trỒng cÂy sẢ -...

20
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG CÂY SẢ MÃ SỐ: MĐ 04 NGHỀ: TRỒNG QUẾ, HỒI, SẢ LẤY TINH DẦU Trình độ: Sơ cấp nghề

Upload: lekhue

Post on 03-Feb-2018

228 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: TRỒNG CÂY SẢ - docview1.tlvnimg.comdocview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141202/minhminh_3/mo_dun_04... · Bài 3: Chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm ... và

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN

TRỒNG CÂY SẢ

MÃ SỐ: MĐ 04 NGHỀ: TRỒNG QUẾ, HỒI, SẢ LẤY TINH DẦU

Trình độ: Sơ cấp nghề

Page 2: TRỒNG CÂY SẢ - docview1.tlvnimg.comdocview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141202/minhminh_3/mo_dun_04... · Bài 3: Chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm ... và

1

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

MÃ TÀI LIỆU: MĐ 04

Page 3: TRỒNG CÂY SẢ - docview1.tlvnimg.comdocview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141202/minhminh_3/mo_dun_04... · Bài 3: Chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm ... và

LỜI GIỚI THIỆU

Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, được sự quan tâm của các cấp, các ngành và toàn xã hội, dạy nghề đã từng bước được phục hồi và phát triển, quy mô dạy nghề được mở rộng, chất lượng dạy nghề được nâng cao và ngày càng đáp ứng được yêu cầu đội ngũ lao động qua đào tạo nghề để phục vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Chất lượng dạy nghề đã chuyển biến tích cực. Cơ sở, trang thiết bị dạy nghề ngày càng được nâng cao và cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu đội ngũ lao động để phục vụ phát triển kinh tế- xã hội nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong thời kỳ hội nhập cũng như chưa đáp ứng được nhu cầu lao động cho từng ngành kinh tế, trong đó có ngành Nông nghiệp.

Ngày nay sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ tác động đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Khoa học và công nghệ trực tiếp giúp nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp… Nhưng do lao động nông thôn nước ta qua đào tạo nghề còn ít nên sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, đa số chưa đủ khả năng tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Nông dân chưa có đủ kiến thức, cộng với những tác động của cơ chế thị trường, nên nhiều nông dân dựa vào quảng cáo, ham rẻ đã lạm dụng hoặc sử dụng không đúng hướng dẫn phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật… làm giảm chất lượng sản phẩm nông nghiệp, gây ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học mà người chịu ảnh hưởng đầu tiên và trực tiếp là nông dân.

Để góp phần khắc phục tình trạng nêu ở trên, chúng tôi tham gia biên soạn chương trình, giáo trình dạy mô đun Trồng sả trình độ sơ cấp nghề gồm có 3 bài dựa trên cơ sở sơ đồ phân tích nghề DACUM và bộ phiếu phân tích công việc. Bộ giáo trình này đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất sả tại các địa phương trong thời gian gần đây.

Giáo trình mô đun Trồng sả giới thiệu vai trò, tác dụng của cây sả, tình hình sản xuất và lưu thông sả trên thế giới và ở Việt Nam, đặc điểm các giống sả đang được trồng phổ biến hiện nay, các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sả. Nội dung giáo trình được phân bố giảng dạy trong 96 giờ và bao gồm 03 bài như sau:

Bài 1: Nhân giống cây sả

Bài 2: Trồng cây

Bài 3: Chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm

Để hoàn thiện cuốn giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức Cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển

Page 4: TRỒNG CÂY SẢ - docview1.tlvnimg.comdocview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141202/minhminh_3/mo_dun_04... · Bài 3: Chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm ... và

3

Nông thôn; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Sự hợp tác giúp đỡ của các nhà khoa học, các cơ sở trồng sả, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp ý kiến và tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi xây dựng chương trình và biên soạn giáo trình.

Các thông tin trong giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế, tổ chức và vận dụng phù hợp với điều kiện, bối cảnh thực tế của từng vùng để giảng dạy cho học viên nghề trồng sả.

Trong quá trình biên soạn chương trình, giáo trình. Dù đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ các nhà giáo, các chuyên gia, người sử dụng lao động và người lao động trực tiếp trong lĩnh vực trồng sả để chương trình, giáo trình được điều chỉnh, bổ sung cho hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu học nghề trong thời kỳ đổi mới.

Xin chân thành cảm ơn!

Tham gia biên soạn

1. Nguyễn Thị Hưng

2. Nguyễn Khắc Quang

Page 5: TRỒNG CÂY SẢ - docview1.tlvnimg.comdocview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141202/minhminh_3/mo_dun_04... · Bài 3: Chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm ... và

4

MỤC LỤC

ĐỀ MỤC TRANG

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN ................................................................................... 1

LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................... 2

GIỚI THIỆU MÔ ĐUN ......................................................................................... 8

Bài 1: Nhân giống Sả ............................................................................................. 8

Mục tiêu: ............................................................................................................. 8

A. Nội dung: ....................................................................................................... 8

1. Giá trị của cây sả. ............................................................................................ 8

1.1. Giá trị sử dụng: ............................................................................................. 8

1.1.1. Sử dụng làm gia vị, nước uống .................................................................. 8

1.1.2. Sử dụng làm thuốc ..................................................................................... 8

1.1.3. Sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến .................................. 9

1.2. Giá trị kinh tế ............................................................................................... 9

2. Đặc điểm hình thái của cây sả ....................................................................... 10

2.1. Rễ sả: ......................................................................................................... 10

2.2. Thân, nhánh sả. .......................................................................................... 12

2.3. Lá sả: .......................................................................................................... 13

3. Yêu cầu ngoại cảnh của cây sả. ..................................................................... 14

3.1. Yêu cầu về nhiệt độ .................................................................................... 14

3.2. Yêu cầu về ẩm độ ....................................................................................... 15

3.3. Yêu cầu về ánh sáng. .................................................................................. 15

3.4. Yêu cầu về đất đai và dinh dưỡng ............................................................... 15

3.4.1. Yêu cầu về đất ......................................................................................... 15

3.4.2. Yêu cầu về dinh dưỡng. ........................................................................... 16

4. Nhân giống cây sả bằng phương pháp tách chồi ............................................ 16

4.1. Ưu, nhược điểm của phương pháp tách chồi. .............................................. 16

4.1.1. Ưu điểm. ................................................................................................. 16

4.1.2. Nhược điểm. ............................................................................................ 16

4.2. Xây dựng vườn cung cấp giống. ................................................................. 16

4.2.1. Chọn địa điểm và xác định diện tích đất làm vườn cung cấp giống .......... 16

4.2.2. Chọn giống: ............................................................................................. 17

4.2.3. Trồng, chăm sóc vườn sả giống: .............................................................. 18

Page 6: TRỒNG CÂY SẢ - docview1.tlvnimg.comdocview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141202/minhminh_3/mo_dun_04... · Bài 3: Chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm ... và

5

4.3. Thu hoạch sả giống..................................................................................... 18

4.3.1. Thời vụ thu hoạch. ................................................................................... 18

4.3.2. Trình tự các bước thu hoạch. ................................................................... 18

4.4. Xử lý nhánh sả giống. ................................................................................. 20

B. Câu hỏi và bài tập. ........................................................................................ 21

1. Câu hỏi: ......................................................................................................... 21

2. Bài tập. .......................................................................................................... 22

C. Ghi nhớ ......................................................................................................... 26

Bài 2. Trồng cây Sả .............................................................................................. 27

Mục tiêu: ........................................................................................................... 27

A. Nội dung....................................................................................................... 27

1. Thời vụ trồng................................................................................................. 27

1.1. Thời vụ trồng ở miền Bắc. .......................................................................... 27

1.2. Thời vụ trồng ở miền Nam. ........................................................................ 27

2. Dọn cỏ dại và tàn dư thực vật ........................................................................ 27

2.1. Mục đích, yêu cầu ........................................................................................ 27

2.2. Chuẩn bị ...................................................................................................... 28

2.2.1. Dụng cụ ................................................................................................... 28

2.1.2. Bảo hộ lao động ........................................................................................ 28

2.3. Trình tự các bước dọn cỏ dại và tàn dư thực vật. ............................................. 28

3. Làm đất. ........................................................................................................ 29

3.1. Làm đất toàn diện. ...................................................................................... 29

3.1.1. Điều kiện áp dụng.................................................................................... 29

3.1.2. Đặc điểm làm đất toàn diện. .................................................................... 29

3.1.3. Trình tự các bước làm đất toàn diện......................................................... 29

3.2. Làm đất cục bộ (làm đất theo băng): ........................................................... 30

3.2.1. Điều kiện áp dụng.................................................................................... 30

3.2.2. Đặc điểm làm đất cục bộ. ........................................................................ 30

3.2.3. Trình tự các bước làm đất theo băng. ....................................................... 31

4. Bón lót .......................................................................................................... 31

4.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, nguyên liệu......................................................... 31

4.1.1. Chuẩn bị dụng cụ. .................................................................................... 31

4.1.2. Chuẩn bị nguyên vật liệu. ........................................................................ 31

Page 7: TRỒNG CÂY SẢ - docview1.tlvnimg.comdocview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141202/minhminh_3/mo_dun_04... · Bài 3: Chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm ... và

6

4.1.3. Cách bón. ................................................................................................ 32

5. Chuẩn bị giống. ............................................................................................. 32

5.1. Tính toán lượng giống cần dùng. ................................................................ 32

5.2. Chuẩn bị hom giống. .................................................................................. 33

6. Cách trồng. .................................................................................................... 33

7. Tưới nước. ..................................................................................................... 33

7.1. Mục đích: ................................................................................................... 33

7.2. Số lần tưới, lượng nước tưới, phương pháp tưới. ........................................ 33

B. Câu hỏi và bài tập thực hành ......................................................................... 34

1. Câu hỏi: ......................................................................................................... 34

2. Bài tập. .......................................................................................................... 36

C. Ghi nhớ. ........................................................................................................ 38

Bài 3. Chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm............................................... 40

Mục tiêu ............................................................................................................ 40

A. Nội dung....................................................................................................... 40

1. Các biện pháp chăm sóc ................................................................................ 40

1.1. Trồng dặm .................................................................................................. 40

1.2. Làm cỏ, xới đất........................................................................................... 40

1.3. Tưới tiêu. .................................................................................................... 41

1.4. Bón phân .................................................................................................... 41

1.4.1. Mục đích. ................................................................................................ 41

1.4.2. Thời kỳ, loại phân, lượng phân và phương pháp bón. .............................. 41

1.5. Phòng trừ sâu bệnh ..................................................................................... 42

1.6. Phòng chống cháy: ..................................................................................... 44

2. Thu hoạch, sơ chế, bảo quản ......................................................................... 44

2.1. Thu hoạch. .................................................................................................. 44

2.1.1. Thời điểm thu hoạch. ............................................................................... 44

2.1.2. Cách thu hoạch. ....................................................................................... 45

2.2. Bảo quản. ................................................................................................... 45

2.2.1. Mục đích của bảo quản. ........................................................................... 45

2.2.2. Kỹ thuật bảo quản.................................................................................... 46

B. Câu hỏi và bài tập thực hành ......................................................................... 46

1. Câu hỏi: ......................................................................................................... 46

Page 8: TRỒNG CÂY SẢ - docview1.tlvnimg.comdocview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141202/minhminh_3/mo_dun_04... · Bài 3: Chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm ... và

7

2. Bài tập: .......................................................................................................... 47

C. Ghi nhớ ......................................................................................................... 48

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN ............................................................. 49

I. Vị trí, tính chất của mô đun: .......................................................................... 49

II. Mục tiêu mô đun: .......................................................................................... 49

III. Nội dung mô đun: ........................................................................................ 49

IV. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ........................................................... 50

TÀI LIỆU CẦN THAM KHẢO .......................................................................... 55

Page 9: TRỒNG CÂY SẢ - docview1.tlvnimg.comdocview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141202/minhminh_3/mo_dun_04... · Bài 3: Chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm ... và

8

MÔ ĐUN: TRỒNG CÂY SẢ

Mã số mô đun: MĐ04

Giới thiệu mô đun

Mô đun Trồng cây sả là một mô đun trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Trồng Quế, Hồi, Sả lấy tinh dầu. Từng bài trong mô đun này sẽ hướng dẫn cho người học các kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến nghề Trồng cây sả lấy tinh dầu. Với phương pháp giảng dạy lớp học hiện trường và nội dung giảng dạy chủ yếu là thực hành sẽ giúp người học ở trình độ sơ cấp dễ dàng tiếp thu và áp dụng vào thực tiễn trồng sả tại gia đình, địa phương. Để đánh giá kết quả học tập của người học một cách sát thực nhất, cuối mỗi bài còn có các câu hỏi và bài tập để giúp người học tự tìm hiểu thêm các vấn đề thực tiễn xung quanh liên quan đến nghề trồng sả và tự lập kế hoạch rèn luyện kỹ năng nghề cho bản thân.

Bài 1: Nhân giống Sả

Mục tiêu:

- Trình bày được giá trị kinh tế, đặc điểm hình thái và yêu cầu ngoại cảnh của cây sả;

- Chọn và sản xuất được cây giống bằng phương pháp tách chồi đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, đáp ứng kế hoạch sản xuất.

- Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường và tiết kiệm nguyên vật liệu.

A. Nội dung:

1. Giá trị của cây sả

1.1. Giá trị sử dụng:

1.1.1. Sử dụng làm gia vị, nước uống

Cây sả có mùi thơm, vị the, cay. Vì vậy, từ lâu nó đã được sử dụng để làm gia vị trong các món ăn hàng ngày ở nhiều nước trên thế giới.

Sả được dùng như trà ở các nước châu Phi và các nước Mỹ Latinh như Togo, cộng hòa dân chủ Công gô, Mehicô, .....

1.1.2. Sử dụng làm thuốc

Theo Đông y, cây sả có mùi thơm, vị the, cay, tính ấm có tác dụng làm ra mồ hôi, sát khuẩn, chống viêm, hạ khí, thông tiểu, tiêu đờm. Do vậy, cây sả

Page 10: TRỒNG CÂY SẢ - docview1.tlvnimg.comdocview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141202/minhminh_3/mo_dun_04... · Bài 3: Chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm ... và

9

được sử dụng trong các vị thuốc để chữa các chứng đầy bụng, phù nề tay chân, xông giải cảm, chữa ho do cảm cúm, tiêu chảy do lạnh bụng,..... Tinh dầu sả có tác dụng khử mùi, diệt khuẩn mạnh, vì vậy ở một số nước châu Á, tinh dầu sả được biết đến như một loại thuốc diệt côn trùng.

Theo Tây y, cây sả có chứa nhiều hợp chất có thể chữa được nhiều bệnh tật ở người và gia súc. Vì vậy, nó nhanh chóng được các nhà khoa học chú ý đến và khai thác để sử dụng trong công nghiệp sản xuất dược liệu chữa bệnh cho người và gia súc.

1.1.3. Sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến

Thân và lá sả có chứa nhiều hợp chất thơm. Vì vậy, người ta chiết suất tinh dầu sả để sử dụng trong công nghiệp sản xuất mỹ phẩm, công nghiệp sản xuất xà phòng,....

Tinh dầu sả hồng (sả Palma rosa) có hàm lượng geraniol là 75-90%, được dùng thay thế dầu hoa hồng trong việc chế xà phòng thơm và dùng trong kỹ nghệ hương liệu.

Tinh dầu sả Java có chứa nhiều citronelal. Citronelal được chuyển thành các sản phẩm khác, đặc biệt là hydroxycitronelal, một chất điều hương quan trọng, làm cho nước hoa có mùi hoa tự nhiên (mùi hoa hồng hoặc hoa muguet).

1.2. Giá trị kinh tế

Cây sả không kén chất đất, có khả năng chịu hạn rất tốt nên nông dân có thể trồng trên đất bờ, đất gò cao hoặc đất bạc màu để cải thiện thêm thu nhập cho gia đình.

Hình 1.1: Trồng sả trên bờ ruộng

Chi phí đầu tư ban đầu thấp: Với 1 ha trồng sả, người dân chỉ bỏ ra chi phí ban đầu là 5 triệu đồng. Sau 6 tháng bắt đầu cho thu hoạch. Mỗi năm cắt từ 5-6 lứa, bình quân 50 - 55 ngày/lứa. Một ha trồng sả thâm canh cao từ năm thứ hai trở đi có thể thu được 320-350 tấn lá/năm, chưng cất được từ 280 –300 kg tinh dầu sả, giá bán bình quân 80.000- 90.000 đồng/kg. Tính ra mỗi ha sả thu được từ 20 - 25 triệu đồng, trừ chi phí chưng cất bà con còn thu được từ 15-20 triệu đồng một năm. Mức thu nhập này đối với các tỉnh miền núi, vùng trung du, quỹ đất còn nhiều thì cây sả thực sự là cây xoá đói giảm nghèo, cây sả thật dễ trồng mà lại cho hiệu quả kinh tế cao.

Page 11: TRỒNG CÂY SẢ - docview1.tlvnimg.comdocview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141202/minhminh_3/mo_dun_04... · Bài 3: Chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm ... và

10

Sả rất ít bị sâu bệnh tấn công. Vì vậy, không tốn công và chi phí phòng trừ sâu bệnh.

Chu kỳ kinh tế kéo dài: Cây sả trồng một lần thu hoạch từ 5 đến 6 năm. Sản lượng cao nhất vào năm thứ 2 và duy trì sản lượng ổn định trong các năm thứ 2, 3, 4, sau đó giảm dần.

Ngoài mô hình trồng sả chuyên canh thì sả còn được trồng xen canh vào vườn dừa, vườn vải, đồi nhãn...... ở thời kỳ cây còn nhỏ, lấy ngắn nuôi dài, tăng thêm thu nhập.

Hình 1.2. Mô hình trồng sả xen trên đồi vải ở Tân Yên, Bắc Giang

Hình 1.3. Mô hình trồng sả xen nhãn ở Bắc Giang

Hình 1.4. Mô hình xen canh dừa và sả ở An Giang

Hình 1.5. Mô hình chuyên canh sả trên đồi

2. Đặc điểm hình thái của cây sả

2.1. Rễ sả:

Rễ của cây sả là bộ rễ chùm, mọc tập trung ở đốt thân đầu tiên và có khả năng phát sinh trên tất cả các đốt của thân, nhánh.

Page 12: TRỒNG CÂY SẢ - docview1.tlvnimg.comdocview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141202/minhminh_3/mo_dun_04... · Bài 3: Chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm ... và

11

Hình 1.6: Rễ cây sả khi cắm ở trong nước

Hình 1.7: Bộ rễ cây sả khi trồng ở trong đất

Trong điều kiện đất tơi xốp giàu chất hữu cơ, bộ rễ có thể phân bố rộng tới hơn 20 cm, ăn sâu xuống mặt đất 15 - 20 cm, rễ ăn sâu nhất không quá 40 cm.

Sả là loài cây hoà thảo nhưng bộ rễ có khả năng hút nước tốt hơn một số loài hoà thảo khác. Vì vậy, cây sả có khả năng chịu hạn khá tốt.

Hình 1.8: Bộ rễ cây sả được trồng trong điều kiện tốt

Điều kiện tốt nhất cho sự phát sinh, phát triển của bộ rễ là đất tơi xốp và đủ ẩm. Nếu đất bí chặt kết hợp với ẩm độ đất quá thấp (dưới 55 %) hoặc quá cao (trên 80 %) đều gây bất lợi cho sự phát sinh, phát triển của bộ rễ.

Mặc dù rễ cây sả không phải là bộ phận dùng để chưng cất tinh dầu nhưng nếu bộ rễ sinh trưởng kém sẽ làm ảnh hưởng tới sinh trưởng chung của toàn cây. Do vậy, trong quá trình trồng và chăm sóc, cần sử dụng các biện pháp kỹ thuật để tạo điều kiện tốt nhất cho bộ rễ phát triển. Ví dụ như làm đất, bón phân, xới xáo, tưới nước,....

Page 13: TRỒNG CÂY SẢ - docview1.tlvnimg.comdocview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141202/minhminh_3/mo_dun_04... · Bài 3: Chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm ... và

12

2.2. Thân, nhánh sả.

Thân cây sả còn được gọi là tép sả, nhánh sả. Thân thật của cây sả do nhiều đốt hợp thành.

Khi cây còn nhỏ, các đốt này còn xếp sít nhau, vì vậy trên thực tế chỉ nhìn thấy thân giả của cây (thân giả do các bẹ lá ôm lấy nhau tạo thành).

Hình 1.9. Thân cây sả khi còn non

Khi cây đã trưởng thành và già, các đốt trên thân đã phát triển dài hơn, do đó có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Chiều dài các đốt khác nhau: Các gốc có đốt rất ngắn chỉ từ 0,2 – 0,3 cm, các đốt ở phía trên dài dần nhưng không quá 2 cm. Vì vậy chiều cao thân thật biến động từ 10 - 20 cm.

Do bẹ lá ôm gần vòng thân và xếp sít nhau nên thân sả phía trên có màu trắng ngà, đoạn gốc thân có màu nâu vàng.

Hình 1.10. Thân cây sả khi trưởng thành

Ngoài ra, chiều cao thân cây còn phụ thuộc vào dinh dưỡng trong đất, kỹ

thuật chăm sóc, điều kiện thời tiết khí hậu…..

Trên mỗi đốt mang một mầm lá, một mầm ngủ mọc so le và đai rễ có thể phát sinh nhiều rễ, nên các đốt của đoạn thân trên cũng phát sinh rễ bất định.

Sả sinh sản bằng cách đẻ nhánh giống như sả. Các mầm ngủ phát sinh trên thân khoẻ tạo thành nhánh cấp một, các nhánh cấp một cũng phát sinh ra nhiều

Page 14: TRỒNG CÂY SẢ - docview1.tlvnimg.comdocview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141202/minhminh_3/mo_dun_04... · Bài 3: Chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm ... và

13

nhánh cấp hai. Cứ như vậy, từ một nhánh sả ban đầu đem trồng, sau một thời gian sẽ phát triển thành bụi sả.

Hình 1.11: Sự phát triển của nhánh sả sau khi trồng

Tùy điều kiện môi trường như ẩm độ, độ phì của đất, các biện pháp kỹ thuật chăm sóc (như bón phân, tưới nước, làm cỏ, xới xáo, phòng trừ sâu bệnh...) mà số lượng nhánh sả biến động rất lớn, từ 80 đến 150 nhánh.

Tinh dầu sả được chiết xuất chủ yếu từ thân và lá sả, do đó, số lượng nhánh sả trên mỗi khóm sả (hay cụm sả) có quyết định rất lớn đến sản lượng tinh dầu thu được. Vì vậy, trong sản xuất phải có biện pháp kỹ thuật để tăng số nhánh sả, tạo số nhánh sả tối ưu nhất cho sự tạo thành sản lượng tinh dầu.

Do thân cây sả có chứa nhiều tinh dầu, vì vậy khi cắt sả để chưng cất tinh dầu, cần chú ý kỹ thuật cắt để không làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây ở các vụ tiếp theo, đồng thời hàm lượng tinh dầu đạt cao nhất.

2.3. Lá sả:

Lá là bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất để chưng cất tinh dầu.

Lá gồm có bẹ lá ôm sát thân, có gốc lá và phiến lá dài, mềm hơn bẹ. Chiều

Page 15: TRỒNG CÂY SẢ - docview1.tlvnimg.comdocview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141202/minhminh_3/mo_dun_04... · Bài 3: Chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm ... và

14

dài phiến lá gấp 1, 5 - 2 lần bẹ lá. Lá hẹp dài như lá sả, hai mặt và mép lá hơi ráp.

Diện tích lá thay đổi tùy thuộc loài, điều kiện ngoại cảnh, các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc. Chiều dài lá biến động rất lớn từ 0,5 - 0, 7 m hoặc có thể tới 1,3 - 1, 6 m.

Bộ phận thu hoạch để chưng cất tinh dầu chủ yếu là phiến lá. Vì vậy, cần có biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc thích hợp để phiến lá rộng, dài, năng suất và tỷ lệ tinh dầu cao. Đặc biệt là việc điều chỉnh tỷ lệ bón phân giữa đạm và các loại phân khác.

Hình 1.12. Ruộng sả ở điều kiện ngoại cảnh thuận lợi và chăm sóc tốt

Ngoài các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc thì các biện pháp kỹ thuật thu hoạch và bảo quản lá sả sau khi cắt cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hàm lượng tinh dầu. Vì vậy, cần thu hoạch và bảo quản bộ phận đã thu hoạch đúng yêu cầu kỹ thuật.

3. Yêu cầu ngoại cảnh của cây sả

Sả phát triển rất tốt ở những khu vực có ánh sáng dồi dào và độ ẩm cao (70% trở lên), nhiệt độ dao động từ 20-380C, lượng mưa 2000-3000mm/năm.

3.1. Yêu cầu về nhiệt độ

Nhiệt độ thích hợp cho cây sả phát triển là 22 – 27 0C. Vì vậy, ở miền Bắc vào mùa đông có nhiệt độ thấp, sản lượng sả giảm so với các vụ khác. Căn cứ vào đặc điểm này, cần chú ý và quyết định thời điểm thu hoạch lá sả để không gây phí lứa lá sả cuối năm.

Nhiệt độ thấp kéo dài, thân lá sinh trưởng kém, lá bị khô nhiều, sản lượng các bộ phận thu hoạch giảm và hàm lượng tinh dầu trong thân lá cũng giảm. Nếu nhiệt độ dưới 100C kéo dài, các tế bào của sả bị chết.

Nếu nhiệt độ trên 300C kéo dài kết hợp với ẩm độ thấp, cây dễ phát sinh bệnh khô lá và có thể bị chết.

Hình 1.13. Ruộng sả bị khô lá trong điều kiện mùa đông ở miền Bắc nước ta

Page 16: TRỒNG CÂY SẢ - docview1.tlvnimg.comdocview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141202/minhminh_3/mo_dun_04... · Bài 3: Chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm ... và

15

3.2. Yêu cầu về ẩm độ

Lượng mưa trên 1500 mm/năm phân bố đều từ 100 mm/tháng trở lên là điều kiện thích hợp để cây sả có thể phát triển tốt nhất. Ẩm độ không khí thích hợp là 80 - 85 %, ẩm độ đất thích hợp là 70 - 75%.

Tuy nhiên, những nơi có lượng mưa thấp nhưng chủ động tưới tiêu vẫn có thể trồng sả.

Với những nơi khô hạn thường xuyên, không chủ động tưới tiêu vẫn có thể trồng sả nhưng năng suất, chất lượng tinh dầu không cao và không ổn định.

Vì vậy, để năng suất tinh dầu cao, chất lượng tốt và ổn định thì cần lựa chọn khu vực trồng sả có độ ẩm phù hợp, hoặc chủ động tưới tiêu trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây.

3.3. Yêu cầu về ánh sáng.

Cây sả là loại cây rất cần đầy đủ ánh sáng để tiến hành quang hợp và cho sự tích tụ tinh dầu trong tế bào lá. Số giờ nắng trong tháng 180 - 250 giờ (50 - 60 % tổng số giờ ban ngày) thì cây sinh trưởng tốt nhất.

Khi trồng sả ở những nơi thiếu ánh sáng, lá sả sẽ mỏng và tỷ lệ tinh dầu trong lá thấp. Trồng sả ở những đất dãi nắng lá sả xanh, tỷ lệ tinh dầu trong lá cao. Vì vậy, khi trồng xen sả với các loại cây trồng khác, cần lưu ý chế độ ánh sáng. Ví dụ: Nếu trồng xen cây sả với cây ăn quả thì chỉ trồng ở thời kỳ kiến thiết cơ bản thì năng suất sả cũng như sản lượng, chất lượng tinh dầu không bị ảnh hưởng. Còn khi cây đã lớn, nếu vẫn trồng xen thì cây vẫn sinh trưởng nhưng lá mỏng, sản lượng và chất lượng tinh dầu cũng thấp.

Với những vùng đất chuyên canh để trồng sả, cần bố trí trồng ở khu vực có chế độ ánh sáng đầy đủ. Ngoài ra, cần thường xuyên phát quang bờ bụi, làm sạch cỏ trên ruộng để giúp cây quang hợp tốt, quá trình tổng hợp tinh dầu thuận lợi, tỷ lệ tinh dầu trong lá cao. 3.4. Yêu cầu về đất đai và dinh dưỡng 3.4.1. Yêu cầu về đất

Sả là cây dễ tính về đất, vì vậy có thể trồng sả trên nhiều loại đất khác nhau như đất đồi, đất ruộng, bờ ao, ven đường....

Tuy nhiên, đất tốt cho trồng sả là đất cát pha, nhiều mùn, tơi xốp, thoát nước tốt, có độ ẩm cao, độ pH khoảng 5,0-7,0.

Những đất sau đây không thích hợp với sả:

- Đất chua: Đất chua (pH=4,5-5,5) vẫn trồng được nhưng nếu đất chua phèn nặng không thể trồng được nếu không cải tạo, rửa phèn.

- Đất cát, đất sét nặng, đất đá ong.

Trong thực tiễn trồng sả lấy tinh dầu, người dân thường có biện pháp trả lại mùn cho đất bằng cách sử dụng lá sả đã chiết xuất tinh dầu để phủ cho đất.

Page 17: TRỒNG CÂY SẢ - docview1.tlvnimg.comdocview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141202/minhminh_3/mo_dun_04... · Bài 3: Chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm ... và

16

3.4.2. Yêu cầu về dinh dưỡng.

Cây sả cần được cung cấp đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng (đạm, lân, kaly), trung lượng và vi lượng. Mỗi nguyên tố có những tác động riêng đến sự sinh trưởng phát triển của cây và năng suất, chất lượng tinh dầu.

- Đạm: Đạm là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng nhất đối với sản lượng và chất lượng tinh dầu sả.

Thiếu đạm, cây sinh trưởng kém, diện tích lá nhỏ, vàng, quang hợp kém, năng suất và sản lượng tinh dầu giảm.

Thừa đạm, diện tích lá to, mềm yếu, quang hợp kém, khả năng chống chịu sâu bệnh giảm, năng suất và sản lượng tinh dầu giảm.

Cây sả cần đạm trong suốt quá trình sinh trưởng và thu hoạch

- Lân: Lân có tác dụng hình thành và phát triển của bộ rễ. Thiếu lân làm rễ phát sinh phát triển kém, lá xanh, cây sinh trưởng kém, năng suất tinh dầu giảm.

- Kaly: Kaly không phải là nguyên tố trực tiếp tham gia cấu tạo lên các cơ quan của cây sả nhưng nó có vai trò quan trọng trong quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng trong cây.

Thiếu kaly, cây hút nước và dinh dưỡng kém, khả năng vận chuyển các chất dinh dưỡng trong cây giảm, năng suất giảm.

Ngoài ra, thiếu kaly còn làm cho cây mềm yếu, khả năng chống chịu sâu bệnh giảm.

- Các nguyên tố vi lượng. Ví dụ, thiếu sắt làm lá sả bị úa vàng dẫn đến làm giảm năng suất và chất lượng dầu.

4. Nhân giống cây sả bằng phương pháp tách chồi

4.1. Ưu, nhược điểm của phương pháp tách chồi.

4.1.1. Ưu điểm.

- Không yêu cầu kỹ thuật cao, do đó bà con nông dân có thể tự nhân giống được mà không cần phải mua giống.

- Không yêu cầu đầu tư lớn cho sản xuất giống so với phương pháp hiện đại hơn (ví dụ phương pháp nuôi cấy mô). 4.1.2. Nhược điểm.

- Dễ lây bệnh từ nguồn cây mẹ sang cây con. - Tốn diện tích để nhân giống. - Mất thời gian, công sức để nuôi cây mẹ.

4.2. Xây dựng vườn cung cấp giống.

4.2.1. Chọn địa điểm và xác định diện tích đất làm vườn cung cấp giống

Địa điểm làm vườn cung cấp giống nên thỏa mãn các điều kiện sau:

- Gần nguồn nước tưới.

- Gần khu vực trồng sả thương phẩm.

Page 18: TRỒNG CÂY SẢ - docview1.tlvnimg.comdocview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141202/minhminh_3/mo_dun_04... · Bài 3: Chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm ... và

17

- Đất dễ thoát nước, không bị ngập nước và đất bồi trong mùa mưa.

- Đất bằng phẳng.

- Đất tốt, tơi xốp, có hàm lượng mùn cao.

Trong thực tế sản xuất, rất khó khi chọn địa điểm làm vườn ươm có thể thỏa mãn tất cả các điều kiện trên. Vì vậy tùy theo điều kiện cụ thể từng nơi mà chọn những điều kiện thích hợp nhất để bố trí cho phù hợp.

4.2.2. Chọn giống:

Ở nước ta có tới 9 loài sả khác nhau, nhưng hiện nay chỉ có một số giống thuộc một số loài được đưa vào sản xuất.

a. Giống sả chanh (cỏ sả).

- Đặc điểm hình thái: Cao khoảng 1,5m, sống lâu năm, mọc thành bụi, phân nhánh nhiều. Thân rễ trắng hoặc hơi tía. Lá dài tới 1m, hẹp, mép hơi ráp, bẹ trắng, rộng. Khi bóc vỏ có mùi hương của chanh.

- Hàm lượng và chất lượng tinh dầu:

+ Năng suất tinh dầu: Năm đầu có thể đạt 75kg/ha, những năm sau tăng dần và có thể đạt 200kg/ha.

Hình 1.14. Giống sả chanh

+ Sả chanh có hàm lượng tinh dầu 0,25-0,30%, kém hơn nhiều loại sả khác đang trồng ở Việt Nam như sả Java (hay sả xòe, sả đỏ), sả hồng (hay sả rộng). Tinh dầu sả bao gồm hai thành phần chủ yếu là citral (65-85%) và geraniol.

b. Giống sả Java (sả đỏ, sả xoè).

- Đặc điểm hình thái: Cây thân thảo sống dai, mọc thành bụi, có thân mọc thẳng, cao 0,8 - 1,5m. Lá phẳng, hình dải, rất dài, có mép sắc. Chuỳ hoa gồm nhiều chùm mọc đứng.

- Năng suất, hàm lượng và chất lượng tinh dầu:

+ Năng suất năm đầu là là 100kg tinh dầu trên 1 hecta, năm thứ 2, thứ 3 cao hơn.

Hình 1.15: Giống sả Java

Page 19: TRỒNG CÂY SẢ - docview1.tlvnimg.comdocview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141202/minhminh_3/mo_dun_04... · Bài 3: Chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm ... và

18

+ Hàm lượng tinh dầu trong lá tươi thay đổi theo mùa vụ và và chế độ chăm sóc. Vào mùa khô là 0,6 – 1,2 %, mùa mưa là 0,3 - 0,5%, thậm chí có thể đạt đến 1,8%, vào mùa khô và 0,75% vào mùa mưa

+ Tinh dầu sả Java là chất lỏng màu vàng nhạt, có mùi thơm, thành phần chính là 40-60% citronellal và 20-40% geraniol – hai thành phần quan trọng dùng để sản xuất nhiều loại thảo dược và mỹ phẩm.

- Khu vực phân bố: Đa số các tài liệu nghiên cứu đều khẳng định rằng, giống sả Java (còn có tên sả xoè, sả đỏ), có nguồn ở Nam Ấn độ và Sri Lanka, đã được nhập vào Indonesia và trồng ở Java trên diện tích lớn từ cuối thế kỷ XIX. Ở Việt Nam, Sả Java được nhập vào trồng từ những năm 1960 – 1963 ở các huyện Chiêm Hoá, Hàm Yên (Tuyên Quang), Đồng Giao (Ninh Bình), Thạch Hà (Hà Tĩnh). Từ sau năm 1975, Sả Java còn được trồng nhiều ở một số địa phương thuộc Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ.

Tiêu chí lựa chọn giống sả để thu hoạch lấy tinh dầu là phải có năng suất và tỷ lệ tinh dầu trong lá cao. Đây là một tiêu chí rất quan trọng. Vì vậy, khi chọn giống sả để làm vườn cung cấp giống cần đặc biệt chú ý tới vấn đề này.

4.2.3. Trồng, chăm sóc vườn sả giống:

Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc tương tự như trồng sả thương phẩm (xem bài 2, bài 3). Tuy nhiên cần chú ý một số vấn đề sau:

- Ruộng giống cần chọn đất tốt, cày bừa kỹ hơn. - Tăng lượng phân thêm 25% so với ruộng sả thương phẩm. - Chuẩn bị diện tích giống phù hợp và kịp thời để đón thời vụ trồng: Một

hecta sả giống có thể đủ cung cấp cho 7 – 8 hecta.

4.3. Thu hoạch sả giống.

4.3.1. Thời vụ thu hoạch.

Sả giống sau khi trồng phải đủ 12 tháng tuổi, không bị sâu bệnh.

Ngoài ra, thời vụ thu hoạch sả giống có đặc điểm khác biệt so với thu hoạch sả thương phẩm là còn phụ thuộc vào thời vụ trồng sả thương phẩm. Vì vậy, căn cứ vào các tiêu chí trên mà người trồng sả có kế hoạch thu sả giống cho phù hợp.

4.3.2. Trình tự các bước thu hoạch.

a. Chuẩn bị.

- Các dụng cụ:

+ Bộ quang gánh hoặc phương tiện vận chuyển khác.

+ Dao, đòn kê, ghế....

- Bảo hộ lao động: Găng tay, giày, mũ....

b. Trình tự tiến hành.

- Bước 1: Cuốc gốc sả.

Page 20: TRỒNG CÂY SẢ - docview1.tlvnimg.comdocview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141202/minhminh_3/mo_dun_04... · Bài 3: Chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm ... và

19

Dùng cuốc để cuốc bật toàn bộ gốc sả lên khỏi mặt đất. Lưu ý, không làm xây xước gốc sả giống.

- Bước 2: Tách và chọn nhánh sả.

Dùng tay nhẹ nhàng tách nhánh sả ra khỏi cụm sả. Khi tách cần lưu ý: Cầm nhánh sả sát phía dưới của gốc (gần rễ). Cầm như vậy sẽ dễ tách hơn, đồng thời không làm tổn thương đến nhánh sả.

Hom sả đủ tiêu chuẩn trồng là những hom mập, cứng, đốt ngắn, tươi, không bị sâu bệnh, không bị dập nát, có chiều dài đủ tiêu chuẩn, vị trí cắt hom phù hợp

Sau đó xếp các nhánh đã được chọn thành hàng để thuận tiện cho việc bóc bẹ và lá khô.

Hình 1.16: Hom sả đủ tiêu chuẩn làm giống

- Bước 3: Bóc bẹ và lá khô.

Dùng tay bóc toàn bộ những bẹ khô, lá khô dính trên nhánh sả. Chú ý, không bóc những bẹ vẫn còn xanh vì sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của nhánh sả khi trồng. Sau đó xếp các nhánh đã tách thành hàng.

Hình 1.17: Bóc bẹ và lá khô cho nhánh sả

- Bước 4: Cắt hom sả

Kê nhánh sả lên đòn kê để cắt. Cách cắt hom sả:

+ Cắt gốc sả: Cắt cách gốc bẹ cuối cùng khoảng 1cm.

+ Cắt ngọn sả: Chiều dài hom sả khoảng 20-30cm.