xu hướng vĩ mô năm 2021

22
VUI LÒNG THAM KHẢO NGUYÊN TẮC KHUYẾN NGHỊ, THÔNG TIN CÔNG KHAI VÀ MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM Ở CUỐI BÁO CÁO Xu hướng vĩ mô năm 2021 Kinh tế Việt Nam hướng đến một năm thành công mới Tăng trưởng kinh tế 4Q20 vượt bậc Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực của Việt Nam tăng tốc ấn tượng trong quý 4, nhờ vậy tốc độ tăng trưởng cả năm vượt kỳ vọng của thị trường. Theo ước tính mới nhất của GSO, GDP thực tăng đến 4.48% n/n trong 4Q20, kéo theo tốc độ tăng trưởng GDP cả năm 2020 đạt 2.91%, vượt xa dự báo của các tổ chức kinh tế quốc tế lớn như IMF (1.6%), World Bank (2.8%), và ADB (1.8%). Với sự hỗ trợ từ các kế hoạch chi tiêu tài chính đầy hứa hẹn, việc tham gia FTA và phát triển vắc xin, chúng tôi dự báo tốc độ tăng trưởng GDP thực của Việt Nam sẽ đạt 6.36% năm 2021. Triển vọng tích cực cho FDI trong 2021 Trong 4Q20, vốn FDI đăng ký đã phục hồi đáng kể lên mức cao thứ ba kể từ giữa năm 2018. Vốn FDI giải ngân thậm chí còn đạt mức cao kỷ lục, khoảng 6.2 tỷ USD trong 4Q20. Sự chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu đã và đang diễn ra sẽ mở ra cơ hội lớn cho FDI Việt Nam vào năm 2021. IIP tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ trong 2021 Sự bền vững trong tăng trưởng công nghiệp là điểm chính trong tháng 12 khi hầu hết các ngành vẫn nằm trong vùng tăng trưởng ngoại trừ ngành điện tử. Nhìn về năm 2021, với mức cơ sở sản xuất rất thấp trong nửa đầu năm nay, chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng công nghiệp sẽ có sự đột phá trong 6T21. Chỉ số vĩ mô (TUSD, %, % q/q, % n/n) 1Q20 2Q20 3Q20 4Q20 2019 2020F 2021F GDP 3.82 0.36 2.62 4.48 7.02 2.91 5.94 Cán cân thương mại 3.82 1.92 10.72 2.54 10.42 19.01 1.77 CPI 4.87 3.17 2.98 0.19 5.23 3.24 2.41 Lãi suất chiết khấu 3.50 3.00 3.00 3.00 4.00 3.00 3.00 VND/USD 23,264 23,206 23,188 23,252 23,231 23,255 23,246 GDP Mỹ (4.80) (34.20) NA 7.90 2.3 (5.70) 3.90 GDP Trung Quốc (6.80) 1.10 NA 6.00 6.10 1.80 8.00 Ngun: KIS Nội dung I. Tăng trưởng kinh tế 4Q20 vượt bậc .......................... 1 II. Tăng trưởng thương mại gặp áp lực giảm sắp tới .... 5 III. CPI tăng nhẹ do giá năng lượng.............................. 8 IV. Ngành bán lẻ duy trì tăng trưởng............................. 8 V. Triển vọng tích cực cho FDI trong 2021 .................... 9 VI. IIP tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ trong 2021 .... 13 VII. Thâm hụt ngân sách tăng lên 363 nghìn tỷ ........... 17 Bảng điểm vĩ mô ........................................................ 19 Vĩ Mô Cập nhật 14/01/2021 Ý Nguyễn [email protected] Tuấn Đoàn [email protected]

Upload: others

Post on 25-Oct-2021

7 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Xu hướng vĩ mô năm 2021

VUI LÒNG THAM KHẢO NGUYÊN TẮC KHUYẾN NGHỊ, THÔNG TIN CÔNG KHAI VÀ MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM Ở CUỐI BÁO CÁO

Xu hướng vĩ mô năm 2021

Kinh tế Việt Nam hướng đến một năm

thành công mới

Tăng trưởng kinh tế 4Q20 vượt bậc Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực của Việt Nam tăng tốc ấn tượng

trong quý 4, nhờ vậy tốc độ tăng trưởng cả năm vượt kỳ vọng của thị

trường. Theo ước tính mới nhất của GSO, GDP thực tăng đến 4.48% n/n

trong 4Q20, kéo theo tốc độ tăng trưởng GDP cả năm 2020 đạt 2.91%,

vượt xa dự báo của các tổ chức kinh tế quốc tế lớn như IMF (1.6%), World

Bank (2.8%), và ADB (1.8%). Với sự hỗ trợ từ các kế hoạch chi tiêu tài

chính đầy hứa hẹn, việc tham gia FTA và phát triển vắc xin, chúng tôi dự

báo tốc độ tăng trưởng GDP thực của Việt Nam sẽ đạt 6.36% năm 2021.

Triển vọng tích cực cho FDI trong 2021 Trong 4Q20, vốn FDI đăng ký đã phục hồi đáng kể lên mức cao thứ ba kể

từ giữa năm 2018. Vốn FDI giải ngân thậm chí còn đạt mức cao kỷ lục,

khoảng 6.2 tỷ USD trong 4Q20. Sự chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu

đã và đang diễn ra sẽ mở ra cơ hội lớn cho FDI Việt Nam vào năm 2021.

IIP tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ trong 2021 Sự bền vững trong tăng trưởng công nghiệp là điểm chính trong tháng 12

khi hầu hết các ngành vẫn nằm trong vùng tăng trưởng ngoại trừ ngành

điện tử. Nhìn về năm 2021, với mức cơ sở sản xuất rất thấp trong nửa

đầu năm nay, chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng công nghiệp sẽ có sự đột

phá trong 6T21.

Chỉ số vĩ mô (Tỷ USD, %, % q/q, % n/n)

1Q20 2Q20 3Q20 4Q20 2019 2020F 2021F

GDP 3.82 0.36 2.62 4.48 7.02 2.91 5.94

Cán cân thương mại 3.82 1.92 10.72 2.54 10.42 19.01 1.77

CPI 4.87 3.17 2.98 0.19 5.23 3.24 2.41

Lãi suất chiết khấu 3.50 3.00 3.00 3.00 4.00 3.00 3.00

VND/USD 23,264 23,206 23,188 23,252 23,231 23,255 23,246

GDP Mỹ (4.80) (34.20) NA 7.90 2.3 (5.70) 3.90

GDP Trung Quốc (6.80) 1.10 NA 6.00 6.10 1.80 8.00

Nguồn: KIS

Nội dung

I. Tăng trưởng kinh tế 4Q20 vượt bậc .......................... 1

II. Tăng trưởng thương mại gặp áp lực giảm sắp tới .... 5

III. CPI tăng nhẹ do giá năng lượng .............................. 8

IV. Ngành bán lẻ duy trì tăng trưởng ............................. 8

V. Triển vọng tích cực cho FDI trong 2021 .................... 9

VI. IIP tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ trong 2021 .... 13

VII. Thâm hụt ngân sách tăng lên 363 nghìn tỷ ........... 17

Bảng điểm vĩ mô ........................................................ 19

Vĩ Mô Cập nhật 14/01/2021

Ý Nguyễn

[email protected]

Tuấn Đoàn

[email protected]

Page 2: Xu hướng vĩ mô năm 2021

1

I. Tăng trưởng kinh tế 4Q20 vượt bậc

GDP thực của Việt Nam ghi nhận mức tăng tốc ấn tượng trong quý 4, kéo

tốc độ tăng trưởng cả năm vượt kỳ vọng của thị trường. Theo ước tính

mới nhất của GSO, tăng trưởng GDP thực trong quý 4 đạt 4.48% n/n, tăng 1.78

điểm phần trăm so với quý trước đó. Do đó, tốc độ tăng trưởng GDP cả năm

2020 đạt 2.91% n/n, vượt xa dự báo của các tổ chức kinh tế quốc tế lớn như

IMF (1.6%), World Bank (2.8%), và ADB (1.8%).

Hình 1. GDP thực Hình 2. Tăng trưởng GDP thực và dự phóng

Nguồn: GSO, KIS Nguồn: GSO, KIS

Phân loại theo ngành, quý 4 chứng kiến mức tăng trưởng nổi bật ở tất cả các

thành phần của GDP, bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; công

nghiệp và xây dựng; dịch vụ và thuế trừ trợ cấp đối với sản phẩm. Cụ thể, nông

nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4.69% n/n (+1.07% so với 3Q20), công

nghiệp và xây dựng tăng 5.6% n/n (+1.89% so với 3Q20), dịch vụ tăng 4.29%

(+1.49% so với 3Q20) và thuế trừ trợ cấp sản phẩm tăng 1.07% (+0.53% so

với 3Q20).

Hình 3. GDP theo quý Hình 4. Cơ cấu GDP quý theo ngành

Nguồn: GSO, KIS Nguồn: GSO, KIS

6.24

5.25 5.42

5.98

6.68 6.21

6.81 7.08 7.02

2.91

-

2

4

6

8

0

1,000

2,000

3,000

4,000

5,000

2011 2013 2015 2017 2019

(%)GDP thực (T)

Tăng trưởng (P)

(Nghìn tỷ)

2.91

2.56

1.80

1.60

2.80

1.90

2.25

0 2 4 6 8 10 12

Thực tế

Bloomberg

ADB

IMF

World Bank

S&P Global Rating

Bộ KH&ĐT (tb)

(%)

2021

2020

7.65 7.45

6.73 6.82 7.31

6.82 6.73

7.48 6.97

3.68

0.39

2.69

4.48

-

1

2

3

4

5

6

7

8

9

0

200

400

600

800

1,000

1,200

1,400

4Q17 4Q18 4Q19 4Q20

(%)GDP thực (T)

Tăng trưởng (P)

(Nghìn tỷ)

4.48

4.69

5.60

4.29

1.07

0 1 2 3 4 5 6

GDP thực

Nông, lâm, ngư nghiệp

Công nghiệp & Xây dựng

Dịch vụ

Thuế trừ trợ cấp sản phẩm3Q20

4Q20

(% n/n)

Tăng trưởng GDP ấn

tượng trong 4Q20

Page 3: Xu hướng vĩ mô năm 2021

2

Nhìn sâu hơn vào các nhóm ngành phụ, 21 trên 22 nhóm ngành phụ có sự cải

thiện trong 4Q20, ngoại trừ lĩnh vực khai khoáng. Với tỷ trọng lớn nhất trong cơ

cấu GDP, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng tốc nhanh nhất với 8.63% n/n

(+4.77% so với 3Q20) và đóng góp một phần ba mức tăng trưởng chung trong

quý này. Ngoài ra, các nhóm ngành chính khác cũng có những bước tiến ấn

tượng như phương tiện giao thông tăng 6.97% n/n (+1.46% so với 3Q20); nông

nghiệp tăng 4.94% n/n (+2,019% so với 3Q20); xây dựng tăng 8.56% n/n (+1.52%

so với 3Q20) và tài chính, ngân hàng & bảo hiểm tăng 7.21% n/n (+0.66% so

với 3Q20). Đáng chú ý, dịch vụ lưu trú và ăn uống, vốn được coi là hoạt động

kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ COVID-19, đang có dấu hiệu tích

cực khi mức giảm chỉ còn 8.05% n/n từ mức hai con số trong giai đoạn trước.

Trái lại, lĩnh vực khai khoáng vẫn tiếp tục đi xuống khi tốc độ giảm tăng 0.2%

so với 3Q20, lên 6.1% n/n trong quý này.

Hình 5. Top 10 nhóm ngành tăng trưởng quý Hình 6. Cơ cấu GDP thực theo nhóm ngành 4Q20

Nguồn: GSO, KIS

Về phía cầu, sự chậm lại trong tiêu dùng cuối cùng và tích luỹ tài sản ảnh hưởng

mạnh đến tăng trưởng GDP thực trong năm, trong khi xuất khẩu ròng chứng

kiến 1 năm tăng mạnh mẽ, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế. Có thể thấy,

do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, tiêu dùng cuối cùng và tích lũy tài sản,

đại diện cho nhu cầu tiêu dùng và đầu tư, đều giảm tốc đáng kể so với năm

2019. Người tiêu dùng có xu hướng chi tiêu ít hơn và tiết kiệm nhiều hơn khi

họ bi quan về thu nhập trong tương lai, trong khi chủ doanh nghiệp có xu hướng

ít mở rộng hoạt động hơn khi triển vọng kinh doanh trở nên không chắc chắn.

Do đó, tiêu dùng cuối cùng và tích lũy tài sản chỉ tăng nhẹ lần lượt là 1.06% n/n

và 4.12% n/n, đóng góp 0.78% và 1.43% vào tốc độ tăng trưởng chung cho

năm 2020, thấp hơn nhiều so với mức đóng góp năm 2019. Ở chiều ngược lại,

xuất khẩu ròng ghi nhận sự cải thiện ấn tượng và là nhân tố chính kéo nền kinh

tế trong năm nay. Với mức tăng trưởng xuất khẩu tương đối cao so với nhập

khẩu, xuất khẩu ròng ghi nhận mức thặng dư 315.5 nghìn tỷ đồng, tăng 17.22%

so với năm 2019. Mức tăng trên đóng góp 1.76% vào tốc độ tăng trưởng chung,

cao hơn 5.95% so với năm trước và bù đắp vào sự chậm chạp trong tiêu dùng

cuối cùng và tích lũy tài sản.

8.63

6.97

4.94

8.56

7.21

(6.10)

4.36

1.33

(8.05)

1.08

(15) (10) (5) 0 5 10

CN chế biến, chế tạo

Phương tiện giao thông

Nông nghiệp

Xây dựng

Tài chính

Khai khoáng

SX và phân phối điện

Bất động sản

DV lưu trú & ăn uống

Vận tải & kho bãi

3Q20 4Q20

(% n/n)

18.5

10.6

9.5

8.27.3

5.64.54.0

2.9

2.9

26.0

CN chế biến, chế tạo

Phương tiện GT

Nông nghiệp

Xây dựng

Tài chính

Khai khoáng

SX và phân phối điện

Bất động sản

DV lưu trú & ăn uống

Vận tải & kho bãi

Khác

Page 4: Xu hướng vĩ mô năm 2021

3

Hình 7. Cơ cấu GDP thực hàng năm theo chi tiêu Hình 8. Đóng góp GDP thực hàng năm theo chi tiêu

Nguồn: GSO, KIS FCE: Tiêu dùng cuối; GCF: Tích luỹ tài sản; BOT: Xuất khẩu ròng; SD: Chênh lệch thống kê

Về các yếu tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế năm 2020 của Việt Nam,

chúng tôi điểm ra một số nguyên nhân như sau. Đầu tiên và quan trọng nhất,

việc đại dịch COVID-19 được kiểm soát tốt trong nước đã duy trì tốc độ tăng

trưởng nhu cầu tiêu dùng và đầu tư trong nước ở mức tương đối trong bối cảnh

kinh tế toàn cầu sụt giảm mạnh Thứ hai, hoạt động xuất khẩu tăng trưởng ấn

tượng, có khả năng phản ánh nhu cầu tăng cao từ các thị trường xuất khẩu lớn

và cơ cấu xuất khẩu thay đổi theo hướng các sản phẩm có giá trị cao hơn, cải

thiện cán cân thương mại, qua đó nâng cao GDP.

DỰ BÁO:

Theo góc nhìn của chúng tôi, một số yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng

GDP thực năm 2021 như sau: COVID-19 vẫn đóng vai trò quan trọng trong

việc quyết định các hoạt động kinh tế trong năm tới, không chỉ ở Việt Nam

mà còn trên toàn cầu. Cuối năm 2020, chúng ta đã chứng kiến một số tín hiệu

tích cực về sự phát triển và ứng dụng của các loại vắc xin đầy hứa hẹn như

Pfizer/BioNTech, Moderna, AstraZeneca, giúp đem lại hy vọng chấm dứt đại

dịch vào năm 2021. Tuy nhiên, các biến thể vi rút mới có thể sẽ gây cản trở nỗ

lực tiêm chủng nhằm mang nền kinh tế toàn cầu sớm trở lại bình thường. Do

đó, nhu cầu nội địa và xuất khẩu đối với các sản phẩm của Việt Nam dường

như gắn liền với tốc độ phân phối vắc xin và sự phức tạp của các biến thể vi

rút mới.

74.08 74.22 72.89

34.32 34.61 35.02

(6.72) (10.19) (8.20)(1.68)

1.36 0.30

(20)

0

20

40

60

80

100

120

2018 2019 2020

FCE GCF BOT SD(%)

7.02 5.35 2.72

(4.19)

3.14

2.91

0.78 1.43 1.76

(1.06)

(6)

(4)

(2)

0

2

4

6

8

Tổng FCE GCF BOT SD

2019 2020(%)

Page 5: Xu hướng vĩ mô năm 2021

4

Hình 9. Tăng trưởng GDP và số ca mắc COVID-19 trong năm 2020

Nguồn: IMF, GSO, KIS * Số liệu tăng trưởng GDP của Việt Nam được thu thập từ GSO, số liệu tăng trưởng GDP của các nước khác được lấy từ triển vọng kinh tế thế giới của IMF.

Các hiệp định thương mại tự do (FTA) đầy hứa hẹn như CPTPP, EVFTA, RCEP

được kỳ vọng sẽ tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại vào năm 2021.

Lợi ích từ những hiệp định này sẽ trở nên nổi bật hơn trong trường hợp kiểm

soát thành công đại dịch trên toàn cầu.

Hình 10. Các mốc thời gian ký kết CPTPP, EVFTA, và RCEP

Nguồn: Vietnam WTO Center, KIS

RCEP: Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, USMCA: Hiệp định giữa Mỹ-Mexico-Canada, USKOR: Hiệp định giữa Mỹ - Hàn Quốc, USAUS: Hiệp định giữa Mỹ - Úc, USISR: Hiệp định giữa Mỹ - Israel.

Đại hội Đảng lần thứ XIII trong đầu năm nay được kỳ vọng mang đến nhiều

thay đổi lớn trong năm 2021 và các nhà đầu tư đang dự đoán rằng chi đầu tư

và phát triển sẽ có những bước chuyển biến đáng kể trong năm đầu tiên của

nhiệm kỳ mới. Tăng chi đầu tư và phát triển được kỳ vọng sẽ thúc đẩy nhu cầu

nội địa trong ngắn hạn và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh

trong dài hạn. Ngoài ra, chi tiêu tài khóa của các nước lớn, chẳng hạn như Mỹ,

Trung Quốc và Nhật Bản, có nhiều khả năng sẽ tăng đáng kể khi các chính phủ

mới của họ sẽ bước vào nhiệm kỳ đầu tiên vào năm 2021.

Trung Quốc, 1.90

Ấn Độ, (10.30)

Nhật, (5.30)

Hàn Quốc, (1.90)

Thái Lan, (7.10)

Mỹ, (4.30)

Việt Nam, 2.91

(15)

(12)

(9)

(6)

(3)

-

3

6

(20,000) - 20,000 40,000 60,000 80,000T

ăn

g t

rưở

ng

GD

P t

hự

c (

%)

Số ca nhiễm trên 1 triệu người

GDP danh nghĩa 2020*

07/19, EVFTA chính thức được ký kết

19/01, CPTPP chính thức có hiệu lực tại Việt Nam

20/11, RCEP chính thức được

ký kết

18/03, CPTPP được ký kết chính thức với 11 thành viên

16/02, TPP chính thức được ký kết

20/08, EVFTA chính thức có hiệu lực23/01, Mỹ chính

thức rút khỏi TPP

(30)

(20)

(10)

0

10

20

30

40

50

01.15 01.17 01.19

Thương mại % n/n(%)

Page 6: Xu hướng vĩ mô năm 2021

5

Hình 11. Chi đầu tư phát triển năm

Nguồn: Bộ Tài chính, GSO, KIS

Với những giả định trên, chúng tôi dự báo tốc độ tăng trưởng GDP thực của

Việt Nam sẽ đạt 6.36% n/n vào năm 2021.

Hình 12. Tăng trưởng GDP thực hàng năm của Việt Nam Hình 13. Dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2021 của các

tổ chức kinh tế thế giới

Nguồn: IMF, World Bank, ADB, S&P Global Rating, GSO, KIS

II. Tăng trưởng thương mại gặp áp lực

giảm sắp tới

Trong tháng 12, các hoạt động thương mại chứng kiến sự tăng tốc đáng

kể, trong khi cán cân thương mại chuyển sang thâm hụt sau chuỗi thặng

dư kéo dài 7 tháng. Theo Tổng cục Thống kê, giá trị thương mại tiếp tục tăng

trưởng mạnh trong giai đoạn này khi tăng 20.16% n/n, cao hơn 7.03% so với

tháng 11 do cả xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng mạnh. Cụ thể, xuất khẩu tăng

17.63% n/n đạt 26.5 tỷ USD (+6.9% so với tháng 11) và nhập khẩu tăng 22.7%

n/n (+7.01% so với tháng 11) đạt 27.5 tỷ USD. Do đó, cán cân thương mại ước

tính thâm hụt 1 tỷ USD trong tháng này, có thể là tháng đầu tiên thâm hụt kể từ

tháng 5.

88

208

296

477

(20)

(10)

-

10

20

30

40

50

60

0

100

200

300

400

500

600

2006 2011 2016 2021P

(%)Chi đầu tư phát triển (T)

Tăng trưởng năm (P)

(Nghìn tỷ đồng)

6.36

2.06

10.66

0

2

4

6

8

10

12

2011 2013 2015 2017 2019 2021F

Tăng trưởng GDP thực

Thấp

Cao

(%)

6.37 6.8

11.2

6.5

0

2

4

6

8

10

12

ADB IMF World Bank S&P GlobalRating

Bộ KH&ĐT

(%)

Thương mại tiếp tục

tăng trưởng nhưng

với tộc độ chậm lại

Page 7: Xu hướng vĩ mô năm 2021

6

Hình 14. Xuất khẩu Hình 15. Nhập khẩu

Nguồn: GSO, KIS Nguồn: GSO, KIS

Mặc dù hầu hết các mặt hàng thiết yếu đều tăng trưởng chậm lại (4/10 mặt

hàng) và thậm chí giảm (3/10 mặt hàng), mức tăng xuất khẩu ấn tượng

trong tháng này được quyết định bởi ba mặt hàng, bao gồm máy tính, sản

phẩm điện và linh kiện; máy móc, thiết bị, công cụ và dụng cụ; điện thoại các

loại và linh kiện. Cụ thể, máy móc, thiết bị tăng 71.66% n/n (+9.89% so với

tháng 11) và máy tính, sản phẩm điện tử tăng 24.25% n/n (+6.54% so với tháng

11), củng cố đà tăng so với tháng 11. Điện thoại các loại và linh kiện thậm chí

còn tăng vượt trội hơn, tăng 50.75% n/n, cao hơn nhiều so với trước đó, đạt

4.4 tỷ USD trong tháng. Mức tăng vượt bậc trên bù đi phần thụt lùi của xuất

khẩu sợi, sắt và thép, các phương tiện vận tải và phụ tùng, gỗ và các sản phẩm

bằng gỗ, cũng như mức giảm đáng kể trong xuất thủy sản, giày dép, và dệt

may. Cụ thể, xuất khẩu sợi (+3.23% n/n), sắt thép (+39.25% n/n), phương tiện

vận tải (+20.09% n/n), gỗ và các sản phẩm gỗ (+16.66% n/n) đã chậm lại đà

tăng, trong khi thủy sản (-3.35% n/n), giày dép (-15.28% n/n) và dệt may (-15.63%

n/n) chứng kiến sự suy giảm.

Sự tăng tốc chung ở hầu hết các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là máy móc,

thiết bị và máy tính, sản phẩm điện tử là điểm nhấn của hoạt động nhập

khẩu trong tháng này. 8/10 mặt hàng nhập khẩu chính đã có những cải thiện

trong tháng 12 khi tốc độ tăng trưởng trở nên tích cực hơn hoặc ít tiêu cực hơn.

Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nhập khẩu, tăng trưởng mạnh nhập khẩu

máy tính, sản phẩm điện tử và máy móc, thiết bị giúp tổng nhập khẩu tăng theo.

Cụ thể, máy tính, sản phẩm điện tử tăng 48.53% n/n đạt 6.4 tỷ USD (+4.42%

so với tháng 11) và máy móc, thiết bị tăng 16.09% n/n (+8.21% so với tháng 11)

đạt 4.2 tỷ USD. Ngoài ra, một số mặt hàng khác cũng có tiến triển đáng chú ý

và đóng góp đáng kể vào tăng trưởng nhập khẩu chung trong tháng này, như

sản phẩm hóa chất (+16.87% n/n), sản phẩm kim loại cơ bản khác (+29.17%

n/n), sản phẩm nhựa (+14.35% n/n) và chất dẻo (+9.86% n/n).

26.5

17.63

(40)

(20)

-

20

40

60

0

5

10

15

20

25

30

12.19 03.20 06.20 09.20 12.20

(%)Xuất khẩu (T)

Tăng trưởng năm (P)

Tăng trưởng năm điều chỉnh Tết (P)

(Tỷ USD)

27.5

22.7

(30)

(20)

(10)

-

10

20

30

40

0

5

10

15

20

25

30

12.19 03.20 06.20 09.20 12.20

(%)Nhập khẩu (T)

Tăng trưởng năm (P)

Tăng trưởng năm điều chỉnh Tết (P)

(Tỷ USD)

Page 8: Xu hướng vĩ mô năm 2021

7

Hình 16. Top 10 mặt hàng xuất khẩu Hình 17. Top 10 mặt hàng nhập khẩu

Nguồn: GSO, KIS Nguồn: KIS, GSO

DỰ BÁO

- Gói kích thích kinh tế thứ hai của Mỹ được hi vọng sẽ thông qua sau lễ

nhậm chức của tổng thống Biden và được dự đoán sẽ thúc đẩy niềm

tin của người tiêu dùng vào quý đầu tiên của năm 2021. Tuy nhiên, các

biến thể coronavirus mới có nhiều khả năng khiến các chính phủ gia

tăng các biện pháp cách ly xã hội, do đó làm chậm lại hoạt động thương

mại.

- Chúng tôi dự báo xuất khẩu và nhập khẩu sẽ tăng trưởng lần lượt 12.08%

n/n và 12.64% n/n vào tháng 01/2021

Hình 18. Dự phóng tăng trưởng xuất khẩu Hình 19. Dự phóng tăng trưởng nhập khẩu

Nguồn: KIS, Bloomberg Nguồn: KIS, Bloomberg

24.25

50.75

71.66

(15.63)

(15.28)

16.66

20.90

(3.35)

39.25

3.23

(50) 0 50 100

Máy tính & đồ điện tử

Điện thoại & linh kiện

Máy móc, thiết bị

Dệt may

Giày dép

Sản phẩm gỗ

Phương tiện vận tải

Thuỷ sản

Sắt thép

Sợi dệt

(% n/n)

12/2020

11/2020

48.53

16.09

59.96

0.08

9.86

(1.50)

14.35

29.17

16.87

6.22

(20) 0 20 40 60 80

Máy tính & đồ điện tử

Máy móc, thiết bị

Điện thoại & linh kiện

Vải vóc

Nhựa

Sắt thép

Sản phẩm nhựa

Sản phẩm kim loại khác

Hoá chất

Nguyên phụ liệu dệt may

(% n/n)

12/2020

11/2020

16.06

27.06

(18.47)

(15.86)

72.26

12.08

(40) (20) 0 20 40 60 80

Điện thoại & linh kiện

Máy tính & đồ điện tử

Dệt may

Giày dép

Máy móc, thiết bị

Xuất khẩu

1/2021

12/2020

(% n/n)

48.40

10.18

14.94

5.98

(0.78)

12.64

(10) 0 10 20 30 40 50 60 70

Máy tính & đồ điện tử

Máy móc, thiết bị

Điện thoại & linh kiện

Vải vóc

Sắt thép

Nhập khẩu 1/2021

12/2020

(% n/n)

Page 9: Xu hướng vĩ mô năm 2021

8

III. CPI tăng nhẹ do giá năng lượng

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) có mức

tăng khiêm tốn so với tháng trước khi mà giá cả ngành giao thông tăng

cao bù đắp mức giảm từ lương thực và thực phẩm. Sau khi chững lại vào

tháng trước, CPI đã quay trở lại tăng 0.1% t/t trong tháng 12. Cụ thể, đối với 2

lĩnh vực có tỷ trọng cao nhất trong giỏ hàng hóa CPI, hàng ăn và dịch vụ ăn

uống giảm 0.41% t/t, trong khi giá cả giao thông tăng mạnh 2.45% t/t.

So với cùng kỳ năm trước, CPI tiếp tục xu hướng giảm tốc từ tháng Bảy. Cụ

thể, CPI trong giai đoạn này tăng 0.19% n/n, thấp hơn 130 đcb so với tháng

trước. Do đó, tỷ lệ lạm phát trung bình 12 tháng là 3.24%, thấp hơn 76 đcb so

với tỷ lệ mục tiêu của chính phủ là 4%.

Hình 20. Chỉ số CPI Bảng 1. CPI theo ngành

Nguồn: GSO, KIS

Nguồn: GSO, KIS

IV. Ngành bán lẻ duy trì tăng trưởng

Đà tăng của doanh số bán lẻ trở nên mạnh mẽ hơn trong giai đoạn này do

sự tăng tốc của nhóm ngành bán lẻ bù đắp đà giảm của hoạt động lưu trú

& ăn uống và du lịch. Theo ước tính của GSO, doanh số bán lẻ trong tháng

12 đã chứng kiến sự tăng tốc khi tăng 9.37% n/n, cao hơn 218 đcb so với tháng

trước và đạt 472 nghìn tỷ đồng. Sự cải thiện trên tất cả các lĩnh vực giúp cho

tăng trưởng cả ngành tăng lên trong giai đoạn này. Với tỷ trọng lớn nhất, hoạt

động bán lẻ đóng góp nhiều nhất với mức tăng 13.79% n/n, cao hơn 251 đcb

so với trước đó và đóng góp 10.37% vào mức tăng trưởng chung. Bên cạnh

đó, mặc dù vẫn bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch toàn cầu, đà giảm hoạt động

lưu trú & ăn uống và hoạt động du lịch đang thu hẹp dần, chỉ còn giảm 0.84%

n/n, thấp hơn 0.19% so với tháng 11.

Về cơ cấu, lĩnh vực bán lẻ vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 78.36% tổng

doanh thu, trong khi hoạt động lưu trú & ăn uống và du lịch cùng chiếm 21.37%

tổng doanh thu.

0.10

0.19 -

1

2

3

4

5

6

7

(2)

(1)

0

1

2

12.19 03.20 06.20 09.20 12.20

CPI % t/t (T)

CPI % n/n (P)

CPI trung bình 12 tháng % n/n (P)

Lạm phát mục tiêu (P)

(%)(%)

Giá năng lượng tăng

cao đẩy tăng CPI

Doanh số bán lẻ lấy lại

đà tăng nhanh

Nhóm ngành Tỷ trọng (%) % t/t % n/n

Hàng ăn và dịch vụ ăn uống 36.12 (0.41) 2.68

Đồ uống và thuốc lá 3.59 0.13 1.14

May mặc, mũ nón, giày dép 6.37 0.15 0.37

Nhà ở và vật liệu xây dựng 15.73 (0.03) 0.19

Thiết bị và đồ dùng gia đình 7.31 0.01 0.67

Thuốc và dịch vụ y tệ 5.04 0.01 0.51

Giao thông 9.37 2.45 (11.68)

Bưu chính viễn thông 2.89 (0.00) (0.52)

Giáo dục 5.99 0.00 4.15

Văn hóa, giải trí và du lịch 4.29 (0.10) (2.43)

Hàng hóa và dịch vụ khác 3.3 0.12 2.10

Chỉ số giá tiêu dùng 0.10 0.19

Page 10: Xu hướng vĩ mô năm 2021

9

Hình 21. Doanh số bán lẻ hàng tháng Hình 22. Cơ cấu doanh số bán lẻ

Nguồn: GSO, KIS

Nguồn: GSO, KIS

V. Triển vọng tích cực cho FDI trong 2021

Tháng 12 đánh dấu kỷ lục mới đối với hoạt động đầu tư nước ngoài khi giải

ngân vốn FDI đạt mức cao kỷ lục vào cuối năm ngay cả khi rủi ro đầu tư, do

ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, vẫn còn đó. Trong khi đó, những hạn chế

về việc nhập cảnh do đợt bùng phát dịch vào đầu tháng 12 kéo lượng FDI đăng

ký xuống mức thấp nhất trong 3 tháng.

Cụ thể hơn, tháng 12 ghi nhận khoảng 1.09 tỷ USD FDI đăng ký mới, là mức

thấp nhất trong 3 tháng, trong khi vốn tăng thêm cho các dự án hiện tại giảm

xuống mức thấp nhất 1 năm, chỉ đạt 0.8 tỷ USD. Ngược lại, các nhà đầu tư

nước ngoài quan tâm nhiều hơn đến hoạt động mua bán cổ phần và M&A khi

con số trên tăng lên mức cao nhất trong 5 tháng là 0.93 tỷ USD, đẩy tổng vốn

đăng ký trong tháng lên 2.1 tỷ USD, giảm 66.29% n/n. Đáng chú ý, vốn FDI giải

ngân cuối năm ở mức cao kỷ lục, đạt 2.78 tỷ USD, tăng 0.72% n/n.

Hình 23. FDI đăng ký và các thành phần Hình 24. FDI giải ngân

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, KIS Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, KIS

9.37

(30)

(20)

(10)

-

10

20

0

100

200

300

400

500

12.19 03.20 06.20 09.20 12.20

(%)Tổng doanh số bán lẻ (T)

Tăng trưởng năm (P)

(Nghìn tỷ đồng)

78.4

10.4

11.0

0

20

40

60

80

100

12.19 03.20 06.20 09.20 12.20

Bán lẻ DV lưu trú & ăn uống Du lịch Khác(%)

(66.29)

(100)

(50)

0

50

100

150

200

0

1

2

3

4

5

6

7

12-19 03-20 06-20 09-20 12-20

FDI đăng ký mới (T)

FDI đăng ký bổ sung (T)

FDI đăng ký góp vốn (T)

FDI đăng ký % n/n (P)

(Tỷ USD) (%)

2.78

0.72

-20

-15

-10

-5

0

5

10

0.0

0.5

1.0

1.5

2.0

2.5

3.0

12-19 03-20 06-20 09-20 12-20

FDI giải ngân (T)

FDI giải ngân % n/n (P)

(Tỷ USD) (%)

Vốn FDI giải ngân đạt

mức cao kỷ lục

Page 11: Xu hướng vĩ mô năm 2021

10

Công nghiệp chế biến, chế tạo có mức sụt giảm vốn FDI đăng ký lớn nhất trong

tháng 12, chỉ ghi nhận 0.87 tỷ USD so với gần 2 tỷ USD trong tháng 11. Đóng

góp của công nghiệp chế biến, chế tạo vào tổng vốn FDI cũng giảm xuống

41.31% từ mức gần 70% trong tháng trước. Trong khi đó, ngành bất động sản

ghi nhận mức cao nhất trong 5 tháng là 0.38 tỷ USD, bán lẻ đạt mức cao nhất

trong 6 tháng là 0.15 tỷ USD và sản xuất và phân phối điện đạt mức cao nhất

trong 2 tháng là 0.2 tỷ. Đặc biệt, FDI đăng ký trong lĩnh vực khoa học & công

nghệ đã tăng lên mức cao nhất trong 1 năm, đạt 0.31 tỷ USD.

Hình 25. FDI đăng ký theo ngành Hình 26. Cơ cấu FDI đăng ký trong 4Q20

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, KIS Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, KIS

FDI đăng ký từ tất cả đối tác lớn rõ ràng đã chậm lại trong tháng 12 ngoại trừ

Singapore. Đặc biệt, sự sụt giảm được thấy rõ nhất từ các nhà đầu tư Trung

Quốc và Đài Loan với FDI đăng ký đạt mức thấp nhất trong 4 tháng là 57 triệu

USD và 59 triệu USD. Dòng vốn FDI từ Nhật Bản và Hồng Kông cũng giảm

đáng kể so với tháng 11, ở mức 0.26 tỷ USD và 0.27 tỷ USD, tiếp theo là Hàn

Quốc với 0.25 tỷ USD.

Hình 27. Vốn FDI từ Hàn Quốc, Nhật Bản Hình 28. Vốn FDI từ Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, KIS Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, KIS

12.19 03.20 06.20 09.20 12.20

0

2

4

6

8Sản xuất & chế biến

Bất động sản

Bán lẻ

Sản xuất & phân phối điện

Khoa học & công nghệ

Khác

(Tỷ USD)

Sản xuất &

chế biến, 41.3

Bất động

sản, 18.3

Bán lẻ,

6.9

Sản xuất &

phân phối điện, 9.3

Khoa học &

công nghệ, 14.8

Khác, 9.4

0.0

0.5

1.0

1.5

2.0

2.5

12-19 03-20 06-20 09-20 12-20

Hàn Quốc Nhật Bản(Tỷ USD)

0.0

0.3

0.6

0.9

1.2

1.5

12-19 03-20 06-20 09-20 12-20

Trung Quốc Hồng Kông Đài Loan(Tỷ USD)

Page 12: Xu hướng vĩ mô năm 2021

11

Ở chiều ngược lại, vốn đăng ký từ Singapore đã tăng vọt lên mức cao nhất

trong 4 tháng là 0.92 tỷ USD, chiếm hơn một nửa tổng vốn FDI đăng ký từ các

nhà đầu tư châu Á trong tháng. Các nhà đầu tư đến từ châu Âu đã đăng ký

tổng cộng 0.14 tỷ USD, thấp hơn đáng kể so với 0.25 tỷ USD trong tháng 11.

Lượng đăng ký từ khu vực Đông Nam Á (ngoại trừ Singapore) và Bắc Mỹ (bao

gồm Mỹ và Canada) không đáng kể, lần lượt là 24 triệu USD và 40 triệu USD.

Hình 29. Dòng vốn FDI từ các nước Đông Nam Á Hình 30. Dòng vốn FDI từ EU và Bắc Mỹ

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, KIS Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, KIS

DỰ BÁO:

Trong thời kỳ COVID-19, dòng vốn đầu tư toàn cầu có nguy cơ sụp đổ do các

biện pháp giãn cách xã hội chưa từng có và sự không chắc chắn về tương lai.

Số lượng FDI trong 2Q20 và 3Q20 cho thấy tâm lý tiêu cực của các nhà đầu tư

toàn cầu, trong đó đăng ký mới giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm.

Từ mức đáy trong 3Q20, với việc Việt Nam dần thích nghi và học được cách

đối phó với các vấn đề sức khoẻ và kinh tế gây ra bới dịch bệnh, vốn FDI đăng

ký cũng phục hồi đáng kể lên mức cao thứ ba kể từ giữa năm 2018. Con số

FDI thậm chí còn mang lại triển vọng tích cực hơn khi đạt mức cao nhất trước

đến nay, khoảng 6.2 tỷ USD trong 4Q20.

Hình 31. Vốn FDI đăng ký và các thành phần Hình 32. Vốn FDI giải ngân

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, KIS Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, KIS

0.0

1.0

2.0

3.0

4.0

5.0

12-19 03-20 06-20 09-20 12-20

Singapore

Đông Nam Á, loại Singapore

(Tỷ USD)

0.0

0.2

0.4

0.6

0.8

12-19 03-20 06-20 09-20 12-20

Bắc Mỹ Châu Âu(Tỷ USD)

4.3

1.3

1.7

(60)

(30)

0

30

60

90

120

0

3

6

9

12

15

12-18 06-19 12-19 06-20 12-20

(%)(Tỷ USD) FDI đăng ký mới (T)

FDI đăng ký bổ sung (T)

FDI đăng ký góp vốn (T)

FDI đăng ký % n/n (P)6.2

1.0

(10)

(5)

0

5

10

15

20

0

1

2

3

4

5

6

7

12-18 06-19 12-19 06-20 12-20

(%)(Tỷ USD) FDI giải ngân (T)

FDI giải ngân % n/n (P)

Page 13: Xu hướng vĩ mô năm 2021

12

Hơn nữa, tăng trưởng giai đoạn 2020 - 2021 của nền kinh tế Việt Nam nằm

trong nhóm cao nhất toàn cầu, tốt hơn nhiều so với các nước khác. Đây chắc

chắn là điểm mạnh giúp Việt Nam có vị thế tốt hơn để thu hút các nhà đầu tư

toàn cầu.

Hình 33. Tăng trưởng GDP 2020 – 2021 của Việt Nam so với các nước khác

Nguồn: IMF, KIS

Việt Nam cũng đang được hưởng lợi đáng kể từ sự chuyển dịch chuỗi cung

ứng toàn cầu đang diễn ra và một số FTA đang được tiến hành hoặc đã có hiệu

lực như CPTPP, EVFTA và mới nhất là RCEP. Một số tên tuổi lớn nhất, trong

đó nổi bật nhất là gã khổng lồ Apple, tuyên bố sẽ phân bổ lại một phần chuỗi

cung ứng của mình cho Việt Nam. Không lâu sau đó, Luxshare ICT và Foxconn,

hai nhà cung cấp sản phẩm AirPods và iPhone của Apple, đã tăng tốc đầu tư

vào Việt Nam từ nửa cuối 2020, trong khi Pegatron, một tên tuổi khác trong top

5 nhà sản xuất linh kiện điện tử lớn nhất, đã lên kế hoạch đầu tư khoảng 1 tỷ

USD vào nhà máy tại Việt Nam vào năm 2027. Ngoài những cái tên được liệt

kê ở trên, các nhà cung cấp khác của Apple, bao gồm Wistron Corporation, Hon

Hai Precision Industry Co. Ltd, GoerTek và Compal Electronics, đã có mặt tại

Việt Nam. Xu hướng này rất có thể sẽ tăng lên vào năm 2021 nếu các tình hình

đại dịch toàn cầu đang được cải thiện nhanh chóng, dựa theo tiến độ phân phối

vắc xin COVID-19 trên toàn cầu.

Việt Nam, 6.7

Brunei, 3.2

Indonesia, 6.1

Malaysia, 7.8

Philippines, 7.4Singapore, 5.0

Thái Lan, 4.0

Lào, 4.8

Myanmar, 5.7

Campuchia, 6.8

Banglades, 4.4

Ấn Độ, 8.8Trung Quốc, 8.2

Đài Loan, 3.2

Hàn Quốc, 2.9Nhật Bản, 2.3

Mỹ, 3.1

-

4

8

(12.0) (8.0) (4.0) - 4.0 8.0

ng

trư

ởn

g G

DP

20

21

(%

)

Tăng trưởng GDP 2020 (%)

Sự thay đổi chuỗi

cung ứng toàn cầu

đang diễn ra

Page 14: Xu hướng vĩ mô năm 2021

13

Bảng 2. Các khoản đầu tư và hoạt động của những nhà cung cấp Apple tại Việt Nam

Năm Tháng LUXSHARE

(Sản xuất AirPods)

Foxconn

(Sản xuất iPhones)

2016 10 Luxshares ICT(Việt Nam) được thành lập

01 Foxconn mua quyền sử dụng 250,000m2 ở Bắc Giang

trị giá 16.5 triệu USD.

2019 07

Luxshares ICT (Việt Nam) tăng vốn góp nhưng không rõ con số

chính xác

08 Luxshares ICT (Nghệ An) được thành lập. Vốn góp 70 triệu USD:

Sản xuất cáp và sạc cho iPhones.

09

Merry & Luxshares (Việt Nam) được thành lập. Vốn góp 24 triệu

USD

Merry Electronics (Đài Loan) 51%, Luxshares 49%

Sản xuất AirPods

2020 03 Sản xuất AirPods Pro

04 Luxshares ICT (Nghệ An) bắt đầu hoạt động

06

Luxshares ICT (Việt Nam) tăng vốn lên khoảng 65 triệu USD

Luxshares ICT (Vân Trung) tăng vốn nhưng không rõ con số

chính xác

Luxshares ICT (Nghệ An) tăng vốn nhưng không rõ con số chính

xác: Sản xuất AirPods, Apple Watch

Luxshares và Goertek cùng hợp tác sản xuất tai nghe mới của

Apple, AirPods Studio (tin chưa được xác nhận)

7~8

Một số giám đốc điều hành cấp cao của Apple dã đến thăm

Luxshare-ICT (Việt Nam) nhiều lần để tìm hiểu điều kiện sản xuất

iPhone. Apple yêu cầu xây dựng khu ký túc xá nhằm đảm bảo

năng lực sản xuất và tăng số lượng công nhân từ 28,000 lên

50,000-60,000 như hiện tại.

Foxconn đề xuất với chính quyền sẽ:

Thành lập khu công nghiệp rộng 600 ha ở Bắc Giang

Mở rộng Khu công nghiệp Bình Xuyên 2 giai đoạn II

tại Vĩnh Phúc

Dành hơn 325 triệu USD để xây dựng nhà ở cho công

nhân ở Bắc Giang, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc

11 Truyền thông đưa tin về khả năng có thể sản xuất 20% số iPhone

12 mini thông qua hợp tác (hoặc mua lại) Wistron của Trung Quốc

Foxconn đầu tư 270 triệu USD vào công ty con là

FuKang Technology Company Limited.

2021 1H AirPods 3 (mẫu thế hệ thứ 3) sẽ được sản xuất.

Dây chuyền lắp ráp cho iPad và MacBook dự kiến sẽ

được đưa vào hoạt động

2H New AirPods Pro sẽ được sản xuất

*Nguồn: Thông cáo báo chí theo năm. KIS

VI. IIP tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ

trong 2021

Sau khi giảm tốc vào tháng 11, dựa trên dữ liệu điều chỉnh, sản xuất công

nghiệp một lần nữa tăng gần mức cao kỷ lục được ghi nhận trong tháng 10,

ngay cả khi chịu áp lực từ sự sụt giảm của ngành công nghiệp điện tử. Tính

đến cuối tháng 12, chỉ số sản xuất công nghiệp IIP tăng 1.68% t/t và 9.52% n/n.

Đáng chú ý nhất, ngành chế biến, chế tạo tiếp tục duy trì tăng trưởng, đạt mức

cao thứ hai và tăng 13.13% n/n. Trong khi đó, với sự phục hồi đáng chú ý của

hoạt động khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên, sản lượng trong ngành khai

khoáng đã đạt mức cao nhất trong 4 tháng, mặc dù vẫn giảm 10.41% so với

cùng kỳ năm ngoái.

IIP tiếp tục tăng mạnh

sau khi chậm lại trong

tháng 11

Page 15: Xu hướng vĩ mô năm 2021

14

Bên cạnh đó, sản xuất & phân phối điện và cung cấp nước tăng với tốc độ lần

lượt là 2.12% n/n và 7.95% n/n.

Hình 34. Chỉ số sản xuất công nghiệp Hình 35. Tỷ lệ tăng trưởng năm các ngành

Nguồn: GSO, KIS Nguồn: GSO, KIS

Thông tin chi tiết về các ngành công nghiệp và các sản phẩm công nghiệp chính

như sau.

Hình 36. Sản xuất dầu thô và xăng dầu Hình 37. Sản xuất khí tự nhiên

Nguồn: KIS, GSO Nguồn: KIS, GSO

Mỏ khí Sao Vàng - Đại Nguyệt đi vào hoạt động vào cuối tháng 11 đã thúc đẩy

sản lượng khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên lên mức cao nhất trong nhiều

tháng, trong đó sản lượng khai thác dầu thô tăng 7.8% t/t lên mức cao nhất

trong 9 tháng và sản lượng khí đốt tăng 15% t/t lên mức cao nhất trong 3 tháng.

Cũng nhờ giá xăng dầu trong nước tăng mạnh trong thời gian gần đây, sản

lượng xăng dầu tiếp tục tăng 2.9% t/t lên mức cao nhất trong 7 tháng.

159

1.7

9.5

(20)

(10)

0

10

20

30

100

110

120

130

140

150

160

170

12-19 03-20 06-20 09-20 12-20

(%)(Điểm) IIP (T)

Tăng trưởng tháng (P)

Tăng trưởng năm (P)

(20)

(10)

0

10

20

30

12.19 03.20 06.20 09.20 12.20

Khai khoáng

Sản xuất & chế biến

Sản xuất & phân phối điện

Cung cấp nước

(% n/n)

(40)

(20)

0

20

40

60

80

100

0

200

400

600

800

1,000

1,200

1,400

01-20 04-20 07-20 10-20

(%)(Nghìn tấn) Dầu thô (T)

Xăng, dầu (T)

Dầu thô % t/t (P)

Xăng, dầu % t/t (P)

(20)

(10)

0

10

20

0

150

300

450

600

750

900

01-20 04-20 07-20 10-20

(%)(Triệu m3)Khí tự nhiên (T)

Khí tự nhiên % t/t (P)

Page 16: Xu hướng vĩ mô năm 2021

15

Hình 38. Sản xuất hàng dệt may và giày dép Hình 39. Sản xuất quần áo

Nguồn: GSO, KIS Vải dệt từ sợi tổng hợp: triệu m2; Giày dép: triệu đôi

Nguồn: GSO, KIS

Ngành dệt, may mặc và da giày tiếp tục tăng 8 tháng liên tiếp trong tháng 12,

nhưng đà tăng đang bị hạn chế đối với ngành dệt và da giày. Theo đó, tăng

trưởng tháng của các ngành này chậm nhất trong giai đoạn 8 tháng, lần lượt là

1.8% t/t và 0.8% t/t. Sản xuất hàng may mặc tăng cao nhất trong 3 tháng,

khoảng 5.4% t/t.

Hình 40. Sản xuất điện thoại di động Hình 41. Sản xuất linh kiện điện tử

Nguồn: GSO, KIS Nguồn: GSO, KIS

Ngược lại, sản xuất điện thoại di động và linh kiện giảm tốc mạnh trong tháng

thứ ba liên tiếp, giảm 7.1% t/t, mức thấp nhất trong 5 tháng. Trong khi đó, sản

xuất linh kiện điện tử tiếp tục lập kỷ lục cao mới, mặc dù tốc độ tăng bị hạn chế

ở mức chỉ 1.61% t/t.

1.8

0.8

(30)

(20)

(10)

0

10

20

30

0

20

40

60

80

100

12.19 03.20 06.20 09.20 12.20

(%)(Triệu) Vải dệt từ sợi tổng hợp (T)

Giày dép (T)

May mặc % t/t (P)

Giày dép % t/t (P)

(20)

(10)

0

10

20

0

100

200

300

400

500

01-20 04-20 07-20 10-20

(%)(Triệu cái) Quần áo (T)

May mặc % t/t (P)

(40)

(30)

(20)

(10)

0

10

20

30

40

0

5

10

15

20

25

30

01-20 04-20 07-20 10-20

(%)(Triệu cái)Điện thoại di động (T)

Điện thoại % t/t (P)

(40)

(20)

0

20

0

20

40

60

80

01-20 04-20 07-20 10-20

(%)(Nghìn tỷ đồng) Linh kiện điện tử (T)

Linh kiện điện tử % t/t (P)

Page 17: Xu hướng vĩ mô năm 2021

16

Hình 42. Sản xuất các sản phẩm thép Hình 43. Sản xuất xi măng

Nguồn: GSO, KIS Nguồn: GSO, KIS

Xu hướng tăng của ngành vật liệu xây dựng vẫn tiếp tục trong tháng 12 khi sản

lượng thép và xi măng ở mức cao kỷ lục, lần lượt tăng 2.4% t/t và 5.4% t/t.

Hình 44. Sản xuất máy móc thiết bị Hình 45. Sản xuất thực phẩm và đồ uống

Nguồn: GSO, KIS Nguồn: GSO, KIS

Các ngành công nghiệp khác, bao gồm thực phẩm & đồ uống và các ngành

công nghiệp máy móc, cũng tăng trưởng nhanh gần đây nhờ nhu cầu nội địa

mạnh mẽ. Trong khi du lịch trong nước phục hồi và các hoạt động giải trí thúc

đẩy nhu cầu đối với ngành F&B, nhu cầu xuất khẩu mạnh mẽ đã thúc đẩy hoạt

động sản xuất máy móc lên mức cao nhất. Cụ thể, sản xuất thực phẩm và bia

tăng 9.1% t/t và 5.8% t/t, sản xuất máy móc tăng 17.2% t/t.

DỰ BÁO:

Sự bền vững trong tăng trưởng công nghiệp là điểm chính trong tháng 12 khi

đa số các ngành đều mở rộng ngoại trừ ngành công nghiệp điện tử, đặc biệt là

sản xuất điện thoại di động và linh kiện.

(20)

(10)

0

10

20

0

200

400

600

800

1,000

1,200

1,400

01-20 04-20 07-20 10-20

(%)(Nghìn tấn) Thép cán (T)

Thép thanh & góc (T)

Sắt & thép % t/t (P)

(20)

(10)

0

10

20

0

2

4

6

8

10

12

01-20 04-20 07-20 10-20

(%)(Triệu tấn) Xi măng (T)

Xi măng % t/t (P)

17.2

(30)

(20)

(10)

0

10

20

30

0

40

80

120

160

200

12-19 03-20 06-20 09-20 12-20

(%)(Điểm) Máy móc, thiết bị (T)

Máy móc, thiết bị % t/t (P)

(40)

(20)

0

20

40

60

0

40

80

120

160

200

12-19 03-20 06-20 09-20 12-20

(%)(Điểm)Thực phẩm (T)

Bia (T)

Thực phẩm % t/t (P)

Bia % t/t (P)

Page 18: Xu hướng vĩ mô năm 2021

17

Hướng đến năm 2021, chúng tôi cho rằng khu vực công nghiệp sẽ tiếp tục có

nhiều dư địa để tăng trưởng, đặc biệt là trong 6 tháng đầu năm 2021. Với mức

sản xuất rất thấp trong 6 tháng đầu năm do ảnh hưởng nghiêm trọng của

COVID-19, giả định tăng trưởng công nghiệp giữ tốc độ tăng trưởng trung bình

3 tháng trong 6T21, thì tăng trưởng công nghiệp trong giai đoạn này sẽ rất đột

biến.

Hình 46. Ước tính sản lượng IIP và công nghiệp chế biến, chế tạo trong 6T21

Nguồn: GSO, KIS

VII. Thâm hụt ngân sách tăng lên 363

nghìn tỷ đồng

Với các biện pháp hỗ trợ cho các hộ gia đình, doanh nghiệp và các đối tượng

khác đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, thâm hụt ngân sách nhà nước

tăng lên đáng kể trong 2020 chủ yếu do thu ngân sách bị gián đoạn.

Theo cập nhật mới nhất của Bộ Tài chính, đến hết năm 2020, thu ngân sách

nhà nước ước đạt 1,323 nghìn tỷ đồng, chỉ đạt khoảng 87.49% kế hoạch năm

2020, trong đó số thuế được hoãn/giảm đối với thu nhập doanh nghiệp, thu

nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng chiếm gần 3/4 số thiếu hụt.

Hình 47. Nguồn thu thuế

Nguồn: Bộ Tài chính, KIS

(20)

0

20

40

60

0

50

100

150

200

250

01-2

0

02-2

0

03-2

0

04-2

0

05-2

0

06-2

0

07-2

0

08-2

0

09-2

0

10-2

0

11-2

0

12-2

0

Ước tín

h 0

1-2

1

Ước tín

h 0

2-2

1

Ước tín

h 0

3-2

1

Ước tín

h 0

4-2

1

Ước tín

h 0

5-2

1

Ước tín

h 0

6-2

1

(%)(Điểm) IIP (T)

Công nghiệp chế biến, chế tạo (T)

IIP % n/n (P)

Công nghiệp chế biến, chế tạo % n/n (P)

81 84

68

8377

8476

91

104

76

109

0

30

60

90

120

70

140

210

280

350

Thuế TNDN

Thuế TNCN

Lệ phí trước bạ

Thuế GTGT

Thuế TT đặc

biệt

Thuế TN

Thuế XNK

Thuế bảo vệ

MT

Thu từ XSKT

Thu phí, lệ

phí

Thu tiền cho

thuê đất

(%)(Nghìn tỷ đồng) Nguồn thu 2020 (T) % hoàn thành (P)

Sản lượng thấp 6T20

hỗ trợ tăng trưởng

mạnh IIP trong 6T21

Thu ngân sách bị gián

đoạn do các chính

sách hỗ trợ kinh tế

Page 19: Xu hướng vĩ mô năm 2021

18

Trong khi đó, chi tiêu công trong năm 2020 ước tính đạt 1,686 tỷ đồng, hoàn

thành 96.5% kế hoạch năm 2020. Đáng chú ý là cả chi thường xuyên và chi

đầu tư phát triển đều vượt kế hoạch ban đầu.

Hình 48. Chi ngân sách nhà nước

Nguồn: Bộ Tài chính, KIS

Kết quả là đến cuối năm, bội chi ngân sách nhà nước ở mức cao đáng kinh

ngạc, khoảng 363 nghìn tỷ đồng, vượt xa các năm trước. Tuy nhiên, một phần

thâm hụt sẽ được trả lại cho ngân sách nhà nước trong năm 2021 sau khi Nghị

định 41/2020/NĐ-CP về gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất hết hiệu lực.

Hình 49. Thâm hụt ngân sách nhà nước

Nguồn: Bộ Tài chính, KIS

101100 99

93

15

105

0

20

40

60

80

100

120

200

400

600

800

1,000

1,200

Chi thường xuyên

Chi GD - ĐT Chi KHCN Chi trả nợ lãi Chi cải cách tiền lương

Chi đầu tư phát triển

(%)(Nghìn tỷ đồng) Chi tiêu 2020 (T) % hoàn thành (P)

1,323

1,686

(363)

0

20

40

60

80

100

120

140

160

(1,000)

(500)

-

500

1,000

1,500

2,000

2,500

2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

(%)(Nghìn tỷ đồng) Nguồn thu ngân sách (T) Chi tiêu ngân sách (T)

Thặng dư/Thâm hụt (T) % hoàn thành nguồn thu (P)

% hoàn thành chi tiêu (P)

Chi đầu tư của Nhà

nước tăng tốc trong

2020

Page 20: Xu hướng vĩ mô năm 2021

19

Bảng điểm vĩ mô (Tỷ USD, USD, %, % n/n)

07-20 08-20 09-20 10-20 11-20 12-20 1Q20 2Q20 3Q20 4Q20 2017 2018 2019 2020

Tăng GDP thực 2.62 4.48 3.82 0.36 2.62 4.48 6.81 7.08 7.03 2.91

FDI đăng ký 3.15 0.72 1.67 2.27 2.95 2.10 8.55 7.12 5.54 7.32 35.88 35.47 38.02 28.53

GDP bình quân 2,353 2,551 2,730

Tỷ lệ thất nghiệp 2.22 2.73 2.50 2.37 2.21 2.21 2.25 2.48

Xuất khẩu 23.00 27.70 27.16 27.26 25.24 26.50 63.52 59.33 79.74 79.00 215.1 243.5 263.6 263.6

Nhập khẩu 22.00 22.72 24.20 24.27 24.69 27.50 59.69 57.41 69.02 76.46 213.2 236.7 254.4 254.4

Tăng trưởng XK 8.47 7.14 16.57 12.21 10.73 17.63 7.99 (6.82) 10.61 13.48 21.82 13.19 8.16 8.16

Tăng trưởng NK (2.52) 1.58 12.58 9.00 15.69 22.70 4.03 (9.46) 3.74 15.81 21.85 11.01 7.41 7.41

Lạm phát 3.39 3.18 2.98 2.47 1.48 0.19 3.53 3.57 3.81 3.24 3.53 3.54 2.79 2.79

VND/USD 23,167 23,175 23,188 23,181 23,141 23,126 23,637 23,206 23,184 23,126 22,698 23,175 23,173 23,173

Tăng trưởng TD 4.05 4.16 6.10 6.15 8.46 10.14 1.30 3.26 6.10 10.14 18.24 13.89 13.70 13.70

TPCP 10 năm 2.88 2.88 2.52 2.21 2.26 2.01 3.24 3.07 2.65 2.01 5.14 5.07 3.37 3.37

Nguồn: GSO, Bloomberg, FIA, IMF

Page 21: Xu hướng vĩ mô năm 2021

Miễn Trừ Trách Nhiệm

Báo cáo phân tích này và các tại liệu marketing cho chứng khoán Việt Nam được thực hiện và phát hành bởi phòng phân tích của CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam, công ty được cấp giấy phép đầu tư của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam. Chuyên viên phân tích, người thực hiên và phát hành báo cáo phân tích này và các tài liệu marketing, được cấp chứng chỉ hành nghề và được quản lý bởi UBCKNN Việt Nam. Báo cáo này không được sao chụp, nhân bản hoặc xuất bản (toàn bộ hoặc từng phần) hoặc tiết lộ cho bất kỳ người nào khác mà không được sự chấp thuận bằng văn bản của CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam. Báo cáo này được viết nhằm mục đích chỉ cung cấp thông tin. Bản báo cáo này không nên và không được diễn giải như một đề nghị mua hoặc bán hoặc khuyến khích mua hoặc bán bất cứ khoản đầu tư nào. Khi xây dựng bản báo cáo này, chúng tôi hoàn toàn đã không cân nhắc về các mục tiêu đầu tư, tình hình tài chính hoặc các nhu cầu cụ thể của các nhà đầu tư. Cho nên khi đưa ra các quyết định đầu tư cho riêng mình các nhà đầu tư nên dựa vào đánh giá cá nhân hoặc tư vấn của chuyên gia tư vấn tài chính độc lập của mình và tùy theo tình hình tài chính cá nhân, mục tiêu đầu tư và các quan điểm thích hợp khác trong từng hoàn cảnh. CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam không đảm bảo nhà đầu tư sẽ đạt được lợi nhuận hoặc được chia sẻ lợi nhuận từ các khoản đầu tư. CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam, hoặc các bên liên quan, và các nhân sự cấp cao, giám đốc và nhân viên tuyên bố miễn trừ trách nhiệm với các khoản lỗ hoặc tổn thất liên quan đến việc sử dụng toàn bộ hoặc một phần báo cáo này. Thông tin và nhận định có thể thay đổi bất cứ lúc nào mà không cần báo trước và có thể khác hoặc ngược với quan điểm được thể hiện trong các mảng kinh doanh khác của CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam. Quyết định đầu tư cuối cùng phải dựa trên các đánh giá cá nhân của khách hàng, và báo cáo phân tích này và các tài liệu marketing không thể được sử dụng như là chứng cứ cho các tranh chấp pháp lý liên quan đến các quyết định đầu tư. Bản quyền ⓒ 2021 của CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam. Báo cáo này không được sao chụp, nhân bản hoặc xuất bản (toàn bộ hoặc từng phần) hoặc tiết lộ cho bất kỳ người nào khác mà không được sự chấp thuận bằng văn bản của CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam.

Page 22: Xu hướng vĩ mô năm 2021

Trụ sở chính

Tầng 3, Tòa nhà TNR,

180-192 Nguyễn Công Trứ, Quận 1, TP.HCM.

ĐT: (+84 28) 3914 8585

Fax: (+84 28) 3821 6899

Chi nhánh Hà Nội

Lầu 06, Tòa nhà CTM,

299 Cầu Giấy, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (+84 24) 3974 4448

Fax : (+84 24) 3974 4501

PGD Phạm Ngọc Thạch

Lầu 03, 62A Phạm Ngọc Thạch,

Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (+84 28) 7108 1188

Fax: (+84 28) 3820 9229

PGD Bà Triệu

Lầu 06, 74 Bà Triệu, P. Hàng Bài,

Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: (+84 24) 7106 3555

Fax: (+84 24) 3632 0809

PGD Láng Hạ

P.504A, Lầu 05, Tòa nhà TĐL,

22 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84 24) 7108 1188

Fax : (+84 24) 3244 4150

Báo cáo này được thực hiện bởi CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam và chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin. Bản báo cáo này không nên và không được diễn giải như

một đề nghị mua hoặc bán hoặc khuyến khích mua hoặc bán bất cứ khoản đầu tư nào. Khi viết bản báo cáo này, chúng tôi dựa vào các nguồn thông tin công khai và

các nguồn thông tin đáng tin cậy khác, và chúng tôi giả định các thông tin này là đầy đủ và chính xác, mặc dù chúng tôi không tiến hành xác minh độc lập các thông tin

này. CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam không đưa ra - một cách ẩn ý hay rõ ràng - bất kỳ đảm bảo, cam kết hay khai trình nào và không chịu bất kỳ một trách nhiệm

nào đối với tính chính xác và đẩy đủ của những thông tin được đề cập đến trong báo cáo này. Báo cáo này chỉ nhằm cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư chuyên

nghiệp, những người sẽ tự đưa ra quyết định đầu tư mà không phụ thuộc quá mức vào báo cáo này và công ty không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất trực tiếp

hoặc hậu quả nào phát sinh từ việc sử dụng báo cáo này hoặc nội dung của báo cáo.

Bản quyền ⓒ 2021 của CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam. Báo cáo này không được sao chụp, nhân bản hoặc xuất bản (toàn bộ hoặc từng phần) hoặc

tiết lộ cho bất kỳ người nào khác mà không được sự chấp thuận bằng văn bản của CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam.