thcsnguyenvancu.pgdpleiku.edu.vnthcsnguyenvancu.pgdpleiku.edu.vn/upload/26519/fck/fi… · web...

5
TUẦN 23 : BI 40: SỰ ĐA DẠNG V ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP BÒ SÁT I. MỤC TIÊU BI HC. 1. Kiến thức: - Trình bày được tính đa dạng và thống nhất của lớp bò sát. - Trình bày được đặc điểm chung của lớp bò sát - Nêu được vai trò của bò sát trong tự nhiên và đối với đời sống con người. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng phân tích, để biết được đặc điểm của từng loài bò sát trong các bộ . 3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích. II. NỘI DUNG BI HC : BI 40: SỰ ĐA DẠNG V ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP BÒ SÁT Các em xem đường link :https://www.youtube.com/watch?v=98htIejnX3k Kiến thức cần nhớ : I. ĐA DẠNG CỦA LỚP BÒ SÁT - Trên thế giới có khoảng 6 500 loài bò sát. Ở Việt Nam đã phát hiện 271 loài. Chúng có da khô, vảy sừng bao bọc và sinh sản trên cạn. - Bò sát hiện nay được xếp vào 4 bộ: bộ Đầu mỏ, bộ Có vảy (chủ yếu gồm những loài sống ở cạn), bộ Cá sấu (sống vừa ở nước vừa ở cạn) và bộ Rùa gồm một số loài rùa cạn, một số loài rùa nước ngọt (sống vừa ở nước vừa ở cạn), ba ba sống chủ yếu ở nước ngọt, rùa biển sống chủ yếu ở biển. II. CÁC LOI KHỦNG LONG 1. Sự ra đời và thời đại phồn thịnh của khủng long

Upload: others

Post on 04-Aug-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: thcsnguyenvancu.pgdpleiku.edu.vnthcsnguyenvancu.pgdpleiku.edu.vn/upload/26519/fck/fi… · Web view- Cách đây khoảng 65 triệu năm, khi đó trên Trái Đất đã xuất

TUẦN 23 :

BAI 40: SỰ ĐA DẠNG VA ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP BÒ SÁT

I. MỤC TIÊU BAI HOC.1. Kiến thức:- Trình bày được tính đa dạng và thống nhất của lớp bò sát.- Trình bày được đặc điểm chung của lớp bò sát- Nêu được vai trò của bò sát trong tự nhiên và đối với đời sống con người.2. Kỹ năng:- Rèn kỹ năng phân tích, để biết được đặc điểm của từng loài bò sát trong các bộ .3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích.II. NỘI DUNG BAI HOC :BAI 40: SỰ ĐA DẠNG VA ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP BÒ SÁT

Các em xem đường link :https://www.youtube.com/watch?v=98htIejnX3k Kiến thức cần nhớ :

I. ĐA DẠNG CỦA LỚP BÒ SÁT- Trên thế giới có khoảng 6 500 loài bò sát. Ở Việt Nam đã phát hiện 271 loài. Chúng có da khô, vảy sừng bao bọc và sinh sản trên cạn.- Bò sát hiện nay được xếp vào 4 bộ: bộ Đầu mỏ, bộ Có vảy (chủ yếu gồm những loài sống ở cạn), bộ Cá sấu (sống vừa ở nước vừa ở cạn) và bộ Rùa gồm một số loài rùa cạn, một số loài rùa nước ngọt (sống vừa ở nước vừa ở cạn), ba ba sống chủ yếu ở nước ngọt, rùa biển sống chủ yếu ở biển.

II. CÁC LOAI KHỦNG LONG1. Sự ra đời và thời đại phồn thịnh của khủng longTổ tiên của bò sát đã được hình thành cách đây khoảng 280 – 230 triệu năm. Sau đó, do gặp những điều kiện thuận lợi, bò sát cổ đã phát triển mạnh mẽ. Đây là thời kì phồn thịnh nhất của bò sát, được gọi là Thời đại Bò sát hoặc Thời đại Khủng long. Trong thời đại Khủng long có nhiều loài bò sát to lớn, hình thù kì lạ, thích nghi với những môi trường sống có điều kiện sống rất khác nhau.

Page 2: thcsnguyenvancu.pgdpleiku.edu.vnthcsnguyenvancu.pgdpleiku.edu.vn/upload/26519/fck/fi… · Web view- Cách đây khoảng 65 triệu năm, khi đó trên Trái Đất đã xuất

2. Sự diệt vong của khủng long- Cách đây khoảng 65 triệu năm, khi đó trên Trái Đất đã xuất hiện chim và thú. Chim và thú có cỡ nhỏ hơn khủng long, song sức sống cao và hoạt động mạnh mẽ hơn, có khả năng duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định không phụ thuộc vào môi trường (động vật hằng nhiệt). Chúng có số lượng đông và nhiều loài đã phá hoại trứng khủng long. Thậm chí nhiều loài thú ăn thịt đã tấn công cả khủng long ăn thực vật- Lúc đó khí hậu Trái Đất đang nóng bỗng trở nên lạnh đột ngột, cùng với những thiên tai như núi lửa, khói bụi che phủ bầu trời Trái Đất trong nhiều năm ảnh hưởng tới sự quang hợp của thực vật, thiên thạch va vào Trái Đất, khủng long cỡ lớn thiếu chỗ trú thích hợp để tránh rét, thiếu thức ăn, đã bị tiêu diệt hàng loạt. Chỉ còn một số loài cỡ nhỏ hơn nhiều so với khủng long như thằn lằn, rắn, rùa, cá sấu… còn tồn tại đến ngày nay.

III. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BÒ SÁTBò sát là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn: da khô, vảy sừng khô, cổ dài, màng nhĩ nằm trong hốc tai, chi yếu có vuốt sắc, phổi có nhiều vách ngăn, tim có vách hụt ngăn tâm thất (trừ cá sấu), máu đi nuôi cơ thể vẫn là máu pha, là động vật biến nhiệt.

IV. VAI TRÒ- Đại bộ phận bò sát có ích cho nông nghiệp vì tiêu diệt sâu bọ có hại như đa số thằn lằn, gặm nhấm (chuột), như đa số rắn.- Có giá trị thực phẩm đặc sản (ba ba), dược phẩm (rượu rắn, mật trăn, nọc rắn, yếm rùa…), sản phẩm mĩ nghệ (vảy đồi mồi, da thuộc của trăn và rắn…). Vì thế bò sát cần được bảo vệ và gây nuôi những loài quý.

Page 3: thcsnguyenvancu.pgdpleiku.edu.vnthcsnguyenvancu.pgdpleiku.edu.vn/upload/26519/fck/fi… · Web view- Cách đây khoảng 65 triệu năm, khi đó trên Trái Đất đã xuất

Bài 41: CHIM BỒ CÂUCác em xem bài theo đường link :https://fptplay.vn/xem-video/sinh-hoc-lop-7-5e8008ca2089bd0d083fcb70/tap-32.html Sau khi các em xem xong hai bài trên , trả lời các câu hỏi trong phần củng cố * NỘI DUNG KIẾN THỨC :LỚP CHIM – CHIM BỒ CÂUI. ĐỜI SỐNG- Bồ câu nhà có tổ tiên là bồ câu núi, màu lam, hiện còn sống và làm tổ trong điều kiện hoang dã ở nhiều vùng núi châu Âu, châu Á và Bắc Phi.- Thân nhiệt chim bồ câu ổn định trong điều kiện nhiệt độ môi trường thay đổi; chim bồ cầu là động vật hằng nhiệt.

- Chim bồ câu trống không có cơ quan giao phối. Khi đạp mái, xoang huyệt của chim trống lộn ra làm thành cơ quan giao phối tạm thời. Trứng được thụ tinh trong. Mỗi lứa đẻ chỉ gồm 2 trứng, có vỏ đá vôi bao bọc. Sau đó chim trống và chim mái thay nhau ấp trứng. Chim mới nở chưa mở mắt, trên thân chỉ có một ít lông tơ, được chim bố, mẹ mớm nuôi bằng sữa diều (tiết từ diều của chim bố mẹ)

Mỗi cặp chim bố mẹ thường đẻ 2 trứng ,Mớm mồi cho con .

II. CẤU TẠO NGOAI VA DI CHUYỂN1. Cấu tạo ngoài- Thân chim hình thoi làm giảm sức cản của không khí khi bay.- Da khô phủ lông vũ. Lông vũ bao phủ toàn thân là lông ống, có phiến lông rộng tạo thành cánh, đuôi chim (vai trò bánh lái). Lông vũ mọc áp sát vào thân là lông tơ. Lông tơ chỉ có chùm sợi lông mảnh tạo thành một lớp xốp giữ nhiệt và làm thân chim nhẹ.- Cánh chim khi xòe ra tạo thành một diện tích rộng quạt gió, khi cụp lại thì gọn áp vào thân.- Chi sau có bàn chân dài gồm 3 ngón trước, 1 ngón sau, đều có vuốt, giúp chim bám chặt vào cành cây khi chim đậu hoặc duỗi thẳng, xòe rộng ngón khi chim hạ cánh.- Mỏ sừng bao bọc hàm không có răng, làm đầu chim nhẹ. Cổ dài, đầu chim linh hoạt, phát huy được tác dụng của giác quan (mắt, tai), thuận lợi khi bắt mồi, rỉa lông.- Tuyến phao câu tiết chất nhờn khi chim rỉa lông làm lông mịn, không thấm nước.

Bảng 1: Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu

Đặc điểm cấu tạo ngoài Ý nghĩa thích nghi

Thân hình thoi Giảm sức cản của không khí khi bay

Page 4: thcsnguyenvancu.pgdpleiku.edu.vnthcsnguyenvancu.pgdpleiku.edu.vn/upload/26519/fck/fi… · Web view- Cách đây khoảng 65 triệu năm, khi đó trên Trái Đất đã xuất

Chi trước: cánh chim Quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh

Chi sau: 3 ngón trước, 1 ngón sau Giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh

Lông ống: có các sợi lông làm thành phiến mỏng Làm cho cánh chim khi dang ra tạo nên một diện tích rộng

Lông tơ: có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp Giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ

Mỏ: mỏ sừng bao lấy hàm, không có răng Làm đầu chim nhẹ

Cổ: dài, khớp đầu với thân Phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi, rỉa lông

2. Di chuyển- Chim có 2 kiểu bay: bay vỗ cánh và bay lượn

Chim bồ câu hay một số loài chim như chim sẻ, chim ri, chim khuyên, gà… chỉ có kiểu bay vỗ cánh (vỗ cánh liên tục). Một số không nhỏ loài chim thì có kiểu bay lượn (đập cánh chậm, nhiều lúc chim dang rộng cánh mà không đập cánh) như diều hâu, chim ưng, hoặc hải âu.

Bảng 2: So sánh kiểu bay vỗ cánh và bay lượn

Các động tác bay Kiểu bay vỗ cánh (chim bồ câu)

Kiểu bay lượn (chim hải âu)

Cánh đập liên tục √

Cánh đập chậm rãi và không liên tục √

Cánh dang rộng mà không đập √

Bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và hướng thay đổi của các luồng gió

Bay chủ yếu dựa vào động tác vỗ cánh √