xÂy dỰng mÔi trƯỜng xà hỘicpcs.vn/upload/files/thu_vien/tai_lieu_hoi_thao/11d-full... ·...

23

Click here to load reader

Upload: buixuyen

Post on 25-Aug-2018

213 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG XÃ HỘIcpcs.vn/upload/files/Thu_vien/Tai_lieu_Hoi_thao/11d-Full... · Web viewMột trong những hiện tượng đặc sắc nhất của thế kỷ

Phiên họp 4/11d

XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI HƯỚNG TỚI “GIÀ HÓA NĂNG ĐỘNG”

GS. TS Nguyễn Đình CửChủ tịch Hội đồng khoa học

Viện Dân số, Gia đình và Trẻ em

Một trong những hiện tượng đặc sắc nhất của thế kỷ 21 là quá trình “bùng nổ người cao tuổi” cả về số lượng và tỷ lệ trong tổng dân số. Nếu năm 1950 thế giới có 2,5 tỷ người, trong đó 214 triệu là người cao tuổi (NCT) thì năm 2000, các con số này tương ứng là 6,080 tỷ và 590 triệu (UN, 2011). Dự báo dân số năm 2050 là 9,75 tỷ và NCT là 2100 triệu (UN, 2015). Dễ dàng tính toán để thấy rằng, từ năm 1950 đến năm 2000, tỷ lệ NCT trong tổng dân số tăng từ 8,6% lên 9,7%, tức là chỉ tăng thêm được 1,1% thì từ năm 2000 đến năm 2050, tỷ lệ này sẽ tăng thêm 11,9% và đạt tới 21,6%!

So với thế giới, nhiều nước APEC, tỷ lệ NCT trong tổng dân số còn tăng nhanh hơn nhiều. Chẳng hạn, từ năm 2000 đến năm 2050, tỷ lệ NCT trong tổng dân số Indonesia sẽ tăng thêm 17,1%. Tương tự, Việt Nam:18,5%; Nhật Bản: 20,7%; Trung Quốc: 21%; thậm chí Singapore tăng thêm tới 29,3% và South Korea: 30,8% (John R. Piggott and Renuka Sane, 2012).

Già hóa nhanh là do 2 nguyên nhân: Mức sinh giảm mạnh và tuổi thọ tăng nhanh. Nếu giai đoạn 1950-1955, tổng tỷ suất sinh là 5 con/phụ nữ thì năm 2000-2005 chỉ còn 2,7 con/phụ nữ và dự báo đạt mức sinh thay thế 2,1con/phụ nữ vào giữa thế kỷ này. Trong khi đó, tuổi thọ kỳ vọng trung bình, tính từ lúc sinh, tại 3 thời điểm nói trên đã tăng từ 46.5 năm lên 66.0 năm và dự kiến đạt 76 vào giữa thế kỷ, (UN, 2001).

Do mức sinh tiếp tục giảm, tuổi thọ tiếp tục tăng nên già hóa sẽ luôn song hành cùng quá trình phát triển. Dân số vừa là lực lượng sản xuất, vừa là lực lượng tiêu dùng nên già hóa dân số thường đặt ra các câu hỏi: Bùng nổ già hóa dẫn tới những sản phẩm và dịch vụ nào phải tăng lên? Sản phẩm, dịch vụ mới nào phải ra đời? Làm thế nào để già hóa dân số không cản trở tăng trưởng kinh tế? Già hóa làm tăng chi phí y tế ra sao và làm thế nào để già hóa dân số không trở thành gánh nặng đối y tế và an sinh xã hội?... Hướng tới già hóa khỏe mạnh (health aging) và hơn thế nữa, già hóa năng động (active aging) là cách trả lời

Page 2: XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG XÃ HỘIcpcs.vn/upload/files/Thu_vien/Tai_lieu_Hoi_thao/11d-Full... · Web viewMột trong những hiện tượng đặc sắc nhất của thế kỷ

Phiên họp 4/11d

cho những câu hỏi này. Song, đến lượt nó, làm thế nào để già hóa khỏe mạnh và già hóa năng động? Đây là một yêu cầu vừa cấp bách, vừa lâu dài để phát triển bền vững thế giới nói chung và các nước APEC nói riêng. Bài viết này thử trả lời cho câu hỏi nói trên theo hướng xây dựng môi trường thân thiện hỗ trợ già hóa năng động.

1. Già hóa khỏe mạnh và già hóa năng động

1.1 Già hóa khỏe mạnh

Có nhiều định nghĩa về “già hóa khỏe mạnh” (healthy ageing), trong đó, một số tiếp cận theo hướng “tối ưu hóa cơ hội” để NCT có sức khỏe tốt, đủ để tham gia các hoạt động xã hội. Chẳng hạn, theo Dự án “Già hóa khỏe mạnh” do Ủy ban châu Âu tài trợ, “Già hóa khỏe mạnh là quá trình tối ưu hóa các cơ hội cho sức khoẻ thể chất, tinh thần và xã hội để người cao tuổi có thể tham gia tích cực vào đời sống xã hội mà không có sự phân biệt đối xử và để hưởng cuộc sống độc lập và chất lượng tốt” (Dự án “Già hóa khỏe mạnh”, 2006).

Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có phân tích định lượng nào về tối ưu hóa các “cơ hội”. Vì vậy, định nghĩa này mang tính ý tưởng, định tính, nhằm nhấn mạnh sự tận dụng các cơ hội cho sức khỏe người cao tuổi hơn là mô hình hóa và giải cụ thể bài toán tối ưu cơ hội.

Một hướng tiếp cận khác dựa trên “khả năng hoạt động”. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa: “Già hóa khỏe mạnh là quá trình phát triển và duy trì khả năng hoạt động cho phép mang lại hạnh phúc tuổi già", (WHO, 2015).

Cũng theo WHO, “khả năng hoạt động” bao gồm các thuộc tính liên quan đến sức khoẻ cho phép mọi người làm được những gì mà họ cho là giá trị. “Khả năng hoạt động” được tạo thành từ : (1) Năng lực nội tại của từng cá nhân, (2) Đặc điểm môi trường liên quan và (3) Các tương tác giữa cá nhân và những đặc điểm này (WHO, 2015). Chẳng hạn, khi tai mắt không còn thật đủ tinh để đọc truyện, xem phim, nghe ca nhạc; răng không còn thật đủ chắc để thưởng thức ẩm thực, NCT có thể nhận được sự hỗ trợ, hợp tác của môi trường xã hội, như: Các nhà xuất bản in chữ to để NCT nhìn rõ hơn, các doanh nghiệp cung cấp răng giả hoặc chế biến thực phẩm mềm hơn để NCT có thể ăn được.

Tuy nhiên, thuật ngữ “Già hóa khỏe mạnh” mới phù hợp ở góc độ y tế, góc độ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu, nếu xem xét dưới góc độ “phát triển”, bởi nó mới dừng ở sức khỏe, ở “khả năng” tham gia vào hoạt động đóng góp cho gia đình và xã hội, mang lại hạnh phúc cho tuổi

Page 3: XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG XÃ HỘIcpcs.vn/upload/files/Thu_vien/Tai_lieu_Hoi_thao/11d-Full... · Web viewMột trong những hiện tượng đặc sắc nhất của thế kỷ

Phiên họp 4/11d

già mà chưa yêu cầu “hiện thực hóa” những khả năng này. “Già hóa khỏe mạnh” mới là “điều kiện cần” để NCT đóng góp cho sự phát triển.

Để “già hóa” không cản trở mà còn đóng góp vào sự phát triển, các khái niệm “già hóa tích cực” hay “già hóa năng động” (active ageing) thường được dùng bên cạnh “già hóa khỏe mạnh”.

1.2 Già hóa năng động

Cũng như “già hóa khỏe mạnh”, “già hóa năng động” (active ageing) có nhiều định nghĩa (Hộp 1). Các định nghĩa này đều có điểm chung là yêu cầu người cao tuổi tham gia đầy đủ vào các hoạt động đóng góp cho cuộc sống gia đình, cộng đồng và xã hội. Tuy nhiên, các định nghĩa cũng có sự khác biệt: Định nghĩa 1 nhấn mạnh vai trò chủ động của cá nhân NCT trong việc thực hiện các hoạt động này. Trong khi đó, định nghĩa 2 lại nhấn mạnh “sự giúp đỡ”, tức là nhấn mạnh vai trò của gia đình hay xã hội, còn định nghĩa 3 lại chỉ nêu yêu cầu“ tiếp tục tham gia vào các hoạt động của gia đình, bạn bè và cộng đồng trong suốt quá trình lão hóa” mà không đề cập vai trò của cá nhân NCT, hay gia đình và xã hội.

Dù là vai trò nổi trội của cá nhân hay sự giúp đỡ từ gia đình, xã hội thì muốn thực hiện được yêu cầu này, NCT phải có sức khỏe. Vì vậy, “già hóa năng động” là khái niệm có yêu cầu cao hơn “già hóa khỏe mạnh”.

Hộp 1: Các định nghĩa về già hóa năng động

Định nghĩa 1 : Khái niệm "già hóa năng động" được tóm tắt trong cụm từ "tham gia vào cuộc sống." Các cá nhân có thể tham gia vào cuộc sống một cách đầy đủ nhất có thể, bất kể tình trạng kinh tế xã hội hay tình trạng sức khoẻ, trong phạm vi sức khỏe.

(International Council on Active Aging.  Website: Change the way we age. What is active aging?)

Già hóa năng động có nghĩa là giúp đỡ những người cao tuổi tự chịu trách nhiệm về cuộc sống của họ càng lâu càng tốt và, nếu có thể, đóng góp cho nền kinh tế và xã hội (Ủy ban châu Âu, 2012)

Già hóa năng động là thuật ngữ được sử dụng để mô tả sự duy trì sự sống tốt đẹp chủ quan, sức khoẻ thể chất, tinh thần xã hội tốt và tiếp tục tham gia vào gia đình, bạn bè và cộng đồng trong suốt quá trình lão hóa.(the University of Victoria’s Department of Psychology. Website: iLifespan , 2016).

Page 4: XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG XÃ HỘIcpcs.vn/upload/files/Thu_vien/Tai_lieu_Hoi_thao/11d-Full... · Web viewMột trong những hiện tượng đặc sắc nhất của thế kỷ

Phiên họp 4/11d

Khác các định nghĩa trên, với thuật ngữ “già hóa năng động”, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lại tiếp cận theo hướng “tối ưu hóa”. Năm 2002, trong công trình “Khuôn khổ chính sách cho già hóa năng động”, WHO định nghĩa : “Già hóa năng động là quá trình tối ưu hóa các cơ hội về sức khoẻ, sự tham gia và an sinh nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi. Nó áp dụng cho cả cá nhân và nhóm dân cư”, (WHO, 2002). Báo cáo toàn cầu về già hóa và sức khỏe năm 2015, WHO vẫn lấy lại khái niệm này (WHO, 2015). Trong định nghĩa, WHO nhấn mạnh 3 nội dung của “già hóa năng động” là (1) Sức khỏe, (2) Sự tham gia vào các hoạt động của cuộc sống và (3) An sinh cho NCT. Tư tưởng “tối ưu hóa các cơ hội” trong định nghĩa này cũng hàm ý định tính hơn là định lượng.

Có thể nhận thấy rằng “già hóa khỏe mạnh” là cốt lõi để “già hóa năng động”. Vì vậy, khung phân tích “già hóa khỏe mạnh” (WHO, 2015), và “già hóa năng động” (WHO, 2002), của WHO đều tiếp cận theo vòng đời với ba giai đoạn: (i) Giai đoạn năng lực tốt và ổn định, (ii) Giai đoạn suy giảm năng lực (iii) Giai đoạn suy giảm năng lực nghiêm trọng. Trên cơ sở đó, các can thiệp tác động vào quá trình già hóa, nhằm mục tiêu già hóa khỏe mạnh và già hóa tích cực chia thành 3 nhóm: (1) Can thiệp về dịch vụ y tế, (2) Can thiệp chăm sóc dài hạn cho NCT và (3) Can thiệp vào môi trường xã hội. Dưới đây thử bàn về việc xây dựng môi trường xã hội hỗ trợ già hóa năng động.

2. Khung lý thuyết phân tích môi trường xã hội – hướng tiếp cận nhu cầu/khả năng

Môi trường xã hội là một khái niệm rộng lớn đa chiều, đa cấp độ. Hơn nữa, các nước khác nhau về trình độ phát triển, thể chế và văn hóa nên môi trường xã hội hết sức khác nhau. Để tiếp cận khái niệm môi trường xã hội và môi trường xã hội hỗ trợ “già hóa năng động”, nghiên cứu này đề xuất cách tiếp cận theo hướng nhu cầu/khả năng của người cao tuổi. Trong đó, nhu cầu là điểm xuất phát thích hợp.

WHO cho rằng, môi trường già hóa khỏe mạnh cần đảm bảo 5 trụ cột/thành tố cơ bản sau: (1) Đáp ứng nhu cầu cơ bản của NCT, bao gồm: đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ và thích hợp, quần áo, nhà ở, an toàn, chăm sóc y tế và chăm sóc dài hạn, (2) Học tập nâng cao trình độ và ra quyết định, (3) Vận động, đi lại, (4) Duy trì và phát triển các mối quan hệ và được tôn trọng, (5) Đóng góp cho xã

Page 5: XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG XÃ HỘIcpcs.vn/upload/files/Thu_vien/Tai_lieu_Hoi_thao/11d-Full... · Web viewMột trong những hiện tượng đặc sắc nhất của thế kỷ

Phiên họp 4/11d

hội (WHO, 2015). Trên thực tế, APEC 21 nền kinh với tế thành viên, chiếm 39% dân số thế giới, 57% GDP toàn cầu, trong đó, 17/21 nước có thu nhập cao, 4 nước thu nhập trung bình (Bộ Công Thương Việt Nam, 2017), nên ngoài nhu cầu cơ bản thì thông tin, thể thao, du lịch, giải trí, đồ uống có cồn, thuốc lá và các loại thuốc khác để hút và đời sống tâm linh đã trở thành nhu cầu quan trọng đối với NCT. Do đó, cần bổ sung các nhu cầu, nhất là khi phân tích môi trường xã hội hướng tới “già hóa năng động”. Việc sử dụng một số sản phẩm, như thuốc lá, đồ uống có cồn (nếu lạm dụng) sẽ gây tác hại cho sức khỏe NCT nhưng ngày nay, vẫn còn tồn tại. Việc đưa các nhu cầu này vào với mục đích xây dựng môi trường xã hội đấu tranh nhằm loại bỏ nhu cầu này ở NCT.

Như vậy, môi trường xã hội tác động đến sức khỏe, tính năng động của NCT thông qua đáp ứng 12 nhu cầu của người cao tuổi, chia thành 3 nhóm sau:

Nhóm 1: Các sản phẩm và dịch vụ, gồm:

(1) Đáp ứng nhu cầu cơ bản của NCT, bao gồm: đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ và thích hợp, quần áo, nhà ở, an toàn, chăm sóc y tế và chăm sóc dài hạn; (2) Học tập nâng cao trình độ và ra quyết định; (3) Vận động, đi lại; (4) Thông tin; (5) Thể thao; (6) Du lịch; (7) Giải trí; (8) Đồ uống có cồn; (9) Thuốc lá và các loại thuốc khác để hút khác.

Nhóm 2: Duy trì các mối quan hệ, gồm:

(10) Quan hệ gia đình, xã hội;

(11) Đời sống tâm linh

Nhóm 3: Đóng góp cho gia đình, xã hội: (12) Việc làm tạo thu nhập, các hoạt động khác hỗ trợ gia đình và cộng đồng.

Đương nhiên, ngay cả khi có khả năng chi trả toàn bộ chi phí cho những nhu cầu nói trên và tự phục vụ được thì NCT cũng không tự đáp ứng các nhu cầu đa dạng của mình. Các sản phẩm, dịch vụ, chủ yếu cần sự cung cấp của doanh nghiệp, thông qua thương mại.

Việc duy trì các mối quan hệ cần có sự tham gia của các thành viên gia đình và cộng đồng. Gia đình và cộng đồng cũng có thể hỗ trợ nguồn lực để cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho NCT.

Để NCT tiếp tục đóng góp cho gia đình, xã hội, NCT cần sự ủng hộ và tạo việc làm của gia đình, cộng đồng và doanh nghiệp.

Page 6: XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG XÃ HỘIcpcs.vn/upload/files/Thu_vien/Tai_lieu_Hoi_thao/11d-Full... · Web viewMột trong những hiện tượng đặc sắc nhất của thế kỷ

Phiên họp 4/11d

Cuối cùng, để tất cả hoạt động đáp ứng nhu cầu của NCT diễn ra suôn sẻ, những hoạt động này cần đặt trên nền tảng pháp luật. Ở đây vai trò của nhà nước được thể hiện. Hơn nữa, nhà nước có thể ban hành các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy các hoạt động của NCT.

Như vậy, để đảm bảo nhu cầu của NCT cần có vai trò của người cao tuổi; các doanh nghiệp; gia đình, cộng đồng và nhà nước, (hình 1).

HÌNH 1: KHUNG LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG GIÀ HÓA NĂNG ĐỘNG

DOANH NGHIỆP

NHÀ NƯỚC

CỘNG ĐỒNG

NGƯỜI CAO TUỔI

Nhu cầu CB

Làm việc

Làm việc

Làm việc

Làm việc

y tế

Vận

động

QH

GĐ XH

Tâm

linh

Việc làm

Họctập

T h ể t h a oTâm linh

Th

uốc lá

D u lị c h

Nguồ n lực

hóaHàng

sóc ;

ch ă m

tục

Phon

g

sách;

chính

lu ật

P há p

vụ ;

dịch

quán ;

tập

Đồ

uống

Giải trí

GIA ĐÌN

H

Thôn g

tin

Hình 1, có thể cho một khung phân tích môi trường xã hội, xuất phát từ: Các chủ thể của môi trường xã hội (các doanh nghiệp; gia đình, cộng đồng và nhà nước) và vai trò của họ đối với việc giải quyết các nhu cầu của NCT, sao cho thông qua đó, hỗ trợ NCT và cùng với NCT xây dựng môi trường hỗ trợ “già hóa năng động”.

Page 7: XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG XÃ HỘIcpcs.vn/upload/files/Thu_vien/Tai_lieu_Hoi_thao/11d-Full... · Web viewMột trong những hiện tượng đặc sắc nhất của thế kỷ

Phiên họp 4/11d

3. Vai trò của các chủ thể trong việc xây dựng môi trường xã hội hướng đến “già hóa năng động”.

Vai trò của các chủ thể trong việc xây dựng môi trường xã hội hướng đến “già hóa năng động” biểu hiện trong việc đáp ứng nhu cầu của NCT.

3.1 Vai trò của người cao tuổi

Biểu hiện cuối cùng của “già hóa năng động” là ở NCT. Vì vậy, NCT có vai trò quyết định trong quá trình này và thể hiện ở những điểm sau:

+ Chủ động bảo đảm tài chính, đủ chi trả cho các sản phẩm và dịch vụ phục vụ đời sống của mình.

Nguồn thu nhập của NCT có thể là lương hưu; thu nhập từ tài sản đã tích lũy được (cho thuê nhà, cổ phiếu,...) và đặc biệt là tiếp tục tham gia lao động tạo thu nhập khi cần thiết, nhất là ở các độ tuổi còn khỏe mạnh, như (60-65),…

+ Nêu cao tinh thần “tự phục vụ”.

Khi còn sức khỏe, NCT thể hiện tính năng động của mình thông qua tự phục vụ bản thân, đáp ứng nhu cầu của mình, như: chuẩn bị bữa ăn, giặt là quần áo; tự mua, bán,…Chủ động “tự phục vụ” sẽ tiết kiệm nhiều nhân lực phục vụ NCT, góp phần tăng lao động sản xuất ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội.

+ Hợp tác, đón nhận sự hỗ trợ của môi trường xã hội

Sự hỗ trợ của môi trường xã hội, dù to lớn bao nhiêu nhưng nếu NCT không tích cực đón nhận, hợp tác thì cũng không có kết quả, không góp phần phát triển bền vững đất nước. Vì vậy, xóa bỏ mặc cảm tuổi tác để hội nhập các hoạt động mang tính tập thể, như: Học tập; Thể thao; Du lịch, giải trí,… thông qua đó, nâng cao sức khỏe và duy trì các mối quan hệ xã hội.

+ Hoạt động đóng góp cho gia đình và cộng đồng.

Người cao tuổi có thể tham gia nhiều công việc trong gia đình, như: chuẩn bị bữa ăn; chăm sóc và dạy trẻ; chăm sóc cây cối, gia súc, gia cầm; dọn vệ sinh;… Hỗ trợ các trường học, các đơn vị, tổ chức; chăm sóc các công trình của cộng đồng với vai trò tình nguyện viên. Cần đa dạng hóa các hoạt động này để NCT có thể lựa chọn hoạt động thích hợp với hoàn cảnh cá nhân.

3.2 Vai trò của doanh nghiệp

+ Cung cấp hàng hóa và dịch vụ

Page 8: XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG XÃ HỘIcpcs.vn/upload/files/Thu_vien/Tai_lieu_Hoi_thao/11d-Full... · Web viewMột trong những hiện tượng đặc sắc nhất của thế kỷ

Phiên họp 4/11d

+ Cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho NCT là vai trò của doanh nghiệp. Vấn đề cần nhấn mạnh là, cung cấp hàng hóa – các sản phẩm và dịch vụ thích hợp với NCT. Cùng một loại sản phẩm nhưng người già và người trẻ lại có yêu cầu khác hẳn nhau. Chẳng hạn, quần áo đủ ấm nhưng đối với NCT lại phải nhẹ, dễ mặc, dễ cởi. Nền nhà phải chống được trơn trượt; những chỗ cần thiết trong nhà ở phải có tay vịn cho NCT đi lại hoặc đứng lên, ngồi xuống. Phương tiện giao thông cần những thiết bị hỗ trợ để NCT lên, xuống dễ dàng….Để có sản phẩm, dịch vụ và phương thức cung cấp thích hợp với NCT, các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ nhu cầu của nhóm khách hàng đặc biệt này và có chiến lược sản xuất, kinh doanh phù hợp với một quá trình có thể làm thay đổi nền kinh tế thế giới – quá trình già hóa.

+ Tạo việc làm, sử dụng lao động cao tuổi

Để phát huy NCT, tạo cơ hội việc làm cho họ, doanh nghiệp có vai trò lớn. Doanh nghiệp có thể sử dụng lao động cao tuổi hoặc phân công lại lao động, tạo ra những việc làm mới phù hợp với sức khỏe của họ.

+ Hỗ trợ nguồn lực đóng góp cho việc chăm sóc người cao tuổi

Các doanh nghiệp, với chức năng xã hội của mình có thể đóng góp nguồn lực để hỗ trợ phát triển xã hội nói chung hoặc hỗ trợ nhóm xã hội yếu thế, trong đó có NCT, nhằm giúp họ có cuộc sống tốt hơn.

3.3 Vai trò của gia đình

Đối với nhiều nước, văn hóa truyền thống thường mặc định gia đình có vai trò chủ yếu trong việc đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho người cao tuổi. Thậm chí, hiện nay luật pháp cũng quy định vai trò này. Gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì mối giao lưu giữa các thế hệ, bảo vệ thân thể, sự an toàn và tạo việc làm cho NCT.

Tuy nhiên, xu hướng mức sinh ngày càng thấp; quy mô gia đình ngày càng nhỏ; phụ nữ làm việc ngoài gia đình; con cháu thường di cư, ở xa; sự khác biệt thế hệ ngay trong gia đình cũng ngày càng lớn, khiến vai trò của gia đình trong việc đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho người cao tuổi đang bị thách thức.

3.4 Vai trò của cộng đồng

+ Vai trò truyền thông, giáo dục

Page 9: XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG XÃ HỘIcpcs.vn/upload/files/Thu_vien/Tai_lieu_Hoi_thao/11d-Full... · Web viewMột trong những hiện tượng đặc sắc nhất của thế kỷ

Phiên họp 4/11d

So với các độ tuổi trưởng thành, người cao tuổi thường có trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ thấp hơn. Chẳng hạn, ở Việt Nam, khoảng 1/3 số người trong độ tuổi (60-64) và gần 2/3 số người 65 tuổi trở lên chưa tốt nghiệp Tiểu học. Tỷ lệ NCT có trình độ sơ cấp trở lên, các tỷ lệ tương ứng là 16,2% và 7,3% (Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2009). Trong cộng đồng thường có những phong tục, tập quán có lợi cho sức khỏe NCT nhưng cũng còn hủ tục, tập quán, quan niệm và thói quen khác có hại cho sức khỏe, không có lợi cho cuộc sống NCT, như: nghiện rượu bia, thuốc lá, thuốc lào; không ủng hộ NCT tái hôn,…

Vì vậy, cộng đồng có thể đảm nhiệm thích hợp vai trò truyền thông, giáo dục, thông qua hoạt động của các câu lạc bộ, các Trung tâm giáo dục cộng đồng, các tổ chức xã hội dân sự khác nhằm nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật, gìn giữ phong tục, tập quán có lợi; xóa bỏ hủ tục, tập quán, thay đổi những hành vi có hại cho sức khỏe NCT.

+ Vai trò huy động cộng đồng hỗ trợ người cao tuổi

Cộng đồng cũng có vai trò huy động nguồn lực, hỗ trợ vật chất, tinh thần cho NCT, nhất là khi họ trải qua các cú “shock” về kinh tế, xã hội do thiên tai, địch họa,…

3.5 Vai trò của nhà nước

+ Vai trò tạo dựng khung khổ luật pháp, chính sách

Vai trò nổi bật của Nhà nước trong việc tạo dựng môi trường xã hội hướng đến già hóa năng động là tạo ra khung khổ luật pháp, chính sách về NCT, theo hướng khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp, cộng đồng, gia đình, cá nhân bảo vệ, chăm sóc, phát huy khả năng đóng góp của người cao tuổi. Nhà nước cũng lồng ghép xu hướng già hóa, chính sách đối với người cao tuổi vào chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Chẳng hạn, kế hoạch phát triển ngành Y tế cần tính đến các đặc trưng của quá trình già hóa dân số.

Chính sách, pháp luật của nhà nước cũng hướng trực tiếp đến người cao tuổi; khuyến khích, tạo điều kiện, hỗ trợ cho họ rèn luyện sức khoẻ; tham gia học tập; hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội. Chẳng hạn, quy định tuổi nghỉ hưu, tuổi điều khiển xe cơ giới; ưu đãi về vốn tín dụng đối với người cao tuổi trực tiếp sản xuất, kinh doanh tăng thu nhập, giảm nghèo; Miễn hoặc giảm phí khi sử dụng phương tiện giao thông; tham quan, du lịch; học tập…

+ Bố trí nguồn lực thực hiện pháp luật và chính sách

Page 10: XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG XÃ HỘIcpcs.vn/upload/files/Thu_vien/Tai_lieu_Hoi_thao/11d-Full... · Web viewMột trong những hiện tượng đặc sắc nhất của thế kỷ

Phiên họp 4/11d

Bố trí nguồn lực hằng năm để thực hiện pháp luật, chính sách chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi, nhất là đối với những NCT có hoàn cảnh đặc biệt.

+ Khen thưởng hoặc xử lý vi phạm

Nhà nước có vai trò khen thưởng hoặc xử lý vi phạm trong lĩnh vực thực hiện Luật pháp và chính sách về người cao tuổi.

Như vậy, xây dựng môi trường xã hội hướng tới “già hóa năng động”, hay môi trường xã hội thúc đẩy tính năng động của quá trình già hóa là sự tổng hợp hay kết hợp các mối quan hệ, các hoạt động của doanh nghiệp, gia đình, cộng đồng và nhà nước tạo ra điều kiện và cơ hội tốt nhất phát huy được đầy đủ khả năng của NCT và do đó NCT cùng xã hội đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ.

4. Những vấn đề nổi bật và khuyến nghị

Từ những trình bày, phân tích trên đây và căn cứ vào nhiều thống kê, nghiên cứu khác, nhất là ở Việt Nam, có thể thấy một số vấn đề nổi bật cần ưu tiên giải quyết, như sau:

4.1 Nhu cầu của NCT ăn, mặc, ở, đi lại của NCT ngày càng được đáp ứng tốt hơn về mặt số lượng nhưng chưa được chú ý nhiều về tính phù hợp với tuổi già. Nhiều NCT khó sử dụng quần áo. Nhà ở và đi lại tiềm ẩn những rủi ro. Luật pháp quy định NCT được miễn phí hoặc giảm giá vé khi đi lại, thăm quan, giải trí, thể thao. Tuy nhiên, những quy định này thường chưa đi vào cuộc sống một cách đầy đủ.

Vì vậy, đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần cho NCT cần tính đến nét đặc thù về sức khỏe, tâm sinh lý của NCT. Tuyên truyền để người dân bảo vệ, giảm thiểu rủi ro cho NCT ngay chính tại ngôi nhà của mình và khi đi lại.

Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật về người cao tuổi.

4.2 Mức sinh thấp; gia đình nhỏ; phụ nữ làm việc ngoài gia đình; con cháu thường di cư, ở xa; sự khác biệt thế hệ ngày càng lớn là những thách thức đối với vai trò đảm bảo đời sống và chăm sóc người cao tuổi của gia đình.

Vì vậy, cần có chiến lược xã hội hóa việc chăm sóc NCT. Chuyển từ chế độ “tự cung , tự cấp chăm sóc NCT” sang “dịch vụ chăm sóc NCT”.

4.3 Trình độ học vấn, CMKT của NCT thường thấp. Trong cộng đồng vẫn còn những hủ tục, tập quán, quan niệm không có lợi cho cuộc sống của NCT nói

Page 11: XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG XÃ HỘIcpcs.vn/upload/files/Thu_vien/Tai_lieu_Hoi_thao/11d-Full... · Web viewMột trong những hiện tượng đặc sắc nhất của thế kỷ

Phiên họp 4/11d

chung và sức khỏe của họ nói riêng. Đây là những rào cản lớn đối với “già hóa năng động”.

Vì vậy, Trung tâm giáo dục cộng đồng, các câu lạc bộ và các tổ chức xã hội dân sự khác cần xác định xóa mù, nâng cao học vấn, tay nghề cho NCT (chú ý nhóm 60-64 tuổi) là nhiệm vụ chủ yếu. Cần huy động, xây dựng đội ngũ tình nguyện viên, nhất là những NCT có trình độ học vấn hoặc CMKT cao tham gia hoạt động này. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh truyền thông thay đổi hành vi nhằm bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống NCT.

4.4 Do tuổi thọ tăng lên, kinh tế - xã hội, kỹ thuật phát triển nhanh nên khoảng cách thế hệ ngày càng xa, sự khác biệt thế hệ ngày càng lớn, tiềm ẩn nguy cơ “mâu thuẫn thế hệ”, thậm chí “xung đột thế hệ”.

Cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục và tổ chức các hoạt động có nhiều thế hệ tham gia, giúp các thế hệ “luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu và luôn luôn chia sẻ” để đoàn kết các thế hệ.

Cần có chế tài mạnh mẽ đối với những người có hành vi vi phạm pháp luật đối với NCT, nhất là hành vi bạo lực.

4.5 Trong khối APEC nhiều quốc gia mới bước vào quá trình già hóa dân số, hệ thống thông tin về NCT của quốc gia mới hình thành. Các nghiên cứu về NCT, xã hội già hóa còn ít và chưa được chú ý.

Vì vậy, các quốc gia đẩy mạnh điều tra, khảo sát, xây dựng hệ thống thông tin quản lý và hệ cơ sở dữ liệu về NCT. Tăng cường nghiên cứu khoa học, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng môi trường xã hội hướng tới già hóa năng động

*

* * * * *

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. UN. World Population Prospects. The 2011 Revision.http://www.un.org/en/development/desa/population/publications/pdf/urbanization/WUP2011_Report.pdf. Cập nhật 5-6-2017

[2]. UN. World Population Prospects. The 2015 Revision.https://esa.un.org/unpd/wpp/publications/files/key_findings_wpp_2015.pdf

Page 12: XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG XÃ HỘIcpcs.vn/upload/files/Thu_vien/Tai_lieu_Hoi_thao/11d-Full... · Web viewMột trong những hiện tượng đặc sắc nhất của thế kỷ

Phiên họp 4/11d

Cập nhật 6-6-2017

[3]. John R. Piggott and Renuka Sane (2012). Demographic Shift and Financial Markets in APEC: New Age Solutions to Age Old Challenges. Asia-Pacific Journal of Risk and Insurance. Volume 6, Issue 1 http://www.cepar.edu.au/media/109608/demographic_shift.pdf. Cập nhật 8-6-2017

[4]. UN. World Population Ageing: 1950-2050. New york, 2001. [5]. The Healthy Ageing project. Healthy Ageing A Challenge for Europe. Stockholm, December 2006.http://www.healthyageing.eu/sites/www.healthyageing.eu/files/resources/Healthy%20Ageing%20-%20A%20Challenge%20for%20Europe.pdf. Cập nhật 8-6-2017

[6].World Health Organization. World report on ageing and health 2015(http://apps.who.int/iris/bitstream/10665/186463/1/9789240694811_eng.pdf?ua=1)Cập nhật 9-6-2017

[7]. International Council on Active Aging.  Website: Change the way we age. What is active ageing? http://www.changingthewayweage.com/Campaignoverview/what-is-active-aging.htm. Cập nhật 10-6-2017

[8]. Ủy ban châu Âu. Website: Employment, Social Affairs & Inclusion. Active Ageing.http://ec.europa.eu/social/main.jsp?catId=1062. Cập nhật 10-6-2017

[9]. The University of Victoria’s Department of Psychology. Website: iLifespan (2016). Active Ageing.https://www.ilifespan.org/?q=research/active_aging. Cập nhật 11-6-2017

[10].World Health Organization (2002). Active Ageing A Policy Framework.http://apps.who.int/iris/bitstream/10665/67215/1/WHO_NMH_NPH_02.8.pdfCập nhật 12-6-2017

[11]. Bộ Công Thương Việt Nam. Website:http://www.moit.gov.vn. Tổng quan về 21 nền kinh tế thành viên APEC. Đăng ngày 10 Tháng Năm 2017 http://www.moit.gov.vn/vn/tin-tuc/9920/tong-quan-ve-21-nen-kinh-te-thanh-vien-apec.aspx. Cập nhật 14-6-2017

Page 13: XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG XÃ HỘIcpcs.vn/upload/files/Thu_vien/Tai_lieu_Hoi_thao/11d-Full... · Web viewMột trong những hiện tượng đặc sắc nhất của thế kỷ

Phiên họp 4/11d

[12].Tổng cục Thống kê. Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009 - Giáo dục ở Việt Nam: Phân tích các chỉ số chủ yếu. Hà Nội, 2011.

CÁC PHỤ LỤC CHỈ ĐỂ GIÚP ANH EM PHIÊN DỊCH

PHỤ LỤC: 1Healthy ageing is the process of optimising opportunities for physical, social and mental health to enable older people to take an active part in society without discrimination and to enjoy an independent and good quality of life.“Già hóa khỏe mạnh là quá trình tối ưu hóa các cơ hội cho sức khoẻ thể chất, tinh thần và xã hội để người cao tuổi có thể tham gia tích cực vào đời sống xã

Page 14: XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG XÃ HỘIcpcs.vn/upload/files/Thu_vien/Tai_lieu_Hoi_thao/11d-Full... · Web viewMột trong những hiện tượng đặc sắc nhất của thế kỷ

Phiên họp 4/11d

hội mà không có sự phân biệt đối xử và để hưởng cuộc sống độc lập và chất lượng tốt”

PHỤ LỤC: 2

Healthy Ageing as the process of developing and maintaining the functional ability that enables well-being in older age“Già hóa khỏe mạnh là quá trình phát triển và duy trì khả năng hoạt động cho phép mang lại hạnh phúc tuổi già",

PHỤ LỤC: 3Box 1: Active ageing Hộp 1: Các định nghĩa về già hóa năng động

Active ageing means helping people stay in charge of their own lives for as long as possible as they age and, where possible, to contribute to the economy and society.

Già hóa năng động có nghĩa là giúp đỡ những người cao tuổi tự chịu trách nhiệm về cuộc sống của họ càng lâu càng tốt và, nếu có thể, đóng góp cho nền kinh tế và xã hội. [6].Nguồn : Ủy ban châu Âu. Website: Employment, Social Affairs & Inclusion. Active Aging.http://ec.europa.eu/social/main.jsp?catId=1062

The concept of active aging is summed up in the phrase “engaged in life.” Individuals can participate in life as fully as possible, regardless of socioeconomic status or health conditions, within the wellness dimensions.

Khái niệm "già hóa năng động" được tóm tắt trong cụm từ "tham gia vào cuộc sống." Các cá nhân có thể tham gia vào cuộc sống một cách đầy đủ nhất có thể, bất kể tình trạng kinh tế xã hội hay tình trạng sức khoẻ, trong phạm vi sức khỏe. [7].

Source: International Council on Active Aging. Website:Change the way we age. What is active aging? http://www.changingthewayweage.com/Campaignoverview/what-is-active-aging.htm

Active aging is a term used to describe the maintenance of positive subjective well-being, good physical, social and mental health and continued involvement in one’s family, peer group and community

Già hóa năng động là thuật ngữ được sử dụng để mô tả sự duy trì sự sống tốt đẹp chủ quan, sức khoẻ thể chất, tinh thần xã hội tốt và tiếp tục tham gia vào gia đình, bạn bè và cộng đồng trong suốt quá trình lão hóa. [8].

Nguồn: the University of Victoria’s Department of Psychology. Website: iLifespan (2016). Active Aging.https://www.ilifespan.org/?q=research/active_aging

Page 15: XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG XÃ HỘIcpcs.vn/upload/files/Thu_vien/Tai_lieu_Hoi_thao/11d-Full... · Web viewMột trong những hiện tượng đặc sắc nhất của thế kỷ

Phiên họp 4/11d

throughout the aging process.