1 · web viewdiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm...

274
Báo cáo tổng hợp “Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Bến Tre” MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MUC BIỂU DANH MUC HNH CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU: -------------------------------------------------1 I. PHÙ HỢP VỚI CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY---------------------1 II. THỰC TRẠNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG-------1 III. TÓM TẮT VỀ KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG----------------------2 III.1. Giới thiệu khái quát về hợp phần PCDA và khả năng áp dụng tại tỉnh Bến Tre-------------------------2 III.2. Cấu trúc khung kế hoạch hành động KSON---------3 III.3. Mục tiêu của việc xây dựng kế hoạch------------4 III.4. Phương pháp thực hiện--------------------------5 III.5. Tổ chức thực hiện------------------------------5 III.6. Kết quả và ý nghĩa của Kế hoạch----------------6 CHƯƠNG I: CÁC YẾU TỐ CẦN THIẾT ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG KIỂM SOÁT Ô NHỄM MÔI TRƯỜNG-------------------------7 I.1. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG TỈNH BẾN TRE VÀ NHỮNG THÁCH THỨC CẦN GIẢI QUYẾT------------------7 I.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Bến Tre----------------7 I.1.2. Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bến Tre--------------------------------------------------10 I.1.3. Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên tỉnh Bến Tre -----------------------------------------------------17 I.1.4. Hiện trạng môi trường tỉnh Bến Tre dưới tác động của hoạt động phát triển KTXH------------------------26 I.1.5. Đánh giá thực trạng công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Bến Tre------------------------------49 I.2. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT-------------57 I.2.1. Hệ thống các văn bản pháp luật cấp Trung ương- 57 TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG – CTY ĐO ĐẠC ĐỊA CHÍNH & CÔNG TRNH i

Upload: others

Post on 18-Jan-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Báo cáo tổng hợp “Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Bến Tre”

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNGDANH MUC BIỂUDANH MUC HINH

CÁC CHỮ VIẾT TẮTMỞ ĐẦU: ------------------------------------------------------------------------------------------1

I. PHÙ HỢP VỚI CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY------------------------------------------1

II. THỰC TRẠNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG---------------1

III. TÓM TẮT VỀ KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG-------------------------------------------2

III.1. Giới thiệu khái quát về hợp phần PCDA và khả năng áp dụng tại tỉnh Bến Tre---------------------------------------------------------------------------------------------2

III.2. Cấu trúc khung kế hoạch hành động KSON--------------------------------------3

III.3. Mục tiêu của việc xây dựng kế hoạch----------------------------------------------4

III.4. Phương pháp thực hiện--------------------------------------------------------------5

III.5. Tổ chức thực hiện---------------------------------------------------------------------5

III.6. Kết quả và ý nghĩa của Kế hoạch---------------------------------------------------6

CHƯƠNG I: CÁC YẾU TỐ CẦN THIẾT ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG KIỂM SOÁT Ô NHỄM MÔI TRƯỜNG------------------------------------------7

I.1. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG TỈNH BẾN TRE VÀ NHỮNG THÁCH THỨC CẦN GIẢI QUYẾT---------------------------------------7

I.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Bến Tre----------------------------------------------------7

I.1.2. Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bến Tre-------------------------------10

I.1.3. Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên tỉnh Bến Tre---------------------------------17

I.1.4. Hiện trạng môi trường tỉnh Bến Tre dưới tác động của hoạt động phát triển KTXH---------------------------------------------------------------------------------------26

I.1.5. Đánh giá thực trạng công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Bến Tre- 49

I.2. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT---------------------------57

I.2.1. Hệ thống các văn bản pháp luật cấp Trung ương-------------------------------57

I.2.2. Hệ thống các văn bản pháp luật cấp địa phương--------------------------------62

I.2.3. Hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng môi trường---------------62

I.3. ĐÁNH GIÁ NHỮNG TỒN TẠI, BẤT CẬP VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI TỈNH BẾN TRE-------64

I.3.1. Những tồn tại và bất cập trong hệ thống văn bản pháp luật-------------------64

I.3.2. Những tồn tại và bất cập trong công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường--- -65

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG – CTY ĐO ĐẠC ĐỊA CHÍNH & CÔNG TRÌNH

i

Page 2: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Báo cáo tổng hợp “Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Bến Tre”

I.3.3. Đề xuất bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường------------------------------------------------------------------66

I.4. XÂY DỰNG MỤC TIÊU KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TỈNH BẾN TRE-----------------------------------------------------------67

I.4.1. Đôi nét về Chương trình nghị sự 21 và Bộ tiêu chí PTBV Việt Nam--------67

I.4.2. Xây dựng tầm nhìn và mục tiêu---------------------------------------------------70

CHƯƠNG II: XÂY DỰNG CÁC DỰ ÁN VÀ HÀNH ĐỘNG-------------------------73II.1. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN CÁC DỰ ÁN VÀ HÀNH ĐỘNG--------------------73

II.1.1. Chương trình “Tăng cường năng lực quản lý, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường”--------------------------------------------------------------73

II.1.2. Chương trình “Kiểm soát ô nhiễm nguồn nước do nước thải các làng nghề, khu cụm công nghiệp và nước thải đô thị; nâng cấp, cải tạo và xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt đô thị, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề”--------------------------------------------------------------------------74

II.1.3. Chương trình “Quản lý chất thải rắn, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn”---------------------------------------------------------------76

II.1.4. Chương trình “Kiểm soát việc ô nhiễm nguồn nước do các hoạt động chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản”-------------------------------------------------------------77

II.1.5. Chương trình “Kiểm soát xâm nhập mặn các huyện ven biển, hạn chế và giảm nhẹ tác hại của quá trình xâm nhập mặn diễn ra trên địa bàn tỉnh Bến Tre”------------------------------------------------------------------------------------------------79

II.1.6. Chương trình “Cải tạo tình hình vệ sinh môi trường vùng nông thôn, cấp nước sạch cho vùng bị xâm nhập mặn”-------------------------------------------------81

II.1.7. Chương trình “Kiểm soát ô nhiễm không khí tại các làng nghề sản xuất chỉ xơ dừa, than thiêu kết”--------------------------------------------------------------------82

II.1.8. Chương trình “Kiểm soát ô nhiễm chất lượng đất do sử dụng TBVTV và phân bón trong nông nghiệp”------------------------------------------------------------83

II.1.9. Chương trình “Kiểm soát, hạn chế và giảm thiểu các tác động đến tài nguyên môi trường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu”-----------------------------83

II.2. XÁC ĐỊNH VÀ LỰA CHỌN DỰ ÁN-----------------------------------------------84

II.3. LỰA CHỌN VÀ XÂY DỰNG CÁC KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG--------------85

II.4. XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THEO TỪNG GIAI THỰC HIỆN---------------------------------------------------------------------------------105

CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN CHI PHÍ CHO CÁC HÀNH ĐỘNG ĐƯỢC ĐỀ XUẤT--------------------------------------------------------------------------------------------112

III.1. NGUỒN VỐN-------------------------------------------------------------------------112

III.2. PHÂN TÍCH CHI PHÍ - LỢI NHUẬN--------------------------------------------113

III.3. NGUỒN TÀI CHÍNH----------------------------------------------------------------114

III.3.1. Vốn đầu tư------------------------------------------------------------------------124

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG – CTY ĐO ĐẠC ĐỊA CHÍNH & CÔNG TRÌNH

ii

Page 3: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Báo cáo tổng hợp “Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Bến Tre”

III.3.2. Chi phí vận hành và bảo dưỡng-----------------------------------------------124

III.3.3. Doanh thu-------------------------------------------------------------------------124

CHƯƠNG IV: LỰA CHỌN CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN----------------------------------126IV.1. CÁC TIÊU CHÍ LỰA CHỌN ƯU TIÊN------------------------------------------126

IV.2. CÁCH LỰA CHỌN ƯU TIÊN-----------------------------------------------------128

IV.3. TIÊU CHÍ THÔNG QUA DỰ ÁN-------------------------------------------------133

CHƯƠNG V: TỔ CHỨC THỰC HIỆN--------------------------------------------------135V.1. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN------------------------------------------------------------135

V.1.1. Tăng cường truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng------135

V.1.2. Phát huy vai trò cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường-------------136

V.1.3. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường------138

V.1.4. Kiện toàn cơ chế, tổ chức và tăng cường năng lực cho hệ thống quản lý Nhà nước ở tỉnh, huyện và cấp cơ sở tại địa phương--------------------------------139

V.1.5. Tăng cường nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ--------------140

V.1.6. Tăng cường hợp tác trong khu vực và quốc tế trong công tác bảo vệ môi trường--------------------------------------------------------------------------------------142

V.2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN-------------------------------------------------------------143

V.2.1. Phân công thực hiện cho các tổ chức, cá nhân có liên quan----------------143

V.2.2. Xây dựng các thủ tục thực hiện cho các hành động/dự án------------------149

V.3. TỔNG HỢP LẬP THÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG KSONMT----------156

CHƯƠNG VI: XÂY DỰNG QUY CHẾ THỰC HIỆN VÀ GIÁM SÁT/QUAN TRẮC--------------------------------------------------------------------------------------------165

VI.1. MÔ TẢ ĐỐI TƯỢNG GIÁM SÁT/QUAN TRẮC------------------------------165

VI.2. MÔ TẢ CÁCH SỬ DỤNG DỮ LIỆU---------------------------------------------165

VI.3. XÁC ĐỊNH CÁC NGUỒN LỰC ĐÃ CÓ-----------------------------------------166

VI.4. ĐÁNH GIÁ THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT/QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG-------------------------------------------------------------------------------------167

VI.5. QUY TRÌNH GIÁM SÁT/QUAN TRẮC-----------------------------------------172

VI.6. ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG--------------------------------------------------------172

VI.6.1. Các biện pháp kỹ thuật---------------------------------------------------------172

VI.6.2. Tăng cường năng lực quan trắc môi trường---------------------------------172

VI.7. GIÁM SÁT/QUAN TRẮC CHẤT THẢI RẮN----------------------------------173

VI.8. CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ-----------------------------------------------------------------173

VI.8.1. Chỉ số đánh giá sản phẩm đầu ra----------------------------------------------173

VI.8.2. Chỉ số đánh giá kết quả---------------------------------------------------------173

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG – CTY ĐO ĐẠC ĐỊA CHÍNH & CÔNG TRÌNH

iii

Page 4: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Báo cáo tổng hợp “Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Bến Tre”

VI.9. TIẾP NHẬN VÀ PHẢN HỒI THÔNG TIN--------------------------------------173

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ-------------------------------------------------------------------175

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG – CTY ĐO ĐẠC ĐỊA CHÍNH & CÔNG TRÌNH

iv

Page 5: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Báo cáo tổng hợp “Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Bến Tre”

DANH MỤC BẢNG

Bảng I.1: Phân bố dân số tỉnh Bến Tre theo huyện thị năm 2007------------------------10

Bảng I.2: Số trang trại chăn nuôi đạt tiêu chí môi trường---------------------------------12

Bảng I.3: Tổng hợp một số chỉ tiêu về CN và TTCN--------------------------------------13

Bảng I.4: Các làng nghề đã được UBND tỉnh công nhận tại Bến Tre-------------------14

Bảng I.5: Dân số khu vực thành thị-----------------------------------------------------------16

Bảng I.6: Tình hình sử dụng đất tỉnh Bến Tre năm 2007----------------------------------18

Bảng I.7: Thành phần loài phiêu sinh vật----------------------------------------------------23

Bảng I.8: Các loài cây trong khu bảo tồn thiên nhiên Thạnh Phú------------------------23

Bảng I.9: Lượng phân bón và TBVTV sử dụng trong nông nghiệp----------------------27

Bảng I.10: Thuốc BVTV và phân bón sử dụng cho cây lúa, cây màu và cây dừa------27

Bảng I.11: Ước lượng thuốc BTVT tỉnh Bến Tre năm 2007------------------------------28

Bảng I.12: Ước lượng phân bón hóa học tỉnh Bến Tre năm 2007------------------------28

Bảng I.13: Tổng hợp lượng nước thải toàn tỉnh hiện tại và ước tính đến 2010---------30

Bảng I.14: Chất lượng nước thải điển hình ở một số cơ sở chăn nuôi heo--------------31

Bảng I.15: Chất lượng nước thải ở một số cơ sở nuôi thủy sản---------------------------32

Bảng I.16: Chất lượng môi trường không khí ở một số cơ sở chăn nuôi----------------39

Bảng I.17: Tổng hợp các vấn đề môi trường tại một số BCL-----------------------------39

Bảng I.18: Tổng hợp tình hình kiểm soát CTR ở một số cơ sở điển hình---------------41

Bảng I.19: Tình hình quản lý chất thải tại một số cơ sở du lịch điển hình--------------43

Bảng I.20: Tình hình quản lý CTR tại các cơ sở y tế---------------------------------------44

Bảng I.21: Tình hình thiệt hại do xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2002 - 2005--------------------------------------------------------------------------------------46

Bảng I.22: Tình hình dịch bệnh ở tỉnh Bến Tre---------------------------------------------49

Bảng I.23: Một số văn bản pháp luật quy định về công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường cấp Trung ương-------------------------------------------------------------------------57

Bảng I.24: Một số văn bản pháp luật quy định về công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường cấp địa phương-------------------------------------------------------------------------62

Bảng I.25: Một số tiêu chuẩn quy định về công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường- - -63

Bảng I.26: Tầm nhìn và mục tiêu KSON----------------------------------------------------70

Bảng II.1: Đề xuất dự án/hành động thực hiện KSONMT--------------------------------84

Bảng II.2: Xây dựng kế hoạch thực hiện các hành động/dự án---------------------------86

Bảng II.3: Tiêu chí đánh giá kết quả theo từng giai đoạn thực hiện--------------------106

Bảng III.1: Ước tính nguồn vốn đầu tư-----------------------------------------------------112

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG – CTY ĐO ĐẠC ĐỊA CHÍNH & CÔNG TRÌNH

Page 6: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Báo cáo tổng hợp “Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Bến Tre”

Bảng III.2: Phân tích chi phí và lợi ích-----------------------------------------------------114

Bảng IV.1: Khung đánh giá đối với tiêu chí 1---------------------------------------------126

Bảng IV.2: Khung đánh giá đối với tiêu chí 2---------------------------------------------126

Bảng IV.3: Khung đánh giá đối với tiêu chí 3---------------------------------------------126

Bảng IV.4: Khung đánh giá đối với tiêu chí 4---------------------------------------------127

Bảng IV.5: Khung đánh giá đối với tiêu chí 5---------------------------------------------127

Bảng IV.6: Khung đánh giá đối với tiêu chí 6---------------------------------------------127

Bảng IV.7: Khung đánh giá đối với tiêu chí 7---------------------------------------------127

Bảng IV.8: Khung đánh giá đối với tiêu chí 8---------------------------------------------127

Bảng IV.9: Khung đánh giá đối với tiêu chí 9---------------------------------------------128

Bảng IV.10: Sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án/hành động--------------------------------129

Bảng IV.11: Các dự án theo thứ tự ưu tiên-------------------------------------------------129

Bảng V.1: Kế hoạch tổ chức thực hiện-----------------------------------------------------144

Bảng V.2: Các thủ tục thực hiện hành động/dự án----------------------------------------149

Bảng V.3: Tổng hợp kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Bến Tre-----------------------------------------------------------------------------------------------156

Bảng VI.1: Chương trình giám sát/quan trắc môi trường tỉnh Bến Tre----------------167

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG – CTY ĐO ĐẠC ĐỊA CHÍNH & CÔNG TRÌNH

6

Page 7: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

DANH MỤC BIỂU

Biểu đồ I.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bến Tre giai đoạn 2000 – 2007----------11

Biểu đồ I.2: Biểu diễn nồng độ SS và BOD trong nước mặt tại khu vực đô thị--------33

Biểu đồ I.3: Biểu diễn giá trị thông số váng dầu mỡ và tổng Coliform trong nước mặt vùng cửa sông ven biển------------------------------------------------------------------------34

Biểu đồ I.4: Biểu diễn nồng độ SS, NH4+, BOD, Tổng Coliform trong nước tại các

nhánh sông, kênh rạch chính của tỉnh--------------------------------------------------------34

Biểu đồ I.5: Biểu diễn nồng độ SS, NH4, BOD, tổng coliform trong nước mặt tại khu vực nội đồng-------------------------------------------------------------------------------------35

Biểu đồ I.6: Biểu diễn độ mặn trong nước mặt tỉnh Bến Tre------------------------------36

Biểu đồ I.7: Biểu diễn hàm lượng Clorua và tổng Coliform trong nước ngầm tỉnh Bến Tre-------------------------------------------------------------------------------------------------37

Biểu đồ I.8: Biểu diễn độ ồn và hàm lượng bụi tổng tại các khu đô thị tỉnh Bến Tre--37

Biểu đồ I.9: Biểu diễn độ ồn và hàm lượng bụi tổng tại các cơ sở sản xuất chỉ xơ dừa tỉnh Bến Tre--------------------------------------------------------------------------------------38

Biểu đồ I.10: Biểu diễn giá trị thông số váng dầu mỡ, tổng Coliform, SS và trong nước biển và biển ven bờ tỉnh Bến Tre-------------------------------------------------------40

DANH MỤC HINH

Hình I.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bến Tre----------------------------------------------------7

Hình I.2: Mô hình sử dụng nước sạch tại nông thôn---------------------------------------16

Hình I.3: Môi trường xung quang khu vực sản xuất chỉ xơ dừa--------------------------38

Hình I.4: Môi trường quanh khu vực chăn nuôi--------------------------------------------39

Hình I.5: Tình hình thu gom và xử lý rác thải tại Bến Tre---------------------------------41

Hình V.1: Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý môi trường đề xuất cho tỉnh Bến Tre-----140

Page 8: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ACB : Ngân hàng Á Châu

AEQM : Areawide Environmental Quality Management

AGRIBANK : Ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn

ATNĐ : Áp thấp nhiệt đới

BCH PCLB : Ban chỉ huy phòng chống lụt bão

BCL : Bãi chôn lấp

BIDV : Ngân hành đầu tư phát triển Việt Nam

BOD5 : Nhu cầu oxy sinh hóa 5 ngày

BVMT : Bảo vệ môi trường

BVTV : Bảo vệ thực vật

CCN : Cụm Công nghiệp

CN : Công nghiệp

COD : Nhu cầu oxy hóa học

CTR : Chất thải rắn

Cty CP XNK : Công ty Cổ phẩn xuất nhập khẩu

ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long

DCE : Chương trình hợp tác phát triển trong lĩnh vực môi trường giữa Việt Nam – Đan Mạch trường

ĐDSH : Đa dạng sinh học

GDP : Tổng sản phẩm quốc dân

GEF : Quỹ môi trường toàn cầu

GIS : Hệ thống thông tin địa lý

GPS : Hệ thống định vị toàn cầu

GTVT : Giao thông vận tải

HĐ : Hợp đồng

HTX : Hợp tác xã

HTXL : Hệ thống xử lý

IBM : Quản lý dịch hại tổng hợp

IUCN : Hiệp hội bảo vệ thiên nhiên thế giới

KCN : Khu công nghiệp

KH&CN : Khoa học và Công nghệ

KHĐT : Kế hoạch đầu tư

Page 9: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

KHHĐKSON

: Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm

KSON : Kiểm soát ô nhiễm

KSONMT : Kiểm soát ô nhiễm môi trường

KTXH : Kinh tế xã hội

ODA : Vốn viện trợ phát triển chính thức

PTBV : Phát triển bền vững

QL : Quốc lộ

SEMLA : Chương trình hợp tác Việt Nam – Thụy Điển về tăng cường năng lực quản lý đất đai và môi trường

SIDA : Cơ quan Phát triển quốc tế Thuỵ Điển

SS : Chất rắn lơ lửng

TBVTV : Thuốc bảo vệ thực vật

TC : Tiêu chuẩn

TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam

TN&MT : Tài nguyên và Môi trường

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

TNMT : Tài nguyên Môi trường

TTCN : Tiểu thủ công nghiệp

TW : Trung ương

UBND : Ủy ban nhân dân

UNDP : Chương trình phát triển của Liên hợp quốc

WB : Ngân hàng Thế giới

WTO : Tổ chức thương mại thế giới

Page 10: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

MỞ ĐẦU

I. PHÙ HỢP VỚI CÁC VĂN BẢN PHÁP QUYCông tác kiểm soát ô nhiễm môi trường ở cấp Quốc gia và cấp địa phương đã

được nêu trong một số văn bản pháp quy sau:

- Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005.

- Nghị quyết số 41 – NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó có đề ra quan điểm đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững.

- Quyết định số 256/2003/QĐ –TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Văn bản có hiệu lực từ ngày 24 tháng 12 năm 2003. Kèm theo Quyết định này là Danh mục 36 chương trình, kế hoạch, đề án và dự án ưu tiên cấp quốc gia về bảo vệ môi trường.

- Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam, trong đó đã xác định 9 vấn đề ưu tiên trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường.

- Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các chương trình hành động của Chính phủ nhằm tổ chức triển khai Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

- Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010 với mục tiêu hoàn thành việc điều tra, thống kê và hiện trạng hệ thống xử lý chất thải tại các khu đô thị, khu cụm công nghiệp và các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn các tỉnh.

- Chỉ thị số 36/CT.TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị và trong những Chương trình hành động của Chính phủ, của Bộ TN&MT và UBND tỉnh Bến Tre nhằm thực hiện Chỉ thị 36/CT.TW của Bộ Chính trị.

- Chương trình số 32-CTr/TU ngày 09 tháng 6 năm 2005 của Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị (khóa IX) về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Kế hoạch số 1966/KH-UBND ngày 14 tháng 09 năm 2005 của Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre về việc tổ chức thực hiện Quyết định của Chính phủ và Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW.

II. THỰC TRẠNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNGBến Tre với diện tích tự nhiên là 2.356,85 km² là tỉnh nằm ở phía Đông vùng

đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở giữa 2 nhánh của sông Tiền Giang, đây là nhánh chính của sông Mekong. Tính trung bình, Bến Tre chỉ cao hơn mực nước biển 1,25 m.

Là tỉnh có nền kinh tế nông nghiệp lâu năm, cây trồng chủ yếu của tỉnh là lúa, mía, dừa, cây ăn trái và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong những năm gần đây, để hòa nhập với nền kinh tế thị trường tỉnh Bến Tre đang dần dần chuyển dịch cấu sang công

Page 11: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

nghiệp và tự động hóa. Sự phát triển này đã và đang dần dần làm thay đổi bộ mặt của tỉnh, góp phần tăng cao giá trị GDP của tỉnh và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Song, bên cạnh những tác động tích cực đó, quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đã làm thay đổi dần chất lượng môi trường của tỉnh.

Hiện nay, một trong những vấn đề môi trường cấp bách của tỉnh đó là rác thải. Hàng ngày, các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của người dân thải ra khoảng hàng trăm tấn rác, chỉ tính riêng tại thị xã là khoảng 118 tấn (với 74,6 tấn rác thải sinh hoạt). Lượng rác thải là rất lớn, nhưng tỉ lệ thu gom lại rất thấp, nơi có tỉ lệ thu gom rác thải cao nhất là thị xã với tỉ lệ thu gom rác thải sinh hoạt là 72,4%. Lượng rác thải còn lại được người dân tự xử lý bằng hình thức đốt hoặc thải bỏ bừa bãi, vấn đề này gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng môi trường. Bên cạnh đó, lượng rác thải tuy thu gom được nhưng không được xử lý đúng kỹ thuật, rác được tập trung thải đổ tại các bãi rác lộ thiên gần thị trấn, thị tứ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường của tỉnh. Đặc biệt là tại khu vực bãi rác Phú Hưng, rác thải đang gây ô nhiễm môi trường và sức khỏe người dân trong khu vực nghiêm trọng.

Vấn đề thứ hai cũng không kém nghiêm trọng đó là nước thải. Nước thải sinh hoạt, sản xuất, nuôi trồng thủy sản... hàng ngày đều thải trực tiếp ra môi trường. Theo ước tính đến năm 2010, trung bình hàng ngày có khoảng 82.000 m3 nước thải ra môi trường. Đây là lượng nước thải lớn với nồng độ các thành phần chất ô nhiễm cao, song hầu hết đều không được xử lý đạt chuẩn trước khi thải ra môi trường. Thực tế cho thấy, chất lượng môi trường nước tại các khu vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nuôi trồng thủy sản đang dần dần bị thay đổi do ảnh hưởng bởi nước thải.

Ngoài ra, tỉnh còn phải đối mặt với các vấn đề khác như xâm nhập mặn, vệ sinh môi trường nông thôn... Những vấn đề này đã, đang và sẽ đặt tỉnh Bến Tre trong tình trạng phải đối phó, giải quyết với các vấn đề môi trường.

Đây là các vấn đề quan trọng yêu cầu phải giải quyết nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của tỉnh. Chính vì vậy, việc lập “Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Bến Tre” là rất cần thiết và khả thi đáp ứng nhu cầu cấp bách tại địa phương.

Trong thời gian qua, tỉnh đã thực hiện nhiều cải cách, nâng cao hiệu quả quản lý, kiểm soát chất thải tại một số khu vực trọng điểm trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tỉnh cũng đã tiến hành xây dựng hoàn chỉnh Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bến Tre giai đoạn năm 2008 đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Đây chính là cơ sở khoa học, là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện Xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tại tỉnh Bến Tre. III. TÓM TẮT VỀ KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNGIII.1. Giới thiệu khái quát về hợp phần PCDA

Kiểm soát ô nhiễm (KSON) khu vực đông dân cư nghèo là một trong 5 hợp phần của chương trình hợp tác trong lĩnh vực môi trường Việt Nam - Đan Mạch nhằm thực hiện được các nhiệm vụ nêu trong Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch Quốc gia về Kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010. Chương trình này nhằm hỗ trợ việc thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường ở các khu vực trọng điểm trong việc bảo vệ môi trường từ Trung ương tới địa phương về các công cụ kinh tế và pháp lý, xã hội hóa, năng lực quan trắc cùng với những đóng góp

Page 12: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

khác có liên quan, hỗ trợ Bộ Tài nguyên và Môi trường đạt được thành quả thiên niên kỷ, gắn chặt với Chiến lược tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo.

Kết quả của Hợp phần là xây dựng Khung kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường (KKHHĐKSONMT) cấp địa phương và Hướng dẫn thực hiện. Trên cơ sở khung kế hoạch, các hướng dẫn hiện tại và các điều kiện của từng địa phương, mỗi địa phương sẽ phát triển KKHHĐKSON phù hợp và có tính khả thi với đặc trưng của địa phương.III.2. Cấu trúc khung kế hoạch hành động KSON

1. Tóm tắt- Phù hợp với các văn bản pháp quy

- Thực trạng của địa phương và khả năng đáp ứng

- Tóm tắt về kế hoạch hành động của địa phương

2. Các yếu tố cần thiết để xây dựng KHHĐKSON môi trường tỉnh Bến Tre2.1. Các thực trạng

- Môi trường tự nhiên

- Thực trạng kinh tế - xã hội

- Thực trạng môi trường

- Các thực trạng công tác kiểm soát ô nhiễm

2.2. Thực trạng hệ thống văn bản pháp luật

2.3. Chính sách, tầm nhìn và mục tiêu

- Thể chế

- Chính sách

- Xây dựng tầm nhìn

- Xây dựng mục tiêu chung

- Xây dựng mục tiêu cụ thể

3. Các dự án và hành động

3.1. Phân tích lựa chọn các dự án và hành động

3.2. Xác định và lựa chọn dự án

3.3. Lựa chọn các hành động

3.4. Chỉ số đánh giá sản phẩm đầu ra và kết quả

4. Tính toán chi phí cho các hành động đề xuất4.1. Vốn và chi phí vận hành và bảo dưỡng

4.2. Phân tích chi phí - lợi nhuận

4.3. Nguồn tài chính

5. Lựa chọn các ưu tiên5.1. Các tiêu chí lựa chọn ưu tiên

Page 13: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

5.2. Cách lựa chọn ưu tiên

5.3. Tiêu chí thông qua dự án

6. Tổ chức thực hiện6.1. Giải pháp thực hiện

- Giải pháp cơ chế chính sách

- Giải pháp nguồn lực

- Giải pháp kỹ thuật

- Giải pháp cưỡng chế

- Tuyên truyền, giáo dục và nâng cao ý thức cộng đồng

6.2. Tổ chức, sắp xếp thực hiện

- Giám sát môi trường ở các cấp khác nhau

- Thủ tục thi hành

6.3. Tổng hợp lập thành Kế hoạch hành động KSONMT tỉnh Bến Tre

7. Thực hiện và giám sát/quan trắc- Mô tả đối tượng giám sát/quan trắc

- Mô tả cách sử dụng dữ liệu

- Xác định các nguồn lực đã có

- Đánh giá, thiết kế chương trình giám sát/quan trắc

- Quy trình giám sát/quan trắc

- Đảm bảo chất lượng

- Giám sát/quan trắc chất thải rắn

- Chỉ số đánh giá (đầu ra và kết quả)

- Thông tin phản hồiIII.3. Mục tiêu của việc xây dựng kế hoạch

Mục tiêu của việc xây dựng khung kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm tại tỉnh Bến Tre là nhằm đạt được hiệu quả trong công tác quản lý môi trường. Mục tiêu này sẽ đạt được thông qua việc phát triển năng lực của Sở Tài nguyên và Môi trường và các huyện thị của tỉnh nhằm kiểm soát các hoạt động gây ô nhiễm một cách hiệu quả và điều phối các hành động khắc phục ô nhiễm. Các bên liên quan cấp xã/thị trấn thông qua đào tạo và nâng cao nhận thức có quyền thực hiện nghĩa vụ của mình đối với môi trường một cách hiệu quả hơn.

Từng bước cải thiện môi trường tại các lưu vực sông, đô thị, khu công nghiệp và nông thôn, giữ gìn môi trường và đảm bảo không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, bảo tồn và sử dụng bền vững các tài nguyên thiên nhiên, duy trì các hệ sinh thái sẵn có và bảo vệ đa dạng sinh học cũng như nâng cao nhận thức về môi trường và tăng cường quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường các cấp.

Page 14: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

III.4. Phương pháp thực hiện- Thu thập, kế thừa các thông tin có liên quan đến tỉnh Bến Tre.

- Thu thập, kế thừa các kết quả nghiên cứu của các chương trình, đề tài khoa học, các dự án quốc tế có liên quan tại tỉnh Bến Tre.

- Nghiên cứu các tài liệu về pháp luật, các chính sách, các qui định và các chương trình hành động ưu tiên bảo vệ môi trường quốc gia để áp dụng cho tỉnh Bến Tre.

- Học tập kinh nghiệm của các nước trong khu vực.

- Phương pháp chuyên gia phân tích và thảo luận.

- Phương pháp so sánh.

- Phương pháp quản lý môi trường trên diện rộng (AEQM – Areawide Environmental Quality Management).

- Phương pháp ứng dụng công nghệ GIS trong việc thành lập các bản đồ chuyên đề.

- Phương pháp phân tích lợi ích chi phí.

- Phương pháp điều tra xã hội học.

III.5. Tổ chức thực hiện- Thành lập nhóm xây dựng kế hoạch kiểm soát ô nhiễm tỉnh Bến Tre.

- Xây dựng khung và quy trình xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm tỉnh Bến Tre.

- Tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập, tổng hợp, phân tích các tài liệu, dữ liệu liên quan về điều kiện tự nhiên, tài nguyên môi trường và tình hình phát triển KTXH tỉnh Bến Tre; đặc biệt là kế thừa các tài liệu, dữ liệu của hợp phần giai đoạn I.

Thu thập, tổng hợp các tài liệu về điều kiện tự nhiên.

Thu thập, tổng hợp các tài liệu về tình hình phát triển KTXH.

Thu thập, tổng hợp số liệu quan trắc và giám sát chất lượng môi trường.

Thu thập, tổng hợp số liệu về công tác quản lý, kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Bến Tre (tổ chức, kiểm tra, kiểm soát, quan trắc ...).

Thu thập số liệu về hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.

Thu thập các bản đồ, sơ đồ sẵn có (bản đồ kiểm soát ô nhiễm tại các khu vực đông dân nghèo tỉnh Bến Tre – kết quả hợp phần giai đoạn 1; bản đồ hành chính; bản đồ, sơ đồ hiện trạng chất lượng môi trường, bản đồ quy hoạch bảo vệ môi trường ...).

- Nghiên cứu xây dựng các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể cho kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm tỉnh Bến Tre.

- Nghiên cứu đề xuất các dự án và hành động ưu tiên kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Bến Tre.

- Tổng hợp các tài liệu, thông tin, dự án xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm tỉnh Bến Tre.

- Xây dựng bản đồ chuyên đề kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm tỉnh Bến Tre tỷ lệ 1:90.000.

Page 15: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

- Hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm tỉnh Bến Tre.

- Hoàn chỉnh khung kế hoạch và chuyển giao công nghệ.III.6. Kết quả và ý nghĩa của Kế hoạch

- Ý nghĩa của Kế hoạch hành động:

Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Bến Tre có ý nghĩa chiến lược nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng, thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển. Đồng thời nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành các chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Kết quả mang lại:

Việc thực hiện Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường sẽ mang lại môi trường sống với chất lượng cao cho các khu vực tại tỉnh Bến Tre. Đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng thông qua các hoạt động phổ biến kiến thức, tuyên truyền ... Đặc biệt, thực trạng ô nhiễm môi trường tại tỉnh sẽ được cải thiện, kiến thức và kỹ năng của cán bộ chuyên môn được nâng lên.

Hệ thống dữ liệu môi trường được thiết lập, trang thiết bị phục vụ công tác kiểm soát ô nhiễm được tăng cường và các cơ quan liên quan thấy rõ hơn trách nhiệm của mình trong hoạt động kiểm soát ô nhiễm.

Page 16: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

CHƯƠNG ICÁC YẾU TỐ CẦN THIẾT ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG KIỂM SOÁT Ô NHỄM MÔI TRƯỜNG

I.1. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG TỈNH BẾN TRE VÀ NHỮNG THÁCH THỨC CẦN GIẢI QUYẾTI.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Bến TreI.1.1.1. Vị trí địa lý, vị thế

Bến Tre nằm ở phía Đông vùng đồng bằng sông Cửu Long, được hợp thành bởi 3 cù lao lớn là An Hóa, Bảo và Minh. Diện tích tự nhiên là 2.356,85 km²; chiếm 5,84% diện tích vùng ĐBSCL.

Về tọa độ địa lý, tỉnh Bến Tre nằm trong giới hạn từ 9o48' đến 10o20' vĩ độ Bắc và từ 106o48' đến 105o57' kinh độ Đông.

Bến Tre có ranh giới hành chính như sau:

- Phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang.

- Phía Tây và Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh.

- Phía Đông giáp biển Đông với đường bờ biển dài trên 65 km.

Toàn tỉnh được chia thành 8 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 1 thị xã Bến Tre, cách thành phố Hồ Chí Minh 85 km về phía Tây Bắc, là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh và 7 huyện: Bình Đại, Ba Tri, Châu Thành, Chợ Lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày và Thạnh Phú.

Hình I.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bến Tre

Page 17: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

I.1.1.2. Đặc điểm địa chất tỉnh Bến Tre

Đặc điểm địa chất tỉnh Bến Tre có cấu trúc như sau:

a. Hệ Neogen

- Thống Miocen, phụ thống trung – thượng, hệ tầng Bến Tre (N12-3bt): Thành phần trầm tích, dưới là cát kết hạt mịn màu xám sáng, chọn lọc tốt, xen các lớp sét kết, bột kết màu xám xanh, xám nâu, chuyển lên trên là cát kết hạt vừa tới mịn, màu xám nhạt, xám vàng. Phía trên chúng bị phủ một lớp bất chỉnh hợp bởi các trầm tích hệ tầng Phụng Hiệp. Bề dày thấy được khoảng 70 m.

- Thống Miocen, phụ thống thượng, hệ tầng Phụng Hiệp (N13ph): Căn cứ vào các đặc điểm trầm tích, cổ sinh cho thấy các trầm tích được hình thành trong môi trường dòng chảy khá ổn định kiểu châu thổ, cửa sông.

- Thống Pliocen, phụ thống hạ, hệ tầng Cần Thơ (N21ct): Các trầm tích này có chế độ trầm tích khá ổn định, kiểu tướng biển nông ven bờ chuyển qua châu thổ cửa sông.

- Thống Pliocen, phụ thống thượng, hệ tầng Năm Căn (N22nc): Các trầm tích này được hình thành trong cảnh quan biển nông ven bờ, cửa sông, nơi có sự thay đổi dòng chảy mang tính chu kỳ để tạo nên sự xen kẽ giữa hạt thô và hạt mịn.

b. Hệ Đệ Tứ

- Thống Pleistocen, phụ thống hạ, đới giữa, hệ tầng Bình Minh (aQ12bmh): Trầm tích hệ tầng Bình Minh kém ổn định về cấp hạt cũng như độ dày. Trầm tích được hình thành trong cảnh quan cửa sông tam giác châu, có sự thiếu ổn định về động thái dòng chảy và thể hiện sự đan xen giữa tướng bãi bồi và tướng lòng.

- Thống Pleistocen, phụ thống hạ, đới trên, hệ tầng Cà Mau, trầm tích biển (mQ13cm): Thành phần trầm tích chủ yếu là cát kết hạt mịn lẫn bột, cuội sỏi. Một vài nơi có xen kẹp lớp sét bột phân lớp vừa đến mỏng. Trầm tích thường có màu xám tro, xám sẫm chứa nhiều mảnh vụn thực vật với mức độ hóa than khá cao.

- Thống Pleistocen, phụ thống trung – thượng, hệ tầng Long Toàn, trầm tích biển (mQII-IIIlt): Trầm tích có thành phần khá ổn định, chủ yếu là cát hạt trung, mịn có lẫn ít sỏi sạn. Trầm tích được hình thành trong cảnh quan biển ven bờ, đới ngập mặn cửa sông.

- Thống Pleistocen, phụ thống thượng, đới trên, hệ tầng Long Mỹ, trầm tích biển (mQIII3lm): Trầm tích được hình thành trong cảnh quan biển, ven biển.

- Thống Holocen.

I.1.1.3. Đặc điểm địa hình, địa mạo tỉnh Bến Tre

Nhìn chung, địa hình tỉnh Bến Tre tương đối bằng phẳng, cao độ bình quân 1 – 2 m, có khuynh hướng thấp dần theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam và nghiêng ra phía biển Đông. Bốn bề tỉnh Bến Tre là sông nước bao bọc, bên trong có hệ thống sông rạch chằng chịt làm cho địa hình bị chia cắt mạnh. Về cơ bản có thể chia địa hình tỉnh Bến Tre ra làm 3 dạng địa hình:

- Vùng có địa hình thấp: có độ cao dưới 1m, bị ngập khi triều lên cao.

- Vùng có địa hình trung bình: 1 – 2m, chỉ ngập khi triều cường vào các tháng 9 – 12 có diện tích 165 ha.

Page 18: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

- Vùng có địa hình cao: 2 – 5m, chiếm khoảng 7% tổng diện tích.

Đường bờ biển có khuynh hướng bồi thêm theo hướng Đông – Đông Nam tại các cửa sông Ba Lai và Cổ Chiên do tác động tổng hợp giữa các dòng hải lưu ven bờ và phù sa sông đổ ra biển.

Chính vì những điều kiện địa hình và hệ thống sông rạch như trên đã tạo cho Bến Tre một chế độ thời tiết khí hậu và thủy hải văn có nét hơi khác biệt so với các tỉnh nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

I.1.1.4. Khí hậu

Khí hậu mang nét chung của đồng bằng Nam Bộ là nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ ổn định trung bình hàng năm là 27,3oC và chia ra 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 với hướng gió chủ đạo là hướng gió mùa Tây Nam đến Tây Tây Nam; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau với hướng gió chủ đạo là Bắc đến Đông Bắc. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.250 – 1.500 mm. Nhìn chung, toàn tỉnh Bến Tre ít chịu ảnh hưởng của bão, lũ lớn hàng năm.

I.1.1.5. Chế độ thủy hải văn

a. Chế độ triều

Thủy triều biển Bến Tre tương đối lớn, xấp xỉ với thủy triều vịnh Bắc Bộ và lớn hơn thủy triều ở bán đảo Cà Mau khoảng 2 lần. Biên độ triều lớn nhất trong năm tại Chợ Lách ở mức trung bình khoảng 2,6 m.

Chu kì triều một năm thường lớn nhất vào tháng 11 và 12 dương lịch và nhỏ nhất tháng 5 và 6 dương lịch. Mực nước lớn nhất năm thường xuất hiện vào tháng 10, 11, 12. Mực nước thấp nhất năm thường xuất hiện vào các tháng 6, 7.

b. Sự xâm nhập mặn

Do Bến Tre nằm ở vùng cửa sông ven biển chịu ảnh hưởng của triều, gió chướng, sóng ... nên tỉnh Bến Tre bị mặn xâm nhập nghiêm trọng, nhất là trong mùa khô. Độ mặn của nước biến thiên theo từng tháng do ảnh hưởng phối hợp của thủy triều và lưu lượng nước thủy triều đổ về.

Hàng năm vào mùa khô, mặn theo dòng triều xâm nhập sâu vào các sông chính trong tỉnh, gây thiệt hại ít nhiều đến sản xuất và đời sống. Triều biển Đông đẩy mạnh vào sâu trên các sông, mặn theo triều nên một ngày cũng thường xuất hiện 2 đỉnh mặn và 2 chân mặn. Trị số đỉnh mặn và chân mặn thường xuất hiện sau đỉnh triều và chân triều từ 1 – 3 giờ. Độ mặn xâm nhập trong sông càng về thượng lưu càng giảm.

Do lưu lượng nước sông Ba Lai ít nên mặn xâm nhập sớm và sâu nhất, sau đó mới đến cửa sông Mỹ Tho, sông Cổ Chiên và sông Hàm Luông.

Với sự tác động mạnh mẽ và đồng bộ của 3 nguyên nhân: dòng chảy kiệt của sông Tiền, gió chướng xuất hiện nhiều đợt trong mùa khô, thủy triều biển Đông vào những ngày mùa khô ở mức cao khiến cho sự xâm nhập mặn trên các sông chính sẽ từ mức độ xâm nhập sâu đến rất sâu.

c. Tình hình nước dâng

Vào mùa mưa bão hàng năm, hiện tượng nước dâng trên các triền sông và kênh rạch trong tỉnh gây khó khăn, thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, cơ sở vật chất, đời sống nhân dân và phát triển kinh tế ở tỉnh. Hiện tượng nước dâng thường xuất hiện từ

Page 19: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

giữa khoảng mùa mưa đến cuối năm, vào các tháng 8, 9, 10, 11 ... (tính theo âm lịch) vào giai đoạn các ngày đầu tháng và giữa tháng (mùng 1 và 15): mỗi tháng xuất hiện 2 đợt nước dâng, mỗi đợt kéo dài từ 4 – 7 ngày, ngày 2 lần, mỗi lần kéo dài khoảng 3 giờ.

d. Sóng

Một số hướng sóng nguy hiểm đối với vùng biển tỉnh Bến Tre là hướng Đông Bắc, Đông, Đông Nam. Theo vận tốc gió khác nhau cho độ cao sóng ở Bến Tre không lớn lắm (từ 0,3 – 1,5 m) và giảm từ ngoài khơi vào bờ với chu kỳ sóng từ 3 – 6 s.

Hệ thống sông rạch với dòng chảy nhỏ, lưu lượng thấp, địa hình bằng phẳng kết hợp với hướng sóng đánh vuông góc với bờ biển nên thủy triều dễ dàng xâm nhập vào sâu trong đất liền.

I.1.2. Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bến TreI.1.2.1. Tình hình phát triển dân số và lao động

a. Tình hình phát triển dân số

Theo Niên giám Thống kê năm 2007, dân số toàn tỉnh Bến Tre là 1.354.112 người, với mật độ dân số trung bình là 574 người/km2. Dân số đô thị là 132.441 người, chiếm 9,78% dân số toàn tỉnh; dân số nông thôn là 1.221.671 người, chiếm 90,21% dân số toàn tỉnh. Cơ cấu dân số thành thị – nông thôn những năm qua không có nhiều thay đổi.

Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên có xu hướng giảm dần trong những năm từ 1995 đến năm 2007; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 1995 là 14,87%, năm 2000 là 10,41%, năm 2005 là 9,73% và năm 2007 giảm còn 7,56%.

Bảng I.1: Phân bố dân số tỉnh Bến Tre theo huyện thị năm 2007

Huyện thị Diện tích tự nhiên (km2)

Tổng số dân năm 2007 (người)

Mật độ dân số (người/km2)

Toàn tỉnh 2.360,2 1.354.112 574Thị xã Bến Tre 67,5 117.407 1.740Huyện Châu Thành 230,4 168.670 732Huyện Chợ Lách 189,2 133.764 707Huyện Mỏ Cày 356,8 276.113 774Huyện Giồng Trôm 312,4 186.692 598Huyện Bình Đại 404,6 132.047 326Huyện Ba Tri 355,8 22.276 568Huyện Thạnh Phú 443,5 137.143 309

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre năm 2007

b. Lao động

Theo Niên giám thống kê năm 2007, tổng số lao động trong các ngành kinh tế là 694.852 người, chiếm 51,31% dân số. Do đặc điểm là tỉnh nông nghiệp nên phần lớn lao động tập trung vào lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp với số lao động là 494.287 người, chiếm 71,13% tổng số lao động. Số lao động còn lại hoạt động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ, khai khoáng …

Page 20: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

I.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế

Những năm qua, nền kinh tế của tỉnh phát triển khá, tổng giá trị sản xuất của tỉnh tăng từ 9.273,6 tỷ đồng năm 2000 lên 23.527,6 tỷ đồng năm 2007 (theo giá thực tế), nhịp độ tăng bình quân đạt 14,22%/năm. Cụ thể khu vực kinh tế nông nghiệp tăng 10,1%/năm; khu vực kinh tế công nghiệp tăng 19,09%/năm và khu vực kinh tế dịch vụ tăng 18,52%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: khu vực kinh tế nông nghiệp giảm từ 58,5% vào năm 2000 xuống còn 45,25% năm 2007; cơ cấu kinh tế khu vực công nghiệp tăng từ 22,55% năm 2000 lên 30,21% năm 2007 và khu vực kinh tế dịch vụ tăng từ 18,95% năm 2000 lên 24,55% năm 2007.

Biểu đồ I.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bến Tre giai đoạn 2000 – 2007

a. Khu vực kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp

Năm 2007, giá trị sản xuất khu vực kinh tế nông nghiệp đạt 10.645,2 tỷ đồng (theo giá thực tế), chiếm 45,24% tổng giá trị sản xuất của tỉnh, tăng gần gấp 2 lần so với năm 2000. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2000 – 2007 đạt 10,1%/năm. Cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng dần tỷ trọng chăn nuôi và thủy sản.

Ngành sản xuất nông nghiệp

Mặc dù diện tích sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm trong giai đoạn 2000 – 2007 nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 3.739.600 tỷ đồng lên 6.360.217 tỷ đồng vào năm 2007. Cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp dần chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ.

- Trồng trọt: Năm 2007, tổng diện tích gieo trồng của tỉnh là 177.348 ha, trong đó diện tích gieo trồng lương thực có hạt 80.424 ha, diện tích gieo trồng các cây rau đậu 4.049 ha, diện tích cây công nghiệp hàng năm 8.745 ha … Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 307.032 tấn, sản lượng bình quân đầu người đạt 227 kg/người. Tỉnh Bến Tre nổi tiếng là khu vực trồng dừa, diện tích dừa năm 2007 có 44.423 ha với sản lượng đạt 297,4 nghìn tấn. Ngoài ra, mía cũng là cây trồng chính của tỉnh, trong năm 2007 diện tích trồng mía trên toàn tỉnh là 7.719 ha với năng suất đạt được là 743,68 tạ/ha.

- Chăn nuôi: Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi biến động thường xuyên tùy thuộc vào giá cả thị trường và tác động của dịch bệnh. Năm 2007, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 1.864.195 triệu đồng. Số lượng đàn gia súc tăng nhanh từ 337.973 con vào năm 2000 lên 514.788 con vào năm 2007, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 74.228 tấn. Trong năm 2007, số đàn lợn đạt 303.450 con, đàn trâu 1.939 con, đàn bò 157.600 con, tổng số đàn gia cầm có 2.766.559 con.

Page 21: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm của tỉnh phát triển dưới nhiều hình thức: hộ gia đình, trang trại quy mô vừa và nhỏ … Việc phát triển tràn lan hình thức nuôi này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Một trong những tiêu chí được công nhận trang trại nông nghiệp hiện nay là vấn đề môi trường, theo số liệu điều tra được trong năm 2005 trang trại nông nghiệp đạt tiêu chí về chăn nuôi được phân bổ cho các huyện như sau:

Bảng I.2: Số trang trại chăn nuôi đạt tiêu chí môi trường

Đơn vị Phân loại theo vật nuôiHeo Bò Dê Gia cầm

Thị xã Bến Tre 12 9H. Châu Thành 33 3 4 21H. Chợ Lách 22 1 2 1H. Mỏ Cày 199 2 1 -H. Giồng Trôm 61 2 1 1H. Bình Đại 13 6 1 -H. Ba Tri 05 27 - -H. Thạnh Phú 10 10 - -

Tổng 355 60 9 23Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre, năm 2005

Tuy nhiên, số hộ được cấp giấy chứng nhận trang trại là rất ít tính đến cuối tháng 6/2007. Căn cứ theo tiêu chí về trang trại quy định trong Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006, trong toàn tỉnh đã công nhận được một số trang trại như sau:

- Chăn nuôi bò: 98 trang trại

- Chăn nuôi heo: 57 trang trại

- Chăn nuôi gà: 02 trang trại

- Chăn nuôi dê: 06 trang trại

- Chăn nuôi thỏ: 01 trang trại

Ngành lâm nghiệp

Năm 2007, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp là 60.135 triệu đồng (theo giá thực tế). Trong đó: từ trồng rừng và nuôi rừng đạt 5.279 triệu đồng; từ khai thác lâm sản đạt 53.274 triệu đồng, từ các hoạt động dịch vụ lâm nghiệp là 1.582 triệu đồng.

Ngành thủy sản

Năm 2007 toàn tỉnh có 41.864 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, trong đó diện tích nước mặn, lợ là 36.154 ha và diện tích nước ngọt là 5.710 ha. Giá trị sản xuất ngành thủy sản theo giá thực tế đạt 4.224.939 triệu đồng, trong đó: khai thác đạt 1.137.686 triệu đồng; nuôi trồng đạt 3.048.159 triệu đồng và dịch vụ đạt 39.094 triệu đồng.

b. Khu vực kinh tế công nghiệp

Khu vực kinh tế công nghiệp của tỉnh trong giai đoạn 2000 – 2007 tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất tăng nhanh từ 2.091 tỷ đồng năm 2000 lên 7.106,8 tỷ đồng vào năm 2007. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn này là 19,09%/năm.

Page 22: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Nền công nghiệp tỉnh phát triển mạnh về các ngành chế biến từ nguyên liệu có nguồn gốc tại chỗ hoặc một ít từ các tỉnh lân cận, chiếm đến 89,8% tổng giá trị sản xuất, trong khi các ngành công nghiệp khai thác, công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước phát triển yếu.

Hiện trạng và phát triển các khu, cụm công nghiệp

Hệ thống cơ sở hạ tầng cho phát triển công nghiệp cũng được quan tâm đầu tư thỏa đáng. Đến nay trên địa bàn tỉnh đã xây dựng khu công nghiệp (KCN) tập trung Giao Long nằm ở huyện Châu Thành với quy mô gần 100 ha. Ngoài ra, các cụm công nghiệp (CCN) như cụm công nghiệp An Hiệp 72 ha đã được UBND tỉnh quy hoạch xong, các CCN như Bình Phú 45 ha (thị xã Bến Tre), An Thạnh – Khánh Thạnh Tân 33,68 ha (huyện Mỏ Cày) đã đi vào hoạt động. Còn các cụm công nghiệp khác như cụm công nghiệp Thị trấn – An Hòa Tây 30 ha (huyện Ba Tri), các cụm công nghiệp Phước Long 12 ha – Phong Nẫm 15 ha (huyện Giồng Trôm), cụm công nghiệp Hòa Lộc 10 ha (huyện Mỏ Cày), cụm công nghiệp Thị trấn – Hòa Nghĩa 12,15 ha (huyện Chợ Lách) chỉ đang ở giai đoạn hoàn chỉnh quy hoạch nên chưa hoàn thiện cơ sở hạ tầng và các hệ thống xử lý chất thải.

Hiện trạng và quy hoạch các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu, cụm công nghiệp

Hiện tại, nhiều nhà máy nằm lẫn trong khu dân cư hoặc do dân cư phát triển quanh các nhà máy. Bên cạnh một số ít cơ sở quốc doanh và có vốn đầu tư nước ngoài tương đối lớn, đa số đơn vị công nghiệp còn lại đều ở dạng nhỏ lẻ, sử dụng ít lao động (trung bình 4 lao động/cơ sở), đa số là lao động phổ thông, công nghệ lạc hậu, trang bị nữa thủ công nữa cơ giới.

Cũng do đặc điểm trên cộng với việc tận dụng nhân công gia đình hoặc tại chỗ, vốn nhỏ nên hầu như các nhà máy này không có hệ thống xử lý chất thải. Toàn tỉnh năm 2006 có 8.345 cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp sử dụng 35.749 lao động. Tổng hợp một số chỉ tiêu chính của ngành được thể hiện trong bảng sau.

Bảng I.3: Tổng hợp một số chỉ tiêu về CN và TTCN

Chỉ sốLoại hình

Nhà nước (TW và địa phương)

Vốn đầu tư nước ngoài

Cơ sở ngoài quốc doanh

1 Số cơ sở (%) 9 (0,1%) 4 (0,05%) 7.931 (99,84%)

2 Số lao động sử dụng – (% lao động) 43.404 (9,52%) 795 (2,2 %) 32.356 (87,2%)

Nguồn: Niên giám thống kê 2006 (Trang 101-103)

Theo Sở Công thương, số liệu các cơ sở có qui mô vừa và nhỏ do Sở quản lý tại các địa phương hiện chỉ là 202 cơ sở.

Hiện trạng và quy hoạch các làng nghề tiểu thủ công nghiệp

Song song với phát triển nhanh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cũng được quan tâm đầu tư phát triển với nhiều ngành nghề truyền thống có thế mạnh tại địa phương như sản xuất kẹo dừa, sản xuất chỉ xơ dừa, dệt chiếu, sản xuất bánh phồng, sản xuất rượu …

Page 23: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Tính đến tháng 7/2007, tỉnh đã công nhận được 12 làng nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp và đang hoàn tất các hồ sơ công nhận tiếp 10 làng nghề sản xuất nông nghiệp, cây giống, hoa kiểng.

Bảng I.4: Các làng nghề đã được UBND tỉnh công nhận tại Bến Tre

Làng nghề Địa điểm Số hộ dân

Số lao động làm

nghề

1 TTCN An Thạnh (Sản xuất chỉ xơ dừa) Xã An Thạnh, Mỏ Cày 170 800

2 TTCN Khánh Thạnh Tân (Sản xuất chỉ xơ dừa)

Xã Khánh Thạnh Tân, Mỏ Cày 1.500 4.500

3 TTCN Phú Lễ (Sản xuất rượu, đan đát) Xã Phú Lễ, Ba Tri 450 1.950

4 Bánh phồng Sơn Đốc Xã Hưng Nhượng, Giồng Trôm 120 720

5 Bánh phồng Phú Ngãi Xã Phú Ngãi, Ba Tri 51 169

6 Bánh tráng Mỹ Lồng Xã Mỹ Thạnh, Giồng Trôm 157 400

7 Dệt chiếu An Hiệp Xã An Hiệp, Châu Thành 574 1.020

8 Dệt chiếu Nhơn Thạnh Xã Nhơn Thạnh, Thị xã Bến Tre 60 106

9 Đan giỏ cọng dừa Phước Long Xã Phước Long, Giồng Trôm 390 810

10 Kẹo dừa, thạch dừa phường 7 Phường 7, Thị xã Bến Tre 66 1.50011 Chế biến cá khô Bình Thắng Xã Bình Thắng, Bình Đại 65 28412 Đan lát Phước Tuy Xã Phước Tuy, Ba Tri 75 125

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre, 2007

Hiện trạng phát triển các trang trại nuôi cá tập trung

Trên địa bàn tỉnh Bến Tre có các loại hình nuôi thủy sản sau: Nuôi tôm thâm canh, nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm lúa, nuôi cá nước ngọt trong ao đầm, bè ... Tổng diện tích nuôi thủy sản của toàn tỉnh trong các năm 2000 – 2007 dao động trong khoảng 29.253 – 41.864 ha.

Diện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp, nuôi tôm kết hợp với trồng lúa (Tôm – Lúa), nuôi tôm trong rừng ngập mặn, nuôi nghêu. Xu hướng gia tăng diện tích nuôi Tôm – Lúa và Tôm – Rừng trong vài năm trở lại đây. Diện tích nuôi thủy sản nước ngọt chỉ chiếm khoảng 10 – 13% tổng diện tích nuôi thủy sản của tỉnh. Diện tích nuôi thủy sản nước ngọt (cá điêu hồng, cá rô phi, tôm càng xanh, cá da trơn ...) tăng 138% trong năm 2001 – 2005 (từ 3.746 ha năm 2001 lên 5.161 ha năm 2005) và tăng 111% trong giai đoạn 2005 – 2007, trong đó nuôi cá da trơn đã phát triển nhanh từ đầu năm 2006.

Page 24: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản cũng có xu hướng biến đổi tương ứng theo diện tích nuôi trồng thủy sản: Sản lượng nuôi trồng tăng 104% giai đoạn 2001 – 2005 (từ 61.168 tấn năm 2001 lên 63.342 tấn năm 2005), tăng 157% giai đoạn 2005 – 2007.

c. Khu vực kinh tế thương mại, dịch vụ

Năm 2007, giá trị sản xuất ngành thương mại, dịch vụ đạt 8.086,5 tỷ đồng, tăng gấp 3,28 lần so với năm 2000. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2000 – 2007 đạt 38,2%/năm. Nhiều khu thương mại và hệ thống chợ từng bước được đầu tư xây dựng, nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi hàng hóa trên thị trường.

Dịch vụ vận tải phát triển khá ổn định, chất lượng dịch vụ vận tải được nâng dần, năm 2007 khối lượng hàng hóa vận chuyển được 2.931 nghìn tấn, lượng luân chuyển đạt 290.278 nghìn tấn.km. Lượng khách vận chuyển đạt 28.996 nghìn người, luân chuyển hành khách đạt 956.742 nghìn người.km.

Hoạt động du lịch có bước phát triển khá, cơ sở vật chất ngành du lịch từng bước được đầu tư, xây dựng được nhiều điểm du lịch, nhất là du lịch sinh thái; các khách sạn, nhà hàng được đầu tư nâng cấp chất lượng phục vụ khá hơn. Doanh thu du lịch lữ hành năm 2007 đạt 7,6 tỷ đồng.

Ngoài ra, các loại dịch vụ như bưu chính viễn thông, tài chính từng bước phát triển đáp ứng yêu cầu về thông tin liên lạc, vốn cho nhu cầu phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa.

I.1.2.3. Hiện trạng phát triển xã hội

a. Tình hình thu nhập, mức sống của người dân

Thu nhập bình quân của người dân tỉnh Bến Tre theo thống kê năm 2007 là 614.100 đồng/tháng, trong đó dân thành thị là 806.760 đồng/tháng và nông thôn 593.330 đồng/tháng. So sánh với các năm trước đây, thu nhập trung bình của người dân trên toàn tỉnh được đánh giá ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, sự chênh lệch giữa nhóm thu nhập cao nhất và nhóm thu nhập thấp nhất cũng ngày càng cao từ 6,05 lần (năm 2004) lên 6,43 lần (năm 2006), chứng tỏ sự cách biệt giữa giàu và nghèo tại tỉnh Bến Tre ngày càng cao.

b. Tình hình xóa đói giảm nghèo

Công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh ngày càng thu hút được đông đảo các tổ chức, cá nhân tham gia bằng nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực. Thông qua các chương trình, dự án phát triển KTXH, hỗ trợ vốn vay ưu đãi, chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật, xây dựng mô hình xóa đói giảm nghèo bền vững, nhiều mô hình dự án được hình thành tạo điều kiện để người nghèo có việc làm ổn định và nâng cao thu nhập. Bên cạnh đó, các chính sách ưu đãi xã hội như miễn giảm học phí, viện phí, mua bảo hiểm y tế cho người nghèo, hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo… đã làm cho đời sống hộ nghèo ổn định hơn và tạo điều kiện phát triển để thoát nghèo. Ước đến cuối năm 2007, toàn tỉnh còn 13% hộ nghèo.

Tuy nhiên, công tác giảm nghèo chưa thật sự vững chắc do chuẩn nghèo thấp, hộ cận nghèo còn nhiều, thu nhập của hộ thuần nông còn bấp bênh, giá cả biến động ... có nguy cơ tái nghèo cao.

c. Tình hình sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh và vệ sinh môi trường nông thôn

Hiện nay, một số thị tứ và trung tâm trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được nhà

Page 25: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

máy xử lý nước cấp, chủ yếu sử dụng nước mặt và nước ngầm tầng nông. Bên cạnh đó là các trạm cấp nước và hệ thống nối mạng công suất vừa và nhỏ, từ 2 – 15 m3/giờ, đáp ứng yêu cầu cho các trung tâm xã và tụ điểm dân cư lớn.

Công trình cấp nước nông thôn do Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh Môi trường thực hiện với sự tài trợ của UNICEF cũng thực hiện được 60 giếng đào, 20 giếng khoan, 5.300 ống hồ. Ngoài ra, nhân dân tự đầu tư xây dựng bể chứa, ống hồ ... dự trữ nước mưa và phục vụ cho sinh hoạt.

Đến cuối 12/2007, tỷ lệ dân sống ở nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đã tăng lên, đạt 75% (mục tiêu đến 2010 là 85%), trong đó có 24% sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn 09TC của Bộ Y tế (mục tiêu đến 2010 là 50%). Trong khi đó, về vệ sinh, đến cuối năm 2007, số hộ gia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh chỉ chiếm tỷ lệ 14% (mục tiêu đến 2010 là 70%).

Hình I.2: Mô hình sử dụng nước sạch tại nông thôn

I.1.2.3. Hiện trạng và quy hoạch phát triển các khu đô thị tập trung

Tại Bến Tre đang diễn ra quá trình đô thị hóa mạnh, mật độ dân cư tập trung cao ở các thị xã, thị trấn và thưa thớt ở các vùng nông thôn hẻo lánh. Sự khác biệt về việc phân bố nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường giữa các vùng đã ảnh hưởng rõ rệt đến phân bố dân cư và kinh tế của địa phương.

Dân số khu vực thành thị tỉnh Bến Tre (năm 2007) là 132.441 người, chiếm 9,78% dân số toàn tỉnh và tập trung phần lớn tại thị xã Bến Tre (51,27% tổng dân số đô thị tỉnh). Các huyện thị còn lại tỷ lệ dân thành thị không đáng kể.

Bảng I.5: Dân số khu vực thành thịĐơn vị tính: người

Trung bình khu vực/địa phương Tổng dân số

Thị xã Bến Tre 67.905 117.407

Huyện Châu Thành 2.864 168.670

Huyện Chợ Lách 8.253 133.764

Huyện Mỏ Cày 12.047 276.113

Page 26: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Trung bình khu vực/địa phương Tổng dân số

Huyện Giồng Trôm 10.985 186.692

Huyện Bình Đại 8.579 132.047

Huyện Ba Tri 11.692 202.276

Huyện Thạnh Phú 10.116 137.143

Tổng số 132.441 1.354.112Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre năm 2007

Hiện nay, hầu hết các tuyến đường nội ô tại các thị trấn khu đô thị đã được nhựa hóa, tuy nhiên mặt đường quá hẹp.

Nguồn nước sạch cung cấp cho dân cư ở thị xã Bến Tre và 7 thị trấn trong tỉnh chủ yếu là nước máy và chỉ dành cho khu vực tập trung.

Đô thị hóa kéo theo lượng rác thải sinh hoạt cũng tăng nhanh. Vấn đề thu gom rác đô thị và xây dựng bãi chôn lấp vệ sinh mới là nhu cầu trước mắt. Trong những năm tới áp lực tới môi trường đô thị là những vấn đề về nước sinh hoạt (nước sạch), nước thải, rác thải, bụi và tiếng ồn ...

I.1.2.4. Tình hình sức khỏe

Toàn tỉnh tính đến năm 2007 có 184 cơ sở khám chữa bệnh với tổng số cán bộ y tế là 2.415 người và tổng số giường bệnh toàn tỉnh có 2.640 giường, chiếm 1,95 giường bệnh/1 ngàn dân. Hiện tại, toàn tỉnh có 100% xã/phường có bác sỹ, 100% xã/phường có y sỹ sản nhi và nữ hộ sinh để chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em, tỷ lệ khám chữa bệnh đạt 100%.

I.1.3. Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên tỉnh Bến TreI.1.3.1. Tài nguyên đất và tình hình sử dụng

a. Tài nguyên đất

Trên địa bàn tỉnh Bến Tre có 4 nhóm đất chính là nhóm đất phù sa, nhóm đất phèn, nhóm đất mặn và nhóm đất cát.

- Nhóm đất cát: Diện tích khoảng 14.826 ha, chiếm tỷ lệ 6% diện tích tự nhiên, phân bố rải rác trên diện tích khu vực các huyện Mỏ Cày, Ba Tri, Thạnh Phú, Bình Đại và một phần diện tích huyện Giồng Trôm. Loại đất này có địa hình cao, nguồn gốc là đất cát biển đã phân hóa, tỷ lệ cát cao (80 – 90%), thành phần cơ giới nhẹ nên đất có kết cấu rời rạc, nghèo chất hữu cơ, khả năng giữ nước và phân kém.

- Nhóm đất mặn: Diện tích khoảng 59.497 ha, chiếm tỷ lệ 25% diện tích tự nhiên, được hình thành từ trầm tích pha sông biển, phân bố tập trung ở phần lớn khu vực 3 huyện ven biển: Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú. Đất có thành phần cơ giới nặng, thoát nước kém nên tốc độ phân giải chất hữu cơ rất chậm.

- Nhóm đất phèn: Diện tích 40.110 ha, chiếm 17% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, thường gặp ở địa hình thấp, khó tiêu và nhiễm mặn. Phân bố rải rác trên địa bàn toàn tỉnh như: huyện Châu Thành (An Hiệp, Tam Phước), Bình Đại (Phú Quang, Phú Lộc, Thạnh Trị), Mỏ Cày (Tân Thanh Bình, Thành Thới A, Ngãi Đăng, Cẩm Sơn), Giồng

Page 27: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Trôm (Tân Lợi Thạnh, Hưng Lễ), Ba Tri (An Phú Trung, Mỹ Hòa), Thạnh Phú (Hòa Lợi, An Thạnh). Có thể phân biệt thành 3 loại đất phèn: đất phèn tiềm tàng, đất phèn hoạt động và đất phèn nhiễm mặn. Nhìn chung, đất phèn có độ chua khá cao (pH từ 2,9 – 4,5), giàu hữu cơ (C/N = 4 – 6%), tốc độ phân giải rất chậm nên khó sử dụng trong trồng trọt.

- Nhóm đất phù sa: Diện tích 84.171 ha chiếm 36% diện tích toàn tỉnh, được hình thành từ trầm tích sông Cửu Long. Nhóm đất phù sa gồm 9 loại đất, phân bố ở khu vực ven sông được phù sa bồi đắp hàng năm và khu vực có nguồn nước ngọt, tập trung ở các huyện: Chợ Lách, Châu Thành, thị xã Bến Tre, một phần diện tích phía Bắc các huyện Bình Đại, Mỏ Cày, Giồng Trôm, Ba Tri. Đây là nhóm đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến nặng, có độ phì từ khá đến cao, kết cấu đất thông thoáng, được sử dụng để trồng lúa và các loại cây lâu năm.

b. Tình hình sử dụng đất

Theo số liệu kiểm kê đất năm 2007, tổng diện tích tự nhiên tỉnh Bến Tre là 236.020 ha, trong đó có 181.551 ha đất nông nghiệp (chiếm 76,92% diện tích tự nhiên), 54.398 ha đất phi nông nghiệp (chiếm 23,05% diện tích tự nhiên) và có 71 ha đất chưa sử dụng (chiếm 0,03% diện tích tự nhiên). Cơ cấu sử dụng đất được trình bày ở bảng sau:

Bảng I.6: Tình hình sử dụng đất tỉnh Bến Tre năm 2007Đơn vị tính: ha

  Diện tíchTổng diện tích đất tự nhiên 236.020I. Đất nông nghiệp 181.5511. Đất sản xuất nông nghiệp 136.196 1.1. Đất trồng cây hàng năm 50.379 1.2. Đất trồng cây lâu năm 85.8172. Đất lâm nghiệp có rừng 6.4313. Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản 37.2654. Đất làm muối 1.3145. Đất nông nghiệp khác 345II. Đất phi nông nghiệp 54.3981. Đất ở 7.4892. Đất chuyên dùng 8.6333. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 2034. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 8045. Đất sông, suối và mặt nước chuyên dùng 37.2676. Đất phi nông nghiệp khác 2III. Đất chưa sử dụng 711. Đất bằng chưa sử dụng 71

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre năm 2007

Hiện nay, hầu hết quỹ đất (99,97%) đều được đưa vào khai thác sử dụng, đất chưa sử dụng còn rất ít và có khuynh hướng giảm mạnh.

Page 28: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Nhóm đất nông nghiệp còn khá lớn, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu diện tích đất tự nhiên (76,92%). Tuy nhiên, do mật độ dân số nông thôn cao nên các chỉ số đất nông nghiệp trên đầu người chỉ vào mức độ thấp. Trong cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp, cây lâu năm chiếm ưu thế (47,27% đất nông nghiệp) với đặc trưng kinh tế vườn (trái cây và dừa); cây hàng năm chiếm tỷ trọng thấp (27,75% đất nông nghiệp) với cây trồng chính là lúa và mía; đất nuôi trồng thủy sản vùng mặn lợ chiếm vị trí quan trọng (20,53% đất nông nghiệp).

Do đô thị và kinh tế công thương kém phát triển, các loại đất phi nông nghiệp có tỷ trọng trung bình trong cơ cấu sử dụng đất, trong đó đất ở đô thị và đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp, các chỉ số đất dân dụng trên đầu người thuộc vào loại trung bình thấp.

I.1.3.2. Tài nguyên khoáng sản và tình hình khai thác

a. Hiện trạng các nguồn tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn tỉnh Bến Tre hầu như không có các loại khoáng sản có giá trị cao và có trữ lượng công nghiệp. Các loại khoáng sản chủ yếu là:

- Mỏ hàu nhỏ ở Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú với chất lượng khá nhưng trữ lượng không đáng kể.

- Cát giồng ở Bến Tre (có khoảng 12.000 ha) phân bố chủ yếu thành các mỏ lớn như Phong Nẫm (huyện Giồng Trôm), Phú Hữu (huyện Châu Thành), Phú Hưng (thị xã Bến Tre). Trữ lượng ước tính khoảng 3.030.000 m3. Thành phần chủ yếu là cát mịn (> 95%), còn lại là sạn sỏi và sét dạng bột.

- Cát lòng sông: tập trung chủ yếu ở phía thượng lưu 4 sông lớn, tổng trữ lượng khoảng 316.733.000 m3. Cát lòng sông phân bố ở các mỏ lớn như Phú Túc – Phú Đức, Phước Thạnh (huyện Châu Thành), Sơn Phú (huyện Giồng Trôm), Cồn Phụng (huyện Chợ Lách). Chất lượng cát biến đổi theo các lòng sông, cát sông Cửa Đại chiếm 56 – 80% (còn lại là sét), Ba Lai 56 – 78%, Hàm Luông 80 – 85%, Cổ Chiên 93 – 97%. Thành phần chủ yếu trong cát gồm: thạch anh, fenspat, mảnh sét sericit và mùn thực vật.

- Sét gạch ngói: trữ lượng khoảng 9 triệu m3, phân bố chủ yếu ở An Hiệp (Châu Thành), Phú Phụng (Chợ Lách). Sét này có 3 dạng chủ yếu là sét vàng đỏ pha đất thịt và cát mịn ở các cồn; sét xám xanh ở khu vực nước lợ; sét gốm sứ nằm thành vỉa màu trắng dẻo tại khu vực trũng giữa hai giồng cát.

b. Hoạt động khai thác các nguồn khoáng sản

Trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh tập trung khai thác chủ yếu là cát lòng sông và sét gạch ngói phục vụ nhu cầu xây dựng, san lấp trên địa bàn tỉnh.

- Ngành khai thác cát phát triển rất nhanh nhưng chưa được quy hoạch địa bàn và quy mô cho phép. Sản lượng tăng từ khoảng 175.000 m3 năm 1996 lên 1.675.530 m3

năm 2006, 2.016.340 m3 năm 2007 và 3.431.631 đến tháng 9 năm 2008. Bên cạnh đó, trung bình mỗi năm khối lượng cát khai thác trái phép ở tỉnh Bến Tre khoảng 100.000 m3. Chính việc khai thác tràn lan này là nguyên nhân gây ra sự cố môi trường và sạt lở tại một số bờ sông, ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ dân sống tại đây.

- Hoạt động khai thác sét làm gạch nung chủ yếu tập trung ở xã Hữu Định (huyện Châu Thành), xã Phú Hưng, xã Bình Phú (thị xã Bến Tre) đáp ứng một phần nhu cầu trong tỉnh. Sản lượng tăng lên từ 4,5 triệu viên năm 1995 lên 8,08 triệu viên năm 2000

Page 29: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

(tăng bình quân 12,4%/năm); đến năm 2005 tăng lên là 23,85 triệu viên (tăng 24,2%/năm). Hoạt động khai thác đất sét làm gạch hầu như mang tính tự phát, không chú ý đến khía cạnh môi trường. Việc hoàn nguyên sau khai thác không được thực hiện đã làm cảnh quan môi trường bị phá hủy và xuất hiện các hiện tượng sa bồi thủy hóa.

Bên cạnh đó, việc khai thác trái phép của các cá nhân bằng phương tiện thủy (ghe bơm hút) cũng còn nhiều phức tạp, khai thác trên các tuyến sông lớn của tỉnh, thường khai thác gần bờ gây không ít khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản. Tuy nhiên, sự hình thành các hợp tác xã khai thác cát cũng đã hạn chế phần nào việc khai thác trái phép trên địa bàn tỉnh.

I.1.3.3. Tài nguyên nước

a. Tài nguyên nước mặt

Tỉnh Bến Tre là tỉnh thuộc vùng sông nước, bên trong có hệ thống sông rạch chằng chịt làm cho địa hình bị chia cắt mạnh. Tỉnh Bến Tre có hình dáng như tam giác cân, có đỉnh nằm ở phía thượng nguồn các con sông, cạnh đáy tiếp giáp với biển Đông. Các con sông lớn: sông Mỹ Tho (sông Tiền Giang), sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên như các nan quạt xòe rộng ra biển Đông.

Tổng lưu lượng nước mặt trung bình là 7.512,3 m3/s, phân bố trên 4 nhánh sông chính: Mỹ Tho, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên. Ngoài ra, còn có trên 103 sông, kênh, rạch nhỏ phân bố khắp trên địa bàn với tổng chiều dài là 741 km và chiều rộng là 3,6 km.

- Sông Mỹ Tho (sông Tiền Giang gồm Cửa Đại và Cửa Tiểu): dài khoảng 90 km, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, lưu lượng mùa mưa lũ rất lớn khoảng 6.480 m3/s, mùa kiệt khoảng 1.598 m3/s. Trong đó, nhánh Cửa Đại có lưu lượng mùa mưa là 1.929 m3/s và mùa khô là 474 m3/s.

- Sông Ba Lai: dài khoảng 71 km, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, lưu lượng mùa lũ khoảng 240 m3/s, mùa kiệt 59 m3/s.

- Sông Hàm Luông: dài khoảng 72 km, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, lưu lượng mùa lũ khoảng 3.360 m3/s, mùa kiệt 828 m3/s.

- Sông Cổ Chiên: dài khoảng 82 km, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, lưu lượng mùa lũ khoảng 6.000 m3/s, mùa kiệt 1.480 m3/s.

Gắn với các con sông lớn là hệ thống sông ngòi, kênh rạch khá chằng chịt với 46 kênh rạch chính, mật độ 2,1 km/km2.

Tất cả hệ thống sông ngòi, kênh rạch trên địa bàn tỉnh đều chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều ở biển Đông. Do chế độ bán nhật triều không đều biển Đông kết hợp với dòng chảy ngọt của sông Tiền nên hầu hết các ngày trong năm trên hệ thống sông rạch đều có 2 lần nước lên (nước lớn) và 2 lần nước rút (nước ròng).

b. Tài nguyên nước ngầm

Nước ngầm ở tỉnh Bến Tre tồn tại ở 3 dạng chủ yếu sau với tổng trữ lượng nước ngầm là 32.640 m3/ngày.

- Nước ngầm giồng cát: có diện tích 12.179 ha đất giồng cát, ước tính trữ lượng khoảng 12 triệu m3 nước, khả năng khai thác khoảng 844 m3/ngày.km2. Chất lượng nguồn nước thay đổi theo mùa và tùy thuộc vào độ sâu của giếng, nhiều nơi nguồn nước bị nhiễm mặn và nhiễm bẩn. Nhìn chung, về mặt lý hóa, nguồn nước giồng cát

Page 30: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

chỉ tạm đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt ở nông thôn trong điều kiện thiếu nguồn nước ngọt nhưng về mặt vi sinh còn nhiều vấn đề phải xử lý.

- Nước ngầm tầng nông: có độ sâu nhỏ hơn 100 m, thuộc phức hệ chứa nước Pleistocene, gồm 2 tầng:

+ Tầng thứ nhất: độ sâu 30 – 50 m, độ dày khoảng dưới 10 m, có hàm lượng sắt cao (0,5 – 5 mg/l) và độ mặn cao (454 – 5.654 mg/l).

+ Tầng thứ hai: độ sâu 60 – 90 m, độ dày tầng nước trên 10 m, có hàm lượng sắt cao (0,04 – 10 mg/l) và độ mặn cao (454 – 15.071 mg/l).

Cả 2 tầng có khu vực chứa nước nhạt phân bố ở phía Bắc huyện Châu Thành, huyện Chợ Lách, một phần huyện Thạnh Phú và huyện Ba Tri. Hiện nay, nước ngầm nhạt tầng nông đang được khai thác phục vụ nhu cầu đời sống nhân dân trong chương trình cung cấp nước sạch nông thôn của tỉnh.

- Nước ngầm tầng sâu: sâu hơn 100 m gồm phức hệ chứa nước Pleistocene và Miocene.

+ Phức hệ chứa nước Pleistocene: độ sâu 290 – 350 m, diện tích phân bố tầng nước nhạt khoảng 112 km2 từ thị xã Bến Tre đến phía Bắc phà Rạch Miễu, trữ lượng 74.386 m3/ngàyđêm, khả năng khai thác công nghiệp cho phép là 10.500 m3/ngàyđêm.

+ Phức hệ chứa nước Miocene: sâu hơn 400 m, trong đó tầng sâu 410 – 440 m có bề dày trung bình là 18 m, diện tích phân bố tầng nước nhạt khoảng 150 km2 từ thị xã Bến Tre đến phía Bắc huyện Châu Thành. Nước có chất lượng tương đối tốt, khả năng khai thác công nghiệp cho phép là 300 – 500 m3/ngàyđêm.

I.1.3.4. Tài nguyên đa dạng sinh học và các hệ sinh thái đặc thù

Bến Tre có đặc điểm tự nhiên là vùng có khí hậu nhiệt đới và tiếp giáp với biển nên thuận lợi phát triển cả 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh: rừng ngập mặn, rừng nước lợ và rừng tự nhiên.

- Khu vực sông Mỹ Tho: là nơi thuận lợi cho việc phát triển của quần xã cây nước lợ như quần xã bần chua, dừa nước, quần xã ô rô.

- Khu vực cửa sông Ba Lai: đây là nơi có độ mặn của đất và nước cao nhất trong tất cả các nhánh sông Cửu Long khác. Điều này đã ảnh hưởng rõ rệt đến phân bố và thành phần các loài cây ngập mặn bao gồm: quần xã bần trắng, quần xã mắm trắng, quần xã cốc vàng, xu ổi trên đất, quần xã giá, tra.

- Khu vực cửa sông Hàm Luông: nồng độ muối ở đây thấp hơn các nhánh sông khác. Rừng ngập mặn gồm các cây nước lợ điển hình, các quần xã thực vật chủ yếu ở vùng này là: quần xã bần chua, quần xã bần chu, ô rô gai, quần xã cóc kèn, cỏ mui.

Tổng diện tích trồng rừng tập trung tự nhiên ở tỉnh Bến Tre là 16 ha và trồng cây phân tán là 3.723 cây. Bên cạnh đó, tỉnh còn đẩy mạnh việc chăm sóc rừng với 1.674 ha rừng và tu bổ được 44 ha rừng.

Qua điều tra, trên toàn diện tích rừng tỉnh Bến Tre đã phát hiện được 25 loài thực vật tự nhiên thuộc 19 họ chủ yếu là các loài Mắm trắng, Bần đắng, Đước, Đưng, Dừa nước … Có 11 loài lưỡng thê (4 họ, 1 bộ), 32 loài bò sát (22 họ, 3 bộ), tiêu biểu nhất là các loài rắn trong họ rắn nước; 19 loài thú (10 họ, 7 bộ), phổ biến hơn cả là các loài gặm nhấm trong họ chuột và họ dơi; có 84 loài chim (ở vùng lục địa) thuộc 35 họ với số lượng lên đến hàng ngàn cá thể, nhiều nhất là các loài cò Ngàng nhỏ, cò Trắng,

Page 31: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

cò Ruồi, Vạc, Quắm trắng, Diệt xám và 31 loài chim biển. Đây là nơi có mật độ chim biển cao nhất ở ĐBSCL, đã tìm gặp loài Chinese Egret là một trong những loài chim quí hiếm hiện nay trên thế giới, loài phổ biến nhất là loài Great Sand plover; có 278 loài thực vật phù du; 36 loài động vật phù du; 661 loài cá thuộc 319 họ trong 15 bộ và 3 ngành động vật đáy; cùng nhiều chủng loài vật nuôi và cây trồng như: dừa, mía, cây ăn trái, heo gàn, trâu bò, dê, ong, lợn ...

Kết quả điều tra rừng ngập mặn ở Bến Tre cho thấy, hiện có 286 loài động thực vật nổi, 113 loài động vật đáy, 96 loài cá, 20 loài tôm (trong đó có 12 loài tôm biển và 8 loài tôm nước ngọt).

a. Khu hệ thực vật phiêu sinh vùng cửa sông ven biển

a.1. Thành phần loài

Đã xác định được 91 loài tảo thuộc 5 ngành (năm 2001) và 78 loài thuộc 6 ngành vào năm 2002, trong đó có ngành tảo Silic (Bacillariophyta) vẫn chiếm ưu thế hơn với 62 loài chiếm 66,7% gồm các loài tảo nước lợ và nước mặn có nguồn gốc biển. Các loài thuộc ngành này hầu như là các loài có giá trị dinh dưỡng đối với các loài thủy sản: tôm, cá, nghêu, sò ... Ngoài ra, còn có một số loài tảo nước ngọt theo dòng nước từ các sông rạch nội đồng chảy ra thuộc tảo lục (Chlorophyta), tảo mắt (Euglenophyta). Kết quả phân tích cho thấy, cửa Ba Lai có số loài nhiều nhất: 47 loài, thấp nhất là cửa Cổ Chiên chỉ có 24 loài.

Cửa Cổ Chiên có số loài tảo Lam, tảo Lục và tảo Vàng phong phú hơn 2 cửa Ba Lai và Hàm Luông nhưng ngược lại loài tảo Silic rất nghèo nàn, chứng tỏ cửa sông Cổ Chiên do ảnh hưởng của nước ngọt nội đồng nhiều hơn các cửa sông kia, do đó xuất hiện các loài tảo nước ngọt ưa bẩn thuộc tảo lam, tảo lục và tảo mắt.

Cửa Hàm Luông có độ mặn cao nhất thể hiện ở sự nghèo nàn của loài tảo Lam (chỉ có 1 loài), không có tảo Mắt và sự phong phú về loài tảo Giáp nước mặn.

Cửa Ba Lai có độ mặn thấp hơn cửa Hàm Luông được thể hiện bằng sự phong phú của các loài nước lợ thuộc các chi: Coscinodiscus, Rhziosolenia, Gyrosigma, Pleurosigma và Nitzschia.

Ngành tảo giáp phát hiện thấy 3 loài là các loài tảo biển khơi, trong đó có 2 loài tảo độc: Noctiluca scintillans và Prorocentrum micans chúng là các loài dễ nở hoa trong môi trường giàu dinh dưỡng.

Trong những năm qua, thành phần loài phiêu sinh biến đổi ít, tổng số loài biến thiên không nhiều nhưng cấu trúc loài có biến đổi, thể hiện ở số loài tảo lam (Cyanophyta) ưa môi trường bẩn tăng so với năm 2001, số lượng loài tảo Silic giảm. Riêng tảo độc xuất hiện 9 loài, nhiều hơn 7 loài so với năm 2001, trong đó: có 8 loài mới xuất hiện vào năm 2002 là: Microcycstis aeruginosa, Anabaena circinalis, Anabaena sp., Pseudonitzschia sp., Dinophysis caudata, Dinophysis sp., Gonyaulax scrippae và Gonyaulax spinifera. Một loài tồn tại từ năm 2000 đến nay là loài Procentrum micans.

Microcycstis aeruginosa, Anabaena circinalis, Anabaena sp. thuộc loài tảo Lam sống ở nước ngọt (tìm gặp ở cửa sông Cổ Chiên và Ba Lai). Loài tảo Silic sống ở nước mặn, Pseudonitzschia sp tìm gặp ở cửa sông Hàm Luông và Ba Lai. Các loài Procentrum micans, Dinophysis caudata, Dinophysis sp., Gonyaulax scrippae và Gonyaulax spinifera sống ở nước mặn tìm thấy ở cửa sông Hàm Luông thuộc loài tảo

Page 32: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

giáp. Số lượng loài tảo giáp tăng hơn 8 loài so với năm 2001, các loài thuộc tảo giáp là loài dễ nở hoa trong môi trường giàu dinh dưỡng, một khi chúng nở hoa, thường làm môi trường ô nhiễm và gây chết cá tôm. Những loài tảo độc này phát hiện ở hầu hết các cửa sông.

Bảng I.7: Thành phần loài phiêu sinh vật

TT Ngành11/2000 11/2001 11/2002

Số loài % Số loài % Số loài %1 Cyanophyta 10 11,49 6 6,6 9 11,52 Bacillariophyta 66 75,86 73 80,2 52 66,73 Chlorophyta 4 4,59 7 7,7 4 5,14 Euglenophyta 5 5,74 2 2,2 1 1,35 Dinophyta 2 2,29 3 3,3 1 14,16 Xanhthophyta - - - - 1 1,3

Tổng 87 100 91 100 78 100Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bến Tre năm 2004

a.2. Số lượng loài

Số lượng thực vật phiêu sinh ở vùng cửa sông dao động từ 750.000 – 4.000.000 tế bào/m3 (năm 2001) và 1.700.000 – 157.000.000 tế bào/m3. Ở cửa sông Ba Lai có số lượng thực vật phiêu sinh cao nhất 157.000.000 tế bào/m3 và thấp nhất là cửa sông Cổ Chiên 1.700.000 tế bào/m3.

b. Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thạnh Phú

Năm 1999, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án thành lập khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thạnh Phú, diện tích ban đầu của khu là 8.825 ha. Ngày 23/3/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 57/2005/QĐ-TTg về việc điều chỉnh ranh giới khu bảo tồn thiên nhiên Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre, diện tích khu bảo tồn sau khi điều chỉnh là 2.584 ha, trải dài trên 3 xã An Điền, Thạnh Phong và Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú.

Các nhà khoa học đã thống kê được trong khu bảo tồn thiên nhiên Thạnh Phú có 119 loài thuộc 45 họ thực vật. Diện tích rừng hiện nay tại khu bảo tồn là 2.043 ha, được chia ra làm 4 phân khu.

Bảng I.8: Các loài cây trong khu bảo tồn thiên nhiên Thạnh Phú

TT Loại cây Số lượng (loài)1 Cây gỗ lớn 152 Cây gỗ nhỏ 193 Cây bụi 224 Cây ký sinh 45 Cây thân cỏ 396 Cây dây leo 157 Cây thân bò 5

Page 33: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Nguồn: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bến Tre

Những vùng bãi biển ngập triều và các kênh rạch của khu bảo tồn khi nước triều xuống là những bãi ăn lý tưởng cho nhiều loài chim. Quần xã Mắm trắng dày đặc ở khu trảng lầy là nơi cư trú thích hợp cho nhiều loài bò sát, lưỡng cư và nhiều loài thú nhỏ, thống kê được: 27 loài bò sát, 8 loài lưỡng cư, 16 loài thú và 60 loài chim.

c. Vườn chim Vàm Hồ

Vườn chim Vàm Hồ thuộc địa phận 2 xã Mỹ Hòa và Tân Xuân, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Vàm Hồ là vùng đất ngập mặn, nhiều loại cây hoang dã mọc thành rừng, là nơi trú ngụ của hàng nghìn con cò, vạc và nhiều loại chim khác.

Quần thể chim ở sân chim Vàm Hồ gồm: 84 loài thuộc 35 họ và 12 bộ. Ở tầng cao có dừa nước (trước đây rất nhiều nên nơi này còn được gọi là cù lao Lá), chà là, đước, mắm, là nơi lý tưởng cho chim ở. Ở tầng thấp có cây ô rô, cóc kèn, lau sậy ... là thảm thực vật cho cò, vạc làm tổ sinh sản. So với các sân chim khác ở ĐBSCL, sân chim Vàm Hồ còn rất trẻ. Trong hơn 40 ha diện tích, Vàm Hồ có 15 ha rừng Chà Là nguyên sinh. Chà Là và Đước là 2 loại cây chính. Ở đây, chim thường làm tổ trên cây Chà Là có gai, còn Đước là nơi chúng nghỉ chân sau khi tắm mình dưới dòng kênh. Thực vật ở Vàm Hồ chia làm 2 tầng chính.

d. Quần thể thực vật vùng bưng trũng

Đây là phần đất nằm xa sông rạch hoặc xen kẽ giữa các giồng cát ven biển, thường bị ngập nước do lũ hoặc thủy triều chiếm một diện tích khá rộng từ vùng mặn, lợ lên vùng ngọt. Thảm thực vật nguyên thủy khi xưa là khu rừng úng nước với ba kiểu rõ rệt tùy thuộc đặc điểm môi trường:

- Rừng lá là nơi trũng thấp nước mặn lợ, dừa nước chiếm ưu thế xen lẫn vài bụi bần chua. Một phần diện tích này đã được đắp đê rửa mặn, biến thành những ruộng lúa. Một phần diện tích khác ít bị nhiễm mặn hơn, được người dân đào mương, lên liếp để lập các vườn dừa.

- Rừng tràm ở vùng trũng, đất phèn mặn đã được rửa lâu ngày qua nước mưa và nước sông. Diện tích đã bị khai phá để canh tác lúa hoặc bị thay thế bởi cỏ năn như trường hợp gặp ở khu vực Đồng Gò của huyện Giồng Trôm.

- Rừng úng nước ngọt không bị ảnh hưởng mặn hoặc phèn, với cấu trúc gồm nhiều loài thảo mộc như cà na, chiếc, gừa, săn máu, bần chua, bình bát, gáo, dứa gai ... xen lẫn ở tầng dưới có các loài chuối nước, dây choại, dây cương, bòng bong, mây nước, mua, tràm bột, dành dành, lau sậy, lác hến, lúa ma, tâm bức, rau dừa, rau mác, sen, súng ...

Kiểu rừng nguyên thủy này khi xưa chiếm một diện tích khá rộng nhưng hiện nay nó đã bị những lưu dân khai phá, biến thành ruộng lúa, vườn cây ăn trái hoặc đất trồng rau màu. Thảm thực vật nguyên thủy với sự hiện diện các khu rừng trên địa bàn tỉnh xưa kia là điều kiện đảm bảo tính phong phú, đa dạng của các loài thực vật và động vật hoang dại có thể tồn tại, giữ được cân bằng sinh thái trong tự nhiên.

I.1.3.5. Tài nguyên nhân văn và cảnh quan thiên nhiên

Với vị trí nằm kẹp giữa hệ thống sông ngòi chằng chịt và biển Đông đã tạo cho tỉnh Bến Tre trở thành một vùng cù lao rộng lớn có nhiều cây trái trù phú. Dân sống thành những quần cư đông đúc dọc theo các trục giao thông chính hoặc các chợ đầu mối.

Page 34: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Mặt khác, Bến Tre còn sớm được biết đến bởi phong trào Đồng Khởi (năm 1960) và đặc điểm sản xuất vùng cây ăn quả tạo cho Bến Tre một cảnh quan tươi đẹp, cùng với những di tích lịch sử đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận như: khu lưu niệm nữ danh tướng Nguyễn Thị Định, khu di tích Nguyễn Đình Chiểu, khu di tích cây Da Đôi, khu di tích thảm sát Cầu Hòa, khu di tích khu ủy Sài Gòn – Gia Định, đền thờ Huỳnh Tấn Phát, làng du kích xã Định Thủy, khu di tích Vàm Khâu Băng, di tích Đồng Khởi ...

Ngoài ra, tỉnh có 207 đình chùa lâu đời được nhân dân tổ chức lễ hội, kỷ niệm hàng năm hoặc tổ chức đến tham quan, quan trọng nhất là đình Phú Lễ, đình Bình Hòa, nhà cổ ở Đại Điền … Thường niên vào dịp Tết Đoan Ngọ tại huyện Chợ Lách diễn ra lễ hội trái cây. Đây là dịp du khách được thưởng thức và chiêm ngưỡng những loại trái cây ngon và độc đáo của miệt vườn Bến Tre. Đây là những lợi thế của tỉnh trong việc phát huy tiềm năng du lịch và dịch vụ trong tương lai.

I.1.3.6. Tài nguyên biển và biển ven bờ

a. Sinh vật phù du

- Thực vật nổi: Kết quả khảo sát trong năm 2008 đã thu được tổng số 109 loài, 15 bộ, 30 họ thuộc 6 ngành tảo, trong đó tảo Silic chiếm ưu thế tuyệt đối với tổng số 71 loài (chiếm 65,1%), 17 họ và 5 bộ. Tiếp đến là ngành tảo Giáp với 15 loài chiếm 13,8%, tảo Lam xếp thứ ba với 9 loài chiếm 8,3%. Tảo Lục, tảo Mắt và tảo Vàng ánh có số loài thấp và chiếm tỷ lệ nhỏ trong khu hệ.

- Động vật nổi: Ghi nhận được 21 loài, thuộc 7 nhóm: Protozoa (nguyên sinh động vật), Copepoda (giáp xác chân chèo), Chaetognatha (động vật hàm tơ), Chordata (động vật dây sông), Decapoda (giáp xác mười chân), Hydrozoa (sứa) và một số dạng ấu trùng Larva. Trong đó, nhóm giáp Copepoda có số lượng loài phong phú nhất, với 7 loài, chiếm tỷ lệ 33,3%, tiếp đến là nhóm ấu trùng Larva có 6 dạng, chiếm tỷ lệ 28,6% và nhóm Protozoa có 4 loài, chiếm tỷ lệ 19%. Các nhóm còn lại, mỗi nhóm đều chỉ có 1 loài, chiếm tỷ lệ tương ứng 4,8%.

- Trứng cá – cá bột: Có 16 nhóm loài thuộc 12 họ, trong đó Bống Trắng (Gobiidae) chiếm 66% tổng số cá bột, giống cá Cơm (Stolephorus) chiếm 69% tổng số trứng, họ cá Đù (Sciaenidae) chiếm 8% tổng số cá bột, họ cá Bơn Cát (Cynoglossidae) chiếm 12,8% tổng số trứng cá ...

- Động vật đáy: Có 60 loài, 42 họ, 7 lớp và 4 ngành. Ngành thân mềm (Mollusca) có thành phần loài đa dạng nhất, đã ghi nhận được 42 loài thuộc các lớp: thân mềm chân bụng (Gastropoda) 23 loài (38%), thân mềm hai mảnh vỏ, nhuyễn thể (Bivalvia) 16 loài (27%), lớp song kinh (Scaphopoda) 2 loài (3,3%) và lớp Polyplacophora 1 loài (1,7%). Ngành giun đốt (Annelida) có sự hiện diện của các loài thuộc lớp giun nhiều tơ (Polychaeta) với 10 loài ghi nhận được (17%). Ngành chân khớp (Arthropoda) đã ghi nhận được 7 loài trong đợt khảo sát vừa qua: 2 loài giáp xác mười chân thuộc nhóm cua, 4 loài giáp xác mười chân nhóm tôm và 1 loài giáp xác chân khác hay lưỡng túc (Amphipoda). Ngành da gai (Echinodermata) ghi nhận được duy nhất 1 loài thuộc lớp sao biển Ophiuroidea, chiếm tỷ lệ 1,7% tổng số loài thu được.

b. Nguồn lợi thủy sản vùng nước ven bờ tỉnh Bến Tre

- Nguồn lợi nghêu: các bãi nghêu chính của Bến Tre tập trung ở Thới Bình – Thới Thuận (huyện Bình Đại), Bảo Thuận (huyện Ba Tri), Thạnh Phong (huyện Thạnh Phú). Trữ lượng nghêu từ 48.400 – 96.000 tấn; khả năng khai thác tối ưu 26.700 –

Page 35: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

54.000 tấn/năm.

- Nguồn lợi cá, tôm, mực cua, ghẹ ven bờ: ở vùng nước ven bờ thuộc vùng phụ cận Bến Tre có độ sâu từ 30 – 35 m nước trở vào ước tính trữ lượng tôm, mực, cua, ghẹ từ 4.476 – 5.595 tấn, trữ lượng cá 14.668 – 18.482 tấn. Hiện tại, mật độ tôm, cua, ghẹ đã giảm sút nhiều so với 10 năm trước đây. Nguyên nhân là do vấn đề khai thác quá mức. Hậu quả tất yếu là nguồn lợi thủy sản suy giảm và cạn kiệt; tỷ trọng các loài cá nhỏ, ít kinh tế chiếm tỷ trọng sản lượng lớn (các loài cá Nóc, Liệt, Chai, Mó, Lẹp …).

- Nguồn lợi con giống: đây là vùng có mật độ con giống thủy sinh khá cao:

+ Mật độ tôm giống các loại thuộc họ Penacidae dao động trong khoảng 0 – 58,5 con/100 m3, trung bình 7,2 con/m3. Mật độ tôm cao xuất hiện ở khu vực tam giác trước cửa Đại và cửa Ba Lai.

+ Mật độ tôm tít (Stomatopoda) dao động trong khoảng 1 – 23,5 con/100m3, trung bình 2 con/100m3, vùng có mật độ khá cao trùng với khu vực tôm biển.

+ Mật độ ấu trùng cua dao động trong khoảng 0 – 1.667 con/m3, trung bình 242 con/100m3, vùng có mật độ cao là dải nước dọc bờ huyện Bình Đại.

+ Mật độ ấu trùng 2 mảnh vỏ (Bivalvia) dao động trong khoảng 0 – 3 con/100m3, trung bình 0,49 con/100m3, mật độ cao ở vùng nước dọc theo các bãi nghêu Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú.

+ Mật độ cá bột dao động trong khoảng 0 – 1.461 con/100m3, trung bình 669 con/100 m3, mật độ cao ở vùng nước phía cửa Đại, cửa Hàm Luông, cửa Ba Lai.

+ Những động vật thủy sinh làm thức ăn chủ yếu cho các ấu trùng hoặc cá thể trưởng thành của các hải sản có giá trị kinh tế phải kể đến là nhóm tôm Lân (Lucifer) và động vật phù du (như Copepoda, Sagitta). Mật độ tôm Lân dao động trong khoảng 0 – 100 con/m3, trung bình 17 con/100 m3; vùng có mật độ cao ở phía ngoài cửa sông Ba Lai, vùng nước lợ thuộc các cửa sông.

c. Nguồn lợi thủy sản vùng nước xa bờ tỉnh Bến Tre

Nguồn lợi thủy sản vùng nước xa bờ tỉnh Bến Tre rất đa dạng về sinh thái và tập tính. Những loài cá nổi sống chủ yếu ở vùng nước nông 40 – 50 m trở vào bờ kết thành đàn và di chuyển khá nhanh. Đại diện là họ cá Trích (Clupeidae), cá Trỏng (Engraulidae), cá Khế (Carangidae).

Để đánh giá nguồn thủy sản vùng biển xa bờ thuộc tỉnh Bến Tre không thể tính toán một cách riêng lẻ. Việc đánh giá phân tích cần phải kết hợp với vùng xa bờ của khu vực biển Đông thuộc Bến Tre và vùng phụ cận.

Theo kết quả đánh giá, tổng trữ lượng hải sản xa bờ (không kể Trường Sa) là 1.065.000 – 1.195.000 tấn, khả năng khai thác là 543.000 – 631.000 tấn/năm.I.1.4. Hiện trạng môi trường tỉnh Bến Tre dưới tác động của hoạt động phát triển KTXHI.1.4.1. Hiện trạng môi trường đất

a. Ảnh hưởng môi trường đất do thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và phân bón hóa học

Việc sử dụng phân bón và TBVTV tại vùng ĐBSCL nói chung và tỉnh Bến Tre nói riêng cho đến gần đây còn khá tùy tiện do hiểu biết của nông dân còn hạn chế. Việc sử dụng hóa chất nông nghiệp còn mất cân đối và không hợp lý cho từng loại cây

Page 36: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

trồng hay các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây do người dân không thể tính toán được nhu cầu sử dụng phân bón và họ sử dụng theo kinh nghiệm, có nghĩa là người dân sẽ dựa vào biểu hiện của loại cây trồng ở từng thời điểm mà có cách giải quyết khác nhau.

Theo kết quả điều tra của Sở Khoa học và Công nghệ của tỉnh, số liệu về tình hình sử dụng thuốc BVTV và phân bón được trình bày trong bảng sau.

Bảng I.9: Lượng phân bón và TBVTV sử dụng trong nông nghiệp

Huyện/Thị Phân hóa học(tấn/năm)

Thuốc BVTV(tấn/năm)

1 TX. Bến Tre - -

2 H. Thạnh Phú 79,50 4,77

3 H. Mỏ Cày 6,44 3,07

4 H. Giồng Trôm 307 -

5 H. Chợ Lách 44,99 11,38

6 H. Châu Thành 4.815 6,861

7 H. Bình Đại 72,63 7,26

8 H. Ba Tri 63,99 4,27

Toàn tỉnh 54.600 630Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre, năm 2005

Ảnh hưởng môi trường đất do sử dụng thuốc BVTV

Kế thừa kết quả ước tính lượng thuốc BVTV và phân bón hóa học đã được thực hiện trong báo cáo “Kết quả điều tra, đánh giá nguồn ô nhiễm tại Bến Tre” theo 3 loại cây nông nghiệp phổ biến ở tỉnh là cây lúa, màu và dừa tại một số vùng sản xuất điển hình của tỉnh như:

- Vùng đất nông nghiệp có năng suất, sản lượng, diện tích lúa có thể đại diện cho tỉnh là: xã An Ngãi Trung, An Bình Tây và xã Phú Lễ.

- Vùng trồng màu điển hình: xã An Hòa Tây, xã Giao Long và xã Giao Hòa.

- Vùng trồng dừa điển hình: xã Phước Hiệp, Mỏ Cày.

Kết quả tính hệ số sử dụng phân bón và thuốc BVTV trình bày trong các bảng sau:

Bảng I.10: Thuốc BVTV và phân bón sử dụng cho cây lúa, cây màu và cây dừa

Cây lúa(1 ha/năm - 3 vụ năm)

Cây màu(1 ha màu/năm)

Cây dừa(1ha dừa/năm) Ghi chú

Lượng phân bón trung bình tính bằng (kg/ha.năm)Urê 979,16 299,08 43,05DAP 472,22 111,86NPK 563,88 379,91 88,88Lân 244,16 396,18 133,33

Page 37: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Vôi 1.083,33 Chỉ dùng ở An Hòa Tây

Lượng thuốc BVTV trung bình tính bằng (kg/ha.năm hay l/ha.năm)Dạng nước 11,395 4,04 1,12Dạng bột/hạt 2,34 11,87

Nguồn: Điều tra, đánh giá ô nhiễm tại tỉnh Bến Tre

Để đơn giản hóa, diện tích cây công nghiệp tính quy ra dừa và diện tích màu tính theo diện tích trồng rau đậu. Căn cứ như trên, lượng thuốc BVTV trong toàn tỉnh ước tính gần đúng trong bảng sau:

Bảng I.11: Ước lượng thuốc BTVT sử dụng tại tỉnh Bến Tre năm 2007

Huyện/ThịDiện

tích lúa (ha)

Dùng cho cây lúa

(tấn/năm)

Diện tích màu (ha)

Dùng cho cây hoa

màu (tấn/năm)

Diện tích dừa (ha)

Dùng cho cây dừa

(tấn/năm)

TX. Bến Tre 1.987 27,291 437 6,953 41 0,046Châu Thành 5.010 68,812 309 4,916 14 0,016Chợ Lách 269 3,695 0 0 0 0Mỏ Cày 3.045 41,823 632 10,055 3.299 3,690Giồng Trôm 12.569 172,635 423 6,730 2.519 2,817Bình Đại 6.328 86,915 691 10,994 1.133 1,267Ba Tri 37.324 512,645 904 14,383 625 0,699Thạnh Phú 13.200 181,302 1.013 16,117 1.114 1,246

Tổng 79.732 1.095,12 4.409 70,15 8.745 9,78

Theo cách tính trên thì năm 2007 tỉnh Bến Tre tiêu thụ khoảng 1.175 tấn thuốc BVTV, đây là một khối lượng thuốc tương đối lớn. Đặc tính của thuốc BVTV là tồn tại rất lâu trong môi trường đất nên việc dùng quá nhiều thuốc BVTV sẽ gây ô nhiễm môi trường đất và hoạt động sinh học của các loại sinh vật sống phụ trong vùng bị tác động trong đó có con người. Một tác hại khác của thuốc BVTV là sự xâm nhập của nó vào môi trường sinh thái đất làm thay đổi tính chất của đất. Khả năng diệt khuẩn cao của thuốc BVTV đồng thời cũng diệt nhiều vi sinh vật có lợi trong môi trường sinh thái đất. Vì vậy nó làm cho hoạt tính sinh học đất bị giảm sút.

Ảnh hưởng của môi trường đất khi sử dụng phân bón hóa học

Tương tự như trên, dựa vào bảng “thuốc BVTV và phân bón sử dụng cho cây lúa, cây màu và cây dừa” cùng với diện tích gieo trồng thống kê trong Niên giám năm 2007 ta có thể ước lượng phân bón sử dụng trong năm 2007 như bảng sau:

Bảng I.12: Ước lượng phân bón hóa học sử dụng tại tỉnh Bến Tre năm 2007

Page 38: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Huyện/ThịDiện

tích lúa (ha)

Dùng cho cây lúa

(tấn/năm)

Diện tích màu (ha)

Dùng cho cây hoa

màu (tấn/năm)

Diện tích dừa

Dùng cho cây dừa

(tấn/năm)

TX. Bến Tre 1.987 4.489,47 437 992,15 41 10,88Châu Thành 5.010 11.319,69 309 701,54 14 3,71Chợ Lách 269 607,78 0 0,00 0 0,00Mỏ Cày 3.045 6.879,93 632 1.434,87 3.299 875,09Giồng Trôm 12.569 28.398,65 423 960,36 2.519 668,19Bình Đại 6.328 14.297,61 691 1.568,82 1.133 300,54Ba Tri 37.324 84.330,59 904 2.052,41 625 165,79Thạnh Phú 13.200 29.824,34 1.013 2.299,87 1.114 295,50

Tổng 79.732 180.148,08 4.409 10.010,02 8.745 2.319,70

Qua kết quả tính toán trên cho thấy trong năm 2007 toàn tỉnh sử dụng 192.477,8 tấn phân bón hóa học, gấp 3,52 lần so với năm 2005. Theo nghiên cứu đánh giá, cây trồng chỉ sử dụng tối đa 30% lượng phân bón được đưa vào đất. Như vậy, lượng phân còn lại khoảng 13.473 tấn bị rửa trôi và một phần nằm lại trong môi trường đất, gây ô nhiễm môi trường đất. Phân đạm nếu tồn lưu trong môi trường đất sẽ làm tăng lượng HNO3 trong đất (super lân chứa 5% acid ở dạng tự do), tức sẽ làm tăng tính chua của đất. Khi đất chua sẽ làm mất cân đối về lượng Mn, Co, Mo có trong đất, làm thay đổi tính chất cơ lý của đất, đất bị nén chặt, độ trương co kém, tính thông khí kém.

b. Hiện trạng môi trường đất

Ô nhiễm môi trường đất được xem là hiện tượng gia tăng hàm lượng các chất tự nhiên đến mức gây hại cho môi trường, sinh vật. Kết quả phân tích chất lượng đất hàng năm tại tỉnh Bến Tre cho thấy:

- Đất trồng hoa màu và cây ăn trái: đất có giá trị pH thấp hơn mức trung tính, hàm lượng nitơ và photpho trong đất có dấu hiệu giảm so với những năm trước đây. Ngoài ra, các thành phần như sắt, nhôm, Ca2+, Na+, Pb, Cu cũng được tìm thấy trong đất, tuy nhiên hàm lượng vẫn thấp và có giá trị nhỏ hơn quy chuẩn cho phép của Hà Lan. Đồng thời, lượng thuốc BVTV cũng được tìm thấy nhưng với nồng độ rất thấp, tại huyện Châu Thành (0,01 µg/100g đất khô), huyện Giồng Trôm và thị xã Bến Tre (0,012 – 0,02 µg/100g đất khô).

- Đất trồng lúa: pH thấp hơn mức trung tính; nitơ tổng dao động từ 1,06 - 3,25 mg/100g đất; photpho tổng từ 0,02 - 0,32 mg/100g đất; P2O5 dao động từ 0,03 - 1,25 mg/100g đất; sắt từ 0,23 – 191,60 mg/100g đất (cao nhất tại huyện Ba Tri); kim loại nặng thể hiện như: Pb (dao động từ 0,74 – 6,42 µg/100g đất khô), Cu (dao động từ 1,69 – 30,2 µg/100g đất khô) và nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép của Hà Lan và QCVN 03:2008/BTNMT (Pb: 50 mg/kg, Cu: 50 mg/kg).

- Đất cửa sông ven biển: kết quả phân tích các mẫu đất vùng cửa sông ven biển cho thấy hàm lượng Nitơ tổng, P2O5 tương đối thấp (< 1 mg/100g đất) và đã thấy sự xuất hiện của hàm lượng tổng dầu mỡ trong đất ở cả 4 vùng, trong đó tại cửa Hàm Luông có hàm lượng nhiễm dầu mỡ cao nhất (1,52 mg/100g đất).

Page 39: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

- Đất nuôi thủy sản ven viển: hầu hết các mẫu đất nuôi thủy sản ven biển đều phát hiện hàm lượng Nitơ tổng, P2O5, trong đó hàm lượng Nitơ tổng luôn cao hơn hàm lượng P2O5 tại các điểm thu mẫu và Tổng dầu mỡ đều hiện diện ở cả 3 vùng phân tích, tuy nhiên tại huyện Thạnh Phú có hàm lượng nhiễm dầu mỡ cao nhất (0,97 mg/100g đất).

I.1.4.2. Hiện trạng môi trường nước

a. Nước thải

Ước tính tổng tải lượng ô nhiễm do chất thải trên địa bàn tỉnhTải lượng nước thải phát sinh trong quá trình sinh hoạt và sản xuất của người

dân tại tỉnh Bến Tre được tính toán dựa trên số lượng danh sách các cơ sở hiện có và được tính dựa trên cơ sở điều tra và quy hoạch đến năm 2010. Trong quá trình tính toán một số giả thiết cần phải được chấp nhận:

- Một số cơ sở thiếu các thông tin về qui mô (diện tích, sản phẩm) sẽ được gán cho giá trị qui mô tương tự như các cơ sở được điều tra điển hình.

- Do đặc điểm, tập quán của cách mai táng sẽ không có tải lượng từ loại hình này.

- Do thiếu thông tin lượng tải chủ yếu là khối lượng nước thải, CTR hay lượng nhiên liệu sử dụng. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải chỉ được định tính dựa theo kết quả phân tích, đo đạc các thông số ở một số cơ sở điển hình.

Bảng I.13: Tổng hợp lượng nước thải toàn tỉnh hiện tại và ước tính đến năm 2010(Không bao gồm nước thải loại hình nuôi tôm cá và khai thác cát sông)

STT Huyện/ThịNước thải (m3/ngày)

Sinh hoạt Sản xuất1 Thị xã Bến Tre 19.702 9.4862 Huyện Thạnh Phú 4.385 1.9413 Huyện Mỏ Cày 3.276 8.8684 Huyện Giồng Trôm 4.523 3.9725 Huyện Chợ Lách 1.866 1.9676 Huyện Châu Thành 1.236 3.4297 Huyện Bình Đại 2.047 9538 Huyện Ba Tri 10.597 3.462

Tổng 47.632 34.078Nguồn: Báo cáo Điều tra đánh giá nguồn ô nhiễm tại tỉnh Bến Tre

Theo phân tích sơ bộ, lượng nước thải từ khu vực nuôi cá, tôm và khai thác cát trên sông khá lớn nhưng nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải thấp và ảnh hưởng tới môi trường không lớn (trừ thời gian cuối vụ canh tác).

Dựa vào kết quả tính toán trên, có thể thấy hàng ngày toàn tỉnh Bến Tre có khoảng 82.000 m3 nước thải đổ vào môi trường, trong đó nước thải sinh hoạt chiếm trên một nửa khoảng 58% thể tích. Lượng nước thải này chứa hàm lượng các chất hữu cơ cao, trong đó nước thải từ lò mổ và bãi chôn lấp là những loại nước thải có hàm lượng chất ô nhiễm hữu cơ rất cao. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết lượng nước này đều chưa được xử lý, vấn đề này đang gây ô nhiễm môi trường tại các khu vực lân cận.

Page 40: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Đặc tính nước thải- Nước thải tại các khu cụm công nghiệpHiện nay, các khu cụm công nghiệp đang trong giai đoạn bắt đầu phát triển nên

vấn đề ô nhiễm môi trường tại đây do ảnh hưởng của nước thải còn rất ít. Trong quá trình kêu gọi đầu tư, tỉnh đã thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường theo Luật Môi trường năm 2005 và các thông tư hướng dẫn. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung tại các khu công nghiệp đang được tiến hành xây dựng.

- Nước thải tại các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu cụm công nghiệpHiện một số nhà máy có hệ thống xử lý nước thải sơ bộ hay hệ thống xử lý

nước thải được thiết kế đạt yêu cầu về BVMT. Các hệ thống này hiện đã và đang phát huy tác dụng hạn chế mức độ ô nhiễm, tiêu biểu là các nhà máy chế biến thủy sản: XN Thủy sản Ba Tri, Cty CP XNK Lâm thủy sản Bến Tre. Đối với các cơ sở có hệ thống xử lý đang trong quá trình xây dựng hay chưa xây dựng, nước thải có hàm lượng BOD5 và SS cao, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh (Công ty CP XNK Thủy sản Bến Tre – Aquatex; Công ty Đông lạnh An Hóa; Công ty cổ phần Thủy sản Bến Tre ...).

Tại các nhà máy chế biến sản phẩm từ dừa, nhìn chung nước thải đã được xử lý ban đầu bằng hầm tự hoại hoặc lắng lọc đơn giản. Với cách xử lý như trên, hàm lượng chất ô nhiễm đã được giảm nhưng còn ở mức vượt ngưỡng tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn tiếp nhận. Các nguồn này thường nhỏ, có tải lượng nước thải thấp từ 1 – 3 m3/ngày nhưng tổng hợp nhiều nguồn sẽ tác động đáng kể đến môi trường sinh sống trong khu vực.

- Nước thải từ các làng nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệpHầu hết các cơ sở đều không có hệ thống xử lý, nước thải chỉ được thu gom và

sau đó thải trực tiếp ra sông, rạch gây tác động trực tiếp đến nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt của các hộ dân và cho nhà máy xử lý nước cấp.

- Nước thải từ các trang trại chăn nuôiHình thức chăn nuôi phổ biến nhất tại tỉnh Bến Tre hiện nay là chăn nuôi dưới

hình thức hộ gia đình với quy mô trung bình từ 10 – 20 con bò và từ 40 – 60 con heo. Với quy mô chăn nuôi trung bình, nhiều cơ sở đã đầu tư xây dựng hầm biogas, hồ chứa đơn giản để hạn chế ô nhiễm nước thải. Kết quả khảo sát cho thấy việc áp dụng biogas cho hiệu quả khá tốt. Với hiệu quả xử lý BOD5 khoảng 85% và SS là khoảng 87%. Tuy nhiên, về mặt vi sinh các hệ thống này vẫn chưa đạt các yêu cầu, đang là nguyên nhân gây ô nhiễm nghiêm trọng đến chất lượng nước trong khu vực.

Bảng I.14: Đặc tính nước thải điển hình ở một số cơ sở chăn nuôi heo

TT Chỉ tiêuChăn nuôi heo

Không xử lý Sau xử lý1 pH 7,2 – 7,3 7,6 – 7,72 NH4_N (mg/l) 7,6 – 13 7,3 – 8,13 NO3_N (mg/l) 0,8 – 1,0 1,8 – 5,74 BOD5 (mg/l) 670 – 1.760 94 – 6405 SS (mg/l) 916 – 1.040 87 – 263

Page 41: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

6 T. Coliform (MPN/100ml) 4,6.107 – 2,4.106 9,3.105 – 2,4.106

Nguồn: Điều tra, đánh giá nguồn ô nhiễm tại Bến Tre, năm 2008

- Nước thải từ các khu dân cư, khu đô thịKết quả quan trắc tại các khu vực đô thị, khu dân cư tập trung trên địa bàn tỉnh

Bến Tre cho thấy nước thải sinh hoạt có nồng độ các chất ô nhiễm rất cao, đặc biệt là chất hữu cơ và vi sinh.

- Nước thải từ các khu du lịchNước thải tại các trung tâm, điểm du lịch chủ yếu là nước thải sinh hoạt, chỉ

một số điểm có hệ thống xử lý là hầm tự hoại, tuy nhiên việc thu gom không triệt để. Hầu hết các nhà hàng, khách sạn, các khu vui chơi giải trí … đều chưa có hệ thống xử lý nước thải. Lượng nước thải này đổ trực tiếp xuống kênh mương và các con sông, đặc biệt là tại các điểm du lịch trên các cồn sông.

- Nước thải từ các khu chợ, trung tâm mua sắmVấn đề môi trường khá phổ biến tại các chợ trên địa bàn tỉnh hiện nay đó là tình

hình mất vệ sinh do chất thải rắn và nước thải. Thị xã Bến Tre là nơi tập trung các chợ, trung tâm mua sắm lớn; thừa hưởng hệ thống thoát nước tốt và hệ thống thu gom rác sinh hoạt, rác chợ của đô thị nên nhìn chung những chợ này không gây nên những vấn đề môi trường nghiêm trọng, điển hình như các chợ thị xã Bến Tre, Trung tâm thương mại của thị xã. Còn lại hầu hết các chợ rải rác ở các huyện đều tập trung dọc các sông rạch nên tất cả lượng nước thải đều không được thu gom, xử lý và thải trực tiếp ra môi trường sông, kênh rạch và môi trường đất.

b. Nước mặt

- Chất lượng nước tại các bè cá tập trungTại Bến Tre, cá da trơn được nuôi dưới hình thức lồng bè. Tuy nhiên, trong thời

gian gần đây, xu hướng chuyển nuôi cá da trơn vào các ao trên đất ven sông đang trở nên phổ biến. Phần lớn các hộ nuôi cá tra đều nuôi theo hình thức nuôi nhốt cá trong ao hầm. Diện tích các ao nuôi dao động 1.500 – 16.000 m2, phổ biến là 2.500 m2/ao. Mỗi hộ nuôi thường có 1 – 20 ao nuôi, phổ biến là 3 – 4 ao nuôi/hộ. Tỷ lệ số hộ có xử lý chất thải từ ao nuôi (bơm và nạo vét chất thải trong ao) lên vườn cây, ao chứa còn rất thấp, chủ yếu là phóng thải trực tiếp ra sông rạch. Trong quá trình nuôi, các hộ đều có sử dụng vôi, muối, các loại men vi sinh và chế phẩm sinh học, hóa chất (formal, chlorine, thuốc…) khi làm vệ sinh ao. Chất lượng nước trong các ao nuôi và dòng thải không chênh lệch nhau nhiều.

Do chỉ mới nuôi trong vài năm gần đây và diện tích nuôi chưa nhiều, nhu cầu về thuốc, hóa chất trong xử lý chưa lớn và do nhận thức của người dân về kỹ thuật chăn nuôi nên vấn đề ô nhiễm môi trường nước do nuôi cá da trơn tại tỉnh hiện chưa ở mức báo động.

Bảng I.15: Đặc tính nước thải ở một số cơ sở nuôi thủy sản

Chỉ tiêuNuôi cá* Nuôi tôm*

Nước vào ao Nước ra khỏi ao Nước vào ao Nước ra

khỏi ao1 pH 6,2 – 6,9 6,6 – 6,9 7,7 – 8,2 7,5 – 8,2

Page 42: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

2 NH4_N (mg/l) 3,8 – 3,7 2,7 – 0,54 0,25 – 2 0,7 – 1,33 NO3_N (mg/l) 0,03 – 0,15 0,1 – 0,24 BOD5 (mg/l) 20 – 130 39 – 25 0,11 – 0,12 0,08 – 15 SS (mg/l) 16 29 8 – 96 68 – 80

6 T.Coliform (MPN/100ml)

9,3x103 – 2,4x104 2,4x105 1 – 35 8 – 39

Nguồn: Điều tra, đánh giá nguồn ô nhiễm tại Bến Tre, năm 2008

Ghi chú: Mẫu được lấy và phân tích vào thời điểm canh tác (không phải cuối vụ)

Qua kết quả phân tích trên cho thấy có sự khác biệt giữa chất lượng nước trong khu nuôi tôm và khu nuôi cá. Hình thức nuôi tôm phổ biến ở Bến Tre là chuyên canh và nuôi tôm lúa kết hợp. Ở mỗi loại hình có ưu điểm khác nhau nhưng mặt mạnh là môi trường nước được giữ rất sạch về dinh dưỡng và vi sinh. Tính chất này gắn liền với tập tính con tôm chỉ sống trong nước sạch và dễ bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, nước tại các ao cần phải được theo dõi và xử lý kỹ cả đầu vào và trong suốt quá trình nuôi tôm.

- Chất lượng nước tại khu vực chăn nuôi gia súc, gia cầmDo ảnh hưởng của nước thải và chất thải rắn phát sinh trong quá trình chăn nuôi

(nhất là chất thải chăn nuôi heo) làm môi trường nước mặt tại đây bị ô nhiễm nặng. Theo kết quả khảo sát nhận thấy môi trường nước tại đây đã bị ô nhiễm hữu cơ và vi sinh với BOD5: 500 – 800 mg/l, Coliform: 2,4 x 106 – 4,6 x 107 MPN/100ml, trứng giun sán: 25 – 300 trứng/lít.

- Chất lượng nước chảy qua khu dân cư tập trung, khu đô thịKết quả phân tích chất lượng môi trường nước chảy qua khu vực các khu dân cư,

đô thị trên địa bàn tỉnh cho thấy môi trường nước mang tính chất trung tính (giá trị pH dao động trong khoảng từ 6,8 – 8,1), tuy nhiên hầu hết các chỉ tiêu môi trường như SS, Amonia, BOD5, Coliform... trong nước đều vượt so với tiêu chuẩn môi trường TCVN 5942:1995. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng từ lượng nước thải sinh hoạt từ khu dân cư và các cơ sở sản xuất nằm xen lẫn trong khu dân cư. Trong đó, chỉ tiêu vi sinh tại một số khu vực có giá trị vượt trội gấp 48 lần so với tiêu chuẩn môi trường TCVN 5942:1995, vấn đề này làm gia tăng nguy cơ đe dọa đến tình hình sức khỏe của người dân trong tỉnh, đặc biệt là những khu vực nghèo, thiếu nước ngọt phục vụ sinh hoạt.

Biểu đồ I.2: Biểu diễn nồng độ SS và BOD5 trong nước mặt tại khu vực đô thị

050

100150200250300350400

CaàuSaân Bay

CaàuCaùiCaù

CaàuCaùLoùc

CaàuGoøÑaøn

CaàuBaø Muï

RaïchBình

Nguyeân

CaàuBaLai

SoângBình Thaéng

KeânhChôï Laùch

SoângBa Tri

SoângGioàngTroâm

SoângMoû Caøy

SoângThaïnh

Phuù

Điểm quan trắc

SS (mg/l)

Ñaàu muøa khoâ naêm 2006Ñaàu muøa möa naêm 2007Ñaàu muøa khoânaêm 2007TCVN 5942-1995

2

4

6

8

10

12

CaàuSaân Bay

CaàuCaùiCaù

CaàuCaùLoùc

CaàuGoøÑaøn

CaàuBaø Muï

RaïchBình

Nguyeân

CaàuBaLai

SoângBình Thaéng

KeânhChôï Laùch

SoângBa Tri

SoângGioàngTroâm

SoângMoû Caøy

SoângThaïnh

Phuù

Điểm quan trắc

Ñaàu muøa khoâ naêm 2006Ñaàu muøa möa naêm 2007Ñaàu muøa khoânaêm 2007TCVN 5942-1995

- Chất lượng nước vùng hạ lưu (nước cửa sông ven biển)

BOD5

Page 43: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Biểu đồ I.3: Biểu diễn giá trị thông số váng dầu mỡ và tổng Coliform trong nước mặt vùng cửa sông ven biển

0

0,05

0,1

0,15

Cöûa Ba Lai Cöûa Haøm Luoâng Cöûa Coå Chieân Cöûa Ñaïi Ñieåm quan traéc

Ñaàu muøa khoâ naêm 2006Ñaàu muøa möa naêm 2007Ñaàu muøa khoânaêm 2007

TCVN 5943-1995 050000

100000150000200000250000300000350000400000450000

Cöûa Ba Lai Cöûa Haøm Luoâng Cöûa Coå Chieân Cöûa Ñaïi Ñieåm quan traéc

Ñaàu muøa khoâ naêm 2006

Ñaàu muøa möa naêm 2007

Ñaàu muøa khoânaêm 2007

TCVN 5943-1995

Nguồn: Báo cáo quan trắc lần 2/2007 của Sở Tài nguyên và Môi trường

Chất lượng nước tại khu vực các cửa sông trước khi đổ ra biển được đánh giá là không tốt. Tình trạng tàu bè thải trực tiếp dầu mỡ ra môi trường nước sông đã và đang gây ra hiện tượng nổi váng dầu trên mặt nước (giá trị dầu mỡ dao động trong khoảng từ 0,01 – 0,07 mg/l) dẫn đến ảnh hưởng không tốt đến việc nuôi trồng thủy sản tại đây. Ngoài ra, thông số tổng Coliform trong nước cũng được đánh giá có giá trị rất cao, vượt 86 lần so tiêu chuẩn môi trường.

- Chất lượng nước trên các nhánh sông, kênh rạch chính của tỉnhTheo kết quả phân tích và đánh giá cho thấy chất lượng nước tại hầu hết các

nhánh kênh rạch và sông trên địa bàn tỉnh hiện nay đang có dấu hiệu ô nhiễm, tiêu biểu là các thành phần như SS, NH4

+, BOD5, Tổng Coliform đều có giá trị cao vượt ngưỡng giới hạn cho phép đối với tiêu chuẩn môi trường TCVN 5942:1995. Trong đó, nồng độ BOD5 trong nước có xu hướng tăng cao hơn so với năm 2006.

Biểu đồ I.4: Biểu diễn nồng độ SS, NH4+, BOD5, Tổng Coliform trong nước tại các

nhánh sông, kênh rạch chính của tỉnh

0

100

200

300

400

500

Vaøm An Hoùa

BeánCaùt

VaømOÂngHoå

ChôïBanTra

VaømÑoàn

BeánTraïi

Caàu Phuù

Long

PhuùTuùc

TG. BìnhChaâu

Bñ.RaïchGöøa

Cñ.Ba Lai

PhöôùcLong

HöngLeã

Ñaàu muøa khoâ naêm 2006Ñaàu muøa möa naêm 2007Ñaàu muøa khoânaêm 2007TCVN 5942-1995

00,10,20,30,40,50,60,7

Vaøm An Hoùa

BeánCaùt

VaømOÂngHoå

ChôïBanTra

VaømÑoàn

BeánTraïi

Caàu PhuùLong

PhuùTuùc

TG. BìnhChaâu

Bñ.RaïchGöøa

Cñ.Ba Lai

PhöôùcLong

HöngLeã

Ñaàu muøa khoâ naêm 2006Ñaàu muøa möa naêm 2007Ñaàu muøa khoânaêm 2007TCVN 5942-1995

02468

10121416

Vaøm An Hoùa

BeánCaùt

VaømOÂngHoå

ChôïBanTra

VaømÑoàn

BeánTraïi

Caàu PhuùLong

PhuùTuùc

TG. BìnhChaâu

Bñ.RaïchGöøa

Cñ.Ba Lai

PhöôùcLong

HöngLeã

Ñaàu muøa khoâ naêm 2006Ñaàu muøa möa naêm 2007Ñaàu muøa khoânaêm 2007TCVN 5942-1995

050000

100000150000200000250000300000350000400000450000500000

Vaøm An Hoùa

BeánCaùt

VaømOÂngHoå

ChôïBanTra

VaømÑoàn

BeánTraïi

Caàu PhuùLong

PhuùTuùc

TG. ChaâuBình

Bñ.RaïchGöøa

Cñ.Ba Lai

PhöôùcLong

HöngLeã

Ñaàu muøa khoâ naêm 2006Ñaàu muøa möa naêm 2007Ñaàu muøa khoânaêm 2007TCVN 5942-1995

Nguồn: Báo cáo quan trắc lần 2/2007 của Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chất lượng nước các kênh rạch nội đồng

SSNH4

BOD5

Page 44: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Nước kênh rạch tại khu vực nội đồng tại tỉnh Bến Tre không những là nguồn nước cấp cho sản xuất nông nghiệp mà còn là nguồn nước cấp sinh hoạt cho người dân nông thôn, đặc biệt là các hộ dân nghèo tại các khu vực ven biển.

Theo kết quả phân tích cho thấy nồng độ các chất như SS, Mn, NO 3- vào mùa

mưa đều cao hơn so với chất lượng nước vào mùa khô và đều vượt cao so với tiêu chuẩn môi trường. Đối với BOD5 giá trị còn tương đối thấp, chỉ trừ một số khu vực có giá trị vượt ngưỡng giới hạn cho phép. Riêng tổng Coliform trong nước hầu như đều vượt ngưỡng giới hạn cho phép, có khu vực vượt gấp cả trăm lần. Đây là nguồn nước vô cùng quan trọng đối với đời sống người dân tại các khu vực nông thôn, chính vì vậy chính quyền địa phương cần quan tâm hơn trong vấn đề này nhằm đảm bảo sức khỏe cho người dân trong vùng.

Biểu đồ I.5: Biểu diễn nồng độ SS, NH4+, BOD5, tổng Coliform trong nước mặt tại

khu vực nội đồng

0

50

100

150

200

250

300

350

Xã AnNgãiTrung

Xã ThớiLai

XãQướiSơn

XãLươngQưới

XãQướiĐiền

Xã SơnĐông

Xã SơnĐịnh

Xã HòaLộc

Điểm quan trắc

Đầu mùa mưanăm 2007

Đầu mùa khônăm 2007

TCVN 5942-1995 0

0,1

0,2

0,3

0,4

0,5

0,6

Xã AnNgãiTrung

Xã ThớiLai

XãQướiSơn

XãLươngQưới

XãQướiĐiền

Xã SơnĐông

Xã SơnĐịnh

Xã HòaLộc

Điểm quan trắc

Đầu mùa mưanăm 2007

Đầu mùa khônăm 2007

TCVN 5942-1995

0123456789

Xã AnNgãiTrung

Xã ThớiLai

XãQướiSơn

XãLươngQưới

XãQướiĐiền

Xã SơnĐông

Xã SơnĐịnh

Xã HòaLộc

Điểm quan trắc

Đầu mùa mưanăm 2007

Đầu mùa khônăm 2007

TCVN 5942-1995

0

100000

200000

300000

400000

500000

Xã AnNgãiTrung

XãThớiLai

XãQướiSơn

XãLươngQưới

XãQướiĐiền

Xã SơnĐông

Xã SơnĐịnh

Xã HòaLộc

Điểm quan trắc

Đầu mùa mưanăm 2007

Đầu mùa khônăm 2007

- Tình hình nhiễm phèn, nhiễm mặn và dư lượng thuốc BVTV trong môi trường nước

Thuốc BVTV được đánh giá là một trong những thành phần gây nguy hại đến môi trường và cả hệ sinh thái. Tuy nhiên, dư lượng hóa chất thuốc BVTV vẫn còn nằm trong hệ thống đê bao khu khu vực nội đồng nên chưa thâm nhập vào hệ thống kênh rạch, sông ngòi. Theo kết quả phân tích chất lượng môi trường tại tỉnh Bến Tre cho thấy môi trường nước tại các nhánh sông ngòi của tỉnh vẫn chưa có dấu hiệu ô nhiễm do dư lượng hóa chất thuốc BVTV.

Tuy nhiên, các nhánh sông, kênh rạch trên địa bàn tỉnh Bến Tre đều chảy qua khu vực đất nhiễm phèn nặng ở vùng Đồng Tháp Mười, do đó chất lượng nước tại đây hầu như đều bị nhiễm phèn khá cao.

Ngoài nhiễm phèn, vấn đề nhiễm mặn cũng đang diễn ra tại một số khu vực tại tỉnh Bến Tre. Đặc biệt tại các khu vực ven biển và cửa sông, đây là khu vực tiếp giáp biển nên độ mặn trong nước tại các nhánh sông, kênh rạch có giá trị rất cao, có khi vượt ngưỡng 4‰ (đây là ngưỡng cho phép không gây hại cho cây trồng).

SS

BOD5

NH4

Page 45: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Biểu đồ I.6: Biểu diễn độ mặn trong nước mặt tỉnh Bến Tre

Nguồn: Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bến Tre, năm 2008

Nhận xét chungKết quả phân tích, khảo sát hiện trạng môi trường nước mặt tại tỉnh Bến Tre

cho thấy môi trường nước tại các nhánh sông, kênh rạch trên địa bàn tỉnh đang có dấu hiệu bị ô nhiễm hữu cơ, hàm lượng chất rắn lơ lửng, nhiễm phèn và tổng Coliform. Tại một số khu vực, còn có dấu hiệu ô nhiễm dầu mỡ, nhiễm mặn.

Các nguồn chính gây ô nhiễm môi trường nước mặt tỉnh Bến Tre:

- Chất thải từ các hoạt động sinh hoạt của con người tại các đô thị, khu dân cư;

- Chất thải trong quá trình chăn nuôi gia súc, gia cầm; khu vực nuôi cá tập trung;

- Chất thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và làng nghề;

- Chất thải từ chợ và các cơ sở dịch vụ;

- Chất thải từ hoạt động phát triển du lịch;

- Chất thải từ các cơ sở y tế trên địa bàn;

- Chất thải từ các khu chợ, trung tâm mua bán.

- Chất thải do hoạt động giao thông trên sông, rạch;

- Chất thải từ hoạt động khai thác khoáng sản (cát, sét) trên sông.

- Nước chảy tràn qua các cánh đồng canh tác (sử dụng phân bón, thuốc BVTV).

Tất cả các nguồn thải đều không qua hệ thống xử lý mà thải trực tiếp ra nguồn tiếp nhận là hệ thống kênh rạch trên địa bàn tỉnh và dầu mỡ từ các thuyền bè đi lại trên sông gây ô nhiễm môi trường nước sông rạch trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

b. Môi trường nước ngầm

Page 46: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Biểu đồ I.7: Biểu diễn hàm lượng Clorua và tổng Coliform trong nước ngầm tỉnh Bến Tre

Nước ngầm tại tỉnh Bến Tre hiện đang có dấu hiệu bị nhiễm mặn và nhiễm Coliform với nồng độ clorua dao động trong khoảng 320 – 1.450 mg/l và tổng Coliform có nơi lên đến 230 MPN/100ml (huyện Châu Thành và huyện Bình Đại là 2 huyện có giá trị tổng Coliform trong nước ngầm cao nhất). Ngoài nhiễm mặn và nhiễm vi sinh, trong nước ngầm tỉnh Bến Tre còn có sự hiện diện của Mn với giá trị dao động trong khoảng từ 0,093 – 2,65 mg/l.

I.1.4.3. Hiện trạng môi trường không khí

- Môi trường không khí tại các đô thị, khu dân cư, giao thông và các chợMôi trường không khí tại đây chủ yếu bị ô nhiễm bởi thành phần bụi phát sinh do

hoạt động giao thông, vận chuyển hàng hóa. Kết quả khảo sát, quan trắc chất lượng không khí tại các khu vực có mật độ xe lưu thông cao đều cho kết quả nồng độ bụi khá cao.

Độ ồn do hoạt động giao thông, buôn bán nhìn chung khá cao nhưng vẫn còn nằm trong giới hạn cho phép đối với tiêu chuẩn môi trường TCVN 5937:2005. Các thông số còn lại đều có giá trị thấp và nằm trong giới hạn cho phép đối với chất lượng môi trường không khí xung quanh.

Biểu đồ I.8: Biểu diễn độ ồn và hàm lượng bụi tổng tại các khu đô thị tỉnh Bến Tre

- Môi trường không khí tại các cơ sở sản xuất CNCác nhà máy, xí nghiệp hiện nay đều áp dụng các giải pháp kiểm soát ô nhiễm,

chủ yếu là các giải pháp đơn giản như nâng cao ống khói giúp cho chất thải phát tán xa hơn vào môi trường không khí. Mặt khác, do mức độ sử dụng nhiên liệu thấp nên ít gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng môi trường không khí xung quanh.

- Môi trường không khí tại các làng nghề tiểu thủ công nghiệp

Page 47: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Bến Tre nổi tiếng với các làng nghề sản xuất chỉ xơ dừa. Hiện có khoảng 150 cơ sở sản xuất chỉ xơ dừa, chủ yếu tập trung tại huyện Mỏ Cày và một số cơ sở khác nằm rải rác ở huyện Giồng Trôm và khu vực thị xã. Quá trình sản xuất chỉ xơ dừa là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí trong khu vực. Kết quả khảo sát thực tế tại các cơ sở sản xuất chỉ xơ dừa cho thấy độ ồn đo được từ 90 – 97 dBA, cao hơn tiêu chuẩn TCVN 5937:2005 từ 1,06 – 1,14 lần, hàm lượng bụi tổng vượt ngưỡng cho phép đến 76 lần (theo Báo cáo đánh giá hiện trạng các nguồn ô nhiễm).

Nguyên nhân được xác định chủ yếu là do phát sinh từ các động cơ máy nổ và va đập khi đập tước và quá trình đập vỏ dừa đánh tơi.

Biểu đồ I.9: Biểu diễn độ ồn và hàm lượng bụi tổng tại các cơ sở sản xuất chỉ xơ dừa tỉnh Bến Tre

Bên cạnh đó, hoạt động của các cơ sở sản xuất than thiêu kết cũng gây ảnh hưởng đến môi trường không khí do các loại khí phát sinh trong quá trình đốt, hầm than: CO2, CO, THC, dầu, bụi có lẫn trong khói phát tán do hầu hết các lò nung có ống khói thấp và không có hệ thống lọc bụi mà thải trực tiếp vào môi trường thông qua ống khói phân tán xung quanh.

Hình I.3: Môi trường xung quanh khu vực sản xuất chỉ xơ dừa

- Môi trường không khí tại các khu vực chăn nuôi gia súc, gia cầmVới quy mô chăn nuôi trung bình, nhiều cơ sở đã áp dụng đầu tư hầm biogas và

dùng chế phẩm EM, tường bao như là giải pháp nhằm chống ồn và hạn chế mùi. Tuy nhiên, hiệu quả về kiểm soát môi trường chỉ đạt được với những hộ kinh doanh có vườn rộng hay cách ly với vành đai an toàn hay bố trí vị trí chăn nuôi phù hợp.

Page 48: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Bảng I.16: Chất lượng môi trường không khí ở một số cơ sở chăn nuôi

Chỉ tiêuNgoài khu vực chăn nuôiNuôi bò Nuôi heo

1 NH3 (mg/m3) 0,034 – 0,065 0,081 – 0,2822 H2S (mg/m3) 0,010 – 0,025 0,015 – 0,067

Nguồn: Điều tra, đánh giá nguồn ô nhiễm tại Bến Tre, năm 2008

Hình I.4: Môi trường quanh khu vực chăn nuôi

- Môi trường không khí tại các bãi chôn lấp rácViệc quản lý các bãi rác tại tỉnh Bến Tre chỉ dừng lại ở việc thực hiện quy trình

chôn lấp với việc sử dụng chế phẩm khử mùi và khử trùng. Hiện các bãi rác này đang gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường không khí, gây ảnh hưởng đến tình hình sức khỏe của người dân.

Tổng hợp tình hình môi trường ở một số BCL điển hình trong bảng sau:

Bảng I.17: Tổng hợp các vấn đề môi trường tại một số BCL

Bãi chôn lấp Ô nhiễm không khí

1 Bãi rác cấp II thị trấn Mỏ Cày mùi hôi2 Bãi rác xã Tân Phong, Thạnh Phú mùi hôi nặng

3 Bãi rác ấp 7, thị trấn Thạnh Phú mùi hôi, tiếng ồn xe tải

4 Bãi rác Phú Hưng, TX. Bến Tre5 Bãi rác thị trấn Bình Đại mùi hôi6 Trạm trung chuyển rác Tân Thạch, Châu Thành mùi hôi7 Bãi trung chuyển phường 4, TX. Bến Tre mùi hôi8 Bãi trung chuyển phường 3, TX. Bến Tre mùi hôi9 Bãi rác thị trấn Ba Tri mùi hôi

Nguồn: Điều tra, đánh giá nguồn ô nhiễm tại Bến Tre, năm 2008

- Môi trường không khí tại nơi khai thác cát lòng sông

Page 49: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Khu vực khai thác nằm giữa dòng sông, với mặt sông rộng rãi (lòng sông rộng trung bình 800 m), thông thoáng cũng như phương tiện giao thông thủy ít, hoạt động tàu thuyền qua lại với tần suất nhỏ nên môi trường không khí ở khu vực này còn khá sạch. Riêng đối với tiếng ồn phát sinh trong quá trình khai thác do thường xuyên phát sinh với cường độ âm thanh lớn nên gây khó chịu cho dân cư ven bờ.

Nhìn chung, môi trường không khí tại tỉnh Bến Tre còn khá tốt, nồng độ các chất khí hầu như đều nằm trong giới hạn cho phép. Ngoại trừ một số khu vực như chốt giao thông, khu chợ, khu làng nghề sản xuất chỉ xơ dừa có nồng độ bụi và tiếng ồn khá cao gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường và sức khỏe của người dân.

I.1.4.4. Hiện trạng môi trường biển và biển ven bờ

Do ảnh hưởng từ những đợt tràn dầu trước đây nên hầu hết các bãi biển tại tỉnh Bến Tre đều bị ô nhiễm bởi váng dầu mỡ khoáng. Tuy nhiên, nồng độ đã giảm nhiều trong thời gian gần đây.

Ngoài vấn đề nhiễm dầu, trong nước biển còn chứa thành phần SS, Fe, tổng Coliform và một số kim loại khác. Các thành phần này theo kết quả phân tích cho thấy có giá trị khá cao và vượt ngưỡng cho phép.

Nhìn chung, chất lượng nước biển và biển ven bờ tỉnh Bến Tre hiện đang và sẽ thay đổi do áp lực từ:

- Dân số tăng và nghèo khó;

- Lối sống giản đơn và dân trí thấp;

- Thể chế và chính sách còn bất cập;

- Ô nhiễm từ đất liền;

- Sự cố tràn dầu;

- Sử dụng hóa chất trong đánh bắt hải sản;

- Hoạt động du lịch không được quản lý tốt;

- Phát triển giao thông thủy.

Biểu đồ I.10: Biểu diễn giá trị thông số váng dầu mỡ, tổng Coliform, SS trong nước biển và biển ven bờ tỉnh Bến Tre

0

0,05

0,1

0,15

0,2

0,25

0,3

Đầu mùa khônăm 2006

0,08 0,04 0,09

Đầu mùa mưanăm 2007

0,3 0,09 0,21

Đầu mùa khônăm 2007

0,02 0,05 0,03

Biển Bình Đại

Biển Ba Tri Biển Thạnh Phú

0

20000

40000

60000

80000

100000

120000

Đầu mùa khônăm 2006

1500 2400 11000

Đầu mùa mưanăm 2007

11000 4600 1500

Đầu mùa khônăm 2007

24000 110000 2400

Biển Bình Đại

Biển Ba Tri Biển Thạnh Phú

Tổng

Col

iform

(MPN

/100

ml)

Ván

g dầ

u m

ỡ (m

g/l)

Page 50: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

I.1.4.5. Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn

a. Hiện trạng thu gom chất thải rắn công nghiệp

Hình I.5: Tình hình thu gom và xử lý rác thải tại Bến Tre

- Hiện trạng thu gom CTR ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệpTheo kết quả điều tra năm 2006, CTR của các doanh nghiệp trong KCN đều

hợp đồng thu gom CTR với Công ty TNHH Công trình Đô thị. CTR này được thu gom và đưa về tiêu hủy chung với rác sinh hoạt tại bãi rác của địa phương. Do các KCN, CCN ở đây mới hình thành và phát triển nên lượng chất thải phát sinh chưa nhiều.

- Hiện trạng thu gom CTR ở các cơ sở nằm ngoài các KCNDo đặc thù các cơ sở nằm ngoài KCN là nằm lẫn trong khu dân cư, có quy mô

nhỏ lẻ và khá đa dạng nên CTR phát sinh được các chủ cơ sở tận dụng tối đa hoặc thu gom triệt để, bán cho các cơ sở công nghiệp khác đưa vào sản xuất chế biến làm thức ăn gia súc hoặc tái sử dụng. Ở các cơ sở gần các trung tâm, đô thị, rác được hợp đồng với Công ty TNHH Công trình Đô thị thu gom và tiêu tán.

Tổng hợp tình hình kiểm soát ô nhiễm ở một số cơ sở điển hình trình bày trong bảng sau.

Bảng I.18: Tổng hợp tình hình kiểm soát CTR ở một số cơ sở điển hình

STT Nhà máy, xí nghiệp ngoài KCN Tình hình kiểm soát CTR1 Xí nghiệp Thủy sản Ba Tri Thu gom

2 Công ty CP XNK Thủy sản Bến Tre – Aquatex Thu gom

3 Đông lạnh An Hóa Thu gom, bán4 Công ty CP XNK Lâm Thủy sản Bến Tre Thu gom, bán

Page 51: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

5 Công ty Cổ phần Thủy sản Bến Tre Thu gom, bán6 Công ty Cổ phần Đông Hải Bến Tre Thu gom, hợp đồng tiêu hủy7 Cty chế biến dừa Phú Hưng (Srilanka) Thu gom, bán8 Cty TNHH TMDV XNK BTCO -9 Kẹo dừa Thanh Long Chứa trong thùng kín, HĐ thu gom

10 Kẹo dừa Quang Thái Chứa trong thùng kín, HĐ thu gom11 Cơ sở thạch dừa Minh Châu Chứa trong thùng kín

12 Cơ sở thạch dừa Huy Phong HĐ Công ty TNHH Công trình Đô thị

Nguồn: Điều tra, đánh giá nguồn ô nhiễm tại Bến Tre, năm 2008

- Hiện trạng thu gom CTR ở các làng nghề điển hìnhLàng nghề điển hình của tỉnh gắn liền với ngành chế biến dừa như sản xuất kẹo

dừa, thạch dừa và làng nghề sản xuất chỉ xơ dừa, than thiêu kết. Hiện nay, có khoảng 150 cơ sở sản xuất chỉ xơ dừa, chủ yếu tập trung tại huyện Mỏ Cày và một số cơ sở khác nằm rải rác ở huyện Giồng Trôm và khu vực Thị xã. Với số lượng cơ sở như trên, hàng ngày lượng mụn dừa thải ra khoảng 500 tấn, tập trung nhiều nhất vào khoảng tháng 4 – 9 hàng năm. Trước đây, chất thải rắn tại các cơ sở này không có bãi chứa, không được thu gom nên thải đổ trực tiếp xuống sông Thom ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt của người dân và hủy diệt nguồn lợi thủy sinh vật. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, do được sự quan tâm của địa phương chất thải rắn của các cơ sở này đã được thu gom tập trung để bán cho các cơ sở làm đất sạch. Nhờ đó chất lượng môi trường tại nhánh sông Thom đang dần dần được cải thiện.

- Hiện trạng thu gom CTR tại các trang trại chăn nuôi gia súc, các khu vực nuôi cá tập trung

Tại các khu vực này lượng CTR phát sinh không đáng kể, chủ yếu là phế phẩm của thức ăn, bao bì … Hơn nữa những khu vực chăn nuôi này thường có diện tích đất rộng nên hầu như họ không hợp đồng thu gom chất thải mà thường tập trung lại đốt trong vườn hoặc thải trực tiếp toàn bộ chất thải chăn nuôi ra môi trường xung quanh, gây ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt và môi trường không khí, đặc biệt là các khu vực chăn nuôi heo.

- Hiện trạng thu gom CTR tại các khu đô thị, khu dân cưTheo số liệu điều tra, năm 2005 trên địa bàn tỉnh Bến Tre hàng ngày thải ra

khoảng 167 tấn rác thải sinh hoạt, trong đó tập trung nhiều nhất tại khu vực thị xã 74,619 tấn/ngày (năm 2005) và một số thị trấn của huyện như Bình Đại, Ba Tri, Giồng Trôm, Mỏ Cày, Thạnh Phú, Châu Thành và Chợ Lách. Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt đạt 72,36%.

Nhìn chung, việc thu gom rác tổ chức tốt ở thị xã. Tại thị xã Bến Tre, Ủy ban nhân dân tỉnh giao trách nhiệm cho đội thu gom của Công ty Công trình Đô thị thu gom chủ yếu tập trung tại khu vực trung tâm thị xã và các hộ nằm trên mặt tiền các trục đường ĐT 885 (đến chợ Mỹ Lồng, xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm), trục QL 60 (đến bến phà Rạch Miễu, chợ Tam Phước). Tỷ lệ hộ gia đình đăng ký thu gom xử lý rác tính đến tháng 12/2004 có 90,9% (5 phường nội ô) và 19,8% (8 phường ngoại ô). Những năm qua công ty rất khó mở rộng địa bàn và nâng công suất thu gom do

Page 52: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

phương tiện thiếu và lạc hậu, cơ sở hạ tầng thị xã còn nhiều hẻm sâu, xa đường phố chính và ý thức người dân còn hạn chế.

- Hiện trạng thu gom CTR khu vực nông thônHiện nay chưa có số liệu thống kê đầy đủ về lượng CTR phát sinh khu vực

nông thôn. Theo ước tính, dân số nông thôn tỉnh Bến Tre hiện nay là 1.221.671 người, trung bình một người thải ra 0,3 kg/ngày. Do đó, lượng rác thải sinh hoạt tại các vùng nông thôn là 366,5 tấn/ngày.

Dân số ngày càng tăng, điều kiện kinh tế xã hội ngày càng phát triển. Vì thế, nhu cầu tiêu dùng của người dân trong các vùng nông thôn nói chung và các chợ, khu dân cư nói riêng ngày càng phong phú và đa dạng. Đây cũng là nguyên nhân chính làm gia tăng thành phần và tải lượng rác thải tại tỉnh.

Do điều kiện khó khăn về giao thông, hệ thống thu gom còn thiếu và ý thức người dân chưa cao nên việc giữ gìn vệ sinh tại khu vực nông thôn trong tỉnh còn thấp, đa số người dân vứt rác xuống sông rạch, vườn nhà hoặc tập trung vào các hố quanh nhà gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân và chất lượng môi trường. Hiện nay, các huyện trên địa bàn tỉnh vẫn chưa có bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh, chỉ có các bãi rác hở đang trong tình trạng gây ô nhiễm nghiêm trọng đến chất lượng môi trường bởi các vectơ gây bệnh và lượng nước rỉ rác phát sinh hàng ngày.

- Hiện trạng thu gom CTR tại các chợ, cơ sở dịch vụHạ tầng cơ sở của thị trấn và thị xã ảnh hưởng lớn đến các vấn đề môi trường

tại Bến Tre. Thị xã Bến Tre là nơi tập trung các chợ, trung tâm mua sắm lớn. Thừa hưởng hệ thống thu gom rác sinh hoạt, rác chợ của đô thị nên nhìn chung những chợ này không gây nên những vấn đề môi trường nghiêm trọng, điển hình như các chợ thị xã Bến Tre, Trung tâm thương mại của thị xã.

Năm 2007, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre đã thực hiện kiểm soát ô nhiễm môi trường tại 10 khu chợ xã, thị trấn. Qua đó, ước tính tổng lượng rác thải từ các hoạt động sinh hoạt, thương mại của các khu chợ thải ra khoảng 0,5 – 2 tấn/ngày. Do nhiều chợ nằm rải rác ở các huyện thường có qui mô nhỏ hơn từ vài trăm mét vuông và thường được đặt bên các sông rạch (thuận lợi cho giao thông) nên công tác thu gom và xử lý rác thải phát sinh ở đây thường chưa được quan tâm và quản lý đúng mức. Do đó hệ thống sông rạch thuận lợi trong giao thông trở thành nơi chứa lượng rác không được thu gom, đây là vấn đề môi trường khá phổ biến ở các chợ huyện hiện nay.

- Hiện trạng thu gom CTR tại nơi phát triển du lịchViệc thu gom rác thải do hoạt động du lịch ở đất liền được thực hiện bởi Công

ty Công trình Đô thị, rác được tập trung và tiêu tán cùng rác sinh hoạt đô thị. Tại các điểm du lịch trên cồn, rác thải được thu gom bởi một hệ thống riêng và quy hoạch một điểm đốt, chôn lấp tại đây. Tổng hợp việc quản lý chất thải tại một số cơ sở điều tra điển hình trong bảng sau.

Bảng I.19: Tình hình quản lý chất thải tại một số cơ sở du lịch điển hình

TT Cơ sở du lịch Kiểm soát CTR1 Trung tâm văn hóa huyện Chợ Lách thu gom về bãi rác2 Mộ cụ Đồ Chiểu thu gom, đốt

Page 53: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

3 Khu di tích Đồng Khởi thu gom, chôn lấp4 Chùa Tuyên Linh thu gom, chôn lấp5 Cồn Phụng thu gom, chôn lấp6 Khu du lịch Tân Phú I, Châu Thành thu gom, HĐ Công ty dịch vụ chôn lấp7 Khu du lịch Bến Trúc (Phong Phú 2) thu gom, HĐ Công ty dịch vụ chôn lấp8 Vườn Cò, Tân Xuân, Ba Tri -

Nguồn: Điều tra, đánh giá nguồn ô nhiễm tại Bến Tre, năm 2008

- Hiện trạng thu gom tại các cơ sở y tếHiện tại tỉnh có 184 cơ sở y tế, lượng rác thải y tế từ các bệnh viện và trung tâm

y tế huyện trong tỉnh hiện nay khoảng 2 tấn/ngày. Tất cả các bệnh viện trên địa bàn tỉnh đều thực hiện khâu thu gom và phân loại rác tại nơi phát sinh, có trang bị túi và thùng chứa cho từng loại rác theo quy định của Bộ Y tế, hộ lý thu gom được tập huấn về chuyên môn. Tuy nhiên, công đoạn thu gom rác từ các phòng, khoa đưa ra nhà lưu giữ thì chưa đạt, vẫn còn tình trạng rác sinh hoạt lẫn nhiều rác y tế.

Trong tổng số cơ sở y tế kể trên thì chỉ có 7 cơ sở có nhà lưu giữ rác thải. Các đơn vị còn lại đều chưa có hệ thống xử lý, việc xử lý chỉ được thực hiện bằng phương pháp đốt ngoài trời và nhà lưu trữ không được rào che chắc chắn, không có hệ thống thu gom nước rỉ rác, gần nhà dân, rác sinh hoạt và rác y tế đổ chung, thời gian lưu giữ rác lâu …

Bảng I.20: Tình hình quản lý CTR tại các cơ sở y tế

Tên/cơ sở y tế Hiện trạng xử lý rác thải y tếI Cấp tỉnh

1 Bệnh viện đa khoa Nguyễn Đình Chiểu Có HTXL; đã hỏng

2 Bệnh viện đa khoa Cù Lao Minh Có HTXL; đã hỏng3 Bệnh viện y học Trần Văn An Có HTXL; đang vận hành tốt4 Trung tâm y tế dự phòng cấp tỉnh KhôngII Cấp huyện1 Bệnh viện đa khoa Châu Thành Đốt thủ công 2 Bệnh viện đa khoa Hàm Luông Đốt thủ công3 Bệnh viện đa khoa Bình Đại Đốt thủ công4 Bệnh viện đa khoa Chợ Lách Đốt thủ công5 Bệnh viện đa khoa Thạnh Phú Đốt thủ công6 Bệnh viện đa khoa Ba Tri Đốt thủ công7 Bệnh viện đa khoa Giồng Trôm Có lò đốt; đã hỏng

8 Các Trung tâm Y tế dự phòng cấp huyện (8 trung tâm ở các huyện) Đốt thủ công

III Phòng khám đa khoa khu vực

Page 54: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

08 phòng ChưaIV Trạm y tế cấp xã phường, thị trấn

160 trạm ChưaNguồn: Điều tra, đánh giá nguồn ô nhiễm tại Bến Tre, năm 2008

b. Hiện trạng xử lý CTR

- Đối với CTR sinh hoạtĐặc điểm thành phần CTR của tỉnh Bến Tre chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy

như thức ăn thừa, rau, củ, lá, trái cây… chiếm tỷ lệ từ 60,3 – 84,4% trong CTR sinh hoạt. CTR xây dựng chiếm tỷ lệ khá thấp chỉ chiếm 1 – 2%, chất thải nguy hại chiếm tỷ lệ rất thấp. Do đó, CTR được xử lý bằng phương pháp ủ tại các bãi chôn lấp rác là chủ yếu.

Tất cả các huyện đều có BCL, tuy nhiên bãi chôn lấp chủ yếu có quy mô nhỏ, là các bãi rác hở, lộ thiên. Hiện thị xã Bến Tre có một bãi chôn lấp rác sinh hoạt với diện tích 2,7 ha tại ấp Phú Thành, xã Phú Hưng, thị xã Bến Tre hoạt động từ năm 1990. Hình thức bãi chôn lấp là đổ tự nhiên và chôn lấp một phần, bình quân 54 tấn rác/ngày; 19.710 tấn rác/năm. Trong quá trình ủ có hỗ trợ xử lý bằng cách dùng vôi và phun thuốc diệt ruồi nhưng vẫn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Bãi rác hiện chưa đạt chuẩn bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Nước rò rỉ từ bãi rác chưa được thu gom xử lý, chủ yếu là thẩm thấu tự nhiên. Hiện tại, bãi rác đã quá tải và UBND tỉnh đã phê duyệt cho mở rộng thêm 2 ha.

Các bãi chôn lấp khác của tỉnh đều ở trong tình trạng kém hơn rất nhiều. Một số bãi là trạm trung chuyển mang tính tạm và chưa được quy hoạch.

- Đối với chất thải công nghiệp nguy hạiDo đặc thù các ngành công nghiệp, hiện nay tại tỉnh Bến Tre chủ yếu sản xuất

nhỏ và khá đa dạng, các chất thải công nghiệp được các chủ cơ sở tận dụng tối đa hoặc thu gom triệt để được xử lý bằng hình thức chôn lấp cùng với rác thải sinh hoạt, bán cho các cơ sở công nghiệp khác đưa vào sản xuất chế biến.

Hiện nay, rác thải công nghiệp nguy hại của thị xã chủ yếu là bụi thuốc lá sinh ra từ nhà máy Thuốc lá Bến Tre, khối lượng khoảng 2 tấn/ngày. Công nghệ xử lý là thải tự nhiên và chôn lấp tại bãi rác của thị xã (ấp Phú Thành, xã Phú Hưng, thị xã Bến Tre).

- Đối với chất thải y tế nguy hạiChất thải y tế trên địa bàn tỉnh hiện nay được các cơ sở y tế thu gom riêng biệt

và xử lý bằng hình thức đốt. Tuy nhiên hầu hết các lò đều ở dạng thủ công chưa đủ đảm bảo các yêu cầu về an toàn vệ sinh môi trường. Hiện nay, tỉnh đang dần dần hoàn thiện các lò đốt, theo định hướng đến năm 2010 sẽ hoàn chỉnh hệ thống các lò đốt chất thải y tế đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn môi trường. I.1.4.6. Thiên tai và sự cố môi trường

Sự thay đổi khí hậu toàn cầu đang dần dần tác động đến mọi mặt của tự nhiên và xã hội của các nước. Những tác động có thể kể đến là nhiệt độ khí hậu tăng, mực nước biển dâng ...

Bến Tre là một trong những địa phương được đánh giá là chịu ảnh hưởng nhiều của sự biến đổi khí hậu, trong đó đáng chú ý là các vùng đất thấp ven biển, vùng chịu

Page 55: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

ảnh hưởng của sự cố môi trường nước biển dâng, làm xói lở bờ sông, bờ biển, xâm nhập mặn, khô hạn và các vùng thường chịu ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt (ATNĐ), lốc, lũ, triều cường, có hệ sinh thái mỏng manh.

a. Các sự cố tự nhiên

Mưa, bão và lốc xoáy

- Mùa mưa tại Bến Tre trong 5 năm gần đây có những diễn biến thất thường, đến muộn, đồng thời lưu lượng mưa cũng có những biến động bất thường. Tình hình hạn hán trong mùa mưa diễn ra trong những năm gần đây làm giảm năng suất cây trồng, nhất là những nơi gò cao.

- Lốc xoáy là hiện tượng thường xuất hiện vào đầu mùa mưa (khoảng tháng 5, 6) và sau những đợt hạn trong mùa mưa (tháng 7, 8) thường xảy ra những đợt lốc xoáy làm hư hỏng nhà cửa, trường học và các công trình khác.

- Do có địa hình tiếp giáp biển nên tỉnh Bến Tre thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới. Bão hình thành ở khu vực biển Đông không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Bến Tre nhưng đã gây ra mưa to kết hợp triều cường làm ngập úng cục bộ một số nơi và làm thiệt hại đến cây trồng, thủy sản, sạt lở đê bao và các tuyến đường giao thông. Riêng trong năm 2006, cơn bão số 9 đã gây thiệt hại nặng về người và tài sản tại tỉnh Bến Tre, ước tính tổng thiệt hại toàn tỉnh là 3.053 tỷ đồng. Triều cường

Triều cường thường kết hợp với những trận mưa lớn, lũ ở thượng nguồn đổ về gây ra những trận lụt cục bộ, sạt lở đê bao, hư hỏng đường giao thông, gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp và nhiều công trình khác. Các khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng do triều cường chủ yếu là các huyện ven biển.

Xâm nhập mặn

Bến Tre là một tỉnh cuối nguồn sông Cửu Long, tiếp giáp biển Đông, cuối nguồn nước ngọt và đầu nguồn nước mặn, hàng năm bị nhiễm mặn từ 3 – 6 tháng. Mức độ xâm nhập mặn ở tỉnh Bến Tre chủ yếu diễn ra vào mùa khô trong năm và chịu tác động đồng thời các yếu tố dòng chảy cạn kiệt trên sông Tiền, sự xuất hiện của gió chướng và thủy triều biển Đông ở mức cao vào những ngày mùa khô.

Bảng I.21: Tình hình thiệt hại do xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2002 - 2005

Năm Phạm vi Thời gian Thiệt hại vật chất

2002 Trên toàn tỉnh

12/2002 - 4/2003

- 5.000 ha lúa giảm năng suất 60 - 80%, 400 ha lúa mất trắng.

- 7.900 ha cây ăn trái giảm năng suất 15 - 30%.

- 895 ha mía giảm năng suất 25 - 35%, 12 ha mất trắng.

- 5.260 ha diện tích nuôi tôm sú chết.

- Ước thiệt hại 21,3 tỷ đồng.

2003 Trên toàn tỉnh

12/2003 - 4/2004

- 410 ha lúa giảm 40 - 80% năng suất.

Page 56: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Năm Phạm vi Thời gian Thiệt hại vật chất

- 600 hộ thiếu nước sinh hoạt.

- Ước thiệt hại 1,18 tỷ đồng.

2004

Trên toàn tỉnh (trừ

một số xã phía trên

vàm Lách, huyện Chợ

Lách)

12/2004 - 4/2005

- 10 ha lúa mất trắng, 1.864 ha lúa giảm 20 - 40% năng suất, 79 ha lúa giảm 50 - 80% năng suất.

- 4.500 ha cây có múi giảm 15% năng suất, 60 ha trồng sau ngưng sản xuất, khoảng 3,158 ha cây ăn trái sinh trưởng kém, giảm năng suất 20 - 30%, 530.000 cây giống bị rụng lá, giảm giá trị khi bán, khoảng 445.000 ha cây ươm giống bị chết.

- Khoảng 16.130 hộ thiếu nước sinh hoạt.

- Ước thiệt hại 12,078 tỷ đồng.

2005

Trên toàn tỉnh (trừ

một số xã phía trên

vàm Lách, huyện Chợ

Lách)

12/2005 - 4/2006

- 6.525,4 ha lúa giảm năng suất 25 - 35%, 301 ha lúa mất trắng.

- 12.619 ha cây ăn trái giảm năng suất 15 - 25%, 2.650 ha cây ăn trái sinh trưởng kém, giảm 10 - 20% năng suất, 320.000 cây giống héo rụng lá, 6.000 cây ăn trái rụng trái non, giảm sản lượng 15%.

- 23.400 cây dừa giảm năng suất 10 - 15%.

- 7.600 ha cây mía giảm năng suất 20 - 30%.

- 112.093 hộ thiếu nước.

- Ước tổng thiệt hại 569,76 tỷ đồng.

Tổng thiệt hại 604,318 tỷ đồng

Sự cố sạt lở, bồi tụ

- Sạt lở và bồi tụ sông: tình hình sạt lở, bồi tụ trên địa bàn tỉnh Bến Tre trong những năm gần đây diễn ra ngày càng tăng. Những khu vực thường xuyên xảy ra sạt lở, bồi tụ: sông Mỹ Tho, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên, sông Ba Lai, sông Bến Tre, kênh Chẹt Sậy.

Ngoài ra, các hoạt động khai thác cát sông làm thay đổi dòng chảy, nước chảy xoáy gây sạt lở, sụp đất. Bất chấp những hậu quả do quá trình khai thác cát gây ra, trung bình mỗi năm khối lượng cát được khai thác trái phép tại tỉnh Bến Tre khoảng 100.000 m3. Đây cũng chính là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự thay đổi dòng chảy và gây ra hiện tượng sạt lở đang xảy ra tại các nhánh sông tỉnh Bến Tre hiện nay.

- Bồi tụ, xâm thực ven sông: Đây là hiện tượng xảy ra tại khu vực các cửa sông Bến Tre, đặc biệt tại khu vực cửa Ba Lai (bờ phải của Thạnh Phước đến ấp Bảo Thuận 3 km và khu vực bờ trái từ cửa rạch Vũng Luông đến xóm Tiên 1 km), cửa Cổ Chiên (tích tụ cồn cát từ cù lao Long Hòa thuộc tỉnh Trà Vinh về phía Đông Nam 5 km), xâm thực các cửa sông diễn ra với quy mô nhỏ chủ yếu liên quan đến hoạt động thủy triều, sóng và do các tích tụ giữa lòng làm lệch dòng chảy. Một số khu vực bị xâm thực: cửa

Page 57: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Đại (bờ sông Mỹ Tho), cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên, cửa Ba Lai.

- Bồi tụ, xâm thực ven biển: Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, vấn đề bồi tụ tại khu vực ven biển tỉnh Bến Tre diễn ra mạnh mẽ. Trong 21 năm, bồi tụ chiếm tới 61,17 km2, xâm thực là 12,26 km2 và lấn biển là 48,9 km2 với tốc độ bình quân là 2,33 km/năm. Bồi tụ diễn ra mạnh mẽ tại vùng cửa Ba Lai, phía Nam cửa Hàm Luông đến phía Bắc cửa Cổ Chiên, lớn nhất là khu sân Nghêu – phía Đông cồn Lớn (diện tích từ Vàm Hồ đến cửa Cổ Chiên). Xâm thực chỉ thấy diện tích nhỏ phía Tây cồn Lớn thuộc cửa Cổ Chiên và rải rác phía Bắc và Nam cửa Cổ Chiên.

Sự cố sinh thái môi trường

Hiện nay, tại tỉnh Bến Tre xuất hiện giống bọ Oxycephada thuộc họ Chrysomelidae gây hại đến giống cây dừa. Bọ dừa đã lan tràn ở hầu hết các xã và phường trong toàn tỉnh, tốc độ lây lan của chúng rất nhanh, đang ở mức báo động. Nguyên nhân lan tràn dịch bệnh là từ việc xâm nhập các loài cây kiểng Champain không được kiểm soát chặt chẽ.

Ngoài ra, loài ốc gạo của tỉnh Bến Tre nói chung đang bị xâm hại bởi một loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Loại nhuyễn thể này đeo bám vào ốc gạo làm chúng khó di chuyển nên không thể sinh trưởng được và có thể chết nếu nhuyễn thể bám lâu ngày. Hiện các cơ quan chuyên môn tại địa phương đang nhanh chóng nghiên cứu, định danh và có biện pháp quản lý, hạn chế sự xâm hại của loài nhuyễn thể này nhằm bảo tồn và phát triển ốc gạo tại đây.

Sự cố tràn dầu

Hiện tượng tràn dầu diễn ra tại nước ta trong những năm gần đây đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng môi trường cũng như đời sống của các loài thủy hải sản. Trong đầu năm 2007, vết dầu loang tại vùng biển ven bờ các huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú tỉnh Bến Tre chiếm 4/10 km chiều dài của bãi nghêu rộng 900 ha làm chết 2.500 tấn nghêu, thiệt hại hơn 20 tỷ đồng.

Nước biển dâng do biến đổi khí hậu

Những năm gần đây hiện tượng nước dâng trong mùa mưa bão đã gây thiệt hại rất nghiêm trọng, gây ngập úng rộng trên các vườn cây ăn trái, hoa màu, ruộng lúa, nuôi trồng thủy sản, những vùng đất trũng, thấp ... gây ngập, hư hỏng, sạt lở các quốc lộ, tỉnh lộ, hệ thống đường giao thông nông thôn, các cầu cống, công trình thủy lợi, đê bao …, sạt lở các vùng đất cồn, đất ven sông bị dòng chảy xâm thực.

Nước dâng là do những ngày triều cường, mực nước đỉnh triều cao nhất hàng ngày trên các sông rạch lên cao kết hợp với nước lũ thượng nguồn đổ về hoặc kết hợp với bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) xuất hiện ảnh hưởng trực tiếp đến vùng ven biển nói riêng và toàn tỉnh Bến Tre nói chung đã gây mưa lớn kéo dài, gió mạnh cho nên mực nước đỉnh triều cao nhất hàng ngày trên các sông rạch sẽ dâng từ mức cao đến rất cao so với trung bình nhiều năm. Hiện tượng nước dâng thường xuất hiện từ khoảng giữa mùa mưa đến cuối năm, vào các tháng 8, 9, 10, 11 ... (tính theo âm lịch) vào thời đoạn các ngày đầu tháng và giữa tháng (mùng 1 và 15); mỗi tháng xuất hiện 2 đợt nước dâng, mỗi đợt kéo dài từ 4 đến 7 ngày, ngày 2 lần, mỗi lần kéo dài khoảng 3 giờ.

b. Các sự cố môi trường nhân tạo

Tình hình dịch bệnh

Page 58: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Tình hình dịch bệnh ở tỉnh Bến Tre trong những năm vừa qua được trình bày trong bảng sau:

Bảng I.22: Tình hình dịch bệnh ở tỉnh Bến Tre

Loại bệnh ĐVT Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004Dịch tả người 2 1 4Sốt xuất huyết người 2.950 2.252 5.766Ho gà người - - -Sởi người 10 370 6Số bệnh nhân chết tại cơ sở người 326 281 349

Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bến Tre, năm 2005

Nguyên nhân là do đời sống nhân dân còn khó khăn, cơ sở hạ tầng còn thiếu, nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh, môi trường bị ô nhiễm, lối sống tùy tiện và ý thức chưa cao. Dịch bệnh sốt xuất huyết tăng cao qua các năm.

Hậu quả chiến tranh

Qua khảo sát sơ bộ, toàn tỉnh Bến Tre hiện có 1.100 người bị nhiễm chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Các di chứng như: trẻ sơ sinh bị dị dạng, dị tật, liệt, mù mắt, câm điếc … Tỷ lệ người nhiễm chất độc hóa học cao nhất là: xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, toàn xã có đến 227 người bị nhiễm độc.I.1.5. Đánh giá thực trạng công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Bến Tre

Hiện nay vấn đề môi trường trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã và đang dần được chú trọng và quan tâm nhiều hơn của các cấp lãnh đạo. Trong năm qua, Chi cục Bảo vệ Môi trường đã được thành lập nhằm tăng cường khả năng thanh tra, kiểm tra và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

I.1.5.1. Thực trạng công tác điều tra, quan trắc chất lượng môi trường

Công tác quan trắc chất lượng môi trường định kỳ được tỉnh bắt đầu tiến hành thực hiện từ năm 2005 với tần suất 2 lần/năm (nước mặt) và 1 lần/năm (không khí và đất) và đến năm 2008, tần suất quan trắc chất lượng môi trường tại tỉnh tăng lên 2 lần/năm đối với tất cả các thành phần môi trường.

Trong những năm qua, do được sự đầu tư quan tâm của các cấp chính quyền địa phương, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với phòng Tài nguyên Môi trường các huyện tiến hành kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường, kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải.

Các sở, ban ngành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đều thực hiện nghiêm công tác bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật bảo vệ môi trường, kiên quyết không để xảy ra tình trạng ô nhiễm trong ngành và lĩnh vực do mình quản lý.

Riêng trong năm 2007, sở TN&MT đã:

- Tiến hành 2 đợt quan trắc đánh giá chất lượng môi trường nước mặt và chất lượng môi trường không khí đô thị.

- Thực hiện kiểm soát nhiều cơ sở sản xuất và làng nghề ảnh hưởng đến môi trường; kiểm tra 10 chợ xã, thị trấn về quản lý rác chợ; kiểm tra môi trường các bệnh viện trên địa bàn tỉnh.

Page 59: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

- Thực hiện quan trắc, đánh giá chất lượng nguồn nước trên các nhánh sông chính của tỉnh, đánh giá chất lượng không khí ở một số vùng trọng điểm trong tỉnh (khu vực nội ô thị xã, khu công nghiệp, giao thông, làng nghề ...).

- Tăng cường công tác hậu kiểm sau khi phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án; thực hiện điều tra, khảo sát, đánh giá chất lượng môi trường tại các khu vực gây ô nhiễm; tiếp tục thu phí bảo vệ môi trường theo Nghị định 67/NĐ-CP.

I.1.5.2. Thực trạng công tác điều tra, giám sát tại các khu vực khai thác khoáng sản

Hiện tại, Sở Tài nguyên và Môi trường là đơn vị có chức năng thanh tra, kiểm tra định kỳ 2 lần/năm hoặc đột xuất chủ yếu tập trung vào các mỏ đã thăm dò và đang khai thác ở địa phương. Nội dung kiểm tra bao gồm: Kiểm tra việc chấp hành các qui định theo yêu cầu của giấy phép khai thác khoáng sản (vị trí, sản lượng, thời gian, quy mô khai thác) và công tác bảo vệ môi trường theo yêu cầu của quyết định phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường (kết quả giám sát môi trường, thực hiện ký quỹ môi trường, các dụng cụ thu gom và xử lý rác, nước thải sinh hoạt …).

Công tác thanh tra việc khai thác khoáng sản cát lòng sông được Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện thường xuyên. Trong năm 2005: tổ chức 1 đợt kiểm tra xử phạt 1 trường hợp; năm 2006 tổ chức 6 đợt kiểm tra xử phạt 16 trường hợp; năm 2007: kiểm tra xử phạt 14 trường hợp và 9 tháng đầu năm 2008 kiểm tra xử phạt 9 trường hợp.

Trong thời gian qua, Sở cũng đã thẩm định và trình lên UBND tỉnh cấp 3 giấy phép thăm dò, 2 giấy phép khai thác và gia hạn 2 giấy phép khai thác cát lòng sông. Tính đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bến Tre có 9 giấy phép khai thác cát lòng sông còn hiệu lực.

Bên cạnh đó, các khu vực khai thác sét gạch ngói trên địa bàn tỉnh thường phân tán, nhỏ lẻ, tập trung khai thác tận thu mang tính gia đình, cá thể nên hầu như không được theo dõi thường xuyên, chủ yếu là đi kiểm tra lần đầu khi cấp phép hoạt động khoáng sản cho các tổ chức cá nhân.

Nhìn chung, công tác thanh tra, kiểm tra còn gặp nhiều khó khăn, chưa được triển khai đến huyện xã dẫn đến tình trạng không thể quản lý được các số liệu về hoạt động khoáng sản, tài nguyên bị thất thoát (tình trạng khai thác cát sông trái phép vẫn còn tiếp diễn). Nguyên nhân chủ yếu là do:

- Lực lượng thanh tra chuyên ngành mỏng.

- Không có nơi tạm giữ phương tiện vi phạm chờ xử lý.

- Việc xử lý vi phạm khai thác cát gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, công tác kiểm tra của các cấp hiện nay không được thực hiện thường xuyên.

I.1.5.3. Thực trạng kiểm tra, giám sát công tác đánh giá tác động môi trường và các công cụ pháp lý khác

Ngày 22/11/2006, UBND tỉnh Bến Tre ban hành Quyết định số 2372/QĐ-UBND về việc bãi bỏ Quyết định số 4316/2005/QĐ-UBND ngày 15/12/2005 về việc ban hành Quy định về trình tự, thủ tục phân cấp thẩm định, phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường; xác nhận Bản Cam kết bảo vệ môi trường. Trình tự, thủ tục phân cấp thẩm định và phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận Bản cam kết bảo vệ môi trường được thực hiện theo nội dung Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày

Page 60: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.

Trong những năm qua, Sở kết hợp với các phòng Tài nguyên Môi trường huyện kiểm tra, hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký giấy xác nhận Bản cam kết bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường và việc thực hiện các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường.

Kết quả đạt được trong đợt kiểm tra năm 2007 cho thấy có 30/40 cơ sở có bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt, 10/40 cơ sở chưa lập bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường. Hầu hết các cơ sở đều chưa thực hiện giám sát môi trường định kỳ.

Nếu trước năm 2007 có 6 dự án thực hiện đánh giá tác động môi trường thì đến năm 2007 có đến 19 dự án được thực hiện đánh giá tác động môi trường. Điều này chứng tỏ công tác thực hiện đánh giá tác động môi trường và thực hiện bản cam kết bảo vệ môi trường tại tỉnh Bến Tre đang dần được các doanh nghiệp chú trọng, quan tâm thực hiện nghiêm túc.

I.1.5.4. Thực trạng xử lý ô nhiễm không khí

Quá trình sản xuất tại các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và hoạt động giao thông vận tải tại tỉnh Bến Tre đang từng bước gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí. Chất lượng không khí trong những năm gần đây đã có những chuyển biến tiêu cực, gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường cũng như tình hình sức khỏe của người dân.

Với hiện trạng như trên nhưng hiện nay việc áp dụng các giải pháp kiểm soát khí thải phát sinh từ các nguồn vẫn chưa thực hiện nghiêm túc. Giải pháp kiểm soát không khí được áp dụng chủ yếu hiện nay tại các cơ sở sản xuất là nâng cao hệ thống ống khói. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ giúp phát tán và pha loãng khí thải, chưa giải quyết được tận gốc vấn đề ô nhiễm không khí tại địa phương.

Hiện nay, giải pháp xử lý khí thải từ quá trình sản xuất than từ gáo dừa đã được nghiên cứu thành công nhưng vẫn chưa được áp dụng rộng rãi do không mang lại hiệu quả kinh tế. Do đó, vấn đề ô nhiễm không khí tại địa phương vẫn chưa được giải quyết triệt để.

I.1.5.5. Thực trạng xử lý nước thải

Hiện tại, các chợ trên địa bàn tỉnh đều chưa có hệ thống xử lý nước thải, nước thải được thải trực tiếp ra sông, kênh, rạch gây ô nhiễm môi trường. Đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, theo kết quả điều tra năm 2007 trong tổng số 40 cơ sở thì chỉ có 7 cơ sở có hệ thống xử lý nước thải, 12/40 cơ sở chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải, 21/40 cơ sở có hệ thống xử lý nước thải nhưng không phù hợp với quy mô và loại hình hoạt động, nước thải được thải trực tiếp ra môi trường.

Đối với khu vực các làng nghề sản xuất thủ công, đến năm 2007 vẫn còn một số hộ sản xuất trong làng nghề và cơ sở chưa thật sự quan tâm đến việc bảo vệ môi trường từ hoạt động sản xuất của mình.

Điều này cho thấy hiện trạng xử lý nước thải tại tỉnh Bến Tre hiện còn yếu kém, dẫn đến nước thải phát sinh không được xử lý triệt để, thải trực tiếp ra môi trường gây tác động không nhỏ đến chất lượng môi trường.

Page 61: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

I.1.5.6. Thực trạng công tác quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn

a. Rác thải không nguy hại

Công tác quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn tại tỉnh Bến Tre trong những năm gần đây đang dần nhận được sự quan tâm nhiều hơn của người dân cũng như chính quyền địa phương. Rác thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình sinh hoạt, hoạt động thông thường được Công ty Công trình Đô thị Bến Tre thu gom và đổ tập trung tại các bãi rác trong tỉnh. Hiện công tác thu gom rác thải sinh hoạt trên toàn tỉnh được thực hiện khá tốt, tỷ lệ rác được thu gom là 70% (13 phường, xã trên địa bàn thị xã Bến Tre (trừ xã Nhơn Thạnh), 9 xã thuộc huyện Châu Thành, 2 xã thuộc huyện Giồng Trôm), trong đó phần lớn là rác thải tại khu vực trung tâm, chợ ...

Riêng đối với rác thải tại khu vực nông thôn và vùng ven biển do điều kiện khó khăn về địa hình và phương tiện trang thiết bị thu gom nên việc quản lý chất thải rắn chưa được thực hiện tốt, đặc biệt là lượng chất thải rắn do hoạt động chăn nuôi vẫn chưa được quản lý hợp lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường trong khu vực (phát sinh mùi hôi, ô nhiễm nguồn nước, phát sinh tác nhân gây bệnh).

Song song đó, việc quản lý rác thải tại các làng nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp vẫn chưa hiệu quả. Hiện rác thải này tuy đã được thu gom và tái sử dụng nhưng việc này cũng chỉ giải quyết một phần chất thải, còn lại đều được người dân thải trực tiếp ra môi trường sông rạch.

Công nghiệp đối với tỉnh Bến Tre chưa phát triển mạnh, đa phần chủ yếu là các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ nằm ngoài khu cụm công nghiệp. Lượng rác thải này phần lớn được thu gom chung với rác thải sinh hoạt hoặc được thu mua tái sử dụng.

Công tác xử lý chất thải rắn tại tỉnh Bến Tre hiện vẫn chưa được thực hiện đúng quy cách. Toàn tỉnh hiện vẫn chưa có bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh, tất cả lượng rác thu gom đều được tập trung và thải đổ tự nhiên hoặc chôn lấp một phần, định kỳ rải vôi và thuốc diệt ruồi và các bãi rác này hiện đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

b. Rác thải nguy hại

Hiện tại công tác quản lý chất thải rắn nguy hại tại tỉnh Bến Tre đang gặp phải những vấn đề khó khăn:

- Rác thải nguy hại còn lẫn với rác thải sinh hoạt.

- Phương tiện và trang thiết bị thu gom còn thiếu và không đồng bộ, vật sắc nhọn chưa được cô lập.

- Chưa có thiết bị, dụng cụ chuyên dụng vận chuyển rác thải y tế nguy hại đến khu lưu trữ.

- Nơi tập trung chất thải nguy hại không có mái che, rào chắn bảo vệ.

- Chưa có cơ sở, dịch vụ chuyên biệt tiêu hủy chất thải nguy hại. Hiện chỉ có 4 đơn vị có hệ thống xử lý chất thải y tế nguy hại, còn lại hầu như đều là những lò đốt lộ thiên, lò đốt thủ công xây dựng bằng gạch hoặc chôn lấp thiếu an toàn.

Nhận xétNhìn chung tình hình quản lý chất thải rắn ở tỉnh Bến Tre còn nhiều bất cập. Sự

phối hợp trong hệ thống tổ chức quản lý môi trường tại địa phương chưa đồng bộ và chặt chẽ, công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường chưa đủ mạnh và thường xuyên. Do

Page 62: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

đời sống kinh tế của đại bộ phận người dân còn thấp nên ảnh hưởng đến khả năng huy động nguồn lực giải quyết vấn đề bảo vệ môi trường của khu vực công cộng. Mặt khác, nhận thức của người dân về vấn đề vệ sinh đô thị chưa cao nên vẫn còn hiện tượng rác bị vứt trực tiếp ra đường phố, xuống kênh rạch … gây ra tình trạng mất vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị. Qua đó, thấy rằng cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường trong cộng đồng nói chung, chất thải rắn nói riêng và tăng cường hơn nữa hiệu quả quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường các cấp.I.1.5.7. Thực trạng bảo tồn đa dạng sinh học

Bến Tre được đánh giá là một trong những tỉnh có đa dạng sinh học cao của Việt Nam. Đây là một tài sản vô giá, có ý nghĩa lớn không chỉ cho khoa học mà còn là nguồn lợi kinh tế do thiên nhiên ban tặng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau như: môi trường sống của các loài bị thu hẹp, khai thác quá mức, tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay cùng với nhận thức của một bộ phận cộng đồng chưa cao đã có tác động xấu đến quần thể các loài sinh vật, đặc biệt là đối với các loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Vì vậy, công tác bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên đa dạng sinh học tỉnh Bến Tre là vô cùng quan trọng, mang tính chiến lược. Để khắc phục tình trạng trên UBND tỉnh Bến Tre đã đề ra nhiều biện pháp, cùng với các chính sách kèm theo nhằm bảo vệ tốt hơn tài nguyên ĐDSH của tỉnh. Trong những năm qua, cùng với những nỗ lực về bảo tồn đa dạng sinh học, công tác điều tra nghiên cứu về đa dạng sinh học cũng được nhiều cơ quan trong và ngoài tỉnh quan tâm thực hiện trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

Để ngăn ngừa sự suy thoái đa dạng sinh học, Bến Tre đã tiến hành công tác bảo tồn đa dạng sinh học khá sớm. Hình thức bảo tồn ĐDSH phổ biến được áp dụng ở tỉnh là bảo tồn nội vi hay nguyên vị (Insitu conservation), thông thường bảo tồn nguyên vị được thực hiện bằng cách thành lập các khu bảo tồn và đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp. Kết quả của phương pháp bảo tồn này thể hiện rõ rệt nhất là đã xây dựng và đưa vào hoạt động một hệ thống rừng đặc dụng và khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thạnh Phú nằm trong hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia. Các khu bảo tồn, vườn chim hiện nay trên địa bàn tỉnh Bến Tre bao gồm:

- Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thạnh Phú: năm 1999, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án thành lập khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thạnh Phú nhằm bảo vệ vùng đất và rừng ngập mặn ven biển cửa sông Tiền, bảo tồn các giá trị độc đáo về đa dạng sinh học và các đặc trưng địa mạo tự nhiên của vùng đất ngập nước như một mẫu chuẩn sinh thái Quốc gia, đồng thời bảo đảm quá trình diễn thái theo quy luật tự nhiên về địa mạo và thủy văn vùng cửa sông Cổ Chiên. Hiện nay, khu bảo tồn do UBND tỉnh quản lý.

- Vườn chim Vàm Hồ thuộc địa phận 2 xã Mỹ Hòa và Tân Xuân, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Vàm Hồ là vùng đất ngập mặn, nhiều loại cây hoang dã mọc thành rừng, là nơi trú ngụ của hàng nghìn con cò, vạc và nhiều loại chim khác.

- Khu bảo tồn Ốc Gạo: khu bảo tồn nằm bên dòng Cổ Chiên, có diện tích 150 ha mặt nước, được thành lập từ năm 2004, do Hợp tác xã (HTX) Vĩnh Tiến (xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, Bến Tre) quản lý và khai thác. Toàn HTX hiện có 122 xã viên và đều là bà con nông dân hai bên bờ khu bảo tồn.

Trong nông nghiệp và lâm nghiệp, bảo tồn nguyên vị được hiểu là việc bảo tồn các giống loài cây trồng nông nghiệp và cây rừng được trồng tại đồng ruộng hay rừng trồng.

Page 63: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Bước đầu tỉnh có các hình thức bảo tồn ngoại vi (Ex–situ): gây giống cây trồng tăng năng suất trong nông nghiệp và thích ứng với điều kiện môi trường: xâm nhập mặn, biến đổi khí hậu ... hỗ trợ cho công nghệ sinh học và phát triển nông lâm nghiệp tỉnh Bến Tre.

Ngoài ra, Bến Tre đã có những dự án nghiên cứu bảo vệ đa dạng sinh học cho địa phương, đã tiến hành khảo sát, thống kê thành phần loài động thực vật cũng như đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nước và đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường cho các vùng trên địa bàn tỉnh Bến Tre: đề tài “Điều tra đặc điểm sinh lý, sinh thái để bảo tồn đa dạng tài nguyên sinh học ốc gạo ở huyện Chợ Lách” do Viện Hải Dương Học Nha Trang thực hiện năm 2004 – 2005; đề tài “Nghiên cứu, đánh giá đa dạng sinh học và nguồn lợi sinh vật vùng cửa sông ven biển tỉnh Bến Tre, xây dựng các giải pháp quản lý và sử dụng hợp lý” do Trung tâm Sinh thái, Môi trường và Tài nguyên - CEER chủ trì thực hiện ... Đây sẽ là cơ sở khoa học cho việc bảo tồn và phát triển tài nguyên đa dạng sinh học tỉnh Bến Tre.

Một số vấn đề tồn tại trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học hiện nay tại tỉnh Bến Tre

- Ranh giới các khu bảo tồn phần lớn chưa được phân định rõ ràng trên thực địa, các hoạt động xâm lấn, vi phạm trong các khu bảo tồn còn xảy ra.

- Nguồn ngân sách cho bảo tồn còn hạn chế, chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách Nhà nước, các khu bảo tồn thuộc địa phương quản lý có nguồn ngân sách rất hạn chế cho các hoạt động bảo tồn, chưa có chính sách cụ thể để xã hội hóa công tác bảo tồn.

- Một số chính sách về khu bảo tồn còn thiếu, như chính sách đầu tư, quản lý vùng đệm ...

- Do hệ thống phân chia và quan niệm có sự sai khác nên trong chính sách quản lý hiện nay chủ yếu vẫn là bảo vệ nghiêm ngặt, chưa gắn kết được quan điểm hiện đại về bảo tồn là vừa bảo tồn vừa phát triển.

- Việc đào tạo cán bộ về công tác bảo tồn còn hạn chế, nhất là cán bộ chuyên sâu về bảo tồn ngoại vi làm việc tại các vườn thực vật và các trại giống.

I.1.5.8. Thực trạng công tác thông tin, dự báo và phòng tránh thiên tai, sự cố môi trường

Trong những năm qua, nhằm chủ động trong công tác phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai và sự cố môi trường trên địa bàn tỉnh Bến Tre, Ban chỉ huy PCLB&TKCN đã thực hiện các công trình chính như sau:

- Hàng năm, đầu mùa mưa họp Ban chỉ huy, kiện toàn BCH PCLB&TKCN tỉnh; tổng kết đánh giá công tác PCLB&TKCN của năm đã qua, xây dựng kế hoạch PCLB&TKCN cho năm sau. Đồng thời, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong BCH.

- Xây dựng kế hoạch phương án PCLB&TKCN phù hợp với điều kiện từng đơn vị.

- Văn phòng thường trực BCH PCLB tỉnh, các ngành, địa phương tổ chức trực 24/24 giờ trong mùa mưa bão theo quy định với nhiệm vụ theo dõi diễn biến thời tiết, tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin, tham mưu cho lãnh đạo các cấp có những chỉ đạo kịp thời, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra.

Page 64: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

- Thường xuyên tổ chức chỉ đạo và diễn tập PCLB&TKCN nhằm nâng cao ý thức của nhân dân ở địa phương.

- Tổ chức thông báo bão trên mạng thông tin, kêu gọi, hướng dẫn ngư dân tránh bão, neo đậu 1.300 lượt tàu thuyền. Di dời, sơ tán dân ở các cồn ven biển đến nơi an toàn.

- Tổ chức bắn pháo hiệu báo bão, ATNĐ.

- Theo dõi diễn biến tình hình thời tiết, tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin, chuyển tải thông tin đến từng địa phương để công tác PCLB được chủ động, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

I.1.5.9. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong bảo vệ môi trường

Việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong bảo vệ môi trường là rất cần thiết. Trong năm 2007 và đầu năm 2008, tỉnh đã triển khai và thực hiện các dự án, đề án nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường:

- Hỗ trợ công nghệ sản xuất sạch hơn và tiết kiệm nhiên liệu trong chế biến thủy sản.

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS để quản lý dịch bệnh y tế.

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ chuyển hóa mụn dừa phế thải bởi tập đoàn vi sinh vật hiếu khí ưa nhiệt thành phân bón hữu cơ cao cấp.

- Các giải pháp công nghệ, sản xuất viên nén mụn dừa làm giá thể ươm hạt giống, sản xuất đất sạch, trồng nấm bào ngư trên cơ chất mụn dừa, sản xuất phân hữu cơ sinh học … đã phát huy tốt hiệu quả, công nghệ được ứng dụng và nhân rộng, góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường và tận dụng phế phẩm làm nguyên liệu cho các sản phẩm mới của tỉnh.

- Tăng cường công tác ứng dụng vật liệu mới trong công nghệ xử lý nước thải, cấp nước sinh hoạt và nhà vệ sinh tự hoại, bán tự hoại hộ gia đình phù hợp điều kiện nông thôn. Tiếp tục nhân rộng mô hình ứng dụng túi Biogas trong việc giải quyết ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi và sinh hoạt, trong năm 2007 đã cung ứng, triển khai 101 túi Biogas (tương đương 800 m3 khí đốt), nâng tổng số công trình Biogas trong 5 năm 2001 - 2007 là 2.200 túi Biogas (tương đương 18.000 m3 khí đốt), giải quyết cho 25.000 – 30.000 đầu heo trong chăn nuôi.

- Khai thác tổng thể tài nguyên nước ngọt phục vụ sản xuất và phát triển kinh tế khu vực ven biển huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.

- Chương trình xây dựng cầu tiêu tự hoại, bán tự hoại hộ gia đình kết hợp tuyên truyền sử dụng chế phẩm sinh học EM xử lý ô nhiễm môi trường.

- Nghiên cứu điều tra biến đổi lòng dẫn sông rạch tỉnh Bến Tre, định hướng quy hoạch và phương hướng các giải pháp kỹ thuật phòng chống giảm nhẹ thiên tai.

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin (GIS) để quản lý tư liệu điều tra cơ bản tỉnh Bến Tre.

- Ứng dụng mô hình Năng suất xanh để phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư xã An Thạnh, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre.

Page 65: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

- Nghiên cứu điều tra diễn biến môi trường sau khi xây dựng hệ thống Quới Điền, kiến nghị các giải pháp tổng hợp cải thiện tình hình ô nhiễm môi trường.

- Xây dựng mô hình thu gom, phân loại và xử lý rác thải tại nguồn.

- Nghiên cứu trồng thử nghiệm giống cỏ Ventiver để phòng chống xói mòn, sạt lở do hoạt động giao thông thủy tỉnh Bến Tre.

- Nghiên cứu khắc phục tình trạng suy thoái đất vườn cây ăn trái và đề xuất biện pháp hạn chế.

- Nghiên cứu quy trình kỹ thuật công nghệ xử lý nước thải ngành chế biến dừa.

- Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp quản lý khai thác và bảo tồn các bãi nghêu tự nhiên.

- Triển khai thử nghiệm các quy trình xử lý môi trường trong chăn nuôi, giết mổ gia súc.

I.1.5.10. Thực trạng công tác giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng

Sớm nhận thức được vấn đề môi trường có tầm quan trọng trong việc phát triển kinh tế, sức khỏe cộng đồng, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo cho các ngành, các cấp xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường cho từng đơn vị mình và có biện pháp tổ chức thực hiện tốt. Riêng ngành tài nguyên môi trường trong các năm qua luôn xem công tác bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng. Do đó Sở Tài nguyên và Môi trường luôn xem công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường là công tác chiến lược hàng đầu.

Trong những năm qua, tỉnh đã thực hiện một số hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường:

- Tổ chức thực hiện và phát động toàn dân hưởng ứng tuần lễ Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh Môi trường; ngày Môi trường Thế giới năm 2007.

- Mitting hưởng ứng Chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn.

- Mở nhiều lớp tập huấn nâng cao kiến thức về bảo vệ môi trường cho cán bộ địa phương và các doanh nghiệp, các đối tượng gây ô nhiễm về các văn bản quy phạm về BVMT của cấp TW, tỉnh ...

- Mở đợt thi tìm hiểu pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Kết hợp với Đài truyền hình, báo Đồng Khởi đưa tin và tuyên truyền về bảo vệ môi trường 2 lần/tháng.

- Xây dựng trang web nhằm thông tin và tuyên truyền về ngành Tài nguyên và Môi trường.

- Tổ chức các lớp tập huấn, buổi tọa đàm giúp người dân hiểu về vấn đề BVMT.

- Hỗ trợ cho các đơn vị liên tịch, tổ chức lắp đặt các pano, áp phích tuyên truyền tại các khu dân cư, đường chính ...

I.1.5.11. Thực trạng năng lực đội ngũ cán bộ quản lý môi trường

- Cấp tỉnhHiện nay, trong lĩnh vực quản lý môi trường đã có nhiều thuận lợi, cấp tỉnh và cấp huyện, thị đều đã có bộ phận chuyên trách thực hiện chức năng

quản lý Nhà nước về tài nguyên môi trường, đó là phòng Tài nguyên và Môi trường. Tính đến nay, tổng biên chế của Chi cục Bảo vệ Môi trường hiện có 15 người, gồm có:

Page 66: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Chức vụ/Phòng Số lượng cán bộChi Cục trưởng 1

Chi cục phó 1Phòng tổng hợp và thẩm định 5

Phòng kiểm soát ô nhiễm 3Trung tâm quan trắc 5

Ngoài ra, còn có 1 cán bộ phụ trách thực hiện hợp phần Kiểm soát ô nhiễm môi

trường tỉnh Bến Tre. Các cán bộ đều có trình độ từ đại học trở lên.

- Cấp huyện/thịĐối với cấp huyện/thị, có 8/8 huyện/thị có cán bộ chuyên trách về môi trường

có trình độ đại học đúng chuyên ngành. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trong thời gian sắp tới. Thế nhưng việc thiết lập hệ thống tổ chức quản lý hiện nay của tỉnh vẫn còn nhiều bất cập về nhân lực, nguồn lực, trang bị kỹ thuật và các cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các bộ/ngành và địa phương.

- Cấp xãĐa số tại các xã chưa có cán bộ chuyên trách về lĩnh vực môi trường, chỉ có cán

bộ kiêm nhiệm giữ vai trò là cán bộ địa chính. Tuy nhiên, ở cấp thị xã do theo Nghị định số 81 của Chính phủ nên đều có cán bộ chuyên trách mảng môi trường.

Về công tác tăng cường nâng cao năng lực quản lý của cán bộ chuyên trách môi trường luôn được Sở và lãnh đạo tỉnh chú trọng quan tâm và thực hiện thường xuyên.

Trong năm 2007, sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã phối hợp với viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường thuộc trường Đại học Công nghiệp TP. HCM mở lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường cho cán bộ làm công tác tài nguyên và môi trường cấp xã. Lớp bồi dưỡng đã giúp cho cán bộ làm công tác quản lý tài nguyên và môi trường cấp cơ sở có thêm kiến thức về tài nguyên và môi trường góp phần nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường tại địa phương.

I.2. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬTI.2.1. Hệ thống các văn bản pháp luật cấp Trung ương

Hệ thống văn bản pháp luật thuộc cấp Trung ương liên quan tới kiểm soát ô nhiễm môi trường hiện nay bao gồm:

Bảng I.23: Một số văn bản pháp luật quy định về công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường cấp Trung ương

TT Số hiệu văn bản Ngày ban hành Tên văn bản

1 605/CNNg/QLTN 13/08/1992 Quy định về việc bảo vệ tài nguyên nước dưới đất

2 26/CP 1/1/1996 Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường

3 490/1998/TT- 7/5/1998 Thông tư hướng dẫn lập và thẩm định Báo cáo

Page 67: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

TT Số hiệu văn bản Ngày ban hành Tên văn bản

BKHCNMT đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư

4 08/1998/QH10 20/5/1998 Luật Tài nguyên nước

5 152/QĐ-TTg 10/7/1999V/v phê duyệt Chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020

6 155/QĐ-TTg 16/7/1999 V/v ban hành Quy chế quản lý chất thải nguy hại7 179/1999/NĐ-CP 30/12/1999 Quy định việc thi hành Luật Tài nguyên nước

8 8/2000/TT-BXD 8/8/2000 Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các đồ án quy hoạch xây dựng

9 104/2000/QĐ-TTg 25/8/2000 Phê duyệt chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020

10 1/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD 12/2/2001

Hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn

11 65/2001/QĐ-BKHCNMT 11/12/2001

Quyết định ban hành Danh mục các loại phế liệu đã được xử lý đảm bảo yêu cầu về môi trường được phép nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất

12 64/2003/QĐ-TTg 22/4/2003 QĐ phê duyệt "Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng"

13 67/2003/NĐ-CP 13/6/2003 Nghị định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

14 01/2003/TTLT-BTNMT-BNV 15/7/2003

Thông tư liên tịch Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp UBND quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường ở địa phương

15 109/2003/NĐ-CP 23/9/2003 Nghị định về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước

16 13/2003/QH11 26/11/2003 Luật Đất đai

17 256/2003/QĐ-TTg 2/12/2003 QĐ phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

18 162/2003/NĐ-CP 19/12/2003 Nghị định Ban hành Quy chế thu thập, quản lý, khai thác sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước

19 62/2004/QĐ-TTg 16/4/2004 QĐ về tín dụng thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

20 121/2004/NĐ-CP 12/5/2004 Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

21 143/2004/NĐ-CP 12/7/2004

Nghị định sửa đổi, bổ sung Điều 14 Nghị định số 175/CP ngày 18 tháng 10 năm 1994 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi trường

22 149/2004/NĐ-CP 27/7/2004 Nghị định của Chính phủ về việc Quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên

Page 68: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

TT Số hiệu văn bản Ngày ban hành Tên văn bản

nước, xả nước thải vào nguồn nước

23 153/2004/QĐ-TTg 17/8/2004 QĐ ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam)

24 41-NQ/TW 15/11/2004Nghị quyết của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

25 136/2005/QĐ-UB 24/1/2005 QĐ thu phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt

26 34/2005/QĐ-TTg 22/2/2005

QĐ Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

27 1/2005/TT/BKH 9/3/2005

Thông tư hướng dẫn về triển khai thực hiện QĐ của Thủ tướng Chính Phủ về định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam)

28 34/2005/NĐ-CP 17/3/2005 Nghị định của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước

29 57/2005/QĐ-TTg 23/3/2005 QĐ điều chỉnh ranh giới Khu Bảo tồn thiên nhiên Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre

30 46/2005/QH11 14/6/2005 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản năm 1996

31 249/2005/QĐ-TTg 10/10/2005 QĐ quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

32 137/2005/NĐ-CP 9/11/2005 Nghị định của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

33 52/2005/QH11 29/11/2005 Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005

34 328/2005/QĐ-TTg 12/12/2005 QĐ phê duyệt Kế hoạch quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010

35 47/2006/QĐ-TTg 1/3/2006QĐ phê duyệt "Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020" Thủ tướng Chính Phủ

36 81/2006/QĐ-TTg 14/4/2006 Quyết định Phê duyệt Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020

37 80/2006/NĐ-CP 9/8/2006Nghị định của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường

38 10/2006/QĐ-BTNMT 21/8/2006

Ban hành Quy định chứng nhận cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã hoàn thành xử lý triệt để theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

39 204/QĐ-TTg 2/9/2006 Quyết định ban hành Chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hóa giai đoạn 2006 - 2010

Page 69: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

TT Số hiệu văn bản Ngày ban hành Tên văn bản

và định hướng đến năm 2020

40 14/2006/QĐ-BTNMT 8/9/2006Ban hành Quy định về trình tự, thủ tục trình duyệt, thẩm định, xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong báo cáo thăm dò khoáng sản

41 1238/QĐ-TTg 18/9/2006 Về việc sắp xếp, đổi mới tổ chức và hoạt động của các viện Khoa học và Công nghệ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường

42 245/2006/QĐ-TTg 27/10/2006 Ban hành Quy chế báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ

43 258/2006/QĐ-TTg 9/11/2006Về việc phê duyệt chương trình điều tra, đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng giai đoạn 2006 - 2010 (Chu kỳ IV)

44 264/2006/QĐ-TTg 16/11/2006 Về việc ban hành Quy chế báo tin động đất, cảnh báo sóng thần

45 140/2006/NĐ-CP 22/11/2006

Nghị định của Chính phủ về việc quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển

46 277/2006/QĐ-TTg 11/12/2006Về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006 - 2010

47 23/2006/QĐ-BTNMT 26/12/2006 Về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại

48 50/2006/QĐ-BGTVT 28/12/2006 Ban hành Tiêu chuẩn Ngành: Quy phạm Ngăn ngừa ô nhiễm do phương tiện thủy nội địa

49 4/2007/NĐ-CP 8/1/2007

Nghị định của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

50 122/QĐ-TTg 25/1/2007 Về việc bổ sung thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước về điều tra cơ bản tài nguyên - môi trường biển

51 16/2007/QĐ-TTg 29/1/2007 Về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2020”

52 81/2007/NĐ-CP 23/5/2007 Nghị định của Chính phủ về việc Quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước

53 79/2007/QĐ-TTg 31/5/2007

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học”

54 101/2007/NĐ-CP 13/6/2007 Nghị định của Chính phủ về việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu tài nguyên, môi trường biển

Page 70: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

TT Số hiệu văn bản Ngày ban hành Tên văn bản

55 39/2007/QĐ-BGTVT 22/8/2007

Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của “Quy định về việc kiểm tra định kỳ an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ” ban hành kèm theo Quyết định số 4105/2001/QĐ-BGTVT ngày 04/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải

56 106/2007/TTLT-BTC-BTNMT 6/9/2007

Sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/12/2003 của liên Bộ Tài chính – Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

57 174/2007/NĐ-CP 29/11/2007 Nghị định của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn

58 21/2008/NĐ-CP 28/2/2008

Nghị định của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường

59 35/2008/QĐ-TTg 3/3/2008 Về tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam

60 17/2008/CT-TTg 5/6/2008

Chỉ thị về một số giải pháp cấp bách đẩy mạnh công tác xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ

61 102/2008/NĐ-CP 15/9/2008 Nghị định của Chính phủ về việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường

62 1479/QĐ-TTg 13/10/2008 Phê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020

63 112/2008/NĐ-CP 20/10/2008

Nghị định của Chính phủ về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi

I.2.2. Hệ thống các văn bản pháp luật cấp địa phươngHệ thống văn bản pháp luật quy định về công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường

do địa phương ban hành trong những năm gần đây như sau:

Bảng I.24: Một số văn bản pháp luật quy định về công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường cấp địa phương

TT Số hiệu văn bản Ngày ban

hành Tên văn bản

1 20/CT-UB 22/9/1995 Chị thị về việc tăng cường công tác quản lý khai thác nước ngầm và các tài nguyên khoáng sản

Page 71: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

TT Số hiệu văn bản Ngày ban

hành Tên văn bản

trên địa bàn tỉnh

2 836/QĐ –UB 19/4/1999Quyết định của UBND tỉnh Bến Tre về việc ban hành quy định về việc tổ chức quản lý hoạt động khoáng sản trên địa tỉnh Bến Tre

3 650/QĐ-UB 17/3/2000 Quyết định của UBND tỉnh Bến Tre về việc thu phí kiểm soát thu hoạch nghêu

4 06/2001/CT-UB 21/5/2001

Chị thị của UBND tỉnh Bến Tre về việc tăng cường thực hiện Chỉ thị 01/1998/CT-TTg ngày 02/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản

5 5809/2001/ QĐ-UB 26/12/2001Quyết định của UBND tỉnh Bến Tre về việc ban hành Quy chế tổ chức quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bến Tre

6 15/2002/CT-UB 14/8/2002Chỉ thị của UBND tỉnh Bến Tre về việc tăng cường quản lý các hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Bến Tre

7 09/2004/CT-UB 29/6/2004

Chỉ thị của UBND tỉnh Bến Tre về việc tổ chức đăng ký, kiểm tra điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở nuôi tôm công nghiệp

8 12/2004/CT-UB 14/9/2004

Chỉ thị của UBND tỉnh Bến Tre về việc triển khai thực hiện Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

9 14/2004/CT-UB 29/9/2004Chỉ thị của UBND tỉnh Bến Tre về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động khai thác cát lòng sông

10 5148/2004/QĐ-UB 30/12/2004Quyết định của UBND tỉnh Bến Tre về việc ban hành quy định thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt

11 883/2005/QĐ-UB 25/3/2005Quyết định của UBND tỉnh Bến Tre về việc ban hành Quy định thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre

12 22/2005/CT-UB 12/9/2005 Chỉ thị về việc tăng cường công tác bảo vệ môi trường

13 673/2006/QĐ-UBND 8/3/2006

Quyết định về việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn làng nghề công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và thủy sản áp dụng trong Bến Tre

14 22/2007QĐ-UBND 22/6/2007

Quyết định về việc điều chỉnh Quyết định số 2362/2006/QĐ-UBND ngày 20/11/2006 của UBND tỉnh ban hành Quy định công nhận diện tích đất ở và hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây nhà ở trên địa bàn tỉnh Bến Tre

Page 72: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

TT Số hiệu văn bản Ngày ban

hành Tên văn bản

15 14/2007/CT-UB 19/6/2007

Chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý nuôi cá tra thâm canh trên khu vực cập tuyến sông Ba Lai (thay cho Chỉ thị số 13/2007/CT-UBND tỉnh ngày 28/05/2007 của UBND tỉnh)

16 12/2007/CT-UB 18/5/2007

Chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý môi trường đối với các dự án; cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ảnh hưởng đến môi trường trên địa bàn tỉnh Bến Tre

I.2.3. Hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng môi trường

Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng môi trường có liên quan đến kiểm soát ô nhiễm môi trường:

Bảng I.25: Một số tiêu chuẩn quy định về công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường

TT Mã tiêu chuẩn Tên tiêu chuẩn

1 TCVN 5509:1991 Không khí vùng làm việc – Bụi chứa silic. Nồng độ tối đa cho phép và đánh giá ô nhiễm bụi

2 TCVN 5704:1993 Không khí vùng làm việc–Phương pháp xác định hàm lượng bụi

3 TCVN 5949:1998 Âm học – Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư. Mức ồn tối đa cho phép

4 TCVN 6438:2001 Phương tiện giao thông đường bộ – Giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải

5 TCVN 6962:2001Rung và chấn động – Rung do hoạt động sản xuất công nghiệp và xây dựng – Mức rung tối đa cho phép đối với môi trường khu công cộng và dân cư

6 TCVN 5937:2005 Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh

7 TCVN 5938: 2005 Chất lượng không khí – Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh

8 TCVN 5939: 2005 Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ

9 TCVN 5940: 2005 Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ

10 TCVN 7734:2007 Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học

11 TCVN 5502:2003 Nước cấp sinh hoạt. Yêu cầu chất lượng12 TCVN 7382:2004 Chất lượng nước – Nước thải bệnh viện – Tiêu chuẩn thải13 TCVN 5945:2005 Nước thải công nghiệp. Tiêu chuẩn thải14 TCVN 7440:2005 Tiêu chuẩn thải ngành công nghiệp nhiệt điện15 TCVN 7629:2007 Ngưỡng chất thải nguy hại16 TCVN 7733:2007 Chất lượng nước. Tiêu chuẩn nước thải của bãi chôn lấp chất

thải rắn17 QCVN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế

Page 73: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

TT Mã tiêu chuẩn Tên tiêu chuẩn01:2008/BTNMT biến cao su thiên nhiên

18 QCVN 02:2008/BTNMT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế

19 QCVN 03:2008/BTNMT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất

20 QCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

21 QCVN 09:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm

22 QCVN 10:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ

23 QCVN 11:2008/BTNMT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thủy sản

24 QCVN 12:2008/BTNMT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy

25 QCVN 13:2008/BTNMT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt may

26 QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt

27 QCVN 15:2008/BTNMT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất

I.3. ĐÁNH GIÁ NHỮNG TỒN TẠI, BẤT CẬP VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI TỈNH BẾN TREI.3.1. Những tồn tại và bất cập trong hệ thống văn bản pháp luật

Mặc dù Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 đã dành một số chương trình để hỗ trợ công tác kiểm soát ô nhiễm; Nghị định số 80, 81 cũng tập trung vào các nội dung có liên quan đến KSON và rất nhiều các văn bản dưới Luật thuộc các lĩnh vực cụ thể liên quan đến KSON nhưng việc KSON tại các địa phương vẫn không có được sự cải thiện, thậm chí, tình trạng xuống cấp của môi trường và việc gia tăng ô nhiễm ở nhiều nơi vẫn ở mức báo động. Nguyên nhân chủ yếu là do hệ thống văn bản pháp luật về môi trường từ cấp Trung ương đến địa phương tại tỉnh Bến Tre theo đánh giá là còn nhiều bất cập và nhiều lỗ hổng, gây khó khăn trong quá trình quản lý cũng như thực thi. Những vấn đề có thể kể đến bao gồm:

- Hệ thống văn bản về kiểm soát ô nhiễm môi trường tại địa phương hiện còn ít, còn nhiều thiếu sót, lỗ hổng, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của địa phương. Chẳng hạn như thuế bảo vệ môi trường; kiểm toán môi trường; quy định chi tiết chế độ bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại môi trường; thiếu chính sách cụ thể khuyến khích ngành công nghiệp môi trường, xã hội hóa bảo vệ môi trường; thiếu quy định cụ thể khuyến khích sử dụng các sản phẩm dán nhãn sinh thái ...

- Các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường tương đối đầy đủ cả ở nội dung và hình thức nhưng chưa có một cơ chế pháp lý hữu hiệu trong việc kiểm soát các hoạt động tác động vào tự nhiên, ảnh hưởng đến môi trường, sinh thái, các biện

Page 74: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

pháp chế tài nói chung chưa thích hợp và chưa đủ mạnh để trừng trị và răn đe những hành vi vi phạm.

- Văn bản pháp luật nước ta hầu như chỉ mang tính khái quát, không mang tính khả thi cao nên khó đi vào cuộc sống, các văn bản này dần dần bị lãng quên. Do đó, một số văn bản pháp luật tuy đã được ban hành từ lâu nhưng vẫn chưa được áp dụng rộng rãi.

- Các văn bản pháp luật và các văn bản dưới luật thực sự chưa phân định rõ về thẩm quyền quản lý Nhà nước đối với bảo vệ môi trường.

- Một số văn bản pháp lý thiếu cơ sở pháp lý cho thực thi pháp luật vì phải đợi một loạt văn bản hướng dẫn thi hành, đôi khi một văn bản phải kèm theo rất nhiều các văn bản hướng dẫn thi hành. Do đó, phải mất rất nhiều thời gian để một văn bản pháp luật có hiệu lực và được áp dụng.

- Quá trình xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật chưa thực sự chú ý đến tính đồng bộ, thống nhất, nhiều khi có sự chồng chéo giữa Luật Bảo vệ Môi trường với hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến bảo vệ môi trường.

- Các văn bản quy phạm pháp luật về KSON từ cấp Trung ương đến cấp tỉnh chưa rõ ràng, chưa cụ thể hóa cho từng khu vực, đồng thời quá trình thực hiện chưa đồng bộ. Đồng thời, các văn bản tuy đã được ban hành nhưng các cơ quan thực thi chưa đủ mạnh cả về năng lực lẫn nhân lực nên việc áp dụng và thực hiện còn chậm, thiếu hiệu lực, thiếu hiệu quả và còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong quá trình thực hiện.

- Tính ổn định của văn bản pháp luật bảo vệ môi trường của Việt Nam chưa cao, có văn bản mới ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung như Nghị định 80/2006/NĐ-CP ban hành năm 2006, qua 1 năm áp dụng đã phải sửa đổi, bổ sung. Ngày 28/02/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 21/2008/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung cho Nghị định số 80/2006/NĐ-CP.

- Các điều kiện đảm bảo công tác bảo vệ môi trường, bổ sung nguồn nhân lực và các trang thiết bị cần thiết, nhất là cho các tổ chức cấp cơ sở, nâng cao nhận thức của người dân và cán bộ quản lý không được đề cập đến trong quy định.

- Đối với các văn bản tại địa phương, việc thể hiện quan điểm phát triển bền vững vào trong các chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển KTXH chưa rõ. Nhiều quyết định chủ yếu dựa theo các phân tích lợi ích về mặt KTXH, yếu tố môi trường chưa được chú trọng đúng mức.I.3.2. Những tồn tại và bất cập trong công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường

Ngoài những thành tựu, kết quả đạt được trong thời gian qua (được đề cập ở phần trên), tỉnh Bến Tre vẫn còn gặp một số tồn tại và bất cập trong công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường.

- Hiện nay, công tác phối hợp KSON môi trường giữa ngành TN&MT với các ban, ngành, đoàn thể còn nhiều bất cập. Nhân lực phục vụ cho công tác KSON môi trường còn hạn chế (mỗi huyện chỉ có 1 – 2 cán bộ môi trường, cấp xã hiện vẫn chưa có cán bộ chuyên trách về quản lý môi trường), cán bộ không thường xuyên được tham dự lớp tập huấn về lĩnh vực KSON nên chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ.

Page 75: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

- Tỉnh hiện chưa có các văn bản hướng dẫn cụ thể việc đánh giá chất lượng hiện trạng môi trường, các phần mềm ứng dụng và thiết bị phân tích môi trường chưa đồng bộ và đầy đủ nên công tác quan trắc, giám sát còn nhiều hạn chế.

- Hiệu quả hoạt động BVMT trong thời gian qua chưa cao:

+ Hiện toàn tỉnh chỉ có 1/3 cơ sở sản xuất đưa vào diện quản lý môi trường, chưa có giải pháp kỹ thuật phù hợp xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp (khói lò than, nước thải thạch dừa, kẹo dừa ...), tình trạng ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư, khu đô thị còn khá phổ biến: thu gom rác thải chưa triệt để, hệ thống thoát nước chưa được đầu tư hoàn thiện, chưa có công trình, nhà máy xử lý phù hợp.

+ Tỷ lệ người dân được cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh còn thấp, còn khó khăn về nguồn nước ngọt, đặc biệt là các huyện ven biển.

+ Nguy cơ ô nhiễm môi trường còn lớn, đây là vấn đề cần được tập trung giải quyết và có giải pháp tích cực tháo gỡ để góp phần bảo vệ môi trường, phát triển bền vững trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Vấn đề kiểm soát và bảo vệ môi trường đã được rất nhiều ngành và địa phương quan tâm, tuy nhiên sự quan tâm này chưa cao và chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu của địa phương do đó hiện tượng khai thác, sử dụng bừa bãi tài nguyên thiên nhiên và gây ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái vẫn còn diễn ra tại một số khu vực.

- Mặc dù đã có nhiều giải pháp, biện pháp xử lý chất thải được áp dụng nhưng các giải pháp này chưa thật sự phù hợp nên tình trạng ô nhiễm môi trường không khí và nước tại các khu vực sản xuất CN – TTCN, các làng nghề tập trung vẫn đang diễn ra.

- Ý thức, nhận thức của người dân về công tác bảo vệ môi trường tuy đã được nâng cao trong thời gian gần đây nhưng vẫn chưa đáp ứng với tình hình thực tế tại địa phương, dẫn đến còn nhiều vấn đề vướng mắc trong việc quản lý và thực thi công tác bảo vệ môi trường của người dân địa phương.

I.3.3. Đề xuất bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường

Để hoàn thiện, hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật và công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường, cần phải:

- Xây dựng pháp luật về môi trường ở Việt Nam cần xuất phát và nằm trong tổng thể các chính sách, định hướng mang tính quốc gia về phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Việc xây dựng pháp luật về môi trường được xác định theo hai hướng: sửa đổi, bổ sung các văn bản hiện hành để khắc phục tính thiếu nhất quán, không cụ thể trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và ban hành văn bản mới để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cho đến nay chưa được điều chỉnh.

- Cần tách bạch trách nhiệm và quyền hạn ở góc độ quản lý, bảo vệ và góc độ khai thác, sử dụng giữa các cơ quan quản lý Nhà nước ở cấp Trung ương với nhau, giữa Trung ương và địa phương.

- Ban hành đồng bộ và kịp thời các văn bản luật, văn bản hướng dẫn luật và văn bản tổ chức thực hiện cưỡng chế luật.

- Rà soát chỉnh sửa, bổ sung Nghị định 80, 81.

Page 76: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

- Bổ sung danh mục và điều chỉnh lại quy mô quy định đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

- Ban hành hướng dẫn về cách xác định phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp ...

- Để các hoạt động quản lý được triển khai và thực thi có hiệu quả nhất thiết phải có các hướng dẫn quy định cụ thể bằng văn bản để làm căn cứ pháp lý cho việc thực hiện.

- Trung ương nghiên cứu các văn bản sao cho phù hợp với địa phương, sát với quy mô và loại hình phát triển để địa phương dễ áp dụng.

- Các văn bản pháp luật kiểm soát ô nhiễm tối thiểu phải tập trung giải quyết những nội dung chủ yếu như thống nhất quan điểm về kiểm soát ô nhiễm, chú trọng kiểm soát tổng chất thải gây ô nhiễm, kết hợp chặt chẽ với KSON cuối đường ống, văn bản phải cụ thể, khả thi, phù hợp với quy định của Luật BVMT và các Luật có liên quan ...I.4. XÂY DỰNG MỤC TIÊU KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TỈNH BẾN TREI.4.1. Đôi nét về Chương trình Nghị sự 21 và Bộ tiêu chí PTBV Việt Nam

Trong quá trình xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường nên lồng ghép các nội dung của Chương trình Nghị sự 21 và Bộ tiêu chí PTBV Việt Nam. Đây chính là cơ sở xây dựng những hành động thích hợp nhằm kiểm soát ô nhiễm tại tỉnh Bến Tre.

I.4.1.1. Nét cơ bản về tài nguyên và môi trường trong Chương trình Nghị sự 21 Việt Nam

a. Khái niệm phát triển bền vững

Phát triển bền vững là một khái niệm xuất hiện trong phong trào bảo vệ môi trường từ những năm đầu của thập niên 70 của thế kỷ 20. Phát triển bền vững được định nghĩa là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau.

Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm có: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên). Điều này được xác định rõ tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992 và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển Bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002.

Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao được chất lượng môi trường sống.

b. Con đường thực hiện phát triển bền vững tại Việt Nam

Kết quả thực hiện phát triển bền vững ở nước ta trong thời gian qua

Page 77: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Nước ta trong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kể về áp dụng phát triển bền vững trong lĩnh vực kinh tế xã hội, nhất là trong lĩnh vực sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

Những thành tựu đáng nói là Việt Nam đã có nhiều nỗ lực nhằm khắc phục những hậu quả môi trường do chiến tranh để lại. Nhiều chính sách quan trọng về quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường đã được xây dựng và thực hiện trong những năm gần đây. Công tác quản lý môi trường, giáo dục và trách nhiệm bảo vệ môi trường của các cấp, tổ chức, cá nhân ngày càng được mở rộng và nâng cao. Hệ thống quản lý bảo vệ môi trường đã được hình thành ở các cấp từ TW đến địa phương và tuyên truyền rộng khắp trong mọi tầng lớp xã hội người dân.

Việc thực hiện những chính sách trên đã góp phần tăng cường quản lý, khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường; phục hồi và cải thiện một cách rõ rệt chất lượng môi trường sinh thái ở một số vùng.

Bên cạnh những thành tựu đạt được thì vẫn còn tồn tại một số vấn đề đáng được quan tâm, đó là: do chú trọng vào phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng GDP) nên hiện tượng khai thác bừa bãi và sử dụng tài nguyên thiên nhiên dẫn đến tình trạng suy thoái môi trường và mất cân đối các hệ sinh thái đang diễn ra khá phổ biến. Tuy các hoạt động bảo vệ môi trường đã có những bước tiến bộ đáng kể nhưng mức độ ô nhiễm, sự suy thoái và suy giảm chất lượng môi trường vẫn tiếp tục gia tăng. Điều này chứng tỏ năng lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy làm công tác bảo vệ môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển bền vững.

Những lĩnh vực được ưu tiên phát triển bền vững

Theo mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010, những lĩnh vực được ưu tiên phát triển là: kinh tế, xã hội, tài nguyên môi trường. Trong đó, lĩnh vực tài nguyên môi trường cần phải chú trọng đến những vần đề sau:

- Chống thoái hóa, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất.

- Bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước.

- Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản.

- Bảo vệ môi trường biển, ven biển, hải đảo và phát triển tài nguyên biển.

- Bảo vệ và phát triển rừng.

- Giảm ô nhiễm không khí ở các đô thị và khu công nghiệp.

- Quản lý có hiệu quả chất thải rắn và chất thải nguy hại.

- Bảo tồn đa dạng sinh học.

- Giảm nhẹ biến đổi khí hậu và hạn chế những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu góp phần phòng, chống thiên tai.

Tổ chức thực hiện phát triển bền vững

Để đạt được hiệu quả cao trong quá trình phát triển bền vững, Đảng, Nhà nước và nhân dân cần chú trọng thực hiện tốt và nhịp nhàng các nhiệm vụ cơ bản sau:

- Hoàn thiện vai trò lãnh đạo của Nhà nước trong việc tổ chức thực hiện phát triển bền vững, gồm có:

Page 78: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

+ Phát triển thể chế.

+ Tăng cường năng lực quản lý sự phát triển bền vững.

+ Sử dụng các công cụ tài chính phục vụ cho phát triển bền vững.

+ Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững.

+ Tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức cho mọi người dân về phát triển bền vững.

+ Xây dựng Định hướng chiến lược phát triển bền vững của ngành và địa phương.

- Huy động toàn dân tham gia thực hiện phát triển bền vững.

Phát triển bền vững là sự nghiệp của toàn dân. Quá trình hoạch định và thực hiện các chính sách phát triển phải được toàn dân tham gia theo phương thức "dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra". Do đó cần có những chương trình kêu gọi, khuyến khích sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân. Hình thức kêu gọi có thể áp dụng như: đề ra chủ trương pháp luật, tổ chức các phong trào, xây dựng điển hình cộng đồng phát triển bền vững …

- Hợp tác quốc tế để phát triển bền vững.

Chủ động và tích cực tham gia vào các hoạt động quốc tế về phát triển bền vững. Mục tiêu của hợp tác quốc tế về phát triển bền vững là:

+ Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về phát triển và bảo vệ môi trường. Thực hiện đầy đủ các công ước quốc tế về phát triển bền vững mà Việt Nam đã ký kết tham gia.

+ Tăng cường thu hút những hỗ trợ của quốc tế về kỹ thuật, công nghệ và tài chính trong việc xóa đói giảm nghèo nhằm hướng tới phát triển bền vững.

I.4.1.2. Bộ tiêu chí phát triển bền vững Việt Nam

Sau khi Nhà nước ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam) theo Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra Bộ Tiêu chí phát triển bền vững và giám sát phát triển bền vững ở Việt Nam gồm 44 tiêu chí thuộc 4 lĩnh vực: Kinh tế (12 chỉ tiêu), Xã hội (17 chỉ tiêu), Tài nguyên và Môi trường (12 chỉ tiêu), Thể chế (12 chỉ tiêu). Dưới đây dẫn ra các chỉ tiêu trong lĩnh vực tài nguyên – môi trường:

i. Tỷ lệ che phủ của rừng: tính theo phần trăm (%).

ii. Tỷ lệ diện tích khu bảo tồn thiên nhiên so với diện tích tự nhiên, tính theo phần trăm (%).

iii. Tỷ lệ đất nông nghiệp được tưới tiêu, tính theo phần trăm (%).

iv. Tỷ lệ đất bị suy thoái hàng năm, tính theo phần trăm (%).

v. Tỷ lệ khai khoáng (khoáng sản chính).

vi. Tỷ lệ các khu, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải, xử lý rác thải.

vii. Số doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn ISO 14001.

viii. Phát thải các khí nhà kính, tính theo tấn/năm.

ix. Tỷ lệ các vùng đô thị có mức ô nhiễm không khí vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Page 79: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

x. Hệ sinh thái đang bị đe dọa và các loài có nguy cơ diệt chủng, tính bằng số lượng.

xi. Sản lượng cá đánh bắt hàng năm, tính bằng nghìn tấn.

xii. Tổn thất về kinh tế do thiên tai, quy đổi ra tiền.

I.4.2. Xây dựng tầm nhìn và mục tiêuTầm nhìn là hình ảnh chỉ dẫn tới sự thành công. Đây là bước quan trọng để đề xuất

các mục tiêu cần đạt được nhằm thực hiện kiểm soát ô nhiễm trên toàn tỉnh Bến Tre. Tầm nhìn và mục tiêu của tỉnh Bến Tre trong tương lai có thể được thể hiện như sau:

Bảng I.26: Tầm nhìn và mục tiêu KSON

Tầm nhìn Mục tiêu chung Mục tiêu cụ thểĐến năm 2015

- Kiện toàn lực lượng chuyên môn trong ngành, đầu tư thêm các công cụ, phương tiện phù hợp để tăng cường công tác quản lý đồng thời thu hút quần chúng nhân dân trong công tác bảo vệ môi trường- Có giải pháp và phương án giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách có liên quan đến chất thải rắn, nước thải- Có hệ thống cung cấp nước sạch đáp ứng nhu cầu của người dân- Hoàn chỉnh những giải pháp ứng phó với sự biến đổi khí hậu

- Ý thức và trách nhiệm về bảo vệ môi trường của người dân được nâng cao kết hợp với năng lực quản lý tại địa phương được đầu tư nâng cấp giúp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường tại tỉnh

- Nâng cao nhận thức cộng đồng về giá trị tài nguyên môi trường và các mối đe dọa, từ đó góp phần bảo vệ tài nguyên môi trường- Trang bị đầy đủ kiến thức, trang thiết bị cũng như đội ngũ cán bộ để có đủ năng lực tổ chức thực hiện quản lý tài nguyên môi trường tỉnh

- Bảo vệ chất lượng môi trường tại khu vực sản xuất

- Nước thải từ các cơ sở sản xuất, khu cụm công nghiệp và làng nghề đều được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi thải ra nguồn tiếp nhận- 100% chất thải y tế được thu gom và xử lý - Đến năm 2010 thị xã Bến Tre có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung trước khi thải ra nguồn tiếp nhận và đến năm 2015 sẽ có 3 trạm tại huyện Mỏ Cày, Ba Tri, Bình Đại

- Nâng cao hiệu quả thu gom và xử lý chất thải rắn

- Mạng lưới thu gom rác thải được mở rộng, hiệu quả thu gom chất thải rắn trên toàn tỉnh đạt trên 80%- Hoàn chỉnh kế hoạch xử lý chất thải rắn

- Lồng ghép giữa mục tiêu bảo vệ môi trường và mục tiêu phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản

- Khắc phục ô nhiễm tại khu vực chăn nuôi bò Ba Tri và chăn nuôi heo tại Mỏ Cày- 90% hộ chăn nuôi và 60% hộ nuôi trồng thủy sản áp dụng các

Page 80: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Tầm nhìn Mục tiêu chung Mục tiêu cụ thểcông nghệ kiểm soát và xử lý chất thải

- Cung cấp nước sạch cho người dân nông thôn và giảm thiểu quy mô và cường độ thiệt hại do tác động của xâm nhập mặn

- Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi nội đồng phục vụ cho sản xuất- Hạn chế sự tác động qua lại giữa hoạt động sản xuất và quá trình xâm nhập mặn- 100% người dân tại khu vực nông thôn có nước ngọt sử dụng

- Giảm thiểu ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất chỉ xơ dừa đến sức khỏe người dân trong khu vực

- Đảm bảo bố trí thích hợp khu vực hoạt động sản xuất nhằm hạn chế tác động đến sức khỏe người dân trong khu vực- Quản lý quá trình lưu trữ và xử lý lượng nguyên nhiên liệu và chất thải từ dừa

- Xây dựng kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu

- Đánh giá được những mức độ tác động do sự thay đổi khí hậu đến tỉnh Bến Tre- Hoàn chỉnh giải pháp, kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu

- Bảo vệ chất lượng nước

- Bảo vệ chất lượng môi trường tại các khu vực liên vùng với các tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, Trà Vinh- Bảo vệ môi trường và tài nguyên biển và ven biển

Đến năm 2020- Các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề được công nhận là khu công nghiệp xanh- Có hệ thống các trang trại chăn nuôi và các vùng nuôi trồng thủy sản đảm bảo các điều kiện về an toàn vệ sinh môi trường

- Điều kiện vệ sinh môi trường tại khu vực đô thị và nông thôn được cải thiện

- Các đô thị lớn của tỉnh có hệ thống xử lý nước thải tập trung trước khi thải ra nguồn tiếp nhận- Giải quyết triệt để vấn đề thoát nước thải và nhà vệ sinh trên sông rạch- Nâng cao mật độ cây xanh đô thị trên toàn tỉnh theo đúng tiêu chuẩn đối với đô thị loại 3

- Kiểm soát ảnh hưởng từ các hoạt động sản xuất tại các làng nghề chỉ xơ dừa, than thiêu kết đến đời sống

- Nghiên cứu thành công và áp dụng công nghệ xử lý khí thải phát sinh từ quá trình sản xuất than thiêu kết

Page 81: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Tầm nhìn Mục tiêu chung Mục tiêu cụ thể

- Kiểm soát được chất lượng môi trường không khí trên toàn tỉnh

và sức khỏe của người dân- Di dời các cơ sở sản xuất chỉ xơ dừa và than thiêu kết vào các khu vực tập trung

- Hạn chế tối thiểu sự thay đổi tính chất đất do ảnh hưởng bởi thuốc BVTV và phân bón trong nông nghiệp

- Cải thiện chất lượng đất tại các khu vực bị thoái hóa- Giảm thiểu lượng hóa chất độc hại tồn lưu trong môi trường đất, hạn chế tối thiểu liều lượng hóa chất sử dụng trong nông nghiệp

Page 82: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

CHƯƠNG IIXÂY DỰNG CÁC DỰ ÁN VÀ HÀNH ĐỘNG

II.1. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN CÁC DỰ ÁN VÀ HÀNH ĐỘNGTrên cơ sở nghiên cứu, đánh giá hiện trạng ô nhiễm tại các nguồn thải trên địa

bàn tỉnh Bến Tre và tầm nhìn cũng như mục tiêu kiểm soát ô nhiễm môi trường, đề xuất các chương trình và dự án hành động. Các chương trình bao gồm:II.1.1. Chương trình “Tăng cường năng lực quản lý, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường”II.1.1.1. Thực trạng và thách thức

Từ khi Luật Bảo vệ Môi trường ra đời năm 2005 và Nghị định số 80 NĐ/TTg ngày 09/8/2006 đã tạo điều kiện cho công tác bảo vệ môi trường được triển khai. Trong thời gian qua tỉnh đã quan tâm và thực hiện tốt công tác tăng cường năng lực quản lý, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường, cụ thể như sau:

- Tăng cường đào tạo kiến thức cơ bản về quản lý môi trường cho cán bộ công chức cấp huyện, thị trấn, phường, xã phù hợp với nội dung quản lý được phân công, phân cấp. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành có liên quan trên địa bàn tỉnh.

- Bước đầu nâng cao nhận thức của người dân về các vấn đề môi trường. Qua đó, góp phần tích cực vào việc cải thiện đáng kể chất lượng môi trường tại một số nơi, ngành, lĩnh vực.

- Huy động được đông đảo các thành phần trong xã hội, cộng đồng dân cư tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.

- Đẩy mạnh chương trình giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp tại các đơn vị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

Tuy nhiên bên cạnh những mặt đạt được trong công tác quản lý nhằm bảo vệ môi trường thì tỉnh cũng còn những mặt hạn chế cần khắc phục:

- Nguồn nhân lực bảo vệ môi trường tỉnh còn mỏng, đội ngũ cán bộ cấp huyện, cấp xã làm công tác bảo vệ môi trường còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

- Sự phối hợp liên ngành, liên vùng còn kém hiệu quả dẫn đến nhiều trường hợp chồng chéo về chức năng, trong khi lại bỏ trống nhiệm vụ quản lý theo thẩm quyền.

- Thiếu các trang thiết bị phân tích môi trường, Trung tâm Quan trắc Môi trường chỉ mới hình thành nên còn sơ khai do đó vẫn còn phải thuê mướn các đơn vị khác.

- Vẫn còn tiềm năng rất lớn trong cộng đồng dân cư chưa được tập hợp và huy động trong công tác bảo vệ môi trường.

- Việc đưa nội dung giáo dục môi trường vào trường học chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức.

- Các hoạt động vẫn còn mang tính phong trào, hình thức, được triển khai trên cơ sở ngân sách của Nhà nước và nguồn tài trợ, chưa có các chương trình phát huy nội lực tại địa phương hay xã hội hóa nhằm có tính bền vững lâu dài.

Page 83: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

- Nội dung tuyên truyền vẫn còn chung chung, chưa cụ thể và dễ cho việc truyền thông đại chúng cho mọi quần chúng nhân dân.

- Các mô hình thành công còn chưa được phổ biến và nhân rộng.

- Việc đưa tin về môi trường bằng các phương tiện báo, đài chưa có sự đồng bộ.

II.1.1.2. Nội dung thực hiện

Trong bối cảnh đất nước gia nhập WTO thì vấn đề phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường nhằm hướng tới phát triển bền vững trở thành tiêu chí quan trọng trong xã hội mới ngày nay. Do đó tỉnh Bến Tre cần phải đặc biệt quan tâm hơn nữa công tác quản lý cũng như nâng cao nhận thức cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường.

Trong thời gian tới, nhằm tăng cường và nâng cao nhận thức của người dân, tỉnh cần thực hiện:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường cho mọi tầng lớp nhân dân.

- Đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ cho các tổ chức và đội ngũ cán bộ có liên quan đến công tác quản lý môi trường ở các cấp.

- Đẩy mạnh xã hội hóa về hoạt động bảo vệ môi trường.

- Xây dựng hệ thống hạch toán kinh tế môi trường; sử dụng các công cụ kinh tế để thúc đẩy công tác bảo vệ môi trường.

- Xây dựng mạng lưới quan trắc và phòng phân tích chất lượng môi trường.

II.1.2. Chương trình “Kiểm soát ô nhiễm nguồn nước do nước thải sinh hoạt và sản xuất; nâng cấp, cải tạo và xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt và sản xuất”II.1.2.1. Hiện trạng và thách thức của việc ô nhiễm nguồn nước do nước thải sinh hoạt và sản xuất tỉnh Bến Tre

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt và sản xuất đang diễn ra tại khá nhiều nơi của tỉnh. Theo ước tính, hàng ngày trên toàn tỉnh có khoảng 47.632 m3 nước thải sinh hoạt và 34.078 m3 nước thải sản xuất được thải trực tiếp ra môi trường. Tất cả lượng nước thải này hầu như không được thu gom triệt để và thải trực tiếp ra môi trường mà không thông qua quá trình xử lý. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường trong khu vực.

Trong tương lai, với việc đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ kéo theo sự gia tăng lượng chất thải thải ra môi trường. Khi đó, nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ về tải lượng cũng như chất lượng nước thải khi thải ra môi trường thì chắc chắn môi trường sẽ bị thay đổi nghiêm trọng, gây tác động xấu đến sức khỏe của người dân.

II.1.2.2. Nội dung thực hiện

Để chất lượng nước tại điểm sử dụng đảm bảo thì việc xả nước thải ra nguồn tiếp nhận phải được kiểm soát chặt chẽ, đồng thời phải có các biện pháp tăng cường quá trình tự làm sạch của nguồn nước; phải quy hoạch hệ thống thoát nước đô thị đảm bảo yêu cầu không úng ngập và vệ sinh an toàn cho cộng đồng.

Page 84: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Phải từng bước thực hiện xử lý nước thải khu vực đô thị đảm bảo TCVN 5945-2005 và TCVN 6772-2000 trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

a. Xây dựng các trạm xử lý nước thải tập trung, hoàn thiện hệ thống thoát nước đô thị

- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thu gom, thoát nước tại các khu dân cư tập trung, khu đô thị như: thị xã Bến Tre, thị trấn Mỏ Cày, thị trấn Chợ Lách, thị trấn Giồng Trôm, thị trấn Ba Tri và các thị trấn khác.

- Nghiên cứu, tính toán và lựa chọn vị trí thích hợp nhằm xây dựng trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung. Chất lượng nước thải sau khi xử lý đảm bảo đạt tiêu chuẩn TCVN 6772-2000 trước khi thải vào các nhánh sông. Mức độ áp dụng của tiêu chuẩn còn tùy thuộc vào dân số trong khu vực và mục tiêu sử dụng nguồn nước mặt tại địa phương.

- Đối với thoát và xử lý nước thải tại các đô thị cũ sẽ từng bước tách 2 hệ thống (thoát nước mưa và nước thải) thông qua cải tạo đường ống hoặc xây dựng giếng tách tràn. Tại các khu đô thị mới, tách 2 hệ thống ngay từ ban đầu hoặc chừa quỹ đất tách 2 hệ thống sau này. Phấn đấu đến năm 2010, thị xã Bến Tre hoàn chỉnh hệ thống thoát và trạm xử lý nước thải; đến năm 2020, các thị trấn và thị tứ đều được xử lý nước thải.

b. Quản lý và kiểm soát nước thải các khu cụm công nghiệp

Đối với các khu cụm công nghiệp (K/CCN) đang hoạt động hiện nay có thể thực hiện nhiều biện pháp và chiến lược quản lý môi trường như xây dựng khung quản lý môi trường, cung cấp tốt các dịch vụ môi trường (dịch vụ cấp nước, thu gom và xử lý chất thải …). Các biện pháp kiểm soát và quản lý môi trường đối với các KCN này bao gồm:

- Xác định giải pháp theo loại ô nhiễm và mức độ ô nhiễm.

- Kiểm soát chặt chẽ việc xả nước thải ra các nguồn nước sông rạch.

- Áp dụng quy trình sản xuất sạch hơn.

- Áp dụng phương thức xử lý cuối đường ống đối với nước thải chưa đạt tiêu chuẩn.

- Tận dụng các nguồn nước giải nhiệt, nước được quy ước sạch.

c. Quản lý và kiểm soát nước thải các làng nghề

Hiện tại ở địa phương cơ cấu kinh tế xã hội của các làng nghề thủ công còn yếu kém nên xây dựng một hình thức xử lý đặc biệt để giúp đỡ nhóm ngành này. Các hành động KSON môi trường làng nghề tập trung vào các vấn đề sau:

- Quản lý bằng chính sách, chế tài:

+ Xây dựng quy chế quản lý, xử phạt đối tượng gây ô nhiễm môi trường.

+ Quản lý việc tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Tiến hành xử lý nước thải: biện pháp xử lý đối với làng nghề chủ yếu là xử lý nước thải chế biến thủy sản, kẹo dừa. Tiến trình xử lý như sau: Nước thải tập trung lại bể thu gom, sau đó qua bể lắng 1 và bể lắng 2, rồi tiếp tục chuyển đến bể xử lý sinh học hiếu khí rồi mới thải ra môi trường phải đạt tiêu chuẩn nước loại A.

- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường các làng nghề: biện pháp tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường chung cho các chủ cơ sở là cần thiết, biện pháp này cần được sự hỗ trợ của các cấp, ban ngành, hội phụ nữ, đoàn thanh niên để công tác bảo vệ môi trường ngày càng tốt hơn.

Page 85: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

d. Quan trắc môi trường

Quan trắc môi trường là khâu không thể thiếu trong kiểm soát ô nhiễm tại các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Thông qua việc quan trắc đặc tính nước thải sẽ đánh giá được tình hình tuân thủ quy định việc xả thải của các cơ sở sản xuất.

e. Các biện pháp kỹ thuật tổng hợp bảo vệ nguồn nước

- Hạn chế xả thải vào nguồn nước:

+ Sản xuất bằng công nghệ sạch và công nghệ ít chất thải;

+ Cấp nước tuần hoàn và sử dụng lại nước thải;

+ Xử lý nước thải;

+ Quy hoạch hợp lý các cống xả nước thải.

- Giảm chất thải sau phát sinh:

+ Xử lý nước thải;

+ Tái sử dụng dòng thải.

- Tăng cường quá trình tự làm sạch nguồn nước:

+ Tăng cường xáo trộn tại cống xả nước thải;

+ Bổ sung nước sạch để pha loãng nước thải;

+ Làm giàu oxy cho nguồn nước;

+ Nuôi trồng thủy sinh.

- Các giải pháp sinh thái chống phú dưỡng nguồn nước:

+ Xử lý hóa học nước thải ưu tiên xả thải vào nguồn nước cấp;

+ Giảm sinh khối trong nguồn nước.II.1.3. Chương trình “Quản lý chất thải rắn, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn”II.1.3.1. Thực trạng và thách thức

a. Chất thải rắn sinh hoạt

- Hiện tại công tác thu gom chất thải rắn trên địa bàn tỉnh chỉ mới tập trung ở thị xã Bến Tre và các đô thị huyện thị khác, hiệu suất thu gom chỉ mới đạt 70%.

- Tại các khu, cụm công nghiệp, công tác thu gom đạt hiệu suất cao, các cơ sở nhỏ lẻ nằm ngoài khu công nghiệp do nằm rải rác trong khu dân cư nên công tác quản lý chất thải rắn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là công tác thu gom.

- Rác thải sinh hoạt tại các bệnh viện huyện cũng chưa được xử lý một cách căn cơ, triệt để.

- Công nghệ xử lý chất thải rắn chủ yếu vẫn là chôn lấp không hợp vệ sinh.

b. Chất thải rắn nguy hại

Hiện nay, rác thải công nghiệp nguy hại của tỉnh chủ yếu là bụi thuốc lá sinh ra từ nhà máy Thuốc lá Bến Tre, công nghệ xử lý là thải tự nhiên và chôn lấp tại bãi rác thị xã (ấp Phú Thành, xã Phú Hưng, thị xã Bến Tre).

Page 86: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Đối với chất thải rắn y tế nguy hại, hiện nay hầu hết các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh đều được thu gom riêng biệt so với chất thải y tế sinh hoạt. Lượng chất thải rắn này đều được xử lý bằng hình thức thiêu đốt, riêng đối với các bệnh viện tuyến huyện do chưa được đầu tư hệ thống lò đốt hiện đại nên rác thải nguy hại vẫn còn được đốt bằng hệ thống lò đốt thủ công thiếu an toàn gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng môi trường không khí.

Nhìn chung công tác thu gom và xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều bất cập, hiệu quả chưa cao, nguyên nhân chủ yếu: Phân công trách nhiệm giữa các ngành chưa rõ ràng, hình thức thu gom chủ yếu vẫn mang tính thủ công, thiếu đầu tư nâng cấp trang thiết bị, nhận thức của cộng đồng chưa cao. Triển khai chính sách xã hội hóa trong thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải còn thấp, công đoạn phân loại chất thải rắn tại nguồn còn chưa được thực hiện, do vậy còn lãng phí chất thải cho tái chế và tái sử dụng.

Trong những năm tới khi sự gia tăng dân số, phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế sẽ kéo theo sự gia tăng chất thải, trong đó có chất thải rắn. Để đảm bảo phát triển đi đôi với bền vững thì tỉnh cần phải thực hiện tốt công tác kiểm soát chất thải rắn bằng các phương thức quản lý cũng như xử lý cụ thể hơn đối với từng loại chất thải, từng khu vực địa phương.

II.1.3.2. Nội dung thực hiện

- Xử lý các điểm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do chất thải rắn gây ra. - Xây dựng và thực thi pháp luật.- Quy hoạch và đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn, chất thải

nguy hại.- Xã hội hóa hoạt động thu gom, phân loại và xử lý CTR.- Nâng cao năng lực quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại.- Áp dụng sản xuất sạch hơn, hạn chế phát sinh chất thải.

II.1.4. Chương trình “Kiểm soát việc ô nhiễm nguồn nước do các hoạt động chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản”II.1.4.1. Hiện trạng và thách thức

Xu hướng thay đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nói chung và sự phát triển ồ ạt của việc nuôi cá da trơn và chăn nuôi gia súc đang ngày càng trở thành mối nguy hại cho vấn đề vệ sinh môi trường nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bến Tre. Hình thức nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh vùng ven biển và nuôi cá da trơn tại các huyện đã và đang làm thay đổi chất lượng môi trường nước sông rạch của tỉnh.

Ngoài ra, quy mô chăn nuôi gia đình ngày càng mở rộng, bước đầu đã hình thành nhiều trang trại theo phương thức nuôi công nghiệp. Việc phát triển chăn nuôi tràn lan cùng với sự thiếu an toàn trong vệ sinh môi trường đã và đang gây ra những vấn đề ô nhiễm môi trường đáng báo động tại địa phương, đặc biệt là tại khu vực huyện Mỏ Cày.

II.1.4.2. Nội dung thực hiện

a. Quy hoạch phát triển các trang trại gia súc và xây dựng các mô hình tái sử dụng chất thải (hầm biogas)

Page 87: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Quy hoạch các khu vực nuôi gia súc tập trung, phải có hệ thống thoát nước, xây dựng kiểu chuồng trại hợp vệ sinh sẽ giúp cho việc xịt rửa tiện lợi hơn, chuồng trại sạch sẽ hơn vì không còn phân ứ đọng trong chuồng hoặc xung quanh chuồng và có thể tận dụng chất thải của gia súc để làm chất đốt hay ủ làm phân bón dùng trong nông nghiệp.

Xây dựng các túi biogas hay hầm biogas hoặc ngăn chứa và ủ phân riêng tại các hộ nuôi gia súc phân tán trong khu dân cư.

Đây là công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi có hiệu quả, vừa xử lý các yếu tố gây ô nhiễm môi trường, hạn chế được các nguy cơ truyền bệnh vừa tạo ra khí để sử dụng đun nấu. Biogas có rất nhiều loại như: túi nilon, hầm hình trụ xây gạch nắp bê tông hoặc compost, hình cầu xây dựng bằng gạch … Điều kiện tiên quyết để biogas phát huy được hiệu quả là phải xây dựng đúng theo yêu cầu kỹ thuật đảm bảo kín, bền vững không rò khí và cung cấp tối thiểu 20 kg phân tươi trong 24 giờ. Loại hình này phù hợp đối với các trại chăn nuôi gia súc với số lượng trên 5 con bò hoặc 20 con heo trở lên.

b. Thiết lập và xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải

- Chuồng có nền được kiên cố hóa đảm bảo nước thải không thấm xuống sâu ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm.

- Có đường ống dẫn nước thải ra đường thoát nước chung của khu vực; xây dựng đường cống ngầm trong khu dân cư (không được sử dụng kênh hở để giảm mùi hôi).

- Có công trình xử lý chất thải của gia súc.- Các công trình xử lý chất thải phải được xây dựng theo tiêu chuẩn quy định

(kết cấu, quy mô, khoảng cách ly đối với nơi ở, sinh hoạt …).c. Kiểm soát nguồn thải các ao nuôi tôm

- Hệ thống ao nuôi cần có các ao lắng các chất thải từ các ao nuôi trước khi xả ra ngoài kênh.

- Chất thải từ các ao nuôi cần phải được thu gom và tập trung tại một khu vực, xử lý bằng cách phơi hoặc chuyển đến nơi xử lý. Nghiêm cấm tình trạng vứt chất thải xuống lòng kênh rạch, sông ngòi của tỉnh. Lượng bùn sên vét đáy, đào ao nuôi cần được xử lý làm phân bón vi sinh hoặc chôn lấp, không được để tràn tự nhiên ra môi trường.

- Khi xây dựng hệ thống nuôi thâm canh nên lưu ý thiết kế các bể xử lý dây chuyền bao gồm các bể lắng cơ học, sinh học và hóa học đạt tiêu chuẩn cho phép xả thải vào kênh rạch, sông ngòi.

d. Kiểm soát vùng nuôi cá da trơn trên sông Ba Lai và các sông chính của tỉnh

- Tiến hành thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường của các cơ sở nuôi cá da trơn trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Tất cả các cơ sở đều phải thực hiện đăng ký Bản cam kết bảo vệ môi trường (hoặc Báo cáo đánh giá tác động môi trường), chương trình giám sát môi trường.

- Xây dựng công trình xử lý chất thải đúng qui định, có hệ thống kênh thu gom và ao xử lý nước thải.

- Nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn mới được thải trực tiếp ra môi trường, đặc biệt là các cơ sở nuôi cá da trơn ven sông Ba Lai.

- Triển khai dự án Quy hoạch chi tiết nuôi cá da trơn trên địa bàn tỉnh Bến Tre.e. Nâng cao nhận thức cộng đồng

Page 88: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

- Lồng ghép chương trình giáo dục bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường nước nói riêng vào tất cả các trường học.

- Tập huấn nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường nước cho cán bộ chính quyền các cấp từ tỉnh, huyện, xã, tới thôn, ấp.

- Truyền thông nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường nước cho dân cư sống hai bên bờ sông, rạch, cho ngư dân sống trên sông - biển.

- Xây dựng quy chế cộng đồng tham gia giám sát việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường nước trong tỉnh.

- Tổ chức các đội tự quản bảo vệ môi trường.f. Thiết lập kế hoạch quan trắc môi trường theo hình thức tự động hoặc tự quản

- Lắp đặt các trạm đo tự động tại các vị trí cố định, các trạm này có tác dụng dùng để xây dựng số liệu nền về chất lượng nước tự nhiên, chỉ xét đến sự ảnh hưởng của nguồn nước do các tác động của tự nhiên và các yếu tố ô nhiễm từ khí quyển.

- Một số vị trí nuôi trồng thủy sản dọc theo các nhánh sông (đặc biệt là khu vực hạ lưu) cần bố trí các điểm quan trắc để có thể đánh giá được độ an toàn của lưu vực sông do ảnh hưởng từ hoạt động nuôi trồng thủy sản trong vùng. Các vị trí tiếp nhận nguồn nước thải từ khu vực chăn nuôi cũng cần có các trạm quan trắc.II.1.5. Chương trình “Kiểm soát xâm nhập mặn các huyện ven biển, hạn chế và giảm nhẹ tác hại của quá trình xâm nhập mặn diễn ra trên địa bàn tỉnh Bến Tre”II.1.5.1. Hiện trạng và thách thức của quá trình xâm nhập mặn đến môi trường và phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bến Tre

Bến Tre là một trong những tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long có bề mặt tiếp giáp biển nên vấn đề xâm nhập mặn xảy ra thường xuyên và nặng nề, đặc biệt là vào mùa khô gây ảnh hưởng, thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân trong tỉnh. Trong đó, huyện Thạnh Phú, Bình Đại và Ba Tri là 3 huyện ven biển chịu ảnh hưởng nặng từ vấn đề này.

Một trong những hậu quả nghiêm trọng của tình trạng xâm nhập mặn nói trên đã làm cho tài nguyên đất của Bến Tre bị suy thoái với 7,38% diện tích đất tự nhiên bị nhiễm mặn thường xuyên (đất đã bị suy thoái do mặn, không có khả năng cải tạo, thuộc vùng sinh thái mặn); 13% diện tích đất tự nhiên bị nhiễm mặn nhiều (đất đã bị suy thoái do mặn trung bình, thuộc vùng sinh thái mặn) và 24% diện tích đất tự nhiên chỉ bị nhiễm mặn nhẹ (đất đang suy thoái, thuộc vùng lợ và có thể cải tạo bằng các biện pháp canh tác phù hợp) và 35% diện tích đất tự nhiên (đất đang có nguy cơ suy thoái, thuộc vùng ngọt). Ngăn chặn sự suy thoái đất ở vùng bị nhiễm mặn nhiều, nhẹ và vùng ngọt là một vấn đề cấp bách cần giải quyết để bảo vệ nguồn tài nguyên đất có ý nghĩa quyết định cho sản xuất nông nghiệp của người dân.

Trong tương lai, với sự phát triển chung của cả nước, nhiều hiện tượng liên quan đến môi trường sẽ xảy ra như: nước sông Mekong ngày càng suy giảm về lưu lượng, hệ quả của biến đổi khí hậu (nước biển dâng, nhiệt độ tăng, bão lốc …) và hệ canh tác nông nghiệp không hợp lý … Hệ quả tất yếu là làm trầm trọng thêm tình trạng xâm nhập mặn, nước mặn sẽ xâm nhập sâu vào khu vực nội đồng … gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân.

Page 89: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

II.1.5.2. Các nội dung thực hiện

a. Nhanh chóng hoàn chỉnh hệ thống đê bao ngăn mặn ven biển và dọc sông

Tiếp tục nhận sự đầu tư của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, ngân sách tỉnh và nhân dân đóng góp, Bến Tre ngoài việc đã hình thành một hệ thống thủy lợi đầu mối quan trọng cần hoàn chỉnh hệ thống đê bao ngăn mặn ven biển và dọc sông, vấn đề đầu tư hoàn thiện hệ thống thủy lợi ngăn mặn được ưu tiên hàng đầu.

- Đối với khu vực Châu Thành, Chợ Lách, Bắc Mỏ Cày và một phần phía Bắc thị xã Bến Tre, tập trung đầu tư nạo vét kênh mương nội đồng, đê bao, nâng cấp hệ thống thủy lợi đang hoạt động nhằm chủ động điều tiết nước, ngăn mặn.

- Đối với huyện Thạnh Phú và Nam Mỏ Cày, nạo vét kênh nội đồng, nâng cấp các tuyến đê ven sông Cổ Chiên và xây dựng các tuyến đê bao cồn nổi thuộc huyện Mỏ Cày.

- Đối với khu vực Nam thị xã Bến Tre, Giồng Trôm và Ba Tri, ngoài hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng, tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh tuyến đê ven sông Hàm Luông và xây dựng đê biển Ba Tri. Tại huyện Bình Đại hoàn chỉnh tuyến đê ven sông Tiền.

- Đối với dự án ngọt hóa vùng Bắc Bến Tre, tỉnh cần tranh thủ nguồn vốn của Trung ương tiếp tục đầu tư xây dựng âu thuyền An Hóa, âu thuyền Bến Tre, cống lấy nước Bến Rớ, nạo vét trục dẫn Ba Lai và xây dựng bờ kè sông Giao Hòa, cùng nhiều công trình thủy lợi khác.

b. Xây dựng các cống ngăn mặn đối với vùng sản xuất nông nghiệp tạo thêm diện tích ngọt hóa, tận dụng nước mưa

Việc bảo vệ, gia cố, xây dựng các hệ thống ngăn mặn mới cần phải được đặc biệt nâng cao với sự phối hợp của chính quyền địa phương.

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng cống ngăn mặn tuyến Giồng Trôm - Ba Tri và cống Mỏ Cày bảo vệ lúa và cây ăn trái.

- Tại huyện Thạnh Phú và Nam Mỏ Cày, cần xây dựng cống Bến Giông Nhỏ, cống Rạch Cái Bần (Phú Khánh), tu sửa hệ thống cống và xây dựng các tuyến đê bao cồn nổi thuộc huyện Mỏ Cày.

- Tại huyện Bình Đại, đầu tư xây dựng cống Kênh Mới (Long Hòa), hoàn chỉnh hệ thống cống dưới chân đê biển.

- Bắc Mỏ Cày tập trung đầu tư nạo vét kênh mương nội đồng, xây dựng hệ thống cống.

c. Tăng khả năng cung cấp nước ngọt cho vùng mặn. Đây là giải pháp cân bằng cung - cầu, ổn định sản xuất lúa, chủ động phục vụ thủy sản

Tiếp tục phát huy hiệu quả của công trình cống – đập Ba Lai với nhiệm vụ chủ yếu là kiểm soát lũ ở phần phía Bắc tỉnh, kiểm soát mặn, cấp nước ngọt, thoát lũ, tiêu úng nhằm ổn định dân cư, phát triển nông nghiệp (trong đó có bảo vệ các vườn cây ăn trái), thủy sản cho phần phía Nam.

d. Bố trí thời vụ hợp lý để giảm lượng nước tưới trong mùa khô kiệt

Trên cơ sở đánh giá thực trạng diễn biến xâm nhập mặn và hệ canh tác vùng ven biển tỉnh Bến Tre, những hợp lý và chưa hợp lý, để từ đó đề xuất giải pháp chuyển đổi cơ cấu sản xuất thích hợp.

Page 90: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

- Cơ cấu cây trồng và mùa vụ cần chuyển dịch là: Nuôi trồng thủy sản; lúa một vụ cao sản hoặc đặc sản; hai vụ lúa (hè thu, mùa); một vụ lúa mùa + màu; cây ăn trái trên các giồng cát; một vụ lúa mùa + một vụ tôm sú mùa khô; nuôi tôm biển, nuôi tôm kết hợp trồng lúa.

- Ngoài nuôi tôm cá chuyên canh, phát triển mô hình nuôi thủy sản kết hợp với trồng cây dạng mương vườn để nuôi nghêu, sò ở các bãi triều.

II.1.6. Chương trình “Cải tạo tình hình vệ sinh môi trường vùng nông thôn, cấp nước sạch cho vùng bị xâm nhập mặn”II.1.6.1. Hiện trạng và thách thức

Hiện tại, tại tỉnh Bến Tre tỷ lệ hố xí hợp vệ sinh còn rất thấp, loại hình nhà ổ chuột ven các kênh rạch vẫn còn cao, nước thải sinh hoạt và chăn nuôi chưa được quan tâm xử lý đúng mức gây ô nhiễm môi trường cục bộ tại các địa phương. Ngoài ra, tình hình dịch bệnh trên gia cầm cũng đang diễn biến khá phức tạp tạo nguy cơ đe dọa đến chất lượng môi trường và sức khỏe người dân.

Bên cạnh đó, tình trạng cấp nước sạch cho khu vực nông thôn hiện nay còn nhiều hạn chế, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước mưa và sử dụng nguồn nước không đảm bảo vẫn còn chiếm tỷ lệ cao, hình thức sử dụng lu, bể chứa nước mưa trở thành phổ biến ở các vùng nông thôn. Khu vực ven biển bị nhiễm mặn là vùng bị hạn chế về nguồn nước sinh hoạt lớn nhất tỉnh Bến Tre, sự hạn chế về nước cộng với quá trình xâm nhập mặn làm cho nguồn nước ngọt ở đây trở nên khan hiếm và đắc đỏ, nhất là vào mùa khô.

Trong tương lai, sự gia tăng dân số kết hợp với yêu cầu phát triển kinh tế và hệ quả của biến đổi khí hậu (khan hiếm nước ngọt, xâm nhập mặn ngày càng sâu vào đất liền …) đã đặt ra những thách thức rất lớn cho các vấn đề cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bến Tre trong thời gian tới.

II.1.6.2. Nội dung thực hiện

a. Nâng cao tỷ lệ hố xí hợp vệ sinh, xóa dần số lượng nhà “ổ chuột”

- Xây dựng những chính sách di dời các hộ dân sống trong khu vực nhà ổ chuột đến khu vực an toàn, tạo điều kiện “an cư lạc nghiệp” cho người dân theo phương châm: nâng cao chất lượng cuộc sống về nhà ở, đi lại, tiếp cận các dịch vụ cơ bản xã hội nhưng đảm bảo các yếu tố văn hóa truyền thống, tạo công ăn việc làm cho người dân.

- Tăng cường hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường của người dân nông thôn.

- Đầu tư xây dựng nhà vệ sinh công cộng từng cụm dân cư từ 5 hộ trở lên với chi phí khoảng 5 triệu đồng/cái.

- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi và trợ vốn giúp người dân nông thôn xây dựng hố xí hợp vệ sinh.

b. Tăng cường mở rộng mạng lưới cấp nước sạch cho vùng bị xâm nhập mặn

Tỉnh nên xây dựng các trạm cấp nước 10 – 20 m3/giờ tại các khu dân cư tập trung khoảng 100 – 200 hộ. Thông qua chương trình cấp nước nông thôn (giếng tầng nông ở nơi thích hợp, giếng cạn hợp vệ sinh nơi giồng cát, giếng ống, cung cấp các bể xi măng, lu vại để lắng, lọc, chứa theo chương trình mục tiêu quốc gia, viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài).

Page 91: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

c. Nâng cao năng lực quản lý nguồn nước

- Có kế hoạch đào tạo cán bộ quản lý nguồn nước từ cấp cơ sở, địa phương và đầu tư kinh phí cho công tác điều tra, nghiên cứu bảo vệ nguồn nước của tỉnh.

- Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp quy cùng với các biện pháp triển khai, giáo dục, chế tài đối với các đối tượng vi phạm trong bảo vệ môi trường nước.

- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho người dân ý thức về việc bảo vệ môi trường nước: hạn chế thải các chất gây ô nhiễm xuống kênh rạch, khai thác nước ngầm bừa bãi …

II.1.7. Chương trình “Kiểm soát ô nhiễm không khí tại các làng nghề sản xuất chỉ xơ dừa, than thiêu kết”II.1.7.1. Thực trạng và thách thức

Ngành sản xuất chỉ xơ dừa đã được hình thành từ rất lâu tại tỉnh Bến Tre. Hiện nay trên toàn tỉnh có hàng trăm cơ sở sản xuất chỉ xơ dừa đang hoạt động. Bên cạnh đó, sản xuất than thiêu kết cũng là thế mạnh của tỉnh trong những năm gần đây. Chất lượng môi trường không khí xung quanh tại các cơ sở sản xuất này đều đang có dấu hiệu thay đổi do:

- Khói thải từ quá trình sản xuất chứa các thành phần bụi dầu, đen, nặng, không tan trong không khí, các chất này tồn lưu trong môi trường không khí từ 100 ngày đến 3 năm ở 2 dạng phổ biến là hơi khí và phân tử bụi (bụi lơ lửng, bụi nặng, aerosol khí, lỏng, rắn).

- Hầu hết các cơ sở sản xuất này đều nằm ngoài các khu cụm công nghiệp, đồng thời công nghệ lạc hậu nên việc quản lý và kiểm soát khí thải từ quá trình sản xuất còn gặp nhiều khó khăn.

- Nhiều hệ thống ống khói tại các cơ sở sản xuất thấp dưới 2 m, một số lò không có hệ thống ống khói. Trong những giờ sản xuất, khói thải không thể phát tán lên cao và ra xa, do đó gây tác hại đến tình hình sức khỏe của người dân sống trong khu vực xung quanh.

- Khoảng cách từ lò đốt đến khu dân cư, vườn cây chỉ từ 5 – 60 m, phạm vi ảnh hưởng đến môi trường xung quanh rất rộng do đa số các lò than không có ống khói hoặc ống khói chỉ cao từ 2 – 10 m.

- Công nghệ xử lý khí thải hiện đã được nghiên cứu và đạt được hiệu quả xử lý khá tốt. Tuy nhiên, do giá thành lớn nên không được người dân chọn lựa và ứng dụng trên thực tế.

- Bụi từ mụn xơ dừa phát sinh trong quá trình đập tước vỏ dừa, đánh tơi thành chỉ và quá trình cào xới phơi chỉ. Ngoài ra, các hoạt động đập tước vỏ dừa, đánh tơi thành chỉ cũng đã làm gia tăng mật độ tiếng ồn tại đây.

II.1.7.2. Nội dung thực hiện

- Tổng kiểm tra các cơ sở sản xuất chỉ xơ dừa và than thiêu kết trên toàn tỉnh.

- Quy hoạch các khu vực làng nghề sản xuất chỉ xơ dừa và than thêu kết.

- Di dời các cơ sở sản xuất chỉ xơ dừa trên toàn tỉnh, đình chỉ hoạt động các cơ sở sản xuất than thiêu kết nằm quá gần khu dân cư, vườn tược.

Page 92: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

- Trong giai đoạn trước mắt, cần hướng dẫn chủ cơ sở sản xuất lắp đặt hệ thống ống khói có độ cao hợp lý và ứng dụng phương pháp đốt thứ cấp. Điều này giúp hạn chế những ảnh hưởng không tốt do khí thải từ sản xuất chỉ xơ dừa và than thêu kết đến sức khỏe của người dân.

- Khẩn trương, nhanh chóng đầu tư cho công trình nghiên cứu khoa học, đề tài xử lý khói thải lò than thiêu kết.

- Xây dựng đề án thu gom mụn dừa, khuyến thích các đơn vị đầu tư tái chế, tái sử dụng mụn dừa thành các sản phẩm thân thiện với môi trường: đất sạch, phân hữu cơ vi sinh …

- Hoàn thiện công nghệ sản xuất và sử dụng chu trình khép kín trong hoạt động sản xuất chỉ xơ dừa, đặc biệt là trong công đoạn đập, tước vỏ dừa.

- Ứng dụng khoa học công nghệ trong việc quản lý và xử lý khí thải từ lò đốt than thiêu kết trên quy mô rộng.

- Tổ chức thanh kiểm tra và giám sát thường xuyên chất lượng khí thải tại khu vực sản xuất và chất lượng không khí môi trường xung quanh. II.1.8. Chương trình “Kiểm soát ô nhiễm môi trường đất do sử dụng TBVTV và phân bón trong nông nghiệp”II.1.8.1. Thực trạng và thách thức

Hiện tại người dân tỉnh Bến Tre vẫn còn thói quen sử dụng phân bón và TBVTV một cách cảm tính theo kinh nghiệm dân gian, canh tác lâu năm của người dân, gây khó khăn trong công tác quản lý và kiểm soát lượng phân bón và thuốc BVTV. Điều này dẫn đến việc sử dụng hóa chất trong nông nghiệp còn mất cân đối và không hợp lý cho từng loại cây trồng hay các thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây. Đây là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa đất, độ phì của đất ngày một suy giảm, độ chua và dư lượng thuốc BVTV ngày một gia tăng trong môi trường đất.

II.1.8.2. Nội dung thực hiện

- Quản lý lượng phân bón, TBVTV đang lưu hành trên thị trường, lượng phân, thuốc phun, xịt cho mỗi mùa vụ.

- Từng bước chuyển nền nông nghiệp hóa học sang nông nghiệp sinh học.

- Tuyên truyền, giáo dục cộng đồng để nâng cao kiến thức của nông dân về phương thức canh tác khoa học, hợp lý để giảm thiểu tác động đến môi trường.

- Khuyến khích người dân trong việc tham gia xây dựng và phát triển các đề tài, dự án để thực hiện có hiệu quả mô hình canh tác gắn với chế biến xuất khẩu.

- Tuyên truyền tác hại của việc sử dụng quá mức TBVTV, phân bón, vứt bao bì chứa thuốc trên đồng ruộng, xúc rửa bình xịt thuốc tại nguồn nước sông rạch.II.1.9. Chương trình “Kiểm soát, hạn chế và giảm thiểu các tác động đến tài nguyên môi trường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu”II.1.9.1. Thực trạng và thách thức

Biến đổi khí hậu là hiện tượng đang diễn ra khá phổ biến hiện nay trên toàn thế giới. Hiện tượng này ngày càng làm nghiêm trọng hơn tình hình thiên tai và sự cố môi

Page 93: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

trường như: xâm nhập mặn, hạn hán, bão, áp thấp nhiệt đới ... Tỉnh Bến Tre là tỉnh được hợp thành bởi 3 cù lao lớn, có địa hình trũng và tiếp giáp với biển nên được dự báo là khu vực chịu ảnh hưởng khá nặng bởi hiện tượng này trong tương lai.

II.1.9.2. Nội dung thực hiện

- Khảo sát đánh giá và dự báo các đối tượng và quy mô bị tác động do quá trình thay đổi khí hậu đến tài nguyên và môi trường của tỉnh.

- Tăng cường năng lực ngành khí tượng, thủy văn.

- Quy hoạch khoanh vùng các khu vực dễ bị ảnh hưởng, nhạy cảm do tai biến môi trường.

- Lồng ghép chương trình, dự án thích ứng với biến đổi khí hậu vào các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.II.2. XÁC ĐỊNH VÀ LỰA CHỌN DỰ ÁN

Nhằm đạt được các mục tiêu trên, tỉnh Bến Tre cần có các dự án/hành động mang tính khả thi cao. Các dự án và hành động chính là giải pháp cụ thể hóa các chương trình hành động.

Bảng II.1: Đề xuất dự án/hành động thực hiện KSONMT

TT Hành động/Dự ánChương trình “Tăng cường năng lực quản lý, nâng cao nhận thức của cộng đồng

về bảo vệ môi trường”

1 Phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị và bảo vệ tài nguyên môi trường

2 Xây dựng mạng lưới quan trắc và phòng phân tích chất lượng môi trường3 Tăng cường đội ngũ cũng như nâng cao năng lực quản lý từ cấp tỉnh đến cấp xã

Chương trình “Kiểm soát ô nhiễm nguồn nước do nước thải sinh hoạt và sản xuất; nâng cấp, cải tạo và xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh

hoạt và sản xuất”

1 Xây dựng và triển khai các văn bản, kế hoạch kiểm soát chất lượng nước thải từ các cơ sở sản xuất, khu cụm công nghiệp

2 Đề án tổng thể xử lý chất thải tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Bến Tre3 Điều tra, đánh giá hiện trạng các hộ dân sống dọc theo các sông ngòi, kênh rạch

4 Điều tra, đánh giá điều kiện kinh tế xã hội của các gia đình sống dọc theo sông rạch

5 Xây dựng chương trình hợp tác giữa tỉnh Bến Tre với các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long và Tiền Giang trong việc bảo vệ môi trường các lưu vực sông

Chương trình “Quản lý chất thải rắn, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn”

1 Nâng cao hiệu quả thu gom chất thải rắn trên toàn tỉnh Bến Tre2 Xây dựng khu liên hợp xử lý chất thải rắn3 Xử lý ô nhiễm tại bãi rác Phú Hưng4 Thí điểm phân loại rác thải tại thị xã Bến TreChương trình “Kiểm soát việc ô nhiễm nguồn nước do các hoạt động chăn nuôi

Page 94: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

TT Hành động/Dự ánvà nuôi trồng thủy sản”

1 Xây dựng mô hình nuôi cá da trơn và nuôi tôm đạt chuẩn môi trường tại huyện Chợ Lách

2 Rà soát và quy hoạch hợp lý các vùng nuôi trồng thủy sản hợp lýChương trình “Kiểm soát xâm nhập mặn các huyện ven biển, hạn chế và giảm

nhẹ tác hại của quá trình xâm nhập mặn diễn ra trên địa bàn tỉnh Bến Tre”1 Nâng cấp hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi dẫn nước vào nội đồng2 Xây dựng chế độ điều tiết nước hợp lý cho từng giai đoạn phục vụ sản xuấtChương trình “Cải tạo tình hình vệ sinh môi trường vùng nông thôn, cấp nước

sạch cho vùng bị xâm nhập mặn”1 Cấp nước sạch nông thôn2 Vệ sinh môi trường nông thôn3 Xây dựng lò hỏa tángChương trình “Kiểm soát ô nhiễm không khí tại các làng nghề sản xuất chỉ xơ

dừa, than thiêu kết và do hoạt động giao thông tại khu đô thị”1 Quy hoạch khu làng nghề sản xuất chỉ xơ dừa và than thiêu kết2 Xây dựng làng nghề sản xuất kiểu mẫu tại khu TTCN An Thạnh

3 Nghiên cứu và áp dụng công nghệ hiện đại, thích hợp xử lý triệt để khí thải từ quá trình sản xuất than thiêu kết

4 Xây dựng văn bản pháp lý và kế hoạch thanh tra, giám sát cũng như hỗ trợ nguồn kinh phí áp dụng sản xuất sạch hơn

5 Dự án hạn chế ảnh hưởng do khí thải giao thông tại các đô thịChương trình “Kiểm soát ô nhiễm chất lượng đất do sử dụng TBVTV và phân

bón trong nông nghiệp”1 Dự án cải tạo chất lượng môi trường đất

2 Kiểm soát tình hình lưu hành và tiêu thụ hóa chất thuốc BVTV và phân bón trong nông nghiệp

Chương trình “Kiểm soát, hạn chế và giảm thiểu các tác động đến tài nguyên môi trường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu”

1 Điều tra, đánh giá và dự báo mức độ tác động do biến đổi khí hậu đến tài nguyên môi trường tỉnh Bến Tre

2 Xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và sự cố tràn dầu

3 - Xây dựng và triển khai kế hoạch ứng phó với sự cố tràn dầu, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các vấn đề môi trường tại khu vực vùng biển và ven biển

Ngoài ra, cũng trong khuôn khổ chương trình PCDA, năm 2008 tỉnh Bến Tre cũng đã tiến hành thực hiện các dự án gồm:

- Cải thiện môi trường kênh Chín Tế

- Xây dựng các mô hình xử lý chất thải chăn nuôi tại xã Đa Phước Hội, huyện Mỏ Cày và xã Phú Lễ, huyện Ba Tri

Page 95: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

II.3. LỰA CHỌN VÀ XÂY DỰNG CÁC KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

Bảng II.2: Xây dựng kế hoạch thực hiện các hành động/dự án

Hành động/ Dự án Các hoạt động

Phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị và bảo vệ tài nguyên môi

trường

- Lập kế hoạch thực hiện chiến dịch giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng

+ Đánh giá mức độ nhận thức của cộng đồng hiện nay về vấn đề môi trường

+ Xác định vấn đề môi trường chính của tỉnh hiện nay

+ Xác định các nhóm đối tượng trọng tâm trong cộng đồng cần nâng cao nhận thức

+ Sự phối hợp các công cụ giáo dục và nhận thức cộng đồng sẽ được sử dụng

- Nâng cao nhận thức người dân về giá trị tài nguyên môi trường vùng bờ cho cộng đồng dân cư ven biển, đặc biệt là tài nguyên đa dạng sinh học vùng đất ngập nước, tài nguyên thủy sản ven biển

+ Xây dựng tài liệu tuyên truyền

+ Phát hành tài liệu tuyên truyền

+ Thành lập nhóm và tổ chức tập huấn đối với lực lượng tuyên truyền viên

+ Triển khai tuyên truyền trực tiếp đến cộng đồng

- Nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường

+ Nâng cao ý thức của người dân trong công tác thu gom và quản lý chất thải rắn

+ Xây dựng tài liệu tuyên truyền

+ Xây dựng chương trình tuyên truyền bảo vệ môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh

+ Treo băng rôn, áp phích tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường tại các khu vực công cộng

+ Thường xuyên tổ chức các buổi nói chuyện giữa các chuyên gia và nhân dân trong các buổi họp tổ, họp ấp ...

+ Tổ chức các ngày chủ nhật xanh, thứ bảy tình nguyện tại các khu dân cư nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân

- Xây dựng chương trình phổ cập kiến thức môi trường cho học sinh cấp phổ thông

+ Xây dựng và phổ biến tài liệu thông tin thích hợp

+ Xây dựng chương trình giáo dục theo từng cấp học phổ

Page 96: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Hành động/ Dự án Các hoạt động

thông

+ Hỗ trợ trang thiết bị giảng dạy

+ Thường xuyên tổ chức các cuộc thi hái hoa dân chủ với chủ đề bảo vệ môi trường

+ Tổ chức các đợt tham quan, ngoại khóa giúp các em có nhận thức đúng về giá trị tài nguyên môi trường và nhận thấy được ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường

+ Tổ chức các ngày tình nguyện làm vệ sinh trường lớp, khu vực sinh sống

+ Tổ chức cuộc thi tìm hiểu kiến thức về bảo vệ môi trường giữa các trường trong tỉnh

- Nâng cao nhận thức về giá trị tài nguyên môi trường cho cán bộ quản lý thuộc tất cả các ngành nghề thuộc cấp tỉnh, huyện

+ Xây dựng các tài liệu hội thảo liên kết giữa các ngành nghề với công tác bảo vệ môi trường

+ Phát hành tài liệu hội thảo

+ Tổ chức hội thảo

+ Tổ chức thi đua sáng tạo bảo vệ môi trường theo từng lĩnh vực, ngành nghề

- Lập thư viện điện tử phục vụ cho việc truy cập của người dân tại các cơ quan ban ngành hoặc nơi công cộng

Xây dựng mạng lưới quan trắc và Phòng phân

tích chất lượng môi trường

- Xây dựng mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường tại địa phương

+ Khảo sát, đánh giá tình hình thực tế tại địa phương

+ Nghiên cứu xây dựng mạng lưới quan trắc thích hợp cho từng môi trường đất, nước, không khí.

+ So sánh xây dựng chế độ quan trắc, hình thức quan trắc (tự động, bán tự động, thủ công). Đối với những khu vực trọng điểm và thích hợp có thể xây dựng trạm quan trắc tự động.

- Khảo sát, xây dựng phòng phân tích chất lượng môi trường kết hợp trạm quan trắc

+ Khảo sát, xác định vị trí thích hợp xây dựng phòng phân tích thí nghiệm

+ Lập báo cáo đầu tư

+ Tiến hành xây dựng

+ Đầu tư trang thiết bị, máy móc

- Bố trí nhân sự vào các vị trí thích hợp cho Trung tâm quan

Page 97: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Hành động/ Dự án Các hoạt động

trắc

Tăng cường đội ngũ cũng như nâng cao năng lực quản lý từ cấp tỉnh

đến cấp xã

- Bổ sung nguồn nhân lực các cấp

+ Đến năm 2010 bổ sung thêm nhân sự cho Chi cục Bảo vệ Môi trường

+ Đến năm 2015 bổ sung lực lượng cán bộ quản lý môi trường thuộc cấp huyện/thị và xã/phường

- Bổ sung trang thiết bị quản lý môi trường tại các cấp

+ Bổ sung máy móc phục vụ công tác quản lý môi trường thuộc cấp tỉnh

+ Đầu tư máy móc phân tích nhanh tại hiện trường chất lượng môi trường phục vụ cho công tác kiểm tra, kiểm soát thuộc cấp huyện

+ Thiết lập đường dây nóng nhằm kịp thời tiếp nhận các thông tin nóng về tài nguyên và môi trường

- Nâng cao trình độ chuyên môn cho các nhân sự của Trung tâm quan trắc

+ Các phương pháp quan trắc, lấy mẫu, bảo quản mẫu theo đúng tiêu chuẩn

+ Các phương pháp phân tích các chỉ tiêu môi trường theo tiêu chuẩn TCVN và quốc tế

+ Các phương pháp xử lý, lưu trữ kết quả phân tích

+ Các phương pháp về vận hành, sửa chữa, bảo trì, hiệu chuẩn máy móc, thiết bị

+ Các phương pháp về an toàn hóa chất và an toàn lao động

- Nâng cao trình độ chuyên môn cho lực lượng cán bộ quản lý thuộc các cấp

+ Tổ chức các buổi hội thảo, mời các chuyên gia trong lĩnh vực phổ biến kiến thức về:

Công nghệ mới thân thiện với môi trường và công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường

Các mô hình mới trong việc quản lý môi trường

Kinh nghiệm quản lý môi trường tại các địa phương

Xác định các vấn đề về tài nguyên môi trường tại địa phương và đề xuất phương hướng giải quyết

Phổ biến các văn bản pháp luật cấp Trung ương và cấp địa phương có liên quan

+ Tổ chức các đợt tập huấn cho lực lượng quản lý các cấp về:

Page 98: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Hành động/ Dự án Các hoạt động

Kỹ năng giải quyết vấn đề về quản lý môi trường

Sử dụng các công cụ pháp lý cho kiểm soát ô nhiễm và và bảo vệ môi trường cấp địa phương

Phổ biến và ứng dụng các tiêu chuẩn về chất lượng môi trường

+ Tổ chức các khóa đào tạo hoặc cử đi đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn

Đào tạo kỹ năng quản lý

Cử cán bộ theo học các lớp chuyên đề

Cử cán bộ theo học các lớp nâng cao trình độ

+ Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm quản lý, mô hình quản lý hiệu quả tại các địa phương trong và ngoài nước:

Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm cho sức khỏe cộng đồng ở khu dân cư nghèo và sức khỏe nghề nghiệp tại các làng nghề

Tham quan trong nước về các ứng dụng tốt trong công tác kiểm soát tại các khu vực đông dân nghèo ở các tỉnh bạn

Xây dựng và triển khai các văn bản, kế hoạch kiểm soát chất lượng nước thải từ các cơ sở

sản xuất, khu cụm công nghiệp

- Bổ sung và cập nhật những văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường

+ Bổ sung những văn bản đã được ban hành

+ Thường xuyên cập nhật các văn bản mới

- Rà soát tính phù hợp giữa các văn bản với tình hình thực tế sản xuất công nghiệp tại địa phương, đặc biệt là đối với các cơ sở chế biến thủy hải sản

- Xây dựng các văn bản quản lý mang tính chuyên biệt phù hợp với tình hình thực tế:

+ Quy định về xử lý chất thải tại các khu/cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất

+ Quy định về việc di dời các cơ sở sản xuất vào các K/CCN

+ Quy định về chất lượng nước thải đối với từng ngành nghề và trong từng khu vực cụ thể

- Xây dựng kế hoạch kiểm soát

+ Điều tra đánh giá tình tình xử lý nước thải tại các cơ sở sản xuất

+ Phân loại các cơ sở sản xuất chưa đạt các yêu cầu về chất lượng môi trường nước thải. Lập danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

+ Đề xuất giải pháp quản lý và xử lý thích hợp đối với từng trường hợp, đặc biệt là các cơ sở gây ô nhiễm môi trường

Page 99: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Hành động/ Dự án Các hoạt động

nghiêm trọng

+ Thông báo những quyết định đã được đề xuất đến từng đơn vị, đồng thời cho giới hạn thời gian thực thi quyết định phù hợp

+ Lập kế hoạch cụ thể kiểm soát việc thực thi quyết định của các cơ sở sản xuất

- Xử lý nghiêm các trường hợp không thực thi đúng các quyết định đã đề ra

Đề án tổng thể xử lý chất thải tại các cơ sở y tế trên

địa bàn tỉnh Bến Tre

- Điều tra, khảo sát và đánh giá tình hình thực tế việc quản lý và xử lý chất thải y tế tại các cơ sở y tế trên toàn tỉnh Bến Tre

- Dự báo tải lượng cũng như đặc tính chất thải y tế thải ra môi trường đến năm 2020 trên toàn tỉnh

- Đề xuất công nghệ và giải pháp thích hợp trong việc quản lý và xử lý chất thải tại các cơ sở y tế

- Sắp xếp thứ tự ưu tiên các cơ sở y tế gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên toàn tỉnh

- Lập báo cáo đầu tư cho dự án

- Tiến hành xây dựng, lắp đặt các hạng mục công trình cho các đơn vị theo thứ tự ưu tiên đã được sắp xếp

Cải thiện tình hình môi trường tại thị xã Bến Tre

- Điều tra, đánh giá hiện trạng các hộ dân sống dọc theo các sông ngòi, kênh rạch

- Điều tra, đánh giá điều kiện kinh tế xã hội của các gia đình sống dọc theo sông rạch

- Khảo sát quy hoạch hợp lý khu tái định cư

+ Khu tái định cư nên bố trí tại những khu vực thích hợp tránh xa khu vực ven sông

+ Khu vực tái định cư đủ sức chứa tất cả các hộ gia đình được di dời

+ Khu vực tái định cư phải đảm bảo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất của người dân

- Xây dựng chính sách, cơ chế thích hợp di dời tái định cư các hộ dân

+ Khuyến khích các hộ dân có đủ điều kiện kinh tế di dời ra khu vực tái định cư

+ Tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ nguồn vốn cho các hộ nghèo

+ Thiết lập cơ chế thích hợp tuyên dương các hộ gia đình có ý thức trách nhiệm trong việc di dời

- Quy hoạch cải tạo tái sử dụng khu vực ven kênh sông rạch

Page 100: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Hành động/ Dự án Các hoạt động

- Điều tra, khảo sát tính toán tải lượng, đặc tính nước thải tại thị xã

- Dự tính tải lượng nước thải trong tương lai

- Xác định giải pháp và vị trí thích hợp xây dựng trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung tại thị xã

- Điều tra xác định địa chất công trình tại khu vực khảo sát

- Thiết kế công trình xử lý nước thải

- Tiến hành giải phóng mặt bằng khu vực xây dựng

- Tiến hành xây dựng các công trình xử lý nước thải

- Chuyển giao công nghệ và vận hành trạm xử lý

Cải thiện tình hình môi trường tại các thị trấn

thuộc huyện Mỏ Cày, Ba Tri, Bình Đại và các thị

trấn khác

- Điều tra, đánh giá hiện trạng các hộ dân sống dọc theo các sông ngòi, kênh rạch

- Điều tra, đánh giá điều kiện kinh tế xã hội của các gia đình sống dọc theo sông rạch

- Khảo sát quy hoạch hợp lý khu tái định cư

+ Khu tái định cư nên bố trí tại những khu vực thích hợp tránh xa khu vực ven sông

+ Khu vực tái định cư đủ sức chứa tất cả các hộ gia đình được di dời

+ Khu vực tái định cư phải đảm bảo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất của người dân

- Xây dựng chính sách, cơ chế thích hợp di dời tái định cư các hộ dân

+ Khuyến khích các hộ dân có đủ điều kiện kinh tế di dời ra khu vực tái định cư

+ Tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ nguồn vốn cho các hộ nghèo

+ Thiết lập cơ chế thích hợp tuyên dương các hộ gia đình có ý thức trách nhiệm trong việc di dời

- Quy hoạch cải tạo tái sử dụng khu vực ven kênh sông rạch

- Điều tra đánh giá hiện trạng nước thải tại thị trấn các huyện Mỏ Cày, Ba Tri, Bình Đại và các thị trấn

- Điều tra, khảo sát tính toán tải lượng, đặc tính nước thải tại các thị trấn trên

- Dự tính tải lượng nước thải trong tương lai

- Xác định giải pháp và vị trí thích hợp xây dựng trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung tại các thị trấn

- Điều tra xác định địa chất công trình tại khu vực khảo sát

Page 101: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Hành động/ Dự án Các hoạt động

- Thiết kế công nghệ xử lý đảm bảo chất lượng nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường QCVN 14:2008/BTNMT

- Tiến hành giải phóng mặt bằng khu vực xây dựng

- Tiến hành xây dựng các công trình xử lý nước thải

- Chuyển giao công nghệ và vận hành trạm xử lý

Xây dựng chương trình bảo vệ môi trường các lưu vực sông giữa tỉnh

Bến Tre với các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long và Tiền

Giang

- Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước tại các lưu vực sông giữa Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long và Tiền Giang

+ Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước tại lưu vực

+ Xác định nguyên nhân và nguồn gây ô nhiễm môi trường nước

+ Đánh giá những tác động qua lại đối với các lưu vực sông do hoạt động phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh trong tương lai

+ Dự báo diễn biến chất lượng môi trường nước tại các lưu vực

- Xây dựng chương trình bảo vệ môi trường lưu vực sông trong đó có sự hợp tác giữa tỉnh Bến Tre và các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long và Tiền Giang

+ Xây dựng giải pháp bảo vệ môi trường lưu vực sông

+ Xây dựng chế độ, chính sách hợp tác giữa các tỉnh

+ Quy định trách nhiệm và quyền hạn của các bên

Nâng cao hiệu quả thu gom chất thải rắn trên

toàn tỉnh Bến Tre

- Tăng cường đầu tư các trang thiết bị phục vụ công tác thu gom và quản lý chất thải rắn tại các địa phương

+ Đầu tư hệ thống thùng chứa rác công cộng

+ Hệ thống các xe chở rác, xe ép rác

+ Hệ thống các dụng cụ thu gom rác trên đường

+ Hệ thống thu gom và vận chuyển rác chuyên dụng đối với các loại rác thải nguy hại

- Tăng cường độ ngũ cán bộ làm công tác quản lý chất thải rắn tại các khu chợ, khu dân cư và làng nghề sản xuất chỉ xơ dừa. Thành lập tổ dịch vụ thu gom rác thải theo quy mô cấp xã, thị trấn hoặc 1 khu dân cư, chợ. Tổ thu gom rác có từ 2 – 4 người, có quy chế hoạt động riêng và chịu sự quản lý của UBND xã, thị trấn hoặc ban quản lý chợ. Tổ thu gom được trang bị xe chở rác, cuốc, xẻng, quần áo bảo hộ lao động, khẩu trang, chổi

+ Tổ thu gom rác hoạt động hàng ngày vào các giờ quy định,

Page 102: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Hành động/ Dự án Các hoạt động

các nhân viên thuộc tổ thu gom có trách nhiệm thu gom rác và vệ sinh đường phố, chợ trong xã, thị trấn

+ Xây dựng kế hoạch cung ứng thiết bị, thu gom và vận chuyển tại các khu vực công cộng và làng nghề chỉ xơ dừa

- Xác định và bố trí các trạm trung chuyển rác thích hợp không gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân

- Tổ chức hội thảo, tập huấn cho các cán bộ quản lý, kỹ thuật:

+ Hội thảo về các chỉ tiêu phân loại phế liệu

+ Hội thảo về khung kế hoạch kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn tại các địa phương

+ Phương pháp xây dựng các bộ chỉ thị môi trường ngắn hạn và trung hạn cấp địa phương về chất thải rắn và chất thải nguy hại

+ Xây dựng chương trình quản lý chất thải rắn cho các khu chợ, khu dân cư và làng nghề sản xuất chỉ xơ dừa

- Tăng cường quản lý chất thải nguy hại công nghiệp, chất thải y tế

+ Tổ chức phân loại chất thải rắn ngay tại nguồn (chất thải nguy hại và chất thải không nguy hại)

+ Tổ chức tốt hệ thống thu gom chất thải công nghiệp nguy hại và chất thải y tế nguy hại

+ Điều tra, đánh giá mức độ ô nhiễm và lập kế hoạch, phương án xử lý chất thải một cách chi tiết và cụ thể trình cơ quan có thẩm quyền cao nhất

+ Khuyến khích tái sử dụng chất thải công nghiệp

+ Có cơ chế khuyến khích xã hội hóa, hình thành và phát triển các doanh nghiệp thực hiện dịch vụ thu gom và xử lý chất thải công nghiệp, kể cả chất thải nguy hại

+ Thiết lập cơ chế đăng ký sử dụng và kiểm soát các nguồn hóa chất độc hại, chất thải y tế

+ Tăng cường quản lý và xử lý chất thải nguy hại, chất thải y tế và có biện pháp bắt buộc các doanh nghiệp phải xử lý triệt để chất thải nguy hại

- Xã hội hóa hoạt động thu gom và quản lý chất thải rắn

+ Xây dựng hệ thống cơ chế chính sách nhằm khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn và mọi tổ chức đoàn thể xã hội tham gia vào giám sát hệ thống quản lý chất thải rắn

+ Xây dựng quy chế giám sát của cộng đồng đối với các dịch

Page 103: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Hành động/ Dự án Các hoạt động

vụ môi trường

+ Nâng cao nhận thức và năng lực giám sát của các tổ chức xã hội, của cộng đồng

+ Xây dựng hệ thống phí và thu phí quản lý chất thải rắn (thu gom, tồn trữ, trung chuyển, vận chuyển, xử lý và chôn lấp) có cơ sở khoa học và có tính xã hội cao

+ Hỗ trợ người dân nghèo không có khả năng đóng chi phí thu gom

- Đối với từng địa phương, thời điểm thu gom rác thải phải được xác định rõ ràng tránh gây ảnh hưởng đến người dân trong khu vực

Xây dựng khu liên hợp xử lý chất thải rắn

- Điều tra đánh giá tình hình phát thải chất thải rắn trên toàn tỉnh

- Xem xét và lựa chọn vị trí thích hợp xây dựng nhà máy

- Giải phóng mặt bằng khu vực lựa chọn

- Nghiên cứu và lựa chọn công nghệ áp dụng, kết hợp các công nghệ hiện đại trong việc xử lý rác thải tại tỉnh:

+ Sản xuất phân compost đối với chất thải rắn dạng hữu cơ

+ Đốt với chất thải rắn khác

+ Riêng đối với chất thải y tế nguy hại sẽ được xử lý bằng thiết bị lò đốt chuyên dụng

- Dự báo tình hình phát thải trong tương lai và xác định quy mô công suất trạm xử lý

- Thiết kế kỹ thuật và xây dựng trạm xử lý

- Chuyển giao công nghệ cho cán bộ vận hành

- Đào tạo năng lực cho lực lượng cán bộ vận hành và quản lý trạm

- Tìm nguồn tiêu thụ đầu ra đối với lượng phân bón được sản xuất

- Đối với chất thải sau quá trình đốt sẽ được chôn lấp tại bãi rác Phú Hưng

Xử lý ô nhiễm tại bãi rác Phú Hưng

- UBND tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức lập và thực hiện dự án cải tạo bãi chôn lấp đạt tiêu chuẩn môi trường tuân thủ theo Thông tư số 01/2001/TTLBKHCNMT-BXD

- Tổ chức điều tra đánh giá thực trạng mức độ ô nhiễm và khả năng gây ô nhiễm của bãi rác hiện tại và trong tương lai

- Tạo hệ thống hàng rào bảo vệ, ngăn cách với môi trường cảnh quan bên ngoài

Page 104: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Hành động/ Dự án Các hoạt động

- Trong khi chờ đợi việc xây dựng giải pháp thích hợp xử lý chất thải rắn tại tỉnh Bến Tre nên tiến hành thiết kế lắp đặt đầy đủ hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác và khí phát sinh tại các ô chưa chôn lấp trong khu vực bãi rác Phú Hưng

- Sau khi đã hoàn thành kỹ thuật cần thiết, rác thải sẽ được chôn lấp vào các ô mới này. Đồng thời trong thời gian này, tiến hành thiết kế đóng cửa phần khu vực bãi rác đã đầy theo đúng trình tự và kỹ thuật đã quy định trong Thông tư số 01/2001/TTLBKHCNMT-BXD. Trong đó, phần lắp đặt hệ thống đường ống thu gom và xử lý nước rỉ rác cần được chú trọng

- Song song đó phải dự kiến các phương án phục hồi cảnh quan và tái sử dụng mặt bằng sau khi bãi chôn lấp chấm dứt hoạt động

Thí điểm phân loại rác thải tại thị xã Bến Tre

- Lựa chọn 1 khu vực đặc trưng tại thị xã Bến Tre để xây dựng mô hình

- Đầu tư trang thiết bị chứa và thu gom rác thải riêng biệt tại khu vực thí điểm

- Hướng dẫn và khuyến khích người dân thực hiện phân loại rác thải

- Tiến hành thực hiện phân loại rác thải

- Đánh giá kết quả sau thời gian thực hiện

- Đúc kết kinh nghiệm và nhân rộng mô hình

Xây dựng mô hình nuôi cá da trơn và nuôi tôm

đạt chuẩn môi trường tại huyện Chợ Lách

- Mở các lớp tập huấn tại địa phương

- Tuyên truyền Luật Môi trường cho người dân qua các phương tiện thông tin đại chúng

- Xây dựng mô hình nuôi cá da trơn và nuôi tôm đảm bảo các điều kiện an toàn vệ sinh môi trường

- Tiến hành xây dựng 2 mô hình nuôi đảm bảo chất lượng vệ sinh môi trường và quản lý chất thải sau khi thu hoạch

Rà soát và quy hoạch hợp lý các vùng nuôi

trồng thủy sản

- Rà soát, đánh giá hiện trạng nuôi trồng thủy sản trên toàn tỉnh

- Khảo sát, nghiên cứu nuôi trồng thủy sản thích hợp

- Quy hoạch hợp lý khu vực nuôi trồng thủy sản

- Tiến hành di dời vùng nuôi trồng thủy sản vào khu vực quy hoạch

- Ưu đãi, hỗ trợ nguồn vốn giúp người dân di dời vào khu vực quy hoạch

- Lập kế hoạch và triển khai kiểm tra xử lý các trường hợp

Page 105: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Hành động/ Dự án Các hoạt động

nuôi không đúng quy định

Xây dựng chế độ điều tiết nước hợp lý và nâng cấp hoàn chỉnh hệ thống

thủy lợi dẫn nước vào nội đồng

- Xã hội hóa thể chế, chính sách xây dựng và quản lý các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bến Tre

+ Thảo luận và đặt vấn đề với thiết kế ban đầu của công trình

+ Đưa những quan điểm thiết kế từ bên ngoài vào những nơi có thể áp dụng được

+ Nêu ra sự khó khăn trong vấn đề kiểm soát và vận hành hệ thống

+ Đề ra chiến lược vận hành tốt

+ Thảo luận và cần đạt được sự thống nhất giữa nguyên tắc vận hành công trình ở cấp quản lý và người dân địa phương

+ Thảo luận và cần đạt được sự thống nhất giữa việc vận hành với các yêu cầu của người nông dân

+ Những thay đổi trong chính sách quản lý cần theo những thay đổi về yêu cầu của người dân

+ Cuối cùng cần đạt được sự linh hoạt giữa các cấp (quản lý và người dân)

- Xây dựng chế độ điều tiết nước thích hợp với từng thời kỳ, thời điểm

+ Xác định rõ ràng và chính xác thời điểm tháo nước và dẫn nước vào nội đồng

+ Thông tin rõ ràng và rộng rãi lịch tháo nước và dẫn nước cho người dân biết nhằm có được kế hoạch thích hợp trong sản xuất

- Nâng cấp hệ thống thủy lợi nội đồng:

+ Điều tra đánh giá hiện trạng hệ thống kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất trên toàn tỉnh

+ Rà soát, bổ sung quy hoạch thủy lợi trên toàn tỉnh đáp ứng nhu cầu sản xuất trong hiện tại và tương lai phù hợp với mục tiêu chuyển đổi cơ cấu sản xuất

+ Hoàn chỉnh, xây dựng các công trình mới trong đó ưu tiên các vùng bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn, vùng nuôi trồng thủy sản

+ Nâng cấp các tuyến kênh rạch dẫn nước vào nội đồng, đặc biệt là các cửa đóng xả dẫn nước ra vào các kênh mương. Đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa các hệ thống quan trọng, ưu tiên. Đảm bảo phát huy được trên 90% năng lực thiết kế, đạt hiệu suất từ 65% - 75%

+ Cần xây dựng các khu vực dự trữ nước thích hợp nhằm giải

Page 106: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Hành động/ Dự án Các hoạt động

quyết vấn đề thiếu nước ngọt vào mùa khô

Cấp nước sạch nông thôn

- Xã hội hóa hình thức cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh, khuyến khích các loại hình đầu tư từ tư nhân

- Tiếp tục cấp nước sạch từ nguồn nước mặt dẫn tới qua hệ thống kênh đào

- Phổ biến rộng rãi công tác rắc bột xử lý nước cho khu vực nông thôn nhằm giảm bớt nguyên nhân gây nhiễm bẩn nguồn nước

- Phát huy khả năng vận động, tuyên truyền của báo đài và các đoàn thể, tổ chức nhiều cuộc thi môi trường, xây dựng nhiều chuyên đề, câu chuyện nước sạch và vệ sinh môi trường

- Khuyến khích người dân sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích nguồn nước ngọt

- Phát sóng truyền hình liên tục các thông tin về tài nguyên môi trường giúp cho nhân dân thay đổi nhận thức và thái độ, dẫn đến có các hành động tốt để giải quyết vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường tại chỗ hiệu quả

- Nghiên cứu áp dụng mô hình xử lý nước mưa dự trữ đáp ứng nhu cầu nước ngọt vào mùa khô

- Áp dụng công nghệ lọc màng mới của Pall trong việc xử lý nước lợ nhằm tăng cường khả năng cấp nước ngọt cho người dân tại khu vực ven biển

Vệ sinh môi trường nông thôn

- Cải thiện nhà ổ chuột tại các khu dân cư nghèo

+ Đầu tư dạy nghề và khôi phục các ngành nghề truyền thống

+ Giải quyết tốt vấn đề ruộng đất cho những hộ nghèo đang thiếu đất và không đất sản xuất

+ Khuyến khích và tạo điều kiện cho họ có được một nghề mới

+ Thực hiện chính sách di dời những hộ dân sống trong khu nhà ổ chuột này đến khu vực an toàn, tạo điều kiện “an cư lạc nghiệp” cho người dân

+ Xây dựng các khu tái định cư, đảm bảo ổn định cuộc sống cho người dân

- Hỗ trợ xây dựng hố xí hợp vệ sinh

+ Hỗ trợ nguồn vốn giúp các hộ dân xây dựng hố xí hợp vệ sinh. Xây dựng hố xí tự hoại trong nhà theo mô hình hầm bê tông 3 ngăn 1m3 với giá thành 900.000 đồng kể cả lắp đặt dưới sàn nhà.

+ Đối với các khu vực dân cư nghèo nên xây dựng các nhà vệ

Page 107: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Hành động/ Dự án Các hoạt động

sinh công cộng theo từng cụm dân cư, khoảng 2 - 3 hộ/nhà vệ sinh

+ Khuyến khích người dân sử dụng hố xí hợp vệ sinh

- Thực hiện dỡ bỏ các nhà vệ sinh trên kênh rạch, ao hồ

- Tiến hành thu gom và xử lý lượng rác thải quanh khu vực ven đường, ven sông rạch, bãi biển, cống rãnh

Xây dựng lò hỏa táng

- Nghiên cứu công nghệ lò hỏa táng đang được sử dụng hiện nay trong và ngoài nước

- Nghiên cứu đánh giá nhu cầu hiện tại và tương lai tại địa phương

- Xác định công nghệ và công suất lò hỏa táng

- Khảo sát, lựa chọn vị trí thích hợp xây dựng lò hỏa táng

- Lập báo cáo đầu tư thực hiện dự án

- Thiết kế công nghệ và công suất lò

- Giải phóng mặt bằng và xây dựng lò đốt

- Đào tạo và bố trí lực lượng cán bộ quản lý và vận hành lò

Quy hoạch khu làng nghề sản xuất chỉ xơ dừa và

than thiêu kết

- Lập cơ sở dữ liệu các cơ sở sản xuất chỉ xơ dừa và than thiêu kết

+ Tiến hành điều tra tổng thể hiện trạng phát triển tại các cơ sở sản xuất chỉ xơ dừa và than thiêu kết

+ Khảo sát và đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường tại các cơ sở sản xuất

+ Sử dụng phần mềm GIS hoặc các phần mềm chuyên dụng lập cơ sở dữ liệu tình hình phát triển cũng như hiện trạng chất lượng môi trường tại các cơ sở sản xuất

- Lập quy hoạch các khu/cụm sản xuất chỉ xơ dừa và than thiêu kết

+ Lựa chọn vị trí thích hợp và xây dựng các kịch bản phát triển

+ Lập quy hoạch chi tiết các khu/cụm sản xuất

+ Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý chất thải

+ Thiết lập vành đai cách ly với khu dân cư

+ Lập kế hoạch cụ thể di dời các cơ sở sản xuất vào các khu/cụm sản xuất

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất di dời vào các khu/cụm sản xuất

- Di dời các cơ sở sản xuất nằm ngoài vào trong các khu làng

Page 108: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Hành động/ Dự án Các hoạt động

nghề

+ Xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ tạo điều kiện cho người dân nghèo di dời vào khu vực làng nghề

+ Thực hiện xử lý nghiêm đối với các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng nhưng cố tình không di dời ra khỏi khu vực dân cư tập trung

Xây dựng làng nghề sản xuất kiểu mẫu tại khu

TTCN An Thạnh

- Quy hoạch và xây dựng lại làng nghề sản xuất

+ Xây dựng hành lang cây xanh an toàn phân cách với khu vực dân cư xung quanh

+ Áp dụng các giải pháp thích hợp hạn chế lượng bụi phát sinh trong quá trình lưu trữ, vận chuyển và sản xuất chỉ xơ dừa

+ Quản lý chặt chẽ lượng chất thải rắn sinh ra sau quá trình sản xuất

- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục và hướng dẫn rộng rãi các giải pháp áp dụng

- Tổ chức các buổi tham quan và học tập

- Khuyến khích người dân thực hiện theo mô hình nhằm hạn chế lượng bụi sinh ra

Nghiên cứu và áp dụng công nghệ hiện đại, thích hợp xử lý triệt để khí thải từ quá trình sản xuất than

thiêu kết

- Xác định thành phần ô nhiễm chủ yếu của khí thải

- Nghiên cứu đề xuất công nghệ xử lý khí thải

- Tiến hành chạy mô hình tại phòng thí nghiệm

- Vận hành mô hình pilot công nghệ đạt hiệu quả cao trong mô hình thí nghiệm

- So sánh và lựa chọn công nghệ mang lại hiệu quả cao và có giá thành thấp

- Phổ biến kiến thức về công nghệ mới trên phương tiện thông tin đại chúng, giúp người dân tiếp cận và nắm bắt rõ các thông tin cần thiết

- Tổ chức tư vấn và nâng cao nhận thức của chủ cơ sở sản xuất về hiệu quả cũng như sự cần thiết phải xử lý khí thải

- Vận hành thí điểm tại một cơ sở sản xuất nhằm giúp các cơ sở sản xuất thấy được hiệu quả cũng như cách thức vận hành

Xây dựng văn bản pháp lý và kế hoạch thanh tra, giám sát cũng như hỗ trợ nguồn kinh phí áp dụng

sản xuất sạch hơn

- Xây dựng kế hoạch thanh tra, giám sát:

+ Kiểm tra chương trình quan trắc theo bản cam kết bảo vệ môi trường và báo cáo đánh giá tác động môi trường

+ Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường đối với hoạt động sản xuất than thiêu kết và chỉ xơ dừa trên

Page 109: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Hành động/ Dự án Các hoạt động

địa bàn tỉnh Bến Tre

+ Thường xuyên giám sát chất lượng môi trường không khí tại các làng nghề qua các thông số quan trắc: bụi, SO2, CO2, CO, THC, tiếng ồn …

+ Giám sát lượng chất thải rắn phát sinh hàng ngày và các hình thức thải bỏ lượng chất thải rắn này, đặc biệt là các mụn dừa

+ Kiểm tra hiệu quả xử lý đối với các hệ thống xử lý tại các cơ sở sản xuất đã nghiệm thu hệ thống xử lý chất thải

+ Lập danh sách các cơ sở vi phạm và báo cáo kết quả

- Hoàn thiện cơ sở pháp lý trong việc kiểm soát lượng khí thải từ các cơ sở sản xuất chỉ xơ dừa và than thiêu kết

+ Rà soát và thống kê các cơ sở đã đánh giá tác động môi trường hoặc lập bản cam kết bảo vệ môi trường

+ Lập danh sách các cơ sở sản xuất chưa thực hiện cam kết bảo vệ môi trường hoặc đánh giá tác động môi trường

+ Bổ sung, hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật còn thiếu liên quan đến vấn đề quản lý khí thải do hoạt động sản xuất chỉ xơ dừa và than thiêu kết

+ Ban hành các quy chế, quy định khen thưởng đối với các cơ sở sản xuất chỉ xơ dừa và than thiêu kết tuân thủ về vấn đề bảo vệ môi trường. Đồng thời, có những quy định xử lý thật nghiêm các trường hợp vi phạm. Các cơ sở cố tình vi phạm mà không có lý do chính đáng nào, nếu cần thiết biện pháp chấm dứt sản xuất sẽ được áp dụng

+ Hiện đại hóa và cập nhật các thông tin, phương pháp kỹ thuật mới

+ Tăng cường và nâng cao năng lực quản lý đối với cán bộ quản lý tại địa phương

+ Xây dựng quy định xử phạt cho từng mức độ vi phạm đối với các cơ sở sản xuất

+ Quản lý việc tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

+ Chấp hành chế độ kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trường

+ Nộp thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường

- Xây dựng chế độ kiểm soát tự động

+ Đánh giá và xác định thành phần và tải lượng khí thải tại các cơ sở sản xuất chỉ xơ dừa và than thiêu kết

+ Sắp xếp thứ tự ưu tiên mức độ cần xử lý

Page 110: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Hành động/ Dự án Các hoạt động

+ Lập kế hoạch xử lý

+ Tổ chức tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật xử lý khí thải cho các cơ sở sản xuất về công nghệ xử lý khí thải mới

+ Đầu tư, thay thế các loại máy móc cũ, lạc hậu bằng các loại hiện đại, phù hợp với công suất và có khả năng giảm lượng bụi phát sinh

+ Đánh giá hiệu quả và rút kinh nghiệm sau khi áp dụng kỹ thuật xử lý tại các cơ sở sản xuất

Dự án hạn chế ảnh hưởng do khí thải giao

thông tại các đô thị

- Nâng cao diện tích cây xanh đô thị

+ Trồng cây xanh dọc theo các vỉa hè

+ Trồng xây xanh tại khu vực dãy phân cách giao thông

+ Quy hoạch diện tích các công viên cây xanh tại các đô thị

- Nghiêm cấm các phương tiện cũ, lạc hậu thô sơ lưu thông trên các tuyến đường nội thị

Dự án cải tạo chất lượng môi trường đất

- Khảo sát, đo đạc chất lượng môi trường đất

- Xác định lượng hóa chất dư thừa trong đất

- Phân vùng khu vực cần cải tạo

- Lựa chọn vùng thích hợp điển hình trình diễn kỹ thuật cải tạo chất lượng đất

+ Nghiên cứu lựa chọn giải pháp thích hợp xử lý lượng hóa chất dư thừa

+ Tính toán lượng hóa chất cần thiết

+ Tiến hành xử lý chất lượng đất tại khu vực đã chọn

+ Trồng những loại cây thích hợp trong việc cải tạo đất

- Phổ biến kết quả đạt được cho người nông dân

- Hướng dẫn người dân kỹ thuật cải tạo và nhân rộng mô hình cải tạo đất

Kiểm soát tình hình lưu hành và tiêu thụ hóa chất

thuốc BVTV và phân bón trong nông nghiệp

- Củng cố hoạt động kinh doanh thuốc BVTV

+ Sắp xếp, củng cố, nâng cao hiệu quả tổ chức các dịch vụ bảo vệ thực vật

+ Tổ chức tập huấn, cấp chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc BVTV nhằm giúp người bán thuốc BVTV am hiểu những kiến thức về chuyên môn bảo vệ thực vật để tư vấn cho người mua phân biệt được các loại sâu, loại bệnh hại, sử dụng thuốc trên từng đối tượng sâu bệnh hại trên từng loại cây trồng an toàn và mang lại hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo thời gian cách ly đối với từng loại thuốc trên các đối tượng cây trồng cụ thể, đảm bảo an toàn cho người sử dụng lương thực thực phẩm,

Page 111: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Hành động/ Dự án Các hoạt động

bảo vệ sức khỏe của cộng đồng, môi trường môi sinh. Nội dung bao gồm:

* Thuốc bảo vệ thực vật

* Khái niệm về dịch hại cho cây trồng, các loại sâu, bệnh hại chính trên các cây trồng chính và biện pháp phòng trừ

* Các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật

* Biên soạn cuốn sách với nội dung Hướng dẫn số 948/HD-BNN ngày 11/12/2002 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho học viên nghiên cứu

- Ban hành các quy định về việc sử dụng thuốc BVTV

+ Rà soát, đánh giá danh mục các hóa chất BVTV

+ Xây dựng, ban hành các quy định khuyến khích sản xuất, sử dụng thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học

+ Quy định hạn chế, cấm sử dụng các loại hóa chất BVTV gây độc hại tới môi trường và sức khỏe cộng đồng

+ Hoàn chỉnh các quy định đăng ký thuốc BVTV

+ Củng cố hoạt động kinh doanh thuốc BVTV

+ Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc sử dụng thuốc BVTV

- Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong việc sử dụng hóa chất BVTV

+ Tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo cho cộng đồng thông tin, giải đáp về các vấn đề môi trường

+ Công khai khen thưởng các cá nhân áp dụng hiệu quả công tác sản xuất sạch trong nông nghiệp

+ Tổ chức các cuộc thi nông dân tham gia bảo vệ môi trường

+ Phối hợp với Trung tâm Khuyến nông và Đài truyền hình tỉnh Bến Tre phát sóng các buổi hướng dẫn phòng trừ rầy nâu, bệnh nghẹt rễ và bệnh bạc lá trên lúa …

+ Ra thông báo, hướng dẫn trực tiếp cho các huyện, thị về chỉ đạo khắc phục bệnh vàng lá sinh lý trên cây lúa một cách hiệu quả, tránh thiệt hại về kinh tế cho nông dân vì sử dụng thuốc BVTV không đúng

- Nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng thuốc BVTV và phân bón

+ Treo băng rôn, áp phích quảng cáo tại các khu vực bán TBVTV và phân bón

+ Thường xuyên lồng ghép hướng dẫn kỹ thuật sử dụng hóa

Page 112: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Hành động/ Dự án Các hoạt động

chất thuốc BVTV và phân bón cho người dân

+ Khuyến khích người dân sử dụng thiết bị an toàn trong quá trình phun và bón thuốc BVTV, phân bón

+ Hỗ trợ, trang bị các trang thiết bị an toàn cho một số hộ dân điển hình

+ Phổ biến các thông tin có liên quan đến thuốc BVTV và phân bón trên các phương tiện thông tin đại chúng, loa phát thanh

+ Phổ biến các loại, nhãn hiệu thuốc BVTV có tính độc hại cao cho người dân tại các khu vực buôn bán

+ Hướng dẫn người dân áp dụng giải pháp IBM trong sản xuất nhằm hạn chế sử dụng lượng hóa chất thuốc BVTV và phân bón

Điều tra, đánh giá và dự báo mức độ tác động do sự thay đổi khí hậu đến tài nguyên môi trường

tỉnh Bến Tre

- Điều tra hiện trạng thiên tai sự cố môi trường trong những năm gần đây tại tỉnh Bến Tre

- Thống kê những thiệt hại do thiên tai và sự cố môi trường mang lại cho tỉnh

- Lập cơ sở dữ liệu

- Đánh giá và xác định các đối tượng bị tác động nghiêm trọng nhất

- Xem xét và dự báo sự thay đổi khí hậu trong tương lai

- Dự báo những ảnh hưởng có thể xảy ra tại tỉnh Bến Tre do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

+ Sự nóng lên của thời tiết

+ Mực nước biển dâng

+ Xuất hiện nhiều hiện tượng như bão, mưa kéo dài ...

- Xác định đối tượng sẽ bị tác động do những ảnh hưởng này

- Dự báo mức độ bị tác động của từng đối tượng

Xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến

đổi khí hậu

- Phân vùng khu vực chịu sự tác động của biến đổi khí hậu

- Tăng cường năng lực trang thiết bị cho trạm khí tượng thủy văn nhằm dự báo kịp thời tình hình diễn biến môi trường

+ Đầu tư máy móc hiện đại

+ Tăng cường nhân lực có trình độ

- Đầu tư trang thiết bị cho Trung tâm phòng chống và giảm nhẹ thiên tai

- Đầu tư hệ thống các máy bộ đàm, máy phát tín hiệu ... nhằm thông tin kịp thời diễn biến khí hậu cho các đối tượng hoạt

Page 113: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Hành động/ Dự án Các hoạt động

động trên biển

- Đầu tư trang bị các máy móc, dụng cụ, tàu thuyền, phao cứu sinh cần thiết nhằm ứng cứu kịp thời khi có sự cố

- Thành lập đội ứng phó nhanh nhằm giải quyết kịp thời các tình huống khẩn cấp

- Thường xuyên huấn luyện nâng cao kỹ năng ứng cứu

- Định kỳ tổ chức các buổi hội thảo đóng góp ý kiến cũng như trao đổi giữa các cán bộ quản lý trong lĩnh vực nhằm đánh giá đúng diễn biến khí hậu và dự báo đúng những diễn biến sẽ xảy ra

- Trước mỗi dự báo xấu sẽ xảy ra, cần tiến hành họp khẩn cấp và thống nhất ý kiến đưa ra giải pháp thích hợp giải quyết vấn đề

- Phát triển rừng ngập mặn để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu

+ Tăng cường năng lực quản lý rừng

* Nâng cao kiến thức của cán bộ về các loại cây ngập mặn và cách thức quản lý thành công loại cây này

* Đào tạo cán bộ bao gồm đào tạo sử dụng phần mềm GIS và phân tích không gian

* Đào tạo trọng tâm về cách lựa chọn và khai thác dữ liệu để đưa ra được thông tin

* Đào tạo tiếp theo về tất cả các khía cạnh khác trong các năm tiếp theo

* Tăng cường chất lượng đội ngũ kiểm lâm, công tác thanh tra và xử lý các vụ vi phạm về pháp luật bảo vệ rừng; các khu bảo tồn

+ Tăng cường sự phối hợp giữa các ban ngành hữu quan

+ Tuyển chọn, xây dựng mạng lưới cung ứng giống, chuyển giao các quy trình công nghệ, kỹ thuật trồng rừng ngập mặn

+ Tăng diện tích rừng phải đi kèm với chất lượng rừng và cuộc sống của người dân trong khu vực, ưu tiên giao khoán đất rừng ngập mặn cho người dân địa phương

+ Kết hợp trồng mới với khoanh nuôi tự nhiên để tái tạo rừng tự nhiên (có tính đa dạng sinh học cao hơn rừng trồng)

+ Quy hoạch môi trường trong phát triển KTXH ở các vùng đệm ven các khu bảo tồn

Xây dựng và triển khai kế hoạch ứng phó với sự

- Thành lập đội phản ứng nhanh ứng phó kịp thời khi có sự cố tràn dầu xảy ra

Page 114: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Hành động/ Dự án Các hoạt động

cố tràn dầu, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các vấn

đề môi trường tại khu vực vùng biển và ven

biển

- Tập huấn nâng cao kỹ năng đội ngũ cán bộ phản ứng nhanh

+ Nâng cao khả năng ứng phó nhanh

+ Tập huấn nâng cao các kỹ năng chuyên môn

- Đầu tư trang thiết bị ứng phó sự cố

+ Vật liệu, dụng cụ khoanh vùng và thu gom dầu tràn

+ Tàu thuyền vận chuyển

+ Trang thiết bị thông tin liên lạc nhằm phát hiện và xác định kịp thời các vụ tràn dầu trên biển

- Điều khiển phương tiện lưu thông trên biển trên sông

+ Bố trí các biển báo neo đậu và hướng dẫn lưu thông thích hợp

+ Bố trí các chốt canh gác điều khiển phương tiện neo đậu và lưu thông tại khu vực cửa biển

- Tiến hành thanh tra, kiểm tra các phương tiện lưu thông trên sông, biển

+ Định kỳ kiểm tra tính an toàn các phương tiện tàu thuyền lưu thông trên sông, biển

+ Kiểm tra tải trọng vận chuyển của các phương tiện tàu thuyền

+ Xử lý nghiêm các trường hợp không tuân thủ quy định về tải trọng và hướng dẫn neo đậu

II.4. XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THEO TỪNG GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN

Xây dựng các chương trình, dự án, đề án ưu tiên với đầy đủ các tiêu chí đánh giá rõ ràng, cụ thể theo từng giai đoạn và giao cho các cơ quan chuyên trách theo chức năng chủ trì là biện pháp quan trọng để thực thi có hiệu quả. Sự phân chia giai đoạn, cụ thể hóa nhiệm vụ cho từng giai đoạn thực hiện và các tiêu chí dùng để đánh giá kết quả cần phải đạt được.

Page 115: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Bảng II.3: Tiêu chí đánh giá kết quả theo từng giai đoạn thực hiện

Hành động/Dự ánTiêu chí đánh giá

2010 2015 2020

Phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị và bảo vệ tài nguyên môi trường

80% dân số toàn tỉnh nhận thức được giá trị tài nguyên môi trường

100% dân số hiểu về môi trường

100% dân cư toàn tỉnh nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong bảo vệ tài nguyên môi trường

Xây dựng mạng lưới quan trắc và Phòng phân tích chất lượng môi trường

Xây dựng hoàn chỉnh phòng phân tích

Hoàn thiện mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường  

Tăng cường đội ngũ cũng như nâng cao năng lực quản lý từ cấp tỉnh đến cấp xã

Nâng cao được trình độ và lực lượng cán bộ quản lý cấp tỉnh

Nâng cao trình độ và lực lượng cán bộ quản lý cấp huyện/thị và cấp xã/phường

Đầu tư trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác kiểm tra, giám sát cho cấp xã/phường

Xây dựng và triển khai các văn bản, kế hoạch kiểm soát chất lượng nước thải từ các cơ sở sản xuất, khu cụm công nghiệp

Hoàn chỉnh kế hoạch kiểm soát

Hoàn chỉnh hệ thống các văn bản và triển khai kế hoạch kiểm soát

Kiểm soát được 80% nước thải tại các khu cụm công nghiệp và 30% nước thải tại các làng nghề

Đề án tổng thể xử lý chất thải tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Bến Tre

100% cơ sở y tế có hệ thống xử lý nước thải và chất thải rắn đạt yêu cầu về chất lượng chất thải trước khi thải ra nguồn tiếp nhận

   

Cải thiện tình hình môi trường tại thị xã Bến Tre  Hoàn chỉnh báo cáo đầu tư dự án cải tạo môi trường thị xã Bến Tre

- Thị xã Bến Tre có trạm xử lý nước thải sinh hoạt hoàn

 

Page 116: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Hành động/Dự ánTiêu chí đánh giá

2010 2015 2020

chỉnh

- Di dời được 60% dân cư sống dọc theo kênh, sông

Cải thiện tình hình môi trường tại các thị trấn thuộc huyện Mỏ Cày, Ba Tri, Bình Đại và các thị trấn khác

 

- Hoàn thành 3 trạm xử lý nước thải tại huyện Mỏ Cày, Ba Tri, Bình Đại

- Di dời được 40% dân cư sống dọc theo kênh, sông

- 90% nước thải đô thị tại các chung cư và khu tái định cư được thu gom và xử lý

- Di dời được 80% dân cư sống dọc theo kênh, sông

Xây dựng chương trình bảo vệ môi trường các lưu vực sông giữa tỉnh Bến Tre với các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long và Tiền Giang

 

Xác định diễn biến chất lượng môi trường tại các lưu vực sông

Hoàn tất những chính sách, văn bản, dự án hợp tác giữa các tỉnh

Hoàn chỉnh chương trình bảo vệ môi trường lưu vực sông trong đó có sự hợp tác giữa tỉnh Bến Tre và các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long và Tiền Giang

Nâng cao hiệu quả thu gom chất thải rắn trên toàn tỉnh Bến Tre

Thu gom được 80% rác thải sinh hoạt tại khu vực đô thị, 100% rác thải CN và 50% rác thải TTCN, làng nghề

95% lượng rác thải sinh hoạt trên toàn tỉnh được thu gom

100% rác thải do hoạt động công nghiệp và 95% rác thải do hoạt động tiểu thủ công nghiệp được thu gom

Xây dựng khu liên hợp xử lý chất thải rắn   Xây dựng xong khu liên hiệp xử lý chất thải rắn

Xử lý 100% lượng chất thải rắn nguy hại và 85% lượng chất thải rắn thu gom (lượng

Page 117: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Hành động/Dự ánTiêu chí đánh giá

2010 2015 2020

còn lại được chôn lấp tại từng địa phương)

Xử lý ô nhiễm tại bãi rác Phú Hưng  Đến năm 2012 lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống thu gom khí thải và nước rỉ rác

- Không làm ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm và không khí xung quanh

- Sử dụng hiệu quả diện tích mặt bằng bãi rác sau khi đóng cửa hợp vệ sinh

Thí điểm phân loại rác thải tại thị xã Bến Tre  

Tỷ lệ rác thải tại khu vực thí điểm được phân loại đạt trên 90% trong thời gian thực hiện dự án

 

Xây dựng mô hình nuôi cá da trơn và nuôi tôm đạt chuẩn môi trường tại huyện Chợ Lách  

Hoàn chỉnh mô hình nuôi tôm và cá da trơn có hệ thống xử lý chất thải

 

Rà soát và quy hoạch hợp lý các vùng nuôi trồng thủy sản  

70% số hộ dân nuôi trồng thủy sản đúng theo quy hoạch

90% số hộ dân nuôi trồng thủy sản đúng theo quy hoạch

Xây dựng chế độ điều tiết nước hợp lý và nâng cấp hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi dẫn nước vào nội đồng

 

- Lập cơ sở dữ liệu hệ thống thủy lợi nội đồng

- Lịch đóng mở cửa thoát nước hợp lý

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đủ cung cấp nước ngọt cho sản xuất vào mùa khô

Cấp nước sạch nông thôn 85% dân số nông thôn được 90% dân số nông thôn được 95% dân số nông thôn được

Page 118: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Hành động/Dự ánTiêu chí đánh giá

2010 2015 2020

sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh với chỉ tiêu 60 l/người.ngày

sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh với chỉ tiêu 80 l/người.ngày

sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh với chỉ tiêu 80 l/người.ngày

Vệ sinh môi trường nông thôn 40% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh

70% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh

Xóa 100% số cầu tiêu trên sông rạch

Xây dựng lò hỏa táng  Có 1 lò hỏa táng tại thị xã Bến Tre

Có 2 lò hỏa táng (1 tại thị xã Bến Tre và 1 tại Mỏ Cày)

Toàn tỉnh có 3 lò hỏa táng (xây dựng thêm lò hỏa táng tại Bình Đại)

Quy hoạch khu làng nghề sản xuất chỉ xơ dừa và than thiêu kết

Ban hành văn bản khuyến khích di dời các cơ sở sản xuất nằm ngoài làng nghề

50% cơ sở sản xuất di dời vào khu vực tập trung

100% cơ sở sản xuất di dời vào khu vực tập trung

Xây dựng làng nghề sản xuất kiểu mẫu tại khu TTCN An Thạnh   Kiểm soát được khí thải tại

khu TTCN An Thạnh  

Nghiên cứu và áp dụng công nghệ hiện đại, thích hợp xử lý triệt để khí thải từ quá trình sản xuất than thiêu kết

 Nghiên cứu thành công công nghệ xử lý khí thải từ than thiêu kết

95% cơ sở áp dụng công nghệ xử lý khí thải

Xây dựng văn bản pháp lý và kế hoạch thanh tra, giám sát cũng như hỗ trợ nguồn kinh phí áp dụng sản xuất sạch hơn

 

Hoàn chỉnh văn bản pháp lý kiểm soát chất lượng khí thải tại các làng nghề sản xuất

95% làng nghề và cơ sở sản xuất đạt yêu cầu về chất lượng môi trường

Dự án hạn chế ảnh hưởng do khí thải giao thông   Nâng mật độ cây xanh công cộng là 10 m2/người, cây

Nâng mật độ cây xanh công cộng là 11 m2/người, cây

Page 119: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Hành động/Dự ánTiêu chí đánh giá

2010 2015 2020

tại các đô thị xanh đường phố 2 m2/người

xanh công viên 7 m2/người

Không còn hiện tượng xe thô sơ, lạc hậu lưu thông trên đường phố tại các khu đô thị

Dự án cải tạo chất lượng môi trường đất  Đánh giá được chất lượng môi trường đất trên toàn tỉnh

Nồng độ hóa chất thuốc BVTV dư thừa trong đất được cải thiện

Kiểm soát tình hình lưu hành và tiêu thụ hóa chất thuốc BVTV và phân bón trong nông nghiệp  

Kiểm soát 50% lượng phân bón, TBVTV đang lưu hành trên thị trường

Kiểm soát 98% lượng phân bón, TBVTV đang lưu hành trên thị trường

70% nông dân biết các sử dụng đúng cách, hợp lý phân bón và TBVTV

97% nông dân biết các sử dụng đúng cách, hợp lý phân bón và TBVTV

Điều tra, đánh giá và dự báo mức độ tác động do sự thay đổi khí hậu đến tài nguyên môi trường tỉnh Bến Tre

Xác định được đối tượng và quy mô bị ảnh hưởng    

Xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu

Hoàn thành báo cáo lập kế hoạch và giải pháp ứng phó Có trang thiết bị và lực lượng

đủ khả năng ứng phó khi có sự cốCó lực lượng phản ứng

nhanh

Xây dựng và triển khai kế hoạch ứng phó với sự cố tràn dầu, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các vấn đề môi trường tại khu vực vùng biển và ven biển

- Xây dựng xong các chốt canh kiểm soát

- Thành lập được đội phản

Page 120: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Hành động/Dự ánTiêu chí đánh giá

2010 2015 2020

ứng nhanh

- Có hệ thống các trang thiết bị và phương tiện thu gom dầu tràn

Page 121: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

CHƯƠNG IIITÍNH TOÁN CHI PHÍ CHO CÁC HÀNH ĐỘNG ĐƯỢC

ĐỀ XUẤT

III.1. NGUỒN VỐN

Bảng III.1: Ước tính nguồn vốn đầu tư

TT Hành động/Dự án Vốn đầu tư

(triệu đồng)

1 Phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị và bảo vệ tài nguyên môi trường 300 triệu/năm

2 Xây dựng mạng lưới quan trắc và Phòng phân tích chất lượng môi trường 15.000

3 Tăng cường đội ngũ cũng như nâng cao năng lực quản lý từ cấp tỉnh đến cấp xã 100 triệu/năm

4 Xây dựng và triển khai các văn bản, kế hoạch kiểm soát chất lượng nước thải từ các cơ sở sản xuất, khu cụm công nghiệp 100

5 Đề án tổng thể xử lý chất thải tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Bến Tre 60.0006 Cải thiện tình hình môi trường tại thị xã Bến Tre 200.000

7 Cải thiện tình hình môi trường tại các thị trấn thuộc huyện Mỏ Cày, Ba Tri, Bình Đại và các thị trấn khác 500.000

8 Xây dựng chương trình bảo vệ môi trường lưu vực sông giữa tỉnh Bến Tre với các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long và Tiền Giang 50.000

9 Nâng cao hiệu quả thu gom chất thải rắn trên toàn tỉnh Bến Tre 10.00010 Xây dựng khu liên hợp xử lý chất thải rắn 35.00011 Xử lý ô nhiễm tại bãi rác Phú Hưng 6.00012 Thí điểm phân loại rác thải tại thị xã Bến Tre 500

13 Xây dựng mô hình nuôi cá da trơn và nuôi tôm đạt chuẩn môi trường tại huyện Chợ Lách 500

14 Rà soát và quy hoạch hợp lý các vùng nuôi trồng thủy sản hợp lý 300

15 Xây dựng chế độ điều tiết nước hợp lý và nâng cấp hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi dẫn nước vào nội đồng 100.000

16 Cấp nước sạch nông thôn  20.00017 Vệ sinh môi trường nông thôn 500 triệu/năm18 Xây dựng lò hỏa táng 15.00019 Quy hoạch khu làng nghề sản xuất chỉ xơ dừa và than thiêu kết 40020 Xây dựng làng nghề sản xuất kiểu mẫu tại khu TTCN An Thạnh 400

21 Nghiên cứu và áp dụng công nghệ hiện đại, thích hợp xử lý triệt để khí thải từ quá trình sản xuất than thiêu kết 400

22 Xây dựng văn bản pháp lý và kế hoạch thanh tra, giám sát cũng như hỗ trợ khuyến khích nguồn kinh phí áp dụng sản xuất sạch hơn 5.000

23 Dự án hạn chế ảnh hưởng do khí thải giao thông tại các đô thị 5.00024 Dự án cải tạo chất lượng môi trường đất 3.000

25 Kiểm soát tình hình lưu hành và tiêu thụ hóa chất thuốc BVTV và phân bón trong nông nghiệp 50 triệu/năm

Page 122: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

TT Hành động/Dự án Vốn đầu tư

(triệu đồng)

26 Điều tra, đánh giá và dự báo mức độ tác động do sự thay đổi khí hậu đến tài nguyên môi trường tỉnh Bến Tre 600

27 Xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu 800

28Xây dựng và triển khai kế hoạch ứng phó với sự cố tràn dầu, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các vấn đề môi trường tại khu vực vùng biển và ven biển

4.000

III.2. PHÂN TÍCH CHI PHÍ - LỢI NHUẬN Phân tích chi phí - lợi ích phải được tính toán trong quá trình quy hoạch. Nó

giúp cho các nhà ra quyết định có thêm cơ sở để tính toán xem có nên thực hiện dự án hay không, lựa chọn những mô hình nào để phát triển. Đây là phương pháp có thể giúp so sánh hiệu quả của các mô hình nuôi có thể thay thế nhau trên cùng một địa bàn hoặc các phương án thực thi các mô hình nuôi khác nhau.

Chi phí và lợi ích của các hành động/dự án được trình bày cụ thể trong bảng sau:

Page 123: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Bảng III.2: Phân tích chi phí và lợi ích

TT Hành động/Dự án Chi phí Lợi ích

1Phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị và bảo vệ tài nguyên môi trường

- Chi phí mua vật liệu

- Chi phí đầu tư dụng cụ, trang thiết bị phục vụ công tác tuyên truyền

- Chi phí in ấn tài liệu, dán băng rôn, áp phích

- Chi phí thuê nhân công

- Chi phí tổ chức tham quan học tập

- Ý thức về bảo vệ môi trường của người dân được nâng cao

- Vai trò của tài nguyên môi trường đối với đời sống của con người được nhận thức rõ

- Người dân nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường

- Vệ sinh môi trường được cải thiện

- Giảm chi phí các dịch vụ vệ sinh công cộng

- Giảm chi phí vận hành các công trình xử lý chất thải

- Giảm chi phí giải quyết các vấn đề môi trường

2Xây dựng mạng lưới quan trắc và Phòng phân tích chất lượng môi trường

- Chi phí tư vấn xây dựng mạng lưới quan trắc

- Chi phí giải phóng mặt bằng

- Chi phí xây dựng công trình

- Chi phí đầu tư máy móc thiết bị, hóa chất

- Chi phí vận hành

- Chi phí đào tạo chuyển giao công nghệ

- Đánh giá đúng và kịp thời hiện trạng chất lượng môi trường tỉnh

- Giảm chi phí khắc phục sự cố môi trường do nắm bắt kịp thời thực tế hiện trạng chất lượng môi trường

- Giảm chi phí thuê mướn các đơn vị tư vấn phân tích chất lượng môi trường

- Chủ động trong vấn đề kiểm soát ô nhiễm môi trường

Page 124: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

TT Hành động/Dự án Chi phí Lợi ích

3Tăng cường đội ngũ cũng như nâng cao năng lực quản lý từ cấp tỉnh đến cấp xã

- Chi phí tổ chức hội thảo

- Chi phí soạn thảo và in ấn tài liệu

- Chi phí đầu tư trang thiết bị

- Chi phí đào tạo nhân lực

- Nâng cao uy tín và tín nhiệm của người dân đối với đội ngũ cán bộ

- Nâng cao được vai trò của các cán bộ quản lý

- Rút ngắn thời gian và chi phí xử lý, giải quyết các vấn đề môi trường

- Khắc phục kịp thời những vấn đề môi trường bức xúc tại địa phương

- Hệ thống văn bản pháp luật đủ mạnh và hoàn chỉnh để quản lý tại cấp địa phương

4

Xây dựng và triển khai các văn bản, kế hoạch kiểm soát chất lượng nước thải từ các cơ sở sản xuất, khu cụm công nghiệp

- Chi phí điều tra hiện trạng phát triển tại các cơ sở sản xuất, khu cụm công nghiệp

- Chi phí rà soát, xây dựng văn bản pháp luật có liên quan

- Chi phí xây dựng kế hoạch kiểm soát

- Nước thải tại các cơ sở sản xuất đều đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường khi thải ra môi trường

- Sức khỏe người dân được cải thiện, giảm thiểu số trường hợp mắc bệnh do ảnh hưởng bởi chất thải công nghiệp

- Giảm đáng kể chi phí khắc phục ô nhiễm môi trường do ảnh hưởng từ chất thải công nghiệp, sinh hoạt

- Hạn chế những ảnh hưởng do nước thải công nghiệp đến thủy vực, sản xuất nông nghiệp ... của người dân

5 Đề án tổng thể xử lý chất thải tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Bến Tre

- Chi phí tư vấn thiết kế

- Chi phí đầu tư xây dựng, lắp đặt trang thiết bị xử lý

- Chi phí vận hành

- Chất lượng nước thải đảm bảo các điều kiện an toàn vệ sinh khi thải ra môi trường

- Vệ sinh môi trường trong và ngoài khuôn viên bệnh viện được cải thiện

- Chất lượng khám chữa bệnh của cơ sở y tế được nâng cao

Page 125: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

TT Hành động/Dự án Chi phí Lợi ích

- Sức khỏe của bệnh nhân và người dân tại khu vực xung quanh được đảm bảo

- Chất lượng cuộc sống người dân được cải thiện

- Khôi phục môi trường cảnh quan trong khu vực

6 Cải thiện tình hình môi trường tại thị xã Bến Tre

- Chi phí tư vấn thiết kế, quy hoạch

- Chi phí giải phóng mặt bằng

- Chi phí xây dựng và lắp đặt các thiết bị

- Chi phí vận hành

- Chi phí xây dựng khu tái định cư

- Vệ sinh môi trường tại thị xã được cải thiện

- Cảnh quan đô thị được cải thiện

- Giá trị tài nguyên đất tại thị xã được nâng cao

- Tăng tỷ lệ thu hút đầu tư từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh

- Giảm số trường hợp mắc bệnh do ô nhiễm môi trường

- Hệ sinh thái kênh rạch, sông ngòi trong khu vực được cải thiện

- Chất lượng cuộc sống người dân được nâng cao

- Giảm chi phí khắc phục ô nhiễm môi trường do ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt

- Bảo vệ hệ sinh thái đặc trưng, hệ sinh thái nông nghiệp trong khu vực

- Gia tăng giá trị kinh tế tại khu vực ven sông, kênh rạch

7 Cải thiện tình hình môi trường tại các thị trấn thuộc huyện Mỏ Cày, Ba Tri, Bình Đại và các thị trấn khác

- Chi phí tư vấn thiết kế, quy hoạch

- Chi phí giải phóng mặt bằng

- Chi phí xây dựng và lắp đặt các

- Vệ sinh môi trường tại khu đô thị được cải thiện

- Cảnh quan đô thị được cải thiện

- Giá trị tài nguyên đất tại đây được nâng cao

Page 126: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

TT Hành động/Dự án Chi phí Lợi ích

thiết bị

- Chi phí vận hành

- Chi phí xây dựng khu tái định cư

- Tăng tỷ lệ thu hút đầu tư từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh

- Giảm số trường hợp mắc bệnh trong tỉnh

- Hệ sinh thái kênh rạch, sông trong khu vực được cải thiện

- Chất lượng cuộc sống người dân được đảm bảo

- Giảm chi phí khắc phục ô nhiễm môi trường do ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt

- Gia tăng giá trị kinh tế tại khu vực ven sông, kênh rạch

8

Xây dựng chương trình bảo vệ môi trường lưu vực sông giữa tỉnh Bến Tre với các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long và Tiền Giang

- Chi phí nghiên cứu xây dựng các chương trình bảo vệ môi trường lưu vực

- Chi phí xây dựng chương trình hợp tác

- Chi phí hợp tác thực hiện chương trình

- Cải thiện tình trạng sức khỏe người dân trong lưu vực

- Giảm chi phí y tế khám chữa bệnh

- Bảo vệ chất lượng môi trường nước tại lưu vực

- Giảm chi phí khắc phục, cải tạo môi trường

- Hạn chế thiệt hại về kinh tế cho các hoạt động sản xuất trên lưu vực do việc ô nhiễm nguồn nước

- Bảo vệ các hệ sinh thái đặc trưng của lưu vực

- Hạn chế sự tranh chấp giữa các bên trong vấn đề môi trường

9 Nâng cao hiệu quả thu gom chất thải rắn trên toàn tỉnh Bến Tre

- Chi phí đầu tư trang thiết bị

- Chi phí nhân công

- Chi phí vận hành

- Cải thiện cảnh quan đường phố, đường phố được xanh sạch đẹp

- Giảm lượng chất thải rắn phát thải trên đường phố

- Hạn chế chi phí thu gom rác thải trên đường phố, sông rạch

Page 127: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

TT Hành động/Dự án Chi phí Lợi ích

- Hạn chế chi phí khai thông cống rãnh, kênh rạch

- Hạn chế ô nhiễm môi trường do chất thải rắn

- Giảm số trường hợp nhiễm bệnh đường hô hấp

10 Xây dựng khu liên hợp xử lý chất thải rắn

- Chi phí tư vấn thiết kế

- Chi phí đầu tư xây dựng và lắp đặt thiết bị

- Chi phí vận hành

- Kiểm soát ô nhiễm môi trường do chất thải rắn, đặc biệt là chất thải nguy hại

- Giảm chi phí khắc phục sự cố môi trường do chất thải rắn, chất thải nguy hại gây ra

- Giảm diện tích đất xây dựng bãi chôn lấp rác

- Giảm chi phí giải phóng mặt bằng xây dựng bãi chôn lấp rác

- Gia tăng thu nhập nhờ các sản phẩm tái chế từ rác

- Giảm chi phí khám chữa bệnh

11 Xử lý ô nhiễm tại bãi rác Phú Hưng

- Chi phí đầu tư thiết kế

- Chi phí khắc phục ô nhiễm

- Chi phí vận hành

- Khắc phục ô nhiễm tại bãi rác

- Giảm số trường hợp nhiễm bệnh do ảnh hưởng từ bãi rác

- Khắc phục ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt do ảnh hưởng từ nước rỉ rác

- Giảm chi phí khám chữa bệnh do ảnh hưởng từ bãi rác

- Tái sử dụng mặt bằng bãi rác

12 Thí điểm phân loại rác thải tại thị xã Bến Tre

- Chi phí đầu tư trang thiết bị, dụng cụ

- Chi phí hướng dẫn, phổ biến

- Giảm chi phí phân loại rác khi tiến hành xử lý rác thải

- Thu được nguồn chi phí từ việc bán các chất tái chế, tái sử dụng

- Giảm chi phí khắc phục sự cố môi trường do ảnh hưởng

Page 128: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

TT Hành động/Dự án Chi phí Lợi ích

- Chi phí khuyến khích người dân thực hiện

của các chất nguy hại

- Là mô hình chuẩn trình diễn giúp người dân toàn tỉnh nhận thức được và biết cách phân loại rác ngay tại nguồn

13Xây dựng mô hình nuôi cá da trơn và nuôi tôm đạt chuẩn môi trường tại huyện Chợ Lách

- Chi phí xây dựng hệ thống ao nuôi và xử lý chất thải

- Chi phí nhân công

- Giảm chi phí khắc phục sự cố môi trường

- Giảm nguy cơ mắc, nhiễm bệnh do chất thải từ các ao nuôi

- Làm mô hình chuẩn trình diễn giúp cải tạo môi trường chăn nuôi

- Cải thiện tình trạng sức khỏe của người dân trong khu vực chăn nuôi

- Bảo vệ hệ sinh thái quanh khu vực chăn nuôi

14 Rà soát và quy hoạch hợp lý các vùng nuôi trồng thủy sản hợp lý

- Chi phí thuê tư vấn

- Chi phí khảo sát, rà soát

- Chi phí lập quy hoạch

- Giúp cải thiện chất lượng môi trường khu vực nuôi trồng thủy sản

- Nâng cao hiệu quả, năng suất nuôi

- Giảm thiểu chi phí khám chữa bệnh có liên quan

- Giảm chi phí khắc phục sự cố môi trường các thủy vực

- Giúp bảo vệ hệ sinh thái trong khu vực nuôi

15 Xây dựng chế độ điều tiết nước hợp lý và nâng cấp hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi dẫn nước vào nội đồng

- Chi phí tư vấn thiết kế

- Chi phí đầu tư nâng cấp

- Chi phí chuyên gia

- Hạn chế sự giảm lưu lượng nước ngọt, đặc biệt là vào mùa khô. Đảm bảo nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất, giảm thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp do thiếu nguồn nước ngọt

- Nâng cao hiệu quả sản xuất

Page 129: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

TT Hành động/Dự án Chi phí Lợi ích

- Giảm chi phí do thiếu nước ngọt

- Giúp ổn định hệ sinh thái

- Ổn định cuộc sống của người dân

16 Cấp nước sạch nông thôn

- Chi phí tư vấn thiết kế

- Chi phí xây dựng và lắp đặt hệ thống xử lý và cấp nước ngọt

- Chi phí vận hành (nếu có)

- Đảm bảo nguồn nước ngọt cho người dân tại khu vực nông thôn

- Ổn định cuộc sống người dân

- Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn

- Giảm số trường hợp mắc bệnh ngoài da, bệnh đường ruột

- Giảm chi phí khám chữa bệnh

- Ổn định trật tự xã hội

- Tăng tỷ lệ đầu tư của các doanh nghiệp

17 Xây dựng lò hỏa táng

- Chi phí tư vấn thiết kế

- Chi phí giải phóng mặt bằng

- Chi phí đầu tư xây dựng và lắp đặt

- Chi phí vận hành

- Tiết kiệm diện tích đất cho mục đích chôn cất

- Giảm thiểu tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm do ảnh hưởng từ quá trình phân hủy xác

- Kiểm soát chất lượng môi trường do ảnh hưởng của hoạt động chôn cất

- Cải thiện cảnh quan môi trường

18 Vệ sinh môi trường nông thôn - Chi phí tư vấn

- Chi phí xây dựng nhà vệ sinh

- Chi phí hỗ trợ vốn

- Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân

- Giảm tỷ lệ số dân mắc bệnh phụ khoa, về da ...

- Giảm chi phí khám chữa bệnh

Page 130: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

TT Hành động/Dự án Chi phí Lợi ích

- Chi phí cải tạo môi trường nông thôn

- Cải thiện chất lượng môi trường đất, nước

- Cải thiện mỹ quan tại khu vực nông thôn

- Tăng giá trị khu vực nông thôn

19 Quy hoạch khu làng nghề sản xuất chỉ xơ dừa và than thiêu kết

- Chi phí tư vấn thiết kế

- Chi phí giải tỏa, quy hoạch

- Giảm chi phí kiểm soát chất lượng môi trường do khí thải từ quá trình sản xuất chỉ xơ dừa và than thiêu kết

- Giảm chi phí khám chữa bệnh

- Giảm số trường hợp mắc bệnh hô hấp

- Tăng vẻ đẹp mỹ quan tại khu vực

- Ổn định an ninh trật tự trong khu vực

20 Xây dựng làng nghề sản xuất kiểu mẫu tại khu TTCN An Thạnh

- Chi phí tư vấn thiết kế

- Chi phí thực hiện

- Là làng nghề kiểu mẫu giúp xây dựng các làng nghề xanh sạch đẹp

- Cải thiện chất lượng môi trường trong và ngoài làng nghề

- Giảm trường hợp mắc bệnh về đường hô hấp

- Tăng vẻ mỹ quan tại khu vực làng nghề

21

Nghiên cứu và áp dụng công nghệ hiện đại, thích hợp xử lý triệt để khí thải từ quá trình sản xuất than thiêu kết

- Chi phí nghiên cứu

- Chi phí phổ biến

- Cải thiện tình trạng chất lượng môi trường không khí

- Giảm chi phí khắc phục ô nhiễm môi trường không khí

- Giảm chi phí khám chữa bệnh về hô hấp

- Giảm tình trạng tranh chấp, thưa kiện

- Nâng cao hiệu suất sản xuất

22 Xây dựng văn bản pháp lý và kế - Chi phí chuyên gia - Kiểm soát chặt chẽ tình trạng xả thải từ các doanh nghiệp

Page 131: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

TT Hành động/Dự án Chi phí Lợi ích

hoạch thanh tra, giám sát cũng như hỗ trợ khuyến khích nguồn kinh phí áp dụng sản xuất sạch hơn

- Chi phí phổ biến, khuyến khích

sản xuất

- Nâng cao hiệu quả quản lý, tăng cường sự tín nhiệm của nhân dân

- Giảm chi phí khắc phục sự cố do khí thải từ quá trình sản xuất chỉ xơ dừa, than thiêu kết

- Nắm bắt kịp thời diễn biến chất lượng môi trường tại khu vực sản xuất

23 Dự án hạn chế ảnh hưởng do khí thải giao thông tại các đô thị

- Chi phí tư vấn xây dựng dự án

- Chi phí trồng cây xanh

- Chi phí lắp đặt trang thiết bị giao thông

- Cải thiện chất lượng môi trường không khí tại đô thị

- Cải thiện vẻ mỹ quan đô thị

- Nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

- Giảm chi phí khám chữa bệnh về đường hô hấp

24 Dự án cải tạo chất lượng môi trường đất

- Chi phí chuyên gia

- Chi phí thực hiện

- Nâng cao năng suất sản xuất nông nghiệp

- Hạn chế ô nhiễm nguồn nước ngầm

- Giảm chi phí phân bón

25Kiểm soát tình hình lưu hành và tiêu thụ hóa chất thuốc BVTV và phân bón trong nông nghiệp

- Chi phí băng rôn, áp phích

- Chi phí kiểm tra, kiểm soát

- Không còn tình trạng sử dụng hóa chất độc hại, bị nghiêm cấm

- Kiểm soát được chất lượng môi trường đất

- Giảm số trường hợp nhiễm hóa chất độc hại

- Giảm chi phí sản xuất

- Nâng cao hiệu quả sản xuất

26 Điều tra, đánh giá và dự báo mức - Chi phí điều tra đánh giá - Đánh giá kịp thời diễn biến chất lượng môi trường do sự

Page 132: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

TT Hành động/Dự án Chi phí Lợi ích

độ tác động do sự thay đổi khí hậu đến tài nguyên môi trường tỉnh Bến Tre

- Chi phí đánh giá, dự báo

thay đổi biến đổi khí hậu

- Ứng phó kịp thời những sự cố môi trường

- Hạn chế được thiệt hại do biến đổi khí hậu

27 Xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu

- Chi phí chuyên gia

- Chi phí đầu tư trang thiết bị (nếu có)

- Giảm thiểu thiệt hại do biến đổi khí hậu

- Ổn định cuộc sống của người dân

- Nâng cao hiệu quả kinh tế

28

Xây dựng và triển khai kế hoạch ứng phó với sự cố tràn dầu, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các vấn đề môi trường tại khu vực vùng biển và ven biển

- Chi phí đầu tư trang thiết bị

- Chi phí đào tạo, huấn luyện

- Hạn chế vấn đề ô nhiễm môi trường nước do sự cố tràn dầu

- Bảo vệ hệ sinh thái, đa dạng sinh học tại các thủy vực

- Giảm thiệt hại do sự cố tràn dầu

Page 133: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

III.3. NGUỒN TÀI CHÍNHIII.3.1. Vốn đầu tư

Nguồn vốn có vai trò quan trọng trong việc quyết định thực hiện dự án. Nguồn vốn đầu tư có thể được phân phối bởi địa phương; huy động, xin hỗ trợ từ các đơn vị tài chính quốc tế, ngân hàng trong nước, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước:

- Nguồn ngân sách từ Trung ương.

- Nguồn ngân sách của Tỉnh.

- Nguồn vốn từ các tổ chức quốc tế (ODA, DCE, SEMLA, SIDA ...).

- Nguồn vốn từ các ngân hàng ngoài nước (Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng đầu tư Châu Âu ...), ngân hàng trong nước (BIDV, AGRIBANK, ACB...).

- Nguồn từ các tổ chức trong nước.

- Nguồn từ doanh nghiệp trong nước (phí xả thải, thuế ô nhiễm, quỹ quyên góp ...).

Các nguồn khác (huy động từ nhân dân...).

Tuy nhiên, trước khi tiến hành xin hỗ trợ tài chính, địa phương cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Thống kê chi tiết các chương trình tài chính đang diễn ra do các đơn vị tài trợ quốc tế, trong nước thực hiện …;

- Đánh giá tình hình để nộp báo cáo (hạn chót, thời gian biểu thực hiện dự án, phần trăm tài trợ, giai đoạn trả tiền vay …);

- Kiểm tra theo các điều kiện bắt buộc xem dự án có phù hợp không để xin hỗ trợ tài chính;

- Bảo hiểm cho đóng góp tài chính của người đề xuất nếu có yêu cầu;

- Mô tả chính xác các đặc điểm của dự án và tính toán chi phí theo yêu cầu của chương trình (các pha thực hiện, kế hoạch tài chính …);

- Tư vấn đề xuất với chính quyền quốc gia/khu vực/địa phương quan tâm tới đơn đề nghị và yêu cầu hỗ trợ (bảo lãnh ngân hàng …).

III.3.2. Chi phí vận hành và bảo dưỡngKhi đề xuất dự án cũng như tính toán chi phí thực hiện dự án, người lập dự án

cần tính cả chi phí vận hành và chi phí bảo dưỡng. Đây là nguồn kinh phí giúp dự án được duy trì thực hiện sau thời gian đầu tư xây dựng. Kinh phí này sẽ do chủ đầu tư phân kỳ đầu tư định kỳ theo thời gian hoặc do đơn vị trực tiếp hưởng lợi từ dự án này chi trả từ các nguồn thu khác.

Đây là nguồn chi phí có vai trò quan trọng trong việc quyết định dự án có được thực hiện hay không. Dự án chỉ được thực hiện khi có chi phí vận hành và bảo dưỡng thấp phù hợp với địa phương. Chính vì vậy, khi tính toán thiết kế dự án, người lập dự án cần đề xuất phương án có chi phí hợp lý.

III.3.3. Doanh thuĐể có nguồn kinh phí giúp vận hành duy trì dự án/hành động, cũng như chi trả

cho nguồn vốn đầu tư ban đầu, cần có nguồn doanh thu từ quá trình vận hành dự án. Nguồn doanh thu này sẽ do đơn vị chủ đầu tư thu từ các nguồn sau:

Page 134: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Doanh thu trực tiếp:

- Phí xả thải: thu trực tiếp từ các cá nhân tổ chức xả thải theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, người dùng chịu chi phí vận hành bảo dưỡng. Chi phí này được thu trực tiếp thông qua chi phí sử dụng nước, điện ...

- Phí sử dụng dịch vụ: đối với các dự án như cấp nước, thu gom rác thải ... người được hưởng lợi phải chi trả các khoản phí để tiếp tục duy trì.

- Thuế gây ô nhiễm: chủ yếu là đối với các cá nhân, tổ chức cố tình gây ô nhiễm hoặc không có giải pháp khắc phục ô nhiễm.

- Quỹ môi trường: đóng góp theo định kỳ nhằm có nguồn thu cho các hoạt động.

- Lệ phí sản phẩm

Doanh thu gián tiếp:

- Tăng thu nhập, giảm chi phí vận hành – bảo dưỡng do áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn và phương pháp tái chế, tái sử dụng.

- Nhận thức của người dân tăng cao sẽ giúp giảm các khoản chi phí khắc phục sự cố môi trường.

- Môi trường được cải thiện sẽ giúp tăng cường khả năng đầu tư, tăng năng suất hiệu quả kinh tế.

Page 135: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

CHƯƠNG IVLỰA CHỌN CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN

IV.1. CÁC TIÊU CHÍ LỰA CHỌN ƯU TIÊN- Tiêu chí 1 (TC - 1): Mức độ khả thi về tài chính của dự án.

- Tiêu chí 2 (TC - 2): Mức độ kỹ thuật của dự án.

- Tiêu chí 3 (TC - 3): Mức độ giải quyết của dự án theo các vấn đề ưu tiên.

- Tiêu chí 4 (TC - 4): Dự án có được sự ủng hộ rộng rãi của công chúng không.

- Tiêu chí 5 (TC - 5): Khả năng huy động vốn.

- Tiêu chí 6 (TC - 6): Những thay đổi để dự án thành công là gì.

- Tiêu chí 7 (TC - 7): Ảnh hưởng mà 1 dự án đơn lẻ có là gì.

- Tiêu chí 8 (TC - 8): Cần bao nhiêu giờ tình nguyện để thực hiện dự án.

- Tiêu chí 9 (TC - 9): Dự án được vận hành và duy trì như thế nào.

Khung đánh giá của các tiêu chí như sau:

Bảng IV.1: Khung đánh giá đối với tiêu chí 1

Mực độ ưu tiên Nội dung cụ thể Điểm đánh

giáƯu tiên 3 Dự án có chi phí cao và không rõ 1Ưu tiên 2 Dự án cần chi phí tương đối nhưng khả thi 2

Ưu tiên 1 Dự án có chi phí thấp và có thể thực hiện bởi những người tình nguyện 3

Bảng IV.2: Khung đánh giá đối với tiêu chí 2

Mực độ ưu tiên Nội dung cụ thể Điểm đánh

giá

Ưu tiên 3 Dự án rất phức tạp và cần nhiều kỹ sư trình độ cao 1

Ưu tiên 2 Dự án chỉ cần 1 lượng kỹ sư vừa phải 2

Ưu tiên 1 Dự án có mức độ kỹ thuật thấp và dễ thực hiện 3

Bảng IV.3: Khung đánh giá đối với tiêu chí 3

Mực độ ưu tiên Nội dung cụ thể Điểm đánh

giáƯu tiên 3 Thuộc vấn đề ưu tiên thấp 1Ưu tiên 2 Thuộc vấn đề ưu tiên vừa 2Ưu tiên 1 Thuộc vấn đề ưu tiên cao 3

Page 136: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Bảng IV.4: Khung đánh giá đối với tiêu chí 4

Mực độ ưu tiên Nội dung cụ thể Điểm đánh

giá

Ưu tiên 3 Một lượng dân cư nhất định không đồng ý và cố gắng để ngăn chặn 1

Ưu tiên 2Dự án không có tranh chấp, phù hợp với tầm nhìn của cộng đồng và mục tiêu của tổ chức

2

Ưu tiên 1 Dự án tạo nên thay đổi tích cực cho cộng đồng và được sự ủng hộ của mọi người 3

Bảng IV.5: Khung đánh giá đối với tiêu chí 5

Mực độ ưu tiên Nội dung cụ thể Điểm đánh

giáƯu tiên 1 Có khả năng huy động từ nhiều nguồn vốn 3

Ưu tiên 2 Có khả năng vay vốn của nước ngoài (ODA, ADB …) 2

Ưu tiên 3 Hoàn toàn sử dụng ngân sách Nhà nước 1

Bảng IV.6: Khung đánh giá đối với tiêu chí 6

Mực độ ưu tiên Nội dung cụ thể Điểm đánh

giá

Ưu tiên 3 Dự án không phải là trình diễn hoặc khả năng trình diễn thấp 1

Ưu tiên 2 Dự án có tiềm năng trình diễn ở 1 mức độ nào đó 2

Ưu tiên 1 Dự án có tiềm năng trình diễn cao 3

Bảng IV.7: Khung đánh giá đối với tiêu chí 7

Mực độ ưu tiên Nội dung cụ thể Điểm đánh

giáƯu tiên 3 Ảnh hưởng tối thiểu và khó thực hiện 1

Ưu tiên 2 Có một vài ảnh hưởng và khả năng thực hiện không khó 2

Ưu tiên 1 Ảnh hưởng lớn và dễ thực hiện 3

Bảng IV.8: Khung đánh giá đối với tiêu chí 8

Mực độ ưu tiên Nội dung cụ thể Điểm đánh

giá

Ưu tiên 3 Cần nhiều tình nguyện nếu không dự án không thực hiện được 1

Page 137: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Mực độ ưu tiên Nội dung cụ thể Điểm đánh

giá

Ưu tiên 2 Cần một số vừa phải tình nguyện để thực hiện dự án 2

Ưu tiên 1 Chỉ cần một vài tình nguyện để thực hiện dự án 3

Bảng IV.9: Khung đánh giá đối với tiêu chí 9

Mực độ ưu tiên Nội dung cụ thể Điểm đánh

giá

Ưu tiên 3 Cần vận hành và duy trì ở mức độ cao và tốn chi phí 1

Ưu tiên 2 Vận hành và duy trì ở mức độ vừa phải với chi phí hợp lý 2

Ưu tiên 1 Vận hành và duy trì ở mức độ tối thiểu với chi phí thấp 3

IV.2. CÁCH LỰA CHỌN ƯU TIÊNVới cách cho điểm theo các tiêu chí trên cho thấy tổng số điểm thấp nhất là 9 và

tổng số điểm cao nhất 27 điểm. Đồng thời xem xét quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, cũng như các vấn đề môi trường cấp bách của tỉnh, chia thời gian thực hiện các dự án làm 3 giai đoạn: giai đoạn 1 từ năm 2009 đến năm 2010, giai đoạn 2 từ năm 2010 đến năm 2015 và giai đoạn 3 từ năm 2015 đến năm 2020.

- Nhóm ưu tiên 1: Từ 23 – 24 điểm (bắt đầu thực hiện trong giai đoạn 1).

- Nhóm ưu tiên 2: Từ 18 – 22 điểm (bắt đầu thực hiện giai đoạn 2).

- Nhóm ưu tiên 3: Từ 13 – 17 điểm (bắt đầu thực hiện giai đoạn 3).

Dưới đây là các ma trận xác định các dự án ưu tiên:

Page 138: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Bảng IV.10: Sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án/hành động

STT Hành động/Dự ánCác tiêu chí Tổng

điểmNhóm ưu tiênTC - 1 TC - 2 TC - 3 TC - 4 TC - 5 TC - 6 TC - 7 TC - 8 TC - 9

1Phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị và bảo vệ tài nguyên môi trường

3 3 3 3 3 3 3 1 2 24 1

2 Xây dựng mạng lưới quan trắc và Phòng phân tích chất lượng môi trường 2 2 3 2 2 1 2 3 2 19 2

3 Tăng cường đội ngũ cũng như nâng cao năng lực quản lý từ cấp tỉnh đến cấp xã 2 3 3 2 2 2 2 3 1 20 2

4

Xây dựng và triển khai các văn bản, kế hoạch kiểm soát chất lượng nước thải từ các cơ sở sản xuất, khu cụm công nghiệp đồng thời quy hoạch khu tái định cư cho các hộ dân sống dọc theo các sông ngòi, kênh rạch

2 3 3 2 1 1 1 3 3 19 2

5 Đề án tổng thể xử lý chất thải tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Bến Tre 3 2 3 3 3 2 2 3 2 23 1

6 Xây dựng trạm xử lý nước thải sinh hoạt tại thị xã Bến Tre 2 2 3 3 2 3 2 3 2 22 2

7Xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung tại các thị trấn thuộc huyện Mỏ Cày, Ba Tri, Bình Đại và các thị trấn khác

2 2 3 3 2 3 1 3 2 21 2

8Xây dựng chương trình bảo vệ môi trường lưu vực sông giữa tỉnh Bến tre với các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long và Tiền Giang

1 2 2 2 2 2 2 3 2 18 2

Page 139: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

STT Hành động/Dự án Các tiêu chí Tổng điểm

Nhóm ưu tiênTC - 1 TC - 2 TC - 3 TC - 4 TC - 5 TC - 6 TC - 7 TC - 8 TC - 9

9 Nâng cao hiệu quả thu gom chất thải rắn trên toàn tỉnh Bến Tre 2 3 3 3 2 2 2 2 2 21 2

10 Xây dựng khu liên hợp xử lý chất thải rắn 2 2 3 3 3 3 2 3 2 23 111 Xử lý ô nhiễm tại bãi rác Phú Hưng 2 2 3 3 2 2 2 3 3 22 212 Thí điểm phân loại rác thải tại thị xã Bến Tre 3 3 3 3 2 2 2 1 2 21 2

13Xây dựng mô hình nuôi cá da trơn và nuôi tôm đạt chuẩn môi trường tại huyện Chợ Lách

3 2 3 2 2 3 3 2 3 23 1

14 Rà soát và quy hoạch hợp lý các vùng nuôi trồng thủy sản 2 3 2 2 1 1 2 1 3 17 3

15Xây dựng chế độ điều tiết nước hợp lý và nâng cấp hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi dẫn nước vào nội đồng

3 2 2 3 1 2 3 3 1 20 2

16 Cấp nước sạch nông thôn 2 2 2 3 3 3 3 3 2 23 117 Vệ sinh môi trường nông thôn 3 2 2 3 2 2 2 2 2 20 218 Xây dựng lò hỏa táng 2 3 2 2 2 3 3 3 3 23 1

19 Quy hoạch khu làng nghề sản xuất chỉ xơ dừa và than thiêu kết 2 3 2 1 2 2 2 2 2 18 2

20 Xây dựng làng nghề sản xuất kiểu mẫu tại khu TTCN An Thạnh 3 2 2 2 2 3 2 1 3 20 2

21Nghiên cứu và áp dụng công nghệ hiện đại, thích hợp xử lý triệt để khí thải từ quá trình sản xuất than thiêu kết

2 2 2 3 1 3 2 3 2 20 2

Page 140: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

STT Hành động/Dự án Các tiêu chí Tổng điểm

Nhóm ưu tiênTC - 1 TC - 2 TC - 3 TC - 4 TC - 5 TC - 6 TC - 7 TC - 8 TC - 9

22

Xây dựng văn bản pháp lý và kế hoạch thanh tra, giám sát cũng như hỗ trợ khuyến khích nguồn kinh phí áp dụng sản xuất sạch hơn trong sản xuất

2 1 2 2 1 1 2 3 3 17 3

23 Dự án hạn chế ảnh hưởng do khí thải giao thông tại các đô thị 1 2 1 2 1 1 2 2 2 14 3

24 Dự án cải tạo chất lượng môi trường đất 2 2 1 2 2 2 1 1 2 15 3

25Kiểm soát tình hình lưu hành và tiêu thụ hóa chất thuốc BVTV và phân bón trong nông nghiệp

1 1 1 2 1 1 2 2 2 13 3

26Điều tra, đánh giá và dự báo mức độ tác động do sự thay đổi khí hậu đến tài nguyên môi trường tỉnh Bến Tre

3 2 3 3 2 1 3 3 3 23 1

27 Xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu 1 1 2 3 3 2 2 3 1 18 2

28

Xây dựng và triển khai kế hoạch ứng phó với sự cố tràn dầu, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các vấn đề môi trường tại khu vực vùng biển và ven biển

2 2 2 2 2 1 2 2 2 17 3

Page 141: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Bảng IV.11: Các dự án theo thứ tự ưu tiên

STT Hành động/Dự án Tổng điểm

Giai đoạn từ năm 2009 - 2010

1 Phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị và bảo vệ tài nguyên môi trường 24

2 Đề án tổng thể xử lý chất thải tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Bến Tre 23

3 Xây dựng khu liên hợp xử lý chất thải rắn 23

4 Xây dựng mô hình nuôi cá da trơn và nuôi tôm đạt chuẩn môi trường tại huyện Chợ Lách 23

5 Xây dựng lò hỏa táng 23

6 Điều tra, đánh giá và dự báo mức độ tác động do biến đổi khí hậu đến tài nguyên môi trường tỉnh Bến Tre 23

7 Cấp nước sạch nông thôn 23Giai đoạn từ năm 2011 - 2015

8 Cải thiện tình hình môi trường tại thị xã Bến Tre 229 Xử lý ô nhiễm tại bãi rác Phú Hưng 22

10 Cải thiện tình hình môi trường tại các thị trấn thuộc huyện Mỏ Cày, Ba Tri, Bình Đại và các thị trấn khác 21

11 Nâng cao hiệu quả thu gom chất thải rắn trên toàn tỉnh Bến Tre 2112 Thí điểm phân loại rác thải tại thị xã Bến Tre 21

13 Tăng cường đội ngũ cũng như nâng cao năng lực quản lý từ cấp tỉnh đến cấp xã 20

14 Xây dựng chế độ điều tiết nước hợp lý và nâng cấp hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi dẫn nước vào nội đồng 20

15 Vệ sinh môi trường nông thôn 2016 Xây dựng làng nghề sản xuất kiểu mẫu tại khu TTCN An Thạnh 20

17 Nghiên cứu và áp dụng công nghệ hiện đại, thích hợp xử lý triệt để khí thải từ quá trình sản xuất than thiêu kết 20

18 Xây dựng mạng lưới quan trắc và Phòng phân tích chất lượng môi trường 19

19 Xây dựng và triển khai các văn bản, kế hoạch kiểm soát chất lượng nước thải từ các cơ sở sản xuất, khu cụm công nghiệp 19

20 Xây dựng chương trình bảo vệ môi trường lưu vực sông giữa tỉnh Bến Tre với các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long và Tiền Giang 18

21 Quy hoạch khu làng nghề sản xuất chỉ xơ dừa và than thiêu kết 1822 Xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu 18

Giai đoạn từ năm 2015 - 202023 Rà soát và quy hoạch hợp lý các vùng nuôi trồng thủy sản 17

24Xây dựng và triển khai kế hoạch ứng phó với sự cố tràn dầu, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các vấn đề môi trường tại khu vực vùng biển và ven biển

17

25 Xây dựng văn bản pháp lý và kế hoạch thanh tra, giám sát cũng như 17

Page 142: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

STT Hành động/Dự án Tổng điểm

hỗ trợ khuyến khích nguồn kinh phí áp dụng sản xuất sạch hơn trong sản xuất

26 Dự án cải tạo chất lượng môi trường đất 1527 Dự án hạn chế ảnh hưởng do khí thải giao thông tại các đô thị 14

28 Kiểm soát tình hình lưu hành và tiêu thụ hóa chất thuốc BVTV và phân bón trong nông nghiệp 13

IV.3. TIÊU CHÍ THÔNG QUA DỰ ÁNDựa trên các vấn đề môi trường tại địa phương đã được nhận định, các dự

án/hành động được đề ra nhằm thực hiện để đạt được các mục tiêu cải thiện chất lượng môi trường tại địa phương. Những dự án được đề ra và lựa chọn dựa vào thực trạng ô nhiễm môi trường, năng lực tài chính để thực hiện, các định hướng chính sách, chiến lược và tầm nhìn, các quyết định liên ngành.

Sau khi xác định được những vấn đề ưu tiên, điều kiện tài chính, kỹ thuật ... các dự án/hành động được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Trên cơ sở đó, địa phương sẽ triển khai thực hiện.

Tuy nhiên, trên cơ sở những thay đổi, biến động trong hoàn cảnh thực tiễn, các dự án ưu tiên sẽ được điều chỉnh. Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm địa phương dự kiến ít nhất sẽ được duyệt lại hàng năm. Một khi mà kinh nghiệm và kiến thức về hiện trạng môi trường được nâng cao sẽ lập kế hoạch 2 - 3 năm trước khi xem xét các kế hoạch trung và dài hạn bên cạnh việc lập kế hoạch hành động hàng năm.

Ngoài ra, khi dự án đã được tiến hành thực hiện, cũng cần phải được xem xét nhằm đánh giá hiệu quả, kết quả đạt được, từ đó quyết định tiếp tục thực hiện dự án hay không. Các tiêu chí đánh giá được đề ra nhằm thông qua các dự án:

- Dự án thực hiện các mục tiêu chung về giới hạn xả thải vào nước, không khí và đất.

- Dự án cải thiện chất lượng môi trường được xác định trong KHHĐKSON và cần dẫn chứng trong kết quả phân tích hiện trạng chất lượng môi trường.

- Dự án nhằm vào một loại dự án chung do Bộ TN&MT phê chuẩn.

- Dự án thực hiện các phương pháp quản lý bên cạnh các giải pháp kỹ thuật phù hợp như:

Ứng dụng quản lý tốt nhất;

Nếu cần thiết được phép giám sát mà không cần xin phép trước;

Chính quyền địa phương hướng dẫn hợp tác đào tạo về các phương pháp quản lý KSON;

Báo cáo lên Tổng Cục BVMT 2 năm một lần và/hoặc Bộ TN&MT quá trình thực hiện các hành động.

- Dự án ngăn chặn việc suy thoái chất lượng môi trường hoặc phục hồi chất lượng môi trường và sức khỏe con người một cách hiệu quả và đúng kỹ thuật.

- Dự án sẽ cải thiện chất lượng môi trường và bao gồm các chỉ số thành công.

Page 143: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

- Dự án trình diễn sự hợp tác giữa các bên liên quan trong Tỉnh/Huyện/Xã và đóng góp hiệu quả cho công tác quản lý môi trường.

- Dự án góp phần giảm ô nhiễm các nguồn tập trung và phân tán trong khuôn khổ dự án và có thể áp dụng trong toàn tỉnh và đất nước.

- Dự án có chi phí hợp lý và nguồn tài trợ phù hợp.

- Người đề xuất dự án phải trình bày khả năng thành công của dự án.

- Dự án có thể xác định mối liên quan trực tiếp tới việc thực hiện Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010.

- Đặc biệt đối với dự án do Danida tài trợ, dự án đề xuất phải trực tiếp hoặc gián tiếp giúp ích cho khu vực đông dân nghèo và đáp ứng được các vấn đề của Danida (về giới, HIV-AIDS và quản lý tốt).

Page 144: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

CHƯƠNG VTỔ CHỨC THỰC HIỆN

V.1. GIẢI PHÁP THỰC HIỆNV.1.1. Tăng cường truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng

Mục tiêu bảo vệ môi trường chỉ có thể thành công nếu xuất phát từ hành động đúng đắn của con người. Tất cả các hành động đều chịu sự chi phối từ quá trình nhận thức và ý thức. Hiện nay ý thức của người dân về việc bảo vệ môi trường còn thấp; tình trạng vứt rác bừa bãi, xả các chất thải xuống sông, kênh rạch, chặt phá rừng ngập mặn ... ở Bến Tre còn khá phổ biến. Do đó công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ hệ sinh thái … là giải pháp hiệu quả và bền vững nhất để sự nghiệp và mục tiêu bảo vệ môi trường đạt kết quả.

Công tác truyền thông, giáo dục nâng cao ý thức cộng đồng có thể thực hiện thông qua các chương trình sau:

a. Lồng ghép các kiến thức và chương trình giáo dục môi trường vào trong trường học

Các chương trình giáo dục môi trường nên bắt đầu từ bậc học mầm non và kéo dài liên tục cho đến các cấp học sau này. Quá trình đào tạo, giáo dục sớm và liên tục sẽ rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường và nếp sống văn minh từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành. Mức độ và khối lượng kiến thức phải được nghiên cứu và xây dựng linh hoạt phù hợp với từng độ tuổi và bậc học khác nhau. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bến Tre và các trường học có thể áp dụng các phương pháp giáo dục với từng bậc học như sau:

- Với bậc học từ mầm non và cấp 1: Đây là giai đoạn trẻ hiếu động; hiểu biết và nhận thức về thế giới xung quanh còn non nớt và đang hình thành. Do đó giai đoạn này nên áp dụng phương pháp “học mà chơi, chơi mà học”. Đưa các kiến thức đơn giản, hợp lý như giữ gìn vệ sinh chung, khơi dậy tình yêu thương cây cỏ, thú vật thông qua các chương trình học và chơi của trẻ. Các khái niệm, kiến thức về môi trường ở giai đoạn này cần được thể hiện dưới hình thức câu từ đơn giản, dễ hiểu và gần gũi để các em có thể hiểu và tạo cảm giác hứng thú khi học. Giáo dục các em hiểu được cây xanh - người bạn của sự sống; vẻ đẹp của thiên nhiên, bảo vệ bầu không khí trong lành; giữ gìn vệ sinh chung, bỏ rác đúng nơi quy định ... Các trường tiểu học nên thường xuyên tổ chức các trò chơi nhỏ, các cuộc thi vẽ tranh mang tính giáo dục về môi trường, cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên và khuyến khích các em tham gia. Trong trường nên trang bị các thùng rác công cộng với hình dạng vui mắt và thuận tiện cho các em có thể vứt rác. Thường xuyên tổ chức các ngày chủ nhật xanh, khuyến khích các em tham gia làm sạch đường phố, trường lớp nhằm tập thói quen giữ vệ sinh chung cho các em.

- Với bậc học trung học cơ sở và trung học phổ thông: đây là giai đoạn học sinh đã có được trình độ học vấn, hiểu biết và nhận thức nhất định. Do đó giai đoạn này có thể lồng ghép các kiến thức về môi trường như: tầm quan trọng của rừng, của các hệ sinh thái, vai trò của rừng ngập mặn và khu bảo tồn, nguy cơ và hậu quả do ô nhiễm môi trường gây ra ... vào chương trình học của học sinh. Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa tham quan khu bảo tồn, rừng ngập mặn hay trồng cây gây rừng. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trường, giao lưu giữa các trường trong địa bàn tỉnh ...

Page 145: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

- Với bậc đại học, đa số sinh viên trong tỉnh sẽ theo học các trường đại học, cao đẳng, trung cấp ở các thành phố lớn trong khu vực như thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ … Giai đoạn này sinh viên đã đạt trình độ nhận thức, kiến thức cao về tầm quan trọng của môi trường, về thực trạng môi trường xung quanh. Do đó có thể tổ chức các hoạt động như Mùa hè xanh, các cuộc thi học thuật, các diễn đàn … để đẩy mạnh phong trào bảo vệ môi trường.

Để công tác giáo dục, tuyên truyền đạt kết quả cần phải thực hiện hết sức mềm dẻo, linh hoạt. Thường xuyên tổ chức đánh giá thi đua khen thưởng nhằm kịp thời động viên khuyến khích, biểu dương những tập thể, cá nhân có thành tích đáng khen trong việc bảo vệ môi trường.

b. Phổ cập, nâng cao kiến thức và ý thức bảo vệ môi trường cho người dân

Tăng cường tuyên truyền kiến thức về bảo vệ môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nội dung là các phim tài liệu, phóng sự, các buổi phỏng vấn về tình hình ô nhiễm môi trường hay buổi tư vấn về Luật Môi trường. Phương tiện thông tin đại chúng có thể là báo, đài phát thanh, đài truyền hình quốc gia và địa phương.

Tổ chức các hội thảo khoa học phổ biến kiến thức và kinh nghiệm mới cho địa phương do các chuyên gia môi trường giảng dạy. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trường và ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất. Khuyến khích người dân nghiên cứu sáng tạo, phát minh công nghệ sản xuất mới có lợi cho môi trường.

Thông qua chính quyền địa phương, tổ dân phố ... thường xuyên tuyên truyền, vận động về công tác bảo vệ môi trường. Tổ chức công tác giáo dục vệ sinh môi trường tại các vùng nông thôn, phát động phong trào xanh và sạch trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

Tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất, ý thức về an toàn lao động. Thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn, nâng cao nhận thức cho ban quản lý các khu sản xuất chấp hành các quy định, luật định về bảo vệ môi trường. Giáo dục công nhân, nhân viên giữ gìn và bảo vệ môi trường xung quanh các khu sản xuất.

Giáo dục nâng cao nhận thức của nông dân trong công tác sử dụng hợp lý phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Bón phân và phun thuốc trừ sâu đúng loại, đúng liều lượng; khuyến khích bón phân hữu cơ có lợi cho đất.V.1.2. Phát huy vai trò cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường

Theo quan điểm đã được thể hiện rõ trong Chỉ thị số 36/CT-TW ngày 25/6/1998: "Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân" và Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 2/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 cũng nhấn mạnh: "Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các tổ chức, cộng đồng và của mọi người dân". Do đó, phát huy vai trò cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Cộng đồng có thể được hiểu theo nghĩa rộng trên phạm vi toàn xã hội nhưng thông thường được hiểu là cộng đồng ở cơ sở, tức là nhóm người sống tại cùng một địa phương hoặc dưới sự quản lý của cùng một chính quyền địa phương. Các tổ chức, cộng đồng, tuy có tính chất và đặc điểm khác nhau nhưng đều phát huy vai trò trong hoạt động bảo vệ môi trường. Các tổ chức có thể bao gồm nhiều loại hình, như các tổ

Page 146: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội…

Phát huy vai trò cộng đồng có thể thực hiện ở các lĩnh vực sau:

Cộng đồng tham gia bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường

Kêu gọi các dự án điểm ở các khu rừng ngập mặn ưu tiên cao, đặc biệt là rừng đặc dụng, thử nghiệm việc cho phép người dân địa phương quản lý phối hợp và sử dụng bền vững tài nguyên rừng, tiếp cận các phương pháp bảo vệ rừng truyền thống của cộng đồng. Ý tưởng của nhân dân là vừa bảo vệ, vừa khai thác rừng một cách hợp lý. Có nhiều phương thức hành động bảo vệ rừng được cộng đồng áp dụng một cách hiệu quả.

Xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng; những nội dung chủ yếu về bảo vệ và phát triển rừng trong quy ước của làng, xã sinh sống lâu đời ở khu vực rừng ngập mặn.

Thông qua các đợt tuyên truyền, hướng dẫn phát triển du lịch tại các huyện, xã, làng ven biển, ven rừng ngập mặn của tỉnh Bến Tre. Người dân làm các dịch vụ ăn, uống, nghỉ trọ, hướng dẫn du lịch. Điều này tác động mạnh mẽ đến đời sống nhân dân. Qua những hoạt động này một phần đời sống của nhân dân được nâng cao.

Các tổ bảo vệ nhân dân cũng được thành lập, kết hợp làm việc với Hạt Kiểm lâm, thường xuyên đi tuần tra canh gác.

Các cơ quan đảng bộ, các cấp quản lý thực hiện các cam kết, hương ước với nhân dân trong địa bàn thực hiện bảo vệ môi trường. Người dân được hưởng đầy đủ các quyền lợi và thực hiện các nhiệm vụ theo các văn bản đã cam kết.

Xây dựng mạng lưới cộng đồng bảo vệ rừng và bảo vệ môi trường. Mỗi cộng đồng có một mạng lưới chính để chỉ đạo chung, tập hợp toàn bộ lực lượng của cộng đồng để bảo vệ môi trường. Nhiều tổ chức đoàn thể thành lập các mạng lưới phụ như mạng lưới của thanh niên chuyên về tuần tra, canh gác; mạng lưới của phụ nữ để phát hiện các điểm ô nhiễm, các điểm chặt phá rừng trái phép; mạng lưới của nông dân đảm bảo chung cho rừng phát triển tốt; mạng lưới của thiếu niên giữ gìn sự đa dạng của các loại chim; mạng lưới của người cao tuổi phát hiện các nguy cơ cháy rừng, lâm tặc ...

Phát triển kinh tế xã hội bền vững cho người dân ở vùng đệm để nâng cao hiệu quả bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường.

Huy động vốn từ cộng đồng cho bảo vệ môi trường cũng có nhiều phương thức huy động, thông qua nhiều mô hình khác nhau như:

- Mô hình doanh nghiệp hoạt động công ích chuyên trách thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải.

- Mô hình tổ, đội, hợp tác xã hoạt động công ích chuyên trách thu gom, vận chuyển chất thải.

- Mô hình quỹ bảo vệ môi trường.

Phát huy vai trò cộng đồng trong giải quyết các xung đột môi trường

Trong công tác bảo vệ môi trường thường hay xảy ra xung đột giữa quyền lợi cộng đồng, nhân dân địa phương với các chủ đầu tư. Xung đột giữa bảo tồn và phát triển, đó là mâu thuẫn giữa đại diện Nhà nước với đại diện cho quyền lợi của cộng đồng nhân dân địa phương hoặc mâu thuẫn giữa những chủ đầu tư, các ngành kinh tế trong khai thác nguồn lợi, các nguồn tài nguyên với bảo tồn, bảo vệ môi trường.

Page 147: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Với các loại nguyên nhân như trên, mâu thuẫn chỉ chấm dứt khi lợi ích và mục đích của hai phía được dung hòa, cuộc sống của người dân được đảm bảo, kết hợp các hoạt động bảo tồn thiên nhiên với bảo vệ môi trường. Cũng chỉ khi đó, hoạt động bảo vệ thiên nhiên và môi trường mới phát huy được hiệu quả cao nhất.

Do đó cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường cho nhân dân. Phát huy tốt vai trò cộng đồng, vai trò của người đại diện cộng đồng, chính quyền lắng nghe ý kiến, nguyện vọng người dân để quá trình hợp tác đạt kết quả giải quyết thành công các xung đột môi trường xảy ra.

Xây dựng phong trào tình nguyện cộng đồng và giáo dục môi trường

Do nhận thức của công chúng về môi trường ngày càng được nâng cao nên những phong trào hoặc hình thức vận động rộng lớn cho công tác bảo vệ môi trường đã lôi cuốn được nhiều người thuộc mọi tầng lớp và lứa tuổi tham gia một cách tự nguyện. Các hoạt động tình nguyện đã phát triển với nhiều hình thức, quy mô và mức độ khác nhau: từ việc dọn dẹp, giữ gìn vệ sinh đường làng ngõ xóm đến việc tổ chức có tính thường xuyên và dài ngày trong phạm vi cả nước hoặc một địa phương.

Các phong trào tình nguyện nên được triển khai và phát huy là:

- Phong trào thanh niên, sinh viên tình nguyện: phong trào này do Trung ương đoàn khởi xướng và tổ chức thực hiện. Các cơ sở đoàn các cấp, các trường phổ thông, trung cấp, cao đẳng trong toàn tỉnh Bến Tre chịu trách nhiệm tổ chức trực tiếp. Ngoài ra sinh viên, học sinh còn có thể tham gia "Mùa hè tình nguyện" tỏa về các nơi, nhất là về các vùng nông thôn còn nhiều khó khăn, giúp nhân dân trong các hoạt động phát triển kinh tế xã hội; vừa phát triển văn hóa và cải thiện môi trường sống đồng thời bảo vệ môi trường.

- Đội tình nguyện xanh: thành viên của đội có thể là học sinh, sinh viên, công nhân – viên chức hay cộng đồng thuộc tất cả các lứa tuổi, thành phần. Hoạt động của các đội tình nguyện xanh bao gồm 3 nội dung chủ yếu: giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường; tham gia hoạt động lồng ghép với các chương trình, dự án ở địa phương; giúp đỡ các địa phương xây dựng nền nếp hoạt động vệ sinh môi trường.

- Ngày hội môi trường: là các ngày hội được tổ chức để cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường. Đó có thể là ngày chủ nhật xanh, ngày môi trường thế giới, ngày hội đi bộ tuyên truyền bảo vệ môi trường …V.1.3. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường

Hiện nay, nguồn vốn chi cho công tác bảo vệ môi trường của tỉnh Bến Tre còn thấp, chỉ chiếm dưới 1% ngân sách toàn tỉnh. Với số vốn ít như vậy rất khó để thực hiện thành công những nhiệm vụ bảo vệ môi trường đã đặt ra. Do đó khuyến khích đầu tư, xã hội hóa, đa dạng hóa các nguồn vốn dành cho môi trường là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay của lãnh đạo và chính quyền địa phương. Hiện tại có 2 nguồn vốn có thể huy động là:

Huy động từ nguồn vốn đầu tư trong tỉnh

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho cộng đồng về vai trò và tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Khuyến khích, thu hút đầu tư cho sự nghiệp bảo vệ môi trường từ các cá nhân, tổ chức tư nhân, cộng đồng dân cư trong tỉnh. Áp dụng các

Page 148: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

chính sách ưu đãi, khuyến khích về thuế, đất đai, các chính sách hỗ trợ vay vốn, trợ giá... đối với các hoạt động bảo vệ môi trường.

Các tổ chức tư nhân, doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp tự đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường của chính tổ chức, công ty đó. Tăng cường ý thức và tuân thủ đúng các quy định luật pháp, tiêu chuẩn môi trường về vấn đề xả thải và bảo vệ môi trường.

Kêu gọi thêm sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước cho hoạt động bảo vệ môi trường trong tỉnh. Thu hút đầu tư từ các quỹ hỗ trợ bảo vệ môi trường của tỉnh, huyện.

Phương pháp đầu tư có thể đa dạng theo nhiều hình thức như: góp vốn trực tiếp, góp vốn bằng các dự án và công trình hoặc góp công sức, trí tuệ cho các hoạt động bảo vệ môi trường trong tỉnh.

Khả năng huy động vốn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tuyên truyền, kêu gọi, khuyến khích của lãnh đạo địa phương. Chính quyền cần tạo hành lang pháp lý mở cửa và thông thoáng đối với các nhà đầu tư. Đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính như ngân hàng, quỹ tín dụng ... để hỗ trợ tốt cho các nhà đầu tư.

Huy động nguồn vốn từ các nguồn bên ngoài tỉnh và các tổ chức quốc tế

Nguồn vốn dồi dào và thường xuyên mà tỉnh cần tập trung huy động là từ nguồn vốn vay ODA, Quỹ môi trường toàn cầu (GEF), các hợp tác quốc tế đa phương, song phương, từ các chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), Ngân hàng Thế giới (WB), Hiệp hội bảo vệ thiên nhiên thế giới (IUCN), Chương trình hợp tác phát triển trong lĩnh vực môi trường (DCE) giữa Việt Nam – Đan Mạch ...

Tiếp tục thực hiện các chính sách đổi mới, thu hút sự tham gia của các tổ chức quốc tế. Đặc biệt các chương trình bảo vệ rừng ngập mặn, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ vùng đất ngập nước, phát triển các khu bảo tồn, phòng chống biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng ... thường thu hút sự quan tâm và đầu tư rất lớn từ các tổ chức nghiên cứu và bảo vệ môi trường trong và ngoài nước.

Kết hợp với các tỉnh, các quốc gia nằm trong lưu vực sông MeKong để hợp tác nghiên cứu và thu hút nguồn vốn bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên sau khi tiếp nhận các nguồn vốn trên, các cơ quan trực tiếp quản lý cần sử dụng chi tiêu hết sức chặt chẽ, tiết kiệm, khoa học; đầu tư đúng lúc, đúng chỗ để sử dụng các nguồn vốn trên hiệu quả nhất. Một khi công tác bảo vệ môi trường đạt kết quả tốt sẽ tạo dựng được uy tín của tỉnh Bến Tre với các tổ chức, các cơ quan đầu tư từ đó tạo cơ hội hợp tác lâu dài và phát triển bền vững.

V.1.4. Kiện toàn cơ chế, tổ chức và tăng cường năng lực cho hệ thống quản lý Nhà nước ở tỉnh, huyện và cấp cơ sở tại địa phương

Hoàn thiện hệ thống pháp lý làm cơ sở bảo vệ môi trường tỉnh Bến Tre

- Rà soát và ban hành đồng bộ các văn bản hướng dẫn việc thực hiện Luật Môi trường. Xây dựng các chính sách về môi trường gắn liền với kinh tế xã hội, hòa hợp giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường theo mục tiêu phát triển bền vững.

- Tập huấn thường xuyên cho cán bộ địa phương về công tác quản lý môi trường, các chính sách, luật định, đặc biệt là các Luật Môi trường đã được Quốc hội sửa đổi và thông qua.

Page 149: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

- Xác định rõ trách nhiệm và phân công, phân cấp hợp lý nhiệm vụ thực thi bảo vệ môi trường.

- Chú trọng đầu tư và nghiên cứu về chính sách và pháp luật.

Hoàn thiện cơ chế, tổ chức cho hệ thống quản lý của chính quyền

- Cần hoàn thiện lại hệ thống quản lý môi trường của tỉnh Bến Tre, tinh giảm bộ máy quản lý cồng kềnh, không hiệu quả; giải quyết sự chồng chéo về trách nhiệm quản lý giữa các sở ban ngành trong địa phương bằng cách phân chia rõ ràng quyền hạn và nhiệm vụ của mỗi ngành.

- Có thể đề xuất 1 sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý môi trường cho tỉnh Bến Tre như sau:

Hình V.1: Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý môi trường đề xuất cho tỉnh Bến Tre

Nâng cao, tăng cường năng lực quản lý

- Tập huấn, hỗ trợ các huyện/thị xã, xã/thị trấn để tăng cường về công tác chuyên môn, quản lý Nhà nước về môi trường. Giải quyết có hiệu quả các điểm nóng gây ô nhiễm môi trường.

- Phòng TNMT tỉnh cần phải được trang bị thêm phương tiện kỹ thuật (như thiết bị lấy mẫu, các thiết bị đo nhanh, máy phân tích …) phục vụ cho các công tác quan trắc chất lượng môi trường, đánh giá hiện trạng môi trường trong tỉnh.

- Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý. Tổ chức các buổi học chuyên đề hoặc tham gia các cuộc hội thảo. Cử cán bộ đi học để nâng cao văn bằng, chuyên môn nghiên cứu và nâng cao khả năng quản lý; có thể nâng cấp trình độ từ trung cấp lên cử nhân, kỹ sư; từ cử nhân, kỹ sư lên thạc sĩ, tiến sĩ.

- Tăng cường phối hợp chặt chẽ với các ban ngành hữu quan như Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Mặt trận Tổ Quốc, Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật, Liên Đoàn Lao động, Sở Giáo dục và Đào tạo và các phường, xã, thị trấn.

Tổ quan trắc, thanh tra, giám sát (3-5 cán bộ chuyên trách)

Phòng TNMT huyện, thị xã UBND xã, thị trấn

Sở TN&MT Bến Tre UBND huyện/thị

Tổ đào tạo giáo dục (1 cán bộ chuyên trách)

Tổ chính sách môi trường (1 cán bộ chuyên trách)

UBND Tỉnh

Các Sở, Ban Ngành, Tổ chức đoàn thể khác

Page 150: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

V.1.5. Tăng cường nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

Khoa học & Công nghệ là nền tảng và động lực cho quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội của tỉnh. Để KH&CN có đủ điều kiện và khả năng làm động lực cho sự phát triển KTXH, các chính sách của tỉnh cần tập trung đặc biệt đến công tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Quá trình này đòi hỏi phải sử dụng các nguồn lực hợp lý và có hiệu quả cho phát triển KH&CN trước mắt cũng như lâu dài.

Tỉnh Bến Tre có thể tập trung nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ ở một số lĩnh vực quan trọng như: lĩnh vực khoa học kỹ thuật, lĩnh vực công nghiệp, lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, lĩnh vực khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường. Với mỗi lĩnh vực có thể tập trung vào các mặt quan trọng như:

Lĩnh vực công nghiệp

Các nghiên cứu về khả năng ứng dụng, cải tiến và bổ sung các công nghệ mới trong công nghiệp. Thử nghiệm một số dây chuyền sản xuất theo công nghệ tự động hóa, hiện đại, tiết kiệm nhiên liệu, ít chất thải.

Chú trọng công nghệ chế biến thủy hải sản vì khai thác thủy hải sản là một trong các ngành mũi nhọn quan trọng của tỉnh. Nghiên cứu và ứng dụng chế biến các phụ phẩm, các phế phẩm còn lại được thải ra của các loại hải sản sau quá trình chế biến.

Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng, cải tiến và bổ sung các công nghệ, vật tư mới trong xây dựng, vật liệu xây dựng và các vật liệu thân thiện với môi trường hơn.

Phối hợp trong nghiên cứu triển khai các khu, cụm công nghiệp, làng nghề, phát triển CN – TTCN nông thôn phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng khu vực, phát triển phải luôn đi đôi với bảo vệ môi trường.

Phối hợp trong việc triển khai và nhân rộng các mô hình xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thủy lợi phục vụ ngư nông lâm nghiệp, hệ thống cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, cấp thoát nước, thải rác).

Lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp

Với lĩnh vực nông nghiệp, nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật về giống và sản xuất cây trồng, vật nuôi theo các mô hình canh tác tổng hợp. Chú trọng các biện pháp đồng bộ về quy trình nhân giống và cung ứng giống cây trồng vật nuôi các cấp (GP, P, F1, giống xác nhận có hoặc không có hồi giao, lai quy ước). Xây dựng mặt bằng, chăm sóc, quản lý dịch bệnh, quản lý việc sử dụng các chế phẩm sinh học trong sản xuất, quản lý sau thu hoạch.

Trong lĩnh vực ngư nghiệp, tập trung nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật về giống, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Hoàn thiện kỹ thuật nhân, ươm và kiểm định giống; kỹ thuật quản lý nguồn nước, kỹ thuật và phòng chống dịch bệnh trong quá trình nuôi trồng thủy hải sản. Nghiên cứu, áp dụng công nghệ tiên tiến phát triển kỹ thuật đánh bắt xa bờ ... Xây dựng các mô hình sản xuất thủy sản bền vững theo vùng sinh thái, mô hình sản xuất giống thủy sản chất lượng cao, mô hình đánh bắt xa bờ có hiệu quả.

Lĩnh vực lâm nghiệp cần nghiên cứu thử nghiệm khả năng thích nghi và phát triển các giống loài cây rừng mới trên các dạng lập địa hiện còn bỏ trống nhằm tạo ra sản phẩm hữu ích và bảo vệ môi trường. Xây dựng các mô hình sản xuất tổng hợp

Page 151: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

trong lâm phần (nuôi tôm sinh thái, cá đồng sinh thái) trên cơ sở bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên rừng.

Lĩnh vực khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường

Thực hiện các đề tài nghiên cứu, đánh giá nguồn tài nguyên thiên nhiên, KTXH, xây dựng luận cứ khoa học cho phát triển KTXH. Nghiên cứu các giải pháp sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Điều tra, dự báo, đánh giá diễn biến chất lượng môi trường và hệ sinh thái.

Triển khai nghiên cứu ứng dụng rộng rãi các thành tựu về khoa học môi trường, đặc biệt là công nghệ xử lý chất thải, phòng chống ô nhiễm, suy thoái môi trường.

Lập ngân hàng dữ liệu và nghiên cứu chuyển giao công nghệ cho các ngành công nghiệp điển hình, đặc biệt là công nghiệp chế biến thủy hải sản, công nghệ chế biến các sản phẩm từ dừa. Chú trọng vào các công nghệ sản xuất sạch hơn. Bên cạnh những hình thức tự nguyện, bắt buộc áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn đối với các ngành công nghiệp có tính chất ô nhiễm cao.

Nghiên cứu và ứng dụng các chỉ tiêu, tiêu chuẩn trong việc lựa chọn công nghệ, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, xây dựng và vận hành các dự án xử lý chất thải bảo đảm kỹ thuật môi trường.

Tiến hành nhập khẩu các thiết bị thu gom và xử lý chất thải phục vụ cho công tác quản lý và xử lý môi trường tại địa phương.

Nghiên cứu bảo vệ nguồn gen và các nguồn lợi quý hiếm, luận cứ xây dựng các khu bảo tồn nhằm bảo vệ đa dạng sinh học (cả trên cạn và dưới nước), trọng tâm là các vùng bãi bồi ven biển và các hệ sinh thái nhạy cảm (vườn chim, rừng ngập mặn …). Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sạch, công nghệ ít chất thải, tiết kiệm năng lượng, phát triển các mô hình sản xuất sạch hơn.

V.1.6. Tăng cường hợp tác trong khu vực và quốc tế trong công tác bảo vệ môi trường

Để thực hiện tốt việc hợp tác trong khu vực và quốc tế về lĩnh vực môi trường cần đề xuất một số giải pháp:

- Cụ thể hóa bằng các kế hoạch và chương trình hợp tác cụ thể. Các kế hoạch được xây dựng cần bám sát chính sách và chiến lược phát triển khoa học công nghệ của quốc gia, quy hoạch phát triển khoa học công nghệ của tỉnh trong giai đoạn tiếp theo (gắn liền với bối cảnh quốc tế, khu vực, đất nước và tình hình cụ thể của tỉnh Bến Tre).

- Đầu tư nguồn vốn ban đầu cho công tác hợp tác khu vực và quốc tế trong lĩnh vực môi trường. Sử dụng có hiệu quả vốn vay và viện trợ của nước ngoài đầu tư phát triển khoa học và công nghệ nói chung và trong lĩnh vực môi trường nói riêng.

- Phân công trách nhiệm và thành lập ban chỉ đạo thực hiện hợp tác khu vực và quốc tế trong lĩnh vực môi trường để triển khai thực hiện các nội dung của chiến lược và các chương trình, dự án, đề án hợp tác trọng điểm trong từng giai đoạn.

- Tăng cường sự hợp tác giữa các ngành và các cơ quan chức năng trong các vấn đề liên quan.

Page 152: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

- Xây dựng các chính sách hỗ trợ đặc biệt đối với các dự án của các tổ chức, cá nhân trong khu vực và trên thế giới đầu tư vào công tác bảo vệ môi trường của tỉnh, nhất là các dự án tái sinh tái chế, xử lý chất thải ...

- Quy hoạch lực lượng cán bộ khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường, đảm bảo về số lượng và chất lượng đáp ứng cho nhu cầu thực tiễn của các chương trình, dự án, đề án hợp tác, tạo cầu nối thích hợp và thuận lợi trong hợp tác khu vực và quốc tế.

- Mở rộng quan hệ hợp tác phát triển khoa học, công nghệ trong và ngoài nước; tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của các nước, các tổ chức quốc tế và trung ương trong các lĩnh vực đào tạo, quản lý, nghiên cứu khoa học, ứng dụng, đổi mới công nghệ.

- Chủ động mở rộng và phát triển các quan hệ trao đổi, hợp tác quốc tế và trong nước về KH&CN hướng vào giải quyết các mục tiêu ưu tiên của địa phương.

- Chủ động xây dựng một số chương trình, dự án, đề án dự kiến xin tài trợ của đối tác nước ngoài.

- Thu hút và sử dụng tốt các dự án đầu tư nước ngoài trên các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và đổi mới công nghệ.

- Tạo điều kiện cho cán bộ KHCN của tỉnh tiếp cận được các tiến bộ KHCN của các nước trong khu vực và thế giới, làm chủ được công nghệ nhập ngoại, tạo nguồn lực KH&CN cho tỉnh.

- Tiếp tục mở rộng hợp tác phát triển khoa học, công nghệ với các cơ quan trung ương, các tỉnh và thành phố bạn, nhất là các tổ chức KH&CN đầu ngành, các trường đại học quốc gia, các viện nghiên cứu.

- Xây dựng cơ chế ưu tiên và thường xuyên tăng cường hợp tác, liên kết, hỗ trợ toàn diện về KH&CN với các địa phương lân cận và các nước trong vùng.

- Xây dựng các cơ chế thích hợp, tạo điều kiện để cán bộ KH&CN được tham dự các khóa đào tạo, tập huấn, tham quan khảo sát chuyên đề ở nước ngoài, học hỏi các kinh nghiệm phục vụ ứng dụng trong thực tế quản lý, nghiên cứu, sản xuất kinh doanh tỉnh.V.2. TỔ CHỨC THỰC HIỆNV.2.1. Phân công thực hiện cho các tổ chức, cá nhân có liên quan

Page 153: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Bảng V.1: Kế hoạch tổ chức thực hiện

Hành động/Dự án Nhân lực Cơ quan thực hiện Cơ quan phối hợp

Phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị và bảo vệ tài nguyên môi trường

Chuyên gia địa phương

Phòng Tài nguyên Môi trường các

huyện, thị

- Phòng Giáo dục và Đào tạo

- Phòng Văn hóa Thông tin

- Phòng Tài chính

- Các tổ chức Đoàn thể

Xây dựng mạng lưới quan trắc và phòng phân tích chất lượng môi trường

Chuyên gia trong nước

Sở Tài nguyên Môi trường

- Sở Tài chính

- Sở Kế hoạch và Đầu tư

Tăng cường đội ngũ cũng như nâng cao năng lực quản lý từ cấp tỉnh đến cấp xã Chuyên gia tỉnh UBND tỉnh

- Sở Tài nguyên và Môi trường

- Sở Tài chính

- Sở Giáo dục và Đào tạo

Xây dựng và triển khai các văn bản, kế hoạch kiểm soát chất lượng nước thải từ các cơ sở sản xuất, khu cụm công nghiệp

Chuyên gia trong nước

Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở

Xây dựng

- Sở Công thương

- Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Sở Tài nguyên và Môi trường

- Sở LĐTB&XH

- BQL các K/CCN

Đề án tổng thể xử lý chất thải tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Bến Tre Chuyên gia Sở Y tế

- Sở Tài chính

- Sở Tài nguyên và Môi trường

Cải thiện tình hình môi trường tại thị xã Bến Tre

Chuyên gia trong nước

Sở Xây dựng - Sở KH&ĐT

- Sở Tài chính

Page 154: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Hành động/Dự án Nhân lực Cơ quan thực hiện Cơ quan phối hợp

- Sở Giao thông Vận tải

- Sở Tài nguyên và Môi trường

- Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước

- UBND thị xã

Cải thiện tình hình môi trường tại các thị trấn thuộc huyện Mỏ Cày, Ba Tri, Bình Đại và các thị trấn khác

Chuyên gia trong nước Sở Xây dựng

- Sở KH&ĐT

- Sở Tài chính

- Sở Giao thông Vận tải

- Sở Tài nguyên và Môi trường

- UBND các huyện

- Đơn vị quản lý cấp thoát nước của huyện

Xây dựng chương trình bảo vệ môi trường lưu vực sông giữa tỉnh Bến Tre với các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long và Tiền Giang

Chuyên gia trong tỉnh

Sở Tài nguyên và Môi trường - Sở Khoa học và Công nghệ

Nâng cao hiệu quả thu gom chất thải rắn trên toàn tỉnh Bến Tre

Chuyên gia trong tỉnh

Đơn vị quản lý môi trường đô thị tại địa

phương

- Sở Tài nguyên và Môi trường

- Phòng Tài nguyên Môi trường các huyện thị

Xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn Chuyên gia trong nước

Sở Xây dựng - Công ty TNHH Công trình Đô thị

- Sở Tài chính

- Sở Tài nguyên và Môi trường

Page 155: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Hành động/Dự án Nhân lực Cơ quan thực hiện Cơ quan phối hợp

- Sở KH&ĐT

Xử lý ô nhiễm tại bãi rác Phú Hưng Chuyên gia trong và ngoài nước

Sở Tài nguyên và Môi trường

- Sở Tài chính

- Sở Xây dựng

- Công ty TNHH Công trình Đô thị

Thí điểm phân loại rác thải tại thị xã Bến Tre Chuyên gia trong nước

Sở Tài nguyên và Môi trường

- Sở Tài chính

- Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã

- Công ty TNHH Công trình Đô thị

Xây dựng mô hình nuôi cá da trơn và nuôi tôm đạt chuẩn môi trường tại huyện Chợ Lách

Chuyên gia trong và ngoài nước

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

- Sở Tài nguyên và Môi trường 

- Sở Khoa học và Công nghệ

- UBND huyện Chợ Lách

Rà soát và quy hoạch hợp lý các vùng nuôi trồng thủy sản

Chuyên gia trong tỉnh

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

- Sở Tài nguyên và Môi trường 

- Sở Khoa học và Công nghệ

Xây dựng chế độ điều tiết nước hợp lý và nâng cấp hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi dẫn nước vào nội đồng

Chuyên gia trong tỉnh

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

- Sở GTVT

- Sở Xây dựng

- Sở Tài nguyên và Môi trường

Cấp nước sạch nông thôn Chuyên gia trong và ngoài nước

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

- Sở Tài nguyên và Môi trường

- UBND các huyện thị

Vệ sinh môi trường nông thôn Chuyên gia trong nước

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

- Sở Tài nguyên và Môi trường

- Sở Tài chính

Page 156: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Hành động/Dự án Nhân lực Cơ quan thực hiện Cơ quan phối hợp

Xây dựng lò hỏa táng Chuyên gia trong và ngoài nước

Sở Tài nguyên và Môi trường

- Sở Xây dựng

- Sở Tài chính

Quy hoạch khu làng nghề sản xuất chỉ xơ dừa và than thiêu kết

Chuyên gia trong nước Sở Công thương

- Sở Tài nguyên và Môi trường

- Sở Xây dựng

- UBND các huyện thị

Xây dựng làng nghề sản xuất kiểu mẫu tại khu TTCN An Thạnh

Chuyên gia trong và ngoài nước Sở Công thương

- Sở Tài nguyên và Môi trường

- Sở Xây dựng

- Sở Tài chính

- Sở Khoa học và Công nghệ

Nghiên cứu và áp dụng công nghệ hiện đại, thích hợp xử lý triệt để khí thải từ quá trình sản xuất than thiêu kết

Chuyên gia trong và ngoài nước

Sở Khoa học và Công nghệ

- Sở Tài nguyên và Môi trường

- Sở Công thương

Xây dựng văn bản pháp lý và kế hoạch thanh tra, giám sát cũng như hỗ trợ khuyến khích nguồn kinh phí áp dụng sản xuất sạch hơn trong sản xuất

Chuyên gia trong nước

Sở Tài nguyên và Môi trường

- Sở KH&ĐT

- Sở Tài Chính

- Sở Công thương

- Sở KH&CN

Dự án hạn chế ảnh hưởng do khí thải giao thông tại các đô thị

Chuyên gia trong và ngoài nước

Sở Giao thông Vận tải

- Sở Xây dựng

- Sở Tài nguyên và Môi trường

Dự án cải tạo chất lượng môi trường đất Chuyên gia trong và ngoài nước

Sở Tài nguyên và Môi trường

- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

- Sở Khoa học và Công nghệ

Page 157: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Hành động/Dự án Nhân lực Cơ quan thực hiện Cơ quan phối hợp

- Phòng Tài nguyên Môi trường các huyện thị

Kiểm soát tình hình lưu hành và tiêu thụ hóa chất thuốc BVTV và phân bón trong nông nghiệp

Chuyên gia trong tỉnh

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

- Sở Công thương

- Sở TN&MT

- UBND các huyện thị

Điều tra, đánh giá và dự báo mức độ tác động do biến đổi khí hậu đến tài nguyên môi trường tỉnh Bến Tre

Chuyên gia trong nước

Sở Tài nguyên và Môi trường

- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

- Sở Khoa học và Công nghệ

Xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu

Chuyên gia trong và ngoài nước

Sở Tài nguyên và Môi trường

- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

- Sở Khoa học và Công nghệ

Xây dựng và triển khai kế hoạch ứng phó với sự cố tràn dầu, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các vấn đề môi trường tại khu vực biển và ven biển

Chuyên gia trong nước

Sở Tài nguyên và Môi trường

- Sở Khoa học và Công nghệ

- Phòng Tài nguyên Môi trường các huyện thị

Page 158: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

V.2.2. Xây dựng các thủ tục thực hiện cho các hành động/dự án

Bảng V.2: Các thủ tục thực hiện hành động/dự án

Hành động/Dự án Thủ tục thi hành dự án/hành động

Phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị và bảo vệ tài nguyên môi trường

- Huy động nguồn tài trợ

- Lập kế hoạch thực hiện tuyên truyền

- Trình phê duyệt kế hoạch thực hiện

- Tiến hành thực hiện

- Báo cáo kết quả thực hiện

Xây dựng mạng lưới quan trắc và phòng phân tích chất lượng môi trường

- Lập báo cáo tiền khả thi

- Lập báo cáo khả thi

- Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

- Thiết kế chi tiết dự án

- Thẩm định phê duyệt dự án

- Chọn nhà thầu xây dựng

- Tiến hành thực hiện

- Nghiệm thu công trình

Tăng cường đội ngũ cũng như nâng cao năng lực quản lý từ cấp tỉnh đến cấp xã

- Huy động nguồn tài trợ

- Lập kế hoạch thực hiện

- Trình phê duyệt kế hoạch thực hiện

- Tiến hành thực hiện nội dung hành động (hành động được tiến hành thực hiện theo hàng năm)

- Báo cáo kết quả thực hiện hàng năm

Xây dựng và triển khai các văn bản, kế hoạch kiểm soát chất lượng nước thải từ các cơ sở sản xuất, khu cụm công nghiệp

- Thành lập nhóm tiến hành thực hiện

- Tiến hành rà soát và ban hành văn bản, chính sách

- Hội thảo đóng góp ý kiến các kế hoạch, văn bản pháp lý

- Ban hành chính thức các văn bản pháp lý

- Phê duyệt kế hoạch thực hiện kiểm soát

- Tiến hành thực hiện theo kế hoạch đã phê duyệt

- Báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ

Đề án tổng thể xử lý chất thải tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Bến Tre

- Lập báo cáo tiền khả thi

- Huy động nguồn vốn, nguồn tài trợ

- Lập báo cáo thiết kế kỹ thuật và lập dự toán xây dựng

Page 159: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Hành động/Dự án Thủ tục thi hành dự án/hành động

- Đối với các hệ thống xử lý có công suất lớn cần phải tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo đúng quy định

- Phê duyệt báo cáo

- Tiến hành thực hiện

- Nghiệm thu theo từng công trình và họp bàn rút kinh nghiệm để ứng dụng mô hình cho toàn tỉnh

Cải thiện tình hình môi trường tại thị xã Bến Tre

- Lập báo cáo tiền khả thi

- Huy động nguồn vốn, nguồn tài trợ

- Lập báo cáo khả thi

- Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

- Thiết kế chi tiết dự án

- Thẩm định phê duyệt dự án

- Chọn nhà thầu xây dựng

- Tiến hành xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước và xử lý nước thải

- Tiến hành giải tỏa di dời các hộ dân sống dọc theo sông ngòi, kênh đào

- Giúp đỡ, hỗ trợ nguồn vốn cho người dân di dời

- Nghiệm thu công trình

- Họp bàn nhận xét rút kinh nghiệm

Cải thiện tình hình môi trường tại các thị trấn thuộc huyện Mỏ Cày, Ba Tri, Bình Đại và các thị trấn khác

- Lập báo cáo tiền khả thi

- Huy động nguồn vốn, nguồn tài trợ

- Lập báo cáo khả thi

- Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

- Thiết kế chi tiết dự án

- Thẩm định phê duyệt dự án

- Chọn nhà thầu xây dựng

- Tiến hành xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước và xử lý nước thải

- Tiến hành giải tỏa di dời các hộ dân sống dọc theo sông ngòi, kênh rạch

- Giúp đỡ, hỗ trợ nguồn vốn cho người dân di dời

- Nghiệm thu công trình

- Họp bàn nhận xét rút kinh nghiệm

Page 160: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Hành động/Dự án Thủ tục thi hành dự án/hành động

Xây dựng chương trình bảo vệ môi trường lưu vực sông giữa tỉnh Bến tre với các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long và Tiền Giang

- Hội thảo liên kết hợp tác

- Lập dự án

- Phê duyệt dự án

- Hội thảo triển khai thực hiện dự án

- Đánh giá kết quả, hiệu quả đạt được theo từng giai đoạn thực hiện

- Đánh giá rút kinh nghiệm và khắc phục

Nâng cao hiệu quả thu gom chất thải rắn trên toàn tỉnh Bến Tre

- Lập kế hoạch thực hiện dự án đầu tư trang thiết bị, xã hội hóa công tác thu gom rác thải

- Trình phê duyệt kế hoạch thực hiện

- Huy động nguồn vốn, nguồn tài trợ

- Tiến hành thực hiện

- Báo cáo kết quả thực hiện

Xây dựng khu liên hiệp xử lý chất thải rắn

- Lập báo cáo tiền khả thi

- Huy động nguồn vốn, nguồn tài trợ

- Lập báo cáo khả thi

- Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

- Thiết kế chi tiết dự án

- Thẩm định phê duyệt dự án

- Chọn nhà thầu xây dựng

- Tiến hành thực hiện

- Nghiệm thu công trình

- Vận hành nhà máy

- Họp bàn nhận xét rút kinh nghiệm

Xử lý ô nhiễm tại bãi rác Phú Hưng

- Lập báo cáo tiền khả thi

- Huy động nguồn vốn, nguồn tài trợ

- Lập báo cáo khả thi

- Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

- Thiết kế chi tiết dự án

- Thẩm định phê duyệt dự án

- Chọn nhà thầu xây dựng

- Tiến hành thực hiện

- Nghiệm thu công trình

- Họp bàn nhận xét rút kinh nghiệm

Page 161: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Hành động/Dự án Thủ tục thi hành dự án/hành động

- Kiểm tra định kỳ kết quả đạt được

Thí điểm phân loại rác thải tại thị xã Bến Tre

- Lựa chọn khu vực thí điểm và lập đề cương dự án

- Phê duyệt dự án

- Huy động nguồn vốn

- Tiến hành đầu tư trang thiết bị và dụng cụ

- Hướng dẫn, giáo dục và khuyến khích người dân trong khu vực thí điểm hiểu về dự án

- Đánh giá và đúc kết kinh nghiệm

- Tuyên truyền và nhân rộng mô hình

Xây dựng mô hình nuôi cá da trơn và nuôi tôm đạt chuẩn môi trường tại huyện Chợ Lách

- Lập đề cương chi tiết

- Phê duyệt đề cương

- Chọn đơn vị tư vấn

- Tiến hành thực hiện

- Đánh giá kết quả đạt được, rút kinh nghiệm

Rà soát và quy hoạch hợp lý các vùng nuôi trồng thủy sản

- Lập kế hoạch tuyên truyền, phổ biến

- Trình phê duyệt kế hoạch thực hiện

- Tổ chức hội thảo phổ biến kiến thức, hướng dẫn thực hiện

- Báo cáo kết quả thực hiện theo từng giai đoạn

Xây dựng chế độ điều tiết nước hợp lý và nâng cấp hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi dẫn nước vào nội đồng

- Lập báo cáo đề cương, thiết kế

- Phê duyệt đề cương

- Kêu gọi tình nguyện của người dân

- Phổ biến rộng rãi lịch điều tiết nước

- Tiến hành thực hiện

- Đánh giá kết quả thực hiện

Cấp nước sạch nông thôn

- Lập báo cáo đề cương, thiết kế

- Phê duyệt đề cương

- Huy động nguồn vốn và nguồn tài trợ

- Đối với trạm xử lý nước cần tiến hành xây dựng báo cáo thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán

- Tiến hành thực hiện

- Đánh giá hiệu quả, kết quả thực hiện

- Nhân rộng mô hình cho cả tỉnh

Vệ sinh môi trường nông thôn - Huy động nguồn vốn

Page 162: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Hành động/Dự án Thủ tục thi hành dự án/hành động

- Lập kế hoạch dự án

- Phê duyệt kế hoạch thực hiện dự án

- Tiến hành thực hiện

- Lập báo cáo kết quả, hiệu quả thực hiện

- Rút kinh nghiệm và đề xuất giải pháp khắc phục

- Phổ biến mô hình cho các địa phương khác trong tỉnh

Xây dựng lò hỏa táng

- Lập báo cáo tiền khả thi

- Huy động nguồn vốn, nguồn tài trợ

- Lập báo cáo khả thi

- Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

- Thiết kế chi tiết dự án

- Thẩm định phê duyệt dự án

- Chọn nhà thầu xây dựng

- Tiến hành thực hiện

- Nghiệm thu công trình

- Đưa vào vận hành

Quy hoạch khu làng nghề sản xuất chỉ xơ dừa và than thiêu kết

- Huy động vốn

- Lập đề cương dự án

- Phê duyệt đề cương dự án

- Lập báo cáo quy hoạch làng nghề

- Thẩm định quy hoạch dự án

- Tiến hành thực hiện quy hoạch

- Lập báo cáo định kỳ kết quả thực hiện

Xây dựng làng nghề sản xuất kiểu mẫu tại khu TTCN An Thạnh

- Huy động nguồn vốn

- Lập đề cương dự án

- Phê duyệt đề cương dự án

- Lập báo cáo chi tiết quy hoạch khu TTCN An Thạnh

- Tiến hành thực hiện dự án

- Đánh giá kết quả sau khi thực hiện

- Đánh giá rút kinh nghiệm

Nghiên cứu và áp dụng công nghệ hiện đại, thích hợp xử lý triệt để khí thải từ quá trình sản xuất than

- Xây dựng chính sách, cơ chế vận động, khuyến khích nghiên cứu công nghệ xử lý than thiêu kết

Page 163: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Hành động/Dự án Thủ tục thi hành dự án/hành động

thiêu kết

- Đánh giá, công nhận và phát giải thưởng cho công nghệ hiệu quả

- Tổ chức hội thảo phổ biến kiến thức, hướng dẫn thực hiện

- Đánh giá kết quả nhận thức và áp dụng của người dân về công nghệ mới

Xây dựng văn bản pháp lý và kế hoạch thanh tra, giám sát cũng như hỗ trợ khuyến khích nguồn kinh phí áp dụng sản xuất sạch hơn trong sản xuất

- Thành lập nhóm tiến hành thực hiện

- Tiến hành rà soát và ban hành văn bản, chính sách

- Hội thảo đóng góp ý kiến các kế hoạch, văn bản pháp lý

- Ban hành chính thức các văn bản pháp lý

- Phê duyệt kế hoạch và giải pháp thực hiện

- Tiến hành thực hiện theo kế hoạch và giải pháp đã phê duyệt

- Báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ

Dự án hạn chế ảnh hưởng do khí thải giao thông tại các đô thị

- Huy động nguồn vốn

- Lập kế hoạch dự án

- Phê duyệt kế hoạch thực hiện dự án

- Lập các tiểu dự án

- Tiến hành thực hiện

- Lập báo cáo kết quả, hiệu quả thực hiện từng tiểu dự án

- Phổ biến mô hình cho các địa phương khác trong tỉnh

Dự án cải tạo chất lượng môi trường đất

- Lập đề cương thực hiện dự án cho một khu vực trọng điểm

- Huy động nguồn vốn, xin nguồn tài trợ

- Hội thảo xét duyệt đề cương

- Tiến hành thực hiện dự án

- Đánh giá kết quả thực hiện theo từng giai đoạn

- Nghiệm thu kết quả thực hiện

- Rút kinh nghiệm kết quả thực hiện và nhân rộng mô hình

- Báo cáo chất lượng môi trường đất sau quá trình thực hiện cải tạo

Kiểm soát tình hình lưu hành và tiêu thụ hóa chất thuốc BVTV và

- Thành lập nhóm chuyên trách

Page 164: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Hành động/Dự án Thủ tục thi hành dự án/hành động

phân bón trong nông nghiệp

- Lập kế hoạch thực hiện

- Phê duyệt kế hoạch thực hiện

- Tiến hành thực hiện

- Lập báo cáo kết quả thực hiện theo từng giai đoạn thực hiện

Điều tra, đánh giá và dự báo mức độ tác động do sự thay đổi khí hậu đến tài nguyên môi trường tỉnh Bến Tre

- Lập đề cương thực hiện dự án

- Phê duyệt đề cương dự án

- Tiến hành thực hiện khảo sát, đánh giá và dự báo

- Nghiệm thu sản phẩm

- Xây dựng giải pháp, kế hoạch ứng phó sự thay đổi khí hậu

- Lập dự án

- Phê duyệt dự án

- Huy động nguồn vốn, nguồn tài trợ

- Đầu tư trang thiết bị và triển khai thực hiện

- Lập báo cáo đánh giá kết quả thực hiện theo từng thời kỳ đầu tư

- Xây dựng và triển khai kế hoạch ứng phó với sự cố tràn dầu, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các vấn đề môi trường tại khu vực vùng biển và ven biển

- Lập dự án

- Phê duyệt dự án

- Huy động nguồn vốn, nguồn tài trợ

- Đầu tư trang thiết bị và triển khai thực hiện

- Lập báo cáo đánh giá kết quả thực hiện theo từng thời kỳ đầu tư

Page 165: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

V.3. TỔNG HỢP LẬP THÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG KSONMT

Bảng V.3: Tổng hợp kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Bến Tre

Hành động/Dự án Nhân lực Nguồn vốn Thời gian thực hiện

Cơ quan thực hiện Cơ quan phối hợp

Phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị và bảo vệ tài nguyên môi trường

Chuyên gia địa phương

 - Sự nghiệp môi trường địa phương

- Nguồn hỗ trợ trong và ngoài nước (DCE, SEMLA, SIDA ...)

Hàng năm

Phòng Tài nguyên Môi trường các huyện, thị

- Phòng Giáo dục và Đào tạo

- Phòng Văn hóa Thông tin

- Phòng Tài chính

- Các tổ chức Đoàn thể

Xây dựng mạng lưới quan trắc và phòng phân tích chất lượng môi trường

Chuyên gia trong nước

 - Sự nghiệp môi trường địa phương

- Nguồn hỗ trợ trong và ngoài nước (DCE, ODA ...)

Năm 2011 Sở Tài nguyên và Môi trường

- Sở Tài chính

- Sở Kế hoạch và Đầu tư

Tăng cường đội ngũ cũng như nâng cao năng lực quản lý từ cấp tỉnh đến cấp xã

Chuyên gia tỉnh

 - Sự nghiệp môi trường địa phương

- Nguồn hỗ trợ trong và ngoài nước (DCE, SEMLA, SIDA, ODA ...)

Hàng năm UBND tỉnh

- Sở Tài nguyên và Môi trường

- Sở Tài chính

- Sở Giáo dục và Đào tạo

Xây dựng và triển khai các văn bản, kế hoạch kiểm soát chất lượng nước thải từ các cơ sở sản xuất, khu cụm công nghiệp

Chuyên gia trong nước

- Nguồn ngân sách của tỉnh

- Nguồn vận động

2012 Sở Tài nguyên và Môi trường

- Sở Công thương

- Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Sở Tài nguyên và Môi trường

Page 166: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Hành động/Dự án Nhân lực Nguồn vốn Thời gian thực hiện

Cơ quan thực hiện Cơ quan phối hợp

- Sở LĐTB&XH

- BQL các K/CCN

Đề án tổng thể xử lý chất thải tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Bến Tre Chuyên gia

- Nguồn ngân sách của tỉnh

- Nguồn kinh phí từ hoạt động của cơ sở y tế

- Nguồn kinh phí từ Trung ương

2009-2010 Sở Y tế- Sở Tài chính

- Sở Tài nguyên và Môi trường

Cải thiện tình hình môi trường tại thị xã Bến Tre

Chuyên gia trong nước

- Nguồn hỗ trợ tài chính của Chương trình hợp tác phát triển trong lĩnh vực môi trường (DCE) giữa Việt Nam – Đan Mạch

- Nguồn ngân sách của tỉnh

- Nguồn kinh phí đối ứng từ phía địa phương (chủ yếu để phục vụ giải tỏa, đền bù …)

- Nguồn kinh phí từ Trung ương

20011-2014 Sở Xây dựng

- Sở KH&ĐT

- Sở Tài chính

- Sở Giao thông Vận tải

- Sở Tài nguyên và Môi trường

- Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước

- UBND thị xã

Cải thiện tình hình môi trường tại các thị trấn thuộc huyện Mỏ Cày, Ba Tri, Bình Đại và các thị trấn khác

Chuyên gia trong nước

- Nguồn hỗ trợ tài chính của Chương trình hợp tác phát triển trong lĩnh vực

2013-2020 Sở Xây dựng - Sở KH&ĐT

- Sở Tài chính

Page 167: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Hành động/Dự án Nhân lực Nguồn vốn Thời gian thực hiện

Cơ quan thực hiện Cơ quan phối hợp

môi trường (DCE) giữa Việt Nam – Đan Mạch

- Nguồn ngân sách của tỉnh

- Nguồn kinh phí đối ứng từ phía địa phương (chủ yếu để phục vụ giải tỏa, đền bù …)

- Nguồn kinh phí từ Trung ương

- Sở Giao thông Vận tải

- Sở Tài nguyên và Môi trường

- UBND các huyện

- Đơn vị quản lý cấp thoát nước của huyện

Xây dựng chương trình bảo vệ môi trường lưu vực sông giữa tỉnh Bến Tre với các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long và Tiền Giang

Chuyên gia trong tỉnh

- Nguồn ngân sách các tỉnh

- Nguồn hỗ trợ trong và ngoài nước (DCE, SEMLA, SIDA, ODA ...)

2011 Sở Tài nguyên và Môi trường

- Sở Khoa học và Công nghệ

Nâng cao hiệu quả thu gom chất thải rắn trên toàn tỉnh Bến Tre

Chuyên gia trong tỉnh

- Nguồn hỗ trợ tài chính của Chương trình hợp tác phát triển trong lĩnh vực môi trường (DCE) giữa Việt Nam – Đan Mạch

- Nguồn hỗ trợ khác (ODA, ODA ...)

- Nguồn ngân sách của tỉnh

Năm 2011 Đơn vị quản lý môi trường đô

thị tại địa phương

- Sở Tài nguyên và Môi trường

- Phòng Tài nguyên Môi trường các huyện thị

Page 168: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Hành động/Dự án Nhân lực Nguồn vốn Thời gian thực hiện

Cơ quan thực hiện Cơ quan phối hợp

- Nguồn kinh phí từ Trung ương 

Xây dựng khu liên hợp xử lý chất thải rắn

Chuyên gia trong nước

 - Nguồn tài trợ khác

- Nguồn ngân sách của tỉnh

- Nguồn kinh phí từ Trung ương

- Nguồn tài trợ khác

Năm 2014 Sở Xây dựng

- Công ty TNHH Công trình đô thị

- Sở Tài chính

- Sở Tài nguyên và Môi trường

- Sở KH&ĐT

Xử lý ô nhiễm tại bãi rác Phú HưngChuyên gia

trong và ngoài nước

- Nguồn hỗ trợ tài chính của Chương trình hợp tác phát triển trong lĩnh vực môi trường (DCE) giữa Việt Nam – Đan Mạch

- Nguồn ngân sách của tỉnh

- Nguồn kinh phí từ Trung ương

- Nguồn tài trợ khác

Năm 2012 Sở Tài nguyên và Môi trường

- Sở Tài chính

- Sở Xây dựng

- Công ty TNHH Công trình Đô thị

Thí điểm phân loại rác thải tại thị xã Bến Tre

Chuyên gia trong nước

- Nguồn hỗ trợ tài chính của Chương trình hợp tác phát triển trong lĩnh vực môi trường (DCE) giữa Việt Nam – Đan Mạch

Năm 2011 Sở Tài nguyên và Môi trường

- Sở Tài chính

- Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Công ty TNHH Công trình Đô thị

Page 169: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Hành động/Dự án Nhân lực Nguồn vốn Thời gian thực hiện

Cơ quan thực hiện Cơ quan phối hợp

- Nguồn ngân sách của tỉnh

- Nguồn tài trợ khác

- Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã

Xây dựng mô hình nuôi cá da trơn và nuôi tôm đạt chuẩn môi trường tại huyện Chợ Lách

Chuyên gia trong và ngoài

nước

- Nguồn hỗ trợ tài chính của Chương trình hợp tác phát triển trong lĩnh vực môi trường (DCE) giữa Việt Nam – Đan Mạch

- Nguồn ngân sách của tỉnh

Năm 2009Sở Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn

- Sở Tài nguyên và Môi trường 

- Sở Khoa học và Công nghệ

- UBND huyện Chợ Lách

Rà soát và quy hoạch hợp lý các vùng nuôi trồng thủy sản

Chuyên gia trong tỉnh

 - Nguồn vốn từ tư nhân

- Ngân sách tỉnh2016-2020

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

- Sở Tài nguyên và Môi trường

- Sở Khoa học và Công nghệ

Xây dựng chế độ điều tiết nước hợp lý và nâng cấp hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi dẫn nước vào nội đồng

Chuyên gia trong tỉnh

 - Nguồn hỗ trợ tài chính của Chương trình hợp tác phát triển trong lĩnh vực môi trường (DCE) giữa Việt Nam – Đan Mạch

- Nguồn ngân sách của tỉnh

- Vận động từ các nguồn khác

Năm 2011Sở Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn

- Sở GTVT

- Sở Xây dựng

Cấp nước sạch nông thôn Chuyên gia - Nguồn hỗ trợ trong và 2010-2012 Sở Nông nghiệp - Sở Tài nguyên và Môi

Page 170: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Hành động/Dự án Nhân lực Nguồn vốn Thời gian thực hiện

Cơ quan thực hiện Cơ quan phối hợp

trong và ngoài nước

ngoài nước (DCE, SEMLA, SIDA, ODA ...)

- Nguồn ngân sách của tỉnh

- Vận động từ các nguồn khác

và Phát triển Nông thôn

trường

- UBND các huyện thị

Vệ sinh môi trường nông thôn Chuyên gia trong nước

- Ngân sách của tỉnh

- Ngân sách từ Trung ương

- Nguồn hỗ trợ trong và ngoài nước (DCE, SEMLA, SIDA, ODA ...)

2011-2020 (hàng năm)

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

- Sở Tài nguyên và Môi trường

- Sở Tài chính

Xây dựng lò hỏa tángChuyên gia

trong và ngoài nước

- Ngân sách của tỉnh

- Huy động từ các nguồn khác

2010 Sở Tài nguyên và Môi trường

- Sở Tài chính

- Sở Xây dựng

Quy hoạch khu làng nghề sản xuất chỉ xơ dừa và than thiêu kết

Chuyên gia trong và ngoài

nước

- Nguồn ngân sách của tỉnh

- Nguồn hỗ trợ trong và ngoài nước (DCE, SEMLA, SIDA, ODA ...)

- Nguồn kinh phí đối ứng từ phía địa phương (chủ yếu để phục vụ giải tỏa,

2012 Sở Công thương - Sở Tài nguyên và Môi trường

- Sở Xây dựng

- UBND các huyện thị

Page 171: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Hành động/Dự án Nhân lực Nguồn vốn Thời gian thực hiện

Cơ quan thực hiện Cơ quan phối hợp

đền bù …)

Xây dựng làng nghề sản xuất kiểu mẫu tại khu TTCN An Thạnh

Chuyên gia trong và ngoài

nước

- Nguồn ngân sách của tỉnh

- Nguồn hỗ trợ trong và ngoài nước (DCE, SEMLA, SIDA, ODA ...)

- Nguồn kinh phí đối ứng từ phía địa phương (chủ yếu để phục vụ giải tỏa, đền bù …)

2014 Sở Công thương

- Sở Tài nguyên và Môi trường

- Sở Xây dựng

- Sở Tài chính

- Sở Khoa học và Công nghệ

Dự án hạn chế ảnh hưởng do khí thải giao thông tại các đô thị

Chuyên gia trong và ngoài

nước

- Ngân sách từ Trung ương

- Nguồn hỗ trợ trong và ngoài nước (DCE, SEMLA, SIDA, ODA ...)

2016-2017 Sở Khoa học và Công nghệ

- Sở Tài nguyên và Môi trường

- Sở Công thương

Nghiên cứu và áp dụng công nghệ hiện đại, thích hợp xử lý triệt để khí thải từ quá trình sản xuất than thiêu kết

Chuyên gia trong và ngoài

nước

- Ngân sách của tỉnh

- Ngân sách từ Trung ương

- Nguồn hỗ trợ trong và ngoài nước (DCE, SEMLA, SIDA, ODA...)

2015 Sở Tài nguyên và Môi trường

- Sở KHĐT

- Sở Tài Chính

- Sở Công thương

Xây dựng văn bản pháp lý và kế hoạch thanh tra, giám sát cũng như hỗ trợ khuyến khích nguồn kinh phí áp dụng

Chuyên gia trong nước

- Ngân sách của tỉnh 2016 Sở Giao thông Vận tải

- Sở KH&ĐT

- Sở Tài Chính

Page 172: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Hành động/Dự án Nhân lực Nguồn vốn Thời gian thực hiện

Cơ quan thực hiện Cơ quan phối hợp

sản xuất sạch hơn trong sản xuất- Sở Công thương

- Sở KH&CN

Dự án cải tạo chất lượng môi trường đất

Chuyên gia trong và ngoài

nước

- Ngân sách của tỉnh

- Ngân sách từ Trung ương

- Nguồn hỗ trợ trong và ngoài nước (DCE, SEMLA, SIDA, ODA ...)

2018-2020 Sở Tài nguyên và Môi trường

- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

- Sở Khoa học và Công nghệ

- Phòng Tài nguyên Môi trường các huyện thị

Kiểm soát tình hình lưu hành và tiêu thụ hóa chất thuốc BVTV và phân bón trong nông nghiệp

Chuyên gia trong tỉnh - Ngân sách của tỉnh 2017

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

- Sở Công thương

- Sở TN&MT

- UBND các huyện thị

Điều tra, đánh giá và dự báo mức độ tác động do sự thay đổi khí hậu đến tài nguyên môi trường tỉnh Bến Tre

Chuyên gia trong nước

- Nguồn hỗ trợ trong và ngoài nước (DCE, SEMLA, SIDA, ODA...)

- Nguồn ngân sách của tỉnh

- Ngân sách từ Trung ương

2009 Sở Tài nguyên và Môi trường

- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

- Sở Khoa học và Công nghệ

- Xây dựng giải pháp, kế hoạch ứng phó sự thay đổi khí hậu

- Chuyên gia trong và ngoài

nước

- Nguồn hỗ trợ trong và ngoài nước (DCE, SEMLA, SIDA, ODA ...)

- Nguồn ngân sách của

2011 - Sở Tài nguyên và Môi trường

- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

- Sở Khoa học và Công nghệ

Page 173: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Hành động/Dự án Nhân lực Nguồn vốn Thời gian thực hiện

Cơ quan thực hiện Cơ quan phối hợp

tỉnh

- Ngân sách từ Trung ương

- Xây dựng và triển khai kế hoạch ứng phó với sự cố tràn dầu, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các vấn đề môi trường tại khu vực vùng biển và ven biển

- Chuyên gia trong nước

- Ngân sách của tỉnh

- Nguồn hỗ trợ trong và ngoài nước (DCE, SEMLA, SIDA, ODA ...)

2016 - Sở Tài nguyên và Môi trường

- Phòng Tài nguyên Môi trường các huyện thị

- Sở Khoa học và Công nghệ

Page 174: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

CHƯƠNG VIXÂY DỰNG QUY CHẾ THỰC HIỆN VÀ GIÁM

SÁT/QUAN TRẮC

VI.1. MÔ TẢ ĐỐI TƯỢNG GIÁM SÁT/QUAN TRẮCMục tiêu bảo vệ môi trường của tỉnh trong tương lai là kiểm soát chặt chẽ các

nguồn thải đô thị, công nghiệp ra môi trường nước mặt, giảm thiểu nhiễm bẩn nguồn nước mặt có nguồn gốc nông nghiệp. Do đó, tỉnh cần giám sát, quan trắc các đối tượng sau:

- Khu chăn nuôi bò tập trung tại huyện Ba Tri.

- Khu chăn nuôi heo tập trung tại huyện Mỏ Cày.

- Làng nghề sản xuất xơ dừa huyện Mỏ Cày.

- Tại các khu vực đô thị, dân cư tập trung.

- Tại các KCN, CCN tập trung.

- Tại cơ sở sản xuất thạch dừa ở phường 7 – thị xã Bến Tre.

- Tại các cơ sở chế biến thủy sản.

- Khu vực nuôi tôm, cá tập trung.

- Quan trắc nước mặt tại các hệ thống sông lớn.

- Các bãi chôn lấp CTR.

- Tại các cơ sở y tế.

- Tại các khu rừng ngập mặn, khu bảo tồn.

- Tại các khu vực trồng trọt.VI.2. MÔ TẢ CÁCH SỬ DỤNG DỮ LIỆU

Các dữ liệu từ kết quả giám sát/quan trắc chủ yếu sử dụng vào các mục đích như:

- Xác định cấp độ gây ô nhiễm tại các khu vực trọng điểm.

- Phục vụ công tác viết báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm.

- Tìm kiếm công nghệ xử lý chất thải phù hợp nhằm hạn chế ô nhiễm.

- Đưa ra các quyết định kiểm soát chất gây ô nhiễm ở địa phương.

- Đánh giá hiệu quả của công tác kiểm soát ô nhiễm.

- Cung cấp số liệu cho quy hoạch sử dụng đất.

- Quan sát chiều hướng ô nhiễm.

- Từ các nguyên nhân gây ra ô nhiễm mà giáo dục ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường nói chung, khiến việc tìm kiếm hỗ trợ từ cộng đồng và thiết lập các dự án xã hội hóa dễ dàng hơn.

Page 175: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

VI.3. XÁC ĐỊNH CÁC NGUỒN LỰC ĐÃ CÓHiện tại, để thực hiện công tác quan trắc chất lượng môi trường, Sở Tài nguyên

và Môi trường tỉnh đã tiến hành thu thập mẫu, cố định và vận chuyển đến cơ quan phân tích tại thành phố Hồ Chí Minh để phân tích kết quả, tổng hợp viết báo cáo.

Việc gửi mẫu phân tích tại các cơ sở phân tích của các tỉnh thành khác sẽ rất tốn kém do chi phí đi lại, mất nhiều thời gian, tốn nhiều nhân lực. Mẫu sau khi được thu thập phải qua một thời gian vận chuyển mới được phân tích tại phòng thí nghiệm sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả phân tích, từ đó không phản ánh đúng hiện trạng chất lượng môi trường.

Tuy nhiên, hiện tại tỉnh đã thành lập Trung tâm quan trắc và đang có dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như bổ sung nhân lực và trang thiết bị phục vụ công tác quan trắc. Do đó, sau khi dự án hoàn thành sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế xã hội và sự nghiệp bảo vệ môi trường cho tỉnh Bến Tre.

Xuất phát từ thực trạng môi trường, Trung tâm Quan trắc Môi trường tỉnh Bến Tre sẽ tập trung nghiên cứu các đối tượng môi trường sau:

- Môi trường khí: khí thải và không khí xung quanh.

- Môi trường nước: nước (nước mặt, nước ngầm, nước mưa, nước biển ven bờ) và nước thải.

- Môi trường đất: đất nông lâm ngư nghiệp, đất công nghiệp, đất đô thị …

- Chất thải rắn: chất thải sinh hoạt, công nghiệp, chất thải y tế và các loại chất thải khác.

- Hệ sinh thái, thủy hải sản.

Page 176: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

VI.4. ĐÁNH GIÁ THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT/QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

Bảng VI.1: Chương trình giám sát/quan trắc môi trường tỉnh Bến Tre

Vị trí giám sát Mục tiêu dữ liệu Các hoạt động

Các nguồn cần thiết

Thiết bị và cung cấp Giáo dục đào tạo Tần suất giám sát QC/QA & tiêu

chuẩn

Quan trắc tại các khu chăn nuôi tập trung

Nước thải

- Lấy mẫu nước về phân tích tại phòng thí nghiệm hoặc phân tích trực tiếp.

Lấy mẫu vào chai để phân tích, ướp đá và làm lạnh bảo quản, dữ liệu hiện trường ưu tiên: bộ công cụ phân tích nhanh.

Cần đào tạo cách thức lấy mẫu nước và sử dụng bộ công cụ đo tại hiện trường cũng như cách hoàn thiện bảng dữ liệu. Đối với các dự án, sử dụng thiết bị đo tại hiện trường.

1 tháng 1 lần -TCVN 5945 – 2005 (loại B)

Làng nghề sản xuất chỉ xơ dừa huyện Mỏ Cày

Nước thải, không khí

và chất thải rắn

- Lấy mẫu nước về phân tích tại phòng thí nghiệm hoặc phân tích trực tiếp.

- Phân tích chất lượng khí thải và không khí xung quanh.

- Thành phần rác và khối lượng rác.

- Lấy mẫu vào chai để phân tích, ướp đá và làm lạnh bảo quản, dữ liệu hiện trường ưu tiên: bộ công cụ phân tích nhanh.

- Máy quay, GPS.

Cần đào tạo cách thức lấy mẫu nước và sử dụng bộ công cụ đo tại hiện trường.

1 tháng 1 lần

-TCVN 5945 – 2005 (loại B).

-TCVN 5937 – 2005 (TB 1 giờ).

Khu vực đô thị tập trung dân cư

Nước thải, chất thải

- Lấy mẫu nước về phân tích tại phòng

- Lấy mẫu vào chai để phân tích, ướp đá

Cần đào tạo cách thức lấy mẫu nước và sử

1 quý 1 lần -QCVN

Page 177: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Vị trí giám sát Mục tiêu dữ liệu Các hoạt động

Các nguồn cần thiết

Thiết bị và cung cấp Giáo dục đào tạo Tần suất giám sát QC/QA & tiêu

chuẩn

rắn, không khí

thí nghiệm hoặc phân tích trực tiếp.

- Thành phần rác và khối lượng rác.

và làm lạnh bảo quản. Dữ liệu hiện trường ưu tiên: bộ công cụ phân tích nhanh.

dụng bộ công cụ đo tại hiện trường.

14:2008/BTNMT

-TCVN 5937 – 2005 (TB 1 giờ).

Tại các KCN, CCN tập trung.

Nước thải, khí thải, đất, chất thải rắn

- Lấy mẫu nước về phân tích tại phòng thí nghiệm hoặc phân tích trực tiếp.

- Phân tích chất lượng khí thải và không khí xung quanh.

- Thành phần rác và khối lượng rác.

- Lấy mẫu vào chai để phân tích, ướp đá và làm lạnh bảo quản, dữ liệu hiện trường ưu tiên: bộ công cụ phân tích nhanh.

- Lấy mẫu đất để trong bọc nilon, bảo quản lạnh.

Cần đào tạo cách thức lấy mẫu nước và sử dụng bộ công cụ đo tại hiện trường.

1 quý 1 lần

-TCVN 5945 – 2005 (loại B).

-TCVN 5937 – 2005 (TB 1 giờ).

Tại cơ sở sản xuất thạch dừa ở phường 7 – thị xã Bến Tre

Nước thải và chất thải

rắn

- Lấy mẫu nước về phân tích tại phòng thí nghiệm hoặc phân tích trực tiếp.

- Thành phần rác và khối lượng rác.

- Lấy mẫu vào chai để phân tích, ướp đá và làm lạnh bảo quản, dữ liệu hiện trường ưu tiên: bộ công cụ phân tích nhanh.

- Máy quay, GPS.

Cần đào tạo cách thức lấy mẫu nước và sử dụng bộ công cụ đo tại hiện trường.

1 tháng 1 lần-TCVN 5945 – 2005 (loại B).

Page 178: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Vị trí giám sát Mục tiêu dữ liệu Các hoạt động

Các nguồn cần thiết

Thiết bị và cung cấp Giáo dục đào tạo Tần suất giám sát QC/QA & tiêu

chuẩn

Tại các cơ sở chế biến thủy sản

Nước thải, chất thải

rắn

- Lấy mẫu nước về phân tích tại phòng thí nghiệm hoặc phân tích trực tiếp.

- Lấy mẫu vào chai để phân tích, ướp đá và làm lạnh bảo quản, dữ liệu hiện trường ưu tiên: bộ công cụ phân tích nhanh.

- Thành phần rác và khối lượng rác.

Cần đào tạo cách thức lấy mẫu nước và sử dụng bộ công cụ đo tại hiện trường.

1 tháng 1 lần -QCVN 11:2008/BTNMT

Khu vực nuôi tôm, cá tập trung Nước mặt

- Lấy mẫu nước về phân tích tại phòng thí nghiệm hoặc phân tích trực tiếp.

- Lấy mẫu vào chai để phân tích, ướp đá và làm lạnh bảo quản, dữ liệu hiện trường ưu tiên: bộ công cụ phân tích nhanh.

Cần đào tạo cách thức lấy mẫu nước và sử dụng bộ công cụ đo tại hiện trường.

1 tháng 1 lần-QCVN 08:2008/BTNMT (loại B1)

Tại các hệ thống sông lớn

Nước mặt, thủy văn và

tình hình sạt lở

đường bờ

- Lấy mẫu nước về phân tích tại phòng thí nghiệm hoặc phân tích trực tiếp.

- Quan trắc hiện trường.

- Lấy mẫu vào chai để phân tích, ướp đá và làm lạnh bảo quản, dữ liệu hiện trường ưu tiên: bộ công cụ phân tích nhanh.

- Lập bản đồ lưu vực

- Cần đào tạo cách thức lấy mẫu nước và sử dụng bộ công cụ đo tại hiện trường.

- Hiểu bản đồ và đặc tính liên quan.

- 1 tháng 2 lần (mỗi ngày thu mẫu

vào 2 thời điểm: đỉnh triều và chân

triều).

- Các thông số lý, hóa, vi sinh thông

thường: 2

-QCVN 08:2008/BTNMT (loại B1)

Page 179: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Vị trí giám sát Mục tiêu dữ liệu Các hoạt động

Các nguồn cần thiết

Thiết bị và cung cấp Giáo dục đào tạo Tần suất giám sát QC/QA & tiêu

chuẩn

sông, tài liệu hiện trường, máy quay, cấp phép tiếp cận khu vực tư, thiết bị GPS.

đợt/tháng.

-Các thông số đặc biệt (chất nguy

hại, kim loại nặng, phenol, dầu mỡ, hóa chất BVTV) và thủy sinh phân tích 1 đợt/tháng

Các bãi chôn lấp CTR

Nước ngầm,

không khí và tình hình vệ

sinh xung quanh

- Lấy mẫu nước về phân tích tại phòng thí nghiệm hoặc phân tích trực tiếp.

- Khảo sát hiện trường.

- Thành phần rác và khối lượng rác.

- Lấy mẫu vào chai để phân tích, ướp đá và làm lạnh bảo quản, dữ liệu hiện trường ưu tiên: bộ công cụ phân tích nhanh.

- Máy quay, GPS.

- Cần đào tạo cách thức lấy mẫu nước và sử dụng bộ công cụ đo tại hiện trường.

1 quý 1 lần -QCVN 09:2008/BTNMT

Tại các cơ sở y tế

Nước thải, chất lượng không khí,

chất thải rắn

- Lấy mẫu nước về phân tích tại phòng thí nghiệm hoặc phân tích trực tiếp.

- Thành phần rác và khối lượng rác.

- Lấy mẫu vào chai để phân tích, ướp đá và làm lạnh bảo quản, dữ liệu hiện trường ưu tiên: bộ công cụ phân tích nhanh.

- Cần đào tạo cách thức lấy mẫu nước và sử dụng bộ công cụ đo tại hiện trường.

1 quý 1 lần

-QCVN 02:2008/BTNMT

-TCVN 7382:2004

Page 180: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

Vị trí giám sát Mục tiêu dữ liệu Các hoạt động

Các nguồn cần thiết

Thiết bị và cung cấp Giáo dục đào tạo Tần suất giám sát QC/QA & tiêu

chuẩn

Tại các khu rừng ngập mặn, khu bảo tồn, vùng sinh thái cửa sông – ven biển

Khảo sát sinh học

Khảo sát chất lượng và/hoặc số lượng sinh vật, thường bao gồm: diện tích thảm thực vật, mật độ cây rừng tự nhiên, động vật hoang dã, thủy sinh.

Lưới hoặc que, thùng hoặc túi, dụng cụ xác định, dữ liệu hiện trường: bản đồ, máy quay, GPS.

Cần đào tạo cách thu thập và xác định sinh vật cũng như cách hoàn thiện dữ liệu hiện trường.

-Thực vật:1 đợt/năm.

-Động vật hoang dã:1 đợt/năm.

-Thủy sinh:2 đợt/năm.

Tại các khu vực trồng trọt

Môi trường đất, nước ngầm và nước mặt

- Lấy mẫu đất về phân tích tại phòng thí nghiệm.

- Lấy mẫu nước về phân tích tại phòng thí nghiệm hoặc phân tích trực tiếp.

- Lấy mẫu vào chai để phân tích, ướp đá và làm lạnh bảo quản, dữ liệu hiện trường ưu tiên: bộ công cụ phân tích nhanh.

- Lấy mẫu đất để trong bọc nilon, bảo quản lạnh.

- Cần đào tạo cách thức lấy mẫu nước và sử dụng bộ công cụ đo tại hiện trường.

1 quý 1 lần

-QCVN 08:2008/BTNMT

-QCVN 09:2008/BTNMT

-QCVN 04:2008/BTNMT

Page 181: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

VI.5. QUY TRÌNH GIÁM SÁT/QUAN TRẮC- Xây dựng mạng lưới điểm quan trắc chất lượng môi trường đất, nước mặt,

nước dưới đất và không khí tỉnh Bến Tre.

- Xây dựng kế hoạch giám sát, quan trắc chất lượng nước thải sinh hoạt và sản xuất tại các cơ sở sản xuất.

- Chọn lựa vị trí tối ưu các điểm quan trắc tương ứng với từng khu vực cần quan trắc nhằm giảm thiểu tối đa việc thu thập các thông tin trùng lập.

- Định kỳ quan trắc, lấy mẫu, phân tích các số liệu về hiện trạng môi trường trên toàn tỉnh Bến Tre phục vụ cho từng mục đích cụ thể.

- Xây dựng phần mềm quản lý số liệu quan trắc, dự báo diễn biến chất lượng môi trường đất, nước mặt, nước dưới đất và không khí theo công nghệ GIS.

- Cung cấp thông tin chính xác về tình hình môi trường tại các khu vực khác nhau trên địa bàn tỉnh Bến Tre theo định kỳ hàng năm, hàng quý, hàng tháng hoặc hàng tuần tùy theo mức độ công việc.

VI.6. ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNGVI.6.1. Các biện pháp kỹ thuật

- Thực hiện đảm bảo và kiểm tra chất lượng phân tích (QA/QC): Kiểm chứng về công tác phân tích mẫu: từng thông số lý, hóa, sinh học cần được thực hiện trong phòng thí nghiệm trước khi triển khai chương trình quan trắc định kỳ trong qúa trình quan trắc.

- Xử lý và lưu trữ số liệu: Các số liệu phân tích phải được xử lý bằng phương pháp toán thống kê, kết hợp lý thuyết về hóa học để đảm bảo độ tin cậy về kết quả. Công tác này được thực hiên qua hệ thống máy tính. Để đảm bảo độ tin cậy của kết quả cần chú ý đến các vấn đề sau:

+ Quy trình hiệu chỉnh.

+ Quy trình phân tích hàm lượng các chất trong mẫu.

+ Bảo trì máy.

+ Xử lý số liệu.

+ Đối với máy giám sát liên tục cần kiểm tra hàng ngày.

- Triển khai các mô hình toán để dự báo khả năng phát tán ô nhiễm: Các mô hình tiêu chuẩn về chất lượng nước, chất lượng không khí cần được áp dụng rộng rãi để dự báo khả năng lan truyền ô nhiễm trong vùng. Các mô hình về lan truyền ô nhiễm hữu cơ (BOD5, COD), phú dưỡng, lan truyền dầu trong nước và lan truyền bụi, SO2, CO, NOx trong không khí là ưu tiên.

- Áp dụng rộng rãi kỹ thuật GIS trong đánh giá phân bố ô nhiễm.

VI.6.2. Tăng cường năng lực quan trắc môi trường- Nâng cao năng lực về cơ cấu tổ chức của hệ thống quan trắc môi trường của tỉnh.

- Nâng cao năng lực về cán bộ.

- Tăng cường phối hợp giữa các hệ thống quan trắc môi trường.

Page 182: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

VI.7. GIÁM SÁT/QUAN TRẮC CHẤT THẢI RẮN - Nghiên cứu về thành phần và tính chất chất thải;

- Hiệu quả công tác thu gom chất thải;

- Các phương tiện lưu giữ trong thu gom;

- Các phương pháp lưu giữ trong xử lý;

- Địa điểm và khu vực trữ rác.

- Xây dựng và củng cố năng lực chôn lấp chất thải rắn.

VI.8. CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ VI.8.1. Chỉ số đánh giá sản phẩm đầu ra

Tùy thuộc vào từng hoạt động riêng biệt mà chỉ số đánh giá sản phẩm đầu ra có thể bao gồm các nhân tố sau:

- Tấn BOD tách ra từ điểm phát thải;

- Số lượng các ngành công nghiệp đã ký với cấp có thẩm quyền của địa phương về thỏa thuận hợp tác về giảm thiểu ô nhiễm;

- Số lượng các công trình xử lý được xây dựng và hoạt động;

- Số lượng chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 14000 mới được hoàn tất sau khi KHHĐKSON ban bố;

- Việc đánh giá kiểm soát ô nhiễm được thiết lập hoặc là động cơ thúc đẩy hoặc là quy định ép buộc (việc kiểm soát ô nhiễm hoặc không khí hoặc dự án cải thiện chất lượng nước).

VI.8.2. Chỉ số đánh giá kết quảTùy thuộc vào loại hình dự án mà chỉ số đánh giá kết quả có thể bao gồm:

- Làm giảm tác động tới các bệnh hô hấp và dạ dày (thông qua đặc trưng giảm thiểu ô nhiễm khu vực);

- Tăng việc thực hiện hệ thống thực hành như kết quả của chiến dịch thông tin môi trường và tập huấn các cán bộ môi trường;

- Giảm mức độ ô nhiễm môi trường không khí sau khi thi hành tiêu chuẩn chất lượng không khí và kiểm toán môi trường đối với từng KCN hoặc khu vực địa lý.

VI.9. TIẾP NHẬN VÀ PHẢN HỒI THÔNG TINĐây là những kinh nghiệm có được qua việc thực hiện một hoạt động có thể

được sử dụng phản hồi quá trình dựa trên các bài học đã trải qua. Do đó cần phải thành lập một nhóm từ 1 đến 5 người phụ trách công tác tiếp nhận và thu thập những ý kiến đóng góp của quần chúng nhân dân trong khu vực mỗi khi có vướng mắc cần giải quyết.

- Cấp xã: Mỗi xã phải có 1 người phụ trách công việc này, trực tiếp giải quyết những vướng mắc của người dân trong công tác bảo vệ môi trường hoặc nhanh chóng cùng người dân khắc phục những sự cố môi trường xảy ra tại địa phương.

- Cấp huyện: Mỗi huyện phải có từ 1 đến 3 người phụ trách công tác này, bên cạnh đó thành lập một hòm thư riêng để giải quyết những vướng mắc của người dân.

Page 183: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

- Cấp tỉnh: Để tiếp nhận và phản hồi thông tin một cách có hiệu quả thì cấp tỉnh cần phải thành lập 1 đường dây nóng và một trang website riêng, cần có ít nhất 5 người thực hiện công tác này.

Page 184: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬNTrên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá các nguồn ô nhiễm tại tỉnh Bến Tre và

phân tích chất lượng môi trường, dự án đã xác định được các nguồn gây ô nhiễm chính hiện nay tại tỉnh Bến Tre như sau:

- Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư tập trung, nước thải sản xuất từ các cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

- Ô nhiễm do chất thải môi trường chất thải rắn phát sinh từ quá trình sinh hoạt và sản xuất chưa được thu gom và xử lý đúng cách và triệt để, đặc biệt là nguồn chất thải rắn nguy hại từ các cơ sở y tế.

- Ô nhiễm do nước rỉ từ các bãi tập trung và chứa rác gây ảnh hưởng đến điều kiện vệ sinh, môi trường trong khu vực.

- Ô nhiễm môi trường không khí do bụi phát sinh trong quá trình giao thông vận tải, sản xuất từ các cơ sở sản xuất chỉ xơ dừa, than thiêu kết

- Ô nhiễm do chất thải phát sinh từ quá trình nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là chất thải từ hình thức nuôi các da trơn tại tỉnh.

- Ô nhiễm do việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật chưa đúng kỹ thuật và thiếu kiểm soát.

Theo định hướng phát triển KTXH trong tương lai, số lượng các nguồn ô nhiễm sẽ gia tăng nhanh chóng. Điều này kéo theo tải lượng cũng như chất lượng chất thải gia tăng nhanh chóng làm thay đổi tính chất môi trường, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sức khỏe và đời sống người dân trong tỉnh.

Trước thực tế đó, Chương trình kiểm soát ô nhiễm môi trường cũng đã đề xuất các dự án/hành động mang tính khả thi và cần thiết nhằm bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên tỉnh Bến Tre.

Để kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tại tỉnh Bến Tre được thực hiện đạt hiệu quả cao, sự phối hợp giữa các Sở, Ban Ngành tại địa phương là rất quan trọng, đặc biệt là vai trò của cộng đồng dân cư đang sinh sống và làm việc trên địa bàn tỉnh Bến Tre trong việc bảo vệ môi trường.

KIẾN NGHỊCác kế hoạch hành động thực hiện các dự án/hành động trên được đánh giá là

rất cần thiết cho mục tiêu bảo vệ môi trường của tỉnh Bến Tre trong hiện tại và trong tương lai. Do đó, các kế hoạch này cần được sự quan tâm, đánh giá và thực hiện sớm nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

Page 185: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu thu thập tại địa phương

1. Báo cáo đánh giá tác động môi trường “Quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp Bình Thới”, huyện Bình Đại - tỉnh Bến Tre, Năm 2007.

2. Báo cáo hiện trạng quan trắc môi trường tỉnh Bến Tre, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre, Năm 2008.

3. Báo cáo kế hoạch về thực hiện chiến lược biển huyện Bình Đại đến năm 2020, phòng Tài nguyên Môi trường huyện Bình Đại, Năm 2007.

4. Báo cáo kết quả cuối cùng điều tra đánh giá các nguồn ô nhiễm tại tỉnh Bến Tre, BQL hợp phần dự án kiểm soát ô nhiễm tại khu vực đông dân nghèo, Năm 2008

5. Báo cáo kết quả khắc phục ô nhiễm môi trường, phòng Tài nguyên Môi trường huyện Bình Đại, Năm 2008.

6. Báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý tài nguyên và môi trường năm 2008, phòng Tài nguyên Môi trường huyện Thạnh Phú, Năm 2008.

7. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 9 tháng đầu năm và kế hoạch 3 tháng cuối năm 2008, Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Bến Tre, Năm 2008.

8. Báo cáo thuyết minh tổng hợp "Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đai thời kì 2001-2010 và KH sử dụng đất đến năm 2010 của tỉnh Bến Tre", UBND tỉnh Bến Tre, Năm 2006.

9. Báo cáo toàn văn điều tra “Quy hoạch khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ và xa bờ tỉnh Bến Tre”, Sở Thủy sản tỉnh Bến Tre, Năm 2000.

10. Báo cáo tổng kết “Nghiên cứu, đánh giá đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy hải sản ở vùng cửa sông ven biển tỉnh Bến Tre, xây dựng các giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý”, Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Bến Tre, Năm 2008.

11. Kế hoạch tăng cường công tác bảo vệ môi trường năm 2008 của huyện Ba Tri, phòng Tài nguyên Môi trường huyện Ba Tri, Năm 2008

12. Kế hoạch về việc kiểm soát ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện Thạnh Phú, phòng Tài nguyên Môi trường huyện Thạnh Phú, Năm 2007.

13. Kết quả quan trắc chất lượng môi trường lần 2 tỉnh Bến Tre, Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Bến Tre, Năm 2006.

14. Lập mạng lưới quan trắc và đánh giá hiện trạng môi trường Bến Tre năm 2000, Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Bến Tre, Năm 2000

15. Lê Khắc Sơn, Điều tra hiện trạng môi trường thị xã Bến Tre, xây dựng chương trình hành động bảo vệ môi trường và cảnh quan đô thị cho thị xã đến năm 2010, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh Bến Tre, Năm 2000

16. Niên giám thống kê 2007 tỉnh Bến Tre, Cục Thống kê tỉnh Bến Tre, Năm 2008.

17. Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Bến Tre đến năm 2020, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bến Tre, Tháng 3/2007.

Page 186: 1 · Web viewDiện tích nuôi thủy sản nước mặn và lợ chiếm ưu thế 86,4% (năm 2007), trong đó chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm công nghiệp

18. Quy hoạch tổng thể thủy sản tỉnh Bến Tre đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Sở Thủy sản tỉnh Bến Tre, Năm 2002.

Tài liệu chung về môi trường

1. Cộng đồng tham gia bảo tồn và phát triển môi trường biển Việt Nam, Cục bảo vệ môi trường, Năm 2007

2. GS.TSKH. Phạm Ngọc Đăng, Quản lý môi trường đô thị và công nghiệp, Nhà xuất bản Xây dựng, Năm 2004.

3. Nguyễn Đình Trung, Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản, NXB Nông nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh, Năm 2004.

4. PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, Chính sách ngành thủy sản Việt Nam, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội, Năm 2007.

5. Shirota A., 1966. The Plankton of South Vietnam. Fresh Water and Marine Plankton. Overseas Technical Cooperation Agency Japan.

6. Tính toán thiết kế các công trình trong hệ thống cấp nước sạch, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, Năm 2003.

7. Trịnh Xuân Lai, Cấp nước tập 2, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, Năm 2002.

8. World Health Organization, Assessment of Source of Air, Water, and Land Pollution, 1993

9. Waste Water Engineering, 1999.

10. www.nea.gov.vn

11. www.bentre.gov.vn