thuyphuongdng.files.wordpress.com · web view2013/11/26  · i/ mục tiêu: - biết đọc diễn...

61
Tập đọc: THẮNG BIỂN (Tiết 51) I/ Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả. - Hiểu nội dung: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, giữ gìn cuộc sống yên bình. * Với HS khá, giỏi: trả lời được câu hỏi số 1. * Liên hệ GDMT: GD HS lòng dũng cảm, tinh thần đoàn kết chống lại sự nguy hiểm do thiên nhiên gây ra để bảo vệ cuộc sống con người. * Giáo dục KNS: Rèn cho HS các kĩ năng: Giao tiếp: thể hiện sự cảm thông; ra quyết định, ứng phó; đảm nhận trách nhiệm. II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc SGK. III/ Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS đọc thuộc lòng bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính và trả lời câu hỏi trong SGK. - Nhận xét, cho điểm HS. 2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học. 2.2 Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc - Gọi 1HS đọc toàn bài. - Y/c HS nối tiếp đọc từng đoạn của bài (3 lượt). GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS. - Y/c HS đọc phần chú giải trong SGK. - 2HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét. - Lắng nghe. - 1HS đọc toàn bài. - HS đọc nối tiếp theo trình tự: + HS1: Mặt trời … nhỏ bé. + HS2: Một tiếng ào … chống giữ. + HS3: Một tiếng … sống lại. - 1HS đọc từ chú giải. - HS luyện đọc nhóm đôi. - 1HS đọc. GV: Trần Thị Thùy Phương

Upload: others

Post on 19-Sep-2020

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web view2013/11/26  · I/ Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết

Tập đọc: THẮNG BIỂN (Tiết 51)I/ Mục tiêu:- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.- Hiểu nội dung: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, giữ gìn cuộc sống yên bình.* Với HS khá, giỏi: trả lời được câu hỏi số 1.* Liên hệ GDMT: GD HS lòng dũng cảm, tinh thần đoàn kết chống lại sự nguy hiểm do thiên nhiên gây ra để bảo vệ cuộc sống con người. * Giáo dục KNS: Rèn cho HS các kĩ năng: Giao tiếp: thể hiện sự cảm thông; ra quyết định, ứng phó; đảm nhận trách nhiệm.II/ Đồ dùng dạy học:- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS đọc thuộc lòng bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính và trả lời câu hỏi trong SGK.- Nhận xét, cho điểm HS.2. Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học.2.2 Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc- Gọi 1HS đọc toàn bài.- Y/c HS nối tiếp đọc từng đoạn của bài (3 lượt). GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.

- Y/c HS đọc phần chú giải trong SGK.- Y/c HS luyện đọc theo cặp.- Gọi 1HS đọc toàn bài. - GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc.b. Tìm hiểu bài - Y/c HS luyện đọc theo cặp và trả lời các câu hỏi:

(?): Cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão biển được miêu tả theo trình tự ntn?

(?): Tìm từ ngữ, hình ảnh nói lên sự đe doạ của cơn bão biển.

(?): Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả ntn ở đoạn 2?

- 2HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

- 1HS đọc toàn bài.- HS đọc nối tiếp theo trình tự:+ HS1: Mặt trời … nhỏ bé.+ HS2: Một tiếng ào … chống giữ.+ HS3: Một tiếng … sống lại.- 1HS đọc từ chú giải.- HS luyện đọc nhóm đôi.- 1HS đọc.- Theo dõi GV đọc mẫu.

- Đọc thầm trao đổi theo cặp và trả lời các câu hỏi. + Cuộc chiến đấu được miêu tả: Biển đe doạ Biển tấn công Người thắng biển.+ Gió bắt đầu mạnh, nước biển càng dữ, biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con mập đớp con cá chim nhỏ bé.+ Được miêu tả rất rõ nét, sinh động.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 2: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web view2013/11/26  · I/ Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết

(?): Đoạn 1 và đoạn 2, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả hình ảnh của biển cả? Các biện pháp nghệ thuật này có tác dụng gì?

(?): Những hình ảnh, từ ngữ nào trong đoạn văn thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và chiến thắng của con người trước cơn bão biển?

Giảng và chốt: Khoác vai nhau thành một sợi dây dài - Lấy thân mình ngăn dòng nước - Không sợ chết.- Y/c HS đọc thầm toàn bài, tìm nội dung chính của toàn bài.

Liên hệ GDMT: Giáo dục HS lòng dũng cảm, tinh thần đoàn kết chống lại sự nguy hiểm do thiên nhiên gây ra để bảo vệ cuộc sống của con người.c. Đọc diễn cảm- Y/c 3HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài, cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay. - H/d HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn tiêu biểu trong bài (Có thể chọn đọc đoạn 3). - Nhận xét, cho điểm HS.3. Củng cố - dặn dò:- Nhận xét tiết học. Y/c HS về nhà học bài và soạn bài Ga-vrốt ngoài chiến luỹ.

+ Tác giả đã dùng biện pháp so sánh: Như con mập đớp con cá chim – như một đàn có voi lớn + Biện pháp nhân hoá: Biển cả muốn nuốt tươi con đề mỏng manh; biển ; gió giận dữ điên cuồng. Các biện pháp này giúp tạo nên những hình ảnh rõ nét, sinh động, gấy ấn tượng mạnh mẽ.+ Hơn 20 thanh niên mỗi người vác một vác củi vẹt, nhảy xuống dòng nước đang cuốn dữ, khoác vai nhau thành sợi dây dài lấy thân mình ngăn dòng nước mặn - họ ngụp xuống, những bàn tay khoát vai nhau vẫn cứng như sắt, thân hình họ cột chặt vào những cọc tre đóng chắc, dẻo như chão – đám người không sợ chết đã cứu được quãng đê sống lại.

+ Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ cuộc sống bình yên.- Lắng nghe.

- 3HS đọc nối tiếp, cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay. - 3HS tham gia thi đọc diễn cảm.

- Nhận xét.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 3: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web view2013/11/26  · I/ Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết

Chính tả: THẮNG BIỂN (Tiết 26)I/ Mục tiêu:- Nghe, viết lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài đọc Thắng biển.- Luyện đúng những tiếng có âm đầu và vần dễ viết sai (in/inh).* Liên hệ GDMT: Giáo dục cho HS lòng dũng cảm, tinh thần đoàn kết chống lại sự nguy hiểm do thiên nhiên gây ra để bảo vệ cuộc sống của con người.II/ Đồ dùng dạy học : - Một số tờ phiếu viết sẵn nội dung BT2b.III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ:- Gọi 2HS lên bảng viết các từ sau: không gian, dãi dầu, rõ ràng, khu rừng, con diều.- Nhận xét, cho điểm HS. 2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học.2.2 Hướng dẫn viết chính tả:a. Trao đổi về nội dung đoạn viết - Y/c HS đọc đoạn 1 và đoạn 2 trong bài Thắng biển. (?): Qua hình ảnh em thấy cơn bão biển hiện ra ntn?

Liên hệ GDMT: Giáo dục HS lòng dũng cảm, tinh thần đoàn kết chống lại sự nguy hiểm do thiên nhiên gây ra để bảo vệ cuộc sống của con người.b. Hướng dẫm viết từ khó- Y/c HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.c. Viết chính tả - GV đọc cho HS viết theo đúng y/c.d. Soát lỗi và chấm bài - Đọc bài với tốc độ vừa phải để HS soát lỗi.- Thu và chấm vở một số HS.- Nhận xét chung.2.3 Hướng dẫn làm bài tậpBài 2b:- Gọi HS đọc y/c BT. - Dán tờ phiếu BT lên bảng. - Tổ chức cho từng nhóm thi tiếp sức. - GV h/d thi. - Theo dõi HS thi làm bài. KL: lung linh/ thầm kín/ giữ gìn/ lặng thinh/ bình tĩnh/ học sinh/ nhường nhịn/ gia đình/ rung rinh/ thông minh. - Nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.3. Củng cố - dặn dò:- Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau.

- 2HS lên bảng thực hiện theo y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

- 2HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi. + Hình ảnh cơn bão biển hiện ra rất hung dữ, nó tấn công dữ dội vào khúc đê mỏng manh.

- HS luyện viết các từ sau: mênh mông, lan rộng, vật lộn, dữ dội, điên cuồng, quyết tâm … - HS viết bài.

- HS soát lỗi.- 2HS cùng bàn đổi chéo vở để kiểm tra.

- 1HS đọc.

- Nghe GV h/d. - Các tổ thi làm nhanh.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 4: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web view2013/11/26  · I/ Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết

Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ AI LÀ GÌ ?(Tiết 51)

I/ Mục tiêu:- Nhận biết được câu kể Ai là gì? trong đoạn văn, nêu được tác dụng của câu kể tìm được; biết xác định CN, VN trong mỗi câu kể Ai là gì? đã tìm được; viết được đoạn văn ngắn có sử dụng câu kể Ai là gì?.* Với HS khá, giỏi: viết được đoạn văn ít nhất 5 câu, theo y/c của BT3.II/ Đồ dùng dạy học: - Một tờ phiếu viết lời giải BT1. - Bồn băng giấy – mỗi băng viết một câu kể Ai là gì? ở BT1.III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ:- Gọi 2HS lên bảng; HS1 nói nghĩa của 3 – 4 từ cùng nghĩa với từ dũng cảm về nhà các em đã xem từ điển, HS2 làm lại BT4.- Nhận xét, cho điểm HS. 2. Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học.2.2 Hướng dẫn HS làm bài tập:Bài 1:- Gọi HS đọc y/c của bài. - Y/c HS tự làm bài. Y/c HS đọc kĩ từng đoạn văn, dùng bút chì đóng ngoặc đơn các câu kể Ai là gì? Trao đổi về tác dụng của mỗi câu kể đó. - Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. KL:

Câu kể Ai là gì?Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên.Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội.Ông Năm là dân ngụ cư của làng này.Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công nhân.Lưu ý: Câu Tàu nào có hàng cần bốc lên là cần trục vươn tới tuy có chứa từ là nhưng không thuộc kiểu câu Ai là gì? Vì các bộ phận của nó không trả lời cho các câu Ai?, Là gì?. Từ là ở đây dùng để nối hai vế câu (giống như từ thì) diễn tả 1 sự việc có tính chất quy luật: hễ tàu cần hàng là cần trục có mặt. Bài 2:- Gọi HS đọc y/c BT.- Y/c HS tự làm bài, sử dụng các kí hiệu đã quy định. - Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. KL: Nguyễn Tri Phương // là người Thừa Thiên Huế.

- 2HS lên bảng thực hiện theo y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

- 1HS đọc. - 1HS làm trên bảng, cả lớp làm bài vào VBT.

- Nhận xét bài làm của bạn.

Tác dụngCâu giới thiệuCâu nêu nhận địnhCâu giới thiệuCâu nêu nhận định

- 1HS đọc.- 2HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào VBT. - Nhận xét bài của bạn.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 5: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web view2013/11/26  · I/ Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết

Cả hai ông // đều không phải là người Hà Nội.Ông Năm // là dân ngụ cư ở làng này.Cần trục // là cánh tay kì diệu của các chú công nhân.Bài 3:- Gọi HS đọc y/c và n/d. - Y/c HS tự làm bài.

- Gọi HS dán phiếu lên bảng. GV chú ý sửa chữa thật kĩ lỗi dùng từ, cách diễn đạt cho HS.

- Gọi 1 số HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình.

- Nhận xét và cho điểm những HS viết tốt.3. Củng cố - dặn dò:- Nhận xét tiết học. - Y/c những HS viết đoạn văn giới thiệu chưa đạt y/c, chưa dùng đúng kiểu câu Ai là gì? về nhà sửa chữa, viết lại vào vở và xem trước bài Mở rộng vốn từ: Dũng cảm.

- 1HS đọc.- 2HS làm trên bảng nhóm, cả lớp làm bài vào VBT.- Theo dõi bài chữa của GV cho bạn và rút kinh nghiệm cho bài của mình. - 3 – 5HS đọc đoạn văn của mình.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 6: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web view2013/11/26  · I/ Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết

Kể chuyện: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC(Tiết 26)

I/ Mục tiêu:- Kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về lòng dũng cảm.- Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể và biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện (đoạn truyện).* Với HS khá, giỏi: kể được câu chuyện ngoài SGK và nêu được ý nghĩa.* Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh: Khuyến khích HS kể những câu chuyện đã học về tình cảm yêu mến của Bác đối với thiếu nhi (VD: Câu chuyện Quả táo của Bác Hồ, Thư chú Nguyễn) Bác Hồ yêu quý thiếu nhi và có những hành động cao đẹp với thiếu nhi.II/ Đồ dùng dạy học:- Một số truyện viết về lồng dũng cảm của con người. GV và HS sưu tầm trong

truyện cổ tích, truyện thiếu nhi, truyện người thực, việc thực trên báo, truyện đọc lớp 4.

- Bảng lớp viết sẵn đề bài KC.III/ Các hoạt động dạy -học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ:- Gọi 2HS kể 1 – 2 đoạn của câu chuyện Những chú bé không chết, trả lời câu hỏi: Vì sao truyện có tên là “Những chú bé không chết”?- Nhận xét, cho điểm HS.2. Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài. 2.2 Hướng dẫn HS kể chuyện:a) Tìm hiểu đề bài- Y/c HS đọc đề bài. - GV phân tích, dùng phấn màu gạch dưới những từ ngữ: Lòng dũng cảm, được nghe, được đọc. - Gọi HS đọc phần gợi ý của bài.

- Y/c một số HS tiếp nối nhau giới thiệu tên câu chuyện của mình.

Giáo dục tư tưởng HCM: Khuyến khích HS kể những câu chuyện đã học về tình cảm yêu mến của Bác đối với thiếu nhi. Bác Hồ yêu quý thiếu nhi và có những hành động cao đẹp với thiếu nhi.b) Kể chuyện trong nhóm - Chia HS thành các nhóm nhỏ. Y/c HS kể lại chuyện trong nhóm. GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.- Gợi ý cho HS một số câu hỏi:* HS nghe kể hỏi:

- 2HS kể chuyện và trả lời câu hỏi, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

- 2HS đọc.

- 4HS nối tiếp nhau đọc các phần gợi ý 1, 2, 3, 4. - Tiếp nối nhau giới thiệu về câu chuyện hay nhân vật mình định kể.

- Hoạt động nhóm 4.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 7: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web view2013/11/26  · I/ Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết

+ Vì sao bạn lại kể câu chuyện này?+ Điều gì làm bạn xúc động nhất khi đọc truyện này?+ Nếu là nhân vật trong truyện bạn có làm thế không? Vì sao?...* HS kể chuyện hỏi:+ Bạn có thích câu chuyện mình vừa kể không? Vì sao?+ Hình ảnh nào trong truyện làm bạn xúc động nhất?+ Nếu là nhân vật trong truyện ban sẽ làm gì?c) Thi kể trước lớp - Tổ chức cho HS thi kể chuyện. Y/c HS sau khi kể chuyện xong thì nói về ý nghĩa truyện, điều các em hiểu ra nhờ câu chuyện. Có thể đối thoại thêm cùng các bạn về nhân vật, tình tiết trong truyện. Cả lớp và GV nhận xét.- Cuối giờ, cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện lôi cuốn nhất. 3. Củng cố - dặn dò:- Nhận xét tiết học.- Y/c HS về nhà kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân nghe. Nhắc những HS kể chưa đạt về nhà tiếp tục luyện kể lại. - Dặn HS đọc trước nội dung của bài tập KC được chứng kiến hoặc tham gia – SGK tuần 27.

- 3- 5HS thi kể và trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện đó.

- Cả lớp cùng bình chọn.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 8: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web view2013/11/26  · I/ Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết

Tập đọc: GA-VRỐT NGOÀI CHIẾN LUỸ(Tiết 52)

I/ Mục tiêu:- Đọc đúng các tên riêng người nước ngoài; biết đọc đúng lời đối đáp giữa các nhân vật và phân biệt với lời người dẫn chuyện. - Hiểu nội dung: Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt.* Giáo dục KNS: Rèn cho HS các kĩ năng: Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân; đảm nhận trách nhiệm; ra quyết định.II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.- Truyện những người khốn khổ (nếu có).III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ:- Gọi 2HS đọc bài Thắng biển và trả lời câu hỏi về nội dung bài. - Nhận xét và cho điểm HS.2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học. 2.2 Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:a. Luyện đọc - Gọi 1HS đọc toàn bài.- Y/c 3HS nối tiếp nhau đọc toàn bài (3 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS.Lưu ý cho HS đọc đúng các câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến trong bài (Cậu làm trò gì đấy? … Vào ngay!...).

- Y/c HS đọc phần chú giải.- Y/c HS đọc bài theo cặp.- Gọi HS đọc toàn bài. - GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc.b. Tìm hiểu bài - Y/c HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời các câu hỏi sau:

(?): Ga-vrốt ra ngoài chiến luỹ để làm gì?

(?): Đoạn 1 cho biết điều gì?

- Y/c HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:(?): Những chi tiết nào thể hiện lòng dũng cảm của

- 2HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

- 1HS đọc toàn bài.- HS đọc bài theo trình tự:+ HS1: Ăng-giôn-ra … mưa đạn.+ HS2: Thì ra Ga-vrốt … Ga-vốt nói.+ HS3: Ngoài đường, khói lửa … thật ghê rợn.- 1HS đọc phần chú giải.- HS luyện đọc nhóm đôi. - 1HS đọc. - Lắng nghe GV đọc mẫu.

- 2HS ngồi cùng bàn đọc thầm, trao đổi và trả lời các câu hỏi:+ Ga-vrốt nghe Ăng-giôn-ra thông báo nghĩa quân sắp hết đạn nên ra ngoài chiến luỹ để nhặt đạn, giúp nghĩa quân tiếp tục chiến đấu.+ Lí do Ga-vrốt ra ngoài chiến luỹ.- Đọc thầm và trả lời câu hỏi:+ Ga-vrốt không sợ nguy hiểm,

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 9: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web view2013/11/26  · I/ Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết

Ga-vrốt?

Giảng và chốt: Thân hình bé nhỏ, nằm xuống; đứng thẳng lên; phốc ra, tới, lui, dốc, nhanh hơn đạn.- Y/c HS đọc đoạn cuối và trả lời câu hỏi:(?): Vì sao tác giả lại nói Ga-vrốt là một thiên thần?

Giảng và chốt: Thiên thần.(?): Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Ga-vrốt?

- Y/c HS đọc thầm toàn bài, tìm nội dung chính của toàn bài.c. Đọc diễn cảm - GV gọi 4HS đọc bài theo hình thức phân vai (2 lượt): Người dẫn chuyện, Ga-vrốt, Ăng-giôn-ra, Cuốc-phây-rắc. Cả lớp theo dõi để tìm ra giọng đọc từng nhân vật. - H/d HS luyện đọc diễn cảm đoạn “Ga-vrốt dốc bảy … ghê rợn”.- Tổ chức cho HS thi đọc. - Nhận xét và cho điểm HS.3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét lớp học. - Y/c HS tiếp tục luyện đọc theo cách phân vai.- Chuẩn bị bài “Dù sao trái đất vẫn quay!”.

ra ngoài chiến luỹ để nhặt đạn cho nghĩa quân dưới làn mưa đạn của địch; Cuốc-phây-rắc thúc dục cậu quay vào chiến luỹ nhưng Ga-vrốt vẫn nán lại để nhặt đạn; Ga-vốt lúc ẩn lúc hiện giữa làn đạn giặc, chơi trò ú tim với cái chết …

- HS đọc đoạn cuối và trả lời:+ Vì thân hình bé nhỏ chú ẩn, hiện …Chơi trò ú tim với cái chết./ Vì hình ảnh Ga-vrốt bất chấp hiểm nguy … đạn giặc không tới được.

+ Ga-vrốt là một cậu bé anh hùng / Em rất khâm phục lòng dũng cảm của Ga-vrốt…+ Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt.

- 4HS đọc phân vai, cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay.

- HS luyện đọc diễn cảm.

- 3 đến 5HS thi đọc diễn cảm.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 10: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web view2013/11/26  · I/ Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết

Tập làm văn: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI

(Tiết 51)I/ Mục tiêu:- Nắm được 2 cách kết bài (mở rộng, không mở rộng) trong bài văn miêu tả cây cối; vận dụng kiến thức đã biết để bước đầu viết được đoạn kết bài mở rộng cho bài văn tả một cây mà em thích.II/ Đồ dùng dạy học:- Tranh ảnh một số loài cây: na, ổi, mít, si, tre, tràm, đa …- Bảng phụ viết dàn ý quan sát (BT2).III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3HS đọc đoạn mở bài giới thiệu chung về cái cây em định tả (BT4 tiết TLV trước).- Nhận xét và cho điểm HS.2. Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu bài học. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập:Bài 1:- Gọi HS đọc y/c của BT. - Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp.- Gọi HS phát biểu.

Bài 2:- Gọi HS đọc y/c và n/d bài. - Treo bảng phụ viết sẵn các câu hỏi của bài.

- Gọi HS trả lời từng câu hỏi. Bài 3:- Gọi HS đọc y/c của BT. - Y/c HS tự làm bài.

- GV cùng HS sửa lỗi dùng từ, ngữ pháp cho từng HS. - Gọi HS dưới lớp đọc bài làm của mình.

- Nhận xét, cho điểm HS viết tốt. Bài 4:- Gọi HS đọc y/c của BT.

- 3HS đọc bài làm của mình, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

- 1HS đọc. - HS thảo luận nhóm đôi.+ Có thể dùng các câu ở đoạn a, b để kết bài. Vì: Đoạn a nói lên tình cảm của người tả đối với cây. Đoạn b nêu lên ích lợi và tình cảm của người tả đối với cây.

- 1HS đọc. - HS đọc, suy nghĩ tìm câu trả lời. - 3 – 5 HS tiếp nối nhau trả lời

- 1HS đọc. - 2HS viết trên bảng, cả lớp viết kết bài vào vở.

- 3 – 5HS đọc bài của mình, cả lớp theo dõi và nhận xét bài làm của từng bạn.

- 1HS đọc.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 11: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web view2013/11/26  · I/ Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết

- Y/c HS tự làm bài.

- Gọi HS đọc bài làm của mình trước lớp. GV sửa lỗi dùng từ, ngữ pháp cho từng HS. - Nhận xét, cho điểm HS viết tốt. 3. Củng cố - dặn dò:- Nhận xét tiết học. - Dặn HS đọc trước nội dung TLV Luyện tập miêu tả cây cối để viết được hoàn chỉnh một bài văn tả cây cối.

- Thực hành viết kết bài mở rộng theo 1 trong các đề đưa ra. - 2 – 3HS đọc bài làm của mình.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 12: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web view2013/11/26  · I/ Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết

Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ: DŨNG CẢM(Tiết 52)

I/ Mục tiêu:- Mở rộng được một số từ ngữ thuộc chủ điểm Dũng cảm qua việc tìm từ cùng nghĩa, từ trái nghĩa; biết dùng từ theo chủ điểm để đặt câu hay kết hợp với từ ngữ thích hợp; biết được một số thành ngữ nói về lòng dũng cảm và đặt được 1 câu với thành ngữ theo chủ điểm.II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết sẵn nội dung BT1, 4.- Từ điển trái nghĩa đồng nghĩa tiếng việt hoặc Sổ tay từ ngữ tiếng Việt tiểu học, 5 – 6 tờ phiếu khổ to kẻ bảng (từ cùng nghĩa/trái nghĩa) để HS các nhóm làm BT1. - Bảng lớp viết các từ ngữ ở BT3 (mỗi từ 1 dòng); 3 mảnh bìa gắn nam châm viết sẵn 3 từ cần điền vào ô trống. III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ:- Gọi 2HS thực hành đóng vai - giới thiệu với bố mẹ bạn Hà về từng người trong nhóm đến thăm Hà bị ốm (BT3, tiết LTVC trước).- Nhận xét và cho điểm HS.2. Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học.2.2 Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1:- Gọi HS đọc y/c và nội dung bài. - Y/c HS tự làm bài vào phiếu.

- Gọi HS dán phiếu BT lên bảng. Y/c các nhóm bổ sung. GV ghi nhanh lên bảng các từ HS bổ sung để có bảng từ đầy đủ. - Gọi HS đọc các từ vừa tìm được.KL: + Từ cùng nghĩa với dũng cảm: quả cảm, bạo gan, gan góc, gan lì, can đảm, anh hùng, anh dũng…+ Từ trái nghĩa với dũng cảm: nhát, hèn nhát, đớn hèn, nhút nhát, bạc nhược, khiếp nhược, đớn hèn, hèn hạ…Bài 2: - Gọi HS đọc y/c của bài. - Gọi HS đặt câu với các từ ở BT1. Gợi ý: Để đặt câu đúng, các em phải hiểu được nghĩa của từ, xem từ ấy đặt trong tình huống nào là đúng, nói về phẩm chất gì, nó phù hợp với ai, các em có thể xem thêm từ điển để hiểu nghĩa của các từ.

- 2HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

- 1HS đọc.- Các nhóm thảo luận, viết các từ cùng nghĩa, trái nghĩa với từ dũng cảm vào phiếu. - Bổ sung ý kiến cho bạn.

- 2HS đọc thành tiếng, 1HS đọc từ cùng nghĩa, 1HS đọc từ trái nghĩa.

- 1HS đọc.- Tiếp nối nhau đọc câu mình đặt trước lớp.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 13: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web view2013/11/26  · I/ Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết

- GV chú ý sữa lỗi cho HS.Bài 3: - Gọi HS đọc y/c của bài. (?): Để ghép đúng cụm từ chúng ta làm thế nào?

- Y/c HS tự làm bài.

- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. KL: + dũng cảm bênh vực lẽ phải+ khí thế dũng mãnh+ hi sinh anh dũngBài 4:- GV gọi HS đọc y/c của BT. - Y/c HS làm bài theo cặp.

Gợi ý: Các em đọc kĩ từng thành câu thành ngữ, hiểu được nghĩa của từng câu. Sau đó đánh dấu X vào bên cạnh thành ngữ nói về lòng dũng cảm. - Gọi 1HS lên bảng làm bài. - Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. KL: Vào sinh ra tử; Gan vàng dạ sắt.- GV giải thích từng câu thành ngữ cho HS hiểu. (GV có thể y/c HS giải thích 1 số thành ngữ theo cách hiểu của các em). Bài 5:- Gọi HS đọc y/c BT. - GV gợi ý cho HS đặt.- Gọi HS đặt câu. GV chú ý sửa cho từng HS về lỗi ngữ nghĩa của câu. 3. Củng cố - dặn dò:- Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

- 1HS đọc.+ Em ghép lần lượt từ vào chỗ trống sao cho phù hợp nghĩa. - 1HS lên bảng làm, cả lớp viết bằng chì vào SGK. - Nhận xét bài trên bảng.

- 1HS đọc. - 2HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và cùng làm bài. - Lắng nghe.

- 1HS làm trên bảng lớp. - Nhận xét bài làm của bạn.

- 1HS đọc. - Lắng nghe. - Tiếp nối đọc câu của mình trước lớp.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 14: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web view2013/11/26  · I/ Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết

Tập làm văn: LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÂY CỐI(Tiết 52)

I/ Mục tiêu:- Lập được dàn ý sơ lược bài văn tả cây cối nêu trong đề bài.- Dựa vào dàn ý đã lập, bước đầu viết được các đoạn thân bài, mở bài, kết bài cho bài văn tả cây cối đã xác định.* Liên hệ GDMT: Giúp HS thể hiện hiểu biết về môi trường thiên nhiên, yêu thích các loài cây có ích trong cuộc sống.II/ Đồ dùng dạy học:- Tranh, ảnh một vài cây cây có bóng mát, cây ăn quả, cây hoa. III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ:- Gọi 2HS đọc lại đoạn kết bài mở rộng về nhà các em đã viết lại hoàn chỉnh – BT4 (tiết TLV trước).- Nhận xét và cho điểm HS.2. Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài.2.2 Hướngdẫn làm bài tập:* Hướng dẫn tìm hiểu y/c của BT- Gọi HS đọc bài TLV. - GV gạch dưới những từ quan trọng: cây có bóng mát, cây ăn quả, cây hoa mà em yêu thích. - GV gợi ý cho HS chọn 1 trong 3 loại cây trên. - Y/c HS giới thiệu cây mình định tả. - Y/c HS đọc phần gợi ý.

Liên hệ GDMT: Y/c HS thể hiện những hiểu biết của mình về môi trường thiên nhiên, qua đó gd HS yêu thích và có ý thức chăm sóc, bảo vệ các loài cây có ích trong cuộc sống.* HS viết bài- Y/c HS lập dàn ý, sau đó hoàn chỉnh bài văn. - Gọi HS trình bày bài văn. GV nhận xét sửa lỗi cho từng HS. - Cho điểm những bài viết tốt. 3. Củng cố - dặn dò:- Nhận xét tiết học.- Dặn HS về nhà hoàn thành bài văn để chuẩn bị kiểm tra viết và chuẩn bị bài sau.

- 2HS đứng tại chỗ đọc bài, cả lớp theo dõi và nhận xét.

- Lắng nghe.

- 1HS đọc. - Theo dõi GV phân tích đề.

- 3 – 5HS giới thiệu. - 4HS tiếp nối nhau đọc từng mục.

- HS tự làm bài. - 3 – 4HS trình bày.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 15: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web view2013/11/26  · I/ Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết

Toán: LUYỆN TẬP (Tiết 126)I/ Mục tiêu:- Thực hiện được phép chia hai phân số.- Biết tìm thành phần chưa biết trong phép nhân, phép chia phân số.- Bài 1; Bài 2II/ Đồ dùng dạy học:- Vẽ sẵn trên bảng phụ hình vẽ như phần bài học của SGK. II/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ:- Gọi 2HS lên bảng làm các bài tập của tiết 125.

- Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học. 2.2 Hướng dẫn luyện tập:Bài 1:(?): BT y/c chúng ta làm gì?- Y/c HS cả lớp làm bài.

- Nhận xét bài làm của HS.

Bài 2:(?): BT y/c chúng ta làm gì?- GV giúp HS nhận thấy các quy tắc “Tìm x” tương tự như đối với số tự nhiên.- Y/c HS tự làm bài.

3. Củng cố - dặn dò:- Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài Luyện tập/ 137.

- 2HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

+ Tính rồi rút gọn. - 6HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào bảng con.a)

b)

+ Tìm x

- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT. VD: a)

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 16: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web view2013/11/26  · I/ Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết

Toán: LUYỆN TẬP (Tiết 127)I/ Mục tiêu: - Thực hiện được phép chia hai phân số, chia số tự nhiên cho phân số.- Bài 1; Bài 2II/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ:- Gọi 2HS lên bảng làm các bài tập của tiết 126.

- Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học.2.2 Hướng dẫn luyện tập:Bài 1:(?): BT y/c chúng ta làm gì?- Y/c HS tự làm bài.

- Nhận xét, chữa bài.

Bài 2:- Y/c HS tính và trình bày theo cách “viết gọn”.Chẳng hạn:

- Y/c HS tự làm các phần còn lại.

3. Củng cố - dặn dò:- Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài Luyện tập chung.

- 2HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

+ Tính rồi rút gọn.- 2HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 2 phần, cả lớp làm bài vào bảng con.

- HS chú ý nghe GV giảng và làm bài.

- HS làm bài vào vở.

Toán: LUYỆN TẬP CHUNG (Tiết 128)

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 17: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web view2013/11/26  · I/ Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết

I/ Mục tiêu: - Thực hiện được phép chia hai phân số.- Biết cách tính và viết gọn phép chia một phân số cho số tự nhiên.- Biết tìm phân số của một số.- Bài 1 (a,b); Bài 2(a,b); Bài 4II/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ:- Gọi 2HS lên bảng làm các bài tập của tiết 127.- Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học.2.2 Hướng dẫn HS luyện tập: Bài 1:- Y/c HS tự làm bài, sau đó chữa bài trước lớp.

Bài 2:- Y/c HS làm theo mẫu. VD:

- Y/c HS làm tiếp các phần còn lại của bài.

Bài 4:- Y/c HS đọc đề. - H/d HS các bước giải:+ Tính chiều rộng (tìm phân số của một số)+ Tính chu vi+ Tính diện tích

- Nhận xét, chữa bài.

3. Củng cố - dặn dò:- Nhận xét tiêt học, dặn HS về nhà chuẩn bị bài Luyện tập chung /138.

- 2HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

- 3HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào bảng con.

- 3HS lên làm trên bảng, cả lớp làm vào bảng con.

- 1HS đọc. - Lắng nghe và giải. - 1HS làm bài trên bảng, cả lớp làm toán chạy.

Giải:Chiều rộng mảnh vườn là:

36 (m)Chu vi mảnh vườn là:

(60 + 36) x 2 = 192 (m)Diện tích mảnh vườn là:

60 x 36 = 2160 (m²)ĐS: P = 192 m; S= 2160 m2

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 18: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web view2013/11/26  · I/ Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết

Toán: LUYỆN TẬP CHUNG (Tiết 129)I/ Mục tiêu: - Thực hiện được các phép tính với phân số.- Bài 1(a,b); Bài 2(a,b); Bài 3(a,b); Bài 4(a,b)II/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ:- Gọi 2HS lên bảng làm các bài tập của tiết 128.- Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài.2.2 Hướng dẫn làm bài:Bài 1:- Y/c HS tự làm bài, nhắc HS khi tìm MSC nên chọn MSC nhỏ nhất có thể. b) MSC = 12c) MSC = 12

- Nhận xét, chữa bài. Bài 2: Tiến hành tương tự như bài 1.

Bài 3: Y/c HS làm bài vào vở.

Bài 4: Y/c HS làm bài vào vở.

- Nhận xét, chữa bài.

3. Củng cố - dặn dò:- Nhận xét tiêt học, dặn HS chuẩn bị bài Luyện tập chung / 138.

- 2HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

- 3HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào bảng con.

- HS làm bài vào bảng con. b) MSC = 14 c) MSC = 12

- HS làm bài vào vở.

- HS làm bài vào vở.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 19: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web view2013/11/26  · I/ Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết

Toán: LUYỆN TẬP CHUNG (Tiết 130)I/ Mục tiêu: - Thực hiện được các phép tính với phân số.- Biết giải bài toán có lời văn.- Bài 1; Bài 3(a,c); Bài 4II/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ:- Gọi 2 HS lên bảng làm các bài tập của tiết 129.- Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học.2.2 Hướng dẫn HS luyện tập: Bài 1:- GV cho HS nêu y/c của bài, sau đó tự làm bài vào VBT. - Tổ chức cho HS báo cáo kết quả làm bài trước lớp.

Bài 3:- Y/c HS tự làm bài, nhắc các em cố gắng để chọn được MSC nhỏ nhất có thể.- Chữa bài và cho điểm HS.

Bài 4:- Y/c 1HS đọc đề. - Y/c HS làm bài.

- Nhận xét, chữa bài.

3. Củng cố - dặn dò:- Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài Luyện tập chung / 139.

- 2HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe

- Kiểm tra từng phép tính trong bài. - 4HS lần lượt nêu ý kiến của mình về 4 phép tính trong bài. Câu c) đúng vì thực hiện đúng quy tắc nhân 2 phân số.

- 3HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào VBT.- Theo dõi bài chữa của GV, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.

- 1HS đọc. - 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm toán chạy.

Giải:Số phần bể đã có nước là:

(bể)Số phần bể còn lại chưa có

nước là: (bể)

ĐS: bể

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 20: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web view2013/11/26  · I/ Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết

Lịch sử: CUỘC KHẨN HOANG Ở ĐÀNG TRONG(Tiết 26)

I. Mục tiêu: - Biết sơ lược về quá trình khẩn hoang ở Đàng Trong:+ Từ thế kỉ XVI, các chúa Nguyễn tổ chức khai khẩn đất hoang ở Đàng Trong. Những đoàn người khẩn hoang đã tiến vào vùng đất ven biển Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.+ Cuộc khẩn hoang đã mở rộng diện tích canh tác ở những vùng hoang hoá, ruộng đất được khai phá, xóm làng được hình thành và phát triển.- Dùng lược đồ chỉ ra vùng đất khẩn hoang.II. Đồ dùng dạy học:- Bản đồ Việt Nam thế kỉ XVI – XVII.- Phiếu học tập của HS. III. Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ:- Gọi 2HS lên bảng y/c HS trả lời các câu hỏi cuối bài 21.- Nhận xét và cho điểm HS.2. Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài.2.2 Các hoạt động:

HĐ1: Các chúa Nguyễn tổ chức khai hoang- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo định hướng.

- Cho HS báo cáo kết quả thảo luận.

- GV kết luận về ý kiến đúng, sau đó y/c HS dựa vào nội dung phiếu và bản đồ VN mô tả lại cuộc khẩn hoang của nhân dân Đàng Trong.

KL: Cuối Thế kỉ XVI, các chúa Nguyễn rất quan tâm đến việc khai thác đất hoang, mở rộng diện tích sản xuất. Nông dân, quân lính được phép đem cả gia đình vào phía Nam khẩn hoang lập làng, lập ấp. Từ vùng đất Phú Yên, Khánh Hoà đến Nam Trung Bộ đến Tây Nguyên đoàn người tiếp tục tiến sâu vào vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày nay. Đi đến đâu họ lập làng, ấp mới đến đó. Công cuộc khẩn hoang đã biến một vùng đất hoang vắng ở phía nam trở thành những xóm làng đông đúc và ngày càng trù phú.

HĐ2: Kết quả của cuộc khai hoang

- 2HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp theo dõi và nhận xét.

- Lắng nghe.

- Hoạt động nhóm 6, nhận phiếu và thảo luận để hoàn thành phiếu. - 1 nhóm cử đại diện báo cáo trước lớp, cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến. - 1 đến 2HS trình bày trước lớp, sau mỗi lần HS trình bày, cả lớp cùng nhận xét và bổ sung ý kiến.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 21: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web view2013/11/26  · I/ Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết

- GV treo bảng phụ có kẻ sẵn bảng so sánh tình hình đất đai của Đàng Trong trước và sau là cuộc khẩn hoang. - Y/c HS cả lớp đọc SGK và phát biểu ý kiến để hoàn thành bảng so sánh. (?): Cuộc sống chung giữa các dân tộc phía Nam đã đem lại kết quả gì?

- Nhận xét, chốt ý.3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà học thuộc bài, làm các bài tập tự đánh giá kết quả học và chuẩn bị bài sau.

- HS đọc bảng so sánh.

- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. + Nền văn hoá của các dân tộc hoà vào nhau, bổ sung cho nhau tạo nên nền văn hoá chung của dân tộc Việt Nam, một nền văn hoá thống nhất và có nhiều bản sắc.

* Nội dung phiếu học tập:

Tiêu chí so sánh Tình hình Đàng TrongTrước khi khẩn hoang Sau khi khẩn hoang

Diện tích đất Đến hết vùng Quảng Nam

Mở rộng đến hết đồng bằng sông Cửu Long

Tình trạng đất Hoang hoá nhiều Dất hoang giảm, đất được sử dụng tăng

Làng xóm, dân cư Làng xóm, dân cư thưa thớt

Có thêm làng xóm và ngày càng trù phú

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 22: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web view2013/11/26  · I/ Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết

Đạo đức: TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO (T1)(Tiết 26)

I/ Mục tiêu:- Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo.- Nêu được ý nghĩa của hoạt động nhân đạo.- Thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp, ở trường và cộng đồng.- Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia.* Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh: Tham gia các hoạt động nhân đạo là thể hiện lòng nhân ái theo gương Bác Hồ.* Giáo dục KNS: Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm khi nhận tham gia các hoạt động nhân đạo.II/ Đồ dùng dạy học:- Mỗi HS có ba tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng. - Phiếu điều tra theo mẫu. III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1.Kiểm tra bài cũ:- Gọi 2HS lên bảng, trả lời các câu hỏi có liên quan đến nội dung kiến thức đã ôn tập.- Nhận xét việc học bài ở nhà của HS. 2. Bài mới:2.1Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học.2.2 Các hoạt động:

HĐ1: Thảo luận nhóm (thông tin trang 37, SGK)

- Y/c các nhóm HS đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi 1, 2. - Y/c các nhóm lên trình bày.

KL: Trẻ em và nhân dân ở các vùng bị thiên tai hoặc có chiến tranh đã phải chịu nhiều khó khăn, thiệt thòi. Chúng ta cần cảm thông, chia sẽ với họ, quyên góp tiền của đề giúp đỡ họ. Đó là một hoạt động nhân đạo. Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh: Tham gia các hoạt động nhân đạo là thể hiện lòng nhân ái theo gương Bác Hồ.

HĐ2: Làm việc nhóm đôi (BT1, SGK)

- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận bài tập. - Y/c các nhóm lên trình bày.

- 2HS lên bảng trả lời câu hỏi, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

- Thảo luận nhóm 4.

- Nhóm cử đại diện lên trình bày, cả lớp trao đổi tranh luận.- Lắng nghe.

- Thảo luận nhóm 4.

- Nhóm cử đại diện lên trình bày ý kiến trước lớp, cả lớp

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 23: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web view2013/11/26  · I/ Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết

KL:* Việc làm trong các tình huống (a), (c) là đúng. * Việc làm trong tình huống (b) là sai vì không phải xuất phát từ tấm lòng cảm thông, mong muốn chia sẻ với người tàn tật mà chỉ để lấy thành tích cho bản thân.

HĐ3: Bày tỏ ý kiến (BT3, SGK)- Cách tiến hành tương tự như hoạt động 3, tiết 1, bài 3.KL: a) Đúng; b) Sai; c) Sai- Gọi 1 – 2HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.3. Củng cố - dặn dò:- Nhận xét tiết học.- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài cho tiết sau.

nhận xét bổ sung.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

- 1 – 2HS đọc.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 24: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web view2013/11/26  · I/ Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết

Khoa học: NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ (TT)(Tiết 51)

I/ Mục tiêu: - Nhận biết được chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.- Nhận biết được vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt nên nóng lên; vật ở vật lạnh hơn thì toả nhiệt nên lạnh đi.II/ Đồ dùng dạy học:* Chuẩn bị chung: Phích nước sôi. * Chuẩn bị theo nhóm: 2 chiếc chậu ; 1 cốc ; lọ có cắm ống thuỷ tinh (như hình 2a trang 103 SGK).III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3HS lên bảng y/c trả lời câu hỏi sau:1. Muốn đo nhiệt độ của vật, người ta dùng dụng cụ gì? Có những loại nhiệt kế nào?2. Nhiệt độ của hơi nước đang sôi, nước đá đang tan là bao nhiêu độ? Dấu hiệu nào cho biết cơ thể bị bệnh, cần phải khám chữa bệnh?3. Hãy nói cách đo nhiệt độ và đọc nhiệt độ khi dùng nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể.- Nhận xét và cho điểm HS.2. Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy.2.2 Các hoạt động:

HĐ1: Tìm hiểu về sự truyền nhiệt- Y/c HS làm thí nghiệm trang 102 SGK theo nhóm.- Y/c HS dự đoán trước khi làm thí nghiệm. Sau khi làm thích nghiệm thì so sánh với kết quả dự đoán. - Gọi HS các nhóm trình bày kết quả.

(?): Tại sao mức nóng, lạnh của cốc nước và chậu nước thay đổi?

- Y/c HS lấy các VD trong thực tế mà các vật nóng lên hoặc lạnh đi.(?): Vật nào nhận nhiệt, vật nào toả nhiệt?KL: Các vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt sẽ nóng lên. Các vật ở gần vật lạnh hơn thì toả nhiệt, sẽ lạnh đi. Vật nóng lên do thu nhiệt, lạnh đi vì nó toả nhiệt hay chính là do đã truyền cho vật lạnh hơn.

- 3HS lên bảng trả lời câu hỏi, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

- Hoạt động nhóm 4.

- Nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả thí nghiệm: Nhiệt độ của cốc nước nóng giảm đi, nhiệt độ của chậu nước tăng lên. + Mức nóng lạnh của cốc nước và chậu nước thay đổi là do có sự truyền nhiệt từ cốc nước nóng hơn sang chậu nước lạnh.- Mỗi HS đưa ra 4VD về các vật nóng lên hoặc lạnh đi.

- Lắng nghe.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 25: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web view2013/11/26  · I/ Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết

HĐ2: Nước nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi- Cho HS tiến hành làm thí nghiệm trang 103 SGK. - Gọi HS trình bày, các nhóm khác bổ sung nếu có kết quả khác- Cho HS quan sát nhiệt kế (theo nhóm) và trả lời câu hỏi trong SGK. (?): Giải thích vì sao mức chất lỏng trong ống nhiệt kế thay đổi khi ta nhúng nhiệt kế vào các vật nóng lạnh khác nhau?

(?): Chất lỏng thay đổi ntn khi nóng lên và lạnh đi?

KL: Khi dùng nhiệt kế đo các vật nóng, lạnh khác nhau, chất lỏng trong ống sẽ nở ra hay co lại khác nhau nên mực chất lỏng trong ông nhiệt kế cũng khác nhau. Vật càng nóng, mực chất lỏng trong ông nhiệt kế càng cao. Dựa vào mực chất lỏng này, ta có thể biết được nhiệt độ của vật.(?): Tại sao khi đun nước, không nên đổ đầy nước vào ấm?

(?): Tại sao khi bị sốt người ta lại dùng túi nước đá chườm lên trán?

3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết và chuẩn bị bài Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt.

- 2HS ngồi cùng bàn quan sát hình minh hoạ, dựa vào kinh nghiệm của bản thân, các kiến thức đã học, trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi:+ Khi dùng nhiệt kế đo các vật có nóng lạnh khác nhau thì mức chất lỏng trong ống nhiệt kế cũng thay đổi khác nhau vì chất lỏng trong ống nhiệt kế nở ra khi ở nhiệt độ cao co lại khi ở nhiệt độ thấp. + Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.

+ Vì nước ở nhiệt độ cao thì nở ra. nếu nước quá đầy ấm sẽ tràn ra ngoài có thể gây bỏng tay, tắt bếp, chập điện. + Túi nước đá sẽ truyền nhiệt sang cơ thể, làm giảm nhiệt độ của cơ thể.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 26: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web view2013/11/26  · I/ Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết

Toán (TC76): LUYỆN TẬP CHUNGI/ Mục tiêu:- Củng cố kĩ năng cộng, trừ, nhân, chia phân số.- Giải bài toán tìm phân số của một số. II/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS* HĐ1: Luyện tậpBài 1: Tìm x

a)

b)

c)

- Trước khi làm bài, GV y/c HS nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết, số bị chia và số chia.Bài 2: Tính giá trị của biểu thức: a)

b)

- Y/c HS nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.Bài 2: Tính bằng 2 cách:

a) b)

- Y/c 2 nhóm làm bài xong trước, dán bài trên bảng lớp.- Nhận xét, chữa bài.

Bài 4: Lớp 4C có 16 bạn nam. Số bạn nữ bằng số

học sinh nam. Hỏi lớp 4C có bao nhiêu học sinh?- GV cùng HS phân tích đề bài.

- Nhận xét, chữa bài.* HĐ2: Củng cố - dặn dò- Nhận xét tiết học.- Dặn HS về nhà luyện tập thêm các bài toán có dạng tương tự.

- 3HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào bảng con. - Làm vào VTTC.

- Một số HS nhắc lại.

- Làm bài theo nhóm 4.

- Hai nhóm trình bày.

- Cùng GV phân tích đề bài.- 1HS lên bảng giải, cả lớp làm toán chạy.

Giải:Số học sinh nữ của lớp 4C là:

(học sinh)

Số học sinh của lớp 4C là:16 + 18 = 34 (học sinh)

ĐS: 34 học sinh

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 27: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web view2013/11/26  · I/ Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết

Chính tả (TC77): HOA MAI VÀNGI/ Mục đích:- Giúp HS rèn viết chính tả.- Làm các bài tập phân biệt l/n và inh/in.II/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS*HĐ1: Viết chính tả- GV gọi HS đọc bài “Hoa mai vàng”.(?): Vẻ đẹp của hoa mai được miêu tả ntn?

- GV cho HS viết các từ khó.

- GV đọc cho HS viết bài.- GV chấm, chữa bài và nhận xét chung.

*HĐ2: Làm bài tập chính tảBài 1: Điền vào chỗ trống tiếng chứa l hoặc n để hoàn chỉnh đoạn văn: Người Hà Nội có …. không ai ……..không biết tới các …… hoa. Hàng chục ……. Hoa cho hương, cho sắc của Ngọc Hà đã ….. đắm say Hà Nội hàng mấy trăm ……..Bài 2: Điền tiếng có vần in hoặc inh vào chỗ trống để tạo từ ngữ đúng:……. màng ngường ……...ủn …… ……..trọng…….quang ……..đẹp…….chắn …….. thít- Nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.*HĐ3: Củng cố - dặn dò- Nhận xét tiết học.- Y/c những HS viết sai 5 lỗi trở lên thì về nhà luyện viết thêm.

- 1HS đọc.+ Nụ mai ngời xanh màu ngọc bích. Sắp nở, nụ mai mới phô vàng. Cánh hao mai mịn màng như lụa. Những cánh hoa mai ánh lên một sắc vàng muốt, mượt mà. Một mùi hương thơm lựng như nếp hương phảng phất bay ra.- HS luyện viết các từ sau: xoè ra, mịn màng, vàng muốt, phảng phất…- HS viết bài.- 2HS ngồi cùng bàn đổi chéo vở để kiểm tra.

- Tổ chức cho HS thi tiếp sức:Tổ 1 + 2: đội A; tổ 3 + 4: đội B.KL: lẽ/ là/ làng/làng/làm/năm nay.

KL: mịn màng/ngường nhịn/ ủn ỉn/ kính trọng/vinh quang/ xinh đẹp/ chín chắn/ thin thít.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 28: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web view2013/11/26  · I/ Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết

Tập làm văn (TC78): LUYỆN TẬP VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI

I/ Mục tiêu: - Nhằm giúp HS ôn luyện củng cố lại kiến thức đã học về miêu tả để HS chuẩn bị tốt cho thi giữa HKII.II/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS* HĐ1: Luyện tậpĐề bài: Tả một cây cho bóng mát mà em yêu thích.- GV h/d HS lập dàn ý tả cây bàng ở trường em.- GV cùng HS xây dựng dàn ý chi tiết.+ Mở bài: có thể mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp. + Thân bài:* Tả bao quát:- Nhìn từ xa trông như một cái dù màu xanh với dáng đứng thẳng, ngọn cao vượt lên, tán lá xoè rộng.- Đến gần thấy thân to, tán lá xanh ngắt chia thành nhiều tấng xanh mát, che mát cả một vùng.* Tả từng bộ phận:- Gốc to, mấy rễ lớn trồi lên mặt đất.- Thân cao khoảng 5 m, to gần một vòng tay, vỏ màu xám, nhiều vết trầy xước.- Nhiều cành lớn, chìa ngang hoặc chênh chếch.- Sự thay đổi lá bàng theo mùa: Mùa thu, lá bàng chuyển sang màu đỏ đồng. Mùa đông, cây lá khẳng khiu, trơ trụi. Mùa xuân, cây đâm chồi nảy lộc; lá bàng mới nảy có màu xanh non. Mùa hè, lá bàng chuyển sang màu xanh đậm.- Hoa bàng nhỏ li ti. + Kết bài: Em sẽ không bứt lá, bẻ cành, tuới nước cho cây…- GV y/c HS dựa trên dàn ý đã lập viết thành bài văn hoàn chỉnh.- Y/c HS đọc bài văn của mình. GV chú ý sửa cách dùng từ và lối diễn đạt cho HS.* HĐ2: Củng cố - dặn dò- Nhận xét tiết học. - Y/c những HS nào viết chưa hay hoặc chưa xong thì về nhà viết tiếp. - Khuyến khích HS nên đọc thêm các bài văn mẫu để mở rộng thêm vốn từ, lối diễn đạt cho bài văn của mình.

- Mỗi HS tự viết cho mình một đoạn mở bài. Sau đó, một số HS đọc bài làm của mình trước lớp.

- Viết thành bài hoàn chỉnh.

- HS đọc bài làm của mình.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 29: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web view2013/11/26  · I/ Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết

Khoa học: VẬT DẪN NHIỆT VÀ VẬT CÁCH NHIỆT(Tiết 52)

I/ Mục tiêu: - Kể được một số vật dẫn nhiệt tốt và dẫn nhiệt kém:+ Các kim loại (đồng, nhôm,…) dẫn nhiệt tốt.+ Không khí, các vật xốp như bông, len,… dẫn nhiệt kém.* GD SDNLTK&HQ: HS biết cách sử dụng các chất dẫn nhiệt, cách nhiệt hợp lí trong những trường hợp đơn giản để tránh thất thoát nhiệt.* Giáo dục KNS: Rèn cho HS:+ Kĩ năng lựa chọn giải pháp cho các tình huống cần dẫn nhiệt/ cách nhiệt tốt.+ Kĩ năng giải quyết vấn đề liên quan tới dẫn nhiệt, cách nhiệt.II/ Đồ dùng dạy học:* Chuẩn bị chung: Phích nước nóng; xoong, nồi, giỏ ấm, cái lót tay …* Chuẩn bị theo nhóm: 2 chiếc cốc như nhau, thìa kim loại, thìa nhựa, thìa gỗ, một vài tờ giấy báo ; dây chỉ, len hoặc sợi ; nhiệt kế.III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ:- Gọi 2HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau:1. Mô tả thí nghiệm chứng tỏ vật nóng lên do thu nhiệt, lạnh đi do toả nhiệt.2. Mô tả thí nghiệm chứng tỏ nước và các chất lỏng khác nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. - Nhận xét và cho điểm HS.2. Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy.2.2 Các hoạt động:

HĐ1 : Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt- Y/c HS làm thí nghiệm trang 104 SGK và dự đoán kết quả thí nghiệm. - Y/c HS trình bày trước lớp .

(?): Tại sao thìa nhôm lại nóng lên?

KL: Các kim loại: đồng, nhôm, sắt… dẫn nhiệt tốt gọi là vật dẫn nhiệt; gỗ, nhựa, len, bông … dẫn nhiệt kém gọi là vật cách nhiệt.(?): Xoong và quai xoong được làm bằng chất liệu gì? Chất liệu đó dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém? Vì sao lại dùng những chất liệu đó?

(?): Tại sao vào những hôm trời rét, chạm tay vào ghế sắt tay ta có cảm giác lạnh?

- 2HS lên bảng trả lời câu hỏi, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

- Hoạt động nhóm 4.

- Đại diện 2 nhóm trình bày kết quả: Thìa nhôm nóng hơn thìa nhựa. Điều này cho thấy nhôm dẫn nhiệt tốt hơn nhựa.+ Do nhiệt độ từ nước nóng đã truyền sang thìa.

+ Xoong được làm từ gang, inóc là những chất dẫn nhiệt tốt để nấu nhanh. Quai xoong được làm bằng nhựa là chất cách nhiệt để khi ta cầm không bị nóng.+ Do sắt dẫn nhiệt tốt nên tay ta ấm đã truyền nhiệt cho ghế sắt.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 30: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web view2013/11/26  · I/ Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết

(?): Tại sao khi chạm vào ghế gỗ, tay ta không có cảm giác lạnh bằng khi chạm vào ghế sắt?

HĐ2: Tính cách nhiệt của không khí- Y/c HS đọc kĩ thí nghiệm trang 105 SGK.- Tổ chức cho HS làm thí nghiệm trong nhóm. GV đi từng nhóm giúp đỡ, nhắc nhở HS.- Gọi HS trình bày kết quả làm thí nghiệm.

(?): Vì sao chúng ta phải đổ nước nóng như nhau vào 2 cốc?

(?): Vì sao phải đo nhiệt độ 2 cốc cùng một lúc?

(?): Giữa các khe nhăn của tờ báo có chứa gì?(?): Vậy tai sao nước trong cốc quấn giấy báo nhăn, quấn lỏng còn nóng lâu hơn?

KL: Với cùng 2 chiếc cốc như nhau, với lượng nước và nhiệt độ của nước bằng nhau, bề mặt bốc hơi giống nhau. Nhưng cốc thứ 2 quấn lỏng lớp báo nhăn nên chỗ rỗng chứa nhiều không khí ở các chỗ rỗng ấy. Không khí có tính dẫn nhiệt nên nước trong cốc còn nóng hơn so với cốc quấn chặt giấy báo bình thường. GD SDNLTK&HQ: HS biết cách sử dụng các chất dẫn nhiệt, cách nhiệt hợp lí trong những trường hợp đơn giản để tránh thất thoát nhiệt.

HĐ3: Thi kể tên và nêu công dụng của các vật cách nhiệt

- Có thể thực hiện dưới dạng trò chơi: “Đố bạn tôi là ai, tôi được làm bằng gì?”

- Nhận xét, tuyên dương những HS tham gia tích cực.3. Củng cố - dặn dò:- Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.

+ Vì gỗ là vật dẫn điện kém nên tay ta không bị mất nhiệt nhanh như khi chạm vào ghế sắt.

- 2HS đọc thành tiếng.- Hoạt động nhóm 5.

- Đại diện nhóm lên đọc kết quả thí nghiệm: Nước trong cốc được quấn giấy báo nhăn và không buộc chặt còn nóng hơn nước trong cốc quấn giấy báo thường và quấn chặt. + Để đẩm bảo nhiệt độ của nước ở 2 cốc là bằng nhau. Nêu nước cùng có nhiệt độ bằng nhau nhưng cốc nào có lượng nước nhiều hơn sẽ nóng lâu hơn.+ Nếu không đo cùng một lúc thì nước trong cốc đo sau sẽ nguội nhanh hơn nước trong cốc đo trước.+ Không khí.+ Vì giữa các lớp báo quấn lỏng có không khí nên nhiệt độ của nước truyền qua cốc, lớp giấy báo và truyền ra ngoài môi trường ít hơn, chậm hơn nên còn nóng lâu hơn.- Lắng nghe.

- Các nhóm lần lượt kể tên, nêu chất liệu là vật cách nhiệt hay dẫn nhiệt.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 31: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web view2013/11/26  · I/ Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết

Kĩ thuật: CÁC CHI TIẾT VÀ DỤNG CỤ CỦA BỘ LẮP GHÉP MÔ HÌNH KĨ THUẬT

(Tiết 26)I. Mục tiêu: - Biết gọi tên, hình dạng của các chi tiết trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.- Sử dụng được cờ-lê, tua-vít để lắp vít, tháo vít.- Biết lắp ráp một số chi tiết với nhau.* Phòng tránh TNTT: - Lưu ý HS khi sử dụng các dụng cụ sắc nhọn tránh đâm vào tay.- Không vứt bừa bãi vật sắc nhọn dụng cụ bộ xếp hình. Khi học xong phải được để trên cao > 1,2 m, hoặc phải cất gọn gàng, tránh em nhỏ có thể lấy nghịch dễ gây TNTT.I. Đồ dùng dạy học:- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.III. Các hoạt động dạy -học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ: - Y/c một số HS nhắc lại cách chăm sóc rau, hoa.- Nhận xét việc học bài ở nhà của HS.2. Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy.2.2 Các hoạt động:

HĐ1: H/d HS gọi tên, nhận dạng các chi tiết và dụng cụ

- GV lần lượt giới thiệu từng nhóm chi tiết chính theo mục 1( SGK).- GV tổ chức cho HS gọi tên, nhận dạng và đếm số lượng của từng chi tiết, dụng cụ trong bảng (H.1-SGK).- GV chọn một số chi tiết đặt câu hỏi để HS nhận dạng, gọi tên đúng và số lượng các loại chi tiết đó.- GV giới thiệu và h/d cách sắp xếp các chi tiết trong hộp: Các loại chi tiết được xếp trong hộp có nhiều ngăn, mỗi ngăn để một số chi tiết cùng loại hoặc 2-3 loại khác nhau.- GV cho các nhóm HS tự kiểm tra tên gọi, nhận dạng từng loại chi tiết, dụng cụ theo như H.1-SGK.

HĐ2: H/d HS cách sử dụng cờ-lê, tua-vít1. Lắp vít:- GV h/d thao tác lắp vít theo các bước: Khi lắp các chi tiết, dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ của tay trái vặn ốc vào vít. Sau khi ren của ốc khớp với ren của vít, ta dùng cờ-lê giữ chặt ốc, tay phải dùng tua-vít đặt vào rãnh của vít và quay cán tua-vút theo chiều kim đồng hồ.- GV gọi 2-3 HS lên bảng thao tác lắp vít, sau đó GV

- 2HS nhắc lại, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS lần lượt gọi tên từng chi tiết.

- HS trả lời câu hỏi.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS các nhóm tự kiểm tra tên gọi.

- HS lắng nghe.

- HS thao tác lắp vít theo các

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 32: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web view2013/11/26  · I/ Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết

cho cả lớp tập lắp vít.2. Tháo vít: - GV h/d HS tháo vít: Tay trái dùng cờ-lê giữ chặt ốc, tay phải dùng thua-vít đặt vào rãnh của vít, vặn cán tua-vít ngược theo chiều kim đồng hồ và trả lời câu hỏi SGK.- GV cho HS thực hành cách tháo vít.3. Lắp ghép một số chi tiết:- GV thao tác mẫu một trong 4 mối ghép trong hình 4(SGK).- GV đặt câu hỏi y/c HS gọi tên và số lượng của mối ghép.- GV thao tác mẫu cách tháo các chi tiết của mối ghép và sắp xếp gọn gàng vào hộp bộ lắp ghép.

HĐ3: HS thực hành- Y/c các nhóm HS gọi tên, đếm số lượng các chi tiết cần lắp của từng mối ghép ở H4.- Y/c HS thực hành lắp ghép các mối ghép.Trong khi HS thực hành, GV nhắc nhở HS:+ Phải sử dụng cờ-lê và tua vít để tháo, lắp các chi tiết.+ Phải chú ý an toàn khi sử dụng tua- vít.+ Phải dùng nắp hộp để đựng các chi tiết để tránh rơi, vãi.+ Khi lắp ghép, vị trí của các vít ở mặt phải, ốc ở mặt trái của mô hình. GD PTTNTT: (như đã nêu ở mục tiêu).

HĐ4: Đánh giá kết quả của HS- Y/c HS trưng bày các sản phẩm của mình.- GV nêu các tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm thực hành:+ Các chi tiết lắp đúng kĩ thuât và đúng quy trình.+ Các chi tiết chắc chắn, không bị xộc xệch.- GV nhận xét, đánh giá kết quả của HS.- GV nhắc HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào nắp hộp. 3. Củng cố - dặn dò:- Nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần, thái độ học tập, kĩ năng lắp ghép các chi tiết.- GV h/d HS về nhà đọc trước bài mới và chuẩn bị bộ lắp ghép để học bài “Lắp cái đu”.

bước.

- HS lắng nghe và trả lời câu hỏi.

- 2-3 HS lên bảng thao tác.

- HS chăm chú theo dõi.

- HS trả lời.

- HS gọi tên, đếm số lượng các chi tiết cần lắp ghép.- HS thực hành.

- HS trưng bày các sản phẩm.- HS dựa vào tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 33: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web view2013/11/26  · I/ Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết

Địa lí: ÔN TẬP (Tiết 26)I/ Mục tiêu: - Chỉ hoặc điền được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu trên bản đồ, lược đồ Việt Nam.- Hệ thống một số đặc điểm tiêu biểu của đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ.- Chỉ trên bản đồ vị trí của thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của các thành phố này.* Với HS khá, giỏi: Nêu được sự khác nhau về thiên nhiên của đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ về khí hậu, đất đai.* ĐC: Không yêu cầu hệ thống lại đặc điểm, chỉ nêu một số đặc điểm tiêu biểu của đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ.II/ Đồ dùng dạy học:- Bản đồ địa lý tự nhiên, bản đồ hành chính Việt Nam. - Lược đồ trống Việt Nam treo tường và của cá nhân HS. III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS lên bảng trả lời 2 câu hỏi cuối bài Thành phố Cần Thơ.- Nhận xét và cho điểm HS.2.Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết học.2.2 Các hoạt động:

HĐ1: Vị trí đồng bằng và các con sông lớn- Treo bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. - Y/c HS lên bảng chỉ vị trí các địa danh và điền các địa danh và các con sông vào lược đồ trống treo tường.

HĐ2: Đặc điểm thiên nhiên của ĐBBB và ĐBNB

- Y/c HS làm việc theo nhóm, dựa vào bản đồ tự nhiên, SGK và kiến thức đã học tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên của ĐBBB và ĐBNB và điền các thông tin vào bảng.

Đặc điểm tự nhiên Giống nhau

Khác nhauĐBBB ĐBNB

Địa hìnhSông ngòi

đất đaiKhí hậu

- Y/c các nhóm trình bày kết quả. GV theo dõi nhận xét và cùng các nhóm bổ sung để hoàn thiện bảng thông tin trên. KL:

Đặc điểm tự nhiên

Giống nhau Khác nhauĐBBB ĐBNB

Địa hình Tương đối bằng phẳng

Tương đối cao

Có nhiều vùng trũng

- 2HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

- HS quan sát. - HS chỉ cho nhau các ĐBBB và ĐBNB trên bản đồ và các dòng sông lớn.

- HS thảo luận nhóm 6.

- Các nhóm treo kết quả thảo luận lên trước lớp, sau đó đại diện mỗi nhóm lên trình bày 1 nội dung.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 34: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web view2013/11/26  · I/ Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết

dễ ngập nước

Sông ngòi Nhiều sông ngòi vào

mùa mưa, lũ nước thường dâng cao gây

ngập lụt

Có hệ thống đê chạy dọc hai bên bờ

sông

Không có hệ thống đê ven sông ngăn lũ

Đất đai Đất phù sa màu mỡ

Đất không được bồi đắp thêm phù sa

nên kém màu mỡ dần

Đất được phù sa bồi đắp thêm

phù sa màu mỡ sau mỗi mùa lũ, có

đất phèn, đất chua và đất

mặnKhí hậu Khí hậu

nóng ẩmCó 4 mùa trong năm.

Có mùa đông lạnh vfa mùa hè

nhiệt độ cũng lên cao

Chỉ có 2 mùa, mùa

mưa và mùa khô. Thời tiết thường nóng ẩm,

nhiệt độ cao

HĐ3: Con người và hoạt động sản xuất ở đồng bằng

- Y/c HS làm câu hỏi 3 trong SGK. Sau đó, gọi HS trình bày kết quả trước lớp. - GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời. KL: Câu đúng: b, d. Câu sai: a, c.3. Củng cố - dặn dò:- Y/c HS nêu lại những đặc điểm chính của các vùng ĐBBB và ĐBNB.- Nhận xét tiết học.- Dặn HS chuẩn bị bài sau.

- HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi.

- Một số HS nhắc lại.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 35: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web view2013/11/26  · I/ Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết

SINH HOẠT LỚP CHỦ ĐIỂM: YÊU QUÝ MẸ VÀ CÔ

(Tuần 26)I/ Mục tiêu:- Đánh giá các hoạt động đã thực hiện trong tuần 26. Triển khai các hoạt động trong tuần 27.- Sinh hoạt chủ điểm: Chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3).- Rèn kĩ năng mạnh dạn, tự tin. II/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS* HĐ1: Ổn định tổ chức: - Lớp phó văn thể mĩ cho lớp hát 1 bài.* HĐ2: Nhận xét công tác tuần 26:- Y/c cán sự lớp nhận xét các hoạt động của tuần 26.

- Cho HS nêu ý kiến cá nhân.- GV nhận xét chung tình hình của lớp trong tuần 26:* Ưu điểm:+ Học bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp.+ Vệ sinh lớp học sạch sẽ.+ Tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường.* Tồn tại:+ Một số HS còn chưa tập trung trong giờ học+ HS còn mua quà vặt trước cổng trường.+ Việc tự quản của lớp chưa tốt.* HĐ3: Triển khai công tác tuần 27:+ Học bài, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp.+ Ôn bài để thi GKII đạt kết quả cao.+ Tác phong đội viên phải nghiêm túc.+ Nhắc HS xếp hàng ra vào lớp ngay ngắn. + Giữ vở sạch, đẹp. + Chăm sóc cây xanh.+ Tiết kiệm điện, nước.+ Tiếp tục đọc và làm theo báo Đội.* HĐ4: Sinh hoạt chủ điểm: Chào mừng ngày 8/3.- GV giới thiệu sơ lược đôi nét về ngày 8/3.(?): Trong ngày 8/3, em sẽ làm gì để tặng mẹ?- GV tổ chức cho HS làm bưu thiếp để tặng mẹ (cô, bà, chị,…).- GV chọn một số tấm bưu thiếp đẹp đính lên bảng lớp và y/c HS lên trình bày.- Nhận xét, tuyên dương HS.

- Cả lớp hát một bài.

- Các tổ trưởng lần lượt nhận xét, xếp loại.- Lớp trưởng nhận xét chung các hoạt động của lớp (nề nếp, trang phục, vệ sinh lớp, học tập kỉ luật).- HS nêu ý kiến.- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.- Một số HS nêu ý kiến.- HS làm bưu thiếp.

- HS lên bảng trình bày.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 36: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web view2013/11/26  · I/ Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết

* HĐ5: Nhận xét tiết học.- Nhận xét tiết học.- Nhắc nhở HS thực hiện tốt công việc của tuần 27.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 37: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web view2013/11/26  · I/ Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết

Toán (TC77): LUYỆN TẬP CHUNG

I/ Mục tiêu:- Củng cố kĩ năng cộng, trừ, nhân, chia phân số. II/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS* HĐ1: Luyện tậpBài 1: Tìm x

a)

b)

c)

- Nhận xét, tuyên dương HS.Bài 2: Tính giá trị của biểu thức:

a)

b)

c)

- Nhận xét, chữa bài.Bài 3: Một mảnh đất hình bình hành có chiều cao là 75 m, độ dài đáy gấp đôi chiều cao. Người ta sử dụng

diện tích mảnh đất ấy để trồng hoa. Tính diện tích

đất trồng hoa.- Gọi 1HS đọc đề bài.- GV cùng HS phân tích đề bài.- Gọi 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm toán chạy.

- Nhận xét, chữa bài.* HĐ2: Củng cố - dặn dò- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà luyện tập thêm.

- HS làm bài theo nhóm 4. Nhóm nào làm bài xong trước thì đính lên bảng lớp.

- 3HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.

- 1HS lên bảng giải, cả lớp làm toán chạy.

Giải:Độ dài cạnh đáy:75 x 2 = 150 (m)

Diện tích mảnh đất:150 x 75 = 11250 (m2)

Diện tích trồng hoa:

11250 x = 4500 (m2)

ĐS: 4500 m2

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 38: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web view2013/11/26  · I/ Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết

Tiếng Việt (TC76) ÔN LUYỆN TẬP ĐỌC : THẮNG BIỂN

I/ Mục tiêu:- Luyện đọc trôi chảy toàn bài - Hướng dẫn hs nắm lại nội dung của bài thông qua các câu hỏi trắc nghiệm

II/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu:

Hoạt động GV Hoạt động HS1.Giới thiệu bài2.Các hoạt động2.1. Luyện đọc- Gọi hs nối tiếp đọc lại toàn bài- Hướng dẫn hs đọc đúng và diễn cảm bài văn- Y/c HS luyện đọc theo nhóm 2- Gọi 2 nhóm đọc- Gọi 1 em đọc toàn bài- GV nhận xét2.2.Tìm hiểu bài:Chọn đáp án đúng nhấtCâu 1: Cuộc chiến giữa con người với cơn bão biển được miêu tả theo trình tự nào?a/ Biển tấn công-biển đe doạ-con người thắng biểnb/ Biển đe dọa-biển tấn công-con người thắng biển c/ Biển tấn công-người thắng biểnCâu 2: Những từ ngữ, hình ảnh nói lên sự đe doạ của cơn bão biển là:a/ Gió bắt đầu thổi mạnh, nước biển càng dữb/ Biển cả như muốn nuốt tươi con đê mỏng manh, như con cá mập đớp con cá chim nhỏ bé.c/ cả 2 ý trênCâu 3: Những chi tiết, hình ảnh nói lên lòng dững cảm của con người chống lại cơn bão biển là:a/ Hơn hai chục thanh niên vác củi vẹt chạy xuống dóng nước đang cuốn dữ. Khoác vai nhau thành sợi dây dài, lấy thân ngăn dòng nước.b/ Họ ngụp xuống, trồi lên.Những bàn tay khoác vào nhau cứng như sắt. Tóc của các cô gái cuốn vào cổ các chàng trai. Đám người không sợ chết.

- HS đọc (ưu tiên HSTb, yếu)- HS luyện đọc - 5 HS đọc - HS luyện đọc theo nhóm (Theo dõi việc luyện đọc các HS yếu)- 2 nhóm đọc;- 1 em đọc

- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi (khuyến khích HS yếu trả lời)

- Hs dùng bảng con để trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, những câu còn lại trả lời miệng

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 39: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web view2013/11/26  · I/ Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết

c/ Cả 2 ý trênCâu 4: Nhờ đâu mà con người thắng được cơn bão biển?Câu 5: Nêu nội dung chính của bài2.3. Đọc diễn cảm:- Gọi HS đọc diễn cảm đoạn cuối- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm - GV nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay.3. Nhận xét tiết học- Nhắc hs về luyện đọc và trả lời lại các câu hỏi

- HS đọc- 2 nhóm thi đọc- HS nhận xét, chọn nhóm đọc hay

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 40: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web view2013/11/26  · I/ Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết

Toán (TC78) Luyện tập

I/ Mục tiêu: Củng cố kĩ năng:- Tìm phân số của một số - Nhân, chia phân số

II/ Các hoạt động dạy học:Hoạt động GV Hoạt động HS

* HĐ1: Ôn kiến thức- Hướng dẫn hs ôn lại kiến thức nhân, chia phân số và cách tìm phân số của một số* HĐ2: Luyện tậpBài 1: Tìm giá trị phân số của một sốa) Tìm của 100 m

b) của 42 kg

c) của 1000

Bài 2: Tính ;

Bài 3: Điền dấu < > = vào chỗ chấma) …

b) …

c) …

Bài 4: Tính chu vi HCN có diện tích m² và

chiều rộng m

* HĐ3: Củng cố, dặn dò- Nhận xét tuyên dương

- học sinh nhắc lại kiến thức đã học

- Truyền điện = 4

= 8

= 10

= = =

- làm vở, 3 HS lên bảng

- Lớp làm vở, 1HS lên bảngChiều dài m

Chu vi 4 m²

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 41: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web view2013/11/26  · I/ Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết

Thứ ba ngày 3 tháng 3 năm 2009.KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Tiết: SINH HOẠT TẬP THỂ§è vui: C©u ®è vÒ ch÷ nghÜa

GV tổ chức cho HS cả lớp giải câu đố.1. Đang ở dưới bếpGiúp việc nấu ăn

Bỗng chốc bị nhầmThành giường trẻ nhỏ

Bởi vì ai đóLấy mất dấu huyền.

2. Để nguyên – tàu đến nghỉ ngơiThêm huyền - đẻ trừng mọi người đều ăn.

3. Để nguyên – thân với bầu trờiBỏ đầu – thân với miệng, môi con người.

Thêm sắc – màu cả mây trờiNhởn nhơ trong nắng thu tươi sắc vàng.

4. Để nguyên - lấp lánh trên trờiBớt đầu – thành chỗ cá bơi hằng ngày.

5. Để nguyên – bơi lội tung tăngBỏ sắc – giúp bạn đánh răng trắng ngời.

6. Để nguyên – ai cũng lặc lèBỏ nặng, thêm sắc – ngày hè chói chang.

7. Để nguyên – nghe hết mọi điềuThêm dấu huyền nữa - rất nhiều người khen.

8. Để nguyên – giúp bác nông dânThêm huyền – ấm miệng cụ ông, cụ bà.

Thêm sắc - từ lúa mà raĐố bạn đoán được đó là chữ chi?

9. Có sắc - mọc ở trên đầuCó huyền - vuốt phẳng áo quần cho em.

Thay nặng - nhất định không quenKhi nào có ngã - chớ nên uống bừa.10. Để nguyên – tên gọi một mùa

Ngát xanh ngô lúa khi đưa huyền vào.Chữ gì bạn đoán xem nào?

Đáp án: 1. Nồi – nôi; 2. Ga – gà; 3. Trăng – răng - trắng; 4. Sao – ao; 5. Cá – ca; 6. Nặng - nắng; 7. Tai – tài; 8. Trâu - trầu - trấu; 9. Lá – là - lạ; 10. Đông - đồng.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 42: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web view2013/11/26  · I/ Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết

Tiết: HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓABài 1: MÙA HÈ KỈ NIỆM

I/ Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:- Nhận thức được mức độ nguy hiểm và tác hại của đuối nước.- Mô tả được các yếu tố nguy cơ, những tình huống nguy hiểm và địa điểm thường xảy ra đuối nước.- Trình bày được một số biện pháp phòng chống đuối nước.II/ Chuẩn bị:- Giáo viên tham khảo các khái niệm đuối nước, các câu chuyện ví dụ và các thông tin về hậu quả của việc đuối nước.- Phim hoạt hình “Mùa hè kỉ niệm”.- Tài liệu giáo dục ngoại khóa phòng chống đuối nước cho học sinh tiểu học( Tài liệu dùng cho HS).III/ Các hoạt động dạy – học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Bài mới:1.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết học.1.2 Các hoạt động:

HĐ1: Nhận biết khái niệm đuối nước, mức độ và hậu quả của đuối nước

(?): Các em đã theo dõi trên thong tin đại chúng hoặc đã thấy trường hợp nào bị đuối nước chưa? Nếu có, hãy kể cho các bạn cùng nghe.(?): Các em có biết đuối nước là thế nào không?- Nhận xét, chốt ý: Đuối nước dùng để chỉ một sự kiện mà trong đó khí quản của trẻ (nạn nhân) bị ngâm trong một môi trường chất lỏng, dẫn tới khó thở. Sự kiện này có thể dẫn tới tử vong (chết đuối) hoặc sống sót (suýt chết đuối).- GV giới thiệu một số con số về tình hình đuối nước, tử vong, tàn tật do đuối nước, hậu quả của đuối nước đến sức khỏe:+ Đuối nước là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của thương tích không chủ định ở trẻ em (một số quốc gia ở Đông Nam Á, Tây Thái Bình Dương).+ Tại Việt Nam, đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em. Mỗi ngày có khoảng 10 trẻ em chết do bị đuối nước trên toàn quốc.+ Đuối nước có thể dẫn tới tổn thương hô hấp và

- Lắng nghe.

- Một số HS trả lời.

- Một số HS trả lời.

- Lắng nghe.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 43: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web view2013/11/26  · I/ Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết

thần kinh nặng ảnh hưởng tới sức khỏe, kinh tế gia đình và cộng đồng, thậm chí tử vong đến tính mạng.- GV kể vài câu chuyện thật về đuối nước cho HS nghe.KL: + Đuối nước rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tàn tật, tử vong, ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế.+ Đuối nước là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do TNTT ở trẻ em Việt Nam.

HĐ2: HS biết nguy cơ đuối nước khi đi bơi ở hồ bơi

- GV cho HS đọc truyện trong sách (có thể GV kể cho HS nghe kết hợp với quan sát tranh trong sách).- Y/c HS thảo luận nhóm 5 các câu hỏi sau:+ Học bài xong, Bi và Bông xin mẹ đi đâu?+ Mẹ cho hai anh em Bi và Bông đi bơi ở đâu?+ Chuyện gì đã xảy ra khi hai anh em đi bơi ở bể bơi?

+ Bi đã rút ra được bài học gì sau lần đi bơi này?

+ Đi bơi ở hồ bơi có thể gây nguy hiểm không?

- Y/c một số nhóm lên trình bày trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Nhận xét, tuyên dương các nhóm.(?): Khi đi bơi ở hồ bơi, em cần làm gì để tránh một số nguy cơ đuối nước?- Nhận xét, tuyên dương HS.KL: Khi đi bơi ở hồ bơi cần:+ Các em chỉ nên đi bơi ở bể bơi và có người lớn đi cùng để đảm bảo an toàn.+ Những em không biết bơi thì phải mặc áo phao, dùng phao khi đi bơi.+ Các em không được đùa nghịch quá trớn khi ở dưới nước.

- Lắng nghe.

- Theo dõi câu chuyện.

+ Hai anh em xin mẹ cho đi bơi.+ Ở bể bơi.+ Bi lặn ngụp dưới nước và dọa làm em Bông sợ.+ Bi dạy em Bông tập bơi và đưa em Bông ra chỗ nước sâu làm em Bông bị chìm, suýt chết đuối.+ Khi đi bơi với em nhỏ không biết bơi thì phải trông em, không đưa em ra chỗ nước sâu.+ Không tự tập bơi cho em vì bản thân còn nhỏ, chưa đủ khỏe để giữ được em.+ Ở dưới nước không hù dọa em nhỏ, làm em sợ.+ Có, em Bông đã suýt bị chết đuối.- Đại diện một số nhóm trình bày, các nhóm khác lắng nghe để nhận xét, bổ sung.

- Một số HS trả lời.

- Lắng nghe.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 44: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web view2013/11/26  · I/ Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết

+ Không dạy bạn hoặc em nhỏ bơi vì mình không đủ sức khỏe để dạy, giữ bạn/ em.2. Củng cố - dặn dò:- Nhắc nhở HS cần tuân thủ những quy định của bể bơi để tranh tai nạn đuối nước.- Nhận xét tiết học.- Bài sau: Kỉ niệm mùa hè.

GV: Trần Thị Thùy Phương