văn phòng jica vi t nam tháng 4/2012 (b n tin hàng tháng c ... · cho vi t nam b t u t n ăm...

6
“Nhìn li 20 năm hp tác Vit Nht” – ti tnh Ninh Thun Ngày làm vic cui cùng trong năm tài khóa 2011, ti Btài chính Vit Nam, hai bên đã ký Hip định vn vay cho na sau ca năm tài khóa (khong 130 tYen), như vy tng vn cam kết trong cnăm tài khóa lên đến 270 tYên, ln nht trong lch s. Vin trODA tNht cho Vit Nam bt đầu tnăm 1992, đến nay va tròn 20 năm, và đúng vào năm đáng knim này, Vit Nam đã trthành quc gia nhn vin trvn vay Nht Bn ln nht trên thế gii. Song song vi hp tác vvn, Vit Nam còn là nước trng tâm trong hp tác kthut như đào to nhân lc cho ngành y tế, nông nghip v.v., ci thin cơ chế chính sách phc vcho công nghip hóa cũng như các lĩnh vc khác, vì vy có thnói hin nay trên danh nghĩa cũng như trên thc tế, Vit Nam là đối tác quan trng nht trong chính sách ODA ca Nht Bn. Sau thm ha động đất sóng thn tháng 3 năm ngoái, cuc vn động chia svi Nht Bn din ra trên toàn quc Vit Nam khiến người Nht chúng tôi cm nhn sâu sc hơn na mi quan hđối tác Vit Nht, mi quan hđó li ngày càng trnên quan trng hơn trong dưới chính sách tăng trưởng ca bn thân Nht Bn, như làn sóng doanh nghip va và nhNht Bn đầu tư ra nước ngoái do đồng Yên lên giá, cũng như dưới chính sách ngoi giao ca Nht Bn khi tính đến nhng động thái ca Trin Tiên. Mt khác, trên phương din thc hin các công trình ODA, tuy vn còn nhiu vn đề nhưng schđộng và năng lc thc hin ca phía Vit Nam đã đạt được stin tưởng cao hơn so vi các nước khác. Bn thân tôi do có mi quan hkhá dài vi Vit Nam, bt đầu tln thường trú công tác t1992-1995, nên cũng có thtôi có phn nào có cái nhìn thin cm vi Vit Nam, tuy nhiên khi so sánh trên cơ skinh nghim làm vic lâu năm ca tôi trong các dán ODA vi các nước châu Phi thì tôi có cm giác an tâm đặc bit khi làm vi Vit Nam. Có thnói tri nghim đầu tiên ca bn thân tôi chính là ln tôi đi công tác Ninh Thun tháng 12/1992, đây cũng là ln đi công tác đầu tiên trong thi gian làm vic trong Đại squán Nht ti Vit Nam ca tôi. Ninh Thun là tnh nm phía Nam ca Nha Trang – thành phni tiếng là nơi nghdưỡng ven bin, và gn đây được biết đến vì slà nơi dkiến xây dng nhà máy đin nguyên t. Chuyến đi công tác ca tôi là nhm xác nhn, đánh giá tình hình đường dây truyn ti đin tnhà máy đin Đa Nhim – công trình do Nht htr, đến Phan Rang – thành phtrung tâm ca Ninh Thun, qua Cam Ranh đến Nha Trang. Đập Đa Nhim và nhà máy thy đin được xây dng trong thp niên 1960, dưới hình thc thc Nht Bn bi thường chiến tranh cho Vit Nam. Đập được xây trong vùng rng núi ngoi ô thành phĐà Lt, li dng khong cách cao độ gn 800m để phát đin ti nhà máy đin nm ti Ninh Thun phía chân núi, công trình còn xây dng chthng thy li để dùng nước xthy đin tưới tiêu cho nông nghip. Thiết kế và thi công do doanh nghip Nht Bn (Nippon Koei và Hazama) thc hin, được xem là công trình sdng trit để nhng kthut hin đại ca Nht Bn thi kđó vphát đin và nông nghip. Hin nay, nhà máy đin vn tiếp tc đóng vai trong quan trng trong cung cp đin năng cho min Nam Vit Nam, đồng thi hthng kênh mương thy li cũng đóng góp cho ngành nông nghip trng lúa, hoa màu. Khi tôi đến thăm thc địa trong chuyến kho sát năm 1992, điu n tượng nht đọng li trong tôi là dòng nước chy tthy đin đã làm cho vùng đất khô cn trnên màu m, nhng cánh đồng lúa xanh rn tri rng trên vùng đất được tưới bng dòng nước đó, và nông dân vùng này gi kênh thy li này là “kênh Nht Bn”. Tôi cm nhn sâu sc ý nghĩa ca hot động vin trphát trin, khnăng kthut ca người Nht, và sđánh giá cao ca người dân địa phương. Tôi cũng đã đến thăm đường dây truyn ti đin cùng các trm biến áp dc theo quc lđến Nha Trang, và tôi cũng rt n tượng vì trm biến áp nào cũng bo dưỡng rt cn thn và vn hành tt nhng thiết bđã hơn 20 năm tui. Ngày đó Vit Nam còn nghèo mc mà ngày nay chúng ta khó có thtưởng tượng được, nhưng cũng vì thế mà người Vit rt coi trng thiết b, và khnăng khéo léo sa cha, tn dng thiết bđến cùng cũng là đặc đim ca người Vit Nam. Chuyến công tác đó chính là hành trình khiến tôi tin rng đây là đất nước ssdng nhng gì được vin trmt cách hiu qu. Ti tnh Ninh Thun đó, ngày nay, JICA đang trin khai thc hin hai công trình hp tác mi. Mt là công trình htrBnh vin đa khoa tnh, nm trong khuôn khDán vn vay ci thin các bnh vin địa phương (ký hip định vay ngày 30/3), hai là Kho sát cơ bn để rà soát các qui hoch phát trin ca các tnh khu vc ven bin phía Nam trong đó có Ninh Thun. Nhân dp knim 20 năm thành lp tnh vào ngày 1/4 va qua, tôi đã ký Biên bn ghi nhvi Chtch UBND các tnh nm trong kho sát này. Đứng ti tnh Ninh Thun, nơi là mt trong nhng tiêu đim trong hp tác Nht Vit qua công trình thy đin Đa Nhim và kênh thy li, vào năm knim 20 năm thành lp tnh, cũng là 20 năm bt đầu thc hin ODA cho Vit Nam, vi nhng tình cm xúc động khi li được chng kiến sbt đầu ca nhng hot động hp tác mi sâu sát vi địa phương, tôi đã bt đầu năm tài tài khóa 2012 ca mình. (Trưởng đại din văn phòng JICA Vit Nam, Tsuno Motonori) 1. Chtch mi cha JICA, ông Tanaka Akihiko Cui tháng 3, bà Chtch Ogata Sadako đã kết thúc nhim kca mình. Trong bui lkết thúc nhim k, bà cu Chtch Ogata đã đim li thi gian ti nhim, trong đó bà đã đề xut đồng thi ráo riết thc hin vic đề cao vai trò ca hin trường, phbiến khái nim “bo đảm stôn nghiêm ca con người”, tiến hành tăng cường htrcho châu Phi và htrxây dng hòa bình. Bà phát biu “trong 8 năm rưỡi công tác, tôi đã làm rt nhiu công vic trên khp thế gii, và tôi nghĩ rng mình đã phn nào đóng góp được cho nước Nht cũng như cho các nước đang phát trin”. Vào năm 2004, sau khi bà nhm chc Chtch, bà đã chn Vit Nam và Căm-pu-chia là nhng nước đầu tiên để đến thsát trong snhng nước được vin tr. Bà đã thc hin mt lch trình dày đặc trong đó Văn phòng JICA Vit Nam Tháng 4/2012 Đim nhn trong tháng (Bn tin hàng tháng ca văn phòng JICA Vit Nam) Thông đip ca trưởng đại din

Upload: others

Post on 18-Jan-2020

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Văn phòng JICA Vi t Nam Tháng 4/2012 (B n tin hàng tháng c ... · cho Vi t Nam b t u t n ăm 1992, n nay v a tròn 20 n ăm, và úng vào n ăm áng k ni m này, Vi t Nam ã

今月の主なトピックス今月の主なトピックス今月の主なトピックス今月の主なトピックス “Nhìn lại 20 năm hợp tác Việt Nhật” – tại tỉnh Ninh Thuận

Ngày làm việc cuối cùng trong năm tài khóa 2011, tại Bộ tài chính Việt Nam, hai bên đã ký Hiệp định vốn vay cho nửa sau của năm tài khóa (khoảng 130 tỉ Yen), như vậy tổng vốn cam kết trong cả năm tài khóa lên đến 270 tỉ Yên, lớn nhất trong lịch sử. Viện trợ ODA từ Nhật cho Việt Nam bắt đầu từ năm 1992, đến nay vừa tròn 20 năm, và đúng vào năm đáng kỷ niệm này, Việt Nam đã trở thành quốc gia nhận viện trợ vốn vay Nhật Bản lớn nhất trên thế giới. Song song với hợp tác về vốn, Việt Nam còn là nước trọng tâm trong hợp tác kỹ thuật như đào tạo nhân lực cho ngành y tế, nông nghiệp v.v., cải thiện cơ chế chính sách phục vụ cho công nghiệp hóa cũng như các lĩnh vực khác, vì vậy có thể nói hiện nay trên danh nghĩa cũng như trên thực tế, Việt Nam là đối tác quan trọng nhất trong chính sách ODA của Nhật Bản. Sau thảm họa động đất sóng thần tháng 3 năm ngoái, cuộc vận động chia sẻ với Nhật Bản diễn ra trên toàn quốc Việt Nam khiến người Nhật chúng tôi cảm nhận sâu sắc hơn nữa mối quan hệ đối tác Việt Nhật, mối quan hệ đó lại ngày càng trở nên quan trọng hơn trong dưới chính sách tăng trưởng của bản thân Nhật Bản, như làn sóng doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản đầu tư ra nước ngoái do đồng Yên lên giá, cũng như dưới chính sách ngoại giao của Nhật Bản khi tính đến những động thái của Triền Tiên. Mặt khác, trên phương diện thực hiện các công trình ODA, tuy vẫn còn nhiều vấn đề nhưng sự chủ động và năng lực thực hiện của phía Việt Nam đã đạt được sự tin tưởng cao hơn so với các nước khác. Bản thân tôi do có mối quan hệ khá dài với Việt Nam, bắt đầu từ lần thường trú công tác từ 1992-1995, nên cũng có thể tôi có phần nào có cái nhìn thiện cảm với Việt Nam, tuy nhiên khi so sánh trên cơ sở kinh nghiệm làm việc lâu năm của tôi trong các dự án ODA với các nước châu Phi thì tôi có cảm giác an tâm đặc biệt khi làm với Việt Nam. Có thể nói trải nghiệm đầu tiên của bản thân tôi chính là lần tôi đi công tác Ninh Thuận tháng 12/1992, đây cũng là lần đi công tác đầu tiên trong thời gian làm việc trong Đại sứ quán Nhật tại Việt Nam của tôi. Ninh Thuận là tỉnh

nằm ở phía Nam của Nha Trang – thành phố nổi tiếng là nơi nghỉ dưỡng ven biển, và gần đây được biết đến vì sẽ là nơi dự kiến xây dựng nhà máy điện nguyên tử. Chuyến đi công tác của tôi là nhằm xác nhận, đánh giá tình

hình đường dây truyền tải điện từ nhà máy điện Đa Nhim – công trình do Nhật hỗ trợ, đến Phan Rang – thành phố trung tâm của Ninh Thuận, qua Cam Ranh đến Nha Trang. Đập Đa Nhim và nhà máy thủy điện được xây dựng trong thập niên 1960, dưới hình thức thức Nhật Bản bồi thường chiến tranh cho Việt Nam. Đập được xây trong vùng rừng núi ở ngoại ô thành phố Đà Lạt, lợi dụng khoảng cách cao độ gần 800m để phát điện tại nhà máy điện nằm tại Ninh Thuận ở phía chân núi, công trình còn xây dựng cả hệ thống thủy lợi để dùng nước xả thủy điện tưới tiêu cho nông nghiệp. Thiết kế và thi công do doanh nghiệp Nhật Bản

(Nippon Koei và Hazama) thực hiện, được xem là công trình sử dụng triệt để những kỹ thuật hiện đại của Nhật Bản thời kỳ đó về phát điện và nông nghiệp. Hiện nay, nhà máy điện vẫn tiếp tục đóng vai trong quan trọng trong cung cấp điện năng cho miền Nam Việt Nam, đồng thời hệ thống kênh mương thủy lợi cũng đóng góp cho ngành nông nghiệp trồng lúa, hoa màu. Khi tôi đến thăm thực địa trong chuyến khảo sát năm 1992, điều ấn tượng nhất đọng lại trong tôi là dòng nước chảy từ thủy điện đã làm cho vùng đất khô cằn trở nên màu mỡ, những cánh đồng lúa xanh rờn trải rộng trên vùng đất được tưới bằng dòng nước đó, và nông dân vùng này gọi kênh thủy lợi này là “kênh Nhật Bản”. Tôi cảm nhận sâu sắc ý nghĩa của hoạt động viện trợ phát triển, khả năng kỹ thuật của người Nhật, và sự đánh giá cao của người dân địa phương. Tôi cũng đã đến thăm đường dây truyền tải điện cùng các trạm biến áp dọc theo quốc lộ đến Nha Trang, và tôi cũng rất ấn tượng vì trạm biến áp nào cũng bảo dưỡng rất cẩn thận và vận hành tốt những thiết bị đã hơn 20 năm tuổi. Ngày đó Việt Nam còn nghèo ở mức mà ngày nay chúng ta khó có thể tưởng tượng được, nhưng cũng vì thế mà người Việt rất coi trọng thiết bị, và khả năng khéo léo sửa chữa, tận dụng thiết bị đến cùng cũng là đặc điểm của người Việt Nam. Chuyến công tác đó chính là hành trình khiến tôi tin rằng đây là đất nước sẽ sử dụng những gì được viện trợ một cách hiệu quả. Tại tỉnh Ninh Thuận đó, ngày nay, JICA đang triển khai thực hiện hai công trình hợp tác mới. Một là công trình hỗ trợ Bệnh viện đa khoa tỉnh, nằm trong khuôn khổ Dự án vốn vay cải thiện các bệnh viện địa phương (ký hiệp định vay ngày 30/3), hai là Khảo sát cơ bản để rà soát các qui hoạch phát triển của các tỉnh khu vực ven biển phía Nam trong đó có Ninh Thuận. Nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập tỉnh vào ngày 1/4 vừa qua, tôi đã ký Biên bản ghi nhớ với Chủ tịch UBND các tỉnh nằm trong khảo sát này. Đứng tại tỉnh Ninh Thuận, nơi là một trong những tiêu điểm trong hợp tác Nhật Việt qua công trình thủy điện Đa Nhim và kênh thủy lợi, vào năm kỷ niệm 20 năm thành lập tỉnh, cũng là 20 năm bắt đầu thực hiện ODA cho Việt Nam, với những tình cảm xúc động khi lại được chứng kiến sự bắt đầu của những hoạt động hợp tác mới sâu sát với địa phương, tôi đã bắt đầu năm tài tài khóa 2012 của mình.

(Trưởng đại diện văn phòng JICA Việt Nam, Tsuno Motonori) 1. Chủ tịch mới chủa JICA, ông Tanaka Akihiko

Cuối tháng 3, bà Chủ tịch Ogata Sadako đã kết thúc nhiệm kỳ của mình. Trong buổi lễ kết thúc nhiệm kỳ, bà cựu Chủ tịch Ogata đã điểm lại thời gian tại nhiệm, trong đó bà đã đề xuất đồng thời ráo riết thực hiện việc đề cao vai trò của hiện trường, phổ biến khái niệm “bảo đảm sự tôn nghiêm của con người”, tiến hành tăng cường hỗ trợ cho châu Phi và hỗ trợ xây dựng hòa bình. Bà phát biểu

“trong 8 năm rưỡi công tác, tôi đã làm rất nhiều công việc trên khắp thế giới, và tôi nghĩ rằng mình đã phần nào đóng góp được cho nước Nhật cũng như cho các nước đang phát triển”. Vào năm 2004, sau khi bà nhậm chức Chủ tịch, bà đã chọn Việt Nam và Căm-pu-chia là những nước đầu tiên để đến thị sát trong số những nước được viện trợ. Bà đã thực hiện một lịch trình dày đặc trong đó

Văn phòng JICA Việt Nam Tháng 4/2012

Điểm nhấn trong tháng

(Bản tin hàng tháng của văn phòng JICA Việt Nam)

Thông điệp của trưởng đại diện

Page 2: Văn phòng JICA Vi t Nam Tháng 4/2012 (B n tin hàng tháng c ... · cho Vi t Nam b t u t n ăm 1992, n nay v a tròn 20 n ăm, và úng vào n ăm áng k ni m này, Vi t Nam ã

thăm hai bệnh viện Bạch Mai và Chợ Rẫy, dự án tăng cường chất lượng dịch vụ y tế tỉnh Hòa Bình, trung tâm hợp tác nguồn nhân lực Việt Nhật, thị sát tình hình làm việc của các chuyên gia và thanh niên tình nguyện, thăm nhà dân ở khu vực miền núi Tây Bắc v.v. Cũng trong chuyến công tác này, bà đã đến thăm trường tiểu học Sịa ở Huế, là trường mà bà đã đóng góp cá nhân một năm trước khi nhậm chức chủ tịch JICA, để xây lại các phòng học đã xuống cấp. Tại đó bà đã tham gia buổi lễ khánh thành trường học mới và được các em học sinh trường Sịa hoan nghênh nhiệt liệt. Sau đó, trong suốt 8 năm rưỡi tại vị, tiếc là mong ước lại một lần nữa đến thăm Việt Nam của bà không thành, nhưng những dịp các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam sang thăm Nhật Bản bà đều gặp gỡ, trao đổi ý kiến. Khi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang thăm Nhật Bản năm ngoái, bà đã nhất trí về việc bên cạnh hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực về khoa học công nghệ. Từ đó dẫn đến những đề xuất hỗ trợ của các trường đại học chủ chốt tại Việt Nam và hiện chúng tôi đang trong quá trình hình thành dự án.

Người kế nhiệm của bà Ogata, nhậm chức vào ngày 1/4 là tân Chủ tịch – ông Tanaka Akihiko, trước đó là Phó hiệu trưởng Đại học tổng hợp Tokyo. Tân Chủ tịch Tanaka đã từng đến Việt Nam khi còn làm việc tại ĐHTH Tokyo, có quan hệ chặt chẽ với các trường đại học chủ chốt của Việt Nam, ông xem Việt Nam cùng với Ấn Độ là những nước

trọng tâm có nguồn nhân lực ưu tú, nên đã thực hiện các biện pháp để tăng số lượng du học sinh Việt Nam vào trường ĐHTH Tokyo. Ngay trước khi nhậm chức Chủ tịch, vào tháng 3 năm nay, ông đã tham gia Hội nghị các hiệu trưởng trường đại học Việt Nam và Nhật Bản, tổ chức tại Kyoto, tìm biện pháp tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các trường Đại học. * Có thể xem thông điệp của cựu Chủ tịch Ogata và tân Chủ tịch Tanaka trên

web site của JICA:

http://www.jica.go.jp/press/2012/20120401_01.html

Thúc đẩy tăng trưởng và tăng cường năng lực cạnh tranh quốc tế

2. “Hội thảo thu hút doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật vào các

khu công nghiệp để phát triển công nghiệp phụ trợ của Việt Nam”

do JICA, Bộ KHĐT và VDF đồng tổ chức (22/3)

Ngày 22/3, JICA phối hợp với Bộ KHĐT và VDF (Diễn đàn phát triển Việt Nam - Vietnam Development Forum) )tổ chức Hội thảo với nhan đề “Thu hút doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật vào các khu công nghiệp để phát triển công nghiệp phụ trợ của Việt Nam”. Khai mạc hội thảo, Đại sứ Tanizaki cho biết trong bối cảnh đồng Yên cao giá, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản đang nghiêm túc xem xét việc đầu tư ra nước ngoài; Việt Nam là một trong những ứng viên của đích đến khi đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ Nhật Bản, đồng thời cũng chỉ ra rằng Việt Nam đang nằm trong vị trí phải cạnh tranh quốc tế với các nước ASEAN khác cũng như với Trung Quốc trong thu hút đầu tư.

Phía Nhật Bản, đến từ quận Ô-ta, là quận thuộc khu vực Đông Osaka, là nơi tập trung đông nhất các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật, có sự tham gia của ông Ryoke Makoto – Phó trưởng phòng thuộc Nhóm phát triển ngành sản xuất, Phòng Công nghiệp và lao động thuộc Sở Công thương, thành phố Osaka (đồng thời công tác tại MOBIO - Trung tâm Business Osaka về sản xuất); và ông Horita Yuichi, phụ trách về nghiệp vụ nước ngoài, thuộc nhóm Hỗ trợ doanh nghiệp, Hiệp hội phát triển công nghiệp Ô-ta. Hai ông đã trình bày về thực tế khó khăn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản, đồng thời cho biết khoảng 70-80% số doanh nghiệp này quyết định địa điểm đầu tư dựa trên đề xuất của các khách hàng của họ. Giáo sư Ono, thuộc Học viện nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản, cho biết cả hai phía Nhật Việt đều gặp khó khăn do thiếu thông tin của đối tác, hiện nay thiếu thông tin là điểm tắc lớn nhất trong việc tìm điểm đầu tư cũng như trong thu hút đầu tư. Ông cho rằng việc nỗ lực khắc phục vấn đề thiếu thông tin sẽ là chìa khóa quan trọng. Ông Tsuno, trưởng đại diện văn phòng JICA Việt Nam đã vừa giới thiệu giới thiệu các chuyên gia, vừa trình bày về các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp phụ trợ của Việt Nam. Ông cũng cho biết các hoạt động JICA sẽ thực hiện trong lĩnh vực này như sẽ khảo sát cơ sở để đưa ra các đề xuất cho Qui hoạch phát triển công nghiệp của các khu vực trọng điểm như Hải Phỏng, Bà Rịa Vũng Tàu, sẽ cử chuyên gia cố vấn hỗ trợ cho Hải Phòng v.v. về cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, sẽ hỗ trợ xây dựng khu công nghiệp dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ … 3. Tổ chức Hội thảo, hội thảo chuyên đề trong khuôn khổ Dự án

hợp tác kỹ thuật “Tăng cường năng lực để chuyển đổi sang hệ thống Thông tin, Dẫn đường, Giám sát / Quản lý không lưu mới (hệ

thống CNS/ATM mới) tại Campuchia, Lào và Việt Nam”

Ngày 15-22/3, Hội thảo tập huấn cơ bản về hệ thống CNS/ATM (hệ thống Thông tin, Dẫn đường, Giám sát / Quản lý không lưu) mới và Hội thảo chuyên đề cho các giảng viên đào tạo tại khu vực Mekong đã lần lượt được tổ chức tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Hội thảo tập huấn nhằm chuyển giao kỹ thuật trong đào tạo cơ bản về hệ thống CNS/ATM mới, đồng thời góp ý cho định hướng đào tạo tại các nước. Từ phía Nhật Bản đã cử đến 3 chuyên gia ngắn hạn về “quản lý không lưu”, “thông tin hàng không”, “kỹ thuật quản lý không lưu”, thực hiện thảo luận sôi nổi về chuyên môn. Bên cạnh đó, tại Tp. HCM, không chỉ có các thành viên từ các nước là đối tượng của dự ấn này là Lào, Căm-pu-chia và Việt Nam mà chúng tôi còn mời cả 3 giáo viên từ Philippine, là nơi đang thực hiện một dự án do JICA hỗ trợ từ năm 2006, cũng về đào tạo cơ bản về hệ thống CNS/ATM mới, đến tham dự. Tổng có có hơn 40 người tham gia, tích cực thực hiện trao đổi thông tin và chuyển giao kỹ thuật. 4. Chương trình đối tác phát triển “Trạm dừng nghỉ” phù hợp với

địa phương, do Quận Minami-boso, tỉnh Chiba thực hiện

Từ Tp. Đà Nẵng ở miền Trung Việt Nam đi về phía Nam theo quốc lộ 1 khoảng 80km, tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, vào tháng 2, “Xưởng gia công rau an toàn Mỹ Hưng” đã được khánh thành. Công trình này là một trong những thành quả của dự án hợp tác kỹ thuật cấp cơ sở dạng địa phương đề xuất, do Quận Minami-boso, tỉnh Chiba thực hiện với tên gọi “phát triển địa phương bằng rau an toàn thông qua trạm dừng nghỉ”, với đối tác là Liên hiệp hữu nghị tỉnh Quảng Nam.

Những điểm nhấn trong tháng

Page 3: Văn phòng JICA Vi t Nam Tháng 4/2012 (B n tin hàng tháng c ... · cho Vi t Nam b t u t n ăm 1992, n nay v a tròn 20 n ăm, và úng vào n ăm áng k ni m này, Vi t Nam ã

Tại nhà máy được vây quanh bởi các cánh đồng rau mọc trên nền cát trắng muốt nằm bên bờ biển, rau đang được rửa sạch, sát trùng, đóng gói và chuẩn bị xuất hàng ra trạm dừng nghỉ và các nơi khác.

Xưởng gia công này có 2 đặc điểm. Thứ nhất, xưởng có các thiết bị giữ lạnh. Ở Nhật Bản, từ khi thu hoạch rau cho đến khi bán ra, rau được giữ lạnh và vận chuyển, nghĩa là “chuỗi vận chuyển lạnh” đã hầu như được thiết lập hoàn hảo. Nhưng ở Việt Nam, thông thường người ta vận chuyển rau ở nhiệt độ thường, nên giữ độ tươi cho rau là một vấn đề. Mục tiêu của chúng tôi ở đây là giữ lạnh cho rau sau khi thu hoạch, và nếu bán được giá hơn thì đó sẽ là đòn bẩy để nối xa hơn “chuỗi vận chuyển lạnh”. Thứ hai, xưởng được xây dựng nhờ sự hợp tác của người dân.

Trong chi phí xây dựng khoảng 1 tỉ đồng, phía Nhật Bản hỗ trợ một nửa, phần còn lại do chính quyền huyện Thăng Bình chi trả. Trong 2 tháng liền,

27 hộ dân hưởng lợi từ công trình đã đóng góp 360 ngày công phục vụ cho việc xây dựng. Năm nay mùa mưa kết thúc muộn nên việc xây dựng lấn vào thời gian làm mùa bận rộn của nông dân, nhưng người dân vẫn đổ mồ hôi công sức tham gia san lấp mặt bằng, chuẩn bị vữa, dọn dẹp công trường. Việc chính quyền huyện chi trả một phần chi phí xây dựng là do chính quyền đã nhạy bén cảm nhận được nhiệt tình của nông dân, đồng thời cảm nhận được phương hướng nhắm đến thực phẩm an toàn. Vấn đề tới đây phải giải quyết là mở rộng thị trường cho rau tươi. “Trạm dừng nghỉ Bình An” nằm trên quốc lộ 1 thuộc huyện Thăng Bình là một trạm kinh doanh phát đạt, những ngày cao điểm có đến 5000 khách ăn uống tại trạm. Tuy vậy lượng rau tiêu thụ cũng có hạn, không thể tiêu thụ hết toàn bộ lượng rau an toàn trồng ở khu vực xung quanh. Gần đó có Tp. Hội An và Tp. Đà Nẵng, nơi có những người nước ngoài và người giàu có, có ý thức cao về vấn đề an toàn thực phẩm, nhưng ở đây chúng ta gặp phải vấn đề vận tải lạnh. Việt Nam có mức thu nhập, hệ thống vận tải cũng ý thức về an toàn thực phẩm khác nhiều so với Nhật Bản, vì vậy có vô số vấn đề chưa giải quyết được giữa việc sản xuất và tiêu thụ tại địa phương. Cho dù nông dân nỗ lực trồng rau an toàn phù hợp với tiêu chuẩn VietGAP, nhưng nếu họ không bán được rau với giá cao hơn so với rau thông thường thì họ sẽ mất đi động cơ trồng rau an toàn. Các “trạm dừng nghỉ” của Nhật Bản đã mất 20 năm để hòa nhập vào phong cảnh nông thôn. Lịch sử “trạm dừng nghỉ” ở Việt Nam mới có 4 năm. Chúng tôi mong muốn sẽ cùng sẻ chia những trăn trở, cùng với các bạn thử nghiệm nhiều cách làm, cho đến khi “Trạm dừng nghỉ Bình An” - nằm giữa vùng nông thôn rộng lớn, sẽ cùng chia sẻ niềm vui với địa phương, trở thành một địa điểm “hòa đồng với phong cảnh của địa phương”.

Cải thiện điều kiện sống và thu hẹp khoảng cách phát triển 5. Lễ khánh thành Trung tâm đón khách của cộng đồng, trong dự

án Hợp tác kỹ thuật “Tăng cường năng lực quản lý dựa vào cộng

đồng cho Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà”

Dự án nói trên bắt đầu từ tháng 1/2010, dự kiến kéo dài 4 năm, với đối tác là Ban quản lý vườn quốc gia BiDoup Núi Bà thuộc tỉnh Lâm Đồng. Trung tâm đón khách của cộng đồng được xây dựng bên cạnh vườn quốc gia nhờ sự hỗ trợ từ dự án đã được khánh thành ngày 31/12/2012, đồng thời tour du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng cũng đã bắt đầu được vận hành thử nghiệm. Lễ khánh thành đã được bố trí cùng với dịp Lễ hội hoa Đà Lạt – được tổ chức 2 năm một lần tại Đà Lạt, có khoảng 50 khách tham dự. TS Hà Công Tuấn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục lâm nghiệp (VNFOREST) , Bộ NN&PTNN đã đến dự và đọc diễn văn chúc mừng. Đồng thời, đoàn khách đã tham quan tuyến đường được xây dựng nhờ dự án, với sự hướng dẫn của người địa phương.

Vườn quốc gia BiDoup Núi Bà nằm ở ngoại ô Tp. Đà Lạt có diện tích 70.038 ha, là một khu vực bảo hộ tự nhiên có qui mô hàng đầu trong nước. Trong vườn quốc gia có rừng rậm nhiệt đới, có cây lá kim, có cây

lá rộng, có tre trúc, có rêu, có rừng hỗn hợp, vào đã phát hiện được nhiều loài động vật đặc hữu cũng như động vật có nguy cơ tuyệt chủng ở đây. Trong hoạt động Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng mà dự án này hỗ trợ, vườn quốc gia sẽ phối hợp với dân tộc thiểu số Kờ Ho sống tại 5 bản làng ở vùng đệm của vườn quốc gia, để chủ yếu là người dân địa phương sẽ cung cấp những dịch vụ như hướng dẫn giới thiệu về tự nhiên, qua đó giúp du khách tìm hiểu về tự nhiên và văn hóa, góp phần thực hiện du lịch sinh thái, bảo vệ môi trường. Sau khi Trung tâm được khánh thành và tour du lịch sinh thái được khởi động, nhằm làm cho nhiều người biết được về tour du lịch sinh thái do vườn quốc gia tổ chức, và xem vườn quốc gia là một đích đến mới khi đi du lịch, dự án dự kiến sẽ tiếp tục hỗ trợ vườn quốc gia và người dân địa phương qua các hoạt động như nâng cao kỹ năng cho hướng dẫn viên giới thiệu về tự nhiên, làm phong phú hơn nội dung triển lãm tại Trung tâm đón khách, nâng cao năng lực quản lý và vận hành của bộ máy tổ chức, tăng cường hoạt động quản bá v.v. 6. Dự án phối hợp Vốn vay và Hợp tác kỹ thuật, Họp Ban điều phối

chung lần thứ 3 “Nâng cao năng lực lập kế hoạch và thực thi các dự

án trồng rừng”

Dự này này nhằm thực hiện các khóa đào tạo để nâng cao năng lực về trồng rừng cho các cán bộ liên quan từ 23 tỉnh có diện tích rừng lớn trong cả nước, đã thực hiện được 2 năm trong tổng số 3 năm kế hoạch. Tại cuộc họp, đại diện của Tổng cục lâm nghiệp (VNFOREST), Bộ NN&PTNN, nhóm chuyên gia dự án, đối tác hợp tác thực hiện đào tạo là trường Đại học lâm nghiệp đã báo cáo kết quả của năm thứ hai và

Page 4: Văn phòng JICA Vi t Nam Tháng 4/2012 (B n tin hàng tháng c ... · cho Vi t Nam b t u t n ăm 1992, n nay v a tròn 20 n ăm, và úng vào n ăm áng k ni m này, Vi t Nam ã

cùng xác nhận kế hoạch hoạt động của năm thứ ba, cũng là năm cuối cùng của dự án. Việc một phần những thành quả của dự án sẽ được vận dụng vào Thông tư về chính sách trồng rừng của Việt Nam cho thấy phía Việt Nam đánh giá cao những đóng góp của dự án đối với việc nâng cao năng lực, tạo nền tảng cho công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp của Việt Nam. Dự án nhìn chung được tiến hành đúng theo kế hoạch, và năm thứ 3 đã bắt đầu một cách thuận lợi, thời gian tới sẽ là một năm hoàn thiện toàn thể dự án. 7. Họp Ban điều phối chung lần thứ nhất Dự án hợp tác kỹ thuật

“Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ trẻ em”

Ngày 20/3, tại Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cuộc họp Ban điều phối chung JCC lần thứ nhất của Dự án “Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ trẻ em” đã được tổ chức. Dự án này bắt đầu từ thangs2/2011, áp dụng tại 4 tỉnh mô hình (Điện Biên, Hòa Bình, Thanh Hóa, An Giang), với mục tiêu giới thiệu và sử dụng Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ trẻ em, sau đó hoàn thiện mẫu Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ trẻ em làm chuẩn cho toàn quốc và hướng dẫn thực hiện, chuẩn hóa việc giám sát sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Tại cuộc họp, đại diện Bộ Y tế và 4 tỉnh đã báo cáo tình hình hoạt động trong năm 2011, cho thấy việc in và phát Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ trẻ em đã được thực hiện đúng kế hoạch. Bên cạnh đó, tại cuộc họp Ban quản lý dự án được tổ chức ngay trước JCC để tổng hợp ý kiến của các cán bộ liên quan phía Việt Nam, kết quả của cuộc Khảo sát hiện trạng ban đầu – một trong những những hoạt động của dự án – đã được trình bày trước nhiều cán bộ tham gia, gồm có đại diện Bộ Y tế và 4 tỉnh. Cuối cuộc họp JCC, các bên đã nhất trí sửa đổi PDM(*) căn cứ trên kết quả hoạt động cho đến nay, đồng thời thống nhất trong năm 2012 sẽ tăng cường hơn nữa năng lực giám sát. (*) PDM (Project Design Matrix): là bảng tổng hợp mục đích và các chỉ tiêu

mong muốn đạt được trong dự án, cùng các hoạt động sẽ thực hiện để đạt được

những mục tiêu đó. 8. Họp Ban điều phối chung lần thứ nhất, Dự án liên kết Vốn vay và

Hợp tác kỹ thuật “Xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học quốc

gia” Là đất nước trải dài theo hướng Bắc Nam, với dải khí hậu đa dạng và nhiều dạng địa hình khác nhau, Việt Nam được biết đến là một nước tự hào vì có sự đa dạng sinh học hiếm có trên thế giới. Hiện nay do các chính sách, biện pháp về đa dạng sinh học còn chưa đầy đủ nên nhiều loại động thực vật hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, mặt khác cũng có nhiều khả năng các loài động thực vật mới vẫn còn đang tiềm ẩn chưa được phát hiện. Dự án này nhằm hỗ trợ xây dựng một cơ sở dữ liệu tầm quốc gia, tập trung và quản lý một cách thống nhất tại Tổng cục môi trường (VEA), Bộ TNMT, những dữ liệu đã được thu thập qua những khảo sát, nghiên cứu riêng lẻ trước đây về tính đa dạng sinh học. Lần họp này là lần họp Ban điều phối chung JCC thứ nhất, ngoài các

thành viên của JCC còn mời các cơ quan nghiên cứu, nhà tài trợ, NGO có liên quan đến lĩnh vực này, và cũng là lần họp khởi động của dự án. Các đại biểu tham gia đã nêu lên kỳ vọng lớn đối với dự án này do tầm quan trọng của việc quản lý thông tin một cách tập trung, mặt khác cũng có ý kiến cảnh báo sự khó khăn khi phải điều phối giữa nhiều bộ ngành khác nhau. Tuy vậy, đối với một dự án sẽ cần có sự hợp tác của nhiều người liên quan từ nhiều lĩnh vực khác nhau, chắc chắn cuộc họp này là một bước khởi đầu quan trọng. Sau cuộc họp JCC, cuộc họp tổ công tác kỹ thuật cũng đã được thực hiện, tại đây đã có nhiều ý kiến trao đổi tích cực về cách thức cụ thể để thực hiện dự án. 9. Nhóm tình nguyện viên thứ 4, năm tài khóa 2011 đến, nhóm thứ

4 năm tài khóa 2009 về nước

Thông tin đến và về của tình nguyện viên như sau. Ngày 21/3/2012, 3 thanh niên tình nguyện thuộc nhóm thứ 4 năm tài khóa 2009 (các ngành Mỹ thuật, Hộ sinh, Phát triển nông thôn) và 1 tình nguyện viên cao cấp (ngành Quản lý sản xuất) đã hết nhiệm kỳ và về nước. Mặt khác, vào ngày 26/3, 4 thanh niên tình nguyện thuộc nhóm thứ 4, năm tài khóa 2011 (gồm các ngành Hộ lý, Vật lý trị liệu, Giáo dục môi trường, Giảng dạy tiếng Nhật) và 3 tình nguyện viên cao cấp (ngành Quản lý sản xuất, Thiết kế khuôn đúc nhựa, Giảng dạy tiếng Nhật) và 1 tình nguyện viên về hợp tác công tư (Giáo dục môi trường) đã đến Việt Nam. 8 tình nguyện viên sau khi nghe giới thiệu trong vòng 10 ngày tại văn phòng JICA Việt Nam, sẽ học 150 giờ tiếng Việt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh, tùy theo địa điểm làm việc sắp tới của họ. Sau đó khoảng giữa tháng 5 sẽ chuyển đến những địa điểm công tác của mình.

10. Ký hiệp định vốn vay. Việt Nam lần đầu tiên trở thành nước

nhận vốn vay từ Nhật lớn nhất trên thế giới

Ngày 30/3, chúng tôi đã ký với chính phủ Việt Nam các hiệp định vốn vay với tổng giá trị cam kết là 136,447 tỉ Yên. Cùng với 2 hiệp định vốn vay ký vào tháng 6/2011 do bị lùi lại vì ảnh hưởng của thảm họa động đất tại Nhật Bản vào tháng 3, và 6 hiệp định vốn vay ký vào tháng 11/2011, tổng giá trị cam kết lên đến 270,038 tỉ yên. Con số này là số vốn Nhật cam kết cho một quốc gia vay cao nhất kể từ khi Nhật bắt đầu thực hiện cho vay ODA đến nay, và đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam trở thành quốc gia nhận viện trợ lớn nhất từ Nhật Bản kể từ khi Nhật Bản nối lại ODA cho Việt Nam. Đợt cam kết lần này có 8 dự án, gồm 3 dự án ở khu vực quanh Hà Nội, 2 dự án quanh khu vực Tp. HCM, 2 dự án cho các địa phương và 1 dự án hỗ trợ tài chính cho toàn quốc, đều là những công trình quan trọng phục vụ cho việc thực hiện chiến lược phát triển quốc gia một cách cân bằng do chính phủ Việt Nam đề xướng. Tại Hà Nội, chúng tôi cung cấp vốn vay đợt 2 cho dự án xây dựng nhà ga T2 sân bay quốc tế Nội Bài, được khởi công vào đầu năm nay. Bên cạnh đó, trong dự án xây dựng quốc lộ 3 mới chạy từ Hà Nội lên phía Bắc, việc xây dựng đường tránh thành phố sẽ giúp Thái Nguyên và các đô thị khác gần Hà Nội phát triển hơn. Viện trợ cho khu công nghệ cao Hòa Lạc sẽ giúp tạo nên nền tảng cho việc nâng cấp trình độ công nghiệp, là yếu tố không thể thiếu được để đạt được mục tiêu công nghiệp hóa vào năm 2020 của Việt Nam. Đây là một dự án có ý nghĩa rất quan trọng về mặt chiến lược. Tại Tp. HCM, chúng tôi cung cấp vốn vay lần 2 cho dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm đầu tiên của Việt Nam, chạy từ trung tâm thành phố lên phía Bắc, để giúp thực hiện việc xây dựng sẽ được triển khai mạnh trong năm nay. Bên cạnh đó, tại tỉnh Bình Dương nơi có hoạt

Những nội dung khác

Các dự án mới

Page 5: Văn phòng JICA Vi t Nam Tháng 4/2012 (B n tin hàng tháng c ... · cho Vi t Nam b t u t n ăm 1992, n nay v a tròn 20 n ăm, và úng vào n ăm áng k ni m này, Vi t Nam ã

Tập làm dấu thắng lợi

động công nghiệp phát triển rất mạnh mẽ, chúng tôi hỗ trợ xây dựng hệ thống nước thải nhằm bảo vệ môi trường đô thị và bảo vệ nguồn nước sạch cho khu vực lân cận. Còn Chương trình tín dụng hỗ trợ giảm nghèo lần thứ 10 (PRSC 10) là để thúc đẩy việc cải cách cơ chế chính sách, một mảng không thể thiếu khi tăng cường tính cạnh tranh quốc tế của Việt Nam, song song với việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Trong lần cam kết này, đối với khu vực nông thôn, chúng tôi hỗ trợ dự án cung cấp thiết bị y tế và đào tạo nhân lực cho các bệnh viện chủ yếu của 10 tỉnh, thành phố. Cho đến nay, Nhật Bản đã hỗ trợ cho 3 bệnh viện hàng đầu ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam. Nhưng xuất hiện vấn đề bệnh nhân tập trung quá đông về các bệnh viện này, nên cần phải giải quyết bằng cách nhanh chóng tăng cường năng lực cho các bệnh viện tuyến tỉnh. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã phê duyệt dự án hỗ trợ tái trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, cải thiện sinh kế cho người dân địa phương tại 11 tỉnh ven biển miền Trung, nơi thường xuyên phải chịu thiệt hại vì bão lũ, với mong muốn đóng góp vào việc bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và xóa đói giảm nghèo. Cùng với việc ký kết hiệp định vốn vay, chúng tôi đã mời đại diện các báo đài đến họp báo để giới thiệu về các dự án được ký kết. Sau cuộc họp báo, có nhiều bài báo và tin truyền hình về lễ ký kết đã được truyền tải trên báo chí và truyền hình.

11. Ký Thỏa thuận không hoàn lại (G/A) cho dự án viện trợ không

hoàn lại “Dự án phát triển hệ thống kiểm soát giao thông đường

cao tốc tại Hà Nội” (ngày 29/3)

Sau khi Công hàm trao đổi về dự án viện trợ không hoàn lại nói trên được Đại sứ Tanizaki ký kết với đại diện của chính phủ Việt Nam là Bộ trưởng bộ GTVT Đinh La Thăng, Thỏa thuận không hoàn lại (G/A) cho

dự án đã được thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường ký với Trưởng đại diện văn phòng JICA Việt Nam Tsuno. Công trình này nhằm mục đích đưa vào áp dụng các thiết bị quản lý giao thông vào khu vực Hà Nội – nơi đang có khuynh hướng gia tăng mức độ ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông, nhờ đó nắm bắt và xử lý một cách nhanh chóng, chính xác những thông tin về giao thông, tiến tới xử lý một cách hợp lý những trường hợp có tai nạn hay hiện tượng bất thường về giao thông, từ đó đạt được sự thông thoáng về giao thông trong khu vực.

Trong mạng lưới đường bộ qui cách cao trong vùng thủ đô Hà Nội, dự án này chọn khu vực áp dụng là một phần của đường vành đai 3 (từ nút giao Pháp Vân đến nút giao với quốc lộ 5, khoảng 10km), và quốc lộ 1A (từ Pháp Vân đến Cầu Giẽ, khoảng 30km). Dự án sẽ lắp đặt các thiết bị giao thông thông minh ITS (gồm bảng báo thông tin giao thông, các thiết bị bên đường (như camera CCTV v.v.)), và lắp đặt các thiết bị điều khiển trung tâm để điều khiển các thiết bị bên đường tại Văn phòng điều khiển giao thông Vực Vọng (do VEC (Tổng công ty đường cao tốc Việt Nam) đang xây dựng). Sau khi hệ thống được lắp đặt, thời gian cung cấp thông tin giao thông cho người đi đường sẽ giảm từ 30-40 phút xuống còn 5 phút, thời gian để các phương tiện cấp cứu, cứu hộ lên đường kể từ khi xảy ra sự cố sẽ giảm từ khoảng 30 phút hiện nay xuống còn khoảng 5 phút. 12. Ký Biên bản ghi nhớ MM, dự án chương trình đối tác phát triển “Tăng cường năng lực quản lý và sản xuất lúa thân thiện với môi

trường ở khu vực nông thôn Hà Nội”

Ngày 29/3, lễ ký Biên bản ghi nhớ cho Hợp tác kỹ thuật cấp cơ sở

“Tăng cường năng lực quản lý và sản xuất lúa thân thiện với môi trường ở khu vực nông thôn Hà Nội” đã được tổ chức. Dự án này nhằm góp phần nâng cao sinh kế và cải thiện môi trường nông nghiệp cho khu vực miền Bắc Việt Nam, với cơ quan thực hiện phía Nhật Bản là Phòng nghiên cứu công nghệ hạ tầng về môi trường nông nghiệp, Bộ môn Hợp tác quốc tế, Khoa khoa học sáng tạo trong những lĩnh vực mới thuộc Học viện sau đại học, Trường Đại học tổng hợp Tokyo; đối tác là Đại học nông nghiệp Hà Nội. Trong các hoạt động của dự án, trong vòng 3 năm kể từ tháng 4/2012, tại các khu vực thí điểm là làng Đại Nghĩa - huyện Mỹ Đức, làng Đồng Phú huyện Chương Mỹ, Hà Nội, dự kiến sẽ thực hiện các hoạt động nâng cao năng lực quản lý và nâng cao kỹ thuật sản xuất lúa thân thiện với môi trường, có giá trị gia tăng cao bằng Hệ thống canh tác lúa cải tiến SRI (*) (System of Rice Intensification) còn gọi là trồng lúa đầu vào thấp. Việt Nam là nước tự hào có sản lượng gạo cũng như lượng xuất khẩu gạo cao hàng đầu trên thế giới, nhưng những năm gần đây việc đảm bảo tính an toàn của gạo đã trở nên một vấn đề cấp bách. Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội đánh giá cao ý nghĩa thực hiện dự án này. Hy vọng rằng với với sự hợp tác tốt của các bên liên quan, dự án sẽ được thực hiện suôn sẻ và có hiệu quả cao, đóng góp cho sự phát triển của nông nghiệp vào nông thôn miền Bắc Việt Nam. (*) SRI (System of Rice Intensification): Hệ thống canh tác lúa cải tiến là công nghệ trồng lúa được phát minh tại Madagasca năm 1983, nay đã được nhiều nơi trên thế giới biết đến như là công nghệ trồng lúa tiết kiệm nước. Trong SRI, người ta trồng từng cây lúa với khoảng cách rộng hơn so với cấy lúa thông thường, và tưới gián đoạn. Kỹ thuật này giúp giảm chi phí đầu vào, đem lại sự tăng thu nhập lớn và bền vững trong trồng lúa, đồng thời cũng được kỳ vọng sẽ có hiệu quả trong việc giảm lượng phát thải khí nhà kính. 13. Báo cáo nội dung công tác từ Đà Nẵng

Tình nguyện viên ngành Vật lý trị liệu Sugimoto Seiko, nhóm thứ 3

năm 2010

Sau khi làm việc 5 năm trong vai trò hộ lý vật lý trị liệu tại một bệnh viện đa khoa của Nhật, tôi đã làm tình nguyện viên tại nước Cộng hòa Malawi. Sau khi về nước, tôi vừa học về phúc lợi xã hội tại trường đại học, vừa tham gia các hoạt động phục hồi chức năng tại nhà cho người cao tuổi. Sau đó, tháng 1 năm 2011 tôi đã đến Việt Nam, từ tháng 3 đến công tác tại Bệnh viện phục hồi chức năng Đà Nẵng, đến nay đã được một năm. Bệnh viện phục hồi chức năng Đà Nẵng nằm trên con đường dọc bờ biển cách trung tâm thành phố khoảng 10km. Bệnh nhân đều là những người đến viện hoặc nhập viện để phục hồi chức năng. Bệnh nhân được chia ra 2 khoa vật lý trị liệu cho người cao tuổi và cho người bị tổn thương cột sống, và có khoa trị liệu về trở ngại ngôn ngữ cho trẻ em. Bệnh viện được nhận nhiều hỗ trợ từ nước ngoài nên kiến thức của cán bộ bác sỹ cũng như trang thiết bị có vẻ phong phú hơn so với những bệnh viện khác ở Việt Nam. Tôi tự hỏi một người không thạo tiếng Việt như mình có thể làm gì được ở bệnh viện này? Sau nửa năm làm việc và quan sát, tôi quyết

Báo cáo từ hiện trường công tác

Page 6: Văn phòng JICA Vi t Nam Tháng 4/2012 (B n tin hàng tháng c ... · cho Vi t Nam b t u t n ăm 1992, n nay v a tròn 20 n ăm, và úng vào n ăm áng k ni m này, Vi t Nam ã

định đặt mục tiêu công tác của mình là nâng cao nội dung phục hồi chức năng cho chi trên (tay) và hướng dẫn cho bệnh nhân cách tự tập luyện một cách bền vững, giúp gia đình bệnh nhân hiểu về tầm quan trọng của việc tự tập luyện. Tại Việt Nam, hiện chưa có hộ lý về Hoạt động trị liệu nào thực hiện việc phục hồi chức năng một cách chi tiết cho chi trên. Chỉ có một số người được đào tạo qua các chương trình viện trợ của nước ngoài sau đó thực hiện Hoạt động trị liệu mà thôi. Vì vậy, kiến thức về phục hồi chức năng cho chi trên vẫn còn thiếu. Bản thân tôi không phải là hộ lý về Hoạt động trị liệu, nhưng tôi vận dụng kinh nghiệm ở Nhật đã cùng làm việc với các hộ lý về Hoạt động trị liệu để hướng dẫn cho bệnh nhân tập luyện cho chi trên. Việc tập luyện không thể đem lại kết quả ngay lập tức. Vì thế liên tục tập luyện là điều vô cùng quan trọng. Điều tôi hiểu ra khi làm về phục hồi chức năng tại nhà cho người cao tuổi là sau khi xuất viện mới là một cuộc phấn đấu dài. Các y bác sĩ tại Đà Nẵng chỉ làm phục hồi chức năng trong phòng tập, không hề đến phòng bệnh. Người bệnh chỉ tập mỗi ngày 1 lần, 1 tiếng cùng với hộ lý, buổi chiều tự tập, thứ bảy và chủ nhật không tập. Vì thế, tôi chú ý tìm ra những động tác đời thường có tác dụng như động tác tập luyện, hướng dẫn cho bệnh nhân và người nhà để họ có thể tập một cách đều đặn vào những giờ không có hộ lý tập cùng hoặc khi họ ở nhà. Nếu chỉ khuyên nhủ không thôi thì sẽ không tạo được động cơ cho người bệnh, nên tôi chú ý khen ngợi một cách triệt để khi cùng tập, để cho người bệnh cảm thấy vui khi tập bằng những động tác đời thường. Tôi cũng khen ngợi những người nhà tập cùng. Biện pháp này được bệnh nhân và người nhà đánh giá cao, số người tự tập tại phòng bệnh đã tăng lên. Tuy các y bác sĩ của viện chưa cảm nhận rõ tầm quan trọng của việc này, nhưng tôi cũng nhận thấy có vài chuyển biến nhỏ. Có những hộ lý trước đây chỉ 1 ngày 1 lần tập với bệnh nhân thì nay đã đến hướng dẫn cho những bệnh nhân đang tự tập vào buổi chiều, hoặc trong giờ tập của viện lại đề cập đến những động tác tập trong phòng bệnh. Những lúc đó tôi cảm thấy được một thắng lợi nho nhỏ. Trong 2 năm tôi làm việc tại đây, cho dù không tạo ra được chuyển biến lớn, nhưng tôi mong rằng mình sẽ truyền đạt được những kinh nghiệm tại Nhật Bản về phục hồi chức năng. Mỗi ngày tôi đến viện với mong muốn mình sẽ giúp được cho các bệnh nhân, dù chỉ một chút thôi, cảm thấy vui và sống một cách vui vẻ. ● Khởi công khu công nghiệp Nhật Bản tại tỉnh Đồng Nai

Công ty phát triển khu công nghiệp “Long Đức Investment” do 3 công ty Sojitsu, Daiwa House Industry, Kobelco Eco-Solutions góp vốn tạo nên đã tổ chức lễ khởi công vào ngày 19/3 tại Long Thành, Đồng Nai. Công trình bắt đầu san lấp vào tháng 2 năm nay nhưng đến nay đã lập xong hợp đồng bán cho 30% diện tích đất dự kiến san lấp. Công trình dự kiến đi vào hoạt động vào tháng 8/2013. Giám đốc Uehara của công ty Long Đức Investment cho biết “địa điểm này có nền đất cứng, tiếp cận dễ dàng từ đường bộ, đường biển, đường hàng không. Cao độ cũng cao, không sợ lũ lụt. Ngay gần đấy có khu công nghiệp Loteco (Khu công nghệ Long Bình) do Sojitsu vận hành, chúng tôi kỳ vọng sẽ cung cấp được những dịch vụ chất lượng cao nhờ vận dụng những kinh nghiệm có được tại đó”

Khu công nghiệp Long Đức nằm ở vị trí cách trung tâm Tp. HCM và cảng Cái Mép Thị Vải đều 40km, sau khi đường bộ cao tốc Bắc Nam hoàn thành thì thời gian đi về Tp. HCM dự kiến được rút ngắn chỉ còn 45 phút. Khoảng cách đến sân bay Long Thành chỉ có 8km nên sẽ rất tiện lợi trong vận tải hàng hóa. Tỉnh Đồng Nai hiện có nhiều doanh nghiệp Đài Loan, Hàn Quốc đến đầu tư, nhưng cũng đang kỳ vọng vào sự đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản. Vào tháng 4 tỉnh sẽ tổ chức một hội thảo kêu gọi đầu tư tại Tokyo và giám đốc Uehara cũng sẽ tham gia phát biểu. ● Tỉ lệ tăng trưởng kinh tế 4%

Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2012 là 6%, nhưng quí 1 năm nay (tháng 1-3) GDP chỉ đạt 545,767 tỉ đồng (khoảng 26.207,3 triệu USD, 2,170 tỉ Yên, theo Tổng cục thống kê), tỉ lệ tăng trưởng kinh tế thực chất so với cùng kỳ năm trước chỉ đạt 4%. Đây là kết quả mặt trái của các chính sách thắt chặt kinh tế nhằm hạn chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thông tin kinh tế xã hội Việt Nam