bÁo cÁo phẢn hỒi Ý kiẾn tham vẤn dỰ Án thỦy...

49
1 BÁO CÁO PHN HI Ý KIN THAM VN DÁN THY ĐIN TRUNG SƠN Báo cáo này cung cp phn hi sơ bca Ban QLDA Trung Sơn đối vi các ý kiến thu nhn được trong đợt tham vn ln thba được tiến hành trong tháng 1- 3/2010. Báo cáo chyếu phn hi các ý kiến thu nhn được tcác tchc xã hi. Phn hi cui cùng và các kế hoch RLDP, EIA/EMP hiu chnh sđược công bsau, dkiến vào tháng 4/2010. Mt sđim lưu ý trong quá trình tham vn và phn hi tham vn: Đây là đợt tham vn vi các cng đồng bnh hưởng, chính quyn địa phương và các tchc xã hi vcác vn đề an toàn ca dán thy đin Trung Sơn. Do vy, các ni dung tham vn và các phn hi stp trung vào các vn đề an toàn ca dán. Nhng vn đề khác skhông được phn hi trong báo cáo này. Tài liu công bchính cho đợt tham vn là hai báo cáo (i) Kế hoch Tái định cư, sinh kế và phát trin dân tc thiu s(RLDP); và (ii) Đánh giá tác động môi trường và kế hoch qun lý môi trường. Các tài liu này tp trung gii quyết nhng vn đề liên quan đến các vn đề an toàn ca dán, không phi là báo cáo tng hp ca dán nên có thkhông cung cp đầy đủ tt ccác thông tin vdán. Thông tin chi tiết hoc các thông tin liên quan khác sđược cung cp theo yêu cu nếu vic công bnhng tài liu này không vi phm các quy định vcông bthông tin ca chính phVit Nam hoc/và Ngân hàng Thế gii. Dán đã nhn được rt nhiu ý kiến tcác cng đồng bnh hưởng, chính quyn địa phương và các tchc xã hi trong quá trình tham vn. Do có nhiu ý kiến trùng lp hoc tương t, đồng thi để giúp vic phn hi ngn gn và dtheo dõi, các ý kiến trùng lp hoc tương tsđược gp li. Các ý kiến cũng được phân loi, sp sếp theo tng chđề chkhông theo ngun thông tin hoc theo thtthi gian. Báo cáo được cu trúc theo dng bng gm 3 ct. Ct đầu tiên là phn mc góp ý, ct th2 là ý kiến thu nhn được, ct thba là phn hi ca Ban qun lý dán Trung Sơn. Phn phlc là Quy trình vn hành hcha đã được BCông Thương phê duyt nhm cung cp thong tin chi tiết vquy trình vn hành hcha.

Upload: phungcong

Post on 30-Jan-2018

222 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÁO CÁO PHẢN HỒI Ý KIẾN THAM VẤN DỰ ÁN THỦY …siteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/... · BÁO CÁO PH ẢN HỒI Ý KIẾN ... Báo cáo

1

BÁO CÁO PHẢN HỒI Ý KIẾN THAM VẤN DỰ ÁN THỦY ĐIỆN TRUNG SƠN

Báo cáo này cung cấp phản hồi sơ bộ của Ban QLDA Trung Sơn đối với các ý kiến thu nhận được trong đợt tham vấn lần thứ ba được tiến hành trong tháng 1-3/2010. Báo cáo chủ yếu phản hồi các ý kiến thu nhận được từ các tổ chức xã hội. Phản hồi cuối cùng và các kế hoạch RLDP, EIA/EMP hiệu chỉnh sẽ được công bố sau, dự kiến vào tháng 4/2010.

Một số điểm lưu ý trong quá trình tham vấn và phản hồi tham vấn: Đây là đợt tham vấn với các cộng đồng bị ảnh hưởng, chính quyền địa phương

và các tổ chức xã hội về các vấn đề an toàn của dự án thủy điện Trung Sơn. Do vậy, các nội dung tham vấn và các phản hồi sẽ tập trung vào các vấn đề an toàn của dự án. Những vấn đề khác sẽ không được phản hồi trong báo cáo này.

Tài liệu công bố chính cho đợt tham vấn là hai báo cáo (i) Kế hoạch Tái định

cư, sinh kế và phát triển dân tộc thiểu số (RLDP); và (ii) Đánh giá tác động môi trường và kế hoạch quản lý môi trường. Các tài liệu này tập trung giải quyết những vấn đề liên quan đến các vấn đề an toàn của dự án, không phải là báo cáo tổng hợp của dự án nên có thể không cung cấp đầy đủ tất cả các thông tin về dự án. Thông tin chi tiết hoặc các thông tin liên quan khác sẽ được cung cấp theo yêu cầu nếu việc công bố những tài liệu này không vi phạm các quy định về công bố thông tin của chính phủ Việt Nam hoặc/và Ngân hàng Thế giới.

Dự án đã nhận được rất nhiều ý kiến từ các cộng đồng bị ảnh hưởng, chính

quyền địa phương và các tổ chức xã hội trong quá trình tham vấn. Do có nhiều ý kiến trùng lặp hoặc tương tự, đồng thời để giúp việc phản hồi ngắn gọn và dễ theo dõi, các ý kiến trùng lặp hoặc tương tự sẽ được gộp lại. Các ý kiến cũng được phân loại, sắp sếp theo từng chủ đề chứ không theo nguồn thông tin hoặc theo thứ tự thời gian.

Báo cáo được cấu trúc theo dạng bảng gồm 3 cột. Cột đầu tiên là phần mục góp

ý, cột thứ 2 là ý kiến thu nhận được, cột thứ ba là phản hồi của Ban quản lý dự án Trung Sơn. Phần phụ lục là Quy trình vận hành hồ chứa đã được Bộ Công Thương phê duyệt nhằm cung cấp thong tin chi tiết về quy trình vận hành hồ chứa.

Page 2: BÁO CÁO PHẢN HỒI Ý KIẾN THAM VẤN DỰ ÁN THỦY …siteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/... · BÁO CÁO PH ẢN HỒI Ý KIẾN ... Báo cáo

2

PHẦN MỤC

GÓP Ý CÂU HỎI TRẢ LỜI

I PHẦN RLDP

Mục: Giới thiệu- Tóm tắt dự án -

Nguyên tắc và mục

tiêu của RLDP

- Trong báo cáo chưa đề cập đầy đủ đến các chính sách hoạt động của Ngân hàng như: bảo vệ các tài sản văn hóa (OP/BP 4.11); bảo vệ rừng (OP/BP 4.36); an toàn đập (OP/BP 4.37); đường thuỷ Quốc tế (OP/BP 7.50 ).

Như đã trình bày trong buổi tham vấn ngày 3/3/2010, có 7/10 chính sách chính sách an toàn của Ngân hàng thế giới được áp dụng cho dự án Trung Sơn gồm:

1. Đánh giá Môi trường (OP/BP 4.01)

2. Môi trường sống tự nhiên (OP/BP 4.04)

3. Các Nguồn tài nguyên Văn hóa Vật thể (OP/BP 4.11)

4. Người dân Bản địa (OP/BP 4.10)

5. Tái định cư Không tự nguyện (OP/BP 4.12)

6. An toàn đập (OP/BP 4.37)

7. Các dự án đường thủy quốc tế (OP/BP 7.50)

Tùy theo mỗi loại báo cáo và các kế hoạch thực hiện, sẽ đề cập đến từng chính sách cụ thể cho phù hợp theo đúng nội dung của báo cáo.

Ban QLDA sẽ cập nhật và bổ sung vào báo cáo cuối cùng

Phần giới thiệu

Phần giới thiệu, Dự án có nói đến “Người dân thuộc tỉnh Thanh Hóa sống ở phía hạ lưu đập sẽ được hưởng lợi từ việc chống lũ của dự án.”. Đây là điều quan ngại lớn mà nhóm VRN ghi nhận là lợi ích (hay ngược lại là nguy cơ) chống lũ lụt của TĐTS mà người dân được hưởng như nêu trong Giới thiệu (trang viii). Trong toàn bộ tài liệu của BQL, không có một chỗ nào mô tả cách thức mà người dân được hưởng lợi ích này, cũng như cách thức mà lợi ích được tạo ra từ dự án TĐTS. Việc này không thể nói chung chung mà cần phải được lượng hoá đối với tác động 2 mặt của đập thuỷ

Lợi ích từ việc chống lũ của dự án cho khu vực hạ lưu đã được phân tích đánh giá chi tiết trong Báo cáo Đánh giá hiệu ích chống lũ hạ du của công trình Thủy điện Trung Sơn do Viện Quy hoạch thủy lợi thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn lập vào tháng 11/2007 và trong báo cáo dự án đầu tư của dự án. Do vậy những hữi ích này không được nêu chi tiết trong báo cáo RLDP

Hồ chứa Trung Sơn với dung tích phòng lũ 112 triệu m3 có thể tham gia cắt một phần đỉnh lũ, giảm mức nước lũ ở hạ lưu và do đó có thể giảm thiệt hại do lũ gây ra, giảm nhu cầu đầu tư để gia cố hệ thống đê ở hạ lưu.

Page 3: BÁO CÁO PHẢN HỒI Ý KIẾN THAM VẤN DỰ ÁN THỦY …siteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/... · BÁO CÁO PH ẢN HỒI Ý KIẾN ... Báo cáo

3

điện

Phần Tóm tắt dự án

Ở Bảng 1- các tác đông tiêu cưc của lòng hồ, cần bổ sung tác động mất nguồn tài nguyên mà người dân bản địa dựa vào đó sinh sống lâu đời

Sẽ bổ sung trong báo cáo cuối cùng

Vấn đề cộng đồng

bị ảnh hưởng

Trong phần đầu, định nghĩa cộng đồng bị ảnh hưởng đã nêu rất rõ 3 đối tượng, trong đó vùng phụ cận có thể bị tác động về mặt văn hóa và xã hội bởi dự án này cũng được xem là cộng đồng bị ảnh hưởng. Vì vậy những cộng đồng bị cô lập khi nước dâng hoặc không trong diện tái định cư nhưng bị xé lẻ khỏi cộng đồng lớn cũng phải được xem là hộ bị ảnh hưởng bởi dự án và dự án phải có chính sách thoả đáng chứ không phải là một cấp có thNm quyền khác.

"N hững cộng đồng bị cô lập khi nước dâng hoặc không trong diện tái định cư nhưng bị xé lẻ khỏi cộng đồng lớn" chính là mục "c" thuộc đối tượng thứ 3 trong phần định nghĩa về cộng đồng bị ảnh hưởng.

EVN là chủ đầu tư,Ban QLDA Trung Sơn là đại điện cho chủ đầu tư trong triển khai dự án Trung Sơn. Đối những vấn đề cần làm rõ thêm trước khi đưa ra quyết định cuôí cùng, Ban QLDA cần báo cáo để nhận được phê duyệt của EVN

Mục 1.2.1.

Tác động hạ lưu đập có thể ảnh hưởng đến hợp lưu với sông Luồng khoảng 65km từ tuyến đập (trang 2). N hư vậy đánh giá tác động của Thuỷ điện Trung Sơn đến vùng hạ lưu sẽ làm thế nào cho chuNn xác ?

Hiện nay chưa thể đánh giá chính xác được những tác động của hạ lưu. N hững tác động này chỉ xNy ra và xác định chính xác khi nhà máy đi vào vận hành, vì vậy dự án đã chọn phương pháp tiếp cận thích ứng. Dự án sẽ theo doi, giám sát và nếu xác định được các tác động bởi Thủy điện Trung Sơn, dự án sẽ có các biện pháp giảm thiểu phù hợp và tuân thủ theo các nguyên tắc của chính phủ Việt N am và N gân hàng Thế giới.

Báo cáo cũng chưa đề cập đến vùng ảnh hưởng ở đầu nguồn liên quan đến nước bạn Lào (Có ảnh hưởng không ? ảnh hưởng những gì, mạnh hay yếu để WB có thể chấp nhận).

Khu vực hồ chứa được xác định nằm trọn trong lãnh thổ Việt N am và cách biên giới Việt Lào 9,5 km do đó không có ảnh hưởng trực tiếp đến lãnh thổ Lào. Dự án cũng đã tổ chức tham vấn và nhận được ý kiến không phản đối của Chính phủ Lào.

Page 4: BÁO CÁO PHẢN HỒI Ý KIẾN THAM VẤN DỰ ÁN THỦY …siteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/... · BÁO CÁO PH ẢN HỒI Ý KIẾN ... Báo cáo

4

Mục 1.2.2. Tác động xã

hội khác

- Dự án nêu giao thông thuỷ sẽ được cải thiện bằng đi lại trên hồ chứa, chưa nói đến việc trả lại giao thông thuỷ trên sông (hiện tại vẫn có), và đề xuất của dự án tạo ra “ Dòng Sông nguyên ven”, có vẻ như chưa được thuyết phục cho lắm vì đập thuỷ điện trên sông không có thiết kế âu thuyền.

Khi chưa có hồ chứa thì giao thông đường thủy không thể thông suốt từ xã Trung Sơn đi lên huyện Mường Lát được do một số bãi đã ngầm và thác lớn ở khu vực xã Mường Lý của huyện Mường Lát. Do vậy, khi tạo hồ chứa sẽ tạo thông suốt cho việc lưu thông bằng đường thủy của khu vực này. Tại vị trí tuyến đập, dự án đã quy hoạch bến trung chuyển cho các phương tiện đường thủy để có thể vận chuyển xuống hạ lưu bằng đường thủy hoặc đường bộ.

Vấn đề dòng sông nguyên vẹn nhằm hỗ trợ việc bảo tồn các loài sinh vật thủy sinh. N guyên tắc chính là bảo tồn sự nguyên vẹn của một nhánh sông. Hiện nay dự án đang nghiên cứu và trao đổi với tỉnh Thanh Hóa để bảo tồn Sông Bưởi cho mục tiêu này

Mục 1.3.

Mục tiêu tổng quát của RLDP là “cải thiện hoặc ít nhất khôi phục sinh kế và chất lượng sống của các hộ dân và bản bị ảnh hưởng bởi dự án trong khi vẫn bảo toàn bản sắc văn hóa của họ”. N hưng phần sau không đưa ra được chi số đánh giá cho mục tiêu này.

RLDP gồm ba kế hoạch : Kế hoạch tái định cư (RP), Kế hoạch cải thiện sinh kế cộng đồng (CLIP), Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số(EMDP).

(i) Kế hoạch TĐC ( RP) ghi “ bồi thường đầy đủ” là chưa đủ và trong thực tế các hạng mục bồi thường chưa đủ.

(ii) Về kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số hiểu như vậy chưa đủ , không chỉ có” Tôn trọng về văn hóa…” mà cần vận dung đầy đủ chính sách của WB OP 4.10 về chính sách với người bản địa đối với bên vay, khi tiến hành TĐC – xem CS của WB)

(iii) N ên có một báo cáo riêng về phát triển giới theo chính sách hoạt động OP4.20 của N gân hàng thì sẽ đầy đủ và hoàn

- Các chỉ số đánh giá mục tiêu tổng quát của RLDP được thể hiện tại phần 10 Giám sát và đánh giá. Tuy nhiên Ban QLDA sẽ hiệu chỉnh và làm rõ trong báo cáo hiệu chỉnh cuối cùng. Hơn nữa toàn bộ các kết quả điều tra kinh tế xã hội đã được thực hiện sẽ là cơ sở nền để cho nhóm GSĐL và các bên liên quan tiến hành đánh giá việc có hay không đạt được mục tiêu của kế hoạch

- Trong RLDP thì mục tiêu của Kế hoạch tái định cư (RP) sẽ đảm bảo bồi thường đầy đủ cho những đối tượng mất nhà, đất hoặc các tài sản khác vì những tác động của hồ chứa, xây dựng đập và hạ lưu đập. N hư vậy mục tiêu TĐC hoàn toàn tuân thủ theo nguyên tắc của chính phủ Việt N am và N gân hàng Thế giới. Trong quá trình triển khai BAN QLDA sẽ đảm bảo kế hoạch được thực hiện theo đúng cam kết đã đặt ra.

- EMDP đã được xây dựng tuân thủ theo chính sách OP 4.10 của N gân hàng thế giới. BAN QLDA sẽ cân nhắc và làm rõ vấn đề này trong báo cáo cuối cùng

- Mục tiêu của RLDP là Cải thiện hoặc ít nhất khôi phục, sinh kế và

chất lượng sống của những hộ gia đình và bản bị ảnh hưởng trong khi

Page 5: BÁO CÁO PHẢN HỒI Ý KIẾN THAM VẤN DỰ ÁN THỦY …siteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/... · BÁO CÁO PH ẢN HỒI Ý KIẾN ... Báo cáo

5

hảo hơn, vì các phần kế hoach nêu trên đều liên quan đến giới tính như là một phần trong những khía cạnh xã hội học;

cho phép họ giữ gìn bản sắc văn hóa. Trong quá trình xây dựng kế hoạch để đạt được mục tiêu này thì vấn đề giới luôn luôn được quan tâm xem xét. Tuy nhiên, chúng tôi không cho rằng cần thiết phải có báo cáo riêng về phát triển giới vì đây không phải mục tiêu chính của báo cáo RLDP.

Mục 1.4. Quyền lợi

Về nguyên tắc RLDP, đề nghị áp dụng chính sách an toàn của WB trong việc thực hiện đền bù về đất đai cho người bị ảnh hưởng.

Khung thể chế và pháp lý (trang 14) phụ lục1 cần bổ sung thêm nghị định 69/2009/N Đ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi N hà nước thu hồi đất; giá đất; giao đất, cho thuê đất; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và gia hạn sử dụng đất, Thông tư 14/2009/TT-BTN MT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất.

N hững quy định mới này nhằm đưa giá trị bồi thường sát với giá thị trường để giảm thiểu thiệt thòi cho người bị ảnh hưởng, và cũng để đáp ứng mục tiêu hài hoà thủ tục với nhà tài trợ trong thời kỳ hội nhập.

Ban QLDA khẳng định các chính sách an toàn của WB đã đang và sẽ được áp dụng một cách nghiêm túc trong quá trình chuNn bị và triển khai dự án.

Báo cáo RLDP được chuNn bị trước khi có N ghị định 69/2009/N Đ-CP của Chính phủ Ban hành. Tuy nhiên chúng tôi sẽ bổ sung nội dung này trong phần N guyên tắc quản lý và thích ứng của báo cáo RLDP hiệu chỉnh, tuy nhiên cũng cần đảm bảo điều này không tạo ra sự xung đột với cam kết với nhà tài trợ.

Mục 2.2. Sinh kế

trong Khu vực Dự án

N ông, lâm nghiệp : chưa nêu rõ diện tích canh tác hiện nay, năng suất canh tác cũng như điều kiện canh tác (nước tưới, % diện tính lúa. Các dịch vụ nông nghiệp như con giống, thú y, khuyến nông,lâm cũng chưa được quan tâm..

(i) Các nguồn vốn về tài chính thu, chi, tín dụng,tiết kiệm đã không được đề cập đến. Không đánh giá được mức thu cũng như đánh giá được nguồn thu nhập nào là có lợi thế (cần nhiều lao động, ít rủi ro,thu hồi vốn nhanh, dễ bán…).

(ii) Tình hình y tế không phản ảnh được hiện trạng vấn

Phần báo cáo RLDP chỉ thể hiện các thông tin và dữ liệu tổng hợp như diện tích các loại đất bị ảnh hưởng, mức độ thiệt hại của các bản bị ảnh hưởng ... đề từ đó có các kế hoạch chung cho dự án. Còn các vấn đề chi tiết đã được điều tra trong bảng điều tra thiệt hại sơ bộ của dự án và không thể hiện trong RLDP.

- Đối với vấn đề sức khỏe cộng đồng đã được Ban QLDA thực hiện

Page 6: BÁO CÁO PHẢN HỒI Ý KIẾN THAM VẤN DỰ ÁN THỦY …siteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/... · BÁO CÁO PH ẢN HỒI Ý KIẾN ... Báo cáo

6

đề sức khoẻ của cộng đồng VD việc khám chữa bệnh của người dân diễn ra như thế nào ? có thói quen tục lệ gì ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân ? y tế thôn bản - dịch vụ thuốc men hoạt động ra sao ?

(iii) Các nguồn vốn xã hội - mạng lưới các tổ chức, quan hệ xã hội của cộng đồng đã không được xem xét đánh giá

(iv) Đoạn nói về ngôn ngữ và văn hoá ( trang 19) không có số liệu định lượng, cần bổ sung thêm các di tích văn hoá lịch sử của vùng như: Đền Tư Mã thờ Lê Phụ Trần ( thời Lê), Chùa Bà (xã Hồi Xuân), Đỉnh Pha Ú Bò nơi dân quân xã Phú Lệ bắn rơi máy bay giặc Mỹ ;

đánh giá riêng tại Báo cáo sức khỏe cộng đồng do tư vấn quốc tế thực hiện. Một chương trình quản lý sức khỏe cho cộng đồng địa phương và cho công nhân đã được xây dựng.Chương trình sức khỏe cộng đồng sẽ được Ban QLDA thực hiện kéo dài trong 10 năm.

- Phần này được nêu trong mục 2.3 Khả năng đối phó tại Bảng 15 các chương trình phát triển trong khu vực trung tâm RLDP

- Phần này đưa ra những thông tin đánh giá sơ bộ về khả năng sử dụng tiếng việt trong dân tộc thiểu số. Việc có số liệu định lượng là rất khó và không phải là mục tiêu của báo cáo này. Việc đưa các di tích lịch sử vào nội dung này là không thật sự cần thiết.

Mục 2.3. Khả năng đối phó

Vấn đề an ninh lương thực chưa đề cập đến sức ép về lương thực thực phNm đối với cộng đồng khi có một số lượng lớn lao động bên ngoài du nhập đến các thôn bản để thực hiện dự án. Xu hướng giá cả tăng cao mặc dù trong ngắn hạn cũng tác động trực tiếp đến đời sống của người dân và vấn đề đói nghèo.

Một trong những thách thức lớn đối với cộng đồng người dân bị ảnh hưởng bởi dự án cần đề cập thêm ở đây đó là vấn đề trình độ học vấn của người dân hiện rất thấp và tỷ lệ bỏ học của trẻ em tương đối cao. Trình độ học vấn thấp sẽ gây nên những trỏ ngại lớn đối với vấn đề tiếp cận khoa học kỹ thuật, chuyển đổi mô hình sinh kế mới. Mặt khác, người dân cũng sẽ hạn chế trong về vấn đề bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ tài sản, quản lý chi tiêu, quản lý các nguy cơ .v..v

Những vấn đề khác như tình trạng gia tăng bất ổn đang có xu hướng gia tăng tại cộng đồng sẽ trở thành những thách

- Vấn đề an ninh lương thực đã được cân nhắc bao gồm cả sức ép của một lượng lớn công nhân. Khả năng cung cấp lương thực của địa phương là rất nhỏ với nhu cầu, do đó việc cung cấp lương thực cho công nhân sẽ được cung cấp từ các nguồn lực bên ngoaì. Kế hoạch CLIP sẽ được triển khai sớm trước khi có đông công nhân đến khu vực dự án sẽ góp phần đảm bảo vấn đề an ninh lương thực. Mặt khác, việc có đông công nhân sẽ tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho người dân từ việc cung cấp các hàng hóa sẵn có của địa phương cho lực lượng công nhân này.

- Dự án nhận thức được sự khó khăn trong quá trình triển khai do trình độ nhận thức của người dân và coi đó là một sự thách thức cho sự thành công của RLDP, điều đó sẽ được giảm thiểu thông qua cách thức triển khai và hỗ trợ kỹ thuật theo cách phù hợp với người dân. N goài việc yêu cầu các nhóm tư vấn, hỗ trợ ký thuật thường xuyên ở tại bản và thông tin thường xuyên với người dân, dự án khuyến khích sử dụng nguồn lực tại chỗ để triển khai có hiệu quả các vấn đề này. Sẽ có những đạo tạo, hỗ trợ cho từng hộ bị ảnh hưởng nặng và dễ bị tổn thương. Vấn đề ngôn ngữ và cách thức trao đổi thông tin sẽ cũng được chú trọng

Page 7: BÁO CÁO PHẢN HỒI Ý KIẾN THAM VẤN DỰ ÁN THỦY …siteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/... · BÁO CÁO PH ẢN HỒI Ý KIẾN ... Báo cáo

7

thức lớn khi có những xáo trộn trong quá trình tái định cư và xây dựng dự án

Mục 3.1. Tham vấn trong việc

lập kế hoạch

DA thuỷ điện Trung Sơn đã thực hiện một số đợt tham vấn với các cộng đồng chịu tác động bởi dự án trong giai đoạn thiết lập báo cáo RLDP. Các kết quả đã được đưa vào thiêt kế dự án và các kế hoạch an toàn xã hội, bước đầu như vậy là rất khả quan. Tuy nhiên còn một số vấn đề cần quan tâm dưới đây:

- Trong trường hợp các hộ gia đình bị di dời, hoặc khi hộ gia định bị ảnh hưởng do cộng đồng tiếp nhận hộ di dời, mà chỉ áp dụng nguyên tắc “tham vấn tự do, tự nguyện và thông báo trước với các bản người dân tộc thiểu số” (Trang 5, dòng 3) là không đầy đủ mà cần tuân thủ Pháp lệnh dân chủ cơ sở. Trước hết, theo Pháp lệnh Dân chủ cơ sở khi hộ gia đình có “bị” yêu cầu đóng góp vào các chương trình phát triển kinh tế xã hội ở cộng đồng của họ, thì họ phải có quyền tham gia ở cấp độ quyết định, chứ không chỉ ở mức được tham vấn và trong trường hợp này họ có quyền đồng ý hay không chấp nhận với đề xuất của “cơ quan thực hiện sự phát triển” – trường hợp này là EVN .

- Về tổng kết các quan điểm (tr 27) cho rằng : người Mông muốn thực hiện việc di vén, ở điểm này là nguyện vọng của người dân bản địa và Dự án thì không phải xây dựng Khu TĐC. Tuy nhiên cần chú ý tới việc quản l y di vén dân, nếu làm không tốt sẽ gây ra nạn xói mòn nghiêm trọng và việc bồi lắng lòng hồ tăng lên.

- Cần phải cân nhắc kỹ việc trồng luồng, bạch đàn hoặc cây cao su ở vùng ven bờ hồ, nó chỉ tăng lượng xói mòn xuống hồ, vì những lòai cây đó không có tác dụng bảo vệ đất, chống xói mòn nếu không có những phương pháp kỹ thuât tốt, mặc dầu nó đang đưa đến lợi nhuận trước mắt và có thị trường tiêu thu .

- Quá trình tham vấn Ban QLDA luôn đảm bảo rằng người dân có

quyền tự do thể hiện ý kiến, nguyện vọng của mình và đã thể hiện được quyền ra quyết định của họ. Đặc biệt, để quy hoạch được các khu TĐC, Ban QLDA đã thực hiện tham vấn tới các hộ dân và các cấp chính quyền từ thôn bản, xã, huyện và tỉnh. Các nguyện vọng của cộng đồng luôn được tôn trọng và Ban QLDA đã quy hoạch các điểm TĐC đúng theo đa số ý kiến của người dân để trình cấp có thNm quyền quyết định.

- Đây là nguyện vọng của người dân và như đã trình bày ở trên dự án tôn trọng nguyện vọng của người dân. Ban QLDA sẽ quan tâm vấn đề này trong quá trình thực hiện di dân.

- Trong báo cáo đã chỉ ra rằng: "Qua tham vấn đã đề xuất rằng nên cho phép trồng Luồng ở những diện tích mới xung quanh hồ chứa sau khi hồ chứa hình thành". Tuy nhiên khi triển khai các hoạt động sinh kế, Ban QLDA sẽ quan tâm và chú trọng tới các giải pháp để chống xói mòn và bảo vệ nguồn nước.

Page 8: BÁO CÁO PHẢN HỒI Ý KIẾN THAM VẤN DỰ ÁN THỦY …siteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/... · BÁO CÁO PH ẢN HỒI Ý KIẾN ... Báo cáo

8

"Đánh giá XH: Các phương pháp và công cụ sử dụng trong cuộc điều tra kinh tế - xã hội với 511 hộ gia đình đã thể hiện nội dung tham vấn chưa đầy đủ theo hướng dẫn của chính sách WB (OP4 _phụ lục A). Cụ thể, nhóm đánh giá chỉ sử dụng 4 công cụ của phương pháp PRA + phỏng vấn sâu, không dung phương pháp định lượng. Một số công cụ quan trọng như Đánh giá nguồn thu, Đánh giá điều kiện sống không được sử dụng. Điều kiện/mức sống của các hộ gia đình không được phản ánh toàn diện vì đánh giá thu nhập nhưng không xem xét về chi phí. Phải chăng nghiên cứu định lượng được áp dụng trong một cuộc khảo sát khác? Cần nói rõ hơn về khảo sát định lượng của bảng hỏi IOL dành cho hộ gia đình và hoạt động tham vấn cho kế hoạch tái định cư?

- Đánh giá xã hội:

Trong các phương pháp sử dụng cho hoạt động đánh giá xã hội có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Việc sử dụng phương pháp nào là phụ thuộc vào việc yêu cầu lấy số liệu đến mức độ nào và sẽ được căn cứ trên các hoạt động của dự án. Đối với dự án thủy điện Trung Sơn, có những điểm khác biệt so với công tác chuNn bị của các dự án khác:

(i) Dự án thủy điện Trung Sơn đã có một quá trình nghiên cứu và lên kế hoạch từ trước khi có sự tham gia của N gân hàng Thế giới. Đã có hàng loạt các nghiên cứu và điều tra về định lượng của Công ty Tư vấn Xây dựng điện 4 (PEEC4), vì vậy việc đánh giá xã hội được tiến hành như là hoạt động bổ sung cho các nghiên cứu trước đó;

(ii) Không nhất thiết phải sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi mới được gọi là các phương pháp thu thập thông tin định lượng. Trong quá trình đánh giá xã hội, tư vấn thực hiện nhiệm vụ đánh giá xã hội đã tiến hành công tác thu thập thống kê từ cấp huyện, xã và các bản bị ảnh hưởng bởi dự án. Các số liệu thống kê được thu thập trên các khía cạnh kinh tế, xã hội, văn hóa, y tế và cả các khoảng cách tiếp cận dịch vụ công. Các bảng thống kê cấp xã và bản đã được xử lý và cập nhật vào báo cáo đánh giá xã hội.

(iii) Trong quá trình tiến hành các phương pháp định tính và đánh giá nhanh có sự tham gia, việc tìm hiểu và lượng hóa các thông tin cũng đã được tư vấn và cộng đồng cùng tiến hành.

(iv) Trong quá trình tiến hành các đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của cộng đồng, các công cụ liên quan đến việc tìm hiểu nguồn thu nhập, chi tiêu, mức sống và điều kiện sống của hộ gia đình đã được nhóm tư vấn tiến hành thông qua các công cụ của PRA như công cụ về chuỗi thị trường, lịch mùa vụ, nguồn lực thiên nhiên và xã hội… đã được tiến hành. Kết quả của các hoạt động này đã được tư liệu hóa và trình bày trong báo cáo đánh giá xã hội.

(v) Hoạt động tham vấn về tái định cư đã được tiến hành đầu tiên do PEEC 4 thực hiện và sau đó được tiến hành bởi tư vấn đánh giá xã hội và tư vấn thực hiện việc lập kế hoạch RLDP. Các địa điểm tái định cư hiện

Page 9: BÁO CÁO PHẢN HỒI Ý KIẾN THAM VẤN DỰ ÁN THỦY …siteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/... · BÁO CÁO PH ẢN HỒI Ý KIẾN ... Báo cáo

9

Đánh giá sinh kế: Một cuộc đánh giá khác về sinh kế cũng cần nêu rõ đánh giá này thực hiện với quy mô, đối tượng như thế nào? những phương pháp nào đã được sử dụng ? "

nay được xây dựng và xác định căn cứ trên ý kiến của cộng đồng phải tái định cư và là kết quả của hàng loạt các cuộc tham vấn khác nhau được thực hiện tại cộng đồng.

(vi) Việc điều tra IOL không thuộc phạm vi của hoạt động Đánh giá xã hội. Tuy nhiên hoạt động IOL được thực hiện đối với 100% hộ gia đình được xác định là bị ảnh hưởng và bao gồm (a) đo đạc, kiểm đếm sơ bộ tài sản bị ảnh hưởng; (b) lấy ý kiến về cách/phương thức tái định cư mà người dân mong muốn; (c) căn cứ trên các kết quả này, tính toán sơ bộ tổng mức ngân sách cho hoạt động tái định cư;

Điều tra cho hoạt động sinh kế

Để xây dựng các hoạt động sinh kế các hoạt động khác nhau đã được thực hiện bao gồm:

(i) Thu thập thông tin bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng hỏi phỏng vấn hộ gia đình - 25% số lượng hộ bị ảnh hưởng

(ii) Xây dựng các hoạt động sinh kế với sự tham gia của người dân. Căn cứ trên các nguồn lực thiên nhiên, con người và tri thức bản địa, người dân và tư vấn đã cùng xây dựng nên các hoạt động sinh kế. Các kế hoạch này, sau khi được xây dựng đã được tham vấn 2 vòng đối với cấp huyện và cấp cộng đồng nhằm rà soát lại và thống nhất được các hoạt động chính, ít rủi ro và phù hợp với cộng đồng; - Quy mô và đối tượng: Việc thực hiện xây dựng sinh kế có sự tham gia của cộng đồng được thực hiện cho tất cả các bản được xác định bị ảnh hưởng bởi dự án với sự tham gia rộng rãi của cả cộng đồng;

(iii) Phỏng vấn sâu các đối tượng cung cấp thông tin chính, bao gồm các nhà cung cấp dịch vụ cho đào tạo, cung cấp các dịch vụ về tín dụng như ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, những người dân sản xuất có uy tín tại địa phương và các cơ quan chức năng;

a. Mỗi huyện phỏng vấn 10 cán bộ;

b. Xã phỏng vấn 3 cán bộ chủ chốt và tiến hành một cuộc thảo luận nhóm;

c. Cấp bản phỏng vấn già làng, đại diện phụ nữ và 2 nông dân tiêu

Page 10: BÁO CÁO PHẢN HỒI Ý KIẾN THAM VẤN DỰ ÁN THỦY …siteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/... · BÁO CÁO PH ẢN HỒI Ý KIẾN ... Báo cáo

10

biểu;

(iv) Phương pháp quan sát và tham gia của cả tư vấn và cộng đồng trong việc xác định sơ bộ về thổ nhưỡng, cây trồng và vật nuôi đã được tiến hành để làm căn cứ và có cơ sở cho việc xây dựng các hoạt động sinh kế dựa vào đất;

a. Có chuyên gia về thổ nhưỡng và chuyên gia về canh tác trên đất dốc tham gia vào nghiên cứu;

b. Cùng với nhóm nông dân tiến hành thực địa, quan sát và phân tích các hoạt động canh tác của cộng đồng;

(v) Điều tra, đánh giá nhanh về năng lực của các cơ quan thực hiện để xây dựng các hoạt động tăng cường năng lực;

a. Làm việc chuyên đề với Trung tâm khuyến nông, Phòng N ông nghiệp, phòng Công thương, trạm y tế xã, trung tâm y tế dự phòng, ngân hàng Chính sách, N gân hàng N ông nghiệp và phòng Dân tộc để đánh giá năng lực của các tổ chức này;

b. Làm việc với các tổ chức như Hội Phụ nữ, Hội N ông dân và hội Cựu Chiến binh cấp bản, cấp xã để xác định năng lực và khả năng tham gia của họ trong hoạt động sinh kế;

(vi) Phân tích các tư liệu sẵn có và các kết quả nghiên cứu trước đó.

a. Cá và nghề cá;

b. Sức khỏe cộng đồng;

c. Đánh giá tác động môi trường;

d. Đa dạng sinh học;

e. Tài sản văn hóa;

f. Quy hoạch tổng thể tái định cư của dự án thủy điện Trung Sơn;

g. Đánh giá xã hội;

h. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội của các huyện Quan Hóa, Mường Lát, Mộc Châu và Mai Châu

Page 11: BÁO CÁO PHẢN HỒI Ý KIẾN THAM VẤN DỰ ÁN THỦY …siteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/... · BÁO CÁO PH ẢN HỒI Ý KIẾN ... Báo cáo

11

(vii) Thu thập các số liệu thống kê từ các cấp;

a. Số liệu thống kê của các huyện Quan Hóa, Mường Lát, Mộc Châu và Mai Châu;

b. Số liệu thống kê của các tỉnh Thanh Hóa, Sơn Là và Hòa Bình;

c. Số liệu thống kê của các xã Trung Sơn, Tam Chung, Trung Lý, Mường Lý, Xuân N ha, Tân Xuân;

d. Số liệu thống kê của tổng cục thống kê.

Mục 3.2. Tham vấn và Khung tham gia

Đoạn nói về các cấp tham gia(trang 30), nên thêm vào cấp bản và người bị ảnh hưởng. Vì rằng “bản” không phản ảnh sự tham gia của các hộ chịu tác động, mà có thể được hiểu là gặp gỡ và thảo luận với lãnh đạo bản là được chấp nhận. N ếu được thực hiện, nhiều người nghèo và dân tộc sẽ bị loại trừ khỏi quá trình tham vấn và ra quyết định do việc tham vấn và ra quyết định được thực hiện với “bản” chứ không có sự tham gia của họ, từ đó rất dễ hình thành các tranh cãi tiềm năng.

Mặt khác các cuộc tham vấn phải đảm bảo tỷ lệ phụ nữ tham gia là trên 30% (con số theo thực hành tốt đã được xác nhận), và đai diện của nhóm yếu thế là các hộ nghèo thuộc diện hỗ trợ của chương trình 30a hoặc 135II .

Thêm nữa, việc công khai kết quả tham vấn, thông qua cuộc họp, thông qua tham vấn gia đình và niêm yết, cần được sử dụng ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong quá trình công bố thông tin.

- Tham gia cấp ở cấp bản được hiểu trong báo cáo là có sự tham gia của các hộ gia đình. Các bước tham gia tiếp theo đã chỉ rõ các hộ gia đình tham gia như thế nào vào các hoạt động của RLDP

- Trong tất cả các đợt tham vấn đều có tỷ lệ phụ nữ tham giá khá cao.

và PMB sẽ thúc đNy hơn nữa sự tham gia của phụ nữ trong các đợt tham vấn tiếp theo..

- Ban QLDA đã sử dụng ngôn ngữ của các cộng đồng dân tộc thiểu số trong quá trình tham vấn trước đây cũng như trong quá trình công bố thông tin vừa qua với mục tiêu thông tin được đầy đủ đến với người dân. Các hoạt động về truyền thông thông tin được thiết kế trong RLDP cũng đã được nêu rõ là sử dụng ngôn ngữ dân tộc (xem thêm phần truyền thông – tr 94).

Mục 4.1. Phạm vi RP trong

RLDP

Kế hoạch sẽ bao quát các giai đoạn của dự án (lập kế hoạch, xây dựng và vận hành) và các nguồn tác động đối với đất, tài sản và sinh kế: đập, khu vực phụ trợ, vùng ngập do hồ chứa và ảnh hưởng khu vực hạ lưu.

Riêng ảnh hưởng của khu vực hạ lưu, dự án nói sẽ tiếp tục

N hư đã được trả lời ở phần trên, các tác động hạ lưu sẽ được xác định trong quá trình triển khai dự án và sẽ được công bố

Page 12: BÁO CÁO PHẢN HỒI Ý KIẾN THAM VẤN DỰ ÁN THỦY …siteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/... · BÁO CÁO PH ẢN HỒI Ý KIẾN ... Báo cáo

12

được nghiên cứu thêm vào thời điểm tháng 10/2009, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có tài liệu công bố. Đề nghị xem xét thêm như đã góp ý ở mục 1.2.1 và mục 2.1

Mục 4.2. Các

nguyên tắc.

Cần nêu rõ một nguyên tắc là hỗ trợ lương thực tới khi sinh kế của các hộ chịu ảnh hưởng được phục hồi tới mức bằng với mức trước khi tái định cư. Bởi vì việc cung cấp lương thực không đảm bảo tới khi sinh kế của người dân được phục hồi, thì nghèo đói luôn bám theo người dân tái định cư, do họ không có nguồn lực để phát triển sản xuất, tạo thu nhập.

Theo quan điểm của dự án việc phục hồi sinh kế cho người dân để đảm bảo mục tiêu đã đề ra không thể chỉ dựa vào việc hỗ trợ lương thực mà phải được thực hiện thông qua một chương trình tổng thể bằng các gói hỗ trợ khác nhau bao gồm: Bồi thường cho TĐC, hỗ trợ cho TĐC, các hoạt động khôi phục sinh kế, EMDP và các hỗ trợ kỹ thuật khác như đã trình bày trong báo cáo RLDP.

Hỗ trợ lương thực chỉ để hỗ trợ người dân vượt qua giai đoạn gián đoạn do việc phải TĐC.

Để tránh việc gián đoạn trong sản xuất, một số hoạt động của CLIP sẽ được triển khai sớm, như trong kế hoạch triển khai đã được trình bày.

Mục 4.3. Khung pháp lý

- Tr 34 cần bổ sung vào bảng 19 về Luật bảo vệ rừng, luật Đa dạng sinh hoc. Bên vay đã chuNn bị Khung Chính sách Tái định cư cho dự án chính đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua. Tuy nhiên nhóm góp ý, phản biện chưa nhận đươc bản copy của văn bản thông qua đó.

- Trong Tr 35 về khung chính sách bồi thường ở ý thứ 2, điểm chấm thứ 3 về CS an toàn của WB chưa nêu đầy đủ đó là: những mất mát về thu nhập từ nương rẫy, từ nguồn thu hái tài nguyên thiên nhiên đều phải đền bù chứ không chỉ có sử dụng đất (xem CS dân tộc thiêu số OP .4 .10 Tháng 7-2005; trang 2 và 3 mục a và b )

- Trong quá trình triển khai của dự án, những quy định mới của Chính phủ trong việc bảo vệ môi trường và các vấn đề xã hội sẽ được Ban QLDA cập nhật.

- Về Khung chính sách TĐC cho dự án thủy điện Trung Sơn đã được Chính phủ thông qua tại văn bản 442/TTg-KTN ngày 27/3/2009 và có tại phụ lục của RLDP

- Ở phần này là nội dung thể hiện về: Giải pháp cho những khác biệt giữa khung pháp lý quốc gia và các chính sách an toàn của ngân hàng thế giới thông qua Khung chính sách Tái định cư chứ không phải mô tả khung chính sách. N guyên tắc đền bù cho những mất mát về thu nhập bởi dự án Thủy điện Trung Sơn đã được nêu rõ trong Khung chính sách đã được Thủ tưởng Chính phủ phê duyệt và N gân hàng Thế giới thông qua và CLIP là một trong những biện pháp giảm thiểu được xây dựng nhằm bù đắp lại những mất mát đó.

Page 13: BÁO CÁO PHẢN HỒI Ý KIẾN THAM VẤN DỰ ÁN THỦY …siteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/... · BÁO CÁO PH ẢN HỒI Ý KIẾN ... Báo cáo

13

Mục 4.4. Chính sách và

quyền lợi đối với dự án chính

- Trong ma trận quyền lợi trang 37 và 38, việc xây dựng Khu TĐC, tách nhà ở và vườn là bất hợp lý, việc làm này chỉ có thuận lợi cho nhà đầu tư vì các KTĐC tập trung chẳng khác gì các khu đô thị mới trên rừng như đã phản ánh ở các khu TĐC của các dự án thủy điện khác ở Quảng N am, diện tích đất ở 400m2 thì rất chật chội vì chỉ riêng số liệu điều tra cho biết, trâu bò có bình quân > 2,5 con /hộ chưa kể gà lợn mà nếu ở chật chội như vậy thì sẽ gây bênh tật, mất an toàn về sức khỏe cộng đồng, trái lại vườn ở xa nhà ở mà chỉ có 300m2 nếu trồng nhãn cũng chỉ có 12 cây (5x5 ) thì không thể tăng thu nhập từ kinh tế vườn được.

- Chính sách về quyền lợi đối với dự án chính (trang 39), có đề cập tới nguyên tắc đất đổi đất cho người bị ảnh hưởng. Giá để quyết định để đền bù được coi là “giá thị trường của đất trong năm thanh toán bồi thường.” Việc ai quyết định và cách thức quyết định giá đất là giá thị trường không được nêu rõ. Một số hộ dân bị ảnh hưởng cho rằng mức bồi thường thiệt hại vẫn còn đang thấp, có lẽ TSHPBAN QLDA áp dụng các đơn giá địa phương Ban hành trong các năm trước đây mà chưa đề cập được các yếu tố trượt giá theo thị trường . N hững điều này cần được bổ xung để tránh các xung đột tiềm năng.

- Trang 40 của Chương trình có đề cập tới các công trình

công cộng của cộng đồng. Trong thực tế, cộng đồng có nhiều “công trình” công cộng không phải do nhà nước cung cấp, như bãi chăn thả gia súc, khu bãi sân chơi của làng, khu vực thờ cúng của cộng đồng. Các khu vực này cần được tính đến và có khoản đền bù phù hợp. Với các khoản đền bù cho các công trình công cộng do nhà nước đầu tư mà chương trình chuyển cho ngân sách xã, cộng đồng bị ảnh hưởng phải có tiếng nói về việc sử dụng các khoản đó ở đâu, như thế nào căn cứ vào Pháp

Việc bố trí đất ở được cấp theo quy định của các tỉnh trong khu vực dự án. N goài ra, Dự án đã xem xét để cấp thêm diện tích đất vườn 300m2 cho các hộ TĐC để đảm bảo điều kiện sinh hoạt cho các hộ và diện tích được cấp này cũng tương đương với mức bố trí của các dự án khác trong khu vực. Trong quá trình quy hoạch các khu TĐC dự án luôn ưu tiên việc bố trí đất vườn liền kề với đất ở, trong một số trường hợp bất khả kháng dự án mới bố trí đất vườn cách đất ở

- Giá đất thực hiện bồi thường là giá thay thế. Qua nghiên cứu về nguyên tắc và quy trình để quyết định giá đất theo các văn bản quy định của chính phủ, đơn giá do các tỉnh Ban hành đều được xây dựng dựa trên nguyên tắc giá thay thế và sát với giá thị trường nên có thể sử dụng trong việc bồi thường đất của thủy điện Trung Sơn. Đơn giá đất mới nhất, được cập nhật hàng năm của tỉnh sẽ được áp dụng tại thời điểm bồi thường.

Hiện nay công tác bồi thường cho khu vực mặt bằng công trường, lòng hồ công trình chưa được thực hiện do đó chưa xác định các loại đơn giá bồi thường cho các hộ dân; việc cung cấp các loại đơn giá cho người dân để họ có thể tính toán sơ bộ được các mức bồi thường cho mình để lựa chọn các phương án phù hợp - vấn đề này đã được Ban QLDA nói rõ trong quá trình tham vấn.

- N hững công trình do cộng đồng sử dụng chung không phải nhà nước đầu tư vẫn được xem là công trình công cộng trong quá trình thực hiện bồi thường của bất kể dự án nào và đều được bồi thường theo quy định. N hững công trình công cộng không có nhu cầu sử dụng lại sẽ không thực hiện bồi thường.

Việc bồi thường đối với các công trình công cộng có thể được thực hiện bằng phương án Ban QLDA sẽ xây dựng lại công trình tương đương hoặc được chi trả bằng tiền mặt.

Page 14: BÁO CÁO PHẢN HỒI Ý KIẾN THAM VẤN DỰ ÁN THỦY …siteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/... · BÁO CÁO PH ẢN HỒI Ý KIẾN ... Báo cáo

14

lệnh dân chủ cơ sở ? Cần phải làm rõ điều này Trong trường hợp chi trả bằng tiền mặt thì việc chuyển kinh phí bồi thường cho ngân sách xã đối với bồi thường các công trình công cộng và sử dụng khoản kinh phí này sẽ được Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện quy định trong phương án bồi thường chi tiết được phê duyệt bởi UBN D các huyện thuộc vùng dự án.

Các nguồn kinh phí được chuyển cho ngân sách xã, theo quy định của Pháp lệnh DCCS sẽ được công khai với cộng đồng. Trong quá trình triển khai, vấn đề này sẽ được Ban QLDA lưu ý và yêu cầu GSĐL xem xét và báo cáo.

Mục 4.5. Điều tra về

người bị ảnh hưởng và các tác động

Việc điều tra thiệt hại không thấy kết quả điều tra về thu nhập của các hộ dễ bị tổn thương có nguồn thu từ nương rẫy, từ sản phNm rừng tự nhiên như thực vật, động vật ( Trong thực tế người dân thu nhập hàng ngày nhưng không dám khai báo sợ phạm luật, nếu giải thích rõ về CS an toàn thì họ sẽ nói rõ ) do đó chính sách đền bù và hỗ trợ không quan tâm đến như nguyên tắc đã đề ra (Tr 43 -44-45)

Số liệu đưa ra trong bảng 21, không gồm các hộ có thể bị ảnh hưởng bởi tác động hạ lưu. Các hộ này chỉ có thể xác định sau khi dự án đi vào vận hành (trang 43). Theo dự án nêu: “ Do dòng chảy từ các nhánh sống phía hạ lưu trong khoảng 45km đến N gã Ba sống Luồng là rất nhỏ, cần phải xả bù dòng chảy môi trường trong suốt các mùa khô nhất của năm cho khu vực này. Lưu lượng dòng chảy để đảm bảo dòng chảy môi trường dự kiến khoảng 15 m3 (PECC4, 2009)” (trang 57 -Báo cáo đánh giá tác động môi trường và xã hội bổ sung-SESIA), như vậy từ quan hệ Q~Z và F~Z hạ lưu vẫn có thể xác định được mức ngập đất bãi ven bờ của các hộ dân.

Mặt khác trong việc vận hành hồ chứa và kiểm soát lũ, nếu không có chỉ huy chặt chẽ của hệ thống các thuỷ điện trên sông, rất dễ dẫn đến tình trạng lũ chồng lên lũ gây hậu quả ngập lụt nặng nề cho hạ lưu.Vấn đề này đối với tỉnh Thanh Hoá càng khó khăn hơn, vì lưu vực sông Mã thuộc loại lớn

- PMB đã tiến hành cuộc điều tra thiệt hại và điều tra kinh tế xã hội, bao gồm cả việc thu nhập/chi tiêu với trọng tâm là các hộ bị ảnh hưởng bởi dự án để xác định khối lượng bồi thường và các chính sách hỗ trợ, khôi phục sinh kế..

- Ảnh hưởng của tác động hạ lưu dưới nhiều hình thức khác nhau chứ không thuần túy là ngập đất ven bờ của các hộ dân. Việc xác định vùng ngập đất bãi ven bờ của các hộ dân dựa trên dòng chảy môi trường 15m3 theo như ý kiến góp ý là không khả thi do lưu lượng 15m3 chỉ bằng 1/20 dòng chảy hàng năm do đó không thể gây nên bất cứ một tác động gây ngập nào cả.

- Quy trình vận hành nhà máy đã được Bộ Công thương thông qua và

dự án sẽ tuân thủ theo đúng quy định này. Vấn đề vận hành của cả hệ thống thì nằm ngoài khả năng điều chỉnh của Ban QLDA, Ban QLDA sẽ đề xuất với EVN và phối hợp với các bên liên quan để có thể có một quy trình vận hành tối ưu cho hệ thống.

Page 15: BÁO CÁO PHẢN HỒI Ý KIẾN THAM VẤN DỰ ÁN THỦY …siteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/... · BÁO CÁO PH ẢN HỒI Ý KIẾN ... Báo cáo

15

liên quan đến nhiều tỉnh và cả nước bạn Lào, trong khi lại chưa có Uỷ Ban quản lý lưu vực sống như đối với sông Vu Gia-Thu Bồn (Quảng N am) và sông Lam (N ghệ An).

Quy trình Vận hành hồ chứa đã được Ban QLDA thủy điện Trung Sơn Trình tập đoàn Điện lực Việt N am ngày 9 tháng 5 năm 2008 tại công văn số 20/TTr-ATĐTS-P4, nhưng nhóm phản biện chưa có tài liệu này. Vì vậy đề nghị N hà đầu tư cần tập trung nghiên cứu để lượng định được tác động tiêu cực ở hạ lưu được bao nhiêu thì càng giảm thiểu thiệt hại bấy nhiêu, khi dự án đi vào giai đoạn vận hành khai thác.

Mục 4.6 Bố trí tái định cư

Đoạn nói về cơ sở hạ tầng (trang 46) cần bổ sung thêm công trình chợ nông thôn, một cách tổng quát là nên gắn với các tiêu chí xây dựng nông thôn mới quy định tại Quyết định 491/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng chính phủ.

Các phương án lựa chọn di dời, có 2 phương án cần phối hợp với chính quyền xem xét kỹ đó là di dời tự do và vén dân, 2 phương án này nếu không được quản lý tốt sẽ gây xói mòn , mất rừng tự nhiên và những hệ quả khác, cần giải thích, hỗ trợ và kiểm soát chặt chẽ việc di dời này. N ếu khuyến khích biện pháp này tuy có lợi cho nhà đầu tư nhưng hậu quả cộng dồn thì không nhỏ (trang 48). Kinh nghiệm về việc di dời tự do ở các dự án khác cho thấy thường dẫn đến những hệ lụy về tranh chấp nguồn lợi, nhất là đất đai mà người TĐC là người chịu thiệt do họ không lường trước hết được các vấn đề gặp phải sau khi di dời.

- Cơ sở hạ tầng sẽ được triển khai dựa trên quy mô số hộ TĐC đã được nêu trong Khung chính sách của dự án và sẽ được thể hiện cụ thể trong quy hoạch các khu TĐC được phê duyệt. Quy hoạch các khu TĐC đã được UBN D các tỉnh Thanh Hóa và Sơn La thông qua, EVN phê duyệt trong QHTT dựa trên quy mô các hộ TĐC ở các khu vực nông thôn miền núi theo các quy định của Việt N am, Các hộ TĐC của dự án thủy điện Trung Sơn đều tái định cư trong cùng 1 Bản, chính vì vậy không có quy hoạch chợ đối với các điểm TĐC nên không có chi phí này. (đối với Quyết định 491/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng chính phủ áp dụng cho quy hoạch các xã nông thôn mới).

- Việc lựa chon các phương án TĐC được dựa trên nguyện vong của các hộ dân. N ếu người dân mong muốn di vén hoặc di chuyển tự do thì dự án luôn tôn trọng ý kiến của họ. Trong dự án thủy điện Trung Sơn số lượng hộ mong muốn được di vén là thấp chỉ khoảng 10 hộ và những hộ này chỉ di vén trong phạm vi bản của họ. Hiện nay chưa ghi nhận được ý kiến nào về di chuyển tự do, do vậy tác động cũng rất thấp.

Page 16: BÁO CÁO PHẢN HỒI Ý KIẾN THAM VẤN DỰ ÁN THỦY …siteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/... · BÁO CÁO PH ẢN HỒI Ý KIẾN ... Báo cáo

16

N guyên tắc bồi thưồng đất đổi đất đối với đất nông nghiệp, theo yêu cầu sẽ mang lại 20kg gạo/người/ tháng = 35kg thóc/ người/ tháng, nếu năng suất đạt 4 tấn/ ha / năm (ở miền núi đất khai hoang này cũng khó đạt được) thì phải có 1000 ha, liệu BQL và nhà thầu có thể thực hiện được không? và kế hoạch này có khả thi không ? ở nhiều khu TĐC của các dự án khác cũng tính toán như vậy nhưng đến nay vẫn chưa có mảnh ruộng khai hoang nào có năng suất đảm bảo và có diện tích đất nông nghiệp như dự kiến. Thêm nữa báo cáo cần phải mô tả rõ giá đất là theo giá thị trường (thoả thuận giữa Chủ đầu tư và người bị mất đất) hay theo quy định giá của từng địa phương để người dân dễ dàng lựa chọn.

- Chúng tôi không hiểu rõ cơ sở tính toán để đưa ra diện tích là 1000ha. Khung chính sách dự án thủy điện Trung Sơn đã nêu rõ: Hạn mức đất nông nghiệp bồi thường không thấp hơn 1,5ha/hộ, đảm bảo sản lượng hoặc giá trị qui đổi không thấp hơn 20kg gạo/người/tháng.

Giá đất thực hiện bồi thường là giá thay thế. Qua nghiên cứu về nguyên tắc và quy trình để quyết định giá đất theo các văn bản quy định của chính phủ, dự án thấy rằng đơn giá do các tỉnh Ban hành đều được xây dựng dựa trên nguyên tắc giá thay thế nên có thể sử dụng trong việc bồi thường đất của thủy điện Trung Sơn. Đơn giá mới nhất, được cập nhật hàng năm của tỉnh sẽ được áp dụng tại thời điểm bồi thường

Việc quy hoạch khu tái định cư cao hơn nguồn nước thì sẽ

cung cấp như thế nào? Hiện nay, theo quy hoạch của các điểm TĐC thì chỉ có 01 điểm nguồn

nước không cấp được đến tận hộ gia đình. Đối với điểm này, dự án đã có phương án cấp nước tập trung cho các hộ gia đình

Phần 5: Kế hoạch cải thiện sinh kế

cộng đồng

Kế hoạch cải thiện sinh kế cộng đồng, Tr 51, phần hộ gia đình có ghi: “Thời gian và ngân sách dự kiến trong quá trình lập dự án sẽ tăng lên nếu mục đích này chưa đạt “( BQL lấy kinh phí ở mục nào ? EVN có cam kết không? N gười đọc không rõ và không tin có điều này !)

Mục khôi phục và mở rộng lúa nương, nhưng trong trình bày không thấy có nội dung về lúa nương và cách khôi phục đạt được mức thuyết phục. Về kỹ thuật đất dốc giải thích không rõ (đất nương rẫy trồng sắn, ngô hay lúa nương, hay biến đất nương rẫy thành ruộng bậc thang). Ở đây coi trọng cây luồng, đó là nguồn thu nhập có hiệu quả, nhưng cũng nên biết rằng Luồng thuộc lọai hòa thảo, dễ bị bệnh khuy (chết khi ra hoa), dễ thoái hóa và năng suất tụt nhanh sau 7 đến 10 năm nếu không có biện pháp kinh doanh và thâm canh đúng mức (trang 52),

Trong trường hợp CLIP không đạt được mục đích thì dự án sẽ xem xét huy động các nguồn lực để thực hiện.

- Trong khuôn khổ báo cáo RLDP, chỉ đưa ra các chiến lược và chương trình để thực hiện Kế hoạch phát triển sinh kế cộng đồng.N ội dung Kỹ thuật nông nghiệp trên đất dốc để ứng dụng cho vùng dự án sẽ được bao gồm nhiều loại cây trồng khác nhau phù hợp với thổ nhưỡng. Việc lựa chọn loại cây để canh tác và mở rộng sản xuất sẽ được nhóm thực hiện CLIP thống nhất cùng với cộng đồng trong quá trình triển khai

Các vấn đề về kỹ thuật canh tác trên đất dốc sẽ được các chuyên gia/tư vấn chuyển giao và thực hiện trong quá trình triển khai sau này.

Đối với đặc trưng của vùng dự án thì cây luồng (thuộc họ hòa thảo) đang được xem là cây có giá trị kinh tế cao góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào miền núi. Chính vì vậy, trong quá trình triển khai CLIP, BAN QLDA sẽ quan tâm để triển khai phù hợp với điều kiện cụ thể của

Page 17: BÁO CÁO PHẢN HỒI Ý KIẾN THAM VẤN DỰ ÁN THỦY …siteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/... · BÁO CÁO PH ẢN HỒI Ý KIẾN ... Báo cáo

17

Phần đề cập “giải quyết vấn đề giới và nghèo đói” (trang 53) không đề cập tới quyền định đoạt của phụ nữ với các tài sản được đền bù của hộ gia đình và quyền được tham gia của họ trong quá trình ra quyết định của cộng đồng với các hoạt động đền bù, phục hồi sinh kế.

Các tác động của dự án tới sinh kế nêu trong bảng 26 (trang 54)cần làm phân tích sâu hơn để phân loại những tác động thành từng nhóm, ví dụ tác động không thể giảm nhẹ, phục hồi hoặc khắc phục, những tác động có thể giảm nhẹ, những tác động có thể tránh. Việc phân loại này giúp nhìn nhận những tổn thất rõ ràng hơn, và các phương án đền bù rõ ràng hơn.

N goài ra những xung đột về văn hóa, lối sống giữa người địa phương và người lao động từ bên ngoài cũng là một tác động tiêu cực lớn dễ dẫn đến tình trạng “mất trật tự an toàn xã hội.“ Vì vậy Chương trình cần chỉ rõ những tác động tiêu cực này được giải quyết thế nào, và các tác động tích cực được sử dụng và phát huy làm sao, và cho ai. Hiện tại điều này chưa được nêu ra.

từng bản, từng vùng và quan tâm tới hợp phần hỗ trợ kỹ thuật trong đó có kỹ thuật trồng, chăm sóc và chế bến các sản phNm từ luồng, đảm bảo tính bền vững của cây luồng.

- RLDP đã nêu "Dự án chọn vấn đề lồng ghép giới là chiến lược cơ bản để tăng cường bình đẳng giới, và đảm bảo rằng phụ nữ tham gia và nhu cầu của họ xác định rõ ràng trong quá trình ra quyết định nhằm phát triển các hoạt động". Một trong những thể hiện rõ trong vấn đề này là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ theo dõi chi trả của dự án sẽ đứng tên cả vợ và chồng và việc nhận tiền có thể cả vợ hoặc chồng.

- Bảng 26 mô tả những tác động chính (gồm tiêu cực và tích cực) ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi Dự án. Việc phân tích cụ thể để đưa ra các tiêu chí đền bù và hỗ trợ sinh kế đã có trong phần phụ lục của báo cáo.

- Vấn đề này sẽ được giải quyết thông qua 2 kênh:

Đối với công nhân sẽ được thực hiện thông qua báo cáo chi tiết về "Quản lý thi công và lán trại" đã được BAN QLDA nghiên cứu trong hệ thống các nghiên cứu của dự án, những quy định cụ thể đối với nhà thầu thi công để triển khai cho công nhân sẽ được quan tâm thực hiện;

Đối với cộng đồng sẽ được thực hiện thông qua công tác truyền thông trong RLDP

Mục 5.3 Chiến lược

cải thiện sinh kế

Bản RLDP đã định hướng chiến lược sinh kế dựa vào đất là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên trong điều kiện đất đai có hạn thì và có nhiều nguy cơ thoái hoá thì sinh kế của người dân thiếu sự bền vững. Với bối cảnh hiện tại, chăn nuôi là hoạt động không thể thiếu mang lại thực phNm và thu nhập cho các hộ gia đình. Vậy có thể chú trọng hơn đến hoạt động sinh kế này. Cần hỗ trợ người dân để thay đổi thói quen chăn nuôi, tăng cường công tác thú y để hạn chế tình trạng động vật chết do rét

- Chăn nuôi sẽ là một phần quan trọng trong sự thành công của CLIP.

Trong RLDP đã nêu rõ việc hình thành các nhóm sở thích cho việc lựa chọn vật nuôi của các nhóm hộ Phần phụ lục 3 cũng đã thể hiện các hoạt động đào tạo nâng cao năng lực trong kỹ thuật chăn nuôi và công tác thú y sẽ được triển khai cho các hộ gia đình và cộng đồng.

Page 18: BÁO CÁO PHẢN HỒI Ý KIẾN THAM VẤN DỰ ÁN THỦY …siteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/... · BÁO CÁO PH ẢN HỒI Ý KIẾN ... Báo cáo

18

và dịch bệnh thay vì chỉ cung cấp con giống thí điểm.

N goài ra, các sản phNm trồng trọt, chăn nuôi của người dân rất đặc trưng (lúa nương, lợn rừng, nhím..), có thể thúc đNy để trở thành hang hoá, trước tiên là phục vụ người dân trong giai đoạn dự án, sau đó hướng đến các khu vực lân cận. Việc lựa chọn những sản phNm này để hỗ trợ kỹ thuật, tiếp thị sẽ khả thi hơn chọn các sản phNm thủ công truyền thống. Trong trường hợp ngược lại, cần chứng minh tính khả thi của gói hỗ trợ cho việc phát triển nghề thủ công

Toàn bộ chiến lược khôi phục sinh kế chưa nhấn mạnh đến việc tăng cường năng lực/ trợ giúp cho người dân quản lý những nguy cơ trong quá trình thực hiện các kế hoạch sinh kế. Các vấn đề nguy cơ tập trung lớn vào mất mùa, động vật chết, giá cả tăng cao, người dân trình độ thấp, trẻ em bỏ học nhiều, bất ổn XH tăng cao. Bởi vậy cần xem xét: tăng cường kỹ thuật canh tác trên đất dốc có làm giảm nguy cơ mất mùa? N ếu không giảm thì sao? Làm thế nào để tăng cường công tác thú y và thúc đNy thị trường cho sản phNm trồng trọt, chăn nuôi? Cần có biện pháp gì để hạn chế tình trạng trẻ em bỏ học và những bất ổn tại cộng đồng?

Chiến lược giải quyết vấn đề giới và nghèo đói đã được nêu ra, nhưng chưa đề cập đến vấn đề giải quyết tận gốc tình trạng mù chữ tại cộng đồng, giúp người dân xoá nghèo bền vững. Các hoạt động đào tạo chưa hướng đến các đối tượng yếu thế là những người không biết đọc biết viết - cần cụ thể hơn trong kế hoạch

Việc hỗ trợ cho các loại vật nuôi khác sẽ là một hướng mở trong

CLIP. Các hoạt động cụ thể được nhóm TA thực hiện CLIP thống nhất với cộng đồng trong việc lựa chọn vật nuôi.

Triển khai các hoạt động thủ công sẽ được thực hiện sau khi có một nghiên cứu về nghề thủ công với các tiêu chí về thị trường, sản phNm và kỹ năng. Việc xây dựng các nhóm hộ gia đình tham gia vào nghề thủ công cũng sẽ được TA thực hiện theo phương pháp tham gia.

- Việc tăng cường năng lực/ trợ giúp cho người dân đã được nêu rõ trong CLIP. N goài những hỗ trợ về đào tạo thực tế còn có các hướng dẫn đào tạo hộ gia đình.

Kỹ thuật canh tác trên đất dốc hiện được xem là giải pháp hữu hiệu trong canh tác bền vững. Tuy nhiên không thể đảm bảo 100% thành công. Chính vì vậy, CLIP đã được thiết kế gồm hai giai đoạn là thi điểm và mở rộng và trong giai đoạn thí điểm cũng gồm một số hoạt động khác nhau. Điều này sẽ giúp rút được kinh nghiệm và điều chỉnh nếu cần thiết trong giai đoạn triển khai.

- Việc giải quyết tận gốc tình trạng mù chữ cần phải có sự vào cuộc của toàn xã hội. Với góc độ của BAN QLDA chỉ có thể xây dựng và thực hiện các kế hoạch để góp phần vào mục tiêu chung của chiến lược đó.

Mục 5.4.Lập kế hoạch khôi

phục và cải thiện sinh kế

- Cần làm rõ hoạt động 1.4 Cơ sở hạ tầng nhỏ, sao cho người bị ảnh hưởng có thể hiểu để từ đó có thể tham gia vào việc lập kế hoạch cụ thể trong thôn bản của mình

- Theo nhóm phản biện, CLIP cần bổ sung thêm vào hoạt động 2.2(trang 59) là: Đào tạo nghề và xuất khNu lao động, như vậy sẽ rất thiết thực cho việc cải thiện sinh kế, vì những

- Tất cả việc lập kế hoạch, triển khai tại các bản đều có sự tham gia của người dân. Vì vậy người dân hoàn toàn hiểu và có thể tham gia vấn đề này.

- Quá trình triển khai thực hiện Ban quản lý dự án sẽ cân nhắc để đưa nội dung ”đào tạo nghề để có thể tham gia vào xuất khNu lao động” trong hợp phần hỗ trợ tiếp cận thông tin

Page 19: BÁO CÁO PHẢN HỒI Ý KIẾN THAM VẤN DỰ ÁN THỦY …siteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/... · BÁO CÁO PH ẢN HỒI Ý KIẾN ... Báo cáo

19

người bị ảnh hưởng( lực lượng lao động trẻ) có thể tham gia xuất khNu lao động tăng thu nhập cho bản thân và gia đình và góp phần làm cho thôn bản ngày càng phát triển;

- Về lập kế hoạch khôi phục và cải thiện sinh kế , số lượng các thí điểm mẫu quá ít, nếu gặp rũi ro thì khó có điển hình để học tập. Ví dụ ở Bảng 29(trang 61) – N hóm sở thích về gia súc chỉ hỗ trợ 1con/hộ…Ở phần Hỗ trợ kỹ thuật, hoạt động 3.1( trang 61): Các hoạt động trong bản nên lồng ghép việc nâng cao năng lực và tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, vấn đề đang được cả thế giới quan tâm;

- Các trung tâm dịch vụ tỏ ra là một công cụ quan trọng để thí điểm các hoạt động nông nghiệp bền vững, tập huấn nông nghiệp, chăn nuôi, lâm nghiệp, thúc đNy các tổ chức cộng đồng (các nhóm sở thích) và xây dựng hạ tầng nhỏ. Các trung tâm này là một dạng “đền bù gián tiếp” cho cộng đồng bị ảnh hưởng, Chương trình của BQL cần đảm bảo tính sở hữu và sự tham gia, trong đó có sự giám sát với việc lập và thực hiện kế hoạch của cộng đồng với hoạt động của trung tâm dịch vụ. Việc duy trì hoạt động lâu dài của các trung tâm này và khả năng bàn giao nó cho cộng đồng quản lý sau thời hạn dự kiến 4 năm cũng cần được chỉ rõ và xem xét.

- Việc lựa chọn mẫu đã được cân nhắc giữa số lượng mô hình điểm và số hộ tham gia ở mỗi loại hình. Chúng tôi cũng sẽ cân nhắc vấn đề này kết hợp với lồng ghép việc nâng cao năng lực và tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Đối với các trung tâm dịch vụ, Ban quản lý dự án sẽ xem xét và phối hợp với các đơn vị cấp huyện và xã để chuyển giao sau khi kết thúc dự án.

Mục 5.4.Lập kế hoạch khôi

phục và cải thiện sinh kế

Chú ý lồng ghép với các dự án khác để tăng cường công tác thú y (đào tạo cán bộ cho địa phương), các hoạt động tự quản ở cộng đồng để quản lý những vấn đề bất ổn

Cùng với chiến lược đa dạng hoá ngành nghề phi nông nghiệp, rất cần thiết đầu tư xây dựng chợ trong khu vực.

Trường mẫu giáo và trường học cho trẻ em cũng cần được xây dựng ở khu tái định cư. Cần đặc biệt chú trọng hỗ trợ cho các hoạt động này.

Cơ bản các chương trình đào tạo; đa dạng hóa ngành nghề; xây dựng các cơ sở hạ tầng và công trình công cộng ... đã được quan tâm và thể hiện đầy đủ trong RLDP và Quy hoạch tổng thể của dự án.

Trong quá trình thực hiện BAN QLDA sẽ có sự phối kết hợp hài hòa giữa các kế hoạch đã xây dựng với các nguồn lực được hỗ trợ khác của địa phương.

Việc xây dựng chợ và trường học đã trả lời tại mục 4.6 và mục 6.5

Page 20: BÁO CÁO PHẢN HỒI Ý KIẾN THAM VẤN DỰ ÁN THỦY …siteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/... · BÁO CÁO PH ẢN HỒI Ý KIẾN ... Báo cáo

20

Việc kiểm đếm để bồi thường thiệt hại khi giải phóng mặt

bằng xây dựng công trình thực hiện với cao trình nào? Việc kiểm đếm thực hiện ở cao trình mức nước lũ kiểm tra, ứng với

tần xuất lũ 1% và có xét đến nước dềnh đuôi hồ.

Dự án có quan tâm đến việc xây dựng các chương trình phối hợp hành động cụ thể với các tổ chức xã hộ của địa phương hay không? N ếu có cần triển khai sớm để đảm bảo cho công tác tuyên truyền

Ban QLDA nhận thấy việc tham gia của các cấp chính quyền sẽ góp phần quan trọng trong hoàn thành các mục tiêu chung của dự án. Vì vậy, trong quá trình thực hiện, Ban QLDA sẽ có sự phối hợp chặt chẽ và có các kế hoạch phối hợp cụ thể theo kế hoạch triển khai từng giai đoạn của dự án.

Mục 6.4. Các rủi ro đối với

cộng đồng dân tộc thiểu số

N goài những rủi ro dự án đã đề cập, đề nghị bổ sung thêm:

- Vấn đề an ninh trật tự: Khi dự án được thực hiện, cơ sở hạ tầng thôn bản tốt lên, việc giao lưu kinh tế -văn hoá (miền núi và miền xuôi, nông thôn với thành thị) ngày càng phát triển, các dịch vụ đời sống cũng phát triển theo( quán giải khát, nhà hàng, massage, karaoke...). Từ đó phát sinh mối quan hệ giữa lực lượng lao động trẻ trên công trường và thanh niên dân tộc địa phương(đặc biệt là trong quan hệ nam nữ), nếu không được kiểm soát tốt, lại do ngôn ngữ bất đồng, không những sẽ làm cho các hoạt động văn hoá mang bản sắc dân tộc không được bảo tồn, mà còn dễ dẫn đến tình trạng xô sát gây mất trật tự an ninh thôn bản

- Vấn đề này chúng tôi đã quan tâm và có biện pháp giảm thiểu trong Kế hoạch dân tộc thiểu số và Quản lý lán trại công nhân thuộc EMP. N goài ra Ban QLDA cũng đã thể hiện rõ vấn đề này trong quy hoạch tổng thể của dự án bằng cách thiệt lập 01 đồn công an tại khu vực dự án và có sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương nhằm giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực trong vấn đề an ninh.

Mục 6.5 Các biện pháp cho Các cộng đồng dân tộc thiểu

số

- Về kế hoạch phát triển dân tộc thiếu số đã có phân tích ở trên trong việc họ phải di dời khỏi nơi ở của họ đã từng gắn bó với đất đai, tài nguyên thiên nhiên nơi họ ở mà khung CS đền bù của DA không được tính đến, rõ ràng đây là một thiếu sót.

Đối với việc giáo dục, DA chỉ nêu lên hỗ trợ 1 bộ sách GK

( Tr78 ) vậy có sách rồi thì trường học ở đâu ? biện pháp khắc phục thế nào ? không thấy nêu biện pháp, các DA nơi khác người ta còn miễn học phí cho học sinh các gia đình phải di

- Trong dự án thủy điện Trung Sơn các hộ phải TĐC vần TĐC tại bản của mình và vẫn tiếp tục sử dụng các nguồn sinh kế của họ, do đó không có sự thay đổi lớn về phương thức sinh kế, văn hóa tinh thần. Tuy nhiên những vấn đề này cũng đã được cân nhắc trong báo cáo RLDP và Đề nghị xem thêm phần phụ lục của báo cáo (Bảng A22- bảng A24: về đất ảnh hưởng, quy hoạch sử dụng đất và cơ sở hạ tầng ở các khu tái định cư đã quy hoạch)

- Biện pháp hỗ trợ 01 bộ sách GK là 1 trong những gói hỗ trợ chung của dự án.

Đối với trường học bị ảnh hưởng: Sẽ được bồi thường để đảm bảo mục đích học sinh vẫn tiếp tục đến trường. Và việc xây dựng trường học

Page 21: BÁO CÁO PHẢN HỒI Ý KIẾN THAM VẤN DỰ ÁN THỦY …siteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/... · BÁO CÁO PH ẢN HỒI Ý KIẾN ... Báo cáo

21

dời ít nhất 2 năm, trong lúc chưa ổn đinh thì ở đây không thấy đề cập đến giải pháp này

- Biện pháp 2: Các chương trình cho phụ nữ (trang 79)

Ở 8 xã chịu tác động, một khoản tiền trị giá 50.000.000 đồng cho mỗi xã được cấp cho cho các chương trình về giới. Các chương trình này sẽ được hội liên hiệp phụ nữ xã và nhóm an toàn xã hội ở mỗi xã thảo luận và đề xuất. Các hoạt động cần tập trung vào việc nâng cao nhận thức về sức khỏe và an toàn trong quá trình thi công và vận hành đập. Sự tham gia vào các hoạt động tạo thu nhập nhỏ hoặc cơ sở hạ tầng nhỏ có thể là một cách hiệu quả để nâng cao nhận thức. Ban quản lý dự án sẽ xem xét và phê chuNn. N ên thêm vào: trên cơ sở lấy ý kiến của của hội liên hiệp phụ nữ huyện. Sau đó các chương trình sẽ được các hội liên hiệp phụ nữ xã triển khai dưới sự giám sát của Ban quản lý dự án.

sẽ được đảm bảo hoàn thành trước thời gian học sinh đến trường để có thể tránh tình trạng học sinh không có nơi học tập. Hơn nữa trong RLDP cũng đã đề cập ”GS nội bộ sẽ xác định các trường hợp trẻ không đến trường để tìm các giải pháp” xem thêm phần Giáo dục cơ bản

Đối với những hộ TĐC: N ếu ở nơi đến đã có trường học đủ điều kiện học tập cho học sinh của điểm tái định cư thì không xây dựng lớp học riêng nhưng dự án có thể xem xét hỗ trợ một phần kinh phí mở rộng hoặc nâng cấp trường học đó nếu cần. Tùy theo quy mô của các khu TĐC, dự án sẽ triển khai các lớp học cắm bản để đảm bảo việc đến trường của học sinh. Việc miễn học phí cho học sinh các gia đình phải di dời còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố của các cấp chính quyền và phù hợp với quy định của ngành, vấn đề này BAN QLDA sẽ quan tâm trong quá trình triển khai dự án.

- Vấn đề về giới đã được xem xét lồng ghép trong nhiều hoạt động của RP, CLIP và EMDP.

Khoản kinh phí 50 triệu là một khoản kinh phí riêng dành cho hoạt động của phụ nữ, trong quá trình triển khai BAN QLDA sẽ tham khảo ý kiến của Hội liên hiệp phụ nữ huyện để triển vấn đề này.

Mục 7.1 Khung thể chế, đoạn

các tổ chức thể chế

trong RP

( trang 84): “Các Sở Xây dựng, N ông nghiệp và Phát triển N ông thôn, Giao thông, Tài nguyên thiên nhiên và Mối trường phụ trách rà soát các bản đồ địa chính, quy hoạch khu tái định cư, chi phí bồi thường hàng năm và các kế hoạch bồi thường. Sở Tài Chính sẽ rà soát và đệ trình các chi phí và giá thay thế cho nhà và đất cùng với sự tham gia của các Ban ngành có

Theo nội dung của báo cáo đã trình bày: “Các Sở Xây dựng, N ông nghiệp và Phát triển N ông thôn, Giao thông, Tài nguyên thiên nhiên và Mối trường phụ trách rà soát các bản đồ địa chính, quy hoạch khu tái định cư, chi phí bồi thường hàng năm và các kế hoạch bồi thường. Sở Tài Chính sẽ rà soát và đệ trình các chi phí và giá thay thế cho nhà và đất cùng với sự tham gia của các Ban ngành có liên quan khác” đã bao gồm

Page 22: BÁO CÁO PHẢN HỒI Ý KIẾN THAM VẤN DỰ ÁN THỦY …siteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/... · BÁO CÁO PH ẢN HỒI Ý KIẾN ... Báo cáo

22

liên quan khác”.

Theo quy định tại N ghị định 80/2006/N Đ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và N ghị định số 197/2004/N Đ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi N hà nước thu hồi đất, thì trách nhiệm của các sở nêu trên là thNm định để cấp thNm quyền phê duyệt, chứ không thể chỉ là phụ trách rà soát được.

cả nội dung rà soát và thNm định. (Theo N ghị định 197/2004/N Đ-CP thì Sở Tài chính hoặc phòng tài chính huyện thNm định; hiện nay N ghị định 69/2009/N Đ-CP quy định là Sở TN MT hoặc phòng TN MT huyện thNm định và trình cấp tương đương phê duyệt).

Mục 7.2. Nhân sự

và Thiết bị

N hóm an toàn xã hôi (trang 89)nên được thành lập có đủ các thành viên các bên liên quan tham gia và nguồn kinh phí hoạt động sẽ do BQL cấp chứ không do BQL lập thì việc Giám sát và thúc đẫy sẽ không khách quan và GS nhóm An toàn xã hội hoạt đông thì do BQL và Chính quyền huyện tiến hành là hợp lý, có như thế thì nhóm này sẽ hoạt động khách quan hơn

- N hóm an toàn xã hội là đơn vị trực thuộc BAN QLDA để trực tiếp quản lý, tổ chức thực hiện và giám sát RLDP. N hóm ATXH sẽ chịu trách nhiệm trước BAN QLDA về kết quả của chương trình. Một nhóm giám sát độc lập không bao gồm các thành viên của BAN QLDA sẽ giám sát một cách khách quan các hoạt động của chương trình này.

Phần 8: Chi phí và Ngân sách

Về phần này ngoài việc tham khảo giá thay thế (bảng 2.8 trang 85 Phụ lục), báo cáo đã tham chiếu đầy đủ đơn giá bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc, cây cối hoa màu và chính sách hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất số 1048/QĐ-UBN D ngày 22/4/2008 của tỉnh Thanh Hoá và số: 2444/QĐ-UBN D ngày 6/10/2007 của tỉnh Sơn La .Tuy nhiên các đơn giá nói trên cũng đã cách xa thời gian dự kiến sẽ bắt đầu thực hiện RLDP, lại đặt trong bối cảnh hiện nay, giá cả thị trường liên tục biến động .

Về ngân sách cho kế hoạch TĐC không có mục kinh phí cho các hộ phải di dời được thuê nhà trong thời gian chờ đợi chưa có nhà của Khu TĐC.

N gân sách cho đào tạo, tham quan quá ít ( chỉ có 6 người đi tham quan học tập), mặt khác cơ cấu các hợp phần trong RLDP cũng chưa hợp lý, chi phí CLIP chiếm tỷ lệ 4,8% và chi

- Đơn giá sẽ được cập nhật tại thời điển thực nhiện bồi thường

- Các hộ sẽ chỉ di chuyển sau khi Ban QLDA đã hoàn thành xây dựng nhà mới cho các hộ bị ảnh hưởng nên sẽ không phát sinh nhu cầu thuê nhà. Đối với các hộ muốn tự di chuyển nhà có thể cần thuê nhà trong thời gian dựng nhà. Dự án sẽ xem xét vấn đề này.

- Kinh phí cho CLIP va EMDP được ước tính để thực hiện các chương tình đề xuất để đạt được các mục tiêu đặt ra. Trong qua trình hoàn thiện báo cáo Ban QLDA sẽ rà soát lại để đảm bảo có đủ ngân sách

Page 23: BÁO CÁO PHẢN HỒI Ý KIẾN THAM VẤN DỰ ÁN THỦY …siteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/... · BÁO CÁO PH ẢN HỒI Ý KIẾN ... Báo cáo

23

cho EMDP=0,6% tổng chi phí của RLDP là quá thấp. Vì thế trong giai đoạn chuNn bị đầu tư này đề nghị Chủ đầu tư (EVN )xem xét điều chỉnh:

- Cơ cấu lại chi phí cho các hợp phần của RLDP;

- N âng mức dự phòng phí từ 5% lên 10% cho cảc 2 loại dự phòng (trang 97);

- Bổ sung chi phí cho xây dựng chợ nông thôn và khu vực xử lý rác thải trong khu vực tái định cư (mục 8.2 trang 97: ngân sách cho RP dự án chính );

- N âng mức hỗ trợ cơ sở hạ tầng thôn bản trên cơ sở lượng hoá những nội dung của công việc để người bị ảnh hưởng có thể dễ dàng lưa chọn (mục 8.3 trang 100);

* Một khoản tiền đáng kể được dành cho hoạt động rà phá bom mìn (trang 98), tuy nhiên trong toàn bộ tài liệu của BQL không có chỗ nào đề cập đến rủi ro và khả năng tác động của bom mìn dư sót tới các cộng đồng bị ảnh hưởng. BQL cần đảm bảo cam kết với các cộng đồng bị ảnh hưởng là các vùng tái định cư là không có bom mìn.

* Về mua sắm và quản lý tài chính (mục 8.6 trang 102):

Tất cả chi phí sẽ được kiểm toán bởi các tổ chức liên quan của EVN và TSHBAN QLDA, nhưng đây mới chỉ là kiểm toán nội bộ, đối với dự án ODA, EVN và TSHPBAN QLDA còn phải thuê kiểm toán độc lập theo quy định.

cho hai trương trình này.

Quy hoạch các khu TĐC đã được EVN phê duyệt trong QHTT dựa trên quy mô các hộ TĐC ở các khu vực nông thôn miền núi theo các quy định của Việt N am, Các hộ bị ảnh hưởng phải tái định cư của dự án Thủy điện Trung Sơn đều được bố trí tái định cư trong cùng một Bản, chính vì vậy không có quy hoạch chợ nên không có chi phí này.

- Chúng tôi đã thuê đơn vị chuyên môn của Bộ Quốc phòng để thực hiện vấn đề này để đảm bảo các vị trí xây dựng điểm TĐC không có bom mìn

- Dự án sẽ cam kết thực hiện đúng chính sách của nhà tài trợ và Chính phủ Việt N am theo quy định

Phần 9: Cơ chế giải

quyết khiếu nại và khiếu

kiện

Phần này báo cáo nêu chưa thật rõ ràng và đầy đủ, hầu hết các dự án đầu tư xây dựng ở Việt N am hiện nay đều có liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình, mà lĩnh vực này lại liên quan đến nhiều quy định của pháp luật (đặc biệt là pháp luật về đất đai). Điều này chứng tỏ rằng không thể một mình TSHPBAN QLDA với một Ban giải quyết khiếu nại là được, mà nó phải được giải quyết theo

- Báo cáo đã nêu rõ Ban QLDA sẽ thành lập Ban giải quyết khiếu nại độc lập với cơ chế giải quyết khiếu nại để hỗ trợ trong giải quyết các khiếu nại. Cơ chế gải quyết khiếu nại, khiếu kiện sẽ được thực hiện theo đúng pháp luật Việt N am và được thực hiện từ cấp cơ sở như báo cáo đã trình bày.

Page 24: BÁO CÁO PHẢN HỒI Ý KIẾN THAM VẤN DỰ ÁN THỦY …siteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/... · BÁO CÁO PH ẢN HỒI Ý KIẾN ... Báo cáo

24

trình tự thủ tục trước hết từ cơ sở .

Trong mục “ Các khiếu nại” ( trang 103), có nội dung “Mâu thuẫn với công nhân đến” xây dựng công trình, việc này sẽ không thuộc phạm trù khiếu nại, khiếu kiện về các vấn đề liên quan đến RLDP mà là vụ việc dân sự, thuộc trách nhiệm của Ban Tư pháp hoặc Ban Công an xã giải quyết, nếu giao cho Ban giải quyết khiếu nại của Ban QLDA thuỷ điện Trung Sơn(TSHPBAN QLDA) thì e rằng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên cũng cần chỉ ra các loại vụ việc còn chưa được nêu như sự không hài lòng hay bất bình do :

đền bù không xứng đáng hay không phù hợp với các tổn thất và thiệt hại phải gánh chịu, kể cả khi trượt giá hoặc do ước lượng Ban đầu không phù hợp;

đền bù không đúng thời điểm, số lượng và chất lượng theo cam kết

Mặt khác EVN và TSHPBAN QLDA cần viện đầy đủ quy trình khiếu nại của WB, theo đó người bị thiệt hại có thể trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua đại diện của mình (ví dụ tổ chức phi lợi nhuận địa phương) khiếu nại tới N HTG ở Việt N am và cấp cao hơn. Chương trình của BQL phải làm rõ quyền của người bị thiệt hại được khiếu nại theo các quy định của WB và cả quyền dùng tiếng dân tộc của người dân tộc thiểu số được đảm bảo trong quá trình khiếu nại tố cáo.

Vì vậy đề nghị viết lại phần này cho chuNn mực hơn.

- "Mâu thuẫn với công nhân đến" ở phần này được hiểu là các mâu

thuẫn liên quan đến các quyền lợi của các hộ dân về các vấn đề môi trường và xã hội như nguồn nước sinh hoạt, dịch bệnh, tệ nạn xã hội ... mà dự án đã cam kết các biện pháp giảm thiểu khi có sự xuất hiện của đông công nhân.

- Các vấn đề này đã được thể hiện đầy đủ trong mục 9: Cơ chế giải quyết khiếu nại và khiếu kiện.

- Đây là Quy trình khiếu nại, khiếu kiện cho dự án nhằm để giải quyết những khiếu nại, khiếu kiện của người dân với dự án do đó không đề cập đến N gân hành Thế giới.

Cộng đồng mất nhà ở tuyến đường có được nhận đầy đủ các hồ sơ đền bù và việc công bố hồ sơ đó có đảm bảo sự minh bạch hay không?

Các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi tuyến đường thi công, vận hành Trung Sơn đều nhận được hồ sơ liên quan đến đất đai, tài sản và cây cối hoa màu của họ. Việc công bố các thông tin được thực hiện đầy đủ và minh bạch từ quá trình kiểm kê chi tiết, phê duyệt kinh phí bồi thường hỗ trợ đến khi chi trả xong tiền bồi thường.

Page 25: BÁO CÁO PHẢN HỒI Ý KIẾN THAM VẤN DỰ ÁN THỦY …siteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/... · BÁO CÁO PH ẢN HỒI Ý KIẾN ... Báo cáo

25

Phần 10: Giám sát và đánh

giá

- Tài liệu của EVN không đề cập đến cơ chế giám sát hiện tại của cộng đồng với các chương trình xóa đói giảm nghèo như chương trình 30a, hoặc vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân và các đoàn thể quần chúng, hoặc các quy định trong Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng (Ban hành kèm theo Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ). N hóm phản biện đề nghị BQL đưa các cơ chế có sẵn này vào hoạt động giám sát chương trình TĐC và PTSK. Họ cần được tập huấn về các chính sách an toàn của N HTG, nội dung kế hoạch TĐC và PTSK để giám sát. Đặc biệt, các cơ chế giám sát cần được tập huấn về quy trình khiếu nại tố cáo, và họ cần biết rõ là họ có thể khiếu nại tới N HTG trong những hoàn cảnh nào. Các tổ giám sát viên cũng cần được hình thành ở các thôn.

- Xuyên suốt báo cáo là việc dự án sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống sinh kế và văn hóa của đồng bào, không thống nhất với phần Khung Kết Quả ở trang 119 “ EMDP: Các dân tộc thiểu số được hưởng lợi từ dự án mà không mất gì cả”. Hoàn toàn không thực tế khi nói họ hưởng lợi mà không mất gì cả. Đề nghị làm rõ ý này. Tiêu chí đánh giá không mất gì cả cụ thể là như thế nào?

Ban QLDA luôn đánh giá cao sự giám sát của cộng đồng và xem đây là một trong những yếu tố đảm bảo sự thành công của dự án, Việc giám sát hiện có của cộng đồng là sẽ là cơ sở tốt để Ban QLDA và nhóm ATXH xây dựng các ban giám sát cộng đồng cho dự án. Việc xây dựng nhóm GSCĐ sẽ được thực hiện theo phương pháp có sự tham gia và sẽ được làm rõ hơn trong báo cáo RLDP cuối cùng

- EMDP: Đây là mục tiêu hướng tới của chương trình. Đối với chương trình EMDP đảm bảo rằng các hộ sẽ được hưởng lợi từ dự án. Chúng tôi sẽ làm rõ trong báo cáo RLDP cuối cùng.

10.1. Khung

chính sách TĐC, Mục

2.1

a) Đề nghị nên xem xét lại mức hỗ trợ gián đoạn sản xuất (trang 26):

- Hộ có một khNu được hỗ trợ 3 triệu đồng;

- Hộ có nhiều người thì từ người thứ 2 trở lên, mỗi người tăng thêm được hỗ trợ 2 triệu đồng.

Mức hỗ trợ như vậy quá thấp để có thể giúp người dân trong việc hỗ trợ sản xuất phục hồi sinh kế.

b) Cần làm rõ một số ý trong Phần 8: Lựa chọn, chuNn bị vi trí TĐC (trang 27-28)

- Có nói tới việc người dân sẽ được tham gia lập kế hoạch

a) Khung chính sách của Dự án trước khi được Thủ tướng chấp thuận đã được rút kinh nghiệm từ các Dự án thủy điện trước như Bản vẽ, Sơn La và các quy định của Chính phủ Việt N am thì mức hỗ trợ như vậy cũng không phải là thấp so với các dự án khác. Mặt khác, một chương trình hỗ trợ nên được đánh giá một cách tổng thể chư không nên chỉ dựa trên một hạng mục cụ thể.

b)

- Khung chính sách là để đưa ra định hướng và nguyên tắc để lập quy hoạch TĐC, Khung chính sách không nêu các vấn đề chi tiết như tham gia như thế nào? Được đi thăm bao nhiêu điểm TĐC, làm thế nào để các

Page 26: BÁO CÁO PHẢN HỒI Ý KIẾN THAM VẤN DỰ ÁN THỦY …siteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/... · BÁO CÁO PH ẢN HỒI Ý KIẾN ... Báo cáo

26

và thực hiện việc TĐC, nhưng không rõ là sẽ tham gia như thế nào?

- N gười dân sẽ được đi thăm bao nhiêu điểm TĐC dự kiến để quyết định họ sẽ chon điểm nào?

- Có đề cập tới việc cung cấp các lô đất cho bà con xây nhà ở khu TĐC. N hưng không thấy đề cập tới việc làm sao bố trí vị trí các hộ dựng nhà ở nơi mới một cách công bằng, không xảy ra tranh chấp, tị nạnh vi thông thường mỗi khu đất cho 1 bản sẽ có mảnh “đẹp” và “không đẹp”

lô đất đúng vị trí không gây các tị nạnh ... N guyên tắc này sẽ được tuân thủ trong quá trình triển khai cụ thể và tùy thuộc vào từng phần việc.

Một ví dụ để thấy rằng người dân tham gia vào việc TĐC đó là: Khi lựa chọn vị trí TĐC, Ban QLDA đã cùng với người dân bị ảnh hưởng đã khảo sát các vị trí có thể bố trí TĐC theo nguyện vọng của người dân, từ đó xem xét phương án nguồn nước và quy hoạch điểm TĐC phù hợp cho người dân. Toàn bộ vị trí TĐC hiện nay đều đã được điều chỉnh lại theo ý kiến của cộng đồng.

- Để tránh xảy ra trường hợp này và đảm bảo công bằng thì Ban QLDA sẽ phối hợp với DCC để tổ chức bốc thăm (như các DA khác). Vấn đề này sẽ được chúng tôi quan tâm và bổ sung trong mục “trình tự thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư" trong báo cáo RLDP cuối cùng.

Mức hỗ trợ di chuyển cụ thể là như thế nào? Mức hỗ trợ di chuyển 3 triệu đồng/ hộ có thực hiện di chuyển được không

Theo Khung chính sách đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì:

Mỗi hộ di dời sẽ nhận được một khoản hỗ trợ để di chuyển tới nơi ở mới. Mức hỗ trợ là 3.000.000 đồng đối với hộ di chuyển trong tỉnh; 5.000.000 đồng đối với hộ di chuyển ngoài tỉnh. Trong một số trường hợp đặc biệt, các hộ phải chờ để hoàn thành nhà ở mới ở nơi tái định cư mà không do lỗi chủ quan của họ thì được (i) cung cấp chỗ ở tạm thời hoặc (ii) tiền thuê chỗ ở tạm thời.

Kinh phí hỗ trợ di chuyển được dùng để di chuyển các vật dụng của gia đình trong quá trình di chuyển nhà.

10.2. Khung

chính sách bồi

thường, hỗ trợ, tái

định cư và phục hồi cuộc sống

a) Về đất SX và đất vườn (trang 31-32):

- Trong trường hợp quỹ đất hạn hẹp, chất lượng đất nơi mới không bằng đất nơi cũ thì việc bồi thường chênh lệch đất đai sẽ được thực hiện cụ thể ra sao? Vào thời điểm nào? Báo cáo có đề cập vấn đề nếu nhận đất xấu hơn đất cũ thì sẽ được nhận tiền chênh lệch và đất tốt hơn thì không phải trả thêm, nhưng thực tế hầu như chưa có nơi TĐC nào mà bà con nhận đất tôt hơn nơi cũ. Ai sẽ là người quyết định mức độ chất lượng của đất để bà con có thể nhận tiền chênh lệch? N hận 1

a) Trong trường hợp quỹ đất hạn hẹp và chất lượng đất không bằng đất nơi ở cũ thì thực hiện bồi thường bằng tiền mặt theo giá thay thế trước khi tiến hành thu hồi đất. Công việc bồi thường và đánh giá ảnh hưởng như thế nào sẽ do DCC thực hiện.

- Ban quản lý dự án đã có nghiên cứu về chất lượng đất trong khu vực dự án để làm cơ sở cho việc thực hiện bồi thường.

- Dự án đảm bảo rằng tiền bồi thường sẽ được trả cho người dân đầy đủ 100% và không khấu hao bất cứ một khoản gì. Các lần chi trả tiền bồi

Page 27: BÁO CÁO PHẢN HỒI Ý KIẾN THAM VẤN DỰ ÁN THỦY …siteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/... · BÁO CÁO PH ẢN HỒI Ý KIẾN ... Báo cáo

27

cho những người bị ảnh hưởng bởi dự án (Phụ lục

1):

lần hay chia làm nhiều lần (thực tế nhiều nơi bà con nhận tiền chênh lệch đất đai không phải 1 lần, mà nhỏ giọt rất nhiều lần, khiến họ không thể đầu tư sản xuất được)

b) Các công trình công cộng (trang 32-34)

- Có điểm TĐC nào bao gồm 2 bản hay không? N ếu có thì vấn đề nhà văn hóa sẽ giải quyết như thế nào, vì thông thường các bản không thích sử dụng chung nhà văn hóa. Việc 2 bản sử dụng chung nhà văn hóa rất dễ gây mâu thuẫn sau này.

- N ghĩa địa là 1 phần bắt buộc của mỗi điểm TĐC, không thể để lửng là “nếu có” như dự án đã nêu “Mỗi khu tái định cư được bố trí đất dành cho nghĩa địa, nghĩa trang (nếu có) phù hợp với quy hoạch của địa phương”( trang 34).Vị trí nơi chôn cất người đã khuất rất quan trọng đối với người Thái. Thực tế cho thấy việc không có nghĩa địa ngay khi người dân chuyển đển có thể là nguy cơ cho việc bùng nổ xung đột giữa cộng đồng TĐC và cộng đồng sở tại.

- Vấn đề cấp nước sinh hoạt nơi TĐC sẽ ra sao? Sau bao nhiêu lâu thì chuyển giao quyền quản lý cho bà con? N ếu trước đó xảy ra hỏng hóc hoặc tranh chấp thì sẽ xử lý thế nào? Thực tế cho thấy có những điểm TĐC chỉ sau 1 năm đã mất hoàn toàn nước sinh hoạt gây nhiều khó khăn cho đời sống của người dân. Thậm chí có nơi BQL Dự án chậm trễ không giải quyết để xảy ra tình trạng bà con không có nước sinh hoạt trên 6 tháng, thậm chí 1 năm và phải tự tìm cách chuyên trở nước từ rất xa hoặc dùng nước ao rất mất vệ sinh. Đề nghị chú trọng tới vấn đề cấp nước sinh hoạt tại các điểm TĐC và có phương án dự phòng khi có sự cố.

thường sẽ được DCC tham vấn ý kiến người dân trước khi thực hiện công tác chi trả .

b)

- Không có 1 điểm TĐC nào dành cho 2 bản đối với DA TĐ Trung Sơn

- Dự án sẽ phối hợp với chính quyền địa phương để bố trí quy hoạch các khu nghĩa địa phù hợp.

- Cấp nước sinh hoạt là mối quan tâm của Dự án khi lựa chọn vị trí TĐC. Hiện nay các vị trí TĐC, qua khảo sát, đánh giá của Ban QLDA thì đảm bảo nguồn nước. Trong quá trình xây dựng khu TĐC, dự án sẽ hướng dẫn và chuyển giao cho người dân sau khi hoàn thành việc di chuyển dân lên các khu TĐC. Các vấn đề về hỏng hóc hay tranh chấp sẽ được giải quyết xong trước khi bàn giao cho người dân

10.3. Các phụ lục khác:

- Phụ lục 3 . Kế hoạch cải thiện sinh kế cộng đồng, có thể thấy đơn giá được nêu ra đều quá thấp so với thời giá hiện tại (trang 89, 90 của Phụ lục). Các mức giá dự toán cho lợn giống (lợn thịt và lợn nái), gia cầm, thuốc thú y đều quá thấp so với giá thị trường hiện tại. BQL cần đưa ra mức đơn giá phù hợp

- Phụ lục 3: Đơn giá này được tham khảo trong thời điểm lập RLDP. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện sau này BAN QLDA sẽ cập nhật giá thị trường để đảm bảo được mục tiêu này.

Page 28: BÁO CÁO PHẢN HỒI Ý KIẾN THAM VẤN DỰ ÁN THỦY …siteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/... · BÁO CÁO PH ẢN HỒI Ý KIẾN ... Báo cáo

28

hơn.

- Phụ lục 5: có nêu các chủ đề tham vấn của các lần trước chưa được giải quyết (trang 97 và 98 của Phụ lục). Trong đợt tham vấn này, BQL cần nêu rõ cách thức tham vấn để giải quyết các vấn đề tồn đọng trong các tham vấn trước.

- Phụ lục 6 (trang 99-101) : Tài liệu tham khảo chưa đề cập

đến các chính sách an toàn của WB mà dự án sẽ phải áp dụng và các sổ tay về các thực hành tốt, ví dụ của Ủy Ban Đập Quốc tế. N PB đề nghị BQL cập nhật đầy đủ các chính sách an toàn của WB và những quy định mới từ Chính phủ Việt N am đối với dự án.

- Phụ lục 5: Một số tồn đọng của các đợt tham vấn trước đã được điều chỉnh trong bao cáo RLDP và đã thông tin đến cho người dân. Đợt tham vấn này cũng đã diễn ra với nguyên tắc “tham vấn tự do, tự nguyện và thông báo trước với người dân”, và nhận được nhiều ý kiến đóng góp của người dân, một số ghi nhận chúng tôi sẽ xem xét cân nhắc trong báo cáo cuối cùng.

- Phụ lục 6: Chúng tôi sẽ bổ sung các chính sách an toàn mà dự án sẽ áp dụng vào trong báo cáo cuối cùng.

Đơn giá bồi thường sẽ áp dụng như thế nào? Phạm vi ảnh hưởng của dự án liên quan đến 3 tỉnh Thanh Hóa, Hòa Bình và Sơn La thì đơn giá bồi thường có thống nhất được một mức giá chung hay không?

Giá bồi thường sẽ được thực hiện theo giá thay thế và sử dụng theo đơn giá của từng tỉnh ban hành và phù hợp với giá của thị trường. Vì vậy sẽ không có bộ đơn giá chung cho toàn bộ dự án.

II PHẦN BÁO CÁO SESIA

Báo cáo dài 197 trang, gồm cả trang bìa (trước và sau). Tuy nhiên tiêu đề tiếng Việt của báo cáo này chỉ có ở trang 2; còn trang bìa (1) lại là tiêu đề tiếng Anh về Kế hoạch quản lý môi trường [Environmental Management Plan] là không phù hợp. Cần đảm bảo đúng tên báo cáo bằng tiếng Việt để giúp người đọc tiếp cận và tìm hiểu trong quá trình tham vấn

Đây là sai sót trong khâu biên tập và kiểm soát in ấn. Vấn đề này sẽ được hiệu chỉnh tại bản báo cáo cuối cùng.

Phần Phụ lục (trang 196) có thể xem là không có tính hướng dẫn giúp cho những người quan tâm có thể tìm hiểu thêm thông tin cơ bản và phụ biểu chi tiết do (1) không có địa chỉ liên hệ với Ban quản lý dự án thuỷ điện Trung Sơn, và (2)

N hững thông tin này sẽ bổ sung trong báo cáo cuối cùng.

Page 29: BÁO CÁO PHẢN HỒI Ý KIẾN THAM VẤN DỰ ÁN THỦY …siteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/... · BÁO CÁO PH ẢN HỒI Ý KIẾN ... Báo cáo

29

không có danh mục tên từng phụ lục/phụ biểu của báo cáo này

Trong phân mục báo cáo chưa có chỉ mục số [1] cho phần Giới thiệu. Phần Mục lục của báo cáo chưa thể hiện đề mục Tóm tắt báo cáo. Các góp ý dưới đây mặc định chỉ mục số 1 cho phần Giới thiệu của báo cáo

Lỗi dịch thuật của bản tiếng Việt. Vấn đề này sẽ được chỉnh sửa trong báo cáo cuối cùng.

Mục Các khu bảo vệ và đa dạng sinh học (trang 26) viết “TSHPP nằm ở vùng chuyển tiếp giữa vùng sinh thái dải Trường Sơn và Bắc Tây N guyên” là sai về mặt vị trí địa lý vùng sinh thái.”.

Lỗi dịch thuật của bản tiếng Việt. Vấn đề này sẽ được chỉnh sửa trong báo cáo cuối cùng.

Phần Tổng quan về Dự án và SESIA đã giới thiệu một loạt những chính sách của Việt N am và yêu cầu chính sách của WB cho phát triển một công trình thủy điện. Điều này cho thấy thấy nếu các nhà đầu tư, nhà thầu và chính quyền các cấp nhận thức đầy đủ những quy chế, quy định đã đưa ra trong luật pháp Việt N am và tuân thủ các quy định và yêu cầu của WB liên quan đến tiến trình xây dựng một công trình thủy điện thì mới có thể hy vọng các tác động tiêu cực của việc xây dựng thủy điện Trung Sơn được giảm thiểu ở mức hợp lý/chấp nhận được và mới có thể nói đây là “một ví dụ thực tiễn tốt nhất cho việc phát triển nghành điện lực của Việt N am” (SESIA-trang 22) được.

Ban QLDA cùng với các bên liên quan sẽ có trách nhiệm quản lý và giám sát các nhà thầu thực hiện nghiêm túc kế hoạch quản lý môi trường theo tiêu chí đã được đề ra.

Bảng 1-1 Tiêu chí đánh giá tác động (Mục 1.2. Phương pháp đánh giá tác động/1.2.1 Tiêu chí đánh giá tác động - trang 35) trình bày 5 tiêu chí đánh giá (khả năng xuất hiện, cường độ, phạm vi địa lý, thời hạn và khả năng phục hồi) kèm xác định 3 mức độ tác động (thấp, vừa phải, cao) có thể hàm chứa những nguy cơ nhất định. Ví dụ, về tiêu chí thời hạn, báo cáo lựa chọn đánh giá tác động ở mức “thấp” đối với các tác động “liên tục hoặc không liên tục trong vòng ít hơn 3 năm” là hết sức sơ hở và rủi ro đối với tài nguyên thiên nhiên (rừng,

Trong SESIA mục 1.2 đã nêu rất rõ

Dự án đã tổng hợp một số các đặc điểm thiết kế về môi trường để giảm tối thiểu các tác động bất lợi của dự án lên môi trường của con người và tự nhiên. Các vấn đề đã xác định trong điều tra cơ bản được thu thập từ các nghiên cứu của PECC4 và các nghiên cứu môi trường khác trong báo cáo SESIA (Phần 4.0 và 5.0), và mô tả về dự án (Phần 2.0) được dùng để xác định các nhân tố tác đông tiềm tàng, mục 1.2.2 đã phân cấp tác động để đánh giá.

Page 30: BÁO CÁO PHẢN HỒI Ý KIẾN THAM VẤN DỰ ÁN THỦY …siteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/... · BÁO CÁO PH ẢN HỒI Ý KIẾN ... Báo cáo

30

nguồn cá, đa dạng sinh học) địa phương trong giai đoạn thực hiện dự án dự kiến từ 2010 đến 2015 (6 năm). Chẳng hạn, hoạt động chặt, dọn, phát rừng có thể làm cho một diện tích rừng lớn bị biến mất trong thời gian ngắn (kéo dài vài tháng, không nhất thiết phải liên tục). Khi đó, tác động (tiêu cực) sẽ có khả năng xuất hiện ở mức cao, và mức độ ảnh hưởng bất lợi đến các thành phần khác của hệ sinh thái (nguồn nước, đa dạng sinh học) không thể ở mức thấp được. Do đó, để có thể giảm thiểu nguy cơ, thời hạn của tiêu chí này cần phải giảm xuống theo đánh giá ở mức hàng năm.

Từ các nghiên cứu trên, với kinh nghiệm của tư vấn quốc tế đã tổng hợp và phân loại các tiêu chí trên. Đồng thời Tư vấn quốc tế cũng đã đánh giá tác động tồn dư sau khi đã thực hiện các phương pháp giảm nhẹ.

Đánh giá tác động môi trường là dự đoán một cách chủ quan dựa vào kinh nghiệm của các chuyên gia. Việc đưa ra các mức cũng dựa hoàn toàn vào quan điểm chủ quan. Tư vấn đã hiểu rõ điều này: do vậy họ đã đưa ra phần các tác động tồn dư trong phần tiêu chí đánh giá các tác động (đề nghị đọc kỹ báo cáo SESIA)

Báo cáo không lý giải được BQLDA dựa trên cơ sở khoa học/kỹ thuật nào để định ra các mức độ đánh giá (thấp, vừa phải, cao) như trong Bảng 1-1 cho từng tiêu chí đánh giá tương ứng. N ếu không có cơ sở này, Hội đồng thNm định sẽ không thể phán xét được kết quả đánh giá tác động của dự án như vậy đã đúng/phù hợp hay chưa. Báo cáo cũng không nói rõ ai/tác giả nào là người/bên định ra các tiêu chí đánh giá và mức độ đánh giá này.

Ban QLDA đã thuê Tư vấn thực hiện công việc này (xem trả lời ở trên)

Trong phần 1.3 Khung pháp lý và quy định của dự án, Mục 1.3.1 Luật pháp Việt N am, có một số văn bản pháp quy quan trọng và có liên quan đã không được viện dẫn và áp dụng cho quá trình đánh giá tác động môi trường, như: Luật khoáng sản (199x), Luật Thuỷ sản (?), Luật Đa dạng sinh học (2008), N ghị định 23/2006/N Đ-CP về Quy định quản lý các loài động, thực vật nguy cấp, quý hiếm, N ghị định 120/2008/N Đ-CP về Quản lý lưu vực sông,..

Dự án sẽ xem xét và bổ sung, cập nhật các quy định của Chính phủ vào báo cáo cuối cùng. Dự án cũng sẽ cập nhật và tuân thủ những quy định mới của chính phủ trong quá trình thực hiện dự án.

Báo cáo cho rằng “Dự án Thủy điện Trung Sơn (TSHPP) nhằm vào mục tiêu cung cấp nguồn điện giá rẻ để hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế cao hơn nữa của Việt Nam và nâng cao mức sống thông qua việc phát triển bền vững về môi trường và trách nhiệm xã hội của các nguồn thủy điện. Dự kiến của Dự án Thủy điện Trung Sơn là phát triển thủy điện ở quy mô

Theo thông lệ quốc tế và quy định của Việt N am, thủy điện Trung Sơn với công suất 260 MW được xem là thủy điện quy mô trung bình. Đập của thủy điện Trung Sơn với chiều cao 84,5 m là đập lớn theo quy định của WB vì vậy chính sách an toàn đập của WB phải được áp dụng.

Page 31: BÁO CÁO PHẢN HỒI Ý KIẾN THAM VẤN DỰ ÁN THỦY …siteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/... · BÁO CÁO PH ẢN HỒI Ý KIẾN ... Báo cáo

31

trung bình phục vụ như là một cơ sở thực tiễn tốt trong lĩnh vực năng lượng ở Việt Nam”. (mục 2.1 - trang 42)

Nhận xét: Cần nhìn nhận thực tế và khách quan hơn về phát triển thủy điện, không thể tạo “lạc quan” cho một biện pháp công trình gây nhiều tác động đến thiên nhiên và con người như thủy điện. Theo tiêu chuNn quốc gia và quốc tế Trung Sơn là công trình có quy mô lớn (đập cao 84,5 m, dung tích 348 triệu m3, công suất lắp 280 MW) chứ không phải trung bình. Số dân phải di dời lên đến 5746 người (Trang 44). Theo N ghị định của chính phủ N ghị định số 72/2007/N Đ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2007 về Quản lý An toàn Đập, điều 2, mục 3 nêu “ Đập lớn là đập có chiều cao tính từ mặt nền đến đỉnh đập bằng hoặc lớn hơn 15m hoặc đập của hồ chứa nước có quy mô dung tích bằng hoặc lớn hơn 3.000.000 m3 (ba triệu mét khối) và nêu trong điều 4 trong N ghị định Số 143/2003/N Đ-CP của chính phủ “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi”. Có thể thấy thủy điện Trung Sơn là dự án thủy điện quy mô lớn theo cả khía cạnh công suất, (260 MW), chiều cao đập (88 m) và dung tích hồ chứa (348 triệu m3) không thể coi “thủy điện có quy mô trung bình” như trong phần Tổng quan dự án của Báo cáo SESIA (trang 22) . Điều này là quan trọng để xác định các biện pháp an toàn đập và các chính sách liên quan.

Về vấn đề Kiểm soát lũ (mục 2.8.1) trong mục 2.8 Vận hành hồ chứa, thống nhất với đề xuất của báo cáo rằng “Quy trình vận hành hồ chứa Dự án thuỷ điện Trung Sơn cho việc kiểm soát lũ (…) đòi hỏi phải có sự điều phối của Ban chỉ huy phòng chống bão lũ và cứu nạn tỉnh Thanh Hoá”. Tuy nhiên, trong trường hợp các bên có liên quan yêu cầu có dòng chảy vượt quá quy tắc vận hành, báo cáo cho rằng các bên có liên quan phải trình kiến nghị lên UBN D tỉnh Thanh Hoá và Ban quản lý dự án thuỷ điện Trung Sơn để xem xét và phê duyệt

Trách nhiệm và phối hợp giữa các bên liên quan trong vận hành hồ chứa kiểm soát lũ sẽ tuân thủ theo quy trình vận hành hồ chứa được Bộ Công thương Ban hành tại Quyết định 5134/QĐ-BCT ngày 23/9/2008. Vấn đề này sẽ được cập nhật trong báo cáo cùng.

Quy trình vận hành hồ chứa có trong phụ lục 1.

Page 32: BÁO CÁO PHẢN HỒI Ý KIẾN THAM VẤN DỰ ÁN THỦY …siteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/... · BÁO CÁO PH ẢN HỒI Ý KIẾN ... Báo cáo

32

(trang 57) là chưa phân biệt rõ ràng về chức năng quản lý nhà nước (của UBN D tỉnh Thanh Hoá) và chức năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (BQLDA thuỷ điện Trung Sơn) cũng như quan hệ của các cơ quan liên quan của địa phương với BQLDA thuỷ điện Trung Sơn. Quy định ở đây phải là các bên liên quan kiến nghị UBN D tỉnh Thanh Hoá xem xét, phê duyệt và chỉ đạo BQLDA thuỷ điện Trung Sơn thực hiện các yêu cầu trong điều kiện cho phép và phù hợp. Quy định này cũng giúp tránh trường hợp doanh nghiệp (BQLDA thuỷ điện Trung Sơn) có thNm quyền ngang hoặc cao hơn UBN D tỉnh khi xử lý các vấn đề có tính chất địa phương (ví dụ: khi Sở N ông nghiệp – PTN T kiến nghị UBN D tỉnh yêu cầu BQLDA xả nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vùng hạ nguồn trong mùa khô hạn).

Về diện tích phòng lũ cho hạ lưu: theo bảng 2-1, Dung tích ứng với mực nước dâng bình thường N RWL 348.5 triệu m3, dung tích ứng với mực nước chết (Wbt) là 236.4 triệu m3 (không có dung tích phòng lũ) mà dung tích hữu ích, ngăn lũ (Wpl) 112 triệu m3 (vì dung tích hữu dung sẽ là 348.5 - 236,4 = 112 triệu m3) là hoàn toàn không thể hiểu được, vì như vậy có nghĩa trước mùa lũ hồ không có dung tích phục vụ việc phát điện (liệu có sự nhầm lẫn trong biên tập tài liệu?). Phần lý giải phòng lũ hạ du ở mục 2.8.1 cũng rất khó hiểu và không bình thường (dung tích phòng lũ đã lên đến 150 triệu m3. “Từ giai đoạn đầu cho tới giai đoạn cuối mùa lũ, nước trong hồ chứa phải duy trì ở cao trình FSL (160m), cho dù là chỉ đạt được vào thời điểm đỉnh lũ” thì lấy đâu ra dung tích phòng lũ hạ du? (trang 56).

Trong mùa lũ chính vụ dự án Trung Sơn dành toàn bộ dung tích hữu ích 112 triệu m3 cho công tác phòng lũ. Mực nước hồ luôn được duy trì ở mức nước chết là 150 m. Trong giai đoạn này toàn bộ lượng nước đến đều dùng để phát điện hoặc phải xả qua đập tràn. Trong trường hợp đặc biệt như lũ rất lớn thì dự án có thể xả thêm nước để hạ mực nước hồ xuống mức 145 m để tạo ra dung tích phòng lũ 150 triệu m3.

Các lý giải “Nếu dự báo cho thấy lũ dâng ở khu vực hạ nguồn, và mực nước trong hồ chứa đạt và thậm chí vượt mực nước kiểm tra (161.7m), sẽ phải xả đập tràn. Khi đạt được mực nước kiểm tra, phải mở hết các cửa và đường ống dẫn nước” (trang 56) cần phải xem lại vì như vậy hồ gây hại cho

Vấn đề này liên quan đến quy trình vận hành của nhà máy để đảm bảo an toàn đập. Do bản dịch chưa nêu rõ ý nên có thể dẫn đến hiểu lầm. Vấn đề này được hiểu như sau” “Nếu dự báo cho thấy có lũ đến, và mực nước trong hồ chứa đạt và thậm chí vượt mực nước kiểm tra (161.7m), sẽ phải xả nước qua đập tràn. Khi mực nước hồ đạt được mực nước kiểm tra, phải mở hết các cửa đập tràn và cửa lấy nước”. Vấn đề này xin xem

Page 33: BÁO CÁO PHẢN HỒI Ý KIẾN THAM VẤN DỰ ÁN THỦY …siteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/... · BÁO CÁO PH ẢN HỒI Ý KIẾN ... Báo cáo

33

hạ lưu khi lũ lớn. thêm trong quy trình vận hành hồ chứa ở phụ lục 1

Báo cáo nêu: “…cho thấy TSHPP là một trong những dự án tốt nhất về giá thành điện và chi phí vốn đầu tư cũng như tác động tiềm năng của nó đến môi trường, bao gồm mất rừng và việc di dân. Nếu không có dự án này, Việt Nam có khả năng phải đáp ứng nhu cầu năng lượng trong nước với chi phí kinh tế, môi trường và xã hội cao hơn.Ngoài những lợi ích này, dự án cũng sẽ cung cấp một phương tiện quan trọng về kiểm soát lũ lụt bởi khu vực này hiện chưa có phương tiện để kiểm soát lũ lụt. Nếu không có dự án, khu vực này sẽ không có một hồ chứa nước để bảo đảm cho tưới tiêu trong mùa khô hoặc để giảm thiểu lũ lụt tại các lưu vực trên sông Mã (PECC4, 2008a).” (trang 59). Nhận xét này mang tính chủ quan, cần phải giải thích rõ hơn các cơ sở đưa ra nhận định này.

Thứ nhất, cần khẳng định đây không phải là một nhận xét chủ quan mà dựa trên các nghiên cứu đánh giá đã được thực hiện trong các giai đoạn của dự án.

Thứ hai, mục đích của báo cáo EIA không phải chứng minh các vấn đề trên.

1.1. Phần Thông tin cơ sở về môi trường

Báo cáo đã trình bày các số liệu quan trắc và đo đếm theo các giá trị trung bình theo thời điểm (tháng, hằng năm) và địa điểm về chất lượng không khí, tiếng ồn, lượng mưa, tốc độ gió, độ Nm, độ bốc hơi, lưu lượng nước, tốc độ dòng chảy,… Tuy nhiên, một nhân tố quan trọng là thông tin cơ sở/thực tiễn về xu hướng biến đổi của các yếu tố môi trường nói trên tại địa phương lại không có trong báo cáo. Hạn chế này có thể dẫn đến những rủi ro cho công trình thuỷ điện và điều kiện kinh tế-xã hội-môi trường của địa phương do không thể dự báo, dự đoán và lồng ghép được yếu tố môi trường vào trong thiết kế kỹ thuật và quản lý công trình trong bối cảnh chịu tác động của biến đổi khí hậu đang tiếp tục diễn biến mạnh mẽ ở Việt N am và khu vực.

Trong quá trình thực hiện vẫn tiếp tục đánh giá và thực hiện giám sát quản lý môi trường tuân thủ theo EMP đã được thông qua nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là giảm thiểu các tác động tiêu cực xảy ra.

Đề nghị trong báo cáo phải có danh mục các loài động thực vật rừng quý hiếm ở khu vực dự án trong đề mục 4.5.3 Các loài được liệt kê (trang 80), kèm theo thông tin định mức độ quý hiếm của từng loài và đánh dấu các loài đã được pháp

N ghiên cứu về các loài động thực vật rừng quý hiếm đã nêu chi tiết trong báo cáo “Đánh giá tác động của dự án thuỷ điện Trung Sơn đến các khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trên cạn” – Thực hiện năm

Page 34: BÁO CÁO PHẢN HỒI Ý KIẾN THAM VẤN DỰ ÁN THỦY …siteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/... · BÁO CÁO PH ẢN HỒI Ý KIẾN ... Báo cáo

34

luật bảo vệ theo N ghị định 23/2006/N Đ-CP của Chính phủ về quản lý các loài động vật, thực vật rừng quý hiếm. Yêu cầu này là khách quan vì bản thân báo cáo cũng đã trình bày rất rõ các loài động vật dưới nước quý hiếm (đã được liệt kê trong Sách Đỏ) ở mục 4.6.3.

2008 bởi Trung tâm Đa dạng và an toàn Sinh học

Bảng 4-33 Đa dạng sinh học của hệ động vật trong khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu (trang 99) bị sai về thứ tự phân loại bộ, họ và loài không tương ứng với số lượng. Ví dụ: số lượng loài không thể ít hơn số lượng bộ và họ được.

Lỗi do dịch thuật sẽ được hiệu chỉnh trong báo cáo cuối cùng

1.2. Phần Cơ sở kinh tế-xã hội

Báo cáo xác định rõ 6 xã chịu tác động trực tiếp bởi dự án, bao gồm Trung Sơn (Quan Hoá); Tam Chung, Mường Lý và Trung Lý (Mường Lát); Xuân N ha và Tân Xuân (Mộc Châu); trong đó số hộ và số người bị dự án tác động bởi các hạng mục xây dựng dự án thuỷ điện được trình bày tại Bảng 5-2 (trang 110). Mặc dù báo cáo có xét đến tiêu chí “bản/các bản bị ảnh hưởng vì đóng ở vị trí hạ nguồn”, nhưng lại không đề cập đến phạm vi và (tên) các xã khác vùng hạ lưu dưới đập thuỷ điện có thể sẽ bị ảnh hưởng do hoạt động ngăn dòng chảy và tích nước phía thượng nguồn (không kể các xã bị ảnh hưởng trực tiếp nói trên). Điều này sẽ dẫn đến hệ quả là BQLDA không lường hết được những rủi ro môi trường và xã hội dự án có thể gây ra. Bằng chứng xây đập thuỷ điện ở vùng miền núi phía Tây Quảng N am dẫn đến thiếu nước sinh hoạt ở vùng hạ nguồn (t.p. Đà N ẵng) trong những năm gần đây cần được xem như là một bài học để các bên nghiên cứu và cân nhắc.

Dự án đã xác định phạm vi của dự án là các xã/bản nằm ở dọc sông Mã từ hạ lưu đập đến hợp lưu với sông Luồng. Do thời điểm này các tác động hạ lưu không thể xác định chính xác do vậy chỉ dự đoán khu vực hạ lưu có khả năng bị ảnh hưởng? Danh sách cụ thể các bản/xã sẽ được xác định trong quá trình triển khai và vận hành dự án.

1.3. Phần Đánh giá tác động

môi trường và kinh tế-xã

So sánh Bảng 1-1: Tiêu chí đánh giá tác động (trang 35) và Bảng 6-1: N hững tác động của xây dựng và đề xuất các biện pháp giảm nhẹ (trang 127), Bảng 6-2: Các tác động trong vận hành và biện pháp giảm nhẹ đề xuất (trang 164) và Bảng 6-3: Tóm tắt tác động tích luỹ của dự án (trang 178) cho thấy báo cáo không có sự nhất quán về tiêu chí đánh giá và mức độ

Lỗi do dịch thuật sẽ được chỉnh sửa trong báo cáo cuối cùng.

Page 35: BÁO CÁO PHẢN HỒI Ý KIẾN THAM VẤN DỰ ÁN THỦY …siteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/... · BÁO CÁO PH ẢN HỒI Ý KIẾN ... Báo cáo

35

hội đánh giá. Các dòng bôi đậm ở bảng dưới cho thấy sự khác biệt giữa các bảng về cả ngôn từ và nghĩa của các từ sử dụng. N ếu không có định nghĩa cho các khái niệm này sẽ không giúp người đọc hiểu được đầy đủ thông tin trong báo cáo.

Bảng 1-1 Bảng 6-1 Bảng 6-2 và 6-3

Tiêu chí đánh giá

Khả năng xuất hiện

Khả năng xảy ra

Khả năng xảy ra

Cường độ Cường độ Cường độ

Phạm vi địa lý Phạm vi địa lý

Phạm vi

Thời hạn Thời lượng Thời gian

Khả năng khôi phục

Khả năng đảo ngược

Sự đảo lộn

Tác động còn lại

Tác động tồn dư

Mức độ đánh giá

Thấp Th (thấp) TH (thấp)

Vừa phải Tb (trung bình)

TB (trung bình)

Cao Cao C (cao)

N hìn chung, kết quả đánh giá tác động trình bày tại các bảng 6-1, 6-2 và 6-3 cho thấy hầu hết các chỉ tiêu xem xét đều được đánh giá ở mức thấp (Th) trong quá trình thi công và vận

- Ý kiến này không đưa ra luận cứ hay dẫn chứng nào để cho thấy sự không hợp lý trong đánh giá tác động vì vậy Ban QLDA không phản hồi

Page 36: BÁO CÁO PHẢN HỒI Ý KIẾN THAM VẤN DỰ ÁN THỦY …siteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/... · BÁO CÁO PH ẢN HỒI Ý KIẾN ... Báo cáo

36

hành nhà máy thuỷ điện Trung Sơn. Điều này trở nên nghi ngờ về tính đúng đắn và khách quan của người/chuyên gia đánh giá và kết quả đánh giá. Kết quả đánh giá này sẽ có thể không khuyến khích và bắt buộc BQLDA thuỷ điện Trung Sơn phải có sự quan tâm thích đáng trong việc áp dụng và thực hiện đầy đủ các biện pháp giảm thiểu tác động ở mức cần thiết, hoặc lNn tránh trách nhiệm khi có các rủi ro xảy ra ở phạm vi lớn.

ý kiến này. Về cơ sở để đánh giá các chỉ tiêu này xin xem thêm phần phản hồi của Ban QLDA tại phần câu hỏi của Bảng 1-1 Tiêu chí đánh giá tác động (trang 29 phần trên)

Mục 6.1 Giai đoạn thi công báo cáo đã đề dẫn tóm tắt các hướng tác động (môi trường) quan trọng của dự án có ảnh hưởng đến nguồn nước, không khí; nhưng không đề cập đến yếu tố tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học.

Bảng 6-1 trình bày tóm tắt những tác động của xây dựng và đề xuất các biện pháp giảm nhẹ (trang 128). Khi đề cập đến vấn đề “mất độ che phủ rừng” và dẫn đến “mất đất sản xuất” trong quá trình “chuNn bị hồ chứa”, báo cáo đề ra mục tiêu giảm nhẹ “di chuyển rừng chỉ được nằm trong các vùng chỉ định” dường như là một kiểu chơi chữ, không phản ánh đúng bản chất của hành vi ở đây - rằng không phải là “di chuyển rừng” mà là “chặt hạ”, “phát quang” rừng; và do đó, biện pháp giảm nhẹ không thể là “tránh phát quang quá mức so với yêu cầu của dự án” mà phải là bắt buộc dư án “không được phép phát quang quá mức theo thiết kế dự án đã được phê duyệt”. N goài ra, biện pháp giảm nhẹ “giảm thiểu hoạt động xây dựng trong thời gian sinh sản, làm tổ” để đạt mục tiêu “không làm mất đi các loài vật có trong danh sách…” là hoàn toàn không khả thi về cả tư vấn khoa học (không có đủ kiến thức và thông tin về mùa sinh sản) và thực tiễn (yêu cầu tiến độ, khối lượng xây dựng, tránh mùa mưa lũ,…)

Phần đề dẫn của 6.1 đã nêu rõ: sẽ gây tác động lên tài nguyên lý sinh – biophysical resources: đã bao gồm trong đó thiên nhiên và đa dạng sinh học.

Lỗi do dịch thuật sẽ được chỉnh sửa trong báo cáo cuối cùng.

Để giảm thiểu “mất độ che phủ rừng”, báo cáo của BQLDA không đề cập đến việc đầu tiên cần phải làm là “xây dựng kế hoạch phát quang, quản lý và tận dụng lâm sản lòng hồ và khu vực dự án” như là một biện pháp giảm thiểu căn

Ban quản lý đã có một báo cáo chi tiết về kế hoạch dọn lòng hồ để nhằm tối ưu việc tận thu lâm sản có giá trị và đảm bảo chất lượng nước trong khu vực hồ chứa khi tích nước. Việc phối hợp triển khai các công việc giữa các đơn vị đã được xem xét kỹ lưỡng. Thiết kế chi tiết thu dọn

Page 37: BÁO CÁO PHẢN HỒI Ý KIẾN THAM VẤN DỰ ÁN THỦY …siteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/... · BÁO CÁO PH ẢN HỒI Ý KIẾN ... Báo cáo

37

bản. BQLDA cần phải phối hợp với cơ quan kiểm lâm và chính quyền địa phương để xây dựng, thực hiện và giám sát thực hiện kế hoạch này theo đúng Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng (2004) và các quy định hiện hành khác của nhà nước.

Về tác động mất khoản thu nhập tiềm năng, biện pháp có đề cập đến đền bù tài chính cho việc mất mát tài nguyên nguyên rừng nhưng không thấy thể hiện việc đền bù này trong các tài liệu khác về đền bù ( Trang 129 )

lòng hồ sẽ được lập trong giai đoạn thực hiện dự án.

Có được hỗ trợ một cách đầy đủ trong các gói phát triển sinh kế.- đề

nghị tìm hiểu rõ trong RLDP

Khi đánh giá tác động của dự án đối với đa dạng sinh học (Bảng 6-1), báo cáo chủ yếu đề cập đến vấn đề mất rừng hoặc tác động do tiếng ồn đối với động vật hoang dã. Trong khi đó, có hai mối đe doạ quan trọng (và nghiêm trọng) mà không được nhắc đến rõ ràng trong báo cáo là (1) khai thác, vận chuyển và buôn bán gỗ trái phép; và (2) săn bắn, vận chuyển, buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã trái phép. Thực tế đây mới chính là những rủi ro lớn đối với cả 3 khu bảo tồn ở sát vùng dự án do (1) nhu cầu tiêu thụ tăng khi lượng công nhân thuỷ điện tập trung lên gần 4000 người, và do đó (2) thúc đNy cộng đồng địa phương săn bắn và khai thác trái phép, gồm cả những người chưa thể ổn định sinh kế sau tái định cư, tiếp tục săn bắn, chặt gỗ khi không có lựa chọn nào khác ngoài sinh kế truyền thống. Thực tiễn cho thấy khả năng kiểm soát và giảm nhẹ các mối đe doạ này ở Việt N am nói chung là rất kém; do đó khi thời gian thực hiện dự án kéo dài đến 5 năm, thì tác động tích luỹ đối với đa dạng sinh học sẽ ngày càng cao hơn và có thể sẽ dẫn đến nguy cơ các quần thể động vật hoang dã trong khu vực bị cạn kiệt, và khi đó tất nhiên tình trạng này sẽ không thể đảo ngược được.

Bảng 6-1 : cần phải bổ sung và làm rõ thêm những vấn đề tồn tại để hoàn chỉnh tài liệu đánh giá tác động

Đối với hệ thực vật và cả động vật trong khu vực dự án ( Tr 144 và 145 ) chưa nêu ra tác động tiềm Nn là tạo ra sự cách

Vấn đề này đã được phân tích, đánh giá trong “Đánh giá tác động của dự án thuỷ điện Trung Sơn đến các khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trên cạn” – Thực hiện năm 2008 bởi Trung tâm Đa dạng và an toàn Sinh học. Các biện pháp giảm thiểu những tác động này đã được đề xuất trong báo cáo trên và trong báo cáo kế hoạch quản lý lán trại thi công. Các nghiên cứu bổ sung trong giai đọan thực hiện dự án cũng sẽ cân nhắc nghiên cứu kỹ hơn vấn đề này.

.

Ban QLDA sẽ xem xét phối hợp với tư vấn để giải quyết vấn đề tạo ra sự cách biệt đối với các hệ sinh thái.

Page 38: BÁO CÁO PHẢN HỒI Ý KIẾN THAM VẤN DỰ ÁN THỦY …siteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/... · BÁO CÁO PH ẢN HỒI Ý KIẾN ... Báo cáo

38

biệt về các sinh thái và các sinh cảnh do khi nước hồ dâng lên mà hiện nay những hệ sinh thái này còn là hành lang xanh nối giữa các khu Bảo tồn với nhau thành một vùng rộng lớn. Cần phải có biện pháp giảm thiểu cụ thể ,chứ không nêu chung chung thì quá trình thực hiên EMP sẽ rất khó khăn.

Hệ sinh thái dưới nước

Trong SESIA có đề cập đến hệ sinh thái dưới nước gồm cá và các động vật thủy sinh. Tuy nhiên đây là hệ sinh thái của sông tự nhiên. Khi tạo thành hồ chứa, hệ sinh thái sẽ bị biến đổi, một số loài có thể bị mất đi, một số loài có thể tăng lên và thậm chí sinh ra một số loài là vật chủ truyền bệnh cho người.

Mặt khác, hầu hết bùn cát (sediment) bị giữ lại trong hồ, nguồn thức ăn cho động thực vật phù du có thể giảm đi và do đó nguồn thức ăn của cá cũng có thể giảm đi. Cần xem xét vấn đề này.

Khi dòng chảy hạ lưu đập thay đổi thì hệ sinh thái tự nhiên cũng thay đổi. Các yếu tố dòng chảy như nhiệt độ nước, tốc dộ dòng chảy sẽ thay đổi. Các loài động vật thủy sinh cũng thay đổi. Cần xem xét vấn đề này.

Các vấn đề này đã được đề cập trong báo cáo Cá và nghề Cá. Ban QLDA cung sẽ xem xét để xác định có cần các nghiên cứu bổ sung về các vấn đề này không.

Đối với các khu Bảo tồn trong vùng Dự án (Tr 146-149 ) Các biện pháp giảm nhẹ đều khuyên tăng cường việc bảo vệ, vì khi thi công dự án sẽ có hơn 4000 người hàng ngày xâm nhập vào rừng và lấy các sản phNm của rừng. Để tăng cường bảo vệ cần bổ sung lực lượng người, phương tiện và kinh phí cho những KBT này. Trong dự án chưa thấy nêu ra cụ thể mà chỉ nêu chung và lại lấy từ nguồn kinh phí khác là không đúng mà DA phải có trách nhiệm đầu tư cho hoạt động này

- Biện pháp này đã được đề xuất trong “Đánh giá tác động của dự án thuỷ điện Trung Sơn đến các khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trên cạn”.

N hững biện pháp giảm nhẹ tác động được đưa ra không đồng bộ với các giải pháp cụ thể và mạnh mẽ trong các chương trình tái định cư , sinh kế và dân tộc thiểu số Ví dụ : Tại 6.1.6.2 – Mất mát rừng dùng làm kế sinh nhai, các biện

Vấn đề sính kế được giải quyết một cách chi tiết trong báo cáo RLDP. Có rất nhiều biện pháp được đề xuất nhằm giúp người dân khôi phục và cải thiện kế sinh nhai.

Page 39: BÁO CÁO PHẢN HỒI Ý KIẾN THAM VẤN DỰ ÁN THỦY …siteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/... · BÁO CÁO PH ẢN HỒI Ý KIẾN ... Báo cáo

39

pháp giảm nhẹ nêu ra trong tài liệu quá đơn giản , đối với hộ gia đình bị di dời, tài liệu chỉ có cấp đất bù, nhưng trong RLDP thì chỉ bù băng 1,5 ha/ hộ vả 300m2 đất vườn thì làm sao bù đăp được sự mất mát tiềm Nn này !

Bảng 6-2 : cần khNn trương tìm biện pháp bổ sung cụ thể trong bảng này và gắn liền với biện pháp cụ thể ở RLDP

Về diện tích đất canh tác, 1,5 ha là diện tích tối thiểu mà Ban QLDA đảm bảo sẽ cấp cho mỗi hộ gia đình. Trên thực tế, các hộ bị ảnh hưởng vẫn tiếp tục sử dụng diện tích đất còn lại cùng với diện tích đất khai hoang bởi dự án. Do vậy, phần lớn người dân sẽ có diện tích canh tác lớn hơn 1,5 ha/hộ.

Bảng 7-2 N hững quan tâm và đề nghị của dân bản : cho thấy nguồn thu nhập của họ chủ yếu là từ sản phNm nông nghiệp, từ rừng, từ chăn nuôi nhưng mối quan tâm của họ là nhờ vào sự bồi thường chứ không thấy họ quan tâm đến sinh kế lâu dài vậy phai chăng là nguồn thông tin đến với họ về chính sách không đầy đủ và đề nghị của họ cũng đơn giản như vậy

- Dự án đã tiến hành tham vấn rất nhiều lần trong đó đã thông tin rất đầy đủ các tác động và các quyền lợi của người dân đến với cộng đồng. Trên thực tế, rất nhiều khuyến nghị của người dân trong đợt tham vấn vừa qua liên quan đến kế sinh nhai lâu dài.

Vận hành hồ chứa: Theo SESIA, vào mùa lũ, từ giữa tháng 7 đến giữa tháng 9, mực nước hồ sẽ được giữ ở 150m. N ếu chủ công trình vận hành hồ chứa có thể sẽ không tuân theo do sợ mất tiền điện như đã xNy ra. Vai trò của địa phương như thế nào trong vấn đề vận hành hồ chứa để đảm báo an toàn hạ lưu trong mùa lũ ?

Từ giữa tháng 9 đến tháng 7 năm sau dòng chảy hạ lưu đập sẽ phụ thuộc vào lưu lượng xả ra từ tuốc bin. Chạy máy hay không chạy máy đề do chủ công trình quyết định tùy thuộc vào nhu cầu điện. Khi xung đột về nhu cầu nước ở hạ lưu thì giải quyết như thế nào ?

Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn trong quy trình vận hành hồ chưa thuỷ điện Trung Sơn đã được Bộ Công thương Ban hành tại quyết định số 5134/QĐ-BCT ngày 23/9/2008.

Lệnh vận hành hồ thuỷ điện Trung Sơn nếu trái với các quy định trong quy trình này, dẫn đến công trình đầu mối, hệ thống các công trình và dân sinh ở hạ du bị mất an toàn thì người ra lệnh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Một số nhận xét khác:

Báo cáo SESIA nhìn chung đã phân tích bổ sung khá nhiều chi tiết và số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường, dân cư và các điều kiện kinh tế xã hội trong và các khu vực có thể chịu tác động của thủy điện Trung Sơn trong tương lai. Báo cáo đã nêu ra được các tác động có thể nảy sinh, mức độ và các biện pháp giảm thiểu đến môi trường, tài nguyên, dân cư

Đã được giải quyết ở các phần trên. Tuy nhiên đây là báo cáo tổng hợp được tổng hợp từ các nghiên cứu riêng, các nghiên cứu này đã đi sâu nghiên cứu cụ thể, đánh giá khách quan và có cơ sở khoa học

Page 40: BÁO CÁO PHẢN HỒI Ý KIẾN THAM VẤN DỰ ÁN THỦY …siteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/... · BÁO CÁO PH ẢN HỒI Ý KIẾN ... Báo cáo

40

trong khu vực ảnh hưởng của công trình.

Tuy nhiên, các nhận định ở phần đầu báo cáo là chưa thuyết phục và thiên lệch không phản ảnh được thực tế các tác động của thủy điện đối với môi trường, sinh thái, tài nguyên thiên nhiên và con người, dễ dẫn đến tư tưởng chủ quan và thực hiện không triệt để các giải pháp giảm thiểu kiến nghị.

Các biện pháp giảm thiểu cần lượng hóa hơn nữa (về thời gian, về đinh lượng..).

Diện tích rừng sẽ bị thu hẹp dẫn đến nguồn nước sẽ bị cạn kệt và không đủ cung cấp cho các khu tái định cư, dự án đã nghiên cứu đến vấn đề này hay chưa?

Dự án đã đánh giá được những tác động khi triển khai dự án lên rừng và có các biện pháp giảm thiểu nhất định để phục hội nhanh các diện tích rừng bị mất, triển khai các mô hình canh tác bền vững để tránh xói mòn và bảo vệ nguồn nước.

Dự án đã cấp nhật đến vấn đề chi trả môi trường rừng hay

chưa N hư chúng tôi đã trả lời ở các phần trên, Dự án lựa chọn phương

pháp tiếp cận thích ứng, vì vậy các quy định mới sẽ được áp dụng trong quá trình thực hiện và đảm bảo tránh được sự xung đột.

III PHẤN EMP

2.1 Mục tiêu của

EMP

Theo Kế hoạch Quản lý Môi trường của N gân hàng Thế giới (OP 4.01, Annex C -Environmental Management Plan - WB): “ Kế hoạch Quản lý Môi trường của một dự án (EMP) sẽ bao gồm một loạt biện pháp về giảm thiểu, giám sát và thể chế sẽ được tiến hành trong thời gian xây dựng và vận hành công trình nhằm loại trừ những tác động bất lợi cho môi trường và xã hội hoặc đền bù, giảm thiểu ở những mức độ có thể chấp nhận được” và EMP bao gồm những kế hoạch cụ thể kể cả xác định chi phí cho những biện pháp giảm nhẹ, đền bù..” (cho giảm nhẹ, giám sát, tăng cường năng lực, thời gian thực hiện và ước tính kinh phí). Đặc biệt yêu cầu của WB là EMP phải mô tả cụ thể, trách nhiệm của mỗi bên tham gia dự án và kế hoạch này phải được lồng ghép với trong tất cả các

Các tác động, các biện pháp giảm thiểu và trách nhiệm của các bên trong thực hiện EMP đã được nghiên cứu trên cơ sở khoa học, kinh nghiệm của các dự án khác, yêu cầu của WB và Việt N am cũng như nhữg đặc trưng riêng của dự án thủy điện Trung Sơn. Ban QLDA sẽ cùng phối hợp với tư vấn để làm rõ hơn vấn đề này trong báo cáo cuối cùng.

Page 41: BÁO CÁO PHẢN HỒI Ý KIẾN THAM VẤN DỰ ÁN THỦY …siteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/... · BÁO CÁO PH ẢN HỒI Ý KIẾN ... Báo cáo

41

giai đoạn từ quy hoạch, thiết kế, đầu tư và thực thi dự án.

Đối chiếu các tiêu chí của WB, nhận thấy Báo cáo EMP (Báo cáo) của thủy điện Trung Sơn đã đưa ra khá chi tiết các tác động, các giải pháp giảm thiểu, trách nhiệm của các bên liên quan trong các giai đoạn từ thi công đến vận hành công trình. Tuy nhiên theo người phản biện các vấn đề, biện pháp và trách nhiệm còn nhiều điểm chung chung cho tất cả các công trình thủy điện, chưa có những xem xét, đánh giá cụ thể cho thủy điện tai Trung Sơn, chưa xác định được mức độ giảm thiểu hợp lý và chi phí cho các biện pháp giảm thiểu.

2.3 Mục 1 - Giới thiệu chung

Trong mục 1.1. Bối cảnh, EMP nêu mục tiêu của Báo cáo gồm “Bổ sung vào đánh giá tác động môi trường và xã hội Bổ sung” và “là tài liệu hướng dấn cho kế hoạch tái định cư và phát triển sinh kế”. Theo nội dung và các phụ lục kèm theo, Báo cáo dường như tập trung cho mục tiêu đầu. Không thấy hoặc rất ít đề cập đến hướng dẫn cụ thể phục vụ cho mục tiêu sau, “Di dân và tái định cư”. Di đân & tái định cư theo phản biện là tác động môi trường-xã hội lớn nhất do Dự án gây ra và những bên có trách nhiệm cần phải làm tốt để bảo đảm quyền lợi, sinh kế, ổn định kinh tế cho cộng đông, người dân và ổn định xã hội khu vực. Mặc dù đã có Báo cáo riêng về kế hoạch di dân và tái định cư, nhưng EMP cần đánh giá và có kế hoạch hướng dẫn theo yêu cầu của WB.

Đối với những dự án phức tạp có phạm vi tác động lớn như dự án thủy điện Trung Sơn thì cần có sự tiếp cận tổng hợp và qua lại giữa môi trường và tái định cư. Tuy nhiên, từ góc độ triển khai dự án cần có sự phân định tương đối giữa các vấn đề về môi trường và xã hội.

Vì những lý do trên, báo cáo RLDP va EMP được lập một cách riêng biệt nhưng vẫn phải đảm bảo sự tương tác và thống nhất giữa hai kế hoạch trên.

- Lỗi này nguyên gốc là do dịch thuật từ tiếng anh sang tiếng việt. không phải là tài liệu hướng dẫn (companion: đi cùng ) mà là tài liệu phối hợp để thực hiện các công việc cụ thể nhằm giảm thiểu các tác động của dự án lên Môi trường khu vực.

Mục 1.3 đoạn 2 có nêu “Nghiên cứu khả thi được thực hiện để nhận diện vị trí tốt nhất để tối đa hóa việc phát điện và giảm thiểu tác động môi trường và xã hội”. Ý kiến phản biện không nhất trí với nhận xét này vì phát triển thủy điện để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, can thiệp và làm thay đổi cơ bản điều kiện tự nhiên của một hệ sinh thái ở một phạm vi rộng và tác động lớn đến sự ổn định, văn hóa và sinh kế của cộng đồng dân cư, vì vậy đây là bài toán đánh đổi, do đó khó và gần như không thể dung hòa giữa việc tối ưu hóa lợi ích

Chúng tôi không đồng ý với cách suy luận này. Bất cứ hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng nào cũng có tác động về mặt môi trường và xã hội. Không chỉ ở Việt N am mà ở tất cả các nước khác, tối ưu hóa phương án đầu tư để đạt được lợi ích cao nhất bao gồm xét đến cả các yếu tố môi trường và tái định cư luôn là một nhiệm vụ hàng đầu. Báo cáo nghiên cứu khả thi là một trong những công cụ để đạt được mục tiêu này. Đây không phải là bài toán đánh đổi mà là bài toán tối ưu.

Page 42: BÁO CÁO PHẢN HỒI Ý KIẾN THAM VẤN DỰ ÁN THỦY …siteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/... · BÁO CÁO PH ẢN HỒI Ý KIẾN ... Báo cáo

42

phát điện với giảm thiểu tác động môi trường và xã hội. Quan điểm này sẽ tác động đến ý thức của người đầu tư và thi công công trình. Đã tối đa hóa mục đích phát điện, không thể nói giảm thiểu tác động môi trường.

2.4 Mục 2 Tổng quan về dự án

Diện tích mặt hồ nên lấy với mực nước gia cường vì đây là mực nước không cho phép con người và các hoạt động sản xuất được tiến hành/tiến hành thường xuyên. Do đó diện tích mặt hồ nêu ở tất cả các Báo cáo là 1313 ha (phụ lục G-1 là 1466 ha) ứng với mực nước dâng bình thường là thấp so với thực tế ngập.

Trong bảng thông số dự án, diện tích mặt hồ 1313 ha là diện tích ứng với mực nước dâng bình thường (số liệu tại phụ lục G-1 bị nhầm lẫn khi dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt sẽ được chỉnh sửa trong bản báo cáo cuối cùng).

Tuy nhiên, khi cắm mốc ranh giới phục vụ đền bù đã tính đến mực nước dềnh ứng với lũ tần suất 1%, theo đó diện tích mặt hồ là 1538,95 ha đã được Tập đoàn điện lực Việt nam phê duyệt Quy hoạch Tổng thể di dân tái đinh cư tại quyết định số 137/QĐ-EVN ngày 02/4/2009.

2.5 Mục 3 - Những rủi ro chính về

môi trường

Bảng 3-1 Tóm tắt những tác động chính trong giai đoạn thi công (trang 23) trong báo cáo không đề cập gì đến các tác động và rủi ro được cho là quan trọng như: ảnh hưởng nguồn nước và làm suy giảm chất lượng nước:

N goài ra, báo cáo có nêu một số tác động như “mất tính đa dạng sinh học” vẫn có tính chất chung chung, không thể hiện được rõ bản chất của tác động chính là (1) làm suy giảm số lượng quần thể và cá thể các loài động vật hoang dã, và (2) tăng nguy cơ không thể phục hồi các giá trị đa dạng sinh học bản địa, nhất là các loài quan trọng và sinh cảnh của chúng.

Yếu tố suy giảm chất lượng nước trong giai đoạn thi công sẽ được phân tích và cập nhật trong báo cáo cuối cùng.

N hững vấn đề này đã được nghiên cứu chi tiết trong báo cáo “Đánh giá tác động của dự án thuỷ điện Trung Sơn đến các khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trên cạn” thực hiện bởi Trung tâm đa dạng và an toàn sinh học thực hiện năm 2008. Mục đích chính của EMP là đưa ra các kế hoạch nhằm hiện thực hóa các biện pháp giảm thiểu vì vậy sẽ không hợp lý đưa nhunữg kết quả đó vào EMP.

2.6 Mục 4 - Vai trò và trách

nhiệm EMP

Khi xác định vai trò và trách nhiệm thực hiện EMP, báo cáo đã nêu ra 6 bên liên quan gồm có: Tập đoàn điện lực Việt N am (EVN ), Ban quản lý dự án thuỷ điện Trung Sơn, Tư vấn giám sát, nhà thầu thi công, tư vấn giám sát môi trường độc lập, và chính quyền địa phương, nhưng chưa nêu cụ thể, đích danh đối tượng để các bên quan tâm có thể giám sát.

- Phòng/Ban nào của EVN trực tiếp chịu trách nhiệm

EVN là đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện tất cả các cam kết về RLDP và EIA/EMP. EVN sẽ cần huy động đủ nguồn lực để thực hiện các cam kết này. EVN ủy quyền cho Ban QLDA Trung Sơn trong triển khai trực tiếp và phối hợp các bên để hoàn thành nhiệm vụ này

Page 43: BÁO CÁO PHẢN HỒI Ý KIẾN THAM VẤN DỰ ÁN THỦY …siteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/... · BÁO CÁO PH ẢN HỒI Ý KIẾN ... Báo cáo

43

EMP của dự án thuỷ điện Trung Sơn –

- Ban môi trường của BQLDA thuỷ điện Trung Sơn sẽ có mấy người? chuyên môn gì? Tiêu chuNn lựa chọn đối tượng/tổ chức làm tư vấn giám sát môi trường độc lập cho dự án là như thế nào? Làm thế nào để đảm bảo tính độc lập của tư vấn này?

- Chính quyền địa phương cụ thể là ai, tổ chức nào, ở cấp/mức nào - tỉnh, huyện, xã?

- Hầu như toàn bộ tài liệu, vai trò và trách nhiệm của Công đồng địa phương; chính quyền các cấp hết sức mờ nhạt và thậm chí không có qui đinh mà chủ yếu là của BQL dư án, e rằng như vậy việc chấp hành các qui định có phần không triệt để nhất là những vấn đề nhạy cảm có liên quan đến BQL Dự án

Phần trách nhiệm EVN : “người ra quyết định về những chính sách áp dụng cho TDTS”, nên nói rõ hơn về những chính sách nào, vì chính sách tái định cư chắc EVN không thể một mình ra quyết định được.

Vai trò của EVN đã được xác định:

Chịu trách nhiệm chung đối với việc thực hiện môi trường của TSHPP

N gười ra quyết định về những chính sách áp dụng cho TSHPP

Vai trò giám sát chung trong suốt giai đoạn thi công

Chịu trách nhiệm chung trong việc thực hiện EMP trong suốt giai đoạn vận hành

Xem xét các báo cáo của Tư vấn Độc lập Giám sát Môi trường (IEMC).

Chịu trách nhiệm phê duyệt đối với những thay đổi trong EMP như là một phần của phương pháp tiếp cận thích nghi với quản lý môi trường và xã hội của TSHPP.

Chịu trách nhiệm làm việc với các bên liên quan thực hiện phương pháp tiếp cận quản lý Dòng sông N guyên vẹn.

Page 44: BÁO CÁO PHẢN HỒI Ý KIẾN THAM VẤN DỰ ÁN THỦY …siteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/... · BÁO CÁO PH ẢN HỒI Ý KIẾN ... Báo cáo

44

Không thấy nêu trách nhiệm thực hiện tham vấn các bên liên quan và cộng đồng (trong cả 3 giai đoạn: Thiết kế, xây dựng và thi công).

- Có kế hoạch cụ thể đối với vấn đề Quan hệ cộng đồng và an toàn cộng đồng (phụ lục E1) cho giai đoạn thi công để đảm bảo người dân được thông tin đầy đủ.

- Thiết kế, xây dựng dự án: đã có tiến hành tham vấn

Có thể khẳng định rằng, để thực hiện đúng và có hiệu quả bản EMP này, nếu chỉ có 6 bên liên quan nói trên thì không thể nào thành công được. Rõ ràng, việc thực hiện EMP phải có sự tham gia trực tiếp của các bên liên quan khác của địa phương (3 tỉnh Thanh Hoá, Hoà Bình, Sơn La), với tư cách vừa là (1) bên chịu tác động từ dự án, và vừa là (2) bên có trách nhiệm, nghĩa vụ được nhà nước giao thực hiện nhiệm vụ liên quan. Có thể chỉ ra một số chủ thể cần phải có trong nhóm thực hiện EMP như sau:

- Ban quản lý các khu bảo tồn Xuân N ha, Pù Hu, Hang Kia-Pà Cò

- Chi cục kiểm lâm/Sở N N -PTN T các tỉnh Thanh Hoá, Hoà Bình và Sơn La

- Chi cục Bảo vệ môi trường/Sở TN -MT các tỉnh Thanh Hoá, Hoà Bình, Sơn La

- Phòng Cảnh sát môi trường các tỉnh Thanh Hoá, Hoà Bình và Sơn La

- Tổng cục lâm nghiệp/Bộ N N -PTN T và Tổng cục môi trường/Bộ TN MT

- Các tổ chức phi chính phủ của Việt N am có mong muốn giám sát các dự án vay vốn của N gân hàng thế giới

Dự án sẽ cân nhắc góp ý này

Trong các nội dung quản lý môi trường, báo cáo không đề

xuất áp dụng thực hiện cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng như là một cơ chế bền vững nhằm (1) đảm bảo nhà máy thuỷ

- Dự án sẽ áp dụng tất cả các điều luật mới của việt nam trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Page 45: BÁO CÁO PHẢN HỒI Ý KIẾN THAM VẤN DỰ ÁN THỦY …siteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/... · BÁO CÁO PH ẢN HỒI Ý KIẾN ... Báo cáo

45

điện Trung Sơn thực hiện nghĩa vụ chi trả dịch vụ nguồn nước mà doanh nghiệp sử dụng cho phát điện, và (2) tạo nguồn thu hợp pháp đầu tư cho bảo vệ hệ thống rừng đầu nguồn và các khu bảo tồn trong lưu vực sông Mã và hồ chứa. Cơ chế này sẽ được Chính phủ Việt N am Ban hành/luật hoá trong năm 2010.

2.7. Mục 5

Từ trang 30-33 N ói về kế hoạch quản ly các Khu Bảo tồn và Đa Dạng sinh học thì trách nhiệm chỉ có BQL DA và KBT mà không đề cập đến N hà thầu; chính quyền địa phương là một thiếu sót lớn cũng như ma trận 8-2 về TĐC cũng vậy

Kế hoạch phát quang thảm thực vật và tận thu: Phần về trách nhiệm có nêu “nhà thầu chịu trách nhiệm lập và thực hiện kế hoạch tận thu thảm thực bì? BQLTĐTS cũng điều phối và liên hệ với cộng đồng" nhưng không đề cập đến cộng đồng/chính quyền địa phương có trách nhiệm gì trong vấn đề này - liệu có chồng chéo và hợp lý/hiệu quả?

Về Kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên văn hóa vật thể, phần trách nhiệm nêu “nhà thầu thi công phải điều phối việc lập và thực hiện kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên văn hóa vật thể để BQLTĐTS và Bộ VHTTDL xem xét” là không hợp lý: vì bỏ qua cơ quan trách nhiệm của địa phương (huyện, tỉnh), đánh ngang bằng trách nhiệm của BQLTĐTS và Bộ VHTTTT.

Kế hoạch quản lý các khu bảo tồn và đa dạng sinh học: đã có đề cập đến vai trò và trách nhiệm của nhà thầu. N hững yêu cầu cũng này sẽ được đưa vào trong hồ sơ mời thầu

Cư dân địa phương đóng vai trò như những nhà thầu tư nhân tự do trong việc thực hiện tận thu thực bì nếu như họ đáp ứng được các yêu cầu của BQL.

2.7

Mục 6: Quản lý tác động

môi trường và

xã hội

Bảng 6-1 Về Quản lý môi trường và xã hội, cột các biện pháp giảm thiểu còn quá chung chung , thiếu cụ thể, nên thêm cột trách nhiệm gắn liên và không chỉ có tư vấn độc lập (IEMC), BQL Dự án mà phải có cộng đồng và chính quyền tham gia mới phản ánh đúng những vấn đề cần giám sát

Môt số biện pháp giảm thiểu không hợp lý, ví dụ “Đường phải giữ không có bùn, mảnh vụn/mảnh vỡ..” (phần giảm thiểu giao thông đường bộ gia tăng); “Trồng rừng ở những nơi khả thi để chặn dòng chảy” (phần gây chất thải lơ lửng ở các

– Các vấn đề này đã phản hồi ở trên

– Các biện pháp giảm thiếu: do lỗi dịch thuật.

Page 46: BÁO CÁO PHẢN HỒI Ý KIẾN THAM VẤN DỰ ÁN THỦY …siteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/... · BÁO CÁO PH ẢN HỒI Ý KIẾN ... Báo cáo

46

nguồn nước)

N hững vấn đề tác động môi trường chưa thể hiện rõ trong Kế hoạch như: Vấn đề tác động đến Vườn quốc gia và các khu bảo tồn; vấn đề di cư cá (có nêu trong phụ G-1) vấn dề tác động đen động vật hoang dã..

– Tác động đến động vật hoang dã sẽ được dự án triển khai cụ thể

trong phần các nghiên cứu bổ xung (Phần 12). Các khu bảo tồn đã có một kế hoạch riêng để đảm bảo sự bảo vệ tính đa dạng sinh học của địa phương và của vùng (Kế hoạch quản lý các khu bảo tồn và đa dạng sinh học)

2.8 Mục 7 và Mục 8

Bản tiếng Việt đều dịch là “Khuôn khổ giám sát Môi trường” trong khi bản tiếng Anh có sự khác nhau, mục 7 là Giám sát các tác động, mục 8 là Kiểm tra, đánh giá tác động qua đo đạc, phân tích.

2.9. Mục 12. Tài liêu đã đề xuất tạo ra “ Dòng Sông nguyên vẹn”, đây là một giải pháp giảm thiểu có y nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn Đa Dạng sinh học dưới nước. Tuy nhiên , theo quy hoạch phát triển thủy điện sông Mã thì vùng hạ lưu của TĐTS còn có dự định sẽ đắp các đập thủy điện khác thì làm sao mà có dòng sông nguyên vẹn được nữa ! Cần phải làm rõ vấn đề này sẽ được đảm bảo như thế nàođể giải quyết tốt cần phải có thỏa thuận mạnh mẽ về vấn đề này giữa EVN và lãnh đạo Tỉnh Thanh Hóa.

2.10 . Mục 14- Về chi phí cho các hoạt động không có phụ lục chi tiết nên không thể biết được các biện pháp có khả thi hay không. N hiều vấn đề người đọc thấy dư toán như vậy thì không đủ đươc hoặc nếu thiếu thì phải có thỏa thuận lồng ghép với các dự án khác của Chính phủ và các tổ chức khác trong vùng –

- Mục 7 và mục 8: Lỗi dịch thuật – sẽ được điều chỉnh ở các bản cập nhật bằng tiếng việt

Vấn đề dòng sông nguyên vẹn nhằm hỗ trợ việc bảo tồn các loài sinh vật thủy sinh. N guyên tắc chính là bảo tồn sự nguyên vẹn của một nhánh sông, không nhất thiết phải là dòng chính. Hiện nay dự án đang nghiên cứu và trao đổi với tỉnh Thanh Hóa để bảo tồn Sông Bưởi cho mục tiêu này.

-Mục 14: Chi phí dự toán dựa vào kinh nghiệm của các tư vấn giàu kinh nghiệm. Đã được tính toán rất chi tiết và đảm bảo về mặt kinh phí để thực hiện tất cả các hoạt động an toàn môi trường cho dự án. Báo cáo cuối cùng sẽ rà soát vấn đề này.

2.11. Phụ lục

Phụ lục A: phần nhân công và lán trại thi công: có đưa ra 39 biện pháp chung, tuy nhiên có sự trùng lắp: từ đoạn “Bất cứ khi nào… đến điểm 38.: Nhà thầu phải cung cấp phương tiện y tế..” hoàn toàn trùng lắp với phần “Bất cứ khi nào…đến điểm 19.: Nhà thầu phải cung cấp thiết bị y tế..” ở trang trước, như vậy thực tế chỉ có 20 biện pháp chứ không phải là 38 biện

Phụ lục A: Đây là lỗi biên tập, và in ấn sẽ được chỉnh sửa trong báo cáo cuối cùng.

Page 47: BÁO CÁO PHẢN HỒI Ý KIẾN THAM VẤN DỰ ÁN THỦY …siteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/... · BÁO CÁO PH ẢN HỒI Ý KIẾN ... Báo cáo

47

pháp.

Phụ lục D1: Vai trò giám sát. Mục D-2 bằng cấp là không rõ ràng. Mục D-4: N ghiêm cấm có nêu: "Ngiêm cấm các hoạt động sau trên hoặc gần công trường", đây là thí dụ cho sự chung chung của các qui định, “gần” là bao nhiêu m, km, và xa là bao nhiêu từ công trường để công nhân “có thể làm được” những điều “cấm” đã nêu! Hay như; “Cấm vi phạm bất cứ quy định nào”- rất khó hiểu.

Phụ lục D: Các phụ lục trong EMP là các ToR sơ bộ cho các công

tác giám sát. Ban QLDA sẽ chuNn bị các ToR chi tiết bao gồm phạm vi công việc, yêu cầu năng lực tư vấn, …N hững ToR này sẽ cần được WB thông qua.

Việc không quy định một phạm vi cụ thể cho phép dự án trong quá trình triển khai đưa ra những quy định phù hợp với điều kiện cụ thể của khu vực cũng như loại hình hoạt động cần giảm thiểu. Việc quy định một phạm vi cụ thể không góp phần làm tăng hiệu lực của những quy định này, thậm trí tạo ra khu vực “an toàn” cho các hoạt động không được khuyến khích này. Cũng cần lưu ý rằng mục đích là cấm hoặc hạn chế các hoạt động này trong cả khu vực do tác động của dự án chứ không phải hạn chế trong một khu vực cụ thể

3. Kết luận chung về SESIA và EMP:

Đánh giá tác động môi trường (SESIA) và kế hoạch quản lý môi trường (EMP) đã đề cập khá đầy đủ các tác động có thể xNy ra đến môi trường và xã hội của thủy điện Trung Sơn và đã lập ra kế hoạch quản lý môi trường nhằm giảm nhẹ tác động. Tuy nhiên một số vấn đề sau đây chưa thấy xét tới.

1. Vấn đề động đất kích thích

Dung tích hồ của thủy điện Trung Sơn là 348,53 triệu m3 tương đương với trọng lượng 348,53 triệu tấn mà vùng lòng hồ phải chịu. Việc gia tăng tải trọng này có thể gây nên động đất kích thích như động đất tại một số đập trên thế giới cũng như động đất tại Tứ Xuyên mà các nhà khoa học nghi ngờ có thể do đập Tam Hiệp gây nên. Đề nghị cần xem xét và bổ sung vấn đề này

2. Một số vấn đề liên quan đến thiết kế công trình

- Dòng chảy môi trường

Vấn đề động đất kích thích đã tính toán cụ thể trong thiết kế dự án tuân thủ theo quy phạm hiện hành. Vấn đề này cũng đã được Ban an toàn đập xem xét.

Theo quy trình vận hành của nhà máy thì luôn đảm bảo vận hành ít

Page 48: BÁO CÁO PHẢN HỒI Ý KIẾN THAM VẤN DỰ ÁN THỦY …siteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/... · BÁO CÁO PH ẢN HỒI Ý KIẾN ... Báo cáo

48

Theo tính toán của PECC4, dòng chảy môi trường là 15m3/s. N hưng lưu lượng qua 1 tuốc bin khoảng 127,5m3/s mà trong thiết kế không có cỗng xả đáy . Trong trường hợp trạm thủy điện không hoạt động thì việc xả dòng chảy môi trường sẽ được thực hiện bằng cách nào (15m3/s) ?

- An toàn đập

Trên thế giới đã nhiều vụ vỡ đập do nước tràn qua đỉnh đập do tính toán lũ quá nhỏ. Ủy Ban đập cao quốc tế (ICOLD) khuyến cáo thiết kế với lũ cực hạn (PMF) để an toàn cho đập.

Trong báo cáo chính có trình bầy thiết kế đập dựa trên mực nước tương ứng với lũ thiết kế (10400m3/s) và lũ kiểm tra (13400m3/s). Trong thiết kế cũng tính lũ cực hạn (PMF) nhưng không thiết kế đập theo lũ cực hạn. N hư vậy không bảo đảm chính sách “An toàn đập” của WB

3. Đơn giá công trình dùng khi phân tích kinh tế và phân tích tài chính

Trong thiết kế, khi phân tích kinh tế và phân tích tài chính, PECC4 đề dùng đơn giá của Việt N am để tính toán.Xây dựng công trình là một hoạt động đầu tư mà về mặt hạch toán kinh tế cần trả lời 2 câu hỏi :

Quốc gia được bao nhiêu tiền khi công trình được xây dựng (phân tích kinh tế)

N hà đầu tư được bao nhiêu tiền khi đầu tư vào công trình (phân tích tài chính)

N hư vậy khi phân tích kinh tế cần phải biết khi xây dựng công trình quôc gia đó phải bỏ ra bao nhiêu tiền và thu về bao nhiêu tiền. N hà đầu tư chỉ quan tâm đến họ bỏ tiền ra đầu tư thì thu về được bao nhiêu. N ếu đầu tư vào công trình không có lợi họ sẽ đầu tư vào ngành khác mang lại nhiều lợi nhuận hơn.

Việt N am chưa phải là nước có nền kinh tế thị trường do nhà nước can thiệp vào giá cả bằng các quyết định hành chính

nhất là một tổ máy. Trong trường hợp xảy ra sự cố, không thể vận hành nhà máy thì vẫn có thể xả nước xuống hạ lưu qua đập tràn vì ngưỡng tràn có cao trình 145m, mực nước chết ở cao trình 150m (cao hơn ngưỡng tràn 5m). Việc xả nước qua đập tràn là cần thiết trong trường hợp này để đảm bảo an toàn của đập.

Theo thông lệ quốc tế cho phép tràn qua đỉnh đập trong một số trường hợp, ví dụ khi xảy ra lũ cực hạn, đối với các đập bê tông như đập của dự án thủy điện Trung Sơn.

Ban an toàn đập của dự án đã đề xuất kiểm tra đập với lũ cực hạn. N ghiên cứu về lũ cực hạn cho thủy điện Trung Sơn đang được hoàn thiện. Dự án sẽ kiểm tra an toàn đập với giá trị lũ cực hạn.

Dự án đã có các nghiên cứu đánh giá về hiệu quả kinh tế, tài chính của dự án. Tuy nhiên, mục đích của đợt tham vấn này là về các vấn đề an toàn của dự án vì vậy chúng tôi không phản hồi những vấn đề này trong khuôn khổ báo cáo này.

Page 49: BÁO CÁO PHẢN HỒI Ý KIẾN THAM VẤN DỰ ÁN THỦY …siteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/... · BÁO CÁO PH ẢN HỒI Ý KIẾN ... Báo cáo

49

và do vậy giá Việt N am chỉ khoảng 50% so với giá quốc tế và không phải là giá thật. N hư vậy dùng đơn giá Việt nam để tính là không đúng. Đề nghị tính bằng giá quốc tế.

Ban QLDA xây dựng những giải pháp như thế nào cho

việc triển khai cùng lúc nhiều kế hoạch chỉ trong vòng 5 năm? Các giải pháp thực hiện đã được nêu trong các báo cáo. Chúng tôi sẽ

cân nhắc để thực hiện các kế hoạch có hiệu quả nhất.

Ban QLDA có đảm bảo thực hiện đúng tiến độ hay

không? EVN là chủ đầu tư, Ban QLDA Trung Sơn là đại điện cho chủ đầu

tư trong triển khai dự án Trung Sơn và sẽ triển khai thực hiện đúng tiến độ đề ra.