vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

184
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO Tôn Thị Ngọc Hương VAI TRÒ CỦA ASEAN TRONG TIẾN TRÌNH HỢP TÁC VÀ LIÊN KẾT KHU VỰC Ở ĐÔNG Á LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ MÃ SỐ: 62 31 02 06 Hà Nội - 2015

Upload: charlie-cuc-cu

Post on 15-Apr-2017

917 views

Category:

Government & Nonprofit


10 download

TRANSCRIPT

Page 1: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

Tôn Thị Ngọc Hương

VAI TRÒ CỦA ASEAN TRONG TIẾN TRÌNH

HỢP TÁC VÀ LIÊN KẾT KHU VỰC Ở ĐÔNG Á

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ

MÃ SỐ: 62 31 02 06

Hà Nội - 2015

Page 2: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

Tôn Thị Ngọc Hương

VAI TRÒ CỦA ASEAN TRONG TIẾN TRÌNH

HỢP TÁC VÀ LIÊN KẾT KHU VỰC Ở ĐÔNG Á

Chuyên ngành : Quan hệ quốc tế

Mã số : 62 31 02 06

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. GS TS Nguyễn Thái Yên Hương

Hà Nội - 2015

Page 3: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận án “Vai trò của ASEAN trong tiến trình hợp tác và liên

kết khu vực Đông Á” là công trình nghiên cứu của tôi. Các nội dung nghiên cứu

và kết quả được trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố.

Hà Nội, ngày 30 tháng 07 năm 2015

Tác giả luận án

Tôn Thị Ngọc Hương

Page 4: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS. TS. Nguyễn Thái

Yên Hươngvề những lời chỉ bảo, hướng dẫn cũng như sự động viên hết sức chân

tình và sâu sắc đối với tôi trong suốt quá trình viết Luận án.

Tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu và có giá trị

của các nhà khoa học qua những buổi thảo luận ở Bộ môn của các nhà khoa học

qua những buổi thảo luận ở Bộ môn. Đồng thời tôi xin cảm ơn đến Lãnh đạo và

các đồng nghiệp tại Vụ ASEAN, Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại

Malaysia đã tạo điều kiện để tôi vừa hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn được

giao, vừa thực hiện được luận án.

Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc Học viện Ngoại giao và

Lãnh đạo Khoa Đào tạo sau Đại học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho quá trình

học tập và nghiên cứu của tôi.

Lòng tri ân sâu sắc nhất của tôi xin được gửi đến Bố Mẹ, người thân đã

không ngừng động viên, giúp đỡ, quan tâm, chăm sóc, kể cả đóng góp ý kiến

giúp tôi có cái nhìn hoàn thiện hơn, đầy đủ hơn trong quá trình làm luận án..

Tác giả luận án

Tôn Thị Ngọc Hương

Page 5: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Tên Tiếng Anh Tên Tiếng Việt

1. AEC

ASEAN Economic

Community

Cộng đồng Kinh tế

ASEAN

2. ADMM+ ASEAN Defence

Ministerial Meeting Plus

Hội nghị Bộ trưởng

Quốc phòng ASEAN

mở rộng

3. ADB The Asian Development

Bank

Ngân hàng Phát triển

châu Á

4. AFTA ASEAN Free Trade

Area

Hiệp định Khu vực Mậu

dịch Tự do đa phương

của ASEAN

5. APEC Asia Pacific Economic

Cooperation Forum

Diễn đàn hợp tác kinh tế

châu Á – Thái Bình

Dương

6. ARF ASEAN Regional Forum Diễn đàn khu vực

ASEAN

7. ASA Association of Southeast

Asia Hiệp hội Đông Nam Á

8. ASEM Asia Europe Meeting Hội nghị Á-Âu

9. ASEAN+1 ASEAN plus One Hợp tác ASEAN và

từng bên đối thoại

10. ASEAN+3 ASEAN plus Three Hợp tác ASEAN và

Trung Quốc, Nhật Bản,

Page 6: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

Hàn Quốc

11. ASEAN+6 ASEAN Plus Six

Trung Quốc, Nhật Bản,

Hàn Quốc, Ấn Độ,

Australia và Niu Di-lân

12. ASPAC Asian and Pacific Coucil Hội đồng châu Á và

Thái Bình Dương

13. CEPEA

Comprehensive

Economic Partnership in

East Asia

Đối tác kinh tế toàn diện

Đông Á

14. CLMV Cambodia, Laos,

Myanmar, Vietnam

Nhóm các nước

Campuchia, Lào,

Myanmar và Việt Nam

15. COC Code of Conduct in the

South China Sea

Bộ quy tắc ứng xử trên

Biển Đông

16. DOC

Declaration of Conduct

of Parties in the South

China Sea

Tuyên bố về Ứng cử của

các bên trên Biển Đông

17. Eac East Asian community cộng đồng Đông Á

18. EAFTA East Asia Free Trade

Area

Khu vực mậu dịch tự do

Đông Á

19. EAS East Asia Summit Hội nghị cấp cao Đông

Á

20. EAEC/EAEG East Asian Economic

Group/Caucus Nhóm kinh tế Đông Á

21. EU European Union Liên minh châu Âu

22. FTA Free Trade Agreement Hiệp định Thương mại

Page 7: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

tự do

23. IMF International Monetary

Fund Qũy Tiền tệ quốc tế

24. IAI Initiative for ASEAN

Integration

Sáng kiến Liên kết

ASEAN

25. MERCOSUR Mercado Comun del Sur Cộng đồng các quốc gia

Nam Mỹ

26. NATO North Atlantic Treaty

Organization

Hiệp ước Quân sự

Bắc Đại Tây Dương

27. RCEP

Regional

Comprehensive

Economic Partnership

Đối tác kinh tế toàn diện

khu vực

28. SEATO South East Asia Treaty

Organization

Khối Hiệp ước Đông

Nam Á

29. SEANWFZ Southeast Asia Nuclear

Weapons Free Zone

Hiệp ước Khu vực Đông

Nam Á không có vũ khí

hạt nhân

30. TAC Treaty of Amity and

Cooperation

Hiệp ước thân thiện và

hợp tác

31. TPP Trans Pacific Partnership Đối tác xuyên Thái Bình

Dương

32. USD United States dollar Đồng đô la Mỹ

33. ZOPFAN Zone of Peace, Freedom

and Neutrality

Tuyên bố về Khu vực

Hòa bình, Tự do và

Trung lập

Page 8: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ LIÊN KẾT KHU VỰC TRONG QUAN HỆ ...... 19

QUỐC TẾ - LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN Ở ĐÔNG Á ....................... 19

1.1. Lý thuyết về liên kết khu vực .......................................................... 19

1.1.1. Khái niệm .................................................................................... 19

1.1.2. Các hình thức liên kết kinh tế ..................................................... 21

1.2. Các luận điểm chính về liên kết và hợp tác khu vực trong lý thuyết

quan hệ quốc tế ....................................................................................... 23

1.2.1. Chủ nghĩa tự do .......................................................................... 23

1.2.2. Chủ nghĩa Kiến tạo ..................................................................... 29

1.2.3. Chủ nghĩa khu vực mới .............................................................. 33

1.3 Lý luận về vai trò của các nước vừa và nhỏ trong quan hệ quốc tế 36

1.4 Thực tiễn hợp tác và liên kết khu vực Đông Á từ sau Chiến tranh

thế giới thứ Haiđến nay .......................................................................... 40

1.4.1 Thực tiễn hợp tác khu vực trước 1997 ......................................... 40

1.4.2. Hợp tác và liên kết khu vực giai đoạn sau Chiến tranh Lạnh .... 42

1.4.3. Các khuôn khổ hợp tác do ASEAN khởi xướng ......................... 43

1.4.4. APEC .......................................................................................... 45

1.4.5. ASEM .......................................................................................... 48

1.4.6. Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ...................................... 49

1.5 Một số đặc điểm chung của các xu hướng liên kết khu vực ở Đông Á

.................................................................................................................. 50

1.6 Thuận lợi và thách thức của xu hướng gia tăng liên kết ở khu vực 52

1.6.1.Thuận lợi...................................................................................... 52

1.6.2 Hạn chế và thách thức ................................................................. 54

Tiểu kết: ...................................................................................................... 57

CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH ASEAN TẠO DỰNG VAI TRÒ TRONG .. 59

Page 9: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

LIÊN KẾT KHU VỰC Ở ĐÔNG Á .......................................................... 59

2.1 Chính sách của ASEAN đối với liên kết khu vực ............................ 59

2.2 Các nhân tố giúp ASEAN phát huy vai trò ở khu vực .................... 67

2.2.1. Điều kiện khách quan ................................................................. 67

2.2.2. Năng lực của ASEAN ................................................................. 69

2.3 Đóng góp của ASEAN trong thúc đẩy liên kết khu vực .................. 74

2.3.1. Củng cố hợp tác nội khối, thúc đẩy liên kết khu vực ở Đông Nam

Á ............................................................................................................ 74

2.3.1.1. Giai đoạn đầu mới thành lập từ 1967-1999đến khi hoàn tất mở

rộng thành viên .................................................................................. 74

2.3.1.2. Đẩy mạnh hợp tác và liên kết sau khi hoàn tất mở rộng thành

viên từ 1999-2003 .............................................................................. 78

2.3.1.3. Xây dựng Cộng đồng ASEAN ................................................. 81

2.3.2. Mở rộng quan hệ đối ngoại, phát huy vai trò trong thúc đẩy hợp

tác Đông Á ............................................................................................ 84

2.3.3. Vai trò tích cực của ASEAN trong thúc đẩy liên kết khu vực ở

Đông Á .................................................................................................. 85

2.3.3.1. Ý tưởng ban đầu về Khối kinh tế Đông Á (EAEC) .................. 85

2.3.3.2Thúc đẩy hình thành và phát triển hai cơ chế chuyên biệt về hợp

tác Đông Á là ASEAN+3 và EAS ........................................................ 85

2.3.4.Tạo dựng và thúc đẩy các cơ chế hợp tác về an ninh, các chuẩn

mực ứng xử ........................................................................................... 93

2.3.5. Vai trò trong thúc đẩy liên kết kinh tế Đông Á ........................... 95

2.4 Quan điểm của cácnước lớn vềvai trò của ASEANtrong cấu trúc

hợp tác khu vực Đông Á ....................................................................... 100

2.5Tác động của các nước lớn đến vai trò của ASEAN ....................... 106

2.6 Hạn chế của ASEAN trong thúc đẩy liên kết khu vực .................. 108

Tiểu kết: .................................................................................................... 110

Page 10: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG VAI TRÒ CỦA ASEAN TRONG LIÊN

KẾT VÀ HỢP TÁC ĐÔNG Á – KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ĐỐI

VỚIVIỆT NAM ........................................................................................ 113

3.1. Triển vọng vai trò của ASEAN trong tiến trình liên kết và hợp tác

ở Đông Á sau 2015................................................................................. 113

3.1.1. Triển vọng hợp tác và liên kết Đông Á đến 2025 ...................... 113

3.1.2. Dự báo vai trò của ASEAN ....................................................... 115

3.1.2.1. Các thách thức mà ASEAN phải đối mặt trong tiến trình liên

kết Đông Á ....................................................................................... 115

3.1.2.2 Triển vọng vai trò của ASEAN trong tiến trình liên kết và hợp

tác ở Đông Á sau 2015 ..................................................................... 118

3.2 Kiến nghị chính sách đối với Việt Nam .......................................... 121

3.2.1. Khát quát về sự tham gia của Việt Nam trong ASEAN: ........... 121

3.2.1.1. Quyết định gia nhập ASEAN ................................................ 121

3.2.1.2. Quá trình tham gia ASEAN từ 1995-2015 ............................ 124

3.2.1.3. Lợi ích và hạn chế đối với Việt Nam khi tham gia ASEAN ... 128

3.2.2. Đóng góp của Việt Nam trong thúc đẩy liên kết khu vực Đông Á

............................................................................................................ 131

3.2.3. Kiến nghị chính sách đối với Việt Nam .................................... 136

3.2.3.1. ASEAN trong tổng thể chính sách đối ngoại của Việt Nam .. 136

3.2.3.2. Định hướng tham gia liên kết khu vực Đông Á, thúc đẩy vai trò

của ASEAN ....................................................................................... 139

Tiểu kết: .................................................................................................... 146

KẾT LUẬN ............................................................................................... 148

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .............. 152

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 153

Page 11: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Được đánh giá là một trong những khu vực phát triển năng động nhất thế

giới, Đông Á, hay rộng hơn là châu Á-Thái Bình Dương, là nơi hội tụ nhiều nền

kinh tế lớn và đang nổi lên của thế giới, có vị trí địa chiến lược quan trọng, nơi

đan xen lợi ích của các cường quốc. Trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI,

Đông Á đang chứng kiến những biến chuyển nhanh chóng, mở ra những cơ hội

mới song cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho các quốc gia trong khu

vực. Cùng với xu thế toàn cầu hóa, liên kết khu vực ở Đông Á được đẩy mạnh,

đặc biệt kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, khi các quốc gia nhận

thấy sự cần thiết phải gắn kết chặt chẽ hơn nhằm ứng phó với hậu quả của khủng

hoảng cũng như ngăn ngừa hữu hiệu các nguy cơ khủng hoảng trong tương lai. Sự

gia tăng nhu cầu lợi ích cả về chính trị và kinh tế đã thúc đẩy việc hình thành và

phát triển nhiều cơ chế và khuôn khổ tạo điều kiện thúc đẩy đối thoại và hợp tác

giữa các quốc gia trong khu vực.

Có lẽ ít có nơi nào trên thế giới lại tồn tại nhiều diễn đàn, cơ chế hợp tác

đan xen, với nhiều tầng nấc và phạm vi khác nhau như ở Đông Á. Bên cạnh một

loạt các cơ chế do ASEAN khởi xướng và chủ trì như ASEAN+1, ASEAN+3,

EAS, ARF, ADMM+…, còn có các khuôn khổ quan trọng khác như APEC,

ASEM, với mộtđiểm chung là đều có sự tham gia của hầu hết các cường quốc

trong và ngoài khu vực. Tất cả những cơ chế này tạo nên không gian chung để

các nước tăng cường đối thoại, xây dựng lòng tin, thúc đẩy hợp tác trên những

lĩnh vực có lợi ích, đồng thời chia sẻ quan điểm về các khác biệt, và tìm hướng

giải quyết các tranh chấp, nếu có.

Trong bối cảnh xu thế hợp tác và liên kết ở Đông Á ngày càng phát triển

và mở rộng, nổi lên vai trò được chú ý của ASEAN. Từ một xuất phát điểm

khiêm tốn, ASEAN đã có những đóng góp được ghi nhận trong việc thúc đẩy

hợp tác, đối thoại và liên kết không chỉ ở Đông Nam Á mà ở cả khu vực Đông Á

và Thái Bình Dương. Nhìn vào mạng lưới hợp tác đa phương ở khu vực, dễ dàng

Page 12: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

2

nhận thấy các cơ chế bắt đầu bằng chữ “ASEAN” xuất hiện khá thường xuyên,

với sự tham dự của nhiều đối tác khác nhau, trong đó có nhiều nước lớn như Mỹ,

Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, EU, Ấn Độ v.v. Mặc dù hiệu quả của các khuôn khổ

hợp tác này còn nhận được những đánh giá khác nhau, không thể phủ nhận các

diễn đàn do ASEAN khởi xướng đã tồn tại và tiếp tục được mở rộng, vẫn thu hút

được sự tham dự đông đảo và thường xuyên của các nước, nhất là các nước lớn.

Việc nghiên cứu về vai trò của ASEAN trong các tiến trình hợp tác và liên

kết ở Đông Á có ý nghĩa quan trọng giúp xác định năng lực và vị trí thực sự của

tổ chức này ở khu vực, qua đó, làm cơ sở cho việc định hướng chính sách phù

hợp của Việt Nam khi đã là thành viên ASEAN ở môi trường có tác động trực

tiếp đến an ninh và phát triển của Việt Nam như Đông Á. Về lý luận, nếu khẳng

định được vai trò của ASEAN trong thúc đẩy liên kết khu vực sẽ giúp củng cố

thêm luận điểm của các nhà lý luận theo chủ nghĩa kiến tạo về khái niệm bản sắc

chung cũng như quá trình hình thành các chuẩn mực trong việc tạo dựng thể chế

hợp tác ở khu vực. Bên cạnh đó, nếu như vai trò của ASEAN trong liên kết khu

vực được khẳng định qua nghiên cứu của luận án sẽ đóng góp vào các nghiên

cứu về vai trò ngày càng gia tăng của các nước vừa và nhỏ trong quan hệ quốc

tế. Chính vì vậy, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Vai trò của ASEAN trong

tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở Đông Á.” làm luận án tốt nghiệp tiến sĩ

chuyên ngành Quan hệ Quốc tế sau thời gian làm nghiên cứu sinh tại Học viện

Ngoại giao.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu trong nước và ngòai nước

về chủ nghĩa khu vực và liên kết khu vực nói chung và Đông Á. Tuy nhiên mỗi

công trình đã công bố đều có mục tiêu nghiên cứu riêng, để triển khai nghiên cứu

vấn đề được nêu là đề tài luận án, có thể tóm tắt tình hình nghiên cứu như sau:

2.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước

- Liên kết khu vực hay các khái niệm tương đồng như chủ nghĩa khu vực,

hợp tác đa phương ở châu Á cũng như Đông Á là chủ đề ngày càng thu hút sự

Page 13: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

3

quan tâm nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước. Các công trình nghiên

cứu ngoài nước đáng chú ý về vấn đề này có các cuốn sách của một số học giả

chuyên nghiên cứu về Đông Á nhưRemapping East Asia: constructing a region,

(Vẽ lại bản đồ Đông Á: xây dựng một khu vực) T. J. Pempel biên tập, Cornell

University, Ithaca, NY 2005;East Asian Regionalism, (Chủ nghĩa khu vực Đông

Á, NXB Routledge 2008) của Christopher M. Dent;East Asian Multilateralism,

(Chủ nghĩa đa phương Đông Á, NXB Đại học Johns Hopkins, 2008, do Kent E.

Calder và Francis Fukuyama biên tập. Asia’s new multilateralism: Cooperation,

competition and searching for a community, (Chủ nghĩa đa phương mới ở châu

Á: Hợp tác, cạnh tranh và tìm kiếm một cộng đồng) do Michael J. Green và

Bates Gill biên tập, nhà xuất bản Columbia University, 2009;Regionalism in

East Asia: why it has flourished since 2000 and how far it will go?, (Chủ nghĩa

khu vực ở Đông Á: tại sao lại nảy nở kể từ 2000 và sẽ đi xa đến đâu?) Richard

Pomfret, Nhà xuất bản World Scientific, 2010; Routledge Handbook on Asian

Regionalism (Sổ tay Routledge về Chủ nghĩa khu vực châu Á - NXB Routledge)

Mark Beeson và Richard Stubbs biên tập; Regional Integration in East Asia,

(Liên kết khu vực ở Đông Á, NXB Đại học Liên Hợp Quốc 2013) do Satoshi

Amako, Shunji Matsuoka và Kenji Horiuchi biên tập; Regionalism and

Globalisation in East Asia, (Chủ nghĩa khu vực và Toàn cầu hóa ở Đông Á,

NXB Palgrave Macmillan 2007, 2014) của Mark Beeson.

Trong cuốn Remapping East Asia: constructing a region, T. J. Pempel

biên tập, Cornell University, Ithaca, NY xuất bản 2005, các tác giả cho rằng hợp

tác khu vực ở Đông Á đã chín muồi, và hợp tác không chỉ tập trung vào các hoạt

động liên chính phủ, mà còn bao gồm hoạt động của các tập đoàn đa quốc gia,

các tổ chức phi chính phủ và các nhân tố phi nhà nước khác. Tuy nhiên, cuốn

sách chủ yếu mới dừng lại xem xét chủ yếu hai nhóm đối tượng là chính phủ và

các tập đoàn/công ty, các tổ chức phi chính phủ mà hầu như chưa đề cập đến vai

trò của các thiết chế đa phương đang hoạt động rất tích cực ở khu vực và trở

thành động lực thúc đẩy hợp tác và liên kết Đông Á, trong đó có ASEAN và các

Page 14: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

4

diễn đàn do ASEAN chủ trì. Cuốn Regionalism and globalization in East Asia:

politics, security and economic development của Mark Beeson, Palgrave,

Macmillan xuất bản 2007, đãđánh giá tương đối toàn diện về vị trí của Đông Á

trong các xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa đang nổi trội, các tiến trình ẩn chứa

đằng sau sự phát triển các mối quan hệ kinh tế và an ninh ở khu vực, đề cập khá

rõ đến các thể chế hợp tác tại Đông Á như APEC, ASEAN, ASEAN+3, ARF và

EAS, và dự báo về tương lai của Đông Á,đánh giá mặc dù còn những khiếm

khuyết, xu thế liên kết là tất yếu ở Đông Á. Công trình này của Mark Beeson có

thể đánh giá là một trong những nghiên cứu tổng hợp có giá trị nhất về liên kết

khu vực ở Đông Á, song do xuất bản từ 2007 nên còn chưa cập nhật được những

xu thế thay đổi gần đây ở khu vực, bên cạnh đó, chưa đi sâu phân tích về vai trò

thực tế của ASEAN trong tổng thể tiến trình liên kết và hợp tác ở Đông Á.

Trong cuốn “East Asian regionalism”, Christophe M. Dent, nhà xuất bản

Routledge, 2008, tác giảđem đến một cách nhìn khá rộng về các góc độ của liên

kết khu vực ở Đông Á, từ các tiến trình liên kết tài chính thông qua ASEAN+3,

liên kết kinh tế thông qua các FTAs, sự gắn kết giữa các quốc gia thông qua hợp

tác ứng phó với các vấn đề xuyên quốc gia, đến vai trò của một số tổ chức khu vực

như ASEAN hoặc diễn đàn APEC v.v. Tuy nhiên, từ những phân tích qua các góc

độ khác nhau này, Dent chưa tổng hợp được thành một nhận định chung về thực

trạng hay dự báo về xu thế liên kết khu vực tương lai ở Đông Á, vai trò của

ASEAN được nhìn nhận ở mức độ nhất định, còn đặt trong bối cảnh hẹp chỉ ở

Đông Nam Á và chưa phân định rõ ASEAN với các cơ chế do ASEAN chủ trì

như ASEAN+3 hay EAS khiến người đọc dễ nhầm hiểu đây là các khuôn khổ

hoàn toàn độc lập với nhau.

Trong cuốn Regionalism in East Asia: why it has flourished since 2000

and how far it will go?, Richard Pomfret, Nhà xuất bản World Scientific, 2010,

tác giả tập trung nhiều hơn vào liên kết kinh tế khu vực ở châu Á. Pomfret nhấn

mạnh chủ nghĩa khu vực mở là đặc trưng mà châu Á theo đuổi, nhìn nhận sự khác

biệt giữa khu vực hoá do thị trường dẫn dắt với chủ nghĩa khu vực hình thành

Page 15: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

5

thông qua các thể chế hay chính sách của các quốc gia; cho rằng cuộc khủng

hoảng 97-98 có tác động quyết định đến tiến trình khu vực hoá và chủ nghĩa khu

vực ở châu Á.ASEAN cũng như các cơ chế ASEAN+3, ASEAN+6 đóng vai trò

thúc đẩy xu thế liên kết khu vực mạnh mẽ hơn ở châu Á sau 2000. Hạn chế của

cuốn sách này ở chỗ tác giả đi quá sâu vào kinh tế mà thiếu vắng một cách nhìn

rộng và toàn diện hơn đến các khía cạnh như an ninh, chính trị, văn hoá v.v. Vai

trò của ASEAN mới được nhìn nhận qua góc độ kinh tế là chủ yếu.

Cuốn Asia’s new multilateralism: Cooperation, competition and searching

for a community, do Michael J. Green và Bates Gill biên tập, nhà xuất bản

Columbia University, 2009, nhận định sau nhiều năm liên kết kinh tế được đẩy

mạnh ở châu Á, thập kỷ gần đây chứng kiến làn sóng hợp tác mới mạnh mẽ, dẫn

đến sự thay đổi rõ rệt trong cấu trúc khu vực. Cuốn sách này nhấn mạnh nhiều

hơn đến vấn đề quyền lực, cân bằng quyền lực chứ không phải là các chuẩn mực

hoặc các thể chếđằng sau liên kết khu vực ở châu Á; cho rằng cấu trúc khu vực ở

châu Á sẽ dưới dạng nhiều tầng nấc, với các thể chế song phương, tiểu khu vực,

khu vực và toàn cầu cùng tham gia đan xen; các chính phủ vẫn đóng vai trò là

đối tượng chơi chính, đặc biệt khi liên quan đến các vấn đề như an ninh hoặc cân

bằng quyền lực. Mặc dù đưa ra được những phân tích tương đối đầy đủ về chính

sách của các nước chủ chốt trong khu vực; chỉ ra các thách thức mà khu vực phải

đối mặt trong quá trình định hình một cấu trúc hợp tác, cuốn sách đã bỏ qua một

khía cạnh thiết yếu khi đề cập đến hợp tác đa phương ở khu vực: đó là vai trò của

các thể chế hợp tác. Nhận định của các tác giả còn cần làm rõ hơn nếu chỉ cho rằng

chủ nghĩa khu vực ở châu Á chỉ là sự kéo dài của các chính sách cân bằng quyền

lực của các quốc gia mà không xuất phát từ các nhu cầu nội sinh của khu vực.

Cuốn Routledge Handbook on East Asian Regionalism, Mark Beeson và

Richard Stubbs biên tập, nhà xuất Bản Routledge 2012, xác định chủ nghĩa khu

vực ở Đông Á (gồm Đông Bắc Á và Đông Nam Á), khác biệt với chủ nghĩa khu

vực ở các nơi khác, vì đây là tiến trình do các nhà nước dẫn dắt, tập trung vào

hợp tác nhiều hơn là liên kết, đề cập đến hợp tác và liên kết trên nhiều lĩnh vực

Page 16: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

6

như kinh tế, chính trị, tài chính, chiến lược, và sự tham gia của một số tổ chức

khu vực như ASEAN, SCO trong liên kết khu vực ở Đông Á. Tuy nhiên, cũng

như hạn chế của một số nghiên cứu khác, tác giả đi sâu vào từng khía cạnh cấu

thành nên liên kết khu vực Đông Á nhưng thiếu sự xâu chuỗi thành một đánh giá

tổng thể, vai trò của ASEAN chỉ được nhìn nhận như một trong các nhân tố tham

gia trong tiến trình liên kết khu vực.

Cuốn Regional integration in East Asia: theoretical and historical

perspectives”, do Satoshi Amako, Shunji Matsuoka và Kenji Horiuchi biên tập,

United Nations University Press, 2013, tập hợp các bài nghiên của các học giả

Nhật Bản về liên kết khu vực ở Đông Á. Cuốn sách chỉ ra rằng liên kết khu vực

ở châu Á, với những tiến triển ấn tượng kể từ cuối thập niên 90, đangđứng trước

ngã rẽ mới,Đông Á cần những cách tiếp cận mới cho giai đoạn tiếp theo. Các tác

giả xem xét thực trạng liên kết khu vực trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, an ninh,

năng lượng, môi trường và giáo dụctheo chiều dài lịch sử, từ giai đoạn trước

Chiến tranh thế giới thứ Hai, đến nay, tính đến sự tham gia của 3 đối tượng chính

là Nhật Bản, ASEAN và Trung Quốc. Hạn chế là cuốn sách chủ yếu đưa ra thực

trạng, nhìn nhận về tiến trình, chứ chưa chỉ ra được các động lực chính của liên

kết khu vực Đông Á, các nhân tố tác động và dự báo triển vọng tương lai như

một nghiên cứu tổng thể cần có. Vai trò của ASEAN chỉ được các tác giả đánh

giá như một trong 3 đối tượng tham gia chính, và chưa được đi sâu phân tích.

Bên cạnh đó, có khá nhiều bài viết đăng trên các tạp chí nghiên cứu đánh

giá, phân tích về một hay một số khía cạnh đáng chú ý trong liên kết khu vực

Đông Á như: Eisuke Sakakibara và Sharon Yamakawa, Regional Integration in

East Asia: Challenges and Opportunities, (Liên kết khu vực ở Đông Á: Các

thách thức và cơ hội), World Bank East Asia project, June 2003. Mark Beeson,

“Rethinking regionalism: Europe and East Asia in comparative historical

perspective”, (Suy nghĩ lại về chủ nghĩa khu vực: Châu Âu và Đông Á trong so

sánh tương quan lịch sử) trong Journal of European Public Policy 12,

6/12/2005; Akihiko Tanaka, Prospects for East Asia Community, (Triển vọng

Page 17: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

7

Cộng đồng Đông Á), Trilateral organisation discussion, 2006; “Building an

Open and Inclusive Regional Architecture for Asia”, (Xây dựng một kiến trúc

khu vực mở và thu nạp cho châu Á), Policy Dialogue Brief, The Stanley

Foundation and Center for Strategic and International Studies, November 2006;

Richard Weixinghu trong “Building Asia-Pacific Regional Architecture: the

challenge of hybrid regionalism” 2009 (Xây dựng kiến trúc khu vực châu Á-

Thái Bình Dương), Brookings Institution; Mark Beeson, “East Asian

Regionalism and the End of the Asia-Pacific: After American Hegemony”, (Chủ

nghĩa khu vực Đông Á và sự kết thúc của châu Á-Thái Bình Dương; sau sự bá

quyền Mỹ), The Asia-Pacific Journal, Vol. 2-2-09, January 10, 2009; Peter

Drysdale, trong “Positioning Asian Architecture Internationally” (Định vị quốc

tế Kiến trúc châu Á), East Asia Forum, tháng 11/2011; Tan See Reng, trong

“Competing visions: EAS in the regional architecture debate” (Tầm nhìn cạnh

tranh: EAS trong tranh luận về kiến trúc khu vực), RSIS Commentary No.

164/2011; Cheunboran Chanborey, East Asian Community Building: Challenges

and future prospects (Xây dựng Cộng đồng Đông Á: Các thách thức và triển

vọng tương lai), Cambodia Institute for Cooperation and Peace, January 2011.

Justyna Szczudlik-Tatar, Regionalism in East Asia: A bumpy road to Asian

Integration (Chủ nghĩa khu vực ở Đông Á: Con đường gồ ghề dẫn đến Liên kết

châu Á), The Polish Institute for International Relations, Policy Paper No. 16

(64), June 2013; David Arase, “East Asian Regionalism at a crossroads”, (Chủ

nghĩa khu vực Đông Á ở ngã rẽ), trong The Journal of Social Science,

75(2013).Ellen Frost (2014), “Rival Regionalisms and Regional Order: A Slow

Crisis of Legitimacy”, (Các chủ nghĩa khu vực đối đầu và trật tự khu vực: cuộc

khủng hoảng từ từ của sự chính danh), The National Bureau of Asian Reseach

Report No. 48, December 2014. Evan A. Feigenbaum (2015), “The new Asian

order and how the US fits in”, (Trật tự mới châu Á và làm cách nào để Mỹ tham

gia vào), Foreign Affairs, 2/2/2015.

Page 18: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

8

Các bài viết kể trên đều đưa ra những đánh giá sâu về từng lĩnh vực, từng

khía cạnh và nhân tố tác động đến tiến trình liên kết ở Đông Á, xem xét đến vai

trò của các nước lớn và các tổ chức khu vực, trong đó có ASEAN, nhưng không

tập trung riêng về vai trò của ASEAN trong tổng quan của liên kết khu vực.

Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu về ASEAN đã có rất nhiều, nhưng

chủ yếu tập trung vào lịch sử hình thành, phát triển, các vấn đề đặt ra đối với

ASEAN, quá trình liên kết khu vực và xây dựng Cộng đồng ASEAN… trong khi

các cuốn sách, bài viết nghiên cứu về vai trò của ASEAN trong liên kết khu vực

Đông Á chưa nhiều.Một số công trình nghiên cứu tác giả đã tìm được về

ASEAN và Đông Á có:

Muthiah Alagappa, edited, Asian Security Order; Instrumental and

Normative Features-Trật tự an ninh châu Á: khía cạnh công cụ và thực chứng,

Stanford University Press, 2002;T.J. Pempel, Remapping East Asia: The

Construction of a Region, Cornell University Press, 2005; David Martin Jones &

M.L.R Smith, ASEAN and East Asian International Relations, Edward Elgar

Publishing, 2006; Noel M. Norada, Regional order in East Asia, ASEAN and

Japan perspectives, (Trật tự khu vực ở Đông Á: góc nhìn của ASEAN và Nhật

Bản), Edited by Jun Tsunekawa, National Institute for Defense Studies Japan,

2007; Alice Ba, (Re)Negotiating East and Southeast Asia: Region, Regionalism

and the Association of Southeast Asian Nations, Stanford University Press 2009

– (Tái đàm phán Đông Á và Đông Nam Á: khu vực, chủ nghĩa khu vực và Hiệp

hội các quốc gia Đông Nam Á);Amitav Acharya, Whose ideas matter? Agency

and Power in Asian Regionalism- (Ý tưởng của ai có ý nghĩa? Tổ chức và quyền

lực trong chủ nghĩa khu vực châu Á), Cornell University Press, 2009; Ralf

Emmers edited, ASEAN and the Institutionalisation of East Asia-(ASEAN và

Thể chế hóa Đông Á), Routledge Publishing 2013; Amitav Acharya,

Constructing a Security Community in Southeast Asia-(Xây dựng Cộng đồng an

ninh ở Đông Nam Á), 2nd edition, Routledge, 2013;

Page 19: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

9

Trong cuốn “ASEAN and international relations in East Asia”, Jones và

Smith chỉ trích sự tồn tại của ASEAN, phê phán vai trò của các quốc gia và hợp

tác khu vực trong tăng trưởng kinh tế Đông Á, chỉ ra những vấn đề trong cấu

trúc kinh tế khu vực, dẫn chứng về thất bại của các nước khi ứng phó với khủng

hoảng tài chính 1997, nhất là vai trò yếu kém của ASEAN, không cho rằng

ASEAN có “vai trò chính thống” ở cả Đông Nam Á và Đông Á, khi tiềm lực

kinh tế hạn chế, các mô hình như ASEAN+3 hay thậm chí EAS chỉ là khuôn khổ

để ASEAN dựa vào các nước lớn, và rằng các nước Đông Nam Á cần Đông Bắc

Á hơn là ngược lại, ASEAN+3 nên đổi thành 3+ASEAN. Các luận điểm đưa ra

trong cuốn sách còn gây tranh cãi và đây là một trong số ít những nghiên cứu

gần như phủ nhận hoàn toàn vai trò của ASEAN ở khu vực.

Trong cuốn “ASEAN and the institutionalization of East Asia”, Ralf

Emmers biên tập, các tác giả chỉ ra những điểm mạnh và hạn chế của ASEAN

trong quá trình xây dựng thể chế ở Đông Nam Á, trong hợp tác đa phương và an

ninh ở ĐôngÁ và trong thể chế hoá quan hệ giữa các nước lớn. Vấn đề thể chế

hoá quan hệ giữa các nước lớn, cụ thể là Trung-Nhật-Mỹ được xem như động

lực chính của tiến trình thể chế hoá các quan hệ quốc tế ở ĐôngÁ, với sự hỗ trợ

của các cơ chế do ASEAN dẫn dắt. Các tác giả cho rằng sự cam kết của các nước

lớn mới giúp đảm bảo nỗ lực thúc đẩy hoà bình và an ninh ở ĐôngÁ; cho rằng

không kết luận ASEAN có đóng một vai trò không thể phủ nhận trong tiến trình

thể chế hoá Đông Á, nhưng còn nhiều hạn chế. Do tính chất của cuốn sách là

một tập hợp các bài viết của nhiều tác giả khác nhau, nội dung của từng chương

tuy đãđi sâu phân tích về từng góc độ của vai trò ASEAN ở Đông Nam Á và

Đông Á nhưng còn thiếu tính đồng bộ và toàn diện.

Cuốn “ASEAN Regionalism: cooperation, values and institutionalization”

của Chistopher Roberts, đã phân tích khá sâu về các yếu tố tác động đến mức độ

đoàn kết và hợp tác trong ASEAN, những vấn đề khó khăn mà ASEAN đang

gặp phải, quá trình hình thành các giá trị, chuẩn mực và lợi ích chung ở khu vực,

các thách thức và cơ hội do chủ nghĩa khu vực và liên kết khu vực ở Đông Nam

Page 20: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

10

Á đang tạo ra. Tuy nhiên, cuốn sách chỉ tập trung vào nghiên cứu chủ nghĩa khu

vực do ASEAN thúc đẩy ở Đông Nam Á, chứ chưa xem xét vai trò rộng hơnc ủa

ASEAN trong liên kết khu vực ở Đông Á.

Học giả chuyên nghiên cứu về ASEAN và đến từ chính khu vực Amitav

Acharyađã có nhiều công trình chuyên sâu về ASEAN, trong đó cuốn đáng chú ý

nhất là:Constructing a Security Community in Southeast Asia-Xây dựng Cộng

đồng an ninh ở Đông Nam Á, 2nd edition, Routledge, 2013. Cuốn sách này đã

chỉ ra bản chất và phương thức hoạt động của ASEAN, phân tích sự hình thành

và vận động của các chuẩn mực dưới hình thức Phương cách ASEAN và quá

trình kiến tạo bản sắc ở khu vực.Amitav Acharya nghiên cứu sâu về quá trình

ASEAN xử lý các vấn đề nảy sinh về an ninh ở khu vực, trong nỗ lực xây dựng

một cộng đồng an ninh ở Đông Nam Á theo khái niệm an ninh toàn diện. Qua

đó, Amitav chỉ ra rằng những chuẩn mực mà ASEAN đã tạo dựng được sẽ là nền

tảng quan trọng cho việc định hình vai trò của ASEAN trong chủ nghĩa đa

phương khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, đúng với tên gọi của cuốn

sách, tác giả mới đi sâu vào khía cạnh an ninh và chưa đánh giá bản chất hoạt

động của ASEAN dưới nhiều lăng kính khác, nhất là kinh tế, vốn không kém

phần quan trọng. Hơn nữa, vai trò, vị trí của ASEAN ở khu vực rộng hơn ngoài

Đông Nam Á mới chỉ được tác giảđề cập một phần trong khuôn khổ những đóng

góp của ASEAN tại ARF.

Trong một công trình nghiên cứu chuyên sâu về ASEAN và chủ nghĩa

khu vực ở Đông Á và Đông Nam Á: (Re)Negotiating East and Southeast Asia:

Region, Regionalism and the Association of Southeast Asian Nations, Stanford

University Press 2009 – (Tái đàm phán Đông Á và Đông Nam Á: khu

vực,chủnghĩa khu vực và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á), Alice Ba

tiếpcậnthuyếtkiếntạo xã hội để lý giải về quá trình ASEAN tạodựng các

chuẩnmực trong hợp tác khu vực, thúc đẩy văn hóa đốithoại và hình thành các

thể chế để đóng góp cho việc ổn định quan hệgiữa các quốc gia trong khu vực,

xây dựngnhững khuôn khổhợp tác ở Đông.Cuốn sách tập trung phân tích về quá

Page 21: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

11

trình ASEAN củng cố và phát huy sức mạnh như một khối thống nhất ở Đông

Nam Á và nỗ lực thúc đẩy liên kết khu vực của ASEAN. Tuy nhiên, phần nghiên

cứu về vai trò của ASEAN trong liên kết Đông Á chỉ mới dừng ởđánh giá về tác

động của khủng hoảng tài chính 1997-1998 thôi thúc ASEAN khởi xướng tiến

trình ASEAN+3 cũng như vai trò của ARF và quan hệ giữa ASEAN với các

nước lớn ở khu vực.

Richard Stubbs (2006), “Power to the weak: ASEAN’s role in East Asian

Regionalism”, (Quyền lực cho kẻ yếu: vai trò của ASEAN trong chủ nghĩa khu

vực Đông Á) paper presented at the “Comparative Regional Integration - Towards

a Research Agenda” Workshop of the ECPR - Nicosia, Cyprus, 25-30 April, 2006.

Amitav Acharya, “East Asia’s New Multilateralism: Hopes and Illusions,” 2007,

(http://amitavacharyaacademic.blogspot.com/2007/03); Alice D. Ba, “ASEAN in

East Asia,” (2007), trình bày tạithe ASEAN 40th Anniversary Conference, 7),

007/03 Hopes and Illusions,” 2007 of the ECPR, the ASEAN 40th Anniversary

Conference, 7), 007/03 Hopes and Illusions,” 2007 of the ECPR - Nicosia,

CSingapore 31 July – 1 August 2007. Sheldon Simon, “ASEAN and

Multilateralism: the Long, Bumpy Road to Community”, (ASEAN Contemporary

Southeast Asia, Vol. 30, No. 2 (2008); Amitav Acharya, “Asian Regional

Institutions and the Possibilities for Socializing the Behavior of States,” (Các thể

chế khu vực châu Á và khả năng xã hội hóa hành vi của các quốc gia), Paper

Prepared for the Institutions for Regionalism Project, Asian Development Bank,

2009; John Ravenhill, “The 'New East Asian Regionalism': A Political Domino

Effect,” (Chủ nghĩa khu vực mới ở Đông Á: hiệu ứng Domino chính trị), Review of

International Political Economy, vol.17, no. 2 (2010); Lee Jones, “Still in the

Drivers’s seat, But for How long? ASEAN’s capacity for leadership in East Asian

international relations”, (Vẫn ngồi ở vị trí cầm lái, nhưng trong bao lâu? Khả năng

lãnh đạo của ASEAN trong quan hệ quốc tế Đông Á), Tạp chí Current Southeast

Asian Affairs, 2010; Rizal Sukma, “ASEAN and Regional Security in East Asia”,

(ASEAN và An ninh khu vực ở Đông Á), trong Panorama: Insights into Asian and

Page 22: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

12

European affairs, Konrad Adenauer Stiftung 2010; Kei Koga, “Competing

Institutions in East Asian Regionalism, ASEAN and the Regional Powers”, (Các

thể chế cạnh tranh trong chủ nghĩa khu vực Đông Á, ASEAN và các cường quốc

khu vực), trong Pacific Forum CSIS, Issues and Insights, Vol 10, No. 23, October

2010; Pek Koon Heng, ASEAN Integration 2030: The US Perspectives, ADBI

Working Paper Series No. 367, July 2012; Joshua Kurrlantzick, “ASEAN’s Future

and Asian Integration”, (Tương lai của ASEAN và Liên kết châu Á), bài viết cho

International Institutions and Global Governance Program, Council on Foreign

Relations, November 2012;Termsak Chalermpalanupap, “Understanding the

ASEAN Centrality”, (Tìm hiểu vai trò trung tâm của ASEAN), ASEAN Insights,

Vol. 4, Tháng 9/2014; Fithra Faisal Hastiadi (2014), “ASEAN+3: the way

forward”, (ASEAN+3: con đường lên phía trước), ASEAN Insights,Vol. 4,

September 2014. See Seng Tan (2014), “ASEAN, going it alone? Not quite”

(ASEAN, đi một mình? Không hẳn), E-international relations,

2/7/2014);Richard Stubbs (2014), “ASEAN’s leadership in East Asian region

building, strength in weakness”, (Vai trò lãnh đạo của ASEAN trong xây dựng

khu vực Đông Á: thế mạnh trong điểm yếu), The Pacific Review, 2014/8/8;

David M. Jones (2015), “ASEAN and the Limits of Regionalism in Pacific

Asia”, (ASEAN và những hạn chế của chủ nghĩa khu vực ở Châu Á-Thái Bình

Dương), Robert Schuman Centre for Advanced Studies Research Paper No.

RSCAS 2015/16.Alagappa, M. (2015), “Community-building: ASEAN’s

millstone?”, (Xây dựng cộng đồng: cối xay đá của ASEAN?) in PacNet No. 18,

Pacific Forum CSIS, 19/3/2015.Benjamin Ho (2015), “The Future of ASEAN

Centrality in the Asia Pacific Regional Architeture”, (Tương lai vai trò trung tâm

của ASEAN trong cấu trúc khu vực châu Á – Thái Bình Dương), Yale Journal of

International Affairs, 24/6/2015.

Trong toàn bộ các bài viết kể trên, các tác giả đãđưa ra nhiều đánh giá về

thực trạng, quá trình vận động và xu hướng phát triển của liên kết khu vực ở Đông

Á và về ASEAN, ghi nhận vai trò tích cực và nòng cốt của ASEAN trong các tiến

Page 23: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

13

trình hợp tác khu vực. Tuy nhiên, trong phạm vi những gì đãđọc, tác giả chưa thấy

có 1 công trình nào dành riêng phân tích tổng hơp và chuyên sâu về vai trò của

ASEAN trong hợp tác và liên kết khu vực. ASEAN được đề cập không ít trong

gần như hầu hết các cuốn sách và bài viết về hợp tác ở khu vực này, nhưng chủ

yếu chỉ qua những đánh giá ngắn về động thái của ASEAN qua các diễn biến như

mở rộng EAS, lập ADMM+… chưa có đánh giá toàn diện về toàn bộ quá trình

tham gia và đóng góp của tổ chức này trong liên kết khu vực ở Đông Á.

2.2 Các công trình nghiên cứu trong nước

Các học giả trong nước cũng có nhiều công trình nghiên cứu về liên kết

Đông Á và ASEAN, trong đó, đáng kể đến là: Nguyễn Duy Quý, Tiến tới một

ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển bền vững, NXB Chính trị Quốc gia 2001;

Trần Khánh (chủ biên), Liên kết ASEAN trong bối cảnh toàn cầu hóa, Nhà xuất

bản Khoa học xã hội 2002; Vũ Dương Ninh, Việt Nam – ASEAN, Quan hệ song

phương và đa phương, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội 2004; Phạm Đức

Thành (Chủ biên), Liên kết ASEAN trong thập niên đầu thế kỷ XXI, NXB KHXH,

HN – 2006; Phạm Đức Thành, Trần Khánh (đồng chủ biên), Việt Nam trong

ASEAN: Nhìn lại và hướng tới, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội 2006;

Nguyễn Thu Mỹ, Hợp tác ASEAN+3, Quá trình và phát triển, Thành tựu và triển

vọng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội 2007; Liên kết ASEAN hiện nay và

sự tham gia của Việt Nam, (Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Hữu Cát, Nguyễn Thị

Quế đồng chủ biên), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2008.Hoàng Khắc Nam, Hợp

tác đa phương ASEAN+3, vấn đề và triển vọng, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia

Thành phố Hồ Chí Minh, 2008. Lê Hồng Hà, ASEAN: từ Hiệp hội đến Cộng đồng,

những vấn đề nổi bật và tác động đến Việt Nam, Nhà xuất bản báo Nhân Dân

2012; Lê Hồng Hà, ASEAN từ hiệp hội đến cộng đồng – những vấn đề nổi bật và

tác động đến Việt Nam, Nhà xuất bản báo Nhân Dân, 2012. Trương Duy Hòa

(chủ biên), Hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN, Bối cảnh, tác động và những vấn

đề đặt ra, Nhà xuất bản Khoa học và Xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu Đông

Nam Á, 2013; Trần Khánh (chủ biên), Hiện thực hóa Cộng đồng Chính trị-An

Page 24: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

14

ninh ASEAN: Vấn đề và triển vọng, Nhà xuất bản Khoa học xã hội 2013; Nguyễn

Văn Hà (chủ biên), Hiện thực hóa Cộng đồng Kinh tế ASEAN và tác động đến

Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội2013; Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Anh

Thu, Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Bối cảnh và kinh nghiệm quốc tế, Nhà xuất bản

Đại học Quốc gia Hà Nội 2015.

Các bài viết đáng chú ý có: Hoàng Khắc Nam: “Hợp tác Đông Á – những

trở ngại của lịch sử”, Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 5 (47),

2003; “Quá trình xây dựng thể chế khu vực Đông Á và ASEAN+3”, Tạp chí

Khoa học, chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập XIX, số 3, 2003.

Nguyễn Duy Dũng, “Xây dựng Cộng đồng Đông Á: Những thách thức chủ yếu”.

Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 7/67, 2006. "Cộng đồng ASEAN: Trong

nhận thức và quan điểm của Việt Nam", PGS,TS Nguyễn Thu Mỹ - Viện Nghiên

cứu Đông Nam Á và "Việt Nam và công cuộc xây dựng Cộng đồng ASEAN",

Nguyễn Thu Mỹ + Lê Phương Hoà, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số

7/2008.Nguyễn Thu Mỹ, “Môi trường an ninh Đông Á những năm đầu thế kỷ

XXI”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6, 2007. Nguyễn Thu Mỹ, “Phản

ứng chính sách của các nước ASEAN trước sự biến động địa chính trị Đông Á

trong thập niên đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4/2010.

Luận Thùy Dương, “Vai trò của ASEAN trong việc xây dựng cộng đồng Đông

Á”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 57, 2004. Luận Thuỳ Dương, “Tiến trình xây

dựng Cộng đồng Đông Á: Động lực và trở ngại”. Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số

64, 2008. Phạm Văn Minh, “Sự chuyển dịch địa-chính trị khu vực Đông Á trong

thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí Thông tin nghiên cứu quốc tế,

số 1/25, 2009; Vũ Lê Thái Hoàng, “Đặc điểm và xu hướng biến động của trật tự

Đông Á hiện nay”, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 4/2010. Trần Khánh,

“Lợi ích chiến lược của các nước lớn tại Đông Á trong thập niên đầu thế kỷ XXI”,

Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 4/2010. Trần Khánh (2013),“Vai trò của

ASEAN trong kiến tạo cấu trúc an ninh mới ở khu vực châu Á-Thái Bình

Dương”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, Số 1, 2013. Nghiêm Tuấn Hùng

Page 25: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

15

(2014), “Phản ứng của khu vực Đông Nam Á trước sự trỗi dậy của Trung Quốc

những năm đầi thế kỷ XXI”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế& chính trị thế giới, số

4 (216)/2014. PGS TS Trần Minh Sơn, “Những chuyển động trong cấu trúc an

ninh khu vực châu Á – Thái Bình Dương”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân,

22/1/2015; Trần Khánh, Hồ Thị Ái Phương (2015), “Triển vọng ASEAN và sự chi

phối của các nước lớn-Những thách thức đối với Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu

Đông Nam Á, số 4(181), 2015.

Các công trình nghiên cứu kể trên của các tác giả trong nước đã cung cấp

những góc nhìn khá sâu về chủ nghĩa khu vực và các thể chế đa phương ở Đông

Á về ASEAN và quá trình xây dựng, phát triển của Cộng đồng ASEAN, các tiến

trình hợp tác khu vực ở Đông Á do ASEAN khởi xướng như ASEAN+3, với

những đánh giá và phân tíchtrên quan điểm của Việt Nam. Các công trình nghiên

cứu kể trên đều ít nhiều đề cập đến sự tham gia và đóng góp của ASEAN trong

hợp tác và liên kết khu vực ở Đông Á nhưng chưa dành hàm lượng phân tích

nhiều về ASEAN như một thực thể có vai trò trong tiến trình liên kết khu vực.

Hơn nữa, chưa có công trình nào đi sâu vàđưa ra được bức tranh toàn cảnh về vị

trí, vai trò của ASEAN trong tổng thể tiến trình hợp tác và liên kết ở Đông Á.

Các vấn đề được nêu chỉ là một hoặc một số mảng nổi lên trong tiến trình liên

kết khu vực như hợp tác về an ninh, về kinh tế, về ứng phó với các thách thức

xuyên quốc gia; một số cơ chế đáng chú ý trong đó ASEAN đóng vai trò chủ đạo

như ASEAN+3, ARF v.v. nhưng chưa được xâu chuỗi với nhau thành một góc

nhìn tổng thể. Cùng với diễn biến nhanh và đa dạng của xu thế hợp tác đa

phương ở khu vực, những tiến triển mới cũng chưa thể được cập nhật đầy đủ

trong các công trình nghiên cứu xuất bản gần đây.

Điều này khiến tác giả quyết định đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu về vai trò

của ASEAN trong hợp tác và liên kết khu vực Đông Á. Đây cũng là vấn đề

mang tính thời sự, được sự quan tâm và chú ý của nhiều nhà nghiên cứu chính

sách cũng như các học giả, trong bối cảnh xu thế hợp tác ở Đông Á ngày càng

gia tăng. Dự kiến luận án sẽ kế thừa và tiếp nối các công trình nghiên cứu đã có,

Page 26: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

16

sử dụng các lý luận liên quan phù hợp để phân tích và chứng minh vai trò của

ASEAN trong liên kết khu vực Đông Á.

3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích: Làm rõ vai trò của ASEAN trong tiến trình hợp tác, liên kết

tại Đông Á, nhất là giai đoạn kể từ sau năm 1997 qua các câu hỏi cụ thể sau:

+ Liệu ASEAN có vai trò đối với tiến trình hợp tác và liên kết ở khu vực

Đông Á hay không?

+ Dựa trên kết quả nghiên cứu, Việt Nam cần phải điều chỉnh gì để thúc

đẩy vai trò của ASEAN ở khu vực Đông Á và tranh thủ các lợi ích cho đất nước?

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

i) Phân tích cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của liên kết khu vực ở Đông

Á và vai trò của ASEAN với tư cách nhóm các quốc gia vừa và nhỏ.

ii) Đánh giá quá trình vận động của ASEAN để tạo lập vai trò trong tiến

trình này.

iii) Dự báo triển vọng vai trò của ASEAN trong liên kết khu vực ở Đông

Á, và kiến nghị chính sách đối với Việt Nam.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là vai trò của ASEAN trong

thúc đẩy liên kết khu vực, đối tượng nghiên cứu kiến nghị chính sách là định

hướng chính sách đối ngoại của Việt Nam khi tham gia ASEAN cũng như trong

các tiến trình hợp tác và liên kết ở khu vực giai đoạn tiếp theo.

- Phạm vi không gian là kKhu vực Đông Á theo phạm vi địa lý mở rộng,

tức là không chỉ bó hẹp giữa các nước Đông Bắc Á và Đông Nam Á, mà bao

gồm cả các nước có lợi ích và ảnh hưởng ở khu vực, cụ thể là các nước đang

tham gia vào tiến trình hợp tác Đông Á do ASEAN chủ trì gồm:ASEAN và 8

nước Đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nga, Mỹ, Australia và

New Zealnd.

- Phạm vi thời gian: từ năm 1997 khi ASEAN khởi xướng khuôn khổ hợp

tác ASEAN+3, cho đến năm 2015 (mốc hình thành Cộng đồng ASEAN), dự báo

đến 2020.

Page 27: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

17

5.Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp chủ yếu được áp dụng là phương pháp lịch sử, hệ thống,

phân tích quá trình, quy nạp và dự báo. Sử dụng tư duy biện chứng, có kết hợp

giữa so sánh lý thuyết và thực tiễn.

6.Nguồn tài liệu

Luận án được dựa trên nguồn tài liệu gốc là nguồn thông tin chính thức từ

các văn kiện, thỏa thuận, quyết sách của chính tổ ASEAN, phát biểu của Lãnh

đạo các nước ASEAN, các văn kiện về đường lối, chính sách đối ngoại của Việt

Nam và phát biểu của Lãnh đạo Việt Nam. Ngoài ra, luận án cũng sẽ sử dụng

các tài liệu, tìm đọc các công trình khoa học đã công bố viết về ASEAN, về cấu

trúc khu vực, về Đông Á, của các tác giả trong và ngoài nước.

7. Những đóng góp của luận án

- Luận án được hoàn thành dự kiến sẽ đóng góp một góc nhìn khoa học,

toàn diện hơn về vai trò của ASEAN trong các tiến trình hợp tác và liên kết khu

vực ở Đông Á, dự báo đến 2020 và kiến nghị định hướng chính sách của Việt

Nam khi tham gia ASEAN nhằm thúc đẩy vai trò của ASEAN và khai thác tối đa

các lợi ích mang lại từ việc ASEAN phát huy vai trò ở khu vực.

- Về học thuật: luận án sẽ góp phần củng cố thêm luận điểm đãđược nhiều

nhà lý luận theo trường phái tự do thể chế và chủ nghĩa kiến tạo áp dụng để giải

thích về các vấn đề hợp tác khu vực; đồng thời tiếp tục phát triển và bổ sung cho

các công trình nghiên cứu đã có trước đó về vai trò của các nước vừa và nhỏ

trong quan hệ quốc tế.

- Về chính sách: trong bối cảnh mốc hình thành Cộng đồng ASEAN đang

đến gần, các nước ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng cần xây dựng một

định hướng chính sách cho giai đoạn phát triển mới của ASEAN sau 2015.

Riêng đối với Việt Nam, trong bối cảnh triển khai Nghị quyết hội nhập toàn diện

do Bộ Chính trị thông qua năm 2012, chuẩn bị cho xây dựng đường lối chính

sách đối ngoại tại Đại hội XII, luận án mong muốn sẽ đóng góp những kiến nghị

chính sách mang tính khoa học và toàn diện cho sự tham gia của Việt Nam trong

Page 28: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

18

thúc đẩy vài trò của ASEAN trong tiến trình liên kết và hợp tác Đông Á trong

tương lai.

- Về đào tạo: luận án có thể được coi là một nguồn tài liệu tham khảo cho đào

tạo ở hệ cử nhân, sau đại học cho các chuyên đề về ASEAN và liên kết khu vực.

8.Bố cục của luận án

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm 3 chương chính như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của liên kết khu vực ở Đông Á.

Chương này tập trung làm rõ: i) Cơ sở lý luận của liên kết khu vực, vai trò của

các nước vừa và nhỏ trong quan hệ quốc tế, các tiêu chí đánh giá vai trò của một

tổ chức khu vực ii) Tiến trình liên kết khu vực ở Đông Á từ sau Chiến tranh

Lạnhđến 2015, làm nền tảng cho phân tích ở chương sau về vai trò của ASEAN

trong tiến trình này.

Chương 2: Quá trình ASEAN tạo dựng và khẳng định vai trò trong

hợp tác, liên kết khu vực

Chương 2 đi sâu vào phân tích quá trình vận động của ASEAN để tạo dựng vai

trò trong hợp tác và liên kết ở khu vực Đông Á thông qua các giai đoạn lịch sử

cụ thể, đồng thời, rút ra những nhân tố cơ bản giúp ASEAN có được vai trò này.

Chương 3: Triển vọng liên kết ở Đông Á, vai trò của ASEAN và các

khuyến nghị đối với Việt Nam

Chương 3, trên cơ sở dự báo về chiều hướng hợp tác và liên kết ở Đông Á, đưa

ra các kịch bản về triển vọng vai trò của ASEAN trong tiến trình này trong tương

lai, qua đó, đề xuất các khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam.

Do điều kiện thời gian và hoàn cảnh, năng lực có hạn, Luận án “Vai trò

của ASEAN trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực Đông Á” chắc chắn

không tránh khỏi các khiếm khuyết, kính mong các Thầy cô trong Hội đồng

quan tâm góp ý để em có thể tiếp tục bổ khuyết và hoàn thiện thêm nội dung

Luận án.

Page 29: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

19

CHƯƠNG 1:

VẤN ĐỀ LIÊN KẾT KHU VỰC TRONG QUAN HỆ

QUỐC TẾ - LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN Ở ĐÔNG Á

Khái niệm liên kết khu vực hoặc chủ nghĩa khu vực hay khu vực hoá, ở

các mức độ khác nhau, phản ánh tiến trình liên kết về chính trị, kinh tế, hợp tác

an ninh và hình thành bản sắc ở các khu vực và được đề cập ngày càng nhiều

như những thành tố quan trọng của hệ thống quan hệ quốc tế.

Làn sóng liên kết khu vực đáng kể đầu tiên được ghi nhận tại châu Âu vào

những năm 1950-1960, với sự hình thành Liên minh châu Âu (EU) sau Chiến

tranh thế giới thứ Hai, làn sóng liên kết khu vực lớn thứ hai đã xuất hiện tại

Đông Á, với động lực đến từ các nhu cầu phát triển kinh tế năng động tại khu

vực, và diễn ra trong bối cảnh tiến trình toàn cầu hóa đang lan rộng [35; tr.11-

12]. Tại Đông Á, mặc dù các ý tưởng về hợp tác và liên kết khu vực đã manh

nha từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai, phải đến khi Chiến tranh Lạnh kết thúc,

xu hướng này mới thực sự trở nên rõ nét. Đặc biệt, cuộc khủng hoảng tài chính

những năm 1997-1998 đãđánh dấu bước chuyển mạnh mẽ trong tiến trình hợp

tác và liên kết khu vực ở Đông Á.

Chương này sẽ tập trung tìm hiểu một số khía cạnh lý thuyết của liên kết

và hợp tác ở cấp độ khu vực, vai trò của các nước vừa và nhỏ trong quan hệ quốc

tế và trên cơ sở đó, nhìn nhận lại thực tiễn hợp tác và liên kết khu vực ở Đông Á

từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay.

1.1. Lý thuyết về liên kết khu vực

1.1.1. Khái niệm

Liên kết khu vực theo hướng khu vực hoá là hình thức liên kết đã và đang

được xúc tiến mạnh mẽ ở nhiều khu vực địa lý khác nhau trên thế giới. Đây là

kiểu liên kết đa phương giữa các nhóm nước, dựa trên sự gần gũi về mặt địa lý,

theo đó các quốc gia láng giềng có trình độ phát triển kinh tế, chế độ chính trị-xã

hội và tôn giáo-văn hoá khác nhau vẫn có thể hợp tác, liên kết với nhau nhằm

Page 30: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

20

hướng đến các mục tiêu chung[29]. Quá trình liên kết khu vực bắt nguồn từ

những nhu cầu nội tại của mỗi nước, trong đó căn bản là các nhu cầu về an ninh,

phát triển và nâng cao vị thế. Như vậy, liên kết là sự gắn kết hay hợp nhất một

cách tự nguyện của hai hay nhiều chủ thể vào một thực thể hay tổ chức mới, mà

ở đó các chủ thể tham gia cùng chia sẻ những nguyên tắc, luật lệ và giá trị

chung, nhưng lại không mất đi bản sắc đặc trưng, sẵn có của mình.

Liên kết khu vực là sự tập hợp một cách tự nguyện các nguồn lực của các

quốc gia, dân tộc khác nhau trên cùng một đơn vị địa lý, sinh thái cho một mục

đích tiến bộ chung, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định chính trị-xã hội,

hạn chế tác động tiêu cực từ bên ngoài, nâng cao khả năng cạnh tranh và vai trò

của mình trên trường quốc tế. Theo định nghĩa của Haas Ernst B., liên kết khu

vực là quá trình qua đó các quốc gia “tự nguyện tương tác, hòa trộn và trộn lẫn

với các nước láng giềng nhằm làm mất đi các thuộc tính thực tế về chủ quyền

trong khi đạt được các kỹ năng mới trong giải quyết xung đột với nhau” [112;

tr.3-44]. De Lombaerde và Van Langehove mô tả nó như một hiện tượng toàn

cầu của các hệ thống lãnh thổ làm tăng sự tương tác giữa các thành tố và tạo nên

những hình thức tổ chức mới, cùng tồn tại với các hình thức truyền thống của tổ

chức do nhà nước dẫn dắt ở cấp độ quốc gia [90; tr.377-383]. Nói đơn giản hơn,

liên kết khu vực là tiến trình trong đó các quốc gia ở khu vực tăng cường tương

tác về kinh tế, an ninh, chính trị, hoặc các vấn đề văn hóa, xã hội thông qua các

thể chế và luật lệ chung [201; tr.1-9]. Nói cách khác, liên kết khu vực là việc các

quốc gia riêng lẻ trong một khu vực gắn kết lại với nhau thành một khối lớn hơn.

Mức độ liên kết phụ thuộc vào sự sẵn sàng và cam kết của các quốc gia độc lập

có chủ quyền để chia sẻ chủ quyền của mình.

Trong khi đó, khu vực hoá lại được nhìn nhận là “quá trình làm tăng tính

khu vực, làm thay đổi những sự khác nhau tương đối sang những yếu tố giống

nhau ngày càng nhiều, được xúc tiến bởi sự hợp tác và liên kết sâu rộng của các

quốc gia-dân tộc trong khuôn khổ tổ chức khu vực, nhằm tạo ra khối sức mạnh,

Page 31: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

21

có một bản sắc riêng khác với khu vực khác"[201; tr.1-9].Rõ ràng như vậy, liên

kết khu vực có thể hiểu như một tiến trình chung, khái niệm chủ nghĩa khu vực

thường được xem như tiến trình liên kết về chính trị do các quốc gia dẫn dắt còn

khu vực hoá là hình thức liên kết kinh tế được thúc đẩy bởi các hoạt động của

các doanh nghiệp, mặc dù chịu sự tác động của các chính sách của nhà nước

[83].Khi quá trình liên kết khu vực giữa các quốc gia dân tộc trong cùng một khu

vực địa lý đạt đến mức độ cao, kết quả có thể là sự hình thành một thực thể kinh

tế-xã hội và chính trị mới. Ví dụ điển hình là sự ra đời và phát triển của Liên

minh châu Âu (EU) với mức độ nhất thể hoá cao. Bên cạnh đó, các loại hình liên

kết và hợp tác khu vực khác cũng phát triển ngày càng phong phú và đa dạng,

đặc biệt là ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương (các cơ chế APEC, ASEAN) và

liên khu vực Á-Âu (ASEM).

Cơ sở lý luận của liên kết khu vực, xuất phát từ thuyết “lợi thế so sánh

trong thương mại quốc tế” ra đời vào cuối thập niên 40, đầu thập niên 50 của thế

kỷ XX. Theo đó, liên kết khu vực phải bắt đầu từ liên kết kinh tế để “tạo lập

thương mại” và“chuyển hướng thương mại” “Tạo lập thương mại” được thực

hiện thông qua loại bỏ các phân biệt đối xử nhằm tạo thuận lợi cho việc giao lưu

hàng hoá giữa các nước thành viên. “Chuyển hướng thương mại” được thực hiện

nhằm giúp các nước thành viên tiêu thụ hàng hoá của nhau210. Qua đó, từng

nước thành viên có thể khai thác tối đa lợi thế so sánh, tận dụng các nguồn lực sẵn

có để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách hiệu quả nhất, trên nguyên tắc cùng

có lợi.

1.1.2. Các hình thức liên kết kinh tế

Theo quan điểm củaBela Balassa, tiến trình liên kết kinh tế khu vực có 5

cấp độ tuần tự để đạt đến liên kết toàn diện [83; tr.13], bao gồm:

i) Ký kết và thực hiện các Hiệp định thương mại tự do: Các nước thành

viên cùng nhau thực hiện các biện pháp cắt giảm thuế quan và ưu đãi cho các

bên đối tác.

Page 32: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

22

ii) Lập Liên minh thuế quan: Các nước thành viên tiếp tục thực hiện tự do hoá

thương mại bên trong, đồng thời áp dụng mức thuế quan chung đối với bên ngoài.

iii) Lập thị trường chung thống nhất: Các nước thành viên xoá bỏ hoàn

toàn thuế quan, đồng thời cho phép sự di chuyển tự do của các yếu tố sản xuất

trong khối. Ở mức độ liên kết này, các nước thành viên cũng có sự hoà nhập ở

mức độ nhất định về chính sách kinh tế.

iv) Hình thành liên minh kinh tế: nơi các nước thành viên hài hòa hóa các

chính sách, loại bỏ các hạn chế đối với các mặt hàng và yếu tố sản xuất.

v) Liên kết kinh tế toàn diện: Đây là hình thức liên kết kinh tế toàn diện

và cao nhất, theo đó các nước thành viên có chính sách tiền tệ (có đồng tiền

chung), tài khoá, xã hội, công nghiệp chung. Một bộ máy chính quyền siêu quốc

gia sẽ được thành lập để ra quyết định, giám sát và quản lý quá trình này.

Đây là các cấp độ liên kết mà có thể sử dụng để nghiên cứu các cấu trúc

liên kết khu vực đã và đang hình thành mà có sự tham gia của ASEAN.

Trên cơ sở các tính chất, đặc điểm của tiến trình liên kết theo hướng khu

vực hoá, có thể phân loại liên kết khu vực ra thành 3 loại hình chính[83; tr.19]:

i) Liên kết tự nhiên: Liên kết dựa hoàn toàn trên cơ sở lợi thế so sánh

trong thương mại quốc tế, đòi hỏi các nước thành viên có trình độ phát triển kinh

tế, chế độ chính trị và các đặc điểm văn hoá-xã hội tương đồng, tự nguyện liên

kết với nhau để tạo lập thị trường chung, sau đó là liên minh kinh tế và tiền tệ.

Ví dụ điển hình của hình thức liên kết này là Liên minh châu Âu (EU).

ii) Hình thức liên kết “lai ghép”: Là hình thức liên kết tự nhiên (theo kiểu

EU) nhưng có sự giúp đỡ của các định chế quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Quỹ

Tiền tệ Quốc tế… Ví dụ của kiểu liên kết này bao gồm Cộng đồng Kinh tế các

nước Tây phi (ECWAS) và Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR).

Tuy nhiên, hình thức liên kết này cho đến nay chưa thực sự mang lại hiệu quả

như mong muốn, do tình trạng kém phát triển ở các nước thành viên và sự lệ

thuộc nước ngoài ngày càng gia tăng của các nước này.

Page 33: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

23

iii) Hình thức liên kết thứ ba: Hình thức liên kết này chú trọng giải quyết

các vấn đề liên quan đến sự phụ thuộc bên ngoài của các nước ở trình độ phát

triển kém hơn và tạo điều kiện cho các nước này liên kết với các nước có trình

độ phát triển cao hơn, thông qua các biện pháp và cơ chế đền bù cho những nước

bị thiệt hại nhiều hơn trong quá trình hội nhập.

Trên thực tế, dù liên kết dưới hình thức và loại hình nào, điều quan trọng

để liên kết mang lại kết quả tích cực là các nước thành viên cần có một tầm nhìn

và chiến lược tổng thể, nhất quán và lâu dài. Nói cách khác, chính sách hội nhập

của mỗi nước cần xuất phát từ nhu cầu nội tại của nước đó, để tránh những ảnh

hưởng tiêu cực hoặc can thiệp từ bên ngoài. Trong nhiều trường hợp, liên kết

cũng đòi hỏi các nước thành viên phải “từ bỏ” một phần chủ quyền quốc gia

hoặc một số chức năng truyền thống của nhà nước; đồng thời các chính sách hội

nhập đưa ra cũng không được mâu thuẫn với lợi ích quốc gia.

Liên kết khu vực đã trở thành một đặc điểm quan trọng của hệ thống quốc

tế đương đại. Nhiều quan điểm thậm chí cho rằng thế giới ngày nay là thế giới

của các“khu vực” và hệ thống quốc tế ngày nay được xác định bởi sự tương tác

giữa các khu vực và các cường quốc khu vực [84]. Cùng với đó, chủ nghĩa khu

vực” (regionalism) cũng trở thành chủ đề được quan tâm lớn trong các nghiên

cứu về hệ thống quốc tế. Phần này sẽ tập trung vào các mảng lý luận quan hệ

quốc tế liên quan đến vấn đề liên kết và hợp tác nói chung cũng như liên kết khu

vực và vai trò của các tổ chức khu vực nói riêng.

1.2. Các luận điểm chính về liên kết và hợp tác khu vực trong lý thuyết quan

hệ quốc tế

1.2.1. Chủ nghĩa tự do

Trường phái liên chính phủ do Stanley Hoffman và Andrew Moravcsiks

thúc đẩy khai thác sâu hơn khía cảnh vai trò của các chính phủ trong tiến trình

liên kết khu vực. Theo Hoffmann, tiến trình liên kết ở châu Âu là quá trình chính

phủ các quốc gia tự nguyện tham gia các hiệp định nhằm phối hợp giải quyết các

Page 34: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

24

vấn đề chung. Quyền lực vẫn thuộc về chính phủ các quốc gia thành viên và các

quyết định được đưa ra trên cơ sở nhất trí, chủ yếu là sự đồng thuận giữa các

cường quốc. Tiến trình liên kết chủ yếu phụ thuộc vào ý chí của các chính phủ

thành viên, mang tính chất liên chính phủ nhiều hơn là tính chất siêu quốc gia, và

"tiến trình liên kết chỉ tiến triển trong phạm vi mà chính phủ các quốc gia mong

muốn mà thôi".

Học thuyết chủ nghĩa liên chính phủ tự do mới của Moravcsik có sự kết

hợp với cách tiếp cận của những người theo chủ nghĩa chức năng mới. Moravcsik

cho rằng lợi ích quốc gia được xác định là phần quan trọng của tiến trình vận động

trong nội bộ xã hội đa nguyên chính trị của quốc gia thành viên đó. Moravcsik sử

dụng phương pháp phân tích "trò chơi hai cấp" (two-level game) 182để giải

thích các cuộc mặc cả thương lượng trong nội bộ liên minh châu Âu. Nhu cầu liên

kết nảy sinh từ quá trình vận động chính trị nội bộ, và thế lực chính trị mạnh nhất

sẽ quyết định lợi ích và lập trường của chính phủ quốc gia đó khi tham gia đàm

phán hội nhập. Tuy nhiên, kết quả liên kết lại phụ thuộc vào kết quả đàm phán

quốc tế giữa quốc gia đó với những quốc gia khác, và kết quả đó sẽ tác động trở

lại đối với tiến trình chính trị nội bộ. Trong phân tích và lý giải tiến trình liên kết

khu vực ở châu Âu, Moravcsik kết luận: (i) tiến trình thương lượng liên chính phủ

giữa các quốc gia tham gia tiến trình liên kêt khu vực châu Âu giúp củng cố quyền

lực của Nhà nước trong chính trị nội bộ, (ii) liên kết không nhất thiết đồng nghĩa

với sự củng cố quyền lực cho các thể chế siêu quốc gia, (iii) nhà nước quốc gia

vẫn có thể được coi là tác nhân chính quyết định mức độ và tiến độ liên kết, và

mục đích liên kết là để duy trì quyền tự trị của nhà nước quốc gia thành viên.

Trường phái liên chính phủ chịu ảnh hưởng khá nhiều của chủ nghĩa hiện

thực mới, coi nhà nước là chủ thể chính trong chính trị quốc tế. K.J. Holsti, một

học giả theo trường phái tân hiện thực, kết luận rằng quan điểm lấy nhà nước

làm trọng tâm vẫn đứng vững trong thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Mặc

dù không giải thích được tiến trình liên kết ở châu Âu, nhưng những luận điểm

của trường phái chủ nghĩa hiện thực mới có ảnh hưởng sâu sắc tới những lý luận

Page 35: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

25

ban đầu về chủ nghĩa khu vực hay còn gọi là những lý thuyết về liên kết cổ điển,

đặc biệt là chủ nghĩa liên chính phủ. Dựa trên những lập luận cơ bản của chủ

nghĩa hiện thực mới, trường phái này đặt trọng tâm vào vai trò của nhà nước, coi

nhà nước là chủ thể chính chi phối tiến trình liên kết.

Tiến trình liên kết và thể chế hoá phụ thuộc vào nhà nước, lợi ích và quan

hệ qua lại giữa các nhà nước với nhau. Cụ thể: (i) Nhà nước có chủ quyền trong

tài phán quốc gia và các vấn đề đối nội, cũng như trong chính trị đối ngoại nhằm

bảo đảm sự tồn tại của nhà nước và quốc gia đó; (ii) mục tiêu của nhà nước là duy

trì và đạt được hòa bình trong xã hội quốc tế vô trật tự, và nhà nước tham gia vào

hợp tác quốc tế nhằm thực hiện lợi ích quốc gia và nhà nước không phải phục tùng

bất kỳ thế lực quốc tế nào; (iii) vai trò trung tâm của nhà nước đãđem lại vị trí

quan trọng cho các chính phủ, các lãnh đạo, nguyên thủ quốc gia trong hoạch định

đường lối chính sách cho quốc gia. Mặc dù nhân tố phi nhà nước có vai trò ngày

càng tăng, nhưng nhà nước vẫn là nhân tố chính chịu trách nhiệm đàm phán về các

chuẩn tắc và luật lệ khi tham gia vào nền kinh tế quốc tế. Đặc biệt, trường phái

liên chính phủ đã tiếp nhận quan điểm của chủ nghĩa hiện thực mới khi nhấn mạnh

tác động của "quan hệ giữa các nước lớn" tới tiến trình liên kết.

Trong các trường phái chính thuộc Chủ nghĩa Tự do, Tự do thể chế là

mảng lý luận tập trung làm làm rõ vai trò của các tổ chức quốc tế trong quan hệ

quốc tế, và do đó tạo cơ sở cho việc phân tích các vấn đề về liên kết khu vực.

Theo thuyết Tự do thể chế, các cơ chế/thể chế mang tính chất liên chính

phủ đóng vai trò chính yếu trong việc đưa quan hệ quốc tế ra khỏi tình trạng vô

chính phủ hoặc bị bá quyền chi phối. Sở dĩ như vậy là do các cơ chế/thể chế này

đặt ra các luật lệ (rules) và quy chuẩn (norms) có tính ràng buộc cao đối với các

bên tham gia. Quá trình ra quyết định của các thể chế và tổ chức quốc tế có mức

độ minh bạch tương đối do luật lệ quy định, do đó góp phần khắc phục tình trạng

nước lớn dùng ý chí áp đặt các nước còn lại. Ngoài ra, sự tăng cường trao đổi

thông tin chính sách giữa các nước thành viên trong thể chế quốc tế cũng làm

giảm chi phí giao dịch, nâng cao hiệu quả hoạch định và triển khai chính sách

Page 36: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

26

cho các nước thành viên. Thuyết Tân chức năng tiền đề quan trọng của mảng lý

luận Tự do Thể chế, cho rằng trong giai đoạn đầu của quá trình liên kết, các quốc

gia hợp tác chủ yếu để giải quyết các vấn đề mang tính kỹ thuật và phi chính trị

Thành công của hợp tác trong các lĩnh vực này sẽ có hiệu ứng lan toả sang các

vấn đề mang tính chính trị thực sự. Từ đó, quá trình liên kết đạt được những

bước phát triển mới.

Theo quan điểm của chủ nghĩa tự do nói chung, quốc gia là chủ thể quan

trọng nhất, nhưng không phải là duy nhất của quan hệ quốc tế. Các chủ thể khác

bao gồm các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế, các thể chế đa phương

và các cá nhân. Chủ nghĩa tự do nhấn mạnh tính hệ thống cũng như vai trò của

thể chế trong việc cung cấp thông tin, giảm chi phí giao dịch giữa các thành viên,

và do đó tạo thuận lợi cho hợp tác giữa các quốc gia, đặc biệt là hợp tác kinh tế.

Hợp tác đem lại lợi ích cho các nước nên các nước có nhu cầu hợp tác thông qua

việc thành lập các thể chế đểđạt mục tiêu một cách tốt nhất, đồng thời thúc đẩy

các nước tiếp tục hợp tác để giải quyết những mâu thuẫn.

Trong các trường phái chính thuộc Chủ nghĩa Tự do, Tự do thể chế là

mảng lý luận tập trung làm làm rõ vai trò của các tổ chức quốc tế trong quan hệ

quốc tế, và do đó tạo cơ sở cho việc phân tích các vấn đề về liên kết khu vực.

Theo thuyết Tự do thể chế, tổ chức và thể chế quốc tế đóng vai trò chính yếu

trong việc đưa quan hệ quốc tế ra khỏi tình trạng vô chính phủ hoặc bị bá quyền

chi phối. Sở dĩ như vậy là do các tổ chức/thể chế này đặt ra các luật lệ và quy

chuẩn (norms) có tính ràng buộc cao đối với các bên tham gia. Sự tồn tại của các

tổ chức và thể chế quốc tế cũng tạo điều kiện cho sức mạnh pháp lý dần thay thế

ý chí của các nước lớn do quá trình ra quyết định của các thể chế và tổ chức quốc

tế có mức độ minh bạch tương đối do luật lệ quy định, do đó góp phần khắc phục

tình trạng nước lớn dùng ý chí áp đặt các nước còn lại. Ngoài ra, việc tăng cường

trao đổi thông tin chính sách giữa các nước thành viên trong thể chế quốc tế giúp

nâng cao hiệu quả hoạch định và triển khai chính sách của các nước thành viên.

Page 37: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

27

Theo quan điểm của chủ nghĩa tự do nói chung, quốc gia là chủ thể quan

trọng nhất, nhưng không phải là duy nhất của quan hệ quốc tế. Các chủ thể khác

bao gồm các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế và các thể chế đa

phương. Chủ nghĩa tự do nhấn mạnh tính hệ thống cũng như vai trò của thể chế

trong việc cung cấp thông tin, giảm chi phí chuyển tải và do đó tạo thuận lợi cho

hợp tác giữa các quốc gia, đặc biệt là hợp tác kinh tế. Tuy nhiên, các nhánh khác

nhau của chủ nghĩa tự do có cách giải thích khác nhau về nguyên nhân dẫn đến

hợp tác giữa các quốc gia. Nhánh“Tự do cổ điển” cho rằng các chủ thể hợp tác

được với nhau là nhờ sự tồn tại của các thể chế do con người lập nên nhằm tạo

thuận lợi cho trao đổi hợp tác và ngăn chặn việc dùng sức mạnh răn. Trong khi

đó, nhánh“Tân Tự do”, với đại diện tiêu biểu là Robert O. Keohane và Robert

Axelrod, cho rằng hợp tác thực hiện được là do các chủ thể, qua quá trình tương

tác liên tục, nhận thức được lợi ích của việc hợp tác[137]. Như vậy, lợi ích trong

hợp tác có hiệu ứng lan tỏa, thúc đẩy các chủ thể hợp tác tiếp tục để giải quyết

mâu thuẫn. Keohane và Nye, đại diện cho trường phái tân tự do nhấn mạnh

thuyết tuỳ thuộc lẫn nhau, cho rằng sự trao đổi qua lại tạo nên sự tuỳ thuộc lẫn

nhau, hình thành mạng lưới tuỳ thuộc trong đó các khía cạnh quốc gia và khu

vực mờ đi[136; tr.728].

Trường phái chủ nghĩa tân tự do còn có những dấu ấn quan trọng trong

nghiên cứu về vai trò của nhà nước, thuyết về sự phụ thuộc lẫn nhau, cho rằng

hợp tác giữa các quốc gia, chủ yếu là giữa các chủ thể nhà nước, được xúc tiến

khi các bên nhận thức được mối đe dọa chung, hoặc để đối phó với những mối

đe dọa mới xuất hiện như sự đình trệ kinh tế hay tình hình bất ổn định, gọi chung

là những vấn đề “xuyên biên giới" mà bất cứ quốc gia nào, dù mạnh đến đâu

cũng không thể một mình xử lý được. Luận điểm của chủ nghĩa tự do về kinh tế

thị trường và tự do thương mại, về sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế-

chính trị giữa các chủ thể trong hệ thống quốc tế có ảnh hưởng tới luận điểm cơ

bản của trường phái chức năng mới [16].

Page 38: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

28

Trường pháichức năng cho rằng liên kết kinh tế sẽ tạo ra sức ép dẫn tới

liên kết chính trị, và liên kết chính trị tới lượt nó sẽ thúc đẩy nhanh hơn nữa liên

kết kinh tế. Chia sẻ quan điểm của những người theo chủ nghĩa tự do cho rằng

"các cơ chế quốc tế và sự quản lý toàn cầu ở một mức độ nào đó là cần thiết để

đàm phán và thực thi các hiệp định toàn cầu", trường phái chức năng cũng nhằm

tới mục tiêu cuối cùng là tạo ra một sự liên kết khu vực, xây dựng một thể chế

siêu quốc gia theo mô hình liên bang (hoặc khu vực). David Mitrany là một

trong những thành viên khởi xướng của trường phái này cho rằng các quốc gia

ban đầu liên kết với nhau trên các lĩnh vực hợp tác chuyên ngành hay kinh tế.

Sau đó, các quốc gia trong quá trình liên kết từng phần, tạo nên động lực mở

rộng ra các lĩnh vực khác. Đây được xem là “tác động lan truyền”. Tác động lan

truyền có hai dạng: chức năng và chính trị. Lan truyền chức năng trên các lĩnh

vực chuyên ngành, kinh tế, từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác. Lan truyền chính

trị là việc tạo nên các mô hình siêu quốc gia, tầm cỡ như EU, hoặc Liên Hợp

Quốc. Một trong những học giả chủ xướng thuyết lan truyền này là Ernst Haas.

Haas là người áp dụng thuyết “tác động lan truyền” để lý giải cho quá trình liên

kết ở châu Âu. Theo Haas và những người theo chủ nghĩa chức năng, tiến trình

liên kết khu vực sẽ được thúc đẩy trên ba giả định: (i) tác động lan tỏa; (ii) cam

kết trung thành của các nhóm lợi ích chuyển từ cấp độ quốc gia sang thể chế khu

vực; (iii) vai trò quyết định của các thể chế siêu quốc gia đối với tiến trình liên

kết khi các thể chế này có quyền lực hơn và độc lập hơn với các quốc gia thành

viên (Hass sử dụng thuật ngữ sự độc lập của phái kỹ nghệ)[16]. Haas nhấn mạnh

rằng những kết quả tích cực đạt được do tác động lan truyền sẽ tạo ra sự thay đổi

trong cách đánh giá và động cơ của các chính trị gia đối với các vấn đề liên kết khu

vực. Haas cũng cho rằng không chỉ các chính trị gia mà cả giới thượng lưu trong xã

hội cũng ủng hộ tiến trình liên kết, và tính hợp lý mà các chính khách vốn tuân sẽ

bị mờ đi do sự tham gia của nhiều đối tượng khác nhau trong nỗ lực theo đuổi mục

tiêu liên kết. Haas chỉ ra rằng tác động lan truyền không phải đương nhiên theo một

số dạng của luật kinh tế mà dựa vào khả năng điểu chỉnh và thay đổi lòng trung

Page 39: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

29

thành và thái độ của các quốc gia trong cùng khu vực, cuối cùng hướng đến thúc

đẩy liên kết khu vực [110].

Mặc dù không rõ nét như chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa tự do mới,

Karl Deutsch và những người theo trường phái "tương tác"chủ trương thông qua

tiếp xúc để xây dựng “tính cộng đồng”) cũng có ảnh hưởng nhất định đối với

những lý luận về liên kết khu vực ở châu Âu. Deutsch và những người đồng sự

phát triển khái niệm “cộng đồng an ninh”, nêu ý tưởng về một hiệp hội khu vực

mà ở đó nhu cầu hợp tác về cơ bản sẽ nổi trội hơn khuynh hướng xung đột. Mặc

dù tồn tại cạnh tranh về lợi ích, bất đồng và chênh lệch về sức mạnh, các thành

viên của cộng đồng an ninh vẫn tham gia vào một hệ thống quản lý dựa trên hiểu

biết chung và bản sắc tập thể, không chính thức, nhằm tìm giải pháp hòa bình

cho các tranh chấp. Đặc trưng của cộng đồng này là giữa các thành viên có sự tin

cậy lẫn nhau, có chung nguyện vọng hoà bình, do đó khả năng nổ ra chiến tranh

giữa các nước này là tương đối thấp. Luận điểm của Deutsch và những người

theo "chủ nghĩa tương tác" cho rằng liên kết là quá trình tiệm tiến trước hết ở

lĩnh vực kinh tế, văn hoá-xã hội và bản sắc chính trị, rồi tiến tới thể chế hoá

chính trị" đã có ảnh hưởng tới trường phái chức năng mới. Trường phái này cho

rằng chiến lược phù hợp nhất để đạt tới mục tiêu cuối cùng (tức là sự nhất thể

hoá khu vực) cần phải là một chiến lược từng bước, thông qua chính sách liên

kết trên từng lĩnh vực chức năng cụ thể để chuyển dần quyền lực từ cấp độ nhà

nước quốc gia sang trung tâm mới [16].

1.2.2. Chủ nghĩa Kiến tạo

Ra đời vào nửa sau thế kỷ XX, Chủ nghĩa Kiến tạo là một mô hình lý

thuyết không mang tính đồng nhất. Điểm đặc trưng căn bản của Chủ nghĩa Kiến

tạo là nhấn mạnh nhận thức chủ quan của từng quốc gia về bản sắc với vai trò là

biến số chính tác động đến cách nhìn nhận lợi ích quốc gia cũng như quan hệ

quốc tế. Alexander Wendt, một đại diện tiêu biểu của mảng lý thuyết này, cho

rằng“Tình trạng vô chính phủ do chính các quốc gia tạo nên” [209]. Như vậy,

Page 40: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

30

việc một hệ thông có trở nên vô chính phủ hay không tuỳ thuộc vào bản sắc chứ

không phải khả năng quân sự của các quốc gia. Bản sắc của các quốc gia được

hình thành thông qua quá trình tương tác và “xã hội hoá”.

Theo thuyết Kiến tạo xã hội, hai vấn đề quan trọng nhất đối với hợp tác

trong hệ thống quốc tế là sự đồng dạng về mặt thể chế và sự thể chế hoá các

chuẩn mực/quy tắc. Theo đó, sự đồng dạng về mặt thể chế là kết quả của quá

trình tương tác và tham gia trong một môi trường, theo đó có sự thay đổi về mặt

nhận thức và mô hình giữa các quốc gia theo hướng đồng nhất. Sự thay đổi này

gắn với thay đổi trong nhận thức về lợi ích quốc gia, nhằm phục vụ nhu cầu an

ninh, phát triển và ảnh hưởng của quốc gia đó. Có hai lý do chính cho việc các

quốc gia ủng hộ sự thể chế hoá các chuẩn mực/quy tắc: i) tránh phải trả giá cho

việc hành xử ngược với các chuẩn mực, quy tắc trong quan hệ quốc tế vốn được

chấp nhận rộng rãi; và ii) nâng cao uy tín và vị thế quốc tế của quốc gia thông

qua sự thừa nhận của các quốc gia khác. Tuy nhiên, quá trình hình thành nên các

quy tắc và chuẩn mực này thường kéo dài và đầy khó khăn (quá trình “xã hội

hoá”), và kết quả của nó là sự gia tăng tính cộng đồng khu vực và quốc tế.

Khác với cách tiếp cận của trường phái chủ nghĩa hiện thực và tự do, chủ

nghĩa Kiến tạo nhấn mạnh tầm quan trọng của văn hóa, ý tưởng, hệ tư tưởng và

sự “xã hội hóa”. Theo đó, hành vi của nhà nước được quyết định bởi niềm tin,

bản sắc cũng như các chuẩn mực cư xử xã hội của tầng lớp tinh hoa. Chủ nghĩa kiến

tạo dựa trên giả định rằng hệ thống quốc tế là một sự kiến tạo xã hội, trong đó hệ tư

tưởng, lịch sử và quá trình xã hội hóa có vai trò quan trọng trong chính sách của

mỗi nước và quan hệ quốc tế. Các cá nhân, cụ thể là các nguyên thủ quốc gia, với

những giá trị văn hóa và bản sắc gắn liền trong hoàn cảnh lịch sử của họ, đưa ra

quyết sách và vì vậy, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống quốc tế.

Trong khi chủ nghĩa hiện thực chủ yếu đề cập đến an ninh và sức mạnh vật

chất, chủ nghĩa tự do chủ yếu nhấn mạnh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và các

yếu tố trong nước, chủ nghĩa kiến tạo quan tâm nhiều hơn tới vai trò của các ý

tưởng, bao gồm các mục tiêu, mối đe dọa, sự đồng nhất và các yếu tố khác có ảnh

Page 41: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

31

hướng tới nhà nước và các chủ thể phi nhà nước, trong việc định hình hệ thống

quốc tế. Theo các nhà lý luận Kiến tạo, vấn đề quan trọng sau chiến tranh lạnh là

việc các nhóm khác nhau nhìn nhận bản sắc và lợi ích của mình như thế nào. Quốc

gia sẽ hợp tác với nhau khi có cùng một bản sắc tập thể, nhìn nhận về lợi ích giống

nhau. Bản sắc là những khái niệm theo đó các nước nhận thức về mình và người

trong một tiến trình tương tác liên tục và dày đặc. Hợp tác sẽ lâu dài nếu quan hệ

giữa các nước được xây dựng trên bản sắc chung, gần về địa lý và có sự tương

đồng về lịch sử.

Theo Alexander Wendt, “các cấu trúc của tổ chức loài người được quyết

định chủ yếu bởi các ý tưởng chung chứ không phải các lực lượng vật chất, và

bản sắc và mối quan tâm của các chủ thể được xây dựng bởi những ý tưởng

chung chứ không phải do tự nhiên mà có” [209; tr.1] . Ông cũng như những nhà

lý luận của học thuyết này không nhìn nhận tình trạng vô chính phủ là cơ sở bất

biến của hệ thống quốc tế mà cho rằng tình trạng vô chính phủ là do các nhà

nước tự tạo ra; và các chuẩn mực xã hội định hình và thay đổi chính sách đối

ngoại theo thời gian chứ không phải an ninh là nhân tố làm thay đối như học

thuyết hiện thực khẳng định. Tình trạng vô chính phủ có thể chuyển thành một

“cộng đồng an ninh” mà ở đó các nước tin tưởng lẫn nhau và giải quyết xung đột

không xảy ra chiến tranh. Do đó hệ thống quốc tế vô chính phủ cũng là một kiến

tạo xã hội.

Nhà lý luận theo trường phái kiến tạo Amitav Acharya cũng cho rằng lợi

ích và bản sắc của các quốc gia không phải là tự có mà hình thành và phát triển

qua một quá trình tương tác và xã hội hóa, được kiến tạo bởi các cấu trúc xã hội.

Thông qua tương tác và xã hội hóa, các quốc gia có thể phát triển một bản sắc

chung để vượt qua chính trị quyền lực và tình thế tiến thoái lưỡng nan về an

ninh. Một ví dụ là chủ nghĩa khu vực ở Đông Nam Á hình thành bởi các lực

lượng có chung ý tưởng và việc xã hội hóa nhằm đạt được bản sắc chung. Các

yếu tố như quy tắc chung, sự bình đẳng và việc tránh tham gia các hiệp ước quân

sự của các cường quốc có tầm ảnh hưởng đối với việc hình thành một hình thái

Page 42: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

32

chủ nghĩa khu vực yếu và tương đối không thể chế hóa, được biết đến như“bản

sắc ASEAN” [42; tr.57-82].

Thuyết Kiến tạo giải thích về mô hình của chủ nghĩa khu vực ở chau Á,

mọ t loại hình phản ánh rõ rẹt hon các chuẩn mực và van hóa của các quốc gia

chau Á và bản săc chung của họ - những quốc gia mới giành đọc lạp đang tìm

kiếm quyền tự chủ cho đất nuớc và cho cả khu vực. Những nhà kiến tạo biẹn

luạn rằng sự thành lạp ASEAN nam 1967 kho ng thể giải thích duới góc đọ hiẹn

thực chủ nghĩa do thiếu vắng mọt mối đe dọa chung từ ben ngoài, hoạc bởi chủ

nghĩa tự do, vốn cho rằng cần phải có sự phụ thuọc lẫn nhau giữa các nuớc thành

vien. Khong điều kiẹn nào kể tren xuất hiẹn trong mối quan hẹ giữa các thành

vien sáng lạp ASEAN thuở ban đầu. Thay vào đó, chủ nghĩa khu vực ở Đong

Nam Á là sản phẩm đến từ lý tuởng, chẳng hạn nhu những chuẩn mực chung, và

bản sắc chung đến từ quá trình xã họi hóa. Các chuẩn mực chung - bao gồm

nguye n tắc khong can thiẹp, bình đẳng giữa các quốc gia, và khong trở thành

thành vie n trong hiẹ p uớc quan sự của các sieu cuờng - đã có ảnh huởng đến viẹ c

hình thành mọt dạng chủ nghĩa khu vực sơ khai và phi thể chế hóa, vốn đu ợc biết

đến với cái ten “Phuong cách ASEAN.”

Các tổ chức khu vực do đó đã đã trở thành điểm cốt lõi trong các quan

điểm của chủ nghĩa kiến tạo về quan hệ quốc tế ở chau Á thời hạu chiến. Thong

qua các thiết chế khu vực chau Á, những nhà kiến tạo đã thử nghiẹm và kiểm tra

những quan điểm của họ về vai trò của ý tuởng (ví dụ nhu an ninh tạp thể và an

ninh hợp tác), bản sắc (“con đuờng chau Á”, “phuong cách ASEAN”, “con

đu ờng chau Á-Thái Bình Duong”), và sự xã họi hóa. Ảnh huởng của chủ nghĩa

kiến tạo là đạc biẹt rõ rẹt trong nỗ lực phan biẹt chủ nghĩa khu vực châu Âu và

chau Á, nhấn mạnh vào bản chất chính thức, pháp lý và quan lieu của châu Âu so

với quan điểm phi chính thức, đồng thuạ n và nhấn mạnh tới tiến trình của chau

Á. Lạp luạn chủ yếu của những nhà kiến tạo về chủ nghĩa khu vực tại chau Á là

Page 43: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

33

những tieu chí xuất phát từ châu Âu không nên đuợc sử dụng đểđánh giá kết quả

và tính hiẹu quả của các tổ chức khu vực chau Á [42; tr.57-82].

1.2.3. Chủ nghĩa khu vực mới

Trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, các lý thuyết tập trung vào lý giải

tiến trình liên kết khu vực ở châu Âu có thể kể đến như thuyết chức năng, thuyết

chức năng mới, thuyết liên bang mới và thuyết liên chính phủ. Cho tới thời điểm

đó, mô hình liên kết khu vực ở châu Âu được đánh giá là thành công nhất, có

mức độ sâu và toàn diện nhất, trở thành mẫu hình liên kết cho nhiều khu vực

khác. Các nước châu Âu đãđi tiên phong trong nỗ lực liên kết, đạt được thành

tựu trong lĩnh vực xây dựng thể chế và tạo dựng khuôn khổ pháp lý cho liên kết

khu vực. Theo đó, các lý thuyết được đề cập ở trên đều xoay quanh giải thích về

tiến trình liên kết khu vực mà châu Âu khởi xướng. Tuy nhiên, cùng với sự kết

thúc của Chiến tranh Lạnh, sự mở rộng của trào lưu liên kết ở nhiều khu vực

khác nhau trên thế giới, các lý thuyết cổ điển về liên kết khu vực dựa vào mô

hình châu Âu đã trở nên không còn phù hợp 100, 108, 138.

Tiến trình liên kết khu vực trên thế giới phát triển theo hai khuynh hướng:

(i) tự phát, do các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa-xã hội và lịch sử vốn ẩn chứa

sâu xa ở khu vực tác động (Hette và Soderbaum 2000, Wallace 1994) và (ii)

những biến đổi trong cấu trúc hệ thống quốc tế sau Chiến tranh Lạnh đã tạo cơ

hội cho các hình thức liên kết khu vực phát triển đa dạng hơn (Milner 1992),

khiến xu hướng co cụm trong các khối phòng thủ khép kín thời Chiến tranh Lạnh

chuyển thành mô hình hợp tác và liên kết khu vực mở, kết nối toàn cầu gia tăng.

Khái niệm “liên kết khu vực mở” đã nổi lên. Do đó, các lý thuyết cổ điển về liên

kết khu vực đã nhường chỗ cho lý thuyết mới. Nhiều môn khoa học khác nhau

được sử dụng để giải thích về liên kết khu vực như kinh tế chính trị quốc tế,

khoa học chính trị, quan hệ quốc tế, xã hội học và địa lý kinh tế, chứ không chỉ

đơn thuần dựa vào kinh tế học như trước đây. Lý thuyết mới giúp giải thích toàn

diện và đầy đủ hơn về liên kết khu vực, các nguyên nhân và kết quả của nó từ cả

góc độ chính trị, kinh tế và xã hội.

Page 44: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

34

Chủ nghĩa khu vực mới tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của các thể chế

trong thúc đẩy liên kết và hợp tác khu vực. Các thể chế giúp giảm chi phí và bất

trắc trong các giao dịch, đảm bảo việc thực thi các cam kết, hỗ trợ tiến trình gắn

kết giữa các xã hội, hình thành bản sắc chung98. Lý thuyết mới về liên kết khu

vực cũng mở rộng khái niệm “khu vực” dưới nhiều hình thức khác nhau như: về

chính trị là một đơn vị hành chính, về văn hóa là một cộng đồng có ngôn ngữ và

sắc tộc chung, về kinh tế là một khu vực sản xuất và trao đổi chung. Chính các

động lực được thúc đẩy bởi nhu cầu thị trường đã tạo nên các làn sóng khu vực tạo

nên những không gian kinh tế mở trong khu vực, vượt qua các ranh giới quốc gia.

Thuyết kiến tạo xã hội, nhìn từ góc độ của chủ nghĩa khu vực mới, giúp diễn giải

quá trình tương tác giữa các xã hội tạo nên một khu vực có bản sắc chung.

Alexander Wendt 221 cho rằng sự tùy thuộc gia tăng trong bối cảnh toàn cầu

hóa tạo nên những cộng đồng mới với lợi ích chung, cảm giác “khu vực” nơi các

trao đổi về kinh tế, chính trị và xã hội tập trung trong không gian khu vực riêng,

không giống với các cộng đồng khu vực khác.

Chủ nghĩa khu vực mới cũng giải thích về tiến trình xây dựng cộng đồng ở

khu vực, như là sự tạo dựng các mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn, giữa người dân,

các tổ chức, các cơ quan của mỗi quốc gia, nhằm phát triển sự gắn kết về chính trị,

kinh tế và xã hội chung trong khu vực, trên cơ sở các lợi ích chung, khiến các thành

viên cộng đồng tùy thuộc lẫn nhau cũng như hình thành cách thức các hành động ở

cấp khu vực được tiến hành để xử lý các lợi ích chung của khu vực. Trong quá trình

đó, bản sắc khu vực được hình thành, giúp tạo nên các mối quan hệ hợp tác và hòa

hợp trong một cộng đồng khu vực. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với những khu

vực vốn phải trải qua giai đoạn xung đột dài như Đông Á.

Khác với lý thuyết liên kết khu vực cũ, lý thuyết mới không chỉ bó hẹp

trong các nhân tố nhà nước, mà nhấn mạnh tầm quan trọng của các yếu tố phi

nhà nước, các lực lượng xã hội và các thể chế đa phương trong tiến trình liên kết

khu vực. Nói cách khác, chủ nghĩa khu vực kiểu mới tập trung nhiều hơn vào các

Page 45: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

35

mức độ đa dạng, đa tầng nấc của hợp tác và liên kết khu vực (như vai trò của các

nhà nước, thị trường, các tiểu khu vực...), với cách nhìn theo thuyết kiến tạo xã

hội để lý giải tiến trình xây dựng cộng đồng, cũng như sự liên kết giữa liên kết

khu vực với các tiến trình và cơ cấu bên ngoài khu vực đó, ở cấp độ đa phương

và toàn cầu.

Gavin nhấn mạnh thuyết liên kết khu vực mới khác với thuyết liên kết cũ

ở một số điểm quan trọng như [104; tr.277-312]:

(i) Chủ nghĩa khu vực mới đề cập đến một số nước nhỏ, sẵn sàng gắn kết

với các nước lớn hơn, những nước đóng vai trò bá quyền trong khu vực;

(ii) Các nước nhỏ có xu hướng tham gia vào tiến trình tự do hóa một cách

đơn phương và muốn củng cố bằng cách kết nối với một nước lớn đóng vai trò

chủ chốt.

(iii) Liên kết khu vực mới chính là liên kết sâu. Nó vượt ra bên ngoài khía

cạnh tự do hóa thương mại hàng hóa và bao hàm cả các vấn đề dịch vụ và đầu tư.

(iv) Sẽ không có bước đột phá mà liên kết được tiến hành tiệm tiến từng

bước

(v) Liên kết khu vực mới diễn ra giữa các nước có phạm vi địa lý gần gũi

nhau.

(vi) Các nước nhỏ coi các thỏa thuận thương mại tự do khu vực như biện

pháp để tăng thế mặc cả của họ trong đàm phán thương mại quốc tế.

Chủ nghĩa khu vực mới, kết hợp các lý thuyết của chủ nghĩa tự do và kiến

tạo,giúp giải thích tốt hơn về diễn biến trong liên kết khu vực ở Đông Á với cách

nhìn toàn diện và đa chiều hơn về tiến trình liên kết tại khu vực này vốn có nhiều

đặc trưng và khác biệt so với các khu vực khác. Lý thuyết khu vực mới, kết hợp

với phần lý luận về vai trò của các nước vừa và nhỏ trong quan hệ quốc tế được

trình bày ở phần dưới đây, sẽ là cơ sở lý luận phù hợp để chứng minh vai trò của

ASEAN trong tiến trình liên kết khu vực ở Đông Á.

Page 46: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

36

1.3 Lý luận về vai trò của các nước vừa và nhỏ trong quan hệ quốc tế

Vai trò của các nước vừa và nhỏ ngày càng được quan tâm nhiều hơn kể

từ giữa Thế kỷ XX trở lại đây khi sự xuất hiện của các quốc gia mới giành độc

lập từ các thuộc địa khiến số lượng các nước vừa và nhỏ gia tăng, cùng với tác

động của quá trình toàn cầu hóa làm thay đổi đánh giá về sức mạnh của mỗi

quốc gia. Theo Hans Morgenthaus, các nước lớn được cho là “những nước có

khả năng áp đặt ý chí lên các nước nhỏ... còn các nước nhỏ là các nước không có

khả năng chống lại ý chí của các nước lớn” [155] và “các nước lớn dễ dàng rơi

xuống tầng thứ hai và trở thành nước nhỏ, và một nước nhỏ có thể dễ dàng nổi lên

thành nước lớn”. Hans Morgenthaus, việc phân loại sức mạnh của các quốc gia

dựa trên các tiêu chí sau: lãnh thổ; dân số, quân đội, nền kinh tế, tài nguyên, đặc

điểm của dân tộc, tinh thần dân tộc, khả năng của chính phủ và nền ngoại

giao[156].Đây là cách phân loại truyền thống, dựa trên sức mạnh và quyền lực,

mà theo đó, các nước lớn sẽ có vai trò quan trọng hơn thông qua khả năng sử dụng

sức mạnh và quyền lực của mình trong quan hệ quốc tế. Các học giả đều cho rằng

các nước lớn hoặc các siêu cường đóng vai trò quan trọng nhất trong hệ thống

quốc tế, họ định ra những“luật chơi” cho hệ thống mà các nước khác phải theo.

Khái niệm về nước nhỏ được các nhà nghiên cứu nhìn nhận theo một số

cách khác nhau. Neumann [126] cho rằng các nước nhỏ là tất cả các nước không

phải nước lớn, và do đó, bao gồm cả các quốc gia tầm trung như Australia,

Canada, Nam Phi. Francis Fukuyama cho rằng vượt lên trên quy mô lãnh thổ,

một nước nhỏ là nước có ít hoặc ít hơn sự tham gia của chính phủ trong xã hội

hoặc nền kinh tế v.v [100]. Còn theo Keohane, một nước nhỏ là nước mà các nhà

lãnh đạo cho rằng nó không bao giờ có thể hành động một mình hoặc trong một

nhóm nhỏ, để tạo ảnh hưởng đáng kể trên toàn cầu [136]. Galtung cho rằng một

nước được xem là nước nhỏ khi có quy mô khiêm tốn (xét về lãnh thổ, dân số,

tiềm lực kinh tế, tiềm lực quân sự) và đang trong quá trình phát triển [103; tr.96].

Trong khi đó, Robert Rothstein bác bỏ khái niệm về một nước nhỏ dựa trên các

Page 47: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

37

tiêu chí đo đếm được. Ông cho rằng“một nước nhỏ là nước thừa nhận rằng họ

không thể đảm bảo được an ninh chủ yếu bằng cách sử dụng các năng lực của

chính mình. Và họ phải dựa chủ yếu vào sự hỗ trợ của các nước khác, các thể

chế và tiến trình khác để làm điều này...” [180].Keohane chỉ trích khái niệm này

của Rothstein, lập luận rằng “một nước lớn là nước mà nhà lãnh đạo cho rằng họ

có thể hành động một mình để gây ảnh hưởng quyết định đối với hệ thống quốc

tế; một nước bậc hai là nước mà nhà lãnh đạo cho rằng họ có thể tạo một số ảnh

hưởng, mặc dù chưa mang tính quyết định đối với hệ thống; một nước tầm trung

là nước mà nhà lãnh đạo cho rằng họ không thể hành động hiệu quả một mình

nhưng có thể có tác động mang tính hệ thống đến một nhóm nhỏ thông qua các

thể chế quốc tế; một nước nhỏ là nước mà nhà lãnh đạo cho rằng họ không thể

hành động một mình hay trong một nhóm nhỏ để tạo ra ảnh hưởng đối với hệ

thống quốc tế” [136].

Về cơ bản, chưa có một định nghĩa chung được thừa nhận về một nước

nhỏ nhưng có điểm chung được nhiều nhà nghiên cứu thống nhất rằng nước nhỏ

ít có khả năng tự bảo vệ mình, cả về quân sự và kinh tế, chống lại sự xâm lấn của

các nước lớn. Các học giả phân loại nước nhỏ hay lớn dựa trên tiêu chí về sức

mạnh, tuy nhiên, sức mạnh quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa không chỉ còn

dựa vào sức mạnh kinh tế hay quân sự, mà còn cần tính đến cả sức mạnh mềm

nằm trong tri thức, khoa học công nghệ, giáo dục.... Các nước nhỏ hoặc vừa, có

tiềm lực mềm nằm trong tri thức về khoa học công nghệ, có sự đầu tư cho giáo

dục,nghiên cứu và phát triển sẽ có khả năng tác động đến quan hệ quốc tế theo

cách riêng của mình.

Khái niệm các quốc gia tầm trung (tách ra từ nhóm các nước nhỏ) gần đây

được nhiều học giả đề cập đến mặc dù cũng chưa có một tiêu chí cụ thể để đánh

giá. Như nhận định của Keohane [136], các quốc gia bậc trung là quốc gia có vai

trò nhất định tác động đến hệ thống quan hệ quốc tế, dù không mang tính quyết

định, không ở vào vị thế bị động hoặc chịu sự tác động từ các nước lớn, không

Page 48: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

38

hoàn toàn bị phụ thuộc vào các nước lớn. Họ cũng có thể là những nước có tiềm

lực trên một hoặc một vài lĩnh vực nhưng chưa đủ khả năng tạo ảnh hưởng lớn

đối với toàn hệ thống.

Các nhà lý luận hiện thực cho rằng cách tốt nhất để các nước nhỏ có thể

đảm bảo an ninh cho mình là cân bằng (quan hệ) hay phù thịnh đối với các nước

lớn, đóng vai trò là“vùng đệm” giữa các nước lớn, hoặc dựa vào thế mạnh về

sốlượng của mình trong các tổ chức quốc tế để tác động tạo ra thay đổi [180]

[96] [202]. Các nước nhỏ phải tính đến lợi ích của các nước lớn, là đối tượng

chịu tác động và phụ thuộc vào các nước lớn trong hệ thống quốc tế. Trong khi

đó, các nhà lý luận theo trường phái tự do lại nhấn mạnh sức mạnh mềm dựa vào

các giá trị đạo đức, năng lực quản lý điều hành đất nước, đảm bảo công bằng xã

hội, đầu tư cho giáo dục, nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ v.v. để

chứng minh rằng nước nhỏ không có nghĩa là nước yếu và một số nước tuy nhỏ

nhưng vẫn có thể tạo ra ảnh hưởng lớn trong một lĩnh vực nào đó như Thụy Sĩ

trong lĩnh vực tài chính và Arab Saudi và Kuwaittrong ngành công nghiệp dầu

lửa. Bên cạnh đó, các nhà lý luận tự do cũng đề cao các tiến trình liên kết kinh tế

và toàn cầu hóa, vai trò của các thể chế mà trong đó, các nước nhỏ có thể tận

dụng được lợi thế tương đối trong tương quan với các nước lớn. Các nhà lý luận

theo trường phái kiến tạo, mà đại diện là Bjorkdahl và Ingebritsen cho rằng các

nướcnhỏ có thể đóng vai trò là nhà kiến tạo các chuẩnmực, tác động đến chính

trịquốctế;họ không chỉ tham gia vào các cuộc thương lượng,mặccảvới các

nướclớn, mà có thể tranh luận, thiếtlập các khuôn khổ và kiếntạo các bảnsắc và

chuẩnmựcmới có lợi hơn cho mình trong quan hệvới các nướclớn. [82], [125;

tr.11-23].

Theo Vital, các nước nhỏ có 3 sự lựa chọn chính sách: (i) thụ động chấp

nhận môi trường bên ngoài, (ii) chủ động tác động để thay đổi môi trường bên

ngoài theo hướng có lợi cho mình hoặc (iii) Tự về để duy trì nguyên trạng (theo

cách thức ngoại giao truyền thống, phòng vệ) [203]. Ngoài ra, các nước nhỏ

Page 49: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

39

cũng có thể lựa chọn cách thức tích cực hơn như (iv) biệt lập (để tránh bị gia

tăng sự phụ thuộc) và (v) hạn chế bị phụ thuộc (kết hợp giữa tự vệ và chủ động

để tiết kiệm nguồn lực,gia tăng vị thế thông qua tăng cường vai trò tại các tổ

chức, thể chế quốc tế…) [126; tr.8-9].

Vai trò của các nước nhỏ và vừa được thể hiện rõ nét hơn thông qua các

thể chế quốc tế khi họ nỗ lực đảm bảo an ninh cho mình trên cơ sở luật quốc tế

và thông qua việc ủng hộ đàm phán về các thỏa thuận mang tính ràng buộc về

pháp lý, trong khuôn khổ của các tổ chức hoặc thể chế quốc tế. Họ tham gia một

cách tích cực vào các cơ chế hợp tác khu vực và đa phương, trở thành thành viên

của các thể chế này và qua đó, theo đuổi các lợi ích quốc gia của mình, bảo vệ

được lậ trường quan điểm của mình trên cơ sở luật quốc tế. Tư cách thành viên

của các tổ chức và thể chế khu vực hoặc quốc tế giúp các quốc gia vừa và nhỏ có

khả năng đảm bảo an ninh tốt hơn và tạo những ảnh hưởng nhất định trong thể chế

đó, trên cơ sở nguyên tắc không phân biệt đối xử, thống nhất và đoàn kết, như

trường hợp của EU. Như trên đãđề cập, trong một thể chế hoặc rộng hơn là trong

hệ thống quốc tế, các nước lớn phải thể hiện được quyền lực và trách nhiệm của

mình, được các nước nhỏ thừa nhận, và đây cũng chính là khía cạnh các nước nhỏ

có thể tận dụng để phát huy vai trò của mình trong quan hệ quốc tế.

Để đánh giá một cách khoa học về vai trò của một tổ chức trong tiến trình

hợp tác, cần dựa trên một bộ tiêu chí nhất định. Trong phạm vi đề tài này, đánh

giá về vai trò của ASEAN, với tư cách là một tổ chức khu vực trong tiến trình

hợp tác và liên kết khu vực ở Đông Á, các tiêu chí sau đây sẽ được sử dụng:

i)Khả năng đề xuất các ý tưởng, sáng kiến, các khuôn khổ và cơ chế nhằm

thúc đẩy hợp tác.

ii) Khả năng thu hút sự tham gia và hưởng ứng của các đối tác liên quan

đối với ý tưởng, sáng kiến và các khuôn khổ này

iii) Khả năng thực hiện các ý tưởng và sáng kiến đề ra, xây dựng và duy

trì các khuôn khổ hợp tác với các luật chơi và chuẩn mực cụ thể.

Page 50: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

40

iv) Khả năng giám sát, đảm bảo các đối tác tham gia tuân thủ đúng các

chuẩn mực, luật chơi của các khuôn khổ và cơ chế hợp tác do tổ chức đó khởi

xướng.

Tùy vào mức độ đáp ứng các tiêu chí kể trên, có thể đánh giá vai trò của

một tổ chức là người dẫn dắt, chủ trì hay thúc đẩy đối với hợp tác và liên kết ở

khu vực. Các tiêu chí này sẽ là bộ khung để đánh giá vai trò của ASEAN trong

liên kết khu vực Đông Á được trình bày cụ thể hơn ở chương 2.

1.4 Thực tiễn hợp tác và liên kết khu vực Đông Á từ sau Chiến tranh thế

giới thứ Haiđến nay

1.4.1 Thực tiễn hợp tác khu vực trước 1997

Quá trình liên kết khu vực theo hướng khu vực hóa ở Châu Á-Thái Bình

Dương đã bắt đầu manh nha từ thập niên 50 của thế kỷ XX.

Các nỗ lực của Đông Á nhằm thiết lập một cơ chế khu vực có thể kể đến

đầu tiên là cuộc thảo luận về Hiệp ước Thái Bình Dương (Pacific Pact) giai đoạn

1949-1951. Đây là ý tưởng của Ngoại trưởng Philippines Carlos Romulo đề xuất

vào tháng 1/1949 tại New Delhinhằm đạt được một thỏa thuận chính trị-kinh tế

toàn châu Á, sau đóđược Tổng thống Philippines Elpidio Quirino bổ sung thêm

khía cạnh quân sự nhằm lôi kéo sự ủng hộ của Mỹ. Ý tưởng này tuy được sự

hưởng ứng ban đầu của một số lãnh đạo như Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc,

Syngman Rhee ở Triều Tiên và phần nào là Jawwaharlal Nehru ở Ấn Độ nhưng

đã không thành do Mỹ và Anh chưa thực sự nhìn thấy một thỏa thuận như vậy

phục vụ được ý đồ của họ trong việc bảo vệ sự tấn công của quân giải phóng

Trung Quốc vào các vùng lãnh thổ do Anh quản lý như Malaya, Singaporevà

Hong Kong [99].

Tiếp đó, phải kể đến là sự ra đời của Khối Hiệp ước Đông Nam Á

(SEATO) vào năm 1954, được coi là động thái của Mỹ nhằm ổn định chiến lược ở

khu vực Đông Nam Á, sau một loạt các thỏa thuận song phương theo mô hình“

trục và nan hoa” giữa Mỹ với Australia, Nhật, New Zealand, Philippines, Nam

Page 51: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

41

Triều Tiên, Nam Việt Nam, Đài Loan trong suốt giai đoạn đầu và giữa những năm

1950. SEATO mang tính chất một khối phòng thủ quân sự chung (theo kiểu Hiệp

ước Quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO), trên cơ sở Hiệp ước Manila (ký tháng

9/1954).1 Tuy nhiên, do nhiều khó khăn, nhất là xuất phát từ xung đột nội bộ,

SEATO không thể đạt được mục tiêu ban đầu đề ra và giải tán vào tháng 6/1977.

Sau SEATO, một loạt các tổ chức ở khu vực khác cũng ra đời. Hiệp hội

Đông Nam Á (ASA) gồm Philippines, Malaysia và Thái Lan, được thành lập

năm 1961 nhưng thất bại do các nước này bị coi là thân phương Tây, đi ngược

lại tinh thần chống đế quốc và trung lập của các nước khác trong khu vực. Tổ

chức khu vực MAPHILINDO ra đời tháng 8 năm 1963, bao gồm Malaysia,

Philippines và Indonesiavới phương châm giải quyết các vấn đề khu vực trên

tinh thần đồng thuận. Mục đích của tổ chức này là “khôi phục và tăng cường sự

thống nhất lịch sử và di sản chung của các dân tộc Mã lai, xích lại gần nhau

thông qua hợp tác kinh tế và văn hóa chặt chẽ”. Tuy nhiên, do mỗi nước theo

đuổi một ý đồ riêng, do xảy ra đối đầu giữa Malaysiavà Indonesia(1962-1966) và

sự thay đổi chính phủ ở Manila đã dẫn tới sự tan rã của tổ chức này.

Trên thực tế, sự ra đời và hoạt động của các tổ chức này có vai trò đặt nền

móng về ý tưởng cho việc thành lập Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

(ASEAN) vào năm 1967. Đây là một bước ngoặt quan trọng đối với hợp tác ở

khu vực, với các nước thành viên có chung hoàn cảnh địa lý và lịch sử (là những

nước vừa và nhỏ, mới thoát khỏi chế độ thực dân), đồng thời có chung lợi ích về

việc xây dựng độc lập, tự cường, tạo dựng môi trường khu vực ổn định, thuận lợi

cho phát triển kinh tế và tự chủ trong các vấn đề khu vực. Quá trình phát triển

của ASEAN trong hơn bốn thập niên qua đã tác động tích cực đến tiến trình liên

kết khu vực, góp phần quan trọng vào duy trì môi trường hoà bình, ổn định cho

phát triển ở khu vực này.

1Hiệp ước Ma-ni-la được ký giữa 2 nước Đông Nam Á là Philippines và Thái Lan với các nước Mỹ, Anh, Úc, New Zealand và Pakistan.

Page 52: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

42

Trong khi đó, tại Đông Bắc Á, một số sáng kiến hợp tác khu vực cũng được

đề xuất với mức độ thành công khác nhau. Năm 1965, Ngân hàng Phát triển châu

Á (ADB) ra đời từ sáng kiến của Nhật, có trụ sở đặt tại Manila, sau này phát triển

thành một định chế tài chính quan trọng ở khu vực. Năm 1966, Tổng thống Hàn

Quốc Park Chung-hee khởi xướng ý tưởng về Hội đồng châu Á và Thái Bình

Dương (ASPAC) nhằm thống nhất châu Á chống lại Trung Quốc, nhưng không

thành công sau động thái hòa dịu của Mỹ với Trung Quốc với chuyến thăm của

Richard Nixon. ASPAC sụp đổ năm 1974. Bên cạnh đó, đề xuất“Bán cầu hợp

tác châu Á-Thái Bình Dương” của Nhật cũng thất bại [89; tr.17].

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, hợp tác và liên kết ở khu vực bị hạn chế

đáng kể do sự cọ sát và cạnh tranh giữa hai siêu cường Xô-Mỹ ở khu vực. Về an

ninh, phần lớn các liên minh quân sự song phương được hình thành trong thời kỳ

Chiến tranh Lạnh, xoay quanh tâm điểm là Mỹ với các liên minh quân sự giữa Mỹ

với một số nước ở Đông Á, trong đó có liên minh Mỹ-Nhật, Mỹ-Hàn Quốc, Mỹ-

Philippines, Mỹ-Thái Lan, Mỹ-Singapore và Mỹ-Australia còn gọi là cơ chế “Trục

và nan hoa” nhằm ứng phó với các thách thức an ninh truyền thống, thực chất là

cam kết của Mỹ bảo đảm an ninh cho các nước này. Đông Nam Á nói riêng và

Đông Á nói chung bị chia rẽ theo 2 giới tuyến, nhóm các nước thân Mỹ và nhóm

các nước theo ý thức hệ xã hội chủ nghĩa thân Liên Xô. Các cuộc chiến tranh Việt

Nam, xung đột tại Campuchiavà các vấn đề nghi kỵ giữa các quốc gia do ảnh

hưởng của Chiến tranh Lạnh khiến các nước trở nên thận trọng hơn và không có

hoạt động hợp tác khu vực nào đáng kể được ghi nhận trong giai đoạn này.

1.4.2. Hợp tác và liên kết khu vực giai đoạn sau Chiến tranh Lạnh

Sau Chiến tranh Lạnh, những rào cản về ý thức hệ và đối đầu hai cực

được gõ bỏ, các nước trong khu vực Đông Á có điều kiện tăng cường hòa giải

các mối quan hệ và làm giảm nguy cơ xung đột trong khu vực. Các nước đều có

lợi ích chung là tạo môi trường hòa bình và thuận lợi để phát triển kinh tế. Do

đó, quá trình liên kết, hợp tác khu vực diễn ra mạnh mẽ hơn, ở cả góc độ chính

Page 53: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

43

trị an ninh và kinh tế, với sự bùng nổ của nhiều khuôn khổ hợp tác đa phương ở

khu vực. Đặc biệt sau cuộc khủng hoảng tài chính gây hậu quả nặng nề tại Đông

Á những năm 1997-1998, các quốc gia ý thức được sự cần thiết phải gia tăng

hợp tác để nâng cao năng lực ứng phó với các thách thức mà một quốc gia không

thể tự mình chống đỡ, tránh sự phụ thuộc và áp đặt của bên ngoài.

Trong xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá diễn ra mạnh mẽ và nhanh

chóng, châu Á-Thái Bình Dương, với tư cách là một trong những khu vực phát

triển năng động nhất trong thế kỷ XXI, không nằm ngoài quy luật đó. Các hình

thức liên kết khu vực với nhiều đặc điểm, tính chất và mức độ khác nhau đã và

đang tồn tại, phát triển mạnh mẽ ở khu vực này, trong đó có các cơ chế/thể chế

như ASEAN, APEC, ASEM… Các cơ chế/thể chế liên kết đa dạng và phong

phú, qua quá trình lịch sử, cùng phát triển và bổ sung lẫn nhau, từng bước định

hình nên một cấu trúc hợp tác toàn diện hơn mang tầm khu vực.

1.4.3. Các khuôn khổ hợp tác do ASEAN khởi xướng

Các nỗ lực liên kết khu vực khởi đầu từ liên kết ở Đông Nam Á, với sự ra

đời và phát triển của ASEAN, và thông qua ASEAN, nhiều cơ chế hợp tác giữa

ASEAN với các quốc gia ở Đông Bắc Á, và châu Á-Thái Bình Dương được hình

thành như ASEAN+3, Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn khu vực ASEAN

(ARF) tạo nên một mạng lưới các hình thức liên kết và hợp tác đan xen ở khu

vực Đông Á. Điểm mốc đánh dấu xu hướng hợp tác Đông Á rõ rệt nhất phải kể

đến từ cuối những năm 1990 khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính tác động

mạnh mẽ đến khu vực, dẫn đến sự hình thành cơ chế hợp tác ASEAN+3. Trước

đó, từ đầu những năm 1990, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohammad đãđi tiên

phong trong việc thúc đẩy một cơ chế hợp tác toàn châu Á mà không có Mỹ,

dưới tên gọi Nhóm Kinh tế Đông Á (EAEG), mặc dù được một số nước như

Indonesia, Nhật Bản v.v. ủng hộ về khái niệm, nhưng do sức ép của Mỹ, ý tưởng

này đã không thành hiện thực. Sau đó, Thứ trưởng Tài chính Nhật Bản Eisuke

Sakakibara đưa ra sáng kiến về Quỹ tiền tệ châu Á (AMF), trị giá 100 tỉ USD để

ổn định tỉ giá ở châu Á sau sự kiện khủng hoảng tài chính 1997, tăng cường khả

Page 54: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

44

năng tự lực ứng phó của khu vực, tránh bị quá lệ thuộc vào IMF. Sáng kiến này,

tuy nhiên, bị Mỹ và thông qua Trung Quốc, phản đối, viện dẫn hình ảnh về một

nước Nhật bá quyền ở khu vực. Có thể nói, trước khi xảy ra khủng hoảng tài

chính khu vực 1997, các sáng kiến về hợp tác và liên kết đa phương ở Đông Á

đã xuất hiện nhưng đều thiếu một nền tảng vững chắc và những cam kết đủ

mạnh để thành hiện thực.

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997-1998 khiến các nhà hoạch định

chính sách ở Đông Á (cả Đông Bắc Á và Đông Nam Á) nhận thấy sự cần thiết

phải tăng cường hợp tác để bảo vệ các lợi ích chung của họ ở khu vực. Việc

phương Tây và các thể chế tài chính do phương Tây thống trị như IMF áp đặt

“phương thuốc” hà khắc khiến tình trạng của các nước bị khủng hoảng càng trầm

trọng thêm và việc họ đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng của khủng hoảng ban

đầu đã gây ra sự phản ứng giận dữ từ các nước Đông Á. Tốc độ và phạm vi lây

lan nhanh của khủng hoảng cũng khiến chính phủ các nước Đông Á nhận ra rằng

họ đang chia sẻ những lợi ích và phải đối mặt với những thách thức chung ở khu

vực, mà chỉ có hợp tác mới có thể giúp ứng phó hữu hiệu được. Cuộc khủng

hoảng cũng cho thấy các nền kinh tế trong khu vực có mức độ phụ thuộc vào các

thị trường bên ngoài khá cao, chịu rủi ro cao từ các biến động bên ngoài, do đó,

phải tăng cường các hành động chung để tự bảo vệ chính mình [89; tr.17].

Hội nghị cấp cao không chính thức lần đầu tiên của các nước ASEAN và

3 nước Đông Bắc Á Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc họp tại Kuala Lumpur,

1997 đánh dấu sự khởi đầu của tiến trình hợp tác ASEAN+3. Khi đó, các nhà

lãnh đạo các nước Đông Bắc Á tới Kuala Lumpur theo lời mời của Thủ tướng

Malaixia Mahathir Mohammad nhân kỷ niệm 30 năm ngày thành lập ASEAN.

Hợp tác giữa các nước ASEAN và 3 nước Đông Bắc Á đã khởi động từ trước hội

nghị này, thông qua các cuộc họp không chính thức của kênh Bộ trưởng ngoại

giao và kinh tế. Kể từ khi Tuyên bố về Hợp tác Đông Á lần 1 được thông qua

(Manila, 1998), tiến trình hợp tác ASEAN+3 đi vào khuôn khổ, trở thành một

Page 55: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

45

kênh hợp tác quan trọng giữa các nước Đông Bắc Á và Đông Nam Á, với những

thành tựu đánh ghi nhận trong lĩnh vực hợp tác kinh tế-tài chính.

Sự ra đời của Cấp cao Đông Á (EAS) vào tháng 12/2005 tại Kuala

Lumpur, Malaysia, một sáng kiến của ASEAN, thể hiện bước phát triển tiếp theo

trong tiến trình liên kết Đông Á, với quy mô thành viên gồm ASEAN+6 nước

(Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand. Đến

tháng 10/2010 tại Hà Nội, EAS quyết định mở rộng thành viên với sự tham gia

của Mỹ và Nga, đưa diễn đàn này trở thành một cơ chế hợp tác và đối thoại

mang tầm khu vực, thúc đẩy xây dựng cộng đồng ở Đông Á.

Các cơ chế hợp tác đa phương ở Đông Á do ASEAN đóng vai trò chủ đạo

như ASEAN+3, EAS..., cùng với các khuôn khổ liên khu vực khác như APEC,

ASEM, phát triển sâu rộng sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, đang dần hình

thành một cấu trúc hợp tác khu vực mới ở Đông Á, giúp thúc đẩy tiến trình hợp

tác và liên kết vốn thiếu vắng trong một thời gian dài ở khu vực này.

Song song với các khuôn khổ hợp tác và đối thoại do ASEAN chủ trì, tại

Đông Á còn diễn ra các thỏa thuận liên kết kinh tế đan xen giữa ASEAN với các

Đối tác,dưới hình thức các Khu vực mậu dịch tự do (FTA) hoặc Đối tác kinh tế

toàn diện (CEP) giữa ASEAN+1 với 5 đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn

Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand và Khuôn khổ đối tác kinh tế toàn diện

khu vực giữa ASEAN với cả 6 đối tác kể trên (RCEP).

Chương 2 sẽ đề cập sâu hơn đến các khuôn khổ hợp tác khu vực cũng như

các thoả thuận liên kết kinh tế do ASEAN khởi xướng và thúc đẩy ở Đông Á.

1.4.4. APEC

APEC là diễn dàn của 21 nền kinh tế có vị trí địa lý bên bờ Thái Bình

Dương, ra đời năm 1989, với các nguyên tắc và mục tiêu cơ bản là: i) Hỗ trợ sự

phát triển trong khu vực, nâng cao mức sống nhân dân và thúc đẩy sự tăng

trưởng của kinh tế thế giới; ii) Xác lập hệ thống thương mại đa phương mở để

hợp tác; và iii) Hợp tác xây dựng chủ yếu trên cơ sở kinh tế, chứ không phải

chính trị hay chiến lược, để thực hiện các lợi ích chung và tăng cường sự phụ

Page 56: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

46

thuộc lẫn nhau mang tính xây dựng bằng cách kích thích lưu chuyển hàng hoá,

dịch vụ, vốn và công nghệ.Các nền kinh tế thành viên APEC chiếm xấp xỉ

40.5% dân số thế giới, gần 55% GDP toàn cầu và khoảng 43.7% thương mại thế

giới [79].

Tại Hội nghị các nhà lãnh đạo APEC đầu tiên năm 1993, Tổng thống Mỹ

Bill Clinton, với mong muốn đưa trở lại quỹ đạo vòng đàm phán Uruguay bị trì

trệ, đã mời các nhà lãnh đạo các nền kinh tế đến họp tại Blake Island, bang

Washington. Kể từ đó, mô hình hội nghị các nhà lãnh đạo hàng năm họp hội

nghị cấp cao khu vực được tiếp tục, luân phiên tại các nền kinh tế thành viên.

Hội nghị cấp cao Bogor 1994 đã thông qua một chương trình tự do hóa thương

mại đầy tham vọng với mục tiêu giảm thuế quan xuống còn 0-5% đối với các

nền kinh tế thành viên đã phát triển vào năm 2010 và 2020 với các nền kinh tế

đang phát triển. APEC không hướng đến thiết lập các FTAs giữa các nước thành

viên, mà thay vào đó, đóng vai trò là diễn đàn đối thoại, tạo ra các cam kết

không ràng buộc, hài hòa hóa các quy định và tiêu chuẩn chung, vì mục tiêu tự

do hóa thương mại và đầu tư ở khu vực. APEC nhằm mục đích tự do hoá thương

mại và đầu tư ở khu vực vào năm 2020, nhưng không phảithông qua đàm phán

để đạt được thoả thuận chung bắt buộc cho các thành viên, mà bằng chương trình

hành động tự nguyện riêng lẻ.Nói cách khác, mục tiêu của APEC không phải là

để xây dựng một khối thương mại, một liên minh quan thuế hay một khu vực

mậu dịch tự do như kiểu EU, NAFTA hay AFTA, mà là một diễn đàn kinh tế

mở, nhằm xúc tiến các biện pháp kinh tế, thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các

nến kinh tế thành viên trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện.

Tiến trình APEC đang và sẽ có những tác động sâu sắc và rộng lớn đối

với hầu hết các nước lớn và nhỏ ở khu vực. Nếu những mục tiêu và kế hoạch của

APEC được thực hiện thành công thì nó không chỉ có ý nghĩa kinh tế to lớn biến

khu vực CA-TBD rộng lớn thành khu vực buôn bán và đầu tư tự do (vào năm

2020), thúc đẩy hơn nữa tiến trình tự do hoá toán cầu mà còn có ý nghĩa và tác

động sâu sắc về chính trị an ninh ở khu vực.Tuy nhiên, APEC phải đối mặt với

Page 57: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

47

một số khó khăn hạn chế, do: i) Tính đa dạng và phức tạp của khu vực với các

nước có cơ cấu kinh tế cũng như trình độ phát triển rất khác nhau. Vì vậy, những

ưu tiên phát triển kinh tế cũng như cách đề cập đối với các lĩnh vực hợp tác của

các nước thành viên cũng khác nhau.ii) Do tính chất không bắt buộc của các cam

kết nên trong quá trình thực hiện tự do hoá thương mại và đầu tư, hợp tác kỹ

thuật, sẽ nảy sinh những khó khăn và bất đồng. iii) Các yếu tố phi kinh tế như

văn hoá, lịch sử, môi trường, an ninh... cũng sẽ có những tác động nhất định đến

hợp tác kinh tế giữa các nước cũng như tiến trình tự do hoá thương mại và đầu

tưở khu vực [31].

Những yếu tố này có tác động qua lại với nhau và làm cho APEC tiến

triển chậm hơn thời gian qua. Các nhà quan sát cho rằng APEC dường như đã

mất đi động lực chính sách kể từ nửa cuối những năm 1990 mà chỉ đơn thuần là

diễn đàn thảo luận. Với mục tiêu rộng nhưng không mang tính ràng buộc,

vớithành phần tham gia lớn và đa dạng, hợp tác APEC sẽ khó đạt được mong

muốn đề ra. Hợp tác thời gian qua chỉ giới hạn trong các vấn đề kinh tế và phát

triển. Hơn nữa, các cam kết và biện pháp thực hiện nhiều khi chưa thực sự cụ

thể, thiếu tính ràng buộc pháp lý, do đó hiệu quả thực chất chưa cao. APEC, vì

vậy, chưa phải là một diễn đàn để các nước triển khai liên kết kinh tế thực chất,

mà chỉ dành cho những cuộc thảo luận về chính sách tự do hóa thương mại và

đầu tư trong khu vực [89; tr.7-8].

Trước những thay đổi nhanh chóng trong môi trường liên kết kinh tế khu

vực với sự nở rộ của các thỏa thuận tự do hóađan xen và đa tầng nấc, thừa nhận

chậm trễ và hạn chế trong việc hiện thực hóa các mục tiêu Bogor, APEC đã tiến

hành điều chỉnh ưu tiên và đưa ra cách tiếp cận mới trong chương trình nghị sự

của diễn đàn:thúc đẩy chuyển sang mô hình tăng trưởng xanh và bền vững, tăng

cường kết nối khu vực, tích cực triển khai Chiến lược tăng trưởng mới với 5 nội

hàm: cân bằng, đồng đều, bền vững, đổi mới và an toàn. Hội nghị Cấp cao

APEC 22 (Bắc Kinh, tháng 11/2014) chứng kiến việc chủ nhà Trung Quốc đưa

ra một số ý tưởng mới, được các thành viên APEC ủng hộ về thúc đẩy

Page 58: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

48

nghiêncứu khả thi lập Khu vực mậu dịch tự do châu Á-Thái Bình Dương

(FTAAAP), lập Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) và xây dựng con

đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI, tăng cường kết nối APEC... vừa nhằm mục

tiêu đem lại sức sống mới cho tiến trình APEC, vừa giúp Trung Quốc thể hiện

vai trò lãnh đạo ở khu vực.

Mặc dù còn những hạn chế nhất định nhưng không thể phủ định vai trò

của APEC trong cấu trúc hợp tác kinh tế khu vực ở Đông Á và châu Á-Thái

Bình Dương, với tư cách là diễn đàn mở nhằm thúc đẩy các biện pháp tự do hóa

kinh tế, thương mại và đầu tư đa phương ở khu vực.

1.4.5. ASEM

ASEM là diễn đàn hợp tác xuyên châu lục giữa Đông Á và Tây Âu, thành

lập năm 1996. Hội nghị cấp cao đầu tiên của ASEM diễn ra tại Bangkok với sự

tham dự của 15 nước thành viên EU, 7 nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản,

Hàn Quốc và Ủy ban châu Âu. Những năm tiếp theo, diễn đàn mở rộng ra bao

gồm 53 quốc gia tính đến 2014, bao gồm 28 nước EU, Liên minh châu Âu, Na

Nuy và Thụy Sĩ, 10 nước ASEAN, Ban thư ký ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản,

Hàn Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Mông Cổ, BangladeshNew Zealand, Australia, Nga

và Kazhakhstan.

ASEM ra đời và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hoá diễn ra nhanh

chóng, và các quốc gia ở cả hai châu lúc đều muốn xây dựng một thể chế mới để

tiến hành hợp tác toàn diện. Lĩnh vực hợp tác trong ASEM dựa trên 3 trụ cột

chính trị, kinh tế và văn hóa, với những thành tựu đáng kể nhất đạt được trên trụ

cột thứ 3. Về nguyên tắc hoạt động, ASEM hoạt động trên cơ sở tôn trọng và

dựa trên các thể chế quốc tế và khu vực hiện có; tuy nhiên ASEM không thay thế

các thể chế này mà giúp các bên tham gia thực hiện tốt các cam kết quốc tế đã

có, góp phần thúc đẩy quá trình liên kết khu vực và quốc tế của các nước thành

viên.[89]

ASEM được hình thành như một nỗ lực kết nối cạnh còn thiếu trong tam

giác chiến lược Âu-Á-Mỹ theo quan điểm của nguyên Thủ tướng Singapore Goh

Page 59: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

49

Chok Tong [144]. ASEM là cơ chế để gắn kết các nước châu Âu vào các tiến

trình hợp tác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương khi các nước này không thuộc

phạm vi địa lý ở khu vực và cũng không tham gia APEC.

Với phương thức hoạt động mang tính thể chế hoá thấp, ASEM vẫn chủ

yếu đóng vai trò là một diễn đàn để trao đổi quan điểm của các lãnh đạo Á-Âu

trên các lĩnh vực, chưa đi đến được những kết quả hợp tác cụ thể. Bản thân ASEM

cũng chưa có một ý tưởng thống nhất như APEC. Thành viên đa dạng từ cả hai

châu lục với quan điểm còn khác biệt nhau không ít, ngay cả trên những vấn đề

được cho là có lợi ích chung giữa hai châu lục như biến đổi khí hậu khiến hiệu quả

hoạt động và việc ra quyết định trong ASEM, nhất là về các vấn đề quan trọng còn

hạn chế. Thiếu vắng một đích đến rõ ràng, khác biệt còn lớn trong cách tiếp cận và

thiếu cơ chế để triển khai, ASEM mới chỉ dừng ở hình thức một diễn đàn đối thoại

mở, là nơi để các nhà lãnh đạo hai châu lục gặp gỡ và trao đổi, là một bộ phận cấu

thành nhưng chưa thực sự đóng vai trò quan trọng thiết yếu đối với tiến trình liên

kết khu vực.

1.4.6. Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)

Năm 2007, chính quyền Tổng thống Bush tuyên bố Mỹ sẽ tham gia Thỏa

thuận Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPSEPA)năm 2007.

TPSEPA là FTA 4 bên được ký giữa Singapore, New Zealand, Chilê và Brunei

năm 2006. Từ tháng 11/2008, thỏa thuận được đổi tên thành Đối tác xuyên Thái

Bình Dương (TPP). Ngoài 4 nước ban đầu và Mỹ, các nước Australia, Peru, Việt

Nam bày tỏ nguyện vọng tham gia năm 2008 tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC

(Lima, Peru, tháng 11/2008). Malaysia tham gia các cuộc đàm phán TPP vào

tháng 10/2010, tiếp theo là Canada và Mexicotháng 10/2012; Nhật tháng 3/2013,

đưa tổng số các nước tham gia đàm phán TPP lên 12. TPP hướng đến xây dựng

một thỏa thuận thương mại tự do chất lượng cao, với nội dung cắt giảm hàng rào

thuế quan, thiết lập khuôn khổ chung về sở hữu trí tuệ, áp dụng các tiêu chuẩn về

lao động và môi trường, xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và

quốc gia.TPP, thỏa thuận kinh tế khu vực với quy mô GDP của các nước tham gia

Page 60: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

50

lên đến 28 nghìn tỉ USD, chiếm 40% tổng GDP toàn cầu và 1/3 tổng thương mại

thế giới [107], sẽ là nền tảng quan trọng cho việc hình thành một thỏa thuận FTA

rộng lớn và toàn diện ở châu Á – Thái Bình Dương trong tương lai. Tuy nhiên,

còn một số nền kinh tế quan trọng hiện chưa tham gia TPP như Trung Quốc, Nga,

Hàn Quốc, một số nền kinh tế đang nổi lên của ASEAN như Indonesia, Thái

Lan... khiến phạm vi của TPP chưa thể bao trùm toàn bộ khu vực Đông Á và Thái

Bình Dương.

TPP được xem là điểm nhấn quan trọng trong chính sách tái cân bằng,

quay trở lại châu Á của chính quyền Obama. TPP giúp Mỹ củng cố chỗ đứng của

mình trong tiến trình liên kết kinh tế đang nở rộ tại khu vực, kết nối với cán nền

kinh tế phát triển năng động ở Đông Á, tạo đối trọng với Trung Quốc, vốn đã

thiết lập các thỏa thuận FTA với ASEAN và đang đàm phán để hoàn tất với Nhật

Bản, Hàn Quốc. Trước khi tham gia TPP, Mỹ hầu như đứng ngoài các thỏa thuận

liên kết kinh tế ở khu vực, vốn có sự tham gia sâu rộng của Trung Quốc.TPP,

nếu hoàn tất, sẽ được Mỹ xem như công cụ giúp định hình cấu trúc kinh tế ở khu

vực [107]. Cùng với các thỏa thuận FTAs đã có ở khu vực, TPP sẽ cấu thành nên

khung liên kết kinh tế chủ đạo tại Đông Á.

1.5Một số đặc điểm chung của các xu hướng liên kết khu vực ở Đông Á

Thứ nhất, liên kết diễn ra từng bước và thường bắt đầu từ hợp tác kinh

tế/chuyên ngành để tạo nền tảng và sự gắn kết ban đầu, qua đó, từng bước, mở

rộng sang các lĩnh vực khác. Có thể nói, liên kết kinh tế là xương sống của tiến

trình liên kết khu vực ở Đông Á. Điều này phù hợp với giải thích của Trường

phái chức năng mới cho rằng liên kết kinh tế sẽ tạo động lực dẫn tới liên kết

chính trị, và liên kết chính trị tới lượt nó sẽ thúc đẩy nhanh hơn nữa liên kết kinh

tế. Sự thiếu vắng lòng tin và lịch sử các cuộc chiến tranh, đối đầu, nghi kỵ ở khu

vực không cho phép tiến trình liên kết về chính trị diễn ra nhanh chóng mà phải

thông qua các bước liên kết kinh tế/chuyên ngành để tạo dựng lòng tin giữa các

quốc gia.

Page 61: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

51

Thứ hai, các thể chế/ cơ chế liên kết nổi trội ở khu vực đều là các thể chế

liên chính phủ, có chức năng điều chỉnh các quan hệ kinh tế-thương mại, chính

trị-an ninh, văn hoá-xã hội… giữa các nước thành viên. Trong quá trình tăng

cường liên kết khu vực, các cơ chế/thể chế này tuân thủ một số nguyên tắc chung

như: bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng các nguyên tắc chung của quan hệ quốc tế

và tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, có đi có lại. Chủ quyền quốc gia luôn

được đặt lên hàng đầu khi các quốc gia tham gia vào tiến trình liên kết khu vực.

Điều này phản ánh lịch sử bị chiếm đóng và chịu ách thuộc địa của nhiều quốc

gia trong khu vực, dẫn đến mối quan tâm về độc lập, chủ quyền quốc gia luôn

được đề cao và việc phải hy sinh chủ quyền quốc gia dù vì lý do liên kếthay hợp

tác là một thách thức lớn mà các quốc gia chưa sẵn sàng đối mặt. Nguyên tắc

đồng thuận, bình đẳng, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, tương tự,

cũng thể hiện quan điểm của các quốc gia vừa và nhỏ trong khu vực, không

muốn bị các cường quốc gây sức ép và đặt các nước nhỏ hơn vào thế yếu.

Thứ ba, sự thiếu vắng một cơ chế hợp tác đa phương bao trùm ở khu vực

dẫn đến sự hình thành nhiều cơ chế và khuôn khổ, cả song phương và đa phương

đan xen, với mục tiêu, quy mô và hình thức hợp tác và liên kết mang tính đặc thù

riêng. Đa số các thể khuôn khổ liên kết khu vực mang tính chất mở cả về thể chế

và thành viên. Đối với các nước tham gia trong một khuôn khổ liên kết khu vực,

họ đều chọn cách tiếp cận dần dần, từng bước với mức độ ràng buộc vừa phải,

đến khi xác định rõ lợi ích và định vị chỗ đứng của mình trong thể chế đó. Một

điểm đáng chú ý có liên quan chặt chẽ đến vấn đề thành viên của các thể chế khu

vực ở Đông Á đó là việc xác định ranh giới địa lý của Đông Á. Khái niệm “mở

và thu nạp” được đúc kết từ việc hợp tác Đông Á không chỉ dành cho các quốc

gia có vị trí địa lý tại khu vực, mà mở ra đối với cả những quốc gia có hiện diện

lợi ích lâu dài ở khu vực này.

Thứ tư, do tồn tại sự cạnh tranh lợi ích và chi phối của nhiều nước lớn ở

khu vực, liên kết và hợp tác ở Đông Á không giống với mô hình của EU khi có

Pháp-Đức cùng dẫn dắt, mà lại dựa vào động lực chính là các quốc gia vừa và

Page 62: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

52

nhỏ có vai trò tương đối trung lập như ASEAN. Không phủ nhận vai trò của các

nước lớn, nhất là Trung Quốc và Mỹ tác động đến tiến trình liên kết ở Đông Á

nhưng lịch sử bị giằng xé bởi cạnh tranh quyền lực của các nước lớn khiến việc

chấp nhận vai trò lãnh đạo khu vực của bất kỳ cường quốc nào, dù là Mỹ hay

Trung Quốc là khó chấp nhận ở Đông Á.

Thứ năm, tuy “bản sắc” khu vực là khái niệm chưa thực sự rõ ràng và còn

gây nhiều tranh cãi khi đề cập đến liên kết khu vực ở Đông Á nhưng không thể

phủ nhận rằng, quá trình tương tác, hợp tác và gắn kết đã giúp các nước trong

khu vực, đặc biệt là các quốc gia ở Đông Nam Á, ý thức được rõ hơn về một bản

sắc chung, những quy chuẩn chung mà họ đang chia sẻ. Điều này đóng vai trò

quan trọng trong nỗ lực thúc đẩy liên kết ở khu vực, theo quan điểm của các học

giả của thuyết kiến tạo xã hội.

1.6 Thuận lợi và thách thức của xu hướng gia tăng liên kết ở khu vực

Dưới sự tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học-công nghệ, xu thế

toàn cầu hoá và khu vực hoá ngày càng phát triển hơn cả về bề rộng lẫn chiều

sâu. Sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng gia tăng giữa các nền kinh tế cùng với sự

liên kết chặt chẽ ở nhiều cấp độ (song phương, đa phương, khu vực, tiểu khu vực

và liên châu lục) dẫn đến sự hình thành một nền kinh tế thế giới thống nhất trên

cơ sở chuyên môn hoá cao độ và phân công lao động quốc tế ngày càng sâu

rộng. Xu thế khách quan này đòi hỏi các nước tham gia tích cực vào quá trình

liên kết ở cả phạm vi khu vực và toàn cầu. Quá trình này vừa tạo thuận lợi, vừa

đặt ra thách thức trên nhiều mặt đối với các quốc gia thành viên.

1.6.1.Thuận lợi

Thuận lợi lớn nhất là xu hướng gia tăng liên kết thời gian qua đã góp phần

rất quan trọng tạo dựng môi trường hoà bình, ổn định cho phát triển ở khu vực.

Trong xu thế liên kết khu vực gia tăng, mạng lưới các thiết chế quốc tế, đặc biệt là

các tổ chức quốc tế trong mọi lĩnh vực cũng được củng cố. Vai trò tăng lên của

các tổ chức quốc tế góp phần hạn chế cũng như giải quyết các xung đột, củng cố

hoà bình và an ninh quốc tế. Thông qua đó, các quốc gia, đặc biệt là các nước vừa

Page 63: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

53

và nhỏ, có khả năng bảo vệ tốt hơn lợi ích quốc gia và an ninh của mình. Tại Đông

Á, nơi từng chịu tác động nặng nề của nhiều cuộc chiến tranh và xung đột trong

lịch sử, nhất là giai đoạn Chiến tranh Thế giới Thứ Hai và Chiến tranh Lạnh, là địa

bàn hiện diện lợi ích và cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn, các nỗ lực liên

kết và hợp tác khu vực được thúc đẩy trong hơn hai thập kỷ gần đây (sau khi

Chiến tranh Lạnh kết thúc) ngày càng phát huy vai trò trong việc tạo dựng lòng

tin, ngăn ngừa xung đột và duy trì hòa bình, ổn định cho khu vực. Các khuôn khổ

hợp tác đa phương và các luật lệ ràng buộc đối với các quốc gia khi tham gia

những cơ chế này góp phần kiềm chế hành vi của các nước lớn, cũng như đảm bảo

cho các nước vừa và nhỏ có điều kiện bảo vệ tốt hơn các lợi ích của mình, nhất là

về an ninh.

Gia tăng liên kết ở khu vực tạo ra cơ hội cho các nước có thể đẩy nhanh

tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống. Quá trình tự do hoá thương mại đi

cùng với việc loại bỏ dần các rào cản đối với trao đổi thương mại và đầu tư, tạo

điều kiện để các nước tăng cường thương mại quốc tế, thu hút các nguồn lực bên

ngoài cho phát triển, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực cạnh

tranh của các nước tham gia. Ở Đông Á, liên kết khu vực đã góp phần quan

trọng trong việc thúc đẩy trao đổi thương mại và đầu tư giữa các quốc gia: các

thỏa thuận tự do hóa thương mại trong khuôn khổ ASEAN (như AFTA, AEC) và

giữa ASEAN với các Đối tác (FTA ASEAN+1, việc hình thành RCEP, TPP) đã

và đang tạo ra những khu vực thị trường với quy mô rộng lớn, không có rào cản

về thuế quan, nơi hàng hóa, đầu tư và các dòng vốn được tạo thuận lợi di

chuyển, giúp các nước tận dụng tính kinh tế của quy mô và tăng sức cạnh tranh

của nền kinh tế.

Mặt tích cực khác của xu hướng gia tăng liên kết khu vực là làm phong

phú hơn đời sống văn hoá của các nước do sự tương tác giữa các nền văn hoá;

thông qua đó có thể tiếp thu nét mới, hiện đại và tinh tuý của văn hoá các dân

tộc. Đồng thời, gia tăng liên kết cũng có nhiều tác động tích cực đến sự phát

triển con người, làm cho con người (công dân các nước thành viên) có điều kiện

Page 64: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

54

để thoả mãn nhu cầu về vật chất, tinh thần, khả năng sáng tạo, cơ hội và lựa

chọn… Đông Á là một khu vực tồn tại những sắc thái văn hóa đa dạng và phong

phú. Quá trình tăng cường liên kết ở khu vực, nhất là thông qua các hoạt động

trao đổi văn hóa, giao lưu nhân dân góp phần thúc đẩy việc hình thành nên sự

gắn kết và mức độ gần gũi giữa các quốc gia và người dân, từng bước tạo nên

một bản sắc chung của khu vực.

1.6.2 Hạn chế và thách thức

Gia tăng liên kết khu vực cũng đặt ra nhiều thách thức đe doạ chính trị-an

ninh quốc gia nếu không kiểm soát và xử lý tốt các vấn đề nảy sinh. Về chính trị,

quá trình liên kết khu vực đặt ra vấn đề về độc lập chủ quyền, về hệ thống chính

trị và các thiết chế xã hội. Do sự gia tăng tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nước, tính

độc lập của mỗi quốc gia cũng sẽ bị thách thức bởi sự hạn chế thẩm quyền và

khả năng hành xử theo ý chí của riêng của quốc gia. Cụ thể, việc các quốc gia

tham gia sâu vào các thiết chế hợp tác đa phương ở khu vực, dù không mang tính

chất siêu quốc gia, nhưng không thể không dẫn đến việc phải hy sinh một phần

chủ quyền quốc gia để đáp ứng các điều kiện và tiêu chí hợp tác mà thể chế

đóđặt ra. Vai trò của các nước lớn tại các thể chế hợp tác khu vực ở Đông Á

cũng là một thách thức đối với các quốc gia vừa và nhỏ, khi các nước lớn luôn

tìm cách tối đa hóa lợi ích của mình, đôi khi áp đặt luật chơi theo cách họ muốn.

Trong khi đó, các quốc gia nhỏ hơn đều không muốn để các nước lớn đóng vai

trò bá chủ (ít nhất là trên danh nghĩa) tại các thể chế đa phương ở khu vực khi

mà sự nghi ngại và thiếu niềm tin vốn tồn tại dai dẳng chưa được hóa giải. Để

tiến tới liên kết ở mức độ cao và sâu rộng hơn, các quốc gia ở Đông Á còn phải

vượt qua rất nhiều thách thức, mà trong đó lớn nhất là vấn đề hy sinh chủ quyền

quốc gia mà chắc chắn chưa quốc gia nào sẵn sàng chấp nhận. Bên cạnh đó, sự

chênh lệch vị thế giữa các quốc gia trong vùng dẫn tới sự phân tầng và đẳng cấp

trong hợp tác khu vực và tạo nên sự khác nhau trong quan điểm khu vực và quốc

tế, lợi ích đối nội và đối ngoại. Sự chênh lệch này dễ làm lệch hướng trong hợp

tác khu vực. Sự đa dạng trong hệ tư tưởng, chế độ chính trị và hệ thống chính trị

Page 65: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

55

cũng là vấn đề làm cản trở sự hợp tác Đông Á. Tất cả những điều này tạo nên sự

khác nhau trong thế giới quan, nhận thức, giá trị và lợi ích giữa các nước, dẫn tới

sự khác nhau trong lĩnh vực ưu tiên, lựa chọn chính sách, cách thức tiến hành…

trong quan hệ khu vực.

Điểm hạn chế đáng chú ý nữa của liên kết khu vực ở Đông Á là sự thiếu

vắng vai trò dẫn dắt của một hoặc một vài nước như mô hình Đức và Pháp ở EU.

Ngay trong chính nội bộ ASEAN cũng thiếu hẳn một nhóm nòng cốt. Indonesia

tuy rộng lớn về diện tích nhưng không đủ tiềm lực, Singapore lại chưa đủ lớn để

phát huy vai trò lãnh đạo. ASEAN tuy nỗ lực phát huy “vai trò trung tâm” trong

cấu trúc hợp tác ở khu vực nhưng trên thực tế, để thực sự trở thành “động lực”

dẫn dắt tiến trình liên kết ở Đông Á là một thách thức lớn đối với ASEAN.

Sự gắn kết lỏng lẻo của các cơ chế hợp tác ở khu vực, mặc dù đáp ứng

mong muốn của đa số các nước thành viên để duy trì một tiến trình liên kết tiệm

tiến, không buộc phải hy sinh chủ quyền của mình, nhưng lại khiến cho hiệu quả

liên kết không cao. Các thỏa thuận, quyết định đưa ra không được thực thi đầy

đủ vì không mang tính ràng buộc. Phương cách ASEAN và cách tiếp cận tế nhị

kiểu châu Á, né tránh các vấn đề nhạy cảm hoặc giải quyết theo hình thức thầm

lặng, không chính thức, sẽ ngăn cản khả năng tiến xa hơn trên các vấn đề hợp tác

về chính trị-an ninh ở khu vực.

Xu thế gia tăng liên kết khu vực cũng đặt các nước trước thách thức của

cạnh tranh và điều chỉnh. Theo đó, các nước phải tiến hành điều chỉnh chính sách

cũng như các hoạt động thực tiễn theo hướng tự do hoá và mở cửa nhiều hơn.

Thách thức này đặc biệt lớn với những nền kinh tế đang phát triển hoặc chuyển

đổi, không những phải điều chỉnh cơ cấu kinh tế mà còn toàn bộ cơ chế quản lý,

hệ thống luật pháp để đảm bảo thực hiện đẩy đủ và đúng các nghĩa vụ theo cam

kết quốc tế (tuân thủ luật chơi). Tất cả những điều chỉnh này đều là những cải cách

quan trọng, đòi hỏi có thời gian thực hiện, với chi phí lớn, hơn nữa đòi hỏi sự lựa

chọn các chính sách, biện pháp và bước đi phù hợp. Lợi ích từ liên kết kinh tế khu

vực sẽ được mỗi quốc gia khai thác và thụ hưởng ở mức độ khác nhau, tùy thuộc

Page 66: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

56

vào mức độ tham gia sâu của quốc gia đó trong thị trường khu vực. Đối với các

nền kinh tế đang phát triển ở Đông Á, sự tồn tại của nhiều khuôn khổ liên kết kinh

tế khu vực, dưới hình thức các thỏa thuận khu vực mậu dịch tự do (FTAs) đan

xen, đôi khi chồng chéo nhau, dẫn đến hiệu ứng “bát mì spaghetti” cản trở chính

các nỗ lực tự do hóa ở khu vực. Tính tương đồng trong mô hình phát triển kinh tế

hướng vào xuất khẩu, FDI và các dòng vốn nước ngoài của nhiều nền kinh tế đang

phát triển ở Đông Á khiến sức ép cạnh tranh khi cùng tham gia vào một thị trường

mở ở khu vực càng gia tăng. Sự chênh lệch còn lớn giữa trình độ phát triển kinh tế

của các nước trong khu vực dẫn đến lợi ích thu được khác nhau và mức độ mong

muốn hợp tác khác nhau khi tham gia liên kết kinh tế, dẫn đến khả năng cùng đạt

một mục tiêu chung trở nên khó khăn hơn.

Liên kết khu vực cũng đặt ra các vấn đề như nguy cơ gia tăng thất nghiệp

của một bộ phận người lao động trong xã hội do kết quả tất yếu của việc chuyển

đổi cơ cấu kinh tế và cạnh tranh; nguy cơ suy yếu bản sắc dân dộc và văn hoá

truyền thống; gia tăng tội phạm xuyên quốc gia, gia tăng khoảng cách giàu

nghèo, thất nghiệp, tội phạm, thiếu tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản và các cơ

hội phát triển… Liên kết sâu ở khu vực Đông Á cũng khiến nguy cơ khoảng

cách phát triển ngày càng rộng do sự chênh lệch quá lớn về trình độ phát triển và

mức sống giữa các quốc gia. Việc mở cửa thị trường, thuận lợi hóa di chuyển

của người dân trong khu vực, mặt khác, cũng tạo ra những thách thức về an ninh

như tội phạm xuyên quốc gia, các vấn đề về ô nhiễm môi trường, lây lan dịch

bệnh v.v.

Đối với các quốc gia ở Đông Á, nhất là các nước vừa và nhỏ như ASEAN,

việc theo đuổi chính sách mở cửa, liên kết khu vực trong những năm qua chính

là một trong những yếu tố dẫn đến bùng nổ thương mại, tăng trưởng kinh tế cao

và liên tục, đồng thời tạo cơ sở thuận lợi cho việc duy trì môi trường hòa bình và

ổn định ở khu vực. Tuy nhiên, tiến trình liên kết khu vực sẽ còn gặp không ít

thách thức, cả do nguyên nhân chủ quan và khách quan, khiến mục tiêu tạo dựng

một cộng đồng ở Đông Á còn xa vời.

Page 67: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

57

Tiểu kết:

Những cơ sở lý luận của chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa kiến tạo được chắt

lọc sử dụng trong lý thuyết liên kết khu vực mới cũng như vai trò của các nước

vừa và nhỏ trong quan hệ quốc tếđã giúp lý giải phù hợp thực tiễn hợp tác và liên

kết khu vực ở Đông. Nhìn lại toàn bộ quá trình manh nha các ý tưởng và đề xuất

hợp tác khu vực ở Đông Á nhưng chưa thànhcông trong suốt hơn 3 thập kỷ sau

khi Chiến tranh thế giới thứ Hai kết thúc, cho đến giai đoạn các cơ chế hợp tác

đa phương ở khu vực Đông Á phát triển mạnh sau khủng hoảng kinh tế tài chính

khu vực 1997 có thể thấy một số đặc điểm chính sau:

Để tiến tới liên kết Đông Á, các nước đãđề xuất những nguyên tắc hợp tác

gồm: i)“Chủ nghĩa khu vực mở”, do sự ổn định và thịnh vượng của Đông Á

không những phụ thuộc vào các quan hệ hợp tác khu vực mà còn phụ thuộc vào

việc duy trì mối quan hệ hữu nghị với các nước ngoài khu vực; ii)“Tiếp cận trên

các lĩnh vực cần thiết, cụ thể” - dựa trên những đánh giá về tình hình thực tế,

phương pháp tiếp cận này sẽ tìm ra hướng hợp tác trên các mặt cụ thể, đa dạng

với quan điểm tạo ra các điều kiện cơ bản cho sự liên kết toàn diện của khu vực

trong tương lai; iii) Tôn trọng và thừa nhận các giá trị chung. Nguyên tắc này

nhằm khuyến khích các nước Đông Á đấu tranh để giải quyết các vấn đề như

luật pháp, nhân quyền, tham nhũng và tăng cường hiệu quả quản lý. Các nước có

thể giúp đỡ lẫn nhau bằng cách chia sẻ kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn

đề trên; iv) Xây dựng lòng tin trong lĩnh vực an ninh và tạo thuận lợi cho việc

hợp tác trong các lĩnh vực an ninh phi truyền thống qua việc làm rõ những khả

năng quân sự của mỗi nước trong khu vực và tạo điều kiện cho các nước dễ dàng

hiểu nhau khi có những chính sách khác biệt về quốc phòng [28].

Hợp tác đa phương và liên kết khu vực ở Đông Á được thúc đẩy bởi ba

nhân tố chính: Thứ nhất, nhu cầu phát huy nền tảng tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ

và sự gia tăng tùy thuộc về kinh tế tạo điều kiện cho các nước tăng cường hợp

tác về chính trị-an ninh vì các quốc gia có lợi ích kinh tế ràng buộc sẽ có lợi ích

lớn hơn trong việc giảm nguy cơ xung đột. Thứ hai, cơ chế hợp tác đa phương

ngày càng được xem như công cụ có tác dụng ngăn ngừa và kiềm chế nguy cơ

Page 68: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

58

bất ổn ở khu vực vốn chịu nhiều bất trắc trong một quá trình lịch sử dài. Thứ ba,

đẩy mạnh hợp tác đa phương và liên kết giúp khu vực khai thác tốt hơn và ứng

phó hiệu quả hơn với trào lưu toàn cầu hóa về kinh tế và sự gia tăng các thách

thức toàn cầu.

Thực tiễn liên kết khu vực ở Đông Á những năm qua cho thấy, khác với các

khu vực khác trên thế giới, Đông Á không có một cơ chế bao trùm để xử lý các

vấn đề chính trị, an ninh, kinh tế của khu vực, mà phải dựa vào một tập hợp các cơ

chế, tiến trình, cả song phương và đa phương. Về song phương, đáng chú ý là các

liên minh giữa Mỹ và một số nước trong khu vực; về đa phương, chủ yếu là các

khuôn khổ, tiến trình khu vực do ASEAN khởi xướng thành lập và dẫn dắt. Động

lực quan trọng nhất thúc đẩy việc mở rộng các liên kết khu vực là nhu cầu hợp tác

chính trị và kinh tế của các nước trong khu vực. Các mô hình liên kết kinh tế ở

Đông Á rất đa dạng và đan xen lẫn nhau, với các khuôn khổ hợp tác giữa ASEAN

với từng nước Đông Á khác cũng như giữa từng cặp nước Đông Á với nhau.

Không phủ nhận liên kết kinh tế chịu tác động không nhỏ của các động lực thị

trường song nhìn tổng thể, tiến trình liên kết khu vực ở Đông Á vẫn chủ yếu do

các nhà nước thúc đẩy chính. Tiến trình liên kết diễn ra tiệm tiến, từng bước, với

lợi ích quốc gia của các nước vẫn được đặt lên hàng đầu, mặc dù sự chia sẻ các lợi

ích chung ngày càng gia tăng. Hợp tác và liên kết đa phương ở khu vực Đông Á

đã có tiến triển tích cực, nhất là trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh, tuy tốc độ và

mức độ còn một số hạn chế.

Nhìn chung, liên kết và hợp tác Đông Á đã thu được những thành tựu

đáng kể, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế nhưng về vấn đề hợp tác an ninh mới chỉ

dừng lại ở diễn đàn đối thoại, bày tỏ quan điểm khác nhau của mình, bàn việc

hợp tác và hỗ trợ cho nhau, chưa giải quyết được những vấn đề xung đột, tranh

chấp tại các nước Đông Á. Tuy nhiên, sự tồn tại và phát triển các mối quan hệ

hợp tác đã và đang tạo cơ hội cho việc giải quyết các bất đồng, tăng cường hợp

tác trên tất cả các lĩnh vực, góp phần thúc đẩy các nước tăng cường ý thức hợp

tác khu vực trên quan điểm cùng tồn tại và phát triển.

Page 69: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

59

CHƯƠNG 2:

QUÁ TRÌNH ASEAN TẠO DỰNG VAI TRÒ TRONG

LIÊN KẾT KHU VỰC Ở ĐÔNG Á

Sau nhiều thập kỷ đẩy mạnh hợp tác và tăng cường liên kết, ASEAN đang

tiến tới hình thành một Cộng đồng vào cuối năm 2015, đồng thời mở rộng các

liên kết tại khu vực Đông Á thông qua việc thúc đẩy các khuôn khổ hợp tác đa

phương có sự tham gia của nhiều đối tác, bao gồm cả những cường quốc trong

và ngoài khu vực. Dù còn không ít hạn chế nhưng xét về thực tế không thể phủ

nhận rằng ASEAN đã và đang đóng một vai trò ngày càng gia tăng trong tiến

trình đẩy mạnh hợp tác và liên kết khu vực ở Đông Nam Á và Đông Á nói

chung. Chương 2 sẽ tập trung phân tích về thực trạng quá trình ASEAN mở rộng

và tăng cường liên kết ở khu vực. Đồng thời, chương này cũng đưa ra một số dự

báo về triển vọng vai trò tương lai của ASEAN trong tiến trình này.

2.1 Chính sách của ASEAN đối với liên kết khu vực

Các nước ASEAN là những quốc gia đi đầu trong nỗ lực hình thành và

phát triển các khuôn khổ hợp tác đa phương và liên kết khu vực tại khu vực châu

Á – Thái Bình Dương. Việc ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á khi 5

nướcIndonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan ký Tuyên bố Băng

Cốc 8/8/1967, dù với mục tiêu được đánh giá khác nhau, trong bối cảnh khu vực

đang trải qua thời kỳ chiến tranh căng thẳng, và sau hàng loạt các ý tưởng thất

bại trước đó, đãđánh dấu một bước khởi đầu quan trọng cho các nỗ lực liên kết

tại Đông Nam Á và Đông Á sau này. Mục đích công khai được các nước thành

viên sáng lập của ASEAN nêu trong Tuyên bố Băng Cốc là nhằm“đẩy nhanh

tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá…thúc đẩy hoà bình, ổn

định ở khu vực…hợp tác lẫn nhau trên các vấn đề chung như kinh tế, xã

hội…hợp tác với các tổ chức quốc tế và khu vực có cùng mục đích…” [54]. Các

nước thành viên ban đầu của ASEAN có những lý do khác nhau khi xây dựng

Page 70: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

60

một tổ chức khu vực. Indonesia muốn hàn gắn các mối quan hệ trong khu vực,

coi ASEAN như một cơ hội để thể hiện vai trò lãnh đạo và giảm can thiệp của

bên ngoài vào Đông Nam Á. Malaysia, Singapore và Philippines ủng hộ ASEAN

như một cách thức để kiềm chế Indonesia, trong khi vẫn tạo cho Jakarta một cơ

hội thể hiện vai trò trong khu vực. Việc quân đội Anh rút khỏi Malaysiavà

Singapore có những hệ luỵ về an ninh đối với hai nước này. Bên cạnh những

quan ngại chung về Indonesia, Malaysia và Singapore cũng có những nghi kỵ lẫn

nhau. Đối với Singapore, ASEAN hiện thân cho việc nước này được khoan dung

và bình đẳng với các quốc gia láng giềng. Còn đối với Malaysia và Philippines,

ASEAN là một cơ hội để nâng cao hình ảnh của mình. Philippines hy vọng

ASEAN sẽ đề cao các giá trị châu Á và thúc đẩy các quan hệ thương mại, tạo đối

trọng với quan hệ Phi-Mỹ. Trong khi đó, Thái Lan hy vọng ASEAN sẽ trở thành

điểm tựa cho“sự phòng vệ chính trị tập thể” của khu vực, tạo lập nên một tổ

chức có thể bổ trợ và có lẽ dần dần thay thế cho quan hệ an ninh với Mỹ. Rõ

ràng là ASEAN không phải là một cấu trúc an ninh. Tuyên bố Băng Cốc không

đề cập trực tiếp mục tiêu hợp tác an ninh, nhưng các chính trị gia sáng lập

ASEAN đã chỉ rõ rằng các vấn đề an ninh có ý nghĩa quan trọng đối với

ASEAN, một tổ chức khi đó, được thành lập với mục đích ngầm hiểu là đối

trọng lại với chủ nghĩa cộng sản trong khu vực. Tư duy chính trị tương đồng của

các nước thành viên ban đầu khi đó là nhân tố chính đưa họ lại gần nhau nhưng

ASEAN không thừa nhận mình là một khối an ninh bởi vì các nước thành viên

không muốn bị các quốc gia khác trong khu vực nghi ngại về mình [145].

Cùng với các tuyên bố sau đó về Khu vực hoà bình, tự do và trung lập

(ZOPFAN) năm 1971 và Tuyên bố Hoà hợp ASEAN I (Bali I năm 1976),

ASEAN muốn thể hiện một vai trò trung lập ở khu vực, tránh bị lôi kéo và các

cuộc chiến tranh, xung đột đang nổ ra ở Đông Nam Á lúc bấy giờ mặc dù một số

nước thành viên vẫn gián tiếp dính líu khi cung cấp địa bàn làm căn cứ cho quân

đội Mỹ tham gia chiến tranh Việt Nam. Chỉ đến khi cuộc chiến tranh ở Đông

Page 71: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

61

Dương và Việt Nam kết thúc, cùng với chấm dứt Chiến tranh Lạnh trên thế giới,

vấn đề Campuchia được giải quyết, ý tưởng về hợp tác và liên kết khu vực mới

thực sự hiện rõ trong ASEAN và khởi đầu bằng việc mở rộng thành viên thu nạp cả

4 nước từng ở bên kia ranh giới ý thức hệ là Campuchia, Lào, Myanmar và Việt

Nam (CLMV), hoàn tất vào năm 1999. Với tuyên bố của Thủ tướng Thái Lan khi

đó là Chatichai Sunavan,“biến Đông Dương từ chiến trường thành thị trường”,

các mục tiêu thúc đẩy liên kết kinh tế và hợp tác trên những vấn đề có lợi ích chung

đã giúp xoá đi rào cản lịch sử tại Đông Nam Á và đưa các nước trong khu vực xích

lại gần nhau hơn. Bản thân các nước CLMV, mà cụ thể là Việt Nam, cũng phải trải

qua những giai đoạn khó khăn để đi đến quyết định hoà giải với những đối tượng

từng ở phía bên kia giới tuyến, chấp nhận gia nhập ASEAN.

Quá trình phát triển kể từ sau khi hoàn tất mở rộng thành viên đến khi

quyết định xây dựng cộng đồng đã cho thấy mong muốn và cam kết mạnh mẽ

của các nước ASEAN đối với liên kết khu vực. Sự phát triển của ASEAN đãđem

lại nhiều lợi ích đáng ghi nhận cho các nước thành viên, và điều quan trọng đầu

tiên là nó giúp đem lại môi trường hoà bình và ổn định ở một khu vực đã trải qua

một thời kỳ chiến tranh kéo dài. Các quan hệ kinh tế được tăng cường thông qua

khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do ASEAN (AFTA) được khởi xướng 1992

và các thoả thuận hợp tác kinh tế và FTA giữa ASEAN với các Đối tác đãđem

lại những cơ hội kinh doanh và mở rộng thị trường cho các nước ASEAN vốn có

điểm chung là đều hướng về xuất khẩu và dựa vào đầu tư nước ngoài. Thông qua

ASEAN, các nước thành viên có một vị thế và tiếng nói có trọng lượng hơn

trong quan hệ với các đối tác bên ngoài, nhất là các nước lớn. Điều này thể hiện

mong muốn của các nước vừa và nhỏ tập hợp lại với nhau để tạo thế trong quan

hệ với các nước lớn. Một số nước thành viên chủ chốt và có vai trò trong

ASEAN như Indonesia, Malaysia, Thái Lan và phần nào là Singapore, muốn

thông qua ASEAN để gia tăng uy tín và hình ảnh của mình ở khu vực. Cùng với

quá trình đẩy mạnh liên kết nội khối ở Đông Nam Á, ASEAN đã tăng cường

Page 72: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

62

quan hệ đối tác với nhiều quốc gia trong và ngoài khu vực, thông qua các khuôn

khổ đối thoại ASEAN+1 (với 10 quốc gia và tổ chức) và ASEAN+3, Cấp cao

Đông Á (EAS), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc

phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) v.v. Vốn là những quốc gia có nền kinh tế

hướng về xuất khẩu và dựa vào FDI từ bên ngoài, các nước thành viên ASEAN

luôn chú trọng phát triển quan hệ kinh tế với các đối tác bên ngoài. Hơn nữa, do

vị trí địa lý nằm ở khu vực luôn có sự hiện diện và cạnh tranh lợi ích của các

nước lớn, dễ chịu tác động của các nước lớn cả về an ninh và kinh tế, ngay từ

thập niên đầu sau khi thành lập, ASEAN đã sớm xây dựng và thiết lập các quan

hệ đối thoại với các đối tác ở trong khu vực Đông Á và châu Á – Thái Bình

Dương. Những diễn đàn đối thoại và hợp tác đa phương ở khu vực như

ASEAN+3 (ra đời 1997), ARF (1994), EAS (2005), ADMM+ (2010) mà

ASEAN tạo ra chính là công cụ giúp gắn kết và khuyến khích sự can dự tích cực

của các nước lớn vào các vấn đề khu vực, qua đó, một mặt giúp duy trì môi

trường an ninh ổn định ở khu vực, mặt khác, mở ra các cơ hội hợp tác về kinh tế,

cũng như thu hút sự ủng hộ và hỗ trợ của các nước lớn đối với mục tiêu phát

triển của ASEAN.

Khái niệm “hợp tác Đông Á” lần đầu tiên được ASEAN đề cập chính thức

trong Tuyên bố về Hợp tác Đông Á lần thứ nhất tại Hội nghị Cấp cao ASEAN

không chính thức lần thứ 3 (Manila, Philippines 1999), 2 năm sau khi Hội nghị

Cấp cao ASEAN+3 không chính thức lần thứ nhất được tổ chức tại Malaysia

tháng 12/1997, khởi động tiến trình hợp tác ASEAN+3. Trong Tuyên bố, các

nhà Lãnh đạo ASEAN và các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc khẳng

định: “… ghi nhận triển vọng tươi sáng của việc tăng cường giao lưu và gắn kết

chặt chẽ ở Đông Á và thừa nhận rằng sự gắn kết này sẽ giúp tăng cơ hội cho hợp

tác lẫn nhau, tăng cường nền tảng cho việc thúc đẩy hoà bình, ổn định và thịnh

vượng ở Đông Á. … Cam kết mở rộng và làm sâu sắc hơn hợp tác Đông Á

hướng tới tạo ra những kết quả cụ thể nhằm tác động rõ rệt đến chất lượng cuộc

sống của người dân ở Đông Á và ổn định ở khu vực trong thế kỷ XXI [56]”. Đây

Page 73: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

63

là văn kiện chính thức đầu tiên thể hiện quan điểm của ASEAN đối với hợp tác

Đông Á và là văn kiện cấp cao đầu tiên đạt được với cả 3 nước +3 mặc dù trước

đó tại Hội nghị cấp cao ASEAN+3 không chính thức lần đầu tiên tại Kuala

Lumpur 1997, các nhà Lãnh đạo ASEAN đã ra tuyên bố riêng rẽ với Lãnh đạo

các nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tiến trình ASEAN+3 được

ASEAN xem như công cụ chính giúp hiện thực hoá mục tiêu xây dựng cộng

đồng ở Đông Á, với ASEAN là động lực [57].

Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ nhất ra đời năm 2005 tại

Malaixia được ghi nhận như một Cấp cao mang ý nghĩa lịch sử, mở ra một cơ

chế mới bổ trợ cho ASEAN+3 trong cơ cấu hợp tác khu vực ở Đông Á. Trong

Tuyên bố Chủ tịch của Hội nghị EAS-1, các nhà Lãnh đạo ASEAN và các đối

tác trong EAS (gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New

Zealand) khẳng định vai trò của EAS, với ASEAN là động lực, như một phần

không thể thiếu trong cấu trúc hợp tác đang định hình ở khu vực Đông Á, là diễn

đàn mở và thu nập để các nhà Lãnh đạo trao đổi về các vấn đề chiến lược ở khu

vực; ghi nhận tại khu vực này đã có những nỗ lực được triển khai để hướng đến

xây dựng cộng đồng Đông Á thông qua tiến trình ASEAN+3, cho rằng EAS,

cùng với ASEAN+3, và các cơ chế ASEAN+1, sẽ là đóng vai trò có ý nghĩa

trong xây dựng cộng đồng ở khu vực [58].

ASEAN xác định mục tiêu xây dựng cộng đồng ở Đông Á là lâu dài và cả

ASEAN+3 và EAS đều vận động song song như 2 tiến trình hợp tác ở khu vực,

bổ sung cho nhau mà không trùng lắp. Cũng trong dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN

lần thứ 11 (Kuala Lumpur, tháng 11/2005), đồng thời với việc ra đời Hội nghị

Cấp cao Đông Á (EAS), các nhà Lãnh đạo ASEAN và các nước Trung, Nhật,

Hàn đã ra Tuyên bố Kuala Lumpur về Hội nghị Cấp cao ASEAN+3, như một sự

khẳng định về vai trò của cơ chế này bên cạnh EAS. Tuyên bố nhấn mạnh quyết

tâm xây dựng cộng đồng Đông Á như mục tiêu lâu dài, đóng góp cho duy trì hòa

bình và an ninh, thịnh vượng và tiến bộ ở khu vực và toàn cầu; coi ASEAN+3

tiếp tục là công cụ chính đạt được mục tiêu này, với ASEAN là động lực…[55]

Page 74: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

64

Cùng với việc đẩy mạnh các nỗ lực liên kết nội khối, xây dựng Cộng đồng

ASEAN, các nước ASEAN ngày càng dành quan tâm nhiều hơn đến thúc đẩy

hợp tác và liên kết ở Đông Á, với 2 tiến trình ASEAN+3 và EAS được xem như

những khuôn khổ chính. Trong Tuyên bố chung về Hợp tác Đông Á lần thứ 2

(dịp Cấp cao ASEAN lần thứ 13, Singapore, tháng 11/2007), các nhà Lãnh đạo

ASEAN+3 đã khẳng định lại rằng liên kết khu vực Đông Á là tiến trình mở,

minh bạch và thu nạp, hướng tới tương lai… hướng đến hòa bình, ổn định, dân

chủ và thịnh vượng ở khu vực; xác định ASEAN+3 đóng vai trò bổ trợ và củng

cố cho các diễn đàn khu vực khác như EAS, ARF, APEC, ASEM nhằm thúc đẩy

xây dựng cộng đồng ở Đông Á [151]. Trong khuôn khổ EAS, nhân kỷ niệm 5

năm ra đời cơ chế này (2005-2010), các nhà Lãnh đạo các nước tham gia EAS đã

ra Tuyên bố Hà Nội về Kỷ niệm 5 năm EAS, tiếp tục nhấn mạnh EAS, với

ASEAN là động lực, là thành tố quan trọng trong cấu trúc khu vực đang định

hình, cùng với các cơ chế khác như ASEAN+1, ASEAN+3, ARF, ADMM+ và

APEC, bổ trợ và củng cố cho nhau nhằm thúc đẩy các nỗ lực xây dựng cộng

đồng ở Đông Á [59].

Đáng chú ý, trong các văn kiện chính thức của ASEAN, có đề cập đến

khái niệm“vai trò động lực” và sau này là“vai trò trung tâm” của ASEAN

trong cấu trúc hợp tác khu vực. Hiến chương ASEAN xác định một trong những

mục tiêu ASEAN theo đuổi là:“Duy trì vai trò trung tâm và chủ động của

ASEAN như là động lực chính trong các mối quan hệ và hợp tác với các đối tác

bên ngoài trong một cấu trúc khu vực mở, minh bạch và thu nạp” [60; tr.3-5].

Trong Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN 2009-2015, được thông qua tại Hội

nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 14, Thái Lan, tháng 4/2009, ASEAN khẳng định:

“Thông qua các quan hệ đối ngoại, ASEAN sẽ thực hành và duy trì vai trò

trung tâm và chủ động của mình như là động lực chính trong cấu trúc khu vực

mở, minh bạch và thu nạp để hỗ trợ việc hình thành Cộng đồng ASEAN”, và

theo đó, đảm bảo vai trò trung tâm của ASEAN được xác định là một trong 3

Page 75: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

65

thành tố quan trọng trong xây dựng Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN

(APSC) [61].

Khái niệm vai trò trung tâm, tuy không được ASEAN giải thích một cách

chính thức, nhưng được hiểu như vai trò đi đầu của tổ chức này trong cấu trúc

khu vực và các quan hệ của ASEAN với các đối tác bên ngoài, theo đó, các lợi

ích của Cộng đồng ASEAN sẽ được thúc đẩy [120; tr.1-2]. Kế hoạch tổng thể

xây dựng Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN APSC xác định vai trò trung

tâm đó chính là động lực để kiến tạo nên cấu trúc khu vực đang định hình [61].

Vai trò trung tâm mà ASEAN hướng tới trong cấu trúc khu vực sẽ được hiện

thực hóa không chỉ thông qua việc ASEAN đóng vai trò là điểm xuất phát của

các sáng kiến liên kết kinh tế khu vực, mà còn thông qua việc tạo diễn đàn cho

đối thoại và hợp tác về các vấn đề chính trị và an ninh ở khu vực, theo đánh giá

của nguyên Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan [120]. Vai trò trung tâm của

ASEAN được các nhà Lãnh đạo ASEAN nhìn nhận theo một số khía cạnh khác

nhau. Trong khi nguyên Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono cho

rằng ASEAN cần đóng vai trò người lãnh đạo và người cầm lái trong các khuôn

khổ hợp tác khu vực như EAS, thì Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long chỉ coi

vai trò đó của ASEAN như “người cân bằng và tạo điều kiện” theo cách mà các

nước nhỏ có thể dựa vào để tạo khuôn khổ, bảo vệ và duy trì các lợi ích quốc

gia của mình trong khuôn khổ cộng đồng chính trị an ninh khu vực [66], [122].

Dù hiểu theo cách nào đi nữa, khái niệm “vai trò trung tâm” của ASEAN thể

hiện mong muốn đóng một vai trò chủ động, tích cực của ASEAN trong tiến

trình hợp tác và liên kết ở khu vực, và từ góc độ thực tiễn hơn, là mong muốn

của ASEAN tạo thành một tiếng nói chung, thống nhất trong quan hệ với các

nước lớn, để khẳng định chỗ đứng của mình trong cấu trúc khu vực.

Nhu cầu mở rộng các mối liên hệ kinh tế chặt chẽ ở Đông Á cũng như

củng cố môi trường an ninh ổn định ở khu vực và mong muốn khẳng định vai trò

của ASEAN đãđược các nước thành viên ASEAN thể hiện trong sự chủ động

Page 76: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

66

thúc đẩy tiến trình hợp tác Đông Á, tuy ý đồ và cách tiếp cận của mỗi nước

ASEAN có thể không trùng nhau.

Có thể thấy quan điểm và tính toán của các nước ASEAN đối với liên kết

khu vực tương đối đồng nhất, mặc dù ở mức độ khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu

và lợi ích của mỗi quốc gia. Mẫu số chung là thông qua tăng cường liên kết ở Đông

Á, việc duy trì môi trường an ninh và ổn định ở khu vực sẽ được đảm bảo hơn, các

lợi ích kinh tế, nhất là đối với các nền kinh tế lớn, sẽ được mở rộng. Nhóm các nước

thành viên chủ chốt trong ASEAN mong muốn sử dụng các diễn đàn hợp tác và

khuôn khổ liên kết ở Đông Áđể gia tăng hình ảnh và vị trí của mình trong khu vực,

cũng như trong quan hệ với các nước lớn. Bản chất là các quốc gia vừa và nhỏ nằm

trong khu vực luôn chịu sự chi phối và hiện diện lợi ích của các nước lớn, nhu cầu

củng cố một sức mạnh tập thể, vị thế và tiếng nói chung ở khu vực luôn thường trực

đối với các nước ASEAN. Sự gia tăng cạnh tranh lợi ích của các nước lớn, nhất là

Trung Quốc và Mỹ tại khu vực càng khiến các nước ASEAN ý thức rõ sự cần thiết

phải đẩy mạnh hợp tác và liên kết đa phương ở khu vực, vừa để đảm bảo một thế

đứng vững chắc cho ASEAN, vừa tạo các cơ chế ràng buộc giúp ngăn ngừa tác

động tiêu cực từ hành xử khó dự đoán của các nước lớn.

Một số tính toán có thể xem là động lực đằng sau các nỗ lực thúc đẩy liên

kết khu vực Đông Á của ASEAN là [134]:

Một là, đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc, đưa Trung Quốc vào các

quỹ đạo và tuân theo các luật chơi của khu vực, nhằm kiềm chế các tác động tiêu

cực (nếu có) của sự nổi lên của Trung Quốc. Việc Trung Quốc tăng cường thể

hiện quyền lực cả về an ninh và kinh tế ở khu vực, có nguy cơ làm thay đổi cán

cân quyền lực giữa các nước lớn ở Đông Á. ASEAN, trong khi đó, một mặt vẫn

đang hưởng lợi từ tiềm lực kinh tế to lớn của Trung Quốc, mặt khác, vẫn cần có

biện pháp “phòng ngừa” mềm dẻo đối với Trung Quốc, nhất là trước tham vọng

về chủ quyền của Trung Quốc ở khu vực. Do đó, ASEAN cần thúc đẩy các cơ

chế hợp tác và liên kết đa phương để ràng buộc Trung Quốc bởi các lợi ích đan

Page 77: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

67

xen, khiến Trung Quốc phải hành xử có trách nhiệm và minh bạch hơn đối với

khu vực, tuân thủ các luật chơi chung.

Hai là, liên kết khu vực giúp duy trì sự tham giamột cách xây dựng và có

trách nhiệm của Mỹ ở khu vực. Điều này khiến các nước ASEAN vừa tiếp tục

khai thác tiềm lực kinh tế và an ninh to lớn của Mỹ theo hướng tích cực, tạo thế

đối trọng với Trung Quốc, vừa hạn chế những tác dụng tiêu cực có thể có từ

cạnh tranh lợi ích Trung-Mỹ ở khu vực.

Ba là, không thể phủ nhận tăng cường hợp tác và liên kết giúp các nước

ASEAN nâng cao năng lực ứng phó với các thách thức chung đe dọa đến khu

vực. Cuộc khủng hoảng tài chính 1997-1998 cho thấy sự cần thiết phải hình

thành khuôn khổ hợp tác khu vực, nâng cao năng lực tự cường để ứng phó với

các thách thức mà không một quốc gia riêng lẻ nào có thể xử lý.

Bốn là, mong muốn duy trì vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực để

khẳng định vị thế cân bằng trong quan hệ với các nước lớn. Nhận thức được hạn

chế cả về tiềm lực quân sự, kinh tế và vị thế chính trị so với các nước lớn, ASEAN

đã nỗ lực thúc đẩy các cơ chế và khuôn khổ hợp tác đa phương, tạo diễn đàn quy tụ

các nước lớn. ASEAN tận dụng sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn để

đóng vai trò “người trung gian trung thực”, tạo ra diễn đàn để các nước lớn có thể

ngồi lại với nhau và cùng đóng góp vào các vấn đề chung ở khu vực.

Với những tính toán và lợi ích như vậy, các nước ASEAN luôn đặt ưu tiên

cao cho việc thúc đẩy tiến trình liên kết khu vực ở Đông Á và sẽ còn tiếp tục

theo đuổi mục tiêu này trong tương lai lâu dài.

2.2 Các nhân tố giúp ASEAN phát huy vai trò ở khu vực

2.2.1. Điều kiện khách quan

Bối cảnh khu vực sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh với sự chấm dứt quan

hệ đối đầu hai cực, các nhu cầu hợp tác kinh tế và phát triển gia tăng là điều kiện

quan trọng cho hợp tác và liên kết khu vực được thúc đẩy. Tại một khu vực có sự

hiện diện và cạnh tranh lợi ích rõ rệt của các nước lớn như Đông Á, việc tồn tại

đối đầu giữa các nước lớn là cản trở đáng kể nhất đối với các xu thế hợp tác, và

Page 78: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

68

chỉ khi sự đối đầu này được tháo gỡ, các sáng kiến hợp tác, nhất là theo các

khuôn khổ đa phương mới có điều kiện phát triển. Điều kiện cần đã có, được kết

hợp với điều kiện đủ là nhu cầu của các quốc gia trong khu vực cần đẩy mạnh

phát triển và mở rộng liên kết kinh tế. Sự nổi lên mạnh mẽ của kinh tế Trung

Quốc và phần nào là Ấn Độ, nhu cầu duy trì đà tăng trưởng của các nền kinh tế

mới nổi như Hàn Quốc và một số nước trong ASEAN như Singapore, Malaixia,

Thái Lan..., mong muốn của Nhật Bản khôi phục tốc độ phát triển kinh tế vốn

đang chững lại… khiến các nước dễ dàng tìm thấy điểm đồng trong hợp tác. Đặc

biệt, sự xuất hiện của các vấn đề toàn cầu và khu vực, nhất là cuộc khủng hoảng

kinh tế-tài chính 1997 là nhân tố tác động mạnh mẽ đến quá trình hợp tác ở khu

vực, hối thúc các quốc gia phải ngồi lại và bàn phương hướng ứng phó. Khủng

hoảng 1997 đã cho thấy không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự chống đỡ với

cơn lốc của khủng hoảng và sự kỳ vọng vào trợ giúp từ các thể chế tài chính

quốc tế đã không đem lại kết quả như mong muốn.

Đông Á vốn là khu vực tồn tại từ lâu sự hiện diện và cạnh tranh lợi ích

giữa các nước lớn, bắt nguồn sâu xa từ cuộc xâm chiếm, mở rộng thuộc địa của

các nước thực dân từ thế kỷ XIX, đến tranh giành ảnh hưởng giữa các nước đế

quốc qua Chiến tranh thế giới thứ Nhất và thứ Hai. Bước sang cuối thế kỷ XX,

đầu thế kỷ XXI, sự phát triển năng động cúa các nền kinh tế ở khu vực, việc 1

trong những tuyến đường hàng hải quan trọng nhất thế giới chạy qua vùng biển

nối liền Đông Bắc Á và Đông Nam Á, cũng như quá trình xác lập lại trật tự ở

khu vực sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh càng khiến cạnh tranh lợi ích giữa các

nước lớn trở nên mạnh mẽ hơn. Đáng chú ý, sự trỗi dậy của Trung Quốc sau

nhiều năm tích lũy và tăng trưởng kinh tế liên tục là nhân tố quan trọng khiến

các nước lớn, nhất là Mỹ ngày càng quan tâm và chú ý đến sự cần thiết phải

củng cố vị trí của mình ở khu vực để tạo thế đối trọng với Trung Quốc.

Các cơ chế hợp tác đa phương khu vực ở Đông Á vốn rất mờ nhạt, ngoại

trừ các dàn xếp an ninh đa phương giữa Mỹ và một số quốc gia đồng minh sau

Chiến tranh thế giới thứ Hai theo mô-típ “trục và nan hoa”. Sự nghi kỵ mang yếu

Page 79: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

69

tố lịch sử giữa 3 quốc gia ở Đông Bắc Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc

cũng như chính quan hệ đồng minh giữa Mỹ với các nước Nhật, Hàn và một số

quốc gia Đông Nam Á như Philippines, Thái Lan… khiến mức độ tin cậy giữa

các quốc gia khi tham gia hợp tác đa phương khu vực gặp nhiều hạn chế. Bên

cạnh đó, các tham vọng bá quyền của Trung Quốc mà các nước láng giềng khu

vực đã trải nghiệm qua nhiều thời kỳ phong kiến khác nhau đã khiến các quốc

gia khác khó có được sự tin tưởng vào liên kết khu vực ở Đông Á qua sáng kiến

Bán cầu Đại Đông Á hay thành lập Qũy tiền tệ châu Á nhưng không thành do

thiếu vắng sự ủng hộ cần thiết, một phần xuất phát từ e ngại về quá khứ của đế

quốc Nhật ở châu Á. Từ lâu ở Đông Á đã thiếu vắng một đầu tàu dẫn dắt cho các

ý tưởng và sáng kiến hợp tác, không giống như ở một số khu vực khác như châu

Âu hay châu Mỹ.

Các điều kiện khách quan kể trên ASEAN tận dụng khôn khéo để phát

huy vai trò trong thúc đẩy liên kết khu vực và sẽ được đề cập ở phần sau.

2.2.2. Năng lực của ASEAN

Tận dụngcác điều kiện thuận lợi ở khu vực, ASEAN đã phát huy tốt vai

trò của nhóm các nước vừa và nhỏ làm cầu nối gắn kết quan hệ và lợi ích giữa

các nước, nhất là các nước lớn, để thúc đẩy hợp tác và liên kết khu vực. Chính sự

cạnh tranh ảnh hưởng và khoảng cách thiếu vắng sự tin cậy giữa các nước lớn đã

giúp ASEAN thể hiện tốt hơn vai trò của mình. Các nước thành viên ASEAN

đều từng trải qua thời kỳ thuộc địa (trừ Thái Lan), chịu tác động lớn từ chính

sách an ninh của các nước lớn ở khu vực cũng như có nền kinh tế hướng ngoại,

phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài, nên có lợi ích chung trong

việc duy trì chính sách ổn định và sự can dự theo hướng tích cực của các nước

lớn ở khu vực. Đại sứ lưu động Singapore, cựu quan chức ngoại giao cấp cao

Tommy Koh nhận định: “Mong muốn của ASEAN là gắn kết các nước lớn trong

một cơ chế hợp tác, qua đó, giảm sự hiểu nhầm và nghị kỵ giữa họ và tăng

cường triển vọng hòa bình ở châu Á”144.Một số nước thành viên chủ chốt

Page 80: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

70

trongASEAN có quan hệ song phương tốt với cả Mỹ và Trung Quốc là hai

cường quốc quan trọng hàng đầu ở khu vực, giúp ASEAN có cơ hội tốt hơn để

tiếp cận và gắn kết Trung-Mỹ tham gia xây dựng vào các cơ chế hợp tác do

ASEAN khởi xướng.

Xuất phát từ việc xác định được mẫu số lợi ích chung giữa chính các nước

trong ASEAN, ASEAN đã thúc đẩy được điểm đồng về lợi ích giữa các nước ở

Đông Á đó là nhu cầu hợp tác-phát triển của các nước vừa và nhỏ cũng như nhu

cầu khẳng định vị trí và củng cố địa vị của các nước lớn. Đây là tiền đề quan

trọng cho quá trình hợp tác và liên kết ở khu vực được duy trì và thúc đẩy.

Bắt đầu từ việc xây dựng khuôn khổ thể chế, hình thành các chuẩn mực,

quy tắc ứng xử trong khuôn khổ ASEAN, sau đó từng bước mở rộng ra đối với

các nước khi tham gia hợp tác khu vực ở Đông Á, ASEAN đã tạo dựng được nền

tảng quan trọng cho hợp tác và liên kết khu vực. Cựu Tổng thư ký ASEAN Surin

Pitsuwan cho rằng “ASEAN đã tạo dựng được vị trí trung tâm trong cấu trúc khu

vực đang định hình không chỉ bởi tổ chức này là người khỏi xướng các sáng kiến

liên kết kinh tế khu vực, mà còn bởi họ có khả năng tạo ra diễn đàn đối thoại

chính trị và kinh tế để gắn kết các nước lớn trên thế giới”151. Chính diễn đàn

mang tính trung lập mà ASEAN xây dựng ở khu vực đã giúp các nước lớn có

điều kiện để ngồi lại cùng nhau, đồng thời tránh khả năng độc tôn của 1 nước lớn

tại khu vực này.

Các đối tác công nhận và cam kết tôn trọng các luật chơi và quy tắc ứng

xử mà ASEAN đề ra khi tham gia vào các cơ chế hợp tác và đối thoại do

ASEAN chủ trì.“Phương cách ASEAN” mặc dù vẫn bị chỉ trích và còn hạn

chế, tiếp tục được ASEAN áp dụng đưa vào các khuôn khổ hợp tác Đông Á một

cách linh hoạt. Chính cách tiếp cận lỏng lẻo, các cơ chế không mang tính ràng

buộc đã tạo độ thoải mái nhất định cho các bên tham gia trong bối cảnh lòng tin

còn hạn chế giữa các quốc gia ở khu vực.Các cơ chế hợp tác đa phương ở khu

vực do ASEAN chủ trì vốn bị chỉ trích vì tính hiệu quả trong việc ứng phó với

Page 81: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

71

các thách thức nảy sinh, nhất là về an ninh. Một số nhà phân tích cho rằng khi

xảy ra bất ổn về an ninh, các nước trong khu vực có xu hướng chọn các cơ chế

toàn cầuhoặc các công cục quốc gia để giải quyết hơn là tìm đến với các cơ chế

của ASEAN70. Các trường hợp bất đồng trong tranh chấp chủ quyền lãnh thổ

giữa các nước ở khu vực như giữa Thái Lan và Campuchia xung quanh ngôi đền

Preah Vihear 2009, Philippines và Trung Quốc liên quan đến tranh chấp trên

Biển Đông… đã thể hiện lựa chọn của các nước theo hướng này. Tuy nhiên,

Amitav Acharya lại nhìn nhận theo cách khác rằng “việc ASEAN không đưa các

vấn đề nhạy cảm ra các diễn đàn đa phương (do ASEAN chủ trì) không có nghĩa

là các diễn đàn đa phương này không hiệu quả trong việc giải quyết xung đột,

mà vì ASEAN cho rằng các cơ chế đa phương không phải kênh pháp lý chính

thức để giải quyết vấn đề, mà nên tạo ra môi trường thuận lợi về xã hội và tâm lý

cho các bên tự giải quyết”44.Acharya đã chỉ ra quan điểm cơ bản mà ASEAN

theo đuổi khi thúc đẩy liên kết khu vực, đó là đóng vai trò tạo điều kiện và thúc

đẩy tiến trình hợp tác và ngăn ngừa xung đột. Điều này dựa trên cách tiếp cận

truyền thống theo Phương cách ASEAN:đó là tạo kênh tham vấn và từng bước

giúp các bên liên quan tháo gỡ vấn đề thông qua một môi trường không chính

thức và thoải mái, không gây sức ép và không can thiệp trực tiếp. Đồng thời nó

cũng như phù hợp với năng lực thực sự của ASEAN còn hạn chế chưa đủ khả

năng đứng ra làm trung gian hòa giải các tranh chấp, nhất là những vấn đề lớn có

quy mô khu vực và đặc điểm khu vực nơi các nước lớn vẫn đóng vai trò quyết

định trong các vấn đề chính trị-an ninh quan trọng.

Cân bằng quan hệ giữa các nước lớn và đóng vai trò trung gian trung thực

là điều ASEAN đã thể hiện tương đối thành công cho tới nay. Kể từ sau khi kết

thúc Chiến tranh Lạnh, ASEAN đã tích cực phát huy vai trò “kết nối” các nước

lớn lại với nhau thông qua việc thu hút họ cùng tham gia vào các diễn đàn do

ASEAN chủ trì với sự đảm bảo rằng lợi ích và quan tâm của tất cả các nước

tham gia đều được chú trọng. Các diễn đàn này cũng là nơi các nước lớn có thể

Page 82: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

72

hiện cam kết và trách nhiệm của mình đối với khu vực. ASEAN đã duy trì quan

hệ cân bằng với cả Trung Quốc và Mỹ, hai cường quốc có tiếng nói và vị trí

quyết định ở khu vực Đông Á và châu Á – Thái Bình Dương. Khai thác tư tưởng

thể hiện về sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc ở khu vực cũng như tận dụng

tốt các quan hệ kinh tế được mở rộng giữa các nước thành viên với Trung Quốc,

ASEAN và Trung Quốc đã thiết lập mối quan hệ đối tác gần gũi kể từ 1991 khi

hai bên bắt đầu tiến trình đối thoại. Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu

và cũng là thị trường du lịch tiềm năng lớn của các nước ASEAN liên tục trong

nhiều năm;là thành viên sáng lập cùng ASEAN khởi xướng các cơ chế hợp tác

đa phương ở khu vực như ARF, ASEAN+3, EAS, ADMM+… ASEAN nhận

thức được trở ngại lớn nhất trong quan hệ với Trung Quốc là vấn đề tranh chấp

chủ quyền trên Biển Đông. Do đó, ASEAN đã chọn cách tiếp cận gắn kết, đưa

Trung Quốc vào các tiến trình đối thoại và hình thành chuẩn mực như ký Tuyên

bố DOC năm 2002 và đàm phán xây dựng COC nhằm hạn chế bớt các hành xử

phiêu lưu của Trung Quốc và ràng buộc nước này trong các cuộc đối thoại ngoại

giao với các nước ASEAN để duy trì ổn định trên vùng biển có vị trí chiến lược

ở khu vực này.

Với Mỹ, các nước ASEAN thừa nhận sự tồn tại và can dự tích cực của Mỹ

ở khu vực sẽ có lợi cho hòa bình, an ninh và ổn định chung. Bộ trưởng Quốc

phòng Singapore Ng Eng Heng nhận định: “sự có mặt của Mỹ ở khu vực có ý

nghĩa quan trọng đối với hòa bình và ổn định…tạo ra sự đảm bảo về chiến lược

đối với tăng trưởng và ổn định ở khu vực.”171Bên cạnh các dàn xếp về an ninh

song phương giữa Mỹ với một số quốc gia thành viên ASEAN, ASEAN khuyến

khích Mỹ tham gia tích cực và có trách nhiệm vào các diễn đàn đối thoại và hợp

tác an ninh song phương ở khu vực như ARF và ADMM+, như một cách thức để

ràng buộc hành xử của Mỹ theo khuôn khổ chung của khu vực. ASEAN hoan

nghênh chính sách tái cân bằng tại châu Á của Chính quyền Obama, lần đầu tiên

được Ngoại trưởng Hillary Clinton tuyên bố vào 2011. ASEAN đã tiến hành một

loạt động thái thể hiện sự đáp ứng tích cực này như mở rộng EAS để Mỹ và Nga

Page 83: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

73

tham gia, nâng cấp quan hệ với Mỹ lên tầm chiến lược và thể chế hóa các Hội

nghị Cấp cao thường niên với Mỹ kể từ 20132.

Có thể thấy, trong nỗ lực khẳng định vai trò trung tâm của mình trong cấu

trúc đang định hình ở khu vực, ASEAN đã khôn khéo thu hút được cả 2 cường

quốc trụ cột là Trung Quốc và Mỹ cùng tham gia và tôn trọng cách thức vận

động của ASEAN. Các nước thành viên ASEAN đều từng trải qua giai đoạn

Chiến tranh Lạnh và từng nằm theo những phía đối nghịch với nhau nên ý thức

rõ bài học cần rút ra để cân bằng quan hệ với các nước lớn. Hơn nữa, những lợi

ích đan xen và mức độ tùy thuộc lẫn nhau ngày càng cao cả về kinh tế và an ninh

khiến các nước vừa và nhỏ như ASEAN buộc phải lựa chọn cách tiếp cận cân

bằng để không bị rơi vào tình thế hoặc được hết hoặc mất hết trong quan hệ với

các nước lớn ở khu vực. Ngoài Trung Quốc và Mỹ, ASEAN cũng chú trọng thúc

đẩy và khuyến khích sự tham gia của các nước lớn và có vai trò khác như Nhật

Bản, Ấn Độ, Nga, Australia, Hàn Quốc… vào các cơ chế hợp tác an ninh và kinh

tế khu vực do ASEAN chủ trì.

Thông qua quá trình hợp tác và tương tác, ASEAN đang từng bước thúc

đẩy các lợi ích chung, xây dựng và củng cố các chuẩn mực ứng xử chung làm cơ

sở điều chỉnh hành vi ứng xử của các quốc gia ở khu vực. Mặc dù tư duy về một

“bản sắc khu vực” và ý thức cộng đồng chung ở Đông Á còn là mục tiêu xa vời

ở một khu vực còn quá nhiều đa dạng và khác biệt, quá trình tăng cường đối

thoại, hợp tác, xây dựng lòng tin và chia sẻ các giá trị của nhau mà ASEAN đã

góp phần thúc đẩy trong suốt hơn hai thập kỷ qua ở Đông Á đã giúp các nước

xích lại gần nhau hơn, ngày càng ràng buộc hơn bởi các lợi ích chung ở khu vực

và nhận thức rõ hơn về chi phí cơ hội khi phá bỏ những cam kết đã có hoặc theo

đuổi các hành vi phiêu lưu có thể ảnh hưởng đến an ninh và ổn định ở khu vực.

2Hội nghị lần đầu tiên giữa các Nhà lãnh đạo ASEAN-Mỹ được tổ chức tại Singapore, 2009, bên lề Cấp cao APEC và tiến hành thường niên đến 2013 được thể chế hóa thành Hội nghị Cấp cao ASEAN-Mỹ.

Page 84: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

74

2.3Đóng góp của ASEAN trong thúc đẩy liên kết khu vực

2.3.1. Củng cố hợp tác nội khối, thúc đẩy liên kết khu vực ở Đông Nam Á

2.3.1.1. Giai đoạn đầu mới thành lập từ 1967-1999đến khi hoàn tất mở rộng

thành viên

ASEAN được thành lập năm 1967, và vẫn được đánh giá là một trong

những tổ chức khu vực thành công của các nước đang phát triển. Quá trình tạo

dựng vai trò của ASEAN ở khu vực Đông Á bắt nguồn từ nỗ lực củng cố hợp tác

nội khối và thúc đẩy liên kết ở chính Đông Nam Á là khu vực địa lý mà các

nước thành viên ASEAN có vị trí. Từ thế mạnh có được sau khi đạt được những

thành công nhất định trong liên kết nội khối, ASEAN đã từng bước mở rộng

quan hệ với các đối tác bên ngoài, đẩy mạnh các cơ chế đối thoại và hợp tác đa

dạng ở khu vực, qua đó, thúc đẩy tiến trình liên kết ở Đông Á.

Trong giai đoạn đầu mới thành lập, các hoạt động của ASEAN chưa thể

hiện được những mục tiêu nêu trong Tuyên bố Bangkok, trừ việc ra Tuyên bố

Bangkok về Khu vực hòa bình, tự do và trung lập (ZOPFAN) năm 1971. Các

thành viên cũng đã phối hợp chính sách trong một số lĩnh vực ngoại giao như

công nhận quan hệ ngoại giao với Việt Nam và Băng-la-đét, thỏa thuận ý kiến

trước khi bỏ phiếu biểu quyết tại Liên Hợp quốc, cùng phối hợp trên các vấn đề

kinh tế quốc tế… Trong giai đoạn này, ASEAN chưa đạt được nhiều bước tiến

về hợp tác, mới chỉ được coi là “liên minh chính trị lỏng lẻo” một phần do cơ

cấu tổ chức của Hiệp hội. Sau 9 năm hoạt động, ASEAN mới quyết định thành

lập Ban Thư ký ASEAN do một Tổng Thư ký đứng đầu, trước đó mỗi nước chỉ

có Ban Thư ký ASEAN quốc gia, chịu trách nhiệm phối hợp hành động trong

khối và thực hiện các quyết định của Hội nghị Bộ trưởng ASEAN. Giai đoạn

này, ASEAN còn bị chi phối mạnh bởi những diễn biến phức tạp ở trong nước

và khu vực.

Trong giai đoạn tiếp theo (1976-1981), tình hình hợp tác trong ASEAN đã

có những chuyển biến rõ nét. Năm 1976, các nhà Lãnh đạo năm nước thành viên

ASEAN đã họp lần đầu tiên tại Bali và thông qua hai văn kiện quan trọng: Hiệp

Page 85: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

75

ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước Bali) và Tuyên bố về sự hòa

hợp ASEAN trong đó nêu rõ những mục tiêu và nguyên tắc bảo đảm sự ổn định

chính trị ở khu vực, đẩy mạnh hợp tác kinh tế, văn hóa và xã hội.

Sau hiệp định Pari về Campuchia 1991 và đến năm 1993 Mỹ rút quân

khỏi Đông Nam Á, lần đầu tiên trong lịch sử Đông Nam Á không còn căn cứ

quân sự và quân đội nước ngoài, không còn đối đầu. Sự sụp đổ của Liên Xô và

Đông Âu kéo theo sự sụp đổ của trật tự hai cực trong quan hệ quốc tế, đưa đến

những thay đổi trong cán cân lực lượng trên thế giới và khu vực. Chiến tranh

lạnh kết thúc cũng làm giảm vai trò của ASEAN trong chiến lược của các nước

lớn. Đó là những thách thức rất lớn đối với ASEAN buộc các nước này phải tìm

một cơ chế bảo đảm an ninh, gìn giữ nền hòa bình mỏng manh mới giành được

trong khu vực. Trong bối cảnh đó, các nước ASEAN đã có một loạt các bước đi

để tạo môi trường hòa bình ổn định trong khu vực, như ra Tuyên bố ASEAN về

Biển Đông (1992), ký Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân

(SEANWFZ) (1995)... Các nhà Lãnh đạo ASEAN còn quyết định xúc tiến một

tiến trình đối thoại đa phương trong khu vực về hợp tác chính trị - an ninh trên

cơ sở mở rộng cơ chế Hội nghị sau Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN (AMM-

PMC), mời Liên Hợp Quốc làm đối tác đối thoại của ASEAN; thiết lập Diễn đàn

Khu vực ASEAN (ARF) (1994) nhằm lôi kéo tất cả các nước lớn ở khu vực châu

Á– Thái Bình Dương tham gia đối thoại và xây dựng lòng tin cùng với ASEAN

và một yếu tố không thể thiếu là chấm dứt sự chia rẽ giữa hai khối nước

ASEAN. Việc xem xét kết nạp Việt Nam vào ASEAN cũng giống như một lời

tuyên bố về sự độc lập chính trị của Đông Nam Á, rằng Đông Nam Á giờ đây

không phải là một khu vực để các nước lớn tranh giành ảnh hưởng. Đông Nam

Áđang muốn hướng đến một cộng đồng hợp tác, phát triển dựa trên lợi ích của

các quốc gia thành viên.

Bên cạnh đó, xu thế ưu tiên phát triển kinh tế và khu vực hóa đang phát

triển mạnh trên thế giới đòi hỏi các nước ASEAN cần bảo đảm được môi trường

Page 86: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

76

quốc tế thuận lợi và duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của mình. Trước

những năm 90 hoạt động của ASEAN bị cuốn vào các xung đột chính trị, như

vấn đề Campuchia; kinh tế các nước ASEAN hướng ra bên ngoài và chưa chú

trọng hợp tác với các nền kinh tế trong khu vực do tiềm lực kinh tế còn thấp. Từ

đầu những năm 90 sức mạnh kinh tế của các nước ASEAN gia tăng rõ rệt và trở

thành những nước công nghiệp mới hoặc công nghiệp phát triển.“Trong bối

cảnh đó và đứng trước những thách thức và cơ hội mới do quá trình cơ cấu lại

nền kinh tế thế giới dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ mới

cũng như xu thế quốc tế hóa khu vực hóa đãđặt ra, Hội nghị cấp cao họp ở

Singapore tháng 1/1992 đãđánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử ASEAN,

chuyển mạnh sang hợp tác kinh tế với hai quyết định quan trọng: hình thành khu

vực mậu dịch tự do AFTA và kí Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế” [15;

tr.328-329]. Vì vậy vấn đề phát triển kinh tế là thách thức lớn nhất của ASEAN,

tăng cường sức mạnh thông qua đẩy mạnh hợp tác trong khu vực mà xương sống

là thành lập Khu vực mậu dịch tự do (AFTA), để vừa duy trì được tốc độ tăng

trưởng kinh tế, tăng khả năng cạnh tranh, vừa tạo thế với bên ngoài. Việc chuyển

trọng tâm sang hợp tác kinh tế từ đầu thập kỷ 90, mở rộng thị trường buôn bán

và đầu tư đòi hỏi phải có một môi trường hòa bình và ổn định. Việc tranh thủ các

nước Đông Dương tham gia vào quá trình hợp tác khu vực có ý nghĩa rất quan

trọng trong điều chỉnh chiến lược của ASEAN. Như vậy, kết nạp Việt Nam, một

thị trường rộng lớn chưa được khai thác, và một nguồn tiềm năng kinh tế hứa

hẹn, là một bước đi phù hợp. Câu nói của Thủ tướng Thái Lan Chatichai:“Biến

Đông Dương từ chiến trường thành thị trường” đã thể hiện rõ hơn quyết tâm của

ASEAN cho mục tiêu này.

Như vậy, bước vào giai đoạn hậu Chiến tranh Lạnh, ASEAN đứng trước

những cơ hội và phải đối phó với những thách thức của thời kỳ mới. Muốn vượt

qua được thách thức cần có sự hợp tác, chuyển từ đối đầu sang đối thoại và cùng

xây dựng một mối quan hệ quốc tế mới tại khu vực vì lợi ích chung là hòa bình

Page 87: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

77

và phát triển. Môi trường quốc tế thời kỳ này cũng mở ra cơ hội cho xu hướng

đó. ASEAN thấy sức mạnh của Hiệp hội được tăng cường trên các phương diện

an ninh, chính trị và kinh tế nếu mở rộng và kết nạp thêm thành viên mới, hoàn

tất ý tưởng ASEAN-10.

Thành tựu quan trọng và nổi bật nhất của ASEAN là đã hoàn tất ý tưởng về

một ASEAN bao gồm cả 10 quốc gia Đông Nam Á vào năm 1999 sau khi kết

nạp đủ 3 nước Đông Dương và Myanmar, đưa đến những thay đổi căn bản về

chất của ASEAN cũng như đối với tình hình khu vực. Trải qua hơn 4 thập kỷ tồn

tại, mục tiêu hợp tác toàn diện của ASEAN ngày càng được khẳng định rõ với

các giai đoạn mang những đặc trưng khác nhau. ASEAN đã có khả năng duy trì

hòa bình ổn định giữa các nước thành viên mặc dù có nhiều vấn đề liên quan đến

lãnh thổ và các vấn đề khác. Như Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Domingo L.

Siazon Jr. đã từng nói “ASEAN đã chuyển đổi từ một tổ chức tiểu khu vực sang

thành một tổ chức có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới” [62]. Ngày nay ASEAN

là một tổ chức tiểu khu vực duy nhất tạo nên một diễn đàn chính trị để các nước

châu Á và các cường quốc trên thế giới thảo luận các vấn đề liên quan đến an

ninh, chính trị và quân sự.

Việc hoàn thành ASEAN-10 đã tạo ra một Đông Nam Á thống nhất, giúp

chấm dứt sự chia rẽ và đối đầu giữa các nước Đông Nam Á, là nhân tố quan

trọng đóng góp cho hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển ở khu vực Đông

Nam Á và Châu Á-Thái Bình Dương.Quan hệgiữa các nước thành viên được

tăng cường và củng cốtrên cơ sở hữu nghị, hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, hợp tác

toàn diện và ngày càng chặt chẽ và mở rộng cả về song phương và đa phương.

ASEAN đề cao phương châm “thống nhất trong đa dạng” để duy trì đoàn kết và

hợp tác, trên cơ sở các mục tiêu và nguyên tắc cơ bản được đúc kết trong

“Phương cách ASEAN”, trong đó nổi lênlà nguyên tắc đồng thuận và không can

thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Tuy nhiên, việc mở rộng ASEAN mang lại không chỉ cơ hội mà cả thách

thức đối với các nước thành viên. Các nước thành viên có chế độ chính trị-xã hội

Page 88: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

78

và trình độ phát triển kinh tế đa dạng. Sự chênh lệch về trình độ phát triển và sự

đa dạng về cơ cấu kinh tế của các nước thành viên một mặt làm tăng sự phong

phú cho hợp tác kinh tế ASEAN, mặt khác có thể ảnh hưởng tới quá trình đi đến

đồng thuận và ra quyết định về tiến trình và các lĩnh vực hợp tác của Hiệp hội.

2.3.1.2. Đẩy mạnh hợp tác và liên kết sau khi hoàn tất mở rộng thành viên từ

1999-2003

Sự hình thành ASEAN-10 cùng với kết quả hợp tác tích cực thu được trong

30 năm kể từ ngày thành lập đãhỗ trợ tích cực cho các nước thành viên phát triển

kinh tế-xã hội, đồng thời tạo ra những tiền đề vật chất quan trọng để ASEAN gia

tăng liên kết khu vực sâu rộng hơn trong giai đoạn tiếp theo. ASEAN đãđạt được

những kết quả đáng ghi nhận trên 3 nhóm lĩnh vực quan trọng gồm chính trị-an

ninh, kinh tế và văn hoá-xã hội, sau này trở thành 3 trụ cột của Cộng đồng

ASEAN.

Về chính trị-an ninh, lĩnh vực có nhiều hoạt động hợp tác nổi trội và là

nhân tố quan trọng bảo đảm hòa bình và ổn định ở khu vực, sự hiểu biết và tin

cậy lẫn nhau giữa các nước thành viên ASEAN ngày càng gia tăng thông qua

nhiều hoạt động đa dạng, trong đó có việc duy trì tiếp xúc thường xuyên ở các

cấp, nhất là giữa các vị Lãnh đạo Cấp cao.

ASEAN chủ động đề xướng và tích cực phát huy tác dụng của nhiều cơ chế

bảo đảm hòa bình và an ninh khu vực, như Tuyên bố Đông Nam Á là Khu vực

Hòa bình, Tự do và Trung lập (ZOPFAN) năm 1971; Hiệp ước Thân thiện và

Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) ký năm 1976 và đã trở thành Bộ quy tắc ứng xử

chỉ đạo mối quan hệ không chỉ giữa các nước Đông Nam Á mà cả giữa các nước

ASEAN và các đối tác bên ngoài; Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á không có vũ

khí hạt nhân (SEANWFZ) năm 1995; Tuyên bố của các bên liên quan về cách

ứng xử ở Biển Đông (DOC) năm 2002, là bước quan trọng tiến tới Bộ quy tắc

ứng xử ở Biển Đông (COC) nhằm duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông, ...

ASEAN chủ động khởi xướng lập Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) năm

1994 để tạo khuôn khổ thích hợp cho ASEAN và các đối tác bên ngoài tiến hành

Page 89: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

79

đối thoại và hợp tác về các vấn đề chính trị-an ninh ở Châu Á-Thái Bình Dương.

ASEAN cũng tích cực đẩy mạnh hợp tác với nhau và với các đối tác bên ngoài

thông qua nhiều khuôn khổ, hình thức và biện pháp khác nhau, nhằm đối phó với

những thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống như khủng bố quốc

tế, tội phạm xuyên quốc gia, thiên tai, bệnh dịch...

Về kinh tế: là lĩnh vực có những bước tiến quan trọng và là động lực đẩy

nhanh tiến trình liên kết khu vực. Mặc dù lấy mục tiêu chính là thúc đẩy tăng

trưởng kinh tế [54] nhưng trong suốt 25 năm từ 1967 đến 1992, các nước sáng

lập ASEAN3 không thực sự chú trọng tới hợp tác kinh tế. Trong khi ký kết hàng

loạt văn kiện tăng cường hợp tác an ninh (ZOPFAN năm 1971, TAC năm 1976,

SEANWFZ năm 1984, DOC năm 1992), ASEAN chỉ tiến hành một số hoạt động

hợp tác kinh tế khiêm tốn như thành lập Phòng Thương mại và Công nghiệp

ASEAN (ASEAN CCI) nhằm tham khảo ý kiến của khu vực tư nhân trong hợp

tác kinh tế ASEAN năm 1972, thành lập Ủy ban Geneva của ASEAN để phối

hợp chính sách chung của ASEAN tại các diễn đàn đa phương năm 1973, thông

qua Bản tuyên bố về Hòa hợp ASEAN (Tuyên bố Bali I) trong đó có đưa ra một

số chương trình hành động để tăng cường hợp tác kinh tế năm 1976 và ký Hiệp

định Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư ASEAN năm 1987. Tiến trình liên kết kinh

tế ASEAN4 chỉ thực sự bắt đầu năm 1992 khi ASEAN quyết định sẽ thành lập

Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA).Trước khi bước vào xây dựng Cộng

đồng Kinh tế ASEAN (AEC), ASEAN đã cơ bản hoàn tất các cam kết về hình

thành Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (gọi tắt là AFTA), với hầu hết các dòng

thuế giảm xuống mức 0-5%. ASEAN cũng xác định 12 lĩnh vực ưu tiên liên kết

kinh tế5 sớm để đẩy mạnh hơn nữa thương mại nội khối.

Sau khi AFTA ra đời 1992, thương mại nội khối ASEAN tăng trưởng đều,

từ mức 43.26 tỉ USD năm 1993 đến 80 tỉ USD năm 1996, với mức tăng bình

3 5 nước sáng lập là Indonesia, Malaysia, Phillipines, Singapore và Thái Lan 4 Về mức độ, liên kết kinh tế là tiến trình cao hơn hợp tác kinh tế với các cam kết bắt buộc về tự do hóa 5 Nông nghiệp, gỗ và sản phẩm gỗ, dệt may, điện tử, cao-su, ô-tô, giày dép, du lịch, vận tải hàng không, logistics

Page 90: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

80

quân 28.3%. Tỉ trọng thương mại nội khối của ASEAN trong thời gian này

chiếm từ 20-30% tổng kim ngạch thương mại của ASEAN.

Việc thực hiện các thỏa thuận về Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) đạt những

tiến triển quan trọng.Hợp tác ASEAN cũng được đẩy mạnh và mở rộng trong

nhiều lĩnh vực kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, tài chính, giao thông vận

tải, hải quan, thông tin viễn thông, tiêu chuẩn đo lường chất lượng… ASEAN

cũng coi trọng đẩy mạnh thực hiện mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển

trong ASEAN, nhất là thông qua việc triển khai Sáng kiến liên kết ASEAN (IAI)

về hỗ trợ các nước thành viên mới (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam)

được thông qua năm 2000 tại Hội nghị Cấp cao ASEAN không chính thức tại

Singapore.

Về văn hóa-xã hội: các hoạt động hợp tác chuyên ngành ngày càng được

mở rộng, được thể chế hoá thành các kênh hợp tác cấp Bộ trưởng và quan chức

cao cấp, với rất nhiều chương trình/dự án khác nhau được triển khai trên các lĩnh

vực như văn hóa, giáo dục-đào tạo, lao động, khoa học công nghệ, môi trường và

biến đổi khí hậu, y tế, quản lý thiên tai, phúc lợi xã hội và phát triển, buôn bán

phụ nữ và trẻ em, HIV/AIDS, bệnh dịch… Thông qua đẩy mạnh hợp tác trên các

lĩnh vực văn hoá-xã hội, các nước ASEAN có điều kiện đề cao và phát huy ý

thức cộng đồng, cả trong việc duy trì bản sắc văn hoá khu vực, cũng như trong

hỗ trợ lẫn nhau nâng cao năng lực ứng phó với các thách thức đang nổi lên tác

động đến cuộc sống của người dân và sự phát triển của mỗi nước. Nhóm các lĩnh

vực hợp tác về văn hoá-xã hội kể trên gắn chặt hơn với cuộc sống của người dân,

do đó, đã tạo ra những mối liên hệ gắn kết gần gũi và thiết thực giữa các nước

thành viên ASEAN.

Như vậy, các hoạt động hợp tác ASEAN được đẩy mạnh trên cả 3 nhóm

lĩnh vực kể trên đãđưa hợp tác khu vựcđi vào khuôn khổ và chiều sâu với những

kết quả tích cực, giúp hình thành các cơ chế và bộ máy hoạt động nhịp nhàng,

trở thành điều kiện quan trọng cho các bước phát triển và liên kết tiếp theo của

ASEAN. Có thể nói, giai đoạn từ 1999 đến 2003 sau khi hoàn tất mở rộng thành

Page 91: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

81

viên là thời kỳ tạo tiền đề quan trọng cho quyết định nâng tầm liên kết khu vực,

xây dựng cộng đồng của ASEAN.

2.3.1.3. Xây dựng Cộng đồng ASEAN

Ý tưởng về một Đông Nam Á hòa bình, ổn định, thịnh vượng được

ASEAN khẳng định lần đầu tiên trong Tuyên bố Băng Cốc năm 1967, theo đó,

ASEAN“Mong muốn xây dựng một nền tảng vững chắc cho hành động chung

nhằm thúc đẩy hợp tác khu vực ở Đông Nam Á trên tinh thần bình đẳng và hợp

tác để góp phần vào hoà bình, tiến bộ và thịnh vượng ở khu vực”. Trên cơ sở đó,

ASEAN khẳng định tôn chỉ và mục đích của Hiệp hội chính là“Thúc đẩy sự

tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá trong khu vực thông qua

các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho

một cộng đồng các Quốc.gia Đông Nam Á hoà bình và thịnh vượng” [54].

Tiếp tục quyết tâm và mong muốn lớn lao đó, tại Hội nghị Cấp cao lần thứ

nhất của mình (Bali, 24/2/1976), ASEAN đã tuyên bố mạnh mẽ hơn, rằng “Các

Quốc gia thành viên sẽ phát triển mạnh mẽ nhận thức về bản sắc khu vực và sẽ

có mọi cố gắng để tạo ra một cộng đồng ASEAN vững mạnh, được tất cả các

quốc gia tôn trọng, và tôn trọng tất cả các quốc gia trên cơ sở quan hệ cùng có

lợi và phù hợp với nguyên tắc tự quyết, bình đẳng chủ quyền và không can thiệp

vào công việc nội bộ của các quốc gia.” Những giá trị to lớn của Tuyên bố đó

tiếp tục được duy trì và củng cố, tạo cơ sở quan trọng cho việc xây dựng một khu

vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định và thịnh vượng về sau.

Kỷ niệm 30 năm ngày thành lập ASEAN, Lãnh đạo các nước ASEAN đã

thông qua văn kiện quan trọng Tầm nhìn ASEAN 2020, với mục tiêu tổng quát

là đưa Hiệp hội trở thành “một nhóm hài hoà các dân tộc Đông Nam Á, gắn bó

trong một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau”.

Tháng 10/2003, Lãnh đạo các nước ASEAN đã ký Tuyên bố Hòa hợp ASEAN

II (hay còn gọi là Tuyên bố Ba-li II), nhất trí đề ra mục tiêu hình thành Cộng đồng

ASEAN vào năm 2020 với ba trụ cột chính: Cộng đồng An ninh (ASC), Cộng đồng

Page 92: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

82

Kinh tế (AEC) và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội (ASCC); đồng thời khẳng định

ASEAN sẽ tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng quan hệ với các đối tác bên ngoài, vì mục

tiêu chung là hòa bình, ổn định và hợp tác cùng có lợi ở khu vực.

Mục tiêu tổng quát của Cộng đồng ASEAN là xây dựng ASEAN thành một

tổ chức hợp tác liên Chính phủ liên kết sâu rộng hơn và ràng buộc hơn trên cơ sở

pháp lý là Hiến chương ASEAN; nhưng không phải là một tổ chức siêu quốc gia

và không khép kín mà vẫn mở rộng hợp tác với bên ngoài. Cộng đồng ASEAN

sẽ được hình thành dựa trên 3 trụ cột là Cộng đồng Chính trị-An ninh, Cộng

đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội. Quan hệ đối ngoại của ASEAN

cũng như mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN (nhất là IAI)

được lồng ghép vào nội dung của từng trụ cột Cộng đồng ASEAN.

Để triển khai các mục tiêu xây dựng Cộng đồng và kế tục Chương trình

Hành động Hà nội (HPA), ASEAN đãđề ra Chương trình Hành động Viên Chăn

(VAP) cho giai đoạn 2004-2010 và các Kế hoạch hành động xây dựng ba trụ cột

Cộng đồng về chính trị-an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội, trong đó có hợp phần

quan trọng là thực hiện Sáng kiến Liên kết ASEAN (IAI) nhằm giúp thu hẹp

khoảng cách phát triển trong ASEAN với kế hoạch hành động và các dự án cụ thể.

Để kịp thích ứng với những chuyển biến nhanh chóng và phức tạp của tình

hình quốc tế và khu vực cũng như trên cơ sở những thành tựu của ASEAN trong

40 năm qua nhất là kết quả thực hiện Chương trình Hành động Viên Chăn

(VAP), tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 12 (Cebu, Philippines, tháng

1/2007), Lãnh đạo các nước ASEAN đãđẩy nhanh tiến trình liên kết nội khối dựa

trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN, nhất trí mục tiêu hình thành Cộng đồng

ASEAN vào năm 2015 (thay vì vào năm 2020 như thỏa thuận trước đây). Cụ thể,

ASEAN khẳng"cam kết mạnh mẽ của ASEAN hướng tới đẩy nhanh việc thành lập

một Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 phù hợp với Tầm nhìn ASEAN 2010,

Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II, trên 3 trụ cột là Cộng đồng An ninh ASEAN, Cộng

đồng Kinh tế ASEAN, và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN" [65].

Page 93: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

83

Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-13 (tháng 11/2007), Lãnh đạo các nước đã

ký Hiến chương ASEAN nhằm tạo cơ sở pháp lý và khuôn khổ thể chế cho gia

tăng liên kết khu vực, trước mắt là hỗ trợ mục tiêu hình thành Cộng đồng

ASEAN vào năm 2015. Hiến chương đã chính thức có hiệu lực ngày

15/12/2008.

Hội nghị Cấp cao ASEAN-14 (tháng 2/2009) đã thông qua Lộ trình xây

dựng Cộng đồng ASEAN kèm theo 3 Kế hoạch tổng thể xây dựng 3 trụ cột Cộng

đồng ASEAN và Kế hoạch công tác về Thu hẹp khoảng cách phát triển (IAI)

giai đoạn 2, đây là một văn kiện quan trọng xác định các mục tiêu cần hoàn

thành và bước triển khai cụ thể để ASEAN thực hiện mục tiêu xây dựng Cộng

đồng ASEAN vào năm 2015.

Trong giai đoạn từ 2009 đến 2015, ASEAN tập trung thực hiện hơn 800

dòng hành động được đề ra trong Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, đặt

mục tiêu hình thành Cộng đồng vào 31/12/2015. ASEAN đãđạt được những tiến

triển đáng kể và rõ nét nhất trong nỗ lực xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN

(AEC), hướng tới trở thành một thị trường duy nhất, cơ sở sản xuất thống nhất,

có sự lưu thông tự do hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, nhân tài và nhân công có tay

nghề, và lưu thông tự do hơn về vốn. Bên cạnh đó, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN

17 (Hà Nội, tháng 10/2010) các nước ASEAN đã thông qua Kế hoạch Tổng thể

về Kết nối ASEAN (MPAC) gồm các chiến lược kết nối phần cứng (giao thông

vận tải, ICT và năng lượng); kết nối thể chế (tự do hóa và thuận lợi hóa thương

mại,đầu tư) và kết nối con người (du lịch, giáo dục, văn hóa) [215].

Cùng với quá trình đẩy mạnh liên kết kinh tế nội khối, xây dựng AEC,

thương mại nội khối ASEAN duy trì mức tăng trưởng ổn định. Tỷ phần thương

mại nội khối trong tổng kim ngạch thương mại của ASEAN giai đoạn 2003-

2010, ở mức cố định quanh 25%. Kim ngạch thương mại nội khối tính đến 2014

đạt 608 tỷ USD trong khi thương mại với các nước ngoài khối đạt 900 tỷ USD,

với mức tăng trung bình 9.2% [216]. Trong 2014, tổng FDI nội khối ASEAN

Page 94: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

84

đạt 24 tỉ USD, chiếm 17.9% tổng đầu tư nước ngoài trong khi đó, FDI từ các

nước ngoài ASEAN đạt 111 tỉ USD, chiếm 82.1%, tăng trung bình 25% [217].

Mốc đi vào hiện thực của Cộng đồng ASEAN được coi như điểm bắt đầu

của một giai đoạn mới, liên kết sâu hơn và ở mức độ cao hơn, cơ bản hoàn thành

mục tiêu đề ra trong Tầm nhìn ASEAN 2020 cũng như Tuyên bố Hoà hợp

ASEAN II năm 2003. Để chuẩn bị cho giai đoạn phát triển sau khi Cộng đồng

hình thành, ASEAN đã tiến hành xây dựng Kế hoạch về Tầm nhìn sau 2015, đề

ra các phương hướng hợp tác mới từ 2015-2020.

Việc củng cố và tăng cường hợp tác và liên kết nội khối đã tạo tiền đề quan

trọng cho ASEAN vươn ra mở rộng quan hệ với các đối tác bên ngoài, khẳng

định vị trí, vai trò ở khu vực rộng hơn là Đông Á và châu Á - Thái Bình Dương.

2.3.2. Mở rộng quan hệ đối ngoại, phát huy vai trò trong thúc đẩy hợp tác

Đông Á

Cùng với nỗ lực đẩy mạnh liên kết nội khối, các nước ASEAN cũng

không ngừng mở rộng quan hệ với các đối tác bên ngoài. Thông qua quan hệ đối

ngoại, ASEAN đã tranh thủ được sự hợp tác và hỗ trợ thiết thực từ các đối tác

bên ngoài, phục vụ mục tiêu an ninh và phát triển của Hiệp hội; đồng thời góp

phần quan trọng thúc đẩy và kết nối các mối liên kết khu vực với nhiều tầng nấc

khác nhau ở Châu Á-Thái Bình Dương.

Trong thời kỳ đầu sau khi thành lập, quan hệ đối ngoại của ASEAN chủ

yếu tập trung vào các đối tác thương mại chủ yếu, như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Liên

minh châu Âu, Canađa, Australia, New Zealand. Những năm 1990, ASEAN mở

rộng quan hệ với các nước khác như Hàn Quốc, Ấn Độ và Nga. Đến nay, quan

hệ đối ngoại của ASEAN bao gồm các khuôn khổ chính như ASEAN+1 (với 10

Đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand, Nga,

Mỹ, EU, Canada), ASEAN+3, Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn khu vực

ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+)...

Ngoài ra, ASEAN cũng có quan hệ tham vấn với các tổ chức khu vực và

quốc tế như Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, Tổ chức Hợp tác Nam Á, Tổ chức

Page 95: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

85

Hợp tác Kinh tế, Nhóm Rio… trên cơ sở giữa các Ban Thư ký. Các Bộ trưởng

Ngoại giao ASEAN có cuộc gặp với các Ngoại trưởng các Nhóm trên nhân dịp

Đại hội đồng Liên Hợp quốc hàng năm tại Niu Oóc.

2.3.3. Vai trò tích cực của ASEAN trong thúc đẩy liên kết khu vực ở Đông Á

2.3.3.1. Ý tưởng ban đầu về Khối kinh tế Đông Á (EAEC)

Nhóm kinh tế Đông Á (EAEG), do Thủ tướng Malaysia Mahathir

Mohammad đề xuất năm 1990 trong chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý

Bằng tới Malaysia. Đến 1993 được đổi thành Khối kinh tế Đông Á (EAEC)để

tránh hiểu nhầm về việc hình thành khối khép kín chống lại các nước bên ngoài.

EAEG và sau này là EAECnhằm tạo ra một khối kinh tế giữa các nước ở khu

vực Đông Á, đáp ứng xu thế khu vực hóa đang phát triển mạnh trên phạm vi

toàn cầu, đặc biệt là ở châu Âu (EU) và Bắc Mỹ (Hiệp định thương mại tự do

Bắc Mỹ - NAFTA), giúp châu Á có tiếng nói mạnh hơn trong các cuộc đàm

phán thương mại toàn cầu và củng cố nỗ lực của các nước Đông Á trước các

biện pháp phong tỏa của phương Tây [185]. Ý tưởng EAEC không che giấu ý đồ

của Mahathir nhằm loại bỏ ảnh hưởng và sự tham gia của Phương Tây. Tuy

nhiên, do thiếu sự tham vấn kỹ lưỡng với các nước thành viên ASEAN khác,

một số nước thành viên ASEAN như Indonesia và một số nước Đông Bắc Á

khác như Nhật Bản, Hàn Quốc hoài nghi về các lợi ích do EAEC đem lại, đồng

thời, e ngại về việc EAEC có thể tạo ra một sự đối đầu với Mỹ. Chính Mỹ cũng

lo ngại việc hình thành EAEC sẽ tác động tiêu cực đến sự tồn tại của APEC.

EAEC, mặc dù nhận được sự quan tâm tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 1992 tại

Singapore và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 1993, đã không đi vào

hiện thực. Tuy nhiên, Bộ trưởng cao cấp Singapore Lý Quang Diệu vẫn cho rằng

" EAEC là ý tưởng sẽ không phai nhạt " [183].

2.3.3.2Thúc đẩy hình thành và phát triển hai cơ chế chuyên biệt về hợp tác Đông

Á là ASEAN+3 và EAS

a) ASEAN+3

Năm 1997, bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN tại Kuala Lumpur, Lãnh đạo

Page 96: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

86

các nước ASEAN và các nước Đông Bắc Á đã gặp nhau, thống nhất hình thành

khuôn khổ hợp tác ASEAN+3. ASEAN+3 là sự kế tục ý tưởng ban đầu của

EAEC, là nỗ lực của ASEAN và các nước Đông Bắc Á đáp ứng với sự phát triển

mạnh mẽ của làn sóng khu vực hóa ở châu Âu và Bắc Mỹ. Nước chủ nhà của

Hội nghị, Malaysia, chính là nước đề xuất ý tưởng EAEC và quan tâm thúc đẩy

quan hệ giữa ASEAN và các nước Đông Bắc Á, đãđóng vai trò tích cực trong nỗ

lực hình thành khuôn khổ ASEAN+3. Nhân tố quan trọng không thể không kể

đến là cuộc khủng hoảng tài chính khu vực 1997-1998 khiến các nước đều nhận

thấy sự cần thiết phải gia tăng hợp tác nhằm ứng phó hữu hiệu hơn với các thách

thức mang tính toàn cầu và khu vực nảy sinh, không bị phụ thuộc vào sự trợ giúp

bên ngoài, nhất là các biện pháp hà khắc do IMF đưa ra sau khủng hoảng. Đối

với các nền kinh tế mới nổi của ASEAN, cú sốc từ khủng hoảng khiến họ càng

nhận ra sự cần thiết phải tăng cường các mối quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn với

các nền kinh tế phát triển Nhật và Hàn Quốc, cũng như thị trường rộng lớn đang

lên của Trung Quốc, như một cách thức giảm thiểu nguy cơ rủi ro nếu xảy ra

khủng hoảng trong tương lai. Các nước ASEAN đã chủ động tiếp xúc với các

nước Đông Bắc Á, trao đổi về khả năng thiết lập một khuôn khổ hợp tác khu vực

ở Đông Á chính trong quá trình chuẩn bị ra đời của tiến trình hợp tác Á-Âu

(ASEM).

Chính với xuất phát điểm ban đầu là ưu tiên hợp tác ứng phó với khủng

hoảng, kinh tế-tài chính luôn là nội dung hợp tác xuyên suốt của ASEAN+3 và

đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận nhất. Với vai trò thúc đẩy của ASEAN,

hợp tác ASEAN+3 được mở rộng trên 22 lĩnh vực, từ chính trị-an ninh, kinh tế-tài

chính, đến môi trường, gíao dục, y tế, khoa học-công nghệ v.v. Trong đó, đáng kể

nhất là kết quả đạt được trong hợp tác tài chính, thông qua khuôn khổ Đa phương

hóa Sáng kiến Chiềng Mai (CMIM) về hoán đổi tiền tệ nhằm hỗ trợ các nước

nâng cao khả năng thanh khoản khi xảy ra khủng hoảng, với trị giá lên đến 240 tỉ

$; xây dựng thị trường trái phiếu châu Á… Hợp tác ASEAN+3 được thể chế thành

các cơ chế và duy trì song song với các cơ chế của ASEAN, đi sâu vào từng lĩnh

Page 97: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

87

vực hợp tác chuyên ngành cụ thể. Một số sáng kiến hợp tác thiết thực cụ thể hóa

như việc các nước ASEAN+3 ký Hiệp định thành lập Quỹ dự trữ gạo khẩn cấp

(APTERR) năm 2011, với quy mô dự trữ gần 800 triệu tấn, nhằm ứng phó với

tình trạng khan hiếm lương thực khẩn cấp, sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng giá

lương thực năm 2008. ASEAN và các nước +3 cũng thống nhất xây dựng và triển

khai các Kế hoạch hợp tác với nội dung cụ thể cho từng giai đọan, hiện đang triển

khai Kế hoạch hợp tác ASEAN+3 giai đoạn 2 từ 2007-2017.

Mức độ liên kết kinh tế giữa ASEAN và các nướcĐông Bắc Á cũng được

thể hiện tương ứng qua số liệu trao đổi thương mại và đầu tư. Thương mại giữa

ASEAN+3 năm 2013đạt 726.4 tỉ USD, chiếm 28.9% tổng thương mại của

ASEAN trong khi đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nước +3 vào ASEAN gia

tăngđều, đạt 35.1 tỉ USD năm 2013, so với con số 43.8 tỉ USD năm 2011, chiếm

28.7% tổng vốn FDI vào ASEAN[218].

Sau khi ASEAN hoàn tất đàm phán và ký kết Hiệp định Khu vực Thương

mại Tự do (FTA) với Trung Quốc (2005), Hàn Quốc (2006) và Nhật Bản (2008)

thì hợp tác ASEAN+3 đã có đủ điều kiện để chuyển sang một giai đoạn hợp tác

mới, sâu hơn, trong đó có việc kiến tạo một FTA chung cho cả khu vực

ASEAN+3. Theo hướng đó, ngay từ năm 2004, Nhóm nghiên cứu về Khu vực

thương mại tự do Đông Á (EAFTA) đãđược thành lập để đánh giá tác động và

định hướng các chương trình hợp tác nhằm hướng tới việc thiết lập EAFTA.

Nhóm nghiên cứu EAFTA đã hoàn thành báo cáo và dự báo việc thiết lập EAFTA

sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế, giúp tăng GDP của các nước Đông Á thêm ít

nhất 1,2%. Nếu ý tưởng này trở thành hiện thực, EAFTA sẽ trở thành khu vực

thương mại tự do lớn nhất thế giới, với tổng GDP gần 3000 tỷ USD và lượng

người tiêu dùng lên tới gần 2 tỷ.

Vai trò chủ động của ASEAN trong việc thúc đẩy hợp tác, nhất là hợp tác

kinh tế-tài chính ASEAN+3 được thể hiện rõ nét nhất thông qua việc ASEAN đề

xuất các ý tưởng như CMIM, Thị trường trái phiếu châu Á, điều phối quá trình

thông qua và triển khai các sáng kiến này. Các thỏa thuận đạt được trong hợp tác

Page 98: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

88

kinh tế-tài chính ASEAN+3 mang tính thực tiễn, thể hiện cam kết cao của cả

ASEAN và các nước +3 trong khi bản thân tiến trình này hoạt động vẫn còn

tương đối lỏng lẻo và không đòi hỏi nghĩa vụ ràng buộc nhiều đối với các nước

tham gia.ASEAN chính là tổ chức chủ trì điều hành và tổ chức các hội nghị

ASEAN+3 tại chính các nước ASEAN với chương trình nghị sự do ASEAN xây

dựng, xác định ưu tiên hợp tác cho từng giai đoạn và vận động các nước +3 ủng

hộ các ưu tiên của ASEAN. Tất cả các văn kiện quan trọng được thông qua trong

khuôn khổ ASEAN+3 như Tuyên bố lần 1 và lần 2 về Hợp tác Đông Á, Kế

hoạch công tác ASEAN+3 qua các giai đoạn 1997-2007 và 2007-2017, đều do

ASEAN chủ trì soạn thảo, có sự tham vấn với các nước +3. Nỗ lực của ASEAN

trong việc thể chế hóa tiến trình hợp tác ASEAN+3 là đáng ghi nhận, từ ý tưởng

sơ khai ban đầu của EAEC, ASEAN đãđưa các cuộc gặp không chính thức giữa

các nhà lãnh đạo trở thành cơ chế họp chính thức thường niên, bên lề các Hội

nghị Cấp cao của ASEAN. Dưới đó là các cơ chế hợp tác chuyên ngành cấp Bộ

trưởng trên 22 lĩnh vực. Hầu như tất cả các Hội nghị của ASEAN từ Cấp cao đến

Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng chuyên ngành đều gắn với các cuộc họp

tương ứng của ASEAN+3 sau đó. Làm được điều này, ASEAN đã điều hòa được

quan hệ với cả 3 đối tác ở Đông Bắc Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc,

vốn có những trở ngại khó vượt qua trong lịch sử, đưa các nước cùng ngồi lại với

ASEAN trong một cơ chế hợp tác chính thức đầu tiên giữa các nước Đông Bắc

Á và Đông Nam Á. Chính trong nội bộ ba nước Trung-Nhật-Hàn cũng luôn có

sự cạnh tranh ngầm trong quan hệ với ASEAN, trong đó Trung Quốc và Nhật

thể hiện đua tranh trong việc đưa ra các sáng kiến, ý tưởng hợp tác với ASEAN

và muốn đóng một vai trò lớn hơn trong tiến trình hợp tác Đông Á. Ý tưởng của

Trung Quốc về thúc đẩy lập EAFTA và mong muốn của Nhật Bản về xây dựng

Đối tác kinh tế toàn diện CEPEA là ví dụ rõ nét cho việc cạnh tranh vai trò giữa

hai nước này trong hợp tác Đông Á.

Tiến trình ASEAN+3, là khuôn khổ đầu tiên mà ASEAN thiết lập thành

công nhằm thúc đẩy hợp tác ở Đông Á, được ASEAN xem như công cụ chính

Page 99: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

89

hướng đến mục tiêu xây dựng cộng đồng ở Đông Á, mặc dù còn hạn chế, tới nay

vẫn là một bộ phận quan trọng trong cấu trúc hợp tác khu vực ở Đông Á.

ASEAN đãđóng vai trò quan trọng ngay từ đầu trong việc thúc đẩy sự ra đời của

ASEAN+3, chủ trì và dẫn dắt các Hội nghị của ASEAN+3 và đề xướng, triển

khai các ý tưởng hợp tác phù hợp với ưu tiên của ASEAN qua từng thời kỳ, duy

trì được sự tham gia và đóng góp tích cực của cả 3 nước Trung-Nhật-Hàn, đưa

ASEAN+3 trở thành cơ chế hợp tác quan trọng và có cơ chế rộng và đa dạng

nhất của ASEAN với Đối tác bên ngoài.

b) Cấp cao Đông Á (EAS)

Cùng với ASEAN+3, cơ chế Hội nghị Cấp cao Đông Á lần đầu tiên họp

tại Kuala Lumpur năm 2005 với sự tham dự của 16 nước thành viên và đến 2010

mở rộng ra 18 nước, bao gồm cả Nga, Mỹ và hầu hết các nước lớn nằm trong

phạm vi địa lý của Đông Á hoặc có hiện diện lợi ích ở Đông Á, đã trở thành một

bộ phận quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh hợp tác ở Đông Á, một trụ cột

trong cấu trúc hợp tác đang nổi lên ở Đông Á.

Ý tưởng hình thành Cấp cao Đông Á được Nhóm tầm nhìn Đông Á

(EAVG), một nhóm tư vấn do các nhà Lãnh đạo ASEAN+3 lập ra tại Hội nghị

Cấp cao ASEAN+3 tại Hà Nội, tháng 12/1998, đề xuất trong báo cáo cuối cùng

của mình năm 2001, như một sự phát triển tiếp theo của ASEAN+3. Hội nghị

Cấp cap ASEAN+3 tại Singapore tháng 12/2000 đã quyết định thành lập Nhóm

nghiên cứu Đông Á (EASG) bao gồm các trí thức nổi tiếng đến từ các nước

ASEAN và Trung-Nhật-Hàn để xem xét và đưa ra các khuyến nghị nhằm triển

khai Báo cáo của Nhóm EAVG, trong đó có nội dung chính xem xét về đề xuất

thiết lập Cấp cao Đông Á (EAS). Kết luận của Nhóm EASG trong báo cáo cuối

cùng đệ trình lên Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 tại Phnom Penh, Campuchia năm

2002 đã cho thấy sự e ngại của các nước ASEAN về nguy cơ sẽ bị sụt giảm vai

trò, bị gạt sang bên lề nếu ASEAN+3 phát triển thành EAS. Theo đó, Nhóm

EASG nhấn mạnh đề xuất ASEAN+3 tiếp tục là cơ chế phù hợp và thực tiễn

nhất để thúc đẩy hợp tác Đông Á, trong khi việc hình thành EAS cần được xem

Page 100: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

90

xét một cách cân bằng, tiệm tiến, trên cơ sở bổ trợ và hài hòa với tiến trình

ASEAN+3 [154].

Quan ngại của ASEAN về việc EAS, khác với một tiến trình ASEAN+, có

thể do một hoặc một vài nước lớn chi phối, sẽ làm ASEAN mất đi vai trò trung

tâm. Một số nước ASEAN lo ngại việc mở rộng ASEAN+3 thành EAS sẽ khiến

tiếng nói của các nước ASEAN bị sụt giảm trong tương quan quan hệ với các

Đối tác vốn có thế mạnh hơn nhiều ở Đông Bắc Á. Ý tưởng ban đầu về việc 13

nước luân phiên chủ trì các Hội nghị EAS đã bị loại bỏ. Chính sự e ngại này đã

khiến các nước ASEAN đặt ra tiêu chí các đối tác bên ngoài muốn tham gia EAS

phải cam kết tuân thủ Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC) 1976, xem như

thừa nhận các quy tắc ứng xử trong quan hệ với ASEAN. ASEAN đãđưa ra 3

tiêu chí để các Đối tác đáp ứng khi tham gia EAS gồm: i) Đã tham gia TAC; ii)

Có quy chế Đối tác đối thoại với ASEAN và iii) Có quan hệ thực chất với

ASEAN[87]. Quá trình xác định thành phần tham gia EAS cũng là một khó khăn

đối với chính ASEAN khi xét về phạm vi địa lý, Đông Á đơn thuần chỉ được đề

cập đến như Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Trong khi đó, để tạo đối trọng và

tránh việc Trung Quốc nắm vị trí lãnh đạo tại cơ chế EAS mới thành lập,

ASEAN đã lựa chọn việc để các nước Ấn Độ, Australia, New Zealand cùng

tham gia EAS [87].

EAS họp lần đầu tiên tại Kuala Lumpur, Malaysia năm 2005, nơi đã

chứng kiến sự ra đời của tiến trình ASEAN+3 vào 1997. Khác với ASEAN+3

dần đi sâu vào hợp tác chuyên ngành và có xu hướng tập trung nhiều vào các

lĩnh vực hợp tác kinh tế-tài chính, ASEAN đã hướng EAS trở thành diễn đàn mở

của các Nhà lãnh đạo để thảo luận về các vấn đề mang tầm chiến lược ở khu vực.

Các nước ASEAN tiếp tục nắm giữ vai trò chủ trì các Hội nghị EAS, nước Chủ

tịch ASEAN luân phiên đồng thời là Chủ tịch EAS, các Hội nghị EAS được tổ

chức cùng dịp với các Hội nghị Cấp cao của ASEAN.

Sự tham gia của Nga và đặc biệt là Mỹ kể từ năm 2011 đã hoàn thiện

thành phần tham dự của EAS, đưa EAS trở thành cơ chế đối thoại cấp cao giữa

Page 101: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

91

các nhà Lãnh đạo của các nước có lợi ích chủ chốt ở khu vực Đông Á.

Trong quá trình mở rộng Cấp cao Đông Á (EAS), thực chất là thay đổi

phạm vi không gian hợp tác Đông Á để cả Nga và Mỹ cùng tham gia, trong nội

bộ ASEAN còn một số quan điểm khác nhau giữa ba công thức EAS mở rộng,

ASEAN+8 hay EAS+2. Các nước ASEAN đã trao đổi về các phương án để Nga

và Mỹ có thể tham gia Cấp cao Đông Á, bao gồm:

- Phương án 1: EAS mở rộng. Theo đó, Nga và Mỹ sẽ được mời tham gia

EAS với tư cách thành viên chính thức;

- Phương án 2: EAS + 2. EAS + 2 sẽ được tổ chức với tần suất 2-3

năm/lần, kể cả khả năng họp bên lề Cấp cao APEC;

- Phương án 3: ASEAN + 8. ASEAN sẽ khởi xướng một tiến trình mới

với 8 nước đối thoại; có thể họp 3 năm/lần.

Tranh cãi chủ yếu là xoay quanh các phương án 1 và 3: EAS mở rộng và

ASEAN + 8 (ý kiến chung của ASEAN là không chấp nhận phương án EAS + 2,

vì có thể gây hiểu nhầm là EAS là một thực thể thống nhất; hơn nữa, việc họp

bên lề APEC sẽ ảnh hưởng tới uy tín và vị thế của ASEAN, chưa nói tới việc 3

nước ASEAN là Campuchia, Lào, Mianma chưa phải thành viên APEC).

Singapore ủng hộ mạnh phương án ASEAN+8, cho rằng phương án này sẽ

dễ chấp thuận hơn với Nga và Mỹ vì hai nước này được tham gia bình đẳng từ đầu

với các đối tác khác, không phải chấp nhận các khung khổ, luật chơi có sẵn; tần suất

họp linh hoạt 3 năm/lần cũng thuận lợi hơn cho việc Lãnh đạo Nga, Mỹ tham dự

(thay vì tham dự thường niên); đặc biệt là phương án này sẽ không làm ảnh hưởng

tới tiến trình liên kết kinh tế đang diễn ra trong khuôn khổ EAS. Các nước khác,

trong đó có Việt Nam, ủng hộ phương án EAS mở rộng, cho rằng với phương án

này, ASEAN sẽ có điều kiện thuận lợi để duy trì vai trò trung tâm của mình trên cơ

sở các nguyên tắc, thể thức đã thỏa thuận; không đặt ASEAN trước sức ép đối mặt

với các cường quốc trong việc xây dựng các khung khổ, luật chơi mới ở khu vực,

đồng thời cũng không tạo thêm gánh nặng mới về thể chế cho ASEAN.

Page 102: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

92

Tới tháng 7/2010, khi xu thế ủng hộ phương án EAS mở rộng trong

ASEAN ngày càng chiếm ưu thế (hầu như chỉ còn Singapore chưa thuận), và Mỹ

chính thức tỏ ý muốn tham gia vào EAS, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã

khuyến nghị Lãnh đạo ASEAN chính thức quyết định mời Nga, Mỹ tham dự

EAS, bắt đầu từ Hội nghị EAS-6 vào cuối năm 2011 tại Indonesia.[2]

Để có được tiếng nói quan trọng cần thiết đối với các vấn đề chiến lược

của khu vực thì phải có sự tham gia và quyết định của các nước lớn mà EAS tới

nay đã hội tụ đủ các cường quốc có lợi ích thường trực tại Đông Á. Các Hội nghị

EAS có nội dung nghị sự được mở rộng sang các vấn đề chính trị-an ninh, hợp

tác kết nối, bên cạnh 5 lĩnh vực chuyên ngành được xác định ban đầu là tài

chính, giáo dục, năng lượng, quản lý thiên tai và phòng chống cúm gia cầm. Các

nhà Lãnh đạo EAS đã thông qua 2 Tuyên bố quan trọng là Tuyên bố Hà Nội kỷ

niệm 5 năm ra đời EAS (2010) và Tuyên bố EAS về các nguyên tắc quan hệ

cùng có lợi (Bali, Indonesia 2011), tiếp tục khẳng định “EAS là diễn đàn của các

nhà lãnh đạo, đối thoại về các vấn đề chiến lược, chính trị, kinh tế rộng lớn mà

các nước có quan tâm chung, với mục tiêu thúc đẩy hoà bình, ổn định và thịnh

vượng kinh tế ở Đông Á” [36].

Trong cấu trúc hợp tác đang định hình ở Đông Á, ngoài ASEAN+3 và

EAS được xem là hai trụ cột chính, có quan hệ bổ trợ cho nhau và cùng hướng

tới mục tiêu lâu dài là xây dựng cộng đồng ở Đông Á. Sự tham gia ở cấp cao của

hầu hết các nước lớn, có lợi ích thường trực ở khu vực, khiến EAS ngày càng

đóng một vai trò được chú ý hơn trong tương quan so sánh với các khuôn khổ

hợp tác và đối thoại khác. Trong suốt tiến trình 10 năm hình thành và phát triển

của EAS từ 2005-2015, ASEAN vẫn tiếp tục duy trì được vai trò chủ đạo của

mình trong việc chủ trì và điều khiển các Hội nghị EAS cũng như định hướng

chương trình nghị sự và ưu tiên của cơ chế này.

Page 103: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

93

2.3.4.Tạo dựng và thúc đẩy các cơ chế hợp tác về an ninh, các chuẩn mực ứng

xử

Trên lĩnh vực chính trị-an ninh, ASEAN đãđóng vai trò chủ động và tích

cực trong việc hình thành, thúc đẩy các cơ chế như ASEAN+1, ASEAN+3, EAS,

ARF, ADMM+… nhằm tăng cường hiểu biết, xây dựng lòng tin, cũng như xây

dựng các chuẩn mực ứng xử giúp ngăn ngừa xung đột, đóng góp cho hòa bình và

an ninh ở khu vực.

ASEAN đã phát huy tốt lợi thế của nhóm các nước vừa và nhỏ trong việc

gắn kết và điều hòa lợi ích giữa các nước lớn ở Đông Á, nhất là giữa 3 nước

Đông Bắc Á vốn có những nghi kỵ của lịch sử và giữa Trung-Mỹ vốn có sự cạnh

tranh ảnh hưởng ngày càng tăng ở khu vực. Vì được nhìn nhận như các nước vừa

và nhỏ, với tiềm lực quân sự và kinh tế có hạn, nhưng lại có quan hệ tích cực với

hầu hết các nước lớn trong khu vực, ASEAN dễ dàng tạo được mức độ tin cậy

nhất định, được các nước lớn xem như không phải mối đe dọa, có thể đóng một

vai trò khách quan. Chính thành công của ASEAN trong việc duy trì hòa bình ở

Đông Nam Á, không để xảy ra xung đột quy mô lớn trong suốt nhiều thập kỷ sau

khi thành lập là một cũng là một nhân tố giúp củng cố uy tín của ASEAN trong

nỗ lực đóng góp cho hòa bình và an ninh, ổn định ở Đông Á.

Trong bối cảnh sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế ngày càng cao

do tác động của toàn cầu hóa và sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, trật tự hai

cực đang dần được thay thế bởi một trật tự mới với sự nổi lên của 2 cường quốc

chủ đạo là Mỹ-Trung cùng vớicác cường quốc đang xác lập lại vị trí của mình

như Nga, Ấn Độ, Nhật Bản v.v., các nước đều có nhu cầu mở rộng ảnh hưởng và

tối đa hóa lợi ích ở khu vực. Do đó, hợp tác là xu thế tất yếu ở Đông Á. Riêng

đối với các vấn đề chính trị-an ninh vốn mang tính nhạy cảm cao trong quan hệ

giữa các nước lớn, vai trò của một tổ chức trung gian như ASEAN là quan trọng.

ASEAN là tổ chức thiết lập ra các "sân chơi"ở khu vực như các khuôn khổ

ASEAN+1, ASEAN+3, EAS, ARF, ADMM+…do ASEAN chủ trì, với chương

trình nghị sự và văn kiện do ASEAN chủ động đề xuất, tạo cơ chế định kỳ

Page 104: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

94

thường xuyên để các nước cùng ngồi lại trao đổi về các vấn đề liên quan đến hòa

bình, an ninh và phát triển ở khu vực. Trong khi ASEAN+1, ASEAN+3 và EAS

có sự tham dự của Lãnh đạo cấp cao các nước trong khu vực với nội dung nghị

sự rộng, ARF và ADMM+ là 2 diễn đàn cấp Bộ trưởng có thể nói là duy nhất tới

nay để các nước cùng thảo luận về các vấn đề đối thoại và hợp tác về an ninh-

quốc phòng ở khu vực. Tại các cơ chế như ARF và ADMM+, các nước tham gia

được khuyến khích và có điều kiện trao đổi các mối quan ngại về an ninh khu

vực, chia sẻ các thông tin liên quan đến chính sách quốc phòng an ninh của mỗi

quốc gia, tiến hành trao đổi các quan chức và học giả, lập các Nhóm đặc trách để

giải quyết các vấn đề an ninh nổi lên, triển khai các biện pháp xây dựng lòng tin

và phòng ngừa xung đột v.v. Bên cạnh đó, các diễn đàn nhu ARF còn là cơ hội

để các nước Đối tác của ASEAN có thể giải quyết bên lề một số bất đồng trong

quan hệ như trường hợp của Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc, Ấn Độ và Pakixtan…

ASEAN đã áp dụng chính "Phương cách ASEAN" vào việc vận hành các

diễn đàn và cơ chế hợp tác với các Đối tác ở khu vực. Nguyên tắc tham vấn và

đồng thuận tiếp tục được vận dụng trong quá trình ASEAN điều hành và chủ trì

các Hội nghị ASEAN+ với các Đối tác, được các Đối tác tôn trọng và chấp nhận.

Phương cách ASEAN, bất chấp những hạn chế của nó, đãđược sử dụng như một

cách tiếp cận mềm, giúp ASEAN xử lý khôn khéo các vấn đề nảy sinh trong

quan hệ giữa ASEAN với các nước lớn. Tham vấn với chính các nước liên quan

để đạt được giải pháp trước khi đưa ra Hội nghị rộng hơn, và chỉ thông qua quyết

định khi có sự đồng thuận của tất cả các nước để tạo sự thoải mái cho tất cả các

bên và đảm bảo không nước nào, dù nhỏ bị bỏ qua lợi ích, đồng thời cũng không

để một hoặc một vài nước lớn thao túng diễn đàn.

Cùng với việc thiết lập và điều hành các cơ chế hợp tác, ASEAN đã tạo

dựng những chuẩn mực ứng xử và quy tắc hoạt động chung áp dụng cho tất cả

các Đối tác khi tham gia các cơ chế của ASEAN và trong quan hệ với ASEAN.

Các chuẩn mực ứng xử được thể hiện trong Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở

Đông Nam Á (TAC) 1976, Tuyên bố về Ứng xử của các bên liên quan trên Biển

Page 105: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

95

Đông (DOC) 2002, Tuyên bố EAS về các Nguyên tắc Quan hệ cùng có lợi 2011

v.v. đã trở thành cơ sở quan trọng điều chỉnh quan hệ và hành vi của các Đối tác

khi tham gia hợp tác khu vực.Để dẫn dắt một tiến trình hợp tác, tổ chức chủ trì

như ASEAN, ngoài việc điều hành các hội nghị và xếp đặt chương trình nghị sự,

còn cần xây dựng các "luật chơi"để tiến trình vận hành theo các khuôn khổ

chung, ngăn ngừa ứng xử không dự đoán trước được, nhất là của các nước lớn.

Điều này cũng phù hợp với lý thuyết về việc các nước vừa và nhỏ cần khai thác

các thể chế và luật lệ quốc tế để xác lập vị trí, vai trò của mình trong hệ thống

quốc tế. Nỗ lực của ASEAN thúc đẩy Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC)

với Trung Quốc không nằm ngoài mục đích ràng buộc Trung Quốc hành xử theo

những khuôn khổ được khu vực thừa nhận và ngăn ngừa các hành vi phiêu lưu

có thể dẫn đến bất ổn và xung đột.

2.3.5. Vai trò trong thúc đẩy liên kết kinh tế Đông Á

Liên kết khu vực ở Đông Á có động lực kinh tế rất lớn, đáng chú ý là

nhân tố quan trọng dẫn đến việc hình thành khuôn khổ hợp tác Đông Á đầu tiên

ASEAN+3 chính là cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính khu vực năm 1997-1998.

Như trên đãđề cập, ASEAN đã tham gia tích cực và thúc đẩy thành công các

sáng kiến liên kết kinh tế và hợp tác tài chính quan trọng ở khu vực Đông Á như

Đa phương hóa Sáng kiến Chiềng Mai (CMIM) về hoán đổi tiền tệ, tăng thanh

khoản trong trường hợp các nước thành viên gặp khó khăn về thanh toán; xây

dựng Thị trường trái phiếu châu Á (ABMI)…

Với việc ASEAN hiện thực hoá mục tiêu xây dựng cộng đồng kinh tế

(AEC), các liên kết kinh tế với các đối tác ở Đông Á, lấy AEC làm trung tâm,

thông qua các khuôn khổ FTA ASEAN+1:Với Trung Quốc, ASEAN ký thỏa

thuận khung về Hợp tác kinh tế toàn diện năm 2002 tại Cấp cao ASEAN-Trung

Quốc ở Phnom Penh, Campuchia, thiết lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-

Trung Quốc (ACFTA), có hiệu lực từ 1/1/2010. Với Nhật Bản, ASEAN thông

qua Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (A-J CEP), có hiệu lực từ 1/12/2008; với

Page 106: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

96

Hàn Quốc, ký Hiệp định về Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Hàn Quốc (AK

FTA), trong đó thỏa thuận về thương mại hàng hóa có hiệu lực từ 1/6/2007; về

dịch vụ từ 2007 và đầu tư vào 2009; với Australia và New Zealand: ký FTA

(AANZFTA) có hiệu lực từ 1/1/2010; với Ấn Độ: ký Hiệp định Thương mại

hàng hóa có hiệu lực 1/1/2010 và tiếp tục đàm phán Hiệp định Thương mại Dịch

vụ và Đầu tư. Đáng chú ý, ASEAN đã áp dụng một số phương thức trong đàm

phán Hiệp định Thương mại tự do ASEAN (AFTA) 1992 trong quá trình đàm

phán các FTA+1 và được các Đối tác chấp nhận. Đó là: cách tiếp cận nhân

nhượng chung trong tự do hóa thuế quan, có giai đoạn chuyển giao và độ trễ nhất

định dành cho các nước thành viên mới, tiếp cận cả gói trong tự do hóa dịch vụ

[101]…Điều này thể hiện ASEAN không chỉ đóng vai trò tạo điều kiện mà còn

trực tiếp tham gia quyết định về nội dung trong quá trình xây dựng các Thỏa

thuận FTA+1 với các Đối tác.

Sau một thời gian cân nhắc giữa các phương án xây dựng Khu vực mậu

dịch tự do Đông Á (EAFTA) trong khuôn khổ ASEAN+3, được Trung Quốc ủng

hộ và hình thành Đối tác kinh tế toàn diện (CEPEA) trong khuôn khổ ASEAN+6

do Nhật Bản thúc đẩy, ASEAN đã đi đến quyết định khởi động đàm phán thành

lập khuôn khổ Đối tác kinh tế toàn diện (RCEP) tại Hội nghị Cấp cao Đông Á ở

Phnom Penh, Campuchia (tháng 11/2012). RCEP có sự tham gia của 16 nước

EAS, (trừ Nga và Mỹ), với mục tiêu hoàn tất trong 2015. RCEP hướng đến một

thỏa thuận đối tác kinh tế hiện đại, toàn diện, chất lượng cao và cùng có lợi, tạo

ra một môi trường kinh doanh và đầu tư ở khu vực nhằm tạo thuận lợi cho việc

mở rộng thương mại và đầu tưtoàn diện, chất lượng cao và cùng có lợi, tạo ra

một môi trường kinh doanh và đầu tư ở khu vực nhằm tạo thuận lợi cho việc mở

rộng thương mại và đầu tư [56]... RCEP được dự kiến sẽ tạo ra một không gian

kinh tế mở lớn thứ 3 trên thế giới với quy mô dân số 3 tỉ người, chiếm 49% dân

số của thế giới và tổng GDP hơn 21 nghìn tỉ, chiếm 30% [164].

Page 107: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

97

RCEP được xem như xương sống của liên kết kinh tế ở Đông Á và là sáng

kiến do chính ASEAN khởi xướng và đóng vai trò trung tâm mặc dù một số

đánh giá của các học giả coi RCEP như sáng kiến của Trung Quốc nhằm tạo đối

trọng với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tới nay, ASEAN đã

và đang chủ trì Ủy ban đàm phán Thương mại (TNC) và 7 tiểu ban đàm páhn

chuyên ngành của RCEP, đồng thời các Bộ trưởng kinh tế các nước tham gia

RCEP đã thông qua các Nguyên tắc chỉ đạo đàm phán RCEP dịp Hội nghị Bộ

trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) tại Phnom Penh, Campuchia, tháng 8/2012. và

đang chố đánh giá củatháng 8/2012. Vai trò chủ trì đàm phán RCEP của ASEAN

không phải mặc định khi ASEAN phải thảo luận về yêu cầu của một số đối tác

RCEP cùng đồng chủ trì với ASEAN các phiên đàm phán [164]. Trong bối cảnh

ASEAN đã hình thành các FTAs+1 với tất cả các Đối tác tham gia RCEP, còn

các Đối tác của ASEAN không phải đều có các thỏa thuận FTA với nhau,

ASEAN sẽ phải đóng vai trò là tâm điểm nối các vòng cung FTA này, cùng với

Cộng đồng Kinh tế ASEAN tạo thành một khuôn khổ đối tác kinh tế toàn diện ở

khu vực Đông Á.

Ngoài các liên kết kinh tế do ASEAN chủ trì, một số nước thành viên

ASEAN như Brunei, Malaysia, Singapore, Việt Nam đã tham gia đàm phán Hiệp

định TPP do Mỹ thúc đẩy nhằm hướng đến tự do hóa rộng rãi hơn thương mại và

đầu tư ở khu vực Thái Bình Dương. Song song với RCEP, TPP, với thành phần

nòng cốt là 4 nước ASEAN có nền kinh tế phát triển và đang phát triển năng

động, sẽ tạo thành khung quan trọng cho liên kết kinh tế ở khu vực Đông Á.

Page 108: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

98

Số liệu trao đổi thương mại và đầu tư giữa ASEAN với các Đối tác

(Nguồn:Ban thư ký ASEAN, ASEAN Statistics)

Bảng 1

ASEAN Statistics

Thương mại ASEAN với một số đối tác, khu vực , 2014/p

tính đến 17/6/2015

giá trị tính bằng triệu US$; tỉ trọng phần trăm

Đối tác/khu vực Giá trị Tỉ trọng trong thương mại ASEAN

Xuấtkhẩu Nhập khẩu

Tổng kim

ngạch Xuất khẩu

Nhập

khẩu Tổng kim

ngạch

ASEAN

329,700.42

278,617.63

608,318.0 25.5 22.5 24.1

Australia 45,345.73 25,027.19 70,372.9 3.5 2.0 2.8

Canada 7,469.79 5,684.15 13,153.9 0.6 0.5 0.5

Trung Quốc

150,425.25

216,116.37

366,541.6 11.6 17.5 14.5

EU 28 1/

132,484.05

115,847.68

248,331.7 10.2 9.4 9.8

Ấn Độ 43,346.53 24,381.93 67,728.5 3.4 2.0 2.7

Nhật Bản 120,248.92 108,827.27

229,076.2 9.3 8.8 9.1

Hàn Quốc 51,659.07 79,814.77

131,473.8 4.0 6.5 5.2

New Zealand 6,381.07 4,326.50 10,707.6 0.5 0.3 0.4

Pakistan 5,667.16 1,031.18 6,698.3 0.4 0.1 0.3

Nga 5,414.83 17,128.07 22,542.9 0.4 1.4 0.9

Mỹ

122,377.23 90,040.99

212,418.2 9.5 7.3 8.4

Tổng kim ngạch/tỉ

trọng với các đối tác/khu

vực kể trên

1,020,520.0 966,843.7

1,987,363.8 78.9 78.2 78.6

Với các đối tác khác2/ 272,113.6 269,440.1 541,553.7 21.1 21.8 21.4

Tổng kim ngạch/tỉ trọng

thương mại của ASEAN

1,292,633.6

1,236,283.8

2,528,91

7.4 100.0

100.0 100.0

Nguồn: Cơ sở dữ liệu thương mại ASEAN (tập hợp từ số liệu của các nước thành viên, số liệu của bộ phận AFTA)

Page 109: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

99

Bảng 2 ASEAN Statistics

10 nhà đầu tư nước ngoài hàng

đầu vào ASEAN

giá trị tính bằng triệu US$; tỉ trọng phần trăm

Nước/khu vực1/

Giá trị Tỉ trọng

20123/ 20133/ 2014p/ 2012-2014 20123/ 20133/ 2014p/ 2012-

2014

European

Union (EU) 6,542.3

22,255.

7 29,268.5 58,066.4 5.7 18.9 21.5 15.7

ASEAN

20,548.

8

19,399.

6 24,377.4 64,325.8 17.8 16.5 17.9 17.4

Nhật Bản

21,206.

1

21,766.

0 13,381.1 56,353.3 18.4 18.5 9.8 15.3

Mỹ

14,395.

7 4,913.3 13,042.3 32,351.2 12.5 4.2 9.6 8.8

Hong Kong 5,480.1 5,230.2 9,504.9 20,215.3 4.7 4.4 7.0 5.5

Trung Quốc 5,718.1 6,778.5 8,869.4 21,366.0 5.0 5.8 6.5 5.8

Australia 3,219.2 3,489.2 5,703.4 12,411.8 2.8 3.0 4.2 3.4

Hàn Quốc 1,577.0 3,652.4 4,468.9 9,698.3 1.4 3.1 3.3 2.6

Đài Loan,

Trung Quốc 2,838.2 1,349.9 2,814.1 7,002.2 2.5 1.1 2.1 1.9

Canada 1,048.0 1,030.3 1,264.0 3,342.2 0.9 0.9 0.9 0.9

Tổng 10 nhà

đầu tư hàng đầu

82,573.

6

89,865.

1

112,693.

9

285,132.

5 71.5 76.4 82.8 77.2

Các nhà đầu tư

khác2/ 32,879.3 27,821.9 23,487.5 84,188.7 28.5 23.6 17.2 22.8

Tổng FDI vào

ASEAN

115,45

2.8

117,68

7.0

136,181.

4

369,321.

2

100.

0 100.0

100.

0

100

.0

Source Nguồn: Cơ sở dữ liệu FDI ASEAN tính đến 26/5/ May 2015 (Dữ liệu thu thập

từ các nước thànhviên).

Bảng 1 cho thấy quy mô trao đổi thương mại giữa ASEAN và các Đối tác

chiếm tới 78% tổng thương mại của ASEAN, trong đó với các nước tham gia

EAS đạt 44%, với Trung Quốc, Nhật, Mỹ, Hàn Quốc là các đối tác thương mại

hàng đầu của ASEAN. Bảng 2 thể hiện các nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài

hàng đầu vào ASEAN, trong đó FDI từ các nước tham gia EAS chiếm 46.6%

tổng FDI vào ASEAN.Các số liệu trên đãchứng minh quan hệ gắn kết kinh tế ở

mức độ cao giữa ASEAN và các Đối tác ở Đông Á, tạo nền tảng thuận lợi cho

việc thúc đẩy liên kết kinh tế sâu rộng ở khu vực.

Page 110: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

100

2.4 Quan điểm của cácnước lớn vềvai trò của ASEANtrong cấu trúc hợp tác

khu vực Đông Á

Quá trình hợp tác và liên kết ở khu vực Đông Á được đẩy mạnh khiến các

nước lớn ngày càng quan tâm và muốn thông qua ASEAN cũng như các diễn

đàn của ASEAN để gia tăng ảnh hưởng và lợi ích của mình ở khu vực. Mỗi nước

lớn đều có cách nhìn nhận và đánh giá về vai trò của ASEAN riêng nhưng tựu

chung lại đều ủng hộ ASEAN đóng một vai trò trung tâm ở khu vực.

- Mỹ: Mỹ đã duy trì hệ thống an ninh “trục và nan hoa” thông qua các thoả

thuận an ninh song phương với các nước ở Đông Á kể từ sau Chiến tranh Thế

giới thứ Hai. Trong lịch sử, Mỹ từng cản trở các khuôn khổ đa phương ở khu

vực mà không có Mỹ, như trường hợp sáng kiến EAEC năm 1990 và Quỹ tiền tệ

châu Á năm 1997. Tuy nhiên, trong bối cảnh sự nổi lên của Trung Quốc, Mỹ đã

tiến hành điều chỉnh chính sách và tham gia sâu hơn vào các cơ chế đa phương ở

Đông Á để cân bằng ảnh hưởng với Trung Quốc, đặc biệt kể từ khi Tổng thống

Obama lên nắm quyền với chính sách tái cân bằng ở châu Á. Chính quyền

Obama đặt trọng tâm ưu tiên đối với các thể chế do ASEAN dẫn dắt trong chính

sách đối ngoại của mình, và tham gia các cơ chế do ASEAN khởi xướng như

ARF, EAS ở mức độ tích cực hơn. Đối với ARF, Mỹ ủng hộ và chú trọng các

lĩnh vực hợp tác như cứu trợ nhân đạo, ứng phó thiên tai... Do không tham gia

ASEAN+3, EAS là cơ chế mà Mỹ có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình

hợp tác và liên kết ở Đông Á do ASEAN khởi xướng. Sau khi tham gia EAS

năm 2011, Mỹ bày tỏ quan điểm muốn EAS hướng tới trở thành “thể chế chính

trị và an ninh nền tảng” ở khu vực. Mỹ cũng ủng hộ việc mở rộng phạm vi đối

thoại chiến lược về các vấn đề chính trị-an ninh khu vực tại EAS và không muốn

để EAS sa đà vào các nội dung hợp tác chuyên ngành. Tổng thống Mỹ liên tục

tham gia các Hội nghị các nhà Lãnh đạo ASEAN-Mỹ (AULM) và Cấp cao

ASEAN-Mỹ thường niên kể từ 2009, ngoại trừ năm 2013 Mỹ gặp vấn đề về

ngân sách nội bộ nên Tổng thống Obama không thể tham dựcác cuộc họp cấp

Page 111: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

101

cao với ASEAN. Mỹ khẳng định tầm quan trọng của việc ASEAN đóng vai trò

động lực và trung tâm trong khuôn khổ EAS [198].

Mỹ ủng hộ ASEAN phát huy vai trò trung tâm ở khu vực, bày tỏ cam kết

đối với các diễn đàn đối thoại và hợp tác do ASEAN dẫn dắt. Tuyên bố của các

Nhà lãnh đạo ASEAN-Mỹ tại cuộc gặp lần đầu tiên ở Singapore, tháng 11/2009

khẳng định:“Mỹ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ASEAN đóng vai trò

trung tâm trong tiến trình (xây dựng cấu trúc khu vực) [198]. Trong phát biểu tại

Hội nghị Bộ trưởng EAS tại Myanmar, tháng 8/2014, Ngoại trưởng Mỹ John

Kerry nói: “chúng ta phải tiếp tục ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN. ASEAN

đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tất cả các tiếng nói ở khu vực đều

được lắng nghe – và rằng các quốc gia lớn và nhỏ cùng hợp tác để duy trì trật tự

theo luật lệ” [199]. Mỹ cũng là nước tích cực ủng hộ ASEAN đóng vai trò tích

cực hơn trong giải quyết các vấn đề an ninh khu vực, nhất là Biển Đông.

- Trung Quốc: Giai đoạn những năm 1990, Trung Quốc tỏ ý nghi ngại về

việc ASEAN khởi xướng các diễn đàn đa phương ở khu vực, coi việc thành lập

ARF là hành động nhằm kiềm chế Trung Quốc và quốc tế hóa vấn đề Biển Đông.

Đến khỉ nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính khu vực 1997-1998, Trung Quốc đã

không phá giá đồng Nhân dân tệ để nâng cao sức cạnh tranh. Hành động này của

Trung Quốc đãđược các nước Đông Nam Á đánh giá cao. Sau đó, Trung Quốc

đã tích cực ủng hộ việc ra đời tiến trình ASEAN+3. Tuy nhiên, đến khi hình

thành EAS năm 2005, Trung Quốc tỏ thái độ dè dặt do EAS bao gồm cả các đối

tác như Australia, New Zealand, Ấn Độ... Một diễn đàn càng có nhiều sự tham

gia của các đối tác lớn sẽ có khả năng làm giảm vai trò của Trung Quốc, nhất là

sau 2011 khi Mỹ bắt đầu tham gia EAS. Trung Quốc luôn thể hiện quan điểm

dành ưu tiên cho ASEAN+3. Đối với EAS, Trung Quốc khẳng định nên tập

trung hợp tác trên 6 lĩnh vực đãđược nhất trí, không để EAS đi quá sâu vào các

vấn đề chính trị-an ninh vì đã có các cơ chế khác.

Page 112: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

102

Trung Quốc đã tập trung thúc đẩy quan hệ chặt chẽ về kinh tế với từng

nước và cả khối ASEAN trong một thời gian dàikể từ thập kỷ 90của thế kỷ XX

tới nay. Trung Quốc luôn cố xây dựng hình ảnh về sự nổi lên hoà bình của mình,

không tạo thành mối đe doạ cho các nước ASEAN. Tuy nhiên, do tồn tại những

bất đồng liên quan đến vấn đề Biển Đông và những động thái gây căng thẳng của

Trung Quốc ở vùng biển này, sự tin cậy chính trị giữa Trung Quốc với một số

nước ASEAN vẫn chưa đạt mức độ cao. Về công khai, Trung Quốc luôn thể hiện

ủng hộ vai trò dẫn dắt của ASEAN trong tiến trình liên kết hướng tới xây dựng

cộng đồng ở Đông Á. Các tuyên bố của Hội nghị Cấp cao ASEAN-Trung Quốc

gần đâyliên tục khẳng định việc Trung Quốc ủng hộ vai trò trung tâm của

ASEAN trong cấu trúc hợp tác khu vực cũng như trong tiến trình hợp tác khu

vực và hợp tác Đông Á. Một mặt, Trung Quốc muốn thông qua ASEAN và các

cơ chế của ASEAN để mở rộng ảnh hưởng ở khu vực. Mặt khác, thái độ ủng hộ

hoàn toàn của Trung Quốc đối với ASEAN còn cần phải xem xét. Trung Quốc

vẫn tìm cách kiềm chế và tác động đến đoàn kết của ASEAN, nhất là trên những

vấn đề như Biển Đông. Sự can dự, mặc dù không công khai, của Trung Quốc

vào việc ASEAN thông qua Thông cáo chung của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại

giao ASEAN lần thứ 45 (Campuchia, 2012) là một ví dụ về ý đồ của Trung

Quốc muốn chia rẽ ASEAN khi động chạm đến các vấn đề liên quan đến lợi ích

của nước này.Bên cạnh đó, thời gian gần đây, Trung Quốc tiếp tục tác động đến

hướng phát triển của EAS để EAS chỉ tập trung vào các vấn đề hợp tác chuyên

ngành, hạn chế mở rộng sang các vấn đề chính trị-an ninh, nhất là sau khi Mỹ

tham gia. Theo đánh giá của một học giả In-đô-nê-xi-a, Trung Quốc đang chơi

con bài ngoại giao láng giềng kép với ASEAN [119].

- Nhật Bản: Sau Mỹ và Trung Quốc, Nhật Bản là nước lớn có quan hệ gắn

bó về lợi ích gần gũi với ASEAN. Nhật Bản cũng là một trong những nước đề

xuất các ý tưởng hợp tác Đông Á như lập Quỹ tiền tệ châu Á (AMF) 1997để đối

phó với khủng hoảng. Sau khi vấp phải sự phản đối của Mỹ, Nhật Bản cùng

ASEAN hối thúc sáng kiến Chiềng Mai (CMI), có khởi nguồn từ sáng kiến

Page 113: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

103

Miyazawa cho phép hoán đổi tiền tệ song phương giữa các nước ASEAN+3. Tuy

nhiên, cùng với việc Trung Quốc muốn thể hiện vai trò trong ASEAN+3, Nhật

dần tỏ ra thận trọng hơn và muốn chú trọng đến các quy tắc và tiêu chuẩn làm nền

tảng hoạt động cho các cơ chế hợp tác này. Bước ngoặt đánh dấu vai trò tích cực

của Nhật Bản là việc họ ủng hộ sự ra đời của EAS 2005, có Australia, New

Zealand và Ấn Độ tham gia, và nghiêng về thúc đẩy EAS hơn là ASEAN+3 mà

Nhật cho rằng đang bị Trung Quốc thao túng. Nhật Bản ủng hộ và thúc đẩy việc

thành lập Đối tác kinh tế toàn diện Đông Á (CEPEA) với sự tham gia của các

nước EAS, trong khi Trung Quốc ủng hộ phương án về Khu vực mậu dịch tự do

Đông Á (EAFTA) chỉ có các nước ASEAN+3. Nhật Bản coi các cơ chế hợp tác

khu vực do ASEAN khởi xướng là diễn đàn phù hợp để tăng cường quan hệ kinh

tế với các nước trong khu vực, đồng thời kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc.

Tháng 1/2013, Thủ tướng Nhật Bản Shizo Abe phát biểu về “5 nguyên tắc

mới trong chính sách ngoại giao của Nhật Bản”, hay còn được gọi là Học thuyết

Abe, trong đónhắc lại Học thuyết Fukuda năm 1977 về tăng cường quan hệ và

hiểu biết “tận tâm” với ASEAN [152]. Nhật công khai thừa nhận và ủng hộ vai

trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực Đông Á. Tuyên bố chung tại

Hội nghị Cấp cao kỷ niệm ASEAN-Nhật Bản (Tokyo, 14/12/2013) “nhấn mạnh

tầm quan trọng của vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang

định hình thông qua các cơ chế như ASEAN+3, EAS, ARF, ADMM+, trong đó

Nhật là một phần quan trọng” [153].

- Ấn Độ: Ấn Độ là một đối tác lâu năm và quan trọng của ASEAN.Tính

toán của Ấn Độ khi tham gia các cơ chế hợp tác ở Đông Á nằm trong chính sách

Hướng Đông mở rộng vùng ảnh hưởng sang khu vực Đông Á và Thái Bình

Dương. Sự nổi lên của Trung Quốc sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh khiến Ấn

Độ phải quan tâm nhiều hơn đến việc tăng cường sự hiện diện của mình ở khu

vực có vị trí địa lý sát gần mình cũng như có lợi ích kinh tế không nhỏ. Ấn Độ

bắt đầu thúc đẩy quan hệ với ASEAN thông qua các Tuyên bố chính trị ở cấp

cao, các thỏa thuận FTA song phương và đa phương với ASEAN, trở thành một

Page 114: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

104

trong các Đối tác chiến lược của ASEAN và là thành viên sáng lập của EAS.

Thông qua quan hệ song phương gần gũi với một số thành viên trong ASEAN

như Indonesia, Singapore, Việt Nam, Ấn Độ đã gia tăng quan hệ với ASEAN,

dần tham gia sâu hơn vào các tiến trình hợp tác ở Đông Á, giữ cho mình một vị

trí nhất định trong khu vực. Cũng như các nước lớn khác ở khu vực, Ấn Độ bày

tỏ công khai ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong tiến trình liên kết khu

vực. Phát biểu tại Hội nghị EAS-9, Myanmar, 2013, Thủ tướng Ấn Độ Narendra

Modi bày tỏ “Ấn Độ tin tưởng lớn vào vai trò trung tâm của ASEAN và khả

năng lãnh đạo của tổ chức này trong việc theo đuổi mục tiêu liên kết khu vực ở

châu Á-Thái Bình Dương” [63].

-Nga: là một trong hai cực có vai trò quan trọng trong thời kỳ Chiến tranh

Lạnh ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương nhưng kể từ sau khi Liên Xô sụp

đổ, Chiến tranh Lạnh kết thúc, lợi ích và vai trò của Nga ở khu vực bị suy giảm

tương đối. Sau quá trình gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực và sự

quay trở lại của Mỹ, Nga bắt đầu quan tâm hơn đến việc giữ một vị trí nhất định

cho mình ở khu vực. Nga công khai bày tỏ ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN

và chú trọng thúc đẩy quan hệ song phương với các nước ASEAN, nhất là các

nước có quan hệ truyền thống với Nga như Việt Nam, In-đô-nê-xi-a... nhưng hợp

tác chưa thực chất và đáp ứng mong đợi của ASEAN. Nga đề xuất tham gia EAS

và tích cực thúc đẩy để EAS mở rộng thành viên, quyết định kết nạp Nga và Mỹ

năm 2010 tại Hà Nội. Nga cũng là thành viên ban đầu của cơ chế ADMM+, tích

cực tham gia ARF. Các Tuyên bố chung giữa ASEAN và Nga cả ở cấp cao và

cấp Bộ trưởng đều khẳng định Nga ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong

cấu trúc khu vực đang định hình. Ngoại trưởng Nga đánh giá ASEAN là đối tác

chủ chốt của Nga ở châu Á-Thái Bình Dương191. Tuy nhiên, sự can dự của

Nga ở khu vực và tham gia tại các diễn đàn khu vực do ASEAN chủ trì còn hạn

chế. Các lợi ích mà Nga quan tâm chủ yếu là về chính trị-an ninh, trong khi lợi

ích kinh tế chưa đáng kể so với các nước lớn khác. Ngoại trưởng Nga Lavrov

cũng tuyên bố Nga không có ý định cạnh tranh với các nước lớn khác trong quan

Page 115: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

105

hệ với ASEAN 191. Nga hiểu chưa thể có được vai trò như Mỹ và Trung Quốc

ở khu vực. Trên thực tế, Nga tìm cách “giữ chân” cho mình ở khu vực thông qua

sự tham gia có mức độ tại các cơ chế đa phương khu vực do ASEAN chủ trì.

- Australia6: Là một nước sáng lập của APEC và dành nhiều cam kết cho

diễn đàn này, ban đầu Australia chưa chú trọng nhiều đến vai trò của ASEAN và

các cơ chế do ASEAN khởi xướng. Các mối quan hệ chủ đạo của nước này vẫn

là với Mỹ và Anh, như là điểm tựa về an ninh cho Australia ở khu vực. Thậm chí

khi ASEAN+3 ra đời năm 1997, một số Thủ tướng của Australia như BobHawke,

Ron Keating và John Howard còn thể hiện sự không ủng hộ. Tuy nhiên, việc

APEC không đủ khả năng ứng phó với cuộc khủng hoảng 1997 cũng như sự thiếu

sức sống tại diễn đàn APEC buộc Australia phải quan tâm nhiều hơn đến các cơ

chế do ASEAN khởi xướng đang thu hút sự tham gia của nhiều nước ở khu vực.

Cũng như các nước lớn khác, Australia muốn giữ chân cho mình một vị trí tại các

cơ chế đang nổi lên của ASEAN này, và đã nỗ lực để trở thành thành viên EAS

ngày từ đầu, mặc dù phải đáp ứng một số yêu cầu đặt ra của ASEAN như chấp

nhận các nguyên tắc nêu trong Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC). Australia

cũng nhận thấy sự nổi lên của Trung Quốc và sự gia tăng hiện diện của Ấn Độ ở

khu vực như một thách thức đối với vai trò của mình và không muốn nằm ngoài

cuộc chơi. Sáng kiến về cộng đồng châu Á-Thái Bình Dương (Apc) của Thủ

tướng Australia Kevin Rudd tuy không nhận được sự hưởng ứng tích cực từ

ASEAN và các nước trong khu vực nhưng cho thấy sự quan tâm và chú ý ngày

càng tăng cử Australia đối với các khuôn khổ đa phương ở khu vực, cũng như

mong muốn gây dựng lại vị trí cho mình, sau thời gian APEC chìm lắng. Australia

công khai bày tỏ quan điểm ủng hộ ASEAN đóng vai trò trung tâm trong cấu trúc

hợp tác khu vực, thể hiện trong các Tuyên bố chung với ASEAN tại các kỳ Hội

nghị Cấp cao ASEAN-Australia thời gian gần đây, tích cực tham gia và thúc đẩy

các cơ chế hợp tác khu vực do ASEAN khởi xướng, nhất là ARF và EAS.

6Mặc dù theo quan điểm của Neumann (đã dẫn tại Chương 1, trang 37), Australia là quốc gia tầm trung nhưng ở khu vực Đông Á, Australia đang nỗ lực thể hiện vai trò của một nước lớn, có tiếng nói và đóng góp cho các vấn đề của khu vực.

Page 116: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

106

2.5Tác động của các nước lớn đến vai trò của ASEAN

Sự tác động của các nước lớn là yếu tố khách quan đặc biệt quan trọngđối

với khả năng duy trì vai trò của ASEAN ở khu vực. Sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa

các nước lớn ở khu vực vừa đem lại những tác động tích cực, nhưng cũng đặt ra

thách thức đối với vai trò của ASEAN.

Sự trỗi dậy của Trung Quốc, việc khẳng định hình ảnh một cường quốc hòa

bình ở khu vực của nước này thông qua tăng cường quan hệ với các nước ASEAN,

sự ủng hộ của Trung Quốc đối với các sáng kiến và khuôn khổ hợp tác khu vực do

ASEAN khởi xướng đã tạo điều kiện thuậncho ASEAN trong nỗ lực tạo dựng một

vai trò tích cực trong tiến trình hợp tác đa phương ở khu vực Đông Á. Từ khía

cạnh khác, các tham vọng bành trướng chủ quyền, nhất là trên Biển Đông của

Trung Quốc ngày càng được đẩy mạnh khi tiềm lực kinh tế và quân sự của Trung

Quốc gia tăng đãtạo nên sự quan ngại lớn của các nước ASEAN. Về phía Mỹ,

chiến lược tái cân bằng, quay trở lại châu Á của chính quyền Obama sau một thời

gian Mỹ dành quan tâm cho cuộc chiến chống khủng bố với trọng tâm ở Trung

Đông, sự khẳng định ủng hộ của Mỹ đối với vai trò trung tâm của ASEAN trong

cấu trúc khu vực và tăng cường hiện diện của Mỹ cả về quân sự và kinh tế ở khu

vực cũng là một nhân tố thuận giúp ASEAN tạo thế cân bằng trong quan hệ với

Trung Quốc, củng cố vị trí của ASEAN ở khu vực. Tuy nhiên, lịch sử can dự của

Mỹ ở khu vực, các điều kiện luôn đi kèm với trợ giúp, các vấn đề dân chủ-nhân

quyền được đề cao, quan điểm khác biệt của Mỹ về thể chế chính trị với một số

nước thành viên ASEAN… khiến việc thắt chặt quan hệ gần gũi hơn giữa ASEAN

và Mỹ không phải không có trở ngại.

Cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn, rõ rệt nhất là Trung-Mỹ, đã tạo cơ

hội cho ASEAN đóng một vai trò trung gian được các nước lớn ủng hộ, trong kiến

tạo nên cấu trúc hợp tác đa phương ở khu vực. Sự ủng hộcủa các nước lớn đối với

ASEANsẽ tạo động lực giúp ASEAN đẩy mạnh hợp tác và liên kết nội khối, tiếp

tục mở rộng quan hệ đối ngoại và thúc đẩy liên kết khu vực, khẳng định vai trò

Page 117: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

107

trung tâm mà ASEAN theo đuổi ở khu vực.

Mặt khác, sự gia tăng cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn cũng là

thách thức đối với mong muốn thể hiện vai trò của ASEAN ở Đông Á. Một mặt,

các nước lớn tỏ coi trọng và ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, nhưng mặt

khác, vẫn tìm cách lôi kéo, phân hóa nội bộ ASEAN phục vụ các lợi ích và mục

đích chiến lược của họ. Trong khi bản thân ASEAN còn tồn tại nhiều khác biệt,

lợi ích của các quốc gia thành viên, nhu cầu an ninh và phát triển kinh tế của từng

quốc gia chưa đồng nhất, các mưu đồ lôi kéo, tác động từ bên ngoài có thể dẫn

đến xu hướng “đi đêm” giữa một số nước thành viên với bên ngoài, gây mất đoàn

kết, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thống nhất nội khối của ASEAN. Điều này đã

được thể hiện qua sự việc diễn ra năm 2012 tại Campuchia khi các nước thành

viên không đạt được đồng thuận về Thông cáo chung của Hội nghị Bộ trưởng

Ngoại giao ASEAN lần thứ 45 liên quan đến vấn đề Biển Đông, dưới sự can thiệp

và chi phối của bên ngoài. Cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn đang diễn ra ở

các tiểukhu vực có vị trí địa chiến lược của các nước ASEAN như Biển Đông, tiểu

vùng Mekong… nơi các nước lớntìm cách lôi kéo, tập hợp lực lượng và chia tách

các nước ASEAN phục vụ ý đồ địachính trị của họ.

Với một tổ chứccó thực lực còn khiêm tốn như ASEAN, hoạt động tại một

khu vực có sự hiện diện và cạnh tranh lợi ích rõ rệt của các nước lớn như Đông Á,

tác động của các nước lớn có ý nghĩa quyết định không nhỏ đến sự thành công và

vai trò của ASEAN ở khu vực. Để duy trì thành công vai trò trung tâm trong cấu

trúc hợp tác khu vực mà ASEAN mong muốn và theo đuổi, điều quan trọng là

ASEAN cần tiếp tục giữ vững chính sách cân bằng trong quan hệ với các nước lớn,

nhất là Mỹ-Trung, để không bị rơi sâu vào vòng ảnh hưởng của bất kỳ nước nào.

Hơn nữa, nếu một trong các cường quốc này có sự điều chỉnh trong chính sách đối

với khu vực và ASEAN, điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ASEAN và ASEAN

cần có sự thích ứng linh hoạt phù hợp với tình hình mới.

Page 118: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

108

2.6 Hạn chế của ASEAN trong thúc đẩy liên kết khu vực

ASEAN đã tạo ra một loạt các cơ chế hợp tác đa phương ở khu vực, thu hút

sự có mặt của nhiều đối tác, bao gồm cả các cường quốc và các trung tâm, tổ

chức lớn. ASEAN giữ vai trò chủ tịch và đề ra chương trình nghị sự cho các Hội

nghị. Các thể chế do ASEAN khởi xướng và dẫn dắt hoạt động theo các nguyên

tắc và luật lệ mà ASEAN đề ra, hay còn gọi là “Phương cách ASEAN”, nhấn

mạnh vào tham vấn, đồng thuận khi đưa ra quyết định. Các luật lệ của ASEAN

đi theo cách tiếp cận tiệm tiến, không tạo sức ép ràng buộc, tạo sự thoải mái nhất

định cho các bên tham gia. Đây cũng chính là điểm mạnh thu hút các đối tác cả

lớn và nhỏ tham gia vào các diễn đàn do ASEAN chủ trì, tạo ra mức độ tin cậy

và giúp xây dựng lòng tin giữa các quốc gia. Ở góc độ khác, chính cách tiếp cận

này của ASEAN lại tạo ra những hạn chế nhất định, khiến mức độ tiến triển

trong hợp tác và liên kết tương đối chậm, các quyết định đưa ra không được triển

khai đầy đủ và những vấn đề nhạy cảm động chạm đến một số nước tham gia

thường bị né tránh. Sự việc xảy ra năm 2012 tại Campuchia khi các nước thành

viên không thể đạt được nhất trí về nội dung Thông cáo chung của Hội nghị Bộ

trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM lần thứ 45), phần liên quan đến Biển Đông đã

bộc lộ rõ sự khác biệt về lợi ích không thể dung hòa ảnh hưởng đến kết quả của

một Hội nghị quan trọng cũng như hình ảnh chung của ASEAN như thế nào. Khi

lợi ích quốc gia vẫn được các nước thành viên ASEAN đặt lên hàng đầu, việc

cân bằng giữa lợi ích quốc gia và trách nhiệm cũng như cam kết khi tham gia các

tiến trình liên kết đã và sẽ còn khó khăn.

Hơn nữa, việc duy trì quá nhiều diễn đàn với nội dung thảo luận không thể

không trùng lắp đã phần nào tạo nên sự mệt mỏi và nhàm chán đối với các nước

tham gia, cũng như gây lãng phí về nguồn lực.

Vấn đề vai trò cầm lái thực sự của ASEAN tại các diễn đàn đa phương khu

vực do ASEAN khởi xướng cũng như trong cả tiến trình tiếp tục là một mục tiêu

mà ASEAN phấn đấu đạt được hơn là thực tế mặc định. Không thể phủ nhận về

Page 119: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

109

danh nghĩa, ASEAN vẫn là người chủ trì các Hội nghị, đặt ra “luật chơi” và xác

định nội dung thảo luận. Tuy nhiên, cùng với sự tham gia ngày càng sâu của các

đối tác lớn vào các cơ chế này, vai trò của ASEAN phải đối mặt với càng nhiều

sức ép khi các nước lớn muốn can thiệp nhằm gia tăng ảnh hưởng và tối đa hóa

lợi ích của mình. Sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong việc thúc

đẩy hai tiến trình ASEAN+3 và EAS cũng như các sáng kiến về liên kết kinh tế

ở Đông Á dưới hình thức EAFTA hoặc CEPEA đã cho thấy rõ điều này.

Do năng lực thực sự của ASEAN còn hạn chế, khả năng ứng phó nhanh và

hiệu quả của ASEAN và các cơ chế do ASEAN dẫn dắt khi nảy sinh vấn đề tác

động đến khu vực chưa cao. Ngay cả những vấn đề an ninh phi truyền thống như

các vụ thiên tai lớn (vụ động đất, sóng thần năm 2004, bão Nargis năm 2008, bão

Hải Yến 2013...), dịch bệnh (cúm gia cầm), khủng hoảng kinh tế (năm 2008), an

ninh lương thực (2012), an ninh nguồn nước (ở lưu vực sông Mê-Công)... ASEAN

đều chưa thể hiện được một vai trò thực sự tích cực. Các cơ chế hợp tác ở Đông Á

do ASEAN khởi xướng chưa đề ra được cách ứng phó hữu hiệu nào, ngoài các

tuyên bố mang tính chính trị. Chưa kể đến các vấn đề an ninh truyền thống nhạy

cảm, nhất là các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển như Biển Đông, các vấn

đề xung đột sắc tộc trong nội bộ từng nước (miền Nam Thái Lan, nam Philippines,

Myanmar v.v.) vốn là điểm nóng tiềm ẩn ở khu vực trong một thời gian dài đã và

tiếp tục là bài toán khó đối với ASEAN và các cơ chế hợp tác khu vực do ASEAN

chủ trì.

Một điều không kém phần quan trọng nữa là nguồn lực của ASEAN có thể

đóng góp cho việc thúc đẩy liên kết khu vực ở Đông Á còn rất hạn chế. Bị chỉ

trích là hợp tác mới chỉ dừng trong khuôn khổ câu lạc bộ của các quan chức cao

cấp, các sáng kiến và ý tưởng liên kết khu vực của ASEAN chưa được hiện thực

hóa nhiều thành các hoạt động cụ thể. Kế hoạch kết nối tổng thể mà ASEAN xây

dựng cho khu vực Đông Nam Á thông qua tại Cấp cao ASEAN 17 (Hà Nội,

tháng 10/2010) với tham vọng mở rộng kết nối ra khu vực Đông Á triển khai

Page 120: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

110

chưa thu được kết quả do hạn chế về nguồn lực, nhất là liên quan đến đầu tư phát

triển cơ sở hạ tầng. Như trên đãđề cập, khả năng ứng phó chưa hiệu quả của

ASEAN cũng như các cơ chế hợp tác ở Đông Á do ASEAN chủ trì với các thách

thức an ninh phi truyền thống ở khu vực xuất phát nhiều từ hạn chế về nguồn lực

của chính ASEAN, bên cạnh các lý do khác.

Nỗ lực hình thành một bản sắc chung ở Đông Á cũng như biến các quy

chuẩn, nguyên tắc của ASEAN trở thành chuẩn mực chung của khu vực còn gặp

nhiều khó khăn. Riêng Đông Bắc Á và Đông Nam Á đã quá đa dạng và không

dễ xác định một bản sắc chung, chưa nói đến những quốc gia đang tham gia các

cơ chế hợp tác Đông Á nhưng lại đến từ những khu vực có nền tảng chính trị,

kinh tế, văn hóa khác hẳn như Mỹ, Nga, Australia, Ấn Độ v.v. Các quy chuẩn,

nguyên tắc hoạt động mà ASEAN đang củng cố để trở thành luật chơi chung cho

các cơ chế hợp tác đa phương ở khu vực chỉ phù hợp với hình thức liên kết lỏng

lẻo như hiện nay nhưng sẽ khó tiếp tục phát huy tác dụng nếu liên kết ngày càng

đi vào chiều sâu với mức độ cam kết và ràng buộc của các nước tham gia trở nên

cao hơn.

Tiểu kết:

ASEAN đã thể hiện một vai trò tích cực trong việc thúc đẩy và hình thành

các khuôn khổ đối thoại, hợp tác và liên kết khu vực ở Đông Á. Khởi đầu là việc

hình thành cơ chế hợp tác ASEAN+3 với 3 nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn

Quốc năm 1997 như nỗ lực ứng phó với tác động tiêu cực của khủng hoảng tài

chính khu vực, hợp tác đa phương ở Đông Á dần được củng cố và mở rộng

thông qua các cơ chế do ASEAN chủ trì như ARF, EAS, ADMM+ v.v., với sự

tham gia rộng rãi của các đối tác trong và ngoài khu vực, trong đó có hầu hết các

nước lớn. Kết quả hợp tác Đông Á bước đầu được ghi nhận trong lĩnh vực kinh

tế-tài chính, và dần đạt những bước tiến quan trọng trong thúc đẩy đối thoại, xây

dựng lòng tin, đảm bảo hòa bình, an ninh và ngăn ngừa xung đột, ứng phó với

các thách thức an ninh phi truyền thống ở khu vực. Phát huy tốt lợi thế của nhóm

Page 121: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

111

các nước vừa và nhỏ, tranh thủ sự cạnh tranh và quan hệ còn nghi kỵ giữa các

nước lớn, ASEAN đã xây dựng các cơ chế và luật chơi mở, linh hoạt để thu hút

các nước, nhất là các nước lớn, cùng tham gia và đóng góp cho các vấn đề thuộc

lợi ích chung ở khu vực. Các khuôn khổ hợp tác đa phương ở Đông Á do

ASEAN chủ trì đang tạo thành nền tảng cơ bản quan trọng cho việc địnhhình cấu

trúc hợp tác đa phương ở khu vực tương lai.

Thông qua các thể chế do ASEAN khởi xướng và thúc đẩy từ sau Chiến

tranh Lạnh, vai trò của tổ chức này ngày càng gắn kết nhiều hơn với các đối tác

bên ngoài, trong đó có không ít các cường quốc. Vừa giữ vai trò chủ tịch, vừa

quyết định chương trình nghị sự của các Hội nghị, các thể chế do ASEAN dẫn

dắt đã và đang đi theo “Phương cách ASEAN”, với các chuẩn mực và nguyên

tắc mà ASEAN đã xây dựng kể từ khi thành lập. Mặc dù còn gặp không ít chỉ

trích, chính những chuẩn mực và nguyên tắc này đã duy trì sự tham gia của các

đối tác bên ngoài vào các thể chế đa phương do ASEAN chủ trì. ASEAN cũng là

tổ chức duy nhất cho đến nay ở Đông Á, có khả năng xây dựng và phát triển các

cơ chế hợp tác đa phương tương đối toàn diện trên nhiều lĩnh vực và từng bước

được thể chế hóa. Ngoài các khuôn khổ liên minh quân sự mà Mỹ thiết lập từ sau

Chiến tranh Thế giới thứ Hai theo mô hình “trục và nan hoa” với một số quốc

gia ở Đông Á, các diễn đàn do ASEAN khởi xướng, nhất là ARF và ADMM+ đã

trở thành những cơ chế đối thoại và hợp tác về an ninh đa phương có quy mô

rộng lớn nhất ở khu vực từ trước tới nay.

Tuy nhiên, vai trò mà ASEAN thể hiện trong tiến trình hợp tác và liên kết ở

khu vực Đông Á còn không ít hạn chế. Điểm mạnh của ASEAN là nhóm các quốc

gia vừa và nhỏ gắn kết linh hoạt được lợi ích của các nước lớn ở khu vực, nhưng

cũng chính là điểm yếu vì ASEAN chưa đủ khả năng giải quyết các vấn đề nảy

sinh có tác động đến khu vực cũng như đóng vai trò cầm lái thực sự trong tiến

trình này. Giữa các nước ASEAN còn tồn tại nhiều đa dạng và khác biệt, mặc dù

đã tìm được những lợi ích chung nhất định để cùng liên kết nhưng do bản chất liên

Page 122: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

112

chính phủ nên chủ quyền và lợi ích quốc gia vẫn luôn được đặt lên hàng đầu. Việc

đánh đổi lợi ích quốc gia để theo đuổi các lợi ích chung ở khu vực là điều chính

phủ các nước thành viên ASEAN chưa sẵn sàng. ASEAN lại hoạt động trên

nguyên tắc đồng thuận, tất cả mọi quyết định đều phải đạt được sự nhất trí của cả

10 nước thành viên, cộng với thiếu vắng vai trò dẫn dắt của một hay một vài quốc

gia có tiềm lực như mô hình Pháp-Đức trong EU, khả năng thống nhất tiếng nói

và hành động còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, cùng với hạn hẹp về nguồn lực,

nền kinh tế vẫn dựa nhiều vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài, việc ASEAN thực

sự nắm giữ vai trò dẫn dắt trong một sân chơi mà người chơi đa phần là các nước

lớn là điều không thực tiễn.

Về kinh tế, ASEAN đã thiết lập được mạng lưới các FTA ASEAN+1 với

hầu hết các Đối tác tham gia EAS (trừ Nga), và đang nỗ lực đàm phán Khuôn

khổ Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) với 6 Đối tác cũng là thành viên

EAS. Tuy nhiên, các thỏa thuận thương mại tự do này chưa thực sự mang lại lợi

ích kinh tế đáng kể cho các nước ASEAN khi một số lĩnh vực có tính nhạy cảm

cao như nông nghiệp và sản xuất tiếp tục được bảo hộ cao. Hơn nữa, khi các nền

kinh tế lớn như Trung Quốc và Ấn Độ đang xuất siêu sang ASEAN, Nhật Bản

đang nắm giữ việc chuyển giao công nghệ cho ASEAN, thì cán cân thực sự

trong cuộc chơi kinh tế này vẫn nghiêng về các nước lớn.

Vai trò thực tế và khả thi nhất mà ASEAN đã thể hiện cũng như đang theo

đuổi, đó là người tạo điều kiện, tạo sân chơi và luật chơi để các nước lớn tham

gia có trách nhiệm hơn vào các vấn đề ở khu vực, ngăn ngừa hành vi phiêu lưu

của một số nước lớn, nhất là Trung Quốc, với tham vọng mở rộng chủ quyền

trên biển ở cả Đông Bắc Á và Đông Nam Á, cũng như gắn kết Mỹ đóng góp tích

cực hơn cho việc đảm bảo an ninh và ổn định ở khu vực.

Page 123: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

113

CHƯƠNG 3:

TRIỂN VỌNG VAI TRÒ CỦA ASEAN TRONG LIÊN KẾT VÀ HỢP TÁC

ĐÔNG Á – KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚIVIỆT NAM

3.1. Triển vọng vai trò của ASEAN trong tiến trình liên kết và hợp tác ở

Đông Á sau 2015

3.1.1. Triển vọng hợp tác và liên kết Đông Á đến 2025

Sau 2015, khung cảnh chiến lược Đông Á sẽ còn nhiều chuyển biến. Sự

trỗi dậy của Trung Quốc và chính sách “tái cân bằng”, “quay trở lại châu Á” của

Mỹ cùng với nỗ lực gia tăng ảnh hưởng ở khu vực của các cường quốc khác như

Ấn Độ, Nga, Nhật Bản, Australia...tiếp tục tác động tới cán cân lực lượng ở khu

vực. Ngoài cặp nước lớn Trung-Mỹ gia tăng cạnh tranh ảnh hưởng, các nước lớn

khác cũng tỏ ra ngày càng quan tâm, muốn can dự sâu hơn và đóng vai trò quan

trọng hơn ở khu vực. ASEAN tiếp tục gắn kết và phát triển năng động, tăng

cường quan hệ với các đối tác thông qua các tiến trình, khuôn khổ khu vực,

nhưng cũng đứng trước thách thức lớn trong việc duy trì vai trò chủ đạo ở khu

vực. Bên cạnh đó, khu vực cũng phải đối mặt với nhiều thách thức cần xử lý, cả

truyền thống và phi truyền thống.

Hợp tác và liên kết khu vực ở Đông Á đã có những nền tảng thuận lợi trong

hơn một thập kỷ rưỡi kể từ khi khuôn khổ hợp tác đáng chú ý đầu tiên là

ASEAN+3 được khởi xướng. Ở khu vực đãđịnh hình các cơ chế hợp tác, đối thoại

chính trị như ASEAN+1, ASEAN+3, EAS, ARF, ADMM+ cùng với các diễn đàn

hợp tác kinh tế như APEC, ASEM và các liên kết kinh tế đan xen như các FTA

ASEAN+1 với 6 Đối tác, các sáng kiến hợp tác tài chính như Chiềng Mai mở rộng

(CMIM), sáng kiến thị trường trái phiếu châu Á, khuôn khổ đang thành hình Hiệp

định đối tác kinh tế toàn diện (RCEP) và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình

Dương (TPP) v.v.

Page 124: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

114

Xu thế hợp tác và liên kết sẽ còn tiếp tục mặc dù có bị chậm lại do tác

động của những diễn biến liên quan đến tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, sự cạnh

tranh lợi ích giữa các nước lớn và hệ quả của cuộc khủng hoảng kinh tế những

năm 2007-2008. Tăng trưởng kinh tế ổn định và tương đối đồng đều của Đông

Á, sự hiện diện của 2 (nếu tính cả Mỹ là 3) nền kinh tế hàng đầu thế giới ở khu

vực, cùng với hàng loạt các nền kinh tế mới nổi tiếp tục là điểm hút để các nước

tham gia tích cực hơn vào các tiến trình liên kết ở khu vực. Các yếu tố địa chính

trị, địa kinh tế cũng sẽ vẫn là nhân tố quan trọng gắn kết lợi ích của nhiều nước,

nhất là các nước lớn với Đông Á. Sự nổi lên của Trung Quốc về kinh tế và chính

sách tái cân bằng quay trở lại châu Á của Mỹ tạo nên sự cọ sát cạnh tranh ảnh

hưởng ở khu vực. Cả hai nước vừa hợp tác, vừa cạnh tranh và trong nỗ lực mở

rộng vùng ảnh hưởng sẽ cần lôi kéo sự tham gia của các nước vừa và nhỏ khác.

Các diễn đàn, cơ chế đa phương sẽ là những công cụ để các nước lớn, nhất là Mỹ

và Trung Quốc thể hiện vai trò và gia tăng ảnh hưởng của mình cũng như tập

hợp xung quanh mình các nước đồng minh hoặc thân cận.

Trong trật tự khu vực hiện nay ở Đông Á, tiến trình liên kết khu vực sẽ

khó có thể do hoặc Trung Quốc hoặc Mỹ hoặc cả hai cùng dẫn dắt. ASEAN và

các cơ chế do ASEAN khởi xướng sẽ tiếp tục là nòng cốt tạo nên cấu trúc hợp

tác đa tầng ở khu vực. Với các điều kiện và hoàn cảnh đặc thù ở Đông Á, một

khuôn khổ hợp tác bao trùm và mang tính ràng buộc cao kiểu như Liên minh

châu Ấu là điều không khả thi. Thay vào đó sẽ là sự đan xen của mạng lưới các

cơ chế và khuôn khổ hợp tác đa dạng tập trung vào các khía cạnh hợp tác đặc thù

riêng, và cùng hướng đến mục tiêu thúc đẩy liên kết sâu rộng hơn ở khu vực.

Chừng nào các cơ chế do ASEAN chủ trì còn phát huy tác dụng và thu hút được

sự tham gia của các đối tác lớn, chừng đó ASEAN còn giữ được vai trò như nhân

tố thúc đẩy và tạo đà cho hợp tác và liên kết ở khu vực. Trong bối cảnh giữa các

nước lớn còn tồn tại cạnh tranh và nghi kỵ, vai trò của ASEAN sẽ còn tiếp tục

được trông đợi như “người trung gian tin cậy” trong việc thúc đẩy các sáng kiến

hợp tác, điều hoà và gắn kết lợi ích của các nước tham gia.

Page 125: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

115

Với việc Cộng đồng ASEAN hình thành sau 31/12/2015, liên kết nội khối

của ASEAN và tại Đông Nam Á nói chung bước vào một giai đoạn mới, với

mức độ cao hơn và chặt chẽ hơn. Đây sẽ là bước đệm quan trọng cho các nỗ lực

liên kết mở rộng tại khu vực Đông Á với vai trò nòng cốt của ASEAN. Cộng

đồng ASEAN sẽ là hạt nhân và thử nghiệm cho khả năng xây dựng các khuôn

khổ liên kết sâu rộng hơn tại Đông Á. Tuy nhiên, do hạn chế trong xác định

phạm vi địa lý của Đông Á; liên kết Đông Á chỉ bao gồm các quốc gia ở Đông

Nam Á và Đông Bắc Á, hay sẽ thu nạp cả những quốc gia nằm trong khu vực

châu Á – Thái Bình Dương và những quốc gia có lợi ích thường trực tại Đông Á

còn chưa rõ ràng. Mô hình Cấp cao Đông Á (EAS) mà ASEAN đã xây dựng

hiện bao gồm các nước ASEAN và 8 quốc gia nằm cả trong và ngoài phạm vi

địa lý Đông Á, là những nước có hiện diện và lợi ích tại khu vực này, nhưng

không được xem như công cụ hướng đến mục tiêu xây dựng cộng đồng ở Đông

Á như tiến trình ASEAN+3. Khi đánh giá về triển vọng liên kết ở Đông Á, sẽ

khó xác định được mục tiêu lâu dàixây dựng cộng đồng Đông Á như thế nào,

cộng đồng Đông Á sẽ bao gồm thành phần và mức độ liên kết ra sao. Về ngắn

hạn và trung hạn, tiến trình liên kết ở Đông Á sẽ tiếp tục phát triển dựa trên một

cấu trúc đan xen, đa tầng nấc như hiện nay, và vai trò của ASEAN phát huy

được đến đâu phụ thuộc rất nhiều vào cách thức vận hành của Cộng đồng

ASEAN sau 2015.

3.1.2. Dự báo vai trò của ASEAN

3.1.2.1. Các thách thức mà ASEAN phải đối mặt trong tiến trình liên kết Đông Á

Tiến trình liên kết khu vực Đông Á sẽ còn là chặng đường dài. Trong nỗ

lực tạo dựng vai trò trung tâm trong cấu trúc đang định hình ở khu vực cũng như

là động lực cho tiến trình hợp tác và liên kết ở khu vực, ASEAN sẽ phải đối mặt

với không ít thách thức: i) Khách quan đó là sự chồng chéo đa tầng nấc của các

khuôn khổ hợp tác đa phương ở Đông Á; sự đa dạng, khác biệt cả về chính trị,

kinh tế và văn hoá, lịch sử giữa các quốc gia trong khu vực; những bất ổn nội bộ,

xung đột trong khu vực; sự tồn tại và cạnh tranh lợi ích của quá nhiều nước

Page 126: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

116

lớn…ii) Chủ quan đó là năng lực hạn chế của ASEAN, cả về thực lực kinh tế và

khả năng đạt được tính thống nhất trong các quyết định, yếu kém trong thực thi.

Sự tồn tại quá nhiều khuôn khổ đa tầng nấc ở khu vực làm phức tạp hơn là

giúp thúc đẩy tiến trình liên kết ở Đông Á. Từ xuất phát điểm một khu vực thiếu

vắng các thể chế hợp tác đa phương hữu hiệu, những năm 1990 trở lại đây, cùng

với tiến trình toàn cầu hoá kinh tế và xu thế hợp tác thuận lợi sau khi kết thúc

Chiến tranh Lạnh, các sáng kiến và khuôn khổ hợp tác có điều kiện phát triển

mạnh ở Đông Á. Bên cạnh các cơ chế do ASEAN khởi xướng và chủ trì như

ASEAN+1, ASEAN+3, ARF, EAS, ADMM+ v.v. còn có nhiều diễn đàn và cơ

chế khác như APEC, ASEM, cơ chế Cấp cao giữa 3 nước Đông Bắc Á, các sáng

kiến (dù chưa thành công) về cộng đồng châu Á-Thái Bình Dương (APC) của

Thủ tướng Australia Kevin Rudd và cộng đồng Đông Á (EAC) của Thủ tướng

Nhật Hatoyama; về kinh tế tồn tại song song cả các thoả thuận tự do hoá FTA

ASEAN+1 cùng lúc với hai thoả thuận lớn mang tầm khu vực đang trong quá

trình đàm phán là Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (RCEP) và Hiệp định đối

tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). ASEAN đang phấn đấu xây dựng một cấu

trúc dựa trên chính thực trạng đa tầng nấc này, trong đó, ASEAN đóng vai trò

chủ đạo trong thúc đẩy liên kết và hợp tác ở Đông Á. Điều này quay trở lại vấn

đề thực lực của ASEAN có đủ mạnh để dẫn dắt và làm động lực cho một cấu

trúc rộng lớn và đa dạng như vậy không và ASEAN sẽ làm gì để điều hoà lợi ích

và vai trò của hàng loạt các nước lớn, trong đó có những cặp quan hệ đầy phức

tạpnhư Trung-Mỹ hay Trung-Nhật.

Sự đa dạng là bản sắc riêng của khu vực Đông Á đồng thời cũng là một trở

ngại đối với nỗ lực gia tăng liên kết. Khác biệt về chế độ chính trị, trình độ phát

triển kinh tế, sự không đồng nhất về văn hoá, tôn giáo, ngôn ngữ, những vấn đề

tồn tại của lịch sử còn dai dẳng từ Chiến tranh thế giới thứ Hai như giữa Nhật Bản

với Trung Quốc, Nhật Bản với Hàn Quốc, hay những tàn dư của Chiến tranh lạnh

trong quan hệ Trung-Mỹ, Nga-Mỹ khiến các nước trong khu vực khó khăn hơn

trong việc định hình một bản sắc, một ý thức cộng đồng chung. Việc điều hoà lợi

Page 127: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

117

ích của một nhóm các nước tham gia với điều kiện đa dạng như vậy cũng là một

thách thức. Đã phải trải qua một thời kỳ thực dân và chiến tranh dài, đa phần các

quốc gia ở khu vực luôn đặt ưu tiên hàng đầu cho đảm bảo chủ quyền quốc gia

của mình và chưa sẵn sàng hy sinh dù chỉ một phần lợi ích quốc gia vì lợi ích khu

vực. Hơn thế nữa, sự thiếu vắng vai trò dẫn dắt của các nước lớn, không giống

như trường hợp của Pháp-Đức ở châu Âu, đang khiến cho tiến trình liên kết khu

vực ở Đông Á tiến triển chậm và thận trọng hơn, khi các nước đều trong trạng thái

thăm dò, vừa triển khai vừa quan sát, đồng thời, thiếu sự đầu tư nguồn lực cho các

sáng kiến mới được đưa ra.

Những vấn đề bất ổn tiềm tàng ở khu vực, trong nội bộ từng nước thành

viên ASEAN, giữa các nước ASEAN với nhau và giữa một vài nước ASEAN

với các nước bên ngoài, nhất là các xung đột, tranh chấp biên giới lãnh thổ tiếp

tục thách thức tính thống nhất và khả năng duy trì tiếng nói chung của ASEAN

trong xử lý các vấn đề khu vực. Năng lực của ASEAN trong duy trì quan hệ cân

bằng và điều hoà được lợi ích của các nước lớn khi tham gia tiến trình đối thoại

và hợp tác ở khu vực cũng sẽ là một câu hỏi lớn trong bối cảnh Đông Á đang

chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc về kinh tế kèm theo các ý đồ

khẳng định vị thế nước lớn ở khu vực, cọ sát với chính sách tái cân bằng, quay

trở lại châu Á của Mỹ. Đơn cử trong ứng xử của ASEAN với chính sách ngoại

giao của Trung Quốc: ASEAN phát triển quan hệ gần gũi với Trung Quốc, được

xem như một cách cân bằng với chính sách đơn cực của Mỹ. Trong khi đó, một

số nước ASEAN như Myanmar, Lào, Campuchiađược hưởng lợi nhiều từ các lợi

ích kinh tế với Trung Quốc và ủng hộ các quan ngại của Trung Quốc với

ASEAN; các nước thành viên cũ như Thái Lan và Malaixia bắt đầu ngả theo

Trung Quốc. Do đó, các nước ASEAN khác muốn duy trì cân bằng quyền lực

trong khu vực, cần xây dựng một cấu trúc an ninh khu vực mở, đề cao các chuẩn

mực quốc tế và quy tắc ứng xử được chấp nhận chung hơn là một cấu trúc do

một nước lớn thống trị[95].

Page 128: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

118

Ngoài cặp quan hệ Trung-Mỹ còn là những đối tác không thể không kể

đến khác như Ấn Độ, Nga, EU, Australia, Nhật Bản v.v. Khi tham gia vào các

diễn đàn hợp tác ở Đông Á, các nước đều chia sẻ lợi ích chung căn bản là muốn

duy trì hợp tác ổn định để phát triển, tận dụng tối đa các tiềm năng kinh tế của

Đông Á. Tuy nhiên, mặt khác, do tính chất đa dạng và khó đồng nhất của các

nước tham gia tiến trình, khi đi sâu vào từng lĩnh vực/vấn đề cụ thể, khả năng đạt

được một mẫu số chung trở nên khó khăn hơn nhiều.

Để thúc đẩy liên kết khu vực ở Đông Á, không thể không tính đến vai trò

của các thể chế và vấn đề đặt ra là ASEAN sẽ lựa chọn cách tiếp cận nào. Một

thể chế lỏng lẻo, không quá ràng buộc sẽ tạo độ thoải mái và dễ dàng hơn khi

tham gia đối với tất cả các đối tác, phù hợp với tính chất đa dạng của khu vực

cũng như nhu cầu của các bên chưa muốn hy sinh chủ quyền quốc gia của mình.

Đây là cách thức ASEAN đã làm và đã thành công, ít ra cho đến thời điểm hiện

tại. Tuy nhiên, một tiến trình liên kết sâu sẽ đòi hỏi một khuôn khổ thể chế chặt

chẽ và các quy định ràng buộc hơn để hướng các nước tham gia đạt đến mục tiêu

chung nhất định. Nếu các diễn đàn do ASEAN chủ trì hiện nay chỉ dừng lại ở

mức độ đối thoại, trao đổi quan điểm và xây dựng lòng tin thì khi xảy ra các

thách thức hoặc bất ổn về an ninh, các cơ chế này sẽ phát huy vai trò và tác dụng

như thế nào trong việc ứng phó và ngăn ngừa xung đột? Các quy tắc và chuẩn

mực ứng xử không ràng buộc mà các nước bên ngoài ASEAN đã cam kết tuân

thủ không đủ sức nặng để ngăn chặn các hành vi đe doạ an ninh, ổn định của khu

vực do bất cứ nước nào đang tham gia vào cơ chế hợp tác ở khu vực tiến hành.

3.1.2.2 Triển vọng vai trò của ASEAN trong tiến trình liên kết và hợp tác ở Đông

Á sau 2015

Sau 2015, khung cảnh chiến lược Đông Á sẽ còn nhiều chuyển biến. Sự

trỗi dậy của Trung Quốcvà chính sách “tái cân bằng”, “quay trở lại châu Á” của

Mỹ cùng với nỗ lực gia tăng ảnh hưởng ở khu vực của các cường quốc khác như

Ấn Độ, Nga, Nhật Bản, Australia...tiếp tụctác động tới cán cân lực lượng ở khu

vực. Ngoài cặp nước lớn Trung-Mỹ gia tăng cạnh tranh ảnh hưởng, các nước lớn

Page 129: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

119

khác cũng tỏ ra ngày càng quan tâm, muốn can dự sâu hơn và đóng vai trò quan

trọng hơn ở khu vực. ASEAN tiếp tục gắn kết và phát triển năng động, tăng

cường quan hệ với các đối tác thông qua các tiến trình, khuôn khổ khu vực,

nhưng cũng đứng trước thách thức lớn trong việc duy trì vai trò chủ đạo ở khu

vực. Bên cạnh đó, khu vực cũng phải đối mặt với nhiều thách thức cần xử lý, cả

truyền thống và phi truyền thống.

Do đó, để tiếp tục phát huy vai trò của mình trong tiến trình hợp tác và liên

kết trong tương lai ở Đông Á, ASEAN sẽ cần phải xử lý tốt các thách thức đã

nêu ở trên và thích ứng với những biến chuyển của môi trường khu vực.

Trên cơ sở các điều kiện để ASEAN có thể phát huy vai trò như đã trình

bày tại Chương 2 vẫn còn tiếp tục được duy trì trong dự báo về triển vọng liên

kết khu vực Đông Á, vai trò tương lai của ASEAN trong liên kết khu vực Đông

Á được dự đoán sẽ phát triển theo 3 kịch bản sau:

Kịch bản thứ nhất:ASEAN thể hiện vai trò thực sự trung tâm, dẫn dắt và

thúc đẩy tiến trình liên kết khu vực ở Đông Á; các cơ chế do ASEAN khởi

xướng sẽ được hài hoà hoá và tạo thành một khuôn khổ hợp tác đa phương toàn

diện ở khu vực trong tương lai; các Đối tác, kể cả các nước lớn chấp nhận vai trò

này của ASEAN và, với mục tiêu cân bằng quyền lực, sẽ để cho ASEAN nắm

giữ vị trí lãnh đạo và điều khiển toàn bộ tiến trình hợp tác đa phương và liên kết

ở Đông Á. Cộng đồng Đông Á (EAc) mà ASEAN xác định là mục tiêu lâu dài,

sẽ được xây dựng trên nền tảng các nỗ lực thúc đẩy liên kết và các cơ chế hợp

tác đa phương do ASEAN chủ trì.

Kịch bản thứ hai: ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò là hạt nhân thúc đẩy

tiến trình hợp tác và liên kết ở Đông Á, thông qua việc hoàn thiện và làm sâu sắc

thêm các khuôn khổ hợp tác khu vực hiện có do ASEAN chủ trì, hướng đến hình

thành một cấu trúc hợp tác khu vực đa tầng nấc với ASEAN đóng vai trò trung

tâm. Tuy nhiên, vai trò trung tâm này của ASEAN không đồng nghĩa với việc

quyền lãnh đạo và dẫn dắt tiến trình liên kết ở khu vực thực sự thuộc về ASEAN.

ASEAN tiếp tục đóng vai “người sắp đặt sân chơi” để các nước lớn cùng tham

Page 130: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

120

gia và can dự tích cực vào các vấn đề khu vực, nhưng không hoàn toàn điều

khiển được tiến trình mà vẫn chịu sự tác động của cạnh tranh và cọ sát giữa các

nước lớn. Cộng đồng Đông Á (EAC) còn là mục tiêu xa vời chưa thể đạt được

trong tương lai ngắn và trung hạn.

Kịch bản thứ ba: ASEAN sụt giảm vai trò, không còn khả năng dẫn dắt

tiến trình liên kết ở khu vực. Các diễn đàn do ASEAN chủ trì chịu sự cạnh tranh

mạnh mẽ từ các sáng kiến hợp tác đa phương mới do các nước lớn đề xuất và bị

mất lợi thế trong cấu trúc hợp tác đa phương ở khu vực, dần dần không còn thu

hút được sự quan tâm và tham gia của các nước. Các nước lớn, nhất là Trung

Quốc và Mỹ, thoả thuận chia sẻ quyền lực với nhau và điều khiển tiến trình liên

kết khu vực ở Đông Á theo lợi ích của mình, không cần đến vai trò của ASEAN.

Trong ba kịch bản nêu trên, kịch bản thứ hai nhiều khả năng hiện thực nhất

vì với năng lực của mình và điều kiện, hoàn cảnh ở khu vực trong hiện tại và

tương lai, ASEAN khó có khả năng trở thành đầu tàu thực sự cho tiến trình liên

kết khu vực, trong khi đó, việc ASEAN mất đi vai trò và các nước lớn đảm nhận

vị trí dẫn dắt tiến trình liên kết khu vực cũng không khả thi vì khả năng đạt được

thoả thuận chia sẻ quyền lực giữa các nước lớn không cao khi mức độ nghi kỵ và

cạnh tranh về lợi ích giữa hai cường quốc Trung-Mỹ còn lớn.

Như vậy, một kịch bản tầm trung không quá khác biệt so với vai trò hiện

tại của ASEAN và phản ánh đúng năng lực thực tế cũng như mong muốn của

ASEAN khi tham gia vào tiến trình liên kết khu vực sẽ phù hợp nhất.

Kịch bản thứ 2 mang tính dự báo tương đối về vai trò tương lai của

ASEAN trong liên kết khu vực Đông Á và thiên về hướng Kịch bản thứ 2, trong

đó, ASEAN tiếp tục đóng một vai trò tích cực nhưng còn hạn chế, trong tiến

trình liên kết khu vực. Đây là kịch bản khả thi nhất đối với ASEAN trong bối

cảnh các nước lớn cần ASEAN phát huy một vai trò ở khu vực nhưng với tư

cách là nhân tố xúc tác cho các dòng chảy hợp tác được thuận lợi chứ không phải

thực sự là đầu tàu quyết định. Điều này cũng phù hợp với năng lực thực tế của

ASEAN cũng như điều kiện đặc thù của khu vực./.

Page 131: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

121

3.2 Kiến nghị chính sách đối với Việt Nam

Ngay sau các nỗ lực đổi mới và mở cửa đầu thập kỷ 90, Việt Nam đã tích

cực tham gia vào các tiến trình liên kết, trước hết là ở khu vực Đông Nam Á và

Đông Á, coi đây là cầu nối để vươn rộng ra các cơ chế hợp tác liên khu vực và

toàn cầu rộng lớn hơn. Đáng kể nhất là mốc Việt Nam tham gia ASEAN, được

nhìn nhận như khởi đầu của tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế sau khi gỡ bỏ

thế bao vây, cấm vận và bị cô lập trong suốt gần hai thập kỷ kể từ khi kết thúc

Chiến tranh Việt Nam. Quyết định gia nhập ASEAN vào năm 1995 được đưa ra

có thể coi như một bước ngoặt quan trọng đưa Việt Nam từng bước tham gia sâu

rộng hơn vào các khuôn khổ hợp tác và liên kết đa phương ở khu vực cũng như

quốc tế.

Tham gia ASEAN đồng nghĩa với việc Việt Nam tham gia vào tiến trình

liên kết khu vực ở Đông Nam Á, và thông qua ASEAN, Việt Nam cũng tham gia

từng bước vào các nỗ lực thúc đẩy liên kết ở Đông Á. Chuyên đề này sẽ nhìn lại

quá trình tham gia của Việt Nam trong ASEAN, những đóng góp của Việt Nam

trong tiến trình liên kết khu vực ở Đông Nam Á cũng như Đông Á kể từ khi Việt

Nam gia nhập ASEAN tới nay.

3.2.1. Khát quát về sự tham gia của Việt Nam trong ASEAN:

3.2.1.1. Quyết định gia nhập ASEAN

Sau khi trở ngại lớn nhất trong quan hệ Việt Nam và các nước ASEAN là

vấn đề Campuchiađược gỡ bỏ, các nước ASEAN tách dần khỏi lập trường của

Trung Quốc về vấn đề Campuchia, vượt qua chính sách bao vây cấm vận của

Mỹ đối với Việt Nam để đi vào cải thiện quan hệ với Việt Nam và các nước

Đông Dương.

Các nước ASEAN bắt đầu phát triển quan hệ song phương với Việt Nam,

hoan nghênh Việt Nam tham gia vào hợp tác khu vực, lãnh đạo các nước ASEAN

như Thủ tướng MalaysiaMa-ha-thia, Thủ tướng Singapore Gô-Chôc-Tông, Bộ

trưởng cao cấp Singapore Lý Quang Diệu, các Thủ tưởng Thái Lan Anand

Panyarachoon, Chuan Lekpai, Banharn Silana – Archa và Chaovalit, Tổng thống

Page 132: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

122

Philippines Phi-đen Ramos và Joseph Estrada, Quốc vương Brunei Hassanal

Bolkiah đã lần lượt thăm Việt Nam lần lượt thăm Việt Nam, góp phần vào việc

tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và đẩy lùi xu thế đối đầu, tạo cơ sở cho việc phát

triển quan hệ giữa Việt Nam với các nước ASEAN trong giai đoạn mới.

Quá trình thay đổi tư duy trong nội bộ Việt Nam về ASEAN giúp khoảng

cách giữa hai bên được thu hẹp. Việt Nam không còn coi ASEAN là tổ chức thù

địch, là hiện thân của SEATO và dần dần nhìn nhận ASEAN như cầu nối giúp

Việt Nam bước vào hội nhập khu vực và quốc tế, phá vỡ thế bao vây, cấm vận,

cải thiện quan hệ với các nước trong cộng đồng quốc tế. Ban Bí thư Trung ương

Đảng đãđồng ý việc Việt Nam ký Hiệp ước Bali (TAC). Vấn đề này cũng được

khẳng định trong Nghị quyết Trung ương ba khóa VII (6/1992), “trước mắt Việt

Nam tham gia Hiệp ước Bali và tham gia các diễn đàn đối thoại với ASEAN,

tích cực nghiên cứu mở rộng quan hệ với ASEAN trong tương lai”.

Ngày 22/7/1992, Việt Nam đã chính thức chính thức tham gia Hiệp ước

Ba-li và trở thành Quan sát viên của tổ chức ASEAN tại Hội nghị Bộ trưởng

Ngoại giao ASEAN lần thứ 25 (AMM-25) và được mời tham dự các Hội nghị

Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN hàng năm. Việt Nam đã từng bước tham gia vào

một số cơ chế và chương trình hợp tác của ASEAN với tư cách là Quan sát viên,

cùng thúc đẩy các quan hệ đa phương với ASEAN.

Từ năm 1993, ASEAN đã lập cơ chế họp hiệp thương giữa ASEAN và Việt

Nam nhân dịp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN. Cuộc họp hiệp thương

đầu tiên được tổ chức tại AMM 26 (Singapore, 1993). Cũng trong dịp này, Việt

Nam đãđược mời dự cuộc họp đầu tiên của Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF).

Trong chuyến thăm các nước Malaysia, Singapore và Thái Lan (10/1993),

Tổng Bí thư Đỗ Mười đãđưa ra chính sách 4 điểm mới của Việt Nam trong quan

hệ với các nước ASEAN, nêu rõ “Việt Nam chủ trương tăng cường hợp tác

nhiều mặt với từng nước láng giềng cũng như với Hiệp hội các nước Đông Nam

Á với tư cách là một tổ chức khu vực, sẵn sàng tham gia ASEAN vào một thời

điểm thích hợp”. Cũng trong năm 1993, trong chuyến thăm chính thức In-đô-nê-

Page 133: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

123

xia, Chủ tịch nước Lê Đức Anh tuyên bố: “Việt Nam đang xúc tiến những công

việc chuẩn bị thiết thực để sớm trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN”.

Với tư cách là Quan sát viên ASEAN, Việt Nam đã tích cực và chủ động

tham gia vào quá trình thảo luận và hình thành Diễn đàn khu vực ASEAN

(ARF). Đây là diễn đàn đầu tiên ở khu vực bàn về vấn đề chính trị - an ninh. Việt

Nam đã tham dự Lễ khai mạc Diễn đàn ngày 25/7/1994 và trở thành thành viên

sáng lập của ARF.

Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 27 ở Băng-Cốc

(tháng 7/1994), các nước ASEAN đã nhất trí tuyên bố sẵn sàng chấp nhận Việt

Nam làm thành viên chính thức của ASEAN và quyết định thành lập một Nhóm

làm việc chuẩn bị cho việc Việt Nam gia nhập ASEAN. Vào tháng 9/1994, Việt

Nam đã dự Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần đầu tiên. Trong quá trình

tham gia các chương trình này, Việt Nam cũng chủ động tìm kiếm thông tin (về

thủ tục, cơ chế hoạt động, tình hình hợp tác của các nước) để phục vụ cho việc

gia nhập ASEAN.

Ngày 17/10/1994, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm đã gửi thư

tới Bộ trưởng Ngoại giao Brunei – Chủ tịch đương nhiệm của Ủy ban thường

trực ASEAN, chính thức nêu vấn đề gia nhập ASEAN. ASEAN hoan nghênh

quyết định quan trọng này của Việt Nam. Trong khoảng thời gian tiếp theo, Việt

Nam đã gấp rút hoàn thành những bước đi cuối cùng: thành lập các cơ quan hợp

tác ASEAN (như Vụ ASEAN Bộ Ngoại giao, Ủy ban Quốc gia về ASEAN…),

đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực và trình độ ngoại ngữ, chuẩn bị về thủ tục, cử

đoàn đại biểu đi thăm các nước thành viên và Ban thư kí ASEAN.

Ngày 28/7/1995, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 28

(AMM-28) ở Thủ đô Bandar Seri Begawan của Brunei, Việt Nam đã chính thức

trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN.

Với việc Việt Nam trở thành thành viên ASEAN và tham gia tích cực vào

các cơ cấu hợp tác của ASEAN, quan hệ Việt Nam – ASEAN bước sang một

chương mới thay đổi về chất, đó là quan hệ giữa các nước thành viên trong cùng

Page 134: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

124

một tổ chức hợp tác khu vực trên tinh thần cùng hội, cùng thuyền. Đây là một

quyết định đúng đắn và kịp thời, có ý nghĩa chiến lược, phù hợp với xu thế khu

vực hóa, quốc tế hóa và lợi ích của Việt Nam. Việc Việt Nam gia nhập ASEAN đã

góp phần quan trọng vào việc củng cố xu thế hòa bình hợp tác ở khu vực, tạo môi

trường quốc tế thuận lợi cho thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược hòa bình và phát

triển ở Việt Nam.

3.2.1.2. Quá trình tham gia ASEAN từ 1995-2015

Ngay sau khi trở thành thành viên ASEAN, Việt Nam đã nỗ lực thúc đẩy

việc kết nạp các nước Đông Dương còn lại là Lào, Myanmar và Campuchia vào

ASEAN, tham gia tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, nhất là liên quan đến

Campuchiađể hoàn tất việc mở rộng ASEAN bao gồm toàn bộ 10 quốc gia ở

Đông Nam Á. Mặc dù còn những đánh giá khác nhau, không thể phủ nhận việc

hình thành ASEAN-10 đã mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ giữa các nước

Đông Nam Á, chấm dứt thời kỳ nghi kỵ, chia rẽ và đối đầu, chuyển sang giai

đoạn hợp tác cùng phát triển. ASEAN-10 cũng chính là ý tưởng được những

người sáng lập ASEAN đề cập khi ký Tuyên bố Bangkok ngày 8-8-1967 khai

sinh ASEAN.

Việt Nam đã trực tiếp và đóng vai trò quan trọng xác định chiều hướng phát

triển và các quyết sách lớn của ASEAN. Những mốc phát triển quan trọng của

ASEAN như thông qua Tầm nhìn ASEAN 2020 (1997); ra Tuyên bố Bali II về

quyết định xây dựng Cộng đồng (2003); thông qua Hiến chương ASEAN (2008);

thông qua Chương trình Hành động Hà Nội (1998), Chương trình Hành động

Viên-chăn (2004) và Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (2009-2015); thông

qua Tuyên bố Nhân quyền ASEAN (2012) và trong giai đoạn hiện nay là xây

dựng Tầm nhìn sau 2015 cho ASEAN đều có sự tham gia, đóng góp tích cực của

Việt Nam.

Trong giai đoạn đầu khi mới tham gia ASEAN, khi vấn đề Campuchia và

Myanmar làm dấy lên một số ý kiến về thay đổi nguyên tắc đồng thuận và không

can thiệp, vốn được coi như cốt lõi của “Phương cách ASEAN”, Việt Nam, vốn

Page 135: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

125

chia sẻ quan ngại về sự can thiệp của bên ngoài vào công việc nội bộ của mỗi

nước, đã có tiếng nói mạnh mẽ đòi hỏi ASEAN cần giữ vững các nguyên tắc cơ

bản này, củng cố đoàn kết trong ASEAN.

Cũng trong thời kỳ đầu đó, khi ASEAN rơi vào hoàn cảnh khó khăn do tác

động của khủng hoảng kinh tế khu vực 1997-1998, uy tín của tổ chức này bị giảm

sút, Việt Nam đã chủ trì Hội nghị Cấp cao ASEAN-6 (1998), thúc đẩy thông qua

Chương trình Hành động Hà Nội (HPA) với nhiều biện pháp hợp tác cụ thể nhằm

khắc phục hậu quả khủng hoảng nhằm đưa ASEAN vượt qua giai đoạn khó khăn

này. Tiếp đó, trong năm 2001, Việt Nam lần đầu tiên đảm nhiệm thành công vai

trò Chủ tịch Ủy ban Thường trực ASEAN (ASC), chủ trì nhiều hội nghị quan

trọng cấp Bộ trưởng của ASEAN tại Hà Nội, thông qua Tuyên bố Hà Nội về thu

hẹp khoảng cách phát triển và hỗ trợ thành viên mới hội nhập khu vực.

Trong giai đoạn đầu từ 1995 đến 2003 trước khi ASEAN quyết định xây

dựng Cộng đồng, Việt Nam tham gia ASEAN với các ưu tiên tập trung về củng

cố và duy trì các nguyên tắc cơ bản của ASEAN nhằm hạn chế nguy cơ can thiệp

của bên ngoài, giữ vững thống nhất trong khối; đồng thời, Việt Nam chú trọng

nhiều hơn đến vấn đề hợp tác kinh tế và thu hẹp khoảng cách phát triển với tư

cách là một nước tham gia sau, cần bắt kịp đà phát triển của các nước đi trước.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tranh thủ được các cơ chế hợp tác chuyên ngành

của ASEAN hỗ trợ cho các Bộ/ngành trong nước làm quen và tham gia từng

bước vào các cơ chế hợp tác và hội nhập của khu vực, tận dụng được các chương

trình hỗ trợ kỹ thuật của ASEAN và các Đối tác. Giai đoạn này có thể được xem

như thời kỳ bắt nhịp làm quen và tạo dựng vị trí trong ASEAN của Việt Nam.

Khi ASEAN bước vào giai đoạn phát triển mới hướng tới xây dựng cộng

đồng, cùng với vai trò đãđược củng cố của mình, Việt Nam đã thể hiện cách tiếp

cận chủ động và tích cực hơn trong ASEAN. Các quan tâm và lợi ích của Việt

Nam cũng được mở rộng hơn. Trong giai đoạn này, Việt Nam đã tích cực đóng

góp để định hướng phát triển cho ASEAN phù hợp với lợi ích của Việt Nam,

đồng thời chủ động lồng ghép được các vấn đề có lợi ích trực tiếp như Biển

Page 136: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

126

Đông, Mê Công vào các diễn đàn của ASEAN để thu hút sự quan tâm và ủng hộ

của các nước ASEAN và các Đối tác. Các văn kiện quan trọng của ASEAN giai

đoạn này như Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II (Bali II), Hiến chương ASEAN, Lộ

trình xây dựng Cộng đồng ASEAN v.v. đều có vai trò tích cựa của Việt Nam

trong quá trình soạn thảo.

Năm 2010, Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN và

đạt mục tiêu đề ra, tạo dấu ấn trong ASEAN thông qua việc thúc đẩy kết nạp

Nga và Mỹ tham gia Cấp cao Đông Á (EAS), tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Quốc

phòng ASEAN (ADMM+) mở rộng lần đầu tiên với sự tham dự của 8 Đối tác

lớn của ASEAN, thông qua Kế hoạch tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC) và

đáng kể nhất là đưa vấn đề Biển Đông mà Việt Nam có lợi ích trở thành vấn đề

nghị sự ưu tiên và “chủ đề nóng” tại các diễn đàn của ASEAN, được phản ánh rõ

đầy đủ và rõ nét hơn trong các văn kiện chính thức của ASEAN. Lần đầu tiên, tại

Hội nghị Bộ trưởng ARF (Hà Nội, tháng 7/2010), Ngoại trưởng Mỹ Hillary

Clinton tuyên bố Mỹ có lợi ích trong việc đảm bảo hòa bình, ổn định, an ninh, an

toàn hàng hải trên Biển Đông. Thành công của năm Chủ tịch ASEAN 2010 tiếp

tục khẳng định vị trí của Việt Nam trong ASEAN, thoát khỏi cái bóng “thành

viên mới”, người đến sau trong nhóm CLMV mà Việt Nam từng được xếp vào.

Một bước chuyển rõ rệt trong giai đoạn sau khi Việt Nam đẩy mạnh hội

nhập sâu và củng cố chỗ đứng trong ASEAN là sự chủ động tham gia và tạo luật

chơi ngay từ đầu đối với một số lĩnh vực trước đây vốn bị xem là nhạy cảm như

hợp tác quốc phòng, các vấn đề dân chủ-nhân quyền v.v. Việt Nam là một trong

những nước thành viên ASEAN tích cực thúc đẩy hình thành cơ chế hợp tác quốc

phòng ASEAN (ADMM) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng

(ADMM+) với 8 đối tác lớn trong và ngoài khu vực. Việt Nam đã tham gia từ đầu

và thường xuyên cử các quan chức quốc phòng tham dự kênh đối thoại quốc

phòng trong khuôn khổ ARF. Về nhân quyền, ngay từ đầu khi vấn đề lập cơ quan

nhân quyền ASEAN còn gây tranh cãi khi soạn thảo Hiến chương ASEAN, Việt

Nam đã nêu cách tiếp cận xây dựng, ủng hộ việc lập cơ quan này nhưng phải đảm

Page 137: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

127

bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của ASEAN. Sau đó, Việt Nam đã chủ động

đóng góp vào việc hình thành, xây dựng quy chế hoạt động và tham gia các hoạt

động của Ủy ban liên chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR) cũng như soạn

thảo và thông qua Tuyên bố Nhân quyền ASEAN (AHRD).

Trong giai đoạn từ 2013-2015, Việt Nam đang tích cực cùng các nước

ASEAN đóng góp xây dựng văn kiện Tầm nhìn ASEAN sau 2015, xác định

phương hướng phát triển của ASEAN sau khi đã hình thành Cộng đồng và hình

thành các văn kiện hợp tác cụ thể từ 2016-2020, tiếp nối Lộ trình xây dựng Cộng

đồng ASEAN (2009-2015).

Tham gia ASEAN cũng là một công cụ giúp Việt Nam mở rộng và tăng

cường quan hệ với các nước lớn là Đối tác của ASEAN. Việt Nam đã từng đảm

nhiệm thành công vai trò nước điều phối quan hệ đối thoại của ASEAN với

nhiều Đối tác quan trọng như Nga, Nhật, Mỹ, Úc, Trung Quốc, EU... Việt Nam

đã kết hợp lồng ghép quan hệ song phương để thúc đẩy quan hệ giữa ASEAN

với các đối tác này, mặt khác, dùng quan hệ của ASEAN để tạo thêm thế và hỗ

trợ trở lại quan hệ song phương. Việt Nam cũng tích cực tham gia đóng góp cho

việc tăng cường và củng cố các cơ chế đối thoại và hợp tác ở khu vực do

ASEAN chủ trì như ASEAN+1, ASEAN+3, EAS, ARF, ADMM+, được đề cập

đến ở phần dưới đây.

Kinh tế là lĩnh vực Việt Nam đã thể hiện ấn tượng tốt trong ASEAN vì

mức độ nghiêm túc trong thực hiện các cam kết mở cửa, cũng như sự chủ động

hội nhập và đón nhận các cơ hội mới mở ra từ các thỏa thuận tự do hóa trong

ASEAN cũng như giữa ASEAN với các Đối tác. Quan hệ kinh tế-thương mại-

đầu tư giữa Việt Nam với các nước ASEAN đạt tiến triển đáng kể từ khi Việt

Nam gia nhập. Kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam với ASEAN năm 2011 đạt

35,3 tỷ đô-la Mỹ, chiếm 1/5 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong

năm và gấp 3 lần tổng giá trị thương mại của Việt Nam với thế giới ở thời điểm

trước năm 1995. Tốc độ tăng trưởng thương mại của Việt Nam với ASEAN đạt

trung bình 15-16%/ năm trong suốt 15 năm qua71. Trong nhiều năm, ASEAN

Page 138: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

128

là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, vượt trên cả EU, Nhật Bản, hay

Mỹ. Về đầu tư, ASEAN liên tục nằm trong số các nhà đầu tư lớn nước ngoài tại

Việt Nam.Theo Khảo sát của Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN (ABAC), giới

doanh nhân đầu tư ở Đông Nam Á xếp Việt Nam đứng thứ hai về độ hấp dẫn.

Cuộc khảo sát đã tiến hành thăm dò 405 doanh nhân trong khu vực, 50% số

người được hỏi chọn In-đô-nê-xia là địa điểm số một, tiếp theo là Việt Nam

(46%)58. Các nước Singapore, Thái Lan và Malaysia lần lượt xếp ở các vị trí

tiếp theo, trong khi nhóm đứng cuối cùng là các nước Philippines, Lào,

Campuchia, Myanmar và Brunei.

Kể từ khi thực hiện AEC, Việt Nam đã nghiêm túc triển khai các cam kết

về hội nhập kinh tế khu vực và tham gia tích cực vào các hoạt động hợp tác kinh

tế ASEAN một cách toàn diện từ các lĩnh vực truyền thống như thương mại hàng

hóa, dịch vụ, đầu tư, nông nghiệp, giao thông vận tải, viễn thông, đến các lĩnh

vực mới như bảo hộ sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, bảo vệ người tiêu

dùng. Dù trình độ phát triển chưa bằng một số nước trong khu vực nhưng Việt

Nam được đánh giá là một trong 4 thành viên ASEAN có tỷ lệ hoàn thành tốt

nhất các cam kết trong Lộ trình tổng thể thực hiện AEC.

Việt Nam đã sớm tham gia vào tất cả các lĩnh vực hợp tác chuyên ngành

của ASEAN. Thông qua các cơ chế hợp tác chuyên ngành của ASEAN, các cơ

quan liên quan của Việt Nam cọ xát, học hỏi kinh nghiệm và tranh thủ sự trợ

giúp kỹ thuật của các nước ASEAN cũng như các đối tác của ASEAN, mặc dù

những trợ giúp này còn hạn chế.

Việc gia nhập ASEAN đã chứng tỏ quyết định đúng đắn của Việt Nam

trong thời điểm bứt phá để vượt qua thế bao vây, cấm vận, vươn ra hội nhập khu

vực và quốc tế.

3.2.1.3. Lợi ích và hạn chế đối với Việt Nam khi tham gia ASEAN

Quá trình 20 năm tham gia ASEAN đãđem lại nhiều lợi ích cho Việt Nam:

Thứ nhất, là thành viên ASEAN giúp Việt Nam cải thiện quan hệ với các

nước láng giềng trong khu vực, là cầu nối để Việt Nam mở rộng và tăng cường

Page 139: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

129

quan hệ với các nước lớn, qua đó, hỗ trợ việc đảm bảo môi trường khu vực thuận

lợi cho các mục tiêu an ninh và phát triển của Việt Nam.

Thông qua các diễn đàn và cơ chế hợp tác, đối thoại của ASEAN, Việt

Nam có thể lồng ghép các vấn đề quan tâm và lợi ích trực tiếp như Biển Đông

vào chương trình nghị sự của khu vực, tạo điều kiện thúc đẩy xây dựng lòng tin,

ngăn ngừa xung đột và tìm giải pháp phù hợp lâu dài. Cách tiếp cận và nhận thức

chung của ASEAN đối với vấn đề Biển Đông cùng với các khuôn khổ do

ASEAN xây dựng như Tuyên bố về Ứng xử của các bên liên quan trên Biển

Đông (DOC) năm 2002, tiến trình xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông

(COC) đang trở thành nền tảng quan trọng được thừa nhận giúp các bên hướng

đến một giải pháp nhằm đảm bảo hòa bình, ổn định ở điểm nóng tiềm tàng này.

Bên cạnh đó, việc củng cố quan hệ với các nước láng giềng giúp Việt

Nam ngăn ngừa hữu hiệu hơn các nguy cơ tấn công, gây bất ổn từ bên ngoài

thông qua biên giới tiếp giáp với các nước ASEAN. Việt Nam đã thành công

trong việc đưa nguyên tắc không cho phép sử dụng lãnh thổ nước mình để tấn

công một nước khác trong ASEAN vào Hiến chương ASEAN và đây đã trở

thành một trong những nguyên tắc quan trọng trong nỗ lực đảm bảo an ninh của

các nước thành viên ASEAN với nhau.

Thứ hai, tham gia ASEAN đã giúp Việt Nam nâng cao vị thế và tiếng nói

ở khu vực và trên trường quốc tế, có điều kiện thuận lợi hơn để tăng cường quan

hệ với các nước lớn. Là thành viên ASEAN, Việt Nam có thế hơn trong quan hệ

với các nước lớn và ngược lại, Việt Nam có thể tận dụng quan hệ song phương

tốt đẹp với một số nước lớn để thúc đẩy trở lại quan hệ đối tác giữa ASEAN với

các nước này. Từ sân chơi nhỏ của ASEAN, Việt Nam đã có điều kiện để vươn

ra các khuôn khổ đa phương liên khu vực và toàn cầu rộng hơn như APEC,

ASEM, WTO v.v. cũng như tham gia vào các thỏa thuận tự do hóa thương mại

(FTA) với nhiều nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ,

Australia và New Zealand v.v. Nhờ có sự ủng hộ tích cực của các nước ASEAN

với tư cách là một nước thành viên ASEAN, Việt Nam có cơ hội thuận lợi hơn

Page 140: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

130

để ứng cử và đảm nhiệm cương vị ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo An

LHQ (2009-2010) và đang chuẩn bị ứng cử cho nhiệm kỳ sắp tới (2020-2021)

cùng với một số cơ quan quan trọng khác của LHQ như Hội đồng kinh tế xã hội

(ECOSOC), Hội đồng nhân quyền v.v.

Thứ ba, gia nhập ASEAN giúp Việt Nam đẩy mạnh cải cách, mở cửa về

kinh tế, từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Hiện thương

mại với các nước thành viên ASEAN đang chiếm 1/5 tổng kim ngạch thương

mại của Việt Nam và các nước ASEAN luôn có mặt trong top các nhà đầu tư

nước ngoài vào Việt Nam. Thông qua các khuôn khổ liên kết kinh tế của

ASEAN như AFTA, AEC, Việt Nam đã tham gia ngày càng sâu vào quá trình

liên kết kinh tế khu vực, đồng thời mở rộng các quan hệ kinh tế với nhiều đối tác

lớn của ASEAN trên cơ sở các FTAs giữa ASEAN với những đối tác này. Khi

ASEAN hình thành AEC với một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất

sau 2015, Việt Nam cũng sẽ được thụ hưởng những lợi ích từ không gian kinh tế

chung này của ASEAN. Ngoài ra, các chương trình hợp tác kết nối, hợp tác tiểu

vùng, thu hẹp khoảng cách phát triển của ASEAN đã và đang thiết thực hỗ trợ

Việt Nam trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, giảm nghèo và thúc đẩy phát triển

bền vững.

Cơ hội luôn đi kèm với thách thức. Thuận lợi đồng hành cùng hạn chế.

Quá trình tham gia ASEAN 20 năm qua cũng làm bộc lộ nhiều khó khăn, hạn

chế của Việt Nam, gồm cả khách quan và chủ quan:

Về khách quan, sự đa dạng và khác biệt giữa các nước thành viên ASEAN

và việc không đồng nhất về lợi ích, nhất là trên một số vấn đề nhạy cảm như

Biển Đông, Mê Công... khiến việc duy trì đoàn kết, thống nhất và tiếng nói

chung của cả khối thường xuyên gặp thách thức. Sự nghi ngại giữa một số nước

thành viên với Việt Nam đôi lúc vẫn hiện hữu, do sự khác biệt về chế độ chính

trị-xã hội, trình độ phát triển và cơ cấu kinh tế, lịch sử, văn hóa... cũng như tính

toán chiến lược khác nhau, nhất là trong quan hệ với các nước bên ngoài; giữa

Page 141: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

131

Việt Nam và nhiều nước ASEAN vẫn tồn tại sự cạnh tranh lẫn nhau về thương

mại, thu hút đầu tư từ bên ngoài v.v.

Về chủ quan, phải kể đến tâm lý coi nhẹ, quan tâm chưa thích đáng, đi

cùng với trình độ, năng lực còn hạn chế của nhiều Bộ, ngành đã làm giảm hiệu

quả khi tham gia hợp tác ASEAN. Hạn chế về nguồn lực và chênh lệch về trình

độ phát triển kinh tế còn tiếp tục cản trở Việt Nam trong việc phát huy một vai

trò tích cực và đậm nét hơn trong ASEAN.

Tựu chung lại, dù còn một số hạn chế, tham gia ASEAN đãđem lại cho

Việt Nam nhiều thành quả quan trọng và có ý nghĩa chiến lược về mọi mặt. Phát

biểu nhân kỷ niệm 45 năm ngày thành lập ASEAN (8/8/1967-8/8/2012), Thủ

tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định:“Quá trình 17 năm tham gia

ASEAN và trong giai đoạn phát triển mới của Hiệp hội, Việt Nam luôn tích cực,

chủ động và có trách nhiệm đóng góp xây dựng một Cộng đồng ASEAN vững

mạnh, đoàn kết và liên kết chặt chẽ, ngày càng có vai trò và vị thế quan trọng ở

khu vực và thế giới, vì sự phát triển thịnh vượng của các quốc gia thành viên, vì

hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực. ASEAN đã và sẽ tiếp tục là một trụ cột

quan trọng trong đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa và đa phương

hóa, chủ động hội nhập khu vực và quốc tế của Việt Nam” [3].

3.2.2. Đóng góp của Việt Nam trong thúc đẩy liên kết khu vực Đông Á

Là một thành viên tích cực trong ASEAN, Việt Nam luôn ủng hộ chủ

trương của ASEAN đẩy mạnh hợp tác và liên kết sâu rộng hơn ở Đông Nam Á

và Đông Á. Tham gia ASEAN đãđem lại những lợi ích cả về chính trị, kinh tế và

xã hội đối với Việt Nam, đồng thời, qua ASEAN, tham gia vào liên kết khu vực

Đông Á và mở rộng quan hệ với các Đối tác của ASEAN ở Đông Á đã và sẽ

giúp Việt Nam thu được nhiều lợi ích to lớn. Các Đối tác của ASEAN ở Đông Á

như 3 nước Đông Bắc Á gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, và các nước

tham gia Cấp cao Đông Á (EAS) như Ấn Độ, Australia, Nga, Mỹ đều là những

đối tác quan trọng của Việt Nam cả về chính trị và kinh tế. Thông qua các khuôn

Page 142: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

132

khổ đa phương ở Đông Á do ASEAN khởi xướng và dẫn dắt như ASEAN+3,

EAS, ARF, ADMM+ v.v., Việt Nam đã tích cực góp phần thúc đẩy cho sự hình

thành và mở rộng các cơ chế này, qua đó, đẩy mạnh liên kết và hợp tác khu vực

ở Đông Á.

Việt Nam là thành viên sáng lập của ARF từ ngay trước khi tham gia

ASEAN từ 1994. Suốt quá trình tham gia ARF, Việt Nam đã chủ động đề xuất

nhiều sáng kiến, tham gia soạn thảo nhiều văn bản, chủ trì thành công nhiều hoạt

động của ARF. Các hoạt động này của Việt Nam được các nước tham gia ARF

ghi nhận và đánh giá cao. Những đóng góp cụ thể của Việt Nam cho ARF trước

hết thể hiện qua những lần chủ trì hoặc đồng chủ trì thành công các hội nghị của

Diễn đàn như (ISM-DR 98-99, Chủ tịch ARF 2000-2001, ISG-CBM 2001-2002,

ISM-CTTC 2008-2009…), Việt Nam còn là Phó Chủ tịch đầu tiên của ARF

(2008-2009). Không những thế Việt Nam còn chủ động đề xuất và cùng các nước

thực hiện nhiều hội thảo thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trong ARF như Hội thảo

về thay đổi nhận thức trong chính sách an ninh (Mông Cổ 2005), Hội thảo về

phòng chống dịch cúm gia cầm (Hà Nội, 2006), Tập huấn về an ninh mạng

(Brunei 2010)… Ngoài những hoạt động này, thông qua các nước ASEAN khác,

Việt Nam cũng đãđi đầu trong quá trình cải tiến bộ máy, kiện toàn tổ chức, nâng

cao hiệu quả hợp tác của ARF, những sáng kiến này đang tiếp tục được thực hiện

và áp dụng rộng rãi. Trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN và ARF năm 2010, Việt

Nam đãđề xuất và được các nước chấp thuận một số định hướng lớn cho Diễn đàn

như tiếp tục củng cố và thúc đẩy ARF tiến lên trên cơ sở các nguyên tắc, các định

hướng đã có là ASEAN phải luôn ở vị trí trung tâm và là hạt nhân của cả tiến trình

và đồng thời các biện pháp xây dựng lòng tin vẫn phải là trọng tâm cho các hoạt

động của ARF. Cụ thể hơn, Việt Nam đãđề xướng, điều hành và chủ trì soạn thảo

thành công Kế hoạch Hành động Hà Nội thực hiện Tuyên bố Tầm nhìn ARF. Đây

là một kế hoạch rộng lớn, bao quát các lĩnh vực hợp tác của ARF, đề ra những

bước đi cụ thể cho cả Diễn đàn. Việt Nam cũng liên tục chủ trì nhiều hoạt động

quan trọng của ARF như các cơ chế hợp tác giữa kỳ về chống khủng bố/tội phạm

Page 143: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

133

xuyên quốc gia, cứu trợ thiên tai, an ninh biển…

Với tiến trình ASEAN+3, khuôn khổ hợp tác đầu tiên tại Đông Á do

ASEAN khởi xướng, Việt Nam đã chủ động tham gia tích cực từ đầu. Trong bối

cảnh khu vực đang chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng kinh tế-tài chính

Đông Á, Việt Nam chủ trì tổ chức Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 tại Hà Nội tháng

12/1998, thông qua đề xuất lập nhóm Tầm nhìn Đông Á (EAVG) gồm các

chuyên gia/nhân vật nổi tiếng nghiên cứu về hướng phát triển tương lai của hợp

tác ASEAN+3. Việt Nam đã chủ động tham gia xây dựng các định hướng lớn

cho hợp tác ASEAN+3, nhất là thông qua 2 Tuyên bố về Hợp tác Đông Á lần 1

(1997) và Tuyên bố về Hợp tác Đông Á lần 2 (2007), khẳng định lại tầm quan

trọng của khuôn khổ hợp tác ASEAN+3, coi đó là công cụ chính cho mục tiêu

lâu dài là xây dựng cộng đồng Đông Á. Việt Nam cũng tham gia tích cực vào

các sáng kiến hợp tác trên các lĩnh vực trong khuôn khổ ASEAN+3. Trong lĩnh

vực tài chính, Việt Nam đã tích cực hưởng ứng và ủng hộ triển khai Sáng kiến

Chiềng Mai (CMI) và Đa phương hoá Sáng kiến Chiềng Mai (CMIM) nhằm

giúp các nước ASEAN+3 có một cơ chế dự phòng tài chính trước các khó khăn

thanh khoản về ngoại tệ và củng cố hơn nữa tính an toàn của hệ thống tài chính

trước những biến động bất lợi từ bên ngoài. Theo đó, Việt Nam cam kết đóng

góp 1 tỷ USD vào CMIM và được quyền vay 5 tỷ USD. Việt Nam cũng là một

nước tích cực thúc đẩy và tham gia vào việc đàm phán và ký kết Hiệp định về

Quỹ dự trữ gạo khẩn cấp ASEAN+3 (AFTERR) năm 2012, với mục tiêu cơ bản

hợp tác giải quyết vấn đề an ninh lương thực khu vực Đông Á, ứng phó với

những biến động trên thị trường lúa gạo. Việt Nam cam kết đóng góp mỗi năm

14.000 tấn gạo cho AFTERR.

Đáng kể đến là vai trò của Việt Nam trong thúc đẩy cơ chế hội nghị Cấp

cao Đông Á (EAS). Ủng hộ ý tưởng hình thành Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS)

ngay từ đầu, Việt Nam chủ trương cùng các nước ASEAN xây dựng EAS trở

thành diễn đàn mở của các nhà lãnh đạo, bàn về các vấn đề mang tầm chiến lược

liên quan đến hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở Đông Á. Việt Nam tán

Page 144: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

134

thành việc xây dựng EAS như một cơ chế mở và thu nạp, hoan nghênh các thành

viên nằm ở khu vực địa lý Đông Á mở rộng như Ấn Độ, Australia tham gia EAS

ngay từ đầu, nếu đáp ứng được các tiêu chí mà ASEAN đề ra đó là: i) Là đối tác

đối thoại đầy đủ của ASEAN; ii) Đã tham gia Hiệp ước TAC và iii) Có quan hệ

hợp tác thực chất với ASEAN. Trong quá trình bàn về mở rộng thành viên của

EAS từ 2009-2010, Việt Nam ủng hộ việc Nga, Mỹ tham gia và tích cực thúc

đẩy công thức EAS mở rộng trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2010, nỗ lực đưa

ra được quyết định lịch sử của ASEAN mời Nga, Mỹ tham gia EAS tại Hội nghị

Cấp cao ASEAN-17 (Hà Nội, tháng 10/2010). Cùng với việc mở rộng thành

phần của EAS, cơ chế này đã thực sự trở thành một trong những bộ phận cấu

thành quan trọng trong cấu trúc hợp tác khu vực đang định hình ở Đông Á. Theo

đó, Việt Nam cùng các nước ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm và vị

trí chủ đạo của ASEAN trong định hướng chương trình nghị sự và các nội dung

hợp tác của EAS, mở rộng phạm vi hợp tác và đối thoại từ 5 lĩnh vực ưu tiên

được xác định ban đầu là tài chính, giáo dục, ứng phó thiên tai, cúm gia cầm và

năng lượng sang hợp tác kết nối và trao đổi về các vấn đề chính trị-an ninh mang

tầm chiến lược ở khu vực.

Trong khuôn khổ hợp tác quốc phòng ASEAN mở rộng, Việt Nam luôn

tích cực ủng hộ việc hình thành cơ chế Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN

mở rộng (ADMM+). Trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2010, Việt Nam tích cực

thúc đẩy việc thông qua Tài liệu khái niệm về phương thức và thủ tục hoạt động

của Hội nghị ADMM+ và đăng cai Hội nghị ADMM+ đầu tiên tại Hà Nội tháng

10/2010 với sự tham dự của Bộ trưởng Quốc phòng 10 nước ASEAN và 8 nước

Đối tác ở Đông Á. ADMM+ đã bổ sung thêm một diễn đàn để các quan chức

quốc phòng hàng đầu của các quốc gia, bao gồm cả các cường quốc quân sự lớn,

cùng ngồi lại, trao đổi và thảo luận về các vấn đề an ninh và hợp tác quốc phòng

trong khu vực. Kể từ khi ADMM+ ra đời đến nay, Việt Nam luôn tích cực và

tham gia đầy đủ vào các kỳ Hội nghị cấp Bộ trưởng thường niên của ADMM+,

Page 145: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

135

cũng như các cơ chế hợp tác trực thuộc ADMM+, nhất là về cứu trợ thiên tai,

đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải v.v.

Cũng như các nước thành viên ASEAN khác, Việt Nam có những lợi ích

không nhỏ khi tham gia vào tiến trình hợp tác và liên kết ở Đông Á, do đó, luôn

chủ trương ủng hộ và làm sâu sắc hơn các khuôn khổ đối thoại và hợp tác Đông

Á do ASEAN khởi xướng. Tuy không phải là nước đề xuất chính các sáng kiến

hợp tác Đông Á, Việt Nam luôn là nước tích cực ủng hộ, thúc đẩy và hiện thực

hoá các ý tưởng/sáng kiến do ASEAN đề ra. Nhiều dấu mốc quan trọng trong

tiến trình hợp tác Đông Á đãđược định hình với sự đóng góp quan trọng của Việt

Nam như mở rộng EAS và thành lập Hội nghị ADMM+.

Khi Cộng đồng ASEAN ra đời vào 2015, liên kết khu vực ở Đông Nam Á

bước sang một giai đoạn phát triển mới cũng là lúc các nước ASEAN có điều

kiện thuận lợi hơn để đẩy nhanh tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở Đông Á.

Mục tiêu xây dựng cộng đồng ở Đông Á được ASEAN xác định là đích lâu dài,

với cơ chế ASEAN+3 là công cụ chính, cùng với sự bổ trợ của các khuôn khổ

khác mới hình thành như EAS, ADMM+ v.v. Với tính chất đặc thù của một khu

vực vốn quá nhiều điểm đa dạng và không đồng nhất như Đông Á, cùng với đó

là sự tham gia của nhiều đối tác, nhất là các nước lớn, vốn không thuộc phạm vi

địa lý của Đông Á, nhưng lại có lợi ích thường trực ở khu vực từ lâu, tiến trình

liên kết và hợp tác đa phương ở Đông Á sẽ không dễ dàng. Các nước ASEAN ý

thức rõ điều này và Việt Nam cũng vậy. Trong bối cảnh đẩy mạnh hội nhập toàn

diện ở khu vực và quốc tế, Việt Nam xác định sẽ tiếp tục cùng các nước ASEAN

mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác ở khu vực Đông Á, củng cố

vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc hợp tác đa phương ở khu vực, đồng

thời tăng cường các mối liên kết đa chiều, nhiều tầng nấc ở Đông Á, vì mục tiêu

chung là duy trì môi trường hoà bình, ổn định và hợp tác cùng phát triển.

Page 146: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

136

3.2.3. Kiến nghị chính sách đối với Việt Nam

3.2.3.1. ASEAN trong tổng thể chính sách đối ngoại của Việt Nam

Hoà bình, an ninh và ổn định ở Đông Nam Á, khu vực địa lý mà Việt

Nam là một bộ phận, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với an ninh và phát triển

của đất nước. Các nước ASEAN nằm ở vị trí địa chính trị chiến lược của châu

Á-Thái Bình Dương, với các nền kinh tế phát triển năng động và tuyến đường

biển quan trọng lớn thứ 2 trên thế giới chạy qua. Đây cũng chính là địa bàn cạnh

tranh ảnh hưởng mạnh mẽ của các nước lớn, vừa là thách thức, song cũng mở ra

những cơ hội cho các nước trong khu vực. Sau những bài học kinh nghiệm của

thời kỳ đất nước bị bao vây, cấm vận, Việt Nam đã nhận thức rõ rằng duy trì

quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng, tạo dựng môi trường khu vực thuận

lợi để bảo đảm an ninh và phát triển đất nước là nền tảng quan trọng, là ưu tiên

cao trong chính sách đối ngoại thời kỳ đổi mới, mở cửa của Việt Nam. Câu ngạn

ngữ “bán anh em xa, mua láng giềng gần” của cổ nhân để lại càng đúng trong

bối cảnh này.

Quan điểm trên lần đầu tiên được thể hiện trong Báo cáo chính trị của Ban

chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội Đại biểu toàn quốc

lần thứ VI (1986): “Chính phủ và nhân dân Việt Nam không ngừng phấn đấu

nhằm phát triển mối quan hệ hữu nghị và hợp tác với In-đô-nê-xia và các nước

Đông Nam Á khác”.

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại

biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) tiếp tục khẳng định:“Với các nước Đông

Nam Á, Việt Nam chủ trương mở rộng quan hệ về nhiều mặt theo nguyên tắc

tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, hai

bên cùng có lợi”.

Từ đầu thập kỷ 90, Việt Nam đã chủ động có nhiều bước cải thiện quan hệ

với các nước ASEAN và với tổ chức ASEAN. Năm 1992, Việt Nam tham gia

Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á (TAC) và trở thành quan sát viên

Page 147: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

137

của ASEAN. Tháng 10/1993, Việt Nam đưa ra Chính sách bốn điểm mới trong

đó khẳng định “chủ trương tăng cường hợp tác nhiều mặt với từng nước láng

giềng cũng như với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á với tư cách là một tổ

chức khu vực, sẵn sàng gia nhập ASEAN vào thời điểm thích hợp”. Thời điểm

thích hợp đóđã tới vào ngày 28/7/1995, khi Việt Nam chính thức được kết nạp

làm thành viên ASEAN tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thú 28 tại Brunei

Đa-rút-xa-lam.

Sau khi gia nhập ASEAN, Đại hội Đảng các kỳ VIII, IX, X đã khẳng định

Việt Nam tiếp tục “Ra sức tăng cường quan hệ với các nước láng giềng và các

nước trong tổ chức ASEAN…” [41], phấn đấu“Nâng cao hiệu quả và chất

lượng hợp tác với các nước ASEAN…” 41; và“Thực hiện các cam kết của

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN và tích cực tham gia quá trình xây dựng Cộng

đồng kinh tế ASEAN.” 41.

Như vậy, quan điểm nhất quán của Việt Nam trong việc gia nhập ASEAN

là nhằm xây dựng một mối quan hệ hòa bình, hữu nghị và phát triển trên cơ sở

bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng luật pháp quốc tế. Việt Nam là một bộ

phận hữu cơ của Đông Nam Á và ASEAN. Tham gia ASEAN, Việt Nam luôn

xác định sẽ nỗ lực hết mình vì sự phát triển và lớn mạnh của Hiệp hội vì một

ASEAN đoàn kết, thống nhất và liên kết chặt chẽ, có vai trò và vị thế quốc tế

ngày càng cao sẽ đem lại những lợi ích to lớn cho tất cả các quốc gia thành viên,

trong đó có Việt Nam. Thực tế đã chứng minh rằng, ASEAN là cầu nối quan

trọng, là cơ sở để Việt Nam từng bước vươn ra hội nhập khu vực và quốc tế. Là

thành viên của ASEAN, Việt Nam có thêm thế trong quan hệ với các nước lớn

và các tổ chức khu vực và quốc tế quan trọng khác. Cùng với quá trình tham gia

hội nhập sâu rộng trong ASEAN, Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ trương coi

ASEAN là một trong những trụ cột quan trọng trong chính sách đối ngoại, coi

trọng quan hệ với các nước thành viên ASEAN, đóng góp tích cực cho việc thực

hiện các mục tiêu liên kết và phát triển của Hiệp hội ở khu vực.

Page 148: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

138

Trong giai đoạn phát triển mới của ASEAN hướng đến hình thành Cộng

đồng, trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020, Việt Nam đã nhấn

mạnh:“Các nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bước vào thời

kỳ hợp tác mới theo Hiến chương ASEAN và xây dựng Cộng đồng dựa trên ba

trụ cột: chính trị-an ninh, kinh tế, văn hóa-xã hội; hợp tác với các đối tác tiếp tục

phát triển và đi vào chiều sâu. ASEAN đang ngày càng khẳng định vai trò trung

tâm trong một cấu trúc khu vực đang định hình”.

Trên tinh thần đó, Đại hội Đảng XI (2011) đãđề ra chủ trương“Việt Nam

sẽ chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước xây dựng Cộng đồng

ASEAN vững mạnh, tăng cường quan hệ với các đối tác, duy trì và củng cố vai

trò quan trọng của ASEAN trong các khuôn khổ hợp tác ở khu vực châu Á -

Thái Bình Dương” [6; tr.237], đồng thời xác định nhiệm vụ“Phấn đấu cùng các

nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) xây dựng Đông Nam Á

thành một khu vực hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển phồn vinh” [6; tr.84].

Đây là bước phát triển cao hơn từ định hướng:“Thúc đẩy quan hệ hợp

tác toàn diện và có hiệu quả với các nước ASEAN, các nước châu Á-Thái Bình

Dương” được thông qua tại Ðại hội X. Bước phát triển này thể hiện, Ðảng

CSVN khẳng định rõ Việt Nam là một thành viên trong ASEAN, Việt Nam tham

gia các hoạt động trong ASEAN với tư cách là một thành viên có trách nhiệm;

chỉ rõ mục tiêu của các hoạt động của Việt Nam trong ASEAN là xây dựng

thành công Cộng đồng ASEAN; xác định rõ đặc tính của Cộng đồng ASEAN mà

Việt Nam phấn đấu cùng các nước xây dựng là một cộng đồng vững mạnh, có

quan hệ chặt chẽ với các đối tác bên ngoài và có vai trò ngày càng quan trọng

trong các cơ chế hợp tác ở khu vực; đồng thời khẳng định, phương châm tham

gia hợp tác ASEAN là chủ động, tích cực và có trách nhiệm. Với định hướng

này, việc tham gia trong ASEAN trở thành một trong những trọng tâm trong

chính sách đối ngoại của Việt Nam, ngang với“quan hệ hợp tác, hữu nghị

truyền thống với các nước láng giềng chung biên giới” [17]. Đây vẫn là một ưu

Page 149: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

139

tiên cao trong chính sách đối ngoại nói chung, nhất là chính sách láng giềng khu

vực của Việt Nam và là một trọng tâm chiến lược của ngoại giao đa phương

trong ASEAN của Việt Nam.

3.2.3.2. Định hướng tham gia liên kết khu vực Đông Á, thúc đẩy vai trò của

ASEAN

a)Xác định lợi ích của Việt Nam khi tham gia liên kết và hợp tác ở Đông Á

Đông Nam Á nói riêng và Đông Á nói chung là khu vực quan trọng có lợi

ích sát sườn đối với Việt Nam cả trên khía cạnh an ninh và kinh tế, phát triển.

Một môi trường khu vực hòa bình, ổn định và hợp tác là điều kiện tiên quyết để

các nước trong khu vực, nhất là các nước vừa và nhỏ như Việt Nam đảm bảo an

ninh quốc gia và duy trì đà tăng trưởng. Đông Á vừa là khu vực có tốc độ tăng

trưởng kinh tế năng động hàng đầu thế giới, cũng là nơi tiềm ẩn nhiều yếu tố bất

ổn về an ninh, nơi cơ hội và thách thức đan xen khi có sự hiện diện lợi ích của

hầu hết các cường quốc và trung tâm lớn trên thế giới.

Xu thế hợp tác và liên kết khu vực ở Đông Á được đẩy mạnh sau khi kết

thúc Chiến tranh Lạnh và đạt những tiến triển đáng kể cùng với quá trình toàn

cầu hóa phát triển mạnh mẽ. Sự nổi lên của Trung Quốc và việc Mỹ tái cân bằng

chính sách ở châu Á là những tác nhân quan trọng thúc đẩy tiến trình này. Vai

trò của ASEAN như động lực của các cơ chế và diễn đàn hợp tác ở Đông Á

đãđược khẳng định, tùy còn những hạn chế nhất định. Cũng như các nước thành

viên ASEAN khác, Việt Nam có lợi ích trong việc duy trì và mở rộng các khuôn

khổ, sáng kiến hợp tác và liên kết khu vực ở Đông Á nhằm i) tăng cường đối

thoại, tạo dựng lòng tin, ngăn ngừa xung đột, giải quyết các thách thức an ninh

nảy sinh nhằm củng cố hòa bình và an ninh khu vực, và ii) thu hút sự tham gia

của các nước lớn và nhỏ trong các khuôn khổ hợp tác, tạo ra cơ hội kinh tế và

phát triển lớn hơn cho tất cả các nước.

Đối với Việt Nam, hai lợi ích lớn nhất cần hướng tới khi tham gia tiến

trình hợp tác và liên kết khu vực ở Đông Á chính là an ninh và phát triển. Về an

ninh, khi tham gia ASEAN và cải thiện quan hệ với các nước ở Đông Nam Á,

Page 150: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

140

Việt Nam đã cơ bản giải quyết ổn thỏa một số vấn đề tồn tại với các nước láng

giềng trước đây như ngăn ngừa các âm mưu đột nhập, chống phá qua biên giới,

phân định biên giới trên bộ với Lào, Campuchia và các vùng chồng lấn trên biển

với Thái Lan, Malaysia, Indonesia… Tham gia vào hợp tác và liên kết Đông Á

sẽ là cơ hội thuận lợi để Việt Nam tranh thủ sự quan tâm, ủng hộ của các đối tác

trong khu vực đối với những vấn đề có lợi ích an ninh trực tiếp với Việt Nam

như Biển Đông. Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông không thể giải

quyết tại các diễn đàn đối thoại đa phương ở khu vực nhưng đây sẽ là khuôn khổ

quan trọng để thúc đẩy đối thoại, xây dựng lòng tin và kiềm chế các hành động

phiêu lưu, ngăn ngừa xung đột. Các bước đi mà ASEAN đã triển khai tới nay

như cùng Trung Quốc thông qua Tuyên bố DOC (2002) và hướng tới xây dựng

COC đã và sẽ là nền tảng cần thiết để tìm ra một giải pháp lâu dài nhằm duy trì

an ninh và ổn định ở điểm nóng tiềm tàng này. Bên cạnh đó, khi một nước lớn

như Trung Quốc muốn xây dựng hình ảnh tích cực và khẳng định vị trí trong các

cơ chế hợp tác đa phương ở khu vực, họ sẽ bị ràng buộc bởi các luật lệ của

những cơ chế này và bất kỳ sự phiêu lưu hung hăng nào sẽ phải đánh đổi bằng

uy tín và các lợi ích kinh tế mà họ đang muốn khai thách ở khu vực. Bên cạnh

đó, sự tham gia và can dự của Mỹ với tư cách là một cường quốc chủ đạo ở khu

vực trong các khuôn khổ hợp tác và đối thoại ở Đông Á cũng sẽ giúp các nước

ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng gắn kết Mỹ theo cách tích cực, xây

dựng, nhằm cân bằng với Trung Quốc và đóng góp có trách nhiệm trên các vấn

đề an ninh chung ở khu vực.

Về kinh tế, phát triển, quá trình mở rộng các khuôn khổ hợp tác và liên

kết kinh tế ở khu vực Đông Á, nhất là thông qua các thỏa thuận FTAs giữa

ASEAN với các nền kinh tế lớn như Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New

Zealand và khuôn khổ Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đang mở ra

những cơ hội kinh doanh và đầu tư lớn cho các nước ASEAN, trong đó có Việt

Nam. Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ không gian kinh tế mở rộng lớn ở khu vực

nếu biết khai thác tốt vị trí phù hợp của mình trong chuỗi sản xuất và cung ứng

Page 151: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

141

của khu vực, cũng như nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đối với các vấn

đề phát triển, tham gia vào các cơ chế hợp tác chuyên ngành giữa ASEAN và các

Đối tác Đông Á sẽ giúp Việt Nam xử lý tốt hơn các thách thức xuyên quốc gia

như thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, môi trường… mà một nước đang phát

triển có nguồn lực hạn chế như Việt Nam chưa thể tự mình giải quyết được.

Thuận lợi luôn đi kèm với thách thức, Việt Nam cũng cần xác định rõ

những thách thức phải đối mặt khi tiến trình liên kết và hợp tác ở Đông Á được

đẩy mạnh sâu hơn.

Trước hết, chấp nhận tham gia sâu vào các thể chế đa phương và liên kết

khu vực sẽ buộc tất cả các quốc gia phải chấp nhận tuân theo các nguyên tắc và

luật lệ của thể chế đó, trong đó có việc tự điều chỉnh các quy định nội luật của

mình cũng như hy sinh một phần chủ quyền khi cần thiết. Các cơ chế liên kết ở

Đông Á, có do ASEAN dẫn dắt hay không, cũng chưa hướng đến xây dựng một

khuôn khổ mang tính siêu quốc gia như kiểu EU. Tuy nhiên, việc hài hòa giữa

lợi ích của mỗi quốc gia với lợi ích của cả khu vực sẽ còn là thách thức mà các

quốc gia tham gia phải chấp nhận. Về an ninh, Việt Nam sẽ phải sẵn sàng trong

việc công bố minh bạch các chính sách an ninh của mình, chấp nhận việc chia sẻ

các vấn đề vốn được coi là nội bộ nhưng nếu có tác động đến khu vực, các nước

khác sẽ bày tỏ quan tâm và muốn tham gia giải quyết. Ngoài ra, khi liên kết

Đông Áđược mở rộng và đi vào chiều sâu, việc hài hòa lợi ích của các nước

tham gia nhằm đạt được đồng thuận về một vấn đề chung, nhất là những vấn đề

Việt Nam có lợi ích như Biển Đông sẽ trở nên phức tạp hơn. Hơn thế nữa, việc

khẳng định tiếng nói và vị thế trong một khuôn khổ liên kết rộng như Đông Á sẽ

là thách thức không chỉ đối với Việt Nam mà cả ASEAN, khi sự tham gia sâu

của các cường quốc gắn với việc họ có cơ hội điều khiển tiến trình theo hướng

có lợi cho mình Về kinh tế, mở cửa thị trường đồng nghĩa với các hàng rào bảo

vệ sẽ bị gỡ bỏ, các doanh nghiệp sẽ phải tự chèo lái trong một không gian kinh tế

không còn sự hỗ trợ của Chính phủ, nhất là khi các đối thủ cạnh tranh đến từ các

nền kinh tế lớn trong khu vực. Tham gia liên kết ở mức độ sâu rộng hơn cũng

Page 152: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

142

đòi hỏi các cam kết về nguồn lực nhiều hơn và điều này là một khó khăn mà Việt

Nam phải đối mặt.

Xu thế liên hết và hợp tác ở Đông Á sẽ được đẩy mạnh trong 10 năm tới,

trong đó ASEAN tiếp tục đóng vai trò là động lực thúc đẩy tiến trình thông qua

việc dẫn dắt, sắp xếp chủ đề nghị sự và sắp đặt các luật lệ và chuẩn mực của các

khuôn khổ đối thoại và đa phương mà ASEAN chủ trì. Là một thành viên có

tiếng nói trong ASEAN, Việt Nam cần tích cực hỗ trợ ASEAN phát huy vai trò

này. Một ASEAN có vai trò, vị thế ở khu vực và trên trường quốc tế sẽ đem lại

lợi ích cho tất cả các nước thành viên, trong đó có Việt Nam. Cộng đồng

ASEAN sau khi hình thành vào cuối 2015 là bước chuyển quan trọng trong nỗ

lực liên kết khu vực của ASEAN nói riêng và giúp ASEAN có điều kiện thuận

lợi hơn để phát huy vai trò trong liên kết, hợp tác ở Đông Á.

b)Kiến nghị chính sách nhằm thúc đẩy vai trò của ASEAN trong liên kết

khu vực Đông Á

i) Thúc đẩy đoàn kết, thống nhất trong ASEAN

Đoàn kết và thống nhất là điều kiện tiên quyết để ASEAN phát huy vai trò

trong các khuôn khổ hợp tác đa phương khu vực mà ASEAN muốn làm nòng cốt

thúc đẩy. Tại khu vực có sự hiện diện và cạnh tranh lợi ích của nhiều cường quốc

như Đông Á, ASEAN phải có tiếng nói thống nhất mới có thể duy trì được quan

hệ bền vững với các nước lớn, nhất là Trung Quốc và Mỹ. Thách thức đối với

ASEAN ở chỗ lợi ích quốc gia của các nước, vốn vẫn được đặt lên hàng đầu khi

tham gia liên kết và hợp tác khu vực, không phải lúc nào cũng đồng nhất. Do sự

chênh lệch và đa dạng còn khá lớn trong ASEAN, mỗi thành viên đều là những

quốc gia vừa và nhỏ, có quan hệ kinh tế và thỏa thuận an ninh riêng với các nước

lớn, việc đạt được một mẫu số lợi ích chung, nhất là trong quan hệ với các nước

lớn sẽ trở nên khó khăn.

Để ASEAN giữ vững được đoàn kết, Việt Nam cần phối hợp chặt chẽ với

các nước thành viên chủ chốt trong ASEAN tạo thành nhóm nòng cốt thúc đẩy

tiếng nói chung trên các vấn đề có thể tồn tại khác biệt. Những lợi ích khác biệt

Page 153: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

143

của một hoặc một vài nước thành viên cần được các nước trong ASEAN cùng

quan tâm, tháo gỡ. Khi ASEAN bước vào Cộng đồng, cần xây dựng những

chuẩn mực chung và đề cao ý thức trách nhiệm của mỗi nước thành viên trong

củng cố và duy trì đoàn kết, thống nhất của cả khối. Bài học kinh nghiệm gần

nhất với ASEAN vào năm 2012 khi các nước không đạt được đồng thuận về nội

dung liên quan đến Biển Đông trong Thông cáo chung của Hội nghị Bộ trưởng

Ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 45 tại Campuchia. Qua sự việc đó, các nước

ASEAN đều nhận ra cái giá phải trả cho việc để ảnh hưởng đến đoàn kết và

thống nhất chung. Do đó, Việt Nam cần phối hợp cùng các thành viên có trách

nhiệm thường xuyên nêu cao vấn đề đoàn kết ASEAN tại các cơ chế của

ASEAN, nhất là giữa các Nhà lãnh đạo ASEAN với nhau, để dung hòa các khác

biệt về lợi ích, tránh phá vỡ đoàn kết sẽ gây ảnh hưởng cho cả hình ảnh của

ASEAN và nước thành viên liên quan.

ii) Mở rộng và tăng cường quan hệ đối ngoại, củng cố các diễn đàn, cơ

chế do ASEAN chủ trì ở khu vực

ASEAN cần tiếp tục đẩy mạnh quan hệ với các đối tác theo hướng đa

dạng hóa quan hệ với các đối tác lớn, thu hút và gắn kết sự tham gia có trách

nhiệm và xây dựng của họ trong các vấn đề thuộc lợi ích chung ở khu vực. Đối

với các cường quốc như Trung Quốc và Mỹ, ASEAN cần có chính sách cân

bằng, tận dụng thế mạnh của mỗi bên song không ngả về bên nào. ASEAN cần

thể hiện quan điểm hoan nghênh sự can dự của cả Trung Quốc và Mỹ ở khu vực,

mỗi nước sẽ tham gia theo góc độ quan tâm và lợi ích của mình nhưng đều cần

tuân thủ các quy định, luật chơi chung. ASEAN sẽ tiếp tục là người sắp đặt các

khuôn khổ, diễn đàn và đưa ra các luật chơi để tạo thuận lợi cho tiến trình hợp

tác và đối thoại đa phương ở khu vực. Trong bối cảnh các nước lớn còn có sự dè

dặt và nghi kỵ nhất định, ASEAN nên tận dụng vai trò trung gian để hài hòa lợi

ích của các bên, khuyến khích các đối tác cùng tham gia hợp tác và đảm bảo

quyền lợi của mình ở khu vực. Ngoài hai đối tác chính là Trung Quốc và Mỹ,

ASEAN cần quan tâm thúc đẩy sự tham gia và đóng góp sâu rộng của các nước

Page 154: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

144

lớn khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, Nga v.v. để tạo thế cân

bằng trong cơ cấu hợp tác ở khu vực, không thể một siêu cường nào, dù là Trung

Quốc hay Mỹ thao túng.

Các diễn đàn, cơ chế do ASEAN khởi xướng và chủ trì cần luôn luôn

được củng cố, hoàn thiện theo hướng cập nhật các xu thế, diễn biến mới của tình

hình, kịp thời đưa vào nội dung nghị sự những vấn đề nổi lên đang được các

nước quan tâm hoặc có lợi ích. Đối với các vấn đề còn tồn tại khác biệt, bất

đồng, ASEAN cần tiến hành tham vấn, nắm bắt quan điểm và lợi ích của các

bên, khéo léo đưa vấn đề ra thảo luận công khai, tạo cơ hội cho các bên chia sẻ

quan điểm một các minh bạch. Đồng thời, các quy tắc, chuẩn mực ứng xử cần

được ASEAN thúc đẩy để hạn chế các hành vi phiêu lưu, đi ngược với luật chơi

chung, nhất là của các nước lớn. Đối với các vấn đề an ninh phi truyền thống

như thiên tai, dịch bệnh, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh năng lượng, an ninh

lương thực v.v., ASEAN và các cơ chế, diễn đàn do ASEAN chủ trì cần phát huy

vai trò chủ động, với các sáng kiến và đề xuất hợp tác phù hợp nhằm giúp các

quốc gia liên quan ứng phó tốt hơn với các thách thức này. Cùng với quá trình

liên kết sâu, các cơ chế hợp tác khu vực phải phát huy hiệu quả thực sự trong

việc giải quyết các thách thức nảy sinh, tránh hình ảnh chỉ là những diễn đàn để

nói mà không hành động.

Là một nước thành viên có nhiều đóng góp cho việc thúc đẩy quan hệ đối

ngoại của ASEAN, lại có quan hệ song phương tốt đẹp với nhiều đối tác lớn của

ASEAN, Việt Nam có điều kiện thuận lợi để tiếp tục hỗ trợ ASEAN trên khía

cạnh này. Trong quan hệ với Trung Quốc và Mỹ, Việt Nam một mặt có thể dùng

ASEAN để tạo thêm thế cho mình, mặt khác, cần khôn khéo lựa chọn những vấn

đề Trung Quốc và Mỹ có thể đem lại lợi ích cho ASEAN để thúc đẩy. Sự cạnh

tranh chiến lược giữa hai cường quốc này ở khu vực Đông Á vừa là mặt thuận,

vừa là thách thức cho các nước ASEAN và cả Việt Nam. Việt Nam cần khéo léo

lồng ghép lợi ích quốc gia của mình vào các lợi ích chung của các nước ASEAN

để gắn kết cả Trung Quốc và Mỹ can dự theo hướng có trách nhiệm, nhất là

Page 155: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

145

trong vấn đề Biển Đông. Ngược lại, Việt Nam cũng cần đánh giá đúng khả năng

ủng hộ của các nước ASEAN đối với các vấn đề thuộc lợi ích trực tiếp của Việt

Nam để có chính sách tập hợp lực lượng hợp lý, tránh gây khó cho ASEAN

trong việc phải ủng hộ Việt Nam và đối đầu với nước lớn.

Trong nỗ lực củng cố và làm mới các khuôn khổ, diễn đàn hợp tác đa

phương do ASEAN chủ trì, Việt Nam có thể cùng một số thành viên nòng cốt

của ASEAN, đề xuất các sáng kiến, ý tưởng hợp tác mới, vận động sự ủng hộ và

hỗ trợ của các đối tác để triển khai, nhất là trên các vấn đề an ninh phi truyền

thống kể trên. Đối với các vấn đề hệ trọng tác động đến an ninh và ổn định ở khu

vực, kể cả không liên quan trực tiếp đến Việt Nam, Việt Nam cần thúc đẩy

ASEAN có tiếng nói và lập trường tích cực, có trách nhiệm. Làm được như vậy,

ASEAN mới thực sự phát huy được vai trò có trách nhiệm ở khu vực, thể hiện

bản lĩnh của một cộng đồng, qua đó, các nước thành viên cùng có trách nhiệm

chung hỗ trợ các thành viên khác, trong đó có Việt Nam khi cần.

iii) Thúc đẩy việc hình thành các chuẩn mực, giá trị và quy tắc ứng xử

chung ở khu vực Đông Á

ASEAN đã tạo được những nền tảng quan trọng ban đầu cho liên kết khu

vực ở Đông Á, đó là tranh thủ được nhu cầu chung của các nước trong việc duy

trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực. Mặc dù động cơ và lợi ích của các

nước, nhất là các nước lớn, khi tham gia hợp tác đa phương ở khu vực còn chưa

đồng nhất, về cơ bản, các nước đều có lợi ích và mong muốn thúc đẩy liên kết và

hợp tác. Đây chính là cơ sở bản đầu cần thiết cho mọi tiến trình liên kết ở khu

vực. Thông qua các khuôn khổ và diễn đàn do ASEAN khởi xướng và chủ trì,

ASEAN đã thiết lập được một số “luật chơi” dưới hình thức nguyên tắc hoạt

động của các diễn đàn, trên cơ sở phương cách ASEAN là tham vấn và đồng

thuận, được các nước tham gia tôn trọng và chấp nhận. Hơn nữa, hầu hết các Đối

tác lớn của ASEAN ở khu vực đều đã gia nhập và cam kết tuân thủ các quy định

trong Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC). TAC ban đầu là

Hiệp ước quy định về các hành vi ứng xử giữa các nước Đông Nam Á với nhau,

Page 156: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

146

và sau này, được mở rộng ra để các nước ngoài khu vực, ngoài khối ASEAN

cùng tham gia, xem đó như bộ quy tắc ứng xử của các quốc gia có quan hệ với

nhau ở khu vực. Cùng với việc đẩy mạnh tiến trình hợp tác và liên kết, ASEAN

đã khởi xướng các chuẩn mực ứng xử như Tuyên bố về Ứng xử của các bên trên

Biển Đông (DOC) năm 2002, Tuyên bố Bali về các nguyên tắc quan hệ cùng có

lợi năm 2011. Việc hình thành các chuẩn mực ứng xử chung này sẽ đóng vai trò

là bộ khung điều tiết hành vi và ứng xử của các nước ở khu vực, giúp thúc đẩy

hợp tác và ngăn ngừa xung đột. Hiện nay, một số chuẩn mực ứng xử tuy đãđược

các nước trong khu vực cam kết tôn trọng nhưng chưa có cơ chế ràng buộc thực

hiện. Cách diễn giải và áp dụng luật pháp quốc tế nói chung và các chuẩn mực

ứng xử nói riêng cũng chưa đạt được nhận thức chung. Cụ thể, trên vấn đề Biển

Đông, cách giải thích và áp dụng UNCLOS 1982 chưa thống nhất; các bên vẫn

quy kết cho nhau việc vi phạm Tuyên bố DOC nhưng không có cơ sở để xác

định thế nào là vi phạm cũng như không có bất kỳ sự ràng buộc nào đối với nước

bị coi là vi phạm.

Quá trình xây dựng các chuẩn mực ứng xử và sau đó là các giá trị chung ở

khu vực cần thời gian lâu dài. Đối với một khu vực tồn tại sự đa dạng lớn như

Đông Á, điều này sẽ càng khó khăn hơn. Do đó, Việt Nam cần tiếp tục cùng các

nước ASEAN nỗ lực thúc đẩy và củng cố mẫu số chung về lợi ích giữa các nước

tham gia liên kết ở Đông Á, trong đó, lợi ích chung giữa các nước ASEAN phải

là nền tảng. Khi mức độ hợp tác đi vào chiều sâu, các quy tắc, chuẩn mực ứng

xử càng

Tiểu kết:

Từ những phân tích, dự báo về triển vọng liên kết khu vực ở Đông Á và

vai trò của ASEAN trong giai đoạn từ 2015-2025, trên cơ sở đánh giá về quá

trình tham gia của Việt Nam trong ASEAN cũng như liên kết khu vực ở Đông Á,

chương 3 đãđề xuất một số kiến nghị chính sách đối với Việt Nam nhằm thúc

đẩy sự phát triển và lớn mạnh của ASEAN cũng như liên kết khu vực ở Đông Á.

Page 157: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

147

Trong bối cảnh ASEAN hình thành Cộng đồng sau 2015 và liên kết ở

Đông Á ngày càng đi vào chiều sâu, với vị thế và vai trò được tôn trọng trong

ASEAN cũng như tại các diễn đàn do ASEAN khởi xướng ở khu vực, Việt Nam

cần xác định hướng tham gia chủ động và tích cực hơn nữa để tối đa hóa các lợi

ích quốc gia khi cùng ASEAN thúc đẩy liên kết khu vực. Cũng như các nước

thành viên ASEAN khác, Việt Nam thuộc nhóm nước vừa và nhỏ nên cần lồng

ghép các nhu cầu và lợi ích của mình trong một khối có tiếng nói chung, thống

nhất như ASEAN, và thông qua việc phát huy vai trò của ASEAN ở khu vực, có

thể hỗ trợ Việt Nam giải quyết các mục tiêu phát triển và an ninh của đất nước.

Lãnh đạo cấp cao của Việt Nam trong phát biểu tại các kỳ Hội nghị ASEAN

cũng như trong các văn kiện quan trọng về đối ngoại đều khẳng định ưu tiên cao

của Việt Nam dành cho ASEAN cũng như cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối

với ASEAN cũng như khu vực Đông Á nói chung.

Chuẩn bị cho việc hình thành Cộng đồng ASEAN và xây dựng chủ trương

đối ngoại cho giai đoạn tiếp theo khi diễn ra Đại hội Đảng XII, Việt Nam cần

xác định rõ những lợi ích có thể thu được từ ASEAN và từ liên kết khu vực

Đông Á, phân định các nhóm đối tác cần tranh thủ, đồng thời nhận thức đầy đủ

về những thách thức phải đối mặt khi ASEAN đi vào Cộng đồng cũng như khi

các thể chế hợp tác ở Đông Á đi vào liên kết sâu. Tiến trình liên kết ở khu vực

chắc chắn sẽ còn tiếp tục được thúc đẩy và Việt Nam cần định vị được đúng đắn

và chính xác vị trí của mình trong cấu trúc hợp tác đang định hình ở khu vực.

Các kiến nghị chính sách được nêu trong Đề tài này hy vọng sẽ là một số

ý kiến tham khảo cho các cơ quan hoạch định chính sách của Việt Nam khi xây

dựng chủ trương đối ngoại của đất nước trong giai đoạn mới./.

Page 158: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

148

KẾT LUẬN

1. Qua phân tích lịch sử, thực tiễn và các nhân tố tác động đến tiến trình

hợp tác và liên kết khu vực ở Đông Á, luận án đã xác định vai trò không thể

thiếu của ASEAN trong tiến trình này. Liên kết khu vực ở Đông Á có bước

chuyển đáng kể sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, và đặc biệt là kể từ khi nổ ra

cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997. ASEAN đóng vai trò quan trọng

trong việc khởi xướng và thúc đẩy các khuôn khổ và cơ chế hợp tác, các diễn

đàn đối thoại đa phương ở khu vực Đông Á, tạo nền tảng cho liên kết khu vực.

Đặc điểm lịch sử của khu vực Đông Á vốn không thuận lợi cho hợp tác và

liên kết đa phương. Những rào cản để lại từ các cuộc chiến tranh và xung đột ở

khu vực, sự can dự của các nước lớn, quá khứ bị đô hộ hoặc xâm lược của các

quốc gia vừa và nhỏ như ASEAN, quan hệ cạnh tranh và nghi kỵ cao giữa các

nước lớn như Trung Quốc, Nhật, Mỹ... sự chênh lệch và khác biệt không nhỏ

giữa các quốc gia kể cả về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa... đã và tiếp tục là

thách thức đối với các nỗ lực hợp tác và liên kết ở Đông Á. Một số sáng kiến về

hợp tác Đông Á như EAEC của cựu Thủ tướng MalaysiaMahathir Mohammad

hay Quỹ tiền tệ châu Á (AMF) của Nhật Bản đã không thể trở thành hiện thực do

bị cản trở bởi một hoặc một số nhân tố xuất phát từ các khó khăn kể trên. Phải

đến khi cơ chế ASEAN+3 do ASEAN khởi xướng hình thành sau khủng hoảng

tài chính khu vực năm 1997, hợp tác và liên kết ở khu vực này mới định hình rõ

nét và có tiến triển. Cùng với ASEAN+3, ASEAN đã hình thành được một mạng

lưới các cơ chế hợp tác và đối thoại sâu rộng ở khu vực như EAS, ARF,

ADMM+... với những quy tắc và chuẩn mực do ASEAN đề ra và được các nước

bên ngoài tham gia thừa nhận và tuân thủ. Những khuôn khổ hợp tác này do

ASEAN xây dựng đã trở thành nền tảng cơ bản cho tiến trình liên kết ở khu vực,

giúp tạo dựng lòng tin, ngăn ngừa nguy cơ xung đột, thúc đẩy hợp tác kinh tế, và

nâng cao năng lực chung ứng phó với các thách thức nổi lên. Không thể phủ

nhận các cơ chế của ASEAN tới nay là những khuôn khổ hợp tác tương đối toàn

Page 159: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

149

diện và thu hút sự tham gia sâu rộng của hầu hết các đối tác nằm trong khu vực

địa lý Đông Á cũng như có lợi ích thường trực tại khu vực.

Các lý thuyết quan hệ quốc tế liên quan đã giúp giải thích vì sao ASEAN

có thể phát huy vai trò như vậy trong liên kết khu vực ở Đông Á.Từ góc nhìn của

chủ nghĩa hiện thực, việc một nhóm các quốc gia vừa và nhỏ như các nước

ASEAN tập hợp lại với nhau để tạo thế trong quan hệ với các nước lớn là

phương cách khôn ngoan mà bất cứ quốc gia nào ở vào vị trí của ASEAN đều

nên làm ở trong một khu vực vốn bị chi phối rất nhiều bởi sự can dự và cạnh

tranh lợi ích của các nước lớn. Lợi ích quốc gia là ưu tiên hàng đầu đối với các

nước ASEAN và liên kết khu vực, theo quan điểm của các nhà tân hiện thực, là

cách thức để thỏa mãn lợi ích quốc gia trên trường quốc tế. Chủ nghĩa tự do,

trường phái tự do thể chế, cho rằng các cơ chế/thể chế đặt ra các luật lệ (rules) và

quy chuẩn (norms) có tính ràng buộc cao đối với các bên tham gia, góp phần

khắc phục tình trạng nước lớn dùng ý chí áp đặt các nước còn lại. ASEAN đã

tương đối thành công trong việc tạo dựng các thể chế và quy chuẩn như vậy. Đối

với chủ nghĩa kiến tạo, chủ nghĩa khu vực mà ASEAN thúc đẩy là sản phẩm đến

từ lý tuởng, từ những chuẩn mực chung, và bản sắc chung, bao gồm nguyen tắc

khong can thiẹp, bình đẳng giữa các quốc gia, và khong trở thành thành vien

trong hiẹ p uớc quan sự của các sieu cuờng - đã có ảnh huởng đến viẹc hình thành

mọ t dạng chủ nghĩa khu vực sơ khai và phi thể chế hóa, vốn đu ợc biết đến với

cái ten “Phuong cách ASEAN.”

2. Vai trò của ASEAN trong liên kết khu vực Đông Á đãđược ghi nhận

như một động lực thúc đẩy tiến trình nhưng không phải không có hạn chế. Cùng

với đà phát triển của liên kết và hợp tác ở khu vực, ASEAN sẽ phải chứng tỏ một

vai trò thực sự mang tính dẫn dắt và quyết định đối với các vấn đề đặt ra ở khu

vực. Điều này vượt ngoài khả năng vật chất cũng như mong muốn thực tế của

các nước ASEAN. Xét về thực lực kinh tế, cũng như an ninh và quân sự,

ASEAN chưa thể đủ điều kiện để chủ động giải quyết và ứng phó hiệu quả với

các vấn đề nổi lên ở khu vực. Để thực sự quyết định và dẫn dắt được tiến trình

liên kết khu vực vẫn cần có vai trò của các nước lớn. Tuy nhiên, ASEAN có thể

Page 160: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

150

tận dụng khoảng trống và sự cạnh tranh lợi ích giữa hai cường quốc chủ đạo ở

khu vực là Trung Quốc và Mỹ để phát huy vai trò (có hạn chế) trong việc làm

nhân tố thúc đẩy tiến trình, với sự ủng hộ của các nước lớn này. Liên kết khu vực

Đông Á sẽ không thể đạt kết quả nếu thiếu vắng sự tham gia của một trong hai

cường quốc này. Ngược lại, cả Trung Quốc và Mỹ đều có lợi ích trong việc can

dự sâu vào tiến trình, đảm bảo chỗ đứng của mình ở khu vực. Cả Trung Quốc và

Mỹ còn tiếp tục cần tranh thủ ASEAN để thực hiện mục đích đó.

Mặc dù tình hình khu vực còn biến động khó lường và chịu tác động của

nhiều nhân tố, dự báo trong 10-20 năm sau khi ASEAN hình thành Cộng đồng,

thế cân bằng tương đối giữa Trung-Mỹ tại khu vực vẫn tiếp tục được duy trì.

ASEAN khi đã trở thành Cộng đồng cũng sẽ đạt mức độ liên kết cao hơn và có

những điều kiện thuận lợi hơn để phát huy vai trò của mình trong thúc đẩy liên

kết và hợp tác khu vực. Điều quan trọng đối với ASEAN là phải củng cố đoàn

kết nội khối và giữ được tiếng nói chung. Muốn khẳng định được vai trò ở khu

vực thì trước hết Cộng đồng mà ASEAN xây dựng phải vững vàng và phải tự

giải quyết được chính những vấn đề đặt ra cho ASEAN. Kịch bản phù hợp nhất

về vai trò của ASEAN sẽ là ASEAN tiếp tục đóng vai “người sắp đặt sân chơi”

để các nước lớn cùng tham gia và can dự tích cực vào các vấn đề khu vực, nhưng

không hoàn toàn điều khiển được tiến trình mà vẫn chịu sự tác động của cạnh

tranh và cọ sát giữa các nước lớn. ASEAN sẽ còn phải đối mặt với các thách

thức từ hạn chế của chính tổ chức này trong việc thực hiện các mục tiêu, sáng

kiến đề ra một cách đầy đủ và hiệu quả, đồng thời, chịu sự chi phối của các nước

lớn đối với các vấn đề quan trọng ở khu vực.

3. Việt Nam tham gia và gắn bó lợi ích với ASEAN đã tròn 2 thập kỷ.

Nếu ASEAN có được vai trò ở khu vực thì các nước thành viên nói chung và

Việt Nam nói riêng sẽ thu được lợi ích nhất định, tùy thuộc vào mức độ tham gia

sâu của mỗi nước trong tiến trình. Thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế sâu

rộng và toàn diện, việc tham gia chủ động, tích cực và có trách nhiệm trong xây

dựng và củng cố Cộng đồng ASEAN cũng như thúc đẩy liên kết khu vực ở Đông

Á sẽ có lợi cho các mục tiêu an ninh và phát triển của Việt Nam.

Page 161: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

151

Trong bối cảnh chuẩn bị cho Đại hội XII và hình thành đường lối đối

ngoại của đất nước cho giai đoạn mới, luận án mong muốn sẽ đóng góp một

phần nhỏ trong việc kiến nghị phương hướng tham gia của Việt Nam trong

ASEAN nhằm tận dụng và tối đa hóa lợi ích quốc gia khi ASEAN phát huy vai

trò tích cực ở khu vực. Liên kết và hợp tác sẽ còn là xu thế không thể đảo ngược

ở Đông Á và ASEAN sẽ tiếp tục giữ được vai trò tích cực trong tiến trình này.

Đối với Việt Nam, điều cần thiết là xác định được đúng những mục tiêu phải đạt

được trong ASEAN cũng như trong quan hệ với các nước thành viên ASEAN và

các đối tác lớn của ASEAN.

Đông Á nói chung và ASEAN nói riêng là môi trường khu vực gần nhất,

có liên quan trực tiếp đến an ninh và phát triển của đất nước. Do đó, đóng góp

xây dựng một khu vực Đông Á hòa bình, ổn định và thuận lợi cho hợp tác cũng

như một Cộng đồng ASEAN đoàn kết và vững mạnh chính là lợi ích của Việt

Nam. Việt Nam có quan hệ song phương tốt đẹp với một số đối tác lớn của

ASEAN trong hợp tác Đông Á, có thể tranh thủ kết hợp dùng song phương thúc

đẩy đa phương và lấy đa phương hỗ trợ lại cho song phương. Đối với một số vấn

đề ưu tiên quan trọng như Biển Đông, Mê Công... Việt Nam cần tiếp tục duy trì

sự quan tâm và tham gia có trách nhiệm của các nước ASEAN và các đối tác của

ASEAN trong các cơ chế hợp tác và liên kết ở Đông Á để hỗ trợ ứng phó với các

thách thức đặt ra. Giữ cân bằng trong quan hệ với các nước lớn tiếp tục là yếu tố

quan trọng hàng đầu đối với Việt Nam để có thể tận dụng được các lợi ích từ

ASEAN và từ tiến trình liên kết ở khu vực.

Việt Nam cần xác định đúng vị trí và chỗ đứng của mình trong ASEAN

cũng như trong tiến trình hợp tác và liên kết ở Đông Á, chuẩn bị các bước đi phù

hợp để đóng góp chủ động, tích cực, có trách nhiệm cho Cộng đồng ASEAN,

giúp ASEAN phát huy vai trò ở khu vực, từ đó, tranh thủ các lợi ích từ vai trò

này của ASEAN phục vụ các mục tiêu quốc gia của mình.

Page 162: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

152

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

1. Tôn Thị Ngọc Hương (2012), "ASEAN với tiến trình hợp tác Đông Á - vì

hòa bình, an ninh và ổn định khu vực", Tạp chí Đối ngoại, Số 4 (30).

2. Tôn Thị Ngọc Hương (2012), "Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 21: Kết

quả, thách thức và con đường tất yếu của tương lai", Tạp chí Cộng sản, Số

72 (45), tháng 12.

3. Tôn Thị Ngọc Hương (2013), "Hội nghị Cấp cao ASEAN - 22: ASEAN

chung một nhịp bước", Tạp chí Cộng sản, Số 77 (45), tháng 5.

4. Tôn Thị Ngọc Hương (2013), "ASEAN 46 năm: Một tầm nhìn, Một bản

sắc, Một cộng đồng", Tạp chí Đối ngoại, Số 7 (45).

******

Page 163: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

153

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Mai Hoàng Anh (2013), “Tác động của cạnh tranh chiến lược giữa các

nước lớn ở Đông Nam Á với Việt Nam”, Tạp chí Lý luận chính trị số 4-

2013

2. ASEAN, Thông cáo chung Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 43,

tháng 19-20/7/2010,

http://www.asean.org/communities/asean-political-security-

community/item/joint-communique-of-the-43rd-asean-foreign-ministers-

meeting-enhanced-efforts-towards-the-asean-community-from-vision-to-

action-ha-noi-19-20-july-2010-3

3. Báo điện tử chính phủ, "Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhân

ngày ASEAN 8/8/2012",

http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Thu-tuong-phat-bieu-nhan-Ngay-

ASEAN/20128/145580.vgp.

4. Lê Viết Duyên, "Vai trò của ASEAN trong cấu trúc khu vực Đông Á và tư

duy đối ngoại Việt Nam", Tạp chí NCQT số 88 (3/2012)

5. Luận Thùy Dương (2004), “Vai trò của ASEAN trong việc xây dựng cộng

đồng Đông Á”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 57

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ XI, NXB Chính trị-Quốc gia, Hà Nội.

7. Trần Hiệp (2007), “Vấn đề biển Đông trong tiến trình xây dựng cộng đồng

an ninh ASEAN trong những năm đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí Đông Nam Á,

số 1, Tr.30-34

8. Trương Duy Hòa (2013), Hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN, bối cảnh, tác

động và những vấn đề đặt ra, NXB Khoa học Xã hội, 2013

9. Trần Khánh (2006), “Môi trường địa - chính trị Đông - Nam Á với hội nhập

Việt Nam – ASEAN”, Tạp chí Cộng sản, số 16, tháng 8-2006.

Page 164: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

154

10. Trần Khánh (2007), “Thái độ của Mỹ đối với tiến trình hợp tác

ASEAN+3”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, 1/2007

11. Trần Khánh (2010), “Lợi ích chiến lược của các nước lớn tại Đông Á trong

thập niên đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4/2010.

12. Trần Khánh (2013),“Vai trò của ASEAN trong kiến tạo cấu trúc an ninh

mới ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam

Á, Số 1, 2013.

13. Trần Khánh, Hồ Thị Ái Phương (2015), “Triển vọng ASEAN và sự chi

phối của các nước lớn - Những thách thức đối với Việt Nam”, Tạp chí

Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4(181), 2015.

14. Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Anh Chương (2010), "Vai trò của ASEAN

trong hợp tác đa phương về an ninh khu vực châu Á - Thái Bình

Dương",Tạp chí Đông Nam Á, số 8, Tr.28-35

15. Phạm Gia Khiêm (2007), “Hợp tác chính trị-an ninh ASEAN: Việt Nam sẽ

nỗ lực hết mình”, Đặc san báo Thế giới và Việt Nam, Hà Nội, tháng

8/2007, tr.21

16. Phạm Gia Khiêm (2008), “ASEAN bước vào giai đoạn phát triển mới và

phương hướng tham gia của Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 73

(6/2008)

17. Vũ Khoan (1994), "Việt Nam và ASEAN", Tạp chí Cộng sản (11/1994),

tr.328-329

18. Đinh Thị Hiền Lương, “Chủ nghĩa khu vực trong các trường phái tiếp cận

lý thuyết”, Nghiên cứu quốc tế, 27/9/2011.

19. Phạm Bình Minh (2011), "Ðường lối đối ngoại Ðại hội XI và những phát

triển quan trọng trong tư duy đối ngoại của Ðảng ta", Báo Nhân Dân, ngày

19/5/2011

20. Nguyễn Thu Mỹ (2008), “Cộng đồng ASEAN trong nhận thức và quan

điểm của Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, Viện hàn lâm

KHXH Việt Nam số 5/2008;

Page 165: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

155

21. Nguyễn Thu Mỹ (2007), Hợp tác ASEAN+3, Quá trình phát triển, thành

tựu và triển vọng, NXB Chính trị quốc gia.

22. Nguyễn Thu Mỹ (2008),“ASEAN và Hợp tác ASEAN+3”, Tạp chí Nghiên

cứu Lịch sử, số 2/2008.

23. Nguyễn Thu Mỹ (2010), “Phản ứng chính sách của ASEAN trước sự biến

động địa chính trị Đông Á trong thập niên đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí nghiên

cứu Đông Nam Á, số 4/2010.

24. Hoàng Khắc Nam (2001), “Quan hệ Việt Nam – ASEAN: từ song phương

tới đa phương”, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, 5/2001.

25. Hoàng Khắc Nam (2003), “Quá trình xây dựng thể chế khu vực Đông Á và

ASEAN+3”, Tạp chí Khoa học, chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn,

Tập XIX, số 3.

26. Hoàng Khắc Nam(2004), “Những vấn đề an ninh-chính trị trong hợp tác

Đông Á”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 1 (64).

27. Hoàng Khắc Nam (2007), ASEAN trong bối cảnh hợp tác Đông Á, Đông

Nam Á: Truyền thống và hội nhập, Nxb Thế giới.

28. Hoàng Khắc Nam (2008) Hợp tác đa phương ASEAN+3: Vấn đề và triển

vọng, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

29. Hoàng Khắc Nam (2010), "Phản ứng chính sách của ASEAN trước sự biến

động địa chính trị Đông Á trong thập niên đầu thế kỷ XXI", Tạp chí Nghiên

cứu Đông Nam Á.

30. Trần Thị Nhung (2007), “Hợp tác Đông Á, Thành tựu và vấn đề”, Tạp chí

Đông Bắc Á, số 3.

31. Nguyễn Duy Quý (2001), Tiến tới 1 ASEAN hòa bình, ổn định và phát

triển bền vững, NXB Chính trị quốc gia.

32. Phan Văn Rân (2010), “Những thuận lợi và khó khăn đối với quá trình xây

dựng cộng đồng ASEAN”, Tạp chí Đông Nam Á, số 7/2010, Tr.46-50.

Page 166: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

156

33. Bùi Thanh Sơn (1997), “Đánh giá chung về APEC: những thuận lợi và khó

khăn trong tiến trình hội nhập của Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế,

số 20.

34. Nguyễn Hùng Sơn (2009), “Hiến chương ASEAN và việc xây dựng Cộng

đồng ASEAN”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 79 (12/2009)

35. Nguyễn Hùng Sơn (2011), “Xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với các

nước thành viên ASEAN: Bước chủ động, tích cực mới của Việt Nam trong

xây dựng Cộng đồng ASEAN”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 87

(12/2011)

36. Phạm Đức Thành, Trần Khánh (2006), Việt Nam trong ASEAN: Nhìn lại và

hướng tới, NXB Khoa học xã hội.

37. Phạm Đức Thành (2006), Liên kết ASEAN trong thập niên đầu Thế kỷ XXI.

NXB Khoa học xã hội.

38. Thông tấn xã Việt Nam, Tuyên bố các nguyên tắc quan hệ, kết nối ASEAN,

http://www.vietnamplus.vn/tuyen-bo-cac-nguyen-tac-quan-he-ket-noi-

asean/116687.vnp

39. Lê Thùy Trang (2010), “Nhìn lại triển vọng cộng đồng ASEAN”, Tạp chí

Nghiên cứu Quốc tế, số 81 (6/2010)

40. Hoàng Anh Tuấn, “Các thách thức đối với sự phát triển của ASEAN trong

tương lai”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 63 (12/2005)

41. Văn kiện Đại hội Đảng các kỳ, website báo điện tử Đảng cộng sản Việt

Nam: http://dangcongsan.vn/cpv.

Tiếng Anh:

42. Abad Jr., M.C (1996), "Re-engineering ASEAN." Contemporary Southeast

Asia 18, no. 3, p. 237-53.

43. Acharya, Amitav (1993), "A New Regional Order in South-East Asia:

ASEAN in the Post-Cold War Era." Adelphi Paper 279 New York: Oxford

University Press.

Page 167: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

157

44. Acharya, Amitav (2004), “Will Asia’s Past be its Future?”, International

Security 28(3), pp.149-164.

45. Acharya, Amitav (2009), Constructing a Security Community in Southeast

Asia: Asean and the Problem of Regional Order, Taylor & Francis.

46. Acharya, Amitav (2009), Whose ideas matter? Agency and Power in Asian

Regionalism, Ithaca, Cornell University Press.

47. Acharya, Amitav (2005), “Do Norms and Identity Matter? Community and

Power in Southeast Asia’s Regional Order,” Pacific Review, vol.18, no.1,

pp.95-118.

48. Acharya, Amitav (2004), “How Ideas Spread: Whose Norms Matter? Norm

Localization and Institutional Change in Asian Regionalism”, International

Organization, vol. 58, no.2, pp. 239-275.

49. Alastair Iain Johnston (2001), “Treating International Institutions as Social

Environment”, International Studies Quarterly, Vol. 45, Issue 4.

50. Alagappa, M. (1998), “Asian practice of security: Key features and

explanations”. In M. Alagappa (Ed.), Asian Security Practice: Material and

Ideational Influences, Stanford: Stanford Uni Press, p. 611-76

51. Alagappa, M. (2003), “Managing Asian security: Competition, cooperation,

and evolutionary change”. In M. Alagappa (Ed.), Asian Security Order:

Instrumental and Normative Features, Stanford: Stanford University Press,

p. 571-606.

52. Alagappa, M. (2015), “Community-building: ASEAN’s millstone?”, in

PacNet No. 18, Pacific Forum CSIS, 19/3/2015.

53. Alatas, Ali (n/d) "ASEAN Plus Three" Equals Peace Plus Prosperity:

Institute of Southeast Asian Studies.

54. Art, Robert J (1998/99) “Geopolitics updated: The strategy of selective

engagement”, International Security, 23(3), p.79-113.

55. APEC, Malaysian Perspectives on East Asian Regionalism, APEC Study

Centres Consortium, Pỉura Peru, 19-21 June 2008.

Page 168: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

158

http://www.apec.org.au/docs/08_ASCconf/005_Tham_ppt.pdf

56. Asian Development Bank (2008), Emerging Asian Regionalism: A

Partnership for Shared Prosperity - http://www.asiapathways-

adbi.org/2013/07/rcep-and-tpp-next-stage-in-asian-

regionalism/#sthash.RVjByP6J.dpuf

57. ASEAN, Bangkok Declaration, 8 August 19967, nguồn:

http://www.asean.org/news/item/the-asean-declaration-bangkok-declaration

58. ASEAN Business Advisory Council (ABAC) Survey on ASEAN

Competitiveness, nguồn:http://lkyspp.nus.edu.sg/wp-

content/uploads/2013/07/2011-12_ASEAN_BAC_Survey_Report.pdf

59. ASEAN, Chairman’s Statement of the Ninth ASEAN Plus Three Summit Kuala

Lumpur, 12 December 2005, http://www.asean.org/news/item/external-relations-

asean-3-chairman-s-statement-of-the-ninth-asean-plus-three-summit-kuala-

lumpur-12-december-2005

60. ASEAN, Joint Statement on East Asia Cooperation on 28 November 1999,

http://www.asean.org/news/item/joint-statement-on-east-asia-cooperation-

28-november-1999

61. ASEAN, Chairman’s Statement of the 12th ASEAN Plus Three Summit,

http://www.asean.org/news/item/chairman-s-statement-of-the-12th-asean-

plus-three-summit

62. ASEAN, Chairman's Statement of the First East Asia Summit Bangkok, 14 December

2005,http://www.asean.org/news/item/chairman-s-statement-of-the-first-east-asia-summit-

kuala-lumpur-14-december-2005-2

63. ASEAN, Ha Noi Declaration on the commemoration of the Fifth

Anniversary of the East Asia Summit,

http://www.asean.org/images/2015/april/Ha-Noi-Declaration-on-the-

commemoration-of-the-5th-Anniversary-of-the-

EAS/Ha%20Noi%20Declaration.pdf

Page 169: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

159

64. ASEAN,The ASEAN Charter, p.3-5.

http://www.asean.org/archive/publications/ASEAN-Charter.pdf

65. ASEAN, Roadmap for an ASEAN Community 2009-2015, pp 17.

http://www.asean.org/images/2012/publications/RoadmapASEANCommun

ity.pdf

66. ASEAN, The future of ASEAN, http://www.asean.org/asean/about-

asean/history/item/the-future-of-asean

67. ASEAN - India Center at RIS, English rendering of PM’s remarks at the

East Asia Summit, Nay Pyi Taw, http://aic.ris.org.in/english-rendering-of-

pms-remarks-at-the-east-asia-summit-nay-pyi-taw-13-november-2014/

68. ASEAN, Joint Declaration on the Launch of Negotiations for the Regional

Comprehensive Economic Partnership,

http://www.asean.org/images/2012/documents/Joint%20Declaration%20on

%20the%20Launch%20of%20Negotiations%20for%20the%20Regional%2

0Comprehensive%20Economic%20Partnership.pdf

69. ASEAN,Cebu Declaration on the Acceleration of the Establishment of an ASEAN

Community by 2015, http://www.asean.org/news/item/cebu-declaration-on-

the-acceleration-of-the-establishment-of-an-asean-community-by-2015

70. ASEAN, President Yudhoyono’s speech at the opening ceremony of the

19th ASEAN summit. http://www.ASEANsummit.org/news192-speech--his-

excellency-dr.-susilo-bambang-yudhoyono--president-of-the-republic-of-

indonesia--at-opening-ceremony-of-the-19th-ASEAN-summit-nusa-dua,-

bali,-17-november-2011.html (14 March 2012.

71. ASEAN Secretariat Trade Statistics, General Statistical Office of Viet Nam

figures.

72. Annette Baker (1959), The Power of Small States: Diplomacy in World

War II. Chicago, University of Chicago Press.

Page 170: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

160

73. Bates Gill, Michael Green, Kiyoto Tsuji and William Watts

(2009),Strategic Views on Asian Regionalism: Survey results and Analysis,

Washington, DC: CSIS, February.

74. Beeson, Mark (1996) "APEC: Nice theory, shame about the practice",

Australian Quarterly, 68(2), p.35-48.

75. Beeson, Mark (1999) "Reshaping regional institutions: APEC and the IMF

in East Asia", The Pacific Review, 12(1), p. 1-24.

76. Beeson, Mark (2001a), "Globalisation, governance, and the political-

economy of public policy reform in East Asia", Governance: An

International Journal of Policy, Administration and Institutions, 14(4), p.

481-502.

77. Beeson, Mark. (2001b)," Japan and Southeast Asia: The lineaments of

quasi-hegemony", In G. Rodan, K. Hewison, & R. Robison (Eds.), The

Political Economy of South-East Asia: An Introduction (2nd Edition ed,

Melbourne: Oxford University Press, p. 283-306.

78. Beeson, Mark (2003a) "American hegemony: The view from Australia",

SAIS Review, 23(2), p.113-31.

79. Beeson, Mark (2003b) "ASEAN Plus Three and the rise of reactionary

regionalism", Contemporary Southeast Asia, 25(2), p. 251-68.

80. Beeson, Mark (2003c) "Sovereignty under siege: Globalisation and the

state in Southeast Asia", Third World Quarterly, 24(2), p. 357-374.

81. Berger, Mark T. (2001) "The rise and demise of national development and

the origins of post-Cold War capitalism", Millennium-Journal of

International Studies, 30(2), p. 211.

82. Beeson, Mark (2006), “Rethinking regionalism: Europe and East Asia in

comparative historical perspective”, Journal of European Public Policy, 19

August.

Page 171: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

161

83. Beeson, Mark (2013), “Living with Giants: ASEAN and the Evolution of

Asian Regionalism”, Trans-regional and National Studies of Southeast

Asia, 1. Pp 303-322.

84. Bela Balassa (1961), Introduction to Economic Integration Theory,

Routledge Revivals.

85. Bernard, Mitchell, & Ravenhill, John (1995) "Beyond product cycles and

flying geese: Regionalization, hierarchy, and the industrialization of East

Asia", World Politics, No. 47.

86. Ramzi Bendebka (2012), “APEC’s role in new regionalism”, Asia Times

online, 28th August.

87. Bowles, Paul (1997) “ASEAN, AFTA and the "new regionalism"', Pacific

Affairs, 70(2), p. 219-44.

88. P. Bowles (2002), “Asia’s Post-Crisis Regionalism: Bringing the State

Back in, Keeping the (United) States Out”, Review of International

Political Economy 9/2 (2002) p. 245.

89. BJORKDAHL, Annika (2002). Form Idea to Norm: Promoting

ConflictPrevention. Lund Political Studies

90. Breslin and Higgott(2000), “Learning from the old, constructing the new”

in New political economy, Vol 5, No. 3

91. Buzan, Barry, & Waever, Ole (2003) Regions and Powers: The Structure of

International Security, Cambridge: Cambridge University Press.

92. Charrier, Philip (2001) "ASEAN's inheritance: The regionalization of

Southeast Asia, 1941-61", Pacific Review, 48(3), p. 313-338.

93. Chia, Siow Yue (1999) “Trade, foreign direct investment and economic

development of Southeast Asia”, Pacific Review, 12(2), p. 249-70.

94. Cheunboran, C. (2011).East Asian Community building: Challenges and

future prospects, (CICP Working No.36). Phnom Penh: Cambodian

Institute for Cooperation and Peace

Page 172: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

162

95. Cooper, Robert (2003) The Breaking of Nations: Order and Chaos in the

Twenty-first Century, New York: Atlantic Monthly Press.

96. Calder, Kent E. and Fukuyama, Francis (Edit) (2008), East Asian

ultilateralism: Prospects for Regional Stability, The Johns Hopkins

University Press, Baltimore, p.17.

97. De Lombaerde, P. and Van Langenhove, L (2007): "Regional Integration,

Poverty and Social Policy." Global Social Policy (7) 3.

98. Dent, Christopher M (2003) “Networking the region? The emergence and

impact of Asia-Pacific bilateral free trade agreement projects”, The Pacific

Review, 16.(1), p. 1-28.

99. Dent, Christopher M (2010), “Regionalism and East Asia: Which way

forward?”, World Politics Review, June 1.

100. Dieter, H., & Higgott, R. (2003) “Exploring alternative theories of

economic regionalism: from trade to finance in Asian co-

operation?”Review of International Political Economy, 10(3), p. 430-454.

101. Dieter, Heribert (2008), “ASEAN and the Emerging Monetary Regionalism

– A case of Limited Contribution”, The Pacific Review 21(4), pp489-506.

102. Dirlik, Arif (1992) “The Asia-Pacific idea: reality and representation in the

invention of regional structure”, Journal of World History, 3(1), p.55-79.

103. Barry Desker, Prospects for East Asian

Community,http://trilateral.org/download/file/annual_meeting/eastasia_pros

pects.pdf...

104. Fox, Annette Baker. (1959), The Power of Small States: Diplomacy in

World War II, Chicago: University of Chicago Press.

105. Friedberg, A (1993/94) “Ripe for rivalry: Prospects for peace in a

multipolar Asia”, International Security, 18(3), p. 5-33.

106. Friedrich, Jorge (2012), “East Asian Regional Security: What the ASEAN

family can (not) do?”, in Asian Survey, Vol. 52, No. 4.

Page 173: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

163

107. Fukuyama, Francis (2005), “Re-envisioning Asia”, Foreign Affairs,

January/February.

108. Francis Fukuyama (2014, Political Order and Political Decay: From the

Industrial Revolution to the Globalisation of Democracy, Farrar, Straus &

Giroux.

109. Yoshifumi Fukunaga (2014), “ASEAN’s Leadership in Regional

Comprehensive Economic Partnership”, Asia & Pacific Policy Studies, vol

10.1002.

110. Gangopadhyay, P. (1998), “Patterns of Trade, Investment and Migration in

the Asia- Pacific Region”. In G. Thompson (Ed.), Economic Dynamism in

the Asia-Pacific, London: Routledge, p. 20-54.

111. Johan Galtung (1964), “A structural theory of aggression”, Journal of

Peace Research No. 1, Vol. 2, pp. 96.

112. Gamble, Andrew & Payne, Anthony (1996), Regionalism and World

Order, Pagrave MacMillan.

113. Gavin, B., and Van Langenhove, L. (2003), “Trade in a World of Regions”,

in: G. P. Sampson and S. Woolcock, ed. By, Regionalism, Multilateralism

and Economic Integration. The Recent Experience, UNU Press, Tokyo.

114. Gersham, John (2002) 'Is Southeast Asia the second front?' Foreign ffairs,

81(4), p.60- 74.

115. Glyn, A, Hughes, A, Lipietz, A, & Singh, A. (1990), “The Rise and fall of

the Golden Age”. In S. Marglin & J. Schor (Eds.), The Golden Age of

Capitalism: Reinterpreting the Postwar Experience, Clarendon Press.

116. Granville, Kevin (2015), “The Trans Pacific Partnership trade deal

explained”, New York Times, May 11.

117. Ginsburg, Tom (2010), Eastphalia and Asian Regionalism, University of

Chicago Law School Journal Articles.

118. Giraldo, Melissa Eusse (2010), “The process of Institutionalisation of the

Association of Southeast Asian Nations: Evolution and Prospects for the

Page 174: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

164

future in East Asian Regionalism”, EAFIT, Journal of International Law,

Vol 1. 02, July-December 2010.

http://www.eafit.edu.co/revistas/ejil/Documents/ejil-jul-dec-2010/Revista-

Ejil-articulo-3-2-Vol-1-2010.pdf

119. Haas, Ernst B. (1964),Beyond the Nation-State. Functionalism and

International Organisation. California, USA: Standford University Press.

120. Haas, Ernst B. Beyond the Nation-state (1964),Functionalism and

International Organisation. California, USA: Standford University Press.

121. Haas, Ernst B. (1971) "The Study of Regional Integration: Reflections on

the Joy and Anguish of Pretheorizing", pp. 3-44 in Leon N. Lindberg and

Stuart A. Scheingold (eds.), Regional Integration: Theory and Research.

Cambridge, MA: Harvard University Press.

122. Handel, Michael (1981), Weak States in the International System, London:

Frank Cass.

123. Hamilton-Hart, Natasha (2003) “Asia's new regionalism: government

capacity and cooperation in the Western Pacific”, Review of International

Political Economy, 10(2), p. 222 -- 245.

124. Hatch, Walter, & Yamamura, Kozo (1996) Asia in Japan's Embrace:

Building a Regional Production Alliance, Cambridge: Cambridge

University Press.

125. Hemmer, Christopher, & Katzenstein, Peter J (2002) “Why is there no

NATO in Asia? Collective identity, regionalism, and the origins of

multilateralism”, International Organization, 56(3), p. 575-607.

126. Higgott, Richard A (1998) “The Asian economic crisis: A study in the

politics of resentment”, New Political Economy, 3(3), p.333-56.

127. Higgott, Richard A. (2003), “American unilateralism, foreign economic

policy, and the "securitisation" of globalization”, CSGR Working Paper,

124/03.

Page 175: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

165

128. Yulius Purwadi Hermawan (2015), “China’s Dual Neighbourhood

Diplomacy and Indonesia’s New pragmatic leadership: How can ASEAN

preserve its Centrality in a New challenging Dynamic?”, Policy Forum,

Spring/Summer.

129. Benjamin Ho, “ASEAN’s centrality in a rising Asia”, RSIS Working Paper,

13th September 2012, pp1-2. http://www.rsis.edu.sg/wp-

content/uploads/rsis-pubs/WP249.pdf

130. Hurrell, Andrew. (1995), “Regionalism in theoretical perspective”. In L.

Fawcett & A. Hurrell (Eds.), Regionalism in World Politics: Regional

Organization and International Order,Oxford University Press.

131. Hussain, Zakir. "‘PM: East Asia Summit hit good balance"’. The Sunday

Times. 20

Nov2011.http://www.pmo.gov.sg/content/pmosite/mediacentre/inthenews/p

rimeminister/2011/November/pm_east_asia_summithitgoodbalance.html

132. Huxley, Tim. "Southeast Asia in the Study of International Relations." The

Pacific Review 9, no. 2 (1996), p. 1999-228.

133. Ikenberry, G J (1998) “Institutions, strategic restraint, and the persistence

of the American postwar order”, International Security, 23(3), p. 43-78.

134. INGEBRITSEN, Christine (2002). "Norm Entrepreneurs: Scandinavia's

Role in World Politics"., Cooperation and Conflict, 37(1), pp 11-23.

135. Iver B. Neumann and Sieglinde Gstohl (2004), “Lilliputians in Gulliver’s

World? Small states in international relations”, Working paper for Center

for Small States studies, University of Iceland.

136. Johnston,Alastair Iain (2001), “Treating International Institutions as Social

Environment”, International Studies Quarterly, Vol. 45, Issue 4 (12/2001).

137. Johnston, Alastair I. (2003), “Socialization in international institutions: The

ASEAN way and international relations theory”. In G. J. Ikenberry & M.

Mastanduno (Eds.), International Relations and the Asia-Pacific, New

York: Columbia University Press.

Page 176: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

166

138. Jones, David M. (2015), “ASEAN and the Limits of Pacific Regionalism in

East Asia”, in Robert Schuman Center for Advanced Studies Research

Paper No. RSCAS 2015/16.

139. Jung, Ku-Hyun (1999) “Foreign direct investment and corporate

restructuring in East Asia”, Pacific Review, 12(2), p. 271-90.

140. Kagan, Robert (1998) “The benevolent empire”, Foreign Policy, No. 111,

p. 24-35.

141. Kang, David C (2003) “Getting Asia wrong: The need for new analytical

frameworks”, International Security, 27(4), p. 57-85.

142. Katada, Saori N (2002) “Japan and Asian monetary regionalisation:

Cultivating a new regional leadership after the Asia financial crisis”,

Geopolitics, 7(1), p. 85-112.

143. Katzenstein, Peter (2000), “Varieties of Asian Regionalisms”, in Peter J.

Katzenstein, Natasha Hamiltion-Hart, Kozo Kato and Yue Ming, Asian

Regionalism, pp. 1-34, (East Asia Program, Cornell University).

144. Kei Koga (2010), “Competing Institutions in East Asian Regionalism:

ASEAN and the Regional Powers”, Pacific Forum CSIS, Issues and

Insights, Vol. 10, No. 23, October 2010.

145. Keohane, Robert (1986), “Theory of World Politics: Structural Realism and

Beyond”, Neorealism and its critics, p.160.

146. Keohane, Robert and Nye, Joseph (1987), “Review: Power and

Interdependence Revisited”, in International Organisation, Vol 41, No. 4.

147. Keohane, Robert (1998), “International institutions, can indepedence

work?” Foreign Policy, Spring.

148. Kerr, Pauline (1994), "The Security Dialogue in the Asia-Pacific." The

Pacific Review 7, no. 4 p. 397-409.

149. Kindleberger, Charles P (1973) The World in Depression 1929-1939,

University of California Press.

Page 177: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

167

150. Koh, T. (2008) “The United States and Southeast Asia”, in American’s

Role in Asia: Asian and American views (San Francisco, CA: The Asia

Foundation

151. Kurlantzick, Joshua. (2007) “Pax Asia-Pacifica? East Asian integration and

its implications for the United States”. Washington Quarterly 30(3), p.67–

77.

152. Larner, Wendy, & Walters, William (2002) “The political rationality of

"New regionalism": Toward a genealogy of the region”, Theory and

Society, 31, pp391-432.

153. Latham, Robert (1997) The Liberal Moment: Modernity, Security, and the

Making of Postwar International Order, New York: Columbia University

Press.

154. Lawrence, Susan V (2002) “Enough for everyone”, Far Eastern Economic

Review, June 13, p. 14-18.

155. Paul Lim (2012), “The unfolding Asia – Europe Process” in The European

Union and East Asia, edited by Peter W. Preston and Julie Gilson, Edward

Elgar Publishing.

156. Seong Min Lee (2006), “ASEAN brief history and its problems”, Korean

Minjok Leadership

Academy,http://www.zum.de/whkmla/sp/0607/seongmin/seongmin.html

157. Surin Pitsuwan. Speech made at the 16th ASEAN Economic Ministers

meeting. Putrajaya, Malaysia, 1 Mar 2010. Accessed at

http://www.ASEAN.org/24339.htm (12 Mar 2012)

158. Lyons, Gene M. (1995), "International Organizations and National

Interests", International Social Science Journal No 47, pp 261-76.

159. Mastanduno, Michael. (2003), "Incomplete hegemony: The United States

and security order in Asia'. In M. Alagappa (Ed.), Asian Security Order:

Instrumental and Normative Features, Stanford: Stanford University Press.

Page 178: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

168

160. Mearsheimer, John (2001), The Tragedy of Great Power Politics, New

York: W.W. Norton.

161. Medeiros, Evan S. 2005/06. “Strategic hedging and the future of Asia-

Pacific stability”, Washington Quarterly 29(1), 145–167.

162. Mittelman, James H. (1999), “Rethinking the "new regionalism" in the

context of globalization”. In B. Hettne & et al (Eds.), Globalism and the

New Regionalism, London: Macmillan.

163. Ministry of foreign Affairs of Japan, Second Join Statement on east ASIA

Cooperation, http://www.mofa.go.jp/region/asia-

paci/asean/conference/asean3/joint0711.pdf

164. Ministry of Foreign Affairs of Jappan, The Bounty of the Open Seas:

Five New Principles for Japanese

Diplomacyhttp://www.mofa.go.jp/announce/pm/abe/abe_0118e.html

165. Ministry of Foreign Affairs of Jappan, Joint Statement of the ASEAN-

Japan Commemorative Summit “Hand in hand, facing regional and

global challenges”, http://www.mofa.go.jp/files/000022451.pdf

166. Ministry of foreign affairs of Japan (2002), Final Report of the East Asia

Study Group, http://www.mofa.go.jp/region/asia-

paci/asean/pmv0211/report.pdf

167. Morgenthaus, Hans J. (1972), Science: Servant or Master? New York: New

American Library.

168. Morgenthaus, Hans J. (1948), The Politics Among Nations, in Alfred Knopf

New York.

169. Morada, Noel (2007), “Institutionalisation of Regional Order: Between

Norms and Blance of Power”, in Regional order in East Asia, ASEAN and

Japan perspectives, Ed by Jun Tsunekawa, National Institute for Defense

Studies Japan.

170. Narine, Shaan (1998) “ASEAN and the management of regional security”,

Pacific Affairs, 71(2), pp 195-214.

Page 179: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

169

171. Narine, Shaan (2002), Explaining Asean: Regionalism in Southeast Asia,

Lynne Rienner Publishers.

172. Nanto, Dick (2010), East Asian Regional Architecture: New Economic and

Security Arrangements and US Policy, Congressional Research Service,

April 15.

173. Nair, Deepak, “Regionalism in the Asia Pacific/East Asia: A frustrated

regionalism?”, Contemporary Southeast Asia Vol 31, No.1 (2008), pp 100-142

174. Nanto, Dick (2010) “East Asian Regional Architecture: New Economic and

Security Arrangements and U.S. Policy”, Congressional Research Service

Report for Congress, RL33653, April 15.

175. Nabers, Dirk (2010), “Power, leadership, and hegemony in international

politics: the case of East Asia” Review of International Studies 36, pp 931-

949

176. New Zealand Ministry of Foreign Affairs & Trade, Regional

Comprehensive Economic Partnership (RCEP),

http://www.mfat.govt.nz/Trade-and-Economic-Relations/2-Trade-

Relationships-and-Agreements/RCEP/

177. Ng Eng Hen, Remarks by Singapore Minister for Defence Ng Eng Hen at

the Center for a New American Security, 26/4/2012.

178. Palmer, Ronald D. and Thomas J. Reckford (1987). "Building ASEAN - 20

Years of Southeast Asian Cooperation." The Washington Paper 127. New

York: Praeger Publisher.

179. Pan, Zhongqi (2007), Dilemmas of Regionalism in East Asia, revised

version of a paper presented to the 2007 Six-University Conference at

Korea University, November 1-2.

180. Paribatra, Sukhumbhand (1994). "From ASEAN Six to ASEAN Ten: Issues

and Prospects." Contemporary Southeast Asia16, no. 3 (December 1994),

p. 243; p.58.

Page 180: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

170

181. Partem, Michael-Greenfield (1983), "The Buffer System in International

Relations", The Journal of Conflict Resolution No. 27, p.3-26.

182. Pempel, T.J. (2008), “China and the Emerging Asian Regionalism”, Paper

prepared for the Conference on China sponsored by the Alexandre de

Gusmão Foundation (FUNAG) and the Institute of Research of

International Relations (IPRI), Itamaraty Palace, Rio de Janeiro, Brazil,

April 17-18.

183. Pempel, T. J. (2010), “Soft balancing, hedging, and institutional

Darwinism: the economic-security nexus and East Asian Regionalism”.

Journal of East Asian Studies 10(2), pp209–238.

184. Pempel, T. J. (2010b), “Soft Balancing, Hedging and Institutional

Darwinism: The Economic- Security Nexus and East Asian Regionalism”,

Journal of East Asian Studies 10, pp. 209-238

185. Petri, Peter (2008), “Multitrack Integration in East Asian Trade: Noodle

Bowl or Matrix?” AsiaPacific Issues, N°86, October

186. Phongpaichit, Pasuk (2006), “Who wants an East Asia Community (and

who doesn’t)?, Seminar of the Comparative Regionalism Project ISS,

University of Tokyo, December 19 (available on www.project.iss.u-

tokyo.ac.jp/crep)

187. Plummer, Michael G, How (and why) the United States should help to build

the ASEAN Economic, http://www.eastwestcenter.org/publications/how-

and-why-united-states-should-help-build-asean-economic-community

188. Putnam, Robert (1988). "Diplomacy and Domestic Politics: The Logic of

Two-Level Games". International Organization42: 427–460.

189. Ravenhill, John (1995) “Competing logics of regionalism in the Asia-

Pacific”, Journal of European Integration, 18, pp 179-99.

190. Ravenhill, John (2008), “East Asian regionalism: Much ado about

nothing?”, Working Paper 2008/3, Department of International Relations,

College of Asia and the Pacific, Australian National University.

Page 181: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

171

191. Ravenhill, John (2014), “RCEP vs TPP: What future for Asian

Regionalism?”, Presentation to Workshop: El TLCAN y las nuevas

iniciativas comerciales regionales: el TPP y el TTIP, El Colegio de

México, 5 February 2014.

192. Robison, Richard, Beeson, Mark, Jayasuriya, Kanishka, & Kim, Hyuk-Rae

(Eds.). (2000). Politics and Markets in the Wake of the Asian Crisis.

London: Routledge.

193. Ross, Robert S. (1995), East Asia in Transition: Toward a New Regional

Order, M.E. Sharpe.

194. Robert L. Rothstein (1968), Alliances and Small Powers, New York and

London: Columbia University Press.

195. Rozman, Gilbert. (2012), East Asian regionalism", In Mark Beeson and

Richard Stubbs(eds.), Handbook of Asian Regionalism, pp. 22–32. London:

Routledge.

196. Ruggie, John Gerard (1993) “Multilateralism: the anatomy of an

institution”, International Organization, 46(3), pp 561-98.

197. Richard Stubbs (2002), “ASEAN+3: Emerging East Asian Regionalism”,

Asian Survey, No 42.

198. Russian News Agency, TASS, (2015) “Russia not trying to outmach the US

in partnership with ASEAN, Lavrov”, World News, 8/8/2015.

199. Schaller, Michael (1982) “Securing the Great Crescent: Occupied Japan

and the origins of containment in Southeast Asia”, Journal of American

History, 69(2) pp. 392-414.

200. Severino, Rodolfo C. (2006), “Southeast Asia in Search of an ASEAN

Community: Insights from the Former ASEAN Secretary-General”,

Institute of Southeast Asian Studies.

201. Simon, Sheldon (1998) “Security prospects in Southeast Asia:

Collaborative efforts and the ASEAN Regional Forum”, The Pacific

Review, 11(2), pp 195-212.

Page 182: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

172

202. Soesastro, Hadi (2006), “East Asia: Many Clubs, Little Progress”, Far

Eastern Economic Review 169 (1), pp 50-53.

203. Soesastro, H. (2007), “ASEAN and the Future of East Asia”, International

Issues & Slovak Foreign Policy Affairs Vol. XVI, No. 3/2007; Purnendra,

Jain, Australia's Asia Dilemma,

http://globalasia.org/articles/issue7/iss7_13.html

204. Solidum, Estrella D. (2003), The politics of ASEAN: an introduction to

Southeast Asian regionalism, Eastern Universities Press.

205. Stiglitz, Joseph E (2002) Globalization and Its Discontents, New York:

Norton.

206. Stubbs, R (2002) 'ASEAN Plus Three: Emerging East Asian Regionalism?'

Asian Survey, 42(3), pp. 440-55.

207. Stubbs, Richard (2008),“The ASEAN alternative? Ideas, institutions and

the challenge to“global” governance”. The Pacific Review 21(4), pp. 451–

468.

208. Tanaka, Hiroshi (2009), “Japan’s Foreign Policy and East Asian

Regionalism”, paper based on New Regional Security Structure for Asia, a

project by the Center for Foreign Relations, December.

209. Terada, Takeshi (2003) “Constructing an "East Asia" concept and growing

regional identity: From EAEC to ASEAN+3”, Pacific Review, 16(2), pp.

251-77.

210. Terada, Takashi (2010), "The origins of ASEAN + 6 and Japan’s

initiatives: China’s rise andthe agent-structure analysis". The Pacific

Review 23(1), pp71–92.

211. Than, Mya (2001), Asean Beyond the Regional Crisis: Challenges and

Initiatives, Institute of Southeast Asian Studies.

212. N. Thomas, “From ASEAN to an East Asian Community? The Role of

Functional Cooperation”, SEARC Working Paper Series No. 28 (July 2002)

City University of Hong Kong, available at http:// www.cityu.edu.hk/searc.

Page 183: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

173

213. The white house,U.S.-ASEAN Leaders Joint Statement,

https://www.whitehouse.gov/the-press-office/us-asean-leaders-joint-statement

214. US. Department of State Diplomacy in action, Remarks at the East Asia

Summit Ministerial

Intervention,http://www.state.gov/secretary/remarks/2014/08/230471.htm

215. Vaughn, Bruce (2005), “East Asian Summit: Issues for Congress”,

Congressional Research Service Report for Congress, RS22346, December 9

216. Van Ginkel, H. and Van Langenhove, L (2003), "Introduction and Context"

in Hans van Ginkel, Julius Court and Luk Van Langenhove (Eds.),

Integrating Africa : Perspectives on Regional Integration and

Development, UNU Press.

217. Viner, Jacob (1950), The Customs Union issue, Carnegie Endowment for

International Peace.

218. Vital, David. (1967) The Inequality of States: A Study of the Small Power in

International Relations, Oxford: Clarendon Press.

219. Vital, David (1971) The Survival of Small States: Studies in Small

Power/Great Power Conflict. London, New York: Oxford University Press.

220. Wade, Robert (1990) Governing the Market: Economic Theory and the

Role of Government in East Asian Industrialization, Princeton, NJ:

Princeton University Press.

221. Webber, Douglas (2001), "Two funerals and a wedding? The ups and

downs of regionalism in East Asia and Asia-Pacific after the Asian crisis",

The Pacific Review 14(3), pp339–372.

222. Webber, Douglas (2010), “The regional integration that didn’t happen:

cooperation without integration in early twenty-first century East Asia” The

Pacific Review 23 (3), pp 313-334.

223. Weber, Katja (2009), “ASEAN: A prime example of regionalism in

Southeast Asia”, Miami Florida – European Union Center for Excellence’s

Special Series, University of Miami, Vol. 6, No. 5, April.

Page 184: Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á

174

224. Wendt, Alexander (1992), "Anarchy is what states make of it: the social

construction of power politics" in International Organization, vol. 46, no. 2.

225. Wendt, Alexander (1999), Social Theory of International Politics,

Cambridge: Cambridge University Press.

226. Woods, Ngarie. (2002), “Global governance and the role of institutions”. In

D. Held & A. McGrew (Eds.), Governing Globalization: Power, Authority

and Global Governance, Oxford: Polity Press, p 25-45.

227. Woods, Ngarie. (2003), “The United States and the international financial

institutions: Power and influence within the World Bank and the IMF”. In

R. Foot & et al (Eds.), US Hegemony and International Organizations,

Oxford: Oxford University Press..

228. Wyatt-Walter, Andrew. (1995), “Regionalism, globalization, and world

economic order”. In L. Fawcett & A. Hurrell (Eds.), Regionalism in World

Politics: Regional Organization and International Order, Oxford

University Press.

229. Yeo, Andrew (2012), “Historical Institutionalism and East Asia’s Regional

Architecture”, Catholic University of America, American Political Science

Association, August 30-September 2.

230. Yuzawa, Takeshi (2012)“The ASEAN Regional Forum: challenges and

prospects”. In MarkBeeson and Richard Stubbs (eds.), The Routledge

Handbook of Asian Regionalism, pp. 338–349. London: Routledge.

Trang web bổ trợ

231. http://www.asean.org/resources/publications/asean-

publications/item/master-plan-on-asean-connectivity-2

232. http://www.asean.org/images/2015/July/external_trade_statistic/table18_as

of17June15.pdf

233. http://www.asean.org/images/2015/June/FDI_tables/Table%2025.pdf

234. http://www.asean.org/news/item/asean-plus-three-cooperation-2