Ảy qua tỈnh ĐỒng thÁp) phỤc vỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng...

253
i BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIN HÀN LÂM KHOA HC VÀ CÔNG NGHVIT NAM HC VIN KHOA HC VÀ CÔNG NGH----------------- TRNH PHI HOÀNH NGHIÊN CU DIN BIN LÒNG DN SÔNG TIN (ĐOẠN CHY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHC VPHÒNG TRÁNH THIÊN TAI LUN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ TP. HChí Minh - 2017

Upload: others

Post on 10-Jul-2020

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

-----------------

TRỊNH PHI HOÀNH

NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN LÒNG DẪN SÔNG TIỀN

(ĐOẠN CHẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤ

PHÒNG TRÁNH THIÊN TAI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ

TP. Hồ Chí Minh - 2017

Page 2: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

-----------------

TRỊNH PHI HOÀNH

NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN LÒNG DẪN SÔNG TIỀN

(ĐOẠN CHẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤ

PHÒNG TRÁNH THIÊN TAI

Chuyên ngành : Địa lý Tài nguyên và Môi trường

Mã số : 62 44 02 19

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS. NGUYỄN THÁM

2. TS. VŨ THỊ THU LAN

TP. Hồ Chí Minh - 2017

Page 3: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

iii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu được sử dụng trong luận án là trung thực, những tham khảo

được trích dẫn rõ ràng, đã được công bố theo quy định, các công trình công bố

của luận án được đồng tác giả cho phép sử dụng.

Nghiên cứu sinh

Trịnh Phi Hoành

Page 4: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

iv

LỜI CẢM ƠN

Luận án được hoàn thành ngoài sự nỗ lực của bản thân, nghiên cứu sinh (NCS)

còn nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhiều cá nhân, tổ chức, cơ quan và đơn vị. Tác

giả luận án xin gửi lời cảm ơn:

Đầu tiên, NCS bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến người hướng

dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thám và TS. Vũ Thị Thu Lan - Thầy, Cô đã luôn

đồng hành, quan tâm, chỉ bảo, hướng dẫn NCS trong suốt quá trình học tập và nghiên

cứu; góp phần không nhỏ vào kết quả của luận án.

NCS chân thành cảm ơn các nhà khoa học tại Viện Địa lý Tài nguyên TP. Hồ

Chí Minh và Viện Địa lý thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam; Hội Đệ tứ - Địa

mạo Việt Nam; Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam; Viện Kỹ thuật Biển; Trường Đại

học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP. Hồ Chí Minh… đã góp ý, chỉnh sửa và cung

cấp tài liệu phục vụ cho việc hoàn thiện luận án.

Đồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ quan:

- Lãnh đạo và giáo vụ, chuyên viên đào tạo của Khoa Địa lý, Viện Địa lý và

Viện Địa lý Tài nguyên TP. Hồ Chí Minh, Học viện Khoa học và Công Nghệ thuộc

Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam là cơ sở đào tạo, quản lý tạo điều kiện để NCS có

thể hoàn thành chương trình học tập và thực hiện luận án.

- Ban Chỉ đạo Ứng phó Biến đổi khí hậu - Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm

cứu nạn tỉnh Đồng Tháp đã cung cấp tư liệu và đóng góp ý kiến cho những nội dung

liên quan của luận án.

- Lãnh đạo Trường và Khoa Sư phạm Ngữ văn - Sử - Địa, Đồng môn, Đồng

nghiệp, bạn bè và các em sinh viên ở Trường Đại học Đồng Tháp - cơ quan công tác

cũ và lãnh đạo Viện, các phòng, trung tâm ở Viện Địa lý Tài nguyên TP. HCM - cơ

quan công tác hiện tại của NCS đã tạo điều kiện thuận lợi, quan tâm và hỗ trợ để tác

giả thực hiện luận án.

Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể gia đình đã luôn ở bên,

động viên, khích lệ, hỗ trợ để NCS toàn tâm thực hiện luận án.

NCS. Trịnh Phi Hoành

Page 5: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

v

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... iii

LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iv

MỤC LỤC .................................................................................................................. v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU .................................................. ix

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ (GLOSSARY) ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG

LUẬN ÁN ................................................................................................................... x

DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... xii

DANH MỤC HÌNH ẢNH ...................................................................................... xiv

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN ............................................................... 1

2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ................................................. 2

3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................................ 3

4. CƠ SỞ TÀI LIỆU CỦA LUẬN ÁN ................................................................. 4

5. LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ ...................................................................................... 4

6. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN ............................................................ 4

7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN ......................... 5

8. CẤU TRÚC LUẬN ÁN ..................................................................................... 5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN .... 6

1.1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ................................................................. 6

1.1.1. Lòng dẫn sông (river channel) ............................................................... 6

1.1.2. Thiên tai (disaster) ................................................................................. 14

1.2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN LÒNG DẪN SÔNG ... 14

1.2.1. Nghiên cứu diễn biến lòng dẫn sông trên thế giới ............................... 14

1.2.1.1. Các hướng tiếp cận nghiên cứu diễn biến lòng dẫn sông ................ 15

1.2.1.2. Những nghiên cứu về sông phân nhánh ............................................ 21

1.2.2. Nghiên cứu diễn biến lòng dẫn sông ở Việt Nam ................................ 23

1.2.2.1. Các hướng tiếp cận nghiên cứu diễn biến lòng dẫn sông ................ 23

1.2.2.2. Nghiên cứu về sông phân nhánh ........................................................ 25

Page 6: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

vi

1.2.3. Các nghiên cứu DBLD sông ở vùng ĐBSCL và địa bàn nghiên cứu .. 26

1.2.3.1. Các hướng tiếp cận nghiên cứu diễn biến lòng dẫn sông ................ 26

1.2.3.2. Những nghiên cứu về sông phân nhánh ............................................ 28

1.2.4. Nhận xét chung về những thành tựu và vấn đề còn tồn tại trong nghiên

cứu diễn biến lòng dẫn sông .......................................................................... 29

1.2.4.1. Thành tựu ............................................................................................... 29

1.2.4.2. Tồn tại liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án ................. 30

1.2.4.3. Vấn đề nghiên cứu của luận án .......................................................... 30

1.3. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 31

1.3.1. Cách tiếp cận ........................................................................................ 31

1.3.1.1. Tiếp cận địa lý tổng hợp ........................................................................ 31

1.3.1.2. Tiếp cận lịch sử ...................................................................................... 31

1.3.1.3. Tiếp cận ngẫu nhiên ............................................................................. 32

1.3.2. Quan điểm nghiên cứu ......................................................................... 32

1.3.2.1. Quan điểm hệ thống .............................................................................. 32

1.3.2.2. Quan điểm tổng hợp .............................................................................. 32

1.3.2.3. Quan điểm liên kết lưu vực với cảnh quan và phát triển bền vững 33

1.3.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 33

1.3.3.1. Phương pháp kế thừa ........................................................................... 33

1.3.3.2. Phương pháp điều tra, khảo sát và đo đạc thực địa .......................... 34

1.3.3.3. Phương pháp viễn thám và GIS ............................................................ 34

1.3.3.4. Phương pháp chuyên gia ...................................................................... 36

1.3.3.5. Phương pháp phân tích, tổng hợp ....................................................... 36

1.3.4. Các bước nghiên cứu............................................................................ 37

1.4. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU ........................... 38

1.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội lưu vực sông Mekong ................. 38

1.4.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực sông Tiền tỉnh Đồng

Tháp................................................................................................................ 44

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .................................................................................... 51

Page 7: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

vii

CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN LÒNG DẪN SÔNG TIỀN TỈNH

ĐỒNG THÁP ....................................................................................................... 52

2.1. DIỄN BIẾN LÒNG DẪN THỜI KỲ 1966 - 2015........................................ 52

2.1.1. Diễn biến lòng dẫn sông theo dọc sông ............................................... 52

2.1.1.1. Diễn biến trên mặt bằng ....................................................................... 52

2.1.1.2. Diễn biến theo đáy sông ........................................................................ 59

2.1.2. Diễn biến lòng dẫn sông theo chiều ngang .......................................... 62

2.1.2.1. Khu vực huyện Hồng Ngự và thị xã Hồng Ngự ................................ 62

2.1.2.2. Khu vực huyện Thanh Bình ................................................................ 69

2.1.2.3. Khu vực thành phố Cao Lãnh - huyện Cao Lãnh ............................. 71

2.1.2.4. Khu vực thành phố Sa Đéc - huyện Châu Thành ............................. 73

2.1.3. Mối liên hệ giữa diễn biến lòng dẫn sông Tiền theo hướng dọc và theo

hướng ngang sông .......................................................................................... 74

2.1.4. Đặc điểm chung (cơ chế) diễn biến lòng dẫn sông Tiền tỉnh Đồng Tháp

........................................................................................................................ 75

2.1.3.1. Diễn biến lòng dẫn sông Tiền theo quy luật xói lở, bồi tụ của sông phân

nhánh .................................................................................................................... 76

2.1.4.2. Xói lở và bồi tụ lòng dẫn sông là hai hiện tượng luôn tồn tại đan xen

và có mối liên hệ mật thiết ................................................................................. 78

2.1.4.3. Diễn biến lòng dẫn sông vùng chịu ảnh hưởng của thượng nguồn

lớn hơn đoạn chịu ảnh hưởng của triều .......................................................... 78

2.1.4.4. Xói lở lòng dẫn sông theo xu thế lùi dần về hạ lưu ........................... 80

2.1.4.5. Phạm vi diễn biến lòng dẫn sông nằm trong vùng sông cổ .............. 81

2.2. NGUYÊN NHÂN DIỄN BIẾN LÒNG DẪN SÔNG TIỀN ...................... 83

2.2.1. Tác động của các yếu tố tự nhiên ......................................................... 83

2.2.1.1. Địa chất ................................................................................................... 83

2.2.1.2. Hình thái lòng dẫn sông ....................................................................... 86

2.2.1.3. Đặc điểm thủy văn ................................................................................. 89

2.2.1.4. Mối liên hệ giữa hình thái lòng dẫn với động lực dòng chảy, xói lở,

bồi tụ ..................................................................................................................... 97

Page 8: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

viii

2.2.2. Tác động của các hoạt động nhân sinh ................................................ 98

2.2.2.1. Các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trên lưu vực ..................... 98

2.2.2.2. Các hoạt động kinh tế - xã hội trong vùng ....................................... 105

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .................................................................................. 118

CHƯƠNG 3. CẢNH BÁO VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI DIỄN

BIẾN LÒNG DẪN SÔNG TIỀN TỈNH ĐỒNG THÁP ..................................... 119

3.1. CẢNH BÁO DIỄN BIẾN LÒNG DẪN SÔNG TIỀN ............................. 119

3.1.1. Cơ sở cảnh báo ................................................................................... 119

3.1.2. Phương pháp và kết quả cảnh báo...................................................... 122

3.1.2.1. Cảnh báo biến động bờ sông theo xu thế diễn biến......................... 122

3.1.2.2. Cảnh báo diễn biến lòng dẫn sông Tiền theo động lực dòng chảy 122

3.1.2.3. Đánh giá diễn biến lòng dẫn sông Tiền tỉnh Đồng Tháp bằng phương

pháp tổng hợp địa lý ......................................................................................... 124

3.1.2.4. Cảnh báo tổng hợp xu thế diễn biến lòng dẫn sông Tiền tỉnh Đồng

Tháp đến năm 2030 .......................................................................................... 130

3.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG ..................................................... 131

3.2.1. Quan điểm đề xuất ............................................................................. 131

3.2.2. Cơ sở đề xuất giải pháp ...................................................................... 131

3.2.3. Giải pháp thích ứng với diễn biến lòng dẫn sông Tiền tỉnh Đồng

Tháp.............................................................................................................. 132

3.2.3.1. Giải pháp phòng ngừa ........................................................................ 134

3.2.3.2. Giải pháp né tránh .............................................................................. 136

3.2.3.3. Giải pháp kháng vệ ............................................................................. 139

3.2.3.4. Đề xuất biện pháp cho một số đoạn sông cụ thể .............................. 143

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .................................................................................. 145

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ................................................................................... 146

DANH MỤC CÁC CÔNG BỐ KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........ a

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ c

PHỤ LỤC ................................................................................................................... 1

Page 9: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

ix

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU

Ký hiệu, chữ viết tắt Được hiểu là:

cs (hoặc et al) : Cộng sự

CSLL : Cơ sở lý luận

CSTT : Cơ sở thực tiễn

DBLD : Diễn biến lòng dẫn

ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long

GIS : Geographic Information System - Hệ thống thông tin Địa lý

IMHEN : Institute of Meteorology Hydrology and Environment - Viện

Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

IPCC : Intergovernmental Panel on Climate Change - Uỷ ban Liên

chính phủ về Biến đổi khí hậu

KH&CN : Khoa học và công nghệ

KT-XH : Kinh tế - xã hội

MRC : Mekong River Commission - Ủy hội sông Mekong quốc tế

NCS : Nghiên cứu sinh

NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Nxb : Nhà xuất bản

PL : Phụ lục

PPNC : Phương pháp nghiên cứu

RCP4.5 : Representation Concentration Pathways - kịch bản nồng độ

khí nhà kính đặc trưng (RCP4.5 - kịch bản nồng độ khí nhà

kính TB thấp)

Sông Tiền tỉnh Đồng Tháp : Sông Tiền đoạn chảy qua tỉnh Đồng Tháp

TN&MT : Tài nguyên và Môi trường

TB : Trung bình

TP : Thành phố

tr (hoặc pp) : trang (page)

trang (-3-) : sau trang (3)

UBND : Ủy ban nhân dân

UNDP : United Nations Development Programme - Chương trình

phát triển Liên Hợp Quốc

VNMC : Vietnam National Mekong Committee - Ủy hội sông Mekong

Việt Nam

[1, tr. 41] : Tham khảo ở trang 41 của tài liệu số thứ tự 1 trong danh mục

tài liệu tham khảo của luận án.

[2] : Tham khảo theo tài liệu số thứ tự 2 trong danh mục tài liệu

tham khảo của luận án.

Page 10: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

x

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ (GLOSSARY) ĐƯỢC SỬ DỤNG

TRONG LUẬN ÁN

TT

Thuật ngữ (Glossary)

Được hiểu là:

Tiếng Anh Tiếng Việt

1. Abandoned

course river

Dòng sông cổ : Những đoạn sông dài bị bỏ rơi trong giai

đoạn phát triển đồng bằng châu thổ. Dòng

sông cổ có thể kéo dài hàng chục km và bề

rộng có thể vài km [1, tr. 41].

2. Adaptation Thích ứng : là quá trình điều chỉnh các yếu tố liên quan

để ứng phó, giảm nhẹ những thiệt hại và tận

dụng cơ hội có lợi.

3. Braided river Sông phân nhánh : Là những dòng sông mà dòng chảy tách,

nhập bởi các cồn, bãi bồi tụ trong lòng dẫn.

4. 3 Change of

river channel

DBLD sông : Sự biến đổi về hình dạng, kích thước của

đáy sông và bờ sông trên mặt bằng, mặt cắt

dọc và mặt cắt ngang theo thời gian.

5. 5 Disaster Thiên tai : Hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây

thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều

kiện sống và các hoạt động KT - XH, bao

gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa

lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa

lũ hay dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hay

dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng

nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối,

động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác

(IPCC, 2012 [2]).

6. 6 Disaster

preparedness

Phòng tránh thiên tai : Các biện pháp phòng tránh thiên tai bao gồm

các biện pháp cảnh báo sớm và xây dựng các

kế hoạch dự phòng hoặc khẩn cấp, có thể được

coi là một hợp phần và là cầu nối giữa giảm

nhẹ rỏi ro thiên tai và quản lý thiên tai (IPCC,

2012 [2]).

Page 11: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

xi

7. b Mechanism

of river’

channel

changes

Cơ chế

DBLD sông

: Cách thức mà quá trình diễn biến (xói lở,

bồi tụ) lòng dẫn sông diễn ra.

8. Morphology

river

Hình thái sông : Bao gồm các đặc trưng như loại hình sông,

mặt cắt ngang, mặt cắt dọc, hình dạng tuyến

sông trên mặt bằng và mối quan hệ giữa chúng

cũng như các yếu tố thủy văn, thủy lực.

9. 8 Riverbank Bờ sông : Giới hạn của lòng sông. Trong luận án, bờ

sông được quan niệm theo nghĩa rộng, bao

gồm cả bờ sông và bờ bãi bồi.

10. 9 Riverbank

erosion

Xói lở bờ sông : Là sự tách ra và kéo theo các vật liệu bở rời

hay các khối vật liệu khỏi bờ sông bởi quá

trình dòng chảy sông hay các quá trình địa kĩ

thuật khác.

11. 1 Riverbank

deposition

Bồi tụ bờ sông : Tích tụ và bồi đắp phù sa. Sản phẩm của

bào mòn lưu vực và xói lở bờ sông.

12. 2 River channel Lòng dẫn sông : Lòng dẫn sông là phần sông có nước chảy

quanh năm (có nước chảy trong mùa kiệt

năm ít nước).

13. Sediment Trầm tích : Là vật chất vô cơ hoặc hữu cơ do phong

hóa và xói mòn đất đá tạo ra được vận

chuyển theo dòng chảy hoặc lắng đọng ở

sông, hồ.

14. 1 River bar/

island

Cồn sông,

cù lao sông

: Sản phẩm bồi tích của dòng sông, nằm giữa

hoặc ven sông.

15. Thalweg/

talweg

Đường đáy thung

lũng sông/

đường tụ thủy

: Trục động lực dòng chảy sông [3].

Thalweg là đường nối các điểm có độ sâu

lớn nhất, nước chảy mạnh nhất trong lòng

dẫn sông.

Page 12: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

xii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Tỷ lệ đóng góp vào dòng chảy sông Mekong theo các đoạn sông ........... 40

Bảng 1.2. Phân phối khối lượng dòng chảy năm [MRC, 2010] ............................... 40

Bảng 1.3. Tỷ lệ đóng góp dòng chảy năm của sông Mekong tại trạm Kratie [15] .. 42

Bảng 1.4. Các đặc trưng thủy văn sông Tiền [90, tr. 125]....................................... 45

Bảng 1.5. Tổng lượng nước sông Tiền chảy qua Tân Châu giai đoạn 2009 - 2011 46

Bảng 1.6. Tổng lượng nước sông Tiền chảy qua Mỹ Thuận giai đoạn 2009 - 2011 46

Bảng 1.7. Tỷ số chia nước sông Tiền và sông Hậu qua sông Vàm Nao (%) ............ 47

Bảng 2.1. Diễn biến các cồn khu vực huyện Hồng Ngự - thị xã Hồng Ngự ................. 54

Bảng 2.2. DBLD sông Tiền khu vực An Hiệp - cồn Linh [78] ................................. 58

Bảng 2.3. Sự phát triển hố xói khu vực Sa Đéc - Châu Thành năm 2010 và 2015 ....... 61

Bảng 2.4. Diễn biến phân chia lưu lượng sông Tiền ở cù lao Long Khánh theo các

nhánh qua các thời kỳ [27] ....................................................................................... 76

Bảng 2.5. Quy luật diễn biến các hố xói trên sông Tiền giai đoạn 1991 - 2003 ...... 80

Bảng 2.6. Xói lở đầu các cù lao, cồn trên sông Tiền tỉnh Đồng Tháp [20] ............. 80

Bảng 2.7. Mô hình diễn biến tiêu biểu đoạn sông nghiên cứu ................................. 82

Bảng 2.8. Diễn biến kích thước các vực sâu trong khoảng 28 năm [90] ................. 87

Bảng 2.9. Vận tốc dòng chảy sông Tiền ở một số mặt cắt và vận tốc cho phép không

xói của bờ sông tương ứng (Đơn vị m/s) ................................................................... 90

Bảng 2.10. Khả năng và thời gian duy trì khả năng bào xói lòng dẫn sông mùa lũ

trên sông Tiền giai đoạn 2000 - 2003 ....................................................................... 90

Bảng 2.11. Khả năng và thời gian duy trì khả năng bào xói lòng dẫn sông mùa kiệt

trên sông Tiền giai đoạn 2000 - 2003 ....................................................................... 90

Bảng 2.12. Sức tải cát dòng chảy mùa lũ (tháng 8 - 10) trên sông Tiền tại Tân Châu

giai đoạn 1980 - 2011 ............................................................................................... 91

Bảng 2.13. Diễn biến hàm lượng chất lơ lửng TB tháng tại trạm Tân Châu và Mỹ

Thuận (g/m3) [Trần Quang Minh, 2013] .................................................................. 93

Bảng 2.14. Hàm lượng phù sa (g/m3) TB tháng các tháng mùa lũ năm 2011 từ mặt

cắt Tân Châu đến Mỹ Thuận [Trần Quang Minh, 2013].......................................... 93

Bảng 2.15. Sự thay đổi tỉ lệ che phủ rừng các quốc gia hạ lưu sông Mekong ......... 99

Page 13: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

xiii

Bảng 2.16. Khối lượng và tỷ lệ loại trầm tích khai thác theo kích thước của các nước

................................................................................................................................. 100

Bảng 2.17. Ước lượng TB hàng năm của sự bồi lắng dinh dưỡng và phù sa sông

Mekong (ICEM, 2010 [101]) .................................................................................. 102

Bảng 2.18. Tổng hợp dung tích hữu ích của các hồ trên lưu vực theo các giai đoạn ... 104

Bảng 2.19. Kết quả phân tích thay đổi (%) số năm lũ theo các mức báo động tại Tân

Châu ứng với các kịch bản phát triển ở thượng lưu [97] ....................................... 105

Bảng 2.20. Tổng hợp nguyên nhân DBLD sông Tiền tỉnh Đồng Tháp .................. 114

Bảng 3.1. Bối cảnh phát triển thượng lưu dự kiến đến năm 2030 [97] ................. 121

Bảng 3.2. Tỷ lệ % suy giảm phù sa về Kratie theo các kịch bản [97] .................... 121

Bảng 3.3. Thang đánh giá động lực DBLD sông Tiền tỉnh Đồng Tháp ................. 122

Bảng 3.4. Đánh giá động lực DBLD các đoạn sông Tiền tỉnh Đồng Tháp ............ 123

Bảng 3.5. Mức độ tác động của hướng dòng chảy so với hướng bờ ...................... 124

Bảng 3.6. Tác động của chiều cao bờ sông đến DBLD sông ................................. 125

Bảng 3.7. Tác động của độ dốc bờ đến DBLD sông .............................................. 125

Bảng 3.8. Mức độ ảnh hưởng của thành phần thạch học và tính chất cơ lý đến DBLD

................................................................................................................................. 126

Bảng 3.9. Mức độ ảnh hưởng của hình thái tới DBLD sông .................................. 126

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của phân bố dân cư, các công trình xây dựng đến DBLD sông

................................................................................................................................. 126

Bảng 3.11. Mức độ ảnh hưởng của khai thác cát đến DBLD sông ........................ 127

Bảng 3.12. Đánh giá tổng hợp mức độ tác động của các nhân tố đến DBLD sông

................................................................................................................................. 127

Bảng 3.13. Đặc điểm các nhân tố phục vụ đánh giá DBLD sông bằng phương pháp

tổng hợp địa lý ......................................................................................................... 128

Bảng 3.14. Điểm đánh giá tổng hợp các khu vực DBLD sông Tiền tỉnh Đồng Tháp

................................................................................................................................. 129

Bảng 3.15. Cảnh báo tổng hợp xu hướng DBLD sông Tiền đến năm 2030 ........... 130

Bảng 3.16. Các giải pháp đề xuất ứng phó với DBLD sông Tiền .......................... 144

Page 14: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

xiv

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình i. Sơ đồ không gian, thời gian nghiên cứu của luận án ................................ - 3 -

Hình 1.1. Sơ đồ hình thái thung lũng sông [3, tr. 122] ................................................ 6

Hình 1.2. Phân loại sông phân nhánh [dẫn theo Trần Bá Hoằng [27]] ................... 9

Hình 1.3. Hình thái mặt nước ở khu vực phân lưu [30] ........................................... 10

Hình 1.4. Đường đẳng trị mực nước khu vực phân lưu [27] ................................... 10

Hình 1.5. Phân bố lưu tốc trên mặt cắt ngang khu vực phân lưu [27] .................... 11

Hình 1.6. Độ dốc mực nước khu vực hợp lưu [27] .................................................. 11

Hình 1.7. Đường đẳng tốc mặt cắt khu vực hợp lưu [27] ........................................ 11

Hình 1.8. Mặt bằng và mặt cắt ngang phân nhánh đơn [30] ................................... 12

Hình 1.9. Sơ đồ ứng dụng viễn thám và GIS trong nghiên cứu biến động bờ sông Tiền

................................................................................................................................... 35

Hình 1.10. Sơ đồ các bước nghiên cứu của luận án ........................................... - 37 -

Hình 1.11. Lưu vực sông Mekong [Nguồn: MRC] ................................................... 38

Hình 1.12. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ diện tích lưu vực và dòng chảy đóng góp của các

nước thuộc lưu vực sông Mekong (Nguồn số liệu: MRC)......................................... 39

Hình 1.13. Phân bố tổng lượng dòng chảy (tỉ m3) trên sông Mekong ..................... 41

Hình 1.14. Các đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong ............................. - 43 -

Hình 1.15. Bản đồ mạng lưới thủy văn tỉnh Đồng Tháp [20] ............................. - 45 -

Hình 2.1. DBLD sông Tiền trên mặt bằng đoạn từ biên giới Campuchia đến xã Thường

Thời Tiền huyện Hồng Ngự thời kỳ 1966 - 1996 ...................................................... - 53 -

Hình 2.2. DBLD sông Tiền trên mặt bằng đoạn từ biên giới Campuchia đến xã Thường

Thời Tiền huyện Hồng Ngự thời kỳ 1996 - 2013 ...................................................... - 53 -

Hình 2.3. DBLD sông Tiền trên mặt bằng khu vực cù lao Long Khánh thời kỳ 1966 -

1996 ...................................................................................................................... - 53 -

Hình 2.4. DBLD sông Tiền trên mặt bằng khu vực cù lao Long Khánh thời kỳ 1996 -

2013 ...................................................................................................................... - 53 -

Hình 2.5. DBLD sông Tiền trên mặt bằng khu vực phía Bắc cù lao Tây thời kỳ 1966

- 1996.................................................................................................................... - 56 -

Hình 2.6. DBLD sông Tiền trên mặt bằng khu vực phía Bắc cù lao Tây thời kỳ 1996

- 2013.................................................................................................................... - 56 -

Page 15: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

xv

Hình 2.7. DBLD sông Tiền trên mặt bằng khu vực phía Nam cù lao Tây huyện Thanh

Bình thời kỳ 1966 - 1996 ...................................................................................... - 56 -

Hình 2.8. DBLD sông Tiền trên mặt bằng Tiền khu vực phía Nam cù lao Tây huyện

Thanh Bình thời kỳ 1996 - 2013 ........................................................................... - 56 -

Hình 2.9. DBLD sông Tiền trên mặt bằng khu vực Bắc cù lao Giêng thời kỳ 1966 -

1996 ...................................................................................................................... - 56 -

Hình 2.10. DBLD sông Tiền trên mặt bằng khu vực Bắc cù lao Giêng thời kỳ 1996 -

2013 ...................................................................................................................... - 56 -

Hình 2.11. DBLD sông Tiền trên mặt bằng khu vực TP Cao Lãnh thời kỳ 1966 - 1996

.............................................................................................................................. - 57 -

Hình 2.12. DBLD sông Tiền trên mặt bằng khu vực TP Cao Lãnh thời kỳ 1996 - 2013

.............................................................................................................................. - 57 -

Hình 2.13. DBLD sông Tiền trên mặt bằng khu vực huyện Cao Lãnh thời kỳ 1966 -

1996 ...................................................................................................................... - 57 -

Hình 2.14. DBLD sông Tiền trên mặt bằng khu vực huyện Cao Lãnh thời kỳ 1996 -

2013 ...................................................................................................................... - 57 -

Hình 2.15. DBLD sông Tiền trên mặt bằng khu vực đoạn Sa Đéc - Châu Thành thời

kỳ 1966 - 1996 ...................................................................................................... - 58 -

Hình 2.16. DBLD sông Tiền trên mặt bằng khu vực đoạn Sa Đéc - Châu Thành thời

kỳ 1996 - 2013 ...................................................................................................... - 58 -

Hình 2.17. Diễn biến đáy sông Tiền đoạn Tân Châu - Hồng Ngự giai đoạn 1895 - 2004 .......

.................................................................................................................................................... - 59 -

Hình 2.18. Diễn biến đáy sông nhánh trái khu vực Tân Châu - Hồng Ngự ........ - 59 -

Hình 2.19. Diễn biến đáy sông nhánh phải Hồng Ngự [78] ............................... - 59 -

Hình 2.20. Tiến hóa hình thái khu vực cù lao Tây (km 195 - 220) (aI), năm 1998

(aII); năm 2008 (b) [Brunier G. at el, 2014] ....................................................... - 60 -

Hình 2.21. Diễn biến đáy sông khu vực huyện Thanh Bình giai đoạn 2006 - 2015 .. - 60 -

Hình 2.22. Diễn biến đáy sông Tiền khu vực Sa Đéc - Mỹ Thuận (1895 - 2004)- 61 -

Hình 2.23. Diễn biến tuyến đáy sông khu vực Cao Lãnh - Châu Thành giai đoạn

2007 - 2015 [78] .................................................................................................. - 61 -

Hình 2.24. Diễn biến hố xói sâu sông Tiền khu vực xã An Hiệp, huyện Châu Thành

giai đoạn 2010 - 2015 [78] .................................................................................. - 61 -

Hình 2.25. Vị trí mặt cắt ngang sông Tiền khu vực xã An Hiệp - cồn Linh ........ - 61 -

Page 16: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

xvi

Hình 2.26. Diễn biến mặt cắt ngang đầu cồn Liệt Sỹ [78] ...................................... 63

Hình 2.27. Diễn biến mặt cắt ngang giữa cồn Liệt Sỹ [78] ..................................... 63

Hình 2.28. Diễn biến mặt cắt khu vực đuôi Cồn Béo [78] ....................................... 64

Hình 2.29. Diễn biến mặt cắt ngang khu vực hợp lưu [78] ..................................... 64

Hình 2.30. Diễn biến mặt cắt ngang khu vực co hẹp Tân Châu - Hồng Ngự [78] .. 65

Hình 2.31. Diễn biến mặt cắt ngang khu vực đầu nhánh trái cù lao Long Khánh ....... 65

Hình 2.32. Diễn biến mặt cắt ngang khu vực phường An Lạc - xã Long Khánh B ...... 66

Hình 2.33. Diễn biến mặt cắt ngang khu vực kênh Sở Thượng [78] ....................... 66

Hình 2.34. Diễn biến mặt cắt ngang đầu nhánh phải cù lao Long Khánh [78] ...... 67

Hình 2.35. Diễn biến mặt cắt ngang khu vực xã Long Khánh A - Long Thuận ....... 67

Hình 2.36. Diễn biến mặt cắt ngang cồn Châu Ma [78].......................................... 68

Hình 2.37. Diễn biến mặt cắt ngang tiêu biểu đoạn cù lao Long Khánh đến cù lao Tây..... 69

Hình 2.38. Diễn biến mặt cắt ngang khu vực xã An Phong - Tân Bình [78] ........... 70

Hình 2.39. Diễn biến mặt cắt ngang khu vực xã Bình Thành [78] .......................... 70

Hình 2.40. Mặt cắt ngang sông khu vực khu công nghiệp Trần Quốc Toản, Phường 11 .... 71

Hình 2.41. Mặt cắt ngang điển hình khu vực nhánh trái Cồn Tre [78] ................... 71

Hình 2.42. Mặt cắt ngang điển hình khu vực lòng dẫn sông nhánh giữa cồn Đông

Định và Cồn Tre [78] ................................................................................................ 72

Hình 2.43. Mặt cắt ngang lòng dẫn sông khu vực xã Mỹ An Hưng B, huyện Lấp Vò .... 73

Hình 2.44. Diễn biến mặt cắt ngang khu vực Phường 4, TP. Sa Đéc [78] .............. 73

Hình 2.45. Diễn biến mặt cắt ngang lòng dẫn sông khu vực xã An Hiệp - cồn Bình Tân .... 74

Hình 2.46. Vị trí các hố sâu trên sông Tiền và sông Hậu ........................................ 75

Hình 2.47. Diễn biến hình thái cù lao Long Khánh qua các năm 1997, 2000, 2005 và

2014 [Nguồn ảnh Landsat, [112]] ....................................................................... - 77 -

Hình 2.48. Sơ đồ phân bố các đoạn bờ sông cổ trên sông Tiền đoạn chảy qua vùng

Đồng Tháp Mười [1] ............................................................................................ - 81 -

Hình 2.49. Phạm vi bờ sông cổ khu vực TP. Cao Lãnh ...................................... - 81 -

Hình 2.50. Phạm vi bờ sông cổ khu vực TP. Sa Đéc ........................................... - 81 -

Hình 2.51. Mối quan hệ giữa cấu tạo địa chất và diễn biến lòng dẫn sông Tiền tỉnh

Đồng Tháp ............................................................................................................ - 84 -

Page 17: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

xvii

Hình 2.52. Mặt cắt địa tầng dọc sông Tiền [64] ...................................................... 85

Hình 2.53. Mặt cắt địa tầng trầm tích khu vực xã An Bình A, thị xã Hồng Ngự ..... 85

Hình 2.54. Đặc trưng hình thái và động lực dòng sông Tiền, sông Hậu [1] ...... - 86 -

Hình 2.55. Sơ đồ các mặt cắt [Trần Quang Minh, 2013] ........................................ 93

Hình 2.56. Lưu hướng dòng chảy lúc 9h00 ngày 17/3/2015 khu vực xã An Hiệp ..... 94

Hình 2.57. Phân bố vận tốc khi triều xuống 9h ngày 17/3/2015 [78] ..................... 94

Hình 2.58. Diễn biến mực nước mùa mưa qua một số năm ở Kratie....................... 94

Hình 2.59. Phần trăm thay đổi dòng chảy TB năm do biến đổi khí hậu so với giai

đoạn 1986 - 2000 (ICEM, 2010) [101]. .................................................................... 96

Hình 2.60. Vị trí, tỷ lệ, khối lượng khai thác cát, sỏi, cuội ở hạ lưu sông Mekong .....

............................................................................................................................ - 100 -

Hình 2.61. Tổng lượng bùn cát lơ lửng của sông Mekong vào Việt Nam .............. 103

Hình 2.62. Sản lượng khai thác cát sạn sông Tiền tỉnh Đồng Tháp ...................... 108

Hình 2.63. Biến đổi độ sâu và trầm tích đáy sông Tiền (a) và sông Hậu (b) và quỹ trầm

tích tại từng vị trí (c)trong giai đoạn 1998 - 2008 [107] ...................................... - 108 -

Hình 2.64. Sơ đồ sự thay đổi độ sâu của hố xói ở một số khu vực sông Tiền, sông Hậu

................................................................................................................................. 109

Hình 2.65. Nguyên nhân tổng thể gây DBLD sông Tiền tỉnh Đồng Tháp ............. 113

Hình 3.1. Bản đồ hiện trạng DBLD sông Tiền tỉnh Đồng Tháp (thu nhỏ từ bản đồ tỷ

lệ 1:110.000) ...................................................................................................... - 119 -

Hình 3.2. Bản đồ cảnh báo xu hướng biến động bờ sông Tiền tỉnh Đồng Tháp đến

năm 2030 dựa trên xu thế diễn biễn bằng phương pháp viễn thám và GIS ....... - 122 -

Hình 3.3. Sơ đồ góc âm (-) giữa dòng chảy và bờ sông ......................................... 125

Hình 3.4. Bản đồ cảnh báo DBLD sông Tiền tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030.. - 130 -

Hình 3.5. Sơ đồ hệ thống giải pháp thích ứng với DBLD sông Tiền tỉnh Đồng Tháp

................................................................................................................................. 133

Hình 3.6. Hướng khai thác cát hợp lý cho đoạn sông Tân Châu - Hồng Ngự ....... 138

Hình 3.7. Công trình gia cố bờ điển hình áp dụng cho sông Tiền đoạn Phường 3, TP. Sa

Đéc ........................................................................................................................... 143

Page 18: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

1

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN

Sông Mekong là một con sông lớn trên thế giới, chảy qua 6 quốc gia ở khu

vực Đông Á và Đông Nam Á (Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và

Việt Nam) với chiều dài dòng chính 4.800 km (theo số liệu công bố trên website của

MRC là 4.909 km), diện tích lưu vực 795.000 km2. Sông có nguồn tài nguyên nước

phong phú với tổng lượng dòng chảy TB năm đạt 475 tỷ m3, phân hóa theo không

gian và thời gian [4, p. 17]. Sông Mekong có vai trò quan trọng đối với tự nhiên và

phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của các quốc gia trong lưu vực.

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nằm ở hạ lưu sông Mekong chảy qua lãnh

thổ Việt Nam với diện tích 40.576 km2 và có 17,590 triệu người sinh sống [Năm 2015,

Niên giám thống kê 2016]. Hàng năm, dòng chảy sông Mekong cung cấp cho vùng

ĐBSCL một nguồn nước lớn và lượng trầm tích dồi dào (khoảng 160 triệu tấn phù sa

mịn, 30 triệu tấn cát sỏi); góp phần hình thành nên vùng đất ngập nước có tầm quan

trọng quốc tế và khu vực, có độ đa dạng sinh học cao (đứng thứ 2 trên thế giới sau

đồng bằng Amazon). Do đó, ĐBSCL có vai trò lớn đối với nền kinh tế và an ninh lương

thực của Việt Nam (chiếm 47% diện tích trồng lúa, sản lượng gạo chiếm 56%, xuất

khẩu thủy sản chiếm trên 60%, đóng góp 217 GDP cả nước [5], [6]). Sông Tiền đoạn

chảy qua tỉnh Đồng Tháp (sau đây gọi ngắn gọn là sông Tiền tỉnh Đồng Tháp) là một

trong hai chi lưu (cùng với sông Hậu) của sông Mekong chảy vào nước ta đầu tiên.

Sông Tiền tỉnh Đồng Tháp có chiều dài khoảng 122,9 km, nằm ở vùng thượng châu

thổ, phần cuối đồng bằng ngập lũ (floodplain) của sông Mekong. Vì thế, sông Tiền tỉnh

Đồng Tháp vừa là kết quả của sự tương tác giữa dòng chảy thượng nguồn và điều kiện

địa phương; vừa mang những đặc trưng của vùng ĐBSCL.

Trong những năm qua, diễn biến lòng dẫn (DBLD) với đặc trưng là xói lở, bồi

tụ sông Cửu Long đang là một trong những tác nhân ảnh hưởng xấu đến môi trường

sinh thái cũng như phát triển KT-XH bền vững của khu vực. Theo báo cáo của Bộ

NN&PTNT, tính đến đầu năm 2017, toàn vùng ĐBSCL có 513 điểm sạt lở bờ sông

với tổng chiều dài 520 km. Các khu vực có mức độ biến động lớn như sông Tiền đoạn

chảy qua khu vực xã Bình Thành, huyện Thanh Bình,bờ sông Vàm Nao, xã Mỹ Hội

Đông; khu vực Sa Đéc; sông Hậu đoạn chảy qua huyện An Phú, TP. Long Xuyên tỉnh

An Giang…[7], [8]. Trước những thiệt hại to lớn đó, đã có nhiều công trình nghiên

cứu về hiện trạng, DBLD sông, nhất là tình trạng xói lở bằng việc ứng dụng các mô

hình toán, công thức kinh nghiệm; đo đạc thực tế; ứng dụng mô hình thủy văn, thủy

Page 19: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

2

lực; phương pháp viễn thám.... Những nghiên cứu này đã đánh giá được hiện trạng,

quá trình diễn biến xói lở, bồi tụ bờ sông; dự báo xói lở cho một số khu vực trọng

điểm; một số công trình đã được thực thi nhằm hạn chế xói lở và bước đầu phát huy

hiệu quả… Tuy nhiên, những nghiên cứu trước đây chủ yếu được thực hiện bằng các

phương pháp riêng lẻ nên những kết quả thu được chủ yếu mang tính chất địa phương

và đơn ngành. Mặt khác, những phương pháp (vật lý, mô hình toán…) đòi hỏi số liệu

đầu vào lớn và đủ dài mới đảm bảo độ tin cậy; nguồn kinh phí lớn; xói lở, bồi tụ lòng

dẫn sông vẫn tiếp tục diễn ra. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2017, toàn tỉnh Đồng

Tháp xảy ra 13 vụ sạt lở bờ sông với tổng diện tích đất 5.924 m2, chiều dài sạt lở

65,62 km. Các điểm sạt lở lớn như ở xã Bình Thành, huyện Thanh Bình; các xã Long

Thuận, Phú Thuận A của huyện Hồng Ngự… [9].

Do đó, nghiên cứu được hiện trạng, đánh giá được quá trình diễn biến; xác

định được cơ chế, quy luật, nguyên nhân diễn biến một cách đồng bộ và hệ thống trên

cơ sở tiếp cận địa lý tổng hợp; làm cơ sở khoa học cho việc cảnh báo và đề xuất giải

pháp ứng phó với DBLD sông Tiền tỉnh Đồng Tháp đồng bộ, phù hợp với địa phương

không những là vấn đề đang đặt ra rất cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao

mà còn là nhiệm vụ khó khăn. Mặt khác, việc xác định được nguyên nhân, quá trình

DBLD sông Tiền tỉnh Đồng Tháp - đoạn sông tiêu biểu về sự phân nhánh ở vùng

thượng châu thổ sông Mekong là cơ sở để mở rộng địa bàn nghiên cứu cho các đoạn

sông khác trên hệ thống sông Cửu Long cũng như các khu vực sông có điều kiện địa

lý tương đồng.

Xuất phát từ yêu cầu lý luận và thực tiễn đặt ra, vấn đề “Nghiên cứu diễn biến

lòng dẫn sông Tiền (đoạn chảy qua tỉnh Đồng Tháp) phục vụ phòng tránh thiên tai”

được NCS lựa chọn nghiên cứu làm đề tài luận án tiến sĩ Địa lý.

2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu

(i) Đánh giá được hiện trạng, xác định nguyên nhân và cảnh báo nguy cơ

DBLD sông Tiền tỉnh Đồng Tháp.

(ii) Đề xuất được giải pháp thích ứng phù hợp với DBLD sông Tiền tỉnh Đồng Tháp.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu (i), NCS thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Thu thập, xử lý và tổng hợp tài liệu về DBLD sông.

- Nghiên cứu CSLL về DBLD sông trên quan điểm Địa lý tổng hợp.

Page 20: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

3

- Đánh giá hiện trạng, quá trình diễn biến xói lở, bồi tụ; các nhân tố ảnh hưởng

và nguyên nhân chính gây xói lở, bồi tụ lòng dẫn sông Tiền tỉnh Đồng Tháp.

- Nghiên cứu xác định cơ chế diễn biến; đánh giá xu thế diễn biến và cảnh báo

nguy cơ DBLD sông Tiền tỉnh Đồng Tháp trong tương lai.

Để đạt được mục tiêu (ii), NCS thực hiện các nhiệm vụ cơ bản:

- Lựa chọn quan điểm và cơ sở đề xuất giải pháp phù hợp.

- Đề xuất các giải pháp thích ứng với nguy cơ DBLD sông Tiền tỉnh Đồng

Tháp. Các giải pháp bao gồm: nhóm giải pháp phòng ngừa, giải pháp né tránh và giải

pháp kháng vệ.

3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1. Về không gian

NCS khoanh vi nghiên cứu ở sông Tiền tỉnh Đồng Tháp (xem hình i) tuy nhiên,

để đảm bảo tính toàn diện của đối tượng nghiên cứu, luận án cũng xem xét quá trình

diễn biến bờ sông Tiền thuộc tỉnh An Giang trong mối tương quan với bờ đối diện

thuộc tỉnh Đồng Tháp. Đồng thời, xem xét khái quát các yếu tố liên quan (đặc điểm

địa lý tự nhiên, hoạt động nhân sinh) trên toàn lưu vực sông Mekong.

3.2. Về thời gian

Luận án đánh giá hiện trạng và quá trình DBLD sông trong thời gian khoảng

1 thế kỷ. Trong đó, tập trung phân tích quá trình diễn biến thời kỳ từ năm 1966 -

2015. Trên cơ sở đó, cảnh báo được được xu thế DBLD sông trong tương lai. Phạm

vi nghiên cứu về không gian, thời gian của luận án được thể hiện trên hình i.

3.3. Về nội dung

DBLD sông thực chất là quá trình xói lở, bồi tụ; bao gồm cả diễn biến đáy

sông và diễn biến bờ sông theo hướng dọc và hướng ngang. Trong luận án, tập trung

nghiên cứu, đánh giá quá trình biến động bờ sông. Do bờ sông gắn liền với hoạt động

của dân cư, những biến động ở khu vực này thường gây ra nhiều thiệt hại về tính

mạng và tài sản của người dân. Đồng thời, biến động bờ sông cũng phản ánh sự thay

đổi của lòng dẫn sông trên mặt bằng.

Bên cạnh đó, quá trình DBLD sông liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau (địa

chất - kiến tạo, địa mạo, khí tượng, thủy văn, các hoạt động dân sinh). Tuy nhiên,

trong phạm vi thời gian từ 1966 - 2015, luận án tập trung phân tích, đánh giá sự tác

động của yếu tố nhân sinh đến quá trình DBLD sông do trong khoảng thời gian 50

năm những nhân tố tự nhiên không hoặc ít có sự biến chuyển lớn và cũng đã được đề

cập khá nhiều trong những công trình nghiên cứu trước đây.

Page 21: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

- 3 -

Hình i. Sơ đồ không gian, thời gian nghiên cứu của luận án

Nguồn: Indochina Atlas - 1970, Perry-Castañeda Library Map Collection, University of Texas at Austin và google map.

2015 2030 1966

Diễn biến, nguyên nhân Cảnh báo, giải pháp

Page 22: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

4

4. CƠ SỞ TÀI LIỆU CỦA LUẬN ÁN

Luận án được hoàn thành trên cơ sở các đề tài, dự án KH&CN các cấp; các

kết quả khảo sát, điều tra của cơ quan ban ngành tỉnh được thực hiện ở khu vực nghiên

cứu. Trong đó, có các tài liệu cơ bản sau:

- Các số liệu về khí tượng, thủy văn, cát bùn, địa hình đáy sông của Ủy hội sông

Mekong quốc tế - MRC [10 - 16] và Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ [17].

- Các số liệu về hiện trạng và thiệt hại do xói lở bờ sông được tổng hợp từ báo

cáo của Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp hàng năm trong giai đoạn 2000 - 2016 [9].

Nội dung chính của luận án được sử dụng, kế thừa và phát triển kết quả nghiên

cứu của các công trình do NCS làm chủ nhiệm đề tài, bao gồm:

- Trịnh Phi Hoành (2011) với luận văn thạc sỹ: Nghiên cứu xói lở bờ sông tỉnh

Đồng Tháp [18].

- Trịnh Phi Hoành (2011) với đề tài KH&CN cấp Cơ sở: Giải pháp phòng

tránh, giảm nhẹ thiệt hại do xói lở bờ sông Tiền tỉnh Đồng Tháp [19].

- Trịnh Phi Hoành và cs (2016) với đề tài KH&CN cấp Bộ GD&ĐT trọng

điểm: Nghiên cứu quy luật biến động bờ sông Tiền đoạn chảy qua tỉnh Đồng Tháp,

đề xuất các giải pháp ứng phó giảm nhẹ thiệt hại [20].

5. LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ

Luận điểm 1. Lòng dẫn sông Tiền tỉnh Đồng Tháp phát triển theo cơ chế của sông

phân nhánh; dịch dòng, xói lở, bồi tụ thường xuyên theo các mặt cắt ngang, dọc sông.

Luận điểm 2. Các hoạt động nhân sinh làm gia tăng DBLD sông Tiền tỉnh

Đồng Tháp.

Luận điểm 3. Dự báo DBLD sông Tiền trên cơ sở phân tích hình thái động

lực có độ tin cậy cần thiết theo cách tiếp cận địa lý tổng hợp.

6. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Làm rõ được đặc điểm và nguyên nhân DBLD sông Tiền tỉnh Đồng Tháp

trên cơ sở tiếp cận lịch sử và tiếp cận ngẫu nhiên.

2. Phân tích được ở mức độ nhất định những tác động nhân sinh đến DBLD

sông Tiền tỉnh Đồng Tháp.

Page 23: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

5

3. Trên cơ sở tổng hợp địa lý, cảnh báo và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm

giảm thiểu tác động bất lợi của DBLD sông Tiền đến phát triển KT-XH của khu vực

nghiên cứu, làm cơ sở khoa học cho các định hướng phòng chống thiên tai.

7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN

7.1. Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung, hoàn thiện phương pháp

luận về nghiên cứu DBLD sông phân nhánh ở vùng thượng châu thổ. Tài liệu có thể

dùng tham khảo cho các nghiên cứu cùng hướng và phục vụ cho công tác giảng dạy.

7.2. Ý nghĩa thực tiễn

Làm cơ sở cho các nhà quản lý ở tỉnh Đồng Tháp trong công tác quy hoạch và

phòng chống thiên tai (loại hình DBLD sông) nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững

và ổn định an ninh.

8. CẤU TRÚC LUẬN ÁN

Nội dung chính của luận án được trình bày trong 148 trang A4 với 43 bảng, 88

hình và 145 tài liệu tham khảo, các phụ lục. Ngoài phần Mở đầu (5 trang), Kết luận và

Kiến nghị (3 trang), nội dung cơ bản của luận án được trình bày trong 3 chương:

Chương 1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu của luận án với 46 trang, 7

bảng, 15 hình;

Chương 2. Đánh giá diễn biến lòng dẫn sông Tiền tỉnh Đồng Tháp với 67

trang, 20 bảng, 65 hình;

Chương 3. Cảnh báo và đề xuất giải pháp thích ứng với diễn biến lòng dẫn

sông Tiền tỉnh Đồng Tháp với 27 trang, 16 bảng, 7 hình.

Page 24: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

6

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

1.1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

1.1.1. Lòng dẫn sông (river channel)

Trong thung lũng sông, ta có thể phân biệt những bộ phận cơ bản sau [3]:

Đường tụ thủy hay còn gọi là đường tanvec (talweg river) đường nối các điểm

sâu nhất, có nước chảy mạnh nhất trong lòng dẫn sông. Thông thường đường tanvec

nằm ép về một phía bờ nào đó, không ở chính giữa dòng. Dòng chảy trên mặt thường

phù hợp với động lực dòng chảy đáy.

Đáy sông (đáy thung lũng) được giới hạn trong phạm vi giữa hai chân sườn

thung lũng. Đáy sông có thể chia thành hai bộ phận là lòng sông và bãi bồi.

Lòng dẫn sông (river channel) là bộ phận sâu nhất của thung lũng sông thường

xuyên có nước chảy. Hay có thể quan niệm rõ hơn: lòng dẫn sông là phần sông có

nước chảy quanh năm (có nước trong mùa kiệt ngay cả năm ít nước).

Bờ sông (riverbank) là giới hạn của lòng dẫn sông. Trong nghiên cứu này, quan

niệm bờ sông theo nghĩa rộng, bao gồm cả bờ sông và bờ bãi bồi (cồn, bãi, cù lao sông).

Bãi bồi (river bar) là bộ phận của đáy thung lũng nhô lên khỏi mặt nước, có địa

hình khá bằng phẳng, được cấu tạo bởi aluvi, được phủ bởi một lớp thực vật [21, tr. 77].

Hình 1.1. Sơ đồ hình thái thung lũng sông [3, tr. 122]

Ghi chú:

1 - đường tụ

thủy - tanvec;

2 - lòng sông;

3 - bãi bồi;

4 - sườn thung lũng

5 - thềm sông;

6 - đường phân

thủy và đỉnh

phân thủy.

Hình thái sông (morphology river) bao gồm các đặc trưng: loại hình sông, mặt

cắt ngang, mặt cắt dọc, hình dạng tuyến sông trên mặt bằng và mối quan hệ giữa chúng

cũng như các yếu tố thủy văn, thủy lực [22]. Các mối quan hệ này được gọi là mối quan

hệ hình thái sông. Mối liên quan giữa hình thái lòng dẫn sông với động lực dòng chảy;

xói lở, bồi tụ được gọi là hình thái động lực.

Page 25: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

7

1.1.1.1. Phân loại lòng dẫn sông

Theo độ ổn định:

Được phân chia thành các loại: (i) sông có độ ổn định rất nhỏ; (ii) sông có độ ổn

định TB; (iii) sông không ổn định từng chỗ, từng thời kỳ; (iv) sông ổn định.

Phân loại sông theo đặc trưng ổn định:

Đặc trưng ổn định của sông là khả năng chống lại lực đẩy của dòng nước, của

các hạt cát nằm trên bề mặt của đáy sông, đối với mỗi hạt cát nằm dưới đáy sông sẽ

chịu hai lực tác dụng: (i) lực tác dụng của dòng chảy làm hạt cát chuyển động; (ii)

lực ma sát chống lại tác dụng gây trượt của dòng chảy. Theo đặc trưng ổn định, sông

có các loại cơ bản như sau [23]:

- Sông ổn định ở vùng đất không xói hoặc năng lượng của dòng chảy không

đủ xói lòng dẫn sông.

- Sông tương đối ổn định chỉ bị xói từng nơi, có sự diễn biến theo chu kỳ xung

quanh một giá trị TB nào đó.

- Sông có độ ổn định nhỏ trong đó xói lở và bồi lắng bùn cát gây ra sự thay đổi

chiều sâu của dòng sông nhưng không làm hình dáng của nó trên bình đồ thay đổi

một cách rõ ràng. Sự xói và bồi của bùn cát diễn ra một cách chậm chạp theo các

điểm khác nhau. Sự phân bố và hình dạng của ghềnh cạn thay đổi hàng năm. Loại

sông này thường có ở đồng bằng.

- Sông có độ ổn định rất nhỏ tốc độ dòng chảy rất lớn, địa chất yếu, trong thời

gian lũ sông không những bị thay đổi về chiều sâu mà còn thay đổi về hình dáng và

hình thành các phân lưu theo hướng lớn.

- Sông trong thời kỳ lũ hoàn toàn mất hình dáng và hình thành dòng chảy lẫn lộn

giữa nước và bùn cát gọi là dòng chảy bùn cát. Lúc đó yếu tố hình dạng mất hết ý nghĩa.

1.1.1.2. Diễn biến lòng dẫn sông (change of river channel)

Quá trình biến hình lòng dẫn sông diễn ra trong một thời kỳ nghiên cứu gọi là

diễn biến lòng sông [24]. Diễn biến lòng sông là quá trình thay đổi theo thời gian của

lòng sông và các cấu tạo lòng sông dưới tác động của dòng nước, của các yếu tố khí

hậu, các yếu tố kiến tạo và các hoạt động kinh tế của con người. Nguyên nhân cơ bản

của biến hình lòng sông là sự mất cân bằng trong tải cát (vận chuyển bùn cát hay trầm

tích1 hoặc phù sa). Trong bất kỳ một đoạn sông nào, dưới một điều kiện nhất định,

dòng chảy có một sức tải cát nhất định [25, tr. 287]: (i) Nếu lượng bùn cát đến thực

1 Thành phần trầm tích có kích cỡ khác nhau thể là đất, cát, sỏi, đá nhỏ. Người ta thường phân trầm tích

thành 2 loại, trầm tích nhỏ chảy theo dòng nước gọi là trầm tích lơ lửng (suspended sediment load) hoặc trầm

tích đáy (bed suspended material load) là các trầm tích có kích thước/trọng lượng lớn hơn được dòng chảy tải

đi ở các lớp nước sát đáy sông, hồ.

Page 26: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

8

tế (S) tương ứng với sức tải cát (ST) thì dòng sông ổn định tương đối, lòng sông không

bị bồi và xói; (ii) Nếu lượng bùn cát đến lớn hơn sức tải cát (S > ST) thì lòng sông sẽ

được bồi; (iii) Nếu lượng bùn cát đến nhỏ hơn sức tải của dòng chảy (S < ST) và lòng

sông không phải đá gốc thì lòng sông sẽ bị xói.

DBLD sông có thể nghiên cứu trên phạm vi rộng và phạm vi hẹp [25, tr. 286]:

- Trên phạm vi rộng, DBLD sông là cả quá trình lịch sử hình thành và phát

triển lòng sông, bao gồm toàn bộ thung lũng sông. Vấn đề này thuộc phạm trù địa sử

học, địa mạo học.

- Trên phạm vi hẹp, DBLD sông chỉ hạn chế trong những biến đổi cận đại và

bản thân lòng sông. Đây là đối tượng chính của động lực học dòng sông. Nhưng

những biến đổi này được triển khai trên nền các biến đổi lịch sử và các bộ phận của

thung lũng sông. Vì vậy, chúng có mối liên hệ nội tại với nhau.

DBLD sông được đặc trưng bởi quá trình xói lở, bồi tụ lòng sông và quá trình

cắt dòng (đặc trưng của sông uốn khúc).

Xói lở bờ sông bao gồm các loại xói sâu, xói ngang, xói phổ biến, xói cục bộ.

Trong đó, loại xói phổ biến và xói cục bộ thường xuất hiện sau khi có các công trình

thủy lợi đầu mối trên sông. Xói sâu (xói lòng) là hệ quả của mất cân bằng trong tải cát

thuộc phạm trù thủy lực. Xói sâu thường làm hạ thấp dòng sông. Xói ngang (xói bờ,

sạt lở bờ) là hệ quả của mất cân bằng động lực của khối bờ thuộc phạm trù cơ học đất.

Xói ngang làm mở rộng lòng sông. Xói phổ biến (xói, bồi) là loại xói lở xảy ra trên

một chiều dài lớn của lòng dẫn sông. Xói cục bộ (lở/lấp) thường chỉ hạn chế ở đoạn

ngắn của sông nhưng độ sâu lớn hơn nhiều loại xói phổ biến [24]. Căn cứ vào diễn

biến, xói lở bờ sông chia thành sụp (sạt) lở, trượt lở, chảy rắn và nứt đất.

Bồi tụ bờ sông (riverbank deposition) là kết quả của bào mòn lưu vực và xói

lở bờ sông. Bồi tụ bờ sông xảy ra khi lưu tốc dòng chảy giảm tới mức sức tải bùn cát

nhỏ hơn hàm lượng thực tế, khi đó bùn cát trong dòng chảy sẽ bồi tụ lại.

Phân loại DBLD sông

Khi phân tích DBLD sông thường chia ra diễn biến trên mặt bằng, diễn biến

trên mặt cắt dọc, diễn biến trên mặt cắt ngang nhưng thực chất ba loại này đan xen

nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, khống chế lẫn nhau [25, tr. 287]:

- Diễn biến trên mặt cắt ngang: là do sự mất cân bằng tải cát phương ngang

gây nên. Sự mất cân bằng này là do hoàn lưu. Khi trong dòng chảy tồn tại hoàn lưu,

dòng nước mặt không đi theo phương chuyển động chung mà chảy xiên sang một bờ,

còn dòng nước đáy thì chuyển động sang một bờ khác, ngược với dòng nước mặt. Bờ

có dòng nước mặt xô vào thì bị xói, bờ tiếp nhận dòng nước đáy thì được bồi. Ngoài

hoàn lưu ra, sóng cát cũng tạo ra chuyển dịch bùn cát theo phương ngang.

Page 27: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

9

- Diễn biến mặt bằng: chủ yếu là sự dịch chuyển trên mặt bằng, đường bờ, của

nhánh sâu, của các khối bồi lắng, có khi là liên tục, có khi là đột biến, có khi là có

chu kỳ... do chịu tác động tổng hợp rất nhiều yếu tố.

- Diễn biến mặt cắt dọc: là do sự mất cân bằng trong tải cát phương dọc, có

nguyên nhân từ thiên nhiên như sự thay đổi theo thời gian và theo dọc đường của

lượng bùn cát, sự thay đổi dọc đường của độ dốc và chiều rộng thung lũng sông, sự

nâng lên hạ xuống của vỏ Trái Đất, của mực nước biển... cũng có nguyên nhân từ con

người như xây dựng các đập ngăn sông, các công trình chỉnh trị.

Trong luận án sẽ phân tích và đánh giá DBLD sông Tiền theo 3 phương thức:

mặt bằng, mặt cắt dọc và mặt cắt ngang.

1.1.1.3. Sông phân nhánh (braided river)

a) Khái niệm

Theo Brice I.C. quan niệm: sông phân nhánh là sông có bãi giữa, các bãi giữa

có tỉ lệ kích thước nhất định so với kích thước của chiều rộng lòng dẫn sông. Các

phần nhánh tách rời xa nhau và có vị trí tương đối cố định. Ở cấp mực nước nào đó,

có thể nhánh sẽ không có nước chảy qua song nó vẫn là một phần nhánh hoạt động,

không bị cây cối phủ mọc [26, tr. 47].

Như vậy, sông phân nhánh được hiểu là những dòng chảy tách, nhập thành

nhiều nhánh bởi các cồn, bãi bồi tụ trong lòng dẫn, trong tài liệu quốc tế tiếng Anh

gọi chung là braided river [27], [28], [29].

b) Phân loại

Có nhiều cách hiểu và phân loại khác nhau về sông phân nhánh. Trong đó, tiêu

biểu là thông dụng nhất là chia sông phân nhánh thành 02 loại [Chien et al, Xu [29]]:

- Loại phân nhánh ổn định (bifurcated channel stretches): có cồn bãi giữa cao

ngang bãi tràn 2 bên (cao ngang mức nước tạo lòng); phần lớn có 2 hoặc 3 nhánh. Các

nhà khoa học Trung Quốc còn chia loại sông phân nhánh này thành 3 kiểu (hình 1.2).

a-Phân nhánh trên đoạn sông thẳng b-Phân nhánh trên đoạn sông c - Phân nhánh dạng đầu vịt

Hình 1.2. Phân loại sông phân nhánh [dẫn theo Trần Bá Hoằng [27]]

- Loại sông có nhiều nhánh, nhiều cồn bãi non, phân bố tản mạn và chuyển động

không ổn định (wandering). Thuật ngữ braided river có nghĩa đen là bím tóc. Theo các

nhà khoa học Trung Quốc gọi là sông du đãng mà Hoàng Hà là con sông tiêu biểu nhất.

Page 28: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

10

Ngoài ra, một số tác giả còn xếp chung phân nhánh ở vùng núi và sông có cù

lao cửa sông ảnh hưởng của triều vào loại braided.

Theo số nhánh có thể phân chia sông phân nhánh thành phân nhánh đơn, phân

nhánh kép và đa nhánh.

Căn cứ vào nguyên nhân hình thành phân nhánh, giáo sư Tạ Giám Hoành, chia

sông phân nhánh thành 3 loại: loại do dòng chảy mùa lũ cắt qua bãi bên bên bờ lồi trên

đoạn sông uốn khúc; loại cắt qua eo ở đoạn sông cong gấp và loại phân nhánh do bồi

lắng tích tụ lâu ngày trước hoặc sau đoạn sông thu hẹp hoặc mở rộng đột ngột [30].

c) Đặc trưng sông phân nhánh

i) Về chế độ thủy văn

- Ở khu vực phân lưu: Điểm phân lưu thường không cố định mà thay đổi

(thường sẽ dịch ngược lên khi nước xuống thấp và dịch xuôi về khi nước lên cao).

Mực nước ở nhánh phụ luôn cao hơn nhánh chính (hình 1.3). Sự thay đổi mực nước

theo phương ngang có dạng yên ngựa, giữa cao hơn ở bên và tương ứng với mặt cắt

ngang. Sự thay đổi mặt cắt dọc của mực nước là do sự nâng cao dọc đường và tác

dụng lực cản của các lườn cát làm mặt nước hơi nâng cao dần (hình 1.4).

Hình 1.3. Hình thái mặt nước ở khu vực phân lưu [30]

Hình 1.4. Đường đẳng trị mực nước khu vực phân lưu [27]

Page 29: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

11

Hình 1.5. Phân bố lưu tốc trên mặt cắt ngang khu vực phân lưu [27]

Dòng chảy phân nhánh thường xuất hiện 2 hoặc nhiều luồng. Trong đó, luồng

có vị trí chủ đạo đi vào nhánh chính (hình 1.5). Lưu tốc TB ở khu vực phân lưu có xu

thế lùi dần về hạ lưu.

- Khu vực hợp lưu: Mực nước nhánh phụ cao hơn phía nhánh chính (hình 1.6)

nên hình thành độ dốc ngang. Lưu tốc TB mặt cắt ở khu vực hợp lưu tăng dần về phía

hạ lưu, lưu tốc TB thủy trực ở nhánh chính và nhánh phụ cũng như vậy nhưng ở

nhánh chính lớn hơn tương ứng với sự biến đổi độ dốc sông. Đường đẳng trị trên vận

tốc trên mặt cắt ngang ở khu vực hợp lưu cũng tồn tại 2 vòng lưu tốc ở hai bên và

vùng lưu tốc thấp ở giữa, tương ứng với vị trí chủ lưu trên mặt cắt ngang (hình 1.7).

Hình 1.6. Độ dốc mực nước khu vực hợp lưu [27]

Hình 1.7. Đường đẳng tốc mặt cắt khu vực hợp lưu [27]

Page 30: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

12

ii) Về phân bố cát bùn

Phân bố hàm lượng cát bùn khu vực phân, nhập lưu tương ứng với sự phân bố

đường đẳng tốc. Ở khu vực phân lưu, phân bố bùn cát ở 2 phía bờ lớn hơn ở giữa, phân

bố bùn cát sát mặt lớn hơn ở đáy. Ở khu vực nhập lưu thì thường ngược lại.

Thành phần hạt cát lòng sông ở khu vực phân lưu thường biến đổi. Khi mực

nước cao trong mùa lũ thì hạt mịn hơn, trong mùa kiệt thì hạt thô hơn. Điều này liên

quan đến quy luật diễn biến trong các nhánh bị bồi trong mùa lũ, bị xói trong mùa

kiệt và phù hợp với sự mạnh yếu của dòng chảy trong các nhánh. Kết quả tất yếu của

của vấn đề này thường xảy ra xói lở ở nhánh chính và bồi trong nhánh phụ.

iii) Đặc trưng hình thái và diễn biến sông phân nhánh

Mặt bằng, mặt cắt ngang và các yếu tố thủy lực, hình thái lòng dẫn sông đoạn

sông phân nhánh đơn thể hiện ở hình 1.8. Diễn biến hình thái ở sông phân nhánh rất phức

tạp, phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Những nhân tố chính ảnh hưởng đến DBLD là hình

thái sông, bãi giữa; lượng nước đến và chế độ phân phối của nó; lượng cát đến và chế độ

phân phối của 2 nhánh; độ dốc thung lũng sông; địa chất và hoạt động của con người.

Hình 1.8. Mặt bằng và mặt cắt ngang phân nhánh đơn [30]

Ghi chú: Q - lưu

lượng dòng chảy;

U - lưu tốc TB

mặt cắt; H - độ

sâu TB mặt cắt; B

- chiều rộng TB

mặt cắt; J - độ dốc

thủy lực; n - hệ số

nhám; A - diện

tích mặt cắt ướt; x

- chu vi mặt cắt

ướt; hệ số nhám;

L - chiều dài

nhánh; 0 - trước

phân nhánh, 1 -

nhánh chính, 2 -

nhánh phụ.

Hình dạng sông phân nhánh, tính chất dòng chảy ở vùng phân lưu có vai trò

quyết định đến tỷ lệ phân phối nước, trầm tích. Do 2 nhánh có sức cản khác nhau

(nhánh nào có sức cản lớn hơn mực nước cao hơn) nên ở gần cửa phân nhánh luôn

tồn tại độ dốc ngang hình thành dòng chảy và sức tải trầm tích ngang. Sự phát triển,

suy vong của các nhánh một mặt được quyết định bởi sức tải cát trong các nhánh, mặt

khác được quyết định bởi tỷ lệ bùn cát. Nếu nhánh nào tiếp nhận ít bùn cát mà sức tải

cát cao thì nhánh đó sẽ phát triển và ngược lại sẽ bị suy vong.

Page 31: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

13

Nhánh tiếp nhận nhiều dòng chảy đáy (nhánh chính), hàm lượng bùn cát ở cửa

vào tuy nhiều nhưng độ dốc lớn, lưu tốc lớn, lòng sông dễ bị bào xói. Vì vậy, cao

trình đáy sông thường thấp, thành phần bùn cát thô, dòng chảy thông thoáng tốt.

Ngược lại, nhánh phụ tiếp nhận dòng chảy mặt, lượng bùn cát đi vào ít nhưng do ở

cửa sông độ dốc bé, lưu tốc nhỏ, lòng sông có thể bồi lắng tạo nên hình thế đáy sông

cao, bùn cát lòng sông mịn, dòng chảy không thông thoáng, vùng cửa sông dễ hình

thành bãi cạn.

Các bãi giữa cũng phát triển không ngừng. Quá trình phát triển thường mở

rộng, bồi cao trở thành đảo (cồn) giữa. Nếu một nhánh suy vong, đảo giữa nối liền

bờ và chuyển thành bãi tràn, sông phân nhánh chuyển thành nhánh đơn.

Đối với sông phân nhánh, do đặc điểm các nhánh thay đổi ngôi thứ không ổn

định, vùng phân lưu và hợp lưu thường có ngưỡng cạn, đoạn sông phân nhánh thường

gây trở ngại cho giao thông thủy. Trong giai đoạn phát triển nhánh mới phát triển gây

xói lở mạnh uy hiếp đến sự an toàn dân cư. Vì vậy, muốn đề xuất giải pháp phù hợp

phải xác định và phán đoán được xu thế phát triển, suy thoái các nhánh.

iv) Điều kiện hình thành sông phân nhánh

Để hình thành sông phân nhánh thường có 2 điều kiện [25, tr. 310]:

- Điều kiện về địa chất - địa mạo: sông tương đối rộng để bãi bên phát triển

đầy đủ. Để có điều kiện này, bờ sông thường dễ bị xói hơn so với bờ đoạn sông thẳng

nhưng khó xói hơn bờ sông uốn khúc để lòng sông có thể mở rộng nhưng không biến

thành sông uốn khúc.

- Điều kiện dòng chảy: có sự khác nhau về vị trí của trục động lực giữa hai

mùa lũ, kiệt là điều kiện quan trọng để duy trì sự ổn định của sông phân nhánh (mùa

lũ một dòng bị xói sâu, mùa kiệt dòng khác bị xói).

Như vậy, sông phân nhánh có đặc trưng là dòng chảy mạnh dẫn đến DBLD

(xói lở, bồi tụ) thường xuyên nên trầm tích dồi dào, vật liệu thô. Sông phân nhánh

thường là đoạn sông không ổn định, các nhánh luôn thay đổi ngôi thứ; các dạng địa

hình đặc trưng như phân nhánh, sự hình thành, phát triển các cù lao cổ, hiện đại; dòng

sông cổ. Hình thái trên bình đồ với sự tồn tại của các cù lao, cồn bãi giữa sông, có

nút thắt ở đầu, ở giữa phình ra; dòng chảy chia thành hai hay nhiều nhánh. Giữa loại

sông phân nhánh và sông uốn khúc (meandering river) có sự khác nhau cơ bản. Nếu

như sông uốn khúc thường phát triển về một phía thì sông phân nhánh phát triển cả

về cả 2 phía, diễn ra trên mặt bằng, mặt cắt dọc và mặt cắt ngang.

Page 32: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

14

1.1.2. Thiên tai (disaster)

Theo IPCC (2012) thiên tai là các thay đổi nghiêm trọng trong chức năng bình

thường của một cộng đồng hay một xã hội do các hiểm họa tự nhiên tương tác với

các điều kiện dễ bị tổn thương của xã hội, dẫn đến các ảnh hưởng bất lợi rộng khắp

đến con người, vật chất, kinh tế hay môi trường, đòi hỏi phải ứng phó khẩn cấp để

đáp ứng các nhu cầu cấp bách của con người và có thể cần sự hỗ trợ từ bên ngoài để

phục hồi [2].

Theo Điểm 1, Điều 3, Luật phòng, chống Thiên tai thì Thiên tai được hiểu là

hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường,

điều kiện sống và các hoạt động KT - XH, bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét,

mưa lớn, lũ, lũ quyét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hay dòng chảy, sụt lún đất do

mưa lũ hay dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa

đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.

Như vậy, DBLD sông, nhất là quá trình sạt lở bờ sông là một dạng thiên tai,

gây ra nhiều thiệt hại về KT-XH cho các vùng ven sông. Vì thế, quan tâm nghiên cứu

để có những giải pháp phòng chống, ứng phó và giảm nhẹ thiệt hại. Sạt lở bờ sông

được đánh giá là loại hình thiên tai gây thiệt hại lớn thứ 2 (sau lũ lụt) ở tỉnh Đồng

Tháp [31]. Do đó, nghiên cứu DBLD sông Tiền để đề xuất các giải pháp ứng phó là

một vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa thực tiễn cao.

1.2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN LÒNG DẪN SÔNG

1.2.1. Nghiên cứu diễn biến lòng dẫn sông trên thế giới

DBLD luôn gắn liền với quá trình vận động tự nhiên của dòng sông, điều này

được thể hiện thông qua lượng cân bằng bùn cát ở mỗi đoạn sông. Vì vậy quá trình

xói lở, bồi tụ của lòng dẫn sông diễn ra liên tục. DBLD sông cũng như các quá trình

chuyển động cơ học khác, cân bằng chỉ là tương đối, không cân bằng mới là tuyệt

đối. Lòng sông luôn luôn ở trong trạng thái biến hoá và phát triển. Ngay trong cái gọi

là ''cân bằng tải cát'', trên từng toàn đoạn sông, trong một thời điểm nào đó lòng sông

được coi là ổn định, nhưng ở từng nơi, sóng cát vẫn tồn tại, về thực chất tải cát vẫn

không cân bằng. DBLD sông luôn là mối đe dọa cho công trình và các hoạt động kinh

tế ven bờ vì vậy nghiên cứu dự báo sạt lở bờ sông có ý nghĩa quan trọng bởi vì sông

thường là trục phát triển kinh tế của các đô thị lớn. Trong quá trình khai thác bề mặt

lưu vực và tài nguyên nước, con người đã tìm cách khai thác mặt lợi và hạn chế những

bất lợi trong diễn biến lòng sông để phục vụ phát triển KT - XH trên lưu vực. Do đó,

những nghiên cứu về diễn biến lòng sông đã được rất nhiều các nhà khoa học thuộc

nhiều lĩnh vực khác nhau trên thế giới quan tâm.

Page 33: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

15

Ở các nước kinh tế phát triển, môn khoa học DBLD sông được coi là môn khoa

học bản lề giữa động lực học dòng sông và địa mạo học dòng sông. Nhiều nhà khoa

học đã tập trung nghiên cứu về thủy lực sông ngòi, chuyển động bùn cát, về diễn biến

lòng sông, hình thái lòng sông, loại dạng lòng sông, công trình chỉnh trị sông… Các

công trình nghiên cứu đã đạt được những thành tựu nhất định trong công tác chỉnh trị

sông. Trên cơ sở phân tích các kết quả nghiên cứu về DBLD sông, NCS nhận thấy

rất đa dạng về phương pháp và hướng tiếp cận. Trong đó, có ba hướng tiếp cận cơ

bản: hướng tiếp cận về hình thái lòng dẫn sông, hướng điều kiện động lực dòng chảy,

hướng tiếp cận tổng hợp.

1.2.1.1. Các hướng tiếp cận nghiên cứu diễn biến lòng dẫn sông

a) Hướng tiếp cận hình thái lòng dẫn sông

Điều kiện kỹ thuật - tự nhiên hình thành nên lòng dẫn sông bao gồm: cấu trúc

địa chất và tính chất cơ lý của đất đá vùng ven sông; địa hình - địa mạo; cấu trúc địa

chất thủy văn và đặc điểm vận động của nước ngầm; thảm thực vật và đặc điểm tác

động của nước mặt.

Người đặt nền móng cho khoa học diễn biến dòng sông là Ginbenerr G. K và

Horton (1877) [29]. Các tác giả nhấn mạnh cần phải xem xét quá trình vật lý của sự

hình thành địa mạo dòng sông và đã có những kết luận mang tính kinh điển: diễn biến

lòng sông thực chất là quá trình xói lở, vận chuyển và bồi lắng của bùn cát - chất tạo

thành lòng sông. Ngoài ra, các tác giả cho rằng cần nắm vững quy luật vận động của

bùn cát và đã thông qua thí nghiệm trong phòng về hình thành bùn cát.

Hướng tiếp cận này đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới (Leopolp,

Makaveev N.I, Altunhin S.T, Rosgen D.L [32], [33]…) sử dụng để xây dựng các

phương pháp đánh giá diễn biến lòng sông như mô hình nguyên tắc, các chỉ số tổng

hợp… Một số phương pháp tiêu biểu:

(i) Phương pháp cường độ địa động lực:

Phương pháp này bao gồm các bước:

- Chọn lựa và định cấp trọng số, cường độ tác động của các yếu tố đặc trưng

ảnh hưởng đến quá trình xói bồi: cơ sở của phương pháp này được phân thành 3

nhóm: phương pháp quyết định (Deterministic), phương pháp thống kê (Statistic) và

phương pháp chuyên gia (Expert-driven, Knowledge-driven). Đối với hoạt động xói

- bồi sông ngòi, để khắc phục được bức tranh hoàn chỉnh về cường độ địa động lực

khu vực, cần sử dụng tổ hợp ba phương pháp nêu trên [34]. Trong đó, phương pháp

ma trận môi trường định lượng (Quantified Graded Matrix) có thể đánh giá được khả

năng tác động cũng như tương quan giữa các yếu tố trong hệ thống đồng thời định

Page 34: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

16

lượng hóa được mức độ, tầm quan trọng của các tác động theo công thức của Leopolp,

1971 [29]: K = I1Mij + I2M2j + IiMij + … + InMnj

Trong đó, K là tổng số hoạt động địa động lực khu vực; Ii- hệ số tầm quan trọng

của yếu tố thứ I, Mij- chỉ số cường độ tác động của yếu tố môi trường thứ I có cường độ

tác động j; j - cường độ tác động của yếu tố môi trường thứ I vẫn là số yếu tác động.

- Xác lập ma trận so sánh tầm quan trọng và trọng số của các yếu tố ảnh hưởng

đến quá trình xói - bồi của sông theo phương pháp Saaty T.L.

- Xác lập cường độ hoạt động địa động lực: Kd = S

Smax. 100%. Trong đó, S =

∑ 𝑊𝑖. 𝑀𝑖𝑗𝑛𝑖=1 ; Smax = ∑ 𝑊𝑖. 𝑀𝑖𝑗𝑛

𝑖=1 𝑚𝑎𝑥. Kết quả xác lập Kd thường bao gồm các

mức rất yếu (Kd <20 %); yếu (20 % ≥ Kd <40 %; TB (40 % ≥ Kd < 60 %); mạnh (60 %

≥ Kd < 80 %); rất mạnh (Kd ≥ 80 %).

(ii) Phương pháp kiểm toán ổn định trượt sườn mái dốc

Cơ sở của phương pháp này là sự mất ổn định của bờ sông chỉ có thể xảy ra quá

trình xâm thực ngang của dòng chảy với quy mô và cường độ phụ thuộc vào các đặc

trưng thủy văn mùa lũ, hình thái lòng dẫn sông và cấu trúc địa chất bờ. Ngoài ra, quá

trình xâm thực ngang của dòng chảy có thể do quá trình xâm thực sâu (khai thác cát

sạn hoặc xây dựng các công trình ven bờ) với quy mô hoàn toàn phụ thuộc vào trắc

diện ngang, tính chất địa chất công trình của đất đá cấu tạo bờ và áp lực thủy động lực

của dòng ngầm (trượt trọng lực). Tuy nhiên, thực tế rất khó phân định một cách rõ ràng

sự mất ổn định bờ sông do xói lở hay trượt trọng lực mà chỉ có thể nhận biết thông qua

phương thức biểu hiện của chúng. Theo phương pháp này có phần mềm SLOPE/W của

Canada nhằm đánh giá được nguy cơ mất ổn định của bờ sông [34].

Chương trình này thiết lập trên cơ sở phương pháp số để tính toán hệ số ổn định

trượt nhỏ nhất (Minimum Factor of Safety - Kmin) của bờ sông. Hệ số Kmin được đặc

trưng bằng lực chống trượt trên lực gây trượt, Kmin càng lớn thì bờ sông có độ ổn định

càng cao. Do vậy, Kmin cho phép đánh giá nguy cơ xảy ra mất ổn định bờ sông như sau:

(i) Kmin < 0,8: khối đất có độ ổn định trượt thấp, rất dễ xảy ra trượt; (ii) Kmin = 0,8 -

1,2: khối đất đang ở trạng thái cân bằng giới hạn và quá trình trượt sẽ xảy ra khi hình

thái hoặc tính chất đất đá của bờ sông bị thay đổi theo hướng bất lợi; (iii) Kmin >1,2:

khối đất bờ sông ở trạng thái cân bằng bền và rất khó xảy ra trượt.

(iii) Phương pháp quan hệ thủy văn hình thái

Dưới tác động của dòng lũ đạt tới lưu lượng tạo lòng thì lòng dẫn của sông sẽ

biến đổi theo chiều dọc lẫn chiều ngang (không ổn định) và được đặc trưng bởi chỉ số

ổn định dọc (φs) của Makaveev N.I, chỉ số ổn định ngang (φ1) của Altunhin S.T. và hệ

số quan hệ hình dạng (k) của Viện Nghiên cứu Thủy văn Liên Xô (cũ) [35, tr. 134]:

Page 35: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

17

φ1 = d50

Hcf.Jcf (1) ; φs =

Bcf.J0.2

Qcf0.5 (2) ; k =

√Bcf

Hcf (3)

Trong đó, d50 - đường kính TB của trầm tích đáy sông; Hcf - độ sâu, Jcf - độ

dốc thủy lực dọc, Bcf - bề rộng, lưu lượng tạo lòng của dòng chảy lũ - Qcf . Khi φ1

càng nhỏ thì biến động dòng chảy càng lớn, đáy sông càng kém ổn định, quá trình xói

sâu hoặc bồi lấp xảy ra mạnh; φs càng thấp thì bờ sông càng ổn định. Ngược lại, k

càng lớn thì mức độ chênh lệch giữa chiều rộng và chiều sâu càng tăng nên lòng sông

không ổn định.

b) Hướng tiếp cận về động lực dòng chảy

Cở sở học thuyết về quá trình DBLD sông cũng như sự tác động qua lại giữa

dòng nước và dòng sông thông qua yếu tố trung gian là bùn cát được đặt nền móng

trong những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX ở các nước châu Âu, châu Mỹ.

Ở Tây Âu, Mỹ và Nhật Bản, có những công trình về chuyển động bùn cát của

E. Meyer Peter và Muller R (1948); hình thái lòng sông không ổn định với chỉnh lý

số liệu thực đo, được gọi “lý thuyết chế độ - Regime theory” (Kennedy R.G., Lindley

E.S., Lacey G., Anh); Wolman M.G. (1957), Vanoli V.A (1975), Chang H.H. (1976);

các nhà khoa học Mỹ như Einsteinn H.A., Ven-te-Show, Ning-chien, Amrapalli

Garanaik, Pierre Y. Julien; Simon A.; Nhật Bản như Hirotada Matsuki, Takayuki

Nobe… có nhiều công trình nghiên cứu về dòng chảy và chuyển động bùn cát. Những

nghiên cứu của các nhà khoa học Pháp như Du Boys về chuyển động bùn cát, Barré

de Saint - Venant về dòng không ổn định, L. Fargue (1908) về hình thái lòng sông

uốn khúc vẫn giữ nguyên giá trị đến ngày nay.

Ở Liên Xô cũ, đầu những năm 60 (thế kỷ XX) với nhu cầu về chỉnh trị sông phục

vụ phòng lũ, giao thông và thủy lợi trở nên cấp thiết thì những công trình nghiên cứu trong

lĩnh vực thủy lực học công trình chỉnh trị sông được quan tâm nghiên cứu. Tiêu biểu như

Tính ổn định lòng sông (Lotchin V.M); Quá trình diễn biến lòng sông (Velicanov M. A,);

Bernadski N.M về chuyển động hai chiều; Makaveev N. I. về dòng thứ cấp; quá trình lòng

sông của Velikanov M. A; chuyển động bùn cát của Gôntrarôp V.N và Lêvi I.I; về chỉnh

trị sông của I.V. Popov, Grisanhin K.V và Kariukin S.N [36], [37], [38].

Ở Trung Quốc, do đặc thù sông có nhiều bùn cát, do yêu cầu cấp thiết về vận tải

thủy, phòng chống lũ, trị thủy… nên công tác nghiên cứu thủy lực sông ngòi, vận

chuyển bùn cát, chỉnh trị sông được đẩy mạnh từ những năm 50 đến giữa những năm

60 tại 7 Ủy ban lưu vực sông và nhiều viện nghiên cứu từ trung ương, tỉnh, thành phố

đến các trường đại học. Các hướng nghiên cứu bao gồm trên cả mô hình vật lý, mô

hình toán, mô hình tự nhiên (tỷ lệ 1:1). Đặc biệt, trên mô hình tự nhiên, Trung Quốc đã

tổ chức mô hình trạm thí nghiệm diễn biến lòng sông, đội đo đạc diễn biến lòng sông,

Page 36: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

18

đo đạc định kỳ về diễn biến lòng sông ở từng thời kỳ. Các nhà khoa học tiêu biểu như

Trương Thụy Cận, Tiền Ninh (từ Mỹ về), Tạ Giám Hoành với công trình Động lực học

dòng sông, Đậu Quốc Nhân (từ Liên Xô về), Sa Ngọc Thanh…[25], [39].

Theo hướng nghiên cứu này, có các phương pháp cơ bản sau:

- Phương pháp sử dụng mô hình vật lý đã được ứng dụng rộng rãi trong những

năm 60 của thế kỷ XX. Mô hình vật lý đã cho ra những nghiệm tương đối chính xác về

mô hình toán. Hiện nay, các cơ sở lý thuyết cho mô hình vật lý gần được định hình.

Nghiên cứu biến hình lòng dẫn sông trên mô hình vật lý đã có những tiến bộ vượt bậc,

đã thực hiện được những “tiêu chuẩn tương tự” khó, trên cơ sở xây dựng mô hình động

với các chất liệu mô phỏng bùn cát, bùn cát lơ lửng bằng vật liệu mới đảm bảo độ chính

xác cao. Một số những công trình tiêu biểu như Massedi A. R., Momeni H. (2007) với

Laborolaty analysis of the effect of the differenr Groin Angles on Depth in river bent;

Murray & Paolo (1994) với A cellulas model of braided river; Zanichelli, Caroni G. E.

Fiorott (2004) river bifurcation analysis by physical and numerical modeling…

Ưu điểm của phương pháp này là cho độ chính xác cao, thường để kiểm chứng

lại các kết quả của các phương pháp khác. Nhược điểm là kinh phí lớn, phức tạp; điều

kiện trang thiết bị hiện đại; đội ngũ chuyên gia có trình độ cao.

- Công thức kinh nghiệm được hình thành trên cơ sở của phương pháp thực đo.

Nguyên lý chung của phương pháp này là dựa trên quan hệ dòng chảy và hình thái

lòng dẫn sông. Các công thức tiêu biểu được đề xuất bởi nhiều tác giả như Ikeda,

Hickins E. J. - Nanson G. C. (Đan Mạch), Odgand, Vanoni, Popop, Ibadzade I. A. S.

B. Yabusaki và M.H. Ikeda (Nhật), B. Predwojski, B. Blazejewski (Ba Lan).

+ Trong đó, Ibadzade I. A và Turin tính toán cho đoạn sông cong, tác giả cho

rằng cường độ xói lở ngang phụ thuộc vào lưu lượng dòng chảy - Q, bán kính cong -

R, chiều rộng lòng sông - B và hệ số ổn định của bờ đất - 𝛾. Bxi = f (Q, R,/Bi, 𝛾) và:

Trong đó, Bxi - tốc độ xói lở ngang (m/năm)

tại mặt cắt thứ i; Bx0 là tốc độ xói lở ngang lớn nhất

tại đoạn nghiên cứu (m/năm) trong quá khứ; Ri -

bán kính cong tại mặt cắt thứ I (m); Bi - chiều rộng

sông tại mặt cắt thứ I, α - hệ số thực nghiệm.

+ Công thức kinh nghiệm tính xói lở bờ của Popop xây dựng từ tài liệu đo diễn

biến xói lở nhiều năm ở khu vực Trung Á:

Trong đó, F - diện tích khối đất bờ xói lở trong

khoảng thởi gian T (năm); L - chiều dài sạt lở của bờ từng

giai đoạn; T - thời gian xói lở (năm); Hmaxi - độ sâu lớn

nhất tại mặt cắt tính toán thứ I (m); Hmax - độ sâu lớn nhất

của đoạn xói lở nghiên cứu (m) H0 - độ sâu ổn định tại mặt

cắt quá độ (m).

Page 37: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

19

+ Cân bằng năng lượng dòng chảy được đề xuất bởi Hickins E.J và Nanson G.

C nghiên cứu thực nghiệm về tốc độ xói lở ngang trên 189 đoạn bờ uốn khúc, cấu tạo

từ loại đất sét và đất loại cát của 21 con sông ở miền Tây Canada, sau đó xây dựng

phương trình cân bằng giữa tốc độ xói lở bờ M (R/Bcf) với áp lực thủy động dòng

chảy, khả năng kháng xâm thực của đất đá cấu tạo bờ và đặc trưng thủy văn - hình

thái chủ yếu của lòng sông ngòi.

Nhược điểm của phương pháp này là phụ thuộc nhiều vào tài liệu xây dựng

công thức và mang tính chất cục bộ cho từng vị trí, khu vực.

- Phương pháp sử dụng mô hình toán thủy lực:

Từ những năm 60, do ứng dụng của khoa học kỹ thuật, nhất là tiến bộ trong kĩ

thuật tính toán nhờ máy tính điện tử, việc nghiên cứu về DBLD sông có nhiều bước

phát triển mới, sâu sắc trong việc hoàn thiện mô hình hóa các hiện tượng thủy lực

phức tạp. Một số mô hình toán, mô phỏng hai chiều 2D, ba chiều 3D, mô phỏng quá

trình DBLD sông như Mike 11, Mike 21, Mike 21C cho kết quả tính toán dòng chảy,

dự báo biến hình lòng dẫn sông khá chính xác. Việc nghiên cứu thực địa đã có những

thiết bị đo đạc hiện đại, cho kết quả nhanh chóng, chính xác. Người nghiên cứu đã đo

được trường vận tốc dòng chảy ở các độ sâu khác nhau, có thể đo được độ sâu lòng

sông cùng tọa độ địa lý, theo dõi được đường đi của hạt bùn cát trong nước bằng chất

đồng vị phóng xạ khi nghiên cứu bồi lắng lòng sông ở vùng cửa sông. Từ những năm

90 (XX) với sự tiến bộ vượt bậc của kỹ thuật tính toán, phương pháp mô phỏng số trị

đã được ứng dụng ngày càng nhiều.

Ngày nay, phương pháp sử dụng mô hình toán được xem là phương pháp chủ

lực trong nghiên cứu DBLD sông của các nhà thủy lợi. Phương pháp này thường bao

gồm mô hình dòng chảy, mô hình bùn cát, mô hình biến đổi đáy. Bên cạnh những tên

tuổi riêng biệt mới xuất hiện như Cunge J.A (Pháp), Bogardi J.L (Hungary), Hâncu

Simion (Rumani), Mamak W. (Ba Lan), Grisanhin K.V (Liên Xô),…đã xuất hiện

những công trình tập thể tác giả hoặc một cơ quan nghiên cứu như Bureau of

Reclaimation (Mỹ), HEC - RAS (River Analysis System) phát hành tháng 11/2006 của

Hydrogic Engineering Center; GENESIS (USA); SOGREAN (Pháp), VNIIG (Liên

Xô), UNIBEST, SOBEK 2D, DELFT (Hà Lan), DHI (Viện Thủy lực Đan Mạch với

bộ mô hình Mike 11 HD + ST, Mike 21C, Mike 21FM HD + ST), Đại học Vũ Hán

(Trung Quốc); AIT (Asian Institute of Technology - Viện Công nghệ châu Á) phát triển

năm 1994; mô hình CCHE2D của Trường Đại học Công nghệ Mississippi [40]; Geo

Slope (Canada)… Các công trình nghiên cứu về sông và biến động lòng sông được

xuất bản trên các tạp chí khoa học như: Journal river research and Applications (Mỹ),

The Brige Magazine (EU), Natural disaster (Nhật), Journal of Yangtze River (Trung

Quốc), Bordomer (Pháp)...

Page 38: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

20

Ưu điểm của phương pháp này là cho kết quả nhanh, độ chính xác tương đối

cao, dễ dàng thay đổi các phương án mô phỏng. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là phụ

thuộc nhiều vào số liệu đầu vào, giả thiết của người thiết lập mô hình. Như vậy, mô

hình toán dùng để cung cấp điều kiện biên cho các mô hình vật lý nhằm giảm bớt những

thí nghiệm không cần thiết. Ngược lại, mô hình vật lý lòng cứng dùng để cung cấp số

liệu điều chỉnh cho mô hình toán về trường lưu tốc tương đối chính xác nhằm tính toán

các đặc trưng xói lở, bồi tụ để tránh mô hình lòng động khó khăn, chi phí cao. Cho nên

việc phối hợp giữa mô hình vật lý và mô hình toán sẽ hỗ trợ nhau giải quyết vấn đề

phức tạp của động lực học dòng sông.

Những nghiên cứu về DBLD liên quan động lực dòng chảy khá đa dạng nhưng

được Singh, 2003 tổng kết như sau: (i) lý thuyết về chế độ, (ii) lý thuyết về hàm số mũ,

(iii) lý thuyết về lực phá hủy và lực tới hạn, (iv) lý thuyết mô hình tương tự, (v) lý

thuyết động lực học, (vi) lý thuyết về sự biến đổi nhiệt động lực học, (vii) lý thuyết về

biến đổi năng lượng và (viii) lý thuyết về cực trị.

c) Hướng tiếp cận tổng hợp

Lòng dẫn sông được hình thành bởi tổ hợp các yếu tố về tự nhiên và hoạt động

kinh tế của con người quyết định quá trình vận hành (hoạt động) của hệ thống kỹ thuật

- tự nhiên vùng ven sông. Các yếu tố đó được chia thành các nhóm: (i) Các điều kiện

tự nhiên hình thành nên lòng dẫn sông; (ii) Đặc điểm tác động của các hoạt động kinh

tế - công trình đến môi trường địa chất lòng dẫn sông.

Các yếu tố này liên quan, tương hỗ với nhau và được coi như một hệ thống (hệ

thống các yếu tố điều kiện kỹ thuật - tự nhiên vùng ven sông). Vai trò của từng yếu tố

trong hệ thống rất khác nhau, phụ thuộc vào mục tiêu nghiên cứu. Một số nghiên cứu

tiêu biểu: R. André (2003) [41] Michael J. Kirkby; D. Stephen. (Anh) [42-44]… Trong

đó, K. David [45] đã giới thiệu quan điểm mới về hình thái và động lực sông.

Ngoài ra, trong những năm gần đây việc ứng dụng viễn thám và GIS trong

việc nghiên cứu DBLD sông được chú trọng. Một số công trình tiêu biểu như Yang

X, M C J Damen, Zuidam R.A.V. (1999); K. Matti, at el [46- 48], X.X. Lu, at el.,

[49]; M. Anjali, R. Lunghim, 2015 [50]… Các nghiên cứu theo hướng này thường sử

dụng các dữ liệu ảnh (viễn thám, ảnh máy bay, bản đồ đo vẽ qua các thời kỳ). Từ đó,

thu thập nội dung, định dạng, lưới chiếu, tỷ lệ, khả năng chồng chập của ảnh… để

xác định sự thay đổi của khu vực nghiên cứu theo thời gian. Phương pháp này kết

hợp với công cụ GIS để xử lý thông tin được nhanh chóng và chính xác hơn.

Những tác động của hoạt động nhân sinh, nhất là tác động của đập thủy điện

đến sự thay đổi hàm lượng phù sa được quan tâm nghiên cứu. I.L. Douglas, J.A. Scott

(1984) [51] đã có những đánh giá về tác động của đập High Aswan được xây dựng

Page 39: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

21

những năm 60 (XX) đến đồng bằng ven biển sông Nile, Ai Cập. Công trình này đã

làm giảm 90% lượng phù sa về đồng bằng châu thổ, gây xói lở cửa sông ven biển.

K.G. Mathias, at el (2015) [52] đã quan tâm tác động của dòng “hungry water - nước

đói” do tác động của đập và khai thác cát đến DBLD. Lu X. X. và cs [49] đã phân

tích tác động của thiếu hụt trầm tích do khai thác cát đến DBLD ở hạ lưu sông Pearl,

Trung Quốc. D. Stephen, at el. (Anh) [42 - 44] trong các công trình nghiên cứu về

biến động lòng dẫn sông ở khu vực nhiệt đới nói chung và hệ thống sông Mekong nói

riêng có đề cập đến nhiều vấn đề liên quan như gió mùa, bão nhiệt đới, sự tan chảy

của băng, mực nước biển dâng và việc xây dựng các đập thủy điện. Đặc biệt, các tác

giả nhấn mạnh đến tầm quan trọng; mối liên hệ giữa hoạt động của xoáy với trầm

tích. Nhằm hạn chế tác động của khai thác cát đến DBLD sông, Bộ TN&MT Malaysia

[53] đã đưa ra những hướng dẫn quản lý khai thác cát sông; L.H. William, 2003 [54]

đã tổng quan về tác động của khai thác cát sỏi đến môi trường. H.O. Adrew, P.P. Ian,

2003 [55], lập bản đồ xói lở cho hệ thống sông Murray - Darling. G. Avijit, 2008 [56]

quan tâm mối quan hệ giữa trầm tích và các quá trình địa mạo của các dòng sông lớn

trên địa cầu. W.O. Kirk at el, 2016 [57] lại quan tâm đến sự cân bằng giữa thủy điện

và đa dạng sinh học ở 3 hệ thống sông lớn trên thế giới (Amazon, Congo, Mekong),

trong đó đề cập sự thay đổi hàm lượng phù sa.

1.2.1.2. Những nghiên cứu về sông phân nhánh

Nghiên cứu về sông phân nhánh được khởi xướng đầu tiên bởi Peale A.C.,

Cục Địa chất Hoa Kỳ (1879) với những nghiên cứu tại Western Wyoming - phụ lưu

của sông Green [29]. Những công trình nghiên cứu về DBLD sông phân nhánh

chuyên sâu chủ yếu tập trung ở một số nước có lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về

động lực sông phát triển (Tây Âu, Bắc Mỹ) hoặc những khu vực các nước có nhiều

sông phân nhánh phát sinh nhiều vấn đề thực tiễn (Trung Quốc, Ấn Độ…). Hiện có

3 hướng nghiên cứu về sông phân nhánh: (i) hướng dựa vào thủy động lực dòng chảy

của đoạn sông để nghiên cứu, dự báo biến động sông phân nhánh; (ii) dựa vào yếu tố

hình thái để đánh giá, dự báo diễn biến hình thái sông phân nhánh và hướng chỉnh trị

sông phân nhánh, kết hợp cả hướng nghiên cứu i và ii [30].

a) Hướng nghiên cứu DBLD sông phân nhánh theo thủy động lực dòng chảy

Tiêu biểu theo hướng nghiên cứu thủy động lực dòng chảy có Antunin C. T.

Antunin C. T. xác định được điều kiện hình thành của sông phân nhánh vùng Trung Á.

Theo hướng nghiên cứu này còn có nhà khoa học Trung Quốc Tạ Giám Hoành

nghiên cứu biến động sông phân nhánh trên Hoàng Hà và một số sông khác ở Trung

Quốc [27], [30]. Ông đã xác định được quy luật của lưu hướng ngang khu vực sông

phân nhánh và dựa trên nguyên lý cơ bản của động lực học dòng sông về sức tải cát

của dòng chảy để dự báo xu thế phát triển của đoạn phân nhánh.

Page 40: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

22

b) Nghiên cứu sông phân nhánh theo hướng quan điểm hình thái

Tiêu biểu theo hướng nghiên cứu này phải kể đến Makaveev N.I. Theo

Makaveev N.I. có 3 loại sông phân nhánh [25, tr. 312]: (i) Nhánh dài: thường xuất

hiện trên các sông lớn, chiều dài của nhánh cong (L1) gấp hơn 2 lần so với chiều dài

nhánh còn lại (L2): L1/L2 >2; (ii) Nhánh TB: thường có chiều dài ngắn hơn loại trên. Tiêu

chuẩn L1/L2 =1; (iii) Nhánh ngắn: các nhánh luôn biến động (có khi là nhánh chính,

khi là nhánh phụ). Tiêu chuẩn L1/L2 < 1.

Ngoài ra, những công trình nghiên cứu về hình thái cửa sông của các nhà khoa

học gốc Nga Alabyan A. M. và Chalov R.S. được đánh giá cao. Theo Alabyan A.M.

và Chalov R.S., mặt bằng của các sông được phân thành 3 loại: sông thẳng (straight),

sông uốn khúc (sinuous) và sông phân nhánh (branched). Mỗi loại lại được chia thành

3 dạng. Riêng sông phân nhánh được có ba dạng: nhánh vòng (anabranching); phân

nhánh (braided) và dạng bãi giữa (medial bar).

Jagers H.R.A. (2003) với chuyên khảo Mô hình hóa thay đổi hình dạng sông

phân nhánh (Modelling planform changes of braided river) [58] đã đưa ra một bức

tranh khá toàn diện về sông phân nhánh trên cơ sở nghiên cứu hình thái các sông ở

châu Âu (Rhein, Rhone…), châu Á (Jamuna - Bangladesh), châu Úc (Waimakariri)

bằng mô hình vật lý kết hợp mô hình toán. Tác giả cho rằng quá trình vận chuyển bùn

cát và chế độ dòng chảy là tác nhân chính gây biến đổi hình dạng sông từ cong tới sông

phân nhánh. Hình dạng lòng sông (bedform) đóng vai trò tích cực trong quá trình này

với vận động của sóng cát là yếu tố chính. Ngoài ra, ông còn nghiên cứu mối quan hệ

giữa hiện tượng cắt dòng của sông cong với hiện tượng đổi dòng của sông phân nhánh.

Kết quả nghiên cứu sông phân nhánh cũng đã được ứng dụng trong các công

trình chỉnh trị sông. Các loại công trình chỉnh trị sông phân nhánh được sử dụng tiêu

biểu như công trình ổn định hiện trạng (kè mõm cá ở đầu và cuối bãi: trên dòng sông

Rhein - Pháp, gia cố bờ: Dunai - Hungary); chống sạt lở bờ sông chính bằng các biện

pháp gia cố bờ, hệ thống mỏ hàn, điều chỉnh phân lưu (hướng dòng, đón dòng). Biện

pháp bịt nhánh phụ được ứng dụng khá phổ biến ở Trung Quốc [27].

Qua kết quả phân tích có thể nhận thấy, những nghiên cứu về sông phân nhánh

trên thế giới cũng đã tập trung phân tích cơ sở lý thuyết về sông phân nhánh cũng như

ứng dụng đề xuất biện pháp ứng phó với diễn biến của sông phân nhánh.

Khoa học về chỉnh trị sông nói chung và sông phân nhánh đã có những bước

phát triển trong những năm gần đây. Sự phát triển cả về phương diện, PPNC cũng

như việc ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới, những công trình chỉnh trị không

còn nặng nề phức tạp như trước đây. Các PPNC cũng ngày càng đảm bảo độ chính

Page 41: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

23

xác hơn. Tuy nhiên, do vấn đề quá phức tạp nên quá trình nghiên cứu diễn biến, nhất

là công tác dự báo xói bồi, xác định quy luật của lòng sông vẫn còn là “vấn đề chưa

được giải quyết” của thế giới.

1.2.2. Nghiên cứu diễn biến lòng dẫn sông ở Việt Nam

1.2.2.1. Các hướng tiếp cận nghiên cứu diễn biến lòng dẫn sông

a) Hướng nghiên cứu về hình thái lòng dẫn sông

Hướng tiếp cận này, chủ yếu tập trung phân tích các điều kiện hình thành nên

dòng sông (địa chất, địa mạo, địa chất thủy văn) và hình thái lòng dẫn sông, khả năng

chống trượt lở của khối đất ven sông. Qua đó, đề xuất các giải pháp tăng cường khả

năng kháng xâm thực của bờ sông trước tác động của dòng nước. Theo hướng này, có

các tác giả tiêu biểu như Nguyễn Viễn Thọ, Nguyễn Thanh, Đỗ Quang Thiên, Hoàng

Ngô Tự Do (Đại học Huế) [34, 35]; Nguyễn Trọng Yêm, Phạm Tích Xuân, Ngô Quang

Toàn, Đặng Huy Rằm, Nguyễn Xuân Huyên, Trần Trọng Huệ (Viện Địa chất); Nguyễn

Quang Mỹ, Đào Đình Bắc, Vũ Văn Phái, Nguyễn Hiệu, Đặng Văn Bào (Đại học Khoa

học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội) [59]; Hà Quang Hải (ĐHQG TP. HCM)…

b) Theo hướng tiếp cận động lực dòng chảy

Những nghiên cứu về chỉnh trị dòng sông ở miền Bắc mới được thực hiện bắt

đầu từ những năm thập niên 60 (XX) ở Học viện Thủy lợi - tiền thân của Đại học Thủy

lợi và Viện Khoa học Thủy lợi với sự giúp đỡ của các chuyên gia Trung Quốc (ngoài

công trình đê sông Hồng là công trình vĩ đại của dân tộc trong lịch sử để lại). Còn ở

miền Nam, những công trình nghiên cứu chỉnh trị sông một cách hệ thống được thực

hiện sau năm 1975. Cách đây vài thập kỷ, các nghiên cứu trên mô hình toán học mới

mới được phát triển với sự tham gia của các nhà khoa học thuộc Viện Cơ học Việt

Nam, Viện Khí tượng Thủy văn... những công trình về động lực học sông, chỉnh trị

sông cũng được đưa vào các chương trình nghiên cứu trọng điểm cấp Nhà nước.

Cho đến những năm cuối thập niên 90 (XX), những nghiên cứu về DBLD sông

mới thật có bước phát triển mới cả trên phương diện số lượng, chất lượng công trình,

phương pháp, nội dung nghiên cứu. Trong giai đoạn 1970 - 2000, xuất hiện nhiều công

trình nghiên cứu về DBLD sông trong đó có các vấn đề liên quan tới sông ngòi Đồng

bằng Bắc Bộ, xuất hiện nhiều những công trình nghiên cứu của Nguyễn Thới Giáp, Vũ

Tất Uyên, Lương Phương Hậu, Nguyễn Văn Toán, Trần Xuân Thái, Trịnh Việt An,

Trần Đình Hợi, Tôn Thất Vĩnh, Nguyễn Văn Phúc, Lê Ngọc Bích. Các công trình vấn

đề của sông ngòi miền Trung có các nghiên cứu của Ngô Đình Tuấn, Đỗ Tất Túc,

Nguyễn Bá Quỳ, Lương Phương Hậu, Trịnh Việt An, Nguyễn Văn Tuần, Nguyễn Kim

Ngọc... Những nghiên cứu về dòng chảy sông ngòi, nổi bật có các công trình về chuyển

Page 42: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

24

động không ổn định của Nguyễn Văn Cung, Nguyễn Cảnh Cầm, Nguyễn Như Khuê,

Nguyễn Ân Niên, Lương Phương Hậu và sau này là Nguyễn Văn Điệp, Trịnh Quang

Hòa... Những công trình nghiên cứu về chuyển động bùn cát và DBLD sông có các

công trình của Lưu Công Đào, Hoàng Văn Quý, Vi Văn Vị, Hoàng Hữu Văn, Võ Phán...

Trong những năm đầu của thế kỉ XXI, kế thừa và phát huy những thành quả của

các nghiên cứu trước, những nghiên cứu về DBLD sông tiếp tục được triển khai sâu rộng

trên khắp cả nước. Ở miền Bắc, có các công trình của các tác giả như Lương Phương

Hậu, Trần Xuân Thái, Phạm Đình, Nguyễn Tùng Phong, Nguyễn Ngọc Quỳnh, Nguyễn

Đăng Giáp... Ở miền Nam, có các nghiên cứu của Hoàng Văn Huân, Lê Mạnh Hùng,

Đinh Công Sản, Nguyễn Nghĩa Hùng, Trần Bá Hoằng, Nguyễn Ngọc Quỳnh... những

công trình chỉnh trị sông có tính khoa học cao đã xuất hiện, mang lại hiệu quả tốt như

công trình chống bồi lấp cảng Hà Nội, cụm mỏ hàn Nghi Xuyên (Hưng Yên), công trình

cắt sông, chống sạt lở cho tuyến đê sông Chu khu vực quản xá (Thanh Hóa), công trình

có kết cấu đảo chiều hoàn lưu trên sông Cái Phan Rang (Ninh Thuận), tổ hợp công trình

chống sạt lở bờ sông Tiền khu vực Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp).

Hiện nay, nhà nước đang đầu tư các cơ sở nghiên cứu chuyên sâu như Phòng

Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về động lực sông biển2 (Viện Khoa học Thủy lợi

Việt Nam), phòng Thí nghiệm phòng chống thiên tai Hòa Lạc, Trung tâm Nghiên cứu

chỉnh trị sông và phòng chống thiên tai3 (Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam)... Một

lực lượng cán bộ trẻ được đào tạo ở trong và ngoài nước, đang nắm bắt được các

thành tựu khoa học - công nghệ mới của thế giới, đóng góp tích cực cho sự phát triển

của ngành khoa học động lực học dòng sông và chỉnh trị sông ở nước ta.

Các công trình nghiên cứu tập trung đánh giá diễn biễn hình thái lòng dẫn

sông, xây dựng mối quan hệ hình thái với khả năng ổn định lòng dẫn sông. Theo

hướng này các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học Thủy lợi (1965 - 1970 với công

trình Nghiên cứu về DBLD sông Hồng đoạn Sơn Tây - Hà Nội; Lê Ngọc Bích (1968

- 1972), Nghiên cứu các chỉ tiêu ổn định và quan hệ hình thái sông Hồng đoạn Sơn

Tây - Hà Nội; Trần Xuân Thái [39]; Nguyễn Thanh Hùng; Nguyễn Ngọc Quỳnh và

cs (2016) với Công trình bảo vệ bờ sông khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ đã đánh giá

khái quát về đặc điểm sông ngòi, tình hình sạt lở, yêu cầu bảo vệ, đánh giá tính ổn

định của các công trình bảo vệ sông ngòi khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ, phân tích xu

hướng và giải pháp ứng dụng công nghệ mới dưới góc độ thủy văn, thủy lợi...

Với các hoạt động khai thác dòng chính và lưu vực sông làm thay đổi chế độ

dòng chảy, ảnh hưởng đến quá trình biến động lòng dẫn sông. Vì thế, theo hướng này,

2 Xem thông tin chi tiết tại http://www.ihrce.org.vn/web/ 3 Xem thông tin chi tiết tại website: http://www.siwrr.org.vn/?id=dv9

Page 43: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

25

có các tác giả quan tâm như Vũ Tất Uyên, Nguyễn Đăng Giáp [24], Vũ Thanh Te. Vũ

Tất Uyên trong công trình Nghiên cứu biến đổi lòng sông hạ du do ảnh hưởng điều tiết

của hồ Hòa Bình. Đây là đề tài đầu tiên về ảnh hưởng của điều tiết của hồ Hòa Bình,

một số những đánh giá, kết luận, dự báo của đề tài cho đến này được kiểm nghiệm là

đúng đắn. Trong đó, có đánh giá về điều tiết cắt lũ, xả lũ, tích nước của hồ Hòa Bình

với khu vực hợp lưu sông Thao - sông Đà. Vũ Thanh Te và cs (2011) với đề tài KHCN

độc lập cấp Nhà nước Nghiên cứu, dự báo diễn biến bồi lắng, xói lở lòng sông Sài Gòn

- Đồng Nai dưới tác động của hệ thống công trình chống ngập úng và cải tạo môi

trường cho khu vực TP Hồ Chí Minh đã dự báo diễn biến và khả năng xói lở, bồi tụ

lòng sông dưới tác động của hệ thống công trình chống ngập úng và đề xuất quy hoạch

chỉnh trị tổng thể cho toàn tuyến sông Đồng Nai - Sài Gòn.

Trong những năm gần đây, hầu hết trong các công trình nghiên cứu về DBLD

sông của các nhà khoa học thủy lợi đều ứng dụng các mô hình toán vào đánh giá quá

trình diễn biến, xây dựng các kịch bản để đưa ra các cảnh báo. Tiêu biểu như Hoàng

Văn Huân, 2009 [36]; Lương Phương Hậu, 2010 [60], Nguyễn Thế Biên [61], Lê Mạnh

Hùng, Đinh Công Sản [62-65]...

c) Theo hướng tổng hợp

Sử dụng GIS kết hợp phân tích tình trạng địa chất địa mạo bờ sông, mô hình

toán, mô hình vật lý, phân tích viễn thám… trong đánh giá diễn biễn lòng dẫn sông.

Theo hướng nghiên cứu này được hình thành và phát triển trong các công trình của

Nguyễn Văn Cư, Nguyễn Lập Dân4, Vũ Thị Thu Lan (Viện Hàn lâm KH&CN Việt

Nam); Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Kim Ngọc (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

- ĐHQG Hà Nội), Bùi Thắng [66], Đỗ Quang Thiên (Đại học Khoa học - Đại học

Huế) [67]… Theo hướng này, PPNC và tiếp cận trên quan điểm tổng hợp, ứng dụng

nhiều phương pháp, cách thức tiếp cận khác nhau. Vì thế, kết quả nghiên cứu cung

cấp một cách nhìn khá toàn diện. Tiêu biểu như Trần Ngọc Anh và cs [68]; Nguyễn

Kim Ngọc và cs (1999) [69]; Hoàng Thanh Sơn, Vũ Thị Thu Lan và cs (2014) [70]...

1.2.2.2. Nghiên cứu về sông phân nhánh

a) Những nghiên cứu về mặt lý thuyết

Trên cơ sở kế thừa những thành tựu về nghiên cứu sông phân nhánh trên thế giới,

một số nhà khoa học như Lê Ngọc Bích [26], Lương Phương Hậu [71] đã có những

đóng góp trong nghiên cứu diễn biến sông phân nhánh. Lê Ngọc Bích tập trung nghiên

cứu về đặc điểm hình thái, tác giả Lương Phương Hậu đề xuất các giải pháp mẫu về

công trình điều chỉnh tỷ lệ phân lưu; phương pháp tính toán đập khóa trong nhánh phụ.

4 Nguyễn Lập Dân và cs (2008). Nghiên cứu dự báo các nguy cơ tai biến thiên nhiên (lũ lụt, trượt lở, lũ quét, lũ bùn đá,

xói lở bờ sông) lưu vực sông Hương và đề xuất giải pháp phòng, giảm thiểu thiệt hại. Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.

Page 44: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

26

b) Những nghiên cứu ứng dụng thực tiễn

Các nghiên cứu về sông phân nhánh bằng mô hình vật lý và mô hình toán đã

được ứng dụng thành công như công trình chỉnh trị sông phân nhánh đoạn Hà Nội trên

sông Hồng do Nguyễn Ngọc Cẩn và cs, ứng dụng kè mỏ hàn để chỉnh trị sông đoạn

phân nhánh Trung Hà trên sông Đà. Bên cạnh đó, có những công trình được thực thi

nhưng thất bại hoặc hiệu quả không như mong muốn như công trình chỉnh trị sông

Quảng Huế (Quảng Nam); công trình Phú Gia - Tứ Liên (sông Hồng). Nguyên nhân

cơ bản là chưa hiểu đúng bản chất, đặc điểm của đoạn sông phân nhánh khu vực xây

dựng công trình [30]. Ngoài ra, còn có những nghiên cứu thực tiễn của Nguyễn Kiên

Quyết [72], Nguyễn Ngọc Quỳnh [22] trên sông Hồng và sông Đuống.

Các nghiên cứu này đã kế thừa phương pháp ở những công trình tiêu biểu trên

thế giới đồng thời vận dụng phương pháp hiện đại (ứng dụng ảnh viễn thám, mô hình

hóa...) vào thực tiễn Việt Nam. Những năm gần đây, việc ứng dụng tư liệu viễn thám

và mô hình hóa trong nghiên cứu biến động lòng dẫn sông được sử dụng khá phổ

biến, trong đó nổi bật là các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam

(Lê Ngọc Bích, Lương Phương Hậu, Hoàng Văn Huân, Lê Mạnh Hùng, Đinh Công

Sản) và các tác giả khác như Nguyễn Đăng Vỹ... đã vận dụng khá thành công đánh

giá thực trạng xói lở bờ sông ở một số khu vực nghiên cứu.

1.2.3. Các nghiên cứu DBLD sông ở vùng ĐBSCL và địa bàn nghiên cứu

1.2.3.1. Các hướng tiếp cận nghiên cứu diễn biến lòng dẫn sông

a) Theo hướng hình thái, cấu tạo lòng dẫn sông

Được quan tâm nghiên cứu bởi các nhà khoa học như Lê Ngọc Thanh, Nguyễn

Siêu Nhân (Viện Địa lý Tài nguyên TP. HCM); Hà Quang Hải, Thiềm Quốc Tuấn

(Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia TP. HCM); Nguyễn Quang

Mỹ, Vũ Văn Vĩnh (Hội Địa chất - Đệ tứ Việt Nam)...

Theo hướng tiếp cận địa vật lý (georadar, VLF- Very Low Frequency, điện

trở] và địa chất, nhóm tác giả Lê Ngọc Thanh, Nguyễn Siêu Nhân, Nguyễn Văn Giảng

[73], [74] phân tích cấu trúc địa chất bờ, làm cơ sở đánh giá nguồn gây sạt lở, cảnh

báo xu thế diễn biến.

Một số nhà khoa học lại tiếp cận trên cơ sở phân tích cấu tạo bờ sông theo đặc

điểm trầm tích và đặc điểm địa mạo bờ sông để phân tích nguyên nhân làm cơ sở dự

báo và đề xuất giải pháp ổn định bờ sông trong khu vực nghiên cứu. Tiểu biểu theo

cách tiếp cận này như Hà Quang Hải và cs [75], [76] chú trọng phân tích mối tương

quan giữa xói lở - bồi tụ và đặc điểm hình thái bờ sông; Vũ Văn Vĩnh và cs [77] lại

phân tích cấu trúc địa chất của bờ sông làm cơ sở cho những nghiên cứu DBLD sông.

Page 45: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

27

b) Hướng nghiên cứu về động lực dòng chảy

Những nghiên cứu về DBLD sông theo động lực dòng chảy bắt đầu từ những

đề tài, dự án do Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, Viện Kỹ thuật Biển, Trường Đại

học Thủy lợi miền Nam và Đại học Bách Khoa TP. HCM thực hiện.

Các công trình nghiên cứu theo hướng này tập trung đánh giá thực trạng, quá

trình diễn biến và dự báo xói lở dựa trên các phương pháp phân tích tài liệu thực đo,

công thức kinh nghiệm, mô hình toán như Hoàng Văn Huân [36]; Nguyễn Thị Bảy

[40], Nguyễn Thế Biên [61]; Lê Mạnh Hùng, Đinh Công Sản và cs [62-65]; Trương

Thị Nhàn và cs [78],... Cùng hướng nghiên cứu này nhưng Lê Ngọc Bích [26] đề cập

đến những nghiên cứu về DBLD sông Cửu Long, đặc biệt nhấn mạnh mối quan hệ giữa

hình thái lòng sông và dòng chảy trong nghiên cứu DBLD sông Cửu Long.

Những nghiên cứu về tác động của hoạt động KT - XH đến hình thái lòng dẫn

sông bước đầu được quan tâm. Nhóm tác giả Lê Mạnh Hùng và cs (2013) [65] đã đánh

giá thực trạng, dự báo nhu cầu, đánh giá tác động của khai thác cát đến thay đổi lòng dẫn

sông, xây dựng quy trình kỹ thuật khai thác cát hợp lý và bản đồ bổ sung, điều chỉnh quy

hoạch khai thác cát ở một số vị trí trọng điểm trên sông Tiền và sông Hậu giai đoạn 2013

- 2018; đề xuất hoàn thiện chính sách, cơ chế quản lý khai thác cát. Đinh Công Sản và

cs đã chỉ ra những khoảng trống trong nghiên cứu về các công trình bảo vệ bờ sông

Cửu Long [79]; Nguyễn Văn Điển [80] đánh giá ảnh hưởng của công trình bảo vệ bờ

đến hình thái sông khu vực xã An Hiệp, huyện Châu Thành.

c) Hướng nghiên cứu tổng hợp

Nghiên cứu về DBLD sông Cửu Long với việc kết hợp nhiều phương tiện khác

nhau được quan tâm nghiên cứu bởi các tác giả. Nguyễn Quang Mỹ và cs [81] đánh

giá quá trình sạt lở bờ sông Tiền trong mối tương quan giữa dòng chảy và lòng dẫn

sông cũng như xác định mối tương quan giữa động năng dòng chảy, vận tốc dòng

chảy với cường độ xói lở, bồi tụ bờ sông. Đây là một hướng nghiên cứu có ý nghĩa

thực tiễn cao, nó khắc phục được những hạn chế về nguồn tư liệu. Do đó, NCS sẽ vận

dụng và phát triển trong việc thực hiện luận án. Hoàng Văn Huân và cs với dự án điều

tra cơ bản hệ thống các cửa sông Cửu Long, trong đó có phân tích quá trình DBLD

sông dựa trên tổng hợp các phương pháp như kế thừa, tài liệu thực đo, phân tích ảnh

viễn thám kết hợp, công thức kinh nghiệm đã trình bày khá toàn diện về quá trình

biến động lòng dẫn sông Cửu Long (khu vực cửa sông) thời kỳ 1867 - 2003 trên mặt

bằng và thời kỳ 1865 - 2000 theo mặt cắt ngang sông.

Các nghiên cứu ứng dụng viễn thám được vận dụng trong nhiều công trình

đánh giá biến động bờ sông gầy đây. Nguyễn Văn Hải, Lê Trung Thành [82], Phan

Đức Anh Huy, Trần Tuấn Tú [83]; Nguyễn Ngọc Lâm và cs (2010) [84]; Lâm Đạo

Page 46: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

28

Nguyên và cs [85-87]... Ưu điểm của phương pháp này đánh giá tương đối đồng bộ,

toàn diện về sự thay đổi của bờ sông. Tuy nhiên, hạn chế là nguồn ảnh có độ phân

giải cao (Spot) sử dụng kinh phí lớn; ảnh được sử dụng miễn phí (như ảnh Landsat)

thì độ phân giải thấp, sai số cao. Mặt khác, năng lực xử lý ảnh của người sử dụng

cũng ảnh hưởng đến kết quả đánh giá.

Hướng phân tích tổng hợp được quan tâm nghiên cứu bởi các nhà khoa học

thuộc Viện Địa lý Tài nguyên TP. HCM như Hồ Chín, Nguyễn Siêu Nhân, Nguyễn

Sinh Huy... Trong các công trình nghiên cứu về Đồng Tháp Mười như [1], [88], [89]

[90] đã lồng ghép đánh giá quá trình DBLD sông, vạch ra ranh giới bờ sông cổ, phân

tích tổ hợp các nguyên nhân cho khu vực sông Tiền đoạn chảy qua vùng Đồng Tháp

Mười. Tiếp nối hướng nghiên cứu này, Trịnh Phi Hoành và cs (2016) đã thực hiện đề

tài KH&CN cấp Bộ trọng điểm Nghiên cứu quy luật biến động bờ sông Tiền đoạn chảy

qua tỉnh Đồng Tháp, đề xuất giải pháp ứng phó giảm nhẹ thiệt hại [20] đề tài đã phân

tích, đánh một cách tổng thể thực trạng, nguyên nhân và các nhân tố ảnh hưởng, xác

định quy luật biến động (xói lở, bồi tụ) bờ sông Tiền tỉnh Đồng Tháp.

Dưới tác động mạnh mẽ của các hoạt động khai thác lưu vực, nhất là các công

trình thủy điện và khai thác cát; đã có những nghiên cứu, phân tích đánh giá về mức

độ của chúng đến DBLD sông như của Tô Quang Toản và cs [91-97] đã tổng hợp

phân tích đánh giá ảnh hưởng của các công trình thủy điện dòng chính sông Mekong

tới những thay đổi bất lợi (dòng chảy, môi trường, KT-XH) vùng ĐBSCL. Trong đó,

có đề cập đến vấn đề DBLD sông Cửu Long. Các tác giả nước cũng quan tâm nghiên

cứu như Lê Mạnh Hùng và cs, 2012 [98], 2013 [99]; MRC, 2013 [100], ICEM, 2010

[101]; M. Naoki, S. Kengo, S. Pech, 2008 [102]; A. J. Adward, at el, (2015) [103];

B. Jean-Paul, G. Marc (2012) [104], 2013 [105]; B. Guillaume, at el [106-107]; R.K.

Zan, K. George Mathias, C.A. Paul. [108]; K.G. Mathias, at el., 2014 [109]... X. Zuo,

at el, 2011 [110] quan tâm đến mối quan hệ giữa các đập thủy điện, gió mùa và ENSO

(El Nino và La Nina) đến sự thay đổi lượng trầm tích sông Mekong; Natural Heritage

Institute [111] đã tổng kết hội thảo đánh giá những hiểu biết và tác động của việc suy

giảm hàm lượng phù sa và hàm lượng dinh dưỡng trong dòng chảy sông Mekong.

1.2.3.2. Những nghiên cứu về sông phân nhánh

Phân nhánh là loại hình sông tồn tại khá phổ biến ở vùng ĐBSCL. Tuy nhiên

những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này chưa nhiều. Lê Ngọc Bích - một nhà

khoa học thuộc Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam với những công trình nghiên cứu

về biến động hình thái sông. Trong đó, có phân tích tình hình sạt lở bờ sông nói chung

và sông phân nhánh nói riêng [26]. Các nhà khoa học đi sau như Lương Phương Hậu,

Lê Mạnh Hùng, Đinh Công Sản, Hoàng Văn Huân và Nguyễn Nghĩa Hùng [112]...

Page 47: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

29

với những đề tài, dự án khoa học đã tập trung phân tích thực trạng, nguyên nhân và

cảnh báo sạt lở bờ sông cho các khu vực trọng điểm dựa mô hình toán, mô hình vật

lý và công thức kinh nghiệm dựa trên động lực dòng chảy và hình thái lòng dẫn sông.

Trong những năm gần đây, theo hướng nghiên cứu này đáng chú ý là luận án

tiến sĩ kĩ thuật của Hồ Việt Cường, Trần Bá Hoằng. Trần Bá Hoằng [27] đã khái quát

đặc trưng sông phân nhánh ở vùng ĐBSCL, xây dựng một số quan hệ hình thái với tỷ

lệ phân lưu của sông phân nhánh làm cơ sở khoa học ứng dụng công trình chỉnh trị

dòng chảy, điều chỉnh hợp lý tỷ lệ phân lưu cho đoạn sông phân nhánh Tân Châu -

Hồng Ngự trên sông Tiền. Tác giả Hồ Việt Cường [30] xây dựng mối quan hệ giữa

phân lưu dòng chảy, tỷ lệ phân chia bùn cát với yếu tố thủy lực, yếu tố hình thái sông

phân nhánh; sự biến động của chế độ thủy lực do hoạt động nạo vét khai thác cát bằng

mô hình toán và vật lý; ứng dụng kết quả nghiên cứu vào khu vực phân nhánh trên

sông Hậu đoạn chảy qua TP. Long Xuyên (An Giang). Nguyễn Nghĩa Hùng và cs,

2016 [112] đã tập trung nghiên cứu những đoạn sông tồn tại cù lao đang có biến động

mạnh về hình thái ở vùng ĐBSCL, nhất là cù lao Long Khánh và cù lao Tân Lộc. Kết

quả đề tài đã lý giải quá trình hình thành, phát triển; thực trạng sạt lở, dự báo thay đổi

lòng dẫn tại một số khu vực sông có cù lao và đề xuất giải pháp ổn định cho đoạn sông

Hậu đi qua TP. Cần Thơ.

1.2.4. Nhận xét chung về những thành tựu và vấn đề còn tồn tại trong nghiên

cứu diễn biến lòng dẫn sông

1.2.4.1. Thành tựu

Những kết quả nghiên cứu về DBLD sông nói chung và sông phân nhánh thể

hiện ở một số thành tựu cơ bản sau:

- Về PPNC: phương pháp phân tích tài liệu thực đo; phương pháp mô hình vật

lý; phương pháp mô hình toán; phương pháp viễn thám và GIS.

- Về hướng nghiên cứu DBLD sông tập trung theo ba hướng tiếp cận: theo hình

thái cấu tạo lòng dẫn sông; theo động lực dòng chảy và hướng tổng hợp. Những công

trình nghiên cứu riêng về sông phân nhánh tập trung theo 3 hướng tiếp cận trên.

- Kết quả nghiên cứu đã tập trung đánh giá quá trình diễn biến, thực trạng

DBLD sông, bờ sông (chủ yếu là xói lở), phân tích nguyên nhân (chủ yếu là nguyên

nhân tự nhiên) và các nhân tố ảnh hưởng tới biến động, bước đầu dự báo xu hướng

sạt lở bằng các phương pháp khác nhau. Trong đó, chủ yếu là phương pháp mô hình

toán và mô hình vật lý.

- Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế biến động, giảm thiểu thiệt hại do biến

động bờ sông gây ra ở lãnh thổ nghiên cứu. Trong đó, tập trung vào các giải pháp

công trình (bờ kè, mỏ hàn...).

Page 48: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

30

Riêng những nghiên cứu về sông phân nhánh, chủ yếu tiếp cận trên quan điểm

thủy văn - động lực dòng chảy; các giải pháp đề xuất chủ yếu là giải pháp công trình.

1.2.4.2. Tồn tại liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án

Cho đến nay, ngoài các phương pháp đo đạc thực tế nhằm xác định DBLD

sông, các nghiên cứu vẫn tập trung đánh giá DBLD bằng các phương pháp riêng biệt,

mang tính chất đơn ngành như sử dụng công thức kinh nghiệm, mô hình toán, mô

hình vật lý (đối với ngành Thủy văn, Thủy lợi), sử dụng ảnh viễn thám đa thời kỳ

(ngành Công nghệ vũ trụ), sử dụng phương pháp địa động lực, đặc điểm hình thái

lòng dẫn sông (ngành Địa chất, địa động lực)... Vì vậy, kết quả nghiên cứu còn mang

tính cục bộ, địa phương, phòng chống xói lở - bồi tụ ở khu vực này lại xảy ra ở các

vùng lân cận khác... Bên cạnh đó, những nghiên cứu sử dụng mô hình toán đòi hỏi

nguồn kinh phí cao; đặc biệt số liệu đầu vào lớn nhưng thực tế khó đáp ứng được nên

ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng. Mặt khác, do DBLD rất phức tạp, nhất là các sông

quốc tế nên cho đến nay vấn đề đánh giá DBLD sông vẫn được xem là vấn đề của thế

giới, chưa giải quyết được một cách thấu đáo. Ngoài ra, tác động của những hoạt

động dân sinh trên lưu vực và tại địa phương (như phá rừng đầu nguồn, xây dựng các

công trình thủy điện, thủy lợi; hoạt động khai thác cát không theo quy hoạch khoa

học, trái phép...) chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều và đồng bộ.

Ngoài ra, những nghiên cứu, đánh giá về sông phân nhánh chưa nhiều, đặc biệt

theo tiếp cận theo góc độ địa lý tổng hợp, lịch sử và ngẫu nhiên chưa được sử dụng

trong các nghiên cứu trước đây ở vùng nghiên cứu.

1.2.4.3. Vấn đề nghiên cứu của luận án

Qua phân tích tổng quan các nghiên cứu về DBLD sông nói chung, sông phân

nhánh nói riêng trên thế giới và ở Việt Nam cũng như địa bàn nghiên cứu, nội dung

chính của luận án sẽ coi lòng dẫn sông Tiền là đối tượng nghiên cứu chính. Do đó,

luận án tập trung phân tích và làm rõ các vấn đề cụ thể như sau:

- Trên cơ sở tiếp cận lịch sử và ngẫu nhiên, đánh giá diễn biến (dọc, ngang)

lòng dẫn sông Tiền tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 1966 - 2015. Trong đó, chú trọng các

khu vực có quá trình diễn biến phức tạp. Qua đó, làm rõ được đặc điểm diễn biến của

đoạn sông nghiên cứu.

- Phân tích nguyên nhân và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình DBLD sông

và mối quan hệ giữa chúng trên cơ sở tiếp cận tổng hợp và ngẫu nhiên. Trong đó, tập

trung đến ảnh hưởng của các hoạt động nhân sinh trên lưu vực và tại địa phương theo

các thời kỳ khác nhau. Kết quả phân tích làm cơ sở cho việc cảnh báo xu thế diễn

biến và đề xuất giải pháp ứng phó.

- Cảnh báo xu thế DBLD sông dựa trên cơ sở phân tích hình thái động lực lòng

dẫn sông Tiền theo cách tiếp cận địa lý tổng hợp.

Page 49: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

31

- Ứng dụng kết quả đánh giá diễn biến, xác định nguyên nhân và cảnh báo xu

thế vào đề xuất các giải pháp ứng phó với DBLD sông Tiền. Trong đó, chú trọng đến

các giải pháp phi công trình (phòng ngừa, né tránh).

1.3. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.3.1. Cách tiếp cận

1.3.1.1. Tiếp cận địa lý tổng hợp

Là cách phân tích có hệ thống để xem xét, đánh giá vấn đề. Tiếp cận địa lý

tổng hợp được phản ánh qua quá trình vận dụng các nguyên lý địa lý tự nhiên (địa

chất - địa mạo; khí tượng - thủy văn; thổ nhưỡng…) và địa lý nhân văn (địa lý kinh

tế, địa lý lịch sử…) khi phân tích nguyên nhân, các nhân tố ảnh hưởng, quá trình diễn

biến cũng như trong công tác cảnh báo, đề xuất giải pháp ứng phó với DBLD sông

Tiền tỉnh Đồng Tháp. DBLD sông nằm trong mối tương quan trực tiếp giữa lòng dẫn

sông và dòng chảy sông được tác động tổng hợp bởi nhiều nhân tố hay nói cách khác:

lòng dẫn và dòng chảy là hai thành phần cấp 1 của hệ thống. Hệ thống ấy bao gồm

các yếu tố địa chất, địa mạo, dòng chảy, nhân sinh và giữa chúng có mối quan hệ tác

động qua lại lẫn nhau. Lòng dẫn sông chỉ biến đổi khi có sự tác động tổng hợp của

các nhân tố trên. Do đó, cần vận dụng cách tiếp cận địa lý tổng hợp để nhìn nhận,

đánh giá vấn đề một cách toàn diện.

Trong hệ thống này, các yếu tố xác định là địa chất - địa mạo, dòng chảy; các

yếu tố biến đối là các hoạt động KT - XH của con người; các yếu tố tất nhiên là các

quy luật tự nhiên; yếu tố ngẫu nhiên như trạng thái bất thường của tự nhiên (lũ lụt,

hạn hán lịch sử, hoạt động nhân sinh…). Trong các yếu tố đó, quan hệ giữa dòng

chảy và lòng dẫn có tính tương hỗ, nhân quả. Lòng dẫn vừa là quả - kết quả của dòng

chảy nhưng đồng thời là nhân đối với dòng chảy. Hình thái lòng dẫn sông vừa là yếu

tố bị tác động của dòng chảy vừa là nhân tố chi phối, khống chế hoạt động của dòng

chảy. Do đó, trong luận án lòng dẫn sông, nhất yếu tố hình thái động lực được xem

xét với tư cách là hệ quả của quá trình biến đổi lòng dẫn sông do tác động của dòng

nước. Đồng thời, nó là biểu hiện cho xu hướng DBLD sông. Do vậy, luận án lấy lòng

dẫn sông Tiền (hình thái, cấu trúc…) là đối tượng nghiên cứu chính để giải quyết vấn

đề diễn biến xói lở, bồi tụ; nhất là trong công công tác cảnh báo.

1.3.1.2. Tiếp cận lịch sử

Tiếp cận lịch sử là xem xét vấn đề trong quá trình phát triển của sự vật, hiện

tượng theo thời gian. Tiếp cận lịch sử trong nghiên cứu DBLD sông Tiền nhằm mục

đích làm sáng tỏ quá trình phát sinh, phát triển của sông Tiền, quá trình biến đổi lòng

dẫn sông Tiền qua các giai đoạn, thời kỳ phát triển của nó, đặc biệt là trong khoảng

thời gian gần 1 thế kỷ qua và thời gian gần đây (1966 - 2015). Đồng thời, nhận thấy

được xu thế phát triển của lòng dẫn trong tương lai.

Page 50: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

32

Làm sáng tỏ quá trình DBLD sông Tiền, là CSTT và khoa học vững chắc để

dự báo DBLD sông Tiền và đề xuất các giải pháp ứng phó phù hợp.

1.3.1.3. Tiếp cận ngẫu nhiên

Để xem xét các yếu tố bất thường tác động tới sự thay đổi lòng dẫn sông cần

phải tiếp cận ngẫu nhiên. Các yếu tố không thuộc tiến trình tự nhiên của dòng chảy

được xem là các yếu tố ngẫu nhiên. Các yếu tố ngẫu nhiên bao gồm: (i) Các yếu tố

liên quan với hoạt động nhân sinh như: kênh dẫn, kênh thoát; các công trình xây dựng

trên và ven sông; kè chống xói lở hoặc kè thu hẹp, cố định dòng chảy; các hố sâu do

khai thác cát,…; ngăn đập, xả nước; (ii) Các yếu tố tự nhiên như như động đất, hoạt

động của đứt gãy hoặc lũ lụt, hạn hán lịch sử… Trong đó, chú trọng phân tích các

yếu tố liên quan đến hoạt động nhân sinh trên lưu vực và tại địa phương.

Với các tiếp cận này, giúp NCS tiếp cận vấn đề để giải thích cho sự thay đổi

bất thường trong DBLD sông Tiền trong những năm gần đây; nhằm đánh giá đúng

nguyên nhân trực tiếp. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp phù hợp.

1.3.2. Quan điểm nghiên cứu

1.3.2.1. Quan điểm hệ thống

Quan điểm hệ thống xem xét đối tượng nghiên cứu trong một chỉnh thể. Theo

quan điểm này, xem xét sông Tiền là một bộ phận của lưu vực sông Mekong. Lưu

lực sông Mekong là một địa hệ thống bao gồm các yếu tố tự nhiên (địa chất, địa hình,

khí hậu, thủy văn và sinh vật) và KT-XH (dân cư, dân tộc, hiện trạng phát triển KT

- XH) có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

DBLD sông Tiền tỉnh Đồng Tháp được xem xét trong mối quan hệ với các yếu

tố tự nhiên và hoạt động KT-XH trên lưu vực và tại địa phương. Quan điểm này là

cách tiếp cận chủ đạo trong quá trình thực hiện các nội dung của luận án: khi xem xét

bất kì một yếu tố liên quan đến DBLD sông Tiền đều xem xét trong một tổng thể của

hệ thống sông Mekong cũng như khi phân tích diễn biến, nguyên nhân của từng khu

vực cụ thể đều đặt trong mối quan hệ với sông Tiền tỉnh Đồng Tháp.

1.3.2.2. Quan điểm tổng hợp

Nghiên cứu đánh giá tổng hợp được sử dụng như một công cụ đắc lực phục vụ

cho việc quy hoạch lãnh thổ, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Quan

điểm tổng hợp đòi hỏi nghiên cứu không phải một thành phần riêng lẻ mà là toàn bộ

các hợp phần của môi trường trong mối quan hệ tương hỗ. Biến động lòng dẫn sông

thực chất là mối tương tác giữa dòng chảy và lòng dẫn sông thông qua yếu tố trung

gian là bùn cát. Luận án xem xét vấn đề dưới góc độ Địa lý trên quan điểm tổng hợp

nhìn nhận, đánh giá vấn đề một cách toàn diện: bao gồm các nhân tố tự nhiên (địa

Page 51: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

33

chất, địa hình, khí hậu, thủy văn…), các hoạt động khai thác (nguồn nước, vật liệu

lòng dẫn sông…) trên lưu vực và tại địa phương có ảnh hưởng đến quá trình DBLD

sông Tiền tỉnh Đồng Tháp.

Ngoài ra, để đảm tính toàn diện của vấn đề nghiên cứu, luận án vận dụng kiến

thức nhiều khoa học liên quan (Địa lý, Địa chất, Thủy văn, Viễn thám,…). Trong đó,

khoa học Địa lý là cách tiếp cận chủ đạo.

1.3.2.3. Quan điểm liên kết lưu vực với cảnh quan và phát triển bền vững

Lưu vực sông được coi là một hệ thống tự nhiên tại đó có đặc trưng riêng về

điều kiện tự nhiên, các quá trình có ảnh hưởng đến kiểu quản lý và sử dụng đất đai.

Nghiên cứu, phân tích các điều kiện phân bố và đặc điểm của quá trình địa mạo, điều

kiện thủy văn, lớp phủ thực vật trong lựu vực sẽ cung cấp thông tin quan trọng nhằm

đáp ứng nhu cầu sử dụng đất đai và bảo vệ môi trường. Với lãnh thổ là đồi núi, các

quá trình di chuyển vật chất trên sườn mạnh có tác động trực tiếp đến việc sử dụng

đất và có ảnh hưởng trực tiếp đến quá bồi lắng.

Theo quan điểm cảnh quan, các điều kiện tự nhiên cùng với dạng khai thác, sử

dụng đất tạo thành một địa hệ (cảnh quan). Nguyên cứu cảnh quan cho phép làm rõ

nguyên nhân xói mòn, bồi lắng và đề xuất giải pháp giảm thiểu theo không gian.

Nghiên cứu xói mòn đất theo lưu vực, cho phép đánh giá đúng lượng đất ở các sườn

dốc và sườn tích tụ ở các địa hình thấp trũng. Trong phạm vi lưu vực áp dụng nghiên

cứu cảnh quan sẽ cho phép định hướng sử dụng đất hợp lý với điều kiện thực tế nhằm

giảm thiểu xói mòn đất liên quan đến hoạt động kinh tế. Theo quan điểm này, cho

phép NCS nhìn nhận quá trình DBLD sông được trọn vẹn và hoàn chỉnh hơn.

Quan điểm phát triển bền vững đòi hỏi phát triển KT-XH phải không mâu

thuẫn với bảo vệ môi trường. Ngược lại, bảo vệ môi trường không làm cản trở phát

triển KT-XH. Trong quá trình khai thác lưu vực sông Mekong ngày càng bộc lộ nhiều

mâu thuẫn giữa khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường. Vì vậy, khi đề

xuất phương án ứng phó với DBLD sông Tiền tỉnh Đồng Tháp cần phải chú ý tới ảnh

hưởng đến môi trường. Cụ thể, giảm thiểu bồi lắng và ô nhiễm môi trường trong sông,

rạch. Ngoài ra, phát triển bền vững không thể tách rời với từng khu vực, lãnh thổ cụ

thể. Vì thế, quan điểm thực tiễn cũng xem xét trong quá trình nghiên cứu, nhất là

trong việc phân tích nguyên nhân, đề xuất các giải pháp.

1.3.3. Phương pháp nghiên cứu

1.3.3.1. Phương pháp kế thừa

Thu thập, tổng hợp tài liệu, số liệu liên quan đến luận án đã được nghiên cứu,

điều tra trước đó làm cơ sở khoa học và định hướng cho nghiên cứu. Phương pháp này

nhằm tận dụng, kế thừa những kết quả nghiên cứu trước và vận dụng thích hợp vào

nội dung của đề tài. Trong quá trình thực hiện luận án, NCS tiến hành thu thập, tổng

Page 52: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

34

hợp các tài liệu có liên quan đến DBLD sông nói chung và ở sông Tiền tỉnh Đồng

Tháp nói riêng ở trong và ngoài nước. Qua đó, lựa chọn những nội dung phù hợp vận

dụng vào luận án, nhất là phần CSLL và trong các kết luận khoa học.

Trên cơ sở các tài liệu, tư liệu đã có, nhất là những tài liệu được thu thập thông

qua các đề tài, dự án được thực hiện ở khu vực nghiên cứu. Những tài liệu về địa chất,

địa mạo được kế thừa chủ yếu qua kết quả nghiên cứu của các khoa học thuộc Viện

Địa lý Tài nguyên TP. HCM và Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP.

HCM, Hội Địa chất - đệ tứ Việt Nam. Những tài liệu về khí tượng thủy văn được thu

thập từ Đài Khí tượng Thủy văn Nam Bộ và MRC. Tư liệu về DBLD sông được kế

thừa từ các đề tài, dự án do Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, Viện Kỹ thuật Biển

thực hiện. Nguồn dữ liệu chính được kế thừa và phát triển từ những kết quả nghiên

cứu của chính NCS. Trên cơ sở, NCS tiến hành chọn lọc, sắp xếp theo yêu cầu của

luận án; phân tích, so sánh kết quả và lựa chọn những tư liệu phù hợp nhất để vận

dụng vào chứng minh các luận điểm của luận án.

1.3.3.2. Phương pháp điều tra, khảo sát và đo đạc thực địa

Là PPNC sự vật, hiện tượng địa lý trên cơ sở đi thực địa, quan sát, mô tả, đo

đạc các đối tượng. Khảo sát thực địa giúp chúng ta cập nhật, bổ sung thông tin về đối

tượng nghiên cứu và làm giàu thêm CSLL. Nghiên cứu thực trạng, quy luật, nguyên

nhân gây DBLD sông Tiền chúng tôi tiến hành khảo sát, đo đạc, đánh giá mức độ

DBLD sông cụ thể trong 5 năm (2012 - 2017), mỗi năm tiến hành 02 đợt trong mùa

mưa và mùa khô ở một số khu vực “trọng điểm” về biến động như bờ sông Tiền khu

vực TP Sa Đéc, xã Bình Thành, huyện Thanh Bình, khu vực huyện Hồng Ngự và bờ

sông Tiền thị xã Hồng Ngự theo các tuyến khảo sát: (i) TP Cao Lãnh - Thanh Bình - thị

xã Hồng Ngự - huyện Hồng Ngự; (ii) TP Cao Lãnh - Lấp Vò - huyện Cao Lãnh - Sa

Đéc - Châu Thành (xem hình PL1).

Trên các tuyến khảo sát này, NCS dừng lại ở các khu vực có DBLD sông mạnh

(cù lao Long Khánh, cù lao Tây, xã Bình Thành, TP. Sa Đéc - xã An Hiệp) để đo đạc,

phỏng vấn người dân khu vực ven bờ về thời gian, diễn biến các đợt sạt lở, sự thay

đổi quá trình diễn biến...

1.3.3.3. Phương pháp viễn thám và GIS

Công tác lựa chọn và đi điểm khảo sát thực địa luôn được thực hiện bằng việc

sử dụng kết hợp với nhiều loại bản đồ khác nhau: bản đồ hành chính, bản đồ giao thông,

bản đồ thủy văn,... Kết quả nghiên cứu được thể hiện dưới dạng bản đồ theo đúng quy

định hiện hành của Nhà nước về Đo đạc bản đồ. Mặt khác, nhằm gia tăng độ chính

xác của kết quả nghiên cứu, mở rộng phạm vi ứng dụng các công nghệ hiện đại vào

nghiên cứu, phương pháp ứng dụng Viễn thám và GIS đã được sử dụng trong luận

án. Để thực hiện luận án, NCS đã sử dụng nhiều loại bản đồ khác nhau:

Nguồn dữ liệu ảnh viễn thám đa thời gian (bảng PL1.1) được xử lý bằng phần

Page 53: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

35

mềm xử lý ảnh viễn thám ENVI 5.0; các kết quả về diễn biến và dự báo biến động lòng

dẫn sông được phân tích, đánh giá và trình bày trên phần mềm ArcGIS Desktop 10.1

(hình 1.9). Bản đồ địa chất và khoáng sản Việt Nam tỷ lệ 1:200.000 (tờ Long Xuyên

và tờ Châu Đốc) do Cục Địa chất Việt Nam xuất bản năm 1995 [113]. Bản đồ địa

hình miền Nam Việt Nam do quân đội Mỹ đo vẽ trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam

1954 - 1975, xuất bản năm 1966 và 1970, 1971, tỷ lệ 1:50.000, các tờ: Hồng Ngự,

Tân Châu, An Long, Phong Mỹ, Cao Lãnh, Sa Đéc. Cơ sở dữ liệu hành chính Việt

Nam năm 2009: phục vụ cho công tác biên tập bản đồ hành chính và cung cấp dữ liệu

nền cho các bản đồ chuyên đề về hiện trạng và dự báo. Các bản đồ chuyên đề khác: bản

đồ thủy văn, bản đồ giao thông, các bản đồ lòng dẫn sông và hình thái lòng dẫn sông

của các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học thủy lợi miền Nam; các hệ thống ảnh viễn

thám qua các thời kỳ từ MRC và Ủy hội sông Mekong Việt Nam, Trung tâm Viễn

thám miền Nam.

Hình 1.9. Sơ đồ ứng dụng viễn thám và GIS trong nghiên cứu biến động bờ sông Tiền

Bản đồ địa hình 1966 - Ghép mảnh

- Chuyển đổi hệ tọa độ

- Số hóa đường bờ

Đường bờ 1966

Đường bờ

1989 - 2013

PHẦN MỀM ARCGIS DESKTOP 10.0

Ảnh vệ tinh Landsat

(1989-2013)

- Hiệu chỉnh hình học

- Tính chỉ số NDWI

- Vector hóa

PHẦN MỀM XỬ LÝ ẢNH VIỄN THÁM ENVI 5.0

- Nội suy không gian

- Phân tích không gian

(overlay, intersect,….)

- Biên tập bản đồ

Bản đồ hiện trạng biến

động đường bờ giai

đoạn 1966 - 2013

Bản đồ cảnh báo biến

động đường bờ đến

năm 2030

Page 54: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

36

Ưu điểm của phương pháp viễn thám và GIS cho phép NCS nhận biết được

hiện trạng, đánh giá được quá trình DBLD sông trên mặt bằng (đường bờ); nhận diện

được dấu hiệu hình thái động lực của lòng dẫn sông.

1.3.3.4. Phương pháp chuyên gia

DBLD sông là một vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau.

Vì thế, phương pháp chuyên gia sẽ giúp NCS nhìn nhận toàn diện hơn vấn đề nghiên

cứu cũng như những kết luận mang tính khách quan. Thông qua các cuộc phỏng vấn,

hội thảo chuyên đề theo nhóm nhỏ để xin các ý kiến góp ý các chuyên gia về các luận

cứ khoa học, cách tiếp cận cũng như các vấn đề liên quan đến DBLD sông Tiền.

Các chuyên gia được NCS xin ý kiến thuộc Viện Khoa học Thủy lợi miền

Nam, Viện Kỹ thuật biển; Hội Địa chất - địa mạo Việt Nam, Trường Đại học Khoa

học Tự nhiên - ĐHQG TP. HCM; Viện Địa lý, Viện Địa lý Tài nguyên TP. HCM

thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam cũng như các nhà quản lý thuộc Sở TN&MT,

Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp. Các ý kiến được hỏi tập trung vào các vấn đề luận

điểm bảo vệ, điểm mới của luận án, cách tiếp cận… để phù hợp nội dung của luận án

và hướng tiếp cận, nghiên cứu của NCS.

1.3.3.5. Phương pháp phân tích, tổng hợp

Trên cơ sở tiếp cận địa lý tổng hợp, luận án sử dụng phương pháp địa lý tổng

hợp (hay phương pháp phân tích, tổng hợp) xem xét DBLD sông Tiền liên quan đến

nhiều thành phần trong một tổng thể thống nhất. Phương pháp này được sử dụng trong

tổng hợp các kết quả nghiên cứu có liên quan từ các ngành khoa học bộ phận. Đồng

thời, được vận dụng trong phân tích nguyên nhân, các nhân tố ảnh hưởng cũng như

trong cảnh báo và đề xuất giải pháp hạn chế quá trình DBLD sông.

Phân tích

Luận án tiến hành phân tích, xem xét từng yếu tố như xác định cấu tạo và mức

độ ổn định của các vách bờ thông qua cấu tạo địa chấtvà đặc điểm địa mạo; xác định

hình thái lòng dẫn sông theo một số thời điểm (1966, 1996, 2005, 2015); xác định

DBLD sông qua các thời kỳ, giai đoạn (1966 - 1996, 1996 - 2005, 2005 - 2015); phân

tích đặc điểm và quá trình diễn biến tại các mặt cắt ngang, dọc lòng dẫn sông điển

hình ở khu vực nghiên cứu; xác định đặc điểm dòng chảy qua các thời điểm, thời kỳ

và sự khác biệt của chúng theo trắc diện ngang, dọc của sông. Bên cạnh đó, phân tích

các yếu tố liên quan và nguyên nhân trực tiếp gây DBLD sông Tiền tỉnh Đồng Tháp

nói chung và từng khu vực, địa điểm trọng điểm về DBLD nói riêng.

Page 55: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

37

Tổng hợp

Trên cơ sở quan điểm và cách tiếp cận trong nghiên cứu, luận án xem xét các

vấn đề trong mối quan hệ tổng thể. Mối quan hệ đó được xem xét như sau:

- Xác định, cảnh báo mức độ, xu thế biến đổi của lòng dẫn sông theo hệ thống

các mặt cắt ngang, mặt cắt dọc.

- Xác định, cảnh báo mức độ DBLD sông trên bình đồ (mặt bằng).

- Xác định mối liên quan về không gian và thời gian biến đổi lòng dẫn sông.

- Xác định mối quan hệ và vai trò của các yếu tố tự nhiên gây DBLD sông.

- Hình thái lòng dẫn sông vừa phản ánh và chi phối quá trình động lực của

dòng chảy. Phân tích hình thái lòng dẫn sông, sự thay đồi của chúng là cơ sở dự báo

DBLD sông.

Phương pháp phân tích, tổng hợp cho phép NCS nhìn nhận toàn diện vấn đề

nghiên cứu, từ điều kiện tự nhiên, KT-XH đến thực trạng DBLD sông. Qua đó, làm cơ

sở cho việc cảnh báo, xác định nguyên nhân và đề xuất giải pháp thích ứng phù hợp.

1.3.4. Các bước nghiên cứu

Để đánh giá DBLD sông Tiền tỉnh Đồng Tháp phục vụ phòng tránh thiên tai

theo góc độ Địa lý, luận án được tiến hành theo 04 bước (hình 1.10):

Bước 1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu của luận án bằng việc thu thập các

tư liệu có liên quan, tiến hành phân tích, tổng hợp kết hợp với điều tra, khảo sát thực

địa để xây dựng CSLL và thực tiễn; xác định vấn đề nghiên cứu; cách tiếp cận, quan

điểm và PPNC.

Bước 2. Đánh giá quá trình, đặc điểm DBLD sông Tiền trên cơ sở tiếp cận lịch

sử với các phương pháp chính là kế thừa, phân tích - tổng hợp; viễn thám và GIS.

Bước 3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến DBLD sông Tiền tỉnh Đồng

Tháp cũng như xác định nguyên nhân tại các đoạn sông điển hình trên cơ sở tiếp cận

hệ thống, ngẫu nhiên và các phương pháp kế thừa, phân tích - tổng hợp.

Bước 4. Dựa vào đặc trưng hình thái để cảnh báo xu thế DBSD sông. Kết hợp

với kết quả đánh giá ở bước 2, 3 làm cơ sở đề xuất giải pháp trên cơ sở tiếp cận tổng

hợp địa lý.

Page 56: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

- 37 -

Hình 1.10. Sơ đồ các bước nghiên cứu của luận án

Điểm mới 1 Điểm mới 3

ĐẦU

VÀO

CÁCH

TIẾP

CẬN,

PPNC

KẾT

QUẢ

Các tư liệu liên quan

PP kế thừa,

phân tích -

tổng hợp

CSLL

PP điều tra,

khảo sát

thực địa

CSTT

- Vấn đề NC của luận án

- Cách tiếp cận, PPNC

Luận điểm 1

Đặc

điểm

hình

thái

Đặc

điểm

diễn

biến

Hiện

trạng

diễn

biến

Bản đồ

địa chất,

địa mạo

Số

liệu

thủy

văn

Ảnh VT, tư

liệu mặt cắt (ngang, dọc)

Tiếp cận lịch sử; PP kế thừa, phân

tích - tổng hợp,

VT & GIS

Đặc điểm DBLD sông Tiền

tỉnh Đồng Tháp

DIỄN BIẾN LÒNG DẪN SÔNG TIỀN

(ĐOẠN CHẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP)

PHỤC VỤ PHÒNG TRÁNH THIÊN TAI

MỤC TIÊU

Các bước nghiên cứu

Tổng quan các vấn đề

nghiên cứu của luận án

Đánh giá DBLD sông Tiền tỉnh

Đồng Tháp

Phân tích các nhân tố ảnh

hưởng đến DBLD sông Tiền

tỉnh Đồng Tháp

Cảnh báo và đề xuất giải pháp ứng phó

với DBLD sông Tiền tỉnh Đồng Tháp

Luận điểm 2

- Nhân tố ảnh hưởng;

- Nguyên nhân diễn biến

Tiếp cận hệ

thống; PP kế

thừa, phân tích - tổng hợp

Tiếp cận ngẫu

nhiên; PP kế

thừa, phân tích - tổng hợp

Nhâ

n tố

tự

nhiê

Nhân

tố

KT-

XH

Đặc điểm

tự nhiên

Đặc điểm

KT - XH

Luận điểm 3

Cơ chế, đặc

điểm, nguyên

nhân DBLD

sông

- Hiện trạng, đặc điểm,

nguyên nhân diễn biễn; - Đặc điểm TN, KT-XH,

quy hoạch phát triển.

Tiếp cận địa lý tổng hợp; PP

phân tích -

tổng hợp; VT&GIS

Tiếp cận địa lý tổng hợp; PP

phân tích - tổng

hợp; chuyên gia

Bản đồ

cảnh báo Giải pháp

ứng phó

Xu

hướng

diễn

biến

Ba

nhóm

giải

pháp

Điểm mới 2

Page 57: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

38

1.4. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội lưu vực sông Mekong

1.4.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên lưu vực sông Mekong

Sông Mekong bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng (tỉnh Thanh Hải, Trung

Quốc) ở độ cao hơn 4.500 m [13, p. 3].

Hình 1.11. Lưu vực sông Mekong [Nguồn: MRC]

Page 58: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

39

Sông Mekong chảy chủ yếu theo hướng Bắc - Nam, qua nhiều vùng địa hình

phức tạp. Độ dốc lòng dẫn sông TB 0,0011 (hình PL1.2, PL1.3). Dòng chính được

bổ sung nguồn nước từ nhiều nhánh sông, suối lớn, nhỏ, có diện tích từ vài trăm đến

vài chục nghìn km2, phân bố khá đều hai bên bờ như Nam Ngum, Nam Tha, Sebang

Hieng, Sebang Phai, Se San, Sre Pock... ở bên trái và Nam Songkhran, Nam Mun,

Nam Chi... ở bên phải (hình 1.11). Thượng lưu vực sông (Upper Mekong basin) có

chiều dài 2.200 km, diện tích 188.460 km2, địa hình núi cao hiểm trở, lòng dẫn sông

có lắm thác ghềnh. Phần thượng nguồn thuộc cao nguyên Tây Tạng có tuyết phủ gần

như quanh năm. Hạ lưu vực từ Chiang Saen đến biển, chiều dài 2.400 km và diện tích

600.000 km2, với địa hình phức tạp và đa dạng, có tiềm năng to lớn về phát triển thủy

điện và nông nghiệp. Vùng hạ lưu Mekong (Lower Mekong basin) dài hơn 2.600 km

có thể chia thành 2 vùng chính gồm [13], [97]:

- Vùng trung lưu được tính từ Chiang Saen xuống tới Kratie (Campuchia)

chiếm 57% diện tích lưu vực (453.150 km2). Chỉ tính riêng sông nhánh cấp I (đổ trực

tiếp vào sông chính), tại vùng này sông Mekong đón nhận thêm lượng nước của 20

phụ lưu quan trọng, trong đó 13 nằm ở tả ngạn và 7 nằm hữu ngạn, với phụ lưu quan

trọng nhất là Nam Mun bao trùm toàn bộ cao nguyên Korat. Vùng trung lưu cũng là

nơi đón nhận các cơn bão lớn thổi từ hướng Tây/Tây - Nam đi vào lưu vực, đem lại

mưa to gây ra lũ lụt lớn trên sông Mekong và các phụ lưu.

- Hạ lưu sông Mekong có đỉnh là Kratie và kéo dài tới Biển Đông, với 198.800

km2, chiếm 24% diện tích lưu vực. Ngay sau ngã ba hợp lưu với sông Tonle Sap -

sông nối dòng chính với Biển Hồ tại Phnom Penh, Mekong chia thành hai nhánh chảy

vào Việt Nam là sông Tiền (Mekong) và sông Hậu (Bassac). Sông Tiền chảy qua Tân

Châu, Sa Đéc, Mỹ Thuận rồi đổ ra Biển Đông bằng 6 cửa là Cửa Tiểu, Cửa Đại, Ba

Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu. Sông Hậu chảy qua Châu Đốc, Long Xuyên,

Cần Thơ và đổ ra biển Đông bằng 2 cửa là Định An và Trần Đề (Tranh Đề) (cửa thứ

9 là Ba Thắc -Bassac, đã bị bồi lấp khoảng 100 năm trước).

Diện tích lưu vực sông Mekong thuộc các quốc gia được trình bày trong hình

1.12. Trong đó, Trung Quốc và Lào là nơi có tiềm năng phát triển thuỷ điện lớn.

Hình 1.12. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ diện tích lưu vực và dòng chảy đóng góp của các

nước thuộc lưu vực sông Mekong (Nguồn số liệu: MRC)

Page 59: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

40

Biển Hồ (Tonle Sap) là một hồ chứa nước tự nhiên có dung tích khoảng 85 tỷ

m3, diện tích mặt nước biến đổi từ 3.000 km2 đến 14.000 km2, hàng năm nhận từ sông

Mekong khoảng 49 tỷ m3 nước vào mùa lũ và cùng với dòng chảy do chính lưu vực

sinh ra, bổ sung TB khoảng 80 tỷ m3 nước cho hạ lưu từ sau đỉnh lũ cho đến đầu mùa

mưa năm sau, góp phần gia tăng dòng chảy kiệt vào ĐBSCL (hình PL1.4).

Vùng đồng bằng châu thổ của lưu vực Mekong được xác định từ Phnom Penh

cho đến Biển Đông, với diện tích khoảng 62.520 km2, trong đó vùng ĐBSCL thuộc

lãnh thổ Việt Nam gần 40.000 km2 (xem thêm hình PL1.5). Ngoài ra, trên lãnh thổ

nước ta lưu vực sông Mekong có các phụ lưu là sông Se San, Sre Pock ở Tây Nguyên

và một phần rất nhỏ thuộc các lưu vực Nậm Rốm ở Tây Bắc, Sebang Hieng và Sebang

Phai ở Thừa Thiên Huế (25.170 km2).

Sông Mekong đứng hàng thứ 21 thế giới về diện tích lưu vực nhưng có nguồn

tài nguyên nước phong phú (bình quân năm đạt 475 tỷ m3) đứng hàng thứ 12 về chiều

dài và thứ 8 thế giới về tổng lượng dòng chảy (bảng 1.2; hình 1.13).

Bảng 1.1. Tỷ lệ đóng góp vào dòng chảy sông Mekong theo các đoạn sông

Đoạn sông Phía trái (%) Phía phải (%) Tổng cộng (%)

Trung Quốc 16 16

Trung Quốc - Chieng Saen 1 3 4

Chieng Saen - Luang Prabang 6 2 8

Luang Prabang - Vientiane 1 2 3

Vientiane - Nakhon Phanon 18 4 22

Nakhon Phanon - Mukdahan 3 1 4

Mukdahan - Paske 4 6 10

Paske - Kratie 22 2 24

Tonlesap 9 9

Tổng cộng 55 20 100

Nguồn: MRC, 2010 [11].

Bảng 1.2. Phân phối khối lượng dòng chảy năm [MRC, 2010]

Đoạn sông

chính

Diện tích

lưu vực

(km2)

Dòng chảy TB năm Tỷ lệ đóng

góp dòng

chảy sông

Mekong (%)

Lưu lượng

(m3/s)

Tổng lượng

dòng chảy

(km3)

Dòng

chảy

(mm)

Chieng

Saen

189.000 2.700 85 450 19

Vientiane 299.000 4.400 139 460 30

Paske 545.000 9.700 306 560 67

Kratie 646.000 13.200 416 640 91

Tổng cộng 760.000 14.500 475 600 100

Page 60: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

41

Hình 1.13. Phân bố tổng lượng dòng chảy (tỉ m3) trên sông Mekong (Nguồn: MRC)

Dòng chảy sông Mekong có sự khác biệt lớn giữa hai mùa do sự chi phối của

chế độ mưa trên lưu vực (hình 1.13 và hình PL1.6, PL1.7). Mùa lũ từ tháng 7 - 10,

mùa kiệt từ tháng 11 - 6 (năm sau). Mùa lũ chiếm khoảng 70% tổng lượng dòng chảy

năm (bảng 1.3). Lưu lượng dòng chảy TB trong mùa mưa lên đến 23.000 m3/s, trong

mùa khô chỉ 3.200 m3/s.

Page 61: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

42

Bảng 1.3. Tỷ lệ đóng góp dòng chảy năm của sông Mekong tại trạm Kratie [15]

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Q thang (%)

Qnam

2 2 1 1 2 7 14 23 23 14 7 4

Trước đây, tổng lượng cát bùn trên sông Cửu Long là tương đối lớn, dao động

khoảng 160 - 165 triệu tấn/năm (đứng hàng thứ 6 trên thế giới) [114], [115] đặc biệt

lớn trong mùa lũ và có xu hướng tăng dần qua các năm. Ở lưu vực sông Mekong có

hai nguồn trầm tích chính: tiểu lưu vực sông Lan Thương (Lancang) và vùng 3S của

sông Mekong (Sê Công, Sê San và Srêpốk). Hai nguồn trầm tích này cho sản sinh

70% lượng trầm tích tìm thấy ở sông Mekong (Kummu và cs, 2010 [48], MRC, 2010

[11]). Còn theo Ho Ta Khanh [116], chỉ tính riêng khu vực thượng lưu Mekong đóng

góp 60% lượng dòng chảy rắn sông Mekong.

1.4.1.2. Khái quát đặc điểm khai thác sông Mekong

a) Tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên lưu vực

Với nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế

của các nước ven sông, nên số dân trên toàn lưu vực khoảng 70 triệu người với hơn

100 dân tộc khác nhau, sống tập trung chủ yếu ở khu vực ven sông. Theo báo cáo

MRC [11] có khoảng 29,6 triệu người sống trong vòng 15 km bên bờ sông. Trong đó,

có 79% dân cư sống trong vòng 5,0 km so với dòng chính. Đô thị hóa là xu hướng

chung của các quốc gia thuộc lưu vực sông Mekong tuy nhiên đến nay ước tính 40

triệu người dân nông thôn [SOK 2], khoảng 85% dân số sống ở nông thôn [MRC,

2011: tr. 11]. Chất lượng cuộc sống nhìn chung là có tiến bộ, chỉ số phát triển con

người HDI đang tăng ở các nước hạ lưu vực. Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa các quốc

gia cũng như các khu vực trong từng nước, nhiều khu vực vẫn trong tình trạng đói

nghèo, nhất là khu vực nông thôn.

Nguồn tài nguyên quan trọng và dồi dào nhất của lưu vực Mekong là nước và

đa dạng sinh học (chỉ xếp sau lưu vực Amazon ở Nam Mỹ). Do đó, trên lưu vực sông

phát triển mạnh mẽ nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy điện và giao thông thủy.

Dòng chảy dồi dào đã duy trì vùng đất ngập nước và rừng rộng lớn, vận chuyển và

cung cấp vật liệu xây dựng, thuốc và lượng thực và là môi trường sinh sống cho hàng

ngàn loài động thực vật. Sông Mê Kông là một trong những vùng có sản lượng cá

nước ngọt lớn nhất trên thế giới. Có trên 1.300 loài thủy sinh và chế độ dòng chảy

dao động theo mùa đã cung cấp môi trường và thức ăn cho các loài động vật thuỷ

sinh của lưu vực với nguồn thuỷ sản của lưu vực Mekong rất dồi dào.

Page 62: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

43

Nông nghiệp dựa vào nguồn tài nguyên đất vùng châu thổ. Năm 2013, nông - lâm

- thủy sản đóng góp khoảng 20% tổng thu nhập của vùng Đông Bắc Thái Lan, 34% ở

Campuchia và có vai trò quan trọng trong việc sử dung nguồn lao động. Trong khoảng vài

thập kỷ tới, trồng lúa vẫn là nền tảng của nông nghiệp của các nước thuộc lưu vực sông

Mekong và là nguồn đảm bảo an ninh lương thực của thế giới (khoảng 300 triệu người.

Trong đó, Việt Nam, Thái Lan luôn dẫn đầu thế giới về xuất khẩu lương thực).

Hoạt động thủy sản trên đất liền ở khu vực sông Mekong được xếp loại lớn

trên thế giới với tổng sản lượng khoảng 4,5 triệu tấn cá và các loài thủy sản (2,5 triệu

đánh bắt, 2,0 triệu tấn nuôi trồng); tổng giá trị ngành thủy sản sông Mekong ước đạt

3,9 - 7,0 tỷ USD năm, trong đó tổng sản lượng cá đánh bắt hàng năm lên tới 1,45 tỷ

đô la Mỹ. Ngành thủy sản đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với kinh tế hộ gia đình

các nước hạ lưu sôngMekong, hơn 2/3 dân sống ở khu vực nông thôn liên quan đến

đánh bắt cá tự nhiên [SOK1], nghề cá đóng góp quan trọng vào chiến lược đa dạng

hóa đời sống cho nhiều người, nhất là người nghèo dựa chủ yếu vào dòng sông và

các tài nguyên của sông để sinh sống.

Trong tương lai, lưu vực sông Mekong sẽ đối mặt với các vấn đề phát triển

KT-XH gồm [11]: (i) Phát triển ở thượng nguồn/xây dựng thuỷ điện; (ii) Mở rộng

sản xuất nông nghiệp, trồng trọt quy mô lớn/phá rừng; (iii) Chuyển nước giữa các địa

phương ở Trung Quốc và Thái Lan và (iv) Khai khoáng.

b) Hiện trạng khai thác dòng sông

Với tiềm năng thuỷ điện rất lớn (khoảng 60.000 MW/năm) và phát triển thuỷ

điện ở khu vực này có khả năng sẽ tăng lên đáng kể trong những thập kỷ tới phục vụ

an ninh năng lượng của các nước trên lưu vực sông. Sông Lancang (thượng nguồn

Mekong còn gọi Lan Thương) trên địa phận tỉnh Vân Nam của Trung Quốc có tiềm

năng thuỷ điện rất lớn. Quy hoạch bậc thang thuỷ điện trên sông Lancang được bắt đầu

tiến hành từ những năm 1980, có 25 bậc thang trên dòng chính với tổng công suất lắp

máy là 25.870 MW và 120 trạm thuỷ điện trên các dòng nhánh với tổng công suất lắp

máy là 2.600 MW [Lê Đức Năm, 2016 [117]]; [118] (xem thêm bảng PL1.3; PL1.4).

Phát triển thủy điện trên sông Lan Thương bắt đầu từ năm 1956. Hiện nay, có 8

công trình thủy điện chính trên sông Lan Thương đã và đang xây dựng gồm: Đập thủy

điện Công Quả Kiều cao 105 m, trữ nước vào tháng 6/2011. Đập thủy điện Tiểu Loan

(Xiaowan) cao 292 m, công suất 4.200 MW đưa vào hoạt động tháng 10/2009. Đây là

đập lớn thứ 2 sau đập Tam Hiệp khổng lồ trên sông Dương Tử. Dưới đó là đập Mãn

Loan (Man Wan) cao 132 m, dung tích 920 triệu m3, công suất 1.500 MW hoàn thành

1993. Đập Đại Triều Sơn (Dachaoshan) cao 118 m, dung tích 940 triệu m3, công suất

1.350 MW hoàn thành cuối năm 2003. Tiếp đó là đập Cảnh Hồng (Jinghong) cao 108

m, công suất 1.500 MW hoàn thành 2009. Ngoài ra, còn 3 đập khác đang trong quá

trình xây dựng là Nọa Trát Độ (Nouzhadu), đập Cảm Lãm và đập Mường Thông nằm

ở đoạn hạ lưu sông Lan Thương (hình 1.14). [SOK 4, 2013 [119]; [120].

Page 63: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

- 43 -

Hình 1.14. Các đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong [Đồ họa: Michael Buckley, Nguồn: http://vnexpress.net/]

Page 64: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

44

Lào có kế hoạch nghiên cứu xây dựng 23 đập thủy điện, trong đó có đập Ban

Koun công suất lớn nhất khoảng 2.000 MW. Thái Lan ngoài 2 con đập Sakamen 1 và

3, đã có kế hoạch tái khởi động xây dựng các đập trên sông Mekong dự kiến công

suất 4.000 MW. Phía Campuchia cũng nghiên cứu 2 đập thủy điện là Sambor và

Stung Treng có công suất khoảng 3.600 MW (hình 1.14) [121].

Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược thủy điện dòng chính sông Mekong

do Trung tâm Quản lý Môi trường Quốc tế (ICEM) thực hiện [11] cho MRC năm 2010

đánh giá Việt Nam “có khả năng tổn thất lớn nhất về kinh tế” do tác động tiềm tàng

nếu hệ thống đập dòng chính được xây dựng. Những tổn thất mà Việt Nam có thể

gánh chịu chưa thể tính toán hết, nhưng có thể dự đoán một số tác động bao gồm:

(i) Giảm dòng chảy trong mùa khô, kết hợp với ảnh hưởng của biến đổi khí

hậu và nước biển dâng sẽ làm gia tăng nhập mặn, ảnh hưởng đến nông nghiệp và nuôi

trồng thủy sản ở ĐBSCL;

(ii) Suy giảm lượng phù sa bồi đắp cho đồng bằng từ 26 triệu tấn/năm hiện nay

xuống 7 triệu tấn/năm;

(iii) Thủy sản biển, nước ngọt và nuôi trồng đều sẽ bị ảnh hưởng với ước tính

tổn thất ít nhất từ 500 triệu đến 1 tỉ USD mỗi năm.

Ngoài ra, hoạt động khai thác vật liệu lòng sông trong những năm qua cũng

diễn ra mạnh và có những ảnh hưởng nhất định đến quá trình DBLD sông Mekong

nói chung và sông Tiền tỉnh Đồng Tháp nói riêng (sẽ phân tích kỹ ở mục 2.2.2.1).

1.4.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực sông Tiền tỉnh Đồng Tháp

1.4.2.1. Đặc điểm các yếu tố tự nhiên

Đồng Tháp là 1 trong 13 tỉnh, TP thuộc vùng ĐBSCL. Là tỉnh đầu nguồn của

sông Tiền chảy vào lãnh thổ Việt Nam, thuộc vùng thượng châu thổ. Địa giới của tỉnh

nằm trên 2 vùng của ĐBSCL là vùng Đồng Tháp Mười - phía Bắc sông Tiền và vùng

phía Nam sông Tiền - nằm giữa sông Tiền và sông Hậu. Sông Tiền tỉnh Đồng Tháp

dài khoảng 122,9 km và sông Hậu dài khoảng 30 km. Sông Tiền tỉnh Đồng Tháp nằm

ở vùng thượng châu thổ của sông Mekong, nằm ở đoạn cuối trong vùng ngập lũ

(floodplain) của sông Mekong. Do đó, đây là khu vực có những đặc điểm đặc trưng

về cấu tạo địa chất, đặc điểm địa mạo cũng như các quá trình thủy văn.

a) Địa chất - địa mạo

Sông Tiền tỉnh Đồng Tháp chảy qua vùng có cấu trúc địa chất với các trầm tích

trẻ [1], [113], [122]: trầm tích Pliocen (N2): phân bố từ độ sâu khoảng 160,0 m trở

xuống, chủ yếu là cát, cát bột màu xám, phần trên sét bột chiếm ưu thế có màu vàng;

Trầm tích Pleistocen (Q1): phân bố từ độ sâu 20,0 - 30,0 m đến 150,0 - 170,0 m trong

Page 65: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

45

cảnh quan bồn trũng, lộ ra ở dạng gò, đồi thềm xâm thực. Trầm tích gồm cát, sét bột

màu xám trắng, loang lỗ. Trầm tích Holocen giữa (mQ22): phân bố trong cảnh quan

bồn trũng, từ độ sâu 5,0, 10,0 m - 30,0 m. Trầm tích có nguồn gốc từ biển, chủ yếu là

sét, sét bột màu xám xanh, trầm tích này được hình thành cách đây khoảng 5,6 - 4,6

nghìn năm. Trầm tích Holocen muộn (abQ23): các trầm tích có nguồn gốc sông, đầm

lầy phân bố bề mặt cảnh quan bồn trũng từ độ sâu 5,0 đến 10,0 m. Thành phần trầm

tích gồm bột sét, sét; than bùn, di tích thực vật. Các di tích này vẫn tiếp tục hình thành

do dòng lũ vượt đê thiên nhiên vào bồi đắp. Với kiểu cấu trúc trầm tích này, lòng dẫn

sông dễ bị biến đổi, nhất là đổi với kiểu mặt cắt bãi bồi - cù lao sông được hình thành

do hoạt động của chính sông Tiền trước tác động của ngoại lực.

Sông Tiền nằm ở vùng thượng châu thổ với địa hình bằng phẳng, nơi cao nhất

ở phía thượng lưu từ 8,0 - 10,0 m, thấp dần về phía hạ lưu (tại biên giới Việt Nam -

Campuchia cao trình chỉ còn 2,0 - 4,0 m, tại Tân An cao TB chỉ còn 0,7 - 1,0 m). Địa

hình của tỉnh Đồng Tháp tương đối bằng phẳng với độ cao phổ biến từ 1 - 2 m so với

mực nước biển, thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông.

b) Thủy văn

Sông Tiền tỉnh Đồng Tháp nằm chủ yếu ở khu vực chịu ảnh hưởng chính của dòng

chảy thượng nguồn nhưng yếu tố triều vẫn chi phối đến chế độ dòng chảy (bảng 1.4).

Bảng 1.4. Các đặc trưng thủy văn sông Tiền [90, tr. 125]

Trạm Hmax

(cm)

Hmin

(cm)

Biên độ

A

(max)

Hbqmax-

min

A/

(Hmax-

Hmin)

Tính chất vùng

Tân Châu 506 -14 112 520 0.22 Nguồn chiếm ưu thế

Hồng Ngự 453 -22 123 475 0.26 Nguồn chiếm ưu thế

Mỹ Thuận 195 -100 148 295 0.50 Chuyển tiếp

Chợ Lách 190 -142 310 332 0.93 Biển chiếm ưu thế

- Lũ lụt ở vùng Đồng Tháp Mười nói riêng và ĐBSCL nói chung là yếu tố cơ

bản quan trọng nhất quyết định sự hình thành môi trường về hệ sinh thái tự nhiên [90]:

+ Lũ sông Tiền, sông Hậu do nước sông Mekong truyền theo dòng chính về

nên chịu tác động chủ yếu của: cường suất, đỉnh lũ, tổng lượng, thời gian truyền lũ từ

trung - hạ lưu, điều tiết của Biển Hồ, tác động kết hợp của lũ và triều và nó biểu hiện

khác biệt nhiều giữa vùng lũ, lũ - triều và triều - lũ (bảng 1.4). Tùy theo từng khu vực

mà biểu hiện gây lụt của các yếu tố tác động như lũ từ dòng chính, nước lụt từ

Campuchia, triều Biển Đông và Biển Tây, mưa tại chỗ, cơ sở hạ tầng, vị trí ô ngập,...

cũng khác nhau. Tất cả tạo ra diễn biến ngập lụt, chế độ chảy, hướng chảy, thời gian

ngập, độ sâu ngập rất phức tạp và rất khác nhau trong mỗi trận lũ, đặc biệt là trong

các trận lũ lớn.

Page 66: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

- 45 -

Hình 1.15. Bản đồ mạng lưới thủy văn tỉnh Đồng Tháp [20]

Page 67: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

46

+ Mùa lũ xuất hiện ở Đồng Tháp vào loại sớm nhất của vùng ĐBSCL, đỉnh lũ

thường xuất hiện vào cuối tháng 8 đến cuối tháng 9. TB cứ khoảng 4 - 6 năm có một

trận lũ lớn nhưng trong những năm gần đây diễn biến khá thất thường. Tổng lưu lượng

lũ TB đổ vào Việt Nam là 38.000 m3/s (ứng với mức nước Tân Châu là 4,4 m, Châu

Đốc 3,8 m), những năm lũ lớn có thể đạt 40.000 - 45.000 m3/s, trong đó, qua dòng

chính khoảng 32.000 - 34.000 m3/s (chiếm 75 - 80%). Tổng lưu lượng lũ vào ĐBSCL

khoảng 350 - 400 tỷ m3 (80 - 85% theo dòng chính), gần 90% lượng lũ theo sông chính

chảy ra Biển Đông, khoảng 10% theo kênh rạch thoát ra Biển Tây và sông Vàm Cỏ

[81]. Tổng lượng dòng chảy mùa lũ chiếm trên 60% tổng lượng dòng chảy năm (xem

bảng 1.5, 1.6). Chênh lệch giữa lưu lượng mùa lũ và mùa kiệt là 7,42 lần (24.500 m3/s

và 3.300 m3/s) và giữa tháng cao nhất (tháng 9) và tháng thấp nhất (tháng 4) là 18 lần

(Nguyễn Ngọc Anh, 2016 [123]).

Tỷ lệ dòng chảy lũ từ thượng lưu sông Mekong, trong các trận lũ lớn phân vào

sông Tiền khoảng 77 - 80%, vào sông Hậu 20 - 23%. Qua khỏi sông Vàm Nao, tỷ lệ

này gần như ít có sự chênh lệch (bảng 1.7). Tổng lưu lượng đỉnh lũ TB cho cả hai

sông, kể cả tràn biên giới, vào khoảng 40.000 m3/s, ứng với mực nước TB tại Tân

Châu là 4,20 m và tại Châu Đốc là 3,90 m.

Bảng 1.5. Tổng lượng nước sông Tiền chảy qua Tân Châu giai đoạn 2009 - 2011

(Đơn vị: tỷ m3) [Nguồn: Nguyễn Quang Minh, 2013 [124]]

Bảng 1.6. Tổng lượng nước sông Tiền chảy qua Mỹ Thuận giai đoạn 2009 - 2011

(Đơn vị: tỷ m3) [Nguồn: 124]

Tháng

Năm1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Tổng cả

năm

Tổng mùa

lũ (7-11)

2009 11.9 7.0 4.9 4.5 8.0 14.8 23.6 31.5 33.7 39.0 26.1 14.4 219.5 127.8

2010 8.4 4.8 2.2 3.1 4.3 6.6 10.4 21.2 28.0 33.5 28.8 19.5 170.7 93.1

2011 10.8 6.0 5.0 4.9 7.7 13.3 24.5 36.5 47.0 52.7 39.4 23.1 270.9 200.1

TB 10.4 5.9 4.0 4.2 6.7 11.6 19.5 29.7 36.2 41.7 31.4 19.0 220.4 140.4

Page 68: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

47

Bảng 1.7. Tỷ số chia nước sông Tiền và sông Hậu qua sông Vàm Nao (%)

Tuyến Trước Vàm Nao Sau Vàm Nao

Lũ Kiệt Lũ Kiệt

Sông Tiền 78,9 86,0 50,3 53,2

Sông Hậu 21,1 14,0 49,7 46,0

Nguồn: Dẫn theo Nguyễn Sinh Huy và cs, 2011, tr. 115 [90].

- Mùa kiệt: chế độ thủy văn chịu tác động trực tiếp của thủy triều, mực nước giảm

dần đến tháng 1, 2 trở đi, lưu lượng nước sông trong mùa này chỉ còn 2.000 m3/s. Biên

độ nước sông các tháng mùa kiệt lớn, phía Bắc bình quân 0,4 - 0,7 m, phía Nam từ 0,7

- 1,8 m. Lượng nước mùa kiệt chiếm 7 - 9% tổng lượng nước trong năm. Mực nước

thấp nhất năm thường xuất hiện vào tháng 4 hoặc đầu tháng 5. Lưu lượng kiệt nhất năm

thường xuất hiện tháng 3 hoặc tháng 4. Lưu lượng kiệt nhất hàng năm của sông Tiền

qua mặt cắt Tân Châu dao động 1.000 - 2.000 m3/s, Châu Đốc 200 - 350 m3/s.

- Về dòng chảy cát bùn (dòng chảy rắn):

Hiện tại, trên sông chính chỉ đo đạc được bùn cát lở lửng trong sông một cách

có hệ thống ở một số tuyến. Căn cứ vào số liệu đo đạc đó, các chuyên gia khí tượng

thủy văn đưa ra một số nhận xét sau đây [90, tr. 197]:

+ Tại Tân Châu, độ đục TB trong mùa lũ khoảng 800 - 900 g/m3. Độ đục TB

trong tháng cao nhất có thể vượt 1.000 g/m3. Tháng 8 thường có độ đục TB lớn nhất,

sau đó giảm dần trong các tháng 9, 10. Trong 3 tháng mùa lũ (8 - 10) tổng lưu lượng

bùn cát qua mặt cắt Tân Châu, Châu Đốc có thể đạt 100 triệu tấn (trong đó, lượng phù

sa qua mặt cắt Tân Châu chiếm 90 %). Dao động của độ đục trong mùa lũ rất lớn (độ

đục ngay nhỏ nhất ngay trong mùa lũ có thể xuống 100 - 200 g/m3 (17/8/1981). Trong

khi đó, độ đục trong mùa cạn không đáng kể, chỉ dao động 50 - 100 g/m3.

+ Độ đục của sông Tiền lớn hơn sông Hậu. Độ đục TB tháng mùa lũ tại Châu

Đốc đạt 200 - 300 g/m3.

+ Tổng lượng bùn cát TB sông Mekong qua 2 trạm Tân Châu, Châu Đốc (giai

đoạn 2008 - 2010) 46,2 và 5,6 triệu m3 (tương đương khoảng khoảng 76,2 và 9,2 triệu

tấn) [65]. Con số này nhỏ hơn rất nhiều so ước tính của các nghiên cứu trước.

Như vậy, hàm lượng chất lơ lửng trên sông Tiền tỉnh Đồng Tháp là tương đối

lớn, có sự thay đổi theo không gian và thời gian. Tuy nhiên, theo những nghiên cứu

gần đây cho thấy, hàm lượng phù sa đang có xu hướng suy giảm [124], [125].

- Chế độ sóng biển và thủy triều

+ Chế độ sóng kết hợp với địa hình ảnh hưởng lớn đến khả năng truyền nước biển

Page 69: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

48

sâu vào ĐBSCL, đặc biệt trong mùa kiệt triều có thể truyền đến Tân Châu (cách biển 220

km), đóng vai trò quan trọng trong quá trình động lực ven bờ, đặc biệt là vận chuyển trầm

tích, góp phần ảnh hưởng đến hoạt động biến động bờ sông trong khu vực.

+ Chế độ thủy triều lên xuống hai lần trong ngày với biên độ khá lớn, trong

điều kiện lòng dẫn sông rộng và độ dốc nhỏ đã làm cho thủy triều tác động sâu vào

sông. Đặc biệt, khi dòng chảy thượng nguồn giảm vào mùa kiệt, những lúc thủy triều

lên làm cho dòng nước chảy ngược và chảy ngang cũng góp phần tăng cường sự xói

lở bờ sông. Thời gian triều lên kéo dài khoảng 6 giờ và thời gian triều xuống khoảng

6 giờ 45 phút đến 7 giờ. Biên độ triều TB khoảng 3,0 - 3,5 m trong kỳ nước cường,

biên độ triều lớn nhất trong chu kỳ 18 năm đạt trên 4,0 m.

+ Trong mùa lũ, mực nước tại Mỹ Thuận (cách cửa sông 112 km) vẫn dao động

rõ rệt theo chế độ thuỷ triều. Tại Tân Châu (cách cửa sông 220 km) trong những ngày

không có lũ hoặc mực nước lũ thấp hơn 4,0 m, dao động mực nước hàng ngày vẫn phù

hợp với thuỷ triều, biên độ triều dao động lớn nhất 5,0 - 7,0 cm tại Tân Châu (xem bảng

PL1.7). Khi mực nước lũ tại Tân Châu ở mức trên 4,0 m, dao động của mực nước mới

hầu như hoàn toàn tương ứng với dao động của mực nước lũ từ thượng nguồn.

+ Trong thời gian mùa cạn, dòng chảy ở thượng nguồn sông Mekong về nhỏ,

chế độ dòng chảy của sông Tiền và sông Hậu hoàn toàn bị chi phối bởi chế độ thuỷ

triều ở Biển Đông. Thời gian truyền triều từ cửa biển đến Tân Châu, Châu Đốc khoảng

7 - 8 giờ. Tốc độ truyền triều TB trên sông Tiền đến Tân Châu, khoảng 25 - 30 km/giờ,

biên độ triều lớn nhất có thể đạt 100 cm, TB 20 - 25 cm; trên sông Hậu đến Châu

Đốc, chậm hơn, khoảng 22 - 24 km/giờ nhưng lớn hơn rõ rệt so với tốc độ truyền

triều trên sông Hồng (khoảng 15 km/giờ).

Qua phân tích các điều kiện tự nhiên khu vực sông Tiền tỉnh Đồng Tháp nhận

thấy đây là đoạn sông mang đặc trưng của khu vực thượng châu thổ, nằm trong vùng

ngập lũ. Do đó, chế độ dòng chảy sông chịu sự chi phối mạnh mẽ của dòng chảy

thượng nguồn, dòng triều cũng như mưa trên lưu vực. Trong đó, dòng chảy thượng

nguồn đóng vai trò quan trọng. Vì vậy, lưu lượng lớn, tốc độ dòng chảy, hàm lượng

cát bùn tương đối cao, nhất là trong mùa lũ. Mặt khác, sự thay đổi từ thượng nguồn

ảnh hưởng lớn đến chế độ dòng chảy cũng như các vấn đề có liên quan, trong đó có

DBLD sông khu vực nghiên cứu.

1.4.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp

ĐBSCL là khu vực sản xuất nông nghiệp có mật độ dân cư đông đúc nhất toàn

lưu vực sông Mekong (17.660,7 nghìn người, chiếm 19,05% dân số cả nước, mật độ

dân số 433 người/km2, 2016). [Nguồn: Tổng cục thống kê, 2017]. ĐBSCL trở thành

Page 70: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

49

khu vực sản xuất nông nghiệp quan trọng nhất của Việt Nam, đóng góp 50% sản

lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản và 70% các loại trái cây của cả nước;

95% lượng gạo xuất khẩu và 60% sản lượng cá xuất khẩu [126]. Sau hơn 300 năm

khai thác, đến nay diện mạo đồng bằng đã thay đổi mạnh. Những hoạt động khai thác

nói trên, tác động nhất định đến chế độ nước sông [90, tr. 82]:

- Việc lấy nước cho tưới nông nghiệp, nhất là các tháng trong mùa cạn dẫn đến

cạn kiệt, xâm nhập mặn.

- Việc lấy nước trên phổ biến trên đồng bằng bằng động lực sẽ làm thay đổi

chế độ dòng chảy.

- Việc ngọt hóa các vùng đất mặn trong điều kiện cung cấp nước không đầy

đủ sẽ làm thay đổi cân bằng nước, dẫn đến suy thoái môi trường.

- Các công trình đê bao, đường sá, khu dân cư ảnh hưởng đến việc thoát lũ.

Riêng tại Đồng Tháp với các hoạt động KT - XH mang những đặc điểm chung

của khu vực đồng thời có những nét khác biệt cũng đã tác động tổng thể lên môi

trường tự nhiên nói chung và dòng sông Tiền đoạn chảy qua tỉnh nói riêng.

a) Dân cư

Tỉnh Đồng Tháp, tính đến năm 2016 dân số của tỉnh là 1.687.219 người. Mật

độ dân số là 500 người/km2 (năm 2014 là 1.681.325 người, mật độ 498 người/km2)

nhưng phân bố không đều. Dân số tập trung ở vùng ngập nông, nhất là ở các ở các đô

thị lớn như TP Cao Lãnh (1.529 người/km2), TP Sa Đéc (1.747 người/km2), trong khi

các khu vực nông thôn - những vùng ngập lũ sâu thì mật độ dân số thấp hơn (Tam

Nông 224 người/km2; Tháp Mười 260 người/km2; Tân Hồng 297 người/km2) bởi dân

cư chủ yếu tập trung sống ở các gò cao, dọc trục giao thông, các tuyến sông, kênh, rạch

[127]. Đặc biệt vùng ven sông Tiền có mật độ dân số rất cao vì cả 3 đô thị lớn của tỉnh

đều nằm dọc theo sông Tiền - nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế,

giao lưu với các địa phương trong khu vực cũng như quốc tế.

Về cơ cấu dân số theo thành thị - nông thôn. Dân số đô thị có xu hướng gia tăng

khá nhanh nhưng còn thấp. Năm 2016, dân số thành thị 299.771 người (chiếm 17,77%),

nông thôn 1.387.520 người (chiếm 82,23%). Cơ cấu theo ngành nghề. Dân số trong

lĩnh vực sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao, dân số trong lĩnh vực sản xuất phi

nông nghiệp nhỏ nhưng đang có xu hướng gia tăng. Năm 1995 dân số trong lĩnh vực

sản xuất phi nông nghiệp chiếm 21,93% đến năm 2005 tăng lên 26,45%.

Với cơ cấu dân số như trên, đặc biệt là sự phân bố đông dân cư ven sông Tiền

- bởi đây là nơi có các quần cư lâu dài, đông dân cư, lao động tập trung trong lĩnh vực

sản xuất nông nghiệp, nhất là nuôi trồng thủy sản trên và ven sông sẽ làm gia tăng áp

Page 71: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

50

lực lên dòng sông, góp phần làm cho quá trình biến động bờ sông thêm phức tạp.

Đồng thời, khi DBLD sông xảy ra thường gây ra nhiều thiệt hại về tính mạng và tài

sản của nhân dân. Nếu xét về khía cạnh, an cư lạc nghiệp thì DBLD sông thường gây

thiệt hại rất lớn, nhất là hiện tượng xói lở.

b) Hoạt động kinh tế

Hiện nay, cơ cấu kinh tế theo ngành của tỉnh Đồng Tháp chủ yếu là hoạt động

sản xuất thuộc khu vực I (nông, lâm nghiệp và thủy sản). Mặc dù, trong những năm

qua tỷ lệ ngành nông nghiệp có giảm trong cơ cấu giá trị các khu vực kinh tế tuy nhiên

vẫn giữ vai trò quan trọng trong tổng thể nền kinh tế của tỉnh, nhất là các khu vực nông

thôn. Năm 2016, khu vực I chiếm 32,23%, khu vực II chiếm 44,14%, khu vực III đóng

góp 23,64% giá trị sản xuất của địa phương [127].

Về cơ cấu kinh tế phân theo lãnh thổ, Đồng Tháp được chia thành 3 vùng gắn

liền với 3 đô thị lớn của tỉnh. (i) Vùng Cao Lãnh với TP Cao Lãnh là trung tâm và các

huyện Cao Lãnh, Tháp Mười, Thanh Bình. Đây là vùng chiếm tỉ trọng cao nhất trong

GDP của tỉnh cũng như thu nhập theo đầu người. Hoạt động kinh tế thương mại - dịch

vụ khá phát triển tại các trung tâm đô thị và các chợ đầu mối, có nhiều điểm du lịch

quan trọng. Công nghiệp phát triển ở TP Cao Lãnh và huyện Thanh Bình với nhiều khu

công nghiệp ven sông Tiền. Nông nghiệp phát triển chủ yếu các sản phẩm lúa gạo, thủy

sản, rau màu, chăn nuôi heo. (ii) Vùng Sa Đéc với TP Sa Đéc là trung tâm và các huyện

Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành. Đây là vùng nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, chịu

tác động trực tiếp của trung tâm phát triển kinh tế vùng ĐBSCL. Vùng phát triển kinh

tế năng động với cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, kết cấu hạ tầng phát triển.

(iii) Vùng Hồng Ngự bao gồm thị xã Hồng Ngự, các huyện Hồng Ngự, Tân Hồng và

Tam Nông. Với ba vùng kinh tế này mà đầu mối là 3 đô thị lớn nằm theo trục sông

Tiền sẽ góp phần gây ra những áp lực với dòng sông, trong đó có vấn đề biến động bờ.

Hiện nay, tỉnh Đồng Tháp đang thực hiện các đề án lớn như: tái cơ cấu ngành

nông nghiệp, phát triển du lịch và đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, xây

dựng hình ảnh tỉnh Đồng Tháp và chủ trì thực hiện Đề án Liên kết phát triển bền vững

tiểu vùng Đồng Tháp Mười5 với mục tiêu chung đưa tỉnh phát triển nhanh và bền

vững. Về quy hoạch các đô thị lớn, tỉnh đang hướng đến xây dựng các đô thị với

những đặc trưng riêng: “Cao Lãnh - một thành phố hấp dẫn” - phát triển xanh và bền

vững; “Sa Đéc - thành phố hoa”, phát triển theo xu hướng đô thị cổ, đô thị du lịch;

“thị xã Hồng Ngự - trung tâm kinh tế cửa khẩu”. Trong quy hoạch phát triển cho

tương lai đều lấy sông Tiền làm trục phát triển chính.

5 Đề án liên kết phát triển bền vững Tiểu vùng Đồng Tháp Mười gồm 3 tỉnh Đồng Tháp, Tiến Giang và

Long An theo Quyết định số 593/QĐ-Ttg và Công văn số 6345/VPCP-V.III của Thủ tướng Chính phủ.

Page 72: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

51

Với vị trí như trên, sông Tiền tỉnh Đồng Tháp trở thành ranh giới tự nhiên giữa

các huyện ở phía Bắc và các huyện ở phía Nam của tỉnh; giữa khu vực Đồng Tháp

Mười và khu vực nằm giữa sông Tiền, sông Hậu. Đồng thời, là cầu nối quan trọng về

hoạt động KT - XH giữa các địa phương trong tỉnh cũng như giữa Đồng Tháp với các

tỉnh ở ĐBSCL và quốc tế (Campuchia). Do đó, những hoạt động KT-XH nằm trong

phạm vi của tỉnh đều có những tác động nhất định tới dòng sông.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Qua tổng quan các vấn đề nghiên cứu DBLD sông trên thế giới và ở Việt Nam

cũng như khu vực nghiên cứu. NCS rút ra một số kết luận sau:

1. Các nghiên cứu DBLD sông tập trung theo ba hướng chính: hướng tiếp cận

hình thái lòng dẫn sông, hướng nghiên cứu động lực dòng chảy và hướng tổng hợp.

Trong đó, nghiên cứu DBLD sông nhằm đề xuất các giải pháp giảm thiểu thiệt hại là

vấn đề nghiên cứu cơ bản của các ngành thuộc khoa học Địa lý theo hướng tổng hợp.

Riêng những nghiên cứu về sông phân nhánh bước đầu được quan tâm nghiên cứu ở

Việt Nam cũng như ở địa bàn thực hiện luận án.

2. Sông Mekong là một con sông lớn trên thế giới, đóng vai trò quan trọng đối

với các quốc gia trong lưu vực, nhất là quốc gia nằm ở vùng hạ lưu. Lưu vực sông

bao gồm 2 bộ phận (thượng lưu vực và hạ lưu vực). Chế độ nước sông Mekong chịu

sự chi phối của mưa trên lưu vực và dòng triều Biển Đông. Ngày nay, với sự gia tăng

các hoạt động KT - XH của con người (xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi,

phá rừng đầu nguồn; khai thác vật liệu lòng dẫn sông…) đã tác động đến sự thay đổi

chế độ thủy văn nói riêng và sự biến động của dòng sông nói chung. Sông Tiền tỉnh

Đồng Tháp nằm ở vùng thượng châu thổ của hệ thống sông Mekong; vừa chịu sự tác

động của dòng chảy thượng nguồn (chủ yếu) và dòng triều Biển Đông. Hình thái sông

Tiền mang đặc trưng của sông phân nhánh là chính.

3. Để giải quyết được vấn đề nghiên cứu đặt ra, luận án sử dụng ba cách tiếp

cận cơ bản là tiếp cận tổng hợp địa lý - cách tiếp cận chủ đạo để nhận thức toàn diện

về vấn đề nghiên cứu; tiếp cận lịch sử để hiểu rõ quá trình thành và phát triển của

sông Tiền và tiếp cận ngẫu nhiên để xem xét các yếu tố bất thường tác động đến

DBLD sông. Đồng thời, NCS sử dụng các PPNC chủ yếu là phương pháp kế thừa,

phương pháp viễn thám và GIS, phương pháp khảo sát thực địa, phương pháp chuyên

gia và phương pháp phân tích, tổng hợp để hoàn thành các mục tiêu và nhiệm vụ đặt

ra. Các hướng tiếp cận, PPNC được tiến hành theo các bước ở hình 1.10 và thể hiện

trong các nội dung ở chương 2, 3.

Page 73: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

52

CHƯƠNG 2.

ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN LÒNG DẪN SÔNG TIỀN TỈNH ĐỒNG THÁP

2.1. DIỄN BIẾN LÒNG DẪN THỜI KỲ 1966 - 2015

2.1.1. Diễn biến lòng dẫn sông theo dọc sông

2.1.1.1. Diễn biến trên mặt bằng

Để đánh giá quá trình DBLD sông Tiền tỉnh Đồng Tháp trên mặt bằng, NCS

sử dụng phương pháp bản đồ, viễn thám và GIS (đã trình bày ở mục 1.3.3.3) kết hợp

với phương pháp kế thừa. DBLD sông Tiền tỉnh Đồng Tháp trên mặt bằng được thể

hiện trên từng đoạn cụ thể như sau:

a) Đoạn chảy qua huyện Hồng Ngự - thị xã Hồng Ngự

Đoạn sông thuộc kiểu sông bện tết, lòng dẫn sông mở rộng (TB 1,7 km, rộng nhất

2,6 km, hẹp nhất 0,6 km) với đặc trưng lưu lượng và vận tốc dòng chảy lớn, hình thái

sông có nhiều cồn, bãi ở giữa và ven bờ. Vì thế, cùng với bờ phải (thuộc Tân Châu, An

Giang) thì đoạn sông này có mức độ biến động lòng sông khá cao, nhất là sự hình thành,

phát triển, suy thoái của các cồn, bãi. Để nhận thấy rõ hơn quá trình biến động bờ sông

Tiền khu vực này có thể phân chia thành 2 khu vực để đánh giá: đoạn từ biên giới

Campuchia đến xã Thường Thới Tiền; khu vực cù lao Long Khánh.

Đoạn từ biên giới Campuchia đến xã Thường Thới Tiền:

- Thời kỳ 1966 - 1996

Trong giai đoạn này, biến động bờ sông xảy ra với khoảng cách TB 1.525,1 m

so với đường bờ năm 1966. Trong đó, xói lở xảy ra mạnh nhất thuộc bờ sông khu vực

xã Thường Phước 2 với khoảng cách lớn nhất vào bờ là 857,5 m, tốc độ xói lở TB

13,2 m/năm. Ngoài ra, xói lở còn xảy ra ở phía Đông xã Thường Thời Tiền với mức

độ TB và các khu vực Cồn Cỏ (xem hình 2.1).

Kết quả nghiên cứu này, cũng phù hợp với nghiên cứu của Hoàng Văn Huân,

2008 [dẫn theo Trương Thị Nhàn và cs [78]]: giai đoạn 1996 - 2001 xói lở là xu thế

chủ đạo ở khu vực này, xói lở xuất hiện ở cả hai bờ, đặc biệt sạt lở mãnh liệt diễn ra ở

bờ trái từ xã Thường Phước đến xã Thường Thới Tiền với chiều dài sạt lở kéo dài trên

6 km, chiều rộng sạt lở sâu vào bờ lớn nhất là 1.250 m, TB 34,7 m/năm. Cùng với quá

trình sạt lở là quá trình là sự dịch chuyển, phát triển và thoái hóa của các cồn, bãi. Trong

khu vực này, các doi cát giữa lòng, doi cát ven di chuyển và biến đổi liên tục về hình

dạng và kích thước. Quan sát trên hình 2.1, nhận thấy rằng các bãi bồi phía bờ trái bị

mất dần, các bãi bồi bên bờ phải di chuyển, giữa dòng dần xuống hạ lưu.

Page 74: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

53

- Thời kỳ 1996 - 2013

Trong giai đoạn này, xói lở bờ xảy ra rất mạnh ở xã Thường Phước 1 với tốc

độ TB 22,7 m/năm, khoảng cách xói sâu nhất vào bờ đạt 657 m; ở xã Thường Phước

2 với tốc độ xói lở TB 21,6 m/năm, chiều rộng sâu nhất vào bờ là 194 m. Còn bồi tụ

mạnh xay ra ở phía Tây xã Thường Thới Tiền với tốc độ 20,7 m/năm, diện tích bồi

tụ đạt 59,0 ha (xem hình 2.2 và bảng PL2.2, PL2.3).

Biến động bờ sông mạnh tiếp tục xảy ra ở khu vực này và tiếp nối của thời kỳ

1996 - 2005, xói lở xảy ra ở Thường Phước 1, 2 nhưng với tốc độ nhỏ; bồi tụ bờ xảy

ra mạnh ở phía Tây xã Thường Thới Tiền với tốc độ TB 10,8 m/năm. Trong đó, xói lở

mạnh nhất ở khu vực Ấp 3, xã Thường Phước 2 với chiều dài trên 4 km, tốc độ xói lở

TB 20 - 30 m/năm. Nguyên nhân cơ bản của sự biến động mạnh ở đoạn sông này là do

sông uốn khúc chuyển hướng dòng từ hướng thẳng đứng sang hướng hơi ngang. Ở phía

bờ phải thuộc thị xã Tân Châu (An Giang) xói lở mạnh xảy ra ở các xã Vĩnh Xương,

Vĩnh Hòa, Tân An, Long Sơn; các phường Long Châu, Long Thạnh, Long Hưng (đoạn

bờ kè Tân Châu) xói lở xảy ra với tốc độ 1,0 - 5,0 m/năm; xói lở xảy ra với mảng xen

kẽ với hình răng cưa [128], [129].

Đoạn sông Tiền khu vực cù lao Long Khánh

Hố xoáy ở Tân Châu (An Giang) là phần chuyển tiếp giữa đoạn biên giới

Campuchia - Thường Phước 2 (Tân Châu - Hồng Ngự) với đoạn xã Thường Thới

Tiền - thị xã Hồng Ngự. Trong khu vực này, sông Tiền phân chia thành 3 nhánh

chính: nhánh Bắc cù lao Long Khánh; nhánh Nam cù lao Long Khánh và nhánh sông

Cái Vừng.

- Thời kỳ 1966 - 1996: Trong giai đoạn này, nhánh Bắc cù lao Long Khánh có

mức độ biến động bờ sông xảy ra mạnh, chủ yếu là xói lở. Xói lở xảy ra chủ yếu ở xã

Thường Lạc, Long Thuận, Phú Thuận A huyện Hồng Ngự; các phường An Lạc, An

Thạnh, An Lộc, An Bình A. Ngoài ra, xói lở xảy ra ở các xã đầu cù lao Long Khánh

(Long Khánh A, Long Khánh B) với tốc độ TB (xem hình 2.3 và bảng PL2.1).

- Thời kỳ 1996 - 2013: Trong thời kỳ này, bờ sông thuộc nhánh phía Bắc cù

lao Long Khánh ít có sự biến động lớn. Đáng chú ý nhất là sự hình thành cù lao

Thường Thới Tiền (cồn Mẻ) đã đẩy dòng chảy chính chuyển từ nhánh Bắc sang nhánh

Nam, gây biến động mạnh (xói lở) bờ sông thuộc nhánh phía Nam cù lao Long Khánh

như xã Long Khánh A, Long Thuận, Phú Thuận; các khu vực lòng sông được bồi

thuộc xã Thường Thới Tiền và (hình 2.4). Hiện nay, động lực dòng chảy đang có xu

hướng gia tăng ở khu vực sông Cái Vừng, gây biến động bờ mạnh thuộc các xã Long

Thuận, Phú Thuận. Đây là hệ quả của quá trình thay đổi nhánh chính - phụ.

Page 75: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

- 53 -

Hình 2.1. DBLD sông Tiền trên mặt bằng đoạn từ biên giới

Campuchia đến xã Thường Thời Tiền huyện Hồng Ngự thời kỳ

1966 - 1996

Hình 2.2. DBLD sông Tiền trên mặt bằng đoạn từ biên giới

Campuchia đến xã Thường Thời Tiền huyện Hồng Ngự thời kỳ

1996 - 2013

Page 76: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

- 53 -

Hình 2.3. DBLD sông Tiền trên mặt bằng khu vực cù lao Long

Khánh thời kỳ 1966 - 1996

Hình 2.4. DBLD sông Tiền trên mặt bằng khu vực cù lao Long

Khánh thời kỳ 1996 - 2013

Page 77: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

54

Qua phân tích tư liệu kết hợp với kết quả nghiên cứu của Hà Quang Hải [75],

Nguyễn Ngọc Lâm và cs [84], Trương Thị Nhàn và cs [78] cho thấy, hoạt động xói lở

xảy ra chủ yếu đầu và bồi tụ diễn ra ở cuối các cù lao, cồn, bãi. Cụ thể (bảng 2.1):

Bảng 2.1. Diễn biến các cồn khu vực huyện Hồng Ngự - thị xã Hồng Ngự [xử lý từ 78]

TT Tên cồn Năm Chiều

dài (m) Chiều

rộng

(m)

Diện

tích

(ha)

Dịch chuyển

đầu cồn về phía

hạ lưu (m)

Dịch chuyển

đuôi cồn về phía

hạ lưu (m)

1 Liệt sĩ 2006 3.200 702 168

2015 2.670 997 162 735 270

2 Cồn Béo

2001 2.900 951 153

2006 4.600 1.290 370 580 2.500

2015 5.200 1.260 394 180 850

3 Cỏ Gang

2001 2.235 154 30 - -

2006 2.860 224 56 - -

2015 2.160 105 14 700 0

4 Cồn Mẻ

2001 460 270 7

2006 2.510 650 107 415 1.600

2009 3.480 680 136 61 1.040

2015 3.200 660 134 300 0

5 Châu Ma

2001 2.500 460 72

2006 1.780 330 34 610 0

2009 875 137 9 760 -145

2015 Biến mất

Qua bảng 2.1 có thể nhận thấy xu thế biến động chung ở các cồn trong giai đoạn

2001 - 2015 là xói lở xảy ra ở đầu cồn, bồi tụ ở cuối cồn nên có hướng di chuyển về

phía hạ lưu. Các cồn đang trong quá trình phát triển mở rộng cả về chiều rộng và chiều

dài (cồn Béo, cồn Mẻ). Một số cồn đang trong quá trình suy thoái, bị xâm thực mạnh

làm giảm diện tích, có nguy cơ biến mất (cồn Cỏ Gang) hoặc biến mất (cồn Châu Ma).

Như vậy, trong giai đoạn 1966 - 2013, đường bờ sông Tiền khu vực huyện Hồng

Ngự liên tục biến động, nhất là khu vực tồn tại các cù lao giữa và ven sông. Trên mặt

bằng có thể nhận thấy sự “di chuyển” của các cồn về phía hạ lưu. Ngoài ra, trước năm

2003, quá trình biến động bờ khu vực nhánh Bắc cù lao Long Khánh diễn ra mạnh. Từ

năm 2003 đến nay, nhánh Nam cù lao Long Khánh biến động mạnh hơn.

b) Khu vực huyện Thanh Bình

Sông Tiền chảy qua huyện Thanh Bình cũng là một điểm nóng về tình hình sạt

lở, bồi lắng của tỉnh Đồng Tháp. Xói lở bờ sông Tiền diễn ra mạnh và phức tạp ở các

xã Tân Bình, Tân Quới, An Phong, Tân Thạnh, Bình Thành với tổng chiều dài đường

bờ sông bị xói lở từ 11,7 km (2009) đến 14,9 km (2013) đến 13,92 km (năm 2015).

Trong đó có những điểm bị xói lở kéo dài từ 5,0 - 4.000 m, ăn sâu vào bờ 2,0 - 15 m.

Page 78: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

55

Đoạn Bắc cù lao Tây

Đây là đoạn sông có sự phân nhánh khá phức tạp. Sau khi hợp lưu từ các nhánh

phía Bắc, phía Nam cù lao Long Khánh và sông Cái Vừng, sông Tiền lại rẽ nhánh

(nhánh phía Đông - bên trái cù lao Tây và nhánh phía Tây cù lao Tây - bên phải cù

lao Tây). Do đó, biến động xảy ra tương đối mạnh ở khu vực này, nhất là ở đầu cù

lao. Một số đoạn bờ sông biến động lớn trong thời kỳ 1996 - 2013 như:

- Thời kỳ 1966 - 1996: Trong thời kỳ này, hầu hết các địa phương có sông Tiền

chảy ngang qua đều xảy ra biến động nhưng với mức độ không lớn. Trong đó, biến

động bờ sông xảy ra mạnh nhất ở đầu cù lao Tây (một số tài liệu gọi cù lao Ma) thuộc

xã Phú Thuận B, huyện Hồng Ngự với khoảng cách TB ăn sâu vào bờ là 144 m, tốc

độ xói lở TB 4,8 m/năm. còn bồi tụ chủ yếu xảy ra ở nhánh phía Tây thuộc xã Tân

Hòa với tốc độ TB 6,9 m/năm, diện tích bồi tụ là 378,9 ha (hình 2.5).

- Thời kỳ 1996 - 2013: Xói lở tiếp tục xảy ra mạnh ở đầu cù lao Tây thuộc xã

Phú Thuận và các xã Tân Huề, Tân Quới, An Phong (Thanh Bình). Các khu vực bồi

đắp nhỏ lẻ thuộc các xã An Phong, Tân Hòa, Tân Huề (hình 2.6).

Đoạn sông Tiền Nam cù lao Tây

Biến động bờ sông chủ yếu xảy ở phân chia dòng chảy (nhánh bên phải cù lao

Tây đổ vào sông Vàm Nao - chia nước sông Tiền cho sông Hậu) và các xã có tồn tại

các cồn, bãi ven bờ.

- Thời kỳ 1966 - 1996: Đoạn sông có sự đan xen giữa hoạt động xói lở và bồi

tụ. Trong đó, xói lở xảy ra chủ yếu ở phía Bắc xã Tân Thạnh với tốc độ TB 4,3 m/năm

(do đây là khu vực hợp lưu của 2 nhánh sông Tiền sau khi qua khỏi cù lao Tây và do

dòng chảy ép sát về phía bờ trái - khu vực phía Bắc xã Tân Thạnh); bồi tụ xảy ra chủ

yếu ở phía Nam xã Tân Long với tốc độ TB 2,8 m/năm, diện tích bồi tụ khoảng 7,7

km (nằm cuối cù lao Tây). Còn các khu vực khác thuộc xã Tân Bình, Nam xã Tân

Huề hiện tượng xói lở, bồi tụ đan xen nhau (hình 2.7, bảng PL2.1).

- Thời kỳ 1996 - 2013: Trong thời kỳ này, bờ sông tương đối ổn định. Có một

số khu vực bờ thuộc xã Tân Long, Tân Bình xảy ra xói lở với tốc độ không đáng kể

nhưng trên phạm vi khá lớn từ 2.100 m ở Tân Bình đến 2.600 m ở Tân Long (hình

2.8, bảng PL2.2, PL2.3).

Page 79: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

56

Đoạn sông Bắc cù lao Giêng

- Thời kỳ 1966 - 1996: Trong thời kỳ này, khu vực bờ sông chủ yếu xảy ra hiện

tượng bồi tụ, mạnh nhất thuộc về bờ sông khu vực phía Nam xã Tân Thạnh. Trong

vòng 30 năm, bờ sông khu vực này bồi tụ được 226,4 ha, tốc độ bồi TB 13,2 m/năm,

có nơi bồi ra xa nhất cách mép bờ sông năm 1996 gần 1 km (993,8 m). Ngoài ra, hiện

tượng bồi tụ còn xảy ra ở cuối Cồn Én (thị trấn Thanh Bình và xã Bình Thành); xã

Phong Mỹ huyện Cao Lãnh. Xói lở xảy ra chủ yếu ở xã Bình Thành nhưng với mức

độ không lớn (2,6 m/năm) (hình 2.9, bảng PL2.1).

- Thời kỳ 1996 - 2013:

Quá trình biến động bờ sông tiếp nối giai đoạn trước: bồi tụ mạnh xảy ra ở

Nam xã Tân Thạnh với tốc độ bồi tụ TB 4,7 m/năm (1996 - 2005) và 0,4 m/năm (2005

- 2013). Hiện nay, bờ sông khu vực này hầu như không xảy ra biến động. Một số

điểm xói lở với tốc độ nhỏ, phạm vị hẹp ở bờ phải xã Tân Bình, Tân Huề và Tân

Long; bồi tụ ở xã Tân Huề (hình 2.10, bảng PL2.2, PL2.3).

Trong khu vực này, quá trình DBLD sông chủ yếu tập trung ở đầu cù lao Tây

và khu vực bờ lõm của các đoạn sông. Theo kết quả nghiên cứu của Trương Thị Nhàn

và cs [71] từ 1996 đến nay, đầu cù lao Tây, mỗi năm khu vực này mất khoảng 7,8 ha

đất do bị xói lở.

Như vậy, trong thời kỳ 1966 - 2013, diễn biến bờ sông Tiền đoạn chảy qua

huyện Thanh Bình xảy ra chủ yếu đầu cù lao Tây và bờ lõm (xã Bình Thành). Các

khu vực còn lại xói lở, bồi tụ đan xen nhau.

c) Đoạn chảy qua thành phố Cao Lãnh - huyện Cao Lãnh

Diễn biến đường bờ sông đoạn thành phố Cao Lãnh

Đây là đoạn sông cong với 3 nhánh và 2 cồn (cồn Đông Định, cồn Tre).

- Thời kỳ 1966 - 1996: Trong khu vực này, hai hiện tượng xói lở, bồi tụ có sự

đan xen giữa hai đoạn sông liền kề. Xói lở xảy ra ở Phường 11 thì bồi tụ xảy ra ở xã

Tân Thuận Tây; xói lở xảy ra đoạn chảy qua xã Hòa An thì bồi tụ xảy ra một phần

thuộc Phường 6. Ngoài ra, hiện tượng xói lở xảy ra ở đầu cồn, bồi tụ ở cuối cồn thể

hiện ở hai cồn (cồn Tre, cồn Đông Định) thuộc xã Tân Thuận Đông (xem hình 2.11,

bảng PL2.1).

Page 80: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

- 56 -

Hình 2.5. DBLD sông Tiền trên mặt bằng khu vực phía Bắc cù lao

Tây thời kỳ 1966 - 1996

Hình 2.6. DBLD sông Tiền trên mặt bằng khu vực phía Bắc cù lao

Tây thời kỳ 1996 - 2013

Page 81: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

- 56 -

Hình 2.7. DBLD sông Tiền trên mặt bằng khu vực phía Nam cù

lao Tây huyện Thanh Bình thời kỳ 1966 - 1996

Hình 2.8. DBLD sông Tiền trên mặt bằng Tiền khu vực phía Nam

cù lao Tây huyện Thanh Bình thời kỳ 1996 - 2013

Page 82: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

- 56 -

Hình 2.9. DBLD sông Tiền trên mặt bằng khu vực Bắc cù lao

Giêng thời kỳ 1966 - 1996

Hình 2.10. DBLD sông Tiền trên mặt bằng khu vực Bắc cù lao

Giêng thời kỳ 1996 - 2013

Page 83: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

57

- Thời kỳ 1996 - 2013: Trong thời kỳ này, biến động bờ sông đã giảm mạnh.

Xói lở bờ sông chỉ xảy ở một số khu vực như Phường 6, cồn Trà, xã Mỹ An Hưng B

còn bồi tụ xảy ra ở cồn Lân với tốc độ TB 0,2 m/năm trong giai đoạn 2005 - 2013

(hình 2.12, bảng PL2.2 và PL2.3). Trong giai đoạn này, cồn Tre, cồn Đông Định xã

Tân Thuận Đông sạt lở mạnh. Kết quả nghiên cứu của Trương Thị Nhàn 2015 cũng

chỉ ra kết quả tương tự: từ năm 2007 - 2015, đầu Cồn Tre bị xói lở khoảng 200 m thì

ở đường bờ phía đối diện thuộc xã Tân Thuận Tây cũng được bồi đắp với khoảng

cách tương đương.

Đoạn huyện Cao Lãnh

Đây là đoạn thuộc khúc sông cong, bờ lõm nếu so với đoạn sông TP. Cao Lãnh

và đoạn Sa Đéc. Hiện tượng xói lở chủ yếu xảy ra ở bờ trái - bờ lõm thuộc huyện Cao

Lãnh, bồi tụ xảy ở bờ phải - bờ lồi thuộc xã Tân Mỹ (Lấp Vò), xã Tân Khánh Đông

(TP. Sa Đéc).

- Thời kỳ 1966 - 1996: xói lở chủ yếu xảy ở bờ trái, bồi tụ xảy ra ở bờ phải

sông. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là do bờ trái là một bờ lõm của khúc

sông cong, dòng chảy có xu hướng xô thẳng vào bờ. Xói lở xảy ra mạnh nhất thuộc

xã Bình Hàng Trung với tốc độ TB 10,1 m/năm; chiều dài sâu nhất vào bờ 322,8 m;

vật chất được bồi lắng ở phía bờ đối diện, tốc độ bồi mạnh nhất thuộc về cồn ven xã

Tân Khánh Đông, Sa Đéc với tốc độ TB 14,5 m/năm, tổng diện tích bồi ước đạt 276,6

ha (hình 2.13, bảng PL2.1).

-Thời kỳ 1996 - 2013: Hiện tượng xói lở bờ sông xảy ra ở các xã Mỹ Xương,

Bình Hàng Trung, Bình Hàng Tây (huyện Cao Lãnh) và cồn ven xã Tân Khánh Đông

(Sa Đéc). Xói lở mạnh nhất ở xã Bình Hàng Trung với tốc độ TB thời kỳ 1995 - 2013

là 4,7 m/năm (xem hình 2.14, bảng PL2.2, PL2.3).

Nhìn chung, bờ sông khu vực TP. Cao Lãnh - huyện Cao Lãnh biến động mạnh

xảy ra ở khu vực phân nhánh (cồn Tre, cồn Đông Định, TP. Cao Lãnh); khu vực sau

hợp lưu (xã Mỹ An Hưng, huyện Lấp Vò) và bờ lõm của các khúc sông cong; xã Bình

Hàng Trung, Bình Hàng Tây, huyện Cao Lãnh).

Page 84: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

- 57 -

Hình 2.11. DBLD sông Tiền trên mặt bằng khu vực TP Cao Lãnh

thời kỳ 1966 - 1996

Hình 2.12. DBLD sông Tiền trên mặt bằng khu vực TP Cao Lãnh

thời kỳ 1996 - 2013

Page 85: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

- 57 -

Hình 2.13. DBLD sông Tiền trên mặt bằng khu vực huyện Cao

Lãnh thời kỳ 1966 - 1996

Hình 2.14. DBLD sông Tiền trên mặt bằng khu vực huyện Cao

Lãnh thời kỳ 1996 - 2013

Page 86: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

58

(d) Diễn biến đường bờ khu vực TP. Sa Đéc - huyện Châu Thành

Các kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả Lê Ngọc Bích [26], Nguyễn Văn

Giảng, Lê Ngọc Thanh, Nguyễn Siêu Nhân [73], Hà Quang Hải, Vương Thị Mỹ Trinh

[66], Lê Mạnh Hùng, Đinh Công Sản [36], [62-64], Lê Ngọc Thanh, Nguyễn Văn

Giảng [74], … đã chỉ ra: đoạn sông này có sự biến động phức tạp về đường bờ (xói

lở, bồi tụ), nhất là những năm trước 1998. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng này

hình thái lòng dẫn sông dạng một bãi ven dẫn đến sự tồn tại của các vực sâu kết hợp

với các nhân tố khác (dòng chảy, hoạt động KT - XH…).

- Thời kỳ 1966 - 1996

Trong thời kỳ 1966 - 1996, biến động bờ sông đoạn Sa Đéc - Châu Thành

thuộc diện mạnh nhất trên sông Tiền nói riêng cũng như ở ĐBSCL nói chung. Trong

đó, xói lở bờ sông xảy ra rất mạnh ở khu vực Phường 3, 4 (Sa Đéc) và xã An Hiệp

(Châu Thành). Trong đó, ở Phường 3 xói lở xảy ra với tốc độ TB 8,3 m/năm, chiều

rộng sâu nhất vào bờ 355,8 m; Phường 4 xói lở với tốc độ 19,2 m/năm; xã An Hiệp

với tốc độ 12,5 m/năm. Bồi tụ xảy ra ở bờ đối diện thuộc cồn Bình Thạnh, huyện Cao

Lãnh với tốc độ khá lớn: 10,3 m/năm (hình 2.15, bảng 2.2). Kết quả nghiên cứu của

Hoàng Văn Huân, 2008 cũng cho kết quả tương tự. Trong giai đoạn 1969 - 2002, khu

vực An Hiệp của huyện Châu Thành sạt lở 1.200 m với tốc độ TB 33 m/năm. Ở phía

bờ đối diện tại Cồn Linh (xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh), chiều rộng bồi tụ là 1.400

m, tốc độ bồi tụ TB 39 m/năm.

Bảng 2.2. DBLD sông Tiền khu vực An Hiệp - cồn Linh [78]

TT Thời kỳ Sạt lở An Hiệp (m/năm) Bồi tụ Cồn Linh (m/năm)

1 1969 - 2002 33 39

2 2003 - 2014 45 60

3 2014 - 2015 Sạt lở cục bộ 65

- Thời kỳ 1996 - 2015: Trong thời kỳ 1996 - 2013, mặc dù đã có một số công

trình thi công nhằm hạn chế xói lở bờ nhưng hiện tượng xói lở vẫn diễn ra với mức độ

khá lớn và có xu hướng dịch chuyển về hạ lưu (hình 2.16, bảng PL2.2 và PL2.3). Trong

đó, mạnh nhất phải kể đến bờ sông thuộc khu vực xã An Hiệp, huyện Châu Thành với

tốc độ xói lở TB 11,1 m/năm (1996 - 2005) và 8,0 m/năm (2005 - 2013). Bồi tụ và di

chuyển về hạ lưu vẫn tiếp diễn ở khu vực cồn Linh với tốc độ TB 6,0 m/năm (1996 -

2005) và 0,8 m/năm (2005 - 2013). Trong giai đoạn 2014 - 2015, sạt lở khu vực An

Hiệp có giảm nhưng tốc độ bồi tụ ở Cồn Linh vẫn diễn ra mạnh (bảng 2.2).

Page 87: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

- 58 -

Hình 2.15. DBLD sông Tiền trên mặt bằng khu vực đoạn Sa Đéc -

Châu Thành thời kỳ 1966 - 1996

Hình 2.16. DBLD sông Tiền trên mặt bằng khu vực đoạn Sa Đéc -

Châu Thành thời kỳ 1996 - 2013

Page 88: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

59

2.1.1.2. Diễn biến theo đáy sông

a) Khu vực huyện Hồng Ngự - thị xã Hồng Ngự

Trên cơ sở các năm có tài liệu đo lòng dẫn sông Tiền khu vực thị trấn Tân

Châu giai đoạn từ năm 1895 đến 2004 [78], chúng ta sẽ có được quá trình diễn biến

tuyến nhánh sâu (xem hình 2.17). Hố xói tại các đoạn sông cong khu vực thị trấn Tân

Châu, khu vực Thường Thới Tiền và khu vực thị trấn Hồng Ngự không chỉ phát triển

mạnh theo chiều sâu mà còn di chuyển xuống hạ du với tốc độ khá lớn trên dưới 30

m/năm. Trong giai đoạn, 2006 - 2015 trắc diện dọc của sông Tiền có sự diễn biến như sau:

(i) Nhánh trái (gồm các xã Thường Phước 1, 2, Thường Thới Tiền, phường An Lạc

đến cuối cù lao Long Khánh, hình 2.18). Đoạn từ Thường Phước 1 đến Thường Phước

2 tuyến nhánh sâu có xu thế hạ thấp (4 - 10 m). Khu vực co hẹp Tân Châu - Hồng

Ngự đến nay ổn định. Nhánh Bắc cù lao Long Khánh, tuyến nhánh sâu có xu thế nâng

cao lên (đặc biệt tại khu vực rạch Trà Dư, tuyến nhánh sâu năm 2006 có cao trình -

26 m, năm 2015 còn -14,0 m). (ii) Nhánh phải (thị xã Tân Châu, An Giang - Long

Thuận, Phú Thuận B, huyện Hồng Ngự, hình 2.19). Từ biên giới đến rạch Cái Vừng,

tuyến lạch sâu được nâng cao so với năm 2009 từ 4 - 5 m, cá biệt có chỗ lên đến 10

m (khu vực cồn Béo). Đoạn nhánh phải cù lao Long Khánh (nhánh Nam), tuyến lạch

sâu có xu thế ngược lại: từ năm 2006, cao trình đáy sông hạ thấp.

Quá trình diễn biến tuyến lạch sâu phù hợp với sự biến đổi lòng dẫn sông, bờ

sông trên mặt cắt ngang và bình đồ. Hay nói cách khác, sự thay đổi hình thái bờ sông

phản ánh sự thay đổi của đáy sông.

Như vậy, quá trình diễn biến bờ sông Tiền đoạn chảy qua huyện Hồng Ngự -

thị xã Hồng Ngự gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của các cù lao, cồn

bãi giữa và ven bờ cũng như quá trình ”dịch chuyển” dòng - thay đổi nhánh chính,

phụ đoạn cù lao Long Khánh. Đây là một trong những khu vực có quá trình DBLD

sông khá phức tạp trong khoảng 1 thế kỷ qua và hiện nay vẫn tiếp tục diễn biến:

- Đoạn biên giới Campuchia - Thường Phước 1, 2: DBLD sông phù hợp với

cơ chế diễn biến của sông phân nhánh. Xói lở chủ yếu tập trung ở đầu cồn bãi, đẩy

dòng chủ lưu xâm thực bờ sông ở hai phía đối diện đoạn giữa cù lao, bội tụ xảy ra ở

đuôi các cù lao.

- Đoạn cù lao Long Khánh: DBLD sông gắn với sự dịch dòng giữa nhánh Bắc

và Nam cù lao. Trước năm 2003, quá trình xói lở xảy ra mạnh ở bờ sông thuộc

Thường Thới Tiền, thị trấn (nay là thị xã) Hồng Ngự; bồi tụ là xu thế chủ yếu ở nhánh

phía Nam. Sau năm 2003, xu thế diễn biến ngược lại. Điều này hoàn toàn phù hợp

với sự thay đổi nhánh chính - phụ giữa 2 nhánh.

Page 89: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

- 59 -

Hình 2.17. Diễn biến đáy sông Tiền đoạn Tân Châu - Hồng Ngự giai đoạn 1895 - 2004 [63]

Hình 2.18. Diễn biến đáy sông nhánh trái khu vực Tân Châu - Hồng Ngự [78]

Hình 2.19. Diễn biến đáy sông nhánh phải Hồng Ngự [78]

Ra

ïch

Tra

ø Ñö

Cu

oái c

uø la

o L

on

g K

ha

ùnh

Cao trình (m)

0

Ra

ïch

C

aùi V

öøn

g

Ke

ânh

û Th

öô

ïng

Ña

àu c

uø la

o C

ha

âu M

a

xa

õ Th

öô

øng

Ph

öô

ùc 1

GHI CHUÙ:

Naêm 2015

Naêm 2011

Naêm 2009

Naêm 2006

HOÀNG NGÖÏ

-5

-10

-15

-20

-25

-30

-35

-40

-45

-500 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000

Khoaûng caùch (m)

xa

õ Th

öô

øng

Ph

öô

ùc 2

GHI CHUÙ:

Naêm 2015

Naêm 2011

Naêm 2009

Naêm 2006

0

0

Cao trình (m)

-5

-10

-15

-20

-25

-30

-35

-40

-45

-505000 10000 15000 20000 25000 30000

Khoaûng caùch (m)

Raïc

h C

aùi

øng

Cuo

ái c

uø la

o L

on

g Khaùnh

xaõ V

ónh Xö

ông

TX. Taân Chaâu

Page 90: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

60

(b) Khu vực huyện Thanh Bình

Tại khu vực này, giai đoạn 1998 - 2008, những nghiên cứu của Brunier và cs

[93], [94] cho thấy độ sâu đáy sông liên tục biến đổi. Năm 1998, đáy sông có một hố

sâu ở phía thượng lưu, lòng dẫn sông thể hiện sự luân phiên giữa hố sâu và bãi nông

(hình 2.20aII). Năm 2008, hố sâu này được mở rộng. Nhánh phía Tây sâu hơn dẫn

đến sự kết nối các hố cũ năm 1998. Nhánh phía Đông cũng tương tự với chiều sâu

biến đổi TB -2,47 m. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2006 - 2015, đoạn ngắn khoảng 3,0 km

sau rạch Ba Răn tuyến lạch sâu tiếp tục hạ thấp khoảng 4 - 5 m. Các khu vực còn lại

được nâng cao hơn (hình 2.20).

Như vậy, qua xem xét diễn biến xói, bồi lòng dẫn sông Tiền khu vực huyện

Thanh Bình nhận thấy điểm cơ bản như sau: khu vực đầu cù lao Tây liên tục bị xói

lở từ năm 1996 đến nay, mỗi năm tại khu vực này mất khoảng 7,8 ha/năm. Bờ trái là

khu vực xã An Phong và Tân Thạnh, đường bờ xói bồi đan xen, bờ sông xã An Phong

xói nhẹ. Bờ sông xã Tân Thạnh bồi tốc độ 0,6÷2,5 m/năm. Bờ phải là khu vực cù lao

Tây (xã Tân Quới và Tân Bình) đường bờ bị sạt lở, tốc độ sạt lở bờ ở xã Tân Quới là

2,2÷3,6 m/năm, xã Tân Bình trong những năm gần đây sạt lở mạnh, tốc độ sạt lở 6÷10

m/năm, tuyến lạch sâu sâu hơn và ép sát bờ. Diễn biến xói sâu lòng dẫn sông chỉ xảy

ra tại khu vực mà bờ sông ở đó xói lở mạnh đó là đoạn bờ phải thuộc xã Bình Tân dài

3,2 km. Cao trình đáy sông xói sâu thêm từ 1÷2 m so với năm 2008, năm 2008 cao

trình đáy sông từ -15÷-17 m, năm 2015 cao trình đáy từ -15÷-19 m. Ngoài khu vực

kể trên cao trình đáy sông có xu thế nâng cao trên toàn tuyến từ 1÷4 m so với năm

2008, năm 2008 cao trình đáy sông từ -15÷-21 m, năm 2015 cao trình đáy từ -13÷-17

m. Khu vực xã Bình Thành (hình 2.21 và hình PL2.6) nằm ngay sau đoạn nhập lưu và

bờ lõm của đoạn sông cong, chiều rộng lòng dẫn sông 500÷650 m, xói bờ sông diễn ra

mạnh tốc độ xói TB 2÷2,8 m/năm, cao độ đáy sông -27÷-35 m không biến động nhiều.

DBLD sông Tiền trên mặt bằng và theo đáy sông khu vực huyện Thanh Bình

có mối tương quan với nhau. Những khu vực thường xuyên bị xói lở thì thường tuyến

lạch sâu lệch sát về phía bờ (xã Bình Thành, xã Tân Bình....) và ngược lại. Mặt dù,

hiện nay một số khu vực có mức độ DBLD sông khá phức tạp (xã Bình Thành, xã An

Phong...) tuy nhiên lòng dẫn sông nhánh trái cù lao Tây vẫn khá ổn định, vẫn giữ

được hình thái đoạn sông tương đối thẳng.

Page 91: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

- 60 -

Hình 2.20. Tiến hóa hình thái khu vực cù lao Tây (km 195 - 220) (aI), năm 1998 (aII); năm 2008 (b) [Brunier G. at el, 2014]

Page 92: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

- 60 -

Hình 2.21. Diễn biến đáy sông khu vực huyện Thanh Bình giai đoạn 2006 - 2015 [78]

30000

0

Cao trình (m)

-5

-10

-15

-20

-25

-30

-35

-40

-45

-50

35000 40000 45000 50000 55000 60000 65000 70000

Khoaûng caùch (m)

Ra

ïch

C

aùi D

aàu

Ke

ânh

N

gu

ye

ãn V

aên Tie

áp

Ra

ïch

B

a Ra

ên

xa

õ P

hu

ù N

inh

Xa

õ B

ình

Tha

ønh

Ña

àu c

uø la

o C

ha

âu M

a

Cu

oái

cu

ø la

o C

ha

âu M

a

TAM NOÂNG THANH BÌNH

GHI CHUÙ:

Naêm 2015

Naêm 2009

Naêm 2008

Naêm 2006

Page 93: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

61

(c) Diễn biến theo tuyến lạch sâu khu vực TP. Cao Lãnh - huyện Châu Thành

- Giai đoạn 1895 - 2004: diễn biến đường lạch sâu sông Tiền đoạn An Hiệp -

Mỹ Thuận từ năm 1895 đến 2004 nhận thấy các hố xói đều phát triển ngày một sâu

thêm. Hố xói tại khúc sông cong thị xã Sa Đéc đã được dòng chảy đào sâu thêm 15

m trong khỏang thời gian từ 1895 đến 2000, hố xói sâu tại Sa Đéc có xu thế dịch

chuyển về hạ lưu khu vực xã An Hiệp, hố xói tại Mỹ Thuận sâu thêm 28,45 m (từ

1895 đến 2003) [63]. Hầu như tuyến lạch sâu toàn đoạn sông đều được hạ thấp xuống

nhiều (hình 2.22).

- Giai đoạn 2007 - 2015: biến động tuyến lạch sâu khu vực Sa Đéc - Châu

Thành tiếp tục diễn biến mạnh mẽ. Lạch sâu tiếp tục lệch phải từ 6 - 10 m và dịch

chuyển về phía hạ lưu (hình 2.23).

- Diễn biến tại các hố xói: Để có số liệu phân tích về biến đổi độ sâu, xem xét diễn

biến và sự thay đổi vị trí và phạm vi các hố xói tại khu vực này (hình 2.24 và bảng 2.3).

Bảng 2.3. Sự phát triển hố xói khu vực Sa Đéc - Châu Thành năm 2010 và 2015 [78]

Tên hố xói Năm 2010 Năm 2015

Dài Rộng Sâu Dài Rộng Sâu

Hố xói số 1 500 43 30 1.800 140 30

870 80 34

Hố xói số 2 147 30 30 260 30 30

Hố xói số 3 255 55 30 380 85 30

Hố xói số 4 245 78 40 392 100 40

+ Theo kết quả đo đạc địa hình năm 2010 xuất hiện 4 hố xói như sau (hình

2.25): hố xói thứ nhất: cách rạch Cái Đôi 950 m về phía hạ lưu, cao trình đáy -30 m;

hố xói thứ 2 cách rạch Cái Đôi 2.740 m về phía hạ lưu, cao trình đáy -30 m; Hố xói

thứ 3 cách rạch Cái Đôi 3.090 m về phía hạ lưu, cao trình đáy -30 m; hố xói thứ 3

cách rạch Cái Đôi 3.860 m về phía hạ lưu, cao trình đáy 40 m. Các hố xói sâu nằm

rất gần với đường bờ sông, cách bờ sông khoảng 50 - 150 m. Chính vì thế mà bờ sông

bị xói lở hàng năm rất lớn.

+ Từ kết quả đo đạc địa hình năm 2015 nhận thấy các hố xói phát triển như

sau: thời kỳ 2010 - 2015 các hố xói ngày càng mở rộng, kéo dài cả về phía thượng

lưu và hạ lưu, ngoài ra trong khu vực còn xuất hiện thêm một số hố xói sâu cục bộ,

các hố xói nằm cách bờ sông từ 50 m - 150 m. Sự dịch chuyển của các hố xói về hạ

lưu đúng theo qui luật vận động của đoạn sông nghiên cứu.

Sự thay đổi và di chuyển của các hố xói phù hợp với quá trình diễn biến đường

bờ sông như đã trình bày ở phần 2.1.1.1.

Page 94: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

- 61 -

Hình 2.22. Diễn biến đáy sông Tiền khu vực Sa Đéc - Mỹ Thuận (1895 - 2004) [63]

Page 95: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

- 61 -

Hình 2.23. Diễn biến tuyến đáy sông khu vực Cao Lãnh - Châu Thành giai đoạn 2007 - 2015 [78]

Ra

ïch

C

aùi D

aàu

Ke

ânh

N

gu

ye

ãn V

aên Tie

áp

So

âng

C

ao

La

õnh

xa

õ H

oøa

A

n

Ph

öô

øng

6

Ña

äp N

ha

ø Thö

ông

Ra

ïch

C

aùi Ñ

oâi

TP. CAO LAÕNH AN HIEÄP

GHI CHUÙ:

Naêm 2015

Naêm 2008

Naêm 2007

0

Cao trình (m)

-5

-10

-15

-20

-25

-30

-35

-40

-45

-50

65000 70000 75000 80000 85000 90000 95000 100000 105000 110000 115000 120000 125000

Khoaûng caùch (m)

Page 96: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

- 61 -

Hình 2.24. Diễn biến hố xói sâu sông Tiền khu vực xã An Hiệp, huyện Châu Thành

giai đoạn 2010 - 2015 [78]

Hình 2.25. Vị trí mặt cắt ngang sông Tiền khu vực xã An Hiệp - cồn Linh [78]

(-30)

MH1

MH2

MH3

MH4

MH5

MH6

MH7

H

KB09

KB10

KB11

KB12

KB13

KB14

KB15

KB16

KB17

KB18

KB19

KB20

KB21

KB22

KB23

KB24

KB25

KB26

KB27

KB28

KB29

KB30

KB31

KB32

KB33

KB34

KB35

KB36

KB37

KB38

KB39

KB40

KB42

KB43

KB44

KB45

KB46

KB50

KB51

KB52

KB53

KB54

KB55

KB56

KB58

KB59

KB60

KB61

KB41

KB49KB48

KB47

KB08

KB07

KB06

KB05

KB04

KB03

KB02

KB01

KB57

B'

KB62

(-30)

Ñöôøng hoá xoùi naêm 2010

(-35)

(-30)

(-35)(-40)

(-40)

(-30)

(-30)

(-30)

MH1

MH2

MH3

MH4

MH5

MH6

MH7

(-34)

H

KB09

KB10

KB11

KB12

KB13

KB14

KB15

KB16

KB17

KB18

KB19

KB20

KB21

KB22

KB23

KB24

KB25

KB26

KB27

KB28

KB29

KB30

KB31

KB32

KB33

KB34

KB35

KB36

KB37

KB38

KB39

KB40

KB42

KB43

KB44

KB45

KB46

KB50

KB51

KB52

KB53

KB54

KB55

KB56

KB58

KB59

KB60

KB61

KB41

KB49KB48

KB47

KB08

KB07

KB06

KB05

KB04

KB03

KB02

KB01

KB57

B'

KB62

(-40)

(-40)

(-40)

TÆNH ÑOÀNG THAÙP

HUYEÄN CHAÂU THAØNH

xaõ An Hieäp

(-40)

(-30)

(-30)

Ñöôøng hoá xoùi thaùng 3/2015

GHI CHUÙ:

COÀN BÌNH TAÂN

TÆNH ÑOÀNG THAÙP

HUYEÄN CAO LAÕNH

xaõ Bình Thaïnh

COÀN LINH

RAÏCH CAÙI ÑOÂI

1136500

N

584900

585400

585900

586400

586900

587400

587900

588400

588900

1137000

1137500

1138000

1138500

1139000

SOÂNG TIEÀN

KB48

KB47

KB08

KB07

KB06

KB05

KB04

KB03

KB02

KB01

KB57

B'

KB62

Ñöôøng hoá xoùi thaùng 3/2015

Ñöôøng hoá xoùi naêm 2010

(-35)

(-30)

(-35)

(-40)

(-40)

(-40)

TÆNH ÑOÀNG THAÙP

HUYEÄN CHAÂU THAØNH

xaõ An Hieäp

(-40)

(-30)

(-30)

(-40)

(-40)

(-30)

(-30)

(-30)

MH1

MH2

MH3

MH4

MH5

MH6

MH7

(-34)

H

KB09

KB10

KB11

KB12

KB13

KB14

KB15

KB16

KB17

KB18

KB19

KB20

KB21

KB22

KB23

KB24

KB25

KB26

KB27

KB28

KB29

KB30

KB31

KB32

KB33

KB34

KB35

KB36

KB37

KB38

KB39

KB40

KB42

KB43

KB44

KB45

KB46

KB50

KB51

KB52

KB53

KB54

KB55

KB56

KB58KB59

KB60KB61

KB41

KB49

Ñöôøng hoá xoùi thaùng 3/2015

GHI CHUÙ:

H

KB09

KB10

KB11

KB12

KB13

KB14

KB15

KB16

KB17

KB18

KB19

KB20

KB21

KB22

KB23

KB24

KB25

KB26

KB27

KB28

KB29

KB30

KB31

KB32

KB33

KB34

KB35

KB36

KB37

KB38

KB39

KB40

KB42

KB43

KB44

KB45

KB46

KB50

KB51

KB52

KB53

KB54

KB55

KB56

KB58KB59

KB60KB61

KB41

KB49KB48

KB47

KB08

KB07

KB06

KB05

KB04

KB03

KB02

KB01

KB57

B'

KB62

(-30)(-30)

MH1

MH2

MH3

MH4

MH5

MH6

MH7

COÀN BÌNH TAÂN

MC

-01

MC

-02 M

C-0

3

MC-04

MC-05

MC-06

MC

-07

MC

-08

MC

-09

MC

-10

MC

-11

TÆNH ÑOÀNG THAÙP

THAØNH PHOÁ SA ÑEÙC

Phöôøng 4

TÆNH ÑOÀNG THAÙP

HUYEÄN CAO LAÕNH

xaõ Bình Thaïnh

583900

1136500

N

584400

584900

585400

585900

586400

586900

587400

587900

588400

588900

1137000

1137500

1138000

1138500

1139000

COÀN LINH

RAÏCH CAÙI ÑOÂI

Page 97: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

62

Qua phân tích quá trình diễn biến dọc (đường trên mặt bằng và đáy sông) sông

Tiền tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn 1966 - 2015 nhận thấy:

- Khu vực có mức độ biến động mạnh nhất xảy ra ở khu vực chảy qua đoạn

sông khu vực chịu ảnh hưởng dòng chảy thượng nguồn (huyện Hồng Ngự - thị xã

Hồng Ngự; TP. Cao Lãnh).

- Những đoạn thường xảy ra biến động nằm ở những khúc sông có hình thái đặc

trưng như sông phân nhánh (xã Thường Phước 1, 2; Thường Thới Tiền; cù lao Long

Khánh...) và bờ lõm khúc sông cong (thị xã Tân Châu, An Giang; xã Mỹ An Hưng B,

huyện Lấp Vò; Phường 3, 4, TP. Sa Đéc; xã An Hiệp, huyện Châu Thành...). Các khu

vực này, bờ sông đầu cù lao, bờ lõm khúc sông liên tục bị xói lở. Ngược lại, đuôi cù

lao, bờ lồi đối diện thường được bồi lắng, mở rộng đuôi cồn và bờ. Trong giai đoạn

1969 - 2002 khu vực xã An Hiệp từ 1969 - 2015, xói lở ăn sâu vào bờ 78 m, trong

khi bờ đối diện bồi tụ thêm 164 m; các hố xói và tuyến lạch sâu lệch, hạ thấp (từ 6 -

10 m trong giai đoạn 2007 - 2015) về phía bờ phải khu vực Phường 3, 4 (TP. Sa Đéc)

và xã An Hiệp, huyện Châu Thành.

- Diễn biến trên đường bờ phù hợp sự thay đổi của đáy sông và các hố xói cục

bộ. Những khu vực xói lở lớn thường có tuyến lạch sâu lệch sát bờ đi kèm với các hố

xói cục bộ. Điều này được chứng minh tại các điểm sạt lở lớn như khu vực xã An

Hiệp, huyện Châu Thành; thị xã Tân Châu, An Giang; xã Bình Thành, huyện Thanh

Bình; Phường 11, TP. Cao Lãnh...

2.1.2. Diễn biến lòng dẫn sông theo chiều ngang

Trong phần này NCS đánh giá quá trình DBLD sông theo các mặt cắt ngang để

khẳng định được các khu vực biến động mạnh và thấy được mối liên hệ của sự DBLD

sông theo mặt cắt dọc, mặt cắt ngang và mặt bằng tại các đoạn biến động lớn. Mỗi khu

vực chỉ lựa chọn những mặt cắt điển hình, đặc trưng chứ không xem xét toàn bộ.

2.1.2.1. Khu vực huyện Hồng Ngự và thị xã Hồng Ngự

(i) Khu vực xã Thường Phước 1

Mặt cắt phía trên cồn Liệt Sỹ, chiều rộng lòng dẫn sông 1.900 m, cao độ đáy

sông sâu nhất trong khu vực xã từ -15 ÷ -25 m, bãi giữa lòng dẫn sông trước năm

2006 là khu vực đầu cồn Liệt Sỹ nhưng đến năm 2015 cồn bị san bằng, xói TB 1,1

m/năm. Hai bên bờ sông xói nhẹ, TB 1,0 m/năm. Tuyến lạch sâu hai bên bờ sông bồi

TB 0,5 m/năm (hình 2.26).

Page 98: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

63

Hình 2.26. Diễn biến mặt cắt ngang đầu cồn Liệt Sỹ [78]

- Mặt cắt ngang qua cồn Liệt Sỹ và cồn Béo. Chiều rộng lòng dẫn sông 1.900 ÷

2.300 m, cao độ đáy sông sâu từ -17 ÷ -20 m, chiều rộng cồn 800 ÷ 1.000 m. Bờ cồn Liệt

Sỹ và cồn Béo phía bên nhánh trái sạt lở mạnh hơn phía bên nhánh phải tốc độ xói TB

10 m/năm, nhánh phải cồn bị xói khoảng 2 ÷ 5 m. Riêng tại Mặt cắt TP9 (hình 2.27) cồn

Liệt Sỹ bồi nhánh trái tốc độ bồi TB 28 m/năm. Tuyến lạch sâu bên bờ trái sông xói sâu

TB 0,6 m/năm. Hai bên bờ sông xói nhẹ. Chiều rộng sông 2.500 m đây là khu vực lòng

dẫn sông mở rộng nhất, cao độ đáy sông sâu từ -12 ÷ -14 m, chiều rộng cồn 800 ÷1.100

m. Nhánh trái cồn Béo mặt cắt ngang có hình chữ U, hai bên bờ sông xói mạnh tốc độ

xói TB 10 m/năm, lòng dẫn sông bồi nhẹ nhưng tuyến lạch sâu ép sát bờ trái gây xói.

Nhánh phải cồn Béo lòng dẫn sông bồi TB 1,0 m/năm, bờ phải xói khoảng 5 m/năm.

Hình 2.27. Diễn biến mặt cắt ngang giữa cồn Liệt Sỹ [78]

(ii) Khu xã Thường Phước 2

Mặt cắt ngang qua cồn Cỏ Gang và đuôi cồn Béo (hình 2.28). Chiều rộng sông

1.400 ÷2.200 m. Mặt cắt ngang lòng dẫn sông chia làm 03 khu vực, mặt cắt ngang lòng

dẫn sông khu vực bờ trái cồn Béo, khu vực đuôi cồn Béo, khu vực lòng dẫn sông phía

bờ phải cồn Béo. Mặt cắt ngang lòng dẫn sông khu vực bờ trái Cồn Béo: lòng dẫn sông

-15.00

-10.00

-5.00

0.00

0

100

200

300

400

500

600

700

800

900

1000

1100

1200

-20.00

(m)

-35.00

-30.00

-25.00

-45.00

-40.00

5.00

1300

1400

1500

1600

1700

1800

1900

2000

2100

Bôø traùi Bôø phaûi

MAËT CAÉT NGANG TP-04

10.00

Tyû leä Ñöùng 1/500

Ngang 1/5000

Coàn Lieät Syõ

Khu vöïc xoùi

Khu vöïc boài

MDTN 2015

MDTN 2006

-15.00

-10.00

-5.00

0.00

0

100

200

300

400

500

600

700

800

900

1000

1100

1200

-20.00

(m)

-35.00

-30.00

-25.00

-45.00

-40.00

5.00

1300

1400

1500

1600

1700

1800

1900

2000

2100

2200

Bôø traùi Bôø phaûi

MAËT CAÉT NGANG TP-09

10.00

Tyû leä Ñöùng 1/500

Ngang 1/5000

2300

Coàn Lieät Syõ

Khu vöïc xoùi

Khu vöïc boài

MDTN 2015

MDTN 2006

Page 99: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

64

có hình chữ U khá cân đối, đáy sông khá bằng phẳng có cao trình -10 ÷-15 m, lòng và

bờ sông đều xói mạnh TB 17 m/năm. Hiện nay khu vực bờ cồn Cỏ Gang chiều rộng chỉ

còn khoảng 85 m. Khu vực đuôi cồn Béo được bồi mạnh về phía hạ lưu cồn tốc độ bồi

TB 40 m/năm. Mặt cắt ngang lòng dẫn sông khu vực bờ phải cồn Béo lòng dẫn sông có

hình chữ V lệch, đáy sông cao trình -15 m, bờ sông phía cồn Béo bồi mạnh nên bờ sông

phía bờ phải xói mạnh tốc độ xói khoảng 20 m/năm.

Hình 2.28. Diễn biến mặt cắt khu vực đuôi Cồn Béo [78]

- Khu vực hợp lưu (hình 2.29): đây là đoạn sông thẳng, mặt cắt lòng dẫn sông

năm 2015 đã được điều chỉnh khá đối xứng, tuyến lạch sâu chạy giữa sông. Chiều

rộng sông 1.100 m. Cao trình đáy sông -17÷-20 m, lòng dẫn sông xói phía trái TB 1,0

m/năm và bồi phía phải TB 0,5 m/năm. Hai bên bờ sông xói mạnh TB 4÷8 m/năm.

Cao trình đáy sông được nâng lên so với năm 2009 là 6,5 m tại mặt cắt HN-04, tại

mặt cắt HN-05 cao trình đáy sông không biến động nhiều.

Hình 2.29. Diễn biến mặt cắt ngang khu vực hợp lưu [78]

-15.00

-10.00

-5.00

0.00

0

100

200

300

400

500

600

700

800

900

1000

1100

1200

-20.00

(m)

-35.00

-30.00

-25.00

-45.00

-40.00

5.00

1300

1400

1500

1600

1700

1800

1900

2000

2100

Bôø traùi Bôø phaûi

MAËT CAÉT NGANG HN-02

10.00

Tyû leä Ñöùng 1/500

Ngang 1/5000

Coàn T.Phöôùc2 Coàn Beùo

Khu vöïc xoùi

Khu vöïc boài

MDTN 2015

MDTN 2006

-15.00

-10.00

-5.00

0.00

0

100

200

300

400

500

600

700

800

900

1000

1100

1200

-20.00

(m)

-35.00

-30.00

-25.00

-45.00

-40.00

5.00

1300

Bôø traùi Bôø phaûi

MAËT CAÉT NGANG HN-04

10.00

Tyû leä Ñöùng 1/500

Ngang 1/5000

Khu vöïc xoùi

Khu vöïc boài

MDTN 2015

MDTN 2009

MDTN 2006

Page 100: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

65

(iii) Khu xã Thường Thới Tiền

Mặt cắt ngang qua khu vực co hẹp nút Tân Châu - Hồng Ngự (hình 2.30). Chiều

rộng sông 800÷1.100 m, cao độ đáy sông sâu nhất trong khu vực huyện Hồng Ngự,

cao trình từ -21÷-34 m. Đây là khu vực là khu vực đỉnh cong, lòng dẫn sông hẹp, có

các hố xói sâu. Trong quá khứ, khu vực Tân Châu bên bờ phải từng là một điểm nóng

về sạt lở trên sông Tiền. Tuy nhiên, sau khi xây dựng bờ kè năm 2001, đường bờ khu

vực này khá ổn định. Bên bờ trái, là khu vực xã Thường Thới Tiền từ mặt cắt HN07 có

xu hướng bồi tụ. So sách số liệu đường bờ từ năm 2001 đến nay thì khu vực Thường

Thới Tiền đã bồi lấn ra sông khoảng 400 m. Lòng dẫn sông biến động không nhiều.

Hình 2.30. Diễn biến mặt cắt ngang khu vực co hẹp Tân Châu - Hồng Ngự [78]

(iv) Khu nhánh phía Bắc (trái) cù lao Long Khánh:

Hình 2.31. Diễn biến mặt cắt ngang khu vực đầu nhánh trái cù lao Long Khánh [78]

-15.00

-10.00

-5.00

0.00

0

100

200

300

400

500

600

700

800

-20.00

(m)

-35.00

-30.00

-25.00

-45.00

-40.00

5.00

Bôø traùi Bôø phaûi

MAËT CAÉT NGANG HN-07

10.00

Tyû leä Ñöùng 1/500

Ngang 1/5000

MDTN 2009

MDTN 2006

Khu vöïc xoùi

Khu vöïc boài

-15.00

-10.00

-5.00

0.00

0

100

200

300

400

500

600

700

800

900

1000

1100

1200

-20.00

(m)

-35.00

-30.00

-25.00

-45.00

-40.00

5.00

1300

1400

1500

1600

1700

1800

Bôø traùi Bôø phaûi

MAËT CAÉT NGANG HN-09

10.00

Tyû leä Ñöùng 1/500

Ngang 1/5000

Cuø lao Meû

117.48

Khu vöïc xoùi

Khu vöïc boài

MDTN 2015

MDTN 2009

MDTN 2006

Page 101: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

66

Trên mặt bằng, đường bờ trái ít có sự biến động trong khi bờ phải phạm vi sạt

lở từ đầu cù lao Long Khánh vẫn kéo dài đến mặt cắt HN-12. Sau mặt cắt HN-12 thì

bờ phải có xu thế bồi tụ. Các mặt cắt ngang trong khu vực này cho thấy lòng dẫn sông

nhánh Hồng Ngự được bồi tụ mạnh, tuyến lạch sâu xa dần bờ trái. Mức độ bồi tụ lớn

nhất được ghi nhận tại mặt cắt HN-12 giai đoạn 2006 đến năm 2015 là 13 m (TB 1,4

m/năm). Sạt lở bờ trái chủ yếu diễn ra trong giai đoạn 2006 - 2009, giai đoạn 2009 đến

nay bờ tương đối ổn định. Nguyên nhân do dòng chủ lưu chuyển sang nhánh Long

Khánh từ năm 2003 nên giảm áp lực lên nhánh Hồng Ngự và hiện nay nhánh Hồng

ngự có xu thế bồi (hình 2.31). Khu vực nhánh Bắc cù lao Long Khánh, sau năm 2003

xu thế chung là bồi tụ (hình 2.32). Khu vực kênh Sở Thượng, xói lở xảy ra ở khu vực

hội lưu, bồi tụ ở lòng và bờ đối diện (hình 2.33).

Hình 2.32. Diễn biến mặt cắt ngang khu vực phường An Lạc - xã Long Khánh B [78]

Hình 2.33. Diễn biến mặt cắt ngang khu vực kênh Sở Thượng [78]

-15.00

-10.00

-5.00

0.00

0

100

200

300

400

500

600

700

800

900

1000

1100

-20.00

(m)

-35.00

-30.00

-25.00

-45.00

-40.00

5.00

Bôø traùi Bôø phaûi

MAËT CAÉT NGANG HN-13

10.00

Tyû leä Ñöùng 1/500

Ngang 1/5000

Khu vöïc xoùi

Khu vöïc boài

MDTN 2015

MDTN 2009

MDTN 2006

-15.00

-10.00

-5.00

0.00

0

100

200

300

400

500

600

700

-20.00

(m)

-35.00

-30.00

-25.00

-45.00

-40.00

5.00

Bôø traùi Bôø phaûi

MAËT CAÉT NGANG HN-15

10.00

Tyû leä Ñöùng 1/500

Ngang 1/5000

MDTN 2009

MDTN 2006

Khu vöïc xoùi

Khu vöïc boài

Page 102: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

67

(v) Khu vực nhánh Nam (phải) cù lao Long Khánh:

Lòng dẫn sông nhánh Long Khánh ghi nhận sự biến đổi mạnh khi dòng chủ

lưu chuyển từ nhánh Hồng Ngự sang nhánh phía Nam từ năm 2003 đến nay. Trên

chiều dài đường bờ khoảng 2,6 km đây là khu vực đầu cù lao Long Khánh, cao trình

đáy sông tăng dần từ -10÷-20 m. Phía bờ trái thuộc cù lao Long Khánh quá trình sạt lở

diễn ra mạnh tốc độ từ 10÷30 m/năm, sạt lở làm mặt cắt ngang lòng dẫn sông mở rộng

thêm từ 150 ÷250 m. Cao trình đáy sông có xu thế bồi nhẹ, bờ phải thuộc khu vực Long

Thuận sạt lở bờ nhẹ, tuyến lạch sâu lệch về bờ phải (hình 2.34).

Hình 2.34. Diễn biến mặt cắt ngang đầu nhánh phải cù lao Long Khánh [78]

- Khu vực giữa cù lao Long Khánh, quá trình sạt lở diễn ra trái ngược với đoạn

đầu cù lao:

Hình 2.35. Diễn biến mặt cắt ngang khu vực xã Long Khánh A - Long Thuận [78]

-15.00

-10.00

-5.00

0.00

0

100

200

300

400

500

600

700

800

900

1000

1100

1200

-20.00

(m)

-35.00

-30.00

-25.00

-45.00

-40.00

5.00

1300

Bôø traùi Bôø phaûi

MAËT CAÉT NGANG LK-01

10.00

Tyû leä Ñöùng 1/500

Ngang 1/5000

MDTN 2015

MDTN 2009

MDTN 2006

Khu vöïc xoùi

Khu vöïc boài

-15.00

-10.00

-5.00

0.00

0

100

200

300

400

500

600

700

800

900

1000

-20.00

(m)

-35.00

-30.00

-25.00

-45.00

-40.00

5.00

Bôø traùi Bôø phaûi

MAËT CAÉT NGANG LK-10

10.00

Tyû leä Ñöùng 1/500

Ngang 1/5000

Khu vöïc xoùi

Khu vöïc boài

MDTN 2015

MDTN 2009

MDTN 2006

Page 103: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

68

+ Phía bờ trái thuộc cù lao Long Khánh bồi tụ bắt đầu từ khu vực giữa lòng dẫn

sông với tốc độ từ 10÷30 m/năm. Bờ phải thuộc xã Long Thuận lại diễn ra sạt lở mạnh,

sạt lở lấn sâu vào từ 35÷80 m so với năm 2006, tốc độ sạt lở tốc độ sạt từ 4÷10 m/năm.

Sạt lở làm mất đất đai, nhà cửa và đường giao thông liên xã. Cao trình đáy sông sâu -

21 m và bị xói sâu xuống từ 8÷9 m so với năm 2006, tốc độ xói là 0,8÷1,0 m/năm. Đây

là điểm nóng về sạt lở của tỉnh trong những năm qua (hình 2.35).

+ Cồn Châu Ma nằm ở khu vực cửa ra của nhánh Long Khánh. Thời kỳ 2006

-2015 chứng kiến sự biến mất do sạt lở của cồn Châu Ma. Cồn Châu Ma phát triển

và đạt diện tích lớn nhất nào những năm 2001 sau đó thoái hóa dần. Dựa vào số liệu

lịch sử, năm 2006 diện tích cồn là hơn 34 ha; 3 năm sau cồn chỉ còn 8,6 ha và hiện

nay cồn Châu Ma đã hoàn toàn biến mất trên mặt bằng. Lạch sâu chuyển từ bờ trái

sang bờ phải nên bờ trái và lòng dẫn sông được bồi, bờ phải bị xói lở (hình 2.36).

Hình 2.36. Diễn biến mặt cắt ngang cồn Châu Ma [78]

(vi) Đoạn sau cù lao Long Khánh đến trước cù lao Tây

Trên mặt bằng, có thể nhận thấy có 2 sự thay đổi lớn trong giai đoạn 2007 - 2015:

- Sự phát triển của bãi bồi sát bờ phải phía xã Phú Thuận B. Hiện nay, bãi bồi

đã phát triển về phía hạ lưu khoảng 1 km, chiều dài hiện nay khoảng 1.600 m, chiều

rộng lớn nhất khoảng 165 m.

- Cồn bên bờ trái thuộc địa phận xã An Hòa, huyện Tam Nông: sạt lở làm thu

hẹp đáng kể phía đầu cồn, tuy nhiên đuôi cồn phát triển mạnh mẽ về phía hạ lưu.

Xem xét diễn biến trên mặt cắt ngang khu vực này cho thấy lòng dẫn sông

trong giai đoạn 2006 - 2015 biến đổi mạnh:

-15.00

-10.00

-5.00

0.00

0

100

200

300

400

500

600

700

800

900

1000

1100

1200

-20.00

(m)

-35.00

-30.00

-25.00

-45.00

-40.00

5.00

1300

Bôø traùi Bôø phaûi

MAËT CAÉT NGANG LK-19

10.00

Tyû leä Ñöùng 1/500

Ngang 1/5000

Cuø lao Chaâu Ma

Khu vöïc xoùi

Khu vöïc boài

MDTN 2015

MDTN 2009

MDTN 2006

Page 104: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

69

- Tuyến lạch sâu ngày càng dịch chuyển sát bờ trái nhưng cao trình đáy sông

không biến động nhiều, hố xói sâu vẫn ở cao trình -20÷-30 m, xói sâu rất lớn đáy sông

bờ trái và bồi tụ mạnh bên bờ phải. Mặt cắt HN-20 cho thấy phần đầu cồn bị sạt lở

nghiêm trọng. Từ 2009 - 2015, đầu cồn đã bị sạt lở gần 180 m. Phần đuôi cồn với xu

thế chung là phát triển về phía hạ lưu nên 2 bờ đều bồi (hình 2.37).

Hình 2.37. Diễn biến mặt cắt ngang tiêu biểu đoạn cù lao Long Khánh đến cù lao Tây [78]

2.1.2.2. Khu vực huyện Thanh Bình

Đây là đoạn sông tương đối thẳng. Trên mặt bằng, xu thế chung là bờ trái ổn định

và bồi; dọc bờ phải phía cù lao Tây sạt lở, đặc biệt nghiêm trọng là khu vực xã Tân Bình.

Đường bờ sạt lở kéo dài hơn 5 km, chỗ sạt mạnh nhất lấn vào bờ khoảng 80 m, đã làm

mất 1 phần tuyến đường giao thông liên thôn ven sông. Lòng dẫn sông Tiền khu vực này

khá nông. Cao độ lòng dẫn sông TB khoảng -9,0 đến -10,0 m. Một số hố xói có cao trình

-12 đến -13 m. Đây là khu vực quy hoạch khai thác cát nên những biến đổi của lòng dẫn

sông ngoài nguyên nhân tự nhiên thì tác động của con người là chủ yếu [78].

- Khu vực 1: Bờ trái là khu vực xã An Phong, bờ phải thuộc xã Tân Quới và Tân

Bình. Trên chiều dài tuyến bờ khoảng 3 km, mặt cắt ngang lòng dẫn sông chia làm 2

khu vực xói, bồi rõ rệt. Xói lở lòng dẫn sông phía bờ trái, bồi tụ lòng dẫn sông phía bờ

phải. Cụ thể như sau: chiều rộng lòng dẫn sông từ 1.000 ÷ 1.200 m tăng dần. Bờ trái

tương đối ổn định, xói lở và bồi tụ xen kẽ nhưng không đáng kể. Bờ và lòng dẫn sông

bờ phải xói lở trung, cao trình đáy sông năm 2008 từ cao trình -2÷-9 m, đến năm 2015

cao trình đáy -10÷-12 m do bờ trái hình thành và phát triển cồn An Phong. Phạm vi xói

lòng dẫn sông từ 400÷650m chiếm khoảng 2/3 chiều rộng sông. Lòng dẫn sông bờ phải

bồi tụ TB 0,4 ÷0,65 m/năm, cao trình đáy sông năm 2008 từ cao trình -14÷-17 m, đến

năm 2015 cao trình đáy -10÷-15 m. Phạm vi bồi lòng dẫn sông từ 300 ÷450 m chiếm

khoảng 1/3 chiều rộng sông (hình 2.38).

-15.00

-10.00

-5.00

0.00

0

100

200

300

400

500

600

700

800

900

1000

1100

-20.00

(m)

-35.00

-30.00

-25.00

-45.00

-40.00

5.00

Bôø traùi Bôø phaûi

MAËT CAÉT NGANG HN-20

10.00

Tyû leä Ñöùng 1/500

Ngang 1/5000

Khu vöïc xoùi

Khu vöïc boài

MDTN 2015

MDTN 2009

Page 105: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

70

Hình 2.38. Diễn biến mặt cắt ngang khu vực xã An Phong - Tân Bình [78]

- Diễn biến trên mặt cắt ngang khu vực xã Bình Thành

Bờ trái là khu vực xã Bình Thành, huyện Thanh Bình; bờ phải thuộc xã Mỹ

Hiệp, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Đây là khu vực nằm ngay sau đoạn phân nhánh

của sông Tiền đoạn qua cồn Én. Trên chiều dài tuyến bờ khoảng 2,7 km bờ trái khu

vực xã Bình Thành là bờ lõm của đoạn sông cong chịu ảnh hưởng của dòng chảy vòng

dòng chảy xoắn gây xói lở bờ mạnh và hình thành vùng hố xói nằm cách bờ từ 50÷100

m. Chiều rộng lòng dẫn sông 500÷650 m, đáy sông -27 ÷-35 m. Mặt cắt ngang đều có

hình chữ V lệch về phía bờ trái, hố xói sâu ở cao trình -20 m kéo dài trên toàn tuyến có

phạm vi rộng 110÷240 m. Xói lở bờ trái tốc độ TB 2,0 ÷2,8 m/năm. Lòng dẫn sông bờ

phải bồi nhẹ. Quan sát hình 2.39 có thể nhận thấy, bờ trái đang xói lở nghiêm trọng do

đó những đợt lở liên tiếp trong tháng 4/2017 khu vực xã Bình Thành là phù hợp với xu

thế từ 2008 - 2015.

Hình 2.39. Diễn biến mặt cắt ngang khu vực xã Bình Thành [78]

-15.00

-10.00

-5.00

0.00

0

100

200

300

400

500

600

700

800

900

1000

1100

1200

-20.00

(m)

-25.00

5.00

1300

1400

1500

Bôø traùi Bôø phaûi

MAËT CAÉT NGANG CM-13

10.00

Tyû leä Ñöùng 1/500

Ngang 1/5000

MDTN 2015

MDTN 2008

MDTN 2007

-15.00

-10.00

-5.00

0.00

0

100

200

300

400

500

600

700

800

-20.00

(m)

-35.00

-30.00

-25.00

-45.00

-40.00

5.00

Bôø traùi Bôø phaûi

MAËT CAÉT NGANG BT-07

10.00

Tyû leä Ñöùng 1/500

Ngang 1/5000

MDTN 2015

MDTN 2008

Khu vöïc xoùi

Khu vöïc boài

Page 106: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

71

2.1.2.3. Khu vực thành phố Cao Lãnh - huyện Cao Lãnh

- Đoạn sông trước phân nhánh:

Có chiều dài gần 8 km, bắt đầu từ kênh ông Kho đến trước cù lao xã Tân Thuận

Đông. Đây là đoạn sông hơi cong với đỉnh cong nằm ở xã Tân Thuận Tây. Lòng dẫn

sông mở rộng dần, từ 700 m ở Phường 11 tăng lên 1.390 m ở đỉnh cong xã Tân Thuận

Tây. Cao trình đáy sông tăng dần về phía hạ lưu, từ khoảng -20 m ở khu vực Kho xăng

Trần Quốc Toản, đến trước đoạn phân lưu cao trình còn khoảng -10 m.

Trên mặt cắt ngang, tuyến đáy sâu lệch về phía bờ trái, chỉ cách bờ trái trong

phạm vi từ 50 - 100 m (hình 2.40). Điều này tiềm ẩn nguy cơ sạt lở do bờ trái là nơi tập

trung hàng loạt nhà máy, cơ sở sản xuất lớn của tỉnh Đồng Tháp. Tại khu vực này mặc

dù đã làm kè bảo vệ gần như hết phạm vi kho xăng và khu công nghiệp Trần Quốc Toản

nhưng gần đây (2015, 2016) vẫn xảy ra những vụ sạt lở nghiêm trọng. Bờ phải đoạn đối

diện khu công nghiệp Trần Quốc Toản thuộc xã Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới tỉnh An Giang

đang hình thành bãi bồi cách bờ khoảng 100 m, kéo dài khoảng 2,5 km.

Hình 2.40. Mặt cắt ngang sông khu vực khu công nghiệp Trần Quốc Toản, Phường 11 [78]

Hình 2.41. Mặt cắt ngang điển hình khu vực nhánh trái Cồn Tre [78]

MAËT CAÉT NGANG CL-17

Tyû leä Ñöùng 1/500

Ngang 1/5000

-21.00

-16.00

-11.00

-6.00

-1.00

4.00

3.25

0.00

3.34

50.00

50.00

3.76

50.00

100.00

0.73

9.00

109.00

-18.38

52.29

161.29

-18.96

50.00

211.29

-20.77

50.00

261.29

-20.02

50.00

311.29

-19.16

50.00

361.29

-18.35

50.00

411.29

-17.15

50.00

461.29

-15.00

50.00

511.29

-13.29

50.00

561.29

-11.16

50.00

611.29

-4.46

50.00

661.29

-0.98

50.00

711.29

-2.54

50.00

761.29

-1.54

39.80

801.09

0.73

26.54

827.63

2.27

21.00

848.63

-0.32

55.00

903.63

1.03

52.00

955.63

9.00

Cao trình M.Ñ.T.N (m)

Khoaûng caùch (m)

K.C.C.D (m)

-26.00

MDTN 2015

MDTN 2014

2.69

0.00

-10.3

9

24.31

24.31

-14.6

7

50.00

74.31

-15.1

9

50.00

124.31

-13.3

4

50.00

174.31

-9.50

50.00

224.31

-7.13

50.00

274.31

-4.61

50.00

324.31

-0.36

50.00

374.31

2.65

10.06

384.37

Cao trình M.Ñ.T.N (m)

Khoaûng caùch (m)

K.C.C.D (m)

-20.00

-15.00

-10.00

-5.00

0.00

5.00

MAËT CAÉT NGANG CL-02

Tyû leä Ñöùng 1/500

Ngang 1/5000

Page 107: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

72

- Khu vực xã Tân Thuận Đông:

+ Nhánh trái Cồn Tre (sông Hồ Cừ): mặt cắt ngang điển hình khu vực này lạch

sâu lệch về phía đỉnh cong (hình 2.41). Theo số liệu khảo sát năm 2014 do Sở Xây

dựng Đồng Tháp cung cấp, đang tồn tại 02 hố xói tại khu vực này: hố xói thứ nhất có

cao trình -15, kéo dài khoảng 1,5 km, bắt đầu từ đầu Cồn Tre, áp sát bờ phải phía Cồn

Tre. Sau khi qua đỉnh cong của Cồn Tre, hố xói chuyển hướng, áp sát bờ trái phía xã

Hòa An. Hố xói thứ hai: có quy mô nhỏ hơn với cao trình -11 m, kéo dài khoảng 200

m, áp sát bờ trái thuộc Phường 6, TP. Cao Lãnh.

+ Nhánh sông Tiền giữa Cồn Tre và cồn Đông Định (hình 2.42): đoạn sông

ngắn và thẳng, chiều rộng sông khoảng 520 m. Lòng dẫn sông khá cạn với cao trình

lạch sâu khoảng -10 m. Tuyến lạch sâu nằm lệch về phía bờ trái (cồn Tre) nên hiện nay

bờ trái đang có hiện tượng sạt lở.

Hình 2.42. Mặt cắt ngang điển hình khu vực lòng dẫn sông nhánh giữa cồn Đông

Định và Cồn Tre [78]

+ Nhánh sông Tiền giữa cồn Đông Định và xã Hội An (An Giang), xã Mỹ An

Hưng B (huyện Lấp Vò, Đồng Tháp): đoạn sông cong với đỉnh cong tại xã Hội An

(An Giang). Với đặc điểm này, tuyến lạch sâu lệch về phía bờ phải. Đây là một trong

những nguyên nhân làm cho bờ phải khu vực này bị xói lở nghiêm trọng, đặc biệt là

tại khu vực xã Mỹ An Hưng B (huyện Lấp Vò, hình 2.43).

- Khu vực phà Cao Lãnh: trên mặt bằng, sông Tiền khu vực phà Cao Lãnh từ

cuối cồn Đông Định đến hợp lưu sông Cao Lãnh và sông Tiền là đoạn sông khá thẳng

với chiều dài khoảng 7 km. Đoạn sông này khá ổn định, mặt cắt lòng dẫn sông cân đối.

Tuy nhiên, hiện nay bờ trái phía phà Cao Lãnh đang có xu hướng bồi cạn.

MDTN 2014

2.66

0.00

-4.44

30.19

30.19

-10.0

0

50.00

80.19

-10.5

4

50.00

130.19

-11.0

6

50.00

180.19

-11.0

2

50.00

230.19

-10.4

3

50.00

280.19

-9.10

50.00

330.19

-7.76

50.00

380.19

-6.12

50.00

430.19

-3.53

50.00

480.19

-1.25

37.48

517.67

2.58

12.08

529.75

Cao trình M.Ñ.T.N (m)

Khoaûng caùch (m)

K.C.C.D (m)

-16.00

-11.00

-6.00

-1.00

4.00

MAËT CAÉT NGANG TTD-02

Tyû leä Ñöùng 1/500

Ngang 1/5000

Page 108: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

73

Hình 2.43. Mặt cắt ngang lòng dẫn sông khu vực xã Mỹ An Hưng B, huyện Lấp Vò [78]

Như vậy, lòng dẫn sông Tiền đang diễn ra sạt lở mạnh tại các khu vực đỉnh

cong tại các xã Tân Thuận Tây, Hòa An, xã Mỹ An Hưng B và đầu cồn Tre và cồn

Đông Định (xã Tân Thuận Đông). Khu vực Phường 11 tiềm ẩn nguy cơ sạt lở do

tuyến lạch sâu lệch về bờ trái, trong khi bờ phải phía An Giang ngày càng bồi cạn

đẩy dòng chủ lưu sang phía Đồng Tháp. Hơn nữa, bờ sông bị chất tải do đây là nơi

tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp. Khu vực phà Cao Lãnh khá ổn định, tuy nhiên

bờ trái phía TP. Cao Lãnh có hiện tượng bồi tụ.

2.1.2.4. Khu vực thành phố Sa Đéc - huyện Châu Thành

(i) Mặt cắt ngang khu vực Phường 4 TP. Sa Đéc - cồn Bình Tân: diễn biến mặt

cắt ngang khu vực Phường 4, TP. Sa Đéc (bờ phải) và cồn Bình Tân (bờ trái) có hình

chữ V lệch về bờ phải. Tuyến lạch sâu ép sát bờ phải và có xu hướng bồi nhẹ. Bờ trái

bồi 1 m/năm, khu vực lòng dẫn sông phía bờ trái xói TB từ 0,5 m/năm. Mặt cắt ngang

tương đối ổn định không biến động nhiều (hình 2.44).

Hình 2.44. Diễn biến mặt cắt ngang khu vực Phường 4, TP. Sa Đéc [78]

MDTN 2014

2.6

10.0

0

0.4

8

19.42

19.42

-4.93

50.00

69.42

-9.17

50.00

119.4

2

-14.8

8

50.00

169.4

2

-20.7

0

50.00

219.4

2

-24.6

4

50.00

269.4

2

-26.3

2

50.00

319.4

2

-23.9

9

50.00

369.4

2

-20.2

4

50.00

419.4

2

-13.5

3

50.00

469.4

2

-8.30

14.25

483.6

7

2.5

62.4

7486.1

4

Cao trình M.Ñ.T.N (m)

Khoaûng caùch (m)

K.C.C.D (m)

-31.00

-26.00

-21.00

-16.00

-11.00

-6.00

-1.00

4.00

MAËT CAÉT NGANG LV-04

Tyû leä Ñöùng 1/500

Ngang 1/5000

-15.00

-10.00

-5.00

0.00

0 100 200 300 400 500 600 700 800

-20.00

(m)

Tyû leä Ñöùng 1/200 Ngang 1/2000

-35.00

-30.00

-25.00

-45.00

-40.00

Bôø traùi Bôø phaûi

MAËT CAÉT NGANG MC-02 MDTN 2014 MDTN 2011 MDTN 2008

Page 109: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

74

(ii) Khu vực xã An Hiệp (huyện Châu Thành) - cồn Bình Tân (xã Bình Thạnh,

huyện Cao Lãnh):

Diễn biến các mặt cắt ngang giai đoại 2008 ÷ 2015 xói lở mạnh phía bờ phải An

Hiệp khoảng 40 m - 68 m và tuyến lạch sâu xói sâu từ - 8 m -14 m. Bờ trái có xu hướng

ổn định, với bãi bồi rộng 600m ở cao trình -5m. Mặt cắt ướt luôn được mở rộng do bờ

phải xói lở mạnh và chiều sâu TB ngày càng tăng. Mặt cắt ngang lòng dẫn sông tạo hình

chữ V lệch về phía bờ phải, cao trình tuyến lạch sâu từ -30÷-35 m, tuyến lạch sâu ép sát

bờ phải. Do đó, bở phải thuộc xã An Hiệp liên tục bị sạt lở (hình 2.45).

Hình 2.45. Diễn biến mặt cắt ngang lòng dẫn sông khu vực xã An Hiệp - cồn Bình Tân [78]

Kết quả nghiên cứu giai đoạn 1966 - 2015 cho thấy, xói lở bờ tại xã An Hiệp

(bờ phải) và bồi tụ tại cồn Linh (bờ trái) là một quá trình tương tác giữa dòng chảy

và lòng dẫn sông tại khúc sông cong bị co hẹp đột ngột, tồn tại nhiều hố xói sâu nằm

lệch hẳn về phía bờ phải.

Quá trình diễn biến theo các mặt cắt ngang khu vực Sa Đéc - Châu Thành phù

hợp với quá trình biến động dọc sông được trình bày ở phần 2.1.1. Những khu vực

thường xuyên bị xói lở (Phường 3, 4 trước đây, xã An Hiệp hiện nay) tuyến lạch sâu

và hố xói lệch sát bờ (đáy hình chữ V). Ngược lại, bờ được bồi tụ thường nằm ở phía

đối diện tuyến đáy sâu sông.

2.1.3. Mối liên hệ giữa diễn biến lòng dẫn sông Tiền theo hướng dọc và theo

hướng ngang sông

DBLD sông theo hướng dọc phù hợp với DBLD sông theo hướng ngang. Cụ thể:

Những khu vực xói lở trên mặt bằng mạnh thì mặt cắt ngang thường có hình

chữ V, đáy lệch về phía bờ lở hoặc dạng có hình bãi giữa (tồn tại cù lao, cồn bãi giữa

dòng sông). Xói lở mạnh ở đầu bãi giữa thì bồi tụ ở cuối bãi. Tiêu biểu các khu vực

-15.00

-10.00

-5.00

0.00

0 100 200 300 400 500 600 700 800 900

-20.00

(m)

Tyû leä Ñöùng 1/200 Ngang 1/2000

-35.00

-30.00

-25.00

-45.00

-40.00

Bôø traùi Bôø phaûi

MAËT CAÉT NGANG MC-09 MDTN 2015 MDTN 2010 MDTN 2008

156 199 29.85

Page 110: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

75

DBLD sông mạnh trong những năm qua như khu vực xã Thường Phước 1, 2 huyện

Hồng Ngự; khu vực cù lao Long Khánh; khu vực đầu cù lao Tây; Bình Thành của

huyện Thanh Bình; khu vực cù lao Tân Thuận Đông; khu vực Sa Đéc - Châu Thành…

đều thể hiện mối liên hệ này.

DBLD sông trên mặt bằng phù hợp với diễn biến tuyến lạch sâu (trục động

lực dòng chảy, đường thalweg lệch sát bờ xói lở hoặc tồn tại các hố sâu ngay sát bờ).

Kết quả Báo cáo kỹ thuật số 31 của MRC [14], cho thấy đoạn sông Tiền tỉnh Đồng

Tháp có 13 hố sâu (V001 - V013), đây đều là những khu vực (Tân Châu, Bình Thành,

Mỹ An Hưng B, An Hiệp…) mà quá trình xói lở lòng dẫn sông xảy ra mạnh trong suốt

thời gian qua.

Hình 2.46. Vị trí các hố sâu trên sông Tiền và sông Hậu

Lưu ý: Không phải các đoạn sông đều đã được khảo sát

2.1.4. Đặc điểm chung (cơ chế) diễn biến lòng dẫn sông Tiền tỉnh Đồng Tháp

Kết quả nghiên cứu và khảo sát thực tế cho thấy: cơ chế của quá trình xói lở

là vừa có xói cục bộ, vừa có xói lở mái bờ sông, hình thức chủ yếu là sụp lở; xâm

thực vừa có tích chất xung kích thủy lực của dòng chảy sông, vừa có tác động của

dòng nước ngầm. Xói lở vừa có tích chất mất cân bằng về sức tải cát, vừa có tích

chất mất cân bằng về mặt cơ học. Phương thức chung là xói lở cả về mùa lũ và mùa

kiệt. Qua phân tích quá trình diễn biến, nguyên nhân và các nhân tố ảnh hưởng đến

DBLD sông Tiền có thể rút ra các đặc điểm chung về DBLD sông Tiền và những

điểm bất ổn định đặc trưng như sau:

Page 111: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

76

2.1.3.1. Diễn biến lòng dẫn sông Tiền theo quy luật xói lở, bồi tụ của sông phân nhánh

Sông Tiền tỉnh Đồng Tháp với lịch sử phát triển lâu dài và quá trình diễn biến

phức tạp tuy nhiên vẫn tuân theo quy luật:

Khu vực phân nhánh, nhất là khu vực có sự thay đổi - “dịch chuyển” của lòng

dẫn sông là một trong những nơi DBLD sông diễn ra mạnh mẽ, phức tạp nhất. Do tỉ

lệ phân lưu thay đổi hoặc các nhánh thay đổi giai đoạn phát triển, suy vong, nhánh

sông có lưu lượng dòng chảy tăng sẽ bị xói và gây ra sạt lở. DBLD sông trên đoạn

sông phân nhánh phát triển mạnh trên mặt bằng và theo chiều sâu. Xói lở bờ vừa xảy

ra xói ngang và hình thành hố xói cục bộ. Điều này, được chứng minh rõ nhất ở đoạn

Tân Châu - Hồng Ngự (bảng 2.4):

Bảng 2.4. Diễn biến phân chia lưu lượng sông Tiền ở cù lao Long Khánh theo các

nhánh qua các thời kỳ [27]

Thời gian Nhánh Ghi chú

Hồng Ngự (%) Long Khánh (%)

9/1996 66 34 Hồng Ngự bị xói lớn

4/ 2001 51 49 Tương đối ổn định

3/ 2003 45 55 Tương đối ổn định

8/ 2003 48 52 Long Khánh bị xói

10/ 2007 40 60 Long Khánh bị xói

6/ 2008 36 64 Long Khánh bị xói lớn

9/ 2008 38 62 Long Khánh bị xói lớn

12/ 2010 37 63 Long Khánh bị xói lớn, phức tạp

9/ 2015 28 72 Long Khánh bị xói lớn, phức tạp

- Những năm 40 (XX), dòng chính sông Tiền ở khu vực này là dòng phía Nam

cù lao Long Khánh do các cù lao, bãi bồi, cồn cát nằm rời rạc, phân tán. Những năm

1960, dòng chính bắt đầu chuyển sang nhánh Hồng Ngự. Cho đến năm 1983, các cù

lao, bãi bồi, cồn cát nhập lại tạo thành một cù lao lớn có xu hướng bít cửa kênh Tân

Châu - Châu Đốc. Cù lao này nằm ngay ở phía bờ phải điểm gấp khúc Tân Châu và

ngày càng phát triển. Do đó, trước năm 2000 (1991 - 1999) quá trình xói lở bờ xảy ra

mạnh ở phía bờ trái thuộc huyện Hồng Ngự do dòng chính đi qua. Những đoạn sông bị

xói lở mạnh thuộc các xã Thường Thới Tiền, Thường Lạc, thị trấn Hồng Ngự. Trong

giai đoạn 1975 - 1995, xói lở bờ thuộc xã Thường Thới Tiền trung 10 m/năm, Thường

Lạc 10 - 15 m/năm, thị trấn Hồng Ngự xói lở dài 600 m, ăn sâu vào đất liền 20 m (ngày

6/4/1992 nhấn chìm trụ sở Ủy ban huyện, Nhà khách và Kho bạc). Tại đây hố xoáy sâu

40 m hình thành do sự hội lưu của rạch Hồng Ngự với sông Tiền [75].

- Sau năm 2000, khi dòng chủ lưu chuyển sang nhánh Nam cù lao Long Khánh

và sông Cái Vừng do sự xuất hiện của cồn mới (bãi bồi mới - cù lao Thường Thới Tiền,

nằm cạnh ấp Long Phước, quan sát được từ năm 1990) nằm chắn ngay giữa dòng Bắc

Page 112: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

77

cù lao Long Khánh thì quá trình DBLD sông ở thị xã Hồng Ngự ít xảy ra. Trong khí,

quá trình xói lở xảy ra rất mạnh ở các cù lao, cồn bãi và bờ sông thuộc nhánh Nam cù

lao Long Khánh và sông Cái Vừng. Xói lở mạnh ở cù lao Long Khánh, bờ phải thuộc

xã Long Thuận. Hiện nay, do xói sâu mạnh nên nhánh Nam cù lao Long Khánh trở

thành tuyến giao thông đường thủy cho tàu trọng tải lớn.

Sự thay đổi hình thái lòng dẫn đoạn cù lao Long Khánh liên quan đến sự thay

đổi các nhánh được thể hiện ở hình 2.47.

Bên cạnh đó, quá trình DBLD sông gắn liền với quá trình hình thành và phát

triển các cù lao, cồn bãi. Sự tồn tại cù lao, quá trình dịch chuyển của cù lao xuống hạ

du theo thời gian đã làm thay đổi tỷ lệ phân lưu giữa các nhánh. Những biến đổi nhỏ

của đoạn lòng dẫn sông phía thượng lưu đều kéo theo sự thay đổi lớn lưu lượng dòng

chảy chảy qua các nhánh sông theo thời gian. Mặt khác lòng dẫn sông được cấu tạo

bởi địa chất yếu đã gây nên hiện tượng xói lở bờ trên đoạn sông này rất khó kiểm

soát. Các nhánh sông phân nhánh thường có sự tranh chấp lẫn nhau, chính vì thế

chúng ta luôn quan sát thấy hiện tượng trái ngược nhau nhánh sông này được bồi lắng

còn nhánh kia lại bị xói lở.

Các tài liệu địa chất và ảnh vệ tinh cho thấy, DBLD sông ở khu vực huyện

Hồng Ngự thực chất là quá trình biến động của các cù lao (Cồn Tào, Cồn Béo, Cồn

Mẻ, cồn Cỏ Gang). Một trong những nguyên nhân của quá trình xói lở diễn ra mạnh

mẽ ở xã An Hiệp, huyện Châu Thành là sự phát triển mạnh ở Cồn Linh (phía bờ đối

diện), đẩy động lực dòng chảy lệch về phía bờ phải phía An Hiệp gây nên tình trạng

xói lở phức tạp trong thời gian qua.

Bên cạnh đó, những đoạn sông cong, gấp khúc, chiều rộng sông hẹp thường

có hố xói cục bộ lớn hoặc các đoạn hợp lưu các sông rạch thường xảy ra xói lở mạnh

ở những khúc cong còn bờ đối diện thường được bồi tụ. Điều này thể hiện ở các hố

xói cục bộ thuộc thị xã Tân Châu; phường An Lạc, thị xã Hồng Ngự; xói bờ phải khu

vực Sa Đéc - xã An Hiệp, bồi bờ đối diện thuộc cồn Linh (xã Bình Thạnh, huyện Cao

Lãnh), xói lở ở xã Bình Thành (huyện Thanh Bình); Phường 11 (TP. Cao Lãnh); xã

Mỹ An Hưng B... Nguyên nhân chủ yếu của loại diễn biến này gắn liền với động lực

dòng chảy ép sát bờ, được tăng cường thêm bởi các dòng chảy rối.

Trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau, sông Tiền tỉnh Đồng Tháp vẫn

phát triển theo quy luật của sông phân nhánh, không uốn khúc. Trong khoảng hơn

100 năm trở lại đây, lòng dẫn sông Tiền biến động mạnh ở đoạn từ biên giới Việt

Nam - Campuchia đến Tân Châu; khu vực cù lao Long Khánh; đoạn Cao Lãnh - Sa

Đéc; Sa Đéc - Mỹ Thuận. Hoạt động xói lở, bồi tụ diễn ra mạnh, trầm tích dồi dào.

DBLD sông gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của các cù lao, cồn bãi.

Page 113: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

- 77 -

Hình 2.47. Diễn biến hình thái cù lao Long Khánh qua các năm 1997, 2000, 2005 và 2014 [Nguồn ảnh Landsat, [112]]

Page 114: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

78

2.1.4.2. Xói lở và bồi tụ lòng dẫn sông là hai hiện tượng luôn tồn tại đan xen và có

mối liên hệ mật thiết

Xói lở lòng dẫn sông ở khu vực này là tiền đề - nguyên gây bồi lắng ở khu vực

khác. Xét trên toàn đoạn sông Tiền tỉnh Đồng Tháp, nhận thấy hai hiện tượng xói lở,

bồi tụ lòng dẫn sông luôn tồn tại đan xen nhau. Nhận định cũng được khẳng định bởi

Hà Quang Hải, Vương Thị Mỹ Trinh [76].

Thể hiện rõ nhất cho đặc điểm này là ở khu vực Sa Đéc: diện tích và tốc độ

xói lở khu vực bờ phải thuộc xã An Hiệp tương đương bồi tụ khu vực cồn Linh, huyện

Cao Lãnh; xói xã Bình Hàng Tây (huyện Cao Lãnh), bồi tụ cồn Tân Khánh Đông (Sa

Đéc) đối diện; xói lở đầu và bồi tụ ở cuối các cù lao cồn bãi (cồn Liệt Sĩ, cồn Béo,

huyện Hồng Ngự; cồn Tre, TP. Cao Lãnh...).

Xói lở, bồi tụ lòng dẫn không phải là hiện tượng đơn lẻ mà có mối liên hệ mật

thiết với nhau. Ví dụ, cù lao cồn Tào (Tàu) ở Thường Phước 1 mở rộng và kéo về phía

Nam trong những năm 70, 80 (thế kỷ XX) đã ép dòng chảy đáy sông Tiền về phía Tân

Châu làm cho thị trấn (nay là thị xã) Tân Châu bị sạt lở. Tân Châu bị sạt lở, dòng chảy

dưới Tân Châu đổi hướng sang nhánh trái cù lao Long Khánh. Kết quả tiếp theo là nhánh

phải cù lao Long Khánh được bồi tự, cạn dần, lòng dẫn sâu 2 - 5 m. Trong khi ở nhánh

trái, dòng chảy tăng mạnh gây sạt lở ở Thường Thới Tiền, Thường Lạc và thị trấn Hồng

Ngự. Như vậy, sự kiện sạt lở UBND huyện Hồng Ngự năm 1992 có liên quan đến sự

phát triển của cù lao cồn Tào cách nó 14 km về thượng nguồn [81]. Sau khi bờ kè thị xã

Tân Châu hoàn thành, dòng chảy ở dưới Tân Châu đổi hướng về phía nhánh phải cù lao

Long Khánh, nhánh trái bồi tụ, hình thành cồn Thường Thời Tiền (năm 2003) nên lòng

dẫn nhánh trái bồi tụ là chủ yếu, độ sâu lòng dẫn được nâng cao; lưu lượng dòng chảy

nhánh phải tăng mạnh, gây ra xói lở mạnh ở Long Thuận, Long Khánh A…

Sông Tiền tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn 1966 - 2015, xói lở, bồi tụ tồn tại đan

xen nhưng mạnh, yếu khác nhau theo từng thời kỳ và đoạn sông. Nếu như giai đoạn

trước đây, hoạt động bồi tụ chiếm ưu thế thì hiện nay xu thế chủ đạo là hiện tượng xói lở

xảy ra phổ biến [1], [8]. Trong các loại xói lở, chủ yếu là sụp lở và nứt đất.

2.1.4.3. Diễn biến lòng dẫn sông vùng chịu ảnh hưởng của thượng nguồn lớn hơn

đoạn chịu ảnh hưởng của triều

Các hoạt động xói lở, bồi tụ đang diễn ra mạnh mẽ ở đoạn sông nghiên cứu

trong những năm gần đây. Sự xói lở, bồi tụ diễn ra đồng thời trên từng đoạn sông,

song có sự khác biệt về không gian và thời gian:

- Ở đoạn sông trên, chịu ảnh hưởng chính của nguồn, các quá trình sông là chính,

hiện tượng xói lở chiếm ưu thế, trong đó có cả xói sâu (xói lòng) lẫn xói ngang (xói

Page 115: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

79

bờ). Ở đoạn sông phía dưới, vùng chảy hai chiều ngay cả trong mùa lũ (khoảng 60 -

70 km từ cửa biển), bồi tụ chiếm ưu thế. Quy luật này cũng được khẳng định bởi Lê

Ngọc Bích [26, tr. 22] và Lê Mạnh Hùng, 2008 [64]. Tuy nhiên, trong những năm gần

đây, xu hướng này đang có sự thay đổi: xói lở xảy ra ngay cả khu vực cửa sông ven

biển và bờ biển.

- Những đoạn sông chịu ảnh hưởng của dòng chảy thượng nguồn là chính

thường có khối sạt lở lớn hơn và thiệt hại nhiều hơn so với vùng sông chịu ảnh hưởng

của thủy triều là chủ yếu. Ngoài ra, theo mức độ càng gần biển thì hiện tượng xói lở bờ

sông càng giảm. Điều này được chứng minh trên hệ thống sông Tiền, hiện tượng xói

lở chỉ xảy ra mạnh thuộc các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long; dưới Vĩnh Long

hiện tượng xói lở bờ sông xảy ra rất ít và chỉ với mức độ nhỏ lẻ. Riêng tại tỉnh Đồng

Tháp, trong 3 khu vực xói lở trọng điểm trên sông Tiền tỉnh Đồng Tháp thì có đến 2

điểm thuộc vùng sông chịu tác động chủ yếu của dòng chảy thượng nguồn (Biên giới

Campuchia - Hồng Ngự, cù lao Long Khánh).

Hiện tượng xói lở bờ sông Tiền càng được tăng cường cả về quy mô lẫn mức

độ xói lở ở những đoạn sông có sự tranh chấp, tác động mạnh giữa dòng chảy thượng

nguồn và thủy triều. Điều này cho phép giải thích vì sao bờ sông Tiền thuộc Sa Đéc

xói lở diễn ra mạnh và quy mô lớn, diễn ra trong thời gian dài. Hay như các xã ở cù

lao Long Khánh (Long Khánh A, Long Khánh B); Long Thuận, Phú Thuận A, Phú

Thuận B của huyện Hồng Ngự trong những năm gần đây xói lở bờ sông gia tăng với

mức độ nhanh, diễn biến phức tạp do đây là đoạn sông chịu tác động mạnh của dòng

chảy thượng nguồn đồng thời là khu vực xảy ra tranh chấp giữa các sông Tiền (nhánh

phía Bắc và nhánh phía Nam - sông Long Hồ, sông Cái Vừng).

Xét đoạn sông Tiền tỉnh Đồng Tháp cho thấy, những đoạn sông chịu ảnh hưởng

chính của thủy triều hiện tượng xói lở bờ chỉ xảy ra chủ yếu vào thời kỳ triều cường,

cuối mùa gió Chướng hay sau những trận bão lớn. Những đoạn sông chịu ảnh hưởng

của dòng chảy thượng nguồn là chính, xói lở xảy ra mạnh nhất vào các tháng cuối mùa

lũ, các tháng đầu mùa khô và cuối mùa khô, đầu mùa lũ. Năm 2013, đoạn sông Tiền

chảy qua Sa Đéc xảy ra 5 đợt xói lở thì có đến 3 đợt xói lở xảy ra vào tháng 1 trong khi

ở thị xã Hồng Ngự năm 2013 có 2 đợt xói lở và cả 2 đều rơi vào các tháng mùa lũ

(tháng 10, 11) (xem bảng PL2.5). Còn các vùng chịu ảnh hưởng chủ yếu của dòng chảy

triều, các đợt xói lở xảy ra trong mùa kiệt là do sự kết hợp giữa sóng vỗ của tàu thuyền

đi lại và dòng chảy triều tạo thành các hàm ếch, theo thời gian các hàm ếch dưới tác

dụng của trọng lực; gia tải mép bờ sông... dẫn đến sụp đổ.

Như vậy, vào mùa lũ hiện tượng xói lở xảy ra chủ yếu do dòng chảy sông với

đặc tính động lực rất mạnh, động lực dòng chảy thủy triều yếu và ngược lại vào mùa

Page 116: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

80

kiệt lại do động lực dòng chảy thủy triều mạnh (kết hợp với hoạt động khai thác dòng

sông như chạy tàu thuyền, lấy nước…), động lực dòng chảy thượng nguồn yếu.

2.1.4.4. Xói lở lòng dẫn sông theo xu thế lùi dần về hạ lưu

Qua bảng 2.5 nhận thấy được khoảng cách dịch chuyển vào bờ là rất lớn từ

khoảng trên 30 m cho đến 520 m. Mức độ dịch chuyển của các hố xói về phía hạ lưu giai

đoạn 1991 - 2003 là khá lớn, TB từ hơn 300 - 500 m, tốc độ dịch chuyển về hạ lưu TB

30 - 50 m/năm. Hiện nay, xu hướng dịch chuyển xuống hạ lưu vẫn đang được tiếp diễn.

Tiêu biểu như đoạn bờ sông bị xói lở thuộc Sa Đéc trong những năm trước đây, xói lở

xảy ra ở các phường Tân Quy Đông, Phường 3 nay xói lở có xu hướng dịch chuyển

xuống Phường 4 và xã An Hiệp của huyện Châu Thành hay đoạn xói lở thuộc xã Mỹ An

Hưng B của huyện Lấp Vò cũng dịch chuyển theo xu hướng đó.

Bảng 2.5. Quy luật diễn biến các hố xói trên sông Tiền giai đoạn 1991 - 2003 [63]

Vị trí Độ sâu lớn

nhất (m)

Chênh

lệch độ

sâu (m)

Khoảng

cách dịch

chuyển về

hạ lưu (m)

Tốc độ dịch

chuyển

xuống hạ

lưu (m)

Khoảng

cách dịch

chuyển

vào bờ (m) 1991 2003

Hồng Ngự 35,78 36,31 0,35 362,3 30,19 30,19

Bình Thành 21,12 31,57 10,45 430,0 35,83 70,5

Sa Đéc 31,36 32,85 1,49 613,8 51,15 520,0

Mỹ Thuận 45,21 48,94 3,73 500,0 41,67 95,5

Bảng 2.6. Xói lở đầu các cù lao, cồn trên sông Tiền tỉnh Đồng Tháp [20]

T

T Khu vực

1966 - 1996 1996 - 2005 2005 - 2013

Khoảng cách

dịch chuyển

lớn nhất (m)

Tốc độ

xói lở

(m/năm)

Khoảng

cách dịch

chuyển lớn

nhất (m)

Tốc độ

xói lở

(m/năm)

Khoảng

cách dịch

chuyển lớn

nhất (m)

Tốc độ

xói lở

(m/năm)

1 Cồn Cỏ Gang - - - - 233,9 10,0

2 Cồn Tàu (Béo) 1.294,7 21,2 1.135,6 47,5 458,5 15,3

3 Cồn Mẻ - - - - 512,4 23,3

4 Cù lao Long

Khánh 665,3 4,0 617,8 10,6 383,2 1,8

5 Cù lao Tây 457,5 4,8 246,2 14,4 460,4 21,3

6 Cồn Tre 324,8 3,7 256,1 5,4 233,7 1,1

7 Cồn Lân 296,9 2,4 252,4 1,3 104,2 0,2

8 Cồn Tân

Khánh Đông 1.032,7 14,5 192,9 2,6 134,9 0,2

9 Cồn Linh 1.243,7 10,3 140,6 6,0 320,6 0,8

Page 117: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

81

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Bảy và Nguyễn Ngọc Minh [40] cũng chỉ

ra rằng: các hố xói khu vực thị xã Tân Châu (đối diện với xã Thường Thới Tiền,

huyện Hồng Ngự) trong giai đoạn 1999 - 2007 cũng phát triển sâu hơn (mặc dù có bờ

kè từ năm 2004) và di chuyển về hạ lưu dòng chảy.

Ngoài ra, xu thế xói lở này còn được thể hiện diễn biến ở các bãi bồi nằm ở giữa

sông như cù lao Cỏ Giăng (bờ trái thuộc huyện Hồng Ngự, bờ phải thuộc thị xã Tân

Châu, tỉnh An Giang); cù lao Long Khánh; cù lao Tây (bờ trái thuộc huyện Tam Nông,

Thanh Bình Đồng Tháp; bờ phải thuộc huyện Phú Tân, An Giang); cồn Tre (bờ trái

thuộc TP Cao Lãnh, bờ phải thuộc huyện Chợ Mới, An Giang và huyện Lấp Vò, tỉnh

Đồng Tháp) đều bị xói lở ở đầu các cù lao và bồi tụ ở cuối cù lao. Quá trình biến động

này dẫn đến hệ quả các cù lao “di chuyển” về hạ lưu. Tuy nhiên, nó không di chuyễn

mãi mà thường đến vùng phân nhập lưu thì hiện tượng bồi ở đuôi không xảy ra nữa mà

ngược lại đuôi của các cù lao, bãi bồi, cồn cát cũng bị xói lở.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Lâm và cs [84] vực Ấp 2, Thường

Phước 1, huyện Hồng Ngự, năm 2010 tiếp tục dịch xuống một đoạn 291 m. Đây chính

là hệ quả của hiện tượng xói lở xảy ra ở đầu cù lao, cồn bãi và bồi tụ ở cuối cù lao.

Thậm chí một số cồn bãi do hiện tượng xói lở xảy ra mạnh dẫn đến biến mất như bãi

Cồn Cỏ (biến mất năm 2003), cồn Châu Ma.

2.1.4.5. Phạm vi diễn biến lòng dẫn sông nằm trong vùng sông cổ

Dựa vào đặc điểm thành tạo địa chất, các nhà khoa học thuộc Viện Địa lý Tài

nguyên TP. HCM đã xác định ranh giới bờ sông cổ cho đoạn sông Tiền chảy qua

vùng Đồng Tháp Mười (hình 2.48). Trên cơ sở các yếu tố địa mạo (các khu vực nằm

trong bờ sông cổ có địa hình là những dải đất cao - thấp nằm liền kề nhau; địa hình

không bằng phẳng như những khu vực đồng bằng nằm sau đê tự nhiên) và thủy văn

(những dòng chảy - kênh, rạch chạy vuông góc bờ sông hiện tại), NCS kiểm chứng

bờ sông cổ tại hai khu vực là TP. Cao Lãnh và Sa Đéc cho thấy những kết quả tương

tự (hình 2.49 và 2.50).

Khu vực TP. Cao Lãnh, quá trình dịch chuyển lòng dẫn sông Tiền diễn biến

phức tạp. Xói lở xảy ra mạnh ở các đoạn sông thuộc Phường 11, xã Tịnh Thới, xã Hòa

An; xã Mỹ An Hưng B, huyện Lấp Vò, bồi tụ xảy ra ở khu vực Phường 6… Tuy nhiên,

quá trình này vẫn nằm trong phạm vi hoạt động của lòng dẫn sông cổ. Khu vực TP. Sa

Đéc hiện nay quá trình DBLD sông cũng diễn ra rất phức tạp tuy nhiên phạm vi diễn

biến của lòng dẫn sông về phía Sa Đéc không vượt quá phạm vi của sông Sa Đéc. Nếu

không có những tác động của con người, lòng dẫn sông Tiền sẽ diễn biến trong phạm

vi khúc sông cổ này theo đúng quy luật tự nhiên. Do vậy, việc xác định được ranh giới

lòng dẫn sông cổ để vạch ra ranh giới an toàn là rất cần thiết trong công tác phòng tránh

DBLD sông.

Page 118: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

- 81 -

Hình 2.48. Sơ đồ phân bố các đoạn bờ sông cổ trên sông Tiền đoạn chảy qua vùng Đồng Tháp Mười [1]

Page 119: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

- 81 -

Hình 2.49. Phạm vi bờ sông cổ khu vực TP. Cao Lãnh

Hình 2.50. Phạm vi bờ sông cổ khu vực TP. Sa Đéc

Page 120: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

82

Qua phân tích đặc điểm chung của DBLD sông Tiền tỉnh Đồng Tháp có thể

khái quát các “mô hình diễn biến” cho đoạn sông nghiên cứu như sau:

Bảng 2.7. Mô hình diễn biến tiêu biểu đoạn sông nghiên cứu

TT Đặc trưng

hình thái

Đặc điểm,

nguyên nhân diễn biến

Khu vực

diễn biến tiêu biểu

1 Sông phân

nhánh

1.1. Xói lở mạnh ở đầu các

cù lao, cồn bãi và hai phía

bờ đối diện giữa cù lao. Bồi

tụ ở đuôi cù lao. Nguyên

nhân do động lực dòng chảy

tác động trực tiếp vào đầu

cồn

- Cồn Liệt sĩ (cồn Tào), Cồn Béo

(Cỏ Găng) đoạn Thường Phước

1, 2 của huyện Hồng Ngự xói lở

tập trung ở phía đầu cồn và bờ trái

thuộc xã Thường Phước 1; bồi tụ

ở đuôi cồn Béo dẫn đến hiện

tượng “đảo trôi”.

1.2. Thay đổi ngôi thứ các

nhánh sông: nhánh sông

chính xói lở chủ yếu, nhánh

phụ được bồi là chủ yếu

Nhánh phía Bắc và phía Nam cù

lao Long Khánh.

- Những năm 40 (XX) đến năm

2000: xói lở chủ yếu tập trung ở

nhánh chính - chảy qua Hồng

Ngự, bồi tụ ở nhánh Long Khánh.

- Sau năm 2000, dòng chính

chuyển sang nhánh Long Khánh,

xói lở lòng dẫn tập trung ở các xã

Long Khánh A, Long Thuận, còn

nhánh Bắc chủ yếu được bồi tụ.

1.3. Khu vực sau phân

nhánh thường xuất hiện các

hố sâu

Ấp Bình Hòa, xã Bình Thành, huyện

Thanh Bình, khu vực xã Mỹ An

Hưng B của huyện Lấp Vò…

2 Đoạn sông

cong

- Xói lở bờ lõm do động lực

dòng chảy xô thẳng vào bờ

lõm kết hợp với dòng chảy

rối, lòng sông thường tồn

tại các hố sâu lệch về phía

bờ lõm.

- Bờ lồi đối diện được bồi.

- Đoạn Sa Đéc - Châu Thành nằm

ở bờ lõm của khúc sông cong; xói

lở tập trung ở bờ phải (thuộc

Phường 3, 4, TP. Sa Đéc, xã An

Hiệp, huyện Châu Thành); bờ lồi

thuộc cồn Bình Tân, cồn Lĩnh (xã

Bình Thạnh) được bồi.

- Khu vực Tân Châu, An Giang

xói lở, bờ lồi thuộc xã Thường

Phước 2, Thường Thới Tiền,

huyện Hồng Ngự được bồi.

3 Đoạn sông

tương đối

thẳng

Xói lở, bồi tụ đan xen nhưng

vẫn giữ được hình thái đặc

trưng. Nguyên nhân cơ bản

do đoạn sông nằm ở khu vực

đường đứt gãy kiến tạo.

Nhánh trái cù lao Tây, huyện

Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp

Page 121: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

83

2.2. NGUYÊN NHÂN DIỄN BIẾN LÒNG DẪN SÔNG TIỀN

2.2.1. Tác động của các yếu tố tự nhiên

2.2.1.1. Địa chất

Cấu trúc địa chất

Cấu trúc địa chất vùng ven bờ sông Tiền thuộc trầm tích Holocen chủ yếu là trầm

tích sông - đầm lầy, trầm tích sông và bao gồm [1], [77], [113], [122]: (i) Trầm tích sông

(aQ23): phân bố dọc theo sông chính ở dạng dải hẹp hoặc bãi bồi, cù lao giữa sông. Thành

phần trầm tích gồm sét, bột, ít cát, mùn thực vật màu nâu đất, nâu sẫm, nâu vàng. (ii)

Trầm tích sông - đầm lầy (ab1Q22-3, còn gọi trầm tích bưng sau đê - backswamp), phân bố

dọc theo sông và nằm sau các đê tự nhiên, được hình thành do lũ lụt với vật liệu chính là

sét loang lổ, đỏ vàng; (iii) Trầm tích sông của đê tự nhiên (a2Q22-3_đê sông _ Natural

levee): được hình thành do lũ lụt hàng năm khi nước sông tràn qua bờ, phù sa tích tụ lại.

Vật liệu cấu thành chủ yếu là bùn sét màu nâu tươi (hình 2.51).

Kết quả nghiên cứu của các tác giả ở Viện Địa lý Tài nguyên TP. HCM [1], [89]

và Vũ Văn Vĩnh, Trịnh Nguyên Tính [77] cho thấy: bên cạnh kiểu mặt cắt đồng bằng

châu thổ nguyên thủy hình thành trước sông Tiền ở trên (trầm tích nguồn gốc biển, sông

- biển, biển - đầm lầy tuổi Holocen sớm - giữa, giữa muộn) thì lòng dẫn sông Tiền còn

tồn tại kiểu mặt cắt địa chất khác: kiểu mặt cắt bãi bồi - cù lao sông được hình thành do

hoạt động của sông Tiền (hình 2.53). Kiểu mặt cắt này có tuổi Holocen, rộng đến 12 km,

dài trên 100 km, dày đến 45 m. Cấu tạo trầm tích của kiểu mặt cắt này gồm 2 lớp: tầng

trên cùng là tướng bãi bồi ven lòng - bãi bồi phủ tràn - đầm lầy - hồ móng ngựa với thành

phần chủ yếu là bột sét pha cát; bột sét chứa mùn thực vật dày đến 23 m; phần dưới là

các trầm tích nguồn gốc sông, tướng lòng, thành phần chủ yếu là cát, cát sạn đa khoáng,

gắn kết yếu dày khoảng 28 m (từ - 23 m đến - 43 m).

Lớp trầm tích phù sa mới do chưa được nén chặt, các hạt chưa gắn kết nên rất

xốp, các lớp phù sa mới là loại đất yếu có sức chịu nén TB 0,24 - 0,7 kg/cm2, lực

kết dính 0,10 - 0,29 kg/cm2. Hơn nữa, loại phù sa mới này thường có nguồn gốc hỗn

hợp sông - biển nên thường có hạt nhỏ mịn, chứa nhiều thành phần muối hòa tan. Mặt

khác, lòng dẫn sông Tiền chảy qua trầm tích bở rời với hai tập trầm tích. Tập trên là

cát bột hoặc sét bột pha cát dày 18 - 20 m, tập dưới là cát dày 13 - 25 m. Tập cát là

tầng chứa nước tương đối, có áp là có quan hệ thủy lực với nước sông Tiền. Khi chế

độ dòng chảy thay đổi, tầng nước ngầm trong cát cũng thay đổi, các hạt cát bị xáo

trộn, được sắp xếp lại. Biến đổi này có thể phát sinh hiện tượng cát chảy dẫn đến xói

lở bờ sông. Khi bị tác động với lưu tốc tương đối lớn (0,5 - 3,0 m/s) trong khi vận tốc

cho phép không xói của bờ sông thấp nên các tập cát phía dưới bị rửa xói nhanh hơn

tập sét phía trên, tạo nên các hàm ếch ngầm, tiềm ẩn nguy cơ xói lở bờ rất cao [63],

Page 122: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

84

[78]. Ngoài ra, tập sét bột, bột sét cũng có tính cơ học thấp: dễ bị mất liên kết trong

môi trường nước do tính tan rã cao và dễ nhạy cảm với các tác động bên ngoài vì có

tính xúc biến cao.

Khi chồng xếp bản đồ hiện trạng DBLD lên bản đồ địa chất nhận thấy (hình

2.50), các khu vực xói lở tập trung tại các khu vực trầm tích Holocen như trầm tích

của đê sông tự nhiên; trầm tích cồn sông; trầm tích doi sông. Đặc biệt, những điểm

xói lở mạnh hiện nay như khu vực xã Long Thuận, Long Khánh A, huyện Hồng Ngự;

phường An Lạc, thị xã Hồng Ngự; xã Bình Thành, huyện Thanh Bình; Sa Đéc - xã

An Hiệp, huyện Châu Thành…đều liên quan đến kiểu kiểu mặt cắt bãi bồi - cù lao

sông được hình thành do hoạt động của sông Tiền. Điều này chứng minh thêm nhận

định phạm vi DBLD sông Tiền tỉnh Đồng Tháp nằm trong vùng lòng sông cổ là có

cơ sở khoa học.

Từ phân tích trên cho thấy, cấu tạo vật chất ven bờ và các cồn bãi giữa sông

Tiền tỉnh Đồng Tháp chủ yếu là đất bùn sét ở phía trên, vật liệu thô - đất cát ở phía

dưới. Các thành tạo này nhìn chung rất thuận lợi cho quá trình ngoại lực làm biến đổi

lòng dẫn sông.

Hoạt động kiến tạo

Trong vùng sông Cửu Long nói chung và sông Tiền nói riêng phát triển 4 đứt

gãy chính với hai phương chủ đạo là TB - ĐN và ĐB - TN. Thuộc nhóm đứt gãy theo

phương TB - ĐN có 2 đứt gãy chính: Hồng Ngự - Vũng Tàu và đứt gãy sông Hậu,

ngoài ra còn đứt gãy sông Cổ Chiên. Thuộc đứt gãy ĐB - TN các đứt gãy Châu Đốc

- Lộc Ninh, Rạch Giá - Buôn Mê Thuột, Vĩnh Long - Tuy Hòa và Cà Mau - Bảo Lộc

[90]. Riêng đứt gãy Hồng Ngự - Vũng Tàu chạy dọc theo rìa phía ĐB vùng sông Cửu

Long, kéo dài từ ranh giới Việt Nam - Campuchia qua Hồng Ngự xuống Cai Lậy sang

Gò Công Đông ra Vũng Tàu. Đứt gãy này thể hiện rõ trên bản đồ dị thường trọng lực

và từ, thể hiện sự sụt sâu của móng kết tinh cánh Tây Nam (trên 4,0 km) và sự nâng

lên của móng kết tinh của cánh Đông Bắc (3,0 km). Tuy nhiên, vào Cenozoi đứt gãy

này thể hiện không rõ nhiều qua sự biến đổi về trầm tích Neogen - Đệ tứ.

Sông Tiền chảy theo một đứt gãy dạng vòm (ôm lấy rìa khối nâng vòm Đông

Nam Bộ), lòng dẫn sông uốn khúc, đổi dòng liên tục lại bị phức tạp hóa bởi các đứt

gãy cục bộ hướng á kinh tuyến, á vĩ tuyến, Tây Bắc - Đông Nam và Đông Bắc - Tây

Nam. Sự uốn khúc, đổi dòng của sông Tiền đã tạo nên hiện tượng DBLD sông, nhất

là những đoạn sông co hẹp và khu vực đỉnh cong [1], [90]. Hoạt động Tân kiến tạo

nâng vòm Đông Nam Bộ nói chung và Đồng Tháp Mười nói riêng có xu hướng đẩy

dòng chảy sông Tiền từ hướng Đông Bắc về phía Tây Nam.

Page 123: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

- 84 -

Hình 2.51. Mối quan hệ giữa cấu tạo địa chất và diễn biến lòng dẫn sông Tiền tỉnh

Đồng Tháp

Page 124: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

85

Hình 2.52. Mặt cắt địa tầng dọc sông Tiền [64]

Hình 2.53. Mặt cắt địa tầng trầm tích khu vực xã An Bình A, thị xã Hồng Ngự [77]

Page 125: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

86

Với điều kiện cấu tạo địa chất nêu trên làm cho bờ sông Tiền mềm yếu, lại bị

ngập sâu lâu ngày trong nước lũ và bị thiếu nước trong mùa cạn làm tăng nhanh quá

trình tan rã cơ học, xúc biến cơ học, xói ngầm cơ học của đất bờ kết hợp với điều kiện

gia tăng áp lực thấm khi lũ xuống, triều rút đã thúc đẩy quá trình DBLD sông Tiền

xảy ra với cường độ mạnh. Mặt khác, hoạt động kiến tạo với những đứt gãy đã quy

định đặc điểm hình thái lòng dẫn sông một số đoạn sông.

2.2.1.2. Hình thái lòng dẫn sông

Sông Tiền là sông phân nhánh thể hiện rõ trên bình đồ với sự tồn tại của các

cù lao hình quả trám (hình thoi) (xem hình PL2.13). Sông Tiền từ phạm vi Phnom

Pênh đến biển chảy theo hướng chính là Đông Nam. Trên bình đồ khái quát, sông

Tiền có dạng vòng cung chảy theo cấu trúc dạng vòm, ôm lấy khối nâng Đông Nam

Bộ [26], [77]. Hình dạng sông Tiền uốn lượn tương đối phức tạp, đoạn sông từ biên

giới Việt Nam - Campuchia đến cầu Mỹ Thuận đã có 9 lần đổi hướng, lại có nhiều

đoạn sông phân nhánh, cù lao, cồn cát nhô lên giữa dòng. Diễn biến sông khá phức

tạp nhưng lại được khống chế bởi sự uốn khúc của dòng sông, sự khống chế của các

đường đứt gãy kiến tạo. Các đứt gãy kiến tạo này khống chế sự thay đổi tự nhiên theo

quy luật của động lực dòng chảy, thể hiện rõ nhánh trái qua cù lao Tây, huyện Thanh

Bình (xem hình 2.54).

Lòng dẫn sông Tiền được chia thành nhiều đoạn ngắn chảy dọc theo các doi

sông, cồn sông hoặc cù lao rồi hợp lại với nhau, sau đó tiếp tục phân chia. Trên bản đồ

địa hình UTM tỷ lệ 1:100.000 xuất bản tháng 6/1990 cho thấy, các cù lao trên sông

Tiền có dạng hình thoi được giới hạn hoặc ngăn cách bởi các dòng chảy đang hoạt động

bám theo dọc bờ sông Tiền, chúng liên kết với nhau tạo thành các dải đồng bằng [77].

Theo điều tra, khảo sát đến năm 2013 của Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp, đoạn sông

Tiền tỉnh Đồng Tháp có 21 cồn đang hình thành. Hình thái của sông được chi phối bởi

sự uốn khúc của dòng chảy sông và ảnh hưởng của các đường đứt gãy. Sự hình thành

và phát triển các doi sông, cồn sông luôn dẫn đến làm thu hẹp dòng sông cũ, làm gia

tăng năng lượng đơn vị của dòng nước, dẫn tới sự xói lở bờ sông, kèm theo đó là sự

bồi tích theo từng thời kỳ, trong đó sự bồi tích ở đây thường mang tính trội. Sự hình

thành và phát triển các doi sông, cồn sông có thể dẫn đến lòng dẫn sông mất dần khả

năng hoạt động, trở thành sông chết. Cả 2 trường hợp xói lở bờ và thu hẹp dòng sông,

sự hình thành các dòng sông chết (khi dòng sông mới chưa hoạt động) đều làm giảm

khả năng thoát nước của lòng dẫn sông.

Hình thái lòng dẫn sông của sông Tiền tỉnh Đồng Tháp, nhất là hình thái trên

mặt cắt dọc, mặt cắt ngang cũng là nguyên nhân tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình

biến động bờ sông, lòng dẫn sông xảy ra. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quang Mỹ

và cs [77], Nguyễn Sinh Huy và cs [90], thì trắc diện của sông Tiền như sau:

Page 126: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

- 86 -

Hình 2.54. Đặc trưng hình thái và động lực dòng sông Tiền, sông Hậu [1]

Page 127: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

87

- Trắc diện dọc sông Tiền:

+ Trên bình đồ lòng dẫn sông Tiền nhận thấy sự biến đổi đột ngột về độ sâu

của đáy do sự sắp xếp luôn phiên của các vực sâu (hố xói) và bãi nông (ghềnh cạn).

Sự sắp xếp này phù hợp với hình thái và quy luật tự của sông có nhiều biến động.

Mức độ biến động càng lớn thì mật độ và kích thước của các vực, ghềnh càng dày.

Các vực sâu thường thấy ở các lòng dẫn sông chính đoạn uốn khúc, dòng nước ở đây

mang tính chất chảy rối và đặc biệt khi có lũ. Độ sâu của sông ở khu vực này nhiều

nơi đạt 30 - 40 m, đây là một trong những nguyên nhân trực tiếp tạo nên hiện tượng

xói lở bờ tại nhiều vị trí trên sông Tiền như ở Thường Phước 1, 2; Thường Thới Tiền

(huyện Hồng Ngự), thị xã Hồng Ngự, Sa Đéc, Mỹ Thuận, Phường 11 (TP Cao Lãnh)

[26]. Theo Lê Mạnh Hùng và cs (2008) [64] thì đoạn sông Tiền từ Tân Châu tới Chợ

Lách có 12 vực sâu, kèm theo 12 ghềnh cạn, khoảng cách TB giữa các vực sâu là 12,5

km (hình 2.54). Cấu trúc địa mạo vực sâu, ghềnh cạn tạo thành từng cặp vực - cồn.

Đất đào lên từ các vực sâu chuyển xuống hạ lưu tạo thành ghềnh cạn. Các ghềnh sau

mỗi vực lại góp phần vào việc hình thành cấu trúc của dòng tạo nên vực sâu phía

dưới, hình thành một dây chuyền liên tục. Các vực sâu được hình thành trong điều

kiện dòng chảy tập trung tốc độ lớn với sự tham gia của dòng xoáy ngang và được

hình thành ở những đoạn sông cong với lòng dẫn sông thu hẹp hay vị trí các điểm

nhập lưu. Các vực sâu trên sông Tiền đều hình thành ở những đoạn sông cong trên

dòng chủ lưu với lòng dẫn sông thu hẹp ở phía dưới của các điểm nhập lưu. Tại các

khu vực bờ lõm thường tồn tại hố xói cục bộ sát bờ nên xuất hiện các hiện tượng thủy

lực cục bộ: dòng xoắn, dòng xoáy, dòng chảy vòng ở khu vực hố xói, đã gây xói lòng

dẫn sông và mất ổn định mái bờ sông.

+ Tất cả các vực sâu đều có chiều rộng thu hẹp 40 - 50% so với chiều rộng

phía thượng lưu. Một số trường hợp như vực Cao Lãnh thì chiều rộng sông còn lại

20 - 30% (xem bảng 2.8):

Bảng 2.8. Diễn biến kích thước các vực sâu trong khoảng 28 năm [90]

Địa điểm Năm 1964 Năm 1992

L (m) B (m) hmax (m) L (m) B (m) hmax (m) Tân Châu 3.200 300 - 40,0 2.050 360 -43.6 Hồng Ngự 2.980 220 -35.9 3.240 240 -92,0 Chợ Mới 2.320 200 -29,7 2.240 130 -26,0 Cù lao Giêng 2.540 130 -29,8 2.520 180 -29,8 Cao Lãnh (1)

(2) (3) (4)

820 1.900 1.500 1.300

110 80 150 120

-26,9 -22,5 -22,1 -23,6

1.300 1.640

140 140

-23,9 -23,4

Bình Thành 2.020 160 -22,8 1.840 170 -25,0 Sa Đéc 3.400 170 -23,8 3.660 200 -30,0 Mỹ Thuận 2.700 340 -42,5 2.400 340 -43,0 Cái Thia 1.440 80 -28,4 1.120 200 -33,0 Chợ Lách 1.760 240 -40,5 1.840 280 -45,7

Page 128: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

88

+ Sự hình thành các vực sâu là nguyên nhân chính làm cho lòng dẫn sông tại

các khu vực thường tiềm ẩn nguy cơ sạt lở cao. Kết quả nghiên cứu của MRC [14]

về các hố sâu (deep pools) ở hạ lưu vực sông Mekong cũng chỉ ra kết quả tương tự:

có 3 loại hố sâu (i) các hố sâu được hình thành ngay đoạn sông cong, nơi có dòng

nước chảy thẳng vào bờ; (ii) chỗ nhập lưu của 2 hay nhiều nhánh sông lớn, nơi các

nhánh tập trung nước hoặc sau khi phân nhánh, dòng chảy nhập dòng; (iii) khu vực

lòng dẫn bị thu hẹp (thu hẹp hai bên hình thành hố sâu ở giữa, bờ này bị thu hẹp thì

lòng sông phía đối diện xuất hiện hố sâu). Điều này được thể hiện ở đoạn sông Tiền

tỉnh Đồng Tháp cụ thể là: khu vực thị xã Tân Châu, khu vực bờ trái sông Tiền phường

An Lạc, phường An Bình A, thị xã Hồng Ngự; bờ trái sông Tiền xã Bình Thành,

huyện Thanh Bình; bờ trái sông Tiền Phường 11, TP. Cao Lãnh; bờ phải sông Tiền ở

xã Mỹ An Hưng B, huyện Lấp Vò; bờ phải sông Tiền xã An Hiệp…

- Trắc diện ngang sông Tiền:

Quan sát hình 2.54 nhận thấy, trắc diện ngang sông Tiền tỉnh Đồng Tháp có hai

dạng: dạng có bãi giữa (liên quan đến cồn cát ngầm, cồn, cù lao - đặc trưng cho loại

lòng dẫn sông phân nhánh) và dạng có bãi ven (gồm một bờ nông thoải ứng với thềm

tích tụ, một bờ vực sâu dốc, có hố xói cục bộ ứng với bờ xâm thực - xói lở). Điều này

hoàn toàn phù hợp với đặc điểm hình thái và DBLD sông đã trình bày ở phần 2.1. Các

điểm xói lở lớn như các xã Thường Phước 1, 2, Long Khánh A (huyện Hồng Ngự), An

Phong (Thanh Bình) đều liên quan đến trắc diện ngang dạng bãi giữa. Các khu vực nằm

ở bờ lõm của khúc sông cong (An Lạc, thị xã Hồng Ngự; xã Bình Thành, Thanh Bình;

Phường 11, TP. Cao Lãnh; xã An Hiệp, huyện Châu Thành) liên quan đến dạng bãi ven,

có hình chữ V lệch về phía bờ lõm. Lòng dẫn sông Tiền thay đổi phản ánh trục động

lực dòng chảy thay đổi dẫn đến sự thay đổi vị trí, phạm vi, mức độ, hướng và tốc độ xói

lở bờ sông Tiền tỉnh Đồng Tháp. Đối với dạng bãi giữa (khu vực tồn tại các cù lao, cồn

bãi) động lực dòng chảy tập trung vào đầu cồn gây xói lở. Phần động lực dòng chảy còn

lại tiếp tục gây xói lở cho 2 bên bờ sông. Dạng bãi ven thì liên quan đến các vực sâu, hố

xói, động lực dòng chảy tập trung vào bờ lõm gây xói lở sâu. Kết quả khảo sát tại các

hố xói cũng cho thấy, tất cả các hố xói đều sản sinh trên nền đất nền đất yếu. Phần trên

là trầm tích trẻ (toàn bộ các hố xói đều nằm trên tầng phù sa trẻ), phần dưới là trầm tích

phù sa cổ (nền tương đối cứng).

Như vậy, hình thái sông Tiền tỉnh Đồng Tháp mang đặc trưng của sông phân

nhánh (xem hình 2.54, hình PL2.13) và sông cong (xem hình PL2.14). Sự uốn khúc,

đổi dòng, phân nhánh của sông Tiền kết hợp với cấu tạo địa chất bởi 2 tập nêu trên

tạo điều kiện cho quá trình DBLD sông xảy ra, nhất là các đoạn sông co hẹp (có cù

lao, cồn bãi) và bờ lõm các khúc sông cong.

Page 129: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

89

2.2.1.3. Đặc điểm thủy văn

a) Ảnh hưởng của dòng chảy sông đến DBLD sông

Tác dụng của dòng chảy gây xói lở lòng dẫn sông với tốc độ nhanh hay chậm,

mạnh hay yếu phụ thuộc vào 4 yếu tố [62], [63]:

(i) Độ lớn của dòng chảy, cụ thể là vận tốc của dòng chảy lớn hơn vận tốc khởi

động của bùn cát cấu tạo lòng dẫn sông: ∆𝑉 = 𝑉 − 𝑉𝑘đ. ∆𝑉 càng lớn thì khả năng xói

mòn lòng dẫn sông càng lớn. ∆𝑉 được gọi là khả năng gây xói lở của dòng chảy.

(ii) Thời gian duy trì khả năng của dòng chảy (T). T là khoảng thời gian vận tốc

dòng chảy thực tế tại thời điểm xem xét lớn hơn vận tốc khởi động bùn cát cấu tạo lòng

dẫn sông (∆𝑉 > 0). Vận tốc dòng chảy càng lớn xói lở bờ càng nhanh, khoảng thời gian

duy trì khả năng của dòng chảy càng dài tốc độ xói lở bờ càng lớn. Đối với sông Tiền

dòng chảy sông không chỉ thay đổi theo mùa mà còn thay đổi theo chế độ thủy triều

(dòng chảy thuận nghịch) nên thời gian duy trì khả năng của dòng chảy rất quan trọng.

(iii) Hướng tác động của dòng chảy vào bờ. Yếu tố này ảnh hưởng đến cơ chế

xói lở, hố xói hình thành hay không hình thành, hình thành ở đâu, xói chân hay xói

trên bề mặt bờ sông.

(iv) Khả năng vận chuyển bùn cát của dòng chảy. Được đánh giá qua độ thiếu

hụt lượng bùn cát trong dòng chảy: 𝛻𝑆 = 𝑆0 − 𝑆 là hiệu số giữa sức tải bùn cát của

dòng sông (S0) với sức tải bùn cát thực tế trong dòng chảy (S). Xói lở bờ sông tại một

vị trí nào đó chỉ xảy ra khi bờ sông bị mất ổn định do lượng bùn cát mang đi nhiều hơn

lượng bùn cát mang đến và ngược lại quá trình bồi tụ bờ sông sẽ xảy ra.

Như vậy, để đánh mức độ xói lở bờ sông, đánh giá mức độ tương tác giữa

dòng chảy với lòng dẫn sông Tiền tỉnh Đồng Tháp theo không gian và thời gian, có

thể dựa vào 4 chỉ tiêu nêu trên.

- Đánh giá khả năng và thời gian duy trì khả năng của dòng chảy bào xói lòng

dẫn sông của dòng chảy sông Tiền tỉnh Đồng Tháp

Kết quả tính toán của Nguyễn Sinh Huy và cs [90], Lê Mạnh Hùng [63] cho

thấy, vận tốc khởi động bùn cát của bờ sông Tiền rất thấp (Vkđ = 0,3 - 0,6 m/s). So

sánh vận tốc khởi động bùn cát với vận tốc dòng chảy thực tế biến động liên tục theo

thời gian sẽ xác định được khả năng và thời gian duy trì khả năng gây xói của dòng

chảy. Bảng 2.9 - 2.11 cho thấy, cả trong mùa lũ lẫn mùa kiệt, vận tốc dòng chảy thực

tế đều lớn hơn vận tốc khởi động bùn cát của bờ sông. Xét cả trong mùa lũ lẫn mùa

kiệt, vận tốc dòng chảy của sông Tiền đều lớn hơn mức vận tốc TB cho phép không

xói của lớp đất cấu tạo bờ sông. Với vận tốc lớn, khả năng duy trì trong thời gian

tương đối dài (mùa lũ kéo dài 2 - 3 tháng) nên khả năng đào xói lòng dẫn sông, bờ

sông Tiền tỉnh Đồng Tháp là rất lớn.

Page 130: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

90

Bảng 2.9. Vận tốc dòng chảy sông Tiền ở một số mặt cắt và vận tốc cho phép không xói của bờ sông tương ứng6 (Đơn vị m/s)

Vị trí bờ

Mùa lũ Mùa kiệt

Vận tốc dòng chảy

lớn nhất (m/s)

Vận tốc cho phép không

xói bờ sông (m/s)

Vận tốc dòng chảy lớn

nhất (m/s)

Vận tốc cho phép không

xói bờ sông (m/s)

Tân Châu 2,70 0,58

Sa Đéc 2,40 0,58 1,10 0,58

Mỹ Thuận 2,45 0,55 1,20 0,55

Bảng 2.10. Khả năng và thời gian duy trì khả năng bào xói lòng dẫn sông mùa lũ trên sông Tiền giai đoạn 2000 -

2003

Vị trí sông Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003

a b c a b c a b c a b c

Tân Châu 1,518 1,097 3.672 1,490 1,067 3.672 1,466 1,043 3.672 1,183 0,674 3.672

Thanh Bình 1,195 1,169 1,117 0,920

Cao Lãnh 1,083 1,060 1,013 0,834

Mỹ Thuận 1,031 0,651 3.287 1,020 0,64 3.412 0,985 0,605 3.278 0,802 0,422 2.731

Ghi chú: a - Vận tốc TB _𝑉 (m/s); b - Khả năng đào xói ∆𝑉(m/s); c - Thời gian duy trì T (giờ).

Bảng 2.11. Khả năng và thời gian duy trì khả năng bào xói lòng dẫn sông mùa kiệt trên sông Tiền giai đoạn 2000 - 2003

Vị trí sông Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003

a b c a b c a b c a b c

Tân Châu 0,579 0,169 3.672 0,531 0,204 3.067 0,519 0,184 3.455 0,439 0,110 3.210

Thanh Bình 0,355 0,350 0,341 0,278

Cao Lãnh 0,322 0,317 0,309 0,352

Mỹ Thuận 0,331 0,237 2.673 0,288 0,184 2.584 0,265 0,172 2.487 0,216 0,137 2.286

Ghi chú: a - Vận tốc TB _𝑉 (m/s); b - Khả năng đào xói ∆𝑉(m/s); c - Thời gian duy trì T (giờ).

6 Bảng 2.9 - 2.11 biên tập từ Lê Mạnh Hùng, 2004, tlđd [63].

Page 131: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

91

- Khả năng vận chuyển bùn cát của dòng chảy sông Tiền

Hàm lượng bùn cát thực tế trên sông Tiền trong nhiều năm không có số liệu

đo đạc thực tế. Trên cơ sở các tài liệu tổng hợp và đo đạc thực tế, nhóm tác giả Lê

Mạnh Hùng đã tính toán được vận tốc TB mùa (_𝑉), thời gian duy trì - T, khả năng

bào xói lòng dẫn sông ∆𝑉 được thể hiện trong bảng 2.9 - 2.11.

Để xác định khả năng vận chuyển bùn cát thực tế của dòng chảy, mức độ lớn

hơn của sức tải bùn cát so với hàm lượng bùn cát thực tế thì vấn đề thực tế cần xác

định được hàm lượng bùn cát thực tế và sức tải thực tế của dòng chảy.

Sức tải cát của dòng chảy thường được tính bằng công thức kinh nghiệm. Hiện

nay có nhiều công thức nhưng công thức của Viện nghiên cứu Thủy lợi Hoàng Hà,

Trung Quốc được sử dụng khá phổ biến:

Trong đó, W - độ thô thủy lực (cm/s); R

- Bán kính thủy lực (m), V - vận tốc TB

(m/s).

Lê Mạnh Hùng và cs (2008) [64], Trần Quang Minh (2013) [124] đã tính toán

sức tải của dòng chảy theo công thức trên và cho kết quả ghi trong bảng 2.12:

Bảng 2.12. Sức tải cát dòng chảy mùa lũ (tháng 8 - 10) trên sông Tiền tại Tân Châu

giai đoạn 1980 - 20117

Sức tải cát TB (g/cm3)

1980 1981 1982 1996 2000 2001 2002 2003 2009 2010 2011

831,73 915,28 784,14 1163,16 1181,82 1133,34 1092,68 674,38 1.017,8 792,5 1.035,6

Kết quả thực đo và kết quả tính toán cho thấy khả năng mang bùn cát TB qua

mặt cắt ngang qua Tân Châu của sông thượng nguồn xuống không lớn nhưng nếu xét

một bộ phần dòng chảy ở phía bờ lõm thì khả năng bùn cát là lớn hơn nhiều. Vì thế,

xói lở bờ ở những khúc sông cong, phía bờ lõm là không tránh khỏi.

- Những nghiên cứu trong những năm gần đây về hàm lượng bùn cát cũng cho

kết quả tương tự:

+ Lượng bùn cát đến hàng năm biến động khá biến động, phụ thuộc vào phân

bố mưa và dòng chảy thượng lưu. Bùn cát đến theo từng đợt, những giá trị lớn nhất

thường xuất hiện vào đầu mùa lũ (tháng 8).

+ Trên sông Tiền, độ đục thường giảm nhanh về hạ lưu (Tân Châu 880 g/m3,

Hồng Ngự 840 g/m3, An Long 568 g/m3, Phong Mỹ 407 g/m3). Càng về cuối mùa lũ,

7 Số liệu các năm 1980 - 2003 theo Lê Mạnh Hùng, 2008 [57]; 2009 - 2011 theo Trần Quang Minh [124].

Page 132: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

92

sự triệt giảm càng mạnh mẽ. Ở Tân Châu vào tháng 10 lượng bùn cát là 789 g/m3,

Phong Mỹ chỉ còn dưới 100 g/m3.

+ Tài liệu đo đạc gần đây ở Tân Châu, Hồng Ngự cho thấy hàm lượng phù sa

giảm đi rõ rệt, cân bằng phù sa âm dẫn dến hiện tượng xói lở nghiêm trọng ở vùng hạ

du và bờ biển phía Nam [90], [97].

- Diễn biến chất lơ lửng theo thời gian:

Theo tháng tại trạm Tân Châu: hàm lượng cát bùn lơ lửng TB tháng giao động

từ 6,0 - 228 g/m3, hàm lượng phù sa lơ lửng trong năm nhỏ nhất thường rơi vào tháng

4, lớn nhất xuất hiện từ tháng 8 - 10. Còn tại trạm Mỹ Thuận: hàm lượng chất lơ lửng

nhỏ nhất và lớn nhất tương ứng là 14,4 g/m3 và 315 g/m3.

- Sự thay đổi hàm lượng chất lơ lửng hàng năm tại hai trạm gắn liền với diễn

biến và tính chất của lũ.

- Diễn biến hàm lượng chất lơ lửng theo không gian khá phức tạp, phụ thuộc

vào chế độ vào chế độ thủy văn và yếu tố khí tượng thủy văn.

- Diễn biến theo mùa: tại Tân Châu và Mỹ Thuận, hàm lượng lơ lửng giảm

mạnh vào cuối mùa lũ và đầu mùa cạn. Vào mùa lũ, hàm lượng chất lở lửng tăng

mạnh từ tháng 8 đến tháng 10 (bảng 2.13).

+ Hàm lượng chất lơ lửng TB ngày của các tháng mùa lũ thay đổi có dạng đường

tương tự đường quá trình lưu lượng bình quân ngày các tháng mùa lũ nhưng mức độ

dao động trong từng đoạn sông có khác nhau trong cả hai nhánh.

+ Diễn biến theo tháng: Nhánh 1 (hình 2.55): trong giai đoạn đầu mùa lũ (7, 8),

hàm lượng chất lở lửng chỉ biến động ở đoạn đầu Tân Châu đến MC3, sau MC3 đến

MC4 giảm, sau đó tăng tại MC5 (Lấp Vò), MC6 (Châu Thành) về đến Mỹ Thuận. Giai

đoạn mùa lũ: với dòng chảy biến đổi mạnh trong tháng 9, 10 nên hàm lượng chất lơ

lửng từ Tân Châu đến MC1 có tăng (khu vực bị xói lở), sau đó giảm dần đến MC4, sau

MC4 đến MC6 tăng mạnh, sau MC6 về Mỹ Thuận lại giảm mạnh. Với giai đoạn chính

vụ, hàm lượng chất lở lửng MC5, 6 tăng mạnh có thể giải thích dòng chảy lũ tăng ở

giai đoạn này, ngoài hàm lượng chất lơ lửng từ Tân Châu đưa về MC4, sau MC4 -

MC6 là đoạn có nhiều điểm xói lở, có nhiều “hói”, hình thái sông phức tạp, nhiều cù

lao làm dòng chảy đổi hướng liên tục gây nên các xoáy cục bộ. Ngoài ra, khu vực sông

này cũng chịu triều. Giai đoạn cuối mùa lũ, diễn biến hàm lượng chất lơ lửng trên sông

không có nhiều biến động. Nhánh 2: diễn biến hàm lượng tương tự như nhánh 1. Chỉ

khác, hàm lượng phù sa giảm mạnh ở MC3a vì khoảng 39% lượng nước sông Tiền

chuyển qua sông Hâu qua nhánh Vàm Nao.

Bên cạnh đó, tác động của dòng nước đối với quá trình DBLD sông còn gắn

liền với dòng chảy rối (dòng chảy ngang). Trên sông Tiền, hầu hết các khu vực có

Page 133: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

93

mức độ diễn biến lớn đều liên quan đến dòng chảy rối. Qua hình 2.56, 2.57 tiêu biểu

cho đoạn sông cong trên sông Tiền là đoạn chảy qua xã An Hiệp, huyện Châu Thành,

Toàn bộ phía bờ trái lưu tốc dòng chảy phân bố từ lớp mặt xuống đáy rất nhỏ v < 0,5

m/s trọng phạm vi 240 m từ bờ ra sông, toàn bộ bờ phải có v > 2,0 m/s phân bố đều

từ trên xuống đáy sông và áp sát bờ trái. Do vậy, ngoài động lực dòng chảy chính lớn

thì tác dụng của dòng chảy rối áp sát bờ, làm cho bờ phải bị xói lở mạnh, bờ trái được

bồi đắp theo đúng quy luật hoạt động của khúc sông cong.

Bảng 2.13. Diễn biến hàm lượng chất lơ lửng TB tháng tại trạm Tân Châu và Mỹ

Thuận (g/m3) [Trần Quang Minh, 2013]

Bảng 2.14. Hàm lượng phù sa (g/m3) TB tháng các tháng mùa lũ năm 2011 từ mặt

cắt Tân Châu đến Mỹ Thuận [Trần Quang Minh, 2013]

Hình 2.55. Sơ đồ các mặt cắt [Trần Quang Minh, 2013]

(Nhánh 1 từ Tân Châu qua các mặt cắt 2, 3, 4, 5 6, đến Mỹ Thuận; nhánh 2 từ Tân Châu qua

cắt mặt cắt (MC) 2, 3a (sau khi dòng chảy phân nhánh về Vàm Nao), 4,5,6 đến Mỹ Thuận)

Page 134: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

94

Hình 2.56. Lưu hướng dòng chảy lúc 9h00 ngày 17/3/2015 khu vực xã An Hiệp [78]

Hình 2.57. Phân bố vận tốc khi triều xuống 9h ngày 17/3/2015 [78]

Hình 2.58. Diễn biến mực nước mùa mưa qua một số năm ở Kratie

Nguồn: MRC/HYMET (dẫn theo Tô Quang Toản [97])

Page 135: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

95

Ngoài ra, với mức độ ngập lũ kéo dài (2 - 3 tháng), nước chảy tràn và thấm

trên bề mặt mái dốc vì thế làm cho các khối đất ven sông ẩm ướt, bở rời; gia tăng tải

trọng lên khối đất đến thời điểm nước lũ bắt đầu rút kéo theo các khối đất ven sông

dễ bị sạt lở. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế xảy ra sạt lở bờ sông Tiền ở tỉnh

Đồng Tháp trong các năm 2013, 2014 (những năm lũ nhỏ): các đợt sạt lở lớn đều xảy

ra những tháng cuối mùa lũ như đợt sạt lở xảy ra ngày 11/11/2014 ở ấp Long Thạnh,

xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự… Nguyên nhân cơ bản là do mực thủy cấp giảm

vào mùa nước rút kết hợp đất ven sông bị mềm nhão.

Theo Tô Quang Toản và cs [97], những năm gần đây, diễn biến mực nước và

lưu lượng lũ từ năm 2002 - 2016 về hạ lưu nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng có

sự thay đổi: liên tục là những năm lũ nhỏ (trừ năm 2011); năm 2014 đỉnh lũ lớn xuất

hiện trước đỉnh lũ nhỏ, lũ xuất hiện muộn và thời gian lũ ngăn lại (2013, 2015, 2016) -

trái với quy luật thông thường (xem hình 2.58). Ngược lại, trong mùa khô, tăng từ 1,27

- 10,73 tỷ m3. Nhưng giảm nhanh vào đầu mùa khô và lên chậm đầu mùa mưa.

Sự thay đổi về lưu lượng dòng chảy sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của dòng

nước, trong đó có vấn đề DBLD cũng thay đổi.

b) Tác động của biến đổi khí hậu đến DBLD sông Tiền

Ở nước ta, số liệu quan trắc tại trạm Hòn Dấu (Đồ Sơn, Hải Phòng), mực nước

biển đã dâng cao với tốc độ TB 2,24 mm/năm, mực nước biển giai đoạn 1993 - 2010

xu thế mực nước biển trên Biển Đông tăng mạnh 4,7 mm/năm, chỉ tính riêng dải ven

bờ Việt Nam, khu vực biển Trung Trung Bộ, Tây Nam Bộ có xu hướng tăng mạnh

hơn, TB trên ven biển Việt Nam tăng 2,9 mm/năm [130].

Từ thượng nguồn, sự phân hóa, biến động lượng mưa là nhân tố chi phối lớn

đến sự biến động chế độ nước. Một trong những biểu hiện rõ nét nhất của biến đổi khí

hậu đó là lượng mưa ở lưu vực sông Mekong nói chung và tại tỉnh Đồng Tháp nói

riêng. Lượng mưa có sự biến động lớn giữa mùa mưa - khô (năm 2010, lượng mưa ở

tỉnh Đồng Tháp tăng mạnh 2.387,8 mm/năm nhưng trong tháng 2, 3 hầu như không có

mưa) là nguyên nhân chính dẫn đến lượng nước ở hệ thống sông Mekong cũng phân

hóa sâu sắc theo mùa. Mùa mưa lượng nước lớn, tập trung trong thời gian ngắn nên

lượng nước đổ vào sông nhiều, vận tốc cao gây lũ lụt lớn như năm 2000, 2001, 2011

(Thái Lan, Campuchia, ĐBSCL... ) và xói lở bờ sông diễn ra mạnh.

Theo kịch bản phát thải cao (A2), dự báo trong những năm tiếp theo lượng dòng

chảy sông Mekong nói chung và sông Tiền tỉnh Đồng Tháp sẽ gia tăng trong cả hai

mùa (xem hình PL2.15 - PL2.17) [130]. Sự gia tăng lượng dòng chảy này sẽ tăng lượng

nước trong mùa khô và tăng nguy cơ ngập lụt trong mùa mưa. Các khu vực trũng thấp

ở hạ lưu vực, nhất là khu vực từ Kratie đến ĐBSCL. Các khu vực ngập lụt dự đoán

Page 136: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

96

tăng 9% so với năm ngập lũ lịch sử 2000, những khu vực ngập sâu (hơn 2,0 m) dự đoán

mức ngập lụt năm 2048 là 40 % (xem hình PL2.18).

Từ phía biển, mực nước biển đang tăng trong những năm qua. Theo số liệu nghiên

cứu cho thấy, mực nước ở ĐBSCL dâng lên, trong giai đoạn 1988 - 2008, mực nước

biển dâng lên từ 1,8 mm/năm ở Vũng Tàu, 6,1 mm/năm ở Rạch Giá, 11,8 mm/năm ở

Bình Đại, 14,5 mm/năm ở Mỹ Thanh. Với sự gia tăng mực nước biển, nó sẽ góp phần

làm thay đổi ranh giới truyền triều, khu vực sông chịu tác động của triều sẽ dài hơn.

Chiều dài truyền triều trong mùa kiệt ở sông Mekong khoảng 350 km, trong mùa lũ có

thể đạt 150 - 200 km. Trong những năm gần đây, triều cường được xem là lớn nhất trong

47 - 50 năm qua. Sự gia tăng mực nước biển; gia tăng phạm vi, cường độ truyền triều sẽ

làm thay đổi mối tương quan sông - biển đồng thời góp phần làm cho quá trình xói lở bờ

sông diễn ra phức tạp hơn, cả trong mùa lũ lẫn mùa kiệt (mùa lũ tác nhân chính dòng

chảy thượng nguồn, mùa kiệt tác nhân chính dòng chảy triều).

Hình 2.59. Phần trăm thay đổi dòng chảy TB năm do biến đổi khí hậu so với giai

đoạn 1986 - 2000 (ICEM, 2010) [101].

Mực nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu sẽ góp phần làm gia tăng mức độ

xói lở bờ sông Tiền tỉnh Đồng Tháp. Sự tác động một cách trực tiếp qua mực nước biển

dâng sẽ làm thay đổi kết cấu dòng chảy, tạo điều kiện cho sự xâm nhập, phá hủy bờ

sông do hạn chế nguồn nước sông đổ ra biển. Mặt khác, mực nước biển dâng cao sẽ

làm thay đổi mực xâm thực cơ sở, khi mực xâm thực cơ sở thay đổi thì hoạt động địa

chất của sông cũng thay đổi và ít nhiều tác động đến DBLD sông.

Page 137: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

97

Như vậy, với sự kết hợp giữa điều kiện cấu tạo địa chất với 2 kiểu mặt cắt (kiểu

mặt cắt trước khi sông được thành tạo và kiểu mặt cắt bồi tích sông); hình thái lòng

dẫn đặc trưng của sông phân nhánh và sông cong; dòng chảy mạnh được duy trì lâu

dài trong mùa lũ, luôn thay đổi theo mùa… đã làm cho lòng dẫn sông Tiền diễn biến

mạnh và thường xuyên theo các mặt cắt dọc, ngang sông.

2.2.1.4. Mối liên hệ giữa hình thái lòng dẫn với động lực dòng chảy, xói lở, bồi tụ

Diễn biến xói lở, bồi tụ lòng dẫn sông là kết quả của mối tương tác thường xuyên

giữa 2 yếu tố trực tiếp: dòng chảy và lòng dẫn sông.

Dòng chảy sông Tiền có vai trò quan trọng, có tính chất chủ động quy định cơ

chế; tốc độ xói lở, bồi tụ lòng dẫn sông (như đã trình bày ở mục 2.1.4); góp phần tạo

ra những vị trí, khu vực có nguy cơ xói lở, bồi tụ. Tuy nhiên, dòng chảy không giải

thích được nơi có mức độ, nguy cơ xói lở, bồi tụ (điều này giải thích là cũng trên đoạn

sông Tiền tỉnh Đồng Tháp nhưng xói lở, bồi tụ chỉ tập trung ở một số đoạn sông, mục

2.1.1 và 2.1.2). Mặt khác, số liệu đầu vào không đủ đảm bảo độ tin cậy để phản ánh

quy luật dòng chảy, phân bố dòng chảy theo các mặt cắt ngang, dọc sông.

Lòng dẫn thể hiện dưới dạng hình học ghi lại kết quả tác động của nhiều yếu tố

gây xói lở, bồi tụ, dịch dòng, trong đó có yếu tố thủy văn; vừa phản ánh trục động lực

dòng chảy, vừa là yếu tố có thể làm thay đổi trục động lực, trực tiếp hoặc gián tiếp gây

xói lở, bồi tụ bờ. Do đó, khi nghiên cứu dự báo DBLD sông có thể coi là đối tượng

nghiên cứu chính là lòng dẫn sông [81]. Lòng dẫn không chỉ chứa đựng nội dung phản

ánh (hệ quả của tương tác giữa dòng chảy và lòng dẫn) mà còn chứa đựng cả nội dung

dự báo. Các khu vực thường xảy ra sạt lở trên sông Tiền là (i) ở đoạn sông cong, động

lực dòng chảy tác động vào bờ lõm tạo nên hố sâu; (ii) nơi phân - nhập lưu của hai

dòng chảy; (iii) nơi dòng sông bị thu hẹp một bên hoặc cả hai bên.

Như vậy, hình thái lòng dẫn sông Tiền vừa là sản phẩm tổng hợp của dòng chảy,

cấu tạo địa chất. Lòng dẫn sông thay đổi phản ánh sự thay đổi trục động lực dòng chảy,

kéo theo sự thay đổi vị trí, hướng, phạm vi và tốc độ sạt lở. Do đó, hình thái lòng dẫn

sông Tiền vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của quá trình DBLD sông.

Nghiên cứu lòng dẫn, không chỉ nghiên cứu mặt cắt ngang, dọc và các đoạn

lòng dẫn riêng lẻ, rời rạc mà phải nghiên cứu trong quan hệ biến đổi không gian giữa

các đoạn với nhau. Để dự báo ngắn hạn, chúng ta có thể phân tích hình thái, kích thước

mặt cắt ngang dòng chảy có thể xác định được diễn biến (bờ lở, bờ bồi) nhưng nó sẽ

thay đổi khi lòng dẫn phía trên của chúng biến đổi. Do đó, nghiên cứu lòng dẫn sông

Tiền phục vụ cảnh báo và đề xuất giảipháp cần tập trung phân tích quy luật, cơ chế -

đặc điểm diễn biến (xói lở, bồi tụ) để hiểu rõ quá trình thay đổi của lòng dẫn, làm cơ

sở cho việc dự báo thay đổi lòng dẫn; đặc trưng hình thái động lực (bờ lõm, bờ lồi,

đường talweg - trục động lực dòng chảy …) làm tiêu chí để dự báo.

Page 138: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

98

2.2.2. Tác động của các hoạt động nhân sinh

Các hoạt động nhân sinh trên lưu vực và tại địa phương ảnh hưởng đến dòng

chảy, lòng dẫn sông Tiền tỉnh Đồng Tháp như phá rừng đầu nguồn, sử dụng nước, khai

thác vật liệu lòng sông, xây dựng các công trình ở thượng nguồn và ven sông…

2.2.2.1. Các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trên lưu vực

Trước năm 1960, các hoạt động khai thác trên lưu vực chủ yếu là hoạt động

nông nghiệp (ở vùng Đông Bắc Thái Lan và Campuchia); thảm thực vật (rừng) khá

phong phú; hầu như chưa có hồ chứa nước. Các hoạt động nhân sinh ảnh hưởng đến

DBLD sông Tiền có thể chia thành 2 giai đoạn: 1966 - 2000 và 2000 - 2015.

a) Giai đoạn từ 1966 đến năm 2000

Trong thời kỳ này, các hoạt động có sự gia tăng đáng kể các hoạt động khai thác

lưu vực, nhất là mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp ở vùng Đông Bắc Thái Lan và

Campuchia. Vì thế, diện tích rừng có sự suy giảm đáng kể (bảng 2.15). Để phục vụ cho

mục đích sản xuất nông nghiệp, các hồ chứa nước ở các nước nước trong lưu vực

(Trung Quốc, Lào và Tây Nguyên của Việt Nam) bắt đầu được triển khai vào cuối giai

đoạn này. Tổng dung tích các hồ chứa giai đoạn này khoảng 13,6 tỷ m3 [96].

Từ những năm 1980 - 1990, Thái Lan đã có đề xuất 5 dự án chuyển nước.

Trong đó, có 2 dự án được các quốc gia trong lưu vực rất quan tâm:

- Dự án là Kok Ing Yom Nam vùng phía Bắc, chuyển nước từ 2 phụ lưu của

sông Mekong là sông Kok và sông Ing vào 2 sông Yom và Nam của sông Chao

Phraya. Điều này làm tăng thêm nguồn nước cho đập Sirikit, sử dụng phát điện và

lượng nước tưới tiêu cho những cánh đồng rộng lớn vùng Chao Phraya thuộc miền

Trung Thái Lan. Dự án này được các nhà khoa học đánh giá sẽ khiến con sông cạn

dòng, gây cản trở giao thông, thiếu hụt nguồn nước hạ lưu; đặc biệt sẽ làm thất thoát

nguồn nước sông Mekong [114].

- Dự án Kong Chi Mun phía Đông Bắc Thái Lan. Là một dự án lớn, không đưa

nước ra ngoài lưu lưu vực mà đưa nước từ sông Mekong vào các hồ chứa cho 81.000

ha đất nông nghiệp vùng Đông Bắc Thái Lan. Lượng nước mất đi và chất lượng nước

trả lại là mối quan tâm của các quốc gia lân cận và hạ lưu vực sông.

b) Giai đoạn từ năm 2001 đến nay

Trong những năm đầu thế kỷ XXI cùng với sự phát triển KT-XH mạnh mẽ,

các hoạt động khai thác lưu vực được tăng cường cả về quy mô và mức độ. Trong đó,

các hoạt động nông nghiệp, thủy điện và khai thác vật liệu lòng dẫn sông có ảnh

hưởng đến quá trình DBLD sông.

Page 139: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

99

i) Phá rừng đầu nguồn

Phá rừng làm giảm độ che phủ đã dẫn đến nhiều hệ quả khác nhau. Trong đó,

làm tăng mức độ tập trung nước về dòng chính sông Mekong, tăng cường khả năng

xói mòn, rửa trôi đất kéo theo hệ quả nâng cao đáy của hồ đập, thay đổi diện mạo của

lòng dẫn sông, chế độ thủy văn của sông cũng biến đổi. Minh chứng cho hệ quả này

là hồ Tonle Sap (Campuchia) bị cạn dần (TB 10 - 12 cm/năm) do rừng xung quanh

hồ bị tàn phá nghiêm trọng, làm giảm khả năng điều tiết nguồn nước của hồ. Điều

này ảnh hưởng lớn đến chế độ dòng chảy sông Cửu Long nói chung và sông Tiền tỉnh

Đồng Tháp nói riêng: mùa lũ nước tập trung về nhanh hơn, còn mùa kiệt thì khả năng

cung cấp nước hạn chế hơn. Sự thay đổi chế độ dòng chảy theo hướng bất lợi như

trên làm gia tăng quá trình xói lở (mùa lũ vận tốc, lưu lượng dòng chảy lớn hơn; mùa

kiệt tạo điều kiện cho dòng chảy ngược - triều mạnh hơn).

Bảng 2.15. Sự thay đổi tỉ lệ che phủ rừng các quốc gia hạ lưu sông Mekong

(Nguồn: FAO dẫn theo [114])

Quốc gia Tổng diện tích

rừng (triệu ha) Tỷ lệ che

phủ (%) Tốc độ thay đổi

1990 - 2000 2000 - 2005

Campuchia 10,45 59 - 1,1 - 2,0

Lào 16,14 70 - 0,5 - 0,5

Thái Lan 14,52 28 - 0,7 - 0,4

Việt Nam 12,93 42 2,3 2,0

Theo công bố của MRC (2003), độ che phủ rừng của lưu vực sông Mekong đã

thay đổi theo chiều hướng giảm độ che phủ, TB 0,53%/năm. Nguyên nhân của tình

trạng trên là rừng đang được khai thác quá mức với nhiều mục tiêu khác nhau, điều

này xảy ra mạnh ở Myanmar, Lào, Campuchia và cả ở Việt Nam. Việc khai thác rừng,

kể cả rừng đầu nguồn do các tổ chức tại địa phương và tổ chức quốc tế (Lê Phát Quới,

2012, [131]). Theo FAO, tốc độ mất rừng của các quốc gia hạ lưu vực sông Mekong

được thể hiện trong bảng 2.14. với tốc độ này, đến năm 2020 thì Campuchia sẽ mất

thêm 2,7 triệu ha, Lào mất 1,1 triệu ha, Thái Lan mất 800.000 ha. Trong khi đó, diện

tích che phủ của Việt Nam sẽ tăng lên (4,4 triệu ha) nhưng chủ yếu là do phát triển

rừng trồng.

ii) Khai thác quá mức vật liệu dòng sông

Trong những năm qua, nhu cầu sử dụng cát sạn là rất lớn. Kết quả nghiên cứu

của Darby S. và cs cho biết, Campuchia lâu nay nạo vét cát sông để bán sang Singapore

và Trung Quốc. Từ năm 1960 đến nay, đảo quốc Singapore tăng thêm 1/5 diện tích nhờ

mua cát sông, cát biển từ Campuchia, Việt Nam và một số nước khác.

Theo B. Jean-Paul và cs (2012 [104], 2013 [105]) cho thấy khai thác cát, sỏi

diễn ra rất phổ biến ở các nước Lào, Thái Lan và Campuchia. Có khoảng 54 khu vực

Page 140: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

100

ở Lào và Campuchia đã khai thác trong thời gian dưới 10 năm (tính đến năm 2012).

Khối lượng khai thác các loại vật liệu lòng dẫn sông, ở một số đoạn sông điển hình

được ghi trong hình 2.60. Trong đó, cát vẫn là loại vật liệu được khai thác nhiều nhất,

khoảng trên 23 triệu m3/năm, chiếm 86,5%. Campuchia là nước khai thác nhiều nhất

trên sông Mekong, so với Lào và Thái Lan, chiếm khoảng 67,4%.

Bảng 2.16. Khối lượng và tỷ lệ loại trầm tích khai thác theo kích thước của các nước

Nước Khai thác (m3/năm)

Cát Sỏi Đá Tổng cộng

Lào 904.100 10.000 454.500 1.368.600

Thái Lan 3.677.200 857.740 0 4.534.940

Campuchia 18.748.503 2.044.940 0 20.793.940

Việt Nam 7.750.803 0 0 7.750.443

Tổng cộng 31.079.803 2.912.680 454.500 34.446.983

% 90,2 8,2 1,6 100

Nguồn: B. Jean-Paul và cs, 2013 [105].

Bảng 2.16 cho thấy, trong hai năm 2011, 2012 Campuchia là nước khai thác

lớn nhất (chiếm 60% lượng trầm tích); Việt Nam 22%, Thái Lan 13%, Lào chiếm

4%. Trong những năm qua, lượng khai thác từ Savannakhet đến biên giới Campuchia

- Việt Nam có xu hướng tăng, trong khi sản lượng khai thác trên các nhánh sông ở

Việt Nam có xu hướng giảm. Với khối lượng khai thác này vượt quá lưu lượng trầm

tích hàng năm (lưu lượng trầm tích sông Mekong tại Kratie khoảng 145 - 160 triệu

tấn, chủ yếu là các hạt mịn như bột, sét) nên đáy sông bị thay đổi nghiêm trọng bởi

khoét sâu. Những hoạt động khai thác này đã dẫn đến hệ quả:

- Giữa Kratie và Phnom Pênh đã quan sát được khoét sâu đáng kể vào các

công trình xây dựng trong vòng 30 năm qua (cầu cảng, cầu qua sông Mekong). Khoét

sâu đáy sông từ 1,0 - 3,0 m trong giai đoạn này. Nơi mà vai trò của các bẫy trầm tích

tối thiểu hoặc không còn tồn tại. Các hố sâu hơn có thể xuất hiện ở khu vực đang khai

thác hoặc dự kiến khai thác.

- Ở một số nơi, bờ lõm đang xói lở nghiêm trọng. Ví dụ, Saman, hạ lưu Kratie.

Theo người dân, xói lở nhanh hơn và đe dọa các làng trên đê do nạo vét. Tuy nhiên,

biến đổi khí hậu cũng được cho là nguyên nhân gây xói lở bờ. Theo D.E. Stephen và

cs [42-44], các pha lạnh ENSO kết hợp với sự khởi đầu sớm hơn và tăng cường cường

độ mùa mưa, sự gia tăng các cơn bão nhiệt đới làm cho bờ sông xói lở mạnh. Mặc

dù, không phủ nhận nguyên nhân này, nhưng sự khai thác quá mức trầm tích đã ảnh

hưởng nghiêm trọng đến DBLD sông.

Page 141: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

- 100 -

Hình 2.60. Vị trí, tỷ lệ, khối lượng khai thác cát, sỏi, cuội ở hạ lưu sông Mekong

Ghi chú: màu sắc trên biểu đồ khai thác: màu đỏ - cát, màu cam - cuội, màu nâu - sỏi

Nguồn: B. Jean-Paul và cs [104], [105]

Page 142: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

101

iii) Tác động của các công trình thủy điện, thủy lợi

- Thủy điện

Trải qua thời gian, chế độ thủy văn sông Mekong đã duy trì trạng thái động

lực ổn định với điều kiện khí hậu và địa hình lưu vực. Trong vài thập kỷ gần đây, tác

động của con người, đặc biệt là việc xây dựng các đập thủy điện trên dòng chính và

các phụ lưu đã làm thay đổi các đặc tính cơ bản của dòng chảy, vận chuyển bùn cát

trên hệ thống sông Mekong. Sự gia tăng hoạt động của các công trình trên sông cũng

đang là một những nhân tố làm thay đổi chế độ dòng chảy sông Mekong ở hạ lưu.

Theo MRC thì hiện nay trên dòng chính phía Trung Quốc đã và đang xây dựng 8 đập;

phía hạ lưu có 11 đập (xem bảng PL1.3, PL1.4). Theo ICEM, 2010 [101] kể cả khi

chưa có các đập trên dòng chính sông Mekong, thuộc lãnh thổ Lào và Campuchia, thì

08 đập phía Trung Quốc cùng các đập trên sông nhánh Mekong, cũng đã làm giảm

lượng bùn cát TB năm tại Kratie từ 165 triệu tấn/năm xuống còn khoảng 88 triệu

tấn/năm.

Việc xây dựng các công trình thủy điện ở dòng chính, các phụ lưu sông

Mekong ảnh hưởng nhiều đến khu vực hạ lưu. Trong đó, đáng quan tâm là làm thay

đổi khả năng chuyển tải trầm tích cảu sông và giảm lượng trầm tích để chuyển tải (K.

Matti và cs, 2007) [47]. Giảm nhiều nguồn cung cấp trầm tích có thể gây ra sự thay

đổi lớn về hình dạng, hướng dòng chảy và kết cấu của sông, sông lại tác động đến

môi trường sống, các hệ sinh thái lưu vực và năng suất nông nghiệp (MRC, 2011). Ở

hạ lưu các hồ chứa, các tác động có thể thay đổi sinh thái lưu vực, độ trong của nước,

cân bằng trầm tích, lượng chất dinh dưỡng có trong sông và hướng dòng chảy sông

(Morris và Fan, 1997). Những thay đổi về tải lượng và dòng chảy trầm tích có thể đặc

biệt nguy hại cho vùng ven biển và ngoài khơi [118], [125]. Một điều hết sức nguy

hại cho ĐBSCL là thiếu hụt lượng phù sa bồi đắp cho đồng bằng dẫn đến hệ quả đồng

bằng đang bị sụt lún [50]. Đối với quá trình DBLD sông ở vùng hạ lưu nói chung và

sông Tiền chảy qua tỉnh Đồng Tháp nói riêng, việc xây dựng các đập thủy điện ảnh

hưởng dưới hai góc độ: thay đổi chế độ dòng chảy tự nhiên và thay đổi lượng trầm

tích. Năng lượng và khả năng chuyển tải trầm tích của một con sông được xác định

bởi dòng chảy và tốc độ chảy của sông. Khi con sông bị chảy chậm lại, ví dụ như

chảy vào một hồ chứa thì sẽ làm rơi trầm tích lơ lửng hoặc mất đi khả năng di chuyển

các trầm tích nặng hơn. Bức tường chắn do các con đập thủy điện khiến cho trầm tích

bị “giữ lại” sau đập [16], (SOK 2 [97]).

Nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chuyển tải trầm tích từ thượng lưu

sông Mekong đã giảm đi trong những năm gần đây mặc dù quy mô thay đổi khác

nhau. Theo một số nghiên cứu, lượng trầm tích có thể giảm 50% tại tuyến đập kể từ

khi hoàn thành đập Manwan trên sông Lan Thương năm 1993 [46], [97], [132], [133].

Page 143: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

102

Trong 10 năm vận hành, đập Manwan đã mất đi 20% dung tích do trầm tích lắng

đọng, tức là dòng chính sông Mekong mất đi 20 triệu m3 trầm tích. W.E. Des, 2010

đã tổng kết số liệu quan trắc lòng hồ Manwan từ các nhà chức trách Trung Quốc cho

thấy sau khoảng thời gian vận hành (1993 - 2005), lượng trầm tích lòng hồ ước tính

đạt 490 triệu tấn (tương đương 50 triệu tấn/năm). Ước lượng toàn bộ bậc thang trên

đập Lan Thương sẽ giữ lại khoảng 90% tải lượng trầm tích từ thượng lưu sông

Mekong (K. Matti, Varis, 2007; SOK2). K. Matti và Varis, O. 2007 đã phân tích số

liệu quan trắc của MRC trong giai đoạn trước và sau khi xây dựng đập Manwan đã

chỉ ra rằng: đập Manwan đã làm giảm tới 56% tải lượng bùn cát tại Chiang Saen,

20% bùn cát tại Paske. Hiệu quả bồi lắng của toàn bộ 8 đập phía Trung Quốc theo lý

thuyết là khoảng 0.94 [101].

Bảng 2.17. Ước lượng TB hàng năm của sự bồi lắng dinh dưỡng và phù sa sông

Mekong (ICEM, 2010 [101])

Nơi bồi lắng

Thể tích bồi lắng hàng năm

Thông tin nền đến

năm 2015 Không có đập chính

Có đập chính ở hạ lưu vực

(giả định hiệu suất lưu giữ

phù sa ròng tối đa của

chuỗi đập ở hạ lưu vực là

10%) TE tổng =75%

Phù

sa

(triệu

tấn

/năm)

Dinh

dưỡng

(P tổng)

(triệu tấn

/năm)

Phù sa (triệu tấn

/năm)

Dinh

dưỡng

(P tổng)

(triệu

tấn/năm)

Phù sa

(triệu tấn

/năm)

Dinh

dưỡng

(P tổng)

(triệu tấn

/năm)

Kratie: lượng phù sa

vận chuyển hàng năm 165 26,376 88 14,061 41 6,594

Đồng bằng

Campuchia 25 3,958 13 2,111 6 989

Đồng bằng Tonle Sap 9 1,439 5 7,68 2 360

ĐBSCL 26 4,157 14 2,210 7 1,039

Cửa sông Mekong 5 800 3 427 1 200

Bán đảo Cà Mau < 1 32 << 1 14 ~ 0 8

Ngoài khơi thềm lục địa

(<20 km từ thềm lục địa) 100 15,990 53 8,533 25 3,998

Các số liệu ước tính cho thấy, riêng các dự án thủy điện ở Trung Quốc và trên

các sông 3S sẽ giữ lại khoảng 50% tải trầm tích sông Mekong. Theo số liệu của Ủy

hội sông Mekong, năm 1992 lượng phù sa lơ lửng trên sông là 160 triệu tấn, đến năm

2014 chỉ còn 85 triệu tấn/năm (chưa kể khoảng 30 triệu tấn cát, sỏi di chuyển ở đáy

sông [103]). Nếu tất cả 11 con đập trên dòng chính ở hạ lưu sông Mekong được xây

dựng thì tải trầm tích sẽ giảm đi ½ nữa - chỉ còn 42 triệu tấn, 100% lượng cát sỏi di

chuyển ở đáy sông bị giữ lại bởi các đập thủy điện ([8], ICEM, 2010 [101]; MRC

2011 [13]; SOK2 [100]).

Page 144: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

103

Những dự báo về sự thay đổi về lượng trầm tích cần thận trọng bởi (i) những hiểu

biết hiện nay về tải lượng trầm tích kích thước nhỏ; (ii) hiệu quả chặn trầm tích của các

đập. Ngoài ra, điều quan trọng cần lưu ý rằng mọi cố gắng trong dự báo tải lượng trầm

tích trong tương lai hạ lưu vực sông Mekong đều rất phức tạp do nguồn số liệu hiện nay

ít, độ chính xác của các mô hình trầm tích, sự không chắc chắn về sự thay đổi sử dụng

đất, sự nóng lên trên toàn cầu trong tương lai cũng như tính biến đổi của tự nhiên (T.

Colin, A. George, 2011 [134]). Kết quả quan trắc tại Tân Châu, Châu Đốc cho thấy hàm

lượng phù sa giảm đi rõ rệt so với quá khứ (Nguyễn Sinh Huy, 2011, tr. 198 [90]). Điều

này dẫn đến tổng lượng bùn cát sông Mekong đổ vào nước ta liên tục giảm trong những

năm qua (hình 2.61). Cân bằng bùn cát âm dẫn đến dòng nước tăng cường khả năng bào

xói, hiện tượng xói lở nghiêm trọng xảy ra ở hạ lưu. Bao gồm cả xói lở bờ sông và bờ

biển. Điều này cũng được khẳng định bởi A. J. Adward. và cs, 2015 [103].

Hình 2.61. Tổng lượng bùn cát lơ lửng của sông Mekong vào Việt Nam

(Theo Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, 2011)

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện Kỹ thuật Biển cũng cho

kết quả tương tự. Theo kết quả đo lưu lượng và bùn cát đi qua 2 mặt cắt đầu nguồn

sông Mekong là mặt cắt tại trạm Tân Châu và trạm Châu Đốc, thì lượng bùn cát đến

ĐBSCL đã giảm mạnh trong 10 năm gần đây. Đặc biệt, tổng lượng phù sa vào Việt

Nam trong 10 năm qua xấp xỉ đạt 65 triệu tấn, chưa bằng 1/3 bình quân hằng nằm trong

quá khứ. Đây chính là một trong nguyên nhân chính gây ra các xáo trộn lớn trong quy

luật bồi xói ở Đồng Tháp và ĐBSCL. Sự thiếu hụt này một phần do không có lũ, một

phần khác do hoạt động của con người (các đập thủy điện ở thượng du8). Các đập giữ

8 Theo Nguyễn Hữu Nhân và cs (2015). Nghiên cứu cơ chế hình thành và phát triển vùng bồi tụ ven bờ và

các giải pháp khoa học và công nghệ để phát triển bền vững về KT-XH vùng biển Cà Mau. Báo cáo tổng hợp

kết quả KHCN đề tài độc lập cấp Nhà nước ĐTĐL.2011-T/43.

Page 145: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

104

lại trầm tích sẻ xả ra nước có lượng trầm tích giảm đi, do đó thừa khả năng vận chuyển

trầm tích (K.G. Mathias và cs, 2014 [109]). Loại nước đến là “nước đói trầm tích” hay

là khả năng vận chuyển lớn hơn hàm lượng trầm tích thực tế. Vì vậy, dòng nước này

sẽ gây xói lở đáy sông, bờ sông (xói lan truyền, phổ biến)ở khu vực hạ lưu đập cho đến

khi đạt đến trạng thái cân bằng mới. Ngoài ra, việc giảm hàm lượng chất rắn lơ lửng

trong sông, do đó làm giảm lượng chất dinh dưỡng ở hạ lưu. Điều này sẽ ảnh hưởng

đến sự phát triển các hệ sinh thái, nhất là loài cá di cư theo dòng nước.

Ngoài ra, việc xây dựng các đập thủy điện ở dòng chính và phụ lưu không

những làm giảm hàm lượng phù sa, bùn cát về hạ lưu mà còn ảnh hưởng thông qua

việc vận hành phủ định ngày đêm9. Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc vận hành đập

thủy điện Sambor có thể làm dao động mực nước tại Kratie từ 1,5 - 2,0 m trong ngày,

đến Tân Châu còn khoảng 5 - 6 cm. Như vậy, việc vận hành phủ định ngày đêm các

đập thủy điện có thể làm gia tăng trực tiếp xói lở ở hạ lưu. Tác động trực tiếp của vận

hành phủ định ngày đêm là nhỏ, quá trình sẽ dịch chuyển về phía hạ lưu sau thời gian

vài chục đến hàng trăm năm, làm gia tăng xói lở đồng bằng [97].

- Thủy lợi

Với việc mở rộng quy mô diện tích sản xuất nông nghiệp thì nhu cầu tưới tiêu

và các hồ chứa nước tăng nhanh làm cho nhu cầu sử dụng nước lớn. Lưu vực bổ sung

thêm nhiều hồ chứa ở Tây Nguyên, Lào và Trung Quốc, nhất là các đập Xiaowan

(2010) và Nuozhadu (2012). Tổng dung tích hồ chứa đến nay khoảng 40 tỷ m3. Trong

tương lai sẽ còn có nhiều hồ chứa thủy điện được xây dựng, đáng chú ý là thủy điện

dòng chính hay kế hoạch phát triển thủy điện các quốc gia thượng lưu (bảng 2.18).

Bên cạnh đó, nhu cầu nước cho hoạt động công nghiệp và sinh hoạt cũng là vấn đề

đáng quan tâm. Như vậy, tổng hợp nhu cầu nước của các nước thượng lưu, năm 2010

sẽ tăng so với 2000 là 10,9% đến năm 2030 sẽ tăng lên 117% và 2050 tăng lên 160%.

Trong đó, nguồn nước được sử dụng chủ yếu là từ hệ thống sông Mekong (Tổng cục

Thủy lợi, 2010 [135]).

Bảng 2.18. Tổng hợp dung tích hữu ích của các hồ trên lưu vực theo các giai đoạn [97]

Giai đoạn sau năm 2000, dung tích các hồ chứa tăng bình quân 1,75 tỷ m3/năm. Tổng

dung tích các hồ chứa đã chiếm 8 - 18% tổng lượng dòng chảy lũ của sông Mekong, có ảnh

9 Vận hành phủ định ngày đêm là trong trường hợp lưu lượng đến thấp, nhu cầu điện thay đổi để tăng giá trị hiệu

ích phát điện nên tăng vận hành tổ máy ban ngày và giảm tố máy hoạt động về đêm để giành nước cho ban ngày.

Page 146: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

105

hưởng đáng kể đến diễn biến lũ vùng ĐBSCL trong những năm qua. Kết quả phân tích

theo các kịch bản ở bảng 2.18 của nhóm tác giả Tô Quang Toản và cs [97] cho thấy,

ảnh hưởng của các đập thủy điện thượng lưu ảnh hưởng lớn đến diễn biến lũ và mực

nước lũ ở ĐBSCL (bảng 2.19). Chưa xét đến BĐKH thì số năm lũ nhỏ sẽ gia tăng đáng

kể, ở điều kiện nền số năm lũ nhỏ dưới báo động cấp 1 chỉ chiếm 3%, có thể tăng lên

13% ở điều kiện thủy điện như 2015, và có thể chiếm 47% ở TLQH. Số năm lũ vượt

báo động cấp III ở điều kiện nền chiếm đến 32%, trong khi đó ở các kịch bản ĐK15 và

TLQH lũ vượt báo động cấp III sẽ giảm đáng kể, chỉ còn là 8% và 1%. Nếu có xét thêm

ảnh hưởng do BĐKH với giả thiết sẽ có thêm sự gia tăng 10% tổng lượng lũ so với

trước đây thì lũ đến từ thượng lưu có thể làm mực nước tại Tân Châu dưới 3,5 m còn là

28% so với cùng điều kiện TLQH và lũ lớn có thể chiếm 8% số năm.

Bảng 2.19. Kết quả phân tích thay đổi (%) số năm lũ theo các mức báo động tại

Tân Châu ứng với các kịch bản phát triển ở thượng lưu [97]

Như vậy, các công trình thủy điện, thủy lợi trên dòng chính cũng như trên các

phụ lưu của hệ thống sông Mekong sẽ ảnh hưởng lớn đến sự ổn định của vùng đồng

bằng: (i) Sự bất ổn định lớn hơn và sạt lở bờ sông, kênh rạch ở vùng ĐBSCL; (ii) Các

tác động dây chuyền lên các công trình thủy nông tưới và giao thông thủy; (iii) Tăng

sạt lở ven biển và giảm quá trình kiến tạo đồng bằng dọc theo bờ Biển Đông của

ĐBSCL. Việc xây dựng các chuỗi đập thủy điện trên dòng chính sẽ biến đổi dòng

chảy liên tục theo trọng lực thành các dòng chảy bậc thang, làm thay đổi cơ bản chế

độ thủy văn ở hạ lưu, góp phần gia tăng mức độ, phạm vi xói lở bờ sông Cửu Long

nói chung và sông Tiền tỉnh Đồng Tháp nói riêng.

2.2.2.2. Các hoạt động kinh tế - xã hội trong vùng

a) Giai đoạn 1966 - 2000

Trong giai đoạn này, các hoạt động khai thác tại địa phương diễn ra mạnh,

nhất là kể từ thập niên 80 (XX) khi có chủ trương tiến công vào Đồng Tháp Mười.

- Hoạt động sản xuất nông nghiệp:

Năm 1975, diện tích cây lương thực toàn tỉnh là 136.000 ha, 1985 đạt 226.000

ha đến năm 2000 diện tích trồng trọt 244.731 ha. Cùng với sự gia tăng của diện tích đất

nông nghiệp làm giảm diện tích hoang hóa và diện tích lớp phủ thực vật.

Page 147: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

106

Để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, các hệ thống kênh đào được triển khai

dọc theo hệ thống sông Tiền có nhiều công trình thủy lợi (kênh, rạch, mương) để dẫn

nước vào đồng ruộng. Bao gồm các kênh rạch lớn như [122], [136]:

+ Kênh Trung ương (còn gọi kênh Hồng Ngự - Vĩnh Hưng, hay Long An) bắt đầu

triển khai năm 1976, có chiều dài khoảng 44,0 km dẫn nước từ sông Tiền vào Đồng Tháp

Mười. Kênh này chiếm khoảng 40% lượng nước các kênh ngang cấp cho nội đồng.

+ Kênh Đồng Tiến kéo dài từ An Long đến Gãy Cờ Đen. Thi công từ 19/6/1959

đến 12/9/1960 dài 45 km, phần còn lại là kênhDương Văn Dương từ Gãy Cờ Đen đến

địa giới Long An 4,0 km.

+ Kênh Nguyễn Văn Tiếp được người Pháp đào vào năm 1895. Từ vàm Phong

Mỹ đến hết địa phận tỉnh dài 44 km là con kênh giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với

việc cấp và tiêu nước ở vùng hạ Đồng Tháp Mười. Kênh Nguyễn Văn Tiếp B cũng

được người Pháp đào năm 1897 kéo dài từ rạch Ruộng đến kênh Nguyễn Văn Tiếp,

dài 25 km, trong đó có 18 km là ranh giới giữa hai tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang.

+ Ở vùng Nam sông Tiền, kênh Họa Đồ và kênh xáng Lấp Vò cũng được đào

vào năm 1908, kinh Đốc Phủ Hiền đào năm 1909 từ Sa Đéc tới Tân Phú Trung. Các

con kinh thông ra Sông Hậu hầu hết đều nhỏ vì chỉ do cá nhân tổ chức đào phục vụ

cho ruộng đất của mình. Các kênh điển hình như kênh Ông Phủ, kênh Cái Mít, kênh

Bông Súng, kênh Tầm Vu, kênh Pele, kênh Rau Cần... Hầu hết các kênh này đều

được vét lại vì bị bồi lắng.

+ Hệ thống các kênh Kháng Chiến mà thực chất là hào ngăn chiến xa địch, bề

rộng vài mét, sâu khoảng 2,0 m kéo dài theo hướng sông Tiền từ Hồng Ngự đến

Thanh Bình. Kinh thứ nhất cách sông Tiền 3,0 - 4,0 km, kênh thứ hai cách kênh thứ

nhất 3,0 - 5,0 km đều đào bằng lao động thủ công. Ngoài ra các kinh Công Sự, kinh

Giao Liên cũng được triển khai nhằm phục vụ cho kháng chiến.

+ Kinh Tứ Thường được thực hiện năm 1988. Đây là kênh quan trọng nhất

vùng Tây Bắc của huyện Hồng Ngự.

+ Kênh Sâm Sai - Gò Ổi: thực hiện năm 1988 từ Rạch Sâm Sai đến rạch Cái

Cái. Chiều dài khoảng 20 km, rộng 14 m, sâu 3 m. Đất đào lên đưa về phía Nam để

làm đường lộ từ Hồng Ngự đến Tân Hồng. Chính lộ này là bờ đất án ngữ nước lũ. Do

thiết kế đường lộ chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cho nên nhiều lần bị nước lũ phá hại

gây gián đoạn lưu thông, phải sửa chữa rất tốn kém.

+ Kinh An Phong - Mỹ Hòa: bắt đầu từ xã An Phong (Thanh Bình) cho đến xã

Mỹ Hòa (Tháp Mười), dài 33 km, sâu 3,5 mét, rộng 14 mét. Năm 1991 mở rộng thêm

8 mét để đảm bảo cho việc cấp nước trong vùng.

Page 148: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

107

+ Vùng giữa sông Tiền và sông Hậu quan trọng nhất trong giai đoạn này là

kinh đào ừ vàm Ông Hộ đến kinh Cái Mít và kênh Đội Thơ - Huyện Hàm từ Trại

Quán đến Tân Phú.

+ Ngoài ra, phía bờ phải thuộc tỉnh An Giang cũng có một số kênh dẫn nước

trực tiếp từ sông Tiền như kênh Trà Thôn, kênh Chăn Cà Na, kênh Km26, Km18,

Km16, kênh Xáng, Nhánh Đông, kênh Cựu Hội…

- Quá trình phát triển đô thị: trong giai đoạn này, các đô thị lớn (Sa Đéc, Cao

Lãnh) được hình thành và phát triển. Các khu vực ven sông có nhiều công trình xây

dựng được thực hiện.

b) Giai đoạn từ 2000 đến nay

- Khai thác cát sông trái phép

Theo tính toán của một số nghiên cứu, mỗi năm có khoảng 79 triệu tấn trầm tích

chảy về vùng ĐBSCL, trong đó có 7 - 9 triệu tấn lắng đọng ở các đồng bằng ngập lũ

và phần còn lại góp phần mở rộng châu thổ và làm phì nhiêu các vùng nuôi trồng thủy

sản ven biển (SOK2). Lượng trầm tích lắng đọng ở các vùng nước nông ven biển giúp

bảo vệ bờ biển khỏi bị xói do sóng. Giảm nguồn cung cấp trầm tích sẽ làm tăng xói

mòn ven biển, quá trình này có thể nghiêm trọng hơn do nước biển dâng dưới ảnh

hưởng của biến đổi khí hậu. Xói lở bờ sông ở vùng hạ lưu các hồ chứa do hậu quả của

nước đói phù sa chỉ bù đắp được phần nào lượng trầm tích bị giữ lại ở các hồ chứa

(MRC, 2007). Ước tính, đến năm 2050 khoảng 1 triệu người dân ĐBSCL sẽ bị tác động

trực tiếp bởi xói lở ven bờ và mất đất ở ĐBSCL (IPCC, 2007).

Theo dự báo trữ lượng cát sông ở tỉnh Đồng Tháp tập trung ở 14 thân cát là

191.831.924 m3 (gồm 135.273.573 m3 cát san lấp và 56.558.351 m3 cát xây dựng).

Trong đó, sông Tiền có 11 thân cát với trữ lượng 173.835.776 m3, chiếm 90,6 % trữ

lượng cát sông của tỉnh (bảng PL2.7). Với trữ lượng này, theo quy hoạch sản lượng

khai thác cát sông hàng năm của tỉnh (giai đoạn 2009 - 2015) khoảng 10,1 triệu m3/năm,

trong đó chủ yếu là khai thác từ sông Tiền (9,3 triệu m3, chiếm khoảng 92 %). Đến giai

đoạn 2016 - 2020, sản lượng khai thác TB hàng năm với công suất đạt 11,655 triệu m3

(sông Tiền là 10,255 triệu m3, chiếm 88 % sản lượng) [137].

So với sản lượng khai thác theo quy hoạch thì sản lượng khai thác cát sông

(sản lượng khai thác hàng năm giai đoạn 2010 - 2013 TB khoảng 6 triệu m3/năm,

hình 2.62) ở tỉnh Đồng Tháp chưa tương ứng. Hiện nay, ở tỉnh Đồng Tháp có 10

doanh nghiệp được cấp phép hoạt động với diện tích khai thác là 1.573,68 ha. Trong

đó, chủ yếu là khai thác cát từ sông Tiền (xem bảng PL2.8). Năm 2012, có 27 khu

vực mỏ được cấp phép khai thác với 53 phương tiện đăng ký khai thác. Hiện nay, vấn

đề khai thác cát sạn không theo quy hoạch, khai thác cát sạn tự phát đang là một vấn

Page 149: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

108

đề rất khó giải quyết ở tỉnh Đồng Tháp nên làm cho tình trạng xói lở lòng dẫn sông

Tiền càng trở nên trầm trọng.

Trong thực tế sản lượng khai thác nhiều hơn so với sản lượng báo cáo bởi nạn

khai thác cát lậu - không được cấp phép hay vượt quá ngưỡng cho phép đang diễn ra

rất phức tạp ở tỉnh. Chỉ tính riêng trong năm 2009, các lực lượng chức năng ở Đồng

Tháp đã phát hiện gần 100 trường hợp khai thác cát trái phép. Trong đó điểm nóng

khai thác cát trái phép tập trung chủ yếu trên sông Tiền thuộc địa phận các xã Phú

Thuận B, Long Khánh A, Long Thuận của huyện Hồng Ngự, khu vực có cát chất

lượng tốt, dùng làm vật liệu xây dựng.. Theo báo cáo của cơ quan chức năng phát

hiện số phương tiện khai thác cát trái phép trên sông Tiền tại khu vực xã Thường

Thới Tiền (huyện Hồng Ngự) lúc cao điểm có khoảng 200 phương tiện (trong đó 10

sà lan có trọng tải từ 100 - 450 tấn, 50 ghe sắt từ 50 - 150 tấn, ghe gỗ 15 - 80 tấn) của

các doanh nghiệp, cá nhân thuê mướn… hoạt động “chui”, ngày đêm thi nhau “cào

xé” lòng dẫn sông (hình PL2.19, PL 2.20).

Kết quả khảo sát cho thấy, đây là khu vực hoạt động khai thác cát diễn ra rất

mạnh mẽ, các hộ dân sống quanh các mỏ cát cho biết ban ngày các phương tiện thường

khai thác trong phạm vi mỏ nhưng ban đêm tiến sát vào bờ để khai thác. Bên cạnh vấn

đề khai thác cát không theo quy hoạch, trái phép hoặc quá gần khu vực bờ sông đang

xói lở thì tình trạng khai thác với những công nghệ còn thủ công, chủ yếu là hút thổi

(hình PL2.21, PL2.22), xáng cạp (hình PL2.23) và xáng guồng (hình PL2.24). Trong

đó, khai thác bằng công nghệ hút thổi thì gọn nhẹ, linh hoạt còn bằng xáng cạp, xáng

guồng thì có công suất lớn nhưng thường gây lãng phí cát [65].

Hình 2.62. Sản lượng khai thác cát sạn sông Tiền tỉnh Đồng Tháp

(Nguồn số liệu: Sở TN&MT tỉnh Đồng Tháp)

6141000 6113000

3523000

6183156

0

1000000

2000000

3000000

4000000

5000000

6000000

7000000

2010 2011 2012 2013

Sản lượng (m3)

Năm

Page 150: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

- 108 -

Hình 2.63. Biến đổi độ sâu và trầm tích đáy sông Tiền (a) và sông Hậu (b) và quỹ trầm tích tại từng vị trí (c)trong giai đoạn 1998 - 2008 [107]

Page 151: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

109

Với khối lượng vật chất khai thác ở lòng dẫn sông, nhất là đoạn chảy qua hạ lưu

như sông Tiền tỉnh Đồng Tháp một mặt làm tăng tốc độ dòng chảy mùa lũ (do sự tương

phản độ dốc giữa thượng và hạ lưu) và dòng chảy ngược của triều (do thay đổi độ dốc

tự nhiên của sông). Mặt khác, sự khai thác cát còn làm thay đổi trắc diện (trắc diện

dọc, trắc diện ngang) tự nhiên lòng dẫn sông, nhất là thay đổi đường tụ thủy tạo nên

sự bất thường của dòng chảy, gây xói lở bờ nhanh và bất quy luật. Ngoài ra, theo nghiên

cứu của B. Guillaume và cs, 2012 [106], [107] cho thấy, độ sâu thủy trực giảm về thể

tích là - 0.09 km2 trên sông Tiền từ Km 35 đến Km 235 giữa hai thời kì 1998 và 2008

do khai thác cát dọc theo sông là chủ yếu (hình 2.63). Theo nghiên cứu của B. Jean-

Paul và cs [105], từ năm 1998 - 2008 sông Tiền mất đi khoảng 90 triệu tấn vật liệu đáy

sông, sông Hậu là 110 triệu tấn. Nhưng giai đoạn 2008 - 2012 tốc độ khai thác tăng vọt

lên 57 triệu tấn/năm (27 triệu m3), gấp 20 lần lượng cát vận chuyển hằng năm của sông

Mekong, tính tại Kratie. Việc khai thác cát quá mức tạo ra những hố sâu đến 15 m trên

sông thuộc địa phận Campuchia. Còn ở phía Việt Nam ghi nhận nhiều hố sâu hàng

chục mét, có nơi sâu đến 45 m tính từ đáy sông tự nhiên (hình 2.64). Điều này phù hợp

với Báo cáo kỹ thuật số 31 của MRC [14], [138].

Hình 2.64. Sơ đồ sự thay đổi độ sâu của hố xói ở một số khu vực sông Tiền, sông Hậu

Nguồn: Chi cục Đường thủy nội địa phái Nam, Đồ họa: Tấn Đạt [139]

Các hoạt động khai thác cát không đúng quy định, quá mức cho phép gây ảnh

hưởng xấu đến môi trường tự nhiên, KT - XH là rất lớn: làm thay đổi lòng dẫn sông,

dòng chảy, gây xói lở bờ sông, làm ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng việc nuôi trồng

thủy sản ở các bãi bồi…. Đối với hiện tượng xói lở, bồi tụ bờ sông: khi khai thác gần

Page 152: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

110

bờ, độ sâu khai thác quá lớn dẫn đến mái bờ bị mất ổn định và gây ra sạt lở. Việc khai

thác tập trung, ồ ạt tại một vị trí gần bờ hình thành nên hố xói sâu, kết cấu dòng chảy

bị thay đổi tạo ra dòng xoáy gây ra xói lở đáy và bờ. Việc khai thác ở các khu vực đầu

bãi và hạ thấp độ sâu đầu bãi có thể ảnh hưởng đến xói lở đầu bãi, làm thay đổi hình

thái bãi bồi, tăng cường biến động lòng dẫn sông khu vực lân cận và đuôi bãi có thể bị

xói lở do nhận được ít phù sa hơn. Khẳng định tương tự cũng đã được kiểm chứng bởi

các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam [65]. Chính vì tác hại của

việc khai thác cát đến DBLD sông Tiền, tỉnh Đồng Tháp đã phải xây dựng bản đồ các

khu vực cấm khai thác cát sông [140], nhằm giảm ảnh hưởng tình trạng khai thác cát

đến xói lở lòng dẫn sông. Mặt khác, sự khai thác cát cùng với sự thiếu hụt hàm lượng

phù sa do các công trình thủy điện ở thượng nguồn làm thay đổi trắc diện (trắc diện dọc,

trắc diện ngang) tự nhiên lòng dẫn sông (hình 2.62, 2.63), nhất là thay đổi đường

thalweg tạo nên sự bất thường của dòng chảy, gây xói lở bờ nhanh và bất quy luật. Tuy

nhiên, khai thác ảnh hưởng đến DBLD không chỉ dừng lại ở khu vực khai thác mà có

thể lan truyền xuống hạ lưu, thậm chí ảnh hưởng cả bờ biển.

- Xây dựng các công trình trên và ven sông

Đến năm 2015, tỉnh Đồng Tháp có 15 đô thị, gồm 2 đô thị loại III: TP. Cao

Lãnh, Sa Đéc; 4 đô thị loại IV: thị xã Hồng Ngự, thị trấn Mỹ An, Lấp Vò, Mỹ Thọ; 9

đô thị loại V: thị trấn Sa Rài, Tràm Chim, Thanh Bình, Lai Vung, Cái Tàu Hạ và các

trung tâm xã Định Yên, Vĩnh Thạnh, Trường Xuân và Thường Thới, xã dự kiến thành

lập mới. Cùng với quá trình đô thị hóa và phát triển KT - XH, nhiều khu đô thị lớn

được xây dựng, mở rộng ven sông Tiền, các khu công nghiệp lớn (Sa Đéc, Trần Quốc

Toản), bến phà (Cao Lãnh, Sa Đéc), bãi kho... Các khu dân cư, đô thị ven sông: hiện

nay, tỉnh Đồng Tháp có 2 TP (Cao Lãnh, Sa Đéc, 1 thị xã (Hồng Ngự) đều tập trung

ven sông Tiền. Bờ phía An Giang cũng có thị xã Tân Châu nằm ngay cạnh khu vực có

nhiều biến động lòng dẫn sông (Tân Châu - Hồng Ngự). Ngoài ra, các đô thị như

Thường Thới Tiền (Hồng Ngự), Thanh Bình (Thanh Bình), Cái Tàu Hạ (Châu Thành),

các khu dân cư tập trung ven sông. Việc tập trung dọc hai ven bờ sông cũng đang gây

áp lực lớn đối với bờ sông, gia tăng quá trình trượt lở của khối đất ven sông.

+ Các công trình thủy lợi

Đồng Tháp là một trong những tỉnh ở ĐBSCL có hệ thống thủy lợi tạo nguồn

hoàn chỉnh nhất, góp phần nâng cao năng suất và sản lượng lương thực, mang lại ấm

no cho người dân. Tuy nhiên, việc dẫn nước từ sông Tiền, nhất là trong mùa khô cũng

dẫn đến nhiều hệ quả như gia tăng cạn kiệt nước sông vào mùa khô, tăng cường ảnh

hưởng của triều, thay đổi chế động dòng chảy tự nhiên [90].

Page 153: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

111

Ngoài ra, việc xây dựng đê bao ngăn lũ, phục vụ cho sản xuất lúa vụ 3, các khu

tái định cư (bảng PL2.9). Với hệ thống đê bao bảo vệ sản xuất, nhất là các đê bao ven

sông Tiền, việc phát triển các ô chống lũ triệt để trong vùng ngập lũ… làm thay đổi

tính chất mạch động của dòng chảy, tăng lưu lượng dòng chảy [141], [143], [144] cũng

làm hạn chế khả năng thoát lũ, thu hẹp không gian của dòng nước trong mùa lũ, tăng

cường dòng chảy rối và làm gia tăng khả năng bào xói, trượt lở bờ sông trong mùa lũ10.

+ Cơ sở hạ tầng khác

Sông Tiền là trục giao thông đường thủy chính của tỉnh Đồng Tháp, là cầu nối

giữa khu vực phía Bắc và khu vực phía Nam tỉnh. Vì thế, sông Tiền được xem là trục

động lực phát triển KT - XH của địa phương. Do vậy, có rất nhiều cơ sở hạ tầng được

xây dựng hai bên bờ sông.

Các bến phà lớn như Tân Châu - Hồng Ngự; Mười Đẩu, Phú Thuận (xã Phú

Thuận B - xã An Bình A, huyện Hồng Ngự), phà Chợ Vàm (An Hòa, Tam Nông, Đồng

Tháp đi xã Phú Tân, An Giang); bến đò Tân Bình, bến đò An Nhơn, phà Cao Lãnh; phà

Miễu Thắng B (nối Phường 3, Sa Đéc - cồn Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh).

Các cây cầu, cảng: cầu Cao Lãnh đang khởi công, cầu Mỹ Thuận đã đi vào

hoạt động. Cầu Cao Lãnh nối liền TP. Cao Lãnh và huyện Lấp Vò, là loại cầu dây

văng dài 2.015 m, rộng 24,5 m, cao 123 m. Cầu được xây dựng cách bến phà khoảng

0,8 km, cách cầu Mỹ Thuận khoảng 35 km về phía thượng lưu. Cầu Cao Lãnh cùng

với cầu Vàm Cống (bắc qua sông Hậu, nối Cần Thơ và Đồng Tháp) là hai cây cầu

trọng điểm nằm trong Dự án giao thông kết nối trung tâm ĐBSCL. Hai cây cầu này

dự kiến hoàn thành tháng 10 năm 2017. Hiện nay, tỉnh có 2 cảng lớn là cảng Tân

Cảng Cao Lãnh (dài 67,5 m, sâu 6,0 m) Quốc lộ 30, Phường 11, TP. Cao Lãnh và

Bến cảng Tân Cảng Sa Đéc (dài 90,0 m, sâu 10,0 m) Khu C, KCN Sa Đéc, xã Tân

Quy Đông.

Các tuyến giao thông: các tuyến giao thông quan trọng của tỉnh đều gắn bó với

dòng sông Tiền. Trong đó, các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ lớn chạy dọc theo sông Tiền:

Quốc lộ 30 nối quốc lộ 1A tại ngã ba An Thái Trung (Tiền Giang) và điểm

cuối tại Dinh Bà (huyện Tân Hồng, Đồng Tháp) với tổng chiều dài 119,640

km, đoạn chảy qua tỉnh Đồng Tháp dài 111,633 km chủ yếu chạy dọc theo bờ

sông Tiền, nhất là đoạn từ TP. Cao Lãnh - thị xã Hồng Ngự.

10 Theo tính toàn của Dương Vũ Hoàng Thái, 2014, cho thấy sự có mặt của đê bao khép kín vùng Đồng Tháp

Mười và Tứ giác Long Xuyên đã làm tăng mực nước ở Cần Thơ 5,0 cm và Mỹ Thuận 3,0 cm [dẫn theo 8].

Page 154: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

112

Các tỉnh lộ TL841 (Hồng Ngự - Tứ Thường dài 23,087 km); TL848 (còn gọi

tỉnh lộ 23 từ Sa Đéc - An Hội Đông, dài 21,913 km). Bờ phải thuộc tỉnh An

Giang cũng có những tỉnh lệ chạy dọc bên bờ sông: TL952, TL954…

- Các công trình phòng chống xói lở bờ sông Tiền tỉnh Đồng Tháp

Trước tình trạng DBLD sông, nhất là xói lở diễn ra trên diện rộng, phức tạp,

ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái cũng như an ninh xã hội nên trong những

năm qua dọc trên bờ sông Tiền tỉnh Đồng Tháp đã xây dựng nhiều công trình phòng

chống xói lở, nhất là các tuyến bờ kè (bảng PL2.10). Một số loại hình công trình được

sử dụng phòng chống xói lở trên sông Tiền tỉnh Đồng Tháp như sau:

- Bờ kè kiên cố được xây dựng ở một số đoạn sông xói lở trọng điểm như

Phường 3, TP Sa Đéc (1998, hình PL2.29); thị xã Hồng Ngự (2010, hình PL2.27);

thị xã Tân Châu, An Giang; xã Mỹ An Hưng B, Lấp Vò (đang xây dựng, hình

PL2.35), bờ kè Phường 4, Sa Đéc và xã An Hiệp, Châu Thành (đang xây dựng, hình

PL2.31 - PL2.34). Các công trình này thường có kết cấu ba phần: đỉnh kè (nằm trên

cạn), mái kè (nằm trong phạm vi giao động của mực nước thường xuyên chịu tác

động của sóng gió và hoạt động KT - XH của con người) và chân kè.

- Bờ kè tạm thời hoặc bán kiên cố được gia cố bằng cọc xà cừ, bao cát hoặc

được xây bằng xi măng nhưng không có kết cấu ổn định như ở xã Hòa An, TP. Cao

Lãnh, An Lạc, thị xã Hồng Ngự…

Nhìn chung, các tuyến bờ kè đã phát huy tác động tốt trong việc hạn chế xói

lở, bảo vệ đất ven sông như bờ kè thị xã Hồng Ngự, hệ thống công trình bờ kè Sa Đéc

(bờ kè bảo vệ, đập khóa, kênh dẫn nước). Tuy nhiên, một số tuyến kè bị xói lở và hạn

chế lớn nhất của tuyến bờ kè là kinh phí rất lớn, tỉnh Đồng Tháp đã chi 1.268,30 tỷ

đồng để xử lý 20,88/65,62 km bờ sông bị sạt lở (xem bảng PL2.10) [141], [142]. Đặc

điểm chung của loại công trình này là nhanh chóng xuống cấp, hư hỏng vì thế hiệu

quả không cao [144]. Tiểu biểu như đoạn bờ kè thuộc phường An Lạc, thị xã Hồng

Ngự bị xói lở làm cho hư hỏng sụp lở hay công trình bờ kè bằng cát và cọc tràm ở ấp

Đông Bình, xã Hòa An; Phường 6, TP. Cao Lãnh mới thực hiện năm 2012 đến nay

đã xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, khi xây dựng các công trình bờ

kè chống xói lở sẽ làm gia tăng nguy cơ xói lở cho khu vực hạ lưu. Sự dịch chuyển

xói lở về phía hạ lưu các công trình bờ kè Sa Đéc từ Phường 3 xuống Phường 4, xã

An Hiệp cần được xem xét. Kè hóa bờ sông biến biên bờ sông mềm (biến dạng được)

thành biên cứng [143]. Trong trường hợp lưu lượng về nhiều, nếu dòng chảy không

tràn bờ được, vận tốc sẽ tăng, năng lượng không được tiêu hao ở nơi có kè sẽ tác động

mạnh hơn về hạ lưu nơi không còn kè, thậm chí còn phá hỏng kè.

Page 155: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

113

- Nuôi trồng thủy sản trên sông: Trong giai đoạn 2000 - 2012, diện tích nuôi

trồng thủy sản nước ngọt ở tỉnh Đồng Tháp (trong đó có nuôi trên sông Tiền) liên tục

tăng: năm 2000: diện tích nuôi là 1.928 ha, đến năm 2005 là 3.648 ha và đến năm

2012 lên 5.915 ha [127]. Việc thả những bè cá trên sông làm thu hẹp bề ngang dòng

chảy, tăng đáng kể lưu tốc dòng nước, tăng khả năng vận chuyển cát bùn dẫn đến

tăng nguy cơ xói lở bờ. Một trong những nguyên nhân góp phần gia tăng xói lở bờ

khu vực xã An Hiệp, huyện Châu Thành.

- Hoạt động các phương tiện thủy: Đường thủy là loại hình vận tải chính ở Đồng

Tháp vì thế số lượng, quy mô hoạt động của các phượng tiện này không ngừng gia

tăng. Qua tính toán ở một số sông vùng ĐBSCL cho thấy các loại ghe tàu có tải trọng

trên 5 tấn khi chạy trên sông đều gây ra dòng chảy ngược có tốc độ dòng chảy lớn hơn

vận tốc khởi động bùn cát của lòng dẫn sông (Vkđ = 0,3 - 0,6 m/s). Đối với dòng chảy

ngược, tàu có tải trọng từ lớn hơn 15 tấn có tốc độ lớn nhất gần bờ gấp 1,5 - 5,0 lần so

với vận tốc khởi động bùn cát lòng dẫn sông [36], [55]. Cùng với quá trình phát triển

KT - XH, hoạt động giao thông đường thủy (trong đó, sông Tiền là tuyến giao thông

đường thủy chính của tỉnh) không ngừng gia tăng cả về phương tiện, khối lượng vận

chuyển: năm 2000 số lượt hành khách và khối lượng hàng hóa vận chuyển đường sông

lần lượt là 5.700 nghìn người, 1.509 nghìn tấn thì đến năm 2012 con số đó tăng lên

6.031 nghìn người và 1.863 nghìn tấn [127].

Qua phân tích có thể nhận thấy, những hoạt động nhân sinh có mối quan hệ tỷ

lệ thuận với DBLD sông: các hoạt động khai thác lưu vực và dòng sông gia tăng thì

mức độ DBLD sông cũng gia tăng và phức tạp, nhất là tình trạng xói lở bờ, những

khu vực “nóng” về khai thác cát sạn (như Hồng Ngự, Thanh Bình), tập trung đông

dân cư (TP Cao Lãnh, Sa Đéc) thì lòng sông Tiền ở khu vực đó biến động mạnh. Sự

tác động của hoạt động KT - XH làm DBLD sông theo hai hướng: (i) làm gia tăng tải

trọng trên bờ (làm gia tăng lực gây trượt lở bờ sông); (ii) làm thay đổi sự phân bố,

phân phối và kết cấu của dòng nước, làm thay đổi hình thái lòng dẫn sông (thế sông,

độ dốc mái bờ..), làm giảm lực chống trượt bờ sông.

Như vậy, nguyên nhân DBLD sông Tiền tỉnh Đồng Tháp có nhiều nhưng cần

xác định nguyên nhân nào là chính, nhất là khoảng thời gian 50 năm trở lại đây. Đặc

biệt sự diễn biến bất thường trong vòng 25 năm qua. Vì thế, cần xem xét theo sơ đồ

hình 2.65:

Hình 2.65. Nguyên nhân tổng thể gây DBLD sông Tiền tỉnh Đồng Tháp

Các yếu tố gây mất cân

bằng hệ thống lòng

dẫn và dòng chảy

Các yếu tố cục bộ tại

từng địa điểm cụ thể

Diễn biến lòng dẫn

sông Tiền tỉnh Đồng

Tháp

Page 156: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

114

Trong đó, các yếu tố gây mất cân bằng hệ thống dòng chảy và lòng dẫn sông

gồm (i) tải lượng phù sa (mịn, cát) của sông Mekong; (ii) lượng cát mất đi do khai

thác cát trên sông; (iii) chế độ dòng chảy sông và (iv) mực nước biển và chế độ triều,

sóng, gió. Các yếu tố cục bộ tại từng địa điểm gồm (v) nền địa chất yếu; (vi) hình thái

lòng dẫn; (vii) tải trọng công trình ven sông; (viii) sóng tàu thuyền; (ix) sự xuất hiện

và thay đổi kích thước các hố sâu ở lòng sông và (x) thảm thực vật ven sông. Xét 10

yếu tố trong giai đoạn nghiên cứu (qua kết quả phân tích ở mục 2.2.2.1, 2.2.2.2), nhất

là từ năm 1992 đến nay, chỉ có 2 yếu tố thay đổi mạnh mẽ nhất là tải lượng phù sa

mịn và lượng cát sỏi mất đi do khai thác cát lòng sông như đã phân tích ở trên. Đó

đây là 2 nguyên nhân cơ bản làm quá trình diễn biến lòng dẫn sông Tiền tỉnh Đồng

Tháp diễn ra phức tạp, nhất là trong khoảng .

Trên cơ sở phân tích nguyên nhân DBLD sông Tiền tỉnh Đồng Tháp, có thể

rút ra bảng tổng hợp nguyên nhân của từng khu vực diễn biến như sau (bảng 2.20):

Bảng 2.20. Tổng hợp nguyên nhân DBLD sông Tiền tỉnh Đồng Tháp

A NGUYÊN NHÂN XÓI LỞ LÒNG DẪN SÔNG TIỀN

I Nguyên nhân tổng thể:

1

Động lực dòng chảy lớn

(ảnh hưởng rất lớn đến

DBLD sông, ít có khả năng

can thiệp):

Trong mùa lũ lẫn mùa kiệt, vận tốc của dòng chảy lớn hơn

vận tốc cho phép không xói của bờ sông tương ứng, nhất là

tại các khu vực lòng dẫn sông bị thu hẹp hoặc khu vực hợp

lưu. Trong mùa kiệt chịu tác động của dòng chảy ngược.

2

Cấu tạo địa chất vách bờ

(ảnh hưởng rất lớn đến

DBLD, ít có khả năng thay

đổi):

Được cấu tạo chủ yếu là các trầm tích bở rời, dễ bị thay đổi

trước tác động của ngoại lực, nhất là kiểu mặt cắt trầm tích

cù lao sông nên khả năng kháng xói, chống trượt kém.

3

Hình thái lòng dẫn sông

(ảnh hưởng rất lớn đến

DBLD, ít có khả năng

thay đổi):

Sông phân nhánh với sự tồn tại các cồn ven và giữa sông làm

thu hẹp lòng dẫn. Sông cong dòng chảy xô thẳng vào bờ lõm,

xuất hiện dòng chảy rối làm bờ lõm bị sạt lở.

4

Thiếu hụt hàm lượng phù

sa do tác động của các đập

thủy điện và khai thác lưu

vực (ảnh hưởng rất lớn

đến DBLD, có khả năng

giảm thiểu):

Dưới tác động của các đập thủy điện và khai thác vật liệu

đáy sông trên lưu vực, làm cho hàm lượng phù sa (mịn và

cát sỏi) thiếu hụt tạo nên những dòng nước đói - cân bằng

trầm tích âm khi về hạ lưu.

5

Khai thác quá mức cát sạn

lòng sông tại địa phương (ảnh

hưởng rất lớn đến DBLD, có

khả năng giảm thiểu):

Làm thay đổi hình dạng lòng dẫn, thay đổi dòng chảy tự

nhiên, góp phần làm gia tăng thiếu hụt phù sa tạo điều kiện

cho quá trình sạt lở lòng dẫn sông xảy ra.

6

Nguyên nhân khác (gia tải

bờ sông, hoạt động giao

thông thủy, ảnh hưởng lớn,

có khả năng giảm thiểu...):

Những tập trung nhiều cơ sở hạ tầng (nhà cửa, kho bãi..) làm

tăng tải trọng gây trượt lở; giao thông thủy nhiều gây xói lở

mái bờ, dần dần gây trượt lở bờ sông.

Page 157: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

115

II Nguyên nhân trực tiếp:

Tọa độ (WGS84)

Địa điểm

Chiều

dài

(m)

Tốc

độ (*) Nguyên nhân trực tiếp

(**) Điểm đầu Điểm cuối

1 Huyện Hồng Ngự 24.390

1.1 X=521628

Y=1204733

X=521758

Y=1204051

Ấp 1, xã Thường

Phước 1 750

20 -

30

Khu vực dòng chảy

phân lưu

1.2 X=521758

Y=1204051

X= 521957

Y=1203389

Ấp 1, xã Thường

Phước 1 700

10 -

15

Khu vực dòng chảy

phân lưu

1.3 X= 521957

Y=1203389

X=522503

Y=1202037

Ấp 1, xã Thường

Phước 1 1.500 1 - 2

Khu vực luồng lạch

không ổn định, cù lao

giữa dòng sông

1.4 X=522959

Y=1200769

X=523517

Y=1199428

Ấp 2, xã Thường

Phước 1 1.500 1 - 2

Khu vực luồng lạch

không ổn định, cù lao

giữa dòng sông

1.5 X=523873

Y=1198421

X=524748

Y=1196490

Ấp 2, xã Thường

Phước 2 2.210 1 - 2

Khu vực luồng lạch

không ổn định

1.6 X=533180

Y=1196035

X=530072

Y=1193652

Ấp Long Thành,

xã Long Khánh A 3.900 2-5

Đầu cù lao, dòng chảy

phân lưu, đất bờ rời rạc

1.7 X=530072

Y=1193652

X=532311

Y=1192157

Ấp Long Phước,

xã Long Khanh A 2.600 2-5

Đầu cù lao, dòng chảy

phân lưu, đất bờ rời rạc

1.8 X=528743

Y=1193095

X=529397

Y=1190213

Ấp Long Hưng,

xã Long Thuận 3.500 5-10

Khu vực phân nhánh

của dòng chính, luồng

lạch không ổn định

1.9 X=531622

Y=1191704

X=535016

Y=1191251

Ấp Long Thạnh,

xã Long Thuận 3.500

10-

30

Bờ sông cong lõm, dòng

chảy ép sát bờ

1.1

0 X=537075

Y=1191236

X=537393

Y=1191158

Ấp Phú Lợi, xã

Phú Thuận B 330 2-3

Khu vực dòng chảy hợp

lưu

1.1

1 X=538324

Y=1182857

X=540235

Y=1183118

Khu vực 1 và 3,

xã Phú Thuận B 3.900 2-3

Đầu cù lao, dòng chảy

phân lưu

2 Thị xã Hồng Ngự 2.300

2.1 X=535361

Y=1196264

X=536807

Y=1194939

Ấp 5 và 6,

phường An Lạc 2.000 2-4

Bờ sông cong lõm, dòng

chảy ép sát bờ

2.2 X=538719

Y=1191145

X=538902

Y=1190824

Ấp Tân Hòa, xã

An Bình A 300 2-4

Khu vực dòng chảy hợp

lưu

3 Huyện Thanh Bình 13.910

3.1 X=540259

Y=1183086

X=540577

Y=1182685

Ấp Tân Thới, xã

Tân Qưới 510 5-7

Khu vực dòng chảy bị

co hẹp

3.2 X=540593

Y=1182676

X=541104

Y=1181737

Ấp Tân Thới, xã

Tân Qưới 1.100 1-2

Khu vực dòng chảy bị

co hẹp

3.3 X=542720

Y=1176486

X=543582

Y=1174603

Ấp Hạ,

xã Tân Qưới 2.200 1-3

Khu vực luồng lạch

không ổn định

3.4 X=543583

Y=1174593

X=544049

Y=1173469

Ấp Hạ, xã Tân

Bình 1.200 10

Khu vực luồng lạch

không ổn định

3.5 X=544053

Y=1173445

X=545682

Y=1170760

Ấp Tân Phú A, xã

Tân Bình 3.200

10-

15

Khu vực luồng lạch

không ổn định

3.6 X=546245

Y=1169421

X=547169

Y=1168229

Ấp Tân Hội -xã

Tân Bình 1.500 2-3

Khu vực luồng lạch

không ổn định

3.7 X=543562

Y=1177297

X=543711

Y=1176866

Ấp Ba,

xã An Phong 460 6

Khu vực luồng lạch

không ổn định

Page 158: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

116

3.8 X=544979

Y=1174444

X=545096

Y=1173758

Ấp Thị,

xã An Phong 710 15

Khu vực luồng lạch

không ổn định, cồn cát

giữa sông

3.9 X=547438

Y=1169315

X=547577

Y=1169084

Ấp Nhất,

xã An Phong 200 3

Khu vực luồng lạch

không ổn định

3.1

0

X=548433

Y=1167648

X=548627

Y=1167359

Ấp Tây,

xã Tân Thạnh 280 5-10

Khu vực luồng lạch

không ổn định

3.1

1

X=558866

Y=1164581

X=559284

Y=1164371

Ấp Bình Chánh,

xã Bình Thành 350 3

Khu vực bờ lõm của

khúc sông cong

3.1

2

X=559284

Y=1164371

X=560730

Y=1162743 Ấp Bình Hòa, xã

Bình Thành 2.200

10-

15

Khu vực bờ lõm của

khúc sông cong, hố sâu

sát bờ, quốc lộ 30

4 Thành phố Cao Lãnh 11.650

4.1 X= 561389

Y=1161694

X= 561924

Y=1160630

Khu vực Tổng kho

xăng dầu và KCN

Trần Quốc Toản,

Phường 11

1200 5

Dòng chảy ép sát bờ,

hoạt động giao thông

thủy, gia tải mép bờ

sông lớn

4.2 X= 563467

Y=1156816

X= 563476

Y=1156649

Ấp Tân Dân, xã

Tân Thuận Tây 160 2-3

Bờ sông cong lõm, dòng

chảy ép sát bờ

4.3

X= 563484

Y=1156600

X= 563471

Y=1155755

Ấp Tân Hậu, xã

Tân Thuận Tây 850 5

Bờ sông cong lõm, dòng

chảy ép sát bờ

4.4 X= 563101

Y=1153968

X= 563974

Y=1153604

Ấp Đông Định, xã

Tân Thuận Đông 970 5-10

Đầu cù lao, dòng chảy

phân lưu

4.5 X= 566301

Y=1153896

X= 565747

Y=1151921

Ấp Đông Thạnh,

ấp Đông Hòa, xã

Tân Thuận Đông

3.200 30-

50

Đầu cù lao, dòng chảy

phân lưu

4.6 X= 565886

Y=1151640

X= 566207

Y=1151165

Ấp Tân Phát, xã

Tân Thuận Đông 570

20-

30

Đuôi cù lao, dòng chảy

hợp lưu

4.7 X= 566306

Y=1154216

X= 568033

Y=1153212

Ấp Đông Bình,

xã Hòa An 2.000

10-

30

Bờ sông cong lõm, dòng

chảy ép sát bờ

4.8 X= 568052

Y=1153204

X= 569053

Y=1151384

Ấp Đông Lập,

Phường 6 2.100 5-10

Bờ sông cong lõm, dòng

chảy ép sát bờ

4.9 X= 573363

Y=1151285

X= 573996

Y=1151219

Ấp Tịnh Hưng,

xã Tịnh Thới 600 5 Dòng chảy ép sát bờ

5 Huyện Lấp Vò 3.830

5.1 X= 563247

Y=1151586

X= 564898

Y=1150730 xã Mỹ An Hưng A 2000 1-5

Bờ sông cong lõm, dòng

chảy ép sát bờ

5.2 X= 569309

Y=1150838

X= 571301

Y=1150683 Xã Tân Mỹ 1830 1-5

Bờ sông cong lõm, dòng

chảy ép sát bờ

6 Huyện Cao Lãnh 5.940

6.1 X=580468

Y=1148071

X=581590

Y=1146721 Ấp 2 và ấp 4, xã

Bình Hàng Trung 1.760

10-

15

Bờ sông cong lõm, dòng

chảy ép sát bờ

6.2 X=581607

Y=1146704

X=582523

Y=1145130

Ấp 1, xã Bình

Hàng Tây 1.830 5-10

Bờ sông cong lõm, dòng

chảy ép sát bờ

6.3 X= 582588

Y=1145022

X=582933

Y=1143663

Ấp Phú Lợi,

xã Bình Thạnh 1.400

10-

15

Bờ sông cong lõm, dòng

chảy ép sát bờ

6.4 X= 582933

Y=1143663

X= 583171

Y=1142751

Ấp Phú Lợi,

xã Bình Thạnh 950 1-3

Đoạn cuối của bờ sông

cong lõm, dòng chảy ép

sát bờ

Page 159: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

117

7 Huyện Châu Thành 3.600

7.1 X= 585545

Y=1137072

X= 588198

Y=1136684

Ấp An Thạnh - xã

An Hiệp 3.000 5-10

Bờ sông cong lõm, dòng

chảy ép sát bờ

7.2 X= 589324

Y=1137739

X= 589861

Y=1137950

Ấp An Hòa - xã

An Hiệp 600 2-3

Nằm ở khúc sông cong,

dòng chảy ép sát bờ bờ lõm

Tổng cộng chiều dài sạt lở (m): 65.620

Tổng số đoạn sạt lở (đoạn) 42

B NGUYÊN NHÂN BỒI TỤ LÒNG DẪN

I Nguyên nhân tổng thể:

1 Hàm lượng bùn cát lớn : do bào mòn lưu vực hoặc xói lở lòng

dẫn tạo tiền đề vật chất lắng đọng

2 Động lực dòng chảy giảm : làm giảm khả năng vận chuyển vật chất

của dòng nước

II Nguyên nhân trực tiếp:

TT

Tọa độ (WGS84) Địa điểm

Chiều

dài

(m)

Tốc

độ (*) Nguyên nhân trực tiếp

(**) Điểm đầu Điểm cuối

1 Huyện Hồng Ngự 5.670

1.1 X=526347

Y=1194693

X= 529761

Y=1195384

Ấp Thượng, xã

Thường Thới Tiền 3.670 5-10

Khu vực bờ lồi của khúc

sông cong

1.2 X= 533019

Y=1192117

X= 534951

Y=1192308

Ấp Long Hậu, xã

Long Khánh A và

ấp Long Châu,

xã Long Khánh B

2.000 10-

15

Khu vực bờ lồi của khúc

sông cong

2 Huyện Thanh Bình 4.200

2.1 X=549099

Y=1166734

X= 558136

Y=1164846

Ấp Tây, xã Tân

Thạnh cho đến ấp

Tân Long, xã Tân

Mỹ huyện Chợ Mới

4.200 5-10 Khu vực bờ lồi của khúc

sông cong

3 Thành phố Cao Lãnh 2.380

3.1 X= 563854

Y=1154981

X= 565963

Y=1154166

Ấp Tân Chủ,

xã Tân Thuận Tây 2380 5-10 Bờ lồi khúc sông cong

4 Huyện Cao Lãnh 5.360

4.1 X= 585242

Y=1138367

X= 585904

Y=1138041

Cồn Bình Tân,

xã Bình Thạnh 1.360 5-10

Bờ lồi của đoạn sông

cong

4.2 X= 585983

Y=1138008

X= 589614

Y=1138835

Cồn Linh,

xã Bình Thạnh 4.000 30 Bờ lồi của đoạn sông cong

5 TP. Sa Đéc 5.600

5.1 X= 579122

Y=1147502

X= 582031

Y=1143383

xã Tân Khánh

Đông 5.600 5-10

Khu vực bờ lồi của khúc

sông cong

Tổng cộng chiều dài bồi tụ (m): 23.210

Tổng số đoạn bồi tụ (đoạn) 7

Ghi chú: (*) tốc độ m/năm, giai đoạn 2010 - 2015; nguyên nhân trực tiếp tham khảo của

Trương Thị Nhàn và cs [78]. NCS bổ sung phần nguyên nhan tổng thể

Page 160: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

118

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

1. Trong thời kỳ 1966 - 2015, DBLD sông Tiền diễn ra phức tạp nhưng vẫn

tuân theo quy luật, cơ chế diễn biến của sông phân nhánh (xói lở, bồi tụ diễn ra thường

xuyên theo các mặt cắt ngang, dọc sông); những điểm diễn biến bất ổn định tập trung

những đoạn sông có hình thái đặc trưng (khu vực sông phân nhánh: cồn Liệt Sĩ, cồn

Béo, cù lao Long Khánh, cù lao Tây, cồn Tre, cồn Đông Định; bờ lõm của khúc sông

cong: Phường 3, 4 TP. Sa Đéc - xã An Hiệp, huyện Châu Thành; thị xã Tân Châu -

An Giang; xã Mỹ An Hưng - Lấp Vò…). Ngoài ra, xói lở, bồi tụ là hai hiện tượng luôn

tồn tại, trong đó xói lở đang chiếm ưu thế; xói lở có xu thế lùi dần về phía hạ lưu;

DBLD sông phức tạp nhưng phạm vi DBLD sông diễn ra trong khu vực lòng sông

cổ, khu vực chịu ảnh hưởng của thượng nguồn có mức độ diễn biến lớn hơn khu vực

chịu ảnh hưởng của triều.

2. DBLD sông Tiền tỉnh Đồng Tháp là kết quả tác động tổng hợp của các yếu

tố tự nhiên và các hoạt động nhân sinh trong mối quan hệ giữa lòng dẫn và dòng chảy

sông. Lòng dẫn vừa kết quả của dòng chảy nhưng đồng thời khi lòng dẫn thay đổi

(hình thái, cấu trúc…) thì ảnh hưởng đến sự phân bố, động lực dòng chảy. Vì thế, khi

nghiên cứu DBLD trên cơ sở tiếp cận tổng hợp địa lý, NCS xem lòng dẫn sông là đối

tượng nghiên cứu chính.

3. Các hoạt động nhân sinh trên lưu vực và tại địa phương là nguyên nhân làm

gia tăng và phức tạp quá trình DBLD sông trong những năm gần đây. Trong đó, các

hoạt động nông nghiệp (tưới tiêu, xây dựng các hồ chứa nước, chuyển nước…); thủy

điện; khai thác vật liệu lòng dẫn sông; xây dựng các công trình trên và ven sông; hoạt

động tàu thuyền tại địa phương… đã ảnh hưởng đến mạch động dòng chảy (động lực

học dòng chảy) sông Tiền. Các hoạt động này gia tăng về quy mô và mức độ theo

thời gian, nhất là trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay. Đáng quan tâm và lo ngại về

mức độ ảnh hưởng của hoạt động nhân sinh đến DBLD là việc xây dựng các đập

thủy điện ở thượng nguồn và hoạt động khai thác quá mức vật liệu lòng sông trên

lưu vực cũng như tại địa phương làm thiếu hụt hàm lượng phù sa, thay đổi trục động

lực dòng chảy sông gây ra xói lở lòng dẫn sông trên diện rộng.

4. Việc xác định được đặc điểm, cơ chế diễn biến; nguyên nhân gây DBLD sông

là CSTT quan trọng cho việc cảnh báo xu thế DBLD sông Tiền trong tương lai.

Page 161: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

119

CHƯƠNG 3. CẢNH BÁO VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI

DIỄN BIẾN LÒNG DẪN SÔNG TIỀN TỈNH ĐỒNG THÁP

3.1. CẢNH BÁO DIỄN BIẾN LÒNG DẪN SÔNG TIỀN

3.1.1. Cơ sở cảnh báo

3.1.1.1. Cơ sở khoa học

Dự báo xu thế DBLD sông có ý nghĩa quan trọng trong phòng tránh và giảm

nhẹ thiệt hại, nó cung cấp cơ sở khoa học cho việc lựa chọn giải pháp phù hợp và

hiệu quả ở khu vực nghiên cứu. Xói lở, bồi tụ lòng dẫn sông là một quá trình tự nhiên

gắn với sự phát triển, tiến hóa của dòng sông. Vì thế, đây là một quá trình phức tạp,

đa dạng, vừa là kết quả vừa là nguyên nhân của sự đấu tranh giữa dòng chảy và lòng

dẫn sông mà sông Tiền tỉnh Đồng Tháp cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.

Để dự DBLD sông có rất nhiều phương pháp được sử dụng. Trong đó, phương

pháp toán bằng việc ứng dụng các mô hình thủy văn, thủy lực (MIKE, DHI…) cho kết

quả dự báo khá chính xác nhưng yêu cầu để kết quả dự báo được chính xác thì các số

liệu đo đạc về quá trình diễn biến, đặc điểm khí tượng, thủy văn (lượng mưa, vận tốc,

lưu lượng, dòng chảy cát bùn…), vật chất cấu tạo lòng dẫn sông phải đủ dài, đồng bộ

và chính xác. Phương pháp vật lý thì đòi hỏi bố trí thí nghiệm với kinh phí cao…

Trên đoạn sông nghiên cứu, các số liệu chưa nhiều và chưa đồng bộ. Mặt khác,

dựa trên hướng tiếp cận nghiên cứu của luận án là địa lý tổng hợp nên NCS xem hình

thái lòng dẫn sông vừa là sản phẩm tổng hợp của dòng chảy và cấu tạo địa chất nhưng

đồng thời cũng là nguyên nhân của quá trình diễn biến (đã phân tích ở mục 2.2.1.4).

Vì thế, trong nghiên cứu này, NCS lựa chọn các phương pháp sau để cảnh báo mức

độ DBLD sông Tiền tỉnh Đồng Tháp trong tương lai: (i) Phương pháp cảnh báo theo

xu thế diễn biến; (ii) Phương pháp cảnh báo theo động lực dòng chảy; (iii) Phương

pháp tổng hợp địa lý.

3.1.1.2. Cơ sở thực tiễn

Để công tác cảnh báo DBLD sông có giá trị, cần xem xét những vấn đề liên

quan như hiện trạng, quy luật, nguyên nhân và các nhân tố liên quan đến dòng chảy

và lòng dẫn sông.

a) Hiện trạng và quy luật DBLD sông

Theo kết quả thống kê, điều tra khảo sát thì hiện trạng DBLD sông Tiền tỉnh

Đồng Tháp được thể hiện trong hình 3.1 và bảng PL3.1.

Page 162: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

- 119 -

Hình 3.1. Bản đồ hiện trạng DBLD sông Tiền tỉnh Đồng Tháp (thu nhỏ từ bản đồ tỷ

lệ 1:110.000)

Page 163: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

120

Qua bảng PL3.1, có thể nhận thấy tình hình xói lở bờ sông Tiền ở tỉnh Đồng

Tháp diễn ra trên phạm vi rộng với số điểm bị xói lở dao động từ 84 - 113 điểm, chiều

dài bị xói lở hàng năm từ 23 - 106 km, diện tích đất xói lở hàng năm từ 10,27 - 77,7 ha.

Xói lở bờ sông Tiền diễn ra ở 34 - 48 xã, phường, thị trấn thuộc 9/9 huyện, thị xã, TP

của tỉnh có sông Tiền chảy ngang qua. Trong đó, mức độ xói lở diễn ra phức tạp, bất

thường theo cả không gian và thời gian (xem thêm bảng PL2.5). Tình hình xói lở bờ

sông đã ảnh hưởng lớn đến tình hình an sinh xã hội. Trong giai đoạn 2005 - 2014, tỉnh

đã phải di dời 6.449 hộ dân; có 18.854 hộ dân cần di dời; tổng diện tích sạt lở đất ven

sông là 283,318 ha; tổng thiệt hại về kinh tế khoảng 277.183 triệu đồng [8].

Trong những năm qua, cùng với quá trình xói lở, bồi tụ bờ sông Tiền cũng diễn

biến phức tạp. Theo thống kê, hiện nay toàn bờ sông Tiền thuộc tỉnh Đồng Tháp có 7

khu vực bồi tụ thuộc 5 huyện, thị (hình 3.1). Ngoài ra, quá trình bồi tụ còn diễn ra mạnh

ở đuôi các cù lao, cồn bãi; một số cồn nổi mới lên giữa dòng. Các điểm bồi tụ chủ yếu

nằm ở bờ lồi của khúc sông cong - nơi động lực dòng chảy giảm, đối diện hoặc gần đối

diện với các khu vực xói lở lớn và nằm ở khu vực đuôi của các cù lao, cồn bãi giữa

dòng. Các điểm bồi tụ cũng ảnh hưởng lớn đến đặc điểm tự nhiên dòng sông cũng như

tình hình KT-XH của địa phương, nhất là ảnh hưởng đến hoạt động của các phương

tiện vận tải thủy, làm thu dòng chảy - gây xói lở bờ cho khu vực lân cận…

Như vậy, DBLD sông Tiền tỉnh Đồng Tháp diễn ra rất phức tạp theo thời gian

nhưng nhìn một cách tổng thể thì số lượng điểm, chiều dài bờ sông, diện tích bị xói lở

gia tăng: càng về sau mức độ xói lở bờ sông Tiền càng diễn ra thường xuyên, phổ biến

và phức tạp hơn. Quá trình biến động này đã ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, an

ninh xã hội khu vực ven sông, gây ra nhiều thiệt hại về mặt kinh tế.

b) Nguyên nhân và xu hướng thay đổi dòng chảy và các yếu tố liên quan

Sự thiếu hụt hàm lượng phù sa tạo nên “hungry water” - “dòng nước đói”, nhất

là các khu vực lòng dẫn bị thu hẹp, đầu các cù lao cồn bãi, bờ lõm khúc sông cong.

Các hoạt động KT - XH ảnh hưởng lớn đến DBLD sông như khai thác cát, gia tăng

tải trọng lên mép bờ sông.

c) Các kịch bản phát triển KT-XH lưu vực, địa phương và biến đổi khí hậu

i) Dựa trên quy hoạch phát triển KT - XH của các quốc gia trong lưu vực đến

năm 2030 với điều kiện vận hành bình thường. Sự gia tăng các hoạt động khai thác

lưu vực, đặc biệt là hoạt động sản xuất nông nghiệp và xây dựng các đập thủy điện

ảnh hưởng đến hạ lưu đến nhiều lĩnh vực. Liên quan đến DBLD sông thì luận án chú

trọng đến sự thay đổi hàm lượng phù sa sẽ ảnh hưởng lớn đến DBLD (bảng 3.1, 3.2).

Khi lựa chọn kịch bản, NCS sử dụng kịch bản KB12+ vì việc xây dựng các đập thủy

điện hầu như không thể đảo ngược.

Page 164: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

121

Bảng 3.1. Bối cảnh phát triển thượng lưu dự kiến đến năm 2030 [97]

Bảng 3.2. Tỷ lệ % suy giảm phù sa về Kratie theo các kịch bản [97]

ii) Quy hoạch phát triển KT - XH của địa phương:

Các hoạt động khai thác cát được giả định trong điều kiện bình thường như

hiện nay. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông vận tải thủy theo quy

hoạch phát triển hiện nay của địa phương.

iii) Kịch bản biến đổi khí hậu tỉnh Đồng Tháp dựa trên kịch bản BĐKH của

Bộ TN&MT công bố năm 2016 [130]. Để dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến

DBLD sông Tiền tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030, luận án lựa chọn kịch bản RCP4.5

(được Bộ TN&MT khuyến nghị sử dụng) và quan tâm đến 2 yếu tố: nước biển dâng

và mức độ ngập. Theo kịch bản RCP 4.5 đến năm 2030, mực nước biển khu vực mũi

Kê Gà đến mũi Cà Mau sẽ dâng lên 12 cm (7÷18) và nếu mực nước biển dâng lên 50

Page 165: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

122

cm thì Đồng Tháp bị ngập 0,36% diện tích, nếu dâng lên 100 cm, bị ngập 4,64% diện

tích. Sự gia tăng mực nước biển, mức độ ngập sẽ làm cho dòng chảy sông diễn biến

phức tạp hơn, góp phần làm gia tăng nguy cơ DBLD sông.

3.1.2. Phương pháp và kết quả cảnh báo

3.1.2.1. Cảnh báo biến động bờ sông theo xu thế diễn biến

Trên cơ sở xu hướng biến động bờ sông Tiền tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 1966

- 2013, nhất là trong giai đoạn 2005 - 2013 (bảng PL2.3), NCS nội suy xu thế diễn

biến từ xu thế diễn biến để cảnh báo xu hướng biến động (xói lở, bồi tụ) đường bờ

sông Tiền tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030 theo 3 mức độ: yếu (tốc độ biến động TB

bờ sông <4 m/năm); TB (4 - < 8 m/năm) và mạnh (≥ 8 m/năm). Kết quả phân tích xu

hướng biến động cụ thể được thể hiện chung trên bản đồ hình 3.2 và các đoạn sông

cụ thể được trình bày trong các bản đồ hình PL3.1 - PL3.8.

3.1.2.2. Cảnh báo diễn biến lòng dẫn sông Tiền theo động lực dòng chảy

Cơ sở của phương pháp

Để đánh giá mức độ nguy hại do hoạt động của sông gây ra, NCS sử dụng 2

tiêu chí về hệ số xói lở (bồi lấp) và tốc độ xói lở (bồi lấp). Trong đó, các hệ số được

xác định như sau:

- Hệ số xói lở - Ke (%) và bồi lấp - K a (%) là tỷ số phần trăm giữa tổng chiều

dài các đoạn sông bị xói lở (bồi lấp) đến thời điểm đo đạc với chiều dài đoạn sông

nghiên cứu.

- Tốc độ xói lở - Ve (m/năm), bồi lấp - Va (m/năm) được đánh giá bằng bề rộng

bờ sông bị xói lở (bồi lấp) sau một đơn vị thời gian (năm hoặc một trận lũ).

Bảng 3.3. Thang đánh giá động lực DBLD sông Tiền tỉnh Đồng Tháp

Hệ số xói lở - Ke,

bồi lấp - Ka (%)

Tốc độ xói lở - Ve và

bồi lấp - Va (m/năm)

Cấp

độ Thang bậc

≥ 35 ≥ 12 V Rất nhanh, rất mạnh, cực kỳ nguy

hại, nghiêm trọng

25 - 35 8,0 - 12 IV Mạnh, nhanh, rất nguy hại, rất

nghiêm trọng

15 - < 25 4,0 - < 8,0 III TB, nguy hại, nghiêm trọng

5,0 - < 15 1,0 - < 4,0 II Yếu, ít nguy hại, ít nghiêm trọng

< 5,0 < 1,0 I Rất yếu, rất chậm, ít nguy hại, ít

nghiêm trọng

Page 166: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

- 122 -

Hình 3.2. Bản đồ cảnh báo xu hướng biến động bờ sông Tiền tỉnh Đồng Tháp đến

năm 2030 dựa trên xu thế diễn biễn bằng phương pháp viễn thám và GIS [20]

Page 167: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

123

Trên cơ sở hai tiêu chí đã nêu, NCS tiến hành đánh giá động lực xói lở, bồi lấp

theo 4 cấp độ (bảng 3.3). Nếu hai tiêu chí nằm trong một cấp độ thì động lực xói lở,

bồi lấp được đánh giá ở cấp độ đó; nếu 2 tiêu chí nằm ở hai cấp độ kề nhau thì chọn

cấp độ cao hơn; nếu 2 tiêu chí nằm ở hai cấp độ không kề nhau và cách nhau 1 cấp

độ thì chọn cấp độ ở giữa để đánh giá; nếu 2 tiêu chí nằm ở hai cấp độ không kề nhau

và cách nhau 2 cấp độ thì chọn cấp độ nằm kề cấp độ nhỏ nhất để đánh giá động lực

xói lở, bồi lấp.

Kết quả đánh giá

Từ thông tin nghiên cứu thực trạng (thể hiện trong bảng PL3.2), kết quả đánh

giá DBLD sông Tiền tỉnh Đồng Tháp thể hiện ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Đánh giá động lực DBLD các đoạn sông Tiền tỉnh Đồng Tháp

TT Đoạn sông Chiều dài

đường bờ (km)

Ka, Ke

(%)

Ve, Va,

(m/năm) Cấp độ

1 Biên giới CPC - Thường Thới Tiền 50,6 44,99 5 - 6 IV

2 Đoạn sông cù lao Long Khánh 87,4 21,62 2 - 3 III

3 Đoạn sông Bắc cù lao Tây 92,9 25,51 5 - 6 IV

4 Đoạn sông Nam cù lao Tây 30,6 28,75 2 - 3 III

5 Đoạn sông Bắc cù lao Giêng 42,4 0,62 0 - 1 I

6 Đoạn sông Tiền TP. Cao Lãnh 60,4 13,24 0 - 1 II

7 Đoạn sông Tiền huyện Cao Lãnh 69,7 14,76 1 - 2 II

8 Đoạn sông Tiền Sa Đéc - Châu Thành 69,1 20,84 1 - 2 III

Qua kết quả ở bảng 3.4 có thể nhận thấy, các khu vực có mức độ DBLD sông

cao là đoạn sông Tiền từ biên giới Campuchia đến xã Thường Thới Tiền với tốc độ

biến động TB trên toàn đoạn là 5 - 6 m/năm, trong đó biến động xảy ra mạnh nhất ở

các cù lao; đoạn Bắc cù lao Tây với tốc độ biến động TB 5 - 6 m/năm, xói lở mạnh

nhất xảy ra ở đầu cù lao Tây (xã Long Thuận B); Tân Hòa (Thanh Bình). Trong khi

các đoạn sông Tiền thuộc khu vực thị trấn Thanh Bình (Bắc cù lao Giêng); đoạn chảy

qua TP Cao Lãnh, huyện Cao Lãnh có mức độ biến động TB nhưng một số điểm vẫn

có mức độ biến động cục bộ cao (đầu cồn Trà, cồn Lân - Tân Thuận Đông, TP Cao

Lãnh; xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh; xã Mỹ An Hưng B, huyện Lấp Vò…).

Page 168: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

124

3.1.2.3. Đánh giá diễn biến lòng dẫn sông Tiền tỉnh Đồng Tháp bằng phương pháp

tổng hợp địa lý

Cơ sở của phương pháp

Trên quan điểm địa lý tổng hợp, NCS xác định quá trình DBLD sông là một quá

trình phức tạp do nhiều nhân tố chi phối nhưng có những nhân tố đóng vai trò chủ đạo,

có những nhân tố đóng vai trò thứ yếu. Vì thế, để đánh giá tác động của các nhân tố tự

nhiên, KT - XH đến DBLD sông Tiền, NCS xác định các nhân tố có vai trò quan trọng,

ảnh hưởng lớn đến quá trình xói lở - bồi tụ gồm:

- Hướng và vận tốc dòng chảy (động lực tạo dòng);

- Thành phần và tính chất cơ lý của lớp đất đá, vỏ phong hóa dọc bờ sông;

- Độ dốc và độ cao tương đối của bờ sông;

- Đặc điểm hình thái động lực lòng dẫn sông (sông phân nhánh, sông cong);

- Đặc điểm phân bố dân cư, các công trình xây dựng;

- Các hoạt động nhân sinh (khai thác cát lòng dẫn sông, đê bao khép kín ven

sông; kênh rạch lấy - thoát nước; chạy tàu thuyền tải trọng lớn, tốc độ cao…).

Để đánh giá khả năng xảy ra biến động, nhất là xói lở chúng tôi sử dụng

phương pháp cho điểm các yếu tố thành phần và xác định tổ hợp các nhân tố. Mỗi

nhân tố được phân chia thành 3 cấp: cấp 1 - mức độ ảnh hưởng lớn: 3 điểm; mức 2 -

mức độ ảnh hưởng TB: 2 điểm; mức 3 - mức độ ảnh hưởng thấp, không đáng kể: 1

điểm. Chỉ tiêu để vận dụng đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến DBLD

sông được vận dụng từ những kết quả nghiên cứu trước đây cũng như kết hợp tham

khảo các ý kiến từ các chuyên gia. Cụ thể như sau:

Tác động của hướng dòng chảy so với hướng bờ

Đa số các khu vực bờ sông bị xói lở đều do dòng nước chảy thẳng vào. Vì thế,

góc giữa dòng nước và đường bờ càng lớn thì khả năng xảy ra xói lở càng cao. Qua

tham khảo kết quả nghiên cứu Nguyễn Kim Ngọc và cs [69] và khảo sát thực tế,

chúng tôi xác định mức độ ảnh hưởng của hướng dòng chảy so với đường bờ thành 3

cấp tương ứng trong bảng 3.5.

Bảng 3.5. Mức độ tác động của hướng dòng chảy so với hướng bờ

Cấp Hướng dòng chảy so với hướng đường bờ (0) Điểm

1 Tạo với đường bờ 1 góc âm lớn hơn 150 3

2 Tạo với đường bờ 1 góc âm từ 00 đến 150 2

3 Song song hoặc tạo 1 góc dương 1

Page 169: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

125

Hình 3.3. Sơ đồ góc âm (-) giữa dòng chảy và bờ sông

Trong đánh giá, dòng chảy được xác định là dòng chủ lưu từ thượng nguồn

chảy về hạ lưu (+), chưa xét đến tác động của dòng chảy ngược (-).

Tác động chiều cao bờ sông so với mực nước sông vào mùa khô

Chiều cao của bờ sông so với mực nước sông vào mùa khô cũng ảnh hưởng

lớn đến khả năng trượt và sạt lở bờ sông. Nếu bờ sông thấp khi nước lũ tràn về, nước

sẽ tràn bờ và động năng của dòng nước tác động đến đường bờ sẽ giảm. Khi nước

rút, nước ngầm từ bờ sẽ ngấm ra sông, do bờ thấp nên tốc độ vận động và lưu lượng

nước ngầm từ bờ ngấm ra sông sẽ giảm và tác động của dòng ngầm đối với đường bờ

sẽ giảm ít gây ảnh hưởng đến trượt lở bờ sông. Việc lựa chọn các mốc chiều cao của

bờ sông căn cứ vào hiện trạng và tham khảo thang đánh giá của nhóm tác giả Nguyễn

Kim Ngọc [69]. Kết quả ảnh hưởng của chiều cao bờ sông đến DBLD sông được thể

hiện trong bảng 3.6.

Bảng 3.6. Tác động của chiều cao bờ sông đến DBLD sông

Cấp Chiều cao của bờ sông so với mực nước sông (m) Điểm

1 > 3,5 3

2 1,5 - 3,5 2

3 < 1,5 1

Tác động của độ dốc bờ sông

Trong điều kiện tự nhiên khi bờ sông càng dốc càng dễ sạt lở, dựa vào đó chúng

tôi chia 3 cấp điểm tương ứng để đánh giá khả năng sạt lở của bờ sông theo độ dốc.

Bảng 3.7. Tác động của độ dốc bờ đến DBLD sông

Cấp Độ dốc (0) Điểm

1 > 60 3

2 30 - 60 2

3 < 30 1

Tác động đặc điểm thành phần thạch học và tính chất cơ lý của lớp đất ven sông

Qua điều tra thống kê và khảo sát phân tích mẫu cơ lý tại các điểm sạt lở dọc

sông Tiền kết hợp với kết quả nghiên cứu của [69] và [77], NCS nhận thấy rằng, tất

cả các điểm trượt và sạt lở bờ sông đều có thành phần tính chất cơ lý không đồng

Page 170: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

126

nhất. Thành phần thạch học theo 2 kiểu mặt cắt cơ bản: kiểu trầm tích cù lao sông và

kiểu mặt cắt trầm tích sông - biển tuổi Holocen sớm giữa và giữa muộn. Trong đó,

lòng dẫn sông được cấu tạo bởi kiểu trầm tích 1 dễ xảy ra quá trình trượt lở nhất. Mức

độ ảnh hưởng của thành phần thạch học và tính chất cơ lý của lớp đất ven sông được

thể hiện trong bảng 3.8.

Bảng 3.8. Mức độ ảnh hưởng của thành phần thạch học và tính chất cơ lý đến DBLD

Cấp Đặc điểm tính chất cơ lý của đất đá Điểm

1 Cấu trúc địa chất là trầm tích cù lao sông 3

2 Cấu trúc địa chất là trầm tích sông biển Holocen 2

3 Bờ sông được gia cố bằng bờ kè kiên cố, bán kiên cố 1

Đặc điểm hình thái động lực lòng dẫn sông

Kết quả nghiên cứu hiện trạng cho thấy, những khu vực có hình thái sông đặc trưng

như tồn tại các cù lao, cồn bãi; khu vực phân, nhập lưu (sông phân nhánh); khu vực lòng dẫn

sông bị thu hẹp thường xuất hiện các “deep pools” - “hố sâu”, động lực dòng chảy mạnh nên

có mức độ DBLD sông cao. Vì thế, trong cảnh báo xu thế DBLD sông, ảnh hưởng của các

yếu tố đến lòng dẫn được đưa vào đánh giá theo các tiêu chí ở bảng 3.9.

Bảng 3.9. Mức độ ảnh hưởng của hình thái tới DBLD sông

Cấp Đặc điểm sông phân nhánh Điểm

1 Sông phân nhánh > 50% chiều dài đường bờ; bờ lõm,

bờ lồi của khúc sông cong

3

2 Sông phân nhánh 20 - 50% chiều dài đường bờ 2

3 Sông phân nhánh < 20% chiều dài đường bờ; sông

tương đối thẳng

1

Tác động của phân bố dân cư, các công trình xây dựng đến DBLD sông

Đánh giá các điểm trượt, sạt lở bờ sông theo đặc điểm phân bố dân cư và các

công trình phát triển kinh tế phụ thuộc vào khoảng cách của đoạn sông sạt lở với khu

dân cư và được phân thành các cấp với số điểm tương ứng trong bảng 3.10.

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của phân bố dân cư, các công trình xây dựng đến DBLD sông

Cấp Đặc điểm phân bố dân cư và các công trình KT (m) Điểm

1 Gần (< 100) 3

2 Tương đối gần (100 - 300) 2

3 Cách xa (> 300) 1

Tác động của hoạt động khai thác cát sạn

Qua khảo sát thực tế, kết hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả như Lê

Page 171: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

127

Mạnh Hùng, 2013 [65], Nguyễn Kim Ngọc [69], Đỗ Quang Thiên [35], cho thấy:

khối lượng, phương pháp, vị trí khai thác cát lòng dẫn sông ảnh hưởng đến quá trình

biến động. Vì thế, NCS đánh giá sự tác động của khối lượng, vị trí khai thác cát đến

biến động lòng dẫn sông như sau:

Bảng 3.11. Mức độ ảnh hưởng của khai thác cát đến DBLD sông

Cấp Lượng cát sạn khai thác (m3/ngày) Điểm

1 > 300 và/hoặc khai thác gần bờ 3

2 100 - 300 và/hoặc khai thác gần bờ 2

3 < 100 và/hoặc xa bờ 1

Việc khai thác cát không chỉ ảnh hưởng ngay tại khu vực khai thác mà còn ảnh

hưởng lan truyền đến khu vực hạ lưu. Ngoài ra, với xu hướng lượng phù sa về bị giảm

sút nên mức độ ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát đến DBLD càng lớn.

Mặt khác, mặc dù 7 nhân tố này được xem là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến

quá trình biến động lòng dẫn sông tuy nhiên mức độ tác động của chúng là khác nhau.

Để đánh giá mức độ quyết định của các nhân tố đến DBLD sông, NCS sử dụng trọng

số. Cụ thể, nguyên nhân trực tiếp, có ảnh hưởng lớn: hệ số 2, nguyên nhân giáp tiếp:

hệ số 1. Việc xác định nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp căn cứ vào kết quả phân tích ở

chương 2 (mục 2.2) và kế thừa kết quả nghiên cứu [20] cũng như tham khảo ý kiến các

chuyên gia am hiểu về lĩnh vực nghiên cứu. Kết quả tổng hợp thể hiện trong bảng 3.12.

Bảng 3.12. Đánh giá tổng hợp mức độ tác động của các nhân tố đến DBLD sông

TT Nhân tố Hệ số Bậc số

3 2 1

1 Hướng và vận tốc dòng chảy 2 6 4 2

2 Tính chất cơ lý đất bờ sông 2 6 4 2

3 Hình thái lòng dẫn sông 2 6 4 2

4 Khai thác cát sạn 2 6 4 2

5 Chiều cao bờ sông 1 3 2 1

6 Độ dốc bờ sông 1 3 2 1

7 Phân bố công trình xây dựng 1 3 2 1

Tổng 33 24 11

Như vậy, những khu vực có mức độ DBLD sông cao - mức III từ 26 - 33 điểm,

khu vực có mức độ DBLD sông TB - mức II từ 18 - 25 điểm; khu vực DBLD sông

thấp - mức I từ 11 - 17 điểm.

Page 172: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

128

Kết quả đánh giá

Trên cở sở các chỉ tiêu được đề cập ở phần cơ sở của phương pháp và thông tin phục vụ đánh giá thể hiện trong bảng 3.13,

kết quả đánh giá mức độ biến động bờ sông Tiền được thể hiện ở bảng 3.14.

Bảng 3.13. Đặc điểm các nhân tố phục vụ đánh giá DBLD sông bằng phương pháp tổng hợp địa lý

Đoạn bờ sông

Đặc điểm các nhân tố

Hướng, vận tốc

dòng chảy (-)

Tính chất đất đá Hình thái lòng

dẫn sông

Chiều cao

bờ sông (m)

Độ dốc bờ

sông (độ)

Phân bố công

trình (m)

Khai thác cát

sạn (m3/ngày)

Biên giới CPC - Thường Phước 0 - 150 chủ yếu trầm tích

cù lao sông > 50 1,5 - 3,5 < 30 100 - 300 > 300

Cù lao Long Khánh > 150 chủ yếu trầm tích

cù lao sông > 50 1,5 - 3,5 < 30 < 100 > 300

Bắc cù lao Tây > 150 chủ yếu trầm tích

cù lao sông > 50 1,5 - 3,5 < 30 < 100 > 300

Nam cù lao Tây song song chủ yếu trầm tích

cù lao sông biển < 20 1,5 - 3,5 < 30 < 100 100 - 300

Bắc cù lao Giêng 0 - 150 chủ yếu trầm tích

cù lao sông biển > 50 1,5 - 3,5 < 30 < 100 100 - 300

TP Cao Lãnh 0 - 150 chủ yếu trầm tích

cù lao sông > 50 1,5 - 3,5 < 30 < 100 100 - 300

Huyện Cao Lãnh 0 - 150 chủ yếu trầm tích

cù lao sông biển 20 - 50 < 1,5 < 30 100 - 300 100 - 300

Sa Đéc - Châu Thành > 150 chủ yếu trầm tích

cù lao sông > 50 < 1,5 < 30 < 100 100 - 300

Ghi chú: (i) Tài liệu địa chất về tính chất đất đá dựa vào kết quả nghiên cứu của Hồ Chín và cs [1], Lê Mạnh Hùng và cs (2004) [63] và

Lê Mạnh Hùng và cs, 2013 [65]; Vũ Văn Vĩnh, Trịnh Nguyên Tính [77]; (ii) Hướng, vận tốc dòng chảy; chiều cao, độ dốc, phân bố công trình

do nhóm tác giả đề tài [20] khảo sát và tính toán kết hợp với ảnh viễn thám; (iii) Khai thác cát sạn dựa vào Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế

biến và sử dụng khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường (cát, đất sét) và than bùn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 [137], Lê

Mạnh Hùng [65] và báo cáo của Sở TN&MT tỉnh Đồng Tháp.

Page 173: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

129

Bảng 3.14. Điểm đánh giá tổng hợp các khu vực DBLD sông Tiền tỉnh Đồng Tháp

Đoạn bờ sông

Điểm các nhân tố ảnh hưởng Điểm

tổng

hợp

Cấp

biến

động

Hướng, vận

tốc dòng

chảy

Tính chất

đất đá

Hình thái

lòng dẫn

sông

Chiều cao

bờ sông

Độ dốc bờ

sông

Phân bố

công trình

Khai thác

cát sạn

Biên giới CPC đến

xã Thường Thời

Tiền, Hồng Ngự

4 6 6 2 1 2 6 27 III

Cù lao Long

Khánh 6 6 6 2 1 3 6 30 III

Bắc cù lao Tây 6 6 6 2 1 3 6 30 III

Nam cù lao Tây 2 4 2 2 1 3 4 18 II

Bắc cù lao Giêng 4 4 6 2 1 3 4 24 II

TP Cao Lãnh 4 6 6 2 1 3 4 26 III

Huyện Cao Lãnh 4 4 4 1 1 2 4 20 II

Sa Đéc

- Châu Thành 6 6 6 1 1 3 4 27 III

Page 174: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

130

3.1.2.4. Cảnh báo tổng hợp xu thế diễn biến lòng dẫn sông Tiền tỉnh Đồng Tháp

đến năm 2030

Trên cơ sở ba phương pháp được sử dụng để cảnh báo DBLD sông Tiền là

phương pháp phân tích xu thế diễn biến, phương pháp động lực dòng chảy, phương

pháp tổng hợp địa lý chúng tôi tiến hành đánh giá cảnh báo tổng hợp DBLD của các

đoạn sông Tiền tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030. Cụ thể đánh giá tổng hợp biến động

dựa trên kết quả của ba phương pháp như sau: nếu cả ba phương pháp hoặc hai trong

ba cho kết quả giống nhau thì chọn mức biến động giống nhau; nếu ba phương pháp

cho kết quả khác nhau thì lấy ở mức TB. Kết quả cảnh báo tổng hợp bằng ba phương

pháp được thể hiện trong bảng 3.15 và bản đồ hình 3.4.

Bảng 3.15. Cảnh báo tổng hợp xu hướng DBLD sông Tiền đến năm 2030

TT Đoạn sông

Phương pháp cảnh báo

VT&GIS Động lực

dòng chảy

Tổng hợp

địa lý

Cảnh báo

tổng hợp

1 Biên giới CPC đến xã Thường

Thới Tiền Mạnh Mạnh Mạnh Mạnh

2 Đoạn cù lao Long Khánh Mạnh TB Mạnh Mạnh

3 Đoạn Bắc cù lao Tây Mạnh Mạnh Mạnh Mạnh

4 Đoạn Nam cù lao Tây Yếu TB TB TB

5 Đoạn Bắc cù lao Giêng Yếu Yếu TB Yếu

6 Đoạn TP Cao Lãnh TB Yếu Mạnh TB

7 Đoạn huyện Cao Lãnh Yếu Yếu TB Yếu

8 Đoạn Đéc - Châu Thành Mạnh TB Mạnh Mạnh

Qua kết quả cảnh báo (bảng 3.15) cho thấy, sông Tiền khu vực Hồng Ngự, đầu

cù lao Tây, đoạn TP. Sa Đéc - Châu Thành là đoạn sông có nguy cơ DBLD cao. Ngoài

ra, một số khu vực có mức độ cảnh báo DBLD nhỏ nhưng tại các vị trí cụ thể vẫn có

khả năng DBLD cao. Cụ thể như khu vực thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang; xã Long

Điền A, huyện Chợ Mới, An Giang; xã Bình Thành, huyện Thanh Bình, Phường 11,

khu vực xã Mỹ An Hưng B do đây là những đoạn nằm ở bờ lõm khúc sông cong hoặc

đoạn sông thu hẹp hay nằm dưới đoạn phân - nhập lưu nên tồn tại các hố sâu vì thế

tiềm ẩn nguy cơ DBLD cao, nhất là kết hợp với việc khai thác cát quá mức, hàm

lượng phù sa về bị thiếu hụt như hiện nay.

Page 175: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

- 130 -

Hình 3.4. Bản đồ cảnh báo DBLD sông Tiền tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030

Page 176: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

131

3.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG

3.2.1. Quan điểm đề xuất

Quá trình nghiên cứu DBLD sông Tiền tỉnh Đồng Tháp cũng như nhiều công

trình nghiên cứu về DBLD sông chỉ rằng: DBLD sông (xói lở, bồi tụ, cắt dòng) là quy

luật tự nhiên của các con sông ở vùng hạ lưu. Do đó, trong việc đề xuất các giải pháp

ứng phó, giảm nhẹ thiệt hại do DBLD sông Tiền gây ra ở tỉnh Đồng Tháp cần tuân

theo một số quan điểm sau:

- Giải pháp phải mang tính hệ thống, tổng hợp vừa có những giải pháp tác

động trực tiếp ở khu vực diễn biến mạnh vừa có những giải pháp ngăn ngừa, phòng

tránh từ xa để hạn chế hiện tượng DBLD sông Tiền tỉnh Đồng Tháp.

- Giải pháp có sự kế thừa và được sử dụng hiệu quả ở các địa phương khác

trong nước cũng như ở nước ngoài nhưng phải phù hợp với đặc thù điều kiện tự nhiên

(nền địa chất mềm yếu; lòng dẫn sông rộng và sâu; chế độ dòng chảy trong sông theo

hai chiều; các sông, kênh rạch nối thông với nhau; hoạt động khai thác dòng sông

lớn) cũng như thực trạng và định hướng phát triển KT-XH của địa phương; ưu tiên

những giải pháp dễ thực thi, tối ưu hóa để đạt được hiệu quả cao.

- Giải pháp phải thể hiện quan điểm khai thác và sử dụng sông Tiền nói riêng

và hệ thống sông Mekong theo hướng phát triển bền vững, vì “một lưu vực sông

Mekong phát triển hài hòa và bền vững”, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa người dân

sống trong tỉnh cũng như các khu vực khác có chung dòng sông.

3.2.2. Cơ sở đề xuất giải pháp

3.2.2.1. Hiện trạng, nguyên nhân và các nhân tố ảnh hưởng đến DBLD sông

DBLD sông Tiền xảy ra trên phạm vi rộng, diễn biến phức tạp. Quá trình biến

động lòng dẫn sông chịu sự chi phối của nhiều nhân tố khác nhau. Trong đó, động lực

dòng chảy, hình thái lòng dẫn sông, vật chất cấu tạo bờ sông được xem là nguyên nhân

trực tiếp; các hoạt động KT - XH của con người góp phần làm cho quá trình DBLD

sông, bờ sông xảy ra nhanh và diễn phức tạp. Vì thế, các giải pháp cho các khu vực cần

xem xét một cách tổng thể đồng thời xác định được nguyên nhân chủ yếu và nguyên

nhân thứ yếu ảnh hưởng đến DBLD sông.

3.2.2.2. Cơ chế và xu thế DBLD sông

DBLD sông đang có xu hướng xảy ra nhiều và mạnh hơn ở những khúc sông

có hình thái đặc trưng (bờ lõm, phân nhánh…); thường diễn ra sau các đợt ngập lũ

lớn, kéo dài. Do đó, khi xác định các giải pháp cần xem xét một cách tổng thể, tránh

Page 177: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

132

hiệu ứng lan truyền: “sạt lở đâu xây dựng bờ kè ở đó” bởi xây dựng bờ kè rất tốn

kém về kinh phí và hiệu quả không cao (nếu tính toán không kỹ).

3.2.2.3. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương

Đồng Tháp là tỉnh nằm ở vùng ĐBSCL có những nét đặc thù riêng về tự nhiên

và KT - XH. Đặc điểm tự nhiên mang sắc thái của đồng bằng châu thổ nằm ở khu

vực nhiệt đới ẩm gió mùa với mạng lưới sông ngòi dày đặc. Nền kinh tế đang trên đà

phát triển nhưng cơ bản vẫn là một tỉnh nghèo, hoạt động kinh tế chủ yếu vẫn là nông

nghiệp (trồng lúa và nuôi trồng thủy sản, kinh tế vườn), khu vực I giữ vai trò quan

trọng trong cơ cấu kinh tế. Vùng ven sông Tiền là nơi tập trung hầu hết các đô thị

lớn, có mật độ dân số cao nhất của tỉnh Đồng Tháp.

3.2.2.4. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Trong báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH đến năm 2020 [145] đã

nêu phương hướng phát triển cơ bản là “Từ nay cho đến năm 2020, nền kinh tế của

tỉnh Đồng Tháp sẽ phát triển với tốc độ nhanh, bền vững, có hiệu quả, nâng cao năng

lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế

theo hướng công nghiệp, thương mại, dịch vụ và nông nghiệp kỹ thuật cao, góp phần

quan trọng trong sự phát triển KT - XH toàn vùng ĐBSCL” và đề xuất phương hướng

phát triển vùng lãnh thổ với các vùng, tiểu vùng kinh tế và mạng lưới đô thị, trong đó

khu vực thành phố Cao Lãnh, TP Sa Đéc, thị xã Hồng Ngự là những đô thị và trung

tâm vùng quan trọng. Chính vì thế, ổn định và phát triển các khu vực này là ưu tiên

hàng đầu trong quá trình phát triển trong thời gian tới.

3.2.3. Giải pháp thích ứng với diễn biến lòng dẫn sông Tiền tỉnh Đồng Tháp

Quá trình DBLD sông Tiền tỉnh Đồng Tháp rất phức tạp. Do đó, để hạn chế

thiệt hại, giảm nhẹ mức độ xói lở - giảm nguyên nhân chủ yếu của quá trình bồi lắng,

cần có những giải pháp tổng thể, vừa có những biện pháp công trình vừa có những

biện pháp phi công trình. Riêng hiện tượng bồi lắng lòng dẫn sông nói chung và bồi

lắng bờ sông nói riêng thường không gây hại trực tiếp cho người dân (đôi khi còn có

lợi như tăng diện tích canh tác, mang thêm lượng phù sa…). Các giải pháp phòng

chống bồi lắng lòng dẫn sông cũng đa dạng (hình 3.5). Tuy nhiên, những giải pháp

được trình bày chủ yếu tập trung vào giải quyết vấn đề hạn chế và giảm nhẹ thiệt hại

do xói lở. Khi vấn đề xói lở được kiểm soát thì bồi lắng bờ cũng phát triển theo quy

luật tự nhiên của dòng sông.

Page 178: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

133

GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI DBLD SÔNG TIỀN TỈNH

ĐỒNG THÁP

PHÒNG CHỐNG, GIẢM NHẸ

THIỆT HẠI DO XÓI LỞ

PHÒNG CHỐNG, GIẢM NHẸ

THIỆT HẠI DO BỒI TỤ

Phòng ngừa Né tránh Kháng vệ Phòng ngừa Né tránh Kháng vệ

Chủ động Bị động Chủ động Bị động

- Giáo dục ý

thức người dân

- Trồng, bảo vệ

rừng, khu vực

ven sông

- Quy hoạch

luồng chạy tàu

- Hợp tác

- Nâng cao năng

lực quản lý

- Dự báo

- Cảnh bảo

- Di dời

- Quy hoạch

phát triển

- Kênh rạch

- Mỏ hàn

- Phao

hướng

dòng

- Đập khóa

- Kè hoàn

lưu

- Bờ kè

- Thảm bê

tông

- Thảm

thực vật

- Giáo dục

- Phòng tránh

xói lở

- Trồng và

bảo vệ rừng

- Nâng cao

năng lực

quản lý khai

thác

- Quy hoạch

dân cư

- Quy hoạch

bến phà, tàu,

luồng chạy

tàu

- Ngăn

cát bồi

lắng

- Điều

chỉnh

thế sông

- Nạo

vét

- Khơi

thông

luồng

nhánh

Hình 3.5. Sơ đồ hệ thống giải pháp thích ứng với DBLD sông Tiền tỉnh Đồng Tháp

Page 179: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

134

3.2.3.1. Giải pháp phòng ngừa

Giải pháp phòng ngừa DBLD sông thực chất là những giải pháp mang tính

phi công trình nhằm hạn chế các tác động bất lợi, làm gia tăng các tác động ảnh

hưởng đến biến động bờ sông.

a) Tăng cường hợp tác với các quốc gia trong lưu vực sông Mekong

Hệ thống sông Mekong không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với ĐBSCL mà

đóng vai trò lớn với các quốc gia có chung lưu vực, nhất là các nước ở hạ lưu. Vì thế,

khai thác và tận dụng dòng sông cho phát triển KT - XH rất được các quốc gia chú

trọng. Do đó, tỉnh Đồng Tháp nói riêng và các địa phương ở ĐBSCL cần chủ động

thông qua Ủy ban sông Mekong Việt Nam cùng Ủy hội sông Mekong quốc tế đàm

phán, hợp tác để cùng đảm bảo lợi ích hài hòa, phát triển bền vững dòng sông, nhất

là trong các vấn đề khai thác rừng đầu nguồn, xây dựng các công trình thủy điện, thủy

lợi trên và ven sông. Đồng thời, tăng cường hợp tác giữa các tỉnh với nhau ở ĐBSCL

trong khai thác và sử dụng sông Cửu Long nói chung và ngăn ngừa xói lở lòng dẫn

sông nói riêng. Trước hết là hợp tác trong sử dụng nguồn nước, sử dụng tuyến giao

thông thủy cũng như khai thác cát sạn.

b) Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, nhất

là người dân sống ven và trên sông Tiền

Giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về các loại tai biến tự nhiên; về

nguyên nhân, mức độ thiệt hại cũng như những ứng xử cần thiết để phòng tránh và

giảm nhẹ thiệt hại khi có TBMT nói chung và DBLD sông xảy ra. Tăng cường công

tác cảnh báo về các khu vực có nguy cơ biến động cao để người dân chủ động phòng

tránh, giảm nhẹ đến mức thấp nhất do biến động lòng dẫn sông, nhất là xói lở.

Khi người dân, nhất là dân cư trong vùng có nguy cơ xói lở hiểu biết được tác

hại sẽ ý thức hơn để bảo vệ dòng sông, bờ sông và môi trường sống của mình bằng

việc thực hiện tốt các luật về Luật Bảo vệ môi trường; Luật Khoáng sản; Luật Bảo vệ

và phát triển rừng; Luật Tài nguyên nước; Nghị định Quản lý lưu vực sông… thông

qua các phương tiện thông tin đại chúng, các cuộc họp khu dân cư, qua chính quyền

địa phương cũng như các tổ chức đoàn thể khác như đoàn thanh niên, hội phụ nữ để

tuyên truyền, vận động người dân.

Trong thời gian qua, đã có một số người dân sống ven sông Tiền ở khu vực

huyện Hồng Ngự, Thanh Bình ngăn chặn nạn khai thác trái phép. Vì thế, các cơ quan

chức năng cần biểu dương, nhân rộng các mô hình này, thậm chí có thể thành lập các

tổ tự quản để bảo vệ bờ sông, đoạn sông mà người dân đang sinh sống.

Page 180: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

135

c) Nâng cao năng lực quản lý khai thác dòng sông

Kết quả nghiên cứu cho thấy, những hoạt động nhân sinh ở địa phương đang

góp phần làm cho quá trình biến động lòng dẫn sông xảy mạnh và diễn biến phức tạp

hơn. Do đó, các hoạt động khai thác dòng sông như khai thác cát sông, hoạt động

giao thông vận tải đường sông, nuôi trồng thủy sản, xây dựng các công trình trên và

ven sông… cần được quản lý một cách khoa học, đúng quy định và do các cán bộ

chuyên tránh đảm nhiệm. Đặc biệt, nghiêm cấm và xử lý nghiêm các hành vi khai

thác đất nơi bờ sông bị xói lở; lấn chiếm lòng và lề sông; khai thác cát ở những khu

vực xói lở hoặc có nguy cơ xói lở cao.

Kinh nghiệm của việc khai thác cát ở nhiều dòng sông cho thấy khai thác cát sông

Tiền thuộc địa phần tỉnh Đồng Tháp cần tuân thủ một số nguyên tắc sau [65], [70]:

(i) Chỉ được khai thác cát sông ở những bãi bồi;

(ii) Chỉ được khai thác cát lòng dẫn sông ven bãi bồi;

(iii) Không được khai thác cát ở phía bờ lõm của sông;

(iv) Thời gian khai thác hợp lý là vào mùa khô;

(v) Chỉ khai thác cát sạn cách khu vực biến động ít nhất từ 100 - 200 m trở lên.

Trong xu thế hàm lượng phù sa suy giảm do tác động của các đập thủy điện, khai

thác cát sạn ở thượng nguồn thì vấn đề quản lý, khai thác sử dụng dòng sông cần được

nghiên cứu và tính toán kỹ lượng. Đặc biệt là vấn đề khai thác cát sạn, sử dụng nguồn

nước, xây dựng cơ sở hạ tầng trên và ven sông…

d) Bảo vệ và trồng rừng phủ xanh đất trống, ngập nước chua phèn

Trồng rừng đầu nguồn có vai trò rất quan trọng đối với việc điều tiết dòng

chảy, hạn chế bào mòn lưu vực nhưng do sông Mekong là con sông quốc tế vì thế

Việt Nam nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng rất khó thực hiện biện pháp này.

Tuy nhiên, với sự hợp tác chặt chẽ giữa các nước có chung lưu vực và vì sự phát triển

bền vững thì tăng cường lớp phủ thực vật, nhất là các khu vực đồi núi là cần thiết và

có triển vọng.

Ở Đồng Tháp cần chú trọng trồng rừng ở các khu vực biên giới Campuchia và

các huyện Hồng Ngự, Tân Hồng, Tam Nông, ven các bờ sông có mức độ xói lở lớn...

Biện pháp trồng và bảo vệ rừng là một biện pháp có giá trị kinh tế cao không chỉ có

tác dụng nhiều mặt như đã nêu, mà còn có thể khai thác lâm sản phục vụ phát triển

kinh tế, vốn đầu tư không tốn kém nhiều so với các biện pháp khác. Vì vậy, cần có

các đầu tư thích đáng cho giải pháp này. Một trong những biện pháp mang lại hiệu

Page 181: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

136

quả là chính sách giao đất, giao rừng cho người dân, nhất là những vùng trũng, đất

chua phèn với các cây mang hiệu quả cao như tràm, dừa nước...

3.2.3.2. Giải pháp né tránh

Đây là những giải pháp nhằm giảm đến mức thấp nhất các thiệt hại do DBLD

sông gây ra bằng cách tránh bố trí, xây dựng, quy hoạch phát triển ở các khu vực đang

xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra DBLD sông, nhất là xói lở cao.

a) Dự báo hành lang, cảnh báo nguy cơ DBLD

Phương pháp xác định hành lang xói lở an toàn gồm 7 bước như sau [62]:

1) Chập bình đồ nhiều thời kỳ của đoạn sông;

2) Vẽ đường bao ngoài bờ sông của bình đồ chập (chú ý dấu vết của dòng sông cổ);

3) Đánh dấu những điểm khống chế khó xảy ra xói lở;

4) Luận chứng những vị trí lòng dẫn sông cổ nhưng khó quay trở lại;

5) Điều chỉnh lại bờ bao đã vẽ ở bước 2;

6) Tại các đường biên của vùng đang xói lở cần mở ra một khoảng dự báo;

7) Chỉnh lý lại đường biên hành lang thành các đoạn thẳng để dễ định vị.

Phạm vi an toàn được nhiều tác giả xác định như sau [62], [63]:

(i) Phạm vi an toàn ≥ 20 m đối với sông sâu h < 10 m và hệ số mái dốc ≥ 2;

(ii) Phạm vi an toàn ≥ 25 m đối với sông sâu 10 m ≥ h ≤ 15 m và hệ số mái dốc ≥ 2;

(iii) Phạm vi an toàn lớn ≥ 30 m đối với sông sâu > 15 m và hệ số mái dốc ≥ 2.

Tuy nhiên, cách xác định này cũng cần phải xem xét thêm. Qua quá trình đánh

giá DBLD sông, NCS nhận thấy khu vực DBLD sông chủ yếu xảy ra trong phạm vi

lòng dẫn sông cổ. Do vậy, hành lang an toàn theo quy luật tự nhiên của dòng sông

phải năm ngoài khu vực lòng dẫn sông cổ (xem hình 2.47, 2.48 và 2.49). Vì vậy, trong

phạm vi lòng dẫn sông cổ không nên xây dựng các công trình kiên cố (lâu dài nhiều

thế kỷ), có ý nghĩa lớn về mặt KT-XH, an ninh quốc phòng. Trước mắt, những khu

vực có mức độ DBLD cao, nhất là những vị trí tiềm ẩn nguy cơ xói lở lớn (xem hình

3.4), tỉnh Đồng Tháp cần tiến hành khảo sát, đánh giá lại và xây dựng bản đồ dự báo

chi tiết, giúp chính quyền địa phương, người dân chủ động né tránh trong công tác

xây dựng và quy hoạch phát triển KT-XH.

Sau khi dự báo và xác định được nguy cơ, hành lang xói lở thì công tác cảnh báo

cho người dân sống trong khu vực biết để nêu cao cảnh giác cũng rất quan trọng. Thông

Page 182: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

137

qua tuyên truyền, phát các tài liệu về xói lở bờ sông, cắm các biển báo khu vực có nguy

cơ xói lở cao... để người dân hiểu được nguy cơ, mức độ thiệt hại, phương pháp phòng

tránh để người dân ý thức hơn với hoạt động sản xuất, sinh hoạt của mình.

b) Di dời người dân ra khỏi khu vực có nguy cơ xói lở cao

Không chỉ dừng lại ở dự báo, cảnh báo mà khi xác định được hành lang xói lở

cần nhanh chóng di dời người dân ra khỏi khu vực hoặc có nguy cơ xói lở. Mặc dù là

giải pháp mang tính bị động tuy nhiên nó đem lại hiệu quả trước mắt, tránh được thiệt

hại về tính mạng và tài sản cho người dân.

Muốn thực hiện giải pháp này hiệu quả trước hết công tác giáo dục tuyên truyền

đóng vai trò rất quan trọng đồng thời phải có những biện pháp đủ mạnh để kiên quyết

di dời người dân ra khỏi vùng xói lở nghiêm trọng và những vùng có nguy cơ xói lở

cao (hình 3.4), đặc biệt khi đã xuất hiện các vết nứt lớn, các hố xói và “hàm ếch” như

khu vực xã Mỹ An Hưng B, huyện Lấp Vò; khu vực Ấp 3, xã An Phong và ấp Bình

Hòa, xã Bình Thành, huyện Thanh Bình; xã Long Thuận, Phú Thuận A, huyện Hồng

Ngự… Các khu vực xói lở lớn mà ở vùng sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, dân cư thưa

thớt, không phải là các đô thị và cơ sở KT - XH quan trọng thì giải pháp di dời cần

được chú trọng thực hiện. Đồng thời cần xây dựng các cụm tuyến dân cư vượt lũ, chống

sạt lở phù hợp với tâm lý, đặc điểm lao động của người dân để người dân yên tâm di

dời về chỗ ở mới.

c) Quy hoạch phát triển phù hợp

Quy hoạch phát triển phù hợp là giải pháp né tránh mang tính chủ động. Quy

hoạch phát triển KT-XH là quy hoạch nhằm bố trí dân cư sao cho giảm thiểu tới mức

thấp nhất những thiệt hại do xói lở bờ sông Tiền gây ra trong tương lai. Đồng thời, sẽ

không phải thực hiện các dự án di dời dân cư nhằm tránh xói lở trong thời gian tới.

Quy hoạch phát triển phù hợp là giải pháp có ý nghĩa lớn đối với tỉnh Đồng

Tháp - một tỉnh đang trong giai đoạn phát triển, với hàng loạt các đô thị ra đời cũng

như quy hoạch mở rộng và phát triển. Mặt khác, với hầu hết các đô thị đều nằm ven

sông Tiền, thậm chí ở những khu vực có nguy cơ xói lở cao. Với thực trạng và xu

hướng phát triển KT - XH của tỉnh Đồng Tháp trong tương lai như vậy, nếu không

thực hiện giải pháp này thì nguy cơ mất an sinh xã hội và kinh tế sẽ rất cao, khó lường

trước được do xói lở bờ sông Tiền.

Dựa trên hiện trạng DLBD, nhất là hiện tượng xói lở và sự biến thiên các nhân

tố gây xói lở theo NCS trong quy hoạch phát triển các đô thị cần có sự thay đổi như

sau: (i) trung tâm xã Thường Thời Tiền huyện Hồng Ngự nằm ở bờ trái sông Tiền

Page 183: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

138

cần sớm có kè bảo vệ, nếu quy hoạch thành thị trấn cần dịch lên phía Bắc (ii) trung

tâm thị xã Hồng Ngự cần dịch chuyển về phía Bắc cách bờ trái sông Tiền 1.000 m và

cách bờ phải kênh Hồng Ngự - Long An khoảng 500 m, (iii) TP Sa Đéc tiếp tục phát

triển theo hướng quốc lộ, cách rạch Sa Đéc khoảng 800 m, (iv) TP. Cao Lãnh tập

trung các công trình lớn, trung tâm đô thị, khu dân cư từ Cầu Đúc (Phường 4) trở ra.

Quy hoạch các cụm tuyến dân cư chống xói lở kết hợp với vượt lũ, bờ bao

chống lũ một cách khoa học và thực tiễn. Chú ý đến đặc điểm lao động, yêu cầu

nguyện vọng của người dân và phải làm cho chỗ ở mới ít nhất phải bằng chỗ ở cũ

hoặc phù hợp với tập quán canh tác...

Ngoài ra, trong vấn đề khai thác cát sạn sông cũng cần quy hoạch một cách

khoa học và khai thác theo quy trình hợp lý. Kết quả nghiên cứu của Lê Mạnh Hùng

và cs, 2013 [39] đã cho thấy quy trình khai thác cát hợp lý cho đoạn sông Tiền chảy

qua huyện Hồng Ngự - Tân Châu theo quy trình như sau (khác với các bản quy hoạch

khai thác cát sông hiện hành của tỉnh, xem hình 3.6):

(i) Khai thác ở mỏ TC1 (đầu đoạn phân nhánh Long Khánh và Hồng Ngự) đến

chiều sâu ổn định của lòng dẫn sông (là 14,7 m), đặc biệt ở đầu nhánh Hồng Ngự

trước nhằm kích thích xói lở cho nhánh này;

(ii) Khai thác ở mỏ TC2 ở cuối đoạn nhập lưu đạt đến độ sâu ổn định của lòng

dẫn sông trước khi khai thác phần còn lại của mỏ này ở nhánh Long Khánh;

(iii) Khai thác đoạn sông từ biên giới Campuchia về Tân Châu đến chiều sâu

ổn định của lòng dẫn sông (là 17,1 m) đối với các mỏ KV1 đến KV4.

Hình 3.6. Hướng khai thác cát hợp lý cho đoạn sông Tân Châu - Hồng Ngự [65]

Page 184: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

139

Tóm lại, tỉnh Đồng Tháp cần có giải pháp quy hoạch tổng thể sông Tiền kết hợp

với quy hoạch phát triển KT-XH của địa phương. Trong quy hoạch sông Tiền cần kết

hợp giữa khai thác tài nguyên (cát sông, nước…) với phòng tránh thiên tai (lũ lụt,

DBLD) trong hiện tại và tương lai theo hướng dành không gian cho dòng sông.

3.2.3.3. Giải pháp kháng vệ

Giải pháp kháng vệ thực chất là hệ thống các biện pháp công trình thực thi tại

các vùng có nguy cơ DBLD cao nhằm hạn chế tác động của dòng nước đến bờ sông.

Tùy theo mức độ kháng vệ của công trình, chúng tôi chia ra hai nhóm giải pháp:

nhóm giải pháp kháng vệ mang tính bị động và nhóm giải pháp kháng vệ có tính chủ

động đối với việc phòng chống DBLD sông.

Đối với giải pháp công trình kháng vệ, khi thiết kế thi công trình cần đảm bảo

một số yêu cầu [64]:

- Đảm bảo ổn định trước tác động của dòng chảy hai chiều.

- Có kết cấu nhẹ, ưu tiên sử dụng kết cấu dạng mảng mềm.

- Kết cấu công trình có khả năng thi công trong nước, trong điều kiện sông sâu

và vận tốc lớn.

- Ưu tiên ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới nhằm thay thế vật liệu tại chỗ,

ít cản trở đến hoạt động trên sông trong thời gian thi công.

- Đối với công trình gia cố bờ sông, cao trình đỉnh kè không nên cao hơn cao

trình bờ sông, phải bố trí rãnh thoát nước, khe lún… Riêng các công trình gia cố bờ

cho các đoạn sông chảy qua TP, thị xã, khu vực đông dân cư nên xây dựng dạng

tường đứng với đầy đủ các công trình phụ trợ (bến thuyền, bến bốc xếp hàng hóa, trụ

neo tàu thuyền…).

- Chỉ xây dựng công trình bờ kè ở những đoạn sông bất khả kháng. Nghĩa là

xây dựng ở những nơi có diễn biến xói lở bờ nguy hiểm, phức tạp, có đông dân cư

sinh sống, nhiều cơ sở hạ tầng, di tích lịch sử, văn hóa, an ninh quốc phòng...

a) Giải pháp bị động

i) Biện pháp thân thiện với môi trường

Biện pháp thân thiện với môi trường là sử dụng loại thực vật (cây cỏ) thích

hợp để giữ lòng sông, bờ sông được ổn định. Biện pháp này ít tốn kém và thân thiện

với môi trường hơn các biện pháp công trình. Có thể sử dụng các biện pháp sử dụng

Page 185: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

140

thảm thực vật (cây dừa nước, các loài bèo, thảm lục bình, bần… rất phù hợp với tỉnh

Đồng Tháp ở những khu vực các xã cù lao của huyện Hồng Ngự; huyện Tam Nông,

huyện Thanh Bình, huyện Cao Lãnh).

Ngoài ra, hiện nay việc ứng dụng hệ thống cỏ Veriver cũng được sử dụng rộng

rãi, có hiệu quả cao ở Việt Nam do có bộ rễ dày đặc, cứng, rộng và sâu (3m) và có thể

sử dụng cho bờ sông Tiền ở những đoạn sông tương đối ổn định, lòng dẫn sông rộng.

ii) Biện pháp gia cố bờ bằng kè

Biện pháp công trình mang tính bị động nhằm phòng tránh xói lở bờ sông Tiền

tỉnh Đồng Tháp bằng phương pháp gia cố bờ bằng biện pháp kè với mục đích giữ ổn

định bờ nhưng phải phù hợp biến hình lòng dẫn sông và bờ sông.

Theo các nhà khoa học trên thế giới, gia cố bờ bằng kè cần có 3 phần: (i) phần

ngầm nằm dưới mực nước kiệt một độ sâu an toàn nhằm bảo vệ không để xói chân, kết

cấu phải uyển chuyển phù hợp với từng nơi, đảm bảo không để nước phá hoại hoặc

cuốn trôi, thường là trồng tre chứa đá hộc, rọ đá hoặc thảm bê tông; (ii) phần nằm trong

phạm vi dao động của mực nước thường xuyên chịu tác động của sóng gió và hoạt

động của con người, công trình phải kiên cố, thông thường đá xếp, thảm bê tông kết

cấu tấm cài răng lược cả 4 phía, đá xây…; (iii) phần trên cạn, trên mực nước lũ, đặc

biệt là chống hoạt động gây tác hại của con người. Công trình thường là đá xây, bê tông

có lớp lọc ngược, những khu vực đô thị cần có tính thẩm mỹ và đáp ứng nhu cầu đa

dạng của người dân, chú ý bố trí các bậc lên xuống, lan can…

Kè lát mái (kè lát mái, kè đá xây, kè rọ đá); tường chắn (cọc kè thường bằng

bê tông hoặc cây gỗ như tràm, tre kết hợp với thảm thực vật như lục bình) nhằm tăng

cường khả năng cố kết của bờ, giảm sức chịu tải của mép bờ. Các phương pháp này

được sử dụng khá phổ biến và có hiệu quả cho bờ sông tỉnh Đồng Tháp, trong đó bờ

kè là giải pháp hiệu quả nhất nhưng khó khăn là nguồn kinh phí và sự ổn định lâu dài

của công trình.

Ứng dụng vật liệu mới đang là một trong những biện pháp được sử dụng khá phổ

biến trong gia cố bờ ở Việt Nam. Theo sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp hóa chất,

các loại vải, dây được sản xuất bằng sợi tổng hợp Polymer được sử dụng rộng rãi trong

công trình bảo vệ bờ sông, bờ biển như các loại vải địa kỹ thuật làm tầng lọc, cốt cho đất

đắp, các thảm, ống, túi vải độn vật liệu chống xói đáy, bảo vệ chân và mái bờ sông...

Ngoài ra, giải pháp sử dụng thảm cát là một giải pháp khá phù hợp với đoạn

sông Tiền chảy qua tỉnh Đồng Tháp do chi phí thấp và hiệu quả đã được khẳng định.

Page 186: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

141

b) Giải pháp chủ động

Để phòng, chống DBLD sông Tiền một cách chủ động hay là những biện pháp

được thực hiện để chỉnh trị dòng sông từ xa nhằm mang đến sự ổn định cho các đoạn

bờ thì có thể thực hiện một số biện pháp cụ thể như:

- Kênh rạch phân dòng có tác dụng phân bớt dòng chảy vào kênh, dòng chảy

qua khu vực xói lở giảm. Kênh thường được đào ở phía bờ lồi, cửa vào sông thuận

dòng ở phía thượng lưu khu vực xói lở bờ. Thi công kênh chỉ cần đào rãnh nhỏ, khơi

sâu dòng, sau đó dòng chảy tự mở rộng mặt cắt. Kênh phân dòng có thể sử dụng ở

đoạn sông Tiền huyện Hồng Ngự, đoạn sông Cái Nhỏ (huyện Cao Lãnh).

- Mỏ hàn là loại công trình được sử dụng rộng rãi nhất trong chỉnh trị sông.

Bao gồm hai loại là mỏ hàn dài và mỏ hàn ngắn. Mỏ hàn dài có tác dụng thu hẹp lòng

dẫn sông, làm thay đổi vị trí của trục động lực, còn mỏ hàn ngắn chỉ để đón đỡ chủ

lưu, bảo vệ bờ bãi. Vật liệu làm mỏ hàn thông dụng nhất là đá đổ, bao tải cát cùng

lớp rọ đá để bảo vệ hay hàng cọc bê tông. Mỏ hàn (mỏ hàn cọc) có thể sử dụng để

chỉnh trị sông Tiền khu vực thị xã Hồng Ngự, Sa Đéc - An Hiệp. Mỏ hàn chỉ nên sử

dụng cho những đoạn sông có kích thước tương đối lớn hoặc bảo vệ bờ lõm ở những

khúc sông cong bởi nếu thiết kế ở những khu vực sông hẹp sẽ ảnh hưởng đến bờ đối

diện cũng như thay đổi cảnh quan môi trường, hoạt động giao thông thủy…

- Đập thuận dòng là công trình theo phương dọc có chức năng thu hẹp dòng

sông, điều chỉnh hướng dòng chảy, điều chỉnh đường bờ. Đập thuận dòng thường bố

trí tại các đoạn quá độ có dòng chảy phân tán, vùng phân lưu hoặc hợp lưu của đoạn

sông phân nhánh, đuôi bờ lõm và vùng cửa sông. Đập thuận dòng có thể bố trí ở đoạn

thị xã Hồng Ngự nơi sông Sở Thượng đổ vào sông Tiền, đoạn sông Tiền chia nước

cho sông Sa Đéc, đầu cù các cù lao.

- Phao hướng dòng có tác dụng lái dòng chảy, ngăn dòng chảy có lưu tốc lớn

tác động trực tiếp vào khu vực bờ bị xói lở. Phao hướng dòng là một loại công nghệ

mới có nhiều ưu điểm: sử dụng hiệu quả trong điều kiện chỉnh trị dòng chảy theo hai

chiều, có khả năng sử dụng nhiều lần, ở nhiều vị trí, có thể tháo lắp dễ dàng.

Riêng đối với những khu vực bồi lắng lớn (cù lao Thường Thới Tiền, cồn Bình

Thạnh...) ảnh hưởng đến hoạt động KT-XH có thể thực hiện một số biện pháp như

nạo vét khối bồi lắng, khơi thông luồng nhánh; biện pháp công trình xói rửa thủy lực

- bố trí các công trình để thu hẹp dòng chảy hay hướng dòng chủ lưu đến xói khối bồi

đi nơi khác, biện pháp công trình ngăn chặn đường đi của bùn cát.

Page 187: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

142

Trên mỗi hệ thống sông, khi lựa chọn các công trình phục vụ phòng tránh biến

động bờ sông cần lựa chọn hình thức kết cấu cho phù hợp. Để thực hiện các công trình

phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại do biến động bờ sông Tiền ở tỉnh Đồng Tháp cũng cần

lưu ý về hình thức kết cấu công trình chỉnh trị sông như sau [64], [65]:

- Về nguyên tắc lựa chọn hình thức kết cấu công trình:

+ Khu vực bờ sông không yêu cầu về cảnh quan thì trồng thảm thực vật là tốt nhất.

+ Công trình bảo vệ nơi tập trung đông dân cư phải chú ý tới hình thức, thân

kè nên sử dụng thảm bê tông, thảm đá với bề mặt gồ ghề có tác dụng giảm sóng.

+ Phạm vi cần bảo vệ, chiều dày lớp bảo vệ, kích thước vật liệu cần tuân theo

quy định của ngành. Đối với sông Tiền đất cấu tạo bờ sông không tốt nên để tránh

tình trạng lún không đều, gây hư hỏng cục bộ, lớp vật liệu bảo vệ mái nên sử dụng

loại kết cấu mềm, có khả năng tự điều chỉnh khi mái bờ thay đổi. Thảm bê tông, thảm

đá vẫn là sự lựa chọn tối ưu.

+ Hình thức kết cấu công trình gia cố bờ phải dựa trên cơ sở xác định đúng

nguyên nhân gây sạt lở.

- Về các yêu cầu cho các loại công trình cụ thể:

+ Đối với loại công trình gia cố bờ chống sóng. Trường hợp mái bờ thoái tốt

nhất vẫn là trồng cỏ hoặc bạt mái thật thoải để giảm áp lực sóng vào bờ, không gây

phá hủy bờ. Tuy nhiên, biện pháp tạo mái thoải rất tốn đất và nhiều trường hợp không

áp dụng được.

+ Công trình gia cố bờ cho các đoạn sông sâu có hó xói cục bộ sát bờ. Đối với

loại công trình này quan trọng nhất là phần chân kè, phần phản áp giữ ổn định cho thân

kè và đỉnh kè. Vấn đề cần thiết là phải nâng cao đáy hố xói sát bờ, phải tạo được mái

dốc bờ sông từ chân kè đến mức nước thấp nhất lớn hơn hoặc bằng 3 nên khối lượng

vật liệu thường rất lớn. Do đó, cần tận dụng nguồn vật liệu dồi dào (bao tải cát, bao tải

đất). Trên lớp bao tải là lớp vải địa kĩ thuật có độ bền cao, sau đó phủ lớp rọ đá bảo vệ.

Phần chân kè từ mực nước thấp nhất trở lên có thể lát tấm bê tông, cọc bê tông tự chèn,

thảm đá kết hợp với tường đá xây, tường bê tông trọng lực, cọc bê tông và tấm bản

chắn. Riêng phần thân kè không được quá nặng. Hình thức kết cấu cho loại công trình

này điển hình là bờ kè Phường 3, TP Sa Đéc đã áp dụng và cho hiệu quả tốt (hình 3.7).

Page 188: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

143

Hình 3.7. Công trình gia cố bờ điển hình áp dụng cho sông Tiền đoạn Phường 3, TP. Sa Đéc

+ Hình thức, kết cấu công trình hướng dòng. Do đặc thù nên các công trình

hướng dòng được sử dụng phổ biến ở hệ thống sông Cửu Long là mỏ hàn cọc hay

phao hướng dòng. Đối với mỏ hàn cọc, có thể gồm nhiều cọc đóng kín mít nhay hay

để hở một khoảng cách, có thể chỉ một hay nhiều hàng cọc được liên kết với nhau.

Vật liệu làm cọc có thể thân cây dừa nước, cọc tràm (đối với công trình bán kiên cố),

cừ nhựa PVC (sông không sâu), cừ thép, cọc bê tông, cọc bê tông ứng suất trước (vị

trí sông sâu). Đối với phao hướng dòng được sử dụng hiệu quả cho loại sông có dòng

chảy hai chiều như sông Tiền.

+ Hình thức kết cấu công trình phân lưu. Các công trình phân lưu ở sông Tiền

chủ yếu là kênh, rạch đào hoặc các khu vực cần giữ ổn định trên đoạn sông phân

nhánh. Hình thức thi công đơn giản nhưng một vấn đề thực tế đạt ra là thường các

công trình nhân tạo hiện tượng sạt lở xảy ra khá phổ biến.

Trên cơ sở ưu, nhược điểm của các nhóm giải pháp kết hợp với điều kiện thực

tế ở địa phương, NCS đề xuất các nhóm giải pháp ứng phó với DBLD sông Tiền tỉnh

Đồng Tháp cho các đoạn sông được tổng hợp được trình bày trong mục 3.2.3.4 và

bảng 3.16.

3.2.3.4. Đề xuất biện pháp cho một số đoạn sông cụ thể

Khi lựa chọn các biện pháp, nhất là các biện pháp công trình thi công trên hệ

thống sông Tiền tỉnh Đồng Tháp cần dựa trên một số tiêu chí sau:

(i) Các công trình nên sử dụng và áp dụng các vật liệu mới, công nghệ mới để

tăng khả năng ổn định, an toàn cho công trình.

Page 189: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

144

(ii) Các công trình xây dựng bảo vệ bờ phải phù hợp với tuyến chỉnh trị tổng

thể, tránh mâu thuẫn giữa thượng lưu với hạ lưu; giữa bờ được bảo vệ với bờ đối diện;

mâu thuẫn với các công trình phục vụ mục đích khác (bến cảng, cầu cống); không

được gây mất ổn định của dòng sông trong khu vực và toàn hệ thống.

(iii) Ưu tiên cho các biện pháp phi công trình, các biện pháp công trình chỉ nên

thực thi ở những khu vực có mức độ DBLD sông cao, đe dọa đến an toàn tính mạng và

tài sản của người dân.

Qua nghiên cứu hiện trạng, nguyên nhân, quy luật DBLD sông Tiền cũng như

ưu, khuyết điểm của từng biện pháp, kết hợp với các kết quả của các tác giả khác,

chúng tôi đề xuất các biện pháp cụ thể cho một số đoạn sông có mức độ DBLD sông

lớn, gây ra nhiều thiệt hại ở sông Tiền tỉnh Đồng Tháp cũng như xác định các mức

độ ưu tiên trong quá trình thực hiện. Các khu vực còn lại nên ưu tiên bằng các giải

pháp phi công trình (bảng 3.16).

Bảng 3.16. Các giải pháp đề xuất ứng phó với DBLD sông Tiền

TT Đoạn sông Giải pháp ưu tiên

1 huyện Hồng

Ngự - thị xã

Hồng Ngự

- 3.2.3.1 áp dụng cho những khu vực ít dân cư sinh sống.

- 3.2.3.2 áp dụng cho vực đông dân cư sinh sống nhưng ở khu

vực nông thôn.

- 3.2.3.3 sử dụng cho khu vực đầu cù lao Long Khánh; Phường

An Lạc; thị xã Hồng Ngự; Thường Phước 1 nhưng cần được

nghiên cứu, tính toán kỹ tác động.

2 Huyện Thanh

Bình

- 3.2.3.1 sử dụng cho những khu vực ít dân cư sinh sống.

- 3.2.3.2 áp dụng ở những khu vực đông dân cư sinh sống nhưng

ở khu vực nông thôn.

- 3.2.3.3 áp dụng cho vực xã Tân Quới, Bình Thành, An Phong.

3 TP. Cao Lãnh -

huyện Cao Lãnh

- 3.2.3.3 áp dụng cho khu vực Khu công nghiệp Trần Quốc

Toản, Phường 11 và xã Hòa An.

- 3.2.3.2 sử dụng cho những khu vực còn lại.

4 TP. Sa Đéc -

Châu Thành

- 3.2.3.3 áp dụng ở khu vực Phường 3, 4 và xã An Hiệp.

- 3.2.3.1 và 3.2.3.2 cho những khu vực còn lại.

Page 190: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

145

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

1. Dựa trên quan điểm địa lý tổng hợp, luận án đã xây dựng các tiêu chí, cảnh

báo các khu vực có nguy cơ DBLD sông theo các cấp độ (cao, TB, thấp) làm cơ sở

cho việc đề xuất giải pháp ứng phó, giảm nhẹ thiệt hại. Luận án đã sử dụng 3 phương

pháp cảnh báo theo xu thế diễn biến, theo động lực dòng chảy và theo tổng hợp địa

lý trên cơ sở tiếp cận hình thái động lực. Kết quả đánh giá tổng hợp cho thấy: các khu

vực DBLD sông lớn được xác định là đoạn sông Tiền chảy qua huyện Hồng Ngự -

thị xã Hồng Ngự và Bắc cù lao Tây thuộc huyện Hồng Ngự và huyện Thanh Bình,

khu vực TP. Cao Lãnh và khu vực TP. Sa Đéc - xã An Hiệp, huyện Châu Thành.

2. Cảnh báo DBLD sông nói chung và sạt lở bờ trên cơ sở phân tích hình thái

động lực lòng dẫn sông có độ tin cậy cần thiết theo cách tiếp cận địa lý tổng hợp. Do

lòng dẫn sông thể hiện dưới dạng hình học ghi lại được kết quả tác động đồng thời

của nhiều nhân tố gây dịch dòng, sạt lở (trong đó có nhân tố thủy văn). Vì thế, lòng

dẫn sông vừa phản ánh trục động lực, vừa là yếu tố có thể làm thay đổi trục động lực,

trực tiếp hoặc gián tiếp gây xói lở, bồi tụ lòng dẫn sông.

3. Để ứng phó với DBLD sông Tiền gây ra ở địa phương, tỉnh Đồng Tháp cần

thực thi các giải pháp một cách có hệ thống: vừa có những giải pháp mang tính phòng

ngừa, vừa có những giải pháp né tránh và vừa có những giải pháp mang tính kháng

vệ; vừa có những biện pháp mang tính công trình và những giải pháp phi công trình.

Các biện pháp khi thực thi cho một đoạn bờ sông cụ thể cần xem xét, đánh giá một

cách có hệ thống để mang lại hiệu quả cao và hợp lý nhất, nếu không sẽ dẫn đến hệ

quả: “kè đoạn này lở đoạn khác”. Mặt khác, với đặc thù sông Tiền là sông phân

nhánh với nền địa chất tương đối mềm yếu, sông rộng và sâu lại có vai trò đặc biệt

quan trọng với hoạt KT-XH của dân cư cũng như tôn trọng quy luật tự nhiên của dòng

sông nên cần ưu tiên những giải pháp phi công trình, chỉ thực thi những biện pháp

công trình ở những khu vực trọng yếu: bảo vệ các khu dân cư đông, cơ sở hạ tầng

lớn, các di tích lịch sử và cần được cân nhắc, tính toán kỹ mặt được, mặt mất trước

khi thực thi.

4. Để kịp thời khắc phục và hạn chế hiện tượng DBLD sông Tiền xảy ra phức

tạp, mạnh hơn và ảnh hưởng xấu đến hoạt động phát triển KT-XH của địa phương,

tỉnh Đồng Tháp cần ưu tiên đầu tư tại các vị trí sạt lở lớn, nhất là những khu vực có

nguy cơ DBLD cao, đông dân cư hoặc tập trung nhiều cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, do

nguồn kinh phí hạn chế vì vậy cần ưu tiên theo các mức độ.

Page 191: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

146

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Qua thực hiện luận án “Nghiên cứu diễn biến lòng dẫn sông Tiền (đoạn chảy

qua tỉnh Đồng Tháp) phục vụ phòng tránh thiên tai”, NCS rút ra một số kết luận

cơ bản như sau:

1. Luận án đã tổng hợp và phân tích tổng quan các kết quả nghiên cứu về

DBLD sông trên thế giới và ở Việt Nam:

1.1. Nghiên cứu về DBLD sông nói chung và sông phân nhánh nói riêng rất

đa dạng về phương diện, PPNC. Trong đó, tập trung theo ba hướng chính: điều kiện

hình thái lòng dẫn sông thường được quan tâm bởi các nhà khoa học thuộc lĩnh vực

địa chất - địa mạo; hướng tiếp cận động lực dòng chảy được nghiên cứu bởi các nhà

khoa học thuộc lĩnh vực thủy văn, thủy lợi; các nhà khoa học địa lý nghiên cứu DBLD

sông theo hướng tổng hợp.

1.2. Luận án sử dụng cách tiếp cận địa lý tổng hợp để tiến hành phân tích, đánh

giá đặc điểm, quá trình, nguyên nhân cũng như cảnh báo xu thế DBLD sông Tiền tỉnh

Đồng Tháp. Trong đó, lấy lòng dẫn sông làm đối tượng nghiên cứu chính. Do lòng

dẫn vừa kết quả của dòng chảy nhưng đồng thời khi lòng dẫn thay đổi (hình thái, cấu

trúc…) thì ảnh hưởng đến sự phân bố, động lực dòng chảy, ảnh hưởng đến DBLD.

2. Luận án đã làm rõ được đặc điểm và nguyên nhân DBLD sông Tiền trên cơ

sở tiếp cận lịch sử và tiếp cận ngẫu nhiên:

2.1. DBLD sông Tiền tỉnh Đồng Tháp diễn ra theo cơ chế sông phân nhánh

trên phương diện mặt bằng, mặt cắt dọc và mặt cắt ngang. Trong đó, biểu hiện mạnh

và diễn biến phức tạp nhất là sự thay đổi đường bờ. DBLD sông Tiền là một loại thiên

tai xảy ra trên quy mô lớn, diễn biến phức tạp; gây ra nhiều thiệt hại ở tỉnh Đồng

Tháp. Hiện nay, DBLD sông Tiền (với xói lở bờ sông là hiện tượng chiếm ưu thế)

xảy ra 9/9 huyện/thị xã/TP có sông Tiền chảy ngang qua. Trong đó, các huyện như

Hồng Ngự, TP. Cao Lãnh, Sa Đéc - Châu Thành có mức độ DBLD sông xảy ra mạnh

mẽ nhất trong giai đoạn 1966 - 2015.

2.2. DBLD sông Tiền tỉnh Đồng Tháp diễn biến phức tạp nhưng vẫn có tính

“quy luật”: (i) DBLD sông theo sự phát triển của sông phân nhánh, dịch dòng, xói lở,

bồi tụ thường xuyên trên mặt cắt ngang, dọc sông; (ii) các đoạn bờ sông chịu tác động

của dòng chảy thượng nguồn là chính thường xảy ra biến động lớn hơn so với đoạn

sông chịu ảnh hưởng của triều; (iii) bồi tụ bờ sông thường xảy ra ở cuối cù lao, các

bờ lồi, đối diện với đoạn bờ sông bị xói lở; (iv) biến động có xu hướng dịch chuyển

về hạ lưu; (v) DBLD sông chỉ diễn ra trong phạm vi lòng sông cổ.

Page 192: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

147

2.3. DBLD sông Tiền tỉnh Đồng Tháp có mối liên hệ mật thiết với nhiều nhân

tố. Trong đó:

- Dòng nước là nguyên nhân chính mang tính chủ động kết hợp với cấu tạo

địa chất mềm yếu với 2 kiểu mặt cắt đặc trưng (bãi bồi - cù lao hình thành do hoạt

động của sông và đồng bằng châu thổ nguyên thủy hình thành trước sông) dễ bị thay

dưới tác động của ngoại lực, hình thái lòng dẫn sông đặc trưng loại sông phân nhánh

và sông cong tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình biến động (xói lở, bồi tụ) lòng dẫn

sông xảy ra.

- Các hoạt động nhân sinh trên lưu vực và tại địa phương (như phá rừng đầu

nguồn, xây dựng các công trình trên và ven sông, khai thác cát sạn trái phép, giao

thông thủy, nuôi trồng thủy sản…) góp phần làm cho quá trình DBLD sông Tiền tỉnh

Đồng Tháp diễn ra phức tạp hơn. Như vậy, những hoạt động nhân sinh trên lưu vực

và tại địa phương, nhất là xây dựng các đập thủy điện, khai thác cát trái phép làm

thay đổi động lực dòng chảy, làm thiếu hụt hàm lượng phù sa… Do đó, làm gia tăng

và phức tạp quá trình DBLD sông.

3. Trên cơ sở tổng hợp địa lý, luận án đã cảnh báo và đề xuất giải pháp phù

hợp nhằm ứng phó với DBLD sông Tiền tỉnh Đồng Tháp:

3.1. Để dự báo DBLD sông trong tương lai có thể sử dụng nhiều phương pháp

khác nhau. Trong đó, phương pháp tổng hợp địa lý có nhiều ưu điểm vì là sự kết hợp

của nhiều phương pháp khác nhau. Vì thế, việc cảnh báo xu thế DBLD sông dựa trên

cơ sở phân tích hình thái động lực lòng dẫn có độ tin cậy cần thiết theo cách tiếp cận

địa lý tổng hợp. Trên cơ sở tổng hợp ba phương pháp (xu thế diễn biến; động lực dòng

chảy và tổng hợp địa lý), luận án đã cảnh báo xu thế DBLD sông Tiền đến năm 2030

(bản đồ hình 3.4). Trong đó, các khu vực diễn biến mạnh là đoạn chảy qua huyện Hồng

Ngự; đoạn Bắc cù lao Tây, TP. Cao Lãnh và đoạn Sa Đéc - Châu Thành. Một số khu

vực tồn tại hố sâu (deep pools) có nguy cơ xói lở cao.

3.2. Để chủ động ứng phó giảm nhẹ thiệt hại do DBLD sông Tiền, tỉnh Đồng

Tháp cần thực thi một cách hệ thống các giải pháp: có giải pháp công trình và giải

pháp phi công trình; có nhóm giải pháp nhằm mục đích phòng ngừa, nhóm giải pháp

né tránh và có nhóm giải pháp mang tính kháng vệ. Trong đó, ưu tiên các giải pháp

phi công trình bởi xói lở - bồi tụ là quy luật của các dòng sông. Các giải pháp công

trình chỉ thực thi ở khu vực có DBLD mạnh, bảo vệ khu vực có ý nghĩa quan trọng

về KT-XH, an ninh quốc phòng và cần được tính toán, cân nhắc kỹ trên cơ sở khoa

học trước khi thi công.

Page 193: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

148

2. KIẾN NGHỊ

Để chủ động phòng tránh, ứng phó, giảm nhẹ thiệt hại do DBLD sông Tiền

tỉnh Đồng Tháp gây ra, NCS có một số đề xuất kiến nghị như sau:

1. Tăng cường công tác quản lý khai thác và sử dụng dòng sông, nhất là trong

lĩnh vực khai thác vật liệu lòng dẫn sông (cát sông), xây dựng các công trình trên và

ven sông, công trình thủy lợi… nhằm đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất các tác

động làm gia tăng mức độ DBLD sông Tiền nói riêng và dòng sông Mekong nói

chung. Ngoài ra, cần tăng cường hợp tác với các quốc gia, địa phương có chung lưu

vực trong công tác quản lý khai thác, sử dụng bền vững lưu vực, nhất là sử dụng

nguồn nước bằng một điều ước quốc tế.

2. Tỉnh Đồng Tháp cần tổ chức tiến hành khảo sát, đánh giá đồng bộ, cụ thể

các điểm DBLD sông Tiền để từ đó lựa chọn các giải pháp hợp lý, hiệu quả nhất (giải

pháp phải phù hợp với đặc trưng tự nhiên lãnh thổ và điều kiện KT-XH của địa

phương). Đồng thời, trong quy hoạch phát triển các đô thị, các khu dân cư cần chú

trọng xác định được hành lang xói lở (biến động) để tránh bố trí dân cư, cơ sở KT-

XH, cơ sở hạ tầng ở những khu vực có nguy cơ DBLD cao, nhất là hiện tượng xói lở.

Hay nói cách khác, tỉnh Đồng Tháp cần có quy hoạch tổng thể việc khai thác, chỉnh

trị sông Tiền đảm bảo cho sự phát triển ổn định, bền vững đoạn sông chảy qua tỉnh

nói riêng, cho vùng ĐBSCL nói chung.

3. Nghiên cứu DBLD sông cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa chính quyền địa

phương, nhân dân trong khu vực và các nhà khoa học. Mặt khác, trong đội ngũ các

nhà khoa học cũng cần sự phối hợp giữa nhiều lĩnh vực khác nhau như Cơ học, khoa

học Thủy lợi, Địa chất - Địa mạo, Địa lý, Tài nguyên môi trường, GIS và viễn thám...

Page 194: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

a

DANH MỤC CÁC CÔNG BỐ KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Bài báo đăng tạp chí khoa học

1. Trịnh Phi Hoành, Lã Thúy Hường, Nghiên cứu xói lở bờ sông Tiền đoạn

chảy qua tỉnh Đồng Tháp trên quan điểm địa lý tự nhiên, Tạp chí Đại học Sài Gòn,

2013, (18), tr. 77-85.

2. Trịnh Phi Hoành, Hiện trạng xói lở bờ sông Tiền đoạn chảy qua tỉnh Đồng

Tháp giai đoạn 2009 - 2013, Tạp chí Khoa học ĐHSP TP HCM (lĩnh vực

KHTN&CN), 2014, 58(92), tr. 161-171.

3. Trịnh Phi Hoành, Nghiên cứu các loại tai biến môi trường tự nhiên ở tỉnh

Đồng Tháp và đề xuất giải pháp phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại, Tạp chí Khoa học

ĐHSP TP HCM (lĩnh vực KHTN&CN), 2014, 61(95), tr. 185-198.

4. Trịnh Phi Hoành, Tác động của các hoạt động kinh tế - xã hội đến biến động

lòng dẫn sông Tiền đoạn chảy qua tỉnh Đồng Tháp, Tạp chí Khoa học ĐHSP TP

HCM (lĩnh vực KHTN&CN), 2014, (64)98, tr. 127-138.

5. Trịnh Phi Hoành, Đánh giá thực trạng và nguyên nhân xói lở bờ sông Tiền

đoạn chảy qua tỉnh Đồng Tháp, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Trà Vinh, 2015,

(20), tr. 61-67.

6. Trịnh Phi Hoành, Phạm Thế Hùng, Mối quan hệ giữa khai thác cát với biến

động bờ sông Tiền tại tỉnh Đồng Tháp, Tạp chí Khoa học Đại học An Giang, 2016,

12(4), tr. 92-103.

2. Bài báo đăng ở Kỷ yếu hội nghị, hội thảo, thông tin khoa học

2.1. Nước ngoài

1. Trịnh Phi Hoành, Lê Văn Luyện, Phùng Thái Dương, Nguyên nhân gia tăng

xói lở bờ sông Tiền (một nhánh của sông Mekong chảy qua địa bàn tỉnh Đồng Tháp,

Việt Nam), Kỷ yếu Hội thảo khoa học thực tiễn các nhà khoa học trẻ nghiên cứu về

Trái đất lần thứ 7, Trường Đại học quốc gia Novosibirsk, 2014, tr. 236 - 237. Chỉ số

xuất bản: ISBN: 978-5-4437-0313-8. Ngày 17-21 tháng 11 năm 2014.

Page 195: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

b

2.2. Trong nước

1. Trịnh Phi Hoành, Nguyễn Thám, Vũ Thị Thu Lan, Quy luật xói lở bờ sông

Tiền đoạn chảy qua tỉnh Đồng Tháp, Kỷ yếu Hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần

thứ VIII (Quyển 1), 2014, Nxb ĐHSP TP HCM, 11/2014, tr. 424 - 432.

2. Trịnh Phi Hoành, Nguyễn Thám, Vũ Thị Thu Lan, Phạm Thế Hùng, La Văn

Hùng Minh, Giải pháp tổng thể phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại do biến động bờ sông

Tiền đoạn chảy qua tỉnh Đồng Tháp, Kỷ yếu Hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần

thứ VIII (Quyển 2), 2014, Nxb ĐHSP TP HCM, tr. 244 - 250.

3. Trịnh Phi Hoành, Tác động của khai thác cát đến biến động lòng dẫn sông

Tiền đoạn chảy qua tỉnh Đồng Tháp, Kỷ yếu Hội thảo Sử dụng hợp lý và bảo vệ tài

nguyên môi trường khu vực Nam Bộ, Trường ĐHKH Xã hội & Nhân văn, Đại học

Quốc gia TP HCM, 2014, tr. 30-42.

4. Trịnh Phi Hoành, Nguyên nhân gia tăng biến động lòng dẫn sông Tiền đoạn

chảy qua tỉnh Đồng Tháp, Thông tin Khoa học & Công nghệ tỉnh Đồng Tháp, 2014,

(05), tr.14-19.

5. Trịnh Phi Hoành, Phạm Thế Hùng, La Văn Hùng Minh, Ứng dụng công

nghệ viễn thám và GIS đánh giá biến động bờ sông Tiền đoạn chảy qua tỉnh Đồng

Tháp giai đoạn 1966 - 2013, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Kỷ niệm 40 năm Viện Hàn

lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Tiểu ban Các Khoa học về Trái Đất), 10/2015,

tr. 214-216, Hà Nội.

6. Trịnh Phi Hoành, Biến động mang tính quy luật của bờ sông Tiền đoạn chảy

qua tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 1966 - 2013, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Kỷ niệm 40

năm Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Tiểu ban Các Khoa học về

Trái Đất), 10/2015, tr. 217-219, Hà Nội.

7. Trịnh Phi Hoành, Tổng quan về nghiên cứu diễn biến lòng dẫn sông, Hội

nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ IX (Quyển 1), 2016, Nxb Khoa học Tự nhiên

& Công nghệ, tr. 691-700.

8. Trịnh Phi Hoành, Xác định vấn đề nghiên cứu dự báo diễn biến lòng dẫn sông

Tiền (đoạn chảy qua tỉnh Đồng Tháp) trên quan điểm Địa lý tổng hợp trong Những

thách thức cho sự phát triển bền vững ĐBSCL, Nxb. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí

Minh, 2017, tr. 84-103, ISBN: 978-604-73-5237-1.

Page 196: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

c

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồ Chín và cs, Đồng Tháp Mười, 10 năm khai thác và phát triển (1985 - 1995),

Báo cáo tổng hợp, 1997, Viện Địa lý Tài nguyên TP Hồ Chí Minh.

2. IMHEN và UNDP, Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về quản lý rủi ro thiên tai

và hiện tượng cực đoan nhằm thích ứng với BĐKH [Trần Thục, Knoos

Neefjes, Tạ Thị Thanh Hương, Nguyễn Văn Thắng, Mai Trọng Nhuận, Lê

Quang Trí, Lê Đình Thành, Huỳnh Thị Lan Hương, Võ Thanh Sơn, Nguyễn

Thị Hiền Thuận, Lê Nguyên Tường], Nxb TN - MT và Bản đồ Việt Nam,

2015, Hà Nội, Việt Nam.

3. Đào Đình Bắc, Địa mạo đại cương, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008, Hà Nội.

4. MRC, Integrated water resources management - based basin development

strategy 2016 - 2020 for the Lower Mekong River, 2016,

http://www.mrcmekong.org/, downloaded 03/05/2016.

5. Nguyễn Ngọc Anh và cs, Quy hoạch tổng thể thủy lợi ĐBSCL trong điều kiện

biến đổi khí hậu - nước biển dâng. Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, 2011,

TP Hồ Chí Minh.

6. Cục Quản lý tài nguyên nước - Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tài nguyên

nước thực trạng - thách thức và định hướng quản lý, sử dụng tài nguyên nước

nhằm phát triển bền vững ĐBSCL, Báo cáo tại Hội nghị về Phát triển bền vững

ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, 2017, Cần Thơ.

7. Bộ NN&PTNT, Báo cáo sạt lở bờ sông, bờ biển vùng ĐBSCL, giải pháp thích

ứng với biến đổi khí hậu, Hội nghị về Phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng

với biến đổi khí hậu, 2017, Cần Thơ, 2017.

8. Nguyễn Hữu Thiện, Ba thách thức đối với phát triển bền vững ĐBSCL - kiến nghị

chiến lược ứng phó và phát triển, Báo cáo tham luận tại Hội nghị về Phát triển

bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, 2017, Cần Thơ.

9. Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp, Báo cáo tình hình sạt lở bờ sông tỉnh Đồng

Tháp các năm 2000 - 2016, 2017, tỉnh Đồng Tháp.

10. MRC, Appatation to climate change in the countries of the Lower Mekong

Basin: regional synthesis report, 2009, Vientiane, Lao PDR.

11. MRC, State of the basin report 2010, 2010, Vientiane, Lao PDR.

12. MRC, Seasonal flood situasion report for the Lower Mekong River basin

2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015. Regional Flood Management and

Mitigation Centrer, 2010 - 2016, http:// http://www.mrcmekong.org/.

13. MRC, Planning atlas of the Lower Mekong River Basin, 2011, Mekong River

Commission.

14. MRC, Atlas of deep pools in the Lower Mekong River and some of its

tributaries (MRC Technical paper no.31), 2013,

http://www.mrcmekong.org/.

15. MRC, Local demonstration projects on climate change adaptation final

report of the first batch project in Viet Nam Demonstration Project Series

No. 1. 2014, Vientiane, Lao PDR.

Page 197: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

d

16. MRC, Development of Guidelines for Hydropower Environmental Impact

Mitigation and Risk Management in the Lower Mekong Mainstream and

Tributaries (Volume 2 - Version 1.0 - Hydropower Risks and Impact

Mitigation MANUAL - Key Hydropower Risks, Impacts and Vulnerabilities

and General Mitigation Options for Lower Mekong Mekong River

Commission), 2015, http://www.mrcmekong.org/, downloaded 03/05/2016.

17. Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, Số liệu khí tượng thủy văn các

trạm khu vực Nam Bộ từ 1978 - 2013, 2014, TP Hồ Chí Minh.

18. Trịnh Phi Hoành, Nghiên cứu xói lở bờ sông tỉnh Đồng Tháp, Luận văn thạc

sĩ Địa lí tự nhiên, Trường ĐHSP - Đại học Huế, 2011, Thừa Thiên Huế.

19. Trịnh Phi Hoành, Giải pháp phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại do xói lở bờ

sông Tiền tỉnh Đồng Tháp, Báo cáo đề tài KH&CN cấp Cơ sở, Trường Đại

học Đồng Tháp, mã số: ĐL.03/2011, 2012, tỉnh Đồng Tháp.

20. Trịnh Phi Hoành và cs, Nghiên cứu quy luật biến động bờ sông Tiền đoạn

chảy qua tỉnh Đồng Tháp, đề xuất các giải pháp ứng phó giảm nhẹ thiệt hại.

Báo cáo đề tài KH&CN cấp Bộ GD&ĐT, Trường Đại học Đồng Tháp, mã

số B2013.20.01, 2016, tỉnh Đồng Tháp.

21. Nguyễn Thám, Giáo trình Địa mạo đại cương, Nxb Đại học Huế, 2009, Thừa

Thiên Huế.

22. Nguyễn Ngọc Quỳnh, Thay đổi các yếu tố và quan hệ hình thái trên sông

Hồng và sông Đuống do ảnh hưởng của các biến động thủy văn - lòng dẫn,

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi, 2014, 21, tr. 1-13.

23. Trần Minh Quang, Động lực học dòng sông và chỉnh trị sông. Nxb Đại học

Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2000, TP Hồ Chí Minh.

24. Nguyễn Đăng Giáp, Nghiên cứu tính toán DBLD sông dưới tác dụng của công

trình chỉnh trị, Luận án tiến sĩ kỹ thuật, chuyên ngành Xây dựng công trình thủy,

mã số: 62.58.40.01, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, 2012, Hà Nội

25. Nguyễn Thị Nga, Trần Thục, Động lực học sông, Nxb Đại học Quốc gia Hà

Nội, 2003, Hà Nội.

26. Lê Ngọc Bích, Một số vấn đề về động lực học sông, chỉnh trị sông và bảo vệ

bờ biển (tuyển tập các bài viết và công trình nghiên cứu 1964 - 2008). Nxb.

Nông nghiệp, 2008, TP Hồ Chí Minh.

27. Trần Bá Hoằng, Nghiên cứu diễn biến và giải pháp chỉnh trị sông phân lạch

- ứng dụng cho ĐBSCL, Luận án Tiến sĩ kĩ thuật, chuyên ngành Kĩ thuật xây

dựng công trình thủy, mã số 62580202, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam,

2014, TP Hồ Chí Minh.

28. H. Gregory, at el., Braided rivers: process, deposits, ecology and

management, Blackwell publishing, 2006.

29. W. Shawn, New perspectives on braided rivers, 2002,

http:///www.watergeek.net, last accessed 13/11/2016.

30. Hồ Việt Cường, Nghiên cứu tác động của hoạt động nạo vét khai thác cát đến

sự biến đổi dòng chảy, bùn cát và lòng dẫn ở đoạn sông phân lạch trên sông

Page 198: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

e

Cửu Long, Luận án Tiến sĩ kỹ thuật, chuyên ngành Kĩ thuật xây dựng công

trình thủy, mã số 62580202, 2016, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam.

31. UBND tỉnh Đồng Tháp, Kế hoạch quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp tỉnh Đồng

Tháp đến năm 2020, 2010, tỉnh Đồng Tháp.

32. R.L. David, A Classification of Natural Rivers, Catena, 1994, 22, p. 169-199.

33. R.L. David, A geomorphological approach to restoration of incised rivers,

Proceeding of the conference on management of landscapes disturbed by

channel incision, 1997.

34. Đỗ Quang Thiên, Hoàng Ngô Tự Do, Phương pháp quan hệ thủy văn - hình

thái lòng dẫn trong nghiên cứu bồi - xói sông Hương, Kỷ yếu Hội nghị 60

năm Địa chất Việt Nam, 2005, tr. 409-414.

35. Đỗ Quang Thiên và cs, Nghiên cứu hiện tượng xói lở, bồi tụ bờ sông và đề

xuất giải pháp xử lý thích hợp ở khu vực Trung Trung Bộ, Báo cáo tổng kết

đề tài KHCN cấp Bộ, mã số: B2011-ĐHH02, Đại học Huế, 2013, tỉnh Thừa

Thiên Huế.

36. Hoàng Văn Huân và cs, Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới (MIKE21)

vào đánh giá và dự báo phòng chống sạt lở bờ sông (miền Bắc, miền Trung

và miền Nam), Báo cáo tổng kết và 10 chuyên đề thuộc đề tài KH&KT cấp

Bộ, Viện Kỹ thuật Biển, 2009, TP Hồ Chí Minh.

37. Lê Mạnh Hùng và cs, Nghiên cứu dự báo phòng chống xói lở bờ sông Cửu

Long, Báo cáo tổng kết dự án KHCN cấp Nhà nước, Viện Khoa học Thủy lợi

miền Nam, 2001, TP Hồ Chí Minh.

38. Sidortruc, A (Nguyễn Thanh Sơn dịch), Cấu trúc địa hình lòng sông, Nxb

Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005, Hà Nội.

39. Trần Xuân Thái, Nghiên cứu dự báo xói lở, bồi lắng lòng dẫn và đề xuất các

biện pháp phòng chống cho hệ thống sông Đồng bằng Bắc Bộ, Báo cáo tổng

kết Khoa học và Kỹ thuật, mã số KC-08.11, Viện Khoa học Thủy lợi Việt

Nam, 2005, Hà Nội.

40. Nguyễn Thị Bảy, Nguyễn Ngọc Minh, Nghiên cứu xu hướng phát triển hố

xói trên đoạn sông Tiền, khu vực thị trấn Tân Châu bằng mô hình CCHE2D,

Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 2009, tr. 10-14.

41. R. André, River Process: An Introduction to Fluvial Dynamics, Hodder

Arnold, 2003, London (Excellent university - level textbook that explains the

power of river as agents in landscape formation).

42. D.E. Stephen, Monsoons, tropical cyclones, melting glaciers and dams: What

controls the pulse of bank erosion on the lower mekong river?, Mekong Delta

Worshop, 2013, Hochiminh city, Vietnam.

43. D.E. Stephen, et al., Decoding the drivers of bank erosion on the Mekong

river: The roles of the Asian monsoon, tropical storms, and snow melt, Water

Resourch Reserch, 2013, 49, p. 2146 - 2163.

44. D.E. Stephen, et al., Fluvial sediment supply to mega - delta reduced by

shifting tropical cylone - activity, Springer Nature, 2016, (539), p. 276-279.

Page 199: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

f

45. K. David, Fluvial Forms and Processes: a new perspective, Routledge

publishing, 2014, Unites Kingdom.

46. K. Matti, Varis, O., “Sediment-related impacts due to upstream reservoir

trapping, the Lower Mekong River”. Geomorphology, 2007, 85, p. 275-293.

47. K. Matti, at el., Riverbank changes along the Mekong River: Remote sensing

detection in the Vientiane - Nong Khai area, Quaternary International, 2008,

(186)1, p. 100-112.

48. K. Matti, at el., Basin-wide sediment trapping efficiency of emerging

reservoirs along the Mekong, Geomorphology, 2010, 119, p. 181-197.

49. X.X. Lu, at el., Rapid channel incision of Pearl River (China) since the 1990s

as a consequence of sediment depletion, Hydrology and Earth System

Sciences, 2007, (11), p. 1897-1906.

50. D.M. Anjali, R. Lunghim, Impact of sand and gravel quarrying on the stream

channel and surrounding environment, Asia Pacific Journal of Energy and

Environment, 2015, 2, p. 75-80.

51. I.L. Douglas, J.A. Scott, The Nile littoral cell and man’s impact on the

Southeastern mediterranean, Coastal Engineering, 1984, p. 1600-1617.

52. K.G. Mathias, Profile: hungry water: effects of dams and gravel mining on

river channels, Environ Manage, 1997, (21)4, p. 533-551.

53. Department of Irrigation and Drainage Malaysia, Ministry of Natural

Resources and Environment, River sand mining management guideline,

2009, Malyasia.

54. L.H. William, A General Overview of the Technology of In-Stream Mining

of Sand and Gravel Resources, Associated Potential Environmental Impacts,

and Methods to Control Potential Impacts, U.S. Geological Survey Open-

File Report 02-0153, 2003, http://www.tgsystems.org.uk.

55. H.O. Adrew, P.P. Ian, Gully and riverbank erosion mapping for the Murray

- Darling basin, Technical report, CSIRO Land and Water, 2003, Canberra.

56. G. Avijit (ed.), Large rivers geomorphology and management, John Wiley &

Sons Ltd, 2007, United States.

57. W.O. Kirk at el., Balancing hydropower and biodiversity in the Amazon,

Congo, and Mekong, Science Journals, 2016, 351(6269), p. 128-129.

58. J.H.R. Albert, Modelling planform changes of braided river, University of

Twente, 2003, The Netherlands.

59. Đào Đình Bắc, Đặng Văn Bào, Nguyễn Hiệu, Trần Thanh Hà, Tiến tới việc

cảnh báo sát thực những không gian có nguy cơ cao đối với một số tai biến

thiên nhiên thường gặp ở Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo quốc tế Việt Nam học

lần thứ ba, tiểu ban Tài nguyên thiên nhiên, môi trường và Phát triển bền

vững, 2008, tr. 441-461.

60. Lương Phương Hậu và cs, Nghiên cứu các giải pháp khoa học, công nghệ

cho hệ thống công trình chỉnh trị sông trên các đoạn trọng điểm vùng đồng

bằng Bắc Bộ và Nam Bộ, Báo cáo tổng kết và 13 sản phẩm của Đề tài

Page 200: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

g

KH&CN cấp Nhà nước, mã số: KC08-14/06-10, Viện Khoa học Thủy lợi

Việt Nam, 2010, Hà Nội.

61. Nguyễn Thế Biên, Xác định phương pháp dự báo sạt lở và lập hành lang ổn định

bờ sông phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bến Tre, Báo cáo

tổng kết đề tài KH&CN cấp tỉnh, 2007, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam.

62. Lê Mạnh Hùng, Đinh Công Sản, Xói lở bờ sông Cửu Long & giải pháp phòng

tránh cho các khu vực trọng điểm, Nxb. Nông nghiệp, 2002, TP. HCM.

63. Lê Mạnh Hùng và cs, Nghiên cứu dự báo xói lở, bồi lắng lòng dẫn và đề xuất

các biện pháp cho hệ thống sông ở ĐBSCL, Báo cáo tổng kết nhiệm vụ KHCN

cấp Nhà nước, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, 2004, TP Hồ Chí Minh.

64. Lê Mạnh Hùng, Xói bồi hệ thống sông rạch vùng ĐBSCL, Nxb. Nông nghiệp,

2008, TP Hồ Chí Minh.

65. Lê Mạnh Hùng và cs, Nghiên cứu ảnh hưởng hoạt động khai thác cát đến

thay đổi lòng dẫn sông Cửu Long (sông Tiền, sông Hậu) và đề xuất giải pháp

quản lý, quy hoạch hợp lý, Báo cáo tổng kết và hệ thống cơ sở dữ liệu đề tài

KH&CN cấp Nhà nước, mã số: ĐTĐL.2010/T29, Viện Khoa học Thủy lợi

miền Nam, 2013, TP Hồ Chí Minh.

66. Bùi Thắng, Đánh giá mức độ nguy cơ xói lở bờ sông Hương tỉnh Thừa Thiên

Huế, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, 2020, (58), tr. 135-140.

67. Đỗ Quang Thiên, Hồ Trung Thành, Trịnh Thị Giao Châu, Đánh giá biến động

lòng dẫn sông Giang đoạn từ Cảnh Hóa đến Cửa Giang bằng phương pháp

phân tích ảnh viễn thám và GIS kết hợp với công cụ DSAS, Tạp chí Khoa học

và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế, 2015, (04)/36, tr. 77-87.

68. Trần Ngọc Anh và cs, Đánh giá tình hình xói lở và bồi lắng các dòng sông trên

hệ thống sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị, Sở TN&MT tỉnh Quảng Trị - Trường

Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010, Quảng Trị.

69. Nguyễn Kim Ngọc và cs, Điều tra, đánh giá hiện trạng sạt lở đất dọc sông

Trà Bồng và đề xuất các giải pháp phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại, Báo cáo

đề tài khoa học, lưu trữ tại Sở KH&CN tỉnh Quảng Ngãi, 2010, Quảng Ngãi.

70. Hoàng Thanh Sơn, Vũ Thị Thu Lan và cs, Điều tra đánh giá diễn biến lòng

sông (xói lở, bồi tụ, cắt dòng) hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn khi các công

trình thủy điện ở thượng du đi vào hoạt động và đề xuất giải pháp khắc phục,

Báo cáo tổng kết đề tài điều tra cơ bản, Viện Địa lý, Viện Hàn lâm KH&CN

Việt Nam, 2014, Hà Nội.

71. Lương Phương Hậu, Trần Đình Hợi, Diễn biến lòng sông và công trình chỉnh

trị sông, Nxb Nông nghiệp, 2007, Hà Nội.

72. Nguyễn Kiên Quyết, Giải pháp bố trí không gian hệ thống công trình điều

chỉnh tỷ lệ phân chia lưu lượng sông phân lạch, Tạp chí Khoa học kỹ thuật

Thủy lợi và Môi trường, 2014, 44, tr. 104-108.

73. Nguyễn Văn Giảng, Lê Ngọc Thanh, Nguyễn Siêu Nhân, Đặc điểm cấu trúc

trầm tích bờ sông Tiền khu vực Sa Đéc theo tài liệu địa vật lý, địa chất, Tuyển

tập Báo cáo Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Địa vật lý Việt Nam lần thứ 4, Nxb.

Khoa học và Kỹ thuật, tr. 397-403, 2005, Hà Nội.

Page 201: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

h

74. Lê Ngọc Thanh, Nguyễn Văn Giảng, Góp phần xác định nguyên nhân sạt lở

bờ sông Tiền và sông Sài Gòn bằng các khảo sát địa vật lý gần mặt đất, Tạp

chí các Khoa học về Trái Đất, 2012, 34(3), tr. 205-216.

75. Hà Quang Hải, Tai biến xói lở - bồi tụ lòng sông Tiền đoạn Tân Châu - Hồng

Ngự từ góc nhìn của địa mạo học, Tạp chí Địa chất, 2007, 302, tr. 21-32.

76. Hà Quang Hải, Vương Thị Mỹ Trinh, Tương quan xói lở - bồi tụ một số khu

vực lòng sông Tiền, sông Hậu, Tạp chí các Khoa học về Trái Đất, 2011, 33(1),

tr.37-44.

77. Vũ Văn Vĩnh, Trịnh Nguyên Tính, Nhận định mới về các thành tạo trầm tích

sông Holocen dọc sông Tiền, Tuyển tập các báo cáo khoa học của Liên đoàn

Bản đồ Địa chất miền Nam, 2000, TP Hồ Chí Minh.

78. Trương Thị Nhàn và cs, Đo đạc và dự báo DBLD các đoạn sông xói lở trọng

điểm trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, 2015, Báo cáo tổng kết và các chuyên đề

dự án cấp tỉnh, Viện Kỹ thuật Biển, TP Hồ Chí Minh.

79. Dinh Cong San, Nguyen Nghia Hung, Nguyen Duy Khang, Lower Mekong

river morphology study and related issues (in Vietnam part), 2013, Southern

Institute of Water Resources Research (SIWRR).

80. Nguyen Van Dien, Assessing the impact of the training work on

morphological changes by numerical model in Tien river at An Hiep reach.

Master of Science thesis. University of Liège - Water Resources University

- Vietnam, 2014.

81. Nguyễn Quang Mỹ, Vũ Văn Vĩnh, Đinh Bảo Hoa, CSLL và thực tế xác định

vấn đề nghiên cứu dự báo sạt lở sông Tiền, Kỷ yếu hội nghị Nghiên cứu cơ

trong lĩnh vực các khoa học về Trái Đất phục vụ phát triển bền vững Nam

Bộ, 2003, TP Hồ Chí Minh.

82. Nguyễn Văn Hải, Lê Trung Thành, Giám sát sạt lở thượng nguồn sông Tiền

và sông Hậu đoạn từ Tân Châu về Sa Đéc và Châu Đốc đến Cần Thơ bằng

công nghệ viễn thám, Tuyển tập Hội nghị khoa học thường niên năm 2015,

Trường Đại học Thủy lợi cơ sở 2, 2005, tr. 357-360.

83. Phan Đức Anh Huy, Trần Tuấn Tú, Đánh giá biến động bờ sông khu vực

Vàm Nao, Tạp chí Phát triển KH&CN, 2015, 18, tr. 13-21.

84. Nguyễn Ngọc Lâm và cs, Sử dụng ảnh viễn thám độ phân giải cao các thời kỳ

để đánh giá biến động đường bờ sông Tiền, sông Hậu tại hai tỉnh An Giang,

Đồng Tháp, Báo cáo đề tài cấp Bộ, Trung tâm Viễn thám Quốc gia, Bộ

TN&MT, 2010, Hà Nội.

85. Lâm Đạo Nguyên, Hoàng Phi Phụng, Phạm Thị Mai Thy, Trần Hà Phương,

Trần Đình Trung, Sử dụng tư liệu viễn thám đa thời gian trong quản lý, giám

sát và dự báo diễn biến đường bờ sông Cửu Long, Tạp chí Các Khoa học về

Trái Đất, 2012, 34(3ĐB), tr. 366-374.

86. Lam Dao Nguyen, at el., Analysis of changes in riverbank of Mekong river,

Vietnam by using multi-temporal remote sensing data, 2010,

http://www.isprs.org, downloaded 11/11/2010, pp. 287-292.

Page 202: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

i

87. Lam Dao Nguyen, at el., Change detection of land use and riverbank in

Mekong delta, Vietnam using time series remotely sensed data, Journal of

Resources and Ecology, 2011, (2)/4, p. 371-374, http://jorae.cn, downloaded

21/11/2014.

88. Hồ Chín và cs, Thực trạng và giải pháp tổng thể khai thác các tiềm năng tự

nhiên mùa lũ vùng Đồng Tháp Mười, Báo cáo tổng hợp, 2005, Viện Địa lý

Tài nguyên TP Hồ Chí Minh.

89. Nguyễn Sinh Huy, Nghiên cứu khả năng thoát lũ của sông Tiền và các kiến

nghị cải tạo cửa thoát lũ, Báo cáo chuyên đề thuộc Đề tài KH cấp Nhà nước

Nghiên cứu các vấn đề thoát lũ và KT - XH - môi trường phục vụ phát triển

bền vững vùng Đồng Tháp Mười (chủ nhiệm Đào Xuân Học), Trường Đại

học Thủy lợi cơ sở 2, mã số KC.08-19, 2004, TP Hồ Chí Minh.

90. Nguyễn Sinh Huy và cs, Chế độ nước ĐBSCL và những biến động do biến

đổi khí hậu - nước biển dâng, Nxb Nông nghiệp, 2011, TP Hồ Chí Minh.

91. Nguyễn Quang Kim, Tô Quang Toản, Tăng Đức Thắng, Nguyễn Đăng Tính,

Đánh giá biến đổi dòng chảy về Kratie theo các kịch bản phát triển ở thượng

lưu, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường, 2009, 24, tr. 7-15.

92. Tô Quang Toản, Nguyễn Quang Kim, Nguyễn Quang Kim, Đánh giá thay

đổi nhu cầu nước điều kiện phát triển năm 2000 và theo các kịch bản phát

triển nước ở thượng lưu, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường,

2009, (24), tr. 16-22.

93. Tô Quang Toản, Tăng Đức Thắng, Nghiên cứu đánh giá thay đổi thủy văn dòng

chảy về châu thổ sông Mekong qua chuỗi số liệu lịch sử từ 1924 đến nay, Tạp chí

Khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường, 2013, (19), tr. 13-19.

94. Tô Quang Toản, Bùi Minh Tuấn, Tăng Đức Thắng, Đánh giá tác động của các

bậc thang thủy điện trên dòng chính đến sự thay đổi thủy văn dòng chảy và thời

gian lan truyền ảnh hưởng về châu thổ sông Mekong, Tạp chí Khoa học kỹ

thuật Thủy lợi và Môi trường, 2014, 47, tr. 40-49.

95. Tô Quang Toản, Nghiên cứu các khả năng phát triển thượng lưu tác động đến

chế độ dòng chảy và xâm nhập mặn mùa khô ở ĐBSCL, Tóm tắt luận án Tiến sĩ

kĩ thuật, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, 2014, TP. Hồ Chí Minh.

96. Tô Quang Toản, Tăng Đức Thắng, Phạm Đức Thuần, Phân tích ảnh hưởng

của các hồ đập đến thay đổi đỉnh lũ ở ĐBSCL, Tạp chí Khoa học kỹ thuật

Thủy lợi và Môi trường, 2016, 52, tr. 37-52.

97. Tô Quang Toản, Đánh giá tác động của các bậc thang thủy điện dòng chính

sông Mekong đến dòng chảy, môi trường và KT-XH vùng ĐBSCL và đề xuất

giải pháp giảm thiểu bất lợi, Báo cáo đề tài KHCN cấp Nhà nước, mã số

KC08.13/11-15, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, 2016, TP Hồ Chí Minh.

98. Lê Mạnh Hùng, Trần Bá Hoằng, Nguyễn Duy Khang, Trần Tuấn Anh, Kết

quả ứng dụng mô hình SWAT trong đánh giá xói mòn bề mặt lưu vực hạ lưu

sông Mekong, Tạp chí KH&CN Thủy lợi, 12/2012, tr. 25-32.

Page 203: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

j

99. Lê Mạnh Hùng, Nguyễn Nghĩa Hùng, Thomas Heege, Nghiên cứu giải đoán

ảnh vệ tinh để lấy thông tin phù sa ở vùng ĐBSCL, Tạp chí KH & CN Thủy

lợi, 2013, 19, tr. 7-12.

100. CGIAR - Challenge Program on Water and Food - Mekong Programme -

CPWF, SOK 2 - Mekong sediment basis (Compiled by Ilse Pukinskis), 2013,

https://wle-mekong.cgiar.org, downloaded 27/4/2016.

101. ICEM, Strategic Environmental Assessment of Hydropower on the Mekong

mainstream, International Centre for Environmental Management, 2010,

http://www.mrcmekong.org/ish/SEA.htm, downloaded 21/11/2013.

102. M. Naoki, S. Kengo, S. Pech, Bank erosion in the Mekong river basin: is

bank erosion in my town caused by the activities of my neighbors?, Water &

Development Publications - Helsinki University of Technology, 2008,

http:www. water.tkk.fi. downloaded 20/11/2015.

103. A. J. Adward, B. Guillaume, B. Manon, G. Marc, D. Philippe & Nguyen Van

Lap, Linking rapid erosion of the Mekong River Delta to human activities,

Scientific reports, 2015, p. 1-12, http://nature.com, downloaded 03/02/2016.

104. B. Jean-Paul, G. Marc, Sand and gravel mining in the Mekong river, result

of the 2011 WWF survey, Knowledge of the sediment transport and

discharges in the relation to fluvial geomorphology for detecting the impact

of large - scale hydropower projects in the Mekong river basin, 2012, Phnom

Penh, Campuchia.

105. B. Jean-Paul, G. Marc, G. Stéphane., Geography of Sand and Gravel Mining

in the Lower Mekong River First Survey and Impact Assessment, EchoGeo,

2013, 26, p. 1-18.

106. B. Guillaume, A.J. Adward, P. Mireille, D. Philippe., Morphological evolution

of Mekong channel in the delta area: natural or disrupted functioning?,

Knowledge of sediment transport and discharges in the relation to fluvial

geomorphology for detecting the impact of large-scale hydropower projects in

the Mekong River basin, 2012, Phnom Penh, Campuchia.

107. B. Guillaume, at el., Recent morphological changes in the Mekong and

Bassac river channels, Mekong delta: The marked impact of river-bed mining

and implications for delta destabilization, Geomorphology, 2014, 224, p.

177-191. Journal homepage:w.w.w.elsevier.com/locate/geomorph.

108. R.K. Zan, K. George Mathias, C.A. Paul., Anticipated geomorphic impacts

from Mekong basin dam construction, International Journal of River basin

Management, 2015, (13)1, p. 105-120.

109. K.G. Mathias, at el., Dam on the Mekong: cumulatelative sediment

starvation, Water Resources Research an Agu Jounal, 50 (6), 2014 pp. 5158-

5169.

110. X. Zuo, at el., Changes in hydrology and sediment delivery of the Mekong

River in the last 50 years: connection to damming, monssoon and ENSO,

Earth Surface Processes and Landforms, 2011, (36), p. 296-308.

Page 204: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

k

111. Natural Heritage Institute (NHI), Advancing knowledge on impacts to

the Mekong Delta from reductions in sediment and nutrien

inflows, Research Charter: Findings and Conclusions, 2014,

http://n-h-i.org, downloaded 14/05/2017.

112. Nguyễn Nghĩa Hùng, Nghiên cứu giải pháp KHCN để điều chỉnh và ổn định

các đoạn sông có cù lao đang diễn ra biến động lớn về hình thái trên sông Tiền,

sông Hậu. Báo cáo tổng kết đề tài KH&CN cấp Nhà nước, mã số KC.08-21/11-

15, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, 2016, TP Hồ Chí Minh.

113. Cục Địa chất Việt Nam, Bản đồ địa chất và khoáng sản Việt Nam tỉ lệ

1:20.000 (tờ Long Xuyên), 1994, Hà Nội.

114. Trần Thị Thanh Thúy, Tổng quan lưu vực sông Mekong và các áp lực phát

triển, Kỷ yếu hội thảo Chiến lược phát triển trên hệ thống sông Mekong: bối

cảnh, tác động và cách thích ứng, 2012, TP. Cần Thơ.

115. Lê Anh Tuấn, Thông tin tổng quan về lưu vực sông Mekong, Hội thảo Tác

động của thủy điện dòng chính sông Mekong: tiếp cận quá trình thủ tục thông

báo, tham vấn và thỏa thuận trước, 2014, tỉnh An Giang.

116. Ho Ta Khanh, Ảnh hưởng của việc xây dựng các công trình thủy điện, thủy

lợi trên sông Mekong, Hội đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam, 2011,

http://www.vncold.vn, xem ngày 01/10/2014.

117. Lê Đức Năm, ĐBSCL - nỗi lo vẫn còn đó, Bài đăng trong Kỷ yếu Hội nghị

50 năm Viện Quy hoạch Thủy lợi, 2016, tr. 88-112.

118. Lê Anh Tuấn, Chiến lược phát triển thủy điện trên hệ thống sông Mekong và

các tác động lên ĐBSCL, Kỷ yếu hội thảo Chiến lược phát triển trên hệ thống

sông Mekong: bối cảnh, tác động và cách thích ứng, 2012, TP Cần Thơ.

119. CGIAR - Challenge Program on Water and Food - Mekong Programme -

CPWF, SOK 4: China’s Influence on Hydropower Development in the

Lancang River and Lower Mekong River Basin (compiled by: Nathaniel

Matthews and Stew Motta), 2013, https://wle-mekong.cgiar.org, downloaded

27/4/2016.

120. CGIAR - Challenge Program on Water and Food - Mekong Programme -

CPWF, SOK 5 - The Effects of Hydropower Dams on the Hydrology of the

Mekong Basin (Compiled by Jory Hecht and Guillaume Lacombe), 2015,

https://wle-mekong.cgiar.org, downloaded 17/6/2016.

121. Tô Văn Trường, Tác động của các đập thủy điện ở thượng lưu sông Mekong,

Hội đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam, 2014,

http://www.vncold.vn, truy cập ngày 01/09/2014.

122. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Tháp, Địa chí tỉnh Đồng Tháp. Nxb. Trẻ,

2014, TP Hồ Chí Minh.

123. Nguyễn Ngọc Anh, Tại sao tình hình xói lở ở ĐBSCL diễn biến phức tạp?,

2016, http://www.siwrp.org.vn/?id_pnewsv=717&lg=vn&start=0, truy cập

ngày 21/11/2016.

Page 205: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

l

124. Trần Quang Minh, Diễn biến hàm lượng phù sa trên sông Tiền đoạn từ Tân

Châu đến Mỹ Thuận, Hội thảo khoa học quốc gia về Khí tượng thủy văn, Môi

trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI, 2013, tr. 127-134.

125. Đào Trọng Tứ, Trầm tích và quản lý trầm tích lưu vực sông Mekong và đồng

bằng sông Cửu Long của Việt Nam, 2016, http://www.cewarec.org/, truy cập

ngày 14/3/2016.

126. Chính phủ, Nghị quyết về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH,

số 120, ngày 17/11/2017, http://static.sav.gov.vn, xem ngày 25/11/2017.

127. Cục Thống kê tỉnh Đồng Tháp, Niên giám thống kê năm 2016, 2017, Tỉnh Đồng Tháp.

128. Sở TN&MT tỉnh An Giang, Báo báo kết quả quan trắc và cảnh báo sạt lở bờ

sông trên địa bàn tỉnh An Giang đợt II năm 2014, 2014, tỉnh An Giang.

129. Sở TN&MT tỉnh An Giang, Báo báo kết quả quan trắc và cảnh báo sạt lở bờ

sông trên địa bàn tỉnh An Giang đợt I năm 2016, 2016, tỉnh An Giang.

130. Bộ TN&MT, Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam,

Nxb. TNMT & Bản đồ, 2016, Hà Nội.

131. Lê Phát Quới, Hoạt động phát triển, suy thoái nguồn nước và tác động đến hệ

sinh thái sông Mekong, Kỷ yếu hội thảo Chiến lược phát triển trên hệ thống

sông Mekong: bối cảnh, tác động và cách thích ứng, 2012, TP Cần Thơ.

132. W.E. Des, The changing sediment load of the Mokong river, AMBIO: A

Journal of the Human Environtment, 2008, 37(3), p. 150-157.

133. W.E. Des, Sediment data for lower Mekong (A review of past monitoring

activity and what it tells us about past and recent sediment fluxes and what

lessons can be learnt for future monitoring), Knowledge of the sediment

transport and discharges in the relation to fluvial geomorphology for

detecting the impact of large - scale hydropower projects in the Mekong river

basin, 2012, Phnom Penh, Campuchia.

134. T. Colin, A. George, at el., Review of Sediment Transport, Morphology, and

Nutrient Balance. Report to the Mekong River Commission S ecretariat

prepared as part of the Xayaburi MRCS Prior Consultation Project Review

Report, 2011, Nottingham University, UK. 82 pp,

http://www.mrcmekong.org/, last accessed 30/4/2016.

135. Tổng cục Thủy lợi, Dự thảo Quy hoạch thủy lợi vùng ĐBSCL trong điều kiện

biến đổi khí hậu - nước biển dâng, 2010, http://www.vawr.org.vn, truy cập

ngày 01/9/2014.

136. Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp, Quy hoạch NN và PTNT tỉnh Đồng Tháp đến

năm 2020, Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, 2008, TP Hồ Chí Minh.

137. UBND tỉnh Đồng Tháp, Quyết định phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác,

chế biến và sử dụng khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường (cát, đất sét)

và than bùn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, 2009, tỉnh Đồng

Tháp.

138. Nguyễn Hữu Thiện, Chuyện sạt lở và những hố sâu dưới dòng sông, Thời

báo Kinh tế Sài Gòn, 2017.

Page 206: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

m

139. Vân Trường, Vì sao sông Tiền, sông Hậu sâu bất thường?, 2016,

http://www.tuoitre.vn; xem ngày 11/5/2017.

140. UBND tỉnh Đồng Tháp, Bản đồ khu vực cấm khai thác, khu vực đấu giá và

không đấu giá quyền khoáng sản (cát sông) tỉnh Đồng Tháp (tỷ lệ 1:100.000),

Ban hành kèm theo Quyết định số 220,221/QĐ-UBND.HC ngày 5/3/2013

của UBND tỉnh Đồng Tháp, 2013, tỉnh Đồng Tháp.

141. Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, Báo cáo thực trạng xói lở, bồi lắng và

công trình chống xói lở trên hệ thống sông, kênh rạch bờ biển ĐBSCL và

định hướng các giải pháp bảo vệ, ổn định lâu dài, 2017,

http://www.siwrr.org.vn, xem ngày 11/11/2017.

142. Bộ NN&PTNT (2017), Sụt lún đất và xói lở vùng ĐBSCL: thực trạng, nguyên

nhân và định hướng giải pháp (tài liệu hội nghị chuyển đổi mô hình phát

triển ĐBSCL theo hướng bền vững và thích ứng BĐKH), 2017, Cần Thơ,

http://www.siwrr.org.vn, xem ngày 11/11/2017.

143. Nguyễn Ngọc Trân, Logic phát triển gây sạt lở và khuyến nghị, 2017,

http://baodatviet.vn, truy cập ngày 15/6/2017.

144. Nguyễn Ngọc Trân, Chỉ đúng nguyên nhân sạt lở ĐBSCL và các khuyến nghị,

2017, http://baodatviet.vn, truy cập ngày 03/6/2017.

145. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Tháp, Quy hoạch tổng thể phát triển KT -

XH tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, 2007, tỉnh Đồng Tháp.

Page 207: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

PL1

PHỤ LỤC

- Phụ lục chương 1 từ trang PL2 đến trang PL13 gồm 7 bảng, 7 hình;

- Phụ lục chương 2 từ trang PL14 đến trang PL39 gồm 10 bảng, 36 hình;

- Phụ lục chương 3 từ trang PL40 đến trang PL47 gồm 2 bảng, 8 hình.

Page 208: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

PL2

PHỤ LỤC CHƯƠNG 1

Bảng PL1.1. Các loại ảnh được thu thập sử dụng trong luận án

Số thứ tự WRS Path WRS Row Ngày chụp ảnh

Landsat 5 (sensor TM)

1 125 053 16/01/1989

2 125 053 21/02/1996

3 125 053 07/07/1999

4 125 053 04/05/2005

5 125 053 09/12/2009

6 125 053 05/07/2010

7 126 052 15/11/1989

8 126 052 28/02/1996

9 126 052 31/10/1998

10 126 052 09/07/2009

Landsat 7 (sensor ETM+)

11 125 053 05/04/2003

12 126 052 07/02/2003

Landsat 8 (sensor OLI)

13 125 053 18/11/2013

14 126 052 11/12/2013

Bảng PL1.2. Đặc điểm chung của khí hậu hạ lưu vực sông Mekong [11]

Lạnh Nóng/ khô Ẩm ướt Lạnh

Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 10 Tháng 12

Gió mùa Đông Bắc Chuyển tiếp (CT) Gió mùa Tây Nam CT Gió mùa Đông Bắc

Page 209: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

PL3

Bảng PL1.3. Thông tin các đập được đề xuất trên dòng chính sông Mekong theo các vùng

sinh thái - thủy văn [101]

TT Vùng thủy văn - sinh thái

trên dòng chính Các đập trên dòng chính

Vùng 1 Sông Lan Thương

8 đập thủy điện hiện có (3 đập đang xây, 1

đang trong kế hoạch, 4 đập ở dòng chính

của tỉnh Vân Nam).

Tổng công suất 15.450 MW

Vùng 2 Chiang Saen đến Vientiane

1. Pak Peng

2. Luang Prabang

3. Xayaburi

4. Pak Lay

5. Sanakham

6. Pak Chom

Vùng 3 Vientiane đến Pakse 7. Ban Koum

8. Lat Sua

Vùng 4

Pakse đến Kratie

(Đoạn của Lào từ phía trên

thác Khone)

(Đoạn của Campuchia ở

dưới thác Khone)

9. Don Sahong

10. Thakho

11. Sambor

Tổng công suất 11 đập 14.697 MW

Vùng 5 Kratie đến Phnom Penh -

Vùng 6 Phnom Penh ra biển -

Ghi chú: Hiện nay, 8 đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong thuộc Vùng 1 đã và

đang xây dựng (6 đập hoàn thành, 2 đập đang xây); phía hạ lưu thuộc Lào đang xây dựng 2

đập (Xayaburi, Don Sahong), 1 đập đang trong quá trình tham vấn (Pak Peng).

Page 210: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

PL4

Bảng PL1.4. Thông tin các đập trên dòng chính sông Mê Công (phần hạ lưu vực) (ICEM, 2010)

Page 211: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

PL5

Bảng PL1.5. Thời gian duy trì mực nước lũ các năm (ngày) trạm Tân Châu

H(m) Thời gian kéo dài H Vị trí xếp thứ

Năm >2,0 >2,5 >3,0 >3,5 >4,0 >4,5 >5,0 Đỉnh Txh Đỉnh H≥5m H≥4,5 H≥4m

1961 189 164 107 92 80 33 25 5,12 12/10 1 1 2 2

1962 169 141 116 97 55 26 25 4,54 8-12/10 9

1963 165 134 114 80 34 4,23 8/10

1964 171 125 95 64 39 17 4,46 11,12/10

1965 178 158 109 45 3,89 25/9

1966 182 140 118 88 63 39 19 5,11 26/9 2 2 3 6

1967 156 113 79 51 28 4,27 10/10

1968 119 98 78 46 18 4,05 24/9

1969 142 138 118 88 42 4,24 28/9

1970 155 141 111 81 59 36 4,52 3-6/10 4 8

1971 169 137 98 109 56 4,31 24/9 9

1972 173 133 103 86 45 4,32 14/10

1973 159 115 91 59 29 4,17 16/10

1974 134 101 78 61 3,98 2,3/9

1976 148 122 97 32 3,67 12/10

1978 174 133 114 93 78 59 4,78 9/10 6 1 3

1979 166 142 104 77 3,94 22,23/8 6 9

1980 172 138 97 84 56 20 4,45 28,29/8

1981 188 169 138 102 41 10 4,52 23/8

1982 147 121 94 71 47 4,24 13/8

1983 154 127 99 47 4,01 23/10

1984 164 107 92 78 66 19 4,81 12/9 5 9 5

1985 186 161 98 79 5 4,16 29/9-4/10

1986 152 132 97 80 13 4,02 21/9

1987 139 87 69 81 3,55 14,15,23/9

1988 117 94 15 3,14 26/10

1989 134 118 95 3,48 21/10

1990 192 140 116 73 55 4,18 10/10

1991 157 134 110 84 61 20 4,64 13,14/10 8 6 7

1992 129 102 74 3,43 2-4/9

1993 143 111 71 3,46 19/9

1994 170 131 113 90 52 10 4,53 3-5/9 10

1995 139 120 85 65 4,3 21,23,24/9

1996 89 67 40 20 4,87 5/10 4 6

1997 164 145 101 87 24 4,18 4-6/10

1998 90 34 2,81 7/10

1999 169 135 118 100 18 4,18 5/10

2000 137 120 113 36 10 5,05 24/9 3 3 5 1

2001 92 70 47 4,78 20,21/9 6 4 4

2003 3,1

Nguồn: dẫn theo Nguyễn Sinh Huy, 2011, tr. 180 [90]

Page 212: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

PL6

Bảng PL1.6. Mực nước lớn nhất và lưu lượng đỉnh lũ tại trạm Tân Châu trên sông Tiền và trạm Châu Đốc trên sông Hậu [97]

Page 213: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

PL7

Bảng PL1.7. Biên độ triều bình quân tháng trên sông Tiền tại các trạm (Đơn vị: cm)

Trạm Khoảng cách

từ cửa biển (km)

Tháng TB

năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Bình Đại (cửa Đại) 3,0 245 227 225 226 240 248 242 245 245 244 242 243 239

Tân Thủy (Hàm Luông) 10 253 230 226 231 242 252 257 252 250 252 245 250 245

Bến Trại (Cổ Chiên) 5,0 257 242 239 243 253 272 279 276 271 269 265 252 260

Mỹ Tho 36 214 211 216 222 236 239 232 222 205 198 202 207 217

Mỹ Thuận 112 150 153 152 175 172 161 164 121 100 94 103 132 140

Cao Lãnh 146 126 133 139 144 147 133 97 65 46 44 65 101 103

Chợ Mới 191 99 109 109 122 122 103 51 29 14 17 58 70 76

Tân Châu 220 62 74 74 84 84 78 21 10 8 3 22 35 47

Nguồn: Nguyễn Sinh Huy, 2011, tr. 100 [90].

Page 214: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

PL8

Hình PL1.1. Sơ đồ tuyến thực địa thực hiện luận án

Page 215: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

PL9

Hình PL1.2. Các khu vực địa mạo của lưu vực sông Mekong (MRC, 2010) Hình PL1.3. Các khu vực địa hình và địa lý tự nhiên của lưu vực sông

Mekong

Page 216: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

PL10

Hình PL1.4. Lưu lượng dòng chảy vào (-) và chảy ra (+) khỏi Biển Hồ (Tonle Sap) trong mùa khô (dry season) và mùa mưa (wet

season). Nguồn: Ho Ta Khanh, 2015 [116]

Page 217: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

PL11

Hình PL1.5. Sự phát triển của châu thổ sông Mekong cách đây 6.000 năm (Nguồn, MRC, 2010 [11])

(Sự tiến triển của đường bờ biển được thể hiện bằng các đường đứt nét, con số trong vòng tròn thể hiện số ngàn năm)

Page 218: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

PL12

Hình PL1.6. Lượng mưa TB năm (Nguồn: MRC, 2010, p. 15 [11])

Page 219: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

PL13

Hình PL1.7. Lượng dòng chảy TB năm (mm) lưu vực sông Mekong [11]

Page 220: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

PL14

PHỤ LỤC CHƯƠNG 2

Bảng PL2.1. Tổng hợp đánh giá biến động bờ sông Tiền giai đoạn 1966 - 1996

Đoạn Khu vực

Biến động Tổng diện

tích biến

động (ha)

Chiều

dài

đường

bờ (km) Mức độ

Khoảng

cách trung

binh (m)

Khoảng

cách lớn

nhất (m) Loại

Tốc độ

(m/năm)

1

Xã Thường Phước 1, Hồng Ngự TB 200.4 684.6 bồi tụ 6.7 121.8 7.2

Xã Thường Phước 2, Hồng Ngự Rất mạnh 397.1 857.5 xói lở 13.2 110.6 5.6

Cồn Cỏ Yếu 67.2 257.6 xói lở 2.2 31.3 3.8

Cồn Tàu Rất mạnh 636.1 1294.7 di chuyển, bồi tụ 21.2 65.7

Cù lao Cỏ Găng (thuộc An Giang)

Tây xã Thường Thới Tiền, Hồng Ngự Yếu 66.9 168 bồi tụ 2.2 10.9 3.2

Đông xã Thường Thới Tiền, Hồng Ngự Trung bình 157.4 353.7 xói lở 5.2 44.5 3.1

TỔNG CỘNG 1525.1 384.8 22.9

2

Xã Thường Lạc, Hồng Ngự Yếu 31.7 90.3 xói lở 1.1 30.9 2

P. An Lạc, Tx. Hồng Ngự Yếu 63.8 145.8 xói lở 2.1 27.0 7.9

P. An Thạnh, Tx. Hồng Ngự Yếu 59.5 136 xói lở 2.0 71.8 3.4

P. An Lộc, Tx. Hồng Ngự Yếu 99.3 161 xói lở 3.3 71.8 1.45

Xã An Bình A, Tx. Hồng Ngự Yếu 79.8 164.5 xói lở 2.7 106.8 4.5

Cù lao gần xã Thường Thới Tiền (2005-2013) Rất yếu xói lở, bồi tụ 0.0

Bắc xã Long Thuận Yếu 83.1 796.1 xói lở 2.8 24.0 8.2

Bắc sông Cái Vừng (xã Long Thuận) Yếu 43.4 165.4 xói lở 1.4 87.4 8.1

Bắc cù lao Long Khánh TB 121.1 665.3 xói lở 4.0 224.5 10.7

Nam cù lao Long Khánh TB 142.5 333.8 xói lở, bồi tụ 4.8 253.0 7.8

TỔNG CỘNG 724.2 897.2 54.05

Page 221: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

PL15

3

Xã An Hòa, Tam Nông Yếu 104.6 320.2 xói lở, bồi tụ 3.5 145.3 4.6

Xã An Long, Tam Nông Yếu 98.8 244.8 xói lở 3.3 110.3 2

Xã Phú Ninh, Tam Nông Yếu 68.2 115.5 xói lở 2.3 110.3 4.7

Xã An Phong, Thanh Bình Yếu 87.9 228.6 xói lở 2.9 233.6 10.3

Nam sông Cái Vừng (xã Phú Thuận A) Yếu 32.4 200.9 xói lở 1.1 488.2 12.5

Xã Phú Thuận B, Hồng Ngự (phần phía Bắc) Yếu 114.9 525.3 xói lở, bồi tụ 3.8 122.5 7.8

Xã Phú Thuận B, Hồng Ngự (phần phía Nam) TB 144 457.5 xói lở, bồi tụ 4.8 352.7 5.5

Xã Tân Hòa, Thanh Bình TB 207 748.6 bồi tụ 6.9 378.9 7

Bắc xã Tân Huề, Thanh Bình Yếu 69.7 354 xói lở, bồi tụ 2.3 81.6 3.9

Xã Tân Quới, Thanh Bình Yếu 32.5 236 xói lở 1.1 269.4 8.9

TỔNG CỘNG 960 2292.8 67.2

4

Xã Tân Bình, Thanh Bình Yếu 101.8 485.7 xói lở, bồi tụ 3.4 104.1 9.4

Nam xã Tân Huề, Thanh Bình Yếu 87.2 407.2 xói lở, bồi tụ 2.9 125.4 3.9

Xã Tân Long, Thanh Bình Yếu 83.6 328.4 bồi tụ 2.8 247.2 7.7

Bắc xã Tân Thạnh, Thanh Bình TB 128.9 231.5 xói lở 4.3 120.6 2.8

TỔNG CỘNG 401.5 597.3 23.8

5

Nam xã Tân Thạnh, Thanh Bình Rất mạnh 396.1 993.8 bồi tụ 13.2 226.4 4.3

Cù lao ven Thị trấn Thanh Bình và xã

Bình Thành Rất mạnh 350.3 921.5 bồi tụ 11.7 242.1 2.7

Thị trấn Thanh Bình Yếu 86.7 318.4 bồi tụ 2.9 226.3 3

Xã Bình Thành, Thanh Bình Yếu 77.5 179.3 xói lở 2.6 28.8 5.6

Xã Phong Mỹ, Cao Lãnh Rất yếu 26 72.2 bồi tụ 0.9 2.7 1.4

TỔNG CỘNG 936.6 726.3 17

6

P.11, Tp. Cao Lãnh Yếu 32.3 147 xói lở 1.1 2.0 3.7

Xã Tân Thuận Tây, Tp. Cao Lãnh Yếu 56.7 209.5 bồi tụ 1.9 44.0 6

Xã Hòa An, Tp. Cao Lãnh Yếu 55.5 163.6 xói lở 1.9 22.8 2.8

P.6, Tp. Cao Lãnh Yếu 61.2 125.5 xói lở, bồi tụ 2.0 23.2 3.6

Page 222: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

PL16

Cồn Tân Thuận Đông 1, Tp. Cao Lãnh

(cồn nhỏ - Đông Định) Yếu 71.6 296.9

xói lở đầu cồn,

bồi tụ đuôi cồn 2.4 59.0 8.7

Cồn Tân Thuận Đông 2, Tp. Cao Lãnh

(cồn lớn - Cồn Tre) Yếu 111.1 324.8

xói lở đầu cồn,

bồi tụ đuôi cồn 3.7 135.5 10.8

Xã Mỹ An Hưng A, Lấp Vò Yếu 59.3 261 xói lở 2.0 35.2 5.4

Xã Mỹ An Hưng B, Lấp Vò Yếu 71 122 xói lở 2.4 21.8 3.5

TỔNG CỘNG 518.7 343.5 44.5

7

Xã Tịnh Thới, Tp. Cao Lãnh Yếu 69.4 328.2 xói lở 2.3 40.2 4.6

Xã Mỹ Xương, Cao Lãnh Yếu 93.1 282.2 xói lở 3.1 89.4 6.5

Xã Bình Hàng Trung, Cao Lãnh Rất mạnh 302.9 322.8 xói lở 10.1 55.8 2.4

Xã Bình Hàng Tây, Cao Lãnh Trung bình 161.7 334.5 xói lở 5.4 41.7 3

Xã Tân Mỹ, Lấp Vò Yếu 62.9 199.3 bồi tụ 2.1 29.0 5.1

Xã Tân Khánh Trung, Lấp Vò Trung bình 213.1 491 bồi tụ 7.1 111.4 6.2

Xã Tân Khánh Đông, TP. Sa Đéc Trung bình 205.2 536.4 bồi tụ 6.8 150.7 7.6

Cù lao ven Bình Hàng Trung Trung bình 128.9 227 di chuyển, xói lở 4.3 15.3 2.1

Cù lao ven Tân Khánh Đông Rất mạnh 433.9 1032.7 bồi tụ 14.5 276.6 9.5

TỔNG CỘNG 1671.1 810.1 47

8 Cồn Linh, Cao Lãnh Rất mạnh 309.6 1243.7 Xói lở đầu cồn,

bồi tụ đuôi cồn 10.3 749.3 13.7

P. Tân Quy Đông, TP. Sa Đéc Trung bình 141.8 258.9 xói lở 4.7 24.2 1.4

P3. TP. Sa Đéc Rất mạnh 248 355.8 xói lở 8.3 32.9 1.7

P.4 TP. Sa Đéc Rất mạnh 576.4 949.8 xói lở 19.2 104.6 1.6

Xã An Hiệp, Châu Thành Rất mạnh 375.8 1200.1 xói lở 12.5 136.2 7.8

TT. Cái Tàu Hạ, Châu Thành Rất yếu 25 73.9 bồi tụ 0.8 27.4 1.2

Xã An Nhơn, Châu Thành Trung bình 134.6 631.5 xói lở, bồi tụ 4.5 211.8 11.8

TỔNG CỘNG 1811.2 1286.4 39.2

Ghi chú: mức độ biến động: tốc độ biến động < 1 m/năm: Rất yếu; 1 - <4 m/năm: Yếu; 4 - <8 m/năm: TB; 8 - <12 m/năm: Mạnh; ≥ 12

m/năm: Rất mạnh.

Page 223: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

PL17

Bảng PL2.2. Tổng hợp đánh giá biến động bờ sông Tiền giai đoạn 1996 - 2005

Đoạn Khu vực

Biến động Tổng

diện tích

biến

động

(ha) Mức độ

Khoảng

cách trung

binh (m)

Khoảng

cách lớn

nhất (m) Loại

Tốc độ

(m/năm)

1

Xã Thường Phước 1, Hồng Ngự Rất mạnh 204 657 xói lở 22.7 99.4

Xã Thường Phước 2, Hồng Ngự Rất mạnh 194 454.6 xói lở 21.6 119.1

Cồn Cỏ biến mất 0.0 51

Cồn Tàu Rất mạnh 427.8 1135.6 di chuyển, bồi tụ 47.5 164.4

Cù lao Cỏ Găng (thuộc An Giang)

Tây xã Thường Thới Tiền, Hồng Ngự Rất mạnh 186.5 364.9 bồi tụ 20.7 59.0

Đông xã Thường Thới Tiền, Hồng Ngự không biến động 0.0

TỔNG CỘNG 1012.3 492.9

2

Xã Thường Lạc, Hồng Ngự không biến động 0.0 0.0

P. An Lạc, Tx. Hồng Ngự không biến động 0.0 0.0

P. An Thạnh, Tx. Hồng Ngự không biến động 0.0 0.0

P. An Lộc, Tx. Hồng Ngự không biến động 0.0 0.0

Xã An Bình A, Tx. Hồng Ngự Rất yếu 2.3 57 bồi tụ 0.3 0.0

Cù lao gần xã Thường Thới Tiền (từ 2005 -2013) hình thành mới 101.3

Bắc xã Long Thuận Trung bình 44.9 640.9 xói lở 5.0 0.0

Bắc sông Cái Vừng (xã Long Thuận) Rất yếu 2.1 157.3 xói lở 0.2 0.0

Bắc cù lao Long Khánh Mạnh 95.6 617.8 xói lở, bồi tụ 10.6 146.1

Nam cù lao Long Khánh Mạnh 72.1 413.1 xói lở, bồi tụ 8.0 92.0

TỔNG CỘNG 217 339.4

3 Xã An Hòa, Tam Nông Yếu 20.8 320.2 bồi tụ 2.3 21.4

Xã An Long, Tam Nông không biến động 0.0 0.0

Page 224: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

PL18

Xã Phú Ninh, Tam Nông không biến động 0.0 0.0

Xã An Phong, Thanh Bình Yếu 30 317 xói lở 3.3 9.7

Nam sông Cái Vừng (xã Phú Thuận A) không biến động 0.0

Xã Phú Thuận B, Hồng Ngự (phần phía Bắc) Rất yếu 6.3 360.7 xói lở, bồi tụ 0.7 7.3

Xã Phú Thuận B, Hồng Ngự (phần phía Nam) Rất mạnh 129.4 246.2 xói lở, bồi tụ 14.4 64.2

Xã Tân Hòa, Thanh Bình Trung bình 64.7 416.4 bồi tụ 7.2 105.7

Bắc xã Tân Huề, Thanh Bình Yếu 28.8 168.1 xói lở 3.2 0.0

Xã Tân Quới, Thanh Bình Rất yếu 7.9 147.8 xói lở 0.9 25.3

TỔNG CỘNG 287.9 233.6

4

Xã Tân Bình, Thanh Bình Yếu 19.1 123.7 xói lở 2.1 9.7

Nam xã Tân Huề, Thanh Bình Mạnh 92.6 475.7 xói lở, bồi tụ 10.3 32.4

Xã Tân Long, Thanh Bình Mạnh 78 271.1 bồi tụ 8.7 63.5

Bắc xã Tân Thạnh, Thanh Bình Yếu 15.7 43.5 xói lở 1.7 4.1

TỔNG CỘNG 205.4 109.7

5

Nam xã Tân Thạnh, Thanh Bình Trung bình 42 188.4 bồi tụ 4.7 11.3

Cù lao ven Thị trấn Thanh Bình và xã Bình Thành

(cồn Én) Mạnh 89.4 362.9 bồi tụ 9.9 52.7

Thị trấn Thanh Bình Rất yếu 7.3 81.3 bồi tụ 0.8 7.6

Xã Bình Thành, Thanh Bình Rất yếu 1.2 71 bồi tụ 0.1 0.5

Xã Phong Mỹ, Cao Lãnh không biến động 0.0 0.0

TỔNG CỘNG 139.9 72.1

6

P.11, Tp. Cao Lãnh không biến động 0.0 0.0

Xã Tân Thuận Tây, Tp. Cao Lãnh Trung bình 58.6 382.8 bồi tụ 6.5 39.9

Xã Hòa An, Tp. Cao Lãnh Rất yếu 3.9 56 bồi tụ 0.4 1.6

P.6, Tp. Cao Lãnh Rất yếu 4.1 42.6 xói lở 0.5 2.0

Cồn Tân Thuận Đông 1, Tp. Cao Lãnh (cồn nhỏ) Yếu 12.1 252.4 bồi tụ 1.3 30.3

Cồn Tân Thuận Đông 2, Tp. Cao Lãnh (cồn lớn) Trung bình 48.2 256.1 xói lở 5.4 43.3

Xã Mỹ An Hưng A, Lấp Vò không biến động 0.0 0.0

Page 225: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

PL19

Xã Mỹ An Hưng B, Lấp Vò Yếu 30.8 197.5 xói lở 3.4 14.8

TỔNG CỘNG 157.7 131.9

7 Xã Tịnh Thới, Tp. Cao Lãnh không biến động 0.0 0.0

Xã Mỹ Xương, Cao Lãnh Rất yếu 4.9 60.6 xói lở 0.5 11.1

Xã Bình Hàng Trung, Cao Lãnh Mạnh 88.6 166.2 xói lở 9.8 16.4

Xã Bình Hàng Tây, Cao Lãnh Trung bình 67.3 174.9 xói lở 7.5 25.9

Xã Tân Mỹ, Lấp Vò Rất yếu 1.2 62.9 bồi tụ 0.1 1.8

Xã Tân Khánh Trung, Lấp Vò không biến động 0.0 0.0

Xã Tân Khánh Đông, Tp. Sa Đéc không biến động 0.0 0.0

Cù lao ven Bình Hàng Trung Rất yếu di chuyển, xói lở 0.0 15.5

Cù lao ven Tân Khánh Đông Yếu 23 192.9 xói lở 2.6 19.6

TỔNG CỘNG 185 90.3

8

Cồn Bình Thạnh, Cao Lãnh Trung bình 54 140.6 di chuyển, bồi tụ 6.0 255.9

P. Tân Quy Đông, Tp. Sa Đéc Rất yếu 2.9 52.5 xói lở 0.3 1.4

P3. Tp. Sa Đéc Yếu 13.7 36.3 xói lở 1.5 3.5

P.4 Tp. Sa Đéc Rất yếu 3.6 128.6 xói lở 0.4 15.6

Xã An Hiệp, Châu Thành Mạnh 99.8 380.6 xói lở 11.1 94.7

TT. Cái Tàu Hạ, Châu Thành không biến động 0.0 0.0

Xã An Nhơn, Châu Thành Trung bình 38.9 521.5 xói lở, bồi tụ 4.3 131.8

TỔNG CỘNG 212.9 502.9

Ghi chú: mức độ biến động: tốc độ biến động < 1 m/năm: Rất yếu; 1 - <4 m/năm: Yếu; 4 - <8 m/năm: TB; 8 - <12 m/năm: Mạnh; ≥

12 m/năm: Rất mạnh.

Page 226: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

PL20

Bảng PL2.3. Tổng hợp đánh giá biến động bờ sông Tiền giai đoạn 2005 - 2013

Đoạn Khu vực

Biến động Tổng

diện tích

biến

động

(ha) Mức độ

Khoảng

cách

trung

binh (m)

Khoảng

cách lớn

nhất (m) Loại

Tốc độ

(m/năm)

1

Xã Thường Phước 1, Hồng Ngự Rất yếu 2.6 76.3 xói lở 0.3 0.0

Xã Thường Phước 2, Hồng Ngự Yếu 15.2 148.3 xói lở 1.9 5.3

Cồn Cỏ biến mất 0.0 0

Cồn ven Thường Phước 2 Mạnh 80.2 233.9 di chuyển, xói lở 10.0 18.7

Cồn Tàu Rất mạnh 122 458.5 xói lở đầu cồn, bồi tụ đuôi cồn 15.3 57.8

Cù lao Cỏ Găng (thuộc An Giang) Rất yếu 116.4 446.8 xói lở đầu cồn, bồi tụ đuôi cồn

Tây xã Thường Thới Tiền, Hồng Ngự Mạnh 86 315.5 bồi tụ 10.8 34.9

Đông xã Thường Thới Tiền, Hồng Ngự không biến động 0.0 22.0

TỔNG CỘNG 422.4 38.3 138.7

2

Xã Thường Lạc, Hồng Ngự không biến động 0.0 0.0

P. An Lạc, Tx. Hồng Ngự không biến động 0.0 0.0

P. An Thạnh, Tx. Hồng Ngự không biến động 0.0 0.0

P. An Lộc, Tx. Hồng Ngự không biến động 0.0 0.0

Xã An Bình A, Tx. Hồng Ngự Rất yếu 2 69.5 xói lở 0.3 31.6

Cù lao Thường Thới Tiền (từ 2005 -2013) Rất mạnh 186.4 512.4

di chuyển, xói lở ở đầu, bồi tụ

ở đuôi 23.3 51.6

Bắc xã Long Thuận Rất yếu 3.5 189.5 xói lở 0.4 0.0

Bắc sông Cái Vừng (xã Long Thuận) không biến động 0.0 0.0

Bắc cù lao Long Khánh Yếu 14.4 383.2 xói lở, bồi tụ 1.8 127.9

Nam cù lao Long Khánh Yếu 24.9 358.8 xói lở, bồi tụ 3.1 105.4

Page 227: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

PL21

TỔNG CỘNG 231.2 28.9 316.5

3 Xã An Hòa, Tam Nông Yếu 21.5 407.3 xói lở 2.7 40.2

Xã An Long, Tam Nông không biến động 0.0 0.0

Xã Phú Ninh, Tam Nông không biến động 0.0 0.0

Xã An Phong, Thanh Bình Rất yếu 0.9 77 xói lở 0.1 0.0

Nam sông Cái Vừng (xã Phú Thuận A) không biến động 0.0 0.0

Xã Phú Thuận B, Hồng Ngự (phần phía Bắc) không biến động 0.0 0.0

Xã Phú Thuận B, Hồng Ngự (phần phía Nam) Rất mạnh 170 460.4 xói lở 21.3 63.6

Xã Tân Hòa, Thanh Bình Rất mạnh 152.6 903.7 xói lở, bồi tụ 19.1 81.5

Bắc xã Tân Huề, Thanh Bình TB 55.5 267 xói lở 6.9 20.9

Xã Tân Quới, Thanh Bình Rất yếu 1.6 115.3 xói lở 0.2 0.0

TỔNG CỘNG 402.1 50.3 206.2

4

Xã Tân Bình, Thanh Bình Rất yếu 7.2 384.3 xói lở 0.9 8.1

Nam xã Tân Huề, Thanh Bình TB 51.7 112.7 xói lở, bồi tụ 6.5 14.6

Xã Tân Long, Thanh Bình TB 33.7 287.8 xói lở 4.2 9.6

Bắc xã Tân Thạnh, Thanh Bình không biến động 0.0 0.0

TỔNG CỘNG 92.6 11.6 32.3

5

Nam xã Tân Thạnh, Thanh Bình Rất yếu 2.9 138.2 bồi tụ 0.4 0.0

Cù lao ven Thị trấn Thanh Bình và xã

Bình Thành không biến động 0.0 0.0

Thị trấn Thanh Bình không biến động 0.0 0.0

Xã Bình Thành, Thanh Bình không biến động 0.0 0.0

Xã Phong Mỹ, Cao Lãnh không biến động 0.0 0.0

TỔNG CỘNG 2.9 0.4 0.0

6 P.11, Tp. Cao Lãnh không biến động 0.0 0.0

Xã Tân Thuận Tây, Tp. Cao Lãnh không biến động 0.0 0.0

Page 228: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

PL22

Xã Hòa An, Tp. Cao Lãnh không biến động 0.0 0.0

P.6, Tp. Cao Lãnh Rất yếu 2.2 59.2 xói lở 0.3 4.4

Cồn Tân Thuận Đông 1, TP. Cao Lãnh (cồn nhỏ) Rất yếu 1.9 104.2 bồi tụ 0.2 11.4

Cồn Tân Thuận Đông 2, Tp. Cao Lãnh (cồn lớn) Yếu 8.9 233.7 xói lở 1.1 32.2

Xã Mỹ An Hưng A, Lấp Vò không biến động 0.0 0.0

Xã Mỹ An Hưng B, Lấp Vò không biến động 0.0 0.0

TỔNG CỘNG 13 1.6 48.0

7

Xã Tịnh Thới, Tp. Cao Lãnh không biến động 0.0 0.0

Xã Mỹ Xương, Cao Lãnh 35 78 xói lở 4.4 0.0

Xã Bình Hàng Trung, Cao Lãnh TB 37.9 78.4 xói lở 4.7 12.5

Xã Bình Hàng Tây, Cao Lãnh Yếu 21.6 211.5 xói lở 2.7 24.9

Xã Tân Mỹ, Lấp Vò không biến động 0.0 0.0

Xã Tân Khánh Trung, Lấp Vò không biến động 0.0 0.0

Xã Tân Khánh Đông, Tp. Sa Đéc không biến động 0.0 0.0

Cù lao ven Bình Hàng Trung Rất yếu 2.3 57.2 xói lở 0.3 0.7

Cù lao ven Tân Khánh Đông Rất yếu 1.9 134.9 xói lở, bồi tụ 0.2 20.0

TỔNG CỘNG 98.7 12.3 58.1

8

Cồn Bình Thạnh, Cao Lãnh Rất yếu 6.5 320.6 bồi tụ 0.8 77.1

P. Tân Quy Đông, TP. Sa Đéc không biến động 0.0 0.0

P3. Tp. Sa Đéc không biến động 0.0 0.0

P.4 Tp. Sa Đéc không biến động 0.0 0.0

Xã An Hiệp, Châu Thành Mạnh 64.2 438.5 xói lở 8.0 110.2

TT. Cái Tàu Hạ, Châu Thành không biến động 0.0 0.0

Xã An Nhơn, Châu Thành không biến động 0.0 0.0

TỔNG CỘNG 70.7 8.8 187.3

Ghi chú: Mức độ biến động: tốc độ biến động < 1 m/năm: Rất yếu; 1 - <4 m/năm: Yếu; 4 - <8 m/năm: TB; 8 - <12 m/năm: Mạnh; ≥ 12 m/năm: Rất mạnh.

Page 229: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

PL23

Bảng PL2.4. Chiều dài biến động bờ sông Tiền giai đoạn 2005 - 2013

(Đơn vị: km)

Đoạn Khu vực

2005 - 2013 Chiều

dài

đường

bờ Xói lở Bồi tụ

Không

biến động

1

Xã Thường Phước 1, Hồng Ngự 0.9 0.0 6.7 7.6

Xã Thường Phước 2, Hồng Ngự 0.0 1.1 4.8 5.9

Cồn Cỏ (biến mất từ 2005) 0.0 0.0 0.0 3.8

Cồn ven Thường Phước 2 2.2 0.8 1.5 4.5

Cồn Tàu 4.4 3.4 0.9 8.7

Cù lao Cỏ Găng (thuộc An Giang)

Tây xã Thường Thới Tiền, Hồng Ngự 0.2 2.8 0.8 3.8

Đông xã Thường Thới Tiền, Hồng Ngự 0.0 1.7 2.9 4.6

TỔNG CỘNG 7.7 9.8 21.4 38.9

2

Xã Thường Lạc, Hồng Ngự 0.0 0.0 2.5 2.5

P. An Lạc, Tx. Hồng Ngự 0.0 0.0 7.9 7.9

P. An Thạnh, Tx. Hồng Ngự 0.0 0.0 3.7 3.7

P. An Lộc, Tx. Hồng Ngự 0.0 0.0 2.0 2.0

Xã An Bình A, Tx. Hồng Ngự 1.1 0.0 5.5 6.6

Cù lao gần xã Thường Thới Tiền (từ 2005

-2013) 1.8 5.8 0.9 8.5

Bắc xã Long Thuận 0.0 0.0 10.7 10.7

Bắc sông Cái Vừng (Nam xã Long Thuận) 0.0 0.0 10.9 10.9

Bắc cù lao Long Khánh 4.3 2.3 16.8 23.4

Nam cù lao Long Khánh 3.6 0.0 7.6 11.2

TỔNG CỘNG 10.8 8.1 68.5 87.4

3

Xã An Hòa, Tam Nông 4.2 1.2 1.8 7.2

Xã An Long, Tam Nông 0.0 0.0 2.9 2.9

Xã Phú Ninh, Tam Nông 0.0 0.0 6.4 6.4

Xã An Phong, Thanh Bình 0.8 1.0 14.4 16.2

Nam sông Cái Vừng (xã Phú Thuận A) 0.0 0.0 12.5 12.5

Xã Phú Thuận B, Hồng Ngự (phần phía Bắc) 0.0 0.0 13.9 13.9

Xã Phú Thuận B, Hồng Ngự (phần phía Nam) 6.4 0.0 0.0 6.4

Xã Tân Hòa, Thanh Bình 1.8 2.8 6.1 10.7

Bắc xã Tân Huề, Thanh Bình 1.0 3.4 0.0 4.4

Xã Tân Quới, Thanh Bình 1.1 0.0 11.2 12.3

TỔNG CỘNG 15.3 8.4 69.2 92.9

4 Xã Tân Bình, Thanh Bình 2.1 0.0 11.3 13.4

Nam xã Tân Huề, Thanh Bình 4.1 0.0 0.0 4.1

Page 230: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

PL24

Xã Tân Long, Thanh Bình 2.6 0.0 6.2 8.8

Bắc xã Tân Thạnh, Thanh Bình 0.0 0.0 4.3 4.3

TỔNG CỘNG 8.8 0.0 21.8 30.6

5

Nam xã Tân Thạnh, Thanh Bình 0.0 0.0 7.0 7.0

Cù lao ven Thị trấn Thanh Bình và xã Bình

Thành (Cồn Én) 0.0 0.2 11.7 11.9

Thị trấn Thanh Bình 0.0 0.0 3.8 3.8

Xã Bình Thành, Thanh Bình 0.0 0.0 7.8 7.8

Xã Phong Mỹ, Cao Lãnh 0.0 0.0 1.9 1.9

TỔNG CỘNG 0.0 0.2 32.2 32.4

6

Phường 11, Tp. Cao Lãnh 0.0 0.0 5.4 5.4

Xã Tân Thuận Tây, Tp. Cao Lãnh 0.0 0.0 8.4 8.4

Xã Hòa An, Tp. Cao Lãnh 0.0 0.0 3.4 3.4

P.6, Tp. Cao Lãnh 1.5 0.0 3.4 4.9

Cồn Tân Thuận Đông, Tp. Cao Lãnh (cồn nhỏ-Lân) 2.1 1.1 9.3 12.5

Cồn Tân Thuận Đông, Tp. Cao Lãnh (cồn lớn-Trà) 0.2 4.1 9.9 14.2

Xã Mỹ An Hưng A, Lấp Vò 0.0 0.0 6.9 6.9

Xã Mỹ An Hưng B, Lấp Vò 0.0 0.0 4.7 4.7

TỔNG CỘNG 3.8 5.2 51.4 60.4

7

Xã Tịnh Thới, Tp. Cao Lãnh 0.0 0.0 7.4 7.4

Xã Mỹ Xương, Cao Lãnh 0.0 0.0 9.8 9.8

Xã Bình Hàng Trung, Cao Lãnh 3.4 0.0 0.0 3.4

Xã Bình Hàng Tây, Cao Lãnh 3.3 0.0 0.0 3.3

Xã Tân Mỹ, Lấp Vò 0.0 0.0 6.7 6.7

Xã Tân Khánh Trung, Lấp Vò 0.0 0.0 8.9 8.9

Xã Tân Khánh Đông, Tp. Sa Đéc 0.0 0.0 10.9 10.9

Cù lao ven Bình Hàng Trung 0.3 0.0 2.9 3.2

Cù lao ven Tân Khánh Đông 1.1 2.1 12.9 16.1

TỔNG CỘNG 8.1 2.1 59.5 69.7

8

Cồn Bình Thạnh, Cao Lãnh 2.7 5.6 18.8 27.1

P. Tân Quy Đông, Tp. Sa Đéc 0.0 0.0 2.1 2.1

P3. Tp. Sa Đéc 0.0 0.0 2.3 2.3

P.4 Tp. Sa Đéc 0.0 0.0 5.1 5.1

Xã An Hiệp, Châu Thành 5.1 0.0 6.5 11.6

TT. Cái Tàu Hạ, Châu Thành 0.0 0.0 2.4 2.4

Xã An Nhơn, Châu Thành 0.0 0.0 18.5 18.5

TỔNG CỘNG 7.8 5.6 55.7 69.1

Page 231: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

PL25

Bảng PL2.5. Các đợt xói lở bờ sông Tiền năm 2013 ở tỉnh Đồng Tháp [9]

TT Huyện, TX, TP Vị trí sông

(**)

Thời gian xảy ra

xói lở

Chiều dài

(m) Sâu vào bờ

(m)

I HỒNG NGỰ 3.310

1

Long Thuận

Cù lao

Châu Ma

25/9/2013 100 5,0

1/10/2013 120 3,0

13/10/2013 130 10

14/10/2013 55 3,0

9/11/2013 65 40

2 Thường Thới Tiền Bờ trái 27/9/2023 40 2,0

3 Long Khánh A Cù lao

Long

Khánh

1/10/2013 130 2,0

4 Phú Thuận B 2/3/2013 200 7,0

5

Thường Phước 1 Bờ trái

22/9/2013 40 10

31/10/2013 20 5,0

6/11/2013 30 25

II TX. HỒNG NGỰ 230

An Lạc Bờ trái 10/2013 10 3,0

An Bình A Bờ trái 12/11/2013 200 10

III THANH BÌNH 14.895

1 Ấp Ba - An Phong Bờ trái 26/1/2013 15 8,0

2 Tân Quới Cù lao

Tây Thường xuyên 2.000 2,0

3 Tân Bình Thường xuyên 4.000 2,0

4 An Phong Bờ trái Thường xuyên 4.000 2,0

5 Tân Thạnh Bờ trái Thường xuyên 2.000 2,0

6 Ấp Tây, Tân Thành Bờ trái 10/10/2013 30 15

7 Xã Bình Thành Bờ trái Thường xuyên 2.800 2,0

Page 232: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

PL26

8 Ấp Bình Chánh,

Bình Thành Bờ trái 7/6/2013 50 5,0

IV CAO LÃNH 11.480

1 TT. Mỹ Thọ Bờ trái 01/01/2013 đến

30/6/2013 330

2 Mỹ Xương Bờ trái 01/01/2013 đến

30/6/2013 3500 1,0

3 Bình Hàng Trung Bờ trái 01/01/2013 đến

30/6/2013 2900 1.117

4 Bình Hàng Tây Bờ trái 01/01/2013 đến

30/6/2013 1500 1.330

5 Bình Thạnh

Cù lao

Bình

Thạnh

01/01/2013 đến

30/6/2013 3000 1.670

6

Phong Mỹ Bờ trái

01/01/2013 đến

30/6/2013 250 3.000

Phong Mỹ 10/11/2013

V TP. CAO LÃNH 550

1 Tịnh Thới Bờ trái

29/9/2013 50 20

2 Tịnh Thới 16/10/2013 70 40

3 Tân Thuận Đông Cù lao

TTĐ

29/5/2013 –

12/2013 300 10 ÷ 16

4 Tân Thuận Tây Bờ trái 29/5/2013 -

12/2013 30 1,5

5 Hòa An Bờ trái 01/1/2013 -

12/2013 100 1,0

VI LẤP VÒ 1.550

1 Mỹ An Hưng B Bờ phải

Ven Sông Tiền 4 - 10/2013 1400 1 ÷ 4

Rạch Đất Sét 4 - 6/2013 100 2,0

2 Tân Mỹ Bờ phải

Ven Sông Tiền 7/1/2013 50 10

VII TP. SA ĐÉC 150

1 Phường 4 Bờ phải

14/1/2013 15 6,0

2 Phường 4 17/1/2013 20 5,0

Page 233: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

PL27

3 Phường 4 21/1/2013 15 4,0

4 Tân Khánh Đông Bờ phải

6/10/2013 50 10

5 Tân Khánh Đông 16/10/2013 50 40

VIII CHÂU THÀNH 275

1 An Hiệp

Đầu và bờ

trái cù lao

5/2/2013 125 40

2 An Hiệp 12/9/2013 50 30

3 An Hiệp 23/10/2013 50 20

4 An Hiệp 26/12/2013 50 20

(**): Khảo sát của NCS

Page 234: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

PL28

Bảng PL2.7. Trữ lượng cát sông ở tỉnh Đồng Tháp

Địa danh Thân

cát

Diện tích

(m2)

Trữ lượng

tài nguyên

(m3)

Trữ lượng

cát xây

dựng (m3)

Trữ lượng

cát san lấp

(m3)

Quy

Sông Tiền 66.309.466 173.835.776 52.941.091 120.894.685

Hồng Ngự

C1 6.334.100 18.898.293 8.645.312 10.252.981 Lớn

C2 14.117.167 38.779.679 5.951.171 32.828.508 Lớn

C3 70.127 192.849 192.849 0 Nhỏ

C4 137.768 243.206 234.206 0 Nhỏ

C5 348.036 452.447 0 452.447 Nhỏ

Thanh Bình, Hồng

Ngự, Tam Nông C6 21.814.113 51.927.847 24.966.171 26.961.676 Lớn

Thanh Bình C7 82.826 99.391 0 99.391 Nhỏ

TP. Cao Lãnh, Lấp

Vò, Thanh Bình C8 10.030.759 24.982.904 12.951.382 12.031.522 Lớn

Tp.Cao Lãnh,

Lấp Vò, H. Cao

Lãnh, Sa Đéc

C9 10.646.258 30.870.465 0 30.870.465 Lớn

H.Cao Lãnh,

Châu Thành C10 2.179.735 5.313.104 0 5.313.104 Vừa

Châu Thành C11 548.577 2.084.593 0 2.084.593 Vừa

Sông Hậu 8.906.029 17.996.148 3.617.260 14.378.888

Lấp Vò, Lai Vung C12 7.426.562 15.670.476 3.617.260 12.053.216 Lớn

Lai Vung C13 677.493 982.635 0 982.635 Nhỏ

C14 801.974 1.343.306 0 1.343.306 Nhỏ

Tổng 14 75.215.495 191.831.924 56.558.351 135.273.573

Nguồn: UBND tỉnh Đồng Tháp, 2009 [137].

Page 235: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

PL29

Bảng PL2.8. Các đơn vị và địa điểm được cấp phép khai thác cát sông ở tỉnh Đồng Tháp

TT Tên đơn vị Tên mỏ - khu vực khai thác Diện tích

khai thác (ha)

1

Cty TNHH Xây

dựng Tràm Chim,

huyện Tam Nông

Cát sông Tiền, xã An Hoà, An Long, H.Tam

Nông; xã Phú Thuận B, H. Hồng Ngự; xã

Tân Quới, huyện Thanh Bình

71,4

2

Công ty TNHH

MTV Xây lắp và

VLXD Đồng Tháp

Cát sông Tiền, xã Phong Mỹ, Cao Lãnh và

Phường 11, TP Cao Lãnh

13,74

Cát sông Tiền, xã An hiệp, Bình Thạnh,

huyện Cao Lãnh

9,1

Cát sông Tiền, xã Phú Thuận B, Hồng Ngự 86,6

Cát sông Tiền, xã Thường Phước 1, huyện

Hồng Ngự

73,7

Cát sông Tiền, xã Tân Thạnh, Thanh Bình 56,8

Cát sông Tiền, từ Hồng Ngự đến Sa Đéc: KV

2 xã Long Khánh, Long Khánh B, Long

Thuận; KV 1 Xã Thường Thới Tiền, Long

Khánh A; KV 2A xã Long Khánh B,; KV

2B, xã Long Khánh B; KV 3, xã Long Long

Thuận, Phú Thuận B; KV 3A, xã Phú Thuận

B, (Hồng Ngự); KV 4, xã Long Khánh B, An

Bình A, TX Hồng Ngự; KV 5 (tờ 1) xã Phú

Ninh (Tam Nông), Tân Quới (Thanh Bình);

KV 5 (tờ 2) xã Phú Ninh; Tân Quới, An

Phong, Tân Bình; KV 6: Xã An phong, Tân

Bình (Thanh Bình); KV 7 xã Tân Khánh

Trung (Lấp Vò); xã Mỹ Xương, H. Cao

Lãnh; KV 8 xã Bình Thạnh (Cao Lãnh)

635,5

3 Cty TNHH Sông Hậu,

huyện Lai Vung

Cát sông Hậu, Xã Tân Thành, Tân Hòa, Định

Hòa, huyện Lai Vung

16

Xã Tân Thành, huyện Lai Vung; xã Định

Yên, huyện Lấp Vò

21,8

Xã Phong Hòa, H.Lai Vung 28,75

4 Công ty TNHH Bông

Hồng, TX Sa Đéc

Cát sông Tiền, xã An Nhơn, H. Châu Thành 15,8

Xã Mỹ Xương, Bình Hàng Trung, huyện

Cao Lãnh

20,3

5 Cát sông Tiền, xã Tân Thuận Đông, TP Cao Lãnh 50,8

Page 236: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

PL30

Cty CP Đầu tư Phát

triển nhà và Khu

CN Đồng Tháp

(HIDICO)

Cát sông Tiền, Phường 11, xã Tân Thuận

Tây, xã Tịnh Thới, TP Cao Lãnh; xã Tân

Mỹ, Tân Khánh Trung, H.Lấp Vò; xã Mỹ

Xương, huyện Cao Lãnh

168,5

6

HTX khai thác cát

và sán lấp mặt bằng

huyện Cao Lãnh,

Đồng Tháp

Cát sông Tiền, An hiệp, Bình Thạnh, huyện

Cao Lãnh

17,7

Bình Hàng Trung, huyện Cao Lãnh 25,1

7

Công ty TNHH

Khai thác cát Định

Thành, huyện Lấp

Vò, Đồng Tháp

Xã Tân Thành, huyện Lai Vung; xã Định

Yên, huyện Lấp Vò

21,8

Cát sông Tiền, xã Định An, huyện Lấp Vò 96,55

8

Công ty TNHH

Ngự Bình, huyện

Hồng Ngự

Xã An Bình A, huyện Hồng Ngự 26,34

Cát sông Tiền, xã Phú Thuận B, huyện Hồng Ngự 70,17

9 Công ty TNHH

VAC Tân Bình, Tân Thạnh, huyện Thanh Bình 12,8

10

Công ty TNHH

Tiến Bình, huyện

Thanh Bình

Cát sông Tiền, xã An Phong, Thanh Bình 34,43

Nguồn: xử lý theo Báo cáo của Sở TN&MT tỉnh Đồng Tháp

Bảng PL2.9. Hiện trạng và quy mô bờ bao chống lũ tỉnh Đồng Tháp [136]

TT Huyện,

thị xã

Số lượng Diện tích

phục vụ (ha)

Quy mô (m)

Dài Rộng Cao trình bờ

1 Hồng Ngự 38 22.535 382.750 2 - 4 3,0 - 5,2

2 Tân Hồng 43 28.346 507.200 3 - 6 4,0 - 5,7

3 Tam Nông 52 34.032 546.440 3 - 5 3,0 - 4,8

4 Thanh Bình 51 20.340 544.125 3 - 8 2,6 - 4,0

5 Cao Lãnh 171 27.820 939.330 2,5 - 3 2,6 - 3,2

6 TP. Cao Lãnh 59 6.588 283.590 3 - 5 2,6 - 4,0

7 Tháp Mười 97 22.025 1.039.100 3 - 4 3,2 - 3,6

8 Lấp Vò 153 17.014 924.970 3 - 5 2,4 - 3,5

9 Lai Vung 167 15.963 848.070 3 - 5 2,2 - 3,0

10 Châu Thành 160 19.952 900.534 2 - 6 1,8 - 2,8

11 Sa Đéc 101 3.406 255.230 2 - 4 2,0 - 2,5

Tổng cộng 1.092 218.021 7.171.339

Page 237: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

PL31

Bảng PL2.10. Tổng hợp các công trình bờ kè phòng chống xói lở bờ sông Tiền tỉnh Đồng Tháp

Huyện/thị/ thành phố

Công trình Qui mô

(m) Dạng công trình

Đơn giá (triệu/m)

Kinh phí (tỷ đồng)

Năm hoàn thành

Huyện Hồng Ngự Kè bảo vệ bờ sông Tiền tại xã Thường Thới Tiền - HN

3.224 Tường - cọc

BTCT, lát mái BT, rọ đá

77 249 Đang thi

công

Thị xã Hồng Ngự Kè bảo vệ bờ sông Tiền thị xã Hồng Ngự 3.060 Tường - cọc

BTCT, lát mái BT, rọ đá

57 175 2008 -2010

Lấp Vò

Kè bảo vệ bờ sông Lấp Vò thị trấn Lấp Vò 1.313 BTCT, lát mái BT,

rọ đá 30 40 2008 -2009

Kè bảo vệ bờ sông Tiền tại xã Mỹ An Hưng B

1.900 Dầm - cọc BTCT,

lát mái BT Rọ đá – bao tải cát

65 125 2011-2015

Sa Đéc

Hệ thống công trình chống xói lở bờ sông Sa Đéc khu vực thị xã Sa Đéc. - Đập khóa: Ngăn dòng chảy - Rạch đào: chuyển hướng dòng chảy - Kè bờ

- Đất đắp

-Tường BTCT 1998

Kè bảo vệ bờ sông Tiền tại thị xã Sa Đéc giai đoạn I

962 Tường đá xây, lát

mái BT, rọ đá 54 52 2004

Kè bảo vệ bờ sông Tiền tại thị xã Sa Đéc giai đoạn II

1.568 Tường đá xây, lát

mái BT, rọ đá 53 83 2006-2011

Kè bảo vệ bờ sông Tiền tại Sa Đéc giai đoạn III

2.140 Dầm - cọc BTCT, lát mái BT, rọ đá

75 161 2012-2015

Châu Thành Kè mỏ hàn bảo vệ bờ sông Tiền xã An Hiệp 07 mỏ hàn Rọ đá – bao tải cát 124 2011 – 2015

Kè bờ bảo vệ bờ sông xã An Hiệp 1.345 Rọ đá 57 77 2011 – 2015

Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp, 2017 [9] và Trương Thị Nhàn, 2015 [78].

Page 238: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

PL32

Hình PL2.1. Sạt lở bờ sông Tiền ở ấp Long

Thạnh, Long Thuận, Hồng Ngự (ảnh chụp

tháng 11/2014)

Hình PL2.2. Xói lở ở ấp Phú Thuận, xã Phú

Thuận B, huyện Hồng Ngự (ảnh chụp tháng

11/2014)

Hình PL2.3. Xói lở bờ sông ấp Hạ, xã Tân

Quới, huyện Thanh Bình (ảnh chụp tháng

12/2014)

Hình PL2.4. Xói lở bờ sông ở ấp Tân Phú A,

xã Tân Bình, huyện Thanh Bình (ảnh chụp

11/2014)

Hình PL2.5. Xói lở bờ sông đe dọa tuyến

quốc lộ 30 đoạn qua Ấp 3, xã An Phong,

Thanh Bình (chụp tháng 06/2012, Hữu Nghĩa)

Hình PL2.6. Sạt lở tại ấp Bình Hòa, xã Bình

Thành, huyện Thanh Bình (ảnh chụp tháng

7/2017)

Page 239: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

PL33

Hình PL2.7. Xói lở bờ sông ở xã Hòa An,

TP Cao Lãnh (ảnh chụp 09/2014)

Hình PL2.8. Xói lở bờ sông Tiền đoạn qua

Phường 11, TP Cao Lãnh (ảnh Dương Út

chụp tháng 06/2014)

Hình PL2.9. Đoạn sông Tiền bị xói lở ở

xã Mỹ An Hưng B, huyện Lấp Vò (ảnh

chụp 05/2014)

Hình PL2.10. Xói lở bờ sông Tiền ở ấp An

Thạnh, xã An Hiệp, Châu Thành (ảnh Dạ

Thảo, 07/2014)

Hình PL2.11. Bồi tụ bờ sông Tiền ở ấp

Thượng, xã Tân Quới, huyện Thanh Bình

(ảnh chụp tháng 11/2014)

Hình PL2.12. Bồi tụ bờ sông Tiền ở ấp Tân

Phú A, xã Tân Bình, huyện Thanh Bình (ảnh

chụp 11/2014)

Page 240: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

PL34

Hình PL2.13. Các đoạn sông phân nhánh trên sông Tiền tỉnh Đồng Tháp

Hình PL2.14. Đoạn sông cong từ TP. Cao Lãnh đến Mỹ Thuận [78]

R= 12.000m

R= 2.700m

R= 7.400 m

Đoạn sông cong Sa

Đéc – An Hiệp

Page 241: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

PL35

Hình PL2.15. Sự thay đổi (%) lượng dòng chảy từ thượng nguồn đến hạ lưu vực sông Mekong theo kịch bản phát thải A2 của IPCC [11, p. 130]

Hình PL2.16. Sự thay đổi lưu lượng TB tháng của sông Mekong tại

trạm Tân Châu giai đoạn 2026 - 2041 so với điều kiện khí hậu hiện tại

(1985 - 2000) [11]

Hình PL2.17. Sự thay đổi lưu lượng TB tháng của sông Mekong tại

trạm Tân Châu so với điều kiện khí hậu hiện tại (1985 - 2000) dưới tác

động của các kế hoạch phát triển lưu vực [11]

Page 242: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

PL36

Hình PL2.18. Vùng ngập lũ lịch sử năm 2000 (trái) và năm 2048 (phải) theo kịch bản biến đổi khí hậu phát thải TB - A2 của IPCC [10, p. 143].

Page 243: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

PL37

Hình PL2.19. Khai thác cát trái phép bị

cảnh sát bắt trên sông Tiền đoạn chảy qua

huyện Hồng Ngự (ảnh Trà Giang)

Hình PL2.20. Thuyền đang hút cát trên

sông Tiền đoạn qua TP Sa Đéc

Hình PL2.21. Khai thác cát bằng công

nghệ hút thổi lên bờ [63]

Hình PL2.22. Khai thác cát bằng công

nghệ hút thổi lên ghe

Hình PL2.23. Khai thác cát bằng công

nghệ xáng cạp

Hình PL2.24. Khai thác cát bằng công

nghệ xáng guồng trên sông Tiền, xã Phú

Thuận B, Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp

Page 244: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

PL38

Hình PL2.25. Khai thác đất ở khu vực bờ

sông bị xói lở (ảnh chụp ở xã Tân Thuận

Đông, TP Cao Lãnh)

Hình PL2.26. Vận chuyển và sang cát trên

sông Tiền khu vực xã Hòa An, TP Cao

Lãnh (ảnh chụp tháng 9 năm 2014)

Hình PL2.27. Bờ kè sông Tiền thị xã

Hồng Ngự (ảnh chụp tháng 7/2011)

Hình PL2.28. Công trình chống xói sông

Tiền phường An Lạc, thị xã Hồng Ngự bị

hư hại (ảnh chụp tháng 7/2011)

Hình PL2.29. Bờ kè TP Sa Đéc giai đoạn

1, 2 (ảnh chụp tháng 3/2011)

Hình PL2.30. Bờ kè bằng đá đoạn qua Ấp

3, xã An Phong, Thanh Bình

Page 245: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

PL39

Hình PL2.31. Bờ kè sông Tiền tại Sa Đéc

giai đoạn 3 (ảnh chụp 9/2014)

Hình PL2.32. Nhóm nghiên cứu tiến hành

khảo sát bờ sông và các công trình xây dựng

bờ kè Phường 4, Sa Đéc (ảnh chụp 11/2014)

Hình PL2.33. Biển công trình kè chống xói

lở giai đoạn 3, TP. Sa Đéc (ảnh chụp tháng

9/2014)

Hình PL2.34. Hệ thống kè chống xói lở xã

An Hiệp, huyện Châu Thành

Hình PL2.35. Thả bao cát để xây dựng bờ kè

chống xói lở bờ sông Tiền xã Mỹ An Hưng B,

Lấp Vò (ảnh chụp tháng 5/2014)

Hình PL2.36. Công trình hạn chế xói lở ở

ấp Đông Bình, xã Hòa An, TP Cao Lãnh

thực hiện năm 2012 đã bị hư hỏng nặng

Page 246: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

PL40

PHỤ LỤC CHƯƠNG 3

Bảng PL3.1. Tổng hợp các mặt thiệt bờ sông Tiền tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2005 - 2014

T

T Các mặt

Các năm Tổng

cộng Đơn vị 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

1 Số xã, P, TT bị sạt lở Xã 42 43 39 42 34 35 47 46 46 48

2 Số điểm đang bị sạt lở Điểm 84 104 91 108 96 92 95 95 113 66

3 Chiều dài bờ sông bị sạt lở Km 66 163 101 74 74 23 95 56,44 38,74 31,503

4 Diện tích đất ven sông bị sạt lở Ha 37 34,7 33,32 30,46 36,6 21,97 48,99 17,72 10,27 12,288

283,31

8

5 Số hộ dân cần phải di dời Hộ 1.420 719 2.075 2.172 2.377 1.593 2.022 2.040 1.964 2.472 18.854

6 Số hộ dân đã di dời Hộ 600 366 355 301 771 860 929 1.104 424 739 6.449

7 Số hộ dân phải tiếp tục di dời Hộ 820 353 1.720 1.871 1.606 733 1.093 936 1.540 1.733

8 Giá trị thiệt hại Tr.đ 8.506 7.825 8.423 15.504 34.751 20.332 86.998 40.009 24.648 30.187

277.18

3

Nguồn: Ban chỉ đạo Ứng phó biến đổi khí hậu - phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đồng Tháp [9]

Page 247: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

PL41

Bảng PL3.2. Thống kê hiện trạng DBLD sông Tiền tỉnh Đồng Tháp

Đoạn sông Vị trí đoạn sông

Chiều dài biến động Le

(km)

Tốc độ

biến

động

2005-

2013

(m/năm)

Chiều dài từng đoạn sông (km)

Chiều dài đoạn sông

nghiên cứu L (km)

Hệ số biến động

Ke = 𝑳𝒆

𝑳.100%

Mức độ

Biên giới CPC đến xã Thường

Thời Tiền, huyện Hồng Ngự

Xã Thường Phước 1 0,9 0,3 7,6

38,9 44,99

IV - Mạnh, nhanh, rất

nguy hại, rất nghiêm trọng

Xã Thường Phước 2 1,1 1,9 5,9 Cồn ven Thường Phước 2 (An Lạc, Béo)

3,0 10,0 3,8

Cồn Tàu (Tào) 7,8 15,3 8,7 Bờ Tây xã Thường Thới Tiền 3,0 10,8 3,8 Đông TT Thường Thời Tiền, Hồng Ngự

1,7 0,0 4,6

Tổng 17,5 6,3 38,9

Đoan cù lao Long Khánh

Xã Thường Lạc 0,0 0.0 2,5

87,4 21,62 III - TB, nguy hại,

nghiêm trọng

Phường An Lạc 0,0 0,0 7,9 Phường An Thạnh 0,0 0,0 3,7 Phường An Lộc 0,0 0,0 2,0 Xã An Bình A 1,1 0,3 6,6 Cù lao Thường Thới Tiền 7,6 23,3 8,5 Bắc xã Long Thuận 0,0 0,4 10,7 Bắc sông Cái Vừng (xã Long Thuận)

0,0 0,0 10,9

Bắc cù lao Long Khánh 4,3 1,8 23,4 Nam cù lao Long Khánh 4,6 3,1 11,2

Tổng 18,9 2,89 87,4

Page 248: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

PL42

Đoạn Bắc cù lao Tây

Xã An Hòa, Tam Nông 5,4 2,7 7,2

92,9 25,51

IV - Mạnh, nhanh, rất

nguy hại, rất nghiêm trọng

Xã An Long, Tam Nông 0,0 0,0 2,9 Xã Phú Ninh, Tam Nông 0,0 0,0 6,4 Xã An Phong, Thanh Bình 1,8 0,1 16,2 Nam sông Cái Vừng (xã Phú Thuận A)

0,0 0,0 12,5

Xã Phú Thuận B, Hồng Ngự (phía Bắc)

0,0 0,0 13,9

Xã Phú Thuận B, Hồng Ngự (phía Nam)

6,4 21,3 6,4

Xã Tân Hòa, Thanh Bình 4,6 19,1 10,7 Bắc xã Tân Huề, Thanh Bình 4,4 6,9 4,4 Xã Tân Quới, Thanh Bình 1,1 0,2 12,3

Tổng 23,7 5,0 92,9

Đoạn Nam cù lao Tây

Xã Tân Bình, Thanh Bình 2,1 0,9 13,4

30,6 28,75

III - TB, nguy hại, nghiêm trọng

Nam xã Tân Huề 4,1 6,5 4,1 Xã Tân Long, Thanh Bình 2,6 4,2 8,8 Bắc xã Tân Thạnh, Thanh Bình 0,0 0,0 4,3

Tổng 8,8 2,9 30,6

Đoạn Bắc cù lao Giêng

Nam xã Tân Thạnh, Thanh Bình 0,0 0,4 7,0

32,4 0,62

I - Rất yếu, chậm ít nguy hại, ít nghiêm

trọng

Cồn Én (ven TT Thanh Bình và xã Bình Thành)

0,2 0,0 11,9

TT Thanh Bình 0,0 0,0 3,8 Xã Bình Thành, Thanh Bình 0,0 0,0 7,8 Xã Phong Mỹ, Cao Lãnh 0,0 0,0 1,9

Tổng 0,2 0,08 32,4

Đoạn chảy qua TP Cao Lãnh

Phường 11, TP Cao Lãnh 0,0 0,1 5,4 60,4 14,9

II - Yếu, ít nguy hại, ít

nghiêm trọng Xã Tân Thuận Tây 0,0 0,0 8,4 Xã Hòa An, TP Cao Lãnh 0,0 0,0 3,4

Page 249: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

PL43

Phường 6, TP Cao Lãnh 1,5 0,3 4,9 Cồn nhỏ Tân Thuận Đông (cồn Lân), TP Cao Lãnh

3,2 0,2 12,5

Cồn lớn Tân Thuận Đông (cồn Trà), TP Cao Lãnh

4,3 1,1 14,2

Xã Mỹ An Hưng A, huyện Lấp Vò

0,0 0,0 6,9

Xã Mỹ An Hưng B, huyện Lấp Vò

0,0 0,0 4,7

Tổng 9,0 0,2 60,4

Đoạn chảy qua

huyện Cao Lãnh

Xã Tịnh Thới, TP Cao Lãnh 0,0 0,0 7,4

69,7 14,76 II - Yếu, ít nguy hại, ít

nghiêm trọng

Xã Mỹ Xương, Cao Lãnh 0,0 4,4 9,8 Xã Bình Hàng Trung, Cao Lãnh 3,4 4,7 3,4 Xã Bình Hàng Tây, Cao Lãnh 3,3 2,7 3,3 Xã Tân Mỹ, Lấp Vò 0,0 0,0 6,7 Xã Tân Khánh Trung, Lấp Vò 0,0 0,0 8,9 Xã Tân Khánh Đông, Sa Đéc 0,0 0,0 10,9 Cù lao ven Bình Hành Trung 0,3 0,3 3,2 Cù lao ven Tân Khánh Đông 3,3 0,2 16,1

Tổng 10,2 1,3 69,7

Đoạn Sa Đéc - Châu Thành

Cồn Bình Thạnh, Cao Lãnh 8.3 0,8 27,1

69,1 20,84 III - TB, nguy hại,

nghiêm trọng

Phường Tân Quy Đông, Sa Đéc 0,0 0,0 2,1 Phường 3, Sa Đéc 0,0 0,0 2,3 Phường 4, Sa Đéc 0,0 0,0 5,1 Xã An Hiệp, Châu Thành 5,1 8,0 11,6 TT Cái Tàu Hạ, Châu Thành 0,0 0,0 2,4 Xã An Nhơn, Châu Thành 0,0 0,0 18,5

Tổng 14,4 1,25 69,1

Page 250: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

PL44

Hình PL3.1. Sơ đồ cảnh báo xu hướng DBLD sông Tiền trên mặt bằng

đoạn từ biên giới Campuchia - xã Thường Thới Tiền đến năm 2030

Hình PL3.2. Sơ đồ cảnh báo xu hướng DBLD sông Tiền trên mặt

bằng đoạn cù lao Long Khánh đến năm 2030

Page 251: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

PL45

Hình PL3.3. Sơ đồ cảnh báo xu hướng DBLD sông Tiền trên mặt

bằng đoạn từ Bắc cù lao Tây đến năm 2030

Hình PL3.4. Sơ đồ cảnh báo xu hướng DBLD sông Tiền trên mặt

bằng đoạn Nam cù lao Tây đến năm 2030

Page 252: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

PL46

Hình PL3.5. Sơ đồ cảnh báo xu hướng DBLD sông Tiền trên mặt

bằng đoạn Bắc cù lao Giêng đến năm 2030

Hình PL3.6. Sơ đồ cảnh báo xu hướng DBLD sông Tiền trên mặt

bằng đoạn TP. Cao Lãnh đến năm 2030

Page 253: ẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤgust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26067.pdfĐồng thời, luận án hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và cơ

PL47

Hình PL3.7. Sơ đồ cảnh báo xu hướng DBLD sông Tiền trên mặt

bằng đoạn huyện Cao Lãnh đến năm 2030

Hình PL3.8. Sơ đồ cảnh báo xu hướng DBLD sông Tiền trên mặt

bằng đoạn TP. Sa Đéc - huyện Châu Thành đến năm 2030