vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/boiduong/ngovietson.pdf · 2 bỘ gio dỤ v Đ o tẠo viỆn khoa...

224
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN LÝ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI CÁC CƠ SỞ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Chuyên ngành Quản lý giáo dục Mã số: 62.14.01.14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội, 2015

Upload: others

Post on 05-Jun-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM

-------------------------------

NGÔ VIẾT SƠN

QUẢN LÝ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

TẠI CÁC CƠ SỞ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Chuyên ngành Quản lý giáo dục

Mã số: 62.14.01.14

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Hà Nội, 2015

Page 2: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM

-------------------------------

NGÔ VIẾT SƠN

QUẢN LÝ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

TẠI CÁC CƠ SỞ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Chuyên ngành Quản lý giáo dục

Mã số: 62.14.01.14

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Tập thể hướng dẫn khoa học

PGS. TS. Nguyễn Xuân Thức PGS. TS. Vương Thanh Hương

Hà Nội, 2015

Page 3: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

3

MỤC LỤC

Nội dung Trang

MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 11

1. Lý do lựa chọn đề tài ........................................................................................... 11

2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 13

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .................................................................... 13

4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 13

5. Giả thuyết khoa học ............................................................................................ 14

6. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 14

7. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ............................................ 15

8. Luận điểm bảo vệ ................................................................................................ 16

9. Những đóng góp mới của luận án ....................................................................... 17

10. Cấu trúc của luận án ............................................................................................ 18

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý NCKH tại các CSBD CBQLGD ..................... 19

1.1. Tổng quan nghiên cứu về quản lý NCKH ......................................................... 19

1.1.1. Nghiên cứu quản lý NCKH ở nước ngoài ............................................... 19

1.1.2. Nghiên cứu quản lý NCKH ở Việt Nam ................................................. 24

1.1.3. Nhận định về tổng quan nghiên cứu ....................................................... 25

1.2. Nghiên cứu khoa học tại các CSBD CBQLGD ................................................. 26

1.2.1. Khái niệm cơ sở bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục ............................... 27

1.2.2. Khái niệm nghiên cứu khoa học tại các CSBD CBQLGD ...................... 29

1.2.3. Nội dung NCKH tại các CSBD CBQLGD ............................................ 30

1.3. Đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD ............................................. 31

1.3.1. Khái niệm .............................................................................................. 31

1.3.2. Quá trình thực hiện đề tài ....................................................................... 31

1.3.3. Quy trình cụ thể ..................................................................................... 34

1.4. Quản lý NCKH tại các CSBD CBQLGD .......................................................... 42

1.4.1. Khái niệm quản lý trong khoa học quản lý .............................................. 42

1.4.2. Khái niệm quản lý NCKH tại các CSBD CBQLGD ............................... 47

1.4.3. Nội dung quản lý NCKH tại các CSBD CBQLGD ................................. 48

1.5. Quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD .............................. 48

1.5.1. Khái niệm .............................................................................................. 48

Page 4: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

4

1.5.2. Cơ cấu tổ chức trong quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở ............................. 49

1.5.3. Vai trò, trách nhiệm và hành động cụ thể của chủ thể quản lý và các chủ

thể có liên quan ...................................................................................... 50

1.5.4. Nội dung quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở ............................................... 53

1.5.4.1. Quản lý TVXĐ vấn đề nghiên cứu ........................................................... 53

1.5.4.2. Quản lý TVTC thuyết minh....................................................................... 55

1.5.4.3. Quản lý triển khai nghiên cứu và kiểm tra ............................................... 56

1.5.4.4. Quản lý đánh giá, nghiệm thu.................................................................... 58

1.5.4.5. Quản lý thực hiện quyền tác giả và quyền sở hữu KQNC ..................... 60

1.5.4.6. Quản lý áp dụng KQNC vào thực tiễn ..................................................... 61

1.5.5. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở ............. 62

1.5.5.1. Yếu tố chủ quan .......................................................................................... 62

1.5.5.2. Các yếu tố khách quan cơ bản ................................................................... 64

1.6. Hiệu quả NCKH tại các CSBD CBQLGD ........................................................ 73

1.6.1. Khái niệm hiệu quả ................................................................................. 73

1.6.2. Khái niệm hiệu quả NCKH tại các CSBD CBQLGD ............................... 73

1.6.3. Những biểu hiện NCKH có hiệu quả tại các CSBD CBQLGD ................. 73

Kết luận chương 1 ......................................................................................................... 76

Chương 2: Thực trạng quản lý NCKH tại các CSBD CBQLGD ............................. 78

2.1. Khái quát về các CSBD CBQLGD ..................................................................... 78

2.1.1. Sự phát triển CSBD CBQLGD ............................................................. 78

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các CSBD CBQLGD .................................. 79

2.1.3. Những đặc trưng giống nhau ở các CSBD CBQLGD .......................... 84

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng quản lý NCKH tại các CSBD CBQLGD ................. 85

2.2.1. Mục đích khảo sát ................................................................................. 85

2.2.2. Phạm vi (đơn vị, thời gian) và nội dung khảo sát ................................. 85

2.2.3. Mẫu khách thể khảo sát ........................................................................ 86

2.2.4. Phương pháp khảo sát ........................................................................... 86

2.3. Thực trạng NCKH tại các CSBD CBQLGD .................................................... 88

2.3.1. Mức độ nhận thức về tầm quan trọng của NCKH .................................. 88

2.3.2. Mức độ thực hiện NCKH ...................................................................... 89

2.3.3. Mức độ thực hiện các đề tài NCKH ...................................................... 92

2.3.4. Mức độ thực hiện theo quy trình cụ thể ................................................ 95

2.3.5. Mức độ thực hiện hai nhiệm vụ giảng dạy và NCKH .......................... 97

Page 5: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

5

2.4. Thực trạng nội dung quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD

CBQLGD ................................................................................................................ 99

2.4.1. Quản lý TVXĐ vấn đề nghiên cứu cấp cơ sở ....................................... 99

2.4.2. Quản lý TVTC thuyết minh nghiên cứu đề tài NCKH cấp cơ sở ........... 101

2.4.3. Quản lý triển khai nghiên cứu và kiểm tra đề tài NCKH cấp cơ sở ............ 102

2.4.4. Quản lý đánh giá, nghiệm thu đề tài NCKH cấp cơ sở ............................ 104

2.4.5. Quản lý thực hiện quyền tác giả và quyền sở hữu KQNC đề tài NCKH

cấp cơ sở ............................................................................................. 107

2.4.6. Quản lý áp dụng KQNC đề tài NCKH cấp cơ sở vào thực tiễn ................. 109

2.5. Thực trạng các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở

tại các CSBD CBQLGD ..................................................................................... 111

2.5.1. Yếu tố chủ quan .................................................................................. 111

2.5.2. Yếu tố khách quan cơ bản ................................................................... 116

2.6. Đánh giá thực trạng quản lý NCKH tại các CSBD CBQLGD .................... 130

2.6.1. Những ưu điểm ................................................................................... 130

2.6.2. Những hạn chế .................................................................................... 130

2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế ........................................................ 132

Kết luận chương 2 ....................................................................................................... 133

Chương 3: Giải pháp quản lý NCKH tại các CSBD CBQLGD ............................. 135

3.1. Định hướng các giải pháp đề xuất .................................................................... 135

3.1.1. Góp phần thực hiện Chiến lược phát triển KH&CN và Chiến lược phát

triển giáo dục 2011-2020 .................................................................... 135

3.1.2. Ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ NCKH phục vụ công tác quản lý giáo

dục và công tác giảng dạy thuộc chức năng, nhiệm vụ của CSBD

CBQLGD ............................................................................................ 136

3.2. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp ...................................................................... 137

3.3. Các giải pháp đề xuất .......................................................................................... 138

3.3.1. Giải pháp 1: Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chủ thể quản lý thông

qua việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách trong NCKH ................... 138

3.3.2. Giải pháp 2: Hoàn thiện các quy trình cụ thể trong quá trình thực hiện

đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD ............................... 147

3.3.3. Giải pháp 3: Phát triển mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và các chủ thể

có liên quan trong quá trình thực hiện đề tài NCKH cấp cơ sở tại các

CSBD CBQLGD ................................................................................. 156

3.4. Khảo nghiệm về sự cần thiết và tính khả thi các giải pháp đề xuất ................... 164

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ....................................................................... 164

Page 6: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

6

3.4.2. Các bước khảo nghiệm ....................................................................... 164

3.4.3. Đối tượng tiến hành khảo nghiệm ...................................................... 164

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm .......................................................................... 164

3.5. Thực nghiệm xây dựng quy trình TVXĐ vấn đề nghiên cứu và TVTC

thuyết minh đề tài NCKH cấp cơ sở ................................................................. 167

3.5.1. Mục đích thực nghiệm ........................................................................ 167

3.5.2. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả thực nghiệm .......................................... 167

3.5.3. Đối tượng, hình thức thực nghiệm ...................................................... 168

3.5.4. Địa điểm, thời gian thực nghiệm ........................................................ 168

3.5.5. Các bước tiến hành thực nghiệm ........................................................ 169

3.5.6. Kết quả thực nghiệm ........................................................................... 170

3.5.7. Mối quan hệ giữa việc thực hiện quản lý TVXĐ và TVTC với hiệu quả

NCKH ................................................................................................. 176

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 179

Các công trình của tác giả liên quan đến luận án .................................................... 183

Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 184

PHẦN PHỤ LỤC ........................................................................................................ 190

Tìm hiểu thực trạng về NCKH ................................................................................. 191

Thống kê số lượng liên quan đến NCKH của đơn vị ............................................... 196

Xin ý kiến đánh giá thực trạng việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học ....... 197

Công tác giảng dạy và NCKH của Trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội ..... 210

Công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học của Trường Bồi dưỡng Nhà giáo và Cán

bộ quản lý giáo dục tỉnh Phú Thọ ............................................................................ 211

Công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học của Trường Bồi dưỡng Cán bộ Quản lý

giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh............................................................................ 212

Công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Học viện Quản lý giáo dục ........... 213

Nội dung cập nhật dữ liệu vào phầm mềm ứng dụng .............................................. 215

Phiếu hỏi về sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp nhằm quản lý NCKH tại

Học viện Quản lý giáo dục ....................................................................................... 219

Phiếu đánh giá lợi ích của việc ban hành quy trình TVXĐ vấn đề nghiên cứu và

TVTC thuyết minh nghiên cứu đề tài cấp cơ sở ...................................................... 223

Phiếu hỏi các chuyên gia nhằm khẳng định tính khả thi sau thực nghiệm .............. 224

Page 7: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

7

KÝ HIỆU VIẾT TẮT

TT Ký hiệu viết tắt Ý nghĩa

1 NCKH Nghiên cứu khoa học

2 SPUD Sư phạm ứng dụng

3 CSBD Cơ sở bồi dưỡng

4 CBQLGD Cán bộ quản lý giáo dục

5 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo

6 KH&CN Khoa học và Công nghệ

7 BD, TBD Bồi dưỡng, tự bồi dưỡng

8 TVXĐ Tư vấn xác định

9 TVTC Tư vấn tuyển chọn

10 KQNC Kết quả nghiên cứu

11 Bi Bước thứ i

12 KH&ĐT Khoa học và Đào tạo

CÁC HÌNH

Số

hình Nội dung Trang

1.1 Tương quan mạnh giữa năng suất nghiên cứu quốc gia với bình

quân GDP

21

1.2 Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD 27

1.3 Cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD 28

1.4 Mối quan hệ giữa CSBD CBQL với cơ sở giáo dục thực hiện

nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD

28

1.5 Mức độ hành vi của chủ thể quản lý 45

1.6 Khái niệm quản lý 47

Page 8: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

8

CÁC SƠ ĐỒ

Số

sơ đồ Nội dung Trang

1.1 Quá trình thực hiện đề tài NCKH cấp cơ sở 33

1.2 Quy trình TVXĐ vấn đề nghiên cứu cấp cơ sở 35

1.3 Quy trình TVTC thuyết minh đề tài NCKH cấp cơ sở 36

1.4 Quy trình triển khai nghiên cứu và kiểm tra đề tài NCKH cấp cơ sở 37

1.5 Quy trình đánh giá, nghiệm thu đề tài NCKH cấp cơ sở 39

1.6 Quy trình thực hiện quyền tác giả và quyền sở hữu KQNC đề tài

NCKH cấp cơ sở

40

1.7 Quy trình áp dụng KQNC của các đề tài NCKH cấp cơ sở vào

thực tiễn

41

CÁC BẢNG

Số

bảng Nội dung Trang

2.1 Mức độ thực hiện NCKH tại các CSBD CBQLGD 89

2.2 Tổng hợp việc thực hiện NCKH khác ngoài đề tài NCKH tại các

CSBD CBQLGD

91

2.3 Mức độ thực hiện đề tài NCKH tại các CSBD CBQLGD 92

2.4 Số lượng đề tài NCKH tại các CSBD CBQLGD 93

2.5 Mức độ thực hiện theo qui trình cụ thể trong quá trình thực hiện

đề tài NCKH cấp cơ sở tại CSBD CBQLGD

95

2.6 Mức độ thực hiện hai nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa

học tại CSBD CBQLGD

97

2.7 Tổng số lớp phải giảng dạy trong 3 năm học tại các CSBD

CBQLGD

98

2.8 Mức độ thực hiện các nội dung cơ bản trong quản lý TVXĐ vấn

đề nghiên cứu cấp cơ sở tại CSBD CBQLGD

99

2.9 Mức độ thực hiện các nội dung cơ bản trong quản lý TVTC

thuyết minh đề tài NCKH cấp cơ sở tại CSBD CBQLGD

101

Page 9: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

9

2.10 Mức độ thực hiện các nội dung cơ bản trong quản lý triển khai

nghiên cứu và kiểm tra đề tài khoa học cấp cơ sở tại CSBD

CBQLGD

103

2.11 Mức độ thực hiện các nội dung cơ bản trong quản lý đánh giá,

nghiệm thu đề tài khoa học cấp cơ sở tại CSBD CBQLGD

105

2.12 Mức độ thực hiện các nội dung cơ bản nhằm quản lý thực hiện

quyền tác giả và quyền sở hữu KQNC đề tài NCKH cấp cơ sở

107

2.13 Mức độ thực hiện các nội dung cơ bản nhằm quản lý KQNC của

đề tài NCKH cấp cơ sở vào thực tiễn

109

2.14 Mức độ ảnh hưởng của thủ trưởng các CSBD CBQLGD tới quá

trình quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở

111

2.15 Mức độ ảnh hưởng của chủ nhiệm đề tài tới quá trình quản lý đề

tài NCKH cấp cơ sở

113

2.16 Mức độ ảnh hưởng của Tổ trưởng tổ kiểm tra/Chủ tịch Hội đồng

đánh giá, nghiệm thu

114

2.17 Mức độ ảnh hưởng của thủ trưởng cơ quan/tổ chức sẽ thụ hưởng

KQNC

115

2.18 Mức độ ảnh hưởng của ý thức BD, TBD 116

2.19 Mức độ ảnh hưởng của chính sách thi đua, khen thưởng 118

2.20 Mức độ ảnh hưởng của việc ưu tiên theo hướng NCKH SPƯD 120

2.21 Mức độ ảnh hưởng của chính sách tuyển dụng, bố trí, đánh giá

và bổ nhiệm cán bộ khoa học

121

2.22 Mức độ ảnh hưởng của hệ thống thông tin quản lý 122

2.23 Mức độ ảnh hưởng của việc gắn kết giữa hai nhiệm vụ giảng dạy

và nghiên cứu khoa học

123

2.24 Mức độ ảnh hưởng của thái độ tích cực khi tham gia NCKH 125

2.25 Mức độ ảnh hưởng của cơ sở vật chất, trang thiết bị và việc hỗ

trợ kinh phí

126

2.26 Mức độ ảnh hưởng của việc áp dụng KQNC đề tài NCKH cấp cơ

sở vào thực tiễn

128

3.27 Kết quả thực nghiệm trước và sau khi ban hành quy trình TVXĐ

vấn đề nghiên cứu và TVTC thuyết minh nghiên cứu đề tài

NCKH cấp cơ sở tại Học viện Quản lý giáo dục

170

3.28 Kết luận về yêu cầu chỉnh sửa thuyết minh đề tài NCKH sau khi

có tư vấn tham mưu của Hội đồng KH&ĐT trong 3 năm 2011,

2012 và 2013 tại Học viện Quản lý giáo dục

178

Page 10: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

10

CÁC BIỂU ĐỒ

Số

biểu đồ Nội dung Trang

2.1 Tổng số phiếu phát ra và thu về 88

2.2 % mức độ nhận thức về tầm quan trọng của NCKH 88

3.3 % hình ảnh kết quả khảo nghiệm tại Học viện Quản lý giáo dục

về sự cần thiết của các giải pháp đề xuất

165

3.4 % hình ảnh kết quả khảo nghiệm tại Học viện Quản lý giáo dục

về tính khả thi của các giải pháp đề xuất

166

3.5 Hình ảnh kết quả chênh lệch % hai mức độ rất lợi ích và lợi ích ở

hai giai đoạn trước và sau khi ban hành quy trình TVXĐ vấn đề

nghiên cứu và TVTC thuyết minh nghiên cứu đề tài NCKH cấp

cơ sở tại Học viện Quản lý giáo dục

172

3.6 Hình ảnh so sánh số lượng các vấn đề nghiên cứu đề xuất với các

vấn đề nghiên cứu được công bố tại Học viện Quản lý giáo dục

trong ba năm 2011, 2012 và 2013

176

Page 11: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

11

MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài

Nghiên cứu khoa học (NCKH) ở các cơ sở giáo dục nói chung, tại cơ sở

bồi dưỡng (CSBD) cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD) nói riêng là một

trong những nhiệm vụ cơ bản. Đối với các CSBD CBQLGD, nó không chỉ

góp phần nâng cao chất lượng, uy tín của các CSBD CBQLGD, mà còn là

quá trình không thể thiếu để huấn luyện cho các cán bộ quản lý đương chức

và kế cận trong việc thực hiện sứ mệnh truyền bá, áp dụng, sản sinh tri thức,

đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội.

Tuy nhiên, trong giáo dục ở nước ta, đây là lĩnh vực còn nhiều bức

xúc do kết quả và chất lượng NCKH - khả năng áp dụng vào thực tiễn -

có nhiều bất cập trong quan hệ với việc đáp ứng yêu cầu phát triển của

các cơ sở cũng như kinh tế, xã hội của đất nước.

Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên là sự bất

cập, hạn chế trong công tác quản lý. Chính vì thế mà trong các Nghị quyết

của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, các Quyết định

của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt “Chiến lược phát triển khoa học và

công nghệ giai đoạn 2011-2020” và “Chiến lược phát triển giáo dục giai

đoạn 2011-2020” đều khẳng định: “...Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ về tổ chức,

cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động...”.

Trong bối cảnh chung của việc quản lý trong NCKH ở Việt Nam, Bộ

Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã có nhận định về hạn chế trong NCKH

tại các trường Đại học, Cao đẳng, Học viện, Viện nghiên cứu và các CSBD

CBQLGD trực thuộc Bộ trong 5 năm từ 2006 đến 2010, với nhiều nguyên

nhân [14] như: Về nhân lực cho NCKH; Về cơ cấu tổ chức nhân sự trong

Page 12: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

12

NCKH; Về công tác quản lý; Về kinh phí, cơ sở vật chất và trang thiết bị

cho NCKH; Về kết quả nghiên cứu (KQNC)...

Qua việc đánh giá chung của Bộ GD&ĐT về các hạn chế, một điều rất

rõ nét được thể hiện là: Công tác quản lý trong NCKH có nhiều hạn chế,

liên quan đến sự công khai, minh bạch trong quá trình quản lý NCKH; Liên

quan đến vai trò, trách nhiệm, tài năng và nghệ thuật của các chủ thể khi

thực hiện chức năng quản lý của mình trong quá trình quản lý NCKH.

Theo quy định, quản lý NCKH tại các CSBD CBQLGD gồm nhiều

nội dung. Tuy nhiên, việc quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở là một việc định

kỳ hằng năm, tốn nhiều thời gian của các nhà quản lý tại các CSBD

CBQLGD và là việc mà các CSBD CBQLGD có thể chi phối cũng như

kiểm soát từ khi bắt đầu đến khi kết thúc quá trình nghiên cứu này.

Việc các KQNC của đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD

ít được áp dụng vào thực tiễn, ngoài các lý do về vai trò, trách nhiệm của

chủ thể quản lý và các chủ thể có liên quan, lý do bị ảnh hưởng bởi các

yếu tố tác động, còn có lý do ở việc quản lý quá trình thực hiện.

Cho đến nay, trong nỗ lực tìm lời giải cho quản lý NCKH tại các

CSBD CBQLGD nhằm hướng tới nâng cao hiệu quả NCKH, đặc biệt là,

các KQNC áp dụng được vào thực tiễn vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

Để nâng cao hiệu quả NCKH, đặc biệt là, các KQNC của đề tài NCKH

cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD áp dụng được vào thực tiễn, cần phải

đưa ra các giải pháp theo hướng:

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chủ thể quản lý thông qua việc

hoàn thiện các cơ chế, chính sách trong NCKH.

Page 13: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

13

- Hoàn thiện các quy trình cụ thể cũng như phát triển mối quan hệ giữa

chủ thể quản lý với các chủ thể có liên quan trong quá trình thực hiện đề tài

NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD.

Chính những lý do khách quan nói trên trong NCKH tại các CSBD

CBQLGD cùng sự mong mỏi chủ quan, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài:

“Quản lý nghiên cứu khoa học tại các cơ sở bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo

dục“ với trọng tâm là quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở làm đề tài luận án

tiến sĩ nhằm góp phần đổi mới quản lý theo tinh thần: Công khai, minh

bạch, đúng vai trò, trách nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả NCKH, đặc biệt là,

các KQNC của đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD áp dụng

được vào thực tiễn.

2. Mục đích nghiên cứu

Đề xuất các giải pháp quản lý NCKH tại các CSBD CBQLGD nhằm

nâng cao hiệu quả NCKH, đặc biệt là, các KQNC của đề tài NCKH cấp cơ

sở tại các CSBD CBQLGD áp dụng được vào thực tiễn.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu khoa học tại các CSBD CBQLGD.

Đối tượng nghiên cứu: Quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở.

4. Phạm vi nghiên cứu

Về địa bàn: Trên cơ sở về tư cách pháp nhân và chức năng, nhiệm vụ

có tính tương tự, luận án giới hạn nghiên cứu tại bốn cơ sở bao gồm: Học

viện Quản lý giáo dục, Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục Thành phố Hồ

Chí Minh, Trường Bồi dưỡng Cán bộ giáo dục Hà Nội và Trường Bồi

dưỡng Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Phú Thọ.

Page 14: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

14

Về khách thể khảo sát: Các giảng viên/nhà khoa học, các chuyên gia

trong lĩnh vực NCKH và lãnh đạo/quản lý giáo dục ở các CSBD CBQLGD.

Về nội dung: Quản lý NCKH tại các CSBD CBQLGD gồm nhiều nội

dung, nhưng luận án chỉ nghiên cứu quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở và

khảo sát thực trạng trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2013. Trong đó, tập

trung nghiên cứu các giải pháp quản lý theo hướng: Nâng cao vai trò, trách

nhiệm của chủ thể quản lý thông qua việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách

trong NCKH đồng thời hoàn thiện các quy trình cụ thể cũng như phát triển

mối quan hệ giữa chủ thể quản lý với các chủ thể có liên quan trong quá

trình thực hiện đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD.

Về khảo nghiệm và thực nghiệm: Luận án khảo nghiệm sự cần thiết và

tính khả thi của các giải pháp tại Học viện Quản lý giáo dục. Luận án thực

nghiệm xây dựng quy trình TVXĐ vấn đề nghiên cứu và TVTC thuyết

minh nghiên cứu đề tài NCKH cấp cơ sở tại Học viện Quản lý giáo dục.

5. Giả thuyết khoa học

Hiện nay các KQNC của đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD

CBQLGD ít được áp dụng vào thực tiễn. Nếu nâng cao vai trò, trách nhiệm

của chủ thể quản lý thông qua việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách trong

NCKH đồng thời hoàn thiện các quy trình cụ thể cũng như phát triển mối

quan hệ giữa chủ thể quản lý với các chủ thể có liên quan trong quá trình

thực hiện đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD thì sẽ nâng cao

hiệu quả NCKH, đặc biệt là, các KQNC của đề tài NCKH cấp cơ sở tại các

CSBD CBQLGD áp dụng được vào thực tiễn.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý NCKH, đặc biệt là, cơ sở lý luận

về quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD.

Page 15: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

15

- Tìm hiểu thực trạng NCKH, đặc biệt là, thực trạng quản lý đề tài

NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD.

- Đề xuất các giải pháp quản lý NCKH tại các CSBD CBQLGD.

- Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất.

- Thực nghiệm xây dựng quy trình TVXĐ vấn đề nghiên cứu và

TVTC thuyết minh nghiên cứu đề tài NCKH cấp cơ sở tại Học viện Quản

lý giáo dục.

7. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Phương pháp tiếp cận:

- Tiếp cận hệ thống:

Để làm rõ các phần tử trong cơ cấu tổ chức quản lý NCKH, đặc biệt

là, cơ cấu tổ chức quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD.

Thủ trưởng CSBD CBQLGD phải thực hiện nhiều quá trình quản lý:

Quản lý đào tạo, quản lý bồi dưỡng, quản lý NCKH... Nhờ tiếp cận hệ

thống, luận án đã được định hướng: Quá trình quản lý NCKH chủ yếu

nhằm phục vụ cho quá trình quản lý đào tạo và quản lý bồi dưỡng.

- Tiếp cận quá trình: Để làm rõ quá trình thực hiện đề tài NCKH cấp

cơ sở tại các CSBD CBQLGD, đồng thời, qua cách tiếp cận này cũng phản

ánh được sự tác động của bối cảnh mới, đặc biệt là công cuộc đổi mới căn

bản và toàn diện GD&ĐT của Việt Nam hiện nay.

- Tiếp cận quản lý: Bằng tiếp cận quản lý, luận án làm rõ việc thực

hiện các chức năng quản lý và làm rõ các thao tác tư duy của chủ thể quản

lý trước khi đưa ra các quyết định quản lý khi quản lý NCKH, đặc biệt là,

quản lý việc thực hiện đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD.

Page 16: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

16

Phương pháp nghiên cứu:

Trên cơ sở phương pháp luận duy vật lịch sử, duy vật biện chứng của

chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; Dựa vào tiếp cận hệ thống,

tiếp cận quá trình và tiếp cận quản lý để xem xét về cơ sở lý luận, điều tra

về mặt thực trạng, từ đó mới đưa ra giải pháp.

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Bằng các văn bản, các tài liệu

khoa học nhằm xây dựng cơ sở lý luận về quá trình quản lý các đề tài

NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD; Về việc tạo động lực cho

giảng viên/nhà khoa học và các nguyên tắc ưu tiên theo hướng NCKH

SPUD tại các CSBD CBQLGD.

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Bằng quan sát thực tế, điều tra

qua bảng hỏi, qua các báo cáo tổng kết năm học của các CSBD CBQLGD,

xin ý kiến tư vấn của các chuyên gia, các nhà lãnh đạo/quản lý nhằm đánh

giá thực trạng công tác quản lý NCKH tại các CSBD CBQLGD nói chung,

đặc biệt là quản lý các đề tài NCKH cấp cơ sở; Bằng khảo nghiệm tại Học

viện Quản lý giáo dục về sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề

xuất; Bằng thực nghiệm xây dựng quy trình TVXĐ vấn đề nghiên cứu và

TVTC thuyết minh nghiên cứu đề tài NCKH cấp cơ sở tại Học viện Quản

lý giáo dục để chứng minh một phần sự đúng đắn của giả thuyết khoa học.

- Phương pháp Thống kê toán học nhằm khẳng định độ tin cậy của các

số liệu đã đưa ra trong luận án.

8. Luận điểm bảo vệ

- Bằng phương pháp tiếp cận hệ thống, tiếp cận quá trình và tiếp cận

quản lý; Trên cơ sở phương pháp luận duy vật lịch sử, duy vật biện chứng

của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, luận án đã xây dựng

khung lý thuyết về quản lý NCKH, đặc biệt là, quản lý đề tài NCKH cấp cơ

Page 17: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

17

sở tại các CSBD CBQLGD, bao gồm các khái niệm: Quản lý; CSBD

CBQLGD; NCKH tại các CSBD CBQLGD; Đề tài NCKH cấp cơ sở tại

các CSBD CBQLGD; Quản lý NCKH tại các CSBD CBQLGD; Quản lý đề

tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD; Hiệu quả NCKH tại các

CSBD CBQLGD.

- Nhờ vào khung lý thuyết đã xây dựng, luận án đã tiến hành điều tra

thực trạng (thông qua các thống kê trong từng năm học; thông qua phiếu

khảo sát và thông qua việc phỏng vấn sâu các chuyên gia) tại các CSBD

CBQLGD từ năm 2010 đến 2013 về quản lý NCKH, đặc biệt là, quản lý đề

tài NCKH cấp cơ sở.

- Qua điều tra thực trạng, luận án đã minh chứng cho luận điểm: Để

nâng cao hiệu quả NCKH, đặc biệt là, các KQNC của đề tài NCKH cấp cơ

sở tại các CSBD CBQLGD áp dụng được vào thực tiễn, cần phải tiến hành

các giải pháp:

o Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chủ thể quản lý thông qua việc

hoàn thiện các cơ chế, chính sách trong NCKH tại các CSBD CBQLGD;

o Hoàn thiện các quy trình cụ thể trong quá trình thực hiện đề tài

NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGSD;

o Phát triển mối quan hệ giữa chủ thể quản lý với các chủ thể có

liên quan trong quá trình thực hiện đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD

CBQLGSD.

9. Những đóng góp mới của luận án

Về lý luận:

- Đã chỉ ra quá trình thực hiện đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD

CBQLGD.

Page 18: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

18

- Đã chỉ ra các nội dung quản lý các đề tài NCKH cấp cơ sở và chỉ ra

các nhóm yếu tố ảnh hưởng tới việc quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở tại các

CSBD CBQLGD.

- Làm rõ vai trò, trách nhiệm của chủ thể quản lý và các chủ thể có

liên quan trong quá trình quản lý các đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD

CBQLGD.

Về thực tiễn:

- Đề xuất các quy trình cụ thể để quản lý các đề tài NCKH cấp cơ sở

tại các CSBD CBQLGD.

- Hướng các quá trình tìm tòi, phát hiện và sáng tạo của các giảng

viên/nhà khoa học trong NCKH vào việc xử lý các bất cập trong hoạt động

của cá nhân và đơn vị; Góp phần nâng cao hiệu quả NCKH và hướng các

KQNC của đề tài NCKH cấp cơ sở ứng dụng được trong thực tiễn.

10. Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, luận án gồm 3 chương và

các phụ lục:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý NCKH tại các CSBD CBQLGD

Chương 2: Thực trạng quản lý NCKH tại các CSBD CBQLGD

Chương 3: Giải pháp quản lý NCKH tại các CSBD CBQLGD

Page 19: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

19

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý NCKH tại các CSBD CBQLGD

1.1. Tổng quan nghiên cứu về quản lý NCKH

1.1.1. Nghiên cứu quản lý NCKH ở nước ngoài

Về cách xác định và chọn vấn đề nghiên cứu:

Hầu như các nước phát triển mạnh mẽ về KH&CN đã chuyển các

nhiệm vụ nghiên cứu thành các đề tài, đề án hoặc chương trình dài hạn và

quản lý thống nhất theo một quy trình được công bố công khai, ổn định.

[18, 48]

Các tiêu chuẩn để xác định và lựa chọn vấn đề nghiên cứu bao gồm:

- Mục tiêu, nội dung và kế hoạch nghiên cứu phải rõ ràng.

- Phương pháp nghiên cứu phải chứng tỏ được tính khả thi.

- Kết quả nghiên cứu trong những năm trước.

- Danh sách các bài báo, tạp chí đã công bố trong 5 năm của từng

thành viên.

- Các thành viên chính của đề tài phải nêu rõ đã làm các đề tài nào,

nhận bao nhiêu tiền và kết quả được đánh giá ra sao....

Ở Nhật quy định: Tháng 10 hằng năm nộp đề cương. Xét chọn đề

cương trong 6 tháng và cuối tháng 4 năm sau kết quả xét chọn được

công bố.

Về phân bổ và quản lý kinh phí:

Mô hình thứ nhất:

Hằng năm, Chính phủ có một Hội đồng (bao gồm phần lớn các thành

viên là những người được biệt phái từ các Bộ, các tổ chức nghiên cứu và

các công ty nghiên cứu) thực hiện nhiệm vụ đánh giá các đề tài và các

chương trình và Chính phủ giao cho một Bộ chịu trách nhiệm phân bổ kinh

phí cho các đề tài và chương trình đã được Hội đồng của Chính phủ (như

nói ở trên) xếp loại.

Page 20: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

20

Đại diện tiêu biểu của mô hình này là Nhật Bản (Hội đồng của Chính

phủ mang tên Hội đồng Chính sách KH&CN. Bộ Tài chính được giao phân

bổ kinh phí). [18, 48]

Ở Nhật, một phần lớn kinh phí KH&CN của mỗi Bộ nhận từ Nhà

nước lại được giao cho một số tổ chức và Viện nghiên cứu thực hiện; Có

quy định lĩnh vực ưu tiên về KH&CN.

Mô hình thứ hai:

Một tổ chức hoạt động độc lập chuyên làm nhiệm vụ “đặt hàng” và

“mua” kết quả nghiên cứu. Tổ chức này còn chịu trách nhiệm đấu thầu,

phân bổ và quản lý kinh phí KH&CN từ các nguồn (của cả Nhà nước và

tư nhân).

Đại diện tiêu biểu của mô hình này là Newzealand (tổ chức chịu

trách nhiệm đấu thầu, phân bổ và quản lý kinh phí KH&CN ở

Newzealand là Quỹ nghiên cứu KH&CN) [48].

Cách xác định, lựa chọn đề tài nghiên cứu và phân bổ kinh phí

KH&CN ở Newzealand giúp tránh được sự chồng chéo giữa các cơ quan

cấp vốn, đảm bảo sự chủ động và thích ứng của các viện nghiên cứu, định

hướng được các quá trình nghiên cứu theo chương trình lớn từ trên xuống

dưới và thể hiện thành các sản phẩm cụ thể ngay từ đầu để phối hợp đầu tư

(thường ngân sách Nhà nước đầu tư cho các bước đi ban đầu, khi nghiên

cứu chỉ mang tính lý thuyết và vốn của doanh nghiệp được tập trung đầu tư

vào giai đoạn cuối gắn với ứng dụng thực tiễn).

Về đánh giá KQNC:

Ở các trường đại học ở Nhật Bản, cuối mỗi năm tài chính, trong các

báo cáo của người nghiên cứu phải thể hiện được danh sách các bài báo,

các bằng sáng chế... đã được công bố trong thời gian nghiên cứu. [18, 48]

Với các đề tài nhỏ và vừa, khi đánh giá, chủ yếu là quan tâm đến

các bài báo của người nghiên cứu được đăng trên Tạp chí quốc tế hoặc

trong Hội nghị hàng đầu thuộc chuyên ngành. [18, 48]

Page 21: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

21

Với các đề tài lớn, sau 2 năm nghiên cứu, sẽ được đánh giá xếp loại.

Sau đó, các đề tài được xử lý: Hoặc là được tiếp tục nghiên cứu và giữ

nguyên kinh phí; Hoặc là được tiếp tục nghiên cứu và giảm/tăng kinh phí;

Hoặc là ngừng không được nghiên cứu tiếp. [18, 48]

Trên cơ sở một số chỉ số thống kê phản ánh năng lực KH&CN và đổi

mới, bao gồm: Công bố khoa học (số bài báo công bố quốc tế, chủ đề

nghiên cứu, số lần được trích dẫn), chỉ số kinh tế tri thức, chỉ số nhân tài

toàn cầu và chỉ số sáng tạo toàn cầu (do Cục Thông tin khoa học và công

nghệ Quốc gia, Bộ KH&CN xuất bản năm 2011 [24]), có thể thấy: Hai

nước Philipin và Indonesa là hai nước có điều kiện về năng lực KH&CN

tương đối giống Việt Nam.

Công bố quốc tế tính trên triệu dân (gọi là năng suất nghiên cứu quốc

gia) có tương quan chặt chẽ với bình quân GDP và Chỉ số Phát triển con

người (HDI), do đó, chúng có thể được sử dụng như các tiêu chí thể hiện

trình độ phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia [Phạm Duy Hiển. So sánh

năng lực nghiên cứu khoa học của 11 nước Đông Á dựa trên các công bố quốc tế và bài

học rút ra cho Việt Nam. hue.edu.vn].

Hình 1.1. Tương quan mạnh giữa năng suất nghiên cứu quốc gia

với bình quân GDP (Dữ liệu năm 2004)

Page 22: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

22

Ở Philipin, Bộ KH&CN là cơ quan chủ chốt trong việc phát triển

chính sách được điều phối bởi hàng loạt các hội đồng ngành. Kế hoạch

KH&CN Quốc gia 2002-2020 đặt ra chiến lược trước mắt và lâu dài để thu

được những lợi ích lớn hơn từ đầu tư vào khoa học. Trọng tâm chiến lược

được đặt vào tăng chỉ tiêu nghiên cứu và phát triển quốc gia lên tới 2%

GDP vào năm 2020 và tăng gấp đôi tỷ lệ đầu tư nghiên cứu và phát triển

của doanh nghiệp. Trọng tâm chiến lược còn hướng vào việc thúc đẩy

chuyển giao công nghệ, cải thiện các chỉ số phát triển con người, phổ biến

KH&CN và mở rộng mạng lưới khoa học [24, tr 168].

Ở Indonesia, Bộ Nghiên cứu và Công nghệ chịu trách nhiệm chính

về chính sách KH&CN. Trong năm 2005, Bộ này đã công bố tầm nhìn

20 năm, trong đó KH&CN là “động lực chính“ cho sự thịnh vượng bền

vững. Bốn chương trình khoa học chủ chốt được xác định phát triển

trong giai đoạn 2005-2009 là: 1). Nghiên cứu và Phát triển; 2). Phổ

biến và sử dụng KH&CN; 3). Xây dựng năng lực thể chế; 4). Nâng cao

năng lực công nghiệp của KH&CN [24, tr 164].

Các chỉ số giữa 3 nước Việt Nam, Philipin và Indonesia (ba nước

được coi là các nước có năng suất nghiên cứu quốc gia chưa cao trong khu

vực Đông Á) có mặt Việt Nam nổi trội như [24, tr 216 đến 221]: Công

nghệ thông tin-truyền thông; Chỉ số sáng tạo toàn cầu; Nhân lực và nghiên

cứu trong trụ cột nhân lực và nghiên cứu; Đại học trong trụ cột nhân lực và

nghiên cứu; Trụ cột hạ tầng; Hạ tầng chung trong trụ cột hạ tầng; Sự tinh xảo

thị trường trong trụ cột tinh xảo thị trường; Thương mại và cạnh tranh

trong trụ cột tinh xảo thị trường; Tín dụng trong trụ cột tinh xảo thị trường;

Sự tinh xảo kinh doanh trong trụ cột tinh xảo kinh doanh; Tiếp thu tri thức

trong trụ cột tinh xảo kinh doanh; Kết quả khoa học trong trụ cột các kết

quả khoa học; Tác động của tri thức trong trụ cột các kết quả khoa học;

Kết quả sáng tạo trong trụ cột các kết quả sáng tạo; Hàng hóa và dịch vụ

sáng tạo trong trụ cột các kết quả sáng tạo...

Cũng trong so sánh ba mước Việt Nam, Philipin và Indonesia, có những

chỉ số Việt Nam cần phấn đấu, ví dụ như [24, tr 212 đến 221]: Chỉ số kinh tế

tri thức; Chỉ số tri thức; Kích thích kinh tế và định chế tổ chức; Đổi mới

Page 23: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

23

sáng tạo; Giáo dục; Môi trường chính trị trong trụ cột thể chế; Đầu tư trong

trụ cột tinh xảo thị trường; Lao động tri thức trong trụ cột tinh xảo kinh

doanh; Liên kết sáng tạo trong trụ cột tinh xảo kinh doanh; Sáng tạo tri

thức trong trụ cột kết quả khoa học; Phổ biến tri thức trong trụ cột kết quả

khoa học; Sáng tạo vô hình trong trụ cột kết quả sáng tạo; Chỉ số nhân tài

toàn cầu...

Việt Nam được đánh giá là nước có năng suất nghiên cứu quốc gia

chưa cao. Nhìn vào kết quả các chỉ số đánh giá ở các nước cùng hạng và

các nước ở hạng trên về năng suất nghiên cứu quốc gia, một cách vĩ mô, có

thể khẳng đinh: Để có thể nâng cấp năng suất nghiên cứu, Việt Nam cần

phải quan tâm đến Chiến lược phát triển KH&CN, trong đó, tập trung để

nâng cao chỉ số “Chỉ số kinh tế tri thức (KEI)“ và trước mắt phải cải thiện

được chỉ số tri thức (KI).

Chỉ số KEI là trung bình đơn giản của các giá trị/biến số được chuẩn

hóa (1. Tăng trưởng GDP hàng năm; 2. Chỉ số phát triển con người; 3. Tỷ

lệ biết chữ; 4. Các hàng rào thuế quan và phi thuế quan; 5. Trình độ điều

hành quản lý; 6. Luật pháp; 7. Sở hữu trí tuệ; 8. Chi tiêu cho nghiên cứu và

phát triển trên GDP; 9. Số bài báo khoa học; 10. Sáng chế được cấp; 11. Số

máy tính trên 1.000 người dân; 12. Số điện thoại trên 1.000 người dân).

KEI đo lường năng lực của 4 trụ cột của kinh tế tri thức, bao gồm: 1.

Khuyến khích/kích thích kinh tế và thể chế tổ chức; 2. Giáo dục và đào tạo;

3. Đổi mới sáng tạo và tiếp thu công nghệ; 4. Hạ tầng Công nghệ thông tin

– Truyền thông.

KI đo năng lực của trụ cột thứ 2, 3 và 4 như đã trình bày ở trên.

Page 24: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

24

1.1.2. Nghiên cứu quản lý NCKH ở Việt Nam

Có một số tác giả đã nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý NCKH như:

Tác giả Hoàng Thị Nhị Hà (2009), với tên luận án là: “Quản lý nghiên cứu

khoa học ở các trường Đại học sư phạm” [31]; Tác giả Lê Yên Dung

(2010), với tên luận án: “Mô hình quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học

trong đại học đa ngành, đa lĩnh vực” [25]; Tác giả Nguyễn Phúc Châu

(Học viện Quản lý giáo dục), với đề tài NCKH cấp Bộ: “Giải pháp nâng

cao chất lượng quản lý hoạt động KH&CN của các trường Cán bộ Quản lý

GD&ĐT”, mã số B2006-29.10 [21]; Tác giả Trần Khánh Đức (Viện Chiến

lược và Chương trình giáo dục), với đề tài NCKH cấp Bộ trọng điểm:

“Đánh giá hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường đại

học giai đoạn 1996-2000”, mã số B2001-52-TĐ.19 [27]... Tuy nhiên, các

tác giả không đề cập đến các nội dung quản lý cụ thể khi quản lý đề tài

NCKH, chưa đề cập đến việc xây dựng quy trình cụ thể trong quản lý đề tài

NCKH, chưa nêu bật được sự tương tác giữa chủ thể quản lý với các chủ

thể có liên quan khi quản lý đề tài NCKH, chưa chỉ ra thi đua là hình thức

tạo động lực bền vững cho lực lượng nghiên cứu và lực lượng quản lý

NCKH, chưa bàn tới việc định hướng nghiên cứu theo hướng NCKH sư

phạm ứng dụng (SPUD)...

Việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý đề tài NCKH cũng

có các tác giả đã quan tâm nghiên cứu như: Tác giả Vương Thanh Hương

(Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục), với đề tài NCKH cấp Bộ:

“Ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý các nhiệm vụ nghiên cứu

khoa học và công nghệ ở các trường đại học”, mã số B2002-52.26 [35];

Tác giả Lê Vân Anh (Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục), với đề tài

NCKH cấp Bộ: “Đề xuất một số giải pháp ứng dụng Công nghệ thông tin

trong quản lý hoạt động nghiên cứu KH&CN (lĩnh vực giáo dục) ở một số

cơ sở nghiên cứu”, mã số B2005-80.25 [1]; Tác giả Nguyễn Hữu Hùng

Page 25: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

25

(Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN), với bài viết: “Phát triển hoạt

động Thông tin KH&CN ở Việt Nam” [33]... Tuy nhiên, các tác giả chưa đề

cập nhiều tới phần mềm ứng dụng để quản lý NCKH, trong đó có quản lý

xác định vấn đề nghiên cứu, quản lý tuyển chọn thuyết minh nghiên cứu,

quản lý triển khai và kiểm tra, quản lý đánh giá, nghiệm thu đến quản lý

thực hiện quyền tác giả và quyền sở hữu KQNC và quản lý các KQNC áp

dụng vào thực tiễn...

Năm 2010, trong luận án tiến sỹ của mình, tác giả Lưu Lâm đã đưa ra

năm giải pháp, trong đó có giải pháp: Xây dựng hệ thống phần mềm quản lý

hoạt động khoa học và công nghệ. Đây chính là ý tưởng đúng và có ý nghĩa

trong việc điều chỉnh các yêu cầu nhập số liệu, yêu cầu truy xuất số liệu khi

người quản lý muốn thiết kế một phần mềm cụ thể nhằm quản lý nghiên

cứu khoa học tại các CSBD CBQLGD.

Công tác thi đua, khen thưởng trong các CSBD CBQLGD đã được tác

giả Ngô Viết Sơn (Học viện Quản lý giáo dục) nghiên cứu, với đề tài

KH&CN cấp Bộ: “Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng tại các cơ sở đào

tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục”, mã số B2007-29.23 [50], là những

gợi ý cho việc áp dụng công tác thi đua trong việc quản lý đề tài NCKH.

1.1.3. Nhận định về tổng quan nghiên cứu

Qua cách quản lý NCKH ở nước ngoài; Qua KQNC của một số đề tài

KH&CN cấp Bộ ở các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng

CBQLGD và một số luận án tiến sĩ quản lý giáo dục về lĩnh vực hoạt động

KH&CN... có thể đưa ra nhận định sơ bộ về quản lý NCKH như sau:

- Trong quản lý NCKH, các nước đều quan tâm đến định hướng

Chiến lược phát triển; Đều quản lý các hình thức đầu tư cho NCKH, cách

quản lý kinh phí sao cho hiệu quả; Đều quan tâm đến xây dựng quy trình

trong các quá trình thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu một cách rõ ràng,

minh bạch.

Page 26: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

26

- Các nước đã quan tâm đến quản lý nhằm tạo động lực cho lực

lượng nghiên cứu và hoạt động nghiên cứu theo nhiều cách như: Cách

đánh giá năng lực nghiên cứu; Việc tạo điều kiện về cơ sở vật chất và

trang thiết bị cho nghiên cứu; Tạo điều kiện cho việc đi thực tiễn và điều

tra thực trạng...

- Các giải pháp trong nghiên cứu quản lý NCKH ở Việt Nam còn

nặng về lý luận, không có khả năng sai, nhưng khả năng áp dụng vào thực

tiễn còn hạn chế...

Qua các nhận định tổng quan như đề cập ở trên, có thể khẳng định:

- Việc nghiên cứu để hoàn thiện các quy trình cụ thể trong quá trình

thực hiện đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD còn mờ nhạt,

chưa mang dấu ấn đặc thù ở chính cơ sở mình;

- Các CSBD CBQLGD có quan tâm đến tổ chức thi đua, khen

thưởng, nhưng việc coi thi đua, khen thưởng trong NCKH là một giải pháp

nhằm tạo động lực chưa cụ thể, chưa tương thích với điều kiện của cơ sở

mình và chưa có tiêu chí toàn diện trong lĩnh vực này;

- Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng mới chính thức được

tuyên truyền và đưa vào giảng dạy ở Việt Nam vào những năm đầu của

thế kỷ 21. Vì vậy, ở các CSBD CBQLGD vẫn còn mơ hồ trong việc hiểu

ý nghĩa và cách vận dụng vào NCKH của đơn vị mình.

1.2. Nghiên cứu khoa học tại các CSBD CBQLGD

NCKH là nhiệm vụ cơ bản của các CSBD CBQLGD, nó không chỉ

góp phần nâng cao chất lượng trong đội ngũ, mà qua đó, các CSBD

CBQLGD có thể thực hiện được sứ mệnh truyền bá, áp dụng, sản sinh tri

thức, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội.

Thực hiện được NCKH sẽ tạo ra tri thức, công nghệ, giải pháp, sản

phẩm mới, góp phần hình thành và nâng cao năng lực NCKH cho giảng

viên, nghiên cứu viên, người học và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

Page 27: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

27

dưỡng; Nhờ hoạt động này mà ứng dụng tri thức, công nghệ mới và tạo

ra phương thức, giải pháp mới phục vụ phát triển sự nghiệp giáo dục và

đào tạo, kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước, góp phần tạo

cơ sở cho hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ; Cũng nhờ hoạt

động này mà góp phần phát triển kho tàng tri thức, công nghệ của nhân

loại. [68, Điều 16]

1.2.1. Khái niệm cơ sở bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục

Theo quy định tại Luật Giáo dục, Trường Sư phạm do Nhà nước thành

lập để đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và CBQLGD [69, Điều 78, điểm 2]...

Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD bao gồm

cơ sở giáo dục đại học có khoa quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục được phép

đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD [69, Điều 78, điểm 3]...

Có thể khái quát, cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi

dưỡng CBQLGD gồm ba vùng như hình 1.2 sau:

Hình 1.2 : Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ

đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD

Từ những quy định về cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi

dưỡng CBQLGD; trên cơ sở thực tế hiện nay, có thể hiểu, các CSBD

CBQLGD là cơ sở giáo dục có đặc điểm: Là một đơn vị sự nghiệp công

trong hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và

con dấu riêng hoặc trực thuộc Bộ GD&ĐT hoặc trực thuộc Ủy Ban nhân

dân Tỉnh/Thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ trọng yếu trong

đào tạo, bồi dưỡng là nâng cao trình độ cho đội ngũ CBQLGD theo quy

Trường sư phạm

Cơ sở giáo dục đại học có khoa quản lý giáo dục

Cơ sở giáo dục được

phép đào tạo, bồi

dưỡng CBQLGD

Page 28: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

28

định phân cấp và nhiệm vụ trọng yếu trong nghiên cứu khoa học là nghiên

cứu công tác quản lý giáo dục, nghiên cứu công tác bồi dưỡng kiến thức

cho CBQLGD.

Có thể khái quát, các CSBD CBQLGD gồm các cơ sở như hình 1.3 sau:

Hình 1.3: Cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD

CSBD CBQLGD là bộ phận của cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ

đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD.

Hình 1.4: Mối quan hệ giữa CSBD CBQL với

cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD

A: Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD.

B: Cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD.

C: Cơ sở bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục.

CSBD CBQLGD

Trường Bồi

dưỡng CBGD

Hà Nội Trường BD NG và

CBQLGD tỉnh Phú Thọ

Trường

CBQLGD

TP. Hồ Chi Minh

Học viện QLGD

Cơ sở giáo dục được phép đào

tạo, bồi dưỡng CBQLGD khác

A B C

Page 29: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

29

1.2.2. Khái niệm nghiên cứu khoa học tại các CSBD CBQLGD

- Theo tác giả Vũ Cao Đàm, nghiên cứu khoa học là sự tìm kiếm

những điều mà khoa học chưa biết: Hoặc là phát hiện bản chất sự vật, phát

triển nhận thức khoa học về thế giới; Hoặc là sáng tạo phương pháp mới và

phương tiện kỹ thuật mới để làm biến đổi sự vật phục vụ cho mục tiêu hoạt

động của con người [26].

- Theo tác giả Vương Thanh Hương, nghiên cứu khoa học là hoạt

động nhằm tìm hiểu, khám phá những thuộc tính bản chất của sự vật hoặc

hiện tượng (tự nhiên, kỹ thuật, xã hội), phát hiện quy luật vận động của

chúng, đồng thời vận dụng những quy luật ấy để đề xuất các giải pháp cải

tạo thế giới khách quan. NCKH cũng có thể hiểu là một hoạt động xã hội,

là một dạng phân công lao động xã hội, nhưng nó có các đặc điểm khác với

loại hình lao động khác đó là tính sáng tạo, tính thông tin, khách quan, kế

thừa, cá nhân và tính phi kinh tế... [35]

- Theo tác giả Beillerot J., nghiên cứu khoa học bao gồm các tiêu chí:

Tiêu chí 1, đó là một hoạt động sản sinh ra kiến thức mới; Tiêu chí 2, đó là

một quy trình chặt chẽ; Tiêu chí 3, phải có công bố kết quả; Tiêu chí 4, phải

có nhận xét phê phán về nguồn gốc, phương pháp, cách thức tiến hành của

nghiên cứu; Tiêu chí 5, phải có tính hệ thống trong việc thu thập dữ liệu;

Tiêu chí 6, phải có diễn giải nghiên cứu theo các lý thuyết hiện hành khi xây

dựng vấn đề nghiên cứu cũng như khi diễn giải các dữ liệu nghiên cứu... ba

tiêu chí đầu là ba tiêu chí tối thiểu cần phải có của một NCKH... [2]

Từ các cách diễn đạt khác nhau về NCKH của các nhà khoa học, có

thể hiểu NCKH tại các CSBD CBQLGD như sau:

NCKH tại các CSBD CBQLGD là sự tìm kiếm những điều mà khoa

học chưa biết; Hoặc là phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức

khoa học về thế giới; Hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kỹ

Page 30: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

30

thuật mới để làm biến đổi sự vật phục vụ cho mục tiêu của các CSBD

CBQLGD; Hoặc là các nhu cầu khác theo thỏa thuận giữa thủ trưởng các

CSBD CBQLGD với cơ quan/tổ chức sẽ thụ hưởng KQNC theo một quy

trình chặt chẽ nhằm góp phần nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ

của CSBD CBQLGD.

1.2.3. Nội dung NCKH tại các CSBD CBQLGD

Nội dung NCKH tại các CSBD CBQLGD bao gồm các nhiệm vụ sau

[6, 12]:

o Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp;

o Thực hiện các chương trình, đề án, dự án, phát triển công nghệ;

o Thực hiện việc biên soạn chương trình đào tạo, bồi dưỡng;

o Biên soạn một giáo trình hay sách chuyên khảo, tài liệu tham khảo;

o Tìm ra các giải pháp nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy và

kiểm tra, đánh giá môn học;

o Thực hiện việc công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa

học trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;

o Viết tham luận tại các hội nghị, hội thảo khoa học ở trong và

ngoài nước;

o Viết tham luận trong các hội thảo khoa học của khoa, bộ môn;

o Thực hiện hướng dẫn người học nghiên cứu khoa học;

o Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu KH&CN;

o Tham gia các cuộc thi sáng tạo và các hoạt động khác về

KH&CN.

Page 31: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

31

1.3. Đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD

1.3.1. Khái niệm

Theo tác giả Vũ Cao Đàm, đề tài NCKH là hình thức tổ chức nghiên

cứu khoa học, trong đó có một nhóm người cùng thực hiện một nhiệm vụ

nghiên cứu [26], có thể hiểu đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD

CBQLGD như sau:

Đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD là một loại đề tài

NCKH được các CSBD CBQLGD quyết định và trực tiếp quản lý, do các

giảng viên/nhà khoa học thuộc cơ sở đó thực hiện tối đa trong một năm

nhằm phục vụ công tác quản lý giáo dục, công tác giảng dạy hoặc các nhu

cầu khác theo thỏa thuận giữa thủ trưởng các CSBD CBQLGD với cơ

quan/tổ chức sẽ thụ hưởng KQNC.

1.3.2. Quá trình thực hiện đề tài

Quá trình là “con đường biến hóa, tiến triển, phát triển“ [Theo từ điển

mở và Dự án Từ điển tiếng Việt miễn phí của Hồ Ngọc Đức].

Thuật ngữ trong ISO 9000 & ISO 9001 đề cập đến “Quá trình –

Process” như là một “tập hợp các hoạt động có tương tác nhằm biến đổi

đầu vào thành đầu ra”.

Trên cơ sở khái niệm về quá trình; Theo quy định của cấp có thẩm

quyền về quá trình thực hiện một đề tài NCKH [11] và thực tiễn khi thực

hiện đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD có các quá trình cụ

thể như sau:

- Quá trình TVXĐ vấn đề nghiên cứu (Nhằm quản lý hoạt động phát

hiện và bước đầu tìm hiểu các hiện tượng, sự vật và bước đầu có ý tưởng

sáng tạo các giải pháp ứng dụng vào thực tiễn. Ở nội dung này đã bắt đầu

quản lý nội dung và kinh phí);

Page 32: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

32

- Quá trình TVTC thuyết minh nghiên cứu (Nhằm quản lý hoạt

động tìm hiểu các hiện tượng, sự vật đồng thời bước đầu phát hiện các quy

luật của tự nhiên, xã hội, tư duy và sáng tạo các giải pháp ứng dụng vào

thực tiễn. Ở nội dung này đã bắt đầu quản lý tiến độ, chính thức quản lý

nội dung và kinh phí).

- Quá trình triển khai nghiên cứu và kiểm tra (Nhằm quản lý hoạt

động phát hiện các quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy và sáng tạo các

giải pháp ứng dụng vào thực tiễn. Ở nội dung này việc quản lý nội dung,

quản lý kinh phí được xem là quan trọng, đặc biệt là quản lý tiến độ thực

hiện đề tài là cực kỳ quan trọng).

- Quá trình đánh giá, nghiệm thu (Nhằm khẳng định tính chân trị

của KQNC, kết quả của quá trình này thể hiện chất lượng của một đề tài

NCKH. Đây là nội dung mà ý nghĩa của việc quản lý nội dung (các tri thức

và các giải pháp), quản lý kinh phí và tiến độ được đặt lên hàng đầu bằng

cách cho điểm bên cạnh những nhận xét định tính).

- Quá trình thực hiện quyền tác giả và quyền sở hữu KQNC (Nhằm

khẳng định quyền sở hữu KQNC và quyền tác giả. Ở quá trình này cũng

phản ánh quyết định cuối cùng của chủ thể quản lý về chất lượng của đề tài

NCKH khi hết giai đoạn nghiên cứu, tạo điều kiện cho việc chuyển sang giai

đoạn ứng dụng, nó cũng thể hiện kết thúc việc quản lý kinh phí của đề tài).

- Quá trình áp dụng KQNC vào thực tiễn (Góp phần giải quyết các

bất cập trong quản lý và trong giảng dạy...; Đồng thời giúp các tác giả

điều chỉnh lại các giải pháp cho phù hợp với thực tế. Ở quá trình này

khẳng định chất lượng cao nhất của đề tài).

Có thể khái quát các quá trình cụ thể khi quản lý đề tài NCKH cấp cơ

sở tại CSBD CBQLGD thành sơ đồ sau:

Page 33: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

33

, Được chấp nhận

Không được chấp nhận

Thông tin phản hồi

Chỉnh sửa lại

Hoặc là

Sơ đồ 1.1: Quá trình thực hiện đề tài NCKH cấp cơ sở

MÔI TRƯỜNG Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật

thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát

triển của con người và thiên nhiên (Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam).

Thông

tin phản

hồi về

NCKH

để góp

phần

điều

chỉnh

KQNC

cho phù

hợp với

điều

kiện

mới

ĐẦU VÀO

1. Quá trình TVXĐ vấn đề nghiên cứu

2. Quá trình TVTC thuyết minh

SỰ BIẾN ĐỔI

3. Quá trình triển khai nghiên cứu và kiểm tra

1.

4. Quá trình đánh giá, nghiệm thu

Loại

Loại

Thanh lý

ĐẦU RA

5.Quá trình thực

hiện quyền tác giả

và quyền sở hữu

KQNC

6. Quá trình áp dụng

KQNC vào thực

tiễn

Không thực hiện

Không thực hiện

Không chấp nhận

Có thực hiện

Chấp nhận

Page 34: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

34

1.3.3. Quy trình cụ thể

Quy trình là “thứ tự các bước tiến hành trong một quá trình sản

xuất“ [Theo từ điển mở và Dự án Từ điển tiếng Việt miễn phí của

Hồ Ngọc Đức].

Hay, quy trình là “một trình tự có tổ chức các hoạt động để hoàn thành

cái gì đó“ [67]

Quy trình được đại diện bởi ba yếu tố [66]:

- Hiệu quả: Mối quan hệ giữa việc dùng tài nguyên và kết quả

được hoàn thành.

- Thời gian chu kì: "Tốc độ" của quy trình, tức là, thời gian cần để

hoàn thành một quy trình.

- Chất lượng: Chất lượng của quy trình được xác định bởi người

dùng như đáp ứng yêu cầu, không có lỗi …

Tổ hợp của ba yếu tố này xác định ra năng lực của tổ chức. Cải tiến

liên tục là việc thay đổi hay nâng cấp từ năng lực mức thấp hơn lên năng

lực mức cao hơn.

Nói một cách khác, khi đề cập đến quy trình là đề cập đến: a. Trình tự;

b. Phương pháp; c. Trách nhiệm và quyền hạn; d. Năng lực cần thiết;

e. Thời gian; f. Cơ sở hạ tầng/thiết bị cần thiết; g. Tiêu chuẩn hoạt động;

h. Hoạt động kiểm soát; i. Yêu cầu hồ sơ. Tuy nhiên, tùy mức độ khái quát,

tùy từng hoạt động và điều kiện thực tế mà chín nội dung trên được thể

hiện rõ hay ẩn (quy trình tường minh hay quy trình khái quát).

Từ khái niệm về quy trình, trên cơ sở thực tiễn khi thực hiện đề tài cấp

cơ sở tại các CSBD CBQLGD, có thể xây dựng thành sáu quy trình cụ thể

như sau:

Page 35: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

35

Quy trình TVXĐ vấn đề nghiên cứu cấp cơ sở

Sơ đồ 1.2: Quy trình TVXĐ vấn đề nghiên cứu cấp cơ sở

Trong đó:

b1. Từ tình hình chung, từ nhu cầu của các đối tác và từ những bất cập

trong các hoạt động cụ thể, hằng năm, các CSBD CBQLGD công bố những

định hướng nghiên cứu cấp cơ sở.

b2. Các CSBD CBQLGD tổ chức cho các giảng viên/nhà khoa học

viết phiếu đề xuất sau khi có định hướng nghiên cứu với những điểm chính

như: Tính cấp thiết, mục tiêu, sản phẩm dự kiến và hiệu quả dự kiến sau

nghiên cứu.

b3. Bộ phận chuyên trách NCKH quản lý các phiếu đề xuất chuẩn bị

họp Hội đồng KH&ĐT theo quy định (chuyển các phiếu cho các thành viên

Hội đồng nhằm thực hiện đúng nguyên tắc đối với các phiên họp Hội đồng

KH&ĐT và thành viên Hội đồng có thể chấm độc lập trước theo thang

điểm đã thống nhất nhằm tạo điều kiện để các thành viên có chính kiến độc

lập khi phản biện một vấn đề khoa học trong tương lai).

b4. Các CSBD CBQLGD tổ chức họp Hội đồng KH&ĐT và Hội đồng

chấm điểm cho từng đề xuất nhằm tạo điều kiện cho các thành viên trao đổi

quan điểm của mình về một vấn đề và việc chấm điểm các tiêu chí theo

quy định đã làm tăng sự chính xác khi chấp nhận một vấn đề nghiên cứu.

b1. CSBD CBQLGD công bố những định hướng nghiên cứu trên

các phương tiện thông tin của chính CSBD CBQLGD

b2. CSBD CBQLGD tổ chức cho các cá nhân/tổ chức nghiên

cứu viết phiếu đề xuất vấn đề nghiên cứu theo mẫu

b3. Bộ phận chuyên trách NCKH quản lý các phiếu đề xuất vấn đề nghiên

cứu chuẩn bị họp Hội đồng khoa học và đào tạo (thành viên Hội đồng có thể

chấm điểm độc lập trước theo thang điểm đã được thống nhất)

b4. CSBD CBQLGD tổ chức họp Hội đồng khoa học và đào

tạo và chính thức chấm điểm tạo cơ sở tư vấn cho Chủ tịch

Hội đồng khoa học và đào tạo tham mưu quyết định các vấn đề

nghiên cứu trong năm trở thành đề tài

Page 36: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

36

Quy trình TVTC thuyết minh đề tài NCKH cấp cơ sở

Sơ đồ 1.3: Quy trình TVTC thuyết minh đề tài NCKH cấp cơ sở

Trong đó:

b1. Các CSBD CBQLGD thông báo các vấn đề nghiên cứu cấp cơ sở

đã được xác định để các giảng viên/nhà khoa học tham gia viết thuyết minh

nghiên cứu. Quá trình này không những thể hiện sự công khai, có kế hoạch

trong nghiên cứu mà nó còn tạo ra một môi trường nghiên cứu thuận lợi và

qua đó tạo ra các nhóm nghiên cứu mạnh.

b2. Bộ phận chuyên trách NCKH quản lý các thuyết minh và chuẩn bị

gửi trước cho các thành viên của Hội đồng KH&ĐT nhằm bảo đảm không

những là nguyên tắc của một cuộc họp Hội đồng KH&ĐT mà qua đó đã

phát triển khả năng và trách nhiệm của các thành viên trong Hội đồng

KH&ĐT trong NCKH.

b3. Bộ phận chuyên trách NCKH quản lý các ý kiến độc lập của các

thành viên Hội đồng đối với các thuyết minh (là thủ tục giúp cho phiên họp

của Hội đồng có đầy đủ cơ sở ở nhiều góc độ khi Hội đồng KH&ĐT trao

đổi với các nhóm nghiên cứu).

b3. Bộ phận chuyên trách NCKH quản lý các ý kiến độc lập của

các thành viên Hội đồng về từng bản thuyết minh để tăng các luận

cứ cho họp Hội đồng KH&ĐT.

b1. CSBD CBQLGD thông báo các vấn đề nghiên cứu cấp cơ sở đã được xác

định để các giảng viên/nhà khoa học tham gia viết thuyết minh (kèm theo

mẫu thuyết minh đã được thống nhất)

b2. Bộ phận chuyên trách NCKH quản lý các thuyết minh và chuẩn bị cho

Họp Hội đồng KH&ĐT (Thành viên Hội đồng có thể chấm điểm độc lập

các thuyết minh theo thang điểm đã thống nhất)

b4. CSBD CBQLGD tổ chức họp Hội đồng KH&ĐT để nghe các cá nhân/tổ

chức nghiên cứu tham gia làm thuyết minh báo cáo nội dung chính của thuyết

minh; góp ý cho các nhóm tham gia viết thuyết minh; trao đổi trong Hội đồng

và chính thức chấm điểm thuyết minh theo thang điểm đã thống nhất để làm cơ

sở cho Chủ tịch Hội đồng KH&ĐT quyết định chấp nhận thuyết minh nào

được lựa chọn nghiên cứu

Page 37: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

37

b4. Các CSBD CBQLGD tổ chức họp Hội đồng KH&ĐT và nhóm

nghiên cứu nhằm giúp cho ý tưởng của nhóm nghiên cứu và Hội đồng

KH&ĐT tiệm cận với nhau. Đó là một quá trình lành mạnh nhằm chọn ra

một thuyết minh tốt nhất nếu xảy ra hiện tượng: Một vấn đề nghiên cứu có

nhiều nhóm nghiên cứu viết thuyết minh hoặc loại bỏ một thuyết minh nếu

nhóm nghiên cứu không thuyết phục được Hội đồng KH&ĐT.

Quy trình triển khai nghiên cứu và kiểm tra đề tài NCKH cấp cơ sở

Sơ đồ 1.4: Quy trình triển khai nghiên cứu và kiểm tra đề tài NCKH cấp cơ sở

b1. Các cá nhân/tổ chức nghiên cứu chỉnh sửa lại thuyết minh nghiên

cứu theo ý kiến kết luận của Hội đồng KH&ĐT nếu thuyết minh đó

được Chủ tịch Hội đồng KH&ĐT chấp thuận đưa vào nghiên cứu

b2. Bộ phận chuyên trách NCKH rà soát lại bản thuyết minh

sau khi các cá nhân/tổ chức chỉnh sửa lại

b3. Bộ phận chuyên trách NCKH soạn thảo hợp đồng nghiên cứu và trình

lãnh đạo đơn vị ký hợp đồng nghiên cứu cùng thuyết minh nghiên cứu.

(Trong hợp đồng cần thể hiện rõ thời gian kiểm tra tiến độ, khả năng kiểm

tra đột xuất; thời gian hoàn thành nghiên cứu; số lượng các sản phẩm

nghiên cứu; sự phân bổ kinh phí và cam kết trách nhiệm của hai bên)

b4. Bộ phận chuyên trách NCKH phối hợp với bộ phận Kế hoạch-Tài

chính hướng dẫn nhóm nghiên cứu tiến hành các thủ tục hợp đồng giữa

chủ nhiệm đề tài với các nhà khoa học cũng như phương thức chuyển tiền

chi trả cho các hợp đồng và các quá trình khác của nhóm nghiên cứu

b5. Bộ phận chuyên trách NCKH chủ động và có trách nhiệm tham mưu thành

lập tổ kiểm tra việc thực hiện các đề tài NCKH. (Thành phần tổ kiểm tra phải

bảo đảm có đại diện các chủ thể quản lý và các nhà khoa học am hiểu về lĩnh

vực mà đề tài đang nghiên cứu)

b6. Bộ phận chuyên trách NCKH thông báo cho các chủ nhiệm đề tài làm báo cáo

kiểm tra (theo mẫu), chuẩn bị các sản phẩm, hồ sơ đã thực hiện trong quá trình

nghiên cứu để trình với tổ kiểm tra; ấn định thời gian và điều kiện cho việc kiểm tra

b7. CSBD CBQLGD tổ chức để tổ kiểm tra hoạt động theo mục tiêu: Lắng

nghe, trao đổi, giải thích và gợi mở cho nhóm nghiên cứu.

Hoàn thiện biên bản kiểm tra (theo mẫu).

Page 38: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

38

Trong đó:

b1. Nhóm nghiên cứu chỉnh sửa lại thuyết minh theo ý kiến đã được

thống nhất trong quá trình trao đổi với Hội đồng KH&ĐT. Hoạt động này

giúp cho quá trình nghiên cứu đi đúng hướng.

b2. Bộ phận chuyên trách NCKH rà soát lại bản thuyết minh nhằm

bảo đảm nhóm nghiên cứu triển khai việc nghiên cứu đúng ý tưởng đã

được thủ trưởng các CSBD CBQLGD quyết định tại Hội đồng KH&ĐT.

b3. Các CSBD CBQLGD hoặc cơ quan/tổ chức sẽ thụ hưởng KQNC

ký kết hợp đồng với chủ nhiệm đề tài cấp cơ sở nhằm ràng buộc trách

nhiệm pháp lý giữa một bên là đại diện chi tiền cho nghiên cứu và một bên

là đại diện cho nhóm chịu trách nhiệm triển khai nghiên cứu.

b4. Bộ phận chuyên trách NCKH phối hợp với Bộ phận Kế hoạch –

Tài chính hướng dẫn nhóm nghiên cứu tiến hành các thủ tục hợp đồng giữa

chủ nhiệm đề tài với các nhà khoa học cũng như phương thức chuyển tiền

cho các hợp đồng và các quá trình khác của nhóm nghiên cứu vừa bảo đảm

việc chi tiền đúng quy định vừa bảo đảm tiến hành nhanh chóng, giảm bớt

sự khó khăn cho nhóm nghiên cứu.

b5. Bộ phận chuyên trách NCKH có trách nhiệm tham mưu thành lập

tổ kiểm tra nhằm bảo đảm thành viên trong tổ kiểm tra đúng thành phần

như quy định.

b6. Nhóm nghiên cứu chuẩn bị báo cáo kiểm tra kèm theo các sản

phẩm, hồ sơ đã thực hiện nhằm chuẩn bị cho kết quả làm việc của tổ kiểm

tra đạt hiệu quả cao.

b7. Các CSBD CBQLGD tổ chức để tổ kiểm tra hoạt động theo mục

tiêu: Lắng nghe, trao đổi và gợi mở hướng giải quyết các vướng mắc cho

nhóm nghiên cứu; đưa ra các kết luận để giúp các CSBD CBQLGD thuận

lợi trong quản lý và tạo điều kiện để nhóm nghiên cứu hoàn thành tốt

nhiệm vụ nghiên cứu của mình theo đúng tiến độ.

Page 39: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

39

Quy trình đánh giá, nghiệm thu đề tài NCKH cấp cơ sở

Sơ đồ 1.5: Quy trình đánh giá, nghiệm thu đề tài NCKH cấp cơ sở

Trong đó:

b1. Các CSBD CBQLGD thông báo lịch trình đánh giá nghiệm thu nhằm

công khai kế hoạch trong quản lý và tạo ra một môi trường tốt cho NCKH.

b2. Bộ phận chuyên trách NCKH kiểm tra về số lượng và mẫu mã các

sản phẩm chính, các hồ sơ chính nhằm chuẩn bị cho Hội đồng đánh giá,

nghiệm thu thực hiện được nhiệm vụ và quá trình này giúp cho nhóm

nghiên cứu có được một kết quả tốt hơn khi phiên họp của Hội đồng đánh

giá, nghiệm thu tiến hành.

b3. Các CSBD CBQLGD thành lập đúng thành phần Hội đồng đánh

giá, nghiệm thu nhằm bảo đảm việc đánh giá kết quả nghiên cứu được

khách quan, công minh và hạn chế được tiêu cực có thể xảy ra.

b4. Bộ phận chuyên trách NCKH bảo đảm về cơ sở vật chất, về sự có

mặt của các thành viên trong Hội đồng đánh giá, nghiệm thu, các thành

viên trong nhóm nghiên cứu và các đại biểu khác là bảo đảm cho Hội đồng

đánh giá, nghiệm thu tiến hành một cách bình thường, đúng quy định và

đúng quy trình.

b1. Bộ phận chuyên trách NCKH trình lãnh đạo CSBD CBQLGD

ban hành Thông báo về lịch trình đánh giá, nghiệm thu

b2. Bộ phận chuyên trách NCKH kiểm tra về số lượng và mẫu

mã các sản phẩm chính, các hồ sơ chính theo quy định

b3. Bộ phận chuyên trách NCKH tham mưu để ban hành quyết định thành

lập Hội đồng đánh giá, nghiệm thu đúng thành phần như quy định

b5. Bộ phận chuyên trách NCKH tiến hành các thủ tục quản lý đối với cá nhân/tổ chức nghiên cứu để xử lý kết quả nghiên cứu theo quy

định và báo cáo với các cấp có thẩm quyền

b4. Bộ phận chuyên trách NCKH bảo đảm Hội đồng đánh giá,

nghiệm thu được tiến hành một cách bình thường theo đúng quy

định và đúng quy trình của Hội đồng đánh giá, nghiệm thu

Page 40: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

40

b5. Các CSBD CBQLGD tiến hành các thủ tục đối với nhóm nghiên cứu

sau khi Hội đồng đánh giá, nghiệm thu hoàn thành nhiệm vụ bao gồm: Xử lý

các sản phẩm nghiên cứu và báo cáo với quản lý cấp trên có thẩm quyền.

Quy trình thực hiện quyền tác giả

và quyền sở hữu KQNC đề tài NCKH cấp cơ sở

Sơ đồ 1.6: Quy trình thực hiện quyền tác giả

và quyền sở hữu KQNC đề tài NCKH cấp cơ sở

Trong đó:

b1. Các CSBD CBQLGD chỉ thực hiện quyền tác giả và quyền sở hữu

KQNC đối với các đề tài NCKH cấp cơ sở đã được Hội đồng đánh giá,

nghiệm thu chấp nhận.

b2. Chủ nhiệm và nhóm nghiên cứu chỉnh sửa lại kết quả nghiên cứu

theo kết luận của Hội đồng đánh giá, nghiệm thu trước khi thanh, quyết

toán Hợp đồng nghiên cứu.

b3. Bộ phận chuyên trách NCKH kiểm tra lại sự chỉnh sửa của nhóm

nghiên cứu theo ý kiến kết luận của Hội đồng đánh giá, nghiệm thu nhằm

bảo đảm chất lượng của sản phẩm nghiên cứu trước khi thanh, quyết toán

Hợp đồng nghiên cứu.

b1. Hội đồng đánh giá, nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học

công nhận kết quả nghiên cứu

b2. Chủ nhiệm và nhóm nghiên cứu chỉnh sửa lại kết quả nghiên

cứu theo ý kiến kết luận của Hội đồng đánh giá, nghiệm thu

b3. Bộ phận chuyên trách NCKH kiểm tra lại sự chỉnh

sửa và chứng thực đã nộp sản phẩm theo Hợp đồng

nghiên cứu để làm hồ sơ quyết toán kinh phí

b4. Bộ phận chuyên trách NCKH nhập các thông tin

vào phần mềm lưu trữ để quản lý và khai thác

b5. Bộ phận chuyên trách NCKH hướng dẫn các thủ tục cấp

giấy chứng nhận đã thực hiện xong đề tài cho nhóm nghiên

cứu để bảo đảm quyền tác giả và quyền sở hữu KQNC

Page 41: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

41

b4. Bộ phận chuyên trách NCKH nhập các thông tin cơ bản cần tuyên

truyền và khai thác vào phần mềm lưu trữ nhằm tạo ra môi trường nghiên

cứu khoa học tốt và lành mạnh.

b5. Các CSBD CBQLGD cấp giấy chứng nhận đã thực hiện xong đề

tài cho nhóm nghiên cứu cũng nhằm khẳng định: Quyền sở hữu KQNC sau

nghiên cứu và quyền tác giả của nhóm nghiên cứu.

Quy trình áp dụng KQNC đề tài NCKH cấp cơ sở vào thực tiễn

Sơ đồ 1.7: Quy trình áp dụng KQNC

của các đề tài NCKH cấp cơ sở vào thực tiễn

Trong đó:

b1. Các CSBD CBQLGD hoặc cơ quan/tổ chức sẽ thụ hưởng KQNC

chỉ tiến hành các Hợp đồng ứng dụng vào thực tế đối với các đề tài nghiên

cứu đã được Hội đồng đánh giá, nghiệm thu chấp nhận.

b2. Các CSBD CBQLGD hoặc cơ quan/tổ chức sẽ thụ hưởng KQNC

phải có nội dung “Áp dụng kết quả sau khi nghiên cứu thành công vào thực

tế“ trong kế hoạch hằng năm của mình.

b3. Nhóm nghiên cứu phải chủ động áp dụng KQNC vào thực tế theo

hợp đồng và chủ động chỉnh sửa các lý luận trong lý thuyết để phù hợp với

điều kiện cụ thể nơi mà nhóm nghiên cứu đang triển khai ứng dụng để tăng

khả năng lý luận trong KQNC của nhóm.

b1. CSBD CBQLGD hoặc cơ quan/tổ chức sẽ thụ hưởng

KQNC chỉ ký kết hợp đồng triển khai áp dụng vào thực tế với

những đề tài NCKH cấp cơ sở được Hội đồng đánh giá,

nghiệm thu chấp nhận

b2. Bộ phận chuyên trách NCKH trình lãnh đạo

CSBD CBQLGD hoặc cơ quan/tổ chức sẽ thụ hưởng

KQNC để có hợp đồng đưa vào thực tế

b3. Nhóm nghiên cứu chủ trì triển khai theo hợp đồng triển

khai ứng dụng đã được lãnh đạo CSBD CBQLGD hoặc cơ

quan/tổ chức sẽ thụ hưởng KQNC ký kết

Page 42: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

42

1.4. Quản lý NCKH tại các CSBD CBQLGD

1.4.1. Khái niệm quản lý trong khoa học quản lý

Trong giáo trình “Khoa học quản lý“ do tác giả Hồ Văn Vĩnh là chủ

biên, đã đưa ra nhiều cách để định nghĩa khái niệm quản lý như:

“Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản

lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra“ [74, tr 11, 12]

“Quản lý đó là sự tác động của chủ thể tới đối tượng quản lý trên cơ

sở nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan một cách phù hợp và có

hiệu quả. Thực chất đây là giải quyết mối quan hệ giữa chủ quan và khách

quan, chủ quan càng phù hợp với khách quan chừng nào thì càng có kết quả

chừng đó“ [74, tr 64]

M.P. Follet (1868-1933) cho rằng: “Quản lý là nghệ thuật đạt mục tiêu

thông qua con người“ [49, tr 13]

Theo F.W.Taylo (1856-1915), “Quản lý là biết được chính xác điều

bạn muốn người khác làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công

việc một cách tốt nhất và rẻ nhất“ [49, tr 13]

Theo H.Fayol (1841-1925), “Quản lý tức là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ

huy, phối hợp và kiểm tra“ [20, tr 59]

Các định nghĩa trên là cách định nghĩa mô tả. Các nhà khoa học đã

dùng ngôn ngữ kết hợp với sự từng trải của mình để chỉ ra các đặc điểm

của quản lý – Điều này lý giải tại sao có nhiều quan niệm về quản lý.

Đến nay, quản lý là một khái niệm mọi người dễ cảm nhận. Tuy nhiên,

để đi đến một khái niệm thống nhất trong khoa học quản lý lại không phải

là dễ, bởi, trong các định nghĩa đều chứa đựng những khái niệm khác mà

không phải ai cũng cảm nhận được hoàn cảnh như tác giả đã cảm nhận khi

đưa ra định nghĩa.

Page 43: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

43

Nếu theo cách hiểu của H. Fayol thì người đọc còn phải hiểu thế nào là

lập kế hoạch, là tổ chức, là chỉ huy, là phối hợp và kiểm tra. Hoặc theo

M.P. Follet thì người đọc liệu có thể hiểu thế nào là nghệ thuật và mục tiêu

là mục tiêu nào, ...

Như vậy, để định nghĩa khái niệm quản lý trong khoa học quản lý cần

sử dụng các khái niệm dùng để định nghĩa càng phổ cập càng tốt; Càng gần

các khái niệm được mọi người công nhận thì định nghĩa đó càng dễ dàng

được chấp nhận.

Qua cách đặt vấn đề như trên, khái niệm quản lý trong khoa học quản

lý có thể được phát biểu theo cách khác như sau:

Quản lý là sự tác động có hướng đích của người lãnh đạo tới các cá

nhân/tổ chức có liên quan trong hoạt động tập thể nhằm đạt mục tiêu đã

được thống nhất thông qua các quá trình bao gồm: Lập kế hoạch, tổ chức,

chỉ đạo và kiểm tra.

Khái niệm dùng để định nghĩa được hiểu như sau:

- Quản lý trong khoa học quản lý là quản lý một tập thể người

(Bao gồm từ hai người trở lên cùng tham gia một hoạt động nào đó theo

mục tiêu và nguyên tắc chung đã được thống nhất).

- Người lãnh đạo: Là người đứng đầu một tập thể (“Về cơ bản

“cán bộ lãnh đạo“ là chỉ những người đứng đầu, phụ trách một tổ chức, đơn

vị, phong trào nào đó do bầu cử hoặc chỉ định.“ [43, tr 74]). Người lãnh

đạo tập thể còn gọi là chủ thể quản lý.

- Cá nhân/tổ chức có liên quan: Ngoài những cá nhân/tổ chức

trực tiếp tham gia hoạt động, chủ thể quản lý còn phải quan tâm đến các cá

nhân/tổ chức không trực tiếp tham gia nhưng kết quả hành động của họ có

Page 44: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

44

thể tạo ra môi trường, cơ chế, chính sách và ý thức làm việc thuận lợi hay

không thuận lợi; Có thể tạo ra cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí đầy

đủ hay không đầy đủ...

- Sự tác động có hướng đích:

Sự tác động là sự điều chỉnh mối quan hệ giữa con người và con

người trong hoạt động tập thể.

Hướng đích là hướng tới mục tiêu chung của tập thể (Mục tiêu

chung của tập thể là những kỳ vọng được thống nhất của tập thể đó trong

một giai đoạn xác định nào đó).

Sự tác động thông qua bốn quá trình cụ thể:

o Một là, quá trình lập kế hoạch: Là quá trình từ các thông tin,

ta dự đoán tình hình rồi xác định mục tiêu và cuối cùng là hoạch định kế

hoạch hành động. Lập kế hoạch là điểm xuất phát, là sự định hướng và là

căn cứ cho các quá trình khác.

o Hai là, quá trình tổ chức: Là quá trình tiếp nhận và hiện thực

hóa các mục tiêu gồm: Thiết lập hệ thống tổ chức; Tập hợp các nguồn lực

và tạo ra sức mạnh mới của tổ chức. Tổ chức là chỗ dựa để các quá trình

khác phát huy tác dụng.

o Ba là, quá trình chỉ đạo: Là quá trình tác động làm ảnh hưởng

tới hành vi và thái độ của những người khác nhằm thực hiện hóa các mục

tiêu; nó giúp tạo ra động lực lao động tích cực của các thành viên. Chỉ đạo

được coi là sự "khởi động" và bảo đảm cho các bộ phận trong hoạt động tập

thể "vận hành" tốt; Bảo đảm các bộ phận có thể thiết lập được một mối liên

hệ hợp lý nhằm phục vụ một yêu cầu thống nhất chung.

o Bốn là, quá trình kiểm tra: Là quá trình đánh giá và điều phối

nhằm giúp các đối tượng hoàn thành nhiệm vụ; Phòng ngừa và ngăn chặn

các sai phạm có thể xảy ra. Kiểm tra để bảo đảm cho hoạt động tập thể

Page 45: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

45

trước sau như một, vận hành trên một quĩ đạo định trước nhằm đạt mục tiêu

chung; có cơ sở kịp thời động viên, khen thưởng hay kịp thời uốn nắn, nhắc

nhở và điều chỉnh...

Sản phẩm của chủ thể quản lý chính là các quyết định quản lý. Quyết

định quản lý của chủ thể quản lý chính là hành vi của chủ thể quản lý nhằm

đạt mục tiêu chung, từ đơn giản đến phức tạp, bao gồm:

Ở mức độ thấp, gồm các hành động tương tác có ý thức như: ánh mắt,

lời nói, ngôn ngữ cơ thể hoặc phối hợp cả ba hành động trong cùng một lúc

của chủ thể quản lý. Ở mức độ cao: gồm các hành động tạo nên sự nêu

gương của chủ thể quản lý hoặc các văn bản do chủ thể quản lý ban hành.

Có thể khái quát ý tưởng về mức độ hành vi của chủ thể quản lý bằng

hình 1.3 sau:

Hình 1.5: Mức độ hành vi của chủ thể quản lý

Việc thực hiện bốn quá trình trên của chủ thể quản lý, bằng cách này

hay cách khác, đã được cảm nhận nhiều trong thực tế hoặc đã được đề cập

nhiều trong các tài liệu và các bài giảng về quản lý (được gọi là chức năng

quản lý). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện bốn chức năng quản lý trên,

trước khi đưa ra một quyết định quản lý, chủ thể quản lý cần rèn luyện các

thao tác tư duy gì thì chưa được nói rõ và chưa được đề cập. Qua thực tế

trong hoạt động quản lý, có thể hình dung thao tác tư duy của chủ thể quản

lý như sau:

Ánh mắt; Lời nói; Ngôn ngữ cơ

thể của chủ thể quản lý

Hành động tạo nên sự nêu gương của chủ

thể quản lý hoặc các văn bản do chủ thể

quản lý ban hành

Mức độ thấp

Mức độ cao

Page 46: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

46

Thao tác tư duy của chủ thể quản lý khi thực hiện chức năng quản lý

của mình được hiểu là: Chủ thể quản lý phải cân nhắc bốn điều kiện, đó là,

Thông tin có xác thực không? Trong những điều kiện cụ thể thế nào?

Phương pháp nào sẽ được áp dụng? Hành động sẽ thực hiện có vi phạm

nguyên tắc không? (có thể nói vắn tắt, 4 điều kiện là: “Thông, Điều,

Phương, Nguyên“).

Trong đó

o Thông tin xác thực: Được hiểu là những thông tin đã được

chứng minh thông qua những kết quả, những hành động cụ thể đã có.

o Điều kiện cụ thể: Phải xem xét trên cả hai mặt. Một là, mục tiêu

của chủ thể quản lý lúc đó là gì; Hai là, môi trường cụ thể lúc đó ra sao.

o Phương pháp phù hợp: Trong quản lý, có rất nhiều phương

pháp. Bằng cách khái quát vĩ mô, có 3 phương pháp cơ bản: Phương pháp

tổ chức, hành chính; Phương pháp tâm lý, xã hội và phương pháp kinh tế.

Tuy nhiên, phương pháp phù hợp được áp dụng để xử lý trong những tình

huống cụ thể khi chủ thể quản lý thực thi các chức năng quản lý lại phụ

thuộc phần lớn vào sự từng trải của chủ thể quản lý... [46, tr 213].

o Không vi phạm nguyên tắc: Được hiểu là không vi phạm các quy

định còn có hiệu lực đã được công bố chính thức của người có thẩm quyền.

Nói tóm lại, kế thừa cách hiểu về khái niệm quản lý đã có, nhưng điểm

nhấn trong cách hiểu khái niệm quản lý do luận án đề xuất đã khẳng định:

Nếu chủ thể quản lý đưa ra một quyết định quản lý trong quá trình thực hiện

chức năng quản lý của mình bị vi phạm một trong bốn điều kiện cần “Thông,

Điều, Phương, Nguyên“ trong thao tác tư duy thì quyết định quản lý đó

không đáp ứng được mục tiêu chung và quyết định quản lý đó không được

đời sống thực tế chấp nhận.

Page 47: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

47

Một cách khái quát, hình 1.6 dưới đây minh họa khái niệm quản lý do

luận án đề xuất:

Hình 1.6: Khái niệm quản lý

1.4.2. Khái niệm quản lý NCKH tại các CSBD CBQLGD

Từ khái niệm quản lý và nội dung NCKH tại các CSBD CBQLGD, có

thể hiểu khái niệm quản lý NCKH tại các CSBD CBQLGD như sau:

Quản lý NCKH tại các CSBD CBQLGD là sự tác động có hướng đích

của thủ trưởng các CSBD CBQLGD tới việc thực hiện các nhiệm vụ NCKH

đã được quy định nhằm phục vụ công tác quản lý giáo dục, công tác bồi

dưỡng CBQLGD hoặc các nhu cầu khác theo thỏa thuận giữa thủ trưởng

các CSBD CBQLGD với cơ quan/tổ chức sẽ thụ hưởng KQNC thông qua

các chức năng quản lý.

Page 48: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

48

1.4.3. Nội dung quản lý NCKH tại các CSBD CBQLGD

- Hằng năm, trên cơ sở định hướng của cấp trên, thực tế của CSBD

CBQLGD và các kế hoạch của các các đơn vị, thủ trưởng CSBD CBQLGD

chỉ đạo phòng KH&CN dự thảo xây dựng kế hoạch năm/giai đoạn.

- Để tổ chức thực hiện, Thủ trưởng CSBD CBQLGD cần quy định

trách nhiệm cho các khoa, các phòng, ban trong việc xây dựng kế hoạch

NCKH và thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt trong phạm vi đơn vị

mình; Quy định trách nhiệm cho phòng KH&CN trong việc đề xuất chung,

tổng hợp các kế hoạch KH&CN từ các đơn vị và kịp thời báo cáo các tình

huống bất thường cho mình trong quá trình xây dựng dự thảo kế hoạch và

quá trình thực hiện kế hoạch NCKH đã được phê duyệt.

- Thủ trưởng CSBD CBQLGD thường xuyên điều phối kịp thời các

nguồn lực cho NCKH; Tìm nhiều hình thức thiết thực khác, bên cạnh việc

sử dụng đúng và thường xuyên hình thức thi đua, khen thưởng trong

NCKH nhằm tạo động lực NCKH cho đội ngũ.

- Thủ trưởng CSBD CBQLGD thường xuyên chủ động lắng nghe các

thông tin NCKH từ phòng KH&CN, từ các đơn vị và từ Hội đồng

KH&ĐT; Quyết đoán và kịp thời đưa ra các quyết định để xử lý như: Khen

thưởng; Điều chỉnh hoặc thay đổi; Nhắc nhở, phê bình hoặc kỷ luật.

1.5. Quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD

1.5.1. Khái niệm

Từ các khái niệm đã nêu ở trên, có thể hiểu quản lý đề tài NCKH cấp

cơ sở tại các CSBD CBQLGD như sau:

Quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD là sự tác

động có hướng đích của chủ thể quản lý tới sự tìm tòi, khám phá của một

nhóm người cùng thực hiện một nhiệm vụ nghiên cứu và các cá nhân/tổ

Page 49: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

49

chức có liên quan theo một quá trình đã được quy định nhằm phục vụ công

tác quản lý giáo dục, công tác bồi dưỡng CBQLGD hoặc các nhu cầu khác

theo thỏa thuận giữa chủ thể quản lý với cơ quan/tổ chức sẽ thụ hưởng

KQNC thông qua các chức năng quản lý.

Trong đó:

- Chủ thể quản lý chính là thủ trưởng các CSBD CBQLGD;

- Nhóm người cùng thực hiện một nhiệm vụ nghiên cứu là chủ

nhiệm đề tài và những thành viên cùng tham gia nghiên cứu.

- Tổ chức có liên quan chính bao gồm: Tổ kiểm tra, Hội đồng đánh

giá nghiệm thu và cơ quan/tổ chức sẽ thụ hưởng KQNC.

1.5.2. Cơ cấu tổ chức trong quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở

Để quản lý hoạt động KH&CN tại các cơ sở giáo dục, Bộ GD&ĐT đã

có văn bản quy định việc xây dựng cơ cấu tổ chức trong quản lý hoạt động

KH&CN (Thông tư số 22/2011/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 5 năm 2011 của

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tổ chức quản lý hoạt động

KH&CN). Về tổng thể, Bộ GD&ĐT đã xác định cơ cấu tổ chức trong quản

lý hoạt động KH&CN bao gồm [11]:

- Đơn vị thực hiện nhiệm vụ chuyên trách (gọi chung là

phòng KH&CN);

- Đơn vị, tổ chức trực tiếp thực hiện hoạt động (gồm các khoa, bộ

môn, viện, trung tâm nghiên cứu, doanh nghiệp, các tổ chức dịch vụ

KH&CN và tổ chức phục vụ hoạt động KH&CN);

- Các tổ chức, cá nhân thực hiện chỉ đạo, tư vấn hoạt động KH&CN

(gồm Hội đồng khoa học và đào tạo; Hội đồng tư vấn của trường; Hội đồng

khoa của khoa; Hội đồng tư vấn ngành; Hội đồng tư vấn chuyên ngành;

Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học).

Page 50: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

50

Trên cơ sở các quy định về tổ chức quản lý hoạt động KH&CN của

cấp trên, tùy điều kiện của mình, các CSBD CBQLGD đã xây dựng cơ

cấu tổ chức quản lý hoạt động KH&CN ở đơn vị mình, trong đó có việc

quản lý NCKH.

Xét về mặt hệ thống, quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD

CBQLGD là một hệ thống mở, nên KQNC của đề tài bị tác động và bị ảnh

hưởng từ nhiều góc độ. Tuy nhiên, từ cơ cấu tổ chức trong quản lý NCKH

của từng CSBD CBQLGD và dựa vào thực tế quản lý, có thể hiểu cơ cấu tổ

chức quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD bao gồm các

nhân tố cơ bản sau:

- Chủ thể quản lý – (A). Là thủ trưởng các CSBD CBQLGD với các

cá nhân/tổ chức tham mưu chính như: Bộ phận chuyên trách NCKH, Hội

đồng Khoa học và Đào tạo các CSBD CBQLGD và trưởng đơn vị có giảng

viên/nhà khoa học là chủ nhiệm đề tài.

- Các nhân tố chính khác được gọi là các chủ thể có liên quan, bao

gồm: Chủ nhiệm đề tài (B); Tổ trưởng tổ kiểm tra (C); Chủ tịch Hội đồng

đánh giá nghiệm thu (D) và thủ trưởng cơ quan/tổ chức sẽ thụ hưởng kết

quả nghiên cứu (E).

1.5.3. Vai trò, trách nhiệm và hành động cụ thể của chủ thể quản lý và

các chủ thể có liên quan

Việc xác định rõ vai trò, trách nhiệm và hành động cụ thể của chủ thể

quản lý và các chủ thể có liên quan khi quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở tại

các CSBD CBQLGD góp phần quan trọng thúc đẩy hoàn thành đúng tiến

độ và đúng hướng nghiên cứu.

Từ khái niệm quản lý, dựa vào các yêu cầu trong quản lý đề tài NCKH

và thực tế quản lý các đề tài NCKH có thể chỉ ra vai trò, trách nhiệm của

Page 51: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

51

chủ thể quản lý và các chủ thể có liên quan trong việc quản lý các đề tài

NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD như sau:

Chủ thể quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD

Thủ trưởng các CSBD CBQLGD - (A)

Vai trò, trách nhiệm: Thông qua các chức năng quản lý tác động có

hướng đích tới quá trình thực hiện đề tài NCKH cấp cơ sở, sao cho, các

KQNC của đề tài NCKH cấp cơ sở áp dụng được vào thực tiễn.

Hành động cụ thể: Định hướng và chỉ đạo lực lượng tham gia nghiên

cứu viết phiếu đề xuất vấn đề nghiên cứu; Xác định và công bố vấn đề

nghiên cứu được xét chọn theo từng năm; Lựa chọn thuyết minh nghiên cứu

đối với các vấn đề nghiên cứu được xác định; Ký thuyết minh nghiên cứu

và hợp đồng nghiên cứu; Ký thành lập tổ kiểm tra và Hội đồng đánh giá,

nghiệm thu đúng thành phần và quy định; Tiến hành các thủ tục thực hiện

quyền tác giả và quyền sở hữu KQNC và các thủ tục để đưa các KQNC vào

thực tiễn; Ban hành Quy chế NCKH trong các CSBD CBQLGD; Thành lập

bộ phận chuyên trách NCKH trong các CSBD CBQLGD; Xây dựng các hệ

điểm để tăng tính định lượng trong các đánh giá; Ban hành chính sách để

nâng cao ý thức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về NCKH cho đội ngũ; Sử dụng

sức mạnh của thi đua, khen thưởng trong NCKH một cách sâu sắc và toàn

diện; Ban hành các chính sách nhằm ưu tiên cho hướng NCKH SPUD phục

vụ công tác quản lý và giảng dạy; Chính sách trong tuyển dụng, bố trí, đánh

giá và bổ nhiệm cán bộ khoa học; Chính sách phát triển hệ thống thông tin

quản lý; Chính sách nhằm gắn kết giữa giảng dạy với NCKH; Chính sách

để xây dựng và hình thành thái độ tích cực đối với NCKH; Chính sách phát

triển cơ sở vật chất và hỗ trợ kinh phí cho NCKH; Có kế hoạch và kinh phí

để áp dụng KQNC của đề tài NCKH cấp cơ sở vào thực tiễn.

Page 52: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

52

Các chủ thể có liên quan

- Chủ nhiệm đề tài – (B)

Vai trò, trách nhiệm: Chủ trì và phối hợp với lực lượng tham gia

nghiên cứu có liên quan triển khai kế hoạch nghiên cứu đúng tiến độ sao

cho KQNC được chấp nhận và có khả năng áp dụng vào thực tiễn.

Hành động cụ thể: Ký kết Hợp đồng nghiên cứu với các CSBD

CBQLGD và ký kết các hợp đồng với các nhà khoa học theo nội dung

thuyết minh đã được phê duyệt (Trước đó phải chủ động viết phiếu đề xuất

vấn đề nghiên cứu; Viết thuyết minh nghiên cứu trên các vấn đề nghiên cứu

đã được phê duyệt và bảo vệ thuyết minh trước Hội đồng KH&ĐT để được

chấp nhận là chủ nhiệm đề tài); Đôn đốc và tác động nhằm tạo động lực cho

lực lượng có liên quan trong hoạt động nghiên cứu nhằm bảo đảm đúng tiến

độ và bảo đảm chất lượng của các KQNC; Thực hiện đúng các báo cáo

chính, hồ sơ chính và các thủ tục quản lý theo quy định khi báo cáo với tổ

kiểm tra, khi báo cáo với Hội đồng đánh giá, nghiệm thu, khi thực hiện

quyền tác giả và quyền sở hữu KQNC và khi đưa KQNC vào thực tiễn.

- Tổ trưởng tổ kiểm tra – (C)

Vai trò, trách nhiệm: Đánh giá (có minh chứng cụ thể) về mức độ

triển khai nghiên cứu và mức độ các KQNC đã đạt được; Tác động để tháo

gỡ các vướng mắc cho nhóm nghiên cứu trong tình hình và điều kiện mới

(về cả kinh phí, nội dung và KQNC).

Hành động cụ thể: Nghe nhóm nghiên cứu báo cáo; Kiểm tra các

KQNC đã đạt được; Trao đổi, tư vấn và tháo gỡ các vướng mắc cho nhóm

nghiên cứu; Có các kết luận cụ thể để nhóm nghiên cứu phát huy hoặc điều

chỉnh trong quá trình triển khai nghiên cứu.

Page 53: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

53

- Chủ tịch Hội đồng đánh giá, nghiệm thu – (D)

Vai trò, trách nhiệm: Chủ trì phiên họp Hội đồng đánh giá, nghiệm

thu KQNC một cách công bằng, chính xác.

Hành động cụ thể: Dùng hệ điểm thống nhất để định lượng trong đánh

giá bên cạnh sự đánh giá định tính nhằm hạn chế khả năng cảm tính và duy

tình của người đánh giá.

- Thủ trưởng cơ quan/tổ chức sẽ thụ hưởng KQNC - (E)

Vai trò, trách nhiệm: Chủ động và tư vấn hình thành các vấn đề

nghiên cứu; Giám sát và tư vấn trong quá trình quản lý đề tài NCKH cấp

cơ sở.

Hành động cụ thể: Biến các nhu cầu của cơ quan/tổ chức mình thành

các vấn đề nghiên cứu (nhằm tăng hàm lượng tri thức trong các sản phẩm

mà cơ quan/tổ chức sẽ tạo ra); Tham gia việc giám sát, tư vấn quá trình

nghiên cứu, quá trình đánh giá, nghiệm thu các KQNC, quá trình thực hiện

quyền tác giả và quyền sở hữu KQNC và quá trình đưa KQNC vào thực

tiễn; Tạo điều kiện về cơ sở vật chất và hỗ trợ kinh phí cho nhóm nghiên

cứu; Có các hình thức khen thưởng đối với nhóm nghiên cứu và những

người tham gia quản lý quá trình nghiên cứu.

1.5.4. Nội dung quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở

1.5.4.1. Quản lý TVXĐ vấn đề nghiên cứu

Quản lý TVXĐ vấn đề nghiên cứu là sự tác động có hướng đích của

thủ trưởng CSBD CBQLGD (lúc này thủ trưởng CSBD CBQLGD đóng vai

trò là chủ tịch Hội đồng KH&ĐT) tới Hội đồng KH&ĐT để có cơ sở kết

luận đưa vấn đề nghiên cứu nào thành đề tài nghiên cứu.

Page 54: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

54

Nếu thủ trưởng CSBD CBQLGD không là chủ tịch Hội đồng KH&ĐT

thì thủ trưởng CSBD CBQLGD phải định hướng để chủ tịch Hội đồng

KH&ĐT điều hành Hội đồng KH&ĐT thực hiện.

Quản lý TVXĐ vấn đề nghiên cứu nhằm quản lý hoạt động phát hiện

và bước đầu tìm hiểu các hiện tượng, sự vật và có ý tưởng sáng tạo các giải

pháp ứng dụng vào thực tiễn. Ở nội dung này đã bắt đầu quản lý nội dung

và kinh phí.

Các nội dung quản lý:

- Đầu năm học thủ trưởng CSBD CBQLGD lập kế hoạch họp Hội

đồng khoa học và đào tạo để thống nhất các vấn đề nghiên cứu trong

năm/giai đoạn.

- Thủ trưởng CSBD CBQLGD chỉ đạo phòng KH&CN rà soát lại quá

trình xây dựng các vấn đề nghiên cứu ở năm trước và báo cáo trước Hội

đồng KH&ĐT theo các nội dung:

o Việc tuân thủ theo quy trình khi thực hiện quá trình này.

o Việc công bố những định hướng nghiên cứu.

o Việc tổ chức viết phiếu đề xuất vấn đề nghiên cứu.

o Việc quản lý các phiếu đề xuất và chuẩn bị các thủ tục để Hội

đồng KH&ĐT có thể tiến hành phiên họp (gồm kết quả tổng hợp, nội dung

các tiêu chí sẽ thảo luận và chấm điểm để làm cơ sở thống nhất).

- Thủ trưởng CSBD CBQLGD tổ chức Hội đồng rà soát lại các chính

sách, các quy định để ràng buộc, động viên và khuyến khích tham gia đề

xuất vấn đề nghiên cứu và chính sách để quản lý và khai thác nhờ công

nghệ thông tin các vấn đề nghiên cứu đã được công nhận.

- Thủ trưởng CSBD CBQLGD tổ chức Hội đồng thảo luận về các

nội dung chính trong phiếu đề xuất (Tên vấn đề; Tính cấp thiết; Mục

tiêu; Nội dung chính; Sản phẩm và kết quả dự kiến (khoa học, đào tạo,

Page 55: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

55

ứng dụng); Hiệu quả dự kiến; Mức độ phù hợp giữa tên, mục tiêu và nội

dung) và chấm điểm các tiêu chí trong phiếu đề xuất theo hệ điểm đã

được thống nhất.

- Trước khi quyết định vấn đề nào thành đề tài nghiên cứu, thủ trưởng

CSBD CBQLGD cần kiểm tra lại để nắm rõ quan điểm của tác giả viết

phiếu đề xuất và quan điểm của thủ trưởng cơ quan/tổ chức sẽ thụ hưởng

KQNC trước vấn đề đã đề xuất.

1.5.4.2. Quản lý TVTC thuyết minh

Quản lý TVTC thuyết minh nghiên cứu là sự tác động có hướng đích

của thủ trưởng CSBD CBQLGD (lúc này thủ trưởng CSBD CBQLGD đóng

vai trò là chủ tịch Hội đồng KH&ĐT) tới quá trình thương thuyết giữa Hội

đồng KH&ĐT với nhóm nghiên cứu để làm cơ sở quyết định chọn hay

không chọn một thuyết minh nghiên cứu.

Nếu thủ trưởng CSBD CBQLGD không là chủ tịch Hội đồng

KH&ĐT thì thủ trưởng CSBD CBQLGD phải định hướng để chủ tịch Hội

đồng KH&ĐT điều hành Hội đồng KH&ĐT thực hiện.

Quản lý TVTC thuyết minh nghiên cứu nhằm quản lý hoạt động tìm

hiểu các hiện tượng, sự vật đồng thời bước đầu phát hiện các quy luật của

tự nhiên, xã hội, tư duy và sáng tạo các giải pháp ứng dụng vào thực tiễn.

Ở nội dung này đã bắt đầu quản lý tiến độ, chính thức quản lý nội dung và

kinh phí.

Các nội dung quản lý:

Sau khi công bố các vấn đề nghiên cứu chính thức trong năm/giai

đoạn, thủ trưởng CSBD CBQLGD lập kế hoạch họp Hội đồng khoa học và

đào tạo nhằm lựa chọn thuyết minh nghiên cứu trong năm/giai đoạn do các

giảng viên/nhà khoa học đề xuất.

Page 56: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

56

- Thủ trưởng CSBD CBQLGD chỉ đạo phòng KH&CN rà soát lại quá

trình xây dựng các thuyết minh nghiên cứu ở năm trước và báo cáo trước

Hội đồng KH&ĐT theo các nội dung:

o Việc tuân thủ theo quy trình khi thực hiện quá trình này.

o Việc thông báo chính thức các vấn đề nghiên cứu.

o Việc hướng dẫn tổ chức viết thuyết minh nghiên cứu.

o Việc quản lý các thuyết minh và chuẩn bị các thủ tục để Hội

đồng KH&ĐT có thể tiến hành phiên họp (gồm kết quả tổng hợp, nội dung

các tiêu chí sẽ thảo luận và chấm điểm để làm cơ sở thống nhất).

- Thủ trưởng CSBD CBQLGD tổ chức Hội đồng rà soát lại các chính

sách, các quy định để ràng buộc, động viên và khuyến khích tham gia viết

thuyết minh nghiên cứu và chính sách để quản lý và khai thác nhờ công

nghệ thông tin các thuyết minh nghiên cứu đã được công nhận.

- Thủ trưởng CSBD CBQLGD tổ chức Hội đồng thảo luận về các nội

dung chính trong thuyết minh nghiên cứu (Tên đề tài, tổng quan vấn đề

nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, tiến độ nghiên cứu, sản phẩm và kết

quả dự kiến (khoa học, đào tạo, ứng dụng), hiệu quả dự kiến, kinh phí,

thuyết minh viết từ chính đề xuất của tác giả) và chấm điểm các tiêu chí

trong thuyết minh theo hệ điểm đã được thống nhất.

- Trước khi quyết định chọn chính thức thuyết minh nghiên cứu nào,

thủ trưởng CSBD CBQLGD cần kiểm tra lại để nắm rõ quan điểm của tác

giả viết thuyết minh và quan điểm của thủ trưởng cơ quan/tổ chức sẽ thụ

hưởng KQNC trước các thuyết minh đã đề xuất.

1.5.4.3. Quản lý triển khai nghiên cứu và kiểm tra

Quản lý triển khai nghiên cứu và kiểm tra là sự tác động hướng đích

của chủ thể quản lý tới quá trình này nhằm giúp nhóm nghiên cứu đi đúng

Page 57: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

57

hướng đã được thống nhất và bảo đảm nhóm nghiên cứu vừa thực hiện

đúng tiến độ vừa tháo gỡ những vướng mắc có thể xảy ra trong quá trình

nghiên cứu.

Quản lý triển khai nghiên cứu và kiểm tra nhằm quản lý hoạt động

phát hiện các quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy và sáng tạo các giải pháp

ứng dụng vào thực tiễn. Ở nội dung này việc quản lý nội dung, quản lý kinh

phí được xem là quan trọng, đặc biệt là quản lý tiến độ thực hiện đề tài là

cực kỳ quan trọng.

Các nội dung quản lý:

Với các thuyết minh nghiên cứu được chính thức công nhận trở thành

đề tài NCKH, thủ trưởng CSBD CBQLGD giao cho phòng KH&CN theo

dõi, giám sát, chuẩn bị các thủ tục và báo cáo với mình các kết quả trong

quá trình triển khai nghiên cứu và kiểm tra.

- Thủ trưởng CSBD CBQLGD quy định Phòng KH&CN báo cáo về

quá trình triển khai nghiên cứu và kiểm tra ở năm trước theo các nội dung:

o Việc tuân thủ theo quy trình khi thực hiện quá trình này.

o Trách nhiệm chỉnh sửa lại thuyết minh của chủ nhiệm đề tài.

o Kết quả chỉnh sửa lại thuyết minh khi có ý kiến cụ thể của Hội

đồng KH&ĐT sau khi phòng KH&CN kiểm tra.

o Nội dung các Hợp đồng nghiên cứu và các thủ tục trước khi trình

thủ trưởng CSBD CBQLGD ký kết các thuyết minh và các Hợp đồng

nghiên cứu.

o Việc thực hiện các thủ tục trước khi chủ nhiệm đề tài ký kết Hợp

đồng nghiên cứu với các nhà khoa học về cả nội dung khoa học và kinh phí.

o Các thủ tục trong việc tham mưu thành lập tổ kiểm tra.

Page 58: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

58

o Việc thông báo và chuẩn bị các hồ sơ phục vụ việc kiểm tra quá

trình nghiên cứu của các nhóm nghiên cứu.

o Cách tổ chức để tổ kiểm tra làm việc với các nhóm nghiên cứu.

o Về nội dung và kết quả làm việc của tổ kiểm tra (KQNC đã đạt

được; Tiến độ; Giải ngân và thanh quyết toán; Những vướng mắc và đề

nghị của nhóm nghiên cứu).

- Thủ trưởng CSBD CBQLGD chỉ đạo Phòng KH&CN trong việc

rà soát lại các chính sách, các quy định để ràng buộc, động viên và khuyến

khích các thành viên trong nhóm nghiên cứu trong quá trình triển khai

nghiên cứu và chính sách để quản lý và khai thác nhờ công nghệ thông tin

quá trình triển khai và kiểm tra trước đó.

- Trước khi có các quyết định quản lý ở quá trình này, thủ trưởng

CSBD CBQLGD cần kiểm tra lại để hiểu rõ quan điểm của chủ nhiệm đề

tài, quan điểm của tổ trưởng tổ kiểm tra và quan điểm của thủ trưởng cơ

quan/tổ chức sẽ thụ hưởng KQNC.

1.5.4.4. Quản lý đánh giá, nghiệm thu

Quản lý đánh giá, nghiệm thu là sự tác động hướng đích của chủ thể

quản lý tới quá trình này nhằm bảo đảm đánh giá đúng kết quả lao động

của nhóm nghiên cứu và nó cũng bảo đảm các sản phẩm do quá trình

nghiên cứu đó hữu ích trong thực tế.

Quản lý đánh giá, nghiệm thu nhằm khẳng định tính chân trị của

KQNC, kết quả của quá trình này thể hiện chất lượng của một đề tài

NCKH. Đây là nội dung mà ý nghĩa của việc quản lý nội dung (các tri thức

và các giải pháp), quản lý kinh phí và tiến độ được đặt lên hàng đầu bằng

cách cho điểm bên cạnh những nhận xét định tính.

Page 59: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

59

Các nội dung quản lý

Thủ trưởng CSBD CBQLGD giao cho phòng KH&CN theo dõi, giám

sát, chuẩn bị các thủ tục và báo cáo với mình các kết quả trong quá trình

đánh giá, nghiệm thu, cụ thể là:

- Thủ trưởng CSBD CBQLGD quy định Phòng KH&CN báo cáo về

quá trình đánh giá, nghiệm thu ở năm trước theo các nội dung:

o Việc tuân thủ theo quy trình khi thực hiện quá trình này.

o Việc thông báo và chuẩn bị các hồ sơ phục vụ việc đánh giá,

nghiệm thu.

o Kết quả kiểm tra về số lượng và mẫu mã các sản phẩm chính, các

hồ sơ chính theo qui định.

o Các thủ tục trong việc tham mưu thành lập Hội đồng đánh giá,

nghiệm thu.

o Cách tổ chức và các điều kiện để Hội đồng đánh giá, nghiệm thu

tiến hành phiên họp một cách bình thường như quy định.

o Cách xử lý các kết quả của Hội đồng đánh, nghiệm thu (Kiểm tra

các sản phẩm chính và các hồ sơ chính theo quy định sau khi chủ nhiệm đề

tài chỉnh sửa lại theo ý kiến của Hội đồng đánh giá, nghiệm thu; Kiểm tra

và hoàn thiện các hồ sơ sau khi Hội đồng đánh giá, nghiệm thu; Báo cáo,

đề nghị khen thưởng hoặc kỷ luật theo quy định).

- Thủ trưởng CSBD CBQLGD chỉ đạo Phòng KH&CN trong việc rà

soát lại các chính sách, các quy định để ràng buộc, động viên và khuyến

khích đối với các cá nhân tham gia Hội đồng đánh giá, nghiệm thu và

chính sách để quản lý và khai thác nhờ công nghệ thông tin đối với quá

trình đánh giá, nghiệm thu trước đó cũng như quản lý và khai thác các

kết quả đã có.

Page 60: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

60

- Trước khi có các quyết định quản lý ở quá trình này, thủ trưởng

CSBD CBQLGD cần kiểm tra lại để hiểu rõ quan điểm của chủ nhiệm đề

tài, chủ tịch Hội đồng đánh giá, nghiệm thu và quan điểm của thủ trưởng cơ

quan/tổ chức sẽ thụ hưởng KQNC.

1.5.4.5. Quản lý thực hiện quyền tác giả và quyền sở hữu KQNC

Quản lý thực hiện quyền tác giả và quyền sở hữu KQNC là sự tác

động hướng đích của chủ thể quản lý tới quá trình này nhằm dần dần

hướng tới việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ như quy định của Nhà nước.

Ở quá trình này phản ánh quyết định cuối cùng của chủ thể quản lý về

chất lượng của đề tài NCKH khi hết giai đoạn nghiên cứu lý luận, tạo điều

kiện cho việc chuyển sang giai đoạn ứng dụng, nó cũng thể hiện kết thúc

việc quản lý kinh phí của đề tài.

Các nội dung quản lý:

Thủ trưởng CSBD CBQLGD giao cho phòng KH&CN theo dõi, giám

sát, chuẩn bị các thủ tục và báo cáo với mình các kết quả trong quá trình

thực hiện quyền tác giả và quyền sở hữu KQNC.

- Thủ trưởng CSBD CBQLGD quy định Phòng KH&CN báo cáo về quá

trình thực hiện quyền tác giả và quyền sở hữu KQNC ở năm trước theo các

nội dung:

o Việc tuân thủ theo quy trình khi thực hiện quá trình này.

o Số lượng và kết quả xếp loại các đề tài NCKH cấp cơ sở trong

năm học.

o Các thủ tục cần kiểm tra trước khi cấp giấy chứng nhận hoàn

thành quá trình nghiên cứu.

o Hồ sơ chính và các sản phẩm chính mà chủ nhiệm đề tài phải nộp

trước khi cấp giấy chứng nhận hoàn thành quá trình nghiên cứu.

Page 61: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

61

- Thủ trưởng CSBD CBQLGD chỉ đạo Phòng KH&CN trong việc rà

soát lại lại các chính sách, các quy định để ràng buộc, động viên và khuyến

khích các nhóm nghiên cứu thực hiện quyền tác giả và quyền sở hữu

KQNC và chính sách để quản lý và khai thác nhờ công nghệ thông tin quá

trình thực hiện quyền tác giả và quyền sở hữu KQNC đã có.

- Trước khi có các quyết định quản lý ở quá trình này, thủ trưởng

CSBD CBQLGD cần kiểm tra lại để hiểu rõ quan điểm của chủ nhiệm đề

tài và quan điểm của thủ trưởng cơ quan/tổ chức sẽ thụ hưởng KQNC.

1.5.4.6. Quản lý áp dụng KQNC vào thực tiễn

Quản lý áp dụng KQNC của đề tài NCKH cấp cơ sở vào thực tế là sự

tác động hướng đích của chủ thể quản lý tới việc thực hiện các Hợp đồng

triển khai ứng dụng KQNC vào một đơn vị cụ thể nhằm giải quyết những

bất cập và tạo cơ hội phát triển.

Quản lý áp dụng KQNC của đề tài NCKH cấp cơ sở vào thực tế góp

phần giải quyết các bất cập trong quản lý và trong giảng dạy...; Đồng thời

giúp các tác giả điều chỉnh lại các giải pháp cho phù hợp với thực tế. Ở

bước này khẳng định chất lượng cao nhất của đề tài.

Các nội dung quản lý:

- Thủ trưởng CSBD CBQLGD giao cho phòng KH&CN theo dõi,

giám sát, chuẩn bị các thủ tục và báo cáo với mình các kết quả trong quá

trình áp dụng KQNC vào thực tiễn.

- Thủ trưởng CSBD CBQLGD quy định Phòng KH&CN báo cáo về

quá trình áp dụng KQNC vào thực tiễn ở năm trước theo các nội dung:

o Việc tuân thủ theo quy trình khi thực hiện quá trình này.

o Số lượng KQNC có thể áp dụng vào thực tiễn so với kế hoạch

áp dụng KQNC đã có từ đầu năm học và các phương án xử lý .

Page 62: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

62

o Các thủ tục để có thể ký kết Hợp đồng áp dụng KQNC vào

thực tiễn.

o Kế hoạch triển khai việc áp dụng KQNC vào thực tiễn.

o Kết quả sau khi áp dụng KQNC vào thực tiễn.

- Thủ trưởng CSBD CBQLGD chỉ đạo Phòng KH&CN trong việc rà

soát lại các chính sách, các quy định để ràng buộc, động viên và khuyến

khích các nhóm nghiên cứu tham gia áp dụng KQNC vào thực tiễn và

chính sách để quản lý và khai thác nhờ công nghệ thông tin quá trình áp

dụng KQNC vào thực tiễn đã có.

- Trước khi có các quyết định quản lý ở quá trình này, thủ trưởng

CSBD CBQLGD cần kiểm tra lại để hiểu rõ quan điểm của chủ nhiệm đề

tài và quan điểm của thủ trưởng cơ quan/tổ chức sẽ thụ hưởng KQNC.

1.5.5. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở

1.5.5.1. Yếu tố chủ quan

Yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở bao

gồm sự ảnh hưởng của chủ thể quản lý (thủ trưởng CSBD CBQLGD cùng

bộ phận tham mưu) và các chủ thể có liên quan (Chủ nhiệm đề tài, Tổ

trưởng tổ kiểm tra, Chủ tịch Hội đồng đánh giá, nghiệm thu và thủ trưởng

cơ quan/tổ chức sẽ thụ hưởng KQNC).

Chủ thể quản lý và các chủ thể có liên quan thực hiện đúng chức năng

của mình - thực hiện đúng vai trò, trách nhiệm thông qua các hành động cụ

thể - là điều kiện cần để quản lý các đề tài NCKH cấp cơ sở đạt kết quả tốt.

Muốn thực hiện tốt yếu tố tác động này, các chủ thể phải:

- Hiểu rõ bản chất của quản lý nói chung và vận dụng vào lĩnh vực

quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở (với mọi chủ thể).

Page 63: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

63

- Có những mục tiêu, nguyên tắc cụ thể phù hợp với nhu cầu thực tế

và sự phát triển trong từng giai đoạn của đơn vị mình (với mọi chủ thể).

- Tư vấn, tham mưu và có hành động cụ thể để mọi người không

những nắm được các mục tiêu, nguyên tắc chung mà còn phải hiểu rõ cả

mục tiêu, nguyên tắc hoạt động cụ thể của chính các CSBD CBQLGD mà

họ là một thành viên (với bộ phận tham mưu ở các CSBD CBQLGD và các

chủ thể có liên quan).

Cụ thể:

Thủ trưởng các CSBD CBQLGD (chủ thể quản lý): Hằng năm phải có

định hướng vấn đề nghiên cứu cụ thể trong năm và giai đoạn. Hơn nữa,

định hướng này phải được công bố cho toàn cơ sở rõ; Phải ban hành quy

chế NCKH cũng như các văn bản quy phạm khác nhằm động viên, ràng

buộc các giảng viên/nhà khoa học trong NCKH và công bố trên phương

tiện thông tin đại chúng; Khẳng định chức năng, nhiệm vụ chính của bộ

phận chuyên trách NCKH là tư vấn, tham mưu cho lãnh đạo các CSBD

CBQLGD; Có các hình thức thi đua, khen thưởng trong cả năm, theo

chuyên đề và đột xuất đối với các cá nhân/tổ chức tham gia và những người

tham gia quản lý. [55, 10]

Cá nhân/tổ chức nghiêncứu/chủ nhiệm đề tài (chủ thể có liên quan):

Hằng năm, xuất phát từ hoạt động chuyên môn của bản thân, các cá nhân/tổ

chức nghiên cứu cần đề xuất vấn đề nghiên cứu nhằm giải quyết các bất

cập mà mình cảm nhận thấy được; Khi cá nhân/tổ chức nghiên cứu đã được

giao nhiệm vụ nghiên cứu một đề tài nghiên cứu khoa học, trên cơ sở

thuyết minh đã đăng ký, chủ nhiệm đề tài phải tiến hành các thủ tục để ký

kết hợp đồng với các nhà khoa học và phục vụ việc kiểm tra cũng như khi

đánh giá, nghiệm thu... nhằm bảo đảm tiến độ nghiên cứu và không làm

Page 64: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

64

mất sự đam mê trong nghiên cứu khoa học với những biểu hiện như: Thực

hiện đúng tiến độ đăng ký trong thuyết minh đã được phê duyệt và khả

năng áp dụng vào thực tiễn của kết quả nghiên cứu. [55, 10]

Tổ trưởng tổ kiểm tra (chủ thể có liên quan): Phải dựa vào tiến độ

đã đăng ký trong thuyết minh để định hướng tổ kiểm tra; Cùng tổ kiểm

tra có những kết luận về các KQNC đã hoàn thành của nhóm nghiên cứu;

Phải biết định hướng, gợi mở và hướng dẫn giải quyết các vướng mắc

của nhóm nghiên cứu. [55, 10]

Chủ tịch Hội đồng đánh giá, nghiệm thu (chủ thể có liên quan): Phải

công bằng trong đánh giá; Định hướng và chỉ đạo Hội đồng thực hiện chính

xác, công bằng khi cho điểm. [55, 10]

Thủ trưởng cơ quan/tổ chức sẽ thụ hưởng KQNC (chủ thể có liên

quan): Phải có đơn đặt hàng với cá nhân/các CSBD CBQLGD về một vấn

đề nào đó liên quan; Phải thường xuyên góp ý, tư vấn cho nhóm nghiên

cứu và phải tham gia kiểm tra cũng như tham gia Hội đồng đánh giá,

nghiệm thu kết quả nghiên cứu khoa học của nhóm nghiên cứu (có thể chỉ

là dự khán). [55, 10]

1.5.5.2. Các yếu tố khách quan cơ bản

Ngoài các yêu tố chủ quan, các yếu tố khách quan cơ bản ảnh hưởng tới

quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở bao gồm: Ý thức bồi dưỡng, tự bồi dưỡng

của các giảng viên/nhà khoa học; Chính sách thi đua, khen thưởng; Chính

sách ưu tiên cho các đề tài NCKH SPƯD phục vụ công tác quản lý và giảng

dạy; Chính sách tuyển dụng, bố trí, đánh giá và bổ nhiệm cán bộ khoa học;

Hệ thống thông tin quản lý; Sự gắn kết giữa giảng dạy với NCKH; Thái độ

tích cực khi tham gia NCKH; Cơ sở vật chất, trang thiết bị và hỗ trợ kinh

phí; Áp dụng KQNC của đề tài NCKH cấp cơ sở vào thực tiễn.

Page 65: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

65

Ý thức bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của các giảng viên/nhà khoa học

Việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng có ảnh hưởng tới quản lý đề tài NCKH

cấp cơ sở (là cơ sở để có kết quả nghiên cứu tốt); nó còn làm cho các giảng

viên/nhà khoa học và bộ phận quản lý thấm nhuần vai trò của NCKH, mở

rộng thế giới quan, nhân sinh quan cho bản thân mình/tổ chức mình cũng

như trách nhiệm của bản thân trong công việc. [6, 10, 59, 62]

Muốn yếu tố này có tác động tốt cần:

- Thủ trưởng các CSBD CBQLGD phải có kế hoạch công khai và

kèm theo chính sách cụ thể trong hoạt động BD, TBD trong đội ngũ của

mình một cách rõ ràng.

- Các giảng viên/nhà khoa học và bộ phận quản lý NCKH phải coi

việc BD, TBD là trách nhiệm thường trực của mình trong hoạt động

thực thi nhiệm vụ được phân công.

Cụ thể, các CSBD CBQLGD có văn bản quy định để từ đó có cơ sở để

nêu gương và khen thưởng các cá nhân trong hoạt động BD, TBD nâng cao

năng lực của bản thân; Hằng năm, trên cơ sở đăng ký của các cá nhân, các

CSBD CBQLGD phải có kế hoạch bằng văn bản trong hoạt động BD, TBD.

Chính sách thi đua, khen thưởng

Cũng như các hoạt động khác, quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở cũng

cần phải có thi đua, khen thưởng. Đây là hình thức tạo động lực trường tồn

đối với lực lượng nghiên cứu, nó thể hiện vai trò, trách nhiệm và tài năng

của người quản lý trong một hoạt động.

Muốn làm tốt yếu tố tác động này, dưới sự tham mưu của bộ phận

chuyên trách NCKH, các CSBD CBQLGD cần phải: [13, 50]

Page 66: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

66

- Trên cơ sở các tiêu chuẩn thi đua chung, xây dựng các tiêu chuẩn

thi đua cụ thể đối với từng nội dung trong quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở

và công bố ngay từ đầu các năm học.

- Thực hiện đúng các yêu cầu một cách công khai trong việc vinh

danh và đề nghị vinh danh các cá nhân/tổ chức trong việc thực hiện và

quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở đã được thống nhất.

Cụ thể, các CSBD CBQLGD phải đưa vào hệ thống tiêu chí thi đua,

khen thưởng các tiêu chí thực hiện và quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở và

phải coi các tiêu chí này là điều kiện cần khi xem xét đánh giá, xếp loại; Phải

công bố từ đầu năm các chuyên đề; Phải đánh giá và có phương án xử lý

(khen thưởng, nhắc nhở hay kỷ luật); Phải có hình thức khen thưởng đột xuất.

Chính sách ưu tiên cho các đề tài NCKH SPƯD phục vụ công tác

quản lý và giảng dạy

Các CSBD CBQLGD đều có chức năng NCKH nhằm phục vụ công

tác quản lý, công tác bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và

triển khai những tiến bộ về khoa học giáo dục, khoa học quản lý giáo

dục tới các cơ sở giáo dục.

NCKH SPƯD là một loại hình nghiên cứu trong giáo dục nhằm thực

hiện một tác động hoặc can thiệp sư phạm và đánh giá ảnh hưởng của nó.

Cụ thể:

Tác động hoặc can thiệp đó có thể là việc sử dụng phương pháp dạy

học, sách giáo khoa và sử dụng sách giáo khoa, phương pháp quản lý và tư

vấn chính sách mới… của giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục; tác

động hoặc can thiệp đó có thể là các biện pháp hoặc giải pháp về một vấn đề

nào đó của các học viên, sinh viên khi họ tham gia làm đề tài nghiên cứu

Page 67: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

67

khoa học hay làm các khoá luận tốt nghiệp. [Bộ GD&ĐT, Dự án Việt Bỉ,

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng].

Trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam với

giải pháp đột phá: đổi mới quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có

Quyết định số 382/QĐ-BGDĐT, ngày 20/01/2012 về việc ban hành các

chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục. Theo đó, trong các

chương trình đều dành một thời lượng nhất định cho việc bồi dưỡng và trao

đổi về NCKH SPƯD.

Việc ưu tiên cho các đề tài NCKH SPƯD phục vụ công tác quản lý và

giảng dạy tại các CSBD CBQLGD là một xu thế tất yếu không những vừa

đáp ứng nhiệm vụ chính trị mà qua sự ưu tiên này, sẽ góp phần đổi mới căn

bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam.

Chính sách tuyển dụng, bố trí, đánh giá và bổ nhiệm cán bộ khoa học

Việc tuyển dụng, bố trí, đánh giá và bổ nhiệm cán bộ khoa học là

nhiệm vụ quan trọng đối với hoạt động quản lý trong lĩnh vực phát triển

NCKH. [3, 4, 59,62]

Tuyển dụng đúng, bố trí đúng và đặc biệt đánh giá đúng cán bộ khoa

học sẽ là điều kiện tiên quyết để lĩnh vực NCKH phát triển và chính điều

đó sẽ đáp ứng được các yêu cầu mới.

Muốn làm tốt yếu tố tác động này, các CSBD CBQLGD cần phải:

- Lấy chức năng hoạt động trong lĩnh vực NCKH để làm nền tảng

xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí tuyển dụng, bố trí cán bộ khoa học.

- Trong quá trình hoạt động của họ cần đề cao tinh thần trách nhiệm

và phát huy tính sáng tạo; quan tâm đến công tác BD, TBD để nâng cao

trình độ cho họ.

Page 68: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

68

- Có phương pháp đánh giá đúng các cán bộ khoa học.

- Coi các thành tích đạt được trong NCKH là một trong các điều

kiện cần để xem xét đề nghị bố trí vị trí công tác trong hoạt động NCKH.

Cụ thể, các CSBD CBQLGD phải có văn bản công bố các tiêu chuẩn,

tiêu chí liên quan đến NCKH khi tuyển dụng, khi bố trí công việc và khi

đánh giá hay bổ nhiệm cán bộ khoa học.

Hệ thống thông tin quản lý

Hệ thống thông tin quản lý là một nhu cầu tất yếu, nó không những

giúp các nhà quản lý trong hoạt động của mình về lĩnh vực NCKH mà nó

chính là nơi hữu hiệu để lan tỏa uy tín và sức mạnh nội lực về NCKH của

các CSBD CBQLGD trong hoạt động biến các lý luận thành các biện

pháp/giải pháp cụ thể mang tính khoa học, nhằm khắc phục các yếu kém

đang tồn tại trong bản thân đơn vị mình cũng như trong toàn hệ thống giáo

dục, trong địa phương và toàn xã hội. [3, 62]

Hệ thống thông tin quản lý, thống kê và phổ biến KQNC cũng là cơ sở

để so sánh và chứng minh một cách tường minh khả năng quản lý và sự phát

triển trong NCKH của một CSBD CBQLGD này với các cơ sở khác.

Để thực hiện tốt yếu tố tác động này, các CSBD CBQLGD cần phải:

- Có quan điểm và có kế hoạch cụ thể trong việc xây dựng Hệ thống

thông tin quản lý, thống kê và phổ biến KQNC.

- Phân công người chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ thường

xuyên cập nhật và quản lý sự khai thác.

Sự gắn kết giữa giảng dạy với NCKH

Một trong các yêu cầu rất lớn là: KQNC phải đáp ứng được mục tiêu

của nghiên cứu đã được phê duyệt, chính vì vậy, trong các CSBD

Page 69: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

69

CBQLGD, các giảng viên/nhà khoa học cần có ý thức gắn kết với công tác

giảng dạy của mình [6, 12, 59]

Công tác giảng dạy là hoạt động chính của các giảng viên/giảng viên

kiêm nhiệm, chính ở đây, các giảng viên/giảng viên kiêm nhiệm bao giờ

cũng là người phát hiện và nung nấu nhiều nhất cách hóa giải các yếu kém

đang tồn tại trong công tác giảng dạy/quản lý như: Chương trình, giáo trình,

phương pháp giảng dạy, quản lý hoạt động giảng dạy, quản lý các hoạt

động khác trong một cơ sở giáo dục... để qua đó không những truyền thụ

được các tri thức, củng cố và phát triển nhân cách cho người học mà còn

cải thiện được kỹ năng quản lý một cơ sở giáo dục...

Để yếu tố này có tác dụng tốt cần phải:

- Khuyến khích và tạo các điều kiện cho các ý tưởng khoa học của

các giảng viên/nhà khoa học/tổ chức khoa học nảy sinh từ hoạt động thực

tế tham gia giảng dạy/quản lý một hoạt động nào đó trong một cơ sở giáo

dục, trong đó, phải ưu tiên cho các hoạt động tại các CSBD CBQLGD mà

họ đang là thành viên.

- Tạo cơ chế để các thành viên trong các CSBD CBQLGD, nhất là

các giảng viên tiếp cận với hoạt động thực tiễn ở các trường học.

Cụ thể, các CSBD CBQLGD phải bảo đảm rằng các đề tài có liên

quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng của các CSBD CBQLGD; Có liên

quan đến công tác quản lý của các CSBD CBQLGD/địa phương hay của

ngành giáo dục; Các CSBD CBQLGD phải có văn bản quy định để xử lý

(khen thưởng, nhắc nhở hoặc kỷ luật) đối với các giảng viên, các nhà khoa

học trong hoạt động gắn kết giữa giảng dạy với nghiên cứu khoa học.

Page 70: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

70

Thái độ tích cực khi tham gia NCKH

Khi tham gia NCKH, ngoài các yếu tố tạo động lực từ bên ngoài ảnh

hưởng tới, thì các cá nhân/tổ chức phải tìm được động lực tự trong bản thân

mình, đó là, nhờ NCKH mà bản thân đã khai thác được tri thức, kỹ năng và

năng lực sáng tạo của mình nhằm cống hiến cho công tác của mình, cho

đơn vị, cho cộng đồng và cho toàn xã hội.

Khi tham gia NCKH, các cá nhân/tổ chức phải thể hiện được thái độ

tận tâm, có trách nhiệm, ham học hỏi, trung thực và luôn thực hiện đúng

các yêu cầu, các nguyên tắc cụ thể đã được quy định. [6, 12, 59, 62]

Để yếu tố tác động này có tác dụng tốt thì:

- Mỗi nhà/tổ chức nghiên cứu cần phải thường xuyên quan sát, so

sánh và luôn có ý thức mong muốn tìm các biện/giải pháp hợp lý, tối ưu

trước các hiện trạng bất cập đang tồn tại.

- Các chủ thể quản lý cần phải tạo ra tổ chức thích hợp, cho phép và

khuyến khích các nhà/tổ chức nghiên cứu có thể nhận được những thu

hoạch nội tại trong quá trình làm việc, khiến những nhu cầu bậc cao của họ

được thỏa mãn trong quá trình cống hiến.

Cụ thể, các CSBD CBQLGD phải có văn bản quy định để xử lý

(khen thưởng, nhắc nhở hay kỷ luật) đối với những cá nhân trong việc

thực hiện NCKH và phải coi việc tổ chức thi đua, khen thưởng là hoạt

động then chốt trong NCKH nhằm tạo động lực và thái độ trong việc

tham gia nghiên cứu của từng cá nhân trong các CSBD CBQLGD; Hằng

năm các CSBD CBQLGD phải có các xêmina hoặc hội thảo để trao đổi

và truyền cảm kinh nghiệm trong NCKH.

Page 71: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

71

Cơ sở vật chất, trang thiết bị và hỗ trợ kinh phí

Cơ sở vật chất, trang thiết bị và hỗ trợ kinh phí là điều kiện tối cần

thiết cho NCKH. Nó còn là môi trường thuận lợi cho NCKH phát triển.

[3, 4, 59, 62].

Những điều kiện dưới đây cần thực hiện để NCKH đạt kết quả cao:

- Có hệ thống mạng phục vụ học tập và tra cứu.

- Các KQNC được chuyển thành các cơ sở dữ liệu để tra cứu và

quản lý nhằm bảo hộ quyền tác giả và quyền sở hữu KQNC.

- Nguồn thông tin tư liệu phong phú (sách, tạp chí chuyên ngành và

các tài liệu khác có liên quan)

- Trang thiết bị thuận lợi phục vụ giảng dạy và nghiên cứu.

- Có cơ chế mới trong việc hỗ trợ kinh phí cho các đề tài NCKH cấp

cơ sở và cải tiến các thủ tục giải ngân, thanh, quyết toán kinh phí.

Cụ thể, các CSBD CBQLGD phải đầu tư hệ thống wifi trong toàn các

CSBD CBQLGD, phải đầu tư cho thư viện và phải có phần mềm ứng dụng

nhằm quản lý và khai thác các KQNC...; Hằng năm các CSBD CBQLGD

cần có kế hoạch để hỗ trợ kinh phí (kinh phí thu được do các hoạt động

khác) cho các đề tài cũng như cải tiến các thủ tục giải ngân, thanh, quyết

toán kinh phí.

Áp dụng KQNC của đề tài NCKH vào thực tiễn

Với quan điểm phát triển khoa học và công nghệ: “... Khoa học và

công nghệ phải đóng vai trò chủ đạo để tạo được bước phát triển đột phá về

lực lượng sản xuất, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh

tranh của nền kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

đất nước... đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, gắn nhiệm vụ phát triển khoa

Page 72: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

72

học và công nghệ với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp, các

ngành...“ nhằm đạt mục tiêu “... đưa khoa học và công nghệ thực sự trở

thành động lực then chốt, đáp ứng các yêu cầu cơ bản của một nước công

nghiệp theo hướng hiện đại...“ [62].

Tiêu chí áp dụng KQNC của đề tài NCKH vào thực tiễn là một tiêu

chí quan trọng, có tính quyết định khi đánh giá việc nghiên cứu khoa học

có hiệu quả nhằm góp phần khẳng định: KH&CN là động lực then chốt,

đáp ứng các yêu cầu cơ bản của một nước công nghiệp hiện đại.

Để yếu tố này có thể thực hiện tốt, chủ thể quản lý cần phải:

- Xem xét và cân nhắc tính khả thi đối với các sản phẩm và kết quả

dự kiến của tác giả muốn áp dụng vào thực tiễn khi quản lý đầu vào.

- Kiểm tra và yêu cầu chủ nhiệm đề tài có những minh chứng cụ thể

về các KQNC dự kiến sẽ áp dụng vào thực tiễn khi quản lý sự biến đổi.

- Hằng năm đều triển khai kế hoạch áp dụng KQNC của đề tài

NCKH vào thực tiễn khi quản lý đầu ra.

Page 73: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

73

1.6. Hiệu quả NCKH tại các CSBD CBQLGD

1.6.1. Khái niệm hiệu quả

Theo từ điển tiếng Việt, hiệu quả là kết quả thực của việc làm

mang lại hoặc hiệu quả là quan hệ giữa kết quả đạt được và nguồn lực

được sử dụng.

1.6.2. Khái niệm hiệu quả NCKH tại các CSBD CBQLGD

Hiệu quả NCKH tại các CSBD CBQLGD là kết quả thực khi thực hiện

các nhiệm vụ NCKH đã được quy định theo chức năng, nhiệm vụ nhằm đạt

mục tiêu của CSBD CBQLGD.

1.6.3. Những biểu hiện NCKH có hiệu quả tại các CSBD CBQLGD

- KQNC của các đề tài NCKH được áp dụng vào thực tế phục vụ

công tác quản lý hoặc công tác giảng dạy của CSBD CBQLGD, của địa

phương, của ngành và xã hội.

- Có các KQNC khác như: Thực hiện các chương trình, đề án, dự án,

phát triển công nghệ; Thực hiện việc biên soạn chương trình đào tạo, bồi

dưỡng; Biên soạn một giáo trình hay sách chuyên khảo, tài liệu tham khảo;

Tìm ra các giải pháp nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra,

đánh giá môn học; Thực hiện việc công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp

chí khoa học trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; Viết tham

luận tại các hội nghị, hội thảo khoa học ở trong và ngoài nước; Viết

tham luận trong các hội thảo khoa học của khoa, bộ môn; Thực hiện hướng

dẫn người học nghiên cứu khoa học; Tham gia các hoạt động hợp tác quốc

tế về nghiên cứu KH&CN; Tham gia các cuộc thi sáng tạo và các hoạt

động khác về KH&CN đã thực sự phục vụ công tác quản lý hoặc công tác

giảng dạy của CSBD CBQLGD, của địa phương, của ngành và xã hội.

Page 74: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

74

Trong tình hình cụ thể của đất nước, trên cơ sở lý luận đã được xác

định qua các kỳ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chính phủ và

các Bộ có liên quan đã ban hành các văn bản tạo hành lang pháp lý cho

NCKH nói chung và cho việc quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD

CBQLGD nói riêng, nhằm bảo đảm KQNC trở thành lực lượng sản xuất

trực tiếp đối với phát triển kinh tế-xã hội của đất nước theo hướng dân giàu,

nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh và hạnh phúc.

Trong Luật KH&CN [68], Luật Giáo dục [69], Luật Giáo dục Đại

học [72], Luật Sở hữu trí tuệ [70], Chiến lược phát triển KH&CN [62],

Chiến lược phát triển giáo dục [59], Điều lệ Trường Đại học [59] và Nghị

quyết TW 8, khóa XI, Đảng Cộng sản Việt Nam [4] đã khẳng định mục

tiêu, nội dung và việc tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong NCKH

với một số nội dung trọng yếu bao gồm:

- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, quy hoạch,

kế hoạch, NCKH; chú ý tới khoa học giáo dục và khoa học quản lý giáo

dục và khả năng ứng dụng KQNC vào hoạt động giáo dục;

- Ban hành các văn bản về NCKH tại cơ sở mình và tổ chức thực

hiện các văn bản đó cũng như các văn bản quy phạm pháp luật chung khác

đã được các cấp có thẩm quyền ban hành.

- Tổ chức bộ máy quản lý nhằm đáp ứng các yêu cầu về chức năng,

nhiệm vụ hiện tại về NCKH của đơn vị và khả năng phát triển trong hoạt

động này theo mục tiêu tương lai của đơn vị;

- Thực hiện quyền tác giả và quyền sở hữu KQNC và tổ chức bộ

máy quản lý việc thực hiện quyền tác giả và quyền sở hữu KQNC tại đơn

vị mình.

- Tổ chức áp dụng các KQNC nhằm giải quyết các bất cập tại các

CSBD CBQLGD, tại địa phương nơi các CSBD CBQLGD đặt trụ sở và

trong toàn Ngành Giáo dục.

Page 75: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

75

Các luật, đặc biệt các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Bộ

KH&CN, Bộ GD&ĐT và các Bộ có liên quan đã ban hành quy định về

việc đánh giá, nghiệm thu, ứng dụng và công bố KQNC; Quy định về chức

vụ khoa học; Quy định giải thưởng trong NCKH và các hình thức ghi nhận

công lao về NCKH của các cá nhân/tổ chức; Quy định về tổ chức, chỉ đạo

công tác thống kê, thông tin trong NCKH, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng (BD,

TBD) nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong NCKH...

Các hệ thống văn bản này đã và đang là nền tảng để đưa ra nguyên tắc,

phương pháp quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở như: Xác định danh mục,

tuyển chọn, phê duyệt và giao đề tài NCKH; Tổ chức triển khai và kiểm tra

thực hiện đề tài NCKH; Đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài

NCKH; Xây dựng quy trình cụ thể để quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở theo

quy trình...

Qua hệ thống các văn bản như đã nêu ở trên, để có điều kiện quản lý

NCKH, đặc biệt là quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở được tốt cần phải thực

hiện các nội dung cơ bản sau:

- Thành lập một bộ phận chuyên trách quản lý NCKH;

- Ban hành quy chế NCKH trong cơ sở của mình;

- Xây dựng kế hoạch NCKH hằng năm, trung hạn và dài hạn;

- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá và tổng kết việc thực hiện kế hoạch

NCKH;

- Có các hoạt động tổ chức huy động các nguồn vốn khác nhau

cho NCKH và sử dụng nguồn vốn theo nguyên tắc hiệu quả và phát

triển tài năng;

- Khen thưởng và vinh danh các cán bộ quản lý, giảng viên, nghiên

cứu viên và người học có kết quả NCKH xuất sắc.

Page 76: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

76

Kết luận chương 1

Trên cơ sở các lý luận và thực tế về quản lý NCKH, luận án đã xác

định các vấn đề lý luận khi nghiên cứu quản lý NCKH nói chung, đặc biệt

là hình thành các lý luận khi nghiên cứu quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở tại

các CSBD CBQLGD. Kết quả chính bao gồm:

Luận án đề xuất định nghĩa khái niệm quản lý theo hướng tiếp cận

chủ thể quản lý. Theo đó, ngoài việc làm rõ các khái niệm dùng để định

nghĩa như: Chủ thể quản lý, cá nhân/tổ chức có liên quan, luận án đã

nhấn mạnh tới sự tác động có hướng đích và đã đặc biệt quan tâm đến

các thao tác tư duy của chủ thể quản lý (“Thông, Điều, Phương,

Nguyên”) trước khi họ đưa ra một quyết định quản lý khi thực hiện các

chức năng quản lý của mình.

Ngoài ra, để tạo hệ thống lý luận phục vụ nhiệm vụ của luận án, luận

án đã làm rõ thêm các khái niệm như: CSBD CBQLGD; NCKH tại các

CSBD CBQLGD; Đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD; Quản

lý NCKH tại các CSBD CBQLGD; Quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở tại các

CSBD CBQLGD; Hiệu quả NCKH tại các CSBD CBQLGD.

Với cách tiếp cận quá trình, kết hợp các nội dung quá trình thực hiện

đề tài NCKH, luận án đã chỉ ra quá trình thực hiện đề tài NCKH cấp cơ sở

tại các CSBD CBQLGD.

Trên cơ sở khái niệm quy trình và kinh nghiệm trong thực tế, luận án

chỉ ra sáu quy trình cụ thể để thực hiện đề tài NCKH cấp cơ sở tại các

CSBD CBQLGD (Thể hiện thứ tự các bước mà mọi thành viên có liên

quan phải thực hiện).

Từ cơ cấu tổ chức trong quản lý hoạt động KH&CN và cơ cấu tổ chức

thực tế trong quản lý NCKH tại các CSBD CBQLGD, luận án làm rõ cơ

cấu tổ chức quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD.

Page 77: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

77

Từ khái niệm quản lý và các quy định, luận án đã chỉ ra vai trò, trách

nhiệm và hành động cụ thể của chủ thể quản lý và các chủ thể có liên quan

khi tham gia quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD.

Trên cơ sở các kết quả về mặt lý luận và dựa vào các quy định quản lý

của cơ quan có thẩm quyền trong NCKH, luận án đã cụ thể hóa 06 nội dung

quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD (làm rõ khái niệm,

ý nghĩa và các nội dung quản lý – thể hiện vai trò, trách nhiệm của chủ thể

quản lý khi thực hiện các chức năng quản lý của mình), bao gồm:

o Quản lý TVXĐ vấn đề nghiên cứu;

o Quản lý TVTC thuyết minh nghiên cứu;

(Hội đồng KH&ĐT và thủ trưởng cơ quan/tổ chức sẽ thụ hưởng

KQNC của đề tài NCKH chịu trách nhiệm chính trong việc tư vấn; Thủ

trưởng CSBD CBQLGD quyết định)

o Quản lý triển khai nghiên cứu và kiểm tra;

o Quản lý đánh giá, nghiệm thu;

o Quản lý thực hiện quyền tác giả và quyền sở hữu KQNC;

o Quản lý áp dụng KQNC vào thực tiễn.

Luận án cũng đã cụ thể hóa nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đề tài

NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD, bao gồm:

o Yếu tố chủ quan: Vai trò, trách nhiệm của chủ thể quản lý;

Vai trò, trách nhiệm của chủ nhiệm đề tài, tổ trưởng tổ kiểm tra, chủ tịch

Hội đồng đánh giá, nghiệm thu và thủ trưởng cơ quan/tổ chức sẽ thụ

hưởng KQNC.

o Yếu tố khách quan cơ bản: Ý thức BD, TBD; Chính sách thi

đua, khen thưởng; Ưu tiên cho các đề tài NCKH cấp cơ sở theo hướng

NCKH SPƯD; Chính sách tuyển dụng, bố trí, đánh giá và bổ nhiệm cán bộ

khoa học; Hệ thống thông tin quản lý; Sự gắn kết giữa giảng dạy với NCKH;

Thái độ tích cực khi tham gia NCKH; Cơ sở vật chất, trang thiết bị và hỗ trợ

kinh phí; Áp dụng KQNC của đề tài NCKH cấp cơ sở vào thực tiễn.

Page 78: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

78

Chương 2: Thực trạng quản lý NCKH tại các CSBD CBQLGD

2.1. Khái quát về các CSBD CBQLGD

2.1.1. Sự phát triển CSBD CBQLGD

Để đảm bảo có một tổ chức chuyên trách, làm đầu mối cho việc triển

khai bồi dưỡng, ngày 01/9/1964, Bộ Giáo dục đã ban hành Thông tư số

46/TT hướng dẫn thành lập trường Bồi dưỡng Cán bộ ở các địa phương.

Cuối năm 1965, trên toàn miền Bắc đã thành lập được 20 trường Bồi

dưỡng Cán bộ địa phương. [79]

Cuối năm học 1967-1968 có 25 trường với trên 300 giáo viên. [79]

Cuối năm 1971 có 23 trường với 461 giáo viên. [79]

Năm 1974, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 291/CP thành

lập một hệ thống trường mới – các trường Cán bộ quản lý giáo dục – trong

đó có 02 trường trực thuộc Bộ Giáo dục.

01/10/1976 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thành lập Trường

Cán bộ quản lý giáo dục (quen gọi là trường Cán bộ quản lý Trung ương 1).

Ở miền Nam, sau khi thống nhất về mặt nhà nước, Bộ Giáo dục ra

quyết định duy trì Trường Cán bộ quản lý và nghiệp vụ của Bộ Giáo dục và

Thanh niên.

Năm 1990, khi hợp nhất hai Bộ: Bộ Giáo dục và Bộ Đại học, Trung

học chuyên nghiệp thành Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường Cán bộ quản lý

giáo dục được bổ sung con người và nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ quản lý

Đại học và Trung học chuyên nghiệp của Trường Cán bộ quản lý Đại học,

Trung học chuyên nghiệp; nhiệm vụ nghiên cứu tổ chức quản lý giáo dục

và kinh tế giáo dục của Viện Khoa học giáo dục và mang tên: Trường Cán

bộ Quản lý Giáo dục và Đào tạo. [79]

Page 79: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

79

Ở miền Nam, Trường Cán bộ quản lý và nghiệp vụ được đổi tên thành

Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục và Đào tạo số 2 (Quyết định số

1610A/QĐ-TCCB ngày 15/10/1990) và ngày 22/01/1997 Bộ Giáo dục và

Đào tạo có Quyết định số 325/GD-ĐT, sát nhập Trung tâm Bồi dưỡng giáo

viên và Thông tin Quản lý giáo dục vào Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục

và Đào tạo số 2.

Kể từ năm 1986-1987, cả nước đã xây dựng được hệ thống gồm 39

trường Cán bộ quản lý giáo dục, trong đó có 02 trường trực thuộc Bộ Giáo

dục và Đào tạo.

Sau đó, hệ thống các trường Cán bộ quản lý giáo dục đã phát triển

theo xu hướng khác: Ngoài 04 cơ sở còn giữ được vai trò, nhiệm vụ, chức

năng độc lập trong việc bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục có xu hướng

phát triển và ảnh hưởng trong phạm vi cấp Tỉnh/Thành phố hoặc cấp Trung

ương thì hầu hết đã chuyển đổi dưới dạng các tổ, các khoa quản lý thuộc

các trường Cao đẳng, Đại học hoặc các Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ quản lý giáo dục trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc Viện (theo

thống kê tại Hội nghị về củng cố và phát triển các cơ sở bồi dưỡng cán bộ

quản lý giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tháng 4/2003, có 02 trường

trực thuộc Bộ, 04 trường trực thuộc Sở, 43 Khoa (tổ) trực thuộc các trường

CĐSP, 03 Trung tâm bồi dưỡng cán bộ quản lý trong trường đại học trực

thuộc tỉnh, 05 Trung tâm giáo dục thường xuyên có chức năng bồi dưỡng

cán bộ quản lý giáo dục trực thuộc Sở và 06 Sở Giáo dục và Đào tạo trực

tiếp đảm nhận nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục).

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các CSBD CBQLGD

Đến nay, bốn cơ sở còn giữ được vai trò, nhiệm vụ, chức năng độc lập

(có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản tại Ngân hàng và kho bạc

Page 80: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

80

Nhà nước) trong việc bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục có xu hướng phát

triển và ảnh hưởng trong phạm vi cấp Tỉnh/Thành phố hoặc cấp Trung

ương đó là:

i. Học viện Quản lý giáo dục, là một cơ sở giáo dục đại học trực

thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, được thành lập theo Quyết định số

501/QĐ-TTg ngày 03/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ (Tiền thân là

Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục và Đào tạo).

Chức năng của Học viện Quản lý giáo dục [7]:

Đào tạo nguồn nhân lực quản lý giáo dục; nghiên cứu và phát triển

khoa học quản lý giáo dục; ứng dụng khoa học quản lý giáo dục, tham mưu

và tư vấn cho các cơ quan quản lý giáo dục nhằm đáp ứng những yêu cầu

của chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo của cả nước.

Nhiệm vụ của Học viện Quản lý giáo dục [7]:

- Đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn,

nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, công chức, viên chức của

các cơ quan quản lý và cơ sở giáo dục và đào tạo trong hệ thống giáo dục

quốc dân theo chuẩn quy định;...

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giảng viên cho các trường, khoa cán

bộ quản lý giáo dục và đào tạo của các địa phương;

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về khoa học quản lý giáo dục;

- Nghiên cứu những vấn đề về định hướng chiến lược, quy hoạch,

kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục và đổi mới quản lý giáo dục;

- Tham mưu, tư vấn, ứng dụng khoa học quản lý giáo dục cho các

cơ quan quản lý giáo dục và các cơ sở quản lý giáo dục và đào tạo;...

Page 81: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

81

- Cung cấp thông tin về khoa học quản lý giáo dục, đường lối, chủ

trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý giáo dục, tổ chức trao

đổi kinh nghiệm quản lý giáo dục;...

ii. Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh, là

đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (đổi tên Trường Cán bộ Quản lý

Giáo dục và Đào tạo số 2 theo việc chuyển đổi cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo

dục và Đào tạo – Quy định tại Nghị định số 32/2008/NĐ-CP, ngày 14/4/2008).

Vị trí, chức năng của Trường CBQLGD Thành phố Hồ Chí Minh [8]:

Trường là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, có

chức năng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong

ngành giáo dục (các tỉnh phía Nam). Trường hoạt động theo các quy định

của trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục. Trường là đơn vị tự

bảo đảm một phần kinh phí hoạt động, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và

con dấu riêng; trụ sở đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trường chịu sự quản

lý hành chính theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhiệm vụ của Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục Thành phố

Hồ Chí Minh [8]:

Về đào tạo, bồi dưỡng

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý của: cơ quan quản lý

giáo dục các cấp ở địa phương; trường mầm non, trường tiểu học, trường

trung học cơ sở, trường trung học phổ thông; trường phổ thông có nhiều

cấp học; trường trung cấp chuyên nghiệp; trung tâm giáo dục thường xuyên

và trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp;

Page 82: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

82

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý của các đơn vị (Khoa,

Phòng, Bộ môn, Trung tâm) thuộc trường đại học, cao đẳng và trường

trung cấp chuyên nghiệp;

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho công

chức, viên chức và các đối tượng khác tại các cơ quan quản lý giáo dục địa

phương và các cơ sở giáo dục;...

Về hoạt động KH&CN

- Xây dựng, thực hiện kế hoạch và quản lý hoạt động nghiên cứu

khoa học, phát triển công nghệ hàng năm và dài hạn;

- Thực hiện nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu

triển khai trong lĩnh vực khoa học giáo dục, quản lý giáo dục và các lĩnh

vực khoa học, công nghệ khác;

- Ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, gắn kết hoạt động

nghiên cứu khoa học với hoạt động đào tạo và bồi dưỡng...

iii. Trường Bồi dưỡng Cán bộ giáo dục Hà Nội (được thành lập theo

Quyết định số 234/QĐ-UBND, ngày 05/02/1991 của UBND Thành phố Hà

Nội, trên cơ sở giải thể và sát nhập Trường Cán bộ quản lý giáo dục Hà Nội

với một bộ phận của Trường Trung học Kỹ thuật Công nghiệp Hà Nội);

Chức năng của Trường Bồi dưỡng Cán bộ giáo dục Hà Nội [82]:

Tổ chức bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ,

giáo viên, nhân viên làm công tác quản lý và giảng dạy trong các cơ sở giáo

dục và đào tạo của Thành phố.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Trường Bồi dưỡng Cán bộ giáo dục

Hà Nội [82]:

Page 83: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

83

- Tổ chức các lớp học bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ

cho cán bộ, giáo viên, nhân viên làm công tác quản lý, giảng dạy và phục

vụ giảng dạy trong các cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc ngành giáo dục đào

tạo của Thành phố theo các hình thức bồi dưỡng dài hạn, ngắn hạn hoặc

theo chuyên đề;

- Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học về công tác quản lý

giáo dục, công tác bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và

triển khai những tiến bộ về khoa học giáo dục tới các cơ sở giáo dục trên

địa bàn Thành phố...

iv. Trường Bồi dưỡng Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Phú

Thọ (đổi tên trường Cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Phú thọ theo Quyết định số

2027/QĐ-UBND, ngày 07/7/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ).

Chức năng của Trường Bồi dưỡng Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo

dục tỉnh Phú Thọ [81]:

Tổ chức bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên và

cán bộ quản lý giáo dục của tỉnh, liên kết đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Trường Bồi dưỡng Nhà giáo và Cán bộ

quản lý giáo dục tỉnh Phú Thọ [81]:

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp

vụ và kiến thức bổ trợ có liên quan nhằm nâng cao chất lượng cho đội ngũ

nhà giáo, nhân viên các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông.

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng về lý luận và nghiệp vụ quản lý giáo

dục theo chương trình của Bộ giáo dục và Đào tạo cho hiệu trưởng, phó

hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, cán bộ nguồn các cơ sở giáo dục mầm

non, giáo dục phổ thông.

Page 84: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

84

- Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học về công tác quản lý

giáo dục, công tác bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho CBQL,

giáo viên đáp ứng chủ trương của ngành về nâng cao chất lượng giáo dục...

2.1.3. Những đặc trưng giống nhau ở các CSBD CBQLGD

Bốn đơn vị đều là những đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần

kinh phí hoạt động, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng tại

Ngân hàng và kho bạc Nhà nước, có trụ sở riêng biệt.

Bốn cơ sở đều có chức năng, nhiệm vụ trong việc bồi dưỡng kiến thức

chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, công chức, viên chức của các

cơ sở giáo dục và đào tạo.

Bốn cơ sở đều có chức năng, nhiệm vụ trong việc tổ chức NCKH về

công tác quản lý giáo dục, công tác bồi dưỡng kiến thức chuyên môn,

nghiệp vụ cho cán bộ, viên chức trong các cơ sở giáo dục và đào tạo đồng

thời triển khai những tiến bộ về khoa học giáo dục, khoa học quản lý giáo

dục tới các cơ sở giáo dục.

Page 85: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

85

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng quản lý NCKH tại các CSBD

CBQLGD

2.2.1. Mục đích khảo sát

Khảo sát nhằm nắm rõ thực trạng quản lý NCKH tại các CSBD

CBQLGD, trọng tâm là quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở.

2.2.2. Phạm vi (đơn vị, thời gian) và nội dung khảo sát

Đơn vị khảo sát: Bốn cơ sở khảo sát bao gồm Học viện Quản lý giáo

dục, Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh, Trường

Bồi dưỡng Cán bộ giáo dục Hà Nội và Trường Bồi dưỡng Nhà giáo và Cán

bộ quản lý giáo dục tỉnh Phú Thọ.

Thời gian: Từ năm 2010 đến 2013.

Nội dung chính trong khảo sát:

- Mức độ nhận thức về tầm quan trọng của NCKH tại các CSBD

CBQLGD;

- Mức độ thực hiện NCKH tại các CSBD CBQLGD;

- Mức độ thực hiện các đề tài NCKH tại các CSBD CBQLGD;

- Mức độ xây dựng quy trình trong từng quá trình cụ thể khi quản lý

đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD;

- Mức độ thực hiện hai nhiệm vụ giảng dạy và NCKH;

- Mức độ thực hiện các nội dung cơ bản trong quá trình thực hiện

các đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD;

- Mức độ ảnh hưởng của các nhóm yếu tố cơ bản tới quá trình thực

hiện đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD.

Page 86: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

86

2.2.3. Mẫu khách thể khảo sát

Để phục vụ cho việc nghiên cứu thực trạng NCKH và thực trạng quản

lý NCKH, đặc biệt là thực trạng quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở ở các

CSBD CBQLGD, ngoài việc xem xét các tài liệu, ba nhóm đối tượng được

lựa chọn để khảo sát bao gồm:

- Một số chuyên gia trong NCKH và quản lý NCKH của các CSBD

CBQLGD;

- Lãnh đạo hoặc người phụ trách bộ phận chuyên trách NCKH của

các CSBD CBQLGD;

- Cán bộ, giảng viên đã công tác lâu năm trong các CSBD

CBQLGD.

2.2.4. Phương pháp khảo sát

Ngoài việc nghiên cứu tài liệu (gồm các kỷ yếu Hội thảo và các

tổng kết năm học của các CSBD CBQLGD trong các năm từ 2010 đến

2013) để biết tổng thể sự phát triển của các CSBD CBQLGD và sự phát

triển riêng trong lĩnh vực quản lý NCKH, luận án đã thực hiện phương

pháp khảo sát khác nhau:

- Với các chuyên gia: Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp;

- Với nhóm đối tượng thứ 2: Dùng phiếu hỏi với 09 nội dung lớn,

trong đó đòi hỏi sự chính xác ở việc thống kê NCKH tại cơ sở mình; Ở việc

đánh giá thực trạng đối với chủ thể quản lý và các chủ thể có liên quan

trong quản lý NCKH và các yếu tố ảnh hưởng khác; Ở việc đánh giá thực

trạng việc thực hiện các chức năng quản lý trong quản lý NCKH; Ở việc

đánh giá thực trạng các nội dung cơ bản trong quản lý NCKH; Ở việc đã

tiếp cận hay không theo hướng NCKH SPƯD; Ở việc mô tả các hoạt động

cụ thể nhằm tạo động lực cho các cá nhân/tổ chức tham gia NCKH; Ở việc

Page 87: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

87

chỉ ra nguyên nhân của thực trạng và những ý tưởng đổi mới trong quản lý

nhằm làm cho NCKH tốt hơn (mẫu số 1);

- Với nhóm đối tượng thứ 3: Dùng phiếu hỏi với bốn nội dung gần

giống như đối tượng thứ 2, nhưng việc trả lời không đòi hỏi sự chính xác

cao, chỉ cần cảm giác đúng về mặt tổng thể. Trong phiếu hỏi của đối

tượng này không đòi hỏi sự thống kê, không đòi hỏi phải đánh giá đối

với các chủ thể trong quản lý NCKH và các yếu tố ảnh hưởng khác,

không đòi hỏi phải đánh giá việc thực hiện các chức năng quản lý trong

NCKH, cũng không đòi hỏi phải đánh giá thực trạng các nội dung trong

quản lý NCKH (Mẫu số 2).

- Với tất cả các nhóm đối tượng: Dùng phiếu đánh giá mức độ thực hiện

với các nội dung cụ thể trong quản lý TVXĐ vấn đề nghiên cứu cấp cơ sở;

Trong quản lý TVTC thuyết minh đề tài NCKH cấp cơ sở; Trong quản lý

triển khai nghiên cứu và kiểm tra đề tài NCKH cấp cơ sở; Trong quản lý đánh

giá, nghiệm thu đề tài NCKH cấp cơ sở; Trong quản lý thực hiện quyền tác

giả và quyền sở hữu KQNC đề tài NCKH cấp cơ sở; Trong quản lý đưa

KQNC vào thực tiễn và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khác...

Đã phát ra 138 phiếu trong các CSBD CBQLGD.

Số phiếu thu về: 131 phiếu, chiếm 94,9%;

Trong đó, 100% phiếu thu về với lãnh đạo hoặc trưởng Bộ phận

chuyên trách NCKH ở các CSBD CBQLGD và 94,8% đối với các đối

tượng còn lại.

Page 88: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

88

Biểu đồ 2.1: Tổng số phiếu phát ra và thu về

- Khi khảo nghiệm và thực nghiệm: Sau khi tiến hành xong, luận án

dùng phiếu riêng biệt để hỏi các chuyên gia trong NCKH và các giảng viên

lâu năm tại Học viện Quản lý giáo dục về sự cần thiết, về tính khả thi đối với

các giải pháp và lợi ích của kết quả thực nghiệm mà luận án đã thực hiện.

2.3. Thực trạng NCKH tại các CSBD CBQLGD

Thông qua phiếu khảo sát, qua thống kê và phỏng vấn sâu, kết quả thực

trạng NCKH tại các CSBD CBQLGD trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm

2013, được đánh giá như sau:

2.3.1. Mức độ nhận thức về tầm quan trọng của NCKH

Sau khi xử lý phiếu điều tra qua bảng hỏi, kết quả như sau:

Biểu đồ 2.2: % mức độ nhận thức về tầm quan trọng của NCKH

73

22 23 20

73

18 20 20

Học viện

Quản lý giáo dục

Trường

CBQLGD

TP. HCM

Trường

BDCBGD

Hà Nội

Trường BD

NG&CBQLGD tỉnh

Phú Thọ

Phát ra Thu về

57,3

19,8 22,9

0

Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không quan

trọng

%

Page 89: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

89

Nhận thức về tầm quan trọng của NCKH trong các CSBD CBQLGD

là một thực trạng thuận lợi cho việc nghiên cứu và tìm ra giải pháp quản lý

nhằm đáp ứng công cuộc đổi mới, căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam:

77,1% số người trả lời đã khẳng định là quan trọng và rất quan trọng, trong

đó 57,3% cho là rất quan trọng.

Qua phỏng vấn sâu các chuyên gia, các nhà quản lý NCKH tại các

CSBD CBQLGD, kết quả nhận định như sau: Các giảng viên/nhà khoa học

đều nhận thức đúng về tầm quan trọng của NCKH.

2.3.2. Mức độ thực hiện NCKH

Bảng số 2.1: Mức độ thực hiện NCKH tại các CSBD CBQLGD

(Tốt: Công bố công khai các nội dung thực hiện;

Bình thường: Có nội dung nhưng chưa công khai;

Chưa tốt: Chưa đạt mức bình thường)

Kết quả

đánh giá

Các nhiệm vụ

nghiên cứu khoa học

Mức độ thực hiện Chưa

thực hiện

Không

trả lời Tốt Bình thường Chưa tốt

SL % SL % SL % SL % SL %

1. Thực hiện các đề tài nghiên

cứu khoa học các cấp 10 7,6 30 22,9 91 69,5

2. Thực hiện các chương

trình, đề án, dự án, phát triển

công nghệ

8 6,1 123 93,9

3. Thực hiện việc biên soạn

chương trình đào tạo, bồi

dưỡng

20 15,2 102 77,9 9 6,9

4. Thực hiện việc biên soạn

giáo trình hay sách chuyên

khảo, tài liệu tham khảo

15 11,5 71 54,2 45 34,3

5. Tìm ra các giải pháp nhằm

đổi mới phương pháp giảng

dạy và kiểm tra, đánh giá

môn học

81 61,8 50 38,2

6. Thực hiện việc công bố kết

quả nghiên cứu trên các tạp

chí khoa học trong và ngoài

nước theo quy định của pháp

luật

12 9,2 84 64,1 35 26,7

Page 90: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

90

7. Viết tham luận tại các hội

nghị, hội thảo khoa học ở

trong và ngoài nước

22 16,8 94 71,8 15 11,4

8. Viết tham luận trong các

hội thảo khoa học của khoa,

bộ môn

125 95,4 6 4,6

9. Thực hiện hướng dẫn

người học nghiên cứu khoa

học

131 100

10. Tham gia các hoạt động

hợp tác quốc tế về nghiên

cứu KH&CN

17 13,0 114 87,0

11. Tham gia các cuộc thi

sáng tạo và các hoạt động

khác về KH&CN

9 6,9 122 93,1

Trung bình mức độ thực

hiện 11 nhiệm vụ ở 4 cơ sở 30 22,9 43 32,8 25 19,1 33 25,2

Nhìn tổng thể, mức độ thực hiện 11 NCKH ở các CSBD CBQLGD chưa

cao. Đánh giá cao nhất đối với việc thực hiện 11 nhiệm vụ chỉ ở mức bình

thường (32,8% số người trả lời đã đồng thuận), ở mức tốt có 22,9% người trả

lời đồng thuận, 19,1% cho rằng việc thực hiện chưa tốt và 25,2% khẳng định

ở mức chưa thực hiện.

Đối với từng nhiệm vụ cụ thể: Mức độ thực hiện nhiệm vụ viết tham

luận trong các hội thảo khoa học của Khoa, bộ môn (nội dung 8) và thực

hiện hướng dẫn người học NCKH (nội dung 9) là tốt nhất (95,4% và 100%

ý kiến đánh ở mức tốt).

Các nhiệm vụ đạt ở mức bình thường gồm 5 nhiệm vụ:

- Nhiệm vụ 3: Biên soạn chương trình đào tạo, bồi dưỡng (77,9%

đồng thuận).

- Nhiệm vụ 4: Biên soạn giáo trình hay sách chuyên khảo, tài liệu

tham khảo (54,2% đồng thuận).

- Nhiệm vụ 5: Tìm ra các giải pháp nhằm đổi mới phương pháp

giảng dạy và kiểm tra, đánh giá môn học (61,8% đồng thuận).

Page 91: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

91

- Nhiệm vụ 6: Công bố KQNC trên các tạp chí khoa học trong và

ngoài nước theo quy định (64,1% đồng thuận).

- Nhiệm vụ 7: Viết tham luận tại các hội nghị, hội thảo khoa học

trong và ngoài nước (71,8% đồng thuận).

Nhiệm vụ bị đánh giá mức độ thực hiện ở mức độ chưa tốt nhiều nhất

là nhiệm vụ thực hiện các đề tài NCKH – nội dung 1 - (69,5% số người trả

lời đã cho ý kiến chưa tốt).

Nội dung 2: Thực hiện các chương trình, đề án, dự án, phát triển công

nghệ, có 93,9% số người trả lời khẳng định chưa thực hiện.

Thống kê qua các báo cáo cuối năm học của các các CSBD

CBQLGD trong 3 năm học 2010-2011, 2011-2012 và 2012-2013, kết

quả tổng hợp thực hiện nhiệm vụ khoa học khác ngoài đề tài NCKH thể

hiện ở bảng số 2.2:

Bảng số 2.2: Tổng hợp việc thực hiện NCKH khác

ngoài đề tài NCKH tại các CSBD CBQLGD

Nội dung 2010-2011

(187 GV)

2011-2012

(195 GV)

2012-2013

(207 GV)

Tổng 4 đơn vi

trong 3 năm

1. 1. Viết sáng kiến kinh

nghiệm

21 13 31 65

2. 2. Biên soạn chương trình

bồi dưỡng

10 4 8 22

3. 3. Tìm ra giải pháp nhằm đổi

mới phương pháp giảng dạy

và kiểm tra đánh giá môn học

1 1 1 03

4. 4. Công bố KQNC trên các

tạp chí khoa học

14 23 38 75

5. 5. Hướng dẫn người học

làm NCKH

426 763 491 1.680

6. 6. Viết bài cho Hội thảo khoa

học của Cơ sở, Khoa, Bộ môn

134 145 153 432

Page 92: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

92

Bảng thống kê cũng cho thấy các giảng viên/nhà khoa học tập trung

vào 6/10 nhiệm vụ NCKH còn lại ngoài đề tài, đặc biệt chỉ đầu tư nhiều

vào hai nhiệm vụ: Hướng dẫn người học làm NCKH và viết bài cho Hội

thảo khoa học.

Qua phỏng vấn sâu các chuyên gia, các nhà quản lý NCKH tại các

CSBD CBQLGD, kết quả nhận định như sau: Việc hoàn thành NCKH của

giảng viên thường thông qua NCKH khác ngoài đề tài NCKH như: Hoạt

động hướng dẫn người học trong NCKH; viết bài cho các Hội thảo các cấp;

viết giáo trình, tài liệu phục vụ công tác giảng dạy – Đây là những nhiệm vụ

mà giảng viên có thể chủ động và sáng tạo.

2.3.3. Mức độ thực hiện các đề tài NCKH

Bảng số 2.3: Mức độ thực hiện đề tài NCKH

tại các CSBD CBQLGD

(Tốt: Công bố công khai các nội dung thực hiện;

Bình thường: Có nội dung nhưng chưa công khai;

Chưa tốt: Chưa đạt mức bình thường)

Kết quả

đánh giá

Cấp đề tài

Mức độ thực hiện Chưa

thực hiện

Không

trả lời Tốt Bình thường Chưa tốt

SL % SL % SL % SL % SL %

1. Cấp Nhà nước 5 3,8 126 96,2

2. Cấp Bộ/Bộ trọng điểm 15 11,4 6 4,6 80 61,1 30 22,9

3. Cấp cơ sở 20 15,3 40 30,5 30 22,9 41 31,3

4. Các đề tài khác 7 5,4 5 3,8 119 90,8

Trung bình mức độ thực

hiện đề tài NCKH ở 4 cơ sở 10 7,6 13 9,9 29 22,2 79 60,3

Page 93: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

93

Nhìn tổng thể, mức độ thực hiện các đề tài NCKH ở các CSBD

CBQLGD chưa cao: Số người trả lời đã đánh giá chưa tốt (60,3%); Chưa

thực hiện (22,2%).

Xem xét đối với từng cấp đề tài: 94,2 % khẳng định chưa thực hiện đề

tài cấp Nhà nước; 61,1% khẳng định chưa thực hiện đề tài cấp Bộ/Bộ trọng

điểm; 90,8% khẳng định chưa thực hiện các loại đề tài khác. Mức độ thực

hiện đề tài NCKH cấp cơ sở là nổi trội nhất trong việc thực hiện các loại đề

tài, tuy nhiên đồng thuận ở mức thực hiện vào loại tốt: 10,3%; Bình

thường: 30,5% .

Thống kê các đề tài NCKH tại các CSBD CBQLGD trong năm 2010

đến 2013 kết quả như sau:

Bảng số 2.4: Số lượng đề tài NCKH tại các CSBD CBQLGD

Cấp đề tài

Số lượng trong 3 năm 2010 - 2013

Tổng

một cấp Học viện

QLGD

Trường

CBQLGD

TP. HCM

Trường

BDCBGD

Hà Nội

Trường BD

NG&CBQL GD

tỉnh Phú Thọ

Cấp Nhà nước 01 01

Cấp Bộ/Bộ trọng điểm 21 2 23

Cấp cơ sở 27 10 4 41

Các đề tài khác 1 2 3

Tổng một Cơ sở 50 12 0 6 68

Qua bảng thống kê cụ thể trong 3 năm học đã là minh chứng rất rõ: Số

lượng đề tài NCKH các cấp ở các CSBD CBQLGD còn ít và không đồng

đều ở các cơ sở. Số lượng đề tài NCKH cấp cơ sở là lớn nhất, nhưng thực

tế mới chỉ đạt được 41 đề tài trong 3 năm trên 4 cơ sở - Trung bình là 3,4

đề tài trên một năm học.

Page 94: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

94

Qua phỏng vấn sâu đại diện phụ trách NCKH ở các CSBD CBQLGD,

nguyên nhân của thực trạng thực hiện các đề tài NCKH các cấp ở mức độ

chưa cao là bởi:

- Các giảng viên đã dành nhiều thời gian cho hoạt động giảng dạy.

- Chưa có các tiêu chuẩn/tiêu chí về NCKH một cách đầy đủ trong

thi đua, khen thưởng.

- Chưa định hướng các đề tài NCKH theo hướng NCKH SPƯD.

- Không có nhiều đề tài cấp Bộ hay cấp Nhà nước là bởi: Tuy có đổi

mới trong hoạt động xét chọn, nhưng vẫn chưa thể hiện tính chủ động của

các nhà quản lý và chưa tạo được sự minh bạch đối với lực lượng tham gia

nghiên cứu. Cụ thể là: Trong quá trình xác định vấn đề nghiên cứu, các nhà

quản lý chưa chủ động định hướng các hướng nghiên cứu mà vẫn chỉ dừng

lại ở việc tập hợp các ý tưởng của người sẽ nghiên cứu để quản lý và xét

chọn, trong khi đó, chưa có cơ chế để phân biệt người có ý tưởng với người

không có ý tưởng… Trong quá trình tuyển chọn thuyết minh nghiên cứu, tuy

có các Hội đồng để xem xét và tuyển chọn, nhưng quá trình này chưa được

công khai rộng rãi và không có tiêu chí ưu tiên đối với những người vừa có ý

tưởng đề xuất vấn đề nghiên cứu vừa tham gia viết thuyết minh… Việc còn

ít các đề tài cấp Bộ hay cấp Nhà nước còn do chính yếu tố chủ quan của các

CSBD CBQLGD. Đó là, tại các CSBD CBQLGD chưa tập trung để xây

dựng đội ngũ nghiên cứu và các nhóm nghiên cứu mạnh…

- Với đề tài cấp cơ sở: Vì kinh phí cho nghiên cứu cũng lấy từ ngân

sách Nhà nước, dẫn đến có sự mâu thuẫn giữa nhu cầu làm đề tài của các

giảng viên/nhà khoa học với kinh phí được cấp về… Mặc dù số lượng đề

tài cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD chưa nhiều, nhưng việc ưu tiên để có

nhiều đề tài chỉ trên cơ sở ngân sách được cấp về đã làm cho kinh phí dành

cho các đề tài không tương xứng, không hấp dẫn người nghiên cứu. Thêm

nữa: Các CSBD CBQLGD chưa có các chính sách để ràng buộc, động viên

và khuyến khích các giảng viên, các nhà quản lý và các nhà khoa học trong

cơ sở mình quan tâm đến NCKH trong điều kiện kinh phí hạn hẹp.

Page 95: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

95

2.3.4. Mức độ thực hiện theo quy trình cụ thể

Bảng số 2.5 Mức độ thực hiện theo quy trình cụ thể trong quá trình

thực hiện đề tài NCKH cấp cơ sở tại CSBD CBQLGD

(Tốt: Công bố công khai các nội dung thực hiện;

Bình thường: Có nội dung nhưng chưa công khai;

Chưa tốt: Chưa đạt mức bình thường)

Kết quả

đánh giá

Các qui trình cơ bản

Mức độ thực hiện Chưa

thực hiện

Không

trả lời Tốt Bình thường Chưa tốt

SL % SL % SL % SL % SL %

1. Quy trình TVXĐ vấn

đề nghiên cứu 5 3,8 96 73,3 30 22,9

2. Quy trình TVTC

thuyết minh đề tài nghiên

cứu

10 7,6 95 72,5 26 19,9

3. Quy trình triển khai

nghiên cứu và kiểm tra 5 3,8 100 76,3 26 19,9

4. Quy trình đánh giá,

nghiệm thu quá trình

nghiên cứu và kết quả

nghiên cứu khoa học

35 26,7 75 57,3 21 16,0

5. Quy trình thực hiện

quyền tác giả và quyền

sở hữu KQNC

3 2,3 30 22,9 98 74,8

6. Quy trình áp dụng

KQNC vào thực tiễn 13 9,9 23 17,6 95 72,5

Trung bình mức độ thực

hiện theo quy trình cụ thể

tại các CSBD CBQLGD

12 9,2 70 53,4 49 37,4

Nhìn tổng thể, mức độ thực hiện theo quy trình cụ thể trong quá trình

thực hiện đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD là chưa tốt

(53,4% đã khẳng định) và chưa thực hiện (37,4% đã khẳng định).

Page 96: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

96

Xem xét đối với từng quá trình cụ thể, có bốn quy trình cụ thể bị đánh

giá ở mức chưa tốt:

- Quy trình TVXĐ vấn đề nghiên cứu (73,3% người trả lời đã

khẳng định).

- Quy trình TVTC thuyết minh các đề tài NCKH (72,5% người trả

lời đã khẳng định).

- Quy trình triển khai nghiên cứu và kiểm tra (76,3% người trả lời

đã khẳng định).

- Quy trình đánh giá, nghiệm thu quá trình nghiên cứu và KQNC

(57,3% người trả lời đã khẳng định).

Có 2 quy trình cụ thể được đánh giá ở mức chưa thực hiện với tỷ

lệ lớn:

- Quy trình thực hiện quyền tác giả và quyền sở hữu KQNC (74,8%

người trả lời đã khẳng định).

- Quy trình áp dụng KQNC vào thực tiễn (72,5% người trả lời đã

khẳng định).

Qua phỏng vấn sâu các đại diện lãnh đạo NCKH ở các CSBD

CBQLGD, nguyên nhân chính dẫn đến mức độ xây dựng quy trình trong

quá trình thực hiện đề tài NCKH cấp cơ sở chưa tốt là bởi:

- Năm 2010 Bộ ban hành quy định thay đổi cách quản lý các đề tài.

- 50% số cơ sở này chưa có cán bộ chuyên trách để tư vấn cho lãnh

đạo các CSBD CBQLGD trong NCKH.

Page 97: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

97

2.3.5. Mức độ thực hiện hai nhiệm vụ giảng dạy và NCKH

Bảng số 2.6: Mức độ thực hiện hai nhiệm vụ giảng dạy

và nghiên cứu khoa học tại CSBD CBQLGD

(Tốt: Công bố công khai các nội dung thực hiện;

Bình thường: Có nội dung nhưng chưa công khai;

Chưa tốt: Chưa đạt mức bình thường)

Kết quả

đánh giá

Các nội dung cơ bản

Mức độ thực hiện Chưa

thực hiện

Không

trả lời Tốt Bình thường Chưa tốt

SL % SL % SL % SL % SL %

1. Nhiệm vụ giảng dạy 111 84,7 16 12,2 4 3,1

2. Nhiệm vụ nghiên cứu

khoa học

58 44,3 62 47,3 11 8,4

Trung bình mức độ thực hiện

hai nhiệm vụ giảng dạy và

NCKH ở 4 CSBD CBQLGD

56 42,7 37 28,2 31 23,7 7 5,4

Nhìn tổng thể, mức độ thực hiện 2 nhiệm vụ giảng dạy và NCKH ở

các CSBD CBQLGD theo chiều hướng tích cực là khá cao: 42,7% đánh giá

ở mức tốt và 28,2% đánh giá ở mức bình thường.

Khi xem xét mức độ thực hiện ở từng nhiệm vụ thì việc thực hiện

nhiệm vụ giảng dạy nổi trội hơn (84,7% đánh giá ở mức tốt).

Mức độ thực hiện nhiệm vụ NCKH có đến 47,3% người trả lời đã

đánh giá ở mức chưa tốt, không ai đánh giá ở mức tốt và chỉ có 44,3% đánh

giá ở mức bình thường.

Thống kê qua các báo cáo ở các CSBD CBQLGD trong 3 năm 2010

đến 2013, kết quả cụ thể về công tác giảng dạy tại các CSBD CBQLGD là:

Page 98: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

98

Bảng số 2.7: Tổng số lớp phải giảng dạy trong 3 năm học tại các CSBD CBQLGD

Cơ sở Nội dung 2010-2011 2011-2012 2012-2013 Trung bình

số lớp/GV

Trường Bồi

dưỡng Cán

bộ giáo dục Hà

Nội (34,31,34 GV)

. Số lớp bồi

dưỡng

. Số lớp liên

kết

333 lớp

06 lớp

245 lớp

06 lớp

315 lớp

01 lớp

302/33

Trường Bồi

dưỡng Nhà

giáo và Cán bộ

quản lý giáo dục

tỉnh Phú Thọ

(26, 26, 28

GV)

. Số lớp bồi

dưỡng

.Số lớp liên kết

47 lớp

(7.280 giờ)

9 lớp

14 lớp

và các lớp theo

kế hoạch của

Sở GD&ĐT

Phú Thọ

(7.280 giờ)

8 lớp

11 lớp

và các lớp theo

kế hoạch của

Sở GD&ĐT

Phú Thọ

(8.000 giờ)

6 lớp

Trên

32/27

Trường Bồi

dưỡng Cán bộ

Quản lý giáo

dục TP. Hồ

Chí Minh

(35, 42, 40 GV)

. Số lớp bồi

dưỡng

105 lớp

(22.081 giờ)

104 lớp

Số lớp vượt

chỉ tiêu kế

hoạch 75%

(45 lớp)

104 lớp

Số lớp vượt

chỉ tiêu kế

hoạch 60%

(39 lớp)

Trên

104/39

Học viện

Quản lý giáo

dục

(92, 96, 105

GV)

.Số lớp bồi

dưỡng

.Đào tạo cử

nhân

.Đào tạo liên

kết, liên thông

. Đào tạo thạc sĩ

. Đào tạo tiến sĩ

35 lớp

(1.068 giờ)

50 lớp

(2.462 Sv)

5 lớp

5 lớp

46 lớp

(2.685 giờ)

52 lớp

(2.470 Sv)

13 lớp

9 lớp

61 lớp

(2.860 giờ)

52 lớp

(2.470 Sv)

6 lớp

13 lớp

01 lớp

Trên

115/98

Qua bảng thống kê về công tác giảng dạy của các CSBD CBQLGD

trong 3 năm đã thể hiện rõ: Cao nhất là trường Trường Bồi dưỡng Cán bộ

giáo dục Hà Nội: Trung bình là 302 lớp/33 giảng viên. Học viện Quản lý

giáo dục có nhiều hình thức bồi dưỡng và đào tạo: Từ bồi dưỡng, đào tạo

liên thông, liên kết đến đào tạo sinh viên, đào thạc sĩ và đào tạo tiến sĩ.

Qua phỏng vấn sâu đại diện lãnh đạo NCKH của các CSBD CBQLGD,

nguyên nhân của sự không cân đối giữa giảng dạy với NCKH là: Sức ép về

trách nhiệm của giảng viên trong giảng dạy quá lớn (giờ dạy nhiều, số

giảng viên ít và số giảng viên đáp ứng được nhu cầu bồi dưỡng công tác

quản lý lại càng mỏng).

Page 99: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

99

2.4. Thực trạng nội dung quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở tại các

CSBD CBQLGD

Thông qua phiếu khảo sát và phỏng vấn sâu, kết quả thực trạng nội

dung quản lý NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD trong giai đoạn từ

năm 2010 đến năm 2013, được đánh giá như sau:

2.4.1. Quản lý TVXĐ vấn đề nghiên cứu cấp cơ sở

Bảng số 2.8: Mức độ thực hiện các nội dung cơ bản trong quản lý TVXĐ

vấn đề nghiên cứu cấp cơ sở tại CSBD CBQLGD

(Tốt: Công bố công khai các nội dung thực hiện;

Bình thường: Có nội dung nhưng chưa công khai; Chưa tốt: Chưa đạt mức bình thường)

Kết quả đánh giá

Nội dung cơ bản

Mức độ thực hiện Chưa

thực hiện

Không

trả lời Tốt Bình thường Chưa tốt

SL % SL % SL % SL % SL %

1. Quản lý TVXĐ vấn đề

nghiên cứu theo qui trình

60 45,8 51 38,9 20 15,3

2. Quản lý TVXĐ vấn đề

nghiên cứu có kết hợp dùng

điểm số để quyết định

43 32,8 3 2,3 85 64,9

3. Quản lý thông qua các

chính sách, các qui định để

ràng buộc, động viên và

khuyến khích

131 100

4. Quản lý và khai thác nhờ

CNTT

131 100

5. Trách nhiệm của chủ thể

quản lý trong việc xem xét

nội dung phiếu đề xuất vấn

đề nghiên cứu (Tên vấn đề;

Tính cấp thiết; Mục tiêu; Nội

dung chính; Sản phẩm và kết

quả dự kiến (Khoa học, đào tạo,

ứng dụng); Hiệu quả dự kiến;

Mức độ phù hợp giữa tên, mục

tiêu và nội dung)

5 3,8 76 58,0 50 38,2

Trung bình mức độ thực hiện của

các nội dung khi TVXĐ vấn đề

nghiên cứu ở 4 CSBD CBQLGD

22 16,8 26 19,8 83 63,4

Page 100: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

100

Nhìn tổng thể, 05 nội dung khi quản lý TVXĐ vấn đề nghiên cứu đề

tài NCKH cấp cơ sở ở các CSBD CBQLGD được đánh giá ở mức: chưa

thực hiện (64,9% người trả lời đã khẳng định).

Xem xét theo từng nội dung có 2 nội dung 100% người trả lời đã

khẳng định chưa thực hiện:

- Nội dung 3, quản lý qua các chính sách, các quy định để ràng buộc

và khuyến khích.

- Nội dung 4, quản lý và khai thác nhờ công nghệ thông tin.

Nội dung 2, quản lý TVXĐ vấn đề nghiên cứu có kết hợp việc dùng

điểm số để quyết định, có 64,9% người trả lời đã khẳng định ở mức chưa tốt.

Nội dung 1, quản lý TVXĐ vấn đề nghiên cứu theo quy trình là nổi

trội hơn cả, nhưng cũng chỉ có 45,8% số người trả lời đã khẳng định ở mức

bình thường, 38,9% cho rằng chỉ ở mức chưa tốt, 15,3% khẳng định ở mức

chưa thực hiện và không ai khẳng định ở mức tốt.

Nội dung 5, trách nhiệm của chủ thể quản lý và các chủ thể có liên

quan trong việc xem xét nội dung phiếu đề xuất vấn đề nghiên cứu, có 58%

người trả lời đã khẳng định mức độ thực hiện ở mức: chưa tốt; 38,2%

người trả lời cho rằng nội dung này chưa thực hiện.

Qua thực tế quản lý và phỏng vấn sâu đại diện lãnh đạo các CSBD

CBQLGD trong NCKH, mức đánh giá chưa thực hiện là bởi:

- Việc TVXĐ vấn đề nghiên cứu mới bắt đầu có trong văn bản

chính thức của Bộ GD&ĐT vào năm 2010.

- Trong ý tưởng của mọi người: Vì kinh phí ít và đây chỉ là hoạt

động tập làm nghiên cứu; Chưa chú trọng vào hiệu quả ứng dụng của nó

trong thực tế, nhất là thực tế trong quản lý ở tại các CSBD CBQLGD;

Chưa có yêu cầu ràng buộc, khuyến khích, động viên đối với các cá nhân

chủ động nguồn kinh phí cho đề tài.

Page 101: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

101

2.4.2. Quản lý TVTC thuyết minh nghiên cứu đề tài NCKH cấp cơ sở

Sau khi xử lý số liệu, kết quả thu được ở bảng số 2.9:

Bảng số 2.9: Mức độ thực hiện các nội dung cơ bản trong quản lý TVTC

thuyết minh đề tài NCKH cấp cơ sở tại CSBD CBQLGD

(Tốt: Công bố công khai các nội dung thực hiện;

Bình thường: Có nội dung nhưng chưa công khai;

Chưa tốt: Chưa đạt mức bình thường)

Kết quả đánh giá

Nội dung cơ bản

Mức độ thực hiện Chưa

thực hiện

Không

trả lời Tốt Bình thường Chưa tốt

SL % SL % SL % SL % SL %

1. Quản lý TVTC thuyết

minh theo qui trình

23 17,6 27 20,6 47 35,9 34 25,9

2. Quản lý TVTC thuyết

minh có kết hợp dùng

điểm số để quyết định

23 17,6 27 20,6 47 35,9 34 25,9

3. Quản lý thông qua

các chính sách, các qui

định để ràng buộc, động

viên và khuyến khích

131 100

4. Quản lý và khai thác

nhờ CNTT

131 100

5. Trách nhiệm của chủ

thể quản lý trong việc

xem xét nội dung

thuyết minh đề tài

nghiên cứu (Tên đề tài;

Tổng quan vấn đề nghiên

cứu; Phương pháp

nghiên cứu; Tiến độ

nghiên cứu; Sản phẩm và

kết quả dự kiến (Khoa

học, đào tạo, ứng dụng);

Hiệu quả dự kiến; Thuyết

minh viết từ chính đề xuất

của tác giả)

10 7,6 75 57,3 46 35,1

Trung bình mức độ thực

hiện của các nội dung TVTC

thuyết minh đề tài NCKH cấp

cơ sở ở 4 CSBD CBQLGD

11 8,4 26 19,8 80 61,1 14 10,7

Page 102: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

102

Nhìn tổng thể, mức độ thực hiện 05 nội dung khi quản lý TVTC

thuyết minh đề tài NCKH cấp cơ sở ở các CSBD CBQLGD số đông đã

đánh giá ở mức: Chưa thực hiện (61,1% số người trả lời đã khẳng định).

Khi xem xét theo từng nội dung, có 2 nội dung được 100% người trả

lời đã khẳng định: Chưa thực hiện (nội dung 3 – quản lý thông qua các

chính sách, các quy định để ràng buộc, động viên và khuyến khích; nội

dung 4 – quản lý và khai thác nhờ công nghệ thông tin).

Số nội dung còn lại, người trả lời đánh giá mức độ thực hiện phân tán:

- Nội dung 1, quản lý TVTC thuyết minh đề tài NCKH cấp cơ sở

theo quy trình (17,6% đánh giá ở mức độ bình thường; 20,6% đánh giá

chưa tốt; 35,9% đánh giá chưa thực hiện).

- Nội dung 2, quản lý TVTC thuyết minh đề tài NCKH cấp cơ sở có

kết hợp dùng điểm số để quyết định (17,6% đánh giá ở mức độ bình thường;

20,6% đánh giá chưa tốt; 35,9% đánh giá chưa thực hiện).

- Nội dung 5, trách nhiệm của chủ thể quản lý và các chủ thể có liên

quan trong việc xem xét nội dung thuyết minh đề tài NCKH cấp cơ sở

(7,6% đánh giá ở mức độ bình thường; 57,3% đánh giá chưa tốt; 35,1%

đánh giá chưa thực hiện).

Qua phỏng vấn sâu đại diện lãnh đạo các CSBD CBQLGD trong

NCKH về thực trạng này, các đại diện đều cho rằng lý do chính là:

- Công tác tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn các văn bản quản lý

NCKH chưa được chú trọng.

- Chưa tăng cường định lượng khách quan vào quá trình xem xét và

đánh giá.

2.4.3. Quản lý triển khai nghiên cứu và kiểm tra đề tài NCKH cấp cơ sở

Qua phiếu điều tra về quản lý triển khai nghiên cứu và kiểm tra đề tài

NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD trong các năm từ 2010 đến 2013,

sau khi xử lý số liệu, kết quả thu được ở bảng 2.10:

Bảng số 2.10: Mức độ thực hiện các nội dung cơ bản trong quản lý

triển khai nghiên cứu và kiểm tra đề tài NCKH cấp cơ sở tại CSBD CBQLGD

Page 103: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

103

(Tốt: Công bố công khai các nội dung thực hiện;

Bình thường: Có nội dung nhưng chưa công khai; Chưa tốt: Chưa đạt mức bình thường)

Kết quả đánh giá

Nội dung cơ bản

Mức độ thực hiện Chưa

thực hiện

Không

trả lời Tốt Bình thường Chưa tốt

SL % SL % SL % SL % SL %

1. Quản lý triển khai

nghiên cứu và kiểm tra

các đề tài theo qui trình

111 84,7 20 15,3

2. Quản lý nhằm bảo đảm

các thành viên tổ kiểm

tra đúng như qui định

111 84,7 20 15,3

3. Quản lý thông qua các

chính sách, các qui định

để ràng buộc, động

viên và khuyến khích

111 84,7 20 15,3

4. Quản lý và khai thác

nhờ CNTT

131 100

5. Xem xét trách nhiệm

các chủ thể trong quá

trình triển khai nghiên

cứu và kiểm tra (Giám sát

sự chỉnh sửa thuyết minh;

Sự tương đồng về khả

năng của nhà khoa học với

nội dung được giao thực

hiện; Nội dung các hợp

đồng nghiên cứu giữa chủ

nhiệm đề tài với nhà khoa

học; Thành viên tổ kiểm

tra so với qui định và so

với nội dung nghiên cứu)

5 3,8 80 61,1 46 35,1

Trung bình mức độ thực

hiện của các nội dung triển

khai nghiên cứu và kiểm

tra ở 4 CSBD CBQLGD

45 34,4 38 29,0 48 36,6

Nhìn tổng thể, mức độ thực hiện 05 nội dung khi quản lý triển khai

nghiên cứu và kiểm tra các đề tài NCKH cấp cơ sở không ai đánh giá ở

mức tốt; 34,4% đánh giá ở mức bình thường; 29% đánh giá ở mức chưa tốt

và 36,6% khẳng định chưa thực hiện.

Page 104: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

104

Khi xem xét mức độ thực hiện theo từng nội dung, có 2 nội dung được

đa số nhìn nhận đạt ở mức bình thường, đó là nội dung 1 – quản lý triển

khai nghiên cứu và kiểm tra các đề tài NCKH cấp cơ sở theo quy trình

(84,7%); và nội dung 2 – quản lý nhằm bảo đảm các thành viên của tổ kiểm

tra đúng như quy định (84,7%).

Nội dung 3 – Quản lý thông qua các chính sách, các quy định để ràng

buộc, động viên và khuyến khích có 84,7% người trả lời khẳng định ở mức

chưa tốt và 15,3% cho rằng chưa thực hiện.

Nội dung 4 - Quản lý và khai thác nhờ công nghệ thông tin – 100% số

người trả lời đã khẳng định: Chưa thực hiện.

Nội dung 5 – việc xem xét trách nhiệm của chủ thể quản lý và các chủ

thể có liên quan, có 61,1% người trả lời khẳng định ở mức chưa tốt, 35,1%

cho rằng chưa thực hiện, chỉ có 3,8% khẳng định ở mức bình thường.

Phỏng vấn sâu các đại diện lãnh đạo NCKH tại các CSBD CBQLGD,

đa số đã khẳng định:

- Việc quản lý triển khai nghiên cứu và kiểm tra không phải ở mức

độ tốt, nhưng số người đánh giá ở mức độ chưa thực hiện không lớn bởi

những cá nhân được giao chịu trách nhiệm quản lý các đề tài NCKH cấp cơ

sở đã thực hiện đúng các quy định của cấp trên, tuy nhiên, chưa được phổ

biến rộng rãi trong toàn đội ngũ.

- Việc kiểm tra quá trình nghiên cứu (kiểm tra các KQNC đã đạt

được, kiểm tra tiến độ và kiểm tra việc giải ngân, việc thanh, quyết toán

của chủ nhiệm đề tài...) mới chỉ dừng lại ở mức độ thực hiện theo hợp đồng

nghiên cứu (một lần đối với đề tài NCKH cấp cơ sở), chưa tiến hành kiểm

tra đột xuất.

2.4.4. Quản lý đánh giá, nghiệm thu đề tài NCKH cấp cơ sở

Sau khi xử lý số liệu, kết quả thu được ở bảng 2.11:

Bảng số 2.11: Mức độ thực hiện các nội dung cơ bản trong quản lý

đánh giá, nghiệm thu đề tài khoa học cấp cơ sở tại CSBD CBQLGD

(Tốt: Công bố công khai các nội dung thực hiện;

Bình thường: Có nội dung nhưng chưa công khai; Chưa tốt: Chưa đạt mức bình thường)

Page 105: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

105

Kết quả đánh giá

Nội dung cơ bản

Mức độ thực hiện Chưa

thực hiện

Không

trả lời Tốt Bình thường Chưa tốt

SL % SL % SL % SL % SL %

1. Quản lý đánh giá,

nghiệm thu quá trình

nghiên cứu và KQNC

theo qui trình

111 84,7 20 15,3

2. Quản lý để bảo đảm các

thành viên Hội đồng ĐG,

NT đúng như qui định

111 84,7 20 15,3

3. Quản lý thông qua các

chính sách, các qui định

để ràng buộc, động

viên và khuyến khích

111 84,7 20 15,3

4. Quản lý và khai thác

nhờ CNTT

131 100

5. Xem xét trách nhiệm

các chủ thể trong quá

trình đánh giá, nghiệm

thu (Kiểm tra để hoàn thiện

các sản phẩm chính và các

hồ sơ chính theo qui định đã

ban hành trước khi ban hành quyết định thành lập

hội đồng đánh giá, nghiệm

thu; Kiểm tra các điều kiện để Hội đồng đánh giá,

nghiệm thu có thể tiến hành phiên họp; Kiểm tra và

hoàn thiện các hồ sơ sau khi

hội đồng đánh giá, nghiệm thu tiến hành xong phiên

họp; Kiểm tra các sản phẩm

chính và các hồ sơ chính

theo qui định đã ban hành

sau khi chủ nhiệm đề tài chỉnh sửa lại theo ý kiến của

hội đồng đánh giá, nghiệm

thu; Xử lý kết quả (Báo cáo, khen thưởng hoặc kỷ luật

theo qui định))

35 26,7 55 42,0 41 31,3

Trung bình mức độ thực

hiện của các nội dung

đánh giá, nghiệm thu ở 4

CSBD CBQLGD

22 16,8 29 22,1 33 25,2 47 35,9

Page 106: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

106

Nhìn tổng thể, ý kiến đánh giá mức độ thực hiện 05 nội dung khi quản

lý đánh giá, nghiệm thu đề tài NCKH cấp cơ sở ở các CSBD CBQLGD đa

số đánh giá ở mức có thể chấp nhận: 18% người trả lời đánh giá ở mức độ

tốt; 22,1% đánh giá ở mức độ bình thường. Tuy nhiên vẫn có 25,2% đánh

giá ở mức độ chưa tốt và 35,9% đánh giá ở mức độ chưa thực hiện.

Khi xem xét theo từng nội dung cụ thể, có 2 nội dung được đánh giá ở

mức độ bình thường và tốt:

- Nội dung 1: Quản lý đánh giá, nghiệm thu theo quy trình, có

84,7% người trả lời khẳng định đánh giá ở mức trung bình.

- Nội dung 2: Quản lý để bảo đảm các thành viên Hội đồng đánh

giá, nghiệm thu đúng như quy định, có 84,7% người trả lời khẳng định ở

mức tốt.

Có 2 nội dung được người trả lời đánh giá thấp:

- Nội dung 3: Quản lý thông qua các chính sách, các quy định để

ràng buộc, động viên và khuyến khích ở mức chưa tốt (84,7% đồng thuận).

- Nội dung 4: Quản lý và khai thác nhờ công nghệ thông tin ở mức

chưa thực hiện (100% đồng thuận).

- Nội dung 5: Xem xét trách nhiệm của chủ thể quản lý và các chủ

thể có liên quan, có 26,7% người trả lời thực hiện ở mức bình thường, 42%

cho rằng thực hiện ở mức chưa tốt và 31,3% khẳng định chưa thực hiện.

Qua phỏng vấn sâu các đại diện lãnh đạo trong NCKH tại các CSBD

CBQLGD, đã giải thích tại sao vẫn có những người nhận định việc quản lý

đánh giá, nghiệm thu chưa tốt. Lý do là:

- Chưa tuyên truyền rộng rãi, công khai dưới dạng tập huấn quy trình về

nội dung đánh giá, nghiệm thu các đề tài NCKH cấp cơ sở;

- Hội đồng đánh giá, nghiệm thu chưa đề cao tính khách quan, khoa

học khi cho điểm.

Page 107: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

107

2.4.5. Quản lý thực hiện quyền tác giả và quyền sở hữu KQNC đề

tài NCKH cấp cơ sở

Sau khi xử lý số liệu, kết quả thu được ở bảng 2.12:

Bảng 2.12: Mức độ thực hiện các nội dung cơ bản nhằm

quản lý thực hiện quyền tác giả và quyền sở hữu KQNC đề tài NCKH cấp cơ sở

(Tốt: Công bố công khai các nội dung thực hiện;

Bình thường: Có nội dung nhưng chưa công khai;

Chưa tốt: Chưa đạt mức bình thường)

Kết quả đánh giá

Nội dung cơ bản

Mức độ thực hiện Chưa

thực hiện

Không

trả lời Tốt Bình thường Chưa tốt

SL % SL % SL % SL % SL %

1. Quản lý thực hiện quyền

tác giả và quyền sở hữu

KQNC theo quy trình

31 23,7 100 76,3

2. Quản lý thông qua các

chính sách, các quy định

để ràng buộc, động viên và

khuyến khích

111 84,7 20 15,3

3. Quản lý và khai thác

nhờ CNTT

131 100

4. Xem xét trách nhiệm

các chủ thể trong quá trình

thực hiện nhiệm vụ (Kiểm tra

việc thực hiện các thủ tục

để bảo đảm quyền tác giả

qua việc cấp giấy chứng

nhận đã thực hiện xong đề

tài cho nhóm nghiên cứu;

Kiểm tra các thủ tục thực

hiện quyền sở hữu KQNC

đối với các đề tài đã được

đánh giá thành công)

3 2,3 10 7,6 118 90,1

Trung bình mức độ thực

hiện các nội dung nhằm

quản lý thực hiện quyền tác

giả và quyền sở hữu KQNC

đề tài cấp cơ sở tại 4 CSBD

CBQLGD

8 0,8 56 42,8 67 51,1

Page 108: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

108

Nhìn tổng thể, mức độ thực hiện của 4 nội dung khi quản lý thực hiện

quyền tác giả và quyền sở hữu KQNC đối với các đề tài NCKH cấp cơ sở

tại các CSBD CBQLGD đa số người trả lời đã khẳng định: Hoặc chưa tốt

(42,8%) hoặc chưa thực hiện (51,1%). Số người khẳng định thực hiện ở

mức bình thường rất ít, chỉ có 0,8%.

Khi xem xét từng nội dung cụ thể, có 2 nội dung, số người trả lời

khẳng định chưa thực hiện khá cao:

- Nội dung 3: Quản lý và khai thác nhờ công nghệ thông tin (100%

khẳng định).

- Nội dung 4: Xem xét trách nhiệm chủ thể quản lý và các chủ thể

có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ (76,3% khẳng định).

Đối với nội dung 1 – Quản lý thực hiện quyền tác giả và quyền sở hữu

KQNC theo quy trình có 23,7% người trả lời ở mức bình thường và 76,3%

khẳng định chưa tốt.

Đối với nội dung 2 - Quản lý thông qua các chính sách, các quy định

để ràng buộc, động viên và khuyến khích – có 84,7% người trả lời khẳng

định mức độ thực hiện ở mức chưa tốt và 15,3% khẳng định chưa thực

hiện nội dung này.

Qua phỏng vấn sâu các đại diện lãnh đạo trong NCKH tại các CSBD

CBQLGD đã hiểu rõ hơn lý do tại sao. Lý do quản lý thực hiện quyền tác

giả và quyền sở hữu KQNC đối với các đề tài NCKH cấp cơ sở chưa thực

hiện là bởi:

- Đây là việc rất mới.

- Các CSBD CBQLGD cũng chưa có nhân sự đảm đương hoạt

động này.

Page 109: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

109

2.4.6. Quản lý áp dụng KQNC đề tài NCKH cấp cơ sở vào thực tiễn

Bảng 2.13: Mức độ thực hiện các nội dung cơ bản nhằm quản lý áp dụng KQNC

đề tài NCKH cấp cơ sở vào thực tiễn

(Tốt: Công bố công khai các nội dung thực hiện;

Bình thường: Có nội dung nhưng chưa công khai;

Chưa tốt: Chưa đạt mức bình thường)

Kết quả đánh giá

Nội dung cơ bản

Mức độ thực hiện Chưa

thực hiện

Không

trả lời Tốt Bình thường Chưa tốt

SL % SL % SL % SL % SL %

1. Quản lý áp dụng KQNC

của các đề tài NCKH cấp

cơ sở vào thực tiễn theo

quy trình

127 96,9 4 3,1

2. Quản lý thông qua các

chính sách, các quy định

để ràng buộc, động viên

và khuyến khích

127 96,9 4 3,1

3. Quản lý và khai thác

nhờ công nghệ thông tin

127 96,9 4 3,1

4. Xem xét trách nhiệm các

chủ thể trong quá trình áp

dụng kết quả nghiên cứu vào

thực tiễn (Kiểm tra kế hoạch

trong năm/giai đoạn trong

quá trình áp dung kết quả

nghiên cứu khoa học giải

quyết các bất cập trong quản

lý hoặc trong công tác đào

tạo, bồi dưỡng tại các CSBD

CBQLGD, địa phương hay

toàn ngành giáo dục...; Kiểm

tra các thủ tục để có thể tiến

hành hợp đồng giữa thủ

trưởng các CSBD CBQLGD

và chủ nhiệm đề tài trong quá

trình triển khai ứng dụng kết

quả nghiên cứu vào thực tiễn)

13 9,9 3 2,3 115 87,8

Trung bình mức độ thực hiện

của các nội dung nhằm áp

dụng KQNC cứu vào thực

tiễn

3 2,3 1 0,8 124 94,6 3 2,3

Page 110: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

110

Nhìn tổng thể, mức độ thực hiện 04 nội dung khi quản lý đưa KQNC

của đề tài NCKH cấp cơ sở vào thực tế tại các CSBD CBQLGD, có 94,6%

số người trả lời đã khẳng định: chưa thực hiện.

Khi xem xét từng nội dung, đa số người trả lời đều đánh giá mức độ

thực hiện của cả 4 nội dung ở mức: chưa thực hiện. Cụ thể là:

- Nội dung 1: Quản lý đưa KQNC của các đề tài NCKH cấp cơ sở

vào thực tế theo quy trình (96,9% khẳng định chưa thực hiện).

- Nội dung 2: Quản lý thông qua các chính sách, các quy định để

ràng buộc, động viên và khuyến khích (96,9% khẳng định chưa thực hiện).

- Nội dung 3: Quản lý và khai thác nhờ công nghệ thông tin (96,9%

khẳng định chưa thực hiện).

- Nội dung 4: Xem xét trách nhiệm chủ thể quản lý và các chủ thể

có liên quan trong quá trình áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn

(87,8% khẳng định chưa thực hiện).

Qua phỏng vấn sâu các đại diện lãnh đạo trong NCKH tại các CSBD

CBQLGD đã lý giải tại sao các KQNC của các đề tài NCKH cấp cơ sở ít được

vận dụng vào thực tế, nhất là ở các lĩnh vực quản lý. Lý do lớn nhất là:

- Trong việc TVXĐ vấn đề nghiên cứu cấp cơ sở và việc TVTC

thuyết minh đề tài NCKH cấp cơ sở chưa được các CSBD CBQLGD quan

tâm đúng mức khi xem xét khả năng ứng dụng trong thực tế;

- Người quản lý và người nghiên cứu đa phần vẫn chưa kết hợp với

các đơn vị/tổ chức sẽ thụ hưởng các KQNC.

Page 111: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

111

2.5. Thực trạng các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới quản lý đề tài

NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD

2.5.1. Yếu tố chủ quan

Bảng 2.14: Mức độ ảnh hưởng của thủ trưởng các CSBD CBQLGD

tới quá trình quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở

(Nhiều: Công bố công khai các nội dung thực hiện;

Bình thường: Có nội dung nhưng chưa công khai;

Ít: Chưa đạt mức bình thường)

Kết quả đánh giá

Nội dung cơ bản

Mức độ ảnh hưởng Chưa có

nội dung

yếu tố

Không

trả lời Nhiều Bình thường Ít

SL % SL % SL % SL % SL %

1. Định hướng cụ thể các

vấn đề nghiên cứu

20 15,3 111 84,7

2. Ban hành quy chế

NCKH trong cơ sở mình

65 49,6 8 6,1 58 44,3

3. Thành lập bộ phận

chuyên trách quản lý

NCKH

91 69,5 40 30,5

4. Sử dụng sức mạnh của

thi đua, khen thưởng

trong NCKH một cách

sâu sắc và toàn diện

16 12,2 115 87,8

Trung bình mức độ ảnh

hưởng của thủ trưởng các

CSBD CBQLGD tới quản lý

đề tài NCKH cấp cơ sở

16 12,2 29 22,1 44 35,6 42 32,1

Nhìn tổng thể, mức độ ảnh hưởng của thủ trưởng các CSBD

CBQLGD, khi thực hiện chức năng quản lý của mình trong quản lý đề tài

NCKH cấp cơ sở là có, nhưng các giảng viên/nhà khoa học trong các

CSBD CBQLGD chưa cảm nhận được: Đa số người trả lời đã đánh giá chỉ

ở mức: Ít (35,6% đã khẳng định) hoặc chưa có nội dung của yếu tố (32,1%

đã khẳng định). Chỉ có 22,1% đánh giá mức độ ảnh hưởng ở mức bình

thường và 12,2% cho rằng ở mức độ nhiều.

Page 112: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

112

Khi xem xét từng nội dung cụ thể thì:

- Nội dung 1: Định hướng cụ thể các vấn đề nghiên cứu, đa số

người trả lời đã khẳng định chưa có nội dung này (84,7%).

- Nội dung 2: Ban hành quy chế NCKH trong cơ sở mình, có 49,6%

cho rằng có ảnh hưởng nhiều, 6,1% kết luận có ảnh hưởng ở mức bình

thường và 44,3% số người trả lời đã khẳng định chưa có nội dung này.

- Nội dung 3: Thành lập bộ phận chuyên trách NCKH, mức độ ảnh

hưởng của nội dung này được 69,5% số người trả lời khẳng định ở mức

bình thường và 30,5% cho rằng có nhưng mức độ ảnh hưởng ít.

- Nội dung 4: Sử dụng sức mạnh của thi đua, khen thưởng trong

NCKH một cách sâu sắc và toàn diện, đa số người trả lời khẳng định mức

độ ảnh hưởng ít (87,8%), số còn lại cho rằng ảnh hưởng của nội dung này

chỉ ở mức bình thường (12,2%). Không ai cho rằng nó có mức độ ảnh

hưởng nhiều.

Qua trao đổi trực tiếp với đại diện lãnh đạo trong NCKH tại các

CSBD CBQLGD, nguyên nhân của thực trạng này là ở chỗ:

- Vai trò tham mưu của người được giao quản lý nhiệm vụ này và

trách nhiệm của Thủ trưởng các CSBD CBQLGD trong việc định hướng các

vấn đề nghiên cứu hàng năm chưa có.

- Việc sử dụng sức mạnh của thi đua, khen thưởng trong việc động

viên, khuyến khích người nghiên cứu còn mờ nhạt.

Bảng 2.15: Mức độ ảnh hưởng của chủ nhiệm đề tài

tới quá trình quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở

(Nhiều: Công bố công khai các nội dung thực hiện;

Bình thường: Có nội dung nhưng chưa công khai;

Ít: Chưa đạt mức bình thường)

Page 113: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

113

Kết quả đánh giá

Nội dung cơ bản

Mức độ ảnh hưởng Chưa có

nội dung

yếu tố

Không

trả lời Nhiều Bình thường Ít

SL % SL % SL % SL % SL %

1. Đề xuất các vấn đề

nghiên cứu của các

giảng viên và nhà khoa

học

86 65,6 21 16,0 20 15,3 4 3,1

2. Thực hiện ký kết các

hợp đồng vụ việc cụ

thể

108 82,4 20 15,3 3 2,3

3. Động lực trong

nghiên cứu khoa học

của các nhà nghiên cứu

45 34,4 64 48,8 20 15,3 2 1,5

Trung bình mức độ ảnh

hưởng của chủ nhiệm đề

tài tới quản lý đề tài

NCKH cấp cơ sở

29 22,1 58 44,3 21 16,0 20 15,3 3 2,3

Nhìn tổng thể, 3 nội dung của chủ nhiệm đề tài khi thể hiện chức năng

quản lý của mình có ảnh hưởng tới quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học

cấp cơ sở: 22,1% đánh giá có ảnh hưởng nhiều, 44,1% đánh giá ảnh hưởng

ở mức bình thường, 16% đánh giá ảnh hưởng ít, 15,3% khẳng định chưa có

nội dung yếu tố này và 2,3% số người được hỏi không trả lời.

Khi xem xét từng nội dung cụ thể của yếu tố này thì:

- Với nội dung 1: Đề xuất các vấn đề nghiên cứu, 65,5% số người

trả lời đã khẳng định nội dung này có ảnh hưởng nhiều.

- Với dung 2: Thực hiện ký kết các hợp đồng vụ việc cụ thể, 82,4% số

người trả lời đã khẳng định nội dung này có ảnh hưởng bình thường.

- Với nội dung 3: Động lực trong nghiên cứu của các giảng viên/nhà

khoa học kết quả đánh giá cụ thể là: 34,4% cho rằng chỉ ở mức độ bình

thường, 48,8% cho rằng mức độ ảnh hưởng chỉ ở mức độ ít, 15,3% khẳng

định chưa có nội dung này và 1,5% không trả lời. Không ai khẳng định

mức độ ảnh hưởng của nội dung ở mức độ nhiều.

Page 114: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

114

Qua trao đổi trực tiếp với đại diện lãnh đạo trong NCKH tại các

CSBD CBQLGD, mặc dù động lực trong nghiên cứu của các giảng

viên/nhà khoa học không ảnh hưởng ở mức độ cao, nhưng sự thành

công của đề tài cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD hầu như do sự nỗ lực

và ý thức trách nhiệm của các chủ nhiệm đề tài từ những khâu đầu đến

khâu cuối của quá trình nghiên cứu.

Bảng 2.16: Mức độ ảnh hưởng của Tổ trưởng tổ kiểm tra/

Chủ tịch Hội đồng đánh giá, nghiệm thu tới quá trình quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở

(Nhiều: Công bố công khai các nội dung thực hiện;

Bình thường: Có nội dung nhưng chưa công khai;

Ít: Chưa đạt mức bình thường)

Kết quả đánh giá

Nội dung cơ bản

Mức độ ảnh hưởng Chưa có

nội dung

yếu tố

Không

trả lời Nhiều Bình thường Ít

SL % SL % SL % SL % SL %

1. Cách tiến hành của

tổ kiểm tra (vai trò,

trách nhiệm của tổ

trưởng)

109 83,2 20 15,3 2 1,5

2. Việc cho điểm của

Hội đồng đánh giá,

nghiệm thu (vai trò,

trách nhiệm của chủ

tịch)

107 81,6 20 15,3 4 3,1

Trung bình \mức độ ảnh

hưởngcủa Tổ trưởng tổ

kiểm tra/Chủ tịch Hội

đồng đánh giá, nghiệm thu

tới quản lý đề tài NCKH

cấp cơ sở

108 82,4 20 15,3 3 2,3

Nhìn tổng thể, Tổ trưởng tổ kiểm tra/Chủ tịch Hội đồng đánh giá

nghiệm thu khi thực hiện chức năng quản lý của mình ảnh hưởng tới việc

quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD

chỉ ở mức bình thường (82,4% số người trả lời đã khẳng định điều này).

Không ai đánh giá có ảnh hưởng ở mức độ nhiều.

Page 115: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

115

Khi xem xét từng nội dung cụ thể thì:

- Với nội dung 1: Cách tiến hành của tổ kiểm tra, có 83,1% số người

trả lời ảnh hưởng ở mức độ bình thường.

- Với nội dung 2: Việc cho điểm của Hội đồng đánh giá, nghiệm

thu, có 81,6% số người trả lời ảnh hưởng ở mức độ bình thường.

Bảng 2.17: Mức độ ảnh hưởng của thủ trưởng cơ quan/tổ chức

sẽ thụ hưởng KQNC tới quá trình thực hiện đề tài NCKH cấp cơ sở

(Nhiều: Công bố công khai các nội dung thực hiện;

Bình thường: Có nội dung nhưng chưa công khai; Ít: Chưa đạt mức bình thường)

Kết quả đánh giá

Nội dung cơ bản

Mức độ ảnh hưởng Chưa có

nội dung

yếu tố

Không

trả lời Nhiều Bình thường Ít

SL % SL % SL % SL % SL %

1. Định hướng cụ thể các

vấn đề nghiên cứu

5 3,8 122 93,1 4 3,1

2. Vai trò, trách nhiệm của

thủ trưởng cơ quan/tổ

chức sẽ hưởng thụ KQNC

127 96,9 4 3,1

Trung bình mức độ ảnh

hưởng của thủ trưởng cơ

quan/tổ chức sẽ thụ hưởng

KQNC tới quá trình thực

hiện đề tài NCKH cấp cơ sở

3 2,3 124 94,6 4 3,1

Nhìn tổng thể, mức độ ảnh hưởng của 2 nội dung khi thủ trưởng cơ quan/tổ

chức sẽ thụ hưởng KQNC thực hiện chức năng quản lý của mình, đã được đa số

người trả lời đã khẳng định: Không, tức là chưa có nội dung yếu tố này.

Cụ thể, nội dung 1: Định hướng các vấn đề nghiên cứu, có 93,1%

khẳng định chưa có nội dung này; với nội dung 2: Vai trò, trách nhiệm của

thủ trưởng cơ quan/tổ chức sẽ thụ hưởng KQNC, có 96,9% số người trả lời

đã khẳng định chưa có nội dung này.

Qua trao đổi trực tiếp, các đại diện lãnh đạo trong NCKH tại các

CSBD CBQLGD đều tin tưởng rằng: Yếu tố này sẽ phát huy ảnh hưởng tốt

trong giai đoạn sắp tới, khi mà vai trò, trách nhiệm quản lý đề tài NCKH

cấp cơ sở được đề cao.

Page 116: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

116

2.5.2. Yếu tố khách quan cơ bản

Mức độ ảnh hưởng của ý thức BD, TBD

Bảng 2.18: Mức độ ảnh hưởng của ý thức BD, TBD

(Nhiều: Công bố công khai các nội dung thực hiện;

Bình thường: Có nội dung nhưng chưa công khai;

Ít: Chưa đạt mức bình thường)

Kết quả đánh giá

Nội dung cơ bản

Mức độ ảnh hưởng Chưa có

nội dung

yếu tố

Không

trả lời Nhiều Bình thường Ít

SL % SL % SL % SL % SL %

1. Khơi dậy lòng ham

mê trong nghiên cứu

bằng sự nêu gương và

khen thưởng

34 26,0 53 40,5 37 28,2 7 5,3

2. Coi NCKH là quá

trình tự nâng cao trình

độ của bản thân

83 63,4 26 19,8 22 16,8

3. Có chính sách cụ thể

trong quá trình BD,

TBD về NCKH

38 29,0 84 64,1 9 6,9

Trung bình mức độ ảnh

hưởng của ý thức BD,

TBD

39 29,8 40 30,5 47 35,9 5 3,8

Nhìn tổng thể, các nội dung yếu tố ý thức BD, TBD của các giảng

viên/nhà khoa học chưa có ảnh hưởng lớn tới việc quá trình quản lý đề tài

NCKH cấp cơ sở: 35,9% người trả lời đã khẳng định chưa có nội dung của

yếu tố này; 30,5% khẳng định có nội dung của yếu tố nhưng mức độ ảnh

hưởng ít, 29,8% cho rằng mức độ ảnh hưởng ở mức bình thường, 3,8%

không trả lời và không ai thừa nhận yếu tố này có ảnh hưởng nhiều.

Khi xem xét từng nội dung cụ thể thì:

Page 117: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

117

- Với nội dung 1: Khơi dậy lòng ham mê trong nghiên cứu bằng sự

nêu gương và khen thưởng, mức độ đánh giá phân tán, có 26% cho rằng

nội dung này có ảnh hưởng ở mức bình thường, 40,5% khẳng định có mức

độ ảnh hưởng ít, 28,2% khẳng định chưa có nội dung này, 5,3% không trả

lời và không ai chấp nhận nội dung này có ảnh hưởng nhiều.

- Với nội dung 2: Coi NCKH là quá trình tự nâng cao trình độ của

bản thân, đa số đã đánh giá ảnh hưởng ở mức bình thường (63,4% người trả

lời đã khẳng định mức độ ảnh hưởng tới quá trình quản lý các đề tài nghiên

cứu khoa học cấp cơ sở ở mức bình thường, 19,8% đánh giá ảnh hưởng ở

mức độ ít và 16,8% khẳng định chưa có nội dung này).

- Với nội dung 3: Có chính sách cụ thể trong quá trình BD, TBD về

NCKH, đa số người trả lời đã khẳng định chưa có nội dung này (64,1%).

Có 29% cho rằng đã có nội dung nhưng mức độ ảnh hưởng ít, 6,9% không

trả lời và không ai khẳng định có ảnh hưởng nhiều.

Theo ý kiến của đại diện lãnh đạo trong NCKH thì mức độ ảnh hưởng

của yếu tố BD, TBD sẽ tự động có mức ảnh hưởng cao nếu các CSBD

CBQLGD làm tốt công tác kế hoạch và có các giải pháp cụ thể trong việc

động viên, khuyến khích các cá nhân/tập thể trong NCKH.

Mức độ ảnh hưởng của chính sách thi đua, khen thưởng

Kết quả việc điều tra thực trạng: Lấy việc tổ chức thi đua, khen

thưởng là hoạt động then chốt quản lý NCKH được thể hiện ở bảng 2.19:

Bảng số 2.19: Mức độ ảnh hưởng của

chính sách thi đua, khen thưởng

(Nhiều: Công bố công khai các nội dung thực hiện;

Bình thường: Có nội dung nhưng chưa công khai; Ít: Chưa đạt mức bình thường)

Page 118: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

118

Kết quả đánh giá

Nội dung cơ bản

Mức độ ảnh hưởng Chưa có

nội dung

yếu tố

Không

trả lời Nhiều Bình thường Ít

SL % SL % SL % SL % SL %

1. Có các tiêu chí thuộc

NCKH nằm trong hệ

thống tiêu chí thi đua,

khen thưởng chung

88 67,2 43 32,8

2. Có hình thức thi đua,

khen thưởng theo

chuyên đề trong NCKH

131 100

3. Có hình thức khen

thưởng đột xuất trong

NCKH

118 90,1 13 9,9

Trung bình mức độ ảnh

hưởng của chính sách thi

đua, khen thưởng trong

NCKH

29 22,1 98 74,8 4 3,1

Nhìn tổng thể, các nội dung của yếu tố chính sách thi đua, khen

thưởng trong NCKH chưa có ảnh hưởng lớn tới quá trình quản lý đề tài

NCKH cấp cơ sở: 74,8% người trả lời đã khẳng định chưa có nội dung của

yếu tố này; 22,1% khẳng định có nội dung của yếu tố nhưng mức độ ảnh

hưởng ít, 3,1% không trả lời và không ai thừa nhận yếu tố này có ảnh

hưởng nhiều.

Page 119: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

119

Khi xem xét từng nội dung cụ thể thì:

- Với nội dung 1: Có các tiêu chí thuộc NCKH nằm trong hệ thống

tiêu chí thi đua, khen thưởng chung, 67,2% người được hỏi khẳng định có

nhưng sự ảnh hưởng chỉ ở mức độ ít và 32,8% khẳng định chưa có nội

dung yếu tố này.

- Với nội dung 2: Có hình thức thi đua khen thưởng theo chuyên đề

trong NCKH, 100% người được hỏi khẳng định chưa có nội dung yếu tố này.

- Với nội dung 3: Có hình thức khen thưởng đột xuất trong NCKH,

90,1% người được hỏi khẳng định chưa có nội dung yếu tố này.

Qua phỏng vấn những cá nhân có liên quan đến hoạt động thi đua,

khen thưởng ở các CSBD CBQLGD, nguyên nhân cơ bản của thực trạng

này trong NCKH là:

- Lãnh đạo chưa quan tâm đến hoạt động thi đua, khen thưởng một

cách thực chất.

- Lãnh đạo chưa coi thi đua, khen thưởng chính là công cụ hữu hiệu

trong việc khơi dậy lòng ham mê NCKH đang tiềm ẩn trong mỗi cán bộ,

giảng viên và các nhà khoa học thuộc cơ sở mình.

Mức độ ảnh hưởng của việc ưu tiên cho các đề tài NCKH cấp cơ sở

theo hướng NCKH SPƯD

Qua phiếu hỏi về thực trạng của việc ưu tiên cho các đề tài NCKH cấp

cơ sở theo hướng NCKH SPƯD phục vụ công tác giảng dạy và quản lý

trong các năm từ 2010 đến 2013 thể hiện như sau:

Bảng 2.20: Mức độ ảnh hưởng của việc ưu tiên theo hướng NCKH SPƯD

(Nhiều: Công bố công khai các nội dung thực hiện;

Bình thường: Có nội dung nhưng chưa công khai;

Ít: Chưa đạt mức bình thường)

Page 120: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

120

Kết quả đánh giá

Nội dung cơ bản

Mức độ ảnh hưởng Chưa có

nội dung

yếu tố

Không

trả lời Nhiều Bình thường Ít

SL % SL % SL % SL % SL %

1. Đã có đề tài NCKH

theo hướng NCKH

SPƯD

129 98,5 2 1,5

2. Đã có kế hoạch để

quản lý và phát triển

các đề tài NCKH theo

hướng NCKH SPƯD

127 96,9 4 3,1

Trung bình mức độ ảnh

hưởng của việc ưu tiên các

đề tài theo hướng NCKH

SPƯD

128 97,7 3 2,3

Nhìn tổng thể về cả 02 nội dung này và xem xét theo từng nội dung cụ

thể đều cho thấy: Yếu tố này chưa có (97,7% đã khẳng định).

Trong đó:

- Với nội dung 1: Đã có đề tài NCKH theo hướng NCKH SPƯD,

98,5% khẳng định chưa có nội dung này.

- Với nội dung 2: Đã có kế hoạch để quản lý và phát triển các đề tài

NCKH theo hướng NCKH SPƯD, 96,9% khẳng định chưa có nội dung này.

Mức độ ảnh hưởng của chính sách tuyển dụng, bố trí, đánh giá và bổ

nhiệm cán bộ khoa học

Qua phiếu điều tra về yếu tố xây dựng chính sách tuyển dụng, bố trí,

đánh giá và bổ nhiệm cán bộ khoa học trong các năm từ 2010 đến 2013 kết

quả thu được ở bảng 2.21:

Bảng 2.21: Mức độ ảnh hưởng của chính sách tuyển dụng, bố trí,

đánh giá và bổ nhiệm cán bộ khoa học

(Nhiều: Công bố công khai các nội dung thực hiện;

Bình thường: Có nội dung nhưng chưa công khai; Ít: Chưa đạt mức bình thường)

Page 121: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

121

Kết quả đánh giá

Nội dung cơ bản

Mức độ ảnh hưởng Chưa có

nội dung

yếu tố

Không

trả lời Nhiều Bình thường Ít

SL % SL % SL % SL % SL %

1. Có các tiêu chí thuộc

NCKH nằm trong hệ

thống tiêu chí tuyển

dụng

51 38,9 58 44,3 22 16,8

2. Có các tiêu chí thuộc

NCKH nằm trong hệ

thống tiêu chí bố trí

công việc

15 11,5 98 74,8 18 13,7

3. Có các tiêu chí thuộc

NCKH nằm trong hệ

thống tiêu chí đánh giá

và bổ nhiệm

12 9,2 108 82,4 11 8,4

Trung bình mức độ ảnh hưởng

của chính sách TD, BT, ĐG

và BN cán bộ khoa học

26 19,8 88 67,2 17 13,0

Nhìn tổng thể, đa số người trả lời về 03 nội dung của yếu tố chính

sách tuyển dụng, bố trí, đánh giá và bổ nhiệm cán bộ khoa học tại các

CSBD CBQLGD đã khẳng định chưa có nội dung của yếu tố này (67,2%

đã khẳng định).

Khi xem xét từng nội dung thì:

- Với nội dung 1: Có các tiêu chí thuộc NCKH nằm trong hệ thống

tiêu chí tuyển dụng, 44,3% khẳng định chưa có nội dung này, 38,9% cho

rằng có nội dung này nhưng mức độ ảnh hưởng ít, 16,8% không trả lời.

Không ai khẳng định mức độ ảnh hưởng ở mức bình thường hay tốt.

- Với nội dung 2: Có các tiêu chí thuộc NCKH nằm trong hệ thống

tiêu chí bố trí công việc, 74,8% khẳng định chưa có nội dung này, 11,5%

cho rằng có nội dung này nhưng mức độ ảnh hưởng ít, 13,7% không trả lời.

Không ai khẳng định mức độ ảnh hưởng ở mức bình thường hay tốt.

Page 122: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

122

- Với nội dung 3: Có các tiêu chí thuộc NCKH nằm trong hệ thống

tiêu chí đánh giá và bổ nhiệm, 82,4% khẳng định chưa có nội dung này, 9,2%

cho rằng có nội dung này nhưng mức độ ảnh hưởng ít, 8,4% không trả lời.

Không ai khẳng định mức độ ảnh hưởng ở mức bình thường hay tốt.

Qua phỏng vấn những cá nhân có liên quan và nhận thức trong thực tế

công tác, thực trạng này là hệ quả của nhận thức chưa đầy đủ về việc sử

dụng con người trong từng công việc cụ thể. Để khắc phục vấn đề này,

riêng các CSBD CBQLGD không thể thực hiện được.

Mức độ ảnh hưởng của hệ thống thông tin quản lý

Qua phiếu điều tra về yếu tố hệ thống thông tin quản lý trong các năm

từ 2010 đến 2013 kết quả thu được ở bảng 2.22:

Bảng 2.22: Mức độ ảnh hưởng của hệ thống thông tin quản lý

(Nhiều: Công bố công khai các nội dung thực hiện;

Bình thường: Có nội dung nhưng chưa công khai;

Ít: Chưa đạt mức bình thường)

Kết quả đánh giá

Nội dung cơ bản

Mức độ ảnh hưởng Chưa có

nội dung

yếu tố

Không

trả lời Nhiều Bình thường Ít

SL % SL % SL % SL % SL %

Mức độ ảnh hưởng của

hệ thống thông tin

quản lý

31 23,7 100 76,3

76,3% người trả lời đã khẳng định chưa có nội dung của yếu tố hệ

thống thông tin quản lý và 27,3% cho rằng có nội dung này nhưng mức độ

ảnh hưởng ít.

Qua phỏng vấn sâu, có thực trạng này là do: Các CSBD CBQLGD

mới chỉ dừng lại ở việc quản lý các KQNC dưới dạng các báo cáo chính và

báo cáo tóm tắt, chưa xây dựng các phần mềm để quản lý quá trình nghiên

cứu và quản lý KQNC.

Page 123: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

123

Mức độ ảnh hưởng của sự gắn kết giữa giảng dạy với NCKH

Qua phiếu điều tra về yếu tố hình thành sự gắn kết giữa giảng dạy với

NCKH của cá nhân/tổ chức nghiên cứu trong các năm từ 2010 đến 2013

kết quả thu được ở bảng 2.23:

Bảng số 2.23: Mức độ ảnh hưởng của sự gắn kết

giữa hai nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học

(Nhiều: Công bố công khai các nội dung thực hiện;

Bình thường: Có nội dung nhưng chưa công khai;

Ít: Chưa đạt mức bình thường)

Kết quả đánh giá

Nội dung cơ bản

Mức độ ảnh hưởng Chưa có

nội dung

yếu tố

Không

trả lời Nhiều Bình thường Ít

SL % SL % SL % SL % SL %

1. Các kết quả nghiên

cứu có liên quan đến

công tác đào tạo, bồi

dưỡng

91 69,5 36 27,5 4 3,0

2. Các kết quả nghiên

cứu có liên quan đến

việc phục vụ cho công

tác quản lý trong giáo

dục

58 44,3 62 47,3 11 8,4

3. Có văn bản qui định

sự ràng buộc trách

nhiệm cụ thể của giảng

viên/nhà khoa học

trong việc tham gia

giảng dạy và NCKH

58 44,3 62 47,3 11 8,4

Trung bình mức độ ảnh

hưởng của sự gắn kết

giữa giảng dạy với

nghiên cứu khoa học

69 52,7 53 40,5 9 6,8

Page 124: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

124

Nhìn tổng thể, mức độ ảnh hưởng của sự gắn kết giữa giảng dạy với

NCKH của giảng viên/nhà khoa học đối với quản lý đề tài NCKH cấp cơ

sở tại các CSBD CBQLGD chỉ ở mức độ ít (52,7% người trả lời đã khẳng

định) – Số còn lại khẳng định chưa có nội dung của yếu tố (40,5%) hoặc

không trả lời (6,8%).

Khi xem xét từng nội dung cụ thể thì:

- Với nội dung 1: Các kết quả nghiên cứu có liên quan đến công tác

đào tạo, bồi dưỡng, đa số người trả lời có ảnh hưởng nhưng ở mức độ ít

(69,5% đã khẳng định).

- Với nội dung 2: Các kết quả nghiên cứu có liên quan đến việc

phục vụ cho công tác quản lý trong giáo dục, kết quả trả lời không tập

trung, nhưng theo chiều hướng không tốt: 44,3% khẳng định có nội dung

này nhưng mức độ ảnh hưởng ít, 47,3% lại khẳng định chưa có nội dung

này.

- Với nội dung 3: Có văn bản quy định sự ràng buộc trách nhiệm cụ

thể của giảng viên/nhà khoa học trong việc tham gia giảng dạy và NCKH,

tương tự như nội dung 2, kết quả trả lời không tập trung, nhưng theo chiều

hướng không tốt: 44,3% khẳng định có nội dung này nhưng mức độ ảnh

hưởng ít, 47,3% lại khẳng định chưa có nội dung này.

Qua phỏng vấn sâu đại diện lãnh đạo trong NCKH tại các CSBD

CBQLGD đã khẳng định: có thực trạng này là một tất yếu; thực trạng này rất

khó khắc phục và không phải chỉ ở các CSBD CBQLGD. (Vấn đề là ở chỗ:

Sự chính xác trong việc thực hiện quyền lợi và trách nhiệm đối với mỗi con

người, để sao cho, mỗi cá nhân cảm thấy cần phải phụng sự cho công việc

mình được đảm nhận).

Mức độ ảnh hưởng của thái độ tích cực khi tham gia NCKH

Qua điều tra, có thể tổng hợp thực trạng của thái độ tích cực khi tham

gia NCKH của giảng viên/nhà khoa học như sau:

Page 125: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

125

Bảng 2.24: Mức độ ảnh hưởng của thái độ tích cực khi tham gia NCKH

(Nhiều: Công bố công khai các nội dung thực hiện;

Bình thường: Có nội dung nhưng chưa công khai;

Ít: Chưa đạt mức bình thường)

Kết quả đánh giá

Nội dung cơ bản

Mức độ ảnh hưởng Chưa có

nội dung

yếu tố

Không

trả lời Nhiều Bình thường Ít

SL % SL % SL % SL % SL %

1. Yêu cầu NCKH là

hoạt động bắt buộc

99 75,6 32 24,4

2. Lấy việc tổ chức thi

đua, khen thưởng là

then chốt trong NCKH

30 22,9 101 77,1

3. Có hướng dẫn và trao

đổi kinh nghiệm với đội

ngũ giảng viên, các nhà

quản lý về NCKH

19 14,5 112 85,5

Trung bình mức độ ảnh

hưởng của thái độ tích

cực trong NCKH

33 25,2 27 20,6 71 54,2

Nhìn tổng thể, đa số người trả lời 3 nội dung về thái độ tích cực khi tham

gia NCKH của giảng viên/nhà khoa học tại các CSBD CBQLGD đã khẳng

định chưa có nội dung của yếu tố này (54,2% đã khẳng định), không ai

khẳng định có ảnh nhiều, chỉ có 25,2% khẳng định ảnh hưởng ở mức bình

thường và 20,6% cho là có ảnh hưởng ít.

Khi xem xét từng nội dung cụ thể thì:

- Với nội dung 1: Yêu cầu NCKH là hoạt động bắt buộc, có 75,6%

khẳng định có ảnh hưởng nhiều tới quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở, số còn

lại cho rằng mức độ ảnh hưởng ít (24,4%).

- Với nội dung 2: Lấy việc tổ chức thi đua, khen thưởng là then chốt

trong NCKH, 77,1% số người trả lời khẳng định chưa có nội dung này và

22,9% cho rằng có nội dung này nhưng mức độ ảnh hưởng ít.

Page 126: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

126

- Với nội dung 3: Có hướng dẫn và trao đổi kinh nghiệm với đội

ngũ giảng viên, các nhà quản lý về NCKH, 85,9% số người trả lời khẳng

định chưa có nội dung này và 14,5% cho rằng có nội dung này nhưng mức

độ ảnh hưởng ít.

Mức độ ảnh hưởng của cơ sở vật chất, trang thiết bị và việc hỗ trợ

kinh phí

Qua phiếu điều tra về cơ sở vật chất, trang thiết bị và việc hỗ trợ kinh

phí cho các đề tài NCKH cấp cơ sở trong các năm từ 2010 đến 2013 kết

quả thu được ở bảng 2.25 sau:

Bảng 2.25: Mức độ ảnh hưởng của cơ sở vật chất,

trang thiết bị và việc hỗ trợ kinh phí

(Nhiều: Công bố công khai các nội dung thực hiện;

Bình thường: Có nội dung nhưng chưa công khai;

Ít: Chưa đạt mức bình thường)

Kết quả đánh giá

Nội dung cơ bản

Mức độ ảnh hưởng Chưa có

nội dung

yếu tố

Không

trả lời Nhiều Bình thường Ít

SL % SL % SL % SL % SL %

1. Việc xây dựng cơ sở

vật chất, trang thiết bị

90 68,7 41 31,3

2. Việc hỗ trợ kinh phí

cho các đề tài NCKH

cấp cơ sở

131 100

3. Việc hỗ trợ kinh phí

cho các cho các hoạt

động khác ngoài đề tài

nghiên cứu

115 87,8 16 12,2

Trung bình mức độ ảnh

hưởng của yếu tố cơ sở

vật chất, trang thiết bị

và việc hỗ trợ kinh phí

38 29,0 35 26,7 14 10,7 44 33,6

Nhìn tổng thể, việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của yếu tố cơ sở vật

chất, trang thiết bị và việc hỗ trợ kinh phí cho đề tài NCKH cấp cơ sở tại

các CSBD CBQLGD có chiều hướng không tích cực:

Page 127: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

127

Có ảnh hưởng nhiều: 29%; Có ảnh hưởng bình thường: 26,7%; Có

ảnh hưởng ít: 10,7%; Chưa có yếu tố này: 33,6%.

Khi xem xét từng nội dung cụ thể thì:

- Với nội dung 1: Việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị là nội

dung có ảnh hưởng tích cực, 68,7% khẳng định có ảnh hưởng nhiều và

31,3% đánh giá có ảnh hưởng ở mức bình thường (Thư viện đã tạo điều

kiện để tra cứu và học tập; Các CSBD CBQLGD đã tạo điều kiện dễ dàng

về địa điểm để tổ chức các hội thảo khoa học và các chuyên đề liên quan

đến các vấn đề nghiên cứu, tuy nhiên, các thiết bị phục vụ cho việc liên kết

và truy xuất các thông tin về khoa học còn hạn chế ...).

- Với nội dung 2: Việc hỗ trợ kinh phí cho các đề tài NCKH cấp cơ

sở, 100% số người trả lời đã khẳng định chưa có nội dung này.

- Với nội dung 3: Việc hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động khác ngoài

đề tài NCKH cấp cơ sở, đây là nội dung được mọi người trả lời khen ngợi,

87,8% đã khẳng định có ảnh hưởng nhiều, số còn lại đánh giá mức ảnh

hưởng là bình thường (12,2%).

Thống kê số tiền từ ngân sách phân bổ cho các CSBD CBQLGD cho đề

tài NCKH cấp cơ sở là: 921 triệu đồng/3 năm/3 cơ sở (1 cơ sở không có).

Qua trao đổi với đại diện lãnh đạo bộ phận chuyên trách NCKH và bộ

phận Kế hoạch-Tài chính của các CSBD CBQLGD, những điểm nhấn quan

trọng được khái quát như sau: Chưa CSBD CBQLGD nào hỗ trợ kinh phí cho

các đề tài NCKH cấp cơ sở; Việc giải ngân thông qua các hợp đồng với các nhà

khoa học chiếm khoảng 60% kinh phí của đề tài (theo thuyết minh nghiên cứu);

việc chuyển tiền cho các nhà khoa học sau khi ký hợp đồng được thực hiện

theo quy định tài chính hiện hành (chính điều này, do có sự thay đổi về quản lý

tài chính và do từng nơi có cách vận dụng khác nhau nên các chủ nhiệm đề tài

rất vất vả trong việc tổ chức giải ngân hay thanh quyết toán kinh phí đề tài, mặc

dù kinh phí cho các đề tài NCKH cấp cơ sở rất ít).

Page 128: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

128

Mức độ ảnh hưởng của việc áp dụng KQNC đề tài NCKH cấp cơ sở

vào thực tiễn

Bảng 2.26: Mức độ ảnh hưởng của việc áp dụng KQNC

đề tài NCKH cấp cơ sở vào thực tiễn

(Nhiều: Công bố công khai các nội dung thực hiện;

Bình thường: Có nội dung nhưng chưa công khai; Ít: Chưa đạt mức bình thường)

Kết quả

đánh giá

Nội dung

cơ bản

Mức độ ảnh hưởng Chưa có nội

dung yếu tố

Không

trả lời Nhiều Bình thường Ít

SL % SL % SL % SL % SL %

1. Xem xét và

cân nhắc tính khả

thi đối với các

sản phẩm và kết

quả dự kiến

muốn áp dụng

vào thực tiễn của

tác giả khi quản

lý đầu vào

81 61,8 50 38,2

2. Kiểm tra và

yêu cầu chủ

nhiệm đề tài có

những minh

chứng cụ thể về

các KQNC dự

kiến sẽ áp dụng

vào thực tiễn khi

quản lý sự biến

đổi.

110 84,0 21 16,0

3. Hằng năm đều

triển khai kế

hoạch áp dụng

KQNC của đề tài

NCKH vào thực

tiễn khi quản lý

đầu ra.

11 8,4 120 91,6

Trung bình mức

độ ảnh hưởng của

yếu tố áp dụng

KQNC đề tài

NCKH cấp cơ sở

vào thực tiễn

67 51,1 64 48,9

Page 129: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

129

Nhìn tổng thể, mức độ ảnh hưởng của yếu tố áp dụng KQNC đề tài

NCKH cấp cơ sở vào thực tiễn chỉ ở mức ít (51,1% số người được hỏi đã

khẳng định) và số còn lại khẳng định: Chưa có nội dung yếu tố này.

Xét theo từng nội dung thì:

- Nội dung 2 (Kiểm tra và yêu cầu chủ nhiệm đề tài có những minh

chứng cụ thể về các KQNC dự kiến sẽ áp dụng vào thực tiễn khi quản lý sự

biến đổi) có 84,0% người được hỏi khẳng định có ảnh hưởng và ở nội dung

1 (Xem xét và cân nhắc tính khả thi đối với các sản phẩm và kết quả dự

kiến của tác giả muốn áp dụng vào thực tiễn khi quản lý đầu vào) có 61,8%

người được hỏi khẳng định có ảnh hưởng, nhưng cả hai nội dung này chỉ

được đánh giá ở mức ít.

- Nội dung 3 - Hằng năm đều triển khai kế hoạch áp dụng KQNC

của đề tài NCKH vào thực tiễn khi quản lý đầu ra - Có 91,6 % người được

hỏi đã khẳng định chưa có nội dung yếu tố này.

Qua phỏng vấn sâu các chuyên gia về 3 nội dung như trên, tất cả mọi

người đều khẳng định: Trong kế hoạch hằng năm, CSBD CBQLGD chưa

có hạng mục áp dụng KQNC của đề tài cấp cơ sở vào thực tiễn trong kế

hoạch hằng năm. Khi TVXĐ vấn đề nghiên cứu cũng như TVTC thuyết

minh đề tài NCKH cấp cơ sở chưa quan tâm nhiều đến khả năng ứng dụng

KQNC vào thực tế. Lý do lớn nhất của thực tế này là do: Kinh phí dành

cho các đề tài NCKH cấp cơ sở quá ít, nên đa phần chỉ quan tâm đến sự

lôgic của phiếu đề xuất, thuyết minh nghiên cứu và báo cáo tổng kết.

Page 130: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

130

2.6. Đánh giá thực trạng quản lý NCKH tại các CSBD CBQLGD

Quản lý NCKH tại các CSBD CBQLGD trong giai đoạn từ năm 2010

đến năm 2013 có những ưu điểm và hạn chế như sau:

2.6.1. Những ưu điểm

- Các CSBD CBQLGD đều phân công một cá nhân (kiêm nhiệm) hoặc

thành lập một tổ chức trong đơn vị - tùy theo quy mô - chịu trách nhiệm

quản lý NCKH; trong Ban lãnh đạo các CSBD CBQLGD có phân công một

người chịu trách nhiệm chính trong hoạt động này.

- Các CSBD CBQLGD đều xác định trong cơ sở mình: NCKH là trách

nhiệm của các giảng viên, các cán bộ nghiên cứu và là hình thức tự nâng

cao trình độ chuyên môn; đều có ý tưởng đưa NCKH và quản lý NCKH

vào hệ thống thi đua trong cơ sở của mình.

- Trong điều kiện cụ thể của mình, các CSBD CBQLGD đều tạo điều

kiện về cơ sở vật chất và hỗ trợ về kinh phí cho NCKH.

- Trong việc quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở:

Các quá trình cụ thể trong quản lý các đề tài NCKH cấp cơ sở đã

được các CSBD CBQLGD tiến hành tương đối khách quan và đang tiến

dần đến việc áp dụng theo quy trình nhằm phát huy tinh thần trách nhiệm

và sáng tạo của người nghiên cứu.

Các đề tài NCKH cấp cơ sở đã tập trung vào cải thiện nội dung

và phương pháp giảng dạy trong đơn vị mình.

2.6.2. Những hạn chế

- Chưa ban hành các quy định để ràng buộc, động viên và khuyến khích

các giảng viên/nhà khoa học nhằm phát triển NCKH như: Đa số chưa ban

hành Quy chế NCKH; Chưa ban hành quy định về thi đua khen thưởng trong

NCKH; Chưa ban hành quy định ưu tiên cho các đề tài NCKH SPƯD phục

vụ công tác quản lý và giảng dạy của các CSBD CBQLGD; Chưa ban hành

Page 131: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

131

quy định tuyển dụng, bố trí, đánh giá và bổ nhiệm cán bộ khoa học; Chưa

ban hành quy định để có hệ thống thông tin quản lý nhằm tạo môi trường

thuận lợi trong NCKH; Chưa ban hành quy định nhằm tạo ra thái độ đúng

khi tham gia NCKH; Chưa ban hành quy định nhằm tạo ý thức BD, TBD

trong NCKH cho giảng viên/nhà khoa học...

- Chưa giải quyết mối quan hệ giữa giảng dạy với việc thực hiện

NCKH như chưa có văn bản quy định cụ thể về: Sự liên quan giữa kết quả

nghiên cứu với công tác đào tạo, bồi dưỡng của các CSBD CBQLGD; Sự

liên quan giữa KQNC với công tác quản lý trong giáo dục; Về vấn đề khơi

dậy lòng ham mê trong nghiên cứu; Về sự coi trọng NCKH trong việc nâng

cao trình độ của các giảng viên/nhà khoa học; Về khả năng lập kế hoạch

trong hoạt động BD, TBD trong NCKH...

- Trong quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở:

o Chưa hoàn thiện các quy trình trong quá trình thực hiện đề tài

NCKH cấp cơ sở như: Chưa công khai các quy trình; Chưa công khai các

tiêu chí để đánh giá và chấm điểm các vấn đề nghiên cứu, thuyết minh

nghiên cứu...

o Chưa tổ chức tốt mối quan hệ phối hợp giữa các chủ thể trong

quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở như: Chưa có văn bản quy định cụ thể về

trách nhiệm trong việc định hướng cụ thể các vấn đề nghiên cứu; Trách

nhiệm trong việc thực hiện NCKH của các giảng viên/nhà khoa học; Trách

nhiệm của thủ trưởng cơ quan/tổ chức sẽ thụ hưởng KQNC...

o Chưa đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất và hỗ trợ kinh phí cho việc

thực hiện các đề tài NCKH cấp cơ sở như: Chưa có văn bản quy định về việc

ưu tiên trang thiết bị và hỗ trợ kinh phí cho đề tài; Chưa đổi mới cách cấp phát

tài chính theo hướng tự chủ và trách nhiệm giải trình....

o Chưa có kế hoạch và kinh phí để áp dụng KQNC của đề tài cấp

cơ sở vào thực tiễn

Page 132: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

132

2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Do nhiều lý do, tuy nhiên, trọng tâm và quan trọng nhất là sự chậm

đổi mới trong quan niệm, sự chậm đổi mới trong cách thức và trong ý thức

trách nhiệm của chủ thể quản lý và các chủ thể có liên quan đối với việc

thực hiện NCKH của cơ sở mình, cụ thể là:

- Đối với việc thực hiện các đề tài: Hằng năm, các CSBD CBQLGD

chưa chủ động đưa ra các vấn đề nghiên cứu có tính ưu tiên; Chưa chú ý và

định hướng tới các đề tài mang tính ứng dụng phục vụ công tác quản lý và

công tác giảng dạy; Các CSBD CBQLGD chưa thống nhất được một quy

trình mang tính ổn định và khách quan ở từng quá trình cụ thể trong quản

lý các đề tài NCKH, đặc biệt là đề tài NCKH cấp cơ sở, bởi các đề tài

NCKH cấp cơ sở là do thủ trưởng các CSBD CBQLGD qui định trên cơ sở

các qui định đối với các đề tài trên cấp cơ sở (Mặc dù năm 2010 và năm

2011 Bộ GD&ĐT đã ban hành hai Thông tư quy định về quản lý đề tài

KH&CN và quy định về hoạt động KH&CN để làm cơ sở cho sự đổi mới).

- Công tác giảng dạy nhiều, thêm vào đó, kinh phí dành cho một

NCKH chưa tương xứng với hoạt động thực sự của người nghiên cứu, nên

các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu hay các giảng viên chọn những hoạt

động thiên về sự nỗ lực của cá nhân như: Viết bài báo, viết giáo trình hoặc

thành viên tham gia nghiên cứu, hướng dẫn người học… để thực hiện

nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của mình.

- Chưa quán triệt sâu sắc, đúng và đầy đủ hoạt động thi đua, khen

thưởng trong NCKH ở đơn vị mình.

- Còn có CSBD CBQLGD chưa ban hành được quy chế về NCKH cho

đơn vị mình.

- Còn có CSBD CBQLGD phân công người chịu trách nhiệm về

NCKH ở hình thức công tác kiêm nhiệm.

- Đa số các CSBD CBQLGD chưa tìm được nguồn kinh phí từ doanh

nghiệp và xã hội phục vụ cho NCKH.

Page 133: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

133

Kết luận chương 2

Với thực trạng NCKH, thực trạng quản lý NCKH, đặc biệt là thực

trạng quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD, kết hợp

phỏng vấn sâu, ngoài những ưu điểm, có thể khái quát những yếu điểm cụ

thể từ năm 2010 đến 2013 tại các CSBD CBQLGD như sau:

- Ở các CSBD CBQLGD việc triển khai các đề tài NCKH còn ít.

Các đề tài NCKH cấp cơ sở đã triển khai chưa đáp ứng được hoạt động

quản lý giáo dục, chưa mang tính ứng dụng cao.

- Sức ép trong công tác giảng dạy lớn và các CSBD CBQLGD chưa

chủ động đầu tư kinh phí cho các đề tài NCKH.

- Có sự mất cân đối giữa hai nhiệm vụ: giảng dạy và NCKH. Đa số

các giảng viên đã lựa chọn cách hoàn thành NCKH không cần thông qua

việc thực hiện các đề tài NCKH.

- Tất cả các CSBD CBQLGD chưa triển khai nghiên cứu theo

hướng NCKH SPƯD, chưa thực hiện việc kiểm tra đột xuất trong quá trình

quản lý.

Với thực trạng quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở, kết hợp phỏng vấn sâu,

có thể khái quát những yếu điểm cụ thể trong giai đoạn từ năm 2010 đến

năm 2013 tại các CSBD CBQLGD là:

- Chưa thực hiện các đề tài NCKH cấp cơ sở theo quy trình phù hợp

với điều kiện của từng CSBD CBQLGD (đã xuất hiện ở Học viện Quản lý

giáo dục, tuy nhiên, tất cả các quy trình cụ thể chưa được công khai).

- Về ảnh hưởng của yếu tố chủ quan:

o Ảnh hưởng của chủ thể quản lý trong việc định hướng vấn

đề nghiên cứu hằng năm và tổ chức thi đua, khen thưởng trong NCKH

còn mờ nhạt.

Page 134: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

134

o Ảnh hưởng của chủ nhiệm đề tài là rất lớn tới KQNC đề tài

NCKH cấp cơ sở.

o Tổ trưởng tổ kiểm tra và Chủ tịch Hội đồng đánh giá, nghiệm

thu chỉ ảnh hưởng ở mức bình thường.

o Thủ trưởng cơ quan/tổ chức sẽ thụ hưởng KQNC hầu như

chưa có ảnh hưởng tới KQNC đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD

CBQLGD.

- Về ảnh hưởng của yếu tố khách quan cơ bản:

o Chưa có chính sách cụ thể trong hoạt động BD, TBD;

o Chưa sử dụng sức mạnh của thi đua, khen thưởng trong nghiên

cứu khoa học;

o Chưa có chính sách ưu tiên cho các đề tài NCKH cấp cơ sở

theo hướng NCKH SPƯD phục vụ công tác quản lý và giảng dạy;

o Chưa có các chính sách tuyển dụng, bố trí, đánh giá và bổ

nhiệm cán bộ khoa học;

o Chưa sử dụng sức mạnh của hệ thống thông tin quản lý trong

nghiên cứu khoa học;

o Chưa giải quyết hợp lý việc thực hiện hai nhiệm vụ quan trọng

của giảng viên: giảng dạy và NCKH;

o Chưa tạo ra thái độ tích cực trong NCKH;

o Chưa thực hiện việc hỗ trợ kinh phí cho đề tài nghiên cứu khoa

học cấp cơ sở;

o Chưa có kế hoạch và kinh phí để áp dụng KQNC của đề tài

cấp cơ sở vào thực tiễn.

Page 135: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

135

Chương 3: Giải pháp quản lý NCKH tại các CSBD CBQLGD

3.1. Định hướng các giải pháp đề xuất

Nhằm góp phần đổi mới căn bản, toàn diện quản lý NCKH tại các

CSBD CBQLGD, các giải pháp tập trung vào các nội dung sau:

3.1.1. Góp phần thực hiện Chiến lược phát triển KH&CN và Chiến

lược phát triển giáo dục 2011-2020

Cụ thể là:

o Hằng năm/giai đoạn, các CSBD CBQLGD phải lập kế hoạch

NCKH một cách cụ thể, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện; Công bố để

mọi giảng viên/nhà khoa học nắm rõ, từ đó xác định chính xác kế hoạch

NCKH của bản thân và đơn vị mình khi thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu

khoa học theo quy định.

o CSBD CBQLGD phải tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch

NCKH một cách cụ thể, đồng thời giám sát, kiểm tra quá trình này thông

qua việc giám sát, kiểm tra từng quy trình cụ thể và lưu trữ đầy đủ các

minh chứng về các KQNC của từng giảng viên/nhà khoa học.

o CSBD CBQLGD phải rà soát, điều chỉnh hay bổ sung thêm các

quy định trong NCKH nhằm tạo ra môi trường nghiên cứu lành mạnh, có

khả năng cạnh tranh và để cho các giảng viên/nhà khoa học rõ trách nhiệm,

quyền hạn và lợi ích của mình khi thực hiện nhiệm vụ NCKH.

o Ngoài việc tổ chức đúng thi đua, khen thưởng trong NCKH, các

CSBD CBQLGD cần phát triển nhiều hình thức tạo động lực và các lợi ích

thiết thực khác để giải phóng và phát huy sức sáng tạo của giảng viên/nhà

khoa học như: Có cơ chế để tăng cường mô hình hợp tác công – tư trong

NCKH; Có cơ chế để xây dựng thành công một đội ngũ cán bộ nghiên cứu

chủ chốt; Đổi mới cơ chế cấp phát tài chính theo hướng tự chủ và trách

Page 136: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

136

nhiệm giải trình; Giao trách nhiệm cụ thể trong việc thực hiện nhiệm vụ

cập nhật, cung cấp và dịch vụ các KQNC thông qua việc ứng dụng công

nghệ thông tin, truyền thông...

o Hằng năm/giai đoạn các CSBD CBQLGD phải duy trì và quan

tâm đến việc tổng kết, đánh giá các ưu điểm, các hạn chế trong quá trình

thực hiện các nhiệm vụ NCKH của năm/giai đoạn một cách công khai, dân

chủ, có đối thoại để từ đó kịp thời điều chỉnh, bổ sung thêm các quy định,

các quy trình đã có cho phù hợp với tình hình thực tế.

3.1.2. Ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ NCKH phục vụ công tác quản

lý giáo dục và công tác giảng dạy thuộc chức năng, nhiệm vụ của CSBD

CBQLGD

Trước mắt các CSBD CBQLGD cần phải:

o Bảo đảm các đề tài NCKH cấp cơ sở đều có địa chỉ ứng dụng

trong việc phục vụ công tác quản lý giáo dục và công tác giảng dạy.

o Tập trung vào việc: Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chủ thể

quản lý thông qua việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách trong NCKH.

o Hoàn thiện các quy trình cụ thể cũng như phát triển mối quan hệ

giữa chủ thể quản lý với các chủ thể có liên quan trong quá trình thực hiện

đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD

Page 137: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

137

3.2. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp

- Bảo đảm tính công khai, minh bạch và cạnh tranh lành mạnh: Mọi

giải pháp phải được công bố trước khi thực hiện.

- Có căn cứ khoa học và toàn diện: Các giải pháp phải dựa trên các cơ

sở lý luận về quản lý NCKH.

- Có tính khả thi: Các giải pháp có khả năng áp dụng được tại các

CSBD CBQLGD.

- Bảo đảm tính thống nhất: Các giải pháp không được vi phạm các quy

định khác của CSBD CBQLGD và của cấp có thẩm quyền cao hơn về quản

lý NCKH.

- Đúng thẩm quyền: Các giải pháp phải đúng và phù hợp với thẩm

quyền của các chủ thể.

- Có tính kế thừa: Các giải pháp phải bảo đảm sự kế thừa có chọn lọc

phù hợp và không gây bất ổn trong các CSBD CBQLGD.

- Tính kinh tế và tính hiệu quả cao: Các giải pháp phải luôn hướng tới

việc áp dụng KQNC vào thực tiễn.

Page 138: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

138

3.3. Các giải pháp đề xuất

3.3.1. Giải pháp 1: Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chủ thể

quản lý thông qua việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách trong NCKH

Mục tiêu của giải pháp:

Nhằm gợi ý chủ thể quản lý tìm ra cách thức thể hiện vai trò, trách

nhiệm của mình (thực hiện các chức năng) trong quản lý NCKH tại CSBD

CBQLGD một cách công khai, minh bạch và đúng trách nhiệm.

Nội dung và cách thực hiện:

Sau khi đã báo cáo với cấp trên và công bố kế hoạch NCKH trong

năm/giai đoạn, chủ thể quản lý cần hiện thực hóa kế hoạch này và thực hiện

vai trò, trách nhiệm của mình thể hiện qua các hành động cụ thể.

3.3.1.1. Ban hành/chỉnh sửa Quy chế nghiên cứu khoa học

- Trên cơ sở các văn bản pháp quy của các cấp có thẩm quyền, dưới

nhiều hình thức, các CSBD CBQLGD phải tiến tới việc xây dựng và ban

hành/chỉnh sửa Quy chế NCKH, bao gồm thực hiện các đề tài NCKH và

NCKH khác, cho phù hợp với tình hình cụ thể của đơn vị mình.

- Quy chế NCKH phải thể hiện rõ được các nội dung sau:

o Quy định việc thành lập bộ phận chuyên trách NCKH (bao gồm

số lượng và chức năng, nhiệm vụ của bộ phận NCKH).

o Quy định trách nhiệm, quyền hạn của thủ trưởng các CSBD

CBQLGD trong việc định hướng các vấn đề nghiên cứu (hằng năm và giai

đoạn) nhằm phục vụ chức năng, nhiệm vụ của các CSBD CBQLGD và các

nhiệm vụ chính trị đột xuất khác do cấp trên quy định.

Page 139: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

139

o Quy định trách nhiệm, quyền hạn của từng cá nhân trong các

CSBD CBQLGD trong việc đề xuất các vấn đề nghiên cứu theo định

hướng của các CSBD CBQLGD hoặc theo ý tưởng trong lĩnh vực mà cá

nhân đó đang đảm nhận.

o Quy định các yêu cầu đối với cán bộ, viên chức, nhất là những

người tham gia hoạt động giảng dạy trong các CSBD CBQLGD về trách

nhiệm của cá nhân/tổ chức đối với NCKH.

o Quy định các hình thức tạo động lực từ phía các nhà quản lý tới

các cá nhân/tổ chức tham gia NCKH.

o Quy định các nguyên tắc định hướng ưu tiên NCKH (về cả nội

dung nghiên cứu cũng như việc tạo điều kiện về cơ sở vật chất và hỗ trợ

kinh phí cho quá trình nghiên cứu) trong các CSBD CBQLGD.

3.3.1.2. Ban hành quy định về thi đua, khen thưởng trong NCKH

- Thi đua, khen thưởng trong NCKH phải là một bộ phận trong hoạt

động thi đua, khen thưởng chung, thường xuyên của các CSBD CBQLGD.

- Tổ chức thêm thi đua, khen thưởng ngắn hạn - dưới dạng thi đua theo

chuyên đề - để kịp thời động viên hoặc nhắc nhở lực lượng trong NCKH.

- Tổ chức tốt hoạt động khen thưởng đột xuất trong NCKH.

- Các CSBD CBQLGD cần tổ chức theo phương thức cơ bản sau:

C1: Xác định nhóm thi đua (có cùng tiêu chuẩn thi đua) trên cơ sở

phân loại viên chức theo vị trí công tác kết hợp với phân loại theo ngạch

hoặc theo vị trí công tác kết hợp với nhiệm vụ giảng dạy hoặc không giảng

dạy (ví dụ: 1. Nhóm có hưởng phụ cấp chức vụ; 2. Nhóm các giảng viên; 3.

Nhóm cán bộ, viên chức phục vụ công tác giảng dạy).

Page 140: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

140

C2: Cần lượng hóa thành điểm tất cả các tiêu chuẩn, tiêu chí với

một sự ước lệ tương đối và có thể thay đổi cho phù hợp với tình hình thực

tế của từng đơn vị theo nguyên tắc:

NT1: Một tiêu chí không thể quyết định đạt được một danh hiệu,

nhưng một tiêu chí có thể quyết định không đạt một danh hiệu nào đó.

NT2: Tiêu chí có thể chứng minh tính định lượng dễ dàng hơn và

quan trọng hơn tại thời điểm đó thì quy định điểm cao hơn hoặc coi đó là

điều kiện cần.

NT3: Với những tiêu chí nặng về định tính nhưng lại rất quan

trọng thì dùng kỹ thuật: đưa tiêu chí đó là điều kiện cần.

NT4: Sự khác nhau về điểm giữa các tiêu chí theo quy luật: bội

số của 10, để dễ tính toán.

NT5: Việc bỏ phiếu kín cũng chuyển hóa thành điểm, nhưng

điểm cao nhất ở phần này (gọi là điểm B) cũng chỉ chiếm 1/3 số điểm tổng

cộng khi đem ra xét, 2/3 số điểm còn lại (gọi là điểm A) là do cá nhân đó

thực hiện các tiêu chuẩn, tiêu chí đã được công bố từ đầu năm/kỳ.

NT6: Có mức thưởng khác nhau trong cùng một danh hiệu thi

đua – Cứ mỗi chênh lệch 10% so với điểm tối thiểu (điểm tối thiểu do Hội

đồng thi đua khen thưởng của đơn vị quyết định theo từng năm học) thì có

mức thưởng khác nhau

3.3.1.3. Ban hành quy định tuyển dụng, bố trí, đánh giá và bổ nhiệm cán

bộ khoa học

Khi ban hành quy định này, cần lưu ý:

- Về tuyển dụng cán bộ khoa học: Phải công khai, có tiêu chí cụ thể

liên quan đến NCKH (coi các tiêu chí này là điều kiện cần) và phải tạo môi

trường cạnh tranh lành mạnh trong quá trình tuyển dụng.

Page 141: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

141

- Về bố trí công việc cho cán bộ khoa học: Phải lấy chức năng,

nhiệm vụ, nội dung công việc cụ thể đồng thời so với trình độ, năng lực của

cán bộ khoa học để bố trí việc làm cho họ (khi xem xét phải lấy tiêu chí có

liên quan đến NCKH là điều kiện cần).

- Về đánh giá và bổ nhiệm cán bộ khoa học: Phải lấy kết quả hoàn

thành chức năng, nhiệm vụ được giao làm chuẩn chính để đánh giá cán bộ

khoa học, trong đó phải lấy tiêu chí có liên quan đến NCKH là điều kiện

cần trước khi kết luận về một cá nhân cụ thể.

3.3.1.4. Ban hành quy định để có hệ thống thông tin quản lý nhằm tạo

môi trường thuận lợi trong NCKH

Khi ban hành quy định này, cần hướng tới mục tiêu:

- Xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác

quản lý NCKH tại CSBD CBQLGD.

- Liên kết giữa Thư viện các CSBD CBQLGD với các Thư viện khác.

Ví dụ minh họa cấu trúc nhằm xây dựng phần mềm quản lý

NCKH:

Nội dung cập nhật dữ liệu vào phầm mềm ứng dụng

1. Đối với quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học (cập nhật theo năm)

1.1. Quản lý các vấn đề nghiên cứu

TT Tác giả Tên

vấn

đề

vấn

đề

Nội dung

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)

1

...

1.6. Quản lý áp dụng KQNC vào thực tiễn

TT

Tác giả

Tên

đề

tài

số

Nội dung

Số của hợp

đồng

triển khai

Nội dung

triển khai

Kết quả

triển khai

Ghi

chú

1

Page 142: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

142

2. Đối với yếu tố chủ quan (cập nhật theo năm)

TT Tên

các chủ thể

Về hoạt động

kế hoạch

Về hoạt động

tổ chức

Về hoạt động

chỉ đạo

Về hoạt động

kiểm tra

1 Thủ trưởng CSBD

CBQLGD (cập nhật

thông tin theo năm)

...

5 Thủ trưởng cơ quan/tổ

chức sẽ thụ hưởng

KQNC (cập nhật thông

tin theo thời gian

nghiên cứu)

3. Đối với các yếu tố khách quan cơ bản khác

TT Yếu tố Nội dung (cập nhật theo năm)

1 Ý thức bồi dưỡng, tự bồi dưỡng

...

9 Áp dụng KQNC của đề tài cấp cơ sở

vào thực tiễn

4. Đối với quản lý các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học khác ngoài đề tài

(cập nhật thông tin theo từng quí)

TT Các nhiệm vụ khác Tên

tác

giả

Vai

trò

Tên

nội dung

hoạt động

Cơ quan

công nhận

sản phẩm

Ghi chú

1 Chương trình, đề án,

dự án phát triển

công nghệ

1.1.

...

...

10 Hoạt động khác về

KH&CN

10.1.

...

Nguyên tắc khi truy xuất dữ liệu phục vụ công tác quản lý

Nguyên tắc: Truy xuất được theo sự liên kết giữa các cột và các hàng trong một

bảng; Sự liên kết giữa các bảng với nhau.

Ví dụ 1: Hãy cho kết quả các vấn đề nghiên cứu từ năm 2010 đến năm 2013 (Ai

đề xuất, tên đề xuất và mục tiêu của vấn đề...)?

Ví dụ 2: Cho biết kế hoạch của thủ trưởng CSBD CBQLGD về KH&CN trong

năm 2012?

....

Page 143: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

143

3.3.1.5. Ban hành quy định nhằm tạo ra thái độ tích cực khi tham gia

NCKH

- Dựa vào các văn bản quy định hiện hành, cụ thể hóa trách nhiệm và

quyền lợi của các giảng viên và các nhà khoa học trong NCKH.

- Thường xuyên cập nhật, lưu trữ các văn bản quy định để tiện cho

việc khai thác và sử dụng.

- Các CSBD CBQLGD phải thường xuyên tuyên truyền, phổ biến

các văn bản quy định của các cấp cho các lực lượng trực tiếp tham

gia NCKH.

- Ban hành quy định nhằm tạo ý thức BD, TBD

- Thành lập các nhóm nghiên cứu theo từng lĩnh vực.

- Bảo đảm các điều kiện để các nhóm nghiên cứu thường xuyên

sinh hoạt.

Để thực hiện được các nội dung cụ thể này cần dựa vào các điều kiện:

o Lãnh đạo các CSBD CBQLGD, lãnh đạo bộ phận quản lý NCKH

và Hội đồng Khoa học và đào tạo phải thống nhất và quyết tâm xây dựng

và ban hành Quy chế NCKH trong các CSBD CBQLGD.

o Lãnh đạo các CSBD CBQLGD, bộ phận chuyên trách NCKH,

Hội đồng thi đua khen thưởng của các CSBD CBQLGD và toàn thể đội

ngũ trong các CSBD CBQLGD phải thống nhất và quyết tâm ban hành và

tổ chức thực hiện các quy định nhằm phát triển các nhiệm vụ nghiên cứu

khoa học.

o Các CSBD CBQLGD phải thể hiện sự ưu tiên ngay trong việc

định hướng nhiệm vụ nghiên cứu; trong việc tuyển chọn thuyết minh

Page 144: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

144

nghiên cứu và phải ưu tiên trong việc đầu tư nguồn kinh phí và các điều

kiện trong quá trình nghiên cứu.

o Các CSBD CBQLGD phải có tiêu chí cụ thể được lượng hóa,

công bố ngay từ đầu mỗi năm học trong các quá trình tuyển dụng, bố trí và

đánh giá cán bộ khoa học và phải thông qua việc quản lý hoạt động thi đua,

khen thưởng.

o Lãnh đạo các CSBD CBQLGD, lãnh đạo bộ phận chuyên trách

NCKH phải có kế hoạch cụ thể trong NCKH và tạo ra môi trường thuận lợi

trong sinh hoạt học thuật và khai thác các sản phẩm khoa học đã nghiên

cứu một cách dễ dàng và bình đẳng.

3.3.1.6. Giải quyết mối quan hệ giữa giảng dạy với việc thực hiện

NCKH của giảng viên

Nhằm bảo đảm sự hài hòa, đúng quy định khi các giảng viên thực hiện

trách nhiệm trong hoạt động giảng dạy và trong việc thực hiện NCKH, cần

thực hiện các nội dung sau:

- Các CSBD CBQLGD cần công khai ngay từ đầu năm học các

hoạt động giảng dạy và việc thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa

học một cách cụ thể đến từng giảng viên, từng tổ, từng bộ môn, từng

khoa kèm chế độ kinh phí cho các hoạt động này theo tỷ lệ tương xứng

với vai trò của từng hoạt động đối với sứ mạng của các CSBD CBQLGD

đã được quy định.

- Coi việc xây dựng kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu

khoa học là việc quan trọng và là một tiêu chí trong hoạt động thi đua, khen

thưởng của cá nhân các giảng viên/nhà khoa học.

- Từng bộ môn, từng khoa và cuối cùng là các CSBD CBQLGD

phải cân đối trong toàn bộ môn, toàn khoa và toàn các CSBD CBQLGD để

Page 145: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

145

điều chỉnh kế hoạch NCKH của từng giảng viên/nhà khoa học cho hợp lý

khi so với nội dung sẽ phải giảng dạy trong năm của từng cá nhân.

Để thực hiện được các nội dung cụ thể này cần dựa vào các điều kiện:

o Dựa vào quy định của cấp trên, các CSBD CBQLGD phải quy

định số giờ thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học.

o Dựa vào tình hình thực tế, hằng năm, các CSBD CBQLGD

phải có quy định cụ thể về số giờ giảng dạy của các giảng viên (tối thiểu

và tối đa).

o Luôn công khai và tạo sự bình đẳng trong đội ngũ giảng viên khi

xem xét giữa số giờ phải thực hiện và quyền lợi được hưởng.

3.3.1.7. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và hỗ trợ kinh phí trong

việc thực hiện nghiên cứu khoa học

Nhằm tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và hỗ trợ kinh phí

nhằm hướng tới một môi trường thuận lợi cho các giảng viên và các nhà

khoa học thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học theo quy định, cần

tiến hành các nội dung sau:

- Cần tăng cường các điều kiện cho từng giảng viên, từng nhà khoa

học về các thiết bị phục vụ nghiên cứu (máy vi tính cá nhân) và các điều

kiện để khai thác chung như: mạng wifi, thư viện điện tử có lưu trữ các sản

phẩm nghiên cứu đã có trong đơn vị và các đơn vị khác.

- Hỗ trợ kinh phí thỏa đáng cho các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học,

đặc biệt, ưu tiên về mặt kinh phí cho các đề tài NCKH cấp cơ sở từ

nguồn kinh phí của chính các CSBD CBQLGD hay của các doanh

nghiệp và đơn vị/tổ chức khác ngoài các CSBD CBQLGD - cơ quan/tổ

chức sẽ thụ hưởng KQNC.

- Đổi mới cách phân bổ kinh phí theo hướng ưu tiên cho các đề tài

phục vụ việc thực các nhiệm vụ quản lý, giảng dạy và giáo dục tại CSBD

CBQLGD nhằm phát triển tiềm lực và khuyến khích nghiên cứu khoa học

Page 146: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

146

tại CSBD CBQLGD; Đổi mới cách giải ngân và thanh, quyết toán theo

hướng giao trách nhiệm tự chủ cho chủ nhiệm đề tài với việc giám sát

chặt chẽ các hạng mục chi ngay từ khi chủ nhiệm hoàn thiện thuyết minh

để ký hợp đồng nghiên cứu.

- Coi việc cung cấp và lưu trữ các KQNC theo quy định cũng như tần

suất làm việc tại thư viện hay truy nhập vào các kho lưu trữ các sản phẩm

nghiên cứu khoa học là các tiêu chí trong thi đua, khen thưởng của các

CSBD CBQLGD.

Để thực hiện được các nội dung cụ thể này cần dựa vào các điều kiện:

o Các CSBD CBQLGD phải được phủ mạng wifi.

o Hệ thống thông tin, thư viện về NCKH phải là hệ thống mở và

được cập nhật thường xuyên.

o Khuyến khích và tích cực trang bị máy tính cho các giảng viên,

các nhà khoa học. Khuyến khích xã hội hóa nguồn lực cho NCKH.

Điều kiện để vai trò của chủ thể quản lý có thể thực hiện:

- Các CSBD CBQLGD phải có người chuyên trách quản lý việc thực

hiện các đề tài NCKH một cách ổn định, lâu dài.

- Các CSBD CBQLGD phải có những quy định cụ thể về trách nhiệm

của các chủ nhiệm đề tài và quy định nhằm xử lý (khen thưởng, nhắc nhở

hay kỷ luật) các cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiện và quản lý.

- Các CSBD CBQLGD phải sử dụng phần mềm ứng dụng để quản lý,

so sánh các hoạt động của các chủ thể.

- Kiểm tra hay đánh giá, nghiệm thu đề tài NCKH phải theo đúng quy

định trên tinh thần khoa học, cởi mở, công bằng và có trách nhiệm.

Page 147: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

147

3.3.2. Giải pháp 2: Hoàn thiện các quy trình cụ thể trong quá

trình thực hiện đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD

Mục tiêu của giải pháp:

Nhằm hoàn thiện các quy trình cụ thể khi quản lý đề tài NCKH cấp cơ

sở tại các CSBD CBQLGD: Giúp các vấn đề nghiên cứu hướng vào chức

năng, nhiệm vụ của các CSBD CBQLGD và nâng cao khả năng ứng dụng

của các sản phẩm sau nghiên cứu; Giúp các thuyết minh thể hiện đúng ý

tưởng khoa học đã được xác định và tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh trong

quá trình NCKH giữa các giảng viên/nhà khoa học; Giúp việc triển khai

nghiên cứu và việc kiểm tra diễn ra bình thường và đúng quy định; Giúp

việc đánh giá, nghiệm thu thực hiện được công bằng, chính xác theo đúng

quy định hiện hành; Giúp bảo đảm quyền tác giả và quyền sở hữu KQNC;

Giúp áp dụng các KQNC vào thực tiễn.

Nội dung và cách thực hiện:

3.3.2.1: Hoàn thiện quy trình TVXĐ vấn đề nghiên cứu

Trên cơ sở các quy định của cơ quan quản lý cấp trên, kinh nghiệm ở

các cơ sở giáo dục đặc biệt là các các CSBD CBQLGD, hoàn thiện quy

trình TVXĐ vấn đề nghiên cứu sao cho đạt được các nội dung:

- Có định hướng nghiên cứu trong năm (được công bố chính thức từ

thủ trưởng các CSBD CBQLGD sau khi tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin:

của cấp trên, của giảng viên/nhà khoa học, của cơ quan/tổ chức sẽ thụ

hưởng KQNC và của các nhu cầu kinh tế-xã hội khác);

- Có tổ chức viết phiếu đề xuất vấn đề nghiên cứu (do các giảng

viên/nhà khoa học/các tổ chức NCKH đề xuất theo mẫu thống nhất, ví dụ:

1.Tên đề tài/nhiệm vụ; 2. Lĩnh vực nghiên cứu; 3. Tính cấp thiết; 4. Mục tiêu;

Page 148: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

148

5. Nội dung chính; 6. Sản phẩm và kết quả dự kiến; 7. Hiệu quả dự kiến; 8.

Nhu cầu kinh phí dự kiến; 9. Thời gian nghiên cứu dự kiến);

- Có qui định trách nhiệm khi thực hiện việc tập hợp, xử lý các đề

xuất đề tài NCKH chuẩn bị cho phiên họp của Hội đồng KH&ĐT (Ví dụ:

Chuyển tên của người đề xuất thành mã số; Gửi cho các thành viên của Hội

đồng KH&ĐT cùng bảng chấm điểm để các thành viên xem trước hoặc

chấm điểm độc lập trước theo thang điểm đã được thống nhất).

- Có cuộc họp Hội đồng KH&ĐT để trao đổi và chính thức chấm

điểm theo thang điểm đã được thống nhất tạo cơ sở tư vấn tham mưu cho

thủ trưởng các CSBD CBQLGD các nhiệm vụ nghiên cứu cấp cơ sở trong

năm/giai đoạn.

Ví dụ mẫu chấm điểm của thành viên Hội đồng đối với một đề xuất:

Nội dung Điểm tối đa

1. Đủ 5 mục 1), 4), 5), 6), 7) trong phiếu đề xuất

(Thiếu mục, tùy mức độ quan trọng, người chấm hạ bớt điểm - điểm nguyên)

5 điểm

2. Mức độ phù hợp giữa tên, mục tiêu và nội dung 3 điểm

3. Làm rõ được sản phẩm dự kiến và tương thích với mục tiêu 1 điểm

4. Làm rõ được hiệu quả dự kiến và tương thích với mục tiêu 1 điểm

3.3.2.2: Hoàn thiện quy trình TVTC thuyết minh

Trên cơ sở các vấn đề nghiên cứu trong năm đã được xác định, trên cơ

sở các quy định của cơ quan quản lý cấp trên, kinh nghiệm ở các cơ sở giáo

dục đặc biệt là các CSBD CBQLGD, hoàn thiện quy trình TVTC thuyết

minh nghiên cứu sao cho đạt được các nội dung:

- Tổ chức để các giảng viên/cán bộ khoa học/tổ chức NCKH tham

gia viết thuyết minh theo mẫu thống nhất.

- Có qui định trách nhiệm khi thực hiện việc tập hợp, xử lý các thuyết

minh nghiên cứu chuẩn bị cho phiên họp của Hội đồng KH&ĐT (bao gồm:

Page 149: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

149

gửi các thành viên Hội đồng KH&ĐT xem trước, có thể chấm điểm độc lập

các thuyết minh theo thang điểm đã thống nhất; Tổng hợp các ý kiến của các

thành viên; Thông báo cho các cá nhân đã tham gia viết thuyết minh...).

- Có cuộc họp Hội đồng KH&ĐT với nội dung cuộc họp bao gồm:

Nghe các cá nhân/tổ chức nghiên cứu tham gia làm thuyết minh báo cáo

nội dung chính của thuyết minh; Thành viên Hội đồng KH&ĐT góp ý cho

các nhóm tham gia viết thuyết minh và chấm điểm chính thức các thuyết

minh...

Mẫu chấm thuyết minh:

THANG ĐiỂM CHẤM THUYẾT MINH

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ NĂM .......

Hội đồng nghe các cá nhân viết thuyết minh báo cáo; bàn luận và cho điểm theo mẫu:

Mục

xem xét

Nôi dung chấm Điểm

tối đa

Thành viên

cho điểm

A Tên đề tài 2

B Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2

C Tiến độ nghiên cứu 1

D

Sản phẩm và kết quả dự kiến: 4

- Sản phẩm khoa học:

Số bài báo đăng trên tạp chí khoa học 1

Chuyển thành giáo trình hay sách được xuất bản 0,5

- Sản phẩm đào tạo:

Số lượng thạc sĩ hay số lượng sinh viên

được hướng dẫn theo vấn đề nghiên cứu

1

- Sản phẩm ứng dụng:

Mô tả tóm tắt về sản phẩm dự kiến,

phạm vi, khả năng và địa chỉ ứng dụng,...

1

- Các sản phẩm khác 0,5

E Hiệu quả dự kiến (có đề cập hay không?) 1

F Điểm cộng thêm do có ý tưởng (Bộ phận chuyên trách

sẽ thông báo trước khi các thành viên chấm điểm) 3

Tổng cộng 13

.............., ngày ....... tháng ....... năm .........

Người chấm

Nguyên tắc:

1. Điểm trung bình cộng của các thành viên đối với một thuyết minh, nếu đạt từ 5 trở lên (không kể

điểm thưởng) thì thuyết minh đó được chấp nhận; nếu số thuyết minh được chấp nhận nhiều hơn so với kế

hoạch thì sẽ lấy từ thuyết minh có điểm số cao trở xuống; nếu cùng một vấn đề có nhiều cá nhân/tổ chức

cùng viết thuyết minh thì Hội đồng sẽ chọn một thuyết minh được chấp nhận và có điểm cao nhất.

2. Ưu tiên (lựa chọn và kinh phí) cho các thuyết minh hướng tới các kết quả nghiên cứu có khả năng

ứng dụng ngay nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các CSBD CBQLGD.

Page 150: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

150

3.3.2.3: Hoàn thiện quy trình triển khai nghiên cứu và kiểm tra

Khi thuyết minh đề tài NCKH cấp cơ sở được thủ trưởng các CSBD

CBQLGD chấp nhận, trên cơ sở các quy định của cơ quan quản lý cấp trên,

kinh nghiệm ở các cơ sở giáo dục, đặc biệt là các các CSBD CBQLGD,

hoàn thiện quy trình triển khai nghiên cứu và kiểm tra sao cho đạt được các

nội dung:

- Tổ chức để các giảng viên/cán bộ khoa học/tổ chức NCKH chỉnh

sửa lại thuyết minh nghiên cứu theo ý kiến kết luận của Hội đồng KH&ĐT.

- Có quy định trách nhiệm trong việc soạn thảo hợp đồng nghiên

cứu và trình lãnh đạo đơn vị ký hợp đồng nghiên cứu cùng thuyết minh

nghiên cứu (Trong hợp đồng cần thể hiện rõ thời gian kiểm tra tiến độ, khả

năng kiểm tra đột xuất; Thời gian hoàn thành nghiên cứu; Số lượng các sản

phẩm nghiên cứu; Sự phân bổ kinh phí và cam kết trách nhiệm của hai bên).

- Có quy định trách nhiệm trong việc hướng dẫn nhóm nghiên cứu

tiến hành các thủ tục thực hiện các hợp đồng giữa chủ nhiệm đề tài với các

nhà khoa học và phương pháp chuyển kinh phí chi trả cho các hợp đồng và

các hoạt động khác của nhóm nghiên cứu.

- Có quy định trách nhiệm trong việc thành lập tổ kiểm tra thực hiện

các đề tài nghiên cứu khoa học, ấn định thời gian và điều kiện cho việc

kiểm tra (Thành phần tổ kiểm tra phải bảo đảm có đại diện của các CSBD

CBQLGD, của đơn vị/tổ chức sẽ thụ hưởng kết quả nghiên cứu của đề tài và

các nhà khoa học am hiểu về lĩnh vực mà đề tài đang nghiên cứu).

- Có quy định trách nhiệm của chủ nhiệm đề tài trong việc làm báo

cáo kiểm tra (theo mẫu), chuẩn bị các sản phẩm, hồ sơ đã thực hiện trong

quá trình nghiên cứu để trình với đoàn/tổ kiểm tra.

- Qui định trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ của tổ kiểm tra (Nội

dung bao gồm: Nghe chủ nhiệm đề tài báo cáo; trao đổi, giải thích và gợi

mở cho nhóm nghiên cứu; Hoàn thiện biên bản kiểm tra (theo mẫu)).

Page 151: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

151

3.3.2.4: Hoàn thiện quy trình đánh giá, nghiệm thu

Sắp đến thời hạn đánh giá, nghiệm thu (theo hợp đồng nghiên cứu),

trên cơ sở các quy định của cơ quan quản lý cấp trên, kinh nghiệm ở các cơ

sở giáo dục, đặc biệt là các các CSBD CBQLGD, hoàn thiện quy trình quản

lý đánh giá, nghiệm thu sao cho đạt được các nội dung:

- Ban hành Thông báo lịch trình đánh giá nghiệm thu (trong đó cần

nhấn mạnh tới các tài liệu chính cũng như các yêu cầu về sản phẩm chính).

- Có quy định trách nhiệm trong việc chuẩn bị các thủ tục để thành

lập Hội đồng đánh giá, nghiệm thu đúng thành phần như đã quy định về cả

hai mặt: Quản lý nhà nước và năng lực thấu hiểu về nội dung nghiên cứu

của đề tài/nhiệm vụ sắp đánh giá, nghiệm thu (phải có danh sách các nhà

khoa học ở các lĩnh vực khác nhau - ở trong và ngoài các CSBD CBQLGD

- để từ đó chọn lọc cho phù hợp).

- Có quy định trách nhiệm trong việc thực hiện các thủ tục và các

điều kiện để Hội đồng đánh giá, nghiệm thu được tiến hành một cách bình

thường theo đúng quy định và đúng quy trình của phiên họp đánh giá,

nghiệm thu (Bảo đảm có mẫu phiếu đánh giá, nghiệm thu; Mẫu biên bản

của Hội đồng; Có thang chấm điểm theo từng tiêu chí cụ thể và công bố

công khai).

- Có quy định trách nhiệm trong việc quản lý để xử lý các kết quả

do chủ nhiệm đề tài phải thực hiện theo kết luận của Hội đồng đánh giá,

nghiệm thu và báo cáo với cấp trên có thẩm quyền theo quy định.

Ví dụ một mẫu chấm điểm của thành viên Hội đồng đánh giá,

nghiệm thu đề tài NCKH cấp cơ sở:

Page 152: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

152

…………………………………….. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

…………………………………….. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------- -------------------------------------

PHIẾU ĐÁNH GIÁ NGHIỆM THU

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

1. Họ tên thành viên hội đồng:

2. Cơ quan công tác và địa chỉ liên hệ:

3. Tên đề tài, mã số:

4. Chủ nhiệm đề tài:

5. Cơ quan chủ trì:

6. Ngày họp:

7. Địa điểm:

8. Quyết định thành lập hội đồng (số, ngày, tháng, năm):

9. Đánh giá của thành viên hội đồng:

TT Nội dung đánh giá Điểm

tối đa

Điểm

đánh giá

1 Mức độ hoàn thành so với đăng ký trong thuyết minh đề tài 50

Mục tiêu 15

Nội dung 15

Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 5

Sản phẩm khoa học (sách chuyên khảo, giáo trình,...) 5

Sản phẩm đào tạo (hướng dẫn người học...) 5

Sản phẩm ứng dụng (mẫu, qui trình công nghệ, tiêu chuẩn, quy phạm, sơ

đồ, bản thiết kế, tài liệu dự báo, đề án, phương pháp, chương trình máy tính,

bản kiến nghị, báo cáo phân tích, bản quy hoạch,...)

5

2 Giá trị khoa học và ứng dụng của kết quả nghiên cứu 10

Giá trị khoa học (khái niệm mới, phạm trù mới, phát hiện mới, giải pháp

mới, công nghệ mới ...)

5

Giá trị ứng dụng (khai thác và triển khai ứng dụng công nghệ mới; qui

trình mới, ...)

5

3 Hiệu quả nghiên cứu 25

Về giáo dục và đào tạo (đem lại: tri thức mới trong nội dung bài giảng, nội

dung mới trong chương trình đào tạo; công cụ, phương tiện mới trong giảng

dạy, nâng cao năng lực nghiên cứu của những người tham gia, sách tham

khảo,...)

10

Về kinh tế - xã hội (việc ứng dụng kết quả nghiên cứu tạo ra hiệu quả kinh tế,

thay đổi công nghệ, bảo vệ môi trường, giải quyết những vấn đề xã hội,...)

10

Phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và địa chỉ ứng dụng 5

4 Các kết quả vượt trội (điểm thưởng) 10

Có đào tạo, bồi dưỡng... 5

Có bài báo khoa học đăng trên tạp chí... 5

5 Chất lượng báo cáo tổng kết và báo cáo tóm tắt đề tài

(Nội dung; hình thức; cấu trúc và phương pháp trình bày, …). 5

Cộng 100

Ghi chú: Xếp loại (theo điểm trung bình cuối cùng): Xuất sắc: 95-100 điểm; Tốt: 85-94 điểm; Khá: 70-84

điểm; Đạt: 50-69 điểm; Không đạt: < 50 điểm

10. Ý kiến và kiến nghị khác:

..., ngày tháng năm

(ký tên)

Page 153: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

153

3.3.2.5: Hoàn thiện quy trình thực hiện quyền tác giả và quyền sở hữu

KQNC

Sau khi có kết luận đánh giá, nghiệm thu đề tài NCKH cấp cơ sở

(KQNC được chấp nhận), trên cơ sở các quy định của cơ quan quản lý

cấp trên, kinh nghiệm ở các cơ sở giáo dục, đặc biệt là các CSBD

CBQLGD, hoàn thiện quy trình thực hiện quyền tác giả và quyền sở hữu

KQNC sao cho đạt được các nội dung:

- Trách nhiệm quản lý việc chủ nhiệm đề tài và nhóm nghiên cứu

chỉnh sửa theo ý kiến kết luận của Hội đồng đánh giá, nghiệm thu: Quy

định thời gian chỉnh sửa sau khi Hội đồng đánh giá, nghiệm thu chấp nhận

KQNC; Phân công cá nhân trong bộ phận chuyên trách NCKH kiểm tra

việc chỉnh sửa theo kết luận của Hội đồng đánh giá, nghiệm thu.

- Trách nhiệm trong việc nhập các thông tin (như đã quy định) vào

phần mềm lưu giữ để quản lý và khai thác cũng như việc chứng thực chủ

nhiệm đề tài đã nộp sản phẩm (gồm các sản phẩm chính và đĩa mềm lưu giữ

các sản phẩm chính) nhằm thực hiện quyền sở hữu KQNC; Có văn bản

chứng nhận nhóm nghiên cứu đã thực hiện xong đề tài nghiên cứu nhằm

thực hiện quyền tác giả.

3.3.2.6: Hoàn thiện quy trình áp dụng KQNC vào thực tiễn

Ngoài việc tiến hành các thủ tục để thực hiện quyền sở hữu đối với

các KQNC đã được Hội đồng đánh giá, nghiệm thu công nhận, trên cơ sở

các quy định của cơ quan quản lý cấp trên, kinh nghiệm ở các cơ sở giáo

dục đặc biệt là các CSBD CBQLGD, hoàn thiện quy trình quản lý áp dụng

KQNC vào thực tiễn sao cho đạt được các nội dung:

- Trách nhiệm tiến hành các thủ tục để có được Hợp đồng giữa các

CSBD CBQLGD với chủ nhiệm đề tài và cơ quan/tổ chức sẽ thụ hưởng

KQNC: Bộ phận chuyên trách NCKH rà soát kế hoạch triển khai ứng dụng

Page 154: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

154

KQNC của đề tài NCKH; Thủ trưởng các CSBD CBQLGD thống nhất với

chủ nhiệm đề tài và cơ quan/tổ chức sẽ thụ hưởng KQNC của đề tài cấp cơ

sở những nội dung của KQNC sẽ được áp dụng và tiến hành ký kết Hợp

đồng giữa các CSBD CBQLGD với chủ nhiệm đề tài và cơ quan/tổ chức sẽ

thụ hưởng KQNC.

- Quy định trách nhiệm quản lý nhóm nghiên cứu trong quá trình

triển khai theo Hợp đồng đưa một số KQNC vào thực tiễn: Cử người

trong bộ phận chuyên trách NCKH trực tiếp theo dõi quá trình triển khai

Hợp đồng.

Điều kiện để có thể thực hiện được việc hoàn thiện các quy trình:

- Hằng năm các CSBD CBQLGD phải công bố các hướng nghiên cứu

cho toàn thể đội ngũ.

- Các CSBD CBQLGD phải có những quy định nhằm động viên,

khuyến khích các giảng viên, các nhà khoa học tham gia đề xuất các ý

tưởng khoa học có giá trị thực tiễn và tham gia viết các thuyết minh nghiên

cứu khoa học theo các vấn đề đã lựa chọn và tuyên bố.

- Phải tạo ra sự khách quan, công bằng trong quá trình tuyển chọn các

thuyết minh nghiên cứu theo cách: Tăng khả năng định lượng đối với các

tiêu chí đánh giá bên cạnh việc đánh giá định tính về khả năng nghiên cứu

của các nhóm nghiên cứu.

- Trong khi xem xét vấn đề nghiên cứu và thuyết minh nghiên cứu, bộ

phận chuyên trách NCKH và Hội đồng khoa học và đào tạo phải quan tâm

đánh giá tới mục “Tổng quan vấn đề nghiên cứu”, “Sản phẩm dự kiến” và

“Hiệu quả dự kiến”, phải coi các mục này là các mục quan trọng khi cho

điểm đánh giá.

Page 155: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

155

- Có những quy định cụ thể về các thủ tục, nhiệm vụ và trách nhiệm

của cả người nghiên cứu, người quản lý trong quá trình triển khai nghiên

cứu và người kiểm tra quá trình nghiên cứu cùng với những quy định để xử

lý (khen thưởng, nhắc nhở hay kỷ luật) đối với các nhóm nghiên cứu và

những người quản lý trong quá trình này.

- Các CSBD CBQLGD phải cụ thể hóa các tiêu chí chấm điểm một

cách tường minh, phù hợp với từng loại đề tài NCKH cấp cơ sở khi tiến

hành quá trình đánh giá, nghiệm thu.

- Bộ phận chuyên trách NCKH phải cân nhắc trong việc tham mưu lựa

chọn các thành viên trong Hội đồng đánh giá, nghiệm thu vừa khách quan

vừa phù hợp với nội dung mà đề tài khoa học đã nghiên cứu.

- Các CSBD CBQLGD phải xây dựng phần mềm ứng dụng để quản lý

NCKH và lưu giữ các KQNC nhằm tuyên truyền, so sánh, báo cáo và bảo

hộ quyền tác giả các sản phẩm nghiên cứu khoa học đã được đánh giá,

nghiệm thu thành công.

- Trong kế hoạch của bộ phận chuyên trách NCKH phải có nội dung

đưa các KQNC của các đề tài vào giải quyết một trong các bất cập trong

thực tiễn cuộc sống.

Page 156: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

156

3.3.3. Giải pháp 3: Phát triển mối quan hệ giữa chủ thể quản lý

và các chủ thể có liên quan trong quá trình thực hiện đề tài NCKH cấp

cơ sở tại các CSBD CBQLGD

Mục tiêu của giải pháp:

Gợi mở và định hướng những nội dung cơ bản để chủ thể quản lý

cũng như các chủ thể có liên quan phát triển mối quan hệ trong quá trình

thực hiện đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD không những tạo

ra sự công khai, minh bạch trong quản lý mà là cơ sở quan trọng để các

KQNC của đề tài NCKH cấp cơ sở áp dụng được vào thực tiễn.

Nội dung và cách thực hiện

Phát triển mối quan hệ pháp lý trong quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở

Chủ thể quản lý – Thủ trưởng CSBD CBQLGD

3.3.3.1. Định hướng và chỉ đạo các lực lượng tham gia nghiên cứu viết

phiếu đề xuất vấn đề nghiên cứu và xây dựng/điều chỉnh các tiêu chí phù

hợp kèm theo hệ điểm để tăng tính định lượng trong đánh giá.

3.3.3.2. Xác định và công bố vấn đề nghiên cứu được xét chọn theo từng

năm/giai đoạn và xây dựng/điều chỉnh các tiêu chí phù hợp kèm theo hệ

điểm để lựa chọn thuyết minh nghiên cứu đối với các vấn đề nghiên cứu

được tuyển chọn; Ký thuyết minh nghiên cứu và hợp đồng nghiên cứu.

3.3.3.3. Ký thành lập tổ kiểm tra và Hội đồng đánh giá, nghiệm thu đúng

thành phần quy định và xây dựng/điều chỉnh các tiêu chí phù hợp kèm theo

hệ điểm để Hội đồng đánh giá, nghiệm thu có cơ sở đánh giá đúng, công

bằng đối với các KQNC.

3.3.3.4. Chỉ đạo tiến hành các thủ tục thực hiện quyền tác giả và quyền

sở hữu KQNC cũng như các thủ tục để đưa các KQNC vào thực tiễn.

Page 157: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

157

3.3.3.5. Ban hành quy định ưu tiên cho các đề tài theo hướng NCKH

SPƯD phục vụ công tác quản lý và giảng dạy.

Ngoài việc tên vấn đề nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu theo

hướng NCKH SPƯD thì sản phẩm dự kiến sau nghiên cứu phải theo

nguyên tắc thứ tự hướng ưu tiên (khi xét vấn đề nghiên cứu hoặc khi tuyển

chọn các thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học):

- KQNC sẽ phục vụ cho công tác quản lý và giảng dạy tại các

CSBD CBQLGD.

- KQNC nhằm thay đổi được thực trạng đang bất cập về quản lý

giáo dục của vùng, địa phương hay toàn Ngành.

- KQNC nhằm đến các mục tiêu rộng lớn hơn, lâu dài hơn...

Chủ nhiệm đề tài NCKH cấp cơ sở

Khi thuyết minh đã được thủ trưởng CSBD CBQLGD chấp nhận, chủ

nhiệm đề tài thực hiện vai trò, trách nhiệm của mình thông qua:

3.3.3.6. Chỉnh sửa lại thuyết minh nghiên cứu. Đặc biệt chú ý ở mục:

Tổng quan vấn đề nghiên cứu; Nội dung nghiên cứu và tiến độ thực hiện;

Sản phẩm dự kiến; Hiệu quả dự kiến; Dự toán chi tiết việc phân bổ kinh

phí; Ký kết hợp đồng nghiên cứu với các CSBD CBQLGD và ký kết hợp

đồng với các nhà khoa học theo nội dung đã được phê duyệt.

3.3.3.7. Có kế hoạch chi tiết, cụ thể (về nội dung, thời gian thực hiện và

kinh phí) để có thể thực thi được các Hợp đồng NCKH đúng tiến độ; Có

trách nhiệm báo cáo KQNC với cơ quan có thẩm quyền theo đúng Hợp

đồng nghiên cứu hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên.

3.3.3.8. Thực hiện đúng, đủ các thủ tục, các yêu cầu về mặt hành chính,

các yêu cầu về KQNC với các cơ quan/tổ chức quản lý; Có trách nhiệm

Page 158: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

158

trong việc chuyển giao KQNC và áp dụng KQNC vào giải quyết những tồn

tại trong thực tiễn.

Tổ trưởng tổ kiểm tra

Khi có quyết định của cấp có thẩm quyền, tổ trưởng tổ kiểm tra thực

hiện vai trò, trách nhiệm của mình thông qua:

3.3.3.9. Tổ trưởng tổ kiểm tra dựa vào các sản phẩm nghiên cứu đã có,

nội dung đăng ký trong thuyết minh nghiên cứu và kết quả báo cáo của chủ

nhiệm đề tài cùng các ý kiến của các thành viên trong tổ kiểm tra khẳng

định về mặt tiến độ nghiên cứu của nhóm nghiên cứu.

3.3.3.10. Tổ trưởng tổ kiểm tra cùng các thành viên trong tổ kiểm tra

phải tháo gỡ những vướng mắc cho nhóm nghiên cứu.

Chủ tịch Hội đồng đánh giá, nghiệm thu đề tài NCKH cấp cơ sở

Khi có quyết định của cấp có thẩm quyền, Chủ tịch Hội đồng đánh giá,

nghiệm thu đề tài NCKH cấp cơ sở thực hiện vai trò, trách nhiệm của mình

thông qua:

3.3.3.11. Phải lãnh đạo Hội đồng đánh giá, nghiệm thu tiến hành đúng

quy định.

3.3.3.12. Phải lãnh đạo Hội đồng đánh giá, nghiệm thu đánh giá công

bằng và chính xác khi cho điểm.

Thủ trưởng cơ quan/tổ chức sẽ thụ hưởng KQNC của các đề tài

NCKH cấp cơ sở

Với tư cách tư vấn, tham mưu và giám sát quá trình thực hiện đề tài

NCKH, thủ trưởng cơ quan/tổ chức sẽ thụ hưởng KQNC thực hiện vai trò,

trách nhiệm của mình thông qua:

Page 159: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

159

3.3.3.13. Hằng năm, phải có những định hướng vấn đề nghiên cứu với

các cơ sở nghiên cứu mà mình kỳ vọng sẽ thụ hưởng KQNC – như một đơn

đặt hàng (rất cụ thể và tường minh). Chủ động tham gia và góp ý cho các

CSBD CBQLGD và nhóm nghiên cứu từ lúc xác định vấn đề nghiên cứu,

lựa chọn và chỉnh sửa thuyết minh; Trong quá trình kiểm tra và đánh giá,

nghiệm thu; Trong quá trình thực hiện quyền tác giả và quyền sở hữu

KQNC cũng như áp dụng KQNC vào thực tiễn.

3.3.3.14. Bằng khả năng của mình và yêu cầu của cá nhân/tổ chức

nghiên cứu, cơ quan/tổ chức sẽ thụ hưởng kết quả nghiên cứu khoa học cần

hỗ trợ cho cá nhân/tổ chức nghiên cứu về kinh phí, cơ sở vật chất, các điều

kiện khác dưới dạng Hợp đồng nghiên cứu một cách cụ thể, tường minh.

Thường xuyên chia sẻ về kinh nghiệm thực tiễn và giám sát tất cả các quá

trình thực hiện đề tài NCKH.

Phát triển mối quan hệ tương tác giữa chủ thể quản lý và các chủ thể có

liên quan trong nhiệm vụ quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở

3.3.3.15. Khi quản lý đầu vào, chủ thể quản lý và hai chủ thể có liên

quan là chủ nhiệm đề tài và thủ trưởng cơ quan/tổ chức sẽ thụ hưởng

KQNC cần tương tác với nhau khi thực hiện chức năng quản lý của mình

theo các tiêu chí:

- Quản lý xác định vấn đề nghiên cứu và quản lý tuyển chọn thuyết

minh nghiên cứu có tiến hành theo quy trình không và quy trình đó đã được

công bố công khai chưa?

- Kết quả của hai quá trình cụ thể này có sử dụng điểm số để quyết

định hay không và hệ điểm đánh giá đã được công khai chưa?

- Đã có các chính sách, các quy định nào để ràng buộc, động viên và

khuyến khích đội ngũ trong hai quá trình cụ thể này?

Page 160: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

160

- Đã có phần mềm công nghệ thông tin để quản lý và khai thác lịch

sử của hai quá trình cụ thể này chưa?

- Các nội dung chính cần quản lý bao gồm:

o Tên vấn đề/đề tài?

o Tính cấp thiết/tổng quan nghiên cứu?

o Mục tiêu, nội dung chính/phương pháp, tiến độ?

o Sản phẩm và kết quả dự kiến?

o Hiệu quả dự kiến?

o Kinh phí và sự phân bổ kinh phí?

3.3.3.16. Khi quản lý sự biến đổi, có hai quá trình cụ thể.

Với quá trình quản lý triển khai nghiên cứu và kiểm tra, chủ thể quản

lý và ba chủ thể có liên quan (chủ nhiệm đề tài, tổ trưởng tổ kiểm tra và thủ

trưởng cơ quan/tổ chức sẽ thụ hưởng KQNC) cần tương tác với nhau khi

thực hiện chức năng quản lý của mình theo các tiêu chí:

- Quản lý triển khai nghiên cứu và kiểm tra có tiến hành theo quy

trình không và quy trình đó đã được công bố công khai chưa?

- Thành viên của tổ kiểm tra đã đúng như quy định chưa?

- Đã có các chính sách, các quy định nào để ràng buộc, động viên và

khuyến khích đội ngũ trong quá trình cụ thể này?

- Đã có phần mềm công nghệ thông tin để quản lý và khai thác lịch

sử của quá trình cụ thể này chưa?

- Các nội dung chính cần quản lý bao gồm:

o Thuyết minh nghiên cứu đã được chỉnh sửa đúng như yêu cầu

của Hội đồng KH&ĐT chưa?

o Các hợp đồng giữa chủ nhiệm đề tài với các nhà khoa học?

o Các KQNC đã đạt được?

o Tiến độ?

Page 161: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

161

o Việc giải ngân và thanh, quyết toán?

o Những vướng mắc và đề nghị của nhóm nghiên cứu?

Với quá trình quản lý đánh giá, nghiệm thu, chủ thể quản lý và ba chủ

thể có liên quan (chủ nhiệm đề tài, chủ tịch Hội đồng đánh giá, nghiệm thu

và thủ trưởng cơ quan/tổ chức sẽ thụ hưởng KQNC) cần tương tác với nhau

khi thực hiện chức năng quản lý của mình theo các tiêu chí:

- Quản lý đánh giá, nghiệm thu có tiến hành theo quy trình không và

quy trình đó đã được công bố công khai chưa?

- Thành viên của Hội đồng đánh giá, nghiệm thu đã đúng như quy

định chưa?

- Đã có các chính sách, các quy định nào để ràng buộc, động viên và

khuyến khích đội ngũ trong quá trình cụ thể này?

- Đã có phần mềm công nghệ thông tin để quản lý và khai thác lịch

sử của quá trình cụ thể này chưa?

- Các nội dung chính cần quản lý bao gồm:

o Đã kiểm tra để hoàn thiện các hồ sơ chính và các thủ tục chính

trước khi ký thành lập Hội đồng đánh giá, nghiệm thu chưa?

o Điều kiện để Hội đồng đánh giá, nghiệm thu có thể tiến hành

phiên họp?

o Đã kiểm tra các hồ sơ sau khi Hội đồng đánh giá, nghiệm thu tiến

hành xong phiên họp?

o Đã kiểm tra sự hoàn thiện các sản phẩm chính và các thủ tục

chính của chủ nhiệm đề tài sau phiên họp?

o Cách xử lý kết quả sau phiên họp?

3.3.3.17. Khi quản lý đầu ra, có hai quá trình cụ thể.

Với quá trình quản lý thực hiện quyền tác giả và quyền sở hữu KQNC,

chủ thể quản lý và hai chủ thể có liên quan (chủ nhiệm đề tài và thủ trưởng

Page 162: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

162

cơ quan/tổ chức sẽ thụ hưởng KQNC) cần tương tác với nhau khi thực hiện

chức năng quản lý của mình theo các tiêu chí:

- Quản lý thực hiện quyền tác giả và quyền sở hữu KQNC có

tiến hành theo quy trình không và quy trình đó đã được công bố công

khai chưa?

- Đã có các chính sách, các quy định nào để ràng buộc, động viên và

khuyến khích đội ngũ trong quá trình cụ thể này?

- Đã có phần mềm công nghệ thông tin để quản lý và khai thác lịch

sử của quá trình cụ thể này chưa?

- Các nội dung chính cần quản lý bao gồm:

o Các thủ tục để có thể tiến hành quyền sở hữu KQNC?

o Các thủ tục để có thể công nhận quyền tác giả?

Với quá trình quản lý áp dụng kết quả vào thực tế, chủ thể quản lý và

hai chủ thể có liên quan (chủ nhiệm đề tài; Thủ trưởng cơ quan/tổ chức sẽ

thụ hưởng KQNC: Các doanh nghiệp, các đơn vị trong các CSBD

CBQLGD, các lớp học do các CSBD CBQLGD chịu trách nhiệm quản lý

và giảng dạy...) cần tương tác với nhau khi thực hiện chức năng quản lý của

mình theo các tiêu chí:

- Quản lý áp dụng KQNC vào thực tế có tiến hành theo quy trình

không và quy trình đó đã được công bố công khai chưa?

- Đã có các chính sách, các quy định nào để ràng buộc, động viên và

khuyến khích đội ngũ trong quá trình cụ thể này?

- Đã có phần mềm công nghệ thông tin để quản lý và khai thác lịch

sử của quá trình cụ thể này chưa?

- Các nội dung chính cần quản lý bao gồm:

o Có kế hoạch triển khai việc áp dụng KQNC vào thực tế?

o Các thủ tục triển khai?

Page 163: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

163

o Kết quả triển khai việc áp dụng KQNC vào thực tế và các giải

pháp cho giai đoạn nghiên cứu mới sẽ thế nào?

Điều kiện để phát triển mối quan hệ giữa các chủ thể:

- Cơ quan/tổ chức sẽ thụ hưởng kết quả của đề tài NCKH phải

thường xuyên quan tâm và chủ động kiểm tra tiến độ nghiên cứu để cùng

cá nhân/tổ chức nghiên cứu tháo gỡ các vướng mắc hoặc bổ sung các Hợp

đồng cam kết nhằm thu được kết quả nghiên cứu với chất lượng cao.

- Thủ trưởng các CSBD CBQLGD phải chủ động, có trách nhiệm và

tuân thủ đúng các quy trình trong quá trình quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở.

- Thủ trưởng các CSBD CBQLGD phải bảo đảm việc ký thành lập tổ

kiểm tra và Hội đồng đánh giá, nghiệm thu đúng như quy định, đặc biệt là

năng lực quản lý và năng lực thấu hiểu về nội dung nghiên cứu của các

thành viên trong tổ kiểm tra/Hội đồng đánh giá, nghiệm thu.

Page 164: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

164

3.4. Khảo nghiệm về sự cần thiết và tính khả thi các giải pháp đề xuất

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Qua việc khảo nghiệm nhằm bước đầu khẳng định tính khả thi và sự

cần thiết của các giải pháp đề xuất.

3.4.2. Các bước khảo nghiệm

- Thiết kế phiếu hỏi.

- Lựa chọn đối tượng khảo nghiệm: Gồm một số chuyên gia

trong NCKH và một số giảng viên đã tham gia nghiên cứu đề tài cấp cơ sở

trong giai đoạn từ 2013 trở về trước của Học viện Quản lý giáo dục.

- Gửi phiếu hỏi;

- Thu phiếu hỏi;

- Xử lý kết quả phiếu hỏi trước khi có các nhận định.

3.4.3. Đối tượng tiến hành khảo nghiệm

Tiến hành khảo nghiệm trên 39 cá nhân bao gồm các chuyên gia,

giảng viên/nhà khoa học có kinh nghiệm trong việc thực hiện các đề tài

NCKH của Học viện Quản lý giáo dục.

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm

Kết quả trả lời về sự cần thiết

Page 165: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

165

Biểu đồ 3.3: % Hình ảnh kết quả khảo nghiệm tại Học viện Quản lý giáo dục

về sự cần thiết của các giải pháp đề xuất

Kết quả khảo nghiệm về sự cần thiết đối với các giải pháp trong quá

trình quản lý NCKH tại Học viện Quản lý giáo dục cho thấy: Số người trả

lời đồng thuận cho rằng các giải pháp này cần thiết và rất cần thiết là khá

cao: 89,7%, trong đó 56,4% khẳng định là rất cần thiết và 33,3% khẳng

định là cần thiết.

Xem xét ở từng giải pháp:

Ở giải pháp 1, Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chủ thể quản lý

thông qua việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách trong NCKH, có 51,3%

người trả lời rất cần thiết và 41% khẳng định cần thiết.

Ở giải pháp 2, Hoàn thiện các quy trình cụ thể trong quá trình thực

hiện đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD, có 41% người trả lời

rất cần thiết và 46,2% khẳng định cần thiết.

51,3

41

74,4

56,4

41

46,2

12,8

33,3

7,7

12,8

12,8

10,3

Giải pháp 1: Nâng cao vai trò, trách nhiệm

của chủ thể quản lý thông qua việc hoàn

thiện các cơ chế, chính sách trong NCKH

Giải pháp 2: Hoàn thiện các quy trình cụ thể

trong quá trình thực hiện đề tài NCKH cấp

cơ sở tại các CSBD CBQLGD

Giải pháp 3: Phát triển mối quan hệ giữa chủ

thể quản lý và các chủ thể có liên quan trong

quá trình thực hiện đề tài NCKH cấp cơ sở

tại các CSBD CBQLGD

Nhìn tổng thể

Không cần thiết Cần thiết Rất cần thiết

Page 166: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

166

Ở giải pháp 3, Phát triển mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và các

chủ thể có liên quan trong quá trình thực hiện đề tài NCKH cấp cơ sở tại

các CSBD CBQLGD, có 74,4% người trả lời rất cần thiết và 12,8% khẳng

định cần thiết.

Kết quả trả lời về tính khả thi:

Biểu đồ 3.4: % Hình ảnh kết quả khảo nghiệm tại Học viện Quản lý giáo dục

về tính khả thi của các giải pháp đề xuất

Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi đối với các giải pháp trong quá trình

quản lý NCKH tại Học viện Quản lý giáo dục cho thấy: Số người trả lời đồng

thuận cho rằng các giải pháp này khả thi và rất khả thi là khá cao: 93,1%,

trong đó 70,9% khẳng định là rất khả thi và 22,2% khẳng định là khả thi.

Xem xét tính khả thi ở từng giải pháp:

Ở giải pháp 1, Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chủ thể quản lý

thông qua việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách trong NCKH, có 53,8%

người trả lời rất khả thi và 33,3% khẳng định khả thi.

Ở giải pháp 2, Hoàn thiện các quy trình cụ thể trong quá trình thực

hiện đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD, có 71,8% người trả

lời rất khả thi và 20,5% khẳng định khả thi.

53,8

71,8

87,2

70,9

33,3

20,5

12,8

22,2

12,8

7,7

0,0

6,8

Giải pháp 1: Nâng cao vai trò, trách nhiệm

của chủ thể quản lý thông qua việc hoàn

thiện các cơ chế, chính sách trong NCKH

Giải pháp 2: Hoàn thiện các quy trình cụ thể

trong quá trình thực hiện đề tài NCKH cấp

cơ sở tại các CSBD CBQLGD

Giải pháp 3: Phát triển mối quan hệ giữa chủ

thể quản lý và các chủ thể có liên quan trong

quá trình thực hiện đề tài NCKH cấp cơ sở

tại các CSBD CBQLGD

Nhìn tổng thể

Không khả thi Khả thi Rất khả thi

Page 167: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

167

Ở giải pháp 3, Phát triển mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và các

chủ thể có liên quan trong quá trình thực hiện đề tài NCKH cấp cơ sở tại

các CSBD CBQLGD, có 87,2% người trả lời rất khả thi và 12,8% khẳng

định khả thi.

3.5. Thực nghiệm xây dựng quy trình TVXĐ vấn đề nghiên cứu

và TVTC thuyết minh đề tài NCKH cấp cơ sở

3.5.1. Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm nhằm xây dựng và ban hành quy trình TVXĐ vấn đề

nghiên cứu và TVTC thuyết minh nghiên cứu đối với các đề tài NCKH

cấp cơ sở để KQNC của đề tài không những tương thích với chức năng,

nhiệm vụ của Học viện Quản lý giáo dục mà sẽ tăng khả năng áp dụng

KQNC vào thực tiễn.

Việc xây dựng quy trình trong hai quá trình TVXĐ và TVTC thuyết

minh nghiên cứu nhằm chứng minh một phần sự đúng đắn của giả thuyết

khoa học: “... Nếu nâng cao vai trò, trách nhiệm... đồng thời hoàn thiện

các quy trình cụ thể cũng như...”.

3.5.2. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả thực nghiệm

- Qua tính hợp lý của các quy trình: Thống nhất được quy trình

TVXĐ vấn đề nghiên cứu và quy trình TVTC thuyết minh đề tài NCKH

cấp cơ sở.

- Qua đánh giá nhận thức về sự lợi ích trong giải thích của nhà quản

lý: Có thể có những vấn đề nghiên cứu chưa được chấp nhận; Hội đồng

KH&ĐT sẽ chấm điểm các nội dung quan trọng trong phiếu đề xuất và

trong thuyết minh nghiên cứu; các giảng viên/nhà khoa học phải tích cực

chuẩn bị các nội dung để Hội đồng KH&ĐT có cơ sở để xác định vấn đề

nghiên cứu và lựa chọn thuyết minh nghiên cứu sau khi trao đổi về học

thuật và ý tưởng với nhóm nghiên cứu.

Page 168: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

168

3.5.3. Đối tượng, hình thức thực nghiệm

- Đối tượng thực nghiệm xây dựng quy trình TVXĐ vấn đề nghiên cứu

và TVTC thuyết minh đề tài NCKH cấp cơ sở: Phòng Quản lý khoa học,

Học viện Quản lý giáo dục.

- Đối tượng thực nghiệm ban hành quy trình TVXĐ vấn đề nghiên

cứu và TVTC thuyết minh đề tài NCKH cấp cơ sở: Thủ trưởng Học

viện Quản lý giáo dục.

- Đối tượng thực nghiệm về tính hợp lý của hai quy trình TVXĐ vấn đề

nghiên cứu và TVTC thuyết minh đề tài NCKH cấp cơ sở: Các cá nhân/tổ

chức tham gia hai quá trình TVXĐ vấn đề nghiên cứu và TVTC thuyết

minh đề tài NCKH cấp cơ sở của Học viện Quản lý giáo dục. Với hình

thức: Sau khi xây dựng xong quy trình, thực nghiệm trực tiếp đối với các cá

nhân/tổ chức tham gia hai quá trình TVXĐ vấn đề nghiên cứu và TVTC

thuyết minh đề tài NCKH cấp cơ sở của Học viện Quản lý giáo dục (sau

hằng năm đều có chỉnh sửa để phù hợp và hoàn thiện hơn) trong 3 năm từ

2011 đến 2013.

- Đối tượng thực nghiệm về đánh giá nhận thức sự lợi ích trong giải

thích của nhà quản lý: Các chuyên gia, giảng viên/nhà khoa học có kinh

nghiệm trong việc thực hiện các đề tài NCKH của Học viện Quản lý giáo

dục. Với hình thức: Sau 3 năm thử nghiệm, đầu năm 2014, dùng phiếu điều

tra để đánh giá nhận thức về sự lợi ích trong giải thích của nhà quản lý.

3.5.4. Địa điểm, thời gian thực nghiệm

- Địa điểm: Học viện Quản lý giáo dục.

- Thời gian: 3 năm, từ 2011 đến 2013.

Page 169: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

169

3.5.5. Các bước tiến hành thực nghiệm

- Bộ phận chuyên trách NCKH, Học viện Quản lý giáo dục tìm hiểu

khái niệm quy trình và khái niệm hệ thống.

- Bộ phận chuyên trách NCKH, Học viện Quản lý giáo dục nghiên

cứu Thông tư số 12/2010/TT-BGDĐT ngày 29/3/2010 của Bộ GD&ĐT

Quy định về quản lý đề tài KH&CN cấp Bộ của Bộ GD&ĐT.

- Bộ phận chuyên trách NCKH, Học viện Quản lý giáo dục đề xuất

quy trình quản lý quá trình TVXĐ vấn đề nghiên cứu và quy trình quản lý

quá trình TVTC thuyết minh đề tài NCKH.

- Bộ phận chuyên trách NCKH, Học viện Quản lý giáo dục thử nghiệm

các quy trình này để tìm ra các nhược điểm và đề xuất hướng xử lý, cụ thể là:

Với quá trình TVXĐ vấn đề nghiên cứu: Hội đồng KH&ĐT thuộc

CSBD CBQLGD hằng năm tư vấn cho thủ trưởng CSBD CBQLGD trong

giai đoạn đầu của quá trình quản lý đầu vào đến khi thủ trưởng CSBD

CBQLGD có đủ cơ sở để quyết định vấn đề cần nghiên cứu trong năm học.

Sự tư vấn có tác động quan trọng tới các tác giả viết phiếu đề xuất được chấp

thuận trong việc chỉnh sửa hướng nghiên cứu và cũng có ảnh hưởng tới các

giảng viên/nhà khoa học khác trong việc viết phiếu đề xuất vấn đề nghiên cứu

ở những năm sau.

Với quá trình TVTC thuyết minh nghiên cứu: Hội đồng KH&ĐT

thuộc CSBD CBQLGD hằng năm tư vấn cho thủ trưởng CSBD CBQLGD ở

giai đoạn tiếp theo của quá trình TVXĐ vấn đề nghiên cứu của quá trình quản

lý đầu vào đến khi thủ trưởng CSBD CBQLGD đủ cơ sở để quyết định thuyết

minh nào đối với một vấn đề nghiên cứu được chấp nhận trở thành đề tài

NCKH và giao cho một cá nhân/tổ chức cụ thể tiến hành. Sự tư vấn có tác

động quan trọng tới các tác giả viết thuyết minh nghiên cứu được tuyển chọn

Page 170: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

170

trong việc chỉnh sửa hướng viết thuyết minh nghiên cứu và cũng có ảnh

hưởng tới các giảng viên/nhà khoa học khác trong việc viết thuyết minh

nghiên cứu ở những năm sau; Đồng thời, chính sự trao đổi trong buổi tư vấn

tuyển chọn thuyết minh đề tài cấp cơ sở cũng là điều kiện tốt để các thành

viên trong Hội đồng KH&ĐT hiểu rõ hơn vấn đề nghiên cứu từ người viết

thuyết minh nghiên cứu với tư cách là người đã tiếp cận với thực trạng vấn đề

nghiên cứu.

3.5.6. Kết quả thực nghiệm

- Tháng 5 năm 2014, Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục thống nhất

thông qua hai quy trình.

- Khảo sát trên 39 người gồm một số chuyên gia trong NCKH và các

giảng viên đã tham gia làm đề tài nghiên cứu khoa học của Học viện Quản lý

giáo dục từ năm 2011 trở về trước, kết quả so sánh sự khác biệt sau khi có

quy trình TVXĐ vấn đề nghiên cứu và TVTC thuyết minh nghiên cứu ở

Học viện Quản lý giáo dục thể hiện ở bảng 3.27:

Bảng số 3.27: Kết quả thực nghiệm trước và sau khi

ban hành quy trình TVXĐ vấn đề nghiên cứu và TVTC thuyết minh nghiên cứu

đề tài cấp cơ sở tại Học viện Quản lý giáo dục

STT

Nội dung thực nghiệm

cần đánh giá

Trước khi có quy trình

TVXĐ vấn đề nghiên

cứu và TVTC thuyết

minh nghiên cứu

(SL/%)

Sau khi có quy trình

TVXĐ vấn đề nghiên

cứu và TVTC thuyết

minh nghiên cứu

(SL/%)

Rất

lợi ích

Lợi

ích

Không

lợi ích

Rất

lợi ích

Lợi

ích

Không

lợi ích

1 Sự lợi ích trong việc lý

giải số lượng vấn đề

nghiên cứu được chuyển

thành đề tài cấp cơ sở nhỏ

hơn hoặc bằng số lượng đề

xuất.

0

/0,0 0

/0,0

39 /100

32 /82,1

2 /5,1

5 /12,8

Page 171: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

171

2 Sự lợi ích trong việc lý

giải số lượng các mục

được quan tâm khi Hội

đồng KH&ĐT xem xét

thuyết minh nghiên cứu.

0 /0,0

24 /61,5

15 /38,5

29 /74,4

3 /7,7

7 /17,9

3 Sự lợi ích trong việc định

ra các thủ tục chuẩn bị cho

họp Hội đồng KH&ĐT khi

xem xét vấn đề nghiên cứu

và thuyết minh nghiên cứu.

0 /0,0

18 /46,2

21 /53,8

26

/66,7 3

/7,7 10

/25,6

4 Sự lợi ích trong việc tạo ra

môi trường trao đổi về học

thuật giữa Hội đồng

KH&ĐT với nhóm nghiên

cứu khi xem xét vấn đề

nghiên cứu và thuyết minh

nghiên cứu.

0 /0,0

2 /5,1

37 /94,9

27 /69,2

4 /10,3

8 /20,5

Trung bình tổng hợp 0 /0,0

11

/28,2

28

/71,8 29

/74,4 3

/7,7

7 /17,9

Kết quả trả lời đã khẳng định: Trước khi ban hành 2 quy trình TVXĐ

vấn đề nghiên cứu và TVTC thuyết minh nghiên cứu, có 71,8% số người

trong Học viện Quản lý giáo dục đã trả lời không có lợi ích cho việc lý giải:

Tại sao số lượng vấn đề nghiên cứu được chuyển thành đề tài cấp cơ sở có

thể nhỏ hơn hoặc bằng số lượng đề xuất thông qua việc chấm điểm? Tại

sao phải xem xét và chấm điểm 5 mục trong một thuyết minh nghiên cứu

khi Hội đồng KH&ĐT xem xét và chấm điểm tuyển chọn thuyết minh? Tại

sao các cá nhân/tổ chức nghiên cứu phải chuẩn bị các thủ tục để chuẩn bị

cho các cuộc họp của Hội đồng KH&ĐT trước khi công nhận cho cá

nhân/tổ chức đó tiến hành nghiên cứu khi xem xét và chấm điểm vấn đề đó

trở thành đề cương nghiên cứu? Tại sao cần phải có sự trao đổi về học

thuật giữa Hội đồng KH&ĐT với nhóm nghiên cứu? Và sau khi ban hành 2

quy trình này thì 82,1% lại có ý kiến ngược lại: Rất lợi ích và lợi ích cho

các nhà quản lý lý giải 4 nội dung trên.

Page 172: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

172

Kiểm chứng ý nghĩa của tác động (ban hành quy trình TVXĐ vấn đề

nghiên cứu và TVTC thuyết minh nghiên cứu đề tài NCKH cấp cơ sở) đối

với các giảng viên/nhà khoa học:

Cách thứ nhất, theo cách áp dụng lý thuyết nghiên cứu khoa học sư

phạm ứng dụng: Dùng độ chênh lệch % khi so sánh 2 mức độ rất lợi ích và

lợi ích ở 2 giai đoạn trước và sau khi có quy trình TVXĐ vấn đề nghiên cứu

và TVTC thuyết minh nghiên cứu đề tài NCKH cấp cơ sở để kiểm chứng.

Khi so sánh tổng % 2 mức độ rất lợi ích và lợi ích ở 2 giai đoạn trước

và sau khi ban hành quy trình TVXĐ vấn đề nghiên cứu và TVTC thuyết

minh nghiên cứu đề tài cấp cơ sở tại Học viện Quản lý giáo dục, kết quả

thu được đều cho giá trị dương (cao nhất là 87,2 và thấp nhất là 20,6). Kết

quả này khẳng định: Giả thuyết thực nghiệm là đúng đắn.

Biểu đồ 3.5. dưới đây minh họa sự lợi ích khi ban hành hai quy trình:

Biểu đồ 3.5: Hình ảnh kết quả chênh lệch % 2 mức độ rất lợi ích và lợi ích

ở 2 giai đoạn trước và sau khi ban hành quy trình TVXĐ vấn đề nghiên cứu

và TVTC thuyết minh nghiên cứu đề tài cấp cơ sở tại Học viện Quản lý giáo dục

0

61,5

46,2

5,1

87,2

82,1

77,4

79,5

87,2

20,6

31,2

74,4

1. Có lợi ích hay không trong việc lý giải số

lượng vấn đề nghiên cứu được chuyển thành đề

tài cấp cơ sở nhỏ hơn hoặc bằng số lượng đề

xuất?

2. Có lợi ích hay không trong việc lý giải số

lượng các mục được quan tâm khi Hội đồng

KH&ĐT xem xét thuyết minh nghiên cứu?

3. Có lợi ích hay không trong việc định ra các thủ

tục chuẩn bị cho họp Hội đồng KH&ĐT khi xem

xét vấn đề nghiên cứu và thuyết minh nghiên

cứu?

4. Có lợi ích hay không trong việc tạo ra môi

trường trao đổi về học thuật giữa Hội đồng

KH&ĐT với nhóm nghiên cứu khi xem xét vấn

đề nghiên cứu và thuyết minh nghiên cứu?

Chênh lệch Sau khi có quy trình TVXĐ và TVTC

Trước khi có quy trình TVXĐ và TVTC

Page 173: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

173

Như vậy sau khi ban hành quy trình TVXĐ vấn đề nghiên cứu và

TVTC thuyết minh nghiên cứu đề tài cấp cơ sở, các quy trình này đã có tác

động tích cực trong những giai đoạn đầu của việc thực hiện và quản lý đề

tài cấp cơ sở tại Học viện Quản lý giáo dục.

Cách thứ hai: Dữ liệu thu được trong tình huống này là xuất phát từ

“sự đếm” khi các giảng viên/nhà khoa học trả lời theo các mục: Rất lợi ích,

lợi ích và không lợi ích. Vì vậy, để kiểm chứng kết quả thu được trước và

sau khi ban hành hai quy trình TVXĐ vấn đề nghiên cứu và TVTC thuyết

minh đề tài NCKH cấp cơ sở về sự lợi ích trong giải thích của nhà quản lý

là ngẫu nhiên hay không phải thông qua tham số p trong phép “kiểm chứng

khi bình phương”.

Theo lý thuyết NCKH SPƯD, cách tiến hành “kiểm chứng khi bình

phương” theo các bước như sau:

- Bước 1: Biến đổi kết quả thu được thành một ma trận vuông, sao

cho các phần tử lớn hơn 5 để bảo đảm độ chính xác của phép tính.

- Bước 2: Tính toán hoặc dùng trực tuyến để tìm giá trị p – xác suất.

- Bước 3: So sánh giá trị p với giá trị 0,0001 để có kết luận.

Giá trị p

Kết luận

P <= 0,0001

Dữ liệu không có khả năng xảy ra ngẫu nhiên

P> 0,0001

Dữ liệu có khả năng xảy ra ngẫu nhiên

Tìm giá trị p trong thực nghiệm đã tiến hành:

- Bước 1:

Bảng dữ liệu gốc thu được về sự lợi ích đối với giải thích của nhà

quản lý:

Page 174: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

174

Rất lợi ích Lợi ích Không lợi ích

Trước tác động 0 11 28

Sau tác động 29 3 7

Ghép cột rất lợi ích và lợi ích thành một cột, ta có một ma trận vuông

cấp 2 (gọi là ma trận dữ liệu, ký hiệu là DL):

Rất lợi ích và lợi ích Không lợi ích Tổng

Trước tác động 11 28 39

Sau tác động 32 7 39

Tổng 43 35 78

- Bước 2:

Bằng cách tính toán:

Suy ra các phần tử của ma trận kỳ vọng (ký hiệu là KV) theo cách:

aij= (tổng cột i DL) x (tổng hàng j DL)/(tổng các hàng ma trận DL)

Ma trận KV tìm được là:

a11 = 21,5 a21 = 17,5

a12 = 21,5 a22 = 17,5

Dùng Excel tính p, với công thức: p = chitest(DL,KV) = 0,000001746

Bằng cách tra tìm trực tuyến:

Nhấn vào địa chỉ:

http://www.physics.csbsju.edu/stats/contingency_NROW_NCOLUMN_form.html

Nhập cấp của ma trận để máy hiện ra ma trận cần nhập số liệu.

Nhập các giá trị trong của ma trận DLvào sẽ cho kết quả p (xác suất)

cần tìm.

Page 175: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

175

- Bước 3:

Nhìn vào kết quả giá trị p = 0,000001746< 0,0001, có thể kết luận: Kết

quả thu được không có khả năng ngẫu nhiên, nói một cách khác, việc ban

hành quy trình TVXĐ vấn đề nghiên cứu và TVTC thuyết minh nghiên cứu

là tác động có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc lý giải của nhà quản lý

đối với các giảng viên/nhà khoa học khi thực hiện nhiệm vụ NCKH.

Qua phỏng vấn sâu các chuyên gia trong lĩnh vực NCKH về việc ban hành

hai quy trình TVXĐ vấn đề nghiên cứu và TVTC thuyết minh đề tài NCKH cấp

cơ sở, đa số các chuyên gia tại Học viện Quản lý giáo dục đã khẳng định:

- Các cá nhân/tổ chức nghiên cứu và Hội đồng KH&ĐT đã coi việc

xác định vấn đề nghiên cứu là bước khởi đầu của quá trình dẫn đến có một

đề tài NCKH.

- Nhờ có bước xác định vấn đề nghiên cứu, không những làm cho Hội

đồng KH&ĐT có cách nhìn tổng quan về các vấn đề cần nghiên cứu trong

năm đã phù hợp với tình hình của Học viện Quản lý giáo dục hay chưa, mà

quá trình này đã tạo sự cạnh tranh lành mạnh đối với toàn đội ngũ khi Chủ

tịch Hội đồng KH&ĐT yêu cầu tất cả các giảng viên và các nhà khoa học

cùng tham gia viết thuyết minh nghiên cứu đối với các vấn đề nghiên cứu đã

được công bố cần giải quyết trong năm.

- Việc sau khi Hội đồng KH&ĐT trao đổi và cuối cùng là các thành viên

Hội đồng thể hiện quan điểm của mình qua việc chấm điểm các vấn đề nghiên

cứu tại phiên họp đã làm tăng thêm tính định lượng trong quá trình đánh giá để

tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho kết luận của Chủ tịch Hội đồng KH&ĐT.

- Đã chú ý tới các mục quan trọng trong thuyết minh như: Tên của đề

tài, tổng quan vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và

phương pháp nghiên cứu, tiến độ thực hiện, các sản phẩm có được sau khi

nghiên cứu và khả năng ứng dụng của các kết quả nghiên cứu...

- Việc xem xét trước (có thể chấm lần 1) để chọn thuyết minh đã mang

tính khách quan cao, bởi ở bước này không xuất hiện tên của nhóm nghiên

cứu và từng thành viên Hội đồng tự xem xét và có thể chấm điểm mà

Page 176: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

176

không có sự trao đổi – Qua đây thể hiện năng lực và trách nhiệm của từng

thành viên Hội đồng.

- Ở lần chính thức, sau khi xem xét tiềm năng NCKH của các nhóm

nghiên cứu (lúc này công khai tên của nhóm nghiên cứu), việc Hội đồng

trao đổi trực tiếp với nhóm nghiên cứu đã giúp từng thành viên Hội đồng

nắm rõ hơn ý tưởng nghiên cứu trước khi chấm điểm chính thức thuyết

minh ngay tại phiên họp.

3.5.7. Mối quan hệ giữa việc thực hiện quản lý TVXĐ và TVTC

với hiệu quả NCKH

Sau khi áp dụng quy trình TVXĐ vấn đề nghiên cứu và TVTC thuyết

minh nghiên cứu đề tài NCKH cấp cơ sở theo một quy trình tại Học viện

Quản lý giáo dục, một thực tế là:

- Số lượng các vấn đề nghiên cứu được chấp thuận luôn nhỏ hơn và có ý

nghĩa hơn so với các đề xuất do các giảng viên/nhà khoa học đề xuất.

Biểu đồ 3.6: Hình ảnh so sánh số lượng các vấn đề nghiên cứu đề xuất

với các vấn đề nghiên cứu được công bố

tại Học viện Quản lý giáo dục trong 3 năm 2011, 2012 và 2013

13

12

28

9

8

12

2011

2012

2013

Số lượng vấn đề nghiên cứu được công bố

Số lượng vấn đề nghiên cứu đề xuất

Page 177: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

177

- TVĐX vấn đề nghiên cứu và TVTC thuyết minh nghiên cứu đề tài

NCKH cấp cơ sở theo một quy trình đã có tác động tích cực đối với cả hai

lực lượng chính: Một là, các giảng viên/nhà khoa học đã quan tâm đến các

vấn đề trong quản lý hay trong giảng dạy của Học viện Quản lý giáo dục;

Hai là, thủ trưởng CSBD CBQLGD cũng như của Hội đồng KH&ĐT Học

viện Quản lý giáo dục có sự chuyển biến trong việc thể hiện vai trò, trách

nhiệm của mình khi thực hiện chức năng định hướng vấn đề nghiên cứu và

xem xét tuyển chọn thuyết minh nghiên cứu hằng năm theo mục tiêu của

Học viện Quản lý giáo dục (Bảng 3.28 là một ví dụ minh họa).

Những thực tế cơ bản như mô tả ở trên là dấu hiệu quan trọng góp

phần nâng cao hiệu quả áp dụng KQNC của đề tài NCKH cấp cơ sở vào

thực tiễn, bởi khi làm tốt hai quá trình này (TVXĐ/TVTC) đồng nghĩa:

o Chủ thể quản lý đã quan tâm đến các sản phẩm và kết quả dự

kiến sẽ được áp dụng ở đâu?

o Ai sẽ là người thụ hưởng các KQNC đó?

o Cách đầu tư cho các đề tài NCKH cấp cơ sở có khả năng ứng

dụng cao?

o Vai trò, trách nhiệm của bộ phận tham mưu và các chủ thể có

liên quan như thế nào?...

Page 178: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

178

Bảng 3.28: Kết luận về yêu cầu chỉnh sửa thuyết minh

đề tài NCKH cấp cơ sở sau khi có tư vấn tham mưu của Hội đồng KH&ĐT

trong 3 năm 2011, 2012 và 2013 tại Học viện Quản lý giáo dục

Năm Mã số đề tài Yêu cầu cơ bản trong chỉnh sửa thuyết minh

2011

C2011-29.29 Xem lại cách đặt tên đề tài cho phù hợp; cần giới hạn lại phạm vi

nghiên cứu; viết lại phần tổng quan tình hình nghiên cứu; viết rõ phần

phương pháp nghiên cứu; cần bổ sung tên sản phẩm sau nghiên cứu, số

lượng và yêu cầu khoa học của sản phẩm.

C2011-29.32 Làm rõ đối tượng nghiên cứu; cách tiếp cận và phương pháp

nghiên cứu

C2011-29.33 Viết lại cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu; cần chi tiết sản phẩm, số lượng

và yêu cầu khoa học của sản phẩm; cần làm rõ hiệu quả sau khi nghiên cứu.

C2011-29.34 Viết lại phần tổng quan tình hình nghiên cứu; tính cấp thiết; phần

hiệu quả và phương thức chuyển giao.

2012

C2012-29.38

Sản phẩm phải là bộ công cụ có thể sử dụng cho sinh viên Học viện Quản

lý giáo dục đánh giá giảng viên; phải thể hiện được hiệu quả dự kiến.

C2012-29.41

Sản phẩm phải giúp cho việc quảng bá và marketing công tác tuyển

sinh đại học của Học viện Quản lý giáo dục.

2013

C2013-29.44 Tập trung vào ý tưởng: Rèn luyện kỹ năng hỗ trợ tìm việc làm cho

sinh viên Học viện Quản lý giáo dục.

C2013-29.45 Tập trung vào ý tưởng: Nâng cao chất lượng Tạp chí Quản lý giáo dục.

C2013-29.46 Tập trung vào ý tưởng: Biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động

tập thể cho sinh viên ngành Quản lý giáo dục của Học viện Quản lý giáo dục.

C2013-29.48 Tập trung vào ý tưởng: Kỹ năng thuyết trình và giải trình của người

cán bộ quản lý.

C2013-29.49 Tập trung vào ý tưởng: Nghiên cứu động cơ học tập tích cực của sinh

viên khoa Giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục.

C2013-29.51 Tập trung vào ý tưởng: Đề xuất quy trình đánh giá và thử nghiệm

đánh giá chương trình đào tạo cử nhân quản lý giáo dục tại Học viện

Quản lý giáo dục theo chuẩn đầu ra

C2013-29.53 Tập trung vào ý tưởng: Khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài

chính của Học viện Quản lý giáo dục.

C2013-29.54 Tập trung vào ý tưởng: Cung ứng tài liệu và nguồn lực cung cấp

thông tin của Trung tâm Thông tin-Tư liệu thư viện, Học viện Quản lý

giáo dục.

C2013-29.55 Tập trung vào ý tưởng: Biện pháp nâng cao hiệu quả quy chế đào tạo

trong thi học phần đối với sinh viên Học viện Quản lý giáo dục.

Page 179: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

179

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận:

Trên cơ sở các khái niệm quản lý đã có, luận án đã đề xuất cách định

nghĩa khái niệm quản lý dưới góc độ hướng tới sự tương tác của chủ thể

quản lý khi thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình. Ngoài ra, luận án đã

làm rõ thêm các khái niệm như: CSBD CBQLGD; NCKH tại các CSBD

CBQLGD; Đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD; Quản lý

NCKH tại các CSBD CBQLGD; Quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở tại các

CSBD CBQLGD và Hiệu quả NCKH tại các CSBD CBQLGD.

Trên cơ sở các quy định và thực tiễn khi thực hiện các đề tài NCKH

cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD, luận án đã cụ thể hóa sáu quy trình khi

thực hiện đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD.

Dựa vào tiếp cận quá trình, luận án đã chỉ ra quá trình thực hiện đề tài

NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD.

Kết hợp khái niệm quản lý và tiếp cận hệ thống, luận án đã xác định

vai trò, trách nhiệm và các hành động cụ thể của chủ thể quản lý và các

chủ thể có liên quan trong quá trình quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở tại các

CSBD CBQLGD và làm rõ sáu nội dung quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở.

Luận án đã tiến hành điều tra thực trạng toàn diện về NCKH tại các

CSBD CBQLGD từ năm 2010 đến năm 2013, trong đó đã đặc biệt quan

tâm đến hai mảng:

- Một là, thực trạng nội dung quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở tại

các CSBD CBQLGD, bao gồm: Quản lý TVXĐ vấn đề nghiên cứu; Quản

lý TVTC thuyết minh nghiên cứu; Quản lý triển khai nghiên cứu và kiểm

Page 180: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

180

tra; Quản lý đánh giá, nghiệm thu; Quản lý thực hiện quyền tác giả và

quyền sở hữu KQNC; Quản lý áp dụng KQNC vào thực tiễn.

- Hai là, thực trạng các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới quá trình quản

lý đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD, bao gồm:

o Mức độ ảnh hưởng của yếu tố chủ quan (Thủ trưởng các

CSBD CBQLGD; Chủ nhiệm đề tài NCKH cấp cơ sở; Tổ trưởng tổ kiểm

tra đề tài NCKH cấp cơ sở; Chủ tịch Hội đồng đánh giá, nghiệm thu đề tài

NCKH cấp cơ sở và thủ trưởng cơ quan/tổ chức sẽ thụ hưởng KQNC của

đề tài NCKH cấp cơ sở).

o Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan cơ bản (Ý thức

BD, TBD; Chính sách thi đua, khen thưởng; Ưu tiên cho các đề tài NCKH

cấp cơ sở theo hướng NCKH SPƯD; Chính sách tuyển dụng, bố trí, đánh

giá và bổ nhiệm cán bộ khoa học; Hệ thống thông tin quản lý; Gắn kết

giữa giảng dạy với NCKH; Thái độ tích cực trong khi tham gia NCKH; Cơ

sở vật chất, trang thiết bị và hỗ trợ kinh phí; Áp dụng KQNC của đề tài

NCKH cấp cơ sở vào thực tiễn).

Luận án đã đề xuất giải pháp thứ 1, đề cập đến vai trò và trách nhiệm

của thủ trưởng các CSBD CBQLGD nhằm nâng cao vai trò và trách nhiệm

của chủ thể quản lý thông qua việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách trong

NCKH tại các CSBD CBQLGD là tiền đề để tạo môi trường nâng cao hiệu

quả NCKH.

Với mục đích hoàn thiện các quy trình cụ thể nhằm hướng tới sự công

khai, minh bạch và đúng trách nhiệm khi quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở

tại các CSBD CBQLGD, luận án đã đề xuất việc hoàn thiện 06 quy trình ở

giải pháp thứ 2, bao gồm: Quy trình TVXĐ vấn đề nghiên cứu; quy trình

TVTC thuyết minh; Quy trình triển khai nghiên cứu và kiểm tra; Quy trình

Page 181: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

181

đánh giá, nghiệm thu; Quy trình thực hiện quyền tác giả và quyền sở hữu

KQNC; Quy trình áp dụng KQNC vào thực tiễn.

Luận án cũng đề xuất giải pháp thứ 3 đề cập đến các nội dung cơ bản

khi chủ thể quản lý cũng như các chủ thể có liên quan cần quan hệ với nhau

ở cả hai phương diện pháp lý và tương tác (thương thuyết) để đi đến thống

nhất trong quá trình thực hiện đề tài NCKH cấp cơ sở.

Luận án đã thực hiện nhiệm vụ khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả

thi của các giải pháp đề xuất tại Học viện Quản lý giáo dục và thực nghiệm

xây dựng quy trình TVXĐ vấn đề nghiên cứu và quy trình TVTC thuyết

minh nghiên cứu trong giải pháp 2 tại Học viện Quản lý giáo dục.

Kiến nghị:

- Các CSBD CBQLGD nên tập trung thực hiện các giải pháp, trong đó,

trước mắt cần tập trung vào giải pháp 2 (Hoàn thiện các quy trình cụ thể

trong quá trình thực hiện đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD CBQLGD)

và giải pháp 3 (Phát triển mối quan hệ giữa chủ thể quản lý với các chủ thể

có liên quan trong quá trình thực hiện đề tài NCKH cấp cơ sở tại các CSBD

CBQLGD).

- Giải pháp 1 (Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chủ thể quản lý thông

qua việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách trong NCKH tại các CSBD

CBQLGD) là rất quan trọng, bởi chủ thể quản lý thực hiện đúng vai trò,

trách nhiệm của mình thông qua các hành động cụ thể một cách công khai,

minh bạch sẽ tạo ra nề nếp và sự công bằng về trách nhiệm và quyền lợi

trong NCKH. Trước thực trạng hiện nay, các chủ thể cần thực hiện tốt 4/7

hành động cụ thể sau:

o Ban hành/chỉnh sửa Quy chế nghiên cứu khoa học (3.3.1.1).

Page 182: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

182

o Ban hành quy định về thi đua, khen thưởng trong nghiên cứu

khoa học (3.3.1.2).

o Ban hành quy định để có hệ thống thông tin quản lý nhằm tạo

môi trường thuận lợi trong NCKH (3.3.1.4).

o Tăng cường cơ sở vật chất và hỗ trợ kinh phí trong việc thực hiện

NCKH (3.3.2.7).

- Trên cơ sở cách tiếp cận của luận án, các CSBD CBQLGD nên có

các đề tài NCKH để tìm các giải pháp cho việc quản lý tốt các nội dung

NCKH khác ngoài đề tài NCKH cấp cơ sở nhằm tạo điều kiện cho NCKH

tại các CSBD CBQLGD ngày càng phát triển, đáp ứng sự đổi mới căn bản,

toàn diện nền giáo dục Việt Nam.

Page 183: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

183

Các công trình của tác giả liên quan đến luận án

1. Tạo động lực-Yếu tố cần có với người lãnh đạo/quản lý một tổ

chức, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Đổi mới căn bản và toàn diện

giáo dục Việt Nam – Nhìn từ góc độ quản lý, tháng 9/2011, NXB

Đại học Kinh tế quốc dân, giấy phép xuất bản số 1077-

2011/CXB/02-199/ĐHKTQD.

2. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, một loại hình nghiên cứu

phù hợp, Tạp chí Giáo dục, số 297. Tháng 11/2012.

3. Phân tích dữ liệu, bước quan trọng trong nghiên cứu khoa học,

Tạp chí Giáo dục, số 302. Tháng 01/2013.

4. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở các có sở giáo dục đại

học. Tạp chí Quản lý giáo dục, số 52 , tháng 9/2013.

5. Định nghĩa khái niệm quản lý trong khoa học quản lý. Tạp chí

Quản lý giáo dục, số 66, tháng 11/2014.

6. Dùng định nghĩa thao tác để hiểu khái niệm quản lý và lợi ích khi

sử dụng cách định nghĩa này. Tạp chí Giáo dục, số 347, kỳ 1 tháng

12/2014.

Page 184: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

184

Tài liệu tham khảo

1. Lê Vân Anh (2007), Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục. Đề xuất một số

giải pháp ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động nghiên cứu KH&CN (lĩnh

vực giáo dục) ở một số cơ sở nghiên cứu. Mã số B2005-80.25.

2. Trần Thanh Ái (2014), Khoa Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ, Đổi mới giáo

dục đại học và nhiệm vụ của giảng viên, Tạp chí Dạy và Học ngày nay, Trung

ương Hội Khuyến học Việt Nam, số 6.

3. Ban Chấp hành Trung ương (2012). Nghị Quyết TW6, ĐH XI, về phát triển

KH&CN. NQ số 20-NQTW.

4. Ban chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết TW8, ĐH XI, về đổi mới căn

bản, toàn diện Giáo dục Việt Nam. NQ số 29-NQTW.

5. Bộ Chính trị (2009). Thông báo số 242-TB/TW ngày 15/4/2009. Tiếp tục thực

hiện Nghị quyết TW 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo

đến năm 2020.

6. Bộ Nội vụ và Bộ GD&ĐT (2011). Thông tư liên tịch số 06/2011/TTLT-BNV-

BGDĐT. Quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ làm việc, chính sách đối với

giảng viên tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan

thuộc Chính phủ, Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

7. Bộ GD&ĐT (2007), Quyết định số 1525/QĐ-BGDĐT-TCCB, ngày 28/3/2007 về

ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện Quản lý giáo dục.

8. Bộ GD&ĐT (2011), Quyết định số 2359/QĐ-BGDĐT, ngày 09/6/2011 ban hành

Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố

Hồ Chí Minh.

9. Bộ GD&ĐT (2010), Thực trạng và giải pháp tạo động lực cho giảng viên đại

học tham gia nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

10. Bộ GD&ĐT (2010). Thông tư số 12/2010/TT-BGDĐT ngày 29/3/2010 của Bộ

GD&ĐT Quy định về quản lý đề tài KH&CN cấp Bộ.

11. Bộ GD&ĐT (2011). Thông tư số 22/2011/TT-BGDĐT ngày 30/5/2011. Quy

định về hoạt động KH&CN trong các cơ sở giáo dục đại học.

12. Bộ GD&ĐT (2008). Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 28/11/2008, ban

hành quy định chế độ làm việc của giảng viên.

13. Bộ GD&ĐT (2012). Thông tư số 12/2012/TT-BGDĐT ngày 03/4/2012 Hướng

dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Giáo dục.

Page 185: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

185

14. Bộ GD&ĐT (2010). Kỷ yếu Hội nghị Tổng kết hoạt động KH&CN giai đoạn

2006-2010 và định hướng phát triển 5 năm 2011-2015 khối giáo dục.

15. Bộ Tài chính và Bộ KH&CN (2006). Thông tư liên tịch số

93/2006/TTLT_BTC-BKHCN ngày 04/10/2006. Hướng dẫn chế độ khoán kinh

phí của đề tài, dự án KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước.

16. Bộ Tài chính và Bộ KH&CN (2007). Thông tư liên tịch 44/2007/TTLT-BTC-

BKHCN, ngày 07/5/2007. Hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán

kinh phí đối với các đề tài, dự án KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước.

17. Báo tia sáng (2009). Chiến lược phát triển KH&CN của một số nước và những

gợi suy cho Việt Nam.

18. Hồ Tú Bảo (2008). Tổ chức và quản lý đề tài nghiên cứu khoa học ở Nhật;

Trang Web Tia Sáng, Bộ Khoa học và Công nghệ.

19. Dominique Chalain (1993).Các phong cách quản lý. Người dịch: Nguyễn Văn

Đóa. NXB KH&KT.

20. Nguyễn Cảnh Chất (dịch và biên soạn) - 2003. Tinh hoa quản lý (tái bản lần thứ

1, có sửa đổi, bổ sung. Nhà xuất bản Lao động.

21. Nguyễn Phúc Châu (2008). Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý các hoạt

động KH&CN của các Trường CBQLGD&ĐT. Đề tài KHCN cấp Bộ, mã số

B2006-29.10.

22. Nguyễn Phúc Châu (2006). Lôgic nội dung và các nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

khoa học về giải pháp quản lý giáo dục. Tạp chí giáo dục, số 143, kỳ 1, tháng

8/2006.

23. Cục Thông tin KH&CN Quốc gia (2010). Chuyên đề “Chiến lược phát triển

KH&CN ở Đức”.

24. Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (2011). Khoa học và công nghệ

thế giới. NXB Khoa học và Kỹ thuật.

25. Lê Yên Dung (2010). Luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục. Mô hình quản lý hoạt

động nghiên cứu khoa học trong đại học đa ngành, đa lĩnh vực.

26. Vũ Cao Đàm (2006). Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb KH&KT.

Xuất bản lần thứ 13, có chỉnh lý bổ sung.

27. Trần Khánh Đức (2003). Đề tài cấp Bộ trọng điểm B2001-52-TĐ 19. Đánh giá

hiệu quả hoạt động NCKH trong các trường đại học giai đoạn 1996-2000.

28. Minh Đường (2008). Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Khoa

học và Công nghệ đang thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế-xã hội.

Page 186: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

186

29. Eric Gleave, Howard T. Welser, Thomas M. Lento, Marc A. Smith (2009) : A

Conceptual and Operational Definition of ‘Social Role’ in Online

Community, the 42nd Hawaii International Conference on System Sciences.

30. Estelle M. Phillips and Derek S. Pugh (2005): How to get a PhD. A handbook

for students and their supervisors. Fourth Edition. Worldwide Bestseller. Open

University Press. New York, USA.

31. Hoàng Nhị Hà (2009), Luận án tiến sĩ quản lý giáo dục. Quản lý NCKH ở các

trường đại học sư phạm.

32. Vũ Hậu (2007). Quản lý chất lượng nhằm cải tiến công việc của bạn.

33. Nguyễn Hữu Hùng (2009), Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN. Phát triển

hoạt động Thông tin KH&CN ở Việt Nam. Nghiên cứu chính sách KH&CN. Số 16.

34. Nguyễn Hữu Hùng (2009). Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN. G.M.

Dobrov và việc phát triển khoa học luận tại Việt Nam. Nghiên cứu chính sách

KH&CN. Số 16.

35. Vương Thanh Hương (2004). Đề tài cấp Bộ B 2002-52.26. Ứng dụng CNTT trong

quản lý các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ ở các trường đại học.

36. Vương Thanh Hương (2012). Viện KHGD Việt Nam. Thông tin giáo dục – Vấn

đề lý luận và thực tiễn. Tạp chí thông tin – tư liệu.

37. Judith Bell (2010 ): Doing your researche project. Fifth Edition. Open

University Press. New York. USA.

38. Học viện Quản lý giáo dục. Tổng kết các năm học 2010-2011, 2011-2012, 2012-2013.

39. Trần Kiểm (2007). Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục. Nxb ĐHSP.

40. C. Mác và Ph.Ăngghen (1993): Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,t.23, tr.480.

41. Lê Phước Minh (2012), Phó Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục là Chủ nhiệm đề

tài: Mô hình quản lý kinh phí nghiên cứu khoa học cho các trường đại học Nhật Bản

và khả năng áp dụng cho Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học, đề tài Khoa học &

Công nghệ cấp Nhà nước – dưới dạng Nghị định thư.

42. Michael J. Polonsky and David S. Waller (2011): Designing and managing a

research project. SAGE Publication, London. UK

43. Vũ Hữu Ngoạn (2001), Tìm hiểu một số khái niệm trong văn kiện Đại hội IX

của Đảng. Nxb CTQG.

44. Nguyễn Nghĩa, Phạm Hồng Trường (2009). Viện Sở hữu trí tuệ. Phân tích và

đánh giá sự phát triển đánh giá tài sản vô hình trên thế giới và gợi suy đối với

Việt Nam. Nghiên cứu chính sách KH&CN. Số 16.

Page 187: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

187

45. Huang Ping (2010). Vị trí của khoa học xã hội ở Trung Quốc, Người dịch: Phạm

Thị Ly, Nguồn: Huang Ping. The Status of the Social Sciences in China. World

Social Science Report, pp. 73-76, Nguồn www.chrd.edu.vn.

46. Nguyễn Ngọc Phú (2006). Lịch sử Tâm lý học (in lần thứ 2), Nhà xuất bản Đại

học Quốc gia Hà Nội.

47. S.Kôvalépski (1978). Người lãnh đạo và cấp dưới, Nhà xuất bản Lao động, Hà

Nội, Người dịch: Thái Tân và Vũ Trung Hương.

48. Đặng Kim Sơn (2007). Quản lý hoạt động khoa học công nghệ của Úc và New

Zealand; Trang Web Tia Sáng, Bộ Khoa học và Công nghệ.

49. Võ Kim Sơn (2008). Giáo trình Quản lý học đại cương, Học viện Hành chính,

NXB Khoa học và Kỹ thuật.

50. Ngô Viết Sơn (2009), Học viện Quản lý giáo dục. Đề tài cấp Bộ B 2007-29.23.

Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Quản lý giáo dục.

51. Ngô Viết Sơn (2008). Tư tưởng cội nguồn của thi đua. Tạp chí giáo dục số 191.

52. Ngô Viết Sơn (2008). Một số suy nghĩ về thi đua. Đặc san Quản lý giáo dục số 2.

53. Ngô Viết Sơn (2008). Công tác thi đua, khen thưởng – Một nội dung cần có trong

các chương trình đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD. Tạp chí giáo dục số 202.

54. Ngô Viết Sơn (2009). Nâng cao chất lượng quản lý các đề tài khoa học thuộc

lĩnh vực giáo dục ở các trường đại học, Tạp chí Giáo dục, số 217.

55. Ngô Viết Sơn (2010). Đổi mới công tác quản lý các đề tài khoa học quản lý giáo

dục nhằm đáp ứng yêu cầu của Ngành Giáo dục và đất nước. Kỷ yếu Hội thảo

Khoa học Quốc gia các Trường Đại học, Học viện có đào tạo về Kinh tế - Quản

trị kinh doanh, tháng 01 năm 2010, giấy phép xuất bản số: 96-2010/CXB/01-

243/ĐHKTQD.

56. Hoàng Minh Thao và Ngô Viết Sơn (2006). Tư tưởng Hồ Chí Minh Về Thi đua.

Thông tin Quản lý giáo dục số 12/2006.

57. Hoàng Minh Thao và Ngô Viết Sơn (2007). Một số kiến giải về đổi mới đánh

giá thi đua trong nhà trường. Thông tin Quản lý giáo dục số 6 /2007.

58. Thủ tướng Chính phủ (2013). Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 22/01/2013 về việc

triển khai thực hiện Kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 của Hội nghị lần

thức 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện

giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Page 188: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

188

59. Thủ tướng Chính phủ (2010). Điều Lệ Trường Đại học (Ban hành theo QĐ số

58/2010/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2010).

60. Thủ tướng Chính phủ (2004). Quyết định số 171/2004/QĐ-TTg ngày 28/9/2004.

Phê duyệt Đề án Đổi mới cơ chế quản lý KH&CN.

61. Thủ tướng Chính phủ (2011). Quyết định số 1244/QĐ-TTg ngày 25/7/2011. Phê

duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ KH&CN chủ yếu giai đoạn 2011-2015.

62. Thủ tướng Chính phủ (2012). Quyết định số 418/QĐ-TTg, ngày 11/4/2012. Phê

duyệt chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020.

63. Thủ tướng Chính phủ (2012). Quyết định số: 711/QĐ-TTg, ngày 13 tháng 06

năm 2012 về phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020”.

64. Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Đình Nguyên (2008). Chất lượng nghiên cứu khoa

học ở Việt Nam qua chỉ số trích dẫn. Ykhoanet.

65. Nguyễn Thị Tuyết (2007). Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động nghiên

cứu khoa học ở các trường đại học Việt Nam theo định hướng bình đẳng giới.

Luận án tiến sỹ, chuyên ngành Quản lý giáo dục.

66. Prof. Vu Carnegie Mellon

University.http://www.segvn.org/forum/mvnforum/viewthread_thread,1383

67. Nguyễn Mạnh Quân (2009). Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN. Định

hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ: kinh nghiệm quốc tế và

những gợi suy cho Việt Nam. Nghiên cứu chính sách KH&CN. Số 16 .

68. Quốc hội (2000). Luật Khoa học và Công nghệ (số 21/2000/QH10 ngày

09/6/2000).

69. Quốc hội (2010). Luật Giáo dục đã được bổ sung, sửa đổi theo Luật số

44/2009/QH12 ngày 25/11/2009 (có hiệu lực từ 1-7-2010).

70. Quốc hội (2009). Luật số 36/2009/QH12 của Quốc hội Việt Nam, thông qua

ngày 19 tháng 6 năm 2009, để sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí

tuệ Việt Nam 2005. Luật này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2010. Luật Sở

hữu trí tuệ chưa sửa đổi – 2005 (có hiệu lực đến 31 tháng 12 năm 2009).

71. Quốc hội (2011). Luật số: 38/2005/QH11, Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam, Khóa XI, kỳ họp thứ 7 (Từ ngày 05 tháng 5 đến ngày 14 tháng 6 năm 2005).

72. Quốc hội (2012). Luật số 08/2012/QH13, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam về Luật Giáo dục Đại học

73. Hồ Văn Vĩnh chủ biên (2002). Giáo trình Khoa học quản lý. Nxb CTQG. 2002.

Page 189: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

189

74. Tài liệu Hội thảo-Tập huấn (2007). “Hoạt động Sở hữu trí tuệ trong các trường

đại học, cao đẳng“.

75. Tài liệu Hội thảo – Tập huấn (2010). Quản lý hoạt động KH&CN trong cơ sở

giáo dục đại học.

76. Tự học chính trị (1976). Số 1, tr 101.

77. Trường Bồi dưỡng Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Phú Thọ. Tổng kết

các năm học 2010-2011, 2011-2012, 2012-2013.

78. Trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội. Tổng kết các năm học 2010-2011,

2011-2012, 2012-2013.

79. Trường CBQL GD&ĐT Trung ương (2003), Báo cáo tại Hội nghị các cơ sở đào

tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, Khái quát thực trạng và những đề xuất

củng cố và phát triển các cơ sở đào tao, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục.

80. Trường CBQL GD&ĐT Thành phố Hồ Chí Minh. Tổng kết các năm học 2010-

2011, 2011-2012, 2012-2013.

81. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ (2012). Quyết định số 236/QĐ-SGD&ĐT-

TCCB, ngày 28/3/2012 về việc phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động của

Trường Bồi dưỡng Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Phú Thọ.

82. Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2006). Quyết định số 3671/QĐ-UBND,

ngày 18/8/2006 về việc xác định lại chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và

biên chế của Trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội.

83. Phiếu điều tra khảo sát; kết quả phỏng vấn sâu các chuyên gia; hồ sơ lưu trữ các

đề tài tại Phòng Quản lý khoa học, Học viện Quản lý giáo dục và các Kỷ yếu

Hội nghị, Hội thảo hoạt động KH&CN do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức năm

2008, năm 2010 và năm 2012.

Page 190: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

190

PHẦN PHỤ LỤC

Page 191: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

191

Mẫu số 1 dùng để hỏi Lãnh đạo các cơ sở hoặc người phụ trách

bộ phận chuyên trách quản lý nghiên cứu khoa học (NCKH), với nội

dung chính:

Tìm hiểu thực trạng về NCKH

Để tiện việc liên hệ, người nghiên cứu xin Quý vị cho biết một vài thông tin về

cá nhân mình:

- Họ và tên:

- Đơn vị:

- Nhiệm vụ đang đảm nhận:

- Số điện thoại:

NỘI DUNG TÌM HIỂU

1. Xin Quý vị cho biết về số lượng, lý do được quản lý và chất lượng của kết quả đề

tài nghiên cứu khoa học của Học viện/Trường (1)

Nội dung

điều tra

Nhiệm

vụ

Số

lượng

năm

2010

Số

lượng

năm

2011

Số

lượng

năm

2012

Số

lượng

năm

2013

Lý do Học

viện/Trường

được

quản lý

Đánh giá chung về

chất lượng vàcác

yếu tố ảnh hưởng

đến kết quả nghiên

cứu khoa học

Cấp Nhà

nước

Cấp Bộ

Cấp tỉnh

Cấp cơ sở

Tên các nhiệm vụ khác (nếu có)

1.

2.

3.

(1)

Minh chứng bằng mã số và tên nhiệm vụ

Page 192: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

192

2. Xin Quý vị hãy đánh giá về thực trạng của các yếu tố tác động sau đối với

nhiệm vụ nghiên cứu khoa học (NCKH) của Học viện/Trường mình:

2.1. Tác động của cơ quan cơ quan chủ quản, chủ trìcác nhiệm vụ NCKH?

2.2. Tác động của cá nhân/tổ chức trúng thầu nhiệm vụ NCKH?

2.3. Tác động vủa Đoàn kiểm tra và Hội đồng đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ

NCKH?

2.4. Tác động của cơ quan/tổ chức hưởng thụ kết quả NCKH ?

2.5. Tác động của các yếu tố khác (kể tên yếu tố và tác động của nó)?

3. Xin các Quý vị hãy đánh giá thực trạng việc thực hiện các chức năng quản lý trong

quản lý NCKH:

3.1. Thực trạng việc thực hiện hoạt động xây dựng kế hoạch NCKH ở Học

viện/Trường mình?

3.2. Thực trạng việc tổ chức thực hiện NCKH ở Học viện/Trường mình?

3.3. Thực trạng việc chỉ đạo thực hiện NCKH ở Học viện/Trường mình?

3.4. Thực trạng việc kiểm tra thực hiện NCKH ở Học viện/Trường mình?

4. Hàng năm Học viện/Trường có xét duyệt vấn đề đề tài NCKH không (qua phiếu

đề xuất)?

Có: Không:

Nếu có thì quy trình xét duyệt vấn đề đề tài NCKH như thế nào?

5. Hằng năm Học viện/Trường có xét duyệt thuyết minh đề tài NCKH do các cá

nhân (tổ chức) viết trên các cơ sở vấn đề nghiên cứu đã được phê duyệt không?

Có: Không:

Nếu có thì quy trình xét duyệt thuyết minh NCKH như thế nào?

Page 193: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

193

6. Học viện/Trường đã tiếp cận với nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng chưa?

Đã tiếp cận (2)

Chưa tiếp cận

6.1 Nếu đã tiếp cậnrồi xin Quí vị cho biết cách triển khai?

6.2 Nếu Học viện/Trường chưa tiếp cận xin cho biết kế hoạch sẽ triển khai?

7. Học viện/Trường có hoạt động cụ thể nào tạo động lực cho các cá nhân (tổ chức) tham gia

NCKH không?

Có (3)

: Không:

Nếu có xin được mô tả cụ thể các hoạt động tạo động lực cho các cá nhân (tổ

chức) tham gia NCKH?

8. Xin Quí vị cho biết nguyên nhân của các thực trạng trong NCKH như đã nói ở trên?

9. Học viện/Trường có ý tưởng nào để NCKH được tốt hơn, thiết thực hơn đáp

ứng yêu cầu của Học viện/Trường, của địa phương của tỉnh nhà trong từng

khâu cụ thể:

9.1 Ý tưởng về xét duyệt vấn đề nghiên cứu hàng năm?

9.2 Ý tưởng về xét duyệt thuyết minh đề tài NCKH theo các vấn đề NCKH đã phê

duyệt?

9.3 Ý tưởng về kiểm tra quá trình triển khai đề tài NCKH của cá nhân (tổ chức)

được giao nhiệm vụ?

9.4 Ý tưởng về đánh giá, nghiệm thu đề tài NCKH theo thời gian trong hợp đồng

nghiên cứu?

9.5 Ý tưởng về việc chuyển giao sản phẩm và sở hữu trí tuệ sau khi đã đánh giá,

nghiệm thu?

Xin trân trọng cám ơn Quý vị!

(2)

Minh chứng bằng mã số và tên nhiệm vụ thể hiện đã tiếp cận NCKHSPƯD (3)

Minh chứng bằng văn bản thể hiện có hoạt động cụ thể nào tạo động lực cho các cá nhân (tổ chức) tham gia

NCKH

Page 194: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

194

Mẫu số 2 dùng để hỏi các cán bộ, giảng viên đã công tác lâu năm

trong các cơ sở đến khảo sát, với nội dung chính:

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG

VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Để tiện việc liên hệ, người nghiên cứu xin Quý vị cho biết một vài thông tin về

cá nhân mình:

- Họ và tên:

- Đơn vị:

- Nhiệm vụ đang đảm nhận:

- Số điện thoại:

NỘI DUNG TÌM HIỂU

1. Học viện/Trường đã tiếp cận với nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng chưa?

Đã tiếp cận (2)

Chưa tiếp cận

1.1 . Nếu đã tiếp cậnrồi xin Quí vị cho biết cách triển khai?

1.2 . Nếu Học viện/Trường chưa tiếp cận xin cho biết kế hoạch sẽ triển khai?

2. Học viện/Trường có hoạt động cụ thể nào tạo động lực cho các cá nhân (tổ chức)

tham gia NCKH không?

Có (3)

: Không:

Nếu có xin được mô tả cụ thể các hoạt động tạo động lực cho các cá nhân (tổ

chức) tham gia NCKH?

(2)

Minh chứng bằng mã số và tên nhiệm vụ thể hiện đã tiếp cận NCKHSPƯD (3)

Minh chứng bằng văn bản thể hiện có hoạt động cụ thể nào tạo động lực cho các cá nhân (tổ chức) tham gia

NCKH

Page 195: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

195

3. Xin Quí vị cho biết nguyên nhân của các thực trạng trong NCKH ở Học

viện/Trường?

4. Học viện/Trường có ý tưởng nào để NCKH được tốt hơn, thiết thực hơn đáp

ứng yêu cầu của Học viện/Trường, của địa phương của tỉnh nhà trong từng

khâu cụ thể:

4.1 . Ý tưởng về xét duyệt vấn đề nghiên cứu hàng năm?

4.2 . Ý tưởng về xét duyệt thuyết minh đề tài NCKH theo các vấn đề NCKH đã phê

duyệt?

4.3 . Ý tưởng về kiểm tra quá trình triển khai đề tài NCKH của cá nhân (tổ chức) được

giao nhiệm vụ?

4.4 . Ý tưởng về đánh giá, nghiệm thu đề tài NCKH theo thời gian trong hợp đồng

nghiên cứu?

4.5 . Ý tưởng về việc chuyển giao sản phẩm và sở hữu trí tuệ sau khi đã đánh giá,

nghiệm thu?

Xin trân trọng cám ơn Quý vị!

Page 196: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

196

Thống kê số lượng liên quan đến NCKH của đơn vị

Tên đơn vị:

Tên người cung cấp số liệu:

Nội dung 2010-2011 2011-2012 2012-2013

1 Biên soạn chương trình đào tạo, bồi dưỡng;

Biên soạn một giáo trình hay sách chuyên

khảo, tài liệu tham khảo;

Giải pháp nhằm đổi mới phương pháp giảng

dạy và kiểm tra, đánh giá môn học.

2 Công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí

khoa học trong và ngoài nước theo quy định

của pháp luật.

3 Viết tham luận tại các hội nghị, hội thảo

khoa học ở:

- Trong nước

- Nước ngoài

- Trong các hội thảo khoa học của

khoa, bộ môn.

5 Hướng dẫn người học nghiên cứu khoa học.

6 Hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu

khoa học và công nghệ.

7 Tham gia các cuộc thi sáng tạo và các hoạt

động khác về khoa học và công nghệ.

8 Số lượng cán bộ, công chức, viên chức

9 Số lượng giảng viên

10 Số lượng giờ dạy

11 Số tiền chi cho một đề tài cấp cơ sở

Page 197: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

197

Xin ý kiến đánh giá thực trạng việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học

Kính gửi các thầy/cô, các nhà khoa học

Để có đánh giá về mặt định lượng các nội dung quản lý NCKH và các yếu tố

ảnh hưởng đến NCKH ở các CSBDCBQLGD, nhằm hoàn thiện luận án tiến sĩ,

kính xin các thầy/cô, các nhà khoa học đánh giá các mẫu phiếu hỏi dưới đây, bằng

cách tích vào ô thích hợp.

Ghi chú:

Mỗi mẫu phiếu hỏi có 2 phần, phần 1 nhằm giải thích và làm rõ nội dung cần đánh giá; phần

hai là bảng do các thầy/cô, các nhà khoa học nhìn nhận thực trạng và đánh giá.

NCS xin ý kiến đánh giá

Ngô Viết Sơn

Page 198: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

198

Quản lý tư vấn xác định

vấn đề nghiên cứu tại CSBD CBQLGD

(Tốt: Công bố công khai các nội dung thực hiện;

Bình thường: Có nội dung nhưng chưa công khai;

Chưa tốt: Chưa đạt mức bình thường)

PHẦN GIẢI THÍCH CÁC NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ

1. Theo quy trình: Dưới đây là ví dụ về một quy trình tư vấn xác định vấn đề nghiên cứu.

2. Kết hợp dùng điểm số để quyết định: Trong quá trình xem xét, Hội đồng KH&ĐT có sử dụng việc chấm điểm

đối với phiếu đề xuất đề tài nghiên cứu khoa học theo một thang điểm thống nhất.

3. Dùng các chính sách, các quy định để ràng buộc, động viên và khuyến khích: Có văn bản quy định hay hành động

cụ thể để khen thưởng các cá nhân tham gia đề xuất đề tài nghiên cứu khoa học, đặc biệt là các đề xuất được Hội đồng

KH&ĐT chấp thuận.

4. Quản lý và khai thác nhờ công nghệ thông tin: Có phần mềm ứng dụng để quản lý các đề xuất; để báo cáo, so

sánh và khẳng định quyền tác giả đối với các đề xuất.

PHẦN ĐÁNH GIÁ

Kết quả đánh giá

Nội dung thực hiện

Mức độ thực hiện Chưa

thực hiện Tốt Bình thường Chưa tốt

Theo quy trình

Kết hợp dùng điểm số để quyết định

Dùng các chính sách, các quy định để

ràng buộc, động viên và khuyến khích

Quản lý và khai thác nhờ CNTT

Trách nhiệm của các chủ thể trong

việc xem xét các nội dung phiếu đề xuất

Cơ quan chủ quản/chủ trì nhiệm vụ nghiên cứu công bố những định hướng nghiên

cứu trên các phương tiện thông tin của chính CSBD CBQLGD

Trên cơ sở định hướng của cấp trên hoặc từ các yếu, kém mà cá nhân/tổ chức nghiên cứu phát

hiện trong quá trình hoạt động của mình, các cá nhân/tổ chức nghiên cứu viết phiếu đề xuất đề

tài khoa học và công nghệ theo mẫu

Bộ phận trách NCKH tập hợp và xử lý các đề xuất đề tài khoa học và công

nghệ; chuyển các thành viên Hội đồng khoa học và đào tạo xem trước (có thể

chấm điểm độc lập trước theo thang điểm đã được thống nhất)

Hội đồng khoa học và đào tạo họp toàn thể để trao đổi và chính thức chấm điểm tạo cơ sở tư vấn

cho Chủ tịch Hội đồng khoa học và đào tạo quyết định các vấn đề nghiên cứu trong năm/giai đoạn

Page 199: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

199

Quản lý tư vấn tuyển chọn

thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học tại CSBD CBQLGD

(Tốt: Công bố công khai các nội dung thực hiện;

Bình thường: Có nội dung nhưng chưa công khai;

Chưa tốt: Chưa đạt mức bình thường)

Giải thích các nội dung đánh giá

1. Theo quy trình: Dưới đây là ví dụ về một quy trình tư vấn tuyển chọn thuyết minh đề tài

nghiên cứu khoa học.

2. Kết hợp dùng điểm số để quyết định: Trong quá trình xem xét, Hội đồng KH&ĐT có sử

việc chấm điểm đối với phiếu đề xuất đề tài nghiên cứu khoa học theo một thang điểm

thống nhất.

3. Dùng các chính sách, các quy định để ràng buộc, động viên và khuyến khích: Có văn bản

quy định hay hành động cụ thể để khen thưởng các cá nhân tham gia viết thuyết minh theo các

vấn đề nghiên cứu được thống nhất công bố hằng năm, đặc biệt là các thuyết minh được Hội

đồng KH&ĐT chấp thuận.

4. Quản lý và khai thác nhờ công nghệ thông tin: Có phần mềm ứng dụng để quản lý các

thuyết minh được Hội đồng KH&ĐT chấp thuận; để báo cáo, so sánh và khẳng định quyền

tác giả đối với các thuyết minh đã được Hội đồng KH&ĐT chấp thuận.

Bảng đánh giá mức độ thực hiện

Kết quả đánh giá

Nội dung thực hiện

Mức độ thực hiện Chưa

thực hiện Tốt Bình thường Chưa tốt

Theo quy trình

Kết hợp dùng điểm số để quyết định

Dùng các chính sách, các quy định để

ràng buộc, động viên và khuyến khích

Quản lý và khai thác nhờ CNTT

Trách nhiệm của các chủ thể trong

việc xem xét các nội dung thuyết minh

Bộ phận chuyên trách NCKH tập hợp (có thể xử lý kết quả chấm nếu các thành viên có chấm điểm độc lập) và

nhân bản các thuyết minh do các cá nhân/tổ chức nghiên cứu gửi tới để chuẩn bị cho họp Hội đồng KH&ĐT.

Bộ phận chuyên trách NCKH thông báo các vấn đề nghiên cứu cấp cơ sở để các giảng viên, cán bộ, viên chức toàn

CSBDCBQLGD tham gia viết thuyết minh (kèm theo mẫu thuyết minh đã được thống nhất)

Bộ phận chuyên trách NCKH tập hợp, xử lý và gửi các thành viên Hội đồng KH&ĐT xem

trước (có thể chấm điểm độc lập các thuyết minh theo thang điểm đã thống nhất)

Hội đồng KH&ĐT nghe các cá nhân/tổ chức nghiên cứu tham gia làm thuyết minh báo cáo nội dung chính

của thuyết minh; góp ý cho các nhóm tham gia viết thuyết minh; trao đổi trong Hội đồng và chính thức

chấm điểm thuyết minh theo thang điểm đã thống nhất để làm cơ sở cho Chủ tịch Hội đồng KH&ĐT quyết

định chấp nhận thuyết minh nào được đưa vào nghiên cứu

Page 200: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

200

Quản lý triển khai nghiên cứu và kiểm tra

các đề tài tại CSBD CBQLGD

(Tốt: Công bố công khai các nội dung thực hiện;

Bình thường: Có nội dung nhưng chưa công khai; Chưa tốt: Chưa đạt mức bình thường)

Giải thích các nội dung đánh giá

1. Theo quy trình: Dưới đây là ví dụ về một quy trình triển khai nghiên cứu và hoạt động

kiểm tra.

2. Thành viên tổ kiểm tra đúng như quy định:

3. Dùng các chính sách, các quy định để ràng buộc, động viên và khuyến khích: Có văn bản

quy định hay hành động cụ thể để xử lý (khen thưởng, nhắc nhở hoặc kỷ luật) các cá nhân trong

quá trình nghiên cứu hay các cá nhân tham gia tổ kiểm tra.

4. Quản lý và khai thác nhờ công nghệ thông tin: Có phần mềm ứng dụng để quản lý quá

trình nghiên cứu và kết quả hoạt động của tổ kiểm tra; để báo cáo, so sánh trước Hội đồng

đánh giá, nghiệm thu về các sản phẩm của nhóm nghiên cứu.

Kết quả đánh giá

Nội dung thực hiện

Mức độ thực hiện Chưa

thực hiện Tốt Bình thường Chưa tốt

Theo quy trình

Thành viên tổ kiểm tra đúng như quy định

Dùng các chính sách, các quy định để

ràng buộc, động viên và khuyến khích

Quản lý và khai thác nhờ CNTT

Xem xét trách nhiệm của các chủ thể

trong quá trình triển khai

Các cá nhân/tổ chức nghiên cứu chỉnh sửa lại thuyết minh nghiên cứu theo ý kiến kết luận của Hội đồng KH&ĐT nếu thuyết minh đó được Chủ tịch Hội đồng KH&ĐT chấp thuận đưa vào nghiên cứu

Trên cơ sở góp ý của Hội đồng KH&ĐT của CSBD CBQLGD, bộ phận chuyên trách NCKH rà soát lại bản thuyết minh sau khi các cá nhân/tổ chức chỉnh sửa lại

Bộ phận chuyên trách NCKH soạn thảo hợp đồng nghiên cứu và trình lãnh đạo đơn vị ký hợp đồng nghiên cứu cùng thuyết minh nghiên cứu. (Trong hợp đồng cần thể hiện rõ thời gian kiểm tra tiến độ, khả năng kiểm tra đột xuất; thời gian hoàn thành nghiên cứu; số lượng các sản phẩm nghiên cứu; sự phân bổ kinh

phí và cam kết trách nhiệm của hai bên)

Bộ phận chuyên trách NCKH phối hợp với phòng Kế hoạch-Tài chính hướng dẫn nhóm nghiên cứu tiến hành các thủ tục thực hiện các hợp đồng giữa chủ nhiệm đề tài với các nhà khoa học và phương pháp chuyển kinh

phí chi trả cho các hợp đồng và các hoạt động khác của nhóm nghiên cứu

Trên cơ sở hợp đồng nghiên cứu giữa lãnh đạo CSBD CBQLGD với chủ nhiệm đề tài, bộ phận chuyên trách NCKH chủ động và có trách nhiệm thành lập đoàn/tổ kiểm tra việc thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học. (Thành

phần đoàn/tổ kiểm tra phải bảo đảm có đại diện các chủ thể quản lý và các nhà khoa học am hiểu về lĩnh vực mà đề tài đang nghiên cứu)

Bộ phận chuyên trách NCKH thông báo cho các chủ nhiệm đề tài làm báo cáo kiểm tra (theo mẫu), chuẩn bị các sản phẩm, hồ sơ đã thực hiện trong quá trình nghiên cứu để trình với

đoàn/tổ kiểm tra; ấn định thời gian và điều kiện cho việc kiểm tra

Đoàn/tổ kiểm tra nghe chủ nhiệm đề tài báo cáo; trao đổi, giải thích và gợi mở cho nhóm nghiên cứu. Hoàn thiện biên bản kiểm tra (theo mẫu).

Page 201: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

201

Quản lý đánh giá, nghiệm thu

quá trình nghiên cứu và kết quả nghiên cứu khoa học tại CSBD CBQLGD

(Tốt: Công bố công khai các nội dung thực hiện;

Bình thường: Có nội dung nhưng chưa công khai;

Chưa tốt: Chưa đạt mức bình thường)

Giải thích các nội dung đánh giá

1. Theo quy trình: Dưới đây là ví dụ về một quy trình đánh giá, nghiệm thu đề tài nghiên cứu

khoa học.

2. Thành viên Hội đồng ĐG, NT đúng như quy định:

3. Dùng các chính sách, các quy định để ràng buộc, động viên và khuyến khích: Có văn bản

quy định hay hành động cụ thể để xử lý (khen thưởng, nhắc nhở hoặc kỷ luật) các cá nhân

trong quá trình đánh giá, nghiệm thu các đề tài nghiên cứu khoa học.

4. Quản lý và khai thác nhờ công nghệ thông tin: Có phần mềm ứng dụng để quản lý hoạt

động đánh giá, nghiệm thu; để so sánh, báo cáo với lãnh đạo CSBD CBQLGD và các cấp

khác theo yêu cầu hoặc theo quy định.

Bảng đánh giá mức độ thực hiện

Kết quả đánh giá

Nội dung thực hiện

Mức độ thực hiện Chưa

thực hiện Tốt Bình thường Chưa tốt

Theo quy trình

Thành viên Hội đồng ĐG, NT đúng

như quy định

Dùng các chính sách, các quy định để

ràng buộc, động viên và khuyến khích

Quản lý và khai thác nhờ CNTT

Xem xét trách nhiệm của các chủ thể

trong quá trình đánh giá, nghiệm thu

Bộ phận trách NCKH trình lãnh đạo CSBD CBQLGD ban hành Thông báo về lịch trình đánh giá, nghiệm thu

Bộ phận trách NCKH kiểm tra về số lượng và mẫu mã các sản phẩm chính, các hồ sơ chính theo quy định

Bộ phận trách NCKH tham mưu để ban hành quyết định thành lập Hội đồng đấnh giá, nghiệm thu đúng thành phần như quy định

Bộ phận trách NCKH tiến hành các thủ tục quản lý đối với cá nhân/tổ chức nghiên cứu để xử lý kết quả nghiên cứu theo quy định và báo cáo với các cấp có thẩm quyền

Bộ phận trách NCKH bảo đảm Hội đồng đánh giá, nghiệm thu được tiến hành một cách bình thường theo đúng quy định và đúng quy trình của Hội đồng đánh, nghiệm thu

Page 202: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

202

Quản lý thực hiện quyền tác giả và quyền sở hữu KQNC tại CSBD CBQLGD

(Tốt: Công bố công khai các nội dung thực hiện;

Bình thường: Có nội dung nhưng chưa công khai;

Chưa tốt: Chưa đạt mức bình thường)

Giải thích các nội dung đánh giá

1. Theo quy trình: Dưới đây là ví dụ về một quy trình thực hiện quyền tác giả và quyền sở hữu

KQNC sau khi đã được đánh giá, nghiệm thu thành công.

2. Dùng các chính sách, các quy định để ràng buộc, động viên và khuyến khích: Có văn bản

quy định hay hành động cụ thể để xử lý (khen thưởng, nhắc nhở hoặc kỷ luật) các cá nhân

trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đánh giá, nghiệm thu các đề tài nghiên cứu khoa học.

3. Quản lý và khai thác nhờ công nghệ thông tin: Có phần mềm ứng dụng để quản lý quá

trình thực hiện nhiệm vụ đánh giá, nghiệm thu các đề tài nghiên cứu khoa học; để báo cáo,

so sánh và khẳng định quyền tác giả đối với các sản phẩm nghiên cứu khoa học.

Bảng đánh giá mức độ thực hiện

Kết quả đánh giá

Nội dung thực hiện

Mức độ thực hiện Chưa

thực hiện Tốt Bình thường Chưa tốt

Theo quy trình

Dùng các chính sách, các quy định để

ràng buộc, động viên và khuyến khích

Quản lý và khai thác nhờ CNTT

Xem xét trách nhiệm của các chủ thể

trong quá trình thực hiện nhiệm vụ

Hội đồng đánh giá, nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học công nhận kết quả nghiên cứu

Chủ nhiệm và nhóm nghiên cứu chỉnh sửa lại kết quả nghiên cứu theo ý

kiến kết luận của Hội đồng đánh giá, nghiêm thu

Bộ phận trách NCKH kiểm tra lại sự chỉnh sửa và chứng thực đã nộp sản phẩm

theo Hợp đồng nghiên cứu để làm hồ sơ quyết toán kinh phí

Bộ phận trách NCKH nhập các thông tin vào phần mềm lưu trữ để quản lý và khai thác

Bộ phận trách NCKH hướng dẫn các thủ tục cấp giấy chứng

nhận đã thực hiện xong đề tài cho nhóm nghiên cứu để bảo

đảm quyền tác giả và quyền sở hữu KQNC

Page 203: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

203

Quản lý thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học khác

ngoài đề tài nghiên cứu khoa học tại CSBD CBQLGD

(Tốt: Công bố công khai các nội dung thực hiện;

Bình thường: Có nội dung nhưng chưa công khai;

Chưa tốt: Chưa đạt mức bình thường)

Giải thích các nội dung đánh giá

1. Theo quy trình: Dưới đây là ví dụ về một quy trình thực hiện nhiệm vụ khoa học khác

ngoài đề tài nghiên cứu khoa học (như bài báo khoa học, viết chương trình, giáo trình,

hướng dẫn người học... )

2. Dùng các chính sách, các quy định để ràng buộc, động viên và khuyến khích: Có văn bản

quy định hay hành động cụ thể để xử lý (khen thưởng, nhắc nhở hoặc kỷ luật) các cá nhân tham

gia thực hiện các nhiệm vụ khác ngoài đề tài nghiên cứu khoa học.

3. Quản lý và khai thác nhờ công nghệ thông tin: Có phần mềm ứng dụng để quản lý hoạt

động thực hiện các nhiệm vụ khác ngoài đề tài nghiên cứu khoa học; để so sánh, báo cáo với

lãnh đạo CSBDCBQLGD và các cấp khác theo yêu cầu hoặc theo quy định.

Bảng đánh giá mức độ thực hiện

Kết quả đánh giá

Nội dung thực hiện

Mức độ thực hiện Chưa

thực hiện Tốt Bình thường Chưa tốt

Theo quy trình

Dùng các chính sách, các quy định để

ràng buộc, động viên và khuyến khích

Quản lý và khai thác nhờ CNTT

Xem xét trách nhiệm của các chủ thể

trong quá trình thực hiện nhiệm vụ

Các giảng viên, nhà khoa học báo cáo các nhiệm vụ

khoa học khác ngoài đề tài, nếu có, theo từng quí

Bộ phận chuyên trách NCKH cập nhật dữ liệu

vào phần mềm quản lý

Bộ phận chuyên trách NCKH khai thác số liệu để báo cáo khi

cần hoặc so sánh để chứng minh sự đúng đắn khi có yêu cầu

như đối với các sản phẩm của các đề tài khoa học

Page 204: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

204

Ảnh hưởng của việc CSBD CBQLGD thực hiện chức năng quản lý

của minh trong NCKH

(Nhiều: Công bố công khai các nội dung thực hiện;

Bình thường: Có nội dung nhưng chưa công khai;

Ít: Chưa đạt mức bình thường)

Giải thích các nội dung đánh giá

1. Định hướng cụ thể các vấn đề nghiên cứu: Hằng năm CSBD CBQLGD phải có định hướng vấn

đề nghiên cứu cụ thể trong năm và giai đoạn và định hướng này phải được công bố cho toàn cơ sở rõ.

2. Ban hành Quy chế NCKH trong cơ sở mình: Có văn bản đúng quy định và được công bố

trên phương tiện thông tin đại chúng.

3. Thành lập bộ phận chuyên trách quản lý NCKH: Bộ phận có thể là một người, nhưng người đó có

nhiệm vụ chính là tư vấn, tham mưu cho lãnh đạo CSBD CBQLGD về NCKH.

4. Sử dụng sức mạnh của thi đua, khen thưởng vào NCKH một cách sâu sắc và toàn diện: Có các

hình thức thi đua, khen thưởng trong cả năm, theo chuyên đề và đột xuất với các cá nhân/tổ chức tham

gia NCKH và những người tham gia quản lý NCKH.

Bảng đánh giá mức độ ảnh hưởng

Kết quả đánh giá

Nội dung cơ bản của yếu tố

Mức độ ảnh hưởng Chưa có

nội dung Nhiều Bình thường Ít

Định hướng cụ thể các vấn đề nghiên cứu

Ban hành Quy chế NCKH trong cơ sở mình

Thành lập bộ phận chuyên trách quản lý NCKH

Sử dụng sức mạnh của thi đua, khen thưởng

vào HĐNCKH một cách sâu sắc và toàn diện

Ảnh hưởng của việc cá nhân/tổ chức nghiên cứu thực hiện chức năng quản lý

của minh trong NCKH

(Nhiều: Công bố công khai các nội dung thực hiện;

Bình thường: Có nội dung nhưng chưa công khai; Ít: Chưa đạt mức bình thường)

Giải thích các nội dung đánh giá

1. Định hướng cụ thể các vấn đề nghiên cứu của các giảng viên và nhà khoa học: Xuất phát từ

hoạt động chuyên môn của bản thân, các cá nhân có các đề xuất vấn đề nghiên cứu nhăm giải quyết

các bất cập mà mình cảm nhận thấy được.

2. Thực hiện ký kết các Hợp đồng vụ việc cụ thể: Khi đã được giao nhiệm vụ nghiên cứu một

đề tài nghiên cứu khoa học, trên cơ sở thuyết minh đã đăng ký, chủ nhiệm đề tài phải tiến hành

các thủ tục để ký kết hợp đồng với các nhà khoa học nhằm bảo đảm tiến độ nghiên cứu.

3. Động lực trong nghiên cứu khoa học của các nhà nghiên cứu: Thể hiện ở việc có thực hiện

đúng tiến độ như đã đăng ký trong thuyết minh đã được phê duyệt hay chưa (nếu không thì phải

có lý do được CSBD CBQLGD chấp thuận bằng văn bản) hoặc kết quả nghiên cứu có thể áp

dụng vào thực tế hay không.

Bảng đánh giá mức độ ảnh hưởng Kết quả đánh giá

Nội dung cơ bản của yếu tố

Mức độ ảnh hưởng Chưa có

nội dung Nhiều Bình thường Ít

Định hướng cụ thể các vấn đề nghiên cứu

Thực hiện ký kết các Hợp đồng vụ việc cụ thể

Động lực trong nghiên cứu khoa học của các

nhà nghiên cứu

Page 205: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

205

Ảnh hưởng của việc tổ kiểm tra/Hội đồng đánh giá, nghiệm thu

thực hiện chức năng quản lý của minh

(Nhiều: Công bố công khai các nội dung thực hiện;

Bình thường: Có nội dung nhưng chưa công khai;

Ít: Chưa đạt mức bình thường)

Giải thích các nội dung đánh giá

1. Thành phần tổ kiểm tra: Đúng thành phần như đã quy định (có đại diện cơ quan quản lý,

phần lớn là các nhà khoa học phù hợp với vấn đề nghiên cứu và đại diện cơ quan sẽ xử

dung kết quả nghiên cứu – nếu trong thuyết minh đã đề cập).

2. Cách tiến hành của đoàn kiểm tra: Kiểm tra theo tiến độ đã ghi trong thuyết minh và

biết gợi mở, hướng dẫn cho nhóm nghiên cứu.

3. Thành phần Hội đồng đánh giá, nghiệm thu: Như nội dung 1

4. Việc cho điểm của Hội đồng đánh giá, nghiệm thu: Tuân thủ theo thang điểm đã quy

định và khách quan, công bằng trong đánh giá.

Bảng đánh giá mức độ ảnh hưởng

Kết quả đánh giá

Nội dung cơ bản của yếu tố

Mức độ ảnh hưởng Chưa có

nội dung Nhiều Bình thường Ít

Cách tiến hành của đoàn kiểm tra

Việc cho điểm của Hội đồng đánh giá, nghiệm thu

Ảnh hưởng của việc cơ quan/tổ chức sẽ hưởng thụ kết quả nghiên cứu khoa học

thực hiện chức năng quản lý của minh

(Nhiềut: Công bố công khai các nội dung thực hiện;

Bình thường: Có nội dung nhưng chưa công khai;

Ít: Chưa đạt mức bình thường)

Giải thích các nội dung đánh giá

1. Định hướng cụ thể các vấn đề nghiên cứu cho đối tác (cơ quan/tổ chức sẽ hưởng thụ kết quả

nghiên cứu khoa học): Cơ quan/tổ chức ngoài CSBD CBQLGD có đơn đặt hàng với cá

nhân/CSBD CBQLGD về một vấn đề nào đó có liên quan đến NCKH.

2. Vai trò, trách nhiệm của cơ quan/tổ chức sẽ hưởng thụ kết quả nghiên cứu khoa học: Cơ

quan/tổ chức ngoài CSBD CBQLGD khi có đơn đặt hàng với cá nhân/CSBD CBQLGD thì

xem xét trách nhiệm của họ trong việc góp ý, tư vấn khi thực hiện nghiên cứu, khi kiểm tra

và đánh giá, nghiệm thu.

Bảng đánh giá mức độ ảnh hưởng

Kết quả đánh giá

Nội dung cơ bản của yếu tố

Mức độ ảnh hưởng Chưa có

nội dung Nhiều Bình thường Ít

Định hướng cụ thể các vấn đề nghiên cứu cho

đối tác

Vai trò, trách nhiệm của cơ quan/tổ chức sẽ

hưởng thụ kết quả nghiên cứu khoa học

Page 206: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

206

Ảnh hưởng của việc xây dựng chính sách thi đua, khen thưởng

trong NCKH tại các CSBD CBQLGD

(Nhiều: Công bố công khai các nội dung thực hiện;

Bình thường: Có nội dung nhưng chưa công khai;

Ít: Chưa đạt mức bình thường)

Giải thích các nội dung đánh giá

1. Có các tiêu chí thuộc NCKH nằm trong hệ thống tiêu chí thi đua, khen thưởng: Trong hoạt

động thi đua, khen thưởng của CSBD CBQLGD phải có các tiêu chí về NCKH cùng tham gia

bình xét thi đua cuối năm và phải coi đó là điều kiện cần để đánh giá, xếp loại.

2. Có hình thức thi đua, khen thưởng theo chuyên đề đối với NCKH: CSBD CBQLGD phải

công bố từ đầu năm các chuyên đề trong NCKH của cơ sở mình; phải đánh giá và có xử lý

(khen thưởng, nhắc nhở hay kỷ luật )

3. Có hình thức khen thưởng đột xuất đối với NCKH: Trong năm học, CSBD CBQLGD phải

chỉ ra những NCKH không có trong kế hoạch, nhưng đã thực thi tốt để có những phần thưởng

đột xuất.

Bảng đánh giá mức độ ảnh hưởng Kết quả đánh giá

Nội dung cơ bản của yếu tố

Mức độ ảnh hưởng Chưa có

nội dung Nhiều Bình thường Ít

Có các tiêu chí thuộc NCKH nằm trong hệ thống

tiêu chí thi đua, khen thưởng

Có hình thức thi đua, khen thưởng theo chuyên đề

đối với NCKH

Có hình thức khen thưởng đột xuất đối với NCKH

Ảnh hưởng của việc xây dựng chính sách tuyển dụng, bố trí, đánh giá

và bổ nhiệm cán bộ khoa học tại các CSBD CBQLGD

(Nhiều: Công bố công khai các nội dung thực hiện; Bình thường: Có nội dung nhưng chưa công

khai; Ít: Chưa đạt mức bình thường)

Giải thích các nội dung đánh giá

1. Có các tiêu chí thuộc NCKH nằm trong hệ thống tiêu chí tuyển dụng: CSBD CBQLGD

phải có văn bản công bố các tiêu chí thuộc NCKH khi tuyển dụng.

2. Có các tiêu chí thuộc NCKH nằm trong hệ thống tiêu chí bố trí công việc: Tương tự như

nội dung 1.

3. Có các tiêu chí thuộc NCKH nằm trong hệ thống tiêu chí đánh giá và bổ nhiệm: Tương tự

như nội dung 1.

Bảng đánh giá mức độ ảnh hưởng Kết quả đánh giá

Nội dung cơ bản của yếu tố

Mức độ ảnh hưởng Chưa có

nội dung Nhiều Bình thường Ít

Có các tiêu chí thuộc NCKH nằm trong hệ

thống tiêu chí tuyển dụng

Có các tiêu chí thuộc NCKH nằm trong hệ

thống tiêu chí bố trí công việc

Có các tiêu chí thuộc NCKH nằm trong hệ

thống tiêu chí đánh giá và bổ nhiệm

Page 207: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

207

Ảnh hưởng của hệ thống thông tin nhằm quản lý NCKH và khai thác

kết quả nghiên cứu khoa học tại các CSBD CBQLGD

(Nhiều: Công bố công khai các nội dung thực hiện; Bình thường: Có nội dung nhưng chưa công

khai; Ít: Chưa đạt mức bình thường)

Giải thích các nội dung đánh giá

Hệ thống thông tin để quản lý NCKH và khai thác các kết quả nghiên cứu: Có phần mềm

ứng dụng để quản lý toàn bộ NCKH, nhờ đó để so sánh, báo cáo và phổ biến các sản phẩm

nghiên cứu khoa học đã được công nhận...

Bảng đánh giá mức độ ảnh hưởng

Kết quả đánh giá

Nội dung cơ bản của yếu tố

Mức độ ảnh hưởng Chưa có

nội dung Nhiều Bình thường Ít

Hệ thống thông tin để quản lý NCKH và khai

thác các kết quả nghiên cứu

Ảnh hưởng của sự gắn kết giữa giảng dạy với nghiên cứu khoa học

tại các CSBD CBQLGD

(Nhiều: Công bố công khai các nội dung thực hiện;

Bình thường: Có nội dung nhưng chưa công khai;

Ít: Chưa đạt mức bình thường)

Giải thích các nội dung đánh giá

1. Các kết quả nghiên cứu khoa học có liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng: Các đề tài

hay các nhiệm vụ khoa học khác (bài viết, chương trình, giáo trình...) có liên quan đến công

tác đào tạo, bồi dưỡng của CSBD CBQLGD.

2. Các kết quả nghiên cứu có liên quan đến việc phục vụ cho công tác quản lý giáo dục:

Các đề tài hay các nhiệm vụ khoa học khác (bài viết, chương trình, giáo trình...) có liên quan

đến công tác quản lý của CSBD CBQLGD/địa phương hay của ngành giáo dục.

3. Có ràng buộc trách nhiệm cụ thể của giảng viên trong việc tham gia giảng dạy và

NCKH: Có văn bản quy định hoặc có hành động cụ thể (để khen thưởng, nhắc nhở hoặc

kỷ luật) đối với các giảng viên, các nhà khoa học trong một năm không chứng minh

được có tham gia NCKH.

Bảng đánh giá mức độ ảnh hưởng

Kết quả đánh giá

Nội dung cơ bản của yếu tố

Mức độ ảnh hưởng Chưa có

nội dung Nhiều Bình thường Ít

Các kết quả nghiên cứu khoa học có liên quan

đến công tác đào tạo, bồi dưỡng

Các kết quả nghiên cứu có liên quan đến việc

phục vụ cho công tác quản lý giáo dục

Có ràng buộc trách nhiệm cụ thể của giảng

viên trong việc tham gia giảng dạy và NCKH

Page 208: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

208

Ảnh hưởng của cơ sở vật chất, trang thiết bị và việc hỗ trợ kinh phí

cho NCKH tại các CSBD CBQLGD

(Nhiều: Công bố công khai các nội dung thực hiện;

Bình thường: Có nội dung nhưng chưa công khai;

Ít: Chưa đạt mức bình thường)

Giải thích các nội dung đánh giá

1. Quan tâm đến cơ sở vật chất, trang thiết bị cho NCKH: CSBD CBQLGD phải có hệ thống wifi,

có thư viện, có phần mềm quản lý NCKH và khai thác các kết quả nghiên cứu khoa học...

2. Hỗ trợ kinh phí cho các đề tài nghiên cứu khoa học: Hằng năm CSBD CBQLGD trích một

phần kinh phí do các hoạt động khác của cơ sở cho đề tài hoặc các hoạt động khác ngoài đề tài

(không kể kinh phí hoạt động khoa học và công nghệ từ cấp trên chuyển về).

3. Hỗ trợ kinh phí cho các cho các hoạt động khác ngoài đề tài nghiên cứu: Tương tự như nội dung 2.

Bảng đánh giá mức độ ảnh hưởng Kết quả đánh giá

Nội dung cơ bản của yếu tố

Mức độ ảnh hưởng Chưa có

nội dung Nhiều Bình thường Ít

Quan tâm đến cơ sở vật chất, trang thiết bị cho

NCKH

Hỗ trợ kinh phí cho các đề tài nghiên cứu khoa học

Hỗ trợ kinh phí cho các cho các hoạt động

khác ngoài đề tài nghiên cứu

Ảnh hưởng của động lực và thái độ tham gia nghiên cứu của

cá nhân/tổ chức nghiên cứu tại các CSBD CBQLGD

(Nhiều: Công bố công khai các nội dung thực hiện;

Bình thường: Có nội dung nhưng chưa công khai;

Ít: Chưa đạt mức bình thường)

Giải thích các nội dung đánh giá

1. NCKH là bắt buộc: Trên cơ sở văn bản quy định chung, CSBD CBQLGD có quy định cụ thể

bằng văn bản hoặc bằng hành động cụ thể xử lý (khen thưởng, nhắc nhở hoặc kỷ luật) đối với những

cá nhân không đạt chuẩn trong việc thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học.

2. Lấy việc tổ chức thi đua, khen thưởng là then chốt trong NCKH: Trong hệ thống các tiêu

chí thi đua của CSBD CBQLGD phải có những tiêu chí thi đua trong NCKH, để khẳng định

NCKH là một trong các nhiệm vụ quan trọng trong khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ sở

mình.

3. Hướng dẫn và trao đổi kinh nghiệm với đội ngũ giảng viên, các nhà quản lý về NCKH:

Hằng năm CSBD CBQLGD phải có các Xêmina hoặc hội thảo để trao đổi và truyền cảm kinh

nghiệm trong NCKH.

Bảng đánh giá mức độ ảnh hưởng Kết quả đánh giá

Nội dung cơ bản của yếu tố

Mức độ ảnh hưởng Chưa có

nội dung Nhiều Bình thường Ít

NCKH là hoạt động bắt buộc

Lấy việc tổ chức thi đua, khen thưởng là then

chốt trong NCKH

Hướng dẫn và trao đổi kinh nghiệm với đội

ngũ giảng viên, các nhà quản lý về NCKH

Page 209: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

209

Ảnh hưởng của việc tạo ý thức bồi dưỡng, tự bồi dưỡng

trong NCKH tại các CSBD CBQLGD

(Nhiều: Công bố công khai các nội dung thực hiện;

Bình thường: Có nội dung nhưng chưa công khai;

Ít: Chưa đạt mức bình thường)

Giải thích các nội dung đánh giá

1. Khơi dậy lòng ham mê trong NCKH: CSBD CBQLGD có văn bản hoặc đã thực thi một

cách cụ thể đối với các cá nhân/tổ chức tham gia NCKH bằng sự nêu gương và khen

thưởng.

2. Coi NCKH là nâng cao trình độ của bản thân: CSBD CBQLGD có văn bản hoặc đã

thực thi một cách cụ thể đối với các cá nhân/tổ chức tham gia NCKH bằng sự nêu

gương và khen thưởng.

3. Có chính sách cụ thể trong hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng về NCKH: CSBD

CBQLGD từng năm, từ việc đăng ký của các cá nhân, có kế hoạch bằng văn bản trong

hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng về NCKH.

Bảng đánh giá mức độ ảnh hưởng

Kết quả đánh giá

Nội dung cơ bản của yếu tố

Mức độ ảnh hưởng Chưa có

nội dung Nhiều Bình thường Ít

Khơi dậy lòng ham mê trong NCKH

Coi NCKH là nâng cao trình độ của bản thân

Có chính sách cụ thể trong hoạt động bồi

dưỡng, tự bồi dưỡng về NCKH

Ảnh hưởng của việc áp dụng KQNC

đề tài NCKH cấp cơ sở vào thực tiễn tới quản lý NCKH tại các CSBD CBQLGD

(Nhiều: Công bố công khai các nội dung thực hiện;

Bình thường: Có nội dung nhưng chưa công khai; Ít: Chưa đạt mức bình thường)

Kết quả đánh giá

Nội dung cơ bản của yếu tố

Mức độ ảnh hưởng Chưa có

nội dung Nhiều Bình thường Ít

Xem xét và cân nhắc tính khả thi đối với các

sản phẩm và kết quả dự kiến của tác giả muốn áp

dụng vào thực tiễn khi quản lý đầu vào

Kiểm tra và yêu cầu chủ nhiệm đề tài có

những minh chứng cụ thể về các KQNC dự kiến

sẽ áp dụng vào thực tiễn khi quản lý sự biến đổi.

Hằng năm đều triển khai kế hoạch áp dụng

KQNC của đề tài NCKH vào thực tiễn khi quản

lý đầu ra.

Page 210: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

210

Công tác giảng dạy và NCKH của Trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội

2010-2011

(34 giảng viên)

2011-2012

(31 giảng viên)

2012-2013

(34 giảng viên)

Nhận định

Về giảng dạy

Các lớp trong kế

hoạch: 325 lớp

Các lớp ngoài kế

hoạch:

04 lớp NVSP cấp 1.

04 lớp CBQL Mầm

non tư thục.

Quản lý Các lớp

liên kết đào tạo:

06 lớp cử nhân

chuyên ngành: SP

Âm nhạc, SP Mỹ

thuật, Quản lý giáo

dục, SP Tin học.

Các lớp trong kế

hoạch: 245 lớp

Quản lý các lớp

liên kết đào tạo:

06 lớp của nhân

chuyên ngành: SP

Âm nhạc, SP Mỹ

thuật, Quản lý

giáo dục, SP Tin

học.

Các lớp trong kế

hoạch: 315 lớp

Quản lý các lớp

liên kết đào tạo:

01 lớp ĐHSP

chuyên ngành

QLGD

Số lượng giảng viên cao nhất

là 34 cả cũ và mới, chưa kể

trách nhiệm trong quản lý

(đối với trưởng phó các bộ

phận trong Trường) và các

hoạt động bình thường khác,

thì bình quân mỗi giảng viên

phải hoàn thành nhiệm vụ

bồi dưỡng xấp xỉ 10

lớp/tháng.

Việc đổi mới phương thức bồi

dưỡng: Tạo điều kiện tối đa

cho các huyện xa trung tâm

Thành phố, đã làm cho các

giảng viên phải di chuyển và

thay đổi sinh hoạt nhiều.

Việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học khác ngoài đề tài nghiên cứu khoa học

21 SKKN cấp

Trường

13 SKKN cấp

Trường (trong đó

10 gửi lên cấp

ngành)

23 SKKN (trong

đó 19 gửi lên cấp

ngành)

Không thực hiện đề tài

NCKH nào. Hoạt động nổi

bật là SKKN, viết bài tham

gia Hội thảo cấp Trường và

soạn bài phục vụ công tác

giảng dạy Soạn 07 chuyên đề

bồi dưỡng cho CBQL

và giáo viên các bậc

học

Soạn các chuyên

đề bồi dưỡng

CBQL theo

chương trình 382.

100% (34 tham luận)

giáo viên viết bài

tham luận trong Hội

thảo khoa học cấp

Trường

100% (34 tham

luận) giáo viên viết

bài tham luận

trong Hội thảo

khoa học cấp

Trường

Page 211: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

211

Công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học của Trường Bồi dưỡng Nhà giáo và

Cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Phú Thọ

2010-2011

(26 giảng viên)

2011-2012

(26 giảng viên)

2012-2013

(28 giảng viên)

Nhận định

Về giảng dạy

Các lớp trong kế

hoạch:

09 lớp bồi dưỡng

CBQL tại trường

03 lớp bồi dưỡng

CBQL ngoài

trường (tỉnh khác –

Tuyên Quang).

35 lớp bồi dưỡng

giáo viên

Tổng số giờ thực

hiện trong năm:

7.280 giờ

Quản lý các lớp

liên kết đào tạo:

09 lớp

Các lớp trong kế hoạch:

09 lớp bồi dưỡng CBQL

tại trường

04 lớp tập huấn nữ CBQL

MN, Tiểu học, THCS và

các đơn vị thuộc Sở GD&ĐT

Phú Thọ.

01 lớp ngoài trường

Thực hiện tốt các lớp bồi

dưỡng giáo viên Mầm

non và giáo viên Tiểu học

theo kế hoạch của Sở

GD&ĐT Phú Thọ, với

tổng số 940 học viên tham

gia.

Tổng số giờ thực hiện

trong năm: 7.280 giờ

Quản lý các lớp liên kết

đào tạo:

08 lớp

Các lớp trong kế

hoạch:

09 lớp

02 lớp chuyên đề bồi

dưỡng CBQL và giáo

viên Mầm non.

Tổng số giờ thực

hiện trong năm:

8.000 giờ

Quản lý các lớp liên

kết đào tạo:

06 lớp

Số lượng giảng

viên cao nhất là 28

cả cũ và mới, chưa

kể trách nhiệm

trong quản lý (đối

với trưởng phó các

bộ phận trong

Trường), ngoài các

hoạt động bình

thường khác, bình

quân mỗi giảng

viên phải hoàn

thành nhiệm vụ

bồi dưỡng khoảng

280 đến 290

giờ/năm.

Việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học khác ngoài đề tài nghiên cứu khoa học

8 SKKN Nổi bật là hoạt

động hướng

dẫn người học

trong nghiên

cứu khoa học.

Biên soạn 01 giáo trình Biên soạn 01 giáo trình Biên soạn 01 giáo trình

01 bài báo trong nước 01 bài báo trong nước 02 bài báo trong nước

01 giải pháp đổi mới

phương pháp

01 giải pháp đổi mới

phương pháp

01 giải pháp đổi mới

phương pháp

Hướng dẫn 59 học viên

làm đề tài NCKH

Hướng dẫn 68 học

viên làm đề tài NCKH

Hướng dẫn 167 học viên

làm đề tài NCKH

Hướng dẫn 205 học viên

thực hiện SKKN

Hướng dẫn 275 học

viên thực hiện SKKN

Hướng dẫn 93 học viên

thực hiện SKKN

Hướng dẫn 24 học viên

viết kế hoạch đổi mới

công tác quản lý nhà

trường

Page 212: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

212

Công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học của Trường Bồi dưỡng Cán bộ Quản

lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh

2010-2011

(35 giảng viên)

2011-2012

(42 giảng viên)

2012-2013

(40 giảng viên)

Nhận định

Về giảng dạy

19 lớp tại trường cho 1.496

học viên.

86 lớp tại các địa phương

cho 8.927 học viên

Tổng số giờ thực hiện

trong năm: 22.081 giờ

(Bình quân 631

giờ/gv/năm)

Số lớp vượt chỉ tiêu kế

hoạch 91% (vượt 50 lớp)

Thu nhập bình quân ngoài

lương: 93,84

triệu/người/năm, vượt chỉ

tiêu 56% (kế hoạch đặt ra

là 60 triệu/người/năm).

14 lớp tại trường

(cho 827 học viên)

91 lớp tại các địa

phương

(cho 9.202 học viên)

Số lớp vượt chỉ tiêu kế

hoạch 75% (vượt 45

lớp)

Thu nhập bình quân

ngoài lương: 109,68

triệu/người/năm,

vượt chỉ tiêu 66% (kế

hoạch đặt ra là 66

triệu/người/năm).

23 lớp tại trường

cho 1.271 học viên.

81 lớp tại địa

phương cho 7.238

học viên.

Số lớp vượt chỉ tiêu

kế hoạch 60%

(vượt 39 lớp)

Thu nhập bình quân

ngoài lương: 132,8

triệu/người/năm,

vượt chỉ tiêu 84%

(kế hoạch đặt ra là

72 triệu/người/năm).

Các năm đều

tiến hành công

tác giảng dạy

vượt so với kế

hoạch đặt ra, từ

60 đến 91%.

Hoạt động này

đã góp phần làm

tăng thu nhập

bình quân so với

kế hoạch, từ 56

đến 84%.

Việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học khác ngoài đề tài nghiên cứu khoa học

Các cuộc hội thảo và sinh

hoạt khoa học tại khoa, bộ

môn được tổ chức có hiệu

quả.

Các giảng viên/giảng viên

kiêm nhiệm viết bài cho

hội thảo, tạp chí, Website.

Biên soạn tài liệu mới

theo Chương trình bồi

dưỡng CBQL (Quyết

định số 382/QĐ-BGD

ĐT ngày 20/01/2012).

Các giảng viên/giảng

viên kiêm nhiệm viết

bài đăng trên tạp chí

khoa học hoặc các hội

nghị, hội thảo cấp

trường trở lên.

Biên soạn, bổ sung,

sửa chữa, thẩm

định các chương

trình, tài liệu

(chương trình 382;

nghiệp vụ tư vấn du

học).

Các giảng

viên/giảng viên

kiêm nhiệm viết bài

đăng trên tạp chí

khoa học hoặc các

hội nghị, hội thảo

cấp trường trở lên.

Hoạt động nổi

bật là: Biên

soạn, bổ sung,

sửa chữa, thẩm

định các chương

trình, tài liệu và

viết bài.

Hạn chế: Vẫn có

các giảng viên

chưa đạt giờ

chuẩn nghiên

cứu khoa học;

Sinh hoạt khoa

học của Khoa,

bộ môn còn hạn

chế.

Page 213: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

213

Công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Học viện Quản lý giáo dục

2010-2011

(92 giảng viên)

2011-2012

(96 giảng viên)

2012-2013

(105 giảng viên)

Nhận định

Về giảng dạy

Đào tạo cử nhân

50 lớp với 2.462 sinh viên

52 lớp với 2.470

sinh viên

52 lớp với 2.370

sinh viên

Số giờ mà các giảng

viên/giảng viên kiêm

nhiệm phải đảm nhận là

quá lớn ở các mảng, đặc

biệt ở mảng đào tạo cử

nhân và bồi dưỡng cán bộ

quản lý.

Tổng số giờ dạy

36.410 giờ chưa quy đổi

38.225 giờ chưa

quy đổi

35.706 giờ chưa

quy đổi

Đào tạo liên kết, liên thông

Đào tạo liên thông chuyên

ngành QLGD và CNTT đặt

tại các tỉnh Lào Cai, Thanh

Hóa và Trường CĐSP Điện

lạnh.

Liên kết với ĐHSP HN 2

đào tạo CBQLGD Tiểu học

K9 Thanh Hóa, CBQLGD

Mầm non K2 Thanh Hóa.

3 lớp đào tạo liên

thông chuyên ngành

QLGD (phối họp

với CĐSP Lào

Cai).

3 lớp đào tạo liên

thông chuyên ngành

QLGD (phối hợp

với TTGDTX

Thanh Hóa).

4 lớp liên thông

chuyên ngành

CNTT và QLGD

đặt tại Học viên

QLGD.

3 lớp liên thông

chuyên ngành

CNTT đặt tại Học

viện QLGD.

2 lớp đào tạo

liên thông chuyên

ngành QLGD

(phối họp với

CĐSP Lào Cai).

2 lớp đào tạo

liên thông chuyên

ngành QLGD

(phối hợp với

TTGDTX Thanh

Hóa).

2 lớp liên thông

chuyên ngành

CNTT và QLGD

đặt tại Học viên

QLGD.

Đào tạo Thạc sĩ

Đào tạo 5 lớp thạc sĩ

QLGD với 345 học viên.

Đào tạo 9 lớp

thạc sĩ QLGD với

450 học viên.

Đào tạo 13 lớp

thạc sĩ QLGD

với 472 học

viên.

Tiến hành các

thủ tục để liên

kết đào tạo thạc

sĩ QLGD với đại

học Vân Nam,

Trung Quốc.

Đào tạo Tiến sĩ

Tiến hành các

thủ tục để đào

tạo tiến sĩ QLGD

Page 214: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

214

Công tác bồi dưỡng

- 34lớp theo Chương trình

BD nghiệp vụ sư phạm cho

giảng viên ĐH, CĐ (QĐ

8310/QĐ-BGD ngày

10/12/2008 cho 2808 học viên

là CBQLGD các cấp học, bậc

học trong cả nước.

- Bồi dưỡng Hiệu trưởng

trường ĐH, CĐ (1 tuần trong

nước, 1 tuần ở nước ngoài

cho 182 học viên).

- Phối hợp với các Sở

GD&ĐT bồi dưỡng Hiệu

trưởng trường phổ thông

theo Chương trình Việt

Nam-Singapore cho 16.975

học viên.

- Tập huấn về Tư vấn giám

sát cho 126 học viên theo

Chương trình Tập huấn Việt

Nam-Singapore.

Tổng số giờ dạy: 1.068 giờ

- 45lớp bồi

dưỡng CBQL các

cấp học, bậc học với

3.447 học viên.

- 01 lớp

BDCBQL Trường

THPT theo chương

trình mới – 382 tại

Học viện và các lớp ở

Hà Đông (Hà Nội),

Phú Thọ, Lai Châu.

Tổng số giờ

dạy: 2.685 giờ

- 61 lớp bồi

dưỡng với 4.319

học viên.

Tổng số giờ

dạy: 2.860 giờ

Việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học khác ngoài đề tài nghiên cứu khoa học

Biên soạn chương trình bồi dưỡng

02

02

06

Các nhiệm vụ nghiên cứu

khoa học khác ngoài đề

tài đều hoạt động nhưng

chưa đều trong đội ngũ.

Hoạt động viết bài trong

các hội thảo khoa học của

Khoa, Bộ môn và hướng

dẫn người làm nghiên

cứu khoa học là nội dung

nổi bật và đồng đều trong

đội ngũ.

Biên soạn giáo trình, sách tham khảo,

tài liệu tham khảo

01

02

32

Công bố quả nghiên cứu trên các tạp

chí khoa học 13

22

36

Viết bài trong các Hội thảo khoa học

của Khoa, bộ môn 65

72

79

Hướng dẫn người học làm nghiên

cứu khoa học

162 (Sv: 141)

220 (Sv: 191)

217 (Sv: 186)

Page 215: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

215

Nội dung cập nhật dữ liệu vào phầm mềm ứng dụng

1. Đối với quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học (cập nhật theo năm)

1.1. Quản lý các vấn đề nghiên cứu

TT Tác giả Tên

vấn

đề

vấn

đề

Nội dung

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)

1

1.2. Quản lý các thuyết minh nghiên cứu đã được công nhận

TT Tác giả Tên

đề

tài

số

Nội dung

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10)

1

1.3. Quản lý triển khai nghiên cứu và kiểm tra

TT

Tác giả

Tên

đề

tài

số

Nội dung

Quyết định

kiểm tra

Kết quả

kiểm tra

giữa kỳ

Sản phẩm chính

và hồ sơ chính

1

1.4. Quản lý đánh giá, nghiệm thu

TT

Tác giả

Tên

đề

tài

số

Nội dung

Quyết định

đánh giá,

nghiệm thu

lần 1

Kết

quả

lần 1

Quyết định

đánh giá,

nghiệm thu

lần 2

Kết

quả

lần 2

Ghi

chú

1

Page 216: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

216

1.5. Quản lý thực hiện quyền tác giả và quyền sở hữu kết quả nghiên cứu

TT

Tác giả

Tên

đề

tài

số

Nội dung

Ngày công

nhận nộp

sản phẩm

Ngày dược

công nhận

quyền tác giả

Ngày được

bảo hộ sở

hữu trí tuệ

Ghi

chú

1

1.6. Quản lý áp dụng KQNC vào thực tiễn

TT

Tác giả

Tên

đề

tài

số

Nội dung

Số của hợp

đồng

triển khai

Nội dung

triển khai

Kết quả

triển khai

Ghi

chú

1

2. Đối với yếu tố chủ quan (cập nhật theo năm)

TT Tên

các chủ thể

Về hoạt động

kế hoạch

Về hoạt động

tổ chức

Về hoạt động

chỉ đạo

Về hoạt động

kiểm tra

1 Thủ trưởng CSBD

CBQLGD (cập nhật

thông tin theo năm)

2 Chủ nhiệm đề tài (cập

nhật thông tin theo thời

gian nghiên cứu)

3 Tổ trưởng Tổ kiểm tra

4 Chủ tịch Hội đồng đánh

giá, nghiệm thu

5 Thủ trưởng cơ quan/tổ

chức sẽ thụ hưởng

KQNC (cập nhật thông

tin theo thời gian

nghiên cứu)

Page 217: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

217

3. Đối với các yếu tố khách quan cơ bản khác

TT Yếu tố Nội dung (cập nhật theo năm)

1 Ý thức bồi dưỡng, tự bồi dưỡng

2 Chính sách thi đua, khen thưởng

3 Ưu tiên cho các đề tài NCKH cấp cơ sở theo

hướng NCKH SPUD

4 Chính sách tuyển dụng, bố trí, đánh giá và bổ

nhiệm cán bộ khoa học

5 Hệ thống thông tin để quản lý

6 Sự gắn kết giữa giảng dạy với NCKH

7 Thái độ tích cực khi tham NCKH

8 Cơ sở vật chất, trang thiết bị và việc hỗ trợ

kinh phí cho NCKH

9 Áp dụng KQNC cra đề tài cấp cơ sở vào thực

tiễn

Page 218: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

218

4. Đối với quản lý các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học khác ngoài đề tài

(cập nhật thông tin theo từng quí)

TT Các nhiệm vụ khác Tên

tác

giả

Vai

trò

Tên

nội dung

hoạt động

Cơ quan

công nhận

sản phẩm

Ghi chú

1 Chương trình, đề án,

dự án phát triển

công nghệ

1.1.

...

2 Biên soạn chương

trình đào tao, bồi

dưỡng

2.1.

...

3 Biên soạn giáo

trình, sách tham

khảo, tài liệu tham

khảo

3.1.

...

4 Giải pháp nhằm đổi

mới phương pháp

giảng dạy và kiểm

tra đánh giá môn học

4.1.

...

5 Công bố kết quả

nghiên cứu trên các

tạp chí khoa học

trong và ngoài nước

5.1.

...

6 Viết tham luận tại

tại hội nghị, hội thảo

trong và ngoài nước

6.1.

...

7 Hướng dẫn người

học nghiên cứu

khoa học

7.1.

...

8 Hoạt động hợp tác

quốc tế về nghiên

cứu khoa học

8.1.

...

9 Thi sáng tạo 9.1.

...

10 Hoạt động khác về

KH&CN

10.1.

...

Page 219: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

219

Phiếu hỏi về sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp nhằm quản lý NCKH tại

Học viện Quản lý giáo dục

Kính đề nghị các thầy/cô cho ý kiến đánh giá của mình về “Sự cần thiết“ và

“Tính khả thi“ của các giải pháp dưới đây nhằm quản lý NCKH tại Học viện Quản lý

giáo dục bằng cách đánh dấu x vào ô mà mình cho là thích hợp.

STT Các giải pháp quản lý

Sự cần thiết Tính khả thi

Rất

cần thiết

Cần

thiết

Không

cần thiết

Rất

khả thi

Khả

thi

Không

khả thi

1 Nâng cao vai trò, trách nhiệm

của chủ thể quản lý thông qua

việc hoàn thiện các cơ chế,

chính sách trong NCKH

1.1 Ban hành/điều chỉnh Quy chế

NCKH

1.2 Ban hành quy định về thi đua,

khen thưởng trong NCKH

1.3 Ban hành quy định tuyển dụng,

bố trí, đánh giá và bổ nhiệm cán

bộ khoa học.

1.4 Ban hành quy định để có hệ thống

thông tin quản lý nhằm tạo môi

trường thuận lợi trong NCKH

1.5 Ban hành quy định nhằm xây

dựng và hình thành thái độ tích

cực khi tham gia NCKH

1.6 Giải quyết mối quan hệ giữa

giảng dạy với việc thực hiện

NCKH của giảng viên

1.7 Tăng cường cơ sở vật chất và hỗ

trợ kinh phí trong việc thực hiện

nghiên cứu khoa học

2 Hoàn thiện các quy trình cụ

thể trong quá trình thực hiện

đề tài NCKH cấp cơ sở tại các

CSBD CBQLGD

2.1 Hoàn thiện quy trình quản lý

TVXĐ vấn đề nghiên cứu;

2.2 Hoàn thiện quy trình quản lý

TVTC thuyết minh nghiên cứu;

2.3 Hoàn thiện quy trình quản lý

triển khai nghiên cứu và kiểm tra

quá trình nghiên cứu;

2.4 Hoàn thiện quy trình quản lý

đánh giá, nghiệm thu;

2.5 Hoàn thiện quy trình quản lý quyền

tác giả và quyền sở hữu KQNC;

Page 220: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

220

2.6 Hoàn thiện quy trình quản lý đưa

các kết quả nghiên cứu áp dụng

vào thực tiễn.

3 Phát triển mối quan hệ giữa

chủ thể quản lý và các chủ thể

có liên quan trong quá trình

thực hiện đề tài NCKH cấp cơ

sở tại các CSBD CBQLGD

Phát triển mối quan hệ pháp lý trong quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở

3.1 Định hướng và chỉ đạo các lực

lượng tham gia nghiên cứu viết

phiếu đề xuất vấn đề nghiên cứu và

xây dựng/điều chỉnh các tiêu chí phù

hợp kèm theo hệ điểm để tăng tính

định lượng trong đánh giá

3.2 Xác định và công bố vấn đề

nghiêncứu được xét chọn theo

từng năm/giai đoạn và xây

dựng/điều chỉnh các tiêu chí phù

hợp kèm theo hệ điểm để lựa

chọn thuyết minh nghiên cứu

đối với các vấn đề nghiên cứu

được tuyển chọn; Ký thuyết

minh nghiên cứu và hợp đồng

nghiên cứu

3.3 Ký thành lập tổ kiểm tra và Hội

đồng đánh giá, nghiệm thu đúng

thành phần và quy định và xây

dựng/điều chỉnh các tiêu chí phù

hợp kèm theo hệ điểm để Hội

đồng đánh giá, nghiệm thu có cơ

sở đánh giá đúng, công bằng đối

với các KQNC

3.4 Chỉ đạo tiến hành các thủ tục

thực hiện quyền tác giả và

quyền sở hữu KQNC cũng như

các thủ tục để đưa các KQNC

vào thực tiễn

3.5 Ban hành quy định ưu tiên cho

các đề tài theo hướng NCKH

SPƯD phục vụ công tác quản

lý và giảng dạy

3.7 Chỉnh sửa lại thuyết minh

nghiên cứu. Đặc biệt chú ý ở

mục: Tổng quan vấn đề nghiên

cứu; Nội dung nghiên cứu và

tiến độ thực hiện; Sản phẩm dự

kiến; Hiệu quả dự kiến; Dự toán

chi tiết việc phân bổ kinh phí;

Ký kết hợp đồng nghiên cứu với

Page 221: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

221

các CSBD CBQLGD và ký kết

hợp đồng với các nhà khoa học

theo nội dung đã được phê duyệt

3.8 Có kế hoạch chi tiết, cụ thể (về

nội dung, thời gian thực hiện và

kinh phí) để có thể thực thi được

các Hợp đồng NCKH đúng tiến

độ; Có trách nhiệm báo cáo

KQNC với cơ quan có thẩm

quyền theo đúng Hợp đồng

nghiên cứu hoặc theo yêu cầu

của cơ quan quản lý cấp trên

3.9 Thực hiện đúng, đủ các thủ tục,

các yêu cầu về mặt hành chính,

các yêu cầu về KQNC với các

cơ quan/tổ chức quản lý; Có

trách nhiệm trong việc chuyển

giao KQNC và áp dụng KQNC

vào giải quyết những tồn tại

trong thực tiễn

3.10 Tổ trưởng tổ kiểm tra dựa vào

các sản phẩm nghiên đã có, nội

dung đăng ký trong thuyết minh

nghiên cứu vàkết quảbáo cáo

của chủ nhiệm đề tài cùng các ý

kiếncủa các thành viêntrong tổ

kiểm tra khẳng định về mặt tiến

độ nghiên cứu của nhóm nghiên

cứu

3.11 Tổ trưởng tổ kiểm tra dựa vào

các sản phẩm nghiên đã có, nội

dung đăng ký trong thuyết minh

nghiên cứu và kết quả báo cáo

của chủ nhiệm đề tài cùng các ý

kiếncủa các thành viêntrong tổ

kiểm tra khẳng định về mặt tiến độ

nghiên cứu của nhóm nghiên cứu

3.12 Phải lãnh đạo Hội đồng đánh

giá, nghiệm thu tiến hành đúng

quy định

3.13 Phải lãnh đạo Hội đồng đánh

giá, nghiệm thu đánh giá công

bằng và chính xác khi cho điểm

3.14 Hằng năm, phải có những định

hướng vấn đề nghiên cứu với các

cơ sở nghiên cứu mà mình kỳ

vọng sẽ thụ hưởng KQNC – như

một đơn đặt hàng (rất cụ thể và

tường minh). Chủ động tham gia

và góp ý cho các CSBD CBQLGD

và nhóm nghiên cứu từ lúc xác

Page 222: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

222

định vấn đề nghiên cứu, lựa chọn

và chỉnh sửa thuyết minh; Trong

quá trình kiểm tra và đánh giá,

nghiệm thu; Trong quá trình thực

hiện quyền tác giả và quyền sở

hữu KQNC cũng như áp dụng

KQNC vào thực tiễn

3.15 Bằng khả năng của mình và yêu

cầu của cá nhân/tổ chức nghiên

cứu, cơ quan/tổ chức sẽ thụ

hưởng kết quả nghiên cứu khoa

học cần hỗ trợ cho cá nhân/tổ

chức nghiên cứu về kinh phí, cơ

sở vật chất, các điều kiện khác

dưới dạng Hợp đồng nghiên cứu

một cách cụ thể, tường minh.

Thường xuyên chia sẻ về kinh

nghiệm thực tiễn và giám sát tất

cả các quá trình thực hiện đề tài

NCKH

Phát triển mối quan hệ tương tác giữa chủ thể quản lý và các chủ thể có liên quan trong nhiệm

vụ quản lý đề tài NCKH cấp cơ sở

3.16 Tương tác khi quản lý đầu vào

3.17 Tương tác khi quản lý sự biến

đổi

3.18 Tương tác khi quản lý đầu ra

Ghi chú:

Nếu có thể được, các thầy/cô vui lòng cho biết một số thông tin của bản thân:

- Họ và tên: ....................................................................................

- Số điện thoại liên hệ: ...................................................................

Xin trân trọng cám ơn các thầy/cô!

Page 223: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

223

Phiếu đánh giá lợi ích của việc ban hành quy trình TVXĐ vấn đề nghiên cứu và

TVTC thuyết minh nghiên cứu đề tài cấp cơ sở

Kính đề nghị các thầy/cô cho ý kiến đánh giá của mình về lợi ích của việc ban

hành quy trình TVXĐ vấn đề nghiên cứu và TVTC thuyết minh nghiên cứu đề tài cấp

cơ sở nhằm quản lý NCKH tại Học viện Quản lý giáo dục bằng cách đánh dấu x vào ô

mà mình cho là thích hợp.

STT

Nội dung cần đánh giá

Trước khi có quy trình

TVXĐ vấn đề nghiên

cứu và TVTC thuyết

minh nghiên cứu

Sau khi có quy trình

TVXĐ vấn đề nghiên

cứu và TVTC thuyết

minh nghiên cứu

Rất

lợi ích

Lợi

ích

Không

lợi ích

Rất

lợi ích

Lợi

ích

Không

lợi ích

1 Sự lợi ích trong việc lý

giải số lượng vấn đề

nghiên cứu được chuyển

thành đề tài cấp cơ sở nhỏ

hơn hoặc bằng số lượng đề

xuất

2 Sự lợi ích trong việc lý

giải số lượng các mục

được quan tâm khi Hội

đồng KH&ĐT xem xét

thuyết minh nghiên cứu

3 Sự lợi ích trong việc định

ra các thủ tục chuẩn bị cho

họp Hội đồng KH&ĐT khi

xem xét vấn đề nghiên cứu

và thuyết minh nghiên cứu

4 Sự lợi ích trong việc tạo ra

môi trường trao đổi về học

thuật giữa Hội đồng

KH&ĐT với nhóm nghiên

cứu khi xem xét vấn đề

nghiên cứu và thuyết minh

nghiên cứu

Page 224: vnies.edu.vnvnies.edu.vn/upload/Boiduong/Ngovietson.pdf · 2 BỘ GIO DỤ V Đ O TẠO VIỆN KHOA HỌ GI O DỤC VIỆT NAM ------------------------------- NGÔ VIẾT SƠN QUẢN

224

Phiếu hỏi các chuyên gia nhằm khẳng định tính khả thi sau thực nghiệm

Kính gửi: ………………………………………………………………

Để góp phần khẳng định việc quản lý tư vấn xác định vấn đề nghiên cứu và tư vấn

tuyển chọn thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học dưới hình thức quản lý theo quy

trình là khả thi, kính đề nghị ……………..

Cho ý kiến đánh giá về hình thức này:

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

………………………………………………….…………………………………………

……………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

………………………………………….…………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

………………………………………………

Và khẳng định mức độ khả thi:

Rất

khả thi Khả thi

không

khả thi

Khẳng định mức độ khả thi

Hà Nội, ngày tháng năm 2014

Người được hỏi