tỪ biỂn ĐÔng lÊn biỂn bẮ chỦ quyỀ Ự nhiÊn cỦ Ệ Ộc...

63
1 CÁO TRNG TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC VIT NAM LCH S- VĂN MINH – VĂN HÓA TBIỂN ĐÔNG LÊN BIN BC: CHQUYN TNHIÊN CA VIT TC NHỮNG NGHÌN XƯA • CAO THẾ DUNG

Upload: tranhanh

Post on 29-Aug-2019

212 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

CÁO TRẠNG

TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC VIỆT NAM

LỊCH SỬ - VĂN MINH – VĂN HÓA

TỪ BIỂN ĐÔNG

LÊN BIỂN BẮC:

CHỦ QUYỀN TỰ NHIÊN

CỦA VIỆT TỘC

NHỮNG NGHÌN XƯA

• CAO THẾ DUNG

2

DẪN NHẬP

VIỆT NAM: VĂN MINH TIỀN TIẾN Á ĐÔNG

Bính Thân năm nay 2016, Việt Nam kỷ niệm 4450 năm, thuyền viễn dương Việt Thường

nước Văn Lang vượt Việt Hải, Việt Dương, tên gọi Biển Đông xưa, lên Biển Bắc tức Hoa Đông,

cập bến Đào Đường Thị, tỉnh Sơn Đông ngày nay.

Năm nay, 2016, Việt Nam kỷ niệm năm thứ 65 Hội nghị Thượng đỉnh thế giới do Liên Hiệp

Quốc triệu tập ở San Francisco, Hoa Kỳ với 51 quốc gia tham dự từ ngày 1-9 đến ngày 8-9-1951,

chủ đề “Về nền hòa bình Nhật bản” để Nhật trao trả lãnh thổ và biển đảo mà Nhật đã chiếm của

các nước trong thời Đệ Nhị Thế Chiến 1940-1945 trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường

Sa.

Ngày 7-9, trước Hội nghị với sự hiện diện của Tứ cường Anh, Mỹ, Pháp và Liên Xô, Thủ

tướng Chính phủ Quốc gia Việt Nam tuyên đọc bả/n Tuyên Bố minh định quần đảo Hoàng Sa và

Trường Sa là của VN, chủ quyền lịch sử và Quốc tế Công pháp của VN. Hội nghị nhiệt liệt tán

thành và biểu quyết với 46 phiếu chấp thuận, hai nước không bỏ phiếu, Liên Xô, Ba Lan và Tiệp

Khắc bỏ phiếu chống nhưng lặng lẽ không lên tiếng phản đối. Theo thứ tự, Thủ tướng VN đặt

bút ký Hiệp ước sau Liên Xô và Hoa Kỳ. Toàn thể Hội nghị nhiệt liệt đứng lên hoan hô vang dội

cả hội trường. Từ bấy giờ, mặc nhiên và đương nhiên Hoàng Sa và Trường Sa lại trở về với Tổ

quốc VN được Thế giới và LHQ công nhận.

Năm nay, 2016 này, VN lại kỷ niệm 1058 năm Ngô Vương Quyền đại thắng quân xâm lược

Nam Hán trên sông Bạch Đằng, giành lại quyền Độc lập, Tự do cho Tổ quốc VN sau 3 lần Bắc

thuộc dài hun hút 1049 năm kể từ năm 111 trước CN, Hán Vũ đế xua quân xâm lược chiếm nước

Nam Việt, hậu thân của Viêm Bang, Văn Lang và Âu Việt (1).

Ngô Quyền xưng Vương (939-944) “Vua đặt châu quận, chế định triều nghi phẩm phục, có

thể thấy được quy mô của bậc đế vương”(2). VN hoàn toàn độc lập.

Ngô Vương đóng đô ở Cổ Loa, do Thục An Dương Vương xây, một căn cứ quân sự tiền

tiến ở Á Đông, dành cho Thủy quân và Lục quân (3) nơi mà các nhà khảo cổ sau này đã đào

được một kho chứa mũi tên đồng ở Cầu Vạc, phía Nam thành Cổ Loa, hàng vạn mũi tên, có lẽ

vừa đúc xong thì đem chôn dấu nên chưa lắp cán. Cứ 10 mũi tên sắp vào một chiếc túi đặc biệt

rất kỳ diệu, nạp túi tên vào nỏ, nhắm bắn, túi tên phóng đi, tỏa ra 10 mũi tên đồng lao vút vào

địch quân. Người Tàu gọi là nỏ thần, ta gọi là nỏ liễu do Đô Lỗ tức Cao Lỗ sáng chế, ông là cận

thần của vua Hùng thứ 18. Theo Lịch Sử Việt Nam “ Thành Cổ Loa, người thiết kế là ông Cao

Lỗ” (4).

THỐNG TRỊ GIAO CHỈ - GIAO CHÂU

BẮC TRIỀU THẢM BẠI NHỤC NHÃ

Ba lần Bắc thuộc, hơn 1000 năm, từ Nhà Hán đến Nhà Ngô, Tấn, Lương, Tùy, Đường, cuối

cùng là Nam Hán, dân Việt liên tục nổi dậy giành lại quyền độc lập, tự do. Tổng kết, từ cuộc

Tổng khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 đến năm 938, Ngô Vương Quyền phá tan quân Nam

Hán, giải phóng dân tộc, hơn 34 lần dân tộc Việt Nam nổi dậy, chém chết 12 (mười hai) Thái

Thú Tầu đang tại chức ở Đô Hộ phủ thành. Trên 20 (hai mươi) Thái Thú, bỏ Đô Hộ phủ, chạy

chết, trốn thoát về Tầu. Đầu tiên là Thái Thú Tô Định năm 40.

Sau lễ thề đêm Xuân Phong Châu, Bà Trưng ngồi trên bành voi, “phất ngọn cờ Vàng” cùng

binh đoàn Nghĩa nữ binh tiến thẳng đến thành Tô Đinh. Hai Bà “hô một tiếng mà các quận Cửu

3

Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng việc dựng nước xưng

vương, dễ như trở bàn tay” (5). Mỗi huyện Đô Hộ Hán lập một thành trì. Thái thú nắm toàn

quyền hành chính và quân sự. Cạnh là một Đô tướng quân, chức danh là Đô Úy, tổng chỉ huy

quân đội Đô Hộ. Như vậy, 12 Thái Thú bị giết, 22 Thái Thú bỏ Đô Hộ phủ chạy trốn, cũng có

nghĩa là trên 30 lần Quân đội Đô hộ bị tan vỡ. Sử chép: Bà Trưng “tiến quân như gió lướt, chỉ

một mùa trăng thu gọn 65 thành”. Lần cuối cùng, năm 937, vua Nam Hán phong Đô tướng quân

Trần Lân làm Thừa chỉ đem đại binh đoàn sang cấp cứu Đô Hộ phủ (Long Biên). Đô tướng quân

Trần Lâm bị chém chết ngay bên ngoài thành Long Biên. Binh đoàn Nam Hán tan vỡ, chết hay

đầu hàng, không còn đường nào chạy về Tầu.

Có thể nói, không một dân tộc nào trải qua 3 lần Đô hộ lại có thể giết chết 8 Thứ Sử, 12

Thái Thú, 24 Thái thú bỏ phủ thành chạy chết về nước tức khoảng 34 Thái thú bị dân Việt loại

vĩnh viễn khỏi guồng máy thống trị.

Bị chém giết và đánh đuổi như thế, Bắc phương vẫn cứ lăn vào bám lấy Giao Châu, vì quá

tham, thèm khát VN tử đời này qua đời khác. Tác giả “Việt sử tiêu án” cho rằng "Nước ta là một

đại đô hội ở Phương Nam, ruộng thì cấy lứa, đất thì trồng dâu, núi sản ra vàng, biển sản ra bạc.

Bọn nhà buôn nước Tầu đến nước ta làm nên giàu có. Người Tầu thích lắm có ý lấy nước ta đã

từ lâu!” (6). Chưa đủ. VN còn là một bao lơn Đông Hải, phải bám Giao Châu làm bàn đạp đại

dương Nam tiến, từ đời Đường Thái Tông (627-650), Nhà Đường đã mở thủy lộ viễn dương

“Hải Di, phát xuất từ Quảng Châu qua Biển Đông Việt Nam đi về phía Nam, xuyên qua

Singapore và Eo biển Malacca” (7). Căn cứ vào sự kiện này, “Viễn dương Hải Di” (biển của

Man Di) từ Mao Trạch Đông cho đến nay, Tập Cận Bình tự nhận Trung Hoa mở đưởng về

phương Nam “làm chủ Nam Hải”! Thậm chí báo Hồng Kỳ rồi The Global Times sinh sau, lớn

tiếng ngoa ngôn “Nhà Đường lập quyền tài phán ở hai quần đảo Trường Sa và Nam Sa” tức

Hoàng Sa và Trường Sa của VN. Sử liệu trích dẫn trong tập cáo trạng này đã đủ nói lên rất rõ:

Trong 3 lần Bắc thuộc, Bắc triều CHƯA BAO GIỜ LÀM CHỦ ĐƯỢC BIỂN ĐẢO NAM HẢI

tức BIỂN ĐÔNG, ít nhất từ Cửu Chân đến Nhật Nam và Lâm Ấp.

BẤT KHUẤT - QUẬT CƯỜNG

Những biến cố và sự kiện lịch sử chúng tôi trình bày trong tập CÁO TRẠNG này – bản cáo

trạng lịch sử - được trích dẫn trong các bộ Sử Trung Hoa hiện lưu trữ tại Thư viện Trung ương

Bắc Kinh, Đài Bắc, Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ, Thư viện The Yenching, ĐH Harvard, Mass.

Hoa Kỳ, đáng kể như Hậu Hán Thư, Thủy Kinh Chú, Ngô Chí, Tùy Thư, Đường Thư, Tân Đường

Thi, Ngũ Đại Sử, Cương Mục (Trung Hoa và VN), Toàn Thư, Việt Sử Lược, Việt Sử Tiêu Án

v.v… Hơn một lần kiểm đi, soát lại, đối chiếu cùng một biến cố, một sự kiện lại có sự khác biệt

nhau. Thí dụ sự kiện Mã Viện dựng cột đồng “Đồng trụ chiết, Giao chỉ diệt”, Cương Mục trình

bày rõ rệt và khẳng định, một số sử sách khác lại nghi ngờ hoặc không tin như sử gia Pháp H.

Maspéro (8). Còn khác nhau cả nhân danh và địa danh. Thí dụ: Đô tướng Thừa chỉ Nam Hán là

Trần Bảo, Ngũ Đại sử chép là Trịnh Bảo đã bị chém chết tại trận ở bên ngoài thành Đại La, có

sách chép là Long Biên. Đại La hay Long Biên cũng là một. Đại Việt Sử ký Toàn thư của Ngô

Sỹ Liên cũng có một số biến cố và sự kiện cần phải hiệu đính, một Sử gia, Đại Học Huế năm

1960 đã nêu lên (9). Một nhà Sử học danh tiếng hiện đại ở Paris phát biểu thật tâm đắc: “Mục

đích của khoa học sử là sự đi tìm sự thật. Nhưng khoa học này không phải là một khoa học dễ

dãi, nó bắt buộc phải đi tìm một sự thật luôn luôn tương đối, qua những con đường hiểm trở, khó

khăn. Sự thật lịch sử là một sự thật rất tế nhị, rất vi diệu, vì nó được thiết lập với hàng ngàn

nguyên tố khác nhau” (10).

4

Lịch sử là khoa học tài liệu và là tài liệu học. Nói một cách văn vẻ, Lịch sử là “khoa học về

quá khứ”.

Với biến cố lịch sử, sự kiện và tài liệu, lịch sử qua 3 lần Bắc thuộc đã cho ta biết rõ ràng 12

Thái Thú Tầu bị dân Việt chém chết tươi tại nhiệm sở Đô Hộ phủ, 24 Thái thú Tầu bỏ trốn, chạy

chết về Tầu, hơn 30 lần quân đội Đô hộ tan rã, đầu hàng hay rã ngũ bỏ trốn, các Đô tướng Tầu

cùng chung số phận đã nói lên sự thực “hai năm rõ mười” này: VN tuy mất nước mà hồn nước

vẫn còn, dân VN vẫn bất khuất anh hùng, khí thiêng sông núi là điều hiển hiện có thực. Nhờ vậy

và do đó, hiện 34 Thái Thú Tầu bị loại ra khỏi guồng máy thống trị trong số 100 Thái Thú, 83

Thái Thú được chép danh tính trong sử sách (11), thật là “đánh một trận sạch không kình ngạc,

đánh hai trận tan tác chim muông".

Năm 111 trước CN, Hán Vũ đế cho xua quân cướp nước Nam Việt, vua Hán đổi là Giao Chỉ

bộ, mặc nhiên ông đã công nhận nước Nam Việt, hậu thân của Viêm Bang, Văn Lang và Âu Lạc,

bao trùm Hoa Nam ngày nay đến xứ Việt Thường (Bình Định, Phú Yên bây giờ). Một số cổ thư

Trung Hoa miệt thị dân Giao Châu với ngón chân hai bàn chân vẹo ra, xòe ra. Sử gia Pháp căn

cứ vào sự miệt thị này, cũng mô tả Giao Chỉ là giống dân có 2 ngón chân cái xòe ra (12). Một

học giả lỗi lạc Đài Loan, gốc Việt Đông, Giáo sư thỉnh giảng Đại Học Huế (1958-1963), dành cả

một phần đời sưu tầm tài liệu, khảo sát và nghiên cứu về Giao Chỉ với trên 300 tài liệu giá trị,

Pháp văn, Hán văn và Nhật ngữ cho biết, Giao Chỉ là miền đất rộng bao la ở phương Nam, trong

khoảng thời Chiến quốc (Nhà Chu), Giao Chỉ đã thành một tên đất có tính cách cụ thể” (13).

“Giao Chỉ, Nam Giao tượng trưng đối nhau về hai phương bắc và phương nam và là cực giới của

ảnh hưởng lễ giáo Trung Quốc” (14).

Các Sử gia Pháp dịch Thứ Sử Giao Chỉ là Gouverneur Général (Toàn quyền), Chính quyền

Đô hộ là “Le Gouvernement Général”. Thái Thú là “Gouverneur” hay “Commandeur”. Đô Hộ

phủ là “Le Protectorat Général”. Thời Hán còn gọi là Châu Mục. Thời Đô Hộ Đường đổi làm Đô

Hộ Sứ rồi Tiết Độ Sứ, Tầu và Việt gọi chung là Thái Thú (15), nắm toàn quyền bính, Hành chính

và Quân thứ, An ninh, cống nạp. Cạnh Thái thú có một võ tướng chức danh Đô Úy hay Đô tướng

quân, sử gia Pháp dịch là “Le Commandant en chef ”. Cấp huyện do Huyện lệnh cầm đầu “Le

Préfet”.

Giao Chỉ bộ lại mất một nửa lãnh thổ, sát nhập vào Tầu. Năm 226, Thái Thú Sỹ Nhiếp qua

đời, trị vì 40 năm, dân thương mến tôn là Sỹ Vương, tổ tiên người Âu Việt nước Lỗ, di cư xuống

Giao Châu đã 6 đời, hùng cứ một phương. Vua Ngô Tôn Quyền nghe tin Sỹ Vương chết, lợi

dụng cơ hội, chia đất Giao Châu từ Hợp Phố trở lên Bắc (gồm Lĩnh Nam-Quảng Đông, Quảng

Tây) lập quận Quảng Châu. Năm 264, ta vĩnh viễn mất Lĩnh Ngoại (16), vốn thuộc Viêm Bang

của Viêm đế Thần Nông, tiền thân của Văn Lang và Nam Việt. Viêm đế Thần Nông là người,

tiên tổ của dân tộc Việt, dân kính yêu thần linh hóa rồi thành thần thoại. Theo một Sử gia Pháp,

căn cứ theo cổ thư, cổ sử Trung Hoa, Thần Nông sinh và chết ở đất Kinh gần Động Đình Hồ

(Lĩnh Nam) (17). Thần Nông là con vua Phục Hy “tổ của chúng ta”…, “truyền ngôi cho con là

Đế Khôi với họ mới là Thần Nông, người con trưởng được dân suy tôn là Đế Thần” (18). Các

triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn thờ Phục Hy – Thần Nông, thủy tổ của dân tộc Việt. Nhà Nguyễn

lập Quốc miếu thờ các Ngài (19).

TRUNG CHÂU – TRUNG QUỐC: ĐẤT CŨ CỦA DÂN TỘC VIỆT

Từ Mao Trạch Đông, Đại Hán bá quyền bành trướng xâm lược đến hậu duệ thừa kế Giang

Trạch Dân, Tập Cận Bình hãnh tiến, nhắc đi nhắc lại như kinh nhật tụng: “Việt Nam là đất cũ

của Trung Quốc”! Và rằng: “Nam Hải, chủ quyền lịch sử của Trung Quốc”. Các báo The Global

Times và China Daily (trước đây là báo Hồng Kỳ) khoa trương: “ Nhà Đường lập quyền tài phán

5

trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa!”. Tập Cáo Trạng này, y cứ từ cổ thư, cổ sử Trung Hoa

cùng các tài liệu căn bản, minh định trả lời: Các lời tuyên bố ấy chỉ là ngoa ngôn, bịa đặt, hoang

tưởng. Trái lại và ngược lại : Trung Châu Dương Tử giang tức Trường giang và các tỉnh Duyên

hải Trung Quốc ngày nay là đất cũ của dân tộc Việt, từ những ngàn xưa. Suốt dọc Biển Bắc, tức

Hoa Đông cho đến Nam Hải tức Biển Đông tức Việt Hải là của nước Văn Lang, kế thừa là Âu

Lạc, Nam Việt, Bộ Giao Chỉ và Việt Nam ngày nay, nói theo ngôn ngữ thời thượng thì cả hai

biển Hoa Đông và Biển Đông thuộc chủ quyền lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Suốt chiều dài sâu hút hơn 1000 năm Bắc thuộc (111 trước CN đến năm 938 sau CN), Nam

Hải hay Đông Hải vẫn là biển đảo của dân tộc VN, ít nhất từ quận Cửu Chân (Thanh Hóa), Nhật

Nam (Nghệ An-Hà Tĩnh) đến Lâm Ấp, lịch sử thời Bắc thuộc đã chứng minh rõ rệt: Bắc Triều

Đô Hộ đã không thể kiểm soát nổi biển đảo Đông Hải tức Việt Hải, dân Việt tự hào “Phúc như

Đông Hải”.

Kinh Thư còn gọi là Thượng Thư do Khổng Tử san định, đã viết rõ sự kiện lịch sử vua

Thuấn truyền ngôi cho hiền nhân là ông Vũ tức vua Đại Vũ Việt tộc lập Nhà Hạ (-2205 – 1766),

bấy giờ Hán tộc còn là dân du mục, du canh sống trên vùng đồi hoàng thổ, phía bắc Hoàng Hà,

hơn 1400 năm sau, Hán tộc mới di cư xuống Trung Châu vào thời Xuân Thu Chiến quốc (-722-

221 trước CN). Trung Quốc Văn Hóa Sử - Tam bách đề viết rõ: “Trong lịch sử hình thành tộc

Hán, từng trải qua ba lần dung hợp. Lần thứ nhất từ Xuân Thu Chiến Quốc đến Tần” (20). Đến

đời vua Kiệt, Nhà Hạ cáo chung (-1815). Sử gia Tư Mã Thiên trong Sử Ký chép rõ: “Tổ tiên của

Việt Vương Câu Tiễn là dòng dõi vua Vũ, con thứ hai của vua Thiếu Khang đời Nhà Hạ được

phong ở đất Cối Kê để lo việc phụng thờ vua Vũ”(21). Khối Việt tộc phân hóa thành 4 nước lớn

ở phương Bắc gọi là Hoa Hạ hay Trung Hoa hay Trung Quốc (Các nước ở Trung Châu): 1/-

Nước Ba Thục hay Tây Thục tức Thục Việt ở miền Tứ Xuyên, Cam Túc, Thanh Hải bây giờ, tổ

tiên vua Thục An Dương Vương người Ba Thục, tộc hệ Tây Âu hay Âu Việt, Thục An Dương

Vương tức Thục Phán kết hợp dân tộc Âu Việt và Lạc Việt thành lập nước Âu Lạc (-57-207

trước CN) hậu thân của Văn Lang. 2/- Tỉnh Hà Nam (TQ) bây giờ là đất cũ của nước Sở Việt,

quê cha đất mẹ của thi hào Khuất Nguyên và Lão Tử tức Lý Nhĩ, tác giả Đạo Đức Kinh và đạo

Vô Vi tức Đạo Lão. Vua Hùng Cừ nước Sở, tự hào “Ta không cùng thụy hiệu với Tầu”, Vua Sở

Hùng Cừ tự xưng: “Ta là Man Di vậy”. Bốn nước lớn là Sở, Tần, Ngô và Việt (22) hình thành

nên Hoa Hạ hay Trung Hoa hay Trung Quốc.

DUYÊN HẢI BIỂN HOA ĐÔNG NGÀY NAY:

ĐẤT CŨ CỦA DÂN TỘC VIỆT

Từ Thanh Hải, Thiên Tân trở xuống Thượng Hải, Phúc Châu, Chiết Giang, Phúc Kiến ngày

nay, xưa là đất nước Ngô Việt và nước Việt của Việt Vương Câu Tiễn. Hiện nay còn nhiều di

sản vô giá qua các bộ cổ sử, cổ thư như Ngô Việt Xuân Thu, Việt Tuyệt Thư, Bách Việt Tiên Hiền

Chí, Lĩnh Nam Di Thư. Nước Ngô (Việt) sớm làm nghề chế tạo thuyền rất nổi tiếng “thuyền Ngô

Việt có thể chở 90 sĩ tốt, có nhiều người chèo, lướt nhanh như bay” (23). Hán tộc di cư xuống

Trung châu, ở đan xen với Việt tộc, theo tập tục văn hóa Việt, hòa đồng với Việt ăn Tết Nguyên

đán. Trung Quốc Văn hóa sử cho biết “Quá niên (ăn tết) của tộc Hán trong vùng Ngô Việt làm

thí dụ để thấy một số phản ảnh về những đặc điểm của tiết nhật khánh hạ “ngày 23, 24 tiễn Táo

quân” (24). Thẩy đều theo tập tục truyền thống Ngô Việt (Ngô Việt khác nước Ngô của Tôn

Quyền thời Tam Quốc sau này, 220-280). Một Thừa sai Pháp, tinh thông Hán tự, nghiên cứu cổ

thư, cổ sử Tầu, viết về dân Việt Nam trước thời Hán đô hộ, cho biết rõ ràng về Việt tộc ở phương

Bắc, từ Ngô Việt, Sở Việt và nước Việt của Việt Vương Câu Tiễn, Phạm Lãi và nàng Tây Thi,

gái nước Việt, tuyệt thế giai nhân. Năm 334 trước CN, nước Việt Câu Tiễn bị diệt, Sử gia Thừa

6

Sai này cho rằng ‘Giống Việt ở Trung Hoa biến mất, chỉ còn lại giống Việt ở nước Việt Nam duy

trì được bản sắc riêng” (25). Dân Việt ở Chiết Giang và Phúc Kiến vẫn còn tồn tại, phân hóa

thành Mân Việt, Dương Việt và Khách Gia (Hakka) nhưng rồi cũng bị Hán Vũ đế chinh phục,

diệt 2 vương quốc Việt (Yüeh) còn lại (26). Hán Vũ đế tự thân chinh đánh Bách Việt, trị vì lâu

năm (-14 trước CN -25 sau CN), tàn bạo nhất hơn cả Tần Thủy Hoàng “chinh chiến liền liền

nhiều năm”. Hán Thư chép “Hán Vũ đế đi chinh phục nước Yên, nước Triệu bắt đem về hai

nghìn gái đẹp từ 15 đến 20 tuổi, đến 30 tuổi thì cho xuất giá…”. Theo sổ sách trong Dịch đình có

tất cả 18,000 gái đẹp”… “Cung nhân người được hầu vua mấy năm mới đến phiên một lần”.

“Mỗi Dịch đình có tới 3000 cung nữ chia làm 14 bậc” (27). Bách Việt nổi tiếng nhiều giai nhân.

Hán Vũ đế bắt hàng nghìn thiếu nữ lập ra “Quân kỹ” (Lầu xanh Quân đội). Vũ đế đặt ra Doanh

kỹ (Quân kỹ) để đãi ngộ các tráng sĩ không có vợ”. Phụ nữ Việt bỏ trốn lên núi rừng. Đó cũng là

“diệu kế” của Vũ đế để Hán hóa tuyệt diệt giống nòi Việt. Vũ đế cưỡng bức dân Việt dọc Duyên

hải phải di cư vào sâu nội địa. Nhà Hán thất bại. Hàng nghìn năm sau, người Mân Việt (Chiết

Giang) vẫn giữ được tiếng Mân, người Việt Đông đến nay (2015) vẫn nói tiếng Quảng Đông.

Hàng trăm triệu người Tầu gốc Hakka tức Khách Gia vẫn là Khách Gia từ Hàng Châu đến Phúc

Kiến. Trải qua hàng nghìn năm Hán hóa, bản sắc, bản chất Việt Đông, Choang, Tày-Nùng vẫn là

Việt, chỉ Hán hóa về “đường học thức”. Nho giáo và Khổng học lại thành Tân Nho và Tân

Khổng (28). Về dân Choang, Tày-Nùng ở Quảng Tây (khoảng 15 triệu, khu tự trị Quảng Tây

(2005) cùng một nguồn gốc Việt – Bách Việt. Trải qua hàng nghìn năm Hán hóa, dân Choang

vẫn nói tiếng Choang trong nhà, trong làng và ngoài phố chợ; vẫn còn duy trì chữ Nôm Choang,

hao hao như chữ Nôm Việt là “hình bóng chữ Nôm Việt trong chữ Nôm Choang” (29). Dễ hiểu,

toàn cõi Lĩnh Nam, Quảng Đông, Quảng Tây vốn là đất nước Văn Lang, Âu Lạc và Nam Việt,

thời chưa có sử viết (tín sử) là Viêm Bang, thủy tổ là vua Phục Hy và Thần Nông Viêm đế, bao

trùm Hoa Nam bây giờ. Đế Minh cháu ba đời Viêm đế Thần Nông phong cho con trưởng làm

vua phương Bắc (Trung Hoa), Lộc Tục tức Kinh Dương Vương làm vua phương Nam (vùng

Kinh Châu) (30). Hán Sử miệt thị, gọi là nước Xích Quỷ (Quỷ Đỏ). Đại Việt Sử ký Toàn thư,

trích lại y như vậy (31). Một học giả Nho, bác bỏ sự miệt thị này, không dân tộc nào lại đặt tên

nước là “Quỷ Đỏ” (32). Quá rõ rệt, Hoa Nam ngày nay là đất cũ của dân tộc Việt Nam. Bên đây

sông Dương Tử là Động Đình Hồ đến Kinh Châu, Việt Châu, đồng bằng Việt Quế, sông Việt

Giang, sông Tiền Đường, Tây Giang cho đến biển Đông xưa là đất nước Văn Lang, Âu Lạc,

Nam Việt rồi Giao Chỉ bộ, làm sao lại mạo nhận là đất cũ của Trung Quốc? Ấy là chưa kể hàng

trăm danh nhân Việt trong Lịch sử Trung Hoa, thí dụ vài ba danh nhân tiêu biểu trước Công

Nguyên, từ thời Sở Việt, Ngô Việt, Thục Việt. Thi hào Khuất Nguyên là người đã khai mở nền

thi ca Trung Hoa sau Kinh Thi, tác giả Ly Tao và nhuận sắc Cửu Ca Sở từ (33). Lão Tử tức Lý

Nhĩ người Sở Việt, triết gia Vô Vi, tác giả Đạo Đức Kinh, Thánh tổ Đạo giáo Trung Hoa (34).

Triết gia Vương Sung người nước Việt, sinh ở Cối Kê, được coi là “địa linh nhân kiệt” của nước

Việt (Câu Tiễn), ông viết bộ Luận Hành, 30 quyển, 85 thiên và bộ Luận Tính, 16 thiên, có tư

tưởng thiên về duy vật. Vương Sung là người đầu tiên trên thế giới qua sách Luận Hành đã sớm

nhận thức về sóng âm, là sự quan hệ giữa cường độ âm thanh với việc truyền thanh xa gần. Sử

sách Trung Hoa không nhắc đến gốc Việt của Vương Sung, chỉ chép ông là người Đông Hán

(35). Họ đã Hán hóa Khuất Nguyên và các danh nhân Việt khác, mãi nghìn năm sau Âu Đại

Nhậm, đời nhà Minh tác giả bộ Bách Việt Tiên Hiền Chí – Lĩnh Nam di thư mới sáng danh trăm

danh nhân Việt trên đất Tầu - đúng ra phải nói trên đất Việt ở nước Tầu – đất cũ của Việt tộc.

Đọc Vân Đài Loại Ngữ, bộ bách khoa của VN mà nhà bác học Lê Quý Đôn đã mở rộng

những trang sử rực rỡ của dân tộc Việt về văn minh, văn hóa với những dấu ấn còn sáng lung

linh ở Trung Hoa. Một vài tiêu biểu VN lừng lẫy phương trời Đông và trên đất Trung Hoa: Theo

7

Minh sử, vua Thành Tổ Nhà Minh xua đại binh xâm lăng Đại Việt (1406) đổi thành Giao Chỉ

tỉnh, tướng Trương Phụ ngỡ ngàng, kinh ngạc “đánh nước Giao Chỉ được phép đúc Thần cơ sang

pháo, các súng máy đủ cỡ”. Súng Thần Sang Đại Việt do Tướng quốc Hồ Nguyên Trừng sáng

chế đầu tiên ở Á Đông, nếu không muốn nói đầu tiên trên thế giới có loại súng máy này. Theo

Minh sử “súng có nhiều cỡ… Lớn thì kéo bằng xe, nhỏ thì dùng giá gỗ hay vác lên vai” (36).

Thần sang bắn đạn lửa, đúc bằng đồng đỏ. Súng thép đại pháo đặt trên chiến thuyền. Theo Lê

Quý Đôn, sách Thì Vực chí tư lục chép: “Lê Trừng (tức Hồ Nguyên Trừng, Nhà Minh bắt lấy lại

họ Lê) tìm ra phép chế Thần sang, vua hạ chiếu cho Trừng làm quan. Ấy là binh khí nước Nam

truyền sang Trung Quốc thực từ Lê Trừng trước” (1407) (37). Theo sách Cổ Thụ biểu đàn dẫn

bởi Lê Quý Đôn “Nhà Minh cho Lê Trừng là con Quý Ly làm Hộ bộ Thượng thư” Trong niên

biểu (Sử biên niên) của Thất Khanh (bảy vị đại thần) có nói “Lê Trừng làm Binh bộ Thượng

thư”. Minh sử chép tiếp về Hồ Nguyên Trừng và đại pháo Thần Sang: “Năm Vĩnh Lạc (1403-

1424) vua Minh thân chinh Mạc – Bắc. Khi giặc kéo đến, bèn đem Thần Sang của nước Nam ra

đánh giặc mới lui”.

Nhà Minh có 5 Quân doanh, Minh sử chép: “Sau khi Nam phạt (đánh phía Nam) bắt được

Hồ Quý Ly, biết được phép chế Thần Sang, bắn bằng tên lửa (hỏa tiễn) thì lập ra Thần Cơ

doanh”. Xuân Thu nhị kỳ hay trước khi hành quân, Thần Cơ doanh tế Thần Sang đồng thời tế

Thánh Tổ Hồ Nguyên Trừng (cho đến năm 1912, Nhà Thanh cáo chung). Minh sử chép: “Lê

Trừng khéo sáng chế ra Thần Sang cho Triều đình, cho nên nay tế binh khí đều phải tế Trừng”

(38). (Xem tiếp phần IV “Trung Quốc ngày nay dưới ánh sáng văn minh nghìn xưa của dân tộc

Việt Nam”).

DÂN TỘC VIỆT LÀM CHỦ BIỂN CẢ

Xuất phát từ Hòa Bình, chiếc nôi nhân loại nhân chủng đầu tiên của loài người ở Á Đông,

TBD, dân tộc Việt tiến nhanh từ thời đồ đá sớm và muộn, vượt qua “văn minh trồng lúa nước và

đồng thau” (39). Từ thời mở nước Viêm Bang, Tổ Việt tộc Phục Hy bắt đầu đi mảng”. Theo Chu

Dịch-Hệ Từ, họ Phục Hy đục gỗ làm thuyền”

Sử gia Kim Lý Tường (1231-1293), Tiến sĩ đời Tống, một danh Nho đời Nguyên, tác giả bộ

Sử Cương Mục Tiền Biên viết về Giao Chỉ phương Nam, “tiếp giáp với Cao Dương Thị, tỉnh Hà

Nam ngày nay” (40). Xem như vậy, biên cương Giao Chỉ lên đến phía Bắc Dương Tử giang.

Theo Kim Lý Tường: “Năm Mậu Thân đời Đường Nghiêu thứ 5 (2435-2357 trước CN) Việt

Thường Thị sang chầu dâng rùa thần”. Thời bấy giờ không thể đi đường bộ, Bắc-Nam cách xa

ngàn dặm, núi rừng hiểm trở. Sứ Việt Thường đi thuyền viễn dương lên biển Bắc (41).

Kim Lý Tường viết: Vua Nghiêu ở đất Đào nay thuộc tỉnh Sơn Đông rồi sau lại được phong

ở đất Đường, tỉnh Hà Bắc bây giờ, nên gọi là Đào Đường thị (cổ thời, các triều đại thường cho

thêm chữ thị). Như vậy thuyền viễn dương Việt Thường nước Văn Lang đã vượt Việt hải lên

biển Bắc tức Hoa Đông ngày nay, lên tới tỉnh Hà Bắc và Sơn Đông bây giờ (42). Bộ sử hiếm quý

của Kim Lý Tường hiện lưu trữ ở Thư viện Trung Ương Bắc Kinh (43). Theo Cương Mục Tiền

Biên, sách Thống Chí của Trịnh Tiều “phương Nam có Việt Thường Thị sang chầu dâng rùa

thần, có lẽ nó được đến nghìn năm, mình nó hơn ba thước (thước cổ dài 0m32) trên lưng có văn

khoa đẩu ghi việc đất trời mới mở mang, vua Nghiêu sai chép lấy gọi là Quy Lịch” (44).

Sử liệu trên đây của hai sử gia Kim Lý Tường và Trịnh Tiều về Việt Thường (Văn Lang)

cho ta biết về Vũ trụ quan, chữ Khoa đẩu và Quy lịch phương Nam, dân tộc Lạc Việt là đại đa số

chủ thể, một sử gia đã trình bày rõ qua loạt bài sưu khảo tường tận (45). Dân đảo Hải Nam và

Việt Thường xưa là dân Lạc Việt. Việt Thường kéo dài từ các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng

Bình, Quảng Trị cho đến Bình Định, Phú Yên. Đại Nam Nhất Thống Chí đã nói rõ: “Đất đây

8

nguyên xưa là Việt Thường” (46). Việt Thường là một trong mấy trung tâm văn minh, văn hóa

lớn nhất Văn Lang, Nam Việt và Giao Chỉ Bộ (xem tiếp ở phần IV). Các nhà Khảo cổ và Nhân

chủng học Pháp quốc đã dầy công khai quật, sưu khảo từ Bình, Trị, Thiên trở vào Đông Nam Bộ,

có thể xa hơn (47).

LẠC VIỆT VĂN LANG TIẾN TRƯỚC KHOA HỌC TÂY PHƯƠNG

Về Vũ trụ quan khắc trên mu rùa Việt Thường, sử gia Trịnh Tiều đề cập: chắc là hình đồ bát

quái, 64 vạch (quẻ) kinh Dịch Phục Hy, Thủy tổ Việt tộc Viêm Bang. Vũ trụ là âm-dương vận

hành giao lưu. Âm-Dương là cái-đực, chẵn-lẻ (cơ-ngẫu), nóng-lạnh, rỗng-đặc, trắng-đen, đêm-

ngày, v.v… Một nhà Dịch học hiện đại uyên bác Hán-Nôm cho rằng “ Kinh Dịch Phục Hy –

cuốn triết học chưa từng thấy xưa nay” (48) (xem phần IV).

Về chữ Khoa đẩu (tượng hình con nòng nọc) mà Trịnh Tiều và Cương Mục Tiền Biên đã

viết, đây là văn tự cổ của Lạc Việt Văn Lang, khám phá của các nhà Khảo cổ học đầu thế kỷ 20

(49). Việt tộc cổ là dân tộc đầu tiên ở Á Đông Nam TBD đã lập được chữ viết, đã có văn tự, mãi

sau này Nhà Thương người Đông Di đời vua Thành Thang mới sáng chế được chữ viết, chữ Nho

đầu tiên ở phương Bắc, sau nhà Hán Hán hóa chữ Nho gọi là Hán tự (50).

Về Lịch và Lịch pháp, Văn Lang đã sớm có Lịch, đúng hơn là từ thời Viêm Bang, Phục Hy

(tức Hy-Hòa).

Một khoa học gia Việt Nam, nhà lịch pháp quốc tế (Agrégé Toán học, tốt nghiệp ĐH Bách

Khoa Pháp quốc khóa 1936) trong công trình nghiên cứu Lịch pháp quốc tế Đông-Tây từ cổ thời

đã cho ta biết VN có lịch riêng từ thời Văn Lang dùng lịch ta cho đến cuối thế kỷ thứ 19. Khâm

Thiên Giám triều Nguyễn hàng năm soạn lịch Ta và là lịch âm dương. Cương Mục Tiền Biên của

Kim Lý Tường và Sử gia Trịnh Tiều cho ta biết rõ “Vua Nghiêu sai quan chép lại (của Việt

Thường) làm Quy Lịch”. Tác giả “Lịch và Lịch Việt Nam” (đã dẫn) cho biết rõ như vậy, nghĩa là

từ thời các vua Hùng Văn Lang, người Việt đã thông bác Thiên văn và Lịch pháp (51). Lịch Ta

và Lịch Tầu khác nhau: Từ khởi đầu Lịch Tầu học theo Lịch Việt. Thí dụ Lịch Hiệp Ký của ta

“Thiết tưởng rằng về đời ấy phép ấy, Lịch Hiệp Ký đặt ra thật là thần diệu (52). Kể từ căn bản

Thiên văn cho đến Toán học, phép lịch này đã tiến trước khoa học Tây phương hơn bốn thế kỷ”

(53).

Lần thứ hai thuyền viễn dương Việt Thường Văn Lang, vượt Biển Đông lên Biển Bắc

vào thời Thành Vương Nhà Chu (1063-1026 trước CN), theo Đại Việt Sử ký “ Nước Việt ta lần

đầu tiên sang thăm Nhà Chu, xưng là Việt Thường Thị biếu chim trĩ trắng”, không nói rõ vào đời

Hùng Vương thứ mấy (54). Đối chiếu với An Nam Thông Sử (Nhật Bản) nêu đầy đủ Vương hiệu

18 đời vua Hùng, đây là đời vua Hùng Trinh Vương. Sứ đoàn Văn Lang lên đường vào tháng

giêng năm Tân Mão (1110 trước CN) do Lạc hầu Cái Luân làm Chánh Sứ và Hoàn Ân trong

Hoàng gia làm Phó Sứ. Theo truyền thuyết, mất vài tháng Sứ đoàn mới lên đến Dương Tử

Giang, vượt Động Đình Hồ, tháng Tám cùng năm đến Thiểm Tây và Cảo Kinh (55). Vua Thành

Vương còn nhỏ, Nhiếp Chính Chu Công Đán tức Chu Công, chú ruột vua tiếp kiến Chánh, Phó

Sứ Văn Lang.

Từ Việt Thường lên đến Kinh Châu, Ôn Châu (lãnh thổ Văn Lang) thời bấy giờ phải đi

thuyền vượt Biển Đông lên Dương Tử, Động Đình Hồ.

Thời Chu Thành Vương và Chu Công, dân Hán còn là dân du mục ở trên vùng đồi đất vàng

phía Bắc sông Hoàng Hà.

Với thuyền viễn dương vượt biển, người Việt xưa chắc hẳn phải thông thạo Thiên văn, gọi là

“xem sao” tên chữ là quan tinh pháp, tính theo sao để quyết định phương hướng, tính độ cao thấp

của các vì sao để điều khiển thuyền trong đêm tối. Người Việt cổ phương Nam (Lạc Việt) đã biết

9

cắm cờ trên thuyền để xem chiều gió với trụ cờ có trục xoay để định phương hướng. Người Việt

xưa đã lập được vòng tròn (hòn) Thiên nghi để xem mây theo Tý, Sửu, Dần, Mão…ngược kim

đồng hồ. Thí dụ cung Tý: sao Nữ, Ngụy, Hư; Sửu: sao Đẩu, Ngưu… Tuất: sao Khuê, Lâu, Hợi:

sao Bích, Thất. Có thể tính được 8 thứ gió trong 4 mùa. Người Việt xưa ra biển đánh cá xa bờ,

theo kinh nghiệm của ông cha, theo biểu đồ thuộc nằm lòng để suy lượng về 5 thứ Thiên khí, lại

lập biểu đồ ngũ âm, tính theo 10 can, định hướng Nam Bắc chính vị.

Cách nay trên 4000 năm vượt Đông Hải lên Bắc Hải nếu không biêt Thiên văn, không tính

được chiều gió, không định vị được giữa đại dương mênh mông với thuật “xem sao” thì làm sao

có thể vượt được biển khơi từ Nam lên Bắc và từ Bắc xuôi Nam. Đó là tinh hoa tuyệt vời của văn

minh biển cả của dân tộc Việt.

Rõ rệt qua sử sách, hơn 4000 năm xưa, dân tộc Lạc Việt đã làm chủ được biển cả mênh

mông và cõi biển ấy những nghìn xưa gọi là Việt Hải hay Đông Hải. Nói theo ngôn ngữ thời

thượng đây là chủ quyền lịch sử: Việt Hải không là chủ quyền của dân tộc Việt Nam vậy là của

ai? Của dân tộc Hán thời còn là du mục, du canh phương Bắc sông Hoàng Hà chăng?(56).

VIỆT HẢI, tên Biển Việt, Đông Hải người Việt xưa nay thường chúc nhau “phúc như Đông

Hải”. Việt Hải là tên gọi khá phổ biến trong sử sách Hoa-Việt xưa. Đại Nam Nhất Thống Chí,

tỉnh Quảng Ngãi, phần Phụ Lục Quần đảo Hoàng Sa, “Phía Nam ngọn cát nối tiếp đến Việt Hải

là Vạn Lý Trường Sa”… “Phía ngoài Vạn Lý Trường Sa mênh mông không lấy gì làm chuẩn

đều từ Việt dương (biển Việt) trong khoảng các đảo ấy mà đến Thất Châu” (57). Trước chùa

Nhất Trụ ở cố đô Hoa Lư ngày nay hiện vẫn còn di tích cột đá lớn trên khắc kinh Lăng Nghiêm

và một bản văn ghi ngày vua Lê Đại Hành lên ngôi (980) còn rõ chữ: “Bát Nhã Việt Hải chi thu

huề hương … Đại Thánh Minh Hoàng đế Lê Tổ tự Thừa Thiên mệnh đại định sơn hà thập lục

niên lai”, nghĩa là: “Thuyền Bát Nhã đã vượt biển Việt đem về bản hương kinh từ khi đức vua Lê

Tổ nhà ta vâng Mệnh Trời đại định Non Sông đến nay là 16 năm”. Bia đá khắc Việt Hải (58).

X

X X

Qua các sự kiện lịch sử, qua cổ thư và cổ sử, qua Khảo Cổ học đã minh chứng rõ rệt: Một là

Trung Châu Trung Quốc, xưa và nay là đất cũ của dân tộc Việt. Hai, Việt Hải, Việt Dương,

Đông Hải tức biển Đông, lãnh hải Việt Nam là của VN, thuộc chủ quyền của dân tộc VN từ

những nghìn xưa. Hiển nhiên giới lãnh đạo Trung Quốc Đại Hán bá quyền, xâm lược không thể

nào che dấu được sự thực Lịch sử và Khảo Cổ học để ngang ngược bịa đặt trong hoang tưởng

“Việt Nam là đất cũ của Trung Quốc! Biển Đông thuộc chủ quyền của Trung Quốc!”. Sự dối trá

ngang ngược ấy, Khảo Cổ học và Lịch sử đã phanh phui, tập Cáo Trạng này là bằng cớ.

CỖI NGUỒN DI SẢN VĂN HÓA VĂN MINH VIỆT

TRÊN NƯỚC TẦU, XƯA VÀ NAY

Kể từ ngày nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) ra đời, 1-10-1949, Trung

Quốc mặc nhiên là một quốc hiệu nhất quán với Đại Hán, một cách khác, “Thiên tử Thiên quốc”

“con Trời” thời đại, bốn phương chỉ là “ Man, Di, Mọi, Rợ”, gọi tắt là Tứ Di trong đó Việt Nam

họ gọi là “Nam Man!” Mao Trạch Đông làm sống lại “Đại Hán”, tiêu biểu hóa qua quốc kỳ Ngũ

Tinh, 5 sao. Sao lớn ở giữa là Hán tộc, 4 sao bao quanh là “phiên thần” (phiên là phên dậu):

Mãn, Mông, Hồi, Tạng; 56 dân tộc thiểu số bị đồng hóa vào một ngôi sao Đại Hán. Thời kỳ này

CM Dân uốc 1911,“tộc Hán mới chính thức trở thành tên gọi dân tộc Hán, xuất hiện trong sử

sách, tộc Hán ngày nay chính là sự phát triển trên cơ sở đó”:Ngũ Tộc Cộng Hòa” (59). Cờ Ngũ

tộc Cộng Hòa thực ra là cờ Đại Hán!

10

Đọc đại bộ Trung Quốc Văn Hóa Sử - Tam bách đề, trên 2000 trang khổ lớn, một trong mấy

bộ sử văn hóa vĩ đại, phong phú về tài liệu thuộc các bộ môn Văn hoá học, Khảo cổ học, Nhân

chủng học, Dân tộc học, đặc biệt là Lịch Sử. Trong số 308 bài nghiên cứu, khảo luận thì trên 290

bài, vẫn theo một chủ hướng chỉ đạo: Trung Quốc bao trùm, Trung Quốc là Hán tộc mà Hán tộc

là Trung Quốc. Bộ môn nào Trung Quốc-Hán tộc cũng dẫn đầu thế giới, bộ môn nào cũng phát

xuất từ TQ, từ người Trung Quốc, tiền tiến trên thế giới. Đa số tác giả lẫn lộn văn khảo cứu, văn

sử với văn tuyên truyền vận động và quảng cáo “Trung Quốc Đại Hán” (60). Mục đích nói lớn

với dân Tầu và thế giới “Trung Quốc là chiếc nôi của loài người, người Trung Quốc là Con Trời,

Trung Quốc nằm trong phạm trù loài người xuất hiện đầu tiên” (61).

Quan điểm và niềm hãnh diện này của người TQ thời nay đã hoàn toàn sụp đổ. Theo các

nhà Nhân chủng học hiện đại, dẫn đầu là Bác học J.Y.Chu người Mỹ gốc Hoa và Khoa Học gia

Li Xin cũng Mỹ gốc Hoa, Giáo sư ĐH Stanford, Bắc Cali, cả hai nhà Nhân chủng học danh tiếng

đã cho ta biết, con người đầu tiên sinh ra ở Phi Châu (62). Con người ở Phi châu di lên phương

Bắc, Nam Á và Đông Nam Á (63). Theo GS Li Xin, trong 3 đợt di dân, con người Phi Châu đã

đến Đông Nam Á rồi mới lên Trung Hoa và Đông Á, VN lại là trung tâm giao lưu mà Hòa Bình

VN lại là chiếc nôi loài người ở Á Đông và Đại Dương Châu, Úc Đại Lợi và Mã Lai. Từ chiếc

nôi của loài người này Văn minh Văn hóa Hòa Bình, cách nay khoảng 10,000 năm đã tỏa rộng

lên Hoa Nam, Thái Lan, Lào và Diến Điện (64). Có không biết bao nhiêu di sản văn minh, văn

hóa Việt Nam trên đất nước Trung Hoa, xưa và nay, đều bị dán nhãn hiệu Trung Quốc! Thí dụ

chế tạo đồ dùng bằng thủy tinh. Sách Nam Việt Bút ký cho biết “Thủy tinh do thuyền buôn ngoài

biển chở đến (TQ). Xưa Vũ đế sai người mua lưu ly (thủy tinh) ngoài biển chính là loại thủy tinh

này” (Lý Điều Nguyên). “Khai quật mộ Nam Việt Vương ở Quảng Châu tìm được một mảnh

thủy tinh”. Có thể, nghề nấu thủy tinh thời Nam Việt hay xa hơn dân Việt học được từ Trung

Đông. Các ông Đại Hán thời Mao lại tự nhận nghề gốm phát minh đầu tiên ở Trung Quốc!(65).

Đành rằng sau này gốm sứ Tầu vào hàng số một thế giới, nhưng nguồn gốc lại là gốm Việt, sở

trường về gốm đã sớm nung được gốm mầu mà người Tầu học được.

Nhà Nhân chủng học Mỹ kiêm Khảo cổ học đã khai quật được gốm cổ ở Sa Huỳnh (Quảng

Ngãi). Gốm Việt lan rộng khắp Đông Nam Á lên tới Đài Loan (66). Hơn 1000 năm Bắc thuộc,

nghề gốm Việt bị gốm Bắc cạnh tranh, chặn bước tiến, thua gốm sứ Tầu, nhưng vẫn là nguồn

gốc gốm Việt.

Trồng dâu nuôi tằm lấy kén, kéo chỉ dệt tơ là sở trường của dân Lạc Việt. Khảo Cổ học đã

phát hiện có niên đại C-14 khoảng 4000 năm trước đây . Hoa-Hán đã học được của người Việt

nghề dệt lụa và nghề thêu. Nay thì các ông Đại Hán tự nhận do người Trung Quốc (67). Trồng

bông, dệt vải là nghề của người Việt Văn Lang, Khảo Cổ học đã khai quật được một số di chỉ

trồng bông dệt vải (68).

MẤY HỌC THUYẾT VĂN HÓA

Văn hóa học hiện đại có nhiều học thuyết phong phú và sắc bén trên nền tảng khoa học, tài

liệu học và phương pháp sử học. Thứ nhất phải kể đến học thuyết Văn hóa Tiến hóa do Edward

Bernett Taylor (1832-1917) và Lewis H. Morgan (1818-1881) người Anh. Học thuyết Công

năng Văn hóa do Bronislan Kaspar Malinowsky (1884-1942), người Anh gốc Balan chủ trương.

Một học thuyết khác do nhà tâm sinh lý học Sigmund Freud (1856-1932) người Áo quốc sáng

lập, đặt lý luận trên thuyết vô thức và tiềm thức theo tiến trình Tiềm thức, Ý thức, Tiền ý thức và

tiềm thức. Học phái Văn hóa Lịch sử do Franz Boas đề xướng. Một học phái khác cũng rất quan

trọng vào thập niên 1950-1960. Đó là thuyết Nhân học Cơ cấu của Claude Lévi-Strauss Pháp

quốc với tác phẩm Anthropologie structurale (Paris, Plon, 1958), ông dành 7 năm nghiên cứu

11

(1968-1971), Cơ cấu và huyền thoại (Mythology), ông hoàn tất bộ Triết học Cơ cấu – huyền

thoại, Lévi-Strauss cho rằng Huyền thoại, kể cả thần thoại không phải là hoang đường, phi lý

(69); “Luận lý của tư tưởng, huyền thoại cũng chặt chẽ như luận lý cùa tư tưởng thực nghiệm,

nếu xét kỹ, không khác nhau mấy”. “Toàn thể mô thức đều tương quan biến đổi liên hệ với nhau.

Một yếu tố trong cơ cấu thay đổi thì những yếu tố khác cũng thay đổi theo”. “Ý niệm quốc gia

gắn liền với huyền thoại” – Huyền thoại (Myth) thường được định nghĩa như là truyện hoang

đường, truyện tưởng tượng siêu nhân do con người đặt ra “tale with supernatural characters or

events imaginary person or object” (Tự điển Webster). Lévi-Strauss quan niệm thì trái ngược lại

(70). Ông không nhận danh hiệu là Triết gia về Nhân học Cơ cấu và huyền thoại học là triết học,

ông coi đó là một khoa học - khoa học về con người. Huyền thoại có cơ cấu của huyền thoại là

thực tại con người trong buổi sơ thái, quan niệm sơ thái. Huyền thoại không có gì là phi lý,

hoang đường. Lévi-Strauss viết: “Con người sống trong thời đại mình như một huyền thoại và

chỉ sau này khi thời đại qua đi người ta mới nhận ra đó là huyền thoại” (71). Quan niệm của

Lévi-Strauss về huyền thoại và thần thoại khác hẳn với các tác giả xưa cho rằng chỉ có con người

sơ khai, thái cổ mới sống trong huyền thoại vì chưa suy luận bằng lý trí, và cho rằng “thần thoại

có tính cách thần linh, tôn giáo”. Lévi-Strauss dùng dân tộc học để nghiên cứu về con người và

con người trong thời đại của nó, xã hội của nó. Huyền thoại không phải là hoang đường mà là

một thực tại của thời đại con người sống ở thời đại đó” (72).

THÁNH GIÓNG VÀ THẦN THOẠI

Trên cơ sở lý luận Nhân học Cơ cấu, truyện “Thánh Gióng đại phá giặc Ân” gọi là thần

thoại, huyền thoại và huyền sử, chỉ là cách gọi mà căn bản vẫn là thực tại trong thời Cổ Sử và

con người. Đấy vẫn là sự thực – theo biện chứng Nhân học cơ cấu của Lévi-Strauss, vẫn là con

người làm nên biến cố lịch sử vào thời đại ấy, chẳng có gì là hoang đường, phi lý. Cậu Gióng

(Dóng) là người, có thực và hiện hữu, cậu có sinh mẫu, có uê hương bản quán (73). Cậu Gióng

đánh thắng giặc Ân là một thực tại lịch sử sống động trong xã hội, dân gian VN vào thời vua

Hùng Huy Vương (-2142-2201 trước CN), Nhà Thương đến đời Bàn Canh (-1401-1374 trước

CN) dời đô lên đất Ân (đất Bắc, phía Nam sông Hoàng Hà), từ đó gọi là Nhả Ân (Ân-Thương,

người Đông Di). Tướng Thạch Lĩnh, Nhà Ân đem quân vượt Động Đình Hồ, đánh Văn Lang,

đời vua Thái Giáp Nhà Thương vào năm Mậu thân (-1753) (xem phần V). Cậu Gióng cùng binh

đoàn Văn Lang đánh tan giặc Ân vào thời Nhà Ân (Thương) hùng cường nhất Hoa Hạ (còn gọi

là Trung Hoa) một nước cộng chủ với nhiều nước chư hầu. Bấy giờ Nhà Ân đã sáng tạo được

chữ viết, chữ Nho, đúc được đồng sắt thép (74). Anh hùng Gióng đại thắng giặc, lên núi Sóc Sơn

rồi hóa, vua Hùng Huy Vương phong cho Gióng danh vị Phù Đổng Thiên Vương. Vua phong

cho mẹ cậu là Bảo Công chúa. Tên thật Gióng là Nguyễn Cương (hiện nay họ Nguyễn Cương

vẫn còn ở Thanh Oai, ngoại thành Hà Nội (75). Truyện Thánh Gióng đại phá giặc Ân là sự thực

lịch sử xẩy ra vào thời Hùng Huy Vương và vua Thái Giáp Nhà Ân, một chiến thắng phi thường

đánh bại ngoại xâm phương Bắc đang làm bá chủ Trung Hoa. Vua Hùng và toàn dân khâm phục

ngưỡng mộ cậu Gióng coi là tướng Trời, thần thánh. Truyện Thánh Gióng, ngoài sự tưởng tượng

của con người (Văn Lang) trở thành thần thoại, siêu phàm (supernatural, chữ của Lévi-Strauss)

từ bấy giờ và đời sau coi là thần thoại, không thể cho là hoang đường theo Nhân học Cơ cấu.

Tìm vào Lịch sử để sáng tỏ sự thực bị quá khứ phủ mờ hay bị bóp méo hoặc xuyên tạc cho ý

đồ đen tối nào đó như Đại Hán từ Mao Trạch Đông đến Tập Cận Bình mạo nhận Biển Đông là

chủ quyền lịch sử của TQ. Và rằng TQ từng giáo hóa VN! “Lịch sử cho biết Thái thú Hán Tiết

Tổng dâng sớ về Bắc Triều tâu theo Ngô Chí về dân Giao Châu "rất dễ làm loạn, rất khó cai trị”

12

(76). Lại tâu rằng: “Trưởng lại (quan chức) tuy đặt, có cũng như không”. Và rằng: “dân xứ ấy

không chịu giáo hóa (tức Hán hóa), không chịu thay đổi. Đàn bà con gái vẩn cứ theo tục Man Di,

khoét lỗ tai đeo vòng”. Ít lâu sau phụ nữ Hán lại bắt chước phụ nữ Việt (miệt thị là Man Di) "xâu

tai đeo vòng vốn bắt nguồn từ Man Di. Người Trung Quốc bắt chước mà thôi" (77). Trung Quốc

Văn Hóa Sử công nhận như vậy.

VÕ THUẬT THIẾU LÂM LÀ VÕ THUẬT VIỆT

Tìm trong Lịch sử, y cứ từ Lịch sử để sáng tỏ cội nguồn Văn minh, Văn hóa Vùng và văn

hóa một nước trong tương quan, ta sẽ tìm được các di sản cội nguồn Văn hóa và Văn minh cổ

Việt và Tầu. Đã lâu nay, người ta vẫn cho rằng VÕ THIẾU LÂM lừng danh ở Trung Hoa và trên

khắp thế giới là Võ thuật truyền thống Trung Hoa (78). Ngày nay (từ 2008) các Học Viện Khổng

Tử CHNDTH thành lập trên khắp các châu lục (403 Học viện – 2015) dạy cả môn võ Thiếu

Lâm. Tuyệt vời! Oanh liệt! Một bộ môn lớn của Văn hóa Trung Hoa và Thế giới. Tìm về cội

nguồn VÕ THIẾU LÂM Tầu lại phát xuất từ Võ Tay Không Việt Nam. Rõ rệt là như thế! Trung

Quốc Văn Hóa Sử cho biết: “Trung Quốc ngay từ đầu đã có hai loại võ tay không và võ có vũ

khí. Thời đó kiếm thuật đã được coi trọng, trong xã hội có nhiều cao thủ về kiếm thuật như Việt

Nữ được Việt Vương Câu Tiễn mời làm giáo quan trong quân đội, đã viết một tác phẩm lý luận

tinh tế về kiếm thuật” (79). Kiếm pháp là sở trường của Lạc Việt Văn Lang và Ngô Việt phương

Bắc. Tác giả Bách Việt Tiên Hiền Chí sưu khảo, chép rõ: “Âu Dũ Tử người Việt cùng Can

Tương người Ngô học chung một thầy. Cả hai rèn kiếm rất tài”. “Vua Doãn Thường (cha của

Việt Vương Câu Tiễn) khiến rèn 4 thanh bảo kiếm bằng tinh anh của ngũ kim, hấp thụ tinh khí

thái dương. Tuốt kiếm có thần, đeo kiếm có uy, chém đứt trở vật, đâm chết đối phương”. Kiếm

pháp và võ thuật (võ tay không) còn truyền lại đến đời Tây Sơn và hiện nay. Đấy là tinh anh

truyền thống võ thuật dân tộc mà dân Bình Định – Tây Sơn còn bảo lưu được, từ đánh võ tay

không, hai chân (đá, nhẩy) và đánh kiếm (80). Võ Tây Sơn – Bình Định sở trường về kiếm pháp

truyền thống, đặc biệt là nữ kiếm Tây Sơn. Cần nói rõ, nữ kiếm của dân tộc Việt, bảo lưu từ

những nghìn xưa ở miền địa đầu Tổ quốc, Đại Nam Nhất Thống Chí, Q.IX, tỉnh Bình Định viết:

“ Xưa là đất Việt Thường Thị” (81).

Võ tay không Lạc Việt truyền lên các nước Ngô Việt, Thục Việt, Sở Việt và nước Việt Câu

Tiễn. Các thế võ do quan sát và dựa theo thế đánh tự vệ, tấn công và đánh nhau của 11 con vật

trong thập nhị Chi (dịch Việt) “Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi …”. Thí dụ Hổ quyền

(82). VÕ THIẾU LÂM, cội nguồn là võ thuật Việt Nam ( xem T.IV). Sư Tổ Bồ Đề Đạt Ma,

từng ở Luy Lâu (Đô hộ phủ đời Hán), Sư Tổ là Tổ Thiền Nam Ấn thứ 28 đến Luy Lâu, truyền võ

Ấn Độ và Nam Dương cho các đệ tử Việt. Sư Tổ và đệ tử Việt lên phương Bắc (Chiết Giang)

truyền Phật Pháp đồng thời cũng mở lò dậy võ tay không. Một vài Thiền Sư Nhật Bản hiện đại

nghi ngờ Bồ đề Đạt Ma chỉ là thần thoại mà người Tầu dựng lên. Từ điển Phật học viết rõ về

thân thế và cuộc đời vị Tổ thứ 28 Dòng Thiền Ấn Độ và là Sơ Tổ của Thiền Tông Trung Hoa.

Thầy Tuệ Khả, Đệ Nhị Tổ Thiền Trung Hoa (83). Theo Việt Nam Phật giáo Sử luận, Bồ Đề Đạt

Ma tức Bodhidharma, dịch là Đạo Pháp (470-543) có thể từng đến VN (Giao Châu) cùng với

một nhà Sư Ấn tên la Pháp Thiên tức Dharmadeva. Hiến Văn đế, đời Bắc Ngụy (496) xây chùa

Thiếu Lâm dưới chân núi Thiếu Thất, t. Hà Nam, thỉnh Bồ Đề Đạt Ma đến chùa này tuBích

Quán, sáng lập ra Thiền Tông Trung Hoa (84). Đệ tử Việt của Tổ Bồ Đề Đạt Ma lập ra võ phái

Tân Môn trong một ngôi chùa cũng đặt tên là Thiếu Lâm tự ở Tuyền Châu, t. Phúc Kiến, vốn là

lãnh thổ cũ của nước Việt (Câu Tiễn). Võ phái này cũng gọi là võ Thiếu Lâm “nam công phu”,

chân truyền võ Việt phương Nam, từ côn, quyền đến Việt kiếm. Võ nhạc thì thất truyền. Lạc Việt

vẫn bảo trọng được võ nhạc, duy trì cho đến nay, tiêu biểu là Nhạc võ Tây Sơn với giàn trống

13

đồng 12 trống cùng với não, bạt, xênh, phèng la. VN còn duy trì được trống trận, điệu thức quân

hành “chinh, tùng chinh” của Huyền Nữ Phạm Thị Trân từ đời vua Đinh Tiên Hoàng, còn giử

được sách cổ “Đả cổ lục”.

VĂN HÓA LONG SƠN – NGƯỠNG THIỀU TRUNG HOA

LÀ DI SẢN VĂN MINH VĂN HÓA HÒA BÌNH VIỆT NAM

Ngô Việt từng một thời hùng cường bên bờ biển Bắc – Hoa Đông, từ Bột Hải đến Phúc

Kiến. Thời Xuân Thu Chiến Quốc (-722-221 trước CN) Hán tộc mới di cư vào Trung Châu,

“Ngô Việt đã có công trường chế tạo thuyền chiến”. Theo sách Việt Tuyệt Thư, qui mô thủy quân

của nước Việt là 300 chiếc qua thuyền, tức thuyền trang bị vũ khí qua và mâu (85). Hán tộc gốc

du mục bấy giờ còn là dân thiểu số di cư sống đan xen với dân Việt “trong vùng nước Ngô”, theo

người Việt ăn Tết Nguyên đán; Dân Hán theo người Sở và Ngô Việt ăn Tết Đoan ngọ (5-5),

tưởng niệm thi hào Khuất Nguyên (86). Ngô Việt làm chủ biển Hoa Đông, làm sao các ông Đại

Hán bá quyền thời Mao đến Tập Cận Bình lại ngoa ngôn, bịa đặt “Biển Đông là chủ quyền lịch

sử của Trung Quốc?”. Biển Bắc – Hoa Đông dân Hán còn chưa có thuyền bén chân đến huống

chi Biển Đông tức Việt Hải – Việt Dương. Ít nhất một số chứng tích văn từ còn đây, ở ngay Thư

viện Trung Ương Bắc Kinh, trong Tứ Khố Toàn Thư: truyện Lịch sử Ngô Việt Xuân Thu và Việt

Tuyệt Thư .

Rõ rệt hơn cả là các di sản văn minh Việt phương Nam, chủ yếu là Lạc Việt vẫn còn lừng

lững, chất ngất trên đất nước Tầu, xưa và nay.

Nhà nước CHNDTH từ thời CT Mao Trạch Đông đến nay, rất hãnh diện, tự hào về hai nền

văn hóa họ cho là vĩ đại của Trung Quốc và của nhân loại: Ngưỡng Thiều và Long Sơn. Gọi là

Ngưỡng Thiều, đây là di chỉ phát triển sớm nhất ở thôn Ngưỡng Thiều, Mãn Trì, tỉnh Hà Nam

(đất cũ của nước Sở). Tại di chỉ văn hóa Ngưỡng Thiều đã được phát hiện khai quật trên 1000

địa điểm . Văn hóa Long Sơn (đồ đá mới) tên gọi thị trấn Long Sơn (h. Tế Nam, t. Sơn Đông)

bao trùm nhiều vùng văn hóa, rộng lớn như Long Sơn – Thiểm Tây (tỉnh) v.v… Văn hóa Nhà

Chu (-1122-255 trước CN) thoát thai từ nền văn hóa Long Sơn – Thiểm Tây . Ít nhất, một nhà

Khảo Cổ TQ hiện đại còn “nhất điểm lương tâm” xác định “Văn hóa Hạ (Long Sơn) còn phát

hiện thấy nền cung điện sớm nhất Trung Quốc”. “Nền Văn hóa Hạ chính là đại diện của nền văn

minh sớm nhất ở Trung Quốc” (87). Mà Hạ là ai? Vua Vũ được vua Thuấn truyền ngôi lập ra

Nhà Hạ, sách Thượng Thư tức Kinh Thư của Nho giáo do Khổng Tử san định đã nói rõ về vua

Vũ Nhà Hạ. Sử gia Tư Mã Thiên đã xác định vua Đại Vũ Nhà Hạ là giống nòi Việt tộc. Tư Mã

Thiên, một sử gia vĩ đại, đầu tiên của Á Đông, nếu không muốn nói là sử gia đầu tiên của thế

giới, đã viết rõ, con cháu của vua Vũ Việt tộc là “Việt Vương Câu Tiễn được phong ở đất Cối Kê

(Chiết Giang) để lo việc phụng thờ vua Vũ" (88). Tóm lại, văn hóa Long Sơn và Ngưỡng Thiều

là nền văn hóa Việt tộc mà Trung Hoa được thừa hưởng. Nhà Nhân chủng học Mỹ kiêm Khảo

Cổ học, ĐH Hawai Hoa Kỳ, Tiến sĩ Wilheim G. Solheim II, tiếp nối công trình của nữ Tiến sĩ

Madeleine Colani, đã khai quật và khám phá ra “chiếc nôi của loài người” và Văn minh văn hóa

Hòa Bình cách nay từ 15,000 đến 10,000 năm, người Hòa Bình (VN) đã bước vào giai đoạn

nông nghiệp. Theo Solheim, Hòa Bình là trung tâm văn minh nhân loại, từ đây lan truyền đến Ấn

Độ, Lưỡng Hà (Iraq), Ai Cập. Chiếc nôi Hòa Bình văn minh Á Châu, lan lên Trung Hoa. Không

còn nghi ngờ gì nữa, nói theo nhà Khảo Cổ quốc tế O. Janse (Bảo Tàng Viện Louvre, Paris và

ĐH Harvard, Hoa Kỳ) Solheim nối tiếp cũng phát biểu như thế, nêu đích danh Văn hóa Long

Sơn và Ngưỡng Thiều Trung Hoa là di sản văn hóa văn minh Hòa Bình VN. Nhà Nhân chủng

học kiêm Khảo Cổ Pháp M. Colani dành gần cả cuộc đời ở Hòa Bình, Thanh Hóa, Quảng Ngãi

14

(Sa Huỳnh) đã khai quật và khui ra chiếc nôi của loài người ở Đông Phương: gốc Hòa Bình VN

(89).

Các ông Đại Hán bá quyền sửa lại cả Lịch sử, Địa lý, đi ngược lại cả Khảo Cổ học và Nhân

chủng học. Ôi! Trí tuệ và lương tri Trung Quốc các ông để đâu khi mê muội bịa đặt Biển Đông

là chủ quyền lịch sử của Trung Quốc! Lại bịa đặt VN là đất cũ của Trung Quốc! Các ông Đại

Hán từ thời Mao cho đến nay với Tập Cận Bình thật là quá quắt, bỏ quên cả quốc thể và lương tri

Trung Quốc!

15

II

TỪ GIAO CHỈ ĐẾN BIỂN ĐÔNG:

CHỦ QUYỀN LỊCH SỬ THIÊNG

LIÊNG CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

DƯỚI THỜI BẮC THUỘC

VỀ NỀN VĂN MINH TIỀN TIẾN Á ĐÔNG

Năm 111 trước CN, Hán Vũ đế cướp được nước Nam Việt (-207-111 trước CN), hậu

thân của Viêm Bang và Văn Lang. Giao Chỉ là lãnh thổ cũ. Hoa Nam ngày nay, thuộc Viêm

Bang – Văn Lang và toàn cõi Nam Việt đến xứ Việt Thường, cực Nam. Sự nghiệp xâm lược của

Hán đế thật vĩ đại, vượt xa cả bạo chúa Tần Thủy Hoàng, cướp được một quốc gia văn minh như

Văn Lang, tiền tiến ở Á Đông. Đảo Hải Nam bấy giờ còn thuộc nước Nam Việt, dân Lạc Việt là

đa số chủ thể trên đảo rồi đến Tây Âu.

Chiếm được Nam Việt, nhà Hán được thừa hưởng một kho tàng vĩ đại ở phương Nam, bao

gồm Biển Đông mà hải cảng đầu tiên của Hoa Lục là Quảng Châu kề bên Phiên Ngung, kinh đô

của nước Nam Việt, địa đầu Biển Đông. Đây là trung tâm giao lưu đầu tiên giữa Đông Nam Á và

Hoa Lục, xa hơn từ thời Nhà Hạ Việt tộc và 2 nước Ngô Việt.

Nhà Hán nói riêng, dân tộc Hán nói chung, đã làm gì có Kinh Dịch, nền tảng cơ bản của văn

minh Á Đông. Vua Phục Hy, thủy tổ Viêm Bang đã lập ra Kinh Dịch. Với Kinh Dịch,dân tộc

Lạc Việt phương Nam lập ra thập can và thập nhị chi cùng nguyên lý Ngũ hành (kim, mộc, thủy,

hỏa, thổ).

Nhiều nhà văn hóa sử và văn hóa học Trung Hoa xác nhận “Văn hóa dân tộc Hán khởi

nguồn từ hai khu vực trở lên là Trường Giang và Hoàng Hà” (1). Dân tộc Hán nguyên là dân du

mục, du canh ở trên vùng đồi đất vàng phía Bắc sông Hoàng Hà, di cư xuống Trung Châu vào

thời Xuân Thu chiến quốc, nghĩa là sau Nhà Hạ Việt tộc hơn bốn thế kỷ (-2205-722 trước CN

đầu đời Xuân Thu). Vế địa lý, dân tộc Hán cách xa Việt tộc Nhà Hạ, suốt dọc châu thổ sông

Hoàng Hà, lãnh thổ của dân tộc Tam Miêu (dân thiểu số H’Mong tức đồng bào Mèo ở Thượng

Du Bắc Bộ và Thượng Lào ngày nay). Dân Miêu trung gian giữa Hán và Việt. Dân Miêu đã văn

minh, trồng lúa, chia ruộng đất thành từng mảnh vuông, be bờ, dẫn thủy nhập điền, học theo dân

Việt ở châu thổ Trường Giang. Vào thời dân tộc Hán trên vùng đồi vàng còn ăn bốc và du canh

trồng kê và lúa mạch, làm bánh cầm tay ăn, vua Đại Vũ chinh phục Tam Miêu, theo Kinh Thư,

không tiêu diệt Tam Miêu mà chung sống trong hòa hợp. Được vua Thuấn nhường ngôi, Kinh

Thư viết rõ: vua Vũ kế thừa, lập Nhà Hạ, Tam Miêu dung hợp với Việt. Dân Việt Nhà Hạ đã

tiến ra đến bờ biển Bắc (tức biển Hoa Đông) cách nay hơn 4000 năm. Theo sách Trúc Thư kỷ

niệm “Vương hậu nhà Hạ đi săn bắt ở Biển Đông bắt được cá lớn” (2).

16

Ở bên bờ biển Bắc, nước Ngô Việt hùng cường nhờ Thủy quân và công nghệ đóng thuyền.

Trung Quốc Văn hóa Sử viết: “Vào thời Xuân Thu – Chiến quốc, cách nay gần 3000 năm, các

nước miền Nam Trung Quốc như Ngô Việt đã có công trường chế tạo thuyền chiến hay còn gọi

là thuyền Cung (bắn cung) Chu thất hoặc Thạch đường. Trong các nước đặc biệt là nước Ngô,

nghề chế tạo thuyền rất nổi tiếng (…) “thuyền Tam dực, chỉ huy, to, rộng, dài 7, 3 trượng, rộng

1,3, có thể chở 93 sỹ tốt, dài và hẹp, nhiều người chèo, thuyền lướt nhanh như bay”. “Nước Việt

cũng khá nổi tiếng và giỏi làm thuyền”. Thuyền chiến của nước Việt chủ yếu là qua thuyền. Trên

thuyền trang bị vũ khí, qua mâu (…) qui mô của thủy quân nước Việt là 300 thuyền, theo Việt

Tuyệt thư (3) dân Việt đã sớm làm chủ biển Bắc, trước Nhà Hán nhiều trăm năm, thuở Hán tộc

còn dùng bè trên Hoàng Hà vào thời Xuân Thu (-722-479 trước CN). Ba nước Việt, Sở, Ngô đã

hùng cường, Việt, Ngô đã làm chủ duyên hải Biển Bắc tức Hoa Đông và hạ lưu sông Dương Tử

(Trường Giang). Năm 485 trước CN, nước Ngô tấn công nước Tề theo đường biển. Thời hai

nước Ngô – Việt đồng tộc tranh bá “thủy quân nước Việt theo đường biển (Hoa Đông) đánh vào

Hoài Thủy tập kích nước Ngô” (4).

Hán tộc vẫn còn dong duổi trên mình ngựa trong đời sống hoang dã, nước Việt bên bờ biển

Hoa Đông và Trung Châu Trường Giang đã phát triển nghề nuôi cá và đánh cá. Theo sách Ngô

Việt Xuân Thu (Nghệ Văn loại tư (5). Đi thuyền, đóng thuyền, đời sống sông biển là sở trường

của dân Lạc Việt thời Hùng Vương ngư dân đã đánh bắt cá xa bờ trên Biển Đông.

Vào thời Hán Vũ đế chinh phục Nam Việt và Bách Việt, Hán Nho đã phát triển lan rộng.

Nhà Hán Hán hóa Nho, lấy Hán học, Hán tự để gọi là nhất thống thiên hạ và giáo hóa Tứ Di. Vũ

đế thấm nhuần Hán Nho, nhân danh Thiên tử bình thiên hạ, thực ra là đi ăn cướp thiên hạ. Mà

Nho chân chính, chân truyền phát xuất từ Nghiêu Thuấn, xa hơn là Phục Hy với Kinh Dịch. Vua

Đại Vũ Nhà Hạ Việt tộc tiếp nối. Mặc Tử là một đại Nho, được gọi là Mặc học . Danh Nho Hàn

Phi Tử ca tụng: “ Đời nay Đạo học rõ rệt là phái Nhà Nho, họ Mặc, Mặc Tử học “ kiêm “Đạo

Nhà Hạ, nên sách ông ấy thường khen cái công nghiệp của ông Hạ Vũ (7),

GIAO CHỈ BỘ VÀ VĂN MINH VIỆT

Thời Hán Vũ đế xâm lăng Nam Việt và Bách Việt lấy lại tên cũ là Giao Chỉ Bộ thì người

Giao Chỉ trong đó dân Lạc Việt là đa số chủ thể sống hòa hợp Âu Việt, Việt Đông, Mân Việt.

Giao Chỉ bộ cũng là hậu thân của Viêm Bang, Văn Lang, Âu Lạc, vẫn còn nguyên vẹn lãnh thổ

cũ, bao gồm Lĩnh Nam – Quảng Đông Quảng Tây.

Hán Vũ đế thấm nhuần Hán Nho, đúng hơn là Nho Đổng Trọng Thư, một Khổng Tử của

Nhà Hán, được phong Bác sĩ, danh vọng nhất triều Hán Vũ đế. Họ Đổng lập thuyết Thiên Mệnh.

Hán đế là Thiên tử có thiên mệnh BÌNH THIÊN HẠ, giáo hóa Tứ Di trong đó Việt tộc phương

Nam gọi là Nam Man, trở thành đạo lý của kẻ xâm lược, cướp nước. Hán Vũ đế bắt trinh nữ, giai

nhân đem về làm nô lệ tình dục lên đến 18,000 phi tần tập trung trong 3 Dịch đình – Hậu cung.

Phụ nữ Việt bỏ trốn lên rừng núi.

Đại sư Đổng Trọng Thư được Vũ đế rất sủng ái, coi là quốc sư, nếu nói theo ngôn ngữ tâm

lý bệnh học ngày nay thì họ Đổng cũng là người mắc bệnh tâm thần nặng, (Theo Trung Quốc

Nhân Danh Đại tự điển Thương vụ Ấn thư quán, Đài Loan, 1960).

Hán Vũ đế thực hiện “đạo Bình thiên hạ”, chinh chiến nhiều năm, cướp nước Việt, lập Giao

Chỉ Bộ. Nhà Hán được thừa hưởng một nền văn minh văn hóa rực rỡ, tiền tiến.

Thái thú Tiết Tổng dâng sớ về Bắc Triều miệt thị phụ nữ Việt “chưa thay đổi, vẫn còn giữ

thói tục Man Di thắt lưng, buộc bụng đeo giây đôi bằng bạc dài đến gối chân, tức giây xà tích

(duy trì cho đến năm 1945). Tiết Tổng không biết rằng đó là sợi giây để phụ nữ tự vệ, đầu giây

xỏ một đồng tiền đồng mài sắc cạnh, khi bị kẻ xấu toan làm bậy thì rút sợi giây làm vũ khí như

17

Bà Triệu sáp chiến tung sợi giây xà tích vào mặt địch gọi là đánh kim tiền tiêu. Phụ nữ có chồng

xuyên chiếc chìa khóa ở đầu giây xà tích, tiêu biểu cho quyền nội trợ, còn gọi là nội tướng “tay

hòm chìa khóa” (Viết theo nhà dân tộc học, học giả Toan Ánh).

Trước khi Nhà Hán cướp nước Việt, Văn Lang đã là một dân tộc có pháp độ, có hiến chế, có

kỷ cương “Vua Hùng trị dân theo lối kết nút, trên dưới ràng buộc lẫn nhau”.

Để gọi là “làm sáng đức” (minh đức) giáo hóa Tứ Di của Thiên tử Nhà Hán, các Thứ Sử,

Thái Thú Hán miệt thị Nam Man, dâng sớ về Triều, tâu rằng “Man Di uống bằng mũi, đóng khố,

cởi trần”. Miệng lưỡi của kẻ xăm lược xưa, nay là như thế. Hơn 2000 năm sau, từ thập niên

1950-1960-1970, các ông sử gia Đại Hán bá quyền vẫn nhắc lại sự miệt thị ấy. Họ đã không biết

hoặc biết mà nhắm mắt viết càn bậy để “lấy xưa phục vụ nay”, miệt thị dân tộc Việt đang trong

cao trào chống Đại Hán bá quyền bành trướng. Đời Văn Lang, dân Lạc Việt đã trồng bông, nuôi

tằm, xe sợi và dệt vải, Khảo Cổ học cho biết như vậy (9). Khảo Cổ học đã tìm được dọi xe chỉ có

niên đại C-14, cách nay trên 3000 năm (10).

Phiên Ngung, kinh đô Nam Việt thất thủ, nước mất, vua Kiến Đức, Tể tướng Lữ Gia và

đoàn tùy tùng vượt biển chạy về Phong Châu, bị giặc đuổi theo giết chết. Tướng Lộ Bác Đức vào

Hợp Phố (ở Quảng Đông), 2 quan Sứ trong nước Nam (Việt) đem trâu một trăm con, rượu 1000

chung và thân mang sổ Hộ hai quận Cửu Chân (Thanh Hóa) và Giao Chỉ nộp hàng. Bác Đức

phong cho 2 quan Sứ ấy làm Thái Thú quận Giao Chỉ và Cửu Chân vẫn được cai trị dân như

trước (11).

Hậu Hán thư chép, năm 23 Nhâm Diên sang làm Thái Thú q. Cửu Chân, “dân làm nghề săn

bắn không biết dùng trâu cầy ruộng”. “Nhâm Diên mới sai rèn đúc đồ làm ruộng, dậy dân khai

khẩn đất hoang” … “dân Lạc Việt bấy giờ không có lễ phép gì về việc dựng vợ gả chồng”, dân

Cửu Chân biết ơn “lập sinh từ thờ sống Nhâm Dien” (12). Hậu Hán Thư viết tiếp: “Trước kia

Tích Quang làm Thái Thú Giao Chỉ đem lễ nghĩa dậy dân phong tục Hoa Hạ, lễ giáo trên đất

Lĩnh Nam là bắt đầu từ hai Thái Thú này” (13). Trong lởi phê trên Cương Mục về đoạn văn khoa

trương ấy ở Hán thư và Thủy Kinh chú, vua Tự Đức hạ bút viết: “ghi chép thất thực không đủ

tin” (14). Đây chỉ là lời khoác loác bịa đặt của hai Thái Thú Hán. Và ta có thể hiểu được vào thời

Đô hộ Hán cực quyền. Hai ngàn năm sau, hậu duệ của Hán đế, Mao Đại Hán bá quyền chỉ đạo

cho các sử gia “lấy xưa để phục vụ nay”, viết lại quan hệ lịch sử Việt-Trung vẫn lập lại những

lời khoa trương khoác lác của Nhâm Diên-Tích Quang miệt thị dân tộc Việt hơn một lần nữa!

Các sử gia Đại Hán thời đại Mao như Hướng Đạt, Khưu Hán Sinh, Chu Nhất Lương, đặc biệt là

Phạm Văn Lan, bậc thầy của các sử gia Đại Hán Mao, người đã tự ý đổi tên Nam Bộ VN là “Hạ

Giao Chỉ”. Mất cả trí tuệ và lương tri của một trí thức thời đại, chưa nói đến tư cách một sử gia.

Đã đến lúc, dù đã quá muộn, phải cho các ông ấy mở mắt ra nhìn thẳng vào Lịch sử và Khảo Cổ

học. Hai quan Sứ Cửu Chân và Giao Chỉ cống nạp Lộ Bác Đức 100 con trâu, 1000 chung rượu,

vậy lấy gạo ở đâu để nấu được 1000 chung rượu? Chung là đơn vị đo lường xưa một thùng,

đựng rượu trong phồm thủy tinh hay dạ dầy trâu “thuộc” để làm phồm. Miệt thị dân Việt xưa:

“chưa biết dùng trâu cày ruộng”, vậy đây là trâu rừng chăng? Cửu Chân tức Thanh Hoá với di

chỉ (khảo cổ) Đông Sơn và Lạch Trường là đỉnh cao của văn minh Văn Lang, trước Nhà Hán cả

nghìn năm theo niên đại C-14. Nhà Khảo Cổ học quốc tế O. Janse mải mê trong 4 năm dòng dã,

khai quật, phân loại, nghiên cứu trung tâm Đông Sơn và Lạch Trường Thanh Hóa (1934-1939).

O. Janse, Giáo Sư ĐH Harvard Hoa Kỳ và Bảo Tàng Viện Louvre, Paris, Janse kinh ngạc về nền

văn minh đồng thau tiền tiến của dân Lạc Việt, Văn Lang qua di chỉ Đông Sơn. Công trình đáng

kể của GS Janse như là “Archeological research in Indochina (chính yều là ở Đông Sơn, T.I&II –

Harvard Unv. Press 1947, 1952 (16). Qua những khám phá của Khảo Cổ học, nông nghiệp Lạc

18

Việt Văn Lang đã phát triển trước thời Hán thuộc cả nghìn năm, thời mà dân Hán còn ở miền

Bắc Hoàng Hà, ăn bốc, du canh, trồng kê và lúa mạch.

Sử gia Đại Hán thập niên 1950-1960 viết về Việt Nam thời Bắc thuộc lập lại y như Tích

Quang đã lớn lối khoa trương. Họ đâu đã đọc Truyện Trầu Cau để hiểu hôn nhân Việt đời Hùng

Vương, đạo nghĩa vợ chồng, anh em đối với nhau, tôn ti chị dâu, em chồng. Hay Truyện Công

Chúa Tiên Dung lấy Chử Đồng Tử, nghèo hèn đến nỗi hai cha con phải chung một cái khố (17).

Dân Lạc Việt – Sở Việt, Thục Việt, Ngô Việt đã dậy Hán tộc nghề trồng lúa nước, dẫn thủy

nhập điền, cầm đũa, bỏ ăn bốc khi Hán tộc là dân di cư ở Trung Châu, ở đan xen với dân Ngô

Việt, Sở Việt, Thục Việt bỏ ăn bốc. Lễ Ký chép: “ăn kê không dùng đũa” (18). Vua Kiệt Nhà Hạ,

Việt tộc có đôi đũa vàng. Vua Vũ Nhà Thương, Đông Di ăn bằng đũa ngà (19). Các ông Đại Hán

thời Mao “lấy của người làm của mình”, bịa đặt: “Phát minh ra đũa của người Trung Quốc là

một cống hiến đối với nền văn minh nhân loại”. Trung Quốc nào đây?, thuở Hán tộc còn ở trên

miền đồi Hoàng thổ, du mục, ăn bốc (lập lại). Dân Văn Lang đã sớm trồng cây trà, uống nước

pha trà. Việt Châu ở Hoa Nam ngày nay, xưa thuộc lãnh thổ Giao Chỉ và Văn Lang, Khảo Cổ

học đã phát hiện được ở Việt Châu “đồ sứ uống trà ở Việt Châu thì sáng óng ánh, đáng quí như

ngọc, như băng” (20). Theo sử, qua lời thuật của Thái Thú Nhâm Diên miệt thị, có thể hiểu được

vào thời bấy giờ. Thời đại này (thế kỷ 20) sử gia của Mao vẫn lập lại “sử liệu” bịa đặt ấy. Hãy trả

lời câu hỏi này. Những món ăn sơn hào hải vị, của ngon vật lạ dân Hán và Hán đế được hưởng

và ngày nay con cái họ (30).

Hàng nghìn di tích thời Hùng Vương khảo cổ học đã phát hiện được như quả chỉ (dệt vải)

làm bằng đất nung, chiếc noi (đất vôi), lưỡi câu đồng có móc, lưỡi cầy đồng, cái vằng (để gặt

lúa), lấy mẫu để xác định bằng hàm lượng các-bon, phóng xạ C-14 Đông Sơn là 2820±120 năm,

Gò Chiền 2350±100, Việt Khê 2480±100 (21).

Thủ phủ Cửu Chân ở Thiệu Dương, một trung tâm di chỉ khảo cổ đồng thau, đồ gốm là điểm

hợp lưu của hai dòng sông Mã và sông Chu (cách Hàm Rồng 2km, cách thị xã Thanh Hóa ngảy

nay 6km, trên bến dưới thuyền), “núi sông, sông núi quyện vào nhau không khác gì một bức

tranh sơn thủy do con người tạo dựng” (22), một đô thị cổ giao tiếp Đông-Tây, thuyền buôn

ngoại quốc vào cửa Hàm Rồng lên thủ phủ Dương Xá mua bán hàng hóa, mua sản phẩm địa

phương. Biển Đông hay Việt Hải – Việt Dương là tuyến giao thông Đông Tây. Dương Xá là

mạch máu giao thông quan trọng bậc nhất. “Núi Bàn A Nhi bức tường thành của đô thành dưới

gần chân núi là điểm hợp lưu của sông Chu, sông Mã. Trên núi có động, trong động có chùa Đại

Hoàng” (23).

Mãi đến năm 25 (đầu đời vua Hán Kiến Vũ) Nhâm Diên được bổ nhiệm làm Thái Thú Cửu

Chân, vẫn lấy Dương Xá làm trị sở, chấm dứt hơn 100 năm Cửu Chân tự trị. Nhâm Diên khoa

trương dậy dân nghề làm ruộng, 4 năm cai trị về Tầu thuộc truyện hoang đường, bịa đặt. “Tục

Cửu (Chân) dân làm nghề săn bắn, không biết dùng trâu, cầy ruộng. Hoàn toàn bịa đặt để nhận

công “giáo hóa Man Di”(!) Vậy lưỡi cầy đồng, rìu đồng, lưỡi câu đồng Đông Sơn có niên đại C-

14 2500±100 để đâu? khi tổ tiên Nhâm Diên còn là dân du mục, ăn bốc ở trên đồi hoàng thổ-Bắc

Hoàng Hà! Thời Đô hộ Hán cực quyền, Nhâm Diên huyênh hoang,khoác lác như thế có thể hiểu

được. Hơn 2000 năm sau, thời Đại Hán Mao Trạch Đông, các sử gia Đại Hán bá đạo vẫn tiếp tục

nhai lại lời nói “hoang tưởng” của Nhâm Diên, thật không hiểu nổi trí tuệ và lương tri của các sử

gia lớn của TQ thời Mao như Phạm Văn Lan, thầy của các sử gia TQ, Hướng Đạt, lãnh tụ Hữu

phái và nhiều nữa. Tạp chí Hồng Kỳ là tiêu biểu, nay thêm báo The Global Times, China Daily,

Tân Hoa Xã và cái miệng của các lãnh tụ TQ thời nay!

Hơn 100 năm, Giao Chỉ - Cửu Chân tự trị,vẫn giữ tên gọi VIỆT HẢI – VIỆT DƯƠNG,

thuyền ngoại quốc vào cửa Hàm Rồng, lên đô thị Dương Xá “trên bến dưới thuyền”. Và đã từ

19

thời Văn Lang, Đông Sơn, Thiệu Dương (Dương Xá) là trung tâm giao tiếp của các dân tộc và

các nền văn minh. Biển Đông là con đường huyết mạch văn minh Đông Tây và Văn Lang.

Nhà Khảo Cổ học quốc tế Olov Janse, sau 4 năm ở Đông Sơn-Thiệu Dương-Lạc Trường

(Thanh Hóa), ông khai quật một ngôi mộ cổ ở Bình Sơn, Thanh Hóa “tìm được một chiếc bình

cổ đất nung, nằm trong một ngôi mộ xây gạch thời viễn cổ, chiếc bình đó không phải kiểu Tầu

mà có kiểu đặc biệt làm cho ta liên tưởng đến những bình thường thấy trong những xứ chịu ảnh

hưởng văn minh Hy Lạp”. GS Janse đào được trong một ngôi mộ ở làng Lạch Trường – gọi là

Văn minh Lạch Trường ở huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) một cây đèn hình thần Dyonysos Hy Lạp.

Những phát hiện của Janse cho biết nền văn minh Đông Sơn, Thiệu Dương, Lạch Trường không

có một dấu vết nhỏ nào của Trung Hoa. Đây là đỉnh cao của nền văn minh bản địa, tiền tiến của

nhiều loại cùng thời (24).

Cư dân Dương Xá (Thiệu Dương) trước thời Thái Thú Nhâm Diên đến thủ phủ này qua cả

nghìn năm thịnh vượng nhờ làm nghề nung nồi đất, bát đất, lọ, chum đất, Khảo cổ đã tìm được,

có niên đại C-14 cách nay 3500±100. GS Janse tìm được một chiếc bình nung, hiện trưng bày tại

Viện Bảo Tàng, Đại Học Harvard, Hoa Kỳ. “Đất bình nung kỹ thành một thứ trắng hồng. Lại có

vết thủy tinh xanh” (25).

Viết tập cáo trạng này sao lại “dây dưa” đến Khảo Cổ Học? Lạc đề? Dài dòng? Đây là lĩnh

vực rất cần thiết để minh chứng các Thái Thú Tầu Nhâm Diên và Tich Quang huyênh hoang, đại

ngôn bịa đặt để lập công “giáo hóa Nam Man”. Hậu duệ Đại Hán bá quyền của hai ông thời Mao

Trạch Đông lại xử dụng để “lấy xưa phục vụ nay”, miệt thị dân tộc VN vào thời Mao nuôi tham

vọng cướp đoạt Biển Đông, mạo nhận “chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc. Vá rằng: “VN là đất

cũ của TQ”!

Từ Biển Đông qua các đô thị thời viễn cổ, văn minh Văn Lang tỏa ra khắp vùng Á Đông mà

Trung Hoa ảnh hưởng Việt sâu đậm nhất. Thời Nhà Hạ, Việt tộc phương Bắc đã biết đúc đồng,

du nhập kỹ thuật từ Văn Lang, Đông Sơn Thanh Hóa là một. “Theo tài liệu khảo cổ học trong di

chỉ ở Tề Giao Văn Dư và ở Long Sơn Trung Hoa cách nay hơn 4000 năm đã có đồng đỏ” (26).

Mà Long Sơn, theo nhà Nhân chủng học kiêm khảo cổ Solheim II, lại là di sản văn minh Hòa

Bình (lập lại). Luyện kim, đồng thau và thép, di chỉ Đông Sơn và Lạch Trường, tiền tiến ở Á

Đông, truyền lên phương Bắc mà văn minh Ngưỡng Thiều lại là di sản (lập lại). Đồ thủy tinh từ

Văn Lang truyền lên Hoa Lục cổ thời, Khảo Cổ học khai quật ngôi mộ cổ Nam Việt tại Quảng

Châu có một mảnh thủy tinh”. Triệu Muôi sống cùng thời với Hán Vũ đế, “đất Nam Việt lúc đó

là đường qua lại của các đoàn thuyền buôn với phương Tây” (27). Nấu, luyện thủy tinh, các đồ

dùng thủy tinh là đặc sản của văn minh Ai Cập, có thể dân Lạc Việt đã học được nghề này và

tinh luyện bán qua Tầu theo đường giao thông Biển Đông. Quảng Châu là một hải cảng lớn kế

bên Phiên Ngung, kinh đô Nam Việt. Sau này Hán dân học đoực nghề này của người Lạc Việt

(đến đời Trần, thủy tinh Việt đã tinh xảo vào hàng đầu thế giới). Các ông Văn Hóa sử Đại Hán

thời nay lại huyênh hoang, tự nhận: “từ trước thời Hán, Trung Quốc đã chế được đồ bằng thủy

tinh” (28). Đầy mâu thuẫn và hoang tưởng. Theo sách Nam Việt bút ký “Thủy tinh do thuyền

buôn ngoài biển chở đến” (29). Biển nào? Đó là Việt Hải-Việt Dương, chở thủy tinh, đồ gốm,

đồng thau từ các cảng bên bờ Biển Đông thời Văn Lang – Nam Việt, đáng kể nhất là cảng

Dương Xá (Thiệu Dương). Đồ sứ từ gốm, Cửu Chân là trung tâm sản xuất gốm, chính yếu là đồ

đất nung ở Thiệu Dương, từ đây thuyền buôn “ăn” hàng vượt Biển Đông chở qua Quảng Châu.

Phương Bắc học được nghề nung nồi đất, lọ, bát và bình chum của người Thiệu Dương rồi mấy

trăm năm sau, Nhâm Diên mới đến đây đã sẵn thủ phủ Thái Thú Cửu Chân. Gốm, đồ đất nung,

tiền thân của nghề đồ sứ, từ Thiệu Dương lên khắp Bắc Nam, theo đường giao thông Việt

Dương. Song song với Thiệu Dương, Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) là một trung tâm lớn, di chỉ gốm

20

Sa Huỳnh là bản địa. Theo đường Biển Đông, gốm Sa Huỳnh phát triển đến tận Thuận Hải, Long

Thành (miền Đông Nam Bộ) (30). Nhà Khảo Cổ W. Solheim II, nghiên cứu tường tận, phát hiện

gốm Việt chuyển lưu đến khắp vùng Đông Nam Á đến tận Đài Loan qua đường giao thông Biển

Đông (31), thời dân Hán chưa biết đâu là Biển Đông. Nhân chủng học Trung Hoa nhìn nhận, cư

dân miền Đông Nam Hoa Lục cổ thời chưa có mặt dân Hán (32). Họ chỉ mới di cư đến duyên hải

Biển Bắc vào thời Tần-Hán. Cuối đời Tần, dân Hán như Lưu Bang tức Lưu Quý, bố vợ là Lữ

Công, một đại phú gia ở đan xen trong cộng đồng làng xã Việt. Lưu Bang làm Đình trưởng gặp

Tiêu Hà đang làm Trưởng Lại quận Bái (sau là đại công thần của Lưu Bang tức Hán Cao Tổ).

Lưu Bang gặp quan Chủ Lại Tiêu Hà, người Việt ở nhà Lữ Công người Hán (dân di cư từ

đấtViệt, quận Bái). Tiêu Hà còn mắng Lưu Bang, Đình trưởng đồ thất học: “Cái ông Lưu Quý

chỉ nói khoác” (32). Miền Đông và Tây Trung Hoa trước Nhà Hán là vùng các dân tộc thiểu số,

chưa có Hán tộc (lập lại). Bách Việt là một hệ thống lớn. Khoảng 40 dân tộc Thiểu số ở Hoa

Nam (33). Miền Đông Nam chủ yếu là Việt Đông, Âu Việt hay Tây Âu và các dân trong Bách

Việt như Dao, Tày, Nùng, Lôlô. Dân Miêu thời Tam Miêu tức H’Mong không thuộc Bách Việt.

Duyên hải Đông Nam gần như thuần là Việt gốm Mân Việt, Dương Việt, Việt Đông. Như vậy, tổ

tiên Mao Trạch Đông và các ông Đại Hán bấy giờ ở đâu? Làm sao các ông Đại Hán xâm lược

ngày nay nhân danh Trung Quốc vỗ ngực, xưng tên, mạo nhận “Nam Hải” (Biển Đông) là chủ

quyền lịch sử của TQ!". Dù nhàm chán, vẫn phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong tập Cáo Trạng

này, nhấn mạnh rõ rệt: Từ Biển Bắc Hoa Đông ngày nay xuôi Nam đến Biển Đông, tiếp giáp

Phúc Kiến, đất vương quốc Dương Việt, Bắc Quảng Đông, dọc theo vịnh Việt Hải (Vịnh Bắc

Việt), rồi từ Cát Bà, đảo Bạch Long Vỹ đến Cửu Chân, Nhật Nam, xứ Việt Thường đến Bình

Định, Phú Yên, vùng ngoại biên là Thuận Hải, ngay dưới thời Bắc thuộc lần thứ nhất (-111 trước

CN – năm 40 sau CN), đó là con đường GIAO THÔNG QUỐC TẾ, nói theo ngôn ngữ ngày nay,

thẩy đều thuộc chủ quyền VN, từ đảo Cát Bà, Bạch Long Vỹ ngoài khơi trải dài đến Bình Định,

Phú Yên. Đó là dòng Việt hải, Việt dương hay Biển Đông. Nói như ngôn ngữ ngày nay, đây là

dòng GIAO LƯU suốt dọc Bắc-Nam Văn Lang cho đên trăm năm thời Bắc thuộc lần thứ I;

nguồn sống của VĂN MINH VIỆT trải dài lên đến tận Quảng Châu-Phiên Ngung, xa hơn là Bắc

hải – Ngô Việt. Căn cứ vào hiện thực qua các di chỉ khảo cổ Đông Sơn – Thiệu Dương – Lạch

Trường cho đến Quảng Trị - Sa Huỳnh, với trống đồng và gốm Sa Huỳnh, nhà khảo cố quốc tế

O. Janse kết luận: ‘VIỆT NAM LÀ NGÃ TƯ GIAO TIẾP – HỢP LƯU CỦA CÁC DÂN TỘC

VÀ CÁC NỀN VĂN MINH”. Nguyên văn: “Vietnam, Crossroads of peoples and civilisations”.

O. Janse minh định: “Chúng ta có thể khẳng định rằng, văn minh Việt Nam có nguồn gốc riêng

của mình” (We can affirm that Vietnamese civilization has its own originality) (34).

Chính dòng giao lưu quốc tê, Biển Đông VN đã đưa Phật giáo từ Ấn Độ qua các nhà Sư Ấn

Độ theo thuyền buôn đến Văn Lang – Nam Việt cập bến dọc theo Việt Thường (Nhật Nam) đến

Cửu Chân, Giao Chỉ. Bằng chứng, khi tướng Lưu Phương Nhà Tùy đem quân tiến đánh Lâm Ấp,

Lưu Phương đoạt kho tàng kinh Phật 564 bộ (35). Kinh viết bằng chữ Phạn. Theo tác giả Bargsa

Champa,viết bằng chữ Chàm.

Hán sử chép hai quan Sứ Giao Chỉ và Cửu Chân đầu hàng, nạp sổ Hộ hai châu cho tướng Lộ

Bác Đức. Sự kiện này chứng tỏ dân Việt phương Nam đã có văn tự, đã có chế độ, văn hiến. Sổ

Hộ ghi chép điền thổ (địa bạ) và nhân khẩu, viết bằng mực trên giấy. Khảo Cổ học đã phát hiện

(qua các làng làm nghề giấy ở vùng Hồ Tây, ngoại thành Hà Nội) từ cuối đời vua Hùng, dân Lạc

Việt Văn Lang đã chế tạo được giấy viết. Thái Luân được thờ làm Tổ Nghề. Ông học đươc nghề

của ông cha và truyền cho mấy làng quanh vùng Hồ Tây. Sau Thái Luân qua Trường An bị thiến

làm Hoạn quan “hầu cận bên vua, để bảo vệ. giúp đỡ, góp ý luận bàn, mưu tính”… “Luân lại là

người đầu tiên làm ra giấy để viết. Vốn xưa chưa có giấy, viết chữ lên thẻ tre, hoặc trên lụa

21

trắng”, theo Bách Việt Tiên Hiền Chí (36). Đây là nghề truyền thống do dân Việt phát minh,

Thái Luân mang theo nghề của ông cha đem qua Trường An dậy dân Hán.

Điều này minh chứng từ Biển Đông, cuộc giao tiếp văn minh , văn hóa Đông-Tây, Việt Nam

là trung tâm hợp lưu. Champa hay Chiêm Thành ở phía Nam. Việt Thường là dân bản địa, với

nền văn minh văn hóa sáng lạn, tiếp thu văn minh Ấn Độ cổ từ Biển Đông, dọc theo các tỉnh

Phan Rang – Phan Thiết ngày nay (37) tiếp giáp với Việt Thường. Đại Nam Nhất Thống chí về

tỉnh Bình Thuận cho biết “xưa là nước ngoài cõi Nhật Nam (Việt Thường), sau là đất Chiêm

thành” (38), ảnh hưởng văn minh Ấn Độ và Ấn Độ giáo (Bà-La-Môn), sau lại tiếp thu văn minh

Trung Đông và đạo Hồi (39).

Trước thời Bắc thuộc lần thứ nhất, trước năm Thái Thú Nhâm Diên đến phủ Thái Thú Cửu

Chân (Thiệu Dương) thay Thái Thú người Việt, các di chỉ văn minh Đông Sơn, Thiệu Dương,

Lạch Trường đến Quảng Trị, Sa Huỳnh, theo GS Olov Janse KHÔNG CÓ LẤY MỘT DI TÍCH

HÁN, từ Nam Việt Thường đến Chiêm Thành (Ninh Thuận – Bình Thuận) đến miền Đông Nam

Bộ ngày nay cũng KHÔNG CÓ LẤY MỘT DI TÍCH HÁN nào.

Biển Đông là dòng SINH MỆNH của Việt Nam xưa và Đông Nam Á, là vùng giao tiếp HỢP

LƯU Đông-Tây qua Eo Malacca, chưa dính dấp gì đến Hoa Hán, một học giả Pháp nghiên cứu

về ĐNA, VN, Đông Dương (ĐNA) là ngã tư quốc tế của Nghệ Thuật “Carrefour des Arts” (40),

cổ thời không có một vết tích, di sản Hoa-Hán nào. Giao tiếp, hợp lưu từ nghệ thuật, ngôn ngữ,

hôn nhân giữa Chàm và Nam Dương (41), Mã Lai và Việt từ thời Bắc thuộc lần thứ nhất (lập lại)

không có một vết tích Hán. Chiêm Thành, Mã Lai và Nam Dương đậm đặc di sản Ấn Độ từ

Biển Đông đổ ập vào. Các di chỉ khảo cổ Đông Sơn, Thiệu Dương, Lạch Trường cho đến suốt

dọc từ Quạng Trị, Sa Huỳnh… Khảo Cổ Học cho biết đây là nền văn minh tiền tiến phát triển tại

chỗ và từ đây theo dòng Biển Đông tỏa ra khắp Đông Nam Á, lên Hoa Lục và Đái Loan. Biển

Đông chính là dòng sinh mệnh biển cả của dân tộc VN và ĐNA. Vương quốc Văn Lang là sự

thực lịch sử, thực tại văn hóa, xã hội, chính trị, nhân văn – hơn một lần lập lại – Sử gia Pháp và

Nhật Bản đã nghiên cứu công phu, viết về Văn Lang (42). Biển Đông gắn bó liền với Văn Lang

và ĐNA. GS O. Janse và Khảo Cổ học đã khẳng định.

AI VINH?

AI NHỤC?

Nếu còn “nhất điểm lương tri”, các sử gia Trung Quốc đương đại không nên quên các sự

kiện lịch sử trong Hậu Hán Thư, Ngô Chí, Tùy Thư, Đường Thư, Ngũ Đại Sử chép rõ ràng :

khoảng 12 Thái Thú dân Việt cho “hóa kiếp”, 8 Thứ sử Giao Chỉ bộ bị dân Việt nổi dậy chém

chết tươi. Một Thứ Sử bị dân bắt sống. Sử gia Pháp gọi Thứ Sử là “Le Gouverneur Général” tức

Toàn quyền. Đời Đường, Thứ Sử đổi tên là Tiết Độ Sứ An Nam Đô Hộ Phủ, sử gia Pháp vẫn viết

là “Le Gouverneur Général”, một Tiết Độ Sứ bị gia tướng “Nam Man Di” nổi dậy chém chết

trước công đường; một Tiết Độ Sứ khác kinh hoàng, dân nổi dậy “suốt đêm làng xóm Việt nổi

trống ngũ liên đánh liên hồi”, Tiết Độ Sứ bỏ trốn ra đảo Hải Nam lại bị giết! Thái Tử Hoằng

Tháo, hậu duệ của Lưu Bang Hán Cao Tổ và Hán Vũ đế được vua cha Nam Hán là Lưu Cung

phong làm Trấn Giao Vương, lãnh chiến thuyền đem quân tái chiếm An Nam, bị Ngô Vương Q

uyền bắt sống, chém chết trong trận Bạch Đằng Giang. Ai nhục? Ai vinh?

HAI BÀ TRƯNG KHỞI NGHĨA:

ĐÁNH SẬP ĐẾ QUỐC HÁN Ở PHƯƠNG NAM

Năm 111 trước CN, Hán Vũ đế cướp nước Nam Việt, lập Giao Chỉ Đô Hộ phủ ở Phiên

Ngung, Phong Châu, dựng thành Long Uyên (54), tiền thân của Long Biên. Theo sách Thủy

Kinh Chú, Tô Định đóng ở đấy. Và cũng là tổng hành doanh của Quân đội Đô Hộ Hán do Tướng

22

quân Đô Úy thống lĩnh, lập thành trì đến cấp huyện. QĐ Đô Hộ Hán, theo “qui chế” từ thời Hán

Vũ đế lập thêm Doanh kỹ (lầu xanh) cưỡng bức thiếu nữ bản xứ đưa vào Nữ doanh kỹ. Sách Hàn

Vũ đế ngoại sử, viết: “Hán Vũ đế bắt đầu đặt doanh kỹ (kỹ là kỹ nữ) để tiếp đãi những tướng sĩ

không có vợ” (55). Hán Vũ đế lập 3 Dịch đình (như cung A phòng của Tần Thủy Hoàng) chứa

18.000 phi tần, cung nữ. Hậu cung của Vũ đế lúc nào cũng sẵn sàng để Thái giám đưa vào hầu

vua, 200 phi tần túc trực chờ đến phiên. Theo Hậu Hán thư, một đại thần là Lương Thống “nhân

đi trên đường bắt kỹ nữ về hầu” (56). Con trai Lương Thống là Lương Ký “còn nuôi dưỡng trên

1.000 ca kỹ để hầu hạ” (57). Theo gương Hán Vũ đế, các vương hầu, công khanh như Tào Phùng

Niên, thê thiếp, “gọi là kỹ nữ áo gấm hơn 200 người”, rất đọa lạc. Vua chúa mùa Đông ngồi

trong “màn người, gọi là kỹ vi (màn kỹ nữ), sai cung nữ ngồi vây quanh chống rét”, không sưởi

lửa, luồn tay vào ngực cung nữ xoa bóp da thịt gọi là sưởi tay (noãn thủ). Các Thái Thú ở Giao

Chỉ như Tô Định cũng không khác. Các phi tần, cung nữ của Hán Vũ đế đều mặc lụa là, gấm

vóc, vàng ngọc. Theo Kỹ nữ sử “các cung nữ, kỹ nữ mặc lụa là đeo châu ngọc ở hậu phòng”

(58). Giao Chỉ phải nạp cống qua kinh đô Tràng An lụa là, vàng bạc “cao như núi”. Dân Giao

Chỉ sở trường trồng dâu nuôi tằm, dệt tơ lụa, khai thác mỏ vàng, mỏ bạc để cống nạp. (Ở đây

đóng mở ngoặc (lập lại), trồng dâu nuôi tằm, kéo kén, dệt tơ lụa là sở trường của dân Lạc Viêt

miền Nam, truyền qua phương Bắc). Theo sách Hạ Tiểu Chính cho biết Nhà Hạ Việt tộc và đầu

Nhà Thương, Đông Di: “Tháng ba (âm lịch) chăm sóc vườn dâu, nuôi tằm”. Di chỉ Khảo Cổ Hà

Mẫu Đô, t. Chiết Giang tìm được nhiều bộ phận máy kéo, máy dệt và máy kéo sợi. Lưu ý Chiết

Giang là lãnh thổ của nước Việt và Mân Việt khi Hán tộc còn ở trên miền Bắc Hoàng Hà xa tít

tắp (59). Khảo Cổ học ở VN đã khai quật tìm kiếm được các dụng cụ dệt từ đời Hùng Vương,

niên đại C-14 từ 3500 đến 4000 năm cách nay.

Đang viết cuộc Tổng khởi nghĩa của Hai Bà Trưng sao lại dài dòng đề cập đến phi tần cung

nữ của Hán Vũ đế và nghề nuôi tằm, dệt tơ lụa truyền thống của dân Việt từ đời Hùng Vương?

Lạc đề? Lan man? Thưa không! Đây chỉ là nêu lên về một Đế quốc vừa hung hiểm, vừa cực kỳ

sa đọa, coi phụ nữ chỉ là công cụ tình dục.

Hai Bà Trưng khởi nghĩa , Bắc sử đều nhiệt liệt ca ngợi. Sử gia Đại Hán kiểu Mao Trạch

Đông, khen ngợi “Trưng Trắc rất hùng dũng”(60). Một sử gia Đài Loan cho rằng: “Tô Định làm

Thái Thú Giao Chỉ, chính trị tham bạo đem lại cuộc phiến loạn của chị em họ Trưng, được người

Việt Nam coi đó là những vị anh hùng dân tộc, tượng trưng cho nền độc lập tự do” (61). Các sử

gia Đại Hán cố ý xuyên tạc Hai Bà Trưng “làm phản” do chống lại Thái Thú Tô Định tham tàn.

Các ông ấy không biết rằng, trong lời thề giữa đêm Xuân Phong Châu, Bà Trưng Trắc vấn khăn

vàng, mặc áo vàng, tuốt kiếm dõng dạc bước lên lễ đài, đọc lời thề: “Một, xin rửa sạch nước thù.

Hai, xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng. Ba, kẻo oan ức lòng chồng. Bốn, xin vẻn vẹn lệnh công sở

công lệnh này” (62). Dứt lễ thề, Bà Trưng lên mình voi “phất ngọn cờ vàng” cùng đoàn Nữ

Nghĩa binh tiến thẳng đến phủ Đô Hộ. Thái Thú Tô Định bỏ thành chạy chết về Tầu. Sử Cương

Mục chép: “Quân Bà đi đến đâu như gió lướt đến đó” . Thủy Kinh Chú giới thiệu Bà Trưng Trắc

và Thi Sách thật trịnh trọng “Chu Diên Lạc tướng tử danh Thi Sách, Mê Linh Lạc tướng nữ danh

Trưng Trắc vi thê”. Cương Mục và Hậu Hán Thư đều chép “Các Thứ Sử và Thái Thú ở quận

Giao Chỉ đều chỉ bảo toàn được mình thôi” (64).

CĂN BẢN TƯ TƯỞNG CỦA CUỘC TỔNG KHỜI NGHĨA

Sử gia, đại đệ tử của Đại Hán Mao, tác giả “Trung Quốc Thông Sử Giản Biên’ tuy nhìn

nhận cuộc khởi nghĩa của Hai Bà, nhiệt liệt ca ngợi nhưng chỉ đổ tội cho một Tô Định tham

nhũng và rằng, đây không phải là cuộc nổi dậy giải phóng dân tộc mà chỉ là “Trắc trả thù

chồng”. Ô hay! Nếu chỉ vì trả thù cho chồng làm sao Bà Trưng có thể vận đông được cuộc nổi

23

dậy rộng lớn, tưng bừng như thế, nữ giới khắp các châu, huyện hưởng ứng. Tô Định giết người

hào kiệt là Thi Sách lại là giọt nước làm tràn ly hận thù giặc nước. Sử gia Đại Hán Mao nhìn

cuộc nổi dậy theo nhãn quan Hán Nho “Tam cương” và “Chư hầu sự Thiên tử” (các nước chư

hầu phải thở Thiên tử Hán đế). Nho Việt khác rất nhiều Hán Nho vào thời Hai Bà và trước nữa.

Nho Việt xây dựng trên nền tảng kinh Dịch Phục Hy, Viêm Bang Việt tộc phương Nam, căn

nguyên tiên khởi vũ trụ và con người là ÂM DƯƠNG. Âm trước, một vạch đứt, biểu tưởng âm

đạo của phụ nữ, Dương một vạch liền, biểu tượng của nam giới với: “Nhất âm nhất dương chi vi

SINH”. Hán Nho (Đổng Trọng Thư) đề ra Tam cương (Quân, Sư, Phụ) là điều trái với đạo lớn

của Trời Đất và thiên nhiên (vua rồi đến thầy rồi mới đến cha). Ngược ngạo! Có Trời mới có cha

mẹ. Có cha mẹ mới có con cái. Có con cái mới có thầy dậy. Có thầy dậy mới có đạo vua tôi

(trích dẫn Phó Bảng Phan Chu Trinh). Quân tử là mẫu người lý tưởng của Nho giáo và Khổng

học. Mà Việt Nho lại là “Quân tử đạo dã, tạo đoan hồ phu phụ” (đạo của người quân tử là đạo vợ

chồng vậy) (trích Tiến sĩ Huỳnh Thúc Kháng). Đạo vợ chồng Việt hoàn toàn khác Hán “không

có chồng chúa vợ tôi”. Truyện Trầu Cau và truyện Công chúa Tiên Dung lấy Chử Đồng Tử đã

nói lên rất rõ đạo lý vợ chồng Việt từ đời Hùng Vương. Vợ chồng Việt là “chồng nên ông, vợ

nên bà”, “của chồng công vợ”, đôi khi “lệnh ông không bằng cồng ba”, khi vinh qui bái tổ thì

“võng anh đi trước, võng nàng theo sau”.

Xưa và nay cuộc sống đời thường trong xã hội VN là nam nữ hài hòa, một lối sống tình tự

bao la, bản chất của dân tộc VN: đã thể hiện sống động trong ca hát: “Một đàn cò trắng bay

chung – Bên nam, bên nữ ta cùng hát lên – Hát lên một tiếng linh đình – cho loan sánh phượng

cho mình sánh ta”.

Cuộc khời nghĩa của Nam giới vẫn là một lực lượng đáng kể. Tướng Đô Dương theo Trưng

Vương đem quân chiếm thành Tư Phố, giữ mặt Nam (65). Đây là phủ Thái Thú quận Cửu Chân.

Thành này mở vào đời Hán Vũ đế (năm 110 trước CN) (66), phong cho quan Sứ Việt làm Thái

Thú. Đến đời Nhâm Diên, Thái Thú Hán đầu tiên, tướng Dương Cơ, chiếm phủ thành, Thái Thú

Hán và Tướng quân Đô Úy bỏ trốn, quân Đô hộ Hán ở Cửu Chân tan rã. Doãn Công, hào kiệt

người Hồng Châu cùng vợ là Đào Nương đã chuẩn bị quân binh khởi nghĩa đánh Tô Định sau

theo Trưng Vương, Trưng Vương phong tướng Doãn Công là Hải Dương Độc Bộ Đại Vương.

Doãn phu nhân là ĐàoNương. Hai ông bà chống quân Mã Viện cho đến phút cuối cùng rồi “hóa,

hồn bay về trời”. 55 làng xã lập đền thờ Doãn Công. Quân Mã Viện biết Đào Nương là giai nhân

tài sắc, chúng lùng bắt dâng cho Viện. Đào Nương đâm đầu xuồng biển mà hủy diệt. Bấy giờ là

“ngày rằm tháng Bẩy” (67).

HAI BÀ VÀ NGHĨA BINH SỬ DỤNG VŨ KHÍ NÀO?

Phá vỡ guống máy thống trị cùa Đế quốc Hán ở phương Nam từ Động Đình Hồ, Việt Giang,

đồng bằng Việt Quế, Việt Châu, toàn cõi Lĩnh Ngoại, Quảng Đông, Quảng Tây đến Cửu Chân.

Hai Bà và Nghĩa binh sử dụng loại vũ khí nào? Tinh thần dân tộc độc lập và lòng yêu nước vô

biên trước sau vẫn là vũ khí tuyệt vời.

Trước bàn thờ Tổ Quốc, trước Hồn thiêng Sông Núi, Bà Trưng Trắc tuốt kiếm đọc bốn lời

thề với Trời và với Tổ tiên. Đây là thanh kiếm truyền thống, dân Việt đã sớm rèn được kiếm vào

đời Hùng Vương. Vũ khí mà các nhà Khảo Cổ học Pháp khai quật ở các di chỉ Đông Sơn, Lạch

Trường, Gò Mun, Chiền Vầy, Rú Cật (Nghệ An), Quỳnh Chử (trên bờ sông Mã), Núi Nưa, Làng

Cỏn, Gò De, đại thể gồm có dao găm, kiếm (kiếm Núi Nưa), đinh ba, rìu, giáo mác, rất phong

phú, có niên đại khảo cổ C-14 từ 2500 đến 4000 năm cách nay. Mũi tên đồng là một vũ khí tiên

tiến nhất ở Á Đông vào thời bấy giờ trong khi dân Hán du mục cùng thời chỉ dùng cung và tên

gỗ. Phóng lao đồng là sở trường của người Văn Lang. Ngọn lao Hoàng Ngô, khảo cổ khai quật

24

được dài tới 6.2cm, lóng tre, cán hình tròn (68). Những chiến binh cầm vũ khí khắc trên trống

đồng Văn Lang đã đủ cho ta biết sức mạnh của vũ khí cổ thời (69). Các nhà Khảo Cổ Pháp tìm

được 2 chiếc đinh ba, vũ khí rất lợi hại của người Việt cổ ở di chỉ Rú Cật (Nam Đàn, Nghệ An)

có đến 3 mũi nhọn, mỗi đầu mũi có 2 chiếc ngạnh (70).

Quân đội nhà Hán mạnh nhất và tinh nhuệ nhất Á Âu cùng thời do “chinh chiến liên miên

nhiều năm” lại học được người Việt phương Nam chế tạo vũ khí đồng và sắt từ ngọn giáo, lao,

đinh ba. Tất cả đều học được của người Việt. Rõ rệt nhất là rèn kiếm. Danh nhân Thái Luân, quê

hương bản quán ở vùng ngoại thành Long Biên (vùng Ô Cầu Giấy Hà Nội bây giờ), lưu lạc qua

Tầu (không rõ lý do) ở đất Quế Dương sau được tuyển vào cung hầu cận vua, rất được Hán đế

sủng ái. Đời Hòa đế giao cho Thái Luân rèn kiếm. Thái Luân giữ được nghề nhà của tổ tiên

(Việt), Ông dậy nhà Hán “rèn kiếm cùng các loại khí giới khác”. Bí kiếm là loại kiếm thần của

Nhà Hán. Cách rèn khí giới của Luân không thứ nào không bén và sắc làm thành phương pháp

cho đời sau noi theo” (71). Bí kiếm chính là loại kiếm bí truyền của Văn Lang. Tốc chiến tốc

thắng. Lấy lại và dẹp yên 65 thành ở đất Lĩnh Nam (Hoa Nam-Quảng Tây-Quảng Đông). Trong

sử Cương Mục (Tiền Biên , Q. II, tr.11) phê “Hai Bà Trưng thuộc phái quần thoa thế mà hăng

hái quyết tâm khởi nghĩa làm chấn động cả triều đình Hán. Sử chép “vũ khí của quân Hán bỏ lại

ở 65 thành chồng chất cao như núi. Hai Bà lấy giáo chặt đầu quân Hán”. Sử chép: “Hai Bà cưỡi

voi, che lọng vàng, tuốt kiếm báu”. Dân Văn Lang đã thuần hóa được voi rừng, huấn luyện làm

voi trận với bí truyền nhà Hán không học được. Đó là ưu thế của Nam quân. Khảo Cổ học đã

phát hiện được ưu thế kỳ diệu này của dân Văn Lang (72). 2000 năm sau, sử gia Đại Hán Mao

trong bài Tựa “Trung Quốc Thông Sử Giản Biên”, ca tụng đế quốc Tần Thủy Hoàng “lập ra một

đại đế quốc qui mô rộng lớn chưa từng có từ trước” (73). Đế quốc Hán từ đời Vũ đế còn lớn rộng

hơn nhiều, chiếm trọn các nước Kim. Liêu, Mãn và bán đảo Triều Tiên. Nhà Hán tập trung sức

mạnh ở Giao Chỉ Bộ nhắm thôn tính Đông Nam Á, Bà Trưng đập tan mảnh giáp không còn, chỉ

một mùa Xuân, 7 Thái Thú và các Tướng quân bỏ trốn chạy chết về Tầu. Tác giả Việt Sử Tiêu

Án ca tụng Trưng Vương: “Hô một tiếng mà đuổi được Thái Thú nước Tầu như đuồi đứa nô

bộc” (74).

Võ thuật Văn Lang và kiếm báu là sở trường của phụ nữ Việt do “giặc đến nhà, đàn bà phải

đánh”. Võ Tây Sơn ngày nay và một số võ phái truyền thống Việt, di sản chân truyền của võ

thuật Việt trong đó có võ phái Vovinam (73b), võ Thiếu Lâm Trung Hoa (chùa Thiếu Lâm, Chiết

Giang, Mân Việt) được truyền thừa từ võ Việt. Đấy là sức mạnh ưu việt của binh đoàn Nữ Nghĩa

dũng, theo thần phả, các Nữ Tướng của Hai Bà đều là nử anh kiệt, võ nghệ cao cường, gọi chung

là Việt Võ Đạo (74). Bà Trưng Trắc xưng vương chưa lập triều nghi và quốc hiệu. Thần phả đền

thờ Hai Bà, viết tên nước là Triệu quốc (Triệu Vũ đế nước Nam Việt (75).

ĐẾ QUỐC HÁN CHƯA TỪNG LÀM CHỦ VIỆT HẢI-VIỆT DƯƠNG

Khởi từ mấy sự kiện hiện nay (2015) để trở về cố sự lịch sử mà hơn 2000 năm xưa về “chủ

quyền Biển Đông”, cổ sử Trung Hoa gọi là Việt Hải – Việt Dương:

Ngày 1-5-2015, Trung Quốc đưa giàn khoan dầu khí Thạch du Hải dương HD981 vào hải

phận VN, gần đảo Tri Tôn, thuộc khu vực “đặc quyền kinh tế” của VN, qui định theo Công Ước

LHQ 1982, một đoàn tàu chiến của Hải quân TQ hộ tống. Giàn khoan này trị giá một tỷ hay

1000 triệu mỹ kim. Cái tên Thạch Du Hài dương tức tảng đá TQ du hành trên biển đã thấy TQ

kiêu hãnh và cao ngạo đến mức nào. Ngày 15-5 trước sự phẫn uất và phản đối dữ dội của người

Việt trong và ngoài nước, CT Tập Cận Bình từ Bắc Kinh tuyên bố: Đó là chủ quyền lịch sử của

TQ từ đời Hán! Ngày 2 tháng 10-2015, CT Tập công du Hoa Kỳ, hội đàm với Tổng thống Mỹ

Barack Obama ở phòng bầu dục, tòa Bạch Ốc-Hoa Thịnh Đốn, TT Obama nêu vấn đề Biển

25

Đông. CT Tập trả lời: quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của TQ, thuộc chủ quyền lịch sử của

TQ! Sách báo TQ từ thập niên 1950, 1960, 1970 cho đến nay thường lớn tiếng, đại cương, binh

thuyền Mã Viện từng chiếm Hoàng Sa và Trường Sa vào năm 42 trong cuộc đánh dẹp cuộc khởi

nghĩa của Hai Bà Trưng. Vậy đâu là SỰ THỰC? Sự thực căn cứ từ cổ thư, cổ sử, khảo cổ học.

Một, SỰ THỰC thực, y cứ từ cổ thư, cổ sử, khảo cổ học quốc tế. Hai, Sự Thực lịch sử bịa đặt mà

các nhà lãnh đạo TQ như CT Tập Cận Bình khoa trương phát biểu, đó là Sự Thực lịch sử mạo

hóa do các sử gia TQ viết lại theo chỉ đạo và chủ đạo của Mao Trạch Đông “lấy xưa để phục vụ

nay”.

***

Tập CÁO TRẠNG LỊCH SỬ này được trình bày gốc ngọn của vấn đề “Trung Quốc xâm

lược Việt Nam” với thành ý gửi CT Tập Cận Bình, Quốc Vụ Viện Trung Quốc và quí đồng bào

Việt Nam trong và ngoài nước: ĐÂU LÀ SỰ THỰC thực theo Hậu Hán Thư, Tùy Thư, Đường

Thư, Ngũ Đại Sứ, Cương Mục cũng như bộ Thủy Kinh Chú.

Năm 41, Hán đế niên hiệu Kiến Vũ phong tướng Mã Viện làm “Phục Ba tướng quân”.

“Viện theo dọc bờ biển mà tiến, phá núi mở đường, đi hơn 1000 dặm tới Lãng Bạc. Viện đánh

nhau với Trắc. Trắc không cầm cự được, lui về giữ Cấm Khê. Năm 43, Viện đuổi đánh dư đảng

của Trắc đến Cư Phong (Bắc Thanh Hóa ngày nay) thì hàng được”… “Mùa Thu năm 45, Viện

về Bắc” (76). Hậu Hán Thư chép tiếp “Phàm tướng giặc không hàng đều bị chém mấy trăm

người. Viện tiến vào Tầm Vu (32.000 nhà) Phong Khê (Phú Yên, Từ Sơn) tiến lên Vọng Hải

(Tuyên Quang) rồi về Tầu” (77). Diễn tiến cuộc “hành quân bình định Nam Man” của Mã Viện

tức Mã Văn Uyên, một lão danh tướng diễn tiến như sau:

Theo Hậu Hán Thư, Mã Viện cùng Phó tướng Lưu Long và Đoàn Chí, Lâu thuyền tướng

quân tiến đánh Giao Chỉ. Thủy Kinh Chú cho biết theo lời tâu của Viện, quân số là 20.000 quân

chủ lực và 2000 thuyền xe. Lâu thuyền tướng quân Đoàn Chí chết bệnh, Mã Viện phải kiêm cả

Thủy quân. Số binh thuyền không đủ, quân Viện phải đi đường bộ. Quân Viện tiến hơn nghìn

dặm mới đến Lãng Bạc tức Hồ Tây. Thủy quân thì từ vịnh Hạ Long vào sông Bạch Đằng, đến

Lục Đầu, vào sông Hồng, đến thẳng vào Lãng Bạc, bấy giờ hồ này còn thông với sông Hồng.

Đây là căn cứ Thủy quân của Trưng Vương. Sử Cương Mục chép: “Tháng 3 mùa Xuân năm

Nhâm Dần (42), quân Mã Viện đến Lãng Bạc cùng quân Trưng Trắc đánh nhau và phá tan được.

Trưng Trắc lui giữ đất Cấm Khê. Quân Hai Bà không hàng, “Trưng Vương cùng em gái cự chiến

với quân Hán”. “Mã Viện đuổi đánh tàn quân của Hai Bà là Đô Dương đến huyện Cư Phong thì

hàng phục được”. Viện lập cột đồng để ghi địa giới cuối cùng của nhà Hán (Cư Phong-Cửu

Chân). Khi Viện về rồi, người trong nước thương nhớ Trưng Vương “lập đến thờ”, theo Sử

Cương Mục (78).

SỰ BỊA ĐẶT HOANG ĐƯỜNG VỀ HOÀNG SA – TRƯỜNG SA

VÀ MÃ VIỆN

Mã Viện tiến quân vào Cửu Chân không theo đường biển qua cửa biển Thần Phù (Ninh

Bình). Cửa biển này sóng dữ bất ngờ, dân gian có câu “Lênh đênh qua cửa Thần Phù, khéo tu thì

sống, vụng tu thì chìm”. Viện cho khai quang núi rừng, mở đường sơn đạo tiến vào Cư Phong.

Mã Viện cho mở cửa Tạc Khẩu (h. Yên Mô), người ngựa tràn vào Cửu Chân. Có sách nói là

quân Mã Viện từ biển tràn vào. Không phải. Viện sợ sóng dữ ở cửa Thần Phù. Vả lại, Lâu

thuyền, qua thuyền vượt biển, tướng quân Đoàn Chí đã chết, Lưu Long Phó tướng đốc thúc trở

lại Quảng Châu cho cuộc dẹp loạn khác. Tướng Đô Dương cố thủ trong thành Tư Phố, phủ Thái

Thú cũ, không cự nổi Mã Viện.

26

Quận Cửu Chân, theo Thủy Kinh Chú, lập từ đời Hán Vũ đế . Theo “Đất Nước VN qua các

đời” quận này có 7 huyện (79). Hậu Hán Thư chỉ ghi có 5 huyện, mỗi huyện là một thành. Mã

Viện cưỡi ngựa dong duổi loanh quanh 3 huyện ở miền trên là Cư Phong, Tư Phố, Võ Công

(Thủy Kinh Chú, Q. 37 viết về Hai Bà Trưng). Mã Viện không lai vãng đến miền Duyên Hải và

Nam Cửu Chân; Hậu Hán Thư, Q. 6. “Nam Man – Tây Man Di liệt truyện”. Vậy mà các sử gia

Đại Hán thời nay bịa đặt: “Mã Viện vượt biển xuống tận quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” như

sách báo thời Mao Trạch Đông bịa đặt. Thậm chí đến nay CT Tập Cận Bình cũng vẫn tiếp tục

lập đi lập lại như thế. Mã Viện cỡi ngựa, không cỡi chiến thuyền từ Cư Phong đến Võ Thiết rồi

lại ngược lại, dẫm nát vùng này, bị quân của tướng Chu Bá cầm chân, tướng Chu Bá rút quân

vào rừng núi. Dư Phát vẫn cầm cự, căn cứ cuối cùng của Hai Bà (tuy Hai Bà đã tuẫn tiết). Thủy

Kinh Chú mô tả h. Dư Phát “rừng sâu, đầm rậm, nhiều tê, voi tụ ở đó, dê bò vài nghìn con, thỉnh

thoảng thấy từng đàn voi mấy trăm con”. Mã Viện không sao đánh nổi, tàn sát 5000 dân Việt

tháng 11 năm 43, Viện bắt 300 Cừ súy người Việt đem về Linh Lăng (Hồ Nam). Quân Mã Viện

hoảng sợ, đào ngũ “đi hàng đàn”, gọi là mã hưu. Viện cũng rúng động, rút khỏi Tư Phố, phủ

Thái Thú theo đường bộ, qua cửa Tạc Khẩu rút về Giao Chỉ, dong duổi các nơi châu huyện, tịch

thu trống đồng, đúc ngựa mẫu đem về Tầu. Theo Hậu Hán Thư, năm 44, sau 2 năm xâm lược

“Mã Viện mang quân về Tầu, uân đi 10 phần, quân về chỉ còn 4, 5 phần” (80). Năm 42 khi tiến

quân vào Giao Chỉ, theo tác giả “Bắc thuộc thời đại đánh Việt Nam”, viên tướng già này cũng

trải qua nhiều gian nan “Viện phải hỏi thăm những người đi núi, vượt biển, theo núi mở đường

hơn nghìn dặm” (81). “Viện đi đến đâu xây thành đến đó. Viện tái lập guồng máy thống trị. Viện

cho đắp kiển thành, hình tròn như cái kén (82). Do đó mà có sự ngộ nhận, lầm lẫn thành Cổ Loa

do Mã Viện đắp” (83). Sau thời Mã Viện mới có di tích Hán qua mấy ngôi mộ táng Hán.

Viện rất tàn bạo, theo Hậu Hán Thư, Viện đánh huyện Cư Phong “phàm tướng giặc không

hàng bị chém đến mấy trăm người” (84). Viện chỉ nhắm bình định các huyện Trung Du (Phúc

Yên, Tiên Sơn, Tuyên Quang) theo Hậu Hán Thư (Q. 54), Viện không tiến về các huyên miền

Duyên hải (lập lại).

Giới sử gia Đại Hán thời Mao (báo Hồng Kỳ v.v…) và sau này hậu duệ Mao như CT Tập

Cận Bình (2015) miệng lưỡi vẫn trơn tru “binh thuyền Mã Viện đã tiến chiếm Hoàng Sa và

Trường Sa”. Đầy hoang đường. Phi lý. Mã Viện tiến vào Cửu Chân bằng đường bộ, Viện chưa

đặt chân đến các huyện Duyên hải, chưa tới quận Nhật Nam, vậy Viện điên hay sao mà tiến

chiếm hai quần đảo hoang Hoàng Sa và Trường Sa ngoài khơi Nhật Nam (mãi tận Quảng Nam

bây giờ)! Họ còn bịa đặt năm 111 (trước CN), tướng Lộ Bác Đức cho binh thuyền tiến chiếm

quần đảo Tây Sa - Nam Sa (tức Hoàng Sa và Trường Sa), do vậy, CT Tập Cận Bình mới mạnh

miệng nhắc đi nhắc lại: “Hoàng Sa và Trường Sa là của TQ, chủ quyền lịch sử của TQ từ đời

Nhà Hán!” Hậu Hán Thư chép rõ, Qua thuyền xuống đến sông Trường Kha “tất cả hội họp ở

Phiên Ngung để đánh Gia” (Lữ Gia). Qua thuyền chưa xuống (Phiên Ngung) mà đất Việt đã

bình” (85).

Qua thuyền tướng quân Dương Bộc chưa từng tiến xuống biển Giao Chỉ. Quan hiệu Tư Mã

Tô Hoàng phóng ngựa đuổi theo vào Giao Chỉ, bắt được vua Kiến Đức, giết đi. Chức lang Đô Kế

bắt được Tể tướng Lữ Gia. Tướng Lộ Bác Đức chỉ đến Hợp Phố, nhận đồ cống nạp và 2 quan Sứ

Việt Giao Chỉ và Cửu Chân đầu hàng (86). Bác Đức và Dương Bộc chưa chiếm được đảo Hải

Nam, cũng chưa đặt chân xuống Giao Chỉ. Vậy làm sao Đức và Bộc lại có thể vượt nghìn dặm từ

Quảng Châu xuống Việt Hải đổ quân lên 2 quần đảo hoang như sử sách Đại Hán thời Mao bịa

đặt trong hoang tưởng ngông cuồng. CT Bình ngon miệng, trơn tru tuyên bố Hoàng Sa và

Trường Sa “thuộc chủ quyền lịch sử của TQ từ đời Nhà Hán”. (Hoa Thịnh Đốn, ngày 2-10-

2015).

27

Tóm lại. dưới thời Bắc thuộc lần thứ nhất (-111 trước CN – 40 sau CN) Đế quốc Hán chưa

từng làm chủ Việt hải – Việt dương tức Biển Đông, nói theo ngôn ngữ thời thượng ngày nay, Việt

hải là Việt hải, chủ quyền lịch sử thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.

TẠI SAO DÂN TỘC VIỆT NAM THUA ĐẾ QUỐC HÁN?

Đại thắng mùa Xuân năm 40, một chiến thằng “kinh thiên động địa”, Trưng vương đã mở

đầu thiên niên kỷ thứ nhất. Mã Viện chùn chân, chỉ loanh quanh mấy huyện ở Bắc Cửu Chân và

Giao Chỉ, giữ quyền Thái Thú, Tướng quân Đô Úy được 3 năm rồi chở châu báu và ngựa mẫu

đúc đồng đem về Tầu. Đại chiến công Trưng Vương lớn lao như thế, TẠI SAO TA LẠI THUA,

bị Hán đô hộ lần thứ hai? Đơn giản, cả Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam gộp lại, về dân số và

lãnh thổ không bằng 1/20 đại đế quốc Hán. Nguyên do chính yếu khác, Nhà Hán học được dân

Lạc Việt nghề rèn đúc vũ khí tiền tiến ở Á Đông. Do người Việt dậy cho Nhà Hán rèn kiếm,

giáo, lao, Quân đội Hán hùng cường và tinh nhuệ nhất vào thời bầy giờ, cướp được các nước

Kim, Liêu, Mãn và Triều Tiên, cướp được Diến Điện, Thổ Phồn, Đột Quyết v.v… Đế quốc Hán

thừa hưởng được lãnh thổ bao la của bạo chúa Tần Thủy Hoàng, người Đông Di, phi Hán, Nhà

Hán rập khuôn đế quốc Tần, theo định chế của Tần, vẫn là nước Tần chưa từng gọi là Trung

Quốc, “thống nhất Trung Quốc”! (87). Nhà Hán tập trung vào các cuộc chinh phục bằng vũ lực

để mở rộng đế quốc. Họ thắng do thủ đoạn “lấy giáo Việt đâm Man, lấy kiếm Man chặt đầu

Việt”. Từ thời Văn Lang, dân Việt đã sớm rèn đúc khí giới đồng và sắt (Khảo Cổ đã tìm được

các khuôn đúc).

Qua các di chỉ khảo cổ, số vũ khí chiếm một tỷ lệ cao: Di chỉ Gò Mun, vũ khí chiếm 20%

trong số các hiện vật khai quật được; Việt Khê chiếm 49%, Thiệu Dương, 59.8%, Đông Sơn

63.59% (88). Trong số 2122 hiện vật do các nhà Khảo Cổ Pháp khai quật tìm được. Nhà Khảo

Cổ Mỹ O. Janse (1934-1939) tại Đông Sơn, Lạch Trường (Thanh Hóa) khai quật số vũ khí lên

đến 50.9%, có niên đại khảo cổ C-14 từ 2000 đến 3000 năm thuở Hán tộc còn là dân du mục ở

Bắc sông Hoàng Hà (89). Hợp kim vũ khí chế tạo đã đạt tới trình độ kỹ thuật cao. Lưỡi giáo

đồng (Thiệu Dương) hợp kim đồng chiếm 73.3%, chì 5.95%, thiếc 13.21%; mũi tên đồng 3

ngạnh, cần phóng xa cực mạnh, lớp chất đồng 95.7% (90). Các nhà Khảo Cổ kinh ngạc trước

mũi tên đồng Cầu Cựu ở ngoài thành Cổ Loa, có 3 cạnh sắc “là loại vũ khí vô cùng lợi hại vừa

bắn xa vừa có sức sát thương cao” (91). Ngày 21-6-1982, Khảo Cổ đào được một trống đồng lớn

rất quý thuộc loại I (Héger), trong lòng trống đựng chứa gần 200 hiện vật gồm giáo, dao găm,

đầu mũi tên đồng, tiền đồng Bắc Lạng có niên đại khoảng thế kỷ II và I trước CN” (92). Hội nghị

Khảo Cổ Tiền Sử lần thứ XII ở Toulouse, Pháp quốc, “Dân Đông Sơn” (Le peuple de Đông

Sơn), các nhà Khảo Cổ Pháp tường trình các di sản khai quật được ở di chỉ Đông Sơn, Hội nghị

kinh ngạc trước nền văn minh đồng thau tiền tiến ở phương Đông (93). Bắc phương, chính yếu là

Hán tộc đã học được nền văn minh tiền tiến của Lạc Việt từ nghề đúc giáo, lao, rèn kiếm. Quân

đội viễn chinh Hán thừa hưởng kho tàng vũ khí tối tân kể trên của dân Việt. Họ đã không học

được nghề bí truyền đúc mũi tên đồng hoặc tre tẩm thuốc độc bí truyền, đặc sản của đồng bào

Mường, dân Lạc Việt trên miền núi (Hòa Bình). Đô Hộ Hán “dĩ Di diệt Man” nhưng thất bại,

dân Mường chống Hán quyết liệt. Một Quan Lang tỉnh Hòa Bình viết về xứ Mường “về đời

Thượng cổ” trên Nam Phong tạp chí “Quan Lang khởi tổ từ cuối đời Văn Lang là những con thứ

cháu thứ vua Hùng chia cho là họ Đinh, Quách, Bạch, Hà, Xạ, Cao, sáu họ làm Quan Lang (…)

Lúc ấy Vua ban cho phép làm tên nỏ độc để bắn những loài thú ác (…) Người Tầu cai trị nước

ta, giết tróc tàn hại người xứ Mường như là giết đàn ông, hãm hiếp đàn bà (…) đến lúc các đấng

quần hùng nổi lên đánh trả người Tầu và giữ lấy nòi giống ta như là Bà Trưng Nữ Vương, ông

Bố Cái Đại Vương và vua Ngô Vương Quyền…Nếu không người Mường đều thuộc Bắc hóa

28

vậy” (94). Quan Lang giữ bì truyền làm thuốc độc ngâm tên tre hoặc gỗ. (Một nhà Khảo Cổ

Pháp lên xứ Mường chứng nghiệm, bắn tên ngâm thuốc độc vào mông một con trâu đực cầy

ruộng núi, cường tráng, chỉ hơn một giờ sau, con trâu lăn ra chết). Tổ tiên Việt còn cất dấu báu

vật, quốc bảo, bộ kinh Việt Dịch Thái Ất Thần Kinh (sau này Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

san định lại). Nhà Hán cũng có Dịch Thái Ất của Dương Hùng nhưng so với Dịch Thái Ất Thần

Kinh của Lạc Việt thì Dịch Thái Ất của Dương Hùng quá sơ giản (Dương Hùng làm quân sư cho

giặc Vương Mãng nổi dậy lật nhà Hán, không đoán định được tình thế, bị chém tan thây). Nhà

Đại Dịch học Đức quốc Richard Wilhelm, tên Tầu là Vệ Lễ Hiền (1873-1930) dịch bộ Chu Dịch

qua Đức ngữ. Carry F. Baynes dịch qua tiếng Anh “I Ching or Book of Changes” . GS Wilhelm

dịch bộ Thái Ất kim tông chí ra tiếng Đức gọi là “Das Geihimnis der goldnen Bliite”, nhà Dịch

học trứ danh Lã Đồng Tân đề tựa. Thái Ất của Tầu chủ yếu là bói toán, đoán định vận mệnh –

Thái Ất Thần Kinh VN khác hẳn, ứng dụng vào binh thư, chiến pháp. Tiền nhân thời Bắc thuộc,

quá tinh khôn đã cất dấu được bộ kỳ thư bí truyền này (95).

Đang viết Cáo Trạng sao lại vòng vo đến Kinh Dịch Viêm Bang-Văn Lang? Dài dòng? Lạc

đề? Thưa không. Để người đời sau nên biết và cần biết tại sao “ta không đánh mà lòng người

phải khuất”. Mai này lấy lại Hoàng Sa và Trường Sa không thể nào bỏ qua binh pháp chiến lược

kỳ diệu của tiền nhân Việt những nghìn xưa. Làm sao ta không thấy được giặc Bắc? Khoa học kỹ

thuật siêu đẳng thời nay, càng ngày càng tiến như bước đi của “thần linh” thì Dịch Việt như Thái

Ất Thần Kinh càng vi diệu, càng dễ dàng ứng dụng. Căn cứ nổi Gạc Ma – Chữ Thập Trường Sa,

Trung Quốc xây cất giữa biển khơi, tự hào là “Trường thành Hải Dương”. Mai này rồi sẽ chìm

xuống lòng biển “đánh cho nó tăm hơi cá lặn!”. Đánh cho nó “sạch không kình ngạc, tan tác

chim muông”; đánh cho họ tỉnh mộng, nhận ra rằng, VN là như thế, dăng mắc lưới trời “thiên

võng khôi khôi, sơ nhi bất lậu”, (lưới trời lồng lộng, thưa mà không lọt). Theo gương tiền nhân,

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn lập “bát quái trận đồ - Cửu cung” tung lưới Trời. Sử Cương

Mục chép: “Quốc Tuấn tập họp binh pháp các nhà làm ra trận đồ Bát quái cửu cung” (96).

VIỆT – HÁN , BẠO LỰC VÀ NHÂN HÒA

Không rõ Trưng Vương lập trận đồ như thế nào, đánh sập đế quốc Hán ở phương Nam “kinh

thiên động đia” như thế! Nhưng rồi lại thua, đất nước lại chìm vào đêm dài Bắc thuộc lần thứ 2.

Một nước văn minh tiền tiến như thế, Trống Đồng là chủ soái trong võ nhạc. Võ Tây Sơn (97)

được thừa kế nhạc võ truyền thống dân tộc với giàn trống 12 trống đồng theo thập nhị can “tý,

sửu …. tuất hợi”. Võ nhạc công có thể cầm dùi trống đánh 2, 3 trống cùng một lúc. Trống còn

làm hiệu lệnh như mật khẩu của QĐ như ngày nay, tiến hay lui, tả hay hữu. Người Việt Văn

Lang xử dụng trống chiến (sau là trống tuồng, trống hát bội, trống chèo …) “Trống chiến là trống

do người Việt Nam sáng tạo” (98).

Hai Bà và Nghĩa dũng binh thua Mã Viện lại do một nguyên nhân sâu xa thuộc về giống nòi

và sự khác biệt nguồn gốc Bắc Nam mà chỉ có Khổng Phu Tử mới nói thẳng, phân biệt rõ. Sách

TRUNG DUNG trong Tứ Thư (99) của Nho giáo do Khổng Tử san định, phần Tử Lộ, học trò

của Khổng Tử hỏi về SỨC MẠNH “Tử Lộ vấn cương”(100). Khổng Tử hỏi lại: “Ngươi hỏi về

sức mạnh của người Phương Nam phải không? Ngươi hỏi về sức mạnh của người phương Bắc

chăng?”. Ngài phân biệt Bắc, Nam trả lời: “Đem lòng khoan nhu mà dậy người, tha thứ cho kẻ

vô đạo, đó là sức mạnh của người phương Nam. Người quân tử trụ tại đó”. “Mặc áo giáp, chết

cũng chẳng ngán, đó là sức mạnh của người phương Bắc. Người cương dũng trụ tại đó”, (Khoan

nhu dĩ giáo bất báo vô đạo, Nam phương chi cường dã, quân tử cư chi – Nhẫm kim cách tử nhi

bất yểm Bắc phương chi cường dã, nhi cường giả cư chi”. Vì vậy, người quân tử hòa với mọi

29

người mà không a dua, mạnh mẽ thay cung cách đó! (Cố quân tử hòa nhi bất lưu, cường tại kiểu

(103).

Lời nói trên đây của Khổng Tử, “Bấc cường bạo, Nan quân tử”. Nho giáo đưa vào Kinh Lễ

làm khuôn vàng thước ngọc đạo Quân Tử phương Nam (Lạc Việt, Âu Việt, Mân Việt, Bách

Việt) một khuôn mẫu lý tưởng của Nhà Nho. Kinh Lễ diễn nghĩa: “Quân tử giữ đạo ôn hòa,

không bị cuốn vào điều xấu, mạnh như vậy mới là mạnh” (101).

Trong sách Luận ngữ, do nhà đại Nho (Tống Nho) Chu Hy diễn nghĩa, các môn đệ ngài hỏi

ngài thế nào là người quân tử. Khổng Tử không do dự: “Quân tử trông ở mình, kẻ tiểu nhân

trông ở người” (Quân tử cầu ư kỷ, kẻ tiểu nhân trông ở người) (102). Nhưng Khổng Tử lạc đề, xa

rời thực tế khi ngài trả lời Vệ Linh Công: “Người quân tử bàn tinh việc đạo lý, chẳng mưu toan

việc ăn uống (…). Người quân tử chỉ lo âu về đạo lý, chẳng lo âu chuyện nghèo khó” (Quân tử

mưu đạo, bất mưu thực (…) Quân tử ưu đạo bất ưu bần) (103). Trách chi Tầu và Ta cứ là triền

miên đói rách nghìn năm! Quân tử, biểu tượng tinh hoa của Nho giáo, với Khổng tử, Nho là nam

nhi. Với VN, còn nữ quân tử. Mà quân tử là bất khuất, nhân hòa và dung thứ, lẽ tự nhiên. Đây

mới chính là sức mạnh tuyệt vời của đạo quân tử phương Nam. Quân tử Trưng Nữ Vương tuốt

kiếm kiếm thần của Lạc Việt “chưa tới một mùa trăng” đánh sập quân xâm lăng đại đế quốc

Hán. Các Tướng quân Đô Úy các châu hoặc xin hàng hoặc chạy chết về Tầu. Bất khuất, Cừ súy

Chu Đạt và Nghĩa quân Trưng Vương rút vào rừng núi hai huyện Dư Phát và Võ Công (Cửu

Chân). Chính nhờ vậy, Mã Viện đã bị cầm chân ở 3 huyện bắc Cửu Chân, không tiến được,

không thể mon men đến Nông Cống và dọc theo duyên hải, vô phương tái chiếm Nhật Nam cho

đến cực nam Việt Thường. Lẽ tự nhiên chưa ngồi trên chiến thuyền ở Biển Đông. Sau này một

số sử sách Trung Hoa, thí dụ như sách Thái Bình hoàn vũ ký của Nhạc sử đời Tống phóng đại

Mã Viện đi đánh Lâm Ấp, đi từ Nhật Nam đến Lâm Ấp hơn 400 dặm, lại đi 20 dặm nữa có nước

Tây Đô Di,Viện đến nước ấy rồi dựng 2 cái cột đồng (!). Bịa đặt. Thời Viện, năm 42 chưa có

nước Lâm Ấp, mãi đến năm 137 Lâm Ấp mới ra đời. Các ông sử gia TQ thời Mao Đại Hán dựa

vào “sự cố” phóng đại này để khoa trương binh thuyền Viện đã chiếm Nam Sa (tức Trường Sa).

Do vậy CT Tập Cận Bình mới ngon miệng nói với TT Barack Obama: Hoàng Sa và Trường Sa

thuộc chủ quyền lịch sử (từ đời nhà Hán)!

Quân tử phương Nam như Trưng Nữ Vương, như Cù Súy Chu Đạt đã tha mạng cho tướng

sĩ, binh biền, QĐ viễn chinh Đại đế quốc Hán. Nhờ vậy lính Hán đào ngũ ở lại Cửu Chân tùng

đàn, gọi là Mã Lưu, bình an vô sự chính nhờ tinh thần bao dung, nhân ái, lính Mã Viện ở Giao

Chỉ đào ngũ, lẻn vào các làng Việt xin ăn, dân Việt dung nạp cho làm nông nô kiếm sống.

Nói về Khổng Tử, ở đây, xin mở đóng hai dấu ngoặc như một phụ chú. Thập niên 2000, CT

Hồ Cẩm Đào, TQ cho lập các Học viện Khổng Tử trên thế giới – năm 2015 số học viện trên các

châu lục khắp toàn cầu lên đến 403 viện. Năm 2008, Học viện mở ở Hán Thành, Nam Hàn. Các

nhân sĩ lão thành, các học giả, giáo sư VN ở Hà Nội, âm thầm phản đối, viện dẫn lý do: “Việt

Nam là chiếc nôi của Nho giáo – Khổng học ở phương Nam – cần gì mà phải để TQ lập Học

viện Khổng Tử ở Hà Nội, Văn Miếu Thăng Long vẫn lừng lững trước mặt”. Văn Miếu Thăng

Long lập năm 1070 đời vua Lý Thánh Tông (104). Khác hẳn Văn Miếu ở Khúc Phụ, Sơn Đông

là nơi thờ tự Khổng Tử. Văn Miếu Thăng Long mở trường học “Hoàng Thái tử đến học ở đây”.

Câu đối ở cổng ngoài, tô chữ đen vẫn còn rõ nét, 2 chữ đầu hãnh diện minh định NGÔ NHO,

nghĩa là Nho nước ta.

Với VN, TQ dựng đặt Học Viện Khổng Tử ở ĐH Quốc Gia Hà Nội là hành động “xâm lăng

văn hóa” không thể chấp nhận được (xem phần V).

BIỂN ĐÔNG VIỆT TỘC VÀ HÁN TỘC

30

Nhân Khổng Tử nói về quân tử Phương Nam và cường bạo phương Bắc. Vào thời Hai Bà

tổng khởi nghĩa, Hán tộc là đa số chủ thể ở phương Bắc. Phương Nam lấy Động Đình Hồ, Việt

Giang, Việt Châu và đống bằng Việt Quế làm cương giới Bắc Nam thì Bách Việt, Âu Việt, Việt

Đông và Lạc Việt là đa số chính yếu. Từ Giao Chỉ đến Cửu Chân và Nhật Nam, Lạc Việt là chủ

thể. Phương Bắc, nói theo Khổng Tử “cường bạo ở đó”. Sử sách Tây Phương gọi chung là

“Chinese – Chinois – China – La Chine” gom tất cả các dân tộc bản địa vào một chữ “chinese”,

vốn bắt nguồn từ chữ Cine tiếng Phạn, đến đời Đại Hán Mao Trạch Đông gom góp tất cả, Hán

tộc và 56 dân tộc thiểu số vào mấy chữ “người Trung Quốc”, biểu tượng bằng một ngôi sao vàng

lớn trong “Ngũ tộc Cộng Hòa” Hán, Tạng, Hồi, Mông, Mãn. Đến nay, theo sử gia Mỹ, K.S.

Latourette “Nguồn gốc chính xác về dân Tầu “The Chinese” “Chine” vẫn còn chưa rõ” (105).

Dưới thời Mao Trạch Đông, không khác chủ nghĩa chủng tộc “racism”, ngay đầu thập niên 1970-

1980, các nhà Văn Hóa TQ đương đại đã thay đổi cả nguồn gốc Hán tộc (106) để theo chủ

trương của Mao Đại Hán “lấy xưa để phục vụ nay”, đại bộ Trung Quốc Văn Hóa Sử được viết

theo chủ trương “bộ môn nào, cái gì TQ cũng tiền tiến số một trên thế giới”. Mao CT cho tô

điểm Hán tộc theo kiểu Mao (107). Bá quyền và bành trướng! TQ thật vĩ đại!

Xã hội Tầu mênh mông đa diện, muôn sắc muôn hương, cứ vào các tửu lầu, hiệu thuốc Bắc,

y dược thảo có thể biết “thế nào là Tầu” (108). Hơn 3 phần tư tinh hoa văn hóa Trung Hoa thuộc

về 56 dân tộc thiểu số Tầu. Sử gia Pháp GS Georges Gernet trong bộ sử Văn minh Trung Hoa là

một tác giả rất hiếm trong số các sử gia Tây Phương viết về Trung Hoa đã phân biệt rõ Tầu Hán

(Han Chinese) và Tầu thiểu số (109). Cho dù như vậy Tầu vẫn là Tầu (110)..

HOÀNG SA – TRƯỜNG SA: DẤU ẤN VINH QUANG

CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

Hoàng Sa và Trường Sa tuy những nghìn năm là hoang đảo “từ khi dựng đất mở trời” lại là

dấu ấn vinh quang của dân tộc VN giữa Biển Đông mà nhà Khảo Cổ Mỹ danh vang quốc tế đã

khẳng định “Việt Nam, ngã tư giao lưu của các dân tộc và các nền văn minh”. Nói là vinh quang,

phải nói thêm nữa là vĩ đại do suốt thời đô hộ VN lần thứ nhất của Đế quốc Hán, Hoàng Sa và

Trường Sa vẫn lừng lững dưới bầu trời Việt trên Việt Dương, Hán sử gọi như thế. Thái Thú Mã

Viện sau 3 năm tàn sát dân Việt, Viện bỏ về Tầu, theo đường bộ đến Hợp Phố. Lại Hợp Phố! Từ

tướng Lộ Bác Đức đến Mã Viện, hai Phục Ba tướng quân, lẫy lừng quá, khắc phục trấn áp cả

sóng gió ngàn khơi, Đức và Viện chưa từng cỡi chiến thuyền vượt Việt Dương. Việt Hải còn xa

vời nói chi đến Việt Dương, xa ngàn dặm.

Từ ngày Mã Viện về Tầu, từ Cửu Chân đền Nhật Nam vẫn là bầu trời Việt tự chủ, Thái Thú

Hán chỉ giữ chức danh, nhận thu thuế và đồ cống nạp.

VƯƠNG QUỐC LÂM ẤP CỦA NGƯỜI VIỆT

Năm 136, Hậu Hán Thư chép: “Khu Liên (huyện Tượng Lâm) nổi dậy” (109) (…). Thái Thú

Trương Kiều chiêu dụ người Man ở Nhật Nam đầu hàng (110). Theo Toàn thư, Thị Ngự Sử Nhà

Hán cùng các châu quận hợp sức đánh Khu Liên không được, bị Khu Liên vây đánh một năm.

Binh lương không tiếp tế được” (111). “Hán đế kinh hoảng, họp triều đình tìm phương lược

chinh phạt, động binh 4 châu, Kinh, Dương, Duyên, Dự” (…). “Đại tướng quân Lý Cổ can ngăn,

bác đi” (112). Đánh làm sao nổi!. Theo sử Cương Mục, “Kiều Liên họ tên người Man sách”

(113). Thứ Sử Giao Chỉ lấy quân 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân đi cứu viện. “Quân sợ đi xa quay

lại đánh nơi phủ lỵ” (114). Lâm Ấp hùng cứ một phương, tràn lên đến biên giới Nhật Nam.

Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc vùng biển khơi Lâm Ấp. Theo danh tộc và cội

nguồn, sau đời Khu Liên lập nước, xưng vương. Vương người Man sách. Sách là đơn vị hành

31

chính đời Hùng Vương như làng. Khu Liên không có con kế vị, cháu ngoại là Phạm Hùng thừa

kế, truyền ngôi đến con là Phạm Dật. Gia nô của Phạm Dật là Phạm Mây giúp Phạm Dật xây đắp

thành trì, đặt binh bày trận, chế tạo khí giới. Phạm Dật chết, Phạm Văn cướp ngôi. Phạm Văn

chết, con là Phạm Phệt nối ngôi. Phạm Phệt chết, cháu là Hồ Đạt lên làm vua cho đến đời vua

Dương Mại (115).

Cứ học giả Chăm hay Chiêm Thành hay Champa không nhìn nhận Lâm Ấp là một nước

khác hay quốc gia của người Việt thời Bắc thuộc (116). Các vị này đều cùng cho rằng Lâm Ấp là

cách gọi của các triều đại Trung Hoa. “Lâm Ấp cũng là Chiêm Thành là một cỗi nguồn, tên gọi

Champa”, theo một học giả Chàm, Champa là quốc hiệu đã được ghi trên văn bia vua Sanbhu

năm 629 tìm được ở quẩn thể di tích Mỹ Sơn, Bình Định” (117). Lập lại , vương quốc Lâm Ấp ra

đời năm 138. Các học giả và sử gia Chăm uy tín có chứng liệu của các ông (xem phần IV).

Champa là C hampa, đất nước của loải hoa quí tên gọi champa (118), theo Phạn ngữ Sankrit.

Người Pháp (sau này là Mỹ) gọi là Tcham và Tiame. Kinh đô Champa ở Thuận Thành.

Vương quốc Champa ra đời, theo một sử gia Pháp, có thể vào năm 192 sau CN (119). Theo

Đại Nam Nhất Thống Chí, “Bình Thuận xưa là nước ngoài cõi của Nhật Nam sau là đất Chiêm

Thành” (120).

Nước Lâm Ấp, quốc gia Phật giáo và thờ Tổ tiên, với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

thuộc biển Việt dương là của dân tộc Việt Nam – Lạc Việt, Việt Thường đối đầu với Đô hộ Hán

từ Đèo Ngang trở ra Bắc.

ĐÔ HỘ HÁN KHÔNG CAI TRỊ NỔI NHẬT NAM-CỬU CHÂN

Hậu Hán Thư chép: “Dân Nhật Nam (Nghệ An-Hà Tĩnh) nổi dậy đánh đất các huyện, ấp,

liên kết cả với người Cửu Chân”. Chu Đạt họp nhau với người Man đánh giết huyện lệnh

. Thái Thú là Nghệ Thức ra đánh, tử trận” (121). Năm 178, dân Giao Chỉ, Hợp Phố (Quảng

Đông), và Ô Thử nổi dậy đánh phá châu quận. Thái Thú Chu Ngung dẹp không nổi. Năm 184,

chính binh lính ở Giao Chỉ nổi dậy giết Chu Ngung” (122). Thứ Sử (cấp trên Thái Thú) đầu tiên

bị giết ở Giao Chỉ.

Thứ Sử thứ hai bị dân Giao Châu nổi dậy giết đi là Chu Phù “hà hiếp dân, thuế khóa nặng

nề, dân nổi dậy “đem quân đi đánh phá châu quận”. “Thứ Sử Chu Phù phải chạy về mạn biển bị

dân giết chết, năm Tân tỵ 201 (123). Năm 184, sau khi Thứ Sử Chu Ngung bị giết, Giả Tung

sang thay “người trong châu động binh bắt Thứ Sử” (124) không biết sống, chết thế nào.

Thế là dưới thời Hán đô hộ, hai Thứ Sử bị giết, một Thứ sử bị dân bắt. Sử gia Pháp dịch Thứ

Sử là “Gouverneur Général”, nắm toàn quyền Giao Chỉ bộ (125).

Nhà Hán sụp đổ. Đô Hộ Hán sụp đổ theo sau 300 năm thống trị Giao Chỉ bộ (111 trước

CN). 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam “hùng cứ một phương”. Đặng Nhượng là quan

mục người Việt cuối cùng vào năm 29, chỉ sai Sứ sang cống hiến Hán đế mà thôi. Sau cuộc khời

nghĩa của Cừ Súy Chu Đạt năm 157 tuy bị dập tắt (127), Cửu Chân vẫn là một phương trời riêng.

*

* *

Từ tướng Lộ Bác Đức năm 111 (trước CN) đến Mã Viện (42-45 sau CN) hơn 150 năm

đầu Hán đô hộ, binh thuyền của Hán Đô hộ chưa từng lai vãng ở Việt Hải từ đảo Bạch Long Vỹ

giữa khơi vịnh Giao Chỉ (vịnh Bắc Việt) cho đến Nhật Nam. Tiếp theo nước Lâm Ấp của người

Việt ra đời, Hoàng Sa và Trường Sa giữa khơi Việt Dương – Biển Đông thuộc Lâm Ấp. Đây là

SỰ THỰC lịch sử thực, đầy đủ chứng liệu từ cổ thư, cổ sử Trung Hoa để trả lời CT Tập Cận

Bình hoang tưởng. Thứ Sử Giao Châu, người Hán cuối cùng bị giết, Hán Hiến đế kinh động, Đế

32

quốc Hán suy tàn, Hán Hiến đế mới tỉnh ngộ về Giao Châu, trong sắc phong Hầu cho Sĩ Nhiêp,

nhìn nhận “Giao Châu ở cõi xa vời, văn hóa thấm xa, số Trời phân định, sông núi cảnh vật thật

đẹp, Nam-Bắc cách trở xa xôi”. Hán Hiến đế xuống chiếu khen ngợi “Đất Giao Châu là nơi văn

hiến, của báu vật, văn vật khá đẹp, nhân tài lỗi lạc” (128).

SỸ VƯƠNG “40 NĂM TỰ TRỊ”

ĐÔ HỘ HÁN CHƯA TỪNG XUỐNG HOÀNG SA – TRƯỜNG SA Sau cuộc tổng khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Đô Hộ Hán ở Giao Chỉ suy thoái hẳn . Dân

Việt quật khởi. Thứ Sử là Phàn Diễn lấy quân ở 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân xuống huyện

Tượng Lâm Ấp giải cứu “nhưng quân sĩ sợ đi xa, quay lại đánh vô Phủ lỵ” (129), tức đánh phủ

Đô hộ. Hán đế phải cử Thị Ngự Sử, đứng đầu Ngự Sử đài sang Giao Chỉ, lấy quân ở quận Nhật

Nam đánh Lâm Ấp vừa mới dựng nước, “đánh không được lại bị bọn Khu Liên đánh bại và bao

vây” (130). Hán đế kinh động, triệu tập các công khanh trăm quan và bốn phủ để ứng phó. Mọi

người đều đề nghị đem binh 4 châu nội địa, kéo đi ứng phó. Đại tướng Lý Cố bác đi, nêu lý do

không thể tiến quân được, “Lặn lội hàng muôn dặm (…) cách Nhật Nam hơn 9000 dặm, phải đi

300 ngày mới đến nơi (…). Tính đến lương ăn phải dùng đến 60 vạn hộc gạo”. Đó là qua lời điều

trần của Đại tướng Lý Cố, chứng tỏ Nhà Hán không có binh thuyền chở quân, dù chỉ tới Giao

Chỉ! Vậy binh thuyển của Hán ở đâu để các ông Đại Hán thời nay (như CT Tập Cận Bình) huênh

hoang bịa đặt quân Nhà Hán cỡi chiến thuyền chiếm hoang đảo Hoàng Sa và Trường Sa?

Năm 160, Hậu Hán Thư chép, Cửu Chân lại nổi dậy, “Thái Thú Nghệ Văn Chí ra đánh bị

tử trận” (131).

Hai Thứ Sử người Hán, nối đuôi nhau bị giết, bỏ xác ở Giao Chỉ. Nhà Hán đổi Giao Chỉ

làm Giao Châu, “các quận trong Châu rối loạn”. Lý Tiến du học ở kinh đô Hán, đậu Mậu Tài,

người Việt đầu tiên được bổ nhiệm làm Thứ Sử Giao Châu (184-189). Kế vị Thứ Sử Tiến, Sỹ

Nhiếp được bổ làm Thái Thú Giao Châu, coi 7 quận, tổ phụ người nước Lỗ (gốc Âu Việt), gặp

loạn Vương Mãng, lánh sang Giao Châu, đến Sỹ Nhiếp là đời thứ 6, cha là Tứ làm Thái Thú

quận Nhật Nam. Sử Cương Mục ca tụng “Sỹ Nhiếp tính nết khoan hậu, khiêm tốn, nhã nhặn,

trọng đãi nhân sĩ” (…) “uy tín quyền trọng không còn ai hơn”, dân yêu mến tôn là Sỹ Vương. Sử

ký Đại Việt Toàn thư dành một “kỷ” Sỹ Vương viết về ông. Vua Ngô Tôn Quyền phong Sỹ

Nhiếp (còn gọi là Tiếp) làm Long Độ Binh Hầu, làm chủ Giao Châu trong 40 năm “mọi sự yên

lành” như một vương quốc hoàn toàn tự trị, mở mang việc học hành, nhân sĩ trong châu tôn là

Nam Giao Học Tổ, Vương giữ vẹn đất Việt, để đương đầu với sức mạnh của “Tam Quốc”. Qua

đời, thọ 90 tuổi, dân xây lăng thờ Vương. Sau này vua Trần truy phong Vương làm “Thiên Can

Gia Ứng Linh Vũ Đại Vương” (214).

Nhân sĩ Tầu chạy loạn Vương Mãng xuống Giao Châu “có hàng trăm, nương nhờ Sỹ

Vương”, đều ca tụng “Giao Châu địa linh nhân kiệt”. Đại sư Mâu Bá đưa mẹ xuống ở Luy Lâu

lánh nạn. Đại sư gốc Âu Việt, viết bộ lý luận về Phật giáo được gọi là “Mâu Tử lý hoặc luận”, 37

quyển, theo thể vấn đáp biện bạch “thuyết minh sự cao siêu của Phật giáo”, sử sách Trung Quốc

hiện chỉ viết qua loa về Mâu Tử, gọi ông là người Đông Hán, không đề cập đến gốc nguồn “Mâu

Bá lý hoặc luận” (215). Mâu Tử Lý hoặc Luận là tinh hoa Phật giáo ở Giao Châu. “Tác phẩm

Phật học đầu tiên viết bằng chữ Hán của Phật giáo Tầu, được học giả Đông Tây đặc biệt chú ý”

(133).

Luy Lâu, trung tâm Phật giáo Bắc Nam như một kinh đô “trên bến dưới thuyền”, từ Biển

Đông vào sông Hồng. Sách “Lĩnh Nam Chích Quái” của Trần Thế Pháp đời Trần ghi chép

truyện “Đầm Nhất Dạ” cho ta đoán biết sự giao dịch đường biển giữa Giao Chỉ, Ấn Độ và Ba Tư

với “ảnh hưởng của tôn giáo Ấn Độ, Bà La Môn và Phật giáo” (134).

33

Thủ phủ Liên Lâu (còn gọi là Luy Lâu) một trung gian giao lưu Đông Tây phồn thịnh

chính yếu là Ấn Độ và Phật giáo vào cuối thời Hán thuộc, giai đoạn thứ 2, đế quốc Hán đã suy

tàn và đầu đời Nhà Ngô, Tây Phương, chính yếu là Ba Tư (Persia), Lưỡng Hà (Iraq), Ấn Độ và

Đông Nam Á chỉ biết đến Việt “Yueh” (hay Youn), Giai đọan cực thịnh, cực quyền của Đế quốc

Hán từ Hán Vũ đế cướp nước Nam Việt (-111 trước CN) đến năm 40, Hai Bà Trưng khởi nghĩa,

danh tộc Hán hãy còn mờ nhạt, thấp thoáng ở phương Nam, hai Phục Ba tướng quân Lộ Bác Đức

và Mã Viện chưa hề cỡi binh thuyền xuống Nam Hải, huống chi giai đoạn II, Nhà Hán suy vong,

đế quốc Hán đang tan rã (năm 43 cho đến Hán Hiến đế) (135), Trương Tôn là Thứ Sử cuối cùng

của Nhà Hán, thay Thứ Sử Chu Phù, dân Việt lại nổi dậy “đánh phá các châu, quận. Chu Phù

phải chạy về mạn biển, bị dân giết chết” (136). Đây là biển nào? Vẫn là Đông Hải, Việt Hải,

Việt Dương (tên gọi Nam Hải là sau này), trải dài từ cố đô Phiên Ngung đến tận cực Nam Việt

Thường, qua các hoang đảo Cát vàng (Hòang Sa – Trường Sa) chưa có tên Trung Hoa – Trung

Quốc, vẫn là biển Việt – Việt Dương. Kết thúc hơn 300 năm Hán thuộc, Nhà Hán chưa từng làm

chủ được Đông Hải, cho đến thời Sỹ Nhiếp, Việt Hải vẫn là Việt Dương, Khảo Cổ Học chưa tìm

được một di tích Hán ở các di chỉ (khảo cổ) suốt dọc duyên hải Biển Đông từ đảo Cát Bà đến

Bạch Long Vỹ, giữa khơi vịnh Bắc Việt cho đến Nông Cống, Đông Sơn, Vùng Vịnh (Nghệ An),

Vũng Sóng (Hà Tĩnh) cho đến Quy Nhơn, Khánh Hòa, Bình Thuận. Khảo Cổ Học chỉ nói tìm

được các mộ Hán trong đất liền, quanh quanh các Đô Hộ phủ thành hoặc các đô thị cổ từ đời các

Thái Thú Hán Nhâm Diên, Tích Quang, Mã Viện về sau này, thí dụ vài ngôi mộ Hán ở thành Cổ

Loa trong thời Mã Viện và về sau (137).

Mấy năm cuối Hán Đô Hộ, giai đọan II, ba Thứ Sử bị dân nổi dậy giết chết là Chu Phù,

Chu Ngung và Trương Tôn, tuyệt nhiên trong hơn 300 năm, đế quốc Hán, kể cả các Thứ Sử và

Thái Thú chưa từng một lần cỡi binh thuyền xuống đến Hoàng Sa và Trường Sa, ngoại trừ một

lần Thứ Sử Phan Diễn đem quân vào huyện Tượng Lâm đánh Lâm Ấp nhưng lại kéo quân đi

đường bộ từ Diễn Châu, bị quân Lâm Ấp vây chặt gần một năm mới liều chết chạy thoát, thiếu

lương ăn, dọc đường ăn cướp của dân, thất thểu kéo nhau đi bộ về Diễn Châu.

BẮC THUỘC LẦN THỨ II;

MỘT THỜI QUẬT KHỞI CỦA DÂN TỘC VN

VĂN MINH – ANH HÙNG Nhà Hán cáo chung. Nước Tầu chia năm xẻ bẩy, tranh bá đồ vương. Mưu cơ, võ nghiệp,

binh pháp chỉ là để tiêu diệt lẫn nhau trong 498 năm kể từ thời Tam Quốc đến thời Ngũ Đại

(220-960). Giao Châu thuộc Nhà Ngô (221-280), tiếp theo là Nhà Tấn (265-420); Nam Triều

gồm Nhà Tống và Lương (420-489); Bắc Triều (386-618); Nhà Tùy (589-618). Giao Châu thuộc

vào các triều kể trên.

Hoàng Cái được vua Ngô Tôn Quyền cử làm Thái Thú quận Nhật Nam, khi mới xuống

xe thấy cách đón tiếp không được long trọng, đánh chết người Chỉ ba, dân nổi dậy đuổi Thái Thú

về Nam Hải. Cùng thời, Thái Thú Cửu Chân là Đan Mạnh trong một buổi tiệc rượu, nổi giận

đánh viên Công Tào bản xứ là Phiên Hân. Em Phiên Hân nổi giận “đem dân chúng đến đánh Phủ

lỵ đến nỗi Đan Mạnh phải chết” bỏ xác ở Giao Châu. Chu Phù tham ô nhũng lạm, bức bách dân

nộp thuế, cứ một con cá vàng thu một hộc lúa. Dân ta oán, kéo nhau đánh phá châu này, quận

nọ”. Theo Sử Cương Mục: “Chu Phù phải bỏ chạy về đường biển, rồi trôi dạt đâu mất” (138).

BÀ TRIỆU VÀ NHÀ NGÔ Nhà Ngô (Ngô Tôn Quyền) thừa kế Nhà Hán, thống trị Giao Chỉ, không tàn ngược như

Nhà Hán dù Ngô cũng là Hán. Một Giao Chỉ, bất khuất, ái quốc là Đạo lớn. Dân Việt nổi giận,

sau khi Sỹ Vương qua đời, Nhà Ngô cắt đôi Giao Chỉ bộ, lấy toàn cõi Lĩnh Nam – Quảng Đông,

34

Quảng Tây lập quận Giao Châu. Từ năm 264, Giao Châu chỉ còn một nửa lãnh thổ Giao Chỉ bộ

cũ (139). Vào thời “thiên hạ tam phân”, “kẻ Lại quận Giao Chỉ là Lư Hùng giết Thái Thú quận

ấy là Tôn Tư, đầu hàng Nhà Ngụy” (140). Ngô Chúa bổ Đặng Tuấn sang làm Thái Thú, “bạo

ngược, tham tàn như Tôn Tư”, vừa đến quận Giao Chỉ liền bắt dân cống nạp 30 con chim công

đem qua Kiến Nghiệp dâng Ngô chúa, dân uất ức nổi dậy, giết luôn tân Thái Thú Đặng Tuấn

(141). Giao Chỉ náo loạn. Dân Cửu Chân nổi dậy đánh phá quận huyện trong đó có hào trưởng

Cừ súy Triệu Quốc Đạt. Bà Triệu Thị Trinh theo anh dấy nghĩa làm nức lòng người.

Bà Triệu, cô gái miền núi, quận Yên bên bờ sông Mã, mới 20 tuổi, Triệu Quốc Đạt lo âu

cho em gái “xông pha nơi cung kiếm, khuyên em về nhà lập gia thất”. Bà khẳng khái nói: “Tôi

chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp bằng sóng dữ, chém cá kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân

Ngô, giành lại giang sơn, cứu dân ra khỏi cảnh cát lầm, chứ không chịu khom lưng làm tỳ thiếp

cho người ta”. Triệu Quốc Đạt còn ngần ngại cất quân vì quân Ngô quá mạnh, Bà Triệu nói với

anh: “Người cầm quân giỏi ngày xưa, biết tùy thời thông biến để quyết định được thua trong

khoảnh khắc. Nay quân Ngô hoành hành ngang dọc trên đất nước ta, dưới mắt không coi ai ra gì,

xem người nước ta như cỏ rác. Binh pháp đã nói: “Xuất kỳ bất ý, công kỳ vô bị (Ra quân khi

không ngờ, tiến công khi không phòng bị) anh há không biết sao?”.

Triệu Quốc Đạt siêu lòng cùng em khởi nghĩa nhưng được ít lâu mang bệnh qua đời.

Nghĩa quân đánh thắng quân Ngô nhiều trận. Khắp hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân đều nổi lên

hưởng ừng. Sử Nhà Ngô phải thú nhận: “Toàn thể Châu Giao đều chấn động” (142).

Trí tuệ của cô gái 20 tuổi, miền núi phát xuất từ đâu? Nói như thần nhân nói: “Phát xuất

từ tinh hoa dân tộc của một dân tộc văn minh tiền tiến Á Đông. Một dân tộc tên gọi Lạc Việt,

Tây Âu Việt, Việt Đông, Mân Việt, một dân tộc với Phục Hy lập Kinh Dịch làm nền tảng cho

Chu Dịch sau này, lấy Càn-Khôn là nguyên ủy gốc nguồn của vũ trụ mà con người cũng là một

vũ trụ thu hẹp, lấy ÂM, một vạch đứt, rỗng giữa, tượng âm đạo của phụ nữ, một vạch ngang liền,

tượng dương vật của nam giới, đơn giản mà bao trùm muôn loài “Nhất âm, nhất dương chi vi

SINH”.

Dịch Phục Hy thì âm rồi mới đến dương. Âm “rỗng” là cửa vào đời của con người, gọi là

mệnh môn. Tại sao Cáo Trạng mà lại dài dòng đôi lời về Kinh Dịch Việt ở đây? Cũng là để sáng

tỏ nguồn gốc và bản chất tinh anh của trí tuệ những nghìn xưa. So sánh với Tầu, tiền nhân Việt

tự hào “Ngô quốc tuy tiểu nhi lực đại” (Nước ta tuy nhỏ mà sức mạnh lớn). Sức mạnh ấy ở đâu?

Trí tuệ VN như lời nói của cô gái Việt Triệu Thị Trinh trên đây. Mà hậu duệ của Bà như vua Lê

Thái Tổ, người xứ Thanh trong sắc phong cho Hoàng Hậu, vợ cả của vua, mở đầu:”Kinh Dịch có

câu tuyệt vời thay đức của quẻ KHÔN (Mẹ, Vợ, Bà…). Vạn vật nhờ đó mà SINH ra, thuận theo

ý Trời (205). Nhờ đó, do đó mà có những tinh anh Trưng-Triệu và các chư liệt nữ VN tiếp nối

nhau theo gương Trưng-Triệu.

Bà Triệu và binh đoàn trai tráng lập 7 đồn lũy ở vùng núi rừng Chung Chinh, trên 30 trận

đánh với quân Ngô (143). Dễ như trở bàn tay, bà Triệu điều quân như thần, “Từ Thái Thú đến

Huyện trưởng, kẻ bị giết, kẻ chạy trốn. Từ Cửu Chân lan ra Giao Chỉ ở phía Bắc. Thứ Sử Giao

Châu mất tích (144). Như vậy từ Hán Đô Hộ đến Nhà Ngô, 5 Thứ Sử bị giết và một chạy trốn.

Dân quân cùng Bà Triệu “kéo đến hạ thành Tư Phố ở Dương Xá, phủ Thái Thú Cửu Chân” (145)

Ngô chúa rúng động, cử Lục Dận thay thế Thứ Sử bỏ trốn, mất tích. Lục Dận đem quân vào dẹp,

đi theo đường cũ mà Mã Viện đã mở.

Theo thói chó dê như Mã Viện, Lục Dận cho quân của y cởi trần truồng tiến lên tiến đánh!

“làm Bà hổ thẹn, giao binh cho ba tướng họ Lý rồi lên núi Tùng tự vẫn” (146).

Năm 42, Mã Viện tiến quân vào hồ Lãng Bạc, căn cứ thủy quân của Trưng Vương do Nàng

Tía thống lĩnh. Nàng Tía theo Bà Trưng Nhị đến Long Biên tuyển quân. Viện cho quân cởi trần

35

truồng ào lên. Từ Lãng Bạc đến Cấm Khê, dân gian bấy giờ gọi quân Mã Viện là quân cởi

truồng.

Lục Dận dẹp xong “Vương Bà, Kiều Kiều Tướng quân”, Dận bỏ Cửu Chân về ngay Long

Biên. Cửu Chân lại nguyên trạng cũng như Nhật Nam, yên ổn làm ăn “không biết đến Thứ Sử -

Thái Thú Ngô”. Năm 280, Ngô bị Tần diệt, Thứ Sử Đào Hoàng hàng Tấn trong sớ dâng Tấn Vũ

đế, Thứ Sử Đào Hoàng than thở: “Ở Giao Châu gần như không được yên 3 ngày”.

Chấm dứt đêm dài Bắc thuộc lần thừ hai, không một bóng binh thuyền Bắc xâm lược trên

Biển Đông. Hán-Ngô chưa từng xuống Hoàng Sa – Trường Sa.

“CHỦ QUYẾN LỊCH SỬ BIỂN ĐÔNG” TRUNG QUỐC ĐỂ Ở ĐÂU?

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đương đại (như Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào) huênh

hoang tuyên bố: “Hoàng Sa-Trường Sa- Nam Hải là chủ quyền lịch sử của Trung Quốc từ đời

Nhà Hán!”. Vậy qua các cố sự và sự kiện lịch sử mà Tập Cáo Trạng này đã trình bầy ở phần

trước, chủ quyền “lịch sử” ấy ở đâu? Qua sự kiện lịch sử chính xác và rõ rệt, chủ quyền ấy ở sau

Miếu Trưng Trắc bên Động Đình Hồ. Hán sử đã chép: Trưng Vương để em Trưng Nhị ở lại Giao

Chỉ, đi khắp nơi “kết hợp lòng người và tuyển quân”. Trưng Vương uy nghi ngồi trên bành voi,

che lọng “vàng”, “nhan sắc lộng lẫy cả vùng trời". Hán sử chép: “cùng đoàn Nữ binh Châu Giao,

vấn khăn tóc bỏ đuôi gà, mặc áo tứ thân, yếm nâu, thắt lưng mầu, lưng đeo xà tích “vũ khí cận

chiến” (phóng kim tiền tiêu) rầm rập tiến về Động Đình Hồ, “lập lại nghiệp xưa họ Hùng”, băng

qua núi rừng, vang dội tiếng quân hành: “Nào ta lên núi diệt đàn nai” (ý nói quân Hán). Hán sử

chép: "sau khi Trắc bị diệt (nói rõ Hai Bà Trưng tuẫn tiết) Di (dân thiểu số Bách Việt ở Hoa

Nam) lập Miếu thờ Bà Trắc ở phía Nam Động Đình Hồ” (t. Hồ Nam hiện nay) (147).

Đại Hán Mao Trạch Đông chỉ thị, chỉ đạo các sử gia đương đại “Lấy xưa để phục vụ nay”.

Tập Cáo Trạng này “lấy nay để nhìn xưa”, với các cố sự và sự kiện lịch sử chính xác và minh

bạch, hỏi Tập Chủ tịch khi ông trả lời TT Hoa Kỳ Barack Obama ở phòng Bầu Dục, tòa Bạch Ốc

(ngày 25-9-2015) “Hoàng Sa và Trường Sa là chủ quyền lịch sử của Trung Quốc”. Chủ quyền ấy

của Việt Nam, Tập Chủ tịch để ở đâu?” Tập Cáo Trạng này trân trọng trả lời: ông Chủ tịch Trung

Quốc đại cường đặt chủ quyền ấy trong tay các hồn ma bóng quế quân Ngô xưa đang phủ phục

trước lăng mộ Bà Triệu ở Hậu Lộc, Thanh Hóa. Đến nay dân vẫn còn hát ca, đầy tự hào: “Ai về

Hậu Lộc mà coi! Để xem Bà Triệu cỡi voi đánh cồng! Văn minh Việt Nam không có cảnh chồng

chúa vợ tôi. Khi gặp biến, “Lệnh ông không bằng cồng bà”. Đánh cồng đánh giặc Ngô là mệnh

lệnh! Nhạc Sử (930-1001) đời Tống, Tiến sĩ, trong Thái Bình hoàn vũ ký, một danh phẩm, tuy có

chút bôi bác Bà Triệu “vú dài 3 thước”, tác giả ca tụng người con gái Cửu Chân ấy: “Chân đi

guốc, cưỡi đầu voi, xông ra trận đánh. Sau khi chết thành thần” (148). Chân đi guốc mà ra chiến

trường, tựa như dạo chơi trong vườn hoa, đánh thắng 30 trận, coi quân Ngô như đàn trẻ con.

“Vương Bà giận mà không giết”. Tướng sĩ Ngô ca ngợi Vương Bà “nhan sắc động lòng trần”

(trần đây là trần tục, ý nói say mê). Nhạc Sử hẳn kinh ngạc Bà Triệu “cưỡi đâu voi”. Voi trận

phải do quản tượng điều khiển, đây thì chính Bà Triệu điều khiển voi.

Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu, sử Nhà Ngô nhìn nhận: “Toàn thể Giao châu đều rúng động”

(149). Quân của Lục Dận gọi Bà Triệu là Vương Bà, ca tụng Bà “Kiều kiều nữ tướng quân –

Anh danh động phong trần” Và rằng: “Năng hồn Ngô tử đảm – Phiêu dục động nhân tâm” nghĩa

là: “Tài năng (của Bà Triệu) Ngô mất vía – Sắc đẹp động lòng người”!

GIAI NHÂN VIỆT TRONG BINH LỬA GƯƠM GIÁO Trong lịch sử chiến tranh thế giới từ thời Đế quốc La Mã, cực điểm sa đọa là César, Đế quốc

La Mã cũng chưa sa đọa như Đế quốc Hán. Quân Ngô thời Bà Triệu khởi nghĩa cũng phỏng theo

36

y như quân Hán, lập quân doanh kỹ nữ tháp tùng 5 doanh quân, Trung, Tiền, Hậu, Tả, Hữu.

Quân trú phòng Ngô ở Đô hộ phủ Long Biên hay phủ Thái Thú Cửu Chân ở Dương Xá cũng y

như thế, như ở kinh thành Ngô chúa Tôn Quyền, theo Kỳ Nữ sử (Thượng Hải xbx, 1995), thời

Tam quốc, Nhà Ngô, Thục, họ Tào (Tào Tháo) cũng “cực kỳ sa đọa”, Tào Hạo “cùng dân cực

xỉ” trong hậu cung có vài ngàn mỹ nữ, nạp cả phi tần của cha là Tào Tháo vào hậu cung (150).

Vua sa đọa, các vua con Thứ Sử, Thái Thú cũng theo gương “thiên tử”, quân doanh kỹ nữ nở

nang khắp các phủ thành Đô hộ. Lục Dận lấy làm tâm đắc theo gương Mã Viện lập đạo quân

“cởi truồng” tiến đánh Bà Triệu. Theo Ngô sử, Lục Dận sau khi đánh dẹp được nơi nào, Dận cho

“thả quân” binh lính Ngô cởi truồng tràn vào làng xóm. Sử Nhà Ngô viết: “Đàn bà con gái Man

chạy trốn vào núi rừng hoặc chụm lưng vào nhau, tay deo kiếm cự lại”. Thái Bình Hoàn Vũ Ký

của Nhạc Sử bôi bác Bà Triệu: “Trong miền núi Cửu Chân có người con gái họ Triệu vú dài ba

thước, không lấy chồng, tập hợp đồ đảng đánh cướp các quận huyện, thường mặc áo mộc vải

mầu vàng, đi guốc, cỡi đầu voi, xông ra tiến đánh”. Vua Tự Đức trong lời phê đoạn sử kể trên

gọi là “quái gở đáng cười”! Vua ca tụng: "Con gái nước ta nhiều người hùng dũng khác thường!

Bà Triệu cũng là người sánh vai được với Hai Bà Trưng” (151). Quân Ngô ở Cửu Chân trực diện

nhìn thấy cô gái Việt ngoài 20 tuổi: Đây là một giai nhân sắc nước hương trời, tôn kính gọi Bà

Triệu là Vương Bà “nhan sắc động lòng người”. Tướng sĩ Ngô nhìn thấy giai nhân mà rung

động, gọi bà là kiều diễm giai nhân.

Bà Triệu cũng một trí tuệ tuyệt vời như Nhị Trưng. Đem nhan sắc vào giữa chốn binh đao!

Lồng lộng một trời “chim sa cá lặn!”. Bà Trưng Trắc khởi nghĩa, chưa hết tang chồng. Theo tang

lễ xưa, để tang chồng phải mặc áo vải xô, lộn trái, không được trang điểm. Thấy Bà mặc đẹp, các

Tướng hỏi, Bà Trưng Trắc đáp: “Việc binh phải tòng quyền, nếu giữ lễ làm dung nhan xấu xí, thì

tự làm giảm nhuệ khí nên ta mặc đẹp để làm cho thế quân hùng tráng; vả lại lũ kia thấy thế tâm

động, nhụt bớt chí khí tranh đấu thì ta dễ có phần thắng”. Mọi người tạ rằng không nghĩ kịp”

(152).

Trí tuệ Trưng, Triệu tuyệt vời! Do đâu? Do từ giòng giống Việt. Khoa học hiện đại đã tìm ra

“gien” tức tố chất (somatique). “Trứng Rồng lại nở ra Rồng! Liu điu lại nở ra giòng liu điu!”

Dù khiêm nhường cách mấy cũng phải công nhận Việt tộc qua Phục Hy, Thần Nông, qua

Thái Ất Thần Kinh, qua Trạng Trình, Y tổ Lãn Ông, nhất là những Trưng, Triệu xưa nay, dân tộc

Việt là giống dân văn minh tiền tiến của loài người, kiệt xuất. Bằng chứng đã quá rõ, từ thuở

Viêm Bang, những nghìn xưa, Thủy Tổ Việt Phục Hy lập ra Kinh Dịch đã dùng số thập phân (1,

2, 3, 4 …10) từ số 0. (Nhà Bác học Đức Leibnitz (1646-1716), một khoa học gia Tự nhiên học

“Principle of Nature” được bạn ông là Giáo sĩ Joachim Bouvet (tên Tầu là Bạch Tấn) gửi cho

Leibnitz bộ Kinh Dịch Phục Hy (đã dịch qua Đức ngữ): Phục Hy Dịch Đồ Tốc, Phục Hy Thực

Lục Tứ quí thứ tự đồ (Segration Table) và quyển “Phục Hy Tứ quái phương. Nguyên lý Phục Hy

lại tương đồng với nguyên lý NHỊ NGUYÊN Toán học Leibnitz đã phát minh. Leibnitz vô cùng

kinh ngạc. Phục Hy đã phát minh ra nguyên lý qua âm-dương. Hào âm trước là 0, hào dương lẻ 1

ứng với thứ tự 64 quẻ Phục Hy tức là từ số 0 đến số 63. Nhà Bác học Số học lại càng kinh ngạc,

lấy quẻ Ly của Phục Hy với ký hiệu từ trên xuống dưới tính ra là 101 101 tương ứng với số 45

trong hệ thập phân “decimal system”. Tập Cáo Trạng này làm sáng tỏ người Tầu – Hoa Hán đã

sang đoạt Dịch Phục Hy của Tổ Việt tộc Phục Hy như thế nào trong phần IV.

Qua Kinh Dịch Phục Hy Việt tộc, ta thấy rất rõ trí tuệ Việt tộc xưa cao vời và vi diệu như

thế nào. Chính nhờ trí tuệ ấy dân tộc Việt Nam mới có những trí tuệ Thái Ất Thần Kinh chuyển

hóa ra binh pháp vi diệu kỳ diệu như thế nào. Một cô gái 20 tuổi, thống lĩnh cả một quân đòan

trai tráng đánh thắng 30 trận liên tiếp. Thái Thú Cửu Chân mất phủ thành Dương Xá bỏ chạy.

37

Quân đội Ngô ở Cửu Chân tan rã. Đô Úy tướng quân Cửu Chân biến mất. Sao lại có thể hoang

tưởng nói rằng: “VN là đất cũ của TQ” hỡi CT Tập Cận Bình!

Trí tuệ của Trưng Vương “đưa nhan sắc vào giữa nơi binh đao làm dộng lòng giặc rồi làm

chủ binh đao nơi chiến trường”. Đó là tố chất trí tuệ Phục Hy ẩn sâu trong Trưng Triệu.

Tổng cộng từ nhà Ngô (220) đến Nam Bắc Triều (581), 361 năm, một Thái Thú Cửu Chân

bị dân nổi dậy giết chết. Bốn (4) Thứ Sử thuộc bốn triều đại bị giết, mất xác ở Giao Châu!

*

* *

Thời Ngô mà Ngô cũng là Hán, dân Việt quật khởi mãnh liệt như thời Hán thuộc. Nhà

Ngụy, kế thừa Nhà Ngô phải dùng biện pháp mạnh. Ngụy đế phong Lữ Hùng làm An Nam tướng

quân, đôn đốc mọi việc quân ở Giao Châu. Thoán Cốc được cử làm Thái Thú Giao Chỉ. Lữ

Hùng bị viên Công tào (bản xứ) là Lý Thắng giết chết. Thái Thú Thoán Cốc (có sách chép là

Phàn Cốc) cũng bị giết.

Năm Mậu tý (268) Ngụy cử Lưu Tuấn làm Thứ Sử đánh Nhà Tấn ở Giao Châu. Nhà Tấn

phản công, từ đất Thục kéo quân qua Giao Châu, đánh giết được Thứ Sử Lữ Tuấn và Tướng

quân Trần Tắc. Ngô - Tấn giết lẫn nhau.

Nhà Tấn chiếm Giao Châu (269) thay Nhà Ngô. Lợi dụng cơ hội, “lính thú ở quận Cửu

Chân nổi loạn giết Thái Thú Cửu Chân” (270). Lại giết lẫn nhau. Nhà Tấn năm Tân Hợi (411) cử

Lữ Tuần làm Thứ Sử, Nhà Ngô đầu hàng Nhà Tấn. Đỗ Tuệ Độ thay cha chết, được Tấn đế bổ

làm Thứ Sử Giao Châu. Tờ chiếu chưa đến nơi, Lữ Tuần kéo quân qua Giao Châu đánh úp. Quân

Lữ Tuần vỡ, Lữ Tuần bị trúng tên lăn xuống nước chết” (270).

Năm 505, Thứ Sử Giao Châu Nhà Tề là Lý Khải, chống lại Nhà Lương, lợi dụng cơ hội

Trưởng sử Lý Tắc, người bản xứ Giao châu nổi dậy giết Thứ Sử Lý Khải, đoạt phủ thành. Lương

đế bổ Lý Tắc làm Thứ Sử Giao Châu (153).

Trên 300 năm, guồng máy thống trị Giao Chỉ của 7 triều đại, co cụm lại trong phủ Đô hộ

của Thứ Sử và các phủ Thái Thú, Giao Châu vẫn là một đất nước anh hùng. Việt Hải vẫn là Việt

Dương, vẫn là Đông Hải, biển cả vẫn là bầu trời của dân tộc VN từ đảo Cát Bà, vịnh Hạ Long

đến đảo Bạch Long Vỹ, cho đến Lâm Ấp, trải dài xuống tận Bình Thuận, KHÔNG MỘT BÓNG

BINH THUYÊN của BẮC TRIỀU cỡi sóng vượt Đông Hải của dân tộc Việt. Cáo Trạng này trả

lời Tập Chủ tịch tuyên bố “Hoàng Sa-Trường Sa là chủ quyền lịch sử của Trung Quốc từ đời

Nhà Hán”. Tập Chủ tịch đang kể truyện phong thần võ hiệp cho Mỹ và thế giới nghe! Tập Chủ

tịch đang hô phong hoán vũ gọi hồn ma Mã Viện – Lục Dận hiện vể làm chứng dối! Cả hai danh

tướng ấy chỉ trên mình ngựa dong duổi mấy huyện Cửu Chân rồi từ Cửu Chân chạy về Bắc theo

đường núi!

38

III

KẾT LUẬN

VẤN ĐỀ “CHỦ QUYỀN LỊCH SỬ

KHÔNG THỂ TRANH BIỆN”:

H NG A ƯỜNG A CỦA

AI? TỪ BAO GIỜ?

Bấy lâu nay, các nhà lãnh đạo Trung Quốc từ CT Giang Trạch Dân đến Hồ Cẩm Đào, và

bây giờ Tập Cận Bình, vẫn quen miệng, như điên loạn lập luận “Hoàng Sa – Trường Sa là chủ

quyến lịch sử của Trung Quốc, KHÔNG THỂ TRANH CÃI”. Chủ tịch Tâp Cận Bình tuyên bố

giữa Trung Nam Hải, Bắc Kinh còn nhấn mạnh thêm “từ thời Nhà Hán!” (Tân Hoa Xã, 15-5-

2015). Lập luận, đơn giản “lôgzích” đời thường cũng không một ai là chủ nhà bị kẻ cướp xông

vào cướp của lại tranh biện với kẻ cướp. Vấn đề Hoàng Sa-Trường Sa, với Việt Nam, không có

vấn đề tranh chấp, tranh biện. Một nhà lãnh đạo Việt Nam đã tuyên bố giữa lòng Hà Nội, minh

bạch và chính xác, vào ngày 17-7-2015: “Năm 1974, Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa bằng võ

lực”. Một biến cố lịch sử “bất khả tranh cãi”. Không thấy phát ngôn viên Quốc Vụ viện Trung

Quốc lên tiếng phản bác. Không có vấn đề tranh chấp giữa VN và TQ về chủ quyền các quần

đảo Hoàng Sa- Trường Sa và lãnh hải Biển Đông về phía VN, đơn giản và dễ hiểu: Một nước

xâm lăng biển đảo của một nước khác, không có vấn đề tranh chấp chủ quyền giữa nước bị xâm

lăng với kẻ xâm lược. Chỉ có vấn đề duy nhất là phải giành lại, bằng cách này hay cách khác.

Nghĩa là dân tộc Việt Nam phải giành lại Hoàng Sa đã bị Trung Quốc thời Mao Đại Hán ăn cướp

bằng vũ lực “lấy thịt đè người!”. Chủ tịch Tập Cận Bình trong chuyến quốc du, đến Hoa Thịnh

Đốn, ngày 25-9-2015, CT Tập gặp một số nhà báo Mỹ và ngoại quốc, đầy hoan lạc hãnh diện

nói: “Thì đấy các ông hãy xem bản đồ Trung Quốc trên khắp thế giới đều in chữ South China

Sea!” Với niềm hãnh diện ấy, CT Tập lấy làm tâm đắc qua lập trường như đá tảng (lời NT

Vương Nghị tháp tùng) “Chủ quyền lịch sử South China Sea của Trung Quốc bất khả tranh biện,

nhấn mạnh thêm tiếng Anh “Unquestionable!”. Thật không ngờ, hoàn toàn bất ngờ trước một

Tập Cận Bình, nguyên thủ một đại cường mà kiến thức của ông đơn sơ nông cạn như thế! CT

Tập của một Trung Quốc vĩ đại đã không biết rằng: các tiểu bang Hoa Kỳ bên bờ vịnh Mễ Tây

Cơ, từ Florida đến Texas, vịnh Mễ Tây Cơ thuộc chủ quyền của nước Mễ Tây Cơ sao? Ấn Độ

Dương “India Ocean” là của Ấn Độ sao? Gần nhất là Vịnh Thái Lan, cống hiến Tập Chủ tịch

mấy giòng “chủ quyền lịch sử không thể tranh cãi”: Vịnh Thái Lan trước đây gọi “The Gulf of

Siam” – Vịnh Xiêm La. CT Tập cần biết: ngày 24-6-1932, ngày lịch sử của Vương quốc Xiêm,

sinh viên biểu tình đòi dân chủ. Năm 1934 Xiêm tổng tuyển cử, ban hành Hiến pháp mới, thành

lập chế độ quân chủ lập hiến và đại nghị, Phibulsongram lên làm Thủ Tướng, thân Nhật Bản, đặt

39

quốc hiệu mới là Thailand, đất của dân tộc Thái! (1). Và cũng ở Thái Lan, năm 1972, nhà Nhân

Chủng học kiêm Khảo Cổ học Mỹ William Solheim II đến Thái Lan tìm kiếm, khai quật các di

chỉ Khảo Cổ, khám phá ra di sản Văn minh văn hóa Hòa Bình lan truyền xuống Đông Nam Á và

Thái Lan từ thời viễn cổ. Qua cuộc khai quật ở Thái, Solheim II, Giáo sư Trung tâm Đông Tây,

Đại Học Hawaii đã khám phá thêm di chỉ Văn minh văn hóa Long Sơn và Ngưỡng Thiều bao

trùm Hoa Lục lại do người cổ Hòa Bình truyền lên Hoa Lục. Vịnh Thái Lan thuộc chủ quyền của

Việt Nam, Kampuchia và Thái. Năm đầu CT Tập Cận Bình, Tổng Cục Bản đồ của Trung Quốc

cho cắm mốc trên đảo hoang Thomas, cách bờ biển Mã Lai khoảng 30 km, dựng cột biên giới

bằng Hoa ngữ gọi là đánh dấu cương vực Trung Quốc trên biển Nam Hải, chỉ là do tên nó là

South China Sea! Sơ đẳng bán khai như thế đó!

BIỂN ĐÔNG VÀ ĐÔNG NAM Á Năm 2014, Trung Quốc gần hoàn tất Hoa ngữ hóa các đảo trên Biển Đông, cắm mốc trên

đảo Thomas, lớn tiếng “biên cương cực Nam của Trug Quốc, là chủ quyền bất khả xâm phạm,

bất khả tranh biện từ đời Nhà Hán”. Hán nào đây? Chắc chắn là Hán đời Mao Trạch Đông cho

đến nay là CT Tập Cận Bình, Hán lai. Sao lại gọi CT Tập là lai Hán? Họ Tập rất hiếm, ở rải rác

các tỉnh quanh vùng Chiết Giang, xưa là Mân Việt, Phúc Kiến, Dương Việt, Việt Đông. Ở VN

cũng có họ Tập. Năm 1773, hai thương gia người Hoa là Tập Đình và Lý Tài theo chúa Tây Sơn

khởi nghĩa chống Chúa Nguyễn và quyền thần Trương Phúc Loan, Hoa thương Tập Đình chiêu

tập dân nghèo người Việt và Hoa hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Sau ngày họ Tập lên ngôi

Chủ tịch nước, một đại hoàng đế tân thời, một nhà báo Việt đọc được chữ Hán và chữ Quan

thoại vào Thư viện Quốc Hội Hoa Kỳ sưu khảo về thân thế Tập Chủ Tịch. Qua bộ tộc danh (họ)

“Tính Thị dữ Hoàng Tính Nguyên Lưu Khảo” (Đài Bắc xb 1965) họ Tập khá hiếm, rải rắc ở các

tỉnh Đông Nam Trung Hoa. Qua một bộ khác phong phú, giá trị không kém “Trung Quốc Tính

Thị Tập” liệt kê 5652 họ, số họ phổ thông (trong đó có họ Tập VN). Tương đồng với họ VN hầu

hết tập trung ở các tình Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông và đảo Hải Nam. Có một họ Tập ở

Chiết Giang, miền Cối Kê xa xưa, địa linh nhân kiệt của nước Việt, nơi Việt Vương Câu Tiễn lập

quốc miếu thờ Tổ Đại Vũ, Nhà Hạ Việt tộc (2). Đây cũng là quê hương của Tướng quốc Tiêu

Hà, Tể Tướng Trần Bình, Phá Sở Nguyên Nhung Hàn Tín, đại công thần của Hán Cao Tổ Lưu

Bang (2b) (sau này là hậu duệ Mân Việt Tưởng Giới Thạch).

Họ Tập người Hoa, Nhà Nguyễn gọi là Minh Hương do năm 1644, Mãn Thanh diệt Nhà

Minh “tận trung với cố triều” chạy xuống Đàng Trong xin làm thần dân chúa Nguyễn trong đó

có họ Tập và Tổ phụ Kinh Lược Sứ Phan Thanh Giản cùng định cư ở Bình Định – Qui Nhơn (3).

LÃNH ĐẠO TRUNG QUỐC NGÀY NAY PHẢI TRẢ LỜI CÁI GỌI LÀ

“BẤT KHẢ TRANH BIỆN – TRANH LUẬN". Hè 2015, Ngoại Trưởng Trung Quốc là Vương Nghị từ Trung Nam Hải Bắc Kinh trả lời Bộ

Ngoại Giao Hoa Kỳ: “Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc, chủ quyền lịch sử của TQ, bất

khả tranh luận”, lại nhấn mạnh “quan điểm và lập trường của Trung Quốc vững như đá tảng”.

Tập Cáo Trạng này nêu một số sự cố và sự kiện lịch sử trích dẫn từ các bộ cổ sử, cổ thư Trung

Hoa, các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện đại như Vương Nghị nếu còn “nhất điểm lương tâm” và

lương tri của người lãnh đạo cần phải và phải trả lời dân tộc Việt Nam những cái Vương Nghị

gọi là “bất khả tranh biện”. Một, Lý Khải, Thứ Sử Giao Châu đời Lương Vũ đế (494-498) bị

chém chết tại ngay Phủ đường Đô Hộ ở Long Biên, nâng số Thứ Sử bị chém chết ở Giao Châu

lên sáu người. Thứ Sử, từ sau thời Hai Bà Trưng khởi nghĩa, sử gia Pháp vẫn viết Thứ Sử là

Toàn quyền Giao Châu “Le Gouverneur Général”.

40

Năm Tân dậu (54), theo sử Lương Thư (quyển 5, t. 11a-11b) đời Thứ Sử Tiên Tư “có Lý Bí

người trong châu làm phản(!) giữ thành Long Biên, tự xưng là Nam Việt đế, đặt trăm quan, cải

nguyên là Thiên Đức, quốc hiệu là Vạn Xuân” (4). Thứ Sử Tiên Tư cả sợ, xin Lý Bí tha mạng.

Theo sử Lương thư “Tiên Tư đem vàng bạc đút lót rồi chạy về Quảng Châu” (5). Lý Nam đế tha

mạng Tiên Tư, Quân đội Đô hộ tan vỡ. Thái Thú Cửu Chân và Nhật Nam chạy chết về đảo Hải

Nam. Lý Nam đế cho quân Lương khắp nơi được xin hàng, không giết. Đó là đức Nhân hòa của

người quân tử phương Nam mà Đức Khồng Tử khen ngợi “người quân tử trụ ở đó”.

Từ Tần-Hán, ngôi đế là độc quyền của “Thiên Tử” vua Bắc Triều (5b), Lý Bôn xưng Nam

Việt đế sánh ngang với Bắc đế. Vua không thần phục Bắc triều, không triều cống, lập chùa Khai

quốc bên bờ Hồ Tây (sau đổi là Trấn quốc). Vừa lên ngôi, vua nhân danh hoàng đế nước Vạn

Xuân sắc phong thần cho Bà Triệu, xuống chiếu cho dân Hậu Lộc (Thanh Hoá) xây lăng mộ thờ

Bà. Sử gia Pháp thán phục người anh hùng họ Lý, ngộ nhận gọi vua và các tướng của vua là

người Tầu (6). Tổ tiên vua là người phương Bắc, gốc Âu Việt cùng giòng tộc với Thục An

Dương Vương Âu Lạc, chạy loạn Vương Mãng xuống Giao Châu rồi thành người Châu Giao.

Thuở nhỏ, do Đô hộ phủ từ thời Hán thuộc theo chính sách ngu dân, không mở trường dậy học ở

Giao Chỉ bộ. Bác của cậu Lý Bí phải gửi cậu Bí vào Cửa chùa, vừa học chữ vừa học võ (7). Võ

thuật mà cậu được tôi luyện ở Cửa chùa là võ thuật đánh tay không và múa gậy, chính là Việt võ

đạo mà các nhà Sư Giao Châu theo Bồ Đạt Ma lên phương Bắc truyền Phật pháp, ở chùa Thiếu

Lâm, Chiết Giang, lập lò võ Việt dậy dân Tầu. Sau này người Tầu học được võ Việt, tự gọi là võ

Thiếu Lâm (đã dẫn).

Sự thực thì nước Vạn Xuân chỉ hoàn toàn độc lập hơn một năm. Bắc triều đâu để cho yên,

lại cử binh đánh dẹp. Dù vậy, trong thực tại bấy giờ và trên danh nghĩa, Vạn Xuân vẫn là một

quốc gia độc lập cho đến thời vua Triệu Quang Phục và vua Lý Phật Tử đóng đô ở Phong Châu

giao cho tướng Lý Đại Quyền giữ thành Long Biên, Lý Phổ Điển giữ thành Ô Diên (8). Sức cùng

lực kiệt, vua Lý Phật Tử phải hàng tướng Lưu Phương Nhà Tùy. Trong 61 năm, nước Vạn Xuân

độc lập, nói theo ngôn ngữ thời nay, vậy nước Tầu và nước Vạn Xuân, nước nào làm chủ Đông

Hải? Lẽ tự nhiên là nước Vạn Xuân, Đông Hải vẫn là Việt Hải, Việt Dương. Nếu các nhà lãnh

đạo Trung Quốc đương đại ở Trung Nam Hải, Bắc Kinh không tin cố sự kể trên, mà tiếp tục lớn

tiếng “Hoàng Sa – Trường Sa là chủ quyền lịch sử của Trung Quốc nghìn năm” (lời tuyên bố với

báo chí Mỹ và quốc tế tại Hoa Thịnh Đốn ngày 25-9-2015). Quý ông Trung Nam Hải hãy mở hai

bộ sử Lương Thư và Tùy Thư để phản biện với chư vị tổ tiên của quí ông là tác giả hai bộ sử kể

trên (sử Lương Thư, Q.V và Tùy Thư Q.III). Dù xóa tên Vạn Xuân quốc, Giao Châu vẫn không

yên!

Hai, Nhà Đường thống trị Giao Châu năm 621. Sau đổi thành An Nam Đô Hộ vẫn là Giao

Chỉ bộ, 12 châu. Lưu Diên Hựu được bổ làm Thứ Sử An Nam Đô Hộ phủ, sưu cao thuế nặng

“Man Di oán giận. Diên Hựu giết Cừ súy Man là Lý Tư Tiên. Dân làm phản (!), vây phủ thành

giết Diên Hựu” (10) nâng con số Thứ Sử bị giết sau thời Tô Định bỏ trốn (năm 40) lên đến 6

Thứ Sử bị dân Việt giết chết tại ngay phủ thành Đô hộ (Theo Tân Đường Thư) (11).

AN NAM ĐÔ HỘ PHỦ SỤP ĐỔ Vào thời Nhà Đường đang cường thịnh, An Nam Đô Hộ Phủ lung lay tận gốc sau khi Thứ

Sử Diên Hựu bị dân Việt nổi lên giết chết. Đường Thái tông là một minh quân, tôn vinh Lý Nhĩ

tức Lão Tử làm Quốc Tổ của Nhà Đường, lờ hẳn Nhà Hán, tự gọi là nước Đường và Đường

nhân. Đường Cao Tổ họ Lý, Việt tộc, phát xuất từ đất Thục Việt, Cam Túc – Tứ Xuyên. Đường

Thái Tông cho tất cả người họ Lý như thi hào Thái Bạch được vào hoàng tộc. Thái tông Tây

chinh mở rộng đế quốc Đường đến tận Tây Vực. Đường là nòi Việt nên nhân bản khai phóng,

41

vua Thái tông phong một bà phi người Duy Ngô Nhĩ làm Hòang Hậu, phong Hoàng tử con của

bà này làm Thái tử, vị hoàng đế đầu tiên và cuối cùng “giải phóng phi tần cung nữ” cho 3000 phi

tần được trở về nhà sống với cha mẹ. Kinh đô Trường An phồn thịnh, trung tâm giao lưu văn

minh Tây Vực, sử gia Hướng Đạt, trùm Hữu phái thời Mao Đại Hán nhiệt liệt ca ngợi Trường

An qua bộ sử “Đường Đại triều dữ Văn Minh Tây Vực” (12). Sử gia Đại Hán Mao Phạm Văn

Lan ca tụng Đường Thái tông là đại anh hùng “bạt tụy”. Nhà Đường là một đế quốc lớn lao chưa

từng thấy” (13). Thế mà, thống trị An Nam Đô Hộ phủ, Nhà Đường liên tiếp thất bại, “đánh đâu

thua đó”.

Năm 791, Tân Đường thư chép: “Người Đường Lâm thuộc phủ Phong Châu là Phùng Hưng

khởi binh đánh Đô Hộ phủ” (14). Thực ra, anh em Phùng Hưng, Phùng Hải nổi dậy từ năm 767

đánh phá cơ sở Đô Hộ khắp vùng. Năm 791, theo lời khuyên của mưu sĩ Đỗ Anh Hàn, Phùng

Hưng mở cuộc tấn công Đô Hộ phủ thành Tống Bình, vây chặt phủ thành. Sau 24 năm đánh mãi,

không thành công. Đô hộ Cao Chính Bình bị vây chặt, lo sợ, bệnh mà chết. Dân quân chiếm

được phủ thành Tống Bình, quân Đô hộ tan rã. Nhà Đường cử Triệu Xương làm Đô Hộ kéo quân

sang tái chiếm Tống Bình. Phùng Hưng chúa công qua đời, Phùng Hải không chống cự nổi, xin

hàng. Dân tôn Phùng Hưng là Bố Cái Đại Vương. Bà Phạm Thị Uyển, gọi Phùng Hưng là cậu

“giỏi về việc sông nước, được giao chỉ huy thủy quân". Ba Uyển nhất định không hàng giặc,

quyết tử thủ, chặn binh thuyền của Triệu Xương ở cửa sông Tô Lịch. Bà Uyển lao mình xuống

sông tuẫn tiết. Theo thần phả, xác Bà trôi về làng Kẻ Đáy, dân vớt lên lập đến thờ Bà cùng với

hai anh là Phạm Huy và Phạm Miện, hai tướng của Bố Cái Đại Vương”. “Bà Uyển được vinh

tôn là Ả Đại Vương” (16). Đô Hộ Triệu Xương ở lại An Nam 10 năm mới ổn định được tình

hình (17). Triệu Xương rời nhiệm sở, Bùi Thái được bổ làm Đô Hộ, theo Tân Đường thư, chưa

bao lâu Đô Hộ Thái “đã bị người trong phủ là Xương Quí Nguyên giết” (có tài liệu chép là Đô

Hộ Thái bị đuổi đi) (18). Như vậy đã thấy con số Thứ Sử bị giết là 7 người. Đô Hộ tương đương

như Thứ Sử.

Hâụ uả: “DĨ MAN DIỆT MAN”,“DĨ DI DIỆT DI”, đập thẳng vào tập đoàn Đô Hộ. Trường

hợp tiêu biểu là Dương Thanh thủ lĩnh dân thiểu số Thái. Nhà Đường phong Dương Thanh làm

Thứ Sử Hoan Châu, cai trị các châu miền núi (thiểu số). Sau Đô Hộ Sứ Lý Tượng Cổ gọi về

Long Biên làm gia tướng để cứu châu thành. Tượng Cổ tham tàn, "lòng người ai cũng oán giận".

Tượng Cổ đem 1000 họ hàng, thân thuộc qua An Nam cướp đất, phá rừng, lập làng ấp. định cư.

Dân "Man" ở Hoàng động nổi dậy, Tượng Cổ trao cho Dương Thanh 3000 quân đi đánh dẹp

Man Hoàng động. thức dân tộc độc lập, sinh tồn bộc phát, Dương Thanh đang đêm đem quân

trở lại Đô Hộ phủ thành, chém chết Lý Tượng Cổ, "dân Nam làm chủ nước Nam", người anh

hùng Dương Thanh đoạt phủ thành, nắm quyền Đô Hộ Sứ, nâng con số Thứ Sử. Đô Hộ Sứ bị

giết lên đến 8 (tám) người. Sau Liệt sĩ Dương Thanh bị Nhà Đường tru di (Tân Đường Thư, Q.

8c, t. 10-11). Thứ Sử Phong Châu (dân thiểu số Tày-Nùng) Vương Thăng Triêu nối tiếp Dương

Thanh nổi dậy, Đô Hộ Sứ Hoà Ước qua An Nam đánh dẹp. Quân lính Đô Hộ phủ nổi dậy, đánh

đuổi Hoà Ước phủ bỏ chạy về Quảng Châu (Tân Đường Thư, Hoà Ước truyện, Q. VIII, tt. 4-5;

t.9a), nâng con số Thứ Sử, Thái Thú bỏ Đô Hộ phủ chạy chết về Tầu lên đến 22 người, tính từ Tô

Định.

Từ thời Nhà Hán, tự coi dân Hán là “Con Trời”, còn bốn phương là “Man Di Mọi Rợ”

“CHỦ QUYỀN LỊCH SỬ” NHỮNG NGHÌN NĂM

TRUYỆN PHONG THẦN TẬP CẬN BÌNH Sau chuyến công du Việt Nam trong 2 ngày, CT Tập Cận Bình xuống Tân Gia Ba, tại đây

CT Tập tuyên bố trước báo chí ngày 8/11/2015, nhắc lại những gì ông đã tuyên bố ở Hoa Thịnh

42

Đốn ngày 25-9-2015 trước báo chí Mỹ và quốc tế: “Hoàng Sa và Trường sa là chủ quyền lịch sử

của Trung Quốc những nghìn năm”.

Cáo Trạng này, Phần III và IIIB đã trả lời các nhà lãnh đạo Trung Quốc đương đại qua các

sự cố và sự kiện lịch sử BẤT KHẢ TRANH BIỆN. Nếu sai, ở Trung Nam Hải Bắc Kinh muốn

tranh biện về những sự thực lịch sử ấy, hãy vào Thư viện Trung ương Bắc Kinh mở các bộ cổ sử

mà tranh biện với Tổ tiên người Trung Quốc như Phạm Việp, tác giả Hậu Hán Thư, như Lịch

Đại Nguyên, Thủy Kinh Chú, Nhạc Sử, Thái Bình hoàn vũ ký, Ngô Chí, Tùy Thư, Đường Thư,

Ngũ Đại Sử.

ĐÔ HỘ ĐƯỜNG THẢM BẠI Ở AN NAM Là một đế quốc hùng cường và rộng lớn nhất Á-Âu (618-907), Nhà Đường lại bị thảm bại ở

An Nam. Bộ máy cai trị của An Nam Đô Hộ phủ vỡ ra từng mảng. An Nam Đô Hộ phủ không

cai trị nổi Cửu Chân, Nhật Nam, vùng trời biệt lập.

Năm Mậu thân (828), Thứ Sử Phong Châu, người bản xứ, Lương Thăng Triều, theo Tân

Đường Thư, “Triều làm phản” (!). Hàn Ước được cử qua đánh dẹp, lĩnh chức An Nam Đô Hộ,

giết được Triều. Không bao lâu, “quân phủ Đô Hộ nổi loạn, Hàn Ước bị đuổi, chạy về Quảng

Châu” (19).

Năm 841, An Nam là một trọng trấn, Vũ Hồn được cử làm Kinh Lược Sứ, vừa đến châu,

Hồn đã “bắt tướng sĩ, sửa phủ thành”, theo Tân Đường Thư “quân lính bản xứ nổi dậy, phá phủ

thảnh, đốt kho đạn (năm 844), Vũ Hồn phải bỏ chạy về Quảng Châu” (20), nâng con số Thứ Sử,

Thái Thú, Đô Hộ Sứ lên đến 8 (tám) người phải bỏ phủ Đô Hộ chạy về Tầu, kể từ Thái Thú Tô

Định, năm 40.

Nước Nam Chiếu (Vân Nam ngày nay) liên minh với các dân Thiều số như Choang, Tầy-

Nùng, Thái, Lôlô tràn xuống An Nam đánh phá, theo Tân Đường Thư – Nam Chiếu truyện”.

Năm Mậu dần, tháng 7 (858), “dân Giao Châu nổi loạn vây phủ thành” (21). Kinh Lược Sứ

Chu Nhai trốn về Quảng Châu.

Tháng 12, 860 quân Nam Chiếu liên minh với dân Man (!) đánh chiếm phủ thành, Kinh

Lược Sứ Lý Hộ bỏ chạy về Tầu.

Năm 863, Nam Chiếu lại đem 5 vạn quân Man đánh, chiếm phủ thành. Viện binh không

đến, Tiết Độ Sứ Sài Tập quyết chiến, “Sài Tập trên mình bị 10 mũi tên toan xuống thuyền nhưng

bị chết đuối” (22), nâng số Thứ Sử, Đô Hộ Sứ, Tiết Độ Sứ thiệt mạng ở Giao Châu lên đến 7

người. Đô tướng Nguyễn Duy Đức, tước Hầu mở cuộc phản công giết được hơn 2000 Man. Hôm

sau, Dương Tử Tiên mở cuộc tấn công, quân Đường tan rã, Tướng quân Duy Đức bị giết, Tư

Tiến để lại 2000 quân giữ phủ thành (23).

An Nam Đô Hộ phủ mất hẳn Cửu Chân và Nhật Nam, các Đô Hộ bỏ trốn qua đảo Hải Nam.

Nhà Đường bãi bỏ An Nam Đô Hộ phủ, thăng Tiết Độ Sứ làm Tổng Quản, đặt An Nam thuộc

Lĩnh Nam, rút hết quân về Hải Môn. Mất An Nam, Nhà Đường tuyệt vọng không thể mở cuộc

chinh phục Nam Dương và Đông Nam Á. Phải điều quân mãi tận Sơn Đông, không thể đem

quân đi đường bộ và chở lương thực. Báy giờ mới có Trần Bàn dâng sớ xin đóng thuyền lớn

trọng tải được nghìn hộc, chở binh lương từ Phúc Kiến không đầy một tháng đến Quảng Châu,

vua Đường nghe theo (24). (Thế mà, năm 2014 các nhà lãnh đạo Trung Quốc ở Trung Nam Hải

ra lệnh cho các báo chí của Nhà Nước như báo The Global Times và Tân Hoa Xã điên cuồng

phản tác phẩm “Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông” bịa đặt Nhà Đường đã chiếm Hoàng Sa,

Trường Sa, “lập quyền tài phán trên 2 quần đảo”.

Năm 865, vua Đường Ý Tôn phải cử danh tướng Cao Biền qua An Nam bình định. Ý Tôn

mật chỉ cho Cao Biền nhân cơ hội “triệt phá thế đất An Nam linh địa phát Đế vương”. Cao Biền

43

là nhà địa lý, phong thủy nổi tiếng, một nhà phù thủy và là Đạo sĩ (tại gia) theo đạo Thần Tiên.

Tôn phong Cao Biền làm “Đô Hộ Tướng quân Kinh lược Chiêu thảo sứ”. Biền thắng được Nam

Chiếu. Biền chỉ loanh quanh ở Trung Du và vùng quanh thành Đại La, cỡi diều tìm đất phát đế

vương để yểm. Việt Nam Sử lược chép: “Cao Biền thấy bên Giao Châu ta lắm đất đế vương,

thường cứ cỡi diều giấy đi yểm đất phá những chỗ phong thủy đẹp và hại mất nhiều long mạch”.

Tác giả cho rằng: “không có gì mà tin được” (24). Cao Biền nhân hậu, thanh liêm được dân Nam

kính mến tôn là Cao Vương. Cao Biền đắp thành Đại La, theo Tân Đường Thư gọi là An Nam

thành (25). Biền yểm sông Tô Lịch, con sông thiêng nối liền sông Hồng. Bên sông, lập đền thờ

thần Tô Lịch, không rõ từ thuở nào, theo truyền thuyết đã lâu lắm từ thời còn là thành Long

Uyển (khoảng năm 112 trước CN). Đây là vị thần thành hoàng bản thổ, thừa mệnh Ngọc Hoàng

Thượng đế trông coi phủ thành Đô Hộ. Hàng năm, các quan Thái Thú và các quan Đô Hộ đến tế

thần vào ngày húy kỵ thần, Xuân Thu nhị kỳ. Thành ra nước mất mà hồn thiêng Thánh Thần

Việt vẫn còn, vẫn ngự trị trên trời cao đất rộng Long Biên. Đắp xong thành, Cao Vương về Tầu

ngay.

CAO BIỀN THẤT BẠI TRIỆT PHÁ LINH ĐỊA AN NAM ĐẾ VƯƠNG Đúng 57 năm trước năm Cao Biền đến Giao Châu, vào năm 865 Thiền Sư Đinh Không

(không rõ năm sinh), người làng Cổ Pháp (nơi phát tích tám đời họ Lý đế vương sau này khởi tử

vua Lý Thái Tổ), Sư “họ Nguyễn mấy đời là vọng tộc, am hiểu thế số, hành động đúng phép

tắc” (26). Sư tinh thông Kinh Dịch, Mật tông và sấm ký. Sư biết trước ngày tháng năm Sư qua

đời. Khi sắp tịch, Sư gọi đệ tử Thông Biện trao cho Sư Thông Biện bí pháp và dậy rằng: “Chắc

có kẻ lạ đến phá hoại nước ta. Sau khi ta mất, con khéo giữ pháp này, gặp người họ Đinh thì

truyền, nguyện ta mãi vậy”. Nói xong, Sư cáo biệt mà tịch, thọ 79 tuổi (26). Thế rồi, trải qua bốn

đời Thiền Sư. Sư nọ truyền bí pháp của Tổ Định Không qua sư kia. Đến đời Thiền Sư Trưởng

Lão La Quý An, Sư đang thiền sắp tịch “gọi đệ tử đến dậy: xưa Thầy ta là Định Công căn dặn ta

rằng, con khéo giữ pháp của ta, gặp người họ Đinh thì truyền. Con đúng là người đó. Ta nay đi

vậy”. Khi sắp tịch, Sư La Quý An giao bí pháp cho đệ tử là Thiền Ông về Cao Biền phù yểm khi

xây thành Đại La. Sư dặn đệ tử Thiền Ông: “Con khéo đắp một ngọn tháp bằng đất, đúng phép

yểm dấu trong đó chớ cho ai thấy. Nói xong Sư tịch thọ 85 tuổi” (27).

AN NAM VƯỢNG KHÍ ĐẾ VƯƠNG Sau khi Cao Biền phù yểm, An Nam càng ngày khí càng vượng. An Nam Đô Hộ phủ Đường

càng ngày càng suy. Với bí pháp, Sư Thiền Ông cứ theo đó thực hiện, phá trọn được các nơi Cao

Biền phù yểm. An Nam Đô Hộ phủ vẫn rối loạn. Tiết Độ Sứ Tăng Cổ Tổn cai trị An Nam 14

năm chỉ thu hẹp ở miền Bắc. Quân trong phủ nổi loạn (năm 880). Tăng Cổ Tổn phải chạy ra

ngoài thành.

Độc Cổ Tổn được bổ làm Tĩnh Hải Tiết Độ Sứ.

Theo Tân Đường Thư, “Tể Tướng biểu”, Độc Cổ Tổn từng làm Tể tướng, Lễ Bộ Thượng

Thư, Binh Bộ Thượng Thư. Độc Cổ Tổn ác độc, lấy tù ngục để trị dân Nam, dân gọi là “Ngục

Thượng Thư”. Nếu mất An Nam, Nhà Đường không còn hy vọng gì đóng thuyền vượt biển

xuống ĐNA, phải cử một cựu Tể tướng sang An Nam bình định, vào thời dân An Nam đang

bừng bừng khí thế quật khởi.

Đêm đêm các xóm làng ở quanh thành Long Biên, trống mõ phèng la liên hồi nổi lên, chuẩn

bị động binh. Độc Cổ Tổn ở thế tuyệt vọng, không thể chống lại nổi, bỏ chạy qua đảo Hải Nam

(27). Theo Lịch sử Việt Nam, Cổ bị chuyển ra nhận chức ở đảo Hải Nam rồi bị phe đảng giết

chết (28), Tiết Độ Sứ cuối cùng của Nhà Đường. An Nam Đô Hộ phủ vỡ ra từng mảng rồi sụp

44

đổ. Nhà Đường sụp đổ theo vào thời “xã hội phong kiến Trung Quôc phát triển nhất và cũng là

thời kỳ văn hóa rất phồn vinh”. Năm 641, sứ giả ba nước ĐNA là Bà Lợi (Miến Điện), Lâm Ấp

và La Sát đi sứ Trung Quốc (29).

HOÀNG SA-TRƯỜNG SA: TỪ LÂM ẤP ĐẾN CHIÊM THÀNH

Trở lại nước Lâm Ấp, quốc gia của dân tộc Việt xứ Việt Thường trong 469 năm (136-605)

hoàn toàn độc lập, đối đầu với Đô Hộ Bắc phương, thường đem quân ra đánh phá Nhật Nam và

Cửu Chân , có lần chiếm phủ thành Đô hộ, bắt sống Thái Thú Nhật Nam, tiến ra Cửu Chân,

chiếm phủ thành Dương Xá, bắt sống Thái Thú Cửu Chân, đem 2 Thái Thú về Trà Kiệu.

Đời Tùy Dượng đế, theo Cương Mục triều đình Tùy tâu Dượng đế: “Lâm Ấp có nhiều của

báu lạ”. Dượng đế phong Lưu Phương một danh tướng làm Hành quân Tổng quản đạo Hoan

Châu (Nhật Nam) đem quân đánh Lâm Ấp. Quân Lưu Phương tiến đến cửa biển do thuyền lớn

của ngư dân vùng Vịnh và Vũng Áng. Vua Lâm Ấp là Phạm Chí “sai quân đóng giữ các nơi

hiểm yếu”. Quân Lưu Phương thua to, sau Lưu Phương đào hố bẫy voi chiến của Lâm Ấp, thắng

lớn tiến chiếm kinh đô Trà Kiệu, phá quốc miếu Lâm Ấp, cướp 18 thần chủ Tổ tiên Lâm Ấp đều

đúc bằng vàng, vơ vét kinh Phật (đã dẫn), đúc bia ghi công, không dám ở lại, rút quân về Hoan

Châu (Phủ Diễn) (30). Theo Tùy Thư, Lưu Phương theo đường Mã Viện đi 8 ngày về phía Nam

thì đến quốc đô Lâm Ấp là Trà Kiệu” (31), tỉnh Quảng Nam bây giờ. Vua Phạm Chí bỏ thành

chạy ra biển rồi vào Chiêm Thành, xin tháp nhập vào nước Chiêm – Champa, tên gọi chính danh,

kinh đô ở huyện Hòa Đa, Phan Thiết bây giờ, hiện còn di tích. Lưu Phương theo đường thượng

đạo kéo về Hoan Châu. Trong trận đánh Lâm Ấp, quân Tầu bị chân phù thũng, "chết đến bốn,

năm phần mười. Lưu Phương cũng bị bệnh chết dọc đường" Cương Mục, Tiền Biên, Q. IV, t.

15>. Chiêm Thành dời đô lên Trà Kiệu, kinh đô thứ hai của Champa (32). Vậy, 469 năm Lâm

Ấp độc lập, nói theo ngôn ngữ Quốc tế Công pháp, Luật Biển thời nay, lẽ tự nhiên Hoàng Sa và

Trường Sa thuộc chủ quyền biển của nước Lâm Ấp, “bất khả tranh biện”.

Champa sớm tiếp thu văn minh Ấn Độ cùng với Đạo Bà La Môn, Ấn Độ giáo qua biểu

tượng “linga” và thần Siva “Nandi”. Đạo Bà La Môn ở Champa lại hòa với văn minh bản địa

Champa. Trong vô số các thần Bà La Môn Champa, có thần Po-Nagar, thần Po-Rome, Po-

Klong-Gara (33), Thần Po-Nagar – Dara, Thần Tar-Nasi Amah. Nữ thần Po-Nagar, Thánh mẫu

của Vương quốc, vị Nữ thần của đồng ruộng đã dậy dân Champa cầy cấy và dẫn thủy nhập điền

(34) không có một dấu tích Nho Giáo, Lão Giáo. Cơ cấu xã hội Champa hoàn toàn khác xã hội

Tầu, từ đẳng cấp xã hội đến hôn nhân, đạo nghĩa vợ chồng (35). Văn minh văn hoá Champa là

nền văn minh bản địa, biển cả và hải đảo như văn minh Việt Nam.

Đầu thế kỷ thứ III sau CN, Nhà Ngô Trung Hoa, chúa Ngô Tôn Quyền sai Sứ thần đi Sứ

Phù Nam, ghé Chiêm Thành. Năm 641, đời vua Đường Thái Tông (627-650), Sứ Lâm Ấp đến

kinh đô Trường An. Trước Nhà Ngô rồi đến Nhà Đường, Lâm Ấp - Chiêm Thành hoàn toàn độc

lập, Khảo Cổ Học không tìm ra được một dấu ấn, vết tích Hán, Ngô, Đường, nói chung là Trung

Hoa trên đất Lâm Ấp – Chiêm. Quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa vẫn là Việt Dương, Đông Hải

hoàn toàn thuộc chủ quyền Lâm Ấp rồi Chiêm Thành, nói theo ngôn ngữ Quốc tế Công pháp –

Luật biển ngày nay, làm gì có một Hán, Ngô, Tùy... Đường ở Biển Đông! Sao lại có thể bịa đặt

“Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông thuộc chủ quyền lịch sử của Trung Quốc – bất khả tranh

biện”. Đó là truyện phong thần kiếm hiệp của Trung Quốc hiện đại, làm sao có thể tranh biện!

BIỂN ĐÔNG VÀ ĐÔNG NAM Á Từ Chiêm Thành xuống phía Nam là Chân Lạp, Phù Nam, Oa Qua, Mã Lai, Xiêm La

không có di tích Hán thời Xiêm La còn gọi là Xích Thổ (đất đỏ) và La Hối. Nam Biển Đông

45

thuộc Đông Nam Á, thời VN dưới ách Đô Hộ Hán cho đến Nhà Ngô, Đông Nam Á bên bờ biển

Đông là bầu trời riêng (35). Đô Hộ Hán còn giới hạn ở Nhật Nam sao lại có thể cắm mốc biên

cương Trung Quốc năm 2014 đến đảo Thomes cách Mã Lai 30 km (lập lại). Văn minh văn hóa

của các dân tộc ĐNÁ thời bấy giờ chưa có quan hệ, dấu tích, vết tích Hán (36). Không thể hiểu

được tham vọng điên cuồng của mấy ông Đại Hán bá quyền, hậu duệ của Mao! Đông Nam Á

thuộc văn minh Ấn Độ - Bà La Môn (37). Mãi thế kỷ thứ hai sau CN, mới có sự giao tiếp Trung

Hoa và Đông Nam Á. Chiêm Thành, Chân Lạp, Nam Dương đã sớm Ấn hóa, đạo Bà La Môn là

tôn giáo chủ thể (37). ĐNÁ đã làm gì có Nho và Đạo giáo Trung Hoa! Thí dụ, đời sống và cơ

cấu xã hội Cao Miên cho đến thế kỷ 14, 15 và cả sau này cũng không có dấu vết Hán trong văn

minh văn hóa và tôn giáo (38). Về Nhân Chủng học dân Cao Miên, đặc biệt là Khmer Krom,

Thủy Chân Lạp không có một mảy may quan hệ với Hán tộc, từ thế kỷ thứ 15, 16 trở về trước

(38). Trái lại, xã hội Miên Nam Bộ xưa đã đậm đặc yếu tố “youn” (Việt). Tóm lại, Đông Nam Á,

Nam Dương, Chân Lạp và Phù Nam là tiêu biểu, không có vết tích Hán, di sản Hán vào thời VN

bị Hán Đô hộ trở về trước. Phật giáo là quốc giáo Cao Miên, thuộc hệ Tiểu Thừa, nghi lễ khác

hẳn Phật giáo Tầu (39). Phù Nam là Bà La Môn, bên bờ vịnh Thái Lan, duyên hải cực Nam Biển

Đông, một quốc gia cường thịnh vào những năm 220-230 đã đóng được thuyền lớn vượt Biển

Đông chiếm Mã Lai, tiến đến Cửa khẩu Chao Praya (40). Thập niên 1940, một nhà Khảo Cổ

Pháp đã khai quật được trung tâm Óc Eo, trung tâm thị tứ giao lưu Đông Tây, ở vùng Rạch Giá –

Long Xuyên, phát hiện được các đồ đồng, thiếc, sắt, đủ nói lên nghề luyện sắt của dân bản địa đã

sớm phát triển, 16 viên ngọc khắc chữ Prahni và chữ Phạn Sanskrit Ấn Độ, còn phát hiện được 2

chữ Hán, niên đại thời Hậu Hán (41). Trung Quốc Văn Hoá Sử - Tam bách đề cho biết: “Lương

Vũ đế, năm 502 cho xây Phù Nam quán ở kinh thành cho Sứ Phù Nam nghỉ ngơi”. Thời Tam

quốc, Âm nhạc Phù Nam bắt đầu truyền vào Trung Quốc (42).

SOUTH CHINA SEA – MER DE LA CHINE Trong chuyến quốc du qua Hoa Kỳ, ở Hoa Thịnh Đốn ngày 25-9-2015, CT Tập Cận Bình

nói với báo chí khi được hỏi về Biển Đông, CT Tập đầy hãnh diện, thản nhiên đáp, đại cương:

“Quý Vị thấy đó, bản đồ thế giới ở khắp thế giới, biển phía Nam Trung Quốc đều in “South

China Sea”, “vậy thời rõ rệt South China Sea thuộc chủ quyền của Trung Quốc”, “bất khả

tranh biện!”. Sự thực là như thế! Cũng như bản đồ thế giới ở khắp nơi địa danh hóa Hoa Lục là

Chine, nước Tầu, người Tầu, Lịch sử Tầu là China, La Chine (43). China – La Chine do từ tiếng

Phạn là Cina. Vào đời ĐGH Innocente “mở cánh đồng truyền giáo về Phương Đông”, Giáo sĩ

Dòng Đa Minh và Dòng Phanxicô mạo hiểm từ Ba Tư (Persia) theo đường Tơ Lụa (The Silk

Road) đến Lan Châu, xuống nước Thổ Phồn, dân tộc Tạng, Phật giáo toàn tòng, dân bản xứ gọi

nước Tầu ở Phương Đông theo tiếng Phạn là CINA. Các Giáo sĩ chuyển ngữ thành La Chine,

China, gọi người Tầu là Chinois hay Chinese. Kinh sách Hồi giáo gọi Tầu là Tanghaj, Tchgaji.

Dân Nga gọi Tầu là Ki tai. ĐNÁ gọi Tầu là T’ang (Đường) (Thoòng).

Triều đại Bồ Đào Nha, Infante Don Enrique (1394-1460) Hoàng tử Henri mạo hiểm đi

Đông phương vòng theo mũi Hảo Vọng (Nam Phi) vào Ấn Độ dương rồi vào Eo biển Malacca,

đi ngược lên. Henri đến một vùng biển bao la phía Nam Trung Hoa, ông đặt tên là South China

Sea. Dân hàng hải vinh danh tặng Henri “Henri, Le Prince Navigateur”. Ông lên đến đảo Đài

Loan, thấy đảo đẹp, Henri đặt tên đảo là Formosa (44).

Biển Đông, con đường giao thông Đông Tây, VN lại là trung tâm hợp lưu của các nền

văn minh, nói theo Nhà Khảo Cổ quốc tế O. Janse. “Trước Công Nguyên, người Việt đã có mặt

ở Phù Nam và Chân Lạp, đến nay còn nhiều dấu ấn “Youn”.

46

Truyện An Tiêm và dưa đỏ đời Hùng Chiêu Vương trước CN, 1723 – 1596, là dấu ấn

“giao lưu Đông Tây” vào thời thuyền buôn Ấn Độ đã cập bến Văn Lang buôn bán, trên thuyền

thường có Đạo sĩ Bà La Môn.

Tác giả Việt Nam Và Cỗi Nguồn Trăm Họ, sưu khảo quốc phả Hùng Vương, Bách noãn

Tiên cung do Han Lâm Nguyễn Cố biên soạn (năm Nhâm thin (1472) đời vua Lê Thánh Tông

cho biết “Bà Thứ phi thứ tư của Kinh Dương Vương là Mã Thị Thôn tức bà Tiên Cát. Bà Phi này

là người Khơ ne Môn ở gần chùa Bà La Môn (Ấn Độ giáo) Hoa Long (tên nền nhà máy mì chính

của Việt Trì hiện nay) (45).

Đời Thái Thú Sĩ Nhiếp, Giao Châu 40 năm tự trị, Luy Lâu “trên bến dưới thuyền”, trung

tâm giao lưu quốc tế, các nhà Sư Ấn Độ vẫn tiếp tục vào Giao Châu truyền đạo. Chùa Dận, tọa

lạc trên xã Thanh Phong, h. Thuận Thành, cách Hà Nội 30 km, dựng vào thề kỷ thứ III, kiến trúc

thuần túy Việt. Đây là nơi nhà Sư Tây Trúc (Ấn Độ) trụ trì, Thiền Sư Khâu Đà La với huyền tích

Man Nương tức Pháp Vạn thọ giáo Khâu Đà La (46).

Dù dưới thời Đô Hộ Hán, Biển Đông vẫn là bầu trời Việt Hải, Việt Dương, giòng giao

lưu huyết mạch của dân tộc Việt.

TRUNG QUỐC: SỰ KIỆN ẢO “TRUYỆN PHONG THẦN”

SOUTH CHINA SEA Hè 2014, DẤU ẤN VIỆT NAM TRÊN BIỂN ĐÔNG phát hành giữa lòng Thăng Long

muôn vàn yêu dấu chất ngất tài liệu nguyên bản về Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Chỉ

một tuần lễ sau, báo chí của nhà nước Trung Quốc ở Bắc Kinh ồn ào lên tiếng đả kích lại biện

diễn lịch sử, minh định rằng: “Nhà Đường đã chiếm hai quần đảo này và lập quyền TÀI PHÁN

trên hai quần đảo”. Vậy Nhà Đường phân xử ai trên hoang đảo? Phân xử giữa đàn chim biển với

rùa, rắn, ba ba, đồi mồi và tài sản là những đồi phân chim? Vả lại, tài phán là chữ Nhật Bản, hậu

bán thế kỷ 19, đời Minh Trị Thiên Hoàng, Nhật Bản dịch bộ luât Quốc tế Công pháp – Luật

Biển, tiếng Anh và tiếng Đức qua Nhật ngữ, niên đại ghi rõ "Ngoại giao bộ,đẳng biên tâp , Minh

Trị nhất tứ niên, khắc bản, đệ thập nhất sách hàm". Nghĩa là báo chí, truyền thông Bắc Kinh

được lệnh Thượng cấp Trung Nam Hải, nhét hai chữ Tài Phán vào miệng Nhà Đường khoảng

hơn nghìn năm trước để ảo hóa trên hồn ma bóng quế binh thuyền Nhà Đường chiếm Hoàng Sa-

Trường Sa để minh định (!) 2 quần đảo là của TQ, “Chủ quyền lịch sử của TQ – bất khả tranh

biện!”. Hãy truy cứu bộ Luật Nhà Đường hiện lưu trữ tại Thư viện Quốc Hội Hoa Kỳ và Thư

viện Yen kinh (The Yenching) ĐH Harvard (Mass.) Đường Luật Sớ Nghị (Thương vụ ấn thư

quán, Đài Bắc 1973). Đây là bộ luật cổ nhất của Trung Hoa, 502 điều luật, không có một điều

nào gọi là TÀI PHÁN! Bộ Luật Nhà Đường, văn minh luật pháp tiền tiến của thế giới, vua

Đường Cao Tông ban hành vào năm 649. Bất cố liêm sỉ, mấy “con Trời” lạc loài ở Trung Nam

Hải xem thường cả các giáo sư Cổ Luật TQ ở ĐH Bắc Kinh. Cũng là do tham vọng Đại Hán bá

quyền vô bờ bến. Thứ nữa, CT Tập Cận Bình cũng không khác. Ông căn cứ vào tên gọi South

China Sea in trên bản đồ thế giới khắp thế giới, tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc như vậy đó!

Bất khả tranh cãi! Hãy xem bản đồ TQ trong bộ Thế Giới Sử của ĐH Columbia, New York, chỉ

thấy những South China Sea khắp nơi nơi đều là South China Sea (47). Sự thật là như thế!

Nhưng Sự Thực lịch sử lại rõ rệt như thế này: Vào cuối đời nhà Minh Trung Hoa, các Giáo sĩ

Thiên Chúa giáo La Mã đã được phép truyền giáo ở Trung Hoa, đầu tiên là Ôn Châu rồi Bắc

Kinh. Giáo sĩ Dòng Tên, người Ý Matteo Ricci (1557-1610) từ miền Bắc Việt Nam đến Quảng

Châu năm 1580 đời vua Minh Thiền Tông (1572-1620), nhà Vua nhờ Giáo sĩ Ricci (lấy tên Tầu

là Lợi Mã Đậu), người Tầu thời bấy giờ gọi Linh mục là Thần Phụ, vẽ cho vua một bản đồ thế

giới theo khoa học, bản đồ tân tiến vào lúc bấy giờ, có kinh tuyến, vĩ tuyến, lại thêm lời giải

47

thích bằng Hán tự, đặt tên là “Khôn dư vạn quốc toàn đồ”. Hải Nam, biển phương Nam Á Đông,

trước đây hoàng tử Henri “Henri, Le Navigateur” đặt tên là “Mer de la Chine”. Giáo sĩ Ricci, vua

Minh khen ngợi là Tây Nho (47). Theo Henri, Thần phụ Lợi Mã Đậu “chua” (noter) là “Mer de

la Chine”. Đến đời vua Khang Hy Nhà Thanh, một minh quân (1661-1723), vua nhờ các Giáo sĩ

vẽ lại bản đồ Thanh Quốc (Trung Hoa) theo khoa học tân tiến như Lợi Mã Đậu đã thực hiện. Đó

là các Giáo sĩ, vẫn là Dòng Tên được Khang Hy tin cẩn trao phó như Gs Nam Hoài Nhân (tên

Tầu), được vua Thanh cho làm Phó Khâm Thiên Giám, Thang Nhượng Vọng, người Đức, tên là

Joannes Adam Shell. Các bản đồ mới lần lượt được thực hiện, gọi là Hoàng dư Toàn Đồ và Nội

Phủ Dư Đồ vào các năm 1708, 1718, 1760, 1762 (48). Bốn (4) tấm bản đồ mới này, biên giới cực

Nam Trung Hoa chỉ đến đảo Hải Nam, y như Đại Thanh Nhất Thống Chí, tỉnh Quảng Đông.

Không xa quá đảo Hải Nam. Các Gs Dòng Tên kể trên, vẫn theo lệ của Gs Matteo Ricci, giải

thích bản đồ ít dòng Pháp ngữ, vùng biển Nam, viết là Nam Hải “chua” (noter) dưới chữ Hán

Nam Hải. Mấy vị Gs đặt tên Tây Nam Hải là Mer de la Chine – South China Sea, đúng hơn là

“chú”.

BIỂN ĐÔNG – BA LẦN BẮC THUỘC: CHIẾN THẮNG VINH QUANG

CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM Binh thuyền Nhà Đường chưa từng lướt sóng trên Biển Đông, tiến chiếm hoang đảo

Hoàng Sa và Trường Sa.

Nhà Đường (618-907) trước khi sụp đổ, Chiêu Tuyên đế phong cho Khúc Thừa Dụ làm

Tiết Độ Sứ An Nam, một hào kiệt Hồng Châu (Hải Dương) tính tình khoan hòa, được dân

thương suy tôn gọi là Khúc Chúa (49).

Nhà Lương kế thừa, Khúc Thừa Dụ qua đời, con là Khúc Thừa Hạo nối nghiệp, chiếm

thành Đại La, tự xưng là Tiết Độ Sứ, chủ trương “chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị”, đối

với dân “phế bỏ lực dịch”. Nước Tầu phân hóa trải qua 5 triều đại, gọi là Ngũ Đại (907-960).

Triều đại cuối Ngũ Đại là Nhà Hậu Hán (948-959). Hán chúa Lưu Cung, hậu duệ của Lưu Bang

Hán Cao Tổ tham vọng theo chân Hán Vũ đế đánh chiếm An Nam. Theo Ngũ Đại Sử và Cương

Mục, chúa Nam Hán sai tướng Lý Khắc Chính đem quân sang đánh bắt Khúc Thừa Mỹ đem về”.

“Dương Diên Nghệ, Gia tướng của Khúc Hạo, tập hợp quân sĩ đánh bại Khắc Chính” (50).

Dương Diên Nghệ, một hào trưởng đã chuẩn bị nổi dậy, nuôi 3000 gia binh nhận làm dưỡng tử

(51).

Thứ Sử Lý Tiến bỏ chay về Quảng Châu, nâng con số Thứ Sử, Thái Thú bỏ Đô Hộ phủ

chạy chết về Tầu lên đến 24 người hoặc hơn kể từ Thái Thú Tô Định năm 40. Hán chúa bảo triều

thần rằng: Dân Giao Châu thích nổi loạn (!) ta chỉ có thể cơ mi” tức cai trị lỏng lẻo!

Kiều Công Tiễn, người Phong Châu, dựa vào Nam Hán giết chủ tướng Dương Diên

Nghệ, chiếm thành Đại La. Ngô Quyền là gia tướng và là con rể của Dương Diên Nghệ đang trấn

thủ Nhật Nam, tức tốc đem quân ra Bắc, chiếm thành Đại La, giết Kiều Công Tiễn. Hán chúa

Lưu Cung phong tướng quân Trần Bảo (Ngũ Đại Sử viết là Trịnh Bảo) làm Thừa Chỉ, lãnh mệnh

vua (toàn quyền) đem quân sang tái chiếm Long Biên. Ngô Quyền mở cửa thành tung quân

nghênh chiến, chém chết tươi tướng giặc Trần Lân tại trận, bên ngoài thành. Quân Nam Hán tan

vỡ. Hàng! Tuyệt đường chạy về Tầu. Đường thiên lý Mã Viện, Hợp Phố-Long Biên-Cửu Chân

đã bị chặn. Kể từ đại thắng Xuân 40, đây là lần đại thắng thứ 25, đếm theo Bắc Sử. Chính xác.

Tổng kết ba lần Bắc thuộc, hơn 30 lần quân Đô Hộ bị tan vỡ. Tướng quân Đô Úy Tầu hàng hoặc

chạy chết về Tầu với những trận đánh kỳ diệu của quân khởi nghĩa VN. Như Bà Triệu nổi dậy,

Thứ Sử Lữ Đại kinh sợ, bỏ Đô Hộ phủ Long Biên, trốn mất tích. Dân huyện Thiệu Dương rầm

48

rập vây chiếm phủ Thái Thú Cửu Chân, mở của thành đón Bà Triệu. Bà xuống voi, chân đi guốc,

tiến vào trận.

ĐƯỜNG MÃ VIỆN XƯA Lục Dận thay Lữ Đại tiến vào Cửu Chân theo đường Mã Viện, bình định xong, về ngay

Long Biên, không dám ở lại. Sử Tam Quốc Chí – Ngô Thư, viết về Lục Dận qua Lục Khải

truyện, (52).

Chiến thắng kỳ diệu của Hào kiệt Lý Bí vây chiếm thành Long Biên, không tốn một mũi

tên, Thứ Sử Tiêu Tư mở của thành đem vàng bạc đút lót xin hàng, được tha mạng, chạy chết về

Tầu. Sử Lương Thư chép rõ (Q.III, t. 11a). Quân đội Lương tan vỡ. Hàng! Đô Úy Tướng quân

chạy chết về Tầu! Năm 622, không cần đánh, quân của Cừ Súy Lý Tự Tiên trả thù cho Lý tướng

quân bị giết, kéo về Long Biên, vây chặt phủ Đô Hộ, giết chết An Nam Đô Hộ Lưu Dương Hựu,

hậu duệ của Lưu Bang Hán Cao Tổ. Chiếm phủ Đô Hộ dễ như trở bàn tay (53). Một chiến thắng

kỳ diệu lẹ làng khác đời Đường Huyền Tông (722), vào thời Đế quốc Đường đang hùng cường,

Mai Thúc Loan nổi dậy, Đường Thư gọi là “làm phản”, xưng là Mai Hắc Đế “giữ vững vùng

Biển Nam, quân số có đến 40 vạn”, không tốn một mũi tên mà chiêu tập được quân 32 châu,

ngoài liên kết với các nước Lâm Ấp, Chân Lạp (Cao Miên) và Kim Lân Lâu (Mã Lai) (54). Thái

Thú (Đô Hộ) Nhật Nam cùng Đô Úy tướng quân bỏ trốn về đảo Hải Nam. “Giữ vững Biển Nam”

đủ chứng tỏ, Biển Đông vẫn nằm trong tay VN – Nhật Nam. Nếu Biển Đông thuộc chủ quyền

Trung Quốc ngàn năm (như Tập Cận Bình tuyên bố ở Tân Gia Ba ngày 7-11-2015) làm sao binh

thuyền Chân Lạp, Kim Lân tiến lên được Nhật Nam liên kết với Mai Hắc Đế?

Tổng kết, từ cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đến chiến thắng Long Biên 938 đi vào

trận CHUNG KẾT: Tướng quân Nam Hán Trần Bảo phơi xác ngoài thành Long Biên, trải qua 3

lần Bắc thuộc, hơn 30 lần, dân tộc VN nổi dậy, khoảng 27 lần, quân đội Đô Hộ thảm bại, tan rã!

24 Thứ Sử và Thái Thú bỏ trốn, chạy chết về Tầu kể từ Thái Thú Tô Định đến Lý Tiến, Tiết Độ

Sứ cuối cùng của Nhà Nam Hán chạy chết về Hợp Phố, theo Tân Ngũ Đại Sử “Nam Hán Thế

gia” (Q. 65, tt. 4b-3a). Ấy là chưa kể một số Thứ Sử trị nhậm không được bao lâu, bị giết như

Thứ Sử Tôn Tư, Nhà Ngô thay Lục Dận "tham tàn làm khổ dân". Ngô chúa sai Đặng Tuân sang

"coi xét", dân nổi dậy giết Thứ Sử Tôn Tư và cả Ngự Sử Đặng Tuân (Tam Quốc Chí - Ngụy thư,

Q.IV, t. 27). Tranh nhau chức Thứ Sử, Lương Thạc làm Thứ Sử Giao Châu, Vương Lương sang

thay, bị Lương Thạc đánh đuổi, giết chết. Sau Thứ Sử Thạc lại bị Đào Khải giết, vua Tấn cho

Khải làm Thứ Sử Giao Châu. Tấn đế cử Đặng Đậu Chi làm Thứ Sử Giao Châu, bị Đỗ Viện giết

(Tống thư, Q. 92, tt.2ab). Đời Tống Minh Đế (465-472), người bản xứ Giao Châu là Lý Trường

Nhân nổi lên giết Thứ Sử Lưu Mục, tự xưng làm Thứ Sử, có tài liệu cho là Thứ Sử Lưu Mục bị

bệnh chết, Lý Trường Nhân giết thuộc hạ của Lưu Mục, Tống đế sai tướng Lưu Bột sang làm

Thứ Sử Giao Châu, đến nơi bị Lý Trường Nhân chống cự lại chẳng bao lâu Thứ Sử Bột bị giết

(Tống thư Q.VIII, t.7b).

Tập Cáo trạng này chỉ ghi chép 8 (tám) Thứ Sử và 12 Thái Thú cai trị tham tàn, ác độc bị

dân nổi dậy chiếm phủ thành và giết đi. Năm 505, đời Lương Vũ đế, Thứ Sử Lý Khai cai trị chưa

được bao lâu thì bị viên Trưởng Sử người bản xứ Cửu Chân nổi lên giết. Nhà Lương cho Lý Tắc

làm Thứ Sử (Lương Thư, Q. II, t. 5b).

Hơn 1000 năm Bắc thuộc, rất tàn ác, khốc liệt như tướng Tư Húc “tiến quân theo đường

cũ của Mã Viện” đánh Mai Hắc Đế, do mắc mưu, Mai Hắc Đế thua. Tư Húc mở cuộc tàn sát,

chôn những xác chung vào một nơi đắp thành cái gò cao (Kình quán) (56).

Hơn 1000 năm Bắc thuộc, Biển Đông vẫn là Việt Dương, biển đảo của VN cho đén năm

938, chiến thắng Đại La thành.

49

Ở đây như một phụ chú bên lề, đặt một câu hỏi căn bản với các nhà lãnh đạo Trung Quốc

ở Trung Nam Hải, Bắc Kinh như CT Tập Cận Bình, BT Vương Nghị: Nếu Biển Đông, Hoàng Sa

và Trường Sa là chủ quyền lịch sử của Trung Quốc những ngàn năm (thousands years – lời họ

Tập), vậy, tại sao, vẫn theo Bắc sử - Đường Thư, năm 767, nước Côn Luân và nước Chà Bà, từ

Đông Nam Á, binh thuyền vượt biển Đông, lên Giao Chỉ đánh hãm châu thành (La thành) (trích

dẫn Đường Thư, “Nam Man truyện” (56).

Nước Chà Bà, theo Đường Thư, một đại cường quốc ở cuối trời Biển Đông, có 18 nước

nhỏ phụ thuộc. Côn Luân ở phía Nam Lâm Ấp. Chà Bà, Côn Luân thuộc về Đông Nam Á đã

sớm thành một vùng đất địa trù phú, ảnh hưởng văn minh Ấn Độ và Đạo Bà La Môn. Vậy, làm

thế nào mà các ông lãnh đạo Trung Quốc đương đại như Tập Cận Bình năm 2014 cho cắm mốc

biên giới Trung Quốc ở cực Nam Biển Đông, có đảo cách Brunei khoảng 5, 60km, cách Mã Lai

18-30km? Rồi gọi là chủ quyền của TQ những ngàn năm bất khả tranh biện! Hai là, kể từ năm 42

Mã Viện “phá rừng xẻ núi” lập đường bộ tiến quân vào Giao Chỉ cho đến năm 938, quân Tầu từ

Hợp Phố xuống Giao Chỉ và Cửu Chân, đi và về chỉ theo đường Mã Viện, nếu làm chủ Biển

Đông sao không tiến lên theo đường biển? Chẳng lẽ gần 900 năm vẫn chỉ một đường thiên lý Mã

Viện tiến lui? Hiểu rõ như thế sau chiến thắng Long Biên, Tướng quân Ngô Quyền đem quân

chặn đường Mã Viện, quân Nam Hán không thể tiến vào An Nam theo đường này. Quả nhiên

như thế, chúa Nam Hán Lưu Cung, vơ vét binh thuyền, kể cả trưng dụng thuyền buôn tiến đánh

An Nam từ Vịnh Giao Chỉ đổ vào sông Bạch Đằng. Lại thảm bại!

Hán Vũ đế cho xua quân cướp nước Nam Việt, sau 1049 năm, hậu duệ Lưu Cung lại diễn

trò như tổ tiên nhà Hán. Kết thúc cuộc Đô Hộ từ Giao Chỉ bộ đến An Nam dài hun hút lại chính

là MÁU và NƯỚC MẮT của cha con Nhà Nam Hán Lưu Cung.

Tiên liệu như thần, Tướng quân Ngô Quyền bắt buộc giặc Nam Hán phải lao vào “bát

quái cửu cung trận đồ", dăng mắc trên sông Bạch Đằng (58). Hán chúa phong Thái tử Lưu

Hoằng Tháo làm Trấn Giao Vương (Vua trấn đóng Giao Châu); Hoằng Tháo dẫn đoàn chiến

thuyền hùng hổ như vũ bão, kéo cờ, gióng trống tiến vào sông Bạch Đằng. Trận đánh diễn ra vào

ngày 7 tháng chạp, có lẽ vào khoảng sáng sớm, thủy triều rút mạnh nhất, “thuyền của địch đều

mắc vào cột gỗ nhọn, lật úp cả. Quyền thừa thắng đánh mạnh bắt giết được Hoằng Tháo” (59).

Sử “Nam Hán truyện” lại chép Hoằng Tháo chết đuối. Việt Sử Tiêu Án ca tụng Ngô Vương

Quyền “Trận đánh ở Bạch Đằng là cái căn bản khôi phục quốc thống”, “Võ công hiển hách của

Ngô Quyền, tiếng thơm nghìn đời đâu có phải chỉ khoe khoang một lúc bấy giờ mà thôi” (60).

Máu Nam Hán đỏ ngầu một dòng sông. Quân Nam Hán xô nhau mà chết chìm. Hán Lưu

Cung đóng quân ở biên giới để yểm trợ con. Vạn vương tức Giao vương Lưu Hoằng Tháo chết

mất xác trên sông Bạch Đằng (61). Việt Nam Sử Lược viết: “Hán chủ được tin ấy khóc òa lên rồi

đem quân về Phiên Ngung không dám sang quấy nhiễu nữa” (62). Vua Hán Lưu Cung than rằng:

“Xưa nay ta không bị ai, nay lại bị Ngô Quyền, không ngờ người Đường Lâm lại có tài thao lược

như vậy” (63).

Ngô Vương Quyền ngự trên ngai vàng ở Hoàng thành Cổ Loa. Giao Chỉ bộ, Giao Châu,

An Nam vẫn là Việt Nam “Văn hiến đã lâu”, Bắc phương không thể Hán hóa Việt Nam mà trái

lại đã học được của Việt Nam bao nhiêu di sản Văn minh, nhất là Võ thuật và Âm nhạc (xem

phần IV). Nhà Hán lấy Hán Nho và chữ Hán để gọi là “nhất thống thiên hạ”, “giáo hóa Man Di”.

Bắc triều Đô Hộ thất bại. Việt Nam có chữ Nho Việt. Trước thế kỷ 20, không gọi là chữ

Hán, Hán học mà gọi là Nho học, Nho giáo, chữ Nho, sau này mới gọi là Hán-Việt, chữ Hán của

người Việt Nam; quốc tự, sau lại thêm chữ Nôm, còn gọi là Quốc ngữ. Theo một nhà ngữ học

quốc tế nói thông thạo tiếng Việt, tinh thông Hán Nôm khẳng định rằng: “Người Việt vẫn bảo

tồn được ngôn ngữ Việt, không những thế, đã Việt hóa cả Hán để có riêng một nền văn tự gọi là

50

Việt Hán”. “Tuy gốc Hán, nhưng bao nhiêu chữ người Việt dùng, Hán tự trong văn học và dân

gian đã Việt hóa thành Hán Việt”(64). Việt Nam đã chiến thắng trong mặt trận Văn hóa, Tư

tưởng và Học thuật. Liên tiếp thắng lợi quân sự cả ngàn năm bị thống trị. Nói như nhà Khảo Cổ

học quốc tế O. Janse “Văn minh Việt Nam có riêng nguồn gốc của chính mình” (its own

originality), phần tố chất (somatique) vẫn là tố chất Việt, phẩm chất Việt (65).

Đất nước Việt Nam quanh vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang ô nhiễm, in gót

chân xâm lược dơ bẩn. Nhớ lại truyện xưa Hoàng tử Vĩnh Sang lên ngôi năm mới 8 tuổi kế vị

Phụ Hoàng Thành Thái (1889-1907) (66), khoảng năm 16 tuổi, Vua ra Cửa biển Thuận An nghỉ

hè cùng với Đệ nhất giai phi Mai Thị Vàng, 2 tay vua lấm cát biển, vua xòe hai tay hỏi quan Phụ

Đạo: “Tay dơ lấy gì mà rửa?” Phụ Đạo đáp: “Tâu Hoàng Thượng, tay dơ thời lấy nước mà rửa”.

Yên lặng giây phút, nét mặt không vui vua lại hỏi quan Phụ Đạo: “Thế thời NƯỚC DƠ lấy gì mà

rửa?” Phụ Đạo yên lặng. Vua nhìn thẳng vào quan Phụ Đạo cũng là Phụ Chính Đại thần kiêm

Học Bộ Thượng thư, Tổng tài Quốc Sử quán, chàng thiếu niên 16 tuổi, Đại Nam Hoàng Đế Duy

Tân trả lời thay cho quan Thượng thư Phụ Đạo: “Nước dơ thời lấy MÁU mà rửa!”. Đó là khí

phách của chàng trai Việt hơn là một Hoàng đế. Vậy Hoàng Sa và một số đảo Trường Sa đang

dơ bẩn phải làm sao? Lấy MÁU mà rửa. Tùy thời, tùy cơ hội, tùy cảnh. Dầu thế nào cũng phải

giành lại hai quần đảo với chủ quyền thiêng liêng của Tổ Quốc VN muôn đời kính yêu! Chết vì

Tổ quốc cơ mà! Tổ tiên nghìn xưa đánh giặc giữ nước, cứu nước lại vẫn là chính lược “Lấy chí

nhân mà thay cường bạo. Đem đại nghĩa mà thắng hung tàn” (Đức Lê Lợi). Đức Khổng Phu Tử

đã từng ca ngợi người quân tử Phương Nam “Bất báo vô đạo, Nam phương chi cường giả, Quân

tử cư chi” - người quân tử trụ ở đó. Dù cao thượng như thế, người quân tử dù trong tình huống

nào cũng không thể lơ là, buông xuôi chủ quyền thiêng liêng của dân tộc, giống nòi.

Thường các dân tộc đều có bài ca RU EM (67). Đặc biệt, làn điệu RU EM Việt Nam lại

là truyền thống tình tự dân tộc, tình người. Mẹ Việt ẵm con trên võng, cho con hưởng bầu sữa

mẹ, Mẹ âu yếm ru con, qua lời ru, Mẹ Việt dậy con đạo lý làm người và là người yêu nước,

thương nòi. Mẹ cất tiếng hát theo tiếng võng đu đưa, Mẹ hát: ạ ời, ạ ơi! Mẹ cất tiếng ru: "Gió

Động Đình Mẹ ru con ngủ. Sông Tiền Đường ấp ủ năm canh. Lạnh lành lanh! Bổng bồng bông!

Võng đào mẹ ủ con Rồng cháu Tiên!".

Việt Nam là như thế! Và là như thế mới là Việt Nam. “Dẫu cường nhược có lúc khác

nhau, song hào kiệt đời nào cũng có” / BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO!.

CAO THẾ DUNG tức CAO XUÂN DUNG, Ph.D.

Bút hiệu Hà Nhân Văn

Hội viên Hội Người Việt Cao Niên vùng Hoa Thịnh Đốn,

(The Ford Foundation’s Fellowship USA-France 12/1975 - 6/1977).

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

LTG: Bài này trích trong tập Cáo Trạng, gồm 5 phần, sẽ in thành sách nay mai.

Do rút ra từ toàn tập nên nhiều đoạn không theo thứ tự. Khi vào sách chúng tôi sẽ hoàn

chỉnh.

Xin được cáo lỗi (CTD – 10/11/2015)

GHI ƠN : Tác giả chân thành ghi ơn Cụ Đỗ Đình Lâm, một HO, cựu Công chức cao

cấp, nay đã 92 tuổi đời, đã tận tụy giúp đỡ tác giả, không uản ngại sức khoẻ mong manh của

tuổi già, thì giờ lại eo hẹp, đã đánh máy bản thảo, do tác giả chỉ uen viết tay, lay-out và trình

51

bày Tập Cáo Trạng này. Cụ Đỗ đã giúp tác giả sửa bản lay-out, kiểm đi kiểm lại trước khi gởi

ua Nhà In.

Tác giả CTD năm nay cũng đã ngoài 80 tuổi, thị lực suy yếu (mắt phải 37 , mắt trái

45 ), do đó Cụ Đỗ đã hết lòng giúp tác giả để hoàn chỉnh Tập Cáo Trạng này sẽ in thành sách.

Cao Thế Dung , Mùa Lễ Tạ Ơn 2015. Trân trọng ghi ơn.

\

52

CHÚ THÍCH DẪN NHẬP

(1) – Kim Lý Tường (1231-1293), Sử gia đời Nhà Nguyên (Mông Cổ thống trị Trung Hoa),

Thông Giám Cương Mục-Tiền Biên, Quyền Thủ, t.4a.

(1b)- Xem phần V – Tài liệu Văn khố Bộ Ngoại Giao Pháp Quai d’orsay - Paris.

(2) – Ngô Sỹ Liên, Tiến sĩ và các Sử thần Nhà Lê, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (từ đây viết tắt

là Toàn Thư),“Kỷ Nhà Ngô”, tt. 19b-23a. Bản Hán văn hiện lưu trữ tại Thư viện

Yenching, Đại Học Harvard, Mass. USA. Ký hiệu số #3545-2643. Nhật Bản, Minh Trị

nhất niên Thục Sơn Đường, phần khắc bản. Thận sách nhi hàn, (1884).

(3) & (4)- Nguyễn Phan Quang (Giáo sư), Võ Xuân Đài (Tiến sĩ) Lịch sử Việt Nam, từ

nguồn gốc đến năm 1884. Nxb,Tp HCM 2000, tt.48-51.

(5) - Ngô Sỹ Liên, Toàn Thư, Kỷ Trưng Nữ Vương, tt.2a-6ab.

(6) -Ngô Thời Sỹ, Việt Sử Tiêu Án. Bản dịch của Hội NC Á Châu, Sàigòn 1960 , tt. 76-77.

(7) - Cát Tráng, “Tình hình hàng hải của Trung Quốc thời cổ như thế nào”? trong Trung

Quốc Văn Hóa Sử - Tam bách đề. Nxb Cổ tịch Thượng Hải, 1990, T.I, Bài 35, tt. 494-

498.

(8) – Đào Duy Anh, Cột đồng Mã Viện (Tiếng Pháp). Bản dịch của Nhất Thanh. Tập san Sử

Địa số 19&20, Sàigòn 1970.

(9)-Nguyễn Phương (Linh mục), Những sai lầm của Đại Việt Sử ký Toàn Thư. Tạp chí Đại

Học (Huế) số 5, tháng 10-1960, tt. 784-799.

(10)-Nguyễn Thế Anh (GS), Vài quan niệm sai lầm về Sử. Văn Hóa tập san, T.XIV, Q. 7,

Sàigòn 1965, tt. 1153-1157.

(11) – Xem:Việt Sử Lược, Q.I, t. 14a.

(12) – G. Dumoutier, Notes archéologiques et historiques sur les Giao Chi,

L’Anthropologie, I, 1890, pp. 651-655 – Sưu khảo và dẫn bởi GS Nguyễn Đăng Thục.

(13)-(14) – Trần Kinh Hòa, (Cheng Chinh-ho), Khảo cứu về danh xưng Giao Chi. Tc Đại

Học (Huế) số 15, tháng 5, 1959

, tt. 175-195; tiếp theo số 16-1960, cùng một chủ đề, tt. 130-217.

(15) – Xem: H. Maspéro, Etudes d’Histoire d’Annam, La Commanderie de Siang,

B.E.F.E.O., T. XVI, pp. 49-55 – Lê Thành Khôi, Le Viêtnam, Histoire et Civilisation.

Paris 1955 Chap. II – La Conquête chinoise, I – Le Giao Chi sous les Han, XV – Le

Protectorat Général d’Annam, pp. 98-103; 121-123.

(16) – Tam Quốc Chí, Ngô Thư, Q. 15, tt. 5-8b.

(17) – George Soulié de Morant, Histoire de la Chine de l’Antiquité jusqu’en 1929. Paris,

Payot 1929, p. 25.

(18) – Bùi Văn Nguyên (GSĐHQG Hà Nội), Việt Nam và Cỗi Nguồn Trăm Họ. Nxb

KHXH, HN 2001, tt. 41-42.

(19) – Quốc Miếu thờ Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Đế, xem: Đại Nam Nhất Thống Chí, Q.

I - Quốc đô, tt. 33-34, “Miếu Lịch Đại Đế Vương”.

(20) – Giả Kính Nhan, Tộc Hán hình thành như thế nào? Tại sao có tên gọi Hán tộc? trong

sđd, T.I, bài 28, tt. 25-229.

(21) - Sử Ký Tư Mã Thiên, Việt Vương Câu Tiễn Thế gia. Bản dịch của Phan Ngọc. Nxb

Văn Hóa Sàigòn, 2005, tr. 248.

(22) – Giả Kính Nhan, Thời Viễn cổ, Trung Quốc đã có những dân tộc nguyên thủy nào?

Bài 27, T.I, sđd, tt. 221-224.

53

(23) – Cát Tráng, Tình hình chế thuyền ở Trung Quốc thời cổ đại như thế nào? Sđd, T.I, Bài

31, tt. 470-476.

(24) – Ngô Tổ Đức, Trong Tiết nhật truyền thống Trung Quốc có những tiết nhật khánh hạ

nào? Sđd, T.I. Bài 33, tt. 844-848.

(25) – P. Aucoht, Les Annamites avant la dynastie chinoise des Han. Revue Indochinoise, T.

XI, nº 9&10, 1930, pp. 229-249.

(26) – Jacques Gernet, A History of Chinese Civilisation. Cambridge Unv. Press, 1989, p.

118 “Expedition against the Jüeh kingdom in Fukien and suppression of this kingdom”.

(27) – Hậu Hán Thư, Hoàng hậu kỷ - Hán vũ cố sự, trích trong Kỹ Nữ Sử. Thượng Hải, Văn

Nghệ xbx, 1995. Bản dịch của Cao Tự Thanh, Nxb Trẻ, 2001, tt. 56-57.

(28) – La Hướng Lân (Giáo thụ), Sự bành trướng Văn hóa Trung Hoa về phương Nam và sự

phát triển học thức ở Quảng Đông. Bản dịch của GS Nguyễn Đăng Thục, Khảo Cổ tập

san số 8, Sàigòn 1974, tt. 117-132.

(29) – Lý Quang Hồng, Hình bóng chữ Nôm Việt trong Nôm Choang. Tc Hán Nôm số 1

(38), HN 1999, tt. 35-41.

- Lý Hạc Nghi, Nghiên cứu so sánh chữ Nôm Choang và chữ Nôm Việt. Tc Hán Nôm số

1 (34), 1998, tt. 90-99.

(30) –Cương Mục, Tiền Biên, Q.I, t.1.

(31) –Ngô Sỹ Liên, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (viết tắt là Toàn Thư), kỷ Hồng Bàng thị -

Kinh Dương Vương. Q.I, Ngoại kỷ, t.1.

(32)-Phạm Huy Hổ, Mấy nghĩa nên bàn lại (về Sử Việt). Nam Phong số 41, tháng 1-1921, tt.

45-53.

(33) – Về Khuất Nguyên, xem: Lăng Thuần Thanh, Đồng Cổ Sở Từ, Cửu Ca. Quốc lập

Trung Ương Nghiên Cứu Viện. Viện san đệ nhất tập, Đài Bắc 1954, pp.402-417.

- Về Khuất Nguyên và thi phẩm Ly Tao, xem: Dư Quốc Ân, Khuất Nguyên. Nxb Học

Lâm thư điếm, Hương Cảng 1959.

(34) – Về Lão Tử, xem: Bách Khoa Nho Phật Đạo Tự điển, Lao Tử và Thịnh Lê chủ biên.

Ly giang xb, 1995. Bản dịch, Nxb Văn Học, HN 2001, tr. 714.

(35) – Xem: Trung Quốc Danh Nhân Đại Từ điển, Thương vụ ấn thư quán, Đài Bắc 1960.

- Vương Sung, Nhà Âm học đầu tiên. Xem:Phan Hữu Tinh: Thời cổ Trung Quốc đã

được thành tựu gì về âm học? trong Trung Quốc Văn Hóa Sử - Tam bách đề, sđd. T. II.

Bài 22, tt. 213-221.

(36) (37) (38) – Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ - Việt Nam Bách Khoa Toàn Thư. Bản

dịch của Lê Hiền-Phạm Vũ. Tự Lực xb, Sàigòn 1974, tt. 237-240.

(39) – Văn minh lúa nước và văn minh đồng thau (di chỉ Đông Sơn – Lạch Trường), xem:

- Diệp Đình Hoa, Sự phát triển về nghề trồng lúa nước ở người Việt cổ. Khảo Cổ Học,

số 8-1980, tt. 18-27.

- Nguyễn Việt, Bước đầu nghiên cứu phương thức gặt lúa đời Hùng Vương, Khảo Cổ

Học số 1-1980, tt. 11-30.

(40) – Cát Tráng, Tình hình chế tạo thuyền ở Trung Quốc thời cổ đại như thế nào? trong

Trung Quốc Văn Hóa Sử, sđd. T.I. Bài 31, tt. 470-475.

(41) (42) – Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, Tiền Biên. Q. Thủ, t. 4a, Q. I, t. 6.

(43) – Về Sử gia Kim Lý Tường, xem: Bách Khoa Từ điển Nho-Phật-Đạo, chủ biên Lao Tử

và Thịnh Lê. Nxb Ly Giang, 1995. Bản dịch, Nxb Văn Học, HN 2001, tr. 678 – Kim Lý

Tường, nhà Lý học, Sử gia, người Lai Khê, t. Chiết Giang (xưa là Mân Việt) hiệu Cát

Phủ. Cuối đời Tống vào làm Biên hiệu Sử quán nhưng chưa được dùng. Nhà Tống mất

54

nước, ông không làm quan cho Nhà Nguyên (Mông Cổ), chuyên tâm khảo cứu viết sách,

tác giả các danh phẩm Luận Ngữ Tập chú khảo chứng, Mạnh Tử Tập chú khảo chứng,

Thượng Thư biểu chú, ông được tôn là Nhân Sơn tiên sinh .

(44) – Cương Mục Tiền Biên, Q.I, t. 6.

- Trịnh Tiều, tự Nghi Trọng, người Hạ Môn, Phúc Kiến, xưa là Dương Việt. Trịnh Tiều,

triều Tống, làm quan Biên Tu, Khu Mật Viện, viết bộ Thông Chí 200 quyển.

(45) – Nguyễn Phương (Lm-GS), Tiền Sử và Lịch Sử Lạc Việt. Tc Đại Học (Huế) số 39

tháng 6-1964, tt. 346-370.

(46) – Đại Nam Nhất Thống Chí, Cao Xuân Dục, Thượng Thư Bộ Học , Chủ biên, Q.IV Hà

Tĩnh, t. 85; Q. V Nghệ An, t. 118; Q. VII, t. Quảng Nam, t. 332, t. Quảng Ngãi, Q.VIII,

t. 402.

(47) – Văn Minh Việt Thường (Văn Lang), xem phần IV Tập Cáo Trạng này, đại cương:

- Léonard Aurousseau, Une fouille au village de Trung Quán (Quảng Bình). BEFEO,

Tome XXVI, 1927, pp. 363-365; - Fouilles de Trà Kiệu, T. XXVIII, 1927, pp.468-479;

Nouvelles fouilles de Đại Hữu, T. XXVI, 1926, pp.350-362.

- Phạm Đức Mạnh, Cụm di tích Thuận Hải trong hệ thống Sa Huỳnh. Tc Khảo Cổ Học

số 3-1987, tt. 37-53.

- O. Janse, Some notes the Sa Huynh Complex. AP, Vol. III, nº2-1959, pp. 109-111, dẫn

bởi GS Nguyễn Phương (Lm), ĐH Huế.

(48) – Bùi Văn Nguyên, Việt Nam và Cỗi nguồn trăm họ, Nxb KHXH, HN, 2001, phần

Kinh Dịch Phục Hy, tt. 32-55.

- Cùng tác giả, Kinh Dịch Phục Hy. Nxb KHXH, HN 1997.

(49) – Vế chữ Khoa đẩu Văn Lang, xem: P.G.B. Trương Vĩnh Ký, Abrégé de Grammaire

Annamite. Sàigòn, Imp. Impériale 1867, p. 7-8.

- Nguyễn Văn Bân (Tiến sĩ Hán học), Bài ký Phong Thổ, tỉnh Tuyên Quang. Tc Nam

Phong số 32 Février 1920.

(50) – Jacques Gernet, A History of Chinese civilization, op.cit. “Writing”, pp. 29-30.

(51) (52)(53) – Hoàng Xuân Hãn, Lịch và Lịch Việt Nam in trong La Sơn Yên Hồ Hoàng

Xuân Hãn. Tập I, Con người và trước tác. Nxb Giáo Dục, 1998, tt. 851. Xem phần “Các

lịch nước ta” tt. 1037-1041.

(54) - Toàn Thư, Kỷ Hồng Bàng Thị - Hùng Vương, tt. 2a-30.

(55) – Nham Tôn Thành Doãn (Sử gia Nhật Bản) tức Iwamura Shigenitsu (1874-?). Bản

dịch ra Hán văn của Hứa Vân Tiêu, Tân Châu Thế giới thư cục, duyên ấn bản, 1957, tr.

10, hiện lưu trữ tại Thư viện The Yenching, ĐH Harvard, Mass. Ký hiệu số # 354/2422.

(56) – Bùi Văn nguyên, Việt Nam và Cỗi Nguồn Trăm Họ, sđd, chương IV, tt. 184-192 (tác

giả viết theo dã sử, truyền thuyết).

(57) – Đại Nam Nhất Thống Chí, Q. VIII, Phụ Lục, tr. 452.

(58) – Lê Văn Lan (GS), Hoa Lư trong Đô Thị Cổ Việt Nam, HN 1907, tr.104 – Tống Trung

Tín, Kinh đô Hoa Lư, vài nét mới, Tc Văn Học Nghệ Thuật, số 12 (174), 1998, tt. 38-39.

(59) – Lê Mạnh Thát, Nghiên cứu về Thiền Uyển Tập Anh. Nxb Tp HCM 1999, tt. 257-260.

Có 2 bản dịch: một của GS Ngô Đức Thọ (Giáo sư ĐH Hà Nội) một của Thiền sư Tiến

sĩ Lê Mạnh Thát, nguyên GS ĐH Vạn Hạnh Sàigòn. Cả hai bản dịch đều trác tuyệt, tôi

sử dụng bản dịch của GS Lê Mạnh Thát.

(60) – Xem: Tân Đường Thư, Q. 80, t.11a; Q. 170, t.8a – Việt Sử Lược, sđd, Q.I, t.32 –

Cương Mục, Tiền biên Q. IV, tt. 285-286.

– Tân Đường Thư, Tể tướng biểu, Hạ, Q. 63, tt. 12-13ab.

55

- Việt Sử Lược, Q.I, t.8a, dẫn Tống sử, Q.VI, t.7b (Lý trường Nhân)

(61) – Gỉả Kính Nhan, “Thời viễn cổ Trung Quốc có những dân tộc nguyên thủy nào?

trong sđd, T.I, bài 27, tt. 221-225.

– Trung Quốc Văn Hóa Sử - Tam bách đề, Cổ Tịch xb, Thượng Hải, 308 đề tài do 88 Học

giả, Sử gia, Giáo sư Đại Học chuyên ngành thực hiện. Có thể tham khảo bản dịch, T.I, 967

trang, T.II, 681 trang, khổ lớn 16,5x24,5cm. Nhóm dịch giả, Trần Ngọc Thuận, Đào Duy

Đạt, Đào Phương Chi. Nxb VHTT, HN 2000.

(62) (63) (64)– J.Y.Chu, Genetic relationship of population in China . The National Academy of

Sciences, USA, vol. 95, nº 20, July 1998, pp. 1763-1768.

- Li Yin, et al, Distribution of haplotype from a chromosome 21 region distinguishes,

multiple prehistoric human migrations. The National Academy of Sciences, USA, vol.

96 – 1999, pp. 3796-3800.

- Xem: Nguyễn Đức Hiệp, Ph.D., Khám phá mới di truyền học của GS J.Y.Chu. Tc Tư

Tưởng số 7 – tháng 4-2000, Úc Đại Lợi, tt.. 9-13.

– Xem: Phạm Huy Thông (GS) Thành tựu vĩ đại của Tổ tiên ta một vạn năm trước đây.

Khảo Cổ Học số v3, 1977, tt. 1-4.

(65) – Trương Thụ Thành , Trung Quốc bắt đầu chế tạo và sử dụng thủy tinh từ bao giờ? Sđd,

T.II, bài 27, tt. 236-240.

(66) – Về gốm Việt Nam, xem: W. Solheim II, Sa Huynh related pottery in Southeast Asia. AP

vol. III, nº 2-1950, pp. 111-188 – Bản dịch và chú thích của GS Nguyễn Phương (Lm),Giáo

Sư Sử, ĐH Huế.

- Xem: O. Janse, Some notes on the Sa Huynh complex. AP, vol. III, nº 2, 1959, pp.

109-111.

Bản dịch của Sử gia Nguyễn Phương.

(67) (68)– Xem: Vương Nghĩa Quýnh, Trung Quốc bắt đầu trồng bông tự bao giờ? Nghề dệt vải

thời cổ của Trung Quốc phát triển ra sao? trong sđd, T.II, tt. 446-448.

– Nghề xe sợi – dệt vải đời Hùng Vương, xem: - Nguyễn Văn Hảo. Đội xe chỉ và nghề dệt vải

thời Hùng Vương. Khảo Cổ Học số 2-1978,tt. 45-47.

- Hà Văn Phùng, Nghề xe sợi và dệt vải thời dựng nước đầu tiên. Khảo Cổ Học số 2-1982,

tt. 14-15.

(69) (70) (71 (72))- Claude Lévi - Strauss, Anthropologie structurale, Paris, Plon, 1958, p. 306.

- Về Triết học Nhân học Cơ cấu và Huyền thoại, Thần thoại, xem: Trần Thái Đỉnh (Lm,

Giáo sư Triết, ĐH Văn Khoa Sàigòn trước năm 1975)- Khoa Nhân học Cơ cấu của

Claude Lévi-Strausse, Tc Bách Khoa (Sàigòn), số 281, 15-9-1968; số 282, 1-10-1968; số

283, 15-10-1968; số 286, 15-1-1969; số 278, 1-5-68; số 290&291. 1&15-2-1969; số

292, 1-3-1969.

(73) – Cung Văn Lược, Thêm một tư liệu về cậu Dóng – Bia ghi về thân thế Thánh Dóng, (còn

viết là Gióng), Tc Văn Học số 2, HàNội 1980, tt.41-46.

(74) – Nhà Ân, xem: Shang dynasty – Early China – Thwe Columbia History of the World,

University of Columbia, pp. 107-121.

(75) – Bùi Văn Nguyên, Việt Nam và Cỗi nguồn Trăm Họ. Chương V, Truyện Thánh Gióng.

Nxb KHXH, HN 2001, tt. 130-137.

(76)– Nguyễn Phan Quang và Võ Xuân Đàn, Lịch sử Việt Nam, sđd tr. 63.

(77) – Trần Lệ Phi, Phụ nữ Trung Quốc thời cổ đã trang điểm và trang sức trên đầu như thế

nào? Sđd. T.I, bài 43, tt. 531-535.

56

(78) – Cát Tráng, Võ thuật truyền thống của Trung Quốc phát triển và diễn biến ra sao? sđd, T.I,

bài số 25, tt 602-606.

(79) – Âu Đại Nhậm, Bách Việt Tiên Hiền Chí-Lĩnh Nam Di Thư. Bản dịch của Trần Lam

Giang, Thư viện VN-Orange, CA 2006 ấn hành, truyện Âu Dĩ Tử, tt. 35-38. Bản dịch của

GS Giang, sát nghĩa với văn phong, chất chứa hồn Việt, lột hết tâm ý sâu thẳm của Âu Đại

Nhậm, tác giả người Việt (Bách Việt) làm quan triều Nhà Minh.

(80) – Xem: Hồ Bửu (GS Võ học), Võ Tây Sơn – Bình Định. TS xb, Annandale, VA, USA,

1989.

* Tham khảo, Hồ Hữu Tường (Học giả), Võ Tây Sơn, Tc Phương Đông (Hưng Giáo –

Dòng Tên VN chủ trương) số 2 – tháng 8, Sàigòn 1971 đến số 5-1974.

* Một số hình tiêu biểu về các thế nữ đánh kiếm và đánh võ tay không VN, xem: Cao

Thế Dung, Việt Nam Binh Sử Võ Đạo, Nxb Tiếng Mẹ, Phoenix, Az 1993, tt. 36-40, 100.

(81) – Đại Nam Nhất Thống Chí, Chủ biên Cao Xuân Dục, Học Bộ Thượng Thư kiêm Tổng Tài

Quốc Sử Quán, Q. IX, tr. 6.

(82) – Hồ Bửu, Võ Tây Sơn – Bình Định, sđd “Hổ Quyền”, tt. 21-30. Tác giả là Giáo sư

Chưởng môn, Lò Võ Tây Sơn Annandale, N.VA, vùng Hoa Thịnh Đốn đã trên 35 năm.

(83) – Ban biên dịch Đạo Uyển, Từ Điển Phật học. Nxb Tôn giáo , HN 2006, tt.89-90.

(84) – Lao Tử-Thịnh Lê, chủ biên , Bách Khoa Từ điển Nho-Phật-Đạo. Nxb Ly Giang, 1995.

Bản dịch của Nxb Văn Học, HN 2001, tr.1464-1465.

(85) – Cát Tráng,Tình hình chế tạo thuyền ở Trung Quốc thời cổ đã như thế nào? Sđd, T,I bài số

37, tt. 470-475.

(86) – Ngô Tổ Đức, Trong tiết nhật truyền thống Trung Quốc có những tiết nhật nào? Sđd. T.I,

tt.839-3.

(87)– Tạ Duy Dương, Văn Hóa cổ đại Trung Quốc đã ra đời như thế nào? Sđd, T.I, bài 5, tt. 50-

56.

(88) – Sử ký Tư Mã Thiên, bản dịch của Phan Ngọc. Nxb VHSG, 2005, tt. 243-206.

* Về Sử gia Tư Mã Thiên, thường gọi là Thái Sử Công, xem: Giản Chi và Nguyễn Hiến

Lê, Sử ký Tư Mã Thiên. Lá Bối xb, Sàigòn 1970, 832 tt.

- Trần Trọng Sán, Sử gia Tư Mã Thiên. Nxb Hà Nội, HN 1999.

(89) – Wilheim G. Solheim II, New Light On Forgotten Past, National Geographic, vol. 193,

nº2-1971,pp. 330-339.

* Về chiếc nôi của loài người ở Phương Đông, Hòa Bình VN, xem: Madeleine Colani,

L’âge de la pièrre dans la province de Hoa Binh (Thời đại đồ đá trong tỉnh Hòa Bình.

MSGI, T. XIV - nº1 -1927, bản dịch của GS Nghiêm Thẩm, ĐH Văn Khoa Sàigòn, 1960.

- M. Colani, Quelques stations hoabinhiennes (một vài địa điểm (di chỉ) khai quật ở tỉnh

Hòa Bình B.E.F.E.O. 1929, pp. 261-272.

57

CH H CH ĐOẠN II

(1) – Từ Hồng Hưng, Trong sự hình thành và phát triển văn hóa tác dụng của hoàn cảnh địa lý thế nào?

Sđd, T,I, bài 34, tt. 260-264.

(2)– Vương Quốc Trung, Tình hình ngư nghiệp Trung Quốc cổ như thế nào? Sđd, T.I, tt. 416-421.

(3)(4) – Cát Trắng, Tình hình chế tạo ở Trung Quốc thời cổ như thế nào? trong sđd, tt. 470-475.

(5)– Ngô Đức Thịnh và Nguyễn Việt, Thuyền bè truyền thống Việt Nam. Nghiên Cứu Lịch Sử, số 6

(219) – 1984.

(6)– Về danh Nho Mặc Tử, xem: Đông Châu, Khảo về Lịch sử Luân lý học nước Tầu” – Mặc Gia – Nam

Phong tạp chí số 37-Juillet, 1920, tt. 37-41. Biên dịch theo Trung Quốc Luân lý Học sử của Sài

Chấn.

(7)(8) – Lâm Chấn Hạo, Thế nào là Nho Gia? Nó đã phát triển và diễn biến như thế nào? trong sđd. T.II,

tt. 16-20.

- Xem: Từ điển Nh o-Phật-Đạo, chủ biên Lao Tử và

Thịnh Lê. Nxb Ly Giang, TQ-1995 – Bản dịch Việt ngữ. Nxb Văn Học, HN 1995 tr. 639.

(9)- Hà Văn Phùng, Nghề xe sợi và dệt vải thời dựng nước đầu tiên. Khảo Cổ số 2-1982, tt. 14-15.

(10) – Nguyễn Văn Hảo, Dọi xe chỉ và nghề dệt thời Hùng Vương. Khảo Cổ Học, số 2-1978, tt. 45-47.

(11) – Lịch Đạo Nguyên, tự Thiên Trường, Thủy Kinh Chú, sđd, t. 62.\

(12) (13) (14) – Cương Mục, Tiền Biên, Q.II, t.9.

* Thái Thú Nhâm Diên, Cương Mục, kiêng húy, tên vua Tự Đức là Hồng Nhậm nên viết là

Nhâm.

(15) – Olov Janse, L’Empire des steppes et les relations entre l’Europe et l’Extrême Orient dans

l’Antiquité - RAA, 1935, pp. 16,17 – Trích dịch do GS Nghiêm Thẩm, ĐH Văn Khoa, Sàigòn

1959.

- Nghiêm Thẩm, Nguồn gốc Văn minh Việt Nam. Tập san Văn Hóa, số 51, tháng 6, Sàigòn 1960,

tt. 513-520.

(16) – Diệp Đình Hoa, Sự phát triển về nghề trồng lúa nước ở người Việt cổ. Khảo Cổ Học, số 8-1980, tt.

18-27.

(17) – Bùi Văn Nguyên, Việt Nam và Cỗi Nguồn Trăm Họ. sđd, Chương IV – Hùng Tuyên Vương

với truyện Trầu Cau”, tt. 120-129 – Chương VI “Hùng Chiêu Vương với truyện Tiên Dung lấy

Chử Đồng Tử”, tt. 144-159.

(18) (19) (20) – Chu Diện Kiệt, Tập tục ăn uống truyền thống của Trung Quốc có những đặc điểm

chủ yếu gì?” trong sđd. tt. 548-551.

(21) (22) (23) – Chu Diện Kiệt, Trung Quốc có những món ăn truyền thống nào? trong sdd. Bài 50,

tt.563-567.

(24) – Thủ phủ Giao Châu, xem: Đỗ Văn Ninh (GS), Liên Lâu trong Đô Thị Cổ Việt Nam, Viện Sử

Học, KHXH xb, HN 1989, tt. 77-91.

(25) – Về danh nhân Việt, Thái Luân, xem: Âu Đại Nhậm, Bách Việt Tiên Hiền Chí, sđd – Thái

Luân. Bản dịch của Trần Lam Giang (GS), tt. 153-156.

(26) – Thẩm Lập Tân, Tình hình giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc với Đông Nam Á thời cổ như thế

nào? trong sđd, T.II, tt. 648-654.

(27) – Xem: Nguyễn Ngọc Huy (GS), Quốc Triều Hình Luật. Viet Publisher 1989, Q.A, tr. 10.

(28) (29) – Lịch Đạo Nguyên, Thủy Kinh Chú. Q.37, t. 62.

- Cương Mục, Tiền Biên, Q.II, t. 2.

(30) (31) – Xem: Lê Văn Lan, Phạm Văn Kính và Nguyễn Linh, Những vết tích đầu tiên của thời đại

đồng thau. Nxb Khoa Học, HN 1963, tt. 129-131, 156-170.

(32) (33) – Phạm Văn Kính, Dương Xá (Thanh Hóa) trong Đô Thị Cổ Việt Nam, sđd, tt. 257-280.

(34) – O. Janse, Bản dịch Việt ngữ, Ảnh hưởng Hy Lạp và Rôme ở Việt Nam – Việt Nam cũng có

hình Askos. Tạp chí Đại Học (Huế), số 6, tháng 12-1962, tt. 967-972.

58

(35) – Xem: Nghiêm Thẩm, Nguồn gốc Văn minh Việt Nam. Văn Hóa số 51, Sàigòn, tháng 6-1960,

tt. 513-520. Tác giả là Giáo Sư Khảo Cổ Học, ĐH Văn Khoa Sàigòn trước năm 1975, tốt nghiệp

Bảo Tàng Viện Louvre, Paris.

(36) – Ô Quốc Nghĩa, Thời Cổ Trung Quồc đã có những thành tựu gì về luyện kim? trong sđd, T.II,

tt. 368-373.

(38) – Trương Thân, “Trung Quốc bắt đầu chế tạo và sử dụng dụng cụ bằng thủy tinh từ bao giờ”

trong sđd, T.II, tt. 236-240.

(39) (40) – Xem: Madeleine Colani (Tiến sĩ Nhân chủng học kiêm Khảo Cổ Học – Pháp). Nécropole

de Sa Huynh CEFEO, T.XIII, pp. 8-12 do GS Nghiêm Thẩm diễn dịch, tlđd.

- O. Janse, Some notes on Sa Huynh complex. AP. Vol. III, no 2, 1959, pp. 110-111 dẫn do GS

Nguyễn Phương (Lm) ĐH Huế, trích dịch.

- Phạm Đức Mạnh, Cụm di tích Thuận Hải trong hệ thống Sa Huỳnh. Khảo Cổ Học, số 1, 1987,

tt. 45-51.

- Chử Văn Tần, Hai mươi năm sau phát hiện mới ở Long Thành, một lần nữa, tìm lại Sa Huỳnh.

Khảo Cổ Học, số 1-1997, tt. 11-37.

(41) – W. Solheim II, Sa Huynh related pottery in Southeast Asia,op cit, AP, vol. 2-1959, pp 109-111.

(42) – Sử Ký Tư Mã Thiên, sđd, “Cao Tổ” bản kỷ tt. 118-119.

(43) – Trích dẫn từ Lý Kim Trì, Thời cổ khu vực Tây Nam Trung Quốc có những dân tộc Thiểu số

nào? trong sđd, T.I, bài 33, tt. 254-259.

(44) – O. Janse, Vietnam, Crossroads of peoples and civilizations. Asia Culture vol. III, no 3&4-1961,

tt. 103-132.

(45) – Georges Maspéro, Le Royaume de Champa. EFEO (Réimpression) Paris, 1988, p. 84.

(46) – Georges Coèdes, Les Etats hindouisés d’Indochine et d’Indonisé. Paris, E. de Baccard 1948,

pp. 79-81.

(47) – Đạị Nam Nhất Thống Chí, Q.XII, Bình Thuận, tr. 125.

(48) – Etienne Aymonier, “Les Tchams et leur religion”. Revue de l’Histoire de Religions, XIII, Paris

1881, p. 187, dịch và dẫn bởi GS Nghiêm Thẩm.

(49) – Bernard Philippe Groslier, Indochine: Carrefour des Arts. Paris, Michel 1961, pp. 26-27.

(50) – H. Maspéro, Etudes d’Histoire d’Annam – Le Royaume de Van Lang. BEFEO, T. XXIII, nº 3,

pp. 1-10.

(51) – Hậu Hán Thư, Q. VII, t. 8 – Q.IX, t. 12.

(52) – Nguyễn Phan Quang và Võ Xuân Đàn, Lịch sử Việt Nam, Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, tt. 56-59.

(53) – Jacques Gernet, A History of Chinese civilization, op. cit., Table 6 – “The Han expansion

round about 100 BC” p. 118.

(54) – Cương Mục Tiền Biên. Q. II, t. 7.

(55) (56) (57) (58) – Từ Quân và Dương Hải, Kỳ Nữ Sử, Thượng Hải, Văn nghệ xbx, 1995. Bản dịch

của Cao Tự Thanh, Nxb trẻ, tt. 58.

(59) – Vương Nghĩa Quýnh, “Việc nuôi tằm ăn lá dâu và lá sồi ở Trung Quốc thời xưa như thế nào?”

Cao Hán Ngọc “Kỹ thuật kéo tơ dệt lụa ở Trung Quốc ra sao? trong sđd, T.II, bài 73, tt. 449-452;

bài 74, tt. 453-455.

(60) – Phạm Văn Lan, Trung Quốc Thông Sử Giản Biên NDxbx, Bắc Kinh 1901, T.I, tr. 195.

(61) – La Sỹ Bằng, Bắc thuộc Thời Đại đích Việt Nam, sđd, tt,42-43.

(62) – Bốn lời thề của bà Trưng Trắc, xem: Thiên Nam Ngữ Lục – Sử thi – Phụ Hán thư, Sử Ký, tt.

137-138.

(63) - Cương Mục Tiền Biên, Q.II, tt. 10-11.

(64) – Lịch Đạo Nguyên, Thủy Kinh chú, Q. 37,tt. 62-63.

(65) – Xem: Phạm Văn Kính,Về thành Tư Phố, Phủ Thái Thú, quận Cửu Chân, trong Đô Thị Cổ Việt

Nam, sđd, “Dương Xá – Thanh Hóa trấn”, tr. 269.

(66) – Đào Duy Anh, Đất Nước Việt Nam qua các đời, sđd, tt.38-40.

59

(67) - Trích dẫn từ “Ngọc phả tướng công Đại vương Công thần đời Trưng Vương do Hàn Lâm Viện

Đại Học sĩ Nguyễn Kim Phụng – Triều vua Lê Anh Tông năm 1572 – Bản dịch của Đình Thụ

Hoàng Văn Hòe, tập san Sử Địa số 22, Sàigòn 1971.

(68) (69) (70) – Về Trống đồng, xem: V. Goloubew, l’Âge de bronze du Tonkin et dans le Nord

Vietnam. BEFEO, T.XXIV – 1929.

- Nguyễn Phương (Lm), Tiền sử và Lịch sử Lạc Việt. Tc Đại Học (Huế) số 38, tháng 2-1958.

- Trịnh Cao Tường và Lê Văn Lan, Về những hình người cầm vũ khí trên trống đồng. Khảo Cổ

Học số 13&14 – 1974.

- Khảo Cổ Học, số 19 – 1976, tt. 23-28 “Về khai quật ở các địa điểm làng Vạc. Xem một số

hình về vũ khí đời Hùng Vương.

- Xem: Cao Thế Dung, Việt Nam Binh Sử Võ Đạo, Chương IV, vua Hùng và vũ khí thời Văn

Lang - tt138-157.

(71) – Âu Đại Nhậm, Bách Việt Tiên Hiền Chí, Thái Luân, sđd. Bản dịch của Trần Lam Giang (GS),

tt. 153-156.

(72) – Xem: Vũ Thế Long, Con voi trong tầm nhìn Khảo Cổ Học. Tc Khảo Cổ Học, số 3-1986.

(73) – Phạm Văn Lan, Trung Quốc Thông Sử Giản Biên, T.I, NDxbx, Bắc Kinh 1949. Tựa.

(73b) – Xem hình trong Võ Tây Sơn – Bình Định do Hồ Bửu, Giáo Sư Võ học trình bầy rất sống

động: sử dụng 2 bàn tay như lưỡi cho cứng đến khổ lân chỉ, ưng trảo chỉ, hổ trảo chỉ, hầu thủ

chỉ, độc giác chỉ, Ưng chỉ truyển, đặc biêt là Hổ quyền, sđd, tt 21-30.

- Vể Vovinam, xem: Lược sử môn phái VOVINAM – Ban Nghiên Cứu Việt Võ Đạo – Sáng

tổ Môn phái Nguyễn Lộc, Sàigòn 1969, Vovinam chủ trương không được gây hấn, dùng võ

để tự vệ, chống bất công bạo lực, trọng công bằng lẽ phải, Vovinam đặt đức hạnh lên hàng

đầu của võ học”. sđd, tt. 32-46.

(74) – Ngô Thời Sỹ (Tiến sĩ Lê Triều) – Việt Sử Tiêu Án – Bản dịch của Hội VN-NC ÁChâu, Sàigòn

1960. Văn sử in lại, San Jose 1991, tr. 38.

(75) – Nguyễn Triệu , Quốc hiệu nước ta. Văn Hóa tập san số 40, tháng 5, Sàigòn 1959, tt. 395-401.

(76) (77) – Phạm Việp, Hậu Hán Thư, sđd, Q.I, hạ. tt. 10-12a; Q. 45-54.

* Tham khảo: H. Maspéro, L’Expédition de Ma Yuan. BEFEO, . XVIII, pp. 11-28.

(78) – Cương Mục, Tiền Biên, Q.II, t.11.

(79) – Đào Duy Anh, Đất Nước Việt Nam qua các đời, sđd, tr. 39.

(80) – Nguyễn Phan Quang, Võ Xuân Đàn, Lịch sử Việt Nam, sđd, phần “Cuộc kháng chiến chống

xâm lược Đông Hán thời Trưng Vương”, tt. 59-61.

- Xem: Trần Cương, “Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng qua một số thư tịch Trung Quốc”,

Nghiên Cứu Lịch Sử số (200), tháng 3&4-1983.

(81) – La Sỹ Bằng, sđd, tr. 42.

- Bùi Quang Tung (GS), Cuộc khởi nghĩa của Hai Bả Trưng dưới mắt các sử gia. Tc Đại Học

(Huế), số 10 – 1959.

(82) – Việt Sử Lược, Q. I, t.4a.

(83) – Đỗ Văn Ninh (GS), Cổ Loa trong Đô Thị Cổ Việt Nam, sđd, t. 62.

(84) – Hậu Hán Thư, Q.I hạ, tt. 10-12.

(85) – Việt Sử Lược, Q.I, t.3a

(86) – Cương Mục Tiền Biên, Q.II, t.3.

(87) – Đào Hy Thánh, Trung Quốc Chính trị chế độ sử. Nxb Khải Nghiệp Thư cục, Đài Bắc 1975, T.II,

“Tần-Hán”, tt. 209, 240, 241.

(88) (89) (90) – V. Goloubew, L’âge du bronze au Tonkin et dans le Nord Vietnam. BEFEO, T. 28-

1929 - Xem: Pièrre Féray, Le Vietnam au 20è siècle. Presses Universitaires. Paris 1970, pp.19-

27-28.

- Cao Thế Dung, Tự hào là người Việt Nam. Hoàng Độ xb, Orlando 1989, tt.175-180. Sách do

ông bà Bác sĩ Đỗ Văn Hội (Orlando) tự đánh máy, lay-out và tài trợ in ấn, xuất bản.

- Số liệu, nguồn: Tạp chí Khảo Cổ Học số 4 (187) 8&9-1979, tr. 5.

(91) (92) – Đỗ Văn Ninh (GS), Cổ Loa trong Đô Thị Cổ Việt Nam, sđd, tt. 60-61.

60

(93) - Le Peuple de Dong Son. XIIè Congrès préhistorique de France, Toulouse 1936, trích dịch của

GS Phạm Huy Thông.

(94) – Quách Điều, Quan Lang Hòa Bình. Tc Nam Phong số 100, tháng 10-11-1925. Tác giả làm quan

Tuần Phủ, t. Hòa Bình sau bí mật tham gia VNQDĐ.

(95) – Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Thái Ất Thần Kinh. Bản dịch của nhà Dịch học uyên bác

Thái Quang Việt. Nxb VH Dân tộc, HN 2001. Phụ lục, toàn văn chữ Hán, cuốn I và II, tt. 521-

617.

(96) – Cương Mục Chính Biên, Q. VIII, t. 36.

(97) – Ký giả Võ Thành Nhân, phỏng vấn hội luận với Giáo sư Võ học Hồ Bửu về Võ Tây Sơn. Đài

Truyền hình SBTN. Tin buổi chiều, Hoa Thịnh Đốn, ngày 21-10-2015.

(98) – Võ Thanh Tùng, Nhạc khí Dân tộc Việt. Nxb Âm Nhạc HN, 2001, tt. 329-331.

(99)– Sách Trung Dung trong Tứ Thư Tập chú do Chu Hy diễn giải. Chương X. (100 ) - Kinh Lễ, do

Nguyễn Tôn Nhan dịch và chú giải. Nxb Văn Học, HN 1986, tt. 251.

(101) (102) – Sách Luận ngữ, trong Tứ Thư Tập chú – Chương XV, Vệ Linh Công – Bản chữ Hán.

(103) – Cương Mục, Tiền Biên, Q.II, t. 13.

(104) – Toàn Thư, Q. III, “ Thánh Tông Hoàng đế”, t. 5a.

(105)- Kenneth Scott Latourette, The Chinese: Their History and Culture. The MacMillan Co, NY

1942 – Part I, pp. 32-37.

- “The precis origin of the Chinese race as a whole is undermined” pp. 32-37.

(106) – Xem: Giả Kính Nhan, “Hán tộc hình thành như thế nào?. Tại sao có tên gọi Hán tộc? Trong

sđd, tt. 225-229.

(107) – Xem: V.R. Burkhardt, Chinese Creeds and Customs. The South China Morning Post, Ltd,

Hongkong 1958, 140-145.

(108) – Maria Leach, ed. Funk and Wagnalls Standard Dictionary of Foklore. Mythology and Legend,

N.Y. 1949-1950.

- Xem: Kenneth Scott Latournette. The Chinse: Their History and Culture, op. cit. Part II pp.

88, 188-189; 191, 196-198…

- Tham khảo: Encyclopedia Britinica, vol. V, China. Chicago 1965, pp. 555- 611.

(109) - Xem: Burkhardt, Chinese Creeds and Customs, op. cit. 6, 8, 121, 166, 168, 1170.

(110) – Vua chúa, quan quyền Hoa Hán ăn thịt chó bao tử (ở Thiên Tân). Xem: Chu Điện Kiệt “Ở

Trung Quốc thời có thức ăn chín được bắt đầu như thế nào?” trong sđd, tt. 543-547.

(111) – Georges Gernet, A History of Chinese Civilization, op.cit. The Han Chinese – non - Han

Miniorities, pp. 6-13.

(112) (113) – Hậu Hán Thư, Q. VI, tt. 9-10.

(114) (115) – Toàn Thư, Q,II, kỷ thuộc Tây Hán, t.6.

(116 ) – Dohamid và Dorohiêm, Bangsa Champa, Tìm về một cỗi nguồn cách xa California, Hoa Kỳ

2004, Chương 11. Cội nguồn Bangsa Champa, tt. 229-237.

(117 ) – Cương Mục, Tiền Biên, Q. III, t. 21.

(118) (119) – Cương Mục, Tiền Biên, Q, II, tt. 19-20.

(120) – Antoine Cebaton, Nouvelles recherches sur les Chams. Ernest Lareux, Paris, 1951 p. 245.

(121) – Etienne Aymonier, les Chams et leur religion. Revue de l’histoire des Religions, T.XXII, Paris

1894, p. 205.

(122) – Đại Nam Nhất Thống Chí. Q, XII, t. Bình Thuận tr. 199. “Thành của vua Chiêm ở xã Vĩnh An,

h. Hòa Đa chỗ ở của vua Chiêm thành”, di tích vẫn còn, tt. 199, 143.

(123) – Cương Mục, Tiền Biên, Q.II, t. 23.

(124) – Hậu Hán Thư, Q. VIII,tt. 6, 8, 9 – Cương Mục Tiền Biên, Q. II, tt. 24-25.

(125) – Hậu Hán Thư, Q. 61, t. 14a – Q. 107, t. 7b.

(126) – Cương Mục, Tiền Biên, Q.II, t.8.(127) – Hậu Hán Thư, Q. 97, t. 12a.

61

CH H CH ĐOẠN III (KẾT)

(1) - Tham khảo: Rong Syamnanda, A History of Thailand, N.Y. 1971.

(2) -Xem: Hoàng A Tôn, sđd, tác phẩm liệt kê 3300 họ đơn như Tập, Đinh, khoảng 2000 họ đôi,

1200 họ 3 chữ, đặc biệt có 6 họ 4 chữ - Bộ tộc danh của Đặng Hiếu Kinh, sđd, Tác giả cho

biết một số họ 4 chữ, ông chưa sưu tầm hết.

(3) - Âu Đại Nhậm, Bách Việt Tiên Hiền Chí, sđd, Bản dịch của GS Trần Lam Giang, tr. 33A.

(4) - Việt Sử Lược, bản chữ Hán, Q.I, t.9a, trích dẫn từ Lương Thư, Sử gia Trần Đức Vượng dịch

nguyên văn.

(5) - Xem: Cổ Tĩnh, Hoàng đế ở Trung Quốc thời cổ tiến hành hoạt động thống trị hàng ngày như

thế nào? trong sđd. T.I, tt. 74-78.

(6) - H. Maspéro, Etudes d Histoire d Annam, La Dynastie des Li Antérieurs BEFEO, T. XVI, n°

1, pp. 1-26.

(7) - Về Lý Nam đế, xem: - Cương Mục, Tiền Biên, Q.IV, t. 26. Toàn Thư. Q. XII, tt. 117-120.

(8) - Cương Mục, Tiền Biên, Q. IV, tt. 12-14.

(9) - Tân Đường Thư, Q. IV, t. 3a.

(10) (11) - Tân Đường Thư, Q.IV, tt. 3a-4a.

(12) - Hướng Đạt, sđd. Tân Liên Thư điếm xb, Bắc Kinh 1957.

(13)- Phạm Văn Lan, Trung Quốc Thông Sử Giản Biên. Tân Hoa Nhu Điếm xb, Bắc Kinh 1949.

T.I, Tựa, tr.7.

(14) - Tân Đường Thư, Q. VII, tt. 5-7.

- Cương Mục Tiền biên, Q.IV, tr. 26.

(15) - Xem: Văn bia Phùng Hưng. Bản dịch của Trần Huy Bá. Khảo Cổ Học số 3-1977, tt. 71-

74. Bia lập vào năm 1841, "Văn bia khắc theo văn bản sự tích chép trên giấy "chữ đã rách",

bia đá cao 87cm, rộng 48 cm.

(16) (17) - Tân Đường Thư, Triệu Xương truyện, Q. 170, t. 8 - trong Việt Sử Lược, Q.I, t. 10a,

do GS Trần Quốc Vượng dịch.

(18) - Tân Đường Thư. Q. 80, tt. 10a - 11a - Cương Mục, Tiền biên, Q.IV, tt 29-30.

(19) - Cương Mục Tiền biên, Q.IV, t. 32, dẫn Tân Đường Thư.

(20) - Tân Đường Thư, Q. VII, t. 3a-b.

- San Vũ Hồn, vốn người Việt Đông lại qua Hồng Châu (Hải Dương) định cư, lập làng rồi

trở thành người bản xứ.

(21) - Cương Mục, Q. IV, t. 19.

(22) (23) - Việt Sử Lược, Q. VI, t. 11b.

- Cương Mục, Tiền biên. Q. V, t.6.

(24) - Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lượv. T.I. Sống Mới tái bản, Hoa Kỳ 1978, tr. 65.

(25) - Tân Đường Thư, "Cao Biền truyện" Q. 24 hạ, tt. 3a-10b.

(26) - Thiền Uyẻn Tập Anh, GS Lê Mạnh Thát nghiên cứu và biên dịch. Nxb TpHCM, 1995.

GS Thát đậu Tiến sĩ ĐH Minnesota Hoa Kỳ, một Thiền Sư, Giáo sư ĐH Vạn Hạnh trước

năm 1975, tinh thông chữ Hán Nôm. Phụ bản toàn văn, Hán tự, tt. 697-840. Phần Thiền Sư

La Quý An đến Sư Thiền Ông, bản Hán văn, t. 41b1 đến 49a1. Bản dịch, tt. 257-260.

(27) - Tân Đường Thư, Q. 63, tt. 12-13. Về "Nguỵ Thượng Thư Độc Cổ Tổn".

(28) - Nguyễn Phan Quang và Võ Xuân Đàn, Lịch Sử Việt Nam, sđd, tr. 78.

62

(29) - Thẩm Lập Tân, Tình hình giao lưu giữa Trung Quốc với Đông Nam Á thời cổ như thế

nào? trong sđd, T. II, tt. 648-654.

(30) - Cương Mục, Tiền biên, Q. IV, t. 15.

(31) - Tùy Thư, Q.XXXI, tt.7b-11a. Sử gia Trần Quốc Vượng biên dịch.

(32) - Frank M. Le Bar et al. Ethic groups of Mainland Southeast of Asia. New Haven, Files

Press 1940, p. 24. - tienne Aynomier, Les Tchams et leur religion, op. cit, p. 187.

(33) (34) - Antoine Cabaton, Nouvelles Recherches sur les Chams. Paris - Ernest, Leroux, 1901

pp. 20-21, 31-32 - Translated in English by Basil Guy - New Haven, USA, 1955.

(35) - Georges H. Maspéro, Un Empire Colonial Français: L Indochine. Paris: G.Van Oest, 1929,

pp. 18-20, 23-33. - Victor Forbin. Les civilisations éteintes en Indochine: Le Tchams. La

Nature, T. LIX, 2007, 1931, pp. 337-41, dẫn bởi GS Nghiêm Thẩm.

(36) - Bruno, The Peoples of Southeast Asia. Alfred A. Knopf, N.Y. 1945.

(37) - Xem: Georges Coedès, Les tats Hindounisés d Indochine et d Indonésie. E. de Boccard,

Paris, 1948.

-Xem: Georges Groslier, Recherches sur les Cambodgiens. Augustin Challamel, Paris 1921

- Société des tudes Indochinoises, La Cochinchine. P. Castaldy, Saigon, 1921.

(38) - Về người Cao Miên ở Nam Bộ - Thủy Chân Lạp, Thạc Nhân, Tìm hiểu văn hoá và xã hội

người Việt gốc Miên. Văn hoá tập san. T.V, số 1&2. Sàigòn 1966, tt. 50-72.

(39) - Lê Hương, Lễ Phật Đản của người Việt gốc Miên. Văn Hoá tập san. T.XX, số 2, Sàigòn

1971, tt. 141-149.

(40) - Về Phù Nam (Funan), xem: Histoire du Cambodge depuis le 1è siècle de notre ère par

Adémard Leclère, chapitre I, FUNAN. Paris 1914, pp. 19-28.

(41) - Louis Malbiet, L Archéologie du Delta du Mékong. Part I, L Exploration archéologique et

les fouilles d Oc Eo (Khảo Cổ học đồng bằng sông Cửu Long và các cuộc khai quật OC

EO) EFEO - Paris 1950. 2 vols.

(42) - Thẩm Lập Tân, Tình hình giao lưu văn hoá giữa Trung Quốc với Đông Nam Á thời cổ như

thế nào? trong sđd. T.II, tt. 648-651.

(43) - The Columbia, History of the World, edited by John A. Garraty and Peter Gay, "early

China", "The Chinese Empire : The former time period", pp. 107-121.

(44) - Tham khảo: C. R. Box, Four Centuries of Protuguese Expansion, 1415-1828 -

Johnesburg, 1963.

- Nguyễn Khắc Ngữ (Sử gia), Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha giao tiếp với Đại Việt, NCSĐ,

Montréal, 1988.

(45) - Bùi Văn Nguyên, sđd, tt. 114-115.

(46) - Võ Văn Tường, Việt Nam Danh Lam Cổ Tự. Nxb KHXH, HN 1992, "Chùa Dâu", tt. 43-

44 (chùa, tháp và động), tt. 385-386, "sơ lược về chùa Dâu".

(47) - John F. Cady, Southeast Asia: Its historical development. Mc Graw Hill N.Y. 1964.

(48) - Nguyễn Ngọc Thụy, Trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng. Nghiên Cứu Lịch Sử, số 2

(203), tháng 3&4-1982.

(49) (50) - Ngô Thời Sỹ, Việt Sử Tiêu Án, sđd, tt. 79-80.

(51) - Xem: Tần Ngũ Đại Sử, Nam Hán Thế gia, Q. 65, tt. 3-4. Nam Hán chép là Hồng Tháo.

(52) - Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược. T.I. Sống Mới tái bản, Hoa Kỳ 1978, tr. 68.

(53) - Thiện Đình, Ngô Vương Quyền. Nam Phong tạp chí, số 16, tháng 4-1931, tt. 346-350.

(54) - E. Souvignet (Lm Thừa Sai Pháp MEP), Les origines de la langue annamite, HN 1922,

199pp.

- Nam Phong tạp chí, Su-vi-nhê, "Cỗi rễ Tiếng Việt", số 107, tháng 7-1926.

63

- Phạm Quỳnh, Hán Việt Văn Tự. Nam Phong, số 100, tháng 7-1926, tt. 12-29.

(55) - Pièrre Richard Féray, Le Vietnam au XXè siècle. op. cit.,p.19.

(56) - Về Vua Duy Tân, xem: - Vũ Ngự Chiêu, Tiến sĩ Sử học, Hoàng Tử Vĩnh Sang. Nxb Văn

Hoá, Houston, 1992. - Cao Xuân Dục, Đời người nên biết (Nhân Thế Tu Tri). Quốc Sử

Quán triều Duy Tân xb, Huế 1910, 749 tt. Bản dịch do Trần Lê Sáng (GS), Phạm Kỳ Nam.

Nxb Văn Học, HN 2001. Tác phẩm do Thượng Thư Cao Xuaân Dục soạn, một trong mấy

quan Phụ Đạo dậy vua lúc thiếu thời, với một số bài dậy vua. Quan Phụ Đạo Mai Khắc

Đôn, thầy chính. Cao Phụ Chính chỉ dậy thêm những bài học căn bản trong Nhân Thế Tu

Tri. Đệ nhất giai phi của Vua Duy Tân là Trưởng nữ của Mai Phụ Đạo.

(57) - Tạp chí Dân Tộc Học, số 1 - 1978, "Tiếng Hát Ru và sinh hoạt gia đình Việt Nam".

- Phan Cao Đạt, Hát Ru của người Sê-đăng ở Kontum. Tc Văn Hoá Dân Gian, số 3 (41) -

1993, tt.46-49.

- Trần Phùng, Hát Ru ở Lào Cai. Văn Hoá Dân Gian, số 1 (57), 1997, tt. 49-53.