báo cáo kiến tập

34
LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, hệ thống ngân hàng thương mại là một bộ phận không thể tách rời, tồn tại tất yếu cùng với đời sống kinh tế xã hội. Trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng một quốc gia phản ánh trình độ phát triển kinh tế của quốc gia đó. Những vấn đề liên quan đến ngân hàng là mối quan tâm hàng đầu không chỉ của chính phủ, các doanh nghiệp mà của mọi người dân. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng Sản Việt Nam, nền kinh tế nước ta đã chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang cơ chế kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo theo định hướng XHCN. Cùng với quá trình phát triển kinh tế thế giới, nền kinh tế nước ta đã có những bước tiến đáng kể ở mọi lĩnh vực nói chung và ở lĩnh vực ngân hàng nói riêng. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, để có thể tồn tại, thích nghi với những thay đổi của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng cần phải 1

Upload: teru-chullie

Post on 01-Jul-2015

916 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Báo cáo kiến tập

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, hệ thống ngân hàng thương mại là một bộ phận không

thể tách rời, tồn tại tất yếu cùng với đời sống kinh tế xã hội. Trình độ phát

triển của hệ thống ngân hàng một quốc gia phản ánh trình độ phát triển

kinh tế của quốc gia đó. Những vấn đề liên quan đến ngân hàng là mối

quan tâm hàng đầu không chỉ của chính phủ, các doanh nghiệp mà của

mọi người dân.

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng Sản Việt Nam, nền

kinh tế nước ta đã chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang

cơ chế kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo theo định hướng XHCN.

Cùng với quá trình phát triển kinh tế thế giới, nền kinh tế nước ta đã có

những bước tiến đáng kể ở mọi lĩnh vực nói chung và ở lĩnh vực ngân

hàng nói riêng. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, để có thể tồn tại, thích

nghi với những thay đổi của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng cần phải linh

hoạt hơn, năng động hơn và chuyên nghiệp hơn nữa nhằm đáp ứng được

nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của thị trường.

Với mong muốn có thể tìm hiểu thêm về các hoạt động của hệ thống

ngân hàng thương mại Việt Nam, trong thời gian kiến tập từ ngày

30/6/2010 - 27/7/2010, em đã xin kiến tập tại Ngân hàng Đầu tư và Phát

triển chi nhánh Hà Thành. Trong quá trình kiến tập, em đã tìm hiểu thực

trạng hoạt động của ngân hàng và quyết định viết báo cáo với đề tài:

“Thực trạng huy động vốn và sử dụng vốn ở Ngân hàng Đầu tư và Phát

triển chi nhánh Hà Thành”. Có thể nói cách thức huy động vốn và sử

1

Page 2: Báo cáo kiến tập

dụng vốn là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả kinh doanh của

một ngân hàng.

Bố cục bài viết gồm 3 phần:

Phần 1: Giới thiệu về ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà

Thành.

Phần 2: Thực trạng huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng

Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành.

Phần 3: Một số kiến nghị đưa ra.

2

Page 3: Báo cáo kiến tập

NỘI DUNG

I – Giới thiệu về ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển - chi nhánh Hà

Thành

1. Lịch sử hình thành và phát triển:

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập ngày

26/4/1957 với tên gọi Ngân hàng kiến thiết Việt Nam. Và từ năm 1990

đến nay đã đổi tên là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Lịch sử xây dựng, trưởng thành của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

Việt Nam là một chặng đường đầy gian nan, thử thách nhưng cũng rất đỗi

tự hào, gắn liền với từng thời kỳ lịch sử của đất nước.

Qua 53 năm xây dựng và trưởng thành, Ngân hàng Đầu tư và Phát

triển Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, góp phần đắc

lực cùng toàn ngành Ngân hàng thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và

phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Cùng với sự phát triển của đất nước, của nên kinh tế và của toàn xã

hội, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng đã có rất nhiều cải

cách để hoàn thiện hơn. Không những nâng cao về mặt chất lượng mà còn

mở rộng quy mô hệ thống ngân hàng. Một trong những chi nhánh của

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là Ngân hàng Đầu tư và Phát

triển Chi nhánh Hà Thành.

Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành được thành

lập theo quyết định số 3176/QĐ-HĐQT ngày 01/9/2003 của Hội Đồng

quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chính thức khai trương

3

Page 4: Báo cáo kiến tập

hoạt động ngày 16/09/2003. Chi nhánh Hà Thành có trụ sở đặt tại trung

tâm thành phố Hà Nội với nhiệm vụ trọng tâm là phục vụ thành phần kinh

tế ngoài quốc doanh với yêu cầu bảo đảm chất lượng dịch vụ và tốc độ

tăng trưởng với nét đặc thù trong hoạt động là hoạt động theo mô hình

ngân hàng bán lẻ kiểu mẫu.

2. Cơ cấu tổ chức:

Căn cứ vào quyết định số 840/QĐ-HĐQT ngày 24/9/2003 của Tổng

Giám Đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam về việc hướng dẫn

tổ chức của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành, Ngân

hàng chi nhánh Hà Thành được bố trí theo mô hình TA2 gồm ban lãnh đạo

và các khối, các cấp phòng ban.

Ban lãnh đạo của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà

Thành gồm có 1 giám đốc, 1 phó giám đốc chịu trách nhiệm về kinh

doanh, tổ chức, hành chính và các trưởng phó phòng.

Các khối gồm có khối quan hệ khách hàng, khối quản lý rủi ro, khối

tác nghiệp, khối quản lý nội bộ và khối trực thuộc.

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

chi nhánh Hà Thành

4

Page 5: Báo cáo kiến tập

5

Page 6: Báo cáo kiến tập

3. Một số sản phẩm, dịch vụ chủ yếu của Ngân hàng Đầu tư và

Phát triển chi nhánh Hà Thành:

3.1 Sản phẩm tín dụng

3.1.1. Cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở: là sản phẩm BIDV cho khách

hàng vay vốn để mua đất và nhà ở, xây dựng, cải tạo, sửa chữa và mua

sắm trang trí nội thất nhà ở của khách hàng.

3.1.2. Cho vay mua ôtô: là sản phẩm đáp ứng nhu cầu mua xe hơi

của khách hàng cá nhân, hộ gia đình thông qua việc hỗ trợ nguồn vốn cho

khách hàng mua xe.

3.1.4. Cho vay kinh doanh cá nhân, hộ gia đình: là sản phẩm tín

dụng nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu vốn và mục đích của khách hàng, bổ

sung vốn lưu động, đầu tư sản xuất kinh doanh.

3.2 Sản phẩm tiền gửi:

3.2.1. Tiết kiệm có kỳ hạn: với các kỳ hạn gửi phong phú (tuần,

tháng, năm) khách hàng có thể lựa chọn kỳ hạn gửi tiền tiết kiệm và

phương thức lãi phù hợp mục đích, nhu cầu của mình.

3.2.2. Tiết kiệm bậc thang: là sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

với mức lãi suất lũy tiến theo mức tiền gửi do ngân hàng quy định, khách

hàng gửi cùng 1 kỳ hạn nhưng khoản tiền gửi càng lớn, lãi suất gửi càng

cao.

3.3 Dịch vụ chuyển tiền

3.3.1. Dịch vụ chuyển tiền trong nước: là dịch vụ chuyển tiền trong

đó khách hàng ra lệnh cho Ngân hàng chuyển tới người thụ hưởng trong

nước tại các chi nhánh trong và ngoài hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát

triển Việt Nam trên toàn quốc.

6

Page 7: Báo cáo kiến tập

3.3.2. Dịch vụ chuyển tiền quốc tế: gồm dịch vụ chuyển tiền quốc tế

đến và dịch vụ chuyển tiền đi quốc tế.

3.4 Dịch vụ ngân quỹ

3.4.1. Thu đổi tiền VND không đủ tiêu chuẩn lưu thông: là dịch vụ

đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông theo yêu cầu của khách hàng thành

tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông.

3.4.2. Thu đổi tiền ngoại tệ không đủ tiêu chuẩn lưu thông: là dịch

vụ gửi đi nước ngoài nhờ thu ngoại tệ tiền mặt không đủ tiêu chuẩn lưu

thông của khách hàng thành tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông.

Ngoài ra Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành còn

có rất nhiều sản phẩm, dịch vụ khác như dịch vụ thẻ, dịch vụ bảo lãnh,

kinh doanh ngoại tệ…

II - Thực trạng huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng Đầu tư và

Phát triển chi nhánh Hà Thành

1. Tình hình huy động vốn:

1.1. Huy động vốn theo kỳ hạn:

Bảng 1: Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn năm 2007 – 2008 – 2009

Đơn vị: tỷ VND

Chỉ tiêu2007 2008 2009

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tiền gửi không kỳ hạn 2150,72 44 1601,60 32 1836,86 29

Tiền gửi KH dưới 12 tháng 1613,04 33 1951,95 39 3167 50

Tiền gửi KH trên 12 tháng 1124,24 23 1451,45 29 1330,14 21

Tổng tiền gửi 4888 100 5005 100 6334 100

Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng Đầu tư và Phát triểnChi nhánh Hà Thành năm 2007-2008-2009

7

Page 8: Báo cáo kiến tập

Biểu 1: Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn năm 2007 - 2008 - 2009

Nhìn vào bảng biểu trên ta có thể thấy nguồn vốn huy động của

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành qua các năm 2007 -

2008 - 2009 tăng trưởng cao, tuy nhiên thiếu tính ổn định, bền vững.

Nếu như trong giai đoạn trước đây, nguồn vốn chủ yếu của Chi

nhánh là từ ngân sách Nhà nước thì trong những năm gần đây, theo pháp

lệnh ngân hàng được ban hành, cùng những chính sách cải tổ của Ngân

hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng Hà Thành đã

thực hiện đổi mới toàn diện hoạt động tín dụng của mình, kết hợp tự huy

động vốn, tìm kiếm nguồn vốn cho vay. Tính đến ngày 31/12//2009, tổng

nguồn vốn huy động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Hà

Thành đạt 6334 tỷ đồng (tăng 26% so với năm 2008, tăng gấp16 lần so với

năm 2003).

Huy động vốn trong giai đoạn 2007-2009 tăng trưởng bình quân

24%/năm, cao hơn mức tăng trưởng toàn hệ thống (20%).

8

Page 9: Báo cáo kiến tập

Tiền gửi có kỳ hạn liên tục tăng qua các năm 2007, 2008, 2009,

trong đó năm 2009 tăng 32% so với năm 2008.

Đồng thời, tiền gửi không kỳ hạn cũng liên tục tăng, năm 2009 tăng

gần 15% so với năm 2008. Đây là nguồn vốn có chi phí rẻ, Hà Thành đang

rất tích cực đẩy mạnh nguồn vốn này để tăng hiệu quả kinh doanh.

Sự tăng lên về lượng vốn huy động của Ngân hàng Đầu tư và Phát

triển chi nhánh Hà Thành chủ yếu là do Ngân hàng luôn luôn điều chính

lãi suất tiền gửi thích hợp, vừa có sức hấp dẫn đối với khách hàng, vừa có

sức cạnh tranh cao trên thị trường; ngoài ra phong cách phục vụ chuyên

nghiệp, tác phong nhanh nhẹn, thái độ hoà nhã, văn minh, lịch sự của đội

ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng cũng góp phần thu hút nhiều khách hàng

đến với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Hà Thành.

1.2. Huy động vốn theo đối tượng:

Bảng 2: Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng năm 2007-2008-2009

Đơn vị: tỷ VND

Chỉ tiêu2007 2008 2009

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tiền gửi của cá nhân 1124,24 23 1201,20 24 1330,14 21

Tiền gửi của TCKT 2346,24 48 2352,35 47 1393,48 22

Tiền gửi của TDCTC 1417,52 29 1451,45 29 3610,38 57

Tổng tiền gửi 4888 100 5005 100 6334 100

Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng Đầu tư và Phát triểnChi nhánh Hà Thành năm 2007-2008-2009

9

Page 10: Báo cáo kiến tập

Biểu 2: Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng năm 2007 - 2008 - 2009

Nhìn vào bảng biểu trên ta có thể thấy nguồn vốn huy động được từ

các định chế tài chính chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động

(năm 2009 chiếm 57%). Đây chủ yếu là các nguồn tiền gửi ngắn hạn,

thường là dưới 3 tháng, do các ĐCTC sử dụng nguồn vốn khá linh hoạt và

nhanh nhạy.

Tiền gửi có kỳ hạn đang tập trung chủ yếu ở một số khách hàng lớn

(tiền gửi của 10 khách hàng lớn là 2.400 tỷ đồng, chiếm hơn 39%/tổng

nguồn vốn), gây rủi ro cho chi nhánh khi có biến động về khách hàng.

Trong đó: tiền gửi trên 12 tháng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn

huy động và ngày càng giảm. Căn cứ vào biểu đồ ta thấy, năm 2008 tỷ

trọng này là 29%, năm 2009 giảm xuống chỉ còn 21%.

Tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh tăng trưởng khá cao, song

huy động vốn dân cư tăng trưởng thấp so với mức tăng chung của toàn

ngành. Tỷ trọng huy động vốn dân cư chiếm 20,5% tổng nguồn vốn, trong

khi toàn ngành tỷ lệ này là 30%.

10

Page 11: Báo cáo kiến tập

Nguồn vốn huy động từ các cá nhân của BIDV Hà Thành chủ yếu là

từ các thành phần dân cư có tiền gửi nhàn rỗi và giao dịch tiền gửi tiết

kiệm tại ngân hàng. Nhóm khách hàng này phụ thuộc nhiều vào các yếu tố

như địa điểm giao dịch, chính sách lãi suất của ngân hàng, phong cách

phục vụ, các hình thức khuyến mãi cũng như các tiện ích của sản phẩm

như tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bảo an. Với vị trí ở trung tâm thành phố

Hà Nội, chính sách lãi suất hấp dẫn cùng với đội ngũ nhân viên chuyên

nghiệp, Ngân hàng đầu tư và phát triển Chi nhánh Hà Thành đã thu hút

được nguổn vốn khá lớn từ các khách hàng cá nhân.

Nguồn vốn huy động từ các TCKT chủ yếu từ các Tổng công ty,

doanh nghiệp nhà nước có số dư tài khoản tiền gửi lớn. Các doanh nghiệp

này gắn bó chặt chẽ với hoạt động ngân hàng qua những “gói sản phẩm

dịch vụ ngân hàng” từ các nhu cầu tín dụng, vay vốn kinh doanh nhằm

phục vụ mục tiêu phát triển kinh doanh hay các sản phẩm tiền gửi để tận

dụng tối đa nguồn vốn nhàn rỗi mang lại lãi suất. Hơn thế nữa, các ngân

hàng đều có những “khách hàng chiến lược” là các TCKT nhằm hợp tác

chặt chẽ hơn thông qua các hoạt động đầu tư: ngân hàng có thể tham gia

góp vốn vào các dự án hay mua cổ phần của TCKT và những TCKT cũng

có thể trở thành cổ đông chiến lược của ngân hàng. Bởi vậy, đối với những

TCKT có tiềm năng và hoạt động hiệu quả, có thương hiệu trên thị trường

đều có quyền lựa chọn ngân hàng giao dịch với nhiều ưu đãi nhất. Còn các

ngân hàng cũng luôn cạnh tranh đưa ra những chính sách thu hút khách

hàng tối ưu để có được những khách hàng TCKT tốt nhất, có ngùôn tiền

gửi dồi dào và ổn định nhất nhằm giữ vững ngùôn vốn huy động.

Nguồn vốn huy động từ các ĐCTC là những TCKT có hoạt động tài

chính theo quy định của NHNN, trong đó bao gồm những công ty chứng

11

Page 12: Báo cáo kiến tập

khoán. Các DCTC với hoạt động chủ yếu là đầu tư tài chính và trung gian

thanh toán thường có ngùôn vốn tiền gửi dồi dào, chủ yếu là vốn ngắn

hạn. Chi nhánh BIDV Hà Thành có ưu thế là ngân hàng chỉ định thanh

toán chứng khoán, do vậy các công ty tài chính, công ty chứng khoán cũng

là những khách hàng quan trọng của Chi nhánh, nguồn vốn từ các khách

hàng này chiếm đến 57% nguồn vốn huy động của BIDV Hà Thành.

2. Tình hình sử dụng vốn:

Tình hình sử dụng vốn là yếu tố quyết định hiệu quả kinh doanh của

một ngân hàng. Bởi vậy, đây chính là yếu tố quyết định sự tồn tại của một

ngân hàng.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, Ngân hàng Đầu tư và Phát

triển Việt Nam nói chung, trong những năm qua đã đáp ứng khá tốt nhu

cầu của khách hàng trên mọi miền Tổ quốc.

Trên cơ sở nguồn vốn huy động được, hoạt động cho vay và đầu tư

liên tục được phát triển.

Bảng 3: Tình hình sử dụng vốn theo kỳ hạn năm 2007-2008-2009

Đơn vị: tỷ VND

Chỉ tiêu2007 2008 2009

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Dư nợ ngắn hạn 1678,32 84 1922,76 84 1762,26 69

Dư nợ trung dài hạn 319,68 16 366,24 16 791,74 31

Tổng dư nợ 1998 100 2289 100 2554 100

Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng Đầu tư và Phát triểnchi nhánh Hà Thành năm 2007-2008-2009

12

Page 13: Báo cáo kiến tập

Tính đến ngày 31/12/2009, tổng dư nợ của Ngân hàng Đầu tư và

Phát triển chi nhánh Hà Thành đạt 2554 tỷ đồng, tăng 265 tỷ (tăng 12%)

so với năm 2008, gấp 17 lần năm 2003. Trong năm 2009, dư nợ ngắn hạn

là 1762,26 tỷ đồng, chiếm 69% tổng dư nợ, dư nợ dài hạn là 791,74 tỷ

đồng, chiếm 31% tổng dư nợ. Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2007 -

2009 đạt 26%, thấp hơn mức tăng trưởng của toàn hệ thống 29%.

Biểu 3: Tình hình sử dụng vốn theo kỳ hạn năm 2007 - 2008 - 2009

Nhìn vào biểu 3 ta có thể thấy, hình thức tín dụng của Ngân hàng

Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành chủ yếu vẫn là tín dụng ngắn

hạn. Tín dụng dài hạn chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Tuy nhiên, năm 2009,

dư nợ cho vay trung dài hạn đã tăng mạnh so với năm 2008 (tăng hơn gấp

2 lần) và chiếm tỷ trọng gần 31%, trong khi các năm từ 2008 trở về trước

chỉ duy trì ở mức thấp 16%.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng trên là do

nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu là vốn duy động. Tín dụng trung dài

hạn đòi hỏi khối lượng lớn, thời gian vay tín dụng dài, vòng quay vốn

13

Page 14: Báo cáo kiến tập

chậm, do vậy nguồn vốn huy động khó đáp ứng được. Trong khi đó, tín

dụng ngắn hạn có tính thanh khoản nhanh, phù hợp quy mô tín dụng hiện

thời của ngân hàng, tối ưu được hiệu quả sử dụng vốn.

Trong 2 năm qua, vòng quay của vốn tín dụng liên tục tăng, điều đó

cho thấy chất lượng của hoạt động tín dụng ngày càng được nâng cao, hoạt

động của ngân hàng ngày càng có hiệu quả.

Biểu 4: Cơ cấu dư nợ theo đối tượng năm 2007 - 2008 - 2009

Nhìn vào biểu 4, ta thấy, dư nợ tín dụng của các tổ chức kinh tế và

tư nhân cá thể ở ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành trong

những năm qua chênh lệch nhau rất lớn. Dư nợ tín dụng chủ yếu tập trung

ở một số khách hàng lớn như Tập đoàn Hoà Phát, Công ty cổ phần FPT,

Công ty TNHH TM&DL… Riêng trong năm 2009, dư nợ của nhóm khách

hàng này đã lên đến 1152 tỷ đồng, chiếm tới 45% tổng dư nợ.

Có thể thấy, hiệu quả từ hoạt động tín dụng trong giai đoạn vừa qua

chưa cao. Tăng trưởng tín dụng năm 2008, 2009 không đều, chủ yếu tập

14

Page 15: Báo cáo kiến tập

trung vào các tháng cuối năm, dẫn đến tín dụng bình quân không cao.

Chênh lệch lãi suất bình quân cho vay năm 2009 đạt mức thấp.

Biểu 5: Cơ cấu dư nợ theo ngành nghề năm 2007 - 2008 - 2009

15

Page 16: Báo cáo kiến tập

Nhìn vào biểu 5, ta có thể thấy cơ cấu tín dụng theo ngành nghề

trong giai đoạn 2007 - 2009 chưa có sự chuyển biến. Cho vay xuất khẩu

chiếm tỷ trọng nhỏ, năm 2009 tỷ trọng cho vay xuất khẩu chỉ chiếm 2%

tổng vốn cho vay. Dư nợ chủ yếu tập trung vào một số khách hàng công

ty, tuy nhiên mức độ tập trung có giảm qua các năm. Dư nợ tập trung

nhiều vào cho vay thương mại (năm 2009 là 44% và ngành thép, năm

2009 là 16%), độ phân tán rủi ro thấp. Cho vay khách hàng vừa và nhỏ

giảm dần về số lượng và dư nợ, tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Tóm lại, những tồn tại và hạn chế của ngân hàng Đầu tư và Phát

triển chi nhánh Hà Thành được thể hiện ở những mặt sau:

- Nguồn vốn tăng trưởng cao tuy nhiên thiếu tính ổn định và bền

vững. Nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu được huy động từ các định chế

tài chính với kỳ hạn ngắn, còn tỷ trọng huy động vốn dân cư là nguồn vốn

ổn định lại chiếm tỷ lệ nhỏ và tăng trưởng thấp so với mức tăng trưởng

chung của toàn ngành.

- Dư nợ tín dụng tập trung vào một số khách hàng lớn. Mặc dù số

lượng khách hàng cá nhân tăng nhưng dư nợ tín dụng các nhân giai đoạn

2007 – 2008 – 2009 chưa có sự tăng trưởng đột biến, bình quân tăng

15%/năm.

III – Một số kiến nghị với ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh

Hà Thành

Chắc chắn rằng hiện nay ngân hàng cũng đang thực hiện những giải

pháp của chính mình. Tuy nhiên, để khắc phục những mặt còn hạn chế,

16

Page 17: Báo cáo kiến tập

hoàn thiện hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn, em xin đưa ra một số

kiến nghị như sau:

1. Đối với tình hình huy động vốn:

Trước tiên đối với huy động vốn, ngân hàng cần mở rộng các hình

thức huy động vốn, đảm bảo chủ động về nguồn vốn trong kinh doanh.

Không chỉ huy động vốn từ các định chế tài chính mà còn cần huy động

vốn từ người dân. Lượng tiền nhàn rỗi của dân cư chắc chắn cũng không

phải là nhỏ. Trong thời gian tới, ngân hàng nên đầu tư vào hoạt động huy

động vốn dân cư để nâng cao tỷ trọng của nó trong tổng nguồn vốn.

Để tăng cường thu hút vốn, ngân hàng cần đa dạng hoá các sản

phẩm huy động vốn nhằm hấp dẫn và thoả mãn nhu cầu của khách hàng

khi lựa chọn sản phẩm gửi tiền. Ngân hàng có thể đưa ra nhiều hình thức

huy động tiền gửi có khuyến mãi phong phú, tăng mức lãi suất, tăng cường

tiện ích cho thẻ ATM, tạo sự linh hoạt và thoải mái cho khách hàng khi gửi

tiền, hay triển khai các sản phẩm dịch vụ trọn gói cho khách hàng.

Tuy nhiên mỗi loại sản phẩm lại có những nét đặc trưng, riêng biệt,

phù hợp với từng nhóm khách hàng. Để có thể xem sản phẩm nào phù hợp

với nhóm khách hàng nào thì ngân hàng cần tăng cường hoạt động nghiên

cứu khách hàng. Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách khách hàng còn

giúp ngân hàng có thể xem xét phân loại khách hàng, từ đó có những chính

sách đặc biệt đối với những khách hàng có nguồn tiền gửi lớn.

Thêm vào đó, có một chính sách khách hàng hấp dẫn, linh hoạt đảm

bảo có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác là một việc rất quan trọng.

Ngân hàng cần giảm thiểu những rườm rà trong thủ tục hành chính gây

phiền hà cho khách hàng, tạo dựng một chiến lược chăm sóc khách hàng.

Vào mỗi dịp lễ tết, hay sinh nhật của khách hàng, ngân hàng có thể gửi hoa

17

Page 18: Báo cáo kiến tập

và thiệp chúc mừng, hay cuối mỗi đợt trả gốc và lãi, ngân hàng có thể gửi

thư cảm ơn tới khách hàng…

2. Đối với hoạt động sử dụng vốn:

Một ngân hàng nên tránh tập trung vốn của mình vào một khách

hàng hay một khoản đầu tư. Cách sử dụng vốn tốt nhất của một ngân hàng

là rải tiền vào nhiều khoản đầu tư, nhiều khách hàng khác nhau. Muốn làm

được điều này, ngân hàng cần cho vay nhiều đối tượng thuộc các loại hình

sản xuất khác nhau và không đầu tư một số tiền lớn cho một khách hàng

mà phải san sẻ ra cho nhiều khách hàng trong cùng ngành sản xuất kinh

doanh. Không chỉ tập trung vào các khách hàng lớn, có uy tín, mà cũng cần

tăng mức dư nợ của các khách hàng cá nhân.

Để có thể thức hiện tốt hoạt động này, ngân hàng cần phải phân tích

khách hàng, tìm hiểu khả năng tài chính và sự uy tín của khách hàng không

chỉ ở hiện tại mà còn cả trong tương lai.

Mặt khác để có thể khuyến khích người vay trả nợ trước hạn, ngân

hàng có thể đưa ra một biện pháp thanh toán ưu đãi phù hợp cho các khoản

nợ được trả trước thời hạn.

18

Page 19: Báo cáo kiến tập

KẾT LUẬN

Trên đây là vài nét giới thiệu về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi

nhánh Hà Thành cùng với một số thực trạng huy động vốn và sử dụng vốn

tại Ngân hàng mà em tìm hiểu được trong quá trình kiến tập. Có thể đây

chỉ là một phần thực trạng đang tồn tại ở chi nhánh Hà Thành, tuy nhiên

qua thời gian kiến tập, cũng giúp em hiểu rõ hơn về hoạt động của một

Ngân hàng cũng như những vấn đề mà một Ngân hàng phải đối mặt và

vượt qua để phát triển bền vững. Trong những năm vừa qua, Ngân hàng

Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành đã gặp phải nhiều rủi ro, khó

khăn từ biến động của nền kinh tế tới sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân

hàng. Tuy nhiên, sau hơn 6 năm hoạt động kể từ ngày thành lập, ngân

hàng Đầu tư và phát triển chi nhánh Hà Thành đã được đánh giá là một

trong năm chi nhánh suất xắc nhất trong toàn hệ thống và được xếp hạng

Doanh nghiệp loại I năm 2008.

Trong tiến trình hội nhập kinh tế, cùng với sự phát triển chung của

toàn thế giới, của mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, sẽ có nhiều nhiệm

vụ mới, thách thức mới đặt ra, nhưng trước những gì đã đạt được, chúng ta

hoàn toàn có thể tin tưởng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà

thành. Cùng với sự lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn của ban lãnh đạo và sự

chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên, chắc chắn trong tương lai, Ngân

hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành vẫn sẽ đảm bảo vai trò của

mình, đảm bảo mục tiêu “Ngân hàng chất lượng - uy tín hàng đầu tại Việt

Nam.” Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam sẽ luôn là lựa chọn của

các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp hàng đầu của cả nước, cá nhân trong

19

Page 20: Báo cáo kiến tập

việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng, được cộng đồng trong nước

và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một trong những thương hiệu ngân

hàng lớn nhất Việt Nam, là niềm tự hào của các thế hệ cán bộ nhân viên

và của ngành Tài chính ngân hàng trong 50 năm qua với nghề nghiệp

truyền thống phục vụ đầu tư phát triển Đất nước.

20

Page 21: Báo cáo kiến tập

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo đánh giá kết quả kinh doanh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Chi nhánh

Hà Thành năm 2007-2008-2009

2. http://bidv.com.vn/aboutus.asp , Thứ ba, 03/08/2010, 12:19 GMT+7

3. http://bidv.com.vn/News_Cat.asp?CatID=19 , Thứ ba, 03/08/2010, 12:19

GMT+7

21

Page 22: Báo cáo kiến tập

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1. KH: Kỳ hạn

2. KKH: Không kỳ hạn

3. TCKT: Tổ chức kinh tế

4. ĐCTC: Định chế tài chính

5. TNHH: Trách nhiệm hữu hạn

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Chi nhánh Hà Thành

Bảng 1: Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn năm 2007-2008-2009

Biểu 1: Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn năm 2007-2008-2009

Bảng 2: Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng năm 2007-2008-2009

Biểu 2: Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng năm 2007-2008-2009

Bảng 3: Tình hình sử dụng vốn theo kỳ hạn năm 2007-2008-2009

Biểu 3: Tình hình sử dụng vốn theo kỳ hạn năm 2007-2008-2009

Biểu 4: Cơ cấu dư nợ theo đối tượng năm 2007-2008-2009

Biểu 5: Cơ cấu dư nợ theo ngành nghề năm 2007-2008-2009

22

Page 23: Báo cáo kiến tập

23