th ¯ vi Æn t Ènh s n la ÑieÅm...

59

Upload: others

Post on 23-May-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

ĐIỂM BÁO Ra thường kỳ 2 số/tháng

Số 01 (414 - 2017) THƯ VIỆN TỈNH SƠN LA

Tổ 8 - Phường Tô Hiệu - Thành phố Sơn La - Tỉnh Sơn La Điện thoại: 022.3852044 & 022.3859418

SƠN LA QUA NHỮNG TRANG BÁO, TẠP CHÍ TRUNG ƯƠNG

PHÒNG THÔNG TIN - THƯ MỤC NĂM 2017

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2017 1

01. V.T. TIN VẮN / V.T // Tin tức cuối tuần.- Ngày 22 - 28/12/2016.- Số 51.- Tr.8.

Theo Ban Chỉ đạo Tây Bắc, năm 2017, tỉnh Sơn La phấn đấu tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng 10% so với năm 2016, thu ngân sách trên địa bàn khoảng 4.050 tỷ đồng. Để thực hiện thành công mục tiêu này, ngoài các giải pháp tăng cường quản lý, phối hợp giữa các địa phương và đơn vị, tỉnh Sơn La thực hiện tốt công tác quy hoạch, quy chủ đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tạo quỹ đất hợp lý để đấu giá tăng nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng...

02. Nguyễn Tuấn Hùng. SƠN LA: XÉT XỬ LƯU ĐỘNG VÀ RÚT KINH NGHIỆM HAI VỤ ÁN MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY / Nguyễn Tuấn Hùng // Bảo vệ pháp luật.- Ngày 23/12/2016.- Số 103.- Tr.5.

Ngày 15/12/2016, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Sơn La phối hợp với Tòa án nhân dân tỉnh tổ chức đưa hai vụ án đều phạm tội mua bán trái phép chất ma túy ra xét xử lưu động và rút kinh nghiệm tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện Mộc Châu. Vụ án thứ nhất, ngày 29/6/2016, Tráng A Sở (sinh năm 1984, trú tại bản Lóng Luông, xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) bị bắt quả tang khi đang trên đường vận chuyển 05 bánh heroin trọng lượng 1.623,87 gam đi bán. Vụ án thứ hai, ngày 04/6/2016, Tráng Thị Chư (sinh năm 1979, trú tại bản Hua Tạt, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ) và Giàng A Vấu (sinh năm 1983, trú tại bản Lóng Luông, xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) bị bắt quả tang khi đang trên đường vận chuyển 584,44 gam heroin và 531,16 gam Methamphetamine (ma túy tổng hợp) đi bán. Phiên tòa đã thu hút đông đảo quần chúng nhân dân trên địa bàn đến dự.

Tại phiên tòa, các bị cáo đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình như nội dung cáo trạng của Viện Kiểm sát. Căn cứ vào lời khai của các bị cáo, người chứng kiến, vật chứng thu giữ là chất ma túy (heroin) và Methamphetamine (ma túy tổng hợp) và các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án; trong phần luận tội, kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã phân tích tính chất của từng vụ án và lập luận hành vi của hai bị cáo thực hiện là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội; xem xét cân nhắc các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo, trong đó bị cáo Tráng Thị Chư, phạm tội khi đang mang thai và đề nghị mức hình phạt đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Sau khi xem xét, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Tráng A Sở tử hình, bị cáo Tráng Thị Chư 20 năm tù và Giàng A Vấu 17 năm tù, về tội Mua bán trái phép chất ma túy.

Bản án thể hiện hình phạt nghiêm khắc đối với các bị cáo được đông đảo quần chúng nhân dân tham dự đồng tình ủng hộ. Qua đó, phiên tòa đã góp phần tích cực vào công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trên địa bàn và phục vụ nhiệm vụ chính trị tại địa phương.

Sau khi kết thúc phiên tòa, lãnh đạo hai ngành Viện Kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La đã tổ chức họp rút kinh nghiệm hai vụ án. Phiên tòa diễn ra trật tự, an toàn; Thẩm phán - chủ tọa phiên tòa điều hành phiên tòa khoa học, đúng theo trình tự luật định; Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã thể hiện được tác phong đĩnh đạc, linh hoạt trong xử lý tình huống, đối đáp tranh luận với luật sư bào chữa tự tin và bảo vệ tốt quan điểm truy tố của Viện Kiểm sát. Bên cạnh đó, các thành viên dự họp cũng chỉ ra một số điểm còn tồn tại, hạn chế của thẩm phán, kiểm sát viên... trong việc xét hỏi, tranh tụng. Qua họp rút kinh nghiệm về công tác xét xử các vụ án, các thẩm phán, kiểm sát viên trau dồi thêm những bài học, kinh nghiệm quý báu để rèn luyện bản thân nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.

03. Dương Đình Tường. SAU LOẠT BÀI “NHỮNG HẠT NGÔ MÁU”: CUỘC “GIẢI CỨU” CỦA BÍ THƯ TỈNH ỦY / Dương Đình Tường // Nông nghiệp Việt Nam.- Ngày 23/12/2016.- Số 256.- Tr.5.

Những ngày cuối năm, chúng tôi nhận được liên tiếp các cuộc gọi của người dân Sơn La với chung một thông điệp hoan hỉ rằng, hiệu quả của loạt phóng sự “Những hạt ngô máu” đăng trên báo Nông nghiệp Việt Nam (từ ngày 14 – 16/9) đã có tác động mạnh mẽ đến mức cả hệ thống chính trị của tỉnh cùng vào cuộc giúp gỡ bí cho nông dân mất đất.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2017 2

CẢ TỈNH CÙNG NHẬP CUỘC Trước đó, Nông nghiệp Việt Nam trở thành tờ báo tiên phong trong việc phát hiện, phản ánh

tình trạng hàng trăm hộ trồng ngô ở hai xã Phiêng Pằn và Chiềng Lương của huyện Mai Sơn đứng trước nguy cơ không còn đất sản xuất vì gán nợ cho các chủ đầu tư giống, vật tư có biểu hiện nặng lãi.

Sống giữa vùng đất trù phú bậc nhất của Tây Bắc mà nhiều gia đình khánh kiệt đến mức phải đi ăn đong, cả năm không biết đến bộ quần áo mới, bệnh tật cũng không dám đi viện. Đó mới chỉ là hàng trăm gia đình ở địa bàn hai xã mà Nông nghiệp Việt Nam khảo sát, nếu tính chung trên địa bàn cả tỉnh, con số còn lớn hơn nhiều.

Nhiều độc giả gọi điện, tiếng nấc lẫn trong tiếng nói và bảo loạt bài đã chạm vào sâu thẳm trái tim họ. Nhiều tờ báo, kênh truyền hình Trung ương và địa phương đã lần lượt lên tiếng kế tiếp để tạo thành một đợt “sóng lớn” trong dư luận.

Không để vấn đề trầm trọng hơn, huyện Mai Sơn và tỉnh Sơn La đã tổ chức gần chục cuộc họp để bàn cách tháo gỡ mà mới đây nhất là cuộc họp Thường trực Tỉnh ủy do đích thân ông Hoàng Văn Chất, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì; tham dự còn có ông Nguyễn Đắc Quỳnh; Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Nguyễn Hữu Đông, Phó bí thư Tỉnh ủy; ông Cầm Ngọc Minh, Chủ tịch UBND tỉnh…

Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, huyện Mai Sơn đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện các giải pháp khắc phục tình trạng vay nợ tiêu dùng, gán nợ đất sản xuất do Bí thư Huyện ủy làm Trưởng ban; đã xây dựng và ban hành kế hoạch thực hiện các giải pháp khắc phục tình trạng vay nợ tiêu dùng, gán nợ đất trên địa bàn huyện; đã thành lập 3 tổ công tác để tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo kế hoạch đã đề ra, cụ thể:

Tổ số 1 chịu trách nhiệm phân loại đất nông nghiệp, lâm nghiệp; lựa chọn mô hình, đề xuất phương án hỗ trợ sản xuất; rà soát, tổng hợp số hộ vay nợ tiêu dùng, gán nợ đất; định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Tổ số 2 chịu trách nhiệm tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về nhiệm vụ phát triển kinh tế, an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo bền vững, các hoạt động về văn hóa - xã hội.

Tổ số 3 chịu trách nhiệm rà soát, củng cố tài liệu, chứng cứ để xem xét các dấu hiệu vi phạm của các chủ nợ; theo dõi nắm tình hình và tham mưu đề xuất hướng giải quyết theo đúng quy định của pháp luật; làm việc với các nhà đầu tư bàn, thống nhất phương án giải quyết để trả lại đất sản xuất cho người dân.

Do việc vay nợ, gán nợ đất và cho thuê thầu đất được thực hiện theo hình thức trao tay, người dân tự thỏa thuận với chủ nợ không có sự chứng kiến của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, không cung cấp đầy đủ các giấy tờ có liên quan nên việc thống kê, rà soát rất khó. Tuy nhiên, theo con số tạm cho là tin cậy, trên địa bàn 2 xã Phiêng Pằn và Chiềng Lương có 269 hộ vay nợ không có khả năng trả phải gán đất trồng ngô cho 120 chủ nợ với diện tích là 405ha, tổng số tiền nợ trên 15,6 tỷ đồng, trong đó có 110 hộ có khả năng trả nợ, 159 hộ không có khả năng trả nợ, với số tiền là 13,8 tỷ đồng.

Qua nghiên cứu một số giấy tờ vay nợ, gán đất, cho thuê thầu đất mà tổ công tác thu thập được, bước đầu xác định: Các chủ nợ cho người dân vay chủ yếu bằng tiền mặt, thực phẩm và vật tư (giống ngô, phân bón, thuốc trừ sâu…); việc cho vay diễn ra trong thời gian dài sau đó chốt sổ, cộng tiền viết giấy tờ vay nợ và giấy tờ gán đất, cho thuê thầu đất khi không có khả năng thanh toán nợ, có ký nhận hoặc điểm chỉ của người dân. Nội dung thỏa thuận dưới dạng nhận và trả tiền mặt; nhận tiền mặt và trả bằng ngô; nhận hiện vật (cây, con giống, phân bón, đồ tiêu dùng…) và trả bằng ngô; nhận tiền rồi giao cho chủ nợ quản lý sử dụng đất sản xuất trong thời gian từ 5 năm đến 10 năm, hết thời gian nói trên chủ nợ có trách nhiệm trả lại đất và xóa hết nợ cho dân.

GẶP CẢ CHỦ ĐẠI LÝ LẪN NGƯỜI DÂN

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2017 3

Qua làm việc trực tiếp với một số chủ nợ trên địa bàn xã Phiêng Pằn đoàn công tác xác định: Do người dân không trả nợ dứt điểm theo từng năm vay nên số tiền cộng dồn lại sau một số năm là rất lớn, dẫn đến không có khả năng thanh toán, nên các bên thỏa thuận gán đất cho chủ đầu tư trong thời gian từ 5 - 10 năm, khi hết thời gian sẽ trả lại đất và xóa hết nợ cho người dân.

Các chủ nợ cơ bản nhất trí sẽ trả đất cho người dân nếu người dân có kế hoạch trả nợ, có cam kết sẽ trả nợ dần; nhất trí chốt nợ, khoanh nợ, không tính lãi suất và thực hiện việc giãn nợ cho người dân và cam kết không cưỡng ép người dân trả nợ, làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự của địa phương.

Qua làm việc với các hộ dân tại bản Ta Lúc, xã Phiêng Pằn cho thấy việc vay nợ của người dân với chủ đầu tư là có thực; việc gán đất trả nợ của người dân là tự nguyện, không bị ép buộc. Đa số người dân mong muốn được chủ đầu tư khoanh nợ, không tính lãi và cho nhận lại đất để phát triển sản xuất; cam kết có trách nhiệm trả nợ cho các chủ đầu tư. Cá biệt có hộ không có nhu cầu nhận lại đất do số tiền nợ lớn hơn giá trị đất đã gán cho chủ đầu tư và gia đình vẫn còn đất để sản xuất.

Mai Sơn đã tổ chức họp dân tại 12/12 bản của xã Phiêng Pằn để thống nhất, lựa chọn mô hình và phương án hỗ trợ sản xuất, định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và tổ chức cho các hộ dân đăng ký tham gia mô hình...

Hiện tại đã có 102 hộ (95 hộ xã Phiêng Pằn, 17 hộ xã Chiềng Lương) đăng ký tham gia mô hình; đã triển khai thực hiện 2 mô hình ghép nhãn tại xã Phiêng Pằn, đang xây dựng phương án hỗ trợ 4 mô hình sản xuất tại xã Phiêng Pằn và 2 mô hình sản xuất tại xã Chiềng Lương.

Đã làm việc với Công ty Cổ phần Mía đường Sơn La và một số hợp tác xã trên địa bàn để kêu gọi đầu tư phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn các xã có người dân phải gán nợ đất (hiện tại đã triển khai trồng 150ha mía tại 3 bản Kết Hay, Pá Nó, Nà Pồng xã Phiêng Pằn).

Đã triển khai sửa chữa 2 tuyến đường liên bản với tổng chiều dài 54km, tổng kinh phí 770 triệu để tạo điều kiện cho nhân dân vận chuyển, tiêu thụ nông sản…

Ông Hoàng Văn Chất, Bí thư Tỉnh ủy đề nghị, thứ nhất là việc tuyên truyền, vận động phải làm nổi bật thông điệp đối với cây ngô hiện nay đang thất thế về kinh tế, phải chuyển đổi sang cây trồng khác, nhưng trồng cây gì để thay? Thứ hai là xử lý cho được nguyên nhân chi tiêu quá mức và nhất là các thủ tục lạc hậu. Thứ ba là phải làm rõ căn cứ pháp lý đối với 269 hộ dân gán đất trả nợ, làm rõ mối quan hệ của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

04. Minh Nguyệt. PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC: ĐỒNG BÀO “ƯNG” MÔ HÌNH NÔNG - LÂM KẾT HỢP / Minh Nguyệt // Nông thôn ngày nay.- Ngày 23/12/2016.- Số 307.- Tr.13.

Sản xuất nông - lâm kết hợp đang là mô hình phát triển nông nghiệp bền vững được nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc “ưng cái bụng” và phấn khởi áp dụng.

ĐA DẠNG GIỐNG CÂY, BẢO TỒN TÀI NGUYÊN Vùng Tây Bắc là nơi sinh sống của nhiều đồng bào vùng dân tộc thiểu số như Thái, Mông,

Tày, Mường, Dao, Nùng… Muôn đời nay bà con vẫn quen độc canh trên đất dốc. Điều này là nguyên nhân dẫn đến đất tầng mặt bị rửa trôi, xói mòn và nghèo dinh dưỡng…

... Anh Lèo Văn Cường, bản Làng Mon, huyện Mộc Châu (Sơn La) thổ lộ: “Trước đây nhà tôi cứ trồng ngô trên sườn đồi, núi dốc, mưa xuống đất lở, xói mòn, chẳng thu được nhiều ngô. Sau này, nhờ cán bộ khuyến nông hướng dẫn, tôi áp dụng mô hình nông - lâm kết hợp, trồng cây thân gỗ, cà phê, ngô. Sau thử nghiệm, thấy mô hình đạt hiệu quả tốt nên tôi mở rộng diện tích canh tác. Năm 2016 nhà mình đã thu được khoảng 1,3 tấn cà phê, tính ra cũng được mấy chục triệu đồng…”.

ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ THIẾT THỰC ... Còn tại bản Nà Ban, xã Hát Lót, huyện Mai Sơn (Sơn La) 32 nông dân đã tình nguyện liên

kết thiết lập vùng nông - lâm kết hợp rộng tới 50ha. Tổng số có khoảng 22.000 cây ăn quả các loại

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2017 4

đã được trồng xen, ghép gồm nhãn, xoài, bưởi, chanh. Cũng trên diện tích này, các hộ đã trồng 5ha cỏ làm thức ăn cho gia súc theo đường đồng mức.

05. Nguyễn Hải. CHUYÊN ÁN TRIỆT PHÁ ĐƯỜNG DÂY VẬN CHUYỂN HƠN 300 BÁNH HEROIN / Nguyễn Hải // Gia đình và xã hội.- Ngày 23/12/2016.- Số 154.- Tr.13.

Đêm khuya, hai chiếc ô tô phóng như bay trên đường Quốc lộ 32A. Các trinh sát bí mật bám sát quyết không để mất dấu các đối tượng. Thế rồi, thời cơ chặn bắt đã đến, hai tổ công tác đi trên 6 ô tô chia làm hai tốp khóa đầu, chặn đuôi và áp sát xe các đối tượng. Để mở đường máu thoát thân, các đối tượng liều lĩnh nhấn ga lao lên phía trước nhưng lần lượt bị các trinh sát quy phục. Khám xét khẩn cấp, công an phát hiện 300 bánh heroin được ngụy trang trong các thùng nhựa màu xanh.

BA THÁNG THEO DẤU ĐƯỜNG DÂY BUÔN BÁN MA TÚY Thiếu tá Phạm Trung Kiên, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (PC47,

Công an tỉnh Phú Thọ) cho biết, khoảng 3 tháng trước, thông qua các biện pháp nghiệp vụ, trinh sát phát hiện một đường dây vận chuyển ma túy bằng phương tiện ô tô qua địa bàn tỉnh Phú Thọ đi về các tỉnh miền xuôi như Vĩnh Phúc, Hà Nội. Trước tính chất nghiêm trọng của vụ án, lãnh đạo Công an tỉnh, trực tiếp là Đại tá Đỗ Văn Hoành, Giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ đã ký quyết định thành lập Ban Chuyên án TX1116 để điều tra truy xét đường dây buôn bán vận chuyển ma túy liên tỉnh này.

Nhận nhiệm vụ từ lãnh đạo Công an tỉnh, các trinh sát Phòng PC47 đã hàng chục lần ngược xuôi cung đường Phú Thọ - Sơn La. Với sự giúp đỡ của Công an tỉnh Sơn La, chân dung các đối tượng nghi vấn đã được các trinh sát Phòng PC47 Công an tỉnh Phú Thọ tỉ mỉ dựng lên. Theo đó, đường dây ma túy này do Vàng A Cáng (42 tuổi, trú tại bản Tà Phềnh, xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, Sơn La) cầm đầu. Cáng thuê người họ hàng là Vàng A Dự (28 tuổi, ở bản Tà Phềnh, xã Tân Lập, huyện Mộc Châu) và Mùa A Sáu (30 tuổi), Mùa A Là (43 tuổi, cùng ở xã Chiềng Hắc) tham gia vận chuyển. Qua thời gian theo dõi, trinh sát đã nắm được quy luật di biến động của các đối tượng. Tuy nhiên, với sự tinh ranh và sự cảnh giác cao độ, nhóm đối tượng luôn đề phòng, nằm im nghe ngóng. Sau một thời gian không động tĩnh, nhóm đối tượng này quyết định “làm một vụ lớn”.

Về phía Công an tỉnh Phú Thọ, các trinh sát Phòng PC47 nhận được nguồn tin nhóm đối tượng sẽ vận chuyển số lượng lớn ma túy qua địa bàn Phú Thọ đưa đi tiêu thụ. Dưới sự chỉ đạo sát sao, kịp thời và chính xác của Ban Giám đốc và trực tiếp là sự chỉ đạo của Đại tá Phan Huy Ngọc, Phó giám đốc Công an tỉnh, Phòng PC47 đã triển khai kế hoạch bắt giữ. Cuộc họp phương án vây bắt nhóm đối tượng vận chuyển kéo dài nhiều tiếng đồng hồ. Nhiều phương án bắt giữ được vạch ra, tính toán cẩn trọng, vừa đảm bảo cho lực lượng vây bắt, quần chúng nhân dân mà vẫn hiệu quả.

CUỘC VÂY BẮT NGHẸT THỞ TRONG ĐÊM Đầu giờ chiều 26/11, 20 cán bộ, chiến sỹ của Phòng PC47 chia làm 4 tổ công tác, đi xe máy

và 6 xe ô tô ém tại các cung đường nhận định đối tượng đi qua. Cáng và đồng bọn rất tinh vi khi thay đổi đường liên tục, khi đi đến Quốc lộ 32A (huyện Thanh Thủy, Phú Thọ), bọn chúng điều khiển 2 xe ô tô Fotuner và xe Mitsumitsi chạy với tốc độ trên 100km/h. Do đã có kế hoạch từ trước nên mọi di biến động của nhóm đối tượng luôn được theo sát. Nhóm đối tượng chuẩn bị khá kỹ, chiếc xe đi trước có nhiệm vụ dò đường, khi chạy qua những điểm nghi vấn sẽ báo cho xe sau biết để tìm đường khác chạy hoặc sẽ chủ động “thoát” nếu như xe trước gặp sự cố hay gặp lực lượng công an. Suốt quãng đường từ huyện Thanh Thủy về thành phố Việt Trì, hai xe này duy trì tốc độ cao, các trinh sát vẫn lặng lẽ bám theo chờ cơ hội chặn bắt.

Đêm càng về khuya đường càng vắng, khi vào tới địa phận thành phố Việt Trì thì hai chiếc xe giảm tốc độ, đi cách nhau 100m. Xác định thời cơ đã đến, Thiếu tá Phan Trung Kiên và đồng đội chia làm hai mũi đồng loạt tấn công. Mũi thứ nhất, hai ô tô của lực lượng công an chặn ô tô đi phía sau do Vàng A Cáng điều khiển, ngồi trên xe còn có Vàng A Dự. Cùng lúc, mũi thứ hai chặn đầu ô tô đi phía trước do Mùa A Sáu cầm lái, ngồi bên cạnh là Mùa A Là. Lúc này, Sáu không cho xe

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2017 5

dừng mà lái xe đâm thẳng vào ô tô của tổ công tác hòng tẩu thoát. Biết không thể tiến thẳng lên được, Sáu cài số lùi để tìm đường thoát thân. Đúng lúc này, Thiếu tá Kiên đã điều khiển xe ô tô khóa đuôi, đồng thời ép sát xe đối tượng vào giữa hai ô tô của lực lượng công an.

Thấy bị vây bắt, Sáu và Là khóa cửa cố thủ trong ô tô. Thiếu tá Kiên vận động, kêu gọi nhưng các đối tượng vẫn gan lì, buộc các anh phải phá cửa kính. Khi bị tổ công tác bắt giữ, hai đối tượng chống trả quyết liệt hòng bỏ chạy nhưng bất thành. Vào thời điểm này, biết Sáu và Là đã bị bắt nên Cáng và Dự đành thúc thủ tra tay vào còng số tám của lực lượng công an.

Kiểm tra ô tô của Cáng, tổ công tác phát hiện 5 can nhựa màu xanh, loại 30 lít được khoét dưới đáy can và đã được hàn lại, phía trên được bọn chúng ngụy trang rất nhiều hạt đỗ tương. Khi bỏ lớp đỗ tương này, mỗi can nhựa chứa 60 bánh heroin được gói bằng nhiều lớp nilon và giấy chống ẩm. Tại cơ quan công an, Cáng khai nhận 300 bánh heroin của Cáng đang trên đường vận chuyển đi bán. Các đối tượng Vàng A Dự, Mùa A Sáu và Mùa A Là được Cáng thuê đi để cảnh giới bảo vệ. Chiếc xe của Là và Sáu đi phía trước có nhiệm vụ mở đường “máu” chống trả lại lực lượng công an, tạo vụ tai nạn giao thông để cho ô tô của Cáng chở ma túy đi phía sau tẩu thoát. Nếu trót lọt, Sáu và Là sẽ được trả công 100 triệu đồng, còn Dự được trả công 200 triệu đồng.

Đại tá Đỗ Văn Hoành, Giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, đây là vụ án ma túy lớn mà lực lượng công an tỉnh đã phát hiện, bắt giữ. Việc triệt xóa được đường dây vận chuyển trái phép ma túy liên tỉnh đã thể hiện tinh thần tấn công tội phạm của các chiến sỹ trên mặt trận đấu tranh với tội phạm ma túy, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Cũng xem:

06. PV. CHUYÊN ÁN TRIỆT PHÁ ĐƯỜNG DÂY VẬN CHUYỂN HƠN 300 BÁNH HEROIN / PV // Hôn nhân và pháp luật.- Ngày 29/12/2016.- Số 156.- Tr.20.

07. Hoàng Long. LẤY LẠI THƯƠNG HIỆU CHO QUÝT CHIỀNG CỌ / Hoàng Long // Dân tộc và phát triển.- Ngày 23/12/2016.- Số 1267.- Tr.11.

Sơn La là địa phương có khí hậu đặc trưng cận ôn đới, nhiệt độ trung bình hằng năm khoảng 21 độ C. Điều kiện khí hậu thuận lợi này rất thích hợp cho cây quýt sinh trưởng và phát triển tốt.

Trước đây, quýt Chiềng Cọ của thành phố Sơn La (Sơn La) vẫn được người tiêu dùng ưa chuộng bởi có nhiều đặc tính quý như quả ngọt, mọng, ít hạt, có mùi thơm đặc trưng... Tuy nhiên, do không chú trọng khâu chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, nên giống quýt này bị lai tạp, khiến năng suất và chất lượng không ổn định, dẫn đến chưa có sức cạnh tranh trên thị trường. Trong vài năm trở lại đây, chính quyền đã hướng dẫn người dân trong xã cùng cải tạo lại vườn quýt, bước đầu đã cho kết quả khả quan.

Gia đình anh Tòng Văn Bun, ở bản Ngoại, xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La có hơn 3.000m đất trồng quýt từ năm 2001, nhưng do để cây mọc tự nhiên nên sản lượng rất thấp, mỗi năm thu hoạch chỉ đạt giá trị hơn 10 triệu đồng.

Những năm gần đây, được cán bộ khuyến nông hướng dẫn tỉa cành, tạo tán, bón phân, làm cỏ, phòng trừ sâu bệnh hại... anh Bun đã áp dụng các kỹ thuật này vào chăm sóc vườn quýt nhà mình. Do vậy, từng gốc quýt đã dần đậu quả và cho năng suất cao. Với giá bán từ 20.000 - 30.000 đồng/kg, mỗi năm, gia đình anh Bun có thu nhập từ 70 - 80 triệu đồng.

Cùng là người trồng quýt tại xã Chiềng Cọ có năng suất cao, chị Tòng Thị Hạnh cũng cho biết, trong năm tới sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng quýt, phát triển kinh tế gia đình.

Hiện, xã Chiềng Cọ có gần 100 hộ dân có vườn quýt, với tổng diện tích gần 10ha. Thời gian tới, ngoài đầu tư chăm sóc tốt diện tích hiện có, xã đang có kế hoạch mở rộng diện tích cây quýt để thay thế các loại cây trồng kém hiệu quả khác.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2017 6

Ông Cà Văn Long, Phó chủ tịch UBND xã Chiềng Cọ cho biết, để tăng năng suất cây ăn quả, xã chỉ đạo bà con cải tạo lại vườn tạp, chăm sóc từ khi ra hoa đến khi bảo vệ quả. Ngoài ra, xã cũng chỉ đạo bà con nhân dân phát triển trồng cây mận hậu và mận tam hoa, đào chín sớm để tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Cây quýt được trồng và chăm sóc hiệu quả đang mở ra hướng làm kinh tế mới ở Chiềng Cọ, cũng như các xã lân cận của thành phố Sơn La. Việc triển khai mô hình này cũng góp phần thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng giá trị gia tăng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cũng như phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh Sơn La.

08. Vũ Hương. BẢN MÒNG - ĐIỂM DU LỊCH VĂN HÓA VÀ TẮM KHOÁNG NÓNG HẤP DẪN / Vũ Hương // Quân khu 2.- Tháng 12/2016.- Số 926.- Kỳ 4.- Tr.8.

Điều đầu tiên mà du khách cảm nhận được khi đến bản Mòng (xã Hua La, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La) là cảnh quan thiên nhiên sơn thủy hữu tình với những dãy núi nhấp nhô, uốn lượn soi mình xuống dòng suối Nậm La xinh đẹp. Trên các sườn đồi phủ kín cà phê, mơ, mận, thông, tre. Xa xa là rừng cây với bạt ngàn đinh hương, nghiến, táu, sến, thông, trẩu... Vào mỗi độ xuân về, hoa mơ, hoa mận, hoa ban đua nhau nở trắng rừng. Mỗi khi đông đến, hoa vông gai lại nở đỏ rực trên khắp các sườn đồi và hai bên đường vào bản... Nổi bật giữa cảnh sắc tươi đẹp đó là bản Mòng với những nếp nhà sàn truyền thống cùng những người phụ nữ Thái tươi tắn. Nơi đây, các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Thái như trang phục, trang sức, ẩm thực, lễ hội truyền thống, các làn điệu dân ca, dân vũ... vẫn được gìn giữ nguyên vẹn trong đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất hằng ngày của họ.

Bản Mòng còn hấp dẫn du khách bởi có nguồn nước khoáng nóng dồi dào. Tương truyền, bản nằm trong vùng đất có long mạch (mảnh đất rồng) mà vị trí dựng bản chính là đầu rồng với hai mắt là hai giếng nước nằm giữa bản, trong đó có một giếng nước khoáng nóng và một giếng nước lạnh nằm cách nhau hơn chục mét. Điều kỳ lạ là, nếu giếng nước khoáng nóng tăng nhiệt độ lên bao nhiêu thì giếng nước lạnh lại giảm nhiệt độ đi bấy nhiêu. Theo các nhà nghiên cứu, nhiệt độ nước khoáng nóng lộ thiên ở bản Mòng trung bình là 38°C. Nước trong suốt, không màu, không mùi và có các đặc tính lý hóa, thành phần khoáng chất tự nhiên phù hợp chữa trị một số bệnh ngoài da, thấp khớp, thần kinh, tim mạch... Đặc biệt, nhiệt độ nước khoáng thay đổi theo mùa, vào mùa hè nhiệt độ nước dịu hơn, còn mùa đông thì nóng hơn. Nguồn nước khoáng ở đây về cơ bản còn đạt yêu cầu chất lượng theo quy định.

Đến với bản Mòng, ngồi trong những nếp nhà sàn truyền thống, thưởng thức các món ăn đặc trưng như: Cá nướng, gà nướng, thịt hun khói, cơm lam, các món nộm rau rừng, chấm cùng “chẳm chéo” từ bàn tay khéo léo, đảm đang của người phụ nữ Thái. Khi đêm về, du khách được ngồi quây quần bên bếp lửa hồng vào mùa đông hoặc tụ họp ngoài sàn ngắm trăng vào mùa hè và bị mê hoặc bởi những làn điệu dân ca trầm bổng thiết tha của các thiếu nữ hay tiếng sáo véo von của các chàng trai gọi bạn tình và hòa mình trong điệu múa xòe đằm thắm “Inh lả ơi”.

09. Linh Anh. PHÁT HIỆN Ô TÔ CHỞ 50 BÁNH HEROIN / Linh Anh // Pháp luật và xã hội.- Ngày 24/12/2016.- Số 151.- Tr.12.

Công an tỉnh Sơn La vừa phá thành công chuyên án vận chuyển ma túy trái phép, bắt giữ 2 đối tượng trong đường dây này. Khoảng 10h ngày 22/12, trên tuyến Quốc lộ 6 thuộc địa phận bản Co Chàm, xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, sau nhiều ngày tổ chức điều tra, mật phục, lực lượng chức năng đã tiến hành bắt giữ 2 đối tượng gồm: Hoàng Anh Tuấn, sinh năm 1975, trú tại phường Văn Quán, quận Hà Đông, Hà Nội và Trần Lê Hùng, sinh năm 1989, trú tại xã Quảng Tân, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Cơ quan công an đã thu giữ tang vật là 50 bánh heroin, 1 xe ô tô, 3 điện thoại di động, 1.500.000 đồng và nhiều vật chứng liên quan khác. Theo khai nhận ban đầu, 2 đối tượng cho biết số ma túy trên chúng mua từ xã Hang Kia, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình để vận chuyển về xuôi tiêu thụ.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2017 7

Với những nỗ lực phá án trên, Ban chuyên án đã được Ban Giám đốc - Công an tỉnh Sơn La biểu dương về tinh thần kiên quyết, dũng cảm đấu tranh phòng chống tội phạm và thưởng nóng 50 triệu đồng.

Cũng xem:

10. PV. BẮT GIỮ HAI ĐỐI TƯỢNG VẬN CHUYỂN 50 BÁNH HEROIN / PV // Bảo vệ pháp luật.- Ngày 27/12/2016.- Số 104.- Tr.15.

11. Hoài Dương. KỲ VĨ PHA LUÔNG / Hoài Dương // Đại đoàn kết.- Ngày 25/12/2016.- Số 360.- Tr.15.

Với hành trình “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm...”, quanh năm mờ ảo trong sương, Pha Luông (Mộc Châu, Sơn La) giờ đây đã trở thành điểm đến hấp dẫn nhưng cũng đầy thử thách.

Chúng tôi đến Mộc Châu vào thời điểm miền thảo nguyên bừng sáng bởi sắc trắng hoa cải. Hoa cải phủ đầy các sườn đồi, các khu vườn nhà dân tạo nên những cánh đồng ngút ngàn tầm mắt. Nếu hoa cải vàng cho cảm giác rộn ràng, rằng mùa xuân đã tới thật gần thì giữa miên man hoa cải trắng mang lại cho Mộc Châu một vẻ đẹp mộc mạc, đậm chất thảo nguyên. Và mùa này, Mộc Châu không chỉ mê hoặc du khách bởi những cánh đồng hoa cải trắng. Chúng tôi tìm về con đường Tây tiến vang danh một thời nay vẫn còn đó, đỉnh Pha Luông sừng sững - nóc nhà của Mộc Châu với độ cao gần 2.000 mét được nhắc đến như một huyền thoại với những cuộc hành quân đầy gian nan trong chiến tranh. Vài năm trở lại đây, hành trình này trở thành niềm ao ước của bất kỳ du khách nào khi đặt chân tới Mộc Châu.

Pha Luông cách Mộc Châu chừng 30km, nằm giữa biên giới hai quốc gia Việt Nam và Lào. Để tới chân núi Pha Luông, du khách có thể đi hướng từ Cửa khẩu Loóng Sập, bản Pha Luông sau khi xin giấy phép từ đồn biên phòng và thuê người dẫn đường. Hướng đi này hoàn toàn là một cuộc băng rừng rậm Xuân Nha, vượt qua những dốc cao nguy hiểm và không dành cho những người thiếu kiên nhẫn.

Cung đường leo Pha Luông rất thú vị, chúng tôi trải qua những sự thay đổi cảnh sắc, thiên nhiên suốt đường đi. Có thể chứng kiến được sự đỏng đảnh của thời tiết bởi trời đang nắng trong xanh, bỗng mây kéo tới giăng mùng mờ mịt. Có đoạn chúng tôi phải cúi rạp người, có đoạn đi giữa những hàng trúc đan xen nhau như tạo thành một vòm cổng lãng mạn. Rồi chúng tôi bắt gặp những cây lá phong cao vút, những con đường trải đầy lá vàng rơi hay những phiến đá to sừng sững ven đường. Những loài hoa dại nở rực rỡ và thi thoảng chúng tôi reo lên mừng rỡ khi bắt gặp những bông đào phai nở sớm. May mắn được ngày trời lạnh có nắng, nên được chiêm ngưỡng biển mây đẹp đến say lòng.

Khác với đường leo các đỉnh núi khác như Fansipan, Tà Chì Nhù, Pu Si Lung là có đoạn leo cao có đoạn tụt dốc để phục hồi sức lực, Pha Luông hầu như chỉ có dốc. Sau hơn 3 giờ đồng hồ trekking trong rừng, chúng tôi thấm mệt nhưng khi lên tới đỉnh ngắm khung cảnh thiên nhiên bao la hùng vĩ, mọi mệt mỏi dường như tan biến. Ngửa mặt lên trời hay quay mặt sang bốn bề chỉ có mây và mây.

Và càng ngạc nhiên hơn khi trong biển mây ấy hiện ra bản Hin Pén. Những ngôi nhà vách gỗ, mái lợp tranh ẩn hiện trong sương mù. Đây là bản cao nhất trên đỉnh Pha Luông, nơi có đồng bào Mông sinh sống. Cuộc sống của họ thật đơn sơ, tất cả vẫn tự cung, tự cấp. Từ cách bảo quản thức ăn bằng cách ướp thịt với muối trong chum, ướp muối vào thịt rồi gác bếp hay tự cất rượu uống. Được ung dung bên chén rượu và món thịt gác bếp đậm đà do chính tay người Mông chế biến mới cảm nhận được hương vị của cả núi rừng bao la khi mùa xuân đang tới.

Trên đỉnh Pha Luông còn có một khu đất bằng phẳng rộng gần 10ha rất thích hợp cho những môn thể thao như đi ngựa, đi bộ hoặc leo núi. Cùng với gió ngàn, biển mây, đỉnh Pha Luông còn là chốn hò hẹn, vui chơi rộn rã của những đôi trai gái người Mông. Chúng tôi bắt gặp nhiều cặp đôi

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2017 8

người Mông lên đây vui chơi. Họ diện những bộ váy áo rực rỡ, hát dân ca với tiết tấu vui nhộn. Hẻm vực núi này, cũng có nhiều câu chuyện kể về những chàng trai cô gái yêu nhau nhưng bị gia đình ngăn cấm nên gieo mình xuống vực. Những câu chuyện kỳ bí về đêm trên đỉnh Pha Luông khiến những ai có ý định qua đêm nơi đây chùn bước... Trên đỉnh núi còn có một hòn đá lớn với vết khắc hình con rồng độc đáo mà không biết có tự bao giờ. Đáng buồn là trên phiến đá ấy, chúng tôi cũng bắt gặp những dấu tích thiếu văn minh của một số du khách thích khoe chiến tích khi tới đây.

Pha Luông cách nước bạn Lào không bao xa. Muốn tiếp nối cuộc hành trình, có thể khám phá nước bạn Lào qua Cửa khẩu Lóng Sập. Đây là cửa khẩu quốc tế, nhưng không khí ở đây vẫn mang nét đặc trưng của miền sơn cước. Không có cảnh nhộn nhịp người, xe qua lại, hàng hóa tấp nập, chỉ thấy những anh lính biên phòng đổi gác, tuần tra, cần mẫn xuyên rừng lội suối và hình ảnh ấy cũng sẽ ấn tượng trong hành trình khám phá của mỗi du khách. Nằm cạnh mốc biên giới 268 Việt - Lào, Pha Luông lại càng thêm phần thiêng liêng khi là cột mốc tự nhiên nơi biên cương, khẳng định chủ quyền đất nước.

Với địa hình độc đáo, Pha Luông như một khối đá khổng lồ với hàng trăm nghìn phiến đá chồng lên nhau. Từ sâu trong dãy núi, đỉnh Pha Luông bỗng chồm hẳn ra ngoài đầy kiêu hãnh. Đứng ở mỏm đá này ngắm quê hương đất nước, trái tim chúng tôi trào dâng niềm tự hào.

So với các đỉnh núi khác vùng Tây Bắc, Pha Luông mang một vẻ đẹp khác biệt, rất hùng vĩ, được các phượt thủ ví là đỉnh núi huyền thoại. Chinh phục Pha Luông để cảm nhận sâu sắc hơn một Pha Luông trong “Tây Tiến” của nhà thơ tài hoa Quang Dũng: “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm/ Heo hút cồn mây, súng ngửi trời/ Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống/ Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi...”.

Tới chân núi Pha Luông có hai đường. Một là đường từ hướng rừng Xuân Nha, điểm đầu cách thị trấn Mộc Châu chừng 40km và hành trình leo núi có phần sang đất bạn Lào. Hiện đường này đã bị cấm hoàn toàn. Đường thứ hai là hướng từ Cửa khẩu Lóng Sập, bản Pha Luông, đây là hướng mà những người dân bản địa vẫn thường đi. Đường thứ hai ngắn hơn, nhưng dốc và hoàn toàn đi trong rừng rậm Xuân Nha. Hoàn toàn có thể lên và xuống đỉnh Pha Luông trong vòng 1 ngày. Hiện tại vẫn chưa được phép qua đêm trên đỉnh Pha Luông vì tình hình an ninh phức tạp.

12. X. Mai. 21 NGÀY LƯU LẠC ĐẪM NƯỚC MẮT CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ MÔNG / X. Mai, T. Hằng // Công an nhân dân.- Ngày 26/12/2016.- Số 4170.- Tr.7.

Được ôm con trong vòng tay, chị Sồng Thị P (trú tại Phù Yên, Sơn La) cứ ngỡ trong mơ... Thiết thực kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập lực lượng An ninh điều tra, những ngày cuối tháng 12/2016, Phòng An ninh điều tra, Công an tỉnh Lào Cai phối hợp với Công an tỉnh Sơn La vừa lập công cứu một nạn nhân bị lừa bán ra nước ngoài.

Nạn nhân là Sồng Thị P (sinh năm 1996, trú tại Phù Yên, Sơn La), được giải cứu sau 21 ngày lưu lạc nơi đất khách quê người. Gặp lại người thân trong gia đình, P không giấu được sự xúc động, người phụ nữ hai con nghẹn ngào, chẳng nói được bằng lời...

Sồng Thị P đã có chồng và hai con. Cũng như bao người phụ nữ Mông ở bản vùng cao Phù Yên, cả cuộc đời cô gắn với núi rừng, lấy chồng rồi sinh con... Mọi việc sẽ bình lặng trôi đi nếu không có cuộc gặp gỡ định mệnh giữa P và người chị họ là Vàng Thị Sông vào những ngày cuối tháng 11/2016. Qua câu chuyện, người chị họ rủ P sang Trung Quốc lấy chồng để có một cuộc sống sung sướng hơn nhưng P không đồng ý. Sau đó, người chị họ rủ P sang Trung Quốc mua quần áo đẹp... Trước lời rủ rê hấp dẫn của người chị họ, P đã mủi lòng và đồng ý cùng đi. Điểm hẹn tại ngã ba Gia Phù (Phù Yên), có 2 người đàn ông đến đón. Sau khoảng 4 giờ đồng hồ, tất cả đến một bờ sông (sau này xác định là sông Nậm Thi, thuộc địa phận thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai). P cùng người chị họ và các đối tượng vượt sông sang bên kia bờ. Khi nghe những người dân xung quanh xì xào, nói chuyện, P mới biết đó là Trung Quốc. P và người chị họ được đưa vào sâu trong nội địa rồi ở lại nhà của một người phụ nữ Việt Nam. Cùng ở phòng trọ với P có một cô gái quê Hà Nội. Với một chút vốn tiếng Kinh đã học ở phổ thông, P nói chuyện với cô gái cùng bị giam giữ mới biết họ

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2017 9

đang rơi vào cái bẫy của những kẻ buôn người... Sau hai ngày ở đây, bà chủ nhà tốt bụng đã lộ rõ bản chất của một kẻ buôn người. Đối tượng yêu cầu P phải lấy chồng Trung Quốc. Mặc cho P van xin, muốn được về với hai con, các đối tượng vẫn không đồng ý, chúng giam P trong một căn phòng kín rồi quản lý rất gắt gao.

Trong tình cảnh đó, P giả vờ đồng ý để tìm đường bỏ trốn. Đúng như suy tính của P, sau khi cô đồng ý, các đối tượng có phần lơi lỏng hơn... Rồi trong khi các đối tượng dẫn giải P thì cô đã lợi dụng cơ hội trốn vào rừng. 10 ngày lẩn trốn ở đó, nạn nhân chỉ ăn quả rừng, uống nước suối... Sau mười ngày trốn chui trốn lủi chừng thấy yên ổn, P bắt đầu ra ngoài. Trong cuộc hành trình trốn chạy, cô gái người Mông may mắn gặp được những người tốt. Đầu tiên phải kể đến người đàn bà bán quán ở ven đường. Khi biết gia cảnh của P, người phụ nữ ngỏ ý muốn cô ở lại làm dâu, con trong gia đình nhưng P từ chối... Người phụ nữ này đã thương tình, cho P 100 NDT rồi chỉ đường cho cô đến Công an Trung Quốc trình báo. Trong những ngày đó, sự bất đồng về ngôn ngữ cũng là một trở ngại trong hành trình trở về của P... Sau nhiều ngày bị lưu giữ ở đây, cô được đưa ra biên giới Việt Nam, giao cho trạm Hà Khẩu nhưng vì không có giấy tờ nên chẳng thể về được Việt Nam. Trong những ngày lưu trú tại đây, P thường đến quán ăn sáng của một người đàn ông... Trong một lần tình cờ nói chuyện, P mới biết ông là người Việt Nam nên đã chia sẻ về cảnh ngộ của mình, nỗi thương nhớ con... Với chiếc điện thoại nhặt được trong những ngày trốn chạy, người chủ quán đã giúp đỡ P mua được chiếc sim điện thoại để liên lạc được với người thân trong gia đình.

Vụ giải cứu bắt nguồn từ cuộc điện thoại của P gọi về gia đình, sau 21 ngày lưu lạc nơi đất khách quê người... Với tia hy vọng mong manh, người thân trong gia đình đã đến Phòng An ninh điều tra, Công an tỉnh Sơn La trình báo. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Phòng An ninh điều tra xác định nạn nhân đã bị lừa bán ở khu vực Hà Khẩu... Ngày 18/12, thông tin về sự việc được phòng An ninh điều tra, Công an tỉnh Sơn La chuyển đến Phòng An ninh điều tra, Công an tỉnh Lào Cai. Sau khi tiếp nhận, Phòng An ninh điều tra đã trao đổi thông tin với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lào Cai, hỗ trợ phối hợp giải cứu P an toàn về nước.

13. Hà Châu. ĐƯỜNG ĐỜI KHÉT TIẾNG CỦA ÔNG TRÙM BUÔN BÁN HƠN 5.000 BÁNH HEROIN / Hà Châu // Gia đình và xã hội.- Ngày 26/12/2016.- Số 155.- Tr.13.

Hoàng Văn Tiến (Tiến “ái”, 30 tuổi, ở tiểu khu 13, huyện Mộc Châu, Sơn La) vốn là cái tên nhiều ấn tượng đối với giới buôn bán cái chết trắng tại vùng đất “nóng” này. Ban đầu chỉ là loại “ong, ve” chuyên đi luồn rừng xách thuê ma túy, Tiến “ái” đã lặng lẽ vươn lên vị trí ông trùm đường dây buôn bán hơn 5.000 bánh heroin.

ÔNG TRÙM CỦA THẾ GIỚI TỘI PHẠM MA TÚY Theo tiếng gọi đi xây dựng vùng kinh tế mới, bố mẹ Hoàng Văn Tiến (quê tỉnh Quảng Trị)

từ miền Trung ra đất Bắc (Mộc Châu, Sơn La) lập nghiệp. Hoàng Văn Tiến được sinh ra và lớn lên ở cao nguyên quanh năm có khí hậu mát mẻ, thanh bình này. Hỗn danh Tiến “ái” mà giới tội phạm tại Mộc Châu đặt cho Hoàng Văn Tiến không phải vì hắn có vấn đề về giới tính mà bắt nguồn từ sự khôn ngoan của hắn. Với hàng xóm, láng giềng, Tiến tỏ ra e dè, nói năng nhẹ nhàng, kín tiếng và mang một bộ mặt hiền như con gái. Nhưng giấu sau vẻ bề ngoài này là một ông trùm khét tiếng với những chuyến hàng ma túy khủng.

Mong muốn có thật nhiều tiền, Tiến “ái” sớm bỏ học và tìm cách khởi nghiệp bằng những bước chân đầu tiên vào vũng bùn tội lỗi. Đầu tiên, Tiến “ái” đầu quân cho ông trùm Nguyễn Thanh Tuân bằng công việc luồn rừng đi xách ma túy thuê. Mỗi lần đi giao hàng cho khách (thường 2 - 3 bánh heroin), Tiến “ái” được trả công khoảng chục triệu đồng. Có tiền sau mỗi chuyến hàng xách thuê, Tiến nuôi “chí lớn” bằng cách không vung vẩy ăn chơi như nhiều “ong, ve” khác mà anh ta lặng lẽ tích cóp, sống tằn tiện để tích vốn đợi ngày làm ăn lớn. Làm thuê cho Tuân, Tiến nắm được cơ bản những mánh khóe buôn ma túy.

Làm thuê một thời gian, Tiến “ái” quyết định rời bỏ Tuân và sang đầu quân cho Nguyễn Hùng Dũng (sinh năm 1979, ở bản Lũng Xá, Loóng Luông, Mộc Châu). Dũng vốn xuất thân là đệ

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2017 10

tử của Sồng A Lâu (37 tuổi, trú tại bản Lũng Xá, xã Loóng Luông, Mộc Châu, Sơn La). Việc chuyển hàng trong đường dây của Sồng A Lâu, Dũng phụ trách toàn bộ. Sồng A Lâu là kẻ thích chơi ngông và dễ bị khích tướng. Đệ tử trong đường dây của Lâu toàn người Lào. Mỗi lần vận chuyển ma túy, đám này lại mang theo súng tiểu liên, lựu đạn đi áp tải và sẵn sàng nhả đạn nếu bị công an tập kích hoặc bị các băng nhóm khác cướp hàng.

Sau một thời gian “cộng tác”, Dũng “kết” Tiến bởi sự khôn ranh, đáng tin cậy. Sự nhanh nhẹn của Tiến giúp Dũng nhẹ đi nhiều phần trong việc tổ chức vận chuyển buôn bán ma túy mà rảnh rang ăn chơi, hưởng thụ. Dũng không muốn mất Tiến “ái” nên tìm cách giữ Tiến ở bên mình. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn dưới trướng Dũng, Tiến đã tìm đến với ông trùm Sồng A Lâu để tìm cửa sáng vươn lên vị trí chiếu trên. Khi Tiến “ái” tìm đến, Sồng A Lâu thu nạp ngay. Bằng sự khôn khéo, sự ranh ma, Tiến đã nhanh chóng thiết lập được đường dây cho đế chế ma túy của mình. Những lần giao hàng, Tiến để mắt tới Trần Thu Hằng (SN 1978, ở Bắc Giang). Hằng chỉ là kẻ tép riu trong làng ma túy nhưng lại có mối quan hệ đặc biệt thân thiết với các tay trùm ở vùng đất Kinh Bắc, trong đó có Nguyễn Văn Hoàn (49 tuổi, trú khu Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh).

MỐI TÌNH LẠC NHỊP CỦA TIẾN “ÁI” Tiến “ái” tìm đến Trần Thu Hằng và đặt vấn đề về việc muốn được thiết lập đường dây của

mình. Đôi nam nữ tội lỗi này đã nhanh chóng lên kế hoạch đến các đầu mối tiêu thụ. Qua Hằng, Tiến “ái” gặp được Nguyễn Văn Hoàn và nhanh chóng được người này chắp mối tiếp cận với các đầu mối buôn bán ma túy lớn tại Bắc Giang. Ở độ tuổi của Trần Thu Hằng có thể nói là gái già. Nhưng sự khôn ranh, ma lanh của người phụ nữ gần 40 tuổi này đã hớp hồn Tiến “ái”. Hai kẻ tội lỗi này đã nhanh chóng hợp thành một cặp vợ chồng hờ không hôn thú và cùng nhau phiêu lưu với những chuyến hàng tội lỗi với giá trị lên tới hàng triệu USD.

Mặc dù thu lãi “khủng” từ hoạt động buôn bán cái chết trắng trong nhiều năm nhưng Tiến “ái” sống kín đáo, không khoe tiền của. Không tiệc tùng, không đam mê gái trẻ đẹp mà chung tình với người tình già Trần Thu Hằng, thứ mà ông trùm này nghiện có lẽ duy nhất là hồng phiến. Đám đệ tử của Tiến “ái” đều biết Tiến nghiện hồng phiến đến mức nhiều con nghiện loại ma túy đắt đỏ này nếu biết cũng phải toát mồ hôi hột mà ngả mũ. Khi căng thẳng hay vào việc, Tiến “ái” có thể xài hết hàng chục viên hồng phiến mỗi ngày. Điều kỳ lạ là anh ta không bị ngáo mà vẫn tỉnh táo, có thể đọc vanh vách tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại, số tiền mà khách mua còn nợ sau mỗi chuyến hàng.

Cuộc đời của Tiến “ái” bắt đầu có biến khi kết thúc giai đoạn 2 của chuyên án ma túy với số lượng khủng, lực lượng phá án đã bắt giữ hơn 100 đối tượng. Tiến “ái” nhanh chân trốn thoát. Mặc dù các đối tượng mua hàng của Tiến tại Bắc Giang còn nợ Tiến khá nhiều tiền hàng, nhưng kẻ khôn ranh này đã nhanh chóng bỏ của và lặn mất tăm và hầu như chỉ còn hai bàn tay trắng. Tiến “ái” chạy về nhờ sự trợ giúp của Sồng A Lâu. Ông trùm Sồng A Lâu giang tay cưu mang Tiến và bố trí cho hắn lẩn tránh sự truy lùng của pháp luật tại một khu lán hẻo lánh ở xã Xuân Nha (huyện Mộc Châu). Đây là vị trí lẩn trốn khá lý tưởng đối với tội phạm trốn nã khi chỉ có một đường độc đạo, ngoằn ngoèo lên đỉnh núi. Từ đỉnh núi có thể bao quát mọi động tĩnh xung quanh.

Tự do, nhưng xung quanh chỉ có sương mù và rừng núi âm u nên Tiến “ái” thấy cô đơn. Trong một lần kẻ tội phạm này liều mình xuống bản chơi thì bị trai bản quây đánh vì thấy Tiến “ái” không phải là người địa phương. Vừa bị đánh đau, lại bị bộ đội biên phòng đưa về trụ sở giải quyết vụ đánh nhau. Thấy Tiến khả nghi, bộ đội biên phòng đã giao Tiến “ái” cho Công an huyện Mộc Châu. Thân thế trốn nã của Tiến nhanh chóng bị lật tẩy, hắn hoàn toàn quy phục, khai nhận hành vi phạm tội của mình.

Trong phiên tòa sơ thẩm tại tỉnh Quảng Ninh (dự kiến sẽ kết thúc vào 31/12) cả Tiến “ái” và vợ hờ Trần Thu Hằng đều phải ra trước vành móng ngựa để trả giá cho tội lỗi đã gây ra. Tại tòa, chúng khai nhận, khi có đơn hàng Tiến “ái” đích thân đi mua ma túy rồi cùng đồng bọn vận chuyển về Bắc Giang tiêu thụ. Giá mua mỗi bánh heroin là 7.000 USD được Tiến và Hằng bán lại

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2017 11

cho các trùm khác giá 7.700 USD. Đến thời điểm bị bắt, Tiến và các đồng phạm khai nhận đã vận chuyển, buôn bán hơn 5.000 bánh heroin. Ít ngày nữa Tiến “ái”, Hằng và các đồng phạm trong đường dây ma túy khủng này sẽ phải đón nhận bản án nghiêm khắc của pháp luật do những hành vi tội lỗi mà hắn đã gây ra cho cộng đồng. Dự kiến, ngày 31/12, Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Ninh sẽ tuyên án.

Cũng xem:

14. Hiền Vũ. QUẢNG NINH: 25 BỊ CÁO TRONG ĐƯỜNG DÂY MUA BÁN 5.000 BÁNH HEROIN HẦU TÒA / Hà Châu // Pháp luật Việt Nam.- Ngày 23/12/2016.- Số 358.- Tr.10-11.

15. Đỗ Dương. NGHỀ MỚI Ở PHA LUÔNG / Đỗ Dương // Khoa học và đời sống.- Ngày 26/12/2016.- Số 155.- Tr.14.

Cùng bước chân phượt thủ, nghề dẫn đường cũng bắt đầu hình thành tại khu vực đỉnh núi Pha Luông, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Mỗi tháng, người dân địa phương kiếm cả triệu đồng nhờ dẫn đường cho khách...

NGHỀ MỚI Mặc dù việc dẫn đường cho khách du lịch đã xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu, nhưng tại Pha

Luông thì đây lại là nghề mới. Nhiều người dân nơi đây tranh thủ lúc nông nhàn để dẫn khách, gùi hàng thuê lên núi...

Một người dẫn đường tên Vàng A Chống, huyện Mộc Châu kể lại: Cái nghề theo chân phượt thủ này xuất hiện tại Pha Luông cách đây vài năm. Hồi đó, dân phượt muốn lên đỉnh Pha Luông thường thuê người dân dẫn đường. Ban đầu chỉ có vài người theo chân phượt thủ, nhưng sau thấy làm ăn được nên dân chúng dưới núi hễ gia đình nào có thời gian rảnh liền bảo nhau dẫn khách kiếm tiền mưu sinh. Đến nay, dịch vụ dẫn khách lên núi đã trở thành “cần câu cơm” cho nhiều người, bởi lượng khách du lịch tìm đến đây ngày càng đông.

Cũng giống như bao người dân chốn cao nguyên Mộc Châu, trước đây Chống chỉ biết lên nương trồng cây ngô, cây sắn... chứ đâu ngờ một ngày nào đó sẽ làm du lịch. Cứ ngỡ giữa nơi rừng hoang núi thẳm này sẽ chẳng ai “mò” đến. Nào ngờ một ngày người dân thấy những đoàn xe máy ầm ầm phi vào chỗ hoang vu. Rồi lại nhờ dân dẫn lên đỉnh núi chỉ để nhìn thấy những áng mây ngàn. Thật kỳ lạ! Nhưng dẫn đường có tiền thì dân cứ thế làm. Cứ như thế, viễn khách đến Pha Luông ngày một đông đúc chứ không còn âm u, ám ảnh như cái thời “Tây tiến” nữa.

“Bây giờ cái “dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm, heo hút cồn mây súng ngửi trời” là một đặc sản mà thiên nhiên ban tặng, chứ không còn ám ảnh, hoang dã, nhọc nhằn như ngày xưa nữa”, Giàng A Chống nói xong bèn phá lên cười. Lát sau, anh tự “khai” rằng, những câu như trên là anh nhái lại lời của khách du lịch. Họ nói nhiều nên anh nghe lỏm được chứ anh không biết chữ.

Cũng giống như Chống, Vàng A Vừ, dân tộc H'Mông làm nghề dẫn đường cách đây ít lâu. Ban đầu, anh được dân phượt thuê dẫn đường, sau đó thấy công việc này kiếm ra tiền nên cứ bám riết lấy những đoàn khách. Anh thường dành cả ngày thứ bảy và chủ nhật để dẫn khách lên đỉnh Pha Luông. Không những thế, hai đứa con anh cũng được huy động để đi theo khách du lịch. Anh thường cho chúng đem theo 10 - 15 chai nước lọc để bán cho đoàn khách. Ngoài ra, nếu khách yêu cầu mua gà, vịt hay thực phẩm từ bản anh cũng nhận làm để lấy tiền công.

“Mình làm việc này thấy nhẹ nhàng lắm. Nếu bình thường mình đi từ chân núi lên đến đỉnh Pha Luông chậm thì hết 1 tiếng 20 phút, nhanh thì hết 1 tiếng, nhưng khách dưới xuôi phải liền 4 tiếng đồng hồ mới đến nơi. Mình đi theo họ kiểu vừa đi vừa chơi nên thấy không mấy nặng nhọc. Thậm chí, như hai đứa con nhỏ của mình cũng thừa sức đi theo khách du lịch. Bởi ngày nào chúng nó chẳng lên rừng hái quả, tìm trâu. Chúng luồn lách như con chim sẻ nên dẫn khách lên núi là việc quá nhẹ nhàng”, Vàng A Vừ cho biết.

HƠN TRỒNG NGÔ, SẮN Trong bộ dạng co ro vì chỉ mặc manh áo mỏng manh trước tiết trời giá lạnh, nhưng Giàng A

Thìn vẫn nở nụ cười tươi rói khi có khách du lịch đề nghị dẫn lên núi. Thìn đưa tay vào túi đồ, lấy

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2017 12

ra chai rượu sắn nhỏ, anh thanh niên chừng 30 tuổi ngửa cổ uống một hơi rồi chẹp miệng cái “khà” vẻ sảng khoái bảo: “Làm ít rượu cho ấm người” rồi xốc gói đồ lên vai nhằm hướng núi cao thẳng tiến.

Thìn cho biết: Mỗi lần dẫn khách anh nhận được công là 200 ngàn đồng. Công việc nhẹ nhàng mà thu nhập có khi bằng cả tháng làm nương. Vào ngày thường, trung bình 2 - 3 ngày anh dẫn khách một lần. Dịp cuối tuần Thìn thường tất bật hơn với 2 lần dẫn đoàn, thu về số tiền 400 - 500 ngàn đồng. Mỗi tháng Thìn có thể làm ra số tiền hơn 3 triệu đồng. Làm ra được đồng nào, Thìn đem về đưa hết cho vợ để tích cóp mua xe máy, sửa sang nhà cửa.

Theo người đàn ông dân tộc H'Mông này, hiện đang là giai đoạn cao điểm trong năm. Lý do là bởi thời tiết khô ráo, khách du lịch từ dưới xuôi đổ về ngắm mây ngàn tăng mạnh. Đi cùng đó là người dân dưới chân núi lại có thêm công ăn việc làm. Hiện, quanh Pha Luông có hàng chục người sẵn sàng dẫn khách lên núi bất cứ lúc nào. Điều mà trước đây chưa từng thấy tại nơi rừng sâu núi thẳm.

Ngoài công việc dẫn đoàn lên núi, nhiều người thường đem theo nhu yếu phẩm như nước, rượu, gà... để bán cho khách với giá cao gấp đôi so với dưới núi.

Anh Giàng A Chống cho biết: Một chai nước lọc đem theo phục vụ khách được bán giá 20 ngàn, một con gà đem lên núi nướng cũng có giá vài trăm ngàn đồng. Đó là chưa kể đến rượu, cơm... phục vụ khách trong ngày.

Ngoài việc dẫn đoàn, một số hộ dân tại đây còn cho khách ngủ lại nhà mình miễn phí. "Khách du lịch thường đem theo bánh, kẹo, đồ ăn nhẹ. Nhưng khi họ ở lại qua đêm thì sẽ mua thêm của mình gà, vịt, rau... để liên hoan. Nếu cho khách ngủ lại miễn phí thì mình sẽ bán được con gà, con vịt và có thêm tiền công”, anh Thìn phấn khởi kể về cái nghề mới nổi, đem lại thu nhập cao mà lại nhàn hạ.

Theo tính toán của những người chuyên dẫn đoàn lên đỉnh Pha Luông, mặc dù số tiền thu được từ làm dịch vụ so với nơi khác không nhiều (3 - 3,5 triệu đồng/tháng), nhưng với bà con vùng cao như vậy là khá. Anh Thìn nhẩm tính: “Mỗi tuần, nhà mình xuống chợ một lần, mỗi lần mua đồ hết 150 - 200 ngàn, chủ yếu là mắm muối, còn thức ăn hằng ngày như rau, thịt thì ra rừng hái và thịt gà. Mỗi năm gia đình anh tiết kiệm được 20 triệu đồng dành mua chiếc xe máy và sửa lại nhà cửa. Nếu so với làm nương thì số tiền này cao hơn nhiều lần. Mỗi vụ ngô, sắn, sau khi trừ số lượng lương thực dự trữ trong năm, có khi anh chỉ thu được 1 - 2 triệu đồng từ bán ngô, sắn... số tiền đó không đủ mua mắm muối trong năm chứ chưa nói đến chuyện sửa nhà cửa, mua xe máy...

“Thời gian tới, mình định giảm việc làm nương để tập trung cho dẫn khách du lịch lên núi Pha Luông. Hiện chỉ có mình và hai đứa con nhỏ phục vụ du lịch, nhưng sắp tới cả vợ mình cũng tham gia vào việc dẫn đoàn. Lúc nào rảnh thì mới lên nương trồng sắn, hoặc bỏ làm nương, tập trung nuôi gà đen phục vụ khách du lịch. Công việc này vừa nhẹ mà lại có tiền”, anh Giàng A Thìn cho biết.

16. Phạm Khánh. XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GẮN VỚI TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP / Phạm Khánh // Nông nghiệp Việt Nam.- Ngày 26/12/2016.- Số 257.- Tr.18.

Sơn La xác định xây dựng nông thôn mới tại các xã chỉ thành công và bền vững khi thực hiện tốt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, với mục tiêu cốt lõi là sản xuất và thu nhập của người dân được nâng cao; xây dựng cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ.

Trong giai đoạn 2011 - 2013 việc triển khai lập Đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới tới cấp xã của Sơn La còn một số lúng túng, nhất là việc quy hoạch hợp phần phát triển sản xuất, nội dung vẫn thiếu cụ thể.

Tuy nhiên, nhờ chủ trương đúng đắn, cùng với cơ chế, chính sách phù hợp, từ năm 2013 đến nay, Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp được tỉnh Sơn La triển khai đến cơ sở và các thành phần kinh tế đã phần nào chỉ rõ được mục tiêu, quan điểm, định hướng và giải pháp thực hiện. Từ đó

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2017 13

giúp địa phương có căn cứ chỉ đạo cụ thể về phát triển sản xuất nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.

ĐẦU TƯ CHIỀU SÂU CÁC LOẠI CÂY CHỦ LỰC Qua hơn 3 năm triển khai thực hiện, lĩnh vực nông nghiệp đã được tỉnh Sơn La chỉ đạo phát

triển theo hướng công nghiệp hóa nông nghiệp, hiện đại hóa nông thôn; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, điều chỉnh cơ cấu cây trồng, thời vụ, nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của thiên tai, sâu bệnh, tăng cường thâm canh tăng vụ, ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa giống mới vào sản xuất.

Từ đó, các loại cây công nghiệp chủ lực như mía, cà phê, sắn... được đầu tư theo chiều sâu, nâng cao năng suất, bảo đảm nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến.

Lĩnh vực chăn nuôi đại gia súc phát triển cả về quy mô và chất lượng, phát huy lợi thế, chú trọng cải tạo giống, chuyển giao khoa học kỹ thuật, mở rộng các mô hình doanh nghiệp liên kết với hộ gia đình, từng bước đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính.

Tích cực thực hiện chủ trương của tỉnh về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất dốc, quy hoạch phát triển các cây trồng chủ lực, tăng diện tích, sản lượng nông sản hàng hóa có giá trị cao như cây cà phê, cao su, chè, mía đường, sắn, hoa, rau an toàn,...

Hình thành các vùng sản xuất tập trung ổn định và đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ. Giá trị thu nhập bình quân lha đất canh tác đạt 34 triệu đồng, tăng 9 triệu đồng so với năm 2010.

ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI Các địa phương đã tích cực tuyên truyền và thành lập thêm nhiều hợp tác xã kiểu mới. Đến

nay toàn tỉnh Sơn La có 172 hợp tác xã nông nghiệp, trong đó 2 hợp tác xã thành lập mới theo Luật Hợp tác xã 2012, 40 hợp tác xã đã chuyển đổi.

Đa số các hợp tác xã đã quan tâm việc đầu tư ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chế biến nông sản đạt chất lượng, từ đó giúp nâng cao giá trị gia tăng, tích cực mở rộng liên kết trong sản xuất, tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho trên 4.000 thành viên và hơn 2.000 lao động.

Các hợp tác xã nông nghiệp sản xuất rau, quả sạch theo quy trình VietGAP để cung ứng sản phẩm cho các siêu thị tại Hà Nội và xây dựng chuỗi sản xuất, cung ứng nông sản an toàn, hình thành hệ thống cửa hàng nông sản an toàn có xác nhận.

Năm 2015, giá trị sản xuất lĩnh vực trồng trọt toàn tỉnh Sơn La đạt 6.637 tỷ đồng, chăn nuôi đạt 2.660 tỷ đồng, lâm nghiệp 781 tỷ đồng, thủy sản 211 tỷ đồng, giá trị bình quân lha sản xuất đạt 24,6 triệu đồng.

THU HÚT DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Bên cạnh đó, tỉnh đã thực hiện tốt việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệp chế

biến, hình thành một số cụm công nghiệp chế biến nông sản tại các huyện Mộc Châu, Mai Sơn, Phù Yên; khôi phục và phát triển tiểu thủ công nghiệp và một số nghề thủ công truyền thống.

Hiện nay, ngoài một số nhà máy chế biến quy mô lớn, như Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi (Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu), Nhà máy tinh bột sắn Sơn La, Nhà máy đường Sơn La thì tỉnh đã có 19 doanh nghiệp chế biến chè, 3 nhà máy chế biến cà phê của doanh nghiệp cà phê Minh Tiến và hàng trăm cơ sở chế biến nông sản, góp phần tiêu thụ sản phẩm cho nông dân...

Xây dựng được một số mô hình sản xuất có triển vọng, phát triển đại trà như khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Mộc Châu cho giá trị thu nhập lha đất canh tác trên 2 tỷ đồng, 3 mô hình tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israel cho cây cà phê bước đầu đã tăng năng suất, sản lượng cây trồng.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2017 14

Đến nay, Sơn La đã thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp áp dụng công nghệ cao, tạo ra các sản phẩm an toàn, sạch cung cấp cho thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.

“NHIỀU MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Phát triển sản xuất rau, hoa, quả chất lượng trong nhà lưới, nhà kính tại Mộc Châu với diện

tích 43.000m2. Trong đó, Công ty Green Farm (xã Đông Sang) 25.000m2, Công ty RASA (xã Mường Sang)

9.000m2; Công ty MCISAGA (xã Phiêng Luông) 3.300m2; hợp tác xã tư nhân xã Đông Sang 5.000m2; tổ hợp tác sản xuất rau an toàn An Thái (xã Mường Sang) 700m2; hợp tác xã Thành Công (xã Ngọc Chiến, huyện Mường La) 3.000m2; phường Chiềng Sinh (thành phố Sơn La) 1.500m2; hợp tác xã Đa ngành nghề Diệp Sơn (xã Hát Lót, huyện Mai Sơn) 1.600m2...

17. Vũ Minh. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020 / Vũ Minh // Nông nghiệp Việt Nam.- Ngày 26/12/2016.- Số 257.- Tr.18.

Giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Sơn La tập trung chỉ đạo thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh ngành nông nghiệp.

Trong đó, điều chỉnh và bổ sung quy hoạch, gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình xây dựng nông thôn mới và triển khai các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn.

Rà soát, bổ sung các chính sách liên quan đến khuyến khích thu hút đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, hình thành các “thung lũng” sản xuất nông nghiệp an toàn, trọng tâm là phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã kiểu mới, huy động các nguồn lực xã hội, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.

18. Thu Thùy. THỰC HIỆN NẾP SỐNG VĂN HÓA VÙNG CAO / Thu Thùy // Văn hóa.- Ngày 26/12/2016.- Số 2880.- Tr.8.

UBND huyện Bắc Yên, Sơn La vừa tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện nếp sống văn hóa vùng cao (2013 - 2016). Cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh - gia đình văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, vùng đồng bào dân tộc Mông đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Bắc Yên lãnh đạo thực hiện nghiêm túc và đạt được những kết quả quan trọng. Về phát triển sản xuất và ổn định đời sống ở vùng đồng bào dân tộc Mông, đã nhân rộng được nhiều mô hình; nhiều chương trình, dự án được đầu tư có hiệu quả; kinh tế, văn hóa xã hội tiếp tục phát triển; thu nhập của các hộ đồng bào dân tộc Mông ổn định; tình trạng du canh, phá rừng làm nương được hạn chế; tình trạng di dịch cư tự do giảm cả về quy mô và số lượng. Tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc Mông từng bước giảm. Nhà nước đã quan tâm đầu tư phát triển giao thông đến các bản, xây dựng trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, bưu điện, trạm phát lại truyền hình, điện lưới quốc gia, từng bước nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của nhân dân.

19. Mai Phương. TẾT SƠN LA GIỮA LÒNG HÀ NỘI / Mai Phương // An ninh thủ đô.- Ngày 26/12/2016.- Số 4886.- Tr.10.

Những điệu múa, trò chơi dân gian đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Sơn La sẽ được tái hiện trong chương trình “Vui xuân Đinh Dậu 2017 - Sắc thái văn hóa Sơn La” được tổ chức tại Bảo tàng Dân tộc học (Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy, Hà Nội). Tham dự chương trình,

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2017 15

khán giả sẽ được tìm hiểu thêm về những nét xuân của vùng Tây Bắc qua các hoạt động của người Thái, Mông, Khơ Mú, tiếp cận trực tiếp một số nét văn hóa của Sơn La như: Xòe chá (Thái), múa Vêlrguông, hát Tơm tăng bu (Khơ Mú), thổi khèn (Mông). Ngoài ra, du khách còn được tham gia chơi và thi các trò chơi dân gian như đi cà kheo, đánh đu, chơi “rồng ấp trứng”, ném pao, vặt gậy, tung còn, nhảy bao bố... Các hoạt động truyền thống trong dịp Tết như viết thư pháp, in tranh Đông Hồ, múa Tứ linh, múa sạp, nặn tò he... cũng được tổ chức. Chương trình sẽ được tổ chức vào mùng 8 và 9 Tết Đinh Dậu (tức ngày 4 và 5/2), từ 8h30 - 17h30 trong không gian Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.

Cũng xem:

20. Ng. Phương. VUI XUÂN VỚI SẮC THÁI VĂN HÓA SƠN LA / Ng. Phương // Đại biểu nhân dân.- Ngày 26/12/2016.- Số 361.- Tr.8.

21. Hồng Duyên. SĂN MÂY Ở TÀ XÙA / Hồng Duyên // Tạp chí Tiếp thị và gia đình.- Ngày 26/12/2016.- Số 50.- Tr.35.

Nằm ở độ cao trên 2.500 mét, Tà Xùa là một trong những địa điểm mà dân phượt và săn ảnh nhất định muốn đến một lần trong đời.

Cách Hà Nội 230km, Tà Xùa được hợp lại từ ba đỉnh núi hùng vĩ, quanh năm mây ngàn bao phủ và đây cũng là ranh giới tự nhiên giữa Sơn La và Yên Bái.

Ở nơi này cứ mỗi độ đầu đông cho tới xuân, lúc tiết trời quang và độ ẩm cao, lại xuất hiện những biển mây tuyệt đẹp trôi bồng bềnh giữa các thung lũng. Từ trên đỉnh núi, bạn sẽ không thấy mây bay trên đầu mà mây dập dềnh ngay dưới chân, mây ngang tầm với. Có lúc mây gần đến nỗi bạn chỉ cần ngồi thõng chân xuống vách núi là thấy thân hình ngập trong biển mây trắng phau như bông.

Dân phượt gọi hành trình này là “săn mây” chứ không phải ngắm mây. Lý do là vì để gặp được những biển mây tuyệt đẹp ở Tà Xùa, bạn phải canh đúng thời điểm, đúng thời tiết và có lúc phải cắm trại ngủ trên đỉnh núi vài hôm mới may mắn được dịp thử cảm giác “cân đẩu vân” ở đây.

Song, điều đặc biệt thú vị là khi đã gặp được biển mây rồi, bạn cứ thoải mái chiêm ngưỡng, chụp đủ các kiểu ảnh đến tận 10 - 11 giờ trưa mà không sợ mây tan hết. Biển mây ở Tà Xùa nằm giữa những thung lũng, có các dãy núi cao che chắn xung quanh nên rất khuất gió. Nhờ vậy, mây ở đây ổn định và đứng yên lâu hơn bình thường. Bạn có thể thoải mái tận hưởng những khoảnh khắc thú vị “sướng như trên mây”. Đây cũng chính là điểm đặc biệt khiến nhiều du khách yêu thích Tà Xùa, một địa điểm săn mây ai cũng muốn đến tại vùng núi phía Bắc.

Trong trường hợp vướng vào đám mây mù không thể thấy được biển mây, bạn có thể di chuyển theo hướng Xím Vàng ngược lên đỉnh dốc khoảng l,5km hoặc đi theo hướng Háng Đồng khoảng 3km là bắt gặp những biển mây tuyệt đẹp. Nếu may mắn, bạn còn có thể gặp những thác mây đổ từ những ngọn núi cao xuống thung lũng thấp trông như một bức tranh huyền diệu và có cảm giác tựa như mình đang ở thiên đường.

22. PV. CHỦ TỊCH UBND TỈNH BẮC NINH, SƠN LA BỊ YÊU CẦU NGHIÊM TÚC KIỂM ĐIỂM / PV // Thanh niên.- Ngày 27/12/2016.- Số 362.- Tr.4.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa ra thông báo về kỳ họp thứ 9 tại Hà Nội, do ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì. Theo đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

... Kết luận giải quyết tố cáo ông Cầm Ngọc Minh, Phó bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La. Ông Minh đã có khuyết điểm, vi phạm trong việc chỉ đạo giao cho một doanh nghiệp thăm dò, khai thác cát trên sông Mã không đúng trình tự, thủ tục theo quy

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2017 16

định. Khuyết điểm, vi phạm của ông Minh đã được khắc phục kịp thời và chưa gây hậu quả. Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu ông Minh và các tổ chức, cá nhân có liên quan nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm.

23. Ngọc Diệp. PC SƠN LA: 150 CÁN BỘ, NHÂN VIÊN ĐĂNG KÝ HIẾN MÁU TRONG TUẦN LỄ HỒNG / Ngọc Diệp // Nông thôn ngày nay.- Ngày 27/12/2016.- Số 310.- Tr.15.

Công ty Điện lực Sơn La (PC Sơn La) vừa phối hợp Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Sơn La và Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ chức hiến máu nhân đạo trong cán bộ viên chức lao động của công ty. Tuần lễ hồng EVN lần II được triển khai trên phạm vi toàn quốc, với thông điệp “Món quà ý nghĩa cho cộng đồng”. Là một trong những hoạt động của “Tháng tri ân khách hàng” năm 2016, tại Công ty Điện lực Sơn La có khoảng 150 cán bộ viên chức lao động đã tình nguyện đăng ký tham gia và tiếp nhận hơn 60 đơn vị máu.

Mỗi năm có hàng nghìn cán bộ viên chức lao động ngành điện tham gia, nhờ đó hiến máu tình nguyện đã dần trở thành một nét văn hóa của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi địa phương và cả cộng đồng.

Được biết, tiếp nối những kết quả đã đạt được, chào mừng kỷ niệm 62 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21/12/1954 - 21/12/2016), hưởng ứng thực hiện Tháng “Tri ân khách hàng”, EVN tiếp tục phối hợp Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức Tuần lễ hồng EVN lần II. Đây cũng là thời điểm lượng máu dự phòng cho người bệnh, đặc biệt là bệnh nhi đang khan hiếm.

24. PV. MỘC CHÂU KHÁNH THÀNH ĐIỂM TRƯỜNG MẦM NON HUA PĂNG / PV // Giáo dục và thời đại.- Ngày 28/12/2016.- Số 311.- Tr.2.

Tại xã Hua Păng (Mộc Châu) đã khánh thành điểm Trường Mầm non tại bản Suối Ba do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam tài trợ. Điểm trường này được xây dựng với tổng diện tích 370m2, bao gồm 2 phòng học, 1 nhà bếp và 2 nhà vệ sinh với tổng vốn đầu tư gần 500 triệu đồng. Số tiền do tập thể công nhân viên Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam đóng góp.

25. Bùi Việt Phương. KHOAI SỌ CỦ CANG / Bùi Việt Phương // Thời nay.- Ngày 29/12/2016.- Số 726.- Tr.10.

Vừa chùi giày xuống thảm, cảm giác bất ngờ đầu tiên là một đôi giày lấm bùn giấu trong góc cửa, một người lạ đang ngồi trong phòng khách trò chuyện với ba tôi. Hình như lâu lắm, từ khi về thành phố này, nhà tôi không có khách lạ như thế.

Đến bữa cơm thì chúng tôi nhận ra nhau là chả quen biết hay gặp nhau bao giờ nhưng lại từng được đặt chân lên những vùng đất đầy ắp kỷ niệm của nhau. Anh quê ở nơi khác nhưng lại được sinh ra ở quê gốc của ông bà tôi.

Hình như ở nơi tôi sinh ra, Châu Thuận của tỉnh Sơn La cổ xưa, cuộc sống đã thay đổi quá nhiều. Tôi nghe anh nói về chuyện làm ăn kinh tế mà ngỡ như gặp một gã từ nước ngoài về chứ không phải ở nông thôn ra. Những câu chuyện cứ thế dẫn chúng tôi về cái mó nước chảy ra từ trong núi về trạm nước sạch, đến cái mảnh đồi đầy cỏ dại, cái hồ đầy vịt trời giờ thành khu nghỉ dưỡng... Thế rồi chẳng biết thế nào, trong phút cao hứng, anh rút từ dưới gầm bàn lên một bọc nilon to tướng, ôi trời toàn khoai sọ to như cái bát ăn cơm, ờ khoai sọ Củ Cang đặc sản đấy, nếu mà người ta được ăn một lần, được mang về cho bà con láng giềng thì lại được suy tôn thành đặc sản của cả nước. Chúng tôi cùng cười, nhưng nụ cười mau tắt, cả hai đều lặng im, hình như nhớ cái vị bở của khoai sọ nghẹn nơi cuống họng, hình như ngậm ngùi nhớ một thời.

Ngày ấy, tôi còn bé lắm, lại càng nhỏ nhoi giữa bốn bề núi rừng Tây Bắc xa xôi. Sớm ra, ông mặt trời phải trèo qua những đỉnh núi người dân mới nhìn thấy mặt. Chiều về, ánh nắng vừa chênh

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2017 17

chếch, mặt trời vừa quay lưng, núi sầm sập đóng cửa, buông màn, cả một vùng núi đồi đi ngủ sớm. Đường vào bản Củ Cang xa lắm, tôi nhớ những ngày mưa rét, cha tôi vẫn lặn lội với chiếc xe đạp cũ, cái cặp da đã sờn, những cuốn sách đã quăn mép đến lớp dạy học. Cái lớp cắm bản, cái gian nhà tranh vách nứa chênh vênh sườn đồi, cái nhà mà lúc mưa lũ trâu bò hay trú ngụ...

Thế rồi, trong một lần từ cái bản nhỏ ấy trở về, cha tôi mang theo những củ khoai, củ như chiếc bánh xe tròn có thể lăn được. Mới nhìn, ai cũng thấy nó đen đúa, nhưng khi luộc, chấm với đường, mùi vị không chỉ có thơm ngon mà đậm đà, cái hương vị đó không lẫn vào đâu được. Bữa ấy chúng tôi ăn thay cơm, nhiều bữa sau ăn thay cơm, từ ngon đến nghẹn, đến sợ. Nhưng, sợ nhất là phải nhìn vào đôi mắt cha mẹ, chúng tôi cứ gắng nuốt, cái vị thơm ngon không còn quyến rũ mà ám ảnh cả một thời tuổi thơ như thế. Miếng khoai nóng ran trong ruột qua mùa đông trong những năm đói đưa tôi đến trường.

Anh bảo giờ đã có nhiều giống khoai mới len lỏi vào mảnh đất này và phát triển được. Khoai Củ Cang chắc sẽ không phải là loại cho năng suất cao, cái tên của nó có thể đã trở thành tên gọi chung cho một đống khoai hỗn độn, làm hoa mắt những du khách không sành về các nông sản nơi đây.

Người ta thường ví những con người hiền lành mộc mạc như củ khoai, củ sắn bởi chính khoai sắn đã làm nên phẩm giá con người. Anh bạn từ miền quê xa xôi ấy bảo: Tôi sẽ cố gắng giữ thương hiệu của giống khoai ấy để không bị đánh tráo giữa muôn vàn xô bồ, bon chen của cuộc đời này.

26. H.M. BẢO TỒN DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT NHÀ TÙ SƠN LA / H.M // Thể thao Việt Nam.- Ngày 30/12/2016.- Số 53.- Tr.11.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La, tỉnh Sơn La.

Mục tiêu lập quy hoạch nhằm bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử Nhà tù Sơn La, để di tích trở thành điểm giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống uống nước nhớ nguồn cho các thế hệ người Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch có tổng diện tích khoảng 31,6ha thuộc phường Tô Hiệu và phường Chiềng Lề, thành phố Sơn La.

Nhiệm vụ quy hoạch chủ yếu là nghiên cứu, đánh giá hiện trạng các di tích hiện còn, dấu vết của các công trình trước đây; tập hợp, xác định các tài liệu đã có, đề xuất nhu cầu tài liệu bổ sung; đánh giá mối liên hệ giữa các di tích, vai trò di tích trong mối quan hệ vùng, tình trạng kỹ thuật, quản lý và phát huy giá trị di tích. Nghiên cứu lịch sử truyền thống cách mạng ở địa phương và lịch sử di tích Nhà tù Sơn La; các giá trị văn hóa phi vật thể liên quan đến khu vực.

Bên cạnh đó, khảo sát, đánh giá hiện trạng quy hoạch, kiến trúc, cảnh quan gồm: Vị trí, cấu trúc địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng; mối quan hệ giữa cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan nhân tạo; hạ tầng xã hội, xác định cấu trúc quy hoạch, kiến trúc, cảnh quan khu vực; hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng hạ tầng kỹ thuật khu vực quy hoạch.

Đồng thời khảo sát, đánh giá tình hình kinh tế, xã hội của địa phương ảnh hưởng đến việc lập và triển khai quy hoạch; thực trạng hoạt động du lịch tại khu di tích và các vùng lân cận; nghiên cứu, khảo sát cộng đồng dân cư tại địa phương, trong đó có cộng đồng các dân tộc gắn bó với di tích; phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

Về định hướng bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, cần lập danh mục các đối tượng di tích cần bảo quản, tu bổ, phục hồi và mức độ bảo quản, tu bổ, phục hồi đối với từng hạng mục; giải pháp cơ bản đối với việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.

Định hướng tổ chức không gian, khu cảnh quan thiên nhiên, công trình kiến trúc xây dựng mới, độ cao, mật độ xây dựng, hình thức kiến trúc, vật liệu xây dựng; định hướng cải tạo, xây dựng

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2017 18

hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong khu vực quy hoạch tổng thể di tích; định hướng phát triển đô thị, dân cư nông thôn trong vùng di tích gắn với việc bảo tồn và phát triển kinh tế xã hội.

Cũng xem:

27. Anh Thư. TIN VẮN / Anh Thư // Nông thôn ngày nay.- Ngày 27/12/2016.- Số 310.- Tr.2.

28. C. Kiên. BẢO TỒN DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT NHÀ TÙ SƠN LA / C. Kiên // Đại đoàn kết.- Ngày 27/12/2016.- Số 362.- Tr.2.

29. Lừ Văn Tuyên. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA / Lừ Văn Tuyên, Nguyễn Anh Sơn // Tạp chí Giáo dục lý luận.- Tháng 12/2016.- Số 253.- Tr.154-156.

Sơn La là tỉnh có vai trò, vị trí trọng yếu ở khu vực Tây Bắc của Tổ quốc trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, giữ vững chủ quyền an ninh biên giới. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của tỉnh vẫn diễn biến phức tạp, đặc biệt những vấn đề phát sinh trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cấp chính quyền. Vì vậy, nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân là vấn đề được Đảng bộ tỉnh đặc biệt quan tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Thực hiện Luật Khiếu nại 2011, Luật Tố cáo 2011, Luật Tiếp công dân 2013 và Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tỉnh ủy Sơn La đã ban hành Kế hoạch số 136-KH/TU ngày 02/5/2015 về việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành trong tỉnh thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhờ đó công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có những chuyển biến tích cực.

Theo báo cáo của Thanh tra tỉnh về kết quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh từ năm 2015 đến tháng 9/2016, các cơ quan hành chính của tỉnh đã tiếp 3.239 lượt với 4.456 người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, trong đó có 75 đoàn đông người; tiếp nhận 5.135 đơn, thư; giải quyết 374 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền đạt tỷ lệ 97,14%. Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước, cho tập thể, công dân 44,061,73 triệu đồng; 49.552m2 đất; xử lý hành chính đối với 96 tổ chức và 423 cá nhân.

Những kết quả trên đã góp phần quan trọng vào việc ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương trong thời gian qua. Tuy nhiên, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn tỉnh vẫn có chiều hướng gia tăng, số lượng các vụ việc khiếu kiện vượt cấp, đông người vẫn còn nhiều.

Thời gian gần đây, có nhiều vụ việc khiếu nại liên quan đến đất đai. Nhiều trường hợp khiếu nại có liên quan đến việc Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội, việc áp giá đất bồi thường giải phóng mặt bằng công trình Thủy điện Sơn La, yêu cầu được bồi thường đất ở, nâng giá bồi thường, tăng tiền hỗ trợ, bố trí tái định cư, giải quyết việc làm; đòi lại đất cũ, tranh chấp đất đai... Ngoài ra, có một số khiếu nại liên quan đến việc thực hiện các chính sách xã hội, kỷ luật của cán bộ, công chức... Về nội dung tố cáo, chủ yếu là tố cáo cán bộ, công chức làm sai chính sách, tiêu cực, tham nhũng trong thi hành công vụ; thiếu trách nhiệm trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, bao che người bị tố cáo, không xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến phát sinh đơn, thư nhưng nguyên nhân cơ bản là từ cơ chế, chính sách, pháp luật trong một số lĩnh vực chưa đồng bộ, chưa kịp thời thay đổi, chưa phù hợp với điều kiện thực tế (nhất là trong lĩnh vực đất đai); một số cấp ủy, tổ chức đảng; cơ quan, đơn vị chưa quan tâm đúng mức đến công tác tiếp công dân và giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo của công dân; thủ trưởng một số cơ quan, đơn vị; chủ tịch ủy ban nhân dân một số huyện, xã có lúc còn thiếu

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2017 19

tinh thần trách nhiệm, còn cả nể, ngại va chạm, chưa kịp thời xử lý và giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền; năng lực của một số cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ thực hiện tiếp công dân, tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo còn hạn chế; một bộ phận nhân dân do trình độ nhận thức có mặt còn hạn chế, không hiểu hoặc cố tình không hiểu Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo nên viết đơn thư khiếu nại, tố cáo không đúng hoặc tố cáo sai, gửi đơn thư vượt cấp, đơn thư không ký tên, không có địa chỉ, mạo danh, nặc danh, không rõ nội dung, nhầm lẫn giữa khiếu nại với tố cáo và ngược lại; việc tuyên truyền, giáo dục, vận động thuyết phục, hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo và công tác hòa giải ở cơ sở chưa thực sự quan tâm đúng mức nên có những vụ việc đơn giản vẫn phát sinh đơn thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, bọn phản động và phần tử cơ hội lợi dụng, kích động những người đi khiếu nại, tố cáo; tổ chức, lôi kéo khiếu kiện đông người, biến các vụ việc khiếu nại thuần túy trở thành vấn đề chính trị - xã hội, dẫn đến tình hình khiếu nại, tố cáo trở nên diễn biến phức tạp.

Từ thực trạng trên Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 136-KH/TU ngày 02/5/2015 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong đó nhấn mạnh: Các cấp, các ngành phải nâng cao trách nhiệm, nỗ lực trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, quan tâm giải quyết các vụ việc tồn đọng và kịp thời giải quyết các vụ việc mới phát sinh, không để công dân bức xúc kéo đi khiếu nại, tố cáo đông người, vượt cấp, không để kẻ xấu lợi dụng gây rối kích động nhân dân. Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh, cần triển khai thực hiện tốt những giải pháp sau:

Một là, tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến, quán triệt triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị và các văn bản của Trung ương, của tỉnh về công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo đến cán bộ, đảng viên và nhân dân, đặc biệt là tuyên truyền pháp luật tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, để góp phần nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ, nhân dân; tăng cường vận động thuyết phục công dân chấp hành pháp luật và các quyết định giải quyết của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đối với các trường hợp lợi dụng khiếu nại, tố cáo để kích động, gây rối thì phải tiến hành làm rõ, xử lý nghiêm minh theo pháp luật.

Hai là, rà soát, bổ sung quy chế làm việc, trong đó có gắn trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, rà soát, phân loại, đánh giá đúng tính chất từng nội dung vụ việc còn tồn đọng, kéo dài thuộc thẩm quyền giải quyết của các địa phương, đơn vị, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể lực lượng chủ trì, lực lượng phối hợp để nâng cao chất lượng giải quyết đơn thư, hạn chế thấp nhất đơn, thư kéo dài. Tăng cường công tác thanh tra trách nhiệm của chủ tịch ủy ban nhân dân và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Tiếp công dân; tập trung vào những nơi có nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo kéo dài, vượt cấp, đông người, phức tạp; chất lượng, hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo thấp; không chấp hành nghiêm túc sự chỉ đạo của cấp trên... để làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, kiến nghị chấn chỉnh những tồn tại, yếu kém, xử lý nghiêm minh những cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, vi phạm pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhằm thiết lập trật tự, kỷ cương.

Ba là, bố trí địa điểm tiếp công dân, ban hành quy chế tiếp công dân theo đúng quy định. Xây dựng quy trình xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, đơn vị, địa phương để khắc phục tình trạng chuyển đơn lòng vòng, không rõ trách nhiệm. Bố trí kinh phí bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật cần thiết phục vụ cho công tác tiếp công dân. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là những người trực tiếp làm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Bốn là, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác hòa giải ở cơ sở, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác hòa giải. Tiếp tục đổi mới, tăng cường việc giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2017 20

thể chính trị - xã hội các cấp trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân. Chú trọng giám sát việc giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, bức xúc, gay gắt, kéo dài.

Năm là, định kỳ các đảng bộ, chi bộ phải nghe và bàn về công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, đồng thời định kỳ sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đưa nội dung kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch số 136-KH/TU ngày 02/5/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo vào chương trình kiểm tra, giám sát toàn khóa và hàng năm. Thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát, hướng dẫn và đôn đốc các cấp ủy, tổ chức đảng trong việc thực hiện công tác tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý và giải quyết đơn, thư đảm bảo kịp thời, đúng quy trình, thủ tục theo quy định của Đảng và Nhà nước.

Sáu là, rà soát các chính sách, pháp luật đang thực hiện còn nhiều bất cập để tạo sự đồng bộ, nâng cao tính khả thi, hiệu lực, hiệu quả của hệ thống pháp luật; chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực đất đai, đầu tư, xây dựng, tài chính, ngân sách, chính sách xã hội; thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi để công dân tham gia vào hoạt động quản lý Nhà nước và thực hiện tốt quyền công dân; đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng nhằm tạo môi trường pháp lý lành mạnh, tạo động lực trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương và hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo.

30. Trương Hòa Bình. KIÊN QUYẾT, KIÊN TRÌ THỰC HIỆN ĐỒNG BỘ CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH NGĂN CHẶN HIỆU QUẢ TỘI PHẠM VẬN CHUYỂN MA TÚY CÓ VŨ TRANG QUA BIÊN GIỚI VIỆT - LÀO / Trương Hòa Bình // Tạp chí Cộng sản.- Tháng 12/2016.- Số 120.- Tr.8-10.

Biên giới Việt Nam - Lào là địa bàn trọng điểm về tội phạm vận chuyển ma túy. Việc đấu tranh ngăn chặn tội phạm có vũ trang vận chuyển ma túy ở khu vực này được xác định là tuyến đầu, nhiệm vụ rất quan trọng và vô cùng khó khăn nguy hiểm, thậm chí phải đổ máu, hy sinh.

Với tinh thần chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn ma túy từ xa nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống ma túy tại khu vực biên giới, cùng với sự phối hợp của lực lượng Công an, Quân đội Lào, lực lượng Bộ đội Biên phòng, Công an Việt Nam xây dựng và triển khai Phương án 3597.

Sau 2 năm triển khai trên khu vực biên giới tỉnh Sơn La, Phương án 3597 đấu tranh ngăn chặn tội phạm vận chuyển ma túy có vũ trang đã được thực hiện đồng bộ và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Bộ đội biên phòng đã trực tiếp và phối hợp với lực lượng chức năng hai bên biên giới tỉnh Sơn La đấu tranh thắng lợi 33 chuyên án, 148 vụ án, bắt 277 đối tượng, thu giữ 480 bánh heroin cùng khối lượng lớn ma túy tổng hợp và thuốc phiện, góp phần giảm thiểu áp lực về ma túy trên tuyến biên giới Sơn La và một số tỉnh trọng điểm trên tuyến biên giới Việt - Lào, giảm nguồn cung ma túy vào trong nước. Việc ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các nhóm vận chuyển ma túy có vũ trang ở khu vực biên giới cũng góp phần bảo đảm an ninh quốc gia, sự bất khả xâm phạm của chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị các khu vực trọng điểm vùng Tây Bắc.

Thấu hiểu cuộc đấu tranh ngăn chặn tội phạm vận chuyển ma túy có vũ trang trên khu vực biên giới là cuộc đấu tranh hết sức quyết liệt, cam go, gian khổ, thường trực đối diện với các hành động manh động, liều lĩnh của bọn tội phạm ma túy có vũ trang, Chính phủ ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao sự khẩn trương vào cuộc, những cố gắng, nỗ lực, khắc phục khó khăn, gian khổ của các lực lượng chuyên trách phòng, chống ma túy và tội phạm của tỉnh Sơn La, bộ đội biên phòng và lực lượng công an trong việc triển khai Phương án 3597. Ghi nhận và cảm ơn sự phối hợp chặt chẽ và đấu tranh có hiệu quả của lực lượng Công an Lào và chính quyền tỉnh Hủa Phăn cũng như các địa phương giáp biên giới của Lào thời gian qua.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2017 21

Thời gian tới, dự báo tình hình tội phạm, tệ nạn ma túy trên tuyến biên giới Việt - Lào vẫn diễn biến phức tạp. Các cấp ủy, chính quyền các tỉnh khu vực biên giới Việt - Lào và lực lượng phòng, chống tội phạm ma túy công an, bộ đội biên phòng phải tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm nhiệm vụ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo kết luận số 382/TB-VPCP, ngày 25/9/2014, của Văn phòng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo khác. Nhận thức rõ trách nhiệm, nêu cao ý chí quyết tâm, phối hợp chặt chẽ các lực lượng, làm tốt công tác vận động quần chúng, triển khai các giải pháp đấu tranh có hiệu quả, bảo đảm an toàn nhằm tạo được sự chuyển biến thực sự rõ nét về hiệu quả ngăn chặn tội phạm ma túy có vũ trang qua biên giới. Để thực hiện được mục tiêu đó, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Chỉ đạo Tây Bắc, ủy ban nhân dân các tỉnh và các cơ quan có liên quan cần tiếp tục kiên quyết, kiên trì thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp, trong đó tập trung một số nội dung sau:

Một là, Bộ Quốc phòng chỉ đạo Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phối hợp chặt chẽ các lực lượng, tiến hành đồng bộ các giải pháp, lấy giải pháp chính trị là cơ bản, nghiệp vụ là mũi nhọn, áp dụng biện pháp vũ trang phù hợp khi cần thiết để ngăn chặn, trấn áp các toán có vũ trang vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới theo quy định của pháp luật. Tiếp tục chỉ đạo triển khai nhân rộng mô hình kế hoạch 1048 trên tuyến biên giới Việt - Lào, tập trung vào các địa bàn trọng điểm để phát động quần chúng giải quyết căn bản tội phạm và tệ nạn ma túy. Phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng nghiên cứu, khảo sát đề xuất vùng cấm ở khu vực biên giới đúng quy định của pháp luật, xây dựng các đài quan sát ở các đồn trọng điểm để phát hiện kịp thời tội phạm ma túy có vũ trang xâm nhập; tiếp tục chỉ đạo bố trí cán bộ bộ đội biên phòng tăng cường tại các bản trọng điểm để tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, phòng, chống tội phạm. Tăng cường bố trí các đơn vị vũ trang và đơn vị kinh tế quốc phòng đóng quân trên địa bàn. Quan tâm đầu tư, tăng cường lực lượng đủ sức chiến đấu và trang bị vũ khí cho các đồn biên phòng. Tập trung chỉ đạo trên các hướng và địa bàn trọng điểm, tăng cường tuần tra, kiểm soát biên giới; phát hiện kịp thời những sơ hở, thiếu sót của ta để làm tham mưu cho Chính phủ chủ động đề ra chủ trương, cơ chế chính sách, biện pháp phù hợp, xây dựng đường tuần tra biên giới. Quan tâm động viên vật chất, tinh thần cho cán bộ chiến sỹ làm công tác phòng, chống ma túy và tội phạm. Lực lượng bộ đội biên phòng phải phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng như công an, hải quan, đồng thời hợp tác chặt chẽ với lực lượng chức năng của các nước láng giềng, đặc biệt với nước bạn Lào trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm ma túy để giữ gìn an ninh trật tự khu vực biên giới.

Hai là, Bộ Công an phối hợp với các cấp ủy, chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, đồng thời chỉ đạo các lực lượng và Công an tỉnh Sơn La, Công an tỉnh Hòa Bình xác định mục tiêu cụ thể đối với các “điểm nóng” về ma túy ở Sơn La, Hòa Bình để có giải pháp cụ thể triệt phá các tụ điểm này không để ma túy vào các địa bàn trọng điểm và vào sâu nội địa, không để hình thành các địa bàn lãnh địa tập kết ma túy. Phối hợp chặt chẽ với Bộ đội Biên phòng, Công an Lào làm tốt công tác điều tra cơ bản, tập trung các địa bàn trọng điểm nội, ngoại biên, quản lý chặt chẽ các đối tượng, xác lập các chuyên án, kế hoạch nghiệp vụ lớn, để điều tra xử lý nghiêm minh bọn tội phạm ma túy, kể cả đối tượng tiếp tay cho các toán có vũ trang vận chuyển ma túy qua biên giới.

Ba là, Ban Chỉ đạo Tây Bắc tiếp tục nắm chắc tình hình, kịp thời phối hợp với các cơ quan hữu quan và địa phương triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống tệ nạn ma túy và đấu tranh ngăn chặn vận chuyển ma túy qua biên giới trên toàn tuyến Tây Bắc.

Bốn là, Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục chỉ đạo các lực lượng, các cấp, các ngành, các đoàn thể trên địa bàn tỉnh phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị để nắm chắc tình hình, vô hiệu hóa, cô lập đối tượng. Mở đợt tấn công chính trị, huy động các đoàn thể quần chúng, đặc biệt là già làng, trưởng bản, người có uy tín tham gia vận động, giáo dục, thuyết phục con em không tham gia mua bán vận chuyển ma túy, cai nghiện, không tiếp tay cho bọn tội phạm ma túy. Đẩy mạnh thực hiện

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2017 22

các chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tích cực vận động các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh, khuyến khích bà con chuyển đổi nghề nghiệp, khởi nghiệp, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; thực hiện tốt Nghị quyết 80A về xóa đói, giảm nghèo bền vững ở khu vực biên giới, đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả thiết thực... từng bước loại trừ nguyên nhân và điều kiện nảy sinh tội phạm.

Năm là, cấp ủy và chính quyền địa phương các cấp, các lực lượng chức năng tiếp tục làm tốt công tác hợp tác quốc tế, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng bạn Lào xây dựng biên giới Việt Nam - Lào hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững; tiếp tục phối hợp tốt với các lực lượng của bạn tiến hành đấu tranh có hiệu quả với các hoạt động buôn lậu, vận chuyển ma túy qua biên giới nói chung và các hoạt động tội phạm vận chuyển ma túy có vũ trang qua biên giới nói riêng.

Cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm trong phạm vi cả nước nói chung, khu vực biên giới nói riêng đã đạt được những thành tích quan trọng nhưng vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Nhiệm vụ quan trọng thời gian tới là tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống buôn lậu, thực hiện đúng chủ trương tập trung trinh sát phát hiện, xác lập các chuyên án nhằm đánh trúng, đánh đúng các tổ chức, đường dây tổ chức buôn lậu, nhất là tội phạm buôn lậu ma túy; tập trung điều tra làm rõ và đưa ra truy tố xét xử trước pháp luật bọn cầm đầu, chủ mưu, tay chân đắc lực; có chính sách khoan hồng với các đối tượng là người dân tộc, trình độ văn hóa hạn chế, khó khăn trong cuộc sống nên bị bọn tội phạm lợi dụng, tạo điều kiện cho họ lập công chuộc tội.

Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn luôn tin tưởng và mong muốn lực lượng bộ đội biên phòng, công an nói chung, lực lượng chuyên trách phòng, chống ma túy và tội phạm nói riêng phát huy truyền thông, phát huy những thành tích to lớn trong những năm qua, vượt qua mọi khó khăn thử thách, đoàn kết, hiệp đồng chặt chẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

31. Nguyễn Hồng Sáng. PHIM BỘ ĐỘI VỀ BẢN / Nguyễn Hồng Sáng // Quân đội nhân dân.- Ngày 01/01/2017.- Tr.3.

Đã trở thành thông lệ, vào những dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, quân đội, đồng bào các dân tộc vùng cao Tây Bắc lại được các đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn chiếu phim phục vụ. Đó là những thước phim tài liệu, phim truyện nhựa có giá trị cao về lịch sứ, văn hóa - nghệ thuật...

Một ngày cuối năm, trời mới nhá nhem tối, trên con đường bê tông sạch sẽ dẫn đến trung tâm xã Mường Và, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, tôi nghe thấy có tiếng cười nói râm ran, tiếng gọi nhau í ới của các chàng trai, cô gái, của các cháu nhỏ rủ nhau đi xem phim do “bộ đội trên tỉnh” về chiếu phục vụ. Trước đó, trong lúc đi làm nương, người dân khắp các bản xa, bản gần cũng đã được nghe thông báo phát ra từ cái loa nho nhỏ, gắn trên nóc chiếc xe ô tô bộ đội chạy quanh các điểm dân cư, mời bà con đến xem phim.

Cũng đã mấy tháng, bà con nơi mảnh đất vùng cao biên giới này mới được xem phim trên cái màn hình lớn như bức tường nhà, nên gia đình nào cũng háo hức, tranh thủ ăn cơm thật sớm để đi xem cho kịp giờ. Theo thông báo, 19 giờ 30 phút chương trình chiếu phim mới chính thức bắt đầu, nhưng trước đó cả tiếng đồng hồ, người dân đã rồng rắn kéo về chật sân vận động xã. Nhất là đám trẻ con, đứa nào cũng tò mò, chen nhau lại gần chiếc xe chiếu phim, xem các chú bộ đội lắp đặt hệ thống âm thanh, ánh sáng, loa đài, chuẩn bị các công đoạn cần thiết cho buổi công chiếu.

Bộ phim đầu tiên bà con được xem là một bộ phim tài liệu về công trình Nhà máy Thủy điện Sơn La. Hình ảnh nguy nga về công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á, được xây dựng trên chính quê hương Sơn La khiến từ người già đến trẻ nhỏ ai cũng trầm trồ, vui sướng. Lời bình trong phim dường như cũng thăng hoa hơn khi nhắc đến những con số đáng tự hào: “3.000 ngày đêm với đủ các cung bậc khó khăn, thách thức, thời tiết... thử thách lòng quyết tâm, quả cảm, ý chí của các lực lượng thi công. Công trình Thủy điện Sơn La có quy mô lớn nhất nước ta về công suất, vốn đầu

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2017 23

tư và di dân tái định cư, với tổng công suất 2.400MW, gồm 6 tổ máy, với sản lượng điện cung cấp trung bình hằng năm là 10,246 tỷ kWh đã chính thức đi vào vận hành thương mại...”.

Bộ phim tài liệu kết thúc bằng tràng pháo tay giòn giã của người dân, niềm tự hào dâng trào trong lồng ngực mỗi người. Không kìm nén được cảm xúc, ông Lò Văn Hóa, 75 tuổi, bản Nà Lừa, xã Mường Và hồ hởi: “Già xem phim mà mừng quá cán bộ à. Không ngờ quê hương Sơn La nhà mình lại có công trình thủy điện to như thế. Từ nay, người dân vùng cao chúng mình không còn lo lắng về cái điện thắp sáng rồi. Tất cả là nhờ ơn Đảng, ơn Nhà nước đấy cán bộ à!”.

Bộ phim tiếp theo được chiếu là một tác phẩm điện ảnh nổi tiếng: “Nhà tiên tri” - bộ phim truyện nhựa mới nhất về Bác Hồ. Bộ phim lấy bối cảnh lịch sử những năm 1947 - 1950, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đang ở Chiến khu Việt Bắc, thời điểm cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc ta đang bước vào giai đoạn vô cùng cam go, trong tình thế “Ngàn cân treo sợi tóc”. Phim gợi liên tưởng đến tài năng tiên đoán của Bác Hồ với những bước đi thắng lợi của cách mạng Việt Nam năm 1954. Anh Lò Văn Phanh, bản Púng Pạt, xã Mường Và bày tỏ: “Phim hay quá, xúc động quá. Phim về Bác Hồ tôi cũng xem nhiều rồi, nhưng phim này thì lần đầu tiên được xem. Bác Hồ đúng là “nhà tiên tri”, Bác thật vĩ đại. Xem xong bộ phim này, mọi người lại càng thêm yêu quý Bác”.

Chị Lò Thị Bích, bản Huổi Dương, xã Nậm Lạnh (huyện Sốp Cộp) cũng nói xen vào: “Đây là lần thứ hai mình được xem phim do bộ đội trên tỉnh về chiếu tại xã. Bản mình cách đây hơn hai giờ đồng hồ đi bộ cơ, đường đi khó khăn lắm cán bộ à. Từ ngày có điện lưới quốc gia kéo về đây, nhà mình cũng như nhiều nhà khác trong bản đã mua được ti vi để xem, nhưng mọi người ai cũng thích xem phim màn ảnh lớn. Với lại, đi xem đông người như thế này mới vui cán bộ à”. Cũng giống như tâm trạng của anh Phanh, chị Bích, cả rừng người như lặng đi khi những hình ảnh giản dị trong cuộc sống sinh hoạt đời thường của Bác Hồ hiện lên trước mắt. Từ giọng nói, dáng đi, cho đến những bữa cơm đạm bạc hằng ngày của Người đều khiến cho người xem rưng rưng xúc động.

Ông Quàng Văn Bạt, Bí thư Đảng ủy xã Mường Và khẳng định: “Hoạt động chiếu phim phục vụ bà con vùng cao như thế này mang lại hiệu quả tuyên truyền rất lớn. Mặc dù hiện nay nhiều gia đình đã có ti vi xem được nhiều kênh, nhiều chương trình, thậm chí rất nhiều phim hay nhưng việc chiếu phim lưu động vẫn rất cần thiết. Đây là dịp để tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tác xây dựng nông thôn mới đến với người dân. Đặc biệt, thông qua hoạt động này, bộ đội và đội ngũ trí thức trẻ tình nguyện của Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 326 còn tuyên truyền để bà con tránh xa tệ nạn xã hội, bài trừ dần các tập tục lạc hậu, tập trung làm ăn, phát triển kinh tế gia đình... góp phần xây dựng quê hương ngày càng thêm no ấm. Cấp ủy, chính quyền địa phương chúng tôi rất mong sẽ có nhiều đợt chiếu phim bổ ích như thế này đến với bà con”.

Ổng Nguyễn Ngọc Tú, Chủ tịch UBND huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La cũng chia sẻ: “Hiện nay, đời sống dân trí của đồng bào các dân tộc trên địa bàn đang dần được nâng lên. Hầu hết các hộ gia đình đều đã mua được ti vi để xem, nhưng tôi cho rằng chiếu bóng vẫn là một trong các hoạt động tuyên truyền hiệu quả và thiết thực nhất. Đặc biệt, có những điểm bản vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn, nhiều hoạt động văn hóa còn chưa tới được, vì vậy, việc chiếu phim lưu động phục vụ bà con là rất cần thiết...”.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, mỗi năm trung bình Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Sơn La phối hợp với Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng Sơn La thực hiện hơn 600 buổi chiếu phim lưu động, trong đó có 476 buổi phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trong tỉnh với hơn 100.000 lượt người xem. Đoàn chiếu phim không quản ngại khó khăn, vất vả, tiến hành phục vụ tại các thôn, bản hẻo lánh nhất trên địa bàn. Song song với quá trình chiếu phim phục vụ người dân, đoàn công tác cũng kết hợp tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị như: Phòng, chống tệ nạn xã hội, phổ biến giáo dục pháp luật, kiến thức khoa học kỹ thuật, các gương sáng điển hình tiên tiến trong lao động sản xuất để người dân học tập. Mỗi năm, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh thường phối hợp với trung tâm thực hiện 9 đợt chiếu phim, mỗi đợt 7 - 10 ngày, tuyên truyền phục vụ các ngày lễ, ngày kỷ niệm lớn của đất nước và các nhiệm vụ chính trị của tỉnh.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2017 24

Đại tá Hoàng Ngọc Hà, Chủ nhiệm Chính trị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Sơn La cho biết, đợt chiếu phim lần này tập trung tuyên truyền về thành công của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, kỷ niệm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam... Nội dung các tác phẩm điện ảnh được lấy từ nguồn phim do Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị) cung cấp. Tất cả những bộ phim này đều tập trung về đề tài lịch sử, cách mạng, danh nhân đất nước, vùng đất và con người Sơn La. Những năm qua, chất lượng các buổi chiếu phim ngày càng được đổi mới về trang thiết bị, phương thức phục vụ. Dự kiến sắp tới, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh sẽ tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh triển khai chiếu phim 3D nhằm không ngừng nâng cao chất lượng các buổi chiếu phim phục vụ đông đảo nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Có thể khẳng định, việc duy trì công tác chiếu phim lưu động, ngoài nhiệm vụ tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với người dân, còn là một nét sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu trên những địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Qua mỗi lần bộ đội chiếu phim, sợi dây gắn bó yêu thương giữa các dân tộc, tình đoàn kết quân - dân “cá - nước” càng được thắt chặt trong lòng người dân Tây Bắc.

32. Thu Hoài. NÔNG THÔN MỚI Ở QUỲNH NHAI: KHI DÂN ĐỒNG THUẬN / Thu Hoài // Đại biểu nhân dân.- Ngày 01/01/2017.- Số 1-3.- Tr.16.

Chiềng Bằng và Mường Chiên là 2 đơn vị được huyện miền núi Quỳnh Nhai chọn làm xã điểm trong xây dựng nông thôn mới. Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện, với những cách làm khá đồng bộ, đã huy động sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị và quần chúng nhân dân, đến nay đã hoàn thành các tiêu chí quan trọng. Sự thành công về xây dựng nông thôn mới tại xã Chiềng Bằng và Mường Chiên là một minh chứng mọi chuyện có thể thực hiện được khi lòng dân đồng thuận.

GIAN KHỔ THUỞ BAN ĐẦU Quỳnh Nhai là huyện cuối cùng của tỉnh Sơn La, giáp với huyện Than Uyên của tỉnh Lai

Châu, từ thành phố Sơn La hơn 60km đi trên con đường bê tông kiên cố nối thị trấn Phiêng Lanh tới các xã Mường Chiên, Cà Nàng, Chiêng Bằng... đến nơi đây dễ dàng hơn mấy năm trước. Trước kia, đường vào xã và đến tận các xóm, bản hẹp và gập ghềnh, đi lại khó khăn nay đã được nâng cấp, cải tạo và làm mới, giúp người dân đi lại thuận lợi hơn. Dù nhận thức được rằng, phong trào xây dựng nông thôn mới là nhằm khơi dậy nội lực của người dân, lấy “sức dân” và chính người dân phải chủ động chung tay đóng góp để xây dựng bản làng, quê hương. Nhà nước chỉ đóng vai trò định hướng và hỗ trợ một phần trong thực hiện 19 tiêu chí, nhưng với Chủ tịch UBND Đặng Ngọc Hậu khi nhắc đến những ngày đầu bắt tay vào nhiệm vụ tuyên truyền vận động nhân dân xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện, ông vẫn không thể quên được sự gian nan, vất vả.

Là huyện nghèo miền núi, diện tích ruộng nước có ít, sản xuất nông nghiệp chủ yếu trên nương rẫy, đất dốc phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, các hoạt động công nghiệp, thương mại còn hạn chế, vì vậy đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn. Từ những thực trạng và tiềm năng của mình, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quỳnh Nhai đã đặt quyết tâm chính trị phải vươn lên thoát nghèo, bằng cách chọn các khâu đột phá trong nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới đưa kinh tế toàn huyện đi lên.

Từ những năm 2010 huyện đã chỉ đạo cho phép thành lập Chi hội Thủy sản đầu tiên tại xã Chiềng Bằng. Chi hội đã vận động những hộ nông dân nhiệt tình, có khả năng nuôi cá lồng, để tổ chức nuôi cá lồng trên sông. Bước đầu toàn xã đã có 18 hội viên tình nguyện tham gia, góp sức, góp tiền, vay vốn tổ chức đóng lồng và nuôi cá trên sông. Kết quả đã làm được 20 lồng cá theo tiêu chuẩn kỹ thuật, mỗi lồng cá thể tích 10m3, lồng được làm ở gần sát bờ, chọn đặt ở những vùng nước sâu và trong, có nhà ở trông bảo vệ 24/24 giờ trong ngày. Mỗi lồng cá thả được 50kg cá trắm, cá chép giống. Ngoài nguồn thức ăn là cỏ, người nuôi đã có sáng kiến dùng vó cất cá nhỏ trên sông cho vào làm thức ăn cho cá. Sau 8 tháng nuôi thả, mỗi lồng đạt bình quân 337kg cho thu nhập 20,5 triệu đồng, trừ chi phí còn lại gần 16 triệu đồng. Vì thế để làm thay đổi nhận thức của bà con đã

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2017 25

khó, chưa nói đến việc bây giờ trước mắt còn bao nhiêu khoản đóng góp, từ nguồn “xã hội hóa” để xây dựng nông thôn mới. “Ngày đó, bà con trong huyện chẳng ai mặn mà gì với nông thôn mới. Nói nông thôn mới cho bà con cứ như là chuyện xa xôi. Cái nếp nghĩ, cách làm “đã có Nhà nước lo” từ các khoản hỗ trợ giống lúa, cây con, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón đến con trâu, con bò, cá giống, đàn gia cầm, rồi tiền điện sinh hoạt, chuyện con em học hành... đã ăn sâu vào bà con” - Chủ tịch Hậu giải thích.

DIỆN MẠO THAY ĐỔI Những ngày gian khó qua đi, thay vào đó là kết quả đáng tự hào mà nổi bật nhất là việc

chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Quỳnh Nhai đã chung tay, góp sức triển khai thực hiện, đề án bê tông hóa đường giao thông nông thôn của huyện thật sự đi vào cuộc sống, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân, tạo phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp, nhiều hộ dân tự nguyện tháo dỡ các công trình, hiến hàng trăm mét vuông đất, đóng góp hàng nghìn ngày công lao động, hàng chục tỷ đồng để xây dựng đường giao thông nông thôn, tạo diện mạo mới cho bức tranh nông thôn của một huyện nghèo vùng cao.

Ông Tòng Xuân Trường, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng huyện Quỳnh Nhai cho biết: Qua thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh về hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2016, toàn huyện đã triển khai thực hiện 202 tuyến đường bê tông, với tổng chiều dài trên 58km, tổng kinh phí thực hiện gần 51 tỷ đồng; trong đó, nhân dân góp ngày công, vật liệu, máy thi công gần 33 tỷ đồng, Nhà nước hỗ trợ gần 18 tỷ đồng. Việc huy động đóng góp của nhân dân trong phong trào làm đường giao thông nông thôn luôn được các xã công khai, minh bạch và kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc khi triển khai. Điển hình có Mường Chiên được Nhà nước đầu tư gần 1,6 tỷ đồng cho bê tông hóa đường giao thông nông thôn; nguồn vốn huy động từ nhân dân và các tổ chức chính trị xã hội để thực hiện các công trình xây dựng cơ bản trên 3,3 tỷ đồng; tổng mức đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất trường, chợ, khu dân cư, trụ sở UBND xã, trạm y tế trên 18,4 tỷ đồng, trong đó đã bố trí gần 7,8 tỷ đồng. Cùng với phát triển kinh tế, 86% số hộ đã xây dựng nhà kiên cố, hệ thống công trình phụ, khuôn viên đạt chuẩn; 75% trường học các cấp trên địa bàn có cơ sở vật chất đạt chuẩn; xã Mường Giàng làm tốt công tác xây dựng đường giao thông nông thôn, nhân dân đã đóng góp hàng trăm ngày công, trên 2 tỷ đồng, sau 4 năm xã đã xây dựng gần 34km đường giao thông xã và hơn 23km đường bê tông trục chính trong các xóm, bản. Ngoài ra, còn có các xã Chiềng Khoang, Chiềng Bằng, Mường Chiên... thực hiện tốt việc làm đường giao thông nông thôn.

MỘT MỤC TIÊU, NHIỀU GIẢI PHÁP Hiện nay, theo báo cáo của Ban Quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng huyện Quỳnh Nhai thì

huyện đã cơ bản hoàn thành mục tiêu, nhiều công trình được xây dựng mới, hiện đại, khang trang người dân ai cũng vui mừng, phấn khởi vì sự thay đổi tích cực trong xây dựng nông thôn mới.

Đến với xã Mường Chiên vào những ngày này, khắp các nẻo đường, trên các xóm, bản đường sá đi lại thuận lợi, không còn cảnh gồ ghề, lầy lội như trước kia. Trên những thửa ruộng, nơi mà trước kia chỉ canh tác lúa hai vụ thì nay đã xuất hiện những cánh đồng ngô, rau màu xanh ngút ngát. Dù rằng diện tích còn khiêm tốn, số hộ tham gia vào các mô hình, các hợp tác xã chưa nhiều nhưng điều lớn hơn hết thảy đó là, từ nay nếp nghĩ, cách làm của đại đa số người dân đã được chuyển biến, đổi mới, không còn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Cùng với nỗ lực của Ban quản lý Đầu tư Xây dựng là sự chỉ đạo và quan tâm của Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo xã Mường Chiên thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới theo đúng nghị quyết, kế hoạch; ban hành các kết luận, kế hoạch tổ chức thực hiện, công văn hướng dẫn, đôn đốc thực hiện, tổ chức nghe báo cáo tiến độ theo tuần và thường xuyên trực tiếp chỉ đạo, làm việc, tháo gỡ những khó khăn từ cơ sở xã, bản. Đại diện xã Mường Chiên tự hào: Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, xã Mường Chiên đã hoàn thành được 19/19 tiêu chí (39 chỉ tiêu) đó là: Tiêu chí 1 - Quy hoạch; Tiêu chí 2 - Giao thông; Tiêu chí 3 - Thủy lợi; Tiêu chí 4 - Điện; Tiêu chí 5 - Trường học; Tiêu chí 6 - Cơ sở vật chất văn hóa; Tiêu chí

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2017 26

7 - Chợ nông thôn; Tiêu chí 8 - Bưu điện; Tiêu chí 9 - Nhà ở dân cư; Tiêu chí 10 - Thu nhập; Tiêu chí 11 - Hộ nghèo; Tiêu chí 12 - Lao động; Tiêu chí 13 - Hình thức tổ chức sản xuất; Tiêu chí 14 - Giáo dục; Tiêu chí 15 - Y tế; Tiêu chí 16 - Văn hóa; Tiêu chí 17 - Môi trường; Tiêu chí 18 - Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh; Tiêu chí 19 - An ninh trật tự.

Trong câu chuyện xoay quanh về chủ trương xây dựng nông thôn mới, những người đứng đầu địa phương đã khẳng định, cùng với sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước, thì người dân nơi đây đã chủ động chung tay góp sức với cấp ủy, chính quyền, hăng hái thi đua, lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình. Vì vậy, sự đổi thay của Mường Chiên hay Chiềng Bằng cũng như những xã khác trong huyện vùng cao Quỳnh Nhai như hôm nay, không chỉ bắt đầu từ chủ trương, đường lối mà xuất phát từ trong cách nghĩ, cách làm của người dân. Xóa đói giảm nghèo không đơn giản nhưng giữ cho cái nghèo không quay trở lại càng khó khăn gấp bội phần, nhưng không có gì là không thể mà phải quyết làm bằng được.

33. Thu Hoài. BÌNH YÊN TRÊN DÒNG ĐÀ GIANG / Thu Hoài // Đại biểu nhân dân.- Ngày 01/01/2017.- Số 1-3.- Tr.16.

Thủy điện Sơn La đã tích nước, tạo nên một vùng lòng hồ mênh mông giữa điệp trùng núi biếc, Quỳnh Nhai mới hôm nay rất đẹp, xứng với tên gọi “Hạ Long vùng Tây Bắc”. Mảnh đất Quỳnh Nhai của Sơn La thường được gọi là “nơi con sông Đà dừng lại”, địa danh gợi nhớ vùng đất đã hy sinh cao cả cho Thủy điện Sơn La khi đây là một trong những huyện phải di dời toàn bộ cả huyện. Quê cha đất tổ, mồ mả tổ tiên, những công trình lớn nhỏ và cả những không gian ký ức không thể gọi tên được người Quỳnh Nhai nhường lại vì dòng điện Tổ quốc.

ĐIỂM SÁNG QUỲNH NHAI Quỳnh Nhai là một trong những huyện đi đầu, điểm sáng và hoàn thành cơ bản sắp xếp dân

cư theo Quyết định 1776 của Chính phủ. Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng huyện Quỳnh Nhai thì huyện đã cơ bản hoàn thành mục tiêu bố trí, sắp xếp dân cư vùng đặc biệt khó khăn, thiên tai theo Quyết định 1776 của Chính phủ. Quỳnh Nhai đã thực hiện sắp xếp, bố trí 7 điểm tái định cư, trong đó 5 điểm cơ bản đã hoàn thành mục tiêu đề ra như: Bản Ca (xã Chiềng Khoang), bản Nậm Ngùa (xã Chiềng Khay), bản Huổi Ngà (xã Mường Giôn), bản Cả (xã Cà Nàng), bản Bon (xã Mường Chiên), còn 2 điểm tái định cư đang triển khai là bản Mường Tăm (xã Mường Hải) và bản Kéo Ca. Tổng số dân mà huyện bố trí, sắp xếp tái định cư là 344 hộ, chủ yếu là đồng bào các dân tộc Thái, Mông và Kháng...

Trên vùng đất mới, nhìn từ xa, bản Ca, xã Chiềng Khoang nổi bật với những ngôi nhà ngói mới đỏ tươi mọc liền kề. Tìm hiểu về nơi ở mới của bà con bản Ca chúng tôi có trao đổi với Chủ tịch UBND xã Chiềng Khoang Lò Văn Chơi, ông chia sẻ: Bà con bản Ca đều có nhà mới, to và khang trang. Trước kia sống trên những sườn núi, hễ mưa là sạt lở đất, đá lăn, uy hiếp và gây hoang mang cho người dân. Từ khi chuyển về tái định cư tại bản Ca mới, người dân yên tâm, không lo mưa gió, đá lăn... Bản Ca cũ có 90 hộ sinh sống. Thực hiện Quyết định 1776 của Thủ tướng Chính phủ về bố trí sắp xếp dân cư, bản Ca được bố trí, sắp xếp nơi ở mới. Có 48 hộ chuyển đến vùng đất gần trung tâm xã, cách điểm cũ hơn 3km, có tỉnh lộ đi qua nên thuận lợi cho việc lao động, sinh sống. Theo anh Lò Văn Thiện người bản Ca: Mọi thứ đều mới, giống như một giấc mơ mà bấy lâu bà con ao ước đã thành hiện thực. Về đây ai cũng vui mừng, phấn khởi khi có nhà mới, điện thắp sáng, nước sạch; gia đình nào cũng sắm được xe máy, ti vi, có điện thoại di động nữa. Được lên vùng đất mới cao ráo, bằng phẳng, rộng hơn nên người dân ở đây cũng chăm chỉ làm ăn, lao động.

ỔN ĐỊNH ĐỜI SỐNG TRÊN QUÊ HƯƠNG MỚI Vơi mục tiêu hoàn thành công tác quyết toán nguồn vốn Dự án Di dân tái định cư Thủy điện

Sơn La và phát triển sản xuất, ổn định đời sống cho bà con tái định cư, thời gian qua, huyện Quỳnh Nhai đã chủ động tham mưu, đề xuất với tỉnh tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện dự án.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2017 27

Theo ông Đinh Xuân Mến, Trưởng Ban Quản lý Dự án Di dân tái định cư huyện Quỳnh Nhai: Trong năm qua, ban đã tiếp nhận 87 đơn kiến nghị, khiếu nại có nội dung liên quan đến việc xác minh đất trên cốt 218m. Đối với đơn kiến nghị, ban đã kiểm tra, rà soát ban hành văn bản trả lời 31 đơn và các tổ công tác qua kiểm tra, rà soát, lập phương án đã trả lời 51 đơn theo đúng quy định. Số còn lại huyện đang cử các đoàn xuống cơ sở xác minh, làm rõ theo đúng quy trình, quy định. Theo đó, huyện đã tổ chức 19 buổi đối thoại với các hộ dân ở các điểm tái định cư trong và ngoài huyện. Đồng thời, chỉ đạo các tổ công tác kiểm tra, rà soát, đối chiếu từng hồ sơ để tuyên truyền, giải thích, trả lời kiến nghị của các hộ tái định cư theo quy định; đến nay, các hộ tái định cư đã đồng tình với kết quả kiểm tra, xác minh đất trên cốt 218m.

Cùng với việc làm rõ những ý kiến của công dân, Quỳnh Nhai đã tận dụng mọi nguồn vốn để đầu tư hỗ trợ cho phát triển sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của nhân dân tại các khu, điểm tái định cư. Trong đó, chú trọng triển khai các dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, như đầu tư 7 dự án: Cá lồng, với quy mô 567 lồng; chăn nuôi gia cầm với quy mô gần 140.000 con; trồng rau, quả an toàn với quy mô 27ha; trồng cây ăn quả, quy mô 75ha; trồng cây dược liệu, quy mô 36ha... Đến nay, đã có 5 dự án thực hiện xong việc hướng dẫn thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và kiểm tra các điều kiện để được hỗ trợ theo phương án của tỉnh. Riêng dự án trồng mới cây ăn quả chất lượng cao, ghép mắt cải tạo vườn tạp, đã có gần 5.700 hộ đăng ký tham gia; đã triển khai xong việc cắt cành cho trên 1.000 hộ. Hiện nay, Quỳnh Nhai đang xây dựng kế hoạch triển khai trồng mới cây ăn quả cho 4.588 hộ. Tiến độ quyết toán được đẩy nhanh; công tác giải quyết kiến nghị, khiếu nại của nhân dân được quan tâm chỉ đạo, đời sống và sản xuất các hộ dân tại các điểm tái định cư trong toàn huyện cơ bản ổn định, tập trung đầu tư phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Quá trình triển khai, huyện Quỳnh Nhai đã thực hiện tốt công tác rà soát lại dân cư, đất đai và tổ chức điều chỉnh lại quy hoạch dân cư cho phù hợp với điều kiện thực tế. Quan tâm điều chỉnh lại quy hoạch sản xuất, sử dụng có hiệu quả, hợp lý nguồn tài nguyên đất đai trong sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng cường thâm canh, xen canh, tăng vụ, tăng hệ số sử dụng đất để tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích. Cùng với đó, Quỳnh Nhai còn tập trung đào tạo nghề cho bà con vùng tái định cư, phù hợp với điều kiện thực tiễn của huyện; phát triển ngành nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động vùng tái định cư. Tăng cường đầu tư và hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa, trong đó tập trung hỗ trợ giống vật nuôi, cây trồng giá trị kinh tế cao, hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh, nhằm tạo vùng nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến và cung ứng hàng hóa tập trung tại các khu, điểm tái định cư. Từ vấn đề đầu tư, hỗ trợ, đến giải quyết các vấn đề còn vướng mắc, bức xúc đối với bà con vùng tái định cư, thời gian qua, Quỳnh Nhai đã tạo ra hướng phát triển mới có tính bền vững, giúp bà con vùng tái định cư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.

LÒNG DÂN TIN TƯỞNG Sau 15 năm thực hiện, đến nay Dự án Di dân, tái định cư Thủy điện Sơn La đã cơ bản hoàn

thành, góp phần đưa Nhà máy Thủy điện Sơn La vào hoạt động vượt tiến độ 3 năm. Trong suốt thời gian thực hiện dự án Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La đã thực hiện việc quán triệt tinh thần như “Tất cả vì dòng điện ngày mai của Tổ quốc”, “Muốn di dân phải chuyển được lòng dân”, “Cùng ăn, cùng bàn, cùng làm, cùng ở, cùng nói một thứ tiếng”, “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Bám sát chủ trương “nơi ở mới phải bằng và tốt hơn nơi ở cũ”, ông Bùi Minh Tân, Bí thư huyện Quỳnh Nhai cho biết, nhiệm vụ di dân, tái định cư cũng gắn với việc ổn định lòng dân, tạo lòng tin nơi người dân bằng các biện pháp nâng cao đời sống, giúp chuyển đổi ngành nghề, bảo đảm đời sống của người dân. Câu chuyện của anh Lò Văn Khặn, xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La chia sẻ, hoan nghênh và coi đây là một điển hình, tấm gương về tái định cư của huyện. Gia đình anh Khặn đã phát triển mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện kết hợp nuôi vịt trời. Hiện nay, gia đình anh có 23 lồng cá, cho lợi nhuận hàng năm từ 300 - 350 triệu đồng; đàn vịt trời có 1.600 con, trị giá khoảng 320 triệu đồng. Các hộ dân trong xã sau khi thấy gia đình anh làm ăn hiệu quả đã mạnh dạn vay vốn, liên kết thành lập hợp tác xã. Trong năm 2015 - 2016, trên

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2017 28

địa bàn xã thành lập được 13 hợp tác xã, phát triển được trên 500 lồng cá. Quỳnh Nhai hôm nay đã có những “triệu phú cá” trên dòng Đà giang với những cái tên nổi tiếng như Vũ Thị Hạnh Lợi, Lò Thị Bun, Lò Văn Khặn, Lường Văn Ngoa... Anh Lừ Văn Tuyên, xã Chiềng Bằng cho biết, hiện tại tiềm năng để mở rộng sản xuất còn lớn, thị trường tiêu thụ thuận lợi nên các hộ và cơ sở nuôi cá lồng đều muốn mở rộng quy mô sản xuất. Hợp tác xã Thương Tuyên cũng đang liên kết với một số hợp tác xã khác trên vùng lòng hồ thủy điện để xây dựng thương hiệu “Cá lồng sông Đà”. Không ít những doanh nghiệp đã nhìn thấy những lợi ích lấp lánh trên dòng Đà giang cùng với việc phát triển kinh tế là những dự án du lịch gắn với lòng hồ sông Đà, lấy lễ hội đua thuyền truyền thống làm hạt nhân gắn với khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc Thái, phát triển du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng đã tạo nên bức tranh giàu đẹp, bình yên của Quỳnh Nhai hôm nay.

34. Mai Khánh. QUẢNG NINH: 6 ÁN TỬ HÌNH CHO ĐƯỜNG DÂY BUÔN HƠN 5.000 BÁNH HEROIN / Mai Khánh // Pháp luật và thời đại.- Ngày 02/01/2017.- Số 4.- Tr.27.

Sau nhiều ngày đưa ra xét xử ngay trong Trại tạm giam công an tỉnh, chiều ngày 30/12, Hội đồng xét xử đã tuyên án đối với 24 bị cáo trong đường dây mua bán ma túy với số lượng “khủng” lên tới 5.346 bánh heroin và 35.200 viên ma túy tổng hợp.

Bị cáo cầm đầu đường dây là Hoàng Văn Tiến cùng các bị cáo khác là: Nguyễn Toàn Thắng (sinh năm 1975), Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (sinh năm 1976), Hoàng Văn Bắc (sinh năm 1964, cùng trú tại thành phố Bắc Giang) và Trần Đức Việt (sinh năm 1990, ở huyện Mộc Châu, Sơn La), Bùi Đăng Đức (sinh năm 1966, trú tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cùng lãnh án tử hình.

6 bị cáo khác bị Hội đồng xét xử tuyên mức án chung thân gồm: Trần Thu Hằng (Vợ Hoàng Văn Tiến), Nguyễn Tuấn Anh, Lương Thị Thảo, Nguyễn Thị Hương, Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Mạnh Toàn. Ngoài ra, 13 bị cáo còn lại bị lãnh mức án từ 30 tháng đến 20 năm tù giam.

Hội đồng xét xử cũng tuyên các bị cáo phải nộp các khoản tiền phạt từ 10 đến 20 triệu đồng xung công quỹ Nhà nước.

Trước đó, theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp, trong khoảng thời gian năm 2003 và thời gian từ tháng 3/2011 đến 3/2012, Hoàng Văn Tiến đã lập đường dây, tổ chức mua heroin và hồng phiến của đối tượng Sồng A Lâu và một số đối tượng khác ở Mộc Châu, Sơn La rồi giao cho các đối tượng được phân công làm nhiệm vụ vận chuyển đưa về Hà Nội, Bắc Giang... để tiêu thụ. Để qua mặt cơ quan công an, Tiến cùng đồng bọn phân công rất bài bản, nhóm mua hàng, nhóm giao dịch, nhóm cảnh giới, dò đường.... Tuy nhiên, đường dây đã bị lực lượng công an phát hiện và triệt phá, Tiến bị bắt tại huyện Tiên Yên, Quảng Ninh.

Tại cơ quan công an, Tiến khai nhận đã cùng các bị cáo trong đường dây đã mua bán tổng cộng 5.346 bánh heroin, 35.200 viên ma túy tổng hợp.

Quá trình phá án, cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh đã thu giữ 22 bánh heroin, 32,76 gam Ketamine, 60 viên ma túy tổng hợp, 1,03 gam Methaphetamine, 121,63 gam lá hoa cây cần sa khô.

Cũng xem:

35. Tr. Đức. BUÔN TRÊN 5.300 BÁNH HEROIN, LÃNH 6 ÁN TỬ HÌNH / Tr. Đức // Người lao động.- Ngày 31/12/2016.- Số 7430.- Tr.5.

36. N. Linh. TIN VẮN / N. Linh // Lao động.- Ngày 03/01/2017.- Số 2.- Tr.5.

Liên đoàn Lao động tỉnh Sơn La: Báo cáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tình hình nợ bảo hiểm xã hội và kinh phí công đoàn 2016. Chỉ đạo các cấp công đoàn triển khai công tác khởi kiện doanh nghiệp vi phạm về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo Hướng dẫn số 995/HD-TLĐ ngày 30/6/2016 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2017 29

37. Phạm Duy. Ô NHIỄM Ở NHÀ MÁY XI MĂNG MAI SƠN / Phạm Duy // Đại biểu nhân dân.- Ngày 04/01/2017.- Số 4.- Tr.7.

Quá trình nổ mìn khai thác đá, vận chuyển vật liệu, sản xuất xi măng của Công ty cổ phần xi măng Mai Sơn (xi măng Mai Sơn), ở tiểu khu Thành Công (Nà Bó, Mai Sơn, Sơn La) đã và đang gây ô nhiễm môi trường, hư hỏng nhà cửa, ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Ô NHIỄM KÉO DÀI Có đất sản xuất, môi trường trong lành nên trước đây cuộc sống của người dân ở xã Nà Bó

(Mai Sơn, Sơn La) khá ổn định. Kể từ khi nhà máy xi măng Mai Sơn có diện tích 16ha, tại bản Nà Pát (Nà Bó, Mai Sơn, Sơn La) và 2 vùng nguyên liệu rộng 200ha, công suất 1 triệu tấn xi măng/năm chính thức đi vào hoạt động, cuộc sống của hàng trăm hộ dân nơi đây rơi vào cảnh khó khăn, túng quẫn. Môi trường quanh khu vực nhà máy hoạt động bị ô nhiễm, đường giao thông bị phá hủy, tính mạng người dân thường xuyên bị đe dọa vì quá trình nổ mìn khai thác đá, xe vận chuyển vật liệu rơi vãi.

Chị Lò Thị Rươi, bản Nà Pát bức xúc: “Nhà máy xi măng chưa về thì dân bản mình sống no ấm vì đất sản xuất có, mùa màng lại thắng lợi. Giờ thì khói bụi, ô nhiễm đến lúa cũng không thể lên được. Đêm đến thì nhà máy xả thải bụi, đọng xuống cây, cỏ như sạn, cát. Dân mình lo sợ lắm. Bụi bẩn, ô nhiễm nhưng chẳng biết phải đi đâu mà sinh sống. Đất mình ở là do ông cha để lại giờ chẳng nhẽ lại bỏ xứ mà đi. Ô nhiễm cũng phải chịu, nếu không may bệnh tật, chết đi thì mình chịu thiệt thòi”.

Chị Lê Thị Thúy, giáo viên trường THCS Nà Bó cho biết: “Trước đây tôi ở bản Nà Hường, xã Nà Bó, gần nhà máy xi măng. Việc vận chuyển đá của nhà máy gây ô nhiễm, bụi bay mù mịt, thỉnh thoảng đá trên xe rơi xuống đường rất nguy hiểm. Vì lo ô nhiễm và sợ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của gia đình nên tôi phải bán nhà chuyển cả gia đình đến sống ở nơi khác”.

Nhận thấy bụi bẩn và ô nhiễm nặng nề nhà máy xi măng Mai Sơn đã tổ chức phun nước hai lần mỗi ngày dọc tuyến đường vận chuyển vật liệu. Thế nhưng việc phun nước càng khiến tuyến đường này bẩn thỉu hơn do xe vận chuyển vật liệu liên tục, lầy lội như ao bùn.

KHÔNG CÓ CHẾ TÀI, DÂN CHỊU THIỆT Theo người dân việc nổ mìn khai thác đá làm nguyên liệu cho nhà máy còn gây nứt toác

hàng chục ngôi nhà của người dân ở xóm 8, tiểu khu 18, thị trấn Hát Lót (Mai Sơn, Sơn La). Người dân cho biết, họ đang phải sống trong cảnh “đi cũng dở, ở không xong” bởi việc nổ mìn thủ công không đúng giờ, chưa tính toán hợp lý, khoảng cách từ điểm nổ mìn ở trên cao xuống nhà dân thiếu an toàn. Hệ lụy là nhiều ngôi nhà của người dân bị nứt tường, vỡ ngói, thủng mái tôn. Vào giờ khai thác, tiếng nổ mìn inh tai, nhức óc, đồ đạc trong nhà rung lên như động đất. Cũng theo người dân, xóm 8 có 16 hộ dân nằm gần mỏ đá này và đã có tới 6 căn nhà bị nứt do chấn động.

Ông Đào Văn Thỏa, người dân ở xóm 8 cho biết: “Đây là xóm bị ảnh hưởng nặng nhất do tình trạng khai thác đá của Công ty cổ phần xi măng Mai Sơn. Người dân đã nhiều lần kiến nghị các cơ quan chức năng của thị trấn, huyện, thậm chí còn kéo lên mỏ đá yêu cầu đơn vị khai thác không được nổ mìn với khối lượng lớn, gây nguy hiểm cho nhân dân. Tuy nhiên, đến nay tình trạng này không giảm, mà vẫn thường xuyên xảy ra. Năm nào cũng có biên bản, có đại diện của công ty cùng ký với bà con trong xóm. Nhưng đến hôm nay thì tất cả những hứa hẹn đều không mang lại hiệu quả. Nguy hiểm là vậy nhưng người dân vẫn phải chung sống vì họ không còn lựa chọn nào khác.

Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mai Sơn Nguyễn Thanh An cho biết: Trên địa bàn huyện có 4 mỏ khai thác đá, trong đó có một mỏ khai thác của nhà máy xi măng Mai Sơn. Thời gian qua chúng tôi cũng tăng cường công tác kiểm tra. Quá trình kiểm tra thì họ hoạt động bảo đảm đúng quy định, còn khi đoàn kiểm tra về họ hoạt động như thế nào thì chúng tôi không thể kiểm soát hết.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2017 30

Đơn vị cũng đã làm việc với nhà máy và người dân thực hiện cam kết và bồi thường thiệt hại cho dân. Quá trình kiểm tra thì có 6 ngôi nhà bị nứt, nhà máy xi măng cũng đã nhận trách nhiệm và cam kết bồi thường thiệt hại cho các gia đình bị nứt nhà, vỡ ngói vì chấn động do nổ mìn và đá bắn vào. Vì không có chế tài xử lý nên chúng tôi chỉ đôn đốc nhà máy thực hiện đúng quy trình nổ mìn, bảo đảm an toàn giao thông trong quá trình vận chuyển vật liệu và bồi thường cho người dân. Còn việc thực hiện cam kết và bồi thường như nào là việc của họ - Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Mai Sơn Trần Ngọc Nghị.

38. Minh Nguyệt. GÓP CÔNG, GÓP SỨC GIÚP NGƯỜI NGHÈO CÓ TẾT / Minh Nguyệt // Nông thôn ngày nay.- Ngày 04/01/2017.- Số 3.- Tr.5.

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, địa phương đang phải phát huy nội lực, kêu gọi các nguồn vốn xã hội hóa để chung tay lo tết cho người nghèo. Nhiều cách làm hay, sáng tạo cũng được các địa phương sử dụng để có thể mang đến một cái tết ấm áp cho người dân.

THIẾU VẬT CHẤT, HUY ĐỘNG TINH THẦN Phát huy tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, rất nhiều địa phương đã kêu gọi

người dân hỗ trợ nhau cùng vươn lên thoát nghèo, lo tết. Cách làm sáng tạo này cũng được bản Nậm Lạ, xã Hát Lót (Mai Sơn, Sơn La) thực hiện. Chị Lò Thị Cương - Trưởng bản Nậm Lạ cho hay, toàn bản có 83 hộ thì có 13 hộ nghèo. Trong đó có 7 hộ đặc biệt khó khăn, cần được hỗ trợ dịp tết. “Sau rà soát, chúng tôi quyết định gửi danh sách này lên xã, về huyện để huyện hỗ trợ. Như năm ngoái mỗi hộ được hỗ trợ 300.000 đồng” - bà Cương nói.

Theo bà Cương, năm nay nhờ sự giúp đỡ của các tổ chức từ thiện, có 3 gia đình khó khăn về nhà ở được nhận tiền xây nhà mới. Địa phương, người dân không có tiền hỗ trợ nên chung tay góp ngày công để dựng nhà, sơn sửa nhà cửa mong muốn đem đến một cái tết ấm cúng đúng nghĩa cho gia dình có hoàn cảnh khó khăn.

Ông Đào Văn Hiền - Chủ tịch xã Hát Lót cho biết, với khoản tiền ít ỏi 300.000 đồng/hộ nghèo, chỉ đủ cho các hộ mua vài cân thịt, 1 - 2 cái bánh chưng ăn tết. Tuy vậy, đây cũng là cố gắng rất lớn của chính quyền địa phương. “Ngoài việc rà soát hỗ trợ quà cho người nghèo, địa phương còn phát động phong trào xã hội hóa hoạt động chăm lo tết cho người nghèo và xã đối tượng chính sách” - Ông Hiền nói...

39. PV. MAI SƠN ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI CÁC TRƯỜNG HỌC / PV // Giáo dục và thời đại.- Ngày 05/01/2017.- Số 4.- Tr.7.

Ngay từ đầu năm học, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các trường học xây dựng kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm; tăng cường vai trò, trách nhiệm quản lý của ban giám hiệu các trường. Yêu cầu các trường có học sinh bán trú quan tâm lựa chọn nguồn thực phẩm sạch từ những cơ sở có uy tín và ký cam kết trách nhiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tổ chức tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm cho trên 230 cán bộ quản lý và nhân viên nhà bếp, nhân viên y tế các trường. Hiện nay, 100% bếp ăn tại các trường học đã có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

40. Trúc Linh. HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA: NHIỀU THÀNH TÍCH PHONG TRÀO “TUỔI CAO - GƯƠNG SÁNG” / Trúc Linh // Người cao tuổi.- Ngày 05/01/2017.- Số 3.- Tr. .

Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Tuổi cao - Gương sáng”, người cao tuổi huyện Mường La tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới và bảo vệ môi trường; tăng gia sản xuất thực hiện xóa đói giảm nghèo; xây dựng đời sống văn hóa... Gần 4.000 người cao tuổi được tuyên truyền và tham gia ban vận động; phát động trồng 12.383 cây bóng mát, cây cảnh, nhiều hécta rừng; động viên con cháu tích cực tham gia đóng góp tiền, công sức, hiến đất xây dựng nông thôn mới.

Năm qua, 5.343 người cao tuổi tham gia các phong trào do hội phát động, gắn với “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, trong đó 148 người cao tuổi được khen

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2017 31

thưởng; 85 người cao tuổi được đề nghị Trung ương Hội tặng Kỷ niệm chương. Nhân dịp tổng kết nhiệm kỳ, hội đề nghị UBND huyện khen thưởng 10 tập thể, 30 cá nhân lập thành tích xuất sắc.

41. Phạm Quỳnh. PHÁ ÁN BẰNG... GIÁC QUAN / Phạm Quỳnh // An ninh thủ đô.- Ngày 05/01/2017.- Số 4895.- Tr.12-13.

Huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La là địa bàn giáp ranh với nhiều điểm nóng về tội phạm ma túy, nên cuộc chiến với tội phạm ma túy tại khu vực này luôn cam go, quyết liệt và cũng để lại nhiều câu chuyện.

BIỂU HIỆN LẠ CỦA TÊN CƯỚP “HÁU GÁI” Con đường tỉnh lộ 103 qua khu vực bản Chờ Lồng, xã Yên Sơn (Yên Châu) chạy qua rừng,

không có dân cư sinh sống. Lợi dụng bóng tối bít bùng, tên cướp phóng xe vọt lên ép xe máy của người phụ nữ đi cùng chiều rồi rút chiếc dao nhọn ra khống chế bắt chị tháo đôi hoa tai, nhẫn và tiền để trong cốp xe đưa cho y. Qua ánh sáng mờ ảo, thấy nạn nhân còn trẻ, hắn cầm dao khống chế, kéo chị vào chiếc lều canh nương bên đường, cắt bỏ quần áo và làm nhục chị.

Sau khi thỏa mãn thú tính, hắn vội vàng lên xe tẩu thoát nhưng vẫn không quên rút chìa khóa xe máy của nạn nhân mang theo, bỏ mặc người phụ nữ hoảng loạn, quần áo rách bươm, hai ngón tay chảy máu đầm đìa do con dao nhọn của hắn cứa phải trong khi vật lộn. Người phụ nữ lết đi thất thểu bên đường chợt thấy anh Lò Văn Pè, công an viên xã Yên Sơn đi trực đêm về. Vụ việc nhanh chóng được cấp báo lên công an huyện. Sau khi định thần, nạn nhân kể, tên cướp cao khoảng 1m65, gầy, ăn mặc khá sạch sẽ, mặt bịt khẩu trang và đi xe máy không rõ biển kiểm soát...

Bằng kinh nghiệm phá án, Thiếu tá Nguyễn Văn Nghĩa, Đội trưởng Đội Hình sự - Kinh tế - Ma túy, Công an huyện Yên Châu đặt câu hỏi: Tại sao sau khi thỏa mãn dục vọng, tên cướp lại có dấu hiệu hoảng hốt, vội vàng tẩu thoát? Liệu đó có phải là biểu hiện của một dạng nghiện ma túy cụ thể nào hay không? Để tìm câu trả lời, anh đã cất công khai thác một số đối tượng đang trong trại giam và tìm ra câu trả lời xác đáng: Tên cướp là đối tượng nghiện hồng phiến. Đối tượng nghiện hồng phiến sau khi chơi thuốc thường rất “háu” gái, nhưng sau khi thỏa mãn thì tỉnh thuốc rất nhanh nên có động thái xấu hổ, sợ sệt và hoảng hốt.

Công tác sàng lọc hàng trăm đối tượng trên địa bàn dọc tuyến Quốc lộ 6 về tỉnh lộ 103 trở nên nhanh hơn. Hơn một tháng sau, trong một vụ cướp khác cũng xảy ra tại xã Yên Sơn, lực lượng công an xã cùng nhân dân đã truy bắt được đối tượng. Qua kiểm tra và nhận dạng, Công an huyện Yên Châu xác định đối tượng vụ cướp lần này cũng chính là thủ phạm gây ra vụ cướp và làm nhục người phụ nữ hơn một tháng về trước. Với những chứng cứ xác đáng, đối tượng Trần Hùng Cường đã ngoan ngoãn khai nhận hành vi phạm tội của mình.

BẤT CHẤP HIỂM NGUY, BẮT SỐNG ĐỐI TƯỢNG Đó là một kỷ niệm phá án mà Thiếu tá Nguyễn Văn Nghĩa còn nhớ mãi, Hôm ấy, nhận được

tin báo đối tượng sẽ vận chuyển ma túy qua biên giới vào nội địa, Công an huyện Yên Châu đã triển khai lực lượng vây bắt. Địa điểm được chọn là một khúc cua, hơi dốc, hai bên đều có ta -luy dương, vắng vẻ, không có dân cư sinh sống và phía sau là vực sâu thuộc bản Cò Chịa, xã Yên Sơn. Đây là vị trí hiểm yếu nhất, vừa hạn chế được tầm nhìn, tránh để đối tượng phát hiện sớm kịp quay đầu bỏ chạy; vừa làm giảm tốc độ di chuyển, không gây nguy hiểm cho nhân dân và đặc biệt không để đối tượng kịp tẩu tán tang vật.

Trong cái oi nóng tháng 6 làm mồ hôi tứa ra nhớp nháp khó chịu, các chiến sỹ công an vẫn kiên trì hàng tiếng đồng hồ. Khoảng 23h đêm, đối tượng đã xuất hiện. Phát hiện công an ra hiệu dừng xe, đối tượng bất ngờ tăng tốc, lao xe thẳng vào tổ công tác hòng tẩu thoát, nhưng do gặp phải chướng ngại vật đặt sẵn ở phía sau, hắn buộc phải phanh cho đổ xe, đồng thời nhanh như sóc liều mình băng qua hàng rào dây thép gai lao xuống vực lủi đi mất hút trong đêm đen.

Không một giây chần chừ, Thiếu tá Nghĩa cùng đồng đội liền lao mình rượt theo vết cỏ và tiếng động. Không kịp nghĩ đến hiểm nguy vì quyết tâm bắt sống đối tượng, sau một hồi rượt đuổi

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2017 32

gay cấn giữa rừng đêm, các chiến sỹ công an đã bắt được đối tượng Vàng A Phong, sinh năm 1985 trú tại bản Mai Thuận, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn cùng tang vật là 36.000 viên ma túy tổng hợp.

DÙNG MŨI PHÁ ÁN Thượng tá Nguyễn Xuân Hiến - Phó trưởng Công an huyện Yên Châu kể, bà con đồng bào

Mông ở bản Ta Liễu, xã Chiềng On đến giờ vẫn tấm tắc khen công an huyện có tài dùng mũi phá án. Khoảng 9h sáng một ngày đầu tháng 12/2016, giữa lúc cả bản vắng vẻ bởi mọi người đều đã lên nương từ lúc trời mờ sáng thì bỗng dưng nhà của Giàng Lao Già bốc cháy.

Đến trưa, khi sự việc được coi là động trời ở bản Mông này mới được phát hiện ra thì căn nhà chỉ còn là đống tro tàn đang dần nguội lạnh. Cái khó của lực lượng điều tra vụ án là nhà cháy từ sáng đến trưa mới phát hiện ra và không có ai chứng kiến. Khám nghiệm hiện trường, các điều tra viên Công an huyện Yên Châu không tìm thấy bất kỳ manh mối nào khả nghi. Mở rộng hiện trường, lẫn trong mùi khét của nhà cháy, các điều tra viên thấy đâu đó phảng phất có mùi dầu hỏa. Từ chi tiết rất nhỏ thoảng qua, nhưng bằng nghiệp vụ tinh tường, các điều tra viên đã không bỏ sót, phác họa ra thủ đoạn để đối tượng gây án. Qua sàng lọc, nổi lên đối tượng tình nghi là người vợ cả đã ly hôn của chủ nhà. Ngay lập tức đối tượng Sồng Thị Chi được triệu tập, trên người vẫn còn thoang thoảng mùi dầu hỏa. Các điều tra viên đã dùng bông lau chân tay đối tượng rồi niêm phong làm bằng chứng. Trước những dấu vết khả nghi trùng khớp để lại trên hiện trường và trên người đối tượng, qua đấu tranh khai thác, đối tượng Sồng Thị Chi đã hết cái lý quanh co, thành khẩn cúi đầu nhận tội phóng hỏa.

42. Tuấn Nam. MANG XUÂN ĐẾN VỚI ĐỒNG BÀO / Tuấn Nam, Việt Hà // Quân đội nhân dân.- Ngày 05/01/2017.- Tr.3.

Quan tâm, chăm lo, giúp gia đình chính sách, hộ nghèo xây dựng nếp sống văn minh, mô hình kinh tế xóa đói giảm nghèo là những việc làm góp phần mang lại mùa xuân no ấm cho đồng bào vùng cao của cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang tỉnh Sơn La.

Đường từ thành phố Sơn La đến huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La mùa này đầy sương mù bao phủ. Mây chen giăng ngang đỉnh núi, địa hình đèo dốc khiến “chú ngựa sắt” của chúng tôi gặp khó khăn ở nhiều khúc cua tay áo. Điểm xuyết trong màu xanh bạt ngàn của đất trời biên cương là sắc thắm của hoa đào, hoa mận báo hiệu mùa xuân đã về. Chúng tôi cùng cán bộ, chiến sỹ Ban Chỉ huy Quân sự huyện Yên Châu tới thăm nhà bà Quàng Thị Ế, nguyên Tiểu đội trưởng Tiểu đội Nữ dân quân du kích Yên Châu anh hùng. Bà Ế là tay súng tiêu biểu của tiểu đội bắn rơi máy bay Mỹ vào năm 1966 ở xã Sập Vạt. Trong căn nhà gỗ đơn sơ nhưng ấm áp, chúng tôi thấy bà Ế đã bắt đầu chuẩn bị một số thực phẩm cho Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán. Trên gác bếp đã có thịt, có cá. Bà Ế dắt tôi đi một vòng tham quan khu vườn sau nhà...

Sau chén rượu ngô thơm phức, bà Quàng Thị Ế bộc bạch: “Ngày lễ, tết năm nào cũng vậy, gia đình luôn được Đảng, Nhà nước và quân đội quan tâm, tặng quà, nhờ vậy mình cũng thấy ấm lòng. Năm nay gia đình chắc chắn sẽ có đầy đủ bánh, kẹo mứt, thịt để ăn tết”.

Năm nay cũng là năm thứ năm no ấm của gia đình anh Quàng Văn Quyết ở bản Nà Khài, xã Sập Vạt, huyện Yên Châu. Trước đó, anh là một trong những hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn ở bản. Cuối năm 2011, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Yên Châu tặng gia đình anh một con bò giống. Nhờ bộ đội hướng dẫn kỹ thuật, con bò lớn nhanh và sinh sản tốt. Cũng nhờ nuôi bò, anh Quyết bớt hẳn uống rượu và chí thú làm ăn hơn. Anh Quyết đã bàn bạc với gia đình và họ hàng, gom góp tiền và được Ban Chỉ huy Quân sự huyện giúp vay tiền trong chương trình xóa đói giảm nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội để xây dựng mô hình kinh tế nuôi bò, dê, gà, lợn kết hợp với trồng rẫy, làm vườn. Nhờ vậy, từ hộ nghèo, gia đình anh đã vươn lên thoát nghèo bền vững. Đến nay, gia đình anh đã gây dựng được đàn bò 7 con, dê 30 con; ngoài ra còn hơn 100 con gà, vịt, cho thu nhập hằng năm vài chục triệu đồng…

Sơn La là tỉnh nghèo, có nhiều huyện thuộc diện khó khăn như Sông Mã, Sốp Cộp... trình độ dân trí không đồng đều, đời sống người dân vùng đồng bào các dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2017 33

(hơn 22% hộ gia đình trên địa bàn toàn tỉnh Sơn La thuộc diện nghèo). Vì thế, việc giúp dân không ngừng cải thiện đời sống là một trong những nhiệm vụ của lực lượng vũ trang tỉnh Sơn La. Đại tá Hoàng Đình Tường, Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Sơn La cho biết: “Lực lượng vũ trang tỉnh đã phát động phong trào thi đua đột kích, trong đó chú trọng đến công tác chăm lo, giúp đỡ gia đình chính sách, hộ nghèo có tết tươm tất, để ai cũng ấm lòng. Trên cơ sở đó, các cơ quan, đơn vị xây dựng các chương trình kế hoạch mừng Đảng, mừng xuân bảo đảm an toàn, tiết kiệm, vui tươi và ấm tình quân dân”.

Thực hiện chủ trương trên, lực lượng vũ trang tỉnh Sơn La đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền và các sở, ban, ngành, đoàn thể địa phương tích cực tham gia phong trào “Xuân yêu thương” với tinh thần mọi người đều được vui xuân, đón tết, không để hộ nào thiếu ăn trong dịp tết. Cùng với đó, lực lượng vũ trang tỉnh còn tích cực vận động các nguồn lực trong và ngoài quân đội để cùng sẻ chia, góp phần mang đến cho người nghèo, các gia đình chính sách những ngày xuân đầy đủ, vui vẻ, đầm ấm và đậm nghĩa tình.

Nhìn sự đổi thay trên quê hương Sơn La với điện, đường, trường, trạm, người dân tiếp cận được những kiến thức mới trong xây dựng kinh tế, xây dựng văn hóa, văn minh mà chúng tôi thấy vui lây trong lòng. Những ngày cuối năm, đến với người dân vùng cao Tây Bắc, chúng tôi càng rõ hơn trách nhiệm và tình cảm của cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang tỉnh Sơn La đối với đồng bào. Họ thực sự là điểm tựa của gia đình chính sách, hộ nghèo và chắc chắn sẽ góp phần mang lại mùa xuân ấm áp, yên vui trên vùng Tây Bắc Tổ quốc.

43. Duy Minh. CHUYỆN Ở RỂ Ở SƠN LA: TỤC “LẠ” Ở MỘT MIỀN RẺO CAO / Duy Minh // Pháp luật và đời sống.- Ngày 05/01/2017.- Số 2.- Tr.24.

Nói đến câu chuyện hôn nhân, gia đình với muôn màu, muôn vẻ lạ lùng, kỳ dị phải kể đến phong tục của người dân tộc Xinh Mun, Sơn La. Mang tiếng là đi lấy vợ nhưng những chàng trai người dân tộc này phải làm việc trả nợ cho nhà vợ trong vòng 8 đến 12 năm mới được động phòng hoa chúc. Quy định này dẫn đến nhiều trường hợp dở khóc, dở cười của nhiều đôi vợ chồng.

MỖI NĂM CHỈ DỌN NHÀ MỘT LẦN ĐỂ ĐÓN MÙA HOA BAN NỞ Bản Puông, xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, bản của người Xinh Mun nằm

lọt thỏm giữa vùng đất được cho là yên ả với cỏ cây bao trùm, gần gũi thiên nhiên. Nằm trên một dải đất có địa thế đặc biệt, nơi đây có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn cản trở cuộc sống của những con người vốn hiền lành, nhu mì. Phía Tây bản Puông là đỉnh Pha Lanh cao ngút những ngọn cây, được phủ bọc một màu xanh ngút ngàn. Chặn trước bản làng là dòng sông Mã cuộn trào dòng nước đục chảy xiết ngày đêm như muốn nuốt trôi nơi đây. Nhìn một cách tổng thể, bản Puông của người Xinh Mun khá yên ả, hiền hòa, con người nơi đây hiền lành, chịu khó.

Bản Puông có 101 hộ, 664 nhân khẩu, đa số là hộ nghèo và cận nghèo. Trong đó có 14 hộ không có một thứ gì ngoài căn nhà lợp mái tranh rách nát. Theo cuốn sổ điều tra trình độ dân trí của trưởng thôn Lường Văn Cấu, 99% những người sinh trước năm 1986 đều mù chữ, đến chữ ký cũng không biết, phải điểm chỉ hoặc nhờ con cái ký thay vào các văn bản giấy tờ.

Tìm đến với bản Puông là gánh theo những chặng đường ngoằn ngoèo, dốc núi thẳng đứng, hai bên đường hun hút những vực sâu, cây cối. Ban đêm phải đối diện với hàng ngàn con mắt xanh vọt ra từ giữa rừng khiến người yếu bóng vía phải muốn quay đầu. Để rồi, ai cũng phải lấy hết can đảm khi vượt qua chiếc cầu tre chông chênh, đưa đẩy trên mặt nước nhờ những chiếc thùng phuy sắt ở dưới. Cây cầu khá dài và nguy hiểm này là vật cản trở lớn nhất với những ai đến với bản Puông. Chắc có lẽ vì vậy mà nhiều người không khỏi ngỡ ngàng khi đến với bản làng này và cùng khám phá những quy định, phong tục đến cười ra nước mắt. Cũng bởi xa xôi nên người Xinh Mun không được tiếp cận với điều kiện tinh thần vật chất tốt, phát triển khiến họ có nhiều suy nghĩ lạc hậu thậm chí là cổ hủ. Mặc dù, giờ đây hiện tượng đó không còn nhưng những ảnh hưởng nhất định của nó đến đời sống người dân vẫn còn nặng nề.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2017 34

Trước đây, ở bản Puông không có lịch, tháng ngày trôi qua chẳng ai tính nên cũng chẳng ai có thể quan tâm và tính được ngày rằm, ngày lễ tết, ngày nào làm giỗ tổ tiên. Vì vậy mà người Xinh Mun không làm giỗ cho người đã mất, không bốc mộ. Nhiều người phải xăm lên tay mình để nhớ ngày sinh, tháng đẻ. Trong tâm thức của người Xinh Mun, tết là ngày cúng ma bản nhằm xua đuổi mọi tai ương, đến bây giờ vẫn được duy trì thường niên. Ngày này là ngày hội lớn của cả làng, ai cũng nô nức đón chờ như một dịp để đoàn tụ và cầu mong an lành, phúc đức đến cho gia đình mình.

Để làm lễ, mỗi gia đình phải đóng góp rượu, gạo và tiền để mua một con lợn làm lễ cúng. Lễ cúng được diễn ra trang nghiêm do thầy mo thực hiện. Sau đó cả dân làng hát hò nhảy múa linh đình để ăn tết. Theo một số cao niên trong bản kể lại, từ xa xưa, vào đúng ngày cúng ma bản, thầy mo sẽ làm bùa ngải để giết chết một người đi theo hầu hạ ma bản. Thế nhưng hành vi này quá tàn nhẫn nên dần dần đã bị xóa bỏ.

Người Xinh Mun còn có tục cúng hồn lúa. Khi đến mùa thu hoạch, lúa bắt đầu nhuộm vàng trên nương các gia đình sẽ chủ động làm lễ để cúng sau đó mới được cắt lúa đem về. Người dân nơi đây quan niệm rằng tổ tiên còn chưa được ăn trước thì con cháu cũng phải giữ phép nên không được cắt lúa mang về ăn trước. Vì vậy mà nếu chưa làm nghi lễ mà lúa chín rụng cũng không được thu hoạch, đói đến mấy cũng không được phép cầm liềm gặt, phải ăn củ nâu, củ mài sống qua ngày đoạn tháng. Lễ cúng hồn lúa được quy định bao gồm: Ít nhất 7 con vật sống trên rừng (như chuột dúi, gà rừng, chim, sâu măng - cây măng nhú cao đến đầu gối có sâu đục bên trong, lợn rừng, rắn, thằn lằn); ít nhất 7 con vật sống dưới nước (tôm, cua, cá, ốc, lươn, hến, trai); tất cả các loại dưa trồng trên nương; 4 - 5 ống cơm lam và một quả dừa.

TRẢ NỢ XONG MỚI ĐƯỢC ĐỘNG PHÒNG? Ở nhiều dân tộc vẫn còn giữ tục lệ ở rể với nhiều những quy định lạ lùng nhưng đối với

người dân tộc Xinh Mun thì tục ở rể là một hình thức trả nợ để chàng trai có thể được động phòng cùng với vợ mình. Quá trình ở rể kéo dài từ 8 đến 12 năm, chàng trai phải ở nhà vợ để đi làm nương, rẫy trả nợ cho nhà vợ và tuyệt nhiên không được chung giường chung chiếu với vợ.

Chàng trai và cô gái tự do tìm hiểu nhau đến khi đã ưng thì bố mẹ chàng trai sẽ mang một chai rượu đến nhà gái hỏi vợ cho con. Nếu được nhà gái đồng ý, nhà trai sẽ rót rượu chung vui và bàn ngày cưới hỏi.

Lễ cưới hỏi của người Xinh Mun đơn giản đến bất ngờ. Nhà trai chỉ cần mang một con lợn hoặc 1 đôi gà (miễn là phải có đủ 1 chân) cùng 2 vò rượu cần sang nhà gái, sau đó tổ chức mâm cơm cúng tổ tiên và làm tằng cẩu cho cô dâu (tằng cẩu là mái tóc dài búi ngược, mang một thông điệp ý nghĩa, rằng từ nay cô gái đã có chồng, bông hoa rừng đã có chủ. Bất cứ chàng trai nào cũng không được tăm tia, chọc ghẹo).

Nhà gái chịu thiệt về vật chất, nhưng bù lại, họ được sở hữu một chàng rể sức vóc, đảm đương những việc nặng nhọc nhất, từ phát nương trồng ngô đến chăn trâu cắt cỏ; đan lát các vật dụng trong gia đình... từ 8 đến 12 năm. Trong suốt thời gian ở rể, chàng trai phải ngủ cách ly trong một căn phòng bé xíu ở đầu hồi, tuyệt đối không được nằm cùng giường với vợ vì chưa trả đủ công ơn của bố mẹ nàng dâu.

Khi con gà rừng mới cất tiếng thứ tư, trời vẫn mờ tối, chàng rể lại lục tục dậy mài dao, cắt cỏ cho trâu ăn rồi cuốc bộ lên nương cầm gậy chọc lỗ tra hạt ngô, gánh nước tưới. Thời điểm bắp ngô bắt đầu phun những sợi râu đỏ tia tía đến khi thu hoạch, chàng rể không được về nhà mà phải khuân nồi, niêu và gạo lên lán nương tự nấu ăn và canh giữ.

Nhớ lại hành trình ở rể để lấy vợ suốt 12 năm của mình, cụ Lường Văn Ngót, 94 tuổi vẫn còn thấy lâm li bi đát. Mãi đến năm 34 tuổi, ông Ngót mới trả xong nợ công nhà vợ và rước nàng dâu về nhà mình. Bố vợ trả ơn chàng rể chăm ngoan 2 con lợn giống, 2 cái chăn, 2 cái gối và một cái đệm. Có lẽ, vì đã chờ đợi cái giây phút được cùng chung chăn gối với vợ suốt 12 mùa ban nở, thế nên, vợ chồng ông Ngót cứ thế đẻ sòn sòn liên tục 5 người con. Đó là một quãng thời gian khá

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2017 35

dài và thử thách thực sự nếu không kiên trì nhiều người sẽ bị vi phạm. Ông Ngót kể: Có cặp vợ chồng không kiêng được chuyện giường chiếu, xé rào luật tục bị dân bản tẩy chay, gia đình từ mặt, phải bỏ bản đi nơi khác sinh sống.

Sau 12 năm trả xong nợ công nhà vợ và rước nàng dâu về nhà, bố vợ sẽ trả ơn chàng rể 2 con lợn giống, 2 cái chăn, 2 cái gối và một cái đệm. Về sau, thời gian ở rể rút ngắn xuống còn 6 năm, 2 năm còn lại phải trả bằng 6 đồng bạc trắng.

Mặc dù những tục lệ này dần dần đã được giảm bớt nhờ những người có tí chữ nghĩa nhưng phải còn rất lâu nữa, cái đói ăn, nghèo chữ và những tập tục lạc hậu của người Xinh Mun mới cải thiện được.

44. Hải Đăng. MÙA NGÔ, MÙA SIẾT NỢ / Hải Đăng // Thời nay.- Ngày 05/01/2017.- Số 728.- Tr.5.

KỲ 1: GÁN ĐẤT, GÁN NHÀ TRẢ NỢ VÌ NGÔ Những cuộc phỏng vấn mà nhân vật khóc nhiều hơn là nói. Những tưởng đồng bào dân

tộc ít người vùng cao Tây Bắc quá quen với cái khắc nghiệt của thiên nhiên đất trời, của điều kiện sống thì những khó khăn dù lớn đến mấy cũng chẳng thể làm họ lung lay. Nhưng ai có thể đứng vững được khi tài sản, đất đai, nhà cửa sau nhiều năm mòn mỏi tích cóp qua những mùa ngô, nay cũng vì ngô mà tán gia bại sản. Nhiều hộ đồng bào Thái, Mông, Xinh Mun... ở Sơn La đang vướng vào những cái bẫy cho vay nặng lãi, chỉ khi bị chủ nợ tịch thu nhà cửa họ mới vỡ lẽ...

TỪ NHỮNG KHOẢN VAY KHÔNG CẦN THẾ CHẤP... Trên những nương ngô dựng đứng, nhiều chỗ trơ đá vì rửa trôi, đồng bào các dân tộc ở Sơn

La khẩn trương thu hoạch để có tiền trang trải cho những món nợ tiền giống, phân bón, thuốc trừ sâu đã vay từ đầu vụ.

Vợ chồng ông Lường Văn Tỏi, dân tộc Thái ở bản Mờn (xã Chiềng Lương, huyện Mai Sơn), năm nay trồng hai ha ngô, thu được tám tấn với giá bán ba triệu đồng/tấn (ngô còn nguyên lõi), chỉ vừa đủ để trả tiền vật tư đầu vào, không có bất cứ đồng lãi nào. Mơ ước được chuộc lại ngôi nhà sàn và hơn 300m2 đất đã bị chủ nợ tịch thu của ông càng xa vời hơn.

Giống như rất nhiều hộ trồng ngô ở Sơn La, vợ chồng ông Tỏi cũng từng mua chịu ngô giống, phân bón, thuốc trừ sâu để canh tác ngô, bởi thời điểm xuống giống ngô rơi vào tháng ba, tháng tư hằng năm, lúc ấy là mùa giáp hạt, cả bản cùng khó khăn, gạo ăn cũng không đủ chứ chưa nói đến tiền đầu tư sản xuất.

Theo vợ chồng ông Tỏi, năm 2009, ông được một người tên là Dương Văn Khoa cho vay 30 triệu đồng để mua ngô giống, phân bón sản xuất với lãi suất 3%/tháng. Nợ cũ chưa trả hết, đến vụ tiếp theo, năm 2010, ông vay tiếp, tổng số tiền cả vốn lẫn lãi lúc đó là 60 triệu đồng. Và đến năm 2013, ông được thông báo số tiền nợ đã lên đến 130 triệu đồng, chủ nợ yêu cầu ông phải gán nhà, gán đất để trả nợ. “Mình ngu mà, chữ mình biết ít lắm, nên ông Khoa bảo mình nợ 130 triệu đồng thì mình biết thế, chỉ biết lãi ba phẩy chứ chẳng biết tính thế nào”, ông Tỏi rưng rưng giãi bày.

Vợ chồng ông Tỏi sở hữu 500m2 đất ở, ngay sát UBND xã Chiềng Lương, huyện Mai Sơn, ngày chủ nợ đến siết nhà, ông Tỏi thách thức: “Chúng mày để cho tao đường sống, chúng mày lấy hết thì chúng mày giết tao đi...”. Kết quả là, ông Tỏi được chủ nợ để lại cho hơn 100m2 đất để ở, còn căn nhà sàn kiên cố được xây dựng trên 300m2 đất của ông thì bị chủ nợ bắt “sang tên” cho họ. Và giờ, bảy nhân khẩu trong gia đình ông Tỏi phải dựng tạm căn nhà tạm bợ, dột nát bên căn nhà kiên cố vốn là sở hữu của ông để sống lay lắt qua ngày. “Tôi chưa bao giờ dám nghĩ là trồng ngô lại có ngày như thế này, ngày ngày ra vào cứ nhìn thấy ngôi nhà cũ của mình giờ là chỗ ở của người khác, còn mình thì sống khổ sở ở đây, nhiều đêm mưa, mấy bà cháu ôm nhau khóc vì tủi”, bà Hà Thị Hương, vợ ông Tỏi vừa khóc vừa nói.

Cách nhà ông Tỏi chỉ vài bước chân, mảnh đất 200m2 giáp đường liên xã của ông Cương, nhưng ông cũng vừa phải gán nó cho chủ nợ. Cũng chỉ bởi ông thấy người ta cho vay vốn để làm

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2017 36

ngô dễ dãi quá nên đã trót vay. “Lãi tính theo tháng, ba phẩy, cứ 12 tháng thì hết một năm, không trả nợ được thì mất đất, mất nhà”, ông Cương phân trần.

Càng đi sâu vào những xã giáp biên giới gần Quốc lộ 6 thì tình hình cho vay nặng lãi càng phức tạp hơn. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của đồng bào các dân tộc, các đối tượng cho vay nặng lãi đã biến họ trở thành những con nợ kếch xù. Cách trung tâm huyện Mai Sơn chỉ hơn 30km, nhưng con đường dẫn vào bản Đen xã Phiêng Pằn chỉ có vượt suối, qua những cung đường một bên là bìa rừng, một bên là vực sâu mà nếu không có người địa phương giúp đỡ thì vào được cũng chẳng biết lối ra. Một chủ nợ đã có... thâm niên cho vay nặng lãi đang sai mấy người làm thuê sửa sang lại các kho ngô để chuẩn bị nay, mai thu ngô từ các con nợ, mồ hôi nhễ nhại, người ở trần nói với phóng viên: “Có đời con, đời cháu những người ở đây cũng không trả hết nợ, năm nay đầu tư cho nhiều hộ trồng ngô lắm, chẳng nhớ hết, chỉ biết là hơn 400ha, bốn bản ở quanh đây em đầu tư hết, dân ở đây cứ hết mùa ngô là lại vay tiếp, họ chẳng có cái gì”.

Theo thống kê của ông Lù A Dủa, Chủ tịch UBND xã Phiêng Pằn, xã có 19 bản với hơn 1.500 hộ nhưng 97% là hộ nghèo. Có tới 14/19 bản xuất hiện tình trạng người dân phải vay nặng lãi, ước tính khoảng hơn 200 hộ. Thí dụ, một gia đình vay 20 triệu đồng trong vụ sản xuất ngô trong năm thứ nhất, với mức lãi suất 3% tháng, hết năm thứ nhất số lãi phải trả là 7,2 triệu đồng, tổng gốc và lãi sẽ là 27,2 triệu đồng. Hết năm thứ hai, số lãi phải trả sẽ là 9,7 triệu đồng, và tổng gốc và lãi lúc này là 37 triệu đồng. Nếu không trả được thì lãi mẹ đẻ lãi con, số tiền nợ nần cứ thế tăng lên.

MẤT ĐẤT, MẤT NHÀ, MẤT NƯƠNG Những tưởng ngô sẽ là cây trồng xóa đói, giảm nghèo, nhưng giờ nhiều hộ đồng bào thiểu số

lại mắc nợ vì ngô. Nhưng thực chất, ngô chỉ là cái cớ để các đối tượng cho vay nặng lãi thực hiện các hành vi phạm pháp của mình. Ngoài ngô giống, phân bón, thuốc trừ sâu, trừ cỏ, bà con còn được vay gạo ăn, mắm, muối, mì chính với giá bán cao gấp nhiều lần ngoài chợ, cộng với lãi suất “cắt cổ”. “Cái gì mà chả cho vay, từ viên thuốc tránh thai, bút, vở học sinh, bọn em cung cấp hết. Phân đạm mua ở đại lý 9.000 đồng/kg vào đây bọn em chốt thẳng 16.000 đồng/kg, cuối vụ trả tiền”, một người cho vay nặng lãi nói.

Lãi mẹ đẻ lãi con, nên chuyện mất nhà, mất đất, mất nương cho chủ nợ giờ đã quá quen thuộc. Mỗi xã sẽ có vài người được gọi là “chủ đầu tư” đứng ra cung ứng toàn bộ những nhu yếu phẩm mà bà con cần và lãi suất dĩ nhiên chẳng bao giờ dưới 3%/tháng. Đáng lo ngại nhất là các đối tượng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của đồng bào dân tộc thiểu số, việc mua bán hoàn toàn do bên cho vay quyết định về giá, giấy tờ mua bán cũng do họ nắm giữ chứ đồng bào không được cầm. “Dân đi vay bao nhiêu, tính lãi bao nhiêu họ cũng không nắm chắc, bởi vì họ không có trình độ văn hóa, kể cả chữ của họ, tên của họ, họ cũng không biết, chỉ biết điểm chỉ. Hai, ba năm sau thông báo nợ ra, anh vỡ nợ thế nọ, thế kia mới biết được số nợ đã lên quá cao không nhớ được so chủ đầu tư”, ông Đoàn Văn Thoan, Trưởng bản Mờn (xã Chiềng Lương, huyện Mai Sơn, Sơn La) buồn bã nói.

VI PHẠM NGHIÊM TRỌNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT Theo Điều 476 Bộ luật Dân sự năm 2005, lãi suất tiền vay do các bên thỏa thuận nhưng

không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định. Và lãi suất cơ bản hiện hành là 9%/năm. Như vậy, lãi suất do các bên cho vay và đi vay thỏa thuận không được vượt quá 13,5%/năm, tương ứng với mức lãi suất mỗi tháng không được vượt quá 1,125%. Tuy nhiên, phần lớn các hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở Sơn La đang phải vay vốn với lãi suất lên đến 3%/tháng, tương đương với 36%/năm. Ông Hà Văn Lào ở bản Mờn, xã Chiềng Lương, huyện Mai Sơn xót xa: “Chủ nợ thì cứ giàu lên, mình thì cứ nghèo đi...”.

Luật sư Nguyễn Hồng Bách, Công ty luật hợp danh Bross và cộng sự khẳng định: “Các chủ nợ đang núp bóng là những người đầu tư ngô giống, các sản phẩm đầu vào cho sản xuất ngô để thực hiện hành vi cho vay nặng lãi, họ biết trước được rằng bà con sẽ không có khả năng trả nợ và

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2017 37

sẽ bị họ siết nhà cửa, đất đai, nương rẫy. Nếu chính quyền tỉnh Sơn La không sớm vào cuộc thì bà con các dân tộc ở đây sẽ bị bần cùng hóa trên chính mảnh đất của mình”.

Còn theo bà Cầm Thị Phong, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La, việc cho vay nặng lãi đã tồn tại trên địa bàn nhiều năm nay nhưng vẫn chưa có hướng giải quyết cụ thể.

Chiều xuống ở bản Đen, mới 5 giờ chiều mà trời xám xịt. Mấy nhà dân trong bản đã sáng đèn, mấy cột khói bếp mịt mùng hòa vào khói lam chiều. Đêm nay, nhiều hộ sẽ thức trắng để xát ngô vì mai là ngày chủ nợ đến đòi.

45. Lê Xuân Hòa. BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG SƠN LA: BẢO ĐẢM TỐT VŨ KHÍ, KỸ THUẬT PHỤC VỤ HUẤN LUYỆN, SẴN SÀNG CHIẾN ĐẤU / Lê Xuân Hòa // Biên phòng.- Ngày 06/01/2017.- Số 2.- Tr.3.

Các đơn vị Bộ đội Biên phòng Sơn La đứng chân trên địa bàn phần lớn là đồi núi, sông suối nhiều, thời tiết khắc nghiệt, mưa nắng thất thường. Vì vậy, công tác bảo đảm kỹ thuật nói chung, duy trì hệ số kỹ thuật vũ khí, đạn dược nói riêng để phục vụ nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị gặp không ít khó khăn. Bên cạnh đó, phần lớn vũ khí đã qua chiến đấu, sử dụng nhiều năm, chất lượng và tính đồng bộ thấp, trong khi ngân sách bảo đảm hạn chế, khu kỹ thuật chưa được đầu tư, nâng cấp.

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị bộ đội biên phòng làm tốt công tác bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên và theo định kỳ, niêm cất, lắp đặt các trang thiết bị phòng chống cháy nổ cho các kho...

Năm 2016, Bộ đội Biên phòng tỉnh đã triển khai thực hiện nghiêm các quyết định của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Bộ Tư lệnh Quân khu 2 về bảo đảm vũ khí trang bị, tổ chức tiếp nhận, cấp phát cho các đơn vị kết hợp thu hồi trả trên đúng quy định, bảo đảm tuyệt đối an toàn. Đồng thời tiến hành kiểm tra kỹ thuật và phân cấp chất lượng súng, đạn, hỏa cụ, rà soát các lô đạn ngòi liều kém phẩm chất theo thông báo của trên, kịp thời cách ly và tổng hợp đề nghị cấp trên thu hồi xử lý; phối hợp với các đơn vị tổ chức bắn kiểm tra hiệu chỉnh súng trước khi thực hành bắn đạn thật; tích cực củng cố, sắp xếp lại kho tàng, tăng cường kiểm tra, vệ sinh phát quang dẫy cỏ xung quanh nhà kho, làm tốt công tác đăng ký thống kê bảo đảm tính thống nhất, chính quy.

Với đặc điểm vũ khí trang bị kỹ thuật đa dạng, nhiều chủng loại, nhiều nước sản xuất, sử dụng lâu năm nên nhu cầu bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa là rất lớn. Một mặt, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh giao cho cơ quan quân khí lập kế hoạch bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ theo chức năng, đề xuất cấp trên đưa về Quân khu 2 để bảo dưỡng, sửa chữa lớn, mặt khác, tăng cường phối hợp với cơ quan nghiệp vụ cấp trên để bảo đảm trang thiết bị, vật tư, tài liệu quản lý vũ khí. Bên cạnh đó, đơn vị còn bảo đảm tốt công tác an toàn trong huấn luyện, diễn tập, phòng chống cháy nổ kho tàng đối với các lô đạn, hỏa cụ kém phẩm chất có nguy cơ gây mất an toàn cao được phân loại, quản lý chặt chẽ.

Nhờ quản lý chặt chẽ số lượng, chất lượng vũ khí, trang bị kỹ thuật nên năm 2016, Bộ đội Biên phòng tỉnh luôn bảo đảm đầy đủ, kịp thời cho các đơn vị huấn luyện, tập huấn theo kế hoạch, không để xảy ra mất an toàn về người và vũ khí, trang bị. Tổ chức sửa chữa nhỏ tại kho 225 khẩu súng, niêm cất ngắn hạn 70 khẩu súng các loại, 108 quả đạn cối 60mm. Các loại vũ khí sau khi được bảo dưỡng, sửa chữa và cấp đổi bảo đảm yêu cầu về hệ số trang bị, kỹ thuật, đồng bộ và tiếp nhận bảo đảm tuyệt đối an toàn.

Phát huy kết quả đã đạt được, bước vào năm 2017, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tiếp tục bám sát nhiệm vụ của đơn vị, nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo đảm vũ khí kỹ thuật cho các nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất. Cụ thể:

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2017 38

Quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện nghiêm các quyết định, mệnh lệnh của cấp trên về cấp phát, thu hồi bảo đảm đúng, đủ về số lượng, chất lượng và đồng bộ cho các đơn vị làm nhiệm vụ huấn luyện và diễn tập theo kế hoạch; xây dựng chỉ tiêu ngân sách bảo đảm kỹ thuật sát thực tế sử dụng đúng mục đích, bảo đảm tuyệt đối an toàn trong huấn luyện, quản lý chặt chẽ số lượng, chất lượng, đồng bộ từng chủng loại súng, đạn. Tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ và niêm cất ngắn hạn tại các đơn vị theo quy định, duy trì nghiêm chế độ bảo quản thường xuyên, không ngừng nâng cao chất lượng vũ khí sau sửa chữa, định kỳ kiểm tra kỹ thuật và phân cấp chất lượng. Đồng thời, đề nghị cấp trên thu hồi số vũ khí, đạn dược xuống cấp và không có trong biên chế. Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Quản lý, khai thác vũ khí trang bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn tiết kiệm và an toàn giao thông”, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác kỹ thuật, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện.

46. Thu Thùy. SƠN LA: 8 XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI / Thu Thùy // Văn hóa.- Ngày 06/01/2017.- Số 2885.- Tr.8.

Sau hơn 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến hết năm 2016 toàn tỉnh Sơn La đạt bình quân 7,8 tiêu chí/xã, trong đó có 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 6 xã đạt 15 - 18 tiêu chí, 24 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 18 triệu đồng, giảm 26% số xã thuộc nhóm khó khăn so với năm 2015.

47. Hoàng Hạnh. CÔNG ĐOÀN VĂN PHÒNG QUỐC HỘI THĂM, TẶNG QUÀ TẠI SƠN LA VÀ HẢI DƯƠNG / Hoàng Hạnh // Đại biểu nhân dân.- Ngày 07/01/2017.- Số 7.- Tr.2.

Chiều 6/01, Công đoàn Văn phòng Quốc hội thăm và tặng quà thầy và trò Trường Tiểu học Suối Bàng, huyện Vân Hồ, Sơn La. Tham dự đoàn có Phó bí thư Thường trực Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội Nguyễn Đức Thụ; Chủ tịch Công đoàn Văn phòng Quốc hội Phạm Thúy Chinh.

Trường Tiểu học Suối Bàng có 35 giáo viên và 368 học sinh. Trong số 27 lớp, có 23 lớp dồn, 4 lớp ghép. Từ khi tách trường khỏi Trường Trung học cơ sở Suối Bàng (1/2009), Trường Tiểu học Suối Bàng gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn: Chưa có phòng Giám hiệu, nhà công vụ giáo viên, số lượng bàn ghế thiếu; nhà ở của một số giáo viên còn cách xa trường. Nhưng với sự nỗ lực, cố gắng vươn lên của thầy và trò, năm học 2016 - 2017, trường đã đạt một số thành tích đáng kể. Số lượng học sinh khá giỏi đạt 70%; 3 thầy, cô giáo đạt giáo viên giỏi cấp huyện. Lãnh đạo Văn phòng Quốc hội tặng Trường Tiểu học Suối Bàng 17 triệu đồng tiền mặt, 2 bộ máy tính, 20 suất quà cho học sinh trị giá mỗi suất 500 nghìn đồng, 5 suất quà cho giáo viên trị giá mỗi suất 1 triệu đồng, 60 chăn ấm, 60 cặp tài liệu, 60 bộ văn phòng phẩm…

48. Đặng Vũ. VỤ CẤP PHÉP THĂM DÒ, KHAI THÁC CÁT TRÊN SÔNG MÃ: CHỦ TỊCH UBND TỈNH SƠN LA BỊ YÊU CẦU “NGHIÊM TÚC KIỂM ĐIỂM” / Đặng Vũ, Trung Thứ // Pháp luật Việt Nam.- Ngày 08/01/2017.- Số 8.- Tr.17.

Liên quan đến việc Công ty cổ phần Đầu tư tài chính, thương mại dịch vụ Fico (Công ty Fico) được UBND tỉnh Sơn La chọn làm chủ đầu tư thực hiện Dự án thăm dò, khai thác cát trên dòng sông Mã (huyện Sông Mã) với nhiều điểm bất thường mà báo Pháp luật Việt Nam đã có loạt bài phản ánh. Mới đây, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã công bố kết luận giải quyết tố cáo đối với ông Cầm Ngọc Minh - Phó bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La. Theo đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã yêu cầu ông Cầm Ngọc Minh cùng các tổ chức, cá nhân có liên quan nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm.

Trước đó, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La cũng đã bị xử lý kỷ luật liên quan đến việc cấp phép cho Công ty Fico do “lừa dối cấp trên”.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2017 39

SỰ “ƯU ÁI” ĐẦY BẤT THƯỜNG

Báo Pháp luật Việt Nam đã có loạt bài phản ánh việc Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên đầu tư xây dựng Thành Long (Công ty Thành Long, trụ sở tại tiểu khu 19, thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm, có năng lực tài chính, thiết bị và nhân lực trong hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản. Do đó, Công ty Thành Long đã có Tờ trình số 40/TTr-TLSL ngày 2/9/2014 và Tờ trình số 01/TTr-TLSL ngày 25/3/2015 gửi UBND tỉnh Sơn La “Xin cấp phép đầu tư thăm dò, khai thác và chế biến cát sỏi dưới lòng sông, bãi bồi sông Mã, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La”… nhằm bảo vệ môi trường, tăng nguồn thu ngân sách địa phương.

Đánh giá về năng lực của Công ty Thành Long tại Công văn số 329/STNMT-KS, ông Triệu Ngọc Hoan - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La đã khẳng định Công ty Thành Long đủ điều kiện thiết bị, nhân lực và kinh nghiệm để khai thác cát sỏi. Theo đó, ngày 01/9/2015 Sở Tài nguyên và Môi trường có Báo cáo số 419/BC-STNMT gửi UBND tỉnh Sơn La nêu rõ: Qua nghiên cứu hồ sơ năng lực của 6 tổ chức thì Công ty Thành Long là đơn vị có đủ năng lực. Báo cáo này được lập trên cơ sở đã có sự thống nhất của Sở Công Thương, Sở Xây dựng và UBND huyện Sông Mã…

Vậy nhưng, “bất ngờ” ngày 4/9/2015, UBND tỉnh Sơn La lại có Công văn số 2529/UBND-KTN do ông Bùi Đức Hải - Phó chủ tịch UBND tỉnh Sơn La ký gửi Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương và UBND huyện Sông Mã yêu cầu xem xét đề nghị của Công ty Fico (đóng trên địa bàn quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội) về việc xin cấp phép khai thác cát vàng trên sông Mã.

Công văn của Phó chủ tịch tỉnh Sơn La khiến dư luận nghi ngờ việc xem xét, tham mưu xin khai thác cát trên dòng sông Mã của Công ty Fico chỉ là hình thức. Việc lựa chọn Công ty Fico là nhà đầu tư thực hiện Dự án thăm dò, khai thác cát trên dòng sông Mã đã được “chạy chọt”? Do đó, ngày 27/10/2015 Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La lập tức có Công văn “khẩn” số 1397/UBND-KTN “Xin ý kiến vào dự thảo Tờ trình và Công văn chấp thuận của UBND tỉnh cho đơn vị có đủ năng lực để cấp giấy phép thăm dò, khai thác cát trên dòng sông Mã” gửi Sở Công Thương, Sở Xây dựng, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La và UBND huyện Sông Mã đề nghị tham gia ý kiến gửi trước 11h ngày 28/10/2015.

Tuy nhiên, trước công văn “khẩn” này, các sở ngành và đơn vị liên quan đều có văn bản phúc đáp khẳng định không nhận được hồ sơ năng lực của Công ty Fico nên không có căn cứ để tham gia vào dự thảo nội dung lựa chọn đơn vị trình UBND tỉnh Sơn La cấp phép thăm dò, khai thác cát trên dòng sông Mã của Công ty Fico.

Bên cạnh đó, quan điểm các sở, ngành và đơn vị cũng thể hiện: “Trong trường hợp có hai đơn vị đủ năng lực thăm dò, khai thác cát trên sông Mã, đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường quan tâm, xem xét lựa chọn đơn vị là doanh nghiệp trong tỉnh để quản lý việc khai thác khoáng sản trên dòng sông Mã được thuận tiện, đảm bảo các yếu tố về an ninh, quốc phòng và khuyến khích cho các doanh nghiệp địa phương phát triển. Vì vậy, Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho UBND tỉnh ưu tiên lựa chọn doanh nghiệp của tỉnh Sơn La”…

“Bất chấp”, ngày 28/10/2015 Sở Tài nguyên và Môi trường Sơn La vẫn “tức tốc” có Tờ trình số 607/TTr-STN&MT gửi UBND tỉnh Sơn La “Đề nghị giao cho Công ty Fico làm chủ đầu tư thực hiện dự án thăm dò, khai thác đối với 11 điểm trên dòng sông Mã thuộc địa phận huyện Sông Mã” và khẳng định “Về cơ bản các sở, ngành và UBND huyện Sông Mã nhất trí với dự thảo Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường”?

Trước sự “nhiệt tình” quá lộ liễu của Sở Tài nguyên và Môi trường Sơn La đối với Công ty Fico, khiến dư luận không khỏi hoài nghi về dấu hiệu lợi ích nhóm ở đây. Sự hoài nghi của dư luận càng có cơ sở, khi ngay ngày hôm sau (29/10/2015), UBND tỉnh Sơn La cũng “hỏa tốc” ban hành

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2017 40

Công văn số 3245/UBND-KTN “Về việc lựa chọn Công ty Fico làm chủ đầu tư thực hiện Dự án thăm dò, khai thác cát trên dòng sông Mã”...

Có thể thấy, với tốc độ làm việc “chóng mặt” của Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND tỉnh Sơn La trong “phi vụ” lựa chọn Công ty Fico làm chủ đầu tư khai thác cát, sỏi trên dòng sông Mã phải kể đến vai trò, trách nhiệm của ông Triệu Ngọc Hoan - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường và cá nhân một số lãnh đạo UBND tỉnh Sơn La.

BỊ XỬ LÝ KỶ LUẬT VÌ “LỪA DỐI CẤP TRÊN” Xung quanh những “bất thường” về việc lựa chọn Công ty Fico làm chủ đầu tư thực hiện Dự

án thăm dò, khai thác cát trên dòng sông Mã, ngày 12/8/2016, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Sơn La đã có Văn bản số 228-CV/UBKTTU thông báo về việc giải quyết tố cáo của Công ty Thành Long đối với ông Triệu Ngọc Hoan - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La đã chỉ đạo thực hiện quy trình, thủ tục và tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh Sơn La ban hành văn bản lựa chọn Công ty Fico (có trụ sở tại quận Thanh Xuân, Hà Nội) là đơn vị thăm dò, khai thác cát tại huyện Sông Mã không đúng quy định của Nhà nước. Ông Triệu Ngọc Hoan đã có hành vi lừa dối cấp trên.

Theo đó, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Sơn La tiến hành giải quyết tố cáo theo quy định của Đảng. Ngày 10/8/2016, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Sơn La họp, thảo luận và kết luận: Các nội dung tố cáo là đúng; ông Triệu Ngọc Hoan - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường đã có khuyết điểm, vi phạm: Tổ chức thực hiện không đúng thủ tục hành chính về cấp giấy phép thăm dò hoặc khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường; tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh Sơn La không đầy đủ ý kiến tham gia của Sở Công Thương, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, UBND huyện Sông Mã về việc chọn đơn vị, tổ chức, cá nhân có đủ năng lực để cấp giấy phép khai thác cát trên dòng sông Mã thuộc địa phận huyện Sông Mã; tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Công văn số 3245/UBND-KTN ngày 29/10/2015 về việc lựa chọn Công ty Fico làm chủ đầu tư thực hiện Dự án thăm dò, khai thác cát trên dòng sông Mã, thuộc địa bàn huyện Sông Mã không đúng quy định của pháp luật.

Do vậy, UBND tỉnh Sơn La ban hành Công văn số 2039/UBND-KT ngày 30/6/2016 về việc xem xét lại quy trình tham mưu ban hành Công văn số 3245/UBND-KTN ngày 29/10/2015 của UBND tỉnh. Trong đó, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La chỉ đạo: Dừng thực hiện Công văn 3245; giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và các đơn vị có liên quan: Rà soát, thực hiện lại quy trình tham mưu, đề xuất UBND tỉnh việc lựa chọn đơn vị thăm dò cát trên sông Mã theo quy định của pháp luật.

“Vi phạm của đồng chí Triệu Ngọc Hoan đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật. Tuy nhiên, nội dung vi phạm của đồng chí Triệu Ngọc Hoan có liên quan đến một số Đảng viên thuộc: Đảng ủy Sở Tài nguyên và Môi trường, Đảng ủy Văn phòng UBND tỉnh, Đảng ủy Sở Xây dựng. Do vậy, hiện tại Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy tiến hành xem xét, xử lý kỷ luật đối với các đảng viên có liên quan đồng thời với việc xem xét xử lý kỷ luật đối với đồng chí Triệu Ngọc Hoan”, kết luận của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Sơn La nêu.

CHỦ TỊCH UBND TỈNH SƠN LA BỊ YÊU CẦU “NGHIÊM TÚC KIỂM ĐIỂM” Ngoài việc ông Triệu Ngọc Hoan - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La bị

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Sơn La xử lý kỷ luật thì mới đây, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng đã công bố kết luận giải quyết tố cáo đối với ông Cầm Ngọc Minh, Phó bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La.

Kết luận cho hay, ông Cầm Ngọc Minh đã có khuyết điểm, vi phạm trong việc chỉ đạo giao cho một doanh nghiệp thăm dò, khai thác cát trên sông Mã không đúng trình tự, thủ tục theo quy định. Khuyết điểm, vi phạm của ông Cầm Ngọc Minh đã được khắc phục kịp thời và chưa gây hậu quả.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã yêu cầu ông Cầm Ngọc Minh và các tổ chức, cá nhân có liên quan nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2017 41

49. Lê Vân. “THIÊN ĐƯỜNG CHÈ” GIỮA CHỐN MÂY BAY / Lê Vân // An ninh biên giới.- Ngày 08/01/2017.- Số 2.- Tr.12.

Giữa thăm thẳm núi non Thuận Châu (Sơn La), có một vùng đất nổi tiếng từ lâu, được khách thưởng trà sành sỏi đặt cho cái tên đầy hình ảnh là “thiên đường chè”. Những ngày cuối năm tiết trời lạnh giá, sương mù bao phủ khắp nơi, vượt ngọn đèo Pha Đin nổi tiếng, chúng tôi có mặt tại đây để mục sở thị cuộc sống của người Mông, người Thái - “tác giả” của sản phẩm chè mang đậm hương vị tinh túy của đất trời Tây Bắc.

“CỦA NHÀ TRỒNG RA” Trước khi đưa tôi lên thăm xã vùng cao Phổng Lái, anh bạn thân thời sinh viên nhà ở thị trấn

Thuận Châu bảo rằng, ở Sơn La, những người sành trà chưa cần “soi” những cánh trà khô mà mới chỉ ngửi đã có thể biết đấy là trà do người Mông, người Thái ở đất này làm ra. Cũng chẳng có gì khó hiểu, vì chè Phổng Lái không chỉ được kết tinh từ hương sắc giữa “chốn mây bay” của đất trời Tây Bắc, mà còn từ cả cái nết sớm hôm chịu thương chịu khó, của cái tính giản dị và thật thà của người làm ra nó. Nhâm nhi chén trà, có thể cảm nhận được vị chát ngọt đậm đà cùng hương thơm thanh tao vừa như có hương hoa chè lại như phảng phất mùi lúa mới…

Không phải là dân sành trà, nhưng khi men theo con đường nông thôn mới đẹp như dải lụa dẫn vào bản Khau Lay, hai bên bạt ngàn những nương chè xanh ngắt, chúng tôi cảm nhận rõ bầu không gian đặc trưng của vùng chè luôn phảng phất mùi hương tinh khiết của búp nõn tươi non đang nhựa ứa đầu cành. Tại nương chè nhà mình, anh Lường Văn Thích, ở bản Khau Lay, giới thiệu với chúng tôi về “lịch sử” cũng như “công nghệ” trồng và chế biến chè của người Thái, người Mông trên vùng cao Phổng Lái một cách vắn tắt: “Chè Phổng Lái tuy là “của nhà trồng ra”, không phải là chè núi, chè rừng nhưng vẫn sạch và tinh khiết chẳng khác mấy những cây chè tự nhiên. Bởi người trồng chè ở đây chỉ dùng một loại “thuốc trừ sâu” làm từ nước măng chua, ngâm với tỏi, ớt. Nhà mình có hơn 5.000m2 chè hơn 13 năm tuổi, không những cho năng suất cao, mà chất lượng rất tốt. Nhờ cái “vốn” này mà gia đình mình có 7 miệng ăn thoát được đói nghèo…”.

Câu chuyện của Lường Văn Thích được cậu thanh niên nhiệt tình, lại hiểu biết khá nhiều về chè là Nguyễn Phú Hưng, người dưới thị trấn Thuận Châu, hiện đang phụ trách công việc thu mua chè nguyên liệu ở địa bàn Phổng Lái cho một cơ sở thu mua trên địa bàn "nối dài" với chúng tôi. Theo lời Hưng thì đồng bào các dân tộc thiểu số ở Phổng Lái bây giờ chăm chè như chăm con mọn, trồng loại cây đặc sản này như trồng hy vọng làm giàu. “Cũng như nhiều loại cây trồng khác, người trồng chè ở đây ngại nhất là các loại sâu bệnh, kế đó là giá cả xuống thấp. Chỉ cần một điều kiện bất lợi xảy ra, người trồng chè sẽ phải chịu đắng chịu cay trên nương chè của mình. Thật may, bao năm nay, cây chè ở Phổng Lái vẫn là niềm tin vững chắc của người dân nơi đây, bởi sâu bệnh thì đã có thuốc “gia truyền” làm từ nguyên liệu có sẵn ở địa phương do người dân sáng tạo ra. Khâu tiêu thụ thì khỏi lo vì nhiều doanh nghiệp từ nhiều năm nay rất chung thủy với bà con. Sự chung thủy đó cũng bắt nguồn từ chính cái chất “của nhà trồng ra” mà cái món “thuốc trừ sâu” hoàn toàn tự nhiên kia đóng vai trò quan trọng…” - Hưng cho chúng tôi biết thêm.

LẤP LÁNH HY VỌNG CỦA LOẠI “CÂY MŨI NHỌN” Cùng có xuất phát điểm nghèo khó như anh Lường Văn Thích, ông Sồng A Dềnh, nhà ở bản

Pá Chặp vẫn nhớ như in quãng thời gian ban đầu đầy thử thách, khi cây chè “bén duyên” với “chốn mây bay” Phổng Lái. Ông Dềnh kể, cách đây hơn 20 năm, Phổng Lái vẫn còn là một vùng rừng núi hoang vu nằm dưới chân đèo Pha Đin - một trong “tứ đại đèo” của miền Tây Bắc. Với đa số các hộ dân hiếm khi nào có đồng tiền dư dả trong nhà thì việc xác định phải trồng cây gì để thoát khỏi cái nghèo vây bám là nhiệm vụ hàng đầu.

“Đất Phổng Lái đúng là có duyên với cây chè. Năm 1996, khi gia đình tôi mới đến Pá Chặp định cư, tài sản trong nhà chẳng có gì. Được cán bộ xã hướng dẫn, vợ chồng tôi kiên trì khai hoang mỗi năm trồng một ít, đến nay có trên 6.000m2 chè, cho thu nhập mỗi năm trên 60 triệu đồng sau khi trừ đi mọi chi phí. Nhờ có cây chè mà gia đình tôi có của ăn của để và lo cho con cái học hành

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2017 42

đầy đủ…” - Ông Dềnh kể về sự phù hợp của cây chè với thung thổ Phổng Lái bằng ngôn ngữ giản dị của người vùng cao.

Theo chân ông Dềnh cùng với anh Mùa A Xó, Trưởng bản Pá Chặp đi dọc những nương chè ngút tầm mắt với những luống bằng tăm tắp như vừa được người dân Phổng Lái dùng kéo xén tỉa, chúng tôi nhận ra trong cái rét hun hút cộng với những làn mưa phùn lạnh như kim châm giữa đông của vùng cao Thuận Châu không làm cho những người nông dân trồng chè “yên vị” trong những ngôi nhà sàn ấm cúng với bếp lửa hồng. Họ đang tập trung sức lực và tiền của vào việc thu hoạch, chăm sóc cây chè. Trưởng bản Xó cho biết, cách đây dăm năm, toàn xã Phổng Lái chỉ có vẻn vẹn vài chục héc ta chè thì tới nay, đã có khoảng 300ha với gần 800 hộ tham gia canh tác. “Ban đầu, chè Phổng Lái chủ yếu chỉ để phục vụ nhu cầu của người dân địa phương. Sau này, khi tiếng tăm lan truyền, có nhiều thương lái lên đầu tư cơ sở chế biến để xuất bán đi nhiều nơi trong và ngoài nước. Mới đây, Xí nghiệp chè Thuận Châu đã đầu tư xây dựng xưởng chế biến tại địa phương với công suất 10 tấn chè búp tươi mỗi ngày. Có đầu ra ổn định, cây chè ngày càng có “cơ” phát triển, giúp cuộc sống người dân Phổng Lái khởi sắc. Điều này được chứng minh khi tại các bản trong xã có nhiều hộ trồng chè như Khau Lay, Pá Chặp, Mường Chiên, Tiên Hưng, Đông Quan... số hộ đói nghèo giờ chỉ còn đếm trên đầu ngón tay” - Nguyễn Phú Hưng khoe với chúng tôi.

Qua câu chuyện với Bí thư Đảng ủy xã Phổng Lái Nguyễn Văn Báu, chúng tôi được biết, từ nhiệm kỳ trước cho tới nhiệm kỳ này, Đảng bộ xã đã xác định cây chè là cây trồng mũi nhọn trong phát triển kinh tế trên địa bàn bên cạnh các cây trồng khác, như lúa, ngô, mận hậu, nhãn... Hiện nay, đối với người trồng chè ở Phổng Lái, cái họ cần nhất là khoa học kỹ thuật và giá cả ổn định. Chính vì vậy, ngoài việc tìm nguồn vốn hỗ trợ nông dân, địa phương còn tạo cơ hội để bà con gắn kết với các đơn vị khuyến nông, nhà khoa học, doanh nghiệp qua các chương trình tập huấn, hướng dẫn về chăm sóc và chế biến chè. Nghị quyết của Đảng bộ xã nhiệm kỳ này cũng đã xác định rõ, phấn đấu đến năm 2020, diện tích trồng chè trên toàn xã sẽ đạt 500ha.

“Điều trăn trở của lãnh đạo xã hiện nay là làm sao chỉ dẫn địa lý cũng như thương hiệu tập thể của cây chè Phổng Lái sớm được xây dựng, để dư vị ngọt hậu và màu vàng mật óng ánh của nước trà Phổng Lái sẽ được nhiều người biết đến, để đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số ở đây được cải thiện, nâng cao hơn…”(- Bí thư Báu bày tỏ trong ánh mắt lấp lánh hy vọng).

50. Trần Hoàng. NHỮNG A PHỦ ĐỜI MỚI / Trần Hoàng // Tiền phong.-Số Xuân (25-32).- Tr.50-51.

Xã Hồng Ngài, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La là nơi nhà văn Tô Hoài từng sống và xây dựng nên tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”. Mảnh đất qua bao thăng trầm, khó khăn, nhưng xuân này quê hương A Phủ đã đổi thay. Những “A Phủ” trẻ tuổi khiến cho mảnh đất quê hương trở nên đẹp đẽ, căng tràn sức sống.

NÉT XUÂN Xã Hồng Ngài cách trung tâm huyện Bắc Yên, Sơn La hơn l00km, đường đi khá đẹp với bên

núi, bên đồi. Những dãy núi trùng trùng điệp điệp với cảnh sắc hùng vĩ, đặc trưng của núi rừng Tây Bắc cứ lần lượt trôi qua trước mắt. Cảm giác sắp được gặp những A Phủ thời nay khiến chúng tôi không khỏi háo hức. Từ trung tâm xã Hồng Ngài, muốn đi đến các bản Suối Chạn, Suối Tếnh, bản Hồng Ngài, bản Mới... còn phải đi đoạn đường gập ghềnh, nhiều đoạn sạt lở, có thể làm nản lòng nhiều tay lái mới.

Đi giữa núi đồi Hồng Ngài mùa này, thi thoảng lại có tiếng khèn réo rắt đón tết vang vang đâu đó. Giữa tiếng khèn dập dìu ngày tết là tiếng leng keng của những đàn bò quây quần về máng nước. Tò mò hỏi, được biết đây là đàn bò của Thào A Chua, sinh năm 1977, một trong những thanh niên tiên phong trong việc phát triển chăn nuôi đại gia súc xã Hồng Ngài. Vừa tiếp chúng tôi, A Chua khoe: Tao còn nuôi cả trâu nữa. Trâu khỏe, còn cày đất được nên thả riêng ở quả đồi khác. “Bò nhàng nhàng bán được khoảng 13 - 14 triệu/con. Bò to có con bán được 30 triệu đồng”, A Chua phấn khởi. Được biết, Thào A Chua sở hữu 2 ngọn đồi trồng cỏ khoảng 20ha để chăn nuôi gia

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2017 43

súc. Đây cũng là một trong những “A Phủ” tiêu biểu của Hồng Ngài, quyết thoát nghèo bằng vay vốn ngân hàng làm giàu. Với khoảng gần 40 con trâu, con bò trong tay, A Chua tin tưởng sẽ phát triển đàn lên tới cả trăm con, vươn lên làm trưởng bản giàu có từ chính sức lao động của mình.

Đang trò chuyện với A Chua, một chiếc xe tải đầy ăm ắp sắn gật gù chạy qua, A Chua lập tức í ới gọi lại. Té ra đó là Mùa A Chua, một trong những “A Phủ” khác giàu có của vùng, dám đầu tư cả xe tải để phục vụ bà con chở ngô, khoai, sắn ra thị trấn bán. Mấy cái tết qua, Mùa A Chua kiêm luôn nhiệm vụ mang hàng hóa tết đến với bà con. Nào là bánh kẹo, miến, mì gói... đầy thùng hàng như báo hiệu một mùa xuân sung túc trên mảnh đất này. Học theo Mùa A Chua, nhiều thanh niên Mông cũng gom góp sắm xe để làm kinh tế. Theo thống kê, có 6 chiếc xe tải các loại được đầu tư để phục vụ nhu cầu của bà con xã Hồng Ngài và các xã lân cận.

THANH NIÊN THI ĐUA LÀM GIÀU Chúng tôi đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác và hấp dẫn nhất là chuyện làm giàu ngày nay

của những chàng “A Phủ” trẻ tại đây. Đi thêm một đoạn đường đất sỏi quanh co, chúng tôi có mặt tại nhà anh Mùa A Chồng, Chủ tịch UBND xã Hồng Ngài. Rặng đào ngoài ngõ đã phơn phớt đơm hoa, còn ông chủ tịch thì đang quần xắn gối tát ao đánh cá. Khi nghe báo Tiền Phong đến viết về những tấm gương thanh niên tiên tiến, A Chồng hồ hởi bảo: Báo các anh tuần nào xã cũng có một số, tôi đọc không sót trang nào đâu. Vừa nói, anh vừa nhanh tay bắt một con cá trắm to dự định làm bữa đãi khách.

Xã Hồng Ngài có diện tích đất tự nhiên gần 5.650ha, có 5 dân tộc anh em sinh sống, trong đó 80% là người Mông. Địa hình phức tạp, nhiều núi cao hiểm trở, dân cư thưa thớt nên đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn. A Chồng cho biết: Các hộ dân đang làm mô hình trồng ngô và chăn nuôi đại gia súc. Hiện nay diện tích ngô đã đạt trên 1.400ha, hơn 100ha sắn. Tổng đàn gia súc, gia cầm đạt 6.000 con. Con số khiêm tốn so với nhiều vùng khác, nhưng đó là tín hiệu khởi đầu tích cực.

Cũng là một trong những “A Phủ thời kỳ mới”, Chủ tịch xã Mùa A Chồng kể: Lương Nhà nước được khoảng 4 triệu đồng, tao đưa cho vợ hết. Để phát triển kinh tế hộ gia đình, A Chồng là thanh niên Mông tiên phong thử nghiệm phát triển những giống cây mới. Anh nhiều lần lặn lội qua các tỉnh Điện Biên, Lai Châu tìm hiểu để đề xuất cấp giống đem về trồng. Nhờ sự hỗ trợ về giống của huyện Bắc Yên, từ năm 2010 đến nay, A Chồng vận động thanh niên trồng được 347ha xoan ta lấy gỗ. Đây là giống cây ngắn ngày, thu hoạch chỉ sau 4 - 5 năm nên được dân bản rất ủng hộ. Thời gian tới, A Chồng sẽ tiếp tục xin thêm hỗ trợ giống trồng cây lát hoa, đây là loại cây lấy gỗ lâu năm theo quy hoạch lâm nghiệp của huyện. “Xã đã không còn cảnh “thi nhau nghèo” để nhận vài trăm ngàn hỗ trợ từ Nhà nước. Đến giờ, nhiều thanh niên người Mông đã hiểu ra phải chăm làm lụng để kiếm tiền, có tiền thì cuộc sống sẽ thay đổi, ấm no, sung túc sẽ đến. Thế là thanh niên không ai bảo ai, cứ đua nhau làm giàu”, Mùa A Chồng nói.

Hớp rượu ngô chan chứa cứ hết lại đầy nối dài những dự định và câu chuyện làm ăn... Chúng tôi chia tay vợ chồng chủ tịch xã để lên đường về xuôi. Trước khi nói lời từ biệt, A Chồng nhắn nhủ: Tết năm sau lại qua. Yên tâm vì năm sau Hồng Ngài sẽ lại có thêm nhiều “triệu phú” nữa để viết. Tôi coi đó là một lời khẳng định quyết tâm của một chàng trai Mông đầy khát vọng làm giàu.

Xã Hồng Ngài có diện tích đất tự nhiên gần 5.650ha, có 5 dân tộc anh em sinh sống, trong đó 80% là người Môn., Địa hình phức tạp, nhiều núi cao hiểm trở, dân cư thưa thớt nên đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn.

51. Thủy Trần. NHỮNG NỐT NHẠC XUÂN / Thủy Trần // Truyền hình.- Tháng 01/2017.- Số Đặc biệt.- Tr.58-59.

Du xuân bây giờ không đơn thuần chỉ là chuyện về quê hay ghé thăm bà con làng xóm, du xuân bây giờ nhiều người sẽ chọn khoác ba lô lên vai và đi. Năm nào “dân đi” trong nước cũng chọn Đông - Tây Bắc. Vì sao lại đi về phía núi, câu trả lời thật khó có thể giải thích. Có

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2017 44

phải, sau những bộn bề bon chen của phồn hoa phố thị, ai cũng muốn tìm cho riêng mình một khoảng lặng mùa xuân?

THUNG LŨNG NÀ KA Chúng tôi lên đường rời xa thành phố khi trời vẫn còn lờ mờ sương sớm. Mùi hương trầm

lẩn khuất trong không gian gợi nhớ đến một cái tết trong tâm tưởng, những hối hả vội vàng của phố xá vẫn không níu được bước chân người đi, về nơi ấy, nơi có rất nhiều hoa mận trắng.

Bữa sáng xa thành phố bao giờ cũng mang theo những cảm xúc vừa háo hức vừa mơ hồ. Vẫn một bát phở bình thường trên đường ta qua, một thị trấn nhỏ xinh mà cái tên còn chưa kịp ghi vào trong tâm thức, nhưng sao thịt bò thấy ngon ngọt hơn, ớt thấy cay nồng hơn, rau mùi, rau húng cũng thơm hơn thường lệ. Hay đơn giản chỉ là một bắp ngô luộc trên đèo Thung Khe, ăn thì ít mà xuýt xoa ấm áp cốc nước ngô nóng sực bên bếp củi xịt khói thì nhiều. Có phải chỗ ấy không quá ngọt ngào, chẳng qua tại lòng người đang quá vui?

Với nhiều người, Mộc Châu là cũ, nhưng nếu đi sâu vào phía bản làng, Mộc Châu sẽ không phụ lòng lữ khách. Nằm cách thị trấn Nông trường chỉ hơn chục kilomet, thung lũng mận Nà Ka vào mùa xuân trở nên lộng lẫy đến nghẹt thở bởi hàng chục hecta mận cùng nhau đua nở. Chúng tôi dừng xe nơi con đường vắt ngang lưng núi, dưới tầm mắt, một thung lũng bạt ngàn mận và mận, những lối mòn ngang dọc loáng lên màu đất trong ráng chiều lành lạnh. Quấn lại chiếc khăn vừa tuột, tôi lặng người trước khung cảnh như cổ tích. Tôi đã đi không ít, nhưng chưa bao giờ thấy Mộc Châu mùa xuân đẹp đến dường này. Ơ kìa, dường như những nốt nhạc xuân đang bắt đầu ngân nga trong trái tim tôi.

Nơi con đường nối vào thung lũng, có mấy người phụ nữ Mông trải tấm bạt bày váy váy, áo áo; những chiếc áo váy lóng lánh sợi chỉ màu, khỏe khoắn và rực rỡ, ý chừng để bán hoặc cho khách du lịch thuê để mặc chụp hình. Hỏi ra, một đoàn các cô bé người Mộc Châu, Sơn La cũng ghé thung lũng mạn Nà Ka để tham quan và chụp hình như khách du lịch dưới xuôi. Như một bầy chim nhỏ, các cô tung tăng đùa nghịch làm cho khoảnh vườn hoa mận trắng bừng lên ấm áp, xua tan cái lạnh cuối đông đang tràn về từ trên đỉnh núi.

Chọn một bãi đất trống ở thật sâu giữa khu vườn hoa mận để đậu xe, bạn dọn ra trên bãi cỏ chai rượu táo mèo và vài chiếc ly, uống mừng tết. Hỏi đá xanh rêu bao nhiêu tuổi rồi, tiếng nhạc da diết loang nhanh trong khu vườn yên vắng, bám vào những gốc cây xù xì, bay ngang những cánh hoa, đậu vào những quả mận trái mùa mới qua một trận mưa tuyết nay trở nên héo mòn, khô hỏng. Bất chấp sự khắc nghiệt của thời tiết, bất chấp cái lạnh giá của mùa đông, những bông hoa mận báo xuân vẫn đang nở hết mình tinh khiết.

PHIÊNG CÀNH VÀ NHỮNG NỐT NHẠC XUÂN Chúng tôi vào Phiêng Cành đúng ngày cả bản hân hoan chơi tết. Một trận đá bóng sắp diễn

ra trên sân vận động, xung quanh là những tốp người Mông mặc quần áo mới đẹp đẽ và rực rỡ dưới những gốc mận đang nở hoa trắng xóa. Người Mông ở Mộc Châu đến giờ vẫn giữ thói quen ăn tết và chơi tết cả tháng, vào những ngày hội, ai cũng mặc quần áo đẹp và đi chơi, bất kể người già con trẻ, phụ nữ hay đàn ông, người giầu hay kẻ nghèo. Tôi luôn cảm nhận một không khí xuân sống động và ấm áp mỗi khi có mặt trong một dịp hội hè đình đám của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc nói chung và người Mông ở Mộc Châu nói riêng.

Tôi được chào đón trước cửa nhà người Mông ở Phiêng Cành dưới gốc cây hồng lúc lỉu in hình lên nền trời xanh biếc. Chiếc lồng chim bé xinh treo đầu ngõ như một khúc xuân dịu dàng mời gọi. Người phụ nữ bế con nhỏ ríu rít nói cười bên ô cửa đang được sưởi ấm bừng lên bởi nắng mới. Chú bé con cầm con dao sắc lẻm, cong như mảnh trăng lưỡi liềm, róc mía nhoay nhoáy, thi thoảng ngẩng mặt lên cười, rạng rỡ như mang cả mùa xuân xuống núi. chẳng phải tôi đi du xuân chỉ để kiếm tìm những khoảnh khắc ngọt ngào như thế này sao?

Tôi bị cuốn theo những chiếc váy Mông xúng xính dưới vòm mận, đám trẻ con vắt vẻo trên cành cây, mấy cô gái e thẹn tụ bên nhau thầm thì to nhỏ, cánh phụ nữ bình an ngồi phơi nắng trên lưng đồi. Trận đấu bóng chưa diễn ra, nên đám nhỏ “nô như giặc” trên nền đất. Chúng chạy nhảy

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2017 45

quay cuồng đến chóng mặt, đứa nọ víu đứa kia, có đứa lộn tu xuống đất trồng cây chuối, đứa đứng vơ vẩn ngắm đất, ngắm trời.

Ở cái làng bé xíu xiu thôi mà đâu ra nhiều trẻ con đến thế. Những gương mặt thơ trẻ, rạng rỡ như vầng dương, lấm lem đất cát và đỏ bừng vì nứt nẻ. Như những con chim chích tràn đầy năng lượng sống, những nốt nhạc thánh thót ngân vang, những cánh hoa mận mùa xuân trắng muốt trên cành thô ráp. Ở giữa cây và nền trời, ở giữa nắng ấm và mùa xuân, ở giữa tiếng cười và những tâm hồn trong trẻo, ngỡ như mình đang lạc vào cổ tích, một cổ tích có thật ở Phiêng Cành.

Mải chơi với đám trẻ con nơi góc núi, chúng tôi như quên mất trận đấu bóng sắp bắt đầu. Một đám lít nhít cỡ “búp trên cành” nắm tay nhau dung dăng dung dẻ, thi thoảng có bé gái vì mải chơi quá lại xốn xang chỉnh lại váy áo, trông vừa ngây thơ vừa dễ thương đến xao lòng, đám chơi kéo co trên vạt cỏ cháy, đứa có quả bóng bay cứ tìm cách ném lên trời.

Tôi gọi chúng là “những nốt nhạc xuân”, bởi chính đám trẻ ấy đã cùng nhau hòa tấu thành một bản hợp ca mùa xuân sắc màu và rộn rã, chẳng ai trong chúng biết, điều gì đã khiến trái tim tôi không bấp bênh trong lồng ngực, điều gì đã khiến những dòng máu nóng căng tràn nhựa sống len lỏi đến từng phần cơ thể, đánh thức niềm vui và xóa hết nỗi buồn. Chính là đám trẻ, “những nốt nhạc xuân”.

Chiếc flycam của bạn tôi bay ngang trên bầu trời Phiêng Cành khiến trận đấu bóng đang diễn ra bị gián đoạn phút chốc bởi các cầu thủ dừng cả lại ngó lên trời. Sau khi nhận ra chỉ là một con chim sắt kêu ù ù mà thôi, trận đấu lập tức tiếp diễn, thu hút hết sự tập trung của bà con Phiêng Cành đến cổ vũ ngồi lấp đầy quanh khoảng sân rộng.

Trên màn hình điện thoại, tín hiệu từ flycam thu được khiến chúng tôi không thốt lên lời. Chưa từng có một góc nhìn nào lộng lẫy và tuyệt vời đến thế ở Mộc Châu, ở Phiêng Cành, nơi những đồi mận đang nở bạt ngàn thung lũng, trắng xóa và tinh khiết, những mái nhà gỗ thấp thoáng nấp trong lùm cây, những vạt núi xanh thẫm xa xôi và ngay dưới tầm mắt lúc này, là một ngày hội mừng năm mới.

Bạn lại hối hả chen vào đám đàn bà con trẻ, bắt chuyện và xin chụp hình. Tôi lại len lén nhìn đám thanh niên trong bộ áo quần truyền thống, với một vẻ đẹp hiên ngang và can trường khó tả, cho dù mới chỉ là một chú bé con đang đu mình vắt vẻo trên cành mận. Lâu lắm rồi mới lại tới nơi này, để nghe hương xuân hội hè chảy miết quanh mình.

52. PV. CÔNG TY THỦY ĐIỆN SƠN LA HOÀN THÀNH XUẤT SẮC NHIỆM VỤ SẢN XUẤT KINH DOANH / PV // Lao động.- Tháng 01/2017.- Số Đặc biệt.- Tr.64.

Công ty Thủy điện Sơn La được Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao quản lý vận hành 2 nhà máy đó là: Nhà máy Thủy điện Sơn La, công suất 2.400MW (6 tổ máy, 6x400 MW) lớn nhất khu vục Đông Nam Á và Nhà máy Thủy điện Lai Châu, công suất 1.200MW (3 tổ máy, 3x400 MW) đúng thứ 3 trong các nhà máy thủy điện ở Việt Nam; được Thủ tướng Chính phủ Quyết định phê duyệt vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia. Hằng năm, công ty đều hoàn thành tốt nhiệm vụ và các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh được Tập đoàn giao. Kết quả thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2016 như sau:

+ Tính đến ngày 15/12/2016, sản lượng điện phát đạt 11,984 tỷ kWh, đạt 94% kế hoạch năm 2016 (Nhà máy Thủy điện Sơn La đạt 8,161 tỷ kWh; Nhà máy Thủy điện Lai Châu đạt 3,823 tỷ kWh).

+ Nộp ngân sách Nhà nước 2.380 tỷ đồng. Góp phần phát triển kinh tế xã hội 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu.

+ Hoàn thành các chỉ tiêu năm chuyên đề nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, tối ưu hóa chi phí; tăng năng suất lao động, đạt bình quân 6,4MW/người (cao hơn so với thế giới là 3 MW/người).

+ Hoàn thành nhiệm vụ đồng bộ vật tư thiết bị, tư vấn giám sát lắp đặt thiết bị tổ máy số 2, số 3 trên công trình Thủy điện Lai Châu an toàn, đảm bảo chất lượng, tiến độ phát điện các tổ máy.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2017 46

Đã khánh thành toàn bộ nhà máy vào ngày 20/12/2016, vượt 1 năm so với tiến độ Quốc hội phê duyệt, làm lợi cho ngân sách Nhà nước hơn 5.000 tỷ đồng.

+ Hoàn thành công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ sản xuất Nhà máy Thủy điện Lai Châu; đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực có đủ trình độ, yêu cầu công việc, trình độ kỹ thuật cao đáp ứng nhiệm vụ được giao; góp phần quan trọng tiếp quản, quản lý vận hành Nhà máy Thủy điện Lai Châu an toàn, liên tục, phát huy hiệu quả kinh tế của nhà máy; sản lượng điện phát lũy kế đến ngày 15/12/2016 đạt gần 4 tỷ kWh.

+ Thực hiện công tác vận hành điều tiết hồ chứa Thủy điện Sơn La và Lai Châu đúng quy trình điều tiết liên hồ chứa đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; khai thác tối ưu giá trị nguồn nước; phục vụ phát điện; điều tiết cắt lũ cho hạ du sông Hồng vào mùa mưa bão và xả nước phục vụ tưới tiêu vụ đông xuân cho đồng bằng Bắc Bộ vào mùa kiệt.

+ Công ty đã phối hợp với các bộ, ngành Trung ương, tỉnh, huyện, các cơ quan trên địa bàn đứng chân bảo đảm an ninh trật tự, an toàn tuyệt đối công trình Thủy điện Sơn La là công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.

+ Phát động phong trào thi đua lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật làm chủ dây chuyền công nghệ hiện đại của nhà máy. Năm 2016, công ty đã công nhận 23 sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và áp dụng vào sản xuất; các sáng kiến đã cải thiện điều kiện làm việc, tăng năng suất lao động, giảm thiểu sự cố thiết bị, làm lợi hơn 7 tỷ đồng cho công ty. Đồng thời, tham dự Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Sơn La lần thứ V và đã đoạt 1 giải nhất; 1 giải nhì và được chọn tham dự Hội thi sáng tạo kỹ thuật cấp quốc gia.

+ Năm 2016, Công đoàn phối hợp với chuyên môn đã phát động cán bộ công nhân viên quyên góp ủng hộ từ thiện hơn 1 tỷ đồng. Trong đó, xây dựng nhà ở cho học sinh bán trú Trường Tiểu học Chiềng Lao A, Chiềng Lao B, Chiềng Lao C, xã Chiềng Lao (Mường La), trị giá hơn 700 triệu đồng; thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn huyện Mường La nhân dịp Tết Nguyên đán 2016; tổ chức tặng mũ bảo hiểm đạt chuẩn cho học sinh bán trú khu vực huyện Mường La. Đặc biệt, hưởng ứng chương trình “Tuần lễ hồng EVN lần thứ II năm 2016” cán bộ công nhân viên đã hiến 60 đơn vị máu...

Với những thành tích đã đạt được trong năm 2016 và những năm qua, công ty đã được Đảng Nhà nước, Chính phủ và các bộ ngành Trung ương, địa phương tặng thưởng: Huân chương Lao Động hạng Nhì năm 2014. Năm 2016, Công ty được Tập đoàn Điện lực Việt Nam đề nghị tặng Cờ thi đua của Chính phủ cho tập thể công ty; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng cờ thi đua nhân dịp Tổng kết phong trào thi đua liên kết xây dựng Nhà máy Thủy điện Lai Châu; 2 năm (2015 - 2016) đơn vị được xếp hạng “Doanh nghiệp vì người lao động”; năm 2016 được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc chăm lo đời sống cho người lao động.

53. Thu Thùy. HỖ TRỢ THIẾT BỊ CHO 56 NHÀ VĂN HÓA XÃ, BẢN / Thu Thùy // Văn hóa.- Ngày 09/01/2017.- Số 4.- Tr.9.

Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, năm 2016 UBND huyện Mường La, Sơn La đã phân bổ 3 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách đầu tư các công trình chuyển tiếp năm 2015; hỗ trợ thiết bị cho 56 nhà văn hóa xã, bản, với tổng trị giá hơn 2 tỷ đồng; cung ứng 44 con bò cái, trị giá 440 triệu đồng cho các hộ nghèo; hỗ trợ 13.000 tấn xi măng, làm được hơn 65km đường giao thông nông thôn; phê duyệt danh mục gần 700 tuyến đường giao thông bê tông đến bản, nội bản tại các xã với tổng chiều dài trên 100km.

54. Minh Phong. NHẬN LẠI “ĐẦU CƠ NGHIỆP” BỊ TRỘM / Minh Phong // Công an nhân dân.- Ngày 10/01/2017.- Số 4185.- Tr.5.

Ngày 8/1, Công an huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La bắt khẩn cấp 4 đối tượng Trần Văn Hiếu (sinh năm 1995), Nguyễn Văn Sơn (sinh năm 1997), Mai Văn Linh (sinh năm 1994) và Trần

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2017 47

Sơn Tùng (sinh năm 1991, cùng trú tại xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn) về hành vi trộm cắp tài sản. Trước đó, Công an huyện Mai Sơn nhận được đơn trình báo của ông Trần Văn Bằng (sinh năm 1942, trú tại xã Cò Nòi) về việc gia đình ông bị mất trộm 1 con trâu, trị giá 28 triệu đồng. Qua điều tra, xác minh, Công an huyện Mai Sơn đã xác định các đối tượng nói trên là thủ phạm; thu giữ 1 con trâu, 1 xe máy, 3 điện thoại di động và một số tang vật khác. Công an huyện Mai Sơn trao trả tài sản bị mất cho gia đình ông Bằng. Nhận lại “đầu cơ nghiệp” của gia đình, ông Bằng đã xúc động cảm ơn các cán bộ công an đã nhanh chóng làm rõ vụ trộm, thu hồi tài sản cho gia đình ông.

55 . Minh Ngọc. TRAO MÁI ẤM TIẾP SỨC 2 BÀ MẸ ĐƠN THÂN / Minh Ngọc // Nông thôn ngày nay.- Ngày 11/01/2017.- Số 9.- Tr.6.

Sau chuyến tổ chức vui tết trung thu 2016 cho trẻ em nghèo tại xã Hát Lót (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) trở về, đoàn công tác báo Nông thôn ngày nay luôn trăn trở với những hoàn cảnh neo đơn của một số hộ dân nghèo ở xã Hát Lót.

Bà Lê Minh - nguyên Phó bí thư Đảng ủy, nguyên Trưởng ban Bạn đọc báo Nông thôn ngày nay tâm sự: “Trong số những hộ nghèo, chúng tôi day dứt nhất là hoàn cảnh của 2 bà mẹ đơn thân nuôi con nhỏ là chị Lò Thị Liền và chị Lò Thị Tiện. Chúng tôi đã hứa với chính mình là phải có trách nhiệm giúp 2 hộ đó vượt qua khó khăn, ít nhất cũng phải có căn nhà ở vững chãi”.

Nói là làm. Những tháng qua, các cán bộ, phóng viên của báo Nông thôn ngày nay đã đi tuyên truyền, vận động và quyên góp được hơn 100 triệu đồng cùng nhiều vật dụng có giá trị khác để ủng hộ gia đình chị Liền và chị Tiện. Bà Lê Minh kể: “Khi nghe chúng tôi nói về hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của hai hộ này, nhiều tổ chức, cá nhân đã sẵn sàng hỗ trợ kinh phí, phối hợp báo Nông thôn ngày nay xây nhà tình thương cho 2 bà mẹ đơn thân. Trong đó có 2 nhà tài trợ chính là Câu lạc bộ Kết nối trái tim và Nồi Cơm Hiểu Và Thương đã gắn kết rất chặt chẽ với báo để thực hiện việc xây nhà từ thiện xong trước Tết Nguyên đán”.

Sau đúng 2 tháng xây dựng với sự góp tâm, góp sức của nhiều người dân trong xã Hát Lót, 2 căn nhà tình thương cũng đã hoàn thành, có cả nhà bếp, sân bê tông... Sáng 8/1, lễ bàn giao nhà cho các hộ nghèo đã diễn ra với sự hiện diện của cán bộ các cấp trong huyện, xã, bản và rất nhiều người dân. Ai cũng đến sớm để mong muốn được chia vui cùng gia chủ. Chị Lò Thị Tiện - một trong 2 bà mẹ đơn thân được hưởng lợi trong đợt từ thiện này không giấu được xúc động, run run nắm tay từng người, miệng lắp bắp: Cảm ơn! Cảm ơn!

Bà Lò Thị Cương - Trưởng bản Nậm Lạ xúc động: “Là một phụ nữ, tôi rất thấu hiểu những khó khăn của chị Tiện, chị Liền. Bao năm qua, bản chúng tôi vẫn day dứt bởi không biết làm gì hơn để giúp đỡ hai hộ đơn thân nghèo khó này. Nay với sự chung tay của báo chí và những nhà hảo tâm, chúng tôi đã vơi đi rất nhiều gánh nặng lo toan. Tôi bảo với bà con dân bản: Ngôi nhà của chị Tiện, chị Liền là biểu tượng sức mạnh đoàn kết của tình yêu thương, của sự lắng nghe - thấu hiểu - sẻ chia, là dấu ấn tình người. Chính sự hảo tâm của những tấm lòng từ thiện sẽ giúp dân bản chúng tôi thêm đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau để cùng tiến bộ”.

“Rất cảm ơn báo Nông thôn ngày nay và các nhà hảo tâm đã tạo điều kiện cho người nghèo ở xã chúng tôi có thêm những căn nhà vững chãi. Sự quan tâm đó giúp chúng tôi sớm hoàn thành những mục tiêu về an sinh xã hội cũng như xây dựng nông thôn mới” - ông Lò Vãn Thoản - Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã Hát Lót nói.

56. Kiều Thiện. TẾT ẤM ĐÃ ĐẾN VÙNG CAO TÀ HỘC / Kiều Thiện // Nông thôn ngày nay.- Ngày 11/01/2017.- Số 9.- Tr.6.

“Sự phối hợp giữa báo Nông thôn ngày nay và Câu lạc bộ Kết nối trái tim, Câu lạc bộ Blouse Trắng đã mang lại cho miền quê nghèo của chúng tôi rất nhiều niềm vui khi dịp tết

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2017 48

đến, xuân về. Chúng tôi mong đợi tiếp tục được đón nhận những tấm lòng hảo tâm như vậy” - ông Lò Văn Nhụa - Bí thư Đảng ủy xã Tà Hộc (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) bảo vậy.

TẤT BẬT VỚI CẢ TRÁI TIM Chuyến đi này, đoàn từ thiện mang đến Tà Hộc hàng ngàn bộ quần áo, hơn 500 suất quà tết

và hàng ngàn đơn vị thuốc tây, dụng cụ dịch vụ y tế… phục vụ cho việc khám, chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí cho bà con các dân tộc trong vùng.

Sau một đêm nghỉ lại ngoài thị trấn Hát Lót huyện Mai Sơn, sáng sớm ngày 7/1, đoàn đã có mặt tại Trường Trung học cơ sở bán trú Tà Hộc để thực hiện chương trình “Bánh chưng ấm lòng xuân về”. Hơn 100 tình nguyện viên hăng hái bốc, vác, vận chuyển, sắp xếp hơn 5 tấn gạo, hàng ngàn chai dầu ăn, cả tấn mì chính, bột ngọt, bánh, kẹo, chăn màn, quần áo… Trong số những tình nguyện viên ấy, có không ít những tình nguyện viên “nhí” mới 9 - 10 tuổi như cháu Nguyễn Minh Khôi, học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Kim Đồng, Hà Nội; cháu Trần Lâm Nhi, học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Acsimet, Hà Nội…

Trong hoạt động từ thiện này, có một chương trình tặng bò cho hộ nghèo là ông Giàng A Dánh ở bản Pá Hốc, cách trung tâm xã hàng chục km và phải đi bộ đường đèo núi bởi ôtô không thể đến được tận nhà. Vậy mà hơn chục tình nguyện viên vẫn quyết tâm đến tận nơi, trao quà tận tay làm ông Dánh rất xúc động. Ông bảo: “Cái lưng áo của tình nguyện viên ướt đẫm mồ hôi làm cái bụng mình cũng muốn khóc. Con bò này của đoàn từ thiện trao, mình sẽ chăm sóc tốt nhất để tỏ lòng biết ơn những tấm lòng hảo tâm cứu giúp hộ nghèo…”.

NƠI GẶP GỠ CỦA NHỮNG TẤM LÒNG Tại Trường Trung học cơ sở bán trú xã Tà Hộc vào sáng sớm ngày trao quà, không chỉ có sự

hiện diện của gần 540 hộ nghèo và 20 học sinh nghèo vượt khó tiêu biểu trong danh sách nhận quà, mà còn có hàng trăm người dân tham dự. Ông Lò Văn Thi, dân bản Pá Nó sau những phút giây thập thò ngoài cổng trường đã dẫn vợ cùng 2 đứa cháu vào sân trường để “mục sở thị” hoạt động từ thiện. Ông Thi bảo: “Tôi không phải hộ nghèo nhưng vượt cả chục cây số đến đây là để hiểu thêm về hoạt động từ thiện. Nghe cán bộ xã, bản thông báo là dù không phải hộ nghèo cũng có quà và được khám, chữa bệnh miễn phí nên tôi bảo vợ đưa cả hai đứa cháu đi. Thấy đoàn từ thiện hoạt động vất vả vì người nghèo vùng cao mà cảm phục quá”.

Tuy thời tiết ở Tà Hộc khá mát mẻ nhưng trên trán bác sỹ Nguyễn Bá Sỹ - tình nguyện viên thuộc Câu lạc bộ Blouse Trắng vẫn lấm tấm mồ hôi do lượng bà con đến khám bệnh lớn, lại phong phú về độ tuổi, giới tính, thành phần dân tộc cũng như khả năng diễn đạt bằng tiếng phổ thông. Bởi thế các tình nguyện viên trong đoàn y tế nhiều khi phải diễn đạt cả bằng tay để người dân hiểu cũng như hiểu rõ ý của người bệnh. Dẫu vậy, với hơn 1.200 ca khám bệnh, tư vấn và cấp thuốc trong một ngày, tuy ai cũng mệt, nhưng không một tiếng ca thán, nét mặt các tình nguyện viên cũng như người dân đều tươi roi rói.

Trong đêm lửa trại kết thúc chuyến tình nguyện, chị Lò Thị Uôn, dân bản Pơn, xã Tà Hộc, bảo rằng: “Ngày hôm nay, ngoài suất quà tết dành cho hộ nghèo nặng tới hơn 10kg, chúng tôi còn lựa chọn được cho mình gần 20 bộ quần áo, có cả quần áo mùa đông và mùa hè. Cả 6 người trong gia đình tôi đều được khám bệnh và nhận thuốc miễn phí. Chúng tôi chưa bao giờ có những niềm vui lớn mà nhiều người cùng được hưởng như thế này. Vì thế, bà con ở Tà Hộc rất vui. Chúng tôi chỉ biết bảo nhau phải sống tốt hơn, vượt khó tốt hơn để cảm ơn những tấm lòng từ thiện”.

57. Đại Dương. PHƯỢT TRÊN DÒNG SÔNG ÁNH SÁNG/ Đại Dương // Tiền phong.- Ngày 11/01/2017.- Số 11.- Tr.9.

Không còn là dòng sông của sự âm u và những cơn cuồng nộ thác ghềnh, sông Đà giờ đây được mệnh danh là “Dòng sông ánh sáng” bởi sinh lực chất chứa ngàn đời giờ đã hóa thành nguồn điện mở ra chân trời mới.

Trên lưu vực sông Đà hiện có hàng chục thủy điện lớn nhỏ, không chỉ thắp sáng núi rừng Tây Bắc mà còn hòa vào dòng điện quốc gia. Trong đó, những nhà máy thủy điện lớn và cực lớn là

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2017 49

Hòa Bình (1.920 MW), Sơn La (2.400 MW) đã nhiều năm đi vào hoạt động. Riêng Nhà máy Thủy điện Lai Châu, công suất 1.200 MW, vừa chính thức phát điện trong những ngày cuối cùng của năm 2016.

LẤP LOÁNG, MƠ MÀNG Một ngày nắng dịu nhẹ, tôi men theo triền sông ngay trên phía đập tràn Thủy điện Sơn La để

bước xuống con tàu sắt và bắt đầu hành trình khám phá ngược dòng nước sông Đà. Từ ngày các con đập thủy điện ra đời và tích nước, sông Đà trở nên hiền hòa, mặt nước phẳng lặng, khi phản chiếu ánh mặt trời loang loáng, lúc lảng bảng khói sương mơ màng.

Từng được ngắm sông Đà qua cửa sổ máy bay, hoặc băng qua sông trên những cây cầu lừng lững và lượn theo nhiều đoạn dọc bờ sông bằng đường bộ cheo leo, nhưng phải đến khi đằm mình giữa dòng nước, tôi mới cảm nhận được sự kỳ vỹ và huyền bí của sông Đà - dòng sông mẹ của các con sông Tây Bắc.

Với chiều dài trên l.000km, sông Đà lách qua khe hẹp giữa hai dãy Phu Mù Su cao 1.609m và ngọn Ka Lăng cao 1.799m, tuôn chảy vào địa phận Việt Nam trong địa máng hẹp cực kỳ hiểm trở. Hai bên sông là những sườn núi cao, dốc dựng đứng. Dưới chân núi, đoạn tiếp giáp mặt sông in hằn một dải ngấn nước. “Mùa mưa lũ nước dâng cao ở mức trên cùng của ngấn nước và thấp dần vào mùa khô. Khoảng cách giữa mực nước cao nhất và thấp nhất khoảng trên chục mét, và đó cũng là độ cao của dải ngấn nước” - người lái tàu giải thích.

Đoạn sông từ đập Thủy điện Sơn La đến đập Thủy điện Lai Châu dài khoảng 180km. Hai bên bờ có nhiều làng mạc của đồng bào Thái, phần lớn là mới tái định cư khi giải phóng lòng hồ thủy điện. Người Thái có tập quán sinh sống và sản xuất gắn với ruộng đồng và sông nước nên có rất nhiều bến sông, những bè mảng, lồng bè nuôi cá hay những con thuyền chài lưới... Tất cả những âm thanh cuộc sống thường nhật vọng vào vách núi, ngân nga. Ở vài khúc sông, nơi địa hình thoai thoải, mặt nước rộng mênh mông với khói sương mơ màng khiến lòng sông như chốn bồng lai tiên cảnh. Những ngọn đồi nửa chìm nửa nổi trên mặt nước, trông như các cô gái độ xuân thì đang khỏa mình phơi lộ sức sống căng tràn thách thức ranh giới giữa trời và đất.

Ủ MEN TRONG LỒNG NGỰC Đêm trước khi khám phá dòng sông, tôi may mắn được các cô gái Thái bản Tông ở lưu vực

sông Đà (thuộc địa phận Sơn La) mời rượu ngay trong ngôi nhà sàn. Cách thức mời rượu của các sơn nữ nơi này không giống bất kỳ nơi nào tôi từng được biết và có thể khiến bất cứ vị khách nào dù khó tính nhất cũng phải xiêu lòng.

Theo thói quen sinh hoạt của người Thái, rượu và thức ăn được bày trên chiếc bàn thấp và mọi người đều ngồi bệt trên sàn để thưởng thức. Trước khi mời rượu, cô gái quỳ cao gối trước mặt khách và hướng dẫn khách chuyển bộ cùng tư thế sao cho mặt đối mặt. Rượu rót tràn đầy. Đôi tay trắng nõn cung kính nâng chén ngang mày, người khẽ cúi về phía trước. Sau lời mời, thay vì đưa chén rượu về môi, cô gái choàng tay qua cổ khách, níu thân trên của khách áp chặt vào phía mình, rồi cạn chén. Khách cũng theo lệ, vòng tay qua cổ cô gái và thưởng rượu trong tâm trạng lâng lâng chen lẫn ngỡ ngàng.

Một “thủ tục” thường không thể thiếu sau mỗi lần cạn chén, trước khi khách và chủ rời nhau, là cả hai bên má khách và chủ phải lần lượt chạm nhau. Má kề má, nhưng trong lòng khách - gã trai tôi, dâng tràn cảm xúc thanh khiết lạ thường. Đó là điều kỳ diệu. Sự thanh khiết được bắt đầu không phải từ khách, mà từ chính các sơn nữ mời rượu, nó lan tỏa và mạnh mẽ đến mức đủ sức phá tan mọi “âm mưu” lạm sắc dung tục có thể có ở một gã trai nào đó trong hoàn cảnh này. Tôi chưa từng bắt gặp cách mời và thưởng rượu nào tuyệt vời hơn thế. Không cầu kỳ nhưng kỳ thấu sự tinh tế và đắm say.

Chén cứ nâng, tay cứ vòng nồng ấm trong không gian mọng sương. Rồi đêm cũng sâu, rượu cũng vơi, môi cũng mềm. Khách ra về trong chếnh choáng hơi men với một cảm giác mông lung: Dường như, với các cô gái Thái bên triền sông Đà, men say được ủ trong lồng ngực.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2017 50

VŨ ĐIỆU CỦA TÓC Em là cô gái Thái Lấy chồng phải tẳng cẩu Anh có tin không? Hoa, cô gái Thái ở bản Tông, người mở vòng tay mời rượu tôi, bỗng ném ra câu hỏi như thơ.

Tẳng cẩu, một phong tục của người Thái. Hiểu nôm na là quấn tóc thành búi cao trên đỉnh đầu và chỉ phụ nữ đã lập gia đình mới làm điều đó.

Lướt qua màn khói sương bảng lảng, con tàu đưa tôi tiến đến đoạn sông đổ tràn nắng. Ánh nắng ban chiều yếu ớt. Bên hữu ngạn hiện ra một ngôi đền giữa lưng chừng đồi và những bậc thang dẫn từ ngôi đền xuống bờ sông. Hiểu được sự tò mò của khách, người lái tàu giải thích, đó là nơi tổ chức lễ gội đầu (Lúng ta) của phụ nữ Thái. Ngôi đền thuộc địa phận huyện Quỳnh Nhai, mới được xây dựng sau khi tái định cư lòng hồ Thủy điện Sơn La.

Ông La Văn Thêu, ở bản tái định cư Chẩu Quân, thị trấn Phiêng Lanh (Quỳnh Nhai) giải thích, theo phong tục của người Thái, Lúng ta được tổ chức vào chiều 30 tết. Lễ hội được bắt nguồn từ một truyền thuyết về nàng Han. Nàng Han là con gái của một tộc trưởng, đóng giả trai tập hợp binh mã, cầm quân đánh đuổi giặc ngoại xâm. Khi đuổi đến bờ cõi Mường Xo (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu bây giờ) thì giặc tan. Dẹp xong giặc cũng là 30 tết âm lịch. Nàng Han liền lệnh cho quân sỹ nghỉ ngơi, tắm gội để ăn mừng chiến thắng và đón năm mới. Từ đó đến nay người Thái vùng thượng nguồn sông Đà ở Tây Bắc vẫn lưu giữ phong tục này. Nghi lễ Lúng ta chỉ được tiến hành duy nhất một lần trong năm vào trưa 30 tết, với ý nghĩa gột rửa những điều không tốt đẹp trong năm qua, cầu mong những điều may mắn, viên mãn cho năm mới.

Có lẽ vì vậy mà với phụ nữ Thái, việc gội đầu trong lễ Lúng ta như là cách thực hành một nghi thức tín ngưỡng. Người phụ nữ Thái nuôi tóc từ bé và chăm sóc tóc theo một cách rất riêng nên đến tuổi trưởng thành, ai cũng có mái tóc dài, đen, dày và óng mượt. Mỗi khi gội đầu, tóc được bung ra, chảy dài theo suối.

Việc gội đầu của phụ nữ Thái, về động tác, tựa như những vũ điệu - vũ điệu của tóc, đầy quyến rũ. Cao trào của vũ điệu là động tác cúi gập người về trước, để tóc ngập sâu trong nước rồi bất chợt bật người, hất tóc về phía sau tạo thành vệt cuộn tròn với màu đen của tóc và muôn hạt nước nhỏ to như thủy tinh, lấp lánh.

Trên suốt hành trình khám phá lòng sông Đà, lời của Hoa cứ nhảy nhót trong tâm trí tôi: Em là cô gái Thái/ Lấy chồng phải tẳng cẩu/ Anh có tin không?

58. Kiều Thiện. ĐỊA BÀN KHÓ KHĂN VẪN TĂNG TRƯỞNG ẤN TƯỢNG / Kiều Thiện // Nông thôn ngày nay.- Ngày 12/01/2017.- Số 10.- Tr.8.

Năm 2016, nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Sơn La tăng trưởng hơn 4,79 tỷ đồng, 9/12 huyện, thành phố được ngân sách cấp 1,85 tỷ đồng… Đây là kết quả phấn khởi trong bốỉ cảnh địa phương còn nhiều khó khăn…

CÁCH LÀM HAY ĐEM LẠI HIỆU QUẢ Không chỉ từ nguồn ngân sách cấp bổ sung, nguồn vận động, ủng hộ của các tổ chức, cá

nhân và cán bộ, hội viên nông dân đóng góp tăng trưởng Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Sơn La cũng lên tới 1,44 tỷ đồng. Đến nay, tổng dư nợ Quỹ Hỗ trợ nông dân toàn tỉnh đạt hơn 32,26 tỷ đồng. Hiện, cấp tỉnh quản lý hơn 20,3 tỷ đồng. Ông Hoàng Sương - Chủ tịch Hội Nông dân Sơn La cho biết, toàn tình có 12/12 huyện, thành phố xây dựng được Quỹ Hỗ trợ nông dân, trong đó có 6/12 huyện, thành phố đạt mức 900 triệu đồng trở lên.

Theo Hội Nông dân tỉnh Sơn La, đơn vị này vừa hướng dẫn, thẩm định giải ngân 13 dự án với tổng số tiền 4 tỷ đồng, trong đó 2 tỷ đồng quay vòng vốn chu kỳ thứ 2 ; 1,5 tỷ đồng từ nguồn bổ sung ngân sách tỉnh cấp năm 2016. Hội Nông dân tỉnh đã đầu tư xây dựng 13 dự án

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2017 51

tại 9/12 huyện, thành phố; trong đó có 5 dự án đầu tư mới từ nguồn ngân sách tỉnh cấp năm 2016 với số vốn 1,5 tỷ đồng đầu tư xây dựng mô hình trồng cỏ có hệ thống tưới ẩm nuôi nhốt bò sinh sản tại 5 xã của 5 huyện Mộc Châu, Vân Hồ, Thuận Châu, Mai Sơn và thành phố Sơn La. Các dự án đã giúp 141 hộ được vay vốn phát triển sản xuất có hiệu quả.

PHÁT HUY HIỆU QUẢ ĐỒNG VỐN Để sử dụng hiệu quả nguồn vốn, 3 năm gần đây, Hội Nông dân tỉnh đã xây dựng 126 dự

án, hỗ trợ vốn cho 1.277 hộ mở rộng quy mô, phát triển sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống. Phương thức cho vay thực hiện theo mô hình nhóm hộ, vừa đảm bảo an toàn nguồn vốn, vừa tạo được những mô hình kinh tế tập thể để bà con dễ học tập và làm theo. Trong năm 2016 đã xuất hiện nhiều mô hình điển hình hiệu quả từ nguồn vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân như chăn nuôi bò sinh sản. Dự án đầu tư sau 12 tháng tại xã Chiềng Đông, huyện Yên Châu từ 31 con bò nay đã tăng thêm 5 con và hiện có 18 con khác đang có chửa. Tại xã Tông Lệnh (Thuận Châu) ban đầu có 40 con bò, sau 14 tháng đã tăng thêm 21 con...

Nói về hiệu quả của Quỹ Hỗ trợ nông dân, bà Hà Thị Hồng - cán bộ quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Sơn La cho biết: “Sau khi thực hiện giải ngân nguồn vốn, chúng tôi duy trì chặt chẽ hoạt động giám sát gắn với đôn đốc, định hướng, hỗ trợ nông dân về kỹ thuật, cung ứng vật tư, phân bón, thức ăn chăn nuôi... Đây là 1 trong những hoạt động thiết thực để nông dân sử dụng vốn vay hiệu quả...”.

Trao đổi với Nông thôn ngày nay, lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh Sơn La nhận định kết quả vận động tăng trưởng nguồn vốn còn “khiêm tốn”. Nhưng nếu nhìn Sơn La còn là một tỉnh miền núi nghèo thì kết quả tăng trưởng Quỹ Hỗ trợ nông dân ở đây đã được cấp ủy quan tâm, chỉ đạo, chính quyền tạo điều kiện và các cấp hội tích cực, chủ động tham mưu trúng vấn đề…

Năm 2016, ngân sách tỉnh Sơn La bố trí 1,5 tỷ đồng bổ sung Quỹ Hỗ trợ nông dân cùng cấp. 9/12 huyện, thành phố đến nay đã được ngân sách cấp 1,85 tỷ đồng như Quỳnh Nhai 400 triệu đồng; thành phố Sơn La 300 triệu đồng; Yên Châu 300 triệu đồng; Thuận Châu 200 triệu đồng; Mộc Châu 200 triệu đồng; Sông Mã 200 triệu đồng; Sốp Cộp 100 triệu đồng...

59. PV. SƠN LA: NĂM 2016 ỦNG HỘ QUỸ KHUYẾN HỌC GẦN 3 TỶ ĐỒNG / PV // Giáo dục và thời đại.- Ngày 12/01/2017.- Số 10.- Tr.3.

Đến nay, Hội Khuyến học tỉnh có 204 Hội Khuyến học xã, phường, thị trấn, 12 Hội Khuyến học huyện, thành phố, 443 Ban Khuyến học cơ quan trực thuộc Tỉnh hội, 4.407 Chi hội với tổng số 277.185 hội viên. Công tác vận động, xây dựng quỹ khuyến học đã được nhiều đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm quan tâm ủng hộ. Trong năm 2016, đã có 47 đơn vị, cá nhân ủng hộ quỹ với số tiền gần 3 tỷ đồng. Năm học 2016 - 2017, các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân đã ủng hộ cho 42 em học sinh giỏi có hoàn cảnh khó khăn ở 7 huyện, thành phố với số tiền 389 triệu đồng.

60. Phạm Phương. ĐÓN TẾT CÙNG ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC VÙNG CAO TÂY BẮC / Phạm Phương // Người tiêu dùng.- Số Đặc biệt.- Tr.12.

Khi xuân bắt đầu về trên khắp bản làng, hoa đào, hoa mận nở khắp rừng cũng là lúc đồng bào các dân tộc vùng cao Tây Bắc rộn ràng đón tết. Mỗi dân tộc ở đây có một phong tục đón tết riêng, tạo nên bản sắc văn hóa đặc trưng, hòa cùng vào dòng chảy văn hóa đa dạng của các dân tộc anh em trên khắp mọi miền đất nước. …TẾT CỦA DÂN TỘC MƯỜNG - SƠN LA

Đối với người Mường ở Sơn La, Tết Nguyên đán là cái tết quan trọng nhất, lớn nhất trong năm. Trong dịp tết, mỗi nhà tổ chức một bữa cơm thịnh soạn để cúng tổ tiên và thần thánh. Trong một mâm thờ thường có các lễ vật như: Bánh chưng và mật, rượu, cơm nếp, thịt

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2017 52

luộc, chả rang và dồi, quếch, một ít tiền, một bát nước lã, trầu cau, mắm muối. Thông thường, bàn thờ tổ tiên được đặt 3 mâm: Mâm ngoài cùng thờ bố mẹ, mâm ở giữa thờ ông bà, mâm trong cùng thờ cụ kỵ. Khi các mâm lễ được đặt vào đúng vị trí, thầy cúng bắt đầu thực hiện khấn lễ.

Trong bữa cơm ngày tết, ngoài các món có trong mâm thờ còn có thêm món ớt, nộm thịt thủ lợn, các loại rau đắng đồ, măng đắng đồ. Trước khi ăn, con cháu xếp hàng lạy kính cha mẹ, ông bà. Người già nói lời chúc cho con cháu sang năm mới mạnh khỏe, làm ăn phát đạt. Sau khi đã ổn định chỗ ngồi, mọi người mời nhau uống rượu, mời ăn lần lượt các món. Sự mời mọc diễn ra liên tục suốt bữa cỗ, kèm theo những câu hát bọ mẹng, hát ví, mo, kể chuyện tình... làm cho không khí bữa ăn thêm vui vẻ và ấm cúng…

61. Đình Hải. NUÔI CÁ LỒNG TRÊN HỒ THỦY ĐIỆN SƠN LA / Đình Hải // Nông nghiệp Việt Nam.- Ngày 13/01/2017.- Số 10.- Tr.15.

Tận dụng tiềm năng mặt nước vùng lòng hồ Thủy điện Sơn La, nhiều hộ dân của xã Nậm Ét, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh phát triển nghề nuôi cá lồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Quàng Văn Oai, Chủ tịch UBND xã Nậm Ét cho biết: “Sau khi vùng lòng hồ Thủy điện Sơn La tích nước, Hội Nông dân xã đã tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân đầu tư nuôi cá lồng, tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi, biện pháp phòng trị bệnh cho cá; đồng thời, tổ chức cho nhiều hộ đi tham quan học tập mô hình nuôi cá lồng ở các xã Chiềng Ơn, Chiềng Bằng...

Thông qua Chương trình 30a, xã đã phối hợp với các ngành của huyện hỗ trợ bà con về giống, vốn, kỹ thuật để phát triển mô hình nuôi cá lồng kết hợp với thủy cầm. 3 năm gần đây, mô hình nuôi cá lồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Những hộ nuôi đều khá giả hơn trước. Tuy nhiên, một bộ phận người dân vẫn trông chờ vào sự giúp đỡ, hỗ trợ của Nhà nước...”.

Gia đình anh Lò Văn Thanh ở bản Nà Hừa là một trong những hộ đầu tiên ở xã Nậm Ét nuôi cá lồng vào cuối năm 2014. Anh Thanh cho biết, việc nuôi cá lồng không khó, bởi thức ăn cho cá có sẵn ở địa bàn, như lá chuối, ngô, sắn, cỏ voi... Lúc thả cá cỡ 2 - 3 con/kg sau 6 tháng nuôi, nhiều con nặng 3 kg/con. Với 9 lồng cá, mỗi năm sản xuất 2 lứa, anh thu nhập khoảng 170 triệu đồng. Nuôi cá hiệu quả kinh tế cao mà đỡ vất vả hơn nhiều so với làm nương.

Nhận thấy gia đình anh Thanh có thu nhập ổn định từ nuôi cá lồng, nhiều hộ khác đã tới học cách làm. Họ đã sáng tạo trong việc làm lồng vừa tăng diện tích nuôi cá, vừa đảm bảo kỹ thuật để tránh thiệt hại do các yếu tố bên ngoài. Môi trường nước trong sạch, phù hợp phát triển nuôi cá lồng và thủy cầm. Hầu hết các hộ đều có thể tự túc thức ăn chăn nuôi, tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp, giảm chi phí đầu tư.

Năm 2014, toàn xã mới chỉ có 6 lồng cá, đến nay, tăng lên là 169 lồng với 64 hộ nuôi, trong đó 19 hộ tham gia mô hình hợp tác xã Nậm Ét với 63 lồng. Nuôi nhiều nhất là bản Nà Hừa với 71 lồng... Qua đánh giá về hiệu quả kinh tế, nếu sản xuất 2 vụ/năm thì lãi khoảng 19 triệu đồng/lồng. Tuy nhiên việc tiêu thụ sản phẩm mới chỉ là bán lẻ, với giá dao động từ 80 - 100 nghìn đồng/kg tùy từng loại cá.

62. PV. SƠN LA TỔ CHỨC TUẦN HÀNG NÔNG SẢN THỰC PHẨM SẠCH TẠI HÀ NỘI / PV // Nhân dân.- Ngày 13/01/2017.- Tr.2.

Nhân dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, bắt đầu từ sáng 12 đến hết ngày 16/1, tại số 378 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân (Nhà khách Thanh Xuân) Hà Nội, UBND tỉnh Sơn La tổ chức tuần hàng nông sản thực phẩm sạch, với nhiều sản phẩm nổi tiếng, như: Mật ong, cà phê, rau quả, thịt lợn, bò khô, rượu Hang Chú, khoai sọ Củ Cang,…

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2017 53

Tuần hàng Sơn La tại Hà Nội nằm trong chương trình kêu gọi thu hút đầu tư, tạo môi trường sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, bảo đảm chất lượng nông nghiệp sạch, thương hiệu Sơn La. Đây là dịp kết nối người sản xuất với người tiêu dùng, giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm sạch, an toàn của tỉnh Sơn La với người dân Thủ đô.

63. Thu Thùy. SƠN LA: ĐẢM BẢO AN NINH VÙNG BIÊN GIỚI / Thu Thùy // Văn hóa.- Ngày 13/01/2017.- Số 6.- Tr.16.

Năm 2016, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La đã chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp công tác biên phòng. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương, lực lượng bảo vệ biên giới Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tăng cường tuần tra, phát hiện xử lý hiệu quả các vụ việc xảy ra đảm bảo đúng quy định; đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn khu vực biên giới, xây dựng tuyến biên giới ổn định và phát triển. Năm 2016, Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La phối hợp với các lực lượng chức năng bắt, xử lý 103 vụ với 161 đối tượng; vật chứng thu giữ gồm: 115 bánh và 23,8kg herôin; 16,8kg ma túy đá; 49.374 viên ma túy tổng hợp; 17,6kg thuốc phiện; 45kg cây quả thuốc phiện tươi; 14kg hạt thuốc phiện; 18 khẩu súng, 20 quả lựu đạn, 80 viên đạn và nhiều vật chứng liên quan khác...

64. Hoàng Văn. TRƯỚC THÔNG TIN CÓ DẤU HIỆU THÔNG THẦU TẠI DỰ ÁN KÈ SUỐI NẶM LA: TỈNH ỦY SƠN LA CHỈ ĐẠO LÀM RÕ / Hoàng Văn // Kinh tế nông thôn.- Ngày 13/01/2017.- Số 2.- Tr.23.

Theo ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Ban Quản lý Dự án di dân tái định cư Thủy điện Sơn La (Ban Quản lý Sơn La), chủ đầu tư Dự án xây dựng công trình Kè suối Nặm La (Dự án Kè suối Nặm La), trước một số thông tin về dấu hiệu thông thầu tại dự án, Tỉnh ủy Sơn La đã có chỉ đạo xác minh làm rõ.

CÓ HAY KHÔNG VIỆC THÔNG THẦU? Theo quyết định của UBND tỉnh Sơn La thì Dự án Kè suối Nặm La do Ban Quản lý Sơn

La làm chủ đầu tư với mức đầu tư trên 1.475 tỷ đồng. Trong đó, có khoảng 950.000 triệu đồng từ nguồn vốn tái định cư Thủy điện Sơn La thực hiện giai đoạn 2016 - 2017 và khoảng 525.518 triệu đồng huy động, lồng ghép nguồn vốn khác. Công trình sẽ thi công trong 3 năm, từ 2016 - 2018.

Hồ sơ mời thầu dự án được Ban Quản lý Sơn La phát hành ngày 23/11, chia làm 4 gói, lần lượt đánh số từ 6 đến 9. Thế nhưng, ngay từ công tác tiến hành mở bán hồ sơ dự thầu, một số nguồn tin cho rằng, nhiều dấu hiệu cho thấy có “thông thầu”. Đặc biệt, nguồn tin còn điểm tên cụ thể đơn vị nào sẽ trúng thầu, trúng gói thầu nào.

Ngày 14/12, Ban Quản lý Sơn La đã tiến hành lễ mở thầu hồ sơ đề xuất kỹ thuật 4 gói thầu nói trên. Điều đáng nói ở đây là, ngay khi buổi lễ mở thầu hồ sơ đề xuất kỹ thuật được diễn ra, một số nhà thầu lại tiếp tục lên tiếng cho rằng có hiện tượng thông thầu, mượn hồ sơ thầu để bao thầu trong các gói thầu.

Theo một số nhà thầu, đến thời điểm này, dù kết quả trúng thầu chưa được công bố nhưng dư luận đã có thông tin, Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại 299 trúng thầu gói 06; ngoài ra, gói số 08 thuộc về Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Phát triển nông thôn; Liên danh Công ty Tiến Anh và các nhà thầu được “giao” gói 07 và 09...

Trước đó, một số nhà thầu cũng phản ánh đến báo chí cho rằng, khi biết được Ban Quản lý Sơn La mở bán hồ sơ, họ đã đến Ban và được cán bộ hướng dẫn làm thủ tục mua hồ sơ mời thầu. Thế nhưng, khi nhà thầu này ra khu vực lấy xe để về thì được một người ra chặn và thông báo: “Thôi các anh mua hồ sơ nhưng đừng bỏ thầu vì chúng tôi đã được Ban cho rồi!?”.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2017 54

Một doanh nghiệp dự thầu tâm sự, đây là công trình trọng điểm, giá trị lớn, nên chúng tôi đề nghị chủ đầu tư phải thật sự công tâm khi tổ chức đấu thầu, qua đó tìm ra được 1 nhà thầu xứng đáng nhất. Và để đảm bảo tính khách quan, chúng tôi cũng đề nghị tổ chuyên gia đấu thầu khi mở hồ sơ tài chính phải để các nhà thầu ký và niêm phong vào hồ sơ gốc lưu, có như thế mới tránh được tình trạng đổi ruột hồ sơ, một doanh nghiệp dự thầu đưa ý kiến.

Trước dấu hiệu bất thường, thông tin thông, trúng thầu như nói trên, một số doanh nghiệp đã có đơn gửi lên các cơ quan chức năng, Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La và các cơ quan báo chí theo dõi, xác minh, đồng hành giám sát kết quả đấu thầu để góp phần đẩy lùi tham nhũng tiêu cực.

CÔNG KHAI, MINH BẠCH Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Ban Quản lý Sơn La, cho

biết, Ban là cơ quan tham mưu giúp UBND tỉnh, do vậy, Ban làm công khai, minh bạch trong đấu thầu. Nhà thầu nào có hồ sơ tốt, giá tốt đương nhiên nhà thầu đó sẽ trúng thầu.

Ban cũng rất bức xúc vì mình làm việc đang rất vất vả thì có những thông tin chưa được chính xác. Đến nay, Ban đang tham gia chấm bước kỹ thuật. Trước đó, Ban đã lường được việc này nên đã mời các cơ quan bảo vệ pháp luật tham gia giám sát để tránh khiếu kiện, khiếu nại. Tuy nhiên, các nhà thầu nói thông thầu thì phải có bằng chứng chứ không thể cứ nói khơi khơi, thiếu trách nhiệm.

Ông Tiến nhấn mạnh, việc làm của Ban không phải làm độc lập mà có sự kiểm tra giám sát, tổ thanh tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả chấm thầu. Quy trình và các việc làm của Ban đang thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước, cơ quan giám sát chịu trách nhiệm trước pháp luật.

“Tỉnh ủy đã chuyển đơn cho Ban làm rõ có đúng hay không việc thông thầu để trả lời Tỉnh ủy. Ban đã mời đơn vị có đơn lên làm việc cung cấp thông tin nhưng đến nay vẫn không liên lạc được với công ty này”, ông Tiến cho biết thêm.

Dự án Kè suối Nặm La nằm trong 35 dự án được Thủ tướng Chính phủ bổ sung một số hạng mục, dự án thành phần vùng tái định cư Thủy điện Sơn La trên địa bàn tỉnh Sơn La. Kinh phí thực hiện từ nguồn vốn tiết kiệm, còn dư sau quyết toán hoàn thành Dự án di dân tái định cư Thủy điện Sơn La. Chính phủ giao UBND tỉnh Sơn La chịu trách nhiệm toàn diện về tính chính xác các thông tin về báo cáo, quản lý sử dụng vốn đúng mục đích có hiệu quả theo đúng quy luật hiện hành.

Như vậy, nếu nguồn vốn của Dự án Kè suối Nặm La sử dụng không đúng mục đích, nếu đúng có việc thông thầu, trúng thầu thì UBND tỉnh Sơn La phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ.

ChØ ®¹o xuÊt b¶n Hå ThÞ Dung

(Cö nh©n V¨n hãa - Phã gi¸m ®èc Th− viÖn tØnh S¬n La)

ChÞu tr¸ch nhiÖm néi dung D−¬ng thÞ thóy hång

(Cö nh©n V¨n hãa - Tr−ëng phßng Th«ng tin - Th− môc)

biªn so¹n & tr×nh bµy nguyÔn thÞ huyÒn trang (Chuyªn viªn CNTT)

In vµ CHÕ B¶N 300 cuèn t¹i C¤NG TY Cæ PHÇN IN THI£N KIM PHßNG 510, NHµ A11, TËP THÓ THANH XU¢N B¾C, PH¦êNG thanh xu©n b¾c, quËn thanh xu©n, hµ néi.

Khæ 21x30cm. GiÊy phÐp xuÊt b¶n sè: 189/GP-STTtt Ngµy 15/12/2016 cña së Th«ng tin Vµ trUyÒn th«ng TØNH s¬n la CÊP. in xong Vµ NéP L¦U CHIÓU TH¸NG 01 N¡M 2017. XUẤT BẢN PHẨM KH¤NG B¸N.