Ủy ban nhÂn dÂn quẬn 11 trƯỜng thcs nguyỄn vĂn …

35
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 11 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN PHÚ NI DUNG HỌC TẬP TẠI NHÀ Trong thời gian học sinh được nghỉ do dịch Covid – 19 TUẦN 1 (TỪ 6/9 ĐẾN 10/9) MÔN: GDCD 8 A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI): Tiết: 1 Bài1: TÔN TRNG LPHI I. Đặt vấn đề: sgk/3 II-Nội dung bài học 1.Khái niệm: a.Lẽ phải là những điều được coi là - Đúng đắn - Phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội b.Tôn trọng lẽ phải: - Là công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn, - Biết điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của mình theo hướng tích cực. - Không chấp nhận và không làm những điều sai trái. 2. Ý nghĩa: - Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp, - Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội . - Thúc đẩy xã hội ổn định, phát triển. B. LUYỆN TẬP: Câu 1: Em hãy kể 4 việc làm tôn trọng lẽ phải và 4 việc làm chưa tôn trọng lẽ phải. Câu 2: Theo em, những hành vi sau đây có thể hiện tôn trọng lẽ phải không? Vì sao? a) Chấp hành tốt mọi nội qui nơi mình sống, làm việc và học tập; b) Chỉ làm những việc mà mình thích; c) Gió chiều nào che chiều ấy, cố gắng không làm mất lòng ai; d) Lắng nghe ý kiến của mọi người, nhưng cũng sẵn sàng tranh luận với họ để tìm ra lẽ phải. ---Hết---

Upload: others

Post on 30-Nov-2021

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 11

TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN PHÚ

NỘI DUNG HỌC TẬP TẠI NHÀ

Trong thời gian học sinh được nghỉ do dịch Covid – 19

TUẦN 1 (TỪ 6/9 ĐẾN 10/9)

MÔN: GDCD 8

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

Tiết: 1 Bài1: TÔN TRỌNG LẼ PHẢI

I. Đặt vấn đề: sgk/3

II-Nội dung bài học

1.Khái niệm:

a.Lẽ phải là những điều được coi là

- Đúng đắn

- Phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội

b.Tôn trọng lẽ phải:

- Là công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn,

- Biết điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của mình theo hướng tích cực.

- Không chấp nhận và không làm những điều sai trái.

2. Ý nghĩa:

- Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp,

- Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội .

- Thúc đẩy xã hội ổn định, phát triển.

B. LUYỆN TẬP: Câu 1: Em hãy kể 4 việc làm tôn trọng lẽ phải và 4 việc làm chưa tôn trọng lẽ phải.

Câu 2: Theo em, những hành vi sau đây có thể hiện tôn trọng lẽ phải không? Vì sao?

a) Chấp hành tốt mọi nội qui nơi mình sống, làm việc và học tập;

b) Chỉ làm những việc mà mình thích;

c) Gió chiều nào che chiều ấy, cố gắng không làm mất lòng ai;

d) Lắng nghe ý kiến của mọi người, nhưng cũng sẵn sàng tranh luận với họ để tìm

ra lẽ phải.

---Hết---

NỘI DUNG HỌC TẬP TẠI NHÀ

Trong thời gian học sinh được nghỉ do dịch Covid – 19

TUẦN 1 (TỪ 6/9/21 ĐẾN 11/9/21)

MÔN: CÔNG NGHỆ 8

*********

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

Tiết1-Bài 1: VAI TRÒ CỦA BẢN VẼ KĨ THUẬT

TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG

I-Khái niệm về bản vẽ kỹ thuật:

- Bản vẽ kĩ thuật (gọi tắt là bản vẽ) trình bày các thông tin kĩ thuật của sản phẩm dưới

dạng các hình vẽ và các kí hiệu theo các quy tắc thống nhất và thường vẽ theo ty lệ.

- BVKT thường vẽ bằng tay, bằng dụng cụ vẽ hoặc bằng sự trợ giúp của máy tính

điện tử.

II-Bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất:

*Bản vẽ kĩ thuật là ngôn ngữ dùng chung trong kĩ thuật. Nó diễn tả chính xác hình

dạng, kết cấu của sản phẩm hoặc công trình. Sau đó người công nhân sẽ căn cứ theo

bản vẽ để tiến hành chế tạo, lắp ráp, thi công,..

III. Bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống:

*Bản vẽ kĩ thuật là tài liệu cần thiết kèm theo sản phẩm để người sử dụng có thể khai

thác hết tính năng và sử dụng sản phẩm một cách an toàn, hiệu quả.

IV- Bản vẽ dùng trong các lĩnh vực kĩ thuật:

- Các lĩnh vực kĩ thuật đều dùng bản vẽ kĩ thuật và đều sử dụng bản vẽ của riêng

ngành mình. (lĩnh vực cơ khí, giao thông, kiến trúc, nông nghiệp, công nghiệp..)

- Học vẽ kĩ thuật để ứng dụng vào sản xuất, đời sống và tạo điều kiện để học tốt các

môn khoa học-kĩ thuật khác.

B. LUYỆN TẬP:

Câu 1: Vì sao nói bản vẽ kĩ thuật là “ ngôn ngữ” chung dùng trong kĩ thuật? ...........................................................................................................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................................................................................................

Câu 2: Bản vẽ kĩ thuật có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất?

...........................................................................................................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 2- Bài 2: HÌNH CHIẾU

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

I.Khái niệm hình chiếu:

- Hình chiếu của vật thể là hình nhận được của vật thể trên mặt phẳng chiếu.

II. Các phép chiếu:

Đặc điểm các tia chiếu khác nhau, cho ta các phép chiếu khác nhau

- Phép chiếu xuyên tâm: các tia chiếu đồng quy tại một điểm

- Phép chiếu song song: các tia chiếu song song nha

- Phép chiếu vuông góc: các tia chiếu vuông góc với mặt phẳng chiếu.

III. Các hình chiếu vuông góc:

1- Các mặt phẳng chiếu: có 03 mặt phẳng chiếu

- Mặt phẳng chiếu đứng

- Mặt phẳng chiếu bằng

- Mặt phẳng chiếu cạnh

2- Các hình chiếu: có 03 hình chiếu

- Hình chiếu đứng có hướng chiếu từ trước tới

- Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ trên xuống

- Hình chiếu cạnh có hướng chiếu từ trái sang

IV. Vị trí các hình chiếu:

- Hình chiếu đứng : ở góc trên bên trái bản vẽ.

- Hình chiếu bằng: bên dưới hình chiếu đứng

- Hình chiếu cạnh : bên phải hình chiếu đứng

Quy ước: - Cạnh thấy của vật thể được vẽ bằng nét liền đậm

- Cạnh khuất của vật thể được vẽ bằng nét đứt

B. LUYỆN TẬP:

Câu 1: Thế nào là hình chiếu của một vật thể? Kể tên các hình chiếu? ........................................................................................................................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 2: Tên gọi và vị trí của các hình chiếu trên bản vẽ như thế nào? ........................................................................................................................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 3: Hoàn thành bài tập: bảng 2.1 và bảng 2.2 trong SGK trang 10,11

( Xem bảng 2.4- Một số loại nét vẽ cơ bản trong SGK trang 12)

---Hết---

NỘI DUNG HỌC TẬP TẠI NHÀ

Trong thời gian học sinh được nghỉ do dịch Covid – 19

TUẦN 1 (TỪ 06.09.21 ĐẾN 10.09.21)

MÔN: HÓA HỌC KHỐI 8

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

NỘI DUNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM LỚP 8

Tuần 1 - Chủ đề 1:

CHẤT – NGUYÊN TỬ - NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

1. Chất

- Chất có ở khắp mọi nơi, ở đâu có vật thể (tự nhiên, nhân tạo) là ở đó có chất.

- Mỗi chất có tính chất (vật lí, hóa học) nhất định.

- Muốn biết tính chất của chất phải quan sát, dùng dụng cụ đo, làm thí nghiệm.

- Chất tinh khiết là chất không bị trộn lẫn với bất kì chất nào khác.

- Hỗn hợp gồm hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau.

- Dựa vào sự khác nhau về tính tính vật lí để tách riêng chất tinh khiết ra khỏi hỗn

hợp (một số phương pháp như lọc, làm bay hơi, chiết, dùng nam châm).

2. Nguyên tử

- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện.

- Nguyên tử cấu tạo gồm hai phần là vỏ tạo bởi hạt electron (e, -) và hạt nhân tạo bởi

proton (p, +) và nơtron (n, không mang điện tích).

- Nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân

- Trong cùng 1 nguyên tử: số proton = số electron.

- Khối lượng hạt nhân được xem như khối lượng của nguyên tử.

3. Nguyên tố hóa học

- Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt

nhân.

- Kí hiệu hóa học dùng để biểu diễn ngắn gọn nguyên tố hóa học và chỉ một nguyên

tử của nguyên tố đó. Mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng một hay hai chữ cái trong

đó chữ cái đầu viết in hoa, chữ cái thứ hai (nếu có) viết thường.

Ví dụ: carbon(C), calcium (Ca), copper (Cu)

1 H là 1 nguyên tử hydrogen, 2 H là 2 nguyên tử hydrogen.

- Bảng một số nguyên tố hóa học

Số

Proton Tên nguyên tố

(Tiếng việt) Danh pháp

IUPAC Kí hiệu

hóa học Nguyên tử

khối Hóa trị

1 Hiđro Hydrogen H 1 I 2 Heli Helium He 4 Khí hiếm 3 Liti Lithium Li 7 I 4 Beri Beryllium Be 9 II 5 Bo Boron B 11 III 6 Cacbon Carbon C 12 IV,II 7 Nitơ Nitrogen N 14 III,II,IV… 8 Oxi Oxygen O 16 II 9 Flo Fluorine F 19 I 10 Neon Neon Ne 20 Khí hiếm 11 Natri Sodium Na 23 I 12 Magie Magnesium Mg 24 II 13 Nhôm Aluminium Al 27 III

14 Silic Silicon Si 28 IV 15 Photpho Phosphorus P 31 III,V 16 Lưu huỳnh Sulfur S 32 II,IV,VI 17 Clo Chlorine Cl 35,5 I

19 Kali Potassium K 39 I 20 Canxi Calcium Ca 40 II 24 Crom Chromium Cr 52 II,III,... 25 Mangan Manganese Mn 55 II,IV,VII... 26 Sắt Iron Fe 56 II,III 29 Đồng Copper Cu 64 II, I 30 Kẽm Zinc Zn 65 II 35 Brom Bromine Br 80 I 47 Bạc Silver Ag 108 I 56 Bari Barium Ba 137 II 80 Thủy ngân Mercury Hg 201 I,II 82 Chì Lead Pb 207 II,IV

- Nguyên tử khối là khối lượng nguyên tử tính bằng đơn vị carbon viết tắt là đvC.

- 1 đvC = khối lượng nguyên tử carbon = x1,9926. 10-23g = 0,16605. 10-23g

- Mỗi nguyên tố có một nguyên tử khối riêng biệt.

- Nguyên tử khối còn cho biết sự nặng nhẹ giữa các nguyên tử (so sánh các nguyên tử

với nhau).

B. LUYỆN TẬP:

Dạng 1: Ý nghĩa cách viết:

Câu 1: Cách viết 2 O, 5 Ca, 3 N, 6 Ag, 4 K, 9 S, 8 P lần lượt chỉ ý gì?

Mẫu: 2 H : Hai nguyên tử hydrogen.

3 Br: Ba nguyên tử bromine.

Câu 2: Dùng số và kí hiệu hóa học diễn đạt ý sau: ba nguyên tử oxygen, bảy nguyên

tử zinc, sáu nguyên tử sulfur, hai nguyên tử phosphorus, tám guyên tư iron, năm

nguyên tử aluminium, chín nguyên tử potassium.

Mẫu: ba nguyên tử nitrogen : 3 N

hai nguyên tử lithium : 2 Li

Dạng 2: Dựa vào bảng một số nguyên tố hóa học, hãy so sánh sự nặng nhẹ giữa

các nguyên tử sau: 1. Nguyên tử aluminium với nguyên tử calcium

2. Nguyên tử barium với nguyên tử iron.

3. Nguyên tử sulfur với nguyên tử oxygen

4. Nguyên tử sodium với nguyên tử zinc.

5. Nguyên tử magnesium với nguyên tử copper.

6. Nguyên tử chlorine với nguyên tử phosphorus.

Mẫu

Ví dụ 1: Nguyên tử hydrogen với nguyên tử helium.

Ta có: = = 0,25 lần <1

Vậy nguyên tử hydrogen nhẹ hơn, bằng 0,25 lần nguyên tử helium

Ví dụ 2: Nguyên tử oxygen với nguyên tử nitrogen.

Ta có: = = 1,14 lần >1

Vậy nguyên tử oxygen nặng hơn, bằng 1,14 lần nguyên tử nitrogen.

Dạng 3. Dựa vào bảng một số nguyên tố hóa học và cho biết 1 đvC có khối lượng là

0,16605. 10-23g. Hãy tìm khối lượng tính bằng gam của các nguyên tử có kí hiệu hóa

học là Mg, Al, Fe, S, P, Na, Cl, S theo mẫu sau:

Mẫu Ví dụ 1: Tìm Khối lượng tính bằng gam của nguyên tử magnesium (Mg = 24)

Ta có: Mg = 24 đvC= 24x 0,16605. 10-23g = 3,9852.10-23g

Vậy khối lượng tính bằng gam của nguyên tử magnesium (Mg) là 3,9852.10-23g.

Ví dụ 2: Tìm Khối lượng tính bằng gam của nguyên tử copper (Cu = 64)

Ta có: Cu = 64 đvC= 64x 0,16605. 10-23g = 10,6272.10-23g

Vậy khối lượng tính bằng gam của nguyên tử copper (Cu) là 10,6272.10-23g

Dạng 4. Xác định tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố X trong mỗi trường hợp sau:

1. Nguyên tử X nặng bằng 0,5 lần nguyên tử nitrogen.

2. Nguyên tử X nặng bằng lần nguyên tử oxygen.

3. Nguyên tử X nặng bằng lần nguyên tử bromine.

4. Nguyên tử X nặng bằng 2 lần nguyên tử oxygen.

5. Nguyên tử X nặng bằng 31 lần nguyên tử hydrogen.

6. Nguyên tử sulfur nặng bằng 0,5 lần nguyên tử X.

Mẫu

Ví dụ 1: X nặng bằng nguyên tử iron

Ta có: Fe = 56

X = Fe = .56 = = 28

Vậy X là nguyên tố silicon, kí hiệu hóa học là Si.

Ví dụ 2: X nặng bằng 2 lần bằng lần nguyên tử sulfur.

Ta có: S = 32

X = 2 S =2 .32 = 64

Vậy X là nguyên tố copper, kí hiệu hóa học là Cu

---Hết---

NỘI DUNG HỌC TẬP TẠI NHÀ

Trong thời gian học sinh được nghỉ do dịch Covid – 19

TUẦN 1 (TỪ 6/9 ĐẾN 11/9/2021)

MÔN: SINH 8

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

BÀI 1: MỞ ĐẦU

I. VỊ TRÍ CỦA CON NGƯỜI TRONG TỰ NHIÊN:

Người là động vật thuộc lớp thú.

Đặc điểm cơ bản phân biệt người với động vật là người biết chế tạo và sử dụng

công cụ lao động vào những mục đích nhất định, có tư duy, tiếng nói, chữ viết.

II. NHIỆM VỤ CỦA MÔN CƠ THỂ NGƯỜI VÀ VỆ SINH:

Cung cấp kiến thức về đặc điểm cấu tạo và chức năng của cơ thể người trong mối

quan hệ với môi trường, những hiểu biết về phòng chống bệnh tật và rèn luyện thân

thể.

Kiến thức về cơ thể người có liên quan tới nhiều ngành khoa học như Y học, tâm lí

giáo dục học, hội họa, thể thao…

III. PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP MÔN HỌC CƠ THỂ NGƯỜI VÀ VỆ SINH.

- Kết hợp các phương pháp: quan sát, thí nghiệm và vận dụng kiến thức, kĩ năng vào

thực tế cuộc sống.

Chương I: Khái quát về cơ thể người

BÀI 2: CẤU TẠO CƠ THỂ

I. CẤU TẠO:

1. CÁC PHẦN CƠ THỂ:

- Cơ thể người gồm 3 phần: đầu, thân, chi.

- Khoang ngực và khoang bụng được ngăn cách bởi cơ hoành.

2. CÁC HỆ CƠ QUAN:

- Hệ vận động:Vận động và di chuyển.

- Hệ tiêu hóa:Biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng đồngthời thải chất bã ra

ngoài.

- Hệ tuần hoàn:Vận chuyển oxi và chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể đồng thời thải

chất bã ra ngoài.

- Hệ hô hấp: thực hiện trao đổi khí.

- Hệ bài tiết: Lọc từ máu các chất thải và thải ra ngoài.

- Hệ thần kinh: Điều khiển, điều hòa phối hợp hoạt động của các hệ cơ quan.

II. SỰ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN.

- Các cơ quan trong cơ thể là một khối thống nhát, có sự phối hợp với nhau, cùng

thực hiện chức năng sống.

- Sự phối hợp đó được thực hiện nhờ cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch.

B. LUYỆN TẬP: - Câu 1:Trình bày điểm giống nhau và khác nhau giữa người và động vật thuộc lớp

thú

- Câu 2: Cơ thể người gồm mấy phần? Phần thân chứa những cơ quan nào?

---Hết---

NỘI DUNG HỌC TẬP TẠI NHÀ

Trong thời gian học sinh được nghỉ do dịch Covid – 19

TUẦN 01 (TỪ 06/09 ĐẾN 10/09)

MÔN: MỸ THUẬT

BÀI 1 : SƠ LƯỢC VỀ MỸ THUẬT THỜI LÊ

(TỪ THẾ KỈ XV ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVIII)

(TIẾT 1)

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

1. Vài nét về bối cảnh lịch sử - xã hội thời nhà Lê :

- Năm 1400 Hồ Quý Ly truất ngôi nhà Trần, tự xưng vua. Triều đại nhà Hồ ra đời

(Hồ Quý Ly tên thật là Lê Quý Ly đổi sang họ Hồ). Năm 1946 nhà Minh (Trung

Quốc) sang xâm lược nước ta, tới tháng 6/1407 cuộc kháng chiến của quân dân nhà

Hồ thất bại. Nước ta rơi vào tay giặc.

- Sau đó cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo thu hút nhiều sĩ phu yêu nước

kéo dài trong 10 năm (1417-1427) đã dành thắng lợi vẻ vang. Quân Minh bị đánh

đuổi, Lê Lợi lên ngôi vualập nên triều đại nhà Lê. Lịch sử gọi đây là thời kì nhà Lê

sơ hay hậu Lê để phân biệt với thời tiền Lê của vua Lê Đại Hành.

2. Đặc điểm và các thành tựu nổi bật của mỹ thuật thời Lê :

- Kiến trúc Thăng Long : về cơ bản vẫn giữ nguyên các sắp xếp như thời Lý-Trần.

+ Trong khu vực Hoàng Thành, xây dựng và sữa chữa nhiều công trình kến trúc:

Kính Thiên, Cần Chánh, Vạn Thọ…

+ Bên ngoài Hoàng Thành, nhiều công trình đẹp : đình Quảng Văn ở ngoài Đại

Hưng, cầu Ngoạn Thiềm để vào Hoàng Thành.

- Kiến trúc Lam Kinh : vua Lê Thái Tổ cho xây dựng ở quê nhà ông 1 cung điện

nguy nga như thành Thăng Long gọi là Lam Kinh dành cho Hoàng Thân ở, xung

quanh điện là lăng các vua và hoàng hậu nhà Lê. Khu điện được xây dựng theo thế

đất tựa núi nhìn sông, bồn bề nước non xanh biếc, rừng rậm. Hiện nay ở đây vẫn còn

bia Vĩnh Lăng ghi công Lê Thái Tổ và lăng của các vua Lê cùng các tác phẩm điêu

khắc đá.

- Kiến trúc tôn giáo : thời kì đầu nhà Lê, đề cao Nho giáo, cho xây dựng các miếu

thờ Khổng Tử và trường dạy nho học (Quốc Tử Giám hoặc nhà Thái học). Triều

đình vẫn cho tu sửa các ngôi chùa cũ : chùa Thầy, chùa Kim Liên-Hà Nội, ngoài ra

còn xây các miếu thờ những vị anh hùng có công với dân tộc : đền thờ Trần Hưng

Đạo, Đinh Tiên Hoàng, Phùng Hưng, Lê Lai, Nguyễn Xí…

Từ sau nội chiến Lê-Mạc, nhà Lê cho tu sửa và xây mới nhiều chùa : chùa keo-thái

bình, chùa Mía-đường lâm hà tây, chùa Bút Tháp-Bắc Ninh.

-Điêu khắc, chạm khắc trang trí và nghệ thuật gốm :

+Mỹ thuật thời Lê kế thừa tinh hoa của mỹ thuật Lý-Trần vừa giàu tính dân gian vừa

phát triển tạo ra những nét riêng mang đậm tính dân gian.

+Một số đồ gốm thời Lê sơ : gốm men nâu và gốm da lươn giống thời trước, gốm

men trắng hoa lam thời Lê, điệu khắc trên lăng vua Lê, tượng Phật bà quan âm nghìn

mắt nghìn tay, bia Vĩnh Lăng, chạm khắc đá điện Kính Thiên…

Các pho tượng tạc người, lân, ngựa, tê giác, hổ, voi ở khu Lam Kinh đều nhỏ và được

gắn liền với nghệ thuật dân gian.

Tượng rồng tạc ở điện Kính Thiên và Lam Kinh dài 9m với hình khối tròn trịa, có

bờm uốn ngược phủ sau gáy, thân uốn lượn có nhiều dải mây.

+Chạm khắc trang trí gắn liền với các công trình kiến trúc chùa, làm cho các ngôi

chùa đẹp hơn, thời Lê chặm khắc trên đá còn được sử dụng trên các tấm bia ghi công,

mộ…hình chạm khắc chỗ nổi chỗ chìm uyển chuyển sắc sảo với những nét uốn lượn

dứt khoát rõ ràng. Chùa Bút Tháp có 58 bức chạm.

Chạm khắc gỗ ở đình làng miêu tả cảnh sinh hoạt : đánh cờ, chọi gà, chèo thuyền,

nam nữ vui chơi…

Con Rồng thời Lê thân uốn lượn như thời Lý-Trần nhưng mặt dữ tợn hơn.

B. LUYỆN TẬP:

1. Học thuộc bài dựa trên các câu hỏi gợi ý :

- Hoàn cảnh lịch sử và đặc điểm mỹ thuật thời Lê ?

- Liên hệ.

2. Chuẩn bị bài mới :

Học sinh xem trước bài “Mỹ thuật Việt Nam”.

---Hết---

NỘI DUNG HỌC TẬP TẠI NHÀ

Trong thời gian học sinh được nghỉ do dịch Covid – 19

TUẦN 1 (TỪ 06/09/2021 ĐẾN 11/09/2021)

MÔN: TOÁN. ĐẠI SỐ LỚP 8

CHƯƠNG I: PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA CÁC ĐA THỨC

Bài 1: NHÂN ĐƠN THỨC VỚI ĐA THỨC 1/ Quy tắc

2/ Áp dụng: Làm tính nhân

(-2x3) . (x2 + 5x –2

1)

= (-2x3). x2 + (-2x3 ). 5x – (-2x3). 2

1

= - 2x5 + (-10x4 ) – (- x3)

= - 2x5 - 10x4 + x3

( 3x3y – 2

1x2 +

5

1xy) . 6xy3

= 6xy3. 3x3y – 6xy3.2

1x2 + 6xy3.

5

1xy

= 18x4y4 – 3x3y3 + 5

6x2y4

Diện tích hình thang = (Tổng 2 đáy) x Chiều cao : 2

S = 2

2)].3()35[( yyxx

=2

2).38( xyx

=8x2 + 3x + xy

Với x = 3m thì : S = 8.32 + 3.3 + 3.2= 87m2

Bài 3 trang 5: Tìm x, biết:

a/ 3x(12x – 4) – 9x (4x – 3) = 30

36x2 – 12x – 36x2 + 27x = 30

15x = 30

x = 2

Luyện tập ở nhà:

Bài 1 trang 5: Làm tính nhân:

a) x2.(5x3 – x - 1

2)

Muốn nhân một đơn thức với một đa thức ta nhân đơn thức với từng hạng tử

của đa thức rồi cộng các tích với nhau.

A.(B+C) = A.B + A.C

?2

?3

b) (3xy – x2 + y ). 2

3x2y

c) ( 4x3 – 5xy + 2x ).( 1

2

xy)

Bài 3 trang 5: Tìm x : b) x.(5 - 2x) + 2x.(x – 1) = 15

Bài 2: NHÂN ĐA THỨC VỚI ĐA THỨC 1/ Quy tắc

2/ Áp dụng:

Làm tính nhân

a/ (x + 3)(x2 + 3x – 5)

= x.x2 + x.3x – x.5 + 3.x2 + 3.3x – 3.5

= x3 + 3x2 – 5x + 3x2 + 9x – 15

= x3 + 6x2 + 4x – 15

b/ ( xy – 1 ) ( xy + 5)

= xy.xy + xy .5 – 1. xy – 1. 5

= x2y2 + 5xy – xy – 5

= x2y2 + 4xy – 5

Bài 11 trang 8 : Chứng minh giá trị biểu thức sau không phụ thuộc vào giá trị của

biến

(x – 5) (2x + 3) – 2x(x – 3) + x + 7

= x.2x + x.3 – 5.2x – 5.3 – 2x.x + 2x.3 +x + 7

= 2x2 + 3x – 10x – 15 – 2x2 + 6x + x + 7

= -8

Biểu thức có giá trị là -8. Vậy giá trị biểu thức trên không phụ thuộc vào giá trị của biến x

Luyện tập ở nhà:

Bài 10 trang 8: Thực hiện phép tính:

a/ (x2 – 2x + 3) (5

1x – 5)

b/ (x2 – 2xy + y2) (x – y)

Bài 13 trang 9 : Tìm x, biết: (12x – 5)(4x – 1) + (3x – 7)(1 – 16x) = 81

---Hết---

Muốn nhân một đa thức với một đa thức, ta nhân mỗi hạng tử của đa thức này

với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các tích với nhau.

(A+B).(C+D) = A.C + A.D+B.C + B.D

?2

NỘI DUNG HỌC TẬP TẠI NHÀ

Trong thời gian học sinh được nghỉ do dịch Covid – 19

TUẦN 1 (TỪ 06/09/2021 ĐẾN 11/09/2021)

MÔN: TOÁN- HÌNH HỌC LỚP 8

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

I. TỨ GIÁC 1. Định nghĩa :

a) Tứ giác : SGK/64

* Tứ giác ABCD (BDCA, CDAB ...) có

Các điểm : A ; B ; C ; D là các đỉnh.

Các đoạn thẳng AB ; BC ; CD ; DA là các cạnh

b) Tứ giác lồi : SGK/65

Tứ giác ABCD có :

-Các đỉnh kề nhau là :A và B, B và C, Cvà D ,A và D

Các cạnh kề nhau là:AB và BC, BC và CD, CD và DA, DA và AB

Các cạnh đối nhau là :AB và CD, AD và BC

Các góc kề nhau là: Â và B , B và C

Các góc đối nhau là: Â và C , B và D

Các đường chéo là :AC và BD

2. Tổng các góc của tứ giác :

Tứ giác ABCD có :

 + DCB ˆˆˆ = 3600

* Định lý:

Tổng các góc của 1 tứ giác bằng 3600

II. HÌNH THANG 1. Định nghĩa :

A

B

C D

A

B

C

D

A B

BHD

Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song

ABCD hình thang AB // CD

AB và CD : Các cạnh đáy (hoặc đáy)

AD và BC : Các cạnh bên

AH : là một đường cao của hình thang.

?1 a) Các tứ giác ABCD, EFGH là các hình thang

b) Hai góc kề một cạnh bên của hình thang bù nhau.

?2

Nối AC

a) Ta có ABC = CDA (g.c.g)

=> AD = BC, AB = CD

b) Ta có ABC = CDA (c.g.c)

=> AD = BC và DAC BCA => AD // BC

* Nhận xét : SGK/70

Hình thang ABCD có AB // CD

+ Nếu AD // BC thì AD = BC và AB = CD

+ Nếu AB = CD thì AD = BC và AD // BC

2. Hình thang vuông :

+ Hình thang vuông là hình thang có 1 góc vuông

+ ABCD là hình thang vuông

AB // CD và A = 900

- Học thuộc các định nghĩa và các nhận xét của hình thang.

B. LUYỆN TẬP: BT:1, 2, 3 tr 66, 67 SGK

BT: 7, 8; 9; tr 71 SGK

---Hết---

B

CD

A A B

CD

A B

CD

NỘI DUNG HỌC TẬP TẠI NHÀ

Trong thời gian học sinh được nghỉ do dịch Covid – 19

TUẦN 1 (TỪ 6/9/2021 ĐẾN 12/9/2021)

MÔN: ÂM NHẠC KHỐI 8

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

Tiết 1:

Học bài hát: Mùa thu ngày khai trường

1. Thông tin nhạc sĩ Vũ Trọng Tường:

- Ông sinh năm 1946.

Quê quán: Hải Dương.

- Ông nguyên là Trưởng phòng hội viên thuộc văn phòng hội nhạc sĩ Việt

Nam và nay ông đã nghỉ hưu. Hiện cư trú tại Hà Nội.

- Sự nghiệp: Ông bắt đầu sáng tác từ năm 1965 với sở trường viết ca khúc

cho thiếu nhi và nhiều đối tượng khác.

- Bài hát nổi tiếng: Mùa thu ngày khai trường, Lời ru của mẹ, Cây bàng mùa

hạ, Hạt nắng sân trường, Chú dế mèn ngộ nghĩnh, Hạ Long đêm trăng, Khi

Hà Nội vào thu…

2. Tìm hiểu bài hát: Mùa thu ngày khai trường:

- Nhịp: 2/4

- Kí hiệu: Dấu nối, dấu luyến, dấu lặng đen.

- Chia câu: 4 câu:

- Câu 1: “Tiếng trống trường … xanh lá.”

- Câu 2: “Mùa sang … tiếng hát mùa thu.”

- Câu 3: “Mùa thu ơi! … trên vai em.”

- Câu 4: “ Mùa thu ơi! … như trời thu.”

- Bài hát viết ở giọng Đô trưởng ( Không có dấu hóa và kết thúc ở nốt Đô)

B. LUYỆN TẬP:

Nghe và tập trình bày bài hát Mùa thu ngày khai trường. ( Học thuộc bài)

---Hết---

NỘI DUNG HỌC TẬP TẠI NHÀ

Trong thời gian học sinh được nghỉ do dịch Covid – 19

TUẦN 1 (TỪ 06/09/2021 ĐẾN 10/09/2021)

MÔN: ĐỊA LÝ 8

Chủ đề 1: CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA CHÂU Á.

(Bài 1 + 2 + 3 + 4 )

TUẦN 1:

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

I.Đặc điểm địa hình.

Có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao đồ sộ tập trung ở vùng trung tâm và

nhiều đồng bằng rộng nằm xen kẽ nhau làm cho địa hình bị chia cắt phức tạp.

II.Khí hậu.

1.Khí hậu Châu Á phân hóa rất đa dạng

-Khí hậu phân hóa thành nhiều đới khác nhau: Do lãnh thổ trải dài từ vùng

cực bắc đến vùng xích đạo nên châu Á có 5 đới KH

-Các đới khí hậu phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau: Vì lãnh thổ

rất rộng, có núi, sơn nguyên cao ngăn ảnh hưởng của biển vào sâu nội địa và khí

hậu thay đổi theo độ cao ở vùng núi và cao nguyên.

2.Khí hậu Châu Á phổ biến là kiểu khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa

B. LUYỆN TẬP: Câu 1: Dựa vào Hình 1.2 sgk Trang 5.Kể tên các dãy núi,sơn nguyên,đồng bằng

lớn của Châu Á? + Dãy núi chính:….

+ Sơn nguyên:…

+ Đồng bằng lớn :…

Câu 2: Dựa vào Hình 2.1 sgk Trang 7.

- Đọc tên các đới khí hậu từ vùng Cực Bắc đến vùng Xích Đạo dọc theo Kinh tuyến

800Đ?

-Giải thích tại sao khí hậu Châu Á lại chia thành nhiều đới như vậy?

Hình 2.1: Lược đồ các đới khí hậu của Châu Á.

---Hết---

NỘI DUNG HỌC TẬP TẠI NHÀ

Trong thời gian học sinh được nghỉ do dịch Covid – 19

TUẦN 1 (TỪ 06/9/2021 ĐẾN 12/9/2021)

MÔN: Thể dục 8

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

I. Sinh hoạt nội quy:

1. Học sinh ngồi vào bàn học trước 15 phút chuẩn bị máy tính cá nhân hoặc điện

thoại, đăng nhập sẵn tài khoản vào lớp học. Nghỉ học hoặc vào muộn PHHS phải xin

phép GVCN và GVBM.

2. Học sinh phải dùng tên thật của mình trong suốt quá trình học trực tuyến.

3. Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và tài liệu theo yêu cầu.

4. Học sinh bật/tắt camera và microphone theo sự chỉ dẫn của thầy cô trong lớp. Đề

nghị phụ huynh trang bị đầy đủ phương tiện học tập cho các con (máy tính, điện thoại

có camera và âm thanh). Nếu con nào không bật cam theo yêu cầu của thầy cô con sẽ

không được tiếp tục tham gia học. Thầy cô sẽ cương quyết mời con ra khỏi lớp và đề

nghị GVCN đánh giá hạnh kiểm.

5. Tuyệt đối KHÔNG CHAT những nội dung không liên quan đến bài học trên cửa

sổ Zoom làm gián đoạn việc dạy của thầy cô và ảnh hưởng tới lớp học. Nếu có ý kiến

gì các con giơ tay, bật mic và trao đổi trực tiếp với thầy cô con nào vi phạm sẽ được

mời ra khỏi lớp. Tuyệt đối không nói leo khi thầy/cô giảng bài.

6. Đề nghị các con ăn uống, đi vệ sinh trước khi vào lớp. Khi đã vào phòng học tuyệt

đối không xin đi vệ sinh hay ăn uống phản cảm.

7. Học sinh mặc trang phục nghiêm chỉnh. Không mặc áo mai ô, đồ ngủ…

8. Tuyệt đối không cho ID cho các bạn trường khác hoặc người lạ vào trong lớp học.

9. Sau khi hết đợt nghỉ dịch, các con đi học trở lại, nhà trường sẽ có lịch kiểm tra kiến

thức ngay theo đúng quy định của BGD&ĐT.

10. Các tiết học online sẽ được tính như tiết học chính khóa theo quy định của Bộ.

11. Yêu cầu 100% học sinh đã đăng ký học phải thực hiện nghiêm túc nội quy trên.

Nếu vi phạm sẽ bị xử lý ky luật.

II. Hướng dẫn các nguyên tắc tập luyện.

1. Nguyên tắc tăng tiến: học sinh phải tập luyện từ đơn giản đến phức tạp, từ nhẹ đến

nặng. Trước khi một buổi tập nhất thiết phải khởi động thật kỹ.

2. Nguyên tắc vừa sức: tùy theo sức khỏe, giới tính, lứa tuổi mà học sinh tập luyện

cho vừa sức. Trong quá trình tập luyện nếu thấy tình trạng sức khỏe không ổn định

thì học sinh cần phải báo với giáo viên biết để giảm lượng vận động hoặc đi kiểm tra

sức khỏe.

3. Nguyên tắc hệ thống: học sinh cần tập luyện một cách hệ thống, thường xuyên và

liên tục để phát triển các tố chất thể lực.

B. LUYỆN TẬP:

* Hướng dẫn bài khởi động, hồi tĩnh.

1. Khởi động chung: Xoay các khớp: Cổ, cổ tay, cổ chân, khớp khuyu, khớp vai;

vặn mình, xoay hông, lườn, bụng; ép dọc, ép ngang.

2. Khởi động chuyên môn: Tùy theo nội dung tập luyện chính mà ta có một số bài

khởi động chuyên môn như:

- Chạy: Đi bước nhỏ, nâng cao đùi, chạy gót chạm mông, chạy đạp sau.

- Nhảy cao: Đá lăng, chạy đà giậm nhảy đá lăng.

- Nhảy xa: Đá lăng, nhảy bước bộ trên không.

3. Bài thể dục liên hoàn:

---Hết---

NỘI DUNG HƯỚNG DẪN HỌC TẬP VẬT LÝ 8 (Tuần 1)

HỌC KỲ I - NĂM HỌC: 2021 – 2022

CHỦ ĐỀ 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC- VẬN TỐC – CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU

VÀ CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU

BÀI 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC

I. NỘI DUNG CẦN GHI NHỚ

1. Chuyển động cơ học

Sự thay đổi vị trí của một vật so với 1 vật khác (gọi là vật mốc) gọi là chuyển động

cơ học.

2. Tính tương đối của chuyển động và đứng yên

Một vật có thể là chuyển động so với vật này nhưng lại là đứng yên so với vật khác.

Tùy thuộc vào vật được chọn làm vật mốc.

3. Các dạng chuyển động thường gặp

Dựa theo quỹ đạo chuyển động có:

- Chuyển động thẳng. VD: Chuyển động của máy bay đang bay thẳng.

- Chuyển động cong. VD: chuyển động của đầu kim đồng hồ.

II. BÀI TẬP LUYỆN TẬP

Bài tập 1: Tìm ví dụ về chuyển động cơ học, trong đó chỉ rõ vật được chọn làm mốc.

Bài tập 2: Hành khách đang ngồi yên trên xe buýt và xe rời khỏi trạm xe buýt. Hãy

cho biết:

- Hành khách chuyển động hay đứng yên so với trạm xe buýt?

- Hành khách chuyển động hay đứng yên so với xe buýt?

Bài tập 3: Chỉ ra vật mốc khi nói: Một ô tô đang chạy trên đường.

Bài tập 4: Tìm 1 ví dụ về chuyển động thẳng, 1 ví dụ về chuyển dộng cong.

CHỦ ĐỀ 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC- VẬN TỐC – CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU

VÀ CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU (tt)

I. NỘI DUNG CẦN GHI NHỚ

BÀI 2: VẬN TỐC

1. Vận tốc

Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác

định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.

2. Công thức tính vận tốc

v: vận tốc

s: độ dài quãng đường đi được

t: thời gian đi quãng đường đó

( Muốn tính quãng đường : s = v.t ; thời gian : t = )

3. Đơn vị vận tốc

Đơn vị hợp pháp của vận tốc: m/s ; km/h

1 m/s = 3,6 km/h

BÀI 3: CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU – CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU

1. Chuyển động đều

Chuyển động đều là chuyển động có độ lớn vận tốc không thay đổi theo thờ gian.

2. Chuyển động không đều

Chuyển động không đều là chuyển động có độ lớn vận tốc thay đổi theo thờ gian.

3. Vận tốc trung bình của chuyển động không đều vtb =

Nếu vật đi quãng đường s1 trong thời gian t1 và đi tiếp quãng đường s2 trong thời gian

t2 thì vận tốc trung bình tính như sau: vtb =

II. BÀI TẬP LUYỆN TẬP

Bài tập 1: Hai người đi xe đạp. Người thứ nhất đi quãng đường 300 m hết 1 phút.

Người thứ hai đi quãng đường 7,5 km hết 0,5 h.

a. Tính vận tốc của mỗi người?

b. Người nào đi nhanh hơn?

Bài tập 2: Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 120 m hết 30 s. Khi hết dốc, xe

lăn tiếp một quãng đường nằm ngang dài 60 m trong 24 s rồi dừng lại. Tính vận tốc

trung bình của xe trên quãng đường dốc, trên quãng đường ngang và trên cả hai

quãng đường.

Bài tập3: Một đoàn tàu chuyển động trong 5 giờ với vận tốc trung bình 30 km/h.

Tính quãng đường đoàn tàu đi được.

---Hết---

NỘI DUNG HỌC TẬP TẠI NHÀ

Trong thời gian học sinh được nghỉ do dịch Covid – 19

TUẦN 1 (06/09/2021 12/09/2021)

MÔN: ANH VĂN A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI)

TIẾT 1 : ÔN TẬP CÁC THÌ TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ANH

GRAMMAR

1 – Present Simple – Hiện Tại Đơn

S + V

Vs/es

Cách dùng trong câu

Diễn tả lại một hành động- hành động phải là thói quen sinh hoạt.

Ví dụ: He always works at night. (Anh ấy thường làm việc vào buổi tối).

Diễn giải một sự việc- sự việc này phải được mọi người công nhận. Nó trở

thành một sự thật hay chân lý.

Ví dụ: The jellyfishes live forever. (Loài sứa sống bất tử).

2 – Present Continuous – Hiện Tại Tiếp Diễn

S+ BE (NOT)+VING

Cách dùng trong câu

Diễn tả hành động/sự việc đang tiếp diễn có thể ngay lúc nói hoặc không

nhất thiết ngay thời điểm nói.

Ví dụ: Look! She is washing the dishes. (Nhìn kìa! Cô ấy đang rửa chén).

3 – Simple past – Quá khứ đơn

S + V2/ED

DIDN’T +V1

Cách dùng trong câu

Nếu là 1 hành động/sự việc thì: hành động/sự việc đó được lặp đi lặp

lại hoặc đã kết thúc tại 1 thời điểm xác định trong quá khứ.

TIẾT 2 : UNIT 1 –MY FRIENDS -LISTEN AND READ

VOCABULARY

- to seem : dường như (translation).

- a next door neighbor (a person who lives next to your house): người hàng xóm cạnh

nhà

- to look like : trông giống(translation)

GRAMMAR:

Cấu trúc với enough được dùng để diễn tả ý: cái gì đủ hoặc không đủ để làm gì.

Ví dụ:

I am tall enough to reach that shelf. (Tôi đủ cao để với tới cái giá đó)

The football match is exciting enough for him to watch. (Trận đá banh đủ hào

hứng để anh ấy xem)

Structures:

S + TO BE + ADJECTIVE + (FOR SO) + ENOUGH + TO-INFINITIVE + …..

TIẾT 3: UNIT 1: MY FRIENDS – SPEAK + LISTEN

VOCABULARY – blond /blɒnd/(a): vàng hoe

- curly /ˈkɜːli/(a): quăn, xoăn - straight /streɪt/(a): thẳng

- slim (a) mãnh khảnh - bold /bəʊld/(a): hói

– fair /feə(r)/(a): trắng (da), vàng nhạt (tóc)

VỊ TRÍ CÁC TÍNH TỪ ĐỨNG TRƯỚC ĐỂ BỔ NGHĨA CHO DANH TỪ S – Size – Tính từ chỉ kích cỡ Ví dụ: big (to lớn), small (nhỏ), short (ngắn, lùn), tall (cao), huge (khổng lồ), …. A – Age – Tính từ chỉ độ tuổi Ví dụ: old (già, cũ), new (mới), young (trẻ), …. S – Shape – Tính từ chỉ hình dáng Ví dụ: round (tròn), square (vuông), triangular (hình tam giác) C – Color – Tính từ chỉ màu sắc Ví dụ: white (trắng), yellow (vàng), silver (màu bạc), green (màu xanh lục), ….

Build (dáng người) Hair (tóc)

Tall (cao) Slim (thon thả) Long (dài) Straight (thẳng) Black/dark (đen/tối)

Short (thấp) Thin(gầy) Short (ngắn) Curly (xoăn) Blond/fair (vàng hoe)

Fat (béo) Bald (hói) Brown (nâu)

EX : She has LONG STRAIGHT BLACK hair

size shape color

B. LUYỆN TẬP:

TIẾT 1

EXERCISE

I. Supply the verbs in parentheses in the simple present tense:

1. Mai often (stay) ___________ at home on Sundays.

2. My uncle (not plant) _________________ trees in the afternoons.

3. The Pikes sometimes (come) ___________ to visit London

4. It usually (rain) ____________ hard in the rainy season.

5. There (be) _________ 10 school girls in my class now

II. Supply the verbs in parentheses in the present continuous tense:

1. Look! The boys (play) ________________ in the rain.

2. I (read) ____________ a magazine at the moment.

3. Listen! The birds (sing) ____________ beautifully on the trees.

4. My father (plant) _____________ flowers in the garden right now.

5. Where’s your brother? – He (repair) _______________ his bicycle.

III. Supply the verbs in parentheses in the simple past tense:

1. My father (work) _________ for that company 10 years ago.

2. Tony often (swim) _________ in this river when he was young.

3. Last Sunday we (help) _________ our father work in the garden.

4. The weather (be) ________ bad yesterday. It (rain) __________ hard.

5. Last October it (not rain) ________________ very much.

TIẾT 2

Answer the questions in textbook (PART 2 –PAGE 11)

a) Where does Nien live?

b) Does Lan know Nien?

c) Which sentence tells you that Hoa is older than Nien?

d) When is Nien going to visit Hoa?

Answer key

a) She (= Nien) lives in Hue.

b) No, she (=Lan) doesn't know her (Nien).

c) "She wasn't old enough to be in my class."

d) She's going to visit Hoa at Christmas.

TIẾT 3

1/ Using the pictures given and make similar dialogues using the adjectives in the

table ( PART SPEAK –PAGE 11)

2/ Listen and complete the conversation using the expressions in the box

(PART LISTEN –PAGE 12)

a)

Hoa: Hello, Nam.

Nam: Morning, Hoa.

Hoa: Nam, (1) ________________my cousin, Thu.

Nam: (2) ___________________, Thu.

Thu: Nice to meet you too, Nam.

b) Khai: Miss Lien, (3) ________________ my mother.

Miss Lien: (4) __________________, Mrs. Vi.

Mrs. Vi: The pleasure is all mine, Miss Lien.

Miss Lien: Oh, there is the principal. Please excuse me, Mrs. Vi, but I must talk to

him.

Mrs. Vi: Certainly.

c)

Ba: Bao, (5) _____________________my grandmother.

Bao: Hello, ma'am.

Grandmother: Hello, young man.

Ba: Bao is my classmate, grandmother.

Grandmother: What was that?

Ba: Classmate! Bao is my classmate.

Grandmother: I see.

d) Mr. Lam: Isn't that Lan's father, my dear?

Mrs. Linh: I'm not sure. Go and ask him.

Mr. Lam: Excuse me. Are you Mr. Thanh?

Mr. Thanh: Yes, I am.

Mr. Lam: I'm Lam, Nga's father.

Mr. Thanh: (6)____________________?

Answer key

(1) I'd like you to meet

(2) Nice to meet you

(3) I'd like you to meet

(4) It's a pleasure to meet you

(5) come and meet

(6) How do you do?

---The end---

NỘI DUNG HỌC TẬP TẠI NHÀ

Trong thời gian học sinh được nghỉ do dịch Covid - 19

TUẦN 1 (TỪ 6/9 ĐẾN 11/9)

MÔN: NGỮ VĂN 8

CHỦ ĐỀ :

TẠO LẬP VĂN BẢN

(TÔI ĐI HỌC, TRONG LÒNG MẸ, TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ VÀ

BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN)

A/ NỘI DUNG GHI BÀI

I/ Tìm hiểu văn bản

1. Tôi đi học

a/ Đọc tìm hiểu chú thích

-Tác giả: Thanh Tịnh

- Tác phẩm:

+ Thể loại: Truyện ngắn

+ Nhân vật chính: “tôi”

+ Phương thức BĐ: Tự sự (có kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm)

+ Chủ đề: Kể lại tâm trạng của “tôi” trong ngày đầu tiên đi học

b/ Đọc hiểu văn bản

- Tâm trạng của nhân vật “tôi” trên đường tới trường:

+ Con đường đi lại lắm lần nhưng thấy lạ….

+Trong lòng có sự thay đổi lớn..

+ Cảm thấy đứng đắn, trang trọng …

tính từ gợi tả

=> Tâm trạng háo hức, hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ

- Khi đứng giữa sân trường:

+ Sân trường dày đặc cả người.

+ Ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm khác thường…

+ Cảm thấy mình bé nhỏ … lo sợ vẩn vơ

+Bỡ ngỡ đứng nép bên người thân…ngập ngừng, e sợ

+Nghe gọi tên giật mình, lúng túng..

->Miêu tả kết hợp biểu cảm để thể hiện tâm trạng

=>Cảm giác ngỡ ngàng, hồi hộp, lo sợ

- Khi ngồi trong lớp học:

+ Thấy lạ và hay hay

+Lạm nhận bàn ghế, chỗ ngồi là của mình;

+Không hề thấy cảm thấy xa lạ

->Miêu tả tâm trạng tinh tế

=>Vừa thấy lạ, vừa gần gũi thân quen

*Truyện kể theo trình tự thời gian, giọng văn nhẹ nhàng tinh tế có sự kết hợp giữa PTBĐ tự

sự, miêu tả, biểu cảm

c. Ghi nhớ: (SGK/9)

2.Trong lòng mẹ

a/ Đọc tìm hiểu chú thích

-Tác giả: Nguyên Hồng

- Tác phẩm:

+ Thể loại: Hồi ký (Trích chương IV của tác phẩm “Những ngày thơ ấu” (1938))

- Phương thứ biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.

-ND chính: Tình cảnh đáng thương của Hồng và tâm trạng của Hồng khi ngồi trong lòng mẹ

b/ Đọc – hiểu văn bản

- Cuộc đối thoại giữa Hồng và người cô

- Người cô: - Hồng:

+cười hỏi rất kịch: Mày có muốn vào + toan trả lời có nhưng nhận ra ý nghĩa cay

Thanh Hóa chơi với mẹ mày không? độc, giả dối của cô, cười đáp: Không!

+ giọng vẫn ngọt: Sao lại không vào? + im lặng, cúi đầu, khóe mắt cay cay

+vỗ vai, cười nói: mày dại quá...vào + nước mắt ròng ròng, cười dài trong tiếng

thăm em bé chứ. khóc: Sao cô biết mợ con có con?

+vẫn cứ tươi cười... + cổ họng nghẹn ứ, khóc không ra tiếng...

+.. đổi giọng, vỗ vai...

-> đối lập, tương phản

=> người cô giả dối, nhẫn tâm, không có tình thương. Hồng đáng thương, biết yêu thương

mẹ, căm tức cổ tục xưa

- Khi Hồng ngồi trong lòng mẹ

+ Trên đường đi học về, thấy người ngồi trên xe giống mẹ , đuổi theo gọi mẹ ..

+ Đuổi kịp xe - thở hồng hộc - Ríu cả chân lại - Oà khóc nức nở ... những cảm giác ấm áp...

+Phải bé lại lăn vào lòng một người mẹ...

-> Từ gợi tả. Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.

=> Tình yêu thương mẹ mãnh liệt của Hồng

*Truyện kể theo trình tự diễn biến tâm lý nhân vật có sự kết hợp giữa PTBĐ tự sự, miêu tả,

biểu cảm

c/ Ghi nhớ:(sgk/21)

B/ Luyện tập:

1/ Hãy kể lại điều em ấn tượng nhất trong ngày đầu tiên đi học của mình bằng một đoạn văn

có độ dài khoảng một trang giấy.

2/ Viết đoạn văn (8 đến 10 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật Hồng trong văn bản

“Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng.

---Hết---

NỘI DUNG HỌC TẬP TẠI NHÀ

Trong thời gian học sinh được nghỉ do dịch Covid – 19

TUẦN 1 (TỪ 6/9 ĐẾN 10/9)

MÔN: TIN HỌC 8

CHƯƠNG I

LẬP TRÌNH ĐƠN GIẢN

Bài 1

MÁY TÍNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

1. Viết chương trình, ra lệnh cho máy tính làm việc.

Con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua các lệnh.

Chương trình máy tính là một dãy các câu lệnh mà máy tính có thể hiểu và thực

hiện được.

2. Chương trình và ngôn ngữ lập trình.

- Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính.

- Việc tạo ra chương trình máy tính gồm 2 bước:

B1: Viết chương trình bằng một ngôn ngữ lập trình

B2: Dịch chương trình thành ngôn ngữ máy để máy tính hiểu được.

B. LUYỆN TẬP:

Bài 1

Hãy cho biết lý do cần phải viết chương trình để điều khiển máy tính.

Bài 2

Tại sao người ta phải tạo ra các ngôn ngữ lập trình trong khi có thể điều khiển máy

tính bằng ngôn ngữ máy?

Bài 3

Chương trình dịch là gì?

---Hết---

NỘI DUNG HỌC TẬP TẠI NHÀ

Trong thời gian học sinh được nghỉ do dịch Covid – 19

TUẦN 1 (TỪ 6/9/2021 ĐẾN 11/9/2021)

MÔN: LỊCH SỬ 8

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI)

Chương I: THỜI KỲ XÁC LẬP CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

(Từ giữa thế kỉ XVI đến nửa sau thế kỉ XIX)

Bài 1: NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN

I. Sự biến đổi về kinh tế, xã hội Tây Âu từ thế kỉ XV. Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI

1/ Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời

-Thời gian: từ thế kỉ XV

-Hình thành 2 giai cấp: tư sản và vô sản => mâu thuẫn với chế độ phong kiến

nguyên nhân chính dẫn đến cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến.

2/ Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI

-Đầu thế kỉ XVI, kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh ở Hà Lan nhưng bị phong kiến

Tây Ban Nha đô hộ, cản trở.

-Từ 1566 -1648, cuộc chiến chống Tây Ban Nha diễn ra và thắng lợi => Hà Lan được độc

lập và tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới.

II. Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII

1/ Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh

*Kinh tế:

- Công nghiệp: các công trường thủ công chiếm ưu thế

- Thương nghiệp: ngoại thương phát triển mạnh

- Nông nghiệp: nhiều địa chủ là quý tộc vừa và nhỏ chuyển sang kinh doanh kiểu tư bản chủ

nghĩa và giàu có => Quý tộc mới

*Xã hội:

- Tư sản, Quý tộc mới và nông dân cùng mâu thuẫn gay gắt với chế độ phong kiến

Cách mạng tư sản bùng nổ lật đổ chế độ phong kiến Anh.

2/ Tiến trình cách mạng (đọc SGK)

3/ Kết quả và ý nghĩa lịch sử của CM tư sản Anh

-Năm 1688, CM kết thúc, Anh trở thành nước quân chủ lập hiến.

*Ý Nghĩa: - CM mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

- Giai cấp tư sản và quý tộc mới lên nắm quyền

- Nhân dân lao động không được đáp ứng quyền lợi.

B. LUYỆN TẬP

Hoàn thành các câu hỏi sau:

1.Em hãy cho biết cuộc CMTS đầu tiên trên thế giới vào thế ky XVI là ?

A. CMTS Anh.

B. CMTS Pháp.

C. CMTS Hà Lan.

D. Cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ.

2. Năm 1688, sau khi CMTS thành công , chế độ chính trị ở nước Anh là gì?

A . Quân chủ lập hiến.

B. Quân chủ chuyên chế.

C. Cộng hòa.

D. Dân chủ.

3. Chọn đáp án đúng nhất nói về ý nghĩa của CMTS Anh?

A. Mở đường cho CNTB phát triển.

B. Tư sản và quý tộc mới nắm quyền.

C. Nhân dân lao động không được đáp ứng quyền lợi.

D. Các câu A,B,C đều đúng.

---Hết---