trong những năm qua, biến đổi khi hậu đang là một...

11
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CAO LÃNH 2 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CAO LÃNH 2 HỘI THI HÙNG BIỆN HỘI THI HÙNG BIỆN TRONG THANH NIÊN TRƯỜNG HỌC TRONG THANH NIÊN TRƯỜNG HỌC NĂM HỌC 2013 - 2014 NĂM HỌC 2013 - 2014 ----- ----- Chủ đề: “Thanh niên trường học với hoạt động xã hội tình nguyện” Lớp: 10A3 Họ và tên : Nguyễn Ngọc Tường Vân Đề tài số: 2 Biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu, thách thức nghiêm trọng đối với toàn nhân loại trong thế kỷ 21. Ở nước ta có những dấu hiệu rõ rệt như mưa phùn giảm, không khí lạnh ở Bắc Bộ giảm, rét đậm, rét hại giảm nhưng lại tồn tại những đợt rét bất thường; nắng nóng tăng ở Trung và Nam Bộ; mưa trái mùa và mưa lớn bất thường, thường xuyên hơn dẫn tới lũ lụt và hạn mạnh khắc nghiệt hơn, bão bất thường và không theo quy luật trong đó mực nước

Upload: others

Post on 20-Aug-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Trong những năm qua, biến đổi khi hậu đang là một …caolanh2.vietschool.vn/UploadFiles/Site0053/Tai lieu/B… · Web viewTitle Trong những năm qua, biến đổi

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CAO LÃNH 2TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CAO LÃNH 2

HỘI THI HÙNG BIỆN HỘI THI HÙNG BIỆN TRONG THANH NIÊN TRƯỜNG HỌC TRONG THANH NIÊN TRƯỜNG HỌC

NĂM HỌC 2013 - 2014NĂM HỌC 2013 - 2014----------

Chủ đề: “Thanh niên trường học với hoạt động xã hội tình nguyện”

Lớp: 10A3Họ và tên : Nguyễn Ngọc Tường Vân

Đề tài số: 2 Biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu, thách thức nghiêm trọng đối với

toàn nhân loại trong thế kỷ 21. Ở nước ta có những dấu hiệu rõ rệt như mưa phùn giảm, không khí lạnh ở Bắc Bộ giảm, rét đậm, rét hại giảm nhưng lại tồn tại những đợt rét bất thường; nắng nóng tăng ở Trung và Nam Bộ; mưa trái mùa và mưa lớn bất thường, thường xuyên hơn dẫn tới lũ lụt và hạn mạnh khắc nghiệt hơn, bão bất thường và không theo quy luật trong đó mực nước biển dâng cao. Những yếu tố từ tự nhiên và đặc biệt là sự tác động con người ảnh hưởng không lớn đến quá trình biến đổi khí hậu. Theo bạn, để thích nghi với tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay, đối với tỉnh ta thì mọi tổ chức, cá nhân phải có những hành động thiết thực gì? Là một học sinh, bạn có những suy nghĩ và hành động gì để vận động mọi người cùng hành động chống lại biến đổi khí hậu?

Cao Lãnh, ngày 09 tháng 03 năm 2014

Page 2: Trong những năm qua, biến đổi khi hậu đang là một …caolanh2.vietschool.vn/UploadFiles/Site0053/Tai lieu/B… · Web viewTitle Trong những năm qua, biến đổi

Kính thưa Ban giám khảo!Kính thưa Quý thầy cô và các bạn đoàn viên thanh niên thân mến!Bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu là những chủ đề lớn có

tính cấp bách của toàn nhân loại hiện nay. Nghị định thư Kyoto và hội thảo Copenhagen với sự tham gia của 192 quốc gia trên thế giới là những minh chứng rõ ràng về điều ấy. Vậy tại sao thế giới lại quan tâm đến vấn đề này như vậy? Hãy cùng tôi nhìn lại năm 2013 để rồi trả lời các câu hỏi: môi trường và sự biến đổi khí hậu có sức ảnh hưởng như thế nào? Sự ảnh hưởng này có thể tính toán được không?

Siêu bão Haiyan được coi là sự kiện nổi bật nhất của thế giới trong năm qua. Là một trong những cơn bão mạnh nhất trong lịch sử, siêu bão Hayian đã gây nên những thiệt hại to lớn đến đất nước Philippines với những con số mang đến sự bàng hoàng: 13 triệu người bị ảnh hưởng do bão, trong đó 4.200 người chết, 12.501 bị thương,…

Siêu bão Haiyan khủng khiếp nhất lịch sử tại Philippin

Bất ngờ hơn, bão tuyết tồi tệ với cái tên Alexa đã đổ bộ vào khu vực Trung Đông, quét qua thủ đô Cairo (Ai Cập), thánh địa Jerusalem và một vài khu vực của đất nước Syria và gây ra những tác động đáng kể, hiện tượng này là cực kỳ hiếm ở đất nước kim tự tháp. Hay tại Mỹ, những đợt gió lạnh vùng cực mang theo nhiệt độ thấp nhất trong vòng 20 năm qua đã hoành hành ở nhiều bang của nước Mỹ trong những ngày cuối năm, khiến nhiệt độ một số nơi xuống tới -51 độ.

Đường phố St.Louis – Mỹ chìm trong giá rétỞ Việt Nam, thời tiết cũng có những diễn biến hết sức bất thường, ngày

18/2, một đợt không khí lạnh đã tràn xuống nước ta với cường độ mạnh gây ra đợt rét đậm, rét hại, có lúc nhiệt độ thấp nhất từ 5-7oC, còn tại Thủ đô Hà Nội nhiệt độ xuống thấp nhất 10 – 11oC. Hậu quả, diện tích lúa ở miền Bắc thiệt hại khoảng 13.000 ha, trong đó tỉnh Thái Bình là địa phương chịu thiệt hại nhiều nhất với diện tích hơn 10.000 ha.

Riêng tại Đồng Tháp đã có nhiều biểu hiện khá rõ nét như mưa bão diễn biến thất thường, một số cơn bão đã ảnh hưởng trực tiếp, điều chưa từng xảy ra đã diễn ra… Năm 2013 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 58 trận mưa kèm theo gió

2

Page 3: Trong những năm qua, biến đổi khi hậu đang là một …caolanh2.vietschool.vn/UploadFiles/Site0053/Tai lieu/B… · Web viewTitle Trong những năm qua, biến đổi

mạnh, giông lốc, sấm sét làm chết 23 người, tăng 7 người so với năm 2012, 20 ngàn ngôi nhà đã bị sập và xiêu vẹo với tổng thiệt hại hơn 63 tỷ đồng. Mùa mưa diễn biến phức tạp hơn, lượng mưa hằng năm tăng giảm bất thường, lũ lụt diễn biến ngày càng khó dự báo trước.

Ảnh hưởng của cơn bão vừa qua tại TP Cao LãnhCác bạn thân mến! Sự khốc liệt của thiên tai một lần nữa đang gióng lên

hồi chuông cảnh tỉnh về việc chúng ta cần chung tay hành động chống biến đổi khí hậu. Vậy thì chúng ta cần phải làm gì để ứng phó và làm như thế nào? Để hiểu được điều ấy trước hết chúng ta hãy tìm hiểu thế nào là biến đổi khí hậu?

Biến đổi khí hậu là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả  năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ  sinh  thái  tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”. (Theo công ước chung của LHQ về biến đổi khí hậu)

Trong những năm gần đây, những dấu hiệu của biến đổi khí hậu ngày càng thể hiện rõ nét, cụ thể là trái đất của chúng ta đang ấm lên, tốc độ băng tan nhanh chưa từng có khiến mực nước biển không ngừng dâng cao, thiên tai xảy ra thường xuyên hơn và gây nên những hậu quả khôn lường. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu là do đâu?

Nguyên nhân thứ nhất là tự nhiên gây ra biến đổi khí hậu bao gồm thay đổi cường độ sáng của Mặt trời, các hoạt động núi lửa, thay đổi đại dương, thay đổi quỹ đạo quay của trái đất. Nhưng có thể nói các nguyên nhân từ tự nhiên chỉ đóng góp một phần rất nhỏ vào tình hình biến đổi khí hậu hiện nay và có tính chu kì từ quá khứ đến hiện tại.

Nguyên nhân thứ hai gây ra biến đổi khí hậu chủ yếu là do các hoạt động của con người.

Đầu tiên phải kể đến các hoạt động công nghiệp và giao thông vận tải đã làm gia tăng lượng khí thải công nghiệp trong không khí. Hàng tấn bụi, khí SO 2, NO2, CO... cứ đều đặn được thải vào mội trường hàng ngày gây nên hiệu ứng

3

Page 4: Trong những năm qua, biến đổi khi hậu đang là một …caolanh2.vietschool.vn/UploadFiles/Site0053/Tai lieu/B… · Web viewTitle Trong những năm qua, biến đổi

nhà kính và làm tăng nhiệt độ trái đất từ 1,4oC đến 5,8oC (từ 1990 đến 2100) và vì vậy sẽ kéo theo những nguy cơ đe dọa cuộc sống.

Khói thải từ các nhà máy công nghiệp Khói bụi từ ngành giao thông vận tải

Thời kì công nghiệp hóa cũng kéo theo nhiều phiền toái khác mà điển hình là nạn phá rừng dẫn đến những thảm họa khủng khiếp. Tại Việt Nam, vào năm 2013 diện tích rừng toàn quốc là khoảng 13,5 triệu héc ta, độ che phủ gần 39,7%, trong đó rừng tự nhiên còn khoảng 10,3 triệu héc ta. Nếu so với số liệu năm 2009 khoảng 13,2 triệu hécta với độ che phủ 39,1% thì diện tích rừng hiện nay đã tăng xấp xỉ 300.000 héc ta. Diện tích rừng nguyên sinh giảm trầm trọng, hiện chỉ còn rất ít, chủ yếu còn ở những khu rừng phòng hộ, khu bảo tồn, phần lớn rừng tự nhiên hiện nay chỉ còn lại là rừng nghèo. Diện tích rừng ngập mặn cũng đã giảm hơn một nửa trong các thập kỷ trước và vẫn tiếp tục suy giảm trong những năm gần đây.

Việc chặt phá rừng là vấn đề nghiêm trọng bởi nó đang làm thảm thực vât trên lưu vực giảm, làm tăng tốc độ dòng chảy, quá trình tập trung lũ diễn ra nhanh hơn. Theo các nhà khoa học, việc một diện tích lớn rừng đầu nguồn và rừng phòng hộ ở các tỉnh miền Trung bị san bằng nhường chỗ cho thủy điện đang làm mất khả năng điều tiết nước thượng nguồn khi mưa lớn, đây là một nguyên nhân chính khiến lũ lụt ngày thêm trầm trọng.

Bên cạnh việc chặt phá rừng, xả rác bừa bãi cũng là một trong những hành vi đáng lên án của con người. Bởi đây là hành vi thiếu ý thức và đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng lên môi trường, phổ biến diễn ra ở nhiều địa phương, nguồn nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp chưa qua xử lý đã được xả thẳng ra sông gây nên những hậu quả trầm trọng.

Xả rác bừa bãi dù có Biển báo “Cấm đổ rác”

4

Page 5: Trong những năm qua, biến đổi khi hậu đang là một …caolanh2.vietschool.vn/UploadFiles/Site0053/Tai lieu/B… · Web viewTitle Trong những năm qua, biến đổi

Biến đổi khí hậu là nguyên nhân gây nên nhiều thiên tai như lũ lụt, hạn hán, những siêu bão... với cường độ và sức tàn phá ngày càng cao. Trước sự thay đổi khắc nghiệt của thời tiết và môi trường, nhiều loài sinh vật đã và đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, gây mất đa dạng sinh học, các hệ sinh thái bị phá hủy. Khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4 độ C.

Nhưng những gì mà con người đang phải hứng chịu từ biến đổi khí hậu thậm chí còn tồi tệ hơn: nhiệt độ tăng cùng với lũ lụt, hạn hán đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm phát triển. Bên cạnh đó mực nước biển dâng cao gây ngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông- ngư nghiệp, và gây rủi ro lớn đối với công nghiệp và các hệ thống KT-XH trong tương lai.

Việt Nam đã và đang bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và có những dấu hiệu rõ nét như mưa phùn giảm, không khí lạnh ở Bắc bộ giảm nhưng lại tồn tại những đợt rét bất thường; nắng nóng tăng ở Trung và Nam Bộ; mưa trái mùa, mưa lớn bất thường và thường xuyên hơn dẫn tới lũ lụt nhiều hơn; bão thất thường và không theo quy luật.

Bên cạnh đó, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là một trong năm nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của nước biển dâng, trong đó vùng đồng bằng sông Hồng và sông Mê Kông bị ngập chìm nặng nhất. Nếu mực nước biển dâng 1m sẽ có khoảng 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP khoảng 10%. Nếu nước biển dâng 3 mét sẽ có khoảng 25% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất đối với GDP lên tới 25%. Ở đồng bằng sông Cửu Long, Trà Vinh được dự đoán là tỉnh bị ảnh hưởng sớm và nặng nhất bởi nước biển dâng và xâm nhập mặn. Theo kịch bản biến đổi khí hậu, khi nước biển dâng cao thêm 1m, khoảng 45,7% diện tích của tỉnh Trà Vinh sẽ chìm trong nước.

Với Đồng Tháp, biến đổi khí hậu đã gây ra những ảnh hưởng trực tiếp và cụ thể, sạc lở bờ sông ngày càng nghiêm trọng. Có trên 25 điểm sạc ở trên bờ Sông Tiền, mỗi năm mất trên 30 ha đất ven sông. Lốc xoáy và sét trong mưa đã diễn biến phức tạp, hàng ngàn nhà dân bị sập và mất nhà, hàng chục người chết, hàng trăm người bị thương mỗi năm.

Sạt lở bờ sông Tiền đoạn quốc lộ 30

5

Page 6: Trong những năm qua, biến đổi khi hậu đang là một …caolanh2.vietschool.vn/UploadFiles/Site0053/Tai lieu/B… · Web viewTitle Trong những năm qua, biến đổi

đi qua ấp 3 xã An Phong, huyện Thanh BìnhTrước tình hình đó, Việt Nam đã và đang tìm ra, thực hiện rất nhiều các

giải pháp, trong đó phải chú ý đến chương trình giảm khí thải nhà kính đến năm 2020; tích cực áp dụng khoa học công nghệ xanh vào sản xuất nông nghiệp bền vững; chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với nước biển dâng và biến đổi khí hậu; kế hoạch triển khai chương trình giảm phát thải, quản lý bền vững rừng ngập mặn, phát triển thuỷ lợi…

Riêng Đồng Tháp, thực tế đã có một số biện pháp được thực hiện như huy động vốn đầu tư để đa dạng hóa hoạt động chống biến đổi khí hậu, mở các đợt kiểm tra thanh tra đến các nhà máy, xí nghiệp nhằm phát hiện và xử phạt các trường hợp vi phạm cũng như mở các đợt tập huấn, tuyên truyền cho người dân về ý thức bảo vệ môi trường và phòng chống biến đổi khí hậu,...

Tuy nhiên điều đó vẫn chưa đạt được hiệu quả thật sự, tình trạng các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường vì lợi ích trước mắt và cục bộ mà không tuân thủ các qui định,... Hơn thế nữa, nước ta lại không có thế mạnh về kinh tế, kĩ thuật nên không thể một mình chống chọi với biến đổi, song song đó, con người lại không ngừng tạo ra những tác nhân gây nên những biến đổi ví dụ như khói bụi từ các hoạt động giao thông, công nghiệp hay nạn chặt phá rừng,…

Thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước có vai trò quan trọng trong công cuộc này, vì vậy phương pháp giáo dục, tuyên truyền vẫn là biện pháp hàng đầu nhưng cần phải được đổi mới với những cuộc khảo sát thực tế và hình ảnh trực quan sinh động để thu hút cũng như giúp học sinh, thanh niên hiểu biết rõ hơn về biến đổi khí hậu. Đồng thời lồng ghép kiến thức về biến đổi khí hậu vào các môn học có liên quan như Địa lý, Công nghệ, Kĩ thuật nông nghiệp để thay đổi nhận thức suy nghĩ của học sinh về chống lại những biến động của môi trường. Việc thành lập các câu lạc bộ, các nhóm thanh niên tình nguyện bảo vệ môi trường cũng đã cho thấy những hiệu quả thiết thực và có sức lan tỏa và hiệu quả cao bởi với lực lượng hùng hậu, họ là những tuyên truyền viên nhiệt tình đưa những kiến thức về biến đổi khí hậu vào đời sống. Có thể kể đến những hoạt động điển hình và thiết thực của thanh niên như tham gia chiến dịch Giờ trái đất, “Kết nối bàn tay sinh thái”, “Làm cho thế giới sạch hơn” với các hoạt động dọn vệ sinh môi trường, trồng cây xanh, thu gom phế liệu…

Đoàn viên thanh niên tích cực trồng và bảo vệ thiên nhiên

6

Page 7: Trong những năm qua, biến đổi khi hậu đang là một …caolanh2.vietschool.vn/UploadFiles/Site0053/Tai lieu/B… · Web viewTitle Trong những năm qua, biến đổi

Là một đoàn viên thanh niên, bản thân đã có có ý thức và những hành động cụ thể để chống biến đổi khí hậu. Cụ thể:

Một là, tích cực tham gia vào các hoạt động tình nguyện như trồng cây; tham gia ngày thứ bảy tình nguyện và ngày chủ nhật xanh,… Hưởng ứng những phong trào của Đoàn trường tổ chức như chăm sóc khu di tích với những việc làm thiết thực và hiệu quả: thu gom rác, làm sạch các bồn hoa; tổ chức cho học sinh tham quan rừng tràm, ao sen cũng như tuyên truyền cho các bạn ý thức về bảo vệ rừng và hệ sinh thái.

Hai là, nhà trường tổ chức phong trào xanh hóa lớp học và khuôn viên trường kết hợp với tổng vệ sinh phòng học hàng tuần thu hút sự tham gia của nhiều đoàn viên thanh niên; mỗi chi đoàn thực hiện một công trình, phần việc: nhận chăm sóc bồn hoa, cây kiểng nhà trường, trồng cây nhớ ơn Bác. Những việc làm trên góp phần xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” và trường học “xanh-sạch-đẹp”

Ba là, thực hiện tiết kiệm nguồn năng lượng, nhà trường thường xuyên nhắc nhở học sinh việc tắt quạt, đèn khi ra khỏi phòng học. Điều đó góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ môi trường.

Bốn là, thực hiện những công trình thanh niên với những khẩu hiệu tuyên truyền chung tay bảo vệ môi trường, không xả rác bừa bãi và phải để đúng nơi qui định. Thường xuyên tổ chức các buổi lao động tình nguyện như làm cỏ, thu gom rác,…

Năm là, tham gia những hoạt động thiết thực hưởng ứng việc chung tay bảo vệ môi trường như viết bài dự thi tìm hiểu về môi trường, vẽ tranh cổ động hay thực hiện mô hình Sân khấu học đường chủ đề bảo vệ môi trường sống. Tất cả đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức của đoàn viên thanh niên.

Biến đổi khí hậu không còn là những cảnh báo mà đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, đã đến lúc con người phải thay đổi thói quen tư duy và nhận thức để hành động quyết liệt hơn nữa nhằm ứng phó với thực trạng này. Trong hành trình đầy khó khăn đó, Đoàn viên thanh niên đóng vai trò hết sức quan trọng, tôi bỗng nhớ tới lời một bài hát “Dù lên rừng, hay xuống biển, vượt bão giông, vượt gian khổ, tuổi trẻ kề vai vững vàng chân bước bạn ơi...”.

7

Page 8: Trong những năm qua, biến đổi khi hậu đang là một …caolanh2.vietschool.vn/UploadFiles/Site0053/Tai lieu/B… · Web viewTitle Trong những năm qua, biến đổi

Và ngay từ bây giờ, tuổi trẻ Đồng Tháp chúng ta hãy cùng chung tay hành động để cứu lấy môi trường, làm được những điều này, tin rằng một tương lai tươi sáng hơn với tỉnh nhà và thậm chí với đất nước sẽ được mở ra.

8