bài tiều luận full

111
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MÔN HỌC: KINH TẾ VÀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI Đề tài : Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Gỗ Đức Thành GVHD: ThS. Ngô Thị hải Xuân Nhóm thực hiện - Nhóm 8- Lớp NT0203 1

Upload: thanh-uyen

Post on 19-Nov-2014

2.450 views

Category:

Marketing


0 download

DESCRIPTION

 

TRANSCRIPT

Page 1: Bài tiều luận full

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

MÔN HỌC: KINH TẾ VÀ PHÂN TÍCH

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Đề tài : Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động

kinh doanh của công ty Cổ phần Gỗ Đức Thành

GVHD: ThS. Ngô Thị hải Xuân

Nhóm thực hiện - Nhóm 8- Lớp NT0203

1.Đỗ Hoàng Mi Lớp NT03-K36

2.Trần Thị Kim Hân Lớp NT03-K36

3.Huỳnh Thị Thanh Uyển Lớp NT02-K36

1

Page 2: Bài tiều luận full

M C L CỤ Ụ

I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY GỖ ĐỨC THÀNH:...................................................5

1. Tổng quan về công ty :.................................................................................................................5

2. Lịch sử hình thành:......................................................................................................................7

3. Mục tiêu Công ty.........................................................................................................................8

4. Cơ cấu cổ đông:...........................................................................................................................8

5. Cơ cấu tổ chức – nhân sự.............................................................................................................9

II. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ HĐKD CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GỖ

ĐỨC THÀNH :.......................................................................................................................................10

1. Tình hình doanh thu của công ty Cổ phần Gỗ Đức Thành:.......................................................10

1.1. Tình hình doanh thu theo kế hoạch:...................................................................................10

1.2. Tình hình doanh thu theo nhóm hàng:................................................................................16

1.3. Tình hình doanh thu bán hàng theo thị trường :.................................................................20

1.4. Tình hình kim ngạch xuất khẩu theo khu vực:...................................................................24

1.5. Giải pháp đề xuất nhằm tăng doanh thu cho công ty gỗ Đức Thành:...............................31

2. Tình hình luân chuyển hàng hóa của công ty :..........................................................................33

3. Chi phí kinh doanh của công ty Gỗ Đức Thành :......................................................................38

3.1. Tình hình chi phí kinh doanh của công ty:.........................................................................38

3.2. Hiệu suất sử dụng chi phí :.................................................................................................44

3.3. Một số giải pháp giảm chi phí:...........................................................................................46

4. Lợi nhuận của công ty:...............................................................................................................47

5. Tài sản và nguồn vốn của công ty:.............................................................................................51

5.1. Tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của công ty :....................................................51

5.2. Khả năng thanh toán của công ty:......................................................................................54

5.3. Hiệu quả sử dụng vốn và nguồn vốn của công ty:..............................................................55

5.3.1. Sức sản xuất của vốn kinh doanh:..........................................................................................55

5.3.2. Sức sản xuất của vốn lưu động:.............................................................................................56

5.3.3. Sức sản xuất của vốn cố định:................................................................................................57

5.3.4. Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu:..........................................................................................58

6.Tỉ suất lợi nhuận :................................................................................................................................59

2

Page 3: Bài tiều luận full

6.1. Tỷ suất lợi nhuận so với tổng doanh thu:...........................................................................59

6.2. Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí kinh doanh:.....................................................................60

6.3. Tỷ suất lợi nhuận so với vốn kinh doanh:..........................................................................61

6.4. Những nhân tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận của công ty:...............................................62

Nhân tố chủ quan:...............................................................................................................63

III. BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY :............63

3

Page 4: Bài tiều luận full

L I M Đ UỜ Ở Ầ

Trong những năm gần đây, ngành chế biến gỗ Việt Nam đang phát triển với tốc

độ rất nhanh, vươn lên là một trong 7 mặt hàng đem lại kim ngạch xuất khẩu hàng gỗ

chế biến lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á. Hiện cả nước có khoảng 2.000 doanh

nghiệp chế biến gỗ với năng lực chế biến 2,2 – 2,5 triệu ét khối gỗ tròng mỗi năm,

trong đó có 450 công ty chuyên sản xuất xuất khẩu (120 công ty chuyên sản xuất hàng

ngoài trời và 330 công ty sản xuất hàng nội thất). Các doanh nghiệp sản xuất và chế

biến gỗ ở Việt Nam bao gồm các công ty nhà nước (374 doanh nghiệp), các công ty

trách nhiệm hữu hạn và do chính sách đầu tư nước ngoài từ Singapore, Đài Loan,

Malayxia, Na Uy, Trung Quốc, Thụy Điển… đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất

và chế biến các sản phẩm gỗ tại Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký lên đến 105 triệu

USD. Đa số các công ty sản xuất và chế biến các sản phẩm gỗ tập trung chủ yếu ở các

tỉnh miền Nam (T.P Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai…), các tỉnh miền Trung

và Tây Nguyên (Bình Định, Gia Lai, Đắc Lắc…), một số công ty, thường là các công

ty sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ mỹ nghệ, tập trung ở các tỉnh phía Bắc và khu vực đồng

bằng sông Hồng như Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc…Tuy nhiên, trong giai

đoạn 2010-2012, trong lộ trình gia nhập WTO, Việt Nam phải thực hiện các cam kết

miễn giảm thuế xuất nhập khẩu đối với các nước thành viên ở nhiều mặt hàng, trong

đó có ngành gỗ. Trước tình hình gỗ nguyên liệu từ rừng trồng trước đây cũng áp dụng

mức thuế xuất khẩu hơn 10% nhưng hai năm qua giảm còn 0% nên một số DN nước

ngoài thi nhau nhập khẩu làm cho giá gỗ nguyên liệu tăng cao làm cho các doanh

nghiệp gỗ mất lợi thế cạnh tranh trên sân nhà. Do đó, các doanh nghiệp đang tìm

đường chuyển đổi qua xuất khẩu gây nên áp lực cạnh tranh mạnh mẽ đối vối nhiều

doanh nghiệp xuất khẩu gỗ truyền thống nói chung và công ty Đức Thành nói riêng.

Và để hiểu rõ tình hình hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả mà công ty đã đạt

được trong giai đoạn cạnh tranh cao 2010-2012, nhóm đã có những nghiên cứu và

4

Page 5: Bài tiều luận full

đánh giá sơ lược thông qua bài viết này. Do thời gian không cho phép nên bài viết vẫn

còn nhiều sơ sót, mong cô đọc và góp ý để bài viết được hoàn thiện hơn nữa! Chúng

em xin chân thành cảm ơn cô!

5

Page 6: Bài tiều luận full

I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY GỖ ĐỨC THÀNH:

1. Tổng quan về công ty :

CÔNG TY GỖ ĐỨC THÀNH.

Địa chỉ: 21/6D Phan Huy Ích, P14, Quận Gò Vấp, Tp.HCM

Điện thoại: 84-(8) 3589 4287 Fax : 84-(8) 3589 4288

Người công bố thông tin: Ông Lê Hồng Thắng

Email: [email protected]

Website: http://www.goducthanh.com/

- Thành lập ngày 19.05.1991, Đức Thành là một trong những công ty hàng đầu

Việt Nam chuyên sản xuất các mặt hàng nhà bếp, hàng gia dụng và đồ chơi trẻ

em bằng gỗ.

- Đức Thành đã được cấp chứng chỉ chất lượng ISO 9001 : 2008. Điều này thể

hiện sự đảm bảo của chúng tôi trong việc cung cấp cho khách hàng những sản

phẩm và dịch vụ tốt nhất.

- Với đội ngũ hơn 1000 công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, máy móc hiện đại,

mẫu mã đa dạng và phong phú, sản phẩm của Đức Thành đã xuất khẩu đến hơn

50 quốc gia trên thế giới, và được bày bán tại hơn 1.000 cửa hàng, đại lý, hệ

thống siêu thị, trung tâm thương mại lớn trên toàn quốc.

Các chủng loại sản phẩm chính:

- Công ty có hơn 1.800 mặt hàng gồm 5 nhóm sản phẩm chính làm từ gỗ cao su

và gỗ tràm bông vàng. Nhóm các mặt hàng nhà bếp bao gồm các loại rế, thớt, lót

ly, kệ gia vị, tô salad… rất phong phú về chủng loại và đa dạng về mẫu mã,

được xem là mặt hàng chủ lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Tỷ trọng doanh thu trong năm 2008 vừa qua của nhóm mặt hàng này chiếm

6

Page 7: Bài tiều luận full

70,32% và có xu hướng tăng lên qua từng năm. Nhóm mặt hàng gia dụng và đồ

văn phòng gồm văn phòng phẩm, đế đèn cầy, khung hình, kệ báo, kệ CD, kệ

rượu, tủ móc khóa… có lợi thế là nhẹ và màu sắc nhẹ nhàng, tự nhiên đang được

các khách hàng trong và ngoài nước rất ưa chuộng.

- Nhóm các sản phẩm trang trí nội thất bao gồm bàn ghế trong nhà có kích thước

gọn nhẹ, vừa phải. Ngoài ra, nhóm sản phẩm đa chức năng theo cùng một thiết

kế là ý tưởng mới mà công ty Đức Thành đang thực hiện. Nó khuyến khích

người tiêu dùng lựa chọn nhiều sản phẩm có cùng thiết kế để trang trí và sử

dụng bởi thiết kế đẹp, ưa nhìn và thể hiện được tính cách, óc sáng tạo của người

sử dụng. Đồ chơi trẻ em các loại được làm từ nguyên liệu gỗ cao su thiên nhiên,

được thiết kế và sản xuất với rất nhiều mẫu mã giúp trẻ tăng trí tưởng tượng,

vốn ngôn ngữ, trí tuệ, hình thành cho trẻ các 2 phẩm chất, cá tính cần thiết. Và

nhóm hàng sản xuất theo yêu cầu riêng của khách hàng có vai trò rất quan trọng

đối với công ty, làm đa dạng hóa sản phẩm của công ty và giúp công ty tiếp cận

tốt nhất với những nhu cầu tiềm năng của thị trường.

Hệ thống phân phối:

- Đối với thị trường quốc tế, Công ty chọn kênh phân phối là các hệ thống siêu

thị, thông qua các nhà môi giới và các nhà nhập khẩu nước ngoài. Phần lớn các

hợp đồng cung cấp sản phẩm của Công ty được ký kết với khách hàng là do mối

quan hệ đối tác truyền thống lâu dài nên tương đối ổn định. Bên cạnh đó, tìm đối

tác và phân phối sản phẩm thông qua các hội chợ triển lãm về ngành gỗ gia dụng

cũng là một kênh phân phối rất tốt đối với Công ty trong những năm vừa qua.

Sắp tới, để đáp ứng nhu cầu của thị trường, Công ty có thể sẽ thực hiện việc chỉ

định nhà phân phối các sản phẩm tại nước ngoài.

- Đối với thị trường trong nước, Công ty đã xây dựng được một hệ thống phân

phối và giới thiệu các sản phẩm của mình trên phạm vi toàn quốc. Tại thành phố 7

Page 8: Bài tiều luận full

Hồ Chí Minh và khu vực lân cận, Công ty đã tạo lập mối quan hệ đối tác với

109 công ty và 88 cửa hàng đồ chơi; tại thành phố Đà Nẵng và khu vực lân cận

là 18 đối tác; tại Hà Nội và các khu vực lân cận là 56 đối tác. Ngoài ra tại Vũng

Tàu, Bình Dương, Sóc Trăng .v.v… đều có các cửa hàng bày bán sản phẩm của

Công ty

Lĩnh vực hoạt đông:

Sản xuất mộc dân dụng, cán chổi, cán cờ, ván ghép, đồ gỗ gia dụng

Chế biến lâm sản

Trồng trọt cây cao su và các loại cây lấy gỗ

Sản xuất mua bán đồ chơi trẻ em bằng gỗ (trừ chế biến gỗ, không kinh doanh đồ

chơi có hại cho giáo dục nhân cách, sức khoẻ của trẻ em hoặc ảnh hưởng đến an

ninh trật tự, an toàn xã hội);

Thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu.

2. Lịch sử hình thành:

- Công ty Cổ phần Chế biến Gỗ Đức Thành tiền thân là Cơ sở Chế biến Gỗ Tam Hiệp

do ông Lê Ba sáng lập, đã ra đời ngày 19/05/1991 với số vốn ban đầu là 105 triệu đồng

và 60 công nhân.

- Đến tháng 06/1993, Cơ sở Chế biến Gỗ Tam Hiệp đã phát triển thành Công ty TNHH

Chế biến Gỗ Đức Thành với số vốn đăng ký 2,025 tỷ đồng và có hơn 130 công nhân

do ông Lê Ba làm Giám đốc.

- Đến ngày 08/08/2000, Công ty TNHH Chế biến Gỗ Đức Thành đã chuyển đổi loại

hình công ty và trở thành Công ty Cổ phần Chế biến Gỗ Đức Thành theo Giấy

CNĐKKD số 4103000126 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM cấp với vốn điều lệ là

5,05 tỷ đồng và 20 cổ đông do Bà Lê Hải Liễu làm Giám đốc.

- Năm 2002, Công ty tiến hành hai đợt tăng vốn điều lệ lên 15,050 tỷ đồng vào ngày

01/07/2002 và 25,050 tỷ đồng vào ngày 09/12/2002.

8

Page 9: Bài tiều luận full

- Ngày 30/7/2004, các cổ đông Công ty quyết định tăng thêm vốn điều lệ lên thành

40,050 tỷ đồng để đầu tư thêm máy móc, trang thiết bị hiện đại và dự trữ nguyên vật

liệu…

- Ngày 03/03/2005 Công ty quyết định tăng vốn điều lệ lên thành 49,536 tỷ đồng để

mở rộng quy mô nhà xưởng.

- Ngày 17/04/2007 Công ty quyết định tăng vốn điều lệ lên thành 71.466.900.000 đồng

để bổ sung nguồn vốn lưu động.

-Ngày 3/12/2008 Công ty đã hoàn thành việc tăng vốn điều lệ lên thành

74.100.900.000 đồng.

- Ngày 09/01/2009 Công ty đã tăng vốn điều lệ lên thành 103.723.650.000 đồng.

3. Mục tiêu Công ty

Cung cấp cho người tiêu dùng Việt Nam những sản phẩm tiện dụng, mẫu mã

đẹp; Đẩy mạnh doanh thu nội địa làm đối trọng với doanh thu xuất khẩu, giảm

rủi ro về tập trung thị trường.

Doanh thu bán hàng của GDT đã luôn tăng trưởng qua các năm. Theo đó năm

2008, doanh thu công ty đạt 162 tỷ đồng, trong đó doanh thu nội địa 13 tỷ,

chiếm tỉ trọng 8%, tăng 72% so với năm 2007. Năm 2009, doanh thu công ty đạt

174 tỷ đồng, trong đó doanh thu nội địa là 20 tỷ, chiếm tỉ trọng 11%, tăng 73%

so với năm 2008. Đến hết quý 3 năm 2010, doanh thu công ty đạt 124 tỷ đồng,

trong đó doanh thu nội địa 19,4 tỷ, chiếm tỉ trọng 16%, tăng 65% so với cùng kỳ

2009.

4. Cơ cấu cổ đông:

Sở hữu nhà nước

Sở hữu nước ngoài :12.5 %

9

Page 10: Bài tiều luận full

Sở hữu khác : 78.5 %

5. Cơ cấu tổ chức – nhân sự

BAN LÃNH ĐẠO CÔNG TY

CHỦ TỊCH HĐQT

Bà Lê Hải Liễu

TỔNG GIÁM ĐỐC

Ông Lê Hồng Thắng

PHÓ TỔNG GIÁM

ĐỐC

Ông Lê Hồng Thành

GIÁM ĐỐC HCNS

Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền

P.GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT

Ông Chế Đồng Khánh

P.GIÁM ĐỐC KỸ

THUẬT

Ông Nguyễn Văn

Đức

TP XUẤT KHẨU

Chị Trương Thị Bình

PP NỘI ĐỊA

Bà Phan Thị Vân

PP MARKETING

Bà Trần Thị Kim

Cương

TP KẾ HOẠCH TỔNG HỢP

Ông Nguyễn Đức Tình

PP HCNS

Bà Ngô Thị Bé

TP KẾ TOÁN

Bà Bùi Phương Thảo

10

Page 11: Bài tiều luận full

II. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ HĐKD

CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GỖ ĐỨC THÀNH :

1. Tình hình doanh thu của công ty Cổ phần Gỗ Đức Thành:

1.1. Tình hình doanh thu theo kế hoạch:

Bảng 1: Tình hình doanh thu theo kế hoạch của công ty Gỗ Đức Thành trong giai đoạn

2010-2012

Đvt : triệu đồng

CHỈ TIÊU

NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012

KẾ HOẠCH

2010

THỰC HIỆN

2010

KẾ HOẠCH

2011

THỰC HIỆN

2011

KẾ HOẠCH

2012

THỰC HIỆN

2012

A (1) (2) (3) (4) (5) (6)

Tổng doanh

thu 180,000 175,017 191,800 219,685 238,785 231,284

-Xuất khẩu 147,200 142,063 146,000 176,645 185,485 192,494

-Nội địa 32,200 32,392 45,300 42,443 52,800 38,132

-Cho thuê

xưởng 600 562 500 598 500 658

CHỈ

TIÊU

So sánh cùng kì So sánh kế hoạch với thực hiện

TH2011/2010 TH 2012/2011 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tuyệt

đối Tương đối

Tuyệt

đối Tương đối

Tuyệt

đối

Tươn

g đối

Tuyệ

t đối

Tươn

g đối

Tuyệ

t đối

Tươn

g đối

11

Page 12: Bài tiều luận full

A

(7)=(4)

-((2)

(8)=(4)*100/

(2)

(9)=(6)

-(4)

(10)=(6)*100/

(4) (11) (12) (13) (14) (15) (16)

Tổng

doan

h thu 44668 125.52 11599 105.28 -4983 97.23

2788

5

109.5

9

-

7501 96.86

-

Xuất

khẩu 34582 124.34 15849 108.97 -5137 96.51

3064

5

102.7

7 7009

103.7

8

-Nội

địa 10051 131.03 -4311 89.84 192 100.6

-

2857

139.8

5

-

1466

8 72.22

-Cho

thuê

xưởn

g 36 106.41 60 110.03 -38 93.67 98 88.97 158 131.6

a. Nhận xét :

- Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy trong giai đoạn 2010-2012, tổng doanh thu thực

hiện của công ty, bao gồm doanh thu từ hoạt động xuất khẩu, bán hàng nội địa

và cả doanh thu từ hoạt động cho thuê nhà xưởng, đều tăng lên rõ rệt. Năm

2011, tổng doanh thu của công ty là 219 685 triệu đồng, tăng 44668 triệu đồng

tương đương với mức tăng 25,52% so với năm 2010. Đến năm 2012, tổng doanh

thu tiếp tục tăng lên 231 284 triệu đồng, tức tăng 11599 triệu đồng so với năm

2011, nhưng tốc độ tăng đã chậm lại, chỉ tăng 5,28% so với năm 2011. Trong

đó:

Doanh thu xuất khẩu tăng nhiều nhất và có ảnh hưởng lớn nhất đến sự tăng lên

trong tổng doanh thu. Năm 2011, doanh thu xuất khẩu thực hiện đạt 176 645

triệu đồng, tăng 34582 triệu đồng, tức tăng 24,34% so với năm 2010. Đến năm

2012, doanh thu xuất khẩu tiếp tục tăng lên 192 494 triệu đồng, tăng 15849 triệu

đồng tương đương tăng 5,28% so với năm 2011. Qua đó có thể thấy doanh thu 12

Page 13: Bài tiều luận full

xuất khẩu tuy tăng liên tục về giá trị và tỉ trọng nhưng trong năm 2012, tốc độ

tăng đã chậm lại do những công ty gặp khó khăn ở một số thị trường xuất khẩu.

Và tốc độ tăng của doanh thu xuất khẩu quyết định đến tốc độ tăng trong tổng

doanh thu.

Doanh thu nội địa cũng tăng lên trong năm 2011, từ 142 063 triệu đồng lên

176645 triệu đồng, tăng 10051 triệu đồng tương đương tăng 24,34% so với năm

2010. Năm 2012, doanh thu nội địa giảm xuống còn 38132 triệu đồng, giảm

4311 triệu đồng, chỉ bằng 89,84% so với năm 2011 .

Doanh thu từ hoạt động cho thuê xưởng của công ty khá thấp, tuy có tăng lên

nhưng khá chậm. Cụ thể, năm 2011, đạt 598 triệu đồng, tăng 36 triệu đồng

tương đương tăng 6,41% so với năm 2010. Đến năm 2012, doanh thu này tăng

lên 658 triệu đồng, tăng 60 triệu đồng tương đương tăng 10,03% so với năm

2011. Doanh thu từ hoạt động cho thuê xưởng chiếm tỉ trọng khá thấp, nên ảnh

hưởng không nhiều đến tổng doanh thu của công ty.

- Qua bảng số liệu ta cũng nhận thấy, doanh thu thực hiện hầu như không đạt kế

hoạch công ty đề ra.Tuy nhiên tỉ lệ thực hiện so với kế hoạch đạt khá cao.Cụ

thể:

Năm 2010, công ty đề ra kế hoạch là 180 000 triệu đồng, nhưng công ty chỉ thực

hiện được 175 017 triệu đồng,giảm 4983 triệu đồng so với kế hoạch đạt 97,23%

so với kế hoạch. Trong đó : doanh thu xuất khẩu đạt 96,51% và doanh thu từ

hoạt động cho thuê xưởng đạt 93,67%. Riêng doanh thu bán hàng nội địa trong

năm 2010 vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra nhờ công ty chú trọng phát triển thị

trường nội địa. Tuy nhiên, vì doanh thu bán hàng ở thị trường nội địa chiếm tỉ

trọng tương đối thấp nên tổng doanh thu vẫn không đạt kế hoạch đề ra.

Năm 2011, tổng doanh thu thực hiện của công ty vượt kế hoạch đề ra 27 885

triệu đồng tương đương vượt 14,54% ( kế hoạch là 191 800 triệu đồng , thực

hiện là 219 685 triệu đồng) so với kế hoạch đề ra. Tổng doanh thu vượt kế hoạch

là do doanh thu xuất khẩu trong năm 2011 tăng 30 645 triệu đồng, tương đương

13

Page 14: Bài tiều luận full

vượt kế hoạch 20,99%. Ngoài ra, doanh thu từ hoạt động cho thuê xưởng cũng

tăng lên, và đạt 119,6% so với kế hoạch đề ra.Mặc dù, doanh thu nội địa chỉ đạt

93,69% so với kế hoạch đề ra nhưng vì doanh thu xuất khẩu tăng nhiều hơn nên

tổng doanh thu của công ty vẫn tăng lên so với kế hoạch.

Năm 2012, tổng doanh thu thực hiện của công ty đạt 96,86%, giảm 7501 triệu

đồng so với kế hoạch đề ra. Mặc dù doanh thu xuất khẩu và doanh thu từ hoạt

động cho thuê xưởng có tăng lên so với kế hoạch nhưng vì doanh thu xuất khẩu

chỉ tăng 3,78%, còn doanh thu từ cho thuê xưởng có tăng cao, tăng 31,6%

nhưng vì tỉ trọng khá nhỏ trong tổng doanh thu. Đồng thời, trong năm 2012,

doanh thu từ nội địa giảm mạnh, chỉ đạt 72,22% so với kế hoạch đề ra nên ảnh

hưởng đến tổng doanh thu thực hiện của công ty trong năm này.

b. Phân tích nhân tố:

Khách quan:

Doanh thu xuất khẩu tăng trong giai đoạn 2010-2012 là do :

Do chính sách thuế ưu đãi nhập khẩu đồ gỗ của nước ta chỉ còn 0-3% nên áp lực

cạnh tranh trong nước khá lớn buộc công ty phải mở rộng thị trường, tập trung

xuất khẩu sang các thị trường mới.

Nhu cầu về sản phẩm đồ gỗ của người tiêu dùng ngày càng tăng cao trên thế giới

tạo điều kiện thuận lợi cho công ty xuất khẩu các sản phẩm của mình.

Chính phủ luôn chú trọng hỗ trợ và đẩy mạnh xuất khẩu, tạo điều kiện cho sản

phẩm của công ty có lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Trong giai đoạn 2011-2010, mức tăng trưởng là 25,52%, con số này chỉ là

5.28% ở giai đoạn 2012-2011. Nguyên do chủ yếu là vì thị trường đã bù đắp

được lượng thiếu hụt về cầu và tồn kho đã tương đối đầy đủ cộng với tình hình

thị trường không hồi phục mạnh như mình mong muốn nên lượng đơn hàng có

xu hướng giảm. Thị trường khi khó khăn thì tất cả sản phẩm đều bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên hàng trung và cao cấp thông thường không có quá nhiều nhà máy làm

nên mặc dù thị trường nhìn chung có giảm thì phân khúc này cũng không bị ảnh

14

Page 15: Bài tiều luận full

hưởng nhiều. Trong bối cảnh chi phí sản xuất, các khoản phải trả người lao

động... "ăn" vào lợi nhuận doanh nghiệp đang cao như hiện nay thì bản thân

phân khúc xuất khẩu đồ gỗ cao cấp cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, mức độ ảnh

hưởng không nặng nề như các doanh nghiệp sản xuất hàng trung bình, hàng giá

rẻ do lượng doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng thuộc phân khúc cao cấp chưa

nhiều. Với dòng hàng thấp cấp hiện nay chỉ có một số ít doanh nghiệp quy mô

sản xuất lớn, vốn liếng đủ mạnh thì mới có thể hạ giá thành sản phẩm trong bối

cảnh các chi phí đầu vào luôn chực chờ tăng.

Hơn nữa, trong giai đoạn này, các doanh nghiệp ngành gỗ của Việt Nam được

hưởng lợi từ các chính sách kinh tế cũng như đối ngoại của chính phủ. Như

chúng ta đã biết, hàng năm chúng ta phải nhập khẩu một khối lượng lớn gỗ thô

sơ về, sau đó mới qua tay các xí nghiệp gia công, hoàn thiện nó. Trong giai đoạn

này, việc nhà nước ta xúc tiến đẩy mạnh với phía chính phủ Lào, tạo điều kiện

cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể mua được gỗ với giá cạnh tranh, thông

thoáng trong các thủ tục, nhờ vậy mà các doanh nghiệp gỗ Việt Nam có thêm

sức mạnh chống đỡ lại những dư chấn từ cuộc khủng hoảng kinh tế

Doanh thu nội địa tăng lên trong năm 2011 và giảm xuống trong năm 2012 là

do:

Sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009, đến năm 2010, nền kinh

tế Việt Nam bắt đầu hồi phục lại với những dấu hiệu khả quan, thị trường ngành

gỗ dần được khôi phục nên doanh thu trong năm 2011 dần tăng lên.

Đến năm 2012, một trong những vấn đề gây nhiều bức xúc cho các DN gỗ hiện

nay là chính sách thuế đang có lợi cho đồ gỗ ngoại nhập. Trước đây, thuế nhập

khẩu đồ gỗ từ 10% trở lên thì đến nay mức thuế này đã giảm chỉ còn 0%-3%,

tùy mặt hàng. Đây là áp lực rất lớn đối với sản phẩm của công ty trước tình

trạng hàng ngoại tràn về áp đảo do hàng ngoại sản xuất công nghiệp, số lượng

lớn nên giá thành hạ .

15

Page 16: Bài tiều luận full

Tâm lý của người tiêu dùng Việt Nam là thích hàng ngoại nhập nên sản phẩm gỗ

sản xuất trong nước bị lờ đi khi trên thị trường tràn lan các sản phẩm ngoại

nhập.

Gỗ nguyên liệu từ rừng trồng trước đây cũng áp dụng mức thuế xuất khẩu hơn

10% nhưng hai năm qua giảm còn 0% nên một số DN nước ngoài thi nhau nhập

khẩu làm cho giá gỗ nguyên liệu tăng cao làm cho các doanh nghiệp gỗ mất lợi

thế cạnh tranh trên sân nhà.

Chủ quan:

Đến nay, sản phẩm của công ty đã xuất khẩu đến gần 50 nước trên thế giới và có

bán tại hơn 600 cửa hàng, chợ, siêu thị trên cả nước. Sản phẩm Gỗ Đức Thành

đã đạt chứng nhận Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín nhiều năm liền; được bình

chọn Top Ten doanh nghiệp tiêu biểu; Hàng Việt Nam chất lượng cao; Thương

hiệu nổi tiếng quốc gia... Riêng thớt gỗ sạch Đức Thành được chọn nằm trong

Top 100 sản phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng và được Quatest 3 cấp giấy

chứng nhận sản phẩm sạch, an toàn… Với chất lượng đảm bảo, sản phẩm gỗ của

công ty đã chinh phục được những khách hàng khó tính tại các thị trường công

ty hướng đến giúp cho doanh thu xuất khẩu tăng.

Tỉ lệ thực hiện tổng doanh thu so với kế hoạch của công ty : Năm 2010, doanh

thu thực hiện chỉ đạt 97,23%, đến năm 2011 doanh thu vượt kế hoạch 14,54%

nhưng đến năm 2012 thì doanh thu lại chỉ đạt 96,86% so với kế hoạch. Có sự

biến động như vậy là do các nguyên nhân sau:

Công ty có quy mô không lớn lắm nên vẫn còn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng

hoảng kinh tế giai đoạn 2008-2009, mặc dù đã có những biện pháp tăng doanh

thu, tuy nhiên kế hoạch đề ra là quá cao so với khả năng của công ty.

Công ty mặc dù có đầu tư về nguồn nguyên liệu gỗ nhưng vẫn không thể đảm

bảo được chất lượng sản phẩm mà các thị trường khó tính đặt ra.

16

Page 17: Bài tiều luận full

Doanh thu từ hoạt động cho thuê xưởng tăng lên là do công ty đang tập trung

đầu tư cơ sở vật chất, nhà xưởng để đẩy mạnh hoạt động sản xuất. Tận dụng kho

hàng trong thời gian trống, công ty cho thuê để tăng doanh thu, tránh lãng phí.

1.2. Tình hình doanh thu theo nhóm hàng:

Bảng 2: Tình hình doanh thu theo cơ cấu ngành hàng của công ty Gỗ Đức Thành

giai đoạn 2010-2012

Đvt : triệu đồng

Tên mặt

hàng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

So sánh

2011/2010

So sánh

2012/2011

Giá trị

Tỉ

trọng(%

) Giá trị

Tỉ

trọng(%

) Giá trị

Tỉ

trọng(%

)

Tuyệt

đối

Tương

đối

Tuyệt

đối

Tương

đối

1.Đồ nhà

bếp 92,461 53

116,11

7 53 144,141 62.5 23,655 125.58

28,02

5 124.13

2.Đồ gia

dụng 41,869 24 58,716 26.8 57,195 24.8 16,846 140.24 -1,520 97.41

3.Đồ chơi 22,679 13 39,217 17.9 22,832 9.9 16,538 172.92

-

16,38

5 58.22

4.Sản

phẩm khác 17,446 10 5,039 2.3 5,766 2.5

-

12,406 28.88 727 114.42

Tổng

doanh thu

174,45

5 100

219,08

8 100 230,626 100 44,633 125.58

11,53

8 105.27

a. Nhận xét:

-Trong giai đoạn 2010-2012, tổng doanh thu tính cả xuất khẩu và nội địa của công ty

Gỗ Kiến Thành có xu hướng tăng qua các năm tuy nhiên tốc độ tăng của công ty chậm

lại trong giai đoạn 2011-2012. Năm 2011, tổng doanh thu của tất cả các mặt hàng đạt

17

Page 18: Bài tiều luận full

219 088 triệu đồng, tăng 44 633 triệu đồng tương đương với mức tăng 25,58% so với

năm 2011. Năm 2012, doanh thu của công ty tăng lên 230 626 triệu đồng tức tăng

11538 triệu đồng, cho thấy tốc độ tăng chậm lại chỉ ở mức tăng 5,27% so với năm

2011. Xét theo cơ cấu ngành hàng, doanh thu của công ty phụ thuộc vào 3 mặt hàng

chính đó là: đồ nhà bếp, đồ gia dụng, đồ chơi trẻ em. Ngoài ra, còn có các sản phẩm

khác như bàn ghế văn phòng , bàn ghế trẻ em…chiếm tỉ trọng không đáng kể. Theo

như bảng số liệu đã xử lý, có thể thấy năm 2011,doanh thu các mặt hàng chủ lực: đồ

nhà bếp, đồ gia dụng và đồ chơi trẻ em đều tăng lên, còn doanh thu các sản phẩm khác

giảm đi rõ rệt. Đến năm 2012, có sự tăng giảm không đồng đều giữa các mặt hàng,

trong đó mặt hàng chủ lực nhất là đồ nhà bếp vẫn giữ đà tăng trưởng, trong khi hai mặt

hàng đồ gia dụng và đồ chơi trẻ em có sự sụt giảm cả về tỉ trọng và doanh thu. Cụ thể :

Đồ nhà bếp: là mặt hàng chủ lực của công ty, gồm các sản phẩm như : các

loại rế, thớt, dắt dao, lót ly bằng gỗ…là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất

trong tổng doanh thu giai đoạn 2010-2012 . Doanh thu mặt hàng này khá cao

và tăng dần qua các năm. Năm 2011, doanh thu đồ nhà bếp là 116 117 triệu

đồng ( chiếm tỷ trọng 53% tổng doanh thu, không tăng về tỉ trọng so với năm

2010) tăng 23 655 triệu đồng tương đương tăng 25,58% so với năm

2010( doanh thu mặt hàng này là 92 461 triệu đồng chiếm 53% tổng doanh

thu năm 2010), góp phần làm cho tổng doanh thu tăng mạnh trong năm 2011.

Sang năm 2012, doanh thu mặt hàng này tiếp tục tăng lên 144 141 triệu

đồng,chiếm 62,5% tổng doanh thu, tức tăng 28 025 triệu đồng tương đương

tăng 24,13% so với năm 2011. Sự tăng lên liên tục cả về tỉ trọng lẫn giá trị là

nguyên nhân làm cho tổng doanh thu của công ty tăng lên trong giai đoạn

2010-2012. Có thể thấy đây là mặt hàng chủ lực mà công ty cần tập trung

đầu tư để giữ vững vị trị mặt hàng này.

Đồ gia dụng : bao gồm các sản phẩm như : bàn cà phê vuông các loại, bàn

trà, móc treo áo, kệ CD…Về tỉ trọng trong tổng doanh thu, đây là mặt hàng

chiếm tỉ trọng cao thứ hai trong tổng doanh thu của công ty, chiếm 24% tổng 18

Page 19: Bài tiều luận full

doanh thu năm 2010, tăng lên 26,8% trong năm 2011 nhưng lại có xu hướng

giảm cả về tỉ trọng và giá trị trong năm 2012, chỉ còn 24,8% tổng doanh thu,

giảm 2% so với năm 2011. Về giá trị, năm 2011, tổng doanh thu mặt hàng đồ

gia dụng đạt 58 716 triệu đồng, tăng 16 846 triệu đồng tương đương tăng

40,24% so với năm 2010. Năm 2012, doanh thu mặt hàng này chỉ đạt 57 195

triệu đồng, giảm 1520 triệu đồng, chỉ bằng 97,41% so với năm 2011. Doanh

thu mặt hàng này giảm đi làm cho tổng doanh thu trong giai đoạn 2011-2012

tăng chậm lại.

Đồ chơi trẻ em: là mặt hàng rất thu hút các bậc phụ huynh muốn tăng độ

nhạy và trí thông minh cho con mình với các sản phẩm đồ chơi thách thức trí

thông minh của trẻ như : bộ ba thách thức, cây tre trăm đốt, thách thức tháo

vòng, trò chơi caro…Về tỉ trọng trong tổng doanh thu, mặt hàng này đứng

thứ 3 về tỉ trọng trong cơ cấu doanh thu các mặt hàng của công ty và có sự

biến động về tỉ trọng trong giai đoạn 2010-2012. Mặt hàng đồ chơi trẻ em

chiếm 13% tổng doanh thu năm 2010, tăng lên 17,9% và là mặt hàng có tốc

độ tăng nhanh nhất trong năm 2011, nhưng lại giảm đột ngột cả về giá trị và

tỉ trọng, chỉ còn 9,9% trong năm 2012. Về giá trị, năm 2011, mặt hàng đồ

chơi trẻ em đạt doanh thu là 39 217 triệu đồng, tăng 16 538 triệu đồng tương

đương tăng 72,92% so với năm 2010. Năm 2012, doanh thu mặt hàng này

giảm mạnh chỉ còn 22 832 triệu đồng, giảm 16 385 triệu đồng, chỉ bằng

58,22% so với năm 2011. Doanh thu mặt hàng này giảm đi cũng là một

nguyên nhân góp phần làm cho tổng doanh thu trong giai đoạn 2011-2012

tăng chậm lại.

Các sản phẩm khác : gồm bàn laptop đa năng, bảng ghi nhớ, kệ giày, kệ

đựng ly và chai rượu…chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong tổng doanh thu và có xu

hướng giảm qua các năm. Năm 2010, tỉ trọng các sản phẩm khác là 10%, đến

năm 2011, giảm còn 2,3% và năm 2012 là 2,5%. Về giá trị, năm 2011, doanh

thu các sản phẩm khác đạt 5039 triệu đồng, giảm 12 406 triệu đồng, chỉ bằng

19

Page 20: Bài tiều luận full

28,88% so với năm 2010. Tuy giá trị doanh thu các sản phẩm khác giảm

mạnh trong năm 2011 nhưng do tỉ trọng khá nhỏ trong tổng doanh thu nên

ảnh hưởng không nhiều đến tổng doanh thu của công ty, doanh thu công ty

trong giai đoạn này vẫn tăng mạnh nhờ vào các mặt hàng chủ lực. Năm 2012,

doanh thu mặt hàng này tăng nhẹ so với năm 2011, đạt 5766 triệu đồng

nhưng vẫn ở mức thấp so với năm 2010. Mặc dù sự tăng giảm về doanh thu

của các sản phẩm này không ảnh hưởng lớn đến tổng doanh thu của công ty

nhưng nó là thành phần giúp công ty đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu

ngày càng cao của thị trường và góp phần mở rộng thị trường.

b. Phân tích nhân tố:

Khách quan:

Các vật dụng nhà bếp như thớt, rế lót nồi, đồ dắt dao, đồ lót ly… hay đồ gia

dụng, đồ nội thất như: bàn, ghế, kệ giày, kệ CD, tủ thuốc, móc áo… của công ty

đã thu hút được nhiều sự quan tâm của người nội trợ góp phần tăng doanh thu

mặt hàng này.

Đồ chơi trẻ em : Trong năm 2012, các sản phẩm đồ chơi xuất xứ từ Trung Quốc

giá rẻ ồ ạt xâm chiếm thị trường Việt Nam làm cho doanh thu các sản phẩm đồ

chơi của công ty giảm sút trầm trọng.

Chủ quan:

Đồ nhà bếp : Các sản phẩm nhà bếp đều được thiết kế theo nhiều mẫu mã, kích

cỡ và công dụng khác nhau, như thớt thì có loại dành cho băm chặt, cho thái rau

quả. Có loại thớt mỏng, tiện cho việc đi picnic, dùng cho trẻ em… Do được làm

từ gỗ cao su nên sản phẩm có nhiều ưu điểm như màu sắc tươi sáng, giúp không

gian căn phòng, gian bếp trông nhẹ nhàng, rộng rãi và dễ dàng vệ sinh.

Đồ gia dụng: Riêng mặt hàng đồ gia dụng, GĐT luôn chú ý đến kích thước,

mẫu mã sao cho không chiếm nhiều diện tích nhưng vẫn đầy đủ công dụng như

bàn có ngăn để báo, bàn ghế dành cho trẻ em, kệ giày, kệ rượu… làm cho doanh

thu của mặt hàng này luôn giữ vị trị cao trong tổng doanh thu.

20

Page 21: Bài tiều luận full

Sản phẩm khác : Trong năm 2011, các sản phẩm của công ty chưa đa dạng, còn

hạn chế ở một số mặt hàng truyền thống nên chưa thu hút được khách hàng. Mặt

khác, các sản phẩm này chiếm tỉ trọng không lớn, công ty chưa chú trọng đầu tư.

1.3. Tình hình doanh thu bán hàng theo thị trường :

Bảng 3: Tình hình doanh thu theo thị trường của công ty giai đoạn 2010-2012:

Đvt : triệu đồng

Theo thị

trường

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

So sánh

2011/2010

So sánh

2012/2011

Giá trị

Tỉ

trọng(%) Giá trị

Tỉ

trọng(%) Giá trị

Tỉ

trọng(%)

Tuyệt

đối

Tương

đối

Tuyệt

đối

Tương

đối

1.Xuất khẩu 142,063 81.43 176,645 80.63 192,494 83.47 34,582 124.34 15,849 108.97

2.Nội địa 32,392 18.57 42,443 19.37 38,132 16.53 10,051 131.03 -4,311 89.84

Tổng doanh

thu 174,455 100.00 219,088 100.00 230,626 100.00 44,633 125.58 11,538 105.27

*Tổng doanh thu của công ty bao gồm doanh thu xuất khẩu, doanh thu nội địa và

doanh thu từ hoạt động cho thuê xưởng. Tuy nhiên, doanh thu từ hoạt động cho thuê

xưởng của công ty khá thấp, nên nhóm chỉ phân tích doanh thu bán hàng xuất khẩu và

nội địa. Và tổng doanh thu trong bảng trên là tổng doanh thu xuất khẩu và nội địa.

a. Nhận xét :

- Nhìn chung trong giai đoạn 2010-2012, doanh thu của công ty phụ thuộc chủ

yếu vào hoạt động xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ của công ty, còn doanh thu từ

hoạt động bán hàng nội địa chiếm tỉ lệ thấp hơn, chỉ bằng khoản ¼ so với doanh

thu từ xuất khẩu và có xu hướng tăng nhẹ trong năm 2011 và giảm trong năm

2012. Cụ thể:

Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu chiếm tỉ trọng chủ yếu trong tổng doanh thu

và sự tăng giảm doanh thu từ hoạt động xuất khẩu là thành phần chính làm cho

21

Page 22: Bài tiều luận full

tổng doanh thu của công ty tăng, giảm. Hiện nay, công ty đã xuất khẩu đến gần

50 nước trên thế giới như: Mỹ, Nhật, Ý, Đức, Úc, Nam Phi… Về cơ cấu tỉ trọng

doanh thu xuất khẩu chiếm tỉ trọng cao và khá ổn định trong giai đoạn 2010-

2012. Năm 2010, chiếm 81,43% tổng doanh thu , giảm nhẹ còn 80,63% trong

năm 2011 và tăng trở lại 83,47% trong năm 2012. Về giá trị, doanh thu theo hoạt

động xuất khẩu tăng liên tục trong 3 năm, năm 2011, doanh thu xuất khẩu của

công ty đạt 176 645 triệu đồng, tăng 34582 triệu đồng tương đương tăng 24,34%

so với năm 2010, góp phần làm cho tổng doanh thu tăng 44633 triệu đồng trong

năm 2011( từ 174 445 triệu đồng lên 219 088 triệu đồng). Năm 2012, doanh thu

đạt 192 494 triệu đồng, tăng 15849 triệu đồng tương đương tăng 8,97% so với

năm 2011. Mức tăng trong năm 2012 có phần giảm đi so với năm 2011, làm cho

tổng doanh thu cũng tăng chậm lại, chỉ tăng 11538 triệu đồng tương đương

5,27% so với năm 2011. Các sản phẩm làm từ gỗ của công ty ngày càng được ưa

chuộng trên thị trường thế giới, vì vậy, công ty cần đầu tư đẩy mạnh hoạt động

xuất khẩu để tăng doanh thu cho công ty.

Doanh thu từ hoạt động bán hàng nội địa chiếm tỉ trọng nhỏ hơn nhưng cũng

là thành phần khá quan trọng trong tổng doanh thu, góp phần chiếm lĩnh thị

trường gỗ trong nước. Với thị trường trong nước, sản phẩm của công ty cũng có

mặt tại hầu hết tại các hệ thống siêu thị lớn như: Co.opmart, Big C, Metro tại Hồ

Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và các thành phố khác ….Về tỉ trọng trong tổng

doanh thu, tuy chiếm tỉ trọng không nhiều nhưng khá ổn định, năm 2010 chiếm

18,57%, tăng lên 19,37% trong năm 2011 và giảm nhẹ còn 16,53% trong năm

2012. Về giá trị, doanh thu bán hàng nội địa cũng có sự tăng giảm tương ứng với

sự tăng giảm tỉ trọng. Năm 2011, đạt 42443 triệu đồng, tăng 10051 triệu đồng

tương đương tăng 31,03% so với năm 2010. Năm 2012, giá trị giảm còn 38132

triệu đồng, tức giảm 4311 triệu đồng, chỉ bằng 89,84% so với năm 2011. Giá trị

doanh thu từ bán hàng nội địa giảm và doanh thu xuất khẩu tăng chậm lại làm

cho tổng doanh thu tăng khá chậm trong giai đoạn 2011-2012.

22

Page 23: Bài tiều luận full

- Tóm lại, trong giai đoạn 2010-2012, tổng doanh thu xuất khẩu và bán hàng nội

địa của công ty tăng lên liên tục và chủ yếu phụ thuộc vào tốc độ tăng của doanh

thu xuất khẩu. Năm 2011, tổng doanh thu của công ty là 219 088 triệu đồng,

tăng 44633 triệu đồng tương đương tăng 25,58% so với năm 2010. Tổng doanh

thu trong giai đoạn này tăng mạnh là do cả doanh thu xuất khẩu và doanh thu

nội địa đều tăng khá mạnh. Năm 2012, tổng doanh thu vẫn tiếp tục tăng lên

230626 triệu đồng, tăng 11538 triệu đồng nhưng tốc độ tăng giảm mạnh, chỉ

tăng 5,27% so với năm 2011. Qua đó ta thấy rằng công ty cần gia tăng hoạt động

xuất khẩu và đồng thời cũng chú trọng thị trường trong nước, vì đây cũng là một

thị trường tiềm năng để công ty khai thác.

b. Phân tích nhân tố:

Khách quan :

Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu tăng mạnh trong năm 2011 và tăng chậm lại

trong năm 2012 do :

Các nước nhập khẩu sản phẩm gỗ ở thị trường châu Âu còn đòi hỏi doanh

nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ phải chứng minh rõ được nguồn gốc nguyên

liệu; sản phẩm gỗ phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn khắt khe, trong đó có cả tiêu

chuẩn về an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng (có giám định độc lập).

Những yêu cầu khắt khe đó đã làm cho tốc độ tăng doanh thu chậm lại trong

năm 2012.

Doanh thu từ bán hàng nội địa tăng trong năm 2011 nhưng giảm trong năm 2012

là do :

Chính vì chính sách thuế nhập khẩu đồ gỗ giảm còn 0-3% làm cho đồ gỗ nội

đang thua ngay trên sân nhà và làm thế nào để chiếm lĩnh lại thị trường trong

nước thì hầu hết các DN sản xuất đồ gỗ đều lắc đầu ngao ngán. Họ cho rằng làm

hàng xuất khẩu “sướng” hơn, mẫu mã thì có người thiết kế sẵn, đơn hàng thì lớn

(có khi hàng chục container). Còn làm hàng nội địa bán lẻ từng cái giá thành

cao, không cạnh tranh được với hàng ngoại nhập dù chất lượng hơn hẳn. Công

23

Page 24: Bài tiều luận full

ty gỗ Đức Thành cũng là một trong số những doanh nghiệp có xu hướng đó, tập

trung cho thị trường xuất khẩu hơn là cạnh tranh không lại trên thị trường nội

địa.

Chủ quan:

Trong định hướng phát triển sản phẩm và xây dựng thương hiệu, Đức Thành đã

áp dụng thành công chiến lược “kiềng ba chân”:

Xuất khẩu, cho cả khách hàng lớn lẫn các khách hàng nhỏ

Đa dạng thị trường ở khắp năm châu

Chú trọng cả thị trường nội địa.

Với chiến lược này, Đức Thành hoàn toàn chủ động trước những biến cố của thị

trường vì mỗi lĩnh vực đều có thế mạnh riêng và sẵn sàng chia sẻ, ứng cứu cho

nhau mỗi khi gặp khó khăn.

Hoạt động kinh doanh của công ty không ngừng phát triển là nhờ công ty luôn

chủ động được nguồn nguyên vật liệu trong nước, nên đáp ứng được mọi nhu

cầu của khách hàng cả về số lượng và thời gian giao hàng, đặc biệt là các đơn

hàng lớn hoặc các đơn hàng gấp.

Doanh thu xuất khẩu tăng lên do :

Công ty Cổ phần Gỗ Đức Thành vừa nhận được giải thưởng “Thương hiệu

chứng khoán uy tín” 2010. Đây là kết quả của sự nỗ lực và phát triển của Gỗ

Đức Thành trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Thương hiệu chứng khoán uy

tín do Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Việt Nam, Trung tâm Thông tin tín

dụng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (CIC) phối hợp với các đơn vị liên quan tổ

chức bình chọn và xét duyệt. Các doanh nghiệp được bình chọn là những đơn vị

đã đạt được thành quả đáng khích lệ trong kinh doanh, có cổ phiếu niêm yết trên

thị trường chứng khoán Việt Nam. Và, Công ty CP Gỗ Đức Thành rất vinh dự là

một trong top 100 doanh nghiệp niêm yết được chọn trao giải lần này. Nhờ đó,

24

Page 25: Bài tiều luận full

uy tín của công ty ngày càng tăng cao đối với các bạn hàng nhập khẩu của công

ty.

Công ty đã xây dựng được uy tín trên thị trường và tạo được niềm tin cho khách

hàng khi sử dụng cũng như đặt hàng sản phẩm công ty.

Các sản phẩm của công ty chủ yếu được làm từ gỗ rừng trồng như: gỗ cao su,

tràm bông vàng, gỗ nhập khẩu từ châu Mỹ và châu Âu như Maple, Beech .v.v…

có chất lượng cao, tạo được uy tín trên thị trường thế giới nên lượng doanh thu

xuất khẩu ngày càng tăng lên.

Hàng năm chúng ta phải nhập 80% gỗ nguyên liệu, chiếm tới 37% giá thành sản

phẩm. Hơn nữa 90% gỗ nhập khẩu từ Lào và Campuchia thì nguồn này đang cạn

kiệt

Công ty ngày càng đa dạng hóa sản phẩm, kiểu dáng, mẫu mã để đáp ứng nhu

cầu ngày càng tăng cao của người tiêu dùng.

Công ty đã thiết lập được mối quan hệ và có một lượng khách hàng tương đối

lớn và ổn định.

Đội ngũ nhân viên công ty có năng lực đàm phán tốt

Doanh thu nội địa :

Vẫn ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra, năm 2011, nhiều

doanh nghiệp sản xuất lao đao. Nhưng công ty Đức Thành thay vì giảm công

nhân, dừng sản xuất, bà Liễu( Tổng giám đốc công ty Gỗ Đức Thành) đã quyết

định dự trữ thêm nhiều nguyên liệu (với mức giá tốt và nhiều ưu đãi), mạnh dạn

chuyển qua chăm sóc tốt thị trường nội địa để đón đầu sau khủng hoảng. Quyết

định này đã giúp công ty tăng doanh thu bán hàng nội địa trong năm 2011.

1.4. Tình hình kim ngạch xuất khẩu theo khu vực:

Theo khu

vực

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011

Giá trị Tỉ Giá trị Tỉ Giá trị Tỉ Tuyệt Tương Tuyệt Tương

25

Page 26: Bài tiều luận full

trọng(%

) trọng(%) trọng(%) đối đối đối đối

Châu Á 68,190 48 95,388 54 119,346 62 27,198 139.89 23,958 125.12

Châu Âu 49,722 35 68,892 39 63,523 33 19,170 138.55 -5,369 92.21

Châu Mỹ 14,206 10 9,186 5.2 7,700 4 -5,021 64.66 -1,486 83.82

Châu Úc 9,944 7 3,003 1.7 1,829 0.95 -6,941 30.20 -1,174 60.90

Châu Phi 0 0 177 0.1 96 0.05 177 -80 54.49

Tổng kim

ngạch 142,063 100 176,645 100 192,494 100 34,582 124.34 15,849 108.97

Bảng 4: Tình hình kim ngạch xuất khẩu theo khu vực của công ty giai

đoạn 2010-2012:

Đvt : triệu đồng

a. Nhận xét:

- Qua bảng số liệu ta thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng dần qua các

năm với tốc độ tăng chậm lại trong năm 2012. Xét theo cơ cấu thị trường xuất

khẩu, kim ngạch xuất khẩu của công ty phụ thuộc vào 4 thị trường chính đó là:

châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Úc. Và công ty đang có ý định mở rộng xuất

khẩu sản phẩm sang thị trường châu Phi trong năm 2011. Năm 2010, kim ngạch

xuất khẩu sản phẩm của công ty sang thị trường các nước châu Á(chủ yếu là

Nhật Bản) là chủ yếu với tỉ trọng khá cao, chiếm 48% tổng kim ngạch xuất

khẩu của công ty, sang các nước châu Âu, chủ yếu là EU chiếm 35% tổng kim

ngạch, còn đối với các nước châu Úc (Australia và Newzealand ) và châu Mỹ,

doanh thu tương đối thấp, chỉ chiếm khoảng 17% trong tổng kim ngạch xuất

khẩu. Năm 2011, có sự biến động nhẹ trong cơ cấu tỉ trọng kim ngạch xuất

khẩu sang các thị trường.Cụ thể:

26

Page 27: Bài tiều luận full

Thị trường các nước châu Á: là một thị trường rộng lớn với kim ngạch xuất khẩu

chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch và tăng liên tục từ năm 2010 đến năm

2012. Năm 2011, tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu sang các nước này là 54%, tăng 6%

so với năm 2010, đến năm 2012, tỉ trọng tiếp tục tăng lên 62% trong tổng kim

ngạch xuất khẩu của công ty. Về giá trị, năm 2011, đạt kim ngạch là 95388 triệu

đồng, tăng 27198 triệu đồng tương đương tăng 39,89% so với năm 2010. Các thị

trường khó tính như “Nhật Bản”, Singapore, Hàn Quốc…dần chấp nhận sản phẩm

của công ty. Trong năm 2012, kim ngạch công ty tăng lên 119 346 triệu đồng, tăng

23958 triệu đồng, tương đương tăng 25,12% so với năm 2011. Với mặt hàng đồ

chơi gỗ, các nhà sách tại Lào, Campuchia sau khi bán đắt hàng đã liên kết với các

trường mẫu giáo, tiểu học bên đó tiến hành đặt hàng Gỗ Đức Thành với những sản

phẩm chuyên biệt tiếng Lào, tiếng Campuchia. Sau gần 1 năm thâm nhập, doanh

thu từ 2 thị trường này đạt khoảng 1-1,2 tỉ đồng. Con số không lớn nhưng cho thấy

tín hiệu tốt từ một thị trường mới. Sự tăng lên trong kim ngạch xuất khẩu ở thị

trường các nước châu Á là nhân tố quan trọng nhất làm cho tổng kim ngạch của

công ty tăng lên liên tục trong 3 năm 2010-2012.

Thị trường các nước châu Âu : chủ yếu là các nước EU, đây là khu vực có nền

kinh tế phát triển mạnh và trong những năm gần đây những nước này đang trở

thành thị trường xuất khẩu tiềm năng của công ty.Kim ngạch xuất khẩu các sản

phẩm gỗ của công ty vào khu vực này chiếm vị trị thứ 2 trong tổng kim ngạch xuất

khẩu của công ty cả về tỉ trọng lẫn giá trị. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu sang thị

trường các nước này đạt 49722 triệu đồng (chiếm 35% tổng kim ngạch xuất khẩu),

đến năm 2011, kim ngạch tăng lên 68892 triệu đồng ( đạt 39% trong cơ cấu kim

ngạch ), tức tăng 19170 triệu đồng tương đương tăng 38,55% so với năm 2010. Đến

năm 2012, kim ngạch xuất sang các nước này giảm xuống còn 63523 triệu đồng,

tức giảm 5369 triệu đồng, chỉ bằng 92,21% so với năm 2011. Đây có thể xem là

một thị trường khó tính, nhưng rất tiềm năng của công ty, việc tăng giảm kim ngạch

27

Page 28: Bài tiều luận full

xuất khẩu sang thị trường các nước này ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kim

ngạch chung của toàn công ty.

Thị trường các nước châu Mỹ : chủ yếu là Mỹ và Canada và các nước Mỹ

Latinh…kim ngạch xuất khẩu vào các nước này chiếm tỉ trọng tương đối trong tổng

kim ngạch của công ty. Năm 2010, kim ngạch đạt 14206 triệu đồng ( chiếm 10%)

tổng kim ngạch, đến năm 2011, kim ngạch xuất sang các nước này giảm xuống còn

9186 triệu đồng( chiếm tỉ trọng 5,2%), tức giảm 5021 triệu đồng, chỉ bằng 64,66%

so với năm 2010. Sang năm 2012, kim ngạch xuất tiếp tục giảm xuống còn 7700

triệu đồng( chiếm 4% trong tỉ trọng), tức giảm 1486 triệu đồng, chỉ bằng 83,82% so

với năm 2011. Vì chỉ chiếm tỉ tọng nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn

công ty nên mặc dù kim ngạch xuất khẩu sang các nước này giảm liên tục trong 3

năm nhưng vẫn không ảnh hưởng nhiều đến tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn

công ty.

Thị trường các nước châu Úc : chủ yếu xuất sang Australia và Newzealand.Thị

trường này có khoảng cách địa lý khá xa so với các thị trường khác của công ty nên

kim ngạch xuất khẩu sang các nước này khá thấp, năm 2010 chỉ đạt 9944 triệu

đồng( chiếm 7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty). Đến năm 2011, kim

ngạch xuất sang các nước này giảm còn 3003 triệu đồng ( chiếm tỉ trọng 1,7%), tức

giảm 6941 triệu đồng, chỉ bằng 30,2% so với năm 2010. Sang năm 2012, kim ngạch

xuất sang các nước này tiếp tục giảm còn 1829 triệu đồng ( chỉ chiếm 0,95% trong

tổng kim ngạch xuất khẩu), tức giảm 1174 triệu đồng, chỉ bằng 60,9% so với năm

2011. Trong các nước này, Úc là một thị trường quen thuộc của Việt Nam nói

chung và công ty Gỗ Đức Thành nói riêng, có mối quan hệ làm ăn từ rất lâu, Tuy

nhiên giá trị kim ngạch xuất khẩu gỗ sang Úc không cao. Úc nhập khẩu các sản

phẩm chủ yếu là đồ gỗ nội thất như bàn, tủ, ghế. Tuy nhiên, vì những sản phẩm đó

không phải là sản phẩm chủ lực của công ty và người tiêu dùng ở thị trường này

yêu cầu khá cao với các sản phẩm đồ gỗ nên kim ngạch xuất khẩu sang Úc cũng

như các nước khác không cao và co xu hướng giảm trong giai đoạn 2010-2012. Tuy

28

Page 29: Bài tiều luận full

nhiên do tỉ trọng không đáng kể trong cơ cấu kim ngạch nên việc sụt giảm kim

ngạch xuất khẩu sang các nước này không làm ảnh hưởng nhiều đến tổng kim

ngạch của công ty.

Thị trường các nước châu Phi: đây là một thị trường hoàn toàn mới, nằm trong

chiến lược phát triển mở rộng thị trường của công ty trong năm 2011. Năm đầu tiên

xuất khẩu sang các nước châu Phi , Đức Thành chọn thị trường Nam Phi để thử

nghiệm và đạt kim ngạch là 177 triệu đồng. Mặc dù chỉ chiếm 0,1% trong tổng kim

ngạch nhưng cũng cho thấy dấu hiệu khả quan trong việc thâm nhập thị trường của

công ty. Sang năm 2012, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này giảm xuống còn

96 triệu đồng(chiếm 0,05% tổng kim ngạch), tức giảm 80 triệu đồng, chỉ bằng

54,49% so với năm 2011. Sự sụt giảm này là do Nam Phi là một thị trường mới,

vốn dĩ có mối quan hệ thương mại với Việt Nam không đáng kể.

b. Phân tích nhân tố :

Khách quan:

Thị trường châu Á: Là thị trường chủ lực công ty nhắm đến và có tỉ trọng cũng

như giá trị kim ngạch tăng liên tục từ năm 2010 đến năm 2012 do một số nguyên

nhân sau:

Nhật Bản là thị trường tiêu thụ đồ gỗ lớn nhất trên thế giới. Đặc biệt trong xã

hội công nghiệp với mức độ rất cao như hiện nay, người Nhật Bản ngày càng có 

nhu cầu sử dụng đồ vật bằng chất liệu gỗ thay cho các vật liệu sắt, nhôm..Nhu

cầu nhập khẩu các sản phẩm bằng gỗ của Nhật Bản khá đa dạng, trong đó nhu

cầu về loại hàng hóa đồ gỗ nội thất chiếm khoảng trên 50%. Có thể nói đây là

thị trường đầy tiềm năng xuất khẩu đối với thị trường Việt Nam.

Năm 2012, các DN làm hàng sang Nhật khá “may mắn” bởi cuối năm 2011, tình

hình bất ổn chính trị giữa Trunng Quốc và Nhật Bản đã tạo thời cơ cho các

doanh nghiệp xuất khẩu gỗ vào thị trường Nhật Bản, nhiều khách hàng Nhật

trước đây nhập khẩu sản phẩm từ Trung Quốc nay chuyển sang tìm hàng từ các

nước ASEAN. Kết quả là doanh thu từ thị trường Nhật đã tăng 27,7% so với 29

Page 30: Bài tiều luận full

năm 2011 (46 tỉ đồng so với 36 tỉ đồng), đóng góp một khoản thu không nhỏ

cho Công ty (20% trên tổng doanh thu xuất khẩu).

Thị trường châu Âu có nhiều biến động trng năm 2012 nên công ty lên kế hoạch

thâm nhập và tăng cường khai phá những thị trường mới, ngách và nhỏ ở châu

Á, vốn ít chịu ảnh hưởng khủng hoảng như Nhật, Singapore... Năm 2012, tỉ

trọng xuất khẩu sang thị trường châu Á là 62%, cao gần gấp đôi thị trường châu

Âu (33%).

Thị trường châu Âu: kim ngạch sang thị trường này giảm đáng kể từ cuối năm

2011 là do :

Đạo Luật Fleght sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 3-2013, nhưng trước đó các

doanh nghiệp gỗ đã bị ảnh hưởng mạnh, đạo luật khiến cho các DN xuất khẩu

hàng nội thất gặp không ít khó khăn về gỗ nguyên liệu chế biến có nguồn gốc

hợp pháp với đầy đủ bộ chứng từ.

Tại thị trường này, doanh thu giảm không phải là họ không mua hàng mà do sức

cạnh tranh của mình không nổi. Cùng một sản phẩm, khi chào bán tại châu Âu

công ty luôn phải bán cao hơn hàng từ các nước Trung Quốc, Malaysia từ 1,5

đến 5 USD, khách hàng luôn so bì và ép công ty giảm giá. Nếu bán hàng với giá

tương đương công ty lỗ nên phải rút lui kiếm thị trường khác. Lãi suất ngân

hàng vừa qua có giảm nhưng so với nước ngoài thì vẫn còn cao.

Chi phí sản xuất cũng như vận chuyển của công ty hiện còn ở mức cao. Chỉ tính

riêng phí vận chuyển đã cao hơn nhiều nước trong khu vực khoảng 4 USD cho

mỗi container hàng. Chi phí cao đã làm cho công ty giảm sức cạnh tranh.

Hiện nay Việt Nam và EU đang tiến hành đàm phán Hiệp định Đối tác Tự

nguyện (gọi tắt là VPA/FLEGT) nhằm xây dựng hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp

và cấp phép FLEGT cho các lô hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam

vào EU. Tuy nhiên, quá trình đàm phán chưa kết thúc do vậy các doanh nghiệp

xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam phải thực hiện trách nhiệm giải trình

như qui định của Quy chế 995/2010.   

30

Page 31: Bài tiều luận full

Thị trường châu Mỹ: Thị trường chủ yếu của công ty là Hoa Kỳ. Tuy nhiên từ

ngày 15/8/2009, một số quy định mới trong Đạo luật về cải tiến an toàn sản

phẩm tiêu dùng tác động trực tiếp đến việc sản phẩm đồ nội thất của Việt Nam

vào thị trường Hoa Kỳ làm cho kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này liên tục

giảm trong thới gian này.

Thị trường châu Úc:

Trong giai đoạn 2007-2009, nhu cầu sử dụng đồ gỗ tăng khá mạnh ở Úc nên

công ty đã xuất qua thị trường này số lượng khá lớn, nhưng đó chỉ là khách hàng

quen thuộc tăng số lượng đặt hàng mà thôi, không tăng lên về số lượng khách

hàng. Chính vì vậy, đến giai đoạn 2010-2012, số lượng khách hàng không hề

tăng lên, làm cho kim ngạch xuất khẩu sang Úc dậm chân tại chỗ và có xu

hướng giảm đi.

Những đối tác thương mại ở Australia chủ yếu là các đối tác truyền thống, tuy

nhiên về giá trị hợp đồng với các khách hàng này không lớn.

Chủ quan:

Thị trường châu Á :

Với những thị trường láng giềng như Lào, Campuchia, các đối tác cung cấp

nguyên phụ liệu cho Đức Thành cũng bắt đầu xúc tiến hoạt động xuất khẩu cho

các công ty về gỗ ở đây. Ông Thắng, lúc đó là quyền Tổng giám đốc công ty

Đức Thành (Ông mới được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc vào tháng 1/2013) đã

nhận định: “Điều này chứng tỏ đã có nhu cầu về những mặt hàng này bên các

nước đó. Tại sao mình không tranh thủ”. Ông Thắng bắt đầu đưa hàng qua Lào,

Campuchia thăm dò và cho nghiên cứu thị trường kỹ hơn để đưa ra những dòng

sản phẩm phù hợp với thị trường, trước khi các đối thủ ở nước sở tại kịp bung

hàng. Nhà lãnh đạo công ty có tầm nhìn rộng, kịp thời nắm bắt được thời cơ ở

thị trường này.

31

Page 32: Bài tiều luận full

Với mặt hàng đồ chơi gỗ, các nhà sách tại Lào, Campuchia sau khi bán đắt hàng

đã liên kết với các trường mẫu giáo, tiểu học bên đó tiến hành đặt hàng Gỗ Đức

Thành với những sản phẩm chuyên biệt tiếng Lào, tiếng Campuchia.

Sau gần 1 năm thâm nhập, doanh thu từ 2 thị trường này đạt khoảng 1-1,2 tỉ

đồng. Con số không lớn nhưng cho thấy tín hiệu tốt từ một thị trường mới.

Để tránh rơi vào vòng lẩn quẩn không có đơn hàng - sợ lỗ doanh nghiệp phải

tăng giá bán - ít người mua - lại không có đơn hàng và lỗ, ông Thắng cùng Hội

đồng Quản trị Gỗ Đức Thành đã quyết định không tăng giá bán. Đây là cách

Đức Thành tự cứu mình trong khi nhiều doanh nghiệp khác đang tự sát bằng

cách đẩy giá bán lên cao theo giá nguyên phụ liệu.

Đội ngũ nhà quản trị tài năng, có tầm nhìn.

Thị trường châu Phi: Là một thị trường tương đối mới nên công ty chưa nghiên

cứu kỹ về nhu cầu cũng như thị hiếu khách hàng ở đây. Mặt khác, sự khác biệt

về văn hóa cũng là một khó khăn làm giảm sút doanh thu ở thị trường này.

1.5. Giải pháp đề xuất nhằm tăng doanh thu cho công ty gỗ Đức Thành:

Giải pháp đề xuất nhằm tăng doanh thu nội địa, chiếm lĩnh thị trường sân

nhà.

 Công ty nên đầu tư mở rộng sản xuất và hướng đầu tư trồng các loại gỗ nguyên

liệu về các vùng xa trung tâm để nâng cao năng lực sản xuất, tiết kiệm chi phí

nguyên liệu cho công ty.

Xây dựng chiến lược hoạt động sản xuất, kinh doanh cho thị trường trong nước

nhằm tạo bước đột phá và hiệu quả cao, từng bước khẳng định thương hiệu của

mình đối với đông đảo người tiêu dùng Việt Nam.

Tận dụng tối đa nguồn gỗ nguyên liệu trong nước để tăng khả năng cạnh tranh

trên sân nhà.

Đa dạng hóa sản phẩm, chú trọng phát triển các sản phẩm tiện ích, đa năng.32

Page 33: Bài tiều luận full

Giải pháp tăng doanh thu xuất khẩu :

Công ty cần phải xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, đề án xuất

khẩu cụ thể đối với từng nhóm mặt hàng riêng biệt.

Tận dụng những hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu biên mậu, nâng cao hiệu quả xúc tiến

thương mại, chính sách khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ

của chính phủ để tăng xuất khẩu các sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam.

Ngân hàng Nhà nước giám sát chặt chẽ hoạt động tín dụng để tạo điều kiện cho

các doanh nghiệp tiếp cận vốn sản xuất kinh doanh phục vụ xuất khẩu. Công ty

có thể tận dụng lợi thế này.

Công ty cần thực hiện đồng bộ các biện pháp nâng cao chất lượng, tăng giá trị

hàng hóa xuất khẩu : lựa chọn nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng, đáp ứng

các tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật mà sản phẩm yêu cầu.

Cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường, tập trung

khai thác theo chiều sâu, chiều rộng đối với các thị trường xuất khẩu truyền

thống, thị trường xuất khẩu trọng điểm, đi đôi với việc phát triển các thị trường

có chung đường biên giới với Việt Nam để giảm bớt chi phí vận chuyển do

khoảng cách địa lý.

Riêng thị trường EU, Khi muốn xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường nào thì DN nên

mua gỗ hợp pháp từ thị trường đó và phải cân đối lượng gỗ có nguồn gốc hợp

pháp nhận vào với sản lượng sản phẩm làm ra. Bởi EU sẽ không hoàn toàn tin

tưởng vào các xác nhận giấy tờ mà họ đòi hỏi gỗ phải hợp pháp trên thực tế. Vì

thế, nếu gian lận trong các giấy xác nhận, DN sẽ gặp rất nhiều rủi ro khi bị kiểm

tra.

Chú trọng cải tiến kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm để dáp ứng nhu cầu ngày càng

cao của khách hàng.

 Kiến nghị Nhà nước và các ngân hàng thương mại có những chính sách vay vốn

dài hạn cho các doanh nghiệp chế biến gỗ đầu tư cơ sở hạ tầng, đổi mới công

33

Page 34: Bài tiều luận full

nghệ, thiết bị, nâng cao năng lực cho các lao động… tránh sự lệ thuộc vào nước

ngoài, tăng tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp.

2. Tình hình luân chuyển hàng hóa của công ty :

Bảng 5: Phân tích tình hình mua bán và dự trữ của công ty

Đvt: VNĐ

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011

Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối

(1) (2) (3) (4)=(2)-(1) (5)=(2)*100/(1) (6)=(3)-(2) (7)=(3)*100/(2)

Doanh thu 182,844,750,457 230,502,056,353 239,599,687,433 47,657,305,896 126.06 9,097,631,080 103.95

Tồn kho đầu kỳ 31728009007 34,045,683,866 58,949,446,815 2,317,674,859 107.30 24,903,762,949 173.15Nhập kho trong kỳ 112,351,793,520 171,261,564,678 164,807,964,769 58,909,771,158 152.43 -6,453,599,909 96.23Bán trong kỳ(GVHB) 110,034,118,661 146,357,801,729 162,021,118,345 36,323,683,068 133.01 15,663,316,616 110.70

Tồn kho cuối kỳ 34,045,683,866 58,949,446,815 61,736,293,239 24,903,762,949 173.15 2,786,846,424 104.73TG thực hiện 1 lần luân chuyển hàng.

(ngày) 107.60 114.37 134.08 6.7749 106.30 19.7065 117.23Vòng quy hàng tồn kho=360/T 3.3458 3.1476 2.6850 -0.1982 94.08 -0.4626 85.30HTK bình quân=(ĐK+CK)/2 32886846437 46497565341 60342870027 13,610,718,904 141.39 13,845,304,687 129.78

Với Trị giá hàng mua trong kỳ = Trị giá tồn kho cuối kỳ +Giá vốn hàng bán trong kỳ -

trị giá tồn kho đầu kỳ. Vì công ty gỗ Đức Thành là công ty vừa sản xuất, vừa bán hàng

và xuất khẩu nên lượng hàng tồn kho hay dự trữ của công ty bao gồm gỗ nguyên vật

liệu, công cụ sản xuất, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, thành phẩm, hàng gửi đi

bán…

a. Nhận xét :

Tình hình mua bán và dự trữ :34

Page 35: Bài tiều luận full

- Trong quá trình luân chuyển vốn lưu động phục vụ cho sản xuất kinh doanh thì

việc tồn tại vất tư hàng hóa dự trữ tồn kho là những bước đệm cần thiết cho quá

trình hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Thông thường trong quản lý, vấn

đề chủ yếu được đề cập là bộ phận dự trữ nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh

doanh đối với các doanh nghiệp sản xuất; còn đối với doanh nghiệp thương mại

thì dự trữ nguyên vật liệu cũng là dự trữ hàng hóa để bán. Đối với công ty Đức

Thành, là một doanh nghiệp sản xuất và thương mại, chủ yếu là sản xuất để xuất

khẩu thì hàng tồn kho của công ty bao gồm chủ yếu là nguyên vật liệu và thành

phẩm, ngoài ra còn có các công cụ, dụng cụ, hàng gửi đi bán…Trong giai đoạn

2010-2012, trước tình hình khó khăn của ngành gỗ Việt Nam, do chính sách

thuế bất hợp lý, thuế xuất khẩu gỗ nguyên liệu ở nước ta giảm còn 0-3% làm

cho các doanh nghiệp gỗ nước ngoài ồ ạt nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Việt Nam

khiến cho giá gỗ nguyên liệu tăng khá cao, làm mất lợi thế cạnh tranh của các

doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam. Trước tình

hình đó, trong giai đoạn này, công ty đã tăng cường mua gỗ nguyên liệu để dự

trữ nhằm đáp ứng các đơn hàng trong giai đoạn này mà không phải thực hiện

chính sách tăng giá sản phẩm. Qua bảng số liệu có thể thấy nhìn chung, tình

hình lưu chuyển hàng hóa của công ty có những chuyển biến như sau:

Tồn kho đầu kỳ: Gía trị dự trữ đầu kỳở năm sau luôn cao hơn năm trước. Cụ

thể là giá trị tồn năm 2011 đạt 31,728,009,007 đồng, tăng 2,317,674,859

đồng tương đương tăng 7,3% so với năm 2010. Năm 2012, tăng khá mạnh

lên 58,949,446,815 đồng ,tức tăng 73,15% so với năm 2011.

Tình hình mua hàng: Do tình hình giá gỗ nguyên vật liệu nội địa tăng giá

khá cao nên công ty chủ yếu là mua nguyên vật liệu để dự trữ cho những

đơn hàng sắp tới. Vì vậy lượng hàng mua vào tăng mạnh kể từ năm 2010. Cụ

thể : năm 2010, lượng hàng mua vào đạt 112,351,793,520 đồng, tăng đột

biến so với năm 2009. Đến năm 2011, lượng hàng mua vào tăng lên

35

Page 36: Bài tiều luận full

171,261,564,678 đồng, tức tăng 58,909,771,158 đồng tương đương tăng

52,43% so với năm 2010. Sang đến năm 2012, do lượng đơn hàng giảm đi

đồng thời công ty cũng đã chủ động hơn trong nguồn nguyên vật liệu nên

lượng hàng mua vào (chủ yếu là gỗ nguyên liệu) giám xuống còn

164,807,964,769 đồng, tức giảm 6,453,599,909 đồng chỉ bằng 96,23% so với

năm 2011.

Tình hình bán hàng của công ty có chuyển biến khá tốt, bằng chứng là

lượng hàng bán đều tăng qua các năm, tuy nhiên, cả lượng và tỷ lệ tăng đều

giảm: năm 2011, giá vốn hàng bán đạt 146,357,801,729 đồng, tăng

36,323,683,068 đồng tương đương tăng 33,01% so với năm 2010.Trong năm

2012, trị giá hàng bán vẫn tăng lên nhưng chỉ tăng 15,663,316,616 đồng,

tương đương tăng 10,7% so với năm 2011..

Tồn kho cuối kỳ cũng tăng qua mỗi năm: năm 2011, tồn kho cuối kỳ đạt

58,949,446,815 đồng, tăng 24,903,762,949 đồng tương đương tăng 73,15%

so với năm 2010. Đến năm 2012, lượng tồn kho tiếp tục tăng lên

61,736,293,293 đồng nhưng so với năm 2011, chỉ tăng 2,786,846,424 đồng

tương đương chỉ tăng 4,73%.

- Tóm lại, tình hình luân chuyển hàng hóa của công ty vừa tồn tại mặt tích cực,

vừa tồn tại mặt tiêu cực. Về mặt tích cực, giá trị hàng bán ra của công ty ngày

càng tăng chứng tỏ các đơn hàng của công ty ngày càng nhiều và quy mô hoạt

động của công ty ngày càng mở rộng. Lượng hàng mua vào gia tăng chủ yếu là

do lượng gỗ nguyên liệu được dự trữ nhiều để hạn chế ảnh hưởng của việc tăng

giá gỗ nguyên liệu trong thời gian tới. Tuy nhiên, việc lượng mua vào và dự trữ

quá nhiều trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm,

cũng như khiến cho chi phí tồn kho, bảo quản tăng theo. Cũng có thể lý giải, do

quy mô hoạt động tăng , đồng thời công ty cần lượng hàng dự trữ nhiều hơn để

đáp ứng nhu cầu của các hợp đồng lớn. Nhưng vì doanh thu trong giai đoạn này

36

Page 37: Bài tiều luận full

của công ty đều tăng nên việc hàng tồn kho tăng là hoàn toàn hợp lý, mang lại

hiệu quả cho công ty.

Phân tích tốc độ luân chuyển hàng hóa- Nhìn chung, ta thấy tốc độ lưu chuyển hàng tồn kho của công ty , tăng dần qua

các năm.

Thời gian luân chuyển hàng hóa tăng dần qua các năm: trong năm 2010, thời

gian thực hiện một lần luân chuyển hàng hóa là 107,6 ngày, tức một năm lượng

hàng dự trữ trong kho sẽ được luân chuyển 3,3458 lần để sản xuất hoặc bán ra

thị trường. năm 2011, tăng 6,7749 ngày tương đương tăng 6,3% so với năm

2010. Năm 2012, thời gian luân chuyển hàng hóa tiếp tục tăng mạnh, 134,08

ngày/lần luân chuyển, tăng 19,7065 ngày tức tăng 17,23% so với năm 2011.

Nguyên nhân chủ yếu là do lượng hàng bán ra trong năm 2012 tăng chậm lại

dần nên công ty giảm bớt sản xuất lại, tránh tình trạng dư thừa hàng gây lãng

phí. Tuy nhiên, thời gian luân chuyển hàng hóa chậm lại sẽ làm tăng chi phí lưu

kho, bảo quản.

Số vòng luân chuyển hàng tồn kho giảm dần qua các năm: Năm 2011, 3,1476

vòng , giảm 0,1982 vòng, chỉ bằng 94,08% so với năm 2010. Năm 2012,giảm

với lượng và tỷ lệ cao hơn so với giai đoạn trước, giảm 0,4626 vòng tức chỉ

bằng 85,3% so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu cũng là do mức bán tăng

chậm lại. Tuy nhiên, vòng quay hàng tồn kho của công ty nhìn chung ở mức

trung bình, không quá cao và cũng không quá thấp, đủ để đảm bảo mức độ sản

xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

- Tóm lại, nhân tố mức bán ảnh hưởng chủ yếu một cách tích cực đến tốc độ luân

chuyển hàng hóa của công ty. Bên cạnh đó, nhân tố dự trữ bình quân, tuy

không phải là nhân tố chủ yếu, nhưng cũng ảnh hưởng tiêu cực ở mức độ khá

lớn đối với tình hình luân chuyển hàng hóa của công ty. Vì thế, cần phải phân

tích đánh giá các nhân tố này một cách toàn diện để khắc phục những mặt tiêu

cực, duy trì và phát triển những mặt tích cực của các nhân tố trên.

37

Page 38: Bài tiều luận full

b. Phân tích nhân tố:

Khách quan:

Với phân khúc sản phẩm đồ gỗ cao cấp xuất khẩu sang các thị trường như Nhật

Bản, EU, nguồn gỗ nguyên liệu như gỗ tròn, gỗ xẻ chủ yếu được nhập khẩu

nhập khẩu từ các nước New Zealand, các nước EU, Mỹ, Canada…Nhưng giá cả

nguồn gỗ từ các nước này khá cao nên công ty công ty cần tăng dự trữ để hạn

chế tác động của việc giá gỗ nguyên liệu tăng và giảm chi phí vận chuyển

nguyên liệu.

Giá gỗ nguyên liệu tăng khá nhanh từ 15-20% nên công ty phải tăng lượng dữ

trữ gỗ nguyên liệu nhằm hạn chế ảnh hưởng của giá.

Khoảng cách giữa nhà cung ứng và công ty khá xa, vận chuyển tốn nhiều chi

phí, nên buộc phải dữ trự nhiều để đề phòng rủi ro.

Các nước châu Âu dần áp dụng đạo luật FREGT, buộc các doanh nghiệp xuất

khẩu gỗ sang các nước này phải giải trình nguồn gốc sản phẩm gây khó khăn

cho doanh nghiệp dẫn đến giảm các đơn hàng từ các nước này làm cho lượng

thành phẩm tồn kho cũng tăng lên.

Chủ quan:

Công ty dự báo đúng đắn khả năng tăng giá trong thời gian tới nên đã tăng dự

trữ nguyên vật liệu.

Quy mô hoạt công ty tăng, lượng hàng bán ra tăng nên công ty chủ động tích trữ nhiều hàng hoá

Công nghệ bảo quản có nhiều tiến bộ khiến công ty mạnh dạn dự trữ hàng với số lượng lớn.

Tận dụng tốt các mối quan hệ với nhà cung cấp nên giá trị mua năm sau luôn cao hơn năm trước.

Khả năng dự báo tốt xu hướng phát triển của nhu cầu người tiêu dùng nên vừa

có thể đáp ứng nhu cầu bán ra trong kỳ vừa đảm bảo lượng dự trữ cần thiết cho

kỳ sau.

38

Page 39: Bài tiều luận full

Công ty duy trì tốt các mối quan hệ của doanh nghiệp: những mối quan hệ này thể

hiện trên hai phương diện là quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng và giữa

doanh nghiệp với nhà cung cấp. Điều này rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng tới nhịp

độ sản xuất kinh doanh, khả năng phân phối sản phẩm, lượng hàng hoá tiêu thụ và

đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Để tạo được mối

quan hệ này doanh nghiệp phải có kế hoạch cụ thể trong việc củng cố các bạn hàng

truyền thống và tìm kiếm thêm bạn hàng mới.

c. Giải pháp đề xuất :

- Tồn kho được xem là một tài sản lưu động qua trọng của doanh nghiệp vì đó là

một trong những nguồn cơ bản tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. Tuy nhhieen

làm thế nào để có được con số tối ưu và kỹ thuật để cắt giảm chi phí tồn kho

không phải doanh nghiệp nào cũng vận dụng tốt, đặc biệt đối với doanh nghiệp

sản xuất và xuất khẩu gỗ như công ty Đức Thành. Và nhóm xin đề xuất một số

giải pháp nhằm tăng tốc độ luân chuyển hàng hóa và giảm chi phí tồn kho :

Các sản phẩm từ gỗ đòi hỏi yêu cầu chất lượng rất lớn nếu với tốc độ lưu kho

lâu sẽ dẫn đến kém chất lượng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn do vậy

ngành hàng này phải xác định chính xác thời điểm giao hàng để có kế hoạch dự

trữ hợp lý.

Công ty cần chủ động nắm bắt tín hiệu thị trường để điều hành sản xuất phù

hợp, nhằm đưa chỉ số hàng tồn kho xuống thấp hơn nữa. Bên cạnh đó, việc tiêu

thụ hàng Việt phải được tăng cường, gắn với tiêu dùng, sản xuất và đầu tư mới

mang lại hiệu quả cao.

3. Chi phí kinh doanh của công ty Gỗ Đức Thành :

3.1. Tình hình chi phí kinh doanh của công ty:

Bảng 5: Tình hình chi phí kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2010-2012

Đvt : VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2010

39

Page 40: Bài tiều luận full

Giá trị

Tỉ

trọng(%

) Tsp1 Tsp2

A (1) (2) (3) (4)

1. Giá vốn hàng bán và cung

cấp dịch vụ 110,034,118,661 77.83

0.601

8 3.27

2. Chi phí tài chính 4,647,522,687 3.29

0.025

4 0.14

3.Chi phí bán hàng 12,311,847,566 8.71

0.067

3 0.37

4. Chi phí quản lý doanh nghiệp 13,691,483,736 9.68

0.074

9 0.41

5. Chi phí khác 696,528,883 0.49

0.003

8 0.02

Tổng chi phí 141,381,501,533 100.00

0.773

2 4.20

Chỉ tiêu

Năm 2011

Giá trị

Tỉ

trọng(%

) Tsp1 Tsp2

A (5) (6) (7) (8)

1. Giá vốn hàng bán và cung

cấp dịch vụ 146,357,801,729 80.76

0.635

0 3.442658

2. Chi phí tài chính 2,844,772,647 1.57

0.012

3 0.066527

3.Chi phí bán hàng 12,475,522,698 6.89

0.054

1 0.291747

4. Chi phí quản lý doanh nghiệp 18,435,070,876 10.17 0.080 0.431114

40

Page 41: Bài tiều luận full

0

5. Chi phí khác 1,099,109,587 0.606

0.004

8 0.025703

Tổng chi phí 181,212,277,537 100.00

0.786

2 4.237749

Chỉ tiêu

  Năm 2012

Giá trị

Tỉ

trọng(%

) Tsp1 Tsp2

A (9) (10) (11) (12)

1. Giá vốn hàng bán và cung

cấp dịch vụ 162,021,118,345 84.16 0.6762 4.23

2. Chi phí tài chính 1,884,623,178 0.98 0.0079 0.049203

3.Chi phí bán hàng 13,491,877,568 7.01 0.0563 0.352242

4. Chi phí quản lý doanh nghiệp 15,024,091,923 7.80 0.0623 0.392245

5. Chi phí khác 1,248,194,533 0.05 0.0004 0.00264

Tổng chi phí 192,522,811,598 100.00 0.8035 5.02633

Tsp1=tổng CPKD/Tổng DT

Tsp2=Tổng CPKD/Tổng lợi nhuận sau thuế

Tổng DT= DT thuần BH và CCDV + DT tài chính + Thu nhập khác

Chỉ tiêu So sánh năm 2011/2010 So sánh năm 2012/2011

  Tuyệt đốiTương đối tsp1 tsp2 Tuyệt đối

Tương đối tsp1 tsp2

A (13) (14) (15) (16) (17) (18) (19) (20)

1. Gía vốn HB và CCDV 36,323,683,068 133.01 0.0332 0.15357 15,663,316,616 110.7 0.0413 0.8073

41

Page 42: Bài tiều luận full

2. Chi phí tài chính -1,802,750,040 61.21 -0.0131 -0.0715 -960,149,469 66.25 -0.0045 -0.0173

3.Chi phí bán hàng 163,675,132 101.33 -0.0132 -0.074 1,016,354,870 108.15 0.0022 0.0605

4. Chi phí quản lý doanh nghiệp 4,743,587,140 134.65 0.0051 0.0243 -3,410,978,953 81.5 -0.0173 -0.0389

5. Chi phí khác 402,580,704 157.8 0.01 0.005 -998,009,003 9.19 -0.0044 -0.023

Tổng chi phí 39,830,776,004 128.17 0.0219 0.0374 11,310,534,061 106.24 0.0174 0.788571

a. Nhận xét:

Qua bảng số liệu trên ta có nhận xét về tình hình sử dụng chi phí của công ty Gỗ Đức

Thành như sau:

- Là một doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ trồng,trong giai

đoạn 2010-2012 chi phí của công ty Gỗ Đức Thành có xu hướng tăng dần. Năm

2011 có tổng chi phí năm 2011 là 181,212,277,537 đồng tăng 39,830,776,004

đồng tương đương tăng 28.17% so với năm 2010 (143,381,501,533 đồng). Năm

2012, chi phí đạt 192,522,811,598 đồng tăng 11,310,534,061 đồng , tương ứng

với tăng 6.24% so với năm 2011. Tỷ suất chi phí/doanh thu (tsp1) tăng qua các

năm: năm 2012 đạt 0.8035 tăng 0.0174 so với năm 2011 (0.7862), năm 2011

tăng 0.0219 so với năm 2010 (0.7732). Qua những con số nêu trên, ta thấy được

để tạo ra 1 đồng doanh thu, công ty ngày càng phải tốn thêm chi phí. Tỷ suất

Tsp2 cũng tăng qua các năm: năm 2012 Tsp2 của công ty là 5.02633 tăng

0.788571 so với năm 2011 (4.2378), năm 2011 tăng 0.0374 so với năm 2010

(4.2). Tức là để tạo ra một đồng lợi nhuận: năm 2012, công ty phải tốn 5.02633

đồng; năm 2011 tốn 4.2378 đồng, năm 2010 tốn 4.2 đồng. Điều này thể hiện

công ty phải tốn thêm chi phí để kiếm được lợi nhuận qua các năm.

Giá vốn hàng bán và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu chi

phí. Qua các năm, chi phí này tăng cả về giấ trị lẫn tỷ trọng. Năm 2011, giá vốn

tăng 36,323,683,068 đồng tương đương tăng 33.01% so với năm 2010 và đạt

146,357,801,729 đồng và chiếm 80.76% trong cơ cấu chi phí. Năm 2012, giá

vốn lại tiếp tục tăng với tôc độ chậm hơn, cụ thể năm 2012 giá vốn là

162,021,118,345 đồng, tăng 15,663,316,616 đồng tương ứng với tăng 10.07%.

42

Page 43: Bài tiều luận full

Tỷ suất giá vốn/ doanh thu năm 2012 là0.6762tăng 0.0413 so với 2011, và năm

2011 tăng 0.0332 so với năm 2010, điều này thể hiện để tạo ra một đồng doanh

thu công ty ngày càng phải tốn nhiều giá vốn hơn. Tỷ suất giá vốn/lợi nhuận

(tsp2) tăng qua các năm, năm 2012 tăng 0.8073 so với 2011 và đạt 4.23. Năm

2011 đạt 3.442658 tăng 0.15357 so với năm 2010. Điều này thể hiện đẻ tạo ra 1

đồng lợi nhuận, công ty phải tốn nhiều chi phí giá vốn hơn. Qua 2 tỷ suất trên,

có thể thấy công ty nên xem xét lại việc sử dụng chi phí giá vốn này. Giá vốn

cao sẽ làm sản phẩm của công ty kém cạnh tranh hơn so với đối thủ.

Chi phí quản lý doanh nghiệp giữa năm 2011 và năm 2010 không có sự biến

động lớn. Năm 2011, chi phí quản lý doanh nghiệp là 18,435,070,876 ; tăng

4,743,587,140 đồng, tương ứng với mức tăng 34.65% so với năm 2010

(13,691,483,736 đồng) và chiếm 10.17% trong tổng chi phí năm 2011. Ngược

lại với giai đoạn 2011-2010, giai đoạn 2012-2011 lại có sự giảm trong chi phí

quản lý doanh nghiệp. Giảm 3,410,978,953 đồng, tương đương với giảm 18.5%

so với 2011 và đạt 15,024,091,923 đồng. Điều này thể hiện công ty đã sử dụng

hiệu quả các nguồn lực của công ty, góp phần làm giảm chi phí quản lý doanh

nghiệp. Tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp/ doanh thu và chi phí quản lý

doanh nghiệp lợi nhuận đều giảm so với giai đoạn 2011-2010.Năm 2012:

tsp1=0.0623giảm 0.0173, tức là so với năm 2011, chi phí để tạo ra 1 đồng doanh

thu giảm 0.0173 đồng; tsp2=0.392245 giảm so với 2011 là 0.0389, tức là so với

năm 2011, để tạo ra 1 đồng lợi nhuận, chi phí giảm 0.0389 đồng.Điều này ảnh

hưởng rất tốt đến kết quả kinh doanh của Đức Thành.

Chi phí bán hàng tăng qua các năm với tốc độ chậm. Cụ thể, năm 2011, chi phí

bán hàng là 12,475,522,698 đồng, tăng 163,675,132 đồng tương ứng với mức

tăng là 1.33% so với năm 2010 là12,311,847,566 đồng. Năm 2012 tăng

1,016,354,870 đồng, tương ứng với 8.15% so với 2011 và đạt 13,491,877,568

đồng. Mức tăng ở giai đoạn này là phù hợp so với hoạt động kinh doanh của

công ty Đức Thành. Tuy chi phí bán hàng tăng về giá trị nhưng tỷ trọng của chi

43

Page 44: Bài tiều luận full

phí này trong cơ cấu tổng chi phí lại có sự tăng giảm nhẹ trong giai đoạn 2010-

2012. Năm 2010 chiếm: 8.71%, năm 2011 chiếm:6.89%, năm 2012 chiếm

7.01%. Các tỷ suất Tsp1 và Tsp2 của năm 2011 đều thấp hơn so với 2010. Chi

phí bán hàng của năm 2011 được sử dụng tốt hơn năm 2010. Năm 2012, Tsp1

và Tsp2 đều cao hơn so với năm 2011, Tsp1 cao hơn 0.0022 và Tsp2 cao hơn

0.0605, tuy có tăng nhưng mức tăng này có thể chấp nhận được.

Chi phí tài chính giảm cả giá trị lần tỷ trong. Năm 2011, chi phí tài chính là

2,844,772,647 đồng, giảm 1,802,750,040 đồng tương ứng với giảm 38.79% so

với năm 2010 (12,311,847,566 đồng). Năm 2012 giảm 960,149,469 đồng, tương

đương với giảm 33.75% so với năm 2011. Các tỷ suất Tsp1 và Tsp2 đều giảm

qua các năm. Đây là 1 ảnh hưởng tích cực đến đến chi phí hoạt động của công

ty.

b. Nhân tố tác động:

Nhân tố khách quan:

Giá nguyên vật liệu gỗ tăng mạnh trong năm 2011 và năm 2012, giá nguyên vật

liệu tăng trung bình từ 15%-20%. Nguyên nhân giá gỗ tăng ở mức khá cao là do

nhu cầu tiêu thụ và xuất khẩu các sản phẩm làm từ gỗ tăng khá mạnh trong thời

gian gần đây.

Các chi phí nhân công, tiền lương, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất tăng cao.

Giá xăng, điện nước tăng làm giá vốn, chi phí hoạt động của doanh nghiệp tăng

theo.

Khi Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới đối với mặt hàng đồ gỗ là

các chứng chỉ về nguyên liệu. Mỹ có đạo luật LACEY, quy định kiểm soát

nguồn gốc gỗ nguyên liệu. Bên cạnh đó luật lâm nghiệp và quản trị rừng

(FLEGT) đang được triển khai ở tất cả các quốc gia. EU còn phát động "Bản

thỏa thuận đối tác tự nguyện" (VTA). Đây là những rào cản rất lớn cho ngành

gỗ. Các khách hàng (chủ yếu là EU) ngày càng đòi hỏi các sản phẩm được làm

từ nguồn gỗ nguyên liệu có chứng chỉ của một tổ chức như Hội đồng các nhà

44

Page 45: Bài tiều luận full

quản lý rừng (FSC). Hiện ở nước ta chưa nơi nào có chứng chỉ như vậy. Hậu

quả là, để đáp ứng các yêu cầu có chứng chỉ FSC, công ty phải nhập khẩu gỗ có

chứng chỉ FSC, giá thành sản phẩm đội lên.

Theo chính sách thuế của nước ta, mức thuế suất bình quân cho các sản phẩm

xuất khẩu được làm từ gỗ trồng là 0% ( Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày

31/7/1998, Quyết định 65/1998/QĐ-TTg ngày 24/3/1998 của Thủ tướng Chính

phủ và Thông tư 122/1999/TT-BNN PTNT ngày 27/3/1998 của Bộ Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn)

Nhân tố chủ quan:

Công ty mở rộng sản xuất kinh doanh, kiếm thêm được nhiều hợp đồng nên phải

sản xuất với khối lượng sản phẩm lớn hơn, đồng nghĩa với việc giá vốn hàng

bán tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2011, với nỗ lực tìm kiếm các đối tác mới,

công ty Đức Thành đã kiếm được các hợp đồng từ các nước Châu Phi, là thị

trường đến bây giờ công ty mới tấn công.

Do công ty Đức Thành có nguồn tài chính khá thuận lợi, đồng thời hơn 85%

tổng nguồn thu ổn định bằng USD từ hoạt động xuất khẩu nên không phải chịu

áp lực đối với các khoản vay, tiền lãi vay.

Công ty có sự cơ cấu lại về bộ máy tổ chức theo hướng hệ thống quản lý tinh

gọn, năng đọng, hiện đại và có hiệu quả, giúp công ty giảm chi phí quản lý

doanh nghiệp.

Năm 2011, sản phẩm của Gỗ Đức Thành đã xuất khẩu tới hơn 50 nước trên thế

giới và có mặt tại hơn 700 cửa hàng, chợ, siêu thị trên cả nước.Vì thế chi phí bán

hàng và chi phí quản lý tăng.Ngoài hệ thống phân phối, Đức Thành còn mở rộng

chuỗi cửa hàng bán lẻ của công ty mang tên Winwinshop

Năm 2012 là năm kinh doanh khó khăn đối với tất cả các ngành nghê, để động

viên nhân viên nỗ lực làm việc, Công ty Đức Thành đã trao giải thưởng bằng

tiền hoặc hiện vật cho những cá nhân xuất sắc.

45

Page 46: Bài tiều luận full

Công ty Gỗ Đức Thành (GDT) đã tổ chức tập huấn Kỹ năng bán hàng, nhằm

giúp đội ngũ kinh doanh nội địa, những nhân viên trực tiếp bán hàng nắm bắt

thêm kiến thức, kỹ năng bán hàng,  làm thế nào để tiếp cận khách hàng; kỹ năng

giới thiệu sản phẩm để đạt hiệu quả cao nhất; cách chăm sóc, xây dựng mối

quan hệ để khách hàng sẽ quay lại lần sau…

Hầu hết nguyên liệu sản xuất chính của Đức Thành đều từ nguồn gỗ cao su và

gỗ tràm bông vàng trồng trong nước. Do vậy, những biến động về tỷ giá, về lãi

suất… ảnh hưởng không đáng kể đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công

ty. 

3.2. Hiệu suất sử dụng chi phí :

Đvt : VNĐ

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011

Tuyệt đốiTương đối Tuyệt đối

Tương đối

Tổng doanh thu182,844,750,45

7230,502,056,35

3239,599,687,43

347,657,305,89

6 126.06 9,097,631,080 103.95

Tổng chi phí KD141,381,501,53

3 181,212,277,53

7 192,522,811,59

8 39,830,776,00

4 128.1711,310,534,06

1 106.24

Hiệu suất H=DT/CPKD 1.2933 1.2720 1.2445 -0.0213 98.36 -0.0275 97.84

- Nhận xét :

Nhìn chung trong giai đoạn 2010-2012, hiệu suất sử dụng chi phí của công ty giảm dần, đồng nghĩa với việc hiệu quả trong việc sử dụng chi phí để tạo ra doanh thu của công ty giảm. Cụ thể :

Hiệu suất chi phí của năm 2010 là 1.2933, cho thấy với 1 đồng chi phí bỏ ra

công ty thu được 1.2933 đồng doanh thu, nhưng đến năm 2011, tỉ lệ này giảm

xuống còn 1.272 đồng nghĩa với việc trong năm 2011, 1 đồng chi phí bỏ ra công

ty thu về ít hơn năm 2011 là 0.0213 đồng doanh thu. Năm 2012, con số này tiếp

tục giảm xuống còn 1.2445, giảm 0.0275 tức chỉ bằng 97.84% so với năm 2011.

46

Page 47: Bài tiều luận full

Điều này chứng tỏ doanh thu trên 1 đồng chi phí bỏ ra đã giảm đi 0.0275 đồng,

nghĩa là công ty đang tiết chưa quản lý tốt về mặt chi phí. Mặt khác, doanh thu

công ty vẫn có tăng nhưng tốc độ tăng chi phí vẫn cao hơn khiến cho hiệu suất

sử dụng chi phí của công ty giảm. Đây là một dấu hiệu không tốt và công ty cần

có những biện pháp để kiểm soát chi phí tốt hơn.

- Những nhân tố tác động:

Nhân tố khách quan:

Thị trường gỗ đang dần bị lấn át bởi những sản phẩm từ nhựa, sắt, nhôm… gây

khó khăn nhiều trong việc kinh doanh mặt hàng này.

Giá nguyên liệu đầu vào tăng kèm theo những đòi hỏi khắt khe về thông tin, tiêu

chuẩn nguồn vật liệu của thị trường tiêu thụ nước ngoài.

Thuế thu nhập doanh nghiệp tăng

Thị trường trong và ngoài nước đều trong tình trạng cạnh tranh cao về giá và

chất lượng.

Nhân tố chủ quan:

Giá vật liệu tăng cao làm thay đổi chi phí cũng như giá vốn và doanh thu nên chỉ

số tỷ suất trở nên xấu dần

Chi phí tăng cao cho việc mở rộng công ty tốn kém nhiều cho đầu tư phân

xưởng, máy móc, quản lý và cả chi phí đào tạo, tuyển dụng nhân công.

Chưa thực thi marketing một cách mạnh mẽ trong thị trường nội địa và nước

ngoài.

Để xuất khẩu sản phẩm sang nước ngoài, đặc biệt là EU, công ty phải nhập khẩu

gỗ có chứng chỉ FSC, giá thành sản phẩm đội lên.

3.3. Một số giải pháp giảm chi phí:

Phải xây dựng định mức từng khoản mục chi phí hợp lý cho từng ngành hàng,

nhóm hàng và từng ñơn vị cụ thể. Nếu vượt quá định mức mà không có lý do

chính ñáng thì ñơn vị, cá nhân đó phải tự chịu trách nhiệm .

47

Page 48: Bài tiều luận full

Công ty cần phát huy những thành công đã đạt được về giảm chi phí của công

ty, tuy nhiên, việc cắt giảm chi phí đồng thời phải duy trì tốt hoạt động của công

ty.

Công ty cần có hệ thống lương thưởng hợp lý, vừa đảm bảo tính công bằng, vừa

tạo động lực cho nhân viên phấn đấu nhưng vẫn hợp lý trong cơ cấu chi phí của

công ty.

Tổ chức đào tạo, hướng dẫn các giải pháp tiết kiệm định mức, chi phí cho từng

tổ sản xuất, cho từng bộ phận, phân xưởng nhằm loại bỏ các lãng phí trong quá

trình tổ chức sản xuất kinh doanh, động viên người lao động trong việc kiểm

soát và tiết kiệm chi phí trong sản xuất kinh doanh.

Cải thiện năng suất lao động, bằng cách vừa giảm thời gian nhàn rỗi của công

nhân, đồng thời phải đảm bảo công nhân đạt năng suất cao nhất trong thời gian

làm việc (không thực hiện những công việc hay thao tác không cần thiết); sử

dụng thiết bị và mặt bằng sản xuất hiệu quả hơn bằng cách loại bỏ các trường

hợp ùn tắc và gia tăng tối đa hiệu suất sản xuất trên các thiết bị hiện có, đồng

thời giảm thiểu thời gian dừng máy, dẫn đến chi phí khấu hao trên đơn vị sản

phẩm sẽ thấp hơn, sử dụng lao động hiệu quả hơn sẽ dẫn đến chi phí nhân công

cho mỗi đơn vị sản phẩm thấp hơn và mức phế phẩm thấp hơn sẽ làm giảm giá

vốn hàng bán.

Nâng cao ý thức tiết kiệm trong nhân viên.

Trong khi giá nguyên vật liệu gia tăng mà không thể thực hiện tăng giá công ty

nên thực hiện giảm phế phẩm và các lãng phí hữu hình không cần thiết, bao gồm

sử dụng vượt định mức nguyên vật liệu đầu vào, phế phẩm có thể ngăn ngừa, chi

phí liên quan đến tái chế phế phẩm, và các tính năng trên sản phẩm vốn không

được khách hàng yêu cầu.

Bên cạnh những nhà cung cấp hiện có, công ty nên chủ động tìm nguồn cung

cấp mới rẻ hơn nhưng chất lượng không đổi

48

Page 49: Bài tiều luận full

Mua hàng với số lượng lớn để hưởng chiết khấu, giảm chi phí vận chuyển và các

chi phí khác liên quan.

4. Lợi nhuận của công ty:

Bảng 6 : Tình hình lợi nhuận của công ty trong giai đoạn 2010-2012

Đvt : VNĐ

Chỉ tiêu

lợi nhuận

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011

Giá trị

Tỉ

trọn

g Giá trị

Tỉ

trọn

g Giá trị

Tỉ

trọn

g Tuyệt đối

Tươn

g đối Tuyệt đối

Tươn

g đối

  (1) (2) (3) (4) (5) (6) (8) (7) (9) (10)

I.Lợi

nhuận từ

HĐKD

38,712,659,78

0

93.3

7

47,215,895,95

2 95.8

45,929,781,88

6

97.5

6

8,503,236,17

2

121.9

7

-

1,286,114,06

6 97.28

1.Lợi

nhuận từ

hoạt động

bán hàng

và cung

cấp dịch

vụ

38,979,961,10

9  

42,416,998,26

5  

40,746,421,70

2

86.5

5

3,437,037,15

6

108.8

2

-

1,670,576,56

3 96.06

2.Lợi

nhuận từ

hoạt dộng

tài chính -267,301,329   4,798,897,687   5,183,360,184

11.0

1

5,066,199,01

6   384,462,497

108.0

1

II.Lợi

nhuận

2,750,589,144 6.63

4

2,073,882,864 4.21 1,147,093,949 2.44 -676,706,280 75.4 -926,788,915 55.31

49

Page 50: Bài tiều luận full

khác

TỔng lợi

nhuận

41,463,248,92

4 100

49,289,778,81

6 100

47,076,875,83

5 100

7,826,529,89

2

118.8

8

-

2,212,902,98

1 95.51

Lợi

nhuận

sau thuế

33,659,063,70

2  

42,761,449,26

0  

38,302,863,21

4   9102385558

127.0

4

-

4458,586,04

6 89.57

a. Nhận xét:

Nhận xét chung về tình hình lợi nhuận của công ty gỗ Đức Thành trong giai đoạn

2010-2012. Qua số liệu ở bảng trên ta thấy:

d. Tổng lợi nhuận thu được của công ty năm 2012 là 47,076,875,835 đồng , giảm

2,212,902,981 đồng, tương ứng giảm 4.49% so với năm 2011 là 49,289,778,816

đồng. Tổng lợi nhuận thu được của công ty năm 2011 tăng 7,826,529,892 đồng,

tương ứng tăng 18.88% so với năm 2010 là 41,463,248,924 đồng. So với năm

2011, doanh thu năm 2012 của Đức Thành có tăng, song lợi nhuận lại giảm

10,4%. Đây là bài toán khó cho nhà kinh doanh, cụ thể là nhà quản trị.Phân tích

cơ cấu lợi nhuận của công ty, ta thấy:

Lợi nhuận chủ yếu của công ty Đức Thành là từ hoạt động bán hàng và cung cấp

dịch vụ. ở chỉ tiêu này, công ty đã thực hiện tốt : lợi nhuận năm 2011 là

42,416,998,265 đồng, tăng 3,437,037,156 đồng so với năm 2010 (tăng 8.82%).

Tuy nhiên sang giai đoạn năm 2011- 2012, lợi nhuận từ hoạt động này giảm vơi

giá trị là 1,670,576,563 đồng, tương ứng với mức giảm là 3.94% so với năm

2011. Điều này làm cho tổng lợi nhuận của công ty cũng giảm xuống trong giai

đoạn này.

Lợi nhuận từ hoạt động tài chính của công ty tăng đều qua các năm, từ năm

2010 khi công ty kinh doanh lỗ trong hoạt động này thì đến năm 2011 đã có lời,

sang năm 2012 lợi nhuận từ hoạt động tài chính tăng 384,462,497 đồng tương

ứng với tăng 8.01% so với năm 2011.

50

Page 51: Bài tiều luận full

Tuy lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu lợi

nhuận của gỗ Đức Thành, nhưng sự tăng lợi nhuận ở năm 2011 so với năm 2010

chủ yếu do hoạt động tài chính mang lại . Hầu hết các lợi nhuận ở năm 2012 đều

giảm so vơi 2011, chỉ có duy nhất hoạt động tài chính là tăng so với năm 2011.

Công ty nên tập trung nguồn lực cho mảng đầu tư tài chính vì đây là mảng kinh

doanh có khả năng sinh lợi.

Một điểm cần lưu ý là lợi nhuận từ hoạt động khác đều giảm qua các năm. Năm

2012 (1,147,093,949 đồng) giảm 926,788,915 đồng , tương ứng với giảm

44.69% so với năm 2011(2,073,882,864 đồng). Năm 2011 giảm 676,706,280

đồng , tương ứng giảm 24,6% so với 2010.

e. Điểm qua những con số nêu trên, có thể nói hoạt động kinh doanh của GDT đã

và đang rất hiệu quả. Theo đánh giá của Hội đồng quản trị, có được kết quả đó là

nhờ Công ty đã có chiến lược kinh doanh đúng đắn nên giữ được lượng khách

đặt hàng khá lớn, đã duy trì quản lý hiệu quả và đã xuất sắc trong việc tiết giảm

chi phí....

b. Nhân tố tác động

Nhân tố khách quan:

Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2010, cũng phải đối mặt với nhiều thông

tin kinh tế vĩ mô tiêu cực: sự mất giá mạnh của VND; việc điều chỉnh giá điện

tăng 15%; giá xăng dầu tăng; chỉ số giá tiêu dùng tăng cao trong những tháng

đầu năm và dòng tiền đổ vào thị trường còn hạn chế do chính sách tiền tệ và tài

khóa chặt chẽ điều này làm công ty hoạt động không hiệu quả trên thị trường,

kinh doanh lỗ trên thị trường tài chính.

Năm 2011 và năm 2012, thị trường chứng khoán ổn định và có nhiều cơ hội đầu

tư cho những nhà đầu tư quy mô: Khi lãi suất huy động vốn giảm, lãi suất cho

vay đối với nền kinh tế cũng có xu hướng giảm dần, từ đó tạo hiệu ứng tích cực

từ phía nền kinh tế, từ các khách hàng vay vốn, đồng thời cũng giúp các tổ chức

tín dụng hạn chế nợ xấu do tác động hai mặt của cơ chế lãi suất cao.

51

Page 52: Bài tiều luận full

Lợi nhuận khác năm 2012 giảm so với năm 2011 do công ty không còn được

nhận hỗ trợ từ quỹ Danida.

Nhân tố chủ quan :

Nhờ vào đội ngũ cán bộ công nhân viên có tay nghề, nhờ vào việc không ngừng

nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, Đức Thành đã đạt được chỉ tiêu doanh

thu và lợi nhuận đề ra trong năm 2011.

Trong năm 2011-2012, công ty có sự đầu tư, am hiểu, dự báo tốt và có những

quyết đinh đúng đắn vào thị trường tài chính, giúp cho hoạt động tài chính của

công ty phục hồi và tăng lợi nhuận so với năm 2010.

c. Giải pháp tăng lợi nhuận cho công ty gỗ Đức Thành :

Để tăng lợi nhuận, công ty cần có những biện pháp tăng doanh thu và giảm chi phí,

do đó nhóm đề xuất một số giải pháp :

Để tăng doanh thu và giảm chi phí cả nội địa và xuất khẩu, công ty cần thực hiện

những giải pháp tác động đến khâu sản xuất, bán hàng, ký kết hợp đồng…:

Sản xuất: Các sản phẩm cao cấp của công ty hầu hết có nguyên liệu gỗ được

nhập khẩu từ nước ngoài,vì vậy công ty nên nghiên cứu khai thác trồng rừng

nguyên liệu để giảm chi phí đầu vào. Đồng thời trong quá trình sản xuất, công

ty nên đầu tư nhiều hơn nữa vào công nghệ sản xuất cũng như xây dựng đội

ngũ nhân viên thiết kế các sản phẩm với mẫu mã đẹp, đảm bảo chất lượng đáp

ứng nhu cầu người tiêu dùng trong nước và thế giới.

Bán hàng: Thường xuyên mở các khóa học, đào tạo nhằm nâng cao trình độ đội

ngũ bán hàng về các mặt đàm phán, tìm kiếm khách hàng mới, duy trì khách

hàng truyền thống và khả năng phát triển thị trường. Đồng thời, quản lý và điều

phối tốt lượng hàng tồn kho để đáp ứng những đơn hàng gấp mà khách hàng

cần.

52

Page 53: Bài tiều luận full

Để vẫn có lợi nhuận trong khi nguồn nguyên phụ liệu đầu vào đều tăng giá, chi

phí nhân công cũng tăng cao thì vấn đề cốt lõi là công ty cần chủ động được

nguồn nguyên liệu sản xuất đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn được quy định.

Nâng cao năng lực sản xuất của công ty :

Cùng với việc đầu tư mở rộng sản xuất, DN đã chú trọng tới công tác đầu tư

chiều sâu để tăng năng suất lao động và thực hiện sản xuất các sản phẩm có tính

riêng biệt, công nghệ cao, triển khai ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất,

nhờ đó tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động góp phần tăng lợi

nhuận.

5. Tài sản và nguồn vốn của công ty:

5.1. Tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của công ty :

Bảng 7: Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty giai đoạn 2010-2012

Đvt : VNĐ

Chỉ tiêu về

nguồn vốn

2010 2011 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011

Giá trị

Tỷ

trọng Giá trị

Tỷ

trọng Giá trị

Tỉ

trọng Tuyệt đối

Tươn

g đối Tuyệt đối

Tương

đối

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10)

TÀI SẢN            

A.TÀI SẢN NGẮN

HẠN 99,583,965,347 51.67

119,490,437,28

2 57.94

171,402,494,75

1 66.67

19,906,471,93

5

119.9

9

51,912,057,46

9 143.44

1. Tiền và các

khoản tương

đương tiền 46,389,923,510 24.07 39,610,796,496 19.21 34,976,093,331 13.60 -6,779,127,014 85.39 -4,634,703,165 88.30

2. Các khoản

đầu tư ngắn hạn   0.00   0.00 47,900,000,000 18.63 0

47,900,000,00

0

3. Các khoản

phải thu ngắn

hạn 15,569,930,783 8.08 18,154,346,762 8.80 22,586,275,781 8.79 2,584,415,979

116.6

0 4,431,929,019 124.41

4. Hàng tồn kho 34,045,683,866 17.67 58,949,446,815 28.58 61,736,293,239 24.01

24,903,762,94

9

173.1

5 2,786,846,424 104.73

5.Tài sản ngắn

hạn khác 3,578,427,188 1.86 2,775,847,209 1.35 4,203,832,400 1.64 -802,579,979 77.57 1,427,985,191 151.44

B. TÀI SẢN DÀI

HẠN 93,137,316,745 48.33 86,757,357,863 42.06 85,693,177,552 33.33 -6,379,958,882 93.15 -1,064,180,311 98.77

53

Page 54: Bài tiều luận full

1. Tài sản cố

định 69,050,516,213 35.83 64,410,629,497 31.23 55,886,231,165 21.74 -4,639,886,716 93.28 -8,524,398,332 86.77

2. Tài sản dài

hạn khác 24,086,800,532 12.50 22,346,728,366 10.83 29,806,946,387 11.59 -1,740,072,166 92.78 7,460,218,021 133.38

TỔNG CỘNG TÀI

SẢN

192,721,282,09

2

100.0

0

206,247,795,14

5

100.0

0

257,095,672,30

3

100.0

0

13,526,513,05

3

107.0

2

50,847,877,15

8 124.65

NGUỒN VỐN 0 0

A. NỢ PHẢI TRẢ 53,107,837,727 27.56 48,893,776,443 23.71 96,386,171,709 37.49 -4,214,061,284 92.07

47,492,395,26

6 197.13

1. Nợ ngắn hạn 46,468,887,207 24.11 41,890,538,932 20.31 92,963,476,709 36.16 -4,578,348,275 90.15

51,072,937,77

7 221.92

2. Nợ dài hạn 6,638,950,520 3.44 7,003,237,511 3.40 3,422,695,000 1.33 364,286,991

105.4

9 -3,580,542,511 48.87

B.VỐN CHỦ SỞ

HỮU

139,613,444,36

5 72.44

157,354,018,70

2 76.29

160,709,500,59

4 62.51

17,740,574,33

7

112.7

1 3,355,481,892 102.13

1.Vốn chủ sở

hữu

139,613,444,36

5 72.44

157,354,018,70

2 76.29

160,709,500,59

4 62.51

17,740,574,33

7

112.7

1 3,355,481,892 102.13

TỔNG CỘNG

NGUỒN VỐN

192,721,284,10

2

100.0

0

206,247,795,14

5

100.0

0

257,095,672,30

3

100.0

0

13,526,511,04

3

107.0

2

50,847,877,15

8 124.65

a. Nhận xét :

Nhìn chung vốn và nguồn vốn của công ty tăng qua các năm. Năm 2010, tổng tài sản

của công ty là 192,721,284,102 đồng. Năm 2011, đạt 206,247,795,145 đồng, tăng

13,526,511,043 đồng tương ứng tăng 7.02% so với năm 2010. Năm 2012 tiếp tục tăng

27.42% ( tương đương 50,847,877,158 đồng) và đạt 257,095,677,303 đồng.

Về kết cấu tài sản: tài sản ngắn hạn có xu hướng tăng mạnh qua các năm và

ngược lại giá trị tài sản dài hạn giảm kể cả về giá trị lẫn tỉ trọng.

Tài sản ngắn hạn: năm 2011, tổng giá trị tài sản ngắn hạn đạt 119,490,437,282

đồng, tăng 11.99% ( tương đương 19,906,471,935 đồng) và chiếm 57.94% tổng

giá trị tài sản. Năm 2012, đạt 171,402,494,751, tăng 43.44% ( tương đương tăng

51,912,057,469 đồng và chiếm 66.67% tổng giá trị tài sản.

Tiền và các khoản tương đương tiền giảm cả về giá trị lẫn tỉ trọng. Năm 2011,

giảm 6,779,127,014 đồng, tương đương giảm 14.61% so với 2010. Và năm 2012

54

Page 55: Bài tiều luận full

lại tiếp tục giảm 4,634,703,165 đồng, tương ứng giảm 11.7% so với 2011. Công

ty nên xem xét lại vấn đề này, vì nếu tiền và các khoản tương đương tiền này

giảm quá nhiều đân đến công ty không có tiền chi trả cho các khoản nợ ngắn hay

hay tieu xài khác bằng tiền mặt của công ty.

Năm 2012, công ty đã đầu tư vào các danh mục đầu tư ngắn hạn chiếm 18.63%

trong cơ cấu tài sản, tương đương 47,900,000,000 đồng.

Các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho tăng cả về giá trị lẫn tỉ trọng.

Cụ thể, năm 2011 giá trị các khoản phải thu ngắn hạn tăng 2,584,415,979

đồng ,tương đương tăng 16.6% so với năm 2010 và đạt 18,154,346,762

nhưng đến năm 2012 lại tăng gần 4,431,929,019 đồng, tương đương tăng

24.41 so với năm 2011 và đạt 22,586,275,781 đồng.

Giá trị hàng tồn kho của công ty năm 2011 là 58,949,446,815 đồng, tăng

so 73.15%với năm trước (tương đương 24,903,762,949 đồng). Năm 2012

hàng tồn kho tiếp tục tăng 2,786,846,424 đồng, tuy tốc độ đã chậm lại

4.73% vo sơi 2011 và đạt 61,736,293,239 đồng và chiếm 24.01% gần

tổng giá trị tài sản.

Hai khoản mục này tăng có thể ảnh hưởng xấu đến công ty vì các khoản

phải thu ngắn hạn tăng nghĩa là công ty đang bị các đối tác khác chiếm

dụng vốn hợp pháp ngày càng nhiều và hàng tồn kho tăng làm công ty bị

chôn vốn (vì khả năng thanh khoản của công ty không được đảm bảo khi

hàng tồn kho là loại tài sản khó chuyển đổi thành tiền nhất) và có thể phát

sinh nhiều chi phí khác như chi phí kho bãi, dụng cụ để bảo quản….Đối

với một doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu như Đức Thành thì việc hàng

hóa tồn kho quá lớn có thể ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa.

Tài sản dài hạn :

Năm 2011, tổng giá trị dài hạn là 86,757,357,863 đồng, giảm so với năm

trước 6,379,958,882 đồng, tương đương giảm 6.85% và tỉ trọng trong kết

cấu tài sản giảm từ 48.33% còn 42.06%. Năm 2012 đã tiếp tục giảm

55

Page 56: Bài tiều luận full

1,064,180,311 đồng , tương đương giảm 1.23% so với năm 2012 và đạt

85,693,177,522 đồng, chỉ chiếm 33.33% về tỉ trọng .Trong đó chiếm tỉ trọng

lớn nhất trong cơ cấu tài sản dài hạn là tài sản cố định, nhưng đang có xu

hướng giảm mạnh. Năm 2011 giá trị tài sản cố định là 64,410,629,497 đồng ,

giảm so với năm trước 4,639,886,716 đồng, tương đương giảm 6.72% so với

năm 2010 (69,050,516,213 đồng) và năm 2012 là đồng tiếp tục giảm

8,524,398,332 đồng, tương đương 13.23% so với năm 2011 và đạt

55,886,231,165. Công ty cần lưu ý nếu giảm quá mức tài sản cố định có thể

ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh bình thường của công ty.

Về kết cấu nguồn vốn: Nợ phải trả và nguồn vốn có sự tăng, giảm về tỷ trọng

trong cơ cấu nguồn vốn qua các năm.

Nợ phải trả năm 2011 là 48,893,776,443 đồng giảm 4,214,061,284 đồng tương

đương giảm 7.93% so với năm 2010 ( 53,107,887,727 đồng) và chiếm 23.71%

về tỉ trọng (năm 2010 chiếm 27.56%) . Năm 2012 tăng mạnh với giá trị

47,492,395,266 đồng tương đương 97.13% , đạt 96,386,171,709 đồng, chiếm

37.49% về tỉ trọng. Nợ phải trả của công ty chủ yếu là các khoản nợ ngắn hạn do

chiếm dụng vốn hợp pháp từ các đối tác: nhà cung ứng và khách hàng. Điều này

có thể giúp doanh nghiệp giảm bớt áp lực về mặt tài chính .

Năm 2011, tổng Vốn chủ sở hữu của công ty là 157,354,018,702 đồng, tăng

12.71% so với năm 2010 ( tương đương 17,740,574,337 đồng). Năm 2012 là

160,709,500,594 đồng tăng 2.13% tương đương 3,355,481,892 đồng. Trong đó

Vốn chủ sở hữu tăng chủ yếu do nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối .

5.2. Khả năng thanh toán của công ty:

Chỉ tiêu Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

So sánh Năm

2011/2010

So sánh Năm

2012/2011

Tuyệt Tương Tuyệt Tương

56

Page 57: Bài tiều luận full

đối đối đối đối

1.Tỉ suất thanh

toán ngắn

hạn=TSNH/NNH 2.1430 2.8524 1.8438 0.7094 133.10 -1.0087 64.64

2.Tỉ suất TT bằng

tiền=Tiền/TSNH 0.4658 0.3315 0.2041 -0.1343 71.16 -0.1274 61.56

3.Tỉ suất TT ngay

= Tiền/ NNH 0.9983 0.9456 0.3762 -0.0527 94.72 -0.5693 39.79

4.Hệ số TT tổng

quát = Tổng

TS/Tổng nợ 3.6289 4.2183 2.6674 0.5894 116.24 -1.5509 63.23

5.Tỉ số Kpthu/KP

trả 0.2932 0.3713 0.2343 0.0781 126.65 -0.1370 63.11

Tỷ suất thanh toán ngắn hạn cho thấy công ty có đủ khả năng thanh toán các

khoản nợ ngắn hạn khi các tỷ số này qua các năm đều lớn hơn 1.

Tỷ suất thanh toán bằng tiền tuy có sự biến động nhưng vẫn nằm trong khoảng

sự biến động theo hướng tốt.Tỷ suất dang tiến về khoảng 0.2-0.3, điều này cho

thấy công ty đang nắm giữa một khoản tiền hợp lý cho nhu cầu kinh doanh và

thanh toán nợ.

Tỷ suất thanh toán tổng quát năm 2012 giảm so với năm 2011, cho thấy khả

năng trang trải cho các khoản nợ của công ty đang kém dần.

Tỷ lệ các khoản phải thu /các khoản phải trả luôn nhỏ hơn 1 cho thấy công ty

chiếm dụng vốn nhiều hơn bị người khác chiếm dụng vốn.

5.3. Hiệu quả sử dụng vốn và nguồn vốn của công ty:

5.3.1. Sức sản xuất của vốn kinh doanh:

Đvt :VNĐ

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011

57

Page 58: Bài tiều luận full

Tuyệt đốiTương đối Tuyệt đối

Tương đối

Tổng doanh thu 182,844,750,457 230,502,056,353 239,599,687,433 47,657,305,896 126.06 9,097,631,080 103.95

Tổng vốn KD 141,381,501,533 206,247,795,145 257,095,672,303 64,866,293,612 145.88 50,847,877,158 124.65

DT/TVKD 1.2933 1.1176 0.9319 -0.1757 86.42 -0.1857 83.39

- Nhận xét : Tỷ suất doanh thu trên tổng vốn kinh doanh năm 2010 là 1.2933, có nghĩa là với

mỗi đồng vốn kinh doanh bỏ ra, công ty thu được 1.2933 đồng doanh thu,mức tỷ

suất doanh thu như vậy là tương đối tốt. Tuy nhiên tỷ suất này giảm dần qua các

năm trong giai đoạn 2010-2012, . Trong năm 2011, tỷ suất này giảm còn 1.1176,

giảm đi 0.1757 đồng, chỉ bằng 86.42% so với năm 2010. Năm 2012, tỉ suất này

tiếp tục giảm còn 0.9319 đồng, giảm 0.1857 đồng, chỉ đạt 83.39% so với năm

2011.Điều này có nghĩa là với mỗi đồng vốn kinh doanh bỏ ra, năm 2012 công

ty thu được ít hơn 0.1857 đồng so với năm 2011.

Trong giai đoạn này, cả doanh thu và vốn đều tăng lên về giá trị, tuy nhiên tốc

độ tăng lượng vốn kinh doanh công ty đầu tư nhanh hơn tốc độ tăng của doanh

thu, đặc biệt trong năm 2012, tốc độ tăng doanh thu khá chậm, chỉ 3.95% nên

làm cho tỷ suất doanh thu trên vốn kinh doanh giảm. Sự sụt giảm này cho thấy

tình hình kinh doanh của công ty dựa trên vốn kinh doanh năm kém hiệu quả

hơn năm so với năm trước.

5.3.2. Sức sản xuất của vốn lưu động:

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011

Tuyệt đốiTương đối Tuyệt đối

Tương đối

Tổng doanh thu 182,844,750,457230,502,056,35

3 239,599,687,433 47,657,305,896 126.06 9,097,631,080 103.95Tổng vốn lưu động 28061739960 65357488245 78019458196 37,295,748,285 232.91 12,661,969,951 119.37

DT/VLĐ 6.5158 3.5268 3.0710 -2.9890 54.13 -0.4558 87.08

58

Page 59: Bài tiều luận full

- Nhận xét :

Tỷ suất doanh thu trên tổng vốn lưu động năm 2010 là 6.5158 có nghĩa là với 1

đồng vốn lưu động, công ty tạo ra được 6.5158 đồng doanh thu. Năm 2011, tỷ

suất này giảm chỉ còn một nửa so với năm 2010 và tiếp tục giảm xuống còn

3.071, tức giảm 0.4558 đồng chỉ bằng 87.08% so với năm 2011. Điều này có

nghĩa là với 1 đồng vốn lưu động bỏ ra, công ty thu được ít hơn 0.4558 đồng

doanh thu so với năm 2011 thể hiện sự giảm sút trong hiệu quả kinh doanh dựa

trên vốn lưu động của công ty. Có thể thấy tỷ suất doanh thu trên tổng vốn lưu

động giảm là do tốc độ tăng của vốn lưu động lớn hơn tốc độ tăng của doanh

thu. Mà vốn lưu động của công ty bằng tổng tài sản ngắn hạn trừ đi nợ ngắn hạn,

trong giai đoạn này, tài sản ngắn hạn tăng lên khá nhiều, tuy nhiên các khoản nợ

ngắn hạn : nợ vay ngắn hạn, phải trả người bán và các khoản thuế phải nộp đều

tăng lên khiến cho vốn lưu động tăng mạnh.

5.3.3. Sức sản xuất của vốn cố định:

Đvt: VNĐ

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011

Tuyệt đốiTương đối Tuyệt đối

Tương đối

Tổng doanh thu 182,844,750,457 230,502,056,353 239,599,687,433 47,657,305,896 126.06 9,097,631,080 103.95Tổng vốn cố định 82355609512 66730572855 60148430331

-15,625,036,657 81.03

-6,582,142,524 90.14

DT/TVCĐ 2.2202 3.4542 3.9835 1.2340 155.58 0.5293 115.32

- Nhận xét :

Tỷ suất doanh thu trên tổng vốn cố định năm 2010 là 2.2202 đồng có nghĩa là

với mỗi đồng vốn cố định bỏ ra, công ty thu được 2.2202 đồng doanh thu. Tỷ

suất này năm tăng lên trong năm 2011 là 1.234 đồng, tương đương tăng 55.58%

so với năm 2010. Năm 2012, tỷ suất này tiếp tục tăng lên 3.9835 đồng, tăng

0.5293 đồng, mức tăng ít hơn so với năm 2011, chỉ tăng 15,32%. Tỷ suất doanh

thu trên tổng vốn cố định tăng lên trong giai đoạn này cho thấy việc đầu tư vào

59

Page 60: Bài tiều luận full

các loại tài sản cố định như: nhà xưởng, máy móc thiết bị …trong giai đoạn này

đã đem lại hiệu quả cho công ty mặc dù trị giá tài sản cố định đầu tư giảm dần

nhưng vì hoạt động hiệu quả nên doanh thu qua các năm vẫn tăng lên tuy bị

chậm lại vào năm 2012 do các nhân tố khách quan tác động.

5.3.4. Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu:

Đvt : VNĐ

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011

Tuyệt đốiTương đối Tuyệt đối

Tương đối

Tổng doanh thu182,844,750,45

7230,502,056,35

3239,599,687,43

3 47,657,305,896 126.06 9,097,631,080 103.95

Vốn chủ sở hữu129,653,048,19

9148,483,731,53

4159,031,759,64

8 18,830,683,335 114.5210,548,028,11

5 107.10

DT/VCSH 1.4103 1.5524 1.5066 0.1421 110.08 -0.0458 97.05

- Nhận xét :

Nhìn chung tỷ suất doanh thu trên vốn chủ sở hữu của công ty tăng lên trong

năm 2011 và giảm nhẹ trong năm 2012. Cụ thể, năm 2011 sức sản xuất của vốn

chủ sở hữu tăng lên 1.5524 đồng, tức tăng 0.1421 đồng tương đương tăng

10.08% so với năm 2010. Có nghĩa là trong năm 2011, một đồng vốn chủ sở

hữu của công ty bỏ ra, thu về nhiều hơn 0.1421 đồng so với năm 2010. Sự tăng

lên này là do trong năm 2011, công ty nhận được sự hỗ trợ khá nhiều từ chính

phủ dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ để hạn chế sự ảnh hưởng của cuộc

khủng hoảng tài chính trong giai đoạn trước và những khó khăn mà ngành gỗ

gặp phải trong giai đoạn tới. Do đó, công ty cũng tăng cường đầu tư nghiên cứu

phát triển sản phẩm, tăng Quỹ đầu tư phát triển và quỹ dự phòng tài chính để

hạn chế rủi ro. Nhờ đó, doanh thu trong năm 2011 tăng khá mạnh so với mức

tăng của vốn chủ sở hữu nên làm cho tỷ suất doanh thu trên vốn chủ sở hữu tăng

lên.

60

Page 61: Bài tiều luận full

Tuy nhiên trong năm 2012, tỷ suất này giảm nhẹ còn 1.5066, giảm 0.0458 đồng chỉ

bằng 97.05% so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2012, công ty gặp

khó khăn trong việc xuất khẩu các sản phẩm sang các thị trường chủ lực như : Nhật

Bản, EU,…làm cho doanh thu tăng chậm lại và chậm hơn mức đầu tư của vốn chủ

sở hữu nên làm cho doanh thu trên vốn chủ sở hữu giảm xuống.

6.Tỉ suất lợi nhuận :

Chú ý: Để nhất quán trong toàn bộ các chỉ tiêu phân tích nhóm sử dụng

+Tổng doanh thu = Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ + doanh thu tài chính

+ thu nhập khác.

+Lợi nhuận ở đây là lợi nhuận trước thuế.

6.1. Tỷ suất lợi nhuận so với tổng doanh thu:

Đvt: VNĐ

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011

Tuyệt đốiTương đối Tuyệt đối

Tương đối

Tổng lợi nhuận trước thuế 41,463,248,924 49,289,778,816 47,076,875,835 7,826,529,892

118.88

-2,212,902,98

1 95.51Tổng doanh thu

182,844,750,457

230,502,056,353

239,599,687,433

47,657,305,896

126.06

9,097,631,080

103.95

Tỷ suất LN/DT 0.2268 0.2138 0.1965 -0.0129 94.30 -0.0174 91.88

61

Page 62: Bài tiều luận full

- Nhận xét : Nhìn chung, tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu tính trên toàn công ty

giảm dần qua các năm trong giai đoạn 2010-2012. Năm 2010, tỷ suất lợi nhuận

trên doanh thu là 0,2268 tức là cứ 1 đồng doanh thu thu được có 0,2268 đồng lợi

nhuận. Sang năm 2011, tỷ suất này giảm nhẹ 0,0129 tức chỉ bằng 94,3% so với

năm 2010. Có nghĩa là trong năm 2011, trong 1 đồng doanh thu công ty thu về,

lợi nhuận đã giảm đi 0,0129 đồng. Đến năm 2012, tỷ suất này tiếp tục giảm

xuống 0,0174 tức chỉ bẳng 91,88% so với năm 2011. Nguyên nhân có thể thấy

là do tốc độ tăng lợi nhuận thấp hơn hơn so với tốc độ tăng doanh thu của công

ty, cho thấy hiệu quả hoạt động của công ty có xu hướng giảm dần qua cả 3

năm. Mặc dù tổng doanh thu của công ty tăng khá cao, tuy nhiên do chi phí thuế

thu nhập doanh nghiệp cũng như thuế xuất khẩu của công ty cũng tăng tương

ứng khá cao do những mặt hàng có thu nhập chịu thuế của công ty tăng lên khá

mạnh nên làm giảm một phần lợi nhuận sau thuế của công ty, và đến năm 2012,

lợi nhuận đã giảm đi khá mạnh.

6.2. Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí kinh doanh:

Đvt : VNĐ

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011

Tuyệt đốiTương đối Tuyệt đối

Tương đối

Tổng lợi nhuận trước thuế 41,463,248,924 49,289,778,816 47,076,875,835 7,826,529,892 118.88 -2,212,902,981 95.51

Tổng chi phí kinh doanh 141,381,501,533 181,212,277,537 192,522,811,598 39,830,776,004 128.17 11,310,534,061 106.24

Tỷ suất T2=TLN/TCPKD 0.2933 0.2720 0.2445 -0.0213 92.75 -0.0275 89.90

62

Page 63: Bài tiều luận full

- Nhận xét:

Qua bảng phân tích cho thấy rằng tỉ suất lợi nhuận trên chi phí của công ty cũng giảm dần trong giai đoạn 2010-2012 chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí của công ty Đức Thành không tốt. Cụ thể trong năm 2010, cứ bỏ ra 1 đồng chi phí thì lợi nhuận thu được là 0.2933 đồng, đến năm 2011, cứ bỏ ra 1 đồng chi phí thì lợi nhuận thu được là 0.272 đồng, tức giảm 0.0213 đồng tức chỉ bằng 92.75% so với năm 2010. Đến năm 2012, tỉ suất này lại tiếp tục sụt giảm mạnh còn 0.2445, tức giảm 0.0275 đồng chỉ bằng 89.9% so với năm 2011. Có sự sụt giảm liên tục về tỉ suất lợi nhuận trên chi phí là do trong năm 2011, công ty chưa quản lý và tận dụng một cách hiệu quả các chi phí bỏ ra . Công ty cần xem xét cắt giảm những chi phí không cần thiết, tránh lãng phí để tăng lợi nhuận thu được trên những chi phí đã bỏ ra.

6.3. Tỷ suất lợi nhuận so với vốn kinh doanh:

Đvt : VNĐ

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011

Tuyệt đốiTương đối Tuyệt đối

Tương đối

Tổng lợi nhuận trước thuế 41,463,248,924 49,289,778,816 47,076,875,835 7,826,529,892 118.88 -2,212,902,981 95.51Tổng vốn kinh doanh 141,381,501,533 206,247,795,145 257,095,672,303 64,866,293,612 145.88 50,847,877,158 124.65

Tỷ suất T3=TLN/TVKD 0.2933 0.2390 0.1831 -0.0543 81.49 -0.0559 76.62

- Nhận xét :

Qua bảng phân tích cho thấy rằng tỉ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh của công ty

giảm xuống rõ rệt. Cụ thể, năm 2010, cứ 1 đồng vốn đầu tư công ty bỏ ra thì thu

được 0.2933 đồng lợi nhuận, đến năm 2011 cứ 1 đồng vốn đầu tư thì thu được 0.239

đồng lợi nhuận, giảm 0.0543đồng tương tức chỉ bằng 81,49% so với năm trước

chứng tỏ công ty hoạt động không hiệu quả trong năm 2011 mặc dù lượng vốn kinh

63

Page 64: Bài tiều luận full

doanh của công ty tăng lên 45.88% so với năm 2010 nhưng mức lợi nhuận chỉ tăng

lên 18.88%, chậm hơn nhiều so với mức tăng lượng vốn. Năm 2012, tỉ suất này tiếp

tục giảm mạnh, chỉ còn 0.1831 do trong năm 2012, lợi nhuận của toàn công ty giảm

đi so với trước mặt dù lượng vốn kinh doanh bỏ ra vẫn tăng lên so với năm 2011.

Tổng vốn kinh doanh của công ty tăng lên liên tục cho thấy công ty vẫn tiếp tục mở

rộng đầu tư, đặc biệt trong việc xuất khẩu. Một phần công ty tăng vốn kinh doanh

lên nhằm cải tiến khâu sản xuất, cải thiện sản phẩm, mở rộng kênh phân phối, nâng

cao chất lượng làm việc công …nhưng do tình hình kinh tế thế giới tác động không

tốt, làm cho việc xuất khẩu sang các thị trường truyền thống của công ty gặp khó

khăn nên lợi nhuận giảm đi.

6.4. Những nhân tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận của công ty:

Các chỉ số tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm từ 2010 đến 2012 là do :

Nhân tố khách quan:

Giá nguyên vật liệu gỗ tăng mạnh trong năm 2011 và năm 2012, giá nguyên vật

liệu tăng trung bình từ 15%-20%.

Những rào cản rất lớn cho ngành gỗ. Các khách hàng (chủ yếu là EU) ngày càng

đòi hỏi các sản phẩm được làm từ nguồn gỗ nguyên liệu có chứng chỉ của một tổ

chức như Hội đồng các nhà quản lý rừng (FSC). Hiện ở nước ta chưa nơi nào có

chứng chỉ như vậy. Hậu quả là, để đáp ứng các yêu cầu có chứng chỉ FSC, công

ty phải nhập khẩu gỗ có chứng chỉ FSC, giá thành sản phẩm đội lên.

Tình hình cạnh tranh trong ngành gỗ phức tạp hơn trong thị trường cả trong và

ngoài nước.

Các sản phẩm nhập ngày càng được ưa chuộng.

Các sản phẩm vật liệu khác gỗ cũng đang chiếm ưu thế hơn trên thị trường.

Nhân tố chủ quan :

64

Page 65: Bài tiều luận full

Công ty tiến hành mở rộng sản xuất kinh doanh nên phần chi phí có mức tăng

cao hơn mức tăng doanh thu và lợi nhuận.

Thời gian đầu của một bước mở rộng thị trường phải giải quyết các vấn đề về uy

tín, chất lượng, đội ngũ nhân lực.

Sức cạnh tranh trên thị trường nội địa không cao, cạnh tranh trên thị trường ngoài

nước cũng đang gặp khó khăn với rào cản, chi phí, đối thủ.

Nhân tố chủ quan:

Cơ cấu vốn: công ty bố trí cơ cấu vốn càng hợp lý làm cho hiệu quả sử dụng vốn

càng được nâng cao. Bố trí cơ cấu vốn không phù hợp làm mất cân đối giữa tài

sản lưu động và tài sản cố định dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu một loại tài

sản nào đó sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

Các biện pháp mà doanh nghiệp có thể áp dụng như: mở rộng mạng lưới giao

dịch, tìm nguồn hàng, tiến hành các chính sách tín dụng khách hàng, đổi mới

quy trình thanh toán sao cho thuận tiện, tăng cường công tác xúc tiến, quảng

cáo, khuyến mại...

III. BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA

CÔNG TY :

Doanh nghiệp nên bỏ ra chi phí hợp lý để nghiên cứu thị trường tìm hiểu các

mặt hàng đang được ưa chuộng, tìm hiểu mẫu mã, bao bì đóng gói...ở từng thị

trường xuất khẩu để từ đó có quyết định sản xuất cho hiệu quả.

Muốn sản xuất kinh doanh thì công ty phải có các yếu tố đầu vào như: nguyên

vật liệu, máy móc, thiết bị, công nghệ ...thì doanh nghiệp phải mua ở các doanh

nghiệp khác. Việc thanh toán các khoản này sẽ tác động trực tiếp đến tài chính

của doanh nghiệp. Ví dụ như nhà cung cấp đòi hỏi doanh nghiệp phải thanh toán

tiền ngay khi giao hàng thì sẽ dẫn đến lương tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng

65

Page 66: Bài tiều luận full

của doanh nghiệp giảm xuống, doanh nghiệp sẽ khó khăn trong việc huy động

vốn. Hoặc doanh nghiệp phải vận chuyển nguyên vật liệu về kho sẽ làm tăng chi

phí sản xuất làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp ...Chính vì vậy, công ty cần

chủ động trong nguồn nguyên liệu, đầu tư ngiên cứu trồng các loại gỗ nguyên

liệu để đáp ứng nhu cầu các đơn hàng cho công ty. Đồng thời, công ty cũng nên

tăng cường tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào chất lượng, uy tín, giá rẻ.

Đẩy mạnh marketing cho các mặt hàng của công ty cả trong lẫn ngoài nước.

Nâng cao tay nghề công nhân, nhân viên, tổ chức bộ máy quản lý linh hoạt để

tăng cao năng suất, chất lượng làm việc.

Cập nhật kịp thời thông tin trong ngành, những thay đổi và quy định mới để việc

sản xuất - kinh doanh không bị gián đoạn và luôn nắm rõ cơ hội, thách thức.

Tăng cường tham gia các hội chợ nhằm đưa sản phẩm của công ty về nông thôn

để thúc đẩy bán hàng.

Tìm kiếm các nguồn cung ứng nguyên liệu dự phòng, tránh tình trạng bị động về giá đầu vào.

Mở rộng công ty phải chú trọng hiệu quả làm việc, tăng cường công tác quản lý, đào tạo.

Tăng cường bộ phận kiểm tra sản phẩm, tránh tình trạng sai hỏng, vi phạm của hàng hóa xuất khẩu. Nghiên cứu thị trường để luôn có những sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng.

66

Page 67: Bài tiều luận full

LỜI KẾT

Cho đến thời điểm hiện nay, trong ngành chế biến gỗ Việt Nam, Công ty gỗ Đức

Thành luôn nằm trong danh sách những doanh nghiệp có doanh thu xuất khẩu cao và nhiều

lần đạt danh hiệu “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” do Bộ Công Thương trao tặng, luôn được

đánh giá là doanh nghiệp có quan hệ kinh doanh tốt, luôn giữ uy tín với khách hàng, đồng

thời rất tích cực tham gia bảo vệ môi trường.

Trong điều kiện toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới hiện nay, việc

hoàn thiện các chiến lược kinh doanh của mình để đạt được mục tiêu và lợi nhuận cao nhất là

một điều tất yếu. Qua quá trình phân tích số liệu về kết quả và hiệu quả kinh doanh và các

nhân tố tác động, các giải pháp được đề xuất được đưa ra để giải quyết phần nào những tồn

tại trước mắt, đồng thời vạch ra những giải pháp dài hạn nhằm thúc đẩy hiệu quả kinh doanh

của công ty. Dù phải kinh doanh trong điều kiện khó khăn với nhiều áp lực từ thị trường do

người tiêu dùng tiết giảm chi tiêu, ngành sản xuất đồ gỗ lại phải gồng gánh chi phí do giá cả

nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, nhưng nhìn chung công ty Đức Thành đã hoàn thành xuất

sắc nhiệm vụ của mình trong giai đoạn đầy khó khăn . Để đạt dược thành tích này, công ty

luôn nỗ lực tìm kiếm phương án sản xuất tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng, thúc đẩy

hoạt động sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ để ngày càng mở rộng hoạt động kinh doanh,

cũng như chiến lược phát triển hoạt động toàn công ty. Tuy nhiên, để thành công hơn không

chỉ trong thị trường nội địa mà cả trên trường quốc tế khi môi trường cạnh tranh đang rất

67

Page 68: Bài tiều luận full

khốc liệt như hiện nay, bản thân doanh nghiệp cũng cần nỗ lực hơn nữa để phát huy những

yếu tố tích cực và hạn chế những yếu tố tiêu cực.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

68

Page 69: Bài tiều luận full

69

Page 70: Bài tiều luận full

70

Page 71: Bài tiều luận full

Bảng cân đối kế toán:

Chỉ tiêu NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012

TÀI SẢN Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng

Giá trị Tỉ trọng

A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 99,583,965,347 51.67 119,490,437,282

57.94 171,402,494,751 66.67

1. Tiền và các khoản tương đương tiền

46,389,923,510 24.07 39,610,796,496 19.21 34,976,093,331 13.60

1.1. Tiền 4,089,923,510 2.12 430,096,496 0.21 1,576,093,331 0.61

1.2. Các khoản tương đương tiền

42,300,000,000 21.95 39,180,700,000 19.00 33,400,000,000 12.99

2. Các khoản đầu tư ngắn hạn 0.00 0 47,900,000,000 18.63

2.1. Đầu tư ngắn hạn 0.00 0 47,900,000,000 18.63

3. Các khoản phải thu ngắn hạn 15,569,930,783 8.08 18,154,346,762 8.80 22,586,275,781 8.79

3.1. Phải thu của khách 13,083,530,695 6.79 14,889,596,262 7.22 20,675,506,279 8.04

71

Page 72: Bài tiều luận full

hàng 3.2. Trả trước cho người bán

2,233,779,553 1.16 2,423,787,205 1.18 1,465,115,479 0.57

3.3. Các khoản phải thu khác

252,620,535 0.13 840,963,295 0.41 445,654,023 0.17

4. Hàng tồn kho 34,045,683,866 17.67 58,949,446,815 28.58 61,736,293,239 24.01

4.1. Hàng tồn kho 39,545,683,866 20.52 63,349,446,815 30.72 62,736,293,239 24.40

4.2.Dự phòng giảm giá bán hàng tồn kho

(5,500,000,000) (4,400,000,000) (1,000,000,000)

5.Tài sản ngắn hạn khác 3,578,427,188 1.86 2,775,847,209 1.35 4,203,832,400 1.64

5.1.Chi phí trả trước ngắn hạn

825,956,200 0.43 665,124,106 0.32 559,730,450 0.22

5.2. Thuế GTGT được khấu trừ

1,475,209,676 0.77 1,287,421,222 0.62 1,958,804,710 0.76

5.3.Thuế và các khoản phải thu của Nhà nước 0.00 55,592,419 0.03 0.00

5.4.Tài sản ngắn hạn khác 1,277,261,312 0.66 767,709,462 0.37 1,685,297,240 0.66

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 93,137,316,745 48.33 86,757,357,863 42.06 85,693,177,552 33.33

1. Tài sản cố định 69,050,516,213 35.83 64,410,629,497 31.23 55,886,231,165 21.74

1.1. Tài sản CĐHH 40,259,446,298 20.89 38,224,294,356 18.53 33,749,855,430 13.13

+Nguyên giá 72,944,860,506 37.85 73,491,193,911 35.63 71,424,160,846 27.78

+Giá trị khấu hao lũy kế

(32,735,414,208)

(35,266,899,555)

(37,674,305,416)

1.2. Tài sản cố định vô hình 8,812,965,438 4.57 8,851,208,316 4.29 12,727,872,823 4.95

+Nguyên giá 10,790,607,913 5.60 11,065,503,913 5.37 15,084,334,013 5.87

+Giá trị hao mòn lũy kế

(1,977,642,475) (2,214,295,597) (2,356,461,190)

1.3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

19,978,104,477 10.37 17,335,126,825 8.40 9,408,502,912 3.66

2. Tài sản dài hạn khác 24,086,800,532 12.50 22,346,728,366 10.83 29,806,946,387 11.59

2.1. Chi phí trả trước dài hạn

23,597,930,071 12.24 21,423,735,978 10.39 27,856,083,680 10.83

2.2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

371,870,461 0.19 805,992,388 0.39 1,680,862,707 0.65

2.3. Tài sản dài hạn khác 117,000,000 0.06 117,000,000 0.06 270,000,000 0.11

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 192,721,282,092

100.00 206,247,795,145

100.00

257,095,672,303 100.00

NGUỒN VỐN

A. NỢ PHẢI TRẢ 53,107,837,727 48,893,776,443 96,386,171,709

1. Nợ ngắn hạn 46,468,887,207 41,890,538,932 92,963,476,709

1.1. vay ngắn hạn 22,426,602,967 11,634,749,908 53,732,904,022

1.2. Phải trả người bán 4,542,849,891 627,001,951 9,913,495,842

1.3. Người mua trả tiền trước

1,917,506,390 2,714,662,306 2,615,435,816

1.4. Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước

1,653,255,178 2,129,980,651 5,634,079,195

1.5. Phải trả người lao động 2,746,128,001 3,902,005,415 3,450,345,000

1.6.Chi phí phải trả 7,333,951,075 9,870,630,055 12,575,178,280

1.7. Các khoản phải trả, phải 1,266,657,228 964,343,343 1,695,075,564

72

Page 73: Bài tiều luận full

nộp khác 1.8. Quỹ khen thưởng, phúc lợi

4,581,936,477 4,395,165,303 3,346,092,990

2. Nợ dài hạn 6,638,950,520 7,003,237,511 3,422,695,000

2.1 Phải trả dài hạn khác 1,560,703,375 2,100,247,500 2,422,695,000

2.2.Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

5,078,247,145 4,902,990,011 1,000,000,000

B.VỐN CHỦ SỞ HỮU 139,613,444,365

157,354,018,702

160,709,500,594

1.Vốn chủ sở hữu 139,613,444,365

157,354,018,702

160,709,500,594

1.1.Vốn cổ phần 103,723,650,000

103,723,650,000

103,723,650,000

1.2.Thặng dư vốn cổ phần 2,856,593,370 2,856,593,370 2,856,593,370

1.3.Quỹ đầu tư phát triển. 5,634,889,243 7,772,961,706 9,688,104,687

1.4.Quỹ dư phòng tài chính 4,928,020,023 7,066,092,486 8,981,235,647

1.5.Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

22,470,291,729 35,934,721,140 35,459,916,710

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 192,721,282,092

206,247,795,145

257,095,672,303

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

(1) (2) (3)1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 176,187,635,581 220,745,752,164 231,931,578,5112. Các khoản giảm trừ 1,170,224,509 1,060,358,596 648,068,973 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 175,017,411,072 219,685,393,568 231,283,509,5384. Giá vốn hàng bán và cung cấp dịch vụ 110,034,118,661 146,357,801,729 162,021,118,345 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 64,983,292,411 73,327,591,839 69,262,391,1936.Doanh thu hoạt động tài chính 4,380,221,358 7,643,670,334 7,067,983,3627. Chi phí tài chính 4,647,522,687 2,844,772,647 1,884,623,178 - Trong đó: chi phí lãi vay 313,132,539 1,772,829,990 1,534,448,869 8.Chi phí bán hàng 12,311,847,566 12,475,522,698 13,491,877,568 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 13,691,483,736 18,435,070,876 15,024,091,923 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 38,712,659,780 47,215,895,952 45,929,781,88611. Thu nhập khác 3,447,118,027 3,172,992,451 1,248,194,53312. Chi phí khác 696,528,883 1,099,109,587 101,100,584

73

Page 74: Bài tiều luận full

13. Lợi nhuận khác 2,750,589,144 2,073,882,864 1,147,093,94914. Lợi nhuận trước thuế 41,463,248,924 49,289,778,816 47,076,875,83515. Chi phí thuế TNDN hiện hành 7,836,013,090 6,962,451,483 9,648,882,940 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 31,827,868 434,121,927 874,870,31917. Lợi nhuận sau thuế TNDN 33,659,063,702 42,761,449,260 38,302,863,21418. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 3,245 4,123 3,693

74