vĂn hoÁ bẢo tỒn vÀ phÁt huy giÁ trỊ di sẢn vĂn...

5
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA Vì sự phát triển bền vững THỦ ĐÔ HÀ NỘI GS. Lưu Trần Tiêu* NHẬN THỨC VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Trên thế giới, hiện đang tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về phát triển. Phát triển là phức hợp đa chiều tác động qua lại ln nhau, gắn bó hữu cơ với rất nhiều các thành tố tạo nên sự phát triển, và suy đến cùng, hạt nhân cơ bản của phát triển là phẩm chất, trí tuệ và giá trị sáng tạo của con người - con người văn hóa. Trên nhiều diễn đàn và văn kiện của cộng đồng quốc tế, cũng như trong Chiến lược phát triển, Chương trình hành động của các quốc gia; vấn đề phát triển bền vững đang nổi lên như một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhân loại. Nói một cách tổng quát, phát triển bền vững là sự phát triển đảm bảo nhu cầu phát triển của xã hội hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng phát triển của các thế hệ tương lai; gắn kết chặt chẽ và hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ, công bng xã hội và sử dụng tài nguyên, mọi nguồn lực hiện có của xã hội một cách hợp lý, căn cơ, có trách nhiệm để đảm bảo nhu cầu phát triển cho các thế hệ mai sau. Tại Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020”. Trong 3 mục tiêu cụ thể của Chiến lược có nhiệm vụ xây dựng xã hội dân chủ, kỷ cương, đồng thuận, công bng, văn minh; nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, con người phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, tinh thần, năng lực sáng tạo, ý thức công dân, tuân thủ pháp luật,… Đây cũng chính là nhiệm vụ của văn hóa với trí tuệ và sự sáng tạo của con người, trở thành một nguồn lực nội sinh quan trọng cho sự phát triển bền vững. Di sản văn hóa là một bộ phận quan trọng của văn hóa. Hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội không phải là hai mặt đối lập mà là một thể thống nhất, cả hai đều hướng tới mục tiêu chung là vì phát triển bền vững. Mỗi một di tích lịch sử - văn hóa hiện diện trước chúng ta như là một dấu mốc, ẩn chứa dưới cái vỏ vật chất, là giá trị tinh thần to lớn, mà ở đó, thế hệ ngày hôm nay có thể 92 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ VĂN HOÁ

Upload: dinhtram

Post on 02-May-2018

220 views

Category:

Documents


4 download

TRANSCRIPT

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUYGIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA

Vì sự phát triển bền vữngTHỦ ĐÔ HÀ NỘI

GS. Lưu Trần Tiêu*

NHẬN THỨC VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Trên thế giới, hiện đang tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về phát triển. Phát triển là phức hợp đa

chiều tác động qua lại lân nhau, gắn bó hữu cơ với rất nhiều các thành tố tạo nên sự phát triển, và suy đến cùng, hạt nhân cơ bản của phát triển là phẩm chất, trí tuệ và giá trị sáng tạo của con người - con người văn hóa.

Trên nhiều diễn đàn và văn kiện của cộng đồng quốc tế, cũng như trong Chiến lược phát triển, Chương trình hành động của các quốc gia; vấn đề phát triển bền vững đang nổi lên như một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhân loại. Nói một cách tổng quát, phát triển bền vững là sự phát triển đảm bảo nhu cầu phát triển của xã hội hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng phát triển của các thế hệ tương lai; gắn kết chặt chẽ và hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ, công băng xã hội và sử dụng tài nguyên, mọi nguồn lực hiện có của xã hội một cách hợp lý, căn cơ, có trách nhiệm để đảm bảo nhu cầu phát triển cho các thế hệ mai sau.

Tại Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020”. Trong 3 mục tiêu cụ thể của Chiến lược có nhiệm vụ xây dựng xã hội dân chủ, kỷ cương, đồng thuận, công băng, văn minh; nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, con người phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, tinh thần, năng lực sáng tạo, ý thức công dân, tuân thủ pháp luật,… Đây cũng chính là nhiệm vụ của văn hóa với trí tuệ và sự sáng tạo của con người, trở thành một nguồn lực nội sinh quan trọng cho sự phát triển bền vững.

Di sản văn hóa là một bộ phận quan trọng của văn hóa. Hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội không phải là hai mặt đối lập mà là một thể thống nhất, cả hai đều hướng tới mục tiêu chung là vì phát triển bền vững. Mỗi một di tích lịch sử - văn hóa hiện diện trước chúng ta như là một dấu mốc, ẩn chứa dưới cái vỏ vật chất, là giá trị tinh thần to lớn, mà ở đó, thế hệ ngày hôm nay có thể

92 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VĂN HOÁ

nhận biết và học hỏi được những chỉ dân về chặng đường phát triển của lịch sử, những truyền thống quý báu, kinh nghiệm thành công và hạn chế của lịch sử, sự hy sinh, những tấm gương về lòng yêu nước, tận trung, những bậc hiền tài, tấm gương về nhân cách văn hóa, tài năng về văn hóa nghệ thuật,… Đó chính là những chất liệu sống động, có tính kết dính ở tầm sâu, có tính lan tỏa và hội tụ để tạo thành một nguồn lực cho phát triển bền vững. Không những thế, di sản văn hóa, cả vật thể và phi vật thể, hiện đang là điểm đến hấp dân của nhiều nhà nghiên cứu, của du khách trong và ngoài nước, đã và đang đóng góp nguồn thu từ những hoạt động phát huy giá trị di sản văn hóa vào việc phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội.

DI SẢN VĂN HÓA THĂNG LONG - HÀ NỘI, NGUỒN LỰC CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỦ ĐÔ

Từ trước tới nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, các hội thảo khoa học về di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Đặc biệt, nhân dịp Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, nhiều nhà khoa học trên các lĩnh vực khác nhau đã tham gia Chương trình khoa học cấp Nhà nước “Nghiên cứu phát huy điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và giá trị lịch sử - văn hóa phục vụ phát triển toàn diện Thủ đô”. Sau khi nghiệm thu, Chương trình nghiên cứu khoa học này đã được tu chỉnh, hoàn thiện và được xuất bản thành bộ sách 11 tập, trong đó có 2 tập về bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể Thăng Long - Hà Nội. Trong công trình nghiên cứu về di sản văn hóa vật thể nêu trên, GS.TS Nguyễn Chí Bền (chủ biên) chia di sản văn hóa vật thể Thăng Long - Hà Nội thành 2 bộ phận lớn: Loại di sản văn hóa vật thể xuất hiện trước năm 1930 và sau năm 1930. Về loại hình, di tích được chia thành 5 loại: Di tích khảo cổ; di tích lịch sử - văn hóa, trong đó bao gồm cả di tích kiến trúc nghệ thuật (đình, chùa, đền, văn miếu,

văn chỉ) và di tích cách mạng - kháng chiến; di tích lưu niệm danh nhân; di tích khu phố cổ, làng cổ, làng nghề; danh lam thắng cảnh(1) PGS.TS Võ Quang Trọng (chủ biên), trong công trình nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể, đã rút ra 3 giá trị lớn về di sản văn hóa phi vật thể Thăng Long - Hà Nội: Giá trị lịch sử (Là chứng nhân của những sáng tạo bản địa từ thời cổ xưa; chứng tích của những sự kiện, hiện tượng lịch sử ở những thời đã qua; là kho sử liệu vô giá; những bài học quý báu trong chính sách đối nội, đối ngoại, cũng như đường lối văn hóa… của nước nhà), Giá trị văn hóa (Một kho tàng tri thức vô cùng phong phú; giá trị phản ánh đa chiều; những tập tục đậm tính nhân văn; những phương thức giáo dục đa dạng, nhẹ nhàng mà thấm sâu; những phương tiện tuyên truyền vận động hiệu quả và dễ đi vào lòng người; một vũ khí đấu tranh chống cường quyền, áp bức và ngoại xâm; nền tảng vững chắc cho việc giữ gìn bản sắc dân tộc trong thời đại hội nhập quốc tế) và giá trị nghệ thuật (Nguồn nguyên liệu dồi dào cho những sáng tạo nghệ thuật ở thời đại mới; những sáng tạo độc đáo, giá trị nghệ thuật vượt tầm quốc gia).

Khi nghiên cứu di sản văn hóa Hà Nội, trước hết, phải đặt nó trong nền cảnh chung của Vùng văn hóa - văn minh sông Hồng, bao gồm Tiểu vùng trung tâm là Thăng Long - Hà Nội, cùng với Tiểu vùng “xứ Đoài” (Tiểu vùng đất Tổ Hùng Vương), Tiểu vùng “Xứ Bắc” (Tiểu vùng Kinh Bắc), Tiểu vùng “Xứ Đông” (Tiểu vùng duyên hải Đông Bắc), Tiểu vùng “Xứ Sơn Nam” (Tiểu vùng Sơn Nam) bao quanh với những đặc trưng chung về văn hóa của toàn vùng và sắc thái riêng của các tiểu vùng.

Những di sản văn hóa gắn với giá trị tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội

Trên nền cảnh chung của Vùng văn hóa - văn minh sông Hồng, chúng ta có thể nhận ra trên địa bàn Thủ đô Hà Nội hôm nay có sự hội tụ gần như đầy đủ các loại hình di sản văn hóa

vật thể và phi vật thể tiêu biểu với những giá trị nổi trội:

- Tiểu vùng văn hóa Thăng Long - Hà Nội năm trong “cái nôi” của thời kỳ dựng nước đầu tiên của dân tộc và quá trình hình thành dân tộc Việt. Nền văn minh sông Hồng được cấu thành bởi 4 nền văn hóa khảo cổ nổi tiếng nối tiếp nhau: Phùng Nguyên (thiên niên kỷ II trước Công nguyên (TCN), Đồng Đậu (nửa sau thiên niên kỷ II TCN), Gò Mun (đầu thiên niên kỷ I TCN) và Đông Sơn (thế kỷ VII TCN đến thế kỷ I sau Công nguyên (SCN). Điều đặc biệt là, trên địa bàn Hà Nội, không chỉ phát hiện được các di tích riêng lẻ thể hiện 4 giai đoạn văn hóa nêu trên, mà ở di chỉ Đình Tràng (Đông Anh - Hà Nội), trên địa tầng hố khai quật, cả 4 lớp văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn phát triển nối tiếp chồng xếp lên nhau liên tục từ sớm đến muộn, và ở lớp trên cùng tìm thấy một số lượng lớn nồi nấu đồng, khuôn đúc và sản phẩm đồ đồng, thể hiện như một công xưởng đúc đồng thời kỳ phát triển đỉnh cao của Văn hóa Đông Sơn.

- Vùng châu thổ sông Hồng cũng là nơi chứng kiến quá trình chuyển dịch mang tính chiến lược, đột phá về tư duy phát triển từ miền trung du xuống đồng băng với việc định đô ở Cổ Loa của Nhà nước Âu Lạc. Thành Cổ Loa là chứng tích vật chất kinh đô đầu tiên trong lịch sử Việt Nam vào nửa sau thế kỷ III - đầu thế kỷ II TCN, thể hiện bước phát triển cao trong việc vận dụng sáng tạo điều kiện tự nhiên để tạo các vòng thành và hào, xây dựng các công trình quân sự và phòng vệ quy mô lớn, xây dựng căn cứ bộ binh và thủy binh, truyền thống sử dụng cung nỏ và thủy chiến, đánh dấu bước tiến quan trọng của người Việt trong việc chinh phục châu thổ sông Hồng.

- Là vùng trung tâm của các cuộc đấu tranh vũ trang giành độc lập dân tộc, bảo vệ văn hóa dân tộc, lập nhiều chiến công hiển

93Số 47. 2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

hách; chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử đặc biệt quan trọng trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược, bảo vệ và xây dựng đất nước suốt hàng nghìn năm lịch sử..., được ghi dấu băng sự hiện diện phong phú, đa dạng của các loại hình di sản văn hóa: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng vào những năm 40 SCN và các cuộc khởi nghĩa nối tiếp của Lý Bí, Phùng Hưng, Ngô Quyền; là vùng đất gắn với những tên tuổi lớn đi vào lịch sử dân tộc như Lý Thái Tổ, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung,… được ghi lại trong sử sách, được lưu truyền trong truyền thuyết dân gian và được suy tôn tại các di tích lịch sử - văn hóa (đền, miếu, lăng, bia ký, công trình tưởng niệm, địa danh lịch sử,...) còn lại mãi với thời gian.

- Hà Nội cũng là nơi diễn ra nhiều sự kiện trọng đại trong thời kỳ cách mạng và kháng chiến, được ghi dấu tại nhiều di tích: Di tích 90 Bông Thợ Nhuộm - nơi đồng chí Trần Phú khởi thảo Luận cương Cách mạng tư sản dân quyền; đặc biệt là những di tích gắn với Chủ tịch Hồ Chí Minh (Di tích 48 Hàng Ngang - nơi chủ tịch viết Tuyên ngôn độc lập và di tích Vạn Phúc (Hà Đông) - nơi Bác viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Khu di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch - nơi đây Bác sống và làm việc từ năm 1954 cho đến khi Bác qua đời…

Theo thống kê chưa đầy đủ, trên địa bàn TP. Hà Nội hiện có 5.175 di tích lịch sử - văn hóa đã được kiểm kê và xếp hạng, trong đó có 12 di tích cấp quốc gia đặc biệt (gần bằng 1/5 số di tích quốc gia đặc biệt của cả nước), 1.196 di tích cấp quốc gia (bằng khoảng 1/3 số di tích quốc gia của cả nước) và 1.162 di tích cấp thành phố (gần bằng 1/7 số di tích cấp tỉnh, thành phố của cả nước). Vào dịp kỷ niệm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, UNESCO vinh danh Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là Di sản văn hóa Thế giới, và sau đó, vinh danh 82 bia Tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức Thế giới. Đây là những số liệu “biết nói”, thể hiện một trữ lượng, một chất lượng, một tiềm năng, một nguồn lực lớn của di sản văn hóa có thể khai thác, phát huy, góp phần phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội.

- Sự đậm đặc, phong phú, đa dạng, giàu bản sắc của các loại hình di sản văn hóa phi vật thể. Trong công trình nghiên cứu đã dân ở trên, Võ Quang Trọng chia các loại hình di sản văn hóa phi vật thể thành 6 nhóm loại hình: Văn hóa dân gian Thăng Long - Hà Nội và tiếng nói Hà Nội; di sản thư tịch Hán Nôm; đời sống tín ngưỡng, tôn giáo và lễ hội; nghệ thuật biểu

diễn; văn hóa ẩm thực; làng nghề, phố nghề. Đối chiếu với những hình thức của di sản văn hóa phi vật thể mà Công ước của UNESCO năm 2003 đã nêu, chúng ta thấy Di sản văn hóa phi vật thể của Thăng Long - Hà Nội không những có đầy đủ những hình thức đó, mà còn được thể hiện rất phong phú, sinh động, độc đáo, giàu bản sắc, tính giáo dục cao trong đời sống xã hội. Hà Nội còn có 2 di sản được UNESCO vinh danh: Lễ hội Thánh Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc Sơn là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; Hát Ca trù là Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Không những thế, Hà Nội ngày hôm nay, bên cạnh sự đa dạng, phong phú, giàu bản sắc về các loại hình di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Kinh, còn có sự hiện diện nhiều loại hình

Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội cung cấp những bằng chứng vật chất có giá trị nổi bật toàn cầu

Đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội

94 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VĂN HOÁ

Lễ hội Thánh Gióng ở Đền Sóc Sơn là Di sản văn hóa phi vật thểđại diện của nhân loại

di sản văn hóa phi vật thể có giá trị, phong phú, đặc sắc của các dân tộc anh em, như nghệ thuật cồng chiêng xã Tản Lĩnh (Ba Vì), thôn Đồng Ké (Chương Mỹ) của người Mường; Hội đền Chèm, Hội đình Khánh Chúc Đồi, Hội quán thờ làng Gò, Hội đền Ao Vua, Hội đền Rừng Già, Hội đền Chúa Đá Đen,… của người Kinh, người Mường; Nghi lễ dựng nhà Tổ, Lễ

cấp sắc, Lễ Khai Xuân mở đường, của người Dao v.v… Theo TS. Phan Đăng Long, cả nước có 3.335 làng nghề và làng có nghề thì Hà Nội có 1.350 làng (chiếm tỷ lệ hơn 40%), trong đó có 391 làng được công nhận Làng nghề truyền thống.

Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

Nhận thức sâu sắc về giá trị to lớn của di sản văn hóa, lãnh đạo TP Hà Nội đã có sự quan tâm đặc biệt đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, chỉ tính riêng năm 2010, 2011, 2012, ngân sách thành phố và huy động sự đóng góp của xã hội cho tu bổ di tích là gần 2.950 tỷ (quy tròn số), trong đó ngân sách thành phố là 1.780 tỷ và huy động vốn xã hội là

1.170 tỷ (quy tròn số) để tu bổ, tôn tạo được 675 di tích.

Từ sau khi Luật Di sản văn hóa năm 2001 có hiệu lực thi hành, Hà Nội là một trong số rất ít địa phương ở nước ta thực hiện đăng ký cổ vật tư nhân, cho phép ra đời Hội Nghiên cứu, sưu tầm cổ vật Thăng Long - Hà Nội, Công ty tư nhân giám định cổ vật theo quy định của pháp luật; đồng thời cũng là địa phương từ rất

sớm phát động những đợt hiến tặng hiện vật cho Bảo tàng Hà Nội, thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn hóa của Đảng và Nhà nước ta, huy động mọi nguồn lực xã hội vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Đối với việc bảo tồn di sản văn hoá phi vật thể, điều quan trọng là phải duy trì được sức sống của di sản, di sản đó phải có ý nghĩa với cộng đồng và được cộng đồng liên tục tái tạo, lưu truyền từ đời này sang đời khác, được cộng đồng coi là di sản của mình, mang lại cho họ ý thức về bản sắc và sự kế tục.

Từ cuối năm 2013, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị di sản văn hóa thuộc Hội Di sản văn hóa Việt Nam triển khai thực hiện Chương trình “Tổng kiểm kê, bảo vệ di sản văn hóa phi vật

thể Hà Nội”. Đây là cách làm mới, việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể của một địa phương được giao cho một tổ chức chuyên nghiên cứu và triển khai các hoạt động về di sản văn hóa phi vật thể để có điều kiện đi sâu nghiên cứu, nhận diện, xác định chủ thể và giá trị, đánh giá khách quan hiện trạng sức sống của di sản và đề xuất biện pháp bảo vệ.

Ngành giáo dục Hà Nội cũng đã có những bước đi mới, tìm cách nâng cao tính hiệu quả trong việc giáo dục lịch sử, di sản văn hóa cho lớp trẻ, là địa phương đầu tiên phối hợp giữa Trung tâm Nghiên cứu và phát huy giá trị di sản văn hóa, Văn phòng UNESCO tại Hà Nội và một số Trường tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục di sản trong nhà trường với mục tiêu là giáo dục di sản xung quanh nhà trường nhăm tạo sự trải nghiệm, làm giàu kiến thức về di sản, phát triển các kỹ năng sống cho học sinh, gắn kết nội dung và kiến thức trong bài giảng của các môn học với nội dung về di tích và trưng bày tại bảo tàng.

Một số kiến nghịThực tế tại nhiều nơi vân còn

xẩy ra hiện tượng tu bổ, tôn tạo làm sai lệch giá trị di tích, mà nguyên nhân chủ yếu là chưa tuân thủ một cách nghiêm túc quy định tại Điều 34 Luật Di sản văn hóa năm 2001 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 về việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, Nghị định của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. Với số lượng “khổng lồ” về di tích lịch sử - văn hóa, thiết nghĩ thành phố Hà Nội cần cho ra đời loại hình doanh nghiệp chuyên về bảo tồn di tích, được cấp Giấy chứng nhận hành nghề và Chứng chỉ hành nghề, tạo cơ chế, chính sách đặc thù để các doanh nghiệp này chỉ chuyên về tu bổ di tích, giữ gìn lâu dài giá trị di sản mà tiền nhân đã để lại.

95Số 47. 2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Để biến tiềm năng của di sản văn hóa thành nguồn lực thực sự cho phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội, bên cạnh việc tiếp tục triển khai Đề án “Tổng kiểm kê, đánh giá, phân loại các di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng - kháng chiến” và “Tổng kiểm kê, bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể Hà Nội” đạt chất lượng cao về mặt khoa học và giá trị thực tiễn, đầu tư và huy động mọi nguồn lực của xã hội cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa; TP Hà Nội cần đi đầu trong nhận thức mới, cách tiếp cận mới và ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Trước hết là cần xây dựng và tổ chức triển khai mạnh mẽ Chiến lược Marketing (sự tiếp cận thị trường) trong hoạt động bảo tàng và di tích.

Đối với một thành phố có đậm đặc di tích lịch sử - văn hóa như thành phố Hà Nội, thiết nghĩ, cần ứng dụng công nghệ GIS (hệ thống thông tin địa lý) trong việc quản lý và phát huy giá trị di tích. Muốn vậy, cần xây dựng các dự án thu thập, tổng hợp và phân tích, chia sẻ thông tin với các tổ chức nghiên cứu có liên quan với yêu cầu cao về tính chính xác, luôn được cập nhật và tính khách quan của thông tin. Cũng rất hiệu quả trong việc thu hút khách tham quan trong và ngoài nước nếu ở các di tích, nhất là đối với di tích khảo cổ học như Khu di tích 18 Hoàng Diệu, hay Cổ Loa,… hình thành được “Trung tâm diễn giải di sản”. Ở đấy công nghệ thông tin hiện đại, kể cả phim 3D, được ứng dụng để có thể giới thiệu cho khách tham quan hiểu một cách đầy đủ, toàn diện ở tầm sâu về giá trị di sản, quá trình khai quật hoặc quá trình tu bổ, phục hồi di tích v.v…

Đối với di sản văn hóa phi vật thể, mặc dù thành phố đã đạt được nhiều kết quả to lớn và có ý nghĩa, có cách tiếp cận mới trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị loại tài sản dễ bị tổn thương này, trên thực tế cũng còn một số loại hình di sản văn hoá phi vật thể của Hà Nội đang đứng trước nhiều thách thức và sự mai một, như di sản truyền khẩu, tri thức dân gian, nghệ thuật trình diễn và tập quán xã hội; không gian văn hóa thay đổi làm biến đổi thực hành di sản; số lượng người thực hành di sản ngày một ít; nguồn nhân lực quản lý di sản còn hạn chế; nguồn tài chính hỗ trợ cộng đồng bảo tồn và trao truyền di sản rất ít và không thường xuyên.

Kho tàng di tích lịch sử - văn hóa và di sản văn hóa phi vật thể Thăng Long - Hà Nội mà tiền nhân để lại như là một loại tài sản to lớn và quý giá, một nguồn lực cho phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội. Thế hệ chúng ta ngày hôm nay có trách nhiệm bảo tồn và phát huy hiệu quả những giá trị di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến vào sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của Thủ đô để chuyển giao tài sản đó cho các thế hệ mai sau.

(Kỳ sau: Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội)

*GS.TSKH. Chủ tịch Hội đồng Di sản quốc gia

Tài liệu tham khảo1. Nguyễn Chí Bền (Chủ biên): Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

vật thể Thăng Long - Hà Nội. Nxb Hà Nội, 2010, tr. 77-219.2. Võ Quang Trọng (Chủ biên): Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn

hóa phi vật thể ở Thăng Long - Hà Nội. Nxb Hà Nội, 2010, tr. 163-214.3. Huỳnh Khái Vinh (Chủ biên) - Nguyễn Thanh Tuấn: Chấn hưng các

vùng và tiểu vùng văn hóa ở nước ta hiện nay. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 1995, tr. 158-184.

Ngô Đức Thịnh: Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam. Nxb Trẻ. Tp Hồ Chí Minh, 2004, tr. 87-131

4. Tống Trung Tín - Bùi Minh Trí: Thăng Long - Hà Nội - Lịch sử nghìn năm từ lòng đất. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội, 2010, tr. 38.

5. Phan Đăng Long: Công tác tuyên giáo, định hướng trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Hội nghị chuyên đề công tác quản lý di sản văn hóa trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Hà Nội, 2014, tr.9.

6. Nguyễn Thị Kim Thành (Chủ biên): Bảo tàng, di tích - Nơi khơi nguồn cảm hứng dạy và học lịch sử cho học sinh phổ thông. Nxb Giáo dục. Hà Nội, 2014.

7. Văn hóa trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Hà Nội, 2014, tr. 49-50.

96 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VĂN HOÁ