xÂy dỰng quy trÌnh gÂy v Ỡ ph Ổi th Ực nghi Ệm Ứng d...

9
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017 19 XÂY DNG QUY TRÌNH GÂY VPHI THC NGHIM NG DNG TRONG Y HC QUÂN SCao Hng Phúc*; Nguyn Minh Phương* TÓM TT Mc tiêu: xây dng quy trình gây bnh vphi trên thc nghim. Đối tượng: 30 thtrng lượng 2,0 - 2,2 kg. Phương pháp: nén thti áp sut cao t4 - 5,5 atm (tương đương vi độ sâu 30 - 45 mét), sau đó quan sát các triu chng lâm sàng 30 phút gia trước và sau thí nghim. Kết qu: tlbnh vphi thc nghim c3 quy trình 10/10. Tlthcó nt xut huyết phi trong 3 quy trình 10/10. Tlkhó th, ri lon thăng bng quy trình 3 ln lượt là 2/10, 2/10 so vi quy trình 1 là 0/10 và 1/10, quy trình 2 là 1/10 và 1/10. Kích thước nt xut huyết phi trong quy trình 3 là 30 mm, so vi quy trình 1: 2 mm và quy trình 2: 5 mm. Kết lun: nghiên cu đã xây dng được quy trình gây bnh vphi thc nghim có ni dung: nén ti áp lc 5,5 atm, tương đương vi độ sâu 45 mét, thi gian duy trì 5 phút, tc độ xkhí 45 mét/phút (45 x 5 x 45). * Tkhóa: Vphi; Th; Y hc quân s; Thc nghim. Establising the Experimental Pulmonary Barotrauma Protocol. Applying the Protocol in Military Medicine Summary Objectives: To establish the protocol of pulmonary barotrauma on rabbit. Objectives: Adult rabbits, weight 2.0 - 2.2 kg. Methods: Using the prospective study, observing and describing the symptoms between pre and post-experiment. Results: The rate of pulmonary barotrauma is 10/10, appearing all 3 protocols but the incidence of symptoms is different in each protocol. In the 3 rd protocol (45 x 5 x 45), it causes much more physical symptoms: unbreathable, balance disorder. The 3 rd protocol also causes pathological signs more clearly: pulmonary heamorrage, aveolar heamorrage, aveolar hole. Conclusion: The pulmonary barotrauma protocol is 45 x 5 x 45 (45 metre deep, 5 min time, 45 metre/min ascent). * Key words: Pulmonary barotrauma; Rabbit; Military medicine; Experiment. ĐẶT VN ĐỀ Vphi là vn đề có thgp trong lâm sàng. Các báo cáo cho thy, nhiu bnh nhân (BN) phi thông khí nhân to hoc thmáy bvphi [10]. Vi c can thip thông khí nhân to và thmáy đã làm căng giãn phế nang và gây biến chng cho BN. Đặc bit BN hen phế qun, bnh phi tc nghn mn tính, hi chng tc nghn đường thcp tính. * Hc vin Quân y Người phn hi (Corresponding): Nguyn Minh Phương ([email protected]) Ngày nhn bài: 06/05/2017; Ngày phn bin đánh giá bài báo: 16/06/2017 Ngày bài báo được đăng: 27/07/2017

Upload: others

Post on 18-Jul-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: XÂY DỰNG QUY TRÌNH GÂY V Ỡ PH ỔI TH ỰC NGHI ỆM ỨNG D …220.231.117.26/TapChi_YDHQS/Data/TapTinBaiVietPDF/TC SO 6-201… · lượng 2,0 - 2,2 kg. Ph ươ ng pháp:

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017

19

XÂY DỰNG QUY TRÌNH GÂY VỠ PHỔI THỰC NGHIỆM ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC QUÂN SỰ

Cao Hồng Phúc*; Nguyễn Minh Phương*

TÓM TẮT

Mục tiêu: xây dựng quy trình gây bệnh vỡ phổi trên thực nghiệm. Đối tượng: 30 thỏ trọng lượng 2,0 - 2,2 kg. Phương pháp: nén thỏ tới áp suất cao từ 4 - 5,5 atm (tương đương với độ sâu 30 - 45 mét), sau đó quan sát các triệu chứng lâm sàng 30 phút giữa trước và sau thí nghiệm. Kết quả: tỷ lệ bệnh vỡ phổi thực nghiệm ở cả 3 quy trình 10/10. Tỷ lệ thỏ có nốt xuất huyết ở phổi trong 3 quy trình 10/10. Tỷ lệ khó thở, rối loạn thăng bằng ở quy trình 3 lần lượt là 2/10, 2/10 so với quy trình 1 là 0/10 và 1/10, quy trình 2 là 1/10 và 1/10. Kích thước nốt xuất huyết ở phổi trong quy trình 3 là 30 mm, so với quy trình 1: 2 mm và quy trình 2: 5 mm. Kết luận: nghiên cứu đã xây dựng được quy trình gây bệnh vỡ phổi thực nghiệm có nội dung: nén tới áp lực 5,5 atm, tương đương với độ sâu 45 mét, thời gian duy trì 5 phút, tốc độ xả khí 45 mét/phút (45 x 5 x 45).

* Từ khóa: Vỡ phổi; Thỏ; Y học quân sự; Thực nghiệm.

Establising the Experimental Pulmonary Barotrauma Protocol.

Applying the Protocol in Military Medicine

Summary

Objectives: To establish the protocol of pulmonary barotrauma on rabbit. Objectives: Adult

rabbits, weight 2.0 - 2.2 kg. Methods: Using the prospective study, observing and describing the

symptoms between pre and post-experiment. Results: The rate of pulmonary barotrauma is

10/10, appearing all 3 protocols but the incidence of symptoms is different in each protocol. In

the 3rd

protocol (45 x 5 x 45), it causes much more physical symptoms: unbreathable, balance

disorder. The 3rd

protocol also causes pathological signs more clearly: pulmonary heamorrage,

aveolar heamorrage, aveolar hole. Conclusion: The pulmonary barotrauma protocol is 45 x 5 x

45 (45 metre deep, 5 min time, 45 metre/min ascent).

* Key words: Pulmonary barotrauma; Rabbit; Military medicine; Experiment.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Vỡ phổi là vấn đề có thể gặp trong lâm sàng. Các báo cáo cho thấy, nhiều bệnh nhân (BN) phải thông khí nhân tạo hoặc thở máy bị vỡ phổi [10]. Việc can

thiệp thông khí nhân tạo và thở máy đã

làm căng giãn phế nang và gây biến

chứng cho BN. Đặc biệt ở BN hen phế

quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,

hội chứng tắc nghẽn đường thở cấp tính.

* Học viện Quân y

Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Minh Phương ([email protected])

Ngày nhận bài: 06/05/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 16/06/2017

Ngày bài báo được đăng: 27/07/2017

Page 2: XÂY DỰNG QUY TRÌNH GÂY V Ỡ PH ỔI TH ỰC NGHI ỆM ỨNG D …220.231.117.26/TapChi_YDHQS/Data/TapTinBaiVietPDF/TC SO 6-201… · lượng 2,0 - 2,2 kg. Ph ươ ng pháp:

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017

20

Ngoài BN được thông khí nhân tạo, vỡ phổi còn là tai biến nghề nghiệp của thợ lặn và những người làm việc dưới nước [3, 5, 10]. Lafere (2009) thống kê cho thấy 27,4% trong tổng số 124 thợ lặn bị mắc bệnh vỡ phổi. Trong số BN này, 58,8% BN bị biến chứng tắc mạch khí do bóng khí tràn từ phổi vào mạch máu [5]. Nguy cơ gây vỡ phổi trong đào tạo lặn cao hơn bình thường từ 100 - 400 lần. Những cuộc huấn luyện cấp cứu lặn ngoi lên nhanh không giới hạn có nguy cơ bị bệnh vỡ phổi cao hơn bình thường từ 500 - 1.500 lần [10]. Xuất phát từ cơ sở lý luận và yêu cầu thực tiễn chúng tôi tiến hành: Thiết lập mô hình gây vỡ phổi thực nghiệm

trên thỏ.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu.

Nghiên cứu được tiến hành trên 30 thỏ, trọng lượng 2,0 - 2,2 kg, không phân biệt đực cái, khỏe mạnh, không mắc bệnh hô hấp và vận động. Chia thỏ làm 3 nhóm, mỗi nhóm 10 con: nhóm 1 thử nghiệm với quy trình 1; nhóm 2 thử nghiệm với quy trình 2 và nhóm 3 thử nghiệm với quy trình 3.

2. Phương pháp nghiên cứu.

* Thiết kế nghiên cứu: tiến cứu, quan sát triệu chứng trước và sau thí nghiệm 30 phút.

* Phương pháp gây bệnh vỡ phổi: ban đầu làm hẹp khí quản của thỏ bằng 1 dây thít một chiều. Thắt từ từ cho đến khi tần số thở của thỏ giảm chỉ còn 30 lần/phút. Sau đó gây vỡ phổi thực nghiệm theo 1 trong 3 quy trình:

- Quy trình 1 (30 x 5 x 30): nén xuống độ sâu 30 mét, duy trì 5 phút, xả khí 30 mét/phút.

- Quy trình 2 (45 x 5 x 30): nén xuống độ sâu 45 mét, duy trì 5 phút, xả khí 30 mét/phút.

- Quy trình 3 (45 x 5 x 45): nén xuống độ sâu 45 mét, duy trì 5 phút, xả khí 45 mét/phút.

* Tiêu chuẩn chẩn đoán vỡ phổi: có ít nhất một trong các triệu chứng sau [1, 4]:

- Triệu chứng lâm sàng: khó thở, liệt, bọt máu ở miệng, rối loạn thăng bằng.

- Xét nghiệm giải phẫu bệnh đại thể và vi thể: tràn máu khoang màng phổi, tràn dịch máu khí phế quản, xuất huyết nhu mô phổi, bóng khí trong lòng mạch, lỗ thủng phế nang, tràn máu phế nang.

* Chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp

xác định:

- Tỷ lệ thỏ bị bệnh vỡ phổi: xác định số thỏ bị vỡ phổi/tổng số thỏ thí nghiệm. Quan sát thỏ trong 30 phút sau gây bệnh.

- Triệu chứng lâm sàng:

+ Khó thở: xác định bằng tần số thở, mức độ cử động thành bụng, góc đầu cổ. Xác định khó thở khi thỏ thở mạnh, thành bụng cử động mạnh, thỏ ngửa đầu lên trên và ra sau để thở.

+ Liệt: xác định bằng mức độ vận động của chân sau. Xác định liệt khi cơ thể lệch vẹo về một bên và/hoặc chân không co duỗi bình thường.

+ Bọt máu ở miệng: có bọt máu ở miệng, mũi hoặc 2 bên mép.

+ Rối loạn thăng bằng: xác định bằng mất cân đối khi bò, đi lại, người nghiêng ngả về 1 bên.

Page 3: XÂY DỰNG QUY TRÌNH GÂY V Ỡ PH ỔI TH ỰC NGHI ỆM ỨNG D …220.231.117.26/TapChi_YDHQS/Data/TapTinBaiVietPDF/TC SO 6-201… · lượng 2,0 - 2,2 kg. Ph ươ ng pháp:

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017

21

- Triệu chứng giải phẫu bệnh đại thể và vi thể: để quan sát giải phẫu bệnh đại thể, chúng tôi tiến hành phẫu tích thỏ tại thời điểm thỏ chết hoặc 30 phút sau gây bệnh nếu thỏ sống đến thời điểm 30 phút. Tiến hành quan sát các triệu chứng:

+ Tràn máu màng phổi: có máu trong khoang màng phổi.

+ Dịch máu trong phế quản: có dịch, máu trong khí phế quản khi mở ra.

+ Xuất huyết phổi: thấy nốt xuất huyết trên bề mặt phổi.

+ Bóng khí tĩnh mạch: thấy bóng khí trong tĩnh mạch chủ, gan, thận, mạc treo.

+ Kích thước nốt xuất huyết: đo đường kính nốt xuất huyết (mm).

+ Xét nghiệm mô bệnh học: quan sát cấu trúc phế, màng phế nang, có/không có tế bào hồng cầu trong lòng phế nang dưới kính hiển vi quang học và điện tử.

* Xử lý số liệu: bằng phần mềm Excel 2013. So sánh sự khác biệt giữa các quy trình sử dụng Chi - square test.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

1. Kết quả gây bệnh vỡ phổi và đặc điểm triệu chứng lâm sàng.

Bảng 1: Số thỏ bị vỡ phổi sau thí nghiệm.

Tình trạng vỡ phổi

Quy trình 1

Quy trình 2

Quy trình 3

Số thỏ bị vỡ phổi 10 10 10

Số thỏ không bị vỡ phổi

0 0 0

Tổng số 10 10 10

Tỷ lệ thỏ bị bệnh vỡ phổi ở cả 3 quy trình bằng nhau (10/10). Bệnh vỡ phổi xuất hiện ngay từ quy trình đầu tiên với độ sâu 30 mét và tốc độ xả khí 30 mét/phút. Với tiêu chuẩn chẩn đoán “có nốt xuất huyết ở phổi”, tỷ lệ bệnh vỡ phổi là 10/10.

Kết quả của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Siermontoski (2015) [9] khi gây vỡ phổi bằng nén khí với tốc độ 10 mét/phút tới áp suất tương đương 30 mét, xả khí với tốc độ 30 mét/phút. Trong quy trình này, Siermontoski cũng thu được tỷ lệ thỏ bị bệnh vỡ phổi thực nghiệm 100%.

Ở quy trình 2 và quy trình 3 với độ sâu sâu hơn (45 mét) và tốc độ xả khí lớn hơn (45 mét/phút), tỷ lệ thỏ bị bệnh được duy trì và còn xuất hiện thêm nhiều triệu chứng lâm sàng (biểu đồ 2 và biểu đồ 3).

Tuy nhiên, cách làm của chúng tôi khác với Siermontoski. Siermontoski thực hiện gây vỡ phổi thực nghiệm bằng cách gây mê động vật, sau đó bơm khí áp lực lớn vào trong phổi nhằm tạo ra chênh lệch áp lực chủ ý giữa trong và ngoài phế nang gây vỡ phổi. Nghiên cứu này, chúng tôi không thực hiện trên động vật gây mê, thay vào đó sử dụng động vật sống và không can thiệp vào cơ thể, để thỏ thở tự nhiên. Phương pháp của chúng tôi nhằm quan sát triệu chứng lâm sàng xuất hiện sau đó nếu có. Tuy 2 phương pháp thực hiện khác nhau, nhưng kết quả đạt được như nhau, tỷ lệ vỡ phổi đều đạt 100%.

Cơ chế gây vỡ phổi của 3 quy trình có thể là do chênh lệch áp lực chủ ý được tạo ra. Trước thí nghiệm, khí quản thỏ được chít hẹp từ bên ngoài da (không

Page 4: XÂY DỰNG QUY TRÌNH GÂY V Ỡ PH ỔI TH ỰC NGHI ỆM ỨNG D …220.231.117.26/TapChi_YDHQS/Data/TapTinBaiVietPDF/TC SO 6-201… · lượng 2,0 - 2,2 kg. Ph ươ ng pháp:

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017

22

bộc lộ khí quản) để làm giảm tần số thở của thỏ còn 30 - 35 lần/phút. Sau đó, tiến hành xả khí nhanh từ áp lực 4 atm (30 mét) xuống còn 1 atm (0 mét) trong 1 phút. Áp lực chênh lệch tương đương áp lực 3 x 760 mmHg. Như vậy, tính ra mỗi nhịp thở có sự chênh lệch giữa trong và ngoài phế nang là 76 mmHg, đủ lớn gây rách và vỡ phế nang [1]. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Adkins (1991) khi thực hiện gây vỡ phổi trên thỏ với áp lực chênh lệch 55 cmH2O [2].

Để đánh giá bệnh vỡ phổi cũng như theo dõi tiến triển của bệnh trên lâm sàng, chúng tôi quan sát triệu chứng lâm sàng trên động vật không gây mê. Các triệu chứng lâm sàng được theo dõi gồm khó thở, liệt, bọt máu ở miệng và rối loạn thăng bằng. Kết quả trình bày trong biểu đồ 1 cho thấy, ở mỗi quy trình gây bệnh, thỏ đều có triệu chứng lâm sàng, nhưng mức độ và tỷ lệ khác nhau. Trước hết, triệu chứng bọt máu trong miệng không xuất hiện ở trường hợp nào. Các tài liệu đều ghi nhận có bọt máu ở miệng trào ra trên BN bị vỡ phổi. Nhưng tỷ lệ chúng tôi thu được là 0/10, có lẽ mức độ bệnh chưa đủ nặng hoặc số lượng thỏ nghiên cứu còn ít, chưa đủ làm bộc phát hết các triệu chứng.

Biểu đồ 1 còn cho thấy tình trạng khó thở xuất hiện sau gây bệnh với tỷ lệ tăng lên ở các quy trình 2 và 3. Ở quy trình 1, tỷ lệ khó thở là 0/10 (không có thỏ nào bị khó thở), nhưng ở quy trình 2 và 3, tỷ lệ này lần lượt 1/10 (10%) và 2/10 (20%). Cơ chế gây ra khó thở có thể do màng phế nang bị đứt rách, dịch và máu tràn vào trong phế quản và phế nang (hình 1B

và 1C). Dịch và máu chiếm chỗ đã làm bít

tắc đường thở, gây khó thở trên lâm sàng. Ngoài ra, có thể do máu tràn vào phế nang (hình 2B và 2C) làm phế nang đông đặc lại, không có giá trị trao đổi khí, thỏ bị thiếu oxy và xuất hiện khó thở trên lâm sàng. Nguyên nhân gây tỷ lệ khó thở tăng là do tốc độ xả khí tăng đã làm số lượng và mức độ phế nang bị vỡ tăng, số lượng phế nang bình thường giảm, dẫn tới khó thỏ tăng [4].

Biểu đồ 1: Các triệu chứng lâm sàng xuất hiện ở thỏ thuộc 3 quy trình nghiên cứu.

Tỷ lệ thỏ liệt xuất hiện như nhau ở cả 3 quy trình (20%). Tất cả thỏ có triệu chứng liệt đều có các đặc điểm sau: liệt 2 chân sau, liệt mềm, phản xạ mất và cảm giác đau mất. Đây là triệu chứng liệt của tủy sống, có lẽ do cơ chế tắc mạch khí gây ra [1, 3]. Khi vỡ phổi, không khí từ phế nang tràn vào mạch máu và gây tắc mạch thứ phát (não, tủy sống) [3]. Tắc mạch khí làm suy giảm đột ngột nuôi dưỡng ở não và tủy sống, gây liệt cấp tính trên lâm sàng.

Số liệu còn cho thấy tỷ lệ thỏ bị rối loạn thăng bằng tăng dần từ 1/10 (quy trình 1 và 2) đến 2/10 (quy trình 3). Sau thí nghiệm, thỏ được thả vào chuồng lưu động vật để theo dõi khả năng thăng bằng khi đi lại. Quan sát thấy một số thỏ có triệu chứng đi lảo đảo, thậm chí mất

Page 5: XÂY DỰNG QUY TRÌNH GÂY V Ỡ PH ỔI TH ỰC NGHI ỆM ỨNG D …220.231.117.26/TapChi_YDHQS/Data/TapTinBaiVietPDF/TC SO 6-201… · lượng 2,0 - 2,2 kg. Ph ươ ng pháp:

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017

23

định hướng di chuyển, một số khác tương đối bình thường và không có triệu chứng rối loạn thăng bằng. Tỷ lệ thỏ có rối loạn thăng bằng tăng từ quy trình 1 đến quy trình 3. Nguyên nhân rối loạn thăng bằng có lẽ do thiếu oxy tiền đình cấp tính. Khi vỡ phổi, một lượng nhất định phế nang bị đông đặc, dẫn tới thiếu oxy đột ngột (hình

2C). Thiếu oxy ảnh hưởng cấp tính đến tiền đình của thỏ, làm thỏ mất thăng bằng. Ngoài ra, có thể do bóng khí nhỏ di chuyển theo mạch máu đến vùng tai trong và thiếu tuần hoàn tai trong. Cơ chế này cần được nghiên cứu thêm.

2. Kết quả mô bệnh học.

* Kết quả mô bệnh học đại thể:

Biểu đồ 2: Các triệu chứng giải phẫu

bệnh đại thể.

Hiện tượng tràn máu màng phổi không xuất hiện. Trong tất cả các lô thỏ nghiên cứu, chúng tôi không thu nhận được ca bệnh nào có hiện tượng tràn máu màng phổi. Có lẽ sự chênh lệch áp lực ở phần trung tâm phổi ít gây co kéo màng phổi [1], vì thế màng phổi không bị đứt rách, không có hiện tượng tràn máu màng phổi.

Quan sát tình trạng dịch trong lòng phế quản, chúng tôi thu được tỷ lệ có dịch trong phế quản ở quy trình 1 là 2/10, các

dịch này đầy bọt khí (hình 1B). Tuy nhiên, tỷ lệ dịch phế quản ở quy trình 2 là 0/10 mặc dù quy trình 2 có áp lực nén lớn hơn quy trình 1. Nguyên nhân có thể do phổi bị xẹp (vì máu tràn vào phế nang và gây bít tắc đường hô hấp), phổi thỏ không đủ khả năng đẩy dịch ra ngoài. Ở quy trình 3 gặp 2/10 ca bệnh có triệu chứng này.

Quan sát bề mặt phổi ở trạng thái bình thường, bề mặt phổi hồng hào, xốp, không có các vết bất thường. Khi quan sát thỏ ở các lô thí nghiệm, kết quả hình 3B và 3C cho thấy, trên bề mặt phổi có nhiều nốt xuất huyết với kích thước khác nhau. Kích thước nốt xuất huyết phổ biến 1 - 2 mm (quy trình 1), 3 - 5 mm (quy trình 2) và 20 - 30 mm (quy trình 3) (bảng 2). Tỷ lệ xuất huyết phổi của cả 3 mô hình đều bằng nhau đạt 10/10, nhưng mức độ xuất huyết (thể hiện qua kích thước nốt xuất huyết) khác nhau. Sự khác biệt về kích thước là do chênh lệch áp lực khác nhau. Ở quy trình 1, chênh lệch áp lực trong và ngoài phế nang 76 mmHg. Nhưng quy trình 2 và 3, chênh lệch áp lực 114 mmHg. Sự chênh lệch áp lực này đã đủ mạnh để gây ra ổ xuất huyết rộng.

Kết quả hình 1 cho thấy, so với lúc bình thường, thỏ bị vỡ phổi có hiện tượng tràn ngập dịch và máu trong lòng phế quản. Dịch có đặc điểm nhiều bọt khí và cục máu đông. Viêc tràn dịch này đã làm tắc khí quản, làm đông đặc phổi và gây các triệu chứng khác nhau trên thỏ. Cục máu đông xuất hiện trong lòng phế quản chứng tỏ mạch máu của phổi bị vỡ, máu tràn vào trong đường thở. Tuy nhiên, cục máu bị đông ngay, kích thước còn khá nhỏ. Vì thế, không xuất hiện triệu chứng bọt máu ở miệng thỏ.

Page 6: XÂY DỰNG QUY TRÌNH GÂY V Ỡ PH ỔI TH ỰC NGHI ỆM ỨNG D …220.231.117.26/TapChi_YDHQS/Data/TapTinBaiVietPDF/TC SO 6-201… · lượng 2,0 - 2,2 kg. Ph ươ ng pháp:

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017

24

A

B

Hình 1: Khí phế quản thỏ bình thường và bị tổn thương.

(Hình A: Phế quản bình thường. Rạch ra,

trong lòng không có dịch và máu. Hình B:

Hình ảnh bọt dịch và bọt máu trào ra trong

lòng phế quản ở thỏ bị khó thở. Hình C: Hình

ảnh cục máu đông trong lòng khí quản ở

những thỏ bị khó thở và bị liệt)

A

B

C

Hình 2: Hình ảnh đại thể nhu mô phổi trên thỏ.

(Hình A: Nhu mô phổi bình thường, hồng hào,

đồng đều, không có ổ xung huyết và xuất

huyết, nhìn thấy rõ các túi khí trong túi phế

nang. Hình B: Hình ảnh nốt xuất huyết chấm

nhỏ ở thỏ bị vỡ phổi, nhưng không có triệu

chứng lâm sàng ở quy trình 1. Kích thước nốt

xuất huyết từ 1 - 1,5 mm. Hình C: Hình ảnh

đám, mảng, ổ xuất huyết ở những thỏ bị khó

thở và bị liệt. Kích thước đám mảng xuất

huyết từ 20 - 30 mm)

Page 7: XÂY DỰNG QUY TRÌNH GÂY V Ỡ PH ỔI TH ỰC NGHI ỆM ỨNG D …220.231.117.26/TapChi_YDHQS/Data/TapTinBaiVietPDF/TC SO 6-201… · lượng 2,0 - 2,2 kg. Ph ươ ng pháp:

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017

25

* Kết quả mô bệnh học vi thể:

- Trên kính hiển vi quang học:

A (x200)

B (x200)

C (x200)

Hình 3: Hình ảnh phế nang bình thường và phế nang bị tổn thương của thỏ quan sát trên kính hiển vi quang học độ phóng

đại 200 lần.

Hình A: Phế nang thỏ bình thường. Hình B:

Hình ảnh tổn thương phế nang ở những thỏ bị

vỡ phổi nhưng không có triệu chứng lâm

sàng. Màng phế nang bị rách vỡ, hồng cầu và

bạch cầu xuất hiện nhiều trong lòng phế

nang. Hình C: Hình ảnh tổn thương phế nang

ở thỏ bị vỡ phổi, nhưng có kèm theo khó thở

và liệt. Màng phế nang bị phá vỡ cấu trúc

hoàn toàn. Hồng cầu và bạch cầu ken đặc

trong lòng phế nang và thành phế nang)

Sự khác nhau trong hình ảnh cấu trúc phế nang của thỏ sau thí nghiệm. Ở thỏ bình thường, phế nang tròn đều, màng phế nang liên tục, không có máu trong lòng phế nang. Nhưng ở các lô thí nghiệm, màng phế nang bị đứt rách và mất liên tục (hình 3B), không còn phân biệt được rõ ranh giới từng phế nang. Đồng thời, các tế bào máu xuất hiện trong phế nang (hình 3B) và hòa lẫn vào màng trao đổi khí thành một mảng đông đặc (hình 3C).

Hình ảnh chúng tôi quan sát được tương tự như hình ảnh quan sát của Parker (2004) [7]. Parker cho rằng, vỡ phổi xảy ra khi có máu tràn vào lòng phế nang, thành phế nang trở nên dày hơn. Nghiên cứu của chúng tôi, hình ảnh thành phế nang và thành mao mạch không nhìn rõ, do bị hòa lẫn với máu tạo thành một đám xuất huyết. Chúng tôi nhận thấy có xâm nhiễm nhiều tế bào máu, tế bào viêm và dịch máu trong phế nang. Hình ảnh này tương tự như hình ảnh quan sát được của Matute-Bello (2008) trong thử nghiệm làm tổn thương phế nang bằng axít [6].

Page 8: XÂY DỰNG QUY TRÌNH GÂY V Ỡ PH ỔI TH ỰC NGHI ỆM ỨNG D …220.231.117.26/TapChi_YDHQS/Data/TapTinBaiVietPDF/TC SO 6-201… · lượng 2,0 - 2,2 kg. Ph ươ ng pháp:

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017

26

* Trên kính hiển vi điện tử:

A (x5000) B (x5000)

Hình 4: Hình ảnh phế nang thỏ bình thường quan sát dưới kính hiển vi điện tử

độ phóng đại 5.000 lần.

(Lòng phế nang tròn đều, không có lỗ thủng, một số phế nang hợp nhất lại thành túi phế nang)

Ảnh phế nang bình thường quan sát dưới kính hiển vi điện tử với độ phóng đại 5.000 lần cho thấy, phế nang tròn đều, ranh giới rõ. Lòng một số phế nang hợp nhất lại thành túi phế nang. Thành phế nang được lót bởi một lớp tế bào biểu mô phế nang và không có lỗ thủng. Thành của phế nang kín và có ranh giới rõ rệt, phân biệt với phế nang và túi phế nang bên cạnh.

A (x5000)

B (x5000)

C (x5000)

Hình 5: Hình ảnh phế nang thỏ bị tổn thương quan sát dưới kính hiển vi điện tử

độ phóng đại 5.000 lần.

(Hình A: Hình ảnh phế nang bị vỡ và có hồng

cầu tràn ra ngoài, trên bề mặt phế nang và

trong lòng phế nang. Mũi tên đỏ là hình lỗ

thủng phế nang. Mũi tên xanh là tế bào hồng

cầu trên bề mặt phế nang; Hình B: Hình ảnh

màng phế nang bị đứt và lơ lửng ở trong lòng

phế nang; Hình C: Hình ảnh các lỗ thủng rất

to ở bề mặt phế nang)

Page 9: XÂY DỰNG QUY TRÌNH GÂY V Ỡ PH ỔI TH ỰC NGHI ỆM ỨNG D …220.231.117.26/TapChi_YDHQS/Data/TapTinBaiVietPDF/TC SO 6-201… · lượng 2,0 - 2,2 kg. Ph ươ ng pháp:

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017

27

Tổn thương của phế nang ở thỏ bị vỡ phổi, quan sát được nhiều tế bào hồng cầu nằm trên bề mặt của lòng phế nang. Các hồng cầu này nằm rải rác khắp nơi, có chỗ tụ lại thành đám (hình 5A). Đồng thời, cũng quan sát thấy có lỗ thủng ở trên thành phế nang. Những lỗ thủng này có kích thước khác nhau, từ nhỏ li ti (hình 5A) đến kích thước lớn gần như chiễm chỗ hết của phế nang (hình 5C). Có lẽ các lỗ này chính là vị trí rách phế nang và máu thoát vào trong lòng phế nang tại những vị trí này. Đồng thời khí từ phế nang đã tràn vào mạch máu qua lỗ thủng và gây ra bóng khí trong lòng mạch.

Bên cạnh đó, chúng tôi còn quan sát thấy màng trao đổi khí bị mất liên tục (hình 5B). Màng trao đổi khí bị đứt đoạn và 2 đầu đứt thò vào trong lòng phế nang. Hình ảnh tổn thương thành phế nang trong nghiên cứu tương tự như mô tả của Paker khi nghiên cứu về vỡ phổi thực nghiệm [7] và Grossmann khi nghiên cứu tổn thương cấp tính trên phổi thực nghiệm [4].

KẾT LUẬN

Qua số liệu nghiên cứu, chúng tôi rút ra kết luận sau: xây dựng thành công quy trình gây vỡ phổi thực nghiệm với các thông số: nén tới áp lực 5,5 atm (tương đương với 45 mét), duy trì 5 phút, xả khí với tốc độ 45 mét/phút (45 x 5 x 45). Đây là quy trình phù hợp nghiên cứu về vỡ phổi trên thực nghiệm. Với mô hình này, tỷ lệ thỏ bị vỡ phổi là 10/10 (100%) với các triệu chứng chính: khó thở, liệt, rối loạn thăng bằng, xuất huyết phổi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Học viện Quân y. Y học dưới nước (giáo trình dùng cho Sau đại học). NXB Quân đội Nhân dân. Hà Nội. 2005, tr.300-308.

2. Adkins W.K, Hernandez L.A, Coker P.J

et al. Age affects susceptibility to pulmonary barotrauma in rabbits. Crit Care Med. 1991, 19 (3), pp.390-393.

3. Brooks G.J, Green R.D, Leitch D.R. Pulmonary barotrauma in submarine escape trainees and the treatment of cerebral arterial air embolism. Aviation, Space and Environmental Medicine. 1986, 57 (12), pp.1201-1207.

4. Grossmann G, Nilsson R, Robertson B. Scanning electron microscopy of epithelial lesions induced by artificial ventilation of the immature neonatal lung: the prophylactic effect of surfactant replacement. Eur J Pediatr. 1986, Vol 45, pp.361-367.

5. Lafere P, Germonpre P, Balestra C. Pulmonary barotrauma in divers during emergency free ascent training: review of 124 cases. Aviat Space Environ Med. 2009, Vol 80, pp.371-375.

6. Matute-Bello G, Frevert C.W, Martin

T.R. Animal models of acute lung injury. Am J Physiol Lung Cell Mol Physiol. 2008, 295 (3), L379-L399.

7. Parker J.C, Townsley M.I. Evaluation of lung injury in rats and mice. Am J Physiol Lung Cell Mol Physiol. 2008, Vol 286, L231-L246.

8. Raymond L.W. Pulmonary barotrauma and related events in divers. Chest. 1995, Vol 107, pp.1648-1652.

9. Siermontowski P, Kozłowski W, Pedrycz

A. Experimental modeling of pulmonary barotrauma. Undersea Hyperb Med. 2015, 42 (2), pp.143-149.

10. Tetzlaff K, Reuter M, Leplow B et al. Risk factors for pulmonary barotrauma in divers. Chest. 1997, 112 (3), pp.654-659.