ubnd tỈnh long an · web viewtập trung lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất lúa hè thu...

22
UBND TỈNH LONG AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /BC-SNN Long An, ngày tháng 4 năm 2018 BÁO CÁO Sơ kết sản xuất cây trồng vụ Đông xuân năm 2017-2018 triển khai Kế hoạch sản xuất cây trồng vụ Hè thu năm 2018 Phần I KẾT QUẢ SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG XUÂN 2017-2018 I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH 1. Thuận lợi Vụ Đông xuân 2017-2018, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Công văn số 4485/UBND-KT ngày 04/10/2017 về việc chỉ đạo sản xuất lúa Đông xuân 2017-2018 và Công văn số 866/UBND-KT ngày 12/3/2018 về việc tăng cường chăm sóc và quản lý dịch hại, sâu năn gây hại vụ lúa Đông xuân 2017-2018; Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành Công văn số 3832/SNN- CCTTBVTV ngày 16/11/2017 về việc điều chỉnh lịch gieo sạ lúa Đông xuân 2017-2018, Công văn số 84/SNN- CCTTBVTV ngày 09/01/2017 về việc tập trung chăm sóc và gieo sạ dứt điểm vụ lúa Đông xuân 2017-2018, Công văn số 371/SNN-CCTTBVTV ngày 02/02/2018 về tăng cường chăm sóc lúa Đông xuân 2017-2018 trước, trong và sau Tết Nguyên đán, Công văn số 572/SNN-CCTTBVTV ngày 02/3/2018 về tăng cường chăm sóc và điều tra sinh vật gây hại vụ lúa Đông xuân 2017-2018. Công tác dự tính, dự báo, phòng trừ sâu bệnh được tăng cường, lịch gieo sạ né rầy, dự báo về tình hình xâm nhập mặn, lũ lụt được triển khai tốt, phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các công trình chống hạn, xâm nhập mặn, lũ lụt như: Nạo vét kênh mương trữ nước ngọt, nâng cấp các

Upload: others

Post on 24-Jan-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: UBND TỈNH LONG AN · Web viewTập trung lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất lúa Hè thu 2018 thật tốt nhằm đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch sản lượng

UBND TỈNH LONG AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMSỞ NÔNG NGHIỆP VÀ

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /BC-SNN

Long An, ngày tháng 4 năm 2018

BÁO CÁOSơ kết sản xuất cây trồng vụ Đông xuân năm 2017-2018 và triển khai Kế hoạch sản xuất cây trồng vụ Hè thu năm 2018

Phần I KẾT QUẢ SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG XUÂN 2017-2018

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH1. Thuận lợiVụ Đông xuân 2017-2018, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tham mưu

UBND tỉnh ban hành Công văn số 4485/UBND-KT ngày 04/10/2017 về việc chỉ đạo sản xuất lúa Đông xuân 2017-2018 và Công văn số 866/UBND-KT ngày 12/3/2018 về việc tăng cường chăm sóc và quản lý dịch hại, sâu năn gây hại vụ lúa Đông xuân 2017-2018; Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành Công văn số 3832/SNN-CCTTBVTV ngày 16/11/2017 về việc điều chỉnh lịch gieo sạ lúa Đông xuân 2017-2018, Công văn số 84/SNN-CCTTBVTV ngày 09/01/2017 về việc tập trung chăm sóc và gieo sạ dứt điểm vụ lúa Đông xuân 2017-2018, Công văn số 371/SNN-CCTTBVTV ngày 02/02/2018 về tăng cường chăm sóc lúa Đông xuân 2017-2018 trước, trong và sau Tết Nguyên đán, Công văn số 572/SNN-CCTTBVTV ngày 02/3/2018 về tăng cường chăm sóc và điều tra sinh vật gây hại vụ lúa Đông xuân 2017-2018.

Công tác dự tính, dự báo, phòng trừ sâu bệnh được tăng cường, lịch gieo sạ né rầy, dự báo về tình hình xâm nhập mặn, lũ lụt được triển khai tốt, phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Các công trình chống hạn, xâm nhập mặn, lũ lụt như: Nạo vét kênh mương trữ nước ngọt, nâng cấp các tuyến đê chống lũ được quan tâm đầu tư phù hợp với thực tế theo nguyện vọng của người dân đã mang lại hiệu quả thiết thực trong việc tưới tiêu và ngăn lũ.

Công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật và thông tin tuyên truyền được tăng cường như: Tọa đàm, nhịp cầu nhà nông, triển khai các chương trình, dự án, các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp được tập trung đã tạo động lực cho người nông dân tích cực sản xuất.

2. Khó khănThời tiết bất lợi, mưa, bão liên tục làm cho lũ rút chậm đã kéo dài thời gian

xuống giống vụ lúa Đông xuân 2017-2018 dẫn đến tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp, đặc biệt là muỗi hành (sâu năn) xuất hiện, gây hại trên các diện tích lúa sạ muộn ngoài lịch khuyến cáo làm ảnh hưởng đến sản xuất; giá tiêu thụ một số nông sản chưa ổn định như: mía, mè, dưa hấu,...

Page 2: UBND TỈNH LONG AN · Web viewTập trung lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất lúa Hè thu 2018 thật tốt nhằm đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch sản lượng

Trên 30.000 ha bị ngập sâu, do một số nông dân bị mất nhiều đất nên chưa thống nhất đầu tư hệ thống đê bao lững nên phải chờ nước rút đã gieo sạ ngoài lịch khuyến cáo

II. ƯỚC KẾT QUẢ SẢN XUẤT (ước tính sơ bộ Cục Thống kê) 1. Cây lúa (Phụ lục 1)1.1. Lúa Đông xuân 2017-2018- Diện tích gieo sạ ước đạt 235.622 ha/KH 233.120 ha, tăng 1.381 ha so với

vụ Đông xuân 2016-2017. Diện tích tăng tập trung chủ yếu ở huyện Đức Hòa, Bến Lức (do chuyển từ cây bắp, đậu phộng và diện tích tăng vụ).

Hạng mục ĐVTTH ĐX

2016-2017(1)

KH ĐX2017-2018

(2)

Ước TH ĐX 2017-2018

(3)

So sánh tăng (+), giảm (-) (3)-(1)

DTTH ha 234.281 233.120 235.622 1.381NS tạ/ha 56 60 59,6 3,6SL tấn 1.309.979 1.398.720 1.404.867 94.888

1.2. Thời vụ và diện tích xuốngTập trung gieo sạ trong các đợt lịch: Đợt 1: Từ 22/10-01/11/2017; Đợt 2:

Từ 27/11-07/12/2017; Đợt 3: Từ 25/12-04/01/2018. Diện tích gieo sạ trong lịch: 162.108 ha đạt 68,8%; Diện tích gieo sạ ngoài lịch: 73.514 đạt 31,2%. Tuy nhiên do điều kiện thời tiết không thuận lợi mưa, bão liên tục các tháng cuối năm 2017, làm cho lũ rút chậm nên kéo dài thời gian xuống giống cụ thể có 42.643 ha gieo sạ trong tháng 01 và đầu tháng 02/2018.

Đơn vị DTKH DTTH Diện tích gieo sạ từng tháng

10/2017 11/2017 12/2017 01/2018 02/2018TOÀN TỈNH 233.120 235.622 19.936 15.688 156.082 41.361 1.282I. Phía Nam 35.400 38.409 14.120 1.049 17.878 4.254 1.1081. TP Tân An 2.500 2.578 - - 2.578 - - 2. Châu Thành 600 697 - - 317 380 - 3. Tân Trụ 5.300 5.298 - - 4.915 383 - 4. Bến Lức 4.000 4.345 500 550 3.295 - - 5. Cần Đước 9.600 9.709 9.220 260 229 - - 6. Cần Giuộc 4.500 4.524 4.400 124 - - - 7. Đức Hòa 8.900 11.258 - 115 6.544 3.491 1.108II. Vùng ĐTM 197.720 197.213 5.816 15.796 138.045 37.531 258. Đức Huệ 23.500 22.986 - 695 20.785 1.506 - 9. Thạnh Hóa 21.300 21.304 65 - 14.941 6.298 - 10. Tân Thạnh 31.100 31.414 3.786 5.637 12.546 9.425 20 11. TX. Kiến Tường 14.730 14.706 1.715 1.511 8.784 2.696  

12. Mộc Hóa 22.190 22.088 - 470 16.727 4.886 513. Vĩnh Hưng 28.700 28.840 - 3.458 20.432 4.950 - 14. Tân Hưng 38.500 38.142 250 4.025 28.030 5.837 - 15. Thủ Thừa 17.700 17.733 - - 15.800 1.933 -

2

Page 3: UBND TỈNH LONG AN · Web viewTập trung lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất lúa Hè thu 2018 thật tốt nhằm đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch sản lượng

1.3. Cơ cấu giống lúa vụ Đông xuân 2017-2018Các giống lúa, nếp chủ lực: Nếp (33,4%), OM 4900 (16,4%), OM 6976

(7,2%), Nàng Hoa 9 (8,3%), Đài thơm 8 (7,7%), RVT (6,1%), IR 50404 (4,44%), v.v....

1.4. Tỷ lệ (%) sử dụng giống lúa xác nhận và diện tích gieo sạ lượng hạt giống trên ha

Tỷ lệ sử dụng giống xác nhận vụ lúa Đông Xuân 2017-2018 ước 78,3%; Lượng hạt giống gieo sạ: Dưới 100 kg/ha, diện tích gieo sạ 24.740 ha, chiếm 10,5%; từ 100-150 kg/ha, diện tích gieo sạ 166.821 ha, chiếm 70,8%; trên 150 kg/ha, diện tích gieo sạ 44.061 ha, chiếm 18,7%.

1.5. Tình hình sâu bệnhCác đối tượng gây hại chính trong vụ Đông xuân 2017-2018

ThángDiện tích nhiêm (ha) Trà lúa

Rầy nâu

Đạo ôn lá

OBV SCL CBL Đạo ôncổ bông

Sâu năn

VL-LXL

Thu đông-mùa

9/2017 1.800 890 - - 155 - - 609 //10/2017 771 1.022 - - 1.167 197 - 50 //11/2017 616 - 1.162 - 1.051 334 //12/2017 1.176 3.591 1.706 150 380 - - 242,8 Đông xuân 01/2018 2.183 9.727 675 395 1.275 40 2.846 //02/2018 5.141 7.200 - 305 1.070 696 21.422 - //

Ghi chu:- OBV: ốc bươu vàng; SCL: sâu cuốn lá; CBL: cháy bìa lá; - VL-LXL: Vàng lùn-lùn xoắn lá.

Biểu đồ diễn biến dịch hại trong vụ Đông xuân 2017-2018

3

Page 4: UBND TỈNH LONG AN · Web viewTập trung lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất lúa Hè thu 2018 thật tốt nhằm đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch sản lượng

* Nhận xét chung:- Cây lúa: Đầu vụ có ốc bươu vàng xuất hiện và gây hại; bệnh đạo ôn lá,

rầy nâu, sâu năn tập trung phát sinh và gây hại mạnh ở giữa vụ trên trà lúa đẻ nhánh - đòng trỗ. Đặc biệt sâu năn xuất hiện với DTN cao điểm vào tháng 02/2018 tập trung ở các huyện: Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa và thị xã Kiến Tường. Nguyên nhân sâu năn bùng phát do thời tiết mưa, bão kéo dài và ảnh hưởng của lũ các vùng trũng không chủ động rút nước nên xuống giống muộn. Đồng thời, các trà lúa bị hại nặng do gieo sạ quá dày tạo ẩm độ tốt cho sâu năn phát triển. Ngoài ra, còn có bệnh vàng lùn-lùn xoắn lá, cháy bìa lá, khô cổ bông,... xuất hiện và gây hại với tỷ lệ hại thấp.

- Cây mía: Sinh vật gây hại chủ yếu sâu đục thân, DTN cao điểm là 1.495 ha, tỷ lệ cây bị hại <1%, tập trung vào tháng 10/2017, cao hơn so với cùng kỳ năm trước là 853 ha.

- Cây chanh: Sinh vật gây hại chủ yếu bệnh nấm hồng, DTN cao điểm là 1.296 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, tập trung vào tháng 11/2017.

- Cây thanh long: Sinh vật gây hại chủ yếu bệnh đốm nâu, DTN cao điểm là 797 ha vào tháng 11/2017 với TLB trên cành 14%, TLB trên trái 4%; DTN thấp hơn so với cùng kỳ năm trước là 1.384 ha.

1.6. Chương trình “Cánh đồng lớn” vụ Đông xuân 2017-2018 Thực hiện được 63 lượt cánh đồng với diện tích khoảng 18.706 ha/KH

26.000 ha, giảm 1.155 ha so với cùng kỳ, gồm 22 doanh nghiệp và 02 HTX với 7.774 hộ tham gia. Đến nay đã thu hoạch được 9.000 ha, năng suất lúa (khô) ước đạt 61,6 tạ/ha, sản lượng 55.440 tấn.

* Hình thức liên kết: Hiện tại các doanh nghiệp đang thực hiện liên kết xây dựng cánh đồng lớn với các phương thức đầu tư như: (1) Đầu tư đồng bộ đầu vào (giống lúa xác nhận, phân bón, thuốc BVTV và kỹ thuật chăm sóc) và thu mua sản phẩm; (2) Đầu tư một phần (giống lúa xác nhận hoặc phân bón, thuốc BVTV) và thu mua sản phẩm; (3) Chỉ thu mua sản phẩm. Doanh nghiệp trực tiếp hợp đồng với hộ nông dân hoặc doanh nghiệp thực hiện liên kết với hợp tác xã, tổ hợp tác (tổ chức đại diện nông dân); hoặc doanh nghiệp liên kết với thương lái thu gom.

*Vê hiệu quả: Tham gia cánh đồng lớn giúp nông dân giảm: (1) Chi phí giống từ 10-20 kg/ha, (2) giảm lượng phân bón từ 20-22 kg/ha, (3) giảm số lần phun thuốc bảo vệ thực vật từ 1-2 lần. Lợi nhuận của người dân trong cánh đồng lớn cao hơn so ngoài cánh đồng từ 2-3 triệu đồng/ha; đối với mô hình sản xuất lúa giống, lợi nhuận cao hơn đối với bên ngoài mô hình 3-4 triệu đồng/ha.

1.7. Chương trình Cùng nông dân bảo vệ môi trườngĐã thực hiện 03 mô hình ở huyện Tân Thạnh, Bến Lức và Châu Thành.

Các mô hình đã tổ chức trồng hoa là 3.000 mét bờ/DT là 45 ha; bố trí 18 thùng chứa bao bì rác thải thuốc BVTV tại 3 mô hình. Đã tổ chức thu gom được 331 kg bao bì rác thải thuốc BVTV.

2. Ước kết quả sản xuất cây trồng khác vụ Đông xuân 2017-20182.1. Cây mía niên vụ 2017-2018 Diện tích trồng 8.048 ha/KH 7.391 ha, đạt 109% so với kế hoạch, bằng

86% so với cùng kỳ, đã thu hoạch 7.680 ha, năng suất ước 693,7 tạ/ha, sản lượng 532.901 tấn.

4

Page 5: UBND TỈNH LONG AN · Web viewTập trung lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất lúa Hè thu 2018 thật tốt nhằm đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch sản lượng

Cơ cấu giống chủ lực: LK 92-11, K94-2 (Suphanbury-7), Khonkhaen-3 (KK-3); K95-156, KU60-1, K88-200, K90-77, K93-219, K 93-236; K84-200, K2000. Giá mía tại ruộng rất thấp khoảng: 150.000 - 300.000 đồng/tấn và rất ít thương lái thu mua, người trồng mía lỗ vốn nặng, diện tích mía vùng quy hoạch có hướng chuyển sang cây trồng khác.

* Tồn tại và hạn chế Do khó khan về tài chính của Công ty NILV những năm trước và chi phí

nhân công đốn mía, chi phí vận chuyển mía đến các nhà máy ngoài tỉnh cao ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ mía trên địa bàn tỉnh; nông dân chưa thật sự tin tưởng việc thử chữ đường của nhà máy; Việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, thu hoạch mía gặp nhiều khó khăn; công thu hoạch mía, không đáp ứng đủ cho vùng nguyên liệu mía, phải bán mía thông qua thương lái.

2.2. Cây bắpDiện tích trồng 1.037ha/KH 1.153ha, đạt 90% kế hoạch, bằng 102% so

với cùng kỳ, chủ yếu ở huyện Đức Hòa, Đức Huệ,… Đã thu hoạch với diện tích 580,7 ha, năng suất ước 62,9 tạ/ha, sản lượng 3.652,6 tấn.

2.3. Cây đậu phộng Diện tích trồng 2.547ha/KH 3.217ha, đạt 79% kế hoạch, bằng 75% so với

cùng kỳ, trồng chủ yếu huyện Đức Hòa, Đức Huệ. Diện tích giảm do mưa trái mùa không xuống giống được, đã thu hoạch 377 ha, năng suất ước 30 tạ/ha, sản lượng 1.131 tấn.

2.4. Rau các loạiDiện tích trồng 6.625ha/KH 7.790ha, đạt 85% kế hoạch, bằng 90,4% so

với cùng kỳ. Trong đó dưa hấu diện tích trồng 2.049,5 ha, đã thu hoạch với diện tích 1.213,4 ha, năng suất ước 236,8 tạ/ha, sản lượng 28.733 tấn.

2.5. Cây thanh long Diện tích trồng là 10.982ha, tăng 1.709,7ha so với cùng kỳ, trong đó diện

tích cho trái khoảng 8.641 ha, tập trung chủ yếu ở huyện Châu Thành, Tân Trụ, Tân An, Thủ Thừa… Giá thanh long cụ thể: Thanh long ruột trắng từ (2-3 quả/kg) bình quân quý I năm 2018 là 14.228 đ/kg, giảm 2.070 đ/kg so với cùng kỳ năm trước, thanh long ruột đỏ (2-3 quả/kg) là 36.682 đ/kg, tăng 1.144 đ/kg.

2.6. Cây chanh Diện tích trồng 8.991 ha, tăng 618 ha so với cùng kỳ, diện tích cho sản

phẩm 7.810 ha, tập trung ở các huyện Bến Lức, Đức Huệ, Đức Hòa, Thủ Thừa và Thạnh Hóa. Giá chanh cụ thể: chanh có hạt (loại 1) bình quân quý I năm 2018 là 8.974 đ/kg, tăng 776 đ/kg so với cùng kỳ năm trước, chanh không hạt (loại 1) là 12.724 đ/kg tăng 2.974 đ/kg.

III. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO VÀ CHUYỂN GIAO KHOA HỌC KỸ THUẬT

1. Kết quả ứng dụng công nghê cao1.1. Cây rau: Toàn tỉnh đã xây dựng được 14 mô hình, với tổng diện tích

632,9 ha đã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau. Đồng thời, năm 2017 THT, HTX, doanh nghiệp ở Cần Đước, Cần Giuộc, TP. Tân An đã xây dựng 21 nhà lưới, 05 nhà màng, lắp đặt 03 hệ thống tưới thông minh, tiết kiệm nước. Tại vùng trồng rau thực hiện xây dựng hố thu gom vỏ chai bao bì thuốc BVTV làm cho cảnh quan môi trường thông thoáng, sạch đẹp.

5

Page 6: UBND TỈNH LONG AN · Web viewTập trung lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất lúa Hè thu 2018 thật tốt nhằm đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch sản lượng

Các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao mang lại hiệu quả cao, lượng phân bón vô cơ sử dụng giảm từ 100 - 400 kg/ha, năng suất tăng 5-20% so với ruộng không sử dụng phân hữu cơ, ít sâu bệnh, năng suất cao hơn từ 2 - 5 tấn/ha, sản phẩm được kiểm tra đạt an toàn,... nên cho lợi nhuận cao hơn từ 20 triệu - 70 triệu đồng/ha so với ngoài mô hình.

1.2. Cây lúa: Đến nay toàn tỉnh xây dựng 45 mô hình, diện tích 2.844 ha ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất. Kết quả cho thấy mô hình ứng dụng công nghệ cao đã tiết kiệm được chi phí ước khoảng 1,5 -2 triệu đồng/ha, lợi nhuận cao hơn từ 2-3 triệu đồng/ha so với ngoài mô hình, riêng vụ Đông xuân 2017-2018 có 23 mô hình (1.193ha) gieo sạ theo lịch khuyến cáo có lợi nhuận cao hơn từ 5-10 triệu đồng/ha. Thông qua các mô hình, nhiều nông dân tự áp dụng một phần nội dung triển khai mô hình như áp dụng máy cấy trong sản xuất, ứng dụng bón lót hữu cơ, chế phẩm sinh học,... với diện tích ứng dụng trên 2.000 ha.

Ngoài ra, còn thực hiện công tác đào tạo, tập huấn cho người dân trong vùng thông qua nguồn vốn Dự án VnSAT. Kết quả, đã đào tạo, tập huấn trên 300 lớp với hơn 9.000 lượt nông dân tham dự, với diện tích khoảng 18.448 ha.

1.3. Cây thanh long: Đến cuối năm 2017, toàn tỉnh xây dựng 14 mô hình với diện tích 301,8 ha đã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, có kết hợp hướng dẫn nông dân sản xuất theo VietGAP, sử dụng phân hữu cơ vi sinh, phân sinh học Wehg, nấm Trichoderma, bẫy côn trùng, máy băm dây thanh long, tưới nước tiết kiệm,... Kết quả bước đầu của mô hình cho thấy, nông dân không còn sử dụng phân gà tươi để bón và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý hơn trong quản lý dịch bệnh, cũng như làm quen với việc ghi chép nhật ký sản xuất. Đặc biệt mô hình tưới tiết kiệm đã giúp nông dân tiết kiệm được 80% công lao động (công tưới nước, bón phân), tiết kiệm điện năng, tiết kiệm lượng nước sử dụng, tăng hiệu quả hấp thu phân bón,... Hạch toán hiệu quả kinh tế cho thấy trong mô hình lợi nhuận tăng bình quân khoảng 2,5-5 triệu đồng/ha so với ngoài mô hình, từ đó nông dân đã tự nhân rộng 48 mô hình với diện tích 36,4 ha. Triển khai xây dựng 02 mô hình/KH 04 mô hình sản xuất thanh long theo VietGAP tại 2 HTX Long Hội và HTX Tầm Vu với quy mô 5 ha/mô hình và thực hiện 01 mô hình/KH 02 mô hình thí điểm tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây thanh long tại xã Long Trì.

2. Kết quả công tác chuyển giao khoa học kỹ thuậtCông tác chuyển giao KHKT được thực hiện với nhiều hình thức và

phương pháp khác nhau như: sử dụng công cụ thông tin đại chúng (bài viết kỹ thuật trên báo, đài, diễn đàn khuyến nông với nông dân, nhịp cầu nhà nông, đồng hành cùng nhà nông, tọa đàm, cùng nông dân ra đồng,…). Kết quả, trong vụ đông xuân 2017-2018 đã thực hiện:

- Tập huấn ngắn hạn về kỹ tuật canh tác, sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả, biện pháp phòng trừ các đối tượng dịch hại trên lúa 208 cuộc, với 5.473 lượt nông dân tham dự.

- Hội thảo đầu bờ: 8 cuộc, với 263 người tham dự.- Số mô hình chuyển giao KHKT: 8 điểm trình diễn giống lúa OM 406 và

MLA1.

6

Page 7: UBND TỈNH LONG AN · Web viewTập trung lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất lúa Hè thu 2018 thật tốt nhằm đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch sản lượng

- Thực hiện 24 cánh đồng 1 phải, 5 giảm với diện tích 874,4 ha, 536 hộ tham gia.

- Mô hình Công nghệ sinh thái 01 mô hình với diện tích 7,7 ha, 4 hộ tham gia trồng 500m bờ hoa.

- Cánh đồng Phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại chanh: 02 cánh đồng tại Bến Lức với diện tích 40ha, 60 nông dân tham dự.

- Tuyên truyền trên Đài Phát thanh và Truyền hình về các biện pháp phòng trừ dịch hại trên lúa; ngoài ra mỗi huyện đều có 2-3 tin bài/tháng phát trên Đài Phát thanh huyện về công tác bảo vệ thực vật.

IV. TÌNH HÌNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG Diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng vụ Đông xuân 2017-2018 đã thực hiện chuyển đổi từ đất trồng lúa sang cây trồng khác 2.328 ha; trong đó diện tích chuyển đổi chủ yếu là thanh long 1.709,7ha, chanh 618 ha; riêng cây mè, đậu phộng do ảnh hưởng của mưa trái mùa và giá nông sản không ổn định nên diện tích cây trồng chuyển đổi này có xu hướng giảm.

V. KẾT QUẢ THANH TRA, KIỂM TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, KINH DOANH VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP

Đã kiểm tra 169 lượt cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh và thu 16 mẫu lúa giống, 35 mẫu phân bón phân tích mẫu kiểm tra chất lượng kết quả: 40 cơ sở vi phạm về các hành vi không đảm bảo điều kiện kinh doanh, hàng hóa có nhãn ghi chưa đúng, hàng hóa kém chất lượng: 02/16 mẫu lúa giống không đạt chất lượng so với quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng hạt lúa giống, có 17/35 mẫu phân bón không đạt chất lượng so với bảng công bố áp dụng, trong đó có 04 mẫu phân bón giả (hàm lượng đạt dưới 70% so với bảng công bố áp dụng). Tổng số tiền xử phạt: 230.300.000 đồng.

VI. ĐÁNH GIÁ CHUNGSản xuất vụ Đông xuân 2017-2018 phải đối phó với các diễn biến bất

thường của thời tiết và sinh vật gây hại: lũ rút chậm ảnh hưởng tới việc gieo sạ lúa vụ Đông xuân 2017-2018, mưa giông và mưa trái mùa xảy ra trên trà lúa sắp thu hoạch, làm đỗ ngã; nhiều diện tích gieo sạ trái lịch thời vụ nên tình hình sinh vật gây hại như: sâu năn, rầy nâu gia tăng diện tích nhiễm gây hại làm ảnh hưởng năng suất. Tuy nhiên, được sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của các ngành chuyên môn đối với công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật được tăng cường kịp thời, hỗ trợ nông dân các giải pháp ứng phó nên đã giảm tối đa thiệt hại cho sản xuất.

Công tác giống ngày càng được chú trọng, tỉ lệ sử dụng giống xác nhận 78,3%; tỷ lệ sử dụng giống lúa chất lượng cao, giá trị cao ngày càng tăng trên 45,7% và giảm tỷ lệ sử dụng giống IR50404 ở mức 4,4%. Tuy nhiên, do diện tích nếp tăng nhanh nên giá nếp giảm, lợi nhuận sản xuất nếp không bằng sản xuất các giống lúa thơm.

Các chương trình “Cánh đồng lớn”, “Cùng nông dân ra đồng”, Chương trình lúa chất lượng cao, Chương trình hỗ trợ giống cây trồng, sản xuất cây trồng theo hướng VietGAP.v.v….đã phát huy tác dụng, kích thích nhiều tổ chức, doanh nghiệp và nông dân tham gia.

Một số mô hình có hiệu quả ngày càng được nhân rộng và phát triển như: “3 giảm 3 tăng”; “1 phải 5 giảm”; Mô hình ứng dụng công nghệ cao; Mô hình

7

Page 8: UBND TỈNH LONG AN · Web viewTập trung lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất lúa Hè thu 2018 thật tốt nhằm đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch sản lượng

ứng dụng công nghệ sinh thái để quản lý dịch hại (mô hình ruộng lúa bờ hoa) đã giúp nông dân tăng lợi nhuận từ việc giảm lượng giống gieo sạ, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, vẫn còn một số khó khăn, hạn chế, đó là:

Thị trường tiêu thụ nông sản biến động trong vụ, một số sản phẩm chính như: mía, mè, bắp, dưa hấu tiêu thụ khó khăn; nông dân sản xuất không có lãi. Chỉ riêng cây thanh long, chanh được giá, nông dân sản xuất lợi nhuận khá cao.

Một số địa phương công tác chỉ đạo, kiểm tra chưa được quan tâm sâu sát nên diện tích lúa gieo sạ ngoài lịch cao, khả năng tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh gây hại cấy trồng.

Việc tổ chức lại sản xuất còn hạn chế, ý thức liên kết nông dân chưa tốt, một số tổ chức kinh tế hợp tác hoạt động kém hiệu quả đã ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.

Việc nhân rộng các cánh đồng lớn theo hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản còn chậm, tỷ lệ thực hiện còn thấp so với diện tích gieo trồng của tỉnh.

Hệ thống thuỷ lợi nội đồng, hệ thống đê bao lửng vùng Đồng Tháp Mười chưa hoàn thiện nên nông dân chưa chủ động bố trí thời vụ.

8

Page 9: UBND TỈNH LONG AN · Web viewTập trung lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất lúa Hè thu 2018 thật tốt nhằm đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch sản lượng

Phần IIKẾ HOẠCH SẢN XUẤT VỤ HÈ THU NĂM 2018

I. NHẬN ĐỊNH XU THẾ KHÍ TƯỢNG, THỦY VĂNTheo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương:

Trạng thái La Nina tiếp tục duy trì tới tháng 5/2018 với xác suất 60-70%, mùa bão năm 2018 có khả năng bắt đầu sớm ở Bắc biển Đông và mùa mưa tại khu vực Nam bộ có khả năng đến sớm, lượng mưa từ nữa cuối tháng 4/2018 có xu hướng tăng dần, tổng lượng mưa tháng 4-5/2018 có khả năng ở mức xấp xỉ và cao hơn từ 15-30% so với TBNN cùng kỳ.

Tình hình thời tiết và sinh vật gây hại vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ tác động lớn đến sản xuất, dòng chảy sông Mê Kông về Đồng bằng sông Cửu Long đang biến động phức tạp, giảm mạnh so với đầu mùa khô, khả năng gia tăng độ mặn tháng 4/2018 ở mức cao hơn cùng kỳ năm 2017 và kết quả độ mặn cao nhất hiện nay đo được tại các trạm vùng cửa sông: Cầu Nổi sông Vàm Cỏ 11,1 gram/lít, Bến Lức sông Vàm Cỏ Đông 1,2 gram/lít, Tân An sông Vàm Cỏ Tây 0,4 gram/lít, dự báo trong thời gian tới khả năng độ mặn sẽ tang. Đặc hiệt, sau thu hoạch lúa Đông xuân, một số huyện, nông dân đã tranh thủ gieo sạ lúa Hè thu sớm ngay sau khi thu hoạch lúa Đông xuân với diện tích 26.079 ha đây sẽ là cầu nối lây lan và một số dịch hại nguy hiểm có nguy cơ bùng phát gây hại cho sản xuất lúa Hè thu 2018 nhất là sâu năn và bệnh VL-LXL.

Do đó, cần tập trung theo dõi chặt chẽ tình hình khí tượng thủy văn để có kế hoạch, biện pháp chủ động nguồn nước phục vụ sản xuất; nắm chắc diễn biến sâu bệnh trên đồng ruộng và chủ động phòng trừ kịp thời.

II. MỤC TIÊUTập trung mọi điều kiện, khắc phục bất lợi của thời tiết để ứng dụng thâm

canh, phòng trừ dịch bệnh; chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện sản xuất; thực hiện Đề án Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả và chất lượng nông sản hàng hóa.

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất lúa Hè thu 2018 thật tốt nhằm đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch sản lượng tỉnh giao năm 2018.

III. TƯ TƯỞNG CHỈ ĐẠOTheo dõi chặt chẽ tình hình khí tượng thủy văn, diễn biến sâu bệnh, chủ

động phòng trừ dịch hại kịp thời, bảo vệ sản xuất, hạn chế thiệt hại xảy ra.Tiếp tục thực hiện giải pháp gieo sạ tập trung, đồng loạt và né rầy theo

từng vùng, từng cánh đồng. Đẩy mạnh thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa sang cây

trồng khác hiệu quả cao hơn, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Nhân rộng các mô hình hiệu quả cao trong sản xuất như: “Cánh đồng

lớn”; “3 giảm 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”, “Quản lý dịch hại bằng công nghệ sinh thái”, “Quản lý rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá”, “Quản lý dịch hại tổng hợp trên cây mía”….

9

Page 10: UBND TỈNH LONG AN · Web viewTập trung lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất lúa Hè thu 2018 thật tốt nhằm đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch sản lượng

Tăng cường công tác nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học kỹ thuật, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất.

IV. KẾ HOẠCH SẢN XUẤT MỘT SỐ CÂY TRỒNG VỤ HÈ THU 20181. Kế hoạch sản xuất một số cây trồng vụ Hè thu 2018 (Chi tiết Phụ lục 2,3) DT: ha; NS: tạ/ha; SL: tấn

TT Chỉ tiêu

TH Hè thu 2017 KH Hè thu 2018 So sánh (tăng +, giảm -)

DT NS SL DT NS SL DT NS SL

1 Lúa 224.050 46,8 1.048.830 222.000 47,7 1.059.000 -2.050 0,9 10.1702 Bắp 372,5 62,8 2.338,8 347 63 2.173 -25,5 0,2 -165,8

3 Đậu phộng 609,4 30,2 1.839 883 30 2.687 273,6 -0,2 848

4 Khoai mỡ 2.901 132,9 38.549 2.997 121 36.305 96 - 11,9 -2.244

5 Rau các loại 6.219,6 149,7 93.102,1 6.210 169 105.156 -9,6 19,3 12.053,9

6 Dưa hấu 1.424,1 213,3 30.373,6 1.574 216 34.022 149,9 2,7 3.648,4

2. Dự kiến Kế hoạch xuống giống lúa Hè thu 2018

Stt Huyện, thị, thành Kế hoạch Hè thu

Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6Tổng cộng 222.000 92.548 124.507 4.945I Phía Bắc 187.750 88.597 98.503 650

1 Tân Hưng 38.290 20.896 17.394  

2 Vĩnh Hưng 28.400 10.985 17.415  

3 Tx. Kiến Tường 14.560 1.883 12.677 - 4 Mộc Hóa 21.700 15.177 6.523 - 5 Tân Thạnh 31.000 25.379 5.621 - 6 Thạnh Hóa 18.900 2.577 15.673 6507 Đức Huệ 18.000 8.010 9.990 - 8 Thủ Thừa 16.900 3.690 13.210  

II Phía Nam 34.250 3.951 26.004 4.2959 Bến Lức 4.600 3.395 1.205

10 Châu Thành 550 550 - -11 Cần Đước 9.300 - 9.040 26012 Cần Giuộc 4.000 - 4.000 - 13 Đức Hòa 8.100 - 5.270 2.83014 Tân Trụ 5.100 1.000 4.100  15 Tp. Tân An 2.600 2.401 199  

10

Page 11: UBND TỈNH LONG AN · Web viewTập trung lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất lúa Hè thu 2018 thật tốt nhằm đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch sản lượng

3. Bản đồ lịch xuống giống lúa Hè thu 2018

V. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN1. Củng cố và tăng cường hoạt động Ban Chỉ đạo phòng chống rầy nâu,

bệnh VL – LXL, Ban Chỉ đạo sản xuất nông nghiệp các cấp, theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình khí tượng, thủy văn, xâm nhập mặn tại địa phương và trên website Phòng chống thiên tai của tỉnh (pctt.longan.gov.vn) để chủ động ứng phó với các diễn biến thời tiết bất lợi đối với cây trồng.

2. Thông tin, tuyên truyền rộng rãi đến người dân bằng nhiều hình thức về tình hình sinh vật gây hại cây trồng, chất lượng nguồn nước trên các tuyến sông, lịch gieo sạ né rầy để người dân biết chủ động thực hiện các biện pháp phòng trừ sinh vật gây hại có hiệu quả và tích cực trong việc lấy nước, tiêu nước trong sản xuất nông nghiệp.

3. Tích cực vận động nông dân vệ sinh đồng ruộng thật kỹ để hạn chế cỏ dại, lúa chét, chuột, ốc bươu vàng,...cày vùi rơm rạ kết hợp sử dụng các chế phẩm sinh học Trichoderma, Sumitri, Dascella,... giúp rơm rạ được phân hủy nhanh, tăng độ phì cho đất, hạn chế ngộ độc hữu cơ, cắt đứt mầm sâu bệnh lây lan sang vụ Hè thu 2018.

4. Đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), trong đó chú trọng tuyên truyền nông dân sạ thưa (100 kg/ha) và không phun thuốc trừ sâu sớm (40 ngày sau khi sạ), hướng dẫn nông dân sử dụng nước tiết kiệm, tưới tiên tiến cho lúa ướt-khô xen kẽ, bón phân cân đối không lạm dụng phân đạm để tránh đổ ngả. Riêng các địa phương có diện tích đất bỏ hoang không tiếp tục trồng lúa và cây trồng khác vận động cày vùi hoặc phun thuốc diệt cỏ không chọn lọc để tiêu diệt nơi trú ẩn của sâu bệnh như rầy nâu, sâu năn,...

5. Các địa phương chủ động rà soát kế hoạch sản xuất lùa Hè thu chính vụ, tập trung chỉ đạo bố trí thời vụ xuống giống hợp lý, đảm bảo thời gian cách ly với vụ đông xuân ít nhất 3 tuần, thích ứng và linh hoạt với diễn biến nguồn nước ở các vùng chủ động được nước, vùng khả năng bị lũ sớm, vùng có nguy

11

Page 12: UBND TỈNH LONG AN · Web viewTập trung lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất lúa Hè thu 2018 thật tốt nhằm đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch sản lượng

cơ thiếu nước và căn cứ tình hình rầy vào đèn của từng địa phương để có thông báo người dân thời gian gieo sạ phù hợp tình hình, cụ thể:

Thời vụ xuống giống các huyện vùng Đồng Tháp Mười:+ Tập trung xuống giống Đợt 1: Từ 25/4-05/5/2018 (nhằm ngày 10/3-

20/3/2018 AL) nhất là các vùng trũng có nguy cơ bị ngập do lũ sớm.+ Các vùng gò thiếu nước xuống giống Đợt 2: Từ 22/5-01/6/2018 (nhằm

ngày 08/4-18/4/2018 AL).Thời vụ xuống giống các huyện phía Nam:+ Các vùng chủ động nước tưới xuống giống Đợt 1: Từ 25/4-05/5/2018

(nhằm ngày 10/3-20/3/2018 AL). + Đợt 2: Từ 22/5-01/6/2018 (nhằm ngày 08/4-18/4/2018 AL).+ Đối với những vùng không chủ động về nguồn nước, sử dụng nước trời

kiên quyết không gieo sạ khi chưa bắt đầu mùa mưa nhằm tránh thiệt hại và sẽ gieo sạ Đợt 3: Từ 20/6-30/6/2018 (nhằm ngày 07/5-17/5/2018 AL).

6. Cơ cấu giống: ngoài việc ưu tiên sản xuất các giống lúa phù hợp với cơ cấu mùa vụ, thị trường, cần chú ý tới các giống phù hợp với diễn biến nguồn nước, tình hình xâm nhập mặn.

- Nhóm giống lúa chủ lực: OM 4900, OM 5451, Nếp, Đài thơm 8, RVT, Nàng hoa 9, OM 6976,….

- Sử dụng các giống lúa chống chịu hạn, phèn mặn trung bình - khá: AS996, OM 5451, OM 6976, OM 1352-5,... cho những vùng khó khăn về nước tưới, chịu ảnh hưởng phèn, mặn.

Lưu ý: Các giống lúa Đài thơm 8, Nàng hoa 9, OM 5451, RVT đã nhiễm rầy nâu, bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá,…Trong quá trình canh tác cần chú ý kỹ để phát hiện sớm và chủ động phòng trừ. Riêng đối với nếp IR 4625 chiếm tỷ lệ cơ cấu giống khá cao nên khuyến cáo hạn chế sử dụng.

7. Hoàn chỉnh hệ thống đê bao ngăn mặn dọc theo sông lớn, xây dựng các công trình ngăn mặn, chống lũ tại các điểm trọng yếu của vùng chuyên canh cây lúa, cây ăn trái của tỉnh, điều chỉnh việc cấp nước phù hợp khi nguồn nước bị thiếu hụt, bảo đảm hiệu quả sản xuất.

8. Tiếp tục khuyến khích doanh nghiệp tham gia đầu tư cánh đồng lớn gắn với bao tiêu sản phẩm nông nghiệp; vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên nền đất lúa kém hiệu quả thích hợp với diễn biến nguồn nước và xâm nhập mặn để tăng hiệu quả sử dụng, tăng thu nhập cho bà con nông dân.

9. Các huyện, thị có diện tích gieo sạ lúa Hè thu sớm cần phải tập trung chỉ đạo quản lý, theo dõi sát tình hình sinh vật gây hại, phát hiện và phòng trừ kịp thời, đặc biệt là sâu năn, bệnh VL-LXL; không để bộc phát, lây lan các đối tượng dịch hại sang lúa Hè thu chính vụ; phối hợp với các đoàn thể vận động nông dân kiểm soát lục bình, khai thông dòng chảy phục vụ sản xuất.

10. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để phát hiện, xử lý, ngăn chặn kịp thời việc lưu hành các loại vật tư không đảm bảo chất lượng, hàng gian, hàng giả trên thị trường.

12

Page 13: UBND TỈNH LONG AN · Web viewTập trung lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất lúa Hè thu 2018 thật tốt nhằm đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch sản lượng

11. Củng cố hệ thống bẫy đèn, theo dõi sát các đợt rầy nâu di trú; tiếp tục lấy mẫu rầy gửi Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam giám định virus. Trang bị thêm các loại bẫy thau nước, bẫy dính màu xanh để theo dõi trưởng thành sâu năn.

12. Thường xuyên thăm đồng sớm phát hiện các dịch hại để chủ động phòng trừ đạt hiệu quả. Vận động nông dân nhổ và tiêu hủy khi thấy cây lúa bị bệnh VL-LXL xuất hiện. Sau khi gieo sạ nếu trên các trà lúa non có rầy di trú đến cần hướng dẫn nông dân đưa nước chắn rầy.

VI. TỔ CHỨC CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN1. UBND các huyện, thị xã, thành phố Tập trung chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai: hạn, xâm nhập mặn,

mưa, bão, lũ,... và nắm chắc tình hình diễn biến thời tiết, nguồn nước, bẫy đèn tại địa bàn bố trí thời vụ gieo sạ sát với tình hình của từng vùng, từng cánh đồng trong khung thời vụ chung của tỉnh để chủ động chỉ đạo sản xuất.

Phối hợp chặt chẽ với ngành nông nghiệp và chỉ đạo Trạm Khuyến nông, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tăng cường phổ biến, tuyên truyền cho nông dân sử dụng các giống lúa xác nhận; giảm lượng giống gieo sạ; ứng dụng “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm” để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, đồng thời tăng cường công tác giám sát, kiểm tra đồng ruộng, quản lý chất lượng giống, vật tư nông nghiệp trên địa bàn để phục vụ sản xuất Hè thu 2018.

Tiếp tục nhân rộng các chương trình, mô hình sản xuất có hiệu quả: Chương trình ”Cánh đồng lớn”, chương trình lúa chất lượng cao,....

Đẩy mạnh việc thực hiện kế hoạch tái cơ cấu cây trồng, chuyển đổi diện tích trồng lúa sang cây trồng khác hiệu quả hơn.

Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các chương trình, dự án, các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp.

2. Sở Nông nghiệp và PTNTChỉ đạo các đơn vị chuyên môn theo dõi chặt chẽ tình hình khí tượng thủy

văn và chất lượng nước, tập trung chỉ đạo công tác phòng chống hạn, xâm nhập mặn phục vụ sản xuất.

Tăng cường công tác chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, hoạt động khuyến nông và bảo vệ thực vật để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất. Tiếp tục triển khai nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả.

Đẩy mạnh việc thực hiện kế hoạch tái cơ cấu cây trồng, chuyển đổi diện tích trồng lúa sang cây trồng khác hiệu quả hơn.

Tăng cường thanh, kiểm tra các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp đảm bảo chất lượng vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp trong sản xuất vụ Hè thu 2018

3. Các Sở ngành, đoàn thể tỉnhPhối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và PTNT các địa phương tuyên

truyền vận động nông dân sản xuất theo lịch thời vụ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao phát triển sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm./.Nơi nhận: - Cục Trồng trọt;- Tỉnh ủy, UBND tỉnh;- GĐ, PGĐ Sở ptr;- Phòng KH-TC Sở;

KT.GIÁM ĐỐCPHÓ GIÁM ĐỐC

13

Page 14: UBND TỈNH LONG AN · Web viewTập trung lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất lúa Hè thu 2018 thật tốt nhằm đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch sản lượng

- UBND các huyện, thị xã, thành phố;- Các CC: TTBVTV, Thủy lợi;- TT Khuyến nông;- Lưu: VT, CCTTBVTV. Nguyên Chí Thiện

14