2.4. Đào tạo điều tra điền dã. thực tiễn, mạng lưới và ......

26
[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 249 2.4. Đào tạo điều tra điền dã. Thực tiễn, mạng lưới và chiến lược trong hoạt động trồng rau tại vùng ven đô Pierre-Yves Le Meur – VIện Nghiên cứu Phát triển IRD, Emmanuel Pannier – Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp CNRS, Olivier Tessier – Viện Viễn đông Bác Cổ ÉFEO, Trương Hoàng Trương – Đại học Thủ Dầu Một Lớp chuyên đề này nhằm giúp học viên làm quen với các phương pháp và công cụ sử dụng trong nghiên cứu định tính của các ngành khoa học xã hội. Học viên sẽ được giới thiệu các kỹ thuật và phương pháp điều tra điền dã, sau đó sẽ sử dụng các kỹ thuật và phương pháp đó vào thực hiện một nghiên cứu thực địa ngắn với các bước và quy trình nghiên cứu khoa học cụ thể bao gồm từ bước xây dựng đối tượng nghiên cứu cho tới bước xử lý và phân tích các dữ liệu thu thập được từ thực địa. Bài tập điều tra điền dã được thực hiện ở hai địa điểm: xã Liên Nghĩa thuộc huyện Đức Trọng và thôn Quảng Hiệp của xã Hiệp Thạnh. Học viên sẽ nghiên cứu so sánh hai hệ thống trồng rau: hệ thống thâm canh ở sáu trang trại trồng rau quy mô lớn, sử dụng kỹ thuật trồng trên giàn và hệ thống trồng rau chuyên canh, bán thâm canh ở các hộ gia đình có quy mô nhỏ hơn. Các nội dung nghiên cứu được xác định ban đầu như sau: • thực trạng của hai hệ thống trồng rau. • xác định các mối liên hệ giữa hai hệ thống: đó có phải là hai hệ thống không liên quan gì hoặc có liên hệ với nhau hoặc phụ thuộc lẫn nhau? Các mạng lưới cung cấp vật tư và tiêu thụ riêng rẽ với nhau hay chồng chéo giữa hai hệ thống? xác định các yếu tố hạn chế hoặc cạnh tranh trong tiêu thụ, tiếp cận thị trường, quản lý nước, vật tư nông nghiệp, nhân lực,... Học viên được chia thành ba nhóm. Mỗi nhóm có bốn cặp, một giảng viên hướng dẫn

Upload: vankhue

Post on 02-Feb-2018

218 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: 2.4. Đào tạo điều tra điền dã. Thực tiễn, mạng lưới và ... · PDF fileTháng nể Khóa hơc Tam ểụo 2014 AFD [ ]249 2.4. Đào tạo điều tra điền dã

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 249

2.4. Đào tạo điều tra điền dã. Thực tiễn, mạng lưới và chiến

lược trong hoạt động trồng rau tại vùng ven đô

Pierre-Yves Le Meur – VIện Nghiên cứu Phát triển IRD, Emmanuel Pannier – Trung tâm Nghiên cứu khoa học

quốc gia Pháp CNRS, Olivier Tessier – Viện Viễn đông Bác Cổ ÉFEO, Trương Hoàng Trương – Đại học Thủ Dầu Một

Lớp chuyên đề này nhằm giúp học viên làm quen với các phương pháp và công cụ sử dụng trong nghiên cứu định tính của các ngành khoa học xã hội. Học viên sẽ được giới thiệu các kỹ thuật và phương pháp điều tra điền dã, sau đó sẽ sử dụng các kỹ thuật và phương pháp đó vào thực hiện một nghiên cứu thực địa ngắn với các bước và quy trình nghiên cứu khoa học cụ thể bao gồm từ bước xây dựng đối tượng nghiên cứu cho tới bước xử lý và phân tích các dữ liệu thu thập được từ thực địa.

Bài tập điều tra điền dã được thực hiện ở hai địa điểm: xã Liên Nghĩa thuộc huyện Đức Trọng và thôn Quảng Hiệp của xã Hiệp Thạnh.

Học viên sẽ nghiên cứu so sánh hai hệ thống trồng rau: hệ thống thâm canh ở sáu trang trại trồng rau quy mô lớn, sử dụng kỹ thuật

trồng trên giàn và hệ thống trồng rau chuyên canh, bán thâm canh ở các hộ gia đình có quy mô nhỏ hơn.

Các nội dung nghiên cứu được xác định ban đầu như sau:• thực trạng của hai hệ thống trồng rau.• xác định các mối liên hệ giữa hai hệ thống:

đó có phải là hai hệ thống không liên quan gì hoặc có liên hệ với nhau hoặc phụ thuộc lẫn nhau? Các mạng lưới cung cấp vật tư và tiêu thụ riêng rẽ với nhau hay chồng chéo giữa hai hệ thống?

• xác định các yếu tố hạn chế hoặc cạnh tranh trong tiêu thụ, tiếp cận thị trường, quản lý nước, vật tư nông nghiệp, nhân lực,...

Học viên được chia thành ba nhóm. Mỗi nhóm có bốn cặp, một giảng viên hướng dẫn

Page 2: 2.4. Đào tạo điều tra điền dã. Thực tiễn, mạng lưới và ... · PDF fileTháng nể Khóa hơc Tam ểụo 2014 AFD [ ]249 2.4. Đào tạo điều tra điền dã

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD250

và một phiên dịch hỗ trợ trong vòng 3 ngày thực hiện điều tra thực địa.

Lớp học được tổ chức như sau:- một nhóm thực hiện điều tra tại xã Liên

Nghĩa, chủ đề chính bao gồm: sản xuất rau thâm canh tại sáu trang trại của xã – điều tra ban lãnh đạo, công nhân, cửa hàng cung cấp vật tư nông nghiệp, thành viên hợp tác xã; hệ thống tiêu thụ – hoạt động của chợ đầu mối tại huyện: loại rau, giá thu mua của nông dân, dán nhãn, cơ sở thu gom và phân loại, mạng lưới phân phối, khách hàng; vai trò và sự can thiệp của chính quyền (hỗ trợ, quản lý, giám sát) – điều tra cán bộ huyện, phòng nông nghiệp, hội nông dân, hội phụ nữ, v.v...;

- hai nhóm còn lại thực hiện điều tra tại thôn Quảng Hiệp. Mỗi nhóm điều tra một bên đường quốc lộ: điều tra kinh tế hộ gia đình chuyên trồng rau kinh doanh – hộ trồng rau (lịch sử gia đình và các hoạt động kinh tế), cửa hàng vật tư nông nghiệp, vựa thu mua, hộ gia đình bỏ làm nông và chuyển một phần hoặc hoàn toàn sang làm dịch vụ hoặc các hoạt động khác; điều tra về vai trò và sự can thiệp của chính quyền xã thôn.

Trong ngày đầu tiên, các giảng viên sẽ giới thiệu một vài khái niệm cơ bản, cách thức xây dựng “chiến lược” điều tra – lựa chọn công cụ, kỹ thuật và phương pháp điều tra. Trọng tâm của ngày học đầu tiên này sẽ dành cho việc xây dựng phương pháp luận, thủ tục điều tra và bảng gợi ý nội dung điều tra; ngoài ra các giảng viên cũng sẽ giới thiệu chung về hoàn cảnh kinh tế xã hội của địa bàn thực hiện nghiên cứu (xem thêm các bài đọc tham khảo đã được cung cấp tại lớp học).

Ngày học thứ năm sẽ dành cho việc tổng hợp và sắp xếp dữ liệu thu thập được để làm bài báo cáo thu hoạch lớp học vào thứ Ba, ngày 29/7, phần này sẽ làm:

- theo cặp: i) thống kê dữ liệu; ii) sắp xếp dữ liệu theo khung chung của nhóm;

- theo nhóm: i) tổng hợp dữ liệu; ii) phân loại dữ liệu theo chủ đề của nhóm.

Công việc của các giảng viên bao gồm:1) trước khi thực hiện điều tra tại thực địa: xác

định khái niệm, khung phân tích và các lý thuyết-tranh luận có liên quan đến nghiên cứu của lớp;

2) trong ba ngày điền dã: quan sát và hỗ trợ các nhóm thực hiện điều tra (lựa chọn và nắm vững các kỹ thuật điều tra, tương tác với đối tượng phỏng vấn, v.v...). Việc đi cùng với các cặp học viên trong quá trình phỏng vấn và họp nhóm vào cuối ngày sẽ giúp dần xây dựng và xem xét lại đối tượng nghiên cứu đã xác định trên cơ sở các phỏng vấn đã thực hiện cũng như đối chiếu kết quả thực hiện trong ngày của mỗi cặp. Cách làm này giúp học viên hình dung được là giai đoạn điều tra thực địa cũng đồng thời là giai đoạn thực hiện song song việc xử lý thông tin thu được, kết hợp luôn việc rút ra thông tin và đọc thông tin đó. Dữ liệu thu được và báo cáo tại buổi họp cuối ngày sẽ giúp phát triển đối tượng nghiên cứu ngay mà không cần phải đợi đến giai đoạn sau thực địa: phần đánh giá mỗi buổi làm việc sẽ giúp xác định được mức độ xác đáng của các giả thiết cũng như hướng điều tra đặt ra ban đầu. Đối tượng nghiên cứu sẽ được xây dựng dần dần qua quá trình tích lũy năng động như vậy;

3) sử dụng kết quả điều tra: đây là bước khai thác các kết quả thu được từ thực địa, các cặp học viên trong nhóm sẽ cùng thảo luận, cách làm này sẽ giúp học viên quen với việc tích lũy và tổng hợp kết quả.

Một trong những đặc thù của lớp điền dã là các giảng viên tham gia vào nhóm với tư cách là thành viên tích cực chứ không phải là người

Page 3: 2.4. Đào tạo điều tra điền dã. Thực tiễn, mạng lưới và ... · PDF fileTháng nể Khóa hơc Tam ểụo 2014 AFD [ ]249 2.4. Đào tạo điều tra điền dã

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 251

quan sát đơn thuần. Việc tương tác giữa các nhóm không phải là ưu tiên ở giai đoạn thực địa, nhưng đây sẽ là nội dung chính trong ngày làm việc chung của cả ba nhóm để chuẩn bị bài báo cáo tổng kết – các nhóm sẽ cùng làm việc để tìm ra mối liên hệ giữa các dữ liệu và kết quả phân tích của mỗi nhóm. Nội dung báo cáo kết quả của từng nhóm sẽ phải theo đúng các bước đã trình bày ở trên. Kết quả chung của cả lớp sẽ được tổng kết tại chỗ trên cơ sở ý kiến đánh giá của học viên, học viên cũng tự nhận xét về quá trình thực hiện của bản thân và những gì thu được trong ba ngày thực địa: tự phê bình và nhận xét mình đã hiểu và nắm được các phương pháp và kỹ thuật điều tra ở mức độ nào.

(Phần gỡ băng)

Ngày thứ nhất, thứ Năm ngày 24/7

[Olivier Tessier]

Năm nay là năm thứ bảy lớp điền dã được tổ chức trong khuôn khổ Khóa học mùa hè. Lớp chuyên đề của chúng ta sẽ do bốn giảng viên phụ trách. Tôi sẽ giới thiệu ngắn gọn tổ chức lớp học sau đó từng người trong lớp sẽ lần lượt giới thiệu bản thân.

Thách thức của lớp chúng ta là làm sao trong vài ngày thực địa có thể bóc tách và nắm được các bước của một nghiên cứu điền dã; vì thời gian ngắn như vậy nên chúng ta sẽ chủ yếu làm quen được với một bài tập nghiên cứu điền dã vốn bình thường đòi hỏi phải được thực hiện trong vài tháng.

Buổi sáng ngày hôm nay chúng ta sẽ nghe ba bài dẫn nhập và thảo luận do Emmanuel Pannier, Pierre-Yves Le Meur và Trương Hoàng Trương trình bày xoay quanh các vấn đề liên quan đến

đào tạo kỹ thuật và phương pháp điều tra điền dã cũng như các thông tin cơ bản về địa bàn mà chúng ta sẽ thực hiện nghiên cứu.

Chúng ta sẽ thảo luận về nội dung của các bài dẫn nhập đó và nhấn mạnh vào các đặc thù trong quan hệ giữa người nghiên cứu với thực địa. Sau đó lớp sẽ chia thành ba nhóm, mỗi nhóm gồm 4-6 học viên, các nhóm sẽ chuẩn bị khung điều tra và nội dung nghiên cứu mà chúng ta sẽ thực hiện trong tuần này. Các nhóm nhỏ sẽ chia thành cặp, chúng ta sẽ thực hiện điều tra thực địa ngay từ sáng mai. Phần thực địa sẽ kéo dài ba ngày, cuối mỗi ngày các nhóm sẽ họp sơ kết để tập hợp dữ liệu thu được; tùy theo thông tin thu được trong ngày, chúng ta sẽ điều chỉnh các giả thiết đặt ra ban đầu và xác định các hướng nghiên cứu mới. Ở giai đoạn này, chúng ta chưa so sánh kết quả thu được của mỗi nhóm, phần việc này sẽ được thực hiện khi lớp quay về Đà Lạt. Như vậy, khi quay về Đà Lạt, cả lớp sẽ tổng hợp toàn bộ dữ liệu thu được của ba nhóm; đánh giá xem dữ liệu nào vẫn còn là giả thiết, dữ liệu nào là thông tin đã được khẳng định; so sánh kết quả của ba nhóm; xếp loại các dữ liệu chính đóng góp cho vấn đề nghiên cứu mà chúng ta đã xác định từ đầu.

Mục đích chính của chúng ta là học cách xây dựng và điều chỉnh đối tượng nghiên cứu dần dần theo diễn tiến của điều tra thực địa, tạo được một mức độ tự chủ, độc lập nhất định đối với đối tượng nghiên cứu của mình: không ngại thay đổi, điều chỉnh hoặc bổ sung cho đối tượng nghiên cứu của mình nếu dữ liệu thu được từ thực địa cho phép ta làm điều đó.

Giới thiệu giảng viên và học viên (xem thêm thông tin giảng viên và danh sách học viên ở cuối chương)

Page 4: 2.4. Đào tạo điều tra điền dã. Thực tiễn, mạng lưới và ... · PDF fileTháng nể Khóa hơc Tam ểụo 2014 AFD [ ]249 2.4. Đào tạo điều tra điền dã

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD252

2.4.1. Các bước thực hiện một nghiên cứu định tính trên cơ sở điều tra thực địa

[Emmanuel Pannier]

Quy trình nghiên cứu

Trong phần trình bày này, tôi sẽ giới thiệu các bước cụ thể của quy trình nghiên cứu và tập trung vào một số nguyên tắc chủ chốt cả về lý thuyết và thực hành.

Các bước chính trong nghiên cứu nhân học-xã hội?- Xác định đề tài nghiên cứu và vấn đề

nghiên cứu ban đầu – hai yếu tố này sẽ phát triển dần trong quá trình nghiên cứu;

- Xây dựng đối tượng nghiên cứu: tiền thực địa, đọc các nghiên cứu và lý thuyết có liên quan, đánh giá tính khoa học và tính khả thi của đối tượng nghiên cứu, hướng nghiên cứu và các giả thiết có thể đặt ra;

- Lựa chọn phương pháp;- Điều tra thực địa: sử dụng các công cụ và kỹ

thuật thu thập dữ liệu;- Xử lý và phân tích dữ liệu: đọc dữ liệu và

khái quát thành lý thuyết;- Tổng hợp kết quả và viết báo cáo khoa học.

Mặc dù bao gồm các bước cụ thể như vậy nhưng trong quá trình thực hiện, người nghiên cứu không phải thực hiện theo thứ tự lần lượt: điều tra trên thực địa sẽ làm phát triển đối tượng nghiên cứu, các giả thiết và vấn đề nghiên cứu đặt ra ban đầu, v.v... Nghiên cứu định tính đòi hỏi phải có sự trở đi trở lại giữa thực tiễn, lý thuyết, đối tượng nghiên cứu, các hướng nghiên cứu đã đặt ra, các phương pháp nghiên cứu đã lựa chọn và các kết quả nghiên cứu đọc được qua mỗi bước.

Ở đây chúng ta phải nắm rõ ngay từ đầu bốn thuật ngữ quen thuộc trong nghiên cứu khoa

học nhưng đôi khi gây nhầm lẫn: phương pháp, phương pháp (cách) tiếp cận, kỹ thuật và phương pháp luận.

Phương pháp. Là quy trình lô-gic của một ngành khoa học được đưa ra để làm sáng tỏ một thực tiễn và lý thuyết. Phương pháp là tập hợp các nguyên tắc và hoạt động được tổ chức để xác lập các bước cụ thể của một nghiên cứu khoa học nhằm tìm câu trả lời cho các giả thiết được đặt ra trong một vấn đề nghiên cứu và một đối tượng nghiên cứu. Nói một cách cụ thể, phương pháp là một tập hợp các hoạt động và chiến lược mà một người làm nghiên cứu đưa ra để thu thập được thông tin, xây dựng dữ liệu, chứng minh, kiểm chứng và đưa ra các kết quả.

Lấy hai ví dụ cụ thể: - phương pháp diễn dịch, xuất phát từ các

quy luật chung để hướng tới cái riêng, cụ thể;

- phương pháp quy nạp, đi theo con đường ngược lại: trên cơ sở các nghiên cứu trường hợp cụ thể để xây dựng nên một nội dung mang tính chất khái quát.

Hai phương pháp này không bắt buộc phải áp dụng riêng rẽ mà có thể kết hợp trong một nghiên cứu có sự qua lại giữa nghiên cứu trường hợp và khái quát hóa thành khái niệm.

Phương pháp tiếp cận là một cách tư duy trí tuệ không đòi hỏi phải có các bước cụ thể hay một con đường đi riêng biệt: một trường phái tư tưởng, một cách riêng để tiếp cận thực tế quan sát được – phương pháp tiếp cận theo mạng lưới là một ví dụ, phương pháp tiếp cận này phân biệt với Rational Actor  Theory: phương pháp tiếp cận theo mạng lưới đặt các mối quan hệ xã hội giữa các cá nhân vào trọng tâm của tư duy khoa học trong khi Rational Actor Theory tập trung

Page 5: 2.4. Đào tạo điều tra điền dã. Thực tiễn, mạng lưới và ... · PDF fileTháng nể Khóa hơc Tam ểụo 2014 AFD [ ]249 2.4. Đào tạo điều tra điền dã

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 253

vào các cá nhân và những tính toán duy lý của mỗi cá nhân.

Kỹ thuật (công cụ) là một phương tiện cụ thể được sử dụng để đạt được kết quả cho từng phần; nhiều kỹ thuật được phát triển để phục vụ cho phương pháp, nhằm mục đích đạt được kết quả tổng thể về đối tượng nghiên cứu – xây dựng dữ liệu hoặc thu thập thông tin bằng phỏng vấn, bảng hỏi, quan sát, thống kê. Có thể gọi bằng một cách khác là phương pháp xây dựng dữ liệu.

Việc phân biệt phương pháp và công cụ phương pháp luận (hay phương thức xây dựng dữ liệu) là rất quan trọng. Phương pháp là cách tiến hành để đạt đến mục đích và tìm trả lời cho các câu hỏi đặt ra; công cụ là các kỹ thuật được đưa ra sử dụng, kết hợp với nhau để áp dụng phương pháp – bảng gợi ý phỏng vấn mở là một ví dụ về công cụ sử dụng phục vụ cho việc áp dụng phương pháp.

Phương pháp luận là việc nghiên cứu để áp dụng đúng các phương pháp và kỹ thuật đưa ra: suy nghĩ, chiêm nghiệm, đánh giá riêng của người nghiên cứu trên tinh thần phản biện và điều chỉnh.

Xây dựng vấn đề nghiên cứu chung

Vấn đề nghiên cứu được cấu thành từ chủ đề nghiên cứu, bối cảnh chung, các câu hỏi và giả thiết chủ yếu được đặt ra. Vấn đề nghiên cứu trả lời cho câu hỏi kép: ta biết gì và không biết gì về chủ đề nghiên cứu. Các câu hỏi này cần thiết cho việc xây dựng vấn đề nghiên cứu chung. - «Ta biết gì» Bối cảnh chung của nghiên cứu: • môi trường xã hội, chính trị, kinh tế và văn

hóa có liên quan tới đối tượng nghiên cứu; • hoàn cảnh các nghiên cứu trong nước và

quốc tế có liên quan tới chủ đề nghiên cứu;

• cơ sở lý luận: văn liệu có thể tiếp cận, gặp gỡ chuyên gia, các điều tra đã được thực hiện trước đó, các lý thuyết đã được xác lập, v.v...

Trên cơ sở đó, việc làm sáng rõ «ta biết gì» luôn hữu ích: viết, tổ chức hệ thống lại những dữ liệu ta có thể khai thác được từ những nghiên cứu trước đó theo chủ đề và tiểu chủ đề; lập sơ đồ và dàn ý những gì đã biết (việc này sẽ giúp xác định được những gì chưa biết hoặc chưa được đề cập). - «Ta không biết gì» Bao gồm tất cả các câu hỏi mà các nghiên cứu trước đó chưa cung cấp được câu trả lời thỏa đáng (trong khoa học, gọi là «vùng xám») hoặc ta chưa tìm được câu trả lời từ các điều tra và nghiên cứu thực địa mình đã thực hiện.

Nhìn chung, công việc này sẽ giúp chứng minh được tính xác đáng và cần thiết của đề tài nghiên cứu. Lập luận đưa ra phải chứng minh được: đề tài nghiên cứu là đề tài mới vì đề tài đó chưa được đề cập tới dưới góc độ nghiên cứu đề xuất; chủ đề nghiên cứu đã được đề cập nhưng chưa thỏa đáng; các nghiên cứu trước đó đã quá lâu và thực tiễn có nhiều thay đổi, cần phải nghiên cứu bổ sung; tiếp cận được với một số nguồn tư liệu chưa từng được công bố, chẳng hạn một số nguồn tư liệu lưu trữ, v.v...

Việc trình bày bối cảnh chung về khoa học và lý luận phải làm sao xác định được khung lý thuyết, các khái niệm hoặc xu hướng nghiên cứu hiện có, và những gì mà tác giả thực hiện đề tài muốn sử dụng cho nghiên cứu của mình (kể cả sau này có thể phải bỏ không áp dụng, tùy thuộc vào kết quả thu được trên thực địa). Phương pháp tiếp cận khoa học của đề tài dù mới nhưng một phần cũng phải là kết quả của các nghiên cứu và khám phá

Page 6: 2.4. Đào tạo điều tra điền dã. Thực tiễn, mạng lưới và ... · PDF fileTháng nể Khóa hơc Tam ểụo 2014 AFD [ ]249 2.4. Đào tạo điều tra điền dã

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD254

của các tác giả trước, đây sẽ là nền tảng để triển khai một nghiên cứu, chẳng hạn một đề tài luận án tiến sĩ. Vì thế, điều cốt yếu phải làm là thống kê danh mục các nghiên cứu đã thực hiện trước đó trong lĩnh vực nghiên cứu của mình trước khi thực sự bắt tay vào thực hiện đề tài.

Bước ban đầu cần thiết này sẽ giúp có được cách tiếp cận tích lũy, tức là giúp cho người nghiên cứu có thể tìm hiểu và đánh giá được các công trình và kết quả nghiên cứu hiện có. Việc thống kê danh mục các nghiên cứu đã có cũng mở ra cho người nghiên cứu một cái nhìn, một vị thế mang tính đạo đức trong khoa học – nó sẽ là barie ngăn cản những đánh giá chủ quan nếu có về tính độc đáo, mới của các kết quả nghiên cứu đã thu được

– và nâng các bước của quy trình nghiên cứu trên nền tảng của những kiến thức và thành tựu khoa học lên tầm các định đề đã được khẳng định và không cần thiết phải chứng minh lại một lần nữa. Bước này cũng giúp người nghiên cứu đặt đề tài và bước nghiên cứu của mình vào trong mối quan hệ với các dòng tư tưởng và phương pháp tiếp cận khoa học hiện có.

Công việc cuối cùng là trình bày vấn đề nghiên cứu chung, đây sẽ là tổng hợp của hai vấn đề đã phân tích ở trên. Vấn đề nghiên cứu chung sẽ được đi kèm với các giả thiết được xây dựng dưới dạng câu hỏi, mức độ xác đáng của các câu hỏi này sẽ được kiểm chứng ở bước thực địa đầu tiên.

Trình bày vấn đề nghiên cứu chung

• Chủđềchungvàbốicảnh(xãhội,chínhtrị,kinhtế,vănhóa,v.v...)củađềtàinghiêncứu.•Câuhỏichung:câuhỏivềmộtđốitượngnhấtđịnhtrongmộtbốicảnhriêng.• Lýdolựachọnđềtài?• Mốcgiớihạnthờigianvàkhônggian.• Cácnghiêncứukháccóliênquanđếnđềtài,lýthuyếtvàcáckháiniệmcóliênquan.Lý

thuyết phải được dựa trên tổng thể các khái niệm khoa học của chủ đề, lĩnh vực nghiên cứu.

• Câuhỏi.Cụthểhóavấnđềnghiêncứubằngcáccâuhỏirõràngvàchínhxác.Mộtvấnđề nghiên cứu có thể được cụ thể hóa bằng nhiều câu hỏi nghiên cứu; một nghiên cứu được xây dựng cẩn thận là một nghiên cứu chỉ đề cập trực tiếp đến một câu hỏi nghiên cứu.

• Cácgiảthiếtnghiêncứu–làcáccâutrảlờigiảđịnhchocáccâuhỏinghiêncứuđãđặtra.

• Phươngpháp.Trongphầnđặtvấnđề,giớithiệuvấnđềnghiêncứu,cầnchỉrõphươngpháp, các bước tiến hành cũng như cách thức kiểm chứng các giả thiết đã đặt ra.

Nguồn: tác giả; Tremblay và Perrier (2006).

17Khung

Page 7: 2.4. Đào tạo điều tra điền dã. Thực tiễn, mạng lưới và ... · PDF fileTháng nể Khóa hơc Tam ểụo 2014 AFD [ ]249 2.4. Đào tạo điều tra điền dã

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 255

Xây dựng đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là khía cạnh cụ thể sẽ được nghiên cứu, đánh giá, điều tra sẽ tập trung vào đối tượng này và cung cấp thông tin cần thiết để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu đặt ra ban đầu – điều này đòi hỏi phải điều tra những gì diễn ra trong thực tế, thông lệ, tình huống, nơi chốn, con người, v.v...

Đối tượng nghiên cứu trả lời cho câu hỏi chung “ta tìm gì?” (Giordano và Jolibert, 2012); “Nếu chủ đề nghiên cứu xác định một phạm vi nghiên cứu chung (phụ nữ và thể thao, truyền thông và thể thao, tiền bạc và thể thao, v.v...), đối tượng nghiên cứu lại đưa ra một giới hạn chính xác hơn, hẹp hơn về đề tài dự định nghiên cứu, với một vấn đề nghiên cứu cụ thể được xây  dựng.” – xem thêm tại http://staps.univ-lille2.fr/. Nguyên tắc nền tảng ở đây là quan điểm của người nghiên cứu tạo ra đối tượng nghiên cứu chứ không phải theo con đường ngược lại: đối tượng nghiên cứu là kết quả tìm tòi về mặt tri thức của người nghiên cứu nhằm tổng hợp được bối cảnh văn hóa, khoa học của chủ đề nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu chung, các giả thiết, các nguồn tư liệu khả dụng, v.v...

Việc đầu tiên cần làm là đánh giá được mức độ khả thi và xác đáng của đề tài nghiên cứu tùy theo thực tế quan sát được trên thực địa; việc này sẽ được thực hiện ở giai đoạn tiền thực địa.

Giai đoạn tiền thực địa được thực hiện để đánh giá tính xác đáng của đề tài nghiên cứu trên cơ sở quan sát thực tiễn. Người nghiên cứu phải có thái độ cởi mở, tránh có cái nhìn bảo thủ và đóng khung về tư tưởng và phương pháp luận ngay từ khi bắt tay vào thực hiện đề tài. Sau bước tiền thực địa, người nghiên cứu phải có khả năng đánh giá, lật lại

những giả thiết đã đặt ra ban đầu, thậm chí cả đề tài nghiên cứu tổng thể của mình.

Bước tiền thực địa sẽ cho thấy một số câu hỏi và giả thiết ban đầu không xác đáng hoặc không hữu ích đối với đề tài nghiên cứu, và một số câu hỏi mới sẽ xuất hiện. Không có nguyên tắc cụ thể trong việc đánh giá mức độ xác đáng của mỗi câu hỏi nghiên cứu, điều này tùy thuộc vào “kỹ năng, kinh nghiệm” của người nghiên cứu và sự tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu trong giai đoạn xây dựng vấn đề nghiên cứu chung cũng như trong giai đoạn tiền thực địa. Tuy nhiên, tính xác đáng về khoa học của đối tượng nghiên cứu lại gắn với một số yêu cầu đòi hỏi trong thực tiễn nghiên cứu nhân học-xã hội:- xác định bối cảnh chung cho các nhóm xã

hội và thực tiễn xã hội đang có: mỗi một sự việc, một hành vi phải có chỗ đứng trong thời đại của nó cũng như trong khuôn khổ xã hội được xác định để thực hiện nghiên cứu. Do vậy, trong cách tiếp cận đã lựa chọn, người nghiên cứu cũng đọc hành vi cá nhân trong mối quan hệ với các điều kiện xã hội và lịch sử có liên quan;

- công việc xây dựng đối tượng nghiên cứu đòi hỏi phải xác định và tính tới các loại hình tư tưởng. Cần phải dự phòng để tránh mọi sự chệch choạc theo hướng vị chủng (dérives ethnocentristes), theo đó, phải luôn ý thức được rằng, loại hình tư tưởng của nhóm xã hội được nghiên cứu (emic) có khả năng sẽ khác với loại hình tư tưởng của người nghiên cứu (etic).

Ngoài ra, cũng phải đánh giá tính khả thi của đề tài nghiên cứu. Ở đây là đánh giá mức độ khả thi cụ thể của nghiên cứu. Việc đánh giá này tùy thuộc vào điều kiện ràng buộc đối với nghiên cứu, về thời gian, tài chính, số lượng điều tra viên tham gia, các điều kiện tiếp cận với thực địa và các nguồn thông tin dữ liệu

Page 8: 2.4. Đào tạo điều tra điền dã. Thực tiễn, mạng lưới và ... · PDF fileTháng nể Khóa hơc Tam ểụo 2014 AFD [ ]249 2.4. Đào tạo điều tra điền dã

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD256

khả dụng. Ta sẽ xem xét hai điều kiện cuối cùng này.

Để xác định được đối tượng nghiên cứu cần phải thống kê lại các nguồn thông tin và kết quả nghiên cứu đã có. Bất kỳ một nghiên cứu hay báo cáo khoa học nào cũng phải được dựa trên việc khai thác các chất liệu thô, dữ liệu sơ cấp hoặc thứ cấp, các nguồn tài liệu thành văn hoặc truyền miệng. Về bản chất, các nguồn thông tin, dữ liệu cũng như thực địa nghiên cứu có thể sử dụng được là vô cùng đa dạng, phong phú, tùy thuộc vào ngành nghiên cứu nói chung và đề tài nghiên cứu cụ thể nói riêng. Ở đây có thể phân biệt hai nguồn. - Đối với các nguồn đã có từ trước (thường là

các nguồn tư liệu viết hoặc cố định – phim, ảnh, bản ghi âm), cần phải xem xét về mức độ khả dụng, khả năng tiếp cận, số lượng có thể sử dụng. Chẳng hạn, đối với nguồn tư liệu lưu trữ của các làng có từ thời thực dân ở Việt Nam, nguồn này vô cùng lớn, sẽ là không tưởng nếu muốn khai thác toàn bộ: vì vậy, việc lựa chọn một phần từ nguồn này là cần thiết và có thể dựa trên các tiêu chí về địa lý, thời gian, hoặc chủ đề, v.v...

- Đối với các nguồn tư liệu gốc – do các nhà nghiên cứu thu thập được qua phỏng vấn, quan sát, điều tra có hệ thống, tổng hợp các dữ liệu thống kê đơn lẻ, ảnh, bản đồ, v.v... – cần phải xem xét các điều kiện và khả năng có thể xây dựng được các tư liệu đó. Giới hạn này là do năng lực của chính chúng ta đặt ra, nhưng cũng do một không gian tự do xác định có liên quan tới môi trường xã hội, chính trị, thể chế và vật chất đặt ra – đối với một nhà nhân học muốn nghiên cứu đến các tập tục thường có trước mỗi vụ cấy chẳng hạn, khả năng quan sát trực tiếp của người nghiên cứu sẽ bị giới hạn bởi số vụ lúa mỗi năm.

Làm chủ được yếu tố thời gian là một điểm quan trọng khác.

Lập tiến độ nghiên cứu tức là đặt ra các mốc thời gian cho các công việc cụ thể. Việc này không dễ thực hiện vì thường xác định mốc thời gian cho những việc đã làm thì dễ hơn xác định mốc thời gian cho những việc sẽ phải làm. Ngoài ra còn phải tính đến nhiều yếu tố khác nhau: - tổng thời gian có cho đề tài do người

nghiên cứu tự đặt ra hoặc theo yêu cầu; - tần suất và thời gian của các đợt thực địa;- các sự kiện quan trọng liên quan tới chương

trình nghiên cứu tổng thể - đặc biệt là các hội thảo, hội thảo khoa học, các đợt tham gia giảng dạy, v.v...;

- thời gian của người phụ trách chương trình nghiên cứu;

- các khoảng thời gian ít hoạt động của các trường đại học và viện nghiên cứu;

- các vấn đề cá nhân/gia đình của bản thân người nghiên cứu.

Tóm lại, cần phải xây dựng đối tượng nghiên cứu trên cơ sở xem xét tính xác đáng và khả thi của đề tài, điều này sẽ giúp tránh được tình trạng bực mình khi rơi vào:- một đối tượng nghiên cứu quá rộng và khó

xác định giới hạn;- một đối tượng nghiên cứu quá hẹp hoặc

phiến diện.

Khi xác định các trục nghiên cứu và xây dựng giả thiết, điều quan trọng nữa cần làm là chú ý đến hai nguy cơ lớn: cố gắng nghiên cứu triệt để, điều này là ảo tưởng và còn làm cho dự án không khả thi; đưa ra các trục nghiên cứu quá tản mát, không thực sự liên quan với nhau: quan hệ phụ thuộc và logic giữa các trục nghiên cứu sẽ tạo ra độ kết dính và giá trị của đề tài. Để tránh rơi vào hai tình huống này, người nghiên cứu phải gắn mỗi

Page 9: 2.4. Đào tạo điều tra điền dã. Thực tiễn, mạng lưới và ... · PDF fileTháng nể Khóa hơc Tam ểụo 2014 AFD [ ]249 2.4. Đào tạo điều tra điền dã

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 257

trục nghiên cứu mà mình đưa ra với một hay nhiều giả thiết nghiên cứu sẽ được khẳng định hoặc bác bỏ trong quá trình nghiên cứu.

Sử dụng cách nói ẩn dụ «đường mòn nghiên cứu» trong tiếng Pháp (piste de recherche) là rất đúng. Ta thăm dò con «đường mòn» và trong suốt quá trình thực hiện, người nghiên cứu bị đặt trước nhiều lựa chọn. Và cuối cùng, ta có thể bỏ con đường đã đi đó (vì có những trở ngại không vượt qua được, vì quá xa so với hướng đi mong muốn ban đầu) và mở ra một con đường mới.

Cuối cùng, đối tượng nghiên cứu và những phân tích sẽ có được dần dần qua quá trình nghiên cứu, thông qua việc phản hồi theo kiểu feed-back trở đi trở lại, người nghiên cứu sẽ tự quan sát mình trong quá trình tư duy, lật đi lật lại vấn đề, đặt ra khoảng cách giữa bản thân mình và đối tượng nghiên cứu nhằm quan sát thật khách quan, và luôn có cái nhìn phản biện đối với các giả thiết mình đã đặt ra hoặc các kết quả mình đọc được. Đây quả thực là một thách thức lớn cho những người nghiên cứu trẻ và các sinh viên! Trong thực tiễn, xây dựng đối tượng nghiên cứu đòi hỏi phải có sự trở đi trở lại thường xuyên, liên tục giữa việc nghiên cứu lý thuyết và quan sát thực tiễn. Theo P. Bourdieu (1972), cần phải phê bình việc phân chia và phân biệt lý thuyết/thực hành như hiện nay vẫn làm trong các nghiên cứu khoa học: phân chia và phân biệt như vậy là do hiểu sai về mối quan hệ giữa «lý thuyết» vốn có được từ việc tổng hợp các kiến thức sách vở và phương pháp tiếp cận thực địa vốn được tư duy ngoài quá trình xây dựng đối tượng nghiên cứu. Nói một cách

cụ thể, giai đoạn điều tra thực địa đã bao hàm luôn việc xử lý đồng thời và đọc các thông tin thu được, công việc này đòi hỏi phải nắm được khung lý thuyết và các khái niệm cốt yếu: «thực địa quan sát được và kết quả đọc được chồng lên nhau, trộn vào nhau và trả lời cho nhau» (Olivier de Sardan, 2008). Ngay cả ở giai đoạn lấy dữ liệu, người nghiên cứu cũng đã phải thường xuyên cố gắng phân tích, phải ý thức được để tránh sai lệch trong việc đọc kết quả (Olivier de Sardan, 1996). Sau đó, khi quay về «văn phòng» để xử lý dữ liệu thu được qua điều tra (gỡ băng ghi âm), các yếu tố thu thập được (dữ liệu và kết quả đọc dữ liệu) sẽ được đối chiếu, so sánh, kết nối với nhau, sau đó đối chiếu với khung lý thuyết và khái niệm. Đây là cấp độ phân tích thứ hai, cho phép người nghiên cứu đặt ra một khoảng cách xa hơn với thực địa nghiên cứu. Quy trình làm việc như thế có sự hòa trộn nhưng không lẫn lộn giữa lý thuyết và thực địa sẽ giúp phát triển đối tượng nghiên cứu mà không cần phải đợi đến bước xử lý cuối cùng và bước phân tích hậu thực địa: theo đó, tính xác đáng của các giả thiết ban đầu, của khung điều tra và của các phân tích đã thực hiện sẽ được đánh giá ngay, và nếu cần có thể phải xác định lại ngay trong quá trình thực hiện các công việc theo tiến độ. Chính vì thế, chúng tôi cho rằng «giai đoạn lấy dữ liệu có thể được coi là quá trính tái cấu trúc không ngừng vấn đề nghiên cứu chung của đề tài, đặt trong sự tiếp xúc với chính bản thân các dữ liệu đó, và cũng có thể coi là việc liên tục sắp xếp lại khung phân tích trên cơ sở tích lũy các yếu tố từ thực địa». (Olivier de Sardan, 1995).

Page 10: 2.4. Đào tạo điều tra điền dã. Thực tiễn, mạng lưới và ... · PDF fileTháng nể Khóa hơc Tam ểụo 2014 AFD [ ]249 2.4. Đào tạo điều tra điền dã

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD258

Từ xây dựng vấn đề nghiên cứu đến thực địa

t v n chung

Các gi thi t ban u

Ti n th c a (ti n- i u tra)

Các gi thi t c xây d ng

Các ph ng pháp i u tra

Các công c nghiên c u chung

Tr c an xuyên

Th c a

B i c nh v n hóa V n hóa khoa h c

i m lu n

Các kh n ng và nh ng bó bu c : - Thời gian- Tài chính - V n hóa - Ngôn ng

Các ngu n có th huy ng : - Nói- Viết

X l các d ki n Các gi i thích mang tính khai phá

Ti n trình : t t v n n th c a

Các ph ng pháp i u tra

Các ph ng pháp i u tra

Các công c i u tra

Các công c nghiên c u

Các công c nghiên c u

Các công c nghiên c u

Tr c 1

Tr c 2

Tr c3

Đối tượng nghiên cứu

Phảnhồi

Nguồn: Culas và Tessier (2008).

36Sơ đồ

Lựa chọn và «tự tạo» phương pháp cho bản thân

Như đã nói ở trên, phương pháp nghiên cứu là quy trình lên kế hoạch điều tra chi tiết để tìm câu trả lời cho các giả thiết đặt ra ban đầu trong khuôn khổ một vấn đề nghiên cứu và một đối tượng nghiên cứu được xác định rõ

ràng. Phương pháp nghiên cứu bao gồm cả các phương pháp thu thập dữ liệu và phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu.

Trong mọi trường hợp, không có một công thức chung về phương pháp luận: không có phương pháp định sẵn cho một nghiên cứu cụ thể mà nhà nghiên cứu có thể áp dụng

Page 11: 2.4. Đào tạo điều tra điền dã. Thực tiễn, mạng lưới và ... · PDF fileTháng nể Khóa hơc Tam ểụo 2014 AFD [ ]249 2.4. Đào tạo điều tra điền dã

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 259

ngay không cần điều chỉnh gì thêm. Vì vậy, cần phải lựa chọn và điều chỉnh phương pháp nghiên cứu theo đề tài đã chọn, các câu hỏi đã đặt ra và cần tìm câu trả lời, theo loại dữ liệu cần thu thập và loại dữ liệu có thể tiếp cận được. Cuối cùng, người nghiên cứu cũng phải giải trình được lý do tại sao mình lại lựa chọn phương pháp nghiên cứu đó, trên cơ sở đề tài nghiên cứu của mình và những gì quan sát được trong thực tiễn. Tuy nhiên, nếu như mỗi phương pháp chỉ áp dụng được với một đề tài cụ thể, nhìn chung vẫn có các quy tắc có thể áp dụng chung. Xin liệt kê ra đây sáu phương pháp có thể sử dụng trong các ngành khoa học xã hội.- Phương pháp quy nạp và phương pháp

diễn dịch đã giới thiệu ở trên. Hai phương pháp này có thể kết hợp được trong một hệ thống nghiên cứu có sự trở đi trở lại giữa nghiên cứu trường hợp và nghiên cứu khái quát.

- Phương pháp phân tích: phương pháp này bóc tách đối tượng nghiên cứu từ mức độ phức tạp nhất đến mức độ đơn giản nhất. Hình ảnh minh họa hùng hồn nhất cho phương pháp này là hình ảnh một nhà hóa học cầm một vật trên tay, sau đó bóc tách vật đó tới từng nguyên tử, rồi tới từng hạt nhân rồi tới từng hạt cơ bản để cuối cùng chạm tới tinh chất của vật đó.

- Phương pháp lâm sàng: phương pháp này nhìn chung được sử dụng trong nghiên cứu xã hội học và nhân học. Phương pháp này giúp quan sát trực tiếp đối tượng nghiên cứu trong quá trình phát triển và biến đổi của nó. Đây là sự quan sát trực tiếp, không có giao diện, không có trung gian, người nghiên cứu ở trong tư thế đối diện với đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này dựa trên việc sử dụng phối hợp các nguyên tắc của hai phương pháp quy nạp và diễn dịch.

- Phương pháp thử nghiệm: phương pháp này ít được sử dụng trong nghiên cứu nhân học và xã hội học vì khó đưa mẫu nghiên cứu vào tình huống « phòng thí nghiệm». Phương pháp này được sử dụng trong ngành tâm lý nhi và tâm lý nói chung.

- Phương pháp thống kê: được sử dụng nhiều hơn trong xã hội học định tính và nhân khẩu học.

Các phương pháp tiếp cận chung này có thể được xem xét và áp dụng rất đa dạng, có thể kể đến phương pháp điều tra thực địa và phương pháp định tính, hai cách tiếp cận này «(...) liên quan đến một phương pháp nghiên cứu quan tâm đến ý nghĩa và quan sát một hiện tượng xã hội trong môi trường tự nhiên của nó. Hai cách tiếp cận này được sử dụng để xử lý các dữ liệu khó định lượng. Tất nhiên, hai cách tiếp cận này không bỏ qua các con số hoặc thống kê, nhưng không dành cho các yếu tố này vị trí hàng đầu» (Beaud và Weber, 2010).

Ở lớp chuyên đề này, chúng ta sẽ thực hiện một điều tra ngắn tại chỗ với một đối tượng nghiên cứu cụ thể – hoạt động sản xuất và kinh doanh rau quả ở hai địa phương – đối tượng nghiên cứu này được đặt trong một bối cảnh rộng hơn – ngành trồng rau của Đà Lạt - thông qua tìm hiểu hai hệ thống sản xuất.

Trước tiên, chúng ta sẽ bàn việc thu thập dữ liệu: nguồn và thực địa.

«Điều tra thực địa hay còn gọi là điều tra nhân học-xã hội luôn dựa trên việc kết hợp bốn hình thức thu thập dữ liệu: quan sát tham gia (người điều tra tham gia vào cuộc sống của địa bàn điều tra trong thời gian dài), phỏng vấn sâu (trò chuyện tương tác với người được phỏng vấn do người nghiên cứu gợi ra), rà soát (sử dụng các công cụ điều tra hệ thống), và thu thập các nguồn tư liệu viết» (Olivier De Sardan, 1995).

Page 12: 2.4. Đào tạo điều tra điền dã. Thực tiễn, mạng lưới và ... · PDF fileTháng nể Khóa hơc Tam ểụo 2014 AFD [ ]249 2.4. Đào tạo điều tra điền dã

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD260

- Quan sát tham gia. «Qua thời gian dài sống tại địa bàn nghiên

cứu (và thường đi cùng với việc học tiếng địa phương), nhà nhân học «cọ sát» với chính thực tế mình muốn nghiên cứu. (…) Có thể tách tình huống chung này thành hai tình huống khác biệt: tình huống thứ nhất, người nghiên cứu trong vị thế quan sát (người nghiên cứu chỉ là người chứng kiến); tình huống thứ hai là tình huống tương tác (người nghiên cứu là bạn cùng diễn). Thông thường, các tình huống xảy ra trong thực tế đều có sự kết hợp ở các mức độ khác nhau của hai tình huống này».

Người nghiên cứu sẽ «ghi chép, tại chỗ hoặc sau này, và sẽ tìm cách lưu các dữ liệu thu được dưới dạng bản viết hoặc bản ghi (ghi âm, ghi hình) – các ghi chép này sẽ thành bộ tư liệu

và được tìm tòi, xử lý về sau này, hoặc sử dụng một phần để làm các mô tả trong báo cáo kết quả nghiên cứu cuối cùng. Bộ tư liệu thô này không phải là tư liệu lưu trữ như trong nghiên cứu của các nhà sử học, nó sẽ bao gồm các sổ nhật ký điền dã, trong đó, người nghiên cứu ghi rõ, cụ thể và có hệ thống những gì mình thấy và những gì mình nghe được».

«Không chỉ là một người chứng kiến đơn thuần, người nghiên cứu còn ở trong một quan hệ thường trực với các quan hệ xã hội có lời và không có lời ở thực địa nghiên cứu, có những quan hệ đơn giản và những quan hệ phức tạp: chuyện trò hai người, chuyện phiếm, trò chơi, v.v... Trong quá trình trò chuyện bình thường, người nghiên cứu sẽ dần đưa các vấn đề mình cần tìm hiểu vào trong câu chuyện, «kết hợp các hình thức trò chuyện

Điều tra thực địa và phương pháp định tính: mục tiêu, lợi ích và nguyên tắc

Nguồn: tác giả.

18Khung

Mục tiêu- Thu được các dữ liệu chính xác về thực tế và hành vi cụ thể của con người, hiểu được một

hiện tượng từ biểu hiện thực tế, nắm bắt được các hành động, mối quan hệ và tương tác trong các tình huống riêng và thực;

- Hiểu được chi tiết các thái độ, hành vi, động lực, logic và trao đổi giữa các tác nhân trong một bối cảnh cụ thể;

- Thiết lập lại được quan điểm của những người được điều tra.Lợi ích- Phân tích sâu đối tượng nghiên cứu;- Làm rõ được các cơ chế vận hành và sự đa dạng của các yếu tố có thể;- Đề xuất một hành động phù hợp cho thực tế quan sát được, vì đó là hành động dựa trên

thực tế.Nguyên tắc- Sống trong thực tế nghiên cứu;- Trải nghiệm thời gian dài (điền dã);- Tạo quan hệ gần gũi và tin cậy với những người được điều tra;- Chia sẻ cuộc sống hàng ngày với những người được điều tra;- Tham gia vào các hoạt động với những người được điều tra.

Page 13: 2.4. Đào tạo điều tra điền dã. Thực tiễn, mạng lưới và ... · PDF fileTháng nể Khóa hơc Tam ểụo 2014 AFD [ ]249 2.4. Đào tạo điều tra điền dã

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 261

hàng ngày», gặp gỡ con người ở địa phương trong cuộc sống hàng ngày của họ, trong thế giới «hành vi ứng xử tự nhiên» của họ. Rất nhiều câu nói, cách nói trong câu chuyện bình thường mà người nghiên cứu tham gia có thể mang lại sự đóng góp cho sự tìm hiểu khoa học của mình, tức là liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới đề tài nghiên cứu» (…) «Người nghiên cứu sẽ cố gắng (…) chuyển những nội dung tương tác mà mình thấy có giá trị thành dữ liệu nghiên cứu, (…) sắp xếp phân loại và mô tả các dữ liệu đó (…)».

- Phỏng vấn. «Việc thu thập dữ liệu trên cơ sở chuyện trò

với người địa phương là yếu tố trung tâm của bất kỳ một nghiên cứu thực địa nào. Phương pháp quan sát tham gia không giúp tiếp cận được với nhiều thông tin có ích: vì thế, cần phải sử dụng đến sự hiểu biết hay ký ức của người địa phương; hơn nữa, cảm nhận, suy nghĩ của các tác nhân tại địa phương là một yếu tố không thể thiếu trong việc tìm hiểu xã hội. Hiểu được “quan điểm” của mỗi tác nhân xét về một mặt nào đó là một tham vọng lớn của ngành nhân học. Phỏng vấn sâu nhìn chung vẫn là một phương pháp được ưu tiên, thường ít tốn kém nhất, để thu được dữ liệu cho phép ta tiếp cận được với cảm nhận và suy nghĩ của người trong cuộc (emic), bản xứ, địa phương. Ghi chép từ các cuộc phỏng vấn và nội dung ghi âm sẽ là phần cốt yếu của dữ liệu nghiên cứu.»

Emmanuel Pannier giới thiệu một số kỹ thuật phỏng vấn: xin ý kiến và kể chuyện; phỏng vấn tương tác; phỏng vấn trò chuyện, phỏng vấn và thời gian phỏng vấn.

Cần phân biệt rõ hai loại câu hỏi. Câu hỏi của người nghiên cứu – «câu hỏi văn phòng» – và

câu hỏi phỏng vấn, đặt cho người tham gia phỏng vấn – câu hỏi thực địa; «(...) các câu hỏi mà người nghiên cứu đặt ra cho mình thường liên quan đặc thù tới vấn đề nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và ngôn ngữ của bản thân. Các câu hỏi này chỉ có giá trị trong phạm vi ý nghĩa của chúng và không có ý nghĩa tức thời đối với người được hỏi trong cuộc phỏng vấn. Chính vì vậy, cần phải chuyển các câu hỏi nghiên cứu đó thành câu hỏi mang đến ý nghĩa cho người trả lời phỏng vấn ở thực địa. Chính ở bước này, những kỹ năng “phi chính thức” có được qua việc quan sát tham gia (chẳng hạn qua những gì khó hiểu và chưa hiểu được ở những lần phỏng vấn đầu tiên) sẽ được sử dụng lại, thường là vô thức, để trò chuyện với người được phỏng vấn về chính cuộc sống của họ, theo mã ngôn ngữ của họ». (Olivier de Sardan 1995).

Thách thức ở đây là làm sao diễn dịch được và chuyển hóa được từ những mục nội dung, chủ để và những câu hỏi mà người nghiên cứu đặt ra cho mình, ngoài hoàn cảnh giao tiếp thực tế với người được phỏng vấn thành những câu hỏi phỏng vấn phù hợp với thực tế, kinh nghiệm và phạm trù ý nghĩa của người trả lời. Công việc này đòi hỏi người nghiên cứu phải có kiến thức tối thiểu về thực địa nghiên cứu của mình.- Kỹ thuật rà soát, tập hợp dữ liệu. «Khi thực hiện các kỹ thuật quan sát hoặc

phỏng vấn sâu, đôi khi người nghiên cứu phải sử dụng một số kỹ thuật thu thập dữ liệu đặc biệt, các kỹ thuật này được gọi là « kỹ thuật rà soát, tập hợp dữ liệu »: xây dựng một cách có hệ thống logic các dữ liệu sâu với số lượng xác định – thống kê, lập danh mục, bản đồ, cây phả hệ...».

Các kỹ thuật rà soát, tập hợp dữ liệu này cung cấp cho ta dữ liệu bằng số, và như vậy, cho ta thêm phương diện “định tính”: một lượng lớn các dữ liệu được tổng hợp trong các tập hợp dữ liệu con.

Page 14: 2.4. Đào tạo điều tra điền dã. Thực tiễn, mạng lưới và ... · PDF fileTháng nể Khóa hơc Tam ểụo 2014 AFD [ ]249 2.4. Đào tạo điều tra điền dã

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD262

«Kỹ thuật rà soát, tập hợp dữ liệu là các kỹ thuật quan sát và đo lường mà người nghiên cứu tự làm tại thực địa, để làm sao dữ liệu thu được phản ánh thật sát được vấn đề nghiên cứu (vốn không cố định mà phát triển dần qua quá trình nghiên cứu), các câu hỏi nghiên cứu (luôn được điều chỉnh, cập nhật), kiến thức về thực địa nghiên cứu (tương đối tổng hợp).».

- Các nguồn tư liệu viết. «Mặc dù khá cổ điển và không đặc thù với

điều tra thực địa, nhưng không nên giảm thiểu tác dụng của các nguồn tư liệu viết»: nguồn văn liệu các nghiên cứu khoa học đã được thực hiện, nguồn “tư liệu xám” (báo cáo, đánh giá, luận văn thạc sĩ, v.v.), báo chí, tư liệu lưu trữ từ nguồn địa phương (vở học sinh, thư từ, sổ sách kế toán, v.v...), v.v...

Thu thập dữ liệuS n xu t d li u

Giả thiếtkhái niệmnghiên cứu

Th c t NguồnCách thức thu thập dữ liệu

Quan sát

Phỏng vấn

Đối chiếu

Nguồn sốliệu viết

NC tìnhhuống

Câu h i trong nghiên c u :

t v n

« Hai chi u »

Đặt mình vào

Tham chiếu lý thuyết và văn hóa khoa học

Dữ liệu thu thập được

Nguồn: các tác giả.

37Sơ đồ

Page 15: 2.4. Đào tạo điều tra điền dã. Thực tiễn, mạng lưới và ... · PDF fileTháng nể Khóa hơc Tam ểụo 2014 AFD [ ]249 2.4. Đào tạo điều tra điền dã

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 263

«Một số dữ liệu được thu thập từ trước khi thực hiện điều tra thực địa và lập giả thiết ban đầu của nghiên cứu cũng như trước khi đưa ra các câu hỏi nghiên cứu riêng của đề tài; một số dữ liệu khác thì không thể tách rời khỏi điều tra thực địa – tư liệu viết của người địa

phương, tư liệu lưu trữ, báo chí địa phương... – một số khác nữa có thể được tìm thấy từ các nguồn độc lập, hoặc khác hẳn hoặc bổ sung cho tư liệu thu được từ điều tra thực địa – báo chí, lưu trữ». (Olivier de Sardan 1995).

Từ thực tế tới kết quả nghiên cứuS n xu t s li u

Diễn giải vàkhái niệmnghiên cứu

t v n

TH M NHU N

Ph ng v n

Quan sát

i chi u T li u

vi t

Nghiên c u tình hu ng

Nghe nhìn

Thực tếthamchiếu

Số liệuđưa ra

Sản phẩmkhoa học

Tham chiếu lý thuyết - văn hóa khoa học

Diễn giải vàkhái niệmphân tích

Nguồn: Olivier de Sardan (2008).

38Sơ đồ

Page 16: 2.4. Đào tạo điều tra điền dã. Thực tiễn, mạng lưới và ... · PDF fileTháng nể Khóa hơc Tam ểụo 2014 AFD [ ]249 2.4. Đào tạo điều tra điền dã

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD264

Xử lý và phân tích dữ liệu: sắp xếp, đọc và lý thuyết hóa dữ liệu

Cần phải thực hiện những thao tác nào đối với dữ liệu thu thập được?- Sắp xếp dữ liệu, thống kê các loại dữ liệu

đã tích lũy được từ các nguồn khác nhau: dữ liệu thu được từ quan sát, từ phỏng vấn sâu, từ thảo luận, từ các nguồn tư liệu viết, từ các bài viết khoa học.

- Tổ chức lại mỗi nhóm dữ liệu: xem và ghi lại mỗi cuộc phỏng vấn, các nội dung và bình luận đã ghi vào sổ trong quá trình phỏng vấn và điều tra thực địa, quan sát tình huống, thực tế và sự kiện tại thực địa, các nguồn tư liệu viết. Sau đó, phải thực hiện số hóa toàn bộ các nhóm dữ liệu quan trọng – mỗi nhóm phải được lưu dưới một file riêng.

- Tổ chức, sắp xếp và lựa chọn thông tin theo nhóm nội dung lớn (lập cơ sở dữ liệu database): lập khung sắp xếp dữ liệu theo nhóm nội dung lớn và sau đó nhập dữ liệu vào khung phù hợp với từng nguồn; trích xuất thông tin từ mỗi nhóm để sắp xếp theo chủ đề.

- So sánh và đối chiếu các nhóm dữ liệu: đối chiếu và so sánh dữ liệu.

Đối chiếu chéo dữ liệu là việc quan trọng khi điều tra thực địa: cần phải so sánh và đối chiếu các thông tin thu được từ cùng một nguồn (thông tin thu được về cùng một vấn đề nhưng từ nhiều cuộc phỏng vấn) hoặc từ nhiều nguồn khác nhau (quan sát trực tiếp từ thực tế, các nguồn tài liệu bằng văn bản, dữ liệu thu được từ việc rà soát các nguồn, lời kể). Đây là yếu tố đảm bảo sự khắt khe trong sàng lọc thông tin, lấy được cái lõi, cái thực trong vô số các biểu hiện khác nhau của thực tiễn nghiên cứu. Thông tin xuất phát từ một người hoặc một nguồn hiếm khi đủ để tạo ra được

các dữ liệu vững chắc, cần phải kiểm chứng và đối chiếu so sánh với các nguồn khác.

Ví dụ. Khi nói về việc đổi công, thường người kể hay có xu hướng lý tưởng hóa hình thức này, và việc đổi công thường được mô tả là vô tư, không vụ lợi, và là hình thức phổ biến. Tuy nhiên, quan sát trực tiếp từ thực tế và thống kê các nhóm đổi công vào vụ cấy và vụ gặt cho thấy hình thức đổi công này không hẳn giống như qua lời kể, thường không phải là phổ biến và có sự bắt buộc, qua việc quan sát và thống kê như vậy, người nghiên cứu thu được dữ liệu đáng tin cậy hơn về các mạng lưới quan hệ xã hội ở địa phương (họ hàng, láng giềng) ẩn phía sau quan hệ đổi công đó.

Tương tự như vậy, việc đi đi về về trong quá trình nghiên cứu thực địa cũng là một phương tiện hiệu quả giúp thu được các dữ liệu xác đáng và thực hiện được các phân tích phản biện tốt. Việc đi đi về về giữa phòng làm việc và thực địa giúp cho người nghiên cứu kết hợp được một cách hiệu quả những gì thu được qua trải nghiệm cuộc sống tại địa phương ở phạm vi gần và những gì phân tích được qua việc đặt mình ở vị trí người quan sát phía ngoài, và từ đó, thực hiện được «(...) việc liên tục xây dựng và điều chỉnh vấn đề nghiên cứu trên cơ sở tiếp xúc với [các dữ liệu thu được] và (...) điều chỉnh lại khung đọc kết quả dần dần theo những dữ liệu thực tế tích lũy được» (Olivier de Sardan, 1995).

Mỗi quy trình phương pháp luận là kết quả của nỗ lực xây dựng cá nhân và không đem áp dụng được cho nghiên cứu khác

Một trong những thách thức chủ yếu trong nghiên cứu thực địa là xây dựng được một quy trình phương pháp luận xác đáng, phù hợp với nghiên cứu để thu được các dữ liệu chắc chắn, khoa học và tìm giải đáp cho những câu hỏi đã đặt ra. Công việc này

Page 17: 2.4. Đào tạo điều tra điền dã. Thực tiễn, mạng lưới và ... · PDF fileTháng nể Khóa hơc Tam ểụo 2014 AFD [ ]249 2.4. Đào tạo điều tra điền dã

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 265

thường là công việc cá nhân, là kết quả của việc tìm tòi, phân tích từ rất nhiều các định đề và giả thuyết cũng như đối chiếu với thực tế và điều kiện thực tế tại thực địa:- mỗi một điều tra thực địa đều là một điều tra

riêng biệt: nguy cơ thường có là lấy những gì áp dụng cho điều tra này và biến thành một «công thức nấu ăn» chung; trong các ngành khoa học xã hội, không thể có một khung hay hướng phương pháp luận nào được xây dựng như những công cụ độc lập, tức là không liên quan tới một vấn đề nghiên cứu cụ thể nào và tách rời với thực tiễn nghiên cứu; vì vật, mỗi phương pháp, mỗi thao tác kỹ thuật chỉ có thể áp dụng được cho một nghiên cứu và không thể áp dụng toàn bộ một cách máy móc cho một nghiên cứu khác.

Cũng phải nhắc nhở thêm về tầm quan trọng của việc phải ý thức rõ về sự khác nhau giữa «phương pháp luận» và «các công cụ phương pháp luận» – công cụ phục vụ cho phương pháp luận. Một cách cụ thể hơn, khi ta nói «Tôi sẽ thực hiện điều tra thực địa và tiến hành phỏng vấn» thì đó không phải là diễn giải về phương pháp nghiên cứu chung mà chỉ nói đến một cách tiếp cận chung và định ra một công cụ phục vụ cho nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu sẽ là các chiến lược mà người nghiên cứu lựa chọn để thực hiện điều tra theo các cách riêng biệt của mình, có sử dụng (và phối hợp) các công cụ phương pháp luận khác nhau để thu thập dữ liệu và đọc kết quả nghiên cứu.

Cuối cùng, hãy luôn nhớ là «Không nên lựa chọn phương pháp trên cơ sở các đánh giá mang tính kỹ thuật. Mỗi phương pháp tương ứng với một cách tiếp cận, một cách nhìn đối với thực tế xã hội, và do vậy, nó phải tương ứng với lựa chọn của người nghiên cứu» (Touraine, 1984), tất cả các yếu tố này phải được xem

xét một cách khách quan để tránh tình trạng bị rơi vào các lựa chọn chỉ dựa trên các đánh giá khoa học của riêng mình. Thực tế xã hội luôn được người nghiên cứu đề cập đến từ một cách nhìn và một quan điểm riêng, điều này là không thể phủ nhận, nhưng bản thân người nghiên cứu cũng luôn phải ý thức được điều đó.- Ảo tưởng về sự khách quan tuyệt đối: lựa

chọn nguồn thông tin không bao giờ là lựa chọn đơn chiều.

«Hẳn nhiên, dữ liệu, theo cách hiểu mà chúng ta bàn đến ở đây, không phải là các «mảnh của thực tế» được thu thập và bảo quản nguyên bản (ảo tưởng lạc quan), cũng không phải là hình ảnh đơn thuần mà người nghiên cứu dựng lên từ trong tâm tưởng hay từ sự nhạy cảm của mình (ảo tưởng chủ quan). Dữ liệu là kết quả của việc biến thành dấu vết khách quan của các “mảnh của thực tế” mà người nghiên cứu đã lựa chọn và cảm nhận». (Olivier de Sardan, 1995).

Ý tưởng về một sự khách quan nội tại của các dữ liệu thô – mà người ta gán cho chúng - là hoàn toàn ảo tưởng, lý do là các dữ liệu này khó mà không bị vượt qua bởi những sai lệch không thể tránh khỏi, vốn là kết quả từ bộ lọc theo lăng kính của người quan sát –. Chính bản thân người quan sát sẽ tự mình lựa chọn các tiêu chí sắp xếp dữ liệu, nhóm và phân loại chúng theo từng khái niệm mà mình muốn mô tả và phân tích. Điều này đúng với cả bước thu thập và bước phân tích dữ liệu. Các bước xác định câu hỏi và lập giả thuyết nghiên cứu thường giao thoa và dẫn dắt công việc thu thập dữ liệu, bất kỳ một suy nghĩ nào cũng sẽ làm biến đổi những hiện tượng thực tế quan sát được theo mã riêng và không một lựa chọn nào trong việc quyết định sử dụng một tập hợp dữ liệu nào đó trong phân tích lại nằm ngoài ý chí của người

Page 18: 2.4. Đào tạo điều tra điền dã. Thực tiễn, mạng lưới và ... · PDF fileTháng nể Khóa hơc Tam ểụo 2014 AFD [ ]249 2.4. Đào tạo điều tra điền dã

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD266

nghiên cứu cũng như nằm ngoài khung khái niệm đã lựa chọn cho nghiên cứu của mình.

Xét một cách chung hơn, sự chủ quan của người nghiên cứu, vốn luôn tìm cách để hiểu được một cách khoa học một thực tế văn hóa, mà phần lớn việc hiểu đó dựa trên những kinh nghiệm và trải nhiệm cá nhân mình trong thực tế mà mình nghiên cứu, đã trở thành một phần không thể thiếu trong cả quy trình nghiên cứu, trong đó, người nghiên cứu cũng tự coi mình là một «công cụ thu thập dữ liệu» (Aktouf, 1987: 151). Vì vậy, bên cách việc có một khoảng lùi so với thực tế quan sát để có thể đưa ra được một lựa chọn khách quan nhất có thể, thì điều cần làm là không nên coi nghiên cứu của mình là một công việc quan sát khách quan tuyệt đối, mà phải xem đó như là một mối quan hệ giữa một bên là các tác nhân và chủ thể xã hội riêng biệt và một bên là bản thân công việc quan sát của mình đối với mối quan hệ đó. Chính vì thế, chúng tôi cho rằng, không bao giờ có một ý kiến nhân học nào là khách quan, chỉ có sự tương tác giữa người nghiên cứu với các tác nhân và chủ thể xã hội, một sự tương tác mà chúng ta phải coi là phần không thể thiếu được của nghiên cứu, thậm chí phải coi là một trong các điểm cần phân tích để hiểu hoặc ít nhất để làm hồi lại một thực tế xã hội. Thay vì chối bỏ sự chủ quan đó, chúng tôi thấy tốt hơn là nên sử dụng nó trong nghiên cứu.

2.4.2. Khuôn khổ thực hiện nghiên cứu trên thực địa

[Pierre-Yves Le Meur]

Việc lập khuôn khổ thực hiện trên thực địa đòi hỏi phải có một số lựa chọn, trước hết, các lựa chọn đó phải tùy thuộc vào câu hỏi mà ta đã đặt ra. Cũng phải lắng nghe những

gì thực địa nói với chúng ta, đặt mình vào vị thế của người đi khám phá. Đây là một khái niệm thực tiễn và mang tính mở. Mục đích của ta là thăm dò được một thực tế mà ta sẽ khám phá dần dần. Để chuẩn bị cho thực địa nghiên cứu và trong quá trình thực hiện điều tra, người nghiên cứu có thể dựa trên một số ít các khái niệm mang tính chất thăm dò, có thể sử dụng được cho cả việc nắm bắt được thực tế xã hội và phân tích các thực tế đó. Đó là các khái niệm tác nhân/chủ thể xã hội, nhóm chiến lược, tương tác xã hội, môi giới và trung gian. Các khái niệm công cụ này nằm ở nút giao giữa khung lý thuyết chung và các kỹ thuật cũng như phương pháp điều tra thực địa: ta phải xây dựng được một khung nghiên cứu mang tính chất thực tiễn, vận hành được tại thực địa để từ đó có thể xây dựng được một phương pháp tiếp cận được điều chỉnh cho phù hợp với thực địa nghiên cứu, mà thực địa nghiên cứu vốn cũng là kết quả của sự tương tác giữa thực tế xã hội và vấn đề nghiên cứu.

Tác nhân/chủ thể xã hội

Ngay cả trong những điều kiện cực đoan, ai cũng đều có khả năng hành động: ai cũng có năng lực, kiến thức, khả năng đánh giá, các giá trị, chuẩn mực và khả năng suy nghĩ. Bất kỳ ai cũng đều có những năng lực và khả năng giúp họ có thể đánh giá được kinh nghiệm của mình và phát triển hoặc thay đổi.

Điều tra thực địa nhằm giúp thấy lại được quan điểm, góc nhìn của các tác nhân xã hội khác nhau, thấy được lô-gic trong hành động của họ, mà những lô-gic đó thường đã ăn sâu bám rễ vào những cảm nhận của họ về thế giới (lô-gic mang tính chất «hình ảnh đại diện») và trong các mục tiêu chiến lược (lô-gic mang tính chất «chiến lược»). Vì thế, ta phải lắng nghe các quan điểm và các lý

Page 19: 2.4. Đào tạo điều tra điền dã. Thực tiễn, mạng lưới và ... · PDF fileTháng nể Khóa hơc Tam ểụo 2014 AFD [ ]249 2.4. Đào tạo điều tra điền dã

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 267

do mà họ đưa ra, coi trọng những gì họ kể, những gì họ biết, họ đánh giá, những gì họ mong đợi. Nhưng cũng phải đối chiếu những yếu tố đó với những lời kể khác, quan điểm từ những người khác và với thực tế quan sát được tại thực địa, đặc biệt, ta phải đối chiếu những lời kể với hành động và những việc họ làm trong thực tế, điều này khó thực hiện được trong khuôn khổ lớp chuyên đề này vì thời gian quá ngắn.

Nhóm chiến lược

«Các nhóm chiến lược xuất hiện (...) giống như các tập hợp xã hội (...) từ thực tiễn với những hình thức khác nhau, cùng bảo vệ những lợi ích chung, đặc biệt thông qua các hành động xã hội và chính trị» (Oliver de Sardan, 2003).

Khái niệm nhóm chiến lược dựa trên một giả thuyết đơn giản: các nhóm tác nhân/chủ thể có lợi ích hoặc quan điểm chung đối với một vấn đề, một thách thức nào đó (nhưng họ không nhất thiết phải thuộc về một tập thể có tổ chức, có ý thức tập thể chung). Đây là một giả thuyết mang tính chất thăm dò, nó rất khác với khung phân tích đặt ra về sau này, ví dụ như khung phân tích về các tầng lớp xã hội. Giả thuyết thăm dò này cần phải được làm sâu hơn trong quá trình thực hiện điều tra thực địa. Để làm được điều này, ta phải quan tâm tìm hiểu đến lộ trình của các tác nhân/chủ thể trong cuộc đời họ, đến nguồn gốc xã hội, đến các loại vốn họ có (đất đai, kinh tế, vật chất, chính trị, xã hội, v.v...), để từ đó xác định được những đặc điểm chung và/hoặc các điểm khác biệt có thể có giữa các tác nhân/chủ thể khác nhau trong cùng một «nhóm chiến lược». Tiếp đó, chúng ta sẽ xem xem có hình thức tổ chức riêng, đặc thù nào tồn tại trong nhóm hay không (hiệp hội hoặc các kiểu hội nhóm, v.v...).

Trong khuôn khổ bài tập điều tra thực địa về hoạt động trồng rau ở ngoại ô Đà Lạt của lớp chúng ta, chúng tôi đã xác định được hai nhóm chiến lược: các trang trại trồng rau lớn có thuê nhân công và các cơ sở trồng rau quy mô hộ gia đình (với những điều tra khác – tùy theo địa điểm và/hoặc câu hỏi nghiên cứu – ta có thể xác định được nhiều nhóm chiến lược khác, ví dụ, nhóm người Kinh di cư và nhóm người địa phương chẳng hạn).

Chúng ta sẽ chia lớp thành hai nhóm: nhóm một sẽ điều tra về hoạt động trồng rau thâm canh tại sáu «trang trại trồng rau» quy mô lớn, nhóm hai sẽ tập trung vào các hộ nông dân. Một yếu tố nữa cần lưu ý là ở địa bàn nghiên cứu của chúng ta có cả người Kinh từ xuôi lên và người gốc Tây Nguyên. Trong quá trình điều tra, chúng ta sẽ xem xem việc phân biệt hai nhóm như vậy có tương tác hay không với việc phân biệt nhóm trang trại và nhóm hộ gia đình mà chúng ta đã xác định từ đầu hay không.

Công việc của chúng ta là tìm hiểu sự khác nhau giữa các thành viên trong mỗi nhóm, với các tiêu chí cụ thể là quy mô sản xuất (diện tích đất và nhân công), mức độ chuyên môn hóa, mức độ sản xuất hàng hóa, kết hợp nhiều hoạt động (so với các công việc cụ thể trong nghề trồng rau là người trồng, vựa thu mua, người bán rau, bán vật tư nông nghiệp, cung cấp tín dụng, v.v...). Ta cũng phải nghiên cứu tổ chức nội bộ của mỗi cơ sở sản xuất (hộ gia đình/thuê nhân công có trả lương) và vai trò, trách nhiệm của mỗi bên cũng như những khác biệt/bất bình đẳng về kinh tế xã hội giữa các tác nhân (chủ trang trại/công nhân làm thuê, giới, thế hệ, v.v...).

Ngoài nông dân trồng rau, chúng ta cũng phải tìm hiểu thêm về những người làm các hoạt động ngành nghề khác – tiểu thương,

Page 20: 2.4. Đào tạo điều tra điền dã. Thực tiễn, mạng lưới và ... · PDF fileTháng nể Khóa hơc Tam ểụo 2014 AFD [ ]249 2.4. Đào tạo điều tra điền dã

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD268

vựa thu mua các loại, chính quyền các cấp, dịch vụ kỹ thuật, v.v – các nhóm này chúng ta sẽ tìm hiểu trên cơ cở thông tin thu thập được từ phỏng vấn. Cũng cần phải lưu ý đến tên gọi của lớp là điều tra thực địa vùng ven đô, nên ta cũng phải tìm hiểu thêm ở đối tượng là những người làm về quy hoạch đô thị, những người môi giới và kinh doanh bất động sản...

Đối với mỗi nhóm chiến lược – người trồng rau (trang trại/hộ gia đình), vựa thu mua, người bán, chúng ta cũng phải tìm hiểu xem có người nào làm nhiều việc/hoạt động cùng lúc, và có nhiều vai trò khác nhau hay không. Thu nhập là từ gia đình hay từ ngoài? Ai thực sự được trả tiền? Ai đóng góp vào việc duy trì hoạt động và trả tiền từ hoạt động này tùy theo nhu cầu?

Tương tác xã hội

Các tương tác xã hội sẽ là sợi chỉ xuyên suốt cho cuộc sống thường ngày. Có thể thu được thông tin về quan hệ tương tác xã hội tại địa phương từ lời kể của những người được phỏng vấn hay từ quan sát của người nghiên cứu (hội họp, các hoạt động chung, giao dịch mua bán, v.v...). Tất nhiên, việc quan sát tương tác tự nhiên hàng ngày sẽ mang lại cho chúng ta rất nhiều thông tin – trong gia đình, công việc, ở nơi công cộng, v.v... – nhưng lớp chúng ta không có thời gian để làm việc này.

Chúng ta sẽ tập trung vào một số các quan hệ tương tác đặc thù, và quan sát các thời điểm có sự thương lượng, liên kết, giao dịch, xung đột, trừng phạt (do vi phạm một quy định nào đó), trọng tài giải quyết, v.v... Qua đó, ta sẽ hiểu được vị thế của mỗi tác nhân/chủ thể so với những người còn lại tham gia vào các quan hệ tương tác đó.

Phân tích các quan hệ xung đột cũng có nhiều lợi ích, vì xung đột lúc nào cũng có (nhưng dưới các hình thức khác nhau) và có thể được coi như «cánh cửa mở», hoặc là yếu tố làm «phát lộ» những khoảng cách về vị trí (cũng như các hình thức đối xử khác nhau trong những hoàn cảnh, tình huống khác nhau, với từng đối tượng khác nhau, v.v...).

Các tương tác xã hội riêng trong quan hệ hàng hóa sẽ là đối tượng chúng ta tập trung nghiên cứu nhiều nhất: mua/bán rau củ, nhân công (được trả lương hay làm thuê: hoặc đổi đất lấy việc), vay tín dụng, v.v... Chúng ta cũng sẽ phân biệt các giao dịch mua bán và giao dịch tiền tệ, cũng như các mối quan hệ phi hàng hóa trong khuôn khổ hoạt động kinh tế nông nghiệp mang tính chất sản xuất hàng hóa rất mạnh mẽ. Ta cũng sẽ phải quan tâm đến mối quan hệ giữa yếu tố đất đai và sản xuất nông nghiệp – đằng sau các chiến lược sản xuất nông nghiệp là những phương thức hành động gì liên quan đến yếu tố đất đai? quan hệ giữa nông nghiệp và tín dụng – việc tiếp cận với tín dụng diễn ra như thế nào, các bên thương lượng như thế nào?

Ngoài các tương tác xã hội đặc thù và lặp đi lặp lại, chúng ta cũng sẽ tìm hiểu các mạng lưới quan hệ xã hội theo kiểu chuỗi: các mạng lưới xã hội quan hệ với nhau như thế nào, có các chuỗi tương tác nào tồn tại? Người ta trao đổi những gì trong mỗi mạng lưới quan hệ (thông tin, tiền bạc, hiểu biết, kinh nghiệm, sản phẩm, v.v...)? Một câu hỏi nữa cũng cần phải tìm hiểu là việc mở rộng mạng lưới và phạm vi về lãnh thổ của các mạng lưới đó (tìm hiểu xem mạng lưới chỉ giới hạn ở «địa phương» hay không: các mạng lưới nông dân gồm những người là hàng xóm láng giềng, hoặc mạng lưới những người kinh doanh có phạm vi rộng hơn). Trong hoạt động kinh

Page 21: 2.4. Đào tạo điều tra điền dã. Thực tiễn, mạng lưới và ... · PDF fileTháng nể Khóa hơc Tam ểụo 2014 AFD [ ]249 2.4. Đào tạo điều tra điền dã

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 269

doanh rau củ, đâu là các tác nhân chính trong các giao dịch?

Ở nội dung này, chúng ta sẽ xác định giới hạn phạm vi của phạm trù hàng hóa – mạng lưới địa phương có phải chỉ giới hạn trong phạm vi quan hệ thân cận hàng xóm láng giềng hay không?

Trung gian

Cần phải nhớ là không gian hành động không nhất thiết phải là địa điểm thực hiện điều tra và tương tác giữa các tác nhân/chủ thể đôi khi diễn ra gián tiếp, khi có sự tham gia của bên thứ ba. Đây cũng là trường hợp ta quan sát được đối với các hình thức khác nhau của sự đứt quãng (về chuẩn mực, về xã hội, về thể chế, v.v...) giữa hai «thế giới»: giữa chính quyền và người dân địa phương, giữa dự án phát triển và cộng đồng, v.v... Một số chủ thể xã hội còn phát triển được những năng lực riêng và sử dụng những năng lực đó để đứng giữa hai thế giới cách biệt đó, hay nói cách khác là giữa các chủ thể có các chức năng khác nhau, chẳng hạn, giữa người mua và người bán trong một quan hệ hàng hóa (xem thêm các hình thức trung gian cổ điển trong quan hệ buôn bán và giao dịch đất đai). Đối với quan hệ trao đổi hàng hóa, trung gian là một quan hệ đặc thù gồm ba bên: người mua, người bán và người trung gian. Trong bài tập này, chúng ta phải xác định: các chủ thể có mặt trong các quan hệ (đặc điểm xã hội học, các nguồn lực khác nhau, v.v...), bối cảnh diễn ra quan hệ (ít nhiều chính thức, ít nhiều có thứ bậc, hoặc ít nhiều bất bình đẳng), ai là trung gian, đối với đối tượng này, chúng ta sẽ tìm hiểu một số câu hỏi sau:- Vai trò của họ là gì?- Ai thường hay làm trung gian?- Đường đời của họ như thế nào?- Họ có những năng lực gì?

- Họ có những loại vốn gì (vốn xã hội, vốn kinh tế, chính trị, ngôn ngữ v.v.)?

- Họ được trả thù lao như thế nào, thu nhập như thế nào?

Người trung gian có đặc điểm chung là độc quyền về thông tin, họ sẽ tìm cách giữ hoặc phát tán thông tin đó tùy theo tính toán lợi ích cá nhân. Đó có thể là các thông tin về pháp luật, về cơ chế chính sách, quy định liên quan đến một lĩnh vực nào đó, chẳng hạn các quyết định mà chính quyền đưa ra nhưng chưa tới được các đối tượng chịu điều chỉnh của quyết định đó. Người trung gian cũng có thể kiêm luôn vai trò trung gian với các vai trò khác chẳng hạn vài trò trung gian trong tương tác giữa người mua với người bán, trung gian trong tiếp cận nguồn tín dụng cho người mua, hoặc có thể là người cấp tín dụng trực tiếp. Người trung gian thường có vị trí trong «vùng xám», tức là bên lề các thiết chế chính thức và thường thuộc về khu vực mà ta gọi là kinh tế phi chính thức, hoặc người đó đảm bảo được sự liên hệ giữa các mảng chính thức và phi chính thức của kinh tế và môi trường thể chế.

Trương Hoàng Trương giới thiệu bối cảnh kinh tế xã hội chung của địa bàn nghiên cứu trên cơ sở tổng hợp thông tin từ các bài đọc đã phát cho cả lớp (xem thêm danh sách các bài đọc ở cuối chương, có thể đọc trên trang www.tamdaoconf.com). Lớp học được chia thành ba nhóm, và tập trung điều tra ở hai địa điểm: một nhóm tìm hiểu hoạt động trồng rau thâm canh ở xã Liên Nghĩa; hai nhóm điều tra ở thôn Quảng Hiệp, với hai khu vực nằm hai bên đường.

Page 22: 2.4. Đào tạo điều tra điền dã. Thực tiễn, mạng lưới và ... · PDF fileTháng nể Khóa hơc Tam ểụo 2014 AFD [ ]249 2.4. Đào tạo điều tra điền dã

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD270

Lớp xuống huyện Đức Trọng và điều tra theo ba chủ đề chính đã lựa chọn: - nhóm do Pierre-Yves Le Meur hướng dẫn điều tra về các mối quan hệ họ hàng ở các gia đình di cư – các gia đình này di cư đến đây như thế nào, theo mạng lưới nào?; các vấn đề liên quan đến đô thị hóa, hoạt động trồng rau (tại xã Liên Nghĩa);- nhóm do Trương Hoàng Trương và Emmanuel Pannier hướng dẫn tập trung điều tra vào các hoạt động nông nghiệp và chăn nuôi và các vấn đề về môi trường (mạng lưới và phương thức hoạt động, kiểm tra chất lượng) (tại thôn Quảng Hiệp);- nhóm do Olivier Tessier hướng dẫn tìm hiểu các mạng lưới tại địa phương: người sản xuất, quan hệ giữa dân di cư với quê gốc (tại thôn Quảng Hiệp).Học viên của lớp cũng phỏng vấn chung tại UBND xã Liên Nghĩa và thôn Quảng Hiệp (chủ tịch và phó chủ tịch xã, các ban ngành khác nhau), tại các hộ trồng rau, công nhân làm việc ở các trang trại và hợp tác xã.Trên cơ sở thông tin thu được ban ngày, các nhóm đã rút ra được một số kết luận ban đầu và thực hiện một số điều chỉnh vào buổi họp cuối ngày.

Các ngày 2, 3, 4

Lớp quay về Đại học Đà Lạt. Ngày làm việc thứ năm lớp tập trung vào phân tích và tổng hợp kết quả từ thông tin thu được tại thực địa.Pierre-Yves Le Meur nhắc lại tầm quan trọng của yếu tố mạng lưới trong hệ thống sản xuất kinh doanh rau củ, và quan hệ giữa

Ngày thứ năm, thứ Hai ngày 28/7

người trồng và khách hàng, được đảm bảo thông qua hệ thống trung gian. Một số nội dung khác cũng được nhắc lại là yếu tố rủi ro, liên quan tới biến động giá cả và thời tiết, việc cần thiết phải xác định được cách mà các tác nhân/chủ thể sử dụng để xử lý các vấn đề liên quan đến một bên là các rủi ro có thể có và một bên là những quy chuẩn cần tuân thủ.Olivier Tessier cũng lưu ý lớp chú ý đến các điểm sau khi làm bài tổng kết để trình bày trước toàn khóa học vào thứ ba.- Đặc điểm của người trồng rauNgười di cư từ dưới xuôi, quen với việc trồng lúa.Ở cao nguyên, cây trồng chính là cây cà phê, được trồng đến cuối những năm 1980, sau đó là sự phát triển các hoạt động trồng rau, đây là yếu tố chính kéo dọ di cư đến vùng này.Người dân di cư chủ yếu từ các tỉnh miền Trung và miền Bắc: Hà Nội, đồng bằng sông Hồng, trung du và vùng cao. Người di cư mới đến vùng này, hầu hết còn trẻ.Nam giới đến chủ yếu vì được cấp đất (độc thân, bộ đội).Những người mới đến vẫn giữ liên hệ với quê.- Tình hình từ những năm 2000Người dân hoặc mua đất – nhưng áp lực lớn: giá cao, thiếu đất; hoặc thuê đất.Chất lượng nước cũng là một yếu tố hạn chế.Nhân công làm đất chủ yếu là thuê.- Các vựa thu muaNgười đi thu mua cấp một: mua trực tiếp của người trồng, dùng vốn của mình, hoặc thu mua cho người khác.Vựa thu mua cấp hai: thu mua của người thu mua cấp một.Có nhiều hình thức: ứng trước, lựa chọn cách xử lý, hoặc cách trồng từng loại rau củ. Người thu mua tham gia vào các khâu từ trồng cho

Page 23: 2.4. Đào tạo điều tra điền dã. Thực tiễn, mạng lưới và ... · PDF fileTháng nể Khóa hơc Tam ểụo 2014 AFD [ ]249 2.4. Đào tạo điều tra điền dã

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 271

Bài đọc tham khảo (www.tamdaoconf.com)

Cabinet Gressard Consultants (2009) Évaluation des moyens potentiels de développement de la filière et cadrage de la stratégie, Association des agriculteurs de la province de Lâm Đồng, 38 p.

Centre agricole de Đà Lạt (2007) Étude sur le système de production famiale à Đà Lạt et les environs, Projet de soutien à l’exportation des cultures fruitères et maraîchères de la région de Đà Lạt, 108 p.

Dynamics Vision consultants LTD (2007) Étude des opportunités à l’exportation pour les produits frais de Đà Lạt, Projet de renforcement des capacités commerciales

des cultures fruitières et maraîchères de la région de Đà Lạt, rapport final, 185 p.

Eridan étude filière (2007) Rapport officiel de l’étude de filière fruits et légumes à Đà  Lạt, Projet de renforcement des capacités commerciales des cultures fruitières et maraîchères du Lâm Đồng, 127 p.

Tài liệu tham khảo

AKTOUF, O. (1987), Méthodologie des sciences sociales et approche qualitative des organisations. Une introduction à la démarche classique et une critique. Montréal, Les Presses de l’Université du Québec.

ARDITI, C. C. CULAS, O. TESSIER (2009), Anthropologie du développement : formation aux méthodes de terrain en sociologie et anthropologie, in Lagrée St. (éditeur scientifique), « Stratégies de réduction de la pauvreté : approches méthodologiques et transversales », éditions Thi Thức. (site web : www.tamdaoconf.com)

BEAUD, S. et F. WEBER (2010), Guide de l’enquête de terrain, Paris : La Découverte

BOURDIEU, P. (1972), Esquisse d’une théorie de la pratique. Précédée de : « Trois études d’ethnologie Kabyle ». Genève, Droz.

CULAS, C. et O. TESSIER (2008), Formation en sociologie et anthropologie : méthodes et flexibilité, enquêtes de terrain et organisation du recueil des données, in Lagrée St. (éditeur scientifique), « Nouvelles approches méthodologiques appliquées au développement (2) », éditions Thế Giới. (site web : www.tamdaoconf.com)

GIORDANO, Y. et A. JOLIBERT (2012), Spécifier l’objet de la recherche. Méthodologie de la recherche. Réussir son mémoire ou sa thèse en sciences de gestion, Pearson Education, pp. 47-86.

tới mang sản phẩm ra thị trường – tham gia xuyết suốt theo chiều dọc.- Phổ biến thông tinThông tin do bên trung gian giữ, thông tin có được phổ biến hay không là tùy từng hoàn cảnh, và lợi ích cá nhân của mỗi bên. Nông dân trồng rau không phải lúc nào cũng làm theo các khuyến cáo của chính quyền hoặc của công ty/người cung ứng.Giá bán rau củ được điều chỉnh để tránh các hành vi xấu.Dựa trên kết quả đối chiếu và thảo luận của các nhóm, lớp đã lên dàn ý cho bài báo cáo tổng kết:- giới thiệu chung về bối cảnh địa lý lịch sử của vùng; - hệ thống sản xuất rau gia đình và những người thu mua;- mạng lưới các trang trại liên kết;- vấn đề về quy chuẩn.Mục đích của bài tập này là cả lớp sẽ cùng tham gia phân tích xử lý kết quả chuẩn bị cho bài báo cáo tổng kết.

Page 24: 2.4. Đào tạo điều tra điền dã. Thực tiễn, mạng lưới và ... · PDF fileTháng nể Khóa hơc Tam ểụo 2014 AFD [ ]249 2.4. Đào tạo điều tra điền dã

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD272

OLIVIER DE SARDAN, J-P. (1995), « La politique du terrain. La production des données en anthropologie », Enquêtes, 1 : 71-109.

OLIVIER DE SARDAN, J-P. (1996), « La violence faite aux données. Risque interprétatif et légitimation empirique en anthropologie, ou de quelques figures de la surinterprétation », Enquête, 3 : 31-59.

OLIVIER DE SARDAN, J-P. (2003), L’enquête socio-anthropologique de terrain : synthèse méthodologique et recommandations à l’usage des étudiants, Laboratoire d’études et recherches sur les dynamiques sociales du développement local (LASDEL), Études et travaux, n° 13.

OLIVIER DE SARDAN, J-P. (2008), La rigueur du qualitatif. Les contraintes empiriques de l’interprétation socio-anthropologique, Louvain-La-Neuve, Bruylant-Academian.

TOURAINE, A. (1984). Le retour de l’acteur, Paris, Fayard.

TREMBLAY, R. R. et Y. PERRIER (2006), Savoir plus : outils et méthodes de travail intellectuel, Les Éditions de la Chenelière inc., 2e éd.

Websites

http://staps.univ-lille2.fr/fileadmin/user_upload/ressources_peda/Masters/SLEC/objet_recherche.pdf

Page 25: 2.4. Đào tạo điều tra điền dã. Thực tiễn, mạng lưới và ... · PDF fileTháng nể Khóa hơc Tam ểụo 2014 AFD [ ]249 2.4. Đào tạo điều tra điền dã

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 273

Họ và tên Cơ quan Lĩnh vực/ngành Đề tài nghiên cứu Email

Bùi Phương Linh Đai học Tài nguyên môi trường

Khoa học và quản lý môi trường

Quản lý môi trường vì phát triển bền vững

[email protected]

Bùi Thị Thy Đai học Hoa Sen Quản lý nguồn lưc môi trường

Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp

[email protected]

Đinh Như Hoài Viện KHXH vùng Trung bộ Dân tộc học Đô thị hóa và văn hóa phongqlkhvtb@

gmail.com

Hoàng Văn Việt Đai học Kinh tế Kinh tế và xã hội Kinh tế nông nghiệp [email protected]

Lê Thị Hồng Nhung

Viện KHXH vùng Nam bộ

Khoa học pháp lý, kinh tế

Truyền thông và phát triển kinh tế

[email protected]

Lương Duy Quang

Trung tâm nghiên cứu phát triển, Đai

học mởKinh tế phát triển Phát triển bền vững, tài

chính ngân hàngquang_0013000@

yahoo.com

Mai Minh Nhật Đai học Đà Lat Nhân học văn hóa-xã hội

Văn hóa và xã hội các dân tộc vùng Tây Nguyên [email protected]

Nguyễn Hùng Manh

Sở Văn hóa, Du lịch và Thể thao tỉnh

Lào Cai

Xã hội học, nhân học

Tác động của đô thị hóa tới văn hóa Tày

[email protected]

Nguyễn Thị Lan Anh

Đai học Kinh tế và quản trị kinh doanh

Thái Nguyên Kinh tế phát triển Phát triển đô thị ctminhanh@gmail.

com

Nguyễn Thị Kiều Tiên

Quỹ Đầu tư và phát triển Tài chính - [email protected].

vn

Nguyễn Thị Thu Phương

Trung tâm Phân tích và dư báo Di cư phi chính thức

Điều kiện sống của phụ nữ lao động ngoai tỉnh

(Hà Nội)

[email protected]

Nguyễn Thị YếnĐai học kinh tế và

quản trị kinh doanh Thái Nguyên

Kinh tế phát triểnQuy hoach, phát triển

kinh tế, bất bình đẳng và nghèo đói

[email protected]

Nguyễn Thị Yên Đai học KHXH&NV Giới và di cư đô thị Lao động ngoai tỉnh [email protected]

Nguyễn Thanh Đồng

Sở Du lịch, Văn hóa và Thể thao tỉnh

Lào Cai

Xã hội học, nhân học

Tác động của đô thị hóa tới đời sống các dân tộc

thiểu số

[email protected]

Pham Thị Mỹ Trinh

Viện KHXH vùng Nam bộ Nhân học kinh tế Phát triển đô thị pmtrinh59@gmail.

com

Danh sách học viên

Page 26: 2.4. Đào tạo điều tra điền dã. Thực tiễn, mạng lưới và ... · PDF fileTháng nể Khóa hơc Tam ểụo 2014 AFD [ ]249 2.4. Đào tạo điều tra điền dã

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD274

Họ và tên Cơ quan Lĩnh vực/ngành Đề tài nghiên cứu Email

Phan Thị Hoàn Viện KHXH vùng Trung bộ Nhân học Nghèo đói và phát triển phanhoan.na@gmail.

com

Pham Văn Trọng Đai học kinh tế quốc dân Xã hội học Đô thị hóa, điều kiện sống

hộ gia đìnhpvtrongxhh@gmail.

comTrần Bảo Quyên

(dư thính)Quỹ Đầu tư phát

triển Đô thị hóa Đô thị hóa [email protected]

Trần Thị Châu Phương Đai học Bình Dương Nhân học Dân tộc thiểu số và phát

triển đô thị[email protected]

Trương Thị Hiền Lương

Viện KHXH vùng Tây Nguyên Kinh tế Nông nghiệp, phát triển

nông thônhienluong39ptnt@

gmail.com

Trần Thị Thu Viện KHXH vùngTây Nguyên

Kinh tế đô thị -nông thôn Quy hoach đô thị tranthu.tl88@gmail.

comTrần Thị Thúy

Hằng Đai học Huế Xã hội học đô thị Di cư lao động trẻ em ra các vùng đô thị

[email protected]

Võ Thành Tâm Đai học Kinh tế Chính sách công và các vấn đề xã hội Dân số và phát triển vothanhtam@ueh.

edu.vn

Vũ Thị Thu Hương

Viện Nghiên cứu Phát triển Nhân học đô thị

Cơ hội và thách thức trong phát triển đô thị ở Việt

Nam

[email protected]