trong soá naøy -...

100

Upload: others

Post on 03-Sep-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

TAÄP SAN PHAÙP TAÏNGTUOÅI TREÛ TRAO ÑOÅI KIEÁN THÖÙC PHAÄT HOÏC

Soá 0415 - 05 - 2010. PL 2554

Trong soá naøy

CHUYÊN ĐỀChúng con thành

tâm hướng về Đấng Giác Ngộ

03.

Có phải đức Phật dùng một âm

nói tất cả pháp

48.

Thông Tiên #

Con đường thăng chứng

30.

TS. Thích Phước Đạt #

Một nét diệu pháp của Thủ Lăng Nghiêm

37.

Thích Huyền Châu #

NGHIÊN CỨU

GIẢNG LUẬN

Tú Hỷ #Thiên thượng

thiên hạ - Duy ngã độc tôn

14.

Tánh Hòa #

-------------------------------Chuû tröông: Thích Huyeàn Chaâu

Chuû bieân: Nhöït LaâmThö kyù: Taùnh Hoøa

vaø caùc coäng taùc vieân cuøng thöïc hieän

Vesak - Đại lễ tam hợp09.

BÌABìa 01: Thiên thượng thiên hạ Duy ngã độc tôn

Nguyên Thế #

Đánh mất cơ hội40.Nhuận Thành #

Bà già đốt am42.Thích Như Dũng #

Nguồn mạch truyền thừa dòng Lâm tế Chánh tông

55.

Phước Long #Tâm lý người đi chùa63.

Quảng Tâm-Ngô Minh Duy #

Cúng dường người ác65.Chí Ngu #

Lòng tham67.Minh Duyên #

Vô tâm69.Cỏ Non #

Ý nghĩa Bồ tát khi Đản sanh đi bảy bước nhìn

về sáu phương

24.

Nguyên Liên #

Chùa Giác Lâm một di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng Sài Gòn - Gia Định

77.

GS. Trần Đình Sơn #

Thân cò73.Đồng Niệm #

Minh Viên #

Sự xuất hiện một con người vĩ đại

19.

Lễ cúng Âm Hồn 23 - 585.Lê Thị Chân Tú #

Lỗi hẹn92.Trí Huệ #

Hoằng pháp cho doanh nhân56.

TS. TN Hương Nhũ #

Hoài cảm về xứ sở chùa tháp

80.

Quang Viên #

Taäp san Phaùp Taïng-5

CHUYÊN ĐỀ D

ChuùngCon Thaønh Taâm

Tú Hỷ �

HÖÔÙNG VEÀ ÑAÁNG GIAÙC NGOÄ ...Chúng con thành tâm hướng về đấng Giác Ngộ

vì tinh thần Bi, Trí, Dũng mà thị hiện giữa thế gian này để làm đóa hoa Vô Ưu bừng nở giữa cõi đời...

6-Taäp san Phaùp Taïng

CHUYÊN ĐỀ D

Đ ức Phật Thích Ca Mâu Ni thị hiện ở Ấn Độ

cách đây hơn hai mươi lăm thế kỷ. Ngài chính là kết tinh của Bi, Trí, Dũng, là tấm gương sáng để chúng sanh noi theo trên lộ trình giải thoát. Bởi vậy, ngày Phật Đản sanh là ngày quan trọng nhất mà toàn thể người con Phật, bằng lòng thành kính thiết tha hướng về đấng Giác Ngộ.

Chúng con thành tâm hướng về đấng Giác Ngộ vì lòng từ bi mà thị hiện ở cõi Ta bà

Lòng từ bi ấy thật khó diễn tả bằng lời, chúng con chỉ thấu ngộ bằng tự thân này, bằng sự bất giác của một chúng sanh đang còn quanh quẩn trong sanh tử. Thiết nghĩ, ngay từ khi còn là một Thái tử, ngài đã luôn lộ vẻ trầm tư và trên gương mặt lúc nào cũng thoáng nét buồn khó tả. Ngài luôn thao thức đi tìm một phương pháp hoàn mãn nhằm giúp muôn loài thoát khỏi những thống khổ của cuộc đời. Với thao thức ấy, từ một Thái tử sống trong cung vàng điện ngọc, có cả vợ đẹp con xinh,

mặc cho sự ngăn cản quyết liệt của thân phụ, ngài vẫn quyết tâm từ bỏ tất cả và khoác chiếc áo thô sơ, một thân một mình vượt rừng lội suối, tầm sư học đạo. Trải qua bao nỗi gian truân khó nhọc, thử nghiệm. Cuối cùng, ngài đã dừng lại dưới cội Tất-bát-la và phát nguyện rằng nếu không chứng được đạo quả Bồ đề thì quyết không rời khỏi cây này. Từ đó, suốt 49 ngày đêm, ngài không ngừng nỗ lực tư duy thiền định, chiến đấu với ngoại cảnh. Nhờ quyết tâm mãnh liệt như vậy. Ngài đã đại ngộ, đã thấy được nguyên nhân khổ đau của chúng sanh và tìm ra được phương pháp hoàn mãn nhất để loại trừ nó. Ngài đã thân hành, giáo hóa chúng sanh suốt 49 năm. Đến đâu ngài cũng đem giáo lý từ bi bình đẳng ban bố cho chúng sanh. Ngài nói lên tiếng nói yêu thương, khuyến hóa chúng sanh: “Chánh pháp của ta là chánh pháp tự lợi và lợi tha. Ai có khả năng tiếp nhận sự hóa độ thì ta cũng tạo yếu tố hóa độ cho họ”, đồng thời ngài khuyến hóa thánh chúng: hãy vì tình thương chúng sanh

Taäp san Phaùp Taïng-7

CHUYÊN ĐỀ D

mà du hành hóa độ, đem ánh sáng từ bi, trí tuệ ban bố cho chúng sanh: “Hỡi các Tỳ kheo, hãy hoằng dương chánh pháp toàn hảo ở đoạn đầu, toàn hảo ở giữa, toàn hảo ở đoạn cuối, toàn hảo cả hai tinh thần và văn tự…, hãy phất lên ngọn cờ của bậc thiện trí, hãy truyền dạy giáo pháp cao siêu, hãy mang lại sự tốt đẹp cho người khác. Được như vậy các con đã hoàn tất nhiệm vụ”.

Khổ đau đã có mặt do chúng sanh trong các cõi tái sinh, bản tính thường can cường và ít cảm thông cho nhau. Vì thế, truyền bá giáo lý từ bi là sứ mạng của người xuất gia. Để thực hiện nhiệm vụ ấy đức Thế Tôn dạy cho các Tỳ kheo hộ trì và tu tập ngay bản thân mình, tìm một đường sống tốt đẹp, không gây đau khổ cho thế nhân. Phật dạy: “này các Tỳ kheo, người nói pháp không tranh chấp với đời, chỉ có đời tranh chấp với ta. Này các Tỳ kheo, người nói pháp không tranh chấp với một ai ở đời”. Hoàn cảnh sống không tranh chấp ấy, tâm hành giả sẽ được an tịnh, từ đó

mới không phân biệt giáo hóa chúng sanh. Đời sống luôn là yếu tố chi phối rất nhiều đến con đường tu tập của hành giả. Đức Phật chỉ bày rất rõ ràng, để thực tập tốt hơn tâm hạnh từ bi hành giả phải chọn một lối sống thích hợp. Phật dạy: “sống giữa chúng sanh, hãy dẹp lại một bên gươm đao và các loại khí giới, không gây tổn thương cho bất luận ai, không làm cho ai phải xót đau vì một đứa con hay một người bạn, nhưng hãy mạnh dạn tiến bước như Chúa sơn lâm”. Ngài đã chọn tâm từ bi như một phương pháp thực tập an trú trong tất cả mọi hoàn cảnh và tâm từ bi như một sức sống làm an tịnh tâm thức mình, từ đó hướng về chúng sanh bằng tất cả diệu dụng từ bi.

Chúng con thành tâm hướng về đấng Giác Ngộ vì nhất thiết trí mà thị hiện ở cõi Ta bà

Thiết nghĩ rằng: điểm tận cùng của khoa học chỉ là mức khởi đầu của Phật giáo. Vì đức Phật đã tỏ ngộ chân lý tuyệt đối và giảng dạy cho đồ chúng những gì ngài biết bằng trí tuệ

8-Taäp san Phaùp Taïng

CHUYÊN ĐỀ D

siêu xuất của mình. Nền khoa học trước đây vẫn còn sơ khai, con người chưa có kính hiển vi hay viễn vọng, cũng chưa có phi thuyền không gian, thế mà Phật đã biết trong ly nước có vô số vi trùng, trong vũ trụ có hằng sa thế giới. Ngài nhìn trong vũ trụ thấy thế giới nhiều không thể kể hết, trong kinh thuộc Hán tạng có những câu “hằng hà sa số thế giới”, nghĩa là thế giới nhiều như cát sông Hằng (Ganges), hoặc câu “vi trần sát” nghĩa là cõi nước (sát), nhiều như những hạt vi trần. Ðến nay các nhà thiên văn học

nhờ kính viễn vọng nhìn thấy trong bầu hư không, có không biết bao nhiêu là thế giới. Vô số ngôi sao lấp lánh hiện trên nền trời lúc ban đêm là những hành tinh (thế giới), còn không biết bao nhiêu hành tinh khác quá xa, mắt chúng ta không thể nhìn thấy được. Chính đây là bằng chứng cụ thể. Lại nữa, có lần đức Phật cùng các thầy Tỳ kheo đi vào rừng, nhìn thấy những lá cây rơi lả tả, những lá vàng úa sắp lìa cành, đồng thời có những chồi non vừa nẩy lộc và những mầm vừa nhú khỏi vỏ cây, ngài dạy các thầy Tỳ kheo “thế giới

Lễ hoa đăng tại chùa Phước Long (Bình Định)ảnh Nhựt Lâm

Taäp san Phaùp Taïng-9

CHUYÊN ĐỀ D

đang hoại, sắp hoại và đang thành, sắp thành, cũng như lá cây trong rừng đang rụng, sắp rụng và đang nẩy chồi, sắp nẩy chồi.” Vì thế, đức Phật thường dạy thế giới có bốn thời kỳ thành, trụ, hoại, không. Ngày nay, các nhà khoa học cũng thừa nhận thế giới phải trải qua bốn thời kỳ như thế, đây là cái nhìn thích hợp giữa Phật học và khoa học mà cách nhau thời gian quá xa. Chỗ thấy biết của đức Phật đúng sự thật, hợp chân lý, nên trải qua thời gian dài mà vẫn không sai hay lạc hậu. Ðức Phật không dùng cái thấy biết tuyệt vời ấy để phân tích ngoại cảnh, sử dụng ngoại cảnh phục vụ con người. Ngài chỉ dùng cái thấy ấy, biết ấy soi sáng thẳng vào con người, để thấy biết tường tận về con người từ thể xác lẫn tinh thần. Biết rõ con người rồi, đức Phật dạy cách sống đúng tư cách con người, đồng thời chuyển hóa thân tâm để được an lạc trong hiện tại và mai sau.

Có lần đức Phật cùng các thầy Tỳ kheo đi vào rừng Simma, ngài dùng tay nắm một

nắm lá cây đưa lên hỏi các thầy Tỳ kheo: “lá cây trong tay ta nhiều hay lá cây trong rừng nhiều?” Các thầy Tỳ kheo thưa: “lá cây trong tay Thế Tôn rất ít, so với lá cây trong rừng.” Ðức Phật dạy: “cũng thế, chỗ ta thấy biết nhiều như lá cây trong rừng, những điều ta dạy các ông ít như lá cây trong nắm tay ta”. Ðiều này khiến chúng ta thấy rõ, ngài đã khẳng định trong Kinh luật Pàli “Ta là bậc thắng tất cả, Ta là bậc nhất thiết trí” hoặc trong Kinh luật Hán tạng có nói. Sau khi thành đạo, ngài đi tới vườn Lộc Uyển để thuyết pháp cho năm vị Tỳ kheo cùng tu với ngài trước kia. Trên đường đi, một người ngoại đạo tên Ưu-ba-kỳ-bà đã hỏi đức Phật tu theo đạo nào, ai là bậc đạo sư của ngài, Phật trả lời “Nhất thiết trí trên hết, không phiền không ô nhiễm. Ta tu không nhờ thầy, tự nhiên đạt Thánh đạo”.

Chúng con thành tâm hướng về đấng Giác Ngộ vì đại dũng mà thị hiện ở cõi Ta bà

Chúng con thường nghe nói về đức dũng của thái tử Tất Đạt Đa, khi ngài cương quyết rời

10-Taäp san Phaùp Taïng

CHUYÊN ĐỀ D

bỏ cung vàng điện ngọc vợ đẹp con xinh và ngôi báu đang chờ mình, để vượt thành Ca Tỳ La Vệ đi về một nơi vô định. Hành động ấy thể hiện ý chí kiên cường mãnh liệt của ngài chiến thắng tất cả ma vương mà thành Chánh Giác, rồi vượt qua muôn ngàn gian khổ để thuyết pháp độ sanh, đem lại an lạc cho đời. Như vậy, ngài quả là biểu tượng sáng ngời của tinh thần đại dũng, vì tự thân ngài luôn tỉnh giác để chiến thắng ma vương một cách vẻ vang oanh liệt.

Chủ trương về đại dũng đức Phật nhấn mạnh hai điểm. Hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy y tựa chính mình, không y tựa một ai khác. Hãy lấy chánh pháp làm ngọn đèn, hãy lấy chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một cái gì khác. Chính hai quan điểm này được xem là phản ánh trung thực đời sống tìm đạo, hành đạo, chứng đạo của Thế Tôn dựa trên kinh nghiệm bản thân của ngài và cũng gói ghém trọn vẹn tất cả giáo pháp ngài.

Thật vậy, chúng ta thấy rõ, trong hơn sáu năm tầm đạo,

hành đạo và chứng đạo, Thế Tôn đã tự mình dùng nỗ lực, đã tự mình tự lực tìm đạo, (hỏi đạo với hai vị đạo sư ngoại đạo thời danh là Alara Kalama và Uddaka Ràmaputta), đã tự mình tự lực hành trì khổ hạnh, đã tự mình tự lực hành thiền, và cũng tự mình tự lực phát triển trí tuệ và cuối cùng thành đạo dưới gốc cây Bồ đề, thành bậc Chánh đẳng Chánh giác. Ngài không nhờ một thần lực nào, không phải là hiện thân của một đấng thiêng liêng nào, không phải là hóa thân của một đấng tối cao nào. Ngài chỉ là một người, với sức mạnh thể lực và trí lực của con người, đã tự mình tìm đạo và tìm đạo thành công, đã tự mình hành đạo và hành đạo có kết quả, đã tự mình chứng đạo và chứng đạo hoàn toàn viên mãn.

Cuối cùng, chúng con thành tâm hướng về đấng Giác Ngộ vì tinh thần Bi, Trí, Dũng mà thị hiện giữa thế gian này để làm đóa hoa Vô Ưu bừng nở giữa cõi đời. Thầm mong, ngày Phật đản nhân loại hưởng được niềm hạnh phúc vô biên.

Theo truyền thống Phật giáo Đại thừa, hàng năm cứ đến mùng tám

tháng tư, là mọi quốc gia theo truyền thống Bắc truyền như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, v.v… lại tưng bừng tổ chức Đại lễ mừng Khánh đản đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Mãi đến năm 1950, Hội nghị Phật giáo thế giới tổ chức lần đầu tiên tại Tích Lan, đại diện Phật giáo 26 nước thành viên đã

Vesak

Vesak

ÑAÏI LEà TAM HÔÏPNguyên Thế �Đức Phật Đản Sanh

Đức Phật Thành Đạo

Đức Phật nhập Niết Bàn

12-Taäp san Phaùp Taïng

thống nhất lấy ngày trăng tròn tháng Vesakha theo lịch Ấn Độ (Rằm tháng Tư theo lịch Trung Hoa, khoảng trung tuần tháng Năm dương lịch) là ngày Đản sanh của đức Phật làm ngày lễ Vesak. Từ đó lễ Vesak trở thành ngày lễ chung của tất cả Phật tử trên thế giới.

Vesak là bắt nguồn từ tên gọi tháng Vesakha của Ấn Độ vì lễ Vesak được tổ chức nhân ngày sinh của đức Phật nên mọi người còn gọi là lễ Phật Đản.

Trong phiên họp khoáng đại ngày 15 tháng 12 năm 1999, Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua nghị quyết công

nhận ngày lễ Vesak là một ngày lễ quốc tế; đồng thời quyết định hằng năm sẽ có các công tác bố trí thích hợp để tổ chức ngày lễ Vesak với sự cố vấn của các đại diện quốc gia trong Hội đồng.

Ngày lễ Vesak là ngày thiêng liêng nhất của Phật tử trên thế giới, là ngày để mọi người cùng tưởng nhớ

về cuộc đời và lời giáo huấn của đấng Toàn Giác.

Còn theo truyền thống Phật giáo Nam truyền thì Đại lễ Vesak còn được gọi là lễ Tam Hợp. Bởi vì, đây chính là ngày kỷ niệm ba sự kiện quan trọng trong cuộc đời của đức Phật Thích Ca Mâu Ni: Đản sanh, Thành đạo và Niết bàn.

Nơi vườn Lumbini, hình ảnh của đức Bồ tát sơ sinh bước đi khoan thai trên bảy đóa sen hồng, tuyên bố với vũ trụ rằng đây là kiếp chót của ngài ở đời, như vẫn còn âm vang đâu đó. Chính ngày trọng đại này, ngày mà vị Thánh nhân của ba cõi

Taäp san Phaùp Taïng-13

CHUYÊN ĐỀ D

hạ sanh, đã làm cảm hứng cho lễ kỷ niệm Đản sanh được lưu truyền mãi và rộng khắp như ngày nay.

Cũng ngày này, ba mươi năm sau, vào đêm trăng tròn tháng Vesakha, bên bờ sông Neranjara, dưới cội cây Assattha, thái tử Siddhattha đã chiến thắng ma vương, đem ánh sáng trí tuệ soi rọi khắp ba cõi chúng sanh, làm rạng ngời cả tam giới. Chúng sanh hân hoan ca ngợi “Sàdhu! Sàdhu! Buddho uppanno!” (Lành thay! Lành thay! Đức Phật xuất hiện trên thế gian rồi!). Hình ảnh của đấng Giác Ngộ uy nghiêm trên Bồ đoàn (Aparàjitapallanka)1 dõng dạc tuyên bố với Ma vương: “Này Ác ma thiên, ngôi Bồ đoàn quý báu này phát sinh do phước thiện… mà Như Lai đã tạo từ vô số kiếp. Do đó, ngôi Bồ đoàn này thuộc về Như Lai, không phải của ngươi”. Đại địa rúng động, phát ra những tiếng sấm sét long trời lở đất làm cho quân ma phải khiếp sợ, ba cõi như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài, đó cũng là sự minh chứng cho lời tuyên bố của ngài.

Sau 49 năm hoằng hóa khắp mọi miền Ấn Độ, ở tuổi 80, cái tuổi mà trong tâm thức của người Việt là “cổ lai hy”, đức Phật vẫn du hành khắp nơi, thuyết giảng những chân lý sâu mầu, khai ngộ những chúng sanh còn u mê, tăm tối. Hình ảnh một bậc Đạo sư của ba cõi, những năm cuối đời tuy thân tứ đại đã mệt mỏi nhưng vào mỗi buổi sáng ngài vẫn ôm bát vào thành khất thực cùng chư vị Tỳ kheo, đêm về còn thuyết pháp giảng dạy cho các vị chư thiên, ngài tinh tấn hành trì năm phận sự gọi là Buddhakicca2 mà không bao giờ mệt mỏi… nghĩ đến thật không thể kể hết ân dày của đức Phật đối với chúng sanh.

Kinh tạng ghi rằng, vào khoảng Rằm tháng Giêng, năm đức Phật tròn 80 tuổi, sau khi khất thực ở Vesàli, thọ trai xong và trên đường trở về ngài cùng với tôn giả Ananda đi đến ngôi điện thờ Càpàla. Sau khi đến nơi, và ngồi trên chỗ đã được soạn sẵn, đức Thế Tôn đã nói với đại đức Ananda rằng:

“Này Ananda, những ai đã

14-Taäp san Phaùp Taïng

CHUYÊN ĐỀ D

tu bốn thần túc, tu tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện, thiện xảo, thời nếu muốn người ấy có thể sống đến một kiếp hay phần kiếp còn lại. Này Ananda, nay Như Lai đã tu bốn thần túc, tu tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện, thiện xảo. Này Ananda, nếu muốn Như Lai có thể sống đến một kiếp hay phần kiếp còn lại”.

Điều này được đức Phật lặp đi lặp lại nhiều lần, thế nhưng vì tâm tôn giả Ananda bị Ma vương ám ảnh, nên ngài không thể nhận hiểu sự gợi ý quá rõ ràng, để thỉnh Thế Tôn đừng nhập diệt.

Điều này, ngài đã bị đức Phật quở trách: “Này Ananda, như vậy là lỗi của ngươi, như vậy là khuyết điểm của ngươi, đã không nhận hiểu sự gợi ý quá rõ ràng, sự hiện tướng quá rõ ràng của Như Lai, ngươi không thỉnh cầu Thế Tôn: “Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy ở lại cho đến trọn kiếp, Thiện Thệ hãy ở lại cho đến trọn kiếp, vì lợi ích cho chúng sanh, vì hạnh phúc

cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho trời và người”.

Và chính vì sự thiếu sót này, mà lời thỉnh mời của Ma vương thành tựu:

“Bạch Thế Tôn, nay phạm hạnh Thế Tôn giảng dạy đã được thành tựu, thịnh đạt, phổ biến, quảng bá, biến mãn nghĩa là được khéo giảng dạy cho loài người. Như vậy, nay Thế Tôn hãy diệt độ, Thiện Thệ hãy diệt độ. Bạch Thế Tôn nay đã đến thời Thế Tôn diệt độ”.

Khi được nói như vậy, đức Phật đã nhận lời như sau: “Này Ác ma, hãy an tâm, không bao lâu Như Lai sẽ diệt độ. Sau ba tháng, bắt đầu từ hôm nay Như Lai sẽ diệt độ”. Vừa dứt lời, đại địa rúng động làm mọi loài hốt hoảng, khiếp sợ. Và từ đây, đức Phật đã giáng tiếp tuyên bố với nhân sinh rằng đêm trăng tròn tháng Vesakha sẽ là ngày mà ngài xả bỏ tấm thân tứ đại nhập vô dư Niết bàn.

Vào đêm cuối của ngày Rằm tháng Tư, đức Phật khuyên dạy, khuyến tấn tu tập đến bốn

Taäp san Phaùp Taïng-15

CHUYÊN ĐỀ D

chúng đệ tử, những lời dạy của ngài được xem như lời di huấn tối hậu. Rồi hình ảnh đức Phật an nhiên nhập vào đại định và tiến dần đến tịch diệt Niết bàn, làm biết bao nhiêu người con Phật đau buồn thương tiếc.

Cuộc đời của một bậc vĩ nhân khép lại cũng giống như bao con người khác, nhưng đã mở ra cho chúng sanh một sự tỉnh ngộ trước luân hồi, vô thường sanh diệt của vạn pháp…

Cuộc đời của đức Phật gắn liền với ngày trăng tròn tháng Vesakha như thế, nên hàng năm vào ngày rằm tháng tư, chư tôn đức theo truyền thống Nam truyền, long trọng tổ chức Đại lễ Tam hợp (lễ kỷ niệm đức Phật Đản sanh, Thành đạo, Niết bàn) rất trang trọng với nhiều hoạt động rất ý nghĩa. Trong đó, có lễ phát nguyện thọ Đầu đà (Dhutanga) rất đặc biệt, chư Tăng và Phật tử cùng nhau phát nguyện hành trì một hạnh lành trong mười ba hạnh Đầu đà suốt một ngày một đêm, để tưởng nhớ đến công hạnh của đấng Từ Phụ. Là kẻ hậu bối thiếu phước, nên sanh vào thời

“Phật hậu” nhưng đầy đủ nhân duyên gặp được ánh sáng của chánh pháp, được dùng những ngôn từ để xưng tán Tam bảo đó cũng là một hạnh phúc thật sự. Mặc dù “Phật tại thế thời ngã trầm luân, kim đắc nhân thân Phật diệt độ”; thế nhưng, sống trong đời có Phật, Pháp và hàng sứ giả Như Lai cũng đã là những nhân duyên lành gieo trồng trong quá khứ. Bởi thế, xin góp những lời chúc tụng của mình kính mừng Khánh đản. Cầu nguyện cho Phật pháp cửu trụ thế gian để làm ánh sáng soi đường cho chúng sanh trong đêm dài tăm tối.

* Chú thích1. Nghĩa là ngôi Bồ đoàn quý báu

nơi toàn thắng Ác thiên ma.2. Phận sự của đức Phật, theo

chú giải Anguttaranikàya, phần Ekakanipàtatthakathà.

- Phận sự buổi sáng trước khi độ ngọ (purebhattakicca)

- Phận sự sau khi độ ngọ (pac-chàbhattakicca)

- Phận sự canh đầu đêm (pathamayama)

- Phận sự canh giữa đêm (majj-himayama)

- Phận sự canh chót đêm (pacchimayama)

16-Taäp san Phaùp Taïng

Thieân Thöôïng

Thieân HaïDuy Ngaõõ Ñoäc Toân

L ịch sử ghi rằng hoàng hậu Ma Da là phu nhân của vua Tịnh Phạn nước Ca Tỳ La Vệ, khi sinh con, theo phong

tục của xứ mình phải trở về quê mẹ để sinh. Trên đường về, trong lúc dừng chân nghỉ tại vườn Lâm Tỳ Ni, hoàng hậu Ma Da đã hạ

Tánh Hòa �

Taäp san Phaùp Taïng-17

CHUYÊN ĐỀ D

Chỉ Ta hơn hết Hết thảy thế gian Sinh già bệnh chết.Nếu không tư duy, chúng ta

dễ hiểu lầm hai câu đầu nghĩa là “trên trời dưới đất, đức Phật là một con người duy nhất không ai vượt hơn”. Nếu hiểu vậy thì chúng ta chưa hiểu gì về đức Phật. Có thể thật sự ngài là một con người mà thế gian không ai vượt hơn, nhưng ở góc độ đức Phật xuất hiện vì lợi ích cho chư thiên và loài người, thì câu kệ kia chính là một lời khai thị, hoặc cũng có thể gọi là tôn chỉ của một giáo chủ ở cõi Ta bà.

Đọc hai câu “Nhất thiết thế gian, sanh lão bệnh tử”, chúng ta mới thấy cái ý nghĩa uyên thâm của hai câu đầu. Đức Phật nói tất cả chúng sinh không ai thoát được bốn điều khổ não sinh, già, bệnh, chết. Thật vậy, chuyện sanh, già, bệnh, chết là bản cáo trạng cho mỗi một chúng sanh trong ba cõi: dục giới, sắc giới và vô sắc giới, ngay cả đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi đến cõi Ta bà vẫn phải thị hiện, trải qua bốn tướng sanh, già, bệnh, chết. Vì thế “Ta” ở

sinh thái tử Tất Đạt Đa. Khi thái tử sinh ra thì ngài đi bảy bước, mỗi bước chân là một hoa sen nâng đỡ, đến bước cuối cùng ngài đưa một tay chỉ trời, một tay chỉ đất mà nói rằng: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”. Ngày nay chúng ta thấy, đa phần các chùa tái hiện hình ảnh đức Phật đản sanh tại vườn Lâm Tỳ Ni vào ngày lễ Phật đản, tức là ngày Rằm tháng Tư âm lịch hằng năm để ghi nhớ sự kiện trọng đại lịch sử này. Vậy, với một tay chỉ lên trời và một tay chỉ xuống đất, Ngài tuyên bố rằng: “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn” thì ý nghĩa của câu nói này như thế nào?

Muốn hiểu hết câu nói ấy thì chúng ta cần phải biết, lúc Đản sanh đức Phật không chỉ nói “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn” không thôi, mà một bài kệ đầy đủ như sau:

“Thiên thượng thiên hạDuy ngã độc tônNhất thiết thế gianSinh lão bệnh tử”.Tạm dịch:Trên trời dưới đất

18-Taäp san Phaùp Taïng

CHUYÊN ĐỀ D

đây dứt khoát không phải là thân tướng của đức Phật.

Trong Kinh Kim Cang, đức Phật dạy: Này Tu Bồ Đề, ý ông nghĩ sao? Có thể do ba mươi hai tướng mà nói là Như Lai chăng? Tu Bồ Đề thưa rằng do ba mươi hai tướng nên gọi là Như Lai. Phật bảo: Tu Bồ Đề, nếu do ba mươi hai tướng cho là Như Lai, thì Chuyển Luân Thánh vương cũng có ba mươi hai tướng tức là Như Lai. Tu Bồ Đề thưa: Không nên vì ba mươi tướng tốt mà gọi là Như Lai. Đức Phật liền đọc bài kệ :

“Nhược dĩ sắc kiến ngã,Dĩ âm thanh cầu ngã,Thị nhơn hành tà đạo,Bất năng kiến Như Lai”.

(Nếu lấy sắc thấy taDùng âm thanh cầu taNgười ấy hành đạo tàKhông thể thấy Như Lai). Như vậy, cả sắc tướng và

âm thanh là tướng sanh diệt, mà “Ta” là bất diệt… “Ta” không từ đâu đến và không đi về đâu nên gọi là Như Lai. Còn có đến có đi thì là pháp hữu vi sanh diệt, mang đặc tính “như mộng, huyễn, bọt, bóng,

như sương và như chớp”, cho nên chữ “Ta” ở đây cũng gọi là tự tánh Phật. Vì tự tánh Phật là như như, thường hằng, nên chẳng phải có sở thấy và sở cầu, người nào chạy theo ngoại cảnh để tìm cầu, thì bị Phật quở là kẻ hành đạo tà, không bao giờ thấy được Phật.

Thế thì, muốn thấy Phật, ta phải làm thế nào?

Câu chuyện nhận lấy Phật tánh của Thần Quang qua pháp an tâm của tổ Bồ Đề Đạt Ma: Sau khi chặt tay cầu đạo, ngài xin Tổ dạy pháp an tâm. Đây là vấn nạn lớn của ngài, vì lâu nay thấy tâm mình không an, tham vấn nhiều nơi mà chưa tìm ra lối thoát. Khi nghe Tổ bảo một câu đơn giản “Đem tâm ra ta an cho!”, thì như làn chớp giật, ngài chợt thấy rõ ràng sự thật, xưa nay cái bất an mà mình cho là tâm, chỉ là bóng dáng không thật của tiền trần. Do chạy theo cái bất an, cho tâm bất an này là của mình, đem cái tâm này sợ cái tâm kia, nên có sự mâu thuẫn dằng co trong nội tâm, lớp này chồng lên lớp khác, gây đau khổ triền miên. Bây

Taäp san Phaùp Taïng-19

CHUYÊN ĐỀ D

giờ nhìn thẳng vào nó, ngài chợt thấy đó chỉ là vọng tưởng hư dối, do đây thầm nhận bản tánh hằng tri, nên được Tổ đổi tên là Huệ Khả.

Tánh này theo Lục tổ Huệ Năng thì không sanh không diệt, không phải không quấy, ở phàm phu chẳng giảm, ở hiền thánh chẳng tăng, trụ trong phiền não mà không loạn, ở trong thiền định mà chẳng lặng lẽ, chẳng đoạn chẳng thường, chẳng đến chẳng đi, chẳng ở khoảng giữa và trong ngoài, không sanh không diệt, tánh tướng như như, thường trụ chẳng đổi gọi đó là Phật.

Vậy, tánh bất sanh bất diệt hằng thanh tịnh sáng suốt còn gọi là Phật tánh chính là “duy ngã” mà đức Phật tuyên bố lúc hạ sanh. “Duy ngã” này cũng chính là chơn ngã như như, thường hằng bất biến, siêu việt cả không gian và thời gian, cho nên trong Kinh Bát Nhã gọi là Bồ đề, Kinh Hoa Nghiêm gọi là Pháp giới, Kinh Kim Cang gọi là Như Lai, Kinh Tịnh Danh gọi là Pháp thân, Kinh Niết Bàn gọi là Phật tánh...

Đ ứ c Phật, ngài đã nhận ra và sống viên mãn với chơn ngã này nên ngài t h à n h Phật, còn chúng ta thì sao? Có lẽ chúng ta luôn thấy đời

Bánh xe chuyển pháp - ảnh Hải Lan

20-Taäp san Phaùp Taïng

là thật, là vui, nên mọi thứ trên cuộc đời này (tài, sắc, danh, thực, thùy) là mục tiêu chúng ta hướng tới, không ngần ngại vì mục tiêu này mà tranh giành

chen lấn lẫn nhau, cho nên suốt đời chính ta đeo mang Tám khổ (sanh, lão, bệnh, tử khổ, cầu muốn không được khổ, thương yêu không gặp nhau khổ, oán ghét gặp nhau khổ, khổ vì năm uẩn sắc thọ tưởng hành thức có sự bất bình thường). Dẫu cho con người trong thế giới lên hết mặt trăng dạo chơi, hay xuống tận đáy đại dương làm nhà, thì tám khổ này cứ thi nhau hành hạ.

Vậy, “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” có thể hiểu rằng trên trời dưới đất chỉ có chơn ngã là trên hết, và đây chính là lời khai thị cho chúng ta ngay từ buổi đầu đức Thế Tôn xuất hiện.

Lời khai thị của đức Phật là bất diệt và chúng sanh cũng bất diệt, xin sám hối cùng ngài, hàng phàm phu chúng con cang cường khó dạy, từ sơ khai ngài đã hướng chúng con tìm chân tướng của vạn pháp, để mau về Bảo tháp ngồi tòa Như Lai, nhưng đến tận bây giờ chúng con vẫn còn đang chơi giỡn cười, không biết đâu là nhà. Cuộc đời chúng con vẫn mãi là một gã cùng tử đi tìm ngọc minh châu, dẫu viên minh châu đã có sẵn trong chéo áo nhưng có lẽ do ngu muội chúng con chưa tìm thấy hay có thấy cũng cứ nghĩ đó là đá, sỏi cho nên suốt thời gian chúng con vẫn còn đi đi lại lại trên cõi Ta bà này.

Sắp đến ngày Khánh đản, nguyện chư Phật thường trú trong mười phương thế giới, gia trì oai lực cho tất cả chúng con mau chóng nhận ra minh châu trở về chơn ngã, thành tựu mục đích cứu cánh, có như vậy chúng con mới xứng đáng là hàng đệ tử của Phật và không hổ thẹn khi xưng danh Thích tử.

SÖÏ XUAÁT HIEÄNmoät con ngöôøi vó ñaïi

T heo nhiều sử liệu về lịch sử Ấn Độ cho thấy rằng: trước thời đức Thế Tôn xuất hiện đã có rất nhiều đạo giáo với

những tư tưởng triết học chính trị xã hội vô cùng phức tạp. Với luật Manu đã ấn định nhiều sinh hoạt bất công trong xã hội, con người được phân ra làm bốn giai cấp rõ rệt đó là Brahmana (Bà la môn) cùng Ksatriya (Sát đế lợi) là giai cấp vua quan thống trị, nắm tất cả quyền hành trong xã hội. Hai giai cấp này luôn tỏ ra uy quyền để áp bức bóc lột và đe dọa, hành phạt hai giai cấp còn lại đó là Váisya (Phệ xá) và Souda (Thủ đà la). Những ai được sanh ra và lớn lên trong hai giai cấp được coi là hạ tiện này thì bị xã hội khinh miệt và không được sự bảo hộ của luật pháp. Bốn giai cấp này theo chế độ thế tập, cha truyền con nối. Vì vậy, người dân nô lệ thì cứ đời đời làm nô lệ, tạo thành một xã hội bất công.

Minh Viên �

22-Taäp san Phaùp Taïng

CHUYÊN ĐỀ D

Trong xã hội có thể chế như vậy, tư tưởng tôn giáo lại rối ren như thế, con người không còn tin tưởng vào chính sự nỗ lực của bản thân mình và cũng không biết đâu làm chỗ nương tựa. Trong một hoàn cảnh bế tắc như thế, đức Phật xuất hiện như một vầng trăng sáng giữa bầu trời không có vì sao, làm tan đi bóng đêm dày đặc từ bao đời che phủ. Ngài không những là vị cứu tinh cho xã hội Ấn Độ thời bấy giờ mà là người vạch ra hướng đi mới cho nhân loại. Trong Kinh Tăng Chi I, nói rằng: “Một người, này các Tỳ kheo khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đem lại hạnh phúc cho đa số, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư thiên và loài người. Một người ấy là ai? Chính là Thế Tôn, bậc A La Hán chánh đẳng giác”1.

Quả thật sự xuất hiện của đức Thế Tôn là sự xuất hiện của từ bi và trí tuệ, từ khi ngài xuất hiện đã có những thay đổi lớn về chủ trương sinh hoạt trong 1.Kinh Tăng Chi I, Phẩm Một Người, HT Minh Châu dịch., VNCPHVN ấn hành, 1996

sự phân chia giai cấp của dân chúng Ấn Độ thời bấy giờ. Có thể nói ngài như một nhà cách mạng vĩ đại, bởi chính ngài đã chống lại hệ thống giai cấp hủ lậu, dạy sự bình đẳng cho nhân loại, đem đến cơ hội đồng đều cho tất cả, giúp con người vươn lên trong mọi nẻo đường đời. Ngài không chấp nhận trên hình tướng, dung sắc hay là trên danh tự ngữ ngôn đã đặt định cho mỗi giai cấp ở trong xã hội của bao đời truyền lại, mà ngài đánh giá trên hành vi, trí tuệ thực chất của người đó.

Như trong Kinh Trường Bộ có vị Bà la môn Sonadanda đến yết kiến đức Thế Tôn và sau khi yết kiến xong được Ngài hỏi lại: “Này Bà la môn, những vị Bà la môn phải đầy đủ bao nhiêu đức tính mới được gọi là Bà la môn”?

Bà la môn Sonadanda trả lời: Có năm đức tánh. Thế nào là năm?

Là người có huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ. Là nhà trì chú, thông hiểu ba tập Vedà. Là người đẹp trai, khả ái, làm đẹp lòng mọi người. Là người đầy đủ giới hạnh cao

Taäp san Phaùp Taïng-23

CHUYÊN ĐỀ D

dày. Và vị ấy là người học rộng, sáng suốt.Đức Thế Tôn hỏi tiếp: “Này Bà la môn, trong năm đức tánh

này, có thể bỏ qua một đức tánh nào, chỉ có bốn đức tánh thôi, mà vẫn có thể gọi là Bà la môn?”

Bà la môn trả lời: trong năm đức tánh này, chúng tôi có thể bỏ dung sắc; rồi ngài hỏi tiếp lần hai, thì bỏ luôn chú thuật, lần ba thì bỏ thọ sanh, chỉ còn lại hai đức tánh đó là: trí tuệ và giới hạnh. Đức Thế Tôn hỏi tiếp: “Này Bà la môn trong hai đức tánh ấy, có thể bỏ qua một đức tánh nào vẫn có thể gọi là Bà la môn?”

Tôn giả Gotama, không thể được, trí tuệ được giới hạnh làm cho thanh tịnh, giới hạnh được trí tuệ làm cho thanh tịnh. Chỗ nào có giới hạnh, chỗ ấy có trí tuệ; chỗ nào có trí tuệ, chỗ ấy có giới hạnh; người có giới hạnh nhất định có trí tuệ; người có trí tuệ nhất định có giới hạnh. Qua đoạn Kinh trên chúng ta thấy rằng khả năng nhiếp phục cũng như sự khéo léo của đức Thế Tôn để sửa đổi những tập tục cổ hủ đương thời, quả thật là một điều khó làm, mà ngài lại làm được.

Với tâm nguyện xuất hiện trên cuộc đời này là vì hạnh phúc cho chúng sanh và nhân loại, nên chủ trương của ngài không giống như các đạo giáo khác là có một giáo chủ hay thượng đế đầy uy quyền thưởng phạt, mà giáo chỉ của đức Phật luôn đề cao tính bình đẳng và nhân bản, lấy sự tinh tấn nỗ lực của con người làm gốc.

Chính sự đề cao về khả năng

Bảo Tháp chùa Bạc (Campuchia)ảnh Nhựt Lâm

24-Taäp san Phaùp Taïng

CHUYÊN ĐỀ D

con người, cho nên trong suốt 49 năm hoằng dương chánh pháp, đi khắp nơi trong xứ Ấn Độ, đâu đâu cũng có dấu chân của ngài. Đối với việc hóa độ chúng sanh, tiếp nhận đệ tử không có ranh giới, không có phân biệt màu da, chủng tộc, ngài thành lập một hội chúng gồm cả nam và nữ, sống độc thân và dân chủ. Ngài đem tình thương vô biên cho tất cả muôn loài ai nấy cũng đều như nhau, từ hạng người cùng

đinh như gã gánh phân, thợ cạo tóc cho đến những người giàu sang phú quý, từ người thấp hèn đê tiện như gái giang hồ cho đến các bậc vua chúa đầy uy quyền, ngài đều tiếp nhận tất cả, bởi vì Phật đạo ví như biển cả, nước ở sông, ở rạch đều chảy vào biển thì đồng hóa một vị, trong Tăng đoàn cũng thế, dầu sang hèn, trí ngu đã vào tăng đoàn rồi cũng đồng một hạng. Và đức Thế tôn cũng đã từng tuyên bố: “không

Đạo tràng Niệm Phật-ảnh Tánh Hòa

Taäp san Phaùp Taïng-25

CHUYÊN ĐỀ D

có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ và dòng nước mắt cùng mặn”.

Chính ngài đã dạy rằng, con người có thể đạt đến giải thoát và thanh tịnh bằng tự nỗ lực của bản thân mà không cần lệ thuộc vào một đấng thượng đế ngoại tại hay một giáo sĩ trung gian nào. Chính ngài đã dạy, thế giới vị kỷ này lý tưởng phụng sự cao cả và vô tư. Ngài tuyên bố rằng các cánh cửa đưa đến thành công đã mở cho tất cả mọi người trong mọi điều kiện, hoàn cảnh sống cao hay thấp, thánh hiền hay tội phạm, những ai muốn lật một trang mới và ước mong được hoàn thiện.

Theo lời dạy của ngài, thì bất cứ ai cũng có thể cầu mong đạt đến viên mãn. Đức Phật không cho rằng loài người đều là những kẻ hèn hạ, trái lại ngài còn khích lệ họ, nói tâm hồn họ vốn xưa nay thanh khiết. Và để khuyến khích đệ tử trông cậy vào chính mình, ngài đã dạy trong Kinh Đại Bát Niết Bàn: “Các con hãy lấy mình làm hòn đảo, hãy lấy mình làm chỗ nương tựa, chớ tìm chỗ nương tựa nơi người khác”. “Các con

phải tự nỗ lực, các đức Như Lai chỉ là bậc Đạo sư”.

Còn một điều quan trọng đặc biệt nhất mà không có một tôn giáo nào có, đó là vị giáo chủ của Phật giáo không độc quyền quả vị giác ngộ, bởi vì ngài cho rằng ai cũng có thể đạt được như ngài nếu có sự nổ lực tu tập của tự thân “Ta là Phật đã thành còn chúng sanh là Phật sẽ thành”, đây là nền tảng để hình thành tính nhân bản và bình đẳng một cách triệt để trong đạo đức, luân lý Phật giáo.

Với ý chí sắt đá, trí tuệ sâu xa, tình thương rộng lớn, lòng từ bi vô hạn, đức phụng sự vô tư, sự từ bỏ thế tục có tính cách lịch sử, tinh khiết hoàn toàn, với những phương pháp hóa độ hết sức khéo léo và cuối cùng là sự thành công của ngài. Tất cả những yếu tố đó đã làm cho không ít người trên toàn cầu hoan nghênh đức Thế Tôn là vị Đạo Sư tối thượng vậy. Cho nên sự xuất hiện của ngài chính là một triết lý nhân bản, đem đến an lạc hòa bình cho thế giới nhân loài.

26-Taäp san Phaùp Taïng

CHUYÊN ĐỀ D

Theo Kinh Ưu Bà Di Tịnh Hạnh, Bồ tát Tất Đạt Đa sau khi mới Đản sanh đã đi bảy bước nhìn về sáu phương, đến bước thứ bảy một tay chỉ trời, một tay chỉ đất và nói lời rằng:

“Thiên thượng, thiên hạ duy ngã độc tôn”. Với việc Bồ tát khi mới Đản sanh đã có những thần lực thị hiện phi phàm như thế, ngày nay có nhiều quan điểm tranh cãi khác nhau, hoặc chấp nhận hoặc không tán đồng. Tuy nhiên trên bình diện nghiên cứu, chúng ta thử tìm hiểu những ý nghĩa trong việc thị hiện, qua đó để thấy được thông điệp Bồ tát muốn gởi đến cho mọi người trong buổi đầu xuất thế.

Thật vậy, chư Bồ tát mỗi khi động chân, cất bước hoàn toàn khác với phàm phu, đó là không phải tự nhiên hay vô nhân mà đều hàm chứa những mật ý sâu xa trong mỗi hành vi cử chỉ của các ngài. Sự kiện Bồ tát sau khi hạ sanh đi bảy bước, tóm thâu không ngoài ba ý nghĩa sau:

- Ngài là chúng sanh duy nhất đã thoát ly sáu nẻo luân hồiTất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, do vô minh và ái dục che

lấp nên mãi tạo nghiệp để rồi phải trôi lăn trong sanh tử luân hồi.

YÙ nghóa

BOÀ TAÙT KHI MÔÙI ÑAÛN SANH

Nguyên Liên �

ÑI BAÛY BÖÔÙC

NHÌN VEÀ SAÙU PHÖÔNG

Taäp san Phaùp Taïng-27

CHUYÊN ĐỀ D

Tùy theo nghiệp thiện hay bất thiện gây tạo mà chúng sanh đó có khi làm trời, người hay đọa vào một trong bốn ác thú. Còn chư Phật Bồ tát thì khác, các ngài đã đập nát cột kèo vô minh, xô đổ bức tường ái dục, khi vô minh và ái dục đã phá tan, ngôi nhà kiên cố luân hồi đã sụp đổ, thì kể từ đây quý ngài không còn là khách vãng lai trong sáu đường luân hồi.

- Ngài là vị Phật thứ bảy xuất hiện ở thế gianBảy vị Phật xuất hiện, đó là thời quá khứ trang nghiêm kiếp có

ba vị Phật là Phật Tỳ Bà Thi, Phật Thi Khí và Phật Tỳ Xá Phù; còn trong hiện tại hiền kiếp có bốn vị Phật là Câu Lưu Tôn, Phật Câu Na Hàm Mâu Ni, Phật Ca Diếp và Phật Thích Ca Mâu Ni. Như vậy đức Phật Thích Ca là vị Phật thứ bảy, xuất hiện ở hiện tại hiền kiếp, vào kiếp thứ chín của trung kiếp thành, lúc tuổi thọ của con người ở đây còn một trăm tuổi.

- Giáo pháp của đức Phật trong mai hậu sẽ lan rộng khắp năm châu bốn bể

Số bảy là số cực đại theo triết học phương Đông, là số bao trùm cả thời gian và không gian. Về phương diện không gian thì không ra ngoài bốn hướng đông, tây, nam, bắc,về phương diện thời gian, thì không ra ngoài ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai.

Số bảy bao trùm cả không gian và thời gian, nhằm nói lên ý nghĩa giáo pháp của ngài trong mai hậu sẽ lan rộng khắp mọi nơi (không gian) và ở bất kỳ thời điểm nào (thời gian). Do

28-Taäp san Phaùp Taïng

CHUYÊN ĐỀ D

vì giáo pháp của ngài luôn đúng với chân lý, với sự thật, như lời tôn giả A Nậu Lâu Đà tán thán trong đêm Phật sắp nhập Niết bàn: “Bạch đức Thế Tôn! mặt trăng có thể làm cho nóng lên, mặt trời có thể làm cho lạnh đi, nhưng pháp Tứ đế do Ngài nói ra không bao giờ đổi khác”. Thật vậy, với giáo pháp của ngài trải qua hơn hai mươi lăm thế kỷ đã chứng minh cho ta thấy được rằng ở bất cứ nơi đâu, vào thời điểm nào cũng lưu truyền và được mọi người hoan hỷ đón nhận tin tưởng một cách tuyệt đối.

Thứ nữa, Bồ tát khi đi bảy bước đã nhìn về sáu phương; việc Bồ tát nhìn về sáu phương nói lên ý nghĩa gì?

Các ý nghĩa này trong Kinh Ưu Bà Di Tịnh Hạnh đã ghi lại rõ ràng:

Bồ tát đi bước thứ nhất nhìn về phương Đông, để chỉ cho chúng sanh biết rằng ngài là bậc đạo sư tối thượng hiện trong cuộc đời (Thị Đông phương giả vi chư chúng sanh tác đạo sư cố).

Phương Đông là phương mặt

trời mọc, biểu thị cho trí tuệ. Bồ tát nhìn phương Đông nói lên ý nghĩa sự xuất hiện của ngài chính là sự xuất hiện của trí tuệ. Trí tuệ này siêu việt tất cả mọi trí thức thế gian, có năng lực hủy diệt sự thống khổ, dựng lập thành trì Niết bàn.

Với trí tuệ siêu việt này, Ngài đã tìm ra con đường Thánh đạo, hướng đến thành trì Niết bàn mà từ ngàn xưa đến nay không có một ai ngoài ngài có thể tìm được. Vì thế trong Kinh Pháp Hoa, ngài được mọi chúng sanh tôn xưng là “bậc đạo sư hướng dẫn năm trăm người đi về Bảo sở. Ngài là bậc đạo sư tối thượng của chúng sanh xuất hiện trong cuộc đời này”.

Bồ tát đi bước thứ hai nhìn về phương Nam, để chỉ cho chúng sanh biết rằng sự xuất hiện của Ngài như đám ruộng phước mát mẻ đến cho chúng sanh. (Thị Nam phương giả vi chư chúng sanh tác lương điền cố).

Phương Nam là phương xuất phát các ngọn gió nồm, mang hơi nước mát làm vơi đi bao cơn nóng bức, khó chịu cho con người. Cũng vậy, sự xuất hiện

Taäp san Phaùp Taïng-29

CHUYÊN ĐỀ D

của đức Phật với giáo pháp vô ngã chẳng khác nào như những đám ruộng phước mát mẻ, xua tan đi bao cơn nóng bức thiêu đốt phiền não của mỗi chúng sanh.

Trong Kinh Pháp Hoa, phẩm Thí Dụ có đưa ra hình ảnh ngôi nhà lửa mà tất cả chúng sanh trong tam giới bị thiêu đốt không một ai tránh khỏi. Bấy giờ có vị trưởng giả với tâm đại bi, dùng phương tiện “ba xe” để dẫn dắt chúng sanh ra khỏi ngôi nhà đó. Sự xuất hiện của đức Phật trong cuộc đời này chẳng khác vị trưởng giả ấy, đầy đủ tâm đại bi, dùng vô số pháp môn phương tiện dẫn dắt chúng sanh ra khỏi sự thiêu đốt của lửa phiền não trong tam giới.

Bồ tát đi bước thứ ba nhìn về phương Tây, để chỉ cho chúng sanh biết rằng đây là thân cuối cùng của Ngài trong vòng sanh tử luân hồi (Thị Tây phương giả ngã sanh dĩ tận thị tối hậu cố).

Phương Tây là phương mặt trời lặn, đây là thời điểm ánh sáng mất, màn đêm buông xuống, tất cả cảnh vật chìm vào đêm tối. Cũng vậy, vạn

loại chúng sanh từ vô thỉ đến nay mãi hốt hoảng trong cơn ác mộng sanh tử, luân hồi, còn đức Phật, ngài thoát ra khỏi vòng quay ấy vì đã vĩnh viễn cắt đứt sợi dây trói buộc của vô minh và ái dục.

Đức Phật là bậc đã đoạn sạch vô minh, ngài là vị duy nhất trong Tam giới đoạn trừ phân đoạn sanh tử, hơn thế nữa ngài còn là bậc siêu việt giữa đại chúng Bồ tát, là đã đoạn tận biến dịch sanh tử. Có thể nói ngài đã thực chứng vô sanh, từ nay trở đi không còn bị chi phối sanh tử nhọc nhằn như bao chúng sanh khác.

Bồ tát đi bước thứ tư nhìn về phương Bắc, để chỉ cho chúng sanh biết rằng ngài sẽ đắc vô thượng chánh đẳng chánh giác trong đời này (Thị Bắc phương giả ư nhất thiết chúng sanh ngã đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề cố).

Phương Bắc là phương xuất phát các luồng gió lạnh làm cho con người run rẩy khó chịu, dụ cho các phiền não gây chướng ngại tu học của chúng sanh. Đức Phật thì khác, ngài đã trải

30-Taäp san Phaùp Taïng

CHUYÊN ĐỀ D

qua “tam kỳ quả mãn, bách kiếp nhân viên”, ngài là bậc đã đoạn trừ ba hoặc là kiến tư hoặc, trần sa hoặc và vô minh hoặc. Ngài đã thành tựu ba trí là nhất thiết trí, đạo chủng trí và nhất thiết chủng trí. Ngài là bậc đã thành tựu ba thân là ứng thân, báo thân và pháp thân…

Công hạnh tu hành của ngài trong vô lượng kiếp viên mãn, từ bi và trí huệ đã tròn đầy, mọi phiền não trần lao chướng ngại đã dứt sạch, kiếp này ngài xuất hiện trong cuộc đời để thành tựu quả vị Vô thượng Chánh giác, chuyển đại pháp luân hóa độ vô lượng chúng sanh.

Bồ tát đi bước thứ năm là nhìn xuống phương Dưới để chỉ cho chúng sanh biết rằng sự xuất hiện của ngài trong cuộc đời này là hàng phục các loại ma (Thị Hạ phương giả vi dục phá ma binh chủng linh kỳ thối tán cố)

Ma không phải chỉ cho những loại ma ba đầu sáu tay, ma ở đây chỉ cho những duyên phá hoại, làm hành giả thối thất đạo tâm, cuồng loạn mất chánh niệm. Ma gây chướng ngại tuy

nhiều, cũng không ngoài ngũ ấm ma, phiền não ma, thiên ma và tử ma. Hành giả xưa nay tu hành cũng có nhiều vị nội tâm dõng mãnh phát nhiều đại nguyện kiên cố, nhưng trong số đó rất hiếm người đắc đạo, hết thảy đều do các loài ác ma gây chướng ngại. Còn đức Như Lai là bậc duy nhất trong trời người đã hàng phục các loài ma, như trong Kinh Niết Bàn: “đức Như Lai đã hàng phục các loài ma, do nhân duyên đó mà thành tựu công đức chân thật, nên hiệu là Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri,... hiệu là Tam Giới Tôn”. Do sự tu tập từ vô lượng kiếp nên ngài đã dứt sạch tứ ma, kiếp này ngài xuất hiện trong cuộc đời là để tôi phục các loài ma, hộ trì chúng sanh tu hành sớm thành Phật đạo.

Bồ tát đi bước thứ sáu và nhìn lên phía Trên, để chỉ cho chúng sanh biết rằng sự xuất hiện của ngài trong cuộc đời này là làm chỗ quy y cho tất cả trời người. (Thị Thượng phương giả vi chư thiên chi sở quy y cố).

Tại sao giữa các vị giáo chủ, đức Phật là chỗ quy y duy nhất

Taäp san Phaùp Taïng-31

CHUYÊN ĐỀ D

Do vậy, ngài là bậc thù thắng, bậc siêu tuyệt, bậc tôn quí nhất ở thế gian, không có bất kỳ một chúng sanh nào dù là đại Phạm thiên, Ma vương, Quỷ thần, A tu la có oai đức sánh bằng.

Tóm lại, qua việc thị hiện thần lực của Bồ tát khi mới Đản sanh đã đi bảy bước, nhìn về sáu phương, nói lên được oai lực siêu việt của một bậc phi phàm, đồng thời báo hiệu cho tất cả chúng sanh biết rằng: sắp có một bậc Thánh tối thượng xuất hiện ở đời. Kể từ đây bóng tối vô minh ngự trị bao đời sẽ bị xua tan, con đường tu tập giải thoát sẽ được dựng lập, niềm vui và nụ cười sẽ tiếp nối trên mỗi khuôn mặt vạn loại chúng sanh. Bởi có niềm vui nào sánh bằng niềm vui của đấng Đại Giác xuất hiện, chỉ bày pháp môn tối thượng cho mọi người đồng tu tập.

cho tất cả trời người? Do vì giữa Phật và các vị giáo chủ có sự khác biệt.

Sai biệt do hình tướng: là các vị giáo chủ khác không có thân ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp như đức Phật.

Do tự tánh: nghĩa là các vị giáo chủ khác tâm còn phiền não, lòng chưa thuần thiện, còn đức Phật là bậc đã lìa phiền não, tâm tánh hoàn toàn thuần thiện.

Do tác nghiệp: nghĩa là các bậc giáo chủ khác trong hành vi hay lời nói còn gây đau khổ cho mọi người, còn đức Phật là tâm quảng đại sáng suốt, thường trụ nơi chánh định, hay làm lợi ích cho mọi người.

Qua sự so sánh trên chúng ta thấy đức Phật mới chính thực là bậc đáng quy y duy nhất cho tất cả trời người.

Sau cùng Bồ tát đi bước thứ bảy, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất và nói rằng: “thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn”

Chữ Ngã ở đây là chân ngã (Phật tánh); ngài nói câu này khẳng định cho chúng sanh biết rằng ngài là bậc duy nhất trong tam giới đã thân chứng tự tánh.

32-Taäp san Phaùp Taïng

GIẢNG LUẬN D

Tr ư ớ c s ự

thành tựu của nền công nghiệp hóa kỹ thuật tiên tiến và sự bùng nổ công nghệ thông tin toàn cầu của thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, người ta nhận ra vấn đề đầu tư chất xám, đầu tư trí tuệ như là vấn đề hàng đầu và cấp thiết nhất của mỗi người trong đời sống phát triển văn minh hiện nay. Đây chính là con đường thăng tiến để tự hoàn thiện chính mình, làm tiền đề để hội nhập vào con đường thăng chứng như đức Phật và các thánh đệ tử của ngài đã đi qua. Mục đích của con đường này đưa đến an lạc, hạnh phúc cho mọi người đang hiện hữu trên cõi đời này.

Con ñöôøng TS. Thích Phước Đạt �

thaêng chöùng

Ngồi thiền-ảnh Tấn Thành

Taäp san Phaùp Taïng-33

GIẢNG LUẬN D

Thật vậy, trong những năm gần đây, nhờ sự đóng góp thiết thực của công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng Internet, làm cho làng địa cầu thu nhỏ lại, nhân loại xích lại gần nhau, hiểu biết nhau hơn. Nguồn tinh hoa tri thức và thông tin không biên giới này trở thành cơ sở động lực để tự mỗi con người tự hoàn thiện chính mình trước một đời sống phát triển trên các lãnh vực như

văn hoá, giáo dục, kinh tế, xã hội v.v... chính Peter Druker nhà quản lý kinh tế Mỹ cũng thừa nhận vai trò tất yếu của nền kinh tế hiện đại là sự sản xuất và phân phối tri thức và thông tin chứ không phải là sự sản xuất và phân phối vật chất. Tri thức là nguồn động lực của sự tăng trưởng kinh tế, những cống hiến của tri thức và kỹ thuật ngày càng lớn đối với sự tăng trưởng kinh tế. Xem ra đầu tư chất xám hay còn gọi là đầu tư trí tuệ (thực chất là đầu tư tri thức) đã trở thành vai trò quyết định cho con đường thăng tiến dẫn đến một đời sống thăng hoa vật chất lẫn tinh thần của mỗi cá thể. Trong khi đó tôn chỉ của đạo Phật là “duy tuệ thị nghiệp” lấy trí tuệ làm sự nghiệp để giải thoát khổ đau, xây dựng thế giới hạnh phúc thật sự đã được xác lập từ lâu, cách đây 2500 năm. Đây chính là tiến trình tu tập trí tuệ hay còn gọi là con đường thăng chứng của mỗi vị hành giả cần phải tuệ tri để chứng đạt chân lý, thành tựu chánh trí, thể nhập Niết bàn an lạc.

Có nhiều bản Kinh Nikaya1 đã xác chứng như thế nào được gọi là trí tuệ khi hành giả tiến sâu vào con đường tuệ giác vô thượng. Kinh Đại Phương Quảng, đức Phật đã trình bày sự sai khác giữa liệt tuệ và trí tuệ như sau:

“Này Hiền giả, như thế nào được gọi là liệt tuệ? Này Hiền giả,

thaêng chöùng

Ngồi thiền-ảnh Tấn Thành

34-Taäp san Phaùp Taïng

GIẢNG LUẬN D

vì không tuệ tri (Nappajanati) này Hiền giả nên được gọi là liệt tuệ. Không tuệ tri là gì? Không tuệ tri đây là khổ, không tuệ tri đây là khổ tập, không tuệ tri đây là khổ diệt, không tuệ tri đây là con đường đưa đến khổ diệt”.“Này Hiền giả, như thế nào được gọi là trí tuệ? Vì có tuệ tri, có tuệ tri này Hiền giả nên được gọi là trí tuệ. Có tuệ tri là gì? Có tuệ tri đây là khổ, có tuệ tri đây là khổ tập, có tuệ tri đây là khổ diệt, có tuệ tri đây là con đường đưa đến khổ diệt. Vì có tuệ tri, này Hiền giả, nên được gọi là trí tuệ”. Tại đây hành giả khởi cái nhìn tuệ quán với bất cứ một pháp nào cũng tuệ tri sự hiện hữu, nguyên nhân của sự hiện hữu, sự đoạn diệt, con đường đưa đến sự đoạn diệt, tuệ tri cả vị ngọt, tuệ tri cả sự nguy hiểm, tuệ tri sự xuất ly của pháp đó. Trong Kinh Tăng Chi II , trí tuệ cũng được đề cập đến như là sự thiết lập của tuệ lực: “Thế nào là tuệ lực? Ở đây vị Thánh đệ tử có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sự sanh diệt, với sự thể nhập bậc Thánh, vào con đường đoạn tận khổ đau”. Do

đó, ngoài công phu tuệ quán sự sanh diệt các pháp như đã trình bày ở trên, hành giả còn có khả năng phá vỡ các bức tường vọng kiến được bao bọc dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu, tiến sâu vào con đường đoạn tận khổ đau. Đây chính là sự thể nhập chân lý về các pháp để hành giả bức phá ra ngoài vùng tâm lý tham, sân, si thường hay vây hãm tâm thức con người. Trong ý nghĩa đó công năng và diệu dụng của trí tuệ (Panna) được đức Phật xác lập thêm: “trí tuệ có nghĩa là thắng tri (Abhinnattha), có nghĩa là liễu tri (Parinnattha), có nghĩa là đoạn tận (Pahanatha)”. Với khả năng là thắng tri, hành giả an trú sâu trong thế giới thiền định vượt qua cái thấy biết do tưởng tri (Sanjànàti), thức tri (Vijànàti), ý tri (Jànàti) đưa đến, hành giả còn chứng đạt thêm cấp độ thắng tri, tuệ tri, hiểu biết ngang qua thiền định để thành tựu sự hiểu biết các pháp một cách toàn diện như là sự thể nhập chân lý tối hậu. Từ đây, nguồn mạch tuệ giác giúp hành giả khởi tâm nhàm

chán, ly tham, đoạn diệt, từ bỏ, để chứng đạt sự giải thoát hoàn toàn: “do nhàm chán nên ly tham, do ly tham nên giải thoát”. Trong sự giải thoát, trí tuệ khởi lên biết rằng ta đã giải thoát, vị hành giả biết rằng: “sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc gì nên làm đã làm. Nay không còn trở lui trạng thái này nữa.” (Kinh Tương Ưng IV).

Thực tế khi đức Phật chưa thành đạo, nhờ con đường tu tập trí tuệ này mà chứng đạt chân lý tối hậu dưới gốc cây Bồ đề. Cũng chính tại đây, ngài đã mở ra con đường thăng chứng cho các Thánh đệ tử và các hàng đệ

tử của ngài sau này. Trong Kinh Song Tầm, Thế Tôn đã thuật lại tiến trình giải thoát, tự thân chứng ngộ khởi đầu bằng sự lựa chọn đối tượng quán chiếu, tuệ tri. Nhờ tuệ tri để ly tham, đoạn tận, từ bỏ và cuối cùng là chứng đạt giải thoát, Niết bàn. Chính ngài đã sống và suy tư chia đối tượng quán chiếu thành hai loại tầm. Bất thiện tầm bao gồm dục tầm, sân tầm, hại tầm. Thiện tầm gồm ly dục tầm, vô sân tầm, vô hại tầm. Khi dục tầm, sân tầm, hại tầm khởi lên, ta tuệ tri: “dục tầm, sân tầm, hại tầm khởi lên nơi ta, đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai, diệt trí tuệ , dự phần

ảnh Hải Lan

36-Taäp san Phaùp Taïng

GIẢNG LUẬN D

vào phiền não, không đưa đến Niết bàn”. Khi ta suy tư: “dục tầm, sân tầm, hại tầm khởi lên nơi ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai, diệt trí tuệ, dự phần vào phiền não, không đưa đến Niết bàn, thì dục tầm, sân tầm, hại tầm này được biến mất. Như vậy, ta tiếp tục từ bỏ, xả ly và đoạn tận bất thiện tầm”.

Khi ly dục tầm, vô sân tầm, vô hại tầm này khởi lên, ta tuệ tri: “ly dục tầm, vô sân tầm, vô hại tầm này khởi lên nơi ta, và chúng không đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai, tăng trưởng trí tuệ, không dự phần vào phiền não, đưa đến Niết bàn”. Nếu ban đêm hay ban ngày; ban

ngày hay ban đêm, ta suy tư quán sát về thiện tầm này, không phải nhân duyên ấy ta thấy sợ hãi. Khi ta suy tư quán sát quá lâu, thân ta mệt mỏi. Khi thân ta mệt mỏi thì tâm bị giao động. Khi tâm bị giao động thì tâm rất khó định tĩnh. Với tâm định tĩnh như vậy, ta đoạn trừ năm triền cái, thành tựu năm thiền chi, chứng sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền. Tâm không cấu nhiễm không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản, ta chứng đắc túc mạng trí, thiên nhãn trí, lậu tận trí và cuối cùng chứng ngộ giải thoát.

Trong Đại Kinh Đoạn Tận Ái, đức Phật đã tuyên thuyết tiến trình tuệ quán đối với sự hiện hữu con người, và sự tập khởi, sự đoạn diệt của toàn bộ năm thủ uẩn đi đến giải thoát chứng ngộ. Đầu tiên đức Phật đề cập đến sự có mặt của con người (Bhùta), sự có mặt này lấy bốn thức ăn làm nhân duyên, làm tập khởi, làm sanh chủng, làm hiện hữu. Mỗi khi bốn món ăn này đoạn diệt thì sinh vật này không còn hiện

Taäp san Phaùp Taïng-37

GIẢNG LUẬN D

hữu nữa. Khi sinh vật này lấy bốn món ăn làm sự tập khởi, ái do thọ mà tập khởi, thọ do xúc làm tập khởi, xúc do sáu xứ làm tập khởi, sáu xứ do danh sắc làm tập khởi, danh sắc do thức làm tập khởi, thức do hành làm tập khởi, hành do vô minh làm tập khởi. Như vậy, duyên vô minh có hành, duyên hành có thức, duyên thức có danh sắc, duyên danh sắc có sáu xứ, duyên sáu xứ có xúc, duyên xúc có thọ, duyên thọ có ái, duyên ái có thủ, duyên thủ có hữu, duyên hữu có sanh, duyên sanh có già chết, sầu bi khổ ưu não. Như vậy, đức Phật xác chứng tiến trình duyên sanh của toàn bộ khổ uẩn bằng định thức: “cái này có mặt, nên cái kia có mặt”. Đó là giai trình lý duyên sanh, do duyên sanh nên có già chết, do duyên hữu nên có sanh, do duyên thủ nên có hữu, do duyên ái nên có thủ, do duyên thọ nên có ái, do duyên xúc nên có thọ, do duyên sáu xứ nên có xúc, do duyên danh sắc nên có sáu xứ, do duyên thức nên có danh sắc do duyên hành nên có thức, do duyên vô

minh nên có hành…Trên cơ sở lý duyên sanh này,

Đức Phật giải trình lý duyên diệt, do vô minh đoạn diệt xả ly nên hành diệt, do hành diệt nên thức diệt, do thức diệt nên danh sắc diệt, do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt, do sáu xứ diệt nên xúc diệt, do xúc diệt nên thọ diệt, do thọ diệt nên ái diệt, do ái diệt nên thủ diệt, do thủ diệt nên hữu diệt, do hữu diệt nên sanh diệt, do sanh diệt nên sầu bi khổ ưu não diệt. Như vậy, toàn bộ năm thủ uẩn diệt. Thế nên, giai trình lý duyên diệt được xác lập bằng định thức: “cái này không có mặt, cái kia không có mặt”, “cái này diệt, cái kia diệt”. Đó là do sanh diệt nên già chết diệt, do hữu diệt nên sanh diệt, do thủ diệt nên hữu diệt, do ái diệt nên thủ diệt, do thọ diệt nên ái diệt, do xúc diệt nên thọ diệt, do sáu xứ diệt nên xúc diệt, do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt, do thức diệt nên danh sắc diệt, do hành diệt nên thức diệt, do vô minh diệt nên hành diệt.

Từ đây, hành giả thường xuyên quán chiếu tuệ giác,

38-Taäp san Phaùp Taïng

GIẢNG LUẬN D

chứng đạt bốn cấp thiền định. Khi tiếp xúc sáu căn với sáu trần, hành giả không còn tham ái đối với sắc đẹp, không còn ghét bỏ đối với sắc xấu, hành giả sống an trú niệm thân trên thân với tâm vô lượng. Hành giả như thật tuệ tri, tâm giải thoát, tuệ giải thoát, chính nhờ chúng mà các bất thiện pháp của vị ấy được trừ diệt, không dư tàn. Như vậy, hành giả từ bỏ thuận nghịch ứng, có cảm thọ nào khởi lên: lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ, bất lạc thọ, hành giả không từ bỏ, không hoan nghênh, không tham trước thọ ấy. Do vậy, nếu có dục hỷ nào đối với các cảm thọ, dục hỷ ấy được trừ diệt. Do dục hỷ diệt nên thủ diệt, do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già chết sầu bi khổ ưu não diệt. Như vậy, sự đoạn diệt toàn bộ khổ uẩn.

Và như thế, bằng sự tu tập tuệ quán, hành giả tuệ tri như thật các pháp để bước vào lộ trình giác ngộ chân lý, giải thoát, Niết bàn. Điều đáng nói ở đây là xuyên qua con đường thăng chứng, với đôi mắt tuệ

giác, con người nhìn nhận sự vật các pháp vốn vô ngã, các hành vô thường. Mọi tâm lý của thế giới tư duy hữu ngã thường tình hầu như bị đổ rụng khi tự thân mỗi người đều tuệ quán: “cái này không phải là tôi, cái này không phải là của tôi, cái này không phải tự ngã của tôi.” Thiết nghĩ, một nền văn hóa, giáo dục, kinh tế xã hội dựa trên nền tảng vô ngã được vận hành sẽ mở ra chân trời mới cho loài người niềm phúc lạc vô biên.

Đây chính là giải pháp hữu hiệu nhất để dập tắt các khủng hoảng đương thời đang diễn ra xung quanh chúng ta, đặc biệt cuộc khủng hoảng môi trường sinh thái và khủng hoảng con tim đang đè nặng lên thân phận con người.

Chú thích:1. Các đoạn kinh dẫn ở trên được

trích từ Trung Bộ kinh, Tăng Chi kinh, Tương Ưng kinh, thuộc Đại Tạng kinh Việt Nam, bản dịch của Hoà Thượng Thích Minh Châu do Viện nghiên Cứu Việt Nam ấn hành.

Taäp san Phaùp Taïng-39

GIẢNG LUẬN D

Có lần trong pháp hội Lăng Nghiêm, đức Phật kể cho Tôn

giả Phú Lâu Na nghe câu chuyện của chàng Diễn Nhã Đạt Đa sinh trưởng tại thành Thất La Phiệt. Chuyện kể rằng: một buổi sáng tinh mơ, Diễn Nhã Đạt Đa đứng trước gương soi mặt. Nhìn vào gương thấy hiện lên khuôn mặt đẹp trai nên anh sinh lòng yêu thích diện mạo trong gương ấy, bởi lẽ anh cho rằng, cái đầu trong gương có thể tự thấy được lông mày, lông mi mượt mà xinh xắn của nó. Rồi giây lát sau, anh lại tự trách cái đầu mình bởi vì nó không thể thấy được mặt mày của chính nó. Do vậy, anh lại nảy sinh sự hoài nghi: hay là mình không có đầu? Thế rồi anh kết luận: mình chính là yêu quái, vì chỉ có yêu quái mới không có đầu. Chính suy nghĩ này khiến anh sợ hãi, rồi phát điên bỏ chạy đi tìm cái đầu của mình.

Đức Phật từ tốn hỏi Phú Lâu Na: Ông nghĩ thế nào? Người ấy vì sao vô cớ phát điên bỏ chạy như vậy?

Phú Lâu Na thưa: Bởi tâm người ấy điên chứ không có duyên cớ gì khác.

Chúng ta đừng vội cười nhạo rằng Diễn Nhã Đạt Đa là người điên, hay cho rằng câu chuyện thật vớ vẩn.

THUÛLAÊNG

NGHIEÂM Thích Huyền Châu �

Moät neùtdieäuphaùpcuûa

40-Taäp san Phaùp Taïng

GIẢNG LUẬN D

Qua câu chuyện trên, chúng ta hãy thử phân tích để hiểu xem đức Phật muốn giáo hóa điều gì? Chúng ta thấy trên cơ bản Diễn Nhã Đạt Đa chưa hề mất cái đầu. Anh ta cho rằng mình không có cái đầu và cứ nghĩ rằng mình không có cái đầu, nhưng thực ra cái đầu đang ở trên vai mình. Cũng thế, bản thể giác ngộ của chúng sinh vốn dĩ tồn tại vĩnh hằng. Bản thể này theo Kinh Lăng Nghiêm được dùng với thuật ngữ “Như lai tạng tánh”. “Như lai tạng tánh” chính là bản chất giác ngộ có đặc tính vắng lặng mà thường chiếu soi, vốn viên mãn tròn đầy. Ở nơi chúng sinh bị trôi lăn trong sinh tử hay ở bậc thánh sống với niết bàn tịch tịnh thì nó vẫn như vậy như vậy, chưa hề bị mất đi hay qua thời gian có sự thêm bớt, hoen ố gì cả. Phật tánh tồn tại vĩnh hằng trong mọi chúng sinh. Đức Phật chỉ là người khai thị cho chúng sinh ngộ nhập tự tánh Phật mà thôi, chứ ngài không thể làm nên Phật tánh cho chúng sinh.

Ví như chúng ta đang ở trong ngôi nhà cháy, khói lửa mịt mù,

đức Phật là người chỉ cho chúng ta phương pháp thoát ra chốn nguy hiểm ấy, chứ ngài không thể đem chúng ta ra được nếu chúng ta không chịu đi. Nói cách khác, đức Phật có ngọn nến giác ngộ đang rực sáng, còn ngọn nến của chúng ta bị bụi mù vọng tưởng che lấp; đức Phật châm nến cho chúng ta và khi nào nến chúng ta cháy lên thì cũng rực sáng như nến của Phật.

Thực tế, chúng ta thấy ở trong chúng sinh thì đặc tính giác ngộ của Như lai tạng tánh không phát huy được tác dụng trí đức một cách triệt để. Đơn giản chỉ vì nó bị vọng tưởng bao phủ và vì chúng ta cứ dõi mắt nhìn vọng tưởng, làm bạn và sống với vọng tưởng ấy. Bầu trời bao la, chỉ cần có đám mây trôi qua là chúng ta vui thích với nó, quên mất bầu trời bao la. Vọng tưởng làm nhân, làm duyên, làm quả cho nhau hết đời này đến đời khác, trói buộc chúng sinh ở mãi trong luân hồi. Đó là tác dụng che lấp đặc tính giác ngộ của vọng tưởng trong mỗi chúng ta.

Taäp san Phaùp Taïng-41

GIẢNG LUẬN D

Muốn chuyển hóa vọng tưởng để trở thành một đức Phật tương lai, trước tiên chúng ta phải biết vọng tưởng phát sinh từ đâu? Nhưng sự thật, không một ai có thể biết rõ vọng tưởng phát sinh từ đâu. Cũng như chẳng ai biết tại sao Diễn Nhã Đạt Đa lại có những suy nghĩ kỳ quặc như thế. Tự nhiên anh nghĩ mình không có đầu, rồi phát điên hoảng sợ bỏ chạy mà thôi. Giải thích vấn đề này cùng lắm thì trả lời cho qua chuyện: bởi vì tâm anh ta bị điên. Chỉ có vậy thôi. Vọng tưởng vốn không có cội nguồn để sinh khởi thành chuỗi nhận thức hư vọng kế tiếp. Nó chỉ dựa vào giả tướng trong gương mà phát sinh vọng tâm điên đảo. Hãy thẩm sâu trong thiền định xem, hành giả quán chiếu đến mức nào đi nữa cũng không thể tìm thấy bóng dáng của vọng tưởng.

Nói thế thì chúng ta làm sao tu tập, đoạn trừ vọng tưởng trong khi chúng ta không biết được căn gốc của nó? Vâng, tuy không biết căn gốc của vọng tưởng ở đâu, nhưng chúng ta có

thể biết rõ môi trường tồn tại của nó. Môi trường đó chính là thế gian, chúng sinh và nghiệp quả. Ba duyên này hiện hữu là do vọng thức và tâm phân biệt. Khi ba duyên này tan biến thì ví như chúng ta kể chuyện trong cõi mộng. Ta không thể chỉ rõ hay lấy một vật trong mộng cho người khác xem được. Cũng như những Phật sự ta làm, cho dù ta có làm bao nhiêu Phật sự chăng nữa thì đó cũng chỉ là Phật sự trong cõi mộng mà thôi. Thế nhưng Phật sự này lại có tác dụng tích cực nâng đỡ đời sống tâm linh tiến dần lên cảnh giới giác ngộ; bằng hành động ngược lại thì nó đẩy tâm chúng ta đọa lạc đến cảnh giới khổ đau.

Thế gian, với đôi mắt chúng ta thì cho đó là có thật, nhưng với bậc tuệ giác thì nó là giả huyễn. Cũng như chàng Diễn Nhã Đạt Đa nhìn ảnh ảo trong gương, tâm anh ta khởi niệm phân biệt, suy lường và chấp trước sai lầm về đôi mắt trong gương có khả năng nhìn thấy được diện mạo khuôn mặt của nó. Cho nên đức Phật dạy:

42-Taäp san Phaùp Taïng

Tất cả pháp hữu vi, như mộng huyễn, bào ảnh. Chúng ta hãy quán chiếu điều này đến một lúc nào đó trong tâm không sinh khởi phân biệt nữa thì thế gian vắng lặng. Bấy giờ pháp giới chúng sinh trở thành huyễn hóa và nghiệp quả chỉ là bong bóng trên biển cả bao la.

Vậy thì bản thể giác ngộ là gì? Chúng ta không thể nói được, bởi nó vượt khỏi phạm trù hai mặt của một vấn đề, và nó hoàn toàn vượt qua mớ ngôn ngữ thô thiển của chúng sinh. Chỉ có những ai lãnh hội bằng công phu, mới từng bước ngầm hiểu từng phần về bản chất của Như lai tạng tánh. Như chàng Diễn Nhã Đạt Đa, đến một lúc nào đó, bỗng nhiên anh nhận ra rằng cái đầu của anh chưa từng mất, khi ấy liền bừng tỉnh, thói quen cuồng điên kia lập tức mất dạng. Sự trở lại ấy chính là tâm bồ đề thù thắng trùm khắp pháp giới được hiển lộ. Nói cách khác, khi chúng ta thấu suốt tập khí mê vọng thì lẽ chân thật lập tức hiển bày. An trú như thế thì chẳng cần phải trải qua A tăng kỳ kiếp khó nhọc tu hành.

Giới Ngạo rất béo, trông chú xúng xính

trong chiếc áo la hán thật dễ thương, dĩ nhiên cỡ tuổi ăn ngủ như chú mà vô chùa là chuyện rất quý hóa. Nhà Phật gọi là đã gieo trồng căn lành rất sâu dày nên nay được xuất gia sớm như vậy. Nhưng chú vốn hay ham ngủ. Buổi khuya hô chuông thì chú ôm dùi chuông ngủ, buổi tối tụng kinh thì chú ôm kệ mà ngủ, buổi sáng đi quét sân thì ra gốc cây bồ đề tranh thủ ngủ, sư phụ bắt quỳ nhang thì vừa quỳ vừa ngủ… Sư phụ thường nhắc nhở, ngủ nhiều con người sẽ bị ám độn. Nghe chú sợ thật, nhưng mỗi lần cơn buồn ngủ kéo đến là chú không kiềm chế được, cho nên Giới Sân thường ê a …

Ngạo làm gì cũng ngủ gụcBị Sư phụ la cho Thầy có nói năng chiChú cũng ngủ cho bằng

được.Thầy dạy chi cũng mặc kệNgủ thì ngủ mà tu thì tu.Cứ mỗi buổi sáng sớm, sau

giờ công phu khuya, hai huynh

Ñaùnh ma át

Taäp san Phaùp Taïng-43

đệ Giới Ngạo và Giới Sân lại cầm chổi ra quét sân chùa. Sư huynh Giới Sân hớn hở nói: “Huynh mới thuộc một bài thơ hay lắm, để huynh đọc cho nghe nha”.

Cần tảo già lam địa/ Thời thời phước huệ sinh/ Tuy vô nhân khách đáo/ Diệc hữu thánh nhân thành.

Giới Sân vừa đọc vừa quay lại làm bộ giảng giải, Giới Ngạo đã khò khò dưới gốc bồ đề già mát mẻ. Giới Sân chỉ biết thở dài và tiếp tục... quét

Mặt trời đã lên, chú vẫn chưa tỉnh, Sư phụ nhẹ nhàng đến bên, bế chú vào phòng mà chú vẫn không hay biết. Đến khi thức dậy, chú nhớ mình đã ngủ ở dưới gốc Bồ đề mà sao bây giờ lại ở trong phòng sư phụ??.

Chưa kịp định thần thì sư phụ tủm tỉm nhìn chú cười, hỏi:

- Con ngủ có ngon không?Chú lúng túng…- Mô Phật dạ... dạ... ngon.Còn Giới Sân thì lấm lét đứng

bên cạnh:- Sư phụ bế đệ vào phòng đó…

cô hoäiGiới Ngạo nhủ thầm chắc tiêu

rồi, lần này chắc sư phụ cho quỳ cũng phải hai cây nhang…

Sư phụ nhẹ nhàng, thầy kể các con nghe một câu chuyện: ngày xưa ở một vương triều có một ông vua tuổi đã cao, muốn nhường ngôi báu cho một trong ba thái tử. Lúc bấy giờ trong nước có một quái vật chuyên bắt người ăn thịt. Để được vua chọn, ba người con đều xung phong đi thu phục quái vật.

Như thường lệ, nửa đêm quái vật mới xuất hiện. Hai người anh, ngồi đợi đến khuya, cơn buồn ngủ kéo đến, họ đã ngủ lúc nào không hay, riêng người em út cố thức. Khi cơn buồn ngủ đến, chàng bèn dùng gươm rạch đùi mình và xát muối lên, cơn đau làm chàng chấn tỉnh, và chàng đã giao chiến, cuối cùng đã giết được quái vật, được vua nhường ngôi cho. Rồi Thầy đưa mắt nhìn Giới Ngạo, trìu mến:

Các con thấy đó lắm lúc cơn buồn ngủ, nó làm mất cơ hội trong cuộc đời mình, thầy muốn các con cố gắng ngủ ít để nắm bắt cơ hội giống như thái tử út kia.

- Giới Sân chắp tay cung kính: Mô Phật!

- Giới Ngạo: con xin hứa…!

Nhuận Thành �

44-Taäp san Phaùp Taïng

THIỀN LUẬN D

Phật thuyết Pháp Hoa gồm bảy quyểnChỉ trong ngọn lửa của bà già.

N hắc đến câu chuyện bà già đốt am, người ta thường hay nghĩ ngay tính cách độc đáo của nó thông qua sự kì đặc

của bà già. Sự khai thị táo bạo của bà già khác nào hiện thân của đức Phật Thích Ca quyết định phá luôn cả Hóa thành khi chỉ điểm con đường trở về Bảo sở. Tình huống hấp dẫn đầy kịch tính trong giai thoại, giữa tiến trình tu chứng của vị thiền sư với thái độ hộ thất của bà lão tạo nên bước đột phá lớn trong cửa thiền. Bà lão đã thay Phật thuyết Kinh Pháp Hoa một cách đầy đủ nhất.

Baø giaø

Thích Như Dũng �

ñoát am

Taäp san Phaùp Taïng-45

THIỀN LUẬN D

tôi biết, đừng cho bà già biết”. Nghe thiền sư nói như thế, bà lão đắc chí vỗ tay cười.

Từ đó, trong nhà thiền không ngớt truyền nhau công án “bà lão đốt am”. Cũng có người bằng lòng với kết thúc trong câu chuyện xung quanh sự chối bỏ cô gái của vị thiền sư, ít ai nói đến bà già, như chính con người thật của bà, chỉ biết đây là lão bà có cỡ!

Rõ là, ai cũng đặt ra nghi vấn sao bà lão lại đốt am? Chẳng lẽ bà ta dám cả gan chấp nhận cho con gái của mình làm con chốt thí sao?

Chung quy cũng tại vì cái tội “khô mộc ỷ hàn nham” của sư!

Chẳng đuổi kẻ trầm không trệ tịch ấy đi, làm sao khiến gã nhảy qua đầu sào trăm trượng thong dong tự tại nhập vào Ma giới1 kia chứ? Ông thiền sư này, đích thực còn rung động trước con gái của bà, chẳng phải rung động vì tình tứ lăng xăng mà còn ôm tâm chấp trước vào

1. Bức tranh chăn trâu số mười, còn gọi là Hòa quang đồng trần!

Chuyện kể về bà lão nọ phát tâm hộ thất cho một thiền sư, về sau muốn rõ vị ấy tu đến mức nào mới kêu con gái mình lại thử. Lần đầu, sau khi đem cơm trưa đến cúng dường như thường lệ, ả ta vội vàng chồm tới ôm ngài. Nhà sư vẫn ngồi yên bất động. Thầy đáp: “khô mộc ỷ hàn nham”, nghĩa là: như cây khô tựa đá lạnh, chẳng còn chút rung động nào. Nghe thế, nàng về nhà thưa với mẹ sự tình, bà lão tức tưởi đốt quách am tranh, đuổi thiền sư đi. Bà mắng: “uổng công ta nuôi một ông thầy ăn bám”.

Thầy không ngờ, tu đến độ gặp gỡ sắc dục như cây khô tựa đá lạnh như thế mà vẫn chưa vừa lòng bà lão. Thiền sư lang thang khắp chốn, đi tìm nơi khác ẩn tu. Một thời gian sau, ngài quyết tâm quay trở lại, xin bà cất một cái am tranh khác để ẩn tu. Đâu ngờ bà lão vẫn không tha, như lần trước bà lại đem con gái mình ra thử tiếp.

Khi ấy, nhà sư chẳng còn giữ thái độ từ chối mãnh liệt như trước. Ngài đáp lại cô gái bằng một lời nói khẽ: “chỉ có cô biết,

cảnh định chết chìm của ông. Nếu chẳng gặp bà lão đốt am này, chắc gã thành “cây, đá” mất! Còn không có bà thì thiền sư này khác nào năm trăm vị A la hán tự tin mình đã đủ đạo vô thượng, bỏ ra khỏi hội chúng khi Phật tuyên bố chỉ có Nhất thừa. Cảnh giới an trú của bậc thánh giả A la hán chẳng qua cũng chỉ là Hóa thành. Phật bỏ Hóa thành, bà lão đốt am đuổi vị sư đi, đấy cũng chỉ là một phương tiện đánh thức kẻ rơi vào chỗ nước chết không chứa được rồng.

Như vậy, Như Lai vạch ra Bảo sở, còn bà già?

Cười ha hả khi đứa con gái về thưa “thầy ấy nói chỉ có tôi biết, cô biết, đừng cho bà già biết”. Chẳng phải trải qua một phen đốt am, làm sao bà lão nắm chắc được tràng cười ngày hôm nay?

Để sống, để tu, nhà sư phải tập từ chối một cô gái, khi đã từ chối được cô gái, sư được bà lão - đại thiện tri thức, khéo chỉ cho cách tiếp nhận một cô gái, để rồi ngay khi tiếp nhận cũng chính là đang từ chối đối

phương. Chỉ có cô gái là ngây ngô chưa biết, chứ đừng bảo bà già không biết!

Bà lão chỉ đốt am khi thiền sư mạnh dạn chối từ con gái của bà. Chính khi ấy, nơi thầy giới tướng đã thành tựu, cảnh định đã vững vàng. Bà chỉ muốn đốt tan cái mê muội về sở đắc của ngài. Cũng như đức Phật, chỉ nói lý Nhất thừa sau khi thính chúng đã thành tựu pháp tu của Nhị thừa. Thoạt nhiên, thiền sư chỉ cần mạnh dạn tung người ra nhảy thêm một bước nữa là vượt khỏi đầu sào!

Đâu như người ngày nay, dẫu tu hành chưa đạt đến cảnh định cây khô, đá lạnh như ngài cũng toan học cách đốt am của bà. Lại tốn lửa, hao củi, phí sức, hoài công. Một niệm tình chưa khô, lửa dục chưa tắt, làm sao nói chuyện giải thoát với tay cự phách như bà, có chăng tự mình lấy vải thưa che mắt thánh, cố ý gạt người, dối mình lẽ nào thấu triệt chơn tâm ư? Như Kinh Viên Giác nói: “chưa ra khỏi luân hồi ản

h N

hựt L

âm

mà lạm bàn về tánh viên giác, thì tánh viên kia đồng với lưu chuyển”. Nhìn lại, người nay lắm kẻ mãi rong chơi quên khuấy chí nguyện ban đầu, Hóa thành cũng chẳng quan tâm chứ đừng nói đến việc tìm về Bảo sở. Cũng là đốt am, nhưng hai hình ảnh bà lão và chúng ta ngày nay sao trái ngược nhau hoàn toàn. Điều này há chẳng đáng để chúng ta suy gẫm ư? Rất may, bà lão tinh ý, lúc ra tay không chọn lầm người.

Chính tinh thần cầu học của thiền sư trong giai thoại mới là vốn quý đưa đến sự giải thoát chân thật của ngài. Giả sử, nếu người nay bị một bà lão cư sĩ như thế đánh, đuổi, đốt phá chỗ ở sẽ phản ứng ra sao? Liệu có quay trở lại xin tá túc thêm một lần nữa như thiền sư hay sanh tâm oán trách thống thiết?

Cho nên, chúng ta khác nào cô gái kia, hai lần ôm lấy vị thiền sư, hai lần đều ngơ ngác. Làm sao thấu được ngay chỗ: “chỉ có tôi biết, cô biết, không cho bà già biết” nếu dùng tâm phàm phu phan duyên phân

biệt suy lường. Hình ảnh ấy gợi lên trong ta dáng dấp một bậc thầy của đồng tử Thiện Tài trong Kinh Hoa Nghiêm, đó là dâm nữ Cù Ba. Khi Thiện Tài hỏi đạo, nàng khai thị:

“Thân nắm, tay ôm, môi xúc chạm

Răng kề, lưỡi đụng, ý châu viên”.

Thế nên mới có câu chuyện bà lão nọ bắt con gái mình lên cúng dường cho thầy mình, vì khi nãy ngài đòi mà cô ta không chịu. Đâu ngờ khi lên tới nơi, thiền sư lại chối từ. Sâu xa hơn, lòng ngài chẳng hề vương sắc dục, chỉ vì muốn cứu người bạn sắp thọ sanh vào bụng ngựa nên phải làm liều. Đâu ngờ nghiệp lực của vị sư bạn ngài quá nặng, nên khiến cho cô gái chẳng thuận tình. Nhưng ngay cái biết của những bậc cao tăng, chắc rằng các ngài không hề có ý biết gì về một cô gái.

Biết là biết!Chẳng chối từ, chẳng đam

mê. Giữ vững một lập trường trung đạo, siêu nhiên ngoài vòng đối đãi. Hạng phàm phu

48-Taäp san Phaùp Taïng

THIỀN LUẬN D

khi chưa chứng Thánh, chẳng thể để tâm nghi ngờ hoặc xem thường. Vì theo luật Bồ tát, chư Phật chỉ khai cho Bồ tát quả, chứ chẳng khuyến khích việc này. Cho nên, cứ y như lời Tỳ kheo ni Thâu La Nan Đà nói với thầy Ưu Đà Di: “giữ cho mình tức là giữ cho n g ư ờ i ” , thì quý biết dường nào.

Kẻ đốt am như bà lão, rõ là đã khéo thay Phật t h u y ế t Kinh Pháp Hoa. Hành động của bà là tái hiện lại màn kịch của Duy Ma. Nhưng rất tiếc, sau đó người ta chẳng còn được nghe ngóng thêm gì về câu chuyện của bà, nên bút giả đành viết tiếp:

…Mừng rỡ, bà vội chạy ra đảnh lễ thiền sư, nhưng ngài đã châm lửa đốt cháy cái am tranh của bà.

Nhắc lại, khi Như Lai thuyết Kinh Pháp Hoa đến phẩm Tùng

Địa Dũng X u ấ t , Bồ tát từ trong lòng đất vọt lên rất nhiều! V ọ n g vang trên hư không tiếng của Phật Đa Bảo mời đức Phật Thích Ca lên ngồi c ù n g t r o n g Bảo tháp, thì ở đây

bà lão nắm tay vị thiền sư cùng nhảy múa. Hai lần đốt cháy am tranh, lần trước bà đóng vai Phật Thích Ca phá Hóa thành, còn lần này bà đã thỉnh được thiền sư lên ngồi cùng một tòa!

Taäp san Phaùp Taïng-49

THIỀN LUẬN D

Lửa cháy ngất trời, hai mái tranh đơn sơ đều giả lập, nhà sư nhìn bà lão mỉm cười, Bảo sở có nên có Hóa thành, và tất cả chỉ làm tạm trú. Ngài vẫy chào từ biệt ra đi. Bà lão thách:

- Nam nữ thọ thọ bất tương thân, thầy đã để cho con gái lão chạm vào người, như vậy thì phải để nó theo thầy suốt đời!

- “Phu xướng phụ tùy”, nay ta bảo cô ấy ở lại chăm sóc mẹ già chắc cô ấy cũng thuận tình.

Nhìn sang cô gái, ngài nói tiếp:

Còn nữa, nàng ở lại ráng tụng kinh, niệm Phật, bao giờ tháp Phật Đa Bảo hiện thì nàng sẽ ở cùng ta.

Bà lão đưa con gái ra tiễn ngài một đoạn. Cả hai cùng quỳ mọp xuống đảnh lễ thiền sư cho đến khi bóng ngài khuất dần. Nắng chiều nhảy múa trên đường về, càng về đêm càng tắt dần. Bà lão nhìn con không nói, cần gì đến cõi Tây phương, nơi đâu chẳng có tháp Phật Đa Bảo hiện tiền.

Xa xa, tiếng lũ nhỏ đùa vui vọng lại, ca rằng:

Lão đốt thất,Thiền sư đốt thấtAm tranh xưa tạm lập hai

lầnNắm tay cùng nhảy múa

tung tăngNhững đóm lửa trong hư

không rồi sẽ tắt.Suốt bốn mươi chín năm

ròng thuyết pháp Đức Như Lai chưa từng hé

miệngÔ hay!Bảo sở, hóa thànhHỏi đến từ đâu? Không chú rể, chẳng cô dâuNgay trên mọi cảnh hãy

xoay đầuTrần trần sát sát chư Phật

hiệnTánh mình thâu lại ắt hữu

duyên.Chống tích trượng,Ấy đạo tràngBa y, một bát bước dọc

ngangPhật ma phải trái không

màng tớiNon nước trời mây hiện

dáng nàngNam mô Diệu Pháp Liên

Hoa Kinh.

50-Taäp san Phaùp Taïng

NGHIÊN CỨU D

duøng moät aâm

Coù phaûi

ñ ö ù c P h a ä t

noùi taát caû phaùpThông Tiên �

Taäp san Phaùp Taïng-51

NGHIÊN CỨU D

S au khi đức Phật nhập Niết bàn 100 năm, tình

hình phân phái đã rõ ràng và các bộ phái bắt đầu phát triển rất mạnh. Về cơ bản, các bộ phái chia thành bốn khuynh hướng: Thực Tại luận (Câu Xá luận,…), Hư Vô luận (Thành Thật luận,…), Quan Niệm luận và Phủ Định luận. Ngay từ thời sơ kỳ phân phái, các quan niệm về Phật thân, về Bồ tát, về A la hán, về quả vị tu chứng,… giữa các bộ phái đã trái ngược nhau. Bên cạnh đó, các quan niệm về thế giới, về phàm, thánh, về sự khổ, chết và tái sinh cũng được các bộ phái đem ra tranh luận rất nhiều.

Hai mươi bộ phái trong thời kỳ bộ phái Phật giáo có thể xem như là thời kỳ trăm hoa đua nở. Trong giai đoạn này xuất hiện nhiều quan điểm về đức Phật. Riêng Đại chúng bộ cũng có không dưới ba mươi quan điểm. Và đương nhiên, có nhiều quan điểm chống trái nhau dẫn đến sự tách lập thành phái con. Chẳng hạn quan điểm “Phật dùng một âm nói tất cả các pháp” (佛佛佛佛佛佛佛佛) của Đại chúng bộ đã vấp phải sự kháng cự của Hữu

bộ và một vài bộ phái khác; đây là một vấn đề còn nhiều tranh cãi. Cho đến bây giờ cũng chưa ai đưa ra một lý giải có sức thuyết phục. Vậy có phải đức Phật dùng một âm mà nói tất cả Pháp không? Nếu phải thì đó là âm gì? Các bộ phái khác có phản ứng như thế nào trước lập trường tư tưởng này của Đại chúng bộ?1

Trải suốt thời gian dài kể từ khi đức Phật nhập Niết bàn, quan niệm về Phật bảo đã phát triển qua nhiều giai đoạn từ Phật giáo Nguyên Thủy đến sơ kỳ phân phái, đến giai đoạn tiền Đại thừa và Đại thừa sau này. Từ một đức Phật lịch sử đã được thần thánh, siêu nhiên hóa trở nên vĩ đại.

Phật sở dĩ là Phật là nhờ ở đặc trưng thuyết pháp độ sinh. Nếu Phật không thuyết pháp thì cũng chỉ là Duyên Giác chứ không phải là Phật chánh đẳng giác. Thuyết pháp là bản chất rất riêng của chư Phật. Song, vấn đề được đặt ra ở đây là: đức Phật dùng tiếng gì để thuyết pháp? Đức Phật đã dùng một ngôn ngữ nhất định hay dùng nhiều ngôn ngữ? Vì thời bấy giờ có nhiều

52-Taäp san Phaùp Taïng

NGHIÊN CỨU D

ngôn ngữ (quốc ngữ), thêm vào đó là trong thính chúng của đức Phật cũng có nhiều tộc người khác nhau.

Quan điểm “Phật dùng một âm nói tất cả các pháp” (佛佛佛佛佛佛佛佛) được đề cập đến trong Dị Bộ Tôn Luân luận của ngài Thế Hữu2. Bản Phạn văn không còn nên ta không thể truy nguyên từ gốc của từ ngữ mà các dịch giả dùng. Chữ 佛(âm) trong bản Hán văn đã trở thành mấu chốt vấn đề. Âm là âm thanh hay là ngôn ngữ? Nếu là âm thanh thì đó là âm thanh gì? “Về điểm này, cũng vẫn theo lập trường cố hữu của mình, Đại chúng bộ đề cao, chủ trương rằng ngôn ngữ mà Phật đã dùng duy chỉ một tiếng, tức Phạm âm, đại chúng trong pháp hội, nhờ sức uy thần của Phật, mỗi người đều nhận ra đó là tiếng mẹ đẻ của mình và đều được lợi ích”3.

Kimura Taiken trong Tiểu Thừa Phật Giáo Tư Tưởng luận nói: “Phật dùng một tiếng, về nội dung, tuy có thể giải thích nhiều cách, nhiều thức, nhưng nếu nhận xét về vấn đề quốc ngữ, thì một tiếng, ít ra, có thể giải thích là một quốc ngữ ”4.

Nếu 一音 (nhất âm) được hiểu là một quốc ngữ như Kimura Taiken nói thì chẳng lẽ, Phật dùng một ngôn ngữ mà nói tất cả pháp sao? Như vậy thì người dân ở mỗi nước, mỗi lãnh thổ khác nhau làm sao hiểu được lời Phật nói, vì đức Phật đi tứ phương giáo hóa cho nhiều dân tộc lúc bấy giờ chứ đâu phải chỉ thuyết cho một tộc người nghe!

Luận Tỳ Bà Sa đã trích dẫn một bài kệ:

“Phật dùng một tiếng mà nói pháp

Chúng sinh theo loại đều được hiểu

Đều là Thế Tôn dùng tiếng mình

Chỉ vì mình mà nói các nghĩa”5.

Nhưng Hữu bộ lại cho rằng bài kệ trên không phải câu nói trong Tam tạng, vì thế không thể thông qua6. Hữu bộ không đồng ý với quan điểm của Đại chúng bộ mà cho rằng: 非佛一音能說一切法7 (không có việc Phật dùng một âm mà có thể nói tất cả pháp). Đức Phật tùy theo nơi chỗ bất đồng mà dùng các quốc ngữ khác nhau. “Có khi Phật dùng Phạm âm, có khi dùng

Taäp san Phaùp Taïng-53

tiếng Miệt-lê-xa (?), và khi dùng quốc ngữ Lịch Ca (?). Nếu khi nào trong chúng hội có nhiều giống người thì Phật nhanh chóng biến quốc ngữ khiến cho ai ai cũng hiểu, như đang cùng nghe một thứ tiếng8.

Quan điểm trên của Đại chúng bộ không những chỉ gây ra sự tranh luận giữa Đại chúng và Hữu bộ, mà còn có sự tranh luận có tính cách hỗ tương giữa các phái thuộc hai bộ chính.

Những phái thuộc Đại chúng bộ như Nhất thuyết bộ, Thuyết xuất thế bộ, Kê dẫn bộ đều tán đồng quan điểm của Đại chúng bộ:

“此中大眾部。一說部。說出世部。雞胤部。本宗同義者。謂四部同說。(…) 佛以一音說一切法。”9, (các bộ trong Đại chúng bộ: Nhất thuyết bộ, thuyết xuất thế bộ, Kê dận bộ có quan điểm lúc đầu giống nhau. Các bộ đều cho rằng (…) Phật dùng một âm thanh mà nói tất cả pháp).

Bên cạnh đó, Đại chúng bộ cũng nhận được sự tán đồng của một số bộ phái con của Thượng tọa bộ như Pháp Tạng, Ẩm Quang. Trong khi đó, Đa văn bộ

là bộ phái con của Đại chúng bộ lại bất đồng quan điểm của Đại chúng bộ, tán đồng quan điểm của Hữu bộ. Một số bộ phái con của Thượng tọa bộ như Tuyết sơn bộ, Kinh lượng bộ cũng tán đồng quan điểm của Hữu bộ.

Liên quan đến vấn đề Phật dùng âm thanh gì để thuyết pháp, các bộ phái còn tranh luận về chủ thể thuyết pháp. Theo Đại chúng bộ thì chủ thể thuyết pháp là ngôn ngữ.10 Do đó, tất cả những cuộc đàm thoại của Như Lai, dù có trực tiếp liên quan đến pháp nghĩa hay không, đều là thuyết pháp cả.11 Chẳng hạn đức Phật chỉ hỏi ngài A Nan: Mưa phải không? Thế mà cũng

54-Taäp san Phaùp Taïng

NGHIÊN CỨU D

khiến cho ngài A Nan vui mừng tinh tiến tu hành. Về điểm này, không thể bảo là Phật không thuyết pháp. Trái lại, theo Hữu bộ, chủ thể của pháp luân không phải là ngôn ngữ Thánh đạo, nên khi Phật không nói Thánh đạo ví dụ như “mưa phải không” thì không thể nói là Phật thuyết pháp12.

Khoảng giữa hai lập trường này là lập trường của Đa văn bộ. Theo bộ này, chủ thể của sự thuyết pháp tuy là âm thanh, nhưng tất cả âm thanh không phải là thuyết pháp, mà chỉ có năm tiếng vô thường, khổ, không, vô ngã và Niết bàn tịch tĩnh mới là thuyết pháp, ngoài ra đều không phải:

“謂佛五音是出世教。一無常。二苦。三空。四無我。五涅槃寂靜 ”13.

Như vậy, quan điểm trên của Đa văn bộ nếu đứng dưới lập trường tư tưởng luận nào đó cũng gián tiếp tán đồng việc đức Phật dùng một âm thanh (Phạm âm, chứ không phải là một ngôn ngữ) mà nói pháp, cho dù trên quan điểm thì vẫn ủng hộ Hữu bộ.

Vậy, có thể nói đức Phật dùng một âm mà nói tất cả pháp. Âm ở trong câu trên nên hiểu là âm thanh, (Phạm âm); chứ không phải là ngôn ngữ. Như vậy câu trên phải được dịch là Phật dùng một âm thanh nói tất cả pháp chứ không dịch là Phật dùng một ngôn ngữ (một thứ tiếng) nói tất cả pháp. Lời nói của Phật luôn mang pháp vị giải thoát. Bất kỳ chúng sanh nào nghe cũng cảm nhận được sự an lạc. Trong Kinh cũng thường nói, đức Phật thuyết pháp trong hội chúng, mỗi người đều tùy theo căn cơ mà thọ nhận lời Phật và đều được lợi ích14. Điều này cũng không có gì khó hiểu, chúng ta thử hình dung khi nghe một bản nhạc

Taäp san Phaùp Taïng-55

NGHIÊN CỨU D

hòa tấu, chúng ta cũng cảm thấy du dương, khoan khoái và thả tâm hồn theo điệu nhạc. Nếu chúng ta chưa từng nghe qua bản nhạc đó, không hề biết nhạc điệu nhưng chúng ta vẫn cảm thấy thích thú hoặc các bản nhạc hòa tấu của nhạc sỹ thiên tài Bethoven là các bản nhạc bất hủ từ xưa tới nay cho toàn thể nhân loại chứ không của riêng người Ý. Cũng như các bản nhạc ngoại, chúng ta không hề hiểu được ngôn từ, ý nghĩa của nó, nhưng chúng ta vẫn thả hồn theo điệu nhạc và vẫn cảm thấy thư thái tâm hồn.

Một ví dụ minh họa khác. Các diễn viên xiếc huấn luyện các loài thú, điều khiển chúng làm theo ý muốn của mình bằng những âm thanh và các cử chỉ chứ họ không hề nói với chúng bằng thứ tiếng riêng của nó, nhưng các loài thú xiếc hiểu và làm theo sự điều khiển của diễn viên xiếc. Cũng con thú xiếc đó nếu một người nào khác, không phải là người huấn luyện, điều khiển chắc chắn chúng không hiểu và không làm theo được, cho dù người huấn luyện không hề biết nói tiếng của loài thú mà

chỉ dùng ngôn ngữ của mình nhưng khi ra lệnh chúng hiểu và làm theo, như vậy người huấn luyện phải có biệt tài gì đó mà những người khác không có.

Ta có thể hình dung đức Phật cũng vậy, khi thuyết pháp Ngài dùng Phạm âm và do oai lực của Ngài nên mọi người trong pháp hội của đức Phật đều được thấm nhuần và cảm thấy an lạc. Không riêng gì loài người hiểu mà ngay cả các loài chúng sanh khác cũng nghe, hiểu và lợi lạc. Chúng ta biết rằng trong pháp hội của đức Phật có đủ các chủng loại thính chúng, từ thiên, long, quỷ, thần, loài người cho đến côn trùng. Trong Kinh kể câu chuyện chú bé chăn trâu trong khi vội vã đi đến chỗ Phật thuyết pháp đã đạp chết con hến. Con hến nhờ nghe đức Phật thuyết pháp, sau khi chết được sinh lên cõi trời. Vậy đức Phật đâu dùng riêng ngôn ngữ của loài hến để thuyết pháp mà con hến cũng hiểu lời Phật giảng, vì rõ ràng Ngài đang thuyết pháp cho loài người nghe mà. Như vậy đức Phật tùy vùng, tùy tộc người mà dùng ngôn ngữ của chính họ để thuyết pháp, nhưng

56-Taäp san Phaùp Taïng

NGHIÊN CỨU D

dù dùng ngôn ngữ của tộc người nào cũng là Phạm âm đầy oai đức cả, vì vậy mà mọi loài đều hiểu được.

Các nhà lịch sử học có lẽ ủng hộ cách dịch thứ hai (nhất âm: một ngôn ngữ) nhưng lập trường tư tưởng của các nhà Đại thừa có lẽ tán đồng với cách dịch thứ nhất (nhất âm:một âm thanh:Phạm âm) vì Đại thừa lúc nào cũng có cái nhìn siêu nhiên hóa đức Phật, từ sắc thân, thọ mạng cho đến năng lực của Phật.

Hình như lịch sử luôn đặt ra nhiều vấn đề và cũng bỏ ngõ nhiều vấn đề. Từ ngàn xưa cho đến ngàn sau, bao giấy bút, sức lực đã hao tốn cho một vấn đề, lắm lúc chỉ là một vấn đế nhỏ. Nhưng chưa làm cho nó hết vấn đề thì người ta cũng chưa để cho nó yên cho. Dù mổ xẻ cho rõ ràng cũng chẳng ích lợi gì ngoài giá trị học thuật. Nhưng lịch sử như một nhân chứng. Và những gì bàn luận ở đây cũng chỉ là lạm bàn thôi, tính đúng sai trong lĩnh vực này (Phật đà luận) chỉ mang tính tương đối thôi. Sự thể nghiệm tâm linh là thước đo tương đối chuẩn hơn

cả. Phật là vĩ đại, là đấng Đại Sư lợi thế gian, nên Phật dùng một âm nói tất cả pháp 佛以一音說一切法 cũng là chuyện dễ hiểu.

* Chú thích1. Đại chúng bộ là thuật ngữ chỉ phái

“đại chúng”, phần lớn, đa số của Tăng già, là một trong hai trường phái tiểu thừa, được tách ra trong hội nghị kết tập lần thứ ba tại Hoa Thị thành (Pātaliputra). Đạo sư của Đại Chúng bộ là vị Bà La Môn tên Ca Diếp, huy hiệu của họ là cái tù và, y của họ được ghép nên từ 23 đến 27 mảnh.

2. 異部宗輪論一卷, No. 2031, CBETA, version 2008.

3. Kimura Taiken, Tiểu Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận, HT. Thích Quảng Độ (dịch), Tu thư Đại học Vạn Hạnh, 1969, tr. 114.

4. HT. Thích Quảng Độ (dịch), sđd, tr. 114.

5. Đại Tỳ Bà Sa, quyển 79, Đại chính, 27, tr. 410, thượng.

6. Đại Tỳ Bà Sa, sđd, tr. 410, trung.7. 異部宗輪論一卷, No. 2031,

T49n2031_p0016c07(07), CBETA, version 2008.

8. Thích Quảng Độ (dịch), sđd, tr. 115.9. 異部宗輪論一卷, sđd, T49n2031_

p0015b28(01).10. Đại Tỳ Bà Sa, quyển 182, Đại chính,

27, tr. 912, trung.11. 異部宗輪論一卷, sđd, T49n2031_

p0015b28(01): 諸如來語皆轉法輪.12. Đại Tỳ Bà Sa, quyển 126, Đại chính,

27, tr. 659, trung, và quyển. 182, tr. 912, trung và hạ. 13. 異部宗輪論一卷, sđd, T49n2031_p0016a13(00).14. Xin xem Kinh Pháp Hoa, phẩm Dược thảo dụ.

Taäp san Phaùp Taïng-57

NGUOÀN MAÏCH TRUYEÀN THÖØA

DOØNG LAÂM TEÁ CHAÙNH TOÂNGPhước Long �

Tổ sư Siêu Bạch - Nguyên ThiềuKhai sơn Tổ đình Thập Tháp Di Đà (Bình Định)

ảnh Phước Long

Theo tiến trình của lịch sử, hầu hết các pháp phái Phật giáo cả hai miền Nam và Trung bộ đều phát tích từ dòng thiền

Lâm Tế Chánh tông. Trước khi truyền vào Việt Nam thiền Lâm Tế mang đậm phong cách thiền tông Trung Hoa, nhưng từ khi bắt đầu du nhập vào Việt Nam thiền sư Vạn Phong - Thời Úy (đệ tử nối pháp của dòng Lâm Tế đời thứ 21) truyền trao tâm ấn cho đệ tử mình là Tổ Định - Tuyết Phong, thiền phái Lâm Tế đã chuyển mình sang giai đoạn mang đậm đặc tính thi vị của văn hóa Việt. Tuy đây chỉ là một trong ba nhánh của dòng thiền Lâm Tế tại Việt Nam nhưng dòng Lâm Tế Chánh tông đến nay vẫn có sự ảnh hưởng sâu rộng nhất.

(Xem tiếp trang 90)

HOAÈNG PHAÙP cho doanh nhaân

TS. TN Hương Nhũ �Đối tượng hoằng pháp mới trong thời hội nhậpVới nhịp sống hối hả và nhiều lo toan như hiện nay, nhiều

người cảm thấy căng thẳng và quá tải. Chúng ta thường có cảm giác như không có đủ thời gian để làm xong mọi thứ trong ngày. Sự căng thẳng và mệt mỏi làm chúng ta mất kiên nhẫn, thất vọng và không hạnh phúc, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là giới doanh nhân.

Theo kết quả một cuộc khảo sát gần đây nhất với 7.400 lãnh đạo doanh nghiệp tại 36 quốc gia thì tỷ lệ doanh nhân có mức độ stress tăng dần qua các năm. Tuy Việt Nam không có những doanh nghiệp xếp trong nhóm đầu của thế giới nhưng lại có tỷ lệ doanh nhân chịu áp lực căng thẳng (stress) vì công việc, xếp vị trí thứ 3 trong số các nước được khảo sát (72%), sau Trung Quốc 76%, Mexico (74%) và cao hơn rất nhiều các nước trong khu vực: Thái Lan (40%), Singapore (45%)1.

Những quốc gia chú trọng duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao như Trung Quốc, Việt Nam thì mức độ stress của lãnh đạo doanh nghiệp càng nặng nề. Vì phải chạy đua cạnh tranh, đảm nhiệm khối lượng công việc lớn để bắt kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế, và áp lực về dòng tiền mặt cung ứng do sự điều chỉnh của các chính sách tiền tệ nên cũng đã làm cho tình trạng stress của các chủ doanh nghiệp Việt Nam gia tăng trong năm qua.

Hơn nữa, Việt Nam cũng là một trong những nước có số ngày

1. Kết quả từ Công ty Nghiên cứu và Kiểm toán Grant Thornton ngày 18 tháng 03 năm 2010.

Taäp san Phaùp Taïng-59

HOẰNG PHÁP & GIÁO DỤC D

sinh của cuộc thi này. Hai tháng sau đó (11- 2009), Ban tổ chức lại mời tôi hướng dẫn thiền cho các thí sinh đến từ 76 quốc gia trên thế giới trong cuộc thi Hoa hậu quý bà thế giới được tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam.

Tối 21-9-2009, tại hội trường nhà thi đấu đa năng thành phố Vũng Tàu, trước mặt tôi là 65 người đẹp được tuyển chọn từ ba miền Bắc, Trung, Nam. Điểm đặc biệt của đối tượng hoằng pháp này là những quý bà đẹp và thành đạt trong kinh doanh, theo nhiều tôn giáo khác nhau, thậm chí không theo một tôn giáo nào. Họ đang mệt mỏi từ thân thể đến tinh thần vì phải trải qua những ngày thi căng thẳng.

Ai cũng xinh đẹp, lại thành

nghỉ trong năm thấp nhất thế giới (7 ngày). Trong khi đó, các nước có tỷ lệ doanh nhân bị stress thấp như Hà Lan, Thụy Điển, Đan Mạch… số ngày nghỉ trong năm là 22 đến 24 ngày. Bà Đào Thị Thu Thảo, Giám đốc Công ty TNHH truyền thông đa phương tiện An Phát (Hà Nội) bộc bạch: “có tháng phải đi viện đến hai lần vì suy nhược cơ thể, căng thẳng đối phó với đủ mọi áp lực …”

Qua đó cho thấy, thời hội nhập đã làm nảy sinh một đối tượng hoằng pháp mới mà ngành hoằng pháp không thể không lưu tâm, đó là doanh nhân.

Từ thực tế hoằng pháp cho quý bà đẹp và thành đạt

Tôi có nhân duyên hai lần hoằng pháp cho các đối tượng vừa đẹp vừa thành đạt trong kinh doanh. Đó là vào tháng 9-2009, nhận lời mời của ban tổ chức cuộc thi “Hoa hậu quý bà đẹp và thành đạt Việt Nam lần thứ I”, tôi đến thành phố biển Vũng Tàu để thuyết giảng Phật pháp và hướng dẫn hành Thiền cho các thí

60-Taäp san Phaùp Taïng

HOẰNG PHÁP & GIÁO DỤC D

đạt trong cuộc sống nên hầu hết quý bà đều thể hiện quyết tâm giành chiến thắng. Chính tinh thần tranh giành thắng thua này đã tạo nên bầu không khí căng thẳng, đưa đến nhiều áp lực và cả stress cho quý bà. Vấn đề là nên giảng cái gì và hướng dẫn họ như thế nào để giúp cho tinh thần của quý người đẹp và thành đạt này lắng dịu những căng thẳng và chú ý đến đề tài thiền tập vốn là một phần trong chương trình cuộc thi hoa hậu

gây nhiều sự chú ý đối với công chúng. Tôi không giảng cho họ những triết lý cao siêu của nhà Phật mà chỉ nói cho họ nghe những gì mà họ đang đối diện, khiến cho họ mệt mỏi, lo âu. Sau thời pháp thoại, tôi hướng dẫn các thí sinh ngồi thiền và các động tác Yoga căn bản.

Sáng hôm sau, tại thiền viện Chân Không, thành phố Vũng Tàu, các thí sinh đã thực tập giờ thiền hành một cách tốt đẹp. Sau giờ thiền tập, các thí sinh

Taäp san Phaùp Taïng-61

HOẰNG PHÁP & GIÁO DỤC D

cuộc thi hoa hậu đã đến nắm tay tôi, muốn chia sẻ nhiều nỗi lòng của họ. Nhưng thời gian không còn nữa, nên họ xin số điện thoại và email của tôi để có thể gặp tôi vào một dịp khác. Có lẽ buổi nói chuyện ngắn ngủi đêm ấy tại nhà thi đấu đa năng thành phố Vũng Tàu đã để lại một chút ấn tượng tốt đẹp nên sau cuộc thi, một số nữ doanh nhân đã liên lạc với tôi để tìm hiểu thêm về đạo Phật.

Sau những lần giao lưu tôi cũng không ngờ đó lại là cái duyên đem Phật pháp đến với các nhà doanh nghiệp. Tôi bắt đầu tiếp xúc với loại đối tượng hoằng pháp khá đặc biệt mà trước đây tôi chưa từng biết nhiều, hoặc nếu biết cũng chỉ là những mối quan hệ xã giao, bởi công việc chính của bản thân tôi trước nay vẫn chỉ là giảng dạy ở các trường Phật học, đạo tràng tu Phật thất, Bát quan trai và các khóa tu dành cho thanh thiếu niên. Tuy họ đều là những người đẹp và có cuộc sống thành đạt, nhưng cũng như tất cả mọi người, họ vẫn mang nhiều niềm trăn trở, băn khoăn

về cuộc sống tâm linh. Tôi nhận thấy, phần lớn các doanh nhân đều thông minh, chu đáo, kỹ lưỡng và sáng suốt, và thật ra, nếu không có những phẩm chất này thì họ khó thành công trong công tác kinh doanh. Với niềm tin tưởng, họ đã tâm sự với chúng tôi nhiều vấn đề liên quan đến đạo Phật và cuộc sống mà theo tôi, lời giải đáp thực tế nhất là giảng giải và hướng dẫn các phương pháp tu tập căn bản để giúp họ chuyển hóa đời sống vốn nhiều áp lực và căng thẳng này.

Vài điển hình về các doanh nhân biết ứng dụng lời Phật dạy

Nhân đây, xin giới thiệu vài điển hình về các doanh nhân vừa đẹp vừa thành đạt trong kinh doanh sau khi biết ứng dụng lời Phật dạy trong cuộc sống hàng ngày mà tôi từng tiếp xúc. Như cô Phạm Hồng Thắm, Tổng giám đốc Tập đoàn Giáo dục Âu Mỹ, là người đẹp đạt danh hiệu Hoa hậu Nhân ái trong cuộc thi Hoa hậu quý bà Việt Nam 2009, hiện có 18 cơ sở với 22.000 học viên. Sau

62-Taäp san Phaùp Taïng

HOẰNG PHÁP & GIÁO DỤC D

thời gian thực hành thiền tập, cô tâm sự: “Nhờ tinh thần sống thiền mà tôi đã giảm đi sự căng thẳng và mệt mỏi rất nhiều trong công tác kinh doanh. Tôi rất hạnh phúc khi giúp đỡ mọi người nâng cao đời sống tri thức và vật chất cũng như tâm linh. Đây cũng là cách mà tôi trả ơn cuộc đời.”

Hay Tiến sĩ Đoàn Thị Kim Hồng, Giám đốc Công ty Cổ phần Quảng cáo và Hội chợ Ciat, là Hoa hậu thân thiện tại cuộc thi Hoa hậu quý bà thế giới tổ chức tại Ấn Độ chia sẻ: “Từng làm công tác tổ chức các cuộc thi Hoa hậu, như: cuộc thi hoa hậu các dân tộc Việt nam (2007), cuộc thi Hoa hậu quý bà Việt Nam và thế giới (2009), tôi rất cảm ơn các thời pháp thoại và hướng dẫn thiền tập của quý sư, vì nhờ đó mà tinh thần của chị em thí sinh an lạc, thanh thản hơn. Tôi chủ trương pháp thoại và hành thiền là một chương trình chính thức trong các kỳ thi hoa hậu. Tôi vẫn thực hành thiền mỗi ngày và khuyến khích các em trong công ty thực hành thiền đều đặn

và làm từ thiện nhiều hơn.”Và cô Lê Tú Lan, Giám đốc

Công ty đầu tư xây dựng Vũ Kiều bộc bạch: “Những lúc tôi lạy Phật và trì chú Đại Bi là những giờ phút thanh thản và an lạc nhất trong ngày. Tôi không còn cảm giác âu lo hay buồn phiền. Có lẽ nhờ vậy mà tôi làm việc tốt hơn với niềm tin và hạnh phúc.” Còn cô Nguyễn Thị Ngọc Hường, cán bộ chi cục thuế tỉnh Bình Dương thì thổ lộ: “Tôi rất vui mừng khi hiểu ra một điều là không có con đường nào đem lại an lạc và hạnh phúc vĩnh hằng như đạo Phật. Với tôi bây giờ chỉ là sự quyết tâm thực hành lời Phật dạy thường xuyên mà thôi.” Không chỉ nữ giới, tôi cũng có thời gian hướng dẫn Võ Kim Seng, pháp danh Đức Phú một nam doanh nhân ngành vàng bạc và đá quý tại Thành phố Hồ Chí Minh tăng trưởng niềm tin nơi giáo pháp của đức Phật. Gần đây, Võ Kim Seng đã tâm sự cùng tôi: “Từ khi nghe theo lời Sư dành thời gian tụng Kinh Phổ Môn mỗi tối, Seng cảm thấy rất an ổn trong tâm và bắt

Taäp san Phaùp Taïng-63

HOẰNG PHÁP & GIÁO DỤC D

tay vào những công việc kinh doanh mới với một tinh thần nhẹ nhàng thanh thản. Sư biết không? Trước đây có những lúc Seng rất mệt mỏi, chán nản và muốn buông xuôi tất cả. Bây giờ thì khác rồi, Seng thật biết ơn Sư, biết ơn đức Phật đã cho Seng thêm niềm tin và niềm an lạc”.

Cần kết hợp giữa thuyết giảng và hướng dẫn hành thiền

Từ kinh nghiệm thực tế tiếp xúc và hoằng pháp cho quý bà đẹp và thành đạt ấy, tôi nghĩ rằng, doanh nhân là một trong những đối tượng quan trọng của ngành hoằng pháp vì tính quần chúng. Một doanh nhân

biết sống theo lời Phật dạy sẽ ảnh hưởng lớn đến nhiều thành phần trong xã hội. Sở dĩ như vậy là vì họ luôn liên đới với rất nhiều thành phần trong xã hội như: cán bộ, nhân viên, công nhân, khách hàng… do nhu cầu công tác, sản xuất và phân phối hàng tiêu dùng. Doanh nhân còn là những người tài năng, nhạy bén và đa số đều có trình độ học thức. Vì vậy, việc hoằng pháp cho họ cần phải thực tế, chính xác, và rõ ràng.

Sự đổi mới và tính hiệu quả là một lối sống của các nhà doanh nghiệp. Đặc biệt họ thật sự khát ngưỡng đời sống tâm linh và trông mong những lời

ảnh Nhựt Lâm

64-Taäp san Phaùp Taïng

HOẰNG PHÁP & GIÁO DỤC D

giải đáp có phương pháp và hiệu quả thực tế, như những điều kiện trong các thỏa thuận kinh doanh. Những người bị cuốn hút vào công việc kinh doanh thường là những người có sức mạnh nội tại để nắm bắt và thực hành tốt các phương pháp tu tập: Thiền, Tịnh hay Mật. Do vậy, phần pháp thoại và phần hướng dẫn tu tập phải mang tính khoa học và có tính thuyết phục. Bên cạnh đó, người hoằng pháp phải có sự trải nghiệm trong đời sống tâm linh để có thể có khả năng truyền đạt kinh nghiệm tu tập đến giới doanh nhân một cách sinh động nhất .

Đưa đạo Phật đến với các doanh nhân là đem một kinh nghiệm sống đẹp và hữu ích đến với họ. Do vậy, hoằng pháp cho đối tượng này trước hết phải có thời pháp thoại ngắn hay dài tùy theo yêu cầu thực tế, rồi sau đó hướng dẫn họ thiền tập. Thiền chánh niệm có khả năng làm tăng thêm sự tập trung và buông xả, vượt qua sự căng thẳng do cạnh tranh thị trường, tìm lại sự cân

bằng và an lạc nội tâm, nhờ vậy mà nâng cao chất lượng quản lý và điều hành công ty, mang lại hiệu quả tốt trong các hoạt động kinh doanh. Vì vậy, người hoằng pháp cần nhấn mạnh vào tầm quan trọng của tinh thần sống thiền, vì chỉ có thực hành thiền định hay các thời khóa tu tập mới có thể giúp các nhà doanh nghiệp xả được stress, mở rộng lòng yêu thương đối với các cộng sự và đối tác của họ, làm tốt đẹp cuộc đời bằng các thiện sự …

Nhân hội thảo công tác hoằng pháp với chủ đề: “Hoằng pháp với truyền thống hộ quốc, an dân”, tôi xin chia sẻ một kinh nghiệm nhỏ về công tác hoằng pháp cho doanh nhân như trên. Rất mong được nhận nhiều ý kiến góp ý của những sứ giả Như Lai về vần đề này để công tác hoằng pháp của chúng ta thêm đa dạng, phong phú, góp phần làm tốt đạo đẹp đời, xứng đáng với sứ mệnh tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân đức.

Taäp san Phaùp Taïng-65

Phật, Pháp, Tăng là ba ngôi báu lớn mà người Phật tử tại gia nương theo trong quá trình tu tập. Vì thế, đi chùa, lễ Phật, tôn kính chư Tăng Ni, đọc Kinh, cúng dường, bố thí, phóng sanh, v.v… là những hoạt động của người Phật tử thuần thành thường làm. Ngày nay, đi chùa không chỉ là thói quen của người Phật tử nữa, mà những người không phải là Phật tử cũng đi chùa.

Tuy nhiên động cơ đi chùa của họ rất phong phú và đa dạng. Về cơ bản tạm chia thành ba loại: đi chùa để tạo duyên lành gần gũi với Tam bảo; đi chùa để ngắm cảnh cho thanh thản tâm hồn và đi chùa để cầu xin. Trong ba loại động cơ trên, đi chùa để cầu xin là đáng chú ý hơn cả vì số người đi chùa với động cơ này ngày nay khá đông, ngay cả một số Phật tử cũng đi chùa với tâm như vậy.

Để kiểm chứng những lời trên, quý vị hãy lấy một thùng gỗ, có khóa và để sẵn giấy, bút cho người đi chùa viết điều mình mong muốn, bỏ vào thùng, quý vị sẽ thấy một kết quả đáng kinh ngạc: chỉ toàn là cầu xin và những lời tạ lễ với đức Phật, ví dụ như cầu xin cho thi đỗ, xin cho

ngöôøi ñi chuøaTaâm lyù

Quảng Tâm-Ngô Minh Duy �

Chù

m ả

nh N

hựt L

âm

66-Taäp san Phaùp Taïng

PHẬT GIÁO - XÃ HỘI D

có chỗ làm lương cao, xin cho làm ăn giàu có, xin cho có người yêu xinh đẹp, giỏi giang, xin cho có vợ, có chồng, xin cho trúng số, trúng đề, xin cho giải sao hạn, xin cho thăng chức, xin cho sinh con theo ý muốn v.v… Nhiều người còn thông tin cho nhau chùa nào linh nghiệm thì rủ nhau đến đó cầu xin.

Quý vị thấy đó, làm Phật cũng khó, vì suốt ngày chỉ nghe toàn những lời cầu xin, mỗi lần cầu xin là khói nhang nghi ngút.

Qua những lời cầu xin, chúng ta nhận thấy rằng nhu cầu người đi chùa thể hiện ở trên là chính đáng. Tuy nhiên, để thỏa mãn những nhu cầu trên thì chính chúng ta phải là người hành động chứ không phải cầu xin ai cả. Đức Phật đã từng dạy: “Hãy tự thắp đuốc lên mà đi, thắp đuốc lên với chánh pháp”. Trong khi đó chúng ta lại không tin, không đi bằng chính đôi chân, bằng chính sức lực của mình mà lại đi cầu xin người khác.

Nói đi thì cũng phải nói lại, một số Tăng Ni cũng đã góp phần làm cho động cơ đi chùa ngày càng trở nên biến chất. Ngày nay, nhiều chùa tổ chức cúng sao, giải hạn, xem bói v.v... Nhiều người đi chùa chỉ vì năm nay xem quẻ nói rằng mình gặp đại hạn cần phải cúng để giải hạn. Nếu quý vị tham dự một buổi cúng sao giải hạn quý vị sẽ thấy nhiều người đến ghi tên, nộp tiền, đến ngày cúng thì phải ngồi nghe thầy đọc đến tên của mình rồi mới an tâm ra về (chỉ vì sợ thầy mà quên đọc tên thì giải hạn không được). Thầy đọc xong danh sách thì cũng chỉ còn lại mấy thầy trò và vài người Phật tử, vì sau khi nghe tên mình xong hầu hết đã bỏ về. Khi được hỏi tại sao phải cúng sao giải hạn, thì một số vị giải thích rằng phải lấy đó làm phương tiện để người ta đến chùa rồi từ từ điều chỉnh. Liệu có điều chỉnh nổi không khi ý nghĩ, hành vi đã lặp đi lặp lại và trở thành thói quen?

Đi chùa với bất cứ động cơ nào thì cũng tốt cả, nhưng những gì nên làm và không nên làm khi đi chùa, và làm sao cho đúng với tinh thần của Phật giáo đó là điều không chỉ mỗi chúng ta mà ngay cả quý Tăng Ni cũng cần phải suy ngẫm.

Taäp san Phaùp Taïng-67

HẠNH NGUYỆN D

H ôm nay tôi ra thất! Tâm Đạt nhìn tôi với thái độ buồn bã: Vậy là bể thất

rồi!Phải chăng công phu hộ thất của chú vỡ

tan tành!Nhìn Tâm Đạt bâng khâng suy nghĩ, tôi

nói:Muốn thành Phật ư? Vậy phải biết cúng

dường người ác. Có vậy mới chân thật tu hành.

Trong thời gian qua rất cám ơn Tâm Đạt, đã vì tôi vất vả quá nhiều.

Lần này, sau khi ra thất, tôi trao cho đệ tử của mình một công án: Cúng dường người ác! Đây là bài học xương tủy mà chính tôi còn phải học lại qua đời sống tu học của mình. Suốt đời chạy rong đi tìm cầu cái thiện, mà quên mình lọt trong vòng đối đãi. Vì bởi tâm mình có thiện nên ác mới phát sinh. Lẽ đương nhiên vì sự cố chấp ấy mà gây ra đau khổ cho chính mình. Như vậy, tôn sùng điều thiện, tiếp xúc với cái thiện, trọng người hiền không khéo cũng thành một cái họa! Cái họa lớn trong vòng sanh, tử!

Đã thôi trọng hiền, ác sẽ chẳng phát sinh. Còn nếu trọng hiền, phải buông hết lòng khinh ác. Thậm chí phải can đảm cúng dường người ác, lễ lạy người ác thì mới mong giải thoát. Vì tâm lý thông thường của chúng ta, khinh người ác thì dễ, bằng ngược lại kính họ rất khó! Nếu kính họ là đã chấp nhận buông đi cái tôi thánh thiện ngạo nghễ này.

Không có người ác, chỉ có kẻ chưa hiền vì hạt giống Phật tánh nơi họ chưa đủ duyên

Cuùng döôøng ngöôøi

Chí Ngu �aùc

ảnh

Tánh

Hòa

68-Taäp san Phaùp Taïng

HẠNH NGUYỆN D

nảy nở. Nhiều khi đọc lại Kinh Pháp Hoa, mới thấy lòng mình đáng hổ thẹn biết dường nào, có hai phẩm mà chúng ta cần phải thọ trì, tinh yếu của chúng nằm gọn trong công án này, đấy là phẩm Đề Bà Đạt Đa và Thường Bất Khinh Bồ Tát. Hai phẩm này, đều kể lại tiền thân đức Phật: từ kiếp này sang kiếp khác vẫn kính trọng cúng dường Bồ tát Đề Bà Đạt Đa không tiếc thân mạng, vị Bồ tát chuyên theo phá, thậm chí giết hại ngài; song song với hình ảnh đấy là hình ảnh vị Tỳ kheo Bồ tát bị mọi người nhạo báng là Thường Bất Khinh vì ông này gặp ai ở đâu cũng lễ lạy và nói lời rằng: “Lạy ngài tôi không dám khinh suất, bởi nhân duyên trước sau các ngài sẽ thành Phật”.

Nên nói, trọn đời chúng ta nếu không hay hầu hạ cúng dường người ác là khó hay thành tựu nhẫn lực, lẽ nhiên rốt ráo chẳng thể thành tựu tâm địa Ba la mật vì còn tham chấp lấy thiện bỏ ác vậy. Trì một phẩm Kinh này là nắm giữ toàn thân Phật Đa Bảo trong Kinh Pháp Hoa, cũng chính là làm chủ được tâm mình. Thiện, ác buông sạch thì đau khổ từ đâu mà có? Niết bàn vọng đến từ đâu? Người chân thật tu hành há lẽ chẳng nhận ra ý chỉ này ư?

Được như vậy thì người ác là thầy dạy đạo cho ta, bậc hiền đức là bạn đồng hành với mình. Chẳng còn phải nhọc công chạy đôn chạy đáo đi tìm những bậc thầy khác vì tâm bồ đề phải được vun trồng từ trong nghịch cảnh, đúng như lời Như Lai nói rác tức là hoa, phiền não tức Bồ đề hay lấy Ma quân làm bạn đạo.

Nhưng nhìn kìa, Ma quân chẳng phải là Ma quân nữa. Khi Thế Tôn ở cõi trời thứ sáu thuyết Kinh Đại Tập. Vua cõi trời ấy kêu khắp cõi người, cõi trời, tất cả ác quỷ, thần đều nên tập hội thọ sự phó chúc của Phật để ủng hộ chánh pháp. Nếu có ai không đến thì Tứ Thiên Môn Vương sẽ đem bánh xe sắt nóng bắt họ tập trung. Sau khi tập hội xong, ai cũng vâng lời Phật dạy, mỗi mỗi tự phát hoằng thệ ủng hộ chánh pháp. Chỉ có một Ma vương nói với Phật rằng: “Cồ Đàm! Con đợi tất cả chúng sanh thành Phật hết, cõi chúng sanh đã không, chẳng có tên gọi chúng sanh nữa, con mới phát Bồ đề tâm”.

Bản nhiên như thế! Nên cúng dường người ác là bố thí đi cái ác của mình! Như Lục tổ Huệ Năng dạy: “Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, gì là mặt thật xưa nay của Thượng tọa Minh?"

Taäp san Phaùp Taïng-69

XÃ HỘI ĐỜI SỐNG D

Cổ nhân có nói: “Lòng tham dục biết đời nào ngánNhưng bảo rằng chơi chán mới thôiẤy là ma quỷ hại đờiCàng nuôi lòng dục, dục thời lớn

thêm”.

Tham dục là trạng thái mong cầu dục lạc qua năm giác quan, được

biểu hiện qua nhiều hình thức khác nhau như: tham sắc, tham tài, tham danh, tham lợi, tham ăn và tham ngủ.

Xưa cũng như nay, vì lòng tham mà con người luôn bị sai xử. Thời vua chúa, thiên hạ tranh nhau vì chức quyền, bổng lộc. Thời nay, có rất nhiều xung đột xảy ra trong các mối quan hệ xã hội như giữa cha mẹ và con cái, vợ và chồng, bạn bè đồng nghiệp với nhau,... mà chúng ta dễ dàng bắt gặp các thông tin bất ổn ấy trên báo chí.

Lòng tham dục hiện hữu nơi mọi người như kẻ trôi dạt biển cả bị chết khát, càng uống thì càng khát. Đức Phật dạy: “Hưởng thọ ba sự ở đời không bao giờ thỏa mãn. Thế nào là ba: Hưởng thọ ngủ nghỉ, hưởng thọ rượu men rượu nấu, khoái lạc ân ái nam nữ”1.

Thật vậy, các nhu cầu luôn làm cho con người cảm thấy thiếu, mà càng thấy thiếu thì lại càng khổ. Cuộc đua chen trong trường danh lợi với muôn ngàn sắc màu được mất và buồn vui... nên không

Loøngtham

Minh Duyên �

ảnh

Tấn

Thàn

h

70-Taäp san Phaùp Taïng

XÃ HỘI ĐỜI SỐNG D

ít người bị thân bại danh liệt, chịu lao lý tù đày và thậm chí có thể mất mạng.

Đức Phật dạy người mang nặng lòng tham ví như đi vay nợ. Để thỏa mãn sáu căn chúng ta đều phải trả lại bằng nỗi đau: như biệt ly, hối tiếc, dày vò,... đôi lúc bất tận cả một kiếp người.

Khi biết tác hại của lòng tham và muốn chuyển hóa lòng tham không gì khác hơn là chúng ta phải thiểu dục tri túc như lời Phật dạy trong Kinh Di Giáo: “Nếu biết đủ thì nằm đất cũng đủ, nếu không biết đủ thì ở thiên đường cũng không vừa ý”. Hoặc như lý tác ý quán thân bất tịnh, nhìn thật tướng của tất cả các pháp là giả hợp, vô thường, khổ và vô ngã...

Thiểu dục tri túc tức là trong đời sống hằng ngày, chúng ta thực tập từng bước đơn giản, ví như đến bữa ăn vừa đủ, không quá cầu kỳ, cốt để nuôi thân, hay áo mặc vừa đủ che thân, chẳng cần chạy theo thị hiếu xa xỉ. Như vậy, chúng ta không phải lao tâm khổ tứ vì chuyện ăn mặc nên có nhiều thời gian để tu tập.

Như lý tác ý chính là các ý niệm vừa khởi lên, chúng ta liền biết rõ, không tham đắm chấp trước, bởi tiền tài, sắc dục có sức rất mạnh, thường dễ lôi kéo, cám dỗ con người. Do đó, cần phải chế ngự các căn, không để cho nó sai xử, dẫn dắt, phải biết làm chủ hành động của mình.

Khi đã đoạn trừ được lòng tham thì trạng thái an lạc hạnh phúc xuất hiện và người đã diệt tận lòng tham thì người đó xứng đáng là nơi được tôn kính, đảnh lễ, nương tựa cúng dường cho mọi người, như trong Kinh Pháp Cú có dạy:

“Cỏ làm hại ruộng vườn,Tham làm hại người đời,Bố thí người ly tham,Do vậy được quả lớn”.* Chú thích1. Kinh Tăng Chi I, Phẩm Chánh Giác, HT Minh Châu dịch, VNCPHVN ấn hành,

1996, tr 473.

Taäp san Phaùp Taïng-71

TƯ TƯỞNG D

T âm vẫn còn nhớ

cái thuở ban đầu, thuở mà Tâm với em nắm lấy tay nhau hướng về một lý tưởng. Nó ấn định đời Tâm và mang đến cho Tâm một con đường khác hẳn con đường mà từ xưa đến nay Tâm vẫn thường đi. Vâng! Trong cuộc truy tìm giá trị ấy, em và Tâm luôn có mặt bên nhau mọi lúc, mọi nơi, em tồn tại cùng Tâm như một sự song hành.

Thế nhưng Tâm vô tình không nhận ra sự có mặt của em. Và rồi, thời gian vẫn cứ dần trôi đi, những ngày đầu sống trong chốn thiền môn, em và Tâm vẫn học, vẫn tu, cùng khép nép trong một khuôn khổ, một nội quy giới luật, Tâm ở bên em yên phận và hạnh phúc. Nhưng theo dòng xoáy của cuộc đời, Tâm đã dần quên em. Phải!

Làm sao không quên được hả em? Khi trước mắt Tâm luôn lập lòe những ánh sáng của tiền tài, danh vọng, địa vị,… tất cả. Và cứ thế giữa em và Tâm dường như có một sự xa cách vô hình. Tự lúc nào Tâm không biết, Tâm không hề nhận ra. Tâm vô tâm, em vô tâm hay cuộc đời đã vô tâm trước những cuộc nội chiến giữa Tâm và em: ác liệt, lạnh lùng, triền miên…

Voâ TaâmCỏ Non �

Tượn

g Ph

ật tạ

i Ang

kor W

at-ả

nh T

ấn T

hành

72-Taäp san Phaùp Taïng

TƯ TƯỞNG D

Em bảo vệ lập trường của em. Còn Tâm, Tâm cũng bảo vệ cái chân lý của mình bằng những triết lý sắc bén “đây chỉ là một phương tiện, một sự nhập đời hóa độ chúng sanh, là tinh thần Đại thừa…”. Vâng! Tâm thật tài tình trong việc đem những chiếc bình phong phủ kín mọi chuyện. Tâm khoác cho nó những chiếc áo choàng cực kỳ lộng lẫy, thánh thiện. Vì thế Tâm luôn cho rằng mình đúng. Bằng đôi mắt chan chứa yêu thương, em lặng lẽ nhìn Tâm. Sự xua đuổi, bất cần của Tâm cũng không làm em thay đổi. Em vẫn đi bên Tâm âm thầm lặng lẽ, khẽ nhắc nhở Tâm, dẫu biết rằng vô ích. Em càng xót xa hơn khi Tâm đắc thắng trước những chiến công của mình... Rồi với ý tưởng đem đạo vào đời tưởng chừng như một vị Bồ tát nên Tâm quay cuồng với đống ngôn từ kiến thức thế gian, chạy từ trường học này sang trường học khác. Để làm gì? Mong có nhiều bằng cấp chăng? Được xã hội công nhận chăng?

Em đã khuyên Tâm nhiều

lắm. Đêm đêm em hằng thức trắng, em thường hỏi Tâm xuất gia để làm gì? Thế nhưng Tâm vẫn đem những gì Tâm cho là chân lý ra tranh cãi với em: Tâm xuất gia để tìm đường giải thoát, nhưng Tâm phải học mới có thể hiểu mà tu, mới có khả năng hoằng dương chánh pháp… Điều gì Tâm cũng có lý do riêng, Tâm vẫn đúng. Em lại một lần nữa bị Tâm khước từ. Em không chấp nhận, nhưng em im lặng chẳng nói một lời nào. Tâm chỉ bắt gặp những giọt nước mắt trên mi em. Bởi lẽ, em cũng biết “tu mà không học là tu mù”, nhưng có cần chăng khi chỉ biết học rồi chạy theo nó mà quên đi chính mình. Đống kiến thức kia chỉ là mớ giấy vụn nếu không được đưa vào thực tế cuộc sống tu tập. Tâm đã quên “học mà không tu là đãy đựng sách”, đức Phật từng dạy: “đồng tiền là con dao hai lưỡi, nhưng thiện hay ác là do người sử dụng…”. Tâm đã vô tình hay cố ý làm vấy bẩn những chân lý thánh thiện. Tâm đã làm phản tác dụng vốn có của nó. Chẳng qua Tâm chỉ

Taäp san Phaùp Taïng-73

TƯ TƯỞNG D

từ bỏ một ngôi nhà thế tục nhỏ hẹp để tìm cho mình một ngôi nhà lớn hơn. Qua ngày đoạn tháng, Tâm không còn là Tâm thuở nào. Cái thuở sơ phát tâm của Tâm đâu rồi? Tâm không quan tâm nữa. Trước mắt Tâm là những ánh sáng được ánh lên của một thế giới trần tục như lời sư huynh nọ từng nói: “danh, lợi và ái kiến”1. Tâm không còn là Tâm - Tâm trong trắng, Tâm đi tìm chân lý, tìm bản lai diện mục của chính mình. Còn em, em vẫn là em, em của thuở ấy, vẫn như như, sáng suốt, tịch tĩnh. Từ bao giờ Tâm không thấy em. Từ bao giờ trần cảnh đã phủ mờ đôi mắt của Tâm. Giữa Tâm và em như có một bức tường ngăn cách, như có lớp sương mù dày đặc phủ che. Em bỏ Tâm hay Tâm đã bỏ em? Chính Tâm, Tâm đã bỏ em, đã vứt em vào một góc nhỏ của cuộc đời.

Em ơi! Em nào đâu có biết, khi màn đêm buông phủ, tiếng côn trùng vọng lại từ xa hòa lẫn trong những cơn mưa lất phất, làm thành một bản hợp ca bi ai, thống thiết, chính lúc ấy

Tâm lại sợ đối diện với chính em. Phải! Tâm sợ đối diện với chính em. Sau một ngày vật lộn với cuộc đời, Tâm tưởng mình có thể gác lại tất cả để đi vào cõi mộng thần tiên. Nhưng không, Tâm phải đối diện với em. Cũng có những khi Tâm cảm thấy rất hạnh phúc bên em, Tâm thừa nhận điều đó và Tâm ngã vào lòng em như đứa trẻ thơ đói lòng ôm bầu sữa mẹ. Nhưng cũng có những khi Tâm lồng lộn như một con sư tử hoang dại bị chọc giận, như những cơn sóng gầm gừ, ậm ọ giữa lòng đại dương. Và khi Tâm chán chường mệt mỏi, Tâm ôm tất cả buồn vui cuộc sống, những ước mơ, lý tưởng xâu thành chuỗi, kết thành tràng, dệt thành chăn, quấn lấy mình và trốn tránh em. Và cứ thế, những chuỗi ngày trôi qua, những khi đêm về cùng với sự im lặng, tịch mịch của bầu trời đen kịt đã khiến Tâm thấy cô đơn, cô đơn lắm em ạ! Tâm lẻ loi, mệt mỏi cả trong mộng mị, nhưng khi bình minh ló dạng, Tâm lại tiếp tục chạy theo những vật vã không bao

74-Taäp san Phaùp Taïng

TƯ TƯỞNG D

giờ dứt của cuộc đời. Và Tâm để em lại sau lưng. Tâm hả hê, vui đùa với những thứ mình có được. Tâm mặc kệ tiếng réo gọi của em. Tâm hờ hững, Tâm vô tâm, Tâm chẳng biết cũng chẳng hay sự có mặt âm thầm lặng lẽ của em.

Đến một ngày khi Tâm rã rời, khuỵu ngã giữa cuộc đua chen, tranh giành nơi trần tục, khi Tâm chùn chân bước và không còn có thể bơi được giữa những đợt sóng luân hồi, Tâm nghĩ… về em. Tâm ao ước được gặp em. Nhưng em ơi! Em ở đâu? Tâm đã đi quá xa nơi em ở. Em thánh thiện quá! Tâm trần tục quá!

Thế rồi vào một buổi sáng đẹp trời nọ2, một người bạn “không quen” mà “rất quen” đã đến bên Tâm, chỉ giúp Tâm con đường về nơi em ở. Tâm còn nhớ rất rõ lời bạn là: “người đến đâu thành lạ, người đi đâu hững hờ…”3. Và em đây cũng thế, chưa một lần xa Tâm!

Tâm xin cảm ơn bạn, và cảm ơn tất cả cuộc sống thân thương đẹp đẽ này đã mang đến cho Tâm niềm hạnh phúc

khôn xiết; giúp Tâm nhận ra tất cả chỉ là bèo bọt, khói mây, vô thường tan hoại; đánh thức Tâm tìm lại lý tưởng bỏ quên bấy lâu và nhận ra được cái kiến chấp sai lệch của mình để đi tìm lại người em yêu quý, chân thành, tuyệt hảo nhất!

Em ơi, có phải những vết bụi nhơ đã làm mờ đi tấm gương sáng, những áng mây đen đã che lấp vầng trăng nên Tâm không thấy được em? Tập khí chúng sinh nơi Tâm quá nhiều chăng? Thế nhưng, giờ đây Tâm sẽ cố gắng tìm em. Nhất là được sự khích lệ, động viên và cổ vũ thường xuyên của người thân, thiện hữu thì không có lý do gì khiến Tâm bỏ cuộc được. Dù đường đời vạn dặm hay có bao chông gai Tâm cũng sẽ cố gắng tìm em, tìm cho kỳ được. Tâm tin như thế!

* Chú thích1. Chí Ngu, Từ trái tim, Rong

rêu, 19/02/2009.2. Buổi trao đổi về “Thâm ý trong

kinh Pháp Hoa”, 27/3/2009. 3. Đồng tác giả, Tình xa, Đêm

quán trọ bên đời, 02/03/2009.

Taäp san Phaùp Taïng-75

VĂN HỌC D

“Con cò mà đi ăn đêmĐậu phải cành mềm lộn cổ

xuống aoÔng ơi! Ông vớt tôi naoTôi có lòng nào ông hãy xáo

măngCó xáo thì xáo nước trongĐừng xáo nước đục, đau

lòng cò con”.

K hi còn bé, tôi đã thuộc lòng và thường ngâm

nga bài ca dao này. Lúc ấy, hầu như đi đâu tôi cũng đều ê a nó như là hát một bài nhạc hay.

Nhưng thật sự tôi không hiểu nghĩa lý ẩn chứa trong sáu câu ca dao lục bát ấy như thế nào cả. Mãi cho đến hôm nay, sau khi đọc lại và ngẫm nghĩ, tôi mới hiểu được ý nghĩa sâu xa của nó. Bỗng dưng trong lòng tuôn trào sự xúc động và những giọt nước mắt đã rơi từ tận đáy lòng.

Thân cò là hình ảnh ẩn dụ

CoøThaânĐồng Niệm �

76-Taäp san Phaùp Taïng

VĂN HỌC D

cho người phụ nữ buôn tảo bán tần để nuôi đàn con. Vì hoàn cảnh xã hội đưa đẩy nên dù người mẹ đã làm việc chân chánh rồi mà cũng không đủ nuôi con nên phải làm những chuyện phi pháp (đi ăn đêm), không ngờ bị sa vào lưới pháp luật (lộn cổ xuống ao). Lúc này, người đàn bà chỉ còn biết van xin sự thương xót của ông quan (Ông ơi! Ông vớt tôi nao). Vì hoàn cảnh khó khăn, vì sự sinh tồn của đàn con nên bắt buộc phải đi làm như vậy. Chứ thật ra, trong lòng người phụ nữ ấy không bao giờ muốn mình rơi vào con đường hèn hạ như thế cả. Cuối cùng, người đàn bà chỉ cầu xin một điều duy nhất là: nếu có muốn trừng phạt cô ta như thế nào cũng được nhưng xin đừng cho những đứa con đang ở nhà biết mẹ của nó làm những điều xấu xa như vậy (có xáo thì xáo nước trong, đừng xáo nước đục đau lòng cò con)

Tôi đã khóc vì sự hy sinh của người mẹ thật quá lớn lao đối với đàn con được thể hiện trong hai câu cuối. Dù có bị bỏ tù, hay bị trừng phạt, người

mẹ vẫn lo cho con, vẫn muốn giữ hình ảnh đẹp của mẹ trong lòng những đứa con thơ. Người mẹ không muốn phá vỡ những nét đẹp của tình mẫu tử thiêng liêng.

Sự thiếu thốn vật chất là một trong những nguyên nhân chính khiến con người dễ gây ra những tội lỗi. Hầu như ai cũng đều muốn mình sống có đạo đức, có phẩm hạnh, nhưng khi đối diện với sự thật cuộc đời, nhiều người đã bị lòng tham đánh ngã, có người rơi vào ngõ cụt, vì miếng cơm manh áo, vì sự sinh tồn nên đành phải làm những điều ngoài ý muốn. Họ không đủ sức để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Cuối cùng, họ đành chấp nhận đời sống đau thương tội lỗi, chấp nhận những sự mưu sinh kém hèn.

Trong thời buổi hiện nay, nền kinh tế của đất nước ngày càng phát triển. Những hoàn cảnh khó khăn về sự ăn mặc mỗi ngày một giảm. Nhưng dù bất kỳ nơi nào, dù bất kỳ thời đại nào cũng vẫn có những trường hợp rất thương tâm.

Taäp san Phaùp Taïng-77

VĂN HỌC D

Tôi đã từng biết trong một khu phố nọ, có một gia đình bố mẹ mất sớm, người chị lớn là một giáo viên nhưng phải nuôi năm đứa em ăn học. Dù cố gắng đến mấy vẫn không đủ tiền để trang trải cuộc sống hằng ngày. Cho nên, ban ngày cô đi dạy, còn ban đêm phải bán mình cho người mua vui. Khi mọi người trong gia đình phát hiện ra là chuyện đã lỡ rồi. Đây không chỉ là nỗi đau riêng của gia đình đó, mà là nỗi đau chung của toàn thể xã hội.

Đã khá lâu, báo chí cũng đã đăng một hoàn cảnh thương tâm làm sửng sốt rất nhiều người. Một người chị vì nuôi một đứa em đang theo học đại học nên phải làm đủ mọi việc để kiếm tiền, nhưng vẫn không đủ. Vì vậy, vào ban đêm, người chị phải đào các ngôi mộ vừa mới chôn ở trong các nghĩa trang để lấy quần áo người chết đem đi bán.

Một trường hợp khác, bố mẹ đã hy sinh cho đứa con gái duy nhất của mình tất cả. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, lại tiếp tục cho cô ăn học sáu

năm để trở thành bác sĩ. Vì sự nghiệp của con mình nên bố mẹ đã phải làm thuê làm mướn nhưng cũng vẫn không đủ. Cuối cùng, ông bà quyết định bán tất cả những vật dụng có thể bán được ở trong nhà để lo cho việc học của con, chỉ còn lại mái nhà tranh tạm che mưa che nắng. Đến khi ra trường, người bác sĩ này đi tìm việc làm khắp nơi mà vẫn không có một nơi nào nhận. Chỉ duy nhất một bệnh viện địa phương nhận cô vào làm khoa sản nhưng đặc trách việc phá thai. Cô biết đây là việc làm đầy tội lỗi, nhưng vì áp lực của cuộc sống, vì sự mong đợi của bố mẹ nên cô đành phải chấp nhận làm việc ấy.

Ôi chao! Nếu kể ra thì có muôn vàn hoàn cảnh tương tự. Làm sao để kiên định trong cuộc sống? Làm sao để vượt qua những thách thức của cuộc đời? Câu trả lời không phải chỉ dành riêng cho ai, mà tất cả mọi người trong xã hội đều phải chịu một phần trách nhiệm. Nếu những người gặp hoàn cảnh khó khăn mà không

78-Taäp san Phaùp Taïng

VĂN HỌC D

có sự giúp đỡ của xã hội, của những người thân thì khó ai có thể tự vượt qua được.

Sự hạnh phúc được hình thành theo lý duyên khởi, nếu người khác không có hạnh phúc thì mình cũng không thể nào sống an vui được. Giúp đỡ cho người khác thoát sự khổ đau chính là tạo dựng cho mình niềm vui vô hạn. Vậy nên, điều quan trọng nhất là tất cả mọi người phải làm gì để góp phần vào việc xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc. Mọi người phải làm gì để cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp hơn. Có những người chỉ sau một đêm ăn chơi mà tốn cả bạc triệu, họ sẵn sàng vung tiền qua cửa sổ để chứng tỏ bản lãnh của mình, nhưng họ đâu biết dù chỉ vài đồng lẻ của họ, cũng đủ mua vài viên thuốc cảm để giúp kẻ khó nghèo. Hãy thương tưởng tới những mảnh đời bất hạnh! Tất cả đang chờ vào những việc làm thiết thực của chính bản thân mỗi người.

Trong Kinh Từ Bi đức Phật có dạy:

“Nguyện cho mọi người và mọi loài được sống trong an

toàn và hạnh phúc, tâm tư hiền hậu và thảnh thơi…”

“Ta hãy đem lòng từ bi không giới hạn của ta mà bao trùm cả thế gian và muôn loài, từ trên xuống dưới, từ trái sang phải, lòng từ bi không bị bất cứ gì làm ngăn cách, tâm ta không còn vương vấn một chút hờn oán hoặc căm thù. Bất cứ lúc nào, khi đi, khi đứng, khi ngồi, khi nằm, miễn là còn thức, ta nguyện duy trì trong ta chánh niệm từ bi. Nếp sống từ bi là nếp sống cao đẹp nhất”.

Hãy chia sẻ những niềm hạnh phúc của mình cho những người đang đau khổ thì hạnh phúc của ta sẽ càng tăng và sự đau khổ của người khác sẽ giảm. Hãy san sẻ những phước báu vật chất của mình cho những người nghèo khó là ta đã cứu vớt họ ra khỏi con đường tội lỗi. Hãy tưới mát thế gian này bằng lòng từ ái là ta đang mở tâm Từ bi bao la rộng lớn để ôm ấp những nỗi khổ niềm đau trong cuộc đời.

Taäp san Phaùp Taïng-79

Đầu thế kỷ XVIII, dân Việt khai phá mở mang đất nước đến tận vùng đất Đồng Nai - Gia Định. Theo truyền thống từ

xưa làng mạc xây dựng đến đâu thì chùa chiền mọc lên đến đó để làm chỗ tâm linh, tín ngưỡng cho quần chúng. Một trong những ngôi chùa có ảnh hưởng sâu rộng ở vùng đất mới phương Nam còn tồn tại đến nay là Tổ đình Giác Lâm1.

Sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức2 viết: “Chùa Giác Lâm ở tại gò Cẩm Sơn, cách lũy Bán Bích về phía Tây ba dặm. Gò này như đống vàng nổi lên giữa vùng đồng

CHUØA GIAÙC LAÂMMOÄT DI TÍCH LÒCH SÖÛ - VAÊN HOÙANOÅI TIEÁNG SAØI GOØN - GIA ÑÒNH

GS. Trần Đình Sơn �

80-Taäp san Phaùp Taïng

bằng trăm dặm, hình tựa bình phong, đội nón, mở trướng, trải thảm, rộng chừng ba dặm. Cây to thành rừng, hoa núi như gấm, sớm nhiều mây khói bốc lên nhiễu quanh, chùa tuy nhỏ nhưng cảnh thú vị.

Mùa xuân Giáp Tý năm thứ 7 triều vua Thế Tông (tức chúa Nguyễn Phước Hoạt - 1774), ông Lý Thoạt người xã Minh Hương, cúng tiền xây dựng chùa viện trang nghiêm nhà thiền thanh vắng. Vào dịp tiết đẹp thanh minh (mồng 6 tháng 3 Âm lịch), trùng cửu (mồng 9 tháng 9 Âm lịch), thi nhân, du khách, tụm năm, tụm ba mở tiệc rượu ngồi ngắm hoa, nâng chén

quỳnh mà ngâm vịnh. Trông xuống phố chợ bụi bặm xa cách vượt ngoài tầm mắt, thật đáng du ngoạn thưởng thức.

Gần đấy, có Đại lão Hòa thượng Viên Quang, đời thứ 36 dòng Thiền Lâm Tế chánh tông. Từ thuở ấu đến lúc cao tuổi là bậc chân tu kiên trì mật hạnh. Tính Ngài thích mây khói, suối đá nên bước chân hiếm khi đặt đến chốn thành thị ồn ào.

Từ lúc gậy thiền bay đến đây, trong núi dứt phiền não, dưới rừng xây chùa Phật. Năm Gia Long thứ 15 (1816) Ngài mở giới đàn, từ đó thiện nam tín nữ quy y đông đảo nên cửa thiền càng phát triển, thịnh vượng.

An toàn hầu Trịnh Hoài Đức và Hòa thượng Viên Quang vốn có nhân duyên thân thiết từ thời thơ ấu. Sau mấy mươi năm loạn lạc xa cách mỗi người đi một hướng, đạo đời khác nhau.

Dưới triều Gia Long (1802-1819), Trịnh Hoài Đức được cử giữ chức Hiệp Tống trấn thành Gia Định. Một dịp đi lễ Phật, ông gặp lại người bạn cũ, bây giờ đã trở thành bậc cao tăng

Chánh điện chùa Giác Lâm

Taäp san Phaùp Taïng-81

LỊCH SỬ D

Hòa thượng Viên Quang. Cảm xúc trào dâng, Trịnh Hoài Đức làm bài thơ kỷ niệm:

“Nhớ xưa thuở thái bìnhĐất Đồng Nai thạnh mỹĐạo Phật được hưng sùngNhà ngoại thêm phú quýTa đồng tử đốt hươngSư giới hạnh tu hànhBên ngoài chia đạo đờiBên trong đồng tâm chíLoạn lạc phải xa nhauThế giới thành ngạ quỷTa trôi nổi vào raBọt bèo biển xanh tửMới đó bốn mươi nămChớp nhoáng chuyện thế sự Nay bỗng nhiên nhàn hànhNơi thiền môn gặp gỡ Ta hiệp trấn tướng côngSư cao tăng thượng sĩNhìn xưa như giấc mộngTâm cùng tâm tương nghịChuyện xưa nói sao cùng Đạo lớn vốn như thị”(Nguyễn Lang dịch)Kế thừa Hòa thượng Viên

Quang, các vị cao tăng như Hải Tịnh, Hoằng Ân… nỗ lực phát triển chùa Giác Lâm thành trung tâm giáo dục đào tạo tăng tài ở miền Nam. Để giữ gìn văn

hóa truyền thống trong thời kỳ đất nước mất độc lập, quý Ngài đã chú tâm phát huy lễ nhạc làm phương tiện truyền bá giáo lý đạo Phật trong quần chúng. Từ nguồn mạch tâm linh này dần dần hình thành bộ môn đờn ca tài tử và nghệ thuật cải lương Nam bộ.

Đến nay trải qua hơn 300 năm lịch sử phát triển của thành phố, nhiều ngôi chùa cổ như Khải Tường, Từ Ân, Mai Sơn… đã bị giặc Pháp phá hủy. May mắn tổ đình Giác Lâm vẫn tồn tại uy nghi để làm chứng cho bao cuộc thịnh suy của vùng đất Sài Gòn - Gia Định. Chùa Giác Lâm xứng đáng là một di tích lịch sử, văn hóa quý báu của dân tộc Việt Nam.

* Chú thích:1. Hiện tại chùa Giác Lâm mang

số 118 - Đường Lạc Long Quân, Quận Tân Bình, Tp.HCM. Chùa được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.

2. Trịnh Hoài Đức (1765 - 1825): công thần triều Nguyễn từng giữ chức Hiệp tổng trấn thành Gia Định (1808), Tổng trấn thành Gia Định (1820) được phong tước An toàn hầu. Ông là một tác gia văn học nổi tiếng đầu thời Nguyễn.

82-Taäp san Phaùp Taïng

LỊCH SỬ D

T huở còn thơ bé, tôi có thói quen leo lên cây me to lớn, rậm rạp đầu

hè nhà nằm đọc sách và thả hồn mơ mộng về những nơi chốn được miêu tả trong các cuốn sách ấy. Dần dà, lòng yêu thích du lịch đó đây trên thế giới được hình thành từ năm tháng niên thiếu cho đến lúc trưởng thành càng lúc càng trở nên tha thiết hơn bao giờ hết. Vì thế, sau khi tốt nghiệp và có công ăn việc làm ổn định, hàng năm, tôi đều tìm đến một vài địa danh nổi tiếng để chiêm ngưỡng và mở rộng tầm nhìn. Tôi đã có dịp đi đến các thành phố lớn ở Mỹ như New York, Washington; ở Canada như Montreal, Edmonton; đi dọc tiểu bang California chiêm ngưỡng cảnh biển, nơi thì dịu dàng nên thơ, nơi thì sâu thẳm bí hiểm bên cạnh núi rừng hùng vĩ; cũng như đi xuyên suốt từ Bắc vào Nam ở Việt Nam, say mê nhìn ngắm những địa danh đã đi vào thơ văn như Sapa, Hạ Long, chùa Hương, Đà Lạt, v.v… Không chỉ xem phong cảnh, tôi còn ưa thích tìm hiểu về lịch sử của những vùng mà tôi đã đi qua.

Cuối xuân 2010, cũng như mọi năm, tôi lấy vài tuần nghỉ phép cùng những người thân đi dạo chơi đó đây. Từ lâu, tôi vẫn biết Campuchia (Cambodia) nổi tiếng bởi cảnh núi rừng hoang sơ và

Hoaøi caûmveà xöù sôû

Chuøa Thaùp

Quang Viên �

Cổn

g và

oAng

kor W

at

Taäp san Phaùp Taïng-83

LỊCH SỬ D

những ngôi chùa, qua mệnh danh “Xứ sở chùa tháp”, nhưng đến nay mới có dịp du ngoạn. Ở đất nước này, Siem Reap là thành phố thu hút đông khách du lịch nhất bởi đây là nơi có hàng loạt ngôi chùa và đền đài làm cho ai nấy kinh ngạc và khâm phục với lối kiến trúc độc đáo thể hiện sự cường thịnh và uy quyền của các vị vua Khemer, từ năm 802 cho đến 1431.

Điều đầu tiên làm tôi thích thú khi mới đặt chân đến Siem Reap là thành phố này dùng 3 loại tiền tệ chính: đó là rial (Campuchia), baht (Thailan), và dollar (Mỹ). Đó cũng do số lượng du khách nước ngoài đông đảo đổ dồn đến thành phố này.

Qua hôm sau tôi và những người thân tham quan Angkor, cách thành phố Siem Reap chừng 8km, nơi có những ngôi đền nổi tiếng

như Angkor Wat, the Terrace of the Elephant, the Terrace of the Leper King, v.v... Angkor theo nghĩa đen là thành phố thần thánh. Xuyên qua dòng du khách đông đảo, dưới sức nóng hầm hập của nắng tháng tư, chúng tôi từ từ leo lên các ngọn tháp và càng lúc càng bị mê hoặc bởi sự hùng tráng và đầy bí hiểm của các ngôi đền, bởi lối điêu khắc đầy sáng tạo

Đền Angkor Wat - Chùm ảnh Hải Lan

Angkor Wat

84-Taäp san Phaùp Taïng

PHẬT GIÁO - XÃ HỘI D

của những người thợ thủ công ngày xưa. Tất cả các ngôi đền, được xây nên bằng cách chồng các tảng đá lên nhau, thể hiện được uy quyền cũng như thị hiếu tinh vi của các vị vua Khemer thời trước. Không kinh ngạc

và thán phục sao được khi những ngôi đền đá đồ sộ này được xây dựng lên trong lúc mật độ dân số còn rất ít ỏi và mọi thứ đều làm theo lối thủ công. Để tạo nên những kiến trúc nguy nga này, các vị vua Khemer đã tận dụng không chỉ sức người, mà còn khôn khéo dùng sức voi và sức nước để chuyển những tảng đá khổng lồ đến tận nơi xây dựng.

Theo dòng lịch sử, vua Jayavarman II là vị vua đầu tiên của thời đại các vương triều Angkor, là người có công chinh phục và thống nhất các bộ lạc để lập nên một nước Campuchia đầu tiên vào năm 802. Để tưởng nhớ ơn vua Jayavarman II, vua Indrvarman III đã cho xây đền Preah Ko và sau đó là đền Bakong. Với những ngôi đền này, du khách có thể nhận thấy được nghệ thuật chạm khắc đầy tính mỹ thuật, và cũng là đặc điểm tượng

Đền Bakong

Các tượng trước cổng vào Angkor

Taäp san Phaùp Taïng-85

LỊCH SỬ D

trưng của thời ấy. Liên tục trong các triều đại Angkor, các vị vua kế tiếp nhau cho xây lâu đài hoặc lăng mộ như Ta Keo, Banteay, Srey, Baphuon and West Bary. Nhưng nổi bật nhất chính là công trình xây dựng ở đầu thế kỷ 12 với đền Angkor Wat, dưới vương triều vua Suryavarman II (trị vì từ năm 1113 đến 1150). Ngôi đền này có thể nói là đỉnh cao nhất của của lối kiến trúc sáng tạo tại Angkor. Angkor Wat còn là biểu tượng cho Campuchia qua sự xuất hiện trên lá cờ quốc gia.

Một điểm khác biệt giữa Angkor Wat và các đền khác là Angkor Wat phần lớn được xây bằng đá sa thạch (sandstone) trong khi các đền khác được xây bằng đá ong (laterite). Các tảng đá đều nhẵn thín, trơn tru như đá cẩm thạch. Không có ai biết được làm thế nào mà những tảng đá này được kết hợp với nhau một cách vững chãi như thế và đây là vấn đề còn nhiều bàn cãi suy đoán của giới khoa học. Ngôi đền này là lối kiến trúc kết hợp độc đáo giữa kiểu xây tiêu chuẩn thời Angkor (trên núi) nhưng đồng thời phản ánh lối kiến trúc xây dựng chùa ở Ấn Độ (đồng bằng). Angkor Wat miêu tả cho ngôi nhà trời theo quan điểm dân gian lúc bấy giờ. Trung tâm được xây như năm đỉnh núi, còn các bức tường và hào chung quanh như biểu tượng của biển. Một trong những đặc thù kiến trúc của Angkor Wat là các tháp xây theo hình nụ hoa sen. Trên các bức tường được chạm trổ vô số hình ảnh của các vị nữ thần, các cuộc giao tranh, hoặc cảnh nhảy múa của những người đàn ông, v.v…, tất cả các hình ảnh đều rất sống động và tinh xảo. Không như các đền chùa khác, Angkor Wat được xây dựng tập trung trọng tâm về hướng Tây hơn là hướng Đông. Điều đó làm người đời sau kết luận rằng, có lẽ vua Suryavarman từng có ý định dùng đền này làm nơi thờ cúng của mình. Hướng Tây của Angkor Wat là hành lang đến “đại sảnh của một ngàn đức Phật”, mặc dù bây giờ các hình tượng Phật đã bị phá hủy hay dời đi, nhưng vẫn còn một số tượng được để lại nơi hành lang. Quanh hành lang này còn có bốn cái sân nhỏ mà có lẽ trước kia được

86-Taäp san Phaùp Taïng

LỊCH SỬ D

chứa đầy nước. Hướng Bắc và Nam của hành lang là những thư viện. Một nhà kỹ sư đương thời nhẩm tính rằng, để xây một Angkor Wat như vậy ngày nay phải mất hết 300 năm. Vậy mà, ngôi đền này được bắt đầu từ lúc vua Suryavarman lên cầm quyền và hoàn thành trong một thời gian ngắn sau khi ông mất đi, tức là chỉ chừng 40 năm.

Angkor Wat là nơi kết thúc một ngày tham quan Angkor sau khi chúng tôi đã đi hết các ngôi đền khác. Mặc dù đông người, nhưng nơi đây không có sự ồn ào náo nhiệt như vẫn thường thấy ở hầu hết các trung tâm du lịch. Khi ra đến ngoài, tôi quay lại ngắm Angkor Wat và các kiến trúc khác trong tầm nhìn một lần nữa. Dưới nắng chiều vàng và ngột ngạt, các ngôi đền như đổ sang màu đen thẫm. Bỗng nhiên trong tôi dâng lên một cảm giác thê lương, như đâu đây quanh tôi là tiếng thở của những người thợ bé nhỏ, đen đúa đang lầm lũi với công việc, tiếng chân nặng nề của đàn voi kéo đá theo dòng nước, tiếng rì rầm đầy đe dọa

của rừng sâu. Nhìn mặt trước ngôi đền đang được che lại để sửa chữa vì đã xuất hiện nhiều chỗ xuống cấp bởi sức tàn phá của thời gian và con người, tôi càng thấm thía đến sự “thành, trụ, hoại, không”. Dẫu có khéo léo và tinh xảo đến đâu đi chăng nữa, tất cả rồi cũng sẽ đổ nát điêu tàn, rồi biến mất trong một ngày nào đó. “Những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ?”.

Bất chợt tôi lẩm bẩm dòng kệ thường tụng mỗi khi đi chùa:

“…Nếu không có Thế TônNếu không có Diệu Pháp,Nếu không có Tăng đoàn,Làm sao con may mắnĐược pháp lạc hôm nay…”Ngước mắt nhìn lên những

đỉnh tháp cao vút, tôi mường tượng những nụ sen khổng lồ đang từ từ xòe cánh ra, nâng đỡ lấy những tâm hồn thánh thiện hướng về chân, thiện, mỹ. Cảm giác buồn bã ban đầu chợt tan biến đi và tôi nở nụ cười, theo chân mọi người quay về khách sạn, chuẩn bị cho chuyến du ngoạn mới ngày hôm sau.

Taäp san Phaùp Taïng-87

LỊCH SỬ D

T rong các ngày lễ lớn của Huế, lễ cúng Âm Hồn 23 tháng 5 âm

lịch được xem là ngày quan trọng. Nó không nằm trong sinh hoạt tế lễ chung của người Việt mà là một sinh hoạt tâm linh chỉ riêng ở Huế. Lễ cúng Âm Hồn 23 tháng 5 gắn liền với một biến cố lịch sử cách đây 125 năm Ngày Thất Thủ Kinh Đô.

Thử nhìn lại một đôi nét lịch sử thời kỳ này. Thực dân Pháp tiến hành xâm lược nước ta. Chúng nổ súng vào Đà Nẵng, đánh chiếm ba tỉnh miền Đông rồi miền Tây Nam bộ. Đánh Hà Nội và chuẩn bị đánh vào Kinh đô Huế. Ngày 19-7-1883 vua Tự Đức mất. Nhân lúc triều đình Huế tang gia bối rối, ngày 18-8-1883 tàu chiến Pháp kéo đến uy hiếp, nã đạn pháo vào cửa Thuận An. Hai ngày sau, 20-8-1883 Thuận An thất thủ. Ngày 25-8-1883 triều đình

Lê Thị Chân Tú �

23-5Leã cuùng AÂm hoàn

88-Taäp san Phaùp Taïng

LỊCH SỬ D

Huế buộc phải ký hàng ước nhận sự bảo hộ của Pháp, rút quân khỏi Bắc bộ (thực chất là giao Bắc bộ cho Pháp), chấp nhận để Pháp chiếm đóng Thuận An. Thực dân Pháp lấn thêm một bước nữa, buộc triều đình Huế ký tiếp hàng ước ngày 6-6-1884, xác nhận sự bảo hộ của nước Pháp và vào đóng quân tại Mang Cá, sát kinh thành Huế.

Vua Tự Đức mất, vua Hiệp Hòa lên ngôi, sau đó bị phế. Vua Kiến Phúc lên thay, một tháng rưỡi sau cũng mất. Triều đình tôn Hàm Nghi lên ngôi. Bên ngoài, thực dân Pháp đe dọa. Bên trong, nội bộ triều đình rối ren, chia rẽ giữa hai phe chủ hòa và chủ chiến. Biết được ý đồ đen tối của thực dân Pháp, phe chủ chiến tích cực chuẩn bị lực lượng, tiến hành phòng thủ. Mặt khác, chuyển khí giới, lương thực, châu báu ra Tân Sở (Quảng Trị) để kháng chiến lâu dài.

Ngày 1-7-1859 (tức là ngày 19-5 năm Ất Dậu ), Đờ Cuốc Xy, toàn quyền Trung Bắc, mang quân đến Huế với thái

độ khiêu khích trắng trợn. Biết không thể trì hoãn, phe chủ chiến, đứng đầu là Thượng thư bộ Binh Tôn Thất Thuyết, đêm 4-7-1859 (tức là đêm 22 rạng ngày 23-5 năm Ất Dậu ) phát lệnh tấn công bất ngờ vào đồn Mang Cá và đồn Pháp cạnh tòa Trú Sứ. Mặc dù tướng lĩnh và binh sĩ đều quyết tâm nhưng vì thuốc đạn thiếu, vũ khí quá thô sơ, thông tin liên lạc không chính xác, nên chỉ mấy giờ sau cuộc tiến công thất bại. Vua Hàm Nghi được một số quan lại phò tá ra Quảng Trị rồi lên Tân Sở. Ngày 9-7 vua xuống chiếu Cần Vương.

Quân Pháp từ đồn Mang Cá vào thành, bắn giết, đốt phá, hãm hiếp, cướp bóc v.v… Một cảnh tượng chạy giặc vô cùng hỗn loạn và thương tâm. Số người bị giết có thể đến hàng nghìn. Con số ấy quá lớn so với một diện tích nhỏ như Thành Nội Huế. Không có nhà nào là không có người chết. Từ đó, hằng năm cứ đến ngày 23-5 âm lịch người dân Huế tổ chức lễ Quảy cơm chung. Biến cố lịch sử đau thương

Taäp san Phaùp Taïng-89

LỊCH SỬ D

ấy được ghi lại qua sử sách và văn học. Bài Vè Thất thủ Kinh Đô, một tác phẩm thơ ca dân gian khuyết danh, lưu truyền vào cuối thế kỷ 19, dài 1264 câu thơ lục bát và lục bát biến thể kể lại sự kiện này. Để tưởng niệm những người đã ngã xuống, năm 1894 đàn Âm Hồn được lập ra cạnh cửa Quảng Đức. Trước năm 1937, trong Thành Nội có năm đàn Âm Hồn và những miếu Âm Hồn do nhân dân lập nên. Một trong những miếu ấy còn tồn tại cho đến ngày nay tại ngã tư hai đường Mai Thúc Loan và Lê Thánh Tôn. Và nghĩa trang trong khuôn viên chùa Ba Đồn, đường Tam Thai là nơi an táng chiến sĩ và đồng bào tử nạn năm Ất Dậu. Trong Thành Nội cũng có một con đường mang tên Âm Hồn (nay là đường Lê Thánh Tôn).

Đã bao năm qua rồi, những thế hệ người Huế, từ đời này sang đời khác đã kỷ niệm biến cố lịch sử đau thương ấy bằng lễ cúng Âm Hồn một cách thành kính và trang trọng. Không phải chỉ một ngày 23-5

mà kéo dài suốt tuần từ đó cho đến cuối tháng. Nhà nhà đều cúng, không chừa một ai. Không chỉ nhà cúng mà xóm cúng, phường cúng, cơ quan cúng, chợ cúng và đương nhiên trong đó các chùa tổ chức cầu siêu rất trọng thể. Đó có lẽ là một trong những nguyên nhân mà hằng năm các chùa ở Huế thường hay tổ chức Trai đàn Chẩn tế.

Mâm cỗ cúng âm hồn cũng có những nét dân dã, khác biệt. Ngoài mâm cơm, xôi, chè, bánh trái, hoa quả, vàng mã v.v… còn có thêm những sản vật của mùa màng tháng 5: khoai, sắn, đậu phụng nấu, thơm, mít, dưa hấu v.v… được chia nhỏ thành từng phần. Nói chung là có gì cúng nấy, cần nhất là số lượng, càng nhiều càng tốt. Không cúng trong sân mà đưa ra ngoài ngõ, ngoài đường, thậm chí ở cả ngã ba. Thời các vua nhà Nguyễn, thường cử một vị quan chủ tế. Ngày nay, nhân dân tự nguyện đứng ra tổ chức. Họ quyên góp tiền bạc. Đàn bà lo nấu nướng, đàn ông có nhiệm vụ bày

90-Taäp san Phaùp Taïng

LỊCH SỬ D

biện, xếp dọn. Cứ nhìn cái cách họ thành kính tụng niệm, dâng hương mới thấy hết ý nghĩa mấy từ quảy cơm chung.

Những ngày cuối tháng 5 âm lịch, không khí ở Huế, đặc biệt là khu vực Thành Nội có cái gì đó rất thiêng liêng. Đâu đâu cũng hương trầm nghi ngút. Người sống và người chết hình như giao cảm được với nhau. Những ngày ấy, lang thang trên những con đường rợp bóng trong nội thành… Dấu xưa còn in lại trên những phiến đá bị mài nhẵn qua thời gian, trong nét rêu phong của thành quách, đền đài… Hồn thiêng của những người nằm xuống như còn phảng phất đâu đây, nương theo gió, lùa qua những mái vòm cong của những cửa thành An Hoà, Chánh Tây, Đông Ba, Thượng Tứ, đung đưa đám cỏ Lau màu xám bạc chung quanh Hoàng thành…

Những ngày này dường như tôi thấy lại cảnh chạy loạn tan tác của nhân dân ta năm nào. Cũng như nhân dân Nam bộ thời Nguyễn Đình Chiểu, người dân Huế lần đầu tiên nghe tiếng

súng Tây. Trước mắt lửa cháy, sau lưng đạn vãi như mưa. Họ hoảng loạn. Vua quan chạy trước, dân chúng chạy theo sau. Kinh thành Huế trong giờ phút đó biến thành một cái lồng lớn chờ giờ sát sinh. Họ bỏ lại tất cả những gì quý giá nhất. Bàn thờ tổ tiên, ông bà, nhà cửa, tài sản, dắt díu, chen chúc giẫm đạp lên nhau cố thoát ra khỏi các cổng thành để cứu lấy tính mạng. Có người tìm lối thoát một cách tuyệt vọng bằng cách dùng dây xuống thành. Kết quả ra sao, xin hãy đọc lại một đoạn trong bài Vè Thất thủ Kinh Đô để thấy lại thảm cảnh ấy:

“...Nhân dân cứ chạy dồn raPhố phường hai dãy cháy

mà tan hoang …Ai ai cũng sợ súng TâyBắn lên một tiếng đạn bay

rầm trờiThiên hạ ai cũng chơi vơiKinh thành thất thủ đổi dời

về quêHai hàng nước mắt dầm dềCửa nhà cũng bỏ, ra về tay

khôngGiàu thời bạc lượng, tiền đồngSô sa, gấm nhiễu đều cùng bỏ đi.

Taäp san Phaùp Taïng-91

LỊCH SỬ D

Trời cho Tây thạnh, mình suyQuân quan chạy trước, mình thì chạy sau.Người nghèo cho chí kẻ giàuPhố phường, quán khách chạy sau hằng hà.Người thời ra cửa Đông BaKêu nhau mà chạy như ca (gà) chẹt lồng.Súng Tây hắn bắn đì đùngĐền đài tan nát, khổ trông nước nhàNgười thời ra cửa An HòaNgười thời ra cửa vậy mà chánh Tây.Lên thành mà lại xuống dâySa tay rớt xuống oan rày hỡi oan.Trách trong quan tướng không toànTrong thành thiên hạ chết oan đã nhiều.Súng mình họ bắn phiêu phiêuSúng Tây bắn nhiều chết hết người ta.Quản bao của cải, cửa nhàDắt con, dìu mẹ, chạy ra khỏi thành.Đàn bà bỏ cửi, bỏ canhBỏ buôn, bỏ bán trong thành mà raKhỏi thành tìm mẹ, tìm chaTìm con, tìm vợ, kêu la tìm chồng.Súng Tây nó bắn đì đùngBốn bề thiên hạ hãi hùng như chim...”Lễ tế Âm Hồn 23-5 âm lịch là một sinh hoạt tâm linh đặc trưng

của người Huế. Đó là cái cách người dân kỷ niệm một biến cố xảy ra trên đất Huế, ở một thời kỳ lịch sử đau thương, tang tóc nhất của dân tộc Việt Nam. Tổ chức lễ tế Âm Hồn trang trọng và thành kính, không chỉ thể hiện lòng yêu nước, tri ân những chiến sĩ vì nước hy sinh mà còn thể hiện lòng từ bi của Phật giáo. Mở rộng lòng từ đến với tất cả chúng sanh, người sống cũng như người chết.

92-Taäp san Phaùp Taïng

LỊCH SỬ D

tiếp theo trang 55

Sự chiết xuất bài kệ truyền pháp mới từ vị Tổ thứ 22 của dòng Lâm Tế đã thể hiện nguồn mạch truyền thừa không gián đoạn, xuyên suốt từ đức Phật Thích Ca đến chư vị Tổ sư Việt Nam. Kế thừa mạng mạch ấy, hàng hậu lai chúng ta ngày nay đâu thể lãng quên nguồn mạch tâm linh của chính mình.

Cho nên, người con Phật cần phải nắm vững yếu tố lịch sử trong mạng mạch truyền thừa. Theo Đại Thiên Vương Vấn Phật Quyết Nghi Kinh1, đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã ấn chứng cho sơ Tổ Ma ha Ca diếp. Sau đó y bát của ngài lần lượt truyền2 cho:

Tổ Ma Ha Ca Diếp 1. Tổ A Nan 2. Tổ Thương Na Hòa Tu 3. Tổ Ưu Ba Cúc Đa 4. Tổ Đề Đa Ca 5. Tổ Di Dá Ca 6. Tổ Bà Tu Mật 7. Tổ Phật Đà Nan Đề 8. Tổ Phục Đà Mật Đa 9. Tổ Hiếp Tôn Giả 10. Tổ Phú Na Dạ Xa 11. Tổ Mã Minh 12. Tổ Ca Tỳ Ma La 13. Tổ Long Thọ 14. Tổ Ca Na Đề Bà 15. Tổ La Hầu La Đa 16.

Tổ Tăng Già Nan Đề 17. Tổ Già Da Xá Đa 18. Tổ Cưu Ma La Đa 19. Tổ Xà Dạ Đa 20. Tổ Bà Tu Bàn Đầu 21. Tổ Ma Noa La 22. Tổ Hạc Lặc Na 23. Tổ Sư Tử 24. Tổ Bà Xá Tư Đa 25. Tổ Bất Như Mật Đa 26. Tổ Bát Nhã Đa La 27. Tổ Bồ Đề Đạt Ma 28.

Tương truyền, từ Tổ thứ nhất là ngài Ma Ha Ca Diếp đến Tổ thứ 28 là ngài Bồ Đề Đạt Ma kéo dài khoảng 975 năm. Năm 517 (TL), Tổ Bồ Đề Đạt Ma vâng lời di giáo của thầy mình là Tổ Bát Nhã Đa La dùng thuyền rời Ấn Độ và 3 năm sau, ngài tới Trung Hoa. Tại Trung Hoa, ngài diễn xướng pháp môn Thiền Tông nên trở thành Sơ Tổ Đông Độ.

Sau khi Tổ Bồ Đề Đạt Ma nhập diệt (543 TL), Tổ Huệ Khả kế vị làm Tổ thứ hai Trung Hoa. Các đời truyền thừa kế tiếp là Tổ Tăng Xán, Tổ Đạo Tín, Tổ Hoằng Nhẫn và Lục Tổ Huệ Năng. Như thế tính từ thời Phật cho đến Tổ Huệ Năng thì Phật giáo trải qua 33 đời Tổ sư truyền thừa.

Dưới đời Lục Tổ Huệ Năng, Thiền Tông Trung Hoa dần dần chia thành năm tông phái mà

Taäp san Phaùp Taïng-93

LỊCH SỬ D

người sau thường gọi là Ngũ Gia Tông phái3:

1. Tông Quy Ngưỡng do Thiền Sư Linh Hựu ở Quy Sơn làm Sơ Tổ.

2. Tông Lâm Tế do Thiền Sư Nghĩa Huyền ở Lâm Tế làm Sơ Tổ.

3. Tông Tào Động do Thiền Sư Lương Giới ở Động Sơn làm Sơ Tổ.

4. Tông Vân Môn do Thiền Sư Văn Yến ở Vân Môn làm Sơ Tổ.

5. Tông Pháp Nhãn do Thiền Sư Văn Ích ở Pháp Nhãn làm Sơ Tổ.

Trong đó, tông Lâm Tế do Thiền sư Nghĩa Huyền ở Lâm Tế làm Sơ Tổ, truyền đến đời thứ 22 thì để lại kệ truyền pháp:

Tổ đạo giới định tôngPhương quảng chứng viên

thôngHạnh siêu minh thật tếLiễu đạt ngộ chơn khôngTheo đó, cứ mỗi đời truyền

pháp thì lấy một chữ kế tiếp trong bài kệ để đặt pháp danh. Đời thứ 33 là Tổ sư Siêu Bạch - Nguyên Thiều. Ở Việt Nam, dưới đời chúa Nguyễn Phúc Tần, niên hiệu Cảnh Trị năm thứ 3 (1665), Tổ Nguyên Thiều đến tại phủ Quy Nhơn mở trường truyền pháp và khai sơn chùa Thập Tháp Di Đà. Từ đây,

cội nguồn thiền tông bắt đầu đơm hoa, kết trái nở rộ khắp mọi miền.

Đến đời thiền sư Ngộ Thiệu – Minh Lý, đời 39 phái thiền Lâm Tế, Tổ đặt thêm bài kệ tiếp theo bài kệ trên như sau:

Như nhựt quang thường chiếuPhổ châu lợi ích đồngTín hương sanh phước huệTương kế chấn từ phong.Từ đó nguồn mạch tâm linh mãi

nối tiếp nhau không ngừng nơi đất Việt. Sự truyền thừa dòng Lâm Tế chánh tông mãi là dấu ấn vàng son in đậm qua từng trang lịch sử dân tộc. Bởi trang sử Việt cũng là trang sử Phật. Thế nên, mạng mạch của chánh pháp là linh hồn của đất Việt. Để kế thừa tinh thần cao đẹp ấy, trách nhiệm thiêng liêng của chúng ta ngày nay không gì khác hơn là “Tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân đức”, nhờ đó, ngon đuốc thiền tông ngày thêm sáng rỡ, ấy cũng là “Tổ ấn trùng quang”. Có như vậy mới đền đáp ơn Phật Tổ trong muôn một, không hổ thẹn chúng ta đang tiếp nối nguồn mạch truyền thừa dòng Lâm Tế.

* Chú thích:1. Từ điển Phật học Hán Việt2. Sử 33 vị Tổ thiền Ấn Hoa3. Thiền sư Trung Hoa

94-Taäp san Phaùp Taïng

TRUYỆN D

C ứ mỗi chiều Sư cô Ngọc đi dạo quanh khuôn viên chùa, nhìn mặt trời lặng, cô cảm thấy nỗi cô đơn len lõi vào trong tim,

nghe sao nghèn nghẹn. Cô thấy cuộc đời trống vắng, cô liêu, một nỗi buồn không có gì bù đắp được. Nhất là những đêm mưa, ngoài trời gió giật từng cơn, cô nhớ đến gia đình, nhớ cha mẹ, chị em một cách da diết. Có đêm cô nằm mộng thấy cùng gia đình vui vẻ bên nhau, ngồi ăn cơm chung trên chiếc ghe nhỏ xíu, lắc lư… Hôm nay, Sư cô lại thẫn thờ, sự tinh tấn tu hành dường như đâu mất, có một cái gì đó không ổn trong tâm. Trong cảnh mông lung đó, Sư cô nhớ về gia đình, nhớ về cái

đêm kinh hoàng ấy và nhớ cả một lời hẹn…Cha mẹ Ngọc quê ở tận Châu Đốc, gia đình nghèo, đi làm thuê,

trên những chiếc ghe trôi dạt trên sông, rày đây mai đó, gặp nhau, lấy nhau, ra riêng rồi xuôi ngược kiếm sống. Nghe nói vùng đất Cà Mau dễ làm ăn, nên cha mẹ Ngọc đến, làm thuê đủ các nghề. Từ đó Ngọc và hai đứa em nữa ra đời. Sống trôi nổi trên chiếc ghe nhỏ xíu chưa đầy sáu mét vuông, năm người chen chúc, rày đây mai đó, cảnh vật thay

Loãi heïnTrí Huệ �

Taäp san Phaùp Taïng-95

TRUYỆN D

đổi luôn luôn cũng vui. Tuy thiếu thốn nhưng trông Ngọc cũng có cái duyên của cô gái miền sông nước.

Một đêm, mưa như trút nước, những tia chớp ngọn lửa xanh rờn xẻ dọc một mảng trời đêm, tiếng sấm vang rền, gió gào thét như một cơn bão. Ghe neo cách bờ một khoảng xa bốn năm mét, sợ nước ròng lòi bãi, không ngờ đây là cái vịnh, lề đất dựng đứng, khi nước ròng xuống, chiếc ghe nằm vắt vẻo nửa trên bờ nửa dưới nước. Ghe cột vào cây sào cặm sâu xuống đất, sức nặng của ghe kéo, làm cây sào nghiêng vạt ra ngoài sông. Chiếc ghe lật úp xuống, nước ròng chảy băng băng về phía biển. Ngọc chới với giật mình thức giấc, thấy mình chìm nghỉm, bị nước cuốn đi. Ngọc ngoi lên khỏi mặt nước kêu ba ơi! má ơi! Những tia chớp đủ để cho Ngọc thấy phần bụng ghe chìm xuống khỏi mặt nước. Ngọc bơi giữa dòng nước chảy xiết, không tài nào xác định được đâu là bờ, nếu có biết cũng không đủ sức rẽ nước bơi vào. Trong luồng ánh sáng bất chợt ấy, thấy ba Ngọc cố hết sức bơi chạy theo dòng nước, chẳng mấy chốc ông đã với được cô. Ngọc lúc này quá đuối sức vì

phải bơi ngược dòng. Hai cha con dìu nhau nhắm hướng bờ bơi vào, không dám thả theo dòng nước vì ở đây có rất nhiều hàng đáy. Nếu không khéo va vào đáy thì kể như kết thúc. Bất ngờ hàng đáy hiện ra phía trước khoảng 100 mét, nhìn thoáng qua tia chớp, ba Ngọc cố hết sức kè Ngọc băng về phía bờ, nhưng nước chảy quá mạnh, ông đã đuối sức. Cố gắng lắm chỉ vạt ra khỏi hướng cột đáy một ít. Ông gắng hết sức đẩy Ngọc vạt ra khỏi cây cột đáy ở ngoài cùng và ông trôi vào trong hàng đáy. Ngọc cố la lên nhưng vì hết sức, phần thì mưa quá lớn. Tiếng của cô bay vào không trung rồi mất hút, như tiếng muỗi kêu giữa hư vô... Cuối cùng Ngọc cũng bơi được vào bờ, tấp vào một nhà sàn, vợ chồng chủ nhà cũng tốt bụng, lấy quần áo khô cho mặc, hơ lửa lấy hơi ấm…

Trời mờ sáng, Ngọc vội đi tìm ba má. Một tin làm Ngọc bàng hoàng, hàng đáy trên kéo lên một người đàn ông đã chết, Ngọc đến và nhận ra mặt ba, bà con thấy thương tình xin cho chiếc hòm, nhưng không có chỗ nào chôn, đúng là tứ cố vô thân. Ngọc chỉ biết khóc và khóc…

Bà con giúp Ngọc đem chôn

96-Taäp san Phaùp Taïng

TRUYỆN D

ba ở bãi bồi bìa rừng phòng hộ. Chỉ mới hơi nguôi ngoai một chút lại hay tin, xác một người đàn bà và hai đứa bé ôm nhau nổi lên ở đầu kênh xáng, họ ôm chắc đến nổi khó thể gỡ ra. Ngọc chết lịm người, biết chắc là mẹ và hai đứa em. Thời gian như ngừng trôi trước mắt Ngọc. Bà con lại một lần nữa giúp Ngọc mai táng mẹ và hai em cạnh mộ ba. Nhìn bốn nấm mồ, lòng Ngọc xót xa, cô không còn thiết sống nữa. Tại sao trong một đêm tất cả đều thay đổi, tại sao con người có thể chết một cách dễ dàng vậy? Thật khó có thể tin và khó chấp nhận sự thật này. Từ đó, Ngọc đi lang thang như người mất trí, cô bác thương tình cho miếng ăn. Sư cô chùa Thiền Lâm thấy vậy đem về nuôi nấng.

Nhờ lời kinh tiếng kệ, từ từ Ngọc bình tĩnh lại. Ngọc nhận ra cuộc đời này như một giấc mơ, những tưởng sống bên cha mẹ và các em, vui vẻ đến trọn đời, nào ngờ vô thường ác nghiệt đã cướp đi tất cả. Sư cô cho Ngọc nghe băng giảng, Ngọc nhận ra được một điều ai cũng có duyên nghiệp của họ. Cuộc đời có hợp tất có ly, có thành ắt có hoại. Con người phải sinh, lão, bệnh, tử, ai có thể tránh khỏi.

Trong cuốn băng cuộc đời đức Phật, ngài là một thái tử tên Sĩ Đạt Ta, đã bỏ cung vàng điện ngọc ra đi tầm cầu chơn lý. Cuối cùng Ngài đã giác ngộ và đắc quả Phật, mang chân lý giải thoát, 49 năm vân du khắp nẻo Ta bà hoằng pháp lợi sanh. Nghe qua cuộc đời Đức Phật, Ngọc cảm thấy an ổn và nhận chân ra được tính cách tạm bợ của cuộc đời, tất cả những thứ ấy đang diễn ra hàng ngày. Sống trong thế gian này có ai được hạnh phúc? Hạnh phúc hôm nay đã là mầm mống của đau khổ ngày sau, vì tất cả đều phải mất đi, tất cả rồi cũng sẽ hủy diệt. Như thành Ca Tỳ La Vệ, quê hương của đức Phật 2.500 năm trước phồn thịnh, bây giờ chỉ còn nền gạch vụn.

Nhờ giáo lý của đức Phật đã giúp Ngọc vượt qua, cô không còn muốn chết nữa. Chính đức Phật đã cứu cô, cô nguyện trọn đời phụng sự cho Phật Pháp để đền ơn chư Phật. Ngọc xin Sư cô cho được xuất gia, mái tóc mười chín năm Ngọc nâng niu, nay trả lại cho đời, Sư cô nhẹ nhàng phủi đi tất cả những đau khổ theo từng mớ tóc rơi. Và Sư phụ đặt tên cho cô là Diệu Ngọc. Ngọc nhớ lại lời dạy của tổ Minh Đăng Quang trong quyển Kinh Xưng Tụng Tam

Taäp san Phaùp Taïng-97

TRUYỆN D

Bảo.“Tóc vừa cạo tơ lòng đoạn phủi

Cuốn sổ đời tên tuổi đã bôiNợ trần ngày ấy hết rồiTây phương ngày ấy một ngôi

sẵn dành…”Từ đó Ngọc tu hành tinh tấn,

công phu, ngồi thiền theo thời khóa không bỏ buổi nào, siêng năng làm việc chùa rất tươm tất. Sư phụ cho đi học chữ, do bản chất thông minh, chịu khó chẳng mấy chốc Ngọc có thể đọc bất cứ chữ nào, và có thể tính toán những phép tính đơn giản. Chỉ trong hai năm, tứ thời khóa tụng Ngọc đều thuộc. Ngọc còn thuộc cả bộ luật Trường Hàng “Tỳ Ni, Sa Di, Oai Nghi, Cảnh Sách”. Nét mặt đôn hậu tròn đầy như trăng rằm, dáng người dịu dàng, nói năng lễ phép, ai cũng thương yêu, nhất là siêng năng chịu khó, không bao giờ than cực khổ. Những tưởng cuộc đời tu an lạc, hạnh phúc trong giáo pháp Phật Đà, lấy công đức tu hành hồi hướng cho, ba mẹ và các em.

…Rồi một ngày kia, thầy Huy cháu của Sư phụ, đang tu học ở Sài Gòn về thăm chùa. Thầy khoảng 24-25 tuổi, da trắng hồng, người cao, vầng trán sáng ngời, khuôn mặt thanh tú. Nhất là cái miệng của thầy rất có duyên khi cười.

Giọng nói trong trẻo, nghe Sư phụ nói thầy ca cải lương rất hay. Nói gì chớ cải lương thì Ngọc rất mê, từ nhỏ tên các nghệ sĩ Ngọc thuộc vanh vách, nào là Vũ Linh, Linh Tâm, Kim Tiểu Long, Kim Tử Long, Ngọc Huyền, Thanh Ngân, Quế Trân, Trinh Trinh…

Họ bắt chuyện với nhau, tâm đầu ý hợp, Ngọc kể cho thầy nghe về hoàn cảnh gia đình mình, về những kỷ niệm vui buồn đã qua. Thầy Huy nghe xong hết sức xúc động, hoàn cảnh của Ngọc không khác gì mình. Cha mẹ thầy li dị khi thầy còn chưa biết nói, họ gởi thầy cho cô ruột là Sư Phụ của Ngọc. Thầy lớn lên trong chùa, từ đó đến nay thầy không gặp lại cha mẹ lần nào nữa, hình bóng của cha mẹ mờ nhạt qua ký ức tuổi thơ. Sư cô cho xuất gia và đưa thầy lên thành phố học…

Hai người đồng cảm nhau, nói hết chuyện này đến chuyện khác…và tâm hồn Ngọc trào dâng một niềm vui khó tả. Thầy Huy thì cũng chẳng khác, một tuần trôi qua, thời gian lưu lại chùa thầy không còn nhớ gì nữa ngoài hình bóng của Ngọc, một cô gái dịu dàng, thướt tha trong chiếc áo vạt khách…

Có thể đúng như những vần

98-Taäp san Phaùp Taïng

TRUYỆN D

thơ Hồ Dzuếnh “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy, nghìn năm hồ dễ mấy ai quên”. Họ trao cho nhau những lời nói ngọt ngào êm dịu như nước lấy lên từ mạch nước ngầm…, và mọi suy nghĩ cùng với viễn tượng cả hai rời khỏi chùa cứ vậy mà toan tính… Hai người hẹn chủ nhật tuần sau, chuyến tàu đò 8 giờ sáng đi ngang qua chùa Thiền Lâm, thầy ghé lại rước Ngọc cùng đi. Lên Sài Gòn hay bất cứ nơi đâu, họ bắt đầu cuộc sống mới của một cư sĩ.

…Ngày chủ nhật, Ngọc rời chùa Thiền Lâm lúc trời chưa sáng, ra khỏi cổng cô quì lạy tạ ơn Sư phụ ba lạy, cô đi bộ một đoạn đường rồi quá giang xuồng của những người đi bán tôm. Cách chùa khoảng năm, sáu cây số, cô lên bờ đón tàu ra thị xã Cà Mau, nhưng thay vì đón tàu 8 giờ như đã hẹn với thầy Huy, Ngọc đã đón tàu 6 giờ …

…Và đâu hay rằng, Thầy Huy trên chiếc tàu 8 giờ sáng đi ngang chùa, nhưng không phải là ngày chủ nhật mà là ngày thứ hai. Khi tàu chạy ngang, thầy Huy nhìn lên chùa lòng tràn ngập cảm xúc, thầy nói thầm: “xin lỗi nhé Ngọc, cuộc đời cô đã quá khổ rồi, tôi không thể quàng vào cổ cô một cái khổ

nữa. Cuộc đời vô thường, hạnh phúc tạm bợ như cha mẹ của tôi và gia đình của Ngọc vậy. Chúng ta may mắn đứng vào hàng ngũ của những người xuất gia, không vướng bận việc hồng trần, thì đừng dại dột mang thêm cho mình những cái mà người ta cố vứt đi… Xin lỗi nhé! Hãy cố gắng tu nhé! Tất cả những gì xảy ra Ngọc xem như là một kỷ niệm đẹp”.

Rời khỏi chùa Thiền Lâm, Ngọc lên thành phố, cô không muốn vì mình mà Huy bỏ đi chí nguyện tu hành, và còn Sư phụ, ba mẹ và các em của cô nữa… tất cả đang mong đợi ở cô một sự vững tin để tìm về bến an lạc. Lời hẹn năm xưa thoáng hiện, Ngọc nở nụ cười bâng quơ cho cái tính trẻ con ngày xưa của mình.

Tiếng chuông chùa ngân bay theo gió, tiếng mõ đều đều theo tiếng tụng kinh, thời gian trôi qua không trở lại, nhưng ký ức ngày nào khó phai mờ trong tâm khảm. Và thầy Huy đâu biết rằng có một Sư cô âm thầm trợ duyên, thường đứng từ xa trông về chùa thầy trong niềm phúc lạc vô biên.