trung tÂm thÔng tin cÔng nghiỆp vÀ thƢƠng mẠi bÁo … logistics asean thang...

23
BCÔNG THƢƠNG TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƢƠNG MẠI BÁO CÁO TÌNH HÌNH THTRƢỜNG LOGISTICS ASEAN Stháng 1/2020 THUC NHIM V“Xây dng Hthng cung cp, kết ni thông tin, dliu logistics giai đoạn 2017-2020” Hà Ni, 2020

Upload: others

Post on 05-Aug-2020

7 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƢƠNG MẠI BÁO … logistics asean thang 012020.pdf · BỘ CÔNG THƢƠNG TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƢƠNG MẠI BÁO

BỘ CÔNG THƢƠNG

TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƢƠNG MẠI

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH THỊ TRƢỜNG LOGISTICS ASEAN

Số tháng 1/2020

THUỘC NHIỆM VỤ

“Xây dựng Hệ thống cung cấp, kết nối thông tin, dữ liệu logistics

giai đoạn 2017-2020”

Hà Nội, 2020

Page 2: TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƢƠNG MẠI BÁO … logistics asean thang 012020.pdf · BỘ CÔNG THƢƠNG TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƢƠNG MẠI BÁO

1

MỤC LỤC

TÓM TẮT ................................................................................................................ 2

1. Tình hình và xu hƣớng chung ........................................................................ 3

1.1. Hoạt động logistics ..................................................................................... 3

1.2. Tình hình kinh tế, sản xuất, thương mại, đầu tư liên quan đến hoạt động

logistics ................................................................................................................. 6

2. Thị trƣờng logistics Singapore ..................................................................... 11

2.1. Hoạt động vận tải và cảng biển .............................................................. 11

1.1. Kho bãi, giao nhận, logistics trong thương mại điện tử: ....................... 14

2. Thị trƣờng logistics Malaysia: ..................................................................... 14

3. Thị trƣờng logistics Thái Lan: ..................................................................... 16

4. Thị trƣờng logistics của một số nƣớc khác trong khu vực ........................ 18

4.1. Myanmar .................................................................................................. 18

4.2. Campuchia ............................................................................................... 20

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Số lượng tàu cập cảng biển Singapore qua các tháng ............................... 11

Hình 2: Lượng hàng qua cảng Singapore các tháng (đvt: nghìn tấn) .................... 12

Hình 3: Lưu lượng container qua cảng biển của Singapore .................................. 13

Hình 4: Vận chuyển hàng hóa qua sân bay Changi (Singapore) theo tháng ......... 13

Hình 5: Bốn tuyến đường sắt cao tốc của Thái Lan vào năm 2022 ....................... 17

Page 3: TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƢƠNG MẠI BÁO … logistics asean thang 012020.pdf · BỘ CÔNG THƢƠNG TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƢƠNG MẠI BÁO

2

TÓM TẮT

Thị trường giao nhận hàng hóa ASEAN dự báo sẽ tăng trưởng trung bình

hơn 6%/năm trong giai đoạn 2019-2024.

Các công nghệ mới đang nổi lên, như tự động hóa, trí tuệ nhân tạo,

Internet vạn vật và blockchain cũng dự báo sẽ thúc đẩy thị trường giao nhận

khu vực trong thời gian tới.

Với tiềm năng tăng trưởng cao, khu vực này đang chứng kiến sự gia

nhập của những công ty mới trong lĩnh vực logistics.

Lượng hàng hóa qua cảng biển của Singapore đạt 51,8 triệu tấn trong

tháng 12/2019, giảm 0,87% so với tháng 11/2019; tính chung năm 2019, đạt

625,2 triệu tấn, giảm 0,5% so năm 2018.

Năm 2020, ngành logistics Malaysia sẽ có những thay đổi lớn, với một

loạt các sáng kiến nhằm cải thiện giao thông công cộng và tư nhân cũng như

thúc đẩy nền kinh tế.

Theo báo cáo mới nhất của hãng nghiên cứu thị trường Mordor

intelligence, thị trường vận tải hàng hóa và logistics của Myanmar được ước

tính trị giá hơn 4 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ hơn 7,5%/năm

trong giai đoạn 2020-2025. Ngành logistics trong nước đang chuyển đổi, được

thúc đẩy bởi hoạt động thương mại ngày càng tăng, cải thiện kết nối và gia

nhập của các công ty quốc tế lớn.

Page 4: TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƢƠNG MẠI BÁO … logistics asean thang 012020.pdf · BỘ CÔNG THƢƠNG TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƢƠNG MẠI BÁO

3

NỘI DUNG BÁO CÁO

1. Tình hình và xu hƣớng chung

1.1. Hoạt động logistics

Thị trường giao nhận hàng hóa ASEAN dự báo sẽ tăng trưởng trung bình

hơn 6%/năm trong giai đoạn 2019-2024.

Khu vực này có dân số hơn 640 triệu người với GDP khoảng 2,9 nghìn

tỷ USD. Hợp tác nhằm phát triển logistics trong khối là môi quan tâm lớn

Chính phủ các nước trong khu vực.

Với mức tiêu thụ tăng và tăng trưởng ổn định của thương mại điện tử

trong khu vực, cộng với sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng, xu hướng phát

triển và hiện đại hóa hàng lĩnh vực kho công nghiệp tại ASEAN dự kiến sẽ tăng

tốc.

Trong số các nước ASEAN, Singapore có một trong những thị trường

giao nhận hàng hóa phát triển nhất châu Á trong khi Indonesia và Việt Nam

hiện đang trở nên hấp dẫn các nhà đầu tư nhờ dân số đông và lực lượng người

tiêu dùng cũng như người lao động trẻ. Thái Lan và Malaysia cũng dự kiến sẽ

chứng kiến sự tăng trưởng ổn định trong giai đoạn tới nhờ chính sách cải tổ của

các Chính phủ mới.

Mặc dù tăng trưởng nhanh, hiệu quả logistics trong khu vực tương đối

thấp. Thủ tục hải quan là một trong những quy trình quan trọng trong thị trường

giao nhận hàng hóa ảnh hưởng lớn đến hiệu quả. Do đó, Chính phủ các nước

trong khu vực đang thực hiện các bước cần thiết để cải thiện hiệu quả của quá

trình thông quan.

Trong bối cảnh thương mại gia tăng, rất nhiều nền tảng logistics hiện đại

phục vụ chuỗi cung ứng hàng hóa cũng đang hình thành và dần hoàn thiện hơn

trong khu vực. Những nền tảng này hợp nhất vận chuyển hàng hóa từ các công

ty vừa và nhỏ và gửi hàng hóa kết hợp cho các nhà giao nhận vận tải. Điều này

giúp giảm thời gian xử lý và sự phức tạp liên quan đến việc chuyển tiếp khối

lượng hàng hóa trong nội địa và xuyên quôc gia.

Page 5: TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƢƠNG MẠI BÁO … logistics asean thang 012020.pdf · BỘ CÔNG THƢƠNG TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƢƠNG MẠI BÁO

4

Vì nông nghiệp là một trong những hoạt động kinh tế quan trọng trong

khu vực, logistics chuỗi lạnh là ngành kinh doanh phát triển nhanh chóng trong

khu vực. Trong bối cảnh này, vận chuyển hàng lạnh và vận chuyển hàng không

dễ hỏng cũng đang gia tăng.

Do đặc điểm địa lý của khu vực, thương mại hàng hải giữ một vị trí đặc

biệt quan trọng trong việc hình thành một mạng lưới chuỗi cung ứng hiệu quả,

đồng thời mang lại những cơ hội quan trọng cho sự phát triển của khu vực. Vận

chuyển thủy nội địa giữ vai trò quan trọng đối với những nươc là các quần đảo,

đặc biệt là ở Indonesia và Philippines.

Các cảng ở Singapore và Malaysia có khả năng xử lý các tàu lớn với cơ

sở hạ tầng tương đối tốt hơn. Chất lượng cảng ở Thái Lan cũng tốt, trong khi

chất lượng cảng ở Indonesia, Philippines và Việt Nam cần tiếp tục được cải

thiện.

Khu vực này là một trung tâm quan trọng cho lưu lượng hàng hóa; ví dụ,

eo biển Malacca là nơi di chuyển thường xuyên của tàu biển phục vụ một phần

tư thương mại toàn cầu. Với vị trí nổi bật của khu vực và các nâng cấp lớn về

cơ sở hạ tầng cảng giúp thị trường giao nhận vận tải đường biển tại ASEAN

tăng trưởng ổn định trong giai đoạn tới.

Ngoài ra, các công nghệ mới đang nổi lên, như tự động hóa cổng, trí tuệ

nhân tạo, Internet vạn vật và blockchain cũng dự báo sẽ thúc đẩy thị trường

giao nhận vận tải đường biển trong tương lai.

Thương mại quốc tế của khu vực đang phát triển nhanh chóng, được

thúc đẩy bởi hoạt động sản xuất ngày càng tăng. Lĩnh vực sản xuất là có vai trò

then chốt trong các nền kinh tế mới nổi của ASEAN và Chính phủ các nước

trong khu vực đang tiếp tục đẩy mạnh sản xuất thông qua các sáng kiến khác

nhau, ví dụ hnhư Hành lang kinh tế phương Đông ở Thái Lan (EEC). Hành

lang Kinh tế phía Đông (EEC) là một trong những đại dự án nằm trong Chiến

lược phát triển quốc gia 20 năm, nhằm tạo ra bước đột phá để đưa nước này

thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. EEC hướng tới mục tiêu xây dựng các

“ngành công nghiệp tương lai”, đóng vai trò là xương sống để thúc đẩy tăng

Page 6: TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƢƠNG MẠI BÁO … logistics asean thang 012020.pdf · BỘ CÔNG THƢƠNG TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƢƠNG MẠI BÁO

5

trưởng kinh tế ở Thái Lan. Chính phủ đã xác định 10 ngành công nghiệp (S-

curve) có khả năng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến EEC. Những ngành

công nghiệp này được chia làm hai nhóm. Nhóm “S-curve” thứ nhất bao gồm

ngành ô tô thế hệ mới, thiết bị điện tử thông minh, du lịch hạng sang và nghỉ

dưỡng, nông nghiệp và công nghệ sinh học, và chế biến thực phẩm. Những

ngành công nghiệp này sẽ tiếp tục được thúc đẩy trong khuôn khổ EEC. Nhóm

các ngành công nghiệp thứ hai, “nhóm S-curve mới”, gồm công nghệ rôbốt,

hàng không và logistics, nhiên liệu sinh học và hóa sinh, kỹ thuật số và y tế.

Ngoài ra, do chi phí sản xuất gia tăng ở Trung Quốc, nước này đang

giảm dần các ngành công nghiệp thâm dụng lao động, khiến các doanh nghiệp

chuyển cơ sở sản xuất sang Đông Nam Á. Hơn nữa, các Hiệp định thương mại

tự do (FTA) và các khu kinh tế đặc biệt (SEZ) thúc đẩy sự tăng trưởng của các

hoạt động thương mại và sản xuất trong khu vực.

Rất nhiều nền kinh tế trong khu vực vẫn duy trì mô hình hướng về xuất

khẩu, do đó, thị trường giao nhận hàng hóa phục vụ thương mại sẽ tiếp tục tăng

và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của khu vực.

Tuy nhiên, tính đến nay, thị trường giao nhận hàng hóa trong khu vực bị

phân mảnh với một số lượng lớn các công ty. Khu vực này có sự hiện diện của

các công ty giao nhận vận tải quốc tế lớn, như DHL, DB Schenker, Ceva

Logistics, Sinotrans, Nippon Express và các công ty lớn khác. Ngoài những

công ty quốc tế này, rất nhiều công ty trong nước là các công ty vừa và nhỏ

cũng tham gia vào thị trường logistics, đặc biệt trong lĩnh vực vận tải đường bộ.

Với tiềm năng tăng trưởng cao, khu vực này đang chứng kiến sự gia

nhập của những công ty mới trong lĩnh vực logistics. Ví dụ, vào tháng 5 năm

2019, Mahindra Logistics tuyên bố đang tìm kiếm một vụ mua lại trong khu

vực ASEAN để tăng cường kinh doanh giao nhận hàng hóa.

Page 7: TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƢƠNG MẠI BÁO … logistics asean thang 012020.pdf · BỘ CÔNG THƢƠNG TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƢƠNG MẠI BÁO

6

1.2. Tình hình kinh tế, sản xuất, thương mại, đầu tư liên quan đến hoạt

động logistics1

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã và đang theo đuổi việc

hoàn thiện Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) để trở thành

hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới (FTA). Hiệp định đối tác kinh tế

toàn diện khu vực (RCEP) sẽ chính thức được ký kết vào năm 2020.

Hiệp định thương mại tự do có thể tác động đến ASEAN thông qua việc

hạ thấp các rào cản thương mại và mở rộng tiếp cận thị trường đối với hàng hóa

và dịch vụ.

Các nhà phân tích quôc tế đã lưu ý rằng thỏa thuận này có thể tăng tốc

ảnh hưởng của Trung Quốc, nhưng các tài liệu của ASEAN lại tạo nên hy vọng

về khả năng kiểm soát được vấn đề này.

1 Tham khảo: https://www.aseanbriefing.com/news/2019/12/27/rcep-impacting-aseans-supply-chains-

business-environment.html

Page 8: TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƢƠNG MẠI BÁO … logistics asean thang 012020.pdf · BỘ CÔNG THƢƠNG TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƢƠNG MẠI BÁO

7

Các vòng đàm phán mới nhất được tổ chức vào ngày 4 tháng 11 năm

2019, tại Hội nghị thượng đỉnh RCEP lần thứ ba tại Bangkok (Thái Lan). Trong

các cuộc đàm phán gần đây, 15 trong số 16 quốc gia liên quan đã kết thúc các

cuộc đàm phán, dựa trên văn bản, với một bản hợp đồng chính thức dự kiến sẽ

được hoàn thành vào năm 2020.

ASEAN hiện có nhiều thỏa thuận thương mại với các đối tác thương mại

khác nhau. Để cung cấp các cam kết đầu tư và tiếp cận thị trường cụ thể, RCEP

sẽ đơn giản hóa các quy tắc và thủ tục cho từng FTA trong một thỏa thuận duy

nhất. Việc kết thúc đàm phán RCEP đánh dấu một cột mốc hết sức quan trọng

trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam nói riêng cũng như của

tất cả các nước tham gia RCEP nói chung, nhất là trong bối cảnh xu hướng bảo

hộ mậu dịch đang nổi lên cản trở toàn cầu hóa.

Riêng Ấn Độ còn một số vấn đề chưa giải quyết được nên sẽ tiếp tục làm

việc với các nước để có thể đi đến thống nhất trong năm sau.

Các nước cũng nhất trí sẽ sớm tiến hành rà soát pháp lý lời văn Hiệp

định để triển khai các thủ tục ký kết trong năm 2020.

Khi RCEP được thực thi sẽ tạo ra một thị trường với quy mô khoảng 3,5

tỷ người tiêu dùng và GDP xấp xỉ 49.000 tỷ USD, chiếm khoảng 39% GDP

toàn cầu và sẽ trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới với các

cam kết về mở cửa thị trường trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, đơn

giản hóa thủ tục hải quan, quy tắc xuất xứ tạo thuận lợi cho thương mại.

Hiệp định này dự kiến sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các chuỗi

giá trị trong khu vực và toàn cầu, giúp thúc đẩy hơn nữa phát triển kinh tế của

các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam và các nước đối tác.

Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực đang gặp phải những

trở lực nhất định của bảo hộ mậu dịch, việc đàm phán thành công Hiệp định sẽ

góp phần vào việc tạo lập cấu trúc thương mại mới trong khu vực, thúc đẩy

toàn cầu hóa theo hướng tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại một cách bền

vững.

Page 9: TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƢƠNG MẠI BÁO … logistics asean thang 012020.pdf · BỘ CÔNG THƢƠNG TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƢƠNG MẠI BÁO

8

Riêng với Việt Nam, sau khi thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và

Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) từ tháng 1/2018 và ký kết Hiệp định

Thương mại Tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA) vào tháng 6/2019, việc

kết thúc đàm phán RCEP sẽ mở thêm cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy

mạnh xuất khẩu, tham gia vào các chuỗi giá trị mới trong khu vực và tăng

cường thu hút đầu tư nước ngoài.

RCEP sẽ hạ thấp các rào cản thương mại và cải thiện khả năng tiếp cận

thị trường đối với hàng hóa và dịch vụ, thu hút các công ty nước ngoài muốn

tham gia vào một ASEAN hội nhập hơn. Điều này sẽ tăng cường tính minh

bạch trong thương mại và đầu tư, cũng như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp

vừa và nhỏ (DNNVV) của ASEAN đưa vào chuỗi cung ứng toàn cầu và khu

vực - theo Ban Thư ký ASEAN, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở ASEAN sử

dụng từ 52% đến 97% số công nhân của khu vực.

Tương tự như vậy, hợp tác kỹ thuật với các nước công nghiệp tiên tiến

như Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand và Úc sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp vừa

và nhỏ của ASEAN phát triển các sản phẩm tốt hơn, cạnh tranh hơn - ngành

dịch vụ viễn thông và nông nghiệp có thể sẽ bùng nổ với các doanh nghiệp

cạnh tranh trong khu vực.

Các cơ hội mà RCEP có thể mang đến cho các quốc gia cụ thể nhƣ

sau:

Singapore

Sự hội nhập sâu rộng này được thiết lập để mang lại lợi ích cho

Singapore như một mắt xích then chốt trong chuỗi cung ứng và thương mại khu

vực trong ASEAN. Tuy nhiên, RCEP không có khả năng bổ sung nhiều về

lượng thương mại của Singapore trong thời gian ngắn. Đất nước này đã có các

thỏa thuận song phương với tất cả các đối tác ngoài ASEAN, cụ thể là Nhật

Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand và Trung Quốc. Ngoài ra, bất kỳ việc giảm

thuế quan có ý nghĩa đối với các mặt hàng xuất khẩu chính có thể sẽ được thực

hiện theo từng giai đoạn trong một năm, do đó khó có thể thúc đẩy xuất khẩu

trong ngắn hạn.

Page 10: TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƢƠNG MẠI BÁO … logistics asean thang 012020.pdf · BỘ CÔNG THƢƠNG TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƢƠNG MẠI BÁO

9

Thái Lan

Thái Lan - có xuất khẩu chiếm 70% GDP - có thể hưởng lợi từ RCEP

thông qua việc tích hợp nhiều hơn nền kinh tế với chuỗi cung ứng và thị trường

lớn hơn ở châu Á-Thái Bình Dương. Các nhà xuất khẩu Thái Lan có thể hưởng

lợi về thương mại, giá trị và đổi mới, và các nhà sản xuất cũng có thể có được

nguyên liệu thô rẻ hơn từ các nguồn cung lớn hơn.

Philippines

RCEP sẽ mở ra thị trường cho 92% sản phẩm do Philippines sản xuất,

bao gồm các ngành công nghiệp gia công. Ngoài ra, lao động trong lĩnh vực

dịch vụ tại Philippines, như lao động trong lĩnh vực hàng hải, giáo viên, lập

trình viên CNTT và kỹ sư có thể được hưởng lợi do nhu cầu từ các quốc gia

như Nhật Bản và Hàn Quốc.

Indonesia

Indonesia - nền kinh tế có quy mô lớn nhất trong ASEAN - sẽ được

hưởng lợi từ sự gia tăng tiếp cận thị trường, đầu tư và cơ hội tham gia vào

chuỗi cung ứng khu vực. Đổi lại, những tiến bộ này sẽ dẫn đến sự gia tăng xuất

khẩu, điều rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của đất nước. Trong bối

cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, chính phủ Indonesia đã ưu tiên hoàn

thành các thỏa thuận thương mại khác nhau với các quốc gia để thúc đẩy xuất

khẩu.

Malaysia

Phần lớn giao dịch ngoại thương ccuar Malaysia là với các thành viên

RCEP nên thỏa thuận sẽ cung cấp cho các công ty và người tiêu dùng Malaysia

cơ hội thương mại và quan hệ đối tác tốt hơn. Các công ty chuyên về các ngành

như viễn thông, ngân hàng và tài chính, và tư vấn sẽ được hưởng lợi từ sự hợp

tác nâng cao năng lực. Các doanh nghiệp Malaysia cũng sẽ được tiếp cận tốt

hơn với các nguyên liệu thô chất lượng với giá cả cạnh tranh.

Việt Nam

Page 11: TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƢƠNG MẠI BÁO … logistics asean thang 012020.pdf · BỘ CÔNG THƢƠNG TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƢƠNG MẠI BÁO

10

RCEP sẽ mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam cơ hội đẩy mạnh xuất

khẩu, tham gia vào các chuỗi giá trị mới và thu hút đầu tư nước ngoài hơn nữa.

Việc cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ mở ra cơ hội mới cho các sản phẩm từ các lĩnh

vực nổi bật như viễn thông, CNTT, dệt may và giày dép và nông nghiệp - tất cả

đều tăng trưởng liên tục với doanh thu xuất khẩu tăng.

Là một thành viên ASEAN, Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với các nước

trong khối nhằm duy trì vai trò dẫn dắt của ASEAN, vừa thúc đẩy đàm phán

vừa bảo vệ tối đa lợi ích của các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, trong

đàm phán RCEP.

Với mục tiêu đạt được một hiệp định chất lượng cao và cân bằng về lợi

ích, Việt Nam đã tích cực tham gia thảo luận và chủ động đề xuất những giải

pháp linh hoạt trong nhiều lĩnh vực để xử lý những vấn đề vướng mắc giữa các

bên trong khi vẫn đảm bảo lợi ích quốc gia.

Các nền kinh tế ASEAN nhỏ hơn

Thỏa thuận cũng có thể tạo điều kiện cho các nền kinh tế ASEAN nhỏ

hơn như Lào, Myanmar, Brunei, Campuchia, tăng cường hơn nữa FTA của họ

và giảm khoảng cách phát triển giữa các thành viên ASEAN.

Tác động đến các doanh nghiệp:

Theo các chuyên gia kinh tế, khi chưa có văn bản hoàn thiện, chưa thể

kết luận về mức độ chuyển đổi của các doanhn ghiệp trong khu vực do tác động

của RCEP. Điều này phụ thuộc vào việc liệu RCEP sẽ dẫn đến một hệ thống

giao dịch hiện đại, dựa trên quy tắc giao dịch công bằng và sâu sắc hay chỉ đơn

thuần là một bản nâng cấp khiêm tốn cho các thỏa thuận hiện có.

Nếu các quy tắc và quy trình RCEP không đủ nghiêm ngặt, nó có thể

đưa các nước tiến xa hơn vào quỹ đạo của Trung Quốc, cung cấp cho Trung

Quốc đòn bẩy đàm phán đáng kể đối với các đối tác và tạo điều kiện cho Trung

Quốc và các doanh nghiệp nhà nước (SOE) có vị thế bá chủ trong thương mại

khu vực. Trung Quốc đã nổi lên như một đối tác thương mại lớn nhất của

ASEAN, vơi tổng giao dịch tăng trung bình 10% mỗi năm kể từ năm 2009 và

đạt 483 tỷ USD giá trị trong năm 2018.

Page 12: TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƢƠNG MẠI BÁO … logistics asean thang 012020.pdf · BỘ CÔNG THƢƠNG TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƢƠNG MẠI BÁO

11

Riêng Ấn Độ còn một số vấn đề chưa giải quyết được nên sẽ tiếp tục làm

việc với các nước để có thể đi đến thống nhất sau. Nếu Ấn Độ quyết định

không tham gia RCEP sẽ là một yếu tố khác ảnh hưởng đến bản chất trung tâm

có thể có của RCEP, vì có thể thúc đẩy ảnh hưởng của Trung Quốc. Sự vắng

mặt của Ấn Độ cũng sẽ làm giảm tham vọng của ASEAN về việc mở rộng sang

khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

2. Thị trƣờng logistics Singapore

2.1. Hoạt động vận tải và cảng biển

2.1.1. Vận tải biển và cảng biển:

a) Đội tàu mang quốc tịch Singapore và số lượng tàu qua cảng:

Theo số liệu của Cơ quan thống kê quốc gia Singapore, trong tháng

12/2019, số tàu mang quốc tịch Singapore tiếp tục giảm xuống còn 4437 chiếc,

giảm 0,45% so với tháng 11/2019, tổng tải trọng cũng giảm nhẹ 0,47% so với

tháng 11/2019.

Hình 1: Số lƣợng tàu cập cảng biển Singapore qua các tháng

(đvt: chiếc)

Nguồn: Cơ quan Hàng hải và Cảng biển Singapore

Số lượng tàu qua cảng của Singapore trong tháng 12/2019 đạt 12148

chiếc, tăng 3,45% so với tháng 11/2019. Tính chung cả năm 2019 đã có

138.297 lượt tàu qua cảng Singapore, giảm 1,8% so với năm 2018.

0

2,000

4,000

6,000

8,000

10,000

12,000

14,000

1/2

01

72

/201

73

/201

74

/201

75

/201

76

/201

77

/201

78

/201

79

/201

71

0/2

01

71

1/2

01

71

2/2

01

71

/201

82

/201

83

/201

84

/201

85

/201

86

/201

87

/201

88

/201

89

/201

81

0/2

01

81

1/2

01

81

2/2

01

80

1/2

01

90

2/2

01

93

/201

94

/201

95

/201

96

/201

97

/201

98

/201

99

/201

91

0/2

01

91

1/2

01

91

2/2

01

9

Số lƣợng tàu qua cảng của Singapore (chiếc)

Page 13: TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƢƠNG MẠI BÁO … logistics asean thang 012020.pdf · BỘ CÔNG THƢƠNG TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƢƠNG MẠI BÁO

12

b) Lượng hàng hóa qua cảng:

Lượng hàng hóa qua cảng biển của Singapore đạt 51,8 triệu tấn trong

tháng 12/2019, giảm 0,87% so với tháng 11/2019; tính chung năm 2019, đạt

625,2 triệu tấn, giảm 0,5% so năm 2018.

Hàng hóa dầu mỏ giảm 0,8% xuống còn 219,18 triệu tấn, trung chuyển

hàng rời khô tăng 4,2% lên 17,56 triệu tấn, trung chuyển hàng thông thường

(general cargo) giảm 0,5% xuống còn 24,2 triệu tấn.

Năm 2018, cảng Singapore đã xử lý 630,03 triệu tấn hàng hóa.

Hình 2: Lƣợng hàng qua cảng Singapore các tháng (đvt: nghìn tấn)

Nguồn: Cơ quan Hàng hải và Cảng biển Singapore

c) Lưu lượng container qua cảng:

Tháng 12/2019, lưu lượng container qua cảng của Singapore chấm dứt

đà tăng đạt được từ 2 tháng trước, đạt 3,20 triệu TEUs, giảm 2,07% so với

tháng 11/2019. Như vậy tổng lưu lượng container năm 2019 đạt 37,2 triệu

TEUs, tăng 1,6% so với năm 2018.

0.0

500.0

1,000.0

1,500.0

2,000.0

2,500.0

3,000.0

3,500.0

1/2

01

7

2/2

01

7

3/2

01

7

4/2

01

7

5/2

01

7

6/2

01

7

7/2

01

7

8/2

01

7

9/2

01

7

10/2

01

7

11/2

01

7

12/2

01

7

1/2

01

8

2/2

01

8

3/2

01

8

4/2

01

8

5/2

01

8

6/2

01

8

7/2

01

8

8/2

01

8

9/2

01

8

10/2

01

8

11/2

01

8

12/2

01

8

01/2

01

9

02/2

01

9

3/2

01

9

4/2

01

9

5/2

01

9

6/2

01

9

7/2

01

9

8/2

01

9

9/2

01

9

10/2

01

9

11/2

01

9

12/2

01

9

Tổng lƣu lƣợng container quy ra

cont 20 fit (Đvt: 1000 TEUs)

Page 14: TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƢƠNG MẠI BÁO … logistics asean thang 012020.pdf · BỘ CÔNG THƢƠNG TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƢƠNG MẠI BÁO

13

Hình 3: Lƣu lƣợng container qua cảng biển của Singapore

Nguồn: Cơ quan Hàng hải và Cảng biển Singapore

2.1.2. Vận tải hàng không:

Theo số liệu thống kê của Sân bay Changi (Singapore), vận chuyển hàng

hóa bằng đường hàng không qua sân bay này qua các tháng năm 2019 nhìn

chung ở mức thấp hơn so với năm 2017 và 2018.

Hình 4: Vận chuyển hàng hóa qua sân bay Changi (Singapore) theo tháng

Nguồn: http://www.changiairport.com/corporate/our-expertise/air-hub/traffic-statistics.html

0.0

500.0

1,000.0

1,500.0

2,000.0

2,500.0

3,000.0

3,500.01

/201

7

2/2

01

7

3/2

01

7

4/2

01

7

5/2

01

7

6/2

01

7

7/2

01

7

8/2

01

7

9/2

01

7

10/2

01

7

11/2

01

7

12/2

01

7

1/2

01

8

2/2

01

8

3/2

01

8

4/2

01

8

5/2

01

8

6/2

01

8

7/2

01

8

8/2

01

8

9/2

01

8

10/2

01

8

11/2

01

8

12/2

01

8

01/2

01

9

02/2

01

9

3/2

01

9

4/2

01

9

5/2

01

9

6/2

01

9

7/2

01

9

8/2

01

9

9/2

01

9

10/2

01

9

11/2

01

9

12/2

01

9

Tổng lƣu lƣợng container quy ra

cont 20 fit (Đvt: 1000 TEUs)

0

50

100

150

200

250

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Vận chuyển hàng hóa qua sân bay Changi (Singapore)

Đvt: nghìn tấn

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Page 15: TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƢƠNG MẠI BÁO … logistics asean thang 012020.pdf · BỘ CÔNG THƢƠNG TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƢƠNG MẠI BÁO

14

1.1. Kho bãi, giao nhận, logistics trong thương mại điện tử:

Singapore là một trung tâm logistics lớn được xếp hạng đầu tiên ở châu

Á bởi World Bank. Ngành công nghiệp logistics đóng góp quan trọng như kết

nối chính cho nền kinh tế này với phần còn lại của thế giới, thông qua việc liên

kết chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế, tạo ra vị thế cửa ngõ giao thương

quan trọng của Singapore và trong quá trình này cung cấp việc làm cho hơn

230.000 lao động nước này.

Chiến lược quốc gia cho ngành được trình bày trong Bản đồ chuyển đổi

ngành công nghiệp Logistics. Kế hoạch đặt mục tiêu được giá trị gia tăng 8,3 tỷ

đô la Singapore cho ngành công nghiệp và thêm 2.000 công việc logistics

chuyên nghiệp vào năm 2020. Điều này được thúc đẩy chủ yếu bởi sự tăng

trưởng nhanh chóng trong thị trường bán lẻ thương mại điện tử do sự phổ biến

ngày càng tăng của Internet và thiết bị di động. Phát triển đô thị hóa và tăng thu

nhập khả dụng cũng có tác động tích cực đến ngành bán lẻ. Ngoài ra, do tính

mở của nền kinh tế Singapore rất cao nên ngành logistics nước này sẽ chịu tác

động lớn của logistics toàn cầu (dự báo có tăng trưởng hàng năm trên 7% trong

giai đoạn 2018-2022).

2. Thị trƣờng logistics Malaysia:

Năm 2020, ngành logistics Malaysia sẽ có những thay đổi lớn, với một

loạt các sáng kiến sẽ được đưa ra vào năm nay nhằm cải thiện giao thông công

cộng và tư nhân cũng như thúc đẩy nền kinh tế.

Liên kết đường sắt bờ biển phía đông (ECRL), một dự án dài 640km nối

cảng Klang đến Kota Baru, Kelantan là một trong những dự án đường sắt quan

trọng. Nhưng chi phí đã được cắt giảm xuống còn 44 tỷ RM, thấp hơn 34% so

với mức giá 65,5 tỷ RM trước đó.

Ngoài việc đóng góp 2,7 phần trăm cho tăng trưởng kinh tế, ngành

đường sắt cũng tạo việc làm cho 70 phần trăm lực lượng lao động địa phương,

do đó mở ra cơ hội việc làm cho 23.000 người Malaysia. Sau khi hoàn thành

vào tháng 12 năm 2026, ECRL sẽ giảm thời gian di chuyển giữa Kota Baru và

Putrajaya xuống còn bốn giờ.

Page 16: TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƢƠNG MẠI BÁO … logistics asean thang 012020.pdf · BỘ CÔNG THƢƠNG TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƢƠNG MẠI BÁO

15

Các dự án đường sắt khác như Light Rail Transit 3, Mass Rapid Transit

2 và Klang Valley Double Track giai đoạn 2 cũng đã được nối lại sau các biện

pháp cắt giảm chi phí.

Chính sách giao thông quốc gia của Malayia giai đoạn 2019-2030 được

thiết lập để vạch ra một hướng đi mới trong việc phát triển một hệ thống giao

thông hiệu quả, tích hợp và an toàn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ phúc

lợi của người dân phù hợp với xu hương trở thành một quốc gia tiên tiến.

Năm 2019, Malaysia đã có những bước tiến quan trọng trong điện tử hóa

các quy định, thủ tục về vận chuyển, vận tải. Các quy định mới quản lý trong

lĩnh vực e-hailing có hiệu lực vào ngày 12 tháng 10 năm 2019.

Theo quy định mới, các phương tiện trong dịch vụ giao nhận điện tử sẽ

cần giấy phép Xe chở khách (PSV) cho người lái xe, bảo hiểm hành khách,

nhãn dán điện tử và giấy phép xe điện tử từ Cơ quan Giao thông Công cộng

đường bộ. Tính đến tháng 12/2019, 91.978 tài xế điện tử đã nhận được giấy

phép PSV.

Những vấn đề, thủ tục liên quan đến cước phí và giá nhiên liệu là những

vấn đề quan tâm của nhiều người Malaysia dự kiến sẽ được cải thiện rõ nét

trong năm 2020.

Ngân sách Chính phủ Malayia năm 2020 đặt mục tiêu giảm 18% phí cầu

đường cho đường cao tốc theo PLUS, dự kiến sẽ tiết kiệm cho người sử dụng

đường cao tốc lên tới 1,13 tỷ đô la Mỹ trong năm nay, với việc thông qua kế

hoạch của Khazanah Nasional để tiếp quản hoặc thoái vốn toàn bộ cổ phần

trong PLUS Malaysia Bhd.

Các kế hoạch cũng được áp dụng để thay thế phí cầu đường ở bốn đường

cao tốc - KESAS, LDP, Sprint và Smart - với một khoản phí tắc nghẽn, dự kiến

sẽ rẻ hơn 70% so với mức phí hiện tại trong giờ cao điểm và giờ bình thường,

và không có phí cầu đường trong thời gian giờ thấp điểm.

Trong khi đó, mức phí cho cầu Penang thứ hai giảm từ 8,50 RM xuống

còn 7 RM từ bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2020.

Page 17: TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƢƠNG MẠI BÁO … logistics asean thang 012020.pdf · BỘ CÔNG THƢƠNG TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƢƠNG MẠI BÁO

16

Chương trình trợ cấp xăng dầu (PSP) cho xăng RON 95 được triển khai

tại Malaysia từ tháng 1/2020. Giá của RON95 vận động theo giá thị trường.

PSP sẽ có hai loại - loại đầu tiên dành cho người nhận của Bantuan Sara Hidup

(BSH): 30 đô la Singapore một tháng cho chủ sở hữu ô tô và 12 đô la

Singapore mỗi tháng cho chủ sở hữu xe máy.

Khoản thanh toán đầu tiên sẽ được thực hiện vào tháng 4/2020. Người

lái xe không phải là người nhận BSH sẽ nhận được Kad95, điều này sẽ cho

phép họ mua nhiên liệu RON95 với mức chiết khấu 30 sen mỗi lít cho ô tô,

hoặc 40 lít mỗi tháng cho xe máy.

Năm 2019 chứng kiến ngành công nghiệp vận tải điện tử (e-hailing) còn

non trẻ trải qua một sự thay đổi lớn nhờ các yêu cầu của PSV. Tuy nhiên, năm

2020 có thể sẽ chứng kiến một sự thay đổi thậm chí còn lớn hơn, dưới hình

thức dịch vụ thuê xe máy, được quảng cáo là một trong những giải pháp cho

các vấn đề kết nối đầu tiên và cuối cùng.

Indonesia Gojek và Dego Ride là hai công ty khởi nghiệp địa phương dự

kiến sẽ tham gia lĩnh vực đường bộ của Malaysia từ đầu năm 2020.

Bộ Giao thông vận tải Malayia cho biết các công ty sẽ bắt đầu hoạt động

tại Thung lũng Klang dựa trên cơ sở đo lường nhu cầu cho dịch vụ trong hơn

sáu tháng. Thời hạn sáu tháng sẽ cho phép chính phủ và các công ty tham gia

biên soạn các văn kiện và đánh giá nhu cầu về dịch vụ, trong khi chính phủ

soạn thảo quy định pháp luật để điều chỉnh việc thuê xe đạp. Bộ Giao thông

vận tải Malaysia cho biết việc thuê xe đạp sẽ phải tuân theo các quy định tương

tự như quy định đối với dịch vụ e-hailing.

3. Thị trƣờng logistics Thái Lan:

Để đảm bảo tối đa hóa lợi thế chiến lược của mình tại trung tâm của

Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Thái Lan đang đầu tư khoảng 1,9 nghìn tỷ

baht theo Kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng giao thông Thái Lan 2015-2022 và

Kế hoạch hành động giao thông khẩn cấp 2015. Các dự án cơ sở hạ tầng chính

bao gồm: 1) Phát triển mạng lưới đường sắt liên tỉnh, 2) phát triển mạng lưới

giao thông công cộng để giải quyết các vấn đề giao thông ở Bangkok và vùng

Page 18: TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƢƠNG MẠI BÁO … logistics asean thang 012020.pdf · BỘ CÔNG THƢƠNG TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƢƠNG MẠI BÁO

17

ngoại ô, 3) tăng năng lực đường cao tốc để kết nối các cơ sở sản xuất quan

trọng của đất nước với các nước láng giềng, 4) phát triển mạng lưới giao thông

hàng hải và 5) nâng cao năng lực dịch vụ vận tải hàng không.

Thái Lan có một hệ thống đường sắt trải dài 4.429 km tạo thành một mắt

xích quan trọng trong chuỗi vận chuyển. Văn phòng của Đường sắt Hoàng gia

Siam được thành lập lần đầu tiên dưới sự kiểm soát của Bộ Công chính vào

tháng 10 năm 1890.

Đường sắt quốc gia Thái Lan (SRT) hoạt động dưới sự điều hành Bộ

Giao thông vận tải, chịu trách nhiệm xây dựng, vận hành và duy trì các tuyến

đường sắt của Thái Lan.

Theo các chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng của Thái Lan trong giao

thông (2015 - 2022) của Văn phòng Quy hoạch Giao thông và Giao thông, 887

km đường sắt sẽ được đặt vào năm 2020. SRT cũng chuẩn bị cho các chuyến

tàu cao tốc để kết nối các điểm đến du lịch và giảm thời gian di chuyển trong

các thành phố vệ tinh vào năm 2020. Chính quyền Thái Lan và Trung Quốc

đang lên kế hoạch xây dựng một tuyến cao tốc kéo dài từ tỉnh Nong Khai phía

đông bắc đến Bangkok.

Dự án tàu cao tốc này bao gồm bốn tuyến chính: Bangkok - Chiang Mai;

Bangkok - Nông Khai; Bangkok - Rayong; Bangkok - Padang Besar. Tổng

quãng đường sẽ là 1.039 km với tốc độ 250 km / giờ.

Hình 5: Bốn tuyến đƣờng sắt cao tốc của Thái Lan vào năm 2022

Page 19: TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƢƠNG MẠI BÁO … logistics asean thang 012020.pdf · BỘ CÔNG THƢƠNG TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƢƠNG MẠI BÁO

18

Nguồn: The Board of Investment of Thailand

(https://www.boi.go.th/index.php?page=railways)

4. Thị trƣờng logistics của một số nƣớc khác trong khu vực

4.1. Myanmar

Theo báo cáo mới nhất của hãng nghiên cứu thị trường Mordor

intelligence, thị trường vận tải hàng hóa và logistics của Myanmar được ước

tính trị giá hơn 4 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ hơn 7,5%/năm

trong giai đoạn 2020-2025.

Ngành logistics trong nước đang chuyển đổi, được thúc đẩy bởi hoạt

động thương mại ngày càng tăng, cải thiện kết nối và gia nhập của các công ty

quốc tế lớn.

Thiếu cơ sở hạ tầng giao thông thích hợp đã cản trở sự tăng trưởng của

ngành logistics nội địa trong nhiều năm. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế của

nước này mang đến rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp logistics.

Vị trí địa lý chiến lược của đất nước là một yếu tố quan trọng để thu hút

đầu tư. Theo đó, với vị trí địa lý quan trọng khu vực châu Á-Thái Bình Dương,

Page 20: TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƢƠNG MẠI BÁO … logistics asean thang 012020.pdf · BỘ CÔNG THƢƠNG TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƢƠNG MẠI BÁO

19

kết nối hai nền kinh tế lớn của Trung Quốc và Ấn Độ, đất nước này như một

cây cầu lục địa kết nối các khu vực Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á.

Hầu hết những công ty logistics trong nước của Myanmar còn quy mô

nhỏ, hơn ba phần tư trong số họ tham gia cung cấp các dịch vụ đơn giản, như

dỡ hàng, bốc xếp, làm thủ tục hải quan và dịch vụ giao nhận, trong khi các

công ty còn lại cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng, như dán nhãn, theo dõi lô

hàng, và kho lạnh. Khi nhu cầu về các dịch vụ này ngày càng tăng, ngày càng

có nhiều công ty bổ sung các loại dịch vụ này vào danh mục đầu tư kinh doanh

hiện tại của họ.

Vận tải hàng hóa đã trở thành một trong những hoạt động kinh tế hàng

đầu trong những năm gần đây, đặc biệt là vận chuyển đường bộ và vận tải thủy

nội địa. Với đặc điểm nhiều đồng bằng rộng lớn, vận tải đường bộ là phương

thức chủ yếu của vận tải nội địa, giúp kết nối các khu vực nông thôn và hỗ trợ

thương mại khu vực và quốc tế.

Mạng lưới đường bộ ở Myanmar tương đối kém phát triển nếu so với các

quốc gia ASEAN khác, với hơn một nửa mạng lưới đường bộ không được trải

nhựa. Cơ sở hạ tầng không phù hợp cùng với các phương tiện cơ giới ở mức độ

lạc hậu nhất ở Đông Nam Á dẫn đến chi phí vận chuyển cao và thời gian di

chuyển dài. Điều này làm cho chi phí vận tải đường bộ trong nước tương đối

cao hơn các nước khác trong ASEAN.

Thiếu tập trung vào cơ sở hạ tầng đường bộ và đầu tư kém là những trở

ngại lớn trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ trong một thời gian rất dài ở

Myanmar. Trong những năm gần đây, chính phủ đã nhận ra tầm quan trọng của

cơ sở hạ tầng logistics và do đó, đã bắt đầu chú ý đến việc cải thiện cơ sở hạ

tầng đường bộ. Điều này dự kiến sẽ tạo tiền đề cho các hoạt động logistics

trong tương lai.

Hầu hết giao thông trong nước dọc theo hành lang Yangon - Mandalay -

Muse - Kunming. Lưu lượng giao thông tại biên giới lên tới 1.000-1.500 xe tải

mỗi ngày.

Page 21: TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƢƠNG MẠI BÁO … logistics asean thang 012020.pdf · BỘ CÔNG THƢƠNG TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƢƠNG MẠI BÁO

20

Thương mại xuyên biên giới ngày càng có tầm quan trọng hơn trên khắp

khu vực Đông Nam Á và trở thành chìa khóa để tăng cường hoạt động thương

mại và phát triển kinh tế. Tất cả các quốc gia trong khu vực đã chung tay và tạo

ra sự phát triển hợp tác để tăng khả năng cạnh tranh hoàn toàn. Trong bối cảnh

này, thương mại xuyên biên giới dự kiến sẽ là động lực chính của ngành vận tải

đường bộ Myanmar.

Tăng đầu tư vào lĩnh vực xây dựng để kích thích sự tăng trưởng của thị

trường:

Dự báo tăng trưởng kinh tế tốt và vị trí địa lý thuận lợi giúp Myanmar

trở thành một điểm đến thuận lợi để đầu tư bao gồm cả các dự án xây dựng.

Với chi phí lao động gia tăng ở Trung Quốc, nhiều công ty quốc tế đang

tìm cách chuyển cơ sở sản xuất sang khu vực ASEAN. Myanmar cung cấp một

môi trường kinh tế đầy hứa hẹn cho các nhà đầu tư xây dựng và bất động sản.

Logistics đóng một vai trò quan trọng trong các dự án xây dựng, đặc biệt

là trong vận chuyển của vật liệu và thiết bị. Ví dụ, sự di chuyển của các cấu

trúc bê tông đúc sẵn từ nhà máy đến công trường. Logistics hiệu quả có thể

nâng cao năng suất và có tác động đến tổng chi phí và thời gian của dự án.

Ngành công nghiệp xây dựng Myanmar đã đạt tốc độ tăng trưởng hơn

10% trong những năm gần đây và rất nhiều khoản đầu tư lớn dự kiến sẽ chảy

vào lĩnh vực xây dựng của Myanmar trong tương lai. Ngành xây dựng của đất

nước được định giá 9,5 tỷ USD vào năm 2018, với hơn 16% GDP của quốc gia.

Thị trường vận tải hàng hóa và logistics ở Myanmar bị phân tán với một

số lượng lớn các doanh nghiệp. Các công ty lớn cho dịch vụ vận tải hàng hóa

và logistics là các công ty tư nhân, ngoại trừ hoạt động vận tải hàng hóa đường

sắt do Myanmar Rail (MR) thực hiện và hoạt động vận tải đường thủy nội địa

được thực hiện bởi các tàu cỡ lớn khoảng 1.000 DWT của Vận tải đường thủy

nội địa (IWT). Hầu hết các công ty hoạt động trong lĩnh vực logistics của đất

nước là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Yusen Logistics, DB Schenker, DHL,

CEA Project Logistics, Tập đoàn EFR là một số công ty logistics nổi bật.

4.2. Campuchia

Page 22: TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƢƠNG MẠI BÁO … logistics asean thang 012020.pdf · BỘ CÔNG THƢƠNG TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƢƠNG MẠI BÁO

21

Campuchia có hai tuyến đường sắt, cả hai đều từ thủ đô: một đến cảng

cửa ngõ tại Sihanoukville và một đến Poipet ở biên giới với Thái Lan. Đường

ray từ Phnom Penh đến Sihanoukville dài 266 km là đường đơn trong khi tuyến

đường dài 386 km đến biên giới Thái Lan chưa hoạt động đầy đủ.

Việc di chuyển container đến Sihanoukville hiện vẫn phức tạp, tốn kém

và mất thời gian.

Về phần cứng, các cơ sở chuyển giao đa phương thức là cần thiết, và

chính phủ nên tìm nguồn vốn để đầu tư cho cơ sở hạ tầng, nhưng Campuchia sẽ

khó có thể huy động tiền cần thiết để thực hiện kế hoạch tổng thể đường sắt

trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực đang có nhiều bất ổn.

Trong khi đó, cảng Sihanoukville cũng đang phải đối mặt với nhiều

thách thức của riêng nó, mặc dù một số trong số đó là do mất cân bằng cơ bản

của xuất nhập khẩu và tắc nghẽn. Xuất khẩu tăng 7,8% trong năm ngoái trong

khi nhập khẩu ăng gấp đôi hoặc 15,3%. Ngoài ra, xuất khẩu bị ràng buộc với

các quốc gia như Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu, trong khi

nhập khẩu bị chi phối rất nhiều bởi Trung Quốc.

Năm thách thức quan trọng gồm có:

Một là thiếu cơ sở hạ tầng, như đường sắt, cần thiết để giải quyết tắc

nghẽn đường bộ và hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp. Điều này là do sự

thiếu hụt năng lực, ngoài vốn ra thì còn hạn chế về nguồn nhân lực, điều đó có

nghĩa là năng suất và hiệu quả chưa đáp ứng được nhu cầu về dịch vụ logistics

phục vụ thương mại và sản xuất đang gia tăng.

Một yếu tố khác ảnh hưởng đến tình hình là tính chất căng thẳng của

chuỗi cung ứng hàng may mặc, đây là một vấn đề lớn vì ngành này chiếm gần

90% xuất khẩu. Campuchia cũng phải nhập khẩu hầu hết các vật liệu được sử

dụng trong ngành.

Trước các thách thưc đó, Campuchia đã có kế hoạch phát triển Cảng

Sihanoukville với một bến container mới, tạo cơ sở hạ tầng tốt hơn, bao gồm

một bến với ba cần cẩu quay và chín cần cẩu giàn cao su.

Page 23: TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƢƠNG MẠI BÁO … logistics asean thang 012020.pdf · BỘ CÔNG THƢƠNG TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƢƠNG MẠI BÁO

22