1860/stnmt-mt an giang, ngày 16 tháng 6 năm 2021 v/v

33
UBND TỈNH AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1860/STNMT-MT V/v lấy ý kiến góp ý dự thảo Quyết định ban hành Quy định lập, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở, dự án trên địa bàn tỉnh An Giang An Giang, ngày 16 tháng 6 năm 2021 Kính gửi: - Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN; - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh An Giang; - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang; - Công an tỉnh An Giang; - Các Sở, ban, ngành tỉnh; - BCĐ Ứng phó với BĐKH - Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh An Giang; - Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực IV; - Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Nam; - UBND các huyện, thị xã, thành phố; - Phòng TN&MT các huyện, thị xã, thành phố; - Công ty TNHH MTV Xăng dầu An Giang. Căn cứ Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu; Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang tại Công văn số 1940/VPUBND-KTN ngày 28/4/2021 về việc triển khai thực hiện Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu và Công văn số 2855/VPUBND-KTN ngày 09/6/2021 về việc tiếp tục xây dựng, ban hành Quy định lập, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở trên địa bàn tỉnh An Giang, Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu xây dựng dự thảo Quyết định ban hành Quy định lập, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở, dự án trên địa bàn tỉnh An Giang trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành. Để cơ sở tổng hợp, chỉnh sửa, hoàn chỉnh và đảm bảo trình tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định, Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị các cơ quan, tổ chức có liên quan tham gia đóng góp ý kiến cho bản dự thảo Quyết định ban hành Quy định lập, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở, dự án trên địa bàn tỉnh An Giang, cụ thể như sau: 1. Đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông đăng tải toàn văn dự thảo Quyết định trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh trong thời gian ít nhất 10 ngày để các cơ quan, tổ chức tham gia ý kiến. Thời gian lấy ý kiến đến hết ngày 30/6/2021. 2. Đề nghị Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh An Giang, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang,

Upload: others

Post on 16-Oct-2021

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: 1860/STNMT-MT An Giang, ngày 16 tháng 6 năm 2021 V/v

UBND TỈNH AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 1860/STNMT-MT V/v lấy ý kiến góp ý dự thảo Quyết định ban

hành Quy định lập, thẩm định và phê duyệt

Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ

sở, dự án trên địa bàn tỉnh An Giang

An Giang, ngày 16 tháng 6 năm 2021

Kính gửi:

- Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN;

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh An Giang;

- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang;

- Công an tỉnh An Giang;

- Các Sở, ban, ngành tỉnh;

- BCĐ Ứng phó với BĐKH - Phòng chống thiên tai và

TKCN tỉnh An Giang;

- Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực IV;

- Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Nam;

- UBND các huyện, thị xã, thành phố;

- Phòng TN&MT các huyện, thị xã, thành phố;

- Công ty TNHH MTV Xăng dầu An Giang.

Căn cứ Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng

Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu;

Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang tại Công văn số

1940/VPUBND-KTN ngày 28/4/2021 về việc triển khai thực hiện Quyết định số

12/2021/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế

hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu và Công văn số 2855/VPUBND-KTN ngày

09/6/2021 về việc tiếp tục xây dựng, ban hành Quy định lập, thẩm định và phê

duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở trên địa bàn tỉnh An

Giang, Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu xây dựng dự thảo Quyết định

ban hành Quy định lập, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn

dầu của các cơ sở, dự án trên địa bàn tỉnh An Giang trình Ủy ban nhân dân tỉnh

ban hành.

Để cơ sở tổng hợp, chỉnh sửa, hoàn chỉnh và đảm bảo trình tự ban hành văn

bản quy phạm pháp luật theo quy định, Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị

các cơ quan, tổ chức có liên quan tham gia đóng góp ý kiến cho bản dự thảo

Quyết định ban hành Quy định lập, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó

sự cố tràn dầu của các cơ sở, dự án trên địa bàn tỉnh An Giang, cụ thể như sau:

1. Đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông đăng tải toàn văn dự thảo Quyết

định trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh trong thời gian ít nhất 10 ngày để các

cơ quan, tổ chức tham gia ý kiến. Thời gian lấy ý kiến đến hết ngày 30/6/2021.

2. Đề nghị Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN, Ủy ban

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh An Giang, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang,

Page 2: 1860/STNMT-MT An Giang, ngày 16 tháng 6 năm 2021 V/v

2

Công an tỉnh An Giang, Các Sở, ban, ngành tỉnh, BCĐ Ứng phó với BĐKH -

Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh An Giang, Cảng vụ Đường thủy nội địa

khu vực IV, Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Nam, UBND các

huyện, thị xã, thành phố, Công ty TNHH MTV Xăng dầu An Giang và Phòng

Tài nguyên và Môi trường các huyện, thị xã, thành phố tham gia đóng góp ý

kiến cho dự thảo Quyết định. Thời gian lấy ý kiến đến hết ngày 24/6/2021.

3. Văn bản đóng góp ý kiến xin gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường

(thông qua Chi cục Bảo vệ môi trường), số 837 đường Trần Hưng Đạo, phường

Bình Khánh, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang; điện thoại: 02963.953997.

Đồng thời gửi file mềm về địa chỉ Email: [email protected] hoặc

[email protected].

Toàn bộ nội dung dự thảo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh được đăng

tải trên cổng thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường (địa chỉ:

http://sotainguyenmt.angiang.gov.vn).

Sở Tài nguyên và Môi trường rất mong nhận được sự quan tâm phối hợp,

đóng góp ý kiến của các đơn vị./.

Nơi nhận: - Như trên;

- UBND tỉnh (để b/c);

- Sở Tư pháp;

- Sở TTTT;

- Ban Giám đốc Sở;

- Trung tâm CNTTTN&MT (đăng tải dự thảo);

- Chi cục BVMT

- Phòng Kế hoạch Tài chính

- Phòng KS, N và BĐKH góp ý;

- Trung tâm QT&KTTNMT

- Chi cục QLĐĐ

- Lưu: VT, Phú.

KT. GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

Tô Hoàng Môn

Page 3: 1860/STNMT-MT An Giang, ngày 16 tháng 6 năm 2021 V/v

ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH AN GIANG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /2021/QĐ-UBND An Giang, ngày tháng năm 2021

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Quy định lập, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó

sự cố tràn dầu của các cơ sở, dự án trên địa bàn tỉnh An Giang

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức

chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm

2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm

pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 ngày 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 03 năm 2017 của Chính

phủ quy định tổ chức hoạt động ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiến cứu nạn;

Căn cứ Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2021 của

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu;

Căn cứ Công văn số 158/UB ngày 09 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban Quốc

gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn về việc triển khai thực hiện

Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng

Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số

........../TTr-STNMT ngày ....../..../2021,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định lập, thẩm định và phê duyệt

Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở, dự án trên địa bàn tỉnh An Giang.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên

và Môi trƣờng, Thủ trƣởng các Sở, ban ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân

dân các huyện, thị xã, thành phố và tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm

thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận: - Nhƣ Điều 3;

- Website tỉnh An Giang;

- Văn phòng Chính phủ;

- Ủy ban Quốc gia UPSCTT và TKCN;

- Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng;

- Cục Kiểm tra VBQPPL – Bộ Tƣ pháp;

- TT. HĐND tỉnh (b/c);

- CT, các PCT UBND tỉnh;

- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;

- Trung tâm Công báo – Tin học;

- Lƣu: VT, KTN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

DỰ THẢO

Page 4: 1860/STNMT-MT An Giang, ngày 16 tháng 6 năm 2021 V/v

1

ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH AN GIANG

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY ĐỊNH

Lập, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố

tràn dầu của các cơ sở, dự án trên địa bàn tỉnh An Giang

(Ban hành kèm theo Quyết định số /2021/QĐ-UBND ngày tháng năm 2021

của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)

Chƣơng I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định về việc lập, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng

phó sự cố tràn dầu của các cơ sở, dự án trên địa bàn tỉnh An Giang thuộc thẩm

quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh (gọi tắt là UBND tỉnh) và Ủy ban

nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là UBND cấp huyện).

Điều 2. Đối tƣợng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nƣớc

ngoài (gọi tắt là tổ chức, cá nhân) có hoạt động về khai thác, kinh doanh, vận

chuyển, chuyển tải, sử dụng xăng, dầu và các sản phẩm dầu gây ra hoặc có nguy

cơ gây ra sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh An Giang bao gồm các cảng, bến thủy

nội địa, cơ sở, dự án liên quan (gọi tắt là cơ sở).

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Dầu và các sản phẩm của dầu bao gồm:

a) Dầu thô là dầu từ các mỏ khai thác chƣa qua chế biến, là hydrocarbon ở

thể lỏng trong trạng thái tự nhiên, asphalt, ozokerite và hydrocarbon lỏng thu

đƣợc từ khí thiên nhiên bằng phƣơng pháp ngƣng tụ hoặc chiết xuất;

b) Dầu thành phẩm là các loại dầu mỏ đã qua chế biến nhƣ xăng, dầu hỏa,

diesel, nhiên liệu hàng không, nhiên liệu làm chất đốt, các loại dầu, mỡ bôi trơn,

bảo quản và các sản phẩm để chế biến xăng dầu, mỡ;

c) Các loại khác là dầu thải, nƣớc thải lẫn dầu từ hoạt động súc rửa, sửa

chữa tàu của tàu biển, tàu sông, các phƣơng tiện chứa dầu.

2. Sự cố tràn dầu là hiện tƣợng dầu từ các phƣơng tiện chứa, vận chuyển

khác nhau, từ các công trình và các mỏ dầu thoát ra ngoài môi trƣờng tự nhiên

do sự cố kỹ thuật, thiên tai hoặc do con ngƣời gây ra.

3. Ứng phó sự cố tràn dầu là các hoạt động sử dụng lực lƣợng, phƣơng tiện,

thiết bị, vật tƣ nhằm xử lý kịp thời, loại trừ hoặc hạn chế tối đa nguồn dầu tràn ra

môi trƣờng.

Page 5: 1860/STNMT-MT An Giang, ngày 16 tháng 6 năm 2021 V/v

2

4. Hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu là tất cả các hoạt động từ việc chuẩn

bị, ứng phó, khắc phục, giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu.

5. Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu là dự kiến các nguy cơ, tình huống sự

cố có khả năng xảy ra tràn dầu cùng các phƣơng án ứng phó trong tình huống dự

kiến đó, các chƣơng trình huấn luyện, diễn tập để đảm bảo sự sẵn sàng các

nguồn lực kịp thời ứng phó khi sự cố tràn dầu xảy ra trên thực tế.

6. Dự án là dự án đầu tƣ xây dựng công trình, cơ sở, cảng có nguy cơ xảy

ra sự cố tràn dầu.

7. Cơ sở là các cơ quan, đơn vị, cá nhân có hoạt động về khai thác, kinh

doanh, vận chuyển, chuyển tải, sử dụng dầu và các sản phẩm dầu gây ra hoặc có

nguy cơ gây ra sự cố tràn dầu.

8. Chủ cơ sở là ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm toàn bộ

về pháp lý đối với các hoạt động của cơ sở.

9. DWT là trọng tải của tàu, sức chở lớn nhất đƣợc phép của tàu đƣợc tính

bằng tấn.

Chƣơng II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Thời điểm lập, trình thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó

sự cố tràn dầu

1. Chủ cơ sở lập Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và nộp cho cơ quan có

thẩm quyền quy định tại Điều 5 Quy định này để thẩm định và phê duyệt trƣớc

khi đi vào hoạt động. Việc lập Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu có thể đƣợc

thực hiện đồng thời cùng với hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động

môi trƣờng hoặc kế hoạch bảo vệ môi trƣờng.

2. Các cơ sở đã hoạt động trƣớc thời điểm Quy định này có hiệu lực thi

hành nhƣng chƣa có quyết định phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu,

trong thời hạn không quá 12 (mƣời hai) tháng kể từ ngày Quy định này có hiệu

lực thi hành phải lập Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, trình cơ quan có thẩm

quyền phê duyệt. Trƣờng hợp, nếu quá thời hạn nêu trên mà cơ sở chƣa có quyết

định phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu phải chịu trách nhiệm và bị xử

phạt vi phạm theo quy định của pháp luật.

3. Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở đã đƣợc phê duyệt, nếu có sự

thay đổi các điều kiện dẫn đến thay đổi nội dung kế hoạch thì phải cập nhật bổ

sung và cập nhật định kỳ hằng năm; khi có những thay đổi lớn làm tăng quy mô

sức chứa vƣợt quá khả năng ứng phó so với phƣơng án trong kế hoạch thì phải

lập lại kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trình cơ quan thẩm quyền phê duyệt.

Điều 5. Thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

1. UBND tỉnh quyết định phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của

cấp huyện; các cảng trên địa bàn tỉnh, các Tổng kho xăng dầu, kho, cửa hàng

Page 6: 1860/STNMT-MT An Giang, ngày 16 tháng 6 năm 2021 V/v

3

kinh doanh xăng dầu có tổng khối lƣợng sức chứa từ 20 m3 (tấn) đến dƣới

50.000 m3 (tấn), các cảng xăng dầu có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng dƣới

50.000 DWT.

2. UBND cấp huyện quyết định phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

của các bến thủy nội địa, các cơ sở kinh doanh xăng, dầu có tổng khối lƣợng sức

chứa dƣới 20 m3 (tấn).

Điều 6. Cơ quan thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

1. Sở Tài nguyên và Môi trƣờng là cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh tiếp

nhận, chủ trì tổ chức thẩm định hồ sơ Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đối với

các đối tƣợng quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy định này.

2. Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng là cơ quan đầu mối giúp UBND cấp

huyện tiếp nhận, chủ trì tổ chức thẩm định hồ sơ Kế hoạch ứng phó sự cố tràn

dầu trƣớc khi trình UBND cấp huyện phê duyệt đối với các đối tƣợng quy định

tại khoản 2 Điều 5 Quy định này.

Điều 7. Nội dung cơ bản của Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

1. Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở cần phải đáp ứng các yêu

cầu cơ bản về nội dung nhƣ sau:

a) Mô tả thông tin chung về cơ sở và những hoạt động liên quan đến dầu và

các sản phẩm của dầu gây ra hoặc có nguy cơ gây ra sự cố tràn dầu;

b) Đánh giá rủi ro nguồn dầu tràn, khả năng tác động, phạm vi ảnh hƣởng

trong trƣờng hợp xảy ra sự cố tràn dầu;

c) Nguồn lực ứng phó sự cố tràn dầu: lực lƣợng, trang thiết bị ứng phó;

phƣơng án phối hợp với các đơn vị xung quanh hoặc hợp đồng thuê dịch vụ ứng

phó sự cố tràn dầu; cơ cấu tổ chức và phân công trách nhiệm quyền hạn, kế

hoạch trang bị, đào tạo;

d) Quy trình triển khai ứng phó: xử lý thông tin, báo cáo, thông báo; tổ

chức triển khai các phƣơng án ứng phó; hoạt động khắc phục và giải quyết hậu

quả sau sự cố tràn dầu.

2. Đề cƣơng hƣớng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu tại Mẫu

số 3 (thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh), Mẫu số 4 (thẩm quyền phê duyệt

của UBND cấp huyện) Phụ lục kèm theo Quy định này.

Điều 8. Trình tự thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn

dầu thuộc thẩm quyền quyết định phê duyệt của UBND tỉnh

1. Trình tự thực hiện:

a) Bƣớc 1. Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định, phê duyệt Kế

hoạch ứng phó sự cố tràn dầu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đƣờng bƣu điện tại

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (gọi tắt là Bộ phận một cửa) của Trung tâm

Phục vụ hành chính công tỉnh An Giang. Bộ phận một cửa có trách nhiệm tiếp

nhận và kiểm tra hồ sơ; trƣờng hợp hồ sơ chƣa đầy đủ thì lập phiếu hƣớng dẫn

Page 7: 1860/STNMT-MT An Giang, ngày 16 tháng 6 năm 2021 V/v

4

hoàn thiện hồ sơ; trƣờng hợp thành phần hồ sơ đầy đủ thì lập giấy tiếp nhận hồ

sơ và hẹn trả kết quả cho ngƣời nộp hồ sơ. Hồ sơ đƣợc chuyển về Sở Tài nguyên

và Môi trƣờng (thông qua Chi cục Bảo vệ môi trƣờng) ngay trong ngày làm

việc; trƣờng hợp tiếp nhận hồ sơ sau 15 giờ thì chuyển ngay trong buổi sáng

ngày làm việc tiếp theo.

b) Bƣớc 2. Kiểm tra hồ sơ: Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tiến hành kiểm

tra, rà soát tính hợp lệ, hợp lý của nội dung hồ sơ; trƣờng hợp hồ sơ chƣa đạt yêu

cầu thì phải thông báo bằng văn bản hƣớng dẫn, yêu cầu chủ cơ sở bổ sung,

hoàn thiện hồ sơ, chuyển cùng hồ sơ về Bộ phận một cửa để trả lại cho ngƣời

nộp hồ sơ.

c) Bƣớc 3. Thẩm định hồ sơ:

- Sở Tài nguyên và Môi trƣờng có trách nhiệm thành lập Hội đồng thẩm

định, tổ chức kiểm tra thực tế, kiểm chứng các thông tin, số liệu đƣợc trình bày

trong Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở tại địa điểm thực hiện dự án và

khu vực kế cận, tham vấn các cơ quan liên quan (nếu cần thiết). Kết quả kiểm

tra thực tế, kiểm chứng các thông tin, số liệu sẽ là cơ sở cho các thành viên họp

Hội đồng thẩm định.

- Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tổ chức thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố

tràn dầu của cơ sở:

+ Trƣờng hợp Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đƣợc Hội đồng thẩm định

thông qua không phải chỉnh sửa, bổ sung thì Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tham

mƣu trình UBND tỉnh quyết định phê duyệt.

+ Trƣờng hợp Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đƣợc Hội đồng thẩm định

thông qua nhƣng phải chỉnh sửa, bổ sung hoặc không thông qua thì Sở Tài nguyên

và Môi trƣờng ban hành văn bản đề nghị chủ cơ sở chỉnh sửa Kế hoạch ứng phó sự

cố tràn dầu theo ý kiến Hội đồng thẩm định (kèm theo biên bản họp).

d) Bƣớc 4. Phê duyệt hồ sơ: Sở Tài nguyên và Môi trƣờng trình UBND tỉnh

xem xét, ra quyết định phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu. Trong

trƣờng hợp không ra quyết định phê duyệt thì UBND tỉnh trả lời bằng văn bản

và nêu rõ lý do.

đ) Bƣớc 5. Thông báo và trả kết quả hồ sơ: Bộ phận một cửa của Trung tâm

Phục vụ hành chính công tỉnh thông báo cho tổ chức, cá nhân để nhận kết quả.

2. Cách thức thực hiện:

a) Cách thức nộp hồ sơ: Nộp trực tiếp hoặc gửi đƣờng bƣu điện đến tại Bộ

phận một cửa của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh An Giang.

b) Cách thức nhận, kết quả giải quyết hồ sơ: Nhận trực tiếp tại Bộ phận một

cửa của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh An Giang.

3. Thành phần, số lƣợng hồ sơ:

a) Hồ sơ chủ cơ sở nộp thẩm định:

Page 8: 1860/STNMT-MT An Giang, ngày 16 tháng 6 năm 2021 V/v

5

- 01 (một) Văn bản đề nghị thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của

cơ sở (Mẫu số 01 của Phụ lục kèm theo Quy định này);

- 12 (mƣời hai) bản Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở (Mẫu số 03

của Phụ lục kèm theo Quy định này), trƣờng hợp cần thiết đơn vị xem xét hồ sơ

yêu cầu cơ sở cung cấp thêm số lƣợng;

- 01 (một) bản sao quyết định thành lập/giấy chứng nhận đăng ký kinh

doanh/giấy chứng nhận đầu tƣ của cơ sở hoặc giấy tờ khác tƣơng đƣơng;

- 01 (một) bản sao quyết định phê duyệt, kèm theo quyển báo cáo đánh giá

tác động môi trƣờng hoặc giấy xác nhận, kèm theo kế hoạch bảo vệ môi trƣờng

hoặc các hồ sơ môi trƣờng khác tƣơng đƣơng (nếu có).

b) Hồ sơ chủ cơ sở nộp phê duyệt:

- 01 (một) Văn bản đề nghị phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của

cơ sở (Mẫu số 01 của Phụ lục kèm theo Quy định này);

- 01 (một) Văn bản của chủ cơ sở giải trình các nội dung chỉnh sửa, bổ sung

theo yêu cầu của Hội đồng thẩm định (nếu có);

- 06 (sáu) bản Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở đã đƣợc chỉnh

sửa, bổ sung (Mẫu số 03 của Phụ lục kèm theo Quy định này).

c) Hồ sơ trình UBND tỉnh phê duyệt (01 bộ):

- Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng đề nghị UBND tỉnh phê duyệt

Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu;

- Dự thảo Quyết định phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu;

- Biên bản họp Hội đồng thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu kèm

theo Văn bản thông báo kết quả thẩm định của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng gửi

chủ cơ sở;

- Bản Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở đã chỉnh sửa, bổ sung

theo ý kiến của Hội đồng thẩm định.

4. Thời hạn thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu:

không quá 20 (hai mƣơi) ngày làm việc (không kể ngày nghỉ) kể từ ngày nhận

đƣợc đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

a) Thời hạn tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ: Không quá 05 (năm) ngày làm

việc, thông báo bằng văn bản hƣớng dẫn, yêu cầu chủ cơ sở bổ sung, hoàn thiện

hồ sơ (nếu hồ sơ không hợp lệ).

b) Thời hạn thẩm định hồ sơ: Không quá 10 (mƣời) ngày làm việc kể từ

ngày ra văn bản tiếp nhận hồ sơ hợp lệ. Thời gian nêu trên không tính thời gian

tham vấn các cơ quan liên quan (nếu có).

Trong thời hạn quy định này cơ quan thẩm định có trách nhiệm thông báo

bằng văn bản cho chủ cơ sở về kết quả thẩm định. Thời gian chủ cơ sở chỉnh sửa

Page 9: 1860/STNMT-MT An Giang, ngày 16 tháng 6 năm 2021 V/v

6

hoàn thiện Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo yêu cầu không tính vào thời

gian thẩm định.

c) Thời hạn trình, phê duyệt hồ sơ: Không quá 04 (bốn) ngày làm việc kể từ

ngày hoàn thành việc thẩm định hồ sơ hoặc kể từ ngày cơ quan thẩm định nhận

đƣợc hồ sơ chỉnh sửa hoàn chỉnh của chủ cơ sở:

- Thời hạn trình hồ sơ: Không quá 02 (hai) ngày làm việc Sở Tài nguyên và

Môi trƣờng có trách nhiệm trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.

- Thời hạn xem xét, giải quyết hồ sơ: Không quá 02 (hai) ngày làm việc, kể

từ ngày Sở Tài nguyên và Môi trƣờng trình hồ sơ, UBND tỉnh xem xét, ra quyết

định phê duyệt Kế hoạch. Trƣờng hợp chƣa đủ điều kiện phê duyệt hoặc không

phê duyệt thì UBND tỉnh phải có văn bản nêu rõ lý do trong thời hạn.

d) Thời hạn thông báo và trả kết quả hồ sơ: Không quá 01 (một) ngày làm

việc, kể từ ngày nhận đƣợc kết quả giải quyết hồ sơ của UBND tỉnh.

5. Cơ quan thực hiện thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn

dầu:

a) Cơ quan trực tiếp thẩm định: Sở Tài nguyên và Môi trƣờng;

b) Cơ quan phối hợp thực hiện: Các đơn vị có liên quan;

c) Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch: UBND tỉnh.

6. Kết quả thực hiện:

a) Quyết định phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của UBND tỉnh;

b) Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đã đƣợc Sở Tài nguyên và Môi trƣờng

đóng dấu xác nhận.

7. Phí, lệ phí: Không.

8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Mẫu số 01 của Phụ lục kèm theo Quy định này: Văn bản đề nghị thẩm

định/phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở;

- Mẫu số 03 của Phụ lục kèm theo Quy định này: Đề cƣơng hƣớng dẫn Kế

hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở.

Điều 9. Trình tự thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn

dầu thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện

1. Trình tự thực hiện:

a) Bƣớc 1. Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định/phê duyệt Kế

hoạch ứng phó sự cố tràn dầu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đƣờng bƣu điện

đến tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (gọi tắt là Bộ phận một cửa) của UBND

cấp huyện. Bộ phận một cửa có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ; trƣờng

hợp hồ sơ chƣa đầy đủ thì lập phiếu hƣớng dẫn hoàn thiện hồ sơ; trƣờng hợp

thành phần hồ sơ đầy đủ thì lập giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho

Page 10: 1860/STNMT-MT An Giang, ngày 16 tháng 6 năm 2021 V/v

7

ngƣời nộp hồ sơ. Hồ sơ đƣợc chuyển về Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng ngay

trong ngày làm việc; trƣờng hợp tiếp nhận hồ sơ sau 15 giờ thì chuyển ngay

trong buổi sáng ngày làm việc tiếp theo;

b) Bƣớc 2. Kiểm tra hồ sơ: Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng tiến hành

kiểm tra, rà soát tính hợp lệ, hợp lý của nội dung hồ sơ; trƣờng hợp hồ sơ chƣa

đạt yêu cầu thì phải thông báo bằng văn bản hƣớng dẫn một lần yêu cầu chủ cơ

sở bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, chuyển cùng hồ sơ về Bộ phận một cửa để trả lại

cho ngƣời nộp hồ sơ;

c) Bƣớc 3. Thẩm định hồ sơ:

- Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng có trách nhiệm thành lập Hội đồng thẩm

định, tiến hành kiểm tra thực tế, kiểm chứng các thông tin, số liệu đƣợc trình bày

trong Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở tại địa điểm thực hiện dự án và

khu vực kế cận, tham vấn các cơ quan liên quan khác (nếu cần thiết). Kết quả

kiểm tra thực tế, kiểm chứng các thông tin, số liệu sẽ là cơ sở cho các thành viên

họp Hội đồng thẩm định;

- Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng tổ chức thẩm định Kế hoạch ứng phó sự

cố tràn dầu của cơ sở:

+ Trƣờng hợp Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đƣợc Hội đồng thẩm định

thông qua không phải chỉnh sửa, bổ sung thì Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng

tham mƣu trình UBND cấp huyện phê duyệt;

+ Trƣờng hợp Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đƣợc Hội đồng thẩm định

thông qua nhƣng có chỉnh sửa, bổ sung hoặc không thông qua thì Phòng Tài

nguyên và Môi trƣờng ban hành văn bản đề nghị chủ cơ sở chỉnh sửa Kế hoạch

ứng phó sự cố tràn dầu theo ý kiến Hội đồng thẩm định.

d) Bƣớc 4. Phê duyệt hồ sơ: Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng trình UBND

cấp huyện xem xét, ra quyết định phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu.

Trong trƣờng hợp không ra quyết định thì UBND cấp huyện trả lời bằng văn bản

và nêu rõ lý do trong thời hạn.

đ) Bƣớc 5. Thông báo và trả kết quả hồ sơ: Bộ phận một cửa của UBND

cấp huyện thông báo cho tổ chức, cá nhân để nhận kết quả.

2. Cách thực hiện:

a) Cách thức nộp hồ sơ: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đƣờng bƣu điện đến tại

Bộ phận một cửa của UBND cấp huyện;

b) Cách thức nhận kết quả giải quyết hồ sơ: Nhận trực tiếp tại Bộ phận một

cửa của UBND cấp huyện.

3. Thành phần, số lƣợng hồ sơ:

a) Hồ sơ chủ cơ sở nộp thẩm định:

- 01 (một) Văn bản đề nghị thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của

cơ sở (Mẫu số 02 của Phụ lục kèm theo Quy định này);

Page 11: 1860/STNMT-MT An Giang, ngày 16 tháng 6 năm 2021 V/v

8

- 08 (tám) bản Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở (Mẫu số 04 của

Phụ lục kèm theo Quy định này), trƣờng hợp cần thiết đơn vị xem xét hồ sơ yêu

cầu cơ sở cung cấp thêm số lƣợng.

- 01 (một) bản sao quyết định thành lập/giấy đăng ký kinh doanh/giấy

chứng nhận đầu tƣ của cơ sở (bản sao công chứng/chứng thực hoặc bản sao kèm

theo bản chính để đối chiếu) hoặc các giấy tờ khác tƣơng đƣơng;

- 01 (một) bản sao quyết định phê duyệt, kèm theo quyển báo cáo đánh giá

tác động môi trƣờng hoặc giấy xác nhận, kèm theo quyển kế hoạch bảo vệ môi

trƣờng hoặc các hồ sơ môi trƣờng khác tƣơng đƣơng (nếu có).

b) Hồ sơ chủ cơ sở nộp phê duyệt:

- 01 (một) Văn bản đề nghị phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của

cơ sở (Mẫu số 02 của Phụ lục kèm theo Quy định này);

- 05 Bản Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở đã chỉnh sửa, bổ sung

theo ý kiến của Hội đồng thẩm định.

- 01 Văn bản của chủ cơ sở giải trình các nội dung chỉnh sửa, bổ sung theo

yêu cầu của Hội đồng thẩm định (nếu có).

c) Hồ sơ trình UBND cấp huyện phê duyệt (01 bộ):

- Tờ trình của Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng đề nghị UBND cấp huyện

phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu;

- Dự thảo Quyết định phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu;

- Biên bản họp thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của Hội đồng

thẩm định, kèm theo văn bản thông báo kết quả thẩm định của Phòng Tài

nguyên và Môi trƣờng.

- Bản Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở đã chỉnh sửa, bổ sung

theo ý kiến của Hội đồng thẩm định.

- Văn bản của chủ cơ sở giải trình các nội dung chỉnh sửa, bổ sung theo yêu

cầu của Hội đồng thẩm định (nếu có).

4. Thời hạn thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu:

không quá 15 (mƣời lăm) ngày làm việc (không kể ngày nghỉ) kể từ ngày nhận

đƣợc đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

a) Thời hạn tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ: Không quá 02 (hai) ngày làm việc,

thông báo bằng văn bản hƣớng dẫn, yêu cầu chủ cơ sở bổ sung, hoàn thiện hồ sơ

(nếu hồ sơ không hợp lệ).

b) Thời hạn thẩm định hồ sơ: Không quá 08 (tám) ngày làm việc kể từ ngày

ra văn bản tiếp nhận hồ sơ hợp lệ. Thời gian nêu trên không tính thời gian tham

vấn các cơ quan liên quan (nếu có).

Trong thời hạn quy định này cơ quan thẩm định có trách nhiệm thông báo

bằng văn bản cho chủ cơ sở về kết quả thẩm định. Thời gian chủ cơ sở chỉnh sửa

Page 12: 1860/STNMT-MT An Giang, ngày 16 tháng 6 năm 2021 V/v

9

hoàn thiện Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo yêu cầu không tính vào thời

gian thẩm định.

c) Thời hạn trình, phê duyệt hồ sơ: Không quá 4 (bốn) ngày làm việc kể từ

ngày hoàn thành việc thẩm định hồ sơ hoặc kể từ ngày cơ quan thẩm định nhận

đƣợc hồ sơ chỉnh sửa hoàn chỉnh của chủ cơ sở.

- Thời hạn trình hồ sơ: Không quá 02 (hai) ngày làm việc Phòng Tài

nguyên và Môi trƣờng có trách nhiệm trình UBND cấp huyện xem xét, phê

duyệt.

- Thời hạn xem xét, giải quyết hồ sơ: Không quá 02 (hai) ngày làm việc, kể

từ ngày Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng trình hồ sơ, UBND cấp huyện xem

xét, ra quyết định phê duyệt Kế hoạch. Trƣờng hợp chƣa đủ điều kiện phê duyệt

hoặc không phê duyệt thì UBND cấp huyện phải có văn bản nêu rõ lý do trong

thời hạn.

d) Thời hạn thông báo và trả kết quả hồ sơ: Không quá 01 (một) ngày làm

việc, kể từ ngày nhận đƣợc kết quả giải quyết hồ sơ của UBND cấp huyện.

5. Cơ quan thực hiện thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn

dầu:

a) Cơ quan trực tiếp thẩm định: Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng;

b) Cơ quan phối hợp thực hiện: Các đơn vị có liên quan;

c) Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch: UBND cấp huyện.

6. Kết quả thực hiện:

a) Quyết định phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của UBND cấp

huyện;

b) Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đã đƣợc Phòng Tài nguyên và Môi

trƣờng đóng dấu xác nhận.

7. Phí, lệ phí: Không.

8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Mẫu số 02 của Phụ lục kèm theo Quy định này: Văn bản đề nghị thẩm

định/phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở;

- Mẫu số 04 của Phụ lục kèm theo Quy định này: Đề cƣơng hƣớng dẫn kế

hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở.

Điều 10. Hội đồng thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

1. Hội đồng thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cấp tỉnh (Hội đồng

thẩm định cấp tỉnh).

a) UBND tỉnh quyết định thành lập Hội đồng thẩm định cấp tỉnh;

b) Thành phần khung của Hội đồng thẩm định cấp tỉnh nhƣ sau:

Page 13: 1860/STNMT-MT An Giang, ngày 16 tháng 6 năm 2021 V/v

10

- Chủ tịch Hội đồng: Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi

trƣờng. Trong trƣờng hợp cần thiết có thể có thêm 01 (một) Phó Chủ tịch Hội

đồng giúp Chủ tịch Hội đồng thực hiện các phần việc liên quan.

- Các thành viên:

+ Bộ Chỉ huy Quân sự cấp tỉnh;

+ Các Sở, ngành: Công Thƣơng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

Giao thông vận tải, Xây dựng, Y tế...

+ Ban Chỉ đạo Ứng phó với Biến đổi khí hậu - Phòng chống thiên tai và

TKCN tỉnh An Giang;

+ Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ - Công an

tỉnh;

+ Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Nam;

+ UBND cấp huyện nơi có cơ sở hoạt động;

+ Lãnh đạo Chi cục Bảo vệ Môi trƣờng - Sở Tài nguyên và Môi trƣờng;

- Thƣ ký Hội đồng: Công chức Chi cục Bảo vệ môi trƣờng.

Ngoài ra, trong trƣờng hợp cần thiết, Hội đồng thẩm định có thể mời thêm

các chuyên gia chuyên ngành cùng tham dự, tƣ vấn.

2. Hội đồng thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cấp huyện (Hội

đồng thẩm định cấp huyện)

a) UBND cấp huyện quyết định thành lập Hội đồng thẩm định cấp huyện;

b) Thành phần khung của Hội đồng thẩm định cấp huyện nhƣ sau:

- Chủ tịch Hội đồng: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cấp huyện. Trong

trƣờng hợp cần thiết có thể có thêm 01 (một) Phó Chủ tịch Hội đồng giúp Chủ

tịch Hội đồng thực hiện các phần việc liên quan.

- Các thành viên:

+ Bộ Chỉ huy Quân sự cấp huyện;

+ Ban Chỉ đạo Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện;

+ Các Phòng, ban ngành: Tài nguyên và Môi trƣờng, Kinh tế Hạ tầng,

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế...

+ UBND xã, phƣờng, thị trấn nơi có cơ sở hoạt động.

- Thƣ ký Hội đồng: Công chức Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng.

Ngoài ra, trong trƣờng hợp cần thiết, Hội đồng thẩm định có thể mời thêm

các chuyên gia chuyên ngành cùng tham dự, tƣ vấn.

3. Kinh phí chi cho hoạt động của Hội đồng thẩm định Kế hoạch ứng phó

sự cố tràn dầu: Thực hiện theo Quyết định số 27/2020/QĐ-UBND ngày

03/6/2020 của UBND tỉnh An Giang về việc quy định mức chi sự nghiệp bảo vệ

Page 14: 1860/STNMT-MT An Giang, ngày 16 tháng 6 năm 2021 V/v

11

môi trƣờng trên địa bàn tỉnh An Giang và quy định tại khoản 6 Phụ lục 01 kèm

theo Thông tƣ số 02/2017/TT-BTC ngày 06/01/2017 của Bộ Tài chính về

Hƣớng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trƣờng.

Điều 11. Phƣơng thức hoạt động của Hội đồng thẩm định

1. Đối với trƣờng hợp họp Hội đồng thẩm định:

a) Cuộc họp thẩm định chỉ đƣợc tiến hành trong trƣờng hợp có mặt ít nhất

2/3 (hai phần ba) trở lên số lƣợng thành viên Hội đồng thẩm định, trong đó bắt

buộc phải có Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng trong trƣờng hợp

đƣợc Chủ tịch Hội đồng ủy quyền (sau đây gọi chung là ngƣời chủ trì phiên

họp), Ủy viên Thƣ ký, chủ cơ sở hoặc ngƣời đại diện đƣợc chủ cơ sở ủy quyền

tham dự. Trƣờng hợp thành viên Hội đồng không thể tham gia cuộc họp thẩm

định nhƣng có ý kiến của mình bằng văn bản gởi Chủ tịch Hội đồng trƣớc khi

cuộc họp bắt đầu thì đƣợc tính có mặt tham dự.

b) Tài liệu phục vụ cho cuộc họp của Hội đồng thẩm định phải đƣợc cơ

quan có thẩm quyền thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu gửi đến các

thành viên Hội đồng thẩm định chậm nhất là 03 (ba) ngày làm việc, trƣớc ngày

tổ chức cuộc họp.

c) Thành viên Hội đồng thẩm định thảo luận về nội dung của Kế hoạch ứng

phó sự cố tràn dầu và những vấn đề khác có liên quan đến nội dung Kế hoạch.

Ngƣời chủ trì phiên họp đƣa ra kết luận của Hội đồng thẩm định nội dung Kế

hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo 01 (một) trong 03 (ba) mức nhƣ sau:

- Thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung: khi tất cả thành viên Hội đồng

thẩm định tham dự đồng ý thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung;

- Thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung: khi có ít nhất 2/3 (hai

phần ba) số thành viên Hội đồng tham dự đồng ý thông qua hoặc thông qua với

điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung;

- Không thông qua: khi có trên 1/3 (một phần ba) số thành viên Hội đồng

tham dự đồng ý không thông qua.

d) Thƣ ký Hội đồng thẩm định có trách nhiệm ghi biên bản cuộc họp. Biên

bản cuộc họp phải đƣợc Chủ tịch và Thƣ ký Hội đồng thẩm định ký.

2. Đối với trƣờng hợp không họp Hội đồng thẩm định hoặc Xin ý kiến bằng

văn bản:

a) Trong trƣờng hợp không tổ chức đƣợc việc họp Hội đồng thẩm định,

Chủ tịch Hội đồng thẩm định xin ý kiến bằng văn bản các thành viên Hội đồng.

b) Thành viên Hội đồng thẩm định nhận xét nội dung của Kế hoạch ứng

phó sự cố tràn dầu và những vấn đề khác có liên quan đến nội dung Kế hoạch.

Chủ tịch Hội đồng thẩm định kết luận (khi có ít nhất 2/3 ý kiến số lƣợng thành

viên Hội đồng thẩm định) nội dung Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo 01

(một) trong 03 (ba) mức nhƣ sau:

Page 15: 1860/STNMT-MT An Giang, ngày 16 tháng 6 năm 2021 V/v

12

- Thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung: khi tất cả thành viên Hội đồng

thẩm định có ý kiến thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung;

- Thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung: khi có ít nhất 2/3 (hai

phần ba) số thành viên Hội đồng có ý kiến đồng ý thông qua hoặc thông qua với

điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung;

- Không thông qua: khi có trên 1/3 (một phần ba) số thành viên Hội đồng

có ý kiến không thông qua.

c) Thƣ ký Hội đồng thẩm định có trách nhiệm lập biên bản tổng hợp các ý

kiến của thành viên Hội đồng thẩm định. Biên bản phải đƣợc Chủ tịch và Thƣ

ký Hội đồng thẩm định ký.

Điều 12. Quản lý Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

1. Các Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu sau khi đƣợc cấp có thẩm quyền

phê duyệt, đơn vị phê duyệt phải gửi cho các cơ quan, đơn vị và địa phƣơng liên

quan để phối hợp triển khai theo chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm quy định

trong Kế hoạch.

2. Trong quá trình thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, Chủ cơ sở

phải đảm bảo đúng các yêu cầu trong quyết định phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự

cố tràn dầu.

3. Trong quá trình hoạt động nếu có sự thay đổi các điều kiện, thiết kế dẫn

đến thay đổi nội dung Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đã đƣợc phê duyệt, chủ

cơ sở phải báo cáo bằng văn bản gửi đến cơ quan phê duyệt Kế hoạch có ý kiến

trƣớc khi thực hiện. Trƣờng hợp thay đổi lớn làm tăng quy mô sức chứa dầu so

với phƣơng án trong kế hoạch đã đƣợc phê duyệt, thì chủ cơ sở lập lại Kế hoạch

ứng phó sự cố tràn dầu theo quy định, trình tự thẩm định và phê duyệt lại Kế

hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đƣợc thực hiện theo quy định tại Điều 8 và Điều 9

Quy định này.

4. Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu phải đƣợc lƣu trữ tại cơ sở và phải trình

cho cơ quan quản lý nhà nƣớc khi có kiểm tra, yêu cầu theo quy định pháp luật.

Chƣơng III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 13. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành tỉnh

1. Sở Tài nguyên và Môi trƣờng

a) Phổ biến, hƣớng dẫn và triển khai thực hiện Quy định này trên phạm vi

toàn tỉnh:

- Hƣớng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở theo

Quy định này;

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, Trung

tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Nam và các đơn vị khác có liên quan

Page 16: 1860/STNMT-MT An Giang, ngày 16 tháng 6 năm 2021 V/v

13

thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở thuộc thẩm quyền

quyết định phê duyệt của UBND tỉnh;

- Hƣớng dẫn và tham gia (nếu có) thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn

dầu của các cơ sở thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp huyện;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra, đôn đốc, xử

lý hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý đối với các cơ sở vi phạm quy định

pháp luật.

b) Tổ chức thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở thuộc

quyết định phê duyệt của UBND tỉnh.

c) Hằng năm tổ chức đào tạo, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ ứng phó

sự cố tràn dầu cho các cơ sở; kiểm tra việc cam kết thực hiện Kế hoạch ứng phó

tràn dầu của cơ sở đã xây dựng;

d) Tham mƣu, hƣớng dẫn các hoạt động bảo vệ môi trƣờng trong khắc phục

sự cố tràn dầu, quản lý chất thải sau thu gom; phối hợp với các cơ quan liên

quan xác định nguyên nhân gây ra sự cố tràn dầu; điều tra, đánh giá thiệt hại về

môi trƣờng, đề xuất giải pháp phục hồi môi trƣờng sau sự cố tràn dầu;

đ) Hƣớng dẫn UBND cấp huyện điều tra, đánh giá, xác định thiệt hại về

môi trƣờng, xây dựng và thực hiện Kế hoạch phục hồi môi trƣờng do tràn dầu;

e) Báo cáo tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện Quy định này trên địa bàn

tỉnh gửi về UBND tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Ủy ban Quốc gia Tìm

kiếm Cứu nạn định kỳ 01 lần/năm (trƣớc ngày 31 tháng 01 của năm kế tiếp) và

báo cáo đột xuất khi có tình huống sự cố tràn dầu.

f) Lập, phê duyệt dự toán kinh phí chi cho công tác thẩm định Kế hoạch

ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND

tỉnh từ nguồn chi sự nghiệp bảo vệ môi trƣờng đƣợc cấp hàng năm.

h) Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trƣờng chịu trách nhiệm chủ trì, phối

hợp các cơ quan có liên quan, thực hiện công bố, niêm yết công khai trình tự

lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và báo cáo tình hình,

kết quả thực hiện thẩm định, phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo

quy định; tiến hành giám sát, kiểm tra việc thực hiện Quy định này đối với các

cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan.

2. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành liên quan

a) Triển khai thực hiện Quy định này trong phạm vi ngành quản lý.

b) Tham gia Hội đồng thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ

sở theo phân cấp thẩm quyền tại Quy định này; phối hợp với Sở Tài nguyên và

Môi trƣờng, các địa phƣơng kiểm tra, đôn đốc chủ cơ sở xây dựng và triển khai

Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu nhằm ngăn ngừa, hạn chế tối đa khả năng xảy

ra sự cố tràn dầu.

Điều 14. Trách nhiệm của UBND cấp huyện

Page 17: 1860/STNMT-MT An Giang, ngày 16 tháng 6 năm 2021 V/v

14

1. Thực hiện xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn huyện

trình UBND tỉnh thẩm định, phê duyệt theo quy định.

2. Tổ chức thẩm định, phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các

cơ sở trên địa bàn thuộc thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Quy định

này; kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

của các cơ sở tại địa phƣơng.

3. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng, phổ biến kiến thức về

nguy cơ, hiểm họa của sự cố tràn dầu để bảo vệ môi trƣờng, chủ động phòng

tránh và kịp thời ứng phó tại địa phƣơng.

4. Trực tiếp chỉ đạo, tổ chức việc ứng phó và báo cáo kịp thời sự cố tràn

dầu xảy ra trên địa bàn cấp huyện quản lý; chủ trì đánh giá, xác định thiệt hại,

hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý, yêu cầu chủ cơ sở gây ra tại địa phƣơng bồi thƣờng

thiệt hại.

5. Lập, phê duyệt dự toán kinh phí chi cho công tác thẩm định Kế hoạch

ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở trên địa bàn quản lý từ nguồn chi sự

nghiệp bảo vệ môi trƣờng đƣợc cấp hàng năm.

6. Định kỳ báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Quy định này của địa

phƣơng gửi về Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tổng hợp trƣớc ngày 31 tháng 12

hàng năm.

Điều 15. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ sở

1. Các cơ sở phải xây dựng, trình cấp có thẩm quyền thẩm định và phê

duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả

sau khi đƣợc phê duyệt và sẵn sàng tham gia vào hoạt động chung ứng phó sự cố

tràn dầu theo sự điều động, chỉ huy thống nhất của các cơ quan có thẩm quyền.

2. Xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn hoặc cử cán bộ, nhân viên trực tiếp

tham gia ứng phó đi tập huấn để nâng cao kỹ năng ứng phó (khi có thông báo).

3. Có phƣơng án đầu tƣ trang thiết bị, vật tƣ để từng bƣớc nâng cao năng

lực tự ứng phó của cơ sở theo quy định; trong trƣờng hợp cơ sở chƣa đủ khả

năng tự ứng phó phải ký kết thỏa thuận, hợp đồng sẵn sàng ứng phó sự cố tràn

dầu với các cơ quan, đơn vị có năng lực thích hợp để triển khai khi có tình

huống.

4. Chủ động triển khai các hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu, huy động

nguồn lực ứng phó kịp thời, hiệu quả khi xảy ra sự cố tràn dầu.

5. Phải có cam kết đảm bảo tài chính để bồi thƣờng mọi thiệt hại đối với ô

nhiễm dầu do cơ sở gây ra. Cam kết bảo đảm tài chính phải đƣợc thể hiện trong

Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt.

6. Trƣờng hợp có sự thay đổi trong quá trình đầu tƣ xây dựng nhƣ thay đổi

quy mô đầu tƣ, thay đổi thiết kế dẫn đến thay đổi nội dung Kế hoạch ứng phó sự

cố tràn dầu đã đƣợc phê duyệt, chủ cơ sở phải báo cáo cơ quan đã phê duyệt Kế

Page 18: 1860/STNMT-MT An Giang, ngày 16 tháng 6 năm 2021 V/v

15

hoạch và chỉ đƣợc thực hiện những thay đổi đó sau khi có văn bản chấp thuận

của cấp có thẩm quyền phê duyệt.

7. Chủ cơ sở để xảy ra sự cố tràn dầu hoặc phát hiện sự cố tràn dầu có trách

nhiệm báo cáo, thông tin kịp thời đến các cơ quan sau: UBND cấp xã, UBND

cấp huyện, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng và Ban Chỉ đạo Ứng phó với Biến đổi

khí hậu - Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh An Giang (thƣờng trực Sở Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn) biết để tham gia phối hợp ứng phó.

8. Định kỳ hằng năm (trƣớc ngày 15 tháng 12) báo cáo tình hình, kết quả

thực hiện, cập nhật các nội dung trong Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu lồng

ghép vào nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trƣờng gửi Sở Tài nguyên và

Môi trƣờng hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng cấp huyện (theo thẩm quyền

phê duyệt) để tổng hợp, giám sát trong quá trình thực hiện.

Điều 16. Trách nhiệm thi hành

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, Thủ trƣởng cơ quan, ban ngành

tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch UBND các xã,

phƣờng, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm triển khai

thực hiện Quy định này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vƣớng mắc, các cơ quan, đơn

vị và cá nhân có liên quan phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trƣờng để tổng

hợp trình UBND tỉnh xem xét, quyết định./.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

Page 19: 1860/STNMT-MT An Giang, ngày 16 tháng 6 năm 2021 V/v

16

PHỤ LỤC

MẪU VĂN BẢN HỒ SƠ LẬP, THẨM ĐỊNH

VÀ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU

(Ban hành kèm theo Quyết định số /2021/QĐ-UBND ngày tháng năm

2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)

1. Mẫu số 01. Mẫu văn bản đề nghị thẩm định/phê duyệt kế hoạch ứng phó sự

cố tràn dầu (thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh)

(1) ________________

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _____________________________

Số:

V/v đề nghị thẩm định/phê duyệt

Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

của (2)

(Địa danh), ngày..... tháng..... năm............

Kính gửi:

- UBND tỉnh An Giang;

- Sở Tài nguyên và Môi trƣờng.

Chúng tôi là: (1), chủ cơ sở (2)

- Địa chỉ cơ sở:...............................................................................................;

- Địa chỉ liên hệ:.............................................................................................;

- Điện thoại:................................; Fax:............................; Email:.................;

Xin gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trƣờng hồ sơ gồm:

(Thành phần hồ sơ và số lƣợng từng loại)

-

.......................................................................................................................;

-

.......................................................................................................................;

-

.......................................................................................................................;

Chúng tôi xin bảo đảm về độ trung thực các các số liệu, tài liệu trong các

văn bản nêu trên. Nếu có gì sai phạm chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

trƣớc pháp luật của Việt Nam.

Đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trƣờng thẩm định, trình UBND tỉnh phê

duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở./.

Nơi nhận: - Nhƣ trên;

- Lƣu:……

(3)

(ký, ghi rõ họ tên, chức danh, đóng dấu)

__________ Ghi chú: (1) Chủ cơ sở;

(2) Tên đầy đủ của cơ sở;

(3) Đại diện có thẩm quyền của chủ cơ sở.

Page 20: 1860/STNMT-MT An Giang, ngày 16 tháng 6 năm 2021 V/v

17

2. Mẫu số 02. Mẫu văn bản đề nghị thẩm định/phê duyệt kế hoạch ứng phó sự

cố tràn dầu (thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp huyện)

(1) ________________

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _____________________________

Số:

V/v đề nghị thẩm định/phê

duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố

tràn dầu của (2)

(Địa danh), ngày..... tháng..... năm............

Kính gửi:

- UBND huyện/thị xã/thành phố…;

- Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện/thị xã/thành phố…

Chúng tôi là: (1), chủ cơ sở (2)

- Địa chỉ cơ sở:...............................................................................................;

- Địa chỉ liên hệ:.............................................................................................;

- Điện thoại:................................; Fax:............................; Email:.................;

Xin gửi đến Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, UBND huyện/thị xã/thành

phố hồ sơ gồm:

(Thành phần hồ sơ và số lƣợng từng loại)

- ......................................................................................................................;

- ......................................................................................................................;

- ......................................................................................................................;

- ......................................................................................................................;

Chúng tôi xin bảo đảm về độ trung thực các các số liệu, tài liệu trong các

văn bản nêu trên. Nếu có gì sai phạm chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

trƣớc pháp luật của Việt Nam.

Đề nghị Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng thẩm định, trình UBND

huyện/thị xã/ thành phố…phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ

sở./.

Nơi nhận: - Nhƣ trên;

- Lƣu:……

(3)

(ký, ghi rõ họ tên, chức danh, đóng dấu)

__________ Ghi chú: (1) Chủ cơ sở;

(2) Tên đầy đủ của cơ sở;

(3) Đại diện có thẩm quyền của chủ cơ sở.

Page 21: 1860/STNMT-MT An Giang, ngày 16 tháng 6 năm 2021 V/v

18

3. Mẫu số 03. Đề cƣơng hƣớng dẫn kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ

sở (thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh)

3.1. Mẫu trang bìa

(Tên cơ quan chủ quản)

(Tên cơ sở)

KẾ HOẠCH

ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU

CỦA (Tên đầy đủ, chính xác của cơ sở)

Địa danh, tháng……năm……

Page 22: 1860/STNMT-MT An Giang, ngày 16 tháng 6 năm 2021 V/v

19

3.2. Mẫu trang phụ bìa

(Tên cơ quan chủ quản)

(Tên cơ sở)

Kế hoạch này đã đƣợc UBND tỉnh An Giang phê duyệt

tại Quyết định số … /QĐ-UBND ngày… tháng… năm…

KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU CỦA (Tên đầy đủ, chính xác của cơ sở)

CƠ QUAN CHỦ QUẢN

Ngày…tháng…năm…

(Đại diện có thẩm quyền của

chủ cơ sở ký, ghi họ tên, đóng dấu)

ĐƠN VỊ TƢ VẤN (nếu có)

Ngày…tháng…năm…

(Đại diện có thẩm

quyền của đơn vị ký, ghi họ tên,

đóng dấu)

CƠ QUAN THẨM ĐỊNH

Ngày…tháng…năm…

(Sở Tài nguyên và Môi trƣờng

ký, ghi họ tên, đóng dấu)

Địa danh, tháng……năm……

Page 23: 1860/STNMT-MT An Giang, ngày 16 tháng 6 năm 2021 V/v

20

3.3. Cấu trúc và nội dung kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở

- Mục lục

- Danh mục các chữ viết tắt, danh mục các bảng, danh mục các hình (nếu

có)

CHƢƠNG I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

2. Yêu cầu:

CHƢƠNG II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH

1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên (nêu ngắn gọn vị trí địa lý, khí tƣợng, thủy

văn trong phạm vi địa bàn cơ sở hoạt động).

2. Tính chất, quy mô đặc điểm của cơ sở (Tính chất, quy mô, công nghệ

của cơ sở).

3. Lực lƣợng, phƣơng tiện tham gia ứng phó sự cố tràn dầu hiện có của cơ

sở (quân số, trang thiết bị ứng phó, lực lƣợng phƣơng tiện tham gia phối hợp).

4. Dự kiến các khu vực nguy cơ cao: dự kiến từ 2 - 3 khu vực.

* Kết luận: Khả năng ứng phó của cơ sở ở mức độ nào.

CHƢƠNG III. TỔ CHỨC LỰC LƢỢNG PHƢƠNG TIỆN ỨNG

PHÓ

1. Tƣ tƣởng chỉ đạo: “ Chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, hiệu quả”.

2. Nguyên tắc ứng phó

- Tiếp nhận thông tin đánh giá, kết luận cụ thể, rõ ràng, chủ động xây

dựng và điều chỉnh kế hoạch ứng phó sát, đúng, phát huy sức mạnh tổng hợp

theo phƣơng châm 4 tại chỗ ứng phó kịp thời hiệu quả;

- Báo cáo kịp thời theo quy định;

- Phối hợp, huy động mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả chuẩn bị và

ứng phó sự cố tràn dầu, ƣu tiên các hoạt động để cứu ngƣời bị nạn và bảo vệ môi

trƣờng;

- Đảm bảo an toàn cho ngƣời, phƣơng tiện trƣớc, trong sau ứng phó khắc

phục hậu quả;

- Chỉ huy thống nhất, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ các lực lƣợng, phƣơng

tiện, thiết bị tham gia hoạt động ứng phó.

3. Biện pháp ứng phó

- Thông báo, báo động;

Page 24: 1860/STNMT-MT An Giang, ngày 16 tháng 6 năm 2021 V/v

21

- Tổ chức ngăn chặn;

- Tổ chức khắc phục hậu quả.

4. Tổ chức sử dụng lực lƣợng

- Lực lƣợng thông báo, báo động;

- Lực lƣợng tại chỗ;

- Lực lƣợng tăng cƣờng;

- Lực lƣợng khắc phục hậu quả;

- Ứng phó trên đất liền và ven bờ sông: Sử dụng đơn vị nào; lực lƣợng

phƣơng tiện đơn vị nào; bao gồm cái gì; lực lƣợng, phƣơng tiện khắc phục hậu

quả môi trƣờng;

- Ứng phó trên sông: Sử dụng đơn vị nào; lực lƣợng phƣơng tiện đơn vị

nào; bao gồm cái gì; lực lƣợng, phƣơng tiện khắc phục hậu quả môi trƣờng.

CHƢƠNG IV. DỰ KIẾN TÌNH HUỐNG TRÀN DẦU, BIỆN PHÁP

XỬ LÝ

1. Trên đất liền

a) Tình huống: (Nêu tình huống giả định xảy ra 01 kho trạm)

b) Biện pháp xử lý:

- Tiếp nhận thông tin, đánh giá tình hình sự cố...

- Vận hành cơ chế hợp Ban Chỉ huy ứng phó sự cố...

- Thiết lập Ban Chỉ huy tại hiện trƣờng để chỉ huy tổ chức ứng phó...

- Tổ chức lực lƣợng ứng phó sự cố....

2. Trên sông (tƣơng tự nhƣ trên đất liền)

a) Tình huống

b) Biện pháp xử lý

CHƢƠNG V. NHIỆM VỤ CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ

1. Lãnh đạo chỉ huy cơ sở (nêu nhiệm vụ trong chỉ huy, chỉ đạo công tác

ứng phó).

2. Lực lƣợng tiếp nhận cấp phát.

3. Lực lƣợng tuần tra canh gác, bảo vệ.

4. Các ban ngành của cơ sở.

5. Phối hợp với các đoàn thể, xã hội và ban, ngành của địa phƣơng.

6. Công tác đào tạo, diễn tập: Xây dựng kế hoạch đào tạo, diễn tập ứng

phó sự cố tràn dầu.

7. Cập nhật kế hoạch triển khai kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và báo

Page 25: 1860/STNMT-MT An Giang, ngày 16 tháng 6 năm 2021 V/v

22

cáo.

CHƢƠNG VI. CÔNG TÁC BẢO ĐẢM

1. Thông tin liên lạc

- Bảo đảm thông tin cho chỉ huy chỉ đạo;

- Bảo đảm thông tin liên lạc cho lực lƣợng ứng phó, khắc phục hậu quả.

2. Bảo đảm trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu

- Do đơn vị tự trang bị;

- Ký kết hợp đồng với các đơn vị có khả năng ứng phó sự cố.

3. Bảo đảm vật chất cho các đơn vị tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả.

4. Tổ chức y tế, thu dung cấp cứu ngƣời bị nạn.

CHƢƠNG VII. TỔ CHỨC CHỈ HUY

Chủ cơ sở trực tiếp chỉ huy.

Nơi nhận: CHỦ CƠ SỞ

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƢỜI KÝ

(Chữ ký, đóng dấu)

Cấp bậc, họ và tên

PHỤ LỤC

1. Hồ sơ pháp lý liên quan đến cơ sở;

2. Hồ sơ kỹ thuật liên quan đến cơ sở: sơ đồ mặt bằng, sơ đồ công nghệ,

quy trình vận hành, thiết kế kỹ thuật có liên quan…;

3. Quyết định thành lập Ban chỉ huy và Đội ứng phó sự cố tràn dầu của cơ

sở (nếu có);

4. Cam kết đảm bảo tài chính;

5. Bản đồ nhạy cảm môi trƣờng tỷ lệ 1/5.000.

Page 26: 1860/STNMT-MT An Giang, ngày 16 tháng 6 năm 2021 V/v

23

4. Mẫu số 04. Đề cƣơng hƣớng dẫn kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ

sở (thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp huyện)

4.1. Mẫu trang bìa

(Tên cơ quan chủ quản)

(Tên cơ sở)

KẾ HOẠCH

ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU CỦA (1)

Địa danh, tháng……năm……

Page 27: 1860/STNMT-MT An Giang, ngày 16 tháng 6 năm 2021 V/v

24

4.2. Mẫu trang phụ bìa

(Tên cơ quan chủ quản)

(Tên cơ sở)

Kế hoạch này đã đƣợc UBND huyện/thị xã/thành phố… phê duyệt

tại Quyết định số … /QĐ-UBND ngày… tháng… năm…

KẾ HOẠCH

ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU CỦA (1)

CƠ QUAN CHỦ QUẢN

Ngày…tháng…năm…

(Đại diện có thẩm quyền của

chủ cơ sở ký, ghi họ tên, đóng dấu)

ĐƠN VỊ TƢ VẤN (nếu có)

Ngày…tháng…năm…

(Đại diện có thẩm

quyền của đơn vị ký, ghi họ tên,

đóng dấu)

CƠ QUAN THẨM ĐỊNH

Ngày…tháng…năm…

(Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng

ký, ghi họ tên, đóng dấu)

Địa danh, tháng……năm……

Page 28: 1860/STNMT-MT An Giang, ngày 16 tháng 6 năm 2021 V/v

25

4.3. Cấu trúc và nội dung kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở

- Mục lục

- Danh mục các chữ viết tắt, danh mục các bảng, danh mục các hình (nếu

có)

CHƢƠNG I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

2. Yêu cầu:

CHƢƠNG II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH

1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên (nêu ngắn gọn vị trí địa lý, khí tƣợng, thủy

văn trong phạm vi địa bàn cơ sở hoạt động).

2. Tính chất, quy mô đặc điểm của cơ sở (Tính chất, quy mô, công nghệ

của cơ sở).

3. Lực lƣợng, phƣơng tiện tham gia ứng phó sự cố tràn dầu hiện có của cơ

sở (quân số, trang thiết bị ứng phó, lực lƣợng phƣơng tiện tham gia phối hợp).

4. Dự kiến các khu vực nguy cơ cao: dự kiến từ 2 - 3 khu vực.

* Kết luận: Khả năng ứng phó của cơ sở ở mức độ nào.

CHƢƠNG III. TỔ CHỨC LỰC LƢỢNG PHƢƠNG TIỆN ỨNG

PHÓ

1. Tƣ tƣởng chỉ đạo: “ Chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, hiệu

quả”.

2. Nguyên tắc ứng phó

- Tiếp nhận thông tin đánh giá, kết luận cụ thể, rõ ràng, chủ động xây

dựng và điều chỉnh kế hoạch ứng phó sát, đúng, phát huy sức mạnh tổng hợp

theo phƣơng châm 4 tại chỗ ứng phó kịp thời hiệu quả;

- Báo cáo kịp thời theo quy định;

- Phối hợp, huy động mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả chuẩn bị và

ứng phó sự cố tràn dầu, ƣu tiên các hoạt động để cứu ngƣời bị nạn và bảo vệ môi

trƣờng;

- Đảm bảo an toàn cho ngƣời, phƣơng tiện trƣớc, trong sau ứng phó khắc

phục hậu quả;

- Chỉ huy thống nhất, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ các lực lƣợng, phƣơng

tiện, thiết bị tham gia hoạt động ứng phó.

3. Biện pháp ứng phó

Page 29: 1860/STNMT-MT An Giang, ngày 16 tháng 6 năm 2021 V/v

26

- Thông báo, báo động;

- Tổ chức ngăn chặn;

- Tổ chức khắc phục hậu quả.

4. Tổ chức sử dụng lực lƣợng

- Lực lƣợng thông báo, báo động;

- Lực lƣợng tại chỗ;

- Lực lƣợng tăng cƣờng;

- Lực lƣợng khắc phục hậu quả;

- Ứng phó trên đất liền và ven bờ sông: Sử dụng đơn vị nào; lực lƣợng

phƣơng tiện đơn vị nào; bao gồm cái gì; lực lƣợng, phƣơng tiện khắc phục hậu

quả môi trƣờng;

- Ứng phó trên sông: Sử dụng đơn vị nào; lực lƣợng phƣơng tiện đơn vị

nào; bao gồm cái gì; lực lƣợng, phƣơng tiện khắc phục hậu quả môi trƣờng.

CHƢƠNG IV. DỰ KIẾN TÌNH HUỐNG TRÀN DẦU, BIỆN PHÁP

XỬ LÝ

1. Trên đất liền

a) Tình huống: (Nêu tình huống giả định xảy ra 01 kho trạm)

b) Biện pháp xử lý:

- Tiếp nhận thông tin, đánh giá tình hình sự cố...

- Vận hành cơ chế hợp Ban Chỉ huy ứng phó sự cố...

- Thiết lập Ban Chỉ huy tại hiện trƣờng để chỉ huy tổ chức ứng phó...

- Tổ chức lực lƣợng ứng phó sự cố....

2. Trên sông (tƣơng tự nhƣ trên đất liền)

a) Tình huống

b) Biện pháp xử lý

CHƢƠNG V. NHIỆM VỤ CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ

1. Lãnh đạo chỉ huy cơ sở (nêu nhiệm vụ trong chỉ huy, chỉ đạo công tác

ứng phó).

2. Lực lƣợng tiếp nhận cấp phát.

3. Lực lƣợng tuần tra canh gác, bảo vệ.

4. Các ban ngành của cơ sở.

5. Phối hợp với các đoàn thể, xã hội và ban, ngành của địa phƣơng.

6. Công tác đào tạo, diễn tập: Xây dựng kế hoạch đào tạo, diễn tập ứng

phó sự cố tràn dầu.

Page 30: 1860/STNMT-MT An Giang, ngày 16 tháng 6 năm 2021 V/v

27

7. Cập nhật kế hoạch triển khai kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và báo

cáo.

CHƢƠNG VI. CÔNG TÁC BẢO ĐẢM

1. Thông tin liên lạc

- Bảo đảm thông tin cho chỉ huy chỉ đạo;

- Bảo đảm thông tin liên lạc cho lực lƣợng ứng phó, khắc phục hậu quả.

2. Bảo đảm trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu

- Do đơn vị tự trang bị;

- Ký kết hợp đồng với các đơn vị có khả năng ứng phó sự cố.

3. Bảo đảm vật chất cho các đơn vị tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả.

4. Tổ chức y tế, thu dung cấp cứu ngƣời bị nạn.

CHƢƠNG VII. TỔ CHỨC CHỈ HUY

Chủ cơ sở trực tiếp chỉ huy.

Nơi nhận: CHỦ CƠ SỞ

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƢỜI KÝ

(Chữ ký, đóng dấu)

Cấp bậc, họ và tên

PHỤ LỤC

1. Hồ sơ pháp lý liên quan đến cơ sở;

2. Hồ sơ kỹ thuật liên quan đến cơ sở: sơ đồ mặt bằng, sơ đồ công nghệ,

quy trình vận hành, thiết kế kỹ thuật có liên quan…;

3. Quyết định thành lập Ban chỉ huy và Đội ứng phó sự cố tràn dầu của cơ

sở (nếu có);

4. Cam kết đảm bảo tài chính;

5. Bản đồ nhạy cảm môi trƣờng tỷ lệ 1/5.000.

Page 31: 1860/STNMT-MT An Giang, ngày 16 tháng 6 năm 2021 V/v

28

Mẫu số 05

QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ

TRÀN DẦU CỦA CƠ SỞ

(1)

-------- CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------

Số: ......./QĐ-UBND

(Địa danh), ngày… tháng … năm …

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của dự án/cơ sở (2)

do (3) làm chủ dự án/cơ sở

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 ngày 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 03 năm 2017 của

Chính phủ quy định tổ chức hoạt động ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiến cứu

nạn;

Căn cứ Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2021 của Thủ

tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu;

Căn cứ Quyết định số :....... /QĐ-UBND ngày .... tháng ... năm 2021 của

Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Quy định lập, thẩm định và phê duyệt

Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở, dự án trên địa bàn tỉnh An

Giang;

Xét nội dung Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của dự án/cơ sở (2) đã được

chỉnh sửa, gửi kèm theo Công văn số:...... ngày .... tháng ... năm ... của (3);

Theo đề nghị của (4)

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của dự án/cơ sở (2) tại

.... do (3) là chủ dự án/cơ sở, với các nội dung chủ yếu sau:

1. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi của Kế hoạch:

Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đƣợc xây dựng nhằm đảm bảo khả năng

phòng ngừa, ứng phó nhanh và hiệu quả đối với các sự cố tràn dầu có thể xảy ra

tại dự án/cơ sở (2):

- Diện tích:

- Quy mô, công suất:

Page 32: 1860/STNMT-MT An Giang, ngày 16 tháng 6 năm 2021 V/v

29

- Số lƣợng bể chứa dầu:

- Số lƣợng cột bơm:

....

2. Các hạng mục công trình, vị trí nguy cơ tiềm ẩn sự cố tràn dầu:

- ....

- ....

- ...

Điều 2. (3) có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nội dung trong Kế hoạch

ứng phó sự cố tràn dầu đã đƣợc phê duyệt và những yêu cầu bắt buộc sau:

1. Thực hiện đúng quy định của Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày

24/3/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành quy chế ứng phó sự cố

tràn dầu.

2. Thực hiện việc đầu tƣ, mua sắm các trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu

theo Kế hoạch đã đƣợc phê duyệt.

3. Thƣờng trực, sẵn sàng lực lƣợng phƣơng tiện, trang thiết bị để chủ động

tổ chức, ứng phó và xử lý kịp thời, hiệu quả, chỉ huy hiện trƣờng khi xảy ra sự

cố tràn dầu tại cơ sở.

4. Trong trƣờng hợp sự cố tràn dầu vƣợt quá khả năng ứng phó của cơ sở,

phải báo ngay cho cơ quan chức năng để kịp thời trợ giúp và thực hiện ứng phó

theo sự chỉ đạo của Chỉ huy huyện trƣờng cấp tỉnh, cấp huyện.

5. Tham gia cùng cơ quan chức năng thực hiện đánh giá, xác định mức độ

thiệt hại và chịu trách nhiệm bồi thƣờng, chi phí ứng phó và thiệt hại về kinh tế,

tổn thất về môi trƣờng do sự cố tràn dầu gây ra.

6. Thực hiện công tác báo cáo trong ứng phó và khắc phục sự cố tràn dầu

theo quy định của pháp luật.

7. Định kỳ 6 tháng/lần tổ chức đào tạo tập huấn nội bộ cho cán bộ, nhân

viên trực tiếp tham gia ứng phó sự cố để nang cao kỹ năng ứng phó và tổ chức

diễn tập ứng phó theo kịch bản đã đề ra trong Kế hoạch.

8. Sẵn sàng tham gia vào hoạt động chung ứng phó sự cố tràn dầu theo sự

phân công, điều động, chỉ huy thống nhất của các cơ quan có thẩm quyền tỉnh

An Giang.

....

Điều 3. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu cơ sở có những thay đổi

về nội dung Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đã đƣợc phê duyệt, Chủ cơ sở/dự

án phải có vản bản báo cáo và chỉ đƣợc thực hiện những thay đổi đó sau khi có

văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.

Page 33: 1860/STNMT-MT An Giang, ngày 16 tháng 6 năm 2021 V/v

30

Điều 4. Giao cho (4) chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phƣơng và các

đơn vị có liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung Kế hoạch ứng

phó sự cố tràn dầu đã đƣợc phê duyệt và các yêu cầu nêu tại Điều 2 của Quyết

định này.

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh/Văn phòng HĐND-UBND huyện, Giám đốc

Sở Tài nguyên và Môi trƣờng/Trƣởng phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, Chủ

tịch UBND xã/thị trấn/thành phố (nơi thực hiện dự án/cơ sở), Giám đốc/chủ cơ

sở (2) và Thủ trƣởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách

nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận: - Nhƣ Điều 5;

- CT, các Phó CT...;

- Sở TN&MT;

- Phòng TN&MT;

- UBND cấp xã;

- Lƣu …

(4)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan phê duyệt;

(2) Tên đầy đủ của Dự án;

(3) Tên của doanh nghiệp/cá nhân;

(4) Thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố

tràn dầu (UBND tỉnh/Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường/UBND cấp huyện).