tỔng quan tÀi liỆu

28
ĐẠI HC QUC GIA HÀ NI TRƢỜNG ĐẠI HC KHOA HC TNHIÊN NGUYN QUANG HÙNG NGHIÊN CU HOÀN THIN PHÁP LUT BO VMÔI TRƢỜNG NƢỚC LƢU VỰC SÔNG NHU- SÔNG ĐÁY Chuyên ngành : Môi trƣờng đất và nƣớc Mã s: 62850205 TÓM TT LUN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG Hà Ni 2015

Upload: duonganh

Post on 06-Feb-2017

229 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

NGUYỄN QUANG HÙNG

NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI

TRƢỜNG NƢỚC LƢU VỰC SÔNG NHUỆ - SÔNG ĐÁY

Chuyên ngành : Môi trƣờng đất và nƣớc

Mã số : 62850205

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

Hà Nội – 2015

Page 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2

Công trình đƣợc hoàn thành tại: Khoa Môi trƣờng, Trƣờng Đại học

Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Quyết Thắng

TS. Võ Tuấn Nhân

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:

Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận

án tiến sĩ họp tại…………………………………………...…………..…vào

hồi ………....giờ….……ngày….………tháng…….…..….năm 20………..

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thƣ viện Quốc gia Việt Nam;

- Trung tâm Thông tin - Thƣ viện, Đại học Quốc gia Hà Nội

Page 3: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Tài nguyên nƣớc (TNN) trên các lƣu vực sông (LVS) có vai trò, vị trí đặc biệt

quan trọng và rất nhạy cảm với các vấn đề kinh tế-xã hội (KT-XH), an ninh lƣơng

thực, sinh kế, BVMT, chính trị, quốc phòng - an ninh và đang là vất đề nóng bỏng

của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển nhƣ Việt

Nam – nơi mà nhu cầu cuộc sống hằng ngày của con ngƣời và nhu cầu phát triển

của KT-XH xung đột mạnh mẽ với nhau, xung đột với phát triển bền vững (PTBV),

với sự cần thiết phải bảo vệ môi trƣờng (BVMT), sử dụng hợp lý, hiệu quả tài

nguyên thiên nhiên (TNTN). Chính vì sự quan trọng của nƣớc trên các LVS nhƣ

vậy nên chúng đang bị đe dọa bởi sự ô nhiễm. Nguy cơ suy thoái môi trƣờng nƣớc

LVS ngày càng rõ trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-

HĐH) ở nƣớc ta. Tuy nhiên, vì lợi ích kinh tế mang lại cho các tổ chức, cá nhân

(các chủ thể khai thác TNN và môi trƣờng) nên các chính sách khuyến khích đã

không có hiệu quả và Nhà nƣớc đã ban hành các đạo luật, hình thành các thiết chế,

các chế định pháp luật để kiểm soát mạnh mẽ hơn những hành vi gây ô nhiễm môi

trƣờng nƣớc LVS.

Hiện nay, môi trƣờng nƣớc trên LVS Nhuệ - sông Đáy đang là đối tƣợng

xâm hại mạnh mẽ và điển hình nhất của vùng đồng bằng Bắc Bộ và vùng Thủ đô.

Để chặn đứng đƣợc sự xâm phạm trên không còn cách nào khác là phải có sự can

thiệp mạnh mẽ của pháp luật, sử dụng quyền lực Nhà nƣớc để can thiệp, loại bỏ,

kiểm soát một cách hữu hiệu những hành vi xâm hại đến môi trƣờng nƣớc LVS -

đây là một nguyên tắc tuyệt đối cần thiết mà bất cứ thể chế chính trị, một nhà nƣớc

nào cũng phải tuân theo nếu không muốn đi ngƣợc lại lợi ích của đa số nhân dân.

Và pháp luật đã trở thành một trong bốn công cụ quan trọng bậc nhất trong công tác

quản lý môi trƣờng, giải quyết các xung đột môi trƣờng.

Tuy nhiên, trong thời gian qua Nhà nƣớc quan tâm phần lớn đến việc ban

hành các văn bản pháp luật để khắc phục những hậu quả của các hành vi đó gây ra

nhƣ việc phê duyệt Đề án BVMT nƣớc LVS Nhuệ - sông Đáy; thành lập Uỷ ban

BVMT lƣu vực sông Nhuệ - sông Đáy; hình thành các công trình, cụm công trình

xử lý nƣớc thải (XLNT)... để hạn chế ô nhiễm mà chƣa quan tâm đúng mức đến

việc phòng ngừa, ngăn chặn hành vi xả thải ra LVS. Đây là nguyên nhân chính yếu

nhất gây ô nhiễm nghiêm trọng trên LVS Nhuệ - sông Đáy hiện nay. Chính vì vậy,

hệ thống pháp luật về BVMT nƣớc LVS nói chung và hệ thống pháp luật BVMT

nƣớc LVS Nhuệ - sông Đáy nói riêng còn nhiều hạn chế, nhiều khoảng trống cần

phải lấp đầy để có thể kiểm soát và hạn chế những hành vi xả thải chất thải ra LVS

Nhuệ - sông Đáy. Cùng với đó là các chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực BVMT

chƣa nghiêm, chƣa đủ sức răn đe, chƣa ngăn cản cũng nhƣ chƣa đủ sức để giáo dục

và làm thay đổi nhận thức, hành vi của ngƣời vi phạm. Với tất cả các lý do trên, đề

tài “Nghiên cứu hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông

Page 4: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2

Nhuệ - sông Đáy” đã đƣợc nghiên cứu sinh lựa chọn là một vấn đề nghiên cứu cho

luận án tiến sĩ của mình. Trên cơ sở các thành tựu về khoa học môi trƣờng

(KHMT), những thành tựu trong xây dựng, thực thi pháp luật và những vụ vi phạm

điển hình về môi trƣờng trên LVS Nhuệ - sông Đáy sẽ là cơ sở để tìm ra nguyên

nhân ô nhiễm; để nhận diện và phân tích những hạn chế, những khoảng trống của

hệ thống pháp luật BVMT nƣớc LVS Nhuệ - sông Đáy, hạn chế, khoảng trống của

Ủy ban BVMT LVS Nhuệ - sông Đáy, của chế tài xử lý vi phạm và từ đó đề xuất

phƣơng án, giải pháp kiến nghị góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật BVMT

nƣớc LVS nói chung và LVS Nhuệ - sông Đáy nói riêng. Đáp ứng đƣợc mục tiêu

BVMT trong tiến trình xây dựng đất nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp

theo hƣớng hiện đại.

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu đã góp phần xác lập cơ sở khoa học về hoàn

thiện hệ thống pháp luật BVMT nƣớc LVS nói chung, LVS Nhuệ - sông Đáy nói

riêng; hoàn thiện chế tài xử lý vi phạm và thành lập Ủy ban quốc gia LVS, Ủy ban

LVS liên tỉnh, Ủy ban LVS Nhuệ - sông Đáy và các chi cục LVS ở Việt Nam.

Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án đã kiến nghị các giải pháp

hoàn thiện hệ thống pháp luật BVMT nƣớc LVS, các giải pháp hoàn thiện hệ thống

pháp luật BVMT nƣớc LVS Nhuệ - sông Đáy và thiết lập mới mô hình Ủy ban

quốc gia LVS để nâng cao hiệu quả quản lý, kiểm soát và sử dụng TNN trên LVS,

để bảo vệ, cải thiện và nâng dần chất lƣợng môi trƣờng nƣớc trên các LVS ở Việt

Nam nói chung và LVS Nhuệ - sông Đáy nói riêng.

3. Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá chất lƣợng, hiệu lực thực thi và hiệu quả can thiệp của hệ thống pháp

luật BVMT nƣớc LVS Nhuệ - sông Đáy.

- Xác định nguyên nhân ô nhiễm; nhận diện hạn chế, khoảng trống và phân tích

những hạn chế, khoảng trống của hệ thống pháp luật BVMT nƣớc LVS Nhuệ-sông

Đáy.

- Đề xuất phƣơng án và giải pháp kiến nghị góp phần hoàn thiện hệ thống pháp

luật BVMT nƣớc LVS.

4. Nội dung nghiên cứu

- Tổng quan về pháp luật BVMT nƣớc LVS trên thế giới và ở Việt Nam.

- Kiểm kê, rà soát, tổng hợp và hệ thống hóa hệ thống pháp luật BVMT nƣớc

LVS Nhuệ - sông Đáy.

- Điều tra, đánh giá chất lƣợng, hiệu lực thực thi và hiệu quả can thiệp của hệ

thống pháp luật BVMT nƣớc LVS Nhuệ - sông Đáy.

- Xác định nguyên nhân ô nhiễm; nhận diện và phân tích hạn chế, khoảng trống

của hệ thống pháp luật BVMT nƣớc LVS Nhuệ - sông Đáy.

- Nghiên cứu, đề xuất phƣơng án và giải pháp kiến nghị góp phần hoàn thiện hệ

thống pháp luật BVMT nƣớc LVS Nhuệ - sông Đáy.

- Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất mô hình Ủy ban quốc gia LVS cho Việt

Page 5: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

Nam và mô hình Ủy ban LVS Nhuệ - sông Đáy.

5. Những điểm mới của luận án

- Đánh giá đƣợc chất lƣợng, hiệu lực thi hành và hiệu quả can thiệp (thông

qua hiệu số WQI) của hệ thống pháp luật BVMT nƣớc LVS Nhuệ - sông Đáy.

- Xác định nguyên nhân ô nhiễm; nhận diện và phân tích những hạn chế,

khoảng trống của hệ thống pháp luật BVMT nƣớc LVS Nhuệ - sông Đáy.

- Đề xuất phƣơng án và kiến nghị giải pháp cụ thể nhằm góp phần hoàn thiện

hệ thống pháp luật BVMT nƣớc LVS Nhuệ - sông Đáy.

- Xây dựng mô hình pháp lý Ủy ban LVS hƣớng tới quản lý bền vững

TN&MT nƣớc LVS nói chung và LVS Nhuệ - sông Đáy nói riêng.

6. Luận điểm bảo vệ

1. Ô nhiễm môi trƣờng nƣớc LVS Nhuệ - sông Đáy có nguyên nhân mang bản

chất xã hội. Từ hoạt động của con ngƣời (khách thể) với những mƣu lợi khác nhau về

kinh tế đã lợi dụng kẽ hở, khoảng trống của pháp luật để trốn tránh nghĩa vụ BVMT do

hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình gây ra. Vì vậy, việc nghiên cứu hoàn thiện

pháp luật BVMT nƣớc LVS Nhuệ - sông Đáy dựa trên các yếu tố về pháp luật, yếu tố

đặc thù của LVS Nhuệ - sông Đáy và các vụ vi phạm pháp luật môi trƣờng điển hình

trên LVS sẽ là các yếu tố quan trọng cho nghiên cứu.

2. Hệ thống pháp luật BVMT nƣớc LVS Nhuệ - sông Đáy là một bộ phận

của hệ thống pháp luật BVMT và hệ thống này đang xuất hiện nhiều hạn chế,

khoảng trống khiến cho đã khiến cho hiệu lực, hiệu quả của pháp luật, của Ủy ban

BVMT LVS Nhuệ - sông Đáy, của chế tài xử lý vi phạm trở nên thấp. Vì vậy, để

nâng cao chất lƣợng, tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống pháp luật chúng ta phải

phân tích, đánh giá, đƣa ra những phƣơng án và kiến nghị các giải pháp góp phần

hoàn thiện hệ thống pháp luật BVMT nƣớc LVS Nhuệ - sông Đáy nhằm tiến tới

mục tiêu hạn chế ô nhiễm, cải thiện và nâng dần chất lƣợng môi trƣờng trên LVS

Nhuệ - sông Đáy.

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT BVMT NƢỚC LVS

Khái niệm và vai trò của hệ thống pháp luật BVMT nƣớc LVS

Khái niệm

Lưu vực sông là phần diện tích bề mặt đất trong tự nhiên mà mọi lƣợng nƣớc

mƣa khi rơi xuống sẽ tập trung lại và thoát qua một cửa ra duy nhất.

Môi trường nước LVS: Hiện nay, chƣa có một khái niệm rõ ràng về môi trƣờng

nƣớc LVS. Tuy nhiên, môi trƣờng nƣớc LVS trong luận án này có thể hiểu là: Toàn

bộ hệ thống các thủy vực tự nhiên và nhân tạo trên lƣu vực nhƣ sông, suối, kênh,

rạch, mƣơng, hồ ao và các hồ chứa nhân tạo hợp thành từ các yếu tố lý, hóa, sinh và

các quá trình, tác động tới sự sinh tồn và phát triển của con ngƣời và sinh vật trên

lƣu vực đó.

Page 6: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

Hệ thống pháp luật BVMT nước LVS là tổng thể các quy phạm pháp luật, các

nguyên tắc, định hƣớng và mục đích của pháp luật BVMT NƢỚC LVS có mối liên

hệ mật thiết và thống nhất với nhau và đƣợc thể hiện trong các văn bản do cơ quan

nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành theo những hình thức, thủ tục nhất định.

Vai trò và ý nghĩa của pháp luật BVMT nước LVS trong BVMT nước lưu vực

sông Nhuệ - sông Đáy thể hiện ở các khía cạch sau: Pháp luật quy định các quy tắc

xử sự mà con ngƣời phải thực hiện khi khai thác các yếu tố môi trƣờng trên LVS;

Pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức BVMT nƣớc

LVS; Pháp luật quy định các chế tài hành chính, dân sự, kinh tế và hình sự để buộc

các cá nhân, tổ chức phải thực hiện đầy đủ các đòi hỏi của hệ thống pháp luật

BVMT nƣớc LVS trong việc khai thác, sử dụng các yếu tố môi trƣờng trên LVS;

Pháp luật có vai trò to lớn là đƣa ra các QCVN môi trƣờng thể hiện ở dạng văn bản

pháp luật; Pháp luật thể hiện rõ nét trong vai trò giải quyết các tranh chấp liên quan

đến BVMT.

Nguyên lý bảo vệ môi trường nước LVS gồm việc tăng cƣờng năng lực thể chế,

chính sách và pháp luật; Quản lý thống nhất nguồn nƣớc theo LVS, kết hợp với

quản lý hành chính; huy động sự tham gia của cộng đồng; lồng ghép các tiêu chí

môi trƣờng trong các quy hoạch kế hoạch phát triển KT-XH các cấp.

Nội dung, công cụ quản lý môi trường nước lưu vực sông gồm: (1). Xây dựng

chính sách, pháp luật phù hợp và đủ mạnh để thực thi nhiệm vụ BVMT nƣớc LVS

(bao gồm: chính sách, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, nhiệm vụ được nhà nước

phê duyệt…); (2). Xây dựng và sử dụng các công cụ hỗ trợ hiệu quả, các chế tài đủ

sức răn đe để BVMT nƣớc LVS; (3). Thiết lập mô hình Ủy ban quốc gia LVS với

cơ cấu, chức năng nhiệm vụ đủ mạnh để thực hiện quả các nhiệm vụ giao.

Công cụ quản lý, kiểm soát ô nhiễm môi trường nước LVS gồm: Công cụ chính

sách, pháp luật; Công cụ kinh tế; Công cụ khoa học-kỹ thuật; Công cụ phụ trợ.

1.2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ LVS VÀ LVS

NHUỆ - SÔNG ĐÁY

Tình hình nghiên cứu trên thế giới: Các chiến lƣợc khai thác, sử dụng và bảo

vệ TNN đã đƣợc tuyên bố trong Kế hoạch hành động Mar del Plata (1977), Tuyên

bố New Delhi (1990), Hội nghị thƣợng định về nƣớc năm 1992 tại Rio, Công ƣớc

1997 của Liên hợp quốc về sử dụng nguồn nƣớc quốc tế… trên cơ sở đó, mỗi khu

vực có những hiệp định để quản lý các LVS liên quốc gia và mỗi một quốc gia đều

có các chính sách, pháp luật về BVMT nƣớc LVS hiệu quả và tƣơng đối phát triển.

Các nƣớc đã có các nghiên cứu, đƣa ra các quy định và chế tài xử phạt cũng rất đa

dạng, nghiêm khắc. Nhƣ Pháp coi nƣớc là di sản quốc gia, có luật về môi trƣờng

nƣớc và thủy sản, có Ủy ban nƣớc các cấp; Ở Mỹ có đạo luật nƣớc sạch năm 1972,

có các ủy hội sông và việc xử phạt rất nghiêm khắc trong đó phạt hình sự và hành

chính với cá nhân là 37.000 USD/ngày, tổ chức 177.000 USD/ngày…Thế giới áp

dụng 3 mô hình quản lý LVS, nhƣ: Mô hình thuỷ văn; Mô hình hành chính; Mô

hình phối hợp (thuỷ văn và hành chính).

Page 7: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

5

Tình hình nghiên cứu trong nước: Cách tiếp cận nghiên cứu và nội dung

nghiên cứu về LVS ở Việt Nam có thể nói là tƣơng đối giống nhau. Thƣờng chỉ chú

trọng đến nghiên cứu cách thức BVMT nƣớc bằng việc bảo vệ số lƣợng nƣớc trên

LVS. Các nghiên cứu trên đều dựa trên cơ sở khoa học về môi trƣờng nhƣ: đánh giá

khả năng chịu tải, khả năng tự làm sạch, xác định thiệt hại sinh thái.... và đề xuất

một số công trình, dự án để pha loãng, tăng lƣu lƣợng dòng chảy, tăng khả năng

chịu tải và tự làm sạch của hệ thống sông. Một số nghiên cứu đã đề xuất tổ chức

LVS. Các giải pháp trong cứu này thiên về mặt kỹ thuật. Các nghiên cứu về pháp

luật và hoàn thiện pháp luật BVMT nƣớc LVS còn ít, cũng mới chỉ tập trung vào

nghiên cứu những phần nhỏ trong hệ thống pháp luật BVMT nói chung nhƣ

ĐTM, quản lý chất thải nguy hại, chất thải bệnh viện, phòng ngừa tội phạm môi

trƣờng mà chƣa nghiên cứu về hệ thống pháp luật BVMT nƣớc LVS nhằm kiểm

soát các hành vi gây ô nhiễm trên LVS. Các nghiên cứu về LVS Nhuệ - sông Đáy mới tập trung vào việc đánh giá

chất lƣợng nƣớc, sử dụng các mô hình toán học tính toán dòng chảy để bổ sung

nguồn nƣớc vào LVS nhằm giảm sự ô nhiễm, mà chƣa có nghiên cứu nào về hệ

thống pháp luật BVMT nƣớc LVS Nhuệ - sông Đáy để kiểm soát ô nhiễm.

1.3. TỔNG QUAN LƢU VỰC SÔNG NHUỆ - SÔNG ĐÁY

Lƣu vực sông Nhuệ - sông Đáy, nằm ở hữu ngạn sông Hồng, nằm trên địa

phận các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hoà Bình và Tp. Hà Nội, diện tích

khoảng 7.949 km2. Dân số hết năm 2013 là 8.329.122 ngƣời.

Hiện trạng và áp lực lên môi trƣờng nƣớc mặt LVS Nhuệ - sông Đáy: Các

chỉ tiêu COD, BOD5, NH4+… trên lƣu vực cao gấp 2-50 lần QCVN về nƣớc mặt

(QCVN 08:2008). ĐDSH suy giảm (Thực vật nổi có 73 loài, trong đó có 54 loài

thuộc tảo Mắt đại diện cho thủy vực ô nhiễm. Động vật nổi từ 7-16 loài/điểm mẫu.

Động vật đáy có 24 loài, giun ít tơ chiếm đa số, đại diện cho môi trường ô

nhiễm…) ô nhiễm môi trƣờng đã tạo áp lực lên số lƣợng và chất lƣợng TNN, áp lực

lên tài chính và áp lực lên hệ thống thu gom, lƣu giữ và xử lý chất thải.

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống pháp luật BVMT nƣớc LVS Nhuệ - sông Đáy.

Phạm vi nghiên cứu: Tác giả tập trung vào các vấn đề pháp luật có liên quan

đến: các quy phạm pháp luật về BVMT nƣớc LVS Nhuệ - sông Đáy, Ủy ban

BVMT LVS Nhuệ - sông Đáy và chế tài xử lý vi phạm.

2.2. PHƢƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ NGHIÊN CỨU

Phƣơng pháp tiếp cận thể hiện cụ thể tại Hình 2-1.

Page 8: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

6

Các bƣớc tiến hành nghiên cứu của luận án (Hình 2-2):

Hình 2-1: Sơ đồ tiếp cận trong nghiên cứu hệ thống pháp luật BVMT nƣớc LVS

Nhuệ - sông Đáy

Hình 2-2: Khung logic tiếp cận nghiên cứu của luận án

Page 9: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

7

Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể: thu thập tài liệu, số liệu, soát xét hệ thống

pháp luật; thực địa; điều tra bằng bảng hỏi; so sánh luật học vi mô; phân tích các

vụ vi phạm điển hình; ma trận trong phương pháp IPA; xử lý kết quả nghiên cứu

qua phần mềm excel; tham vấn-hội thảo-chuyên gia; WQI; đánh giá chất lượng hệ

thống pháp luật; đánh giá hiệu lực thực thi pháp luật; đánh giá hiệu quả can thiệp

(hiệu số WQI) của hệ thống pháp luật; phân tích các bên liên quan; mô hình

DPSRr.

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT BVMT NƢỚC LVS NHUỆ - SÔNG ĐÁY

Thống kê chƣa đầy đủ, từ năm 1955 đến nay, trung ƣơng đã ban hành đƣợc

1.273 văn bản liên quan đến môi trƣờng. Trong đó, có 630 văn bản còn hiệu lực,

trong số 630 văn bản có 209 văn bản liên quan trực tiếp đến BVMT nƣớc LVS. Các

địa phƣơng trên LVS Nhuệ - sông Đáy đã ban hành đƣợc 89 văn bản QPPL BVMT

nƣớc LVS Nhuệ - sông Đáy.

3.2. XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN Ô NHIỄM NƢỚC LVS NHUỆ-SÔNG ĐÁY

TNN trên LVS Nhuệ - sông Đáy phân bố không đều và hữu hạn: Tổng lƣợng

nƣớc hàng năm trong LVS Nhuệ - sông Đáy khoảng 28,8 tỷ m3. Trong đó sông

Nhuệ 1,07 tỷ m3 (chiếm 3,4%), sông Đào-Nam Định khoảng 25,7 tỷ m

3 chiếm

89,5%, sông Tích và sông Đáy khoảng 1,35 tỷ m3 (chiếm 4,7%) sông Hoàng Long

khoảng 0,68 tỷ m3 (chiếm 2,4%). Trong khi đó riêng nƣớc thải sinh hoạt chiếm 16%

tổng lƣợng nƣớc thải nhƣ làm suy giảm 72% CLN toàn lƣu vực. Lƣợng nƣớc cấp qua

cống Liêm Mạc chỉ đáp ứng đƣợc 6% khả năng tự làm sạch nguồn nƣớc trên LVS

Nhuệ - sông Đáy (Bảng 3-1). Tổng lƣợng nƣớc tối đa (theo nghiên cứu) cấp cho LVS

Nhuệ - sông Đáy từ cửa Đáy và cống Liêm Mạc chỉ đáp ứng đƣợc 48% khả năng tự

làm sạch nguồn nƣớc. Chính vì vậy, giải pháp là phải can thiệp pháp luật, sử dụng

quyền lực Nhà nƣớc để giảm bớt, loại bỏ nguồn thải vào lƣu vực.

Bảng 3-1: Hiện trạng và khả năng cấp nƣớc từ Cửa Đáy và Cống Liên Mạc để làm

sạch nguồn nƣớc trên LVS Nhuệ - sông Đáy Hiện trạng cấp

nƣớc từ sông

Hồng (m3/s)

Khả năng cấp

nƣớc tối đa từ sông

Hồng (m3/s)

Tỷ lệ % làm sạch

nguồn nƣớc (hiện

trạng)

Tỷ lệ % làm

sạch nguồn

nƣớc (tối đa)

Cửa Đáy 0 100 0 30

Cống Liên Mạc 20 60 6 18

Tổng 20 160 6 48

Lợi ích kinh tế cho phối: Các chủ thể khai thác đều muốn tối đa hóa lợi ích, giảm

các chi phí và tăng nhu cầu khai thác TNN do đó có thể dẫn đến việc khai thác, sử

dụng TNN một cách không bền vững, xuất hiện hành vi tác động xấu, thải chất thải

ra lƣu vực. Việc không xử lý chất thải sẽ bị các cơ quan QLNN xử phạt hành chính

tối đa chiếm tỷ lệ từ 2-10% (theo Nghị định 179/2013 về xử phạt vi phạm hành chính

trong lĩnh vực BVMT) tổng chi phí phải xử lý môi trƣờng và 90% lợi ích còn lại sẽ

đƣợc các doanh nghiệp thụ hƣởng-đây là một sự bất hợp lý trong chế tài xử lý.

Page 10: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

8

Ủy ban BVMT LVS Nhuệ - sông Đáy còn nhiều hạn chế: Các quyết định,

kết luận của Ủy ban chỉ mang tính đồng thuận, chƣa có tính ràng buộc về pháp lý,

chƣa giải quyết đƣợc các vấn đề môi trƣờng cụ thể, các vấn đề bức xúc về môi

trƣờng mang tính liên vùng; thành viên Ủy ban BVMT LVS (do hoạt động kiêm

nhiệm) tham gia không đầy đủ các hoạt động đƣợc phân công. Kết quả điều tra

bảng hỏi cho thấy, có 97,5% ngƣời dân, 75% doanh nghiệp và 56,3% cơ quan

QLNN không biết chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban BVMT LVS Nhuệ - sông Đáy.

Kết quả khác cho thấy có 97,5% ngƣời dân, 75% doanh nghiệp và 72,8% cơ quan

QLNN cho rằng Ủy ban BVMT LVS Nhuệ - sông Đáy hoạt động không hiệu quả.

Hệ thống pháp luật BVMT nƣớc LVS Nhuệ - sông Đáy có nhiều hạn chế,

khoảng trống: Chất lƣợng hệ thống

pháp luật BVMT nƣớc LVS Nhuệ -

sông Đáy chƣa cao (Bảng 3-2), hiệu

lực thực thi pháp luật thấp (Rừng

tiếp tục bị khai thai thác, tàn phá;

Đa dạng sinh học bị suy giảm; ô

nhiễm môi trường nước nghiêm

trọng; các vấn đề môi trường đô thị,

làng nghề và KCN đang diễn ra gay

gắt; các cơ sở gây ô nhiễm môi

trường nghiêm trọng mới đang có sự gia tăng mạnh-Hòa Bình phát sinh tổng số

150 cơ sở, Hà Nam phát sinh thêm 25 cơ sở; công tác tuyên truyền, giáo dục nâng

cao nhận thức BVMT trong lưu vực còn bất cập-có 69,1%, người biết, có 30,9%

không biết đối với các điều cấm trong BVMT; điều kiện để thi hành pháp luật còn

nhiều bất cập); Pháp luật BVMT nƣớc LVS can thiệp không hiệu quả đối với sông

Nhuệ (Ysông Nhuệ = - 14,0 0) và sông Đáy (Ysông Đáy = - 9,8 0) là nguyên nhân

khiến cho các tổ chức, cá nhân lợi dụng khe hở của pháp luật để thu lời.

3.3. NHẬN DIỆN VÀ PHÂN TÍCH NHỮNG HẠN CHẾ, KHOẢNG TRỐNG CỦA

HỆ THỐNG PHÁP LUẬT BVMT NƢỚC LVS NHUỆ - SÔNG ĐÁY

3.3.1. Nhận diện và phân tích hạn chế, khoảng trống của hệ thống pháp

luật BVMT nƣớc mặt LVS Nhuệ - sông Đáy

3.3.1.1. Trong quản lý môi trường nước lưu vực sông

Qua Bảng 3-3 cho thấy, khách thể của các bộ ngành đang đan xen, giao thoa với

khách thể của Bộ TN&MT, chính vì vậy công tác quản lý bị bất cập, hạn chế. Bảng 3-3: Những hạn chế, khoảng trống trong QLNN về TNN và môi trƣờng trên LVS Nhuệ - sông Đáy TT Chủ thể quản lý Khách thể quản lý Mục đích quản lý Môi trƣờng-Điều

kiện quản lý

1. Bộ TN&MT Tất cả chất thải trong sử dụng

TNN và môi trƣờng

Phục vụ tốt, hiệu quả cho các ngành mình quản lý

(mục tiêu riêng của ngành

mình) và sử dụng hiệu quả TNN và BVMT (mục đích

chung của ngành TNMT

Môi trƣờng

chính trị, thể

chế, chính

sách, pháp

luật, nhân lực,

khoa học-kỹ

2.

Bộ NN&PTNT

Chất thải trong hoạt động

nông nghiệp, làng nghề

3.

Bộ Xây dựng

Cấp nƣớc, nƣớc thải đô thị,

công nghiệp…

Bảng 3-2: Bảng ma trận tổng hợp đánh giá chất lƣợng hệ

thống pháp luật BVMT nƣớc LVS Nhuệ-sông Đáy

T

T

Pháp Luật

Tiêu chí

Đánh giá chất lƣợng Chƣa

Có nhƣng

chƣa cao

Đã có tính

cao

1 Tính toàn diện x

2 Tính đồng bộ x

3 Tính thực tiễn, khả thi x

4 Tính công khai x

5 Tính dễ tra cứu x

Page 11: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

9

4. Bộ Y thế Chất thải bệnh viện, trung

tâm y tế

và các ngành khác) thuật…

Chức năng, nhiệm vụ quản lý TNN và BVMT đang bị phân tán, chia nhỏ cho

nhiều cơ quan (chủ thể quản lý) quản lý khác nhau nên đã xuất hiện những hạn chế,

khoảng trống. Pháp luật cũng chƣa định rõ vị trí của từng loại quy hoạch (quy

hoạch nào là quy hoạch chính, có phụ thuộc vào quy hoạch TNN, quy hoạch BVMT

không?) hay mối quan hệ giữa quy hoạch TNN, quy hoạch BVMT với các quy

hoạch chuyên ngành trong quy hoạch phát triển KT-XH (Quy hoạch thủy lợi quá

chú ý đến lợi ích ngành nên đập Đáy được xây dựng đã làm cho 71km từ cửa Đáy

đến Ba Thá là đoạn sông chết); Việc quản lý TTN trên LVS ở Việt Nam đã và đang

theo hƣớng quản lý ngành mà không theo hƣớng quản lý tổng hợp; các quy định về

quy hoạch TNN và BVMT chƣa rõ ràng ở từng từng cấp, chƣa có chế tài xử lý

trong trƣờng hợp các bên không tham gia lập, thực hiện quy hoạch; nội dung quy

hoạch còn thiều (trồng rừng tạo nguồn sinh thủy, định mức dòng chảy tối thiểu…).

3.3.1.2. Trong quản lý chất thải

Qua khảo sát thực tế thấy tình trạng rác thải sinh hoạt, bao bì chai lọ đựng hóa

chất nông nghiệp vứt bừa bãi ven sông, kênh, rạch khu vực nông thôn. Nƣớc thải

nông nghiệp, làng nghề, trang trại, các cơ sở chăn nuôi tƣ nhân là nhân tố gây ô

nhiễm LVS Nhuệ - sông Đáy. Sạt lở bờ sông do khai thác cát, sỏi. Kết quả điều tra

bảng hỏi, có tới 36,3% ngƣời dân và 37,6% doanh nghiệp cho rằng điều cấm chƣa

đầy đủ. Có 25,3% ngƣời dân và 60,9% doanh nghiệp cho rằng điều cấm chƣa hợp

lý. Từ kết quả bảng hỏi và khảo sát thực tế nhận thấy: Hệ thống pháp luật về

quản lý chất thải chƣa đầy đủ, hợp lý nên rất khó có căn cứ pháp lý để quản lý; Quy

định về quản lý chất thải thiếu chi tiết, rõ ràng về xử lý nƣớc thải nông nghiệp, các

loại nghề trong làng nghề, cơ sở chăn nuôi tƣ nhân; chƣa ban hành quy định về

nguồn tiếp nhận nƣớc thải, hạn ngạch xả thải; thiếu quy định áp dụng công nghệ

cao để theo dõi, kiểm soát chất lƣợng chất thải tại các nhà máy, KCN, CCN trên

LVS. Mặt khác, các điều khoản cấm khó thi hành đối với ngƣời dân và doanh

nghiệp (có 42,9% người dân và 54,7% doanh nghiệp cho rằng điều cấm không dễ

thi hành) và cũng chƣa có quy định quản lý cát sỏi lòng sông giáp danh giữa hai

tỉnh... chính vì thiếu căn cứ pháp lý nhƣ vậy đã khiến cho tình trạng xói lở ngày

càng gia tăng, phá vỡ HST, cảnh quan tự nhiên, làm suy giảm ĐDSH.

3.3.1.3. Trong công tác ĐTM

Thống kê chƣa đầy đủ trên LVS Nhuệ - sông Đáy có 1.230 Báo cáo ĐTM

đƣợc lập và chỉ có 872 báo cáo ĐTM đƣợc phê duyệt chiếm 70,1%. Trong số có

872 báo cáo ĐTM đƣợc phê duyệt thì có 120 bản xác nhận hoàn thành công trình

BVMT chiếm 13,76%. Qua số liệu trên cho thấy, ĐTM chưa thực sự là công cụ

hữu hiệu để phòng ngừa, hạn chế ô nhiễm, chƣa có chế tài xử lý khi không tiếp thu

ý kiến xác đáng của cộng đồng dân cƣ, hội đồng tƣ vấn thẩm định ĐTM; chế tài xử

phạt thấp khi không đầu tƣ công trình BVMT nên các doanh nghiệp chây ì, ỷ lại và

sẵn sàng nộp phạt và không chịu đầu tƣ cho công tác BVMT. Các định mức kinh

tế-kỹ thuật cho lập báo cáo ĐTM chƣa đáp ứng giá cả thị trƣờng khiến cho chất

Page 12: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

10

lƣợng báo cáo ĐTM kém. Công tác tham vấn trong ĐTM còn nhiều bất cập, hình

thức và chỉ ở giai đoạn thông báo bƣớc sang giai đoạn tham vấn (Hình 3-4).

ĐÀM PHÁN: Là thảo luận trực tiếp giữa chủ dự án và các bên chủ chốt liên

quan nhằm xây dựng sự đồng thuận và hƣớng tới giải pháp các bên có thể chấp

nhận, ví dụ gói giảm thiểu tác động và các biện pháp bồi thƣờng THAM GIA: Sự trao đổi tƣơng tác giữa chủ dự án và cộng đồng bao gồm chia

sẻ, phân tích, thiết lập chƣơng trình làm việc, tăng cƣờng hiểu biết, thỏa thuận

đƣợc những điểm đề xuất và tác động của nó

THAM VẤN: Hai chiều thông tin giữa chủ dự án và cộng đồng với

cơ hội cho cộng đồng bày tỏ quan điểm về đề xuất

THÔNG BÁO: Một chiều thông tin từ chủ dự án tới cộng đồng.

Hình 3-3: Mức độ tham gia của cộng đồng (UNEP, 2002)

3.3.1.4. Trong QCVN về môi trường

Hiện nay các nghề (bún bánh, đúc đồng, tái chế ắc quy, sắt, bột nhựa, dệt

nhuộm, tái chế sắt..) trong làng nghề (450 làng nghề), cơ sở chăn nuôi tƣ nhân tập

trung thải nƣớc thải vô tƣ, không có HTXLNT, trong khi đó các cơ quan chức năng

lại không xử lý đƣợc vi phạm này. Số liệu môi trƣờng nền thiếu, không đồng nhất;

thiếu chuyên gia về quy chuẩn; thiếu kinh phí, cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm để

thì nghiệm, kiểm chứng. Đa số cơ quan QLNN ở địa phƣơng phàn nàn quy chuẩn

quốc gia về nƣớc thải công nghiệp QCVN 40:2011 cột B không phù hợp. Qua thực

tế và soát xét hệ thống QCVN cho thấy: QCVN 40:2011/BTNMT nước thải công

nghiệp không phù hợp nên vai trò kiểm soát ô nhiễm kém hiệu quả và không tuân

theo nguyên tắc của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn, Hiến pháp, quy định WHO...

Các chỉ tiêu tại QCVN 40:2011/BTNMT cột B đƣợc thải vào hệ thống thoát nƣớc

đô thị, khu dân cƣ chƣa có HTXLNT tập trung cao gấp 1,0-100,0 lần (Bảng 3-4)

các chỉ tiêu ở QCVN 08:2008/BTNMT cột A2, B1 cho mục đích bảo vệ đời sống

thủy sinh và tƣới tiêu. Đây là điều bất hợp lý, vì thải ra hệ thống thoát nƣớc trong

khu đô thị, khu dân cƣ chƣa có HTXLNT tập trung sẽ trực tiếp đổ ra LVS, môi

trƣờng xung quanh làm vƣợt ngƣỡng giới hạn tối đa về bảo tồn động thực vật thủy

sinh sẽ gây ra tình trạng hủy hoại HST thủy sinh.

Bảng 3-4: So sánh một số chỉ tiêu giữa QCVN 40:2011 và QCVN 08:2008 TT Một số thông số chính QCVN 08:2008 QCVN 40:2011 QCVN 40:2011 cao hơn

QCVN 08:2008 (số lần) Cột A2 Cột B1 Cột B

1 pH 6-8,5 5,5-9 5,5-9

2 COD 15 30 150 5 - 10

3 BOD 6 15 50 4,5 - 6

4 TSS 30 50 100 2-3,3

5 Coliform 5.000 7.500 5.000 1,0-1,5

6 Amoni (tính theo nitơ) 0,2 0,5 10 20-50

7 As 0,02 0,05 0,1 5-20

8 Cadimi 0,005 0,01 0,1 10-20

9 Chì 0,02 0,05 0,5 10-25

10 Thủy ngân 0,001 0,001 0,01 100

Mặt khác, đối chiếu với tiêu chuẩn nƣớc thải công nghiệp của Mỹ, Nhật, Trung

Page 13: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

11

Quốc… thì giá trị các thông số rất gần và giống với giá trị cột A2, B1 của QCVN

08:2008. Đồng thời, việc thiếu nhiều QCVN trong lĩnh vực nông nghiệp, các loại

hình nghề trong làng nghề, chăn nuôi tƣ nhân tập trung cũng là nguyên nhân thiếu

đi cơ sở pháp lý để xử lý hành vi gây ô nhiễm. Việc căn cứ vào QCVN để kiểm

soát ô nhiễm nƣớc trên LVS mà không dựa vào khả năng chịu tải, tự làm sạch của

LVS hoặc đoạn sông là cũng chƣa hoàn toàn hợp lý.

3.3.2. Nhận diện và phân tích những hạn chế, khoảng trống trong vai trò

của Ủy ban BVMT LVS Nhuệ - sông Đáy

Kết quả điều tra bảng hỏi cho thấy: Có 95,8% ngƣời dân, 53,7% doanh nghiệp

và 47,4% cơ quan QLNN không biết Ủy ban BVMT LVS Nhuệ - sông Đáy; Có

97,5% ngƣời dân, 75% doanh nghiệp và 56,3% cơ quan QLNN không biết chức

năng, nhiệm vụ của Ủy ban BVMT LVS Nhuệ - sông Đáy. Có 97,5% ngƣời dân,

75% doanh nghiệp và 72,8% cơ quan QLNN cho rằng Ủy ban BVMT LVS Nhuệ -

sông Đáy hoạt động không hiệu quả. Qua số liệu điều tra bảng hỏi cho thấy: Ủy

ban BVMT LVS Nhuệ-sông Đáy đƣợc lập ra không thuộc một chế định nhà nƣớc

nào, không có chức năng hành chính, mệnh lệnh, chức năng thanh tra, xử phạt,

phân bổ kinh phí, triển khai các dự án thuộc Đề án do mình chịu trách nhiệm. Việc

quy định Thứ trƣởng Bộ TN&MT làm Chủ tịch Ủy ban (điểm a, Khoản 3, Điều 30

Nghị định 120/2008/NĐ-CP) cũng không phù hợp với thể chế, quyền lực hiện hành.

Vì, Thứ trƣởng Bộ TN&MT không có quyền hạn bằng hoặc cao hơn để lãnh đạo,

chỉ đạo hay yêu cầu ngƣời đứng đầu các bộ, ngành và UBND tỉnh trên LVS phải

phối hợp hoặc phải tuân thủ các quyết định của mình. Kinh phí giao cho Ủy ban từ

5-7 tỷ/năm chỉ đủ để duy trì hoạt động hành chính của Ủy ban.

3.3.3. Nhận diện và phân tích những hạn chế, khoảng trống của chế tài xử

lý vi phạm pháp luật BVMT LVS Nhuệ - sông Đáy.

Chế tài thể hiện thái độ của Nhà nƣớc đối với chủ thể không thực hiện hoặc thực

hiện không đúng quy tắc xử sự đã đƣợc nêu trong phần quy định của quy phạm và

có tác dụng phòng ngừa vi phạm, giáo dục và nâng cao nhận thức của chủ thể để

đảm bảo việc tuân thủ pháp luật, góp phần thực hiện mục đích của Nhà nƣớc trong

lĩnh vực BVMT phù hợp với từng giai đoạn cụ thể. Chính vì chế tài có những ý

nghĩa và vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống pháp luật và trong kiểm soát ô

nhiễm nhƣ vậy. Nên sự khiếm khuyết của chế sẽ khiến cho công tác quản lý môi

trƣờng gặp khó khăn. Kết quả khảo sát cho thấy: khi gây ô nhiễm thì có 32,8%

ngƣời dân không sợ bị phạt, có 61,1% ngƣời dân và 71,1% doanh nghiệp sẵn sàng

nộp phạt; có 19,4% doanh nghiệp đóng trên địa bàn không thực thi điều cấm; 60%

doanh nghiệp và có tới 56,6% ngƣời dân không tự giác tuân thủ điều cấm. Có

70,0% ngƣời dân, có 87,2% doanh nghiệp và 83,9% cơ quan QLNN cho rằng việc

ban hành hƣớng dẫn về môi trƣờng chậm. Qua số liệu trên cho thấy:

a) Căn cứ của chế tài xử lý vi phạm rất mong manh và khó áp dụng: Thực tiễn cho thấy, căn cứ rất quan trọng trong việc xử lý vi phạm là hành vi

thải chất thải ra môi trƣờng, làm thiệt hại về môi trƣờng và tác động đến xã hội.

Page 14: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

12

Việc xác định mức độ nguy hiểm của hành vi trong lĩnh vực môi trƣờng nhiều

trƣờng hợp dựa vào mức độ gây hậu quả nghiêm trọng để tiến hành xử phạt. Tuy

nhiên, cả hai căn cứ này hiện nay rất mơ hồ, khó xác định trong lĩnh vực môi

trƣờng và có thể dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, không biết áp dụng theo chế

tài xử lý hành chính hay hình sự. Để làm rõ các căn cứ trên, tác giả sẽ phân tích sâu

hơn vào các khái niệm, các trƣờng hợp cụ thể.

Thứ nhất, về hành vi đƣợc cho là nguy hiểm cho xã hội đƣợc định nghĩa trong

Luật Xử lý vi phạm hành chính và Bộ Luật hình sự là rất phổ quát, chƣa tính đến

những trƣờng hợp cụ thể trong lĩnh vực môi trƣờng. Hai quy định này dẫn đến cách

hiểu rằng, ranh giới giữa vi phạm hành chính và tội phạm là “mức độ nguy hiểm

cho xã hội của hành vi”. Trong hai khái niệm trên thì “hành vi” đƣợc đánh giá mức

độ nguy hiểm ở đây là hành vi của một vụ việc cụ thể hay các hành vi giống nhau

diễn ra trong các vụ việc giống nhau. Tiêu chí “mức độ nguy hiểm cho xã hội” rất

trừu tƣợng và hoàn toàn phụ thuộc vào cảm nhận của nhà làm luật, thậm chí phụ

thuộc vào cảm tính của ngƣời áp dụng pháp luật nhất là trong lĩnh vực môi trƣờng.

Trong lĩnh vực tội phạm môi trƣờng thì hành vi thải chất thải nguy hại ra sông và

hành vi săn bắn động vật hoang dã thuộc loài nguy cấp có mức độ nguy hiểm khác

nhau, không thể đồng nhất thành mức độ nguy hiểm cho xã hội.

Thứ hai, Tội phạm môi trƣờng đều yêu cầu một yếu tố khách quan là “gây hậu

quả” để cấu thành tội phạm và đƣợc phân ra thành các mức độ nghiêm trọng tức là

“gây hậu quả nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng” và “gây hậu quả đặc

biệt nghiêm trọng”. Vì thế, các quy định đó đƣợc hiểu rằng, nếu một hành vi đƣợc

cho là vi phạm pháp luật về môi trƣờng, nhƣng chƣa gây hậu quả nghiêm trọng thì

bị xử lý hành chính, còn nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì bị xử lý hình sự. Chƣa

nói đến sự tùy tiện trong việc thi hành, chỉ riêng việc sử dụng yếu tố hậu quả “cấu

thành vật chất” trong cấu thành tội phạm môi trƣờng là điều quá bất hợp lý.

Ví như Hộ gia đình Bà Đoàn Thị Bé, ở làng Phƣợng, xã Nam Dƣơng, huyện

Nam Trực, tỉnh Nam Định chế biến lƣơng thực, thực phẩm (bún, bánh) đã thải

nƣớc thải có mùi chua, hôi thối ra cống, rãnh chung nhƣng do bị ngƣời dân phản

đối, chính quyền yêu cầu dừng việc thải và gia đình Bà đã dừng việc thải ra cống

chung. Tuy nhiên, việc dừng thải này sẽ đồng nghĩa với cả hộ gia đình 8 ngƣời

không có công ăn việc làm. Gia đình Bà đã quyết định thải lƣợng nƣớc thải từ sản

xuất bún bánh này vào ao nuôi cá của gia đình mình (thay đổi chức năng là nơi

chứa nƣớc thải và không nuôi cá) đã làm ô nhiễm nghiêm trọng về nƣớc, đất,

không khí. Theo quy định của pháp luật thì có đƣợc coi là tội phạm môi trƣờng hay

không và ô nhiễm đã gây thiệt hại về vật chất cho bản thân gia đình bà (không nuôi

đƣợc cá) và ảnh hƣởng đến môi trƣờng xung quanh. Trong trƣờng hợp này, ngƣời

thực thi pháp luật dựa vào cảm tính của mình có thể áp dụng hình sự hoặc hành

chính đều đƣợc hoặc có thể không xử lý đƣợc với lý do ao cá này là của gia đình

nên gia đình sử dụng thế nào cũng đƣợc. Đây là một lỗ hổng khá lớn và rất nguy

hiểm của công tác lập pháp trong lĩnh vực BVMT.

Page 15: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

13

Hoặc một ví dụ khác, Ông chủ của Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị,

chuyên về sản xuất, kinh doanh các loại bánh, mứt kẹo, nông sản thực phẩm, với

hàng trăm nhà phân phối, hơn 140.000 đại lý bán lẻ có địa chỉ tại số 122, phƣờng

Định Công, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội xả nƣớc thải chƣa qua xử lý ra LVS Nhuệ

- sông Đáy. Kết quả đo mẫu nƣớc thải tại hiện trƣờng cho thấy chỉ tiêu TDS vƣợt 7

lần QCVN, COD và BOD vƣợt từ 3-5 lần QCVN. Nƣớc sông đó đƣợc một số

ngƣời dân ở Hà Nam sử dụng để nuôi cá bè trên sông. Vào đúng lúc Công ty cổ

phần thực phẩm Hữu Nghị xả thải thì trời mƣa to nên chất thải đƣợc pha loãng và

cá không chết. Vào thời điểm khác, một công ty khác là Ông chủ của Công ty cổ

phần thực phẩm Hà Nội, địa chỉ ở Quận Hoàng Mai, Hà Nội cũng thực hiện hành vi

hoàn toàn tƣơng tự nhƣ Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị nhƣng do trời không

mƣa, nƣớc thải đƣợc thải ra sông gây ô nhiễm nguồn nƣớc dẫn đến cá chết (đến

mức thiệt hại nghiêm trọng về tài sản). Trƣờng hợp thứ hai này, Ông chủ của Công

ty cổ phần thực phẩm Hà Nội sẽ đƣợc áp dụng xử lý theo Bộ Luật hình sự là gây

hậu quả nghiêm trọng. Còn hành vi đầu tiên đối với Ông chủ của Công ty cổ phần

thực phẩm Hữu Nghị chỉ bị xử lý hành chính. Do đó, “mức độ nguy hiểm cho xã

hội của hành vi” ở đây dựa trên “hậu quả nghiêm trọng” là không phù hợp. Bởi khi

đã đƣa ra xét xử phải dựa trên các văn bản pháp luật chứ không thể cãi lý với nhau.

b) Các chế xử lý hình sự chưa xử lý được người vi phạm

Hai chế tài xử lý hành chính và hình sự dễ nhận thấy là đƣợc phân ra làm hai

mức độ xử lý khác nhau để xử lý ngƣời vi phạm. Hành chính thì xử lý nhẹ và đƣợc

hiểu ở mức độ nhắc nhở, có tính giáo dục đối với các hành vi. Còn hình sự vừa áp

dụng xử lý bằng tiền vừa bỏ tù và có ý nghĩa trừng trị ngƣời vi phạm cao hơn so

với xử lý hành chính và là chế tài cuối cùng-là rào cản pháp lý cuối cùng để bảo vệ

lợi ích hợp pháp và phòng chống tội phạm về môi trƣờng. Tuy nhiên, theo các quy

định hiện nay tại Chƣơng 17 Bộ Luật hình sự thì tội phạm về chất thải và một số tội

khác về môi trƣờng bắt buộc phải có yếu tố gây hậu quả nghiệm trọng nên không

thể xử lý hình sự đƣợc và chỉ có thể xử lý hành chính. Điều này vô tính đã làm

giảm đi rõ rệt tính hiệu lực của chế tài hình sự, khiến cho tình trạng nhờn luật và

thậm trí nhiều doanh nghiệp chấp nhận xử phạt hành chính nhiều lần để không phải

đầu tƣ hệ thống xử lý chất thải. Nhƣ vậy, đã khiến cho các chế tài không thể xử lý

nghiêm minh đối với các hành vi trong lĩnh vực môi trƣờng mà còn tạo ra các tiền

lệ nguy hiểm, coi thƣờng pháp luật về môi trƣờng.

Vụ việc vi phạm của Nhà máy Bia Đông Nam Á (tại Quận Hai Bà Trƣng – TP.

Hà Nội) là một số ví dụ khác để làm minh chứng cho sự “bất lực” của quy định

trong Bộ luật hình sự nhƣ sau: Ngày 6/8/2015, Đoàn thanh tra của Tổng cục Môi

trƣờng đã phát hiện Nhà máy Bia Đông Nam Á đổ nƣớc thải không qua xử lý ra hệ

thống thoát nƣớc mƣa để ra LVS. Nƣớc thải đã vƣợt hơn 5 lần QCVN về chất thải

với lƣu lƣợng xả thải 12.000m3/ngày-đêm. Ngoài ra trƣớc thời điểm này, Cục cảnh

sát phòng chống tội phạm về môi trƣờng – Bộ Công an đã phạt 45 triệu đồng, từng

bị thanh tra Sở TN&MT Hà Nội phạt 32 triệu đồng về các hành vi thực hiện không

Page 16: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

14

đúng nội dung báo cáo ĐTM đƣợc phê duyệt; quản lý chất thải nguy hại không

đúng quy định; chuyển giao chất thải nguy hại cho đơn vị không có giấy phép hành

nghề quản lý chất thải nguy hại. Tuy nhiên, vụ việc này sau đó chỉ bị xử phạt hành

chính mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Lý do đƣợc đƣa ra, cũng nhƣ các

trƣờng hợp khác, là hiện chƣa có hƣớng dẫn chính thức cụ thể thể nào là vƣợt quá

quy chuẩn “ở mức nghiêm trọng” hay “hậu quả nghiêm trọng”.

Hành vi vi phạm liên tục, có hệ thống, trong thời gian dài của Công ty Bia Đông

Nam Á thể hiện rõ ràng không tôn trọng pháp luật, gây ô nhiễm môi trƣờng, ảnh

hƣởng đến cuộc sống của ngƣời dân. Một trong những nguyên do của việc “nhờn

luật” này chính là do các quy định về chế tài, đặc biệt là các quy định của pháp luật

hình sự còn rất thiếu tính thực tiễn và tính răn đe. Trong khi đó trong quá trình truy

cứu trách nhiệm pháp lý, chúng ta hiện chỉ xem xét xử lý một hay một vài hành vi

vi phạm bị phát hiện ngay tại thời điểm hiện tại (nhƣ đổ chất thải) mà xác định xem

hành vi đó có quan hệ nhân quả với “hậu quả nghiêm trọng” không, hay có “ở mức

độ nghiêm trọng” không để quyết định xử lý hình sự hay hành chính; việc này dẫn

đến không đủ căn cứ để xử lý hình sự rất nhiều vụ việc nghiêm trọng khác.

a) Các chế tài xử lý vi phạm chưa răn đe được người khác không tiến hành

các hành vi tương tự

Hiện nay, đa số nƣớc thải làm ô nhiễm lƣu vực sông Nhuệ - sông Đáy là của

các doanh nghiệp trong KCN, CCN, làng nghề hoặc của các chủ đầu tƣ cơ sở hạ

tầng KCN, CCN. Nhiều KCN, CCN có xây dựng nhà máy xử lý nƣớc thải nhƣng

sau đó không hoạt động và xả trộm nƣớc thải vƣợt quy chuẩn môi trƣờng ra các

sông để thu lời từ việc tiết kiệm chi phí xử lý nƣớc thải, đây rõ ràng là một hành vi

mƣu lợi về kinh tế. Trong lĩnh vực BVMT, đây có thể coi là yếu tố có ý nghĩa rất

quan trọng, cần đƣợc tập trung làm rõ khi xây dựng pháp luật về xử lý vi phạm môi

trƣờng. Theo lý thuyết về các hành vi kinh tế của Gary Becker thì tác dụng răn đe

của chế tài xử lý sẽ đƣợc phát huy nếu mức chế tài nhân với xác suất bị xử lý cao

hơn lợi ích thu đƣợc từ hành vi vi phạm về môi trƣờng. Công thức này (Hộp 1)

cũng chỉ áp dụng đƣợc cho các hành vi mƣu lợi về kinh tế, khi mà chủ thể thực hiện

hành vi đó đủ tỉnh táo và nhận thức rõ đƣợc ích lợi cũng nhƣ nguy cơ phải chịu

những hậu quả bất lợi từ hành vi của mình. Điều

này đúng với rất nhiều hành vi vi phạm pháp luật

về môi trƣờng. Cùng một hành vi vi phạm, việc

chọn hình thức xử lý hành chính hay hình sự, phụ

thuộc vào các yếu tố S và P (mức chế tài và xác

suất bị xử lý).

Ví dụ về hành vi có tính chất kinh tế của Công ty cổ phần COMA 18 là chủ đầu

tƣ xây dựng và kinh doanh hạ tầng CCN Thanh Oai có thải nƣớc thải khoảng

600m3/ngày-đêm, thì chi phí trung bình xử lý đạt QCVN trong 01 năm tốn khoảng

3,2 tỷ đồng (ƣớc tính 1m3 nƣớc thải là 15.000đ/m

3), trong khi đó nếu không xử lý

nƣớc thải thì pháp nhân đó bị xử phát hành chính tối đa là 200 triệu đồng (theo

Hộp 1: Công thức của Gary Becker

S x P > B Trong đó:

S là mức chế tài xử lý

P là xác suất dự tính sẽ bị xử lý B là lợi ích dự tính thu đƣợc từ hành vi

Page 17: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

15

điểm k, Khoản 3, Điều 13, Nghị định 179/2013/NĐ-CP), chiếm 6,25% tổng chi phí

phải xử lý đạt QCVN trước khi thải ra môi trường). Ví dụ này cho thấy, đây rõ ràng

là một hành vi mƣu lợi kinh tế và chủ thể ý thức rõ ràng về hậu quả, mức độ nguy

hiểm của hành vi mình đang thực hiện.

b) Các chế tài xử lý vi phạm chưa ngăn cản được người vi phạm không tiến

hành các hành vi tương tự

Trong lĩnh vực môi trƣờng thì việc xử lý hành chính đƣợc thực hiện trƣớc, kèm

theo đó là áp dụng các biện pháp bổ sung: yêu cầu khắc phục, rút giấy phép, cấm

đảm nhận công việc, tịch thu tang vật… Tuy nhiên, bản chất của việc thải chất thải

là hành vi có tính chất kinh tế nên đối tƣợng vẫn còn có thể tái phạm những lần

khác khi mà mức xử phạt thấp, có nhiều khoảng trống trong hệ thống pháp luật về

môi trƣờng và khi xử lý các vi phạm lại xuất hiệu tình tiết là “hợp tình, hợp lý”.

Nhƣng trong chế tài hình sự thì lại khác, ngƣời vi phạm phải chịu hình phạt tù, mất

tự do, không có cơ hội và điều kiện để tiếp tục hành vi vi phạm tƣơng tự. Ý nghĩa

giữa chế tài hành chính và hình sự khác nhau ở chỗ này. Trên LVS Nhuệ - sông

Đáy thì chƣa tiến hành khởi tố hình sự đƣợc vụ vi phạm nào. Doanh nghiệp sẵn

sàng chi trả cho mức phạt để có thể tái phạm (ví dụ nhƣ Công ty cổ phần COMA

18, Công ty Bia Đồng nam Á…). Chính vì vậy, các chế tài chƣa ngăn cản đƣợc

ngƣời vi phạm không tiến hành các hành vi xả thải.

c) Chế tài xử lý vi phạm chưa làm thay đổi được nhận thức và giáo dục

người vi phạm thay đổi hành vi

Tuyên truyền, giáo dục sẽ giúp ngƣời vi phạm có nhận thức pháp luật tốt hơn, từ

đó thay đổi hành vi trong những hoàn cảnh tƣơng tự. Nếu xét về tính hiệu quả trong

giáo dục và thay đổi nhận thức trong việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật về môi

trƣờng thì chế tài hình sự có ý nghĩa cao hơn chế tài hành chính. Bởi việc bị truy tố,

xét xử, thậm chí ngồi tù sẽ tác động đến nhận thức của ngƣời vi phạm cao hơn so

với một quyết định xử lý hành chính. Tuy nhiên, nếu nâng mức xử phạt hành chính,

hình sự, đồng thời tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến các chế tài này đến

ngƣời dân thì có thể nâng cao và làm thay đổi hành vi vi phạm pháp luật về môi

trƣờng một cách rõ rệt.

d) Chưa có chế tài xử lý rõ ràng đối với hành vi phạm tội của người có chức

vụ trong lĩnh vực môi trường

Ngƣời có chức vụ hoặc cơ quan nhà nƣớc ban hành chậm, thiếu hoặc không ban

hành hƣớng dẫn đầy đủ các quy định về môi trƣờng mà đã đƣợc luật pháp quy định

thì cũng đƣợc quy là hành vi vi phạm pháp luật. Tội danh này thƣờng ở mức đặc

biệt nghiêm trọng mới bị truy tố và hầu nhƣ từ khi pháp luật BVMT ra đời đến nay

thì chƣa tiến hành xử lý đƣợc một trƣờng hợp nào trong lĩnh vực môi trƣờng đối

với ngƣời có chức vụ trong việc ban hành chậm hoặc thiếu văn bản pháp luật. Về

vấn đề này chúng ta có thể giải thích nhƣ sau:

Thứ nhất, Việc ban hành chậm hoặc không ban hành sẽ là một trong những 4

dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, việc xác định hậu quả của hành

Page 18: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

16

vi này lại càng rất khó nên không thể quy kết hành vi này là phạm tội.

Thứ hai, Bộ luật hình sự, các tội phạm do ngƣời có chức vụ quyền hạn thực

hiện không chỉ bao gồm các tội phạm về chức vụ mà còn bao gồm các tội phạm

đƣợc quy định ở các chƣơng khác. Một số quy định của pháp luật về vấn đề môi

trƣờng, ban hành văn bản QPPL còn trừu tƣợng, chung chung, khó giải thích, khó

áp dụng nhất là trong tình hình xã hội hiện nay đã có nhiều sự chuyển biến, thay đổi

trên các phƣơng diện khác nhau.

Mặt khác, nhiều ngƣời đã đề cập đến việc thực hiện quyền của ngƣời dân khi cơ

quan nhà nƣớc không hoàn thành trách nhiệm của mình gây thiệt hại về môi trƣờng

cho ngƣời dân. Ví dụ, một cán bộ phê duyệt cho phép triển khai dự án ven sông khi

chƣa có báo cáo ĐTM đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt

có thể khiến dự án đó gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng, hay việc cấp phép xả

thải vào lƣu vực sông Nhuệ - sông Đáy trái pháp luật, hoặc thanh tra viên cố ý bỏ

qua hành vi vi phạm pháp luật về môi trƣờng của một vài doanh nghiệp…

Về vấn đề này, hiện nay chúng ta đã có Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức

và các văn bản hƣớng dẫn việc kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức khi những

ngƣời này không hoàn thành các nghĩa vụ QLNN về môi trƣờng. Nếu các hành vi

vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức gây thiệt hại về môi trƣờng cho cá nhân,

tổ chức thì sẽ phải thực hiện bồi thƣờng dân sự theo quy định của Luật Trách nhiệm

bồi thƣờng nhà nƣớc. Tuy nhiên, đây mới là các chế tài kỷ luật và dân sự. Nếu các

hành vi vi phạm này đến mức độ nghiêm trọng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm

hình sự theo các tội về chức vụ nhƣ đã nêu ở trên. Tuy nhiên, cách tiếp cận này gây

ra một số vấn đề sau:

Một là, các quy định tội phạm về chức vụ có tính khái quát hóa quá cao, không

thích hợp để xử lý các tội phạm cụ thể nhƣ lĩnh vực QLNN về môi trƣờng.

Hai là, tƣơng tự nhƣ trên, cách thiết kế này đặt lại câu hỏi về khách thể cần

đƣợc bảo vệ là chất lƣợng môi trƣờng hay trật tự QLNN về môi trƣờng? 3.4. ĐỊNH HƢỚNG VÀ PHƢƠNG ÁN HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT BẢO

VỆ MÔI TRƢỜNG NƢỚC LƢU VỰC SÔNG NHUỆ - SÔNG ĐÁY

3.4.1. Nội dung và hình thức hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trƣờng nƣớc

lƣu vực sông Nhuệ - sông Đáy

Nội dung hoàn thiện pháp luật: Nội dung của pháp luật BVMT nƣớc LVS cần

đƣợc hoàn thiện theo hƣớng bảo đảm tính toàn diện và đồng bộ với các chế định

pháp luật về hành chính, xử lý tội phạm môi trƣờng, dân sự, hình sự, … nhằm

thống nhất, không mâu thuẫn, trùng lặp, chồng chéo với nhau, mang tính phổ

thông, ổn định và có tính khả thi cao, phù hợp với thực tiễn.

Hình thức của hoàn thiện pháp luật: Hình thức pháp luật về BVMT nƣớc LVS

cần đƣợc hoàn thiện theo hƣớng đồng bộ giữa các văn bản QPPL, bao hàm và thể hiện

đƣợc đầy đủ, minh bạch các chế định pháp luật và các QPPL, bảo đảm đƣợc sự thống

nhất trong mỗi văn bản QPPL, trong toàn bộ hệ thống pháp luật về BVMT nƣớc LVS,

đƣợc biểu đạt bằng ngôn ngữ pháp lý rõ ràng, cô đọng, lôgíc, chính xác và một nghĩa.

3.4.2. Định hƣớng hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ môi trƣờng nƣớc

Page 19: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

17

lƣu vực sông Nhuệ - sông Đáy

Định hƣớng hoàn thiện hệ thống pháp luật phải xuất phát từ yêu cầu xây dựng

nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; phải căn cứ vào Hiến pháp năm 2013;

đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước vafphuf hợp với các

luật khác; phải dựa trên nguyên tắc bảo đảm hài hòa lợi ích của nhân dân, lợi ích

của Nhà nước và lợi ích của doanh nghiệp; phải nâng cao được hiệu quả thực thi

các chế tài xử lý vi phạm, bảo đảm tính nghiêm minh, hiệu lực, hiệu quả của pháp

luật; phải hoàn chức năng, nhiệm vụ và bộ máy hoạt động của một số bộ, ngành,

các địa phương và Ủy ban BVMT nước LVS nói chung và Ủy ban BVMT nước LVS

Nhuệ - sông Đáy nói riêng.

3.4.3. Phƣơng án hoàn thiện hệ thống pháp luật BVMT nƣớc LVS Nhuệ-

sông Đáy

Phương án 1: Hệ thống hóa đầy đủ các quy định pháp luật về BVMT nƣớc

LVS và pháp điển hóa chúng thành một đạo luật về kiểm soát ô nhiễm nƣớc.

Phương án 2: Giữ nguyên cách thức quy định pháp luật nhƣ hiện nay và ta chỉ

nên có sự sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật cho phù hợp, đồng thời thực hiện

hệ thống hóa và pháp điển hóa.

Phƣơng án 2 là phƣơng án đƣợc lựa chọn. Vì, phƣơng án này cũng mang tính

truyền thống lập pháp của nƣớc ta hiện nay. Nó đáp ứng đƣợc các yêu cầu về tính

khả thi đối với nội dung, hình thức của pháp luật, loại bỏ những khuyết điểm và lấp

đầy những khoảng trống của pháp luật về BVMT nƣớc LVS. Phƣơng án 2 này cũng

không làm đảo lộn quá nhiều hệ thống lập pháp của nƣớc ta và nó cũng tuân thủ

theo một quy trình, thủ tục và các quy định nghiêm ngặt trong công tác lập pháp

hiện nay. Tuy nhiên, phƣơng án 2 này cũng tạo áp lực cho các cơ quan QLNN về

môi trƣờng phải tiến hành nhiều nhiệm vụ nghiên cứu, đánh giá về những tác động

của các đề xuất. Mặt khác việc hoàn thiện theo phƣơng án 2 này sẽ làm cho giá

thành sản phẩm, các chi phí về môi trƣờng đối với các doanh nghiệp tăng cao

(QCVN được thiết chặt, công tác giám sát được chặt chẽ hơn…) nhƣng bù lại thì ý

thức về BVMT, chất lƣợng môi trƣờng nƣớc LVS đƣợc cải thiện, giảm tỷ lệ bệnh

tật, đạt đƣợc các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, PTBV, BVMT, đáp ứng đƣợc

quá trình CNH-HĐH đất nƣớc. 3.5. GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI

TRƢỜNG NƢỚC LƢU VỰC SÔNG NHUỆ - SÔNG ĐÁY

3.5.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật BVMT nƣớc LVS Nhuệ - sông Đáy

a) Hoàn thiện chức năng quản lý nhà nước về lưu vực sông

Thứ nhất, sửa đổi chức năng, nhiệm vụ của Cục Quản lý xây dựng công trình

thuỷ lợi (Bộ NN&PTNT) để phù hợp với Khoản 2, Điều 70 của Luật TNN năm 2012

quy định trách nhiệm của “Bộ TN&MT chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ thực hiện

QLNN về TNN, quản lý LVS trong phạm vi cả nƣớc” cho phù hợp...

Thứ hai, sửa đổi các Khoản 1, 2 và 3, Điều 45 của Nghị định số 80/2014/NĐ-

CP quy định về trách nhiệm của các bộ, ngành để tránh sự chồng chéo nhƣ giữa các

Bộ Xây dựng, Bộ TN&MT, Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT trong việc XLNT và thoát

Page 20: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

18

nƣớc ra LVS. Hủy bỏ quy định phải xin phép thải nƣớc thải vào công trình thủy lợi

và chỉ để lại quy định cấp phép xả nƣớc thải vào LVS do Bộ TN&MT cấp theo quy

định của Luật BVMT năm 2014.

Thứ ba, bổ sung quy định việc điều tra, đánh giá để quy hoạch TNN, BVMT

(trong Luật TNN và Luật BVMT) cấp địa phƣơng là cơ sở để lập quy hoạch TNN,

BVMT cấp quốc gia, cấp vùng, LVS liên tỉnh. Nội dung quy hoạch TNN và BVMT

phải bổ sung quy định việc trồng rừng tạo nguồn sinh thủy, ban hành một quy

chuẩn chung quy định tỷ lệ % khối lƣợng nƣớc nhất định nhằm cho duy trì dòng

chảy, áp dụng rộng rãi chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng, thuế TNN để có

nguồn kinh phí duy trì công tác BVMT.

Thứ tư, tăng cƣờng việc áp dụng công nghệ cao trong việc hỗ trợ công tác thanh

tra, giám sát đối với HTXLNT. Nhƣ việc bắt buộc quan trắc tự động chất lƣợng và

lƣu lƣợng nƣớc thải đầu ra theo thời gian thực và thông báo số liệu quan trắc về

trung tâm lƣu trữ đặt tại sở TN&MT.

b) Hoàn thiện về quản lý chất thải

Thứ nhất, Bộ TN&MT cũng cần tiếp tục nghiên cứu, tổng kết và tham khảo các

nƣớc tiên tiến để xây dựng dự thảo Luật về quản lý chất thải riêng, trình Quốc hội

xem xét ban hành.

Thứ hai, Áp dụng các mẫu công nghệ xử lý có giá thành rẻ, vận hành dễ, tiết

kiệm kinh, đạt quy chẩn môi trƣờng vào việc xử lý nƣớc thải nông nghiệp, khu vực

làng nghề, trang trại, các cơ sở chăn nuôi tƣ nhân...

Thứ ba, các LVS phải đƣợc điều tra, đánh giá khả năng chịu tải và tự làm sạch

để từ đó ban hành các quy định về nguồn tiếp nhận nƣớc thải, định mức hạn ngạch

xả thải vào LVS nhằm tạo ra hàng rào kỹ thuật và nguồn thu tài chính cho việc

quản lý LVS. Áp dụng cơ chế ký quỹ đặt cọc đối với việc thải nƣớc thải, bao bì hóa

chất thực vật…

c) Hoàn thiện về đánh giá tác động môi trường

Thứ nhất, Bộ TN&MT phải khẩn trƣơng hƣớng dẫn xây dựng báo cáo ĐTM

đối với từng lĩnh vực. Ban hành các chế tài xử lý hành chính đối với chủ dự án khi

không lập ĐTM bằng tỷ lệ %/tổng mức đầu tƣ dự án hoặc bằng chi phí phải bỏ ra

để lập ĐTM…

Thứ hai, bổ sung trách nhiệm và chế tài xử lý đối với Hội đồng tƣ vấn thẩm

định về các kết luận của mình trong trƣờng hợp báo cáo ĐTM đã đƣợc cơ quan nhà

nƣớc phê duyệt và chủ đầu tƣ thực hiện nghiêm túc ĐTM mà vẫn xảy ra ô nhiễm.

Thứ ba, bổ sung thời điểm tham vấn, số lần tham vấn và đối tƣợng tham vấn

của một dự án là “khi đã xác định đƣợc tác động và đề xuất giải pháp BVMT” thì

có thể tiến hành tham vấn (trong quá trình lập ĐTM). Lần tham vấn tiếp theo sẽ

đƣợc hội đồng thẩm định quyết định và phải phụ thuộc vào mức độ tiếp thu, giải

trình các ý kiến tham vấn đã tiến hành trƣớc hội đồng thẩm định. Tham vấn đối

tƣợng khu thƣợng lƣu và cả hạ lƣu LVS Nhuệ - sông Đáy.

d) Hoàn thiện về quy chuẩn kỹ thuật môi trường

Page 21: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

19

Thứ nhất, Bộ TN&MT nghiên cứu sửa đổi QCVN 40:2011/BTNMT-Quy

chuẩn nƣớc thải công nghiệp để phù hợp với QCVN 08:2008/BTNMT-Quy chuẩn

về chất lƣợng nƣớc mặt…

Thứ hai, Bộ TN&MT cần nghiên cứu ban hành bổ sung một số QCVN đối với

từng loại hình làng nghề (bún bánh, đúc đồng, tái chế ắc quy, sắt, bột nhựa, dệt

nhuộm, tái chế sắt..), chăn nuôi tập trung, nƣớc thải nuôi trồng thủy sản nhằm đáp

ứng mục tiêu BVMT, phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi

trƣờng phù hợp với đặc điểm của khu vực, vùng, ngành sản xuất, phù hợp với sức

chịu tải và mục đích sử dụng.

Thứ ba, Bộ TN&MT, Ủy ban LVS chủ trì, phối hợp với các tỉnh trên LVS

nghiên cứu, đánh giá khả năng chịu tải, phân bổ và ban hành cơ chế buôn bán hạn

ngạch thải nhằm khiểm soát tốt nhất môi trƣờng nƣớc LVS và tạo đƣợc nguồn tài

chính cho các hoạt động kiểm soát ô nhiễm nƣớc LVS.

3.5.2. Hoàn thiện khung pháp lý và mô hình hoạt động của Ủy ban bảo vệ

môi trƣờng nƣớc lƣu vực sông Nhuệ - sông Đáy

Thứ nhất, Nâng cấp Ủy ban BVMT LVS thành Ủy ban Quốc gia LVS phụ trách

về TNN, BVMT nƣớc trên LVS toàn quốc. Các LVS liên tỉnh nằm trong LVS lớn

thì tùy theo tính chất và mức độ suy thoái về TNN và môi trƣờng nƣớc LVS có thể

đề xuất Ủy ban quốc gia LVS thành lập Ủy ban LVS liên tỉnh.

Thứ hai, Sát nhập Ban quản lý quy hoạch LVS - Bộ NN&PTNT, Hội đồng tƣ

vấn quốc gia TNN và Ủy ban BVMT các LVS về Ủy ban quốc gia LVS để thống

nhất quản lý về TNN và BVMT nƣớc trên LVS. Đồng thời, nâng cấp Cục quản lý

TNN – Bộ TN&MT thành Tổng cục Quản lý TNN trực thuộc Bộ TN&MT để đáp

ứng nhiệm vụ QLNN về TNN và Tổng cục trƣởng Tổng cục quản lý TNN kiêm

nhiệm Chánh văn phòng Ủy ban quốc gia LVS.

Trên cơ sở hai đề xuất trên, việc xây dựng mô hình Ủy ban quốc gia LVS phải

theo nguyên lý “định việc mới định tổ chức” và thống nhất vai trò “quản lý” và vai

trò “cưỡng chế” vào một cơ quan để nâng cao hiệu quả quản lý. Nhƣ vậy, phải căn

cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phƣơng thức vận hành của tổ chức để

lựa chọn mô hình phù hợp.

Trách nhiệm của Ủy ban quốc gia LVS là tƣ vấn, tham mƣu và đề xuất chính

sách, pháp luật cho Đảng, Nhà nƣớc, Chính phủ, các bộ, ngành về TNN và BVMT

nƣớc trên LVS; điều phối, giám sát hoạt động của các bộ, ngành, địa phƣơng trong

việc thực hiện quy hoạch TNN, quy hoạch BVMT trên LVS; là chủ đầu tƣ trực tiếp

các dự án TNN, BVMT trong quy hoạch trên LVS lớn. Ủy ban quốc gia LVS sẽ

phụ trách 9 LVS lớn ở Việt Nam nhƣ: Bằng Giang-Kỳ Cùng; Hồng; Thái Bình;

Mã; Cả; Vu Gia-Thu Bồn; Ba; Đồng Nai và Mê Công.

1. Thành phần Ủy ban quốc gia LVS gồm:

- Đối với lãnh đạo Ủy ban quốc gia LVS sẽ lớn phải do 01 Phó Thủ tƣớng Chính

phủ là Chủ tịch Ủy ban; 01 Phó Chủ tịch thƣờng trực phải do Bộ trƣởng Bộ

TN&MT đảm nhiệm; 01 Phó chủ tịch nữa do Bộ trƣởng Bộ NN&PTNT đảm nhiệm

Page 22: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

20

và 01 Phó chủ tịch còn lại là Bộ trƣởng Bộ Tài chính (Hình 3-4).

- Hội đồng tư vấn quốc gia LVS: Hội đồng tƣ vấn quốc gia trực thuộc Ủy ban

quốc gia LVS. Có chức năng tƣ vấn, tham mƣu và đề xuất chính sách, pháp luật

cho Ủy ban quốc gia LVS để Ủy ban quốc gia LVS có kiến nghị, đề xuất về chính

sách, pháp luật cho phù hợp.

- Văn phòng Ủy ban quốc gia LVS: là cơ quan trực thuộc Ủy ban quốc gia LVS

có nhiệm vụ tham mƣu, giúp việc cho Ủy ban quốc gia LVS trong việc điều phối,

giám sát hoạt động của các bộ, ngành, địa phƣơng liên quan trong việc xây dựng và

thực hiện quy hoạch TNN, quy hoạch BVMT trên LVS; hợp tác quốc tế trong lĩnh

vực LVS của Ủy ban. Văn phòng Ủy ban quốc gia LVS đặt tại Tổng Cục quản

lý TNN và Chánh văn phòng Ủy ban quốc gia LVS do Tổng Cục trƣởng Tổng

Cục Quản lý TNN-Bộ TN&MT đảm nhận.

- Ban kỹ thuật quốc gia LVS: là cơ quan trực thuộc Ủy ban quốc gia LVS có chức

năng tham mƣu, giúp việc cho Ủy ban quốc gia LVS trong việc giám sát, thẩm định,

hƣớng dẫn về kỹ thuật đối với các dự án đã đƣợc phê duyệt trên LVS; tham mƣu,

giúp việc cho Ủy ban quốc gia LVS và hỗ trợ các ban kỹ thuật LVS liên tỉnh hoặc chi

cục LVS của tỉnh trong điều tra, quy hoạch và quản lý quy hoạch LVS về TNN và

BVMT nƣớc LVS. Trƣởng ban kỹ thuật quốc gia LVS hoạt động chuyên trách, phụ

cấp chức vụ (1,25), trách nhiệm tƣơng đƣơng Tổng cục trƣởng thuộc bộ.

- Ban tài chính quốc gia LVS: là cơ quan trực thuộc Ủy ban quốc gia LVS có chức

năng tham mƣu, giúp việc cho Ủy ban quốc gia LVS trong việc xây dựng dự toán

ngân sách, phân bổ ngân sách, đấu thầu dự án, giám sát tài chính, kiểm toán thực việc

hiện ngân sách cho Ủy ban quốc gia LVS và các dự án thành phần. Trƣởng ban tài

chính quốc gia LVS hoạt động chuyên trách, phụ cấp chức vụ (1,25), trách nhiệm

tƣơng đƣơng Tổng cục trƣởng trực thuộc bộ.

- Tổng cục môi trường, là cơ quan trực thuộc Bộ TN&MT có trách nhiệm phối

hợp với văn phòng Ủy ban quốc gia LVS và các ban của Ủy ban quốc gia LVS trong

tuyên truyền pháp luật, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm vi phạm.

2. Đối với Ủy ban LVS liên tỉnh

- Lãnh đạo Ủy ban LVS liên tỉnh: Ủy ban LVS liên tỉnh trực thuộc Ủy ban quốc

gia LVS do Bộ trƣởng Bộ TN&MT làm Chủ tịch; Phó chủ tịch thƣờng trực do 01

Thứ trƣởng Bộ TN&MT đảm nhiệm; 01 Phó chủ tịch do Thứ trƣởng Bộ NN&PTNT

và 01 Phó chủ tịch do Chủ tịch Ủy ban tỉnh trên LVS luận phiên (Hình 3-5).

- Văn phòng Ủy ban LVS liên tỉnh: là cơ quan trực thuộc Ủy ban LVS liên tỉnh

có nhiệm vụ tham mƣu, giúp việc cho Ủy ban trong việc xây dựng kế hoạch công

tác; tuyên tuyền, phổ biến pháp luật; tham mƣu giúp việc trong việc xây dựng và

thực hiện quy hoạch TNN, quy hoạch BVMT trên LVS liên tỉnh; hợp tác quốc tế

trong lĩnh vực LVS của Ủy ban. Chánh văn phòng Ủy ban LVS liên tỉnh hoạt

động chuyên trách, phụ cấp chức vụ (1.0), trách nhiệm tƣơng đƣơng vụ trƣởng

trực thuộc bộ.

- Ban kỹ thuật: là cơ quan trực thuộc Ủy ban LVS liên tỉnh có chức năng tham

Page 23: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

21

mƣu, giúp việc cho Ủy ban LVS liên tỉnh trong việc giám sát, thẩm định, hƣớng dẫn

về kỹ thuật chi tiết đối với các dự án đã đƣợc phê duyệt trên LVS; tham mƣu, giúp

việc cho Ủy ban LVS liên tỉnh và hỗ trợ các ban kỹ thuật cho chi cục LVS trong điều

tra, quy hoạch và quản lý quy hoạch LVS về TNN và BVMT nƣớc LVS.

- Ban tài chính: là cơ quan trực thuộc Ủy ban LVS liên tỉnh có chức năng tham

mƣu, giúp việc cho Ủy ban LVS liên tỉnh trong việc xây dựng dự toán ngân sách,

phân bổ ngân sách, đấu thầu dự án, giám sát tài chính, kiểm toán việc thực hiện

ngân sách cho Ủy ban LVS liên tỉnh và các dự án thành phần thuộc từng tỉnh.

Trƣởng ban tài chính hoạt động chuyên trách, phụ cấp chức vụ (1.0), trách nhiệm

tƣơng đƣơng vụ trƣởng trực thuộc bộ.

3. Đối với Chi cục LVS:

- Lãnh đạo Chi cục LVS: Chi cục LVS trực thuộc Ủy ban LVS liên tỉnh thực

hiện nhiệm vụ về TNN và BVMT trên tỉnh có LVS liên tỉnh đi qua. Trƣởng Chi cục

LVS là Giám đốc sở TN&MT, Phó chi cục LVS là Giám đốc Sở NN&PTNT.

- Ban quản lý dự án thuộc Chi cục LVS: Thực hiện việc triển khai và quản lý dự

án trên địa bàn tỉnh.

- Văn phòng Chi cục LVS: Thực hiện chức năng tham mƣu, xây dựng kế hoạch

công tác và các chức năng văn phòng giúp lãnh đạo Chi cục LVS.

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ đã nêu, mô hình hoạt động của Ủy ban quốc gia

LVS và Ủy ban LVS Nhuệ - sông Đáy (Hình 3-4 và Hình 3-5) cụ thể nhƣ sau:

Hình 3-4: Sơ đồ đề xuất mô hình tổ chức Ủy ban quốc gia lƣu vực sông

Hình 3-5: Sơ đồ đề xuất mô hình Ủy ban lƣu vực sông Nhuệ - sông Đáy

Page 24: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

22

3.5.3. Hoàn thiện các chế tài xử lý vi phạm pháp luật

Thứ nhất, không nên quy định yếu tố gây hậu quả nghiêm trọng là yếu tố cấu

thành TPMT và vi phạm các quy định về BVMT trong lĩnh vực chất thải. Mà phải

quy định sao cho định hƣớng các hành vi đó có nguy cơ gây hậu quả của những

hành vi tương tự. Tức là phải kiểm soát đƣợc trƣớc khi những hành vi đó xảy ra.

Thứ hai, bỏ yếu tố gây hậu quả nghiêm trọng thay bằng yếu tố vượt quy chuẩn

kỹ thuật quốc gia về chất thải bao nhiêu lần để xác đinh mức độ nghiêm trọng

trong cấu thành tội phạm môi trƣờng.

Thứ ba, bỏ quy định phải xử lý hành chính trƣớc khi xử lý hình sự và thời hiệu

xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trƣờng liên quan đến chất thải.

Thứ tư, nâng mức chế tài xử phạt hành chính lên cao hơn so với mục đích thu

lời từ hành vi có tính chất kinh tế.

Thứ năm, bổ sung quy định việc xử lý hình sự trong lĩnh vực môi trƣờng đối

với pháp nhân. Việc quy định xử phạt pháp nhân trong lĩnh vực môi trƣờng đã đƣợc

rất nhiều nƣớc trên thế giới áp dụng nhƣ Đức, Mỹ, Nga, Pháp, Singapore….

Thứ sáu, Bổ sung các chế tài xử lý mới nhƣ: cắt điện; cắt nước; buộc lao động

vệ sinh có thời hạn nơi công cộng’ công bố lên đài phát thanh, truyền hình; giao

trách nhiệm cho các hiệp hội bảo vệ người tiêu dung vận động người dân không sử

dụng sản phẩm của cơ sở, nhà máy gây ô nhiễm môi trường… Điều này sẽ tạo cho

pháp luật có tính răn đe cao hơn và minh bạch hơn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận Qua nghiên cứu về vấn đề lý luận và thực tiễn hệ thống pháp luật BVMT nƣớc

LVS Nhuệ - sông Đáy, Tác giả đã hoàn thành đƣợc các nhiệm vụ nghiên cứu và có

một số kết luận nhƣ sau:

1. Lƣu vực sông Nhuệ - sông Đáy có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong

chiến lƣợc phát triển KT-XH, an ninh quốc phòng của vùng Thủ đô và cả nƣớc.

LVS Nhuệ – sông Đáy có nhiều hoạt động liên quan (công nghiệp, nông nghiệp,

làng nghề, đô thị…) làm ảnh hƣởng đến CLN. Đã có 1.273 văn bản liên quan đến

môi trƣờng đƣợc ban hành, có 630 văn bản còn hiệu lực, trong số đó có 209 văn

bản liên quan trực tiếp đến BVMT nƣớc LVS. Tuy nhiên, do tồn tại những hạn chế,

khoảng trống trong công tác quản lý nhà nƣớc, trong nhận thức, trong các quy định

về BVMT đối với các ngành (công nghiệp, nông nghiệp, làng nghề, đô thị…)…

khiến việc khai thác, sử dụng TNN, BVMT nƣớc LVS kèm hiệu quả; thiếu quy

hoạch TNN, quy hoạch BVMT; sự bất cập, khoảng trống trong hệ thống pháp luật

BVMT nƣớc LVS là nguyên nhân chính khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trƣờng

hết sức nghiêm trọng (Các chỉ tiêu COD, BOD5… trên lưu vực cao gấp 2-50 lần

QCVN, Đa dạng sinh học suy giảm).

2. Hiện nay, hệ thống pháp luật về BVMT nƣớc LVS Nhuệ - sông Đáy là một

Page 25: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

23

trong bốn công cụ quan trọng bậc nhất để quản lý môi trƣờng, TNN trên LVS Nhuệ

- sông Đáy. Do chất lƣợng của hệ thống pháp luật BVMT nƣớc LVS Nhuệ - sông

Đáy chƣa cao (đa số tỉnh toàn diện, tính đồng bộ, tính thực tiễn, khả thi, tính công

khai, tính dễ tra cứ đều chưa cao; Có 25,3% người dân, 60,9% doanh nghiệp và

23,6% cơ quan QLNN cho rằng điều cấm chưa hợp lý. Có 59% người dân, 32,1%

doanh nghiệp và có 57% cơ quan QLNN cho rằng điều cấm ít hợp lý) nên: (1) Hiệu

quả can thiệp của hệ thống pháp luật BVMT nƣớc LVS Nhuệ - sông Đáy đã

không có hiệu quả (Hiệu quả Ysông Nhuệ là - 14,0 và hiệu quả Ysông Đáy là – 9,8; Có

58,6% người dân, 63,9% doanh nghiệp và 13,2% cơ quan QLNN cho rằng hệ

thống pháp luật BVMT can thiệp không hiệu quả trên LVS Nhuệ - sông Đáy. Có

32,5% người dân, 31,6% doanh nghiệp và 36,5% cơ quan QLNN cảm nhận rằng hệ

thống pháp luật BVMT nước LVS can thiệp đối với LVS Nhuệ - sông Đáy có hiệu

quả thấp) và (2) Hiệu lực thực thi pháp luật của hệ thống pháp luật BVMT

nƣớc LVS Nhuệ - sông Đáy còn thấp (Có tới 42,9% người dân, 55,7% doanh

nghiệp và 32,4% cơ quan QLNN cho rằng các điều cấm không dễ thi hành. Có

60% số doanh nghiệp tuân thủ những điều cấm. Có 56,6% người dân không tự giác

thực hiện tuân thủ các điều cấm) nên các chủ thể luôn tìm cách lợi dụng khoảng

trống, sự không rõ ràng của pháp luật để thƣ lời bất chính.

3. Do những bất cập, khoảng trống trong quản lý môi trƣờng; bất cập trong

quản lý chất thải; bất cập trong ĐTM, trong QCVN về môi trƣờng, trong vai trò,

nhiệm vụ của Ủy ban BVMT LVS Nhuệ - sông Đáy và các chế tài xử lý vi phạm

chƣa đủ sức răn đe và phòng ngừa vi phạm là nguyên nhân khiến cho hệ thống

pháp luật BVMT nƣớc LVS Nhuệ-sông Đáy chƣa đƣợc hoàn thiện, chất lƣợng

kém, chƣa kiểm soát hiệu quả CLN LVS (Ysông Nhuệ là - 14,0 và Ysông Đáy là - 9,8).

4. Trên cơ sở nhận diện bất cấp, khoảng trống và phân tích những bất cập,

khoảng trống của hệ thống pháp luật BVMT nƣớc LVS Nhuệ - sông Đáy. Tác giả

đã đề xuất 7 định hƣớng và 2 phƣơng án hoàn thiện: Phương án 1, Hệ thống hóa

đầy đủ các quy định pháp luật về BVMT nƣớc LVS và pháp điển hóa chúng thành

một đạo luật về kiểm soát ô nhiễm nƣớc; Phương án 2, Giữ nguyên cách thức quy

định pháp luật nhƣ hiện nay và chỉ nên có sự sửa đổi, bổ sung các quy định pháp

luật cho phù hợp, đồng thời thực hiện pháp điển hóa.

5. Dựa trên những phân tích những thuận lợi, khó khăn, ƣu điểm và nhƣợc điểm

của 2 phƣơng án, tác giả đề xuất chọn Phương án 2 để sửa đổi những bất cập,

chồng chéo và bổ sung những khoảng trống, lỗ hổng của hệ thống pháp luật BVMT

nƣớc LVS Nhuệ - sông Đáy nhƣ:

- Về QLNN đối với BVMT và TNN: sửa đổi chức năng, nhiệm vụ của Cục Quản

lý xây dựng công trình thuỷ lợi - Bộ NN&PTNT phù hợp với Khoản 2, Điều 70 của

Luật TNN năm 2012 và nâng cấp Ủy ban BVMT LVS thành Ủy ban quốc gia LVS;

sửa Khoản 1, 2 và 3, Điều 45 của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP nhằm đảm bảo

“một việc chỉ giao cho một cơ quan quản lý”…

- Về quản lý chất thải: ban hành cơ chế, chính sách để tạo điều kiện thuận lợi

Page 26: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

24

cho việc nghiên cứu, áp dụng công nghệ xử lý có giá thành rẻ, vận hành dễ, tiết

kiệm kinh phí vận hành, đạt QCVN môi trƣờng vào việc XLNT nông nghiệp, từng

loại hình nghề trong làng nghề, trang trại, các cơ sở chăn nuôi tƣ nhân; xây dựng và

công bố hạn ngạch phát thải trên LVS…

- Về các quy định của ĐTM: ban hành hƣớng dẫn xây dựng báo cáo ĐMC,

ĐTM và KHBVMT đối với từng lĩnh vực; bổ sung mức phạt hành chính bằng tỷ lệ

%/tổng mức đầu tƣ dự án hoặc bằng chi phí phải bỏ ra để lập ĐTM…

- Về quy chuẩn kỹ thuật môi trường: sửa đổi QCVN 40:2011/BTNMT-Quy

chuẩn nƣớc thải công nghiệp; bổ sung các QCVN đối với từng loại hình nghề trong

làng nghề, khu chăn nuôi tập trung, thuộc da, nƣớc thải nuôi trồng thủy sản…

- Về Ủy ban BVMT LVS Nhuệ - sông Đáy: sát nhập Ban quản lý quy hoạch

LVS các cấp, Hội đồng tƣ vấn quốc gia TNN và Ủy ban BVMT các LVS thành Ủy

ban quốc gia LVS có chức năng quản lý về số lƣợng và chất lƣợng TNN trên LVS;

quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ủy ban quốc gia LVS theo

nguyên tắc “định việc mới định tổ chức”...

- Về các chế tài xử lý vi phạm như: bỏ yếu tố gây hậu quả nghiêm trọng bằng

yếu tố vƣợt QCVN về chất thải bao nhiêu lần; nâng mức chế tài xử phạt hành chính

lên cao hơn so với mục đích thu lời có tính chất kinh tế của hành vi…

2. Đề nghị

Từ những phát hiện và tổng kết thực tiễn có thể thấy, hệ thống pháp luật BVMT

nƣớc LVS nói chung và hệ thống pháp luật BVMT nƣớc LVS Nhuệ - sông Đáy nói

riêng là mảng nghiên cứu còn mới, ít đƣợc nghiên cứu. Vì vậy trong thời gian tới:

(1). Cần phải pháp điển hóa những kiến nghị sửa đổi, bổ sung đảm bảo cho hệ

thống pháp luật BVMT nƣớc LVS Nhuệ - sông Đáy đƣợc toàn diện, đồng bộ, hiệu lực,

hiệu quả, dễ tra cứu, dễ sử dụng và có tính thực tiễn cao góp phần giảm thiểu ô nhiễm,

phục hồi và tiến tới nâng dần chất lƣợng môi trƣờng nƣớc LVS Nhuệ-sông Đáy.

(2). Cần phải tập trung nghiên cứu hơn nữa việc hoàn thiện các quy phạm pháp

luật (quy định và chế tài) và thực hiện quy phạm pháp luật (hướng dẫn chi tiết thực

hiện các quy định, các chế tài) trong lĩnh vực BVMT nƣớc LVS nhằm nâng cao

hiệu quả, khả thi của hệ thống pháp luật BVMT và kiểm soát ô nhiễm nƣớc.

Cần tập trung nghiên cứu các loại TPMT khác nhƣ: tội hủy hoại nguồn lợi thủy

sản; tội hủy hoại rừng; tội đƣa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam… và làm rõ khách

thể của pháp luật BVMT là môi trƣờng trong lành hay trình tự QLNN về môi

trƣờng. Đồng thời mởi rộng nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm xây dựng

dự thảo luật mới để quản lý môi trƣờng tốt hơn nhƣ: Luật kiểm soát ô nhiễm nguồn

nƣớc; Luật xử lý chất thải; Luật không khí sạch và tiếng ồn; Luật hình sự môi

trƣờng; Luật hành chính môi trƣờng; Luật dân sự môi trƣờng; Luật kiểm toán môi

trƣờng; Luật thanh tra môi trƣờng; Luật tổ chức và quản lý lƣu vực sông; … để tiến

tới định hình một cơ chế mới về kiểm soát ô nhiễm nƣớc ở nƣớc ta một cách hiệu

quả và bền vững.

Page 27: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

25

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Quang Hùng (2015), “Thực tiễn pháp luật về bảo vệ môi trƣờng

nƣớc lƣu vực sông của một số nƣớc trên thế giới”, Hội thảo quốc tế Kiểm soát ô nhiễm nước: Một số kinh nghiệp quốc tế ngày 10-11/9/2015, Ninh Bình, Việt Nam.

2. Nguyễn Quang Hùng (2015), “Ô nhiễm môi trƣờng trên lƣu vực sông Nhuệ -

sông Đáy và kiến nghị hoàn thiện chế tài xử lý trong lĩnh vực môi trƣờng”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Ủy ban thường vụ Quốc hội, số 06 (286) Kỳ 2 tháng 3/2015

(ISSN:1859-2953), tr.49-56 và tr.63.

3. Nguyễn Quang Hùng (2013), “Giới thiệu phƣơng pháp PSRs-RIA trong đánh

giá thể chế, chính sách và pháp luật bảo vệ môi trƣờng nƣớc lƣu vực sông Nhuệ - sông

Đáy”, Tạp chí Môi trường, số 10-2013 (ISSN:1895-042X), tr.58-61.

4. Nguyễn Quang Hùng (2013), “Tình hình ban hành chính sách, pháp luật về

quản lý, khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trƣờng”, Tạp chí Môi trường, số 1-

2013 (ISSN: 1895-042X), tr.9-12.

5. Nghiêm Vũ Khải, Nguyễn Quang Hùng (2011), “Vai trò của Quốc hội trong

PTBV và ứng phó với BĐKH”, Tạp chí Môi trường, số 2-2011 (ISSN: 1895-042X),

tr.10-12 và tr.24.

6. Nghiêm Vũ Khải, Nguyễn Quang Hùng (2010), “Tăng cƣờng hoạt động

giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trƣờng”,

Tạp chí Môi trường, số 11-2010 (ISSN: 1895-042X), tr.9-14.

7. Nghiêm Vũ Khải, Nguyễn Quang Hùng (2010), “Tình hình chi ngân sách

1% cho sự nghiệp môi trƣờng”, Tạp chí Môi trường, số 10-2010 (ISSN: 1895-042X),

tr.20-22 và tr.40.

8. Nghiêm Vũ Khải, Nguyễn Quang Hùng, Nguyễn Ngọc Sơn (2010), “Vai trò

của Quốc hội Việt Nam và vấn đề đảm bảo lợi ích các nhóm xã hội, cộng đồng trong

bảo vệ môi trƣờng và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng”, Tạp

chí Môi trường, số 4-2010 (ISSN: 1895-042X), tr.9-14.

9. Võ Tuấn Nhân, Nguyễn Quang Hùng (2013), Thực trạng thực hiện chính

sách, pháp luật bảo vệ môi trường và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác

bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, Đề tài khoa học Cấp bộ, Hà Nội.

Page 28: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

26