· web viewmau so 01 - tcd. thong bao tu choi tiep cong dan.docx mau so 02 - tcd. giay bien nhan...

156
0KẾT QUẢ PHÁP ĐIỂN Đề mục Tiếp công dân Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 18.4.LQ.1. Phạm vi điều chỉnh (Điều 1 Luật số 42/2013/QH13 Tiếp công dân ngày 25/11/2013 của Quốc hội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014) 1. Luật này quy định về trách nhiệm tiếp công dân; quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc tổ chức hoạt động tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị và điều kiện bảo đảm cho hoạt động tiếp công dân. 2. Việc tiếp đại diện của cơ quan, tổ chức đến khiếu nại, kiến nghị, phản ánh, tiếp người nước ngoài đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được thực hiện như đối với tiếp công dân. Điều 18.4.NĐ.1.1. Phạm vi điều chỉnh (Điều 1 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân ngày 26/06/2014 của Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/08/2014) Nghị định này quy định chi tiết về việc tiếp công dân tại các cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập; nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các Ban Tiếp công dân, việc bố trí cơ sở vật chất của Trụ sở tiếp công dân; quy chế phối hợp hoạt động tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân; việc bố trí cơ sở vật chất của địa điểm tiếp công dân; các điều kiện bảo đảm cho hoạt động tiếp công dân. Điều 18.4.NĐ.1.2. Đối tượng áp dụng (Điều 2 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/08/2014) 1. Cơ quan hành chính nhà nước, thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, người tiếp công dân. 2. Người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

Upload: others

Post on 29-Dec-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

0KẾT QUẢ PHÁP ĐIỂN

Đề mục Tiếp công dân

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 18.4.LQ.1. Phạm vi điều chỉnh

(Điều 1 Luật số 42/2013/QH13 Tiếp công dân ngày 25/11/2013 của Quốc hội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014)

1. Luật này quy định về trách nhiệm tiếp công dân; quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc tổ chức hoạt động tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị và điều kiện bảo đảm cho hoạt động tiếp công dân.

2. Việc tiếp đại diện của cơ quan, tổ chức đến khiếu nại, kiến nghị, phản ánh, tiếp người nước ngoài đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được thực hiện như đối với tiếp công dân.

Điều 18.4.NĐ.1.1. Phạm vi điều chỉnh

(Điều 1 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân ngày 26/06/2014 của Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/08/2014)

Nghị định này quy định chi tiết về việc tiếp công dân tại các cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập; nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các Ban Tiếp công dân, việc bố trí cơ sở vật chất của Trụ sở tiếp công dân; quy chế phối hợp hoạt động tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân; việc bố trí cơ sở vật chất của địa điểm tiếp công dân; các điều kiện bảo đảm cho hoạt động tiếp công dân.

Điều 18.4.NĐ.1.2. Đối tượng áp dụng

(Điều 2 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/08/2014)

1. Cơ quan hành chính nhà nước, thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, người tiếp công dân.

2. Người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác tiếp công dân.

Điều 18.4.TT.4.1. Phạm vi điều chỉnh

(Điều 1 Thông tư số 06/2014/TT-TTCP Quy định quy trình tiếp công dân ngày 31/10/2014 của Thanh tra Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/12/2014)

Thông tư này quy định quy trình tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tiếp công dân theo quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 4 Luật tiếp công dân và các cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiếp công dân.

Điều 18.4.TT.4.2. Đối tượng áp dụng

(Điều 2 Thông tư số 06/2014/TT-TTCP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/12/2014)

1. Cơ quan hành chính nhà nước, thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, người tiếp công dân.

2. Người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác tiếp công dân.

Điều 18.4.TT.5.1. Phạm vi điều chỉnh

(Điều 1 Thông tư số 07/2014/TT-TTCP Quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh ngày 31/10/2014 của Thanh tra Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/12/2014)

Thông tư này quy định việc tiếp nhận, phân loại, xử lý đối với đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh (sau đây gọi chung là đơn).

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 18.1.TT.9.16. Giải quyết khiếu nạiĐiều này có nội dung liên quan đến Điều 18.1.TT.9.16. Giải quyết khiếu nại của )

Điều 18.4.TT.5.2. Đối tượng áp dụng

(Điều 2 Thông tư số 07/2014/TT-TTCP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/12/2014)

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền, trách nhiệm thuộc cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước trong việc xử lý đơn; công dân, tổ chức, cơ quan có đơn khiếu nại, đơn kiến nghị, phản ánh, công dân có đơn tố cáo.

Điều 18.4.TT.7.1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

(Điều 1 Thông tư số 151/2015/TT-BTC Hướng dẫn vỉệc quản lý, sử dụng và quyết toán kỉnh phí bảo đảm thực hiện Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg ngày 31/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về vỉệc phối hợp giữa các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cẩp với các cẩp Hộỉ Nông dân Việt Nam trong việc tỉếp công dân, giải quyết khiếu nại, tổ cáo của nông dân ngày 02/10/2015 của Bộ Tài chính, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/11/2015)

1. Phạm vi điều chỉnh:

Thông tư này hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được quy định tại Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg ngày 31/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phối hợp giữa các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp với các cấp Hội Nông dân Việt Nam trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân (sau đây gọi tắt là Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg) của các Bộ, ngành, địa phương, Hội Nông dân các cấp.

2. Đối tượng được áp dụng của Thông tư này bao gồm:

a) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân các cấp được giao nhiệm vụ phối hợp với Hội Nông dân các cấp trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân theo quy định tại Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg;

b) Hội Nông dân các cấp;

c) Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều 18.4.TT.8.1. Phạm vi điều chỉnh

(Điều 1 Thông tư số 53/2015/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn về quy trình tiếp công dân và xử lý đơn thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội ngày 11/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/01/2016)

Thông tư này hướng dẫn về quy trình tiếp công dân và xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, hỏi chính sách thuộc các lĩnh vực: người có công; lao động; tiền lương; việc làm; an toàn lao động; bảo hiểm xã hội; quản lý lao động ngoài nước; giáo dục nghề nghiệp; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội tại các cơ quan, đơn vị trong ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 18.4.TT.8.2. Đối tượng áp dụng

(Điều 2 Thông tư số 53/2015/TT-BLĐTBXH, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/01/2016)

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, đơn vị, thủ trưởng cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức trong ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Cơ quan, đơn vị trong ngành Lao động - Thương binh và Xã hội bao gồm: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Cục, Tổng cục và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Điều 18.4.TT.9.1. Phạm vi điều chỉnh

(Điều 1 Thông tư số 03/2016/TT-BTTTT Quy định về tiếp công dân, xử lý và giải quyết đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh của Bộ Thông tin và Truyền thông ngày 01/02/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18/03/2016)

1. Thông tư này quy định về tiếp công dân, xử lý và giải quyết đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh của Bộ Thông tin và Truyền thông bao gồm: công tác tiếp công dân; tiếp nhận, xử lý và giải quyết đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh; quản lý công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và chế độ báo cáo.

2. Việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính, Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính và Quyết định số 1175/QĐ-BTTTT ngày 29 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành quy chế tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính của Bộ Thông tin và Truyền thông.

3. Việc tiếp nhận, xử lý và giải quyết đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh của Bộ Thông tin và Truyền thông đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam được áp dụng theo Thông tư này, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Điều 18.4.TT.9.2. Đối tượng áp dụng

(Điều 2 Thông tư số 03/2016/TT-BTTTT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18/03/2016)

Thông tư này áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông; các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 18.4.TT.10.1. Phạm vi điều chỉnh

(Điều 1 Thông tư số 59/2016/TT-BQP Quy định tiếp công dân trong Bộ Quốc phòng ngày 21/04/2016 của Bộ Quốc phòng, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/06/2016)

Thông tư này quy định về tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân (gọi chung là nơi tiếp công dân) của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp (gọi chung là cơ quan, đơn vị) trong Bộ Quốc phòng; nguyên tắc, trách nhiệm, quyền hạn tiếp công dân của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, người tiếp công dân; mối quan hệ của cơ quan quản lý nơi tiếp công dân với các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân và các điều kiện đảm bảo cho hoạt động của trụ sở tiếp công dân trong Bộ Quốc phòng.

Điều 18.4.TT.10.2. Đối tượng áp dụng

(Điều 2 Thông tư số 59/2016/TT-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/06/2016)

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan đến tiếp công dân trong Bộ Quốc phòng; công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh những nội dung liên quan thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Quốc phòng.

Điều 18.4.TT.11.1. Phạm vi điều chỉnh

(Điều 1 Thông tư số 320/2016/TT-BTC quy định chế độ bồi dưỡng đối với người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh ngày 14/12/2016 của Bộ Tài chính, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2017)

Thông tư này quy định về chế độ bồi dưỡng đối với người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại các Trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân được quy định tại Điều 20 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân (sau đây gọi tắt là Nghị định số 64/2014/NĐ-CP).

Điều 18.4.TT.11.2. Đối tượng áp dụng

(Điều 2 Thông tư số 320/2016/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2017)

Đối tượng được hưởng chế độ bồi dưỡng khi tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP.

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 18.5.LQ.5. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáoĐiều này có nội dung liên quan đến Điều 18.5.LQ.5. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo của Luật 03/2011/QH13 Tố cáo ban hành ngày 11/11/2011)

Điều 18.4.TT.12.1. Phạm vi điều chỉnh

(Điều 1 Thông tư số 03/2016/TT-TTCP Quy định về trang phục đối với cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân ngày 29/12/2016 của Thanh tra Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2017)

Thông tư này quy định về quản lý, cấp phát, sử dụng trang phục, màu sắc, chất liệu, quy cách trang phục đối với người tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân được quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 19 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiếp công dân (sau đây gọi tắt là Nghị định số 64/2014/NĐ-CP).

Điều 18.4.TT.12.2. Đối tượng áp dụng

(Điều 2 Thông tư số 03/2016/TT-TTCP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2017)

1. Đối tượng được cấp trang phục là cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân Trung ương, Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh, Trụ sở tiếp công dân cấp huyện, bao gồm Ban tiếp công dân và đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 12 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014.

2. Đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị đã có trang phục riêng của Ngành thì cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân thường xuyên sử dụng trang phục ngành đó và không được cấp phát trang phục theo Thông tư này.

Điều 18.4.LQ.2. Giải thích từ ngữ

(Điều 2 Luật số 42/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014)

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Tiếp công dân là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân quy định tại Điều 4 của Luật này đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật.

Tiếp công dân bao gồm tiếp công dân thường xuyên, tiếp công dân định kỳ và tiếp công dân đột xuất.

2. Kiến nghị, phản ánh là việc công dân cung cấp thông tin, trình bày ý kiến, nguyện vọng, đề xuất giải pháp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, công tác quản lý trong các lĩnh vực đời sống xã hội thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đó.

3. Nơi tiếp công dân bao gồm Trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân hoặc nơi làm việc khác do cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tiếp công dân bố trí và phải được thông báo công khai hoặc thông báo trước cho người được tiếp.

Điều 18.4.TT.5.4. Giải thích từ ngữ

(Điều 4 Thông tư số 07/2014/TT-TTCP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/12/2014)

Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đơn là văn bản có nội dung được trình bày dưới một hình thức theo quy định của pháp luật, gửi đến cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền để khiếu nại hoặc tố cáo hoặc kiến nghị, phản ánh.

2. Xử lý đơn là việc cơ quan nhà nước, tổ chức người có thẩm quyền khi nhận được đơn của cá nhân, cơ quan, tổ chức phải căn cứ và đối chiếu với quy định của pháp luật để thụ lý giải quyết nếu thuộc thẩm quyền của mình hoặc hướng dẫn công dân hoặc chuyển đơn đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Điều 18.4.LQ.3. Nguyên tắc tiếp công dân

(Điều 3 Luật số 42/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014)

1. Việc tiếp công dân phải được tiến hành tại nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

2. Việc tiếp công dân phải bảo đảm công khai, dân chủ, kịp thời; thủ tục đơn giản, thuận tiện; giữ bí mật và bảo đảm an toàn cho người tố cáo theo quy định của pháp luật; bảo đảm khách quan, bình đẳng, không phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân.

3. Tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 18.5.TT.2.2. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo và tiếp công dânĐiều này có nội dung liên quan đến Điều 18.5.TT.2.2. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo và tiếp công dân của )

Điều 18.4.TT.10.3. Nguyên tắc tiếp công dân

(Điều 3 Thông tư số 59/2016/TT-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/06/2016)

1. Việc tiếp công dân chỉ được tiến hành tại nơi tiếp công dân của cơ quan, đơn vị; đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật và quy định tại Thông tư này.

2. Phải bảo đảm khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời, thuận tiện, không phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân.

3. Tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; giữ bí mật và bảo đảm an toàn cho người tố cáo theo

quy định của pháp luật.

Điều 18.4.LQ.4. Trách nhiệm tiếp công dân

(Điều 4 Luật số 42/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014)

1. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân bao gồm:

a) Chính phủ;

b) Bộ, cơ quan ngang bộ; tổng cục và tổ chức tương đương; cục;

c) Ủy ban nhân dân các cấp;

d) Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

đ) Các cơ quan của Quốc hội;

e) Hội đồng nhân dân các cấp;

g) Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán nhà nước.

2. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp có trách nhiệm tiếp công dân theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

3. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức việc tiếp công dân phù hợp với yêu cầu, quy mô, tính chất hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.

Căn cứ vào quy định của Luật này, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội quy định về việc tiếp công dân trong cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống mình; Chính phủ quy định cụ thể việc tiếp công dân tại các cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập.

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 18.5.TT.2.2. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo và tiếp công dânĐiều này có nội dung liên quan đến Điều 18.5.TT.2.2. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo và tiếp công dân của )

Điều 18.4.TT.9.3. Trách nhiệm tiếp công dân

(Điều 3 Thông tư số 03/2016/TT-BTTTT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18/03/2016)

1. Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân, bao gồm:

a) Bộ Thông tin và Truyền thông;

b) Cục thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông;

c) Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực;

d) Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông có liên quan đến việc giải quyết chế độ, chính sách, quyền lợi của công dân, tổ chức.

2. Trách nhiệm tiếp công dân của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tiếp công dân thực hiện theo quy định tại Điều 18 của Luật Tiếp công dân và Điều 4 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân.

3. Trách nhiệm của người tiếp công dân thực hiện theo quy định tại Điều 8 của Luật Tiếp công dân.

Điều 18.4.LQ.5. Quản lý công tác tiếp công dân

(Điều 5 Luật số 42/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014)

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân; trực tiếp quản lý công tác tiếp công dân của các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương và địa phương.

Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý công tác tiếp công dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

2. Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm chỉ đạo, điều hòa, phối hợp việc tổ chức hoạt động tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội.

Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức và quản lý công tác tiếp công dân của Tòa án nhân dân các cấp, Viện kiểm sát nhân dân các cấp, các đơn vị thuộc Kiểm toán nhà nước.

Các cơ quan quy định tại khoản này có trách nhiệm định kỳ tổng kết và thông báo kết quả tổ chức tiếp công dân thuộc phạm vi quản lý của cơ quan mình cho Chính phủ để tổng hợp chung báo cáo Quốc hội.

Điều 18.4.LQ.6. Các hành vi bị nghiêm cấm

(Điều 6 Luật số 42/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014)

1. Gây phiền hà, sách nhiễu hoặc cản trở người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

2. Thiếu trách nhiệm trong việc tiếp công dân; làm mất hoặc làm sai lệch thông tin, tài liệu do người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cung cấp.

3. Phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân.

4. Lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để gây rối trật tự công cộng.

5. Xuyên tạc, vu khống, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân.

6. Đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ.

7. Kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc người khác tập trung đông người tại nơi tiếp công dân.

8. Vi phạm các quy định khác trong nội quy, quy chế tiếp công dân.

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 18.5.TT.2.2. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo và tiếp công dânĐiều này có nội dung liên quan đến Điều 18.5.TT.2.2. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo và tiếp công dân của )

Chương II

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI ĐẾN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KIẾN NGHỊ, PHẢN ÁNH; TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI TIẾP CÔNG DÂN

Điều 18.4.LQ.7. Quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh

(Điều 7 Luật số 42/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014)

1. Khi đến nơi tiếp công dân, người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có các quyền sau đây:

a) Trình bày về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;

b) Được hướng dẫn, giải thích về nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình;

c) Khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người tiếp công dân;

d) Nhận thông báo về việc tiếp nhận, kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;

đ) Trường hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không sử dụng thông thạo tiếng Việt thì có quyền sử dụng người phiên dịch;

e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

2. Khi đến nơi tiếp công dân, người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có các nghĩa vụ sau đây:

a) Nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có);

b) Có thái độ đúng mực, tôn trọng đối với người tiếp công dân;

c) Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; ký hoặc điểm chỉ xác nhận những nội dung trình bày đã được người tiếp công dân ghi chép lại;

d) Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy tiếp công dân và hướng dẫn của người tiếp công dân;

đ) Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;

e) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo của mình.

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 18.5.TT.2.2. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo và tiếp công dânĐiều này có nội dung liên quan đến Điều 18.5.TT.2.2. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo và tiếp công dân của )

Điều 18.4.LQ.8. Trách nhiệm của người tiếp công dân

(Điều 8 Luật số 42/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014)

1. Khi tiếp công dân, người tiếp công dân phải bảo đảm trang phục chỉnh tề, có đeo thẻ công chức, viên chức hoặc phù hiệu theo quy định.

2. Yêu cầu người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có); có đơn hoặc trình bày rõ ràng nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tiếp nhận, thụ lý vụ việc.

3. Có thái độ đứng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày.

4. Giải thích, hướng dẫn cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền; hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết.

5. Trực tiếp xử lý hoặc phân loại, chuyển đơn, trình người có thẩm quyền xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cho công dân.

6. Yêu cầu người vi phạm nội quy nơi tiếp công dân chấm dứt hành vi vi phạm; trong trường hợp cần thiết, lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 18.5.NĐ.1.8. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc phối hợp xử lý trường hợp nhiều người cùng tố cáo ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Điều 18.5.TT.2.2. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo và tiếp công dânĐiều này có nội dung liên quan đến Điều 18.5.NĐ.1.8. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc phối hợp xử lý trường hợp nhiều người cùng tố cáo ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Điều 18.5.TT.2.2. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo và tiếp công dân của )

Điều 18.4.TT.6.6. Trách nhiệm và quyền hạn của người tiếp công dân

(Điều 6 Thông tư số 01/2015/TT-UBDT Quy định về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc ngày 23/07/2015 của Uỷ ban Dân tộc, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07/09/2015)

1. Trách nhiệm:

a) Người tiếp công dân chỉ được tiếp công dân tại địa điểm tiếp công dân của Ủy ban theo quy định; khi tiếp công dân phải bảo đảm trang phục chỉnh tề, đeo thẻ công chức, viên chức hoặc phù hiệu theo quy định. Có thái độ đúng mực, tôn trọng công dân; không gây phiền hà, sách nhiễu hoặc cản trở, trì hoãn việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân. Không được tiết lộ những thông tin, tài liệu, bút tích của người tố cáo;

b) Tiếp xúc ban đầu với công dân để nắm rõ mục đích, yêu cầu, nguyện vọng của công dân, tiếp nhận đơn, ghi chép nội dung công dân trình bày theo quy định. Đối với người dân tộc thiểu số không biết tiếng Việt thì người tiếp công dân báo cáo Thủ trưởng vụ, đơn vị mời người phiên dịch;

c) Người tiếp công dân có trách nhiệm giải thích cho công dân chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước và trực tiếp hướng dẫn công dân gửi đơn đến cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết. Đối với những đơn có nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban thì gửi đến Thanh tra Ủy ban để xử lý theo quy định của pháp luật;

d) Theo dõi, thống kê, tổng hợp, báo cáo về tình hình tiếp công dân.

2. Quyền hạn:

a) Yêu cầu công dân nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có). Trong trường hợp có Luật sư, Trợ giúp viên pháp lý tham gia vào quá trình giải quyết khiếu nại thì người tiếp công dân yêu cầu xuất trình thẻ luật sư, thẻ trợ giúp viên pháp lý, giấy ủy quyền của người khiếu nại;

b) Yêu cầu công dân trình bày đầy đủ, rõ ràng nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; cung cấp những thông tin, tài liệu, bằng chứng có liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo; ký hoặc điểm chỉ vào biên nhận các tài liệu, giấy tờ do công dân cung cấp. Giao nhận tài liệu thực hiện theo Mẫu số 02-TCD ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Yêu cầu công dân viết thành văn bản hoặc người tiếp công dân ghi chép nội dung công dân trình bày, công dân ký xác nhận hoặc điểm chỉ vào văn bản đó;

d) Từ chối tiếp công dân trong những trường hợp sau:

- Vụ việc đã được giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản nhưng vẫn tiếp tục khiếu nại, tố cáo kéo dài;

- Khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng, Chủ nhiệm và Thủ trưởng vụ, đơn vị thuộc Ủy ban sau khi đã hướng dẫn, giải thích, trả lời theo quy định;

- Những người đang trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của mình;

- Người có hành vi vi phạm nội quy, quy chế tiếp công dân;

- Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật;

Việc từ chối tiếp công dân thực hiện theo Mẫu số 01-TCD ban hành kèm theo Thông tư này;

đ) Trường hợp công dân lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để xúc phạm, vu cáo, đe dọa, làm mất an ninh, trật tự tại khu vực tiếp công dân thì người tiếp công dân báo cáo Chánh Thanh tra, Chánh Văn phòng, Thủ trưởng vụ, đơn vị, thông báo cho bảo vệ cơ quan để có biện pháp bảo vệ an ninh trật tự công sở và đề nghị biện pháp xử lý theo quy định.

Mau so 01 - TCD. Thong bao tu choi tiep cong dan.docx

Mau so 02 - TCD. Giay bien nhan Thong tin

Điều 18.4.TT.6.8. Xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại địa điểm tiếp công dân

(Điều 8 Thông tư số 01/2015/TT-UBDT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07/09/2015)

1. Trường hợp khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không thuộc thẩm quyền giải quyết của Vụ, đơn vị mình thì người tiếp công dân trực tiếp hướng dẫn công dân hoặc đề xuất Thủ trưởng vụ, đơn vị chuyển đơn đến Thanh tra Ủy ban để xử lý theo quy định. Việc xử lý đơn khiếu nại theo Mẫu 05-TCD, đơn tố cáo theo Mẫu 08-TCD và đơn kiến nghị, phản ánh thực hiện theo Mẫu 10-XLĐ ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Trường hợp khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền giải quyết của Vụ, đơn vị mình thì người tiếp công dân đề xuất Thủ trưởng vụ, đơn vị thụ lý giải quyết theo quy định. Để xuất thụ lý thực hiện theo Mẫu số 03-TCD ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Căn cứ vào tính chất phức tạp của vụ việc, thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết của Vụ, đơn vị mình, người tiếp công dân lập phiếu hẹn với công dân, ghi đầy đủ nội dung và những vấn đề liên quan vào số tiếp công dân để theo dõi. Ghi phiếu hẹn theo Mẫu số 04-TCD ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Trường hợp công dân có lý do chính đáng đề nghị được gặp Bộ trưởng, Chủ nhiệm, Thủ trưởng vụ, đơn vị thì người tiếp công dân ghi lại nội dung đề nghị và báo cáo Thủ trưởng trực tiếp; ghi phiếu hẹn ngày, giờ tiếp, chuẩn bị hồ sơ liên quan; thông báo cho Văn phòng Ủy ban, đơn vị liên quan bố trí việc tiếp công dân theo quy định.

Mau so 03 - TCD. Phieu de xuat thu ly don.docx

Mau so 04 - TCD. Phieu hen thoi gian

Mau so 05 - TCD. huong dan nguoi khieu nai.docx

Mau so 08 - TCD. huong dan nguoi to cao.docx

Mau so 10 - XLD. chuyen don khieu nai

Điều 18.4.TT.10.8. Trách nhiệm, quyền hạn của người tiếp công dân

(Điều 8 Thông tư số 59/2016/TT-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/06/2016)

1. Người tiếp công dân phải nắm vững đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chế độ, quy định của Bộ Quốc phòng và chỉ được tiếp công dân tại nơi tiếp công dân của cơ quan, đơn vị; thực hiện trách nhiệm của người tiếp công dân theo quy định tại Điều 8 Luật Tiếp công dân năm 2013.

2. Việc từ chối tiếp công dân được thực hiện theo quy định tại Điều 9 của Luật Tiếp công dân năm 2013.

Điều 18.4.TT.10.9. Mối quan hệ của cơ quan quản lý nơi tiếp công dân với cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết vụ việc của công dân

(Điều 9 Thông tư số 59/2016/TT-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/06/2016)

1. Cơ quan, đơn vị có trách nhiệm giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân do cơ quan quản lý nơi tiếp công dân (sau đây gọi chung là cơ quan tiếp công dân) các cấp chuyển đến. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh phải trả lời (bằng văn bản) cho người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và thông báo cho cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân đã chuyển đơn đến biết việc thụ lý hay không thụ lý.

2. Cơ quan tiếp công dân có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, yêu cầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm giải quyết thông báo (bằng văn bản) kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân để cơ quan tiếp công dân trả lời cho công dân biết.

3. Trường hợp cơ quan tiếp công dân đã yêu cầu nhiều lần nhưng cơ quan, đơn vị có trách nhiệm giải quyết vẫn không thực hiện hoặc cố tình không chấp hành thì Thủ trưởng cơ quan tiếp công dân có quyền kiến nghị chỉ huy cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị có trách nhiệm giải quyết; đồng thời báo cáo xin ý kiến chỉ đạo hoặc biện pháp xử lý của chỉ huy cấp mình.

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 18.1.LQ.5. Trách nhiệm giải quyết khiếu nại và phối hợp giải quyết khiếu nại; Điều 18.5.LQ.5. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáoĐiều này có nội dung liên quan đến Điều 18.1.LQ.5. Trách nhiệm giải quyết khiếu nại và phối hợp giải quyết khiếu nại của Luật 02/2011/QH13 Khiếu nại ban hành ngày 11/11/2011; Điều 18.5.LQ.5. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo của Luật 03/2011/QH13 Tố cáo ban hành ngày 11/11/2011)

Điều 18.4.LQ.9. Những trường hợp được từ chối tiếp công dân

(Điều 9 Luật số 42/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014)

Người tiếp công dân được từ chối tiếp người đến nơi tiếp công dân trong các trường hợp sau đây:

1. Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

2. Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân;

3. Người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài;

4. Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 18.4.NĐ.1.11. Phạm vi tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; Điều 18.5.TT.2.2. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo và tiếp công dânĐiều này có nội dung liên quan đến Điều 18.5.TT.2.2. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo và tiếp công dân; Điều 18.4.NĐ.1.11. Phạm vi tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh)

Điều 18.4.TT.4.4. Việc từ chối tiếp công dân

(Điều 4 Thông tư số 06/2014/TT-TTCP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/12/2014)

Người tiếp công dân được quyền từ chối tiếp khi công dân vi phạm các quy định tại Điều 9 Luật tiếp công dân nhưng phải giải thích cho công dân được biết lý do từ chối tiếp.

Đối với những vụ, việc khiếu nại, tố cáo đã được giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng công dân vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài thì người tiếp công dân ra Thông báo từ chối tiếp công dân, thực hiện theo Mẫu số 01-TCD ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương III

TIẾP CÔNG DÂN TẠI TRỤ SỞ TIẾP CÔNG DÂN Ở TRUNG ƯƠNG, TRỤ SỞ TIẾP CÔNG DÂN CẤP TỈNH, TRỤ SỞ TIẾP CÔNG DÂN CẤP HUYỆN; VIỆC TIẾP CÔNG DÂN Ở CẤP XÃ

Điều 18.4.LQ.10. Trụ sở tiếp công dân

(Điều 10 Luật số 42/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014)

1. Trụ sở tiếp công dân là nơi để công dân trực tiếp đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh với lãnh đạo Đảng, Nhà nước ở trung ương hoặc lãnh đạo Đảng, chính quyền ở địa phương; có đại diện của một số cơ quan, tổ chức tại trung ương hoặc địa phương tham gia tiếp công dân thường xuyên và là nơi để lãnh đạo Đảng, Nhà nước ở trung ương hoặc địa phương trực tiếp tiếp công dân trong những trường hợp cần thiết.

2. Trụ sở tiếp công dân bao gồm:

a) Trụ sở tiếp công dân ở trung ương;

b) Trụ sở tiếp công dân ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh);

c) Trụ sở tiếp công dân ở quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Trụ sở tiếp công dân cấp huyện).

3. Ban tiếp công dân được thành lập để trực tiếp quản lý Trụ sở tiếp công dân ở mỗi cấp; phối hợp cùng đại diện cơ quan, tổ chức hữu quan tổ chức, thực hiện việc tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Tổ chức việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân;

b) Giải thích, hướng dẫn công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật;

c) Phân loại, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được tiếp nhận tại Trụ sở tiếp công dân; thực hiện việc chuyển đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đã được tiếp nhận nhưng không thuộc phạm vi, trách nhiệm xử lý của cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân;

d) Theo dõi, đôn đốc cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý, trả lời về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh mà Ban tiếp công dân đã chuyển đến;

đ) Tổng hợp tình hình, kết quả công tác tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân; báo cáo định kỳ và đột xuất với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

4. Cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân có trách nhiệm cử đại diện tham gia thực hiện việc tiếp công dân thường xuyên để tiếp nhận các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về nội dung thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức mình tại Trụ sở tiếp công dân.

5. Chính phủ quy định chi tiết nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các Ban tiếp công dân; việc bố trí cơ sở vật chất của Trụ sở tiếp công dân; quy chế phối hợp hoạt động tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân.

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 18.5.NĐ.1.8. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc phối hợp xử lý trường hợp nhiều người cùng tố cáo ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Điều 18.5.TT.2.2. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo và tiếp công dânĐiều này có nội dung liên quan đến Điều 18.5.TT.2.2. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo và tiếp công dân; Điều 18.5.NĐ.1.8. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc phối hợp xử lý trường hợp nhiều người cùng tố cáo ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của )

Điều 18.4.NĐ.1.9. Cơ cấu, tổ chức của Ban Tiếp công dân các cấp

(Điều 9 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/08/2014)

1. Cơ cấu, tổ chức của Ban Tiếp công dân trung ương

a) Ban Tiếp công dân trung ương có Trưởng ban, các Phó Trưởng ban và công chức làm công tác tiếp công dân. Trưởng Ban Tiếp công dân trung ương tương đương Vụ trưởng, Phó Trưởng Ban Tiếp công dân trung ương tương đương Phó Vụ trưởng do Tổng thanh tra Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm.

Ban Tiếp công dân trung ương thay thế Vụ Tiếp dân và xử lý đơn thư quy định tại Điều 3 của Nghị định số 83/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ;

b) Ban Tiếp công dân có các phòng nghiệp vụ để thực hiện việc tiếp công dân, xử lý đơn, theo dõi, đôn đốc, tổng hợp công tác tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

2. Cơ cấu, tổ chức của Ban Tiếp công dân cấp tỉnh.

Ban Tiếp công dân cấp tỉnh có Trưởng ban, Phó Trưởng ban và công chức làm công tác tiếp công dân. Trưởng Ban Tiếp công dân cấp tỉnh do một Phó Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân phụ trách, Phó Trưởng Ban Tiếp công dân cấp tỉnh tương đương cấp Trưởng phòng. Trưởng ban, Phó Trưởng Ban Tiếp công dân cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm.

3. Cơ cấu, tổ chức của Ban Tiếp công dân cấp huyện.

Ban Tiếp công dân cấp huyện có Trưởng ban và công chức làm công tác tiếp công dân. Trưởng ban tiếp công dân cấp huyện do một Phó Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân phụ trách. Trưởng ban tiếp công dân cấp huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm, miễn nhiệm.

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã bố trí công chức kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tiếp công dân.

5. Ban Tiếp công dân các cấp có con dấu riêng để phục vụ công tác tiếp công dân.

Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mẫu dấu và việc sử dụng con dấu của Ban Tiếp công dân các cấp.

Điều 18.4.NĐ.1.10. Việc bố trí cơ sở vật chất tại Trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân

(Điều 10 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/08/2014)

1. Việc bố trí cơ sở vật chất tại Trụ sở tiếp công dân

Tổng thanh tra Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm bố trí phòng làm việc, trang bị phương tiện và các điều kiện làm việc cần thiết khác phục vụ cho việc tiếp công dân của người đại diện cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân.

Trụ sở tiếp công dân phải được bố trí ở địa điểm thuận lợi cho việc tiếp công dân, việc đi lại của công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

Trụ sở tiếp công dân các cấp được trang bị phương tiện và các điều kiện cần thiết khác phục vụ việc tiếp công dân.

2. Việc bố trí cơ sở vật chất tại địa điểm tiếp công dân

Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tiếp công dân mà không cử người tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân các cấp phải bố trí địa điểm tiếp công dân, bảo đảm khang trang, thuận tiện, có phòng tiếp công dân riêng, trang bị phương tiện và các điều kiện làm việc cần thiết khác phục vụ cho việc tiếp công dân.

Điều 18.4.NĐ.1.11. Phạm vi tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh

(Điều 11 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/08/2014)

1. Phạm vi tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của cơ quan, tổ chức tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 11, Khoản 4 Điều 12, Khoản 4 Điều 13 của Luật Tiếp công dân.

Công chức kiêm nhiệm tiếp công dân ở cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp công dân, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc phạm vi trách nhiệm của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Hội đồng nhân dân.

2. Đại diện cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân có trách nhiệm:

a) Thực hiện việc tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc phạm vi trách nhiệm của cơ quan, tổ chức mình. Trường hợp vụ việc thuộc phạm vi trách nhiệm của cơ quan, tổ chức khác tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân thì hướng dẫn công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh với đại diện cơ quan, tổ chức có trách nhiệm;

b) Trường hợp vụ việc phức tạp liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức thì người tiếp công dân báo cáo với Trưởng Ban Tiếp công dân để có biện pháp phối hợp với người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan xem xét, xử lý;

c) Trường hợp vụ việc đã có văn bản hướng dẫn, trả lời nhưng công dân tiếp tục khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp công dân phối hợp với đại diện cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hướng dẫn công dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật;

d) Từ chối việc tiếp công dân trong trường hợp quy định tại Điều 9 của Luật Tiếp công dân.

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 18.4.LQ.9. Những trường hợp được từ chối tiếp công dân; Điều 18.4.LQ.12. Tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh; Điều 18.4.LQ.13. Tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cấp huyện; Điều 18.4.LQ.11. Tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân ở trung ươngĐiều này có nội dung liên quan đến Điều 18.4.LQ.9. Những trường hợp được từ chối tiếp công dân; Điều 18.4.LQ.13. Tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cấp huyện; Điều 18.4.LQ.12. Tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh; Điều 18.4.LQ.11. Tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân ở trung ương)

Điều 18.4.NĐ.1.12. Việc tiếp công dân, cử người đại diện của cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân

(Điều 12 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/08/2014)

1. Việc tiếp công dân của các Ban Tiếp công dân và các cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân thực hiện như sau:

a) Ban Tiếp công dân trung ương làm nhiệm vụ thường trực tiếp công dân, bố trí người tiếp công dân thường xuyên trong các ngày làm việc và trong trường hợp đột xuất.

Văn phòng Trung ương Đảng, Ủy ban kiểm tra Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ cử đại diện phối hợp cùng Ban Tiếp công dân trung ương thực hiện việc tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân ở trung ương theo quy định của Luật Tiếp công dân;

b) Ban Tiếp công dân cấp tỉnh làm nhiệm vụ thường trực tiếp công dân, bố trí người tiếp công dân thường xuyên trong các ngày làm việc và trong trường hợp đột xuất.

Văn phòng tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy, Ban Nội chính tỉnh ủy, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh cử đại diện phối hợp cùng Ban Tiếp công dân cấp tỉnh thực hiện việc tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh theo quy định của Luật Tiếp công dân;

c) Ban Tiếp công dân ở cấp huyện làm nhiệm vụ thường trực tiếp công dân, bố trí người tiếp công dân thường xuyên trong các ngày làm việc và trong trường hợp đột xuất.

Văn phòng Huyện ủy, Ủy ban Kiểm tra huyện ủy cử đại diện phối hợp cùng Ban Tiếp công dân cấp huyện thực hiện việc tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân cấp huyện theo quy định của Luật Tiếp công dân;

d) Công chức kiêm nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc tiếp công dân theo phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Hội đồng nhân dân cấp xã bố trí cán bộ tiếp công dân tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã;

đ) Lịch tiếp công dân của các cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân phải được niêm yết công khai. Người tiếp công dân có trách nhiệm tiếp công dân theo lịch tiếp công dân đã được công bố. Trường hợp tiếp công dân đột xuất thực hiện theo sự phân công của Trưởng Ban Tiếp công dân hoặc theo yêu cầu của lãnh đạo cơ quan, tổ chức mình.

2. Cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân phải bố trí người có năng lực, trình độ phù hợp làm nhiệm vụ tiếp công dân thường xuyên.

a) Việc cử người tiếp công dân của cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân phải được thông báo bằng văn bản cho Trưởng Ban Tiếp công dân, trong đó nêu rõ họ tên, chức vụ, phạm vi nhiệm vụ;

b) Đại diện cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân phải thực hiện đúng quy chế tiếp công dân, nội quy của Trụ sở tiếp công dân; thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi nhiệm vụ được phân công; chấp hành chỉ đạo của người đứng đầu cơ quan, tổ chức mình và điều hành của Trưởng Ban Tiếp công dân trong khi tiếp công dân; phối hợp chặt chẽ với cán bộ, công chức khác trong Trụ sở tiếp công dân để thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân;

c) Trưởng Ban Tiếp công dân có trách nhiệm nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của người tiếp công dân của cơ quan, tổ chức tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân.

Điều 18.4.NĐ.1.13. Phối hợp trong việc quản lý, điều hành hoạt động tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân

(Điều 13 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/08/2014)

1. Ban Tiếp công dân có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân theo dõi, quản lý người tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân.

2. Ban Tiếp công dân có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với đại diện của cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân tổ chức việc tiếp, hướng dẫn, trả lời công dân; chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân hoặc cơ quan, tổ chức có liên quan tham mưu giúp người đứng đầu cơ quan, tổ chức tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân hoặc lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở Trung ương hoặc ở địa phương tiếp công dân.

Đại diện của cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Ban Tiếp công dân tổ chức việc tiếp công dân; chuẩn bị tài liệu, hồ sơ có liên quan để tham gia tiếp công dân theo yêu cầu của người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc của lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở trung ương hoặc ở địa phương.

3. Ban Tiếp công dân chủ trì giao ban định kỳ hàng tháng với đại diện của cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân; khi cần thiết mời đại diện của cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan hoặc cơ quan có trách nhiệm bảo vệ Trụ sở tiếp công dân cùng tham dự.

4. Ban Tiếp công dân có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hướng dẫn nghiệp vụ về tiếp công dân, xử lý đơn; đề nghị khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích trong công tác tiếp công dân; theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện quy định về việc phối hợp tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân.

Đại diện cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Ban Tiếp công dân trong việc thông báo tình hình tiếp công dân thuộc phạm vi trách nhiệm; cung cấp thông tin; trao đổi đường lối xử lý các vụ việc có liên quan, những vụ việc phức tạp, những vướng mắc về nghiệp vụ; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân.

5. Ban Tiếp công dân chủ trì, phối hợp với đại diện cơ quan, tổ chức tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân, cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân dân địa phương có biện pháp hỗ trợ công dân trong trường hợp cần thiết.

Điều 18.4.TT.4.16. Theo dõi, quản lý việc tiếp người khiếu nại

(Điều 16 Thông tư số 06/2014/TT-TTCP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/12/2014)

Sau khi kiểm tra, đối chiếu các giấy tờ cần thiết và căn cứ vào đơn khiếu nại hoặc nội dung trình bày của người khiếu nại, những thông tin, tài liệu, bằng chứng mà người khiếu nại cung cấp, người tiếp công dân phải ghi vào Sổ tiếp công dân hoặc nhập vào phần mềm quản lý công tác tiếp công dân.

Sổ tiếp công dân hoặc phần mềm quản lý công tác tiếp công dân phải có các nội dung theo những tiêu chí như: số thứ tự, ngày tiếp, họ tên, địa chỉ người khiếu nại, số lượng người khiếu nại, nội dung sự việc, quá trình xem xét, giải quyết của cơ quan có thẩm quyền (nếu có) và những yêu cầu, đề nghị của người khiếu nại, tóm tắt kết quả tiếp và việc xử lý. Sổ tiếp công dân được thực hiện theo Mẫu số 06-TCD ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 18.4.TT.4.27. Theo dõi, quản lý việc tiếp người tố cáo

(Điều 27 Thông tư số 06/2014/TT-TTCP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/12/2014)

Sau khi kiểm tra, đối chiếu các giấy tờ cần thiết đối với trường hợp tố cáo và căn cứ vào trình bày của người tố cáo, những thông tin, tài liệu, bằng chứng mà họ cung cấp, người tiếp công dân phải nhập thông tin vào phần mềm quản lý công tác tiếp công dân hoặc ghi vào “Sổ tiếp công dân”, thực hiện theo Mẫu số 06-TCD ban hành kèm theo Thông tư này, để ghi chép đầy đủ các nội dung theo những tiêu chí đã xác định trên vào các cột, mục như: số thứ tự, ngày tiếp, họ tên, địa chỉ người tố cáo, nội dung sự việc, quá trình xem xét, giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền (nếu có) và những yêu cầu, đề nghị của người tố cáo, tóm tắt kết quả tiếp và việc xử lý.

Điều 18.4.NĐ.1.14. Phối hợp trong việc đón tiếp, hướng dẫn công dân

(Điều 14 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/08/2014)

1. Ban Tiếp công dân các cấp chịu trách nhiệm tổ chức việc thường trực, bảo vệ, hành chính, văn thư, chỉ dẫn đối với công dân.

Bộ phận hoặc công chức làm nhiệm vụ đón tiếp, chỉ dẫn thuộc Ban Tiếp công dân có trách nhiệm đón tiếp, hướng dẫn công dân đến đại diện cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân để thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.

2. Đại diện cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong phạm vi nhiệm vụ được giao.

3. Ban Tiếp công dân có trách nhiệm theo dõi; tổng hợp tình hình tiếp công dân, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân.

Điều 18.4.TT.4.3. Mục đích của việc tiếp công dân

(Điều 3 Thông tư số 06/2014/TT-TTCP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/12/2014)

1. Hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đúng quy định pháp luật, góp phần tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

2. Tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền giải quyết của thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước để xem xét, ra quyết định giải quyết khiếu nại; kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý tố cáo; xem xét, giải quyết kiến nghị, phản ánh; trả lời cho công dân biết theo quy định của pháp luật.

Điều 18.4.NĐ.1.15. Phối hợp trong việc theo dõi, đôn đốc

(Điều 15 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/08/2014)

1. Ban tiếp công dân có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết kịp thời, đúng thời hạn quy định đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh do Ban Tiếp công dân chuyển đến.

Trường hợp đã được yêu cầu nhưng vụ việc chậm được giải quyết hoặc không được giải quyết thì Trưởng Ban Tiếp công dân trung ương báo cáo Tổng thanh tra Chính phủ, Trưởng Ban Tiếp công dân cấp tỉnh, cấp huyện báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định kiểm tra trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết vụ việc đó.

Trường hợp phát hiện cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân vi phạm pháp luật thì kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Trưởng Ban Tiếp công dân trung ương kiến nghị Tổng thanh tra Chính phủ, Trưởng Ban tiếp công dân cấp tỉnh, cấp huyện kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Trưởng Ban Tiếp công dân đề nghị người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân phối hợp, cử người tham gia kiểm tra khi có yêu cầu.

3. Cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân có trách nhiệm phối hợp với Ban Tiếp công dân cử người tham gia đoàn kiểm tra, cung cấp các thông tin, tài liệu có liên quan.

Điều 18.4.NĐ.1.16. Phối hợp trong việc bảo vệ Trụ sở tiếp công dân, người tiếp công dân, bảo vệ người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh

(Điều 16 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/08/2014)

1. Phối hợp trong việc bảo vệ Trụ sở tiếp công dân, người tiếp công dân:

a) Ban Tiếp công dân có trách nhiệm phối hợp với cơ quan công an bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn cho người tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân; giao ban định kỳ hàng tháng, hàng quý để kiểm điểm, đánh giá về công tác phối hợp bảo vệ Trụ sở tiếp công dân;

b) Cơ quan công an trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Ban Tiếp công dân, cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân và cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn cho người tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân, xử lý người có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

2. Phối hợp trong việc bảo vệ người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh:

a) Người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân được các cơ quan, tổ chức tôn trọng, bảo vệ; được giải thích, hướng dẫn thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật.

Người đến tố cáo được các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bảo đảm bí mật và được áp dụng các biện pháp bảo vệ theo quy định của pháp luật;

b) Cơ quan, tổ chức, người tiếp công dân phải có thái độ đúng mực, tôn trọng, lắng nghe và giải thích, hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật;

Người tiếp công dân không được sách nhiễu, phiền hà hoặc cản trở người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; không được phân biệt đối xử trong việc tiếp công dân.

Điều 18.4.NĐ.1.17. Phối hợp trong việc xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung

(Điều 17 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/08/2014)

1. Ban Tiếp công dân các cấp có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân, cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan, cơ quan thanh tra nhà nước các cấp trong việc xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung.

2. Cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân, cơ quan thanh tra nhà nước các cấp có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Ban Tiếp công dân trong việc xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung.

3. Cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Ban Tiếp công dân trong việc tiếp công dân, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan, giải quyết vụ việc thuộc thẩm quyền, vận động thuyết phục, có biện pháp để công dân trở về địa phương và áp dụng các biện pháp khác để xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung.

Điều 18.4.TT.5.3. Nguyên tắc xử lý đơn

(Điều 3 Thông tư số 07/2014/TT-TTCP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/12/2014)

1. Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị vũ trang, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận, phân loại xử lý đơn tập trung về một đầu mối và phải tuân theo quy định của pháp luật, đảm bảo tính khoa học, khách quan, chính xác, kịp thời.

2. Đơn tiếp nhận được từ các nguồn quy định tại Điều 5 của Thông tư này phải được vào sổ hoặc nhập vào hệ thống cơ sở dữ liệu trên máy tính để quản lý, theo dõi.

3. Đơn phải được gửi, chuyển, hướng dẫn đến đúng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết.

Điều 18.4.TT.5.28. Xếp lưu đơn

(Điều 28 Thông tư số 07/2014/TT-TTCP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/12/2014)

1. Xếp lưu đơn được áp dụng đối với các loại sau:

a) Đơn khiếu nại được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 của Thông tư này.

b) Đơn khiếu nại đã hết thời hạn, thời hiệu theo quy định của pháp luật.

c) Đơn khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật; kết luận nội dung tố cáo và quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật mà không có nội dung, tình tiết mới có thể làm thay đổi nội dung đã giải quyết.

d) Đơn rách nát, tẩy xóa chữ không đọc được.

2. Thời hạn lưu trữ các loại đơn nêu tại khoản 1 Điều này là một năm, việc tiêu hủy đơn do thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định.

Điều 18.4.TT.5.29. Quản lý, theo dõi

(Điều 29 Thông tư số 07/2014/TT-TTCP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/12/2014)

1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền giải quyết đơn phải trả lời cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền đã chuyển đơn theo quy định của pháp luật và quy định của Thông tư này.

2. Đơn tiếp nhận được từ các nguồn quy định tại Thông tư này phải được cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận đánh số thứ tự vào sổ hoặc nhập vào hệ thống cơ sở dữ liệu trên máy tính để tra cứu, quản lý, theo dõi. Việc lưu trữ sổ theo dõi và sao lưu dữ liệu trên máy tính, tra cứu thông tin được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ, Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước và Danh mục bảo vệ bí mật của ngành.

Các cơ quan, tổ chức, đơn vị cần có các biện pháp để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, theo dõi đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh.

Điều 18.4.TT.5.30. Kiểm tra, đôn đốc việc giải quyết đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh

(Điều 30 Thông tư số 07/2014/TT-TTCP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/12/2014)

Cơ quan Thanh tra nhà nước các cấp có trách nhiệm giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp trong việc:

1. Kiểm tra, đôn đốc việc giải quyết đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh.

2. Định kỳ sáu tháng, một năm chủ trì giao ban với cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh để thông báo tình hình, rút kinh nghiệm, bàn biện pháp phối hợp.

Điều 18.4.LQ.11. Tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân ở trung ương

(Điều 11 Luật số 42/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014)

1. Trụ sở tiếp công dân ở trung ương được đặt tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, là nơi tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh với các cơ quan trung ương của Đảng, Chủ tịch nước, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ.

2. Ban tiếp công dân trung ương thuộc Thanh tra Chính phủ, chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý các Trụ sở tiếp công dân ở trung ương.

3. Văn phòng Trung ương Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Ban dân nguyện thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội cử đại diện phối hợp cùng Ban tiếp công dân trung ương thực hiện việc tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân ở trung ương.

4. Phạm vi tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân ở trung ương được thực hiện theo quy định sau đây:

a) Đại diện Văn phòng Trung ương Đảng tiếp nhận, xử lý kiến nghị, phản ánh về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng; tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo về công tác xây dựng Đảng và những vấn đề khác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của các ban đảng trung ương, trừ các nội dung quy định tại điểm b và điểm c khoản này;

b) Đại diện Ủy ban Kiểm tra Trung ương tiếp nhận, xử lý kiến nghị, phản ánh liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Kiểm tra Đảng các cấp; tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo về những vấn đề liên quan đến kỷ luật Đảng, phẩm chất cán bộ, đảng viên, về sinh hoạt trong nội bộ tổ chức Đảng thuộc thẩm quyền của Ủy ban Kiểm tra Trung ương;

c) Đại diện Ban Nội chính Trung ương tiếp nhận, xử lý kiến nghị, phản ánh liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Nội chính các cấp; tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực nội chính và phòng, chống tham nhũng;

d) Đại diện Ban dân nguyện thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh gửi đến Chủ tịch Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội;

đ) Đại diện Văn phòng Chủ tịch nước tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước;

e) Đại diện Văn phòng Chính phủ tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến chủ trương, chính sách, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đến trách nhiệm của nhiều bộ, nhiều ngành;

g) Ban tiếp công dân trung ương tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không thuộc các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này.

5. Tổng Thanh tra Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trực tiếp tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân ở trung ương ít nhất 01 ngày trong 01 tháng và thực hiện việc tiếp công dân đột xuất trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 18 của Luật này.

6. Tổng Thanh tra Chính phủ quy định nội quy tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân ở trung ương.

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 18.4.NĐ.1.11. Phạm vi tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; Điều 18.5.NĐ.1.9. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc phối hợp xử lý trường hợp nhiều người cùng tố cáo đến các cơ quan Trung ươngĐiều này có nội dung liên quan đến Điều 18.4.NĐ.1.11. Phạm vi tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; Điều 18.5.NĐ.1.9. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc phối hợp xử lý trường hợp nhiều người cùng tố cáo đến các cơ quan Trung ương của )

Điều 18.4.NĐ.1.6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Tiếp công dân trung ương

(Điều 6 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/08/2014)

1. Tổ chức việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân trung ương:

a) Bố trí người tiếp công dân, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc phạm vi trách nhiệm của Ban Tiếp công dân trung ương;

b) Điều hòa, phối hợp hoạt động tiếp công dân giữa người của Ban Tiếp công dân trung ương với đại diện của cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân trung ương;

c) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân trung ương hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan tham mưu giúp Tổng thanh tra Chính phủ và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tiếp công dân định kỳ hoặc đột xuất; người đứng đầu cơ quan, tổ chức tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân trung ương hoặc lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở Trung ương tiếp công dân.

2. Giải thích, hướng dẫn công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng trình tự, thủ tục, đúng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết; chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết đúng chính sách, pháp luật.

3. Phân loại, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh:

a) Phân loại, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được tiếp nhận trực tiếp tại Trụ sở tiếp công dân trung ương hoặc qua đường bưu điện hoặc do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền chuyển đến Thanh tra Chính phủ, Ban Tiếp công dân trung ương và cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân trung ương.

b) Hướng dẫn hoặc chuyển đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết đối với đơn đã tiếp nhận nhưng không thuộc phạm vi, trách nhiệm xử lý của Ban Tiếp công dân trung ương, của cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân trung ương.

4. Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh:

a) Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền đối với những đơn, vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh do Ban Tiếp công dân trung ương chuyển đến;

b) Chủ trì, phối hợp với đại diện cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở kiểm tra việc tiếp nhận, giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền đối với đơn, vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh mà Ban Tiếp công dân trung ương chuyển đến khi được Tổng thanh tra Chính phủ giao.

5. Tổng hợp tình hình, kết quả công tác tiếp công dân thuộc phạm vi trách nhiệm của Ban Tiếp công dân trung ương, của cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân trung ương; báo cáo định kỳ và đột xuất với Thanh tra Chính phủ, cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân trung ương và cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

6. Tổ chức tiếp, xử lý trường hợp nhiều người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về cùng một nội dung:

a) Tổ chức tiếp hoặc chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân trung ương, cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan tổ chức tiếp, xử lý trường hợp nhiều người khiếu nại, tố cáo kiến nghị, phản ánh về cùng một nội dung;

b) Phối hợp với Bộ Công an, Công an thành phố Hà Nội, Công an thành phố Hồ Chí Minh bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn cho người tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân trung ương; xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật tại Trụ sở tiếp công dân trung ương;

c) Phối hợp với cơ quan công an, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi phát sinh vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh vận động, thuyết phục, có biện pháp để công dân trở về địa phương xem xét, giải quyết.

7. Tham mưu giúp Tổng thanh tra Chính phủ thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về ti�