a. thỊ trƯỜng tiỀn tỆ 2 · lãi suất đồng usd của các kì hạn ngắn như qua...

20
MC LC A. THTRƯỜNG TIN T.................................................................. 2 I. Thtrường tin t- tín dng .................................................... 2 II. Thtrường ngoi hi và vàng .................................................. 7 B. THTRƯỜNG VN ....................................................................... 12 I. Thtrường chng khoán ........................................................ 12 II. Thtrường BĐS ...................................................................... 18

Upload: others

Post on 25-May-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 · Lãi suất đồng USD của các kì hạn ngắn như qua đêm, 1 tuần và các kì hạn dài như 6 tháng và 12 tháng giảm nhẹ từ

MỤC LỤC

A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ .................................................................. 2

I. Thị trường tiền tệ - tín dụng .................................................... 2

II. Thị trường ngoại hối và vàng .................................................. 7

B. THỊ TRƯỜNG VỐN ....................................................................... 12

I. Thị trường chứng khoán ........................................................ 12

II. Thị trường BĐS ...................................................................... 18

Page 2: A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 · Lãi suất đồng USD của các kì hạn ngắn như qua đêm, 1 tuần và các kì hạn dài như 6 tháng và 12 tháng giảm nhẹ từ

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 5/2014

2

A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ

I. Thị trường tiền tệ - tín dụng

Thị trường tiền tệ - tín dụng thế giới

Mỹ đã cắt giảm quy mô của gói QE3 thêm 10 tỷ USD xuống còn 45 tỷ USD mỗi tháng, thấp hơn

40 tỷ USD so với tổng quy mô ban đầu của chương trình dù kinh tế Mỹ đột ngột giảm tốc trong quý I

(GDP chỉ tăng trưởng 0,1%, giảm mạnh so với mức 2,6% của quý IV/2013). Tuy nhiên, Cục Dự trữ Liên

bang Mỹ (FED) cho biết NHTWW sẽ tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế khi cần thiết và vẫn duy trì lãi suất ngắn

hạn ở mức thấp kỉ lục. Mặc dù vậy, động thái trên của FED lại được các thị trường đón nhận như là các

dấu hiệu cho thấy kinh tế Mỹ đang được cải thiện. Các báo cáo tích cực về hoạt động bán lẻ, sản xuất

hay thị trường lao động đều cho thấy đà suy giảm trong quý I chỉ là hiện tượng suy giảm trong ngắn hạn.

Các chỉ số trong tháng 5 cho thấy, niềm tin tiêu dùng của người dân Mỹ tăng, mà hiện tiêu dùng chiếm

2/3 tổng giá trị nền kinh tế Mỹ, vì vậy tỷ trọng lớn của hoạt động tiêu dùng trong nền kinh tế là điểm tựa

để các chuyên gia dự đoán nền kinh tế sẽ hồi phục trong quý II.

Tại châu Âu, tăng trưởng kinh tế khối EU được dự báo sẽ đạt 1,6% và 2% lần lượt trong năm nay

và năm sau, cao hơn nhiều so với mức tăng 0,1% của năm 2013. Còn khối sử dụng đồng tiền chung châu

Âu được EC dự báo sẽ tăng trưởng lần lượt 1,2% và 1,7% trong năm nay và 2015. Tuy nhiên, tăng trưởng

kinh tế khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng mạnh do sự gia tăng căng thẳng trong quan hệ với Nga sẽ dẫn tới

gián đoạn trong nguồn cung cấp khí đốt và dầu thô, đẩy giá nhiên liệu tăng cao. Bên cạnh đó, lạm phát

thấp vẫn là một yếu tố ảnh hưởng không tốt đến sự tăng trưởng của khu vực. Giá hàng hóa cơ bản giảm,

đồng EURR mạnh lên và thị trường lao động còn yếu ở nhiều nước được cho là những nguyên nhân chủ

yếu dẫn tới lạm phát thấp. Mức lạm phát được dự đoán sẽ giảm xuống 0,8% trong năm nay và tăng lên

1,2% trong năm sau, thấp hơn nhiều so với mức lạm phát mục tiêu 2% của NHTW châu Âu (ECB).

ECB vẫn quyết định giữ nguyên lãi suất thấp kỉ lục 0,25% (được giảm từ tháng 11/2013) nhưng

lại để ngỏ khả năng sẽ cắt giảm tiếp lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế khu vực. Dù lạm phát tháng

4/2014 tăng lên mức 0,7%, cao hơn so với mức 0,5% của tháng 3 nhưng vẫn thấp hơn nhiều lạm phát

mục tiêu. ECB đã nhận định không thể để tình trạng lạm phát thấp kéo dài và cần có những biện pháp

mạnh trước nguy cơ thiểu phát xảy ra trong khu vực. Tuy nhiên, các nhà kinh tế đánh giá việc cắt giảm

thêm lãi suất vốn đã rất thấp của ECB cũng không có nhiều ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng của khu

vực, trừ phi ECB đưa ra một kế hoạch gồm nhiều biện pháp nới lỏng tiền tệ bao gồm cả kế hoạch mua

trái phiếu với quy mô lớn nhằm đối phó với tình trạng lạm phát thấp, đồng EUR đang lên giá và tăng

trưởng kinh tế chậm lại.

Trên thị trường liên ngân hàng London, lãi suất đồng USD của các kì hạn không biến động nhiều

trong khi lãi suất đồng EUR biến động mạnh (xem biểu đồ 1, 2). Lãi suất đồng USD của các kì hạn ngắn

như qua đêm, 1 tuần và các kì hạn dài như 6 tháng và 12 tháng giảm nhẹ từ 0,00010% - 0,01310%, các kì

hạn còn lại tăng nhẹ từ 0,00050% - 0,00455% (so sánh lãi suất ngày 30/5 với ngày 1/5). Lãi suất đồng

Page 3: A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 · Lãi suất đồng USD của các kì hạn ngắn như qua đêm, 1 tuần và các kì hạn dài như 6 tháng và 12 tháng giảm nhẹ từ

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 5/2014

3

EUR không còn giữ xu hướng tăng ở tất cả các kì hạn của các tháng trước nữa. Chỉ có kì hạn qua đêm và 1

tuần, lãi suất tăng mạnh từ 0,02000% - 0,09357%, các kì hạn còn lại lãi suất giám từ 0,00500% -

0,05042% (so sánh lãi suất ngày 30/5 với ngày 1/5).

Biểu đồ 1: Lãi suất đồng USD và EUR trên Thị trường liên ngân hàng London tháng 5/2014

USD

EUR

Nguồn: homefinance.nl

Biểu đồ 2: Lãi suất đồng USD và EUR trên Thị trường liên ngân hàng London 5 tháng đầu năm

2014

USD

EUR

Nguồn: homefinance.nl

NHTW Nhật (BoJ) đã quyết định giữ nguyên chính sách tiền tệ siêu lỏng được áp dụng từ tháng

4/2013 nhằm nỗ lực đẩy lui tình trạng giảm phát kéo dài trong thời gian qua. Lượng tiền cơ sở được tăng

từ mức 60.000 lên 70.000 tỷ JPY mỗi năm để mua trái phiếu chính phủ và các tài sản tài chính khác.

Khả năng BoJ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ trong nửa cuối năm nay hoàn toàn có thể xảy ra. Dự

báo tăng trưởng kinh tế của Nhật được giữ nguyên ở mức 1,4% trong năm nay và 1,5% trong năm sau

đồng thời mục tiêu lạm phát 2% Nhật sẽ sớm đạt được.

Cục Thống kê Nhật mới công bố số liệu về CPI tháng 4 tăng 3,2% so với năm trước, cao hơn

mức dự đoán 3,1% và là mức cao nhất kể từ năm 1991 (CPI tháng 3 chỉ đạt 1,3%). Tuy nhiên, số liệu về

giá cả tăng trong khi thu nhập thực tế đang đi xuống và sản lượng công nghiệp giảm cũng cho thấy tiêu

-

0.10000

0.20000

0.30000

0.40000

0.50000

0.60000

1/5 11/5 21/5

KH 1 tháng KH 3 thángKH 6 tháng KH 12 tháng

-

0.10000

0.20000

0.30000

0.40000

0.50000

0.60000

0.70000

1/5 11/5 21/5

KH 1 tháng KH 3 thángKH 6 tháng KH 12 tháng

-

0.10000

0.20000

0.30000

0.40000

0.50000

0.60000

0.70000

1/1 1/2 1/3 1/4 1/5 1/6

KH 1 tháng KH 3 thángKH 6 tháng KH 12 tháng

-

0.10000

0.20000

0.30000

0.40000

0.50000

0.60000

1/1 1/2 1/3 1/4 1/5 1/6

KH 1 tháng KH 3 thángKH 6 tháng KH 12 tháng

Page 4: A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 · Lãi suất đồng USD của các kì hạn ngắn như qua đêm, 1 tuần và các kì hạn dài như 6 tháng và 12 tháng giảm nhẹ từ

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 5/2014

4

dùng sẽ giảm trong thời gian tới, các nhà kinh tế học đã nhận định lạm phát sẽ chậm lại và BoL cần phải

tung thêm các gói kích thích vào cuối năm để đạt được mức lạm phát mục tiêu.

Trung Quốc được Ngân hàng thế giới dự báo sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới trong năm

nay, nếu tính theo phương pháp PPP (được xem là phương pháp tính toán chính xác và ổn định hơn phục

vụ công tác đánh giá giá trị nền kinh tế một quốc gia thông qua việc sử dụng đồng nội tệ để mua hàng

hóa). Trung Quốc được dự báo tăng trưởng 24% trong giai đoạn 2011-2014 so với Mỹ là 7,6%, trong khi

đó năm 2011 nền kinh tế Trung Quốc được đánh giá ngang bằng 87% so với kinh tế Mỹ; nếu xét tổng

quan quy mô kinh tế, rất có thể Trung Quốc sẽ vượt Mỹ vào cuối năm nay.

Tuy nhiên, số liệu kinh tế mới được công bố trong tháng của Trung Quốc lại cho thấy những bất

ổn trong nền kinh tế. Thâm hụt ngân sách Trung Quốc đã tăng lên 326 tỷ NDT từ mức 257,5 tỷ NDT

thặng dư trong cùng kỳ đưa nước này đứng trước nguy cơ vỡ nợ. Thị trường bất động sản suy yếu gây

nhiều khó khăn cho nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cản trở khả năng trả nợ thế chấp đối với các

công ty huy động vốn tài chính cho chính quyền địa phương. Dự trữ ngoại hối đang ở mức cao kỉ lục

(3.950 tỷ USD tại thời điểm quý I/2014) rất có thể gây nên lạm phát trong dài hạn, đây cũng là mức dự

trữ cao nhất thế giới. Các số liệu về sản lượng công nghiệp, đầu tư hay doanh số bán lẻ đều gây thất

vọng cho thấy kinh tế nước này đang tiếp tục giảm sâu. Tất cả những số liệu trên cho thấy rủi ro ngày

càng gia tăng đối với kinh tế Trung Quốc và mục tiêu tăng trưởng 7,5% trong năm nay nhiều khả năng

sẽ khó đạt được. Trước tình hình trên, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã công bố kế hoạch

tiếp tục nới lỏng tiền tệ thông qua cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng cho vay trong

lĩnh vực nông nghiệp và doanh nghiệp nhỏ.

Thị trường tiền tệ - tín dụng trong nước

Trong tháng 5, NHNN đã điều hành đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, chủ động đưa tiền ra

và rút bớt tiền về linh hoạt qua các kênh để kiểm soát lượng tiền cung ứng, hỗ trợ thanh khoản cho các tổ

chức tín dụng (TCTD), ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối trong điều kiện mua ngoại tệ để tăng dự trữ

ngoại hối Nhà nước. Trước diễn biến tình hình trên Biển Đông những ngày gần đây, NHNN theo dõi sát

tình hình thị trường, điều hành thị trường mở sẵn sàng hỗ trợ cho các TCTD có nhu cầu hỗ trợ thanh

khoản và khẳng định trong bất kể tình huống nào, NHNN cũng sẵn sàng sử dụng mọi biện pháp để ổn

định thị trường tiền tệ, tín dụng.

Mặt bằng lãi suất huy động ổn định, lãi suất huy động VND đã giảm 0,5 - 1,5%/năm so với cuối

năm 2013. Mặc dù lãi suất huy động giảm nhưng hoạt động huy động vốn của các ngân hàng vẫn tăng

trưởng. Nếu đến ngày 22/4 huy động vốn toàn hệ thống mới tăng 3,09% so với đầu năm thì tính đến 23/5,

con số này đã tăng lên 4,2%, chủ yếu tăng ở huy động VND từ khu vực dân cư cho thấy gửi tiết kiệm vẫn

là kênh đầu tư được nhiều người lựa chọn, dòng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng cũng có xu hướng gửi kì

hạn dài hơn cho thấy thanh khoản của hệ thống đang ở trong trạng thái dồi dào trong trung hạn. Việc huy

động vốn VND tăng cao trong khi huy động vốn bằng ngoại tệ giảm cho thấy sự phù hợp trong chủ trương

chuyển từ quan hệ huy động – cho vay sang quan hệ mua – bán ngoại tệ cũng như cho thấy lòng tin của

người dân đối với các tổ chức tín dụng.

Page 5: A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 · Lãi suất đồng USD của các kì hạn ngắn như qua đêm, 1 tuần và các kì hạn dài như 6 tháng và 12 tháng giảm nhẹ từ

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 5/2014

5

Tính đến 23/5, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống tăng 1,31% so với cuối năm 2013 (tại thời

điểm 22/4 tỷ lệ này mới đạt 0,62%). Yếu tố hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng tín dụng hiện nay là do kinh

tế phục hồi và mặt bằng lãi suất đã giảm thấp. Bên cạnh các khoản vay mới trong tháng thì các TCTD

cũng tiếp tục thực hiện giảm lãi suất cho các khoản vay cũ. Cụ thể, đến ngày 15/5, dư nợ cho vay bằng

VND có lãi suất trên 15%/năm chiếm 5% tổng dư nợ cho vay VND, giảm mạnh so với tỷ trọng 65,8%

trước thời điểm 15/7/2012; dư nợ cho vay bằng VND có lãi suất trên 13%/năm chiếm 15% tổng dư nợ

cho vay bằng VND, giảm so với tỷ trọng 31% vào tháng 6/2013. Mặc dù vậy, lãi suất cho vay của Việt

Nam vẫn bị đánh giá là quá cao so với các nước trong khu vực. Chẳng hạn trong lĩnh vực xuất khẩu, dù

đã được hưởng ưu đãi nhưng doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải vay với lãi suất 8 – 10%/năm trong khi

doanh nghiệp của các nước khác có mặt hàng xuất khẩu cạnh tranh chỉ phải vay với lãi suất thấp như

6,6% (Trung Quốc), 6,9% (Thái Lan) hay 4,9% (Malaysia).

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2014 mà NHNN đặt ra là 12 -14%, nhiều ngân

hàng bên cạnh việc tăng cường cho các doanh nghiệp vay vốn, còn chuyển hướng ưu tiên cho vay tiêu

dùng với các gói tín dụng giá rẻ, chính sách ưu đãi hoặc kết hợp với các đơn vị phân phối sản phẩm để

mang lại lợi ích tối đa nhằm thu hút người tiêu dùng.

Tuy nhiên, dù cho vay doanh nghiệp hay vay tiêu dùng thì các ngân hàng cũng đặt vấn đề an toàn

tín dụng lên hàng đầu do nợ xấu hiện vẫn đang là một vấn đề chưa được giải quyết triệt để. Tính từ đầu

năm đến nay, VAMC đã mua thêm 6.300 tỷ đồng nợ xấu, nâng tổng số nợ xấu công ty đã mua lên

45.630 tỷ đồng. Dù số nợ xấu đã mua thấp hơn nhiều so với dự kiến 10.000 tỷ đồng trong quý I/2014 (do

NHNN phê duyệt phương án phát hành trái phiếu đặc biệt để mua nợ xấu chậm hơn dự kiến), VAMC

cho biết sẽ không làm chậm tiến trình xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng. Bên cạnh việc bán nợ cho

VAMC, các TCTD đã rất tích cực xử lí nợ xấu bằng các biện pháp như thu hồi nợ, bán tài sản đảm bảo,

sử dụng dự phòng rủi ro,… nên đã tự xử lí được khoảng 10.000 tỷ nợ xấu.

Trong tình hình có sự chênh lệch giữ tăng trưởng huy động vốn và cho vay vốn của hệ thống

ngân hàng, việc các TCTD phân bổ một phần nguồn vốn nhàn rỗi vào đầu tư trái phiếu Chính phủ

(TPCP) là rất hợp lí. Các TCTD cần mua TPCP để bù đắp lượng TPCP đáo hạn nhằm duy trì tỷ lệ nhất

định giấy tờ có giá có tính thanh khoản cao trong tổng tài sản, đồng thời nhằm tiết kiệm chi phí vốn và

thu được lợi nhuận cao hơn việc cho vay trên thị trường liên ngân hàng. Bên cạnh đó, đầu tư vào TPCP

cũng là một kênh đầu tư an toàn và hấp dẫn trong bối cảnh kinh tế vĩ mô được cải thiện, lạm phát được

kiểm soát, tỷ giá ổn định và lãi suất được dự đoán sẽ tiếp tục giảm trong năm nay.

Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất của tất cả các kì hạn đều có xu hướng giảm

Page 6: A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 · Lãi suất đồng USD của các kì hạn ngắn như qua đêm, 1 tuần và các kì hạn dài như 6 tháng và 12 tháng giảm nhẹ từ

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 5/2014

6

Biểu đồ 3: Diễn biến lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tháng 5/2014

(Nguồn: sbv.gov.vn)

Sau kì nghỉ lễ 30-4, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng liên tiếp tăng do nhu cầu thanh toán

tăng đột biến. Tuy nhiên, nguồn cung xuất hiện tương đối dồi dào trong khi nhu cầu giảm nên mặt bằng

lãi suất đã giảm dần. Sang tuần thứ hai của tháng, những căng thẳng chính trị tại biển Đông đã phần nào

gây áp lực lên thanh khoản hệ thống khiến lãi suất của tất cả các kì hạn tăng mạnh, đạt những mức cao

nhất tính từ thời điểm cuối tháng 1 đến nay. Bên cạnh đó, tín dụng khởi sắc khiến nhu cầu sử dụng vốn

của các ngân hàng tăng cũng là một trong những yếu tố góp phần đẩy lãi suất liên ngân hàng tăng cao

trong tháng. Mặc dù vậy, nhìn chung thanh khoản của hệ thống vẫn ở trạng thái tốt, sự chênh lệch giữa

tăng trưởng huy động vốn và tăng trưởng tín dụng vẫn tiếp tục là yếu tố hỗ trợ cho mặt bằng lãi suất

trong ngắn hạn.

Thống kê giao dịch trong tháng (từ ngày 05 – 30/5) tổng doanh số giao dịch bằng VND trên thị

trường liên ngân hàng đạt 447.177 tỷ đồng, tương đương với doanh số giao dịch bình quân 1 ngày xấp xỉ

22.359 tỷ đồng. Giao dịch chủ yếu tập trung ở các kì hạn ngắn như qua đêm, 1 tuần; các kì hạn dài từ 6

tháng trở lên có rất ít giao dịch. Cụ thể, doanh số giao dịch của kì hạn qua đêm đạt tỷ trọng lớn nhất

176.197 tỷ đồng (chiếm 39,40%), tiếp theo là kì hạn 1 tuần với doanh số đạt 163.380 tỷ đồng (chiếm

36,54%) và kì hạn 2 tuần với doanh số 63.839 tỷ đồng (chiếm 14,28%). Tỷ lệ doanh số giao dịch các kì

hạn từ 1 tháng trở xuống đạt 425.821 tỷ đồng (chiếm 95,22%).

Trên thị trường mở, NHNN đã hút ròng trong tháng 5

Biểu đồ 4: Diễn biến thị trường mở tháng 5/2014

(Nguồn: tổng hợp)

-

1.00

2.00

3.00

4.00

5.00

5/5 10/5 15/5 20/5 25/5 30/5

KH qua đêm KH 1 tuần KH 2 tuần KH 1 tháng

-5000

-4000

-3000

-2000

-1000

0

1000

2000

5/5 - 9/5 12/5 - 16/5 19/5 - 23/5 26/5 - 30/5

Khối lượng bơm/ hút ròng (tỷ đồng)

Page 7: A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 · Lãi suất đồng USD của các kì hạn ngắn như qua đêm, 1 tuần và các kì hạn dài như 6 tháng và 12 tháng giảm nhẹ từ

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 5/2014

7

Từ đầu tháng 5, NHNN vẫn tiếp tục chào thầu từ 1.000 – 2.000 tỷ đồng mỗi phiên giao dịch với

kì hạn 7 ngày và lãi suất 5%/năm. Nhưng tỷ lệ trúng thầu đều ở mức thấp và nhiều phiên không có giao

dịch. Thanh khoản hệ thống luôn trong trạng thái dồi dào khiến giao dịch trên thị trường mở không được

sôi động. Thống kê trong tháng, NHNN đã hút ròng 3.304 tỷ đồng trên thị trường mở.

Lãi suất huy động hiện nay dù đã giảm nhiều nhưng vẫn cao hơn so với lạm phát kì vọng nên

hoạt động huy động vốn của các ngân hàng vẫn tăng trưởng, trong thời gian tới dòng tiền có thể sẽ có

sự dịch chuyển nhưng không nhiều. NHNN cần có những biện pháp mạnh hơn để kích thích dòng chảy

tín dụng, từ đó kích thích nền kinh tế phát triển.

II. Thị trường ngoại hối và vàng

1. Thị trường ngoại hối

Thị trường ngoại hối quốc tế

Chỉ số USD Index trong tháng 5/2014 biến động với xu thế chung là tăng điểm, dù giai đoạn đầu

tháng có lúc giảm mạng, đạt mức cao nhất tại 80,55 ngày 28/5 và thấp nhất tại 79,14 ngày 6/5. Trong

nhóm các đồng tiền mạnh, USD tăng 1,92% so với EUR, tăng 2,14% so với CHF, tăng 1,01% so với

GBP, giảm 0,53% so với JPY và giảm 0,38% so với AUD.

Biểu đồ 5 : Diễn biến chỉ số Dollar tháng 5/2014

Nguồn: www.marketwatch.com

Xu hướng tăng là xu hướng chung của đồng USD trong tháng 5. Từ cuộc họp của ECB hồi đầu

tháng 5, chỉ số đồng USD đã tăng và đồng EUR giảm do những dự đoán về vấn đề kích thích kinh tế.

Trong tháng, Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định cắt giảm tiếp 10 tỷ USD từ gói kích thích hàng

tháng trong khi vẫn giữ nguyên lãi suất ở mức cận 0, và sẽ tiếp tục cắt giảm dần dần chương trình mua trái

phiếu kích thích kinh tế này. Cuối tháng, USD tăng mạnh sau biên bản cuộc họp Fed và BOE. Biên bản

cho thấy, hai ngân hàng trung ương đều đang xem xét những phương pháp nhằm thắt chặt chính sách tiền

tệ. Tuy nhiên, FED vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng là sẽ sử dụng công cụ nào. Đồng thời, số liệu

tích cực mới nhất về doanh số bán nhà tính đến hết tháng 4/2014 tại Mỹ cũng là nhân tố tác động đến sự

tăng giá của đồng USD. Số liệu cho thấy, doanh số bán nhà mới tăng 6,4% trong tháng 4 và ghi nhận mức

tăng mạnh nhất kể từ tháng 10/2013. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn duy trì ở mức 6,3% trong tháng 5.

Page 8: A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 · Lãi suất đồng USD của các kì hạn ngắn như qua đêm, 1 tuần và các kì hạn dài như 6 tháng và 12 tháng giảm nhẹ từ

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 5/2014

8

Đồng EUR giảm mạnh so với đồng USD trong tháng này. Quá trình hồi phục của khu vực đồng

euro vẫn đang gặp khó khăn do hoạt động cho vay của ngân hàng suy yếu và mức tăng giá hàng năm

thấp hơn so với mục tiêu của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Số liệu công bố trong tháng 5 cho

thấy sản xuất tại khu vực đồng EUR chậm lại so với ước tính ban đầu do sự suy yếu Pháp, nhưng vẫn thể

hiện sự tăng trưởng. Chỉ số PMI trong tháng năm của khu vực đồng EUR giảm xuống 52,2 điểm so với

53,4 điểm trong tháng 4. Tuy nhiên, chỉ số PMI của khu vực này vẫn ở trên 50 điểm (ngưỡng thể hiện sự

tăng trưởng) trong 11 tháng liên tiếp. Chỉ số PMI của phần lớn các nước thuộc khu vực đồng EUR đều

duy trì trên 50 điểm, riêng Hà Lan và Tây Ban Nha có tốc độ tăng trưởng sản xuất nhanh nhất. Tỷ lệ thất

nghiệp chỉ giảm nhẹ ở mức 0,6%, trong khi đó lạm phát năm trong tháng 5 giảm 0,2% so với tháng trước

đó xuống chỉ còn 0,5%. ECB cho biết, đã sẵn sàng đưa ra gói các biện pháp kích thích nếu dự báo mới

cho thấy tăng trưởng kinh tế và lạm phát ở khu vực vẫn duy trì ở mức quá thấp trong thời gian quá dài.

Tháng 5, đồng JPY có xu hướng tăng nhẹ trong bối cảnh Ngân hàng Trung ương Nhật (BOJ)

không thay đổi chính sách tiền tệ, thâm hụt thương mại của Nhật Bản đã thu hẹp. Chỉ số PMI tháng 5

của ngành sản xuất tại Nhật Bản tăng lên 49,9 điểm so với 49,4 điểm tháng trước đó. Mặc dù số này vẫn

nằm dưới mức chuẩn 50 điểm nhưng nhìn chung, lĩnh vực sản xuất của Nhật Bản trong tháng 5 vẫn thể

hiện sự ổn định trên diện rộng. Sản lượng sản xuất giảm 2,5% so với tháng trước trong bối cảnh nước

này tiến hành đợt tăng thuế giá trị gia tăng hồi đầu tháng 4. Trong tháng 5, số đơn đặt hàng mới của Nhật

Bản tiếp tục giảm, trong đó số lượng đơn hàng xuất khẩu mới giảm nhẹ. Mặc dù sản lượng sản xuất

giảm nhưng số việc làm lại tăng 5 tháng liên, tuy nhiên, tốc độ tạo việc làm ở mức chậm nhất kể từ đầu

năm đến nay.

Giá trị đồng CNY tăng 0,34% so với đồng USD trong tháng 5. Hoạt động sản xuất tại Trung

Quốc trong tháng tăng với tốc độ nhanh nhất trong 5 tháng qua nhờ số lượng đơn hàng mới tăng. Chỉ số

PMI tăng lên 50,8 điểm trong tháng 5 cho thấy xu hướng ổn định hóa kinh tế ngày càng trở nên rõ ràng

hơn. Các đơn hàng xuất khẩu cũng tăng lên 49,3 trong tháng 5 từ 49,1 của tháng 4, mặc dù vẫn thấp hơn

ngưỡng 50. Ngày 30/5, Trung Quốc đã công bố các biện pháp nới lỏng giúp hạ thấp chi phí tài trợ vốn

và giảm gắng nặng cho doanh nghiệp nhằm hỗ trợ hơn nữa nền kinh tế. Các biện pháp này bao gồm cả

việc hạ thấp yêu cầu dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng, tăng quy mô tái cho vay và phát hành trái

phiếu để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và cắt giảm hơn nữa chi phí hành chính cho doanh nghiệp. Cũng

trong tháng 5, Trung Quốc cho biết sẽ nới lỏng các quy định hạn chế đối với hoạt động đầu tư nước

ngoài tại các doanh nghiệp đã được niêm yết và mở rộng giới hạn đối với dòng chảy vốn. Theo phát

ngôn mới nhất từ phía Trung Quốc cho thấy, khó có khả năng Ngân hàng Trung ương nước này đưa ra

gói kích thích nào nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới, đồng thời chấp nhận tốc độ

tăng trưởng chậm hơn và tiến hành cải cách cơ cấu.

Thị trường ngoại hối trong nước

Trong tháng 5, tỷ giá VND/USD diễn biến theo xu hướng đi ngang trong nửa đầu tháng sau đó

tăng mạnh vào giai đoạn cuối tháng. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VND với USD được NHNN

giữ nguyên ở mức 21.036 VND/USD. Tại thời điểm cuối tháng 5, tỷ giá giao dịch liên ngân hàng

khoảng 21.152-21.154 VND/USD; tỷ giá niêm yết mua bán của các ngân hàng thương mại khoảng

Page 9: A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 · Lãi suất đồng USD của các kì hạn ngắn như qua đêm, 1 tuần và các kì hạn dài như 6 tháng và 12 tháng giảm nhẹ từ

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 5/2014

9

21.115-21.165 VND/USD. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 5/2014 giảm 0,04% so với tháng trước, tăng

0,37% so với cùng kỳ năm 2013.

Biểu đồ 6: Diễn biến thay đổi tỷ giá USD/VND trong tháng 5/2014

Nguồn: Vietcombank.com

Ngày 20/5/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 50/2014/NĐ-CP về quản lý dự trữ ngoại

hối Nhà nước, thay thế Nghị định 86/1999/NĐ-CP ban hành ngày 30/8/1999. Nghị định mới này quy

định về dự trữ ngoại hối nhà nước, quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, hạch toán kế toán, báo cáo và

công bố thông tin dự trữ ngoại hối nhà nước. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 07

năm 2014.

Trong tháng 5, thị trường ngoại hối trong nước diễn biến với xu hướng tăng, đặc biệt là giai đoạn

giữa tháng, thị trường biến động tăng mạnh. Trong khi tỷ giá chính thức niêm yết của các NHTM tăng

mạnh, mức giá mua vào- bán ra thêm khoảng 50 VND/USD so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng là

21.036 VND/USD, thì tại thị trường tự do, tỷ giá trong giai đoạn này có lúc tăng lên gần 21.300

VND/USD. Nguyên nhân dẫn đến sự biến động này chủ yếu là do những biến động chính trị liên quan

đến biển Đông đã tác động đến tâm lý muốn nắm giữ vàng như một tài sản an toàn. Tuy nhiên, sau khi

Ngân hàng nhà nước đã đưa ra các thông cáo giải thích và khuyến cáo người dân thận trọng khi quyết

định giao dịch, thị trường đã tự điều chỉnh và dần trở lại trạng thái cân bằng hơn.

Nhìn chung, theo các báo cáo thống kê mới nhất cho thấy, diễn biến thị trường ngoại hối và tỷ

giá trong năm tháng đầu năm tương đối ổn định; thị trường ngoại tệ có xu hướng dư cung và nhu cầu

mua-bán ngoại tệ của khách hàng được đáp ứng đầy đủ. NHNN tiếp tục mua được ngoại tệ bổ sung dự

trữ ngoại hối, tạo nguồn can thiệp khi cần thiết.

2. Thị trường vàng

Thị trường vàng thế giới trong tháng 5/2014 diễn biến với xu hướng chung là giao động liên tục

trong biên độ hẹp trong hầu hết các phiên giao dịch của tháng, sau đó giảm mạnh vào giai đoạn cuối tháng.

Trong tháng, giá vàng (giao ngay tại thị trường NewYork) lên cao nhất tại mức 1.309,7 USD/oz vào

ngày 5/5 và thấp nhất là 1.244 USD/oz ngày 30/5. Tính chung cả tháng, giá vàng đã giảm 3,79%.

21,060

21,080

21,100

21,120

21,140

21,160

21,180

21,200

5/5 9/5 13/5 17/5 21/5 25/5 29/5

Page 10: A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 · Lãi suất đồng USD của các kì hạn ngắn như qua đêm, 1 tuần và các kì hạn dài như 6 tháng và 12 tháng giảm nhẹ từ

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 5/2014

10

Biểu đồ 7: Diễn biến giá vàng thế giới tháng 5/2014

Nguồn: kitco.com

Giá vàng thế giới sụt giảm khá mạnh trong tháng 5. Diễn biến tích cực trên thị trường chứng

khoán và đồng USD tăng giá đã hạn chế nhu cầu nắm giữ vàng. Hợp đồng vàng kỳ hạn giảm 3,9% trong

tháng 5 xuống 1.246 USD/ounce tại thị trường New York. Giá trị nắm giữ của các quỹ ETP cũng giảm

2,6 tỷ USD trong tháng 5. Động thái bán ra của các quỹ ETF vàng lớn là một trong những nguyên nhân

chính đẩy giá đi xuống.

Đầu tháng, giá vàng giảm do Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định cắt giảm tiếp gói kích

thích hàng tháng và vẫn giữ nguyên lãi suất ở mức gần 0. Cùng với đó, giá vàng giảm còn do các số liệu

kinh tế Mỹ cho thấy triển vọng phục hồi khả quan. Nhu cầu tại châu Á giảm xuống do thị trường Nhật

Bản, Hồng Kông và Hàn Quốc tạm thời đóng cửa để nghỉ lễ. Trong giai đoạn này, có thời điểm vàng

tăng trong biên độ hẹp khi căng thẳng Ukraine leo thang, đẩy mạnh nhu cầu nắm giữ các tài sản an toàn.

Cuối tháng, giá vàng giảm mạnh do USD tăng điểm trước các đồng tiền chủ chốt trên thị trường.

Đặc biệt, giá vàng đã giảm xuống mức 1.244 USD/ounce vào ngày 30/5, mức thấp nhất trong tháng khi

các số liệu kinh tế Mỹ được công bố cho thấy tình hình kinh tế cải thiện và căng thẳng dịu bớt ở Ukraine

hạn chế nhu cầu đối với vàng.

Có thể thấy, thị trường vàng thế giới đang phản ứng mạnh đối với sự tăng giá của thị trường

chứng khoán và đồng USD. Và xu hướng giảm giá của vàng sẽ tiếp diễn nếu ECB quyết định triển khai

chương trình kích thích kinh tế trong tháng tới.

Trong nước

Giá vàng trong nước tháng 5/2014 biến động với xu hướng tăng mạnh trong nửa đầu tháng sau đó

giảm dần và đi ngang vào cuối tháng. Giá vàng trong tháng lên cao nhất tại mức 37,5 triệu đồng/lượng ngày

20/5, thấp nhất tại 35,32 triệu đồng/lượng ngày 8/5. Tính chung cả tháng, chỉ số giá vàng giảm 0,85% so

với tháng trước, giảm 13,4% so với cùng kỳ năm trước. Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá

vàng thế giới hiện khoảng 4,4 triệu đồng/lượng.

Page 11: A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 · Lãi suất đồng USD của các kì hạn ngắn như qua đêm, 1 tuần và các kì hạn dài như 6 tháng và 12 tháng giảm nhẹ từ

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 5/2014

11

Biểu đồ 8: Diễn biến giá vàng trong nước tháng 5/2014

Nguồn: sjc.com.vn

Giai đoạn đầu tháng, cùng với xu hướng của giá vàng thế giới, giá vàng trong nước cũng diễn

biến theo xu hướng giảm, chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới thu hẹp khá nhiều ở mức 2,6 triệu

đồng/lượng.

Tuy nhiên, từ giữa tháng 5, giá vàng trong nước diễn biến xu hướng tăng và tăng mạnh nhất vào

ngày 20/5, đạt mức giá cao nhất trong năm tháng đầu năm 2014, lên mức 37,5 triệu đồng/lượng. Sự biến

động về giá vàng trong nước thời gian này là đột ngột, thất thường, không theo xu hướng của giá vàng

thế giới, mà do tâm lý bất ổn trước một số vấn đề chính trị trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, thị trường

chứng khoán trong nước cũng liên tục giảm mạnh trong giai đoạn này khiến nhà đầu tư chuyển tiền sang

mua vàng, nhằm giảm thiểu rủi ro, đảm bảo an toàn vốn. Sau khi bản tin do Ngân hàng Nhà nước phát ra

cho biết sẽ can thiệp mạnh và trên quy mô lớn nếu thị trường vàng vẫn có những giao động, thị trường

đã dần ổn định, khối lượng giao dịch trên thị trường giảm dần, giá vàng trong nước đã điều chỉnh và dần

trở lại trạng thái cân bằng.

Thực tế, trong những tháng đầu năm 2014, thị trường vàng trong nước khá ổn định, thị trường

vàng trong nước diễn biến phù hợp với diễn biến của thị trường vàng quốc tế và phù hợp cung cầu vàng

trên thị trường trong nước. Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới đã được thu hẹp khá nhiều có lúc

xuống dưới 2 triệu đồng/ lượng. Do đó, với sự quản lý chặt chẽ và kịp thời từ các cơ quan quản lý nhà

nước, thị trường vàng trong nước sẽ ổn định trở lại trong những tháng tới.

Page 12: A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 · Lãi suất đồng USD của các kì hạn ngắn như qua đêm, 1 tuần và các kì hạn dài như 6 tháng và 12 tháng giảm nhẹ từ

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 5/2014

12

B. THỊ TRƯỜNG VỐN

I. Thị trường chứng khoán

1. Thị trường chứng khoán thế giới

Biểu đồ 9: Biến động các chỉ số Dow Jones công nghiệp (▬), Nasdaq tổng hợp (▬) và S&P500 (▬)

trong tháng 5/2014

Nguồn: Yahoofinance

Tại thị trường chứng khoán Mỹ, các chỉ số chứng khoán chính biến động giằng co trong khoảng

hơn nửa đầu của tháng 5, sau đó bật tăng mạnh trong giai đoạn cuối tháng.

Trong nửa đầu tháng 5, các chỉ số chứng khoán Mỹ đi ngang trong bối cảnh những thông tin kinh

tế tốt xấu đan xen nhau. Trong những phiên giao dịch đầu tháng, hầu hết chứng khoán Mỹ giảm do giới

đầu tư bán tháo cổ phiếu công nghệ. Giá các cổ phiếu cơ sở vật chất (điện, nước) và năng lượng là các

cổ phiếu giảm mạnh nhất trong 10 lĩnh vực chính của chỉ số S&P 500. Trong khi đó, cổ phiếu công nghệ

là cổ phiếu bị bán tháo nhiều nhất. Hoạt động bán tháo cổ phiếu công nghệ và cổ phiếu vốn hóa nhỏ trên

thị trường làm giảm lạc quan về sức mạnh của kinh tế Mỹ. Các cổ phiếu vốn hóa nhỏ và cổ phiếu

Internet như Facebook và Amazon.com cũng là những cổ phiểu giảm mạnh nhất trên thị trường. Về vĩ

mô, thị trường Mỹ trong giai đoạn này đón nhận một số thông tin không mấy tích cực. Doanh số bán lẻ

trong tháng 4 hầu như không tăng trưởng. Số liệu do Bộ thương mại cung cấp cho thấy, doanh số bán lẻ

tăng 0,1% trong tháng 4, thấp hơn nhiều so với mức tăng 1,5% trong tháng 3 và so với mức dự báo 0,4%

của Bloomberg. Người tiêu dùng e dè hơn trong việc chi tiêu. Trong lĩnh vực sản xuất, sản lượng sản

xuất tại Mỹ cũng bất ngờ giảm trong tháng 4 với hoạt động sản xuất giảm 0,4%. Tuy nhiên, đan xen

những thông tin tiêu cực trên, một số thông tin khá tích cực cũng được công bố. Hoạt động dịch vụ của

Mỹ đã phục hồi trong tháng 4 trong khi số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm thấp so với dự

báo, thể hiện thị trường lao động đang tạo được đà tăng trưởng. Giá bán buôn tại Mỹ tăng mạnh nhất

trong hơn 1 năm trong tháng 4, cho thấy nguy cơ nền kinh tế Mỹ rơi vào giảm phát thấp hơn. Về mặt vi

mô, giá cổ phiếu công nghệ và cổ phiếu có vốn hóa nhỏ tăng trở lại nhờ hoạt động của các thương vụ sáp

nhập. Thị trường chứng khoán Mỹ được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố như nền kinh tế toàn cầu đang tăng tốc,

các doanh nghiệp liên tục đàm phán sáp nhập. Ngoài ra theo thống kê, trên tổng 453 doanh nghiệp thuộc

chỉ số S&P 500 đã công bố kết quả doanh thu trong giai đoạn này, có 76% doanh nghiệp có lợi nhuận

vượt ước tính và 53% doanh nghiệp có doanh thu vượt dự báo.

Page 13: A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 · Lãi suất đồng USD của các kì hạn ngắn như qua đêm, 1 tuần và các kì hạn dài như 6 tháng và 12 tháng giảm nhẹ từ

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 5/2014

13

Trong giai đoạn cuối tháng 5, thị trường chứng khoán Mỹ bật tăng mạnh. Kinh tế Mỹ phục hồi,

ECB sẵn sàng nới lỏng tiền tệ hơn nữa, Trung Quốc cân nhắc điều chỉnh chính sách thúc đẩy kinh tế

chính là những động lực cho chứng khoán Mỹ. Chỉ số S&P 500 và Dow Jones đều lên mức cao chưa

từng thấy sau khi chính phủ Mỹ cho biết, sản xuất vẫn duy trì tăng trưởng. Chỉ số S&P 500 đã liên tục

lập kỷ lục nhờ những tín hiệu kinh tế tích cực. Chỉ số sản xuất của Mỹ giảm xuống 53,2 điểm trong

tháng 5, ghi nhận mức thấp nhất trong 3 tháng và thấp hơn so với mức 54,9 điểm của tháng 4. Con số

này cũng thấp hơn so với dự báo trung bình là 55,5 điểm của các chuyên gia kinh tế tham gia khảo sát

của Bloomberg. 50 điểm là ranh giới giữa phát triển và suy yếu. Số liệu phản ánh sự tăng trưởng chậm

lại của hoạt động sản xuất tại Mỹ so với dự báo do số đơn hàng và sản lượng giảm so với tháng trước.

Tuy nhiên, nhìn chung, hoạt động sản xuất ở Mỹ vẫn duy trì tăng trưởng dù không thực sự mạnh

mẽ. Bên cạnh đó, chứng khoán Mỹ cũng tăng nhờ niềm tin của giới đầu tư vào sự cải thiện của kinh tế

sau suy giảm của quý I. Cổ phiếu của 9/10 nhóm ngành chính thuộc chỉ số S&P500 tăng giá, trong đó,

giá cổ phiếu của các hãng sản xuất nguyên liệu chính và nguyên liệu thô tăng mạnh. Theo số liệu ước

tính lần hai vừa được công bố, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế Mỹ đã giảm 1% trong quý

I/2014. Trong khi đó, ước tính lần đầu tiên trước đó cho thấy GDP quý I của Mỹ tăng nhẹ 0,1%. Đây là

lần đầu tiên GDP của Mỹ suy giảm sau 3 năm. Nguyên nhân chủ yếu do đầu tư nhà mới, văn phòng, nhà

máy và hàng tồn kho giảm mạnh, đi kèm thâm hụt thương mại lớn trong sự chi phối chung từ thời tiết

khắc nghiệt. Tuy nhiên, suy giảm trong quý I/2014 chỉ là tạm thời nhờ sự phục hồi của hoạt động bán lẻ

phục hồi, tăng trưởng mạnh mẽ trong sản xuất và việc làm. Cuối tháng, thống kê cho thấy thị trường lao

động tiếp tục cải thiện với sự giảm xuống của lượng đơn trợ cấp thất nghiệp. Trong tháng 5, doanh số

bán lẻ và giá hàng hóa nhập khẩu của Mỹ đều tăng, cho thấy triển vọng tăng trưởng tích cực của kinh tế

Mỹ trong quý II. Doanh số bán lẻ tại Mỹ tăng nhờ nhiều người có nhu cầu mua xe ôtô, xe tải và các sản

phẩm gia dụng nhưng chi tiêu tại phần lớn các hãng bán lẻ khác lại giảm. Trong 3 tháng tính đến tháng

5, doanh số bán lẻ tại Mỹ tăng 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tốc độ bán hàng trong tháng 4 và 5 đều

cho thấy, nền kinh tế đã tăng trưởng ở mức trung bình trong mùa xuân sau khi suy yếu do thời tiết mùa

đông khắc nghiệt. Doanh số bán lẻ chiếm khoảng 1/3 chi tiêu tiêu dùng - động lực chính của hoạt động

kinh tế Mỹ.

Biểu đồ 10: Biến động các chỉ số FTSE 100 (▬), DAX (▬),

và CAC 40 (▬) trong tháng 5/2014

Nguồn: Yahoofinance

Page 14: A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 · Lãi suất đồng USD của các kì hạn ngắn như qua đêm, 1 tuần và các kì hạn dài như 6 tháng và 12 tháng giảm nhẹ từ

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 5/2014

14

Diễn biến tương tự tại châu Âu, sau khi biến động lình xình trong giai đoạn đầu tháng, các thị

trường chứng khoán lớn của khu vực cũng tăng điểm mạnh mẽ cuối tháng 5.

Trong những phiên giao dịch đầu tháng, thị trường châu Âu diễn biến theo chiều hướng xấu

trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine. Thêm vào đó, một số công ty công bố lợi

nhuận kinh doanh kém khả quan cũng gây thất vọng cho giới đầu tư. Giai đoạn cuối tháng, thị

trường chứng khoán châu Âu thiết lập đà tăng khá mạnh sau khi Chủ tịch Ngân hàng châu Âu ECB ông

Mario Draghi cho biết các nhà thực thi chính sách đã sẵn sàng cho việc nới lỏng chính sách tiền tệ trong

tháng Sáu nếu cần thiết. Điều này làm dấy lên đồn đoán rằng ECB sẽ hạ lãi suất vào thời gian tới để

khắc phục tình trạng giảm phát của khu vực và cân nhắc chương trình mua tài sản kích thích. Lạm phát

thấp đang khiến ECB chịu áp lực phải cân nhắc các biện pháp kích thích kinh tế bổ sung và không loại

trừ khả năng tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ để ngăn chặn tình trạng trì trệ kéo dài, lạm phát thấp

trong khu vực Eurozone. ECB có khả năng sẽ cắt giảm lãi suất từ mức thấp kỷ lục hiện nay hoặc có biện

pháp kích thích kinh tế khác vào tháng Sáu tới để chống lại tình trạng lạm phát thấp. Có thể nói, thông

tin này đã được giới đầu tư đón nhận là phản ứng một cách rất tích cực, giúp cho thị trường chứng khoán

khu vực châu Âu tăng điểm ấn tượng trong tháng 5 vừa qua.

Biểu đồ 11: Biến động các chỉ số Nikkei 225 (▬),Shanghai Composite (▬), Hang Seng (▬), và

Kospi Composite (▬) trong tháng 5/2014

Nguồn: Yahoofinance

Tại châu Á, diễn biến của các chỉ số chứng khoán chủ chốt khu vực này tỏ ra khá tích cực trong

tháng 5 vừa qua. Thị trường chứng khoán Hồng Kong và Hàn Quốc tăng trưởng mạnh, trong khi đó, xu

hướng giằng co thể hiện khá rõ ở thị trường chứng khoán Trung Quốc. Thị trường chứng khoán Nhật

Bản sau khi giao dịch khá ảm đạm trong nửa đầu tháng cũng đã bật tăng mạnh trở lại vào giai đoạn cuối

tháng.

Giai đoạn đầu tháng 5, thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm trong bối cảnh khối lượng giao

dịch ở mức thấp sau thông tin hoạt động sản xuất Trung Quốc trượt giảm. Nền kinh tế Trung Quốc đang

trên đà tăng trưởng tương đối yếu và đà giảm của tăng trưởng Trung Quốc vẫn chưa kết thúc. Thị

trường chứng khoán Nhật Bản và Hong Kong đã thiết lập đà giảm mạnh nhất kể từ đầu năm trong giai

đoạn này. Đà giảm mạnh của chứng khoán Nhật Bản bắt nguồn bởi đồng Yen tăng giá làm giảm triển

Page 15: A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 · Lãi suất đồng USD của các kì hạn ngắn như qua đêm, 1 tuần và các kì hạn dài như 6 tháng và 12 tháng giảm nhẹ từ

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 5/2014

15

vọng lợi nhuận của các hãng xuất khẩu. Theo đó, cổ phiếu của đơn vị sản xuất hàng điện tử tiêu dùng

của Nhật Bản với hơn 50% doanh thu tới từ phân khúc hàng xuất khẩu – Panasonic Corp giảm giá mạnh.

Cùng chiều, cổ phiếu của công ty Idemitsu Kosan Co., một đơn vị chế tác dầu, cũng dẫn dầu đà giảm

của thị trường chứng khoán châu Á sau khi ban điều hành hãng này đưa ra dự báo lợi nhuận ròng khó

đạt được như kì vọng. Doanh số bán lẻ của Nhật cũng giảm mạnh trong tháng 4 (mức giảm mạnh nhất

trong vòng 14 năm). Các nhà đầu tư trở nên thận trọng trong giao dịch. Cổ phiếu các hãng khai thác và

sản xuất nguyên liệu sụt giảm mạnh.

Trong giai đoạn nửa sau tháng 5, thị trường chứng khoán châu Á hào hứng đón nhận sắc xanh,

sau khi thị trường chứng khoán Mỹ thiết lập mức đỉnh mới trong bối cảnh các nhà đầu tư chờ đợi báo

cáo lợi nhuận các hãng. Cụ thể, cổ phiếu của nhà sản xuất ô tô lớn thứ hai Nhật Bản – công ty Nissan

Motor Co. tăng giá mạnh sau khi hãng này đưa ra dự báo lợi nhuận sẽ chạm mức cao nhất kể từ năm

2008. Cùng chiều, giá cổ phiếu của công ty Samsung Electronics Co., công ty công nghệ lớn nhất châu

Á, và cổ phiếu của tập đoàn sản xuất điện tử Nhật Bản – Sharp Corp. cũng tăng mạnh sau khi ban điều

hành đưa ra thông báo lợi nhuận năm vượt dự tính. Cổ phiếu các công ty viễn thông và sản xuất hàng

điện tử tăng. Cổ phiếu nguyên liệu và cổ phiếu nhóm chăm sóc sức khỏe cũng tăng mạnh. Về vĩ mô, các

nền kinh tế lớn của khu vực cũng phát đi tín hiệu khá tích cực. Tại Trung Quốc, chỉ số PMI tháng 5 tăng

lên 50,8 điểm từ 50,4 của tháng 4, cao hơn mức dự đoán 50,6 của thị trường. Tại Nhật Bản, chỉ số PMI

tháng 5 của ngành sản xuất cũng tăng lên 49,9 điểm so với 49,4 điểm tháng trước đó. Bên cạnh đó, nhà

đầu tư đang lạc quan hơn đối với thị trường cổ phiếu khi lợi suất trái phiếu giảm do kỳ vọng ECB có thể

sẽ nới lỏng thêm chính sách tiền tệ và các nhà thực thi chính sách Trung Quốc có thể đưa thêm nhiều

biện pháp để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng.

2. TTCK trong nước

Thị trường chứng khoán niêm yết:

Biểu đồ 12: Diễn biến hai chỉ số chứng khoán VN-Index và HNX-Index tháng 5/2014

Nguồn số liệu: HOSE, HNX

Thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng 5/2014 biến động mạnh. Diễn biến của thị trường

có thể chia thành hai giai đoạn.

0

20

40

60

80

100

120

140

160

480

490

500

510

520

530

540

550

560

570

5/5 12/5 19/5 26/5

KLGD ( triệu đơn vị) VN-Index (điểm)

0

20

40

60

80

100

120

64

66

68

70

72

74

76

78

5/5 12/5 19/5 26/5

KLGD (triệu đơn vị) HNX-Index (điểm)

Page 16: A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 · Lãi suất đồng USD của các kì hạn ngắn như qua đêm, 1 tuần và các kì hạn dài như 6 tháng và 12 tháng giảm nhẹ từ

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 5/2014

16

Giai đoạn 1 từ 1/5 đến 13/5: Thị trường lao dốc mạnh trước những diễn biến phức tạp ngoài

Biển Đông.

Diễn biến phức tạp ngoài Biển Đông đã khiến thị trường giảm mạnh trong nửa đầu của tháng.

Tâm lý dao động của nhà đầu tư bắt đầu được phản ánh vào phiên giao dịch đầu tiên của tháng 5 khi mà

VN-Index để mất 13,15 điểm. Ngày 8/5 trở thành phiên giao dịch lịch sử, VN-Index giảm mạnh gần 33

điểm, tương đương 5,87%; mức giảm điểm kỷ lục của thị trường chứng khoán Việt Nam trong lịch sử

hơn 13 năm qua. Ngay lập tức, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra thông điệp trấn an nhà đầu tư. Các

nhà đầu tư đã phản ứng quá đà trước sự kiện Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển Việt

Nam, làm dấy lên lo ngại về sự căng thẳng trong quan hệ hai nước.

Trong giai đoạn này, những thông tin kinh tế vĩ mô được công bố cũng không có nhiều tính hỗ

trợ tích cực cho thị trường. Các chỉ số vĩ mô cho thấy sự hồi phục đúng hướng của nền kinh tế vĩ mô

nhưng chưa có được sự bứt phá mạnh mẽ. CPI tháng 4 tăng nhẹ trở lại nhưng sự phục hồi của cầu tiêu

dùng chỉ ở mức vừa phải khi mà tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 4 tháng đầu

năm không thực sự cải thiện nhiều so với cùng kỳ năm 2013. Chỉ số niềm tin tiêu dùng Việt Nam trong

vẫn ở dưới ngưỡng 100 điểm cho thấy sự lạc quan chưa đủ vững. Lĩnh vực sản xuất cũng tiếp tục phát đi

một số tín hiệu tích cực nhưng không tốt hơn so với kỳ vọng trước đó. Hàng tồn kho vẫn lớn cho thấy

các doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa. Chỉ số PMI tháng 4 của Việt nam ghi

nhận mức kỷ lục mới khi đạt 53,1 điểm. Việc PMI tăng tháng thứ 8 liên tiếp trên 50 điểm cho thấy lĩnh

vực sản xuất đang trên đà mở rộng. Tuy nhiên, sự phục hồi của khối doanh nghiệp FDI và xuất khẩu

chưa tạo được hiệu ứng lan tỏa tốt cho các doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh đó, diễn biến bất thường

của thị trường ngoại hối và thị trường vàng cũng tác động không tốt đến thị trường chứng khoán. Tỷ giá

USD/VND và giá vàng có xu hướng tăng lên trong giai đoạn này khiến cho một lượng tiền không nhỏ

rút ra khỏi kênh chứng khoán.

Giai đoạn 2 từ 14/5 đến 31/5: Thị trường đảo chiều tăng điểm nhờ lực cầu bắt đáy tăng trở lại

Sau những biến động mạnh trong nửa đầu tháng, tâm lý nhà đầu tư đã dần ổn định trở lại. Thị

trường dần hồi phục từ điểm đáy. Nhiều cổ phiếu có tình hình hoạt động kinh doanh tốt đã giảm xuống

vùng giá hấp dẫn trong bối cảnh nền kinh tế vẫn ổn định và phục hồi dần. Đây là yếu tố khiến cho dòng

tiền bắt đáy chảy mạnh vào các cổ phiếu đầu ngành vốn hóa lớn và góp phần nâng đỡ chỉ số tăng điểm.

Bên cạnh đó, động thái mua ròng liên tục của khối ngoại đã củng cố tâm lý nhà đầu tư trong nước.

Tháng 5 là tháng mua ròng mạnh nhất của khối ngoại trong khoảng hơn 1 năm trở lại đây và gần bằng

1/3 tổng giá trị mua ròng của cả năm ngoái. Các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua ròng mạnh trên cả

hai sàn cho thấy dòng vốn ngoại vẫn đang tìm đến thị trường Việt Nam trong bối cảnh tình hình kinh tế

thế giới đang diễn biến theo chiều hướng khá tích cực và mặt bằng lãi suất tại các nền kinh tế lớn vẫn

duy trì ở mức thấp. Như vậy, mặc dù có một số căng thẳng xảy ra ở biển Đông nhưng khối ngoại vẫn

đang đánh giá tốt về nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng, từ

đó có thể tạo tác dụng hỗ trợ nhất định, đặc biệt về mặt tâm lý cho các nhà đầu tư trong nước.

Bức tranh kinh tế vĩ mô tháng 5 mặc dù cho thấy sự ổn định và phục hồi nhẹ nhưng chưa thực sự

bứt phá. CPI tháng 5 tăng nhẹ, cho thấy nền kinh tế không rơi vào giảm phát. Tuy nhiên, đà phục hồi

Page 17: A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 · Lãi suất đồng USD của các kì hạn ngắn như qua đêm, 1 tuần và các kì hạn dài như 6 tháng và 12 tháng giảm nhẹ từ

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 5/2014

17

của sức cầu trong nước còn chậm và tương đối yếu. Thể hiện qua tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ

tiêu dùng trong 5 tháng đầu năm ghi nhận mức tăng không đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái. Lĩnh vực

sản xuất cũng chỉ duy trì đà phục hồi chậm. Các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp với thị

trường nội địa gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ hàng hóa. Trong dài hạn, kinh tế Việt Nam còn tiềm ẩn

nhiều rủi ro. Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới – Trung Quốc đang giảm tốc thể hiện qua các số liệu mới

công bố về tình hình nợ xấu tăng cao và kim ngạch xuất nhập khẩu giảm sút. Căng thẳng ở biển Đông

kết hợp với việc giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc sẽ có tác động xấu nhất định lên nền kinh tế Việt

Nam do giá trị giao thương giữa hai nước là khá lớn. Như vậy, mục tiêu tăng trưởng trong 6 tháng cuối

năm và cả năm 2014 của Việt Nam sẽ khó đạt được.

Thị trường UPCoM và OTC:

Trong tháng 5 vừa qua, thị trường UPCoM diễn biến theo chiều hướng tích cực. Chỉ số UPCoM-

Index đóng cửa phiên cuối tháng ở mức 49,95 điểm; tăng 0,93% so với cuối tháng trước. KLGD bình

quân mỗi phiên trong tháng đạt 1,35 triệu cổ phiếu. GTGD bình quân ở mức 8,26 tỷ đồng.

Biểu đồ 13: Diễn biến chỉ số UPCoM-Index tháng 5/2014

Nguồn: HNX

Thị trường sơ cấp:

Đối với hoạt động huy động vốn thông qua đấu giá cổ phần, trong tháng 5, tổng lượng vốn huy

động được từ hai sàn đạt mức 534,4 tỷ đồng. Con số này tăng 73,2% so với lượng vốn huy động được

trong tháng trước, như vậy hoạt động huy động vốn có xu hướng tăng mạnh.

Đối với thị trường trái phiếu, trong tháng 5 diễn ra 13 phiên đấu giá trái phiếu chính phủ cho các kỳ

hạn 2 năm, 3 năm, 5 năm và 10 năm. Tổng lượng tiền huy động được là 15,55 nghìn tỷ đồng. Lượng vốn

huy động được trong tháng 5 tăng 24,5% so với tháng trước. Lãi suất trúng thầu ít biến động so với tháng

trước.

Trong tháng 5, nhờ ảnh hưởng tích cực từ thị trường niêm yết, hoạt động giao dịch trên thị

trường UPCoM khá sôi động. Trên thị trường sơ cấp, hoạt động huy động vốn có xu hướng tăng mạnh.

0

500,000

1,000,000

1,500,000

2,000,000

2,500,000

3,000,000

3,500,000

4,000,000

45

46

47

48

49

50

51

5/5 12/5 19/5 26/5

KLGD (đơn vị) UPCoM - Index (điểm)

Page 18: A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 · Lãi suất đồng USD của các kì hạn ngắn như qua đêm, 1 tuần và các kì hạn dài như 6 tháng và 12 tháng giảm nhẹ từ

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 5/2014

18

II. Thị trường BĐS

Tin nổi bật

Ngày 9/5/2014, Bộ xây dựng đã ban hành Thông tư số 05/2014/TT-BXD sửa đổi Điểm a Khoản

2 Điều 17 của Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Quyết định số 08/2008/QĐ-

BXD. Cụ thể: Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì trách nhiệm thanh toán kinh phí quản lý vận

hành nhà chung cư thuộc về cả chủ sở hữu và người sử dụng nhà chung cư; Kinh phí quản lý vận hành

được phân bổ theo diện tích thông thủy của căn hộ hoặc phần nhà khác không phải là căn hộ nhà chung

cư (kể cả diện tích nhà để xe) thuộc sở hữu riêng của từng chủ sở hữu nhà chung cư; UBND cấp tỉnh

không còn quy định mức thu tối đa mà thay vào đó là quy định khung giá chung về quản lý vận hành nhà

chung cư trên địa bàn. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 25/6/2014.

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tính đến cuối tháng 5/2014, tồn kho bất động sản trên cả nước

giảm 45.029 tỷ đồng, giảm trên 35% so với cuối quý I/2013. Trong đó, Hà Nội giảm 36%, TP. Hồ Chí

Minh giảm 45%.

Tốc độ giải ngân của gói tín dụng 30.000 tỷ đồng hỗ trợ thị trường bất động sản đã tăng mạnh

trong mấy tháng gần đây. Tính đến ngày 31/5/2014, các ngân hàng đã cam kết cho vay 3.954 tỷ đồng.

Giải ngân thực tế đạt 2.156 tỷ đồng; trong đó cho 5.368 khách hàng cá nhân vay 1.343 tỷ đồng, cho 19

dự án vay 812 tỷ đồng.

Tin thị trường

Thị trường BĐS trong tháng 5 chịu ảnh hưởng nhất định từ tình hình biển Đông do tâm lý nhà

đầu tư e ngại những bất ổn sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế, nhiều nhà đầu tư đã chuyển sang các kênh đầu

tư khác như chứng khoán, vàng, ngoại hối.

Tháng 5, lượng giao dịch tại thị trường Hà Nội tập trung ở những phân khúc giá rẻ dưới 2 tỷ,

diện tích vừa phải, giá thành hợp lý, dự án trong giai đoạn hoàn thiện, sắp bàn giao. Trong tháng, thị

trường BĐS Hà Nội có nhiều dự án chung cư giá rẻ mở bán, đặc biệt, nhiều dự án căn hộ chung cư có

tổng giá trị trên dưới 1 tỷ đồng đang là tâm điểm được chú ý nhất thị trường, như dự án VP6 Linh Đàm

có giá gốc từ 13-15,5 triệu đồng/m2 (đã gồm VAT), dự án Viện 103 Văn Quán, giá bán chỉ 14,8 triệu

đồng/m2 (đã bao gồm VAT, hoàn thiện nội thất cơ bản). Nhiều dự án chung cư giá rẻ khác cũng vừa

được chào bán, như: căn hộ C37 Bắc Hà có giá từ 1,35 tỷ đồng/căn; Dự án CT Number One tại KĐT

mới Vân Canh được bán với giá 11,2 triệu đồng/m2 (đã có VAT); Căn hộ The Sparks (Dương Nội) giá

bán từ 13 triệu đồng/m2; Thăng Long Victory có giá 12,5 triệu đồng/m2.Phần lớn các căn hộ thuộc phân

khúc bình dân và trung cấp, có một dự án căn hộ cao cấp được chào bán ra thị trường là Vinhomes

Times City.

Tại Tp.HCM, dù thị trường giao dịch chậm hơn so với thời điểm một vài tháng đầu năm nhưng

nhìn chung thanh khoản vẫn giữ ở mức ổn định, các dự án căn hộ giá trung bình, diện tích nhỏ, vị trí tốt

vẫn là lựa chọn của những người có nhu cầu thật và không chịu ảnh hưởng nhiều từ thị trường. Một số

dự án giá tốt được mở bán trong tháng với nhiều hình thức ưu đãi cho khách hàng vẫn thu hút được

lượng khách quan tâm nhất định như dự án The Eastern (quận 9), The Park Residence tại khu Nam Sài

Page 19: A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 · Lãi suất đồng USD của các kì hạn ngắn như qua đêm, 1 tuần và các kì hạn dài như 6 tháng và 12 tháng giảm nhẹ từ

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 5/2014

19

Gòn – Phú Mỹ Hưng, Ngọc Khánh Tower (quận 1). Các dự án nhà ở xã hội hay một số dự án nhà ở

thương mại nhưng có một số căn hộ đáp ứng điều kiện cho vay mua nhà ở xã hội vẫn có lượng giao dịch

tốt trong tháng 5 như HQC Plaza (Bình Chánh), First Home (quận 12). Phân khúc chung cư cao cấp

trong tháng năm chịu ảnh hưởng của tâm lý người mua về tình hình bất ổn định tại biển Đông. Tuy

nhiên, một số dự án cao cấp vị trí thuận lợi, giá tốt vẫn có lượng giao dịch đáng kể, như dự án Him Lam

Reverside (quận 7), dự án căn hộ Tân Phước (Lý Thường Kiệt, quận 11) được chào bán ở mức 23-25

triệu/m2.

Mặc dù thị trường bất động sản đã có sự tăng trưởng trong những tháng gần đây, tuy nhiên mức

độ không đồng đều giữa các khu vực và các phân khúc thị trường cho thấy sự thiếu ổn định. Sự bất ổn

liên quan đến diễn biến trên biển Đông cũng là nhân tố ảnh hưởng đến thị trường BĐS trong nước

tháng qua và các tháng tiếp theo. Do đó, dự báo thị trường sẽ diễn biến với xu hướng tích cực, nhưng

không có biến động mạnh trong vài tháng tới.

Page 20: A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 · Lãi suất đồng USD của các kì hạn ngắn như qua đêm, 1 tuần và các kì hạn dài như 6 tháng và 12 tháng giảm nhẹ từ

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 5/2014

20

Ghi chú

Xin vui lòng tham khảo thêm các “Báo cáo thị trường chứng khoán” định kỳ hàng quý và các

“Báo cáo chuyên đề” của phòng Phân tích dự báo thị trường để có thêm thông tin và phân tích đầy đủ.

Liên hệ

Phòng Phân tích & Dự báo Thị trường,

Trung tâm NCKH-ĐTCK (UBCKNN)

Số 234 Lương Thế Vinh, Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 04-35430667; Fax: 04-35535869

Email: [email protected]

Nhóm nghiên cứu

Ông. Phạm Quang Huy (TP)

Ths. Tô Thị Thiên Nga

Cn. Phạm Thanh Phương

Cn. Lê Thị Trang