹp. Hướng tới, phải giải tỏa chợ này và đầu tư xây dựng chợ ở địa điểm mới.

6

Page 7: Báo cáo Quy hoạch Chợ, siêu thị, trung tâm thương mại

- Thị xã Thuận An: hiện nay trên địa bàn có 19 chợ. Trong đó có 17 chợ đã được đầu tư tương đối hoàn chỉnh, chỉ cần chỉnh trang và bảo dưỡng để duy trì hoạt động gồm: chợ Đông Phú, Đông Phú 1, Đức Huy, Phú An, Tuy An, Chợ Búng, Thạnh Bình, Bình Chuẩn, Hài Mỹ, Bình Hòa 1, Bình Hòa 2, Đồng An 1, Đồng An 2, Đồng An 3, Bình Đức, Thuận Giao, An Phú. Các chợ còn lại cần phải nâng cấp, xây dựng lại hoặc giải tỏa cho phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn như sau:

+ Chợ Lái Thiêu: chợ đã quá tải, diện tích đất chợ không còn để đầu tư mở rộng. Hiện nay, địa phương đang lập dự án đầu tư xây dựng chợ ở vị trí mới thuộc khu phố Long Thới, phường Lái Thiêu cho phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Thuận An. Sau khi đầu tư xong chợ Lái thiêu mới sẽ giải tỏa chợ Lái Thiêu cũ và chỉnh trang thành khu phố chợ.

+ Chợ Vĩnh Phú: Hiện trạng chợ đã được giải phóng mặt bằng để đầu tư xây dựng lại, dự án đầu tư chợ đã có chủ trương giao cho DNTN Hà Nam làm chủ đầu tư.

Ngoài ra, trên địa bàn thị xã Thuận An còn có 02 chợ đêm (chợ đêm Bình Hòa, chợ đêm Thiên Cửu Tiên) mới hình thành vào cuối năm 2011; một điểm mua bán tập trung tại khu phố Hòa Lân, phường Thuận Giao của Doanh nghiệp tư nhân Tân Phúc Lộc. Điểm mua bán này có quy mô nhỏ, hướng tới vận động doanh nghiệp chuyển đổi công năng thành siêu thị mi ni hoặc cửa hàng tiện ích.

- Thị xã Dĩ An: hiện nay trên địa bàn có 14 chợ. Trong đó có 08 chợ đã được đầu tư tương đối hoàn chỉnh, chỉ cần chỉnh trang và bảo dưỡng để duy trì hoạt động gồm: chợ Dĩ An, Dĩ An II, An Bình, Bình An, Thống Nhất, Tân Bình, Đại Quang, Tân Long. Các chợ còn lại cần phải nâng cấp, xây dựng lại hoặc giải tỏa cho phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn như sau:

+ Chợ Nội Hóa: hiện trạng chợ đã xuống cấp và quá tải.+ Chợ Tân Quý: Hiện trạng chợ chỉ xây dựng tạm cần phải cải tạo xây

dựng lại.+ Chợ Đông Hòa: Hiện trạng chợ đã xuống cấp và quá tải, cần phải xây

dựng lại.+ Đông Thành: Hiện trạng chợ chưa đầu tư xây dựng kiên cố.+ Tân Đông Hiệp: Hiện trạng chợ chưa đầu tư xây dựng kiên cố.+ Chợ Ngãi Thắng: chợ đang nằm trong hành lang bảo vệ đường Quốc lộ

1A (cách cầu Đồng Nai khoảng 300m). Hướng tới, giải tỏa chợ này và đầu tư xây dựng chợ Ngãi thắng ở địa điểm mới thuộc khu phố Trung Thắng, phường Bình Thắng, thị xã Dĩ An.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn phát sinh 04 chợ ngoài quy hoạch như: chợ Xóm Mới, chợ ông Lôi, chợ Tô Châu, chợ ông Bùi Tẻo do hộ kinh doanh xây dựng. Hiện trạng các chợ này có quy mô nhỏ, diện tích không đủ chuẩn theo quy định tại Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ Xây Dựng. Hướng tới, vận động các hộ này chuyển đổi công năng thành siêu thị mi ni hoặc cửa hàng tiện ích.

7

Page 8: Báo cáo Quy hoạch Chợ, siêu thị, trung tâm thương mại

- Huyện Tân Uyên: Trên địa bàn hiện có 13 chợ. Trong đó có 07 chợ đã được đầu tư tương đối hoàn chỉnh, chỉ cần chỉnh trang và bảo dưỡng để duy trì hoạt động gồm các chợ: Tân Uyên, Tân Phước Khánh, Phước An, Phước Thành, Hội Nghĩa, Quang Vinh I, Quang Vinh II. Các chợ còn lại cần phải nâng cấp, xây dựng lại hoặc giải tỏa cho phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn như sau:

+ Chợ Tân Thành: hiện trạng chợ chưa được xây dựng kiên cố.+ Chợ Lạc An: hiện trạng chợ chưa được xây dựng, tiểu thương kinh

doanh trên lề đường.+ Chợ Tân Bình: hiện trạng chợ chưa xây dựng kiên cố.+ Chợ Tân Định: hiện trạng có rất ít hộ kinh doanh, vị trí không thuận lợi,

diện tích chật hẹp vì vậy cần đầu tư chợ địa điểm mới để xây dựng lại chợ.+ Chợ Thường Tân: quy mô chợ nhỏ, cần phải mở rộng. + Chợ Tân Ba: hiện trạng chợ xuống cấp, diện tích chật hẹp không còn mở

rộng được. Hướng tới, giải tỏa chợ Tân Ba và xây dựng chợ mới ở gần khu đường dẫn của Cầu qua xã Thạnh Hội.

- Huyện Phú Giáo: hiện nay trên địa bàn có 6 chợ. Trong đó có 02 chợ đã được đầu tư tương đối hoàn chỉnh, chỉ cần chỉnh trang và bảo dưỡng để duy trì hoạt động gồm các chợ: An Linh, Tân Long. Các chợ còn lại cần phải nâng cấp, xây dựng lại hoặc giải tỏa cho phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn như sau:

+ Chợ Phước Vĩnh: đã được đầu tư xây dựng kiên cố và đi vào hoạt động ổn định. Tuy nhiên, cần phải mở rộng chợ để phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

+ Chợ An Bình: hiện trạng chợ có quy mô xây dựng nhỏ, cơ sở vật chất xuống cấp.

+ Chợ Tân Hiệp: hiện trạng chợ có diện tích nhỏ, vị trí không thuận lợi nên ít người vào mua bán.

+ Chợ Phước Hòa: nằm trong khuôn viên của Công ty cổ phần cao su Phước Hòa; vị trí này không còn phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Vì vậy, quy hoạch giải tỏa chợ này và đầu tư xây dựng chợ ở địa điểm mới, dự kiến địa điểm đầu tư trong khu quy hoạch dân cư 61 ha của Công ty cổ phần cao su Phước Hòa.

- Huyện Bến Cát: hiện nay trên địa bàn có 13 chợ. Trong đó có 06 chợ đã được đầu tư tương đối hoàn chỉnh, chỉ cần chỉnh trang và bảo dưỡng để duy trì hoạt động gồm các chợ: Mỹ Phước 1, Mỹ Phước 2, An Tây, Chánh Lưu, Hưng Hòa, Bầu Bàng. Các chợ còn lại cần phải nâng cấp hoặc xây dựng lại cho phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn như sau:

+ Chợ Bến Cát: hiện trạng chợ đã xuống cấp, thiết kế chợ không thuận tiện mua bán nên tiểu thương bỏ quầy để ra ngoài kinh doanh, nhiều ki ốt bỏ không. Hướng tới sẽ chuyển mô hình doanh nghiệp hoặc hợp tác xã quản lý chợ.

8

Page 9: Báo cáo Quy hoạch Chợ, siêu thị, trung tâm thương mại

+ Chợ Cây Trường: chợ chỉ được xây dựng tạm.+ Chợ Lai Uyên: hiện trạng chợ chưa được xây dựng kiên cố.+ Chợ Lai Khê: hiện trạng là chợ tạm cần được đầu tư xây dựng lại.+ Long Nguyên (Long Bình): hiện trạng chợ xây dựng tạm.+ Chợ Phú Thứ: hiện trạng chợ chưa xây dựng kiên cố.+ Chợ Trừ Văn Thố: hiện trạng chợ chỉ xây dựng tạm.- Huyện Dầu Tiếng: hiện nay trên địa bàn có 8 chợ. Trong đó có 03 chợ đã

được đầu tư tương đối hoàn chỉnh, chỉ cần chỉnh trang và bảo dưỡng để duy trì hoạt động gồm các chợ: Dầu Tiếng, Chợ Sáng, Thanh An. Các chợ còn lại cần phải nâng cấp, xây dựng lại cho phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn như sau:

+ Chợ Định Hiệp: Các hạng mục công trình chợ, phố chợ chưa được đầu tư hoàn chỉnh.

+ Chợ Long Hòa: Nhà lồng chợ xuống cấp, các hạng mục khác chưa được đầu tư hoàn chỉnh.

+ Chợ Minh Hòa: chợ chưa được đầu tư hoàn chỉnh.+ Chợ Minh Tân: hiện trạng chợ đã xuống cấp, cơ sở vật chất hư hỏng.+ Chợ Bến Súc: Nhà lồng chợ xuống cấp, các hạng mục khác chưa được

đầu tư hoàn chỉnh.Bảng 2: Tổng hợp thực trạng mạng lưới chợ.

Địa bàn Số chợ

Diện tích đất

sử dụng(m2)

Nhàlồng

(điểm)

Kiot

(cái)

Số hộ KD(hộ)

Vốn

(Tỷ đ)

Tx.TDM 13 55.198 2.095 62 1.849 50.65Tx.Thuận An 19 34.930 2.187 450 2.469 63.15Tx. Dĩ An 14 25.892 1.408 91 1.657 26.37H. Tân Uyên 13 49.932 1.474 117 1.382 23.93H. Phú giáo 06 10.380 460 83 460 10.82H. Bến Cát 13 29.617 1.318 172 885 44.68H. Dầu Tiếng 08 25.622 895 0 700 21.32Tổng cộng 86 231.571 9.837 975 9.402 240.92

1.3. Thực trạng về tổ chức và quản lý chợHệ thống chợ trên địa bàn tỉnh đang được tổ chức quản lý theo hai hình

thức: Ban quản lý chợ và Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã quản lý chợ.- Đối với các chợ có nguồn vốn đầu tư từ ngân sách thì áp dụng mô hình

Ban quản lý, tổ quản lý chợ. Tuy nhiên, hiện nay các chợ trên địa bàn tỉnh chưa được thành lập Ban quản lý, Tổ quản lý chợ đầy đủ, chỉ có một vài chợ có quy mô lớn mới có Ban quản lý chợ, còn lại đa số là do UBND cấp xã, phường, thị

9

Page 10: Báo cáo Quy hoạch Chợ, siêu thị, trung tâm thương mại

trấn thành lập Tổ quản lý hoặc giao cho cá nhân thực hiện chức năng quản lý chợ theo hình thức khoán thu.

- Đối với các chợ do doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư thì do doanh nghiệp, HTX tự quản lý và kinh doanh khai thác chợ, thực hiện công tác quản lý chợ theo tinh thần Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ.

Công tác tổ chức và quản lý nhà nước về chợ được thực hiện dựa trên các văn bản pháp lý của nhà nước có liên quan như: Nghị định 02/2003/NĐ-CP ngày 14/1/2003 của Chính phủ ban hành về phát triển và quản lý chợ và Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ ban hành về sửa đổi, bổ sung nghị định 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ; Quyết định số 559/QĐ-TTg ngày 31/5/2004 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chương trình phát triển chợ đến năm 2010. Với các văn bản trên đã tạo điều kiện pháp lý để tổ chức xây dựng trong công tác quản lý nhà nước về thương mại.

Trong công tác quản lý chợ của Ban quản lý, tổ quản lý ở các địa phương có nguồn vốn đầu tư từ ngân sách chưa thực hiện chế độ tài chính theo quy định tại Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính Phủ về việc quy định quyền tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, định chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Việc quản lý nguồn thu từ phí và lệ phí ở chợ chưa thống nhất, nên nhiều địa phương còn để xảy ra tình trạng khoán thu, nên việc thu phí chợ còn hạn chế, chưa khai thác hết nguồn thu từ chợ để tự sửa chữa khi chợ xuống cấp.

Từ việc tổ chức, quản lý tại các chợ thiếu đồng bộ gây ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về thương mại như: việc triển khai các quy định nhà nước về quản lý chợ đến hộ tiểu thương để nắm bắt thông tin và việc thực hiện nếp sống văn minh thương mại tại chợ vẫn còn hạn chế.

2. Thực trạng về siêu thị, trung tâm thương mại. 2.1. Về số lượng, phân bố và quy mô siêu thị, trung tâm thương mại.Bên cạnh hệ thống chợ truyền thống, các loại hình thương mại hiện đại như

Trung tâm thương mại, Siêu thị đã hình thành và hoạt động ở khu vực đô thị trong tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh hiện có 7 Trung tâm thương mại, 10 siêu thị kinh doanh tổng hợp và 11 siêu thị chuyên doanh đang hoạt động. Các siêu thị, trung tâm thương mại được phát triển tập trung nhiều ở thị xã Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An, huyện Bến Cát.

Về quy mô, ngoài hai siêu thị Metro, Co.op Mart và các trung tâm thương mại Becamex Tower, Minh Sáng Plaza, Hồng Thảo, Sóng Thần I, Bình Dương Center được đầu tư với quy mô lớn và tương đối đạt chuẩn. Còn lại một số siêu thị hiện hữu trên địa bàn tỉnh chỉ đạt chuẩn loại III theo quy định tại Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương).

* Mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại được phân bổ như sau:+ Địa bàn thị xã Thủ Dầu Một: có 05 siêu thị gồm siêu thị Metro; Co.op

Mart; Vinatex Thủ Dầu Một; Citi Mart; Fivi Mart và 02 trung tâm thương mại gồm Trung tâm thương mại Becamex Tower và Bình Dương Center.

10

Page 11: Báo cáo Quy hoạch Chợ, siêu thị, trung tâm thương mại

+ Địa bàn Thuận An: có 01 siêu thị: Vinatex Lái Thiêu và 3 Trung tâm thương mại bao gồm: Minh Sáng, Hồng Thảo, Đông Phú.

+ Địa bàn thị xã Dĩ An: có 02 siêu thị: Siêu thị Vinatex Dĩ An; siêu thị Thống Nhất và 02 Trung tâm thương mại gồm: Sóng Thần; An Bình.

+ Địa bàn Bến Cát: có 02 siêu thị: Mỹ Phước I và Mỹ Phước II.Về phân hạng: trên địa bàn có 02 siêu thị hạng I, 01 siêu thị hạng II, 07

siêu thị hạng III; 01 TTTM loại I, 05 TTTM hạng II, 01 TTTM hạng III.Bảng 3: Phân loại siêu thị, trung tâm thương mại.

Địa bàn Siêu thị Trung tâm thương mạiLoại I Loại II Loại III Loại I Loại II Loại III

Thị xã Thủ Dầu Một 2 1 2 1 1 0Thị xã Thuận An 0 0 1 0 2 1Thị xã Dĩ An 0 0 2 0 3 0Huyện Tân Uyên 0 0 0 0 0 0Huyện Phú Giáo 0 0 0 0 0 0Huyện Bến Cát 0 0 2 0 0 0Huyện Dầu Tiếng 0 0 0 0 0 0Tổng cộng 2 1 7 1 5 1

Bảng 4: Quy mô, diện tích kinh doanh và lao động.

STT

TênST, TTTM

Địa bàn

Quy mô Kinh doanh(Phân hạng)

Diện tíchkinh doanh

(m2)

Lao động

(người)1 ST Citi Mart TDM 2 1500 1502 ST Co.op mart TDM 1 9000 2003 ST Fivi Mart TDM 3 1500 1004 ST Metro TDM 1 30.000 3005 ST Vinatex Thủ Dầu Một TDM 3 1500 1106 ST Vinatex Lái Thiêu TA 3 800 707 ST Thống Nhất DA 3 400 1508 ST Vinatex Dĩ An DA 3 1200 1009 ST Mỹ Phước I BC 2 2000 10010 ST Mỹ Phước II BC 2 4000 12011 TTTM Bình Dương Center TDM 2 4000 18012 TTTM Becamex Tower TDM 1 57136 25013 TTTM Minh Sáng TA 2 12500 15014 TTTM Hồng Thảo TA 2 8500 15015 TTTM Đông Phú TA 3 2000 10016 TTTM An Bình DA 2 4000 14017 TTTM Sóng Thần DA 2 4000 150

11

Page 12: Báo cáo Quy hoạch Chợ, siêu thị, trung tâm thương mại

III. Đánh giá chung trong công tác quản lý nhà nước về chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trong thời gian qua.

1. Những ưu điểm:- Được sự chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh và sự quan tâm của các ngành

liên quan, UBND các huyện, thị xã nên mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại từng bước được đầu tư nâng cấp và phát triển theo Quy hoạch;

- Các thành phần kinh tế đã tham gia đầu tư vào lĩnh vực chợ, siêu thị, trung tâm thương mại ngày càng tăng, cơ sở vật chất được đầu tư kiên cố, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quy hoạch ngành hàng, sắp xếp ổn định trật tự kinh doanh trong chợ, từng bước đưa hoạt động kinh doanh trong chợ theo hướng văn minh thương mại.

- Số lượng cũng như chủng loại hàng hoá phục vụ người tiêu dùng thông qua mạng lưới bán lẻ này ngày càng phong phú và đa dạng, đáp ứng ngày càng tốt hơn cho nhu cầu của người dân.

- Công tác phòng cháy chữa cháy tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại được các ngành chức năng quan tâm hướng dẫn, nhắc nhỡ và kiểm tra thường xuyên.

- Hoạt động của mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại đã góp phần giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn, bên cạnh đó tạo được nguồn thu cho ngân sách địa phương.

- Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại hoạt động có hiệu quả góp phần phát triển dịch vụ thương mại với chất lượng phục vụ ngày càng cao.

- Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường được tăng cường và hướng dẫn tiểu thương chấp hành tốt các quy định pháp luật trong kinh doanh thương mại.

2. Những hạn chế. - Mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại chậm phát triển so với quy

hoạch đã được duyệt.- Việc hình thành và phát triển hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh còn mang

tính tự phát. Mặt khác, đối với một số xã có nhu cầu đầu tư chợ nhưng triển khai dự án còn chậm.

- Hiện nay hệ thống chợ nông thôn trên địa bàn tỉnh, chưa đáp ứng được nhu cầu mua bán và tiêu thụ sản phẩm sản xuất tại địa phương. Vấn đề hiện nay là còn một số xã thuộc vùng nông thôn ở các huyện trong tỉnh chưa có chợ, yêu cầu đặt ra là phải khảo sát thực tế về nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa của địa phương đó để hình thành chợ cho phù hợp.

- Tình trạng chợ tự phát chưa cương quyết giải tỏa triệt để, gây ùn tắc giao thông, làm mất cảnh quan đô thị.

- Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại chưa được phát triển trên địa bàn các huyện phía Bắc của tỉnh.

12

Page 13: Báo cáo Quy hoạch Chợ, siêu thị, trung tâm thương mại

Nguyên nhân: - Các chợ nông thôn hầu hết là những chợ phiên nên thời gian hoạt động

mua bán ngắn từ 7h – 9h. Mặt khác, do mật độ dân cư và sức mua còn thấp nên các thành phần kinh tế chưa mạnh dạn đầu tư.

- Chưa bố trí được quỹ đất cho phát triển cơ sở hạ tầng thương mại và chính sách thuế cụ thể đối với các chợ mới hoạt động, đặc biệt là chợ nông thôn.

- Việc giải tỏa chợ tự phát chưa dứt điểm, mặc dù sau khi giải tỏa và lắp đặt biển cấm họp chợ nhưng vẫn có tình trạng tái phát trở lại.

- Chưa thu hút các nhà đầu tư siêu thị vào các huyện Dầu Tiếng, Phú giáo, Tân Uyên.

3. Công tác quản lý Nhà nước về chợ, siêu thị, trung tâm thương mại.Những năm qua, các Sở ngành có liên quan và UBND các huyện thị xã đã

tổ chức triển khai đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại tương đối đủ đáp ứng nhu cầu mua bán, giao lưu hàng hóa, góp phần tăng trưởng tổng mức hàng hóa bán lẻ trên địa bàn tỉnh. Với chủ trương xã hội hóa về đầu tư chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, đã mời gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư ngày càng phát triển.

Bên cạnh đó, UBND huyện – thị xã đã chỉ đạo các phòng ban chức năng tổ chức sắp xếp chợ có nề nếp (các chợ xây dựng kiên cố) và triển khai những nội dung về văn minh thương mại cho tiểu thương nắm bắt kịp thời. Công tác giải tỏa chợ tự phát đã thực hiện kiên quyết nhằm lập lại trật tự văn minh đô thị.

Công tác quản lý nhà nước về loại hình thương mại hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại được triển khai kịp thời thông qua các văn bản hướng dẫn của Bộ Công thương.

Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường thường xuyên nhằm hướng dẫn các thương nhân nắm bắt kịp thời.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong hoạt động thương mại nội địa vẫn còn những hạn chế sau đây:

- Thị trường Bình Dương tuy đã phát triển nhưng còn nhiều yếu tố tự phát, có nhiều doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại nhưng quy mô hoạt động nhỏ, vốn ít, chiến lược kinh doanh lâu dài chưa ổn định.

- Nhiều chợ đã xuống cấp nhưng chưa kịp thời cải tạo, sửa chữa.- Chưa có chính sách khuyến khích thu hút các thành phần kinh tế đầu tư

vào lĩnh vực thương mại như miễn hoặc giảm thuế...đối với các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại mới đi vào hoạt động.

- Công tác quản lý nhà nước về giá cả (thông qua chợ) còn hạn chế và chưa kiểm soát được, chỉ số giá tiêu dùng các mặt hàng thiết yếu mỗi lúc một tăng cao.

Nguyên nhân:

13

Page 14: Báo cáo Quy hoạch Chợ, siêu thị, trung tâm thương mại

- Nhân sự làm công tác quản lý nhà nước về thương mại ở mỗi huyện, thị xã và cấp xã, phường, thị trấn rất hạn chế.

- Các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư xây dựng chợ và công tác giải tỏa mặt bằng để giao đất hoặc thuê đất còn kéo dài thời gian. Mặt khác, đơn vị tư vấn khi thông qua dự án thương mại với các cấp thẩm quyền để phê duyệt thì phải chỉnh sửa nhiều lần. Từ đó chưa thật sự hấp dẫn các nhà đầu tư.

- Công tác vận động tuyên truyền chủ trương xã hội hóa về đầu tư thương mại cho các đối tượng muốn tham gia vẫn chưa được phổ biến rõ kịp thời để các thành phần kinh tế nắm bắt thông tin.

4. Kinh nghiệm trong việc phát triển mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại.

Việc phát triển hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại cần quan tâm những vấn đề sau:

Đối với khu vực nông thôn:- Cần xác định địa bàn cụm liên xã qua từng giai đoạn phát triển kinh tế xã

hội và xem xét nhu cầu thực tế về việc mua bán của tiểu thương, từ đó hình thành chợ với quy mô phù hợp và dành quỹ đất để phát triển chợ trong tương lai;

- Xây dựng nhà lồng chợ kết hợp với phố chợ, ki ốt để tạo sự thu hút tiểu thương trong kinh doanh; lối đi trong chợ thông thoáng để khai thác có hiệu quả các quầy, sạp bên trong chợ và tránh tình trạng tiểu thương lấn chiếm lối đi.

- Đầu tư xây dựng mới chợ nông thôn với nhiều hình thức (kêu gọi đầu tư, tổ chức huy động vốn tiểu thương hoặc ngân sách hỗ trợ, lồng ghép vào các dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Đối với chợ có tính chất chợ phiên thì phải sửa chữa lại cho phù hợp, không xây dựng với quy mô lớn.

- Đầu tư siêu thị vừa và nhỏ để đáp ứng nhu cầu hiện tại ở các địa bàn trung tâm thị trấn, thị tứ của huyện để từng bước phát triển dịch vụ chất lượng cao phục vụ nhân dân và khi điều kiện kinh tế phát triển sẽ hình thành siêu thị, trung tâm thương mại đạt chuẩn theo quy định.

Đối với khu vực đô thị: - Quy hoạch phát triển chợ ở những khu dân cư, khu cụm công nghiệp để

đáp ứng nhu cầu tại chỗ cho người tiêu dùng, phải đầu tư xây dựng mới theo quy hoạch chỉnh trang đô thị; xóa dần các chợ tạm và từng bước cải tạo lại các chợ hiện hữu với quy mô nhỏ (chợ loại III).

- Đầu tư phát triển siêu thị, trung tâm thương mại có quy mô lớn ở trung tâm đô thị và những nơi có vị trí thuận lợi về giao thông.

- Đầu tư phát triển các loại hình thương mại như cửa hàng tiện ích, siêu thị mi ni.

14

Page 15: Báo cáo Quy hoạch Chợ, siêu thị, trung tâm thương mại

CHƯƠNG IIDỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHỢ, SIÊU THỊ,

TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020

I. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020 là cơ sở xây dựng Bình Dương thành một tỉnh phát triển kinh tế nhanh, bền vững đảm bảo tăng trưởng kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, xóa đói giảm nghèo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân theo quyết định số 81/2007/QĐ-TTg ngày 05/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, theo hướng nâng tỷ trọng của các ngành dịch vụ chất lượng cao; điều chỉnh cơ cấu lao động và tăng nhanh tiến trình đô thị hóa trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế và chú trọng phát triển dịch vụ thương mại, đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực thương mại. Cơ bản hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa đến năm 2020 tỉnh Bình Dương trở thành Thành phố loại I, trực thuộc Trung ương.

1. Các chỉ tiêu kinh tế tổng thể.Phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng của

các ngành công nghiệp, dịch vụ trong tổng GDP (giai đoạn 2001 - 2015 là 13,5%). Cụ thể là: Công nghiệp 59 %, dịch vụ 38 %, nông nghiệp 3 %.

GDP bình quân đầu người đến năm 2015 là 63,2 triệu đồng (tương đương 3.000 USD). Tổng mức hàng hóa bán lẻ đến năm 2015 là 119.271 tỷ đồng và một số chỉ tiêu khác bao gồm:

Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm là 19% - 20% Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 4% - 4,5% Giá trị dịch vụ tăng bình quân hàng năm 22% - 23% Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm 21% - 22% Thu ngân sách tăng bình quân hàng năm 13% - 14% Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng bình quân hàng năm 20% - 21% Thu hút vốn đầu tư nước ngoài cả thời kỳ đạt trên 5 tỷ đô la Mỹ.

Dự báo đến năm 2020 tổng mức hàng hóa bán lẻ khoảng 300.512 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế sẽ chuyển dịch: dịch vụ 52%, công nghiệp 46%, nông nghiệp 2%.

Cơ cấu tổng sản phẩm - phân theo khu vực kinh tế Đơn vị: %

2005 2010 Dự kiến 2015 Dự kiến 2020Tổng sản phẩm GDP 100,0 100,0 100,0 100,0

- Công nghiệp và Xây dựng 63,5 63,0 59,0 46,0- Dịch vụ 28,1 32,6 38,0 52,0- Nông, lâm nghiệp, Thuỷ sản 8,4 4,5 3,0 2,0

Nguồn : Niên giám Thống kê Tỉnh Bình Dương 2010, Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ IX, Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020 (của UBND tỉnh phê duyệt 2006, và tính toán của nhóm nghiên cứu)

15

Page 16: Báo cáo Quy hoạch Chợ, siêu thị, trung tâm thương mại

2. Quy hoạch phát triển đô thị và kết cấu hạ tầng kỹ thuật.Phát triển thương mại gắn với quá trình đô thị hóa và xây dựng nông thôn

mới. Tập trung đầu tư xây dựng đô thị mới tại trung tâm Thành phố mới Bình Dương gắn với việc mở rộng, nâng cấp, chỉnh trang thị xã Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An…và các đô thị vệ tinh theo hướng văn minh, hiện đại, có bản sắc và đảm bảo môi trường.

Hình thành các đô thị gần trung tâm hành chính của huyện mới trên địa bàn huyện Tân Uyên và huyện Bến Cát. Thu hút đầu tư phát triển các dịch vụ tiềm năng như Cảng Thạnh Phước, Cảng Thường Tân (huyện Tân Uyên), Núi Cậu - hồ Dầu Tiếng, Cảng An Sơn (Thuận An), Cảng Bà Lụa (Thủ Dầu Một), Cảng An Tây (Bến Cát) và Cảng Tân Ba (Tân Uyên).

Tiếp tục phát triển không gian đô thị Bình Dương theo hướng chùm đô thị tập trung phía Nam và các đô thị vệ tinh phía Bắc. Trong đó, thành phố Thủ Dầu Một và hai quận trung tâm của thành phố mới Bình Dương là đô thị trung tâm. Hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội 04 đô thị Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên và Bến Cát. Phát triển đô thị mới gắn với khu công nghiệp chủ yếu dựa trên không gian trục Đại lộ Bình Dương, đường Mỹ Phước - Tân Vạn, đường DT 741, DT746, DT747 theo hướng Bắc - Nam và các đường Vành đai 3, Vành đai 4 theo hướng Đông – Tây của tỉnh Bình Dương và đường Hồ Chí Minh đi qua hai huyện Bến Cát - Dầu Tiếng. Phát triển các đô thị sinh thái kết hợp du lịch nghỉ dưỡng ven sông Sài Gòn, sông Thị Tính, sông Đồng Nai. Hệ thống Trung tâm đô thị được tổ chức đa năng, đa trung tâm kết hợp phát triển theo trục hành lang giao thông. Tiếp tục phát triển các đơn vị hành chính mới, nâng cấp đô thị theo lộ trình quy hoạch các đơn vị hành chính:

+ Đến năm 2015 tỉnh Bình Dương gồm 01 thành phố, 5 thị xã, 4 huyện với 49 phường, 11 thị trấn, 51 xã.

+ Đến năm 2020 tỉnh Bình Dương đạt tiêu chí đô thị loại I và chuyển thành thành phố Bình Dương trực thuộc Trung ương với 6 quận, 4 huyện, gồm 60 phường, 13 thị trấn, 40 xã.

- Dự báo tỷ lệ đô thị hóa đến 2015 là 75% và đến năm 2020 là 85%.3. Quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp.

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích quy hoạch 9.093,25 ha. Các khu công nghiệp được phân bố trên địa bàn 4 huyện thị: Dĩ An có 6 khu công nghiệp với diện tích 854,1 ha; Thuận An có 3 khu với diện tích 694,18 ha; Bến Cát có 9 khu với diện tích 4.112,93 ha; Tân Uyên có 3 khu với diện tích 1.839,84 ha Thủ Dầu Một có 7 khu (thuộc Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương) với diện tích 1.730,91 ha. Đã có 24 khu công nghiệp đi vào hoạt động với tổng diện tích 7.308,85 ha, đạt tỷ lệ lấp kín 65%.

16

Page 17: Báo cáo Quy hoạch Chợ, siêu thị, trung tâm thương mại

Định hướng đến năm 2020, tập trung phát triển 8 khu công nghiệp đã được phê duyệt thành lập mới (Lai Hưng, Cây Trường, Tân Bình, Tân Lập, Bình Lập, Thường Tân, Vĩnh Lập, An Lập với tổng diện tích khoảng 5.800 ha) và các khu công nghiệp mở rộng (Bàu Bàng, Đất Cuốc, Nam Tân Uyên, Đồng An 2 với tổng diện tích khoảng 2.000 ha). Tỷ lệ lấp kín đất công nghiệp cho thuê đến năm 2020 đạt bình quân 70 - 75%; trong đó tỷ lệ lấp kín của 24 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động đến năm 2015 đạt 90% trở lên; các khu công nghiệp còn lại đến năm 2020 lấp kín 60 - 70%.

Quy hoạch đến năm 2020, tỉnh Bình Dương có 38 khu công nghiệp với tổng diện tích quy hoạch trên 19.000ha. Có thể khẳng định sự phát triển nhanh của kinh tế công nghiệp Bình Dương đã tạo ra bộ mặt mới của đời sống xã hội, việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp tập trung kéo theo sự phát triển đô thị hóa, mở rộng và phát triển các loại hình thương mại - dịch vụ tại các khu công nghiệp, mà cụ thể là sẽ hình thành các siêu thị phục vụ người lao động.

4. Quy hoạch phát triển địa bàn nông thôn:Theo Quyết định số 2083/QĐ-UBND ngày 22/7/2011 của Ủy ban nhân

dân tỉnh Bình Dương về việc Ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 – 2020:

Với mục tiêu xây dựng nông thôn mới với kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông nghiệp với phát triển đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng nâng cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Cụ thể:- Đến năm 2013 có 5 xã (mỗi huyện, thị 01 xã) đạt chuẩn xã nông thôn mới

theo Bộ tiêu chí nông thôn mới của tỉnh Bình Dương.- Đến năm 2015 trên 40% số xã (21 - 29 xã) đạt chuẩn xã nông thôn mới

theo Bộ tiêu chí nông thôn mới của tỉnh Bình Dương. - Đến năm 2020 có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới theo Bộ tiêu chí

nông thôn mới của tỉnh Bình Dương. 5. Quy hoạch giao thông

- Căn cứ Quy hoạch phát triển giao thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương để làm cơ sở phát triển loại hình chợ, siêu thị, trung tâm thương mại và các loại hình dịch vụ thương mại khác như chuỗi cửa hàng, siêu thị mi ni, đại lý bán buôn, bán lẽ … Tuy nhiên, việc phát triển cơ sở hạ tầng thương mại phải chọn vị trí phù hợp, tiện lợi cho việc giao lưu hàng hóa nhất là các giao lộ đối với các tuyến đường và phải theo quy chuẩn lộ giới của ngành giao thông (đối với chợ, siêu thị, trung tâm thương mại xây dựng mới).

17

Page 18: Báo cáo Quy hoạch Chợ, siêu thị, trung tâm thương mại

II. Dự báo xu hướng phát triển chợ, siêu thị, TTTM trên địa bàn tỉnh.1. Dự báo dân số, thu nhập và sức mua.

Dự báo dân số Bình Dương đến năm 2015 là 2.042.000 người và đến năm 2020 là 2.500.000 người (chưa tính khách vãng lai). Trong đó gia tăng cơ học trong quá trình thu hút nguồn nhân lực phục vụ nền sản xuất đóng vai trò chủ yếu; bên cạnh đó với sự phát triển của dịch vụ y tế, tuổi thọ trung bình của người dân được nâng cao dẫn đến sự gia tăng dân số tự nhiên. Dân số dự báo đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 trên địa bàn các huyện, thị xã như sau:

Bảng 5: Dự báo dân số.

Địa bàn Dân số hiện cónăm 2010

Dự báo dân sốnăm 2020

Dự báo dân sốnăm 2030

Thủ Dầu Một 241,276 300,000 380,000KLH mới 200,000 220,000Thuận An 410,818 420,000 440,000Dĩ An 320,446 400,000 450,000Nam Tân Uyên 228,926 245,000 325,000Bắc Tân Uyên 85,000 125,000Phú Giáo 84,764 160,000 190,000Nam Bến Cát 223,919 240,000 310,000Bắc Bến Cát 250,000 320,000Dầu Tiếng 109,781 200,000 240,000Tổng 1,619,930 2,500,000 3,000,000

(Theo phương án chọn về QH xây dựng đô thị Bình Dương đến 2020 và tầm nhìn đến 2030)

Mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm thời kỳ 2011 – 2015 là 13,5 – 14%. Với mức tăng trên, dự báo thu nhập bình quân đầu người vào năm 2015 đạt khoảng trên 3.000 USD/người/năm (giá so sánh 2011) và đến 2020 dự kiến đạt 4500 USD/người/năm (giá so sánh 2011).

Thu nhập của dân cư tăng dẫn đến nhu cầu mua sắm tiêu dùng và tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ xã hội của tỉnh cũng tăng lên. Thêm vào đó tỷ lệ đô thị hóa theo ước tính đến năm 2015 là 75%, đến năm 2020 là 85%; tức là vào năm 2020 Bình Dương sẽ có hơn 2 triệu người dân thành thị. Như vậy xét về tổng thể nhu cầu tiêu dùng của dân cư trong tỉnh thời kỳ từ nay đến 2015 sẽ ngày càng tăng và tốc độ tăng giai đoạn 2015-2020 sẽ chậm lại (4,4%) tuy nhiên về giá trị mức chi tiêu thực tế năm sau vẫn cao hơn năm trước.

2. Xu hướng phát triển các hệ thống thị trường hàng hoáThương mại hiện đại sẽ tiếp tục phát triển trong những năm tới khi giới trẻ

ngày càng thích nghi với các mô hình thương mại mới. Về tổng thể, thị trường bán lẻ Việt Nam trong mắt các nhà bán lẻ thế giới vẫn là môi trường thu hút doanh nghiệp FDI đầu tư xây dựng nhiều mô hình Thương mại hiện đại như tập đoàn Metro Cash & Carry, Lotte, Big C, E Mart (Hàn Quốc)…

Hệ thống các cửa hàng tiện lợi phục vụ người tiêu dùng 24/24 giờ; mạng lưới các cửa hàng thực phẩm tươi sống và thực phẩm chế biến tại các khu dân cư tập trung sẽ dần thay thế các tiệm, sạp bán hàng nhỏ lẻ.

18

Page 19: Báo cáo Quy hoạch Chợ, siêu thị, trung tâm thương mại

Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp kỹ thuật cao đồng thời thông qua giao thương với thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, thì Bình Dương sẽ đóng vai trò là trung tâm cung ứng cho thị trường hàng công nghiệp tiêu dùng.

Sẽ hình thành chợ đầu mối nông sản nhằm thu mua hàng nông sản để tổ chức tiêu thụ trên thị trường nội địa và các tỉnh Đông Nam Bộ trên cơ sở tiếp nhận nguồn lương thực, nông sản thực phẩm từ các tỉnh miền Tây Nam Bộ và Tây Nguyên.

3. Xu hướng phát triển các loại hình chợ.+ Chợ nông thôn: Theo Kế hoạch số 2553/KH-UBND ngày 26/8/2011 của

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Bình Dương đến năm 2015 phải có 30 xã đạt tiêu chí nông thôn mới, trong đó thị xã Thuận An: 01 xã, huyện Dầu Tiếng: 08 xã, huyện Phú Giáo: 08 xã, huyện Bến Cát: 04 xã, huyện Tân Uyên: 09 xã. Mỗi xã sẽ có ít nhất 01 chợ trung tâm. Tuy nhiên nếu chưa phát triển về dân cư, sức mua và thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa thì cũng không nhất thiết mỗi xã phải xây dựng 01 chợ.

+ Chợ đô thị: Giảm số lượng chợ có quy mô nhỏ đồng thời các chợ đạt tiêu chuẩn chợ loại I và loại II trở thành các trung tâm mua bán trên địa bàn huyện, thị và chịu trách nhiệm chi phối từng khu vực trọng điểm.

Chợ tại trung tâm đô thị sẽ có quy mô chợ loại I và nằm trong quần thể khu thương mại có cấu trúc hiện đại cùng với các siêu thị, phố chợ làm cho khu thương mại thực hiện đúng chức năng là trung tâm mua sắm của tỉnh.

4. Xu hướng phát triển siêu thị, trung tâm thương mại.Những năm tới sẽ phát triển siêu thị cũng như trung tâm thương mại ở các

đô thị tập trung lớn, trong đó: Các siêu thị hạng I và II sẽ được phát triển tại tất cả các đô thị có quy mô. Trung tâm thương mại sẽ là nơi có hàng hiệu cao cấp đáp ứng yêu cầu của khách hàng có thu nhập từ trung bình đến cao ở trong và ngoài tỉnh, kể cả du khách nước ngoài. Là nơi tập trung các dịch vụ và xúc tiến thương mại như: thông tin về thị trường, giá cả, tư vấn, bảo hiểm, ngân hàng, tín dụng…phát triển mô hình trung tâm hội chợ triển lãm thương mại cấp tỉnh và liên tỉnh.

Tại trung tâm của các đô thị lớn sẽ hình thành và từng bước phát triển các siêu thị ảo, chợ ảo, các loại hình doanh nghiệp chuyên mua bán trên mạng internet trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử.

Từng bước đưa các dịch vụ viễn thông vào siêu thị, trung tâm thương mại và tổ chức thanh toán tiền qua thẻ ATM.

CHƯƠNG III

19

Page 20: Báo cáo Quy hoạch Chợ, siêu thị, trung tâm thương mại

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CHỢSIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI

TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020

I. Quan điểm, mục tiêu phát triển chợ, siêu thị, trung tâm thương mại.1. Quan điểm phát triển chợ, siêu thị, trung tâm thương mại- Phát triển mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh

Bình Dương phải có trọng điểm, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020, quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và các quy hoạch phát triển của ngành kinh tế khác gồm quy hoạch đô thị, giao thông, nông nghiệp, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch khu - cụm công nghiệp, du lịch và hai chương trình của tỉnh ủy Bình Dương về phát triển dịch vụ chất lượng cao và phát triển đô thị giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.

- Phát triển mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh theo hướng liên kết kinh tế trên cơ sở khai thác lợi thế về vị trí địa lý, sự hợp tác của các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, tập trung các chợ, siêu thị và trung tâm thương mại tại thành phố mới Bình Dương và các khu đô thị lớn như thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An, Dĩ An, Nam Tân Uyên, Nam Bến Cát. Bên cạnh đó, cần phải ưu tiên phát triển chợ, siêu thị để phục vụ nhân dân và lực lượng công nhân tại các khu, cụm công nghiệp và hai huyện mới là Bắc Tân Uyên (Tân Thành) và Bắc Bến Cát (Bầu Bàng).

- Phát triển thương mại nội địa phải gắn liền với sản xuất và tiêu dùng, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển dựa trên đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật của tỉnh Bình Dương và hướng phát triển thương mại hiện đại, văn minh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

- Thực hiện xã hội hoá đầu tư xây dựng cơ sở vật chất chợ, siêu thị, trung tâm thương mại và tăng cường sự hỗ trợ của nhà nước, đặc biệt là đối với chợ vùng nông thôn và chợ nông sản.

- Thu hút mọi đối tượng tham gia nhằm mở rộng các loại hình dịch vụ thương mại.

- Chú trọng trong công tác tổ chức, quản lý kinh doanh các loại hình doanh nghiệp hoạt động thương mại phải có đủ năng lực về kinh doanh và tài chính.

2. Mục tiêu:Đảm bảo cung cầu thị trường hàng hóa ổn định, góp phần thúc đẩy phát

triển mạng lưới thương mại trên địa bàn tỉnh.- Tăng số hộ kinh doanh cố định trên chợ, giảm số hộ kinh doanh không

thường xuyên và giảm các điểm tập trung mua bán tự phát.- Tăng cường công tác quản lý trật tự kinh doanh, vệ sinh môi trường và an

toàn thực phẩm, nâng cao trình độ văn minh thương mại trên chợ.

20

Page 21: Báo cáo Quy hoạch Chợ, siêu thị, trung tâm thương mại

- Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, trong đó có chợ. Tuy nhiên, phải xem xét nhu cầu đầu tư chợ cho cụm liên xã chứ không nhất thiết mỗi xã phải xây dựng một chợ;

- Phát triển siêu thị, trung tâm thương mại phù hợp với sự phát triển đô thị để đáp ứng nhu cầu dịch vụ chất lượng cao.II. Định hướng phát triển chợ, siêu thị, trung tâm thương mại.

- Chợ dân sinh (chợ truyền thống) ở các xã, phường, thị trấn: Thực hiện việc nâng cấp, xây dựng lại nhằm bảo đảm văn minh đô thị, văn minh thương mại. Mặt khác, cần chuyển đổi từng bước những chợ không đủ tiêu chuẩn về diện tích sang các loại hình bán lẻ khác như siêu thị mini, cửa hàng thực phẩm, cửa hàng tiện lợi, trước tiên là ở khu vực đô thị.

- Chợ bán buôn, bán lẻ tổng hợp loại I: nâng cấp và mở rộng quy mô chợ. Trước mắt tập trung đầu tư xây dựng chợ Thủ Dầu Một, chợ Lái Thiêu và hình thành chợ mới ở khu vực 2 huyện Bầu Bàng và Tân Thành.

- Chợ đầu mối nông sản: hình thành các chợ đầu mối nông sản với quy mô lớn, cần tập trung ở địa bàn thị xã Thủ Dầu Một và các huyện ở phía Bắc.

- Xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại tại các khu đô thị có qui mô từ loại 2 trở lên, có khả năng mở rộng giao lưu hàng hoá với các địa bàn trong tỉnh, với các tỉnh khác trong vùng.

- Đầu tư trung tâm hội chợ triển lãm thương mại có quy mô lớn ở cấp vùng Đông Nam bộ và các trung tâm mua sắm tại các huyện, thị xã.

- Đầu tư xây dựng chợ, siêu thị, trung tâm thương mại gắn với việc thực hiện quy hoạch đô thị, quy hoạch dân cư, quy hoạch giao thông, các chương trình phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn mới.

- Khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực chợ, siêu thị, trung tâm thương mại tại các khu cụm công nghiệp, khu dân cư, đô thị và địa bàn nông thôn.III. Quy hoạch mạng lưới chợ.

1. Quy định tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật.Việc lựa chọn địa điểm phát triển chợ phải phù hợp với quy hoạch này đồng

thời đảm bảo điều kiện theo quy định hiện hành của các ngành liên quan như: vị trí xây dựng chợ phải nằm ngoài hành lang bảo vệ đường bộ và các quy định hiện hành của ngành giao thông; về thiết kế chợ: các hạng mục của công trình chợ phải đảm bảo theo "tiêu chuẩn Việt Nam 351: 2006 "Chợ - Tiêu chuẩn thiết kế" được ban hành tại Quyết định số 13/2006/QĐ-BXD ngày 19/4/2006 của Bộ Xây Dựng và các văn bản có liên quan khác.

Việc thiết kế xây dựng chợ phải có đầy đủ các công trình phụ như bãi giữ xe, nhà vệ sinh công cộng, hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải phù hợp với quy mô chợ; hệ thống điện phải đảm bảo an toàn, có trang bị dụng cụ, phương tiện phòng cháy chữa cháy đúng theo quy định chuyên ngành ...

Ngoài ra, việc đầu tư khai thác và quản lý chợ phải thực hiện theo Nghị định 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ.

21

Page 22: Báo cáo Quy hoạch Chợ, siêu thị, trung tâm thương mại

2. Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ giai đoạn 2012-2015, định hướng đến năm 2020.

2.1. Thị xã Thủ Dầu Một.Trong tương lai địa bàn này sẽ tách thêm quận mới nằm ở trung tâm thành

phố mới Bình Dương. Trên địa bàn quận mới đã có chợ Hòa Lợi (loại II), chợ Phú Chánh AB và chợ Phú Chánh C (loại III) do Công ty Becamex đầu tư hoàn chỉnh, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Từ nay đến 2020, mạng lưới chợ trên địa bàn Thủ Dầu Một được quy hoạch như sau:

* Giai đoạn 2012 – 2015:- Giải tỏa 01 chợ: chợ Tương Bình Hiệp. (xây mới tại địa điểm khác)- Cải tạo, nâng cấp 06 chợ: Thủ Dầu Một, Vinh sơn, Bình Điềm, Chợ nông

sản Phú Hòa, Bến Thế, Phú Văn.- Xây dựng mới 04 chợ: Chánh Mỹ (xã Chánh Mỹ), Phú Thuận (phường

Phú Lợi), Tân Định An (phường Định Hòa), chợ Tương Bình Hiệp.* Giai đoạn 2016 – 2020: Tiếp tục chỉnh trang và bảo dưỡng các chợ để duy trì hoạt động.Như vậy, đến năm 2015 trên địa bàn sẽ có 16 chợ. Giai đoạn 2016 - 2020

không phát triển thêm chợ. (Phụ lục kèm theo)2.2. Thị xã Thuận An.* Giai đoạn 2012 – 2015:- Giải tỏa 01 chợ: giải tỏa chợ Lái Thiêu cũ. (xây mới tại địa điểm khác)- Cải tạo, nâng cấp 01 chợ: chợ Vĩnh Phú.- Xây dựng mới 03 chợ: An Sơn, Lái Thiêu, chợ khu phố Bình Hòa

(phường Lái Thiêu).* Giai đoạn 2016 – 2020:- Xây dựng mới 05 chợ: chợ Hưng Định, chợ của Công ty TNHH bất động

sản Lê Gia (phường An Phú), chợ KDC 3-2, chợ KDC Việt-Sing, chợ Bình Giao.Như vậy, đến năm 2015 trên địa bàn sẽ có 21 chợ, đến năm 2020 sẽ có 26

chợ theo quy hoạch và 02 chợ đêm. (Phụ lục kèm theo)2.3. Thị xã Dĩ An.* Giai đoạn 2012 – 2015:- Cải tạo, xây dựng lại 03 chợ: Nội Hóa, Đông Hòa, Tân Quý. - Xây dựng mới 01 chợ: chợ khu làng Đại học. * Giai đoạn 2016 – 2020:- Giải tỏa 01 chợ: chợ Ngãi Thắng để xây mới tại địa điểm khác.- Cải tạo, nâng cấp 02 chợ: Đông Thành, Tân Đông Hiệp.Như vậy, đến năm 2020 trên địa bàn huyện có 15 chợ (Phụ lục kèm theo)

22

Page 23: Báo cáo Quy hoạch Chợ, siêu thị, trung tâm thương mại

2.4. Huyện Tân Uyên.Địa bàn huyện Tân Uyên sẽ tách thêm huyện mới là huyện Tân Thành.

Trung tâm huyện mới ở xã Tân Thành đã có chợ Tân Thành, hiện nay chợ Tân Thành trong tình trạng xuống cấp, vì vậy phải đầu tư xây dựng lại với quy mô chợ loại II cho phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Từ nay đến năm 2020, mạng lưới chợ trên địa bàn huyện Tân Uyên được quy hoạch như sau:

* Giai đoạn 2012 – 2015:- Giải tỏa 02 chợ: chợ Tân Ba, Tân Định. (xây mới tại địa điểm khác)- Cải tạo, nâng cấp 03 chợ: Lạc An, Tân Thành, Tân Bình.- Xây dựng mới 11 chợ: Đất Cuốc, Vĩnh Tân, Tân Định, Thạnh Phước, Tân

Mỹ, Bình Mỹ, Thạnh Hội, Bạch Đằng, Phú Chánh, Tân Vĩnh Hiệp, Tân Ba.* Giai đoạn 2016 – 2020:- Cải tạo mở rộng chợ Thường Tân.- Xây dựng mới chợ Phú An II (TT Uyên Hưng + X.Bình Mỹ).Như vậy, đến năm 2015 trên địa bàn sẽ có 22 chợ, đến năm 2020 sẽ có 23

chợ. (Phụ lục kèm theo)2.5. Huyện Phú Giáo.* Giai đoạn 2012 – 2015:- Cải tạo, nâng cấp 02 chợ: An Bình, Tân Hiệp. - Xây dựng mới 04 chợ: An Long, Tam Lập, Phước Sang, An Thái.* Giai đoạn 2016 – 2020:- Giải tỏa 01 chợ: Chợ Phước Hòa (xây dựng mới ở địa điểm khác).- Cải tạo, mở rộng 01 chợ: Chợ Phước Vĩnh.- Xây dựng mới 01 chợ: chợ Phước Hòa.Như vậy, đến năm 2015 trên địa bàn sẽ có 09 chợ, đến năm 2020 sẽ có 10

chợ. (Phụ lục kèm theo)2.6. Huyện Bến Cát.Địa bàn huyện Bến Cát sẽ tách thêm huyện mới thuộc phía Bắc Bến Cát.

Trung tâm huyện mới ở xã Lai Uyên hiện đã có chợ Bầu Bàng do Công ty Becamex đầu tư hoàn chỉnh với quy mô chợ loại II, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Từ nay đến 2020, mạng lưới chợ trên địa bàn huyện Bến Cát được quy hoạch như sau:

* Giai đoạn 2012 – 2015:- Giải tỏa 01 chợ: chợ Lai Khê để xây dựng mới tại địa điểm khác- Cải tạo, nâng cấp 06 chợ: Phú Thứ, Cây Trường, Long Bình (Long

Nguyên), Trừ Văn Thố, Bến Cát, Lai Uyên.

23

Page 24: Báo cáo Quy hoạch Chợ, siêu thị, trung tâm thương mại

* Giai đoạn 2016 – 2020:- Xây mới 05 chợ: Hòa Lợi, Thới Hòa, Tân Định, An Điền, Tân Hưng.Như vậy, đến năm 2020 địa bàn huyện sẽ có 18 chợ. (Phụ lục kèm theo)2.7. Huyện Dầu Tiếng.* Giai đoạn 2012 – 2015:- Cải tạo, nâng cấp 05 chợ: Minh Tân, Long Hòa, Bến Súc, Định Hiệp,

Minh Hòa.- Xây dựng mới 05 chợ: Long Tân, An Lập, Định Thành, Định An, Minh

Thạnh.* Giai đoạn 2016 – 2020:- Xây dựng mới 01 chợ: Chợ đầu mối Dầu Tiếng.Như vậy, đến năm 2015 trên địa bàn sẽ có 13 chợ, đến năm 2020 sẽ có 14

chợ. (Phụ lục kèm theo).

Bảng 6: Tổng hợp số lượng chợ đến năm 2015 và đến năm 2020

Địa bànChợ hiệnhữu

Chợ giữ

nguyên

Gđ: 2012 - 2015 Gđ: 2015 - 2020Giảitỏa

Cảitạo

Xâymới

Sốchợ

Giải tỏa

Cảitạo

Xâymới

Sốchợ

Thủ Dầu Một 13 6 1 6 4 16 0 0 16Thuận An 19 17 1 1 3 21 0 5 26Dĩ An 14 8 0 3 1 15 1 2 1 15Tân Uyên 13 7 2 3 11 22 1 1 23Phú Giáo 6 2 0 2 4 10 1 1 1 10Bến Cát 13 6 1 6 1 13 0 5 18Dầu Tiếng 8 3 0 5 5 13 0 1 14

Toàn tỉnh 86 49 5 26 29 110 2 04 14 122

Ghi chú: Giai đoạn 2012 - 2015, trên địa bàn tỉnh giải tỏa 05 chợ (Tương Bình Hiệp, Lái Thiêu, Tân Ba, Tân Định, Lai Khê); phát triển mới 29 chợ, đưa tổng số chợ đến cuối năm 2015 là 110 chợ. Giai đoạn 2016 - 2020, trên địa bàn tỉnh giải tỏa thêm 02 chợ (Ngãi Thắng, Phước Hòa); phát triển mới thêm 14 chợ, đưa tổng số chợ đến cuối năm 2020 là 122 chợ.

IV. Quy hoạch mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại.1. Quy định tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật.- Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ cao, có

thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho mọi đối tượng khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh.

- Có hệ thống kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, sơ chế, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh tiên tiến, hiện đại.

24

Page 25: Báo cáo Quy hoạch Chợ, siêu thị, trung tâm thương mại

- Đối với siêu thị: tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân; có các dịch vụ ăn uống, giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận nhà, bán hàng mạng, qua bưu điện, điện thoại.

- Đối với Trung tâm thương mại: Hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hóa và kinh doanh các loại hình dịch vụ, bao gồm: khu vực để bố trí các cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hóa; nhà hàng, khách sạn; khu vực để tổ chức hội chợ triển lãm trưng bày giới thiệu hàng hóa; khu vực dành cho hoạt động vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng làm việc, hội trường, phòng họp để tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao dịch và ký kết các hợp đồng thương mại trong, ngoài nước; khu vực dành cho các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tin học, tư vấn, môi giới đầu tư, du lịch.

Tiêu chuẩn cụ thể như sau:Siêu thị tổng hợp hạng I: diện tích kinh doanh tối thiểu là 5.000 m2; danh

mục mặt hàng kinh doanh tối thiểu là 20.000 tên hàng.Siêu thị tổng hợp hạng II: diện tích kinh doanh tối thiểu là 2.000 m 2; danh

mục mặt hàng kinh doanh tối thiểu là 10.000 tên hàng.Siêu thị tổng hợp hạng III: diện tích kinh doanh tối thiểu là 500 m2; danh

mục mặt hàng kinh doanh tối thiểu là 4.000 tên hàng.Siêu thị chuyên doanh hạng I: diện tích kinh doanh tối thiểu là 1.000 m2;

danh mục mặt hàng kinh doanh tối thiểu là 2.000 tên hàng.Siêu thị chuyên doanh hạng II: diện tích kinh doanh tối thiểu là 500 m2;

danh mục mặt hàng kinh doanh tối thiểu là 1.000 tên hàng.Siêu thị chuyên doanh hạng III: diện tích kinh doanh tối thiểu là 250 m2; danh mục mặt hàng kinh doanh tối thiểu là 500 tên hàng.

Trung tâm thương mại hạng I: diện tích kinh doanh tối thiểu là 50.000 m2.Trung tâm thương mại hạng II: diện tích kinh doanh tối thiểu là 30.000 m2.Trung tâm thương mại hạng III: diện tích kinh doanh tối thiểu là 10.000 m2

(Căn cứ theo Quyết định 1347/2004/QĐ-BTM ngày 24/9/2004 của Bộ Thương Mại nay là Bộ Công Thương).

2. Phương hướng phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại.Tập trung phát triển hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại tại các thị xã

và tại trung tâm các huyện. Tuy nhiên, căn cứ vào điều kiện phát triển dân số, quy hoạch dân cư và phát triển đô thị, mức thu nhập và nhu cầu tiêu dùng của dân cư,... sẽ phát triển hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại phù hợp qua từng giai đoạn. Trong đó:

Giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến năm 2020 dự kiến phát triển thêm 14 siêu thị, 30 trung tâm thương mại. Cụ thể trên từng địa bàn như sau:

25

Page 26: Báo cáo Quy hoạch Chợ, siêu thị, trung tâm thương mại

2.1. Địa bàn thị xã Thủ Dầu Một.* Giai đoạn 2012 – 2015:Đầu tư phát triển mới 04 trung tâm thương mại, trong đó:- Trung tâm thương mại MC Bình Dương Plaza: do Công ty Thanh Lễ đầu

tư tại phường Hiệp Thành.- Trung tâm thương mại và dân cư phường Phú Lợi: thuộc địa bàn phường

Phú Lợi do công ty sản xuất - xuất nhập khẩu Bình Dương liên doanh cùng Công ty Surbana Land International (Việt Nam) PTE LTD đầu tư.(đất Sư 7 đã giao)

- Trung tâm thương mại Phú Cường: thuộc địa bàn phường Phú Cường, do Công ty thương mại xuất nhập khẩu Thanh Lễ làm chủ đầu tư.

- Trung tâm thương mại, thông tin, hội chợ, triển lãm, sàn giao dịch điện tử, đấu giá cấp vùng: Nằm trong quy hoạch Thành phố mới Bình Dương, do công ty Becamex làm chủ đầu tư.

* Giai đoạn 2016 – 2020:Đầu tư xây dựng 04 trung tâm thương mại gồm:- Trung tâm thương mại dịch vụ Bạch Đằng: thuộc phường Phú Cường do

công ty Biconsi làm chủ đầu tư.- Trung tâm thương mại Phú Mỹ: thuộc địa bàn phường Phú Mỹ do Công

ty TNHH Tư vấn Xây dựng Phúc Cường làm chủ đầu tư. - Trung tâm thương mại Đông Đô: nằm trong thành phố mới Bình Dương,

do Công ty Becamex làm chủ đầu tư.- Trung tâm thương mại Phú Hòa: địa bàn phường Phú Hòa, kêu gọi đầu tư2.2. Thị xã Thuận An.* Giai đoạn 2012 -2015:Xây dựng mới 04 trung tâm thương mại:- Trung tâm thương mại và chợ Lái Thiêu: địa bàn phường Lái Thiêu;- Trung tâm thương mại Top Point Vina: địa bàn phường Bình Hòa;- Trung tâm thương mại The Canary (Guocoland): phường Bình Hòa;- Trung tâm thương mại Contentment: địa bàn xã Vĩnh Phú.

* Giai đoạn 2016 – 2020:Xây mới 04 trung tâm thương mại gồm:- Trung tâm thương mại Gò Cát: địa bàn phường Lái Thiêu, hiện đang kêu

gọi đầu tư.- Trung tâm thương mại Bình Giao: địa bàn phường Thuận Giao, do Công

ty U&I làm chủ đầu tư.- Trung tâm thương mại KDC Việt Sing: địa bàn phường An Phú, do Công

ty Becamex làm chủ đầu tư.

26

Page 27: Báo cáo Quy hoạch Chợ, siêu thị, trung tâm thương mại

- Trung tâm thương mại Carven: địa bàn phường Thuận Giao, do Công ty Cổ phần Carven làm chủ đầu tư.

Xây mới 02 siêu thị gồm: - Siêu thị An Phú: địa bàn phường An Phú, hiện nay đang kêu gọi đầu tư.- Siêu thị Bình Hoà: địa bàn phường Bình Hòa, hiện đang kêu gọi đầu tư.2.3. Địa bàn thị xã Dĩ An.* Giai đoạn 2012 – 2015: Đầu tư phát triển mới 01 siêu thị và 01 trung tâm thương mại, trong đó:- Siêu thị Co.op Mart An Bình: địa bàn phường An Bình, do Công ty

TNHH TMDV Sài Gòn Bình Dương ( Sài Gòn Co.op) làm chủ đầu tư.- Siêu thị Đông Hòa: địa bàn phường Đông Hòa, do Công ty Giày Thái

Bình hợp tác Big C đầu tư.- Trung tâm thương mại Đông Hòa: địa bàn phường Đông Hòa, do công ty

TNHH Quang Tiến làm chủ đầu tư.* Giai đoạn 2016 – 2020: Đầu tư phát triển mới 01 siêu thị và 04 trung tâm thương mại, trong đó:- Siêu thị Bình An: địa bàn phường Bình An, hiện nay đang kêu gọi đầu tư.- Trung tâm thương mại Đại học quốc gia: địa bàn phường Đông Hòa, hiện

nay đang kêu gọi đầu tư.- Trung tâm thương mại Bình Thắng: địa bàn phường Bình Thắng, hiện

đang kêu gọi đầu tư.- Trung tâm thương mại Tân Bình: địa bàn phường Tân Bình, hiện đang

kêu gọi đầu tư.- Trung tâm thương mại Sóng Thần II: địa bàn phường Dĩ An, hiện nay

đang kêu gọi đầu tư.2.4. Địa bàn huyện Tân Uyên.* Giai đoạn 2012 – 2015: Đầu tư phát triển mới 02 siêu thị và 01 trung tâm thương mại, trong đó:- Siêu thị Khánh Bình: địa bàn xã Khánh Bình, hiện đang kêu gọi đầu tư.- Siêu thị Quang Vinh III: địa bàn xã Hội Nghĩa, dự án do Công ty TNHH

Quang Vinh làm chủ đầu tư. - Trung tâm thương mại Tân Phước Khánh: địa bàn thị trấn Tân Phước

Khánh, do Công ty vật liệu & xây dựng Bình Dương làm chủ đầu tư.* Giai đoạn 2016 – 2020: Đầu tư phát triển mới 03 siêu thị và 02 trung tâm thương mại, trong đó:- Siêu thị Thái Hòa: địa bàn xã Thái Hòa, hiện nay đang kêu gọi đầu tư.

27

Page 28: Báo cáo Quy hoạch Chợ, siêu thị, trung tâm thương mại

- Siêu thị Tân Thành: địa bàn xã Tân Thành, hiện nay đang kêu gọi đầu tư.- Siêu thị Cổng Xanh: địa bàn xã Tân Bình, hiện nay đang kêu gọi đầu tư.- Trung tâm thương mại Uyên Hưng: địa bàn thị trấn Uyên Hưng, do Công

ty Biconsi làm chủ đầu tư.- Trung tâm thương mại Nam Tân Uyên: địa bàn xã Tân Hiệp, hiện nay

đang kêu gọi đầu tư.2.5. Địa bàn huyện Phú Giáo.* Giai đoạn 2012 – 2015: Đầu tư phát triển mới 01 siêu thị: Siêu thị Phước Hoà, địa bàn xã Phước

Hòa, hiện nay đang kêu gọi đầu tư.* Giai đoạn 2016 – 2020: Đầu tư phát triển mới 01 siêu thị và 01 trung tâm thương mại, trong đó: - Siêu thị Tân Hiệp: địa bàn xã Tân Hiệp, hiện đang kêu gọi đầu tư.- Trung tâm thương mại Phước Vĩnh: địa bàn thị trấn Phước Vĩnh, hiện

đang kêu gọi đầu tư.2.6. Địa bàn huyện Bến Cát.* Giai đoạn 2012 – 2015: Đầu tư phát triển mới 01 siêu thị và 03 trung tâm thương mại, trong đó:- Siêu thị kết hợp với chợ khu công nghiệp Bàu Bàng: địa bàn xã Bàu

Bàng, do Công ty Becamex làm chủ đầu tư.- Trung tâm thương mại Mỹ Phước II: địa bàn thị trấn Mỹ Phước, do Công

ty Becamex làm chủ đầu tư. - Trung tâm thương mại GS Hàn Quốc: địa bàn thị trấn Mỹ Phước, do tập

đoàn GS Hàn Quốc làm chủ đầu tư.- Trung tâm thương mại Tân Định: địa bàn xã Tân Định, hiện đang kêu gọi

đầu tư.* Giai đoạn 2016 – 2020: Đầu tư phát triển mới 01 trung tâm thương mại, trong đó:- Trung tâm thương mại Thới Hoà: địa bàn xã Thới Hòa, hiện đang kêu gọi

đầu tư.2.7. Địa bàn huyện Dầu Tiếng.* Giai đoạn 2012 – 2015: Đầu tư phát triển 01 siêu thị: Siêu thị Dầu Tiếng, hiện đang kêu gọi đầu tư.* Giai đoạn 2016 – 2020: Đầu tư 01 Trung tâm thương mại (do UBND huyện chọn địa điểm).

28

Page 29: Báo cáo Quy hoạch Chợ, siêu thị, trung tâm thương mại

3. Tổng hợp mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại.Bảng 6: Mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại

Huyện - Thị xã

Số lượng Siêu thị Trung tâm thương mại

Hiệnhữu

Pháttriểnmới

Tổng sốđến năm

2020

Hiệnhữu

Pháttriểnmới

Tổng sốđến năm

2020Thị xã Thủ Dầu Một 5 0 5 2 8 10Thị xã Thuận An 1 2 3 2 8 10Thị xã Dĩ An 2 3 5 3 5 8Huyện Tân Uyên 0 5 5 0 3 3Huyện Phú Giáo 0 2 2 0 1 1Huyện Bến Cát 2 1 3 0 4 4Huyện Dầu Tiếng 0 1 1 0 1 1

Tổng cộng 10 14 24 7 30 37

V. Tổng hợp diện tích đất và vốn đầu tư của mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại.

Từ nay đến cuối năm 2020, trên toàn tỉnh Bình Dương tiếp tục đầu tư cho 73 chợ (cải tạo, nâng cấp 30 chợ, xây mới 43 chợ) và 14 siêu thị, 30 trung tâm thương mại. Nhu cầu sử dụng đất là 84,9 ha, Vốn khái toán đầu tư là 8.458 tỷ đồng (Vốn ngân sách địa phương căn cứ vào chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới). Ngoài ra còn có nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ đầu tư cho hai dự án chợ đầu mối nông sản, tuỳ thuộc vào từng dự án mà Trung ương quyết định mức vốn hỗ trợ.

Cụ thể nhu cầu sử dụng diện tích đất, vốn cho từng địa bàn, loại hình và giai đoạn đầu tư như sau:

Bảng 7: Nhu cầu sử dụng đất đầu tư:ĐVT: m2

Địa bànGiai đoạn 2011-2015 Giai đoạn 2016-2020 Đến năm

2020Chợ ST-TTTM Tổng Chợ ST-TTTM Tổng  

Tx Thủ Dầu Một 15.524 121.515137.03

9 0.000 47.028 47.028 184.067Tx Thuận An 10.712 76.854 87.566 11.500 62.000 73.500 161.066Tx Dĩ An 3.671 13.896 17.567 561 66.372 66.933 84.500

H. Tân Uyên 28.864 31.400 60.264 4.544 100.000104.54

4 164.808H. Phú Giáo 11.258 10.000 21.258 1.105 35.000 36.105 57.363

H. Bến Cát 26.316 77.130103.44

6 27.000 25.000 52.000 155.446H. Dầu Tiếng 26.836 5.000 31.836 10.000 0 10.000 41.836

Tổng123.18

1 335.795458.97

6 54.710 335.400390.11

0849.08

6

29

Page 30: Báo cáo Quy hoạch Chợ, siêu thị, trung tâm thương mại

Bảng 8: Nhu cầu sử dụng vốn đầu tư:ĐVT: Tỷ đồng

Địa bàn Khái toánvốn đầu tư chợ khái toán vốn ST, TTTM

Tổng nhu cầu vốn

Địa bàn NS DN Tổng vốn DN    (1) (2) (3)=(1)+(2) (4) (5) = (3) + (4)

Tx.Thủ Dầu Một 0,00 677,00 677.00 2.552,00 3.229,00 - Gđ: 2011-2015 0,00 677,00 677,00 1.424,00 2.101,00 - Gđ: 2016-2020 0,00 0,00 0,00 1.128,00 1.128,00Tx. Thuận An 2,00 25,00 27,00 1.526,67 1.553,67 - Gđ: 2011-2015 0,00 14,00 14,00 886,67 900,67 - Gđ: 2016-2020 2,00 11,00 13,00 640,00 653,00Tx. Dĩ An 0,00 22,00 22,00 1.420,00 1.442,00 - Gđ 2011-2015 0,00 15,00 15,00 230,00 245,00 - Gđ: 2016-2020 0,00 7,00 7,00 1.190,00 1.197,00Huyện Tân Uyên 10,00 67,00 77,00 837,00 914,00 - Gđ: 2011-2015 10,00 54,00 64,00 130,00 194,00 - Gđ: 2016-2020 0,00 13,00 13,00 707,00 720,00Huyện Phú Giáo 15,50 3,00 18,50 260,00 278,50 - Gđ: 2011-2015 12,50 0,00 12,50 40,00 52,50 - Gđ: 2016-2020 3,00 3,00 6,00 220,00 226,00Huyện Bến Cát 9,00 97,00 106,00 830,00 936,00 - Gđ: 2011-2015 9,00 35,00 44,00 630,00 674,00 - Gđ: 2016-2020 0,00 62,00 62,00 200,00 262,00Huyện Dầu Tiếng 35,50 19,00 54,50 50,00 104,50 - Gđ: 2011-2015 35,50 9,00 44,50 50,00 94,50 - Gđ: 2016-2020 0,00 10,00 10,00 0,00 10,00Toàn tỉnh 72,00 910,00 982,00 7.475,67 8.457,67

Để mạng lưới bán lẻ phát triển phù hợp theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch phát triển đô thị của tỉnh và các chương trình hành động mang tính đột phá của Tỉnh Ủy. Trước mắt, trong giai đoạn 2012 - 2014, tập trung phát triển các dự án chợ, siêu thị, trung tâm thương mại ở địa bàn huyện, thị xã như sau:

30

Page 31: Báo cáo Quy hoạch Chợ, siêu thị, trung tâm thương mại

Bảng 9: các dự án chợ, ST, TTTM đầu tư trong giai đoạn 2012 - 2014

STT

Tên chợ, ST, TTTM Xã - Phường H Chủ đầu tư Ghi chú

I Các dự án chợ      1 Phú Thuận P.Phú Lợi TDM Công ty Phước Toàn Đang thực hiện2 Chánh Mỹ X.Chánh Mỹ TDM C ty TVXD Phú Cường Đã có chủ trương3 Nông sản-Phú Hòa P.Phú Hòa TDM DNTN TMDV Trung Kiên Đang thực hiện4 Tương Bình Hiệp X.T.B Hiệp TDM Công ty Trường Lưu Thủy Đã có chủ trương5 An Sơn X.An Sơn TA Ông: Nguyễn Tấn Thanh Đã thực hiện

6 Chợ khu phố Bình Hòa P.Lái Thiêu TA  Vương Văn Lợi Đã có chủ trương

7 Vĩnh Phú P.Vĩnh Phú TA DNTN Hà Nam Đang thực hiện8 Nội Hóa P.Bình An DA  Kêu gọi đầu tư Đang thẩm định dự án9 Đất Cuốc X.Đất Cuốc TU Công ty TNHH Quý Anh Đang triển khai dự án10 Vĩnh Tân X.Vĩnh Tân TU Công ty Hiệp Hòa Phát Đã có chủ trương11 Lạc An X.Lạc An TU UBND H. Tân Uyên Chương trình NTM12 Tân Định X.Tân Định TU UBND H. Tân Uyên Chương trình NTM13 Tân Hiệp X.Tân Hiệp PG UBND H. Phú Giáo Chương trình NTM14 Phú Thứ X.Phú An BC DNTN TMDV Trung Kiên Đang xin chủ trương15 Long Tân X.Long Tân DT UBND H. Dầu Tiếng Chương trình NTM16 Minh Tân X.Minh Tân DT UBND H. Dầu Tiếng Đang lập dự án17 An Lập X.An Lập DT UBND H. Dầu Tiếng Chương trình NTMII Các dự án ST, TTTM      1 TTTM Phú Cường P.Phú Cường TDM Công ty Thanh Lễ Đang xây dựng

2 TTTM MC Bình Dương Plaza P. Hiệp Thành TDM Công ty Thanh Lễ Đang xây dựng

3 Siêu thị Đông Hòa P.Đông Hòa DA Công ty Giày Thái Bình Đang triển khai dự án4 ST Quang Vinh III X.Hội Nghĩa TU C ty TNHH Quang Vinh Đang triển khai dự án5 TTTM GS TT.Mỹ Phước BC Hàn Quốc hợp tác Lotte Đang triển khai dự án6 Siêu thị Dầu Tiếng TT.Dầu Tiếng DT Kêu gọi đầu tư  

31

Page 32: Báo cáo Quy hoạch Chợ, siêu thị, trung tâm thương mại

CHƯƠNG IVCÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

I. Các giải pháp chủ yếu.1. Về thu hút vốn đầu tư.

- Kêu gọi đầu tư bằng hình thức xã hội hóa và mời gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư về cơ sở hạ tầng thương mại; trong đó cần thu hút nguồn vốn của các Tổng công ty, tập đoàn có quy mô về tài chính và năng lực trong hoạt động thương mại.

- Ngân sách địa phương : Hỗ trợ đầu tư xây dựng chợ nông thôn theo chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 – 2020 tại Quyết định số 2083/QĐ-UB ngày 27/7/2011 của UBND tỉnh. Hỗ trợ cơ sở hạ tầng xung quanh chợ (đường, điện, cấp thoát nước)

- Ngân sách trung ương : Hỗ trợ đầu tư xây dựng chợ đầu mối nông sản tại Thị xã Thủ Dầu Một và huyện Dầu Tiếng (Theo công văn số 8102/BCT-TTTN ngày 01/9/2011 của Bộ Công thương và nguồn vốn phân bổ của Bộ Kế hoạch Đầu tư.

2. Về Chính sách :- Được vay vốn để thực hiện dự án đầu tư chợ, siêu thị, trung tâm thương

mại với hình thức thế chấp công trình đã và đang đầu tư.- Ngân sách nhà nước hỗ trợ với hình thức cho vay vốn ưu đãi của Quỹ đầu

tư phát triển, Ngân hàng chính sách để các doanh nghiệp đầu tư xây dựng chợ.- Được miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với cơ sở, doanh

nghiệp thực hiện xã hội hoá theo Quyết định số 46/QĐ-UBND ngày 22/12/2010 của UBND tỉnh và theo quy định của trung ương.

- Được miễn hoặc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho loại hình chợ, siêu thị, trung tâm thương mại mới đi vào hoạt động (theo quy định của cơ quan thuế)

- Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn như : Đầu tư chợ loại I, khu triển lãm giới thiệu sản phẩm, siêu thị, trung tâm thương mại, kho theo Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.

- Ủy ban nhân dân huyện, thị xã phải tạo quỹ đất sạch để kêu gọi đầu tư, nhà nước hỗ trợ cơ sở hạ tầng như điện, đường, hệ thống thoát nước bên ngoài chợ.

- Khuyến khích các thương nhân đang hoạt động kinh doanh chợ truyền thống để từng bước chuyển sang loại hình kinh doanh thương mại hiện đại hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại.

- Đối với các huyện phía Bắc của tỉnh phải tạo ra quỹ đất sạch để kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực thương mại nội địa.

3. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thương mại :- Có kế hoạch đào tạo cán bộ, nhân viên hiện đang làm việc tại các doanh

nghiệp, hợp tác xã kinh doanh chợ và các ban quản lý chợ. Nhà nước quản lý

32

Page 33: Báo cáo Quy hoạch Chợ, siêu thị, trung tâm thương mại

bằng các văn bản hướng dẫn của Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân tỉnh về chợ, siêu thị, trung tâm thương mại.

- Đơn giản hoá thủ tục hành chính về đầu tư, xây dựng và công bố quy trình thủ tục hành chính về đầu tư chợ, siêu thị, trung tâm thương mại để thu hút đầu tư.

- Xây dựng quy chế phối hợp giữa các ngành, các cấp; có sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan hữu quan.

- Tập trung giải tỏa triệt để chợ tự phát, các hộ kinh doanh lấn chiếm lòng lề đường và di dời tiểu thương ở chợ tạm trước đây theo Quyết định số 1347/QĐ-UBND ngày 8/4/2009 của UBND tỉnh để sắp xếp vào chợ đã quy hoạch nhằm ổn định trật tự kinh doanh cho tiểu thương, đảm bảo văn minh thương mại và đảm bảo hoạt động chợ có hiệu quả.

4. Về bảo vệ môi trường.Tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường đối với hoạt động

của các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại.II. Tổ chức thực hiện quy hoạch.1. Sở Công thương.a) Chủ trì triển khai quy hoạch này, công bố quy hoạch trên website của

Sở, xây dựng quy chế phối hợp với các Sở ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã để tổ chức thực hiện.

b) Tham mưu UBND tỉnh chấp thuận chủ trương địa điểm đầu tư các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh. Tham gia thẩm định dự án đầu tư chợ, siêu thị, trung tâm thương mại theo thẩm quyền.

c) Thực hiện công tác quản lý nhà nước về chợ, siêu thị, trung tâm thương mại. Hàng năm, tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh và kết quả thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Công Thương; đồng thời kiến nghị UBND tỉnh và Bộ Công Thương hoàn thiện cơ chế chính sách về quản lý và phát triển chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư.a) Xem xét bố trí kế hoạch vốn đầu tư chợ nông thôn hàng năm cho các

huyện và thẩm định các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách.b) Ưu tiên dành tỷ lệ vốn đầu tư hợp lý cho nhu cầu xây dựng kết cấu hạ

tầng thương mại phù hợp với cơ chế, chính sách của Nhà nước.3. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn.Phối hợp cùng Sở Công Thương, các ngành có liên quan và Ủy ban nhân

dân các huyện, thị xã tổ chức triển khai đầu tư xây dựng chợ nông thôn theo tiêu chí nông thôn mới tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 - 2020.

33

Page 34: Báo cáo Quy hoạch Chợ, siêu thị, trung tâm thương mại

4. Sở Tài nguyên Môi trường.a) Căn cứ vào quy hoạch này làm cơ sở để quy hoạch sử dụng đất cho từng

thời kỳ và trong quá trình thực hiện phối hợp cùng các Sở có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế địa phương.

b) Thực hiện công tác quản lý nhà nước về môi trường đối với loại hình chợ, siêu thị, trung tâm thương mại.

5. Các Sở, ngành có liên quan: Căn cứ chức năng quản lý nhà nước của ngành mình cùng phối hợp để

triển khai quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại đến năm 2020.

6. UBND huyện, thị xã:a) Công khai quy hoạch phát triển chợ, siêu thị, trung tâm thương mại theo

địa bàn, kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư;b) Xây dựng kế hoạch sử dụng vốn ngân sách hàng năm cho việc đầu tư

xây dựng chợ;c) Thẩm định địa điểm đầu tư chợ, siêu thị, trung tâm thương mại theo quy

hoạch, xét duyệt dự án đầu tư chợ theo phân cấp hoặc theo uỷ quyền của UBND tỉnh;

d) Thực hiện công tác quản lý nhà nước theo phân cấp; định kỳ báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch và hoạt động chợ, siêu thị, trung tâm thương mại về Sở Công Thương.

đ) Chỉ đạo các phòng, ban có liên quan giải tỏa chợ tự phát và lắp đặt biển cấm họp chợ với mọi hình thức

Trong quá trình thực hiện quy hoạch, giao Sở Công Thương chủ trì phối hợp cùng các ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trên từng địa bàn huyện, thị xã ./.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNHChủ tịch

34