chỢ truyỀn thỐng - gass.edu.vn · các kênh truyền thống như: chợ truyền thống,...

302
VIN HÀN LÂM KHOA HC XÃ HI VIT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG THHƯƠNG CHTRUYN THNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA HÀ NI LUN ÁN TIN SĨ KINH THÀ NI - 2019

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

13 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG THỊ HƯƠNG

CHỢ TRUYỀN THỐNG

TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2019

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG THỊ HƯƠNG

CHỢ TRUYỀN THỐNG

TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở HÀ NỘI

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển

Mã số: 9.31.01.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. Phí Vĩnh Tường

2. TS. Lê Anh Vũ

HÀ NỘI - 2019

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu

trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của Luận án chưa từng được

công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án

Hoàng Thị Hương

ii

LỜI CẢM ƠN

Luận án được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Phí Vĩnh

Tường và TS. Lê Anh Vũ. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự hướng dẫn tận

tình, chu đáo của các giáo viên hướng dẫn.

Trong thời gian làm nghiên cứu sinh, tôi nhận được nhiều sự quan tâm và

động viên của Cơ quan tôi đang công tác, cùng với ý kiến góp ý quý báu của các

chuyên gia kinh tế từ các Bộ Thương, sở Công Thương, Tổng cục thống kê, viện

nghiên cứu trong nước như Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương, Viện Kinh tế

Việt Nam. Tôi xin trân trọng cảm ơn.

Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn Cơ sở đào tạo - Khoa kinh tế học

Viện Khoa Học Xã Hội - Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam đã cho nhiều

ý kiến quý báu về chuyên môn, cũng như tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành

nghiên cứu này.

Tác giả luận án

Hoàng Thị Hương

iii

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

LUẬN ÁN ................................................................................................ 8

1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ..................................................................... 8

1.2. Tình hình nghiên cứu về chợ truyền thống trong nước ...................................... 16

1.3. Những vấn đề lý luận và thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu ............................... 22

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ CHỢ

TRUYỀN THỐNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA..................... 25

2.1. Các khái niệm về chợ và phát triển chợ truyền thống ........................................ 25

2.2. Đặc điểm hoạt động của chợ truyền thống ......................................................... 29

2.3. Vai trò của chợ truyền thống trong quá trình đô thị hóa .................................... 36

2.4. Phát triển chợ truyền thống trong quá trình đô thị hóa ..................................... 43

2.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển chợ truyền thống trong quá trình

đô thị hóa .......................................................................................................... 48

2.6. Kinh nghiệm một số quốc gia về phát triển chợ truyền thống trong quá

trình đô thị hóa và bài học rút ra có thể áp dụng cho Hà Nội .......................... 57

Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHỢ TRUYỀN THỐNG TRONG

QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở HÀ NỘI ................................................ 69

3.1. Thực trạng chợ truyền thống trong quá trình đô thị hóa ở Hà Nội .................... 69

3.2. Các chính sách quy hoạch quản lý và phát triển chợ truyền thống trong

quá trình đô thị hóa ở Hà Nội ........................................................................... 88

3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển chợ truyền thống trong quá

trình đô thị hóa ở Hà Nội .................................................................................. 96

3.4. Đánh giá những kết quả thành công, hạn chế và nguyên nhân biến đổi

chợ truyền thống trong quá trình đô thị hóa ở Hà Nội ................................... 120

Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHO SỰ PHÁT TRIỂN CHỢ

TRONG THỜI GIAN TỚI ................................................................... 127

4.1. Bối cảnh ........................................................................................................... 127

iv

4.2. Quan điểm ........................................................................................................ 131

4.3. Giải pháp .......................................................................................................... 133

KẾT LUẬN ............................................................................................................ 152

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ............... 154

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 155

PHỤ LỤC ............................................................................................................... 174

i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

BQL Ban Quản lý

Chợ TT Chợ truyền thống

HTPP Hệ thống phân phối

HTX Hợp tác xã

QL Quản lý

ST Siêu thị

TTTM Trung tâm thương mại

UBND Ủy ban nhân dân

WTO World Trade Organization Cổ Phần

ii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: So sánh chợ truyền thống và chợ hiện đại ................................................ 42

Bảng 3.1: Phát triển hệ thống bán lẻ của Hà Nội từ 2000 đến 2016 ......................... 70

Bảng 3.2: Tình hình quy mô chợ ở Hà Nội năm 2000-2017 .................................... 71

Bảng 3.3: Đầu tư cải tạo nâng cấp chợ năm 2010-2016 ........................................... 73

Hộp 1: Phỏng vấn tiểu hương chợ Đồng Xuân ......................................................... 80

Hộp 2: phỏng vấn khách hàng ................................................................................... 81

Bảng 3.4: Thống kê mẫu lựa chọn chợ - siêu thị theo thu nhập ............................... 82

Bảng 3.5: Sự gia tăng hoạt động của chợ truyền thống ............................................ 83

Bảng 3.6: Thực trạng các chợ chuyển thành mô hình chợ - trung tâm thương mại ...... 94

Hộp 3: Phỏng vấn sâu tiểu thương ............................................................................ 95

Hộp 4: Phỏng vấn sâu ý kiến khách hàng ................................................................. 95

Bảng 3.7: Kết quả giải thích nhân tố EFA ................................................................ 98

Bảng 3.8: Tổng kết mô hình hồi quy ........................................................................ 99

Bảng 3.9: Các hệ số hồi quy.................................................................................... 100

Bảng 3.10: Số tiền thường dành cho mỗi lần đi chợ với số lần đi chợ/tuần ........... 109

iii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ phân bổ cơ cấu hàng hoá tại chợ truyền thống ....................... 76

Biểu đồ 3.2. Thu nhập trung bình của tiểu thương ở các chợ ................................... 85

Biểu đồ 3.3. Mối quan hệ tuổi - giới tính và thu nhập của tiểu thương .................... 86

Biểu đồ 3.4. Thực trạng thu nhập của tiểu thương .................................................... 87

Biểu đồ 3.5. Lý do tiểu thương muốn kinh doanh ở chợ .......................................... 87

Biểu đồ 3.6. Lý do kinh doanh ở chợ của tiểu thương .............................................. 88

Biểu đồ 3.7. Lựa chọn của người tiêu dùng đối với chợ và siêu thị ....................... 103

Biểu đồ 3.8. Đi chợ là do thói quen ........................................................................ 103

Biểu đồ 3.9. khoảng cách đi từ nhà đến chợ ........................................................... 104

Biểu đồ 3.10. Thời gian đi từ nhà đến chợ .............................................................. 105

Biểu đồ 3.11. Thống kê mẫu theo thu nhập với số lần đi chợ ................................ 106

Biểu đồ 3.12. Mức độ tin tưởng hàng hóa dịch vụ ở chợ ....................................... 108

Biểu đồ 3.13. Lý do họ đi chợ là do giá cả phù hợp ............................................... 110

Biểu đồ 3.14. Lý do khiến người tiêu dùng mua hàng hóa tại chợ truyền

thống (cung) .................................................................................... 113

Biểu đồ 3.15. Lý do người tiêu dùng lựa chọn chợ (cầu) ....................................... 113

Biểu đồ 3.16. Ý kiến khách hàng cho sự phát triển của chợ ................................... 115

Biểu đồ 3.17. Lựa chọn chợ - siêu thị theo theo tuổi .............................................. 117

Biểu đồ 3.18. Lựa chọn chợ - siêu thị theo theo thu nhập ...................................... 117

iv

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu .................................................................................. 97

Hình 3.2: Kết quả Mô hình nghiên cứu................................................................... 101

v

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục 1A: Phiếu khảo sát người tiêu dùng ........................................................... 175

Phụ lục 1B: Phiếu khảo sát tiểu thương .................................................................. 182

Phụ lục 2: Kinh nghiệm quốc tế về phát triển chợ truyền thống một số nước

trên thế giới .......................................................................................... 187

Phụ lục 3: Thực trạng và các bất cập trong các công trình kết hợp chợ -

Trung tâm thương mại tại Hà Nội ....................................................... 200

Phụ lục 4: Danh sách các chợ truyền thống ở Hà Nội ............................................ 205

Phụ lục 5: Các chính sách và văn bản pháp lý của nhà nước và thành phố Hà Nội ...... 237

Phụ lục 6: Bổ sung kết quả nghiên cứu định tính, định lượng ................................ 244

Phụ lục 7: Một số hình ảnh về chợ truyền thống .................................................... 286

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của luận án

Trong những năm vừa qua hệ thống chợ, trung tâm thương mại (TTTM) và

siêu thị phát triển tương đối nhanh đã góp phần đẩy mạnh trao đổi giao lưu hàng

hoá phục vụ đời sống nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội, nhất là đối với các

thành phố có tốc độ ĐTH nhanh với tốc độ tăng dân số cao như Hà Nội đã gia tăng

nhu cầu trao đổi, mua sắm hàng hoá rất lớn và đa dạng. Bên cạnh các trung tâm

thương mại siêu thị, cửa hàng cửa hiệu có tính hiện đại thì chợ truyền thống với

những đặc điểm và vai trò của nó đã góp phần đáp ứng nhu cầu trao đổi mua sắm

hàng hoá trong quá trình ĐTH ở Việt Nam.

Quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá tất yếu tác động mạnh mẽ đến sự phát

triển của chợ truyền thống. Với tư cách là một trong các nguồn lực phát triển kinh tế

đất nước, chợ truyền thống cũng có những thay đổi sâu sắc về loại hình, cấp độ, quy

mô, sự phong phú... là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất và tiêu

dùng phát triển. Hơn nữa, mạng lưới chợ trong thời gian qua phát triển khá nhanh

góp phần mở rộng giao lưu hàng hoá, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người

tiêu dùng trong hệ thống phân phối (HTPP) hàng hoá nhằm thực hiện mục tiêu phát

triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tại Việt Nam, theo kết quả thống kê của Bộ Công Thương năm 2016, cả

nước có 8.568 chợ truyền thống, tăng 40.3% so với năm 2000 (6.104 chợ). Điều đó

cho thấy, các chợ truyền thống vẫn tiếp tục phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu

dùng của người dân. Theo nghiên cứu của công ty AC Neilsen vào đầu năm 2011,

gần 80% số người được phỏng vấn trả lời cho rằng họ thường xuyên mua hàng tại

các kênh truyền thống như: chợ truyền thống, chợ trời, chợ lề đường. Sự phát triển

của chợ truyền thống cũng sẽ là một xu hướng tất yếu trong quá trình đô thị hoá ở

Việt Nam. Trong những năm vừa qua, cùng với quá trình chuyển đổi sang nền kinh

tế thị trường, mạng lưới chợ, siêu thị phát triển khá nhanh chóng đã góp phần mở

rộng giao lưu hàng hoá phục vụ tốt nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống

của nhân dân cả nước nói chung, Thành phố Hà Nội nói riêng. Tuy nhiên, thực

trạng phát triển mạng lưới đó trên địa bàn thành phố hiện nay cũng đang đặt ra

2

những vấn đề cần phải giải quyết, điều chỉnh cả về phương diện kinh tế và xã hội để

phù hợp với xu hướng phát triển và yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Chợ

có thể coi là một mặt gương phản chiếu xã hội xung quanh nó. Trong quá trình phát

triển, khi trình độ và cấu trúc kinh tế, xã hội thay đổi thì chợ cũng biến đổi, cả về

hình thức lẫn nội dung. Ngược lại, từ các phân tích về chợ, ta cũng có thể hình dung

ra tiến trình phát triển kinh tế và xã hội.

Đặc biệt Hà Nội là một trong những thành phố có tốc độ đô thị hoá nhanh,

cùng với tốc độ tăng dân số, tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân.

Nhu cầu mua sắm hàng hoá của dân cư qua mạng lưới chợ hiện nay đang có xu

hướng tăng lên ở cả khu vực đô thị lẫn nông thôn. Trong quá trình đô thị hoá, hệ

thống chợ truyền thống ở Hà Nội phải đối diện với nhiều khó khăn thách thức, khó

có thể tồn tại và phát triển trước sự xuất hiện của hệ thống bán lẻ hiện đại như siêu

thị, cửa hàng tiện lợi… đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt về quản lý, giá cả, phong

cách phục vụ, chất lượng sản phẩm… Vì thế, việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực

tiễn, phân tích, đánh giá một cách khoa học về thực trạng chợ truyền thống trong

quá trình đô thị hoá ở Hà Nộivà đề xuất giải pháp là hết sức cần thiết.

Từ những nhận định trên, nghiên cứu sinh thấy rằng, trong các đô thị hiện

đại vẫn hiện diện sự tồn tại của chợ truyền thống. Do vậy, cần phải nghiên cứu,

đánh giá thực trạng hệ thống chợ truyền thống để rút ra những bài học kinh nghiệm

và đề xuất những giải pháp khả thi nhằm giữ vững và phát triển “Chợ truyền thống

trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội ” sẽ có ý nghĩa thực tiễn quan trọng, góp phần

thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô mà vẫn giữ được nét văn

hoá ngàn năm văn hiến của Thăng Long Hà Nội. Từ đó, có những kiến nghị nâng

cao năng lực cạnh tranh của chợ truyền thống - kênh phân phối vốn được xem là

biểu hiện văn hoá của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.

2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án

2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở hệ thống hoá một số vấn đề lý luận liên quan đến chợ truyền

thống trong quá trình đô thị hoá, đánh giá thực trạng, xác định các vấn đề phát triển

và đề xuất các khuyến nghị chính sách để phát triển chợ truyền thống.

3

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Thứ nhất: Hệ thống hoá cơ sở lý luận về phát triển chợ truyền thống trong

quá trình đô thị hoá.

- Thứ hai: Nghiên cứu thực trạng phát triển chợ truyền thống trong quá trình

đô thị hoá ở Hà Nội hiện nay, và làm rõ các vấn đề phát triển của chợ truyền thống

- Thứ ba: Làm rõ những yếu tố tác động đến sự phát triển chợ truyền thống

trong quá trình đô thị hoá.

- Thứ tư: Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị rút ra từ kết quả nghiên cứu

cho việc phát triển chợ trong hệ thống bán lẻ trên địa bàn Hà Nội.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là thực trạng của các chợ truyền thống trong quá

trình đô thị hoá, trực tiếp là các chợ truyền thống ở Hà Nội.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi thời gian: luận án tập trung nghiên cứu thực trạng chợ truyền thống

trong giai đoạn 2000-2017 và luận giải các giải pháp phát triển chợ đến năm 2035.

Phạm vi không gian:

Luận án giới hạn thực hiện nghiên cứu sự phát triển của các chợ truyền thống

trên địa bàn Hà Nội vì Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội và chính trị của

cả nước; Đồng thời là nơi có tốc độ đô thị hoá cao cũng là nơi một số chợ truyền

thống đã bị thay thế trong quá trình đô thị hoá.

Phạm vi nghiên cứu về nội dung

Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng, xu hướng phát triển và những vấn

đề đặt ra trong quá trình phát triển chợ truyền thống. Đồng thời cũng tập trung

nghiên cứu các giải pháp phù hợp để phát triển chợ truyền thống, khai thác các giá

trị của chợ truyền thống (kinh tế, văn hoá, xã hội) hướng đến phát triển bền vững

Thủ đô Hà Nội

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Giả thuyết nghiên cứu

Trong những năm qua, hệ thống các chợ truyền thống đã góp phần quan

trọng vào phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, trong bối cảnh

4

ngày càng xuất hiện nhiều loại hình kinh doanh hiện đại đã làm cho chợ truyền

thống có nguy cơ mai một dần, đóng góp của chợ truyền thống vào sự phát triển

chung của Hà Nội ngày càng giảm sút, từ đó cần phải có những giải pháp để bảo tồn

và phát triển chợ truyền thống phù hợp với điều kiện mới.

Trong rất nhiều các yếu tố có ảnh hưởng đến sự phát triển của chợ truyền

thống thì các nhân tố: Người tiêu dùng (người mua), tiểu thương (người bán), địa

điểm (vị trí địa lý) là những yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng đến sự phát triển của

chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá.

4.2. Khung phân tích

Cầu: Người

mua (người

tiêu dùng)

Thị hiếu

Văn hóa

Thói quen

Giá cả

Cung:Người

bán (tiểu

thương)

- Sự tiện lợi

- Niềm tin

- Giá cả

- Đa dạng

sản phẩm

Thị trường:Địa điểm(

vị trí địa lý)

Sự cạnh tranh của hệ

thống bán lẻ khác

Sự phát triển

của chợ truyền

thống

Đô thị hóa

Sự phát triển của hệ

thống chợ hiện đại Phát triển du lịch chợ và

du lịch văn hóa

5

4.3. Nguồn dữ liệu và phương pháp nghiên cứu

Nguồn dữ liệu

Trong quá trình nghiên cứu Luận án sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp

liên quan đến hoạt động của chợ truyền thống và hệ thống bán lẻ. Nguồn dữ liệu thứ

cấp được thu thập từ các giáo trình, các báo cáo, đề án, các kết quả nghiên cứu

trong và ngoài nước được công bố trên các báo, tạp chí chuyên ngành; Niên giám

thống kê hàng năm của Tổng cục Thống kê; Các báo cáo điều tra thị trường bán lẻ,

các doanh nghiệp bán lẻ của Sở Công thương, Bộ Công Thương.

Luận án sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp liên quan đến lĩnh vực bán lẻ thông

qua việc tự nghiên cứu và tiến hành điều tra thực tế nhiều nhóm khách hàng tham

gia vào hoạt động mua bán ở chợ truyền thống kết hợp với việc điều tra khảo sát

tiểu thương và các hoạt động ở chợ truyền thống, đồng thời sử dụng phương pháp

phỏng vấn chuyên gia.

Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu thứ nhất là phương pháp nghiên cứu

định tính phỏng vấn sâu các tiểu thương ở chợ truyền thống lâu năm của Hà Nội. Thứ

hai là phương pháp định lượng phỏng vấn người tiêu dùng ở các chợ truyền thống ở

Hà Nội để xác định, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát và đo lường các khái

niệm nghiên cứu. Dữ liệu thu thập được dùng để đánh giá lại thang đo, phân tích

nhân tố, phân tích tương quan và kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu

bằng các phương pháp hồi quy bội với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.

Đối với việc điều tra, khảo sát tiểu thương, khảo sát ý kiến ngẫu nhiên với

105 tiểu thương trên 16 chợ truyền thống lâu năm, là những người đã và đang kinh

doanh ở các chợ truyền thống trong các vùng đô thị của Hà Nội [Phụ lục 1b];

Xử lý số liệu: Đối với việc điều tra khảo sát ý kiến tiểu thương, luận án sử

dụng chủ yếu phương pháp thống kê mô tả, nên chỉ thực hiện việc xử lý bằng

chương trình chạy dữ liệu trên phần mềm xử lý số liệu Microsoft Office Excel,

thông qua đó tổng hợp, phân loại số lượng ý kiến quan điểm của các tiểu thương về

thực trạng kinh doanh buôn bán, lý do khách hàng đến chợ, sử dụng và mức độ tín

nhiệm của họ đối với hệ thống quản lý và chính sách về chợ.

6

Đối với khảo sát người tiêu dùng, bảng hỏi được xây dựng làm hai phần: thứ

nhất là các thông tin chung về người tiêu dùng (nghề nghiệp, thu nhập, giới tính…)

và các thông tin để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của

chợ truyền thống. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, độ tin cậy

Cronbach’s alpha thông qua phần mềm SPSS 20.0. Tác giả tập trung sử dụng

phương pháp định lượng để nghiên cứu và lựa chọn thang đo Likert 5 mức độ từ "1

- Hoàn toàn không đồng ý" đến "5 - Hoàn toàn đồng ý". Thang đo gồm các thành

phần như sự tiện lợi, văn hoá, thị hiếu, niềm tin, sự cạnh tranh, hiện trạng được cấu

tạo bởi 48 biến quan sát, như vậy số mẫu tối thiểu cần đạt được là 240. Tác giả đã

phỏng vấn kết hợp điều tra khảo sát thu về 465 phiếu thoả mãn yêu cầu và được sử

dụng để phân tích.

- Tác giả tiến hành nghiên cứu thực hiện phỏng vấn sâu các tiểu thương

chuyên gia nghiên cứu về thị trường, đô thị, các nhà quản lý chợ, chính quyền đô

thị, các nhà quản lý trực tiếp về chợ ở sở công thương…để phát mẫu phiếu điều tra,

kết hợp trao đổi trực tiếp.

Quy mô phiếu: Kích thước mẫu theo tiêu chuẩn của mô hình lý thuyết

trong nghiên cứu này là 8 tham số với 48 biến quan sát cho việc đánh giá các yếu tố

ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển chợ truyền thống. Do đó, kích thước mẫu tối

thiểu là 48 x 5 = 240. Vì vậy, tác giả phát ngẫu nhiên các khách hàng đến mua sắm

ở các chợ trong những vùng đô thị ở Hà nội, sau khi thu thập xử lý có 465 phiếu

thoả mãn yêu cầu và được sử dụng để phân tích. Bảng hỏi được xây dựng làm hai

phần: thứ nhất là các thông tin chung về người tiêu dùng (nghề nghiệp, thu nhập,

giới tính…) và các thông tin để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự tồn tại và

phát triển của chợ truyền thống [Phụ lục 1].

5. Tính mới và đóng góp của luận án

Từ hệ thống lý luận và thực tiễn, luận án làm rõ sự tồn tại khách quan của

chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội, xác định các yếu tố quyết

định sự phát triển của chợ truyền thống trong bối cảnh đô thị hoá. Kết quả nghiên

cứu đã luận giải nguyên nhân của các vấn đề phát triển của chợ truyền thống trong

quá trình ĐTH, cũng như phản ánh được xu hướng biến đổi (chức năng) của chợ

7

truyền thống. Bên cạnh vai trò không thể thiếu của hệ thống phân phối hiện đại,

cùng tồn tại cạnh tranh phát triển với hệ thống siêu thị, chợ truyền thống còn có vai

trò như một sản phẩm du lịch văn hoá. Từ việc xác định vị trí, vai trò của chợ

truyền thống trong quá trình đô thị hoá của Hà Nội; nội dung luận án đã đề xuất một

số khuyến nghị giải pháp phát triển chợ truyền thống trong giai đoạn tới; và gợi mở

hướng nghiên cứu tiếp theo đối với các nền kinh tế đang phát triển khác.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

Về lý luận: Góp phần hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về chợ truyền thống

trong quá trình đô thị hoá.

Về thực tiễn:

Rút ra được các bài học kinh nghiệm phát triển chợ truyền thống trên cơ sở

nghiên cứu các mô hình chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá của một số

nước như: Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan…

Xác định được các yếu tố ảnh hưởng quyết định đối với hệ thống chợ truyền

thống ở Hà Nội, và cung cấp một trong những cơ sở khoa học cho việc xây dựng

chính sách phát triển chợ truyền thống của Hà Nội trên cơ sở vận dụng mô hình

kinh tế lượng đã xây dựng.

Kết quả nghiên cứu cung cấp nhận thức mang tính khoa học về nguyên nhân

người tiêu dùng Hà Nội vẫn chọn chợ truyền thống là nơi mua sắm, trước sự phát

triển mạnh mẽ của hệ thống siêu thị.

7. Kết cấu của luận án bao gồm

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội

dung Luận án kết cấu thành 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án.

Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm phát triển chợ truyền thống trong

quá trình đô thị hoá.

Chương 3: Thực trạng phát triển chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá

ở Hà Nội

Chương 4: Quan điểm, giải pháp cho sự phát triển chợ truyền thống ở Hà

Nội trong thời gian tới.

8

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI

Trên thế giới có những xu hướng nghiên cứu khác nhau về chợ truyền thống.

- Nhóm nghiên cứu thứ nhất: Những nghiên cứu về thách thức của chợ

truyền thống trước sự phát triển của mô hình chợ hiện đại trong quá trình đô thị hoá.

Thể hiện qua các nghiên cứu: Findlay, Paddison và Dawson 1990, Galbraith và

Holton 1965, Goldman 1974, 1981, Kaynak và Cavusgil 1982, Samiee 1990, Năm

1993, Savitt 1988, 1990, Slater và Riley 1969, Yavas, Kaynak, và Borak 1981).

Nhiều nhà nghiên cứu hiện đại hoá đã kết luận rằng việc bán lẻ truyền thống gặp

phải những bất lợi kinh tế lớn như: quy mô, chất lượng sản phẩm thấp, hạn chế

chủng loại, thường xuyên mua hàng, giá không ổn định, môi trường mua sắm), và

thiếu khả năng (như tài chính, quản lý, kinh doanh) cần thiết để thay đổi và phát

triển. Những điểm yếu này giải thích sự nhất trí giữa các nhà nghiên cứu và các nhà

hoạch định chính sách về sự cần thiết phải hiện đại hoá các hệ thống bán lẻ thực

phẩm truyền thống.

Các nghiên cứu chỉ ra bốn yếu tố đã được xác định là nguyên nhân dẫn đến bất

lợi của siêu thị so với chợ truyền thống: (1) khả năng và sở thích của người tiêu dùng;

(2) Cung cấp và phân phối; (3) chính sách của chính phủ, và (4) vị trí địa lý [111].

Các nghiên cứu chứng minh ba vấn đề chính:

Thứ nhất: Phân tích những lợi thế và bất lợi của hai loại hình chợ cụ thể qua

các phương pháp điều tra khảo sát cụ thể nghiên cứu của Galbraith và Holton 1965,

Goldman 1981, Samiee 1993, Savitt 1988, Slater và Riley 1969; khảo sát 382 hộ gia

đình ở 9 quận của Hồng Kông trong nghiên cứu của của Hồ và Lau (1988) ở

Malaysia đều tập trung điều tra khảo sát 3 đối tượng là: Người tiêu dùng - các tiểu

thương bán hàng ở chợ và xung quanh chợ và chính phủ (các nhà quản lý chợ, các

nhà hoạch định) [107, tr.126-139].

Thứ hai: Phân tích vai trò của các mô hình chợ truyền thống (chợ TT) và chợ

hiện đại đối với sự phát triển hệ thống phân phối.

Thứ ba: sự tác động của chính phủ đối với sự tồn tại và phát triển của hai loại

hình chợ TT và chợ HĐ.

9

Các nghiên cứu đã dẫn đến cùng quan điểm kết quả là: từ 75 đến 97% số

người tiêu dùng được hỏi cho rằng mặc dù chợ TT ẩm thấp và không thoáng, sạch

như siêu thị nhưng họ vẫn lựa chọn đi mua sắm thực phẩm phục vụ hàng ngày là ở

chợ truyền thống... vì vậy các nghiên cứu có những quan điểm kết luận: “Chợ

truyền thống vẫn có những lợi thế cạnh tranh lâu dài ở các nước Đông Á” [107,

tr.126-138]. Trong một nghiên cứu của Goldman, Ramaswami, Krider, 2002; Ho,

2005 đã phân tích một nghiên cứu trong năm 2002 với tiêu đề “Lợi thế cạnh tranh

lâu dài của chợ truyền thống”, nghiên cứu nổi bật nhất liên quan đến Goldman

(1974) và Goldman et al. (1974,1981,1982,1999, 2002, 2005), các nhà nghiên cứu

đặt câu hỏi rằng: “Liệu các siêu thị ở Đông Á có thể vượt qua mô hình kinh doanh

truyền thống”? Nghiên cứu của Matthew Gorton [115]. Các nghiên cứu cùng đưa ra

giải pháp để chợ TT giữ vững lợi thế cạnh tranh của mình thì cần thiết phải:

1. Hiện đại hoá chợ truyền thống.

2. Hiện đại hoá nhưng phải phù hợp và theo tiêu chí về giá trị văn hoá

của từng vùng, từng địa phương. Các nghiên cứu cùng có những cảnh

báo nếu không chính phủ lựa chọn sự phát triển theo hướng hiện đại hoá

mà không theo tiêu chí về giá trị văn hoá thì sẽ có sự đánh đổi rất lớn về

mặt xã hội [107; 110; 82; 102].

Do vậy, chợ truyền thống ở Đông Á vẫn sở hữu một lợi thế cạnh tranh lâu

dài trong hệ thống bán lẻ. Các nghiên cứu trên là sự đóng góp quý báu cho đề tài

luận án của tác giả về phân tích sự tồn tại và phát triển của chợ truyền thống không

chỉ tiếp cận theo cùng phương pháp về chức năng kinh tế mà cần tiếp cận theo các

chức năng vai trò, cách tiếp cận khía cạnh khác của chợ… Bên cạnh đó, Luận án

cũng sẽ tiếp tục cập nhật các tài liệu tham khảo khác để phục vụ cho nghiên cứu về

các nội dung thuộc HTBL truyền thống, cũng như các chính sách quản lý tại một

địa phương - khu đô thị thị cụ thể đối với các chợ truyền thống.

- Nhóm nghiên cứu thứ hai: Về chợ truyền thống là một phần quan trọng của

hệ thống phân phối bán lẻ, là một mắt xích quan trọng trong hệ thống phân phối và

tiêu thụ sản phẩm. Thể hiện qua các nghiên cứu của Brooks, Richard (1995) - [64].

Zhang, Qian Forrest và Pan Zi (2013) - [114], Nghiên cứu Chen Wen Ling-Trần

Văn Linh và Zhou Jing-Chu Kinh (2012) [40]; Phan Dũng (2011) [17]; [170];

10

[171]; [180]; [151]; Các tác giả cho rằng các doanh nghiệp cần phân khúc thị

trường, phân đoạn theo mức giá cả và chất lượng để nâng cao doanh thu và thị phần

của doanh nghiệp. Nghiên cứu chỉ ra rằng chợ truyền thống vẫn đóng vai trò thứ

yếu để các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm [107] và chợ truyền thống có thể vẫn

cùng tồn tại với chợ hiện đại trong những phân khúc thị trường khác nhau [84]. Nội

dung nghiên cứu này là sự đóng góp lớn đối với đề tài luận án của nghiên cứu sinh

về đánh giá các nhân tố với vai trò trong hệ thống phân phối, hệ thống bán lẻ trong

từng khu vực đô thị. Nội dung nghiên cứu này được sử dụng tham khảo đối với đề

tài Luận án của nghiên cứu sinh về những vấn đề liên quan tới Chính quyền địa

phương, tới thiết kế, kiểm soát và quản lý chợ sao cho nó hoạt động có hiệu quả,

cũng như tham khảo kinh nghiệm từ một số mô hình kiểu mẫu về chợ đô thị của

Thái Lan, HongKong, Singapore và Malaysia.

- Nhóm nghiên cứu thứ ba: về sự liên kết giữa chợ truyền thống với chợ hiện

đại trong hệ thống phân phối và tiêu thụ hàng hoá:

Một số nghiên cứu của Huang, Zhi, Huang, Jia, and Rozelle, 2009; Neven,

Odera, Reardon, and Wang, 2009; Reardon, Barrett, Berdegue, and Swinnen, 2009.

Kelly et al.2010; Reardon và cộng sự 2012; Goldman and Vanhonacker.2006;

Farhangmehr, Marques, S.Silva, J.2000; Các nghiên cứu chỉ ra hai mặt của vấn đề

chợ truyền thống- chợ hiện đại: Thứ nhất, cho rằng chợ truyền thống có vai trò đặc

biệt quan trọng là nguồn sinh kế người nông dân và các tiểu thương kinh doanh nhỏ

lẻ, những người lao động giản đơn (những người lao động dễ bị tổn thương và

nghèo nhất trong xã hội) với trình độ và khả năng còn hạn chế trong quá trình đô thị

hóa, những lao động di cư trong các đô thhoá141]; Thứ hai, điều đó đã kích thích

cải tiến trong việc áp dụng công nghệ, quản lý tài nguyên và năng suất trong sản

xuất kinh doanh [143]. Ở góc độ nghiên cứu này, một số nghiên cứu đã cho rằng

mối liên hệ giữa hai loại hình chợ truyền thống và chợ hiện đại thực chất có sự phân

khúc rõ ràng, chợ truyền thống vẫn chiếm ưu thế hơn về thị phần trong phân khúc

thị trường, có lợi thế giá trị hơn so với chợ hiện đại. Nghiên cứu khẳng định chợ

truyền thống có lợi thế về chi phí, sự tươi mới, gia vị trong văn hoá chế biến thức ăn

của người Đông Á, đôi khi hàng hoá không qua khâu trung gian nào, hoặc tiểu

11

thương tự sơ chế sản phẩm… trong một môi trường tự phục vụ, điều đó đã hấp dẫn

hơn người tiêu dùng [105]... Trong khi đó, các siêu thị cũng phải chịu lao động cao

hơn, cho thuê và các chi phí khác [107], đặc biệt là chi phí bảo quản và sơ chế các

mặt hàng tươi sống nếu có. Do đó, các siêu thị tăng chi phí trên giá cho sản phẩm

tươi sống và thực phẩm sơ chế. Tuy nhiên, theo Goldman et al., thế mạnh của các

siêu thị - thuận tiện, đa dạng, sạch sẽ. Nhưng điều đó được coi là tương đối ít quan

trọng với những người mua hàng châu Á [108]. Để hỗ trợ cho lập luận của mình,

các tác giả sau này đã chứng minh rằng mặc dù hoạt động trong một thời gian dài

và một tiêu chuẩn tương đối cao của cuộc sống, thị phần của siêu thị vẫn thấp hơn

50% tại Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan [107, tr.127]. Nghiên cứu

còn chỉ ra "chợ" thống trị không phải là một hiện tượng tạm thời mà là dựa trên lợi

thế kinh tế thực sự ở châu Á, các tác giả khuyến nghị quá trình chuyển đổi chợ

truyền thống ở châu Á nói chung và Đông Á nói riêng không nên làm theo các mô

hình phương Tây.

- Nhóm nghiên cứu thứ tư: Nghiên cứu về vai trò của chợ truyền thống đối với

đời sống kinh tế xã hội người dân khu vực ĐNA nói riêng và Châu Á nói chung. Được

thể hiện qua các nghiên cứu của: Bart Minten and Thomas Reardon.2008; Martthew

Golton.2015; Kelly và cộng sự 2010; Valentine.2008; Wise.2005;Brown và Miller.

2008; Hunt, 2007; Diener.E, RatZ.DR(.200); Findlay, Allan M.,R.Paddison, eds

(1990). Các nghiên cứu phân tích ở các quốc gia phát triển như Nhật và Singarpore

gồm các nghiên cứu:; Christopher Mele.2015, Watson, năm 2009;, Gonzalez và

Watson và Studdert 2006; Waley, 2013; Shepherd.2008; Sullivan, Shaw, 2011.

Dựa trên dữ liệu từ các cuộc phỏng vấn, bảng câu hỏi và quan sát của người

hai đối tượng người tiêu dùng và các tiểu thương, các nghiên cứu đã chứng minh từ

bằng chứng khảo sát dựa trên mười quốc gia đã và đang phát triển cho thấy một mô

hình ổn định và có thể dự đoán trong siêu thị giá cả và chất lượng dịch vụ so với các

chợ truyền thống. Nghiên cứu tiến hành đánh giá về giá cả, chất lượng sản phẩm và

giá trị chất lượng sản phẩm ở 10 quốc gia Đông Nam Á và một số quốc gia khác.

Dựa vào số liệu thống kê, kết hợp khảo sát phân tích định tính điều tra các lý do

người tiêu dùng lựa chọn đi chợ hàng ngày. Đặc biệt ở Việt Nam [218], nghiên cứu

12

Việt Nam (Hà Nội),qua phân tích khảo sát nghiên cứu nhận định thực trạng phát

triển thương mại tại Việt Nam hiện nay cũng giống như ở Hồng Kông vào những

năm 1970 [Error! Reference source not found., tr.480-490]. Việt Nam bị ảnh

hưởng bởi văn hóa ẩm thực và thói quen tiêu dùng của phần lớn người dân (thói

quen đi chợ hàng ngày, thuận tiện về thời gian, quãng đường, giao thông…).

Nghiên cứu nhận định, ở Việt Nam, mặc dù hệ thống siêu thị phát triển mạnh nhưng

vẫn chỉ chiếm từ 5-10 % trong hệ thống phân phối. Chợ truyền thống vẫn chiếm lợi

thế trong hệ thống bán lẻ và hệ thống phân phối.

Các nghiên cứu đã nhận ra các loại mối quan hệ xã hội tìm thấy ở các chợ

truyền thống rất đa dạng và không chính thức, và không phân biệt các dân tộc khác

nhau, các thế hệ, các vị trí và tầng lớp xã hội; chúng có thể từ các cuộc trao đổi

ngẫu nhiên đến các mối quan hệ bền vững dựa trên sự trao đổi lẫn nhau và tin tưởng

lẫn nhau. Nghiên cứu nhận định “Chợ truyền thống có ý nghĩa quan trọng đối với

người dân châu Á bởi vì chúng là không gian của các tương tác các mối quan hệ xã

hội”, nghiên cứu chỉ ra ở hiện tại, hai loại hình thương mại là siêu thị và chợ truyền

thống đều có những lợi thế nhất định. Do vậy, cần phân khúc người tiêu dùng dựa

trên thu nhập của họ. Các kết quả nghiên cứu ở trên để lại một khoảng trống liên

quan đến các nhân tố ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển chợ TT sẽ được quan

tâm để theo đuổi.

- Nhóm nghiên cứu thứ năm: nghiên cứu về ảnh hưởng của siêu thị tới sự

phát triển chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá, thể hiện qua các nghiên cứu:

Thomas Reardon, C.peter Timmer and Bart Minten; Carlos và cộng sự.2005; Chen

và cộng sự.2005; Hawkes.2008; Fung, Victor, Kam Hon Lee, Kim Chan, Anne

Marie Frsncesco 1983; Goldman. 2000. 2002.2004; Goldstein Carl.1990; Greaves,

Jane and Peter Baldwin.1994; Hawkes.c.2008; chỉ ra cuộc cách mạng siêu thị "đã

xảy ra ở các nước đang phát triển trong 2 thập kỷ qua”. Nghiên cứu tập trung vào ba

vấn đề cụ thể, phản ánh tác động của cuộc cách mạng này, đặc biệt là ở châu Á: sự

liên tục trong quá trình hình thành, đổi mới trong chuyển đổi và chiến lược phát

triển độc đáo. Thứ nhất, kỷ lục cho thấy sự tăng trưởng nhanh chóng quan sát trong

đầu những năm 2000 ở Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Thái Lan vẫn tiếp tục

13

và những "người mới" India và Việt Nam đã phát triển nhanh hơn. Đầu tư trực tiếp

nước ngoài, các tập đoàn trong nước và thậm chí đầu tư nhà nước đã đóng vai trò

quan trọng, có ý nghĩa và độc đáo. Thứ hai, cuộc cách mạng siêu thị đang cạnh

tranh với hệ thống bán lẻ truyền thống ở châu Á trong mua sắm, một sự cộng sinh

giữa bán lẻ hiện đại và các lĩnh vực chế biến thực phẩm, hậu cần mới nổi đã phát

sinh và được củng cố. Thứ ba, một số phương pháp cố gắng liên kết các trang trại

nhỏ với siêu thị, ví dụ thành lập một "trung tâm" hay "nền tảng" các công ty và các

dịch vụ khác để liên kết nông dân với thị trường hiện đại. Phương pháp tiếp cận

khác, tương đối mới với châu Á, ở những nơi khác, đặc biệt là ở châu Mỹ Latinh,

bao gồm cả "đưa thị trường hiện đại cho nông dân" bằng cách thành lập trung tâm

thu thập, sắp xếp cung cấp dịch vụ kiêm bộ sưu tập đa hướng, hình thành các hợp

tác xã (HTX) thị trường, các công ty nông dân để có thể đưa hàng vào siêu thị.

Nghiên cứu nhận định rằng, trong sự phát triển của nền kinh tế, sự phát triển của hệ

thống siêu thị là tất yếu, chợ truyền thống sẽ bị đẩy lùi đến một mức độ nhất định và

sẽ cùng tồn tại với hệ thống chợ hiện đại trong phân khúc thị trường [141].

- Nhóm nghiên cứu thứ sáu: nghiên cứu về nhân tố người tiêu dùng có ảnh

hưởngđến sự phát triển của chợ truyền thống.

Nghiên cứu của Masayyoshi Maruyama và Le Viet Trung [137]; N. Chamhuri

và P.J. Batt [84]; [173]; [174]; [176]; [179]. Nghiên cứu làm sáng tỏ những sở thích

và hành vi của người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường. Mục đích của việc

nghiên cứu nhằm đo lường các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định của người tiêu

dùng khi lựa chọn chợ truyền thống, cửa hàng bán lẻ, đặc biệt cho việc mua sắm.

Kết quả của nghiên cứu cho thấy, sự tươi mới, giá cả và tiện nghi là quan trọng

trong việc định hình sự lựa chọn của người tiêu dùng đối với chợ truyền thống cho

thực phẩm tươi sống, trong khi giá đóng một vai trò quan trọng trong việc lựa chọn

các cửa hàng khi mua thực phẩm chế biến, đồ uống và thực phẩm tươi sống. Các kết

quả cung cấp một cơ sở để hiểu những điểm mạnh và điểm yếu của chợ truyền

thống và chợ hiện đại.

+ Nghiên cứu khác của Charles Trappey và Meng Kuan Lai, nghiên cứu về

sự khác biệt trong thu hút người tiêu dùng đi siêu thị và chợ truyền thống ở Đài

14

Loan. Nghiên cứu phân tích, những điểm mạnh và điểm yếu của hai hình thức bán

lẻ được giới thiệu và so sánh với các dữ liệu phản ứng của người tiêu dùng. Những

phát hiện cho thấy, sự suy giảm của chợ truyền thống Đài Loan có thể sẽ tiếp tục

cho đến khi tất cả được thay thế bằng hình thức bán lẻ mới. Hiện nay, chợ truyền

thống là trọng yếu nhất trong tất cả các vị trí bán lẻ vì nó đáp ứng nhu cầu phần lớn

dân số, người tiêu dùng lớn tuổi - khách hàng truyền thống của mô hình chợ truyền

thống. Còn giới trẻ thì đang có xu hướng mua hàng ở siêu thị và các cửa hàng tiện

ích vì giá thấp hơn, có chương trình khuyến mãi bán hàng, môi trường tốt, chất

lượng sản phẩm tốt. Tuy nhiên, chợ truyền thống vẫn có ưu thế thu hút về giá, thuận

tiện giao thông, quan hệ, văn hoá… Nghiên cứu này, mới chỉ nghiên cứu dưới quan

điểm hành vi mua sắm và tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng hành vi theo

độ tuổi, thu nhập của khách hàng dưới hình thức phân tích định tính mà chưa tiến

hành đo lường các yếu tố tác động đến sự phát triển của chợ truyền thống. Nghiên

cứu có ý nghĩa quan trọng, cung cấp cho luận án của nghiên cứu sinh về thực trạng

nhu cầu mua sắm và xu hướng phát triển chợ truyền thống ở Đài Loan [175].

Nghiên cứu cho rằng, mặc dù có sự gia tăng số lượng các siêu thị và đại siêu thị,

nhưng chợ truyền thống vẫn có thể cùng tồn tại với hình thức bán lẻ hiện đại, bởi sự

phù hợp với sở thích, văn hóa ẩm thực và thói quen của người tiêu dhoá [84].

- Nhóm nghiên cứu thứ bảy: đánh giá những thách thức về chợ truyền thống

trước sự phát triển của hệ thống chợ thương mại điện tử (cụ thể ở Trung Quốc) gồm

những nghiên cứu sau: Nghiên cứu của Li Yan Bin - Lý Yên Bân 2013; Pan Yong -

Phan Dũng 2011; Liu Lan Lan - Lưu Lan Lan - Li Liang Liang - Lý Lượng Lượng và

Huang Rui - Hoàng Nhuệ 2012; Zhang Xin Guang - Trương Hân Quang, Wang Hui -

Vương Tuệ, Fan Zhi Ping - Phan Phi Bình 2002; Du Zhuang Li - Đỗ Tráng Lệ 2010;

Jin Y Te 2001. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn, khảo sát, điều tra xã hội

học nhằm tập trung vào các vấn đề sau: (1) Điều tra, đánh giá và phân tích thực trạng

tiêu thụ hàng hoá qua mạng ở Trung Quốc. (2) Nghiên cứu, phân tích các nhân tố ảnh

hưởng đến tâm lý mua sắm hàng hoá qua mạng của người tiêu dùng Trung Quốc. (3)

Nghiên cứu chỉ ra những thách thức của việc kinh doanh hàng hoá qua mạng đối với

chợ truyền thống. (4) Đẩy mạnh việc chuyển đổi mô hình chợ truyền thống trong bối

cảnh Internet hoá. (5) Nghiên cứu đưa ra những vấn đề cần chú ý khi chuyển đổi mô

hình chợ truyền thống trong bối cảnh Internet hoá.

15

- Nhóm nghiên cứu thứ tám: Những nghiên cứu về giải pháp phát triển chợ

truyền thống trong quá trình đô thị hoá: thể hiện qua các nghiên cứu của: Trần Văn

Linh; Wong, L.C.Y; Pia Polsa, Xiucheng Fan; S.Plattner; Schipmann, C & Qaim.

Các nghiên cứu tiến hành khảo sát, phỏng vấn sâu các đối tượng người tiêu dùng,

tiểu thương và các nhà hoạch định chính sách. Nghiên cứu nhận thấy cần thiết

chuyển đổi và nâng cấp của thị trường truyền thống ở Bắc Kinh có ý nghĩa lịch sử

rất thiết thực và lâu dài cho sự phát triển của Bắc Kinh và nền kinh tế thị trường

quốc gia. Để thúc đẩy việc thực hiện quốc gia thương mại quốc tế cải cách toàn diện

ở Bắc Kinh Tác giả đưa ra bốn giải pháp sau: Thứ nhất: Thể hiện vai trò chủ đạo

của chính phủ trong việc xây dựng hệ thống chợ TT và tối ưu hoá cấu trúc của mô

hình chợ cũ; thứ hai, chúng ta nên xây dựng thương mại quốc tế và hệ thống lưu

thông modem và đổi mới trong mô hình lưu thông; thứ ba, chúng ta nên hoàn thiện

thị trường modem hỗ trợ hệ thống và nâng cao khả năng cạnh tranh toàn diện của

thị trường; và thứ tư, chúng ta nên xây dựng hệ thống quản lý thị trường hiện đại và

cải thiện chất lượng thị trường. Besides, chúng tôi cũng cần hỗ trợ thêm cho Yiwu

về chính sách quốc gia và xác định rõ vị trí chiến lược cho việc chuyển đổi và nâng

cấp thị trường truyền thống ở Yiwu, rõ ràng các bước trong việc thực hiện chuyển

đổi và nâng cấp thị trường truyền thống ở Yiwu, tăng cường hơn nữa chính sách

suppoa và cung cấp thêm quyền lực cho Yiwu về mặt quản lý kinh tế và xã hội.

Nhiều nhà nghiên cứu hiện đại hoá đã kết luận rằng việc bán lẻ truyền thống

gặp phải những bất lợi kinh tế lớn như: quy mô, chất lượng sản phẩm thấp, hạn chế

chủng loại, thường xuyên mua hàng, giá không ổn định, môi trường mua sắm), và

thiếu khả năng (như tài chính, quản lý, kinh doanh) cần thiết để thay đổi và phát

triển. Những điểm yếu này giải thích sự nhất trí giữa các nhà nghiên cứu và các nhà

hoạch định chính sách về sự cần thiết phải hiện đại hoá các hệ thống bán lẻ thực

phẩm truyền thống.

Đây là những nghiên cứu có tính tham khảo rất quan trọng và cần thiết đối

với phát triển chợ truyền thống ở Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung trước sự

phát triển mạnh của mô hình chợ hiện đại và chợ thương mại điện tử hiện nay.

16

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CHỢ TRUYỀN THỐNG TRONG NƯỚC

Trong số các công trình nghiên cứu trong nước đã công bố liên quan đến đề

tài của luận án có thể phân thành một số nhóm tiêu biểu như sau:

- Nhóm nghiên cứu thứ nhất về sự phát triển và những thách thức chợ truyền

thống trong quá trình đô thị hoá

- Bài nghiên cứu của Ngọc Ngân “Phát triển mạng lưới chợ Việt Nam” cho

rằng, chợ vẫn là kênh quan trọng trong phân phối và cung cấp hàng hoá thiết yếu

hàng ngày của người dân. Nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng xây dựng và quản lý chợ ở

nước ta hiện nay còn thiếu và yếu. Trong những năm gần đây, do tiến trình đô thị hoá

cùng sự phát triển nhanh chóng của hệ thống siêu thị, đòi hỏi chợ truyền thống phải

thay đổi để tồn tại và phát triển. Nghiên cứu đã đưa ra những giải pháp phát triển chợ

trong thời gian tới. Tuy nhiên, bài nghiên cứu chưa đưa ra được sự phát triển của đô

thị hóa có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát hoáển của chợ truyền thống [47].

- Nguyễn Thị Tân Lộc, Đỗ Kim Chung “Giải pháp phát triển tiêu thụ rau

thông qua hệ thống chợ và siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội” phản ánh hiện

trạng tiêu thụ rau, phân tích các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất giải pháp phát triển

sản xuất, tiêu thụ rau sao cho giảm thiểu rủi ro cho người sản xuất. Khảo sát các đối

tượng sản xuất rau trên địa bàn thành phố cho thấy, 82,31% rau được tiêu thụ qua

hệ thống chợ, hệ thống siêu thị tiêu thụ 4,04% sản lượng. Những hộ thuộc các hợp

tác xã kiểu mới và các doanh nghiệp cung ứng 90 - 95% lượng sản phẩm của họ vào

các siêu thị và bếp ăn tập thể, còn các hộ sản xuất thuộc các hợp tác xã nông nghiệp

và hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp bán trên 90% sản phẩm của họ ra chợ. Tiêu thụ

rau thông qua chợ và siêu thị có những ưu, nhược điểm khác nhau và khẳng định

Hà Nội cần tồn tại cả hai hệ thống phân phối này. Bốn nhóm giải pháp đã được đề

xuất: (i) Đổi mới quy hoạch, khuyến khích và xây dựng liên kết, thanh tra, giám sát,

hỗ trợ xúc tiến thương mại; (ii) Hỗ trợ hình thành mô hình hợp tác xã kiểu mới và

tạo điều kiện nâng cao năng lực quản trị sản xuất và tiêu thụ cho các tác nhân trong

ngành hàng rau; (iii) Tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống chợ; (iv) Tăng cường

thông tin và quảng bá giúp người tiêu dùng nhận diện về sản phẩm rau có nguồn

gốc rõ ràng và lợi ích của việc tiêu dùng rau [14].

17

- Nhóm nghiên cứu thứ hai về vai trò của chợ truyền thống đối với đời sống

kinh tế- xã hội người Việt Nam: có thể kể đến một số nghiên cứu điển hình sau:

- Lê Thị Mai “Chợ quê trong quá trình chuyển đổi” (Chợ quê in transition).

Tác giả nghiên cứu ba vấn đề: Thứ nhất: Chợ truyền thống trong cấu trúc kinh tế xã

hội cộng đồng dân cư; Thứ hai: Vai trò của chợ truyền thống đối với đời sống kinh

tế xã hội cộng đồng, Phát triển sản xuất hàng hoá, phá vỡ tính biệt lập về kinh tế,

văn hoá, xã hội. Lưu thông phân phối lại hàng hoá, hỗ trợ kinh tế gia đình, chợ là

nơi để các chủ thể kinh doanh điều chỉnh hành vi mua sắm, Chợ truyền thống là một

trong những yếu tố thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông

nghiệp; Thứ ba. Nghiên cứu chợ truyền thống trong mối quan hệ thị trường và sự

chuyển đổi định hướng giá trị, chuyển đổi cơ cấu lao động nghề nghiệp, về tâm lý,

giá trị xã hội lối sống [42]; [43].

- Stephanie Geertman “Hà nội - chợ dân sinh, lối sống sức khoẻ cộng đồng

bị đe doạ”. Nghiên cứu cho rằng, giống như ở các nước có thu nhập trung bình,

toàn cầu hoá và thương mại hoá đang gây áp lực lớn cho chợ dân sinh truyền thống

của Việt Nam. Nghiên cứu phân tích bảy lý do để đánh giá vai trò quan trọng của

của chợ truyền thống, chợ dân sinh đối với các thành phố có điều kiện sống tốt: (1)

Quan hệ xã hội trong các khu dân cư, (2) sự thoải mái về tinh thần, (3) dinh dưỡng

và an toàn thực phẩm, (4) Đắt và rẻ, (5) lối sống, văn hoá cộng đồng, (6) nền kinh tế

địa phương, (7) mối quan hệ giữa nội thành và ngoại thành [19].

- Trần Thị Minh Đức, Bùi Thị Hồng Thái “Vấn đề người bán hàng rong trên

các đường phố Hà Nội” [18]; Hoàng Thị Hương “Chợ truyền thống đối với người

tiêu dùng Hà Nội trong quá trình đô thị hóa” [Error! Unknown switch

argument.]; Hoàng Thị Hương “Khả năng cạnh tranh của chợ truyền thống, chợ

dân sinh trong bối cảnh đô thị hóa” [Error! Unknown switch argument.]; Lâm

Phong “Vì sao người tiêu dùng vẫn chọn chợ truyền thống” [214]; Lê Du Phong

“Ảnh hưởng của đô thị hóa đến nông thôn ngoại thành Hà Nội” [51]; Quách Thị

Xuân “Chợ và các vấn đề liên quan” [78]. Các nghiên cứu nhận định trong các đô

thị hiện nay, chợ không những rất cần mà còn thiếu ở nhiều đô thị đặc biệt lớn như

Đà Nẵng và Hà Nội. Nghiên cứu cho rằng những người nội trợ vẫn thích mua hàng

18

ở chợ vì thực phẩm tươi sống hơn, đa dạng hơn, giá rẻ hơn... và dự báo mạng lưới

chợ truyền thông vẫn tồn tại lâu dài với người dân Hà nội. Nghiên cứu phân tích

mối quan hệ kinh tế - xã hội và văn hoá của hệ thống chợ trong quy hoạch đô thị

dựa trên 6 quan điểm: (1) Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, chợ sẽ tồn

tại và phát triển trong mối quan hệ mật thiết với các hình thức thương mại khác.

Hơn nữa, chợ vừa là một cơ sở kinh tế xã hội vừa là một công trình văn hoá gắn với

nếp sống cảnh quan, môi trường của một vùng lãnh thổ hay một đô thị. (2) Số lượng

và cơ cấu dân cư trên vùng lãnh thổ là cơ sở quan trọng, quyết định số lượng chợ và

phân bố mạng lưới chợ. (3) Chợ không tồn tại đơn lẻ mà tạo thành một hệ thống

trong tổng thể thống nhất, có phân loại và phân cấp quản lý. (4) Chợ bao gồm kinh

doanh tổng hợp nhiều nguồn hàng hoặc có thể chuyên doanh theo một ngành hàng.

Điều này được phân bố khác nhau theo loại chợ. (5) Nếu có một số “chợ trời” và

“chợ đồ cũ” lưu chuyển nhu cầu mua và bán của người dân đô thị - tận dụng sản

phẩm đáp ứng với các tầng lớp dân nghèo, khó khăn như sinh viên, học sinh, tầng

lớp trung lưu, khá giả… đều có những nhu cầu này. (6) Quy hoạch phát triển các

chợ có ý nghĩa kinh tế xã hội và chính trị rất lớn, đáp ứng nhu cầu hàng ngày cho

người dân mà chủ yếu cho tầng lớp trung lưu và dân nghèo đô thị. Mặt khác, giải

quyết việc làm và thu nhập cho những người lao động, buôn bán nhỏ, không mất

nhiều công đào tạo, đặc biệt là phụ nữ.

Đây là nguồn tư liệu quý báu đối với đề tài Luận án của nghiên cứu sinh hiện

nay và sẽ được sử dụng tham khảo đối với Luận án về thực trạng phát triển chợ

truyền thống hiện nay và vai trò QLNN đối với loại hình bán lẻ truyền thống thông

qua công tác cải tạo, xây dựng, quy hoạch, cải thiện môi trường kinh doanh trong

chợ,… Bên cạnh đó, Luận án cũng sẽ tiếp tục cập nhật các tài liệu tham khảo khác

nhằm phục vụ cho nghiên cứu về các nội dung lĩnh vực HTBL truyền thống, cũng

như các chính sách quản lý tại một địa phương - khu đô thị thị cụ thể.

- Nhóm nghiên cứu thứ ba, nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển

của chợ truyền thống tiếp cận theo hành vi mua sắm của người tiêu dùng: qua các

nghiên cứu: Nguyễn Thị Phương Dung, Bùi Kim Thanh [16], trường hợp ngành

hàng tiêu dùng tại thành phố Cần Thơ, nghiên cứu thực hiện nhằm mục tiêu so sánh

19

hành vi lựa chọn nơi mua sắm đối với loại hình siêu thị và chợ truyền thống của

ngành hàng tiêu dùng ở thành phố Cần Thơ. Nghiên cứu sử dụng mô hình thống kê

mô tả và mô hình phân tích phân biệt, kết quả cho thấy khách hàng đến siêu thị bị

tác động bởi: sản phẩm được giao hàng tận nơi, tốn chi phí đi lại vì xa nhà. Đối

tượng khách hàng đến chợ truyền thống bị tác động bởi sản phẩm được làm tại chỗ,

được mua thiếu, giá cả có thể thương lượng. Nghiên cứu phân tích những nhược

điểm của chợ truyền thống: chất lượng hàng, giá cả, vệ sinh an toàn thực phẩm...

Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hai loại hình

là siêu thị và chợ truyền thống. Nghiên cứu mới chỉ trong phạm vi ngành hàng tiêu

dùng ở Cần Thơ.

Quan điểm nghiên cứu chỉ ra, ngoài sự thuận tiện về vị trí giao thông, bãi đậu

xe, thậm chí không gửi xe vẫn mua được hàng, tính tiền nhanh chóng thì khách hàng

còn bị thu hút bởi các khu vực bán hàng phong phú, các quầy hàng đa dạng, người

bán hàng thân thiện. Đặc biệt, khi mua hàng, hỏi về sản phẩm, họ có thể giới thiệu và

tư vấn cách nấu, cách chế biến món ăn, cách chọn gia vị… mà khách hàng vẫn có thể

mặc cả khi trả giá. Một nghiên cứu khác Hoàng Thị Hương [28]; [30]; Quách Thị

Xuân [74] cho thấy, đánh giá của người tiêu dùng về bầu không khí ở chợ, về sự ồn

ào, sự chào hỏi của các tiểu thương cũng có ảnh hưởng đến nhận thức của người mua

về giá trị, ý định, quyết định mua hàng tại chợ của họ. Giao thông thuận tiện, thanh

toán nhanh chóng và dễ dàng mà người tiêu dùng vẫn có được sản phẩm mong muốn.

Nghiên cứu nhận thấy thái độ cởi mở, lời chào mời của người bán ở chợ cùng với

nhận thức về thực phẩm tươi sống đồng nghĩa với chất lượng sản phẩm là yếu tố tạo

nên sự trung thành của người tiêu dùng đối với chợ truyền thống.

Nghiên cứu cho rằng, một số thuộc tính ảnh hưởng đến quyết định mua sắm

của người tiêu dùng ở các chợ truyền thống như: dịch vụ, chất lượng sản phẩm,

không khí mua hàng ở chợ, vị trí chợ, mức giá, thời gian thanh toán nhanh, thuận

tiện, giờ hoạt động, thái độ thân thiện của các tiểu thương, người bán, bãi đỗ xe.

Một số nghiên cứu khác lại đề cập đến ảnh hưởng của giá cả đến lựa chọn mua sắm

của người tiêu dùng tại các chợ truyền thống. Ở góc độ nghiên cứu này, một số

nghiên cứu đã đề cập đến mối quan hệ tích cực giữa giá cả và nhận thức chất lượng

20

sản phẩm, mặt hàng tươi sống. Mối quan hệ quan trọng giữa dịch vụ giá thấp và lựa

chọn chợ truyền thống. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ đưa ra bằng chứng về mối

quan hệ giữa giá thấp với chợ truyền thống. Điều này có thể được giải thích bởi

phản ứng của người tiêu dùng với giá thấp có thể thay đổi tuỳ thuộc vào loại sản

phẩm và định dạng bán lẻ. Hơn nữa người tiêu dùng nhận thức về chất lượng sản

phẩm và chất lượng dịch vụ cũng được tìm thấy có liên quan tích cực vào việc phát

triển chợ truyền thống. Các nghiên cứu khác thấy rằng, nhân khẩu học của người

tiêu dùng cũng có thể liên quan đến lựa chọn chợ truyền thống mặc dù không có sự

nhất trí về mối quan hệ này.

- Nhóm nghiên cứu thứ tư về chợ truyền thống tiếp cận với vai trò gìn giữ và

bảo tồn văn hoá truyền thống đồng thời coi đó là một tiềm năng phát triển du lịch

chợ. Được thể hiện trong một số nghiên cứu.

Đỗ Thị Hảo “Chợ Hà Nội xưa và nay”. Tác giả nghiên cứu quá trình hình

thành và phát triển các chợ lớn của Thăng Long xưa và Hà Nội nay. Đặc biệt, tác

phẩm phân tích đặc điểm hàng hoá kinh doanh đặc trưng ở chợ, quy mô, vị trí và

lợi thế phát triển chợ. Tác phẩm phân tích tương đối đầy đủ về lịch sử phát triển

của các chợ ở Hà nội cũ và chợ ở Hà Nội mở rộng dưới góc độ lịch sử, kinh tế và

xã hội học [21].

Lương Minh, Các Ngọc “Đời chợ”. Tác giả nghiên cứu về các hoạt động

hàng ngày của các tiểu thương tham gia kinh doanh ở chợ và vai trò của chợ đối với

đời sống kinh tế xã hội các vùng miền khác nhau trên khắp mọi miền đất nước. Tác

phẩm nghiên cứu dưới khía cạnh kinh tế học và xã hội học.

+ Huỳnh Thị Dung “Chợ Việt” nghiên cứu cho rằng, đối với người Việt

Nam chợ là nơi rất đặc biệt. Ở chợ, diễn ra mọi sinh hoạt ngày thường, qua cách

ứng xử ăn uống... miền xuôi cũng như miền ngược, qua đó thể hiện nét văn hoá độc

đáo từng vùng dân cư khác nhau. Tác giả đi thực tế, nghiên cứu và phân tích văn

hoá đặc trưng cùng với quá trình phát triển theo xu hướng kinh tế thị trường của

207 chợ đại diện cho các vùng miền, tỉnh thành trên khắp cả nước. Tác giả chỉ

21

nghiên cứu về chợ từ góc nhìn xã hội học chưa có mối liên hệ giữa chợ truyền thống

với quá trình đô thị hóa [15].

- Nhóm nghiên cứu thứ năm về chợ truyền thống trong hệ thống phân phối,

hệ thống bán lẻ.

Báo cáo về nhu cầu của các nhà bán lẻ được tiến hành ở Việt Nam, của công

ty nghiên cứu thị trường Niesel (Hoa Kỳ), 2015. Hơn 800 cuộc phỏng vấn trực tiếp

các cửa hàng bán lẻ ở đô thị và nông thôn Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2015.

Báo cáo nghiên cứu về doanh thu hàng tiêu dùng và thực phẩm tươi sống chính ở

các cửa hàng bán lẻ và chợ truyền thống chiếm hơn 80 % doanh số.

Các công trình nghiên cứu đăng tải trên các tạp chí nghiên cứu này đều tập

trung nghiên cứu các vấn đề về vai trò của chợ truyền thống, khách hàng và hệ

thống phân phối, cũng như ngành bán lẻ truyền thống ở nước ta trong quá trình đô

thị hoá và đều sử dụng các phương pháp như thống kê, phân tích nhu cầu, tổng hợp,

diễn giải và quy nạp để đưa ra các kết luận khoa học đã phân tích hành vi và nhận

thức của người mua với phản ứng của hệ thống phân phối. Stephanie Geertman

“Chợ dân sinh, lối sống và sức khỏe cộng đồng bị đe dọa” [Error! Reference

source not found.]; Lê Thị Mai “Chợ nông thôn châu thổ sông Hồng trong quá

trình chuyển đổi kinh tế - xã hội thời kỳ đổi mới” [42]; Lê Thị Mai “Chợ quê trong

quá trình chuyển đổi” [43]; Lương Minh, Các Ngọc “Đời chợ” [44]; Vũ Thị Nga

“Nghiên cứu hệ thống chợ và siêu thị bán lẻ trên địa bàn thành phố Bắc Ninh”

[45]; Ngọc Ngân “Phát triển mạng lưới chợ Việt Nam” [47]. Các nghiên cứu này

đã đề cập đến sự xuất hiện của hệ thống chợ hiện đại đã tạo ra một áp lực cho sự đổi

mới của hàng hoá và dịch vụ trong các chợ truyền thống. Do đó việc đa dạng hoá

sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ đã trở thành công cụ để kiểm tra trong

lĩnh vực bán lẻ gắn với yêu cầu đặt ra là phải cải thiện cơ sở hạ tầng và nâng cao

năng lực cạnh tranh của chợ.

Như vậy, nội dung các nghiên cứu trên là sự đóng góp quý báu đối với đề tài

luận án của nghiên cứu sinh về việc phân tích kỹ lưỡng chất lượng hàng hoá trong

bán lẻ, từ đó cho thấy việc nâng cao và đo lường chất lượng trong chợ truyền thống

không thể tiếp cận theo cùng phương pháp với các loại hình chợ khác khác. Tức là,

trong hệ thống phân phối truyền thống, khi xem xét tiêu chí phát triển chợ cần xem

22

xét trên cả hai mặt là cung hàng hoá và cầu hàng hoá. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu

nào trong nước xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá về chợ truyền thống hợp lý,

phù hợp với sự phát triển thị trường đô thị cụ thể cùng với các nhân tố tác động.

1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý luận về vai trò của chợ truyền thống, với tư cách là một nguồn lực

cho sự phát triển của đô thị hiện đại, có tốc độ đô thị hoá cao ở các nền kinh tế đang

phát triển. (kênh phân phối hiệu quả để lao động thu nhập trung bình và thấp tiếp

cận hàng hoá, dịch vụ, nâng cao chất lượng lao động; là nguồn lực đầu vào cho du

lịch văn hoá).

Với vai trò đó, vai trò và năng lực của các chủ thể trong việc huy động các

nguồn lực để phát triển chợ truyền thống.

Thực tiễn phát triển chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội,

làm rõ những vấn đề phát triển và những giải pháp huy động nguồn lực cho phát

triển chợ truyền thống Hà Nội nói riêng và của Việt Nam nói chung.

Các nghiên cứu của các học giả nước ngoài rất phong phú và đa dạng trên cả

khía cạnh lý luận cũng như thực tiễn. Mỗi quốc gia có một đặc trưng kinh tế riêng,

sắc thái văn hoá riêng nên cách tiếp cận, cách phân tích chợ truyền thống có thể phù

hợp ở nước ngoài nhưng có thể không phù hợp cho Việt Nam, ví dụ phân tích

HTBL theo cách tiếp cận về hành vi mua hàng, giá cả, quản lý, chính sách quy

hoạch đô thị,… áp dụng cho Trung Quốc có những đặc trưng khác với Malaysia,

Thái Lan, Ấn Độ,... Tuy nhiên, đây là nguồn tư liệu tham khảo quý giá để Luận án

có thể xây dựng một hệ thống lý luận chung về chợ truyền thống theo hướng tiếp

cận mô hình chợ truyền thống tích hợp với chợ hiện đại. Cũng thông qua các tài liệu

này, Luận án có thể tiếp cận những phương pháp tiên tiến (mô hình lượng hoá) để

xây dựng cách đánh giá, phân tích chợ truyền thống phù hợp với xu thế phát triển

Việt Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng trong quá trình đô thị hoá.

Từ những phân tích trên cho thấy, các nghiên cứu về chợ truyền thống của

Hà Nội mới chỉ dừng lại ở mức định tính, chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ

và có hệ thống về vấn đề này bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau, phân tích một

cách cụ thể và chi tiết trên cơ sở dữ liệu thống kê định tính kết hợp định lượng

phong phú. Luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu khắc phục các “khoảng trống” trên, cùng

23

với việc: Hệ thống hoá cơ sở lý luận liên quan đến chợ truyền thống; đưa ra các tiêu

chí đánh giá chợ truyền thống, làm rõ các các nhân tố ảnh hưởng đến sự tồn tại và

phát triển của chợ truyền thống; Rút ra bài học kinh nghiệm nhằm phát triển chợ

truyền thống của Hà Nội từ thực tiễn của một số Thành phố trong nước và khu vực;

Tổng hợp và lựa chọn các phương pháp tiếp cận phù hợp để phân tích các nhân tố

ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển chợ truyền thống, bằng phương pháp định

lượng để làm rõ các yếu tố ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của Hà Nội.

Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu đã được phân tích thì đa số các

công trình nghiên cứu tập trung vào việc phân tích, so sánh, đánh giá về giá cả, chất

lượng của hai hình thức chợ truyền thống và chợ hiện đại. Phần lớn các nghiên cứu

đều cho rằng chợ truyền thống và chợ hiện đại cùng tồn tại trong xã hội hiện đại.

Những nghiên cứu về vai trò của chợ truyền thống trong sự phát triển của nền kinh

tế còn rất hạn chế. Đặc biệt, đối với các nghiên cứu trong nước về chợ truyền thống

dưới góc độ kinh tế phát triển, về mối quan hệ giữa chợ truyền thống với chợ hiện

đại trong phân khúc thị trường… còn rất hạn chế. Ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu

về sự ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đối với sự phát triển của chợ truyền thống

ở Hà Nội.

Trong xu thế đô thị hoá hiện nay, bài toán về phát triển - giữ vững hay xoá

bỏ chợ truyền thống đang là vấn đề mà cả xã hội rất quan tâm, liên quan tới việc

làm của hơn hai triệu lao động và ảnh hưởng tới cuộc sống của hơn 6 triệu người

dân nghèo là những người dễ bị tổn thương nhất trong quá trình đô thị hoá nếu xoá

bỏ chợ truyền thống [7]. Hậu quả là thất nghiệp gia tăng, đời sống của người dân

ngày càng khó khăn, bất bình đẳng trong thu nhập ngày càng lớn. Như vậy, có thể

nhận thấy việc nghiên cứu về chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá là một đề

tài mới có tính cấp thiết, chưa có công trình nghiên cứu nào thực hiện, điều này sẽ

mở ra cho hướng nghiên cứu của tác giả.

Những nghiên cứu trước mới chỉ tập trung vào so sánh hành vi lựa chọn nơi

mua sắm của người tiêu dùng đối với kênh bán lẻ hiện đại và truyền thống mà

không tiến hành đo lường các yếu tố tác động đến sự tồn tại và phát triển chợ truyền

thống ở Hà Nội. Như vậy, điểm khác biệt của nghiên cứu này so với các nghiên cứu

24

trước đây về sự phát triển của chợ truyền thống được thực hiện tại thị trường Hà

Nội, là nghiên cứu này tập trung vào khám phá và đo lường các yếu tố tác động đến

sự tồn tại và phát triển của chợ truyền thống.

25

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

VỀ CHỢ TRUYỀN THỐNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ

2.1. CÁC KHÁI NIỆM VỀ CHỢ VÀ PHÁT TRIỂN CHỢ TRUYỀN THỐNG

2.1.1. Khái niệm chợ truyền thống

Theo đại từ điển Tiếng Việt, có định nghĩa về chợ như sau: “Chợ là nơi tụ

họp giữa người mua và người bán để trao đổi hàng hoá, thực phẩm hàng ngày theo

từng buổi hoặc từng phiên nhất định (chợ phiên)” [71].

Khái niệm này cũng gần với quan điểm về thị trường trong từ điển kinh tế

học hiện đại “Thị trường là bất kỳ khung cảnh nào đó diễn ra việc mua bán hàng

hoá và dịch vụ”. Như vậy, hai khái niệm này đều bao hàm “nơi” hay “khung cảnh”

nào đó. Tuỳ mỗi quốc gia và mức độ phát triển theo từng thời điểm khác nhau thì có

cách phân tích và quan điểm khác nhau về “chợ” và “ thị trường” nhưng đều được

gọi chung là “Market”.

Điều này, giúp chúng ta nhìn nhận về chợ chính là một phần của thị trường,

chợ nằm trong phạm vi khái niệm bao hàm của thị trường. Đối với hệ thống thị

trường thì chợ truyền thống được xếp là loại hàng hoá giao ngay, ở đó người bán và

người mua trao đổi trực tiếp, người mua tiếp cận trực tiếp với hàng hoá, sản phẩm

của người bán, thậm chí là người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Hai bên trực tiếp

thoả thuận xong là có thể tiến hành giao nhận hàng và thanh toán ngay. Với hình

thức thanh toán này phương thức thanh toán chính là tiền mặt.

Các hoạt động mua, bán trao đổi hàng hoá, dịch vụ tại chợ truyền thống

thường diễn ra theo một quy luật, chu kỳ, thời gian nhất định có thể theo ngày, buổi

hay phiên. Thời gian và chu kỳ họp chợ hình thành do nhu cầu trao đổi hàng hoá,

dịch vụ, sinh hoạt và tập quán của từng vùng, từng địa phương nhất định.

Chợ truyền thống mang đậm dấu ấn văn hoá, hồn quốc Việt, thể hiện trong

giao dịch và trong văn hoá của chợ. Hàng hoá ở chợ có ưu điểm thường là tươi mới,

phong phú, đặc trưng cho vùng miền và có giá rẻ; người dân thuận tiện mua bán,

thoải mái mặc cả. Do đó, trong phần này, tác giả chỉ trình bày những đặc điểm

chung nhất của chợ truyền thống phân theo hình thức chợ bán buôn, bán lẻ tổng hợp

nằm trong quy hoạch của địa phương.

26

Goldman cho rằng: “chợ truyền thống là nơi tập trung các nhà cung cấp nhỏ,

mỗi nhà cung cấp chuyên một dòng thực phẩm tươi sống như: thịt, cá, trái cây, rau

hoặc trong một dòng phụ chuyên bán trái cây hoặc rau. Các tiểu thương bổ sung cho

nhau vì họ cung cấp một loại đầy đủ” [107, tr.136].

Lê Thị Mai, chợ có thể được hiểu với khái niệm khoa học và thực tiễn thống

nhất đó là:

Chợ là một loại hình thương nghiệp, có tính truyền thống, một bộ phận

của thị trường xã hội, là nơi diễn ra tập trung các hoạt động mua bán

hàng hoá và dịch vụ phong phú, của các thành phần kinh tế mà đa phần

là kinh tế cá thể với các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày là chủ yếu. Đối

tượng phục vụ là toàn thể các hộ dân cư thành phố trên những địa điểm

được chính quyền lựa chọn, quy định và cho phép hoạt động theo từng

mức độ khác nhau, tuỳ theo các hoạt động của nền kinh tế - xã hội trong

từng thời kỳ [42; 43].

Đỗ Văn Tính, có quan niệm về chợ truyền thống:

Chợ là một loại hình bán lẻ truyền thống lâu đời và phổ biến khắp nơi

trên thế giới. Chợ có thể hiểu là một nơi quy tụ nhiều người bán lẻ và

người tiêu dùng để tiêu thụ các loại hàng hoá khác nhau. Hoạt động buôn

bán của chợ có thể diễn ra hàng ngày hoặc định kỳ theo một khoảng thời

gian nhất định. Chợ truyền thống là khái niệm để chỉ một loại hình kinh

doanh được phát triển dựa trên những hoạt động thương mại mang tính

truyền thống, được tổ chức tại một điểm, theo quy hoạch, đáp ứng nhu

cầu mua bán, trao đổi hàng hoá dịch vụ và nhu cầu tiêu dùng của khu

vực dân cư [59, tr.43].

Tính truyền thống của chợ trong nghiên cứu của tác giả thể hiện ở chỗ, chợ

được hình thành và phát triển gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của

Việt Nam từ xưa đến nay. Chợ là nơi phản ánh tập quán trao đổi, mua bán và bản

sắc văn hoá của người Việt Nam. Do vậy, chợ truyền thống khác với các loại hình

thương mại hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi… về tổ

27

chức hoạt động và cơ sở vật chất (CSVC), kỹ thuật. Ở Hà Nội nói riêng và Việt

Nam nói chung, phần lớn các chợ truyền thống được hình thành tự phát hoặc do

Nhà nước đầu tư, xây dựng, trực tiếp quản lý hoặc giao cho DN quản lý.

Như vậy từ các quan điểm trên tác giả có thể đưa ra quan điểm chợ truyền

thống trong phạm vi nghiên cứu của mình: “Chợ truyền thống là khái niệm để chỉ

một loại hình kinh doanh phát triển dựa trên những hoạt động trao đổi mua bán

hàng hoá và dịch vụ phản ánh trình độ phát triển và nếp sống sinh hoạt của địa

phương, được tổ chức tại một điểm theo quy định, đáp ứng nhu cầu mua bán, trao

đổi hàng hoá - dịch vụ và nhu cầu tiêu dùng của dân cư. Đồng thời, chợ truyền

thống là nơi quy tụ nhiều người bán lẻ và người tiêu dùng để tiêu thụ các loại hàng

hoá khác nhau”.

Chợ truyền thống trong nghiên cứu của luận án được giới hạn là các chợ

loại 1, loại 2, loại 3 nằm trong quy hoạch của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội,

và là chợ tổng hợp phân loại theo hình thức bán buôn, bán lẻ, không bao gồm chợ

độc phiên, chợ cóc, chợ tạm. Giới hạn hình thức chợ giúp đảm bảo đặc trưng của

kênh bán lẻ truyền thống trong tương quan với kênh bán lẻ hiện đại. (Gọi là chợ

truyền thống là để xác định đây là một loại hình phân phối hàng hoá đã có từ rất lâu

ở nước ta so với các mô hình phân phối hiện đại mới chỉ xuất hiện ở Việt Nam vào

đầu những năm 90 như trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi).

2.1.2. Phân loại chợ truyền thống

Về mặt lý thuyết, hiện nay có rất nhiều tiêu chí có thể được sử dụng để phân

loại chợ truyền thống, sau đây tác giả đưa ra một số tiêu chí chủ yếu phân loại chợ

truyền thống

- Phân theo thời gian họp chợ: chợ truyền thống có thể chia ra chợ thường

nhật, chợ phiên (định kỳ họp chợ); chợ ngày và chợ đêm;

- Phân theo tính chất kinh doanh: Chợ truyền thống có thể chia ra thành chợ

bán buôn, chợ bán lẻ, chợ kết hợp bán buôn, bán lẻ;...

- Phân theo loại hình kinh doanh: có thể chia ra thành chợ tổng hợp, chợ

chuyên doanh.

- Phân theo tính chất xây dựng có chợ kiên cố, bán kiên cố và lán tạm.

28

- Phân theo quy mô chợ,theo qui mô chợ được phân thành ba loại chợ: Chợ

hạng I có trên 400 điểm kinh doanh, Chợ hạng II có từ 200 đến 400 điểm kinh

doanh; Chợ hạng III có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc các chợ chưa được đầu tư

xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố, chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán hàng hoá của

nhân dân trong xã, phường và địa bàn phụ cận.

2.1.3. Khái niệm về đô thị hóa và quá trình đô thị hóa

2.1.3.1. Một số khái niệm về đô thị hoá

Nằm trong lĩnh vực biến đổi xã hội, đô thị hoá là một hiện tượng chi phối sâu

sắc đến cội rễ của cấu trúc xã hội. Vì thế, đô thị hoá trở thành một đối tượng nghiên

cứu quan trọng. Khác với lý do hình thành đô thị thời cổ đại, quá trình đô thị hoá

hiện đại bắt nguồn từ tiền đề công nghiệp hoá, với sự phát triển các chức năng xã

hội - chính trị của những trung tâm dân cư mới, với sự phân biệt vùng cư trú được

quy định bởi sự phân công lao động xã hội. Sự hình thành các trung tâm cư dân

mới, khác biệt với nông thôn, ngày càng thu hút nhiều người từ nông thôn đến để

tham gia vào đội ngũ làm nghề mới không phải sản xuất nông nghiệp: thủ công

nghiệp phường hội, buôn bán, công nghiệp hiện đại với hy vọng có cuộc sống dễ

chịu, sung túc hơn.

Từ điển tiếng Việt cũng có định nghĩa tương tự và đồng thời nhấn mạnh vai

trò của thành thị đối với phát triển xã hội: "Đô thị hoá là quá trình tập trung dân cư

ngày càng đông vào các đô thị và làm nâng cao vai trò của thành thị đối với sự phát

triển của xã hội" [71, tr.354]. Định nghĩa vừa nêu cũng dựa vào yếu tố dân số,

nhưng đồng thời có đưa thêm tính bành trướng của lãnh thổ đô thị và vai trò của đô

thị trong sự phát triển của quốc gia.

Từ những định nghĩa trên, ta thấy nhiều tính chất quan trọng của đô thị hoá

được nêu ra là sự tập trung dân số, sự chuyển đổi phương cách sản xuất, lối sống và

vai trò phát triển của thành phố.

2.1.3.2. Quá trình đô thị hoá

Quá trình đô thị hoá diễn ra song song với động thái phát triển không gian

kinh tế xã hội. Trình độ đô thị hoá phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản

xuất, của nền sản xuất, nền văn hoá và phương thức tổ chức chính sách xã hội.

29

Quá trình đô thị hoá là một quá trình phát triển nền kinh tế xã hội, văn hoá và

không gian kiến trúc. Nó gắn liền với tiến bộ khoa học kỹ thuật và sự phát triển

của ngành nghề mới.

Có thể thấy, đô thị hoá biểu hiện của sự mở rộng không gian đô thị, không

gian kiến trúc và sự tăng lên của dân nhập cư từ nhiều luồng khác nhau, mà trước

hết là cư dân vùng được đô thị hoá và dân cư di chuyển từ nội thành ra vùng ven do

vùng nội thành quá tải hoặc đến vùng ven lập nghiệp phát triển kinh tế. Một luồng

dân cư rất lớn chảy về từ nông thôn trong cả nước. Do đó, về mặt dân cư có thể xem

đô thị hoá là một quá trình phức tạp, bố trí lại dân cư sắp xếp lại lao động. Đô thị

hoá nhanh chóng làm cho đô thị ổn định nhanh lại phải tiếp tục mở rộng không gian

ra vùng ven, đó là một quá trình liên tục. Quá trình này chỉ kết thúc khi đô thị đã đi

vào ổn định.

2.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA CHỢ TRUYỀN THỐNG

2.2.1. Đặc điểm về thị trường (hàng hóa lưu thông trong chợ)

* Về chủng loại hàng hoá (sự đa dạng của hàng hoá)

Chủng loại hàng hoá được trao đổi mua bán ở chợ rất đa dạng. Hàng hoá

được người tiêu dùng mua về từ chợ với mục đích chủ yếu là thoả mãn nhu cầu tiêu

dùng, sinh hoạt của con người. Do đó, mỗi đối tượng khách hàng đến chợ có những

nhu cầu khác nhau. Người bán ở chợ có thể là những người sản xuất, những thương

nhân, tiểu thương, họ tạo ra sản phẩm, trao đổi sản phẩm và trực tiếp đưa sản phẩm

của mình trao đổi mua bán với số lượng có thể nhiều hay ít, điều này hoàn toàn

không có ở các siêu thị hay các trung tâm thương mại. Chính điều đó đã tạo nên sự

phong phú đa dạng về chủng loại hàng hoá được lưu thông trong chợ phù hợp với

văn hoá ẩm thực, chế biến cầu kỳ, đòi hỏi nhiều loại gia vị của người phương Đông.

Đồng thời, hàng hoá được lưu thông qua chợ chủ yếu là những mặt hàng tiêu dùng

hàng ngày với giá trị không lớn.

* Về chất lượng hàng hoá

So với các hình thức phân phối hiện đại thì các loại hàng hoá được trao đổi

mua bán ở chợ thường không đòi hỏi cao về kiểu dáng và mẫu mã như siêu thị,

TTTM hay cửa hàng tiện ích. Hàng hoá ở đây có thể là do người nông dân, các tiểu

thủ công nghiệp sản xuất và trực tiếp mang ra chợ bán nên phần lớn chỉ dừng lại ở

30

mức độ thô và sơ chế. Hàng hoá ở chợ đa phần là phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng

ngày, người sản xuất sau đó mang ra chợ ngay nên chất lượng thường là tươi ngon,

đảm bảo dưỡng chất của sản phẩm. Chất lượng hàng hoá ở chợ có thể đáp ứng nhu

cầu của người đầu bếp khó tính nhất đến người nông dân không đòi hỏi cầu kỳ, đáp

ứng nhu cầu của mọi loại đối tượng khách hàng.

* Về giá cả hàng hoá

Giá cả hàng hoá lưu thông trong chợ thường có giá rẻ hơn và linh hoạt hơn

so với giá cả hàng hoá ở các cửa hàng, siêu thị bán lẻ hiện đại khác. Giá này có thể

trao đổi mặc cả, có thể thay đổi tuỳ theo khả năng của từng người mua và bán vì ở

chợ có tới hàng trăm hàng nghìn người có thể quyết định mức giá khác nhau tuỳ

theo thời gian và thời điểm trao đổi. Mua sản phẩm buổi sáng, trưa hay chiều thì

mức giá cũng khác nhau và phần lớn là tiêu thụ hết ngay trong ngày nhằm đảm bảo

cả về chất lượng hàng hoá và tình hình tài chính của người bán. Điều này cũng tạo

nên sức hút mạnh mẽ bền bỉ và lâu dài ở chợ truyền thống [108]. Nhiều người đến

chợ thích mặc cả chỉ để muốn biết tình hình giá cả sản phẩm hàng ngày ở chợ [107].

Điều đó tạo nên nét văn hoá đặc trưng của người phương Đông nói chung và người

Việt nói riêng. Điều này, ta không thể thấy ở các chợ hiện đại, siêu thị, cửa hàng

tiện ích vì giá cả đã được niêm yết ấn định, người tiêu dùng không thể mặc cả để hạ

giá thấp dù cho hàng đó sắp hết hạn sử dụng. Điều này gây nên một sự lãng phí rất

lớn ở các chợ bán lẻ hiện đại [141].

Ở chợ, tồn tại hai mức giá là giá bán buôn và giá bán lẻ áp dụng cho cùng

một mặt hàng. Giá bán buôn thường thấp hơn giá bán lẻ, tuy nhiên mức chênh lệch

không quá lớn. Giá bán buôn thường áp dụng khi mua hàng hoá với số lượng lớn,

còn giá bán lẻ áp dụng trong trường hợp mua bán hàng hoá nhỏ lẻ, số lượng ít. Giá

cả hàng hóa thường xuyên biến động và linh hoạt thoá giờ, buổi trong ngày [111].

Đây chính là một ưu thế rất lớn của chợ truyền thống, điều đó tạo nên sức sống của

chợ truyền thống dù ở nông thôn hay thành thị thì nó vẫn sống khoẻ nếu được sự

ủng hộ của chính quyền [110].

Như vậy, hàng hoá trong chợ khá đầy đủ, đa dạng, chủng loại phong phú.

Đặc biệt, có nhiều mặt hàng được bày bán trong chợ không thể tìm thấy ở siêu thị

31

hay các kênh bán lẻ hiện đại khác. Bên cạnh đó, mặt hàng thực phẩm được xem là

tươi mới hơn so với siêu thị như thịt heo, thịt bò được các lò mổ giết mổ từ sáng

sớm và giao cho tiểu thương; hay gia cầm được nhốt trong lồng, cá, hải sản được

giữ trong thau, chậu khi có khách mua thì người bán mới giết mổ; rau củ quả được

các buôn lái thu mua tại vườn và giao cho tiểu thương vào sáng sớm hoặc tiểu

thương đi lấy ở các chợ đầu mối. Tuy nhiên, vấn đề nguồn gốc và chất lượng của

hàng hoá tại chợ truyền thống còn nhiều bất cập, gây tâm lý e ngại cho người tiêu

dùng khi mua. Ngoài ra, tình trạng hàng giả, hàng nhái cũng rất phổ biến trong các

chợ truyền thống.

2.2.2. Đặc điểm về chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh tại chợ

truyền thống

Ở các chợ truyền thống châu Âu, với mô hình chợ truyền thống cuối tuần

hay châu Á như Trung Quốc, Hồng Kong, Singapore, Thái Lan… thành phần chủ

yếu tham gia vào hoạt động kinh doanh là các thương nghiệp, tiểu thương, nhà sản

xuất nhỏ và người tiêu dùng. Tại các chợ ngoại thành, nông thôn, miền núi… số

lượng người sản xuất nhỏ trực tiếp mang sản phẩm ra chợ để trao đổi mua bán

chiếm tỷ lệ cao hơn so với các chợ ở thành thị. Các chủ thể trực tiếp tham gia vào

hoạt động mua bán hàng hoá tại chợ gọi chung là người bán và người mua. Đối với

các chợ ở khu vực thành thị số người bán hàng thường xuyên cố định nhiều hơn so

với chợ ở nông thôn.

Đặc điểm về người bán (Cung thị trường) xét chợ là một chủ thể kinh doanh

coi người bán như là một cung thị trường.

Tiểu thương thường hoạt động kinh doanh buôn bán, trao đổi hàng hoá ở chợ

có sự tham gia của đông đảo, đa dạng người bán hàng bao gồm nhà sản xuất nhỏ

(thợ thủ công, thợ rèn…), nông dân, tiểu thương, doanh nghiệp...với số lượng rất

lớn và đa dạng. Theo quan điểm Goldman cho rằng, chợ như là một chủ thể kinh

doanh, do đó những người bán hàng tại chợ được coi như là mặt cung của thị trường

[111, tr.126-138].

Đây là sự khác biệt cơ bản so với các loại hình phân phối khác như siêu thị,

cửa hàng bách hoá tổng hợp, cửa hàng tiện ích… Chợ là nơi để mọi người có thể

32

tham gia dễ dàng vào các hoạt động mua bán trao đổi với những yêu cầu không quá

khắt khe về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chỉ cần có nhu cầu kinh doanh với khả

năng tài chính nhất định. Tuỳ theo mục đích và điều kiện của chủ thể kinh doanh

mà lượng vốn được sử dụng nhiều hay ít và lượng vốn này được xem như mức tối

thiểu để chủ thể có thể tham gia vào hoạt động kinh doanh bán hàng tại chợ.

Khi tham gia kinh doanh ở chợ, chi phí bỏ ra của người bán hàng thấp hơn so

với tham gia kinh doanh trong các loại hình phân phối hiện đại khác. Để có thể kinh

doanh ở chợ, lượng vốn sử dụng của người bán nhiều hay ít tuỳ theo mặt hàng và

qui mô kinh doanh.

Trình độ chuyên môn của những người bán hàng ở khu vực nông thôn

thường thấp hơn so với những người bán hàng ở các chợ thành thị. Những người

bán hàng ở nông thôn phần lớn là những người có trình độ học vấn không cao, thậm

chí còn có người không biết chữ, họ tham gia bán hàng trong chợ để kiếm thêm thu

nhập và để tận dụng thời gian rảnh rỗi của mình trong lúc nông nhàn.

Người tham gia bán hàng ở chợ truyền thống có thể phân làm hai nhóm:

Thứ nhất, là người bán hàng thường xuyên là các chủ thể tham gia kinh

doanh tại chợ với các mục đích kiếm lời, với họ đây là nghề nghiệp chính của mình,

những chủ thể này thường có địa điểm kinh doanh cố định như kiốt, gian hàng… họ

có thể gọi là các tiểu thương và cơ bản đảm bảo kinh doanh ổn định thường xuyên ở

chợ và được chia thành hai nhóm là nhóm kinh doanh hàng hoá và nhóm kinh

doanh dịch vụ.

Thứ hai, là người bán hàng không thường xuyên là các chủ thể tham gia kinh

doanh mua bán tại chợ nhằm tận dụng thời gian nhàn rỗi và đây không phải là nghề

nghiệp chính của họ. Điển hình là các chợ ở vùng nông thôn, những người nông dân

sau khi thu hoạch, những tiểu thủ công nghiệp ở các làng nghề tự làm sản phẩm

mang ra chợ bán sau đó lại quay về để sản xuất tiếp hoặc trong thời gian nông nhàn

họ tranh thủ ra chợ buôn bán một số mặt hàng lặt vặt, khi đến vụ sản xuất họ quay

trở lại với đồng ruộng, tạm dừng kinh doanh ở chợ. Đây là những người kinh doanh

tự do và thường được bố trí bán hàng tại một khu vực riêng. Tuỳ thuộc vào từng

chợ mà vị trí bố trí các bộ phận này khác nhau, có thể ngoài trời hoặc trong mái che,

33

lều lán tạm. Diện tích dành cho bộ phận này tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng chợ

truyền thống hoặc tuỳ theo từng ngày buổi khác nhau.

Đặc điểm về người mua (cầu thị trường)

Người mua hàng ở chợ rất đa dạng và phong phú có thể là những người sản

xuất, người tiêu dùng, hay các tiểu thương, thương nhân… Người sản xuất mua

hàng để cung cấp các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất. Người tiêu

dùng mua hàng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Hàng hoá họ mua ở chợ rất

phong phú đa dạng tuỳ theo nhu cầu nhưng với quy mô và số lượng không lớn.

Những người tiểu thương và thương nhân cũng tham gia vào quá trình mua bán

hàng hoá ở chợ, một mặt để đáp ứng nhu cầu mua bán của họ, mặt khác họ mua

hàng với số lượng lớn sau đó bán lại để kiếm lời.

Đặc điểm về quản lý ở chợ truyền thống (thị trường)

Chủ thể tham gia quản lý ở chợ cũng rất đa dạng. Tuỳ theo quy mô và tính

chất kinh doanh của chợ để thành lập các tổ chức quản lý chợ phù hợp. Cơ chế quản

lý đối với người hay tổ chức được giao nhiệm vụ quản lý trực tiếp chợ là đấu thầu,

giao thầu hay giao khoán. Cơ chế quản lý các hoạt động kinh doanh hàng ngày diễn

ra trong chợ của các chủ thể trực tiếp quản lý thông qua nội quy chợ kết hợp với đội

ngũ nhân viên trực tiếp quản lý chợ.

2.2.3. Đặc điểm về không gian hoạt động

2.2.3.1. Về vị trí địa lý

Chợ truyền thống vốn được hình thành ở những địa điểm thuận lợi về giao

thông, nhất là giao thông đường thuỷ. Chợ ở nước ta thường được hình thành tại

khu vực có vị trí thuận lợi, tiện cho việc kinh doanh, trao đổi hàng hoá cũng như

giao thông đi lại của dân cư. Trước đây, chợ được hình thành một cách tự phát,

không theo quy hoạch chung, ở đâu có nhu cầu là ở đó hình thành chợ (chợ tạm,

chợ cóc). Dần theo thời gian, cùng với quá trình đô thị hoá, nhu cầu dân cư cao,

chính quyền địa phương bố trí và điều chỉnh vị trí chợ hợp lý và quy hoạch vào

những vị trí phù hợp đáp ứng nhu cầu của dân cư.

Không gian họp chợ không đồng đều, có chợ với diện tích rất lớn như chợ

bán buôn, chợ đầu mối, chợ hạng 1… cũng có chợ diện tích rất nhỏ như chợ đường

phố, chợ cuối tuần ở các nước phương Tây hay chợ cóc chợ tạm, chợ hạng 3.

34

2.2.3.2. Về thời gian hoạt động

Khác với các hình thức phân phối hiện đại, cửa hàng tự chọn ở đó thời gian

hoạt động thường là tất cả các ngày trong tháng, tất cả các tháng trong năm, thậm

chí có những siêu thị mở cửa 24/24 giờ. Thời gian họp chợ có thể là thường xuyên

hoặc không thường xuyên và thường theo một quy luật nhất định về thời gian tuỳ

theo từng loại chợ.

Có loại chợ truyền thống chỉ họp vào giờ nhất định, những ngày nhất định

trong tháng hoặc trong năm. Như chợ phiên, chỉ họp vào một số ngày trong tháng,

hoặc những chợ cuối tuần chỉ họp vào ngày cuối tuần, hay chợ đêm chỉ họp vào ban

đêm.Cùng với quá trình đô thị hoá hiện nay, nhiều chợ truyền thống ở các vùng

ngoại đô và đặc biệt là các vùng đô thị thì phần lớn chợ truyền thống được gọi là

chợ dân sinh họp thường xuyên, ngày nào cũng họp, thời gian họp từ sáng đến tối

nhưng các chợ vẫn duy trì được các phiên chợ vào những ngày nhất định.

2.2.4. Về hạ tầng

Tổng thể chợ thường được chia thành hai không gian chính là: (1) không

gian nhà chợ chính và các hạng mục công trình có mái khác, (2) không gian mua

bán ngoài trời. Trong hai không gian chính này, có nhiều không gian được chia theo

chức năng như sau: (1) không gian các điểm kinh doanh (lô quầy) của chủ hàng, (2)

không gian giao thông mua hàng của khách, (3) không gian làm việc của ban quản

lý chợ, (4) không gian kinh doanh dịch vụ, (5) không gian chức năng phụ trợ (khu

vệ sinh, kho chứa hàng, bãi để xe, khu thu gom và xử lý rác, phòng trực bảo vệ,

không gian tín ngưỡng), (6) không gian chức năng kỹ thuật công trình (trạm biến áp

điện, trạm máy phát điện dự phòng; tủ bảng điện; trạm bơm nước, bể chứa nước;

phòng kỹ thuật thông gió, điều hoà không khí; phòng kỹ thuật thông tin, điện tử,

PCCC)... [107]; [142].

2.2.5. Phương thức giao dịch( mua bán giữa tiểu thương với người sản

xuất, tiểu thương với tiểu thương và tiểu thương với người tiêu dùng)

Hàng hoá được mua bán tại chợ theo phương thức lấy hàng và trả tiền ngay

tại mỗi quầy hàng, khác với phương thức thanh toán một lần như ở siêu thị.Trong

đó, tiền mặt là phương tiện thanh toán duy nhất cho các hoạt động giao dịch tại

35

chợ. Điều này gây khó khăn cho chủ trương hạn chế giao dịch bằng tiền mặt trong

nền kinh tế, đồng thời cũng gây nhiều bất tiện cho người muốn thanh toán bằng

thẻ ngân hàng để hạn chế việc mang theo nhiều tiền mặt tránh tình trạng cướp

giật… [161]; [162].

Trong nghiên cứu của Pia Polsa, Xiucheng Fan [149] và Goldman [109]

cùng nhận định rằng chợ truyền thống không có các chương trình khuyến mãi như ở

siêu thị, tuy nhiên những người bán hàng ở chợ vẫn có những cách thức bán hàng

riêng làm cho người mua hài lòng và giữ chân được khách hàng như cho mua nợ,

mua thiếu hoặc bán với giá sỉ cho những khách hàng thân thiết. Việc đổi hay trả các

hàng hoá bị lỗi, không phù hợp sau khi mua cũng dễ dàng và nhanh chóng hơn so

với ở siêu thị, trung tâm thương mại hay cửa hàng tiện lợi vì ở chợ người bán

thường là người chủ quầy hàng nên họ có quyền quyết định cho khách hàng đổi trả,

hơn thế nữa cũng không mất thời gian truy xuất hoá đơn và chờ nhân viên của bộ

phận thích hợp giải quyết như ở siêu thị, trung tâm thương mại hay cửa hàng tiện

lợi [129], [130], [212], [84, tr.290-295].

Sự mời chào khách hàng của những người bán cũng là một đặc trưng riêng

của chợ truyền thống vì đây là hình thức mua bán hai chiều, không phải tự phục vụ

như ở siêu thị và các kênh bán lẻ hiện đại khác. Tiểu thương cũng rất nhiệt tình giới

thiệu, gợi ý về hàng hoá, sản phẩm cho khách hàng. Tuy nhiên, một bộ phận không

nhỏ tiểu thương ở chợ có những biểu hiện, thái độ và hành vi khiếm nhã, không được

văn minh như đốt phong long, chửi với theo khi khách hàng chỉ xem hàng mà không

mua. Đây là một điểm khiến cho chợ truyền thống bị giảm tính cạnh tranh trước sự

phát triển mạnh mẽ của kênh hiện đại với đội ngũ nhân viên được huấn luyện, phong

cách phục vụ chuyên nghiệp và thái độ luôn lịch sự, vui vẻ [104]; [116].

2.2.6. Giao tiếp xã hội

Một đặc trưng rất riêng và cũng được xem là một nét văn hoá đẹp của chợ

truyền thống so với kênh bán lẻ hiện đại đó là sự giao tiếp xã hội trong môi trường

mua sắm tại chợ [117]. Khi đến chợ, người ta không chỉ tìm mua cho mình những

thực phẩm cần thiết cho bữa ăn mà còn tìm gặp những người thân quen [101]. Chợ

cũng còn là nơi người ta tìm được những mối giao lưu thâm tình và là nơi mọi

36

người gặp gỡ để chuyện trò với nhau. Người ta có thể đi chợ chung với nhau, hẹn

nhau cùng đi chợ nhưng ít khi có sự hẹn hò như thế khi đi siêu thị. Do đó, đi chợ trở

thành một nhu cầu thường ngày vì đi chợ đôi khi không phải để mua bán, hoặc mua

bán chỉ là thứ yếu mà cái quan trọng hơn là được gặp gỡ và chuyện trò [106]. Có

nghĩa, chợ là nơi giúp cho con người tăng thêm các mối quan hệ xã hội của mình.

Đồng thời, chợ còn là nơi người ta tìm được các thông tin cần thiết liên quan đến

mọi mặt của đời sống, bởi người ta có thể không cần đọc báo, không cần lên mạng,

không cần xem truyền hình nhưng vẫn nắm được các thông tin thời sự nhờ đi chợ

[110]; [111]; [112].

Từ những đặc điểm nêu trên của chợ truyền thống, người đọc có thể thấy

được những điểm mạnh và điểm yếu của kênh bán lẻ này so với kênh hiện đại.

Ngoài ra, nắm được những đặc trưng của chợ truyền thống Việt Nam mới có thể

phát triển được các giả thuyết nghiên cứu và xây dựng được thang đo cho các khái

niệm trong mô hình nghiên cứu.

2.3. VAI TRÒ CỦA CHỢ TRUYỀN THỐNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ

2.3.1. Chức năng của chợ truyền thống

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhiều loại hình thương nghiệp

mới với phương thức văn minh hiện đại ra đời (siêu thị, trung tâm thương mại,

thương mại điện tử…). Tuy nhiên, chợ vẫn giữ chức năng và vai trò quan trọng

trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Cụ thể như sau:

Chợ có chức năng là nơi thực hiện mua bán, trao đổi hàng hóa.

Chợ có vai trò là nơi người mua và người bán gặp nhau để trao đổi sản phẩm

hàng hoá và dịch vụ. Thông qua chợ, hàng hoá từ nơi sản xuất đến với người tiêu

dùng. Do đó, chợ được xem như một hình thức của thị trường. Ở đó, các hoạt động

trao đổi mua bán hàng hoá diễn ra. Như vậy, chợ đã thực hiện chức năng làm thay đổi

giá trị của hàng hoá, thay đổi hình thái giá trị hàng hoá từ tiền sang hàng và ngược

lại. Nhờ có chức năng này, người bán đạt được mục đích là giá trị và người mua có

được các giá trị sử dụng để thỏa mãn nhu cầu của họ [107, tr.126]; [149, tr.295].

Chợ có vai trò chính là nơi thừa nhận và thực hiện các giá trị của hàng hoá. Chợ

cũng là một dạng của thị trường, hàng hoá phải bán được trên thị trường mới được xã

37

hội thừa nhận. Chợ là nơi thực hiện giá trị của hàng hoá thông qua các hoạt động mua

bán giữa người mua và người bán, giá trị của hàng hoá và dịch vụ được thực hiện

thông qua giá thị trường trên cơ sở giá trị sử dụng của chúng được thừa nhận.

Chợ là nơi tập trung hàng hóa và trung gian phân phối hàng hóa.

Chợ là nơi tập trung các sản phẩm được sản xuất ra của các địa phương, các

hộ gia đình, cơ sở sản xuất nhỏ lẻ đem ra tiêu thụ. Chợ được xem như một kênh

phân phối, tiêu thụ sản phẩm. Người bán tập trung hàng hoá ở chợ để thực hiện việc

trao đổi mua bán hàng hoá. Chức năng này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với

người mua và bán trong điều kiện nền sản xuất nhỏ, manh mún thiếu tập trung.

Nâng cao hiệu quả phân phối sản phẩm.

Chợ được xem như một kênh phân phối hàng hoá quan trọng, đặc biệt đối

với hàng hoá từ các nguồn sản xuất nhỏ, phi tập trung, gồm nhiều người sản xuất

như hàng nông sản, hàng thủ công, hàng tiêu dùng thông thường.

Cung cấp các dịch vụ.

Chợ là nơi cung cấp các loại hình dịch vụ hỗ trợ hoạt động trao đổi mua bán.

Tuỳ theo quy mô và trình độ phát triển của chợ, các dịch vụ được cung ứng tại chợ

cũng khác nhau về số lượng và chất lượng. Chợ có quy mô càng lớn và hiện đại,

tính chuyên môn hoá càng cao, các dịch vụ được cung ứng tại chợ càng đa dạng,

chất lượng dịch vụ đòi hỏi càng cao.

Tạo ra giá trị cộng đồng và xã hội.

Chợ tạo ra các giá trị sinh hoạt cộng đồng và xã hội thông qua vai trò và

chức năng của chợ. Chợ không những là nơi gặp gỡ giao lưu trực tiếp giữa người

mua và người bán để trao đổi mua bán hàng hoá mà còn là nơi mọi người có thể

giao tiếp qua lại với nhau, nơi tổ chức hội hè, vui chơi giải trí. Đặc biệt, ở các vùng

nông thôn, vùng sâu, vùng xa giá trị văn hoá cộng đồng của chợ càng được bộc lộ

đầy đủ, mang ý nghĩ sâu sắc.

2.3.2. Vai trò của chợ truyền thống

Chợ ra đời từ rất sớm trong lịch sử loài người, chức năng chính của chợ là

nơi diễn ra hoạt động mua bán hay trao đổi các sản phẩm, hàng hoá. Ngày nay,

nhiều cửa hàng, siêu thị phát triển, chợ điện tử cũng đã hoạt động mạnh mẽ, nhưng

38

chợ truyền thống vẫn là kênh trao đổi chính, chuyển hoá giữa sản xuất và tiêu thụ,

giải quyết nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Đồng thời, đây cũng là nơi giao lưu mua

bán các mặt hàng đa dạng, là kênh phân phối các sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm

tươi sống, đặc biệt đóng vai trò quan trọng đối với người tiêu dùng nghèo.

2.3.2.1. Chợ có vai trò là nơi đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của một bộ phận

dân cư

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhiều loại hình thương nghiệp

mới với các phương thức văn minh, hiện đại ra đời (siêu thị, trung tâm thương mại,

thương mại điện tử…) nhưng chợ truyền thống vẫn giữ vai trò quan trọng trong quá

trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước bao gồm:

Đối với khu vực nông thôn: chợ là nơi tập kết, xuất phát điểm của hàng nông

lâm thuỷ sản, thực phẩm rau quả để cung ứng cho các thị trường tiêu thụ lớn như

khu công nghiệp hoặc đưa về các khu đô thị phục vụ nhân dân. Ngược lại, chợ còn

là nơi cung ứng hàng công nghiệp tiêu dùng, kim khí, điện dân dụng, vật tư phân

bón… phục vụ sản xuất nông nghiệp và tiêu dùng. Đặc biệt, ở thị trường nông thôn

và miền núi, những nơi mà điều kiện phát triển kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó

khăn chợ xuất hiện ở đâu sẽ làm sống động vùng kinh tế ở đó. Chợ làm hưng thịnh

nhiều ngành nghề sản xuất, làm cải biến triết lý kinh doanh và nâng cao đời sống

khu vực dân cư. Đồng thời, chợ mang lại hình thái hàng hoá cho sản phẩm nông

nghiệp, mang cơ chế thị trường cho kinh tế nông thôn và miền núi.

Đối với khu vực thành thị:

Chợ gắn liền với đời sống hàng ngày của mỗi gia đình. Chợ đặc biệt quan

trọng với các gia đình phương Đông, với văn hoá ẩm thực chế biến cầu kỳ, cùng với

thói quen sử dụng thực phẩm tươi sống mà không quen sử dụng đồ đông lạnh. Chợ

cũng là nơi cung cấp hàng tiêu dùng cho khu vực dân cư. Cùng với sự phát triển của

các đô thị thương mại hiện nay đã xuất hiện khá nhiều hình thức thương mại hiện

đại cạnh tranh trực tiếp với chợ. Vì vậy, cần phải nâng cấp, mở rộng các chợ trên

địa bàn, đầu tư vào các dịch vụ, trang thiết bị bảo quản hàng hoá, công cụ sơ chế,

bảo quản hàng lương thực thực phẩm, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác quản lý

phòng chống cháy nổ, an toàn vệ sinh thực phẩm, giữ gìn môi trường… để nâng

39

tầm hoạt động của chợ truyền thống lên một bước mới, ngày càng văn minh, phát

triển bền vững, đảm bảo an toàn và đáp ứng quyền lợi của người tiêu dùng.

2.3.2.2. Vai trò trong hệ thống kênh phân phối

Thứ nhất, Trong hệ thống bán lẻ truyền thống thì chợ truyền thống là tập hợp

các hình thức bán lẻ đã tồn tại từ lâu, với phương thức cung cấp và dự trữ hàng hoá

đơn giản, người bán hàng chính là người phục vụ khách hàng, ít có sự tổng hợp

nhiều chủng loại hàng hoá. Phương thức này thường do cá nhân, hộ gia đình kinh

doanh và đòi hỏi người bán hàng phải thực hiện toàn bộ các công việc liên quan đến

việc bán hàng, từ khâu chào khách hàng, giới thiệu sản phẩm, đóng gói, nhận tiền

và tiễn khách… Đối với hình thức bán lẻ truyền thống gồm: chợ, các CH bán lẻ

truyền thống, buôn bán hàng rong:

Trong chuỗi giá trị, nhà bán lẻ là mắt xích cuối cùng nối nhà sản xuất với

NTD. Vai trò của nhà bán lẻ rất quan trọng vì ngay tại điểm bán lẻ NTD có cơ hội

chọn mua sản phẩm và thương hiệu mà mình ưa chuộng. Nhà bán lẻ là người am

hiểu nhất nhu cầu của NTD, đồng thời nhà bán lẻ cũng là người nắm bắt sát thực

nhất những thay đổi trong xu hướng tiêu dùng của khách hàng.

Thứ hai, vai trò của chợ đối với sự hình thành và phát triển các ngành nghề

sản xuất.

Chợ truyền thống chính là tiền đề hội tụ các dòng người từ mọi miền đất

nước tập trung đến để làm ăn buôn bán. Quá trình này làm xuất hiện các trung tâm

thương mại và dần phát triển thành những đô thị sầm uất. Chợ đóng vai trò thúc đẩy

khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa phát triển kinh tế toàn diện. Phần

lớn, các khu vực nông thôn, miền núi có nền kinh tế phát triển chưa cao, nhiều nơi

vẫn nặng về tự cung tự cấp. Thu nhập bình quân của dân cư khu vực nông thôn còn

thấp nên các loại hình thương mại bán lẻ hiện đại thường không thu hút được sự

quan tâm của người dân. Các trung tâm thương mại, siêu thị chưa được quan tâm

đầu tư xây dựng và nếu có thì cũng chưa thực sự phát huy hiệu quả với dân cư trong

khu vực. Do đó, chợ truyền thống là nơi cung ứng và tiêu thụ hàng hóa chủ yếu

khung vùng và là nhân tố quan trọng thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng trên địa bàn,

đặc biệt đối với ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp, với các làng nghề truyền

40

thống. Chính nền sản xuất nông nghiệp nhỏ, lạc hậu đã sản sinh ra nền thương

nghiệp nhỏ mà hiện thân của nó là hệ thống chợ nông thôn truyền thống. Nghĩa là,

giữa nền sản xuất nông nghiệp và hệ thống chợ đã có quan hệ tương hỗ gắn bó với

nhau. Thông qua hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá, chợ làm thức dậy ở người

nông dân nhận thức về sản xuất hàng hoá, làm cho hàng triệu, chục triệu người sản

xuất nhỏ hoà nhập vào trào lưu sản xuất hàng hoá, điều đó đã tác động trở lại đối

với sự phát triển của chợ về quy mô, số lượng, sự phân bổ mạng lưới chợ vào hệ

thống bán lẻ. Sự phồn thịnh của chợ chính là hạt nhân của sự phát triển đô thị trong

quá trình đô thị hoá hiện nay. Do vậy, chợ có vai trò là là cầu nối giữa nhà sản xuất

và người tiêu dùng. Chợ phản ánh nhu cầu tiêu dùng hàng hoá của từng địa phương

về số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá để nhà sản xuất điều chỉnh sao cho

phù hợp với nhu cầu tiêu dùng xã hội, đáp ứng kịp thời các nhu cầu của thị trường.

Thông qua kênh phân phối, chợ giúp cho nhà sản xuất đưa hàng đến tay người tiêu

dùng và ngược lại thông qua chợ người tiêu dùng có được nhiều sự lựa chọn hàng

hoá để thoả mãn nhu cầu mua sắm.

Thứ ba,vấn đề giải quyết việc làm trong quá trình đô thị hoá.

Các thương nhân kinh doanh tại chợ đa số là người buôn bán nhỏ lẻ, đây là

cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Thông qua chợ, đặc biệt các mặt hàng thủ công

mỹ nghệ, các đặc sản của địa phương, tập quán tiêu dùng, văn hoá vùng miền được

truyền bá khắp mọi vùng lãnh thổ. Đồng thời, chợ truyền thống là một trong những

kênh quan trọng của quá trình lưu thông hàng hoá, đóng vai trò quan trọng trong

quá trình tái sản xuất xã hội và thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế.

Chợ là nơi giải quyết việc làm cho nhiều người lao động, đặc biệt là những

người lao động phổ thông không có trình độ học vấn cao, khó hoặc không thể xin

việc tại các doanh nghiêp đòi hỏi có trình độ về tri thức [107, tr.129-138]. Chỉ với

phép tính đơn giản sau, nếu mỗi người trực tiếp buôn bán có thêm 1 đến 2 người

phụ giúp công việc, những nhân viên bán hàng, người phục vụ tổ chức nguồn hàng

để đưa về chợ... thì số người lao động tại chợ sẽ tăng lên đến 2 hoặc 3 lần so với số

lượng người chỉ buôn bán trực tiếp. Chính vì vậy, chợ đã giải quyết được một số

lượng công việc lớn cho người lao động, đồng thời giải quyết một lượng lao động

41

không thường xuyên tham gia các dịch vụ hỗ trợ hoạt động chợ như vận chuyển,

bốc xếp, sơ chế, đóng gói bao bì... Ngoài những người tham gia buôn bán trực tiếp

còn có thêm một số lượng cán bộ công nhân viên phục vụ tại các chợ để đảm bảo về

mặt an ninh và công tác quản lý.

Bên cạnh đó, chợ truyền thống là nơi tạo ra một bộ phận thương nhân có tính

chuyên nghiệp cao góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho xã hội. Đồng thời, sự

phát triển của mạng lưới chợ có vai trò quan trọng để nâng cao thu nhập của một bộ

phận không nhỏ những lao động di cư trong quá trình đô thị hoá. Họ là những người

lao động dễ bị tổn thương nhất trong quá trình đô thị hoá, vì hoàn cảnh buộc họ phải

di cư lên các vùng đô thị. Như vậy, chợ góp phần xoá đói giảm nghèo trong sự

nghiệp phát triển kinh tế của đất nước.

Vai trò của chợ đối với phát triển kinh tế thương mại

Chợ đã góp phần tăng giá trị ngành thương mại trên địa bàn và góp phần

tăng thu ngân sách. Hoạt động mua bán qua mạng lưới chợ là một kênh quan trọng

tiêu thụ hàng nông, lâm, thuỷ, hải sản và sản phẩm các làng nghề, cung ứng vật tư

cho sản xuất địa phương với chợ nông thôn và phục vụ đời sống sinh hoạt dân cư

trong khu vực [208]; [158]. Chợ phát triển tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng

mạng lưới kinh doanh, tạo thuận lợi cho trao đổi và mua bán hàng hoá của các cư

dân trên địa bàn, góp phần cải thiện đời sống cho các tiểu thương tham gia chợ và

tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp nhà vườn.

2.3.2.3. Chợ truyền thống có vai trò đối với phát triển ngành kinh tế du

lịch đặc trưng của các địa phương và các khu đô thị trên thế giới

Theo các chuyên gia đô thị, chợ truyền thống là nơi tạo nên nét đặc trưng

riêng của các đô thị trên thế giới. Trong điều kiện hiện nay, việc phát triển trung

tâm thương mại, siêu thị là một nét văn minh hiện đại cho các đô thị. Trung tâm

thương mại ở bất cứ đô thị nào đều giống nhau nhưng nếu ra chợ sẽ cảm nhận được

nét đặc trưng, nét văn hoá, tính chất riêng biệt mà chỉ có chợ truyền thống mới nói

lên đặc trưng vùng miền đó mà thôi. Bên cạnh việc phát triển các trung tâm thương

mại, chợ truyền thống vẫn rất cần được giữ gìn, bảo tồn vì nó có đặc trưng rất văn

hoá của mỗi vùng miền. “Chợ truyền thống không bao giờ mất đi mà phải làm sao

42

để phát triển nó văn minh hơn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hơn và nó rất

cần phải có để nêu lên đặc trưng của thành phố đó” [113]. Như vậy, nó vừa thúc

đẩy phát triển kinh tế xã hội ở trên địa bàn, vừa giúp tạo ra một nét đẹp trong cả văn

hoá du lịch, vừa giữ lại yếu tố lịch sử vốn có của chợ. Việc tồn tại song song những

chợ truyền thống với chợ hiện đại vẫn cần thiết đối với người dân và xã hội trong

nhiều năm tới.

Trong quá trình đô thị hoá, cùng sự phát triển của nền kinh tế khi mạng lưới

siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ đã hình thành và phát triển mạnh,

chợ vẫn có tầm quan trọng trong sinh hoạt của người dân, vì thế mà chợ không mất

đi vai trò của mình, có thể nói chợ đã hoàn thành vai trò lịch sử của mình. Sự phát

triển mạng lưới chợ chính là sự hỗ trợ hình thành và phát triển các loại hình kinh

doanh mới, đó là siêu thị và trung tâm thương mại. Những yếu tố trên, một lần nữa

khẳng định chợ truyền thống vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế xã hội của

mỗi địa phương mỗi vùng miền trong nhiều năm tới.

Dựa vào tính chất của hình thức bán hàng, vai trò, đặc điểm và chức năng

của chợ trong quá trình đô thị hoá có thể phân chợ thành 2 loại là: chợ truyền thống

và chợ hiện đại. Sự khác nhau cơ bản giữa hai loại hình chợ là phương pháp quản lý

kinh doanh, cách bài trí CH, phong cách phục vụ,... Cụ thể ở Bảng sau.

Bảng 2.1: So sánh chợ truyền thống và chợ hiện đại

Đặc trưng

của chợ Chợ truyền thống Chợ hiện đại

Người bán Nhiều người bán, nhiều chủ khác nhau là

các tiểu thương nhỏ, lẻ.

Là các doanh nghiệp lớn

với vốn tài chính lớn

Người mua

Thường là những người thu nhập trung

bình và thấp, khách du lịch, khách vãng

lai

Thường là những người

thu nhập trung bình và

cao, khách du lịch và

khách vãng lai

Quan hệ giao

dịch

Quan hệ người mua - người bán theo tình

cảm, hợp đồng bằng niềm tin, trao hàng -

ký gửi thanh toán sau.

Trực tiếp người sản xuất nhỏ - người tiêu

dùng.

Theo hợp đồng và chiết

khấu.

Trung gian thương mại.

43

Nguồn cung

cấp

Hàng hoá có thể rõ nguồn gốc do người

mua trực tiếp từ nhà sản xuất với chất

lượng và uy tín đảm bảo (nông dân hoặc

tiểu thủ công nghiệp).

Hàng hoá có thể không rõ nguồn gốc,

chất lượng thiếu đảm bảo.

Nguồn cung cấp chính

thống và đảm bảo nguồn

cung rõ ràng, đa số sản

phẩm được kiểm định

trước khi được đưa vào

siêu thị

Hàng hoá

Hàng hoá đa dạng, thiếu tập trung.

Thực phẩm tươi sống đa dạng phong

phú.

Bố trí hàng hoá thiếu bài bản.

Hàng hoá tập trung,

phong phú.

Bố trí hàng hoá bài bản,

sạch đẹp, tiện nghi.

Phương thức

giao dịch

Giá cả linh hoạt trong ngày tuỳ theo từng

thời điểm và khách hàng, nhiều người

quyết định giá, có tính mặc cả cao.

Giá cả cố định, hàng hoá

được niêm yết giá rõ ràng.

Vị trí

Phân bố rải rác khắp các khu dân cư,

thuận tiện cho người tiêu dùng đi lại,

mua sắm.

Không gian mua sắm nhỏ hẹp, thiếu vệ

sinh.

Phân bố tập trung ở khu

đô thị.

Không gian thông thoáng,

văn minh lịch sự.

Thời gian

dành cho mỗi

lần đi

Trung bình Từ 10-30 phút Trung bình từ 60-150 phút

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

2.4. PHÁT TRIỂN CHỢ TRUYỀN THỐNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ

HÓAHOÁ

2.4.1. Phát triển chợ truyền thống

Theo nghiên cứu của Goldman.1999(trang 128) nhận định rằng phát triển

chợ truyền thống là quá trình duy trì, mở rộng và hoàn thiện các hoạt động thương

mại mang tính truyền thống trên cơ sở quy hoạch phát triển và đáp ứng nhu cầu

mua bán, trao đổi hàng hoá- dịch vụ và nhu cầu tiêu dùng của khu vực dân cư. Sự

phát triển của nền kinh tế thị trường hiện đại làm thay đổi cấu trúc của nền kinh tế,

trong đó có phương thức trao đổi hàng hoá (siêu thị, trung tâm thương mại...) đã thu

hẹp không gian/ dư địa của chợ truyền thống, nguy cơ mai một dần mô hình chợ

này nhường chỗ cho các hình thức kinh doanh khác hiện đại hơn. Tuy nhiên, chợ

44

truyền thống vẫn tồn tại bền bỉ và thu hút lượng dân cư khu vực đến mua sắm bới

chợ không chỉ có vai trò về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa cả về mặt văn, vấn đề để

chợ TT tồn tại cần có tư duy mới trong đó có hình thức liên kết phát triển, chợ TT là

một mắt xích trong chuỗi cung ứng sản phẩm hàng hoá, nó có thể kết hợp với du

lịch để phát triển.

2.4.2. Nội dung và tiêu chí phát triển chợ truyền thống

2.4.2.1. Về quy mô chợ

Phát triển về quy mô chợ truyền thống có thể hiểu là quá trình duy trì hoặc

mở rộng thêm quy mô hoạt động của chợ truyền thống, là quá trình nâng cấp, hoàn

thiện và phát triển cơ sở hạ tầng của chợ truyền thống bảo đảm yêu cầu thực hiện

tốt hơn chức năng hoạt động thương mại của chợ truyền thống trong đáp ứng nhu

cầu mua bán, trao đổi hàng hóa - dịch vụ và nhu cầu tiêu dùng của khu vực dân cư.

Phát triển về quy mô chợ truyền thống thể hiện qua việc xây dựng lại, cải tạo

và hoàn thiện hạ tầng cơ sở cho hệ thống chợ truyền thống cũ. Hạ tầng cơ sở gồm

nhà trung tâm với các khu chức năng, hệ thống cấp thoát nước, kho chứa hàng,

đường giao thông nội bộ, cung cấp điện, bến nhà xe,... Hệ thống chợ này sẽ được bổ

sung thêm các chợ đầu mối làm chức năng cung cấp đầu vào - bán buôn cho các

chợ bán lẻ. Quá trình này diễn ra không chỉ ở những trung tâm thành thị, vùng đồng

bằng mà cả các chợ ở vùng nông thôn. Phát triển về quy mô không chỉ đơn thuần

tập trung vào hạ tầng cơ sở.

Phát triển về quy mô sẽ là quá trình tiếp tục duy trì và khai thác hiệu quả các

chợ truyền thống hiện có, thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn

hài hoà với các loại hình thương mại khác, quy hoạch một cách hợp lý, có trọng

điểm, phù hợp với qui hoạch kinh tế - xã hội của địa phương và của các ngành, lĩnh

vực khác, thích ứng với yêu cầu phát triển một khu vực thị trường đô thị, một trung

tâm kinh tế Miền Trung, đồng thời phù hợp với tâm lý và tập quán tiêu dùng của

dân cư. Nâng cấp và mở rộng các chợ bán buôn, bán lẻ quy mô lớn (hạng I), cải

thiện cơ sở hạ tầng chợ dân sinh, phát triển theo hướng chợ chuyên doanh thực

phẩm tươi sống. Tại khu vực nông thôn (đồng bằng, miền núi): phát triển các chợ

dân sinh quy mô nhỏ (hạng III). Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất chợ hiện có đảm

bảo tốt các điều kiện về phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường.

45

Yêu cầu phát triển quy mô chợ truyền thống phải bảo đảm tuân thủ quy

hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương hay quy hoạch phát triển hạ tầng

thương mại của địa phương, đặc điểm của địa phương và các quy định khác của

pháp luật liên quan tới hoạt động thương mại.

Phát triển về quy mô chợ được thực hiện qua việc huy động các nguồn lực

cho chợ truyền thống như vốn, lao động, công nghệ và trình độ quản lý. Cụ thể:

Huy động vốn cho phát triển chợ truyền thống. Đây là yếu tố quyết định cho

sự phát triển nhất là bối cảnh cạnh tranh của các siêu thị, và các hình thức kinh

doanh thương mại khác. Vốn chủ yếu để thực hiện cải tạo, nâng cấp hay xây mới cơ

sở hạ tầng cho chợ. Nguồn vốn có thể từ nhiều nguồn nhưng chủ yếu xã hội hoá trừ

chợ nông thôn nhà nước sẽ phải đầu tư.

Lao động cho chợ truyền thống. Về số lượng không quan trọng bằng chất

lượng lao động trong các chợ. Tiểu thương và người tham gia kinh doanh phần lớn

theo kinh nghiệm là chính, họ thiếu rất nhiều kỹ năng cần thiết như giao tiếp,

marketing, quản trị... cũng như chiến lược kinh doanh cụ thể.

Công nghệ - tổ chức hoạt động thương mại khoa học. Bảo đảm cho hoạt

động hệ thống cung cấp hàng hoá dịch vụ hoạt động theo những tiêu chuẩn nhất

định trên nền những quy tắc và thói quen truyền thống mua bán tốt cần duy trì. Để

chợ truyền thống không chỉ thoả mãn nhu cầu của khách hàng mà còn bảo đảm

công ăn việc làm và đầu ra cho sản xuất.

Các tiêu chí phản ánh

- Diện tích chợ được cải tạo, nâng cấp - bảo dưỡng;

- Mức độ đạt tiêu chuẩn quy định về mọi mặt

- Phân bố chợ trên đơn vị hành chính

- Tỷ lệ các chợ đầu mối/ chợ bán lẻ

- Số lao động tăng thêm

2.4.2.2. Mức độ phong phú, đa dạng về chủng loại và chất lượng hàng hoá

Phát triển chợ truyền thống còn bao hàm cả việc không ngừng mở rộng và

nâng cao chất lượng hàng hoá và dịch vụ của chợ. Mức độ phong phú và đa dạng về

chủng loại, dịch vụ là quá trình các chủ thể của chợ tăng thêm số lượng hay kéo dài

danh mục các sản phẩm và dịch vụ bằng cải tiến, nâng cấp các sản phẩm và dịch vụ

46

cũ để hình thành sản phẩm, dịch vụ mới, đưa ra sản phẩm mới,… ví dụ bán hàng

thực phẩm kèm theo dịch vụ chuyên chở về cho khách… Nâng cao chất lượng dịch

vụ là cải thiện, hoàn thiện hay nâng cao các tiện ích hay mức độ thoả mãn nhu cầu

cho khách hàng. Ví dụ người bán hàng thực phẩm sử dụng bao bì và có ghi rõ hơn

nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá cùng với các chỉ dẫn sử dụng…

Ngành hàng mặt hàng tại các chợ đảm bảo phong phú, đa dạng, nhiều chủng

loại hàng hoá đảm bảo chất lượng, nhãn hiệu, xuất xứ rõ ràng phân bố sắp xếp bố trí

nơi kinh doanh có khoa học phù hợp với từng ngành hàng, mặt hàng, giá bán phù

hợp với mức quy định chung, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Nâng cao chất lượng dịch vụ tại chợ, như dịch vụ ăn uống, bốc xếp hàng hoá,

dịch vụ giao hàng tận nhà, chăm sóc khách hàng, trông giữ hàng hoá, phương tiện

vận chuyển, cho thuê kho bãi bảo quản hàng hoá, cung cấp thông tin thị trường, hỗ

trợ vốn kinh doanh, các hoạt động dịch vụ vui chơi giải trí,…

Nâng cao kỹ năng bán hàng đối với các hộ kinh doanh.

Các tiêu chí phản ánh:

- Số lượng và chủng loại hàng hoá- dịch vụ:

- Tỷ trọng các dịch vụ cao cấp

- Tỷ lệ khách hàng hài lòng với dịch vụ của chợ truyền thống

2.4.2.3. Thực hiện hoạt động liên kết của chợ truyền thống

Mức độ tham gia liên kết với tư cách là một mắt xích của kênh phân phối

hiện đại (kết hợp với siêu thị) - có nhiều hay ít tiểu thương phân phối, bán hàng

hoá từ nguồn hàng hoá bị loại khỏi siêu thị (hết thời gian bán, sản phẩm còn ít

chủng loại).

Liên kết hoạt động của chợ truyền thống có thể có hai hình thức (i) liên kết

ngang; (ii) liên kết dọc. Liên kết ngang là liên kết của các chủ thể để thực hiện trong

việc cung cấp cùng một hay một số dịch vụ cùng loại nhằm tạo ra mạng lưới rộng.

Ví dụ như liên kết của những chủ thể cung cấp hàng rau quả ở các chợ với nhau.

Liên kết dọc là liên kết giữa các chủ thể nhằm thực hiện từng công đoạn trong cung

cấp dịch vụ ví dụ chợ bán sỉ và bán lẻ. Hai loại liên kết này vừa diễn ra trong nội bộ

hệ thống chợ truyền thống lại vừa diễn ra với các loại hình khác.

47

Ngoài ra, liên kết hoạt động của chợ truyền thống có thể diễn ra giữa các chủ

thể của chợ truyền thống với các nhà cung cấp các dịch vụ bổ sung cho hoạt động

của họ ví dụ vận tải, kho bãi, tài chính, bảo hiểm…

Như vậy để bảo đảm tồn tại và phát triển của chợ truyền thống cho dù loại

hình này phải cạnh tranh quyết liệt với các loại hình khác như siêu thị chẳng hạn thì

liên kết vẫn là tất yếu.

Liên kết hoạt động của chợ truyền thống chỉ có thể thực hiện với điều kiện

(i) các chủ thể nhận được lợi ích từ tham gia; (ii) họ phải tự nguyện tham gia; (iii)

Có được hệ thống các quy định hay thể chế chính thức và phi chính thức hiệu quả.

Các tiêu chí:

- Các chuỗi liên kết cung cấp hàng hoá dịch vụ;

- Tỷ lệ số các hộ kinh doanh tham gia chuỗi cung ứng một hay một số loại

sản phẩm;

- Tỷ lệ các hộ kinh doanh sử dụng các dịch vụ bổ sung cho mình..

2.4.2.4. Tổ chức quản lý hoạt động chợ và chi phí của tiểu thương

Thành lập tổ quản lý, Ban quản lý chợ thành đơn vị sự nghiệp có thu, tự

trang trải các chi phí hoạt động, thực hiện chức năng quản lý hoạt động tại chợ và tổ

chức kinh doanh các dịch vụ tại chợ trong phạm vị được giao.

Quản lý điều hành các hoạt động kinh doanh của chợ theo nội quy chợ do Uỷ

ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định của pháp luật.

Phối hợp với Uỷ ban nhân dân các phường, xã trong việc quản lý sắp xếp hộ

kinh doanh trong phạm vi chợ phù hợp với yêu cầu về văn minh thương mại, theo

quy hoạch được Uỷ ban nhân dân quận, huyện phê duyệt.

Phổ biến hướng dẫn kiểm tra đôn đốc những đối tượng mua bán tại chợ thực

hiện đúng, đầy đủ theo nội quy chợ và Nhà nước về hoạt động chợ.

Bảo quản duy tu thường xuyên các cơ sở vật chất của chợ, đề xuất Uỷ ban

nhân dân xét duyệt và tổ chức thực hiện các công trình sửa chữa lớn để đảm bảo

hoạt động chợ được an toàn, văn minh, hiệu quả.

Việc đầu tư nâng cấp, sửa chữa chợ, công tác bố trí cán bộ quản lý, quy định

chế độ thu chi của chợ đều phải theo chỉ tiêu giao của cơ quan chủ quản.

48

Các tiêu chí phản ánh:

- Tỷ lệ hộ hài lòng với hoạt động của ban quản lý

- Tỷ lệ ban quản lý hoàn thành tốt nhiệm vụ;

2.4.2.5. Tăng kết quả và hiệu quả của chợ truyền thống

Chợ truyền thống bản thân nó là hoạt động kinh tế đảm nhiệm một khâu

trong quá trình tái sản xuất xã hội. Sự phát triển của nó có không chỉ thể hiện ở kết

quả và hiệu quả của bản thân nó mà còn cả nền kinh tế.

Tăng kết quả hoạt động của chợ truyền thống thể hiện sự gia tăng kết quả

hoạt động của các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực này và được phản ánh bằng

doanh thu bán hàng hoá dịch vụ của họ theo thời gian. Chỉ tiêu này là chỉ tiêu tổng

hợp thể hiện rõ năng lực kinh doanh của chợ truyền thống. Trên khía cạnh quá trình

tái sản xuất thì tăng kết quả này còn hàm ý tăng nhanh quá trình tiêu thụ hàng hoá

dịch vụ cho doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình sản xuất.

Hiệu quả hoạt động của chợ truyền thống phản ánh mối quan hệ giữa kết quả

đạt được với chi phí bỏ ra trong hoạt động của nó. Tuy nhiên có thể chỉ tiêu này

được thể hiện ở nhiều dạng khác nhau như giảm chi phí lưu thông của hàng hoá,

giảm chi phí/1 đồng doanh thu… Trên góc độ nền kinh tế thì tăng hiệu quả hoạt

động của chợ còn thể hiện ở mức giảm chi phí xã hội để tiêu dùng dịch vụ hay số

việc làm được tạo ra nhờ phát triển chợ.

Các tiêu chí:

- Mức và tỷ lệ tăng doanh thu của chợ truyền thống

- Mức và tỷ lệ tăng doanh thu bình quân /hộ chợ truyền thống

- Lợi nhuận /hộ của chợ truyền thống

- Số việc làm tăng thêm nhờ hoạt động của chợ..

2.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CHỢ TRUYỀN

THỐNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ

2.5.1. Nhân tố từ phía cầu (người mua)

Theo Perkin (2015) và trong nghiên cứu của Goldman và cộng sự cho rằng

cầu trong nền kinh tế ở các quốc gia đang phát triển là số lượng một hàng hoá hay

dịch vụ mà những người tiêu dùng sẽ mua ở các mức giá khác nhau trong một thời

gian cụ thể, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi [107, tr.129].

49

Mỗi vùng miền khác nhau có những nền văn hoá và những tầng lớp xã hội

đặc trưng đồng nhất trong một phạm vi nghiên cứu của tác giả với những đặc điểm

chung, nổi bật trong các yếu tố có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển chợ truyền

thống bao gồm độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu nhập, thị

hiếu, thói quen...

Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu thị trường:

- Độ tuổi của người tiêu dùng có ảnh hưởng lớn đến sự lựa chọn đi chợ truyền

thống hay đi chợ hiện đại. Những người trẻ thích mua sắm những sản phẩm mới, quyết

định nhanh chóng, nhanh thay đổi sản phẩm đang sở hữu. Những người nhiều tuổi

thường mua hàng theo thói quen lâu năm, theo mối quan hệ, quyết định theo cảm tính,

cân nhắc kỹ với những cách tiếp thị mới do vậy họ thường có xu hướng lựa chọn mua

hàng ở chợ truyền thống hơn chợ hiện đại. Do đó độ tuổi ảnh hưởng đến sự lựa chọn

nơi mua sắm của người tiêu dùng, ở những giai đoạn khác nhau của cuộc đời, sự cảm

nhận, tích luỹ về văn hoá sống khác nhau nên trong mua sắm thái độ, niềm tin, cách

ứng xử của người tiêu dùng về sản phẩm, với thị trường thể hiện những đặc trưng trong

ứng xử mang những văn hóa khác nhau [100, tr.17]; [Error! Reference source not

found., tr.130] .

- Nghề nghiệp, thể hiện học vấn của người tiêu dùng, cũng thể hiện mức thu

nhập của họ trong xã hội, là một chỉ số quan trọng thể hiện giai tầng xã hội. Mỗi

nghề nghiệp có những đặc trưng nhất định, những đặc trưng này được tạo nên bởi

yếu tố văn hoá. Những đặc trưng của nghề nghiệp có ảnh hưởng đến những chuẩn

mực mà người tiêu dùng phản ứng trong mua sắm, tiêu dùng. Đặc điểm của nghề

nghiệp cũng ảnh hưởng đến cách thức sử dụng thời gian cho mua sắm của người

tiêu dùng.

- Thu nhập: Mức nhập bình quân hàng tháng, hàng năm khác nhau cho phép

họ chi tiêu mua sắm khác nhau. Sự ổn định của thu nhập cũng ảnh hưởng nhiều đến

sự lựa chọn nơi và địa điểm mua sắm. Người có thu nhập ổn định họ có nhiều cơ

hội lựa chọn địa điểm mua sắm, còn với những người có thu nhập không ổn định thì

họ cần phải ưu tiên lựa chọn cho chi tiêu những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống và

sự thuận tiện cho việc mua sắm thì thông thường chợ truyền thống là nơi lựa chọn

50

hàng đầu cho quyết định của họ.

- Thị hiếu của người tiêu dùng: Thị hiếu được hiểu là xu hướng ưa chuộng về

một sản phẩm, xu hướng về cách thức mua sắm trong một thời kỳ nào đó. Thị hiếu

còn thể hiện sự phân tích, đánh giá mang tính kiến thức của người tiêu dùng trước

các quyết định mua sắm và do đó thị hiếu còn thể hiện văn hoá của mỗi người. Nhu

cầu mua sắm luôn thay đổi, đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin ngày nay, điều

đó ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của chợ truyền thống trong quá trình đô

thị hoá như hiện nay.

- Thói quen là cách sống là thói quen và cách sống của một người được thể

hiện trong hoạt động hàng ngày của họ, thể hiện sự quan tâm, cách bày tỏ ý kiến

của họ trước những sự vật hiện tượng trong cuộc sống. Lối sống ảnh hưởng đến thị

hiếu tiêu dùng, mua sắm. sự thay đổi của lối sống dẫn đến sự thay đổi thị hiếu mua

sắm tiêu dùng. Có những nhóm người có cùng thị hiếu và thói quen có thể chi phối

ảnh hưởng lẫn nhau, ảnh hưởng đến quyết sự đánh giá sản phẩm và lựa chọn nơi

mua sắm khác nhau..

- Sở thích, văn hoá: Thói quen đi chợ là một nét văn hoá của người dân, các

nghiên cứu đã cho thấy rằng ngoài việc thực hiện chức năng mua sắm thì sự trải

nghiệm cảm xúc (động cơ tiêu khiển) cũng là yếu tố tác động đến sự lựa chọn nơi

mua sắm của người tiêu dùng.

- Giới tính: Giới tính nam và nữ được thượng đế ban tặng những đặc trưng

khác nhau, người tiêu dùng nữ thích được giao lưu trò chuyện với người bán, thích

được thoả sức lựa chọn hàng hoá, được thoải mái bày tỏ ý kiến về sản phẩm, phàn

nàn và cần được giải đáp thoả đáng những thắc mắc liên quan đến sản phẩm, nếu

được thoả mãn họ sẽ trở thành khách hàng trung thành, đó là lợi thế của chợ truyền

thống. Khách hàng nam giới họ thích được tư vấn, ít nói và quyết định lựa chọn địa

điểm mua hàng dựa vào niềm tin.

2.5.2. Nhân tố từ phía cung

Cung thị trường là mô tả số lượng một hàng hoá hay dịch vụ mà những

người sản xuất sẽ cung ứng ở các mức giá khác nhau trong một thời gian cụ thể.

Trong phạm vi nghiên cứu luận án có thể hiểu cung ở đây là cung cấp cho sự cảm

51

nhận của khách hàng về những đặc trưng của chợ truyền thống thông qua sự trải

nghiệm của họ về nơi đó..

+ Đa dạng sản phẩm, hàng hoá ở chợ truyền thống, hàng hoá bán tại chợ có

khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng tức là phải đầy đủ, đa dạng về chủng

loại, đảm bảo chất lượng. Mặt hàng thực phẩm tươi sống là một ưu điểm của chợ

truyền thống so với các kênh bán lẻ hiện đại. Các nghiên cứu về chợ truyền thống

đã cho thấy sự phong phú và đa dạng của hàng hoá là một yếu tố quyết sự lựa chọn

chợ truyền thống của người tiêu dùng, đó là nhân tố ảnh hưởng đến sự tồn tại và

phát triển chợ truyền thống.

+ Giá cả, giá cả phải dựa trên chi phí của hàng hoá và phải phù hợp với chất

lượng. Hình thức trả giá là một điểm rất riêng và đặc biệt của việc mua sắm ở chợ

truyền thống. Ngoài ra, giá cả cũng không giống nhau giữa các quầy hàng, nên

khách hàng có thể lựa chọn mua ở quầy hàng có giá hợp lý nhất. Trong nghiên cứu

của Galbraith, các cách định giá bán lẻ hay chiến lược bán lẻ khác nhau thu hút các

đối tượng khách hàng khác nhau, những người có mức thường xuyên tới nơi mua

sắm đó khác nhau [101].

Nghiên cứu của Feeney xác định giá là yếu tố đầu tiên khách hàng để ý đến

khi bước vào một nơi mua sắm và sau đó sẽ cân nhắc có tiếp tục mua ở nơi đó hay

không [96]. Bên cạnh đó, bất kể đối tượng khách hàng thì trong bối cảnh có rất

nhiều hình thức bán lẻ đang nổi lên trong môi trường bán lẻ hiện nay, người đi mua

sắm sẽ đến những nơi có giá thấp thường xuyên hơn [82]; [115].

+ Niềm tin chính là bộ lọc lựa chọn thông minh và chỉ lối cho mọi hành

động, con người không nhất thiết phải tin những gì mình thấy nhưng con người

thường có xu hướng thấy những gì đã tin. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến mối quan

hệ giữa người tiêu dùng với tiểu thương ở chợ truyền thống.

+ Sự thuận tiện là tất cả các yếu tố trong thuộc tính của chợ giúp người tiêu

dùng tiết kiệm được thời gian, công sức, chi phí khi đi mua sắm. Đó là tiện lợi về

địa điểm, bãi giữ xe, cách bố trí các khu vực hàng hoá, hình thức thanh toán mua

đâu trả đó nên không phải xếp hàng chờ tính tiền.

Địa điểm của một nơi mua sắm có thể đo bằng thời gian di chuyển, có nghĩa

là khoảng thời gian cần thiết để đến được nơi mua sắm đó [141]; [107] hoặc là

52

khoảng cách từ khu vực của người đi mua sắm (nhà ở hoặc nơi làm việc) đến nơi

mua sắm đó [82].

+ Thoải mái vì mua theo nhu cầu

Trong nghiên cứu của Goldman chỉ ra rằng đi chợ mua theo nhu cầu là động

cơ cá nhân của khách hàng khi đi mua sắm [107, tr.128]. Khái niệm này tạo ra

những tín hiệu tích cực đối với khách hàng mà họ xem đó là một phần vai trò hay

trách nhiệm trong các mối quan hệ xã hội [81] để tránh lãng phí phải bỏ đi những

mặt hàng không cần thiết mà vẫn phải lấy như khi đi chợ hiện đại. Còn trong nghiên

cứu của Goldman, Arieh cho rằng một số người tiêu dùng đã đi chợ truyền thống

như là sự cần thiết và niềm vui là nhu cầu của họ và gia đình [111, tr.15]. Khi vai

trò hay trách nhiệm của khách hàng được thực hiện tốt, họ mong muốn tiếp tục làm

tốt hơn nữa. Chính vì yếu tố này mà khách hàng sẽ lựa chọn nơi mua sắm nào tạo

điều kiện để họ thoả mãn nhu cầu và mục tiêu của mình.

Yếu tố ngoại cảnh có thể tác động đến sự lựa chọn nơi mua sắm của khách

hàng. Môi trường mua sắm thuộc về yếu tố tiêu khiển quyết định giá trị của hàng

hoá. Trải nghiệm mua sắm đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành sự ưa

thích đối với nơi mua sắm. Darden, Erdem và Darden nhận thấy rằng trên quan

điểm của khách hàng thì những sự hấp dẫn về vật chất của nơi mua sắm có tương

quan với quyết định lựa chọn cao hơn là mức giá và chất lượng hàng hoá. Những

điều có thể nhìn được, nghe được, ngửi được, sờ được là các yếu tố thuộc về môi

trường của nơi mua sắm [114].

+ Sự thân thiện của người bán

Đối với những hàng hoá thiết yếu (ví dụ như dược phẩm) thì động cơ chức

năng là nguyên nhân mà khách hàng tìm đến chợ. Trong khi đó, sự lựa chọn nơi

mua sắm xuất phát từ động cơ tiêu khiển thì lại nghiêng về dịch vụ tại nơi mua sắm

và cách bài trí cơ sở vật chất. Dịch vụ mà nhà bán lẻ cung cấp rất cần thiết để làm

tăng sự ưa thích của khách hàng; dịch vụ tại cửa hàng của nhà bán lẻ bao gồm dịch

vụ lõi, không gian dịch vụ và nhân viên là những yếu tố cầm lái giá trị cảm nhận và

dự định lựa chọn nơi mua sắm của khách hàng [161]. Trong lĩnh vực dịch vụ cá

nhân, sẽ rất tiềm năng nếu nhà bán lẻ nâng cao trải nghiệm mua sắm cho khách

53

hàng ở các mặt năng suất, bề ngoài, thái độ, tính sẵn sàng và kiến thức về sản phẩm

của nhân viên [114]. Thậm chí trong bối cảnh thị trường hiện nay, khi hầu hết là

hình thức tự phục vụ thì những dịch vụ do nhân viên cửa hàng cung cấp vẫn đóng

vai trò quan trọng trong sự ưa thích của khách hàng đối với nơi mua sắm đó.

+ Quan hệ với người bán và được tư vấn về sản phẩm

Nhờ sự tư vấn ý kiến của người bán đề cập đến việc khách hàng đi mua hàng

với mục đích tìm kiếm những lời khuyên cần thiết cho sự lựa chọn sản phẩm của

họ. Ngoài ra theo một số khách hàng khi đến chợ truyền thống giúp họ tìm kiếm

những kinh nghiệm và nhận thức mới [79].

Theo nghiên cứu của Goldman và cộng sự .2002, Hawkes C.2008, mua hàng ở

chợ cũng là giúp khách hàng có sự giao lưu và tin tưởng vào người bán, đôi khi bận

khách hàng bận không thể trực tiếp đến chợ thì chỉ cuộc điện thoại cho người bán là

họ đã nhận được những lời tư vấn và học hỏi được nhiều kinh nghiệm cần thiết và

thậm chí hàng hoá có thể chuyển đến tận nhà và được chuẩn bị theo nhu cầu của

khách hàng mà chưa cần phải trả tiền ngay. Điều đó giúp mối quan hệ giữa người

mua và người bán thêm thân tình hơn. Những nơi nào cung cấp cho khách hàng sự

thân thiện cùng những dịch vụ hấp dẫn, đáp ứng được mong muốn của họ thì họ sẽ

thường xuyên ghé những nơi đó hơn. Đó là nhân tố ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát

triển của chợ truyền thống mà không thể có ở chợ hiện đại [110]; [113]; [119].

Chính sách bán hàng: Những ưu đãi mà tiểu thương trong chợ dành cho

khách hàng nhằm làm cho họ hài lòng và giữ chân được khách hàng như cho mua nợ,

mua thiếu hoặc bán với giá sỉ cho những khách hàng thân thiết. Việc đổi hay trả các

hàng hoá bị lỗi hay không phù hợp sau khi mua dễ dàng và nhanh chóng. Một nghiên

cứu về tác động của khuyến mãi đối với sự lựa chọn nơi mua sắm của khách hàng

cho thấy rằng trong ngắn hạn khuyến mãi có tác động đến sự lựa chọn nơi mua sắm

của khách hàng nhưng tác động này rất yếu; sự lựa chọn nơi mua sắm vẫn xuất phát

từ lòng trung thành là chính [183, tr.298]; [186, tr.155]; [192, tr.498] đây là nhân tố

có ảnh hưởng lớn đến cạnh tranh của chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá.

2.5.3. Nhân tố thị trường (địa điểm)

2.5.3.1. Trình độ đô thị hóa trong vùng

54

Trình độ đô thị hoá trong vùng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng rất

lớn đến quá trình phát triển của chợ. Nhu cầu xã hội càng phát triển thì khả năng

thích ứng của các loại hình thương nghiệp chợ truyền thống càng khó khăn và thay

vào đó là những mô hình phân phối hiện đại nhưng không vì thế mà hoàn toàn mất

đi những cơ sở kinh tế xã hội cho sự tồn tại và phát triển của chợ.

Vấn đề đô thị hoá được xem là yếu tố mang tính tổng hợp, bởi vì cùng với

quá trình đô thị hoá là sự phát triển của kết cấu hạ tầng, của phân công lao động xã

hội, của quá trình tập trung dân cư và trình độ dân trí cao, cùng với mức thu nhập và

nhu cầu tiêu dùng cao hơn… tất yếu đòi hỏi những loại hình phân phối phù hợp hơn

và hiện đại hơn. Điều đó đòi hỏi chợ truyền thống phát triển về mặt chất lượng để

đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.

Đô thị hoá ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của chợ truyền thống.

Sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dịch vụ phân phối,

đặc biệt là đầu tư vào các loại hình thương mại hiện đại như siêu thị, TTTM, các

chuỗi cửa hàng tiện lợi, chợ đầu mối bán buôn. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến

hiệu quả đầu tư đối với hệ thống chợ.

Với sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài trong hệ thống bán lẻ, họ có

tiềm lực kinh tế mạnh, công nghệ hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến… sẽ làm cho

cạnh tranh trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại tăng lên có thể sẽ làm

tăng chi phí đầu tư phát triển hệ thống chợ. Đồng thời làm tăng các khoản chi phí

cho hoạt động kinh doanh thường xuyên của hệ thống chợ. Do đó Đô thị hoá làm

xuất hiện hệ thống bán hàng hiện đại

Đô thị hoá và vấn đề di cư ảnh hưởng đến sự phát triển của chợ, làm tăng áp

lực lên các đô thị trong đó có chợ với số lao động hoạt động và phụ trợ. Bởi họ là

những người có trình độ tay nghề thấp, lao động giản đơn. Họ không có khả năng

tham gia vào kinh doanh ở các chợ hiện đại. Điều đó ảnh hưởng đến vấn đề lao

động và việc làm của người lao động trong các vùng đô thị đặc biệt với vùng đô thị

lớn. Như vậy có thể thấy những yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển mạng lưới chợ

được tập hợp từ nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau. Để nâng cao hiệu

55

quả phát triển chợ thì việc đánh giá đầy đủ và đúng các nhân tố có ảnh hưởng khách

quan và chủ quan không chỉ là vấn đề đặt ra đối với các nhà đầu tư vào mạng lưới

chợ mà còn đối với cả nhà nước. Đặc biệt, hiệu quả việc phát triển chợ có ảnh

hưởng rất lớn vào chính sách phát triển kinh tế nói chung và chính sách phát triển

chợ nói riêng của Nhà nước [154]; [155, tr.346-348]; [157]; [159, tr.183].

Đô thị hoá thúc đẩy phát triển ngành kinh tế du lịch đặc biệt là dịch vụ du

lịch văn hoá chợ truyền thống.

Chưa có một định nghĩa chính thức về loại hình du lịch chợ sau quá trình

nghiên cứu tác giả xin đưa ra một định nghĩa của riêng mình:

“Du lịch chợ” là loại hình du lịch được diễn ra trong cùng một tour du lịch,

hoặc đơn thuần là đi chợ để du lịch, hay là hoạt động mua sắm của du khách khi đi

du lịch.

+ Quan niệm của tác giả về “chợ du lịch”.

“Chợ du lịch” là nơi người dân địa phương bán những sản vật truyền thống

của họ, du khách khi đến tham quan và mua sắm nhớ được sản vật truyền thống của

địa phương.

Chợ được xây dựng lên để đáp ứng nhu cầu cuộc sống hàng ngày của người

dân, nhưng nếu nghe đến chợ du lịch thì đây là khái niệm hoàn toàn mới. Mặc dù

khi du lịch các chợ đều được khách du lịch thực hiện trong chuyến hành trình của

họ, song để có khái niệm thật cụ thể và khoa học nhất về chợ du lịch hiện chưa có.

Nhưng ta có thể hiểu chợ du lịch là chợ không chỉ phục vụ cho người dân địa

phương mà còn phục vụ cho nhu cầu du lịch và có đủ điều kiện về tài nguyên để

hấp dẫn khách du lịch.. Vai trò của loại hình du lịch chợ.

2.5.3.2. Sự phát triển của hệ thống bán lẻ hiện đại:

Hệ thống bán lẻ hiện đại: Là loại hình phân phối bán lẻ sử dụng phương thức

cung cấp và dự trữ hàng hoá hiện đại, với phương thức bán hàng chủ yếu là tự phục

vụ, kinh doanh nhiều chủng loại mặt hàng cùng một lúc và có quy mô lớn hơn các

hình thức bán lẻ truyền thống. Hệ thống này rất đa dạng trong các loại hình kinh

doanh và hiện nay được biết đến với tốc độ phát triển rất nhanh. HTBL hiện đại này

đòi hỏi có sử dụng các phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại vào việc quản lý và

56

tổ chức hoạt động kinh doanh và người mua hàng thường tự mình thực hiện toàn bộ

công đoạn lựa chọn và mua hàng mà không cần có sự giúp đỡ, hỗ trợ từ phía người

bán hàng.

Hệ thống bán lẻ hiện đại có những lợi thế nhờ vào các yếu tố sau: Nguồn lực

dồi dào về vốn, về nhân lực và kinh nghiệm phát triển thị trường từ các đô thị lớn

khác trong khu vực; Với hệ thống thu mua, phân phối hàng hoá kết nối trực tiếp

với các đầu mối sản xuất, có nhập khẩu lớn và được tổ chức tốt, có sự liên kết, bổ

trợ giữa các vùng, có khả năng bình ổn về giá cả hàng hoá tốt hơn so với chợ truyền

thống; về chất lượng VSATTP, chất lượng hàng hoá và dịch vụ hậu mãi được quản

lý thống nhất, ổn định trong cùng một hệ thống lớn, dễ tạo được lòng tin của khách

hàng; Dù số lượng các ST lớn chưa nhiều so với chợ TT, nhưng hiện đã có sự cạnh

tranh khá quyết liệt giữa các ST bán lẻ với mô hình chợ TT. Sự cạnh tranh này

trong tương lai trung và dài hạn các mô hình chợ hiện đại chắc chắn sẽ ngày càng

chiếm thị phần lớn hơn trên TTBL, cạnh tranh thị phần với hệ thống các chợ truyền

thống. Hình thức bán lẻ hiện đại bao gồm: TTTM, ST, các CH hiện đại.

2.5.3.3. Hệ thống chính sách pháp luật về chợ và quy hoạch phát triển

kinh tế xã hội

Chợ được hợp pháp hoá khi có đủ điều kiện mà pháp luật đề ra. Tuy nhiên

đối với các chợ truyền thống đã tồn tại từ lâu đời thì hầu như đã được pháp luật

đương thời, cũng như trong quá khứ chợ đã đủ điều kiện tồn tại và phát triển. Khi

có một chợ nào đó xuất hiện làm đảo lộn trật tự địa phương, an ninh xã hội làm ảnh

hưởng tới các công trình phúc lợi, cũng như ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị, ảnh

hưởng tới việc quy hoạch tổng thể của các địa phương, quận huyện, thành phố và

không phù hợp với mục tiêu đường lối của các chính sách kinh tế xã hội đối với

từng vùng từng địa phương, không đúng pháp luật thì sẽ bị loại bỏ. Còn những chợ

phù hợp và thoả mãn những điều kiện bức thiết mà dân cư mong muốn sẽ được nhà

nước và địa phương đầu tư xây dựng chỉnh trang cải tạo, phát triển.

Nhà nước tác động đến hiệu quả đầu tư phát triển hệ thống chợ thông qua

các chính sách và quy định hệ thống quản lý chợ. Việc áp dụng hệ thống các biện

57

pháp nhằm thực hiện những yêu cầu quản lý phát triển hệ thống chợ sẽ làm thay đổi

điều kiện thực hiện đầu tư và khả năng khai thác năng lực phục vụ của hệ thống chợ

đã được đầu tư [Phụ lục 6].

2.6. KINH NGHIỆM MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ PHÁT TRIỂN CHỢ TRUYỀN

THỐNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ VÀ BÀI HỌC RÚT RA CÓ THỂ ÁP

DỤNG CHO HÀ NỘI

Có một vấn đề về hình thức hàng hoá rất cần được tiếp tục nghiên cứu ở hai

loại hình chợ và nó đặc biệt liên quan đến vấn đề cung cấp các loại hàng hoá nông

sản. Chợ hiện đại, vì nhiều lý do thường chỉ nhập các loại hàng hoá có quy cách nhất

định. Thực tế sản xuất nông nghiệp là một quá trình tự nhiên, không thể tránh khỏi

các sản phẩm nằm ngoài khung quy cách. Trong khi đó, đối với các xã hội mà chợ

truyền thống bị xoá bỏ gần như hoàn toàn thì các sản phẩm này nhiều khi phải vứt đi,

gây lãng phí. Đây là một vấn đề được tranh luận rất nhiều không chỉ ở châu Âu. Nó

lý giải vì sao các thành phố châu Âu sau khi dẹp bỏ các chợ truyền thống lại phải mở

cửa trở lại các hình thức chợ phiên, tạo điều kiện cho các mô hình chợ truyền thống

hoạt động và được người dân đón nhận và ửng hộ. Điều đó đã giúp cho chợ truyền

thống hồi phục và phát triển mạnh. Kinh nghiệm của các quốc gia Pháp,

Mỹ[150;151;152;153;160; 167;168;170] [Phụ lục 2]. Trong phạm vi giới hạn luận án

tác giả trình bày kinh nghiệm và chính sách phát triển chợ một số Quốc gia sau:

2.6.1. Kinh nghiệm phát triển chợ truyền thống tại Nhật Bản

Chợ truyền thống ở Nhật Bản chủ yếu là chợ bán thực phẩm trong nhà và

hoặc chợ vừa bán thực phẩm và các mặt hàng gia dụng, cửa hàng ăn uống khác nằm

dọc theo các đường nhánh đi bộ. Có khoảng 5000 chợ thực phẩm trên toàn nước

Nhật, trong đó có khoảng 2000 chợ do hợp tác xã điều hành và khoảng 3000 chợ do

công ty quản lý chợ hoặc nhóm chủ nông trại lập ra [22].

Nhật Bản là đất nước phát triển về việc quản lý, định hướng cho chợ truyền

thống được định hướng rõ nét. Chợ nông phẩm và chợ truyền thống dọc đường đi

bộ được phân tách và có cách thích nghi khác nhau. Chợ nông phẩm sẵn sàng thay

đổi địa điểm để phù hợp với chức năng. Thông thường các chợ nông phẩm nằm trên

một mặt bằng tầng 3 của một toà nhà thương mại hay tầng hầm của một chung cư

58

miễn là gần khu dân cư hoặc công sở. Ngược lại các chợ truyền thống dọc theo

đường đi bộ lại thay đổi chức năng để phù hợp với địa điểm. Một số chợ dọc đường

đi bộ ở Nhật đã dựng mái vòm dọc đường để khách hàng có thể mua sắm khi trời

mưa. Một số chợ này còn phối hợp với siêu thị hiện đại, trung tâm mua sắm hàng xa

xỉ, rạp chiếu phim… để hình thành một chuỗi liên hợp phù hợp với nhu cầu của

người tiêu dùng muốn mua nhiều thứ tại một nơi nhất định (tiện lợi). Bên cạnh chợ

truyền thống nông phẩm là loại chợ truyền thống đặc thù ở châu Á thì mô hình chợ

ướt cũng phổ biến ở Nhật Bản. Loại chợ này thường bán thực phẩm, động vật tươi

sống là chủ yếu. Chợ truyền thống nổi tiếng ở Nhật thường là các chợ hải sản như

chợ cá Tsukii ở Tokyo[159].

Chính sách của chính phủ Nhật đối với các loại chợ truyền thống. Khác với

Mỹ, Nhật Bản và một số nước châu Á có chính sách khá đồng nhất về bảo vệ các cơ

sở bán lẻ nhỏ trong quá trình mở cửa thị trường. Một trong những công cụ chính

sách nổi bật thể hiện định hướng này là Luật cửa hàng bán lẻ quy mô lớn. (Large

Scale Retail Store Law), nội dung và một số chính sách thay đổi luật cửa hàng bán

lẻ quy mô lớn [Phụ lục 2].

Để bảo vệ hài hoà sự phát triển của khoảng hơn 5000 chợ truyền thống với

chợ hiện đại, Nhật Bản yêu cầu rất nghiêm ngặt với những chợ hiện đại khi muốn

thành lập phải khai báo với các cơ quan hành chính hoặc chính quyền cấp thành phố

được chính phủ chỉ định, thuyết minh về nguồn đất, lắng nghe ý kiến của người dân

và cơ quan có đất.

2.6.2. Kinh nghiệm phát triển chợ truyền thống ở Hàn Quốc

Hàn quốc là đất nước phát triển và việc quản lý, định hướng cho chợ truyền

thống Hàn Quốc rất rõ ràng. Các chợ truyền thống ở Hàn Quốc được coi là những

báu vật tiềm ẩn, thường nằm trong các khu dân cư, hoặc chỉ quanh các góc nhỏ gần

cung điện lớn và các khu di tích lịch sử [191].

Bộ văn hoá thể thao và du lịch Hàn Quốc thực hiện dự án mang tên “Munjeon

seongsi” [Phụ lục 2]. Theo đánh giá của Bộ, dự án đã giúp cho các ngôi chợ truyền

thống thành không gian văn hoá nghệ thuật của địa phương, từ đó trở thành điểm

thu hút với cả giới trẻ, giới trẻ quan tâm nhiều hơn đến chợ truyền thống và các

59

ngôi chợ với hơi thở trẻ trung đang dần được hình thành. Chợ trời lột xác thành các

không gian văn hoá nghệ thuật của Hàn quốc. Đồng thời chợ đêm cũng được tổ

chức từ sáu giờ chiều đến 12h đêm ngày thứ 6 và thứ 7 hàng tuần với nhiều hoạt

động văn hoá đa dạng như ẩm thực, giới thiệu hàng thủ công mỹ nghệ, văn nghệ và

triển lãm nhỏ... Đây cũng là nơi các nghệ sĩ nghèo trẻ tuổi tụ tập để tìm kiếm nơi

sinh sống với giá rẻ. Nhờ có họ mà phòng trưng bày mọc lên rất nhiều xung quanh,

lượng khách đến tham quan cũng đông dần, các quán trà đá và nhà hàng mở ra rất

nhiều để đáp ứng nhu cầu của du khách. Seoul cũng có những khu vực như vậy,

điển hình là khu chợ truyền thống sầm uất nhất HHongdae, Garosugil, Itatewon... Ở

Hàn Quốc hiện du lịch chợ là một trong những lịch trình không thể thiếu được của

các công ty du lịch. Điều đó cho thấy tiềm năng rất lớn trong vấn đề khai thác giá trị

văn hóa chợ [Error! Unknown switch argument., tr.63-88] đây là bài học kinh

nghiệm có thể áp dụng đối với Hà Nội trong việc khai thác và sử dụng tiềm năng du

lịch của chợ truyền thống một cách bền vững và lâu dài.

Đến nay nguồn vốn chợ đã được mở rộng khi có nhiều người tìm đến khu

chợ ngày càng đông cả tiểu thương thường xuyên và tiểu thương vào những ngày

phiên chợ. Để bảo vệ cho sự phát triển của các ngôi chợ truyền thống chính phủ

Hàn Quốc ban hành nhiều chính sách quy định đối với hệ thống chợ hiện đại: cụ thể

là chính sách giới hạn về diện tích, là một chính sách đồng hành cùng quá trình tự

do hoá thị trường bán lẻ của Hàn Quốc, chính sách hạn chế số lượng mặt hàng,

chính sách kiểm soát giờ mở cửa đối với chợ hiện đại[119, 120,124]… nói chung

loại hình chợ hiện đại và chợ truyền thống kết hợp hài hoà và cạnh tranh trên thị

trường Hàn Quốc.

Đây là bài học kinh nghiệm quý giá giúp tác giả nghiên cứu giải pháp khôi

phục và phát triển các chợ đã chuyển thành TTTM nhưng chưa thành công như ngôi

chợ Hàng Da, chợ Bưởi, chợ Mơ đều là những ngôi chợ lâu đời có trên 700 năm

tuổi ở Hà Nội.

2.6.3. Kinh nghiệm phát triển chợ truyền thống ở Thái Lan

Tại Thái Lan trước năm 1957 các mô hình chợ truyền thống là chủ yếu trong

hệ thống bán lẻ, các mô hình chợ hiện đại như siêu thị và cửa hàng bách hoá chỉ

60

thực sự xuất hiện Thái Lan sau năm 1957. Từ năm 1999 đến nay các loại hình chợ

hiện đại đã phát triển nhanh và tác động mạnh đến chợ truyền thống. Theo Bộ

thương mại Thái Lan, trong tổng giá trị lưu chuyển hàng hoá, chợ truyền thống vẫn

chiếm tới 70% vào giai đoạn trước khủng hoảng Châu Á (1997) nhưng sau đó đã

giảm rất nhanh còn 46% vào năm 2002 [65, tr.25]. Tuy chợ truyền thống ở Thái

Lan đang bị cạnh tranh bởi chợ hiện đại nhưng chính phủ Thái Lan vẫn quan tâm

phát triển các loại chợ đặc biệt là loại hình chợ truyền thống mang nét văn hoá đặc

trưng của địa phương. Hiện nay hệ thống chợ ở Thái Lan có 4 loại chợ chính là: chợ

công sở, chợ cuối tuần, chợ đêm, chợ đầu mối bán buôn [147] [Phụ lục 2].

Thứ nhất, Chợ công sở: là những chợ họp ở gần công ty, khu đô thị, khu

công nghiệp… thời gian họp thường từ 11 giờ đến 14 giờ, đối tượng phục vụ là các

công chức.

Thứ hai, Chợ cuối tuần: là các loại chợ thường họp từ trưa thứ 7 đến chiều

chủ nhật, những ngày này các tiểu thương và những người bán thường xuyên và

không thường xuyên rất đông với các loại hàng hoá phong phú đa dạng nhiều chủng

loại. (thực chất đây là loại chợ phiên ở Thái Lan). Loại chợ này đang dần thu hút

lượng khách du lịch và các gia đình trẻ đi chợ như là thư giãn cuối tuần thay vào đi

siêu thị như trước kia ở các khu đô thị, các trung tâm đô thị. Loại hình chợ này được

chính phủ Thái Lan tạo mọi điều kiện phát triển (ví dụ như chợ: Khu chợ Chatuchak

Market ở Bangkok là khu chợ lớn nhất ở Thái Lan và gần như lớn nhất trên toàn thế

giới, nơi đây tập trung gần như hầu hết các mặt hàng và những người bán buôn, bán

sỉ với số lượng rất lớn (mở cửa vào 8h sáng và đóng cửa từ 6-7h tối). Chợ

Chatuchak rộng khoảng hơn 10 ngàn hecta với gần 9000 cửa hàng, các gian hàng

hầu như chỉ mở cửa vào 2 ngày thứ 7, chủ nhật cuối tuần, với lượng khách hàng đổ

về có thể lên đến 200.000 người (chợ Chatuchak còn có tên gọi khác là chợ cuối

tuần), vào 2 ngày này, người ta chỉ mở hàng vào sáng sớm và đóng cửa lúc 5h chiều

chứ không phục vụ thêm vào buổi tối [221]. Hà nội cũng đang cần tham khảo phát

triển mô hình loại chợ này ở Thái Lan.

Thứ ba, Chợ đêm là loại hình chợ thường họp vào các đêm trong tuần, bán

đủ các loại hàng hoá khác nhau, mức giá cũng rất đa dạng. Loại chợ này có vai trò

61

rất quan trọng trong việc thu hút giới trẻ và khách du lịch tham gia khám phá nét

đặc trưng riêng của từng ngôi chợ từng vùng.

Thứ tư, Chợ đầu mối bán buôn: Để thúc đẩy các chợ đầu mối bán buôn nông

sản, năm 1991 theo báo cáo của cục nội Thương thuộc Bộ Thương Mại Thái Lan đã

ban hành “Qui định về việc thúc đẩy tổ chức chợ trung tâm hàng nông sản” sau đó

được sửa đổi vào năm 1993, 1995, 1998. Đến nay Thái Lan có hệ thống chợ đầu

mối bán buôn hàng nông, thuỷ sản tương đối phát triển. Hệ thống chợ này đã không

những góp phần quan trọng trong việc tiêu thụ hàng nông sản, thuỷ sản cho những

nông dân mà còn có vai trò tham gia vào hoạt động xuất khẩu của Thái Lan.

Chính phủ Thái Lan đã nhận thức được tiềm năng du lịch lớn của chợ, và đã

thành công trong việc thúc đẩy hoạt động này

Chính sách của Thái Lan.

Thái Lan gia nhập WTO ngày 1/1/1995, kể từ khi mở cửa số lượng các trung

tâm bán lẻ hiện đại tại Thái Lan phát triển nhanh chóng. Số lượng các trung tâm bán

lẻ hiện đại ở Thái Lan tăng lên nhanh chóng. Năm 1999 có 1429 cửa hàng, năm

2002 tăng lên 2.205 cửa hàng. Năm 2005 tăng lên 3.719 cửa hàng, 2010 tăng lên

10.177 cửa hàng [22].

Năm 2005, một dự thảo về luật bán buôn, bán lẻ được trình lên quốc hội với

mục đích kiểm soát sự phát triển của các nhà bán lẻ, bán buôn hiện đại quy mô lớn

nhằm bảo vệ các chợ truyền thống và bán lẻ hộ gia đình. Nội dung cơ bản của luật

này là các cơ sở bán lẻ và bán buôn lớn vừa có thương hiệu mạnh, quy mô diện tích

và doanh số bán vượt qua một ngưỡng nhất định cần phải được cấp phép.

Năm 2010 Quốc hội Thái Lan bắt đầu xem xét dự thảo này, đến năm 2012

Bộ thương mại Thái Lan tiếp tục đệ trình dự thảo lên quốc hội. các cửa hàng bán lẻ

và các chợ hiện đại phải cách trung tâm khu dân cư từ 5 đến 10 km, giờ mở cửa bị

giới hạn 12h/ngày.Tuy nhiên hình thức bán lẻ hiện đại cũng ảnh hưởng tiêu cực đến

hoạt động kinh doanh buôn bán ở các chợ truyền thống như: Do hình thức buôn bán

lạc hậu nên các cửa hàng truyền thống, chợ truyền thống không thể cạnh tranh được

với các DN nước ngoài, đặc biệt là các ngành hàng thủ công truyền thống. Các nhà

kinh doanh địa phương mất đi sức mạnh đàm phán về giá cả hàng hoá do các nhà

62

kinh doanh ST hiện đại có quy mô lớn hơn và có sức mạnh thị trường hơn. Sự phát

triển này làm các nhà cung cấp trong nước mất cân bằng trong các kênh phân phối

và phụ thuộc nhiều vào các nhà bán lẻ đặc biệt là các nhà bán lẻ nước ngoài. Hiện

nay các chợ truyền thống của Thái Lan phải chịu cạnh tranh rất lớn từ các chợ hiện

đại của nước ngoài nên đã gây sức ép rất lớn đối với Chính phủ Thái Lan trong việc

quản lý các chợ hiện đại nước ngoài. Các tiểu thương, các nhà bán lẻ nhỏ của Thái

Lan đã gây sức ép đối với chính phủ nhằm thực thi các biện pháp chặt chẽ hơn đối

với các nhà phân phối lớn. Những biện pháp có thể thực thi bao gồm kiểm soát về

khu vực mở ST, kiểm soát thời gian mở cửa và các nhà bán lẻ lớn nếu muốn mở ST

tại các Thành phố phải xin giấy phép mới được phép xây dựng [165].

Năm 2013 Cơ quan Nhà Đất của Thái Lan đã ban hành quy định về khu vực

bán lẻ đối với 75 tỉnh của Thái Lan trừ Bangkok. Theo quy định mới các chợ hiện

đại có diện tích trên 1.000 m2 phải xây dựng cách trung tâm Thành phố ít nhất là 15

km. Quy định này cũng đưa ra diện tích đất tối thiểu mà các siêu thị này cần phải có

cũng như diện tích lưu không, cây xanh cần thiết đối với các chợ hiện đại. Quy định

mới cũng đưa ra quy định cụ thể cho các siêu thị có diện tích từ 300 - 1.000 m2.

Thái Lan cũng có lúc 80% thị phần bán sỉ và lẻ nằm trong tay các tập đoàn nước

ngoài và Chính phủ nước này đã phải điều tiết bằng cách chỉ cho các tập đoàn nước

ngoài được mở từng ST riêng lẻ, không cho hình thành chuỗi liên kết để chi phối thị

trường... Chính Phủ cũng ban hành quy định về thương mại công bằng đối với các

ST nhằm ngăn chặn tình trạng hạ giá quá nhiều để chiếm lĩnh thị trường và sử dụng

sức sức mạnh thị trường để gây sức ép đối với nhà cung cấp. Ngoài ra Thái Lan còn

thành lập Liên minh bán lẻ để giúp các ST, các cửa hàng và các chợ truyền thống

trong nước làm quen với các hình thức bán lẻ hiện đại. Liên minh này giúp cho các.

chợ truyền thống sử dụng hình thức thanh toán điện tử (ví dụ như thanh toán qua

điện thoại…) . Người đi chợ và các tiểu thương sẽ giao dịch thông qua các mã QR.

Người mua chỉ cần dùng điện thoại di động, quét mã QR trên các mặt hàng là có thể

thanh toán. Công nghệ và toàn bộ hệ thống thanh toán tại khu chợ này được 2 ngân

hàng lớn của Thái Lan hỗ trợ) [132, 133,134].

Với nhiều quy định chặt chẽ hơn của Chính quyền thành phố BangKok đối

với các ST như các quy định về không gian và quy hoạch đất đai. Các nhà bán lẻ

63

hiện nay tại BangKok có xu hướng xây dựng các ST ngày càng nhỏ hơn. Và các

nhà bán lẻ đang có xu hướng xây dựng các ST theo kiểu mua bán và giải trí, trong

đó NTD có thể kết hợp hoạt động mua bán và hoạt động giải trí. Ngoài ra Chính

quyền thành phố BangKok còn thực hiện một số biện pháp nhằm tăng nội lực và

sức cạnh tranh của các CH bán lẻ vừa và nhỏ, đặc biệt là hình thức kinh doanh

truyền thống như: Tổ chức các cuộc hội thảo trên toàn Thành phố cho chủ các CH

bán lẻ truyền thống nhỏ để tăng nhận thức về sự đe doạ từ sự phổ biến các CH ưu

đãi giá và thay đổi đối xử khách hàng; Tổ chức đào tạo để tăng văn hoá kinh doanh

của các tiểu thương ở chợ truyền thống, tổ chức các sự kiện lớn ở các chợ trung

tâm… thực hiện chính sách hiện đại hoá các CH nhỏ bán lẻ truyền thống thông qua

việc cửa các đội chuyên gia bán lẻ phát triển diện mạo cửa hàng giống như “CH tiện

lợi”; Trợ giúp các CH bán lẻ vừa và nhỏ để tăng khả năng kinh doanh của các loại

CH này [ 154,155,156]. Từ kinh nghiệm của Thái Lan giúp Việt Nam rút ra bài học

về phát triển mô hình du lịch văn hoá chợ mà chính phủ Thái Lan đã rất thành công.

2.6.4. Kinh nghiệm phát triển chợ truyền thống ở Trung Quốc

Chợ truyền thống tồn tại đa dạng ở Trung Quốc và các nước Châu Á không

chỉ vì hình thức bán lẻ hiện đại mới xuất hiện thời gian ngắn mà còn vì nhiều yếu tố

liên quan như văn hóa, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn có nhiều đặc điểm

khác với Mỹ và Châu Âu [166.tr1773-1780]. Ở Trung Quốc, hầu hết các loại chợ

truyền thống vẫn được duy trì:

Chính sách của chính phủ Trung Quốc đối với hệ thống bán lẻ truyền thống.

các loại hình chợ truyền thống vẫn tồn tại cho dù chiếm tỷ trọng ngày càng khiêm

tốn. Nhận thức được vai trò quan trọng và không thể thay đổi trong một tương lai

gần của các loại hình chợ truyền thống, chính phủ Trung Quốc đã kịp thời có những

giải pháp nhằm khôi phục và hiện đại hoá hệ thống các loại chợ truyền thống thông

qua một số việc [131;178.tr70-79]: Thứ nhất, chính quyền đầu tư xây dựng cơ sở

vật chất kỹ thuật và hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông cho các chợ truyền

thống và các dạng cửa hàng truyền thống điển hình để khuyến khích lưu thông hàng

hoá [121],. Thứ hai, tạo mọi điều kiện xây dựng mạng lưới dịch vụ hỗ trợ cho các

chợ truyền thống để đẩy mạnh trao đổi hàng hoá thông qua các chợ; khuyến khích

64

và chuyển giao các quyền quản lý chợ từ vai trò nhà nước sang tư nhân như hình

thức phát triển các mô hình công ty quản lý chợ hoặc thông qua hình thức đấu thầu

để đảm bảo tính chuyên nghiệp và nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngôi chợ

lâu đời của vùng [123]. Thứ ba, Chính quyền quan tâm tổ chức tuyên truyền, đào

tạo cho các tiểu thương, các chủ sạp kinh doanh tại chợ và các chủ cửa hàng bán

buôn, bán lẻ, các chủ hộ kinh doanh xung quanh chợ truyền thống về quản lý và văn

hoá kinh doanh [125, 126,117]. Cuối cùng, hướng dẫn và hỗ trợ các loại hình cửa

hàng và hộ kinh doanh truyền thống thay đổi hình thức kinh doanh phù hợp như

chuyển sang các dạng cửa hàng tiện lợi [151,152,153]. Bên cạnh đó, trong việc tổ

chức và quản lý kinh doanh theo phương thức hiện đại, các nước cũng đều có

những hướng phát triển nhìn chung là giống nhau. Đây là nguồn tư liệu tham khảo

quý giá để Luận án có thể xây dựng một hệ thống lý luận chung về chợ TT theo

hướng tiếp cận mô hình kinh doanh truyền thống kết hợp hiện đại. Đồng thời các

nghiên cứu về chợ ở Trung Quốc giúp luận án có thể tiếp cận những phương pháp

tiên tiến nhằm xây dựng cách đánh giá, phân tích chợ TT phù hợp cho Việt Nam nói

chung và Tp.Hà Nội nói riêng trong giai đoạn hiện nay.

2.6.5. Bài học kinh nghiệm đối với sự phát triển chợ truyền thống ở Hà Nội

Qua tham khảo kinh nghiệm của các nước, Việt Nam chúng ta cần rút ra bài

học kinh nghiệm để duy trì và củng cố các chợ truyền thống, tập trung xây dựng

siêu thị, trung tâm thương mại tại các vị trí hợp lý nhằm đảm bảo việc mua bán cho

các tầng lớp nhân dân.

Từ kinh nghiệm phát triển của một số quốc gia, nghiên cứu sinh rút ra một

số bài học kinh nghiệm sau đối với Hà Nội:

Thứ nhất, phát triển liên kết hài hoà giữa chợ truyền thống với chợ hiện đại

thành hệ thống các khu phố chợ phục vụ mua sắm liên hoàn, phức hợp quy mô

quốc tế - Kinh nghiệm từ Tp. BangKok (Thái Lan)và Hàn Quốc. Nhằm đáp ứng đầy

đủ nhu cầu của khách du lịch và người dân, được biết đến như là các phố chợ mua

sắm là yếu tố thu hút và tạo ra nhu cầu mua sắm lớn. Những thiên đường mua sắm

của Thái Lan và Hàn Quốc bao gồm cả những phố chợ hiện đại và những khu phố

chợ truyền thống kết hợp nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng và du

65

khách. Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng cần xây dựng và phát triển thêm

các phố chợ quy mô quốc tế để khách du lịch và người dân có thể mua sắm tập

trung. Bên cạnh đó, sự phát triển đồng bộ của giao thông công cộng, hệ thống thanh

toán, chính sách quy hoạch đô thị cũng cần thiết để phát triển thương mại nội địa.

Thứ hai, về công tác quy hoạch phát triển hạ tầng chợ - Kinh nghiệm từ Trung

Quốc và Nhật Bản cho thấy: Đối với một số quốc gia, mặc dù các loại hình chợ hiện

đại đã phát triển mạnh nhưng chợ truyền thống vẫn có được chỗ đứng nhất định và

không biến mất trong vòng 50 năm tới [109]; [115, tr.236]; [149, tr.22]. Do vậy, đối

với công tác khôi phục và hiện đại hoá các loại hình chợ truyền thống, cần phải: (1)

Cần sớm hiện đại hoá các chợ truyền thống thông qua đầu tư xây dựng kết cấu hạ

tầng kỹ thuật hiện đại (hệ thống xử lý và thoát nước, công nghệ thông tin…); (2)

Chuyển giao quyền quản lý từ nhà nước sang tư nhân thông qua mô hình công ty

quản lý chợ hoặc đấu thầu; (3) nâng cấp và điều chỉnh các loại hình chợ truyền thống

thông qua việc hợp nhất và quy hoạch các cửa hàng bách hoá bán lẻ; (4) Tổ chức

tuyên truyền, đào tạo cho các tiểu thương, chủ hộ kinh doanh tại chợ và các chủ cửa

hàng bán buôn, bán lẻ truyền thống về quản lý và kiến thức và văn hoá kinh doanh.

Thứ ba, về hoàn thiện định chế pháp lý về chợ. Từ kinh nghiệm của

Nhật Bản có "Luật chợ bán buôn", Hàn Quốc có "Luật về lưu thông các mặt hàng

nông, thuỷ sản và sự ổn định giá cả của các mặt trong chợ ", trong khi chưa có các

luật riêng rẽ điều chỉnh về mức định chế giá cả, mức phí thống nhất giữa các chợ thì

chính quyền các thành phố được ban hành các văn bản dưới luật để quản lý các dịch

vụ bán buôn bán lẻ đặc thù ở các chợ. Mục tiêu của các văn bản pháp luật điều

chỉnh các DVPPBL là nhằm đảm bảo sự cân đối về giá cả và chất lượng giữa các

mặt hàng kinh doanh ở chợ truyền thống và chợ hiện đại, nhằm cân bằng quyền lợi

của các thương nhân với NTD, đồng thời đảm bảo hướng tới các mục tiêu về an

ninh, an toàn xã hội và bảo vệ môi trường; Đồng thời việc xây dựng luật cụ thể về

các thị trường bán lẻ sẽ giúp nhà quản lý tiên lượng các tình huống khẩn cấp và đột

biến của thị trường.

Thứ tư, về khai thác các giá trị là tài sản văn hoá và xã hội của chợ truyền

thống nhằm phát triển du lịch văn hoá theo hướng bền vững lâu dài.

66

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản…, cùng

với quan điểm về chợ truyền thống đại diện cho một tổng thể văn hoá dân gian sống

động của một quốc gia đồng thời là một phần của di sản văn hoá quốc gia, các quốc

gia đang cố gắng khai thác tài sản văn hoá chợ phục vụ cho phát triển du lịch bền

vững. Với các hình ảnh của các chợ truyền thống xuất hiện trên các video du lịch

quảng cáo, các áp phích và những bưu thiếp ở khắp mọi nơi trên thế giới, từ các sân

bay đến các ga tàu quốc tế. Rất nhiều chợ truyền thống đã trở thành bản sắc văn hoá

của người dân địa phương. Một số ngôi chợ nổi tiếng trong nước hoặc thậm chí ở

tầm quốc tế đã được giới thiệu trên "bưu thiếp" đó là biểu tượng hoặc trở thành "địa

chỉ phải thăm" cho du khách trong và ngoài nước (như chợ Chatuchak ở Thái Lan,

hay chợ Namdaemun với 600 tuổi ở Hàn Quốc..). Một số thành phố ở Hàn Quốc đã

triển khai các chương trình tái thiết dựa trên việc nâng cấp các chợ truyền thống.

Mục tiêu chính của sự đổi mới các ngôi chợ truyền thống vài trăm tuổi không chỉ để

thu hút khách du lịch, mà còn để cải thiện các dịch vụ thương mại đồng thời hấp

dẫn lôi cuốn người tiêu dùng địa phương như là nơi sinh hoạt văn hoá cộng đồng.

Điều đó cho thấy, ở các quốc gia, để khai thác giá trị tài sản văn hoá chợ phục vụ

phát triển ngành kinh tế du lịch, chính phủ thường phối hợp với các địa phương,

với các tổ chức xã hội chính thức và phi chính thức kết hợp với mạng lưới thương

nhân trong chợ để tiến hành cải tạo chợ truyền thống sao cho giữ được bản sắc văn

hoá mà vẫn văn minh hơn sạch sẽ đảm bảo sự phát triển trong xã hội hiện đại. Đồng

thời các quốc gia cũng rất coi trọng việc cải thiện hệ thống giao thông công cộng

xung quanh chợ và cả không gian trong chợ. Mục tiêu các thành phố coi chợ như là

một kênh du lịch quảng bá hình ảnh đất nước đến với quốc tế. Họ đã tận dụng và

khai thác tiềm năng du lịch của chợ truyền thống nhằm phát triển kinh tế một cách

bền vững và lâu dài mà vẫn duy trì các giá trị văn hoá gắn liền với chợ.

Thứ năm. về khôi phục và bảo vệ ngôi chợ truyền thống sau khi đã chuyển

đổi mô hình kết hợp chợ TT- TTTM. Tham khảo kinh nghiệm của Hàn Quốc chính

quyền thành phố Hà Nội có thể xem xét tạo điều kiện tầng một các toà nhà của 6

chợ truyền thống lâu đời nhất Hà Nội đã chuyển sang mô hình kết hợp chợ TT -

TTTM như chợ Hàng Da, chợ Mơ, chợ Bưởi… trong khi các tiểu thương bị đẩy

67

xuống tầng hầm còn tầng 1 thì bỏ trống vì giá quá cao không có người bán, chính

quyền nên chuyển một số quầy hàng lên tầng1 trên để thuận tiện cho việc mua bán

của dân cư trong vùng và phát triển nét văn hoá truyền thống, đồng thời thu hút

khách hàng quay trở lại chợ.

- Thứ sáu: Vấn đề ảnh hưởng của đô thị hoá đối tới sự phát triển chợ

truyền thống với định hướng phát triển mô hình du lịch chợ trong nền kinh tế , thể

hiện qua nghiên cứu của: Ms.yeoh Chee.yan.2011 [191]; Heung- Ryel, Kim. 2015

[120]; Martthew Golton (2015); Giard và cộng sự.2001 [104]; [147]; [148]; [149];

[150]. Các nghiên cứu đã chỉ ra, trong quá trình phát triển đô thị, với sự gia tăng

nhanh chóng các chợ hiện đại, số lượng các chợ truyền thống đã giảm (từ 1.660

năm 2005 xuống 1.372 trong năm 2013 ở Hàn Quốc) [120]. Việc suy giảm các

chợ truyền thống địa phương đã ảnh hưởng đáng kể về mặt xã hội; nhiều lĩnh vực

thương mại đô thị đã đáp ứng kịp nhu cầu tiêu dùng và thị hiếu của người dân, đặc

biệt là ở các khu vực trung tâm thành phố. Nghiên cứu đã khảo sát những thay đổi

chính sách liên quan đến chiến lược phục hồi chợ truyền thống của địa phương.

Các nghiên cứu về chiến lược phát triển du lịch chợ truyền thống ở Hàn Quốc,

Thái Lan… cho rằng: chính phủ nhiều nước châu Á trong quá trình phát triển kinh

tế (đô thị hoá) đã chuyển đổi mô hình chợ truyền thống, vô hình đã đẩy chợ truyền

thống về các nhà bán lẻ nhỏ, các quán nhỏ, các cửa hàng tạp hoá và người bán

hàng rong đường phố. Nghiên cứu cho rằng chính sự cải tạo, nâng cấp chợ truyền

thống của địa phương sẽ ngăn chặn các chợ cóc phát triển mà vẫn giải quyết được

nhu cầu mua sắm của phần lớn dân cư, đóng vai trò quan trọng trong chính sách

khu vực của chính phủ về giải quyết các vấn đề của sự phân cực thu nhập, tăng

thất nghiệp và bất bình đẳng xã hội. Tuy nhiên, nghiên cứu phân tích rằng, chính

việc hỗ trợ hiện đại hoá cho sự tiện lợi của người tiêu dùng sẽ thiệt hại bản sắc và

tính xác thực của các thị trường này. Để bảo tồn bản sắc và tính xác thực của các

chợ truyền thống địa phương, chính phủ Hàn Quốc đã tăng cường mối liên kết

giữa các chợ truyền thống với các nguồn tài nguyên văn hoá và du lịch địa

phương, như một yếu tố của chính sách phát triển khu vực thành công. Trong bối

cảnh này, nghiên cứu cho rằng, chính sách nâng cấp, cải tạo chợ truyền thống địa

68

phương sử dụng các mối liên kết giữa các chợ truyền thống với các nguồn tài

nguyên văn hoá và du lịch địa phương nhằm giải quyết vấn đề thất nghiệp đồng

thời bảo tồn nét văn hoá của địa phương.

Do vậy, sự cần thiết cho việc tái phát triển các chợ truyền thống đã được

công nhận bởi chính quyền địa phương và chính phủ vì sự sống còn và phát triển

của thị trường mua sắm truyền thống có thể mang lại cả lợi thế xã hội và kinh tế.

Doanh nghiệp tự làm hoặc tại gia đình góp phần giải quyết vấn đề thất nghiệp địa

phương qua các chợ truyền thống.

Nội dung nghiên cứu này được sử dụng tham khảo đối với luận án về mô

hình chợ du lịch, triển vọng phát triển tiềm năng du lịch lớn của chợ ở Hà Nội trong

thời gian tới, đây là nguồn tham khảo quan trọng giúp luận án đưa ra kiến nghị và

giải pháp đối với phát triển chợ trong tương lai. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ

đi sâu vào chính sách và động thái của chính phủ mà chưa đi sâu phân tích về vị trí

vai trò của tiểu thương, của sản phẩm truyền thống trong hệ thống phân phối sản

phẩm du lịch chợ,… nên Luận án sẽ tiếp tục cập nhật các tài liệu tham khảo khác để

phục vụ cho nghiên cứu.

Như vậy quá trình đô thị hoá đã có ảnh hưởng lớn quá trình phát triển chợ

truyền thống ở nhiều quốc gia trên thế giới. Xã hội càng phát triển thì mức độ thích

dụng mô hình thương nghiệp chợ truyền thống càng thấp, nhưng không phải vì thế

mà mất đi những cơ sở kinh tế - xã hội cho sự tồn tại của chợ. Những cơ sở đó là

sản phẩm nông nghiệp vẫn chiếm vai trò quan trọng trong đời sống của dân cư, và

vẫn được sản xuất ở các qui mô hộ gia đình, trang trại hay là những sản phẩm làm

vườn như vẫn thường gọi như ở Châu Âu. Đặc biệt cùng với kinh tế phát triển thì

một trong những nhu cầu về chất lượng cuộc sống cũng đòi hỏi nhu cầu tiêu dùng

sản phẩm nông nghiệp tươi, sống đang có xu hướng tăng lên ở các nước phát triển.

sự khác biệt về chủng loại sản phẩm, chất lượng, giá cả cũng như sự khác biệt về

tập quán tiêu dùng về sản phẩm thủ công nghiệp, nông nghiệp của các địa phương,

các vùng dân cư khác nhau. Nhiều loại sản phẩm thủ công nghiệp, nông nghiệp có

mức độ thích ứng cao với việc tiêu thụ qua chợ truyền thống. Bởi vì giá cả các sản

phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thường khó đồng nhất do sự khác biệt về

69

chất lượng theo thời gian bảo quản, nhu cầu tiêu dùng, theo điều kiện thổ nhưỡng,

điều kiện chăm sóc… Do đó chợ truyền thống vẫn luôn tồn tại đặc biệt ở các quốc

gia Châu Á.

Chương 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHỢ TRUYỀN THỐNG

TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ Ở HÀ NỘI

3.1. THỰC TRẠNG CHỢ TRUYỀN THỐNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ

HOÁ Ở HÀ NỘI

3.1.1. Về quy mô và cơ sở hạ tầng chợ truyền thống ở Hà Nội

Cùng với quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá đang phát triển mạnh ở

Việt Nam dẫn đến khu vực thành thị sẽ tiếp tục mở rộng và vùng nông thôn đang

có xu hướng thu hẹp lại. Điều đó làm cho áp lực việc làm với khu vực nông thôn

ngày càng gia tăng cùng với dòng lao động di chuyển từ nông thôn ra thành thị

diễn ra mạnh mẽ. Trong đó Hà Nội là một trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của

cả nước với mạng lưới dịch vụ thuận tiện và hiện đại mà ít có đô thị nào trong cả

nước có được. Với sức hấp dẫn về nhiều mặt giúp cho Hà Nội là nơi hội tụ các

dòng chảy về vốn và nhân lực (nguồn lao động) từ các vùng ngoại vi, các tỉnh lân

cận và ngoài nước về thủ đô để tìm cơ hội đầu tư, cơ hội việc làm. Đồng thời đô

thị hoá và vấn đề di cư có ảnh hưởng đến sự phát triển của chợ truyền thống ở Hà

Nội. Theo số liệu của tổng cục thống kê từ năm 2010 đến 2017 Trung bình mỗi

năm Thủ đô tăng thêm khoảng 200.000 người tương đương “ dân số một huyện

lớn”. Cùng với các vấn đề về di cư là tình trạng lực lượng lao động có trình độ

thấp đang là những áp lực lên hạ tầng cơ sở và sự phát triển thương mại chung của

Thủ đô. Hà Nội là một trong hai đô thị đặc biệt của cả nước, Hà Nội hiện đang trải

qua những thay đổi đáng kể trong hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ. Hiện Hà

Nội có 22 trung tâm thương mại, 124 siêu thị, 454 chợ, 600 cửa hàng tiện ích.

70

Hàng năm Hà Nội đón trên 20 triệu lượt khách du lịch trong đó có 4 triệu lượt

khách quốc tế. Điều đó đưa Hà Nội vươn lên vị trí 13 trên 19 thị trường bán lẻ sôi

động nhất thế giới, nằm trong tốp 3 thành phố có thị trường bán lẻ nhất Châu Á -

Thái Bình Dương [69], [56]. Cụ thể tình hình phát triển hệ thống phân phối bán lẻ

của Hà Nội thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.1: Phát triển hệ thống bán lẻ của Hà Nội từ 2000 đến 2016

Tổng mức

bán lẻ

(tỷ đồng)

2000 2010 2013 2014 2015 2016

197 469,9 307 745,4 335 965 375 516,3 399 875,6

Chợ 303 411 418 426 425 454

Siêu thị 25 74 94 103 137 124

TTTM 0 18 16 19 24 22

Nguồn: Tổng hợp của tác giả [69]; [61]

Như vậy qua bảng trên cho thấy từ năm 2000 đến 2016 tốc độ tăng của chợ

là 49,8%, còn tốc độ tăng của chợ hiện đại là 484% cho thấy sự phát triển nhanh

chóng của hệ thống chợ hiện đại tại thành phố, điều này cho thấy sự cạnh tranh về

thị phần của chợ truyền thống.

- Về quy mô chợ

Trong khoảng 15 năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế

và nhu cầu mua bán, trao đổi của dân cư ngày càng đa dạng, số hộ buôn bán là

người Hà Nội và các tỉnh ngoài vào Hà Nội tăng lên nhanh chóng khiến cho mạng

lưới chợ trở nên quá tải. Cùng với quá trình đô thị hoá, thành phố đã tiến hành

từng bước giải toả chợ tạm trên các đường phố, cải tạo và nâng cấp, xây mới một

số chợ, chú trọng nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý chợ... Tuy nhiên, hệ thống

cơ sở hạ tầng chợ của Hà Nội còn nhiều bất cập và hiệu quả quản lý chợ còn nhiều

hạn chế. Trong thời gian tới, xu hướng phát triển các loại hình thương mại hiện

đại trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra nhanh hơn sẽ có ảnh hưởng

đến sự cạnh tranh của các chợ truyền thống, đòi hỏi chợ phải phát triển phù hợp

71

với thời đại hơn. Yêu cầu phát triển hài hoà, cân đối và hợp lý giữa chợ truyền

thống và chợ hiện đại là loại hình phổ biến hiện nay với các loại hình thương mại

bán buôn và bán lẻ hiện đại khác,... là những vấn đề rất cần được nghiên cứu ở Hà

Nội hiện nay.

Theo sở công thương Hà Nội và tổng cục thống kê, năm 2000 số chợ của Hà

Nội là 303 chợ trong đó thể hiện cụ thể qua bảng sau:

Bảng 3.2: Tình hình quy mô chợ ở Hà Nội năm 2000-2017

Chợ Tổng

Chợ

kiên

cố

Chợ

bán

kiên

cố

Chợ

lều

quán

Diện

tích

chợ

(ha)

Số người kinh

doanh trên chợ

Cố định Không

cố định

2000

Tổng số 303 28 63 212 150 18470 12933

Thành thị 164 13 28 45 13278 4202

Nông thôn 139 15 35 32 5192 8731

2010 Tổng số 411 67 213 131 156,536 74.974

2014

Tổng số 426 82 215 129 176 90 000

Thành thị 160

Nông thôn 266

2017

Tổng số 454 102 224 128 170 90 000

Thành thị 160

Nông thôn 294

Nguồn: tổng hợp của tác giả [62]

Như vậy qua bảng số liệu trên cho thấy tình hình phát triển chợ thời gian qua

đã có những thay đổi đáng kể. năm 2000 là 303 chợ, năm 2017 là 454 chợ, tăng

66,7 % trong khi đó số chợ ở thành thị đã giảm 4 chợ còn ở nông thôn tăng 155 chợ

cho thấy quá trình đô thị hoá ở thành thị cùng với đời sống thay đổi, nhu cầu tiêu

dùng ở nông thôn ngoại thành Hà Nội đã tăng lên nhanh chóng. Còn ở thành thị số

chợ đã giảm 4 chợ cho thấy quá trình đô thị hoá cùng một số chính sách về đô thị

văn minh hiện đại một số chợ đã chuyển sang mô hình chợ hiện đại, và một số chợ

phát triển theo hướng kết hợp mô hình chợ - TTTM như chợ - TTTM hàng Da, cửa

Nam, Mơ, Bưởi.

72

Qua bảng thống kê cũng chỉ ra số hộ kinh doanh ở Hà Nội đã tăng lên

186,6% từ năm 2000 là 31.403 hộ, đến 2017 là 90.000 hộ, điều đó chứng tỏ rằng

quá trình đô thị hoá chợ đã phát triển cả về số lượng và chất lượng.

Theo thống kê đến tháng 3.2017 của sở công thương Hà Nội cho thấy hiện

nay, trên địa bàn Thành phố có 454 chợ, cụ thể như sau:

Thứ nhất, chia theo phân hạng chợ hiện nay toàn thành phố có: 15 chợ hạng

1 (chiếm 0.3%), 65 chợ hạng 2 (chiếm 14,3%), 311 chợ hạng 3 (chiếm 68,5%) và

63 chợ chưa phân hạng (chiếm 13,8%) [62];

Thứ hai, chia theo khu vực có: 160 chợ thành thị (chiếm 35,3%), 294 chợ

nông thôn (chiếm 64,7%) [62];

Thứ ba, chia theo mô hình quản lý có: 55 chợ do Ban quản lý chợ quản lý

(chiếm 12,1%); 239 chợ do Tổ quản lý chợ quản lý hoặc xã, phường, thị trấn trực

tiếp quản lý (chiếm 52,6%); 102 chợ do doanh nghiệp quản lý (chiếm 22,4%); 58

chợ do hợp tác xã quản lý (chiếm 12,7%) [62].

Trong tổng số 454 chợ thì có khoảng 102 chợ kiên cố (chiếm 22,4%); 224

chợ bán kiên cố (chiếm 49,3,%); 128 chợ lán tạm (chiếm 28,1%) [62].

Phần lớn các chợ tại khu vực các quận nội thành là chợ kiên cố hoặc bán kiên

cố, có quy mô từ 01 - 04 tầng. Các chợ khi xây dựng đều có hệ thống cấp thoát nước

phục vụ vệ sinh môi trường và phòng cháy chữa cháy, khu thu gom rác, khu vệ sinh…

Các chợ lán tạm chủ yếu là chợ ngoại thành chiếm 28,1% hoạt động cả theo

mô hình chợ dân sinh phục vụ nhu cầu sinh hoạt thường ngày của dân cư khu vực

và chủ yếu là bán các mặt hàng thực phẩm tươi sống. Đồng thời cũng theo phiên, có

cơ sở vật chất thô sơ như: nền đất hoặc nền gạch cũ, không có hệ thống cấp, thoát

nước, nhà vệ sinh, khu thu gom rác thải... Những chợ này vào những ngày phiên

chợ theo định kỳ thì hoạt động của chợ vô cùng sôi động, số tiểu thương và khách

hàng tăng đột biến, nhất là vào những ngày lễ tết hay những ngày rằm âm lịch. Đây

là một nét văn hoá đặc sắc nhằm phát triển ngành du lịch dịch vụ của nước ta nói

chung và Hà Nội nói riêng.

Tổng diện tích đất chợ trên toàn Thành phố vào khoảng 1.700.000m2

(170ha), với tổng số khoảng 90.000 hộ kinh doanh. Tổng lưu lượng hàng hoá lưu

73

thông qua chợ tại khu vực nội thành chiếm khoảng 40%, tại khu vực nông thôn

chiếm khoảng 70% cụ thể xem ở [Phụ lục1].

Trên địa bàn Thành phố có khoảng 1.800 cán bộ, công nhân viên tham gia

quản lý chợ, trong đó có 350 người trong biên chế và 1.445 lao động hợp đồng.

* Về đầu tư cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất ở các chợ truyền thống

Các chợ truyền thống ở Hà Nội phần lớn là những chợ đã đầu tư xây dựng

lâu năm (chợ Long Biên, chợ Đồng Xuân, chợ Nghĩa Tân...) các cơ sở vật chất đều

bị xuống cấp, nền chợ thấp hơn đường giao thông bên ngoài chợ...

Trong khi đó tại các chợ truyền thống có tỷ lệ người sản xuất và buôn bán

nhỏ tham gia bán hàng thường chiếm tỷ trọng lớn. Những người lao động ở chợ

gồm chủ yếu là các tiểu thương với vốn nhỏ hoặc những người bán hàng hoá từ các

làng nghề bán sản phẩm do họ sản xuất ra hay tìm kiếm việc làm và tăng thêm thu

nhập. Đặc biệt ở chợ đầu mối như chợ Minh Khai, chợ đền Lừ, chợ Vân Trì... chợ

còn là một trong những kết cấu hạ tầng rất quan trọng giúp nông dân tiêu thụ nông

sản với giá thị trường, nâng cao thu nhập, đồng thời c h ợ giúp họ tham gia vào

hệ thống thị trường và vì vậy có thể thực hiện xoá đói, giảm nghèo và phát triển

kinh tế thành phố. Đây là một trong những vấn đề được Nhà nước rất quan tâm vì

các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, việc đầu tư xây dựng chợ thường

được tạo điều kiện hỗ trợ cả về thủ tục đầu tư, cũng như hỗ trợ vốn đầu tư. Cụ thể

từ năm 2010 đến 2016 tổng số chợ được đầu tư xây dựng toàn thành phố là:

Bảng 3.3: Đầu tư cải tạo nâng cấp chợ năm 2010-2016

Tổng

Hạng 1 Hạng 2 Hạng 3 Tỷ lệ %

Xây mới (chợ) 43 27,9 1 2 40

Xây lại (chợ) 16 10,4 1 6 9

Cải tạo, nâng cấp (chợ) 95 61,7 5 19 71

Tổng kinh phí (Tỷ) 3.247,38 100

-Vốn ngân sách (tỷ) 264,426 8,14

-Vốn trung ương 3,926 0,12

-Vốn do ngân sách TP 35,026 1,07

74

-Vốn từ NS quận, huyện, thị xã 225,474 6,94

-Vốn huy động (DN, HTX,

BQL chợ) 2.718,528 83,71

Nguồn: Tổng hợp của tác giả [69]

Như vậy qua bảng 3.2 cho thấy số chợ xây mới chiếm 27,9%, số chợ cải tạo

nâng cấp chiếm 61,7% trong khi đó số vốn xây dựng chủ yếu từ vốn xã hội hoá tức

là các loại hình tổ chức thương mại thường được đầu tư bằng nguồn vốn tư nhân

để thực hiện các hoạt động thương mại vì mục tiêu lợi nhuận là chính chiếm tỷ lệ

83,71% tổng vốn đầu tư. Như vậy vấn đề này là một câu hỏi đang rất cần được quan

tâm xem xét, liệu sau khi các ngôi chợ truyền thống được cải tạo, nâng cấp liệu tiểu

thương có còn đóng vai trò là chủ chốt trong chợ nữa hay không? Hay chỉ phục vụ

mục đích thu hồi vốn của các chủ đầu tư. Bởi chợ truyền thống có vai trò và tầm

quan trọng không chỉ về mặt về kinh tế mà còn cả về giá trị văn hoá xã hội đối với

người dân thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.

* Về phân bố hệ thống chợ

Phân bố hệ thống chợ hiện nay trên địa bàn Thành phố chưa hợp lý cả về

khoảng cách, bán kính và quy mô dân số phục vụ. Ở nhiều khu vực đông dân cư

trong nội thành đều thiếu đất xây dựng chợ, dẫn đến việc họp chợ tràn lan trên vỉa

hè, lòng, lề đường gây cản trở giao thông. Tuy nhiên quy hoạch và đầu tư xây dựng

hệ thống chợ còn thiếu thống nhất, đặc biệt là khu vực nông thôn còn có nơi mang

tính tự phát và phân bố chưa hợp lý. Đồng thời nhiều loại hình chợ chuyên doanh

và đặc thù cần thiết cho cả sản xuất lẫn tiêu dùng vẫn chưa được hình thành. Do đó

việc phát triển hệ thống chợ khoa học và hiệu quả, hợp lý là hết sức cần thiết. Sự

phát triển hệ thống chợ của Thành phố phải kết hợp giữa cải tạo và nâng cấp hệ

thống chợ hiện có với việc mở rộng và phát triển thêm các chợ mới phù hợp với quy

hoạch thương mại, quy hoạch đô thị nhưng không thể xa rời nhu cầu thực tế của

nhu cầu và phân bố dân cư Thủ đô trước tình trạng đô thị hoá diễn ra quá nhanh như

hiện nay [Phụ lục 1].

Thực tế tại Hà Nội, có rất nhiều chợ trong khu vực nội thành, thậm chí một

số chợ còn toạ lạc trên những khu đất vàng cũng đang lâm vào tình trạng lãng phí

75

nghiêm trọng do hoạt động không hết công năng như chợ rau xanh Cửa Nam, chợ

Hàng Da, chợ Bưởi, chợ Hà Đông, đây đều là những chợ xây mới và một số là vừa

kết hợp giữa chợ truyền thống với trung tâm thương mại như chợ Hàng Da, chợ

Cửa Nam… Qua thực tế khảo sát của tác giả nhận thấy Chợ Cửa Nam có diện tích

nhỏ, hẹp, khi đầu tư xây dựng đã không đảm bảo theo phương án thiết kế đã được

cơ quan chức năng phê duyệt, để tận dụng diện tích kinh doanh, chủ đầu tư đã thiết

kế khu vực để xe ở tầng hầm với lối xuống dốc, người dân ngại đưa xe xuống gửi

đã không khuyến khích người dân vào mua sắm [Phụ lục 3]. Điều đó dẫn đến tình

trạng phần lớn những khu đông dân cư, thuận tiện giao thông thì chợ lớn khang

trang có quầy sạp bỏ hoang thì tại một số nơi khác dân cư đông đúc, có nhu cầu

mua bán lại không bố trí xây dựng được chợ. Quận Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng

Mai là những quận có mật độ dân cư cao nhưng lại chưa đáp ứng được nhu cầu thiết

yếu của người dân. Đây là vấn đề cấp thiết rất cần sự quan tâm nghiên cứu của các

nhà khoa học và chính quyền địa phương.

3.1.2. Mức độ phong phú, đa dạng về chủng loại, chất lượng hàng hoá và

dịch vụ

Đa dạng hoá sản phẩm, vấn đề và quan trọng mà người tiêu dùng quan tâm

đến sự đa dạng về chủng loại để đáp ứng nhu cầu mua của họ, hàng hoá phong phú

sẽ mở rộng sự lựa chọn và giúp người đi mua tìm được sản phẩm phù hợp nếu họ

chưa xác định rõ nhu cầu của mình trước khi đến mua và việc đi chợ diễn ra hàng

ngày [113; 143; 193; 194]. Hơn nữa, yếu tố tác động quan trọng đến sự lựa chọn

chợ là khi sự lựa chọn của khách hàng không chắc và có những lựa chọn thay thế

khác thì một danh mục hàng hoá đa dạng sẽ giúp giảm chi phí tìm kiếm của họ,

khách hàng có thể thay đổi sự ưa thích của họ tuỳ theo tình huống mua khác nhau

để tìm kiếm các yếu tố kích thích mới; do đó, những sự lựa chọn thay thế sẽ thoả

mãn những nhu cầu như vậy [107, tr.129]; [143, tr.771-772].

Cụ thể qua khảo sát về các ngành hàng kinh doanh tại chợ của các tiểu

thương qua biểu sau:

76

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ phân bổ cơ cấu hàng hoá tại chợ truyền thống

Nguồn: Kết quả tổng hợp khảo sát của tác giả.

Qua biểu đồ có thể thấy rằng các mặt hàng chủ yếu được bán trong chợ là

hàng tiêu dùng (hàng tiêu dùng, thực phẩm tươi sống, may mặc giày dép, thủ công

nghiệp…), các mặt hàng trong chợ tỏ ra có lợi thế về chủng loại, đa dạng và phong

phú về hình thức, nhãn hiệu… Theo kết quả điều tra của tác giả, người tiêu dùng cho

rằng hàng hoá ở các chợ truyền thống là nơi có thể thoả mãn đa số các nhu cầu của

người mua với nhiều chủng loại hàng hoá khác nhau rất tiện lợi cho công việc nội trợ,

mua sắm. Các gian hàng ở chợ truyền thống còn là nơi giới thiệu sản phẩm cây

giống, cây nông nghiệp, thủ công nghiệp của các nông dân và hộ sản xuất nhỏ, đặc

biệt là ở các chợ như chợ Bưởi, chợ Mơ, chợ Ngọc Hà và nằm ở các huyện ngoại

thành như chợ Vân Trì, chợ Nhổn, chợ cầu Diễn… Trong quá trình phỏng vấn sâu,

tác giả cũng ghi nhận ý kiến của người tiêu dùng, người bán hàng và cán bộ quản lý

chợ về tính riêng có của chợ truyền thống đối với việc kinh doanh một số loại gia vị,

hàng hoá phục vụ ẩm thực hay cây giống mà chỉ có một số quầy hàng chuyên doanh

trong các chợ mới có như chợ Long Biên, chợ mơ, chợ Bưởi... Như vậy có thể nhận

định rằng sự phong phú của chợ truyền thống là nơi đáp ứng được nhu cầu đa dạng

của nhiều đối tượng khách hàng.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ trong chợ.

Hầu hết các chợ đều chưa có đầy đủ các dịch vụ, mới chỉ có một số các dịch

vụ tối thiểu cho hoạt động của chợ như dịch vụ vệ sinh, trông giữ xe, bảo vệ đêm,

77

bốc xếp hàng hoá… Các dịch vụ này đã tồn tại lâu đời, chưa được nâng cao chất

lượng. Ngoài ra, các dịch vụ hỗ trợ như kho hàng hoá, kho cấp đông lạnh, đo lường,

kiểm tra chất lượng hàng hoá, cung cấp thông tin… các chợ đều chưa có hoặc chỉ

làm hình thức không khai thác hiệu quả.

Hiện nay ở các chợ dịch vụ đã có nhiều mặt hàng đáp ứng được nhu cầu của

khách như: Về lĩnh vực ẩm thực thì phần lớn các tiểu thương đã đáp ứng một số yêu

cầu của khách hàng dịch vụ sơ chế sản phẩm (khách hàng có thể gọi điện đặt hàng

hoặc qua chợ chọn sau đó tiểu thương nhặt sẵn rau,hoặc thịt theo yêu cầu của khách

hàng thậm chí sơ chế luôn (ướp gia vị) giúp khách hàng), hoặc cung cấp một số gia

vị đi cùng với những món yêu cầu chế biến cầu kỳ (giả cầy, canh cá…). Phần lớn

các chợ tiểu thương cũng rất linh hoạt phục vụ rất nhiều món ăn đã chế biến sẵn

phục vụ khách hàng bận rộn chỉ cần ngồi trên xe hoặc cuộc điện thoại mà vẫn có thể

lựa chọn những món ăn ưa thích như món nem rán, thịt nướng, cá kho, giả cầy…

hoặc sẽ có người mang đến tận nhà. Đây là một sự thay đổi rất lớn mà các tiểu

thương đang cố gắng để đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.

3.1.3. Hoạt động liên kết phân phối của chợ truyền thống

Chợ truyền thống không chỉ là một loại hình thương mại cung cấp hàng hoá

dịch vụ trên thị trường. Sự phát triển của nó không thể tách rời riêng biệt, bản thân

loại hình này cũng có sự liên kết trong nội bộ và với các loại hình khác.

Liên kết hoạt động của chợ truyền thống là hoạt động của các chủ thể trong

hệ thống đó phối hợp cũng thực hiện nănghay nhiều chức năng hay những chức

năng kế tiếp và bổ sung cho nhau trong cùng một chuỗi giá trị hàng hoá dịch vụ.

Hiện nay khách hàng đang rất khó định hướng trong quyết định mua hàng vì

phải đối mặt với hàng loạt các sản phẩm có tính năng tương tự đồng thời với sự xuất

hiện mạnh mẽ của mô hình chợ hiện đại, các mô hình phân phối hiện đại đang phát

triển nhanh chóng và cạnh tranh trực diện với mô hình phân phối cũ với các chương

trình quảng cáo, khuyến mãi của các chợ hiện đại cho thấy đây là thử thách rất lớn

đối với chợ truyền thống. Bởi vậy người tiêu dùng hiện nay không chỉ hướng tới giá

cả, chất lượng sản phẩm mà còn rất quan tâm đến sự tiện lợi, dễ mua tức là đang

hướng tới vấn đề kênh phân phối. Theo kết quả thực tế nghiên cứu khảo sát của tác

78

giả có thì 54% người tiêu dùng lựa chọn chợ truyền thống là do sự thuận tiện về giao

thông và vị trí địa lý, do đó để đảm bảo tồn tại và phát triển của chợ truyền thống

trước sự cạnh tranh quyết liệt của các loại hình chợ hiện đại thì liên kết là tất yếu, chợ

giữ vai trò là mắt xích trong hệ thống kênh phân phối đưa sản phẩm từ nhà sản xuất

đến người tiêu dùng cuối cùng. Như vậy để giữ được lợi thế với các chợ hiện đại thì

các tiểu thương và các doanh nghiệp cần thiết phải liên kết lại với nhau, liên kết cả

theo hàng ngang và hàng dọc tức là các tiểu thương và các doanh nghiệp cùng nhóm

ngành liên kết lại với nhau, liên kết giữa các tiểu thương các lĩnh vực khác với nhau

nhằm tận dụng lợi thế của từng hình thức kinh doanh và các dịch vụ khác như vận

chuyển, các doanh nghiệp liên kết với các tiểu thương để tạo sức mạnh tổng thể.

Qua khảo sát của tác giả, hiện nay dịch vụ liên kết ở chợ Đồng Xuân phát

triển rất đa dạng, hiện tại chợ hoạt động ngày 2 ca, ca sáng bán hàng từ 5h sáng đến

5h chiều chợ sẽ mở của cho các tiểu thương bán hàng trong các kiốt trong chợ và

bên ngoài các mặt hàng đa dạng, ca tối từ 17 giờ đến 2 giờ sáng, hàng hoá chủ yếu

hoạt động là phố chợ ẩm thực gồm tất cả các không gian bên ngoài chợ, tận dụng

tối đa diện tích trống và các khu phố xung quanh chợ phục vụ chủ yếu là khách du

lịch và dân thành phố. Trung bình mỗi đêm có tới hàng ngàn thậm chí tới vài ngàn

lượt khách ghé qua mỗi đêm, mang lại doanh thu rất lớn cho các tiểu thương, số hộ

kinh doanh dịch vụ phố ẩm thực ẩm thực cùng khoảng gần 1000 hộ thường xuyên

cùng với khoảng gần 2000 người phục vụ. Như vậy riêng khu phố chợ Đồng Xuân

cũng có tới gần 6000 lao động làm việc điều đó có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề an

sinh xã hội và doanh thu của Thành phố. Hàng hoá bán ở chợ Đồng Xuân thì hàng

việt chỉ chiếm 50% phần còn lại là hàng ngoại, một số ngành hàng Việt Nam có tỷ

lệ cao trong chợ là giày dép chiếm 70%, nông sản thực phẩm chiếm 80% còn các

nhóm hàng như đồ lưu niệm hàng Việt Nam chỉ chiếm 20%... Hàng Việt Nam được

bán ở chợ phần lớn là của các doanh nghiệp sản xuất nhỏ hoặc cơ sở thủ công nhỏ,

các làng nghề thủ công còn các doanh nghiệp lớn ngại tham gia vào kênh phân phối

chợ bởi vì một số lý do sau: Thứ nhất: Nhiều doanh nghiệp sợ ảnh hưởng đến

thương hiệu, các doanh nghiệp lớn cho rằng: “Tâm lý khách hàng nghĩ sản phẩm

bày bán ở siêu thị tốt hơn ở chợ”. Thứ hai: Phần lớn hàng hoá ở chợ là hàng ngoại

bởi các tiểu thương cho rằng các sản phẩm hàng Việt mình giá thành cao không phù

79

hợp với mọi đối tượng tiêu dùng nhất là những người có thu nhập thấp, phương

thức thanh toán thiếu linh hoạt, mẫu mã hàng hoá chậm đổi mới, nhiều doanh

nghiệp Việt mình yêu cầu tiểu thương phải nhập hàng theo lô với số lượng lớn mới

cung cấp trong khi đó nhà kho của các tiểu thương không đủ diện tích để chứa sản

phẩm… cũng là lý do ảnh hưởng đến hệ thống liên kết phân phối hàng hóa ở các

chợ truyền thống hiện nay, đặc biệt đối với các chợ bán buôn.

+ Đối với nguồn cung cấp từ các doanh nghiệp nhỏ và các làng nghề truyền

thống chiếm phần lớn ở chợ truyền thống. Tác giả phỏng vấn tiểu thương Phạm

Thanh Hương 47 tuổi quầy 72D1 bán hàng tiêu dùng và hàng tiểu thủ công nghiệp

cho rằng:

80

Hộp 1: Phỏng vấn tiểu hương chợ Đồng Xuân

Nguồn: khảo sát phỏng vấn của tác giả phỏng vấn tiểu thương chợ Đồng Xuân

Bên cạnh các chợ bán buôn lớn thì tại các chợ bán lẻ truyền thống dân sinh

như chợ chợ Mơ, chợ Hôm, chợ cầu Diễn, cầu Giấy, Bưởi các tiểu thương cũng

đang tích cực đổi mới các hoạt động liên kết nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng

bận rộn trong quá trình đô thị hoá các tiểu thương liên kết thành một chuỗi dịch vụ

cung ứng theo nhu cầu khách hàng. Cụ thể, Tác giả phỏng vấn khách hàng là anh

Lê Việt Anh 45 tuổi nhà ở quận Tây Hồ cho rằng:

Chị nhập hàng từ các chủ cơ sở sản xuất làng nghề trên toàn quốc và hàng

ngày chuyển đến chợ và chị phân loại sau đó chuyển đến các mối trên toàn quốc,

hoặc có những mối hàng lớn chị liên kết với cơ sở sản xuất phân loại hàng và

đóng gói từ kho sau đó chuyển luôn đi, do diện tích chợ nhỏ, mỗi quầy chỉ từ 3

đến 5m2 nên một số loại hàng ở chợ chỉ có mẫu trưng bày, hàng hóa gửi trước,

tiền thanh toán sau, sản phẩm hư hỏng không sử dụng được hoặc không như thỏa

thuận có thể trả lại, thậm trí có những mối hàng cuối năm mới thanh toán chị

cũng vẫn cung cấp vì đó là khách hàng quen hoặc chị có rất nhiều dịch vụ vận

chuyển cho một số khách hàng là người tiêu dùng nhỏ lẻ, sản phẩm của chị kích

cỡ đủ loại, có những loại hàng hóa không sản xuất đại trà mà cải tiến theo nhu

cầu của khách hàng như các quat điện cải tiến cho các lò sản xuất, những chiếc

máy xay… do khách đặt chị cũng có để cung cấp. Đồng thời chị cũng cho biết

rằng do vốn ít các tiểu thương nhỏ ở các chợ bán lẻ cũng thường trả tiền hàng,

đơn hàng một lần trong tháng hoặc theo quý, vào dịp cuối năm cho chị và chị

cũng thanh toán cho các nhà sản xuất như vậy. Quầy của chị lúc nào cũng có từ 4-

5 người phục vụ đó còn chưa tính thêm những người khuân vác theo giờ.

81

Hộp 2: phỏng vấn khách hàng

Nguồn: Tác giả phỏng vấn khách hàng

Như vậy cùng với quá trình đô thị hoá trước sự phát triển mạnh của chợ hiện

đại, với nhu cầu ẩm thực sử dụng hàng tươi sống của một bộ phận lớn người dân

cùng với lợi thế trong cạnh tranh các tiểu thương liên kết sẽ tận dụng được nguồn

lực và lợi thế của nhau tạo độ tin cậy cao đối với người tiêu dùng.

- Về liên kết giữa chợ truyền thống với chợ hiện đại trong hệ thống phân

phối hàng hoá dưới sự lựa chọn của người tiêu dùng.

Cùng với quá trình đô thị hoá và sự thay đổi theo hướng tích cực của cơ cấu

nền kinh tế, cơ cấu thu nhập đã có sự thay đổi mạnh mẽ trong những năm gần đây

theo hướng tăng mạnh tỷ trọng thu nhập của người tiêu dùng. Năm 2016, thu nhập

từ tiền lương, tiền công chiếm 47% tổng thu nhập, tăng so với mức 34,3% năm

2006 [61, tr.224]. Do mức thực tế thu nhập còn thấp, chi tiêu cho đời sống của

người dân chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập (93,3% năm 2016) [1.601.61].

Trong đó, chi cho tiêu dùng các nhu cầu thiết yếu của đời sống như: ăn, uống… là

chủ yếu, chiếm tới 49,1% tổng chi tiêu, chi cho các nhu cầu đời sống (không phải

ăn, uống) chiếm khoảng 44,3%, phần chi khác chỉ chiếm 6,6%. Điều đó cho thấy

thu nhập và mức sống dân cư từng bước đã được cải thiện là yếu tố làm tăng sức

mua, quỹ mua trên thị trường, là nhân tố thúc đẩy hoạt động thương mại trên thị

trường. Sự phân hoá thu nhập và chênh lệch thu nhập bình quân giữa của người dân

thủ đô ảnh hưởng đến dung lượng và sự lựa chọn loại hình thị trường, đến mật độ

và quy mô các loại hình hạ tầng thương mại, trong đó có các loại hình chợ. Qua

Chợ truyền thống sản phẩm vừa tươi ngon mà rất thuận tiện, anh thường

xuyên đi làm về muộn do vậy anh thường gọi điện nhờ các tiểu thương ở chợ Bưởi

nhờ họ lựa chọn giúp rau nào ngon trong ngày, sơ chế và mua giúp luôn các mặt

hàng thực phẩm khác như thịt cá sơ chế, ướp luôn cùng gia vị đi kèm cho bữa ăn

hàng ngày đóng gói theo từng loại, nhờ người chuyển đến tận nhà cho anh, có hôm

nhà có khách anh gọi đặt nhờ người mua hộ rất nhiều món cho gần mười người ăn

mà rất đầy đủ, họ sơ chế trước về anh chỉ cần nấu vừa tươi ngon thuận tiện. Tiền anh

thanh toán sau khi nhận hàng hoặc hôm nao tiện trả sau cũng được.

82

phỏng vấn người tiêu dùng với mức và thu nhập khi lựa chọn chợ và siêu thị cho

thấy khách hàng ở các mức thu nhập khác nhau đều có sự kết hợp lựa chọn mua

sắm cả ở chợ và siêu thị.

Bảng 3.4: Thống kê mẫu lựa chọn chợ - siêu thị theo thu nhập

Thu nhập Siêu thị Chợ Chợ, siêu thị Siêu thị Tổng

Dưới 5 triệu đồng 3 77 92 172

Trên 20 triệu đồng 8 10 18

Từ 10 đến dưới 15 triệu đồng 94 23 1 118

Từ 15 đến 20 triệu đồng 29 11 40

Từ 5 đến dưới 10 triệu đồng 2 50 67 1 120

Tổng 5 258 203 2 468

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của tác giả

Thứ nhất, lựa chọn đi chợ hàng ngày theo mức thu nhập. Qua bảng trên cho

thấy 55% khách hàng được hỏi lựa chọn đi chợ hàng ngày dù ở mức thu nhập cao

hay thấp và đặc biệt với khách hàng có mức thu nhập khá cao là từ 10-15 triệu/

tháng lựa chọn đi chợ là 94%, số người có mức thu nhập trên 20 triệu thì 44% lựa

chọn đi chợ.

Thứ hai, lựa chọn đi chợ hàng ngày và đi siêu thị vào cuối tuần cho thấy 43%

khách hàng lựa chọn đi chợ hàng ngày và đi siêu thị vào cuối tuần trong đó với

những người có thu nhập dưới 5 triệu là 53,4%. Điều đó chứng tỏ chợ truyền thống

và chợ hiện đại sẽ vẫn luôn là sự lựa chọn cần thiết của người tiêu dùng và cùng tồn

tại ở những phân khúc thị trường khác nhau trong một xã hội hiện đại [92; 93; 109;

158; 181; 202].

3.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của chợ truyền thống

Trong khoảng thời gian hơn 15 năm qua, số lượng và quy mô hàng hoá lưu

thông qua chợ không ngừng được mở rộng là kết quả của việc tăng trưởng tương

đối nhanh và ổn định của nền kinh tế thủ đô cũng như điều kiện cơ sở hạ tầng của

nền kinh tế ngày càng được cải thiện, đặc biệt là hệ thống giao thông đường bộ của

thành phố được nâng cấp. Cùng với đó là thói quen và thị hiếu tiêu dùng của người

thành phố đã góp phần mở rộng quy mô dòng hàng hoá lưu thông qua chợ.

Theo báo cáo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Vina research năm 2015

và thống kê của vụ thị trường trong nước năm 2015 [60]; [61] giá trị hàng hoá dịch

83

vụ qua hệ thống chợ truyền thống chiếm trung bình khoảng 40%, chợ cóc, chợ tạm

chiếm 40% và hệ thống chợ hiện đại chiếm 20% điều đó góp phần vào việc tiêu thụ

hàng hoá, đẩy mạnh sản xuất và phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân.

Đồng thời, đánh giá của Bộ Công Thương, trong tương lai (10-20 năm sau

[69, tr.7-25], chợ truyền thống vẫn sẽ là loại hình hạ tầng cần thiết và quan trọng

đối với cả sản xuất và tiêu dùng ở nước ta. Dự báo, từ nay tới năm 2035, số lượng

chợ sẽ vẫn tăng, quy mô lưu thông hàng hoá qua chợ vẫn tăng cùng với sự gia tăng

về dân số, với quá trình triển khai chương trình “người Việt ưu tiên dùng hàng

Việt” và “Đưa hàng việt vào chợ truyền thống” được Thủ Tướng chính phủ cùng

các ban bộ ngành phát động trong nhiều năm qua, với thói quen mua sắm ở chợ và

thị hiếu thích đồ ăn tươi của người Việt cũng góp phần duy trì sức sống bền bỉ của

chợ ở ngay tại các đô thị sầm uất.

Vấn đề hiệu quả hoạt động của chợ truyền thống được thể hiện sự gia tăng

kết quả hoạt động của các tiểu thương, tăng về quy mô của chợ cụ thể qua biểu sau:

Bảng 3.5: Sự gia tăng hoạt động của chợ truyền thống

Năm Tổng số

chợ

Diện tích

(1000m2)

Số hộ kinh

doanh

Mật độ chợ/xã/

phường

DT chợ BQ

người/chợ

2000 303 573 46 496 1,3 1100

2011 411 1 560,5 74 974 1,1 15 165

2017 454 1760 90 000 0.774 16 740

Tỷ lệ % 49,83 207 93,56 -40,4

Nguồn: Kết quả tổng hợp của tác giả

Qua bảng trên cho thấy số chợ ở Hà Nội tăng 49,83%, số diện tích chợ tăng

207%, số hộ kinh doanh tăng 93,56% trong khi đó mật độ chợ/ xã lại giảm 40,6% điều

đó cho thấy cùng với quá trình đô thị hoá quy hoạch chợ chưa tương xứng với tốc độ

phát triển kinh thế và nhu cầu tiêu dùng của cư dân thủ đô dẫn đến tình trạng quá tải

đối với các chợ trong đô thị đặc biệt với chợ chợ Đồng Xuân, Hàng Bè, chợ Long Biên

đã phát triển thành phố chợ với tần suất hoạt động ngày 2 ca, được người dân thành

phố và các du khách gọi là những ngôi chợ không ngủ [15]. Trong khi đó mật độ chợ

giảm 40,4%, thực tế cho thấy các chính sách quy hoạch đô thị của thành phố không

tương xứng với tốc độ di dân đô thị và nhu cầu tiêu dùng của người dân thủ đô.

84

Về sự gia tăng chất lượng chợ: qua khảo sát phỏng vấn của tác giả tại chợ

Ninh Hiệp, chợ hang Bè, chợ Đồng Xuân nhân thấy rõ sự thay đổi trong văn hoá

kinh doanh của các tiểu thương ở chợ. Các tiểu thương đều nhận thức vấn đề để

cạnh tranh được với kênh phân phối hiện đại thì việc xây dựng phong cách bán

hàng văn minh với các tiểu thương là rất cần thiết, Không nói thách, bán đúng giá,

niềm nở với khách cả khi họ không mua... là cách bán hàng của nhiều tiểu thương ở

các chợ trong các khu đô thị hiện nay.

Tác giả khảo sát ở hai chợ Phùng Hưng và chợ Long Biên là một trong

những chợ truyền thống thu hút rất đông khách hoạt động nhộn nhịp từ sáng đến tối,

đặc biệt từ sau khi chợ Hàng Da chuyển đổi mô hình chợ mới hoạt động không hiệu

quả thì dường như đang quá tải đối với chợ này. Tuy nhiên nhiều người sẽ cảm thấy

thoải mái khi từ hàng hải sản, rau quả đến hàng thịt hay gia vị đều để bảng giá rất rõ

ràng,qua phỏng vấn các tiểu thương cho rằng trưng bảng giá như vậy để khách hàng

dễ chọn lựa, cân nhắc xem có phù hợp với túi tiền hay không rồi mua. Mặt hàng đa

dạng, giá cả rõ ràng, khách không cần hỏi, chủ cũng không cần rao nhiều lần như

trước. Các tiểu thương vẫn luôn niềm nở ngay cả khi khách không mua hàng.

* Sự gia tăng kết quả hoạt động của chợ truyền thống trở thành phố chợ

giúp gia tăng giá trị văn hoá truyền thống vụ cho phát triển mô hình chợ du lịch

trong tương lai.

Cùng với quá trình đô thị hoá về diện tích quy hoạch chợ rất khó tăng nhưng

về không gian chợ thì ngày càng phát triển theo xu hướng thị trường, qua sự mở rộng

những dịch vụ xung quanh chợ được gọi là phố chợ. Bởi vì xung quanh bất kỳ một

chợ truyền thống nào cũng đều có cửa hàng, quán ăn, tiệm bán tạp hoá, thuốc Tây, đồ

điện máy, đồ kim khí… Những phố chợ này thường không nằm trong dự án xây chợ

nhưng không có nó thì chợ không thể “đông” được. Các phố chợ không hình thành

cùng lúc với chợ mà cứ mọc dần, hoàn thiện dần theo quy luật ở đâu có đông người

thì ở đó có dịch vụ. Qua báo cáo 332 của sở công Thương tháng 3/2017 chợ Ninh

Hiệp có 970 hộ kinh doanh trong tổng diện tích 6030m2, nhưng thực tế qua khảo sát

của tác giả tháng 7 năm 2017 chợ Ninh Hiệp xung quanh chợ có đến gần 3000 các

cửa hàng trong đó có 1917 cửa hàng quầy hàng nằm trên những ngõ phố sát cạnh

chợ, là những hộ kinh doanh bán tại nhà của các hộ gia đình xung quanh chợ tạo nên

85

phố chợ, sự sầm uất nhộn nhịp của một vùng rộng khoảng 60 000m2 [69]. Điều đó đã

tạo nên những khu phố xung quanh chợ hoạt động nhộn nhịp từ sáng đến tối, các gia

đình tự quản lý tự hạch toán và mức giá. Đồng thời cũng thu hút khách du lịch đến rất

đông qua các ngày từ sáng đến tối. Đây là những yếu tố quan trọng là điều thiết yếu

mà khi xây dựng bất kỳ ngôi chợ nào đòi hỏi người xây dựng chợ cần thiết phải tính

toán, phải nghiên cứu kỹ lưỡng đến sự gia tăng hiệu quả hoạt động của chợ. Tương tự

sự gia tăng kết quả và hiệu quả của chợ Đồng Xuân là phố chợ Đồng Xuân đã và

đang hoạt động rất hiệu quả.

Tăng kết quả hoạt động của chợ truyền thống một mặt được phản ánh qua

thu nhập trung bình hàng tháng của các tiểu thương và thương gia kinh doanh ở

chợ, cụ thể qua biểu sau:

Biểu đồ 3.2. Thu nhập trung bình của tiểu thương ở các chợ

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Qua kết quả khảo sát kết hợp phỏng vấn các tiểu thương và ban quản lý tại

các chợ truyền thống cho thấy các tiểu thương có thu nhập cao nhất là chợ Đồng

Xuân sau đó đến chợ Ninh Hiệp đây là các ngôi chợ truyền thống hạng 1 chuyên

bán buôn các mặt hàng tiêu dùng, giày dép, quần áo, vải… Phố Chợ Đồng Xuân với

1.954 hộ kinh doanh trong chợ, và 4 khu phố: Hàng Giấy, Cầu Đông, Hàng Khoai,

Hàng Chiếu xung quanh chợ có khoảng gần 2000 hộ kinh doanh bán buôn bán lẻ

các mặt hàng tương tự như trong chợ, trung bình mỗi hộ có khoảng 1-3 người phụ

việc, cùng với khoảng 300 người chuyên vận chuyển khu vực ngoài chợ. Như vậy

86

riêng phố chợ Đồng Xuân đã là nơi đảm bảo việc làm và thu nhập cho khoảng gần

10.000 người lao động tại chợ vào ca ngày. Còn ca tối tại phố chợ đêm thì số lao

động và số hộ kinh doanh cũng gần bằng ca ngày bởi đêm nhiều người bán hàng

rong kinh doanh không cố định [69].

*Mức thu nhập của tiểu thương ở chợ

Qua khảo sát phỏng vấn sâu ở 16 chợ có thời gian thành lập trước năm 2000

cho thấy số tiểu thương được hỏi có tới 48% số người có mức thu nhập từ 15 -20

triệu một tháng, có 30% người có mức thu nhập trên 20 triệu/tháng, có 10% số

người được hỏi có mức thu nhập từ 10-15 triệu/tháng… Như vậy cho thấy mức thu

nhập của các tiểu thương ở chợ khá cao so với mức thu nhập bình quân của Hà Nội

là 4,7triệu đồng/tháng [61, tr.224].

Biểu đồ 3.3. Mối quan hệ tuổi - giới tính và thu nhập của tiểu thương

Nguồn: Khảo sát của tác giả

87

Biểu đồ 3.4. Thực trạng thu nhập của tiểu thương

Nguồn: Khảo sát của tác giả

* Hoạt động kinh doanh ở chợ truyền thống phù hợp với điều kiện và tài chính

của tiểu thương, trong đó Hà Nội có hơn 90 000 hộ kinh doanh thường xuyên.

Biểu đồ 3.5. Lý do tiểu thương muốn kinh doanh ở chợ

Nguồn: Khảo sát của tác giả

88

Biểu đồ 3.6. Lý do kinh doanh ở chợ của tiểu thương

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Qua thực tế khảo sát phỏng vấn sâu các tiểu thương ở chợ tác giả nhận thấy

phần lớn tiểu thương đều có trình độ học vấn và chuyên môn về lĩnh vực kinh

doanh rất hạn chế, những nhận thức về chuyên môn trong kinh doanh phần lớn là do

kinh nghiệm. trình độ học vấn phần lớn học cấp III tới 50% và tốt nghiệp trung cấp

chiếm 30%. Mẫu khảo sát. Khi được hỏi về thu nhập các tiểu thương cho rằng thu

nhập liên quan đến kinh nghiệm chuyên môn và các mối quan hệ chứ không tương

tác nhiều đến trình độ học vấn họ là những người vừa thiếu về năng lực tài chính và

trình độ chuyên môn, họ rất dễ bị tổn thương khi thay đổi môi trường kinh doanh.

Do vậy muốn phát triển chợ về mặt chất lượng chợ thì chủ thể của chợ là các tiểu

thương cần thiết phải thay đổi để thu hút khách hàng đến mua ở ở chợ.

3.2. CÁC CHÍNH SÁCH QUY HOẠCH QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN CHỢ

TRUYỀN THỐNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ Ở HÀ NỘI

3.2.1. Tổ chức quản lý tại các chợ truyền thống ở Hà Nội

Mô hình quản lý các chợ hiện nay không thống nhất, có chợ thực hiện cổ

phần hoá (như Công ty CP chợ Đồng Xuân); có quận, huyện thành lập mỗi chợ một

Ban quản lý (BQL) (các chợ thuộc huyện, các chợ có qui mô lớn và các chợ đầu

mối); có quận thành lập 2 BQL (quận Hoàn Kiếm); có quận chỉ thành lập 1 BQL

(quận Đống Đa và Thanh Xuân).

Đối với mô hình công ty CP hiện duy nhất có Công ty CP chợ Đồng Xuân

(quận Hoàn Kiếm) có vốn Nhà nước chiếm 61%, hoạt động theo Luật Doanh

89

nghiệp Nhà nước. Ưu điểm của mô hình này là thực hiện được xã hội hoá về lĩnh

vực chợ, huy động được các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng chợ, giảm

gánh nặng chi ngân sách cho Nhà nước và nộp vào nguồn thu của ngân sách Thành

phố mỗi năm trung bình trên 6 tỷ đồng. Theo kết quả điều tra thì mức lương bình

quân của cán bộ quản lý chợ trung bình khoảng 4-5 triệu đồng/tháng và các cán bộ

được sở hữu một số lượng CP theo thâm niên công tác và vị trí. Điều này khuyến

khích cán bộ QL gắn bó với công ty hơn, có trách nhiệm hơn. Đây là mô hình hoạt

động quản lý chợ tiên tiến và hiệu quả của Thành phố. Tuy nhiên do đặc thù của

chợ Đồng Xuân có nhiều điểm thuận lợi như lịch sử và danh tiếng lâu đời, vị trí

trung tâm, là chợ bán buôn cho toàn khu vực phía Bắc nên 100% các gian hàng

được khai thác hết công suất. Vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ cũng như

an ninh trật tự được kiểm soát khá tốt. Nhưng hạn chế lớn nhất trong hoạt động kinh

doanh của chợ và là vấn đề trọng tâm mà công ty CP Đồng Xuân cần giải quyết là

diện tích để xe. Do nằm ở khu nội thành trung tâm và là điểm bán buôn lớn nhất

miền Bắc nên lượng xe cộ, hàng hoá rất lớn mà diện tích để xe rất hạn chế dẫn đến

thường xuyên xảy ra ách tắc cả các khu vực xung quanh.

Ở mô hình thành lập mỗi chợ một BQL như các chợ huyện ngoại thành, chợ

đầu mối và một số chợ truyền thống khác ở quận nội thành có mặt tốt là tổ chức được

bộ máy quản lý trực tiếp tại các chợ, giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh tại

chợ. Ở những chợ có điều kiện thuận lợi, nhu cầu dịch vụ cao, BQL chợ tổ chức khá

tốt các hoạt động dịch vụ, bảo vệ hàng hoá ban đêm, vệ sinh môi trường, trông giữ

xe... góp phần tăng thu cho Nhà nước và nâng cao thu nhập cho người lao động, góp

phần giải quyết việc làm cho xã hội. Tuy nhiên đây là mô hình Nhà nước quản lý

toàn bộ nên tạo thêm gánh nặng ngân sách. Mô hình hoạt động 1 BQL chợ cũng có

ưu điểm thống nhất công tác quản lý về một đầu mối, bộ máy gọn nhẹ, giảm biên chế,

điều tiết được thu nhập giữa các chợ. Tuy nhiên, mặt hạn chế ở đây là rất lớn: là đơn

vị sự nghiệp có thu nên BQL chợ không có pháp nhân để gọi vốn đầu tư mở rộng,

nâng cấp kinh doanh chợ; khai thác tiềm năng kinh tế, lợi thế của chợ, mở rộng ngành

nghề kinh doanh, thu hút vốn đầu tư; hoạt động của BQL kém năng động, không phát

huy được quyền tự chủ của đơn vị; những vi phạm của các hộ kinh doanh BQL

90

không có thẩm quyền xử phạt hành chính vì vậy hiệu lực, hiệu quả kém; Nhà nước

vẫn phải chi ngân sách cho việc đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp chợ...

Tại mô hình thành lập nhiều BQL chợ (như ở Quận Hoàn Kiếm thành lập 2

BQL chợ, quản lý 5 chợ) có mặt tích cực là thực hiện được điều tiết thu nhập giữa

các chợ có nguồn thu cao và thấp; các chợ có qui mô lớn vẫn được thành lập BQL

riêng, phát huy tính năng động hoạt động quản lý chợ. Tồn tại ở đây là trong một

quận có nhiều BQL chợ, nhiều đầu mối, giảm hiệu quả hoạt động cũng như tính chủ

động của BQL, pháp nhân của BQL chợ.

Mô hình HTX quản lý chợ cũng là một mô hình mới được triển khai của

Thành phố mà điển hình là tại chợ Ngã Tư Sở. Mô hình này có ưu điểm là các xã

viên hợp tác xã bình đẳng trong vai trò, trách nhiệm của mình, tuy nhiên nó đòi hỏi

tính tập thể cao nhưng lại thiếu sự quyết đoán của người lãnh đạo. Mô hình này khá

thích hợp với các chợ truyền thống, chợ nông sản, chợ huyện.

Tháng 3/2011, UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 12/2011/QĐ-

UBND quy định về quy trình chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh khai thác chợ

từ Ban quản lý, tổ quản lý chợ sang mô hình doanh nghiệp (thành lập theo Luật

doanh nghiệp), HTX (thành lập theo Luật HTX) quản lý kinh doanh, khai thác chợ.

Quy định này áp dụng cho các hạng chợ đang hoạt động do Nhà nước đầu tư hoặc

hỗ trợ đầu tư xây dựng theo quy hoạch đã được phê duyệt của UBND Thành phố,

về các loại hình chợ truyền thống. Quy định gồm 21 điều và là cơ sở pháp lý nhằm

nâng cao hiệu quả quản lý chợ và thu hút đầu tư phát triển hạ tầng chợ.

3.2.2. Các chính sách quy hoạch chợ ở Hà Nội

Từ năm 2000 đến ngày 25/10/2017 để thực hiện tốt công tác quản lý nhà

nước về chợ theo lĩnh vực ngành trên địa bàn Hà Nội, sở Công Thương Hà Nội đã

ban hành 55 văn bản các loại (kế hoạch, công văn, báo cáo…) [Phụ lục 5]. Tại Hà

Nội các chính sách cơ bản về phát triển chợ truyền thống gồm các nội dung sau:

- Chính sách về quy hoạch chợ

Theo Quyết định số 12/2012/QĐ-UBND ngày 30 tháng 5 năm 2012 của Uỷ

ban nhân dân Thành phố Hà Nội về Quy định này quy định về phát triển và quản lý

chợ, áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động về chợ, bao gồm

các lĩnh vực: Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ; đầu tư xây dựng mới, xây dựng

91

lại, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp chợ; hoạt động kinh doanh khai thác và quản lý chợ;

kinh doanh mua bán hàng hoá tại các chợ trên địa bàn Thành phố.

Đối tượng áp dụng: Là các loại chợ mang tính truyền thống, được tổ chức tại

một địa điểm theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trên địa bàn Thành

phố Hà Nội, đáp ứng được nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hoá và. Căn cứ quy hoạch

tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển

thương mại của thành phố, Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên

quan và Uỷ ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tổ chức lập và trình Uỷ ban nhân dân

Thành phố phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn Hà

Nội trong đó có quy hoạch phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn Thành phố.

Nội dung, trình tự lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới bán

buôn bán lẻ trên địa bàn Hà Nội thực hiện theo quy định tại các Nghị định: Nghị

định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 và Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày

23/12/2009 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, Nghị định số 92/2006/NĐ-CP

ngày 07/9/2006 và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về

việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; Thông tư số

17/2010/TT-BCT ngày 05/5/2010 của Bộ Công Thương quy định về nội dung, trình tự,

thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thương mại.

Quy hoạch phát triển mạng lưới bán buôn bán lẻ trên địa bàn Hà Nội là căn

cứ để các cấp chính quyền quản lý nhà nước về chợ trên địa bàn; lập kế hoạch đầu

tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các chợ theo quy hoạch; kêu gọi thu hút đầu tư

phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn theo quy hoạch; Cụ thể gồm các chính sách.

Chính sách về Nguồn vốn đầu tư xây dựng phát triển chợ, chính sách về loại

hình chợ được hỗ trợ đầu tư từ ngân sách Thành phố, chính sách về quản lý vốn

ngân sách sau đầu tư, chính sách nguồn vốn hỗ trợ đầu tư phát triển chợ, chính sách

về chủ đầu tư xây dựng phát triển chợ, chính sách về quyền và trách nhiệm của chủ

đầu tư, chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư xây dựng chợ, chính sách hoạt động

thu chi tài chính [Phụ lục 5].

3.2.3. Tác động của chính sách tới chợ truyền thống ở Hà Nội

Những tác động của các chính sách quy hoạch của Nhà nước đến việc ra

quyết định, điều kiện thực hiện đầu tư của các chủ thể đầu tư vào mạng lưới chợ

92

bao gồm: Các quy hoạch về hệ thống chợ, hệ thống hạ tầng thương mại vùng, khu

vực, quốc gia...; Chính sách sử dụng đất chợ; Các quy định về thủ tục đầu tư, qui

mô tối thiểu, tối đa của các hạng mục đầu tư...; chính sách sử dụng vốn ngân sách

nhà nước cho đầu tư chợ; Các chính sách, qui định của Nhà nước có liên quan khác,

như chính sách tín dụng, chính sách kiểm soát giá, nhất là đối với các mặt hàng vật

tư, nguyên liệu… Với mong muốn một mô hình bán lẻ văn minh tiện lợi nên một số

chợ TT bị thay thế bằng chợ TT kết hợp với siêu thị, văn phòng cho thuê. Nhưng

thực tế sau thời gian hoạt động ngắn đã cho thấy bất cập trong mô hình này: Các

chợ TT trong siêu thị - TTTM hoạt động không hiệu quả, đã có nhiều gian hàng, hộ

KD đã xin nghỉ vì quá vắng khách,trong khi đó trái ngược với cảnh vắng vẻ mua bán

trong các chợ TT ở TTTM, thì tại các chợ tạm, chợ cóc tự phát xuất hiện xung quanh

thì lại nhộn nhịp và là sự lựa chọn của người dân, khiến việc kinh doanh nhiều mặt

hàng phục vụ dân sinh trong chợ TTTM như thực phẩm, rau quả gần như không còn

khả năng hoạt động thì tại các chợ bên đường thì chính quyền và lực lượng chức năng

càng cấm lại càng đông khắp các khu đô thị mới và cũ trên các đường phố đô thị. Đó

cũng là do thói quen mua bán của người dân (đặc biệt là dân nghèo) chưa thể thay

đổi, hầu hết vẫn muốn mua bán gần nhà, dừng xe máy, xe đạp là có thể mua được

thực phẩm, đồ ăn, trong khi vào siêu thị thì phải gửi xe, mất tiền và thời gian. Mà, sau

thời gian đi vào hoạt động, mô hình hợp khối chợ TT, siêu thị, TTTM đã bộc lộ

những bất hợp lý, không phù hợp văn hoá tiêu dùng, mô hình quản lý chưa thực sự

phù hợp, không đáp ứng được nhu cầu thực sự của cả bên cung và cầu… Điều đó

chứng tỏ sự cần thiết của chợ truyền thống đối với phần lớn người dân.

Thiếu chợ truyền thống trong các khu đô thị mới

Một vấn đề cần nghiên cứu là thực tế tại các khu đô thị mới ở Hà Nội hiện

nay đã và đang xây dựng khang trang, sạch sẽ với những chung cư cao tầng, với các

khu biệt thự, khu nhà liền kề thì lại rất thiếu các công trình hạ tầng xã hội thiết yếu

đặc biệt là các chợ truyền thống, chợ dân sinh đã làm cho cuộc sống của người dân

trong các khu đô thị và những người sinh sống xung quanh gặp rất nhiều khó khăn.

Người dân đang đặt ra câu hỏi là: Liệu có thể do các nhà quản lý hoạch định chính

sách, các nhà kiến trúc đô thị, kiến trúc quy hoạch “quên”, hay vì lý do nào đó trong

quy hoạch mà những nơi đây thiếu chợ? Trong khi mà phần lớn các hộ dân sinh

93

sống tại các khu đô thị mới, khu tái định cư, khu nhà ở xã hội, nhà ở cho những

người có thu nhập thấp thì hàng ngày tất yếu họ vẫn phải đi chợ dân sinh.

Cụ thể theo báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội, hiện nay thành phố có khá

nhiều khu đô thị không quy hoạch đất để xây dựng chợ. Điển hình như một số khu:

Thứ nhất, Khu Trung Hoà - Nhân Chính là khu đô thị khá lớn, trước đây có

chợ Trung Hoà cũ, nay đã phá dỡ để xây dựng trung tâm thương mại với 25 tầng

nổi và 3 tầng hầm. Thực tại gần 4 vạn hộ dân đang sinh sống tại địa bàn nhưng chỉ

duy nhất có 1 chợ dân sinh truyền thống là chợ Trung Kính Hạ. Còn lại là rất nhiều

các chợ dân sinh, chợ cóc tự phát đã và đang mọc lên các con phố nhỏ trong

phường để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của cư dân khu vực.

Thứ hai, hiện tại khu Dịch Vọng ở quận Cầu Giấy, quy hoạch chưa xác định

đất để xây chợ, dù toàn bộ là nhà cao tầng, số lượng dân cư khá đông.

Thứ ba, tại khu đô thị mới Mỹ Đình I và II, thì hiện tại lại không có chợ rau

quả - thực phẩm tươi sống, mà nhu cầu thiết yếu buộc người dân xung quanh hình

thành nên chợ cóc trên vỉa hè, ngay tại các đường ngõ của khu đô thị.

Qua thực tế khảo sát nghiên cứu các KĐT mới tác giả nhận thấy một thực trạng

là mỗi KĐT chỉ có một vài TTTM, cửa hàng tự chọn với hàng hoá nhu yếu phẩm, đồ

đông lạnh và đồ hộp, không cung cấp được thực phẩm và yêu cầu mua bán với giá rẻ.

Các chợ dân sinh hay chợ truyền thống đã không được đưa vào các bản quy hoạch của

các KĐT mới thay vào đó là các siêu thị và TTTM? Người dân sống tại các khu đô thị,

khu tái định cư đã và đang phàn nàn rất nhiều về việc thiếu các công trình hạ tầng xã

hội, trong đó rất cần thiết là chợ thức ăn để phục vụ nhu yếu phẩm hàng ngày của

người dân trong các khu đô thị. Những người dân nghèo đô thị (đó là những người dân

có thu nhập thấp hiện chiếm tới 80% dân số của thành phố [95, tr.215] họ cần thiết phải

đi chợ mua nông sản thực phẩm tươi sống hàng ngày cho gia đình với giá cả bình dân,

thu nhập của họ không đủ để mua ở siêu thị, và phần lớn các chợ hiện đại cũng không

cung cấp đủ mặt hàng tươi sống cho nhu cầu hàng ngày của người dân, những yêu cầu

bức thiết này vẫn chưa mấy được đáp ứng. Nhu cầu phát triển chợ truyền thống là cần

thiết và chính đáng đang là mong mỏi của người dân tại Hà Nội nói chung và các đô thị

nói riêng rất cần quan tâm nghiên cứu từ các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính

sách và chính quyền địa phương.

94

Hiện nay, Hà Nội đã có 07 công trình chợ - trung tâm thương mại đưa vào

hoạt động; 03 dự án bị huỷ bỏ; 03 dự án đang hoàn thiện các thủ tục để triển khai;

06 dự án chưa triển khai. Tuy nhiên, loại hình chợ gắn với các dịch vụ nêu trên vẫn

còn một số hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu do việc thiết kế khu vực chợ chưa hợp

lý. Ngoài ra, do một số chợ - trung tâm thương mại thiết kế khu vực để xe ở tầng

hầm với lối xuống dốc, người dân ngại đưa xe xuống gửi đã không khuyến khích

người dân vào tham quan, mua sắm. Cụ thể Bảng 3.5 [Phụ lục 3].

Bảng 3.6: Thực trạng các chợ chuyển thành mô hình chợ - trung tâm thương mại

TT Tên chợ Thực trạng hộ kinh doanh

Vấn đề đặt ra Trước Sau Diện tích

1 Chợ hàng da 636 97 3000m2 Hoạt động không hiệu quả

2 Chợ 19/2 286 100 2700 m2 Thiết kế chợ chưa hợp lý

3 Chợ Ô chợ Dừa 100 0 520m2 Thiết kế chợ chưa hợp lý

4 Chợ Mơ 1 129 300 11.191m2

Hiện số hộ kinh doanh chưa

đến 30% so với trước, tầng 1

bỏ trống, chợ vắng khách

hơn rất nhiều so với trước

5 Chợ Trung Hoà 227 56 1.984,5m2 Thiết kế chưa hợp lý, hoạt

động không hiệu quả

6 Chợ Cửa Nam 62 0 1.300m2 Thiết kế chưa hợp lý, hoạt

động không hiệu quả

7 Chợ Thanh trì 500 02 7906 Thiết kế chưa hợp lý, hoạt

động không hiệu quả

Nguồn: Tổng hợp của tác giả.

Qua khảo sát của tác giả, hầu như các công trình hỗn hợp này đều không

hiệu quả, bao gồm cả loại hình dịch vụ hiện đại lẫn loại hình chợ truyền thống. Một

số công trình sau thời gian hoạt động, do không đạt hiệu quả, người kinh doanh phải

ra đi, dẫn đến công trình bị mất hẳn loại hình chợ truyền thống, như: Chợ - TTTM

Ô Chợ Dừa, chợ - TTTM Cửa Nam. Bên cạnh đó, loại hình hiện đại cũng không

hoạt động hiệu quả, phần lớn các công trình đều bị lấp kín, kể cả công trình tại khu

vực trung tâm như TTTM Hàng Da (có gần 90% số hộ kinh doanh không vào chợ

mới) hay TTTM Chợ Mơ (khoảng gần 70 % tiểu thương không vào bán hàng trong

chợ: 300/1129).

95

Trong khi đó những tuyến phố xung quanh chợ TTTM có rất nhiều chợ cóc

hoạt động nhộn nhịp từ sáng đến tối, phần lớn là các tiểu thương trong chợ cũ ra bán

để mưu sinh. Khi được hỏi “Tại sao trong chợ có chỗ và đóng tiền rồi mà lại ra vỉa hè

bán?” Thiểu thương Phạm Thị Vinh 58 tuổi nhà ở Ngõ Huyện tâm sự:

Hộp 3: Phỏng vấn sâu tiểu thương

Nguồn: Khảo sát phỏng vấn của tác giả

Tác giả đã phỏng vấn các tiểu thương bán hàng ở chợ Hàng Da trước đây và

hiện tại “ông bà có giải pháp nào để phát triển chợ hàng da như trước đây? Câu trả

lời tác giả nhận được của trên 90 % các tiểu thương cho rằng:

Hộp 4: Phỏng vấn sâu ý kiến khách hàng

Nguồn: khảo sát phỏng vấn của tác giả

Đây là nguyện vọng của không chỉ các tiểu thương mà cả người dân thành

phố cũng mong muốn chợ Hàng Da được khôi phục trở về đúng vị thế trong lịch sử

phát triển vốn có của nó. Đây là một vấn đề rất cần sự quan tâm nghiên cứu của các

nhà khoa học và chính quyền địa phương.

Cùng cảnh với 6 ngôi chợ trong quy hoạch chuyển đổi mô hình của thành

phố [Phụ lục 3].

Như vậy có thể thấy ở Hà nội nói riêng và cả nước nói chung vẫn mang tư

duy xây chợ theo kiểu lên dự án - giải toả - xây - bán - lấy tiền lời trên mỗi một

kiốt, mỗi sạp. Điều đó đã không xuất phát từ thực tế nhu cầu tất yếu của xã hội trái

với quy luật cung-cầu thị trường đã dẫn đến thực trạng phổ biến như hiện nay. Theo

khảo sát của tác giả tháng 7 năm 2017 và qua phỏng vấn quản lý cùng các tiểu

Từ khi chuyển sang mô hình chợ mới chi phí quá cao, và không thuận tiện,

người dân ngại xuống hầm mua sắm nên kinh doanh trong chợ không đảm bảo

cuộc sống, do vậy vì mưu sinh biết là vi phạm pháp luật về trật tự nhưng chúng tôi

không còn cách nào khác.

Để giảm tình trạng mất vệ sinh do chợ cóc như hiện nay rất cần chính

quyền thành phố xem xét chuyển chợ dân sinh lên tầng 1 và bố trí chỗ để xe hợp lý

cho khách hàng hoặc miễn phí để xe thì mới thu hút được khách vào mua sắm, bởi

vì tầng 1 hiện nay cũng đang hoạt động không hiệu quả tại sao lại để lãng phí.

96

thương cho thấy chợ Ninh Hiệp mới xây cạnh ngôi chợ cũ trên diện tích rộng

3000m2 trên nền của bãi trông xe cũ với cửa kính khang trang nhưng rất ít tiểu

thương chịu vào chợ, có tiểu thương vào chợ nhưng không bán được hàng lại phải

quay lại chợ cũ, lý giải cho điều này là do họ không quen, bán hàng cần nơi thuận

tiện dễ đi lại, vận chuyển đặc biệt với loại chợ bán buôn thì lại càng không phù hợp

với mô hình cửa kính. Bởi khi xây chợ mới các nhà quản lý không quan tâm đến

nhân tố rất quan trọng cho sự phát triển là yếu tố văn hoá, xây chợ cũng là làm văn

hoá. Chợ truyền thống luôn có sức hút mãnh liệt không chỉ với những người dân

trong vùng mà còn với cả khách du lịch phương xa. Chúng ta khi đi du lịch bất cứ

đâu cũng thường tranh thủ ghé các chợ địa phương, mua bán thì ít mà thăm thú thì

nhiều. Đến bất kỳ chợ dân sinh nào ta cũng dễ dàng gặp đủ các hạng người, nghe đủ

thứ những ngôn ngữ địa phương, từ thanh lịch cho đến bình dân… Ra chợ là cách

nhanh nhất để cảm nhận một không khí mang đậm bản sắc của vùng, miền. Người

dân Việt mình có thói quen đi đến đâu cũng muốn ra chợ để biết cách ăn mặc, giao

tiếp, mặc cả, những phong thái, sản vật địa phương, tất cả những điều đó là sự cô

đọng sâu sắc những nét văn hóa của địa phương. Do vậy khi xây chợ rất cần quan

tâm đến văn hóa chợ, sự thuận tiện, nhu cầu, thói quen, thị hiếu của khách hàng.

3.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CHỢ TRUYỀN

THỐNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở HÀ NỘI

3.3.1. Mô hình nghiên cứu

Trong phần nghiên cứu tác giả tập trung phân tích phỏng vấn sâu 104 tiểu

thương và 465 khách hàng, lấy ý kiến để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự

phát triển của chợ truyền thống trong quá trình đô thị hóa ở Hà nội.

Trên cơ sở lý thuyết, phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu, trong

nghiên cứu này tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu như sau:

97

Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tự xây dựng và thiết lập

3.3.2. Kiểm định và đánh giá thang đo

Việc kiểm định và đánh giá thang đo được thực hiện qua 2 bước. Bước 1

thực hiện phân tích Cronbach's Alpha nhằm loại ra những biến quan sát không đóng

góp vào việc mô tả khái niệm cần đo. Bước 2 thực hiện phân tích nhân tố khám phá

(EFA) nhằm kiểm tra độ giá trị của thang đo các khái niệm nghiên cứu.

Phân tích Cronbach's Alpha

Kết quả phân tích Cronbach's Alpha cho các biến quan sát được mô tả trong

bảng [Phụ lục 6].

Nhìn chung, tất cả các thang đo sau được lựa chọn sau khi đều đạt mức độ

tin cậy, tất cả đều có hệ số alpha lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến tổng lớn hơn

0,3 [phụ lục 6b].

Phân tích nhân tố khám phá (EFA): Phân tích nhân tố cho các yếu tố độc lập

Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho các yếu tố độc lập được trình

bày trong bảng sau:

Niềm tin, giá cả, sự tiện lợi, đa dạng phong

phú hàng hóa của chợ truyền thống

Cung

Sự tồn tại và

phát triển của

chợ truyền thống

Văn hóa, thị hiếu, thói quen người tiêu dùng

Cầu

Thị trường (địa điểm), sự cạnh tranh của các

hình thức bán lẻ khác

Hiện trạng của chợ truyền thống

98

Bảng 3.7: Kết quả giải thích nhân tố EFA

Các biến quan sát

Nhân tố

Cầu

Địa điểm

(Thị trường) Cung

Người tiêu dùng đi chợ hàng

ngày, thỉnh thoảng đi siêu thị .811

Người tiêu dùng rất bận nhưng

vẫn đi chợ truyền thống hàng

ngày đi siêu thị vào cuối tuần

.780

Không cần thiết chuyển đổi thành

TTTM mà chỉ cần nâng cấp, tu

sửa, cải tạo không gian chợ, thay

đổi quản lý

.672

Người tiêu dùng vẫn đi chợ vào

buổi sáng sớm và chiều .602

Cơ sở hạ tầng của chợ .782

Quản lý chợ .738

Chất lượng dịch vụ của chợ .726

Cải thiện không gian chợ .720

Thoải mái vì mua theo nhu cầu .777

Thói quen mua sắm .682

Giá cả phù hợp .618

Nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng .572

Nguồn: Kết quả xử lý SPSS của tác giả

- Kết quả phân tích EFA cho thấy:

ểm định Bartlett's: Sig. = 0.000 < 5%: Các biến quan sát trong phân tích

nhân tố trên có tương quan với nhau trong tổng thể [71].

ệ số KMO = 0.804 > 0.5: phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu nghiên cứu.

hân tố được trích ra từ phân tích EFA.

ị hệ số Eigenvalues của các nhân tố đều lớn hơn 1: đạt yêu cầu. Tất

cả các biến tương quan với nhau trong tổng thể.

Tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố (factor loading)>0.4 đạt yêu

cầu. kết quả phân tích nhân tố không có sự thay đổi nhóm biến so với kết quả

nghiên cứu định tính ban đầu.

99

- Tóm tắt kết quả phân tích nhân tố (EFA):

Kết quả phân tích nhân tố cho thấy các biến độc lập và biến phụ thuộc trong

mô hình đều đạt giá trị hội tụ và giá trị phân biệt chấp nhận được: phân tích EFA là

thích hợp với dữ liệu nghiên cứu. Có 3 nhân tố chính được trích rút ra từ kết quả

phân tích bao gồm 48 biến quan sát. Tất cả các biến quan sát trong từng nhân tố

tương ứng được trích đều đạt yêu cầu và được sử dụng trong các phân tích tiếp theo.

Do vậy không hiệu thang đo và mô hình nghiên cứu đã đề xuất ban đầu. Kết quả

phân tích cụ thể được trình bày ở Phụ lục 6.

3.3.3. Kiểm định mô hình và các giả thuyết

- Phân tích tương quan:

Kết quả phân tích tương quan cho thấy, tất cả các biến độc lập đều có tương

quan với biến phụ thuộc ở mức ý nghĩa 1%. Biến phụ thuộc TTPT (Tồn tại phát

triển của chợ truyền thống) có tương quan mạnh nhất với biến độc lập CAU (Cầu)

với hệ số tương quan Pearson = 0.639 và tương quan yếu nhất với biến độc lập

TTRUONG (Thị trường) với hệ số tương quan Pearson = 0.410. Mối tương quan

chặt này rất được kỳ vọng bởi chính những mối quan hệ chặt chẽ, tuyến tính giữa

các biến giải thích và biến được giải thích sẽ ảnh hưởng đến kết quả mô hình nghiên

cứu. Vì thế, các biến độc lập CUNG, CAU, TTRUONG có thể đưa vào phân tích

hồi quy để giải thích ảnh hưởng đến kết quả của mô hình nghiên cứu.

Bên cạnh đó giữa các biến độc lập cũng có tương quan khá mạnh với nhau ở

mức ý nghĩa thống kê 1%. Do đó, trong việc phân tích hồi quy sẽ thận trọng với

trường hợp đa cộng tuyến có thể xảy ra ảnh hưởng đến kết quả phân tích. Kết quả

phân tích cụ thể được trình bày ở [Phụ lục 6b].

- Phân tích hồi quy đa biến:

Phân tích hồi quy được thực hiện với 3 biến độc lập và phương pháp chọn là

Enter. Kết quả phân tích hồi quy đa biến như sau (xem chi tiết trong phụ lục 6).

Bảng 3.8: Tổng kết mô hình hồi quy

Model Summaryb

Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the

Estimate

1 .718a .515 .512 .79594

a. Predictors: (Constant), CUNG, TTRUONG, CAU

b. Dependent Variable: TTPT

100

Bảng 3.9: Các hệ số hồi quy

Nguồn: Tác giả xử lý bằng SPSS

Biến phụ thuộc: TTPT

Kết quả của mô hình cho thấy R2 hiệu chỉnh là 0.512, có nghĩa là 51.2% sự

biến thiên của biến phụ thuộc sự tồn tại và phát triển của chợ truyền thống (TTPT)

được giải thích chung bởi các biến độc lập trong mô hình. Bên cạnh đó, kiểm định F

cũng cho thấy giá trị Sig. rất nhỏ (Sig. =.000), cho thấy mô hình trên phù hợp với

tập dữ liệu đang khảo sát. Đồng thời các biến độc lập Cung, Cầu, Thị trường đều có

ý nghĩa về mặt thống kê (Sig. < 0.05).

Kết quả cho thấy hệ số chấp nhận (Tolerance) khá cao lần lượt là 0.783;

0.907 và 0.777 và tương ứng với nó là hệ số phóng đại phương sai VIF thấp (1.277;

1.288 và 1.103) nhỏ hơn 2. Do vậy, có thể kết luận mối liên hệ giữa các biến độc

lập này không đáng kể, không có hiện tượng đa cộng tuyến.

Phương trình hồi quy bội biểu diễn mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng

đến sự tồn tại phát triển của chợ truyền thống như sau:

TTPT = 0.516CAU + 0.204 TTRUONG + 0.201CUNG

Trong đó: TTPT là biến phụ thuộc thể hiện sự tồn tại và phát triển của chợ

truyền thống.

CAU là biến độc lập thể hiện yếu tố văn hoá, thị hiếu của người tiêu dùng.

TTRUONG là biến độc lập thể hiện: hiện trạng của chợ truyền thống.

CUNG là biến độc lập thể hiện: niềm tin của người tiêu dùng đối với chợ

truyền thống, sự tiện lợi của chợ truyền thống.

Coefficientsa

Mô hình

Hệ số chuẩn

hóa

Standardized

Coefficients

t Sig.

Đa cộng tuyến

B Std.

Error Beta

Độ chấp nhận

(Tolerance)

Hệ số phóng đại

phương sai

VIF

(Constant) .125 .168 .745 .457

CAU .608 .043 .516 14.042 .000 .783 1.277

TTRUONG .228 .038 .204 5.972 .000 .907 1.103

CUNG .256 .047 .201 5.443 .000 .777 1.288

101

Hình 3.2: Kết quả Mô hình nghiên cứu

Kết quả mô hình hồi quy đa biến.

Căn cứ vào kết quả phân tích hồi quy mục tiêu nghiên cứu của đề tài đã được

trả lời, hội tụ lại ba nhân tố ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của chợ truyền

thống đó là. (1) Nhân tố cung bao gồm: niềm tin của người tiêu dùng và sự tiện lợi

của chợ truyền thống, (2) nhân tố cầu bao gồm văn hoá, thị hiếu, thói quen của

người tiêu dùng và sự cạnh tranh của các hình thức bán lẻ khác, (3) Nhân tố thị

trường gồm địa điểm và sự cạnh tranh của các hệ thống bán lẻ khác ảnh hưởng đến

sự phát triển của chợ truyền thống.

Trong ba nhân tố trên thì nhân tố “cầu” về văn hoá và thị hiếu, thói quen của

người tiêu dùng có ảnh hưởng lớn nhất đến sự tồn tại và phát triển của chợ truyền

thống với hệ số hồi quy là 0.516. Nhân tố “thị trường” cùng có mức độ ảnh hưởng

đối với sự tồn tại và phát triển của chợ truyền thống với hệ số hồi quy là 0.204.

Nhân tố “cung” có mức độ ảnh hưởng nhỏ nhất bao gồm niềm tin của người tiêu

dùng và sự tiện lợi của chợ truyền thống với hệ số hồi quy nhỏ nhất là 0.201.

3.3.4. Phân tích kết quả các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển chợ

truyền thống ở Hà Nội

3.3.4.1. Cầu của người tiêu dùng đối với sự phát triển chợ truyền thống

* Đối với nhân tố cầu người tiêu dùng về văn hoá và thị hiếu có ảnh hưởng

lớn nhất đối vớ sự tồn tại và phát triển của chợ truyền thống trong quá trình đô thị

hoá ở Hà Nội.

0.201

Niềm tin, giá cả, đa dạng hànghóa và sự

tiện lợi của chợ truyền thống

Cung

Sự tồn tại và

phát triển của

chợ truyền

thống

Văn hóa, thị hiếu, thói quen của người

tiêu dùng

Cầu

Thị trường (địa điểm)

Sự cạnh tranh của hệ thống bán lẻ khác

0.516

0.204

102

Nhu cầu về văn hoá và thị hiếu của người tiêu dùng về chợ truyền thống là một

thói quen rất đặc trưng trong ẩm thực của người Việt Nam mà chúng ta không thể

không đề cập đến khi lý giải vì sao văn hóa và thị hiếu lại có ý nghĩa quan trọng

nhất đối với sự tồn tại chợ truyền thống đó là người Việt Nam thích “ăn tươi”. Họ

thích thực phẩm còn tươi sống như các loại thịt gia súc mới được mổ, gia cầm sống,

cá và hải sản tươi sống, rau củ quả tươi xanh cho bữa ăn hàng ngày. Thức ăn đông

lạnh không được ưa thích vì họ cho rằng nó sẽ làm giảm dưỡng chất và hương vị

của các món ăn [84]. Chính vì vậy, trong quá trình đô thị hoá, toàn cầu hoá chỉ khi

thật sự quá bận thì các gia đình Việt Nam mới mua sẵn nhiều thực phẩm cất giữ

trong tủ lạnh dùng trong vài ngày; còn không thì họ luôn tranh thủ dành thời gian đi

mua thực phẩm mỗi ngày [97, tr.211]. Chính vì thói quen đi mua sắm hàng ngày

như vậy nên nhân tố về thị hiếu và văn hoá của nơi mua sắm được đặt lên trên hết

để không phải mất quá nhiều thời gian, công sức, chi phí [113, tr.25]. Khi đi mua

sắm ở chợ, với hình thức giao dịch lấy hàng và trả tiền ngay tại mỗi quầy hàng thì

rõ ràng người đi mua sắm không phải mất thời gian xếp hàng và chờ thanh toán rất

lâu như ở siêu thị. Do đó, người tiêu dùng có thể đến chợ mỗi ngày để mua thực

phẩm hay những hàng hoá cần thiết mà không phải e ngại vấn đề “thời gian chờ

đợi” [97]. Hơn nữa, với tình trạng giao thông ở thành phố Hà Nội hiện nay khi mà

cơ sở hạ tầng, đường xá chưa được đầu tư nâng cấp đúng mức để đáp ứng mật độ

phương tiện giao thông dày đặc thì rõ ràng người tiêu dùng sẽ chọn những điểm

mua sắm gần nơi ở hoặc nơi làm việc của họ để hạn chế phải di xa.

Nhu cầu của khách hàng cần thiết kết hợp cả hai loại hình chợ hiện đại và

chợ truyền thống, điều này được thể hiện qua biểu đồ lựa chọn sau:

103

Biểu đồ 3.7. Lựa chọn của người tiêu dùng đối với chợ và siêu thị

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Điều này phù hợp với tình hình thực tế văn hoá ẩm thực và văn hoá tiêu dùng

của người dân việt. kết quả này trùng với kết quả nghiên cứu của Gold Man1976,

Gold man 1982, Gold Man 1999; trong nghiên cứu của mình Ms. Yeoh Chee Yaan

(2013) cũng cho rằng chợ truyền thống là một phần, là nối sống là nét văn hoá của

người dân Singapore nói riêng và người dân châu Á nói chung. Cùng với kết quả

nghiên cứu của Charles Trappey cũng khẳng định 61% người dân Đài Loan có nhu

cầu đi chợ hàng ngày [175]. Điều đó chứng tỏ cuộc sống hiện đại cùng với quá trình

đô thị hoá dù bận rộn nhưng người dân vẫn lựa chọn đi chợ hàng ngày cùng quan

điểm với kết quả nghiên cứu trong mô hình của tác giả với trên 56,9% người tiêu

dùng (đồng ý và rất đồng ý) cho rằng dù rất bận nhưng họ vẫn đi chợ hàng ngày.

Biểu đồ 3.8. Đi chợ là do thói quen

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

104

Qua thực tế tác giả khảo sát phỏng vấn sâu có đến 90% khách hàng đều cho rằng lý

do đi chợ hàng ngày là do thói quen sử dụng thực phẩm tươi sống, gia đình không

quen dùng đồ đông lạnh. Do đó độ tươi sống là một trong những biến số có ảnh

hưởng lớn đến quyết định đi chợ hàng ngày của khách hàng, trong xã hội hiện đại

đòi hỏi nhu cầu về vật chất và tinh thần ngày càng cao thì người tiêu dùng càng

quan tâm độ tươi sống của sản phẩm với sự thuận tiện của nơi mua [145]; [134];

[139]; Geertman và Gorton, M., Sauer, J., Supatpongkul. Trong nghiên cứu của Teo

Charles Trappey [175], Thompson và cộng sự [173, tr.1645] cùng quan điểm

nghiên cứu của tác giả về đánh giá mức độ tươi của sản phẩm ở chợ truyền thống so

với ở chợ hiện đại là dựa vào thời điểm mua hàng và độ nhạy cảm của thị giác để

đánh giá màu sắc và mùi vị của sản phẩm và đó cũng là sở thích của nhiều người

châu Á. Bởi theo ẩm thực của người phương Đông thì sự tươi sống sẽ ảnh hưởng

đến hương vị của thức ăn, nếu thịt tươi người tiêu dùng có thể thưởng thức món

“ngọt” của thịt trong món ăn của họ [84, tr.2].

- Về khoảng cách khách hàng đi từ nhà đến chợ

Biểu đồ 3.9. khoảng cách đi từ nhà đến chợ

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của tác giả

Theo kết quả khảo sát của tác giả có 34,8% số khách hàng được hỏi khoảng

cách từ nhà đến chợ là dưới 1km, 43,4,% số khách hàng từ nhà đến chợ truyền

105

thống có khoảng cách từ 1-2km, 29,4 % số khách hàng có khoảng cách từ nhà đến

chợ từ 2-3km, 1,9% có khoảng cách từ 3-5 km.

Về thời gian đi từ nhà đến chợ truyền thống, theo thống kê khảo sát của tác

giả khách hàng đi chợ trung bình từ nhà đến chợ khoảng 14,7 phút, trong đó 26,4%

(123 khách) thời gian là 10 phút cho khoảng cách từ nhà đến chợ, số khách đi hết

15 phút chiếm 33,5%. Điều đó cho thấy sự thuận tiện của chợ đối với người tiêu

dùng. Cùng quan điểm với tác giả trong nghiên cứu của Figuie và Moustier (2009

trang 214 đến 217) các tác giả đã cùng nghiên cứu ở Hà Nội bằng phương pháp

định tính nghiên cứu đã khảo sát 1000 khách hàng ở Hà Nội, nghiên cứu đã khẳng

định rằng “người tiêu dùng Hà Nội thường thực hiện 13 chuyến đi mua sắm mỗi

tuần, vì họ không quen và không thích lưu trữ thực phẩm tươi song như thịt, cá, rau

ở nhà mà họ chỉ lưu một vài thứ thực phẩm thiết yếu như gạo, gia vị dầu ăn…Giống

kết quả điều tra phỏng vấn của tác giả người tiêu dùng cho rằng chợ truyền thống có

đủ các loại họ cần, mua bán nhanh chóng và thuận tiện (77% số người được hỏi cho

rằng như vậy)”.

21

19

1

123

64

156

60

33

0

20

40

60

80

100

120

140

160

180

Total

Thời gian đi từ nhà đến chợ (phút)

5

6

7

8

10

12

15

20

25

Biểu đồ 3.10. Thời gian đi từ nhà đến chợ

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của tác giả

Kết quả trên của tác giả đồng quan điểm với nghiên cứu của các tác giả Pia

Polsa and Xiucheng Fan (2011), Girard và cộng sự.2001 [104, tr.279-280] và

Gorton và cộng sự (2009) [116], Holb Rook và KuWahara (1998) [81]. Các nghiên

cứu cùng nhấn mạnh đến các yếu tố liên quan đến văn hoá và thói quen là yếu tố

106

quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của chợ truyền thống, đồng thời

chợ truyền thống là nơi tiêu thụ các sản phẩm của địa phương, gìn giữ nét văn hoá

đặc trưng của địa phương. Đó cũng là lý do tạo nên thói quen đi chợ hàng ngày của

người dân.

Biểu đồ 3.11. Thống kê mẫu theo thu nhập với số lần đi chợ

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của tác giả

Qua biểu trên cho thấy phần lớn khách hàng đi chợ trên 4 lần một tuần không

có sự chênh lệch nhiều về số lần đi chợ giữa các mức thu nhập và thời gian dành

cho mỗi lần đi chợ khách hàng chỉ dành 10-15 phút cho mỗi lần đi chợ như vậy đây

là một lợi thế mà nhiều khách hàng phàn nàn khi đến siêu thị thời gian chờ thanh

toán cũng đến 30 phút, nhiều khách hàng cho nói rằng mỗi lần đi siêu thị mất từ 60-

150 phút vì vậy một tuần hoặc thỉnh thoảng họ mới đi siêu thị. Điều đó chứng tỏ đi

chợ là nhu cầu, văn hoá và thị hiếu và thói quen của người tiêu dùng Hà Nội.

3.3.4.2. Phân tích kết quả nghiên cứu nhân tố cung có ảnh hưởng tới sự

phát triển của chợ truyền thống

Niềm tin của người tiêu dùng và sự tiện lợi ở chợ truyền thống, chất lượng,

sự đa dạng và độ tươi sống của sản phẩm đã thể hiện qua kết quả kiểm định, kết quả

này được lựa chọn với hệ số 0.204.

Niềm tin

Qua phỏng thực tế khảo sát những người trả lời cho rằng cuộc sống đô thị

hoá bận rộn họ không có thời gian để quan tâm đến cuộc sống của những người

xung quanh, họ thường xuyên đi chợ họ biết nhau, trao đổi, hỏi thăm và biết thêm

107

thông tin xã hội. Điều này cũng cùng với nghiên cứu của Goldman [107], Goldman

Và Hino [106] đã nghiên cứu kết quả nhân tố niềm tin có ảnh hưởng lớn đối vớ sự

lựa chọn chợ truyền thống của người tiêu dùng ở Hồng Kong và ở Ả Rập Israel,

người tiêu dùng thích mua thực phẩm tươi từ nguồn được biết đến và tin cậy. Điều

này đảm bảo sự trung thành khách hàng và là sự lựa chọn của khách hàng, đặc biệt

với văn hoá chế biến ẩm thực đòi hỏi nhiều gia vị của người tiêu dùng Hà Nội thì

chợ truyền thống vẫn luôn là sự lựa chọn của người tiêu dùng. Khi được hỏi phần

lớn người tiêu dùng cho rằng “ mua thực phẩm tươi ở chợ tôi chọn những con gà, cá

vẫn còn tươi ngon như vậy mới yên tâm về độ dinh dưỡng của thực phẩm, tôi chỉ

tin tưởng khi trực tiếp kiểm tra lựa chọn và nhìn thấy các tiểu thương giết mổ, đó là

lý do tại sao tôi thường xuyên mua thịt ở chợ hoặc chỉ của gian hàng đó”. Nhận

định này cũng cùng quan điểm với nghiên cứu của N.Chamhuri và P.J. Batt [84],

cho rằng với tầm quan trọng của mối quan hệ giữa những người bán hàng và người

tiêu dùng cuối cùng đã phát triển lòng trung thành của khách hàng. Khách hàng

trung thành với một cửa hàng, quầy hàng cung cấp dịch vụ thân tiện nhanh và thuận

tiện, với những lời khuyên trung thực. Các nhà cung cấp tại chợ truyền thống

thường đưa ra phản hồi và các lời khuyên cho khách hàng đang tìm kiếm cho các

sản phẩm chất lượng, các yếu tố như khả năng trung thực, trả lời câu hỏi, thậm chí

họ còn biết được khẩu vị và sở thích riêng của từng vị khách hàng và gia đình họ,

thậm chí họ còn giúp sơ chế sản phẩm, mua giúp gia vị và tư vấn thêm về cách chế

biến cho khách hàng như một chuyên gia đặc biệt. Đồng thời ở chợ nhà cung cấp

cũng có các dịch vụ cung cấp cho người tiêu dùng như: thịt, lột, cắt lát, lột da, xay

và đóng gói, thậm chí là tẩm ướp luôn cũng được cung cấp bởi những người bán

hàng tại chợ truyền thống. Cùng với quan điểm này của tác giả về nhân tố lòng

trung thành với niềm tin cũng được chỉ ra trong nghiên cứu của Daniel Suryadarma

và cộng sự [168] nghiên cứu cho rằng môi trường xã hội ở các chợ truyền thống đã

cung cấp một kinh nghiệm và sự thuận tiện cho người tiêu dùng mà không thể có

được ở các siêu thị hay đại siêu thị. Cụ thể qua biểu sau:

Mức độ tin tưởng đối với hàng hoá của người tiêu dùng theo độ tuổi đối

với chợ.

108

Biểu đồ 3.12. Mức độ tin tưởng hàng hóa dịch vụ ở chợ

Nguồn: Điều tra khảo sát của tác giả

Qua bảng trên cho thấy đa số người dân đều hài lòng về giá cả, chất lượng

hàng hoá cũng như sự đa dạng của hàng hoá và không hài lòng về chất lượng dịch

vụ, không gian chợ và quản lý ở chợ truyền thống. Đây cũng là một trong những

vấn đề làm một số khách hàng thích đi siêu thị do vậy trên 70 % khách hàng cho

rằng cần cải thiện cơ sở hạ tầng và không gian chợ.

Chất lượng sản phẩm

Với mức thu nhập ngày càng tăng, người tiêu dùng đang ngày càng trở lên

khắt khe hơn về chất lượng sản phẩm. Theo Sumarto [167] và Heung-Ryel-Kim

[120] cùng cho rằng người tiêu dùng sẵn sàng trả thêm tiền để mua thực phẩm chất

lượng mà họ yêu cầu. Với nhiều người tiêu dùng có thu nhập cao, Ms.yeoh

Chee.Yan [191] đã nhấn mạnh tầm quan trọng của chất lượng, tiếp theo mới là giá

mà người tiêu dùng quan tâm khi mua thực phẩm. Bởi trước đây người tiêu dùng đã

quan tâm nhiều hơn về giá cả thấp nhưng hiện nay người tiêu dùng đã chuyển trọng

tâm của họ về chất lượng sản phẩm. Trong nghiên cứu của McGoldrick,P. cùng

đồng quân điểm khẳng định rằng chất lượng và dinh dưỡng là tiêu chí quan trọng

nhất trong việc lựa chọn thực phẩm tươi ở London [114].

Theo kết quả điều tra xã hội học của luận án có 87% số người được hỏi cho

rằng họ không quen và không thích lưu trữ thực phẩm tươi như thịt, cá, rau… họ chỉ

lưu trữ một vài thứ ở nhà như gia vị, gạo, muối, dầu ăn, đường… Bởi họ cho rằng ở

chợ có đủ loại họ cần, mua bán nhanh chóng và thuận tiện,(kết quả này cùng quan

109

điểm với nghiên cứu điều tra của Muriel Figuie và Paule [144.tr.214] cũng nhận

được 77% số mẫu khảo sát trả lời lý do lựa chọn đi chợ hàng ngày).

Số tiền thường dành cho mỗi lần đi chợ với số lần đi chợ/tuần của người

tiêu dùng.

Bảng 3.10: Số tiền thường dành cho mỗi lần đi chợ với số lần đi chợ/tuần

Số lần đi chợ/tuần

Số tiền thường chi trả cho mỗi lần đi chợ

dưới

100

ngàn

đồng

Từ 1,5

triệu

đến 2

triệu

Từ 100

đến 150

nghìn

đồng

Từ 150

đến 200

nghìn

đồng

Từ 200-

500

nghìn

đồng

Từ 500

đến 1

triệu

đồng

Tổng

Dưới 2 lần /một tuần 8 2 10 14 19 7 60

Trên 7 lần/ một tuần 27 5 14 29 9 84

Từ 2 lần đến 4 lần/một

tuần 7 1 24 27 31 8 98

Từ 4 lần đến 7 lần/một

tuần 42 1 15 82 63 2 205

Tổng 84 9 63 152 122 17 447

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả.

Qua phỏng vấn và trao đổi với người tiêu dùng cho thấy số tiền mà khách

hàng thường chi cho mỗi lần đi chợ từ 150 ngàn đồng đến 200 ngàn đồng, tương

ứng với chủ yếu là đi chợ từ 4 đến 7 lần và trên 7 lần một tuần và mua một lượng

nhỏ trên mỗi chuyến đi mua sắm. Thực tế kết quả khảo sát và phỏng vấn sâu của tác

giả thống kê cho thấy người tiêu dùng đi bộ từ nhà đến chợ mất từ 6-15 phút đi bộ,

92% khách hàng đi bộ trong khoảng cách 15 phút. Nhiều người khoảng cách từ nhà

đến siêu thị chỉ mất 5 phút đi bộ nhưng họ vẫn lựa chọn đi chợ dù chợ cách xa hơn

tới 1-2km. Kết quả này cùng với kết quả nghiên cứu của Goldman và cộng sự [107,

tr.26-38] trong nghiên cứu khảo sát ở 12 chợ truyền thống của Hồng Kông, với 383

mẫu khảo sát của mình tác giả đã chứng minh “Người tiêu dùng đi mua sắm tại chợ

trung bình 5,8 lần/ tuần. thời gian trung bình từ nhà tới chợ là 7,4 phút thời gian đi

bộ”. Người tiêu dùng dành 53% của tổng chi phí cho tiêu dùng hàng ngày là cho

mua thức ăn tươi ở chợ (không bao gồm các bữa ăn xa nhà)”. Điều này cho thấy

chợ là nơi thuận tiện để đi mua sắm và hầu như hàng ngày đối với người dân không

chỉ với người dân Việt Nam mà cả người Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Nhật

Bản...[113, tr.11-39]; [149].

110

Giá cả là nhân tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn chợ của người tiêu dùng

Giá cả đã được nhắc đến như một lý do để người tiêu dùng thực phẩm tươi sống

của họ từ cả chợ truyền thống và chợ hiện đại. Trong tiếp thị, giá cả là một công cụ mạnh

mẽ và thuyết phục để thu hút người tiêu dùng để mua hàng ở chợ. Theo Schipmann,

Levy và cộng sự giá là một công cụ mà thông báo cho người tiêu dùng về giá trị của sản

phẩm [134]; [155]. Giá trị cuối cùng là mang lại sự hài lòng cho khách hàng. Đồng quan

điểm của tác giả trong nghiên cứu của Goldman [110, tr.8-12] nghiên cứu khẳng định

rằng sản phẩm bán ở chợ truyền thống chỉ qua sơ chế, ít có đóng gói, ít sử dụng chất bảo

quản nhằm đảm bảo độ dinh dưỡng tốt và có thời hạn chỉ một ngày, do đó buộc người

bán phải linh hoạt về giá cả và trong tiếp thị để bán hết hàng trong ngày mà không thể để

đến hôm sau. Đồng thời đó cũng là sự tiết kiệm, không lãng phí đó cũng là một ưu điểm

hơn so với mô hình siêu thị khi lượng hàng lớn hết hạn trong khi ngoài xã hội còn rất

nhiều người nghèo. Đây cũng là một ưu điểm rất cần chính phủ nhìn nhận sự linh hoạt

của chợ truyền thống trong hệ thống phân phối.

Nói chung, các chợ truyền thống cung cấp các sản phẩm chất lượng tốt với

giá thấp hơn sẽ thu hút nhiều người tiêu dùng. Theo Trappey và Lai, đưa ra mức giá

thấp hơn là một lý do quan trọng để người tiêu dùng mua sắm tại các chợ [176].

Thực tế là giá tại các thị trường truyền thống là động lực thúc đẩy người tiêu dùng

cao hơn để mua hàng hoá từ các chợ bởi các tiểu thương ở chợ không phải nộp

nhiều loại phí và thuế như ở siêu thị. Đồng thời giá cũng linh hoạt theo thời điểm

hoặc tuỳ theo từng mức thời gian khác nhau. Cùng sản phẩm ở gian hàng đó nhưng

giá buổi sáng và trưa - chiều là khác nhau

Biểu đồ 3.13. Lý do họ đi chợ là do giá cả phù hợp

Nguồn: Kết quả tổng hợp của tác giả

111

Theo kết quả điều tra xã hội học của luận án cùng với với kết quả kiểm định

mô hình của tác giả đã trình bày ở mục 3.3 cho thấy trên 80% người tiêu dùng cho

rằng lý do họ đến chợ là do giá cả phù hợp. Trong bối cảnh khi nền kinh tế khu vực

đang suy thoái, sự khó khăn khi hàng hoá ngoại xâm nhập thị trường nội thì giá cả,

địa điểm thuận lợi và sự thân thiện ở chợ truyền thống vẫn là sự lựa chọn của phần

lớn người tiêu dùng. kết luận trên cho thấy nghiên cứu cùng quan điểm với nghiên

cứu của Goldman và cộng sự , Brooks, McLaughlin, Goldstein, các nghiên cứu đã

nhận định rằng “giá cả là một trong những lợi thế cạnh tranh lâu dài và bền bỉ của

chợ truyền thống so với siêu thị” ở các quốc gia đang phát triển [81]; [107]; [82];

[132]. [120, tr.26], [113, tr.24] .

Giá cả là yếu tố đầu tiên khách hàng để ý đến khi bước vào một nơi mua sắm

và sau đó sẽ cân nhắc có tiếp tục mua ở nơi đó hay không. Vì vậy, nhận thức về giá

cả của hàng hoá ở chợ truyền thống là một nhân tố quan trọng trong sự lựa chọn của

người tiêu dùng Hà Nội đối với chợ truyền thống là hoàn toàn hợp lý. Giá cả hàng

hoá ở chợ thấp hơn ở các kênh bán lẻ hiện đại vì tiểu thương trong chợ đóng thuế ít

hơn; các loại phí điện, nước, thuê quầy hàng cũng thấp hơn; chi phí đầu tư cho

trưng bày, bài trí cũng không nhiều [137]; Esselink et al [93]. Đồng thời, khi mua

sắm ở chợ, người tiêu dùng có thể trả giá và lựa chọn giữa nhiều quầy hàng khác

nhau nên nhiều khi người bán muốn bán được hàng và giữ chân khách hàng nên họ

chấp nhận bán với mức giá hoà vốn hay chỉ lời một khoảng rất nhỏ trên giá vốn.

Những nguyên nhân trên dẫn đến nhận thức về giá cả là một yếu tố tác động đến sự

tồn tại và phát triển của chợ truyền thống.

Mua theo nhu cầu là sự khác biệt trong cạnh tranh của chợ truyền thống

với chợ hiện đại.

Khi đến các chợ truyền thống khách hàng cảm thấy thú vị với sự phong phú

của sản phẩm cho họ được phép mặc cả, trong khi giá tại các chợ hiện đại là cố

định. Những khách hàng được hỏi nói rằng họ cảm thấy hài lòng với mua hàng của

họ từ các chợ truyền thống sau khi lựa chọn các sản phẩm thông qua đàm phán với

các nhà cung cấp. Điều này không thể có được cảm giác đó khi đi mua sắm từ các

siêu thị hoặc các cửa hàng bán lẻ hiện đại. Nhận định trên cùng quan điểm nghiên

cứu của Zinkhan et al. [193], Hingley [122, tr.67-69, 80], Kevin Wongleedee [185]

112

các nghiên cứu lập luận rằng giá của các sản phẩm tươi sống tại các thị trường

truyền thống có xu hướng cao chỉ tại thời điểm nhất định như buổi sáng sớm người

tiêu dùng cần thoả thuận để có những trải nghiệm thú vị.

Thuận tiện được đề cập đến như là một trong những yếu tố thu hút người tiêu

dùng đến chợ. Thuận tiện được nhìn từ quan điểm của người tiêu dùng mua hàng như

lựa chọn cửa hàng, quầy hàng mua sắm quen của họ dựa trên giờ hoạt động và thời

gian đi [106, tr.278-284]. Thuận tiện có ý nghĩa khác nhau, tuỳ thuộc vào cửa hàng

bán lẻ được lựa chọn và để mà tuổi nhóm người tiêu dùng thuộc, sự tiện lợi và vị trí

liên quan mật thiết với nhau, phần lớn khách hàng được hỏi cho rằng họ thích mua

khách hàng gần nhà càng tốt [128]. Theo điều tra của tác giả 75% người được hỏi nói

rằng họ dành thời gian không quá 15 phút để đi tới các chợ. Người mua thích mua

sắm tại các chợ dân sinh truyền thống gần nhà hoặc nơi làm việc của họ.

Như vậy nhu cầu của khách hàng về sự thuận tiện của chợ truyền thống không

phải chỉ giới hạn ở sự thuận tiện về địa điểm của nơi mua sắm mà được mở rộng

thành tất cả các yếu tố thuộc nơi mua sắm có thể giúp người tiêu dùng tiết kiệm được

thời gian, công sức và chi phí. Quan điểm này đã được đề cập đến trong nghiên cứu

của Muharam và cộng sự [212]. Nghiên cứu cùng quan điểm rằng đường xá chật hẹp

và giao thông bị hạn chế ở các thành phố lớn của Việt Nam dẫn đến tâm lý e ngại khi

phải đi xa để mua thực phẩm hàng ngày. Ngoài ra, khách hàng chắc chắn không

muốn đến một nơi mua sắm mà hạn chế về chỗ gởi xe. Người Việt Nam, đặc biệt là

người trung niên và lớn tuổi chưa quen với việc phải đi xuống tầng hầm để gởi xe

mỗi khi đến mua sắm ở trung tâm thương mại [16]. Ở siêu thị thì hầu như lúc nào

cũng có thể chứng kiến cảnh một hàng dài xe máy đang đợi để được lần lượt vào bãi

giữ xe. Đối với chợ truyền thống, ngoài bãi giữ xe thuộc quản lý của chợ thì có rất

nhiều chỗ giữ xe của tư nhân chính là nhà của những người dân ở xung quanh chợ. Vì

vậy, khách hàng không phải mất quá nhiều thời gian và công sức trong việc tìm chỗ

gửi xe đến chợ. Nghiên cứu cho rằng những nhân tố trên là nguyên nhân dẫn đến nhu

cầu về sự thuận tiện của chợ truyền thống là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự lựa

chọn của người tiêu dùng đồng thời đó cũng là nhân tố tác động sự tồn tại và phát

triển chợ truyền thống, cụ thể qua biểu đồ điều tra từ cả tiểu thương và khách hàng

cùng có chung lý do lựa chọn chợ là do thói quen và thuận tiện như sau:

113

Biểu đồ 3.14. Lý do khiến người tiêu dùng mua hàng hoá

tại chợ truyền thống (cung)

Nguồn: Kết quả điều tra tổng hợp của tác giả.

Lý do khiến người tiêu dùng mua hàng hoá tại chợ bởi thói quen đã nhiều năm

(37%), thuận tiện giao thông (30%), giá hấp dẫn hơn mua ở siêu thị và được mặc cả

(7%), tiết kiệm thời gian cũng như chi phí hơn vào siêu thị (13%), có quan hệ với

người bán hàng (28%), cả 5 yếu tố trên (12%).

Biểu đồ 3.15. Lý do người tiêu dùng lựa chọn chợ (cầu)

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

54% số người được hỏi cho rằng một trong những lý do chính họ lựa chọn chợ

truyền thống là thuận tiện về giao thông, vị trí địa lý, thuận tiện trong thanh toán, tiện

trong gửi xe, 20% khách hàng cho rằng là do giá ở chợ hấp dẫn hơn siêu thị và đặc biệt

họ được mặc cả, bởi vì mặc cả đó là sở thích, là văn hoá của người mua sắm nói chung.

3% khách hàng được hỏi đi chợ là do thói quen lâu năm, 22% số khách hàng cho rằng

lý do họ lựa chọn đi chợ truyền thống là do cả 5 yếu tố: có quan hệ với người bán, do

thói quen, do giá hấp dẫn và được mặc cả, do tiện giao thông. Như vâ Đó là lý do chợ

truyền thống vẫn là sự lựa chọn của người dân trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội.

114

Sự đa dạng của sản phẩm ở chợ

Trong các thị trường truyền thống, đa dạng có nghĩa là sự lựa chọn hơn. Có

nhiều quầy hàng khác nhau được bầy bán như gồm tất cả các mặt hàng: hàng tiêu dùng,

hàng may mặc, hàng điện tử, hàng đông lạnh và đặc biệt là hàng thực phẩm tươi sống

(thịt tươi và thịt gà, trái cây và rau quả, cá, bánh ngọt truyền thống và một số mặt hàng

đã sẵn sàng các thực phẩm khác). Chợ truyền thống được xem là "siêu thị thực phẩm

tươi sống, cung cấp mua sắm cho một lượng lớn các loại thực phẩm tươi sống [107].

Zinkhan et al. [193] các nghiên cứu đã báo cáo rằng phần lớn những người được hỏi

mua sản phẩm tươi sống tại các thị trường truyền thống vì sự sự tươi mới của các sản

phẩm. Các tiểu thương tại các chợ truyền thống được coi là chuyên gia sản phẩm. Các

gian hàng được bày bán nhiều mặt hàng, người tiêu dùng sẽ thường xuyên ghé thăm

gian hàng khác như có rất nhiều lựa chọn thay thế. Trong Nghiên cứu của

Goldman.1999 [107, tr.129] cho thấy khi phỏng vấn thì 97% những người được hỏi

trong nghiên cứu trả lời là mua thực phẩm tại chợ truyền thống là chủ yếu.

Qua kết quả điều tra của luận án nhận thấy sự phát triển của chợ truyền

thống bị ảnh hưởng bởi văn hoá và thói quen của người tiêu dùng. Nghiên cứu xác

định rằng nhu cầu và văn hoá ẩm thực (văn hoá thích đồ tươi) của người dân cùng

với lợi thế về vị trí địa lý, sự thuận tiện về không gian và thời gian là lý do chợ

truyền thống vẫn là sự lựa chọn của người dân dù có thay đổi mức sống, thu nhập

hay ở các quốc gia có mức thu nhập khác nhau thì chợ vẫn có lợi thế riêng để tồn tại

và phát triển. Điều này cùng quan điểm với nghiên cứu của Charles Trappey và

Meng Kuan Lai [176], Goldman [109], Carlos và cộng sự [83].

3.3.4.3. Thị trường ảnh hưởng tới sự phát triển của chợ truyền thống ở

Hà Nội

Trong nghiên cứu của tác giả các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển chợ

truyền thống ở Hà Nội gồm: (1) phân tích ý nghĩa của mô hình (cơ sở hạ tầng, dịch

vụ và quản lý chợ). (2) sự xâm nhập của hệ thống bán lẻ hiện đại ảnh hưởng đến sự

phát triển của chợ truyền thống.

* Phân tích ý nghĩa mô hình (cơ sở hạ tầng, dịch vụ và quản lý chợ)

Thị trường được lựa chọn các biến với hệ số hồi quy là 0.204 gồm các biến

được lựa chọn: cơ sở hạ tầng, quản lý, chất lượng dịch vụ ở chợ, cải thiện không

115

gian chợ. Các biến quan sát thể hiện quan điểm của khách hàng cho rằng chợ truyền

thống muốn tồn tại và phát triển cần cải thiện không gian chợ với số ý kiến trên 80

% đồng ý và rất đồng ý. Đây là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại và

phát triển của chợ truyền thống. Thực tế cho thấy phần lớn hệ thống cơ sở hạ tầng

chợ của Hà Nội còn nhiều bất cập và hiệu quả quản lý chợ còn nhiều hạn chế. Với

xu hướng phát triển các loại hình thương mại hiện đại trong điều kiện hội nhập kinh

tế quốc tế diễn ra nhanh hơn sẽ có ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của các chợ truyền

thống, đòi hỏi chợ phải phát triển phù hợp với thời đại hơn. Yêu cầu phát triển hài

hoà, cân đối và hợp lý giữa chợ truyền thống là loại hình phổ biến hiện nay với các

loại hình thương mại bán buôn và bán lẻ hiện đại khác,... là những đòi hỏi cấp thiết

đang rất cần sự quan tâm của các nhà quản lý và chính quyền.

Biểu đồ 3.16. Ý kiến khách hàng cho sự phát triển của chợ

Nguồn: Khảo sát thống kê của tác giả

Thực tế phân bố hệ thống chợ hiện nay ở nước ta nói chung và Hà Nội nói riêng

là chưa hợp lý cả về khoảng cách, bán kính và quy mô dân số phục vụ. Một số chợ

trong nội thành như chợ dân sinh Long Biên hoạt động tất cả các ngày trong tuần,

thời gian gần như 20/24 giờ. Chợ đầu mối Đồng Xuân là chợ hạng 1 lớn nhất Hà

Nội nói riêng và miền Bắc nói chung với 1954 hộ kinh doanh trên diện tích

27.370m2 (sở công thương 6/2016), chợ hoạt động phải chia ca theo giờ gần như

thời gian 24/24 giờ tất cả các ngày trong tuần… Ở nhiều khu vực đông dân cư trong

nội thành đều thiếu đất xây dựng chợ, dẫn đến việc họp chợ tràn lan trên vỉa hè,

lòng, lề đường gây cản trở giao thông. Tuy nhiên quy hoạch và đầu tư xây dựng hệ

116

thống chợ còn thiếu thống nhất, đặc biệt là khu vực nông thôn còn có nơi mang tính

tự phát và phân bố chưa hợp lý. Đồng thời nhiều loại hình chợ chuyên doanh và đặc

thù cần thiết cho cả sản xuất lẫn tiêu dùng vẫn chưa được hình thành. Do đó việc

phát triển hệ thống chợ khoa học và hiệu quả, hợp lý là hết sức cần thiết. Sự phát

triển hệ thống chợ của Thành phố phải kết hợp giữa cải tạo và nâng cấp hệ thống

chợ hiện có với việc mở rộng và phát triển thêm các chợ mới phù hợp với quy

hoạch thương mại, quy hoạch đô thị nhưng không thể xa rời nhu cầu thực tế của

nhu cầu và phân bố dân cư. Bên cạnh những chợ có quầy sạp bỏ hoang thì tại một

số nơi dân cư đông đúc, có nhu cầu mua bán lại không bố trí xây dựng được chợ.

Quận Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai là những quận có mật độ dân cư cao

nhưng lại chưa có địa điểm, diện tích mặt bằng phù hợp để xây được chợ loại 1 phục

vụ cho nhu cầu chính đáng của người dân.

* Sự xuất hiện của hệ thống bán lẻ hiện đại ảnh hưởng đến sự biến đổi

của chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội

Sự xuất hiện các loại hình chợ hiện đại đã làm cho lượng hàng hoá kinh

doanh chủ yếu trên chợ truyền thống ở khu vực thành thị đang dần chuyển dịch theo

hướng tăng tỉ trọng các mặt hàng thực phẩm tươi sống. Các loại hàng hoá có giá trị

lớn hoặc đòi hỏi diện tích kinh doanh rộng có xu hướng tách dần ra khỏi chợ và

được kinh doanh tại các loại hình thương mại khác như siêu thị, các cửa hàng tiện

lợi, cửa hàng chuyên doanh bên ngoài chợ. Xu hướng thay đổi này có thể giúp cho

việc gợi mở hướng qui hoạch phát triển hệ thống chợ mới hoặc thiết kế xây dựng

cải tạo chợ cụ thể cần chú trọng đến việc phát triển các chợ chuyên doanh thực

phẩm tươi sống phù hợp với từng khu vực đô thị đồng thời ưu tiên phần diện tích

kinh doanh thích hợp cho các khu vực bán hàng thực phẩm tươi sống trong những

chợ tổng hợp. Như vậy có thể thấy đô thị hóa ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi

chợcấu hàng hoá mua bán qua chợ.

Qua khảo sát tác giả nhận thấy xu hướng lựa chọn đi siêu thị và chợ có sự

khác nhau theo độ tuổi, cụ thể qua biểu sau:

117

Biểu đồ 3.17. Lựa chọn chợ - siêu thị theo theo tuổi

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của tác giả.

Qua biểu trên cho thấy lựa chọn chợ truyền thống vẫn luôn là sự lựa chọn

của khách hàng không phân biệt độ tuổi trên 60 tuổi 78,5% số người được hỏi

thường xuyên đi chợ truyền thống, 22% số người được hỏi lựa chọn đi cả chợ và

siêu thị và không ai là chỉ đi siêu thị không. Còn với độ tuổi từ 18-25 là độ tuổi vừa

có mức thu nhập thấp và trẻ thì 78/164 người được hỏi thường xuyên đi chợ truyền

thống chiếm 48%, còn số người được hỏi ở độ tuổi này lựa chọn đi chợ hàng ngày

và đi siêu thị vào cuối tuần là 81/164 chiếm 49,3 %. Điều này đồng quan điểm với

kết quả nghiên cứu của Charles Trappey và Meng Kuan Lai [176]. Nghiên cứu

khẳng định sự phát triển của chợ truyền thống bị ảnh hưởng bởi văn hoá và thói

quen của người tiêu dùng. Nghiên cứu xác định rằng nhu cầu và văn hoá ẩm thực

(văn hoá thích đồ tươi) của người dân cùng với lợi thế về vị trí địa lý, sự thuận tiện

về không gian và thời gian là lý do chợ truyền thống vẫn là sự lựa chọn của người

dân dù có thay đổi mức sống, thu nhập hay ở các Quốc gia có mức thu nhập khác

nhau thì chợ vẫn có lợi thế riêng để tồn tại và phát triển.

Biểu đồ 3.18. Lựa chọn chợ - siêu thị theo theo thu nhập

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của tác giả.

118

Thứ nhất, lựa chọn đi chợ hàng ngày theo mức thu nhập. Qua bảng trên cho

thấy 55% khách hàng được hỏi lựa chọn đi chợ hàng ngày dù ở mức thu nhập cao

hay thấp và đặc biệt với khách hàng có mức thu nhập khá cao là từ 10-15 triệu/

tháng lựa chọn đi chợ là 94%, số người có mức thu nhập trên 20 triệu thì 44% lựa

chọn đi chợ

Thứ hai, Lựa chọn đi chợ hàng ngày và đi siêu thị vào cuối tuần cho thấy

43% khách hàng lựa chọn đi chợ hàng ngày và đi siêu thị vào cuối tuần trong đó với

những người có thu nhập dưới 5 triệu là 53,4%.

Phân tích tác động định tính cho thấy các kết quả thống kê khác nhau cho các

kết quả khác nhau các chỉ số của các tiểu thương ở chợ truyền thống, chẳng hạn như

các biến về tuổi, trình độ học vấn, thu nhập và hàng hoá kinh doanh ở chợ..

* Chợ truyền thống và chợ hiện đại thu hút các phân đoạn thị trường khác

nhau và cùng tồn tại trong xã hội hiện đại.

Qua khảo sát phỏng vấn sâu các tiểu thương và người tiêu dùng Hà Nội

nghiên cứu đã nhận ra mối quan hệ giữa các siêu thị và các chợ đó là các chợ truyền

thống và siêu thị thu hút các phân đoạn khác nhau của người tiêu dùng. Các phân

khúc người tiêu dùng chủ yếu là thấp, trong khi đó siêu thị thu hút chủ yếu là người

tiêu dùng phân khúc trung và cao cấp. Nghiên cứu nhận thấy hàng hoá bán trong hai

loại thị trường phần lớn bổ sung, với các chợ truyền thống cung cấp thực phẩm tươi

sống và siêu thị bán thực phẩm chế biến và phi thực phẩm. Liên quan đến sự khác

biệt này, nghiên cứu chỉ ra rằng lợi thế cạnh tranh của các thị trường truyền thống là

giá thấp và sự tươi mới của sản phẩm sẽ phục vụ những khách hàng khó tính, nhu cầu

ẩm thực chế biến cầu kỳ, phức tạp và bận rộn. Trong khi các siêu thị cung cấp sự

thoải mái và sạch sẽ thông thoáng phục vụ khách hàng trẻ. Tuy nhiên, có thể thấy

rằng nếu các thị trường truyền thống không được quản lý đúng đắn, họ có thể mất lợi

thế hơn siêu thị. Vì vậy, các khuyến nghị chính sách từ nghiên cứu liên quan đến tăng

cường các cơ chế hỗ trợ thị trường truyền thống hơn là tạo ra các quy định phân

vùng hoặc hạn chế hoạt động giờ của các siêu thị. Do đó nghiên cứu cho rằng chợ

truyền thống có thể cạnh tranh thành công và tồn tại gần các siêu thị, nhận định này

cùng quan điểm với các nghiên cứu [115, tr.1625,1630,1632]; Lu Aye và E.R

Widjaya [80].

119

* Du lịch văn hoá và sự phát triển chợ truyền thống ở Hà Nội

Trong mấy thập kỷ gần đây, du lịch đã trở thành một trong những mối quan

tâm nghiên cứu đối với các ngành kinh tế với mong muốn phát triển chất lượng

cuộc sống ngày càng tốt hơn. Đặc biệt, việc nghiên cứu khai thác nhằm phát triển

các giá trị truyền thống vào phát triển du lịch ở Việt Nam đang là hướng nghiên cứu

rất được các nhà hoạch định chính sách quan tâm nhằm đa dạng hoá sản phẩm du

lịch, khôi phục các giá trị truyền thống và bảo lưu những giá trị văn hoá tốt đẹp và

phát triển nên kinh tế địa phương, khôi phục các làng nghề truyền thống. Việc

nghiên cứu vai trò chợ truyền thống đối với vấn đề phát triển du lịch chợ có ý nghĩa

đặc biệt hấp dẫn, xuất phát từ vị thế của Hà Nội nổi tiếng là “kẻ chợ”.

Năm 2016 Hà Nội đón 23,83 triệu lượt khách du lịch, khách du lịch quốc tế

đến đạt 4,95 triệu lượt khách, khách du lịch quốc tế đến có lưu trú ước đạt 3,533

triệu lượt khách, khách du lịch nội địa ước đạt 18,88 triệu lượt khách. Tổng thu từ

khách du lịch trong nước đạt 70.958 tỷ đồng [1.56]. Qua nghiên cứu 659 công ty du

lịch tại Hà Nội và 2.262 công ty và đại lý du lịch trên toàn quốc [1.56] cho thấy du

lịch chợ luôn nằm trong lịch trình của phần lớn các công ty du lịch khi đến Hà Nội.

Như vậy với tiềm năng của chợ cùng với qua nghiên cứu khảo sát của tác giả nhận

thấy Hà Nội có những ngôi chợ truyền thống được gọi là những ngôi chợ không ngủ

như chợ Đồng Xuân, chợ Long Biên, chợ Dịch Vọng Cầu Giấy, chợ Nhà Xanh…

có mức thu hút khách đến rất đông cả bốn mùa trong năm, là nơi mà gần như các du

khách đến Hà Nội đều muốn ghé qua. Đây là tiềm năng rất lớn cho phát triển kinh

tế du lịch chợ của thủ đô trong tương lai.

Thực tế trước sự xâm nhập của mô hình chợ hiện đại nhưng các thị trường

truyền thống tiếp tục cung cấp hàng hoá và dịch vụ thu hút khách hàng trung thành.

Trappey và Lai [176] chỉ ra rằng các chợ truyền thống cung cấp một vị trí thuận tiện

hơn, một đa dạng của sản phẩm và chất lượng sản phẩm cao cấp mà nằm ngoài

những không khí mua sắm [176]; [107]; Hsu và Chang [124]. Các liên kết mạnh mẽ

giữa các nhà cung cấp và khách hàng của họ cũng giải thích lý do tại sao người tiêu

dùng tiếp tục đến mua sắm tại các chợ truyền thống dù là khách có thu nhập cao hay

thấp. Qua khảo sát của tác giả nhiều khách hàng cho rằng họ đến chợ không chỉ để

120

mua sắm mà còn để trải nghiệm, thư giãn, giao tiếp trò chuyện và nhận thức về

cộng đồng địa phương.

3.4. ĐÁNH GIÁ NHỮNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN BIẾN

ĐỔI CHỢ TRUYỀN THỐNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ Ở HÀ NỘI

3.4.1. Tích cực

Thứ nhất, vai trò của chợ trong hệ thống kênh phân phối. chợ truyền thống có

có xu hướng tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định thời gian 15 năm trở lại đây,

đóng vai trò quan trọng trong hệ thống phân phối và tiêu thụ hàng hoá trên thị trường

thành phố nói riêng và cả khu vực phía Bắc (chợ Đồng Xuân là chợ đầu mối bán

buôn lớn nhất khu vực phía Bắc). Mặc dù không còn tăng nhanh như giai đoạn trước

năm 2000 (tăng về mặt số lượng), hiện chợ TT vẫn là loại hình hạ tầng thương mại

phổ biến, phù hợp với trình độ phát triển của kinh tế và xã hội của Hà Nội nói riêng

và Việt Nam nói chung, được phần lớn người tiêu dùng Việt Nam lựa chọn bởi chợ

có lợi thế về giá cả, sự thuận tiện và hàng hoá phong phú, gắn bó với văn hoá và thói

quen mua bán từ lâu đời của người dân. Mức độ bao phủ của chợ TT rộng khắp trên

địa bàn thành phố, tạo điều kiện tiếp cận chợ dễ dàng, thuận lợi hơn đối với người

dân đủ mọi lứa tuổi, mọi mức thu nhập. Chợ truyền thống không chỉ góp phần thúc

đẩy sản xuất hàng hoá phát triển (đặc biệt là ngành nghề thủ công truyền thống và thủ

công nghiệp), mà hệ thống chợ còn góp phần giải quyết việc làm và nâng cao chất

lượng cuộc sống của người dân đô thị. Đây là sự biến đổi tích cực và phù hợp của

chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội. Điều này rất cần sự nhìn nhận

quan tâm của chính phủ, các nhà hoạch định chính sách và chính quyền địa phương

từ vai trò và chức năng của chợ đối với đời sống người dân đô thị.

Thứ hai, sự liên kết và phát triển đa dạng hơn của chợ truyền thống.

Chợ TT đang có xu hướng phát triển đa dạng hơn về loại hình kinh doanh,

cấp độ, quy mô, phạm vi cung cấp dịch vụ và có sự bổ sung, liên kết, tác động

tương hỗ lẫn nhau giữa các tiểu thương, giữa tiểu thương với nhà cung cấp, nhà

phân. Hệ thống các chợ đầu mối, chợ bán buôn, bán lẻ hạng I đảm nhận chức năng

cung cấp hàng hoá cho hệ thống chợ bán lẻ dân sinh không chỉ trong tỉnh mà còn tới

chợ các tỉnh, các vùng khác

121

Thứ ba, Thành phố đã có sự quan tâm nhiều hơn đối với việc cải tạo cơ sở

hạ tầng, kiểm soát VXATTP, PCCC. Một số quận huyện đã tích cực đầu tư xây

dựng mới, xây dựng lại và đặc biệt chú trọng cải tạo lại chợ đảm bảo văn minh và

mỹ quan đô thị (Quận Hoàn kiếm đã hoàn thành đầu tư xây dựng toàn bộ hệ thống

chợ với những công trình đẹp, huy động được các thành phần kinh tế tham gia đầu

tư với số tiền hàng nghìn tỷ đồng...).

Thứ tư, khai thác giá trị văn hoá chợ phục vụ cho phát triển mô hình du lịch

văn hoá.

Chính phủ và thành phố đã nhận thức đúng vai trò và tiềm năng giá trị văn

hoá của chợ truyền thống trong phát triển kinh tế. Năm 2015 chính phủ đã ban

hành dự thảo quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ truyền thống, đây là mô

thành công trong công cuộc khai thác và duy trì, bảo tồn các loại hình chợ truyền

thống đặc biệt với các loại chợ như chợ đêm, chợ phiên... làm phong phú, đặc sắc

thêm cho hoạt động chợ và giữ gìn là bản sắc văn hoá của Hà Nội kết hợp phát triển

du lịch đặc biệt. Gần đây thành phố Hà Nội, đã nghiên cứu mở lại một số chợ phiên

vào những thời gian và địa điểm nhất định,... đây cũng có thể trở thành một xu

hướng phát triển mới mang tính tích cực đối với chợ truyền thống trong thời gian

tới… Đồng thời Hà nội đang đô thị hoá với tốc độ nhanh có lượng di cư về các khu

đô thị rất lớn cung cấp một lực lượng lao động tương đối dồi dào vào lĩnh vực

thương mại nói chung và kinh doanh tại các chợ nói riêng.

3.4.2. Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, chợ truyền thống vẫn còn tồn tại nhiều

vấn đề bất cập cần phải giải quyết trong thời gian tới. Cụ thể về những khó khăn,

hạn chế như:

Thứ nhất, mô hình tổ chức quản lý không thống nhất, nhiều đầu mối, cùng

một loại chợ như nhau, có chợ thì lại do Quận quản lý, có chợ lại do phường quản

lý, có chợ lại giao cho các HTX quản lý. Dẫn đến việc kinh doanh khai thác và quản

lý các chợ sẽ không hiệu quả, thể hiện như:Việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn

thực hiện các chính sách, các quy định của pháp luật và nghĩa vụ đối với Nhà nước

cho các thương nhân kinh doanh tại chợ của BQL còn chưa đầy đủ.

122

Thứ hai, phát triển không đồng đều về số lượng và phân bố chợ. Hiện chỉ có

các chợ có vị trí đẹp tại các quận nội thành huy động được vốn của các doanh nghiệp

đầu tư xây dựng, còn lại các chợ truyền thống nằm tại các huyện được xây dựng, sửa

sang phần lớn là do NSNN cấp. Việc kêu gọi đầu tư từ các tổ chức, doanh nghiệp hay

cá nhân còn khó khăn, nhất là trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay. Ngoài ra,

việc đảm bảo hài hoà lợi ích giữa doanh nghiệp đầu tư, thành phố và hộ kinh doanh

cần xem xét lại để đảm bảo được hiệu quả của chợ mới xây, tránh tình trạng chợ xây

xong lại khai thác không hiệu quả bằng chợ cũ hoặc bị chuyển đổi mục đích sử dụng,

dẫn đến tình trạng thiếu chợ mà thừa trung tâm thương mại. Điều đó đã gây ra nhiều

khó khăn, cản trở đối với lưu thông hàng hoá, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và tiêu thụ

nông, lâm, thuỷ hải sản và cung ứng vật tư cho sản xuất và vận dụng tiêu dùng người

dân thành phố, ảnh hưởng đến đời sống và thu nhập của các đối tượng yếu thế và

nhạy cảm trong xã hội như nông dân, những lao động di cư có thu nhập thấp. Điều

này rất cần sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học và các nhà quản lý cùng

chính quyền địa phương đưa ra phương thức giải quyết.

Thứ ba, do dân số cơ học trên địa bàn tăng nhanh và di chuyển đến từng địa

bàn không đồng đều (dân cư ở nơi khác đến chủ yếu tập trung vào các khu đô thị

mới). Trong khi đó, các khu đô thị này khi phê duyệt quy hoạch đều có quy hoạch

bố trí các chợ và siêu thị nhưng đến khi xây dựng lại thiếu đồng bộ, quy hoạch chợ

không phù hợp với quy hoạch đô thị. Do đó không đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của

nhân dân, từ đó phát sinh ra nhiều chợ tạm, chợ cóc mà lại thiếu các chợ dân sinh có

quy hoạch. Thực trạng đó đòi hỏi trong thời gian tới cần phải có sự phối hợp kiên

quyết giữa các cơ quan chức năng để giải toả các chợ tạm, chợ cóc, đảm bảo an

ninh trật tự, an toàn xã hội và văn minh đô thị trên địa bàn thành phố.

Thứ tư, chất lượng và hiệu quả hoạt động chợ cần được cải thiện, đổi mới

tích cực hơn nữa. Thực tế là về chất lượng, hiệu quả mọi mặt của hệ thống chợ cần

được tích cực hơn nữa trong việc cải thiện, đổi mới, từ chất lượng hàng hoá, về đảm

bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường không gian trong và ngoài chợ, đến các

dịch vụ thương mại cùng văn minh thương nghiệp, văn hoá chợ, đến khâu tổ chức

quản lý tại các chợ. Điều đó ảnh hưởng sự cạnh tranh của chợ truyền thống nhất là

123

khi nhiều loại hình thương mại mới cũng đang phát triển như siêu thị, cửa hàng tiện

ích, chợ điện tử và thậm chí sự phát triển của chợ cóc với giá cả và sự tiện

lợi…đang là thách thức lớn đòi hỏi chợ truyền thống cần thiết nâng cao chất lượng

dịch vụ.

Thứ năm, vấn đề cải tạo nâng các chợ cần quan tâm đến quy luật Cung- Cầu-

Thị trường (đã được chứng minh trong mô hình) là những nhân tố ảnh hưởng đến sự

tồn tại và phát triển của chợ truyền thống ở các đô thị, để hiểu được giá trị của chợ

truyền thống trong đô thị hiện đại, hiểu được không gian công cộng chợ riêng biệt

hợp lý và nếu được kết hợp trong một tổ hợp công trình, thì không gian truyền thống

chợ phải như thế nào cho hợp lý? Bảo đảm các giá trị về hàng hoá, về văn hoá, về

tâm lý… Không nên cứ cải tạo và xây dựng một số chợ, như Cửa Nam, Hàng Da và

Đồng Xuân ở Hà Nội, dẫn tới việc, mô hình và ý tưởng thì hay, nhưng không gắn với

nhu cầu cộng đồng của người dân và quản lý không được như mong muốn. Do đó

vấn đề cải tạo nâng cấp chợ truyền thống ở Hà Nội chưa thật sự xuất phát từ nhu cầu

của người dân mà theo ý chủ quan của nhà xây dựng và chủ đầu tư đã có ảnh hưởng

rất lớn đến sự biến đổi của chợ truyền thống trong những năm gần đây.

Thứ sáu, tính văn minh thương mại trong chợ còn kém. Tình trạng nói thách,

mua bán mở hàng, chưa niêm yết giá bán công khai… còn khá phổ biến. Điều này

cũng là hạn chế khiến người tiêu dùng ngại đến chợ và chuyển sang chọn mua hàng

tại siêu thị.

Thứ bảy, sự hạn chế của các dịch vụ trong chợ. Hiện nay, việc tổ chức, kinh

doanh, phát triển các dịch vụ hỗ trợ trong các chợ mới chỉ đảm bảo ở mức tối thiểu

như trông giữ xe, vệ sinh, bảo vệ đêm. Hầu hết các chợ còn thiếu các dịch vụ về kho

bảo quản hàng hoá, bốc xếp hàng hoá, dịch vụ đo lường, kiểm tra chất lượng hàng

hoá, làm cho người mua hàng mang cả xe vào chợ, từ đó càng tạo điều kiện cho sự

phát sinh các hộ kinh doanh lấn chiếm cả xuống đường, các lối đi vào chợ, gây ách

tắc, mất an ninh trật tự.

Thứ tám, đối với vấn đề ô nhiễm tại các chợ, hầu hết các ban quản lý thừa

nhận, đây là vấn đề khá phổ biến. Cụ thể là những vấn đề ô nhiễm do rác thải, do

nước thải, do các loại thực phẩm do các tiểu thương bỏ gây ra mùi khó chịu ảnh

124

hưởng đến hộ kinh doanh, người đi chợ và các vùng xung quanh. Do vậy, rất cần

BQL chợ cần đề xuất với Sở Tài nguyên môi trường sớm đánh giá chất lượng nước

thải từ các chợ (kể cả chợ đầu mối và chợ nhỏ lẻ). Trong trường hợp phát hiện ô

nhiễm cần có hướng xử lý sớm để không ảnh hưởng đến môi trường và đời sống cư

dân xung quanh và hộ kinh doanh.

Thứ chín, vấn đề đội ngũ cán bộ quản lý chợ cả ở những cơ quan quản lý

nhà nước và đơn vị quản lý trực tiếp tại các chợ còn hạn chế về năng lực chuyên

môn do đó chưa phát huy được vai trò và các chức năng của chợ ngay ở những chợ

đã được xây dựng khang trang. Bên cạnh đó, bố trí gian hàng, ngành hàng còn chưa

theo tiêu chuẩn thiết kế nên dẫn đến không gian mặt bằng chợ chưa hợp lý, chưa thể

hiện nét văn hoá, truyền thống của từng khu vực.

3.4.3. Nguyên nhân

3.4.3.1. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, trong thời gian vừa qua, tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam suy

giảm mạnh, các doanh nghiệp, hợp tác xã gặp nhiều khó khăn về vốn dẫn đến thu

hút đầu tư xây dựng chợ từ nguồn vốn xã hội hoá gặp nhiều khó khăn… kinh tế Thủ

đô cũng như cả nước khủng hoảng, cùng với chỉ số CPI liên tục giảm dẫn đến người

dân thắt chặt chi tiêu, mua sắm. Đối với khu vực khai thác dịch vụ văn phòng cho

thuê do khủng hoảng kinh tế nên các doanh nghiệp giảm các khoản chi, tìm các diện

tích thuê rẻ ở khu vực xa trung tâm thành phố… Đối với khu chợ truyền thống, mặc

dù các hàng hoá nông sản thực phẩm do người dân bán rong không được kiểm soát

và có nguy cơ cao về vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng do giá thấp hơn ở chợ nên

vẫn được người dân tiêu thụ, dẫn đến tình trạng chợ chính thiếu vắng người dân vào

mua sắm.

Thứ hai, tại các khu đô thị mới hình thành, hầu hết không có diện tích bố trí

chợ dân sinh, hoặc đầu tư xây dựng hạ tầng không đồng bộ cũng dẫn đến hình thành

các tụ điểm buôn bán phục vụ nhu cầu nhân dân khi chuyển đến các khu đô thị. Mặt

khác do tốc độ đô thị hoá tại các huyện ven đô nhanh, người nông dân bị thiếu đất

canh tác nhiều dẫn đến xu hướng gia tăng lực lượng buôn bán hàng rong tại khu

xung quanh chợ truyền thống. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân như do suy

giảm kinh tế, do ý thức và thói quen mua sắm của của người dân chưa cao...

125

Thứ ba, nguyên nhân của những hạn chế nêu trên đó là công tác tuyên truyền

chưa được quan tâm thực hiện dẫn đến người dân chưa nắm bắt được chủ trương,

chính sách của nhà nước, chưa đồng thuận với việc chuyển đổi mô hình quản lý từ

nhà nước sang doanh nghiệp, hợp tác xã. Bên cạnh đó, do tình hình kinh tế còn

nhiều khó khăn, doanh nghiệp, hợp tác xã không bố trí được vốn để tham gia đầu tư

xây dựng, cải tạo, quản lý chợ.

Thứ tư, do Luật Đất đai sửa đổi năm 2013 có hiệu lực cũng đã ảnh hưởng lớn

đến các đơn vị quản lý kinh doanh khai thác chợ và các khoản đống góp của các hộ

kinh doanh trong chợ

3.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, do cách xây dựng nâng cấp chợ TT-TTTM đã làm thay đổi chủ thể của

các khu thương mại, tức là tiểu thương không còn đóng vai trò là chủ chốt trong chợ.

Thứ hai, nhiều công trình xây dựng mô hình chợ kết hợp TTTM thường

không lấy mục tiêu thương mại làm mục tiêu chính mà lợi dụng khu đất vàng để

xây dựng và cho thuê văn phòng, cửa hàng… với mục đích kinh doanh thu hồi vốn.

Thứ ba, việc thiết kế bố trí xây dựng chợ mới và tổ chức kinh doanh không

phù hợp với văn hoá và khả năng tiêu dùng của đa số người dân thành phố.

Thứ tư, các doanh nghiệp chỉ muốn đầu tư các chợ truyền thống có vị trí

thương mại đắc địa trong các quận nội thành và mô hình kết hợp nhiều loại hình

nên khó khăn cho việc xây dựng mô hình chợ truyền thống và kêu gọi xã hội hóa

đầu tư xây dựng các chợ nội thành.

Thứ năm, năng lực kinh nghiệm quản lý chợ của một số nhà đầu tư hạn chế,

việc thiết kế khu vực chợ chưa phù hợp với đặc điểm tiêu dùng của người dân khu

vực dẫn đến các chợ được xây xong không thu hút được người dân vào kinh doanh.

Thứ sáu, do Luật Đất đai có hiệu lực(2013) nên các doanh nghiệp, hợp tác xã

tham gia quản lý, kinh doanh khai thác chợ thời gian vừa qua đều phải đóng thêm

các khoản tiền (tiền thuê đất, thuế…) dẫn đến chi phí đầu vào tăng trong khi đó mức

thu từ các hộ kinh doanh bị khống chế theo quy định về mức phí tại chợ để ổn định

an sinh xã hội, ổn định hoạt động kinh doanh tại chợ. Vì vậy các doanh nghiệp, hợp

tác xã không cân đối được thu, chi, thậm chí bị lỗ kéo dài; một số doanh nghiệp đã

126

có văn bản đề nghị miễn giảm đối với tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế nhưng

không được chấp thuận do chưa có cơ sở pháp lý để xem xét.

Thứ bảy, do trước đây hộ kinh doanh tại chợ hoạt động trong môi trường

được “bao cấp”, chi phí ít vì được nhà nước bao cấp từ kinh phí hoạt động bộ máy

ban quản lý chợ đến kinh phí sửa chữa, cải tạo, việc tính toán thuê địa điểm kinh

doanh chợ cũng ở mức vừa phải, thuế thu trong chợ là thuế khoán… Khi thực hiện

chủ trương xã hội hoá chợ, do đơn vị quản lý chợ phải tính toán đầy đủ các chi phí

vào giá thành cho thuê đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích các hộ kinh doanh

nên các hộ kinh doanh bỏ chợ mới sang kinh doanh ở chợ cóc.

Thứ tám, hiện ở các quận nội thành, do nhu cầu của nhân dân rất lớn, Đặc biệt

ở các khu đô thị quy hoạch lại thiếu công trình hạ tầng quan trọng là chợ, trong khi đó

thu nhập của người dân chưa quen và phần lớn thu nhập cho phù hợp với mô hình

chợ hiện đại. Cùng với đó là do tốc độ đô thị hoá tại các huyện ven đô tăng nhanh,

người nông dân thiếu đất canh tác, phải chuyển nghề, dẫn đến xu hướng gia tăng lực

lượng buôn bán hàng rong xung quanh các chợ lớn trên địa bàn thành phố.

127

Chương 4

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHO SỰ PHÁT TRIỂN CHỢ

TRONG THỜI GIAN TỚI

4.1. BỐI CẢNH

4.1.1. Bối cảnh quốc tế với cơ hội và thách thức đối với hệ thống chợ

truyền thống

Theo các nghiên cứu của Tạp chí bán lẻ châu Á (Retail Asia) và Tập đoàn

nghiên cứu thị trường Euromonitor, tỷ lệ tăng trưởng chi tiêu của người tiêu dùng

nước ta sẽ đạt mức cao nhất trong khu vực ASEAN với 8% trong giai đoạn 2011-

2020, đạt cao hơn các quốc gia láng giềng là Indonesia và Malaysia là (5%),

Philippines, Singapore và Thái Lan (4%). Không những vậy, nhờ có cơ cấu dân số

nằm trong nhóm trẻ nhất thế giới, với 56% dân số nước ta dưới 30 tuổi, tổng mức

chi tiêu của người tiêu dùng ở Việt Nam theo nghiên cứu dự kiến sẽ tăng gấp đôi và

đạt xấp xỉ 173 tỷ USD vào năm 2020. Nielsen cũng công bố tốc độ tăng trưởng của

thị trường các sản phẩm tiêu dùng nhanh (FMCG) tại Việt Nam tính đến năm 2015

là 23%, vượt qua những thị trường lớn như Ấn Độ, Trung Quốc [1]; [9]; [223].

Cùng với lợi thế là một quốc gia có dân số hơn 90 triệu dân với lực lượng dân số trẻ

chiếm hơn một nửa đã và đang tạo cho Việt Nam những cơ hội và điều kiện thuận

lợi trong hệ thống phân phối bán lẻ. Đồng thời điều đó cũng đặt nước ta trước

những khó khăn thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nói

chung và đối với phát triển hệ thống thương mại trong nước, trong đó có hệ thống

chợ TT nói riêng.

4.1.1.1. Cơ hội

Sự phát triển, đa dạng hoá chủng loại, mẫu mã, nâng cao chất lượng hàng

hoá lưu thông qua chợ: Chính điều đó sẽ làm cho hàng hoá và dịch vụ trên thị

trường nói chung và trong chợ truyền thống nói riêng trở nên đa dạng và phong phú

hơn nhiều chủng loại, cùng với sự thay đổi về chất lượng hàng hoá lưu thông trong

chợ cũng sẽ được chú trọng hơn, nâng cao hơn để đáp ứng yêu cầu của cạnh tranh.

Cơ hội tăng thêm về số lượng và đa dạng hoá đối tượng khách hàng của chợ,

đồng thời nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi, thị hiếu của người tiêu dùng theo

128

hướng văn minh hiện đại. Toàn cầu hoá và tự do hoá với việc dễ dàng di chuyển của

hàng hoá, dịch vụ, con người và dòng vốn sẽ thúc đẩy hoạt động du lịch và lao động

nước ngoài, điều này có thể đem đến số lượng khách hàng lớn hơn, đa dạng hoá hơn

với nhiều mức độ thu nhập khác nhau cũng như qua giao dịch, mua bán sẽ giúp cho

sự học hỏi, sự khám phá, tiếp thu và phát triển văn minh thương nghiệp;

Cơ hội cho phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp

Việt Nam nói chung và doanh nghiệp kinh doanh chợ nói riêng: Khi tham gia hội

nhập quốc tế sâu rộng, việc mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá cho các doanh

nghiệp Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp kinh doanh chợ sẽ không dừng lại ở

thị trường trong nước mà sẽ vươn ra cả quốc tế. Nếu tổ chức tốt các ngành hàng, tạo

mối liên kết nhiều chợ ở các nước trong khu vực thì các doanh nghiệp chợ sẽ có cơ

hội tăng mức lợi nhuận của mình lên rất cao, đặc biệt là các chợ đầu mối.

Cơ hội tiếp thu tri thức, công nghệ, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng

dịch vụ chợ: sự có mặt của các công ty nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh chợ

nói riêng và kinh doanh phân phối nói chung tại Việt Nam sẽ mang lại cho chúng ta

những cơ hội để tiếp cận các phương pháp quản lý hiện đại và các công nghệ, kỹ

thuật tiên tiến trong kinh doanh chợ. Nếu các doanh nghiệp kinh doanh chợ trong

nước biết tiếp thu và vận dụng, có thể sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của mình,

đem đến chất lượng dịch vụ tốt hơn cho người mua hàng tại chợ.

4.1.1.2. Thách thức

- Sự phát triển của hệ thống bán lẻ hiện đại ảnh hưởng đến thị phần của chợ

truyền thống: Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đồng nghĩa với việc các loại hình

phân phối hiện đại như ST, TTTM, cửa hàng tiện lợi sẽ không ngừng phát triển và

ngày càng áp đảo các loại hình phân phối truyền thống trong đó có chợ. Mạng lưới

các loại hình phân phối truyền thống sẽ bị thu hẹp dần. Các chợ lớn sẽ dần bị thay

thế bởi các ST, TTTM. Sự hoạt động của thương mại truyền thống sẽ tập trung chủ

yếu vào các chợ truyền thống và một số các cửa hàng tạp hoá nhỏ.

- Xu hướng thương mại hoá dẫn đến chợ có nguy cơ giảm về số lượng khách

hàng và chủng loại sản phẩm. Sự xâm nhập mạnh của các tập đoàn bán lẻ nước

ngoài vào Việt Nam sau khi nước ta gia nhập WTO đã tạo nên sự cạnh tranh ngày

càng quyết liệt trong lĩnh vực này. Với sức mạnh về công nghệ và vốn, so với các

doanh nghiệp trong nước, các tập đoàn bán lẻ nước ngoài có khả năng vượt trội

129

trong kinh doanh và dễ dàng thâu tóm phần lớn thị phần trong nước. Điều này sẽ

ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh chợ. Ở các quốc gia phát triển, các tập

đoàn phân phối lớn thường chiếm giữ phần lớn thị phần hàng tiêu dùng thiết yếu

hàng ngày (ở nước ta, các mặt hàng này đa phần được cung cấp tại các chợ). Điều

này cho thấy, các chợ có thể đối mặt với nguy cơ giảm cả về số lượng khách hàng

và chủng loại hàng hoá.

Khi gia nhập vào thị trường phân phối Việt Nam, các nhà phân phối nước

ngoài sẽ đem theo các công nghệ quản lý hiện đại và phương thức kinh doanh tiên

tiến, đồng thời sự kết hợp nhiều loại hình kinh doanh với tính thoả mãn tối đa nhu

cầu của khách hàng, do đó sẽ thu hút được nhiều đối tượng khách hàng hơn. Đây là

điều mà các chợ hiện nay ở nước ta chưa đáp ứng được. Để chạy đua và cạnh tranh

với các công ty, tập đoàn nước ngoài trong kinh doanh, các doanh nghiệp Việt Nam,

cụ thể là các doanh nghiệp phân phối hàng hoá dịch vụ trong nước phải đổi mới

phương thức hoạt động nhằm tăng khả năng thu hút khách hàng và phát triển theo

những loại hình tổ chức phân phối mới với mục đích thoả mãn tối đa nhu cầu của

khách hàng nên ít nhiều cũng ảnh hưởng tới kinh doanh chợ.

- Quá trình hội nhập nền kinh tế có thể dẫn đến nguy cơ giảm sút chất lượng và

mất đi bản sắc văn hoá của chợ truyền thống: Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc

tế với việc tự do di chuyển của hàng hoá, dịch vụ, vốn và lao động trong khu vực và

trên toàn thế giới, một mặt tạo ra sức sống mới, làm phong phú, đa dạng, nâng cao chất

lượng hàng hoá và dịch vụ ở chợ, mặt khác đó cũng là những nguy cơ dễ dàng xâm

nhập vào chợ các loại hàng lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, không rõ

nguồn gốc xuất xứ, hàng độc hại, v.v... cùng với đó là những hoạt động thương mại

hoá, ảnh hưởng đến bản chất văn hoá của chợ truyền thống, những nguy cơ này, nếu

không được kiểm soát tốt, có thể dẫn đến sự suy tàn của chợ truyền thống,…

4.1.2. Bối cảnh trong nước và những cơ hội, thách thức

Trong xu thế hội nhập nước ta đã và đang tiếp tục theo đuổi và kiên trì thực

hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã được thực hiện trong những năm qua

và đã đạt được những thành tựu nhất định, tạo điều kiện hết sức quan trọng để tiếp

tục thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong

thời gian tới. Sau 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện và đặc biệt là trong

thời gian thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2000 - 2015 là giai đoạn

130

đất nước ta thực sự đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển nền kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, đã đạt được những

thành tựu to lớn và rất quan trọng. Mặt khác bối cảnh đó cũng đặt nước ta trước

những thách thức đối với phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam nói chung và đối

với phát triển ngành thương mại truyền thống trong nước nói riêng.

4.1.2.1. Cơ hội

- Các định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch các

ngành, lĩnh vực là căn cứ quan trọng để xây dựng định hướng phát triển và định

hướng phân bố mạng lưới chợ trên toàn quốc cũng như từng địa phương.

- Các ngành sản xuất phát triển sẽ tạo nguồn cung hàng hoá dồi dào, tạo điều

kiện cho sự phát triển chất lượng ở chợ. Đặc biệt là sự hình thành các vùng sản xuất

nông sản tập trung, là điều kiện cho sự phát triển đa dạng hoá chuỗi cung ứng các

mặt hàng ở chợ..

- Quá trình đô thị hoá với sự di cư dân số hình thành các vùng đô thị tập

trung làm phát sinh nhu cầu tiêu dùng lớn trong dân cư. Đồng thời, thu nhập bình

quân đầu người đang tăng cùng với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng được cải

thiện sẽ tạo động lực thúc đẩy nâng cao chất lượng an toàn về sinh thực phẩm hàng

các loại hóa lưu thông qua chợ và thúc đẩy, cài thiện hành vi mua bán, nâng cao

chất lượng dịch vụ chợ.

Tuy nhiên đô thị hoá sẽ kéo theo sức ép về cạnh tranh và đòi hỏi của quá

trình văn minh đô thị buộc các chợ phải thay đổi về điều kiện cơ sở vật chất và môi

trường kinh doanh cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế.

4.1.2.2. Thách thức

- Tốc độ đô thị hoá nhanh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của chợ cả về số

lượng và quy mô chợ TT. Hệ thống đô thị ở Hà Nội đang phát triển tốc độ nhanh

trên cả hai phương diện là số lượng và qui mô đô thị. Đồng thời, cơ sở hạ tầng tại

các khu đô thị đã và đang được cải tạo, nâng cấp cho phù hợp với tiêu chuẩn của đô

thị hiện đại trong khu vực và trên thế giới. Sự phát triển của hệ thống đô thị sẽ tạo

ra không gian lý tưởng cho phát triển các loại hình bán lẻ hiện đại, cùng với đó là

ảnh hưởng đến không gian phát triển của hệ thống chợ truyền thống, đặc biệt với

những chợ ở vị trí đất vàng.

131

- Dưới tác động của quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá trong thời kỳ 2000 -

2020 và tầm nhìn đến 2035, cùng với quá trình gia tăng cả về qui mô, cơ cấu và trình

độ tiêu dùng, sẽ diễn ra quá trình thay đổi thói quen mua sắm với yêu cầu ngày càng

cao cả về số lượng và chất lượng dịch vụ bán lẻ của người tiêu dùng. Những thay đổi

đó sẽ làm tăng lưu lượng khách hàng của mạng lưới siêu thị, TTTM và làm giảm lượng

khách hàng của hệ thống chợ dân sinh truyền thống, đặc biệt là tại khu vực đô thị.

- Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thương mại của Việt Nam hội nhập với

khu vực và thế giới sẽ làm gia tăng sự xâm nhập của các doanh nghiệp bán buôn,

bán lẻ hàng đầu thế giới vào thị trường đô thị lớn như Hà Nội. Điều đó sẽ tạo sức ép

cạnh tranh gay gắt hơn đối với hệ thống chợ và các thương nhân kinh doanh ở chợ

TT vốn còn non yếu về mọi mặt ở Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Cụ thể là

các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển các loại hình thương mại hiện đại,

như hệ thống trung tâm logistics, TTTM, ST, cửa hàng tự chọn, tiện lợi… sẽ gia

tăng áp lực cho việc phát triển mạng lưới chợ TT trong thời gian tới.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng (đường giao thông, cung cấp điện, nước, hạ tầng

thông tin, viễn thông...) còn hạn chế, nhất là đối với vùng nông thôn, vùng sâu,

vùng xa, sẽ tiếp tục là những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của chợ

- Đô thị hoá thúc đẩy các điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố ngày càng

(giao thông, điều kiện sống…) phát triển, có thể làm thay đổi xu hướng hoạt động của

một số loại hình chợ cho thích ứng với cầu thị trường, trong đó nhân tố có vai trò

quan trọng, cốt lõi trong đổi đó chính là các tiểu thương và hệ thống quản lý chợ.

4.2. QUAN ĐIỂM

Xuất phát từ triển vọng phát triển kinh tế- xã hội của Hà Nội thời kỳ 2000

đến 2017, cũng như phân tích thực trạng cùng với kết quả điều tra khảo sát phỏng

vấn, phân tích các nhân tố tác động trong mô hình luận án tác giả đưa ra một số

quan điểm về phát triển chợ truyền thống như sau:

4.2.1. Quan điểm đảm bảo liên kết chợ truyền thống với chợ hiện đại

trong hệ thống phân phối hiện đại

Hà Nội cần một hệ thống phân phối, bán buôn, bán lẻ phát triển mạnh, hài hoà

giữa truyền thống và hiện đại, với sự tham gia của các phần kinh tế và loại hình tổ

chức, hoạt động trong môi trường cạnh tranh minh bạch, dưới sự quản lý và điều tiết

132

vĩ mô của Nhà nước. Hình thức liên kết giữa DN lớn và DN nhỏ, giữa sản xuất - lưu

thông - tiêu thụ và phát triển mạnh thị trường trên địa bàn thành phố trong tiến trình

hội nhập khu vực và thế giới.

Tức là phát triển chợ TT với chợ hiện đại theo hướng đan xen với nhau, hỗ

trợ bổ sung cho nhau phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của khu vực và phù

hợp với mức thu nhập người dân trong các khu đô thị. Trong đó chợ sẽ là loại hình

thương mại phổ biến, nhất là các khu đô thị, khu nhà ở xã hội, các khu công nghiệp

tập trung. Bởi vì trên cùng một khu vực, bản thân các chợ truyền thống dân sinh

cũng có những có liên kết nhất định về quy mô, địa điểm và thời gian họp chợ (các

ngày họp chợ phiên sẽ lệch nhau các ngày ở mỗi chợ để các tiểu thương ở các làng

nghề và bán các mặt hàng truyền thống có thể luân phiên đến bán tại các chợ đồng

thời thuận lợi cho du khách và các công ty du lịch). Với xu hướng phát triển đa

dạng, phong phú các loại hình chợ (chợ truyền thống dân sinh, chợ dân sinh- chợ

phiên,...), tạo thành mạng lưới chợ thống nhất trong toàn thành phố được phát triển

đa dạng,đáp ứng nhu cầu thị hiếu cho các đối tượng khách hàng ở những phân đoạn

thị trường khác nhau ở các khu vực đô thị. Giúp cho chợ truyền thống phát huy tốt

vai trò là một kênh lưu thông hàng hoá phổ biến và ngày càng đáp ứng nhu cầu thực

tiễn phát triển kinh tế-xã hội trong quá trình đô thị hoá.

Phát triển chợ truyền thống phải tuân theo quy luật cung -cầu -thị trường để

đảm bảo kết hợp hài chặt chẽ giữa các nguồn lực cho toàn xã hội với vai trò tổ chức

và quản lý của Nhà Nước.

4.2.2. Phát triển chợ phải xác định vai trò của của tiểu thương là chủ thể

của khu thương mại ,vai trò chủ chốt trong chợ

Tiểu thương là tế bào của chợ, khi đã trở thành chủ thể kinh doanh và thành

viên của chợ, tiểu thương sẽ tự quyết định giá cả hàng hoá và có hướng tiếp cận

người tiêu dùng tốt hơn. Họ sẽ tự thay đổi văn hoá trong kinh doanh sao cho phù

hợp với văn minh đô thị, như vậy là sẽ hạn chế nhiều loại phí giúp tiểu thương nâng

cao khả năng cạnh tranh trước sự phát triển nhiều loại hình thương mại như hiện

nay. Đây là mô hình xã hội hoá, góp phần nâng cao năng lực quản lý của hợp tác xã

đồng thời phát huy vai trò của các thành viên trong chợ. Bởi vì khi tiểu thương là

người làm chủ thì việc huy động nguồn vốn trong công tác cải tạo nâng cấp chợ

cũng thuận lợi hơn.

133

4.2.3. Quan điểm chợ truyền thống là một phần không thể thiếu của du

lịch văn hoá

Hà Nội là địa bàn có số lượng chợ truyền thống nhiều nhất toàn quốc với 454

trong đó số chợ thành lập trước năm 2000 chiếm 46,7% (303/453) [21,25,49,58] với

rất nhiều loại hình chợ đa dạng cùng nhiều hoạt động văn hoá đa dạng ở mỗi phiên

chợ. Đặc biệt hiện trong đô thị vẫn tồn tại hoạt động kết hợp chợ phiên như chợ Bưởi,

chợ Mơ, chợ Long Biên, chợ Ngọc Hà… là những ngôi chợ sở hữu những kho báu

giá trị văn hoá lớn và đặc sắc là tiềm năng, cơ hội rất lớn để phát triển du lịch. Tuy

nhiên, hiện nay, việc khai thác, phát huy những giá trị văn hoá này cho mục tiêu tăng

trưởng du lịch Thủ đô đang đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm nghiên cứu.

4.3. GIẢI PHÁP

4.3.1. Nhóm giải pháp về quản lý nhà nước đối với chính quyền thành phố

Hà Nội

4.3.1.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả quy hoạch phát triển chợ

Để từng bước hoàn thiện hệ thống chợ, nghiên cứu sinh đưa ra một số kiến

nghị sau:

Thứ nhất, đa dạng hoá chính sách đầu tư xây dựng chợ. Trên cơ sở quy định

ưu đãi của Nhà nước, ngành Công Thương chủ động tham mưu với Thành phố sớm

ban hành cơ chế đặc thù nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần

kinh tế đầu tư hoặc góp vốn cùng Nhà nước đầu tư xây dựng các loại chợ trên địa bàn.

Cùng với tăng trưởng kinh tế, sức mua sẽ gia tăng. Chợ được đầu tư xây dựng

mới hoặc nâng cấp sẽ thu hút một số lượng lớn thương nhân tham gia kinh doanh,

lượng hàng hoá luân chuyển ngày càng nhiều, nguồn thu từ chợ sẽ tăng, đóng góp đáng

kể cho ngân sách, cũng như tạo nguồn thu hồi vốn cho các nhà đầu tư từ các thành

phần kinh tế khác. Do đó cần nghiên cứu xem xét từng dự án xây dựng chợ, có chính

sách cụ thể sử dụng các nguồn thu này để tái đầu tư phát triển hệ thống chợ.

Thứ hai , kiện toàn tổ chức quản lý chợ. Từng bước chuyển Ban quản lý chợ

sang mô hình đơn vị sự nghiệp có thu được tự chủ tài chính hoặc tổ chức đấu thầu

quyền quản lý kinh doanh chợ để chọn lựa tổ chức, cá nhân có khả năng kinh doanh

tốt nhất.

Hàng năm, ngành Công Thương cần tăng cường tổ chức các khoá đào tạo,

bồi dưỡng đội ngũ làm công tác quản lý chợ, nhằm nâng cao trình độ, nghiệp vụ

134

quản lý. Các quận, huyện, thị xã cần phải bố trí cán bộ quản lý trực tiếp đối với chợ

truyền thống trên địa bàn, nhanh chóng giải quyết các vướng mắc của tiểu thương

kinh doanh theo thẩm quyền được phép.

Thứ ba, xây dựng chính sách phát triển thương nhân thời hội nhập. Bên cạnh

việc tăng cường giáo dục ý thức thực thi pháp luật, cung cấp thông tin giá cả thị trường,

chất lượng hàng hoá cho các hộ kinh doanh tại các chợ; hỗ trợ các hộ kinh doanh trong

việc giải quyết các vấn đề có liên quan như đăng ký kinh doanh, thu nộp thuế..., định

kỳ tổ chức cho thương nhân tham gia các lớp tập huấn, nghiệp vụ chuyên môn, phổ

biến các quy định của pháp luật, kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng

hàng hoá... tạo điều kiện cho thương nhân tham gia thực hiện đúng các quy định của

pháp luật và nâng cao chất lượng kinh doanh và văn hoá - văn minh chợ.

Thứ tư, khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất chợ gắn với làm tốt công tác

bảo vệ môi trường, bảo trì bảo dưỡng chợ.

Mặt bằng chợ là phương tiện kinh doanh, tạo nên nguồn thu của chợ. Do vậy

cần phải được sắp xếp, bố trí lô kinh doanh một cách khoa học, không có sự chênh

lệch nhiều về lợi thế thương mại, tạo sự hấp dẫn cao cho các đối tượng thuê mặt

bằng, tạo cơ hội cho hộ kinh doanh bán được nhiều hàng hoá nhất. .

Nguồn thu từ chợ trước hết phải ưu tiên phục vụ công tác bảo trì, bảo dưỡng,

sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật chợ, tránh tình trạng chỉ chú ý thu mà

không quan tâm đến quyền lợi của thương nhân. Tại các chợ truyền thống hạng 1

nằm ở các quận trung tâm cần quan tâm đầu tư xây dựng bãi để xe ngầm, bãi để xe

thông minh nhằm hạn chế ách tắc, sử dụng lòng, lề đường sai quy định.

Thứ năm, phát triển đồng bộ giữa hệ thống chợ và các loại hình thương mại

khác. Việc phát triển đồng bộ giữa hệ thống chợ và các loại hình thương mại khác

phải tính tới chức năng, tính ưu việt của từng loại hình thương mại, đồng thời phải

tính đến khả năng thay thế, mở rộng của từng loại hình thương mại. Đảm bảo tính

bền vững lâu dài và truyền thống của chợ. Cần có quy định tỷ lệ bán buôn trong các

chợ truyền thống như là điều kiện nhằm tạo ra sự riêng có và khác biệt của chợ

truyền thống so với các loại hình chợ và thương mại khác.

Thứ sáu, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đội kiểm tra, kiểm soát thị trường

thường xuyên tiến hành rà soát, kiểm tra các quầy hàng đặc biệt là rau quả, thực phẩm

135

tươi sống, các quầy hàng ăn uống để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng đồng thời

thực hiện chế độ xử phạt đối với các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm tuỳ theo

từng mức độ vi phạm. Thường xuyên mở lớp tập huấn cho các thương nhân kinh

doanh trong chợ về việc chấp hành các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thứ bảy, Vấn đề nâng cấp nâng hạng chợ phù hợp với thực tế quy mô và

mức độ phát triển của một số chợ. Thành phố nên có kế hoạch chi tiết về chuyển

đổi một số chợ loại 2 đủ tiêu chí xếp hạng lên chợ loại 1 như chợ Gia Lâm, chợ

Quảng An, chợ Phú Gia (quận Tây Hồ), chợ Nghệ (thị xã Sơn Tây), chợ Cá (huyện

Chương Mỹ), chợ Phủ Quốc (thị trấn Quốc Oai), chợ Tía (huyện Thường Tín), chợ

Quảng Oai (thị trấn Tây Đằng huyện Ba Vì). Đây đều là những chợ có diện tích lớn,

kinh doanh lâu năm và có vị trí nhất định trong đời sống của người dân Thủ đô

nhằm thu hút tiểu thương và khách du lịch.

4.3.1.2. Giải pháp về nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với chợ

- Tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư phát triển hệ thống

chợ trên phạm vi địa bàn Thành phố, đảm bảo sự phát triển hài hoà giữa chợ và

các loại hình thương mại khác, phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế và

sự gia tăng hoạt động thương mại.

Sự phát triển mạng lưới chợ thành phố phải kết hợp giữa cải tạo và nâng cấp

hệ thống chợ hiện có với việc mở rộng và phát triển thêm các chợ mới; Đảm bảo sự

cân đối và bố cục hợp lý giữa cải tạo và phát triển hệ thống chợ với phát triển các loại

hình thương mại hiện đại khác, như siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua

sắm, khu thương mại trung tâm, khu thương mại - dịch vụ tổng hợp; Hà Nội là thủ

đô, trung tâm kinh tế, văn hoá của cả nước nên phải chú trọng phát triển chợ theo

hướng văn minh, hiện đại, đáp ứng được các yêu cầu phát triển lâu dài, đồng thời

phải kết hợp với việc giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống của thủ đô; Hà Nội là

trung tâm giao thương quốc tế của cả nước nên bên cạnh mạng lưới chợ bán lẻ hàng

nông sản, thực phẩm, Hà Nội cần quan tâm phát triển các loại chợ bán buôn nông sản

chuyên doanh và tổng hợp lớn, vừa có khả năng cung ứng cho mạng lưới bán lẻ của

Hà Nội và các tỉnh trong vùng, vừa có điều kiện xuất, nhập khẩu hàng hoá.

Tính đa dạng, quy mô tiêu dùng của Hà Nội đòi hỏi sự phát triển đa dạng các

loại hình chợ cả cố định và không thường xuyên, như chợ chuyên doanh, chợ đầu

136

mối, chợ bán đấu giá, chợ đồ cũ, chợ ẩm thực, chợ cuối tuần, chợ năm, chợ thời vụ,

chợ tổng hợp lớn.

- Tích cực đẩy nhanh quá trình xã hội hoá hoạt động đầu tư để vừa đảm bảo

hiệu quả kinh tế - xã hội, vừa nâng cao hiệu quả tài chính trong đầu tư phát triển hệ

thống chợ.

Chợ là một loại hình kết cấu thương mại phổ biến hiện nay và có vị trí quan

trọng trong phát triển các hoạt động thương mại, phát triển kinh tế - xã hội, nhất là

đối với khu vực nông thôn. Vì vậy, về phía Nhà nước, việc đầu tư vào hệ thống chợ

của Nhà nước có thể được xem như hoạt động nhằm cung cấp kết cấu hạ tầng công

cộng cho nền kinh tế. Đó là lý do quan trọng để Nhà nước tăng cường đầu tư phát

triển chợ, nhất là các chợ loại 1 nằm ở các huyện xa. Mặt khác, việc sử dụng khai

thác cơ sở vật chất - kỹ thuật của chợ không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội,

mà còn tạo ra hiệu quả tài chính cho các chủ đầu tư, trước hết là các chủ đầu tư để

sử dụng điểm kinh doanh trên chợ. Đây là cơ sở quan trọng để Nhà nước đẩy mạnh

quá trình xã hội hoá hoạt động đầu tư phát triển chợ trong những năm tới. Tuy

nhiên, việc xã hội hoá hoạt động đầu tư phát triển chợ vẫn cần phải trên cơ sở đánh

giá tầm quan trọng hay mức độ hiệu quả kinh tế - xã hội cần đạt được của chợ.

Có chính sách khuyến khích huy động mọi nguồn vốn đầu tư phát triển chợ

theo hướng xã hội hoá, đồng thời phải tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối

với chợ. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các hộ kinh doanh lớn sẽ tích cực

tham gia đầu tư vào các chợ đầu mối, các chợ dân sinh quy mô lớn tại các khu vực

thành thị, khu công nghiệp; Các hộ kinh doanh nhỏ ở khu vực nông thôn sẽ lựa

chọn và tham gia đầu tư vào điểm kinh doanh tại các chợ; Nhà nước sẽ vẫn có vai

trò quan trọng trong sự hỗ trợ đầu tư phát triển hệ thống chợ, nhất là các chợ đầu

mối bán buôn nông sản quy mô lớn và hệ thống chợ ở các xã kém phát triển.

- Tăng cường quản lý và quản lý thống nhất vốn hỗ trợ đầu tư phát triển chợ

của Nhà nước cả trong quá trình thực hiện đầu tư và trong quá trình khai thác, sử

dụng kết quả đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của Nhà nước trong đầu tư

phát triển hệ thống chợ.

Việc quản lý nguồn vốn hỗ trợ đầu tư phát triển chợ từ Ngân sách Nhà nước

trong thời gian vừa qua cho thấy, Nhà nước mới chú trọng đến việc quản lý vốn ở

137

giai đoạn thực hiện đầu tư hay giai đoạn xây lắp, hoặc tách rời giữa việc quản lý

thực hiện vốn đầu tư với việc quản lý vốn đầu tư đã được đưa vào sử dụng. Khi kết

thúc đầu tư, việc thu hồi vốn hỗ trợ đầu tư từ Ngân sách phụ thuộc vào khả năng

bán và cho thuê các gian hàng. Tuy nhiên việc bán và cho thuê hết công suất hay

không lại tuỳ thuộc vào vị trí nơi xây chợ, tiếng tăm của chợ và bố trí mặt hàng kinh

doanh trong chợ hợp lý. Do đó, nhiều khi vốn hỗ trợ không được thu hồi hoặc chỉ

thu hồi được một phần. Mặc dù, đối với một số chợ số vốn thu hồi được vượt quá

vốn đầu tư ban đầu, nhưng chỉ là cá biệt.

Hiệu quả tài chính phản ánh khả năng thu hồi của vốn đầu tư xây dựng chợ

và luôn gắn liền với quá trình sử dụng kết quả đầu tư. Do đó, nếu kết quả đầu tư

không được đưa vào sử dụng, vốn đầu tư sẽ không có hiệu quả tài chính và đương

nhiên cả hiệu quả kinh tế xã hội. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả tài chính của vốn đầu

tư xây dựng chợ từ Ngân sách, Nhà nước cần tăng cường quản lý và quản lý vốn

một cách thống nhất cả trong giai đoạn đầu tư và sử dụng kết quả đầu tư.

- Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển chợ trên cơ sở khai thác năng lực

phục vụ của hệ thống chợ.

Cùng với sự tham gia của các chủ đầu tư là các thành phần kinh tế vào hoạt

động đầu tư phát triển hệ thống chợ trong giai đoạn tới, việc đầu tư và khai thác

năng lực phục vụ của hệ thống chợ của các chủ đầu tư sẽ hướng tới mục tiêu tối đa

hoá lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu đó, trong điều kiện thị trường cạnh tranh, việc

đầu tư và khai thác năng lực phục vụ của hệ thống chợ cần:

+ Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm các trang thiết bị nhằm phát

triển các dịch vụ có thu trên chợ.

+ Tính chuyên nghiệp của đội ngũ làm quản lý chợ, cũng như các lao động

kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trong chợ được chú trọng đào tạo và nâng cao.

Khuyến khích các mô hình quản lý mới như công ty CP, các loại DN quản lý chợ,

mô hình HTX quản lý chợ.

+ Thời gian hoạt động của các chợ nói chung và chợ dân sinh tại các khu vực

nói riêng được kéo dài và năng lực phục vụ cho hoạt động kinh doanh được khai

thác hiệu quả hơn.

138

+ Tăng cường hỗ trợ kỹ năng bán hàng và quảng bá hàng hoá cho tiểu

thương, đầu tư cơ sở vật chất và đầu tư hạ tầng tốt hơn nữa đối với chợ loại lớn, hỗ

trợ đầu tư đối với các doanh nghiệp và các hợp tác xã quản lý chợ tuỳ điều kiện cụ

thể, hỗ trợ người kinh doanh tại chợ như hoạt động cho thuê mặt bằng dài hạn với

giá phù hợp theo doanh thu, thuế kinh doanh, hỗ trợ đào tạo, nâng cao trình độ cán

bộ quản lý chợ, có chính sách bảo tồn và phát triển các chợ loại 1 truyền thống.

- Cần phải xây dựng một cách đầy đủ và chi tiết về chức năng và nhiệm vụ

quản lý, cũng như quyền hạn và nghĩa vụ của tổ chức quản lý chợ. Từ đó, xây dựng

mô hình tổ chức quản lý một cách hợp lý. Đặc biệt tránh tình trạng các chợ loại 1

nằm ở khu đất vàng lại chuyển đổi mục đích sử dụng khi mà người dân trong khu

vực thiếu chợ, thừa trung tâm thương mại hoặc chợ xây dựng xong lại không có tiểu

thương vào kinh doanh gây lãng phí.

4.3.1.3. Về chính sách phát triển hệ thống chợ truyền thống

Đối với hệ thống chợ, cần ưu tiên hàng đầu về công bố công khai quy hoạch

chợ, hỗ trợ lập trang Web các chợ ở từng quận, huyện, thông tin mỗi chợ được cập

nhật hàng tuần để hỗ trợ doanh nghiệp, người buôn bán và tiêu dùng, đặc biệt là

những nhà bán lẻ tiềm năng.

Hướng dẫn các tiểu thương cập nhật thông tin và quảng bá hàng hoá, đặc biệt là

đối với các chợ đầu mối, chợ nông sản. Hướng dẫn các tiểu thương tổ chức trang trí cửa

hàng hiện đại, đẹp và chuyên nghiệp hơn; đồng thời tăng vai trò tư vấn tiêu dùng cho

khách mua hàng ngày tại chợ. Tổ chức các chương trình quảng bá hàng hoá gắn với đảm

bảo chất lượng, tăng cường rà soát hoạt động kinh doanh, bảo đảm niêm yết giá công

khai với sự hỗ trợ của các Sở, ngành và các doanh nghiệp sản xuất. Có chính sách khen

thưởng kịp thời và xử phạt nghiêm khắc với các tiểu thương kinh doanh tại chợ.

Hỗ trợ tiểu thương của các chợ truyền thống nằm tại khu trung tâm như chợ

Đồng Xuân, chợ Hôm, chợ Hàng Da, chợ Mơ…kiến thức ngoại ngữ phù hợp để có

thể tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nước ngoài, nhờ vậy hạn chế được tình trạng

cò mồi đội giá lên cao vốn trước đây là một vấn nạn của chợ thu hút khách du lịch.

* Giải pháp về huy động vốn phát triển hệ thống chợ

+ Nguồn hỗ trợ của nhà nước: Theo tác giả một số chợ ở thành phố, thị xã

cần có sự tham gia vốn của nhà nước trong công ty cổ phần nhằm chia sẻ công việc,

hỗ trợ doanh nghiệp và chia lợi nhuận góp vào ngân sách địa phương.

139

+ Nguồn vốn của cổ đông đối với công ty cổ phần, vốn của xã viên đối với

HTX. Đây là nguồn vốn quan trọng nhất gắn kết các thành viên. Theo tác giả, tỷ lệ

này đạt mức cao nhất, trên 50%, hoặc 100% vốn đầu tư (không có cổ phần của nhà

nước). Chợ được quản lý hoạt động tốt thì cổ tức cao, ổn định, khả năng thanh

khoản, chuyển nhượng vốn góp khá thuận lợi. Hình thức đầu tư 100% vốn ngoài

ngân sách đồng thời áp dụng trên địa bàn.

+ Nguồn vốn của thương nhân, người thuê điểm kinh doanh tại chợ. Nguồn vốn

này cần huy động theo nguyên tắc hợp đồng: Tiền thuê trả một lần, trả nhiều lần theo

các vị trí, dự kiến xử lý các tình huống rủi ro trong kinh doanh. Ban quản lý chợ cần áp

dụng các biện pháp chống thiên tai, hoả hoạn và vận động thương nhân mua bảo hiểm.

+ Nguồn vốn của những nhà sản xuất, nhà bán lẻ, phân phối hàng hoá dự

định quảng cáo sản phẩm và mở đại lý, thuê điểm bán hàng,…

Cùng với thực hiện kế hoạch huy động vốn cần tiến hành các thủ tục đầu tư

xây dựng cơ bản theo quy định hiện hành, thực hiện các cam kết của các đối tác về

góp vốn và các thủ tục về cho thuê điểm kinh doanh, xây dựng nội quy chợ và các

quy chế có liên quan, soạn thảo các hợp đồng với các đơn vị cung cấp dịch vụ điện,

nước, phòng chống cháy nổ, cung ứng hàng hoá, tiêu chuẩn đo lường, vệ sinh an

toàn thực phẩm, các đơn vị quảng cáo, xúc tiến thương mại và đầu tư…

* Giải pháp về đầu tư và liên kết khai thác hiệu quả chợ

+ Vận dụng chính sách và vận động, tuyên truyền để chuyển sang mô hình

mới thì các doanh nghiệp tư nhân sẽ có ưu thế hơn. Xuất hiện một số đại gia nghề

chợ, các đại gia này mạnh về đầu cơ vị trí chợ, có cơ hội cho thuê lại và chuyển

nhượng quyền kinh doanh để thu hồi vốn và lãi. Hình thành một số chủ đầu tư phát

triển chợ chuyên cho thuê quyền kinh doanh, cho thuê mặt bằng thu được lợi ích cao.

+ Xuất hiện các tổ chức liên kết các chợ với hình thức hiệp hội, liên hiệp,

tổng công ty hay tập đoàn bán lẻ.

+ Hình thành những chợ được đầu tư mới, quy mô lớn, tiện ích cao, cạnh

tranh với siêu thị, trung tâm thương mại.

+ Các chợ có thương hiệu sẽ mở các chi nhánh, đại lý chợ, chợ di động, hội chợ.

+ Các nhà hàng sẽ nâng cấp, một số thành chi nhánh của chợ hoặc của những

nhà bán lẻ lớn hoặc ngược lại các nhà hàng, siêu thị sẽ mở chi nhánh tại chợ.

140

+ Thị phần thương mại nội địa theo loại hình kinh doanh thay đổi không lớn

nhưng chênh lệch cao về lợi nhuận theo thứ tự: Siêu thị, Trung tâm thương mại,

Nhà hàng, cửa hiệu, quầy tiệm và sau cùng là chợ. Tuy nhiên, tính ổn định và bền

vững về kinh doanh thuộc về chợ.

4.3.1.4. Về phát triển cơ sở hạ tầng của hệ thống chợ

Thực hiện xã hội hoá trong việc xây dựng, cải tạo, nâng cấp các chợ với phương

châm Nhà nước và nhân dân cùng làm trên cơ sở tự nguyện và cùng có lợi, với các

hình thức chủ yếu sau: Các chủ thể sản xuất, kinh doanh có nhu cầu kinh doanh tại chợ

góp vốn đầu tư xây dựng chợ hoặc các cơ sở hạ tầng liên quan đến chợ và tham gia

quản lý chợ; Vận động các doanh nghiệp đóng trên địa bàn trích một phần kinh phí tiếp

thị, quảng cáo để đầu tư xây dựng chợ; đổi lại họ sẽ được một diện tích nhất định trong

chợ để trưng bày giới thiệu sản phẩm của mình; Đối với các chợ quy mô lớn có thể liên

doanh, liên kết đầu tư với các đối tác trong và ngoài nước để tạo nguồn vốn.

Thủ đô Hà Nội có nhiều lợi thế về vị trí địa lý- chính trị, lịch sử phát triển

lâu đời và là đô thị trung tâm quan trọng của Việt Nam, có sức hút và tác động rộng

lớn đối với quốc gia trong khu vực và quốc tế. Việc sáp nhập mở rộng địa giới hành

chính, mang lại cho Hà Nội một vùng sinh thái rộng lớn, phong phú về tài nguyên

văn hoá và cảnh quan. Tạo nên những lợi thế cạnh tranh đáng kể so với các vùng đô

thị lớn trong khu vực như vùng Nam Trung Hoa, vùng Thủ đô Băng Cốc, vùng Thủ

đô Gia Các ta… Bên cạnh đó, Hà Nội còn là trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm

Bắc Bộ. Do đó Thành phố cần có chính sách thu hút, khuyến khích và làm cho các

nhà đầu tư vào hạ tầng chợ thấy được những lợi thế mà Hà Nội riêng có so với các

địa phương khác. Hà Nội với lợi thế của mình được cung cấp nguồn thực phẩm,

nguồn lao động dồi dào, quỹ đất phát triển cho các khu chức năng mang tính chất

liên kết và chia sẻ chức năng vùng. Trong quy hoạch tổng thể, 4 quận nội thành cũ

(Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình) sẽ không xây thêm chợ. Lý do, một

phần quỹ đất không còn, phần nữa giao thông không thuận tiện để tiếp tục xây các

chợ lớn trong trung tâm thành phố. Do đó, Thành phố sẽ mở rộng các chợ truyền

thống ra các huyện ngoại thành và quận mới, nâng cấp cải tạo theo hướng kiên cố

và bán kiên cố. Đặc biệt Thành phố cần xây dựng lộ trình nâng hạng các chợ 2 lên

141

thành chợ loại 1 nhằm mở rộng và phát triển mạng lưới chợ quan trọng của Thành

phố, đáp ứng nhu cầu mua bán ngày càng tăng của người dân.

Thị phần thương mại nội địa theo loại hình kinh doanh thay đổi không lớn

nhưng chênh lệch cao về lợi nhuận theo thứ tự: Siêu thị, Trung tâm thương mại, Nhà

hàng, cửa hiệu, quầy tiệm và sau cùng là chợ. Tuy nhiên, tính ổn định và bền vững

kinh doanh thuộc về chợ. Với lợi thế của chợ truyền thống là đóng tại những địa điểm

kinh doanh lý tưởng mà các doanh nghiệp, hợp tác xã cần đầu tư kịp thời, dẫu chưa

có siêu lợi nhuận nhưng lợi ích kinh tế- xã hội ổn định; yếu tố văn hoá truyền thống ở

chợ tạo sức cạnh tranh, phát triển bền vững. Nắm được chợ là có vị trí quan trọng trên

thị trường nội địa, tạo thế và lực hợp tác cạnh tranh với các siêu thị, các nhà bán lẻ

hàng đầu ở trong nước và quốc tế đang phát triển kiểu “xâu chuỗi thị trường”.

Trong tương lai, Hà Nội sẽ có 489 chợ, 162 trung tâm thương mại các loại và

178 đại siêu thị, siêu thị, cùng với 8 chợ đầu mối, trong đó, có 2 chợ đầu mối cấp

vùng quy mô cực lớn, diện tích dự kiến 50 ha/chợ, đặt vị trí tại đường 5 kéo dài và

địa phận huyện Thường Tín.

4.3.1.5. Về khôi phục và hiện đại hoá các loại hình chợ truyền thống

Thực tế cho thấy bên cạnh các loại hình chợ hiện đại phát triển nhưng các

loại hình chợ truyền thống vẫn tồn tại cho dù chiếm tỷ trọng ngày càng khiêm tốn

bởi vì do nhu cầu về văn hóa ẩm thực và, thói quen tiêu dùng của một số tầng lớp

dân cư không thay đổi và tính hiệu quả của kinh doanh quy mô nhỏ. Nhận thức

được vai trò quan trọng và không thể thay đổi trong một tương lai gần của các loại

hình chợ truyền thống tác giả đưa ra một số những giải pháp nhằm khôi phục và

hiện đại hoá hệ thống các loại hình chợ truyền thống thông qua một số chính sách:

Thứ nhất, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng công nghệ

thông tin, viễn thông cho các chợ và các dạng cửa hàng truyền thống điển hình để

khuyến khích lưu thông hàng hoá.

Thứ hai, xây dựng mạng lưới dịch vụ hỗ trợ cho các chợ truyền thống để đẩy

mạnh trao đổi hàng hoá thông qua các chợ; khuyến khích chuyển giao quyền quản

lý chợ từ vai trò nhà nước sang tư nhân như hình thức phát triển các mô hình doanh

nghiệp, các công ty quản lý chợ hoặc thông qua đấu thầu để đảm bảo tính minh

bạch, chuyên nghiệp và hiệu quả hoạt động chợ.

142

Thứ ba, chính quyền các địa phương tổ chức tuyên truyền, đào tạo cho các

tiểu thương, các chủ kiốt kinh doanh tại chợ và các chủ cửa hàng bán buôn, bán lẻ

truyền thống về quản lý và văn hoá kinh doanh.

Thứ tư, chính phủ và chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện hướng dẫn

và hỗ trợ các loại hình cửa hàng truyền thống, các tiểu thương ở chợ thay đổi hình

thức kinh doanh phù hợp như chuyển sang các dạng cửa hàng tiện lợi. Đồng thời,

trong việc tổ chức và quản lý kinh doanh chợ truyền thống theo phương thức hiện

đại, niêm yết giá rõ ràng và tạo ra cả trang web riêng cho từng kiốt ở chợ.

Một số chợ được quản lý theo chính sách của địa phương, mỗi người vào chợ

mang theo những giỏ, làn đựng của mình là một việc làm được khuyến khích. Khẩu

hiệu yêu cầu sử dụng giỏ làn cá nhân được ghi ở các góc chợ. Đồng thời vào thứ

Bảy và Chủ nhật, miễn phí gửi xe nếu đi chợ từ 6h00 đến 10h00.

4.3.2. Nhóm giải pháp về thị trường

4.3.2.1. Đảm bảo môi trường cạnh tranh và phát triển của chợ truyền thống

Để đảm bảo môi trường cạnh tranh và phát triển của chợ truyền thống, tác

giả đưa ra một số khuyến nghị đối với các nhà hoạch định chính sách nhằm giúp

tăng khả năng cạnh tranh của các chợ truyền thống phải được tạo ra và thực hiện.

Thứ nhất, cải thiện cơ sở hạ tầng ở các chợ truyền thống. Điều này bao gồm

đảm bảo mức vệ sinh và vệ sinh phù hợp, ánh sáng phong phú và thoải mái môi

trường kinh doanh. Ví dụ, thiết kế xây dựng hai tầng hiện tại không phổ biến giữa các

chợ vì khách hàng không muốn lên tầng trên. Để làm điều này, các chính quyền địa

phương và các nhà quản lý chợ truyền thống cần thiết phải nghiên cứu xem xét vai

trò quan trọng chợ truyền thống không chỉ có vai trò là nguồn phát triển kinh tế của

vùng mà còn có vai trong vấn đề văn hoá du lịch và anh sinh xã hội của một bộ phận

người lao động địa phương. Do vậy cần thiết đầu tư vào nâng cấp các chợ truyền

thống và thiết lập một tiêu chuẩn tối thiểu cho các dịch vụ. Điều này cũng đòi hỏi

phải chỉ định những người đủ điều kiện làm người quản lý thị trường và cho họ đủ

quyền quyết định, vì vậy họ sẽ nâng cao hiệu quả của các nhà quản lý chợ hoặc bằng

cách cung cấp đào tạo hoặc bằng cách đánh giá thường xuyên. Hơn nữa, người quản

lý chợ phải nhất quán phối hợp với các thương nhân để đạt được quản lý chợ tốt hơn.

Liên kết giữa chính quyền địa phương và khu vực tư nhân cũng có thể là một giải

pháp để tăng khả năng cạnh tranh của chợ truyền thống.

143

Thứ hai, kiểm soát hộ kinh doanh xung quanh chợ truyền thống.

Chính quyền địa phương nên phối hợp với tổ chức quản lý chợ có biện pháp thu

hút những người bán hàng rong trên đường phố bằng cách cung cấp kiốt, vị trí ngồi bên

trong các chợ truyền thống hoặc bằng cách thực thi luật phải đăng ký kinh doanh đồng

thời thu phí và thuế của các hộ kinh doanh tại nhà ở các phố xung quanh chợ nếu họ

mở cửa gian hàng trong không gian phố chợ truyền thống. Điều rất quan trọng trong

kiểm soát mức giá cả và chất lượng và tạo công bằng , đồng thời để ngăn chặn các hộ

kinh doanh ven chợ, ngoài phố chợ họ đã đón khách trước khi vào chợ trong khi nhà

của họ không mất tiền thuê địa điểm nên họ có nhiều lợi thế hơn các hộ kinh doanh

trong chợ.

Thứ ba, Cần thiết có chính sách tài chính hỗ trợ cho thương nhân. Hầu hết

trong số họ phải trả nhà cung cấp của họ bằng tiền mặt và sử dụng vốn của họ cho

việc kinh doanh. Điều này đặt ra một hạn chế cho việc mở rộng kinh doanh, và cũng

có nghĩa là các nhà kinh doanh bị gánh nặng với tất cả những rủi ro liên quan đến

việc kinh doanh. Vì vậy, nó là giá trị quan trọng trong việc đưa ra các loại hình bảo

hiểm phù hợp với thương nhân, và hỗ trợ họ nếu họ cần thêm vốn để phát triển việc

nâng cao chất lượng dịch vụ ở chợ.

Thứ tư, cần phân quyền, trách nhiệm trong việc quản lý và điều tiết thị trường

truyền thống.

Các điều kiện được nhận ra trong các khu chợ trong quá trình nghiên cứu của

tác giả cho thấy cần phải có quy chế điều tiết thị trường truyền thống như thị trường

hiện đại, bao gồm các vấn đề như quyền và trách nhiệm của các nhà điều hành thị

trường và chính quyền địa phương, cũng như các biện pháp phạt những trường hợp

vi phạm quy định. Trong khi một số chính quyền và nhà quản lý có thể cho là cần

có một quy chế riêng, việc cải tiến luật pháp hiện hành là cần thiết (ví dụ quy định

rõ quyền và trách nhiệm trong việc quản ký chợ hạng 1, chợ hạng 2, đặc biệt là 7

mô hình chợ TT kết hợp TTTM xây mới thất bại). Ngoài ra, cả hai cấp độ các chính

phủ phải hành động đúng theo các quy định. Hơn nữa, đó là quan trọng để đảm bảo

rằng các quy định được hiểu bởi tất cả các bên liên quan. Thành phố và các chính

quyền khu vực phải có cơ chế kiểm soát và hệ thống giám sát phù hợp để đảm bảo

sự cạnh tranh công bằng giữa các nhà bán lẻ truyền thống và hiện đại.

144

4.3.2.2. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chợ

Nhận thức về sự thuận tiện là yếu tố tác động mạnh nhất đến sự lựa chọn đối

với chợ truyền thống của người tiêu dùng. Trong yếu tố này, có hai thành phần mà

cơ quan chức năng cần lưu ý đó là vị trí của chợ và chỗ gửi xe để vào chợ mua sắm.

+ Đối với vấn đề vị trí của chợ, người dân sẽ lựa chọn mua sắm ở những khu

chợ có vị trí thuận tiện nhất đối với họ. Điều này lý giải vì sao có chợ cũ kỹ, nhỏ bé

nhưng lại hút khách; ngược lại có chợ to, mới xây mà lại vắng khách. Do đó, cơ

quan chức năng cần rà soát, điều chỉnh việc quy hoạch mạng lưới chợ để tránh tình

trạng chợ xây dựng ở những địa điểm không phù hợp với nhu cầu của người dân

khu vực đó. Các khu chợ nằm trong quy hoạch nhưng không mang lại hiệu quả nên

được đánh giá lại, chuyển đổi để có hướng đi thích hợp với từng vùng, tránh sự lãng

phí về đất đai và tiền của. Với các khu chợ tạm, chợ cóc, chợ nằm ngoài quy hoạch,

cơ quan chức năng cũng cần xem xét nên xoá bỏ hay quy hoạch lại những khu vẫn

mang lại lợi ích cho người dân.

+ Đối với vấn đề chỗ gởi xe để vào chợ mua sắm, đánh giá của người tiêu

dùng về biến NT_3 (Việc tìm chỗ gởi xe khi đi mua sắm ở chợ thuận lợi và dễ

dàng) Do đó, trong định hướng nâng cấp và phát triển chợ truyền thống, cơ quan

chức năng cần lưu ý đến việc mở rộng diện tích và bố trí vị trí các bãi giữ xe hợp lý

để tăng nhận thức về sự thuận tiện của người tiêu dùng khi đi mua sắm ở chợ; và

cũng là để khắc phục tình trạng các hộ gia đình xung quanh chợ tận dụng vỉa hè, lấn

chiếm lề đường làm thành chỗ giữ xe tự phát và tự ý đưa ra mức giá cao, gây bất lợi

cho người gởi xe để đi mua sắm ở chợ.

4.3.3. Nhóm giải pháp từ góc độ cung

4.3.3.1. Nâng cao hiệu quả hoạt động của chợ truyền thống

Thứ nhất, các doanh nghiệp trong nước cần liên kết với tiểu thương tăng lượng

hàng Việt trong chợ TT.

Việt Nam mặc dù kênh bán lẻ hiện đại đang phát triển Trong tình hình xuất

khẩu ngày một khó khăn thì việc quay lại thị trường nội địa là một phương thức giúp

các doanh nghiệp trong nước tồn tại. Và để có thể thành công trong “chiếm lĩnh sân

nhà”, phía doanh nghiệp cần thiết phải thay đổi tư duy, cần nhận thức được rằng đưa

hàng vào chợ không làm mất đi uy tín của sản phẩm mà còn đẩy mạnh, tạo điều kiện

145

cho người tiêu dùng bình dân tiếp cận được với sản phẩm có chất lượng tốt. Từ đó,

doanh nghiệp sẽ xây dựng cơ chế, chính sách, phương thức tiếp cận phù hợp để đưa

sản phẩm vào chợ một cách hiệu quả. Một phương thức tiếp cận mà doanh nghiệp có

thể áp dụng đó là thực hiện liên kết với tiểu thương theo chương trình của dự án "Hàng

Việt đồng hành với tiểu thương chợ truyền thống". Dự án này từ khi khởi động đã giúp

số lượng quầy, sạp hàng Việt tăng 20-30%; mặt hàng, sản phẩm tăng 30-50%; các hoạt

động trưng bày, giới thiệu hàng Việt cũng tăng đáng kể; khả năng nhận biết sản phẩm,

thương hiệu Việt của người dân ngày càng được nâng lên [11].

Thứ hai, nâng cao chất lượng sản phẩm và nguồn gốc của hàng hoá lưu

thông trong chợ.

Theo kết quả nghiên cứu, nhận thức về sự thuận tiện của chợ và sự phong

phú hàng hoá là yếu tố có cường độ tác động mạnh đến quyết định lựa chọn của

người tiêu dùng đối với chợ truyền thống, từ đó tác động đến sự lựa chọn mua sắm

ở chợ truyền thống của họ. Vì vậy, về nguyên tắc, để tăng doanh số bán hàng ở

kênh phân phối này thì doanh nghiệp sản xuất trong nước cần tập trung nguồn lực

để nâng cao chất lượng sản phẩm. Do quan niệm đối tượng khách hàng của chợ là

người tiêu dùng bình dân và cũng để tiết kiệm chi phí nên doanh nghiệp sản xuất

trong nước không chú trọng vào bao bì, mẫu mã đối với hàng hoá phân phối ở chợ

trong dùng phế phẩm để làm bao bì và không in rõ nơi sản xuất khiến người tiêu

dùng lo ngại về chất lượng và nguồn gốc sản phẩm, nhất là với hàng thực phẩm. Do

đó, bên cạnh việc đảm bảo chất lượng hàng hoá, doanh nghiệp sản xuất cần đầu tư

cải tiến mẫu mã, bao bì; dùng nguyên liệu chính phẩm để làm bao bì và in rõ nơi

sản xuất, ngày tháng sản xuất, hạn sử dụng, thành phần nguyên liệu để tạo sự an

tâm sử dụng cho người tiêu dùng, xoá bỏ quan niệm “hàng chợ” mà chính doanh

nghiệp sản xuất vô tình tạo ra cho người tiêu dùng sau đó lại tác động ngược lại đến

doanh nghiệp sản xuất.

Một vấn đề nữa cũng rất quan trọng mà hàng hoá phân phối ở chợ truyền thống

gặp phải đó là việc hàng Trung Quốc “đội lốt” hàng Việt. Điều này làm cho người tiêu

dùng càng không an tâm về chất lượng hàng hoá ở chợ truyền thống, dẫn đến mức tiêu

thụ hàng nội địa thấp. Tiểu thương trong chợ nhập hàng Trung Quốc về bán vì các

thương lái Trung Quốc có cơ chế tiếp cận với các tiểu thương rất linh hoạt ví dụ như

146

giao hàng tận nơi, cho đổi hàng lỗi, cho mua nợ, mua chịu… Với doanh nghiệp trong

nước thì việc thanh toán phải hoàn thành đầy đủ trước khi nhận hàng, việc đổi chác

cũng rất khó [16]. Do đó để giải quyết vấn đề này giúp nâng cao uy tín của hàng Việt,

các doanh nghiệp trong nước cần có cơ chế giao dịch thoáng “đồng nợ đồng chịu” và

tăng cường các chương trình khuyến mãi cho tiểu thương để họ “mặn mà” hơn với

hàng nội địa và thực hiện vai trò cầu nối giúp người tiêu dùng tin tưởng hàng Việt hơn.

Thứ ba, vấn đề nâng cao vai trò của tiểu thương ở chợ truyền thống( cung).

Sự phục vụ của người bán là một yếu tố tác động đáng kể đến lựa chọn của

người tiêu dùng đối với chợ truyền thống, người bán có vai trò rất quan trọng trong

việc đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng, từ đó tác động đến sự tồn tại và phát

triển chợ truyền thống. Do đó, các doanh nghiệp sản xuất trong nước và các nhà

quản trị marketing cần đẩy mạnh những chính sách ưu đãi dành cho tiểu thương để

họ phát huy vai trò cầu nối, nhiệt tình giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp đến

với người tiêu dùng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần thực hiện những chương trình

kết nối với tiểu thương, cung cấp cho họ thông tin về sản phẩm và giúp họ nâng cao

kỹ năng bán hàng để tiểu thương thực hiện hiệu quả vai trò là người tiếp thị sản

phẩm cho doanh nghiệp.

4.3.3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của chợ

Thứ nhất, nâng cao Chất lượng hàng hoá ở chợ.

Theo kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy nhận thức về sự đa dạng của

hàng hoá và sự thuận tiện của chợ truyền thống là yếu tố có cường độ tác động

mạnh đến sự lựa chọn chợ của người tiêu dùng đối với chợ truyền thống, từ đó tác

động đến sự tồn tại và phát triển chợ truyền thống của địa phương. Tuy nhiên, đánh

giá của người tiêu dùng về thành phần nguồn gốc của hàng hoá là không cao. Về

vấn đề đảm bảo chất lượng và nguồn gốc hàng hoá được bán tại chợ mặc dù đã

được quy định trong Quyết định của Bộ trưởng Bộ Thương mại số 0772/2003/QĐ-

BTM ngày 24 tháng 6 năm 2003 về việc ban hành nội quy mẫu về chợ [60]; tuy

nhiên việc triển khai thực hiện, kiểm tra và giám sát chưa được chặt chẽ nên vẫn tạo

điều kiện cho hàng nhập lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc và hàng không

đảm bảo chất lượng tồn tại trong chợ. Do đó, các đơn vị quản lý chợ cần phối hợp

với các cơ quan chức năng như Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm của Sở Y tế thực

147

hiện kiểm tra, rà soát một cách thường xuyên, liên tục và triệt để để ngăn chặn tình

trạng này; Mặt khác, cần quy định vấn đề xử lý vi phạm rõ ràng và áp dụng chế tài

đủ mạnh đối với tiểu thương kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả, hàng không rõ

nguồn gốc, hàng không đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xây

dựng ý thức trách nhiệm của từng cán bộ, tiểu thương trong chợ vì họ chính là chủ

thể để thực hiện. Để làm được điều này, cơ quan chức năng phải thường xuyên quan

tâm, tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn nâng cao năng lực quản lý cho các

cán bộ quản lý chợ và tuyên truyền để tiểu thương hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng

của việc đảm bảo nguồn gốc và chất lượng hàng hóa. Qua đó, tiểu thương mới

không vì lợi nhuận trước mắt mà nhập các nguồn hàng trôi nổi, không đảm bảo chất

lượng về bán trong chợ.

Thứ hai, nâng cao nhận thức về văn hoá kinh doanh của tiểu thương.

Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phục vụ của người bán tác động đáng kể đến

đánh giá của người tiêu dùng đối với chợ truyền thống. Tuy nhiên, bên cạnh sự

chào mời nhiệt tình và hướng dẫn, gợi ý về hàng hoá của tiểu thương được người

tiêu dùng đánh giá cao thì thái độ của họ khi khách hàng không mua làm cho người

tiêu dùng không thật sự hài lòng. Thực tế qua phỏng vấn sau một số khách hàng

cũng phàn nàn rằng sự phục vụ của tiểu thương gần đây đã thay đổi rất tốt nhưng

vẫn còn tình trạng một vài tiểu thương có những hành động và lời nói khiếm nhã,

thậm chí là đốt phong long khi khách hàng chỉ xem mà không mua rất phổ biến ở

các chợ truyền thống. Do đó, cơ quan chức năng cần tuyên truyền, nâng cao ý thức

của tiểu thương, giúp họ nhận thức thức được rằng khách hàng là người “nuôi”

mình và gia đình nên phải ân cần phục vụ, làm khách không hài lòng cũng chính là

tự đập nồi cơm của mình. Hơn nữa, chính họ là những chủ thể hành động để thay

đổi quan niệm về tiểu “dân chợ búa” bằng thái độ mua bán của mình. Về dài hạn, cơ

quan chức năng cần phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức huấn luyện và tập huấn

cho tiểu thương kỹ năng bán lẻ, trao đổi về những bí quyết và nguyên tắc giữ chân

khách hàng, khuyến khích và vận động họ thực hiện văn minh thương mại và cung

cách phục vụ chuyên nghiệp để góp phần nâng cao sức cạnh tranh của chợ truyền

thống đối với các kênh bán lẻ hiện đại.

Thứ ba là, nâng cao hiệu quả đầu tư vào chợ truyền thống.

148

Trước sự bùng nổ của kênh bán lẻ hiện đại, các nhà bán lẻ trong nước đang

tập trung mọi nguồn lực vào cuộc chiến giành thị phần ở kênh hiện đại với các nhà

bán lẻ nước ngoài vốn rất mạnh về tài chính và kinh nghiệm kinh doanh bán lẻ hiện

đại mà bỏ quên kênh phân phối truyền thống hiện vẫn đang giữ vai trò chủ đạo

trong thị trường bán lẻ Việt Nam. Các nhà bán lẻ trong nước cần nhận thức rằng

hiện đại hoá kênh bán lẻ là một xu thế tất yếu trong sự phát triển của nền kinh tế;

tuy nhiên kênh truyền thống sẽ không bao giờ bị thay thế hoàn toàn và nếu được

đầu tư đúng mức để tăng sức cạnh tranh thì kênh phân phối truyền thống sẽ phát

huy hơn nữa vai trò của nó trong ngành bán lẻ ở nước ta. Do đó, các nhà bán lẻ

trong nước có thể xem xét chuyển hướng đầu tư vào chợ truyền thống, đây chắc

chắn sẽ là một kênh đầu tư hiệu quả có thể đem lại lợi nhuận khả quan. Vì kết quả

nghiên cứu đã khẳng định vai trò quan trọng của kênh phân phối này đối với người

tiêu dùng Việt Nam. Điều này cũng giúp giảm bớt áp lực cạnh tranh cho các nhà

bán lẻ trong nước trước sức ép của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài ở kênh hiện đại.

4.3.4. Nhóm giải pháp cầu người tiêu dùng

Thứ nhất, mức giá cả trong phân khúc thị trường chợ TT cần phù hợp với

phân đoạn khách hàng.

Kết quả nghiên cứu của tác giả nhận thấy nhận thức về giá cả có tác động

đến sự lựa chọn của người tiêu dùng đối với chợ truyền thống, trong đó có yếu tố

hàng hoá ở chợ nhìn chung rẻ hơn so với siêu thị. Do đó, doanh nghiệp trong nước

thay vì phải bỏ ra những khoảng chi phí lớn để sản phẩm của mình được hiện diện

trên kệ hàng của siêu thị hay trung tâm thương mại thì có thể phát huy chính sách

hoa hồng thuận lợi cho tiểu thương ở chợ để họ hạn chế tình trạng thách giá, bán

hàng đúng với mức giá mà nhà sản xuất quy định đối với cấp đại lý tương ứng; từ

đó, giá bán được đảm bảo và doanh số sẽ tăng lên. Mặt khác, thực tế cho thấy từ

trước đến nay, nhiều doanh nghiệp trong nước chủ yếu chỉ quan tâm sản xuất hàng

xuất khẩu, hàng chất lượng cao cho người có thu nhập trên trung bình, phân khúc

thị trường cho những người có thu nhập thấp còn bỏ ngỏ. Nhiều mặt hàng của Việt

Nam có chỗ đứng ở thị trường nước ngoài, nhưng tại các chợ truyền thống chỉ

chiếm thị phần khiêm tốn, bởi giá cả chưa cạnh tranh. Do đó, để đẩy mạnh tiêu thụ

hàng Việt qua kênh phân phối truyền thống, doanh nghiệp cần nắm bắt tâm lý cũng

149

như thị hiếu của khách hàng để phân khúc thị trường, sản xuất các dòng sản phẩm

phù hợp túi tiền của phần lớn người thu nhập trung bình và thấp.

Thứ hai, Kiểm soát mức giá trong chợ. Thị hiếu và văn hoá của người tiêu dùng

Việt đó là kỹ năng trả giá khi mua sắm ở chợ là một yếu tố quan trọng tác động đến sự

lựa chọn mua sắm ở chợ truyền thống. Do đó, các cơ quan chức năng cần phải có

những biện pháp để khắc phục tình trạng nói thách và chặt chém của tiểu thương vốn

khiến không nhỏ một bộ phận người tiêu dùng ngại đi chợ. Đơn vị quản lý chợ cần trực

tiếp tổ chức và phối hợp với đoàn kiểm tra liên ngành thực hiện kiểm tra, giám sát việc

niêm yết giá, bán hàng theo giá niêm yết vốn đã được pháp luật quy định từ nhiều năm

nay. Mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với

một trong các hành vi không niêm yết giá hàng hoá hoặc niêm yết giá không đúng quy

định, không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng quy định trong khoảng 1 điều 16 về

hành vi vi phạm về niêm yết giá hàng hoá, dịch vụ; và phạt từ 500.000 đồng đến

1.000.000 đồng nếu hàng hoá, dịch vụ bán tăng giá có tổng giá trị đến 5.000.000 đồng

quy định trong khoảng 1 điều 17 về hành vi tăng giá quá mức của Nghị định số

84/2011/NĐ-CP ngày 20 tháng 09 năm 2011 quy định về xử phạt vi phạm hành chính

trong lĩnh vực giá [10] là quá nhẹ, không đủ sức răn đe hành vi nói thách và chặt chém

của tiểu thương trong chợ. Do đó, trong thời gian tới cơ quan chức năng cần xem xét

nâng mức xử phạt này lên và việc xử phạt không chỉ căn cứ vào hành vi vi phạm mà

còn tính đến quy mô kinh doanh. Tuy nhiên, cũng như vấn đề về đảm bảo nguồn gốc

và chất lượng hàng hoá, để giải quyết triệt để tình trạng nói thách và chặt chém của tiểu

thương trong chợ thì quan trọng nhất là phải tuyên truyền, nâng cao ý thức, làm thay

đổi thói quen và văn hoá kinh doanh của tiểu thương.

Thứ ba, nâng cao khả năng thu hút khách hàng đến chợ.

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy ngoài giá trị chức năng thì người tiêu dùng

rất quan trọng giá trị cảm xúc khi mua sắm tại chợ truyền thống. Sự thích thú trong

mua sắm xuất phát từ những đặc trưng về văn hoá - xã hội của chợ truyền thống có

tác động đáng kể đến sự lựa chọn mua sắm ở chợ truyền thống của người tiêu dùng.

Các biến quan sát trong thang đo sự thích thú khi mua sắm ở chợ truyền thống được

người tiêu dùng đánh giá cao; đặc biệt là biến TLO6 (sự thân thiện của người bán)

với (Mua sắm chợ mang lại cho tôi những cảm nhận đặc biệt mà không thể có được

150

khi mua sắm ở các kênh bán lẻ hiện đại). Do đó, trong định hướng nâng cấp và phát

triển chợ truyền thống, cơ quan chức năng cần thực hiện nghiên cứu để tìm ra một

mô hình mới cho chợ truyền thống. Mô hình này dù cải thiện không gian mua sắm ở

chợ truyền thống theo hướng tiện nghi hơn nhưng vẫn phải giữ nguyên được những

đặc trưng và bản sắc văn hoá vốn có của chợ truyền thống. Nguyên tắc này cần phải

được kiên quyết giữ vững bởi nhiều tỉnh thành khác trên cả nước đã thất bại khi

thực hiện mô hình nâng cấp chợ truyền thống không hợp lý.

4.3.5. Giải pháp phát triển mô hình du lịch văn hoá, du lịch chợ

Theo nghiên cứu của tác giả, Thành phố nên tiếp tục xây dựng và nhân rộng

một số mô hình chợ du lịch truyền thống đặc thù riêng có của Thủ đô như chợ đêm

(chúng ta đã có chợ hoa đêm Quảng An-chợ loại 2 và là chợ tạm), chợ họp ngày 2

ca như chợ Long Biên, chợ Đồng Xuân, chợ họp theo phiên như chợ Bưởi, chợ Mơ

cũ, chợ họp theo buổi như buổi sáng, buổi chiều nhằm tạo nét hấp dẫn cho du khách

và đa dạng cho chợ. Ngoài ra, thế mạnh lớn nhất của chợ và cũng là điểm khác biệt

cần phát huy nét đặc trưng riêng của từng chợ, đồng thời là thói quen, là nét văn hoá

của người dân khi đến các chợ truyền thống.

Đồng thời trong vấn đề cải tạo các ngôi chợ cũ với chi phí thấp hơn so với

đầu tư vào trung tâm thương mại hay siêu thị. Điều này dẫn đến giá kinh doanh, giá

cho thuê quầy và giá các dịch vụ hàng hoá cũng thấp hơn nên thu hút được đông

đảo người dân và có lợi thế cạnh tranh về giá. Thế mạnh này cần phát huy hơn nữa

trong giai đoạn hiện nay và cũng cần quán triệt đến cả tiểu thương, nhà quản lý khi

chợ truyền thống đang ngày càng bị thu hẹp, bị chuyển đổi mục đích, bị xuống cấp

và bị cạnh tranh gay gắt bởi các loại hình thương mại khác.

Việc phát huy các giá trị văn hoá trong phát triển du lịch gắn với du lịch chợ

như hiện nay chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của thủ đô Hà Nội

vốn nổi danh là “kẻ chợ”. Thực tế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó quan

trọng nhất là vấn đề nhận thức. Từ nhận thức chưa đầy đủ về du lịch văn hoá, du lịch

chợ truyền thống và phát triển du lịch, dẫn đến việc chưa có những hành động cần

thiết, thích hợp và có hiệu quả. Để phát huy các giá trị văn hoá trong phát triển du

lịch chợ, cần thiết phải có sự hợp tác, liên kết rộng rãi giữa các điểm đến văn hoá với

các doanh nghiệp du lịch với các quản lý chợ với chính quyền địa phương( thường

151

xuyên liên kết tổ chức các lễ hộ ẩm thực phù hợp với văn hoá và đặc sản từng vùng

miền) Những gì đã làm được đến nay chủ yếu vẫn là do tự phát. Nhận thức của những

người làm văn hoá về vai trò, vị trí của ngành du lịch trong việc góp phần khôi phục,

bảo tồn và giới thiệu chợ truyền thống còn hạn chế. Mặt khác, các doanh nghiệp du lịch

cũng chưa thực sự quan tâm tìm hiểu, đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch mới dựa

trên khai thác giá trị đích thực của các điểm đến văn hoá, mà chủ yếu vẫn là tận dụng

một vài điểm đến đã có “thương hiệu”. tác giả đưa ra một số giải pháp:

- Các nhà quản lý chợ cần liên kết với các công ty du lịch và chính quyền địa

phương thường xuyên liên kết tổ chức các lễ hộ ẩm thực phù hợp với văn hoá và

đặc sản từng vùng miền: như TPHCM thường tổ chức lễ hội trái cây vào cuối tuần ở

các công viên, các trung tâm văn hoá.

Hà Nội tổ chức phát triển mở rộng thêm phố ẩm thực kết hợp với các phố đi

bộ ngoài Quận Hoàn Kiếm nên phát triển thêm ở Quận Tây Hồ, Quận Ba Đình.

Quận Hoàng Mai… Phát triển du lịch chợ cần có những bước đi phù hợp cùng cơ

chế, chính sách thuận lợi, việc khai thác thế mạnh văn hoá Thủ đô hướng tới phát

triển du lịch bền vững sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Điều này không chỉ có ý nghĩa thúc

đẩy phát triển du lịch, mà còn góp phần giúp văn hoá Thủ đô phát triển, đưa những

giá trị văn hoá đặc sắc của mảnh đất Hà Nội nghìn năm văn hiến đến gần hơn với

bạn bè trong nước và quốc tế.

152

KẾT LUẬN

Trong quá trình đô thị hoá chợ truyền thống vẫn có vị trí, chỗ đứng trong đời

sống của người dân. Bởi chợ truyền thống hình thành và phát triển gắn liền với quá

trình phát triển của xã hội loài người thông qua các hình thái kinh tế xã hội ngày

càng tiến bộ hơn. Trong điều kiện kinh tế thị trường với tốc độ phát triển đô thị hóa

càngh như hiện nay, sự biến đổi của chợ truyền thống về cơ bản chịu sự tác động

của các quy luật của kinh tế thị trường như quy luật cung - cầu, quy luật giá trị, giá

cả và quy luật cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu. Đồng thời, sự phát triển của chợ

truyền thống còn thể hiện giá trị văn hoá đặc trưng của từng quốc gia, dân tộc, do

bản chất văn hoá truyền thống của loại hình thương mại thiết yếu này.

Với ý nghĩa như vậy, NCS thực hiện đề tài luận án tiến sĩ “Chợ truyền thống

trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội”. Mục tiêu chính trong nghiên cứu của luận án

là phân tích các nhân tố có ảnh hưởng đến sự phát triển chợ truyền thống trong quá

trình đô thị hoá ở Hà Nội. Từ các lý thuyết về phát triển chợ truyền thống, đô thị

hoá và hành vi lựa chọn nơi mua sắm và các nghiên cứu có liên quan đến các nhân

tố ảnh hưởng đến sự phát triển của chợ truyền thống cùng kết quả phân tích các đặc

trưng của chợ truyền thống ở Hà Nội, tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu gồm:

mô hình thể hiện ba thành phần trong thuộc tính của chợ truyền thống tác động đến

sự phát triển của chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá (đó là cung- cầu và thị

trường) và mối quan hệ giữa đô thị hoá với chợ truyền thống. Phương pháp nghiên

cứu định tính và định lượng được sử dụng để kết luận mô hình và các giả thuyết

nghiên cứu. Dữ liệu được dùng để phân tích định tính và định lượng là 465 (n= 465)

dùng để đo các yếu tố tác động đến sự phát triển mô hình chợ truyền thống tại thị

trường Hà Nội mà từ trước đến nay vốn chỉ tập trung nghiên cứu sự phát triển của

kênh bán lẻ hiện đại. Nghiên cứu này giúp cho các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực

phân phối bán lẻ tại Việt Nam có được hệ thống thang đo để làm cơ sở cho các

nghiên cứu tiếp theo về kênh phân phối truyền thống. Đồng thời, kết quả trong của

nghiên cứu của tác giả cũng gợi ý cho các nhà sản xuất trong nước và các nhà quản

trị là không chỉ đo lường sự lựa chọn kênh phân phối của người tiêu dùng thông qua

doanh số bán hàng hay mức tiêu thụ sản phẩm ở kênh phân phối đó mà sự lựa chọn

153

kênh phân phối của người tiêu dùng phải được đo bằng một tập nhiều thang đo để

đo lường các khái niệm thành phần có liên hệ với nhau và chúng cùng tạo nên sự

lựa chọn kênh phân phối của người tiêu dùng. Nếu không đánh giá sự lựa chọn kênh

phân phối của người tiêu dùng một cách có khoa học và nghiêm túc thì kết quả của

việc đánh giá có thể dẫn đến các kết quả lạc hướng, kết quả kiểm định cho thấy sự

phù hợp với thông tin thị trường của mô hình nghiên cứu cũng như việc chấp nhận

và từ chối các giả thuyết đề ra trong nghiên cứu này đưa ra một số ý nghĩa thiết thực

cho nhiều đối tượng khác nhau. Các đối tượng có liên quan là các doanh nghiệp sản

xuất trong nước, các nhà quản trị marketing, các nhà bán lẻ và các cơ quan chức

năng về chợ.

Từ đó, các nhà bán lẻ trong nước sẽ có hướng đầu tư thích hợp và đúng mức

vào kênh phân phối chợ truyền thống. Các doanh nghiệp sản xuất nội địa và các nhà

quản trị marketing sẽ có định hướng mới trong kế hoạch phân phối sản phẩm, đồng

thời điều chỉnh sản phẩm của mình về chất lượng, giá cả để phù hợp với kênh phân

phối chợ truyền thống.Thông qua sự tác động đến các đối tượng trên, năng lực cạnh

tranh của chợ truyền thống sẽ được củng cố và nâng cao, tiếp tục phát huy vai trò là

kênh phân phối với ý nghĩa không chỉ về mặt kinh tế mà còn về văn hoá - xã hội

trong thị trường bán lẻ Việt Nam.

Như vậy có thể thấy các chợ truyền thống cung cấp cho người tiêu dùng

những sản phẩm tốt hơn. Chợ có lợi thế hơn các siêu thị về sự đa dạng, vị trí, giao

thông, độ tươi, sự thân thiện và giá cả. Tính giá trị cả về kinh tế và văn hoá của chợ

để khẳng định lợi thế về lâu dài của chợ truyền thống. Qua khảo sát từ phía người

tiêu dùng, các tiểu thương và từ các nhà hoạch định chính sách ở sở Công Thương

hay các quản lý chợ tác đều có cùng quan điểm cho rằng chỉ cần cải tạo nâng cấp

chợ, điều chỉnh văn minh thương mại chợ tới từng tiểu thương trong chợ. Tức là

không cần thiết phát triển chợ về số lượng mà chỉ cần về chất lượng chợ thì chợ sẽ

tích hợp với siêu thị cùng tồn tại và phát triển trong xã hội hiện đại.

154

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

1. Hoang Thi Huong (2018), “Challenges of traditional markets in the urbanization

process: the case of Hanoi, Vietnam”, The 5th IBSM International Conference

on Business, Management and Accounting, pp.339-346.

2. Hoàng Thị Hương (2018), “Các nhân nhân tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn chợ

truyền thống khi mua thực phẩm tươi sống của người tiêu dùng Hà Nội”, Tạp

chí Nghiên cứu kinh tế, Viện Kinh Tế Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã

hội, (477), tr.77-86.

3. Hoàng Thị Hương (2017), “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự phát triển

của chợ truyền thống trong quá trình đô thị hóa tại Hà Nội”, Tạp chí Nghiên

cứu Kinh tế, Viện Kinh Tế Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội, (475),

tr.62-70.

4. Hoàng Thị Hương (2016), “Nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm của người

tiêu dùng Hà Nội tại chợ truyền thống, chợ dân sinh”, Tạp chí kinh tế Châu Á -

Thái Bình Dương, (Số tháng 5), tr.64-67.

5. Hoàng Thị Hương (2015), “Khả năng cạnh tranh của chợ truyền thống, chợ dân

sinh trong bối cảnh đô thị Hóa”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương,

(441), tr.4-7.

6. Hoàng Thị Hương (2014), “Chợ truyền thống đối với người tiêu dùng Hà Nội

trong quá trình đô thị hóa”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, (Số

cuối tháng 12), tr.23-26.

155

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu trong nước

1. Daron Acemoglu, Jame A. Robinson (2012), Tại sao các quốc gia thất bại -

Nguồn gốc của quyền lực, thịnh vượng và nghèo đói, NXB Trẻ, Hà Nội.

2. Lý Yên Bân (2013), “Nghiên cứu so sánh hiệu quả giữa kinh doanh theo kiểu

chợ truyền thống và kinh doanh qua mạng”, Tạp chí Nghiên cứu kinh doanh

(Shangqing), (2).

3. Bộ công thương (2007), Quyết định số 012/2007/QĐ-BCT ngày 26/12/2007 về

việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ trên phạm vi toàn

quốc đến năm 2010 và định hướng năm 2020, Hà Nội.

4. Bộ công thương (2008), Quyết định số 03/2008/QĐ-BCT ngày 04/02/2008 của

Bộ Công Thương về việc đính chính quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể

phát triển mạng lưới chợ trên phạm vi toàn quốc đến năm 2010 và định hướng

đến năm 2020, Hà Nội.

5. Bộ Công Thương (2012), Quyết định số 6184/QĐ-BCT ngày 19 tháng 10 năm

2012 phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại

cả nước đến 2020 và tầm nhìn đến 2030, Hà Nội.

6. Bộ Công Thương (2015), Dự thảo báo cáo tổng hợp về quy hoạch tổng thể phát

triển mạng lưới chợ toàn quốc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.

7. Bộ Công Thương (2015), Phụ lục báo cáo tổng hợp về quy hoạch tổng thể phát

triển mạng lưới chợ toàn quốc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.

8. Bộ kế hoạch và đầu tư (2013), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009 - di

cư và đô thị hóa ở Việt Nam, Hà Nội.

9. Bộ phận nghiên cứu thị trường (2017), Báo cáo sự phát triển ngành bán lẻ của

Việt Nam 2017, Hà Nội.

10. Bộ Xây dựng (1999), Chương trình khung tổ chức thực hiện Định hướng quy

hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020, Hà Nội.

11. Trương Đình Chiến (2004), Quản trị kênh phân phối, NXB Thống kê, Hà Nội.

12. Nguyễn Xuân Chín (2012), Giải pháp phát triển hệ thống chợ, siêu thị tỉnh Bắc

Ninh, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội.

156

13. Trần Văn Chử, Trần Ngọc Hiên (2012), Đô thị hóa và chính sách phát triển đô

thị trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa Việt Nam, NXB chính trị Quốc Gia

Hà Nội, Hà Nội.

14. Đỗ Kim Chung, Nguyễn Thị Tân Lộc (2015), “Giải pháp phát triển tiêu thụ rau

thông qua hệ thống chợ và siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Tạp chí

Khoa học và phát triển, 13(5), tr.850-858.

15. Huỳnh Thị Dung (2011), Chợ Việt, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

16. Nguyễn Phương Dung, Bùi Thị Kim Thanh (2011), “So sánh hành vi lựa chọn

nơi mua sắm của người tiêu dùng đối với loại hình siêu thị và chợ truyền

thống- trường hợp ngành hàng tiêu dùng tại Thành Phố Cần Thơ”, Tạp chí

khoa học, (20b), tr.225-236.

17. Phan Dũng (2011), “Nghiên cứu mối quan hệ giữa chợ truyền thống và chợ

thương mại điện tử dưới khía cạnh lựa chọn đối nghịch”, Tạp chí Business

economics and administration, (1).

18. Trần Thị Minh Đức, Bùi thị Hồng Thái (2010), “Vấn đề người bán hàng rong

trên các đường phố Hà Nội”, Bài tham luận tại hội thảo quốc tế “Phát triển

bền vững thủ Đô Hà Nội văn hiến anh hùng vì hòa bình” tháng 7 năm 2010,

Hà Nội.

19. Stephanie Geertman (2011), Hà Nội - Chợ dân sinh, lối sống và sức khỏe cộng

đồng bị đe dọa, Hội thảo “Chợ dân sinh trong thành phố của các tập đoàn”,

Hà Nội.

20. Patrick Gubry, IRD Bernard Lortic, IRD Gilles Grenèche, INSEE Lê Văn

Thành, Lê Thị Hương, Trần Thị Thanh Thủy, Nguyễn Thị Thiềng, Phạm Thùy

Hương, Vũ Hoàng Ngân, Nguyễn Thế Chính (2002), Chương trình nghiên cứu

đô thị vì sự phát triển, Dự án PRUD số 45 Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hà

Nội, Vùng Ile-de-France, Hội thảo “Hà Nội thành phố đặc thù và những lựa

chọn cho phát triển” Hà Nội diễn ra ngày 12-14/11/2002, Hà Nội.

21. Đỗ Thị Hảo (2010), Chợ Hà Nội xưa và nay, NXB Phụ Nữ, Hà Nội.

22. Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (2012), Báo cáo kinh nghiệm quốc tế về hệ

thống phân phối - bán lẻ, Hà Nội.

157

23. Nguyễn Đức Hòa (2004), Đô thị Hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh nhìn từ góc độ

lịch sử, VNH3.TB10.341, trường Đại Học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh,

Thành phố Hồ Chí Minh.

24. Nguyễn Trọng Hoài (2012), Đô thị hóa và mối quan hệ giữa thành phố và

môi trường, dothivietnam.org, truy cập ngày 15/3/2016.

25. Hội Khoa học kỹ thuật Cầu đường (2010), Phát triển bền vững giao thông đô thị

Hà Nội, Hội thảo quốc tế ngày 25/6/2010, Hà Nội.

26. Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam (2009), Hà Nội: thành phố thân thiện

và sống tốt cho cộng đồng, Hội thảo quốc tế ngày 1-2/7/2009, Hà Nội.

27. Hồ thị Kim Hương (2014), Phát triển hệ thống bán lẻ Việt Nam thời kỳ hội

nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, trường Đại học Quốc Gia Hà

Nội, Hà Nội.

28. Hoàng Thị Hương (2014), “Chợ truyền thống đối với người tiêu dùng Hà nội

trong quá trình đô thị hóa”, Tạp chí kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, (12).

29. Hoàng Thị Hương (2018), “Các nhân tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn chợ truyền

thống khi mua thực phẩm tươi sống của người tiêu dùng Hà Nội”, Tạp chí

Nghiên cứu Kinh tế, (447).

30. Hoàng Thị Hương.(2015), “Khả năng cạnh tranh của chợ truyền thống, chợ

dân sinh trong bối cảnh đô thị hóa”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình

Dương, (441).

31. Nguyễn Thị Thu Hương (2014), “Dự án quy hoạch phát triển chợ - Trung tâm

thương mại trên địa bàn tỉnh vĩnh Phúc đến năm 2020 định hướng đến năm

2030”, Kỷ yếu, Viện Nghiên cứu Thương Mại, Hà Nội.

32. Nguyễn Thừa Hỷ (2010), Kinh tế xã hội Thăng Long Hà Nội, NXB Hà Nội,

Hà Nội.

33. Jin Y Te (2001), “Những thách thức mới của chợ truyền thống”, Tạp chí nghiên

cứu kinh tế thương mại Bắc Kinh, (32).

34. Joongho Ahn, Jinsoo Park và Dongwon Lee (2001), Mô hình E-CAM (gọi tắt

tên mô hình E-CAM(2001) cho tham khảo về thang đo.

35. Đào Xuân Khương (2016), Mô hình phân phối và bán lẻ, NXB Lao động, Hà Nội.

158

36. Mitra Karami (2006), “Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu được chấp nhận”, cho

tham khảo về thang đo.

37. Lưu Lan Lan, Lý Lượng Lượng, Hoàng Nhuệ (2012), “Thực trạng tiêu thụ hàng

hóa qua mạng ở Trung Quốc và thách thức của nó đối với chợ truyền thống”,

Tạp chí Zhongguo jiti jingji, (21), tr.74-80.

38. Đỗ Tráng Lệ (2010), “Đẩy mạnh việc chuyển đổi mô hình chợ truyền thống

trong bối cảnh Internet hóa”, Tạp chí Journal of jinhua college of profession

and technology, 10(4), tr.59-63.

39. Phạm Ngọc Linh, Nguyễn Thị Kim Dung (2011), Kinh tế phát triển, NXB Hà

Nội, Hà Nội.

40. Trần Văn Linh (Chen wen Ling), Zhou Jing (2012), “Nghiên cứu giải pháp duy

trì và phát triển chợ truyền thống ở Bắc Kinh”, Tạp chí China Business and

Market, 26(10), tr.8-12.

41. Nguyễn Thị Tân Lộc, Đỗ Kim Chung (2015), “Giải pháp phát triển tiêu thụ rau

thông qua hệ thống chợ và siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Tạp chí

Khoa học và Phát triển, 13(5), tr.850-858.

42. Lê Thị Mai (2003), Chợ nông thôn châu thổ sông Hồng trong quá trình chuyển

đổi kinh tế - xã hội thời kỳ đổi mới, Luận án Tiến sĩ Xã hội học, trường Đại

học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội.

43. Lê thị Mai (2004), Chợ quê trong quá trình chuyển đổi, NXB Thế giới, Hà Nội.

44. Lương Minh, Các Ngọc (2010), Đời chợ, NXB Hội nhà văn Việt Nam, Hà Nội.

45. Vũ Thị Nga (2013), Nghiên cứu hệ thống chợ và siêu thị bán lẻ trên địa bàn

thành phố Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, trường Học viện

Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội,.

46. Ngân hàng Thế giới (1999), Bước vào Thế kỷ 21 - Báo cáo về tình hình phát

triển thế giới 1999-2000, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

47. Ngọc Ngân (2015), “Phát triển mạng lưới chợ Việt Nam”, Tạp chí con số và sự

kiện, (494).

48. Bùi Ngọc Như Nguyệt (2014), “Kinh nghiệm phát triển thương mại ở một số

quốc gia trên thế giới và bài học áp dụng cho thành phố Đà Nẵng”, Tạp chí

phát triển kinh tế xã hội Đà nẵng, (395), tr.89-93.

159

49. Nguyễn Thị Nhiễu (2006), Siêu thị - phương thức kinh doanh bán lẻ hiện đại ở

Việt Nam, NXB lao động, Hà Nội.

50. Peri-Urban Environmental Change (2005), New urban frontiers:

periurbanization and (re)territorialization in southeast asia, dẫn lại từ

Micheal Leaf.

51. Lê Du Phong (2005), Ảnh hưởng của đô thị hóa đến nông thôn ngoại thành Hà

Nội, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội.

52. Trương Hân Quang, Wang Hui, Vương Tuệ, Phan Phi Bình (2002), “Phân tích

so sánh giữa chợ truyền thống và chợ điện tử”, Tạp chí nghiên cứu Các vấn đề

kinh tế, (11), tr.30-33.

53. Sở Công thương Khánh Hòa (2006), Dự án “Chợ và siêu thị tỉnh Khánh Hòa

giai đoạn 2010 -2020”, Khánh Hòa.

54. Sở Công thương tỉnh Hà Nam (2014), Đề án xây dựng “Mô hình chợ đảm bảo

an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2014-2020”,

tỉnh Hà Nam.

55. Sở Công thương tỉnh Yên Bái (2015), Quy hoạch mạng lưới chợ, siêu thị,

trung tâm thương mại tỉnh Yên Bái đến năm 2015, định hướng đến năm

2020, Yên Bái.

56. Sở Du lịch (2017), Báo cáo số 254/BC- SDL Hà Nội về kết quả thực hiện công

tác quản lý nhà nước và phát triển du lịch năm 2017 và nhiệm vụ trọng tâm

năm 2018, Hà Nội.

57. Nguyễn Văn Sửu (2014), Công nghiệp hóa - Đô thị hóa và biến đổi sinh kế ở

ven đô Hà Nội, NXB Tri thức, Hà Nội.

58. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 27/2007/QĐ-TTg ngày 15/12/2007

của thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển thương mại trong

nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

59. Đỗ Văn Tính (2017), Phát triển hệ thống bán lẻ trên địa bàn TP Đà Nẵng giai

đoạn 2011-2020, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội,

Hà Nội.

60. Tổ chức Colliers International (2017), Báo cáo nghiên cứu thị trường Hà Nội

2017, Hà Nội.

160

61. Tổng cục thống kê Việt Nam (2000-2016), Niên giám thống kê qua các năm

2000-2016, NXB Thống kê, Hà Nội.

62. Tổng cục thống kê, Vụ thương mại giá cả (2000), Kết quả điều tra mạng lưới và

lưu lượng hàng hóa qua chợ năm 1999 (Quyết định số 690/QĐ- TCTK ngỳ

10/9/1999 của Tổng cục Trưởng TCTK), NXB Thống kê, Hà Nội.

63. Tôn Nữ Quỳnh Trân, Trương Hoàng Trương (2010), Hà Nội Đô thị hóa trong bối

cảnh đô thị hóa chung của cả nước, Hội thảo Quốc tế “Phát triển bền vững thủ

Đô Hà Nội văn hiến anh hùng vì hòa bình”, Trung tâm nghiên cứu đô thị và

phát triển kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

64. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu

SPSS, NXB Hồng Đức.

65. Phạm Hồng Tú (2006), Những chính sách và giải pháp chủ yếu nhằm hình thành

và phát triển chợ đầu mối nông sản tại các vùng sản xuất nông nghiệp trọng

điểm ở nước ta, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, mã số: 2004-78-021, Bộ

Thương mại, Viện nghiên cứu Thương mại, Hà Nội.

66. Ngô Anh Tuấn (2015), Giải pháp phát triển chợ truyền thống tại thành phố Đà

Nẵng, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, trường Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.

67. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2010-2017), Báo cáo tình hình kinh tế xã

hội qua các năm 2010- 2017, Hà Nội.

68. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2012), Quyết định số 12/2012/QĐ-UBND

ngày 30 tháng 5 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội Quy định

về phát triển và quản lý chợ, Hà Nội.

69. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2017), Báo cáo số 322/BC-UBNDTPHN

ngày 21/11/2017 về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm

2017 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2018, Hà Nội.

70. Văn phòng Chính phủ (2014), “Phát triển và quản lý chợ”, Công báo, (177

+178), Hà Nội.

71. Viện Ngôn ngữ học (1988), Từ điển tiếng Việt, NXB Hồng Đức, Hà Nội.

72. Ngô Doãn Vịnh (2005), Bàn về phát triển kinh tế - Nghiên cứu con đường dẫn

đến giàu sang, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

161

73. Ngô Doãn Vịnh, Ngô thúy Quỳnh (2015), “Suy ngẫm về chiến lược đô thị hóa ở

Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, (3).

74. Quách thị Xuân (2014), “Chợ và các vấn đề liên quan”, Tạp chí nghiên cứu khoa

học phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng, (10).

Tài liệu nước ngoài:

75. “Access to Japan’s import market: The Japanese market for fresh vegetables”

(1995), Tradescope, (8), pp.7-18.

76. “Cash and carry retailer takes on wholesalers in Malaysia” (1995), Asia Fruit,

June-July, pp.46-47.

77. AgExport (1996), Japan: Food market overview, Washington, DC: U.S.

Department of Agriculture.

78. Arellano, Rolando (1994), “Informal-underground retailers in less-developed

countries”, Journal of Macromarketing, (14), pp.26-35.

79. Arnold, Stephen J., Tae H. Oum, and Douglas J. Tigert (1983), “Determinant

attributes in retail patronage: Seasonal, temporal, regional, and interna- tional

comparisons”, Journal of Marketing Research, (20), tr.149-57.

80. Lu Aye, E.R. Widjaya (2005), Environmental and economic analyses of waste

disposal options for traditional markets in Indonesia, International

Technologies Centre (IDTC), Department of Civil and Environmental

Engineering, The University of Melbourne, Vic. 3010, Australia.

81. Brooks, Richard (1995), “Recent changes in the retailing of fresh produce:

Strategic implications for fresh produce suppliers”, Journal of Business

Research, (32), tr.149-61.

82. Goldstein Carl (1990), “Regional supermarket groups invade Taiwan: Counter

offensive”, Far Eastern Economic Review, (14), pp.41-42.

83. Carlos, P., Garcia, M., de Felipe, I., Briz, J. and Morais, F. (2005), Analysis of

consumer perceptions on quality and food safety in the Spanish beef market: A

future application in new product development, XIth Congress of the EAAE.

Copenhagen, Denmark 24-27 August.

162

84. N. Chamhuri, P.J. Batt (2010), Factors influencing consumers’ choice of retail

stores for fresh meat in Malaysia, Curtin University of Technology, Perth,

Western Australia.

85. Cheeseman, N. and Wilkinson, M. (1995), Food retailing in Taiwan: Developments,

future directions and opportunities. Agribusiness Marketing Series, QI 95029,

Queensland, Australia: Queensland Department of Primary Industries.

86. Chen, K., Shepherd, A.W., da Silva, C. (2005), “Changes in food retailing in

Asia, FAO Agricultural Management, Marketing and Finance”, Occasional

Paper (8), Rome.

87. Cowan, C., Mannion, M., Langan, J. and Keane, J. (1999), Consumer

perceptions of meat quality, Final report project Armis, no. 4360.

88. Diener.E, RatZ.DR9 (eds) (2000), Advances in quality of life theory and

research, London: Kluwer Academic Publish.

89. Sullivan DM, Shaw SC (2011), “Retail gentrifi-cation and race: The case of

Alberta Street in Portland, Oregon”, Urban Affairs Review, 47(3), pp.413-432.

90. Dublin, Teagasc. Dabholkar, P.A., Thorpe, D.I., and Rentz, J.O. (1996), “A

measure of service quality for retail stores: scale development and validation”,

Journal of the Academy of Marketing Science, 24(1), pp.3-16.

91. Efron, B., Tibshirani, R. J. (1993), An introduction to the bootstrap, London,

UK: Chapman and Hall.

92. Ellaway, A., MacIntyre, S. and Kearns, A. (2001), “Perceptions of place and

health in socially contrasting neighborhoods”, Urban Studies, vol 38(12),

pp.2299-318.

93. Esselink et al (2004), Markt in zicht! Results of national market research in the

Netherlands 2004, I&O research for CVAH.

94. Euromonitor International (1997), “International marketing data and statis- tics.

21st ed. London: Euromonitor International.Expansion in retailing favors fresh

produce distribution 1996”, Asia Fruit, March-April.

95. Farhangmehr, M., Marques, S. and Silva, J. (2000), “Consumer and retailer

perceptions of hypermarkets and traditional retail stores in Protugal”, Journal

of Retailing and Consumer Services, (7), pp.197-206.

163

96. Feeney, A., Vongpatanasin, T., Soonsatham, A (1996), “Retailing in Thailand”,

International Journal of Retail and Distribution Management, 24 (8), pp.38-44.

97. Figuie´, M., Moustier, P (2009), “Market appeal in an emerging economy:

Supermarkets and poor consumers in Vietnam”, Food Policy, 34(2), pp.210-217.

98. Findlay, Allan M., R. Paddison, J. Dawson, eds (1990), Retailing environ- ments

in developing countries, London: Routledge.

99. Food and Agriculture Organization (FAO) (1973), “Development of food mar-

keting systems for large urban areas: Asia and Far East. Rome: FAO Press,

Development of food marketing systems for large urban areas: Latin

America”, Rome: FAO Press.

100. Fung, Victor, Kam Hon Lee, Kim Chan, Anne Marie Francesco (1983), “The

applicability of Western techniques to local culture and business practice: The

case of supermarkets in Hong Kong”, The Hong Kong Man- ager, October,

pp.15-19.

101. Galbraith, John K., Richard H. Holton (1965), Marketing efficiency in Puerto

Rico, Cambridge, Harvard University Press.

102. Geertman (2010), The Globalization of Urban Forms in Hanoi, Report of 1

year research for the University of Neuchatel Switzerland, Part of

comparative research, The Globalization of Urban Forms in Hanoi,

Ouagadougou and Palermo.

103. Geuens, M., Brengman, M. and Jegers, R. (2003), “Food retailing, now and in

the future. A consumer perspective”, Journal of Retailing and Consumer

Services, (10), pp.241-51.

104. Girard, Paulette, Michel Cassagnes (2001), Khu Pho Co’ in Hanoï; Le cycle

des metamorphoses. Formes architecturales et urbaines, Edited by Pierre

Clément and Nathalie Lancret, Paris: Les Cahiers de l’Ipraus, pp.279-284.

105. Goldman, A. (2000), “Supermarkets in China: The case of Shanghai”,

International Review of Retail, Distribution and Consumer Research, 10(1),

pp.1-21.

164

106. Goldman, A. and Hino, H. (2004), “Supermarkets vs. traditional retail stores:

diagnosing the barriers to supermarkets’ market share growth in an ethnic

minority community”, Journal of Retailing and Consumer Services, (12),

pp.273-284.

107. Goldman, A., Krider, R., Ramaswami, S (1999), “The persistent competitive

advantage of traditional food retailers in Asia: Wet markets0 continued

dominance in Hong Kong”, Journal of Macromar- keting, (19), pp.126-139.

108. Goldman, A., Ramaswami, S., Krider, R. E (2002), “Barriers to the

advancement of modern food retail formats: Theory and measurement”,

Journal of Retailing, 78(4), pp.281-295.

109. Goldman, A., Vanhonacker, W (2006), “The food retail system in China”,

Paper presented at the global retail conference, UK: University of Surrey,

pp.17-18.

110. Goldman, Arieh (1974), “Outreach of consumers and the modernization of

food retailing in developing countries”, Journal of Marketing, (28), pp.8-16.

111. Goldman, Arieh (1981), “Transfer of a retailing technology into the less

developed countries: The supermarket case”, Journal of, (57), pp.5-29.

112. Goldman, Arieh (1991), “Japan’s distribution system: Institutional structure,

internal political economy, and modernization”, Journal of Retailing, (67),

pp.54-183.

113. Goldman, Arieh (1992), “Evaluating the performance of the Japanese

distribution sys-tem”, Journal of Retailing, (68), pp.11-39.

114. McGoldrick, P. (2002), Retail marketing, London, UK: McGraw Hill.

115. Matthew gorton, Johannes sauer, Pajaree supatpongkul (2011), “Wet Markets,

Supermarkets and the “Big Middle” for Food Retailing in Developing

Countries: Evidence from Thailand”, World Development, Vol. 39(9),

pp.1624-1637.

116. Gorton, M., Sauer, J., Supatpongkul, P., (2009), Investigating Thai Shopping

Behaviour: Wet-Markets, Supermarkets and the 'Big Middle", International

Assoc, Agricult, Econ, Conference, Beijing, China.

165

117. Government Printing Department (1995), Hong Kong annual digest of statis-

tics, Hong Kong.

118. Greaves, Jane, and Peter Baldwin (1994), Distribution in China, Hong Kong:

Economist Intelligence Unit.

119. Hawkes, C., (2008), “Dietary implications of supermarket development: A

global perspective”, Dev.Policy Rev, 26(6), pp.657-692.

120. Heung-Ryel, Kim (2015), Culture and Tourism are traditionally local Market

strategy in Korea, roceedings of the First European Academic Research

Workshop on Global Business, Economics, Finance and Social Sciences

(EAR15 Italy Conference) ISBN: 978-1-63415-028-6.

121. Hikaru Kinoshita (2001), The street Market as an Urban Facility in Hong

Kong, Pu Miao 9ed), Public Places in Asia Pacific cities, Kluwer academic

Publishers.

122. Hingley, M. K (2005), “Power imbalance in UK agri-food supply channels:

Learning to live with the supermarkets”, Journal of Marketing Management,

21(1), pp.63-88.

123. Ho, S. C (2005), “Evolution versus tradition in marketing systems: The Hong

Kong food-retailing experience”, Journal of Public Policy and Marketing,

24(1), pp.90-99.

124. Hsu, JL and Chang, WH (2002), “Market segmentation of fresh meat shoppers

in Taiwan”, International Review of Retail, Distribution and Consumer

Research, 12(4), pp.423-436.

125. Huang, J., Zhi, H., Huang, Z., Jia, X., Rozelle, S. (2009), Smallholder

incomes, vegetable marketing and food safety: Evidence from China, Paper

presented at the international association of agricultural economists

conference, Beijing, China, August, pp.16-22.

126. Idris, I. (2002), “Bigger share for hypermarkets”, The Star, (23).

127. Ishida, A., Law SH. And Aita, Y. (2003), “Changes in food consumption

expenditure in Malaysia”, Agribusiness, 19 (1), pp.61-76.

166

128. Kaufman, C.F. (1996), “A new look at one-stop shopping: a TIMES model

approach to matching store hours and a shopper schedules”, Journal of

Consumer Marketing, 13(1), pp.452.

129. Kennedy, O.B., Stewart-Knox, B.J., Mitchell, P.C., Thurnham, D.I. (2004),

“Consumer perceptions of poultry meat: a qualitative analysis”, Nutrition and

Food Science, 34(3), pp.122-129.

130. Klemz, B. and Boshoff, C. (2001), “Environmental and emotional influences

on willingness-tobuy in small and large retailers”, European Journal of

Marketing, 33(1/2), pp.70-91.

131. Sze-ki L (2006), “An ethnographic comparison of wet markets and

supermarkets in Hong Kong”, The Hong Kong Anthropologist, (2), pp.1-51.

132. McLaughlin, EdwardW (1995), “Buying and selling practices in the fresh fruit

and vegetable industry in the USA: Anewresearch agenda”, International

Review of Retail, Distribution, and Consumer Research, (5), pp.37-62.

133. Michael Levy, Dhruv Grewal, Robert A.Peterson, Bob Connolly (2015), “The

concept of the “ Big Middle””, Journal of Retailing, (81), pp.83-88.

134. Levy, M., Grewal, D., Peterson, R. A., Connolly, B. (2005), “The concept of

the Big Middle”, Journal of Retailing, 81(2), pp.83-88.

135. Lindquist, J. D. (1974), “Meaning of image: A survey of empirical and

hypothetical evidence”, Journal of Retailing, 50(4), pp.29-38.

136. Maddala, G. S. (1994), Limited-dependent and qualitative variables in

econometrics, New York, NY: Cambridge University Press.

137. Masayoshi Maruyama, Le Viet Trung (2007), “Traditional Bazaar or

Supermarkets: A Probit Analysis of Affuent Consumer Perceptions in Hanoi”,

Graduate School of Business Administration, Kobe University, Japan, Int.

Rev. of Retail, Distribution and Consumer Research, Vol 17(3), pp.233-252.

138. Mceachern, M.G. and Schroder, M.J.A. (2002), “The role of livestock

production ethics in consumer values towards meat”, Journal of Agricultural

and Environmental Ethics, (15), pp.221-237.

167

139. Christopher Mele, Megan Ng, May Bo Chim (2015), Urban markets as a

“corrective” to advanced urbanism: The Social Space of wet markets in

contemporary Singapore.

140. Mergenthaler, M., Weinberger, K., & Qaim, M. (2009), “The food system

transformation in developing countries: A disaggregate demand analysis for

fruits and vegetables in Vietnam”, Food Policy, 34(5), pp.426436.

141. Bart Minten, Thomas Reardon (2008), “Food Prices, Quality and Quality's

Pricing in Supermarkets Versus Traditional Markets in Developing

Countries”, Economic assessment of Agriculture, 30(3), pp.480-490.

142. Minten, B. (2008), “The food retail revolution in poor countries: Is it coming or is

it over?”, Economic Development and Cultural Change, 56(4), pp.767-789.

143. Minten, B., Randrianarison, L., Swinnen, J. F. M. (2009), “Global retail chains

and poor farmers: Evidence from Madagascar”, World Devel- opment, 37(11),

pp.1728-1741.

144. Muriel Figuié, Paule Moustier (2009) “Market appeal in an emerging

economy: Supermarkets and poor consumers in Vietnam. Article in Food

Policy 34(2):210-217. April 2009, CIRAD, UMR MOISA, TA C-99/15, 73

rue J.F. Breton, F-34398 Montpellier, Cedex.

145. Munoz, A.M. (1998), “Consumer perceptions of meat. Understanding these

results through descriptive analysis”, Meat Science, 49(1), pp.287-295.

146. National Statistical Once of Thailand (2008), Household socio-economic

survey, Bangkok: National Statistical Once of Thailand.

147. Reardon T, Henson S, Gulati A (2010) Links between supermarkets

and food prices, diet diversity and food safety in developing countries.

Trade, Food, Diet and Health: Perspectives and Policy Options, eds

Hawkes C, Blouin C, Henson S, Drager N, Dubé L (Wiley-Blackwell,

Hoboken, NJ), pp 111–130.

148. S. Plattner (1984), Urban market channels under conditions of development:

The case of India and the Philippines. In Markets and mar-keting, University

Press of America.

149. Pia Polsa, Xiucheng Fan (2011), “Globalization of Local Retailing: Threat or

Opportunity?: The Case of Food Retailing in Guilin, China”, Journal of

Macromarketing, (31), pp.291-311.

168

150. Shepherd RJ (2008), When Culture Goes to Market: Space, Place, and

Identity in an Urban Market Place, Peter Lang Publishing, New York.

151. Watson S (2006), City Publics: The (Dis)enchant- ments of Urban

Encounters, London:Routledge.

152. Watson S (2009), “The magic of the marketplace: Sociality in a neglected

public space”, Urban Studies, 46(8), pp.1577 -1591.

153. Watson S, Studdert D (2006), “Markets as Sites for Social Interaction: Spaces

of Diversity”, Bristol: Joseph Rowntree Foundation/Policy Press.

154. Schipmann, C & Qaim, M (2011), “Modern Food Retailers and Traditional

Markets in Developing Countries: Comparing Quality, Prices, and

Competition Strategies in Thailand”, Applied Economic Perspectives and

Policy, vol. 33(3), Fal, pp.345-362.

155. Schipmann, C & Qaim, M (2011), “Supply chain differentiation, contract

agriculture, and farmers’ marketing preferences: The case of sweet pepper in

Thailand”, Food Policy, vol. 36(5), pp.667-677.

156. Schroeter, C, Anders, S & Carlson, A (2013), “The Economics of Health and

Vitamin Consumption”, Applied Economic Perspectives and Policy, vol.

35(1), Mar, pp.125- 149.

157. Seiders, K, Simonides, C & Tigert, DJ (2000), “The impact of supercenters on

traditional food retailers in four markets”, International Journal of Retail &

Distribution Management, vol. 28(4/5), pp.181-193.

158. J. W. Sheth (1987), Marketing and development. In Research in marketing,

Greenwich, CT: JAI.

159. Shiu, EC & Dawson, JA (2001), “Demographic segmentation of shoppers at

traditional markets and supermarkets in Taiwan”, Journal of Segmentation in

Marketing, vol.4(2), pp.69-85.

160. Shohaimi, S, Welch, A, Bingham, S, Luben, R, Day, N, Wareham, N & Khaw,

KT (2004), “Residential area deprivation predicts fruit and vegetable

consumption independently of individual educational level and occupational

social class: a cross sectional population study in the Norfolk cohort of the

European Prospective Investigation into Cancer (EPIC- Norfolk)”, Journal of

Epidemiology and Community Health, vol. 58(8), pp.686- 691.

169

161. Sinha, PK & Banerjee, A (2004), “Store choice behaviour in an evolving

market”, International Journal of Retail and Distribution Management,

vol.32(10), pp.482-494.

162. Sirgy, MJ, Grewal, D & Mangleburg, T (2000), “Retail environment, self-

congruity, and retail patronage: An integrative model and a research agenda”,

Journal of Business Research, vol.49(2), pp.127-138.

163. Smith, PK, Bogin, B & Bishai, D (2005), “Are time preference and body mass

index associated? Evidence from the National Longitudinal Survey of Youth”,

Econ Hum Biol, vol.3(2), pp.259-270.

164. Staus, A (2009), “Determinants of Store Type Choice in the Food Market for

Fruits and Vegetables”, International Journal of Arts and Sciences, vol.3(2),

pp.138-174.

165. Stock, JH & Watson, MW (2012), Introduction to Econometrics: Global

Edition, Pearson Education.

166. Stringer, R, Sang, N & Croppenstedt, A (2009), “Producers, Processors, and

Procurement Decisions: The Case of Vegetable Supply Chains in China”,

World Development, vol.37(11), pp.1773-1780.

167. Sumarto, S & Bazzi, S (2011), Social Protection in Indonesia: Past

Experiences and Lessons for the Future.

168. Daniel Suryadarma,Adri Poesoro,Sri Budiyati, Akhmadi: Meuthia Rosfa

(2007), Impact of Supermarkets on Traditional Markets and Retailers in

Indonesia's Urban Centers, The SMERU Research Institute August 2007.

169. Suryadarma, D, Poesoro, A, Budiyati, AS, Rosfadhila, M & Suryahadi, A

(2010), “Traditional food traders in developing countries and competition from

supermarkets: Evidence from Indonesia”, Food Policy, vol.35(1), pp.79-86.

170. Terano, R, binti Yahya, R, Mohamed, Z & bin Saimin, S (2015), “Factor

Influencing Consumer Choice between Modern and Traditional Retailers in

Malaysia”, International Journal of Social Science and Humanity, vol.5(6),

pp.509.

170

171. Tessier, S, Traissac, P, Maire, B, Bricas, N, Eymard-Duvernay, S, El Ati, J,

Delpeuch, F (2008), “Regular users of supermarkets in Greater Tunis have a

slightly improved diet quality”, The Journal of nutrition, vol.138(4), pp.768-774.

172. Theodoridis, PK & Chatzipanagiotou, KC (2009), “Store image attributes and

customer satisfaction across different customer profiles within the supermarket

sector in Greece”, European Journal of Marketing, vol.43(5-6), pp.708-734.

173. Thompson, JL, Bentley, G, Davis, M, Coulson, J, Stathi, A, Fox, KR (2011),

“Food shopping habits, physical activity and health-related indicators among

adults aged≥ 70 years”, Public Health Nutrition, vol.14(9), pp.1640-1649.

174. Timmer, CP (2014), “Food security in Asia and the Pacific: the rapidly changing

role of rice”, Asia & The Pacific Policy Studies, vol.1(1), pp.73-90.

175. Charles Trappey, Meng Kuan Lai (1997), “Differences in Factors Attracting

Consumers to Taiwan's Supermarkets and Traditional Wet Markets”, Journal

of Family and Economic Issues, Vol. 18(2).

176. Trappey, C. and Lai, M.K. (1997), “Differences in factors attracting

consumers to Taiwan’s supermarkets and traditional wet markets”, The

Journal of Family and Economics Issues, 18(2), pp.211-224.

177. Turrell, G & Kavanagh, AM (2006), “Socio-economic pathways to diet:

modelling the association between socio-economic position and food

purchasing behaviour”, Public Health Nutrition, vol.9(3), pp.375-383.

178. ursula Bougoure, Bernard Lee (2009), “Service quality in Hong Kong: wet

markets vs supermarkets”, British Food Journal, Vol.111(1), pp.70-79.

179. Verbeke, W. and Viane, J. (1999), “Beliefs, attitude and behaviour towards

fresh meat consumption in Belgium: empiricial evidence from a consumer

study”, Food Quality and Preference, (10), pp.437-445.

180. Volpe, R, Okrent, A & Leibtag, E (2013), “The Effect of Supercenter-format

Stores on the Healthfulness of Consumers’ Grocery Purchases”, American

Journal of Agricultural Economics.

181. Warriss, P.D. (2000), Meat science, an introductory text, CABI publishing,

Wallingford, Oxon.

171

182. Weatherspoon, DD & Reardon, T (2003), “The rise of supermarkets in Africa:

implications for agrifood systems and the rural poor”, Development Policy

Review, vol.21(3), pp.333-355.

183. Webber, CB, Sobal, J & Dollahite, JS (2010), “Shopping for fruits and

vegetables. Food and retail qualities of importance to low-income households

at the grocery store”, Appetite, vol.54(2), pp.297-303.

184. Wong, L.C.Y. (2007), “Development of Malaysia’s agricultural sector:

Agriculture as an engine of growth?”, ISEAS Conference on the Malaysian

Economy: Development and Challenges, Singapore, 25-26 January.

185. Kevin Wongleedee (2015), Marketing Mix and Purchasing Behavior for

Community Products at Traditional Markets, Suan Sunandha Rajabhat

University, Bangkok Thailand.

186. Wooldridge, JM (2002), Econometric Analysis Cross Section Panel, MIT press.

187. World Bank (2007), Horticultural producer and supermarket development in

Indonesia, Jakarta, Jakarta.

188. Wrigley, N, Warm, D & Margetts, B (2003), “Deprivation, diet, and food-

retail access: findings from the Leedsfood deserts' study”, Environment and

Planning A, vol.35(1), pp.151-188.

189. Yaakob, C.M. and Jinap, S. (2005), Halal food issues in Malaysia,

International Conference on Doing Business in Islamic Asia, June 21-23,

2005, Kuala Lumpur: Universiti Kebangsaan Malaysia and College of

Business Administration, University of Hawaii at Manoa.

190. Yalch, R., Spangenberg, E. (1990), “Effects of store music on shopping

behavior”, Journal of Consumer Marketing, (4), pp.55-63.

191. Ms.yeoh Chee.Yan (2011), Wet Markets, Community Heritage series II.

192. Zhang, Qian Forrest, Pan Zi (2013), “The transformation of Urban vegetable

Retail in China: Wet Markets, supermarkets and informal markets in

Shanghai”, Rearch collection shool of social sciences, 43(3), pp.497-518.

193. Zinkhan, G.M., de Fontenelle, S. and Balazs, A.L. (1999), “The structure of

Sao Paulo street markets: Evolving patterns of retail institutions”, The Journal

of Consumer Affairs, 33(1), pp.3-26.

172

INTERNET

194. http://www.26mhz.us/queen-victoria-market-oldest-market-australia.html.

195. Tan A (2013), Wet markets, National Heritage Board, Available at:

http://www.nhb.gov.sg/ NHBPortal/content/conn/ucmnhb/path/Con-tribution

Folders/NHBPortal/Contents/Edu-

cation/EBooks/NHB_eBook_Wet_Markets. pdf (accessed 9 January 2014).

196. http://baocongthuong.com.vn/cho-dau-moi-o-ha-noi-hoan-thien-chinh-sach-

thu-hut-dau-tu.html

197. https://baotintuc.vn/xa-hoi/nhin-lai-quy-hoach-cho-tai-ha-noi-

20120510092116562.htm

198. http://www.coldwellbankervn.com/vi/irarticle.php?catid=149&n=152>.

199. Dự án Coxinel: Kênh phân phối ngắn các nông sản và thực phẩm, http://psdr-

coxinel.fr/spip/php.

200. http://dulichhanquoc.cc/dia-diem-vui-choi/nhung-khu-cho-truyen-thong-bau-

vat-trong-long-seoul.html.

201. http://dulichkythu.com/khu-cho-truyen-thong-o-singapore/.

202. Euromonitor International (2010), Consumer lifestyles - Thailand,

http://www.portal.euromonitor.com/portal/default.aspx.

203. http://www.fnscmf.com/AccueilSite.aspx.

204. http://www.hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Kinh-te/894376/parkson-dong-cua-

hang-loat-thi-truong-ban-le-viet-nam-co-beo-bo-nhu-nhieu-nguoi-nghi

205. Trần Hoàng (2017), Thất bại mô hình chợ truyền thống kết hợp trung tâm

thương mại, https://www.tienphong.vn/dia-oc/that-bai-mo-hinh-cho-truyen-

thong-ket-hop-trung-tam-thuong-mai-1165082.tpo, truy cập ngày....

206. Trần Kháng (2014), Chọn niêu cơm của người nghèo hay bộ mặt đẹp của đô

thị, http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Chon-nieu-com-cua-nguoi-ngheo-hay-bo-

mat -dep-cua-do-thi-post141863.gd, truy cập ngày.....

207. https://kienviet.net/2014/11/07/vai-tro-cua-cho-truyen-thong-trong-do-thi/.

208. Lewis, M (2000), Focus Group Interviews in Qualitative Research: A Review

of the Literature. Action Research e-Reports, http://www2.fbs.usyd.edu.au/

arow/arer/002htm#Origins (accessed August 30, 2008).

209. http://www.localharvest.org.

173

210. Nguyễn Hữu Lý (2014), Vai trò của chợ truyền thống trong sự nghiệp phát

triển kinh tế - xã hội. http://sct.haiduong.gov.vn/News/content//viewer.html?/

7674 &z.191.

211. http://www.marchedefrance.org.

212. Muharam, S. (2001), Wet and traditional market profile in Jakarta,

http://www.smfranchise.com/news/wetjkt.htm (accessed November 3, 2008).

213. Phát triển chợ truyền thống để giải tỏa chợ cóc (2014), http://doanhnghiepvn/

doi-song/phat-trien-cho-truyen-thong-de-giai-toa-cho-coc.html.

214. Lâm Phong (2017), Vì sao người tiêu dùng vẫn chọn chợ truyền thống,

https://laodong.vn/thi-truong/vi-sao-nguoi-tieu-dung-van-chon-cho-truyen-

thong-678265.bld, truy cập ngày....

215. http://tapchicongthuong.vn/dinh-huong-phat-trien-cho-truyen-thong-o-ha-noi-

19126p12c152.htm

216. Drew Taylor (2007), Siêu thị và văn hóa truyền thống, http://diaoc.tuoitre.vn/

Index.aspx?ArticleID=231328&ChannelID=449, [truy cập ngày 18/12/2016].

217. Thực trạng và xu hướng xây dựng lại chợ truyền thống trong các đô thị hiện

nay (2016), http://Tapchicongthuong.vn/1924p12c152.htm, truy cập ngày.....

218. Chu Tuấn (2017), Siêu thị không dễ thay thế chợ truyền thống,

https://baomoi.com/sieu-thi-khong-de-thay-the-cho-truyen-thong/c/

21429189.epi, truy cập ngày.....

219. https://tuoitre.vn/ha-noi-vao-top-3-thi-truong-ban-le-soi-dong-chau-a-

1228828.htm.

220. https://tuoitre.vn/sieu-thi-va-van-hoa-cho-truyen-thong-231328.htm.

221. https://vietnamtourist.org.vn/kham-pha-cho-chatuchak-market-o-bangkok-

thai-lan.

222. http://vtv.vn/kinh-te/cho-truyen-thong-thai-lan-chuyen-sang-thanh-toan-dien-

tu-20171124012013862.htm.

223. Hòa Vinh (2013), Việt Nam, “ngôi sao” mới ngành hàng tiêu dùng?,

http://vneconomy.vn/20130730102544430P0C19/viet-nam-ngoi-sao-

moi- nganh-hang-tieu-dung.htm, [Ngày truy cập 30/08/2017].

174

PHỤ LỤC

175

Phụ lục 1A

PHIẾU KHẢO SÁT NGƯỜI TIÊU DÙNG

PHIẾU KHẢO SÁT

(Người tiêu dùng)

Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hóa - Nghiên cứu trường hợp ở Hà Nội

Số phiếu:.....

Xin chào Quý vị!

Tôi là giảng viên trường Đại học công nghiệp Hà Nội, tôi đang nghiên cứu

đề tài “Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hóa ở Hà Nội”.

Bảng câu hỏi này nhằm mục đích tìm hiểu về sự cần thiết của chợ truyền

thống, và một số yếu tố ảnh hưởng đến chợ truyền thống trong quá trình đô thị hóa

ở Hà Nội. Những câu trả lời của Quý vị sẽ chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên

cứu khoa học. Các thông tin cá nhân của Quý vị sẽ được giữ bí mật.

I. Thông tin cá nhân

Xin Quý vị hãy cho biết thông tin về cá nhân Quý vị. Thông tin này sẽ

chỉ được sử dụng cho mục đích phân tích số liệu và sẽ được đảm bảo bí mật.

1. Địa chỉ: ....................................................................................................................

2. Điện thoại: ..............................................................................................................

1. Giới tính: 1 Nam 2 Nữ

2. Tuổi của Quý vị:

1 dưới 18 4 từ 40-60

2 từ 18-25 5 trên 60

3 từ 25-40

3. Nghề nghiệp của Quý vị:

1 Cán bộ QL/chủ KD 2 Cán bộ chuyên môn

3 Trực tiếp SX 4 Marketing/bán hàng/dịch vụ

5 Nhân viên văn phòng 6 Học sinh

7 Sinh viên 8 Khác (xin nêu rõ):………………….

4. Trình độ học vấn:

1 Dưới PTTH 2 Tốt nghiệp PTTH

3 Tốt nghiệp cao đẳng/đại học 4 Sau đại học

5. Thu nhập bình quân hàng tháng của Anh/ Chị (từ tất cả các nguồn):

1 Dưới 5 triệu đồng 2 Từ 5 đến dưới 10 triệu đồng

3 Từ 10 đến dưới 15 triệu đồng 4 Từ 15 đến 20 triệu đồng

5 Trên 20 triệu đồng

176

6. Xin cho biết những nơi mà quý vị thường đi mua sắm

1 Chợ truyền thống gần nhà 2 siêu thị

3 Trung tâm thương mại 4 Cửa hàng tiện ích

5 chợ cóc, chợ vỉa hè

7.Thời gian thường hay đi chợ

1 từ 6-8 giờ 2 Từ 8-10 giờ

3 Từ 10 đến 12 giờ 4 Từ 16 đến 18 giờ

5 Từ 18 đến 22 giờ

8. Khảng cách từ nhà đến chợ quý vị thường đi bao nhiêu km?

1 0.3 2 0.5

3 0.7 4 1km

5 1.5km 6 2.0km

7 2km 8 2.5 km

9 3 km 10 khác ( km)

9. Thời gian từ nhà đến chợ quý vị Thường đi bao nhiêu phút

1 5 phút 2 6 phút

3 7 phút 4 8 phút

5 10 phút 6 12 phút

10. Thời gian quý vị dành cho mỗi lần đi chợ

1 dưới 30 phút 2 từ 30-60 phút

3 60-120 phút 4 trên 120 phút

5 khác.............................(phút)

11. Mức độ thường xuyên đi chợ (tuần)

1 Trên 7 lần một tuần 2 Từ 4 đến 7 lần

3 Từ 2 đến 4 lần 4 Dưới 2 lần một tuần

12. Xin quý vị cho biết số lần đi chợ/ tuần.............................................

13. Khoảng cách từ nhà đến siêu thị quý vị thường đi (km)

1 dưới 1km 2 1.5 km

3 2km 4 2.5km

5 3km 6 4km

7 5km 8 6km

9 khác…….

14. Lý do quý vị lựa chọn chợ truyền thống

1 quan hệ với người bán 2 Tiện giao thông

3 Giá cả hấp dẫn và được mặc cả 4 Thói quen

5 tiết kiệm thời gian và chi phí hơn so với siêu thị 6 cả 5 ý lý do trên

7 khác

177

15. Số tiền thường chi trả cho mỗi lần đi chợ (ngàn đồng)

1 Dưới 100 2 từ 100 đến 150 ngàn

2 từ 200 đến 500 ngàn 4 500- 1 triệu

5 1 - 1.5 triệu 6 1.5- 2 triệu

7 trên 2 triệu 8 khác ……

Câu 16. Theo quý vị chợ truyền thống có thuận tiện cho việc mua bán hay không?

Quý vị hãy thể hiện quan điểm của mình bằng cách đánh dấu vào ô thích hợp.

Có .

Không

Nếu có thì quý vị thấy thuận tiện về

Rất

không

đồng

ý

Không

đồng ý

Bình

thường

Đồng

ý

Rất

đồng

ý

1. Thuận tiện về vị trí địa lý 1 2 3 4 5

2. Sự phong phú về hàng hóa 1 2 3 4 5

3. Thoải mái về thờ gian 1 2 3 4 5

4. Chất lượng hàng hóa ở chợ tươi ngon 1 2 3 4 5

5. Thời gian thanh toán nhanh và thuận tiện 1 2 3 4 5

6. Thân thiện của người bán hàng 1 2 3 4 5

7. Thói quen 1 2 3 4 5

8. Giá cả phù hợp 1 2 3 4 5

9. Mức độ thuận tiện gửi xe 1 2 3 4 5

10. Thoải mái vì mua theo nhu cầu 1 2 3 4 5

Câu 17 . Khi quý vị đi chợ truyền thống xin cho biết mức độ hứng thú, quan tâm

của quý vị đối với chợ? Quý vị hãy thể hiện quan điểm của mình bằng cách đánh

dấu vào ô thích hợp.

Rất

không

đồng

ý

Không

đồng ý

Bình

thường

Đồng

ý

Rất

đồng

ý

1. Chất lượng hàng hóa ở chợ truyền

thống tươi ngon 1 2 3 4 5

2. Được tư vấn nhiệt tình từ người bán 1 2 3 4 5

178

3.Thuận tiện giao thông 1 2 3 4 5

4. Tiết kiệm thời gian 1 2 3 4 5

5. Được mặc cả và tư vấn về sản phẩm 1 2 3 4 5

6. Mua với số lượng theo nhu cầu 1 2 3 4 5

7. Giá cả hợp lý 1 2 3 4 5

Câu 18. Mức độ tin tưởng của quý vị đối với hàng hóa và dịch vụ ở chợ truyền

thống? Quý vị hãy thể hiện quan điểm của mình bằng cách đánh dấu vào ô thích

hợp.

Rất

không

đồng

ý

Không

đồng ý

Bình

thường

Đồng

ý

Rất

đồng

ý

1. Sự an toàn vệ sinh thực phẩm 1 2 3 4 5

2. Giá cả hợp lý 1 2 3 4 5

3.Niềm tin đối với người bán 1 2 3 4 5

4. Nguồn gốc xuất xứ rõ ràng 1 2 3 4 5

5.Sự phong phú của hàng hóa 1 2 3 4 5

6. Thói quen mua sắm 1 2 3 4 5

Câu 19. Theo quan điểm của quý vị thì chợ truyền thống muốn tồn tại và phát triển

cần cải thiện những vấn đề gì? Quý vị hãy thể hiện quan điểm của mình bằng cách

đánh dấu vào ô thích hợp.

Rất

không

đồng ý

Không

đồng ý

Bình

thường

Đồng

ý

Rất

đồng

ý

1. Nâng cao Chất lượng hàng hóa 1 2 3 4 5

2. Đa dạng hàng hóa . 1 2 3 4 5

3. Thuận tiện gửi xe 1 2 3 4 5

4. Cải thiện Không gian chợ 1 2 3 4 5

5. Cơ sở hạ tầng 1 2 3 4 5

6. Vệ sinh môi trường 1 2 3 4 5

7. Chất lượng dịch vụ của chợ

8. Thái độ của người bán

9. Quản lý

179

Câu 20. Xin cho biết với sự bận rộn của cuộc sống hiện đại có ảnh hưởng như thế

nào đến việc đi chợ của quý vị? Quý vị hãy thể hiện quan điểm của mình bằng cách

đánh dấu vào ô thích hợp.

Rất

không

đồng

ý

Không

đồng ý

Bình

thường

Đồng

ý

Rất

đồng ý

1. Không ảnh hưởng và đi chợ hàng ngày 1 2 3 4 5

2. Tôi rất bận nhưng vẫn đi chợ truyền thống

hàng ngày vào sáng sớm 1 2 3 4 5

3. Tôi rất bận nên chỉ đi chợ được vào buổi

chiều 1 2 3 4 5

4. Tôi vẫn đi chợ vào buổi sáng sớm và chiều 1 2 3 4 5

5. Tôi chỉ đi chợ vào cuối tuần 1 2 3 4 5

Câu 21 . Dưới đây là một số nhận định về vai trò của chợ truyền thống trong quá

trình đô thị hóa , Quý vị hãy thể hiện quan điểm của mình bằng cách đánh dấu

vào ô thích hợp.

Rất

không

đồng

ý

Không

đồng ý

Bình

thường

Đồng

ý

Rất

đồng

ý

1. Chợ vừa là nơi cung ứng, vừa là nơi tiêu

thụ các mặt hàng trong sản xuất của một khu

vực cộng đồng dân cư

1 2 3 4 5

2. Chợ là nơi phản ánh sự phát triển kinh tế

của một cộng đồng dân cư 1 2 3 4 5

3. Chợ góp phần thúc đẩy sự phát triển các

ngành nghề sản xuất nhằm phát triển toàn diện

kinh tế vùng

1 2 3 4 5

4. Chợ là nơi đảm bảo an sinh xã hội cho một

lượng lớn người lao động đặc biệt là lao động

có thu nhập thấp và lao động tự do

1 2 3 4 5

5. Chợ là một mắt xích không thể thiếu trong

hệ thống( chuỗi) phân phối sản phẩm 1 2 3 4 5

6. Chợ có vai trò trong bảo tồn và phát triển

ngành tiểu thủ công nghiệp địa phương 1 2 3 4 5

180

7. Chợ là nơi phản ánh sinh hoạt văn hóa của

cộng đồng. 1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

Câu 22. Xin cho biết quý vị thường đi chợ truyền thống hay đi siêu thị.

Rất

không

đồng

ý

Không

đồng ý

Bình

thường

Đồng

ý

Rất

đồng

ý

1. Tôi đi chợ hàng ngày, thỉnh thoảng đi siêu

thị 1 2 3 4 5

2. Tôi rất bận nhưng vẫn đi chợ truyền thống

hàng ngày đi siêu thị vào cuối tuần 1 2 3 4 5

3. Tôi đi siêu thị hàng ngày và chỉ đi chợ cuối

tuần 1 2 3 4 5

4. Tôi vẫn thường xuyên đi cả chợ và siêu thị 1 2 3 4 5

Câu 23: Xin cho biết các mặt hàng quý vị thường mua tại chợ:

1 Thực phẩm tươi sống 2 Gia vị

3 Hàng tiêu dùng 4 Hoa quả

5 Nước giải khát 6 Đồ điện tử

7 Bánh mỳ 8 Đồ đông lạnh

9 Mỹ phẩm 10 khác ……

Câu 23 *: Xin cho biết các mặt hàng quý vị thường mua tại siêu thị:

1 Thực phẩm tươi sống 2 Gia vị

3 Hàng tiêu dùng 4 Hoa quả

5 Nước giải khát 6 Đồ điện tử

7 Đồ đông lạnh 8 Mỹ phẩm

9 Bánh mỳ 10 khác…..

Câu 24. Xin quý vị cho biết có cần thiết chuyển đổi chợ truyền thống thành trung

tâm thương mại trong trong quá trình đô thị hóa.

Rất

không

đồng ý

Không

đồng ý

Bình

thường

Đồng

ý

Rất

đồng

ý

1. Cần thiết chuyển đổi nhưng chưa phải giai

đoạn này 1 2 3 4 5

2. Cần thiết chuyển đổi ngay 1 2 3 4 5

181

3. Không cần thiết chuyển đổi thành TTTM mà

chỉ cần nâng cấp, tu sửa, cải tạo không gian

chợ, thay đổi quản lý

1 2 3 4 5

4. Không cần chuyển đổi 1 2 3 4 5

Câu 25. Theo quý vị mô hình chợ truyền thống có còn phù hợp với đặc điểm của xã

hội trong điều kiện đô thị hóa hiện nay hay không?

Rất

không

đồng

ý

Không

đồng ý

Bình

thường

Đồng

ý

Rất

đồng

ý

1. Đi Chợ truyền thống là thói quen của tôi 1 2 3 4 5

2. chợ TT rất phù hợp với điều kiện thu nhập

và thời gian của gia đình tôi 1 2 3 4 5

3. Chợ truyền thống vẫn luôn cần thiết với xã

hội Việt Nam không chỉ về kinh tế mà còn cả

du lịch và đời sống

1 2 3 4 5

4. Chợ truyền thống là nét văn hóa của người

Việt 1 2 3 4 5

3. Ý kiến của ông bà cho sự phát triển trong tương lai của chợ truyền thống

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

182

Phụ lục 1B

PHIẾU KHẢO SÁT TIỂU THƯƠNG

Bảng câu hỏi này nhằm mục đích tìm hiểu về sự cần thiết của chợ truyền

thống, và một số yếu tố ảnh hưởng đến chợ truyền thống trong quá trình đô thị hóa

ở Hà Nội. Những câu trả lời của Quý vị sẽ chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên

cứu khoa học. Các thông tin cá nhân của Quý vị sẽ được giữ bí mật.

I. Thông tin cá nhân

1. Địa chỉ:.............................................................................................................

Điện thoại:.............................................................................................................

Tên chợ: ..............................................................................................

1. Giới tính: 1 Nam 2 Nữ

2. Tuổi của Quý vị:

1 dưới 18 2 từ 18-25

3 từ 25-40 4 từ 40-60

5 trên 60

3. Trình độ học vấn:

1 cấp I 2 cấp II

3 Cấp III 4 Trung cấp

5 Cao đẳng 6 Đại học

7 Sau đại học

4. Thu nhập bình quân hàng tháng của quý vị (từ tất cả các nguồn):

1 Dưới 5 triệu đồng 2 Từ 5 đến dưới 10 triệu đồng

3 Từ 10 đến dưới 15 triệu đồng 4 Từ 15 đến 20 triệu đồng

5 Trên 20 triệu đồng

5. Xin cho biết những ngành hàng mà quý vị kinh doanh ở chợ truyền thống

1 thực phẩm tươi sống 2 hàng tiêu dùng

3 hàng ăn uống, giải khát 4 thực phẩm chế biến sẵn

5 may mặcgiày dépp 6 hàng tạp hóa

7 thủ công mỹ nghệ 8 kinh doanh khác

6. Xin cho biết thời gian quý vị kinh doanh ở chợ truyền thống

1 từ 0-5giờ 2 từ 5-10 giờ

3 từ 10-14 giờ 4 từ 14-16 giờ

5 từ 16- 20 giờ 6 từ 20- 24 giờ

7 tất cả các ngày trong tuần 8 chỉ ngày thứ 7 và chủ nhật

183

7. Xin cho biết đối tượng khách hàng thường đến mua ở chợ truyền thống

1 người nội trợ 2 công chức

3 học sinh - sv 4 kinh doanh

5 khách du lịch Việt Nam 6 khách du lịch nước ngoài

8. Xin cho biết diện tích quầy hàng quý vị kinh doanh ở chợ

1 từ 0-5m2 2 từ 5-10 m2

3 từ 10-15m2 4 từ 15-20 m2

5 từ 20- 30m2 6 từ 20- 40 m2

7 trên 40m2

9. Xin cho biết chi phí kinh doanh đóng ở chợ so với mặt bằng chung và so với

trước (với chợ chuyển thành chợ hiện đại)

1 Thấp 2 Trung bình so với địa điểm

3 Chấp nhận được 4 Hơi cao

5 Rất cao 6 Cần giảm phí xuống hơn nữa

10.Xin cho biết đánh giá của quý vị về cơ sở vật chất tại chợ truyền thống

1 Tốt 2 chấp nhận được

3 cần nâng cấp chỉnh sửa 4 không chấp nhận được

5 cần phá đi xây lại

11. Xin cho biết đánh giá diện tích kinh doanh ở chợ.

1 rộng rãi 2 bình thường

3 chấp nhận được 4 chật hẹp cần rộng hơn

12. Xin cho biết tình hình quản lý ở chợ truyền thống

1 tốt, rất phù hợp

2 chấp nhận được

3 quản lý yếu kém không hiệu quả

13. Xin cho biết tình hình vệ sinh môi trường tại chợ truyền thống

1 bình thường 2 sạch sẽ

3 chấp nhận được 4 không thể chấp nhận được

5 cần cải tạo ngay vấn đề môi trường

Câu 14. Theo quý vị chợ truyền thống có thuận tiện cho việc kinh doanh hay

không?, Quý vị hãy thể hiện quan điểm của mình bằng cách đánh dấu vào ô

thích hợp.

Không

Nếu có thì quý vị thấy thuận tiện về

184

Rất

không

đồng

ý

Không

đồng ý

Bình

thường

Đồng

ý

Rất

đồng

ý

1. Thuận tiện về vị trí địa lý 1 2 3 4 5

2. Sự phong phú về hàng hóa 1 2 3 4 5

3. Thoải mái về thời gian 1 2 3 4 5

4. Thông thoáng về không khí 1 2 3 4 5

5. Thời gian thanh toán nhanh và đơn giản 1 2 3 4 5

6. Thân thiện của người bán hàng 1 2 3 4 5

7 Thói quen mua sắm 1 2 3 4 5

8. Giá cả phù hợp 1 2 3 4 5

9. Mức độ thuận tiện gửi xe 1 2 3 4 5

10. Thoải mái vì mua theo nhu cầu 1 2 3 4 5

Câu 15 . Xin cho biết lý do khách hàng đến với chợ

Rất

không

đồng

ý

Không

đồng ý

Bình

thường

Đồng

ý

Rất

đồng

ý

1. Chất lượng hàng hóa ở chợ được đảm bảo 1 2 3 4 5

2. Được tư vấn nhiệt tình từ người bán 1 2 3 4 5

3.Thuận tiện giao thông 1 2 3 4 5

4. Tiết kiệm thời gian 1 2 3 4 5

5. Được mặc cả và tư vấn về sản phẩm 1 2 3 4 5

6. Mua với số lượng theo nhu cầu 1 2 3 4 5

7. Giá cả hợp lý, mua bán chính xác 1 2 3 4 5

8. Hàng hóa phong phú đa dạng 1 2 3 4 5

Câu 16. Theo quan điểm của quý vị để thu hút khách hàng mua sắm hàng hóa ở chợ

truyền thống thì cần có những cải tiến như thế nào? Quý vị hãy thể hiện quan điểm

của mình bằng cách đánh dấu vào ô thích hợp.

Rất

không

đồng

ý

Không

đồng ý

Bình

thường

Đồng

ý

Rất

đồng

ý

1. Niêm yết giá 1 2 3 4 5

2. Ghi rõ nguồn gốc sản phẩm 1 2 3 4 5

3. Miễn phí gửi xe 1 2 3 4 5

4. Cải thiện cơ sở hạ tầng 1 2 3 4 5

5. Vệ sinh môi trường sạch sẽ, thông thoáng hơn 1 2 3 4 5

185

6. Chất lượng dịch vụ hỗ trợ của tiểu thương 1 2 3 4 5

7. Thái độ của người bán 1 2 3 4 5

9. Quản lý 1 2 3 4 5

Câu 17 . Dưới đây là một số nhận định về vai trò của chợ truyền thống trong quá

trình đô thị hóa , Quý vị hãy thể hiện quan điểm của mình bằng cách đánh dấu

vào ô thích hợp.

Rất

không

đồng

ý

Không

đồng ý

Bình

thường

Đồng

ý

Rất

đồng

ý

1. Chợ vừa là nơi cung ứng, vừa là nơi tiêu thụ

các mặt hàng trong sản xuất của một khu vực

cộng đồng dân cư

1 2 3 4 5

2. Chợ là nơi phản ánh sự phát triển kinh tế của

một cộng đồng dân cư 1 2 3 4 5

3. Chợ góp phần thúc đẩy sự phát triển các ngành

nghề sản xuất nhằm phát triển toàn diện kinh tế

vùng

1 2 3 4 5

4. Chợ là nơi đảm bảo an sinh xã hội cho một

lượng lớn người lao động đặc biệt là lao động giản

đơn.

1 2 3 4 5

5. Chợ là một mắt xích không thể thiếu trong hệ

thống (chuỗi) phân phối sản phẩm 1 2 3 4 5

6. Chợ có vai trò trong bảo tồn và phát triển ngành

tiểu thủ công nghiệp địa phương 1 2 3 4 5

7. Chợ là nơi giao lưu văn hóa đồng thời tạo

nguồn lực cho sự phát triển ngành du lịch 1 2 3 4 5

Câu 18. Xin quý vị cho biết có cần thiết chuyển đổi chợ truyền thống thành trung

tâm thương mại trong trong quá trình đô thị hóa.

Rất

không

đồng

ý

Không

đồng ý

Bình

thường

Đồng

ý

Rất

đồng

ý

1. Cần thiết chuyển đổi nhưng chưa phải giai

đoạn này 1 2 3 4 5

2. Cần thiết chuyển đổi nhưng phải thay đổi cách

thức quản lý và thiết kế chợ 1 2 3 4 5

3. Không cần thiết chuyển đổi thành TTTM mà

chỉ cần nâng cấp, tu sửa, cải tạo không gian chợ 1 2 3 4 5

4. Cần chuyển đổi và chuyển đổi ngay 1 2 3 4 5

186

Câu 19. Theo ông (bà) mô hình chợ truyền thống có còn phù hợp với đặc điểm của

xã hội trong điều kiện đô thị hóa hiện nay hay không?

Rất

không

đồng

ý

Không

đồng ý

Bình

thường

Đồng

ý

Rất

đồng

ý

1. Đi Chợ truyền thống là thói quen rất cần với

tôi 1 2 3 4 5

2. Chợ TT rất phù hợp với điều kiện thu nhập

và thời gian của gia đình tôi 1 2 3 4 5

3. Chợ truyền thống vẫn luôn cần thiết với xã

hội Việt Nam không chỉ về kinh tế mà còn cả

du lịch và xã hội

1 2 3 4 5

4. Chợ truyền thống là nét văn hóa của người

Việt 1 2 3 4 5

4. Ý kiến của ông bà cho sự phát triển trong tương lai của chợ truyền thống

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

187

Phụ lục 2

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN CHỢ TRUYỀN THỐNG

MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

1. Kinh nghiệm phát triển chợ ở Châu Âu

Là một lục địa già với nền văn hoá cộng đồng giàu bản sắc, các nước châu Âu

duy trì chợ truyền thống như một phần không thể thiếu trong đời sống người dân và

là một điểm tham quan hấp dẫn cho du khách. Chợ thường là nơi bán hàng của các

nhà sản xuất hàng nông sản, các loại thực phẩm khác như bánh, kẹo, đồ tiểu thủ công

nghiệp, các gánh xiếc rong đến biểu diễn. Địa điểm họp chợ thường là trên quảng

trường hoặc các chợ được xây dựng và có mái che kiên cố. Có một số chợ chỉ họp

một đến hai ngày trong tuần và phần lớn chợ hoạt động liên tục 365 ngày trong năm.

Đặc biệt các loại chợ lớn lâu đời ở châu Âu là nét khác biệt cơ bản của châu

Âu so với Mỹ chợ truyền thống lâu đời có mặt ở tất cả các nước Châu Âu, được xây

dựng thành các toà nhà to đẹp và là trung tâm buôn bán lớn của một vùng. Chợ Đồng

Xuân ở Hà Nội là mô hình tương tự của loại chợ này. Tuy nhiên chợ truyền thống lâu

đời cũng có những hạn chế nhất định do thiết kế của chúng không được thay đổi để

phù hợp với nhu cầu của cuộc sống hiện tại. Trong một nghiên cứu của Gfk (một

công ty nghiên cứu thị trường) về 18 chợ lớn ở Đức cho thấy vấn đề lớn nhất của các

chợ này là về địa điểm. Nghiên cứu này cho thấy 18 chợ lớn này đều gặp vấn đề vì

mắc kẹt trong việc duy trì “danh tiếng” nên gặp khó khăn trong việc hoà hợp với môi

trường xung quanh. Chỉ những chợ nằm ở vị trí giao thông thuận tiện thì phát triển

hơn. Phần lớn các chợ này đang phải đối mặt với tình trạng mâu thuẫn giữa tính năng

truyền thống của chợ và vị trí của chợ, do đó điều cần thiết là thay đổi tính năng cho

phù hợp với vị trí hay thay đổi vị trí cho phù hợp với tính năng của chợ truyền thống

đang là bài toán rất cần lời giải cho mô hình chợ truyền thống lâu đời ở Châu Âu nói

chung và Đức nói riêng. Đây cũng là gợi ý rất quan trọng giúp cho tác giả nghiên cứu

chợ Đồng Xuân ở Hà Nội trong phần phỏng vấn sâu.

Chính sách của Châu Âu đối với sự bảo tồn và phát triển chợ truyền thống.

Chợ truyền thống đóng một vai trò rất quan trọng trong hệ thống bán lẻ của

các quốc gia, Mặc dù có nền kinh tế phát triển nhưng chợ truyền thống vẫn là nhu cầu

không thể thiếu đối với người dân các nước Châu. Do đó các quốc gia này có rất

nhiều chính sách đối với chợ truyền thống nói riêng và hệ thống bán lẻ nói chung. Để

bảo vệ chợ truyền thống các quốc gia Châu Âu có những quy định chặt chẽ đối với

việc mở cửa hàng bán lẻ. Có hai “ kiểu” chính sách, quy định việc mở cửa hàng bán

188

lẻ ở liên minh Châu Âu là: Thứ nhất là xem xét từng trường hợp dựa trên những phân

tích ưu tiên về mặt kinh tế như là phát triển cân bằng các loại hình cơ sở kinh doanh.

Thứ hai là hình thức cấp phép theo quy hoạch, tức là đưa ra một quy định pháp lý

gồm những điều kiện bắt buộc để mở một cửa hàng bán lẻ. Tuy nhiên tuỳ theo từng

quốc gia có những quy định khác nhau ví dụ như: Áo có luật về quy hoạch thành phố

và quốc gia các nghị định của bộ trưởng Bộ kinh tế năm 1998 và năm 2001, Anh có

luật quy hoạch và phát triển năm 2000, hướng dẫn quy hoạch bán lẻ ngày 2/1/2001.

Kinh nghiệm phát triển chợ TT Tại Pháp

Pháp là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển mà vẫn có tới

4340 chợ truyền thống trong cả nước (Thông tin từ trang web của Liên đoàn các

chợ truyền thông “chợ ngoài trời” cung cấp thông tin trực tuyến cho người tiêu

dùng về địa điểm và lịch họp của 4340 chợ). Trong đó, có đến 80% là chợ hoạt

động ngoài trời và 20 % là chợ có mái che, Có 48% số chợ họp hàng tuần. Về quy

mô chợ, một nửa trong số các chợ truyền thống tại Pháp có quy mô mức trung bình,

tức là các chợ có từ 26-60 thương nhân họp thường xuyên. Các loại chợ truyền

thống hấp dẫn người tiêu dùng nhất ở Pháp là những chợ kinh doanh buôn bán đa

dạng các loại sản phẩm sản phẩm. Mỗi chợ có những quy định riêng, trong đó xác

định rõ ràng trách nhiệm nghĩa vụ và quyền lợi của các tiểu thương. Quy định này

sẽ xác định được cách tính thuế và các chi phí khác rất rõ ràng từ đó có cơ sở yêu

cầu các tiểu thương chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của chợ. Về vấn đề

kiểm tra các hoạt động kinh doanh buôn bán: Các tiểu thương được tự do kinh

doanh và thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ trách nhiệm và những quy định đối với

từng lĩnh vực hoạt động của họ. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh của các thương

nhân đồng thời chịu sự kiểm soát của tám tổ chức như: 1) Thị trưởng; 2) Bộ Kinh

tế, Tài chính và Công nghiệp; 3) Dịch vụ thú y; 4) Cảnh sát địa phương; 5) Cảnh sát

thành phố; 6) Cảnh sát quốc gia; 7) Hải quan; 8) Thanh tra lao động và Công đoàn

đóng góp an sinh xã hội và các khoản phụ cấp gia đình.

Về vấn đề chính sách quản lý chợ truyền thống, có rất nhiều chính sách tạo

điều kiện về không gian và thời gian hoạt động cho các chợ truyền thống ở các khu

đô thị dưới sự quản lý và kiểm soát của một tổ chức rất chuyên nghiệp tại các chợ,

đồng thời cũng có sự tồn tại của tập đoàn Quốc gia tham gia quản lý các chợ. Gần

đây, ở vùng Languedoc có một dự án giúp cho sự phục hồi của các chợ ở các vùng

ngoại ô thành phố và vùng nông thôn tạo điều kiện phát triển thêm những khu công

cộng trong việc bán hàng trực tiếp từ người sản xuất cho người tiêu dùng sẽ giúp cải

thiện thu nhập và có cơ chế hỗ trợ cho các nông dân với nguồn vốn hạn hẹp, những

189

người trẻ tuổi hoặc người trồng trọt có thu nhập thấp. Đồng thời dự án này đã giúp

người tiêu dùng ở các thành thị có điều kiện tiếp cận với thực phẩm an toàn, tươi và

đầy đủ chất dinh dưỡng, đồng thời cải thiện được tâm lý sự mệt mỏi, buồn tẻ khi

thường xuyên phải đi mua hàng từ các siêu thị nhằm nâng cao văn hoá cộng đồng,

nhiều người cho rằng đi chợ truyền thống cuối tuần thú vị như đi du lịch cuối tuần

cho cả gia đình, đặc biệt là giúp nâng cao kiến thức xã hội cho con trẻ (10).

2. Kinh nghiệm bảo tồn và phát triển chợ truyền thống ở Mỹ

- Thị trường bán lẻ ở Hoa Kỳ đã phát triển cao với nhiều hình thái bán lẻ

hiện đại là siêu thị và đại siêu thị là hai hình thái chiếm thị phần bán lẻ lớn nhất,

khoảng 30%, các cửa hàng bách hoá chiếm 8%, cửa hàng giá rẻ chiếm 7% (Báo

cáo kinh nghiệm quốc tế của hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam 11/2012. Trang 3).

(phụ lục …). Mặc dù phần lớn người dân Mỹ vẫn mua thực phẩm ở các chuỗi siêu

thị nơi có bán các sản phẩm nhập khẩu từ khắp các nơi trên thế giới chứ không chỉ

có các sản phẩm nhập khẩu từ các địa phương. Nhưng hoa quả trong siêu thị

thường được thu hái khi còn xanh, sau đó được xử lý bằng khí ga hoặc hoá chất để

chín nhân tạo trước khi bày bán trên kệ hàng siêu thị.

- Mấy năm trở lại đây, ở Mỹ có một phong trào quay trở lại các chợ xanh

nông phẩm. Khi mà ngày càng nhiều người tiêu dùng Mỹ nhận thức được mặt trái

của sản xuất nông nghiệp theo kiểu đại trà số lượng lớn và sử dụng chất kích thích

tăng trưởng, chất làm chín nhân tạo và chất bảo quản thì chợ truyền thống nông

phẩm càng quay trở lại nhiều hơn. Hiện nay một xu hướng không thể bỏ qua tại thị

trường Hoa Kỳ là sự trở lại mạnh mẽ của chợ truyền thống như chợ nông phẩm ở

Mỹ là một phần quan trọng trong mối liên kết giữa trang trại với đô thị Mỹ. số

lượng chợ nông phẩm tiếp tục gia tăng, chủ yếu là do nhu cầu của người tiêu dùng

muốn có những sản phẩm tươi sống trực tiếp từ các nông trại. Chợ nông phẩm cho

phép người tiêu dùng tiếp cận các sản phẩm sạch và được trồng tại địa phương,

mang nét văn hoá đặc trưng riêng của địa phương. Cũng như ở Việt Nam, chợ

giúp các nông dân cơ hội phát triển quan hệ cá nhân với khách hàng và xây dựng

mối quan hệ khách hàng trung thành. Tính đến giữa năm 2011 ở Mỹ có 7175 chợ

nông phẩm truyền thống hoạt động, tăng 17% so với năm 2010 (Theo báo cáo

kinh nghiệm quốc tế của hiệp hội bán lẻ 2012. Trang 3).

- Chính sách của Mỹ đối với hệ thống chợ truyền thống. Để hỗ trợ cho chợ

truyền thống nông phẩm, Bộ nông phẩm Mỹ (US Department of Agriculture) duy

trì danh bạ chợ nông phẩm toàn quốc trên trang web của Bộ: (http: apps.ams.usda.

gov/FamersMarets/) trang Web này được thiết kế để người dân dễ dàng tiếp cận

190

thông tin về địa điểm hướng đi, thời gian hoạt động, các sản phẩm được bán,

phương thức thanh toán tại chợ. Thông tin về chợ được niêm công khai trên trang

web và cập nhật bởi ban quản lý chợ, đồng thời còn có thông tin của các cơ sở quản

lý và các cá nhân khác tham gia. Thông thường, mỗi năm danh sách các quầy hàng

trong chợ được cập nhật vào mùa xuân. Nhiều chợ còn có cả Website riêng để

khách hàng và du khách truy cập trước khi đến chợ. Các chợ thường hoạt động từ

mùa xuân đến mùa thu, nhiều chợ mở tất cả các ngày trong tuần.

- Hiện nay một xu hướng không thể bỏ qua tại thị trường Hoa Kỳ là sự trở

lại mạnh mẽ của chợ truyền thống như

- Tại Mỹ, chợ của nông dân là một xu hướng mới của người tiêu dùng đô thị,

họ đã không còn hứng thú với sự nhàm chán và đơn điệu chỉ mua hàng tại siêu thị. Sau

một số thập kỷ, khi các chợ địa phương đã biến mất, một số hỗ trợ ban đầu bởi các Hội

đồng thành phố hoặc nhóm được thiết lập để xây dựng các chợ mới trên khắp đất nước.

Tại các chợ này, người sản xuất bán trực tiếp sản phẩm của họ cho người tiêu dùng,

không thông qua những người thu gom. Cách thức tổ chức họp chợ cũng theo phiên, ví

dụ tại chợ Chester được họp vào chủ nhật hàng tuần, từ 10h đến 15h. Tại đây, họ thông

báo có bán các sản phẩm tươi, thảo dược, hoa, trứng, bánh được sản xuất tại khu vườn

đồi của Chester, một số sản phẩm tự chế từ cá, gà, thịt bò từ trang trại Hoboken, pho

mát dê giành cho người sành ăn và nhiều sản phẩm khác từ thung lũng Shepherd

Creamery, thịt bò, thịt gà và thịt lợn và trứng tự nhiên từ trang trại Mini Mac,…

- Ở Mỹ cũng có một hiệp hội chợ, cung cấp đầy đủ thông tin về địa điểm

bán, giờ mở cửa của các chợ trên phạm vi cả nước. Có nghiên cứu đã chỉ ra rằng

chợ của nông dân là một hình thức lâu đời nhất của tiếp thị trực tiếp của người sản

xuất nhỏ. Từ “mercados” truyền thống ở dãy núi Andes của Peru đến các chợ đường

phố ở Châu Á, người sản xuất nhóm họp hàng tuần để trực tiếp bán sản phẩm của

họ đến người tiêu dùng. Trong thập kỷ qua, họ đã có một phương pháp tiếp thị ưa

thích của nhiều nông dân trên khắp nước Mỹ và một lễ hội hàng tuần cho những

người mua sắm. Tại một chợ nông dân, một nhóm người sản xuất bán sản phẩm của

họ một hoặc hai lần tại các điểm công cộng như công viên hoặc bãi đậu xe. Một số

chợ của nông dân như điểm vui chơi giải trí. Còn người mua hàng cho rằng, mua

hàng tại các chợ của nông dân là một cách tuyệt vời để gặp gỡ người sản xuất và

mua được các sản phẩm tươi và đầy hương vị tự nhiên.

3. Kinh nghiệm phát triển chợ truyền thống tại Nhật Bản

- Chợ truyền thống ở Nhật Bản chủ yếu là chợ bán thực phẩm trong nhà và

hoặc chợ vừa bán thực phẩm và các mặt hàng gia dụng, cửa hàng ăn uống khác nằm

191

dọc theo các đường nhánh đi bộ. Có khoảng 5000 chợ thực phẩm trên toàn nước

Nhật, trong đó có khoảng 2000 chợ do hợp tác xã điều hành và khoảng 3000 chợ do

công ty quản lý chợ hoặc nhóm chủ nông trại lập ra.

- Nhật Bản là đất nước phát triển về việc quản lý, định hướng cho chợ

truyền thống được định hướng rõ nét. Chợ nông phẩm và chợ truyền thống dọc

đường đi bộ được phân tách và có cách thích nghi khác nhau. Chợ nông phẩm sẵn

sang thây đổi địa điểm để phù hợp với chức năng. Thông thường các chợ nông

phẩm nằm trên một mặt bằng tầng 3 của một toà nhà thương mại hay tầng hầm của

một chung cư miễn là gần khu dân cư hoặc công sở. Ngược lại các chợ truyền

thống dọc theo đường đi bộ lại thay đổi chức năng để phù hợp với địa điểm. Một

số chợ dọc đường đi bộ ở Nhật đã dựng mái vòm dọc đường để khách hàng có thể

mua sắm khi trời mưa. Một số chợ này còn phối hợp với siêu thị hiện đại, trung

tâm mua sắm hàng xa xỉ, rạp chiếu phim …để hình thành một chuỗi liên hợp phù

hợp với nhu cầu của người tiêu dùng muốn mua nhiều thứ tại một nơi nhất định

(tiện lợi). Bên cạnh chợ truyền thống nông phẩm là loại chợ truyền thống đặc thù

ở châu Á thì mô hình chợ ướt cũng phổ biến ở Nhật Bản. Loại chợ này thường bán

thực phẩm, động vật tươi sống là chủ yếu. Chợ truyền thống nổi tiếng ở Nhật

thường là các chợ hải sản như chợ cá Tsukii ở Tokyo.

- Cửa hàng truyền thống ở Nhật ít khi đứng riêng lẻ mà tập hợp thành chợ

truyền thống dọc đường đi bộ, ngoại trừ các cửa hàng ăn uống và giải khát. Vì xu

hướng ứng dụng tối đa công nghệ vào trong bán hàng truyền thống nên rất nhiều

nơi bán hàng truyền thống tại Nhật đã nhanh chóng chuyển đổi thành cửa hàng tự

phục vụ với số lượng cửa hàng truyền thống đúng nghĩa tồn tại độc lập là rất ít, chủ

yếu rải rác ở các vùng nông thôn.

- Chính sách của chính phủ Nhật đối với các loại chợ truyền thống.

- Khác với Mỹ, Nhật Bản và một số nước châu Á có chính sách khá đồng

nhất về bảo vệ các cơ sở bán lẻ nhỏ trong quá trình mở cửa thị trường. Một trong

những công cụ chính sách nổi bật thể hiện định hướng này là Luật cửa hàng bán lẻ

quy mô lớn. (Large Scale Retail Store Law), nội dung và một số mcs thay đổi luật

cửa hàng bán lẻ quy mô lớn.

- Năm 1974 Luật cửa hàng bán lẻ quy mô lớn ra đời nhằm bảo vệ các cửa

hàng quy mô nhỏ và các chợ truyền thống. Ban đầu luật yêu cầu nhà bán lẻ khi tìm

kiếm địa điểm mở cửa hàng phải thực hiện một quy trình là tham khảo ý kiến của

các nhà bán lẻ địa phương. Kết quả của quy trình này thường là giảm diện tích và

192

thời gian mở cửa, tuy nhiên luật quốc gia sau đó đã được sửa đổi để ngăn chặn hầu

hết việc thành lập các cửa hàng mới có diện tích trên 500 mét vuông.

- Năm 1974 luật cửa hàng bán lẻ qui mô lớn ra đời nhằm bảo vệ các cửa

hàng qui mô nhỏ bằng việc cấm các cửa hàng quy mô lớn xây dựng cạnh các đối

thủ yếu hơn. Ban đầu luật yêu cầu các nhà bán lẻ khi tìm kiếm địa điểm mở cửa

hàng phải thực hiện một quy trình tham khảo ý kiến của các nhà bán lẻ địa phương.

Kết quả của quy trình này thường là giảm diện tích và thời gian mở cửa. Tuy nhiên

luật quốc gia sau đó đã sửa đổi để ngăn chặn hầu hết các cửa hàng mới có diện tích

trên 500 mét vuông.

- Năm 1990 luật cửa hàng bán lẻ quy mô lớn được sửa đổi, theo đó các cửa

hàng quy mô lớn chỉ phải ra thông báo cho các cửa hàng địa phương khi có kế hoạch

mở của hàng. Cửa hàng mới sẽ mở trong vòng một năm khi có kế hoạch mở cửa

hàng. Luật sửa đổi cũng nới rộng thời gian đóng cửa cho các cửa hàng lớn từ 6h chiều

xuống 7 giờ chiều. Mặc dù giờ đóng cửa này không muộn được như các cửa hàng

nhỏ nhưng cũng là một sự cải thiện cho các cửa hàng lớn. Luật sửa đổi tập trung vào

các tác động mà cửa hàng bán lẻ lớn có thể gay ra đối với chợ truyền thống.

- Năm 2000 phiên bản mới nhất của luật của hàng bán lẻ quy mô lớn có hiệu

lực thay thế cho phiên bản năm 1990. Nội dung của luật mới là giới hạn việc mở

cửa các chi nhánh bán lẻ quy mô lớn. Mục đích của luật mới là nhằm tăng cường sự

phát triển đúng đắn bảo vệ các chợ truyền thống và môi trường sống của các khu

vực xung quanh. Luật này là một trong ba bộ luật mới nhất của Nhật được áp dụng

gần đây liên quan đến chính sách phát triển chợ truyền thống và môi trường đô thị.

Hai luật khác là luật cải thiện và tái thiết các trung tâm thành phố và luật quy hoạch

thành phố sửa đổi.

- Như vậy cho đến nay để bảo vệ các chợ truyền thống Nhật bản đưa ra luật

cửa hàng bán lẻ quy mô lớn năm 2000 là luật có hiệu lực hiệu chỉnh sự phát triển

của hệ thống bán lẻ tại Nhật. Căn cứ vào quy định tại luật này, cá nhân và doanh

nghiệp thành lập cửa hàng bán lẻ mới có diện tích từ trên 1000 mét vuông cần đáp

ứng các yêu cầu về giao thông và môi trường như: đảm bảo chỗ đỗ xe cho xe hơi

và xe đạp, lối vào ra các tuyến phố, sự tiện ích với người đi bộ, ngăn cản và giảm

thiểu tiếng ồn, tăng cường tái chế và giảm chất thải, nhà kho hợp lý và xử lý chất

thải do nhà hàng thải ra, hợp tác với các cơ quan phòng cháy chữa cháy và các tai

hoạ khác, quan tâm tới cộng đồng….

- Để bảo vệ hài hoà sự phát triển của khoảng hơn 5000 chợ truyền thống với

chợ hiện đại, Nhật Bản yêu cầu rất nghiêm ngặt với những chợ hiện đại khi muốn

thành lập phải khai báo với các cơ quan hành chính hoặc chính quyền cấp thành

193

phố được chính phủ chỉ định, thuyết minh về nguồn đất, lắng nghe ý kiến của

người dân và cơ quan có đất. Các thông tin cần khai báo gồm:

- Diện tích sàn

- Số ngày mở cửa kinh doanh

- Thời gian đóng cửa, số lượng ngày đóng cửa

- Vị trí bãi đỗ xe và sức chứa phương tiện

- Vị trí và diện tích sàn của bến bốc dỡ hàng

- Vị trí và công suất của phương tiện chứa chất thải

- Thời gian đóng cửa và mở cửa

- Giờ đỗ xe của khách hàng

- Số lượng và vị trí lối vào bãi đỗ xe

- Giờ mở của bốc dỡ hàng

- Nhật Bản là nước thực hiện tốt các quy định về quy hoạch chợ, phân vùng.

Các chợ được điều chỉnh theo quy hoạch chi tiết và tuân thủ các quy định của luật

quy hoạch đô thị. Chất lượng và dịch vụ kinh doanh chợ được kiểm soát bởi một

loạt các luật khác liên quan như luật chống cạnh tranh không bình đẳng, luật

chống độc quyền, luật vệ sinh an toàn thực phẩm, luật tăng cường sức khoẻ…

4. Kinh nghiệm phát triển chợ truyền thống ở Hàn Quốc.

Hàn quốc là đất nước phát triển và việc quản lý, định hướng cho chợ truyền

thống Hàn Quốc được định hướng rõ rang. Các chợ truyền thống ở Hàn Quốc được

coi là những báu vật tiềm ẩn, thường nằm trong các khu dân cư, hoặc chỉ quanh các

góc nhỏ gần cung điện lớn và các khu di tích lịch sử. Theo tư liệu của các hiệp hội

bán lẻ Hàn Quốc ( Korean Retail Associantion- KRA) ngành công nghiệp dịch vụ

bán lẻ Hàn Quốc đạt mức tăng trưởng trung bình 6,3% hàng năm trong năm gần

đây. Ngành đóng góp 7,4% GDP chiếm 26,2% số lượng các doanh nghiệp và chiếm

15% tổng lực lượng lao động trên toàn quốc. Trong giai đoạn 2012-2016 riêng kênh

bán lẻ truyền thống của Hàn Quốc chiếm 67%, bán hàng trực tiếp 1%, cửa hàng tiện

lợi 2%, siêu thị 8%, đại siêu thị 16%, bách hoá lớn 6%. Nhìn chung bán lẻ hiện đại

và bán lẻ truyền thống kết hợp hài hoà và cạnh tranh trên thị trường Hàn Quốc.

Bộ văn hoá thể thao và du lịch Hàn Quốc thực hiện dự án mang tên “

Munjeon seongsi” ( Môn tiền thành thị” nhằm thúc đẩy hoạt động của các ngôi chợ.

Dự án kéo dài từ năm 2008 đến năm 2013 với mục đích tôn vinh vai trò của các

ngôi chợ truyền thống và xây dựng các chương trình phù hợp với đặc điểm từng

ngôi chợ. (Xưởng tác nghiệp của các nghệ sĩ trẻ ở Sindang Creativity Arcade, vốn

là một thương xá nằm dưới tầng hầm, khu nhà vòm đã được chính quyền thành phố

194

Seoul cải tạo thành nơi tác nghiệp cho các nghệ sĩ và thợ thủ công, mang lại luồng

sinh khí mới cho các ngôi chợ đang trên đà suy thoái. Một cửa hàng Youth Mall

khu vực tần hai của chợ Nambu, thành phố Jeonju với những món hàng độc đáo thu

hút đặc biệt giới trẻ đến với chợ)

Theo đánh giá của Bộ, dự án đã hô biến các ngôi chợ truyền thống thành

không gian văn hoá nghệ thuật của địa phương, từ đó trở thành điểm thu hút với cả

giới trẻ, giới trẻ quan tâm nhiều hơn đến chợ truyền thống và các ngôi chợ với hơi

thở trẻ trung đang dần được hình thành. Chợ trời lột xác thành các không gian văn

hoá nghệ thuật của Hàn quốc, một trong những trường hợp thành công điển hình

chính là khu chợ Youth Mall ( trung tâm mua sắm dành cho giới trẻ) thuộc chợ

Nambu, thành phố JeonJiu. Có thể nói ngôi chợ truyền thống này đã trở thành một

điểm nóng không thể bỏ lỡ đối với bất kỳ du khách trong và ngoài nước khi đến với

thành phố Jeonju. Giữa lúc tầng hai của ngôi chợ trở lên tiêu điều khi các tiểu

thương dần trở đi hết do buôn bán khó khăn thì có những kế hoạch được đưa ra khi

ban quản lý chợ cho những bạn trẻ muốn khởi nghiệp thuê lại các gian hàng với giá

rẻ, các gian hàng lần lượt được khai trương. Đồng thời chợ đêm cũng được tổ chức

từ sáu giờ chiều đến 12h đêm ngày thứ 6 và thứ 7 hàng tuần với nhiều hoạt động

văn hoá đa dạng như ẩm thực, giới thiệu hàng thủ công mỹ nghệ, văn nghệ và triển

lãm mini. Giá trẻ, lớn bé, trai gái đều hoá mình vào không khí lễ hội tạo nên hình

ảnh độc đáo cho các khu chợ truyền thống ở Hàn Quốc. Cùng với làng Hanok, chợ

Nambu giờ đây đã trở thành một điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách khi

đến thành phố Jeonju giống như chợ Soho và Chelsea ở New York (Mỹ) hay là chợ

Art Zone ở quận Dashanzi ở Bắc Kinh ( Trung Quốc) là những khu vực tập trung

nhiều nhà máy và căn hộ cho thuê. Đây cũng là nơi các nghệ sỹ nghèo trẻ tuổi tụ tập

để tì kiếm nơi sinh sống với giá rẻ. Nhờ có họ mà phòng trưng bày mọc lên rất

nhiều xung quanh, lượng khách đến tham quan cũng đông dần, các quán trà đá và

nhà hàng mở ra rất nhiều để đáp ứng nhu cầu của du khách. Seoul cũng có những

khu vực như vậy, điển hình là khu chợ truyền thống sầm uất nhất HHongdae,

Garosugil, Itatewon… Ở Hàn Quốc các nhà nghiên cứu đã rút ra một nguyên tắc

bất thành văn đó là:” nơi nào tập trung nhiều phòng tác nghiệp của các nghệ sỹ thì

nơi đó sẽ sớm trở nên nổi tiếng”. ( Yu Hyen- Seok.2015.trang 20-26) liệu nguyên

tắc này có thể áp dụng cho chợ truyền thống ở Hà Nội.

- Khi các tiểu thương bắt tay hợp tác với các nghệ sỹ trẻ ở Tầng hầm của

trung tâm thương mại Seoul ( Seoul Central Market) nằm ở phường Hwanghak-dong

là nơi tập trung của cộng đồng thợ thủ công và nhà thiết kế mang tên “ Sindang

195

Creativity Arcade” nơi đây vốn là một khu thương xá dưới tầng hầm được xây dựng

từ thập niên 1970, nhưng càng ngày càng vắng khách nên chỉ vài gian hàng còn trụ

lại. Năm 2009, thành phố seoul cho sửa chữa lại và bố trí sẵn các phòng tác nghiệp

kèm nhiều trang thiết bị dành cho những nghệ sỹ và nhà thiết kế trẻ tuổi. Tuy chật

chội với không gian hơn 6 mét vuông nhưng cũng giúp các nhà thiết kế có được một

không gian sáng tạo mà không phải lo lắng về chi phí thuê mặt bằng hay chi phí quản

lý. Nhưng họ đã không an phận ở tầng hầm. Họ tiến lên tầng trệt để cùng hòa nhịp

với những tiểu thương kỳ cựu của ngôi chợ. Họ thiết kế lại bảng hiệu cho các tiểu

thương và tổ chức những lễ hội thường xuyên trong khu chợ. Những lễ hội này không

chỉ thu hút sự tham gia và tham quan của khách du lịch mà còn mục đích tập trung

vào mối gắn kết các tiểu thương ở chợ. Như vậy sự thành công khôi phục chợ truyền

thống lâu đời chính là nhờ sự kết hợp giữa tiểu thương với các nghệ sỹ trẻ.

- Cùng với sự phát triển đó là chợ Daein tại thành phố Gwangju, năm 2008

với ý tưởng đưa nghệ thuật vào đời sống, ông Park Sung- hyen, Trưởng ban tổ chức

lễ hội Gwangju Biennale( diễn ra hai năm một lần)đã đề nghị các nghệ sỹ trẻ sử

dụng các sạp hàng còn trống để làm nơi tác nghiệp. Các tiểu thương cũng ủng hộ và

sẵn sàng cho thuê mặt bằng với giá hữu nghị. Ngôi chợ trở thành nơi tác nghiệp và

là những sân khấu đầu đời của các nghệ sỹ trẻ. Hè năm 2013, Dada Creativity

Studio được tổ chức trong khu chợ Daein với chương trình hội chợ nghệ thuật, bán

đấu giá các tác phẩm khiến những hoạt động của các nghệ sỹ càng trở lên sôi nổi.

Đồng thời quy mô chợ cũng được tăng lên nhanh chóng( gấp đôi), chợ truyền thông

Youth Mall trở lên nổi tiếng với doanh thu của chợ cũng tăng lên từ 10 đến

20%.(Park Eun young.2015.20-26). Đối tượng khách tham quan dần được trẻ hóa

hay việc ngôi chợ trở mình sau một thời gian dài bị quên lãng cũng là nguồn động

lực rất lớn đối với các Tiểu thương.

- Chợ truyền thống lâu đời Dongjin ở phường Yeonnam, quận Mapo, Seoul

vốn đang được tận dụng làm kho bãi cho các cửa hàng gần đó sau một thời gian bị

bỏ hoang khi chức năng của ngôi chợ không còn nữa. Người mang lại luồng sinh

khí mới cho ngôi chợ nhỏ bé, yên tĩnh và bị bỏ mặc này chính là các nhà thiết kế và

các nhà kinh doanh trẻ tuổi. Từ cuối năm 2014, hàng tuần chợ Dongjin đều tổ chức

những sự kiện văn hóa đa dạng với xưởng thủ công nhỏ, các gian hàng gia dụng làm

bằng gỗ bỏ đi cho đến các phòng tác nghiệp do các tiểu thương và nghệ sỹ hợp tác

lập ra. Nhờ đó mà cả những khu phố, ngõ hẻm nhỏ gần chợ cũng được hồi sinh. Với

các nhà hàng, quán caffe, tiệm sách, xưởng thủ công, phòng triển lãm đua nhau mọc

196

lên khiến nơi đây trở thành khu phố sầm uất nhất của Seoul. %.(Park Eun

young.2015.20-26).

- Chợ truyền thống lâu năm của seoul, chợ Bongpyeong lột xác thành công

với thiết kế mới, chợ Bongpyeong thuộc quận Pyeongchang, thành phố Gangwon là

một trường hợp khôi phục và phát triển thành công nhờ sự phối hợp nhịp nhàng

giữa chính quyền, các tiểu thương và doanh nghiệp. Là một trong những khu chợ

lớn nhất của Hàn Quốc trong vài trăm năm trở lại đây, chợ tính đến năm 2015.(Park

Eun young.2015.20-26). Có 70 cửa hàng, kiốt hoạt động thường xuyên và có thêm

khoảng 100 tiểu thương tham gia họp chợ vào những ngày phiên. Phiên chợ được tổ

chức năm ngày một lần vào những ngày có hàng đơn vị là 2 và 7. Từ một ngôi chợ

đang có nguy cơ bị biến mất do quá trình đô thị hóa, sau một thời gian trăn trở tìm

giải pháp cho tương lai của chợ truyền thống nói chung và chợ Bongpyeong nói

riêng, chính quyền thành phố đã quyết định hợp tác với công ty Hyungdai Card

(Hyungdai Card Dream Realization Project) vào các khu chợ truyền thống với

những hỗ trợ về dịch vụ cũng như trang trí lại không gian buôn bán của các tiểu

thương. Với mục đích nỗ lực giúp các ngôi chợ truyền thống phục hồi chức năng

vốn có của mình, nâng cao khả năng tự lực và xây dựng hệ thống phát triển bền

vững. Với mục tiêu “ phải làm điều gì đó để cho khu chợ có thể phát triển tự lực lâu

dài” (Park Eun young.2015.20-26). Nhóm thực hiện dự án đã cải tạo môi trường

khu chợ bằng cách thiết kế lại phần lều bạt là một phần không thể thiếu đối với

những buôn bán trong các phiên chợ định kì. Mỗi khu vực được quy định dùng loại

bạt với tông màu khác nhau, như khu nông sản dùng bạt sọc xanh lá cây, khu hải

sản dùng bạt sọc xanh nước biển, khu quần áo dùng bạt sọc tím, khu ẩm thực dùng

bạt sọc cam. Đồng thời trong mỗi sạp hàng đều có gắn một tấm biển nhỏ có ảnh của

người bán cùng những dòng giải thích thêm về sản phẩm và những hướng dẫn. Để

thực hiện thành công dự án, trước tiên chính quyền thành phố thực hiện các đợt tập

huấn cho các tiểu thương hiểu và phân tích về xuất xứ sản phẩm, việc ghi rõ giá cả,

quy định màu sắc, cách trưng bày và bố trí sản phẩm. Chính điều đó chợ này khác

với những ngôi chợ khác có sự quảng bá và hỗ trợ của các nghệ sỹ trẻ, chợ truyền

thống Bongpyeong tuy không có nhiều hoạt động văn hóa và sự kiện quảng bá

nhưng ngôi chợ lâu đời cổ kính này vẫn có sức hút mãnh liệt khi thể hiện được nét

văn hóa đặc trưng và lối sống của địa phương cùng ngôi chợ cổ kính. Đến nay

nguồn vốn chợ đã được mở rộng khi có nhiều người tìm đến khu chợ ngày càng

đông cả tiểu thương thường xuyên và tiểu thương vào những ngày phiên chợ.

197

- Để bảo vệ cho sự phát triển của các ngôi chợ truyền thống chính phủ Hàn

Quốc ban hành nhiều chính sách quy định đối với hệ thống chợ hiện đại: cụ thể :

- Chính sách giới hạn về diện tích, là một chính sách đồng hành cùng quá trình

tự do hóa thị trường bán lẻ của Hàn Quốc, chính sách hạn chế số lượng mặt hàng,

chính sách kiểm soát giờ mở cửa đối với chợ hiện đại… nói chung loại hình chợ hiện

đại và chợ truyền thống kết hợp hài hòa và cạnh tranh trên thị trường Hàn Quốc.

- Đây là bài học kinh nghiệm quý giá giúp tác giả nghiên cứu giải pháp khôi

phục và phát triển các chợ đã chuyển thành TTTM nhưng chưa thành công như ngôi

chợ Hàng Da, chợ Bưởi, chợ Mơ đều là những ngôi chợ lâu đời có trên 700 năm

tuổi ở Hà Nội.

5. Kinh nghiệm phát triển chợ truyền thống Singapore

- Giống như nhiều quốc gia phát triển khác, các siêu thị ở Singapore mọc

lên ngày càng nhiều để đáp nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy vậy, siêu thị hiện đại

nhưng vẫn không thể thay thế các khu chợ truyền thống (với những ưu thế riêng của

nó) ở Đảo quốc sư tử. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, yếu tố thời gian giữ vị trí

hết sức quan trọng. Các gia đình thường đi làm cả tuần và dành ra ngày nghỉ cuối

tuần để đi chợ mua sắm lương thực, thực phẩm tích trữ cho cả tuần tới. Và đó là lý

do khiến các siêu thị lớn mọc lên ngày càng nhiều, đặc biệt là ở những nước phát

triển. Tuy nhiên, siêu thị cũng có những mặt hạn chế của nó, như địa điểm tương

đối xa, thực phẩm thường là đông lạnh với mức giá cao. Trong khi đó, chính những

điểm yếu này của siêu thị lại là điểm mạnh của các khu chợ truyền thống.

- Ở Singapore, chợ truyền thống thường được gọi là “chợ ướt”. “Chợ ướt”

thường nằm ở những khu vực dân cư đông đúc có thu nhập thấp. Cư dân nơi đây có

thể đi chợ hàng ngày bất kể khi nào họ thích và thoải mái mua thực phẩm tươi sống

với giá rẻ hơn so với đồ đông lạnh trong siêu thị.

- Hơn nữa, dù là nước phát triển song không phải nhà nào ở Singapore cũng có

ô tô, trong bối cảnh chính phủ đánh thuế rất cao đối với việc sử dụng xe riêng nhằm

tránh tình trạng quá tải gây tắc nghẽn giao thông. Do đó, việc đến các siêu thị xa để

sắm đồ đối với người dân không tiện lợi bằng việc ra ngay các khu “chợ ướt” gần nhà.

- Chợ truyền thống ở Singapore họp cả tuần, từ sáng sớm cho đến trưa.

Trong chợ này có các quầy hàng bán thịt cá, rau quả, hàng xén... và nhiều khu vực

bán quà sáng. Không chỉ có vai trò quan trọng trong cuộc sống người dân, chợ

truyền thống ở Singapore còn góp phần giúp cho các khu nhà xung quanh “được

giá” hơn. Theo quan sát thực tế tại địa bàn, một trong những tiêu chí chọn thuê nhà

ở Singapore là phải gần các khu “chợ ướt” cũng như bến xe buýt và tàu điện ngầm.

198

Và cũng vì thế mà giá nhà ở các khu vực này thường cao hơn so với các khu vực

không có chợ truyền thống.

- Ngoài ra, yếu tố văn hóa cũng khiến cho chợ truyền thống không thể thiếu.

Singapore là quốc gia đa văn hóa, đa chủng tộc, do đó các khu chợ truyền thống -

với nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú - có thể đáp ứng được mọi nhu cầu của

người dân, điều mà siêu thị khó có thể làm được. Điển hình cho các khu chợ truyền

thống kiểu này là chợ Tàu ở khu phố người Hoa và chợ Tekka của người Ấn Độ ở

tiểu khu Ấn Độ (Little India).

- Chính sách quản lý chợ truyền thống ở Singapore

- Từ những năm 1900 mãi cho đến đầu thập niên 60, do tình trạng thất nghiệp

nên người dân ở Singapore lấy việc bán hàng rong làm kế sinh nhai. Người ta ước

tính có khoảng 50.000 người bán hàng rong trên các đường phố khi Singapore trở

thành một quốc gia độc lập vào năm 1965. Lúc bấy giờ chính phủ có thái độ cởi mở

đối với hoạt động bán hàng rong trên phố vì đó chính là cách để những người dân thất

nghiệp có thể kiếm sống một cách lương thiện. Đến cuối thập niên 60, tình trạng thất

nghiệp đã được cải thiện. Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và công

nghiệp, tỷ lệ công ăn việc làm đã tăng lên đáng kể. Hoạt động bán hàng rong trở

thành một nghề sinh lợi vì sức mua của người tiêu dùng tăng lên, và đến năm 1968,

số lượng người bán hàng rong đã tăng lên một cách đáng kể. Sự gia tăng nhanh chóng

số lượng người bán hàng rong trên phố vào thời điểm đó đã làm phát sinh những vấn

đề sau (theo báo cáo của Bộ Môi trường Singapore năm 1993):

- Vệ sinh

- Quản lý thực phẩm phế thải do những người bán hàng rong vứt bỏ bừa bãi.

- Làm sạch đường phố, vì các con phố và hệ thống thoát nước thải bị tắc

nghẽn bởi các hoạt động bán hàng rong.

- Mỹ quan đô thị xuống cấp

- Vì vậy, chính phủ đã hành động và áp dụng chính sách "ba giai đoạn"

nhằm loại bỏ hoạt động buôn bán trên đường phố. Giai đoạn đầu bao gồm việc di

chuyển những người bán hàng rong từ những con phố chính đến những con phố nhỏ

và các con hẻm, và cung cấp các dịch vụ chợ cơ bản. Một cuộc khảo sát người bán

hàng rong trên toàn hòn đảo được tiến hành vào giữa tháng 9 năm 1968 và tháng 2

năm 1969. Khoảng 18.000 người bán hàng rong được đăng ký trong cuộc khảo sát và

được cấp phép hoạt động. Sau đợt khảo sát, việc đăng ký kinh doanh dành cho những

người bán hàng rong đã khép lại và giấy phép mới chỉ được cấp cho những người khó

khăn về tài chính. Chính sách hạn chế được áp dụng nhằm buộc những người khỏe

199

mạnh vào làm việc trong các lĩnh vực có hiệu quả cao của nền kinh tế. Tiếp đến,

trong năm 1971 chính phủ bắt đầu xây dựng các khu chợ ngoài trời trong thành phố

và tại các khu dân cư ở ngoại ô dành cho những người bán hàng rong. Các khu chợ

này có tên gọi là "chợ truyền thống". Đến tháng 2 năm 1986, giai đoạn hai kết thúc và

103 ngôi chợ truyền thống đã được xây dựng. Một trong những mục tiêu khác của

chính phủ đối với chợ truyền thống là cung cấp nguồn thực phẩm tại các khu dân cư

như một phần của khái niệm thành phố vệ tinh của HDB (Cơ quan Phát triển nhà ở).

Giai đoạn cuối, cũng là giai đoạn hiện tại, là lập chính sách cải tạo các chợ truyền

thống hiện có và đảm bảo không để xuất hiện các chợ không chính thức.

- Mặc dù phát triển mạnh các chợ hiện đại thì chợ truyền thống vẫn là một

bộ phận gắn liền trong đời sống của đất nước Singapore và của một nhóm khách

hàng trung thành. Một số ngôi chợ cũng đã tạo được tiếng tăm cho mình như chợ

Kandang Kerbau trong khu Ấn Độ thu nhỏ, chợ Pasir Panjang

200

Phụ lục 3

THỰC TRẠNG VÀ CÁC BẤT CẬP TRONG CÁC CÔNG TRÌNH KẾT HỢP

CHỢ - TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI TẠI HÀ NỘI

Theo báo cáo 332 của sở công Thương Hà Nội, đến tháng 3/2017 Hà Nội đã

có 06 công trình chợ kết hợp với các loại hình dịch vụ khác (trung tâm thương mại,

văn phòng cho thuê...) được đưa vào hoạt động.

Thứ nhất: Công trình Chợ - trung tâm thương mại Cửa Nam, phường Cửa

Nam, quận Hoàn Kiếm:

Chợ Cửa Nam - Số 34, phố Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, diện tích 1.300m2, có

62 hộ kinh doanh, được phân hạng 2, phân cấp UBND quận Hoàn Kiếm quản lý;

UBND quận Hoàn Kiếm đã chấp thuận Công ty TNHH Phát triển mỹ thuật Hà Nội đầu

tư xây dựng lại chợ Cửa Nam với quy mô 7 tầng nổi, 2 tầng hầm, tổng mức đầu tư hơn

100 tỷ đồng, bố trí khu vực hoạt động của chợ truyền thống tại tầng hầm thứ 1. Khởi

công xây dựng vào Quý IV/2007, hoàn thành và đưa vào hoạt động Quý I/2010.

Qua thực tế khảo sát của tác giả nhận thấy Chợ Cửa Nam có diện tích nhỏ,

hẹp, khi đầu tư xây dựng đã không đảm bảo theo phương án thiết kế đã được cơ

quan chức năng phê duyệt, để tận dụng diện tích kinh doanh, chủ đầu tư đã thiết kế

khu vực để xe ở tầng hầm với lối xuống dốc, người dân ngại đưa xe xuống gửi đã

không khuyến khích người dân vào mua sắm.

Hiện tại Chủ đầu tư đã thương lượng mua lại điểm kinh doanh của các hộ

nghỉ kinh doanh, trực tiếp khai thác nguồn hàng nông sản thực phẩm an toàn, tổ

chức bán hàng tại chợ với tiêu chí văn minh, lịch sự, có niêm yết giá bán rõ ràng…

Tuy nhiên, do giá các mặt hàng nông sản thực phẩm an toàn cao, không cạnh tranh

được với chợ cóc bên ngoài, cùng với giao thông bố trí không thuận tiện đã không

thu hút được người dân vào mua sắm, dẫn đến mô hình tự tổ chức kinh doanh của

chủ đầu tư không đạt được hiệu quả như mong muốn.

Đến nay, chợ Cửa Nam không còn hộ kinh doanh, chỉ có 02 siêu thị nhỏ do

chủ đầu tư tự kinh doanh nhưng hoạt động cũng không hiệu quả, lượng khách hàng

vào mua không cao.

Thứ hai, công trình Chợ - trung tâm thương mại Hàng Da, phố Hàng Da,

quận Hoàn Kiếm:

Chợ Hàng Da - Phố Đường Thành, quận Hoàn Kiếm, diện tích 3.000m2, có

636 hộ kinh doanh, được phân hạng 1, phân cấp UBND Thành phố quản lý; Sở Kế

hoạch - Đầu tư thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư xây dựng chợ Hàng Da theo

201

Quyết định số 15/2007/QĐ-UBND ngày 23/01/2007 của UBND Thành phố về việc

ban hành quy định về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất

trên địa bàn Thành phố Hà Nội, qua đó xác định Công ty Cổ phần Thương mại Hàng

Da (đại diện Liên danh Công ty CP Xây dựng Sông Hồng và Công ty CP Nhất Nam)

là chủ đầu tư thực hiện dự án với quy mô 5 tầng nổi, 2 tầng hầm, tổng mức đầu tư

236 tỷ đồng, bố trí khu vực hoạt động của chợ truyền thống tại tầng trệt và tầng 1.

Khởi công xây dựng vào Quý I/2009, hoàn thành và đưa vào hoạt động Quý IV/2010.

Qua khảo sát thực tế tác giả nhận thấy khu vực bố trí chợ gồm tầng bán hầm

và tầng 1 chợ Hàng Da, trong đó tầng bán hầm có 313/371 hộ kinh doanh đang hoạt

động (các ngành hàng quần áo, giày dép, đồ sành sứ, dụng cụ gia đình, nông sản

thực phẩm, thủy, hải sản… ); tầng 1 có 111/173 hộ kinh doanh đang hoạt động

(ngành hàng rượu, thuốc lá, quần áo…); tầng 2, tầng 3 đang cho thuê để kinh doanh

các mặt hàng thời trang cao cấp, dịch vụ café, nước giải khát; tầng 4 cho thuê để mở

trung tâm thể dục, yoga, tầng 5 cho thuê làm trung tâm hội nghị, tiệc cưới, một phần

diện tích làm văn phòng hoạt động của Công ty CP Thương mại Hàng Da (là đơn vị

đang quản lý, khai thác tòa nhà).

Trong khi đó những tuyến phố xung quanh chợ TTTM có rất nhiều chợ cóc

họat động nhộn nhịp từ sang đến tối, phần lớn là các tiểu thương trong chợ cũ ra

bán để mưu sinh. Khi được hỏi “ Tại sao trong chợ có chỗ và đóng tiền rồi mà lại ra

vỉa hè bán?” Thiểu thương Phạm thị Vinh 58 tuổi nhà ở Ngõ Huyện tâm sự: “ Từ

khi chuyển sang mô hình chợ mới chi phí quá cao, và không thuận tiện nên người

dân ngại xuống hầm mua sắm nên kinh doanh trong chợ không đảm bảo cuộc sống,

do vậy vì mưu sinh biết là vi phạm pháp luật về trật tự nhưng chúng tôi không còn

cách nào khác”.

Tác giả đã phỏng vấn các tiểu thương bán hàng ở chợ hàng da trước đây và

hiện tại “ ông bà có giải pháp nào để phát triển chợ hàng da như trước đây? Câu trả

lời tác giả nhận được của trên 90 % các tiểu thương cho rằng để giảm tình trạng mất

vệ sinh do chợ cóc như hiện nay rất cần chính quyền thành phố xem xét chuyển chợ

dân sinh lên tầng 1 và bố trí chỗ để xe hợp lý cho khách hàng hoặc miễn phí để xe thì

mới thu hút được khách vào mua sắm. ( bởi vì tầng 1 hiện nay cũng đang hoạt động

không hiệu quả tại sao lại để lãng phí). Đây là nguyện vọng của không chỉ các tiểu

thương mà cả người dân thành phố cũng mong muốn chợ Hàng Da được khôi phục

trở về đúng vị thế trong lịch sử phát triển vốn có của nó. Đây là một khoảng trống rất

cần sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học và chính quyền địa phương.

202

Thứ ba, mô hình Trung tâm thương mại - chợ 19/12, số 41 phố Hai Bà

Trưng, quận Hoàn Kiếm:

Nhằm tiếp tục bố trí địa điểm kinh doanh cho khoảng 300 hộ kinh doanh

phải nghỉ kinh doanh sau khi giải tỏa chợ 19/12 (hay còn gọi là chợ Âm Phủ),

UBND Thành phố đã yêu cầu Công ty TNHH Thủ đô 2, là chủ đầu tư Trung tâm

thương mại 19/12 bố trí một phần diện tích sàn của Trung tâm thương mại 19/12 để

phục vụ hoạt động chợ. Trung tâm thương mại 19/12 tại số 41, phố Hai Bà Trưng,

quận Hoàn Kiếm, có diện tích đất xây dựng khoảng 2.700m2, gồm 12 tầng nổi, 04

tầng hầm, 01 tầng lửng, 01 tầng bán hầm. Trong đó, bố trí 286 hộ kinh doanh tại

chợ 19/12 cũ vào kinh doanh tại tầng bán hầm, tầng 1 và tầng lửng. Hiện, có khoảng

50% hộ kinh doanh đang kinh doanh tại chợ.

Thứ tư, công trình Chợ - trung tâm thương mại Ô Chợ Dừa, phường Ô Chợ

Dừa, quận Đống Đa:

Căn cứ Quyết định số 84//2005/QĐ-UB ngày 08/6/2005 của UBND Thành

phố Hà Nội về việc phê duyệt phân hạng các chợ trên địa bàn Thành phố Hà Nội,

chợ Ô Chợ Dừa - Đường Đê La Thành, quận Đống Đa, diện tích 520m2, có 100 hộ

kinh doanh, được phân hạng 3, phân cấp UBND quận Đống Đa quản lý; Thực hiện

chủ trương chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ, UBND quận

Đống Đa giao Hợp tác xã quản lý, kinh doanh, khai thác chợ quận Đống Đa (được

thành lập trên cơ sở Ban quản lý chợ quận Đống Đa) làm chủ đầu tư xây dựng công

trình Chợ - trung tâm thương mại OCD (Ô Chợ Dừa) với quy mô 07 tầng nổi, 1

tầng hầm, tổng mức đầu tư 14 tỷ đồng, bố trí khu vực hoạt động chợ truyền thống

tại tầng 1, tầng 2 (đặc thù không có ngành hàng ướt). Khởi công xây dựng năm

2006, hoàn thành và đưa vào hoạt động năm 2007.

Qua thực tế khảo sát tác giả nhận thấy có 2 vấn đề.

Vấn đề thứ nhất.: Việc thực hiện các quy hoạch không đồng bộ, công trình

Chợ - trung tâm thương mại Ô Chợ Dừa đã hoàn thành đầu tư xây dựng và đưa vào

hoạt động từ năm 2007 với thiết kế 02 mặt tiền (một mặt phía đường Đê La Thành,

một mặt phía đường Ô Chợ Dừa), nhưng từ năm 2007, khi đưa vào hoạt động đến

nay cuối năm 2014 thì Chợ - trung tâm thương mại Ô Chợ Dừa chỉ sử dụng mặt tiền

phía đường Đê La Thành, do trong thời gian đó đường Ô Chợ Dừa vẫn chưa hoàn

thành xây dựng và đưa vào sử dụng dẫn đến việc sử dụng công trình chợ gặp hạn chế

về giao thông, giảm hiệu quả hoạt động của chợ, khó thu hút người dân vào mua sắm.

Vấn đề thứ hai: Khi bắt đầu đưa chợ vào hoạt động, một phần các hộ kinh

doanh chuyển đổi ngành hàng kinh doanh (thực phẩm tươi sống, rau củ quả…) là

203

các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày sang ngành hàng kinh

doanh khác dẫn đến người dân trên địa bàn không vào chợ mua sắm, phát sinh

nhiều tụ điểm chợ cóc xung quanh chợ chính. Đến nay, do chợ hoạt động không

hiệu quả nên hộ kinh doanh đã chuyển nhượng hoặc ngừng kinh doanh, chuyển đổi

mục đích kinh doanh. Hiện nay, không có hộ kinh doanh tại chợ.

Thứ năm, công trình trung tâm thương mại - chợ Mơ, số 459C, phố Bạch

Mai, quận Hai Bà Trưng:

Công trình Trung tâm thương mại - chợ Mơ có diện tích đất là 11.191m2, quy

mô xây dựng là 25 tầng nổi, 05 tầng hầm, tổng mức đầu tư khoảng 1.500 tỷ đồng do

Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam Vinaconex làm chủ

đầu tư (hiện đang do Công ty Cổ phần Phát triển thương mại Vinaconex quản lý).

Công trình được đưa vào hoạt động vào tháng 10/2014, bố trí đủ 1.129 hộ kinh doanh

ở chợ Mơ cũ với 37 ngành hàng tại tầng bán hầm của Tòa nhà. Hiện nay, có khoảng

trên 300 hộ kinh doanh mở cửa hành kinh doanh thường xuyên tại chợ Mơ.

Qua khảo sát thực tế chợ tác giả nhận thấy

Khi bắt đầu đưa chợ vào hoạt động, chủ đầu tư rất tích cực trong việc thu hút

khách hàng vào mua sắm như: Khôi phục và tổ chức chợ phiên vào các ngày 2,

ngày 7 âm lịch, miễn phí trông giữ xe cho khách hàng. Tuy nhiên, sau 03 tháng hoạt

động, chủ đầu tư không miễn phí trông giữ xe cho khách vào chợ mua sắm. Cùng

với đó, hoạt động của các tụ điểm chợ cóc xung quanh chợ chính (như ở ngõ đằng

sau chợ Mơ và ngõ 459- còn gọi là ngõ Lò Lợn), làm hoạt động kinh doanh của chợ

chính giảm sút. Hiện nay, tại chợ Mơ không còn các hộ kinh doanh các mặt hàng

rau xanh, thịt gia súc, gia cầm, sửa chữa, cho thuê băng đĩa… Một số mặt hàng đã

trở thành thương hiệu của chợ Mơ như: Đậu Mơ, Ốc Hiếu… không còn được bán

tại chợ. Như vậy mô hình chợ kết hợp đã ảnh hưởng tới cuộc sống và thu nhập của

gần một ngàn hộ kinh doanh, số lượng hộ kinh doanh đã giảm gần 90%.

Thứ sáu, công trình trung tâm thương mại - chợ Trung Hòa, phố Trần Duy

Hưng, quận Cầu Giấy:

Công trình Trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê và chợ Trung Hòa có

diện tích đất là 1.984,5m2, quy mô xây dựng 25 tầng nổi, 03 tầng hầm, tổng mức đầu tư

khoảng 840 tỷ đồng do Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Phát triển công nghệ cao

làm chủ đầu tư. Được đưa vào hoạt động vào Quý I/2015. Chợ Trung Hòa được bố trí

tại tầng bán hầm với 227 hộ kinh doanh tại chợ Trung Hòa cũ. Hiện chợ Trung Hòa có

khoảng 30% số hộ kinh doanh mở cửa kinh doanh, số hộ kinh doanh đã giảm trên 70%.

Như vậy Xung quanh khu vực chợ Trung Hòa nhất là tại ngõ 10, phố Nguyễn

Thị Định có một điểm chợ cóc, khu vực xung quanh chợ Trung Hòa có nhiều nhà mặt

204

đường được cho thuê để kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày, dụng cụ gia

đình… Người dân có thể đỗ xe mua hàng thuận lợi, không phải gửi xe vào chợ.

Thứ bảy, công trình Chợ - trung tâm thương mại Thanh Trì, thị trấn Văn

Điển, huyện Thanh Trì:

chợ Thanh Trì - Thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì, diện tích 7.906m2, có

500 hộ kinh doanh, được phân hạng 1, phân cấp UBND Thành phố quản lý; UBND

huyện Thanh Trì thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư xây dựng chợ - trung tâm

thương mại Thanh Trì, đơn vị được lựa chọn là Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển

nhà Hà Nội, dự án có quy mô 7 tầng nổi, 1 tầng hầm, tổng mức đầu tư 125 tỷ đồng,

bố trí khu vực hoạt động chợ truyền thống tại tầng hầm, tầng 1, tầng 2. Khởi công

xây dựng năm 2000, hoàn thành và đưa vào hoạt động năm 2004.

Thực tế khảo sát tác giả nhận thấy: Do điều kiện phát triển kinh tế khu vực

thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì còn thấp nên khu vực trung tâm thương mại của

công trình Chợ - trung tâm thương mại Thanh Trì có ít thương nhân thuê kinh

doanh, dẫn đến không đạt hiệu quả kinh doanh. Xung quanh khu vực Chợ - trung tâm

thương mại Thanh Trì có nhiều chợ cóc, tụ điểm kinh doanh trái phép nhưng lại thuận

tiện mua bán. Đồng thời, người dân vẫn chưa có thói quen mua sắm hàng hóa trên

dân sinh hàng ngày tại tầng hầm của chợ nên hiệu quả kinh doanh khu vực chợ thấp.

Hiện khu vực tầng hầm (nơi bố trí chợ ướt) chỉ có 02 hộ kinh doanh ngành

hàng hoa tươi, hoa khô. Các hộ kinh doanh thịt, cá, rau, củ, quả đã được di dời sang

chợ thị trấn Văn Điển (chợ dân sinh được UBND huyện Thanh Trì đầu tư xây dựng

tại thị trấn Văn Điển). Chủ đầu tư đã bố trí, sắp xếp lại khu vực tầng hầm, giành

diện tích đáng kể cho giao thông tĩnh

205

Phụ lục 4

DANH SÁCH CÁC CHỢ TRUYỀN THỐNG Ở HÀ NỘI

TT Tên chợ Địa điểm Quận/Huyện/

Thị xã Hạng

Diện tích (m2) Số hộ KD Quy mô kiến trúc Mô

hình

quản

Nông

thôn Tổng

D/tích

D/tích

XD

Tổng

số hộ

KD

Số hộ

KD cố

định

Số

tầng

Kiên

cố

Bán

kiên

cố

Lều

lán

I Chợ hạng 1: 15 chợ

1 Chợ Đồng Xuân Phố Đồng Xuân Hoàn Kiếm 1 28,052 28,052 1954 1954 3 x DN

2 Chợ Ngã Tư Sở Số 46 Nguyễn Trãi Đống Đa 1 6,000 3,444 754 693 1 x BQL

3 Chợ Hôm-Đức Viên Phố Huế-Trần Xuân

Soạn Hai Bà Trưng 1 14,715 6,200 774 774 3 x BQL

4 Chợ Mơ 459C Bạch Mai Hai Bà Trưng 1 11,154 x DN

5 Chợ Đầu mối phía

Nam Khu Đô thị Đền Lừ Hoàng Mai 1 23,400 4,894 468 1 x DN

6 Chợ Bưởi Ngã 3 Đường Bưởi-

Hoàng Hoa Thám Tây Hồ 1 7,150 344 2 x x

7 Chợ Hà Đông Phường Nguyễn Trãi Hà Đông 1 19,382 1300 3 x BQL

206

8 Chợ Nghệ Phường Quang Trung Sơn Tây 1 17,887 852 4 x x

9 Chợ nông sản TT.

Vân Đình Thị trấn Vân Đình Ứng Hòa 1 13,800 5,741 550 400 2 x x

10 Chợ Vồi Xã Hà Hồi Thường Tín 1 30,000 16,500 1400 500 2 x x

11 Chợ đầu mối Minh

Khai Phường Minh Khai Bắc Từ Liêm 1 30,000 369 1 x DN

12 Chợ Nành Xã Ninh Hiệp Gia Lâm 1 6,030 2,910 970 970 1 x HTX x

13 Chợ TTTM-Thanh Trì TT Văn Điển Thanh Trì 1 7,906 500 x x

14 Chợ Cầu Bươu Xã Tả Thanh Oai Thanh Trì 1 21,000 516 2 x x

15 Chợ Hàng Da Phường Cửa Đông Hoàn Kiếm 1 3,000 2,548 526 5 x DN

II Chợ hạng 2: 64 chợ

1 Chợ Vọng Hà (Hàng

Bè)

Số 2-4A. Phố Vọng

Hà, Phường Chương

Dương, Q. Hoàn

Kiếm

Hoàn Kiếm 2 1,000 250 6 x x

2 Chợ 19/12

Số 41, Phố Hai Bà

Trưng, Phường Trần

Hưng Đạo

Hoàn Kiếm 2 2,700 300 12 x DN

3 Chợ ĐM Hà Vĩ (Chợ

gia cầm Hà Vĩ) Xã Lê Lợi Thường Tín 2 17,000 4,079 850 200 1 x x

207

4 Chợ Long Biên Phúc Xá Ba Đình 2 27,370 12,000 627 497 1 x BQL

5 Chợ Thành Công B Phường Thành Công Ba Đình 2 4,417 3,500 342 250 1 x BQL

6 Chợ Cống Vị 228 Đội Cấn Ba Đình 2 1,427 990 80 70 1 x BQL

7 Chợ Ngọc Hà 5 Ngọc Hà Ba Đình 2 2,265 1,300 210 200 1 x BQL

8 Chợ Châu Long 50 Châu Long Ba Đình 2 2,302 1,400 287 277 1 x BQL

9 Chợ Trung Hòa Phường Trung Hòa Cầu Giấy 2 x x

10 Chợ Đồng Xa P. Mai Dịch Cầu Giấy 2 7,680 2,929 593 393 1 x BQL

11 Chợ Nghĩa Tân 24 Nghĩa Tân Cầu Giấy 2 6,220 3,321 558 476 1 x BQL

12 Chợ Cầu Giấy 37 Cầu Giấy Cầu Giấy 2 1,685 2,300 157 157 2 x BQL

13 Chợ Xe máy

DịchVọng Phố Dịch Vọng Cầu Giấy 2 5,900 2,220 195 170 1 x HTX

14 Chợ Láng Hạ Đường Láng Hạ Đống Đa 2 8,500 8,500 450 390 1 x HTX

15 Chợ Trương Định 461 Trương Định Hoàng Mai 2 3,445 1,645 345 296 1 x BQL

16 Chợ Đồng Tâm Phố Đại La-Trần Đại

Nghĩa Hai Bà Trưng 2 2,550 2,000 298 269 1 x BQL

17 Chợ Thanh Xuân Bắc P. Thanh Xuân Bắc Thanh Xuân 2 3,780 1,680 132 132 2 x x

18 Chợ Kim Giang P. Kim Giang Thanh Xuân 2 1,668 152 152 2 x x

208

19 Chợ Khương Đình P. Khương Đình Thanh Xuân 2 6,500 3,046 203 203 2 x x

20 Chợ Thượng Đình P. Thượng Đình-

Q.Thanh Xuân Thanh Xuân 2 3,688 147 147 3 x x

21 Chợ Tam Đa Dốc Tam Đa Tây Hồ 2 783 121 20 3 x x

22 Chợ Nhật Tân 464 Âu Cơ, Nhật Tân Tây Hồ 2 4,403 3,000 177 134 1 x x

23 Chợ Phú Gia P.Phú Thượng Tây Hồ 2 4,712 96 50 1 x x

24 Chợ Quảng An 236 Âu Cơ Tây Hồ 2 4,828 3,000 210 1 x x

25 Chợ Gia Lâm P. Ngọc Lâm Long Biên 2 4,751 4,000 186 142 1 x DN

26 Chợ Việt Hưng P. Việt Hưng Long Biên 2 3,443 2,400 268 211 1 x DN

27 Chợ Văn La P. Phú La Hà Đông 2 3,500 200 1 x HTX

28 Chợ đêm NS Văn

Quán P. Văn Quán Hà Đông 2 10,295 200 1 x HTX

29 Chợ Bông Đỏ P. La Khê Hà Đông 2 4,475 140 140 2 x HTX

30 Chợ Xuân Mai TT. Xuân Mai Chương Mỹ 2 15,000 2,500 395 200 1 x BQL

31 Chợ Thủy Xuân Tiên Xã Thủy Xuân Tiên Chương Mỹ 2 5,000 1,060 320 250 1 x TQL x

32 Chợ Cỏ Xã Nam Phương Tiến Chương Mỹ 2 6,700 4,800 350 220 1 x TQL x

209

33 Chợ Quảng Bị Xã Quảng Bị Chương Mỹ 2 4,618 300 250 150 1 x TQL x

34 Chợ TT Chúc Sơn TT. Chúc Sơn Chương Mỹ 2 8,600 3,500 365 205 1 x TQL

35 Chợ Đông Phương

Yên Xã Đông Phương Yên Chương Mỹ 2 18,000 7,680 670 120 1 x HTX x

36 Chợ Phủ Quốc TT. Quốc Oai Quốc Oai 2 8,221 2,877 600 400 1 x HTX

37 Chợ Lịm TT. Phú Xuyên Phú Xuyên 2 5,430 4,900 140 55 1 x DN

38 Chợ Chuông Xã Phương Trung Thanh Oai 2 6,200 700 x x

39 Chợ Vác Xã Dân Hoà Thanh Oai 2 3,477 295 x x

40 Chợ Tế Tiêu TT. Đại Nghĩa Mỹ Đức 2 5,500 3,000 325 250 1 x TQL

41 Chợ Vài Xã Hợp Thanh Mỹ Đức 2 4,000 2,000 315 200 1 x TQL x

42 Chợ Đục Khê Xã Hương Sơn Mỹ Đức 2 4,500 2,500 450 300 1 x TQL x

43 Chợ Sêu Xã Đại Hưng Mỹ Đức 2 4,300 2,100 400 210 1 x TQL x

44 Chợ Kênh Đào Xã An Mỹ Mỹ Đức 2 4,200 2,500 300 150 1 x TQL x

45 Chợ Quảng Oai TT. Tây Đằng Ba Vì 2 9,295 400 30 1 x x

46 Chợ Võng Xuyên Cụm 11 xã Võng

Xuyên Phúc Thọ 2 2,400 440 200 1 x TQL x

47 Chợ TT. Phúc Thọ TT. Phúc Thọ Phúc Thọ 2 5,000 350 180 1 x BQL

210

48 Chợ Vân Phúc TT xã Vân Phúc Phúc Thọ 2 5,000 460 210 1 x TQL

49 Chợ Săn TT. Liên Quan Thạch Thất 2 8,266 8,266 300 150 1 x x

50 Chợ Phùng TT. Phùng Đan Phượng 2 6,286 1,250 217 174 x TQL

51 Chợ Đông Mỹ Xã Đông Mỹ Thanh Trì 2 7,500 299 199 1 x x

52 Chợ Cầu Diễn TT Cầu Diễn Bắc Từ Liêm 2 4,620 4,620 404 380 1 x DN

53 Chợ Nhổn Xã Xuân Phương Nam Từ Liêm 2 4,582 4,582 502 310 1 x DN

54 Chợ Xuân Đỉnh 2 Phường Xuân Đỉnh Bắc Từ Liêm 2 9,821 8,327 380 260 1 x BQL

55 Chợ Mỹ Đình Xã Mỹ Đình Nam Từ Liêm 2 9,337 7,193 372 248 1 x HTX

56 Chợ Phùng Khoang -

Trung Văn 2 Xã Trung Văn Nam Từ Liêm 2 8,501 8,501 480 217 1 x HTX

57 Chợ Vàng Xã Cổ Bi Gia Lâm 2 4,600 3,500 337 260 2 x HTX x

58 Trùng Quán Xã Yên Thường Gia Lâm 2 8,900 6,803 1 x HTX x

59 Chợ TT Đông Anh TT. Đông Anh Đông Anh 2 9,900 5,000 150 1550 2 x BQL

60 Chợ Tó Xã Uy Nỗ Đông Anh 2 13,273 8,000 537 487 1 x BQL x

61 Chợ Sóc Sơn TT. Sóc Sơn Sóc Sơn 2 19,625 5,210 820 500 1 x x

62 Chợ Nỷ Xã Trung Giã Sóc Sơn 2 9,401 3,595 650 250 1 x x

63 Chợ Phù Lỗ Xã Phù Lỗ Sóc Sơn 2 9,240 3,918 625 450 1 x x

211

64 Chợ Liên Phương Xã Liên Phương Thường Tín 2 1,500 675 190 100 1 x x

III Chợ hạng 3: 314 chợ.

1 Chợ Thành Công A 1A Láng Hạ Ba Đình 3 1,584 1,200 65 22 1 x BQL

2 Chợ Linh Lang 51 Linh Lang Ba Đình 3 631 550 70 50 1 x BQL

3 Chợ Hữu Tiệp Ngõ 55 Hoàng Hoa

Thám Ba Đình 3 670 300 55 55 1 x BQL

4 Chợ Quan Hoa 68 Dương Quảng

Hàm Cầu Giấy 3 1,200 900 89 69 1 x x

5 Chợ Nhà Xanh Phố Phan Văn Trường Cầu Giấy 3 1,755 900 158 118 1 x BQL

6 Chợ NS Dịch Vọng P.Dịch Vọng Cầu Giấy 3 2,969 720 700 1 x BQL

7 Chợ Hợp Nhất P.Yên Hoà Cầu Giấy 3 3,203 873 120 60 1 x HTX

8 Chợ Nghĩa Đô P.Nghĩa Đô Cầu Giấy 3 2,800 1,000 270 230 2 x x

9 Chợ Tràng Hào P.Trung Hòa Cầu Giấy 3 2,800 1,200 250 230 1 x x

10 Chợ 337 Dịch Vọng P.Dịch Vọng Cầu Giấy 3 1,800 650 205 1 x HTX

11 Chợ Thái Hà 18 Đặng Tiến Đông Đống Đa 3 2,360 1,265 145 145 1 x DN

12 Chợ A12 Khương

Thượng Tôn Thất Tùng Đống Đa 3 2,500 1,891 137 137 1 x HTX

13 Chợ Láng Thượng Phố Chùa Láng Đống Đa 3 2,578 1,172 320 214 1 x DN

212

14 Chợ Ngô Sĩ Liên 14 Phố Nguyễn Như

Đổ Đống Đa 3 1,128 1,128 265 160 1 x TQL

15 Chợ H27 Khương

Thượng Khương Thượng Đống Đa 3 870 450 64 45 1 x TQL

16 Chợ Khâm Thiên Phố Khâm Thiên Đống Đa 3 780 780 74 67 1 x TQL

17 Chợ Thổ Quan Phố Khâm Thiên Đống Đa 3 1,184 276 145 37 1 x HTX

18 Chợ Kim Liên (tạm) Khu TT Kim Liên Đống Đa 3 3,720 2,000 281 281 1 x DN

19 Chợ Cầu Đông 4 Nguyễn Thiện

Thuật Hoàn Kiếm 3 620 620 98 98 3 x BQL

20 Thực phẩm tươi sống

ĐX - Bắc Qua P.Đồng Xuân Hoàn Kiếm 3 1,100 1,100 40 40 1 x DN

21 Chợ Nguyễn Công

Trứ P. Nguyễn Công Trứ Hai Bà Trưng 3 1,200 400 430 290 1 x TQL

22 Chợ Bách Khoa Đường Lê Thanh

Nghị Hai Bà Trưng 3 800 800 143 30 1 x TQL

23 Chợ Quỳnh Mai Phường Quỳnh Mai Hai Bà Trưng 3 1,800 1,800 239 150 2 x TQL

24 Chợ Vĩnh Tuy Đầm Trà Lá Hai Bà Trưng 3 7,790 7,790 188 288 1 x TQL

25 Chợ Mai Động 177 Tam Trinh Hoàng Mai 3 3,074 929 230 215 1 x BQL

26 Chợ Hoàng Mai P. Hoàng Văn Thụ Hoàng Mai 3 895 575 82 60 1 x BQL

27 Chợ Giáp Nhị Thịnh Liệt Hoàng Mai 3 914 500 249 207 1 x TQL

213

28 Chợ Lòng Thuyền P. Lĩnh Nam Hoàng Mai 3 2,140 980 124 24 1 x HTX

29 Chợ Vĩnh Tuy Vĩnh Hưng Hoàng Mai 3 1,891 1,000 88 23 1 x HTX

30 Chợ Cầu Nghè P. Lĩnh Nam Hoàng Mai 3 900 730 72 60 1 x HTX

31 Chợ Đại Từ Đại Từ - Đại Kim- Hoàng Mai 3 5,000 480 400 1 x TQL

32 Chợ Nhân Chính P. Thượng Đình Thanh Xuân 3 1,500 705 185 105 1 x x

33 Chợ Dân sinh Quảng

An 238 Âu Cơ Tây Hồ 3 2,304 1,006 195 135 1 x x

34 Chợ Yên Phụ 3 Ngõ 108 Nghi Tàm Tây Hồ 3 1,580 800 115 115 1 x x

35 Chợ Tứ Liên 39 Ngõ 124 Âu Cơ Tây Hồ 3 2,792 192 154 1 x x

36 Chợ Hoa Quảng An 236 Âu Cơ Tây Hồ 3 7,615 300 1 x x

37 Chợ Ngọc Thuỵ P. Ngọc Thuỵ Long Biên 3 7,476 80 69 1 x DN

38 Chợ Vũ Xuân Thiều P. Sài Đồng Long Biên 3 1,296 100 76 1 x DN

39 Chợ Thượng Cát P. Thượng Thanh Long Biên 3 1,500 80 71 1 x DN

40 Chợ 230 P. Sài Đồng Long Biên 3 750 55 48 1 x DN

41 Chợ Kim Quan P. Việt Hưng Long Biên 3 4,000 200 150 1 x DN

42 Chợ Ô Cách P.Đức Giang Long Biên 3 1,600 150 120 1 x DN

43 Chợ Gia Quất P.Thượng Thanh Long Biên 3 1,200 125 119 1 x DN

214

44 Chợ Quán Tình P. Giang Biên Long Biên 3 1,715 26 22 1 x DN

45 Chợ Tình Quang P. Giang Biên Long Biên 3 1,000 60 54 1 x DN

46 Chợ tổ 33 P. Ngọc Thụy Long Biên 3 900 40 35 1 x DN

47 Chợ Diêm gỗ P.Đức Giang Long Biên 3 1,100 60 54 1 x DN

48 Chợ Cửa Đình P.Phúc Đồng Long Biên 3 908 130 125 1 x DN

49 Chợ May 10 mới P. Phúc Lợi Long Biên 3 4,800 170 161 1 x DN

50 Chợ Phúc Lợi P.Phúc Lợi Long Biên 3 2,800 100 80 1 x DN

51 Chợ Mai Lĩnh P. Đồng Mai Hà Đông 3 7,005 200 3 x DN

52 Chợ Vạn Phúc P. Vạn Phúc Hà Đông 3 1,500 120 1 x TQL

53 Chợ Yên P. Yên Nghĩa Hà Đông 3 200 50 50 1 x TQL

54 Chợ Yên Phúc P. Phúc La Hà Đông 3 2,700 125 1 x HTX

55 Chợ Đình La Khê P. La Khê Hà Đông 3 2,950 195 1 x HTX

56 Chợ Đa Sỹ P. Kiến Hưng Hà Đông 3 2,381 50 1 x TQL

57 Chợ Đồng Mai P. Đồng Mai Hà Đông 3 2,616 105 1 x TQL

58 Chợ La Cả P. Dương Nội Hà Đông 3 2,500 200 1 x DN

59 Chợ La Dương P. Dương Nội Hà Đông 3 2,000 50 1 x DN

215

60 Chợ Xốm P. Phú Lãm Hà Đông 3 2,300 136 1 x TQL

61 Chợ Trung Sơn Trầm P.Trung Sơn Trầm Sơn Tây 3 3,000 3,000 179 100 1 x x

62 Chợ Mía Xã Đường Lâm Sơn Tây 3 4,564 320 75 20 1 x x

63 Chợ Bãi Đá Xã Cổ Đông Sơn Tây 3 9,600 200 122 57 1 x x

64 Chợ Kim Sơn Xã Kim Sơn Sơn Tây 3 10,000 400 91 55 1 x x

65 Chợ Xuân Khanh P. Xuân Khanh Sơn Tây 3 4,079 342 196 165 1 x x

66 Chợ Vị Thuỷ Xã Thanh Mỹ Sơn Tây 3 2,330 370 74 46 1 x x

67 Chợ Sơn Đông Xã Sơn Đông Sơn Tây 3 3,001 650 81 51 1 x x

68 Chợ Ao Đông P. Trung Hưng Sơn Tây 3 15,940 14,000 1 x x

69 Chợ Phượng Xã Phụng Châu Chương Mỹ 3 4,800 1,200 60 40 1 x TQL x

70 Chợ Cống Xã Ngọc Hoà Chương Mỹ 3 1,508 1,008 180 60 1 x TQL x

71 Chợ Phú Vinh Xã Phú Nghĩa Chương Mỹ 3 3,240 3,240 65 40 1 x TQL x

72 Chợ Giường (Trường

Yên) Xã Trường Yên Chương Mỹ 3 8,522 4,322 178 162 1 x TQL x

73 Chợ Gốt Xã Đông Sơn-H Chương Mỹ 3 5,000 3,000 80 50 1 x TQL x

74 Chợ Tân Tiến Xã Tân Tiến Chương Mỹ 3 3,000 500 100 80 1 x TQL x

75 Chợ Hoàng Văn Thụ Xã Hoàng Văn Thụ Chương Mỹ 3 1,700 506 50 40 1 x TQL x

216

76 Chợ Gốm Xã Hữu Văn Chương Mỹ 3 10,600 1,500 250 200 1 x TQL x

77 Chợ Miếu Môn Xã Trần Phú Chương Mỹ 3 500 150 70 50 1 x TQL x

78 Chợ Sẽ Xã Hồng Phong Chương Mỹ 3 2,000 500 160 80 1 x TQL x

79 Chợ Sở Xã Tiên Phương Chương Mỹ 3 2,500 1,500 150 100 1 x TQL x

80 Chợ Rồng Xã Thượng Vực Chương Mỹ 3 2,298 500 360 50 1 x TQL x

81 Chợ Trượng Xã Hoàng Diệu Chương Mỹ 3 1,000 150 200 110 1 x TQL x

82 Chợ Lam Điền Xã Lam Điền Chương Mỹ 3 6,800 4,800 100 70 1 x TQL x

83 Chợ Thụy Hương Xã Thuỵ Hương Chương Mỹ 3 3,600 2,520 130 80 1 x TQL x

84 Chợ Bương Xã Cấn Hữu Quốc Oai 3 5,000 1,750 270 120 1 x TQL x

85 Chợ Phú Cát Xã Phú Cát Quốc Oai 3 6,000 2,100 150 50 1 x TQL x

86 Chợ Thày Xã Sài Sơn Quốc Oai 3 5,000 1,750 250 150 1 x TQL x

87 Chợ Long Phú Xã Hoà Thạch Quốc Oai 3 3,000 1,050 200 100 1 x TQL x

88 Chợ So Xã Tân Hoà Quốc Oai 3 6,000 2,100 300 200 1 x TQL x

89 Chợ Đô Hội Xã Nghĩa Hương Quốc Oai 3 1,200 420 70 50 1 x TQL x

90 Chợ Gồ Xã Yên Sơn Quốc Oai 3 1,900 665 150 50 1 x TQL x

217

91 Chợ Bồ Đề Xã Đồng Quang Quốc Oai 3 2,000 700 170 50 1 x TQL x

92 Chợ Đông Xuân Xã Đông Xuân Quốc Oai 3 2,000 700 100 50 1 x TQL x

93 Chợ Cấn Thượng Xã Cấn Hữu Quốc Oai 3 1,200 420 90 50 1 x TQL x

94 Chợ Giẽ Xã Phú Yên Phú Xuyên 3 3,100 700 200 150 1 x TQL x

95 Chợ Chảy Xã Văn Nhân Phú Xuyên 3 10,329 100 130 50 1 x TQL x

96 Chợ Khang Xã Khai Thái Phú Xuyên 3 4,674 300 46 46 1 x TQL x

97 Chợ Phú Minh TT. Phú Minh Phú Xuyên 3 7,000 6,000 200 150 1 x DN

98 Chợ Hoà Khê Xã Bạch Hạ Phú Xuyên 3 2,570 620 19 8 1 x TQL x

99 Chợ Chuôn Xã Chuyên Mỹ Phú Xuyên 3 1,754 520 150 120 1 x TQL x

100 Chợ Bóng Xã Hồng Minh Phú Xuyên 3 4,000 1,147 22 22 1 x TQL x

101 Chợ Bìm Xã Tri Thuỷ Phú Xuyên 3 4,211 374 215 95 1 x TQL x

102 Chợ Dâu Xã Châu Can Phú Xuyên 3 2,333 450 28 1 x TQL x

103 Chợ Tre Xã Tân Dân Phú Xuyên 3 7,908 300 46 1 x TQL x

104 Chợ Chằm Xã Quang Lãng Phú Xuyên 3 7,200 3,000 220 120 1 x TQL x

105 Chợ Bái Xã Minh Tân Phú Xuyên 3 4,195 1,300 20 1 x TQL x

218

106 Chợ Đồng Vàng Xã Hoàng Long Phú Xuyên 3 5,700 560 120 50 1 x TQL x

107 Chợ Phú Mỹ TT. Phú Xuyên Phú Xuyên 3 600 250 36 29 1 x TQL

108 Chợ An Khoái Xã Phúc Tiến Phú Xuyên 3 440 34 1 x TQL x

109 Chợ Phú Túc Xã Phú Túc Phú Xuyên 3 635 250 36 1 x TQL x

110 Chợ Thạch Bích X. Bích Hoà Thanh Oai 3 850 200 x x

111 Chợ Kim Bài TT. Kim Bài Thanh Oai 3 4,265 142 x x

112 Chợ Bình Đà Xã Bình Minh Thanh Oai 3 2,190 200 x x

113 Chợ Tam Hưng Xã Tam Hưng Thanh Oai 3 5,096 189 x x

114 Chợ Cao Xã Cao Dương Thanh Oai 3 2,050 250 x x

115 Chợ Văn Quán Xã Đỗ Động Thanh Oai 3 2,000 115 x x

116 Chợ Cự Đà Xã Cự Khê Thanh Oai 3 410 180 x x

117 Chợ Mai Xã Thanh Mai Thanh Oai 3 2,980 200 x x

118 Chợ Cao Bộ Xã Cao Viên Thanh Oai 3 3,662 186 x x

119 Chợ Thanh Thuỳ Xã Thanh Thùy Thanh Oai 3 6,065 150 x x

120 Chợ Đôn Thư Xã Kim Thư Thanh Oai 3 1,382 70 x x

121 Chợ Nâu Xã Thanh Văn Thanh Oai 3 1,500 120 x x

219

122 Chợ Chi Lễ Xã Tân Ước Thanh Oai 3 1,500 60 x x

123 Chợ Hoàng Trung Xã Hồng Dương Thanh Oai 3 180 x x

124 Chợ Từ Châu Xã Liên Châu Thanh Oai 3 1,800 100 x x

125 Chợ Châu Mai Xã Liên Châu Thanh Oai 3 646 120 x x

126 Chợ Ba Thá Xã Viên An- Ứng Hòa 3 3,000 1,000 120 47 1 x x

127 Chợ Ngăm Xã Đại Cường- Ứng Hòa 3 3,000 1,500 150 58 1 x x

128 Chợ Cầu Bầu Xã Quảng Phú Cầu Ứng Hòa 3 1,300 700 120 37 1 x x

129 Chợ Đanh Xã Hoà Nam Ứng Hòa 3 1,500 800 150 82 1 x x

130 Chợ Xà Kiều Xã Quảng Phú Câù Ứng Hòa 3 1,500 800 120 55 1 x x

131 Chợ Đặng Giang Xã Hoà Phú Ứng Hòa 3 3,000 1,000 120 52 1 x x

132 Chợ Hoà Xá Xã Hoà Xá Ứng Hòa 3 2,000 800 100 43 1 x x

133 Chợ Chòng Xã Trầm Lộng Ứng Hòa 3 2,000 1,000 100 44 1 x x

134 Chợ Mỹ Cầu Xã Đồng Tân Ứng Hòa 3 2,000 1,000 100 53 1 x x

135 Chợ Dầu Mới Xã Phù Lưu Ứng Hòa 3 1,500 800 115 65 1 x x

136 Chợ Sậy Xã Kim Đường Ứng Hòa 3 2,000 1,000 120 69 1 x x

137 Chợ Cống Khê Xã Hoà Lâm Ứng Hòa 3 1,000 700 70 32 1 x x

220

138 Chợ Cháy Xã Trung Tú Ứng Hòa 3 2,000 1,000 150 80 1 x x

139 Chợ Bái Xã Đại Hùng Ứng Hòa 3 2,000 820 120 65 1 x x

140 Chợ Vân Xã Viên Nội Ứng Hòa 3 4,000 700 80 30 1 x x

141 Chợ Thôn Tử Dương Xã Cao Thành Ứng Hòa 3 800 300 50 30 1 x x

142 Chợ Lau (Trần Đăng) Xã Hoa Sơn Ứng Hòa 3 1,000 700 70 28 1 x x

143 Chợ Tía Xã Cao Thành Ứng Hòa 3 1,500 700 70 30 1 x x

144 Chợ Mới Xã Phương Tú Ứng Hòa 3 1,500 700 60 35 1 x x

145 Chợ Đông Lỗ Xã Đông Lỗ Ứng Hòa 3 2,000 650 85 33 x x

146 Chợ Thượng Xã Đồng Tâm Mỹ Đức 3 2,000 900 200 150 1 x TQL x

147 Chợ Xuy Xá Xã Xuy Xá Mỹ Đức 3 2,000 600 150 100 1 x TQL x

148 Chợ Lai Thụ Xã Lê Thanh Mỹ Đức 3 4,100 2,300 330 130 1 x TQL x

149 Chợ Phù Lưu Tế Xã Phù Lưu Tế Mỹ Đức 3 2,000 600 200 120 1 x TQL x

150 Chợ Sấu Xã Dương Liễu Hoài Đức 3 10,000 8,000 1039 400 1 x BQL x

151 Chợ Giang (Trôi) TT. Trạm Trôi Hoài Đức 3 2,819 1,500 170 80 1 x TQL

152 Chợ Vân Canh Xã Vân Canh Hoài Đức 3 3,200 2,500 225 85 1 x BQL x

153 Chợ Ngãi Cầu Xã An Khánh Hoài Đức 3 1,000 400 185 120 1 x TQL x

221

154 Chợ Lềnh Xã Vân Côn Hoài Đức 3 2,837 200 110 50 1 x TQL x

155 Chợ Nghệ Xã Đức Thượng Hoài Đức 3 1,478 237 120 40 1 x TQL x

156 Chợ Sơn Đồng Xã Sơn Đồng Hoài Đức 3 3,000 300 220 100 1 x TQL x

157 Chợ Vạng Xã Song Phương Hoài Đức 3 8,045 4,800 210 130 1 x TQL x

158 Chợ Phú An Xã An Khánh Hoài Đức 3 700 300 110 60 1 x TQL x

159 Chợ Lưu Xá Xã Đức Giang Hoài Đức 3 800 600 140 40 1 x TQL x

160 Chợ Đông Lao Xã Đông La Hoài Đức 3 7,000 1,300 210 80 1 x TQL x

161 Chợ Giá Xã Yên Sở Hoài Đức 3 3,926 1,700 210 140 1 x TQL x

162 Chợ Điếm 3 Xã Yên Sở Hoài Đức 3 971 700 90 60 1 x TQL x

163 Chợ Lại Yên Xã Lại Yên Hoài Đức 3 3,083 344 260 60 1 x TQL x

164 Chợ La Phù Xã La Phù Hoài Đức 3 946 300 190 110 1 x TQL x

165 Chợ Tía Xã Tô Hiệu Thường Tín 3 10,000 528 820 250 1 x x

166 Chợ Bằng Xã Văn Bình Thường Tín 3 1,500 675 570 300 1 x x

167 Chợ Bằng Xã Văn Bình Thường Tín 3 1,500 675 570 300 1 x x

168 Chợ Tân Minh Xã Tân Minh Thường Tín 3 3,000 1,350 570 300 1 x x

169 Chợ Trát Cầu Xã Tiền Phong Thường Tín 3 2,000 900 380 200 1 x x

222

170 Chợ Đỗ Hà Xã Khánh Hà Thường Tín 3 2,200 990 380 200 1 x x

171 Chợ Hoà Bình Xã Hoà Bình Thường Tín 3 1,900 855 285 150 1 x x

172 Chợ Quán Giai Xã Văn Phú Thường Tín 3 2,000 900 380 200 1 x x

173 Chợ Cầu Xã Thắng Lợi Thường Tín 3 2,500 1,125 570 300 1 x x

174 Chợ Chiếc Xã Hiền Giang Thường Tín 3 2,000 900 304 160 1 x x

175 Chợ Ba Lăng Xã Dũng Tiến Thường Tín 3 5,000 2,250 380 200 1 x x

176 Chợ Vân La Xã Hồng Vân Thường Tín 3 2,000 900 285 150 1 x x

177 Chợ Kệ Xã Ninh Sở Thường Tín 3 2,000 900 570 300 1 x x

178 Chợ Giường Xã Duyên Thái Thường Tín 3 2,100 945 342 180 1 x x

179 Chợ Nghệ Xã Minh Cường Thường Tín 3 4,000 1,800 570 300 1 x x

180 Chợ Que Hàn Xã Nhị Khê Thường Tín 3 4,000 1,800 380 200 1 x x

181 Chợ Đỗ Xá Xã Vạn Điểm Thường Tín 3 4,000 2,107 570 300 1 x x

182 Chợ Mui Xã Tô Hiệu Thường Tín 3 2,000 900 570 300 1 x x

183 Chợ Nhông Xã Phú Sơn Ba Vì 3 3,598 150 20 1 x x

184 Chợ Tản Lĩnh Xã Tản Lĩnh Ba Vì 3 1,639 90 22 1 x x

223

185 Chợ Dốc Xã Tản Hồng Ba Vì 3 2,510 155 17 1 x x

186 Chợ Thuỵ An Xã Thuỵ An Ba Vì 3 2,034 61 20 1 x x

187 Chợ Suối Hai Xã Cẩm Lĩnh Ba Vì 3 4,695 50 20 1 x x

188 Chợ Phúc Xã Phú Châu Ba Vì 3 3,287 54 14 1 x x

189 Chợ Tòng Bạt Xã Tòng Bạt Ba Vì 3 4,900 22 8 1 x x

190 Chợ Kiều Mộc Xã Cổ Đô Ba Vì 3 1,754 36 7 1 x x

191 Chợ Dẫy Xã Sơn Đà Ba Vì 3 4,100 64 15 1 x x

192 Chợ Ba Trại Xã Ba Trại Ba Vì 3 8,125 165 30 1 x x

193 Chợ Hàng Vải Xã Phong Vân Ba Vì 3 1,600 42 8 1 x x

194 Chợ Chẹ Xã Khánh Thượng Ba Vì 3 6,300 85 40 1 x x

195 Chợ Thuần Mỹ Xã Thuần Mỹ Ba Vì 3 2,984 50 18 1 x x

196 Chợ Mơ Xã Vặn Thắng Ba Vì 3 7,122 95 12 1 x x

197 Chợ Chu Xã Châu Sơn Ba Vì 3 400 9 1 x x

198 Chợ Phú Phương Xã Phú Phương Ba Vì 3 2,155 22 1 x x

199 Chợ Chiều Xã Vặn Thắng Ba Vì 3 520 30 20 1 x x

200 Chợ Vật Lại Xã Vật Lại Ba Vì 3 1,000 18 1 x x

224

201 Chợ Mộc Xã Minh Quang Ba Vì 3 2,336 140 20 1 x x

202 Chợ Vắp Xã Phong Vân Ba Vì 3 2,200 33 15 1 x x

203 Chợ Phú Thịnh Xã Phú Cường Ba Vì 3 290 12 1 x x

204 Chợ Tòng Lệnh Xã Tòng Bạt Ba Vì 3 790 20 1 x x

205 Chợ Hát Xã Hát Môn Phúc Thọ 3 5,000 335 140 1 x TQL x

206 Chợ Hiệp Thuận Xã Hiệp Thuận Phúc Thọ 3 1,500 245 100 1 x TQL x

207 Chợ Tam Hiệp Xã Tam Hiệp Phúc Thọ 3 8,000 330 140 1 x TQL x

208 Chợ Ngọc Tảo Xã Ngọc Tảo Phúc Thọ 3 2,418 300 120 1 x TQL x

209 Chợ Triệu Xã Long Xuyên Phúc Thọ 3 2,000 350 180 1 x TQL x

210 Chợ Sen Chiểu Xã Sen Chiểu Phúc Thọ 3 5,246 250 100 1 x TQL x

211 Chợ Cát Hạ Xã Tam Thuấn Phúc Thọ 3 4 260 100 1 x TQL x

212 Chợ Bún Xã Phùng Thượng Phúc Thọ 3 4,130 290 125 1 x TQL x

213 Chợ Thọ Lộc Xã Thọ Lộc Phúc Thọ 3 2,850 280 120 1 x TQL x

214 Chợ Me Xã Tích Giang Phúc Thọ 3 2,150 290 120 1 x TQL x

215 Chợ Thạch Hoà Xã Thạch Hoà Thạch Thất 3 300 63 3 1 x x

216 Chợ Chàng Xã Chàng Sơn Thạch Thất 3 1,139 850 200 95 1 x x

225

217 Chợ Hữu Bằng Xã Hữu Bằng Thạch Thất 3 2,869 2,869 65 35 1 x x

218 Chợ Cầu Xã Cần Kiệm Thạch Thất 3 3,500 800 80 1 x x

219 Chợ Đại Đồng Xã Đại Đồng Thạch Thất 3 3,190 3,190 124 43 1 x x

220 Chợ Roi Xã Hạ Bằng Thạch Thất 3 4,912 3,000 318 88 1 x x

221 Chợ Bùng Xã Phùng Xá Thạch Thất 3 250 150 1 x x

222 Chợ Hương Ngải Xã Hương Ngải Thạch Thất 3 1,161 83 17 1 x x

223 Chợ Cầu Chùa Xã Phùng Xá Thạch Thất 3 350 50 1 x x

224 Chợ Nủa Xã Bình Phú Thạch Thất 3 4,876 3,000 300 170 1 x x

225 Chợ Gốc Sui Xã Yên Trung Thạch Thất 3 200 60 1 x x

226 Chợ Cò Xã Yên Bình Thạch Thất 3 9,000 2,000 260 60 1 x x

227 Chợ Gò Chói Tiến Xuân Thạch Thất 3 4,000 3,000 64 25 1 x x

228 Chợ Canh Nậu Xã Canh Nậu Thạch Thất 3 1,005 50 1 x x

229 Chợ Trúc Động Xã Đồng Trúc Thạch Thất 3 500 50 1 x x

230 Chợ Mới Xã Thọ Xuân Đan Phượng 3 3,747 521 80 30 x TQL x

231 Chợ Gối Xã Tân Hội Đan Phượng 3 3,960 490 75 50 x TQL x

232 Chợ Địch Xã Phương Đình Đan Phượng 3 1,850 1,850 52 40 x TQL x

226

233 Chợ Bá Xã Hồng Hà Đan Phượng 3 2,846 560 95 45 x TQL x

234 Chợ Cầu Xã Thọ An Đan Phượng 3 4,100 3,100 150 50 x TQL x

235 Chợ Giày Xã Liên Trung Đan Phượng 3 5,900 1,000 150 50 x DN x

236 Chợ Đình Xã Tân Lập Đan Phượng 3 1,442 260 113 63 x HTX x

237 Chợ Vĩnh Quỳnh Xã Vĩnh Quỳnh Thanh Trì 3 2,054 206 161 1 x x

238 Chợ Triều Khúc Xã Tân Triều Thanh Trì 3 900 250 180 1 x x

239 Chợ Tựu Liệt Xã Tam Hiệp Thanh Trì 3 1,000 140 110 1 x x

240 Chợ Tân Lập Xã Vạn Phúc Thanh Trì 3 1,800 77 60 1 x x

241 Chợ Thanh Liệt Xã Thanh Liệt Thanh Trì 3 1,250 195 45 1 x x

242 Chợ Đám Xã Đại áng Thanh Trì 3 3,000 162 52 1 x x

243 Chợ Canh Xã Xuân Phương Nam Từ Liêm 3 4,822 4,822 286 50 2 x HTX

244 Chợ Hoa Tây Tựu Phường Tây Tựu Bắc Từ Liêm 3 9,243 8,876 250 1 x TQL

245 Chợ Sáng Đại Mỗ Xã Đại Mỗ Nam Từ Liêm 3 4,216 3,457 270 251 1 x DN

246 Chợ Vẽ Phường Đông Ngạc Bắc Từ Liêm 3 3,681 3,681 280 250 1 x HTX

247 Chợ Viện E Phường Cổ Nhuế I Bắc Từ Liêm 3 674 674 25 25 1 x HTX

248 Chợ Cổ Nhuế Phường Cổ Nhuế II Bắc Từ Liêm 3 2,930 2,930 357 271 3 x HTX

227

249 Chợ Kẻ Phường Thượng Cát Bắc Từ Liêm 3 2,534 2,534 70 59 1 x TQL

250 Chợ Liên Mạc Phường Liên Mạc Bắc Từ Liêm 3 4,164 4,164 80 60 1 x TQL

251 Chợ Xuân Đỉnh 1 Phường Xuân Đỉnh Bắc Từ Liêm 3 2,344 2,344 144 144 3 x HTX

252 Chợ VLXD Đại Mỗ Xã Đại Mỗ Nam Từ Liêm 3 9,750 8,340 26 26 1 x BQL

253 Chợ Trung Văn 1 Xã Trung Văn Nam Từ Liêm 3 4,406 4,406 450 400 1 x HTX

254 Chợ Miêu Nha Xã Tây Mỗ Nam Từ Liêm 3 3,750 1,000 90 70 1 x HTX

255 Chợ Thôn Trung Văn Xã Trung Văn Nam Từ Liêm 3 2,679 2,679 70 50 1 x HTX

256 Chợ Vân TT. Yên Viên Gia Lâm 3 1,800 1,600 81 81 1 x HTX

257 Chợ Kim Lan Xã Kim Lan Gia Lâm 3 1,464 600 116 90 1 x HTX x

258 Chợ Gióng Xã Phù Đổng Gia Lâm 3 500 400 90 40 1 x TQL x

259 Chợ Yên Thường Xã Yên Thường Gia Lâm 3 4,063 1,207 193 76 1 x DN x

260 Chợ Bát Tràng Xã Bát Tràng Gia Lâm 3 3,000 816 169 120 1 x TQL x

261 Chợ Bún Xã Đa Tốn Gia Lâm 3 5,780 1,911 270 192 1 x HTX x

262 Chợ Cổng ĐH NN1 TT. Trâu Quì Gia Lâm 3 800 600 140 70 1 x TQL

263 Chợ Dương Xá Xã Dương Xá Gia Lâm 3 6,440 1,500 100 45 1 x TQL x

264 Chợ Sủi Xã Phú Thị Gia Lâm 3 2,755 1,575 242 158 1 x DN x

228

265 Chợ Keo Xã Kim Sơn Gia Lâm 3 9,000 1,200 242 186 1 x DN x

266 Chợ Dốc Lã Xã Yên Thường Gia Lâm 3 1,819 800 42 42 1 x DN x

267 Chợ Đông Dư Xã Đông Dư Gia Lâm 3 2,913 380 30 23 1 x HTX x

268 Chợ Trung Màu Xã Trung Màu Gia Lâm 3 2,171 20 1 x TQL x

269 Chợ Đình Xuyên Xã Đình Xuyên Gia Lâm 3 1,360 800 40 19 1 x DN x

270 Chợ Cậy Xã Kiêu Kị Gia Lâm 3 1,618 1,540 135 115 2 x HTX x

271 Chợ Kính Lỗ Xã Uy Nỗ Đông Anh 3 10,000 1,500 120 70 1 x DN x

272 Chợ Lắp Ghép TT. Đông Anh Đông Anh 3 2,181 1,500 100 70 1 x DN

273 Chợ Ga TT. Đông Anh Đông Anh 3 2,684 900 155 115 1 x DN

274 Chợ Kim Xã Xuân Nộn Đông Anh 3 6,640 550 270 105 1 x DN x

275 Chợ Liên Hà Xã Liên Hà Đông Anh 3 3,045 300 60 20 1 x DN x

276 Chợ Đông Trù Xã Đông Hội Đông Anh 3 1,500 300 80 40 1 x TQL x

277 Chợ Nhội Xã Thuỵ Lâm Đông Anh 3 2,500 1,000 148 108 1 x DN x

278 Chợ Kim Nỗ Kim Nỗ Đông Anh 3 8,198 300 500 267 1 x DN x

279 Chợ Bắc Hồng Xã Bắc Hồng Đông Anh 3 3,300 1,000 150 100 1 x DN x

280 Chợ ống Xã Vân Hà Đông Anh 3 2,287 250 50 30 1 x TQL x

281 Chợ Cổ Điển Xã Hải Bối Đông Anh 3 1,930 900 180 132 1 x DN x

229

282 Chợ Bỏi Xã Hải Bối Đông Anh 3 2,293 1,300 280 220 1 x DN x

283 Chợ Cổ Loa Xã Cổ Loa Đông Anh 3 5,629 2,000 150 80 1 x TQL x

284 Chợ Nam Hồng Xã Nam Hồng Đông Anh 3 1,446 530 120 120 1 x DN x

285 Chợ Dâu Xã Xuân Canh Đông Anh 3 4,287 2,000 210 150 1 x TQL x

286 Chợ Mai Lâm Xã Mai Lâm Đông Anh 3 2,000 1,000 154 114 1 x DN x

287 Chợ Vĩnh Ngọc Xã Vĩnh Ngọc Đông Anh 3 3,700 400 100 35 1 x TQL x

288 Chợ Dục Nội Xã Việt Hùng Đông Anh 3 3,600 600 100 60 1 x TQL x

289 Chợ Dục Tú Xã Dục Tú Đông Anh 3 1,000 600 70 60 1 x TQL x

290 Chợ Trấu Xã Bắc Sơn Sóc Sơn 3 10,000 100 370 170 x x

291 Chợ Bắc Phú Xã Bắc Phú Sóc Sơn 3 3,194 883 300 100 x x

292 Chợ Thá Xã Xuân Giang Sóc Sơn 3 3,600 1,700 190 40 x x

293 Chợ Xuân Lai Xã Xuân Thu Sóc Sơn 3 3,650 708 213 35 x x

294 Chợ Yêm Xã Đông Xuân Sóc Sơn 3 1,417 614 103 19 x x

295 Chợ Nam Cường Xã Hiền Ninh Sóc Sơn 3 3,912 1,147 280 130 x x

296 Chợ Thanh Nhàn Xã Thanh Xuân Sóc Sơn 3 10,000 605 203 85 x x

297 Chợ Phú Cường Xã Phú Cường Sóc Sơn 3 6,370 1,300 150 50 x x

230

298 Chợ Thái Phù Xã Mai Đình Sóc Sơn 3 2,147 350 280 80 x x

299 Chợ Yên Xã Tiền Phong Mê Linh 3 6,363 240 1 x DN x

300 Chợ Quang Minh TT. Quang Minh Mê Linh 3 19,300 270 2 x TQL

301 Chợ Hạ Xã Mê Linh Mê Linh 3 10,000 300 1 x TQL x

302 Chợ Thạch Đà Xã Thạch Đà Mê Linh 3 3,700 150 1 x TQL x

303 Chợ Hoa Xã Mê Linh Mê Linh 3 1,850 100 1 x TQL x

304 Chợ Sặt Xã Tự Lập Mê Linh 3 2,800 120 1 x TQL x

305 Chợ Đầu Đê Xã Tiến Thịnh Mê Linh 3 1,000 100 1 x TQL x

306 Chợ Chi Đông TT. Chi Đông Mê Linh 3 4,245 150 1 x TQL

307 Chợ Phú Diễn Phường Phú Diễn Bắc Từ Liêm 3 2,998 112 2 x BQL

308 Chợ Thụy Phương Phường Thụy Phương Bắc Từ Liêm 3 2,403 76 2 x BQL

309 Chợ Thanh Trì Phường Thanh Trì Hoàng Mai 3 2,150 859 190 2 x DN

310 Chợ Tân Dân Xã Tân Dân Sóc Sơn 3 4,243 190 70 1 x x

311 Chợ Tân Minh Xã Tân Minh Sóc Sơn 3 4,070 215 85 1 x x

312 Chợ Quang Tiến Xã Quang Tiến Sóc Sơn 3 5,132 210 90 1 x x

231

313 Chợ Trù II Phường Cổ Nhuế 2 Bắc Từ Liêm 3 3,001 1,031 2 x

314 Chợ Tứ Hiệp Xã Tứ Hiệp Thanh Trì 3 3,157 2 x

IV Chưa phân hạng (61 chợ)

1 Chợ Cửa Nam 34 Cửa Nam Hoàn Kiếm Chưa

PH 1,300 285 62 x DN

2 Chợ Hoà Bình (tạm) Phường Phố Huế Hai Bà Trưng Chưa

PH 2,780 982 729 729 Thuộc diện giải tỏa x BQL

3 Chợ Khu Thượng P. Định Công Hoàng Mai Chưa

PH 583 105 70 1 x HTX

4 Chợ khu Trại P. Định Công Hoàng Mai Chưa

PH 357 50 50 1 x x

5 Chợ Yên Duyên Tổ 18 - P. Hoàng Văn

Thụ Hoàng Mai

Chưa

PH 1,000 1,000 120 100 1 x HTX

6 Chợ Sơn Lộc P.Sơn Lộc Sơn Tây Chưa

PH 1,600 100 19 19 1 x x

7 Chợ Phú Thịnh P.Phú Thịnh Sơn Tây Chưa

PH 1,425 26 8 x x

8 Chợ Đầu cầu Tế Tiêu Xã Hoà Xá Ứng Hòa Chưa

PH 1,000 700 70 1 x x

9 Chợ Vạn Thái Xã Vạn Thái Ứng Hòa Chưa

PH 3,000 60 35 x x

10 Chợ tạm Phù Long Xã Long Xuyên Phúc Thọ Chưa

PH 300 30-50 x x

232

11 Chợ tạm Thượng Cốc Xã Thượng Cốc Phúc Thọ Chưa

PH 3,000

80-

120 x x

12 Chợ tạm Liên Hiệp Xã Liên Hiệp Phúc Thọ Chưa

PH 2,000

80-

110 x x

13 Chợ tạm Thanh Đa Xã Thanh Đa Phúc Thọ Chưa

PH 3,000 40-60 x x

14 Chợ tạm Trạch Mỹ

Lộc Xã Trạch Mỹ Lộc Phúc Thọ

Chưa

PH 2,000 40-70 x x

15 Chợ tạm thôn Thanh

Phần Xã Phúc Hoà Phúc Thọ

Chưa

PH 1,000 20-30 x x

16 Chợ tạm thôn Thư

Trai Xã Phúc Hoà Phúc Thọ

Chưa

PH 1,000 25-35 x x

17 Chợ văn hóa DL Cổ

Loa Xã Cổ Loa Đông Anh

Chưa

PH Chưa hoạt động TQL x

18 Chợ Vân Trì Xã Vân Nội Đông Anh Chưa

PH 20,000 225 175 3 x DN x

313 Chợ Hoa Tiên Ý Xã Trung Giã Sóc Sơn Chưa

PH

Chưa hoạt

động x x

20 Chợ Kim Chung (tạm) Xã Kim Chung Đông Anh Chưa

PH x DN x

21 Chợ Ngọc Thụy P. Ngọc Thụy Long Biên Chưa

PH 7,476 20500 1354 1184 5 x

x

22 Chợ Tổ 25 P. Ngọc Thụy Long Biên Chưa

PH 2,941 2500 150 150 1 x

x

233

23 Chợ Tổ 27 P. Ngọc Lâm Long Biên Chưa

PH 4,633 2800 144 124 1 x

x

24 Chợ Ẩm thực số 27 P. Ngọc Lâm Long Biên Chưa

PH 5,831 2200 15 15 1 x

x

25 Chợ Đức Hòa P. Thượng Thanh Long Biên Chưa

PH 1,329 1200 76 76 1 x

x

26 Chợ Phúc Lợi P. Phúc Lợi Long Biên Chưa

PH 2,993 1500 109 99 1 x

x

27 Chợ Thạch Bàn P. Thạch Bàn Long Biên Chưa

PH 2,294 1500 208 188 5 x

x

28 Chợ Đồng Dinh P. Thạch Bàn Long Biên Chưa

PH 3,361 1500 138 108 1 x

x

29 Chợ Tạm Phúc Đồng P. Phúc Đồng Long Biên Chưa

PH 2,400 2400 155 125 1 x

x

30 Chợ Tư Đình P. Long Biên Long Biên Chưa

PH 2,400 2400 98 78 1 x

x

31 Chợ Minh Đức Xã Minh Đức Ứng Hòa Chưa

PH 3000 150 50

1 X

x

32 Chợ Tứ Hiệp Xã Tả Thanh Oai Thanh Trì Chưa

PH 3157 66

1 x

x

33 Chợ thôn 2,3 xã Vạn

Phúc Xã Vạn Phúc Thanh Trì

Chưa

PH 5615 12

1 x

x

34 Chợ Lưu Phái Xã Ngũ Hiệp Thanh Trì Chưa

PH 3771 77

1 x

x

234

35 Chợ Ngọc Hồi Xã Ngọc Hồi Thanh Trì Chưa

PH 3000 120

1 x

x

36 Chợ Liên Ninh Xã Liên Ninh Thanh Trì Chưa

PH 3383 35

1 x

x

37 Chợ Yên Xá Xã Tân Triều Thanh Trì Chưa

PH 3477 83

1 x

x

38 Chợ Thanh Liệt Xã Thanh Liệt Thanh Trì Chưa

PH 4155 152

1 x

x

39 Chợ Đại Áng Xã Đại Áng Thanh Trì Chưa

PH 1345 80

1 x

x

40 Chợ Lạc Thị Xã Ngọc Hồi Thanh Trì Chưa

PH 3864 32

1 x

x

41 Chợ Duyên Hà Xã Duyên Hà Thanh Trì Chưa

PH 4000 15

1 x

x

42 Chợ Tam Hiệp Xã Tam Hiệp Thanh Trì Chưa

PH 5024 10

1 x

x

43 Chợ Yên Mỹ Xã Yên Mỹ Thanh Trì Chưa

PH 5096 15

1 x

x

44 Chợ Vĩnh Ninh Xã Vĩnh Quỳnh Thanh Trì Chưa

PH 3886 10

1 x

x

45 Chợ TT Văn Điển TT Văn Điển Thanh Trì Chưa

PH 2541 35

1 x

x

46 Chợ Hữu Hòa Xã Hữu Hòa Thanh Trì Chưa

PH 4960 25

1 x

x

235

47 Chợ Tân Phú Xã Tân Phú Quốc Oai Chưa

PH 8794

1

x x

48 Chợ Mụ Xã Phú Nam An Chương Mỹ Chưa

PH 300 100

15 10 1

x

x

49 Chợ Zét Xã Tốt Động Chương Mỹ Chưa

PH 2000 250

15 10 1

x

x

50 Chợ Giang Cao Xã Bát Tràng Gia Lâm Chưa

PH 700

120 1

x

DN x

51 Chợ Dương Quang Xã Dương Quang Gia Lâm Chưa

PH 2561

35 1

x

TQL x

52 Chợ Trâu Quỳ TT Trâu Quỳ Gia Lâm Chưa

PH 500

12 1

x

x

53 Chợ Yên Viên Xã Yên Viên Gia Lâm Chưa

PH 2062

54 1

x

x

54 Chợ thôn 2 Xã Ninh Hiệp Gia Lâm

Chưa

PH 820

43 1

x

TQL x

55 Chợ thôn 7 Xã Ninh Hiệp Gia Lâm Chưa

PH 3810

42 1

x

TQL x

56 Chợ thôn 9 Xã Ninh Hiệp Gia Lâm Chưa

PH 6000

165 1

x

TQL x

57 Chợ thôn 5 Xã Ninh Hiệp Gia Lâm Chưa

PH 700

60 1

x

x

58 Chợ Văn Đức Xã Văn Đức Gia Lâm Chưa

PH 4205

43 1

x

TQL x

236

59 Chợ Yên Mỹ Xã Dương Quang Gia Lâm Chưa

PH 2000

40 1

x

x

60 Chợ Cổ Giang - Lệ

Chi Xã Lệ Chi Gia Lâm

Chưa

PH 2000

15 1

x

x

61 Chợ Hồng Sơn Xã Hồng Sơn Mỹ Đức Chưa

PH 5000

15 1

x

x

18.7 48 33.3

Chợ hạng 1: 15 3.30%

85 218 123

Chợ hạng 2: 64 14.10%

Hạng

2 50 205 108

Chợ hạng 3 314 69.16%

Hạng

3 30 177 105

Chưa phân hạng 61 13.44%

Chưa

PH

454

Hộ KD Hạng 2 71791 39169

Đã phân hạng 393

24223 Hộ KD Hạng 3 51094 26871

Thành thị 42 9.25%

Nông thôn 262 57.71%

Tổng diện tích đất 1,736,514 m²

Tổng số hộ kinh

doanh 87,896

237

Phụ lục 5

CÁC CHÍNH SÁCH VÀ VĂN BẢN PHÁP LÝ CỦA NHÀ NƯỚC

VÀ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Các chính sách: Về Nguồn vốn đầu tư xây dựng phát triển chợ

Nguồn vốn đầu tư xây dựng phát triển chợ bao gồm: Vốn của các doanh

nghiệp, cá nhân sản xuất, kinh doanh và của nhân dân đóng góp; nguồn vốn vay tín

dụng; nguồn vốn đầu tư phát triển của Nhà nước (cụ thể vốn từ ngân sách Trung

ương, ngân sách Thành phố và các nguồn viện trợ không hoàn lại).

Thành phố khuyến khích các tổ chức, cá nhân và các doanh nghiệp thuộc các

thành phần kinh tế đầu tư xây dựng hoặc góp vốn cùng nhà nước đầu tư xây dựng

phát triển các loại chợ.

Loại hình chợ được hỗ trợ đầu tư từ ngân sách Thành phố:

Thứ nhất: Chợ hạng 2, hạng 3 ở các xã thực hiện xây dựng thí điểm mô hình

nông thôn mới thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chợ hạng 2, hạng 3 ở các xã

khó khăn, xã miền núi, xã vùng đồng bào dân tộc;

Thứ hai: Chợ đầu mối chuyên doanh hoặc tổng hợp bán buôn nông sản thực

phẩm ở các huyện.

Vốn từ ngân sách địa phương hỗ trợ đầu tư xây dựng theo phân cấp quản lý

nhà nước về chợ (các chợ không nằm trong danh mục chợ được ngân sách Trung

ương hỗ trợ):

Thứ nhất: Hỗ trợ đầu tư xây dựng chợ hạng 2, hạng 3 ở các xã thực hiện xây

dựng thí điểm mô hình nông thôn mới thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chợ

hạng 2, hạng 3 ở các xã khó khăn, xã miền núi, xã vùng đồng bào dân tộc: Ngân

sách cấp huyện hỗ trợ (bao gồm: kinh phí chuẩn bị đầu tư, kinh phí bồi thường giải

phóng mặt bằng, kinh phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào, kinh phí

xây dựng nhà chợ), mức hỗ trợ cụ thể theo quy mô của từng dự án;

Thứ hai: Hỗ trợ đầu tư xây dựng chợ đầu mối: Ngân sách Thành phố hỗ trợ

(bao gồm: kinh phí chuẩn bị đầu tư, kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng, kinh

phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào), mức hỗ trợ cụ thể theo quy mô

của từng dự án;

Thứ ba: Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm bố trí đầy đủ nguồn vốn

hỗ trợ xây dựng chợ trên địa bàn. Đối với chợ do nhu cầu cấp bách phải đầu tư

(danh mục do Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, chấp thuận), Ủy ban nhân dân

cấp huyện không bố trí đủ nguồn vốn hỗ trợ theo quy định, Ủy ban nhân dân Thành

phố sẽ xem xét hỗ trợ đối với từng dự án.

238

Chính sách về quản lý vốn Ngân sách sau đầu tư:

Doanh nghiệp được thành lập theo luật doanh nghiệp có vốn góp của Nhà

nước vào tham gia quản lý, kinh doanh, khai thác chợ thì số vốn ngân sách hỗ trợ

đầu tư xây dựng cơ Sở hạ tầng của chợ sẽ được ghi vào vốn của doanh nghiệp;

Doanh nghiệp, Hợp tác xã 100% vốn ngoài Nhà nước được giao quản lý,

kinh doanh, khai thác chợ phải hoàn trả ngân sách phần kinh phí hỗ trợ một hoặc

nhiều lần tùy theo từng chợ, do cơ quan có thẩm quyền quy định tại Quyết định

công nhận Doanh nghiệp, Hợp tác xã quản lý, kinh doanh, khai thác chợ;

Ban quản lý chợ được cơ quan có thẩm quyền giao quản lý, khai thác chợ có

trách nhiệm quản lý phần vốn ngân sách trong quá trình chợ hoạt động.

Nguồn vốn hỗ trợ đầu tư phát triển chợ được ưu tiên đầu tư xây dựng chợ

theo thứ tự sau:

Chợ xây mới ở các xã có nhu cầu về chợ để phục vụ sản xuất, xuất khẩu và

đời sống sinh hoạt của nhân dân nhưng chưa có chợ;

Chợ đang hoạt động nằm trong quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê

duyệt nhưng là chợ tạm hoặc chợ có cơ Sở vật chất - kỹ thuật xuống cấp nghiêm

trọng cần được xây dựng lại hoặc cải tạo, nâng cấp;

Chợ ở các xã thực hiện xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới thời kỳ

công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chợ ở các xã vùng đồng bào dân tộc, miền núi; chợ ở

các xã khó khăn theo Quyết định 1592/QĐ-UBND ngày 07/4/2009 Quy định về

chuẩn nghèo giai đoạn 2009 - 2013 của UBND Thành phố;

Chợ đầu mối chuyên doanh rau an toàn, gia súc, gia cầm, thủy hải sản hoặc

tổng hợp bán buôn hàng nông sản, thực phẩm để tiêu thụ hàng hóa ở các vùng sản

xuất tập trung về nông sản, thực phẩm.

Về chủ đầu tư xây dựng phát triển chợ

Đối với các chợ đầu tư xây dựng có hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (bao gồm

cả xây dựng mới, xây dựng lại, cải tạo nâng cấp): Chủ đầu tư dự án được cấp có

thẩm quyền quyết định khi giao kế hoạch chuẩn bị đầu tư và phê duyệt dự án theo

quy định của pháp luật, cụ thể:

Đối với chợ đầu mối, chợ hạng 1 thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban

nhân dân Thành phố: Giao đơn vị quản lý, kinh doanh khai thác chợ sau đầu tư làm

chủ đầu tư; trường hợp chưa xác định đơn vị quản lý, kinh doanh khai thác chợ sau

đầu tư hoặc đơn vị quản lý, kinh doanh khai thác chợ sau đầu tư không đủ điều kiện

làm chủ đầu tư thì giao UBND cấp huyện hoặc Ban quản lý dự án cấp Thành phố

làm chủ đầu tư;

239

Đối với chợ hạng 2, hạng 3 thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân

dân cấp huyện: Giao đơn vị quản lý, kinh doanh khai thác chợ sau đầu tư làm chủ

đầu tư; trường hợp chưa xác định đơn vị quản lý, kinh doanh khai thác chợ sau đầu

tư hoặc đơn vị quản lý, kinh doanh khai thác chợ sau đầu tư không đủ điều kiện làm

chủ đầu tư thì Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cho Ban quản lý dự án trực thuộc

làm chủ đầu tư đối với chợ hạng 2, hạng 3 hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã làm chủ

đầu tư đối với chợ hạng 3;

Đơn vị được giao quản lý, kinh doanh khai thác chợ sau đầu tư có trách

nhiệm cử người có đủ điều kiện, năng lực tham gia với chủ đầu tư trong quá trình

triển khai dự án, tổ chức nghiệm thu, bàn giao, tiếp nhận công trình đưa vào khai

thác, sử dụng.

Đối với các chợ đầu tư sử dụng vốn ngoài ngân sách nhà nước:

Đối với các chợ đầu tư xây dựng mới: Tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

xây dựng, quản lý, kinh doanh khai thác chợ theo quy định của Thành phố về quản lý

các dự án đầu tư. Ủy ban nhân dân cấp huyện là bên mời thầu các dự án đầu tư xây

dựng, quản lý, kinh doanh khai thác chợ hạng 2, hạng 3 trên địa bàn mình quản lý;

Đối với các dự án đầu tư xây dựng lại, cải tạo, nâng cấp chợ: Đơn vị đang

quản lý, kinh doanh khai thác chợ (doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc Ban quản lý chợ)

là chủ đầu tư thực hiện việc đầu tư xây dựng lại, cải tạo, nâng cấp chợ để đáp ứng

nhu cầu mua bán của nhân dân, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống

cháy nổ, vệ sinh môi trường và yêu cầu của chính quyền địa phương;

Đối với các chợ thực hiện đầu tư xây dựng lại, cải tạo, nâng cấp chợ gắn với

chuyển đổi mô hình quản lý chợ (từ Ban quản lý chợ sang doanh nghiệp, hợp tác xã

quản lý, kinh doanh khai thác chợ): Chủ đầu tư là đơn vị quản lý, kinh doanh khai

thác chợ được cơ quan có thẩm quyền công nhận theo quy định của Thành phố về

chuyển đổi mô hình quản lý chợ.

Quyền và trách nhiệm của Chủ đầu tư:

Dự án đầu tư chợ của các thành phần kinh tế được hưởng các chính sách ưu

đãi đầu tư như đối với ngành nghề sản xuất, dịch vụ thuộc danh mục lĩnh vực ưu đãi

đầu tư quy định tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ;

được hưởng chính sách ưu đãi về tín dụng đầu tư theo Nghị định số 151/2006/NĐ-CP

ngày 20/12/2006 của chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà

nước và Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19/9/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ

sung một số điều của Nghị định 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ;

240

Chủ đầu tư là các doanh nghiệp, hợp tác xã quản lý, kinh doanh khai thác

chợ khi tiến hành đầu tư xây dựng chợ đầu mối, chợ hạng 1 tại địa bàn nông thôn

được hưởng chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông

thôn quy định tại Nghị định 61/2010/NĐ-CP ngày 04/06/2010 của Chính phủ;

Chủ đầu tư được quyền huy động vốn để xây dựng chợ trên cơ Sở thỏa thuận

với thương nhân đăng ký sử dụng hoặc thuê điểm kinh doanh tại chợ phải đảm bảo

các điều kiện sau: Chỉ được huy động vốn sau thực hiện đầy đủ thủ tục về đầu tư và

khởi công xây dựng công trình; việc thỏa thuận giữa chủ đầu tư và thương nhân

phải được thể hiện bằng hợp đồng trả trước tiền thuê địa điểm kinh doanh, thời gian

không quá 10 năm; quá thời hạn hoàn thành theo dự án đã được cấp có thẩm quyền

phê duyệt mà chủ đầu tư chưa đưa chợ vào hoạt động thì phải trả lãi suất cho bên

thuê theo lãi suất quy định của ngân hàng tại thời điểm chậm tiến độ, đồng thời

thương nhân có quyền đòi lại tiền và hủy hợp đồng đã ký kết;

Chủ đầu tư là các doanh nghiệp, hợp tác xã được sử dụng quyền sử dụng đất

và các công trình trong phạm vi chợ thuộc quyền sử dụng của mình sau khi đã nộp

tiền thuê đất 01 lần (một lần) để thế chấp vay vốn tín dụng ngân hàng theo quy định

của pháp luật để đầu tư sửa chữa lớn, cải tạo, nâng cấp chợ.

Theo Quyết định số 5058/2012/QĐ- UBND ngày 5/11/2012, về phê duyệt

mạng lưới bán buôn bán lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định

hướng đến năm 2030. Cùng vốn từ ngân sách địa phương hỗ trợ đầu tư xây dựng

các chợ đầu mối nông sản, thực phẩm và chợ hạng 2, hạng 3 ở địa bàn nông thôn,

miền núi. Vốn từ ngân sách trung ương hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của

chợ đầu mối bán buôn hàng nông sản, thực phẩm ở các vùng sản xuất tập trung về

nông sản, lâm sản, thuỷ sản và Chợ trung tâm các huyện thuộc địa bàn có điều kiện

kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn trong Danh mục của Phụ lục II ban

hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 (mức hỗ

trợ tùy thuộc từng công trình cụ thể). Hỗ trợ đầu tư xây dựng chợ biên giới và chợ

dân sinh thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn

trong danh mục của Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP

ngày 22 tháng 9 năm 2006.

Chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư xây dựng chợ:

Đầu tư xây dựng Chợ hạng I được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của

Luật Đầu tư và pháp luật có liên quan: miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; ưu

đãi về thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu; miễn, giảm thuế sử dụng đất,

tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và tiền thuê mặt nước... được quy định tại Nghị định

241

số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn

thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

Chợ nông thôn thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư và được hưởng chính

sách khuyến khích đầu tư (miễn, giảm tiền sử dụng đất; miễn, giảm tiền thuê đất,

thuê mặt nước…) quy định tại Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm

2013 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.

Chính sách hoạt động thu chi tài chính

Các khoản thu hoạt động chợ và quản lý, sử dụng các khoản thu chi ở chợ

thực hiện theo quy định tại Thông tư 67/2003/TT-BTC ngày 11/7/2003 của Bộ Tài

chính hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng cho ban quản lý chợ, doanh nghiệp kinh

doanh khai thác và quản lý chợ và quy định của pháp luật hiện hành.(Cụ thể chi tiết

kết quả mức thu phí chợ trên địa bàn thành phố trong báo cáo 332 trong phụ lục

biểu số 6 trang 65-70).

Các văn bản hiện hành đã tạo hành lang pháp lý cho công tác phát triển và

quản lý chợ. Các cơ chế, chính sách hiện hành đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá

trình xây dựng và phát triển chợ như: hỗ trợ vốn đầu tư, khuyến khích ưu đãi đầu

tư, khuyến khích thương nhân kinh doanh đối với một số loại chợ, ở một số địa

bàn; hướng dẫn, qui định về tổ chức, quản lý để hoạt động chợ đi vào nề nếp...

Như vậy hệ thống văn bản chính sách quy hoạch trực tiếp điều chỉnh có

liên quan đến phát triển và quản lý chợ luôn cần thiết có những bổ sung, điều

chỉnh, thay đổi nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên thực tế chính

sách quy hoạch chuyển đổi mô hình chợ truyền thống gặp phải rất nhiều khó

khăn bất cập rất cần phải có sự nhìn nhận vai trò và sự cần thiết của chợ đối với

người dân đặc biệt là những người có thu nhập thấp chiếm trên 80% dân số toàn

thành phố từ phía chính quyền địa phương.

Về cơ sở pháp lý, Chính phủ đã ban hành nhiều quy định nhằm quản lý và

phát triển mạng lưới chợ. Có thể điểm ra những Quy định như sau:

Nghị định số 02/2003/NĐ-CP 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát

triển và quản lý chợ.

Nghị định số 02/2003/NĐ-CP 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát

triển và quản lý chợ.

Quyết định số 012 /2007/QĐ-BCT ngày 26/12/2007 của Bộ Công thương

Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ trên phạm vi toàn quốc đến

năm đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

242

Quyết định số 03/2008/QĐ-BCT ngày 04/02/2008 của Bộ Công thương V/v

đính chính Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ trên

phạm vi toàn quốc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

Quyết định số 27/2007/QĐ-TTg ngày 15/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến

năm 2020.

Quyết định số 559/QĐ-TTg ngày 31/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ về

việc phê duyệt chương trình phát triển chợ đến năm 2010.

Quyết định số 311/QĐ-TTg ngày 20 tháng 03 năm 2003 của Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt đề án tiếp tục tổ chức thị trường trong nước tập trung phát

triển thương mại nông thôn đến năm 2010.

Quyết định 1060/QĐ-BTM ngày 03/8/2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại

về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển chợ đến năm 2010.

Quyết định 1460/QĐ-BTM ngày 12/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại

về Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển chợ đến

năm 2010.

Văn bản số 5041/TM-TTTN ngày 12/10/2004 về kế hoạch công tác của Ban

Chỉ đạo TW thực hiện Quyết định số 559 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

chương trình phát triển chợ đến năm 2010.

Chỉ thị của thủ tướng Chính phủ số 13/2004/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm

2004 về việc thực hiện một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển mạnh thị trường

nội địa.

Thông tư của Bộ Thương mại số 06/2003/TT-BTM ngày 15 tháng 8 năm

2003 về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Ban Quản

lý chợ.

Thông tư số 07/2003/TT-BKH ngày 11/9/2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Hướng dẫn lập các dự án quy hoạch phát triển và đầu tư xây dựng chợ.

Thông tư số 67/2003/TT-BTC ngày 11/7/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ

chế tài chính áp dụng cho Ban quản lý chợ, doanh nghiệp kinh doanh khai thác chợ.

Quyết định số 772/2003/QĐ-BTM ngày 24 tháng 06 năm 2003 của Bộ

Thương mại về việc ban hành nội quy mẫu về chợ.

Quyết định số 13/2006/QĐ-BXD ngày 19/4/2006 của Bộ Xây dựng về việc

ban hành TCXDVN 361 : 2006 "Chợ - Tiêu chuẩn thiết kế".

Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 về sửa đổi, bổ

sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP.

243

Một số chủ trương, chính sách về phát triển chợ của Thành phố Hà Nội:

Quyết định số 142/2004/QĐ-UB ngày 9/9/2004 của ủy Ban nhân dân thành

phố Hà Nội về việc ban hành “Quy định về quy hoạch phát triển, đầu tư xây dựng

và quản lý chợ trên địa bàn Thành phố Hà Nội”.

Quyết định 84/2005/QĐ-UB ngày 08/6/2005 của ủy ban nhân dân thành phố

Hà Nội về việc phê duyệt phân loại các chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Quyết định số 63/2005/QĐ-UB ngày 29/4/2005 của ủy ban nhân dân thành

phố Hà Nội về việc ban hành “Kế hoạch chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ

trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

Quyết định số 1181/QĐ-UB ngày 07/3/2006 của ủy ban nhân dân thành phố

về việc ban hành “Quy định về cơ chế đầu tư và quản lý sau đầu tư xây dựng, cải

tạo nâng cấp chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

Quyết định số 31/2007/QĐ-UBND ngày 14/3/2007 của UBND thành phố Hà

Nội ban hành quy định về quy trình chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh khai

thác chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Quyết định số 12/2011/QĐ-UBND ngày 09 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban

nhân dân Thành phố Hà Nội quy định về quy trình chuyển đổi mô hình quản lý,

kinh doanh khai thác chợ trên địa bàn Thành phố.

244

Phụ lục 6

BỔ SUNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH, ĐỊNH LƯỢNG

1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

Một trong những lý do nữa củng cố cho văn hóa, thị hiếu đi chợ hàng ngày của

người tiêu dùng là sự trao đổi giao lưu giữa người mua và người bán của môi trường

mua sắm ở chợ thì rõ ràng sự phục vụ, tư vấn, lời chào hỏi… của người bán có tác

động rất lớn đến thái độ của người tiêu dùng đối với chợ truyền thống. Nếu như ở siêu

thị và trung tâm thương mại, sản phẩm phải “tự bán mình” thì ở chợ truyền thống,

người bán đóng vai trò rất quan trọng, họ là cầu nối giữa sản phẩm và người mua

(Brooks và Richard. 1995 (trang152,153,160); Goldman. 2002; Bart Minten và

Thomas Reardon (2008); Trong thời gian trước năm 2006 - khi thị trường bán lẻ Việt

Nam chưa phát triển, kênh bán lẻ truyền thống giữ vị trí độc quyền trong phân phối

hàng hóa và nhu cầu của người tiêu dùng chỉ tập trung vào giá trị chức năng thì thái độ

và sự phục vụ của tiểu thương trong chợ có thể không ảnh hưởng nhiều đến thái độ của

người tiêu dùng đối với chợ truyền thống. Thực tế hiện nay, khi thị trường bán lẻ Việt

Nam đang trong giai đoạn phát triển, người tiêu dùng bắt đầu hình thành những nhu

cầu cụ thể và ngày càng khó tính hơn, bên cạnh đó họ được tiếp cận và yêu cầu tính

chuyên nghiệp cao trong phục vụ khách hàng của kênh bán lẻ hiện đại thì rõ ràng nhận

thức của người tiêu dùng về sự phục vụ của tiểu thương (cung) trong chợ cũng tác động

mạnh hơn đến thái độ của người tiêu dùng đối với chợ truyền thống.

Như chúng ta biết, sự tiện lợi là một giá trị cá nhân mà người mua luôn tìm

kiếm (Goldman et al., 1999). Người mua thích giá trị này vì nó giúp họ tiết kiệm

thời gian và công sức để mua được sản phẩm hay dịch vụ. Từ mô hình đơn giản đầu

tiên về sự lựa chọn nơi mua sắm, “nơi gần nhất” được xem là lý do cho sự lựa chọn

của khách hàng (Figuie và cộng sự 2009). Khoảng cách ngắn hay tốn ít thời gian từ

nhà hay nơi làm việc đến nơi mua sắm có thể làm cho khách hàng đến mua thường

xuyên hơn (Goldman., 1999; Peter et al., 2001. Nghiên cứu của Reilly (1929) cho

thấy rằng bất kể giới tính, khách hàng đánh đổi chi phí di chuyển với sự hấp dẫn của

cơ hội mua sắm ở nơi thay thế khác. Reardon và cộng sự (2008) lại chỉ ra rằng chỉ

phụ nữ có xu hướng đánh đổi giữa địa điểm ít thuận tiện với những giá trị mua sắm

khác trong khi đàn ông chỉ quan tâm đến những nơi mua sắm gần.

Kết quả thống kê Về cơ cấu tuổi và thu nhập của mẫu nghiên cứu

Có thể thấy qua bảng 1.2. trong đó đối tượng được hỏi quan tâm nhiều đến

chợ chủ yếu ở độ tuổi từ 18-25 là 164 người chiếm 35%, còn số người từ 25-40 bao

245

gồm 202 người chiếm 43,1%, và số người từ 40-60 là 88 người chiếm 19 % đây là

những nhóm độ tưởi chịu trách nhiệm chủ yếu mua thực phẩm cho gia đình. điều

mà họ quan tâm đến chợ là sự tiện lợi, thuận tiện về vị trí địa lý độ tươi sống của

thực phẩm ở chợ. Do ở độ tuổi bận rộn nhất với công việc đồng thời trước nhu cầu

về văn hóa ẩm thực nên nhu cầu đi chợ của họ cũng rất cao Điều này đã chỉ ra cùng

quan điểm với nghiên cứu của Gold Man 1999, 2000, 2002 cùng cho rằng độ tuổi

có ảnh hưởng rất lớn đến số lần đi chợ, lựa chọn sản phẩm ở chợ. Hay cùng với

nghiên cứu về độ tuổi và sự quan tâm tới độ tươi sống của thực phẩm ở chợ.

Qua biểu 3.15 cho thấy những người thu nhập dưới 5 triệu chủ yếu tuổi từ 18

đến 25 là 134 người chiếm 28,6 %, thu nhập từ 5-10 triệu là 120 người trong đó chủ

yếu là tuổi từ 25-40 là 76 người chiếm 63,3 %, còn những người thu nhập trên 10

triệu đồng/tháng là 176 người chiếm 37,8 %, tron g đó chủ yếu là độ tuổi từ 25- 40

là 71/176 chiếm 40,3 % và chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 25-40. Điều này cho thấy

mẫu điều tra tương đối cân đối về các độ tuổi, điều này cho thấy dù ở độ tuổi hay

mức thu nhập dù cao hay thấp thì sự quan đến chợ truyền thống trong quá trình đô

thị hóa, dù cuộc được sống bận hay công việc với mức thu nhập thì người tiêu dùng

vẫn dành thời gian đi chợ. Điều này chứng minh qua biểu 3.13. mối quan hệ giữa

thu nhập với số lần đi chợ.

Biểu đồ 6.1: Cơ cấu tuổi với thu nhập

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của tác giả

Thống kê giữa thu nhập với số lần đi chợ. Qua bảng cho thấy số lần đi chợ

nhiều nhất là từ 4 đến 7 lần một tuần là 271 người/468 chiếm 58%. Trong đó điều

đáng ngạc nhiên là ở những người có thu nhập cao thì đi chợ nhiều số người có thu

246

nhập trên 10 triệu/tháng là113/271 người chiếm 42 %. Còn số người đi chợ trên 7

lần/ tuần là 67/ 468 chiếm 14,3% trong đó những người có thu nhập cao trên 10

triệu/ tháng là 31/67 chiếm 46,3% tỷ lệ tăng dần này cho ta biết chợ truyền thống

đóng một vai trò quan trọng, gắn liền với cuộc sống của người Việt vì khi đi siêu thị

thì người dân không đi thường xuyên như thế, bên cạnh đó số lần đi chợ trong tuần

tăng kèm với chất lượng bữa ăn gia đình cũng tăng theo nên đòi hỏi chợ truyền

thống ngày càng nâng cao chất lượng hàng hóa để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao

của người dân và có như thế mới tồn tại và phát triển được.

Kết luận trên cho thấy nghiên cứu này cùng quan điểm với nghiên cứu của

Gold Man (1999); (2000); Sungren (1987); Christopher Mele và cộng sự (2015).

Các nghiên cứu đều chỉ ra lợi thế cạnh tranh lâu dài của chợ truyền thống không chỉ

ở Trung Quốc mà còn ở các quốc gia như Nhật, Úc, Hồng Kông, Đài Loan… Cùng

với quan điểm đó trong nghiên cứu của Charles Trappey và Meng Kuan Lai (1997)

trong nghiên cứu của mình đã chứng minh được 61 % người tiêu dùng Đài Loan,

75% người Hồng Kông( Goldman1999), 78% Malaysia(Chamhuri và P.J.Batt

Curtin.2010, 74% người Trung Quốc (Pia Polsa và Xiucheng Fan (2011;

Goldman.2006) có nhu cầu đi chợ hàng ngày, các nghiên cứu chỉ ra rằng cùng với

quá trình đô thị hóa dẫn đến sự thay đổi trong chế độ ăn uống của người tiêu dùng

từ nhu cầu thực phẩm về số lượng sang nhu cầu về chất lượng.

Bảng 6.1. Thống kê mẫu thu nhập với số lần đi chợ

Thu nhập

Số lần đi chợ Tổng

Tổng Dưới 2 lần

/một tuần

Trên 7 lần/

một tuần

Từ 2 lần đến 4

lần/một tuần

Từ 4 lần đến 7

lần/một tuần

Dưới 5 triệu đồng 25 26 35 86 172

Trên 20 triệu đồng 2 6 3 7 18

Từ 10 đến dưới 15

triệu đồng 4 19 15 80 118

Từ 15 đến 20 triệu

đồng 2 6 6 26 40

Từ 5 đến dưới 10

triệu đồng 12 10 26 72 120

Tổng 45 67 85 271 468

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Mối quan hệ giữa thời gian đi chợ với số lần đi chợ một lần nữa chứng

minh cho sự thuận tiện và thân thiện của chợ truyền thống đối với người tiêu

dùng Hà Nội

Như vậy theo khảo sát của tác giả tỷ lệ số người đi chợ từ 4-7 lần/một tuần là 271

người chiếm 58% trong đó: số khách dành thời gian đi chợ dưới 30 phút là 190/468

247

chiếm 40,5% trong đó số người đi từ 4 đến 7 lần/ tuần là 116/190 chiếm 61%, số người

đi chợ trên 7 lần một tuần là 29/ 190 người chiếm 15% số người đi chợ đướ 30 phút.

Số người thời gian đi chợ từ 30 phút đến 60 phút là 256 người chiếm 54,7%

số người được hỏi. trong đó 146 người đi chợ từ 4-7 lần/tuần là 146/256 chiếm

57%. Như vậy có thể khẳng định phần lớn số khách hàng được hỏi trong khảo sát

của tác giả đi chợ trên 4 lần/tuần chiếm 72 % và phần lớn họ dành thời gian dưới 60

phút mỗi lần đi chợ. Điều đó cho thấy sự thuận tiện có ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn

tại và phát triển của chợ.

Biểu đồ 6.2: Mối quan hệ số lần đi chợ/tuần với thời gian thường dành cho mỗi

lần đi chợ

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của tác giả

Qua bảng kết quả cho thấy phần lớn người dân đi chợ từ 4 đến 7 lần một tuần

chiếm 58% với 42% dành thời gian thường đi chợ dưới 30 phút, còn số người

thường dành thời gian đi chợ từ 30-60 phút chiếm 53% số mẫu được hỏi, điều đó

cho thấy vai trò và sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian của chợ đối với người tiêu dùng

trong cuộc sống bận rộn như hiện nay.

Kết quả trên cũng trùng với kết quả nghiên cứu của Muriel Figuie và Paule

Moustier((2009. Trang 210- 217), trang 214) nghiên cứu đã chứng minh rằng

“người tiêu dùng thường mua các mặt hàng nhỏ mỗi ngày và các hộ gia đình thực

hiện khoảng 13 chuyến đi mua sắm một tuần và chi tiêu trung bình khoảng 170 000

đồng cho mỗi chuyến mua sắm”.

Trong nghiên cứu tác giả tập trung phỏng vấn sâu, những khách hàng mua

sắm tại các chợ truyền thống được mô tả tiện lợi như là gần nơi họ sinh sống đặc

biệt là những khách hàng lớn tuổi từ 30 tuổi trở lên họ cho rằng” “với cuộc sống

bận rộn họ thường xuyên đi chợ vào sáng sớm hoặc chiều tối, họ thường đi chợ

khoảng từ 6h đến 7h sáng. Họ cũng không cần phải gửi xe, họ có thể ngồi trên xe

mà vẫn mua bán nhanh chóng, hoặc có thể đi bộ từ nhà đến chợ, chỉ mất mấy

phút…” Theo Trappey và Lai (1997), các chợ truyền thống có một dân số già hơn

248

của người tiêu dùng, người sống gần đó và quen thuộc với và trung thành với các

nhà cung cấp địa phương. Goldman và Hino (2004) cho rằng nếu khoảng cách đi

đến các siêu thị lớn, thì xác suất mua sắm tại các chợ truyền thống là cao hơn.

Qua khảo sát phỏng vấn nghiên cứu của tác giả có 87% số người được hỏi

cho rằng họ không quen và không thích lưu trữ thực phẩm tươi như thịt, cá, rau…họ

chỉ lưu trữ một vài thứ ở nhà như gia vị, gạo, muối, dầu ăn, đường…Bởi họ cho

rằng ở chợ có đủ loại họ cần, mua bán nhanh chóng và thuận tiện,(kết quả này cùng

quan điểm với nghiên cứu điều tra của Muriel Figuie và Paule cũng nhận được 77%

số mẫu khảo sát trả lời lý do lựa chọn đi chợ hàng ngày).

Chúng ta không thể phủ nhận nhân tố góp phần quan trọng vào sự tồn tại và

phát triển của chợ truyền thống đó là các tiểu thương và chất lượng hàng hóa và

dịch vụ mà họ cung cấp ở thị trường truyền thống. với nền kinh tế trong xu thế hội

nhập, tình hình đô thị hóa diễn ra quá nhanh cùng với vấn đề di cư, nhập cư và sự

bùng nổ các khu đô thị cũ và mới. Đất đai bị thu hẹp, lượng người nhập cư vào các

đô thị cao trong đó lượng người nhập cư vì lý do kinh tế chiếm tỷ lệ lớn. cùng với

đó là tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, vấn đề việc làm là bài toán nan giải với

chính quyền địa phương. Tình trạng thất nghiệp gia tăng Khi mà mạng lưới an sinh

xã hội còn thiếu và yếu thì một gánh hàng nhỏ, một cửa hàng, một doanh nghiệp

nhỏ… là một cách để kiếm sống.

Một số nghiên cứu khác tại thị trường Trung Quốc, nước có nền văn hóa tương

đối gần giống với Việt Nam - nghiên cứu của Pia Polsa and Xiucheng Fan (2011)

nghiên cứu chứng minh niềm tin là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến sự tồn tại của của chợ

truyền thống bởi bán hàng ở chợ truyền thống chủ yếu dựa vào mối quan hệ giữa người

tiêu dùng và tiểu thương, các tiểu thương phải tự xây dựng hình ảnh của mình nhằm tạo

niềm tin đối với khách, nghiên cứu của tác giả cụ thể trong biểu sau:

Bảng 6.2: Thống kê lựa chọn chợ và siêu thị theo độ tuổi của khách hàng

Tuổi Lựa chọn

Siêu thị Chợ Chợ, siêu thị Tổng

trên 60 11 3 14

từ 18-25 5 78 81 164

từ 25-40 2 108 92 202

từ 40-60 61 27 88

Tổng 5 258 203 468

Nguồn: Kết quả thống kê khảo sát của tác giả

Qua bảng trên cho thấy lựa chọn chợ truyền thống vẫn luôn là sự lựa chọn

của khách hàng không phân biệt độ tuổi trên 60 tuổi 78,5% số người được hỏi

249

thường xuyên đi đi chợ truyền thống, 22% số người được hỏi lựa chọn đi cả chợ và

siêu thị và không ai là chỉ đi siêu thị không. Còn với độ tuổi từ 18-25 là độ tuổi vừa

có mức thu nhập thấp và trẻ thì 78/164 người được hỏi thường xuyên đi chợ truyền

thống chiếm 48%, còn số người được hỏi ở độ tuổi này lựa chọn đi chợ hàng ngày

và đi siêu thị vào cuối tuần là 81/164 chiếm 49,3 %.

Nghiên cứu của Charles Trappey và Meng Kuan Lai (1997) nghiên cứu đã

chỉ ra chợ truyền thống đáp ứng nhu cầu cho số lượng người tiêu dùng lớn tuổi, chợ

truyền thống có lợi thế về vị trí địa lý và giá cả, đăc biệt chợ đáp ứng nhu cầu của

những người dân nhập cư đô thị. Đồng thời qua điều tra, phỏng vấn nghiên cứu đã

chứng minh một con số đáng ngạc nhiên là người tiêu dùng đã chi 13% ngân sách

tiêu dùng cho thực phẩm ở siêu thị và trên 50% chi ngân sách tiêu dùng cho mua

sắm ở chợ. Điều đặc biệt trong nghiên cứu của Charles và cộng sự là đã chỉ ra: “

siêu thị khi mới thâm nhập thị trường (1980-1990) thì phát triển rất nhanh khiến cho

nhiều nhà hoạch định chính sách dự đoán đến sự sụp đổ nhanh chóng của chợ

truyền thống, nhưng chỉ được một thập kỷ thì hệ thống chợ hiện đại phát triển chậm

lại, thậm chí là chững lại, một số siêu thị đã rút khỏi hệ thống mặt hàng thực phẩm

tươi sống do không thể cạnh tranh được với hệ thống chợ truyền thống, do vấp phải

dào cản về văn hóa, thói quen tiêu dùng của phần lớn dân cư đô thị.” Như vậy kết

luận trên giống với kết quả nghiên cứu của tác giả.

Một nghiên cứu khác của Gold Man (1999) đã giải thích “Lý do cho lợi thế

lâu dài và sự thống trị tiếp tục của chợ truyền thống”. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các

chợ truyền thống là nơi chứa đựng các nét văn hóa đặc trưng và thỏa mãn nhu cầu

của khách hàng, với nhu cầu sơ chế sản phẩm phù hợp với những sản phẩm tươi

mới, gần gũi với người tiêu dùng. Các chợ sử dụng lao động thủ công, sơ chế đơn

giản với chi phí thấp, làm hài lòng nhiều đối tượng khách hàng không phân biệt thu

nhập giới tính hay độ tuổi.

Dù các chợ trong thành phố Hà Nội, không đến nỗi vừa xây xong đã bị…

“khai tử” như nhiều chợ của các tỉnh thành khác, nhưng có rất nhiều chợ trong khu

vực nội thành, thậm chí một số chợ còn tọa lạc trên những khu đất vàng cũng đang

lâm vào tình trạng lãng phí nghiêm trọng do hoạt động không hết công năng như

chợ rau xanh Cửa Nam, chợ Hàng Da, chợ Bưởi, chợ Hà Đông, đây đều là những

chợ xây mới và một số là vừa kết hợp giữa chợ truyền thống với trung tâm thương

mại như chợ Hàng Da, chợ Cửa Nam...

250

Khi được hỏi có cần thiết chuyển đổi chợ truyền thống thành TTTM hay

không thì trên thì 80% tiểu thương cho rằng không cần chuyển đổi chỉ cần nâng cấp

tu sửa lại. thể hiện qua Biểu sau:

Biểu đồ 6.3. Ý kiến của tiểu thương cho sự phát triển trong tương lai của chợ

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Đổi chợ thành mô hình TTTM thì 80% tiểu thương cho rằng không cần

chuyển đổi chỉ cần nâng cấp tu sửa lại.

Khi được hỏi mô hình chợ truyền thống có còn phù hợp với đặc điểm kinh

doanh trong điều kiện đô thị hóa hhay không? Kết quả nhận được 75% tiểu thương

đồng ý, và 11% rất đồng ý. Có khoảng 10% không đồng ý, khi tác giả hỏi vì sao không

đồng ý ? đây là những tiểu thương kinh doanh trước đây ở chợ Mơ, chợ Hàng Da và

chợ Bưởi là những chợ truyền thống lâu năm sầm uất bậc nhất của đất Hà thành, trước

đây khi chưa chuyển đổi thành TTTM thu nhập của họ trung bình trên 20 triệu/tháng.

Nhưng từ khi chuyển đổi mô hình chợ kết hợp TTTM thu nhập của họ còn dưới 10

triệu/tháng. Điều này không đảm bảo mức thu nhập trong tương lai cho gia đình họ.

Qua thực tế khảo sát phỏng vấn các tiểu thương và quản lý ở TTTM - chợ Mơ

cho thấy do không đảm bảo cuộc sống ở mô hình mới nên trên 70% số tiểu thương đã

dời bỏ không còn kinh doanh ở chợ Mơ (trước đây là 1181 hộ kinh doanh nay còn chưa

đến 300 hộ), các tiểu thương đều cho rằng mô hình chuyển đổi chợ đã làm cho cuộc

sống của họ không được cải thiện mà còn khó khăn hơn trước rất nhiều.

Kết quả thống kê mẫu về Giới tính người tiêu dùng

Theo kết quả khảo sát, về giới tính do đề tài nghiên cứu của luận án là về chợ

và theo một số nghiên cứu trước đây thì những người đi chợ phần lớn là nữ nhưng

những người quan tâm đến chợ lại không có nhiều sự chênh lệch giữa nữ và nam.

Kết quả thống kê mẫu cho thấy số nữ chiếm 266 người, chiếm tỷ lệ 56,8 % mẫu, số

251

lượng nam giới là 202 người chiếm 43,2%. Điều này cho thấy kết quả cùng quan

điểm của một số nghiên cứu về giới tính đối với nhu cầu và sự quan tâm đến thực

phẩm (Fotopoulos và cộng sự, 2004); Davies và cộng sự, 1995; Maira K.

Magnusson và cộng sự, 2001). Đồng thời trong nghiên cứu của Hofmanm, 2006 cho

rằng phụ nữ thường đi mua sắm nhiều hơn họ cũng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề

chất lượng của sản phẩm cùng với giá cả sản phẩm.

Biểu đồ 6.4: Thống kê mẫu theo giới tính

Kết quả thống kê mẫu nghề nghiệp và thu nhập đối tượng nghiên cứu

Kết quả thể hiện ở hình trên cho ta thấy đối tượng tham gia trả lời phỏng vấn

trả lời có mức thu nhập dưới 5 triệu chủ yếu là sinh viên và công chức văn phòng

nhiều nhất là công chức văn phòng và những người lao động hưởng lương, chủ yếu

có mức thu nhập từ 5-10 triệu đồng. Đối tượng có mức thu nhập từ trên 10 triệu

đồng chủ yếu là công chức văn phòng và những người làm kinh doanh. Như vậy

mọi người dân thuộc nhiều nhóm nghề khác nhau có mức thu nhập khác nhau đều

có nhu cầu và đi chợ theo thói quen truyền thống.

Biểu đồ 6.5: Nghề nghiệp và thu nhập của đối tượng nghiên cứu

Nguồn: Điều tra của tác giả

252

Qua thực tế khảo sát và phỏng vấn sâu của tác giả cho thấy đối tượng có thu

nhập dưới 5 triệu phần lớn là sinh viên và công chức văn phòng là 125 người chiếm

31%. Đối tượng có mức thu nhập từ 5-10 triệu/tháng phần lớn là công chức văn

phòng 58 người chiếm 17 %, nhân viên kinh doanh 17người 8%. Những người lao

động hưởng lương và lao động tự do là 34 người chiếm 14%. Những người có mức

thu nhập trên 10 triệu đồng / tháng phần lớn là những người làm kinh doanh và đối

tượng công chức văn phòng khoảng 40%, khi được hỏi mô hình chợ truyền thống

có phù hợp với đặc điểm của xã hội trong điều kiện đô thị hóa hiện nay hay không ?

phần lớn đối tượng được hỏi cho rằng đi chợ là thói quen của họ là nét văn hóa.

Bảng 6.3: Thời gian dành cho mỗi lần đi chợ

Số lần thường đi

chợ/tuần

Thời gian thường hay dành cho mỗi

Dưới

30

phút

Trên

120

phút

Từ 30 phút

đến 60

phút

Từ 60 đến

dưới 120

phút

Tổng

Tổng Tỷ lệ

%

Dưới 2 lần /một tuần 20 1 19 5 45 1

Trên 7 lần/ một tuần 29 4 33 1 67 14

Từ 2 lần đến 4 lần/một

tuần 25 58 2 85 18

Từ 4 lần đến 7 lần/một

tuần 116 1 146 8 271 58

Tổng 190 6 256 16 468 100

Nguồn: Điều tra của tác giả

Bảng 6.4: Kết quả thống kê m Thu nhập và trình độ học vấn của tiểu thương

Thu nhập bình quân hàng tháng

của quý vị (từ tất cả các nguồn): Trình độ học vấn

4. Thu nhập bình quân hàng tháng

của quý vị (từ tất cả các nguồn):

Cao

đẳng

Cấp

I

Cấp

II

Cấp

III

Đại

học

Trung

cấp Tổng

Trên 20 triệu đồng 1 2 8 1 3 15

Từ 10 đến dưới 15 triệu đồng 1 1 7 13 4 6 32

Từ 15 đến 20 triệu đồng 3 8 17 11 39

Từ 5 đến dưới 10 triệu 1 11 1 5 18

Tổng 6 1 17 49 6 25 104

Nguồn: Điều tra của tác giả

253

2. PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG

Dựa trên lý thuyết của Hair & ctg, 1998 – Michele, 2005, cỡ mẫu tối thiểu là N ≥

5*x (x: tổng số biến quan sát) nhóm tác giả thực hiện lấy mẫu. Trong nghiên cứu này, bảng

hỏi được xây dựng làm hai phần: thứ nhất là các thông tin chung về người tiêu dùng (nghề

nghiệp, thu nhập, giới tính…) và các thông tin để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự

tồn tại và phát triển của chợ truyền thống. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA,

độ tin cậy Cronbach’s alpha thông qua phần mềm SPSS 20.0

Thiết kế thang đo

Sự phát triển và tồn tại của chợ truyền thống bị ảnh hưởng bởi 3 nhân tố: cung, cầu

và thị trường. Vì vậy thang đo của đề tài sẽ dựa trên thang đo"Các nhân tố ảnh hưởng đến

sự phát triển của chợ truyền thống” và dựa trên lý thuyết về thị trường. Sau đó sẽ loại bỏ

các yếu tố không phù hợp và bổ sung các yếu tố còn thiếu để tạo nên thang đo cho đề tài.

Thang đo của các nghiên cứu trước

Các thang đo khái niệm trong mô hình nghiên cứu được kế thừa và hiệu chỉnh cho

phù hợp từ các nghiên cứu:

1. Joongho Ahn, Jinsoo Park, và Dongwon Lee (2001, mô hình e-CAM): gọi tắt tên

mô hình e-CAM (2001) cho tham khảo về thang đo.

2. Mitra Karami (2006, các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đươc chấp nhận): gọi tắt

theo tên tác giả Mitra Karami (2006) cho tham khảo về thang đo.

Thiết kế bảng câu hỏi

Sau khi hoàn tất việc hiệu chỉnh và xây dựng các thang đo phù hợp với việc

khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển chợ truyền thống trong

quá trình đô thị hóa, tác giả tiến hành thiết kế bảng câu hỏi nhằm phục vụ cho việc thu thập

dữ liệu. Bảng câu hỏi chính thức được sử dụng trong nghiên cứu định lượng gồm 2 phần:

- Thông tin kiểm soát

Nhằm xác định đối tượng nghiên cứu được chọn khảo sát và loại những đối

tượng không phù hợp với nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu là mọi loại đối người

tiêu dùng trên 18 tuổi, từ nhiều thành phần xã hội để đảm bảo tính đại diện.

- Thông tin các phát biểu về nhu cầu chợ truyền thống

Ghi nhận mức độ đồng ý về các biến quan sát (được diễn tả bằng các phát biểu) đo

lường cho các khái niệm trong mô hình. Đây cũng là thành phần chính của bảng câu hỏi

giúp khảo sát nhu cầu chợ truyền thống hiện nay như: thời gian đi chợ, thời gian dành cho

254

mỗi lần đi chợ, mức độ thường xuyên đi chợ (số lần đi chợ trong tuần và niềm tin đối với

chợ truyền thống. Sau khi tiến hành nghiên cứu định tính, 56 biến có liên quan được đưa vào

khảo sát. Để đo lường các biến này, tác giả đã sử dụng thang đo Likert 5 mức độ từ "1 -

Hoàn toàn không đồng ý" đến "5 - Hoàn toàn đồng ý".

Bảng câu hỏi sau khi hiệu chỉnh được trình bày ở phần phụ lục 1.

Nghiên cứu định lượng

Phương thức lấy mẫu

Trong nghiên cứu này, phương pháp lấy mẫu được chọn là lấy mẫu thuận tiện, dữ

liệu được thu thập thông qua các hình thức phỏng vấn trực tiếp người tiêu dùng.

Cỡ mẫu

Đối với phân tích nhân tố (EFA), cỡ mẫu tối thiểu là N 5*x (x: tổng số biến

quan sát) (Hair & ctg, 1998 - Michele, 2005). Trong nghiên cứu này, tổng số biến

quan sát là 48, như vậy số mẫu tối thiểu cần đạt được là 240. Tác giả đã phát phiếu hỏi, số

phiếu thu về có 465 phiếu thỏa mãn yêu cầu và được sử dụng để phân tích.

Xử lý và phân tích dữ liệu

Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được mã hóa và thực hiện quá trình phân

tích như sau:

- Kiểm định và đánh giá thang đo:

Để đánh giá thang đo các khái niệm trong nghiên cứu cần kiểm tra độ tin cậy, độ

giá trị của thang đo. Dựa trên các hệ sốđộ tin cậy Cronbach's Alpha, hệ sốtương quan biến -

tổng (Item-to-total correlation) giúp loại ra những biến quan sát không đóng góp vào việc

mô tả khái niệm cần đo, hệ số Cronbach's alpha if Item Deleted để giúp đánh giá loại bỏ bớt

biến quan sát nhằm nâng cao hệ số tin cậy Cronbach's Alpha cho khái niệm cần đo, và

phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm kiểm tra độ giá trị của thang đo các

khái niệm nghiên cứu.

+ Phân tích Cronbach's Alpha

Phân tích Cronbach's Alpha thực chất là phép kiểm định mức độ tương quan

lẫn nhau của các mục hỏi trong thang đo qua việc đánh giá sự tương quan giữa bản

thân các mục hỏi và tương quan của điểm số trong từng mục hỏi với điểm số toán bộ các

mục hỏi cho từng trường hợp trả lời. Một tập hợp các mục hỏi được đánh giá tốt khi hệ số

alpha lớn hơn hoặc bằng 0,8, hệ số Cronbach's Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng

được (Peterson, 1994). Theo Nunnally & Burnstein (1994), các biến có hệ số tương quan

255

biến - tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại khỏi thang đo do có tương quan kém với các biến khác

trong cùng mục hỏi.

Hệ số tin cậy Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không,

nhưng không cho biết mục hỏi (biến quan sát) nào cần bỏ đi và mục hỏi nào cần giữ lại.

Khi đó, việc tính toán hệ số tương quan giữa biến - tổng (item-total correlation) sẽ giúp

loại ra những mục hỏi không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo [Chu

Nguyễn Mộng Ngọc 2008].

Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach's Alpha trước khi phân tích nhân tố

EFA nhằm loại ra các biến không phù hợp vì các biến này có thể tạo ra các yếu tố giả [Chu

Nguyễn Mộng Ngọc].

Các tiêu chí được sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo:

Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ (nhỏ hơn 0,3). Hệ

số tương quan biến - tổng là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các

biến khác trong cùng một thang đo. Do đó, hệ số này càng cao thì sự tương quan giữa biến

với các biến khác trong nhóm càng cao. Theo Nunnall & Burnstein (1994) cho rằng các

biến có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ hơn 0,3 được coi là biến rác và sẽ loại ra khỏi mô

hình; tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6 (Alpha càng lớn thì độ

tin cậy nhất quán nội tại càng cao) [Chu Nguyễn Mộng Ngọc].

+ Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Sau khi loại bỏ các biến không đảm bảo độ tin cậy, phương pháp phân tích

nhân tố EFA được sử dụng để xác định độ giá trị hội tụ (convergent validity), độ giá trị

phân biệt (discriminant validity), và đồng thời thu gọn các tham số ước lượng theo từng

nhóm biến.

Để thang đo đạt giá trị hội tụ thì hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố

(factor loading) phải lớn hơn hoặc bằng 0,4 trong một nhân tố (Jun & Ctg 2002). Để đạt

độ giá trị phân biệt, khác biệt giữa các nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng 0,3.

Số lượng nhân tố được xác định dựa trên chỉ số Eigenvalue (Giá trị phương sai tách

ra được của mỗi nhân tố) - đại điện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố.

Theo tiêu chuẩn Kaiser, những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại ra khỏi mô hình.

Tiêu chuẩn phương sai trích (Variance explained criteria): tổng phương sai trích

phải lớn hơn 50%.

Xem xét giá trị KMO: 0,5 < KMO < 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp với dữ liệu;

ngược lại KMO <0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu [Chu

Nguyễn Mộng Ngọc 2008].

256

Sử dụng phương pháp trích nhân tố Principal components với phép xoay Varimax

và điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalues lớn hơn 1 với các biến quan sát.

+ Phân tích hồi quy đa biến:

Sau khi hoàn tất việc phân tích đánh giá độ tin cậy thang đo (sử dụng hệ số

tin cậy Cronbach's Alpha) và kiểm định giá trị khái niệm của thang đo (phân tích

nhân tố khám phá EFA), các biến không đảm bảo độ giá trị hội tụ tiếp tục bị loại khỏi mô

hình cho đến khi các tham số được nhóm theo các nhóm biến. Việc xác định mối quan hệ

giữa các nhóm biến này cũng như xác định mối quan hệ giữa các nhóm biến độc lập (yếu tố

thành phần) và nhóm biến phụ thuộc (xu hướng sử dụng) trong mô hình nghiên cứu được thực

hiện bằng phương pháp phân tích hồi quy bội.

Giá trị của biến mới trong mô hình nghiên cứu là giá trị trung bình của các biến

quan sát thành phần của biến đó, giá trị của các thành phần được phần mềm SPSS tính một

cách tự động từ giá trị trung bình có trọng số của các biến quan sát đã được chuẩn hóa. Tuy

nhiên, trước khi tiến hành phân tích hồi quy, một phân tích quan trọng cần được thực hiện

đầu tiên là phân tích tương quan nhằm kiểm định mối tương quan tuyến tính giữa các biến

trong mô hình.

+ Phân tích tương quan

Kiểm định mối tương quan tuyến tính giữa các biến trong mô hình: giữa biến phụ

thuộc với từng biến độc lập và giữa các biến độc lập với nhau. Sử dụng hệ số tương quan

Pearson để lượng hóa mức độ chặt chẽ mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng. Giá

trị tuyệt đối của hệ số Pearson càng gần đến 1 thì hai biến này mối tương quan tuyến tính càng

chặt chẽ [Chu Nguyễn Mộng Ngọc 2008].

Trong mô hình nghiên cứu, kỳ vọng có mối tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa

biến phụ thuộc và các biến độc lập.

+ Phân tích hồi quy đa biến

Nghiên cứu thực hiện hồi quy đa biến theo phương pháp Enter: tất cả các

biến được đưa vào một lần và xem xét các kết quả thống kê liên quan đến các biến

được đưa vào trong mô hình.

- Kiểm định các giả thuyết, sử dụng với phần mềm SPSS

Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy đa biến: R2, R2 hiệu chỉnh.

Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình.

Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của hệ số hồi quy riêng phần (i = 1..5).

257

Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến sự tồn tại và phát triển chợ

truyền thống: yếu tố có hệ số hồi quy lớn hơn thì có thể nhận xét rằng yếu tố đó có mức độ

ảnh hưởng cao hơn các yếu tố khác trong mô hình nghiên cứu..

Bảng 6.5: Kiểm định Cronbach's Alpha cho các biến quan sát để nhận các biến

phù hợp và loại các biến không phù hợp

TT Biến quan

sát (mã hóa) Biến quan sát

Hệ số

tương

quan

Hệ số

Cronbach

Alpha

Nếu loại bỏ

biến tổng

Tiện lợi (TLOI), Cronbach’s Alpha = 0.839

1 TLOI1 Thuận tiện về vị trí địa lý .522 .825

2 TLOI2 Sự phong phú về hàng hóa .637 .813

3 TLOI3 Thoải mái về thời gian .526 .824

4 TLOI4 Chất lượng hàng hóa ở chợ tươi ngon .558 .821

5 TLOI5 Thời gian thanh toán nhanh và thuận tiện 564 .821

6 TLOI6 Sự thân thiện của người bán .529 .824

7 TLOI7 Thói quen .644 .812

8 TLOI8 Giá cả phù hợp .443 .832

9 TLOI9 Mức độ thuận tiện gửi xe .501 .827

10 TLOI10 Thoải mái vì mua theo nhu cầu .385 .837

Niềm tin (NTIN), Cronbach’s Alpha = 0.774

1 NTIN1 Chất lượng hàng hóa ở chợ truyền thống

tươi ngon .552 .735

2 NTIN2 Được tư vấn nhiệt tình từ người bán .513 .743

3 NTIN3 Thuận tiện giao thông .541 .737

4 NTIN4 Tiết kiệm thời gian .504 .745

5 NTIN5 Được mặc cả và tư vấn sản phẩm .530 .739

6 NTIN6 Mua với số lượng theo nhu cầu .499 .746

7 NTIN7 Giá cả hợp lý .330 .773

Chuyên môn hóa (CMH), Cronbach’s Alpha = 0.859

1 CMH1 Sự an toàn vệ sinh thực phẩm .664 .833

2 CMH2 Giá cả hợp lý .666 .832

258

3 CMH3 Niềm tin với người bán .750 .816

4 CMH4 Nguồn gốc xuất xứ rõ ràng .541 .854

5 CMH5 Sự phong phú của hàng hóa .604 .843

6 CMH6 Thói quen mua sắm .676 .831

Hiện trạng (HT), Cronbach’s Alpha = 0.858

1 HT1 Nâng cao chất lượng hàng hóa .628 .839

2 HT2 Đa dạng hàng hóa .577 .844

3 HT3 Thuận tiện gửi xe .566 .845

4 HT4 Cải thiện không gian chợ .564 .845

5 HT5 Cơ sở hạ tầng .611 .841

6 HT6 Vệ sinh môi trường .618 .840

7 HT7 Chất lượng dịch vụ của chợ .647 .837

8 HT8 Thái độ của người bán .574 .844

9 HT9 Quản lý .453 .855

Nhân tố văn hóa (VH), Cronbach’s Alpha =0.729

1 VH1 Không ảnh hưởng và đi chợ hàng ngày .580 .630

2 VH2 Tôi rất bận nhưng vẫn đi chợ truyền thống

hàng ngày vào sáng sớm .635 .593

3 VH3 Tôi rất bận nên chỉ đi chợ được vào buổi

chiều .404 .729

4 VH4 Tôi vẫn đi chợ vào sáng sớm và chiều .465 .698

Vai trò (VT), Cronbach’s Alpha = 0.861

1 VT1

Chợ vừa là nơi cung ứng vừa là nơi tiêu

thụ các mặt hàng trong sản xuất của một

khu vực cộng đồng dân cư

.671 .834

2 VT2 Chợ là nơi phản ánh sự phát triển kinh tế

của một cộng đồng dân cư. .692 .830

3 VT3 Chợ góp phần thúc đẩy các ngành nghề sản

xuất nhằm phát triển toàn diện kinh tế vùng .722 .825

4 VT4

Chợ là nơi đảm bảo an sinh xã hội cho một

lượng lớn người lao động đặc biệt là lao

động có thu nhập hấp và lao động giản đơn

.651 .838

5 VT5 Chợ là một mắt xích không thể thiếu trong .604 .846

259

hệ thống (chuỗi) phân phối sản phẩm

6 VT6 Chợ có vai trò trong bảo tồn và phát triển

ngành tiểu thủ công nghiệp địa phương .576 .851

Cạnh tranh và thị hiếu(THIEU), Cronbach’s Alpha =0. 737

1 CTRANH3

Không cần thiết chuyển đổi thành TTTM

mà chỉ cần nâng cấp tu sửa, cải tạo không

gian chợ, thay đổi quản lý

.511 .714

2 THIEU1 Tôi đi chợ hàng ngày và thỉnh thoảng đi

siêu thị .588 .621

3 THIEU2 Tôi rất bận nhưng vẫn đi chợ truyền thống

hàng ngày và đi siêu thị vào cuối tuần .589 .619

Sự tồn tại và phát triển của chợ truyền thống (TTPT) Cronbach’s Alpha =0.879

1 TTPT1 Đi chợ TT là thói quen của người dân .789 .809

2 TTPT2 Chợ TT vẫn luôn cần thiết .798 .801

3 TTPT3 Chợ TT là nét văn hóa của người Việt .715 .875

Nguồn: Tác giả xử lý bằng SPSS

260

Đánh giá độ tin cậy Thang đo bằng Cronbach Alpha

ĐÁNH GIÁ VỀ SỰ TIỆN LỢI CỦA CHỢ

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.839 10

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected

Item-Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

TLOI1 29.23 56.460 .522 .825

TLOI2 29.12 54.842 .637 .813

TLOI3 29.25 56.855 .526 .824

TLOI4 29.16 56.802 .558 .821

TLOI5 29.20 55.734 .564 .821

TLOI6 29.23 57.622 .529 .824

TLOI7 28.90 54.150 .644 .812

TLOI8 29.42 59.588 .443 .832

TLOI9 29.41 57.762 .501 .827

TLOI10 29.31 59.686 .385 .837

Scale: NIỀM TIN

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.774 7

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item-

Total Correlation

Cronbach's Alpha

if Item Deleted

NTIN1 19.07 25.216 .552 .735

NTIN2 19.08 25.703 .513 .743

NTIN3 18.93 24.725 .541 .737

NTIN4 18.93 25.030 .504 .745

NTIN5 19.06 24.832 .530 .739

NTIN6 19.05 25.253 .499 .746

NTIN7 19.30 28.431 .330 .776

261

Scale: CHUYÊN MÔN HÓA

Case Processing Summary

N %

Cases

Valid 464 99.8

Excludeda 1 .2

Total 465 100.0

a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.859 6

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance if

Item Deleted

Corrected Item-

Total Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

CMH1 16.48 22.077 .664 .833

CMH2 16.39 21.431 .666 .832

CMH3 16.15 20.249 .750 .816

CMH4 16.64 23.104 .541 .854

CMH5 16.42 22.189 .604 .843

CMH6 16.02 20.228 .676 .831

Scale: HIỆN TRẠNG

Case Processing Summary

N %

Cases

Valid 464 99.8

Excludeda 1 .2

Total 465 100.0

a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.858 9

262

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance if

Item Deleted

Corrected Item-

Total Correlation

Cronbach's Alpha if

Item Deleted

HTR1 25.80 56.803 .628 .839

HTR2 25.94 58.398 .577 .844

HTR3 25.88 58.656 .566 .845

HTR4 26.05 58.950 .564 .845

HTR5 26.02 57.762 .611 .841

HTR6 25.91 57.348 .618 .840

HTR7 25.92 56.923 .647 .837

HTR8 25.92 58.598 .574 .844

HTR9 26.32 62.342 .453 .855

Scale: VĂN HÓA

Case Processing Summary

N %

Cases

Valid 464 99.8

Excludeda 1 .2

Total 465 100.0

a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.620 5

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance if

Item Deleted

Corrected Item-

Total Correlation

Cronbach's Alpha

if Item Deleted

VHOA1 10.96 8.156 .508 .486

VHOA2 11.03 7.731 .574 .443

VHOA3 11.39 9.397 .424 .540

VHOA4 11.38 9.256 .450 .526

VHOA5 11.99 13.536 -.092 .729

263

Scale: VAI TRÒ

Case Processing Summary

N %

Cases

Valid 464 99.8

Excludeda 1 .2

Total 465 100.0

a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.729 4

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item-

Total Correlation

Cronbach's Alpha

if Item Deleted

VHOA1 8.77 7.588 .580 .630

VHOA2 8.84 7.247 .635 .593

VHOA3 9.19 9.362 .404 .729

VHOA4 9.19 9.011 .465 .698

Scale: ALL VARIABLES

Case Processing Summary

N %

Cases

Valid 464 99.8

Excludeda 1 .2

Total 465 100.0

a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.851 7

264

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item-

Total Correlation

Cronbach's Alpha

if Item Deleted

CU1 19.92 35.841 .664 .822

CU2 19.94 36.096 .665 .822

CU3 19.93 35.468 .716 .815

CU4 19.90 35.842 .661 .823

CU5 19.90 36.663 .613 .830

CU6 19.98 37.444 .577 .835

CU7 20.13 40.533 .389 .861

Scale: CẠNH TRANH

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.861 6

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item-

Total Correlation

Cronbach's Alpha

if Item Deleted

CU1 16.77 28.544 .671 .834

CU2 16.79 28.520 .692 .830

CU3 16.78 28.234 .722 .825

CU4 16.75 28.754 .651 .838

CU5 16.74 29.478 .604 .846

CU6 16.82 30.064 .576 .851

265

THỊ HIẾU

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.515 4

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item-

Total Correlation

Cronbach's Alpha

if Item Deleted

T.HIEU1 7.64 4.407 .369 .381

T.HIEU2 7.73 3.897 .502 .223

T.HIEU3 8.63 6.955 .117 .568

T.HIEU4 8.23 6.027 .251 .487

Scale: ALL VARIABLES

Case Processing Summary

N %

Cases

Valid 464 99.8

Excludeda 1 .2

Total 465 100.0

a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.018 4

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item-

Total Correlation

Cronbach's Alpha

if Item Deleted

CTRANH1 7.95 3.420 .073 -.073a

CTRANH2 8.29 4.530 -.226 .238

CTRANH3 6.91 2.247 .037 -.065a

CTRANH4 7.66 2.774 .110 -.183a

266

Scale: ALL VARIABLES

Case Processing Summary

N %

Cases

Valid 463 99.6

Excludeda 2 .4

Total 465 100.0

a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.592 9

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance if

Item Deleted

Corrected Item-

Total Correlation

Cronbach's Alpha

if Item Deleted

CTRANH1 21.92 21.894 .125 .597

CTRANH2 22.26 24.925 -.266 .653

CTRANH3 20.88 16.800 .422 .516

CTRANH4 21.63 19.744 .277 .565

TLOI1 21.00 17.457 .370 .535

T.HIEU1 21.14 17.023 .449 .508

T.HIEU2 21.22 16.222 .543 .475

T.HIEU3 22.13 22.246 .083 .604

T.HIEU4 21.73 19.856 .325 .554

RELIABILITY

/VARIABLES=CTRANH1 CTRANH2 CTRANH3 CTRANH4 T.HIEU1

T.HIEU2 T.HIEU3 T.HIEU4

/SCALE('ALL VARIABLES') ALL

/MODEL=ALPHA

/SUMMARY=TOTAL.

267

Reliability

Notes

Output Created 13-APR-2017 11:12:14

Comments

Input

Data C:\Users\PAC\Documents\246.sav

Active Dataset DataSet1

Filter <none>

Weight <none>

Split File <none>

N of Rows in Working

Data File 465

Matrix Input

Missing Value

Handling

Definition of Missing User-defined missing values are

treated as missing.

Cases Used

Statistics are based on all cases with

valid data for all variables in the

procedure.

Syntax

RELIABILITY

/VARIABLES=CTRANH1

CTRANH2 CTRANH3 CTRANH4

T.HIEU1 T.HIEU2 T.HIEU3

T.HIEU4

/SCALE('ALL VARIABLES') ALL

/MODEL=ALPHA

/SUMMARY=TOTAL.

Resources Processor Time 00:00:00,02

Elapsed Time 00:00:00,01

[DataSet1] C:\Users\PAC\Documents\246.sav

268

Scale: CẠNH TRANH VÀ THỊ HIẾU

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.536 8

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item-

Total Correlation

Cronbach's Alpha

if Item Deleted

CTRANH1 18.69 15.912 .133 .537

CTRANH2 19.03 18.411 -.235 .609

CTRANH3 17.65 12.007 .368 .453

CTRANH4 18.40 14.245 .255 .502

T.HIEU1 17.91 12.061 .410 .434

T.HIEU2 17.99 11.328 .514 .384

T.HIEU3 18.90 16.065 .114 .542

T.HIEU4 18.50 14.233 .321 .482

RELIABILITY

/VARIABLES=CTRANH3 T.HIEU1 T.HIEU2 T.HIEU4

/SCALE('ALL VARIABLES') ALL

/MODEL=ALPHA

/SUMMARY=TOTAL.

Scale: CẠNH TRANH VÀ THỊ HIẾU

Case Processing Summary

N %

Cases

Valid 464 99.8

Excludeda 1 .2

Total 465 100.0

a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.665 4

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item-

Total Correlation

Cronbach's Alpha

if Item Deleted

CTRANH3 8.63 6.955 .488 .568

T.HIEU1 8.89 7.046 .536 .531

T.HIEU2 8.97 6.740 .603 .481

T.HIEU4 9.48 10.483 .171 .737

269

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance if

Item Deleted

Corrected Item-

Total Correlation

Cronbach's Alpha

if Item Deleted

CTRANH3 6.12 5.275 .511 .714

T.HIEU1 6.38 5.250 .588 .621

T.HIEU2 6.46 5.290 .589 .619

FACTOR

PHÂN TÍCH NHÂN TỐ EFA

1. THANG ĐO CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CHỢ

TRUYỀN THỐNG

2. Bước 1.

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling

Adequacy. .953

Bartlett's Test of

Sphericity

Approx. Chi-Square 10219.637

df 990

Sig. .000

Communalities

Initial Extraction

TLOI1 1.000 .458

TLOI2 1.000 .566

TLOI3 1.000 .486

TLOI4 1.000 .485

TLOI5 1.000 .525

TLOI6 1.000 .491

TLOI7 1.000 .678

TLOI8 1.000 .513

TLOI9 1.000 .405

TLOI10 1.000 .607

NTIN1 1.000 .641

NTIN2 1.000 .598

NTIN3 1.000 .547

NTIN4 1.000 .541

NTIN5 1.000 .468

NTIN6 1.000 .488

NTIN7 1.000 .583

270

CMH1 1.000 .642

CMH2 1.000 .600

CMH3 1.000 .707

CMH4 1.000 .546

CMH5 1.000 .558

CMH6 1.000 .663

HTR1 1.000 .698

HTR2 1.000 .655

HTR3 1.000 .573

HTR4 1.000 .569

HTR5 1.000 .661

HTR6 1.000 .671

HTR7 1.000 .634

HTR8 1.000 .584

HTR9 1.000 .567

Communalities

Initial Extraction

VHOA1 1.000 .626

VHOA2 1.000 .652

VHOA3 1.000 .538

VHOA4 1.000 .664

CU1 1.000 .613

CU2 1.000 .623

CU3 1.000 .650

CU4 1.000 .567

CU5 1.000 .548

CU6 1.000 .497

T.HIEU1 1.000 .618

T.HIEU2 1.000 .617

CTRANH3 1.000 .512

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Total Variance Explained

Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings

Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %

1 15.590 34.644 34.644 15.590 34.644 34.644

2 3.185 7.078 41.722 3.185 7.078 41.722

3 1.678 3.728 45.451 1.678 3.728 45.451

4 1.275 2.833 48.284 1.275 2.833 48.284

5 1.175 2.611 50.895 1.175 2.611 50.895

6 1.132 2.516 53.411 1.132 2.516 53.411

271

7 1.064 2.364 55.775 1.064 2.364 55.775

8 1.038 2.306 58.081 1.038 2.306 58.081

9 .907 2.016 60.097

10 .873 1.939 62.036

11 .854 1.898 63.935

12 .801 1.780 65.715

13 .786 1.746 67.461

14 .774 1.720 69.181

15 .727 1.615 70.795

16 .718 1.596 72.391

17 .679 1.509 73.900

18 .655 1.456 75.356

19 .622 1.383 76.739

20 .601 1.336 78.076

21 .592 1.316 79.392

22 .580 1.288 80.680

23 .563 1.251 81.931

24 .525 1.168 83.098

25 .513 1.140 84.239

26 .499 1.108 85.347

27 .479 1.064 86.411

28 .467 1.038 87.449

29 .446 .990 88.439

30 .441 .981 89.420

31 .419 .932 90.352

Total Variance Explained

Component Rotation Sums of Squared Loadings

Total % of Variance Cumulative %

1 6.420 14.267 14.267

2 4.773 10.607 24.874

3 4.068 9.041 33.915

4 3.670 8.155 42.070

5 1.911 4.246 46.315

6 1.892 4.203 50.519

7 1.889 4.197 54.716

8 1.514 3.366 58.081

272

Total Variance Explained

Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings

Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %

32 .412 .915 91.267

33 .398 .885 92.152

34 .395 .878 93.030

35 .385 .855 93.885

36 .352 .782 94.667

37 .326 .725 95.393

38 .322 .715 96.108

39 .296 .658 96.765

40 .289 .643 97.408

41 .267 .594 98.002

42 .261 .581 98.583

43 .229 .508 99.091

44 .207 .461 99.552

45 .202 .448 100.000

Total Variance Explained

Component Matrixa

Component

1 2 3 4 5 6 7 8

CMH6 .755

CMH3 .744

CU1 .736

CU3 .734

TLOI7 .720

CU2 .708 -.317

CMH2 .700

CMH1 .694

VHOA1 .691

VHOA2 .689 -.321

TLOI2 .686

T.HIEU2 .654 -.352

NTIN2 .654

NTIN3 .648

HTR3 .645 .307

CMH5 .645

NTIN1 .643

T.HIEU1 .642 -.354

CU4 .634 -.382

CU5 .625

273

TLOI4 .623

CU6 .622

TLOI5 .621

TLOI6 .600

TLOI9 .587

NTIN5 .579

NTIN4 .572 .311

TLOI3 .565

TLOI1 .563

CTRANH3 .557

HTR1 .547 .469

Component Matrixa

Component

1 2 3 4 5 6 7 8

CMH4 .528

NTIN6 .522 .344

HTR2 .519 .426

VHOA4 .494 .480

VHOA3 .492 -.399

TLOI8 .462 .303 .330

HTR6 .690

HTR7 .389 .642

HTR9 .611

HTR4 .328 .602

HTR5 .385 .589 -.330

HTR8 .378 .559

TLOI10 .406 .468

NTIN7 .353 .354 .451

Extraction Method: Principal Component Analysis.a

a. 8 components extracted.

Rotated Component Matrixa

Component

1 2 3 4 5 6 7 8

TLOI7 .689 .378

CU4 .641

CMH6 .609 .462

CU2 .602 .308

TLOI5 .593

NTIN4 .588 .308

CU5 .571

CU6 .562

274

CU3 .550 .398

CU1 .544 .320 .397

TLOI3 .530 .329

TLOI1 .513 .322

NTIN5 .454 .393

TLOI2 .393 .373 .324

TLOI9 .351 .334

CMH3 .450 .641

CMH4 .613 .303

CMH2 .563

CMH1 .551 .457

TLOI6 .521

NTIN2 .497 .424

NTIN3 .475 .482

TLOI4 .459 .323

CMH5 .444 .411

T.HIEU1 .664

T.HIEU2 .624

CTRANH3 .599

VHOA1 .415 .586

VHOA2 .485 .541

HTR5 .758

HTR9 .716

Rotated Component Matrixa

Component

1 2 3 4 5 6 7 8

HTR7 .703

HTR4 .682

HTR6 .640 .386

HTR3 .330 .329 .493

HTR1 .449 .474 .412

TLOI10 .720

TLOI8 .524

NTIN6 .430 .458

HTR2 .374 .640

HTR8 .494 .515

NTIN7 .363 .633

NTIN1 .357 .560

VHOA4 .325 .686

VHOA3 .330 .326 .398

Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with

Kaiser Normalization.a

275

a. Rotation converged in 13 iterations.

Component Transformation Matrix

Component 1 2 3 4 5 6 7 8

1 .592 .489 .437 .249 .199 .201 .225 .163

2 -.197 -.271 -.052 .894 .036 .280 -.011 -.073

3 .399 -.177 -.585 .051 .597 -.257 .183 -.095

4 -.601 .299 .153 -.057 .435 -.027 .519 -.252

5 -.222 .246 -.302 -.139 .356 .537 -.359 .486

6 .039 -.691 .341 -.236 .182 .258 .351 .354

7 -.179 .117 -.094 .227 -.142 -.538 .225 .731

8 -.085 -.118 .474 .076 .484 -.413 -.586 .006

Bước 2:

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling

Adequacy. .908

Bartlett's Test of

Sphericity

Approx. Chi-Square 2925.477

df 190

Sig. .000

Communalities

Initial Extraction

TLOI5 1.000 .440

TLOI6 1.000 .357

TLOI7 1.000 .535

TLOI8 1.000 .379

TLOI10 1.000 .483

NTIN4 1.000 .445

NTIN6 1.000 .413

CMH2 1.000 .524

CMH4 1.000 .363

HTR4 1.000 .546

HTR5 1.000 .615

HTR7 1.000 .610

HTR9 1.000 .583

VHOA4 1.000 .360

CU4 1.000 .436

CU5 1.000 .461

CU6 1.000 .449

T.HIEU1 1.000 .576

T.HIEU2 1.000 .627

CTRANH3 1.000 .480

276

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Total Variance Explained

Component

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings

Total % of

Variance

Cumulative

% Total

% of

Variance

Cumulative

%

1 6.411 32.056 32.056 6.411 32.056 32.056

2 2.022 10.109 42.165 2.022 10.109 42.165

3 1.248 6.238 48.403 1.248 6.238 48.403

4 .989 4.943 53.346

5 .913 4.565 57.911

6 .803 4.016 61.927

7 .756 3.778 65.705

8 .683 3.413 69.118

9 .663 3.315 72.433

10 .641 3.203 75.636

11 .628 3.140 78.777

12 .607 3.034 81.810

13 .570 2.851 84.662

14 .536 2.679 87.340

15 .491 2.456 89.796

16 .468 2.340 92.136

17 .451 2.257 94.393

18 .404 2.018 96.411

19 .389 1.944 98.355

20 .329 1.645 100.000

Total Variance Explained

Component Rotation Sums of Squared Loadings

Total % of Variance Cumulative %

1 3.731 18.654 18.654

2 3.552 17.761 36.415

3 2.398 11.988 48.403

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Component Matrixa

Component

1 2 3

TLOI7 .707

CMH2 .701

CU5 .663

CU6 .661

CU4 .656

TLOI5 .652

277

T.HIEU2 .635 -.425

T.HIEU1 .617 -.427

TLOI6 .596

CTRANH3 .592 -.360

NTIN4 .591

NTIN6 .558

CMH4 .552

VHOA4 .527

TLOI8 .496 .347

HTR9 .726

HTR5 .403 .663

HTR7 .396 .634

HTR4 .382 .631

TLOI10 .449 .530

Extraction Method: Principal Component Analysis.a

a. 3 components extracted.

Rotated Component Matrixa

Component

1 2 3

T.HIEU2 .779

T.HIEU1 .743

CTRANH3 .645

CMH2 .569 .445

VHOA4 .560

CU4 .495 .412

TLOI10 .686

NTIN4 .623

NTIN6 .604

TLOI8 .567

CU5 .389 .544

TLOI7 .512 .521

TLOI5 .396 .518

CMH4 .347 .491

CU6 .460 .478

TLOI6 .375 .427

HTR5 .758

HTR9 .743

HTR7 .737

HTR4 .711

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.a

278

a. Rotation converged in 5 iterations.

Component Transformation Matrix

Component 1 2 3

1 .686 .666 .294

2 -.263 -.150 .953

3 -.678 .731 -.073

Bước 3:

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .804

Bartlett's Test of

Sphericity

Approx. Chi-Square 1276.637

df 66

Sig. .000

Communalities

Initial Extraction

TLOI8 1.000 .444

TLOI10 1.000 .609

NTIN4 1.000 .409

NTIN6 1.000 .544

HTR4 1.000 .554

HTR5 1.000 .634

HTR7 1.000 .598

HTR9 1.000 .582

VHOA4 1.000 .409

T.HIEU1 1.000 .639

T.HIEU2 1.000 .676

CTRANH3 1.000 .521

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Total Variance Explained

Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings

Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %

1 3.556 29.630 29.630 3.556 29.630 29.630

2 1.848 15.399 45.029 1.848 15.399 45.029

3 1.214 10.119 55.147 1.214 10.119 55.147

4 .805 6.706 61.853

5 .767 6.392 68.246

6 .679 5.662 73.908

7 .624 5.202 79.109

8 .615 5.128 84.238

9 .566 4.717 88.955

10 .519 4.327 93.283

11 .420 3.501 96.783

12 .386 3.217 100.000

279

Total Variance Explained

Component Rotation Sums of Squared Loadings

Total % of Variance Cumulative %

1 2.369 19.738 19.738

2 2.315 19.288 39.026

3 1.935 16.121 55.147

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Component Matrixa

Component

1 2 3

T.HIEU1 .640 -.325 -.351

CTRANH3 .637

T.HIEU2 .615 -.408 -.364

HTR7 .569 .476

NTIN6 .551 .390

NTIN4 .532

TLOI8 .529 .405

VHOA4 .513 -.340

HTR9 .367 .661

HTR5 .525 .579

HTR4 .523 .529

TLOI10 .474 .606

Extraction Method: Principal Component Analysis.a

a. 3 components extracted.

Rotated Component Matrixa

Component

1 2 3

T.HIEU2 .811

T.HIEU1 .780

CTRANH3 .672

VHOA4 .602

HTR5 .782

HTR9 .738

HTR7 .726

HTR4 .720

TLOI10 .777

NTIN6 .682

TLOI8 .618

NTIN4 .572

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.a

280

a. Rotation converged in 5 iterations.

Component Transformation Matrix

Component 1 2 3

1 .654 .527 .542

2 -.489 .842 -.229

3 -.577 -.115 .809

Bước 4:

Variables Entered/Removeda

Model Variables Entered Variables Removed Method

1 TLOIandNTIN, HTRANG, CTRANHb . Enter

a. Dependent Variable: Y

b. All requested variables entered.

Model Summaryb

Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate

1 .716a .513 .510 .75603

a. Predictors: (Constant), TLOIandNTIN, HTRANG, CTRANH

b. Dependent Variable: Y

ANOVAa

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1

Regression 276.700 3 92.233 161.364 .000b

Residual 262.357 459 .572

Total 539.057 462

a. Dependent Variable: Y

b. Predictors: (Constant), TLOIandNTIN, HTRANG, CTRANH

Coefficientsa

Model

Unstandardized

Coefficients

Standardized

Coefficients t Sig.

Collinearity

Statistics

B Std. Error Beta Tolerance

1

(Constant) .286 .160 1.788 .074

CTRANH .535 .041 .479 13.003 .000 .783

HTRANG .240 .036 .227 6.636 .000 .907

TLOIandNTIN .277 .045 .229 6.205 .000 .777

281

Coefficientsa

Model Collinearity Statistics

VIF

1

(Constant)

CTRANH 1.277

HTRANG 1.103

TLOIandNTIN 1.288

a. Dependent Variable: Y

Collinearity Diagnosticsa

Model Dimension Eigenvalue Condition

Index

Variance Proportions

(Constant) CTRANH HTRANG TLOIandNTIN

1

1 3.845 1.000 .00 .00 .01 .00

2 .073 7.256 .00 .25 .77 .07

3 .046 9.098 .10 .74 .10 .44

4 .035 10.469 .89 .00 .13 .48

a. Dependent Variable: Y

Residuals Statisticsa

Minimum Maximum Mean Std. Deviation N

Predicted Value 1.3374 5.1848 3.5605 .77390 463

Residual -2.21387 2.61067 .00000 .75357 463

Std. Predicted

Value -2.873 2.099 .000 1.000 463

Std. Residual -2.928 3.453 .000 .997 463

a. Dependent Variable: Y

Bước 4: Phân tích tương quan giữa biến độc lập và phụ thuộc

Correlations

CAU

TTRUO

NG CUNG TTPT

CAU Pearson

Correlation 1 .254** .445** .639**

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000

N 464 464 463 464

TTRUO

NG

Pearson

Correlation .254** 1 .267** .410**

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000

282

N 464 464 463 464

CUNG Pearson

Correlation .445** .267** 1 .503**

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000

N 463 463 464 464

TTPT Pearson

Correlation .639** .410** .503** 1

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000

N 464 464 464 465

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Bước 5: Mô hình hồi quy

Variables Entered/Removeda

Model Variables Entered Variables Removed Method

1 CUNG, CAU, TTRUONGb . Enter

a. Dependent Variable: Y

b. All requested variables entered.

Model Summaryb

Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate

1 .716a .513 .510 .75603

a. Predictors: (Constant), CUNG, CAU, TTRUONG

b. Dependent Variable: TTPT

ANOVAa

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1

Regression 276.700 3 92.233 161.364 .000b

Residual 262.357 459 .572

Total 539.057 462

a. Dependent Variable: TTPT

b. Predictors: (Constant), CUNG, CAU, TTRUONG

Coefficientsa

Model

Unstandardized

Coefficients

Standardized

Coefficients t Sig.

Collinearity

Statistics

B Std. Error Beta Tolerance

1 (Constant) .286 .160 1.788 .074

CAU .535 .041 .479 13.003 .000 .783

283

TTRUONG .240 .036 .227 6.636 .000 .907

CUNG .277 .045 .229 6.205 .000 .777

Coefficientsa

Model Collinearity Statistics

VIF

1

(Constant)

CAU 1.277

TTRUONG 1.103

CUNG 1.288

a. Dependent Variable: TTPT

Collinearity Diagnosticsa

Model Dimension Eigenvalue Condition

Index

Variance Proportions

(Constant) CTRANH HTRANG TLOIandNTIN

1

1 3.845 1.000 .00 .00 .01 .00

2 .073 7.256 .00 .25 .77 .07

3 .046 9.098 .10 .74 .10 .44

4 .035 10.469 .89 .00 .13 .48

a. Dependent Variable: Y

Residuals Statisticsa

Minimum Maximum Mean Std. Deviation N

Predicted Value 1.3374 5.1848 3.5605 .77390 463

Residual -2.21387 2.61067 .00000 .75357 463

Std. Predicted

Value -2.873 2.099 .000 1.000 463

Std. Residual -2.928 3.453 .000 .997 463

a. Dependent Variable: TTPT

284

CHARTS

285

286

Phụ lục 7

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CHỢ TRUYỀN THỐNG

Chợ Mơ ngày phiên

Nguồn: https://www.google.com.vn/search?q=ảnh+chợ+mơ&tbm=isch&source=i

u&ictx=1&fir=wZDSk9NGlBxVWM%253A%252CkocMYj2re1bZGM%252C_&usg=

AFrqEzeEseHpVSVRfI32dPJpJIBF0bwPgg&sa=X&ved=2ahUKEwjC-Zrrw-

vcAhUWMt4KHZv7AgcQ9QEwB.

287

Chợ Mơ sau chuyển đổi mô hình kết hợp

Chợ Long Biên

Nguồn: https://www.google.com.vn/search?q=%E1%BA%A3nh+ch%E1%BB%A3+

long+bi%C3%AAn&tbm=isch&source=iu&ictx=1&fir=NX65b6wHde5U-

M%253A%252CaFT8IZmU1Z3ZfM%252C_&usg=AFrqEzdr0E_bFbWbIlCuZOpOvT

y8PapJhg&sa=X&ved=2ahUKEwiYl9fCxevcAhWGdd4KHXaaA48Q9QEwAHoECAA

QBA#imgrc=NX65b6wHde5U-M:

288

Chợ Đồng Xuân

Nguồn:https://www.google.com.vn/search?q=h%C3%ACnh+%E1%BA%A3

nh+ch%E1%BB%A3+%C4%90%E1%BB%93ng+Xu%C3%A2n&tbm=isch&tbo=

u&source=univ&sa=X&ved=2ahUKEwjt67WBw-vcAhWZfd4KHacNAPc

Q7Al6BAgFEBs&biw=1350&bih=641

289

Chợ hoa Quảng Bá

Nguồn:https://www.google.com.vn/search?q=h%C3%ACnh+%E1%BA%A3nh+ch

%E1%BB%A3+%C4%90%E1%BB%93ng+Xu%C3%A2n&tbm=isch&tbo=u&sou

rce=univ&sa=X&ved=2ahUKEwjt67WBw-vcAhWZfd4KHacNAPcQ7Al6BAg

FEBs&biw=1350&bih=641

290

Chợ truyền thống Cầu Bà Mụ: Bên tre

Nguồn: Ảnh chụp của tác giả tháng 6/2017

Nguồn: https://www.dreamstime.com/editorial-stock-photo-shopping-ben-thanh-

market-ho-chi-minh-vietnam-saigon-nov-people-who-nov-biggest-image43327008

291

Ảnh chợ truyền thống ở Châu Âu

Nguồn: Ảnh chụp của tác giả tháng 3/2016