“phÁt huy giÁ trỊ truyỀn thỐng tỐt ĐẸp trong gia...

8
Giữ vững đơn vị hiến máu tiêu biểu BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 4814 - THỨ BA NGÀY 20/6/2017 NHỚ LỜI BÁC DẠY VĂN HÓA - XÃ HỘI 15 năm “gà trống” nuôi con thành đạt TRANG 5 TRANG 5 TRANG 7 TRANG 6 Đối với mình - Phải siêng năng, không được lười biếng, ai lười biếng không làm được việc. Phải tiết kiệm, không xa xỉ, vì xa xỉ hoá ra tham lam, nhất là đối với tiền bạc của đoàn thể phải rất phân minh. (CON ĐƯỜNG GIẢI PHÓNG. THÁNG 12 NĂM 1940. TƯ LIỆU BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH). Tổ ấm gia đình là điểm tựa để con trẻ vững bước vào đời. Ảnh: Thái An Liên Khương - Prenn là tuyến đường cao tốc đầu Áo ấm cùng em TRANG 4 KINH TẾ Làm giàu từ nghề nuôi cá lồng trên hồ thủy lợi TRANG 3 XEM TIẾP TRANG 2 Phủ xanh vành đai đường cao tốc Thành lập Ban Quản lý thương hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành” Hội thảo xúc tiến đầu tư giữa Hàn Quốc và Tây Nguyên Ngày16/6, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Đoàn công tác của tỉnh Lâm Đồng do ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn cùng lãnh đạo các sở, ngành đã tham dự Hội thảo xúc tiến đầu tư giữa Hàn Quốc và các doanh nghiệp trên địa bàn Tây Nguyên do Bộ Ngoại giao phối hợp Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc cùng UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức. Đến dự có Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, ông Lee Hyuk, Thường trực Ban chỉ đạo Tây Nguyên, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cùng lãnh đạo UBND các tỉnh Tây Nguyên. Hơn 50 doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc đang đầu tư kinh doanh hiệu quả tại Việt Nam đã nghe Thường trực Ban chỉ đạo Tây Nguyên giới thiệu bức tranh tổng thể những tiềm năng của 5 tỉnh Tây Nguyên với các thông tin mới nhất về quy hoạch chi tiết,... Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chủ trì hội nghị. Nằm trong chương trình hợp tác với tổ chức JICA về phát triển nông nghiệp tiếp cận đa ngành, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành Quyết định thành lập Ban Quản lý thương hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành” gồm 12 người. Trong đó, Trưởng ban là ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng; 2 Phó Trưởng ban là ông Huỳnh Ngọc Hải, Giám đốc Sở Công thương Lâm Đồng và ông Tôn Thiện San, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt. 9 thành viên gồm lãnh đạo các sở: Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các huyện: Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà, Lạc Dương và Trung tâm Xúc tiến đầu tư Thương mại và Du lịch Lâm Đồng. Trong thời gian 6 tháng kể từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ chính thức công bố, Ban Quản lý thương hiệu phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ cùng UBND thành phố Đà Lạt chuyển đổi nhãn hiệu chứng nhận “Rau Đà Lạt” và “Hoa Đà Lạt” sang sử dụng nhãn hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành”. VĂN VIỆT “PHÁT HUY GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP TRONG GIA ĐÌNH VIỆT NAM” Ly hôn - nạn nhân là con trẻ tiên ở Lâm Đồng, với gần 20 km nằm ở cửa ngõ vào thành phố Đà Lạt, đón mỗi năm hàng triệu lượt du khách trong nước và quốc tế. Việc trồng cây dọc con đường này vừa khôi phục rừng, vừa phát triển vành đai xanh mang lại mỹ quan trên tuyến.

Upload: others

Post on 11-Feb-2020

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: “PHÁT HUY GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP TRONG GIA …baolamdong.vn/upload/others/201706/24672_BLD_ngay_20.6.2017.pdfcòn tồn tại tính trông chờ, ỷ lại và

Giữ vững đơn vị hiến máu tiêu biểu

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 4814 - THỨ BA NGÀY 20/6/2017

NHỚ LỜI BÁC DẠY

VĂN HÓA - XÃ HỘI15 năm “gà trống” nuôi

con thành đạtTRANG 5

TRANG 5

TRANG 7

TRANG 6

Đối với mình - Phải siêng năng, không được lười biếng, ai lười biếng không làm được việc. Phải tiết kiệm, không xa xỉ, vì xa xỉ hoá ra tham lam, nhất là đối với tiền bạc của đoàn thể phải rất phân minh.

(CON ĐƯỜNG GIẢI PHÓNG. THÁNG 12 NĂM 1940. TƯ LIỆU BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH).

Tổ ấm gia đình là điểm tựa để con trẻ vững bước vào đời. Ảnh: Thái An

Liên Khương - Prenn là tuyến đường cao tốc đầu

Áo ấm cùng em

TRANG 4

KINH TẾLàm giàu từ nghề nuôi cá lồng trên hồ thủy lợi

TRANG 3

XEM TIẾP TRANG 2

Phủ xanh vành đai đường cao tốc

Thành lập Ban Quản lý thương hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành”

Hội thảo xúc tiến đầu tư giữa Hàn Quốc và Tây NguyênNgày16/6, tại thành phố Buôn Ma

Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Đoàn công tác của tỉnh Lâm Đồng do ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn cùng lãnh đạo các sở, ngành đã tham dự Hội thảo xúc tiến đầu tư giữa Hàn Quốc và các doanh nghiệp trên địa bàn Tây Nguyên do Bộ Ngoại giao phối hợp Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc cùng UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức.

Đến dự có Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt

Nam, ông Lee Hyuk, Thường trực Ban chỉ đạo Tây Nguyên, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cùng lãnh đạo UBND các tỉnh Tây Nguyên.

Hơn 50 doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc đang đầu tư kinh doanh hiệu quả tại Việt Nam đã nghe Thường trực Ban chỉ đạo Tây Nguyên giới thiệu bức tranh tổng thể những tiềm năng của 5 tỉnh Tây Nguyên với các thông tin mới nhất về quy hoạch chi tiết,...Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao

Bùi Thanh Sơn chủ trì hội nghị.

Nằm trong chương trình hợp tác với tổ chức JICA về phát triển nông nghiệp tiếp cận đa ngành, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành Quyết định thành lập Ban Quản lý thương hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành” gồm 12 người.

Trong đó, Trưởng ban là ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng; 2 Phó Trưởng ban là ông Huỳnh Ngọc Hải, Giám đốc Sở Công thương Lâm Đồng và ông Tôn Thiện San, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt. 9 thành viên gồm lãnh đạo các sở: Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các huyện: Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà, Lạc Dương và Trung tâm Xúc tiến đầu tư Thương mại và Du lịch Lâm Đồng.

Trong thời gian 6 tháng kể từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ chính thức công bố, Ban Quản lý thương hiệu phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ cùng UBND thành phố Đà Lạt chuyển đổi nhãn hiệu chứng nhận “Rau Đà Lạt” và “Hoa Đà Lạt” sang sử dụng nhãn hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.

VĂN VIỆT

“PHÁT HUY GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP TRONG GIA ĐÌNH VIỆT NAM”

Ly hôn - nạn nhân là con trẻ

tiên ở Lâm Đồng, với gần 20 km nằm ở cửa ngõ vào thành phố Đà Lạt, đón mỗi năm hàng triệu lượt du khách trong nước và quốc tế. Việc trồng cây dọc con đường này vừa khôi phục rừng, vừa phát triển vành đai xanh mang lại mỹ quan trên tuyến.

Page 2: “PHÁT HUY GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP TRONG GIA …baolamdong.vn/upload/others/201706/24672_BLD_ngay_20.6.2017.pdfcòn tồn tại tính trông chờ, ỷ lại và

2 THỨ BA 20 - 6 - 2017 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Đổi mới phương thức lãnh đạo của ĐảngBan Thường vụ Huyện ủy Đam

Rông tiến hành đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trước hết từ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Theo đó, các nghị quyết chuyên đề cũng như các chương trình hành động đã được ban hành để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, chung chung. Đặc biệt, phong cách làm việc của các cấp ủy đảng từ huyện đến cơ sở cũng được đổi mới.

Theo đánh giá của Ban Thường vụ Huyện ủy Đam Rông: Đây được xem như điểm tập trung và nổi bật nhất trong suốt quá trình thực hiện. Theo đó, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy được quy định rõ ràng, đồng thời phân công nhiệm vụ cụ thể cho cấp ủy viên. Kiên quyết chống lối làm việc quan liêu, xa rời thực tế, xa rời cơ sở, xa rời quần chúng, chống tác phong đại khái, hời hợt, không đi sâu vào thực chất của vấn đề, của sự việc.

Đảng lãnh đạo xã hội thông qua Nhà nước, vì thế Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo rà soát, sửa đổi quy chế làm việc của cấp ủy, HĐND, UBND các cấp để phát hiện những quy định không phù hợp, những chồng chéo, bất hợp lý, từ đó kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Chỉ đạo duy trì nề nếp sinh hoạt, hội họp giao ban, quy định cụ thể về chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất… Qua đó, đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với mọi mặt kinh tế, xã hội, không buông lỏng cũng không bao biện làm thay.

Ghi nhận thực tế tại cơ sở, đồng chí Dơng Gur Ha Jăk - Bí thư Đảng ủy xã Đạ Long cho biết: “Các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh… của xã đều được Đảng ủy xem xét thông qua trước khi HĐND, UBND xã quyết định. Nhờ vậy luôn bảo đảm được sự chỉ đạo xuyên suốt của Đảng trong toàn hệ thống chính trị đối với các vấn đề của địa phương”.

Đảng lãnh đạo bằng công tác kiểm tra, nên công tác kiểm tra, giám sát, đốc thúc việc thực hiện các nghị quyết, nhiệm vụ đã đề ra, nhất là những nghị quyết chuyên đề, vấn đề bức xúc ở cơ sở được quan tâm,

ĐAM RÔNG: Tăng cường đổi mới phương thức lãnh đạo của ĐảngPhát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt; do đó, việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vừa cấp bách, vừa mang tính lâu dài, đặc biệt là ở huyện nghèo mới vừa 12 tuổi như Đam Rông.

chỉ đạo quyết liệt. Điều đó góp phần không nhỏ trong việc hoàn thành các nhiệm vụ ở địa phương.

Xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quảĐể thực hiện thắng lợi mọi mục

tiêu, vấn đề then chốt là phải có một đội ngũ cán bộ vững mạnh về mọi mặt. Vì thế, công tác xây dựng bộ máy luôn được Ban Thường vụ Huyện ủy Đam Rông chú trọng.

Do đặc thù là huyện mới, giai đoạn 2005 - 2010 đội ngũ cán bộ của huyện có nhiều biến động. Điều này đã gây ra nhiều khó khăn cho địa phương trong kiện toàn bộ máy.

Trong xây dựng, tổ chức bộ máy và cán bộ, Huyện ủy Đam Rông xác định quan điểm, mục tiêu hướng tới là xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động có hiệu lực hiệu quả gắn với đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ có trách nhiệm, thạo việc, tâm huyết, gắn bó với địa phương, đồng thời, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ là người đồng bào dân tộc thiểu số bản địa.

Đến nay, toàn huyện có trên 1.500 cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của huyện.

Trong những năm qua, Ban Thường vụ Huyện ủy đặc biệt quan tâm tới công tác đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức từ huyện đến cơ sở. Bằng nhiều giải pháp đồng bộ và tích cực, ngay từ những ngày đầu thành lập huyện, trên cơ sở biên chế được tỉnh giao hàng năm, công tác cán bộ luôn được chú trọng từ nhiều nguồn, kết hợp nguồn tại chỗ với lực lượng trí thức trẻ tình nguyện ở địa phương. Đến nay, đội ngũ cán bộ huyện đã tương đối ổn định về số lượng, có bước trưởng thành về nghiệp vụ, chuyên môn và có mong muốn gắn bó lâu dài với địa phương.

Cụ thể, tại xã Đạ Tông, đồng chí Nguyễn Văn Huy - Phó Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Lãnh đạo xã thực hiện nhiều biện pháp mạnh trong việc tuyển dụng, luân chuyển, thay đổi và giải quyết chế độ nghỉ việc cho cán bộ không đạt chuẩn. Trong 10 năm qua, đã có đến 80% số cán bộ công tác ở xã và thôn đã được thay đổi vì không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Trình độ năng lực của cán bộ công chức xã đang dần được nâng lên. Hiện toàn xã có 15 cán bộ, công chức đạt chuẩn (từ trung cấp trở lên), chiếm 62,5%.

Còn tại xã Đạ Long, 23/26 biên chế của xã và 6 cán bộ bán chuyên trách đều là người địa phương. “Với việc đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ là người địa phương đã mang lại hiệu quả rất lớn trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của đảng ủy xã. Đồng thời, tạo được sự đồng thuận

cao trong nhân dân”, Bí thư Đảng ủy xã Đạ Long khẳng định.

Sau 12 năm, mặc dù đội ngũ cán bộ đã được kiện toàn hơn nhiều, song mặt bằng chung so với yêu cầu nhiệm vụ vẫn còn thấp. Đa số cán bộ có bằng cấp nhưng năng lực thực tiễn chưa sâu. Công tác tuyển dụng, sử dụng cán bộ có nơi chưa thực sự hợp lý, còn có biểu hiện giản đơn và rơi vào tình trạng “đông người hưởng lương, thiếu người làm việc”. Cán bộ kỹ thuật chuyên viên giỏi ở các lĩnh vực rất ít. Một số cán bộ còn mang tư tưởng làm việc cầm chừng, chờ thời nên hiệu quả công việc thấp. Đội ngũ cán bộ xã còn tồn tại tính trông chờ, ỷ lại và các địa phương vẫn chưa xây dựng và sử dụng có hiệu quả đội ngũ trí thức trẻ tình nguyện tại địa phương. Cũng bởi những lý do trên nên công tác quy hoạch cán bộ còn gặp nhiều khó khăn và hay bị phá vỡ.

Từ năm 2015 đến nay, Đam Rông đã thực hiện tinh giản biên chế 21 cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ cấp xã. Trong thời gian tới, Đam Rông tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế theo kế hoạch của tỉnh, mục tiêu phấn đấu tới 2020 giảm 5% số lượng công chức hành chính, nhằm đảm bảo một đội ngũ cán bộ có chất lượng tốt và có số lượng không những đủ cho nhu cầu trước mắt mà còn cho lâu dài, đáp ứng các yêu cầu của nhiệm vụ chính trị địa phương trong từng thời kỳ cụ thể.

NGỌC NGÀ

Tăng cường về với cơ sở cũng là một trong những phương pháp đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng ở Đam Rông.

Ảnh: Ngọc Ngà

Di Linh ra quân phòng, chống bệnh sốt xuất huyết

Hưởng ứng Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết, tại xã Gia Hiệp, Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Lâm Đồng vừa phối

hợp với Trung tâm Y tế huyện Di Linh tổ chức phát động Chiến dịch ra quân phòng, chống bệnh

sốt xuất huyết. Tại lễ phát động, Trung tâm Y

tế Dự phòng tỉnh kêu gọi người dân hãy hưởng ứng Chiến dịch

bằng những việc làm thiết thực, cụ thể. Trong đó, biện pháp

phòng ngừa hiệu quả nhất là tập trung diệt loăng quăng, phát

quang bụi rậm, xử lý môi trường không để muỗi sinh sản.

Được biết, trên địa bàn huyện Di Linh đã có hơn 30 người bị

bệnh sốt xuất huyết. Ngoài việc kịp thời phát hiện và điều trị người bệnh, tại những nơi xảy ra sốt xuất

huyết, Trung tâm Y tế huyện đã tiến hành xử lý môi trường bằng hóa chất và khoanh vùng, khống chế không để bệnh lây lan, phát

sinh thành dịch. XUÂN LONG

Vừa qua, tại Cát Tiên, các đài truyền thanh - truyền hình (TT - TH) 6 huyện, thành phố phía Nam gồm: Cát Tiên, Bảo Lâm, Di Linh, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, TP Bảo Lộc và Đài TT - TH huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã tổ chức buổi gặp mặt kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2017). Tại lễ kỷ niệm, đại diện Đài TT - TH huyện Cát Tiên đã đọc

diễn văn ôn lại truyền thống 92 năm chặng đường xây dựng và phát triển của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Cùng với sự phát triển của báo chí cả nước, những năm qua, hoạt động của các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh không ngừng lớn mạnh và phát triển toàn diện. Cũng tại buổi lễ, đại diện đài TT - TH các huyện, thành phố đã chia sẻ những kinh nghiệm, trăn trở về nghề nghiệp và

những khó khăn, vất vả của nghề báo ở địa phương. Mặc dù, không được công nhận là một cơ quan báo chí, nhưng các đài TT - TH huyện, thành phố đã hoạt động như một cơ quan báo chí thực thụ; mỗi phóng viên làm việc “đa năng” (vừa quay, viết và dựng chương trình)...

Phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm, ông Nguyễn Hương, Phó Giám đốc Đài PT - TH Lâm Đồng đã ghi

nhận và đánh giá cao những đóng góp của các đài PT-TH các huyện, thành phố phía Nam trong công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến người dân; đồng thời khẳng định, đây là kênh thông tin quan trọng phản ánh đa dạng tâm tư, nguyện vọng, gương người tốt việc tốt của người dân ở cơ sở...

KHÁNH PHÚC

Các huyện phía Nam gặp mặt kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

... tình hình xây dựng phát triển, các chính sách ưu đãi và hỗ trợ cũng như những thủ tục

hành chính trong lĩnh vực đầu tư, kế hoạch phát triển trong tương

lai cần sự hợp tác đầu tư của nước ngoài đặc biệt là các doanh

nghiệp Hàn Quốc. Lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên

cam kết sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để hỗ trợ tiếp đón những nhà đầu tư của Hàn Quốc, đồng

thời mong muốn các doanh nghiệp Hàn Quốc, các nhà đầu tư đến Tây

Nguyên tìm kiếm các cơ hội hợp tác đầu tư dựa trên tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương trong tiến trình hợp tác phát triển ngày

càng sâu rộng, cùng có lợi, bền vững trên các lĩnh vực.

Đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá cao chính quyền của 5 tỉnh Tây Nguyên có ý chí vươn

lên, nhất là cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp hiện nay tương đối hoàn chỉnh tại vùng đất Tây Nguyên, ngoài ra đoàn cũng đã

tìm hiểu nắm bắt nhiều thông tin liên quan đến từng lĩnh vực

để hợp tác đầu tư sản xuất, kinh doanh, nhất là nông, lâm nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp

công nghệ cao. Phát biểu tại buổi tọa đàm, PCT

UBND tỉnh, Phạm S đã khái quát đôi nét về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm

Đồng, cơ hội hợp tác giữa Lâm Đồng và Hàn Quốc trong thời

gian qua, đồng thời cũng đưa ra 5 đề xuất với đoàn công tác của

Hàn Quốc, trong đó cần xúc tiến đẩy mạnh thu hút đầu tư các dự án về chế biến nông sản, về sản

xuất nông nghiệp công nghệ cao, các dự án về du lịch, thu hút các

tập đoàn, trung tâm bán lẻ và xúc tiến phối hợp mở đường bay quốc

tế Seoul Hàn Quốc đến Đà Lạt.HOÀNG PHÚC

Hội thảo xúc tiến đầu tư... TIẾP TRANG 1

Page 3: “PHÁT HUY GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP TRONG GIA …baolamdong.vn/upload/others/201706/24672_BLD_ngay_20.6.2017.pdfcòn tồn tại tính trông chờ, ỷ lại và

3 THỨ BA 20 - 6 - 2017KINH TẾ

Trong chuyến công tác về 3 huyện phía Nam, chúng tôi đã tìm về xã Gia Viễn (huyện Cát Tiên) để được tận

mắt chứng kiến mô hình nuôi cá lồng trên hồ thủy lợi Đắk Lô của ông Nguyễn Hữu Tình, người duy nhất trong huyện nuôi cá lồng. Cũng vì thế, cái tên ông Tình “cá lồng” là biệt danh mà người dân địa phương hay dùng để gọi ông.

Sinh ra trong một gia đình thuần nông ở huyện Nho Quan (tỉnh Ninh Bình), năm 1988, ông Tình cùng vợ con khăn gói vào xã Gia Viễn (huyện Cát Tiên) lập nghiệp. Đến vùng đất mới Cát Tiên, cũng như bao hộ dân khác, gia đình ông Tình đã chọn nghề trồng lúa để làm kế sinh nhai. Mặc dù Cát Tiên là một trong những huyện vùng sâu, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ tu chí làm ăn nên gia đình ông Tình được liệt vào hộ khá của địa phương. Sống ở một địa phương mà “Lúa gạo Cát Tiên” đã trở thành thương hiệu của cả tỉnh Lâm Đồng, nhưng đối với những người nông dân như ông Tình thì để làm giàu bằng chính cây lúa không phải là chuyện dễ dàng. Và rồi, “cái duyên” làm giàu từ nghề nuôi cá lồng đã đến với gia đình ông. Ông Tình tâm sự: “Cứ nói đến chuyện phát triển kinh tế gia đình để làm giàu bằng chính đôi tay của mình là tôi ham lắm. Năm 2013, tôi đấu thầu hợp đồng nhận hồ thủy lợi Đắk Lô để trông coi và đánh bắt cá tự nhiên kiếm thêm thu nhập. Suốt thời gian đánh bắt cá tự nhiên ở hồ, tôi nhận thấy nguồn nước ở đây dồi dào, trong mát rất thích hợp để phát triển nghề nuôi cá lồng. Thấy vậy, tôi đã

Làm giàu từ nghề nuôi cá lồng trên hồ thủy lợiHầu hết người dân ở vùng nông thôn đều sống dựa vào ruộng vườn là chính. Nhưng để vươn lên làm giàu chính đáng, nhiều người đã mạnh dạn lựa chọn cho mình những hướng đi và lĩnh vực mới để đầu tư phát triển. Ông Nguyễn Hữu Tình (59 tuổi, ngụ thôn Tiến Thắng, xã Gia Viễn, huyện Cát Tiên) đã chọn nghề nuôi cá lồng trên hồ thủy lợi để phát triển kinh tế và bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

tìm về sông La Ngà (nơi nổi tiếng với nghề nuôi cá lồng ở huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) để học hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm. Khó khăn bước đầu gặp phải là đơn vị quản lý hồ Đắk Lô chỉ ký hợp đồng đấu thầu trông coi từng năm một. Để thực hiện dự định, tôi đã làm đơn trình bày nguyện vọng của mình gửi đơn vị quản lý hồ Đắk Lô và UBND xã Gia Viễn xin đấu thầu hồ Đắk Lô thời hạn 10 năm và được chấp nhận”.

Đầu năm 2016, ông Tình quyết định gom góp vốn và vay thêm ngân hàng 200 triệu đồng để đầu tư hơn 700 triệu đồng nuôi 20 lồng cá các loại như rô phi, diêu hồng, cá chép và cá trê. Sau 6 tháng chăm

sóc, ông Tình đã thu hoạch lứa cá đầu tiên, với trọng lượng cá trung bình đạt từ 1 - 1,5 kg/con. Với kết quả đó, cho thấy điều kiện môi trường nước, khí hậu rất thuận lợi mở rộng mô hình nuôi cá lồng. Công việc nuôi cá lồng cứ thế “ăn nên làm ra” đã tạo điều kiện để gia đình ông mở rộng quy mô chăn nuôi. Hiện nay, mô hình nuôi cá lồng của gia đình ông Tình đã phát triển được 40 lồng cá. “Để có cá thịt cung cấp thường xuyên cho thị trường, gia đình tôi đang chăn nuôi theo hình thức “gối đầu”. Với 40 lồng cá hiện có, trung bình mỗi tháng gia đình tôi xuất bán từ 10 - 12 tấn cá thịt các loại, nhưng vẫn không đủ cung ứng cho thị trường. Hàng tuần, cá

Mô hình nuôi cá lồng cho hiệu quả kinh tế cao của ông Nguyễn Hữu Tình. Ảnh: Khánh Phúc

được gia đình tôi xuất bán cho hàng chục mối tại Cát Tiên, Bình Phước và Đắk Nông. Với giá bán từ 35 - 45 ngàn đồng/kg, sau khi trừ tất cả các chi phí đầu tư, gia đình tôi thu được từ 500 - 600 tiền lãi mỗi năm từ nghề nuôi cá lồng. Dự tính trong thời gian tới, gia đình tôi sẽ mở rộng quy mô lên từ 60 - 80 lồng để nâng cao thu nhập” - ông Tình phấn khởi.

Anh Nguyễn Thế Vụ (con trai ông Tình), người trực tiếp cùng ông Tình chăm sóc đàn cá, cho biết: “Mặc dù nguồn nước ở hồ Đắk Lô rất thích hợp để các loại cá phát triển, tuy nhiên, khi thời tiết thay đổi, do lượng phèn và a xít trong nước tăng nên 2 loại cá gia đình tôi đang nuôi là rô phi và diêu hồng vẫn mắc các loại bệnh như nổ mắt và thối mang. Để phòng các loại bệnh này, gia đình tôi phải thường xuyên dùng vôi để khống chế phèn và a xít; đồng thời, bổ sung các loại vitamin và kháng sinh cho cá. Ngoài ra, gia đình tôi còn đầu tư 30 triệu đồng để mua dàn sục khí để cung cấp oxy cho cá và thay đổi nguồn nước hàng ngày. Nhờ vậy, hiện đàn cá phát triển rất tốt, ít dịch bệnh”.

Ông Trần Quốc Huy, Chủ tịch UBND xã Gia Viễn (huyện Cát Tiên) cho biết: “Hồ thủy lợi Đắk Lô có diện tích hơn 300 ha và độ sâu trung bình từ 10 - 15 mét nên nguồn nước dồi dào quanh năm. Từ mô hình nuôi cá lồng của ông Nguyễn Hữu Tình cho thấy điều kiện nguồn nước, khí hậu hồ Đắk Lô rất phù hợp để khai thác phát triển nghề nuôi cá lồng cho người dân địa phương. Tuy nhiên, đây là một mô hình mới và vốn đầu tư lớn nên để nhân rộng cho người dân rất cần được sự quan tâm, tạo điều kiện của các ngành chức năng. Thời gian tới, xã sẽ xem xét kiến nghị các cơ quan cấp trên có hướng để hỗ trợ cho các hộ dân khác có nhu cầu nhân rộng mô hình này”.

KHÁNH PHÚC

Thu nhập cao từ mô hình xen canhÔng Đoàn Văn Điểu (tên thường gọi Huỳnh Điểu) ở thôn 14, xã Hòa Ninh (Di Linh) phát triển kinh tế gia đình bằng mô hình xen canh cho thu nhập trên dưới 2 tỷ đồng/năm.

Trước đây, ông Huỳnh Điểu được biết đến là một trong những người tiên phong trong việc đưa giống cà

phê mới năng suất cao vào canh tác và là nơi cung cấp giống cà phê cao sản, cây ăn trái các loại cho bà con trên địa bàn huyện.

Mô hình xen canh 3 ha của gia đình ông, chủ yếu trồng giống cà phê cao sản, như TR4, TS1 và xanh lùn. Ngoài cà phê, ông trồng xen mắc ca, sầu riêng, đặc biệt là cây bơ. Từ năm 2011 đến nay, ông Huỳnh Điểu đã trồng được 900 cây bơ các loại, như giống bơ 034, 036, bơ Booth 7, bơ Hass và bơ Bin, trong đó đã có 300 cây cho thu hoạch ổn định.

Do được áp dụng khoa học kỹ thuật, sử dụng hệ thống tưới tự động…, nên mô hình đa canh của gia đình ông Huỳnh Điểu bước đầu đã phát huy hiệu quả tích cực, những loại cây ăn trái không chỉ có tác dụng làm cây chắn gió, che bóng, giữ độ ẩm cho đất mà còn mang lại thu nhập cao hơn gấp nhiều lần so với trồng độc canh cây cà phê. “Lâm Đồng có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với các loại cây trồng, hiện tại sầu riêng có giá trên thị trường khá cao, nhưng tương lai không tiềm năng bằng cây bơ. Bơ là trái cây thông dụng, bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe và luôn được người tiêu dùng ưa chuộng, nên có giá trị kinh tế cao, giá cả sẽ ổn định

hơn” - ông Huỳnh Điểu phân tích. Về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây bơ cũng

khá đơn giản, nhưng người trồng cần đặc biệt lưu ý và làm tốt công tác phòng trừ bọ xít ăn đọt, ăn lá… Bên cạnh đó, cần tỉa cành, tạo tán, tưới nước và bón phân cân đối cho cây.

Mô hình đa canh của gia đình ông Huỳnh Điểu phát triển khá tốt, được đánh giá là một trong số mô hình xen canh cây bơ đạt hiệu quả kinh tế cao ở huyện Di Linh.

Trong niên vụ 2016, gia đình ông Huỳnh Điểu có tổng thu nhập trên 2 tỷ đồng, riêng thu từ cây bơ đạt 1 tỷ đồng.

Ngoài nguồn thu từ cà phê, bơ, sầu riêng, mắc ca, ông còn có nguồn thu từ việc cung cấp cây con giống các loại (bình quân 15 ngàn cây/năm), mở đại lý kinh doanh phân bón để cung cấp cho bà con trong vùng. Hằng năm, ông còn tạo công ăn việc làm theo mùa vụ cho 10 lao động địa phương.

Theo dự tính của ông Huỳnh Điểu, khoảng vài năm nữa khi mô hình phát triển ổn định, gia đình ông sẽ có nguồn thu từ 5 - 6 tỷ đồng/năm.

NDONG BRỪM

Bơ là cây trồng đã cho gia đình ông Huỳnh Điểu có thu nhập cao. Ảnh: NDong Brừm

ĐỨC TRỌNG: Tăng thêm 423 ha sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

UBND huyện Đức Trọng cho biết, tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để tăng thu nhập cho người dân, đến nay, trên địa bàn huyện có

8.132 ha sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, tăng 423 ha so với cuối năm 2016. Trong đó, diện tích nhà kính 265 ha, nhà lưới là 67 ha, tưới tự động là 6.966 ha,

phủ màng polimer là 834 ha. Với nguồn vốn sự nghiệp nông thôn mới

hỗ trợ phát triển sản xuất, huyện tiến hành thực hiện hỗ trợ tưới phun mưa tự động,

xây dựng nhà lưới, nhà kính, hệ thống quản lý nông nghiệp mới... mang lại hiệu quả, lợi

nhuận kinh tế cao. HOÀNG YÊN

LÂM HÀ: 26 tổ hợp tác nông nghiệp hoạt động hiệu quả

Ông Vũ Bá Yêu, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lâm Hà

cho biết, đến nay, trên địa bàn huyện có 26 THT hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực nông

nghiệp tập trung vào các ngành nghề như: trồng chè, trồng cà phê, trồng rau, hoa, trồng

cây dược liệu; chăn nuôi tằm, chăn nuôi bò sữa, bò thịt; sản xuất nông nghiệp tổng hợp. Tổng số thành viên tham gia vào THT nông

nghiệp này là 688 thành viên, số lao động thường xuyên là 398 người, trong đó số lao

động đồng thời là tổ viên THT là 398 người. Thu nhập bình quân của lao động làm việc

trong các THT đạt khoảng 36 triệu đồng/người/năm. PHONG VÂN

Page 4: “PHÁT HUY GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP TRONG GIA …baolamdong.vn/upload/others/201706/24672_BLD_ngay_20.6.2017.pdfcòn tồn tại tính trông chờ, ỷ lại và

4 THỨ BA 20 - 6 - 2017 VĂN HÓA - XÃ HỘI

Trên 1.900 hồ sơ bị trễ hạn trong toàn tỉnh

UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, toàn tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2017 đã tiếp nhận 282.896 hồ sơ đến giải quyết thủ tục hành chính. Toàn tỉnh đã giải quyết 277.044 hồ sơ, còn 5.852 hồ sơ đang được giải quyết.

Trong số hồ sơ trên, có 290.912 hồ sơ giải quyết đúng hạn, còn 1.984 hồ sơ giải quyết bị trễ hạn, tỷ lệ giải quyết hồ sơ đúng hạn đạt 99,3%.

VT

8 nhóm lĩnh vực thủ tục hành chính cần hoàn tất việc rà soát

Theo yêu cầu của UBND tỉnh Lâm Đồng, các sở, ngành trong tỉnh thuộc 8 nhóm lĩnh vực phải có trách nhiệm rà soát trong năm nay để kiến nghị với tỉnh đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực của mình.

8 nhóm lĩnh vực thủ tục hành chính này gồm đầu tư, xây dựng, công thương, tài chính, khoa học, tài nguyên, lao động, văn hóa.

Theo kế hoạch, các sở, ngành trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực trên có trách nhiệm chủ trì, triển khai rà soát và báo cáo kết quả thực hiện trình UBND tỉnh trước tháng 9/2017.

G.KHÁNH

CLB Di sản Thơ văn truyền thống và Hán nôm Di Linh Đại hội nhiệm kỳ 2017 - 2022

Câu lạc bộ (CLB) Di sản Thơ văn truyền thống và Hán nôm huyện Di Linh vừa tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2017 - 2022 để tổng kết, đánh giá hoạt động trong 5 năm 2012 - 2017; đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ 2017 - 2022 và bầu Ban Chủ nhiệm mới. Ông Đinh Công Vĩ, Chủ nhiệm CLB Di sản Thơ văn truyền thống và Hán nôm Việt Nam đã về dự.

CLB Di sản Thơ văn truyền thống và Hán nôm huyện Di Linh được thành lập từ tháng 8 năm 2012. Theo đánh giá của Đại hội, trong 5 năm qua, CLB đã tập hợp được 36 thành viên yêu thích thơ văn vào CLB. Các thành viên đã có những đóng góp tích cực trong các hoạt động của CLB. Để tạo “sân chơi” cho những người đam mê thơ văn, CLB đã tổ chức các đợt giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm và vận động các thành viên sáng tác được 827 bài thơ.

Đại hội đã bầu Ban Chủ nhiệm mới. Ông Nguyễn Đức Diệu được tái trúng cử chức vụ Chủ nhiệm CLB nhiệm kỳ 2017 - 2022.

XUÂN LONG

Sáng 19/6, đông đảo con của CNLĐ đang làm việc trong các doanh nghiệp tại Khu Công

nghiệp Phú Hội, Đức Trọng đã có mặt đông đủ tại lễ trao tặng áo ấm do LĐLĐ tỉnh phối hợp với LĐLĐ huyện Đức Trọng tổ chức tại Công ty TNHH Thực phẩm Đà Lạt - Nhật Bản.

Nguyễn Thị Kim Hằng - học sinh lớp 6, có mẹ làm việc tại Công ty Viên Sơn vui vẻ cho biết: “Sáng, mẹ con đi làm, ba đi chở rau thuê nên con chở em tới đây để nhận áo. Chị em con thấy thích lắm!”.

Chị Nguyễn Thị Nhung (Ủy viên Ban chấp hành Công ty TNHH Thực phẩm Đà Lạt) cho biết: “Những trường hợp được nhận áo hôm nay đều là những hoàn cảnh rất khó khăn như phải ở trọ xa nhà, mẹ nuôi con một mình. Khi biết LĐLĐ tỉnh cho con CNLĐ của Công ty 20 suất áo ấm, chúng tôi đã phải xét đi xét lại nhiều lần để chọn ra những trường hợp khó khăn nhất và khi con số được nâng lên là 46 phần thì chúng tôi rất mừng vì số CNLĐ trong công ty còn khó khăn rất nhiều”.

Trước đó, lễ trao áo ấm cho con CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn tại Công ty Scavi (Khu Công nghiệp Lộc Sơn) cũng đã được Liên đoàn Lao động tỉnh phối hợp với LĐLĐ TP Bảo Lộc tổ chức thật vui và ấm cúng.

Tại lễ trao tặng áo ấm hôm đó, dù trời mưa to nhưng những hoàn cảnh khó khăn được trao tặng áo ấm đều có mặt đông đủ và đến thật sớm. Các em không chỉ vui vì được đón nhận phần quà ý nghĩa mà càng vui hơn vì

Áo ấm cùng emLà một trong những chương trình thiết thực do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam triển khai, từ sự tài trợ của Quỹ Bảo trợ trẻ em Công đoàn Việt Nam, nhằm chung tay chia sẻ khó khăn và hỗ trợ các cháu học sinh nghèo là con CNLĐ tại các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trên khắp mọi miền đất nước.

tại buổi lễ, các em đã cùng nhau gặp gỡ, giao lưu, được vui chơi, ca hát…

Chị Nguyễn Thị Kim Tuyến, công nhân Công ty Scavi cho hay: “Tôi làm công nhân, chồng tôi thì làm vườn. Nói thật, cũng không khó khăn đến nỗi không mua nổi cho con chiếc áo ấm, nhưng không hiểu sao khi biết con mình được chọn để đi nhận áo ấm hôm nay tôi lại thấy rất vui và hồi hộp!”.

Bà Nguyễn Thị Hồng Thuần - Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty Scavi cho biết: “Hàng năm, nhân ngày quốc tế thiếu nhi, tết trung thu, Công ty cũng tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa dành cho con em của CNLĐ của Công ty. Tuy nhiên, từ khi tiếp nhận thông tin LĐLĐ sẽ trao tặng 123 chiếc áo ấm cho con CLLĐ trong công ty, chúng tôi đã thấy rất vui và ấm áp. Đây thực sự

là một hoạt động thiết thực nhằm quan tâm, chăm lo đời sống CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn và chúng tôi cũng mong thời gian tới, sẽ có thêm nhiều hoạt động ý nghĩa như thế này được tổ chức”.

Theo bà Vũ Mỹ Hạnh, Trưởng Ban nữ công LĐLĐ tỉnh, chương trình “Áo ấm cùng em” là chương trình ý nghĩa, thiết thực do Tổng LĐLĐ Việt Nam triển khai trong năm 2017, nhằm trao tặng 3.000 chiếc áo ấm cho con CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn, nhằm tiếp sức cho các em học sinh khó khăn ở vùng sâu, vùng xa đến trường trong mùa mưa rét cận kề, trong đó có con CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn của Lâm Đồng.

Cụ thể, Lâm Đồng được dành tặng 500 chiếc áo ấm. Trong số này, LĐLĐ tỉnh chọn trao cho CNLĐ tại các khu công nghiệp của TP Bảo Lộc 300 chiếc và của huyện Đức Trọng là 200 chiếc. Dù không lớn lao về vật chất nhưng đây là món quà của Quỹ Bảo trợ trẻ em Công đoàn Việt Nam tặng cho các em học sinh là con CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn, tạo động lực vượt khó đến trường, vươn lên trong học tập, xứng đáng với niềm tin yêu của thầy cô và cha mẹ. Và càng ý nghĩa hơn khi hoạt động trên được tổ chức trong Tháng Hành động vì trẻ em năm nay.

Ngoài chương trình trên, hàng năm, Quỹ Bảo trợ trẻ em Công đoàn Việt Nam còn tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa như: Tài trợ mổ tim, phẫu thuật sứt môi hở hàm ếch, trao tặng cặp, phao, thăm hỏi, động viên con em CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp lễ, tết… THY VŨ

Bà Mai Lương Anh - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh trao áo ấm cho con CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn của Công ty Scavi (TP Bảo Lộc). Ảnh: T.Vũ

Trao quà cho con công nhân lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khănNhân Tháng hành động vì trẻ em

2017, ngày 19/6, Công đoàn Công ty Xổ số kiến thiết Lâm Đồng phối hợp với LĐLĐ tỉnh tổ chức trao 10 suất quà cho con CNLĐ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đang làm việc tại các doanh nghiệp trên địa

bàn huyện Đức Trọng.Đó là các hoàn cảnh như: Cả gia

đình phải ở nhà thuê; mẹ đơn thân nuôi con bị tâm thần; bố đơn thân nuôi con nhỏ và mẹ già; bố làm công nhân thu nhập thấp, mẹ không có việc làm, phải nuôi 3 con nhỏ… Mỗi

suất quà trên trị giá 500 ngàn đồng.Theo ông Đỗ Đình Hạnh - Phó

Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn Công ty Xổ số kiến thiết Lâm Đồng, ngoài chương trình trên, trong Tháng Công nhân năm nay, Công đoàn Công ty cũng đã phối hợp với LĐLĐ tỉnh tổ

chức trao tặng 1 căn nhà cho 1 trường hợp khó khăn ở huyện Cát Tiên trị giá 35 triệu đồng. Toàn bộ số tiền trên được trích từ Quỹ từ thiện của Công ty do CBCNVC Công ty Xổ số kiến thiết Lâm Đồng đóng góp.

VÕ LAN

TỈNH ĐOÀN LÂM ĐỒNG: Hoàn thành xây dựng đề án nhân sự nhiệm kỳ mới 2017 - 2022

Chuẩn bị cho Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2017 - 2022 sẽ diễn ra vào tháng 8/2017 sắp tới, Tỉnh Đoàn Lâm Đồng đã hoàn thành xây dựng đề án nhân sự cho nhiệm kỳ mới.

Theo đó, Ban chấp hành Tỉnh Đoàn khóa mới sẽ gồm 45 ủy viên với thành phần, cơ cấu: ít nhất 13 ủy viên nữ (29%), ít nhất 4 ủy viên dân tộc thiểu số (9%), cán bộ chuyên trách Tỉnh Đoàn 17 ủy viên (38%), cán bộ chủ chốt huyện - thành Đoàn trực thuộc 22 ủy viên (49%), các ngành, lĩnh vực, hội sinh viên, cán bộ cơ sở tiêu biểu 6 ủy viên (13%);

trong đó, nhân sự Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn gồm 15 ủy viên.

Tiêu chuẩn nhân sự của Ban chấp hành và Ban thường vụ Tỉnh Đoàn: có bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống lành mạnh, có năng lực thực tiễn, kinh nghiệm trong công tác, có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ; am hiểu và gắn bó với thanh thiếu nhi, có khả năng đối thoại và định hướng cho thanh thiếu nhi; có khả năng cụ thể hóa nghị quyết của Đảng, nghị quyết đại hội Đoàn cấp trên và cấp mình gắn với thực tiễn công tác Đoàn và tình hình thanh thiếu nhi ở địa phương, đơn

vị; nhiệt tình, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám dấn thân, dám chịu trách nhiệm; có kiến thức tổng hợp trên nhiều lĩnh vực, có năng lực công tác xã hội và khả năng vận động thanh thiếu nhi; có uy tín và khả năng quy tụ, biết vận động, huy động các nguồn lực của địa phương, đơn vị, xã hội phục vụ cho các hoạt động của tổ chức Đoàn; trưởng thành từ phong trào Đoàn - Hội - Đội, tham gia tích cực các hoạt động của phong trào tuổi trẻ hoặc đã được đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ, kiến thức công tác thanh vận; có thời gian tham gia đầy

đủ các kỳ họp Ban chấp hành, đóng góp ý kiến và tham gia có hiệu quả các hoạt động của BCH; tốt nghiệp đại học trở lên và tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị trở lên.

Tại kỳ họp hội nghị Ban chấp hành tỉnh Đoàn lần thứ 15 khóa IX (2012 - 2017) vừa diễn ra, Đề án nhân sự cho nhiệm kỳ mới đã được đưa ra thảo luận, bàn bạc nhằm thống nhất lựa chọn, giới thiệu những cán bộ Đoàn có đủ phẩm chất, năng lực vào ban chấp hành khóa mới để đưa phong trào tuổi trẻ của tỉnh tiếp tục phát triển.

Q.UYỂN

Page 5: “PHÁT HUY GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP TRONG GIA …baolamdong.vn/upload/others/201706/24672_BLD_ngay_20.6.2017.pdfcòn tồn tại tính trông chờ, ỷ lại và

5 THỨ BA 20 - 6 - 2017VĂN HÓA - XÃ HỘI

Hai người con trai đều học hành thành đạt và lập nghiệp ở TP Hồ Chí Minh, mỗi năm về thăm nhà đôi lần

rồi vì công việc lại phải đi. Ông Thanh không buồn mà luôn cảm thấy mãn nguyện vì cả hai con đều học hành nên người, có công ăn việc làm, tự lập thân lập nghiệp.

Năm 1998, khi ở vào tuổi 46, sau thời trai trẻ làm thủ thủy tàu viễn dương, ông Nguyễn Đăng Thanh được nghỉ mất sức, từ giã thành phố cảng Hải Phòng đến Đà Lạt sinh sống. Vợ ông tiếp tục theo nghề giáo, ông Thanh ngoài việc trông nom 2 cậu con trai mới hơn 10 tuổi, còn kiêm việc trồng và chăm sóc các loại phong lan, cây cảnh làm sản phẩm du lịch giao cho các hàng hoa ở chợ Đà Lạt. Thời gian rảnh ông còn có thú vui sưu tầm, mua bán trao đổi cổ vật. Cuộc sống đang êm ấm hạnh phúc thì năm 2003, vợ ông gặp sự cố khi thai nghén

“PHÁT HUY GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP TRONG GIA ĐÌNH VIỆT NAM”

15 năm “gà trống” nuôi con thành đạtTrong ngôi nhà số 86 Hoàng Diệu, Phường 5, Đà Lạt, ở tuổi 67, ông Nguyễn Đăng Thanh sống lẻ bóng một mình. 15 năm “gà trống” nuôi con là chừng ấy thời gian ông dành tình yêu thương, niềm kỳ vọng và sự hy sinh vô bờ bến cho các con.

và bà đã qua đời cùng với đứa con gái trong bụng chưa kịp chào đời, để lại ông và 2 đứa con trai chưa kịp lớn.

Ngày vợ mất, vốn là trai đất cảng, nửa đời làm thủy thủ viễn dương, bản lĩnh, “ăn sóng nói gió” nhưng ông cũng không khỏi suy sụp. Hai đứa con trai của ông vốn hiếu động cũng trở nên vắng tiếng cười. Những đêm buồn nằm

bên nhìn các con ngủ, nhớ lại những tháng ngày đầm ấm, thương các con vắng mẹ, ông tự hứa với mình sẽ “ở vậy” nuôi các con nên người. Tự vực lại tinh thần cho mình, điểm tựa cho 2 đứa con; nhưng ông Thanh không khỏi lúng túng trong từng bữa cơm hàng ngày, mua sắm sách vở cho con mỗi khi vào năm học mới, lo lắng khi con cảm sốt, dõi theo từng bước chân qua mỗi ngày con lớn dần lên, ông mới thấu hiểu được làm mẹ vất vả như thế nào. Nghĩ thương vợ, ông càng quan tâm, chăm sóc chu đáo, dồn hết tình thương yêu cho các con, nhìn các con khôn lớn, niềm vui là kết quả học tập của các con qua từng năm học, mà quên đi tuổi già cũng đang ập đến với mình. 15 năm vừa làm cha vừa làm mẹ, ông Thanh luôn tôn trọng ý kiến của các con, không áp đặt, chỉ động viên khích lệ để con cái học hành. Vượt qua nỗi đau, các con như cùng thấu hiểu nỗi niềm của ông đều cố gắng.

Bên cạnh thú vui sưu tầm cổ vật với hàng chục ngàn cổ vật, kỷ vật, nhiều món có giá trị lịch sử lớn, ông Thanh được những người trong giới sưu tầm, buôn bán, trao đổi cổ vật đánh giá cao; niềm vui của ông hàng ngày là làm thơ tặng người vợ quá cố. Mới đầu chỉ là nỗi cô đơn, niềm thương, nỗi nhớ mà thành câu, thành chữ. Lâu dần hàng ngàn câu thơ ra đời

là tình cảm của ông với lời hứa sắt son nuôi các con nên người.

Nhiều người phụ nữ cảm thông với ông mong “rổ rá cạp lại”, nhưng rồi ông cũng bỏ qua những cơ hội, không nỡ để các con bị san sẻ tình cảm, thêm một lần nữa cuộc sống bị xáo trộn. Niềm vui nối tiếp niềm vui khi hai cậu con trai đều lần lượt đậu vào các trường đại học có tiếng ở TP Hồ Chí Minh. Ông lại một mình xoay xở để các con yên tâm học hành bằng bạn bằng bè. Con trai cả của ông Thanh tốt nghiệp kỹ sư ngành công nghệ điện tử, nay đã 31 tuổi (sinh 1986) lập gia đình và có con. Con trai thứ 2 của ông nay đã 27 tuổi (sinh 1990) tốt nghiệp kỹ sư công nghệ thông tin cũng chuẩn bị thành gia thất. Thương các con, ông dặn, mỗi tháng chỉ cần gọi điện cho bố 1-2 lần, còn thời gian phải chú tâm dành cho công việc. Ngoài niềm đam mê với các bộ sưu tập cổ vật sưu tầm được, ông tự tìm niềm vui cho mình bằng cách gia nhập CLB thơ Lâm Đồng, tham gia sinh hoạt đều đặn hàng tháng như một sân chơi lành mạnh, gặp gỡ nhưng người cùng độ tuổi, cùng sở thích để khuây khỏa tuổi già. Quên đi 15 năm vất vả nhọc nhằn, ông Nguyễn Đăng Thanh trải lòng: Con cái thành đạt thì tôi có hy sinh chừng nào cũng không uổng phí. QUỲNH UYỂN

Ông Nguyễn Đăng Thanh lấy thú vui sưu tầm cổ vật, làm thơ tặng vợ làm điểm tựa tinh thần

để nuôi hai con thành đạt. Ảnh: Q.Uyển

Vấn nạn ly hôn tăng lên khi “cái tôi” ngày càng lớn Những năm gần đây, số vụ ly hôn không

ngừng tăng lên, rất nhiều nguyên nhân được nêu ra để lý giải cho thực trạng này như: mâu thuẫn gia đình, ngoại tình, ngược đãi - đánh đập, bệnh tật, không có con, nghiện ma túy - rượu chè - cờ bạc, ngăn cách về địa lý, mâu thuẫn kinh tế, một bên mất tích... Nhưng có lẽ nguyên nhân thỏa đáng nhất có lẽ do xã hội phát triển, cái tôi cá nhân được đề cao, sức chịu đựng nhau của con người cũng giảm, lòng vị tha, độ lượng để làm nên một gia đình bền vững, hòa thuận giữa những người “không máu mủ ruột già” về sống chung với nhau đã trở nên phai nhạt. Cái tôi cá nhân làm cho chỉ cần va chạm trong cuộc sống hàng ngày, đụng chuyện gì là xảy ra mâu thuẫn đến cao độ. Cái tôi cá nhân cũng khiến nhiều người không còn vun vén cho gia đình, mà đi tìm vui ở những chốn không phải tổ ấm của mình.

Theo thống kê, mỗi năm toàn tỉnh thụ lý giải quyết đến hơn 2.000 vụ ly hôn, đặc biệt trong 4 năm trở lại đây số vụ ly hôn không ngừng tăng, năm sau luôn cao hơn năm trước từ 200 - 400 vụ. Nếu như năm 2013, toàn tỉnh giải quyết 2.069 vụ ly hôn, cho ly hôn 310 vụ; năm 2014, toàn tỉnh giải quyết 2.272 vụ ly hôn, cho ly hôn 352 vụ; thì năm 2015 giải quyết 2.650 vụ, cho ly hôn 405 vụ. Mới 6 tháng đầu năm 2017, toàn tỉnh đã thụ lý hơn 1.100 vụ án ly hôn, giải quyết cho hơn 150 cặp vợ chồng đường ai nấy đi. Vợ chồng trong các vụ án ly hôn cũng ngày càng trẻ hóa, trong số các vụ ly hôn có đến 35 - 45% cặp vợ chồng tuổi đời từ 18 - 30 tuổi. Nhiều cặp vợ chồng mới lấy nhau đó, người thân và bạn bè còn chưa quên ngày cưới của họ, thì họ đã kéo nhau ra tòa đòi ly dị.

Một người bạn của tôi làm ngành tòa án cho biết: Để tiến hành một vụ án ly hôn phải trải qua cả một quy trình, không phải muốn ly hôn nộp đơn là được giải quyết ngay. Chỉ riêng “khâu” hòa giải đã phải trải qua 3 cấp từ

Ly hôn - nạn nhân là con trẻLy hôn không đơn giản là một cuộc giải thoát - không sống được với nhau thì trả lại tự do cho nhau giữa những người lớn; mà đằng sau những vụ ly hôn là một biến cố lớn trong đời của con trẻ.

tổ dân phố, khu dân cư tiến hành hòa giải đến cấp công đoàn cơ quan, doanh nghiệp (nếu đương sự là lao động tại các đơn vị trong và ngoài nhà nước) có biên bản hẳn hoi, rồi tòa án gọi lên hai - ba lần nói điều hơn lẽ thiệt, đến khi không hòa giải được, đôi bên thuận tình ly hôn thì mới cho ly hôn. Đáng tiếc nhất vẫn là những vụ ly hôn mà nguyên nhân rất vụn vặt chỉ là ý ăn ý ở chưa hòa hợp nhau, hoặc việc chấp nhặt nhau từng câu nói, từng hành động và tự quy kết một cách khắt khe “như thế là không thể chấp nhận được”. Nhiều cặp khăng khăng kiên quyết bỏ nhau, dù sự việc không đến mức, nhưng họ cố tình đẩy đi quá xa, không ai chịu nhường ai, không ai chịu tha thứ cho ai. Thế mới nói, khi lấy nhau thì cố lấy cho bằng được, quyền của hai người không ai có thể ngăn cản được; nhưng khi bỏ nhau, có pháp luật thì pháp luật cũng không thể ngăn được họ. Ly hôn không chỉ diễn ra

ở thành thị văn minh, mà cả ở những vùng nông thôn hẻo lánh.

Ở xã Phước Cát, huyện Cát Tiên - nơi vùng sâu vùng xa giáp ranh với tỉnh Bình Phước, các vụ ly hôn của những cặp vợ chồng trẻ cũng liên tục diễn ra khiến người dân nơi đây không khỏi có những câu chuyện để bàn tán. Thực trạng ly hôn diễn ra ở lớp già có thể lý giải do sống chung lâu ngày sinh “chán” nhau, phải chịu đựng “đợi” các con lớn thì đành vậy; nhưng với lớp trẻ và những cuộc hôn nhân ngắn ngủi, chóng vánh khiến người ta hoài nghi về lối sống của người trẻ tuổi, ngay cả đứng trước quyết định quan trọng lớn nhất của đời mình cũng “thích là nhích”. Khi cái tôi cá nhân được đề cao quá mức “mình phải sống cho mình”, không còn sợ dư luận, không còn sợ bị xã hội lên án, những vụ ly hôn đã kéo theo nạn nhân là những đứa trẻ - là kết tinh “tình yêu” một thời của họ.

Ly hôn - nạn nhân là con trẻNăm 2013, số vụ ly hôn có con chưa thành

niên là 1.454 vụ; năm 2014, số vụ có con chưa thành niên là 1.135 vụ; năm 2015, số vụ ly hôn có con chưa thành niên là 1.366 vụ. Như vậy, có nghĩa là, ít nhất có từng ấy đứa trẻ chưa thành niên chịu ảnh hưởng - đó là chưa kể đến những gia đình 2 con. Ly hôn không đơn giản là một cuộc giải thoát - không sống được với nhau thì “trả tự do” cho nhau giữa những người lớn; mà đằng sau những vụ ly hơn là một biến cố lớn trong đời của con trẻ. Nỗi đau gia đình đổ vỡ sẽ tạo nên dư chấn tâm lý kéo dài đối với những đứa trẻ chưa thành niên đang rất cần vòng tay nuôi dưỡng chở che của cả cha lẫn mẹ để phát triển và hình thành nhân cách.

Đã ly hôn chồng hơn 1 năm nay, nhưng chị N. vẫn chưa hết nguôi ngoai. Hơn 20 năm chung sống với nhau, từ hai bàn tay trắng, họ cùng nhau làm ăn, mua đất làm nhà, sinh 2 đứa con trai. Khi đã đủ đầy, người chồng bắt đầu quên đi những ngày tháng nhọc nhằn gây dựng cuộc sống, mà đạp đổ tất cả, đi theo người đàn bà khác với lý do “còn sức phải lo ăn chơi, chứ già thì làm sao chơi bời được nữa”. Từ đó, người chồng chỉ lo hưởng lạc, đi sớm về tối, cặp bồ “chơi cho sướng” (như lời anh ta nói) mà quên trách nhiệm với các con. Cảm giác đau đớn, bị phụ bạc, bị xúc phạm, chị N. quyết tâm ly dị. Ba mẹ con sống với nhau, chị như một lần nữa dốc sức làm lại từ đầu. Đứa con lớn 21 tuổi đang học đại học thấy bố mẹ bỏ nhau cũng vì hụt hẫng và bỏ học kiếm việc lao động phổ thông; cậu em bé mới 7 tuổi cũng phải chuyển trường theo mẹ đến học một ngôi trường mới, lạ bạn, lạ thầy. Từ ngày bố mẹ bỏ nhau, đứa bé luôn quấn quýt bên anh trai của mình như điểm tựa vững chắc. Chị N. tâm sự: May mà đứa lớn cách đứa bé 14 tuổi, nên đứa bé tựa vào anh để tìm cảm giác được bao bọc, an toàn.

Ở tuổi lên l0, cậu bé B. đã làm thuần thục những công việc nội trợ như dọn dẹp nhà cửa, đi chợ, nấu cơm mà ngay cả nhiều bạn nữ cùng tuổi chưa biết làm và chưa phải làm. Bố mẹ bỏ nhau, B. và em trai theo mẹ. Mẹ gửi em ở nhóm trẻ gia đình gần nhà,...

Tổ ấm gia đình là điểm tựa để con trẻ vững bước vào đời. Ảnh: Thái An

XEM TIẾP TRANG 7

Page 6: “PHÁT HUY GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP TRONG GIA …baolamdong.vn/upload/others/201706/24672_BLD_ngay_20.6.2017.pdfcòn tồn tại tính trông chờ, ỷ lại và

6 THỨ BA 20 - 6 - 2017 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Tuyến đường... trống trảiĐường cao tốc Liên Khương-Prenn có

chiều rộng 45 m, chiều dài 19,2 km với 4 làn xe chạy. Con đường khởi công ngày 30/4/2004, tổng vốn đầu tư 934 tỷ đồng, do Công ty 7/5 thuộc Quân khu 7 làm chủ đầu tư theo hình thức B.O.T. Đường đạt tiêu chuẩn loại B, tốc độ lưu thông cho phép 80 km/giờ. Điểm rộng nhất là vòng xoay Liên Khương có bề ngang mặt đường 121 m. Ngày 28/6/2008, con đường được khánh thành thông xe và trở thành một điểm nhấn về hạ tầng giao thông, một “lời chào” hấp dẫn đối với du khách trước khi vào thành phố du lịch Đà Lạt.

Tuy nhiên, dọc tuyến đường, rừng và đặc biệt là loài thông đã mất đi không ít; một phần do giải phóng mặt bằng để thi công đường, phần khác, mất đi trong thời gian sau khi đường đã thông. Nguyên nhân chính là do công tác quản lý, bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp chưa chặt chẽ; còn để xảy ra tình trạng ken cây, phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp. Bên cạnh đó, việc xây dựng công trình trái phép như nhà, chòi tạm hay công trình khác trên đất lâm nghiệp nhưng chưa được đơn vị chủ rừng, chính quyền địa phương và cơ quan chức năng kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý dứt điểm theo quy định...

Trong thực tế, một số doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đã được giao, cho thuê đất lâm nghiệp để trồng rừng và thực hiện dự án đầu tư nhưng chưa thực hiện đúng theo phương án, dự án được phê duyệt; tiến độ đầu tư chậm,...

Trước tình hình nêu trên, UBND tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo ngành NN&PTNT và các sở, ngành, đơn vị liên quan cùng huyện Đức Trọng triển khai kiểm tra, khảo sát đánh giá

Phủ xanh vành đai đường cao tốcLiên Khương - Prenn là tuyến đường cao tốc đầu tiên ở Lâm Đồng, với gần 20 km nằm ở cửa ngõ vào thành phố Đà Lạt, đón mỗi năm hàng triệu lượt du khách trong nước và quốc tế. Việc trồng cây dọc con đường này vừa khôi phục rừng, vừa phát triển vành đai xanh mang lại mỹ quan trên tuyến.

cụ thể thực trạng. Trên cơ sở những đề xuất, UBND tỉnh đã ban hành Văn bản số 1910/UBND-LN nhằm khôi phục rừng và phát triển vành đai xanh dọc đường cao tốc Liên Khương-Prenn.

Sau 3 năm, có hành lang xanh? Ngày 13/6, trao đổi với Chánh Văn

phòng Sở NN&PTNT - ông Hoàng Tất Dương cho biết, căn cứ Quyết định của UBND tỉnh, đơn vị trực tiếp thực hiện Dự án với nội dung trồng cây là Ban Quản lý rừng phòng hộ (BQL RPH) Đại Ninh. Giám đốc BQL RPH Đại Ninh Nguyễn Văn Nhẫn cho chúng tôi biết, đơn vị đã làm tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt hạng mục trồng xen cây lâm nghiệp trên diện tích rừng, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trước năm 2013 và trồng rừng vành đai thuộc Dự án. Trong lúc chờ thẩm định,

đơn vị đã vận động được 173 hộ dân tham gia Dự án.

Căn cứ Văn bản số 270/KL-QLR do Phó Chi cục Kiểm lâm Phạm Văn Huy ký, chúng tôi đã có một số thông tin cụ thể về thiết kế kỹ thuật. Khu vực trồng xen cây lâm nghiệp trên diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái phép và trồng đai rừng tại một phần của 2 tiểu khu 268 và 277A, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng. Đây là lâm phần do BQL RPH Đại Ninh quản lý. Cụ thể, trồng xen cây lâm nghiệp trên diện tích rừng, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái phép trước năm 2013 gồm 97 ha trồng Muồng đen, mật độ 150 cây/ha; trồng đai rừng gồm 6,2 ha Thông 3 lá, mật độ 3.330 cây/ha. Sau khi triển khai thực hiện sẽ tăng độ che phủ rừng dọc tuyến cao tốc và tạo mỹ quan cho khu vực cửa ngõ vào thành phố Đà Lạt. Về trồng xen, nguồn giống đảm bảo chiều cao từ 1-1,2 m; sinh trưởng phát

triển tốt, không cong queo, sâu bệnh. Bắt đầu từ tháng 6 này đến 30/8/2017, đơn vị thực hiện Dự án cần trồng dặm những cây bị chết, cây gãy ngọn, còi cọc... sau khi đã trồng từ 15 ngày đến hết thời vụ trồng. Biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây trồng trong 3 năm, trong đó năm 2017 chăm sóc 2 lần và năm 2018, 2019 chăm sóc 1 lần/năm. Mặt khác, quá trình này cần triển khai công tác quản lý, bảo vệ và phòng trừ sâu hại một cách chặt chẽ. Đối với trồng đai rừng, thời gian thực hiện trồng từ tháng 10 - 12 hàng năm; tiến độ trồng và chăm sóc kéo dài từ năm 2017 - 2019.

Nhiệm vụ khôi phục và phát triển vành đai cây xanh dọc đường cao tốc Liên Khương - Prenn là hết sức quan trọng. Vì vậy, đồng thời, đồng bộ trong triển khai các nội dung Dự án như: trồng đai rừng trên diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng giáp ranh diện tích sản xuất nông nghiệp của các hộ dân (khoảng 5,1 ha); trồng xen cây lâm nghiệp trên diện tích rừng, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái phép trước năm 2013 (khoảng 97 ha). Đó còn là trồng rừng trên diện tích đất lâm nghiệp đã giao cho các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân thuê; trồng rừng trên diện tích đất đã giải tỏa của các công trình xây dựng trái phép; trồng cây phân tán dọc hai bên đường cao tốc... Mặt khác, cần được quan tâm chú trọng đến công tác quản lý, bảo vệ rừng, cả rừng mới trồng và cả những hiện trạng rừng hiện có. Nếu không hoàn thành tốt đồng thời hai nhiệm vụ này thì câu chuyện khôi phục màu xanh, tăng độ che phủ dọc tuyến đường cao tốc Liên Khương - Prenn sẽ khó đạt được như chủ trương của tỉnh đề ra.

Có như vậy thì tuyến đường cao tốc Liên Khương - Prenn nối liền sân bay Liên Khương đến chân đèo Prenn mới sớm được trả lại không gian vành đai xanh trong một ngày gần nhất.

MINH ĐẠO

Đất lâm nghiệp bị lấn chiếm tại dọc vành đai đường cao tốc. Ảnh: Minh Đạo

Sức trẻ và những miền quê xanh

Ngắm thảm hoa lạc dại vàng mượt, lá xanh mơn mởn trước đoạn đường ngang qua trung tâm xã nông thôn

mới N’Thol Hạ, huyện Đức Trọng, người dân đều trầm trồ khen ngợi bởi đó là thành quả của những chàng trai, cô gái và những cô cậu học trò của các trường học trên địa bàn xã. Thay vì những túi ni lon rác thải vứt bừa bãi trước đây, những thảm hoa mượt mà đã khiến con đường thay hình đổi dạng, xứng đáng với một xã NTM vừa được công nhận. Anh Nguyễn Vương Tuyền, Bí thư Huyện Đoàn Đức Trọng khoe: “Đó là công sức của các thành viên CLB Bảo vệ môi trường và các em học sinh của xã, cố gắng hết mình để góp phần bảo vệ môi trường sống”. Anh Tuyền cho biết, mô hình CLB Bảo vệ môi trường được thành lập ở nhiều xã với 20 thành viên nòng cốt/CLB. Các bạn là hạt nhân trong việc dẹp các điểm tập kết rác thải lưu cữu hay những điểm đổ rác mới phát sinh. Ở mỗi điểm người dân đổ rác bừa bãi, các thành viên nhanh chóng có mặt, dọn dẹp rác sạch sẽ, dựng biển bảo vệ môi trường và nếu phù hợp, sẽ trồng hoa thay cho đất trống để ngăn người dân đổ rác thải trở lại. Không chỉ riêng các thành viên CLB tham gia hoạt động, các bạn còn thu hút đông đảo các em học sinh trung học cơ sở, tiểu học cùng tham

gia dọn rác, trồng cây phân tán, trồng hoa, chăm sóc thảm xanh. Anh Tuyền cho biết: “Việc thu hút được lứa tuổi học sinh tham gia dọn dẹp vệ sinh môi trường, chăm sóc hoa, cây xanh tác động rất lớn đến cả cộng đồng về ý thức bảo vệ môi trường. Các bậc cha mẹ, ông bà thấy con cháu dọn dẹp rác thải, trồng cây thường tự giật mình, bỏ dần thói quen vứt rác bừa bãi không theo quy định”. Xã NTM Tân Hội, Đức Trọng cũng có đội hình tình nguyện làng xã xanh - sạch - đẹp với các thành viên là thanh niên chuyên xử lý các điểm vứt rác không đúng quy định của dân cư. Nơi nào có rác phát sinh, các bạn nhanh chóng dọn dẹp, dựng biển khuyến cáo để người dân ngừng việc vứt rác thải bừa bãi.

Hiện có trên 3.400 đoàn viên, thanh niên được tập hợp trong 152 đội thanh niên tình nguyện trên địa bàn toàn tỉnh. Các bạn là đoàn viên nòng cốt thu hút gần 70 ngàn lượt thanh niên tham gia gần 450 buổi vệ sinh môi trường, thu gom gần 400 tấn rác thải ở những mương, suối trên địa bàn tỉnh.

Hàng ngàn cây thông được trồng tại Đạ Quyn (Đức Trọng), rừng dầu tại Lộc Bảo (Bảo Lâm) hay thảm mai anh đào rực rỡ tại thôn Măng Lin, Đà Lạt đều từ bàn tay của những chàng trai, cô gái trẻ trung và hăng hái cống hiến. Trên 147 xã, phường toàn tỉnh, nơi nào cũng có đoạn đường thanh niên tự quản, sạch bóng rác thải và an toàn. Phong trào “Ngày chủ nhật xanh”, “Ngày thứ bảy tình nguyện” đã trở nên gần gũi và được duy trì đều đặn ở từng thôn, buôn, khu phố. Dáng áo xanh đã trở nên thân thuộc với người dân mọi thôn, buôn, khu phố từ những hành động dọn rác, trồng cây vì một nông thôn không rác.

Anh Hồ Ngọc Phong Hải, Phó Bí thư Tỉnh Đoàn Lâm Đồng chia sẻ: “Chung tay bảo vệ môi trường là một trong những hoạt động trọng điểm của tuổi trẻ Lâm Đồng. Không chỉ tuyên truyền bảo vệ môi trường bằng lời nói, Đoàn Thanh niên đã và đang thực hiện hàng trăm mô hình thanh niên bảo vệ môi trường, trồng cây trồng hoa và là hạt nhân thu hút cộng đồng tham gia. Đây không phải là việc làm xong trong thời gian định sẵn mà sẽ là công việc thường xuyên, liên tục của tuổi trẻ hướng tới xây dựng một nông thôn Lâm Đồng xanh - sạch - đẹp”.

DIỆP QUỲNH

Xây dựng nông thôn văn minh, tiến bộ không thể không chú trọng tới vấn đề môi trường. Và để có một môi trường sống xanh bền vững, sức trẻ Lâm Đồng đang cố gắng hết sức để xây dựng những miền quê xanh.

Phấn đấu 5.000 người dân/nhân viên công tác xã hội

Hướng đến tỷ lệ 5.000 người dân có 1 nhân viên công tác

xã hội chuyên nghiệp vào năm 2030, Lâm Đồng khuyến khích

cộng đồng, gia đình, tổ chức, cá nhân tham gia trợ giúp khẩn

cấp, lồng ghép các chương trình, chính sách hỗ trợ đối với vùng

thiên tai, lũ lụt, tác động của biến đổi khí hậu…

Đồng thời mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách xã hội,

phát triển dịch vụ trợ giúp khẩn cấp theo từng hoàn cảnh, mức

độ thiệt hại, tổn thương, khả năng khắc phục rủi ro của hộ

gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, dịch bệnh,

hỏa hoạn, tai nạn giao thông, lao động, phụ nữ và trẻ em bị

mua bán, nạn nhân bạo lực gia đình…

Mục tiêu trước mắt từ nay đến năm 2025, Lâm Đồng phấn đấu trợ giúp kịp thời 100% đối

tượng gặp khó khăn đột xuất; cung cấp dịch vụ trợ giúp xã

hội phù hợp theo nhu cầu từ 50 - 70% người có hoàn cảnh đặc

biệt khó khăn.MẠC KHẢI

Page 7: “PHÁT HUY GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP TRONG GIA …baolamdong.vn/upload/others/201706/24672_BLD_ngay_20.6.2017.pdfcòn tồn tại tính trông chờ, ỷ lại và

7 THỨ BA 20 - 6 - 2017TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Ngay từ đầu năm 2017, Ban Chỉ đạo hiến máu tình nguyện tỉnh Lâm

Đồng đã phối hợp với Ban Chỉ đạo hiến máu tình nguyện huyện Di Linh tổ chức “Lễ hội Xuân hồng” và phát động Chiến dịch hiến máu đầu xuân. Và mới đây, phối hợp với Ban Chỉ đạo hiến máu tình nguyện thành phố Bảo Lộc, Ban Chỉ đạo hiến máu tình nguyện tỉnh tổ chức phát động Chiến dịch “Những giọt máu hồng” hè 2017. Hưởng ứng chiến dịch và lời kêu gọi của Ban Chỉ đạo hiến máu tình nguyện tỉnh, các địa phương trong tỉnh hiện đang dấy lên phong trào hiến máu tình nguyện rất sôi nổi và rộng khắp.

Tính đến trung tuần tháng 6/2017, toàn tỉnh đã hiến gần 7.000 đơn vị máu, cung cấp cho các bệnh viện trong tỉnh, đạt trên 55% kế hoạch cả năm.

Là một trong những đơn vị tiêu biểu trong phong trào hiến máu tình nguyện, thành phố Bảo Lộc nhiều năm liền hoàn thành vượt mức chỉ tiêu được giao. Theo ông Trần Hữu Đông, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ thành phố Bảo Lộc: Năm ngoái, thành phố đã vận động các tình nguyện viên hiến 892 đơn vị máu, đạt 128% kế hoạch được giao. Còn trong năm nay, nếu tính 324 đơn vị máu hiến trong đợt hưởng ứng Chiến dịch “Những giọt máu hồng” hè 2017, thì thành phố Bảo Lộc đã tổ chức được 4 đợt và đã cung cấp cho các bệnh viện trong tỉnh trên 700 đơn vị máu, gần đạt 100% chỉ tiêu trong cả năm.

Phường II luôn là một trong những đơn vị đi đầu trong phong

Giữ vững đơn vị hiến máu tiêu biểuÔng Đỗ Hoàng Tuấn, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ, Phó Ban Chỉ đạo hiến máu tình nguyện tỉnh Lâm Đồng cho chúng tôi biết: Năm 2017 này, toàn tỉnh vận động cán bộ và nhân dân tham gia hiến 12.400 đơn vị máu. Để đạt mức chỉ tiêu này, Hội Chữ thập đỏ tỉnh phối hợp với các huyện, thành phố và các đơn vị triển khai phát động các chiến dịch hiến máu tình nguyện, nhất là vào các dịp lễ, tết nhằm liên tục giữ vững phong trào và khắc phục tình trạng thiếu máu cấp cứu bệnh nhân tại các bệnh viện.

trào hiến máu nhân đạo tại thành phố Bảo Lộc. Phó Chủ tịch UBND Phường II Vũ Đức Quyển cho chúng tôi biết: Chỉ trong quí 1/2017, Phường II đã vận động các tình nguyện viên hiến gần 120 đơn vị máu, đạt trên 140% chỉ tiêu được giao trong cả năm. Trong số 20 tình nguyện viên đã được UBND thành phố Bảo Lộc tôn vinh và trao giấy khen năm nay, Phường II có 3 tình nguyện viên là Nguyễn Khắc Hiền, Nguyễn Thị Xuyến và Nguyễn Thị Hiền.

Trong 7 năm liền, huyện Di Linh tham gia hiến máu đạt và vượt chỉ tiêu tỉnh giao. Sau đợt ra quân hưởng ứng Chiến dịch hiến máu tình nguyện đầu năm tại Lễ hội Xuân hồng 2017, Hội Chữ thập đỏ huyện đã tổ chức thêm 2 đợt hiến máu. Như vậy, kết quả trong cả 3 đợt, các tình nguyện viên đã tham gia hiến được 508 đơn vị máu, cung cấp cho các bệnh viện, đạt trên 72,5% kế hoạch cả năm 2017. Trao đổi với chúng tôi, Phó Chủ tịch Hội

Chữ thập đỏ huyện Di Linh Ka Hos cho biết: “Chắc chắn trong năm nay, huyện Di Linh sẽ hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch hiến 700 đơn vị máu tỉnh giao trong cả năm trước thời hạn”.

Cũng như các địa phương khác, theo ông Vương Văn Đường, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ huyện Bảo Lâm, tiềm năng hiến máu của huyện hiện nay rất lớn, nhưng chúng tôi chỉ vận động trong giới hạn đáp ứng theo nhu cầu của các bệnh viện. Từ đầu năm 2017 đến nay, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Bảo Lâm đã tổ chức được 3 đợt hiến máu và đã cung cấp cho Bệnh viện Đa khoa, Bệnh viện II Lâm Đồng 363 đơn vị máu, đạt 72,6% kế hoạch được giao trong cả năm.

Không chỉ những địa phương nói trên, tại địa bàn Lâm Đồng đã xuất hiện nhiều đơn vị tiêu biểu trong phong trào hiến máu tình nguyện. Thành phố Đà Lạt đã thành lập các đội hiến máu tình nguyện, sẵn sàng tham gia hiến

máu bất cứ lúc nào. Liên tục từ 2013 đến nay, thành phố Đà Lạt đều tham gia “Hành trình đỏ”. Riêng trong năm 2016, thành phố Đà Lạt đã vận động hiến 828 đơn vị máu, đạt 130% chỉ tiêu. Trong những năm gần đây, huyện Lâm Hà, huyện Đạ Tẻh… năm nào cũng hoàn thành vượt chỉ tiêu hiến máu nhân đạo. CLB Hiến máu tình nguyện Trường Đại học Đà Lạt, Ban Nữ công Liên đoàn Lao động tỉnh, Chi đoàn Công an huyện Đam Rông… có cách vận động hay, sáng tạo, thu hút nhiều tình nguyện viên tham gia và đạt thành tích cao trong phong trào hiến máu. Trong năm nay, chắc chắn họ cũng sẽ là những hạt nhân nòng cốt, thúc đẩy phong trào hiến máu tình nguyện Lâm Đồng hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đã đề ra, giữ vững thành tích là một đơn vị hiến máu tiêu biểu, là một trong số 30 tỉnh được Ban Chỉ đạo hiến máu tình nguyện Quốc gia chọn tham gia “Hành trình đỏ”.

XUÂN LONG

Một đợt hiến máu tại huyện Di Linh. Ảnh: Xuân Long

Ngày 18/6, ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND xã Lộc Tân (huyện Bảo Lâm) cho biết, sau khi được xác định là đá silic - canxedon (loại đá bán quý), mới đây trong cuộc họp tìm hướng xử lý tảng đá này, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng cùng UBND huyện Bảo Lâm và xã Lộc Tân đã thống nhất phương án đề xuất UBND tỉnh về hướng xử lý tảng đá này. Theo đó, phương án được đưa ra và được các bên liên quan thống nhất là sẽ bàn giao tảng đá này cho Khu Dự trữ sinh quyển Langbiang, chứ không phải tổ chức đấu giá, sung công quỹ như những thông tin trước đó. Thời gian tới, Khu Dự trữ

sinh quyển Lang Biang sẽ đưa về trưng bày.

Như Báo Lâm Đồng đã thông tin, ngày 20/8/2016, Công an huyện Bảo Lâm cùng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện và UBND xã Lộc Tân đã phát hiện tại khu vực thôn 4 (xã Lộc Tân) có một tảng đá màu trắng dài khoảng 5 m, cao 1,2 m và rộng 2,5 m (nặng hơn 20 tấn) nằm ven đường giao thông trên địa bàn xã Lộc Tân. Qua xác minh, tảng đá được anh K’Cường (ngụ xã Lộc Tân) phát hiện trong vườn và sau đó bán lại cho ông Phạm Văn Chính ngụ cùng xã này. Sau đó, ông Chính làm đơn xin đóng thuế tài nguyên để sở hữu tảng đá,

Bàn giao tảng đá bán quý ở Bảo Lâm cho Khu Dự trữ sinh quyển Lang Biang

nhưng UBND xã Lộc Tân không chấp nhận nên đã phối hợp cùng các cơ quan chức năng huyện Bảo Lâm đưa tảng đá về tạm giữ tại trụ sở xã. Đến ngày 30/9/2016, Sở Tài nguyên và Môi trường đã

lấy mẫu gửi đi TP Hồ Chí Minh kiểm nghiệm và xác định đây là tảng đá bán quý silic - canxedon nên đã đề xuất UBND tỉnh Lâm Đồng hướng xử lý tảng đá này.

KHÁNH PHÚC

... hàng ngày quần quật vật với công việc để nuôi con, nên ở nhà, cậu bé phải tự nấu cơm, tự ăn, dọn dẹp nhà cửa giúp mẹ, đến giờ tự đi học, không ai đưa đón, dù đường

từ nhà đến trường xa đến gần 3 km. Em luôn tỏ trầm tĩnh, ít nói, có suy nghĩ như

người lớn, muốn học thật tốt để mẹ không buồn, để bù đắp nỗi buồn của mẹ.

Không phải đứa trẻ nào cũng biết tự an ủi mình, tự khâu lành vết thương cho mình ở

tuổi còn quá nhỏ khi gia đình tan vỡ. Người lớn chịu đau và có thể mau chóng nguôi

ngoai thì con trẻ phải chịu những nỗi đau âm ỉ kéo dài hơn. Với người lớn, hôn nhân tan vỡ giống như chiếc áo không còn lành

nữa thì “cởi bỏ, ném đi” (lời của một người phụ nữ trong cuộc); nhưng với không ít đứa

trẻ, khi cha mẹ bỏ nhau, chúng suy sụp, buồn chán sinh lêu lổng, buông xuôi, không muốn vươn lên, học hành sa sút, hổng kiến thức, rồi chán học và bỏ học, tương lai phía trước mờ mịt. Tệ hại hơn, nhiều đứa trẻ sa

vào con đường tệ nạn, phạm tội... trở thành gánh nặng cho xã hội.

Gia đình bền vững luôn được vun đắp bởi lòng chung thủy, tình yêu thương, sự

tôn trọng, sự bao dung, độ lượng. Con người vốn chứa đầy những mâu thuẫn,

ngay cả trong cá nhân mỗi con người nhiều khi cũng mâu thuẫn với chính mình, chất vấn mình tại sao mình lại làm như thế, tại sao mình không thế này mà lại thế kia; thì trong một tổ ấm bao gồm các mối quan hệ

giữa vợ - chồng, cha mẹ - con cái, giữa con cái với nhau, việc mâu thuẫn nhau là khó

tránh khỏi. “Một điều nhịn chín điều lành”, “chín bỏ làm mười”, “chồng giận thì vợ

ít lời, cơm sôi nhỏ lửa biết đời nào khê”... là những cách giải quyết mâu thuẫn trong gia đình luôn luôn đúng mà các cụ xưa đã truyền lại. Hôn nhân thì dựa trên tình yêu, chỉ cần có tình yêu là người ta có thể gắn

bó với nhau bằng một giấy đăng ký kết hôn và một đám cưới; nhưng để một cuộc

hôn nhân bền vững, kéo dài tới “đầu bạc răng long” trở thành điểm tựa, thành nơi

hình thành, nuôi dưỡng và phát triển nhân cách cho thế hệ tương lai thì lại dựa trên tình nghĩa, đạo lý. Mỗi con người, trước khi xây dựng gia đình, lập thành gia thất

phải nhận thức nghiêm túc, xác định trách nhiệm trong việc xây dựng một tổ ấm, để không làm ảnh hưởng đến con trẻ vô tội.

THÁI AN

Ly hôn... TIẾP TRANG 5

HÔI CHƯ THÂP ĐO LÂM ĐÔNG: Ủng hộ Chương trình “Vườn rau Trường Sa”

Từ tháng 3 đến tháng 6/2017, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lâm Đồng triển khai thực

hiện tuyên truyền, vận động nhắn tin ủng hộ Chương trình “Vườn rau Trường Sa” qua đầu số 1408 và phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền

trong cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia ủng hộ nhắn tin và vận động ủng hộ, quyên

góp khác như: kinh phí và vật chất dành cho quân và dân quần đảo Trường Sa.Sau gần 3 tháng triển khai thực hiện,

đa số cán bộ, viên chức, hội viên, tình nguyện viên và thanh thiếu niên Chữ thập đỏ đều nhận thức cao, chia sẻ tình cảm và

trách nhiệm của mình với cán bộ, chiến sỹ đang ngày, đêm làm nhiệm vụ ở quần

đảo Trường Sa bằng việc nhắn tin ủng hộ.Bên cạnh tuyên truyền, vận động ủng hộ nhắn tin Chương trình “Vườn rau

Trường Sa” qua đầu số 1408, còn có 2 đơn vị ủng hộ kinh phí, gồm Trường Mầm non 11 và Trường Mầm non 9,

thành phố Đà Lạt ủng hộ 1.860.000 đồng.HOANG VĂN KHÔI

Tảng đá bán quý nặng 20 tấn được phát hiện tại xã Lộc Tân.

Page 8: “PHÁT HUY GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP TRONG GIA …baolamdong.vn/upload/others/201706/24672_BLD_ngay_20.6.2017.pdfcòn tồn tại tính trông chờ, ỷ lại và

8 THỨ BA 20 - 6 - 2017

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Trong quá trình thực hiện công tác tuần tra, kiểm soát đàm bào trật tự an toàn giao thông, Công an huyện Cát Tiên có tạm giữ một số phương tiện (xe mô tô, xe gắn máy) vi phạm hành chính đã quá thời hạn quy định nhưng không rõ chủ sở hữu, người quàn lý, người sử dụng hợp pháp hoặc có nhưng người này không đến nhận, cụ thể như sau:

THÔNG BÁOV/v tìm chủ sở hữu phương tiện xe mô tô, xe máy vi phạm (Lần: 2)

Công ty Cổ phần đầu tư Việt Quốc có trụ sở tại địa chỉ: R15 Nguyễn Trung Trực, Phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Vào ngày 7/5/2017, ông Trần Vinh là người đại diện theo pháp luật trước đây của công ty có cầm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AW742767 của công ty đi từ nhà riêng của ông Vinh đến dự án của công ty tại xã Tà Nung, TP Đà Lạt. Trong quá trình di chuyển, do sơ ý nên ông Vinh đã đánh rơi và làm thất lạc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AW742767, do UBND tỉnh Lâm Đồng cấp ngày 10/11/2008.

- Mô tả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thửa đất số 07, tờ bản đồ số ĐCCS2, diện tích 122,73 ha. Mục đích sử dụng: Đất rừng phòng hộ môi trường cảnh quang để triển khai dự án trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng nông lâm kết hợp.

Vậy ai nhận được xin vui lòng liên hệ số điện thoại: 0918320272 gặp chị Thu. Công ty chúng tôi xin cảm ơn và hậu tạ!

THÔNG BÁO MẤT GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

THÔNG BÁO MẤT GIẤY TỜ

Ngày 2/6/2017, trên đường từ Đà Lạt về Đức Trọng có đánh rơi một bộ hồ sơ xe hiệu Huyndai SanTaFe

Số khung: RLUSV81XDGN004030.Số máy: D4HBGU371047.Hồ sơ gồm có: - Hóa đơn GTGT

- Giấy nộp thuế trước bạ- Toàn bộ hồ sơ gốc xeAi nhặt được cho chúng tôi xin lại theo

địa chỉ: DNTN Châu Hợp Tiên xã Đà Loan - Đức Trọng - Lâm Đồng. Điện thoại: 01298739779.

Chúng tôi xin cảm ơn và hậu tạ.

THÔNG BÁO V/V GIẢI QUYẾT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ QSD ĐẤT

* Xét đơn xin cấp GCNQSD đất sau chuyển nhượng của hộ ông, bà Trần Văn Thành ngày 9/6/2017.

Địa chỉ thường trú: thôn 1 - xã Lộc Châu - TP Bảo Lộc.Nay UBND xã Lộc Châu thông báo với nội dung sau:Hộ ông Lê Quang Định được cấp GCNQSD đất số N 536758, thửa 23, diện tích 230

m2 đất ở, tờ bản đồ 27 (H 180 IIB), tại Quyết định số 201/QĐ-UB ngày 24/6/1999 của UBND TX Bảo Lộc (nay là TP Bảo Lộc).

Đến ngày 25/8/2002, ông Lê Quang Định chuyển nhượng cho hộ ông Trần Văn Thành thửa 23, diện tích 230 m2 đất ở và ông Định đã bỏ đi khỏi địa phương từ năm 2002 đến nay (Giấy CNQSD đất thuộc danh sách sổ tồn tại bộ phận một cửa của UBND TP Bảo Lộc).

Địa chỉ thửa đất: thôn 1, xã Lộc Châu, TP Bảo LộcSau 30 ngày kể từ ngày 14/6/2017 đến ngày 14/7/2017 ra thông báo, nếu không có ai

tranh chấp, khiếu nại UBND xã Lộc Châu lập hồ sơ trình Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Lâm Đồng hủy GCNQSD đất thửa 23, diện tích 230 m2, tên hộ ông Lê Quang Định và cấp lại GCN QSD đất cho ông, bà Trần Văn Thành mọi khiếu nại sau này UBND xã Lộc Châu không giải quyết.

TT BIỂN SỐ SỐ MÁY SỐ KHUNG NHÃN HIỆU

1 49S1 - 01745 HDIP53FMHY01779661 F1E08A0000814 HONDA

2 49N1 - 04198 5C61091082 RLCS5C6107Y091082 YAMAHA

3 75H4 - 6161 DGE100 - 1030774 VDMPCG0012M020274 DAEHAN

4 49M5 - 6018 RNRHA152FMH122285 RNRWCH1UMA1122285 WAYBC

5 49V2 - 0730 VDP1P50FMG440505 VDPDCG044DP400505 WARM

6 60T3 - 4631 VUMHTYG150FMG*4C202032* VHTDCGOH4U M001787 RIVER

7 Không LC15 0FMG * 01423244 DR100*01423244* LONCIN

8 Không VPDHA152FMH*30018413* VPDBCH023PĐ018413 HONDA

9 49S8 - 7434 LC1P50FMG-2*00224989* LWGXCGL02Y 1095189 LONCIN

10 93T8 - 4953 VHLZS152FMH102387 RMNWCH4MN7H002387 HONLEI

11 52F4 - 0365 HC09E-0337171 RLHHC09093Y337012 HONDA

12 49T3-4970 lP52FM*00060381* *LXĐXCHLQQY6026395* HONGDA

13 98H8 - 3909 LC152FMH*20003074* VTMPCH0022T004032 HONDA

14 60VI -9213 VLFPD1P50FMG-3*SA001532* RPDDCG1PD5A001532 SADOKA

15 92N9 - 6781 VPDOR152FMH*00035745* VPDBCH013PD033745 HONDA

16 49V5-0277 VDP1P50FMG460270 VDPDCG064DP400270 WAYEC

17 48F2-4442 VDMD1000013689 VDMDCGO14DM005689 DAEHAN

18 83F7-0133 VPJL1P53FMH*001858* VPJPCH042PJ*003594* SUFAT

19 93T5-9835 VUMYG150FMH231392 RNGVCH2NG71004392 HONDA

20 62FR16423 C50E-1165271 50-97-50-2011 HONDA

21 Không VZS152FMH*291408* RLP WCH1HY7B007408 HONDAzx

22 Không VTT05 JL1P52FMH004068 RRKWCH0UM7XL04068 SHADOW

23 61T9 - 7853 VHHJL150FMG00125800 RPHDCG5UM5H125800 DAMSAN

24 93L1-02416 VZS152FMH*499928* RLPDCH0UM9B0Q2928 DEALIMckd

25 48B1-267.10 VTT39JL1P52FMH007383 RRKWCH2UM7XG07383 PROmoto

26 Không VTT1P52FMH*063979* VLMDCH022HV003979 MAJESTY

27 79N2-4253 VTT1P52FMH*034339 VTTWCH022TT*034339* MAJESTY

28 79R1-5441 VTT18JL1P52FMH013231 RRKWCH1UM7XB13231 HONDA

29 93T8 - 2451 VDGZS152FMH-H*004737* RNDWCH1ND71M04737 HARMONY

30 Không VUMYG150FMH014226 VKVPCG0011L0202430 HONDA

31 Không VDGZS 152FMH-YM*003695* RNDWCH0ND71Z03695 YAMASU

32 Không VUMDMYG150FMG*4V102506* VDMDCG024DM002506 HONDA

33 Không CT100E1349235 CT100F1349252 HONDA

34 Không SM004435 VMEPCH00322004078 SANDA

35 Không VDP1P52FMH202958 VDPPCH0012P-204958 HONDA

36 Không VTT43 JL1P52FMH004474 RRKWCH2UM9XK04474 Hdmotor

37 Không C50E-112511 C50YA079420 HONDA

38 Không lP50FMG-3*10052251* LHDLXCG20X*0105774* LIFAN

39 Không VTT1P50FMG*062607* VLMDCGO12HV062607 MEDAL

40 Không C100ME-0112390 C100M-0112390 HONDA

41 Không VLF1 P50FMG-3*30010629* VDRDCGO13DR004556 LIFAN

42 Không CT100E1387612 CT100F1387710 HONDA

43 Không LC152FMH*01726321* LGNXCHLX31010301329 LONCIN

Để đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật về xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, Công an huyện Cát Tiên đề nghị quý Báo, Đài, Công an các huyện, TP. Đà Lạt, TP. Bảo Lộc, UBND các xã, thị trấn thông báo danh sách số xe mô tô, xe gắn máy nêu trên trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết công khai tại nơi tiếp dân của cơ quan, đơn vị.Vậy ai là chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp của các phương tiện nêu trên, liên hệ theo địa chỉ: Đội CSGT & TTCĐ - Công an huyện Cát Tiên tại TDP 6 - TT Cát Tiên - Cát Tiên - Lâm Đồng để được hướng dẫn thủ tục giải quyết. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ra thông báo, nếu không xác định được chủ sơ hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp hoặc có những người này nhưng không đến nhận, Công an huyện Cát Tiên sẽ ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật.

THÔNG BÁO TÌM NGƯỜIBà Nguyễn Thị Bảy nhắn tìm chồng là ông Nguyễn Văn Ánh, sinh năm 1959,

địa chỉ nơi cư trú cuối cùng 637/42 Nguyễn Văn Cừ, phường Lộc Phát, TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, bỏ nhà đi từ năm 1998, đến 23/12/2005 đã bị cắt hộ khẩu, đến nay không tin tức.

Nay ông Ánh ở đâu, về để giải quyết việc xin ly hôn của bà Nguyễn Thị Bảy. Nếu ông không về trong thời gian 4 tháng kể từ ngày đăng tin, bà Nguyễn Thị Bảy có quyền yêu cầu tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

Doang nghiệp tư nhân CHÂU HỢP TIÊN xin thông báo