2.3. Đào tạo phương pháp điều tra điền dã. quản lý nước...

22
[ ] Tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © AFD 255 2.3. Đào tạo phương pháp điều tra điền dã. Quản lý nước về mặt xã hội và kinh tế Pascal Bourdeaux – EPHE, Christophe Gironde – IHEID, Mireille Razafindrakoto – IRD, Olivier Tessier – ÉFEO Mục đích của lớp chuyên đề này nhằm giúp học viên làm quen với những phương pháp và công cụ điều tra đặc thù của nghiên cứu nhân học và kinh tế xã hội thông qua việc thực hiện một nghiên cứu thực địa ngắn áp dụng tất cả các bước cơ bản của phương pháp tiến hành : xây dựng đối tượng nghiên cứu, thu thập dữ liệu qua phỏng vấn, tổng hợp dữ liệu qua từng ngày, xử lý và phân tích dữ liệu tổng hợp của cả ba ngày điều tra, làm báo cáo tổng hợp và thuyết trình trước khóa học. Các cuộc điều tra được tiến hành tại thôn Làng Hà, xã Hồ Sơn nằm dưới chân núi Tam Đảo. Lớp học kéo dài sáu ngày. Ngày thứ nhất gồm các nội dung (1) giới thiệu những khái niệm cơ bản sử dụng cho bài tập điều tra nghiên cứu, (2) giới thiệu vấn đề quản lý nước về mặt xã hội và kinh tế qua hai bài giảng của : - Pascal Bourdeaux : « Gợi nhớ lại nền « văn minh sông nước » ở đồng bằng sông Cửu Long qua nghiên cứu lịch sử hình thành của một ấp sau khi đào kênh Rạch Giá-Hà Tiên trong những năm 1930 »; - Christophe Gironde: « Các biến đổi trong kinh tế nông dân ». Sau hai bài giảng, các giảng viên tổng kết lại những khái niệm chính, những chỉ báo và tiêu chí được nhắc đến trong bài giảng và có thể phải sử dụng cho bài tập điều tra thực địa. Cuối ngày học thứ nhất, giảng viên Olivier Tessier nhắc lại các kỹ thuật điều tra điền dã cần thiết cho bài tập. Đối tượng nghiên cứu chung của cả bốn nhóm được tiếp cận dưới bốn góc độ khác nhau nhưng bổ sung cho nhau: - «Quản lý nước về mặt kinh tế và các vấn đề tài chính địa phương trong vận hành hệ thống thủy nông», chia làm hai cặp do giảng viên Mireille Razafindrakoto hướng dẫn. - «Quản lý về mặt xã hội và chính trị các hệ thống thủy lợi theo cách tiếp cận đa cấp độ (từ cấp thôn đến cấp huyện)», chia làm ba cặp do giảng viên Olivier Tessier hướng dẫn. - «Sử dụng nước và những thay đổi trong hệ thống nông nghiệp qua các giai đoạn lịch sử (thời kỳ thuộc địa, thời kỳ hợp tác hóa và

Upload: ledien

Post on 02-Feb-2018

220 views

Category:

Documents


4 download

TRANSCRIPT

Page 1: 2.3. Đào tạo phương pháp điều tra điền dã. Quản lý nước về ... · PDF filecơ bản sử dụng cho bài tập điều tra nghiên cứu, (2) ... xã hội và

[ ]tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD 255

2.3. Đào tạo phương pháp điều tra điền dã. Quản lý nước về

mặt xã hội và kinh tếPascal Bourdeaux – EPHE, Christophe Gironde – IHEID,

Mireille Razafindrakoto – IRD, Olivier Tessier – ÉFEO

Mục đích của lớp chuyên đề này nhằm giúp học viên làm quen với những phương pháp và công cụ điều tra đặc thù của nghiên cứu nhân học và kinh tế xã hội thông qua việc thực hiện một nghiên cứu thực địa ngắn áp dụng tất cả các bước cơ bản của phương pháp tiến hành : xây dựng đối tượng nghiên cứu, thu thập dữ liệu qua phỏng vấn, tổng hợp dữ liệu qua từng ngày, xử lý và phân tích dữ liệu tổng hợp của cả ba ngày điều tra, làm báo cáo tổng hợp và thuyết trình trước khóa học. Các cuộc điều tra được tiến hành tại thôn Làng Hà, xã Hồ Sơn nằm dưới chân núi Tam Đảo.

Lớp học kéo dài sáu ngày. Ngày thứ nhất gồm các nội dung (1) giới thiệu những khái niệm cơ bản sử dụng cho bài tập điều tra nghiên cứu, (2) giới thiệu vấn đề quản lý nước về mặt xã hội và kinh tế qua hai bài giảng của :

- Pascal Bourdeaux : « Gợi nhớ lại nền « văn minh sông nước » ở đồng bằng sông Cửu Long qua nghiên cứu lịch sử hình thành của một ấp sau khi đào kênh Rạch Giá-Hà Tiên trong những năm 1930 »;

- Christophe Gironde: «  Các biến đổi trong kinh tế nông dân ».

Sau hai bài giảng, các giảng viên tổng kết lại những khái niệm chính, những chỉ báo và tiêu chí được nhắc đến trong bài giảng và có thể phải sử dụng cho bài tập điều tra thực địa. Cuối ngày học thứ nhất, giảng viên Olivier Tessier nhắc lại các kỹ thuật điều tra điền dã cần thiết cho bài tập.

Đối tượng nghiên cứu chung của cả bốn nhóm được tiếp cận dưới bốn góc độ khác nhau nhưng bổ sung cho nhau: - «Quản lý nước về mặt kinh tế và các vấn

đề tài chính địa phương trong vận hành hệ thống thủy nông», chia làm hai cặp do giảng viên Mireille Razafindrakoto hướng dẫn. 

- «Quản lý về mặt xã hội và chính trị các hệ thống thủy lợi theo cách tiếp cận đa cấp độ  (từ cấp thôn đến cấp huyện)», chia làm ba cặp do giảng viên Olivier Tessier hướng dẫn.

- «Sử dụng nước và những thay đổi trong hệ thống nông nghiệp qua các giai đoạn lịch sử (thời kỳ thuộc địa, thời kỳ hợp tác hóa và

Page 2: 2.3. Đào tạo phương pháp điều tra điền dã. Quản lý nước về ... · PDF filecơ bản sử dụng cho bài tập điều tra nghiên cứu, (2) ... xã hội và

[ ] tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD256

thời kỳ sau đổi mới)», chia làm ba cặp do giảng viên Christophe Gironde hướng dẫn.

- « Nước và sử dụng nước trong văn hóa và tập quán dân gian (điển tích điển cố trong văn học, tập quán và biểu tượng « nước » trong không gian xã hội và môi trường tự nhiên)  », chia làm hai cặp do giảng viên Pascal Bourdeaux hướng dẫn.

Trong ba ngày tiếp theo (17-19/07), bốn nhóm làm việc được chia thành các cặp thực hiện phỏng vấn tại thôn Làng Hà, dưới sự hướng dẫn của giảng viên phụ trách nhóm. Giảng viên phụ trách nhóm hướng dẫn cho nhóm của mình trong suốt ba ngày điều tra ; mỗi nhóm được chia thành hai hoặc ba cặp, lần lượt được giảng viên đi cùng trong buổi phỏng vấn. Mục đích của việc này là theo sát được tiến độ phỏng vấn, điều tra và sau đó sẽ làm tổng kết nhóm vào mỗi tối.

Ngày học thứ năm dành để xử lý và phân tích dữ liệu thu thập được trong ba ngày điều tra cũng như chuẩn bị cho báo cáo tổng kết lớp học sẽ được trình bày tại buổi tổng kết khóa học. Trong ngày làm việc thứ năm :

- Các cặp điều tra có nhiệm vụ : i) thống kê các dữ liệu thu thập được ; ii) sắp xếp dữ liệu theo khung phân tích chung cho cả nhóm ;

- Mỗi nhóm có nhiệm vụ  : i) tổng hợp dữ liệu ; ii) phân bậc tổng thể các dữ liệu theo chủ đề nghiên cứu ;

- Cuối cùng, bốn nhóm tập hợp lại để : i) giới thiệu ngắn gọn kết quả của từng nhóm  ; ii) xác định các nội dung chung của cả bốn nhóm, mối liên hệ giữa các góc độ điều tra của bốn nhóm, những điểm mâu thuẫn, trái ngược nếu có.

Công việc của các giảng viên được chia thành ba giai đoạn :

1) Trước khi tiến hành ba ngày điều tra thực địa  : xác định các khái niệm, khung phân tích và các lý thuyết-tranh luận liên quan đến bài tập nghiên cứu ;

2) Trong ba ngày điều tra : quan sát và giúp đỡ các học viên-điều tra viên trong quá trình điều tra phỏng vấn (lựa chọn và làm chủ các kỹ thuật điều tra, chuyện trò tương tác với người được phỏng vấn, v.v.). Việc đi cùng học viên trong quá trình phỏng vấn cũng như họp tổng kết vào cuối ngày giúp dần dần hình thành/xác định lại đối tượng nghiên cứu qua từng phỏng vấn đã thực hiện (kết quả sơ bộ ban đầu, kết quả được khẳng định, kết quả khác nhau, kết quả trái ngược, v.v.) và kết nối các dữ liệu ngay từ phần báo cáo ngắn gọn vào cuối ngày của mỗi cặp. Mục đích của công việc này là giúp cho các học viên nhận thấy rằng giai đoạn điều tra thực địa cũng cần phải đi kèm theo công việc xử lý ngay thông tin thu thập được. Các dữ liệu thu được và trình bày vào buổi họp cuối ngày sẽ giúp củng cố và phát triển dần đối tượng nghiên cứu chứ không cần đợi đến giai đoạn sau thực địa : tính xác đáng của các giả thuyết ban đầu cũng như các hướng điều tra cũng được đánh giá ngay tại các buổi họp tối. Như vậy, đối tượng nghiên cứu sẽ dần dần được hình thành trong suốt quá trình điều tra;

3) Sử dụng kết quả điều tra : đây là giai đoạn khai thác kết quả thu được từ thực địa, các cặp học viên trong nhóm sẽ cùng nhận xét, bình luận, góp ý, từ đó sẽ làm quen được với cách làm việc tích lũy.

Một trong những đặc điểm của lớp chuyên đề này là các dữ liệu và kết quả phân tích của các học viên sẽ được đưa chung vào trong báo cáo tổng kết, giảng viên cũng tham gia vào nhóm như là một điều tra viên thực sự chứ không chỉ là một người quan sát. Ở giai

Page 3: 2.3. Đào tạo phương pháp điều tra điền dã. Quản lý nước về ... · PDF filecơ bản sử dụng cho bài tập điều tra nghiên cứu, (2) ... xã hội và

[ ]tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD 257

đoạn điều tra thực địa, các nhóm chưa cần phải tương tác với nhau nhưng khi chuyển sang ngày làm việc cuối cùng để chuẩn bị cho báo cáo tổng kết, đây là một hoạt động cần ưu tiên, các nhóm sẽ phải cùng nhau thảo luận – để tìm ra kết nối giữa các dữ liệu và kết quả phân tích của bốn nhóm. Kết quả của cả lớp là sự đánh giá của chính các học viên về quá trình điều tra, cách tiến hành điều tra phỏng vấn và sự tiến bộ của bản thân qua từng ngày làm việc trên thực địa : như vậy họ sẽ tự đánh giá và đánh giá được mức độ hiểu và nắm vững các phương pháp và kỹ thuật điều tra.

(Nội dung gỡ băng)

ngày 1, sáng thứ hai 16/7

[olivier tessier]

Từ năm năm nay, chúng ta đều tổ chức lớp chuyên đề kỹ thuật điều tra điền dã trong khuôn khổ khóa học Tam Đảo. Lớp của chúng ta có bốn giảng viên. Tôi sẽ giới thiệu ngắn gọn cách tổ chức của lớp sau đó chúng ta chuyển sang phần giới thiệu làm quen.

Thách thức đặt ra cho lớp chúng ta là làm sao trong vòng sáu ngày, bóc tách được tất cả các giai đoạn của một nghiên cứu thực địa, vì vậy, đây sẽ chỉ là một bài tập thực hành, vì trong thực tế thời gian trung bình phải mất nhiều tháng.

Trong buổi sáng hôm nay, chúng ta sẽ nghe hai bài giảng của Pascal Bourdeaux và Christophe Gironde xoay quanh chủ đề quản lý nước. Hai giảng viên sẽ trình bày dựa trên các kết quả nghiên cứu của họ ở Việt Nam để đề cập tới các phương pháp thu thập dữ liệu khác nhau từ thực địa. Chúng ta sẽ dành thời gian để thảo luận về hai bài giảng này,

điểm cần tập trung thảo luận là các điểm đặc thù trong quan hệ của nghiên cứu viên với địa bàn nghiên cứu. Sau đó chúng ta sẽ chia thành bốn nhóm để xây dựng hướng điều tra và xác định nội dung của nghiên cứu mà chúng ta sẽ thực hiện trong suốt tuần. Các nhóm sẽ tiếp tục được chia thành các cặp để thực hiện phỏng vấn tại thôn và phần phỏng vấn này sẽ bắt đầu ngay trong sáng mai. Chúng ta sẽ ở ba ngày dưới thôn Làng Hà, nằm dưới chân núi Tam Đảo. Mỗi nhóm sẽ họp vào buổi tối để thảo luận về thông tin thu thập được trong ngày ; mục đích của buổi họp này là điều chỉnh các giả thuyết đặt ra ban đầu cũng như xác định các hướng nghiên cứu mới trên cơ sở các thông tin thu thập được. Ở giai đoạn này, chúng ta chưa cần so sánh kết quả của các nhóm; phần này sẽ chỉ thực hiện khi nào chúng ta quay lại Tam Đảo. Sau khi hoàn thành phỏng vấn và quay trở lại Tam Đảo, chúng ta sẽ tổng hợp các dữ liệu thu được, đánh giá xem dữ liệu nào vẫn còn là một giả thiết, dữ liệu nào đã chắc chắn, so sánh kết quả thu được của bốn nhóm và phân bậc các yếu tố thông tin chính phục vụ cho vấn đề nghiên cứu đặt ra từ đầu.

Như vậy, mục tiêu chính của lớp chuyên đề này là giúp học viên xây dựng và điều chỉnh đối tượng nghiên cứu trên cơ sở các dữ liệu thu được từ điều tra, học được cách điều tra độc lập không phụ thuộc quá nhiều vào đối tượng nghiên cứu đưa ra từ đầu, tức là không ngần ngại trong việc thay đổi hoặc điều chỉnh bổ sung cho đối tượng nghiên cứu trên cơ sở những gì thu thập được từ các điều tra phỏng vấn đã thực hiện trong ngày : điều quan trọng là phải giúp cho nghiên cứu của chúng ta tiến triển trong quá trình thực hiện điều tra thực địa.

Page 4: 2.3. Đào tạo phương pháp điều tra điền dã. Quản lý nước về ... · PDF filecơ bản sử dụng cho bài tập điều tra nghiên cứu, (2) ... xã hội và

[ ] tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD258

Giới thiệu giảng viên và học viên (Xem phần Lý lịch trích ngang của các giảng viên và danh sách học viên ở cuối chương).

2.3.1 Gợi nhắc tới nền « văn minh sông nước » ở đồng bằng sông cửu Long qua nghiên cứu lịch sử lập ấp sau khi đào kênh Rạch Giá - hà tiên trong những năm 1930 và vấn đề thủy lợi trong các sáng tác của nhà văn Sơn nam

[pascal Bourdeaux]

Tôi muốn nhắc đến một nghiên cứu thực địa mà tôi đã thực hiện ở tỉnh Kiên Giang cách đây năm năm. Nghiên cứu này của tôi liên quan đến quá trình phát triển hệ thống thủy nông ở đồng bằng sông Cửu Long, di dân và lịch sử thành lập đồng thời và liên tiếp các ấp mới ở khu vực này. Tôi sẽ giới thiệu với các bạn một vài nội dung của nghiên cứu này. Nội dung trong bài trình bày này là phần tổng hợp của kết quả các điều tra mà tôi đã thực hiện cũng như hai báo cáo khoa học tôi đã trình bày năm 2004 và năm 2005 tại Thành phố Hồ Chí Minh và Siem Reap.

Cuối tháng sáu vừa rồi tại Paris, tôi và anh Olivier Tessier đã tổ chức một tọa đàm về chủ đề thuỷ nông. Mục đích là thiết lập các cơ sở cần thiết cho một chương trình nghiên cứu mà chúng tôi mong muốn được thực hiện

trong khuôn khổ khởi động một dự án của Viện Viễn Đông Bác Cổ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Dự án này sẽ nghiên cứu văn hóa và lịch sử vùng đồng bằng sông Cửu Long từ vấn đề thủy lợi và quản lý nước.

Cuối cùng, một yếu tố nữa là cơ sở cho bài trình bày này của tôi chính là cuộc gặp với nhà văn, nhà nghiên cứu Sơn Nam. Ông đã chia sẻ với tôi những gì ông hiểu và cảm nhận về vùng đồng bằng sông Cửu Long, và tôi cũng đã học được rất nhiều điều từ nhà văn. Chính vì vậy, tôi đã sử dụng cách ông nói về vùng này trong các sáng tác của mình « văn minh sông nước » để làm một khái niệm nghiên cứu cơ bản, một thuật ngữ mới trong nghiên cứu của tôi (dịch sang tiếng Pháp là « civilisation fluviale »).

Tôi muốn nhấn mạnh tới tầm quan trọng của lịch sử trong việc tư duy về những phát triển trong lý luận và hiểu được tiến triển những vấn đề đặt ra của thế giới đương đại. Cuối cùng, trên cơ sở xuất phát điểm là một nghiên cứu theo trường hợp cụ thể về các ấp được hình thành tại tỉnh Rạch Giá trước đây, chúng ta sẽ thảo luận về kỹ thuật phỏng vấn định tính và về mối quan hệ của lịch sử, nhân học trong kỹ thuật phỏng vấn nói. Tôi sẽ phát triển hai hướng suy nghĩ  : văn hóa dân gian qua việc tìm hiểu không gian  ; lịch sử môi trường, đặc biệt là lịch sử đặc thù của khí hậu.

Page 5: 2.3. Đào tạo phương pháp điều tra điền dã. Quản lý nước về ... · PDF filecơ bản sử dụng cho bài tập điều tra nghiên cứu, (2) ... xã hội và

[ ]tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD 259

Giới thiệu nghiên cứu chuyên khảo : quá trình lập ấp ở vùng ngã ba kênh rạch được đào tại tỉnh Kiên Giang (1930)

Như vậy, điều tra chuyên khảo nhằm giúp lần lại lịch sử hình thành của một ấp dưới thời thuộc địa, qua đó, có thể hình dung được tới tận nguồn gốc hình thành của ấp Nam Thái Sơn để :

- Nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa lịch sử lập ấp với quá trình đào kênh Rạch Giá - Hà Tiên vào năm 1930 ;

- Hiểu được sự phát triển hiện nay của ấp Nam Thái Sơn có quan hệ trực tiếp như thế nào đến công tác quản lý hệ thống thủy nông, hay nói cách khác, có gắn hiệu quả của quy hoạch phòng lũ ở khu «  tứ giác Long Xuyên ».

Nghiên cứu lịch sử lập ấp cũng giúp chúng ta hiểu được tại sao hệ thống đường thủy, ở đây là kênh Tri Tôn và kết nối của con kênh này với kênh Rạch Giá - Hà Tiên, đã và vẫn luôn là một yếu tố tạo nên cấu trúc của xã hội địa phương và là tác nhân cho phát triển kinh tế.

khung 15

Bài nghiên cứu này giới thiệu kết quả của một nghiên cứu thực địa tiến hành tại tỉnh duyên hải chính của Việt Nam nằm trong vịnh Thái Lan. Nghiên cứu này quan tâm đến các « ấp » ở đồng bằng sông Cửu Long dưới thời thuộc địa, đặc biệt là lịch sử lập ấp Sóc Sơn, sau này đổi tên là Nam Thái Sơn sau nhiều lần chia tách (huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang).Một loạt các điều tra được tiến hành đã giúp thu thập được lời kể của những người đầu tiên di cư đến đây để định cư phía hai bờ của kênh Rạch Giá - Hà Tiên (được đào từ năm 1926 đến năm 1930), chính xác hơn là nằm ở ngã ba con kênh này và chạy dọc theo một trong các con kênh nhánh (kênh Tri Tôn) trong thời kỳ giữa năm 1927 và 1942. Qua phỏng vấn đã giúp lần lại dấu vết của quá trình lập ấp (quy hoạch tưới tiêu, các đợt di cư, khai hoang, thủy nông) cũng như hình dung được quá trình hình thành văn hóa vật chất và tinh thần của ấp Sóc Sơn (hệ thống tương trợ, hoạt động trồng lúa, lâm nghiệp và đánh bắt, tín ngưỡng dân gian).Sau khi nhắc đến thủy lợi với vai trò như một tác nhân dẫn đến việc di cư cũng như đặc thù của quá trình di cư – « kết hợp đồng thời » cả di cư tự phát của người nông dân (đồng bằng sông Cửu Long) và di dân (từ các tỉnh đồng bằng sông Hồng) –, báo cáo giới thiệu đặc điểm của quá trình phát triển ấp tới năm 1945 (chuyển giao các kỹ thuật canh tác, thích nghi với môi trường khí hậu, và kinh tế địa phương). Trong phần cuối, báo cáo có phần bình luận về khái niệm « văn minh sông nước », một đặc trưng của xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long, chỉ riêng có ở không gian vùng duyên hải và luôn đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của cả vùng.

tóm tắt nghiên cứu trường hợp cụ thể

Nguồn : Bourdeaux (2004).

Page 6: 2.3. Đào tạo phương pháp điều tra điền dã. Quản lý nước về ... · PDF filecơ bản sử dụng cho bài tập điều tra nghiên cứu, (2) ... xã hội và

[ ] tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD260

nam kỳ (hành chính)

Bản đồ hành chính huyện hòn Đất

Bản đồ gồm các tỉnh với thủ phủ và cơ quan hành chính. Các đường tô đậm là phân giới tương đối của ba miền Đông, Trung và Tây.Nguồn : Brenier, H. (1914), Bản đồ Atlas thống kê của Đông Dương thuộc Pháp, Ideo, Hanoi, trang 26.

Nguồn : chụp năm 2006 tại phòng làm việc của lãnh đạo Ủy ban Nhân dân xã Nam Thái Sơn, tỉnh Kiên Giang (Pascal Bourdeaux cung cấp).

Bản đồ

Bản đồ

13

14

Page 7: 2.3. Đào tạo phương pháp điều tra điền dã. Quản lý nước về ... · PDF filecơ bản sử dụng cho bài tập điều tra nghiên cứu, (2) ... xã hội và

[ ]tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD 261

Trên bản đồ cũ này ta thấy kênh Rạch Giá - Hà Tiên, vùng rừng sú vẹt và vùng ngập khi thủy triều lên.

Bản đồ hiện nay của huyện Hòn Đất vẫn có kênh chính và tất cả các kênh nhánh được đào trong những năm 1930-1940. Sự phát triển của hệ thống kênh rạch đã tạo nên cấu trúc của các ấp trong khu vực. Ở đây, có các ấp với diện mạo rất đặc thù, khác xa với cách tổ chức xã hội của các làng miền Trung, miền Bắc, thậm chí với một số vùng của đồng bằng sông Cửu Long.

Vậy đâu là đặc thù về lịch sử và văn hóa của cách tổ chức này ?

Khu ấp này chủ yếu được thành lập vào đầu những năm 1940 sau chính sách di dân từ các tỉnh miền Bắc, đặc biệt là từ các tỉnh Thái Bình và Nam Định. Năm 1941, tức là mười năm sau khi con kênh chính và hệ thống các kênh nhánh được đào, 750 hộ gia đình đã tới định cư trong khu vực vẫn còn hoang vắng này, các hộ này đã lập nên thôn ấp với sự giúp đỡ ban đầu từ chính quyền thực dân.

Dưới thời thuộc địa, ấp này được gọi là « ấp Bắc kỳ ». Trong quá trình điều tra tại ấp, chúng tôi đã phỏng vấn được những người đầu tiên di cư đến đây, họ là con cái của những người được chuyển đến trong đợt di dân đầu tiên hoặc những người di cư từ các tỉnh phía Nam đến ngụ cư gần ấp này và sau đó tự lập ấp gần đó – ở thời kỳ đó, đấy là trường hợp duy nhất có sự tiếp xúc giữa nông dân miền Bắc và miền Nam. Việc hình thành một nền văn hóa thôn ấp đặc thù có thể thấy được

trong nhiều lĩnh vực, như nấu nướng, hát ca, kỹ thuật trồng lúa và tất nhiên trong cả mối quan hệ giữa nghề trồng lúa nước và thủy lợi.

Chúng ta hãy nói một chút về vai trò của hệ thống thủy nông trong quá trình di cư.

Các đợt quy hoạch thủy lợi quy mô lớn đầu tiên ở vùng này được bắt đầu từ thế kỷ XIX – trong đó có đợt đào kênh Thoại Hà nối Long Xuyên với Rạch Giá (1818) và kênh Vĩnh Tế nối Châu Đốc với Hà Tiên (1824), hai con kênh này đóng vai trò lịch sử rất quan trọng. Tuy nhiên, các đợt quy hoạch này lại không diễn ra đồng bộ, đặc biệt ở khu vực tứ giác Long Xuyên  : việc đắp đê bao cho khu vực đồng bằng ngập nước lại không đi kèm với việc quy hoạch hệ thống kênh tiêu để phát triển diện tích trồng lúa ngoại trừ một số diện tích đang canh tác như giồng và các ruộng lúa chạy dọc theo các con rạch và vàm. Tất nhiên, dưới thời thuộc địa, đây là một khu vực thưa dân, do điều kiện tự nhiên (chủ yếu là đầm lầy) và y tế không thuận lợi. (Xem Bảng : Biến động dân số)

Có thể thấy, dân số ở tỉnh Rạch Giá trước đây tăng chậm sau đó bắt đầu tăng mạnh từ những năm 1920. Ở vùng này, vấn đề thủy lợi được xử lý khác hẳn so với các tỉnh miền Bắc nơi có mật độ dân cư cao và bắt buộc phải có chính sách xây dựng đê điều ngăn lũ sông Hồng. Trong khi đó, ở đồng bằng sông Cửu Long, các vấn đề cần quan tâm là làm chủ được thiên nhiên, định cư, vấn đề trị thủy và phân dòng không cần phải đặt ra vì ở đây nước tràn vào mùa lũ.

Page 8: 2.3. Đào tạo phương pháp điều tra điền dã. Quản lý nước về ... · PDF filecơ bản sử dụng cho bài tập điều tra nghiên cứu, (2) ... xã hội và

[ ] tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD262

Sau đây là một vài điểm mốc của dự án đào kênh Rạch Giá - Hà Tiên :

- 1924 : nghiên cứu dự án đào kênh Rạch Giá - Hà Tiên ;

- 1926  : dự án được duyệt – thời gian thực hiện dự án phụ thuộc vào các vấn đề kỹ thuật và tài chính ;

- 15 tháng 9 năm 1930: khánh thành kênh Rạch Giá - Hà Tiên.

Nhiều khía cạnh có thể được nghiên cứu liên quan đến quy hoạch thủy lợi ở vùng này  : ví dụ, nhân công đào kênh được huy động từ đâu  ? Tiền công được trả là bao nhiêu  ? Những người nơi khác đến tham gia đào kênh có ở lại không ?

Sau khi kênh đào xong – ở đây là kênh chính và bốn kênh vuông góc để dẫn nước ra vịnh Thái Lan – vấn đề đặt ra là phân chia đơn vị tưới tiêu, tức là phân ra thành các hệ thống

tưới hoặc tiêu nước riêng rẽ cho từng khu ruộng trồng lúa.

Trong khuôn khổ công việc tổ chức lại đất đai do nông dân di cư từ miền Bắc thực hiện, một không gian được xác định rất rõ trong phạm vi giới hạn của các con kênh. Một không gian khép kín được hình thành và xác định phạm vi nền tảng lập ấp. Ở phía bên kia con kênh, trong không gian vẫn còn hoang sơ, những người nông dân di cư từ miền Nam đã định cư một cách tự phát và tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người dân gốc trong ấp, sự tiếp xúc này đặc biệt rõ khi có các buổi họp chợ, đây là yếu tố giúp phát triển trao đổi kinh tế và tiếp xúc xã hội.

Cuối năm 1942, 750 hộ với tổng cộng khoảng 3000 người trong đó một nửa là trẻ em, đã rời hai tỉnh Nam Định và Thái Bình. Hai khu ấp được xác định : ấp Sóc Sơn và ấp Thổ Sơn (gọi là «dành riêng»), xác định gốc gác người

Biến động dân số của tỉnh Rạch Giá, 1878-1926

Nguồn : Điều tra dân số của tỉnh Rạch Giá năm 1926 (ANVN-II, SL-313). Cục lưu trữ Quốc gia Việt Nam, trung tâm số 2 tại TP Hồ Chí Minh, hồ sơ 313.

17Bảng

Page 9: 2.3. Đào tạo phương pháp điều tra điền dã. Quản lý nước về ... · PDF filecơ bản sử dụng cho bài tập điều tra nghiên cứu, (2) ... xã hội và

[ ]tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD 263

dân đến từ một trong hai tỉnh. Mọi người đều muốn duy trì truyền thống làng cũ cũng như tục thờ thành hoàng làng ở nơi ở mới. Việc lập cư theo địa thế của con kênh cũng kéo theo sự khác nhau về lối sống, với sự pha trộn về xã hội và văn hóa giữa các cộng đồng.

Kênh Tri Tôn, nơi tụ hội và trao đổi

Các chủ hộ vẫn tiếp tục công việc đào kênh nhánh – hay còn gọi là mương phèn để dẫn nước vào từng thửa ruộng phát hoang. Tất cả mọi người đều trồng lúa và nhận được sự hỗ trợ về giống, nông cụ và súc vật kéo.

Ở ngã ba Tri Tôn (ngã ba nối với kênh Rạch Giá - Hà Tiên) bắt đầu hình thành một thôn, một khu chợ nổi, một trụ sở hành chính và một bến tàu.

Đời sống kinh tế bắt đầu hình thành xung quanh khu vực kênh Tri Tôn :

- Người nông dân Nam kỳ vẫn tiếp tục trồng lúa trên các khoảng đất trống nằm giữa các khu rừng tràm và trên các diện tích đất ít nhiễm phèn. Họ áp dụng phương thức gieo sạ, đốt cỏ tranh để có tro bón. Họ cũng làm than củi để đem bán ;

- Ở khu vực dân di cư người Bắc sinh sống, đầu tiên mỗi hộ được cung cấp giống lúa (1943), cày bừa, trâu bò được dùng chung cho nhiều hộ, mỗi hộ có một thửa ruộng rộng khoảng 2 ha. Nông dân Nam kỳ, người gốc trong vùng thì chia sẻ phương pháp làm giống, cung cấp nhiều giống lúa (nhất là giống lúa nổi) và chia sẻ thông tin về lịch thời vụ ;

- Nông dân di cư từ Bắc vào thấy ngay rằng nông dân Nam kỳ không dùng liềm mà dùng lưỡi hái, hiệu quả hơn rất nhiều ;

- Để giã gạo, nông dân miền Nam sử dụng chày tay và cối gỗ, tiện hơn cối giã bằng chân của người miền Bắc.

Tóm lại, công việc trồng lúa từ lúc cấy cho đến lúc thành hạt gạo đã cho thấy có sự học hỏi lẫn nhau giữa hai tập quán canh tác của hai vùng khác biệt nhau hoàn toàn.

Những người di cư từ Bắc vào cũng học theo người dân trong vùng để đa dạng hóa các hoạt động của họ : khai thác gỗ tràm (gỗ xây dựng) và lấy củi đun nấu ; khai thác mật ong ; đánh bắt cá ; làm nước mắm ; trồng tiêu ; làm đồ mây tre đan và làm gốm (cà ràng). Ngược lại, những người di cư từ Bắc vào cũng có các hoạt động canh tác khác, như trồng rau màu (khoai lang, bí, đậu), mang thêm các sinh hoạt văn hóa mới đến đây (hát, thờ thành hoàng, đặc biệt nghi thức lễ lạt gia đình).

Quản lý nước

Ở khu vực của người di cư từ Bắc vào, một tổ chức nhanh chóng được hình thành để thực hiện công việc đào mạng lưới kênh phụ :

- Đào thêm 10 kênh vuông góc với kênh Tri Tôn ;

- Đào thêm một kênh dẫn song song, và cách kênh Tri Tôn ba cây số (kênh ba ngàn) ;

- Đào thêm mạng lưới các con mương và mương phèn giữa các thửa ruộng trồng lúa.

Không giống với ở khu vực đồng bằng phù sa ở châu thổ sông Hồng, người di cư từ Bắc vào nhanh chóng nhận thấy rằng ở đây không cần phải đào đê ngăn dòng chảy mà phải đào một hệ thống kênh mương để thoát nước vào mùa mưa và lưu chuyển nước ngọt nhờ sự lên xuống của con nước.

Một việc nữa phải giải quyết là cung cấp và dự trữ nước ngọt cho sinh hoạt hàng ngày, nhất là vào mùa khô. Nước trong kênh là nước lợ và có phèn nên người dân đã đào ao

Page 10: 2.3. Đào tạo phương pháp điều tra điền dã. Quản lý nước về ... · PDF filecơ bản sử dụng cho bài tập điều tra nghiên cứu, (2) ... xã hội và

[ ] tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD264

trên đất của mình hoặc vào rừng tìm nước ngọt, sau đó trữ trong lu đất.

Như vậy, kênh Tri Tôn đã trở thành nơi giao lưu về văn hóa và đồng thời hình thành nên một văn hóa địa phương đặc thù.

chủ đề thủy lợi trong các tác phẩm của nhà văn Sơn nam

Một vài thông tin về tiểu sử của nhà văn – nhà nghiên cứu

Sơn Nam là người trong vùng. Sở dĩ hôm nay tôi nhắc đến điều này, không phải chỉ bởi vì tôi quan tâm đến sáng tác của ông, mà còn bởi vì ông đã sống và làm việc ở Hòn Đất, cho Sở kinh tế của tỉnh Rạch Giá vào cuối những năm 1930 – trước khi ông vội vã đi kháng chiến.

Trong hồi ký của mình, ông đã kể lại những lần di chuyển tại vùng đồng bằng sông Cửu Long và nhắc đến rất nhiều lịch sử truyền khẩu – tục ngữ, truyện kể, truyền thống truyền khẩu, nơi chốn, tên địa danh gắn với các sự kiện lịch sử, phong tục dân gian. Có thể tìm thấy những phần viết và màu sắc «dân tộc học dân gian» như vậy trong các tiểu thuyết và truyện ngắn của ông – tập truyện gồm 66 truyện ngắn «  Hương rừng Cà Mau, tập truyện ».

Ngoài ra, bởi thấm đẫm văn hóa và đời sống hàng ngày của người dân địa phương, ông đã thành công trong việc đưa vào các tác phẩm của mình những yếu tố văn hóa dân gian để từ đó nói về các tiến trình lịch sử và xây dựng văn hóa địa phương.

Như vậy, có thể nói, các sáng tác của nhà văn Sơn Nam là một nguồn thông tin tin cậy và hữu ích để hiểu được về đồng bằng sông Cửu Long và tôi thấy hoàn toàn có cơ sở khi

học theo phương pháp này của ông để mô tả và phân tích về quê hương ông.

Khái niệm « Văn minh sông nước »

Khái niệm này có thể là một yếu tố suy ngẫm để hiểu được « văn minh sông nước » là gì. Có thể sử dụng nó như một khái niệm cơ sở để nghiên cứu đặc thù lịch sử, văn hóa, xã hội và kỹ thuật của miền Nam. Nói cách khác, thủy lợi và hệ thống kênh mương đóng vai trò trung tâm như thế nào trong việc lựa chọn các phương tiện đi lại, trong đời sống hàng ngày, trong kinh tế và các hoạt động trao đổi vật chất và phi vật chất ở nơi đây ? Việc xác định không gian như vậy đã tạo ra sự gần gũi như thế nào giữa khu vực đồng bằng châu thổ này với đặc điểm về sự năng động trong trao đổi và hình thành nên các mạng lưới ở khu vực Đông Nam Á ?

Gợi mở phương pháp luận : một vài hướng suy nghĩ về tình hình nghiên cứu khí hậu và môi trường ở pháp

Tôi muốn kết luận phần trình bày của mình bằng việc nêu ra một số hướng suy nghĩ, giúp chúng ta có được sự liên hệ giữa lịch sử, với tư cách là một ngành nghiên cứu, với các vấn đề môi trường và khí hậu.

Nhà nghiên cứu sử học người Pháp Emmanuel Leroy Ladurie là một trong những người đầu tiên nghiên cứu về lịch sử khí hậu. Ngay từ những năm 1970, ông đã bắt đầu viết về lịch sử khí hậu từ năm 1000. Tác phẩm này đã đặt ra một loạt các vấn đề về phương pháp luận : làm thế nào để nghiên cứu sự biến động của môi trường và khí hậu theo tư duy sử học ? Có thể tạo ra một phạm vi nghiên cứu dành cho lĩnh vực khí hậu theo quan điểm sử học hay không ? Có thể tạo ra một ngành nghiên cứu hẹp ? Nghiên cứu từ

Page 11: 2.3. Đào tạo phương pháp điều tra điền dã. Quản lý nước về ... · PDF filecơ bản sử dụng cho bài tập điều tra nghiên cứu, (2) ... xã hội và

[ ]tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD 265

nguồn nào và theo phương pháp nào ? Độ tin cậy của các phân tích là đến đâu ? « Lịch sử môi trường » nghĩa là gì ?

Việc tìm câu trả lời cho những câu hỏi này vấp phải nhiều tranh cãi về phương pháp luận và tư tưởng giữa các nghiên cứu của các nhà khoa học người Mỹ, vốn có tư tưởng cách tân từ ngay những năm 1950-1960, và các nghiên cứu sau đó không lâu của các nhà nghiên cứu châu Âu, có nhạy cảm hơn tới vấn đề sinh thái, thậm chí là sinh thái chính trị.

Trong tạp chí « Lịch sử hiện đại và đương đại » xuất bản năm 2009, có một bài báo của Frédéric Thomas về chủ đề rừng ở Đông Dương. Ngay ở phần mở đầu, bài báo đã đặt ra câu hỏi sau : Có thể áp dụng và phát triển loại nghiên cứu này như thế nào ở Việt Nam ? Tìm nguồn dữ liệu ở đâu ? Liệu có thể tìm được thông tin trong các cuốn biên niên để tìm hiểu về những đợt gió mùa, lũ lụt hay thiên tai lớn  ? Nghiên cứu các hiện tượng thiên nhiên này dưới góc nhìn sử học sẽ cung cấp những yếu tố thông tin nền tảng để hình dung tốt hơn những biến động về chính trị và những thay đổi về kinh tế xã hội ẩn chứa sau đó. Tóm lại, đây là cả một lĩnh vực nghiên cứu cần được khám phá, một lĩnh vực có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn những thách thức và cơ hội trong quản lý nước, ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long cũng như ở bất kỳ khu vực nào khác của Việt Nam.

2.3.2. những biến đổi trong kinh tế nông dân

[christophe Gironde]

Mục đích của bài trình bày là giúp các bạn làm quen với một vài khái niệm và định nghĩa cũng như bàn luận về bài tập điều tra mà chúng ta sẽ cùng thực hiện. Bài trình bày

của tôi dựa trên một nghiên cứu tôi đã thực hiện ở đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn 1996-1999, sau đó tôi tiếp tục nghiên cứu tại tỉnh Hưng Yên trong hai năm 2009 và 2010. Tôi sẽ không nói nhiều về khía cạnh lịch sử, để dành thời gian nói nhiều hơn về các phương diện kinh tế, sản xuất của giai đoạn đương đại, kể từ thời kỳ đổi mới.

Kinh tế nông dân có thể được định nghĩa là một phương thức sản xuất (đất đai, công việc đồng áng, nông cụ, v.v.), phương thức này được tổ chức xoay quanh hộ gia đình với việc chuyển giao ban đầu về vốn và kinh nghiệm (tái sản xuất xã hội theo thừa kế từ bố mẹ truyền cho con). Hoạt động nông nghiệp là trọng tâm của kinh tế hộ gia đình : hoạt động này sẽ được bổ sung bằng các hoạt động khác như buôn bán hoặc thủ công.

nguyễn tuấn Minh

Sự vận động của tình hình di dân, di cư cần phải được xem xét lại.

[christophe Gironde]

Thực tế điều đó cho thấy có nhiều sự vận động khác ngoài nông nghiệp. Đối với những người di cư, vấn đề nước có thể không phải là vấn đề trung tâm.

Vũ thị thu hằng

Văn hóa làng có tác động tới tập quán canh tác ? Thách thức chính liên quan đến vấn đề thủy lợi có thể bị xóa bỏ khi quá trình đô thị hóa các vùng nông thôn được đẩy nhanh.

[christophe Gironde]

Khía cạnh này sẽ được nghiên cứu khi chúng ta điều tra tại thôn. Với tư cách là nhà nghiên cứu kinh tế, câu hỏi đầu tiên tôi đặt ra sẽ là : «  Tại sao anh chị lại tiếp tục trồng lúa khi mà

Page 12: 2.3. Đào tạo phương pháp điều tra điền dã. Quản lý nước về ... · PDF filecơ bản sử dụng cho bài tập điều tra nghiên cứu, (2) ... xã hội và

[ ] tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD266

hoạt động này không mang lại nhiều thu nhập ? ».

nguyễn thị thu thủy

Tôi đề xuất là phải hỏi thêm về việc xuất hiện nhiều dịch vụ mới ở nông thôn, về việc phổ biến các kỹ thuật canh tác mới cũng như tác động của nó tới tập quán.

[christophe Gironde]

Vấn đề này liên quan đến các hệ thống sản xuất nông nghiệp : sản xuất gì và như thế nào ? Chúng ta cũng phải tìm hiểu thêm về vấn đề liên quan đến các cơ quan Nhà nước, ví dụ, các cơ quan hoặc bộ phận liên quan tới dịch vụ tưới tiêu.

Cần phải đặt câu hỏi là «  Ai đi làm đồng  ?  ». Trong giai đoạn chuyển đổi nông nghiệp, có xu hướng nữ hóa lao động nông thôn vì người chồng thường đi làm xa. Một xu hướng khác cũng có thể nhận thấy là xu hướng già hóa lao động nông nghiệp. Điều này đặt ra các vấn đề rất cụ thể, có liên quan đến sự nặng nhọc của công việc đồng áng. Ở đây, khía cạnh nhân khẩu học cũng là một khía cạnh cơ bản.

Tôi xin nói một chút về mối liên hệ giữa hai yếu tố sản xuất nông nghiệp và nước. Yếu tố đầu tiên cần xác định ở đây là các khu ruộng. Cần phải đi xuống thực địa để tìm hiểu cụ thể xem hệ thống thủy lợi được tổ chức như thế nào. Các hộ xác định loại đất của các thửa

ruộng theo độ cao, độ dốc và cả phạm vi trong đê ngoài bãi.

Vậy việc sử dụng nước được thể hiện như thế nào trong sản xuất ? Và ngược lại, tác động của nó là gì ? Nước có thể trở nên khan hiếm, hoặc bị ô nhiễm do sử dụng hóa chất chẳng hạn. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp liệu có còn đủ nước khi quá trình đô thị hóa tăng nhanh đi cùng với các dự án sân golf, khách sạn, v.v

Sau khi giải tán hợp tác xã, nông dân quan tâm nhiều hơn đến sản xuất của mình  : họ làm việc chăm chỉ hơn và cẩn thận hơn. Họ cũng chủ động nhiều hơn : đa dạng hóa cây trồng và vật nuôi ; phát triển các hoạt động phi nông và đi làm xa. Đối với chính quyền địa phương cấp xã, cũng có nhiều nỗ lực để cải thiện hệ thống thủy lợi – sửa chữa máy móc, bảo dưỡng, mua thêm máy bơm, v.v.

Khi tôi điều tra ở Hưng Yên, tôi thấy một khó khăn lớn cho nông dân là việc tiêu thụ sản phẩm : đảm bảo đầu ra cho nông sản – bán ở đâu, bán cho ai, có tin tưởng được người mua khi họ mua chịu, v.v. Việc có đủ nước cũng là một vấn đề. Ngoài ra còn phải kể đến các ràng buộc, khó khăn về tài chính, như phải ứng tiền mua giống, giá đất tăng, rồi còn phải tính đến các chi phí khác như khám chữa bệnh, tiền học (Xem bảng dưới đây).

Page 13: 2.3. Đào tạo phương pháp điều tra điền dã. Quản lý nước về ... · PDF filecơ bản sử dụng cho bài tập điều tra nghiên cứu, (2) ... xã hội và

[ ]tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD 267

phân chia diện tích đất canh tác theo cây trồng (tân Dân, 1997)

Gia tăng các hoạt động phi nông 1997-2009, xã tân Dân

Thu nhập hàng năm theo hecta (USD) ; nhóm 2 = 2761, nhóm 4 và 5 = 1000Nguồn : tác giả.

Năm 2009, một nửa lao động (51,3%) làm các hoạt động phi nông toàn thời gian, 2/3 số người trong độ tuổi 26-35 và 36-45 tuổi , 3/4 số người dưới 26 tuổi.Nguồn : tác giả.

18

31

Bảng

Biểu đồ

Số lao động làm việc phi nông toàn thời gian

<26t 26 - 35t 36 - 45t 46 - 55t >55t

Page 14: 2.3. Đào tạo phương pháp điều tra điền dã. Quản lý nước về ... · PDF filecơ bản sử dụng cho bài tập điều tra nghiên cứu, (2) ... xã hội và

[ ] tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD268

Trong nghiên cứu này tôi đã thực hiện khoảng 270 cuộc điều tra và qua đó tôi có thể tiến hành phân loại. Tôi đã tính toán việc phân chia tổng diện tích canh tác theo loại cây trồng trong năm : hai vụ lúa, rau màu, cây thuốc, cây ăn quả. Vào cuối những năm 1990, 80 % diện tích đất được dành cho trồng lúa ; song cũng có các hộ bắt đầu « thoát ra » khỏi nông nghiệp (chuyển sang chuyên làm các hoạt động phi nông). Thu nhập trung bình vào khoảng 1000 USD/ha/năm, đối với các hộ không còn làm nông, thu nhập lên tới 2500-3000 USD/năm.

Năm 2009, tôi quay lại một trong những xã trước đây tôi đã điều tra khi làm luận án tiến

sĩ năm 1996. Tôi đã tiến hành điều tra lại. Năm 1997, tất cả các hộ đều có đất sản xuất – trừ một số gia đình cán bộ hay các hộ buôn bán. Năm 2009, gần một nửa số hộ không có đất sản xuất. Thanh niên 18-25 tuổi và những người trong độ tuổi 26-35 chủ yếu làm công việc phi nông, phần lớn là đi làm ăn xa. Như vậy có sự biến đổi lớn về mặt xã hội : đối với thanh niên nông thôn, người ta không thể trưởng thành khi chỉ làm nông, cần phải đi làm ăn xa nhiều năm. Những người được hỏi cho biết họ đi làm ăn ở các tỉnh khác có khi đến chục năm và chỉ về quê sống khi « về hưu ».

nơi ở chính của bố mẹ năm 2009 và năm 1997

Tuổi trung bình của mẫu điều tra năm 2009: 40 tuổi; năm 1997: 44,4 tuổiNguồn : tác giả.

19Bảng

Page 15: 2.3. Đào tạo phương pháp điều tra điền dã. Quản lý nước về ... · PDF filecơ bản sử dụng cho bài tập điều tra nghiên cứu, (2) ... xã hội và

[ ]tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD 269

Các điều tra tôi tiến hành cho thấy với một phần ba dân số, nơi ở chính của họ là không phải quê gốc ; đối với thanh niên, con số này dao động từ một nửa đến hai phần ba.

ngày 1, chiều thứ hai 16/7

[olivier tessier]

2.3.3 kỹ thuật điều tra : lời khuyên và dặn dò lưu ý

Olivier Tessier đưa vào các kỹ thuật điều tra đã được giới thiệu ở khóa học năm 2010 và 2011  : phần chung cho tất cả các cuộc phỏng vấn, hai cấp lưu dữ liệu, dàn ý câu hỏi phỏng vấn, hướng nghiên cứu, chuyển từ câu hỏi của nhà nghiên cứu sang câu hỏi phỏng vấn thực địa, thái độ khi phỏng vấn, sự xuất hiện của người ngoài cuộc. Để có nội dung cụ thể, xin mời độc giả xem thêm trong kỷ yếu năm 2011 : Bourdeaux P, E. Pannier, O. Tessier (2011), Đào tạo kỹ thuật điều tra điền dã trong nhân học xã hội. Thách thức, căng thẳng và xung đột trong sử dụng đất, in Lagrée S. (biên tập khoa học), Sách đã dẫn., tr. 277-281. Có thể tải trên trang web của AFD, ÉFEO và www.tamdaoconf.com

Một nửa ngày làm việc được dành cho việc chuẩn bị điều tra thực địa. Học viên được chia thành bốn nhóm gồm từ 4 đến 6 người, mỗi nhóm có một giảng viên đi cùng. Chủ đề « nước » được tiếp cận trên bốn phương diện :

- quản lý nước về mặt kinh tế và các vấn đề tài chính địa phương trong vận hành hệ thống thủy nông» => hai cặp do giảng viên Mireille Razafindrakoto hướng dẫn ;

- quản lý về mặt xã hội và chính trị các hệ thống thủy lợi theo cách tiếp cận đa cấp

độ (từ cấp thôn đến cấp huyện) => ba cặp do giảng viên Olivier Tessier hướng dẫn ;

- sử dụng nước và những thay đổi trong hệ thống nông nghiệp trong thế kỷ XX qua các giai đoạn lịch sử (thời kỳ thuộc địa, thời kỳ hợp tác hóa và thời kỳ sau đổi mới) => ba cặp do giảng viên Christophe Gironde hướng dẫn ;

- nước và sử dụng nước trong văn hóa và tập quán dân gian (điển tích điển cố trong văn học, tập quán và biểu tượng « nước » trong không gian xã hội và môi trường tự nhiên) => hai cặp do giảng viên Pascal Bourdeaux hướng dẫn.

Công việc của mỗi nhóm là xác định một cách đặt vấn đề đầu tiên đặc thù cho khía cạnh nghiên cứu của nhóm mình, các giả thiết, hướng nghiên cứu và chuyển câu hỏi nghiên cứu thành câu hỏi phỏng vấn.

ngày 2, 3 và sáng ngày 4

Cả lớp đi xuống thôn Làng Hà, xã Hồ Sơn để thực hiện điều tra và thu thập dữ liệu cần thiết để tìm câu trả lời cho vấn đề nghiên cứu đã xác định cũng như cho khía cạnh nghiên cứu riêng của mỗi nhóm. Phỏng vấn chính quyền và người dân đều do hai người thực hiện  ; giảng viên đi cùng các cặp thuộc nhóm mình phụ trách.

Page 16: 2.3. Đào tạo phương pháp điều tra điền dã. Quản lý nước về ... · PDF filecơ bản sử dụng cho bài tập điều tra nghiên cứu, (2) ... xã hội và

[ ] tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD270

2.3.4. tổ chức, xếp loại và phân tích dữ liệu

ngày 4, chiều thứ năm 19/7

Cả lớp quay lại Tam Đảo. Buổi chiều được dành cho phần làm việc riêng của các nhóm, công việc bao gồm thống kê, sắp xếp và tổ chức các dữ liệu thu thập được. Mỗi nhóm cùng với giảng viên phụ trách làm công việc xử lý thông tin thu thập được theo chủ đề và vấn đề nghiên cứu riêng của nhóm. Mục đích của công việc này là để chuẩn bị cho báo cáo tổng kết sẽ được trình bày trước cả lớp vào sáng hôm sau.

ngày 5, thứ sáu 20/7

Giới thiệu kết quả thu được của mỗi nhóm : mỗi nhóm cử đại diện giới thiệu phần tổng hợp dữ liệu của nhóm mình trước lớp.

[olivier tessier]

Tôi rất ấn tượng trước khả năng kiểm soát và xây dựng đối tượng nghiên cứu của các bạn. Các bạn đã biết cách điều chỉnh dần dần theo diễn biến của các phỏng vấn trên thực địa và bổ sung cho vấn đề nghiên cứu đặt ra ban đầu liên quan đến quản lý nước, với một chủ đề bất ngờ nhưng không kém phần trung tâm đối với người nông dân là trồng và bán ngọn susu.

Cây «susu» của Việt Nam

Cây susu, tên khoa học là Sechium edule. thuộc họ bầu bí. Có xuất xứ từ Mexico, loại cây dây leo này hiện nay được trồng ở nhiều nước nhiệt đới. Đây là loại cây cho quả hình bầu dục, thường được gọi với các

tên gọi như christophine, chayotte hoặc susu. Nghèo calo nhưng lại giàu chất khoáng, quả susu rất tốt cho người ăn kiêng. Trong một số điều kiện, cây susu cũng cho củ ăn được và giàu tinh bột. Cây susu thường được trồng thành lùm, ở các vùng ẩm ướt và có nhiệt độ vừa phải. Việc trồng cây susu không phức tạp và thường cho năng suất cao. Nấm mốc hoặc sâu rầy có thể tránh được bằng cách xử lý phù hợp. Phát triển giá trị cây susu. Trở ngại duy nhất trong khai thác công nghiệp và xuất khẩu loại cây này là việc bảo quản sau thu hoạch. Nếu bọc màng ni lông kết hợp với bảo quản ở nhiệt độ khoảng 10 °C thì có thể giữ được trong khoảng 40-50 ngày. Có thể giữ được lâu hơn nếu chiếu tia λ.

Kết luận. Ngày nay, nhiều bộ phận của cây susu được dùng thủ công trong ăn uống hoặc làm thuốc. Để chế biến một cách công nghiệp, cần phải nghiên cứu tìm ra các giống susu cho quả có chất lượng đồng nhất, kháng sâu bệnh tốt hơn, cho năng suất cao hơn cả về quả, ngọn và củ.

Nguồn : Dornier M., Reynes M. (2001).Xem thêm : Tran, et al.(2012)

Chúng ta đã « ngập chìm » dưới các dữ liệu có được sau ba ngày phỏng vấn và các bạn đã thực sự trải nghiệm giá trị của công việc nghiên cứu, đó là rút ra được những ý chính và bỏ đi những ý không quan trọng. Các bạn cũng đã biết phân bậc dữ liệu để có thể định hình được các dữ liệu đó. Đây chính là mục đích đặt ra cho lớp chuyên đề này.

Page 17: 2.3. Đào tạo phương pháp điều tra điền dã. Quản lý nước về ... · PDF filecơ bản sử dụng cho bài tập điều tra nghiên cứu, (2) ... xã hội và

[ ]tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD 271

Buổi học này dành để cả lớp cùng nhau xác định các trục dữ liệu xuyên suốt cho cả bốn phương diện, phân tích dữ liệu chung và xây dựng dàn ý cho báo cáo thu hoạch. Qua phần thảo luận với học viên do các giảng viên dẫn dắt, đã rút ra bốn trục dữ liệu chính sau đây :

- Hoạt động hiện nay của hệ thống thủy lợi và bán kính tưới tiêu : mô tả, thực trạng và kết quả quan sát ;

- Các điều kiện và thể thức xây dựng hệ thống  : vai trò, sự hiện diện và sức nặng của Nhà nước, cặp biện chứng nhà nước-xã hội ;

- Những thay đổi của hệ thống từ khi xây dựng năm 1992 đến nay  : giới thiệu các nhóm tác nhân (Nhà nước, công ty, người nông dân, người buôn bán) và phân tích các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đó (điều kiện nào đã tạo thuận lợi cho những thay đổi ?)

- Kết luận  : vấn đề bền vững về môi trường sinh thái, xã hội (gia tăng bất bình đẳng), kỹ thuật và kinh tế của hệ thống thủy lợi.

[christophe Gironde]

Các bạn đã đề cập rất chi tiết việc xác định xem ai được lợi từ sự phát triển kinh tế hiện nay, điều này nêu lên một vấn đề lớn hiện nay là vấn đề bất bình đẳng  : liệu bất bình đẳng có gia tăng ? Liệu có sự thay đổi trong tình trạng bất bình đẳng ? Ở thời điểm hiện nay, chúng ta chưa có nhiều dữ liệu để trả lời cho câu hỏi này, nhưng nó gắn với vấn đề liên quan tới tính bền vững về mặt xã hội và phương thức phát triển.

Các bạn cũng đã đặt ra các câu hỏi về mối liên hệ giữa kỹ thuật/hạ tầng và việc quản lý nước về mặt xã hội. Chúng ta có thể mở rộng thêm bằng cách hỏi như sau  : đâu là những lực đẩy cho phát triển của xã Hồ Sơn ? Ở đây chúng ta bắt gặp lại vấn đề vai trò của Nhà nước. Phát triển gắn với phương diện kỹ thuật, hạ tầng hay là gắn với các thiết chế, sự vận động xã hội và Nhà nước ? Câu hỏi này lại liên quan đến quan hệ giữa Nhà nước và người dân địa phương.

Đỗ thị ngân

Liên quan đến việc quản lý về mặt xã hội đối với hệ thống tưới tiêu, thầy đã nhấn mạnh đến vai trò trung tâm của Nhà nước trong việc đảm bảo tính bền vững của hệ thống này, nhưng tôi vẫn thắc mắc về vai trò của người nông dân, vốn không tham gia vào quá trình xây đập Làng Hà, vận hành con đập cũng như công việc giám sát. Vậy nên chăng cần phải có sự tham gia của người dân để đảm bảo tính bền vững?

[olivier tessier]

Sự can thiệp mạnh mẽ và mang tính chỉ đạo của Nhà nước và việc vắng mặt người dân trong quá trình ra quyết định cũng như tiến hành các công việc xây dựng đúng là một khía cạnh quan trọng. Người nông dân không được tham gia vào việc ra quyết định, họ không được hỏi ý kiến. Khi phỏng vấn họ cảm thấy ít có trách nhiệm với công trình. Họ sử dụng nhưng luôn chờ sự can thiệp của Nhà nước trong việc sửa chữa, kể cả trong việc nạo vét hệ thống kênh cấp 2, cấp 3. Nói chung là họ ỷ lại.

Việc bỏ thủy lợi phí khiến cho dịch vụ này trở nên miễn phí 100%, chính Nhà nước «  bảo hộ » chịu trách nhiệm mọi thứ và người dùng dịch vụ không phải trả bất cứ khoản nào.

Page 18: 2.3. Đào tạo phương pháp điều tra điền dã. Quản lý nước về ... · PDF filecơ bản sử dụng cho bài tập điều tra nghiên cứu, (2) ... xã hội và

[ ] tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD272

[pascal Bourdeaux]

Chúng ta đang ở trong bối cảnh đa dân tộc trong đó chúng ta đã thu được một số yếu tố canh tân liên quan tới đời sống văn hóa, tức là các hoạt động sinh hoạt cộng đồng. Chúng ta cũng có một vài dữ liệu liên quan đến việc có tồn tại một ngôi đền và một vị thánh liên quan đến con suối trong thôn, có lẽ sẽ rất hay nếu chúng ta tìm hiểu sâu hơn về khía cạnh này. Ngoài ra, để bổ sung thêm, chúng ta cũng có thể nghiên cứu thêm về sự vận động và các tập tục văn hóa liên quan đến đình làng.

[christophe Gironde]

Các gia đình được phỏng vấn không muốn con họ tiếp tục làm nông nghiệp, nhất là khi thế hệ trẻ bây giờ có cơ hội kiếm tiền từ việc buôn bán susu.

[olivier tessier]

Liên quan đến tổ chức xã hội nông dân, có thể đưa ra một nhận định : sự can thiệp của Nhà nước và việc nông dân không tham gia vào vận hành hệ thống thủy lợi cũng như trả tiền dịch vụ là không đi theo hướng cơ cấu nên một tổ chức nông dân có khả năng tự quản lý được hệ thống. Đập Làng Hà và bán kính tưới tiêu đã không đưa đến việc thành lập bất cứ một tổ chức xã hội nào. Hội nông dân thì thụ động và không có quan điểm rõ ràng về công việc vận hành đập Làng Hà. Như vậy, ta có thể tự hỏi tổ chức xã hội đóng vai trò là yếu tố cốt yếu như thế nào để đảm bảo sự bền vững của hệ thống.

nguyễn tuấn Minh

Tôi nghĩ là chúng ta cũng có thể quan tâm đến tất cả những thách thức và cơ hội của phát triển kinh tế. Về cơ hội, có thể nhắc đến việc sản xuất và buôn bán susu và phát triển

du lịch. Còn về thách thức, có thể nhắc đến tình trạng dân số tăng, nhất là liên quan đến các áp lực về đất đai, vấn đề đầu ra, vốn, nhân lực và các chiến lược phát triển chung của xã, nhằm giảm các hoạt động nông nghiệp. Từ đó đặt ra các câu hỏi về vai trò của người nông dân và của chính quyền.

[Mireille Razafindrakoto]

Chúng ta vừa có ba ngày điều tra tiền thực địa. Chúng ta đã tìm hiểu dưới thôn và xác định lại đối tượng nghiên cứu. Đây là một hoạt động và mục tiêu của lớp chuyên đề này. Bài tập nghiên cứu của chúng ta đã nêu lên một số câu hỏi nghiên cứu mà chúng ta chưa có câu trả lời, và có thể trở thành một đề tài luận án tiến sĩ hoặc luận văn thạc sĩ. Bởi vậy cần nhấn mạnh tầm quan trọng của giai đoạn này trong các bước nghiên cứu khoa học, vì đây là giai đoạn làm nổi lên các câu hỏi nghiên cứu.

Dựa trên kết quả đối chiếu và trao đổi giữa các học viên, lớp đã đưa ra dàn ý cho bài báo cáo tổng kết như sau :

- Giới thiệu thôn Làng Hà, hệ thống thủy lợi, đập Làng Hà và bán kính tưới tiêu (nhóm 2 và 4) ;

- Các yếu tố và điều kiện xây dựng hệ thống thủy lợi : mô tả hoạt động và sự can thiệp của Nhà nước (nhóm 2) ;

- Các yếu tố và điều kiện phát triển hệ thống thủy lợi từ những năm 1990 đến nay, đối chiếu câu trả lời của các đối tượng phỏng vấn khác nhau (nhóm 1, 3 và 4) ;

- Sự bền vững về sinh thái, kinh tế, xã hội (phân chia lợi nhuận, bất bình đẳng xã hội, sự kiểm soát của nhà nước, đầu ra sản phẩm, thương hiệu, áp lực đất đai, v.v) và kỹ thuật của cả hệ thống (tu bổ, sửa chữa,

Page 19: 2.3. Đào tạo phương pháp điều tra điền dã. Quản lý nước về ... · PDF filecơ bản sử dụng cho bài tập điều tra nghiên cứu, (2) ... xã hội và

[ ]tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD 273

quản lý). Suy nghĩ và hướng nghiên cứu để có thể có điều tra thực địa sâu hơn sau này.

Mục đích của hoạt động này là giúp các học viên có thể phân tích tập thể để chuẩn bị cho bài báo cáo tổng kết chung của cả lớp.

Bài đọc (www.tamdaoconf.com)

Tessier O., Fontenelle J.P. (1997), «  L’appropriation paysanne de l’hydraulique agricole du delta du Fleuve Rouge : processus et limites », in revue Autrepart, n° 3, Paris, pp. 25-43.

tài liệu tham khảo chọn lọc

BOURDEAUX, P. (2004), Étude d’une confluence migratoire dans le delta du Mékong à l’époque coloniale (1920-1945) : Premiers pas vers l’histoire de la fondation des villages de Thổ Sơn et Sóc Sơn (district de Hòn Đất, province de Kiên Giang), in «  Vietnam on the Road to Development and Integration : Tradition and Modernity », communication orale, Hồ Chí Minh Ville, 14-16 juillet.

BOURDEAUX, P. (2005), « Réflexions sur la notion de « civilisation fluviale » et sur l’histoire du delta du Mékong considérés à travers quelques aspects de la fondation du village de Sóc Sơn (1920-1945)  », communication présentée au colloque CKS-IIAS « Water in Mainland Southeast Asia  », Siem Reap, 30 novembre- 2 décembre.

DORNIER M., M. REYNES (2001), Fruits, 56 (3) : 155-167.

FORTUNEL F., C. GIRONDE (2011), Transitions agraires et recompositions sociales en Asie du Sud-Est, in « Dynamiques des espaces ruraux dans le monde », Guibert M. et Jean Y. (Editeurs), Paris : Armand Colin (collection U), pp. 215-235.

GIRONDE C. (2004), L’évolution de l’économie familiale dans le delta du Fleuve Rouge, in « Le Vietnam à l’aube du XXIème siècle – Bilan et perspectves politiques, économiques et sociales », Gironde C. et Maurer J.-L. (sous la direction de), Paris : Karthala, pp. 193-227.

TRAN, T. T., M. FIGUIE, L. SIRIEIX, P. MOUSTIER (2012), Les produits de terroir vietnamiens : points de vue des consommateurs locaux, Working Paper UMR MOISA, Colloque international IRD, Unesco, MNHN, CIRAD «  Localiser les produits : une voie durable au service de la diversité naturelle et culturelle des Suds ? » Paris, 9-11 juin 2009.

Page 20: 2.3. Đào tạo phương pháp điều tra điền dã. Quản lý nước về ... · PDF filecơ bản sử dụng cho bài tập điều tra nghiên cứu, (2) ... xã hội và

[ ] tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD274

Họ và tên Nơi công tác Chuyên ngành Chủ đề nghiên cứu Email

Bùi Thị Hạnh Viện Dân số và các vấn đề xã hội Xã hội học Dân số và sức khoẻ sinh sản buihanh83@gmail.

com

Cao Tuấn Phong Học viện Khoa học xã hội Lịch sử kinh tế Môi trường và phát triển

bền vững ở Việt Namcaotuanphong@

yahoo.com

Châu Thị Thu Thuỷ

Đại học KHXH và nhân văn TP Hồ Chí

MinhĐịa lý, môi trường Sử dụng và bảo vệ nguồn

nước ở miền núihuongthugl2005@

yahoo.com

Đinh Thị Hồng Thơm

Sở Văn hoá, thể thao và du lịch Lào Cai Dân tộc học Thơ ca dân gian dân tộc Pa

Gí ở Lào Caidinhhongthom@

yahoo.com

Đỗ Thị Ngân Viện Phát triển bền vững vùng Bắc bộ Phát triển bền vững Phát triển bền vững nông

thôn và miền núi ngan.isdn@gmail.

comĐoàn Trúc

QuỳnhThư viện tỉnh Lào

Cai Văn hoá Văn hoá dân tộc Giáy tại Lào Cai

[email protected]

Heng LinaĐại học Hoàng gia Luật và khoa học

kinh tếLuật Các biện pháp bảo vệ nguồn

nước sạch ở Campuchialina.heng@yahoo.

com

Hoàng Thị Quyên

Học viện Chính trị - Hành chính khu

vực IVChính trị

Tập quán văn hoá của người dân nông thôn đồng bằng

sông Hồng

[email protected]

Leav Meng Đại học Jean-Moulin Lyon 3 Luật Tài chính doanh nghiệp vừa

và nhỏ ở Campuchiameng_sciencepo@

yahoo.com

Nguyễn Ngọc Trinh

Đại học Tài nguyên và môi trường TP Hồ

Chí MinhMôi trường

Đánh giá chất lượng nước các tỉnh thành; Sức ép của phát triển kinh tế xã hội lên

môi trường nước

[email protected]

Nguyễn Thị Lê Viện Nghiên cứu con người Nhân học phát triển Di dân và vai trò của quản lý

nhà nước nguyenle3105@

gmail.com

Nguyễn Thị Mai Hương

Trung tâm Nghiên cứu phát triển cộng

đồngXã hội học Tái định cư tại dự án thuỷ lợi

Phước Hoàmaihuong_xhh@

yahoo.com.vn

Nguyễn Thị Tám Viện Dân tộc học Nhân học kinh tế Sinh kế của cư dân các làng chài

[email protected]

Nguyễn Thị Thu Thuỷ

Đại học Thủ Dầu Một Nhân học

Tác động của biến đổi khí hậu đến văn hoá của các cộng đồng dân tộc tiểu

vùng sông Mekong

[email protected]

Nguyễn Tuấn Minh Viện Xã hội học Xã hội học Khu vực phi chính thức nguyentuanminh80@

gmail.com

Ny Pagna Đại học Quốc gia Hà Nội Luật nypagna@yahoo.

comPhạm Thu

HươngViện Nghiên cứu

con người Xã hội học HDI, Quyền con người, giới và phát triển bền vững

[email protected]

Trần Thị Mai Lan Viện Dân tộc học Nhân học Tri thức địa phương của người Thái

[email protected]

Danh sách học viên

Page 21: 2.3. Đào tạo phương pháp điều tra điền dã. Quản lý nước về ... · PDF filecơ bản sử dụng cho bài tập điều tra nghiên cứu, (2) ... xã hội và

[ ]tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD 275

Họ và tên Nơi công tác Chuyên ngành Chủ đề nghiên cứu Email

Võ Dao Chi Viện Phát triển bền vững vùng Nam bộ Phát triển bền vững

Sử dụng và bảo vệ lưu vực sông dưới bối cảnh biến đổi

khí hậu

[email protected]

Vũ Thị Thu Hằng Viện Triết học Triết học chính trị Xã hội dân sự và quyền con người

[email protected]

Page 22: 2.3. Đào tạo phương pháp điều tra điền dã. Quản lý nước về ... · PDF filecơ bản sử dụng cho bài tập điều tra nghiên cứu, (2) ... xã hội và

[ ] tháng 07 năm 2013 / Khóa học Tam Đảo 2012 / © aFD276