vi t tÌnh hu ng phỤc vỤ cho giẢng dẠy hỌc tẬp: trƯỜng …

14
Tạp chí Khoa học Đại học Huế; Tập 95; Số 7; 12/ 2014 ISSN 1859-1388 Chuyên San Khoa học Xã hội và Nhân văn Địa chỉ E-mail: [email protected] Nhận bài: 18-02-2014; Hoàn thành phản biện: 23-06-2014 . VIT TÌNH HUNG PHC VCHO GING DY HC TẬP: TRƯỜNG HP NGHIÊN CU HC PHN QUN TRMARKETING TI TRƯỜNG ĐẠI HC KINH T- ĐẠI HC HULê Quang Trc, Phan ThThanh Thy Đại hc Kinh tế- Đại hc Huế Tóm tt. Ging dy bằng phương pháp tình huống trong các ngành hc vkinh tế được hiu là vic sdng tình hung có thật, đã diễn ra các tchc, doanh nghiệp để sinh viên cùng nhau tho lun và gii quyết vấn đề, tđó trau dồi năng lực suy nghĩ phản bin và khnăng ra quyết định. Khởi xướng đầu tiên trường Kinh doanh Harvard vào năm 1870, ngày nay phương pháp tình huống được sdng rng rãi trong ging dy các nước trên thế gii. Ti Việt Nam, phương pháp này đang được nhiều trường đại hc khuyến khích áp dng vì tính thc tin ca nó. Bài báo này da vào kết qunghiên cu khoa học năm 2013 của nhóm ging viên Bmôn Marketing Khoa QTKD Trường Đại hc Kinh tế Đại hc Huế. Ni dung bài báo nhm trli các câu hỏi (1) phương pháp tình huống là gì? (2) quy trình viết tình hung nào có tháp dng cho khóa hc qun trmarketing? (3) cách lp bản hướng dn ging dy cho mt tình hung?. Qua đó, giúp giảng viên và sinh viên hiểu đúng phương pháp tình huống và cách ng dụng phương pháp này vào ging dy các ngành kinh tế, qun trkinh doanh, marketing, vv. Tkhóa: Phương pháp tình huống, viết tình hung 1. Gii thiu Trong lĩnh vực đào tạo vkinh tế và qun trkinh doanh, phương pháp giảng dy truyn thng với vai trò người thy làm trung tâm phát thông tin và sinh viên bđộng tiếp nhn thông tin đã trở nên lc hậu. Để có thđảm bo rng các nhà qun trkinh doanh tương lai được đào tạo ra có đủ năng lực tư duy sáng tạo, khnăng tự tiếp thu cái mới và cao hơn nữa là khnăng tự hoàn thin thì việc đổi mới phương pháp giảng dy trong đó bao gm cvic vn dụng phương pháp tình huống vào ging dy là nhu cu bc thiết. Vào năm 1870, Trường Kinh doanh Harvard lần đầu tiên áp dụng phương pháp tình hung vào ging dy bng cách mi các nhà qun trdoanh nghip chia sthông tin thc tế cho sinh viên và liên tc cp nht cho các bài tp tình hung ca mình. Tđó cho đến nay, vic sdụng phương pháp tình huống được din ra rt phbiến trên thế

Upload: others

Post on 29-Oct-2021

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: VI T TÌNH HU NG PHỤC VỤ CHO GIẢNG DẠY HỌC TẬP: TRƯỜNG …

Tạp chí Khoa học Đại học Huế; Tập 95; Số 7; 12/ 2014 ISSN 1859-1388

Chuyên San Khoa học Xã hội và Nhân văn

Địa chỉ E-mail: [email protected]

Nhận bài: 18-02-2014; Hoàn thành phản biện: 23-06-2014 .

VIẾT TÌNH HUỐNG PHỤC VỤ CHO GIẢNG DẠY – HỌC TẬP: TRƯỜNG

HỢP NGHIÊN CỨU HỌC PHẦN QUẢN TRỊ MARKETING TẠI TRƯỜNG ĐẠI

HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ

Lê Quang Trực, Phan Thị Thanh Thủy

Đại học Kinh tế- Đại học Huế

Tóm tắt. Giảng dạy bằng phương pháp tình huống trong các ngành học về kinh tế

được hiểu là việc sử dụng tình huống có thật, đã diễn ra ở các tổ chức, doanh

nghiệp để sinh viên cùng nhau thảo luận và giải quyết vấn đề, từ đó trau dồi năng

lực suy nghĩ phản biện và khả năng ra quyết định. Khởi xướng đầu tiên ở trường

Kinh doanh Harvard vào năm 1870, ngày nay phương pháp tình huống được sử

dụng rộng rãi trong giảng dạy ở các nước trên thế giới. Tại Việt Nam, phương pháp

này đang được nhiều trường đại học khuyến khích áp dụng vì tính thực tiễn của nó.

Bài báo này dựa vào kết quả nghiên cứu khoa học năm 2013 của nhóm giảng viên

Bộ môn Marketing – Khoa QTKD – Trường Đại học Kinh tế – Đại học Huế. Nội

dung bài báo nhằm trả lời các câu hỏi (1) phương pháp tình huống là gì? (2) quy

trình viết tình huống nào có thể áp dụng cho khóa học quản trị marketing? (3) cách

lập bản hướng dẫn giảng dạy cho một tình huống?. Qua đó, giúp giảng viên và sinh

viên hiểu đúng phương pháp tình huống và cách ứng dụng phương pháp này vào

giảng dạy các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, marketing, vv.

Từ khóa: Phương pháp tình huống, viết tình huống

1. Giới thiệu

Trong lĩnh vực đào tạo về kinh tế và quản trị kinh doanh, phương pháp giảng dạy

truyền thống với vai trò người thầy làm trung tâm phát thông tin và sinh viên bị động

tiếp nhận thông tin đã trở nên lạc hậu. Để có thể đảm bảo rằng các nhà quản trị kinh

doanh tương lai được đào tạo ra có đủ năng lực tư duy sáng tạo, khả năng tự tiếp thu cái

mới và cao hơn nữa là khả năng tự hoàn thiện thì việc đổi mới phương pháp giảng dạy

trong đó bao gồm cả việc vận dụng phương pháp tình huống vào giảng dạy là nhu cầu

bức thiết.

Vào năm 1870, Trường Kinh doanh Harvard lần đầu tiên áp dụng phương pháp

tình huống vào giảng dạy bằng cách mời các nhà quản trị doanh nghiệp chia sẻ thông tin

thực tế cho sinh viên và liên tục cập nhật cho các bài tập tình huống của mình. Từ đó

cho đến nay, việc sử dụng phương pháp tình huống được diễn ra rất phổ biến trên thế

Page 2: VI T TÌNH HU NG PHỤC VỤ CHO GIẢNG DẠY HỌC TẬP: TRƯỜNG …

Jos.hueuni.edu.vn Tập. 95; Số. 7; 12,1014

230

giới, đặc biệt ở các nước phát triển, và thường tập trung vào các ngành kinh doanh, quản

lý, tâm lí, sư phạm, y khoa,… Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu được triển khai về

phương pháp tình huống trong giảng dạy bậc cao học Quản trị kinh doanh. Điển hình là

sách tham khảo “Các tình huống trong giảng dạy cao học quản trị kinh doanh tại Việt

Nam1” do nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh phát hành năm 2009.

Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có những nghiên cứu chính thức về cách viết tình huống

phục vụ cho giảng dạy – học tập học phần Quản trị marketing.

Thông qua quá trình giảng dạy, chúng tôi nhận thấy cần thiết phải hiểu đúng và

vận dụng đúng phương pháp tình huống. Vì vậy, nghiên cứu này nhằm mục đích trả lời

các câu hỏi: (1) phương pháp tình huống là gì? (2) quy trình viết một tình huống? (3)

làm thế nào để lập bản ghi chú (hướng dẫn) giảng dạy một tình huống?.

2. Cơ sở lý thuyết

2.1. Tình huống và phương pháp tình huống

Theo Từ điển Tiếng Việt, tình huống được hiểu là toàn thể những sự việc xảy ra

tại một địa điểm, trong một thời gian cụ thể, buộc người ta phải suy nghĩ, hành động,

đối phó, tìm cách giải quyết. Nếu xét trong bối cảnh giảng dạy - học tập thì tình huống

là một câu chuyện, có cốt chuyện và nhân vật, liên hệ đến một hoàn cảnh cụ thể, từ góc

độ cá nhân hay nhóm, và thường là hành động chưa hoàn chỉnh. Đó là một câu chuyện

cụ thể và chi tiết, chuyển nét sống động và phức tạp của đời thực vào lớp học (Boehrer,

1995).

Nếu xem xét trong bối cảnh hẹp hơn nữa là giảng dạy các môn học thuộc lĩnh vực

kinh tế và quản lý, một tình huống là những thông tin mô tả về một quyết định, thách

thức, cơ hội, sự cố hay vấn đề mà người trong tổ chức phải đối mặt. Tình huống đòi hỏi

người đọc từng bước đứng vào vị trí của người ra quyết định (Mauffette – Leenders và

cộng sự, 1999).

Những dạng công cụ giảng dạy khác như bài tập, vấn đề, hoặc bài báo… có thể là

những công cụ giảng dạy tuyệt vời nhưng chúng khác với một tình huống ở chỗ người

viết chúng không sử dụng dữ liệu do tổ chức cung cấp và chưa có được sự cho phép

công bố. Thỉnh thoảng những công cụ đó được gọi là tình huống được viết tại chỗ

“armchair case”, để ám chỉ rằng chúng được viết ra khi người viết ngồi thoải mái trên

ghế ở một văn phòng nào đó, chứ không phải ra hiện trường để thu thập dữ liệu thật.

1 Đây là kết quả của dự án do The Sasakawa Peace Foundation tài trợ để phát triển các tình huống kinh

doanh giảng dạy MBA tại Việt Nam và được thực hiện bởi 03 trường đại học: Đại học Kinh tế TP. HCM,

Đại học Nông nghiệp Hà Nội và Đại học Kinh tế- Đại học Huế.

Page 3: VI T TÌNH HU NG PHỤC VỤ CHO GIẢNG DẠY HỌC TẬP: TRƯỜNG …

Jos.hueuni.edu.vn Tập. 95; Số. 7; 12,1014

231

2.2. Phương pháp tình huống

Phương pháp tình huống cần được nhìn nhận dưới cả hai góc độ: người dạy và

người học. Dưới góc độ giảng dạy, đây là một phương pháp giảng dạy dựa vào những ví

dụ thực tế và được dùng để thúc đẩy hành động, phát triển kiến thức và kỹ năng của

người học. Dưới góc độ của người học, phương pháp tình huống là phương pháp học

tập dựa trên thảo luận, kích thích người học học tập thông qua việc chia sẻ, thảo luận

với những thành viên khác bằng cách sử dụng tình huống (Mauffette – Leenders và

cộng sự, 1999). Tóm lại, phương pháp tình huống vừa là kỹ thuật giảng dạy vừa là kỹ

thuật học tập, trong đó những thành tố chính của một tình huống được trình bày cho

sinh viên với mục đích minh họa hoặc tạo kinh nghiệm giải quyết vấn đề.

Các tình huống cung cấp cho sinh viên và giáo viên cùng một thông tin để ra

quyết định. Từ điểm xuất phát này, sinh viên và giáo viên thực hiện những vai trò khác

nhau trong tiến trình học tập, bao gồm: tự chuẩn bị, thảo luận theo nhóm nhỏ, và thảo

luận thành nhóm lớn (hoặc cả lớp cùng thảo luận).

2.3. Tiến trình viết tình huống

2.3.1. Tóm tắt tiến trình viết tình huống

Theo A. Mauffette-Leenders và cộng sự tại Trường Đại học Kinh doanh Rithard

Ivey (1999), tiến trình viết tình huống gồm ba giai đoạn, gồm: (1) Xuất phát điểm và

liên lạc ban đầu với doanh nghiệp; (2) Thu thập dữ liệu; và (3) Hoàn thiện ghi chú

giảng dạy, thử nghiệm tại lớp học, chỉnh sửa thêm và phát hành lại.

Hình 1. Tóm tắt tiến trình viết tình huống (Nguồn: tác giả đề xuất dựa trên tài liệu của

Trường Đại học Kinh doanh Rithard Ivey)

Page 4: VI T TÌNH HU NG PHỤC VỤ CHO GIẢNG DẠY HỌC TẬP: TRƯỜNG …

Jos.hueuni.edu.vn Tập. 95; Số. 7; 12,1014

232

Giai đoạn 1: Xuất phát điểm và liên lạc ban đầu với doanh nghiệp

- Xuất phát điểm. Là việc quyết định viết tình huống cho một khóa học cụ thể.

Một khi đã quyết định, tiến trình viết tình huống bắt đầu khởi động tình huống nào sẽ

được viết và tìm kiếm tổ chức có thể cung cấp tình huống. Sau đó, người viết tình

huống có thể gọi điện thoại, gửi thư, thư điện tử cho đại diện tổ chức để có những mối

liên lạc ban đầu và sắp đặt buổi phỏng vấn đầu tiên.

- Buổi phỏng vấn đầu tiên. Cho phép người viết tìm ra liệu một tình huống tiềm

năng có thực sự tồn tại và tổ chức đó có sẵn lòng cung cấp dữ liệu hay không.

- Chuẩn bị kế hoạch. Dựa trên thông tin cơ bản từ buổi phỏng vấn đầu tiên, một

hoặc nhiều kế hoạch về tình huống sẽ được chuẩn bị ngay lập tức bởi người viết và

người hướng dẫn. Kinh nghiệm cho thấy hoàn toàn hợp lý để hoàn thành một hoặc một

vài kế hoạch tình huống trong vòng một ngày sau buổi phỏng vấn ban đầu. Lần liên lạc

thứ hai sẽ được thực hiện trực tiếp hoặc qua điện thoại để người đại diện từ phía doanh

nghiệp có thể xem xét lại và có những đóng góp về phía doanh nghiệp. Mục đích là để

thảo luận về tất cả những điểm mấu chốt, tính sẵn có của thông tin và sự sẵn lòng hợp

tác của doanh nghiệp.

- Phát hành tạm thời. Thỏa thuận phát hành tạm thời nhằm xác nhận rằng tổ chức

cộng tác sẽ cam kết hợp tác trong việc cung cấp thông tin yêu cầu và nếu tình huống sau

khi hoàn thành theo đúng kế hoạch ban đầu thì sẽ được tổ chức đồng ý phát hành chính

thức. Điều khoản phát hành tạm thời thông thường là thỏa thuận miệng, nhưng tốt hơn

hết nên được khẳng định bằng văn bản.

Giai đoạn 2: Thu thập dữ liệu

Khi những dữ liệu đã được thu thập đầy đủ, người viết tình huống có thể hoàn

thành bản viết nháp thô và những ghi chú giảng dạy ban đầu.

- Bản viết nháp và ghi chú giảng dạy ban đầu. Viết bản nháp cho tình huống nên

được thực hiện ngay bởi vì tình huống đã được lên kế hoạch bởi chủ thể, trình tự và

nguồn dữ liệu. Bản nháp này là sự diễn giải, thể hiện thành câu, thành đoạn của danh

sách dữ liệu cần có trong kế hoạch tình huống. Ghi chú giảng dạy ban đầu nên chứa

đựng: (1) Phát biểu về mục tiêu giảng dạy, (2) Gợi ra những câu hỏi cho sinh viên, và

(3) Câu trả lời.

- Chỉnh sửa tình huống. Ở bước chỉnh sửa, trọng tâm chuyển từ sự đầy đủ của dữ

liệu, trình tự và tổ chức sang vấn đề mang tính chất trau chuốt thêm như diễn đạt, ngữ

pháp, chính tả và cách trình bày.

- Phát hành tình huống. Suốt giai đoạn phát hành, sự trao đổi thông tin phản hồi

trở lại với tổ chức cộng tác nhằm xác nhận việc kiểm tra về tính chính xác và hoàn thiện

Page 5: VI T TÌNH HU NG PHỤC VỤ CHO GIẢNG DẠY HỌC TẬP: TRƯỜNG …

Jos.hueuni.edu.vn Tập. 95; Số. 7; 12,1014

233

tình huống, đồng thời mong đợi sự chấp thuận chính thức để đưa vào sử dụng. Một tình

huống được viết theo đúng kế hoạch sẽ gặp ít (nếu có) khó khăn trong vấn đề phát hành

chính thức. Thỉnh thoảng một tình huống muốn được phát hành phải có vài chỉnh sửa

nhỏ. Người viết tình huống thay đổi những điểm cần thiết và nhanh chóng gởi lại cho

người có thẩm quyền trong tổ chức.

2.3.2. Nội dung cụ thể của các giai đoạn trong tiến trình viết tình huống

2.3.2.1. Các lựa chọn trọng tâm của tình huống và cách ngụy trang

a. Lựa chọn vấn đề

Sự lựa chọn vấn đề, quyết định, rắc rối hoặc cơ hội cho tình huống liên quan

chặt chẽ với danh sách vấn đề được thảo luận trong phần tiếp theo. Nếu có hơn một vấn

đề ở tổ chức cộng tác, thì quyết định vấn đề nào được chọn có thể cơ bản dựa trên sự

phù hợp với yêu cầu của tình huống gốc trong ý định ban đầu. Một vấn đề cụ thể của

tình huống cũng có thể được chọn bởi ý của tổ chức cộng tác quan tâm đến nó hoặc vấn

đề mang tính thời sự hơn, hoặc dễ thu thập thông tin hơn.

b. Lựa chọn thời điểm

- Chọn mốc thời gian để đưa vào tình huống. Tất cả các vấn đề đều có trật tự về

thời gian hoặc theo diễn biến của một câu chuyện. Một vài sự kiện xảy ra đồng thời,

hoặc trước hoặc sau những sự kiện khác và mỗi câu chuyện đều chứa đựng những mốc

ra quyết định chủ chốt. Người viết cần hiểu rõ câu chuyện, cái gì đã diễn ra, khi nào, ở

đâu và tại sao. Ở giai đoạn nào những quyết định quan trọng đã được thực hiện, ai ra

quyết định đó, tại sao và hậu quả của chúng là gì? Một khi người viết tình huống đã

thấu rõ câu trả lời cho những câu hỏi nêu trên, họ có thể chọn được mốc thời gian thích

hợp để dừng câu chuyện.

- Chọn mốc ra quyết định. Người viết tình huống căn cứ vào 6 tiêu chí để chọn

mốc ra quyết định: (1) khi nào cần ra một quyết định mặc dù lúc đó người ta vẫn chưa ý

thức được vấn đề đang tồn tại, (2) mọi người bắt đầu nhận thức ra vấn đề và bắt đầu thu

thập thông tin, (3) phân tích và đề xuất nhiều phương án, (4) quyết định, (5) thực hiện

và (6) đánh giá.

- Kết hợp giữa mốc thời gian theo câu chuyện và mốc ra quyết định. Vấn đề mấu

chốt cho người viết tình huống là phải xem xét sự phối hợp giữa mốc ra quyết định cho

vấn đề và mốc thời gian trong một tình huống. Sự am hiểu về các lựa chọn mốc thời

gian có trong diễn biến câu chuyện và các giai đoạn liên quan đến việc quyết định đi

kèm cho phép người viết tình huống lựa chọn chính xác.

- Hành động khởi phát. Những hành động khởi phát là những sự kiện hoặc sự cố

trong một tổ chức làm cho một hoặc nhiều cá nhân cần phải có sự phản ứng đáp lại.

Page 6: VI T TÌNH HU NG PHỤC VỤ CHO GIẢNG DẠY HỌC TẬP: TRƯỜNG …

Jos.hueuni.edu.vn Tập. 95; Số. 7; 12,1014

234

Những sự kiện hoặc sự cố này chính là sự đánh thức, gây chú ý hoặc lý do tại sao một ai

đó trong tổ chức phải quan tâm đến một vấn đề. Có nhiều hành động khởi phát điển

hình như đáp ứng nhu cầu thông tin (một cuộc gặp mặt, hoặc điện đàm, bản ghi chú,

báo cáo, fax, thư điện tử hoặc thư phàn nàn từ một khách hàng, vv.) hoặc một sự kiện

quan trọng trong nội bộ (máy móc bị hỏng nghiêm trọng, cháy nổ, sụp đổ tài chính của

tập đoàn, sáp nhập, thôn tính, mất hoặc giành được khách hàng quan trọng, sự ra đi hoặc

chuyển đến của những nhân vật quan trọng, vv.)

c. Lựa chọn người ra quyết định hoặc nhân vật chính

Thông thường, sự lựa chọn này khá đơn giản, đó chính là người được phỏng vấn.

Thỉnh thoảng, vấn đề có thể được giải quyết từ nhiều góc độ quản lý khác nhau, như

trên cương vị là chủ tịch, giám đốc marketing, hoặc nhà tư vấn… Sự lựa chọn người ra

quyết định cho tình huống phụ thuộc vào người viết, yêu cầu của tình huống và sự sẵn

sàng của nhân vật chính trong việc hợp tác vào tiến trình viết tình huống. Hầu hết các

tình huống chỉ một người sẽ được chọn làm nhân vật chính/người ra quyết định.

d. Ngụy trang

Sự ngụy trang được sử dụng trong trường hợp nếu không làm thế thì không được

chấp thuận phát hành tình huống hoặc công bố dữ liệu liên quan đến tình huống. Vì thế,

sự ngụy trang cần thiết phải bảo vệ được tính vô danh của nguồn và tính an ninh cho dữ

liệu. Quyết định ngụy trang quan trọng nhất liên quan đến việc có sử dụng tên thật của

tổ chức cộng tác không? Sự thay đổi tên gọi sẽ giúp người viết đỡ tốn công sức hơn,

nhưng nó sẽ phá hủy việc những sinh viên giỏi nhận diện nguồn dữ liệu để khai thác.

Người viết có thể ngụy trang ngày tháng, số liệu, tên nhân vật,…

2.3.2.2. Kế hoạch viết tình huống và thỏa thuận phát hành tạm thời

Kế hoạch viết tình huống là văn bản quan trọng cần phải hoàn thành trong giai

đoạn đầu của tiến trình viết tình huống. Kế hoạch viết nhận diện các trọng tâm và mục

đích của tình huống, cách nó được tổ chức, nội dung, và lịch trình để hoàn thành. Đây là

một công cụ giao tiếp quan trọng giữa người viết tình huống và nhân vật chính trong

tình huống đó, cũng như là giữa người viết và người hướng dẫn. Một kế hoạch viết tình

huống gồm 5 thành tố: (1) Đoạn mở đầu, (2) Phát biểu ngắn gọn về mục tiêu giảng dạy,

(3) Tổ chức được đề xuất hoặc đề cương của tình huống, (4) Danh sách dữ liệu yêu cầu,

và (5) Kế hoạch thời gian.

a. Đoạn mở đầu

Trong phương pháp giảng dạy bằng tình huống, người đọc sẽ được yêu cầu đặt

mình vào vị trí của người ra quyết định. “ Nếu bạn đứng ở vị trí của nhà quản trị X, bạn

sẽ làm gì trong tình huống này?” thường là câu hỏi bài tập cho sinh viên. Một số yêu

cầu cho đoạn mở đầu: Người ra quyết định có được xác định bằng tên hoặc vị trí công

Page 7: VI T TÌNH HU NG PHỤC VỤ CHO GIẢNG DẠY HỌC TẬP: TRƯỜNG …

Jos.hueuni.edu.vn Tập. 95; Số. 7; 12,1014

235

tác không? Thời gian trong tình huống rõ ràng? Địa điểm của tổ chức cộng tác có được

xác định không? Vấn đề, quyết định, rắc rối hoặc cơ hội có được xác định rõ không?

Câu chuyện trong tình huống có được dừng lại đúng thời điểm không? Liệu việc cắt

muộn hơn hoặc sớm hơn có tạo ra một tình huống tốt hơn không? Liệu có cần ngụy

trang tình huống không và ở mức độ nào? (tên công ty, tên của nhân lực, ngày tháng, địa

điểm, số liệu, sản phẩm, ngành công nghiệp)?v.v

Hình 2. Nội dung các bước viết tình huống (Nguồn: tác giả đề xuất dựa trên tài liệu của

Trường Đại học Kinh doanh Rithard Ivey)

b. Phát biểu ngắn gọn về mục tiêu giảng dạy

Một cách đơn giản và hiệu quả để giải thích về mục tiêu giảng dạy là gắn nó với

các khía cạnh mục tiêu bao gồm: phân tích (analytical dimension), khái niệm

(conceptual dimension), và trình bày (presentation dimension). Khía cạnh phân tích,

sinh viên có thể phát triển các kỹ năng sau: nhận diện rắc rối/vấn đề/quyết định hoặc cơ

hội, đánh giá một quyết định đã thực hiện, phân tích một rắc rối hoặc một vấn đề, phát

Page 8: VI T TÌNH HU NG PHỤC VỤ CHO GIẢNG DẠY HỌC TẬP: TRƯỜNG …

Jos.hueuni.edu.vn Tập. 95; Số. 7; 12,1014

236

triển các tiêu chí ra để ra quyết định, phát triển và đánh giá các phương án, tạo ra kế

hoạch hành động và thực hiện. Khía cạnh khái niệm, sinh viên có thể hiểu và áp dụng:

lý thuyết, khái niệm, kỹ thuật. Khía cạnh trình bày, sinh viên có thể: tách biệt ra những

thông tin có liên quan với những thông tin được cho sẵn, chỉ rõ những thông tin có liên

quan còn thiết, tổ chức thông tin một cách logic, phát triển những giả thiết phù hợp,

thực hành việc tái tạo dữ liệu.

c. Dàn bài cho tình huống

Dàn bài tạo ra khung sườn cho việc thu thập dữ liệu, từ đó dễ quản lý các giai

đoạn trong quá trình viết tình huống. Dàn bài thường bao gồm: Đoạn mở đầu, thông tin

cơ bản về công ty, những lĩnh vực quan tâm cụ thể, những vấn đề/quyết định/rắc rối

hoặc cơ hội cụ thể, các phương án, kết luận.

d. Lập danh sách dữ liệu cần có

Phần khó nhất của kế hoạch viết tình huống là lên danh sách liệt kê dữ liệu cần có

dưới mỗi đề mục. Trước hết, thật sự là thách thức cho hầu hết người viết để hình dung

ra tình huống sẽ như thế nào chỉ với các khối cấu trúc cơ bản tạo thành bởi các đề mục.

Thứ hai, sẽ rất khó khăn để xác định được bao nhiêu thông tin cần đưa vào tình huống

để đáp ứng với mục tiêu giảng dạy. Người viết tình huống không nên đòi hỏi tất cả mọi

thông tin có sẵn ở công ty với hy vọng rằng sẽ tìm thấy những phần thú vị và liên quan

sau đó. Danh sách dữ liệu cần có là một bảng thiết kế tùy ý, điều chỉnh theo những

trường hợp cụ thể về thông tin cần thiết cho phép sinh viên đạt được mục tiêu học tập

như dự định thông qua sự chuẩn bị và thảo luận của họ.

e. Thời gian biểu

Thời gian biểu là phần thứ năm đòi hỏi phải hoàn thành trong kế hoạch viết tình

huống. Thời gian biểu đề xuất một lịch trình cụ thể cho từng bước quan trọng trong tiến

trình viết tình huống. Nó chuyển tải sự nghiêm túc về thời hạn và xác định những mong

đợi cho cả người viết và tổ chức cộng tác.

f. Phát hành tạm thời

Phát hành tạm thời là dấu hiệu cho phép bước vào giai đoạn hai của tiến trình viết

tình huống và nó cũng là chủ đề chính trong cuộc phỏng vấn lần thứ hai. Kế hoạch viết

tình huống là yếu tố quan trọng giúp giành được sự đồng ý phát hành tạm thời. Kế

hoạch viết tình huống chỉ rõ đề xuất về sự ngụy trang và kiểm tra mức độ hiểu biết về

những thông tin ban đầu được đưa ra trong suốt cuộc phỏng vấn thứ nhất. Người viết

tình huống có thể nói “Cho đến thời điểm này, tôi vẫn chưa mất quá nhiều thời gian và

nỗ lực cho tình huống này. Nếu có chỉnh sửa về vấn đề lựa chọn, thông tin cung cấp

hoặc sự sẵn lòng hợp tác, ông/bà vui lòng cho biết là suy nghĩ của mình. Nếu không, tôi

xin chân thành cảm ơn và rất mong chờ sự hợp tác của ông/bà. Xin gửi đến ông/bà danh

Page 9: VI T TÌNH HU NG PHỤC VỤ CHO GIẢNG DẠY HỌC TẬP: TRƯỜNG …

Jos.hueuni.edu.vn Tập. 95; Số. 7; 12,1014

237

sách thông tin cần thiết để hoàn thành tình huống và mong rằng ông/bà cho phép phát

hành chúng.”

2.3.2.3. Viết tình huống và ghi chú giảng dạy ban đầu

a. Viết bản nháp cho tình huống

Trong bản kế hoạch viết, những vấn đề chủ yếu như cấu trúc của bài viết, bao gồm

cái gì, ở đâu…đã được quyết định. Tiến trình viết nháp sẽ là việc phát triển câu và đoạn

theo dàn bài đã gợi ý. Bởi vì có thể có nhiều hơn một bản viết nháp nên tốt hơn hết là

nên tập trung vào việc sắp đặt thông tin vào đúng chỗ chứ không nên quá bận tâm vào

lỗi chính tả ở giai đoạn này. Khi viết nháp, cần xem xét số đoạn văn cần cho mỗi đề

mục và thông tin gì cần đưa vào mỗi đoạn. Người viết sẽ phải quyết định múc độ bao

phủ cần thiết cho mỗi luận điểm và trình tự sắp đặt thế nào. Việc viết tình huống cần

tuân thủ một số quy tắc: dùng thì quá khứ, phân biệt sự kiện khách quan (facts)- ý kiến

(opinions) và đóng góp (attributions), minh họa và phụ lục, độ dài của tình huống.

b. Chuẩn bị ghi chú giảng dạy ban đầu

Mục đích của việc chuẩn bị ghi chú giảng dạy ban đầu sau khi viết nháp là để

kiểm tra sự đầy đủ và chính xác của thông tin đã được trình bày. Nguyên tắc cơ bản là

tình huống phải chứa đựng đúng thông tin. Một ghi chú giảng dạy ban đầu điển hình có

bảy tiêu đề: Tên tình huống, đoạn mở đầu hoặc tóm tắt tình huống, mục tiêu giảng dạy,

vấn đề tức thì, vấn đề cơ bản, bài tập gợi ý cho sinh viên và phân tích cho tình huống.

c. Điều chỉnh bản nháp

Dựa vào các câu hỏi sau để điều chỉnh bản nháp: Những dữ liệu định tính hoặc

định luợng nào còn thiếu? Thông tin có đúng không? Những mô tả và giải thích có rõ

ràng không? Liệu tình huống có quá nhiều thông tin không liên quan không? Người viết

có đưa vào trong tình huống những đánh giá mang tính cá nhân và sự phân tích của

chính mình không?

d. Chỉnh sửa tình huống

Danh sách chín vấn đề cần kiểm tra (9 C’s) khi chỉnh sửa tình huống: phù hợp

(congruence), thống nhất (consistency), đúng đắn (correctness), ngắn gọn/súc tích

(conciseness), rõ ràng (clarity), kiểm soát (control), liên kết (coherence), quy ước trong

cách viết và trình bày (conventions).

2.3.2.4. Ghi chú giảng dạy hoàn thiện và thử nghiệm tại lớp học

a. Ghi chú giảng dạy

Trước khi phát hành, tình huống có thể được thử nghiệm trong lớp học, người làm

Page 10: VI T TÌNH HU NG PHỤC VỤ CHO GIẢNG DẠY HỌC TẬP: TRƯỜNG …

Jos.hueuni.edu.vn Tập. 95; Số. 7; 12,1014

238

công tác hướng dẫn khóa học cần chuẩn bị những ghi chú cần thiết cho việc giảng dạy.

Bản ghi chú giảng dạy ban đầu đã được chuẩn bị trong giai đoạn trước với mục đích cơ

bản là kiểm tra chất lượng của thông tin cung cấp trong bản viết nháp. Giờ đây, việc

hoàn thiện bản ghi chú giảng dạy là nhằm mục đích giúp giáo viên môn học chuẩn bị

cho việc sử dụng tình huống đó với lớp học của mình.

b. Thử nghiệm trước lớp

Một tình huống mới được viết không thể hoàn thành đến khi được thử nghiệm

trước lớp học ít nhất một lần, sau đó chỉnh sửa theo phản hồi của người học và người

hướng dẫn giảng dạy. Có hai nội dung cần được giải quyết trong thử nghiệm trước lớp:

mục tiêu giảng dạy tình huống này và chất lượng của tình huống.

c. Viết lại và phát hành tình huống

Quan trọng là phải viết lại tình huống nhanh chóng sau thử nghiệm tại lớp. Ngôn

ngữ, ngữ pháp, bỏ bớt thông tin không phải là bắt buộc để có được sự chấp thuận phát

hành lại, nhưng nó sẽ tạo cảm nhận tốt khi gửi một bản thảo hoàn thiện hơn cho tổ chức

cộng tác. Đây cũng là một cơ hội tốt để chia sẽ kết quả của thử nghiệm và để người làm

công tác đối ngoại của tổ chức biết họ không bị bỏ quên. Nếu thêm dữ liệu hoặc có thay

đổi quan trọng thì việc xin phép phát hành lại là bắt buộc.

3. Kết quả nghiên cứu

3.1. Sự cần thiết của việc viết tình huống giảng dạy cho học phần Quản trị

marketing

Tại Trường Đại học Kinh tế- Đại học Huế, Quản trị marketing là học phần bắt

buộc đối với sinh viên ngành Marketing và ngành Quản trị kinh doanh tổng hợp, tự

chọn đối với các ngành Quản trị kinh doanh thương mại và Quản trị nhân lực. Được bố

trí thời lượng giảng dạy là 3 tín chỉ, học phần Quản trị marketing trang bị cho sinh viên

những kiến thức về hoạch định chiến lược marketing, quản trị các chính sách sản phẩm,

giá, phân phối, xúc tiến hỗn hợp. Bên cạnh đó, thông qua học phần này sinh viên còn

được rèn luyện kĩ năng phân tích môi trường marketing, kĩ năng lập kế hoạch marketing,

kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng thuyết trình,… Do đó, việc sử dụng phương pháp

tình huống trong giảng dạy học phần Quản trị marketing là rất cần thiết, thể hiện ở

những điểm sau:

Một là, sinh viên cần được tiếp cận với những phương pháp giảng dạy phù hợp

trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là sinh viên ngành Quản trị kinh doanh và Marketing.

Page 11: VI T TÌNH HU NG PHỤC VỤ CHO GIẢNG DẠY HỌC TẬP: TRƯỜNG …

Jos.hueuni.edu.vn Tập. 95; Số. 7; 12,1014

239

Hai là, kết quả khảo sát cho thấy đa số sinh viên Khoa Quản trị kinh doanh2 ưa

thích giáo viên áp dụng phương pháp tình huống vào giảng dạy các học phần về quản trị,

trong đó có học phần Quản trị marketing.

Ba là, ở Việt Nam không có nhiều tình huống được xây dựng đúng bản chất là

tình huống phục vụ cho việc giảng dạy – học tập.

Bốn là, nhằm đáp ứng nhu cầu bổ sung tài nguyên giảng dạy – học tập cho giáo

viên – sinh viên trường Đại học Kinh tế- Đại học Huế.

Năm là, giảng dạy bằng phương pháp tình huống là xu thế của các nước trên thế

giới trong đào tạo ngành kinh doanh và marketing.

3.2. Hướng dẫn giảng dạy tình huống (lập bản ghi chú giảng dạy)

Ghi chú giảng dạy hay hướng dẫn giảng dạy là tài liệu giúp giáo viên, người

hướng dẫn thảo luận, trợ giảng (sau đây gọi tắt là giáo viên) hiểu được cách thức tổ

chức giảng dạy tình huống. Có nhiều quan điểm khi đề cập đến ghi chú giảng dạy tình

huống, tuy nhiên nhìn chung tài liệu hướng dẫn giảng dạy tình huống nên bao gồm các

nội dung cơ bản sau:

1. Tiêu đề tình huống. Tiêu đề nên thể hiện tính trung lập so với nội dung tình

huống.

2. Tóm tắt tình huống. Giúp giáo viên và sinh viên gợi nhớ tình huống và tập trung

vào những vấn đề chính mà tình huống cần giải quyết. Phần này nên viết ngắn

gọn từ 10- 15 dòng (khoảng 180 đến 220 từ).

3. Mục tiêu giảng dạy. Giúp sinh viên có được kiến thức gì, kĩ năng gì về lý thuyết

lẫn thực tiễn. Bên cạnh đó, phần mục tiêu giảng dạy cần chỉ rõ tình huống này

dùng để giảng dạy cho sinh viên năm thứ mấy, ngành học gì, cần trang bị kiến

thức gì để phân tích tốt tình huống.

4. Câu hỏi thảo luận/ bài tập cho sinh viên. Nhắc lại các câu hỏi thảo luận/ bài tập

gợi ý cho sinh viên từ tình huống. Bên cạnh đó, giáo viên có thể bổ sung thêm

những câu hỏi để làm rõ hơn vấn đề trong tình huống.

5. Tài liệu đọc thêm và thông tin cần thu thập thêm. Mục đích giúp sinh viên tìm

hiểu thêm những khái niệm, lý thuyết liên quan đến tình huống. Bên cạnh đó,

2 Nghiên cứu này được tiến hành vào tháng 11 và 12/2012. Đối tượng khảo sát là 122 sinh viên năm thứ 3

và thứ 4 thuộc 03 chuyên ngành của Khoa QTKD- Trường ĐH Kinh tế (QTKD Thương mại, QTKD Tổng

hợp và Marketing).

Page 12: VI T TÌNH HU NG PHỤC VỤ CHO GIẢNG DẠY HỌC TẬP: TRƯỜNG …

Jos.hueuni.edu.vn Tập. 95; Số. 7; 12,1014

240

giáo viên nên đưa ra các tài liệu trích dẫn trong quá trình viết tình huống để sinh

viên có thể phân tích tình huống tốt hơn.

6. Phân tích và gợi ý trả lời các câu hỏi thảo luận/ bài tập. Dựa trên những thông

tin thảo luận giữa người viết tình huống với người đại diện công ty cung cấp

thông tin cho việc hoàn thiện tình huống và lý thuyết liên quan, người viết cần

đưa ra các gợi ý trả lời cho câu hỏi thảo luận trong tình huống.

7. Tổ chức giảng dạy tình huống. Phần này trả lời cho câu hỏi làm thế nào để đưa

tình huống vào giảng dạy hiệu quả? Thông qua thực tế giảng dạy, nhóm nghiên

cứu nhận thấy việc tổ chức giảng dạy tình huống nên được thực hiện theo ba giai

đoạn: (1) Giai đoạn chuẩn bị, (2) Phân tích sơ bộ và thảo luận nhóm, và (3)

Thuyết trình và thảo luận tại lớp.

Giai đoạn chuẩn bị: Bản tình huống đầy đủ và các tài liệu liên quan cần được giới

thiệu và cung cấp cho tất cả sinh viên trước 7- 10 ngày. Giáo viên nên giới thiệu cách

thức tổ chức lớp học và trình tự các công việc cần thiết cho sinh viên nắm bắt. Kinh

nghiệm cho thấy, giáo viên không nên chia nhóm thảo luận trong giai đoạn này để mỗi

sinh viên cần phát huy tính chủ động trong nghiên cứu và nêu lên ý kiến cá nhân.

Nhiệm vụ của sinh viên trong giai đoạn chuẩn bị: (1) Đọc kĩ tình huống từ 2- 3 lần và có

thể nhiều hơn. Lần đọc đầu tiên giúp sinh viên có cái nhìn tổng quát về tình huống như

chủ đề của tình huống, loại dữ liệu có trong tình huống,… Những lần đọc tiếp theo giúp

sinh viên nắm bắt vấn đề trong tình huống tốt hơn thông qua các câu hỏi thảo luận trong

tình huống. (2) Chuẩn bị ý kiến cá nhân liên quan đến tình huống để phục vụ cho bước

phân tích sơ bộ ở nhóm học tập. Sinh viên có thể viết lên giấy ý kiến cá nhân của mình.

Giai đoạn phân tích sơ bộ và thảo luận nhóm, bao gồm các nội dung sau: (1)

Phân tích sơ bộ tình huống: Giáo viên cần tương tác với sinh viên để phân tích sơ bộ

tình huống nhằm mục đích kiểm tra khả năng hiểu biết của sinh viên về bản chất của

tình huống. (2) Chia nhóm thảo luận: Thực tế cho thấy, số lượng sinh viên trong mỗi

lớp học ở Việt Nam thường quá đông để tổ chức giảng dạy theo phương pháp tình

huống. Tuy nhiên, giáo viên có thể chia nhóm từ 5- 7 sinh viên để tiến hành thảo luận

nhóm. Tùy điều kiện giảng dạy, việc thảo luận nhóm có thể được tiến hành trên lớp hoặc

ở nhà. Sinh viên cần đọc thêm tài liệu về kĩ năng làm việc nhóm để đạt hiệu quả cao

trong thảo luận nhóm. (3) Chuẩn bị những sản phẩm để nộp cho giáo viên, bao gồm:

file word hoặc bản in, file powerpoint. Nộp cho giáo viên trước vài ngày so với thời

gian ấn định thuyết trình tại lớp.

Giai đoạn thuyết trình và thảo luận tại lớp, bao gồm các nội dung sau: (1) Mỗi

nhóm có 10- 12 phút trình bày kết quả làm việc nhóm. Người trình bày có thể do giáo

viên hoặc nhóm đề cử. (2) Trả lời câu hỏi phản biện của giáo viên và các nhóm khác.

Câu hỏi phản biện đưa ra cần bám sát mục tiêu giảng dạy và khuyến khích tranh luận.

Page 13: VI T TÌNH HU NG PHỤC VỤ CHO GIẢNG DẠY HỌC TẬP: TRƯỜNG …

Jos.hueuni.edu.vn Tập. 95; Số. 7; 12,1014

241

(3) Giáo viên đóng vai trò điều phối thảo luận, liên kết giữa lý thuyết với tình huống,

đưa ra các kết luận về tình huống và nhận xét/đánh giá các nhóm.

Cuối cùng, giáo viên cần đánh giá chính xác, khách quan bài thảo luận nhóm để

cho điểm quá trình của sinh viên. Gợi ý tiêu chí đánh giá: nội dung (lập luận chặt chẽ,

khoa học, bám sát yêu cầu tình huống), thuyết trình (kĩ năng thuyết trình, thiết kế slide),

trả lời phản biện (súc tích, chặt chẽ, sáng tạo,…). Bên cạnh đó, sinh viên cần đọc thêm

tài liệu về kĩ năng thuyết trình và kĩ năng thiết kế slide để hoàn thiện các kĩ năng.

4. Kết luận

Trong quá trình giảng dạy học phần Quản trị marketing tại Trường Đại học Kinh

tế - Đại học Huế, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng tình huống để giảng dạy là rất cần

thiết trong việc giới thiệu lý thuyết, kết nối thực tiễn và giúp sinh viên nâng cao kĩ năng

nghiên cứu, kĩ năng quan sát, phân tích, kĩ năng ra quyết định trong marketing. Tuy

nhiên, ở Việt Nam hiện nay việc vận dụng phương pháp tình huống vào giảng dạy các

môn học kinh doanh vẫn chưa được thực hiện theo quy trình chuẩn xác và khoa học.

Nhiều khóa học sử dụng những tình huống có sẵn trong các giáo trình quốc tế thiếu sự

tương thích với môi trường kinh doanh Việt Nam. Một số giáo viên khác thì xây dựng

tình huống chỉ dựa trên thông tin thứ cấp từ báo chí nên tính “thực” của tình huống vẫn

chưa cao. Mặt khác, việc áp dụng tình huống vào giảng dạy không chỉ dừng lại ở việc

viết ra một tình huống mà còn đòi hỏi nhiều công đoạn khác như đặt ra mục tiêu giảng

dạy, chuẩn bị câu hỏi thảo luận, tổ chức lớp học, dàn dựng buổi thảo luận, báo cáo của

sinh viên, theo dõi kết quả… Nghiên cứu này là kết quả của quá trình tìm hiểu lý thuyết

và xây dựng tình huống marketing cho giảng dạy - học tập tại Trường Đại học Kinh tế -

Đại học Huế. Qua nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy cùng với việc nghiên cứu cẩn thận

tài liệu của Trường Đại học Kinh doanh Rithard Ivey, chúng tôi mạnh dạn đề xuất

phương pháp viết tình huống thích hợp cho các học phần, trước hết là học phần Quản trị

marketing, hơn nữa là có thể vận dụng cho các học phần chuyên ngành đối với ngành

học Marketing và Quản trị kinh doanh. Theo đó, quá trình viết tình huống phải mang

được “thế giới thực” đến với người học, giúp họ lĩnh hội được lý thuyết đồng thời quan

trọng hơn là trau dồi năng lực phân tích tình hình, áp dụng lý thuyết, đánh giá, tổng hợp

và sáng tạo. Qua nghiên cứu này, chúng tôi cũng mạnh mẽ khuyến cáo đến người viết

tình huống cũng như giảng viên không nên xem nhẹ phần hướng dẫn giảng dạy vì điều

này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giảng dạy theo tình huống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Thị Phương Hoa (2009), Sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học Giáo

dục học, Tạp chí Giáo dục, số 227, kì 1.

Page 14: VI T TÌNH HU NG PHỤC VỤ CHO GIẢNG DẠY HỌC TẬP: TRƯỜNG …

Jos.hueuni.edu.vn Tập. 95; Số. 7; 12,1014

242

[2] http://www.globaledu.com.vn/Thong-Tin-Chi-Tiet/67/Day-hoc-bang-tinh-huong-Hay-

nhung-kho.

[3] K43 Marketing (2012), Nghiên cứu ứng dụng phương pháp tình huống trong giảng dạy tại

khoa QTKD- Đại học Kinh tế Huế, Bài tập nghiên cứu học phần Quản trị marketing.

[4] Đại học Kinh tế TP. HCM (2009), Các tình huống trong giảng dạy cao học quản trị kinh

doanh tại Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia TP. HCM.

[5] Phan Thị Bảo Quyên (2010), Ứng dụng phương pháp giảng dạy tình huống tại Khoa Kế

toán – Kiểm toán, Tài liệu hội thảo Khoa Kế toán – Kiểm toán Đại học Kinh tế TP. HCM.

[6] A. Mauffette-Leenders, J.A. Erskine, and M.R. Leenders (1999), Learning with cases,

Richard Ivey School of Business, Canada.

[7] Boehrer, J. (1995), How to teach a case, Kennedy School of Government Case

Programme, case no. C18-95-1285.0.

[8] Harvard business School (1989), Learning by the Case Method in Marketing, Vol. 9-590-

008.

WRITING CASES FOR MARKETING MANAGEMENT COURSE AT

COLLEGE OF ECONOMICS, HUE UNIVERSITY

Le Quang Truc, Le Thi Thanh Thuy

Hue College Of Economics, Hue University

Abstract: The case study method in business courses can be defined as using real

scenarios from organizations and enterprises to facilitate discussions and problem

solving practice in students, thus helping students to develop decision-making and

critical-thinking skills. Initiated by Harvard Business School in 1870, case study method

has become a common teaching method world-wide. In Viet Nam, case method has

been recognized and encouraged as a practical teaching method to in undergraduate and

postgraduate programs. This article suggests an appropriate approach for application of

case-study method in marketing management program. The study addresses three

dimensions in the application, including: (1) What case-study method is (2) How to

write cases for marketing courses, (3) How to compose a teaching note for a certain case.

Key words: case method, writing cases