tỔng luẬn vỀ chẾ ĐỊnh tÀi sẢn

124
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT Kû YÕU TäA §µM KHOA HäC CHÕ §ÞNH TµI S¶N, NGHÜA Vô Vµ HîP CHÕ §ÞNH TµI S¶N, NGHÜA Vô Vµ HîP §åNG §åNG TRONG Dù TH¶O Bé LUËT D¢N Sù SöA TRONG Dù TH¶O Bé LUËT D¢N Sù SöA §æI §æI (Hỗ trợ bởi ISEE)

Upload: nguyenhanh

Post on 28-Jan-2017

228 views

Category:

Documents


4 download

TRANSCRIPT

Page 1: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘIKHOA LUẬT

Kû YÕUTäA §µM KHOA HäC

CHÕ §ÞNH TµI S¶N, NGHÜA Vô Vµ HîPCHÕ §ÞNH TµI S¶N, NGHÜA Vô Vµ HîP §åNG §åNG

TRONG Dù TH¶O Bé LUËT D¢N Sù SöATRONG Dù TH¶O Bé LUËT D¢N Sù SöA §æI§æI

(Hỗ trợ bởi ISEE)

Page 2: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

HÀ NỘI, THÁNG 02/2015

KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Bộ môn Luật Hiến pháp-Hành chính

Trung tâm NC Quyền con người – Quyền công dân

Bộ môn Luật Dân sự

(Với sự hợp tác và hỗ trợ của Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế & Môi trường – ISEE)

CHƯƠNG TRÌNH TỌA ĐÀM“Chế định tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng

trong Dự thảo Bộ luật Dân sự 2005 sửa đổi”

- Thời gian: Sáng ngày 05/02/2015 (từ 8h00 – 12h00)- Địa điểm: Phòng 306, Nhà E1, Khoa Luật ĐHQG Hà NộiChủ tọaPGS.TS Ngô Huy Cương, TS. Vũ Công Giao, ThS. Bùi Thanh Hằng8h:00 – 8h:30 - Đăng ký đại biểu8h:30 – 8h:40 - Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu:

TS. Vũ Công GiaoPhát biểu chào mừng PGS.TS Trịnh Quốc Toản

8h:40 – 09:10 Tham luận 1:Tổng luận về chế định tài sản trong Dự thảo BLDS 2005 sửa đổiPGS.TS Ngô Huy Cương, Chủ nhiệm Bộ môn Luật Dân sự, Khoa Luật ĐQHG Hà Nội

9h:10 – 9h:40 Tham luận 2: Nhận xét tổng quan về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong Dự thảo BLDS sửa đổiThS. Bùi Thanh Hằng, Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Luật Dân sự, Giám đốc Trung tâm NC QCN-QCD, Khoa Luật ĐQHG Hà Nội

9h:40 – 10h:30 Thảo luận10h:30 – 10h:45 Giải lao10h:45 – 11h:15 Tham luận 3: Chế định về giao kết hợp đồng trong Dự thảo

BLDS 2005 sửa đổiTS Nguyễn Bích Thảo: Giảng viên Bộ môn Luật Dân sự

11h:15 – 11h45 Thảo luận11h45 – 12h:00 Tổng kết, bế mạc

Page 3: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

Ăn trưa

BAN TỔ CHỨC

Page 4: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

MỤC LỤCTỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN TRONG DỰ THẢO BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005 SỬA ĐỔI............................................(từ trang 1 đến trang 12)

PGS.TS. Ngô Huy Cương

Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

NHẬN XÉT TỔNG QUAN VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢMTHỰC HIỆN NGHĨA VỤ TRONG DỰ THẢO BỘ LUẬT DÂN SỰ(SỬA ĐỔI)................................................................(từ trang 13 đến trang 19)

ThS. Bùi Thị Thanh HằngKhoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội

CHẾ ĐỊNH GIAO KẾT HỢP ĐỒNG TRONG DỰ THẢO BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005 SỬA ĐỔI..........................................(từ trang 20 đến trang 30)

TS. Nguyễn Bích ThảoBộ môn Luật Dân sự - Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

BIÊN BẢN TỌA ĐÀM.................................................................................31

Phụ lục 1. Chế định về “Tài sản”: Từ Điều 122 đến Điều 132;

(từ trang 39 đến hết trang 41)

2. Chế định về “Nghĩa vụ”: Từ Điều 304 đến Điều 408;(từ trang 42 đến trang 69)

3. Chế định về “Giao kết hợp đồng”: Từ Điều 409 đến Điều 430(từ trang 69 đến hết trang 74)

Page 5: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

TRONG DỰ THẢO BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005 SỬA ĐỔIPGS.TS. Ngô Huy Cương

Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

Thật nguy hiểm cho xã hội nếu Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi (Dự thảo) hiện nay được thông qua mà không được viết lại gần như hoàn toàn. Có lẽ nhiều người cho rằng đây là một nhận định quá khắt khe. Không! Bản thân những người viết Dự thảo này không thể không tự nhận thấy những hiểu biết và khả năng rất hạn chế của mình không đủ để xây dựng một Bộ luật Dân sự với đúng nghĩa của nó. Chẳng thế mà cứ 10 năm, nước ta lại có một Bộ luật Dân sự mới với Ban soạn thảo không hề thay đổi (Bộ Tư pháp). Thế nhưng sự nguy hiểm cho xã hội mà các bộ luật này gây nên không hề giảm. Có thể ví von như sau: Bộ luật Dân sự 1995 và Bộ luật Dân sự 2005 đã kéo tụt nền tri thức pháp lý của nước ta xuống tới đáy của sự thiếu khoa học, và Dự thảo lần này lại bồi thêm vào đó một mớ bòng bong.

Trong sự kém cỏi chung của cả Dự thảo, chế định tài sản ở đó thể hiện sự non nớt, rối bời nhất. Tuy nhiên sự non nớt, rối bời này có lý do khá dễ hiểu là: lần đầu tiên sau hàng chục năm, thuật ngữ “vật quyền” xuất hiện một cách đàng hoàng trước công chúng thông qua Dự thảo. Dù có sự dũng cảm thừa nhận một kỹ thuật pháp lý đúng đắn đã được thế giới sử dụng từ hàng nghìn năm về trước cho tới nay, thì điều đó cũng không thể biện minh cho những sai lầm nguy hiểm cho xã hội mà Dự thảo có thể đem đến nếu không được khắc phục trước khi thông qua.

1. Sai lầm lớn thứ nhất: Thiếu sự cân nhắc về mô hình và chủ thuyết

Đây là sai lầm chủ yếu, có tính cách bao trùm kéo theo nhiều sai lầm nghiêm trọng khác.

1.1. Liên quan tới mô hình

Pháp điển hóa theo mô hình Đức, Dự thảo đưa ra “Phần chung” (được gọi là: Phần thứ nhất - Qui định chung) giống với Bộ luật Dân sự Đức 2002 và Bộ luật Dân sự Nhật Bản 2005. Tuy nhiên Dự thảo đã vi phạm tính logic của pháp điển hóa theo mô hình này. Cụ thể Dự thảo đã đưa ra Chương VII có tên gọi là “Tài sản” và trong đó có định nghĩa tài sản, định nghĩa quyền tài sản, đăng ký tài sản, và phân loại tài sản thành bất động sản và động sản bên cạnh khái niệm vật và phân loại vật.

1

Page 6: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

Khi so sánh luật dân sự, người ta thấy thuật ngữ “things” (tiếng Anh) về mặt

pháp lý có hai nghĩa khác nhau liên quan tới mô hình pháp điển hóa. Theo mô hình

Pháp, thuật ngữ “things” được hiểu là tài sản. Còn theo mô hình Đức, thuật ngữ này

được hiểu đơn giản là “vật”1.

Tài sản là một phạm trù động mà phạm vi của nó có thể thay đổi theo các

giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội nhất định. Do đó người ta không thể định nghĩa

tài sản theo cách thức định nghĩa khái niệm của logic hình thức. Tuy nhiên ngày nay

người ta có thể mô tả tài sản theo phân loại. Tài sản hoặc là hữu hình, hoặc là vô

hình, hoặc là bất động sản, hoặc là động sản. Như vậy tài sản bao gồm: bất động sản

hữu hình, bất động sản vô hình, và động sản hữu hình, động sản vô hình. Tài sản

hữu hình là vật. Còn tài sản vô hình là quyền. Lưu ý rằng: vật nói ở đây với nghĩa là

những bộ phận khác nhau của thế giới vật chất có khả năng đáp ứng nhu cầu vật

chất hoặc tinh thần của con người và đã được quan hệ xã hội hóa. Tài sản vô hình

hay còn gọi là quyền tài sản bao gồm: quyền đối vật (vật quyền); quyền đối nhân

(trái quyền); và quyền sở hữu trí tuệ. Ngày nay có một vài Bộ luật Dân sự còn xem

lợi ích, thông tin là tài sản.

Người Pháp tập hợp hóa đơn giản các chế định của luật dân sự tạo ra một Bộ

luật Dân sự bao gồm ba quyển: quyển nói về người, quyển nói về tài sản và các biến

cải của quyền sở hữu, và quyển nói về các phương thức xác lập quyền sở hữu. Như

vậy Bộ luật Dân sự Pháp 1804 không có quyển nói về phần chung của luật dân sự.

Do đó quyển nói về tài sản đề cập tới cả vật và các vật quyền. Tiếp cận từ trường

phái Pandectists (trường phái pháp điển hóa hiện đại), người Đức đã chắt lọc ra

trong các chế định của luật dân sự các nguyên tắc và qui tắc chung để tập hợp thành

phần chung. Vì vậy Bộ luật Dân sự Đức 1900 và Bộ luật Dân sự Đức 2002 có

quyển đầu tiên nói về phần chung của luật dân sự. Mô hình Đức đã ảnh hưởng tới

nhiều nước khác mà trong đó có Nhật Bản. Phần chung của luật dân sự bao gồm các

vấn đề như: chủ thể của luật dân sự (thể nhân và pháp nhân); vật; hành vi pháp lý;

đại diện; thời hạn, thời hiệu. Hiểu rằng tài sản là đối tượng chủ yếu của các quyền,

nên không thể bị lãng quên trong phần chung của luật dân sự như trường hợp Bộ

luật Dân sự 1995 và Bộ luật Dân sự 2005 của Việt Nam. Nhưng tài sản bao trùm

một phạm vi rất rộng của luật dân sự. Vì vậy chắt lọc từ toàn bộ chế định tài sản,

1 A. N. Yiannopoulos, Civil Law Property Coursebook, Eighth Edition, Claitor’s Publishing Division, Louisiana, USA, p. 3.

2

Page 7: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

“vật” là thứ chung nhất của tài sản, mãi tồn tại và tạo lập tiêu chuẩn pháp lý cho tài

sản. Vì thế vật được qui định trong phần chung của luật dân sự, chứ không phải là

tài sản. Bộ luật Dân sự Đức 2002 qui định tại điều đầu tiên của chương nói về vật

(things) trong Phần chung rằng: “Chỉ có đồ vật hữu hình là vật (things) được xác

định bởi luật” (Điều 90). Tương tự như vậy, Bộ luật Dân sự Nhật Bản 2005 tại Phần

chung, Chương IV (nói về vật) định nghĩa như sau: “Thuật ngữ vật (things) được sử

dụng trong Bộ luật này có nghĩa là vật hữu hình” (Điều 85). Trong khi đó, Bộ luật

Dân sự Louisiana (Hoa Kỳ) 2001 pháp điển hóa theo mô hình Pháp, tại Điều 448

qui định: “Tài sản (things) được chia thành tài sản chung, tài sản công, và tài sản tư;

tài sản hữu hình và tài sản vô hình; và động sản và bất động sản”.

Trong khi pháp điển hóa theo mô hình Đức, nhưng Dự thảo đã đưa ra một

định nghĩa tài sản lạ lùng nhất thế giới như sau tại “Qui định chung” của Dự thảo:

“Tài sản có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản đối với các đối tượng

sở hữu trí tuệ và các quyền tài sản khác” (Điều 122).

Định nghĩa này một mặt không đếm xỉa đến mô hình, mặt khác liệt kê vừa

thừa lại vừa thiếu các loại tài sản, đồng thời nhấn mạnh tới một số loại tài sản một

cách bất hợp lý và tỏ ra thiếu suy nghĩ. Bóng dáng của Bộ luật Dân sự Liên Bang

Nga 1994 hiện lên qua định nghĩa này. Tuy nhiên có khá nhiều khác biệt giữa Dự

thảo và Bộ luật này. Không biết có phải người viết Dự thảo cố ý viết định nghĩa tài

sản khác đi so với Điều 128 của Bộ luật Dân sự Nga 1994 để mọi người ngỡ là sự

sáng tạo của người viết hay là do người viết Dự thảo không hiểu điều luật này của

Nga? Người Nga tại Điều 128 này không nói thẳng vào tài sản mà nói tới đối tượng

của các quyền dân sự như sau:

“Điều 128. Các loại đối tượng của các quyền dân sự

Về đối tượng của các quyền dân sự phải kể đến vật (things), trong đó có tiền

và chứng khoán, và cả các loại tài sản khác như quyền tài sản; công việc và dịch vụ;

thông tin; kết quả của hoạt động trí tuệ, bao gồm quyền loại trừ đối với chúng

(quyền sở hữu trí tuệ); các giá trị phi vật chất”.

Điều luật này liệt kê các đối tượng nói chung của các quyền dân sự, không

riêng tài sản, và cho thấy: tiền và chứng khoán (securities) được xếp vào tài sản hữu

hình (vật); và không nhấn mạnh quyền sở hữu trí tuệ hơn các quyền tài sản khác.

Cần phải hiểu Bộ luật Dân sự Liên Bang Nga 1994 được pháp điển hóa theo phong 3

Page 8: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

cách rất riêng. Bộ luật này được chia thành ba phần. Phần một chiếm tới 453 điều

trong tổng số 1224 điều. Phần này nói tất cả các vấn đề về chủ thể, tài sản và nghĩa

vụ; Phần 2 nói về các nghĩa vụ cụ thể bao gồm cả các vấn đề thương mại, tài chính,

ngân hàng; và Phần 3 nói về thừa kế và tư pháp quốc tế. Vì vậy không thể trộn lẫn

giữa mô hình này với mô hình Đức hay mô hình Pháp.

Trong khi Dự thảo thiết kế “Phần thứ hai” riêng cho “vật quyền” giống với

Bộ luật Dân sự Nhật Bản 2005 theo mô hình Đức, nhưng Dự thảo lại tách tương đối

quyền sở hữu ra khỏi vật quyền để đặt tên cho phần này là “Phần thứ hai - Quyền sở

hữu và các vật quyền khác” na ná theo kiểu Pháp (nhưng thiếu cân nhắc), đồng thời

tách chế định bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bằng “quyền đối vật” (cầm cố, thế

chấp) ra khỏi phần này để nhập với chế định bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

bằng “quyền đối nhân” (bảo lãnh) tại “Phần thứ ba” của Dự thảo nói về nghĩa vụ và

hợp đồng. Từ việc tách và nhập này đã dẫn tới nhiều sai lầm nghiêm trọng khác có

khả năng gây ảnh hưởng lớn tới kinh tế - xã hội và thực tiễn tư pháp.

Các quan hệ tài sản mà luật dân sự điều tiết được phân chia thành hai loại:

(1) quan hệ giữa người với người; và quan hệ giữa người với vật (có nghĩa là quan

hệ giữa người với vật giữa mọi người). Theo luật dân sự truyền thống, quan hệ giữa

người với người có ý nghĩa kinh tế được gọi là quan hệ nghĩa vụ hay còn được gọi

là “quyền đối nhân” (rights in personam). Còn quan hệ giữa người với vật được gọi

là “quyền đối vật” hay “vật quyền” (rights in rem). Quyền đối nhân thuộc phạm vi

truyền thống của chế định nghĩa vụ. Còn vật quyền thuộc phạm vi truyền thống của

chế định tài sản mặc dù vật quyền chỉ là một loại tài sản. Nói một cách đơn giản

quyền đối nhân là quyền của một người xác định được yêu cầu một người xác định

khác phải thực hiện hay không được thực hiện một hành vi nào đó vì lợi ích của

người có quyền. Quan hệ này là quan hệ giữa những người xác định với nhau bao

gồm: trái chủ (chủ nợ hay người có quyền) và người thụ trái (con nợ hay người có

nghĩa vụ). Trái chủ chỉ có quyền yêu cầu người thụ trái chứ không có quyền thi

hành trực tiếp trên bất kỳ một tài sản cụ thể nào của người thụ trái. Nhưng trong vật

quyền (quyền đối vật), người có vật quyền được thi hành trực tiếp, ngay lập tức,

không cần qua trung gian trên tài sản là đối tượng của vật quyền đó. Mối quan hệ

này là quan hệ giữa một người xác định có quyền với một vật cụ thể là đối tượng

của quyền. Vật quyền lớn nhất làm khuôn mẫu cho các vật quyền khác là quyền sở

hữu. Nó được xem là vật quyền thống trị.

4

Page 9: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

Xét cả về mặt ngôn ngữ và cả về mặt pháp lý, câu nói “tôi có quyền sở hữu

ngôi nhà” là một câu nói có nghĩa hoàn chỉnh và thể hiện hoàn toàn được mối quan

hệ giữa người chủ sở hữu và vật (ngôi nhà) mà không phải thêm một ai khác vào

câu nói đó2. Ấy thế mà nhiều luật gia có chức sắc ở Việt Nam cứ từ chối hoài về

việc sử dụng thuật ngữ vật quyền. Việc từ chối này có lẽ phần nhiều là do thiếu hiểu

biết? Có người còn luận chữ để cho rằng: “vật” tức là “vật nhau”; còn “quyền” là

“yêu cầu phải được đáp ứng”, nên nếu gọi là “vật quyền” thì dễ bị hiểu nhầm là

“yêu cầu vật nhau phải được đáp ứng”! Tỏ ra cao siêu hơn, có đại biểu Quốc hội

cho rằng “vật quyền” là một thuật ngữ khoa học không nên đưa vào văn bản luật để

cho dân dễ hiểu. Vậy Luật các công cụ chuyển nhượng phải chăng làm cho dân dễ

hiểu? Cần lưu ý rằng luật dân sự là một ngành luật mang đầy tính triết lý, lý luận và

là nơi cung cấp kỹ thuật pháp lý cho tất cả các ngành luật khác. Vì vậy nó là ngành

luật khó hiểu nhất mà ngay các thẩm phán cũng bỡ ngỡ. Nếu không sử dụng thuật

ngữ “vật quyền” thì khó có thể tìm được một thuật ngữ nào có thể thay thế mà có

khả năng mô tả chính xác tính chất của loại quyền được thi hành trực tiếp trên vật.

Từ thời La Mã cổ đại, người ta chia vật quyền thành hai loại là quyền trên tài

sản của mình (tức là quyền sở hữu) và quyền trên tài sản của người khác (tức là vật

quyền khác ngoài quyền sở hữu). Các vật quyền khác ngoài quyền sở hữu có được

là do chủ sở hữu cho một người hưởng lợi ích trên tài sản của mình. Lưu ý: Quyền

trên tài sản của người khác cũng có thể phát sinh, thay đổi hay chấm dứt bởi các căn

cứ khác. Khi chủ sở hữu cho một người khác hưởng một chi phân hay một yếu tố

nào đó của quyền sở hữu tài sản của mình tức là quyền sở hữu bị cắt đi chi phân hay

yếu tố đó. Chẳng hạn khi chủ sở hữu cho một người khác quyền hưởng dụng trên tài

sản của mình, thì chủ sở hữu chỉ còn lại quyền định đoạt đối với tài sản. Vì vậy nếu

xuất phát điểm của người làm luật là quyền sở hữu (vật quyền thống trị) thì người ta

có thể đặt tên cho Quyển hay Phần nói về tài sản theo mô hình của Pháp là “Tài sản

và các biến cải khác của quyền sở hữu” (Bộ luật Dân sự Pháp 1804).

Quyền trên tài sản của người khác có hai nhánh lớn là địa dịch (dịch quyền

thuốc vật - predial servitude or real servitude) và dịch quyền thuộc người (personal

servitude). Cần lưu ý: người ta còn gọi dịch quyền thuộc người là quyền hưởng

dụng (rights of enjoyment) nhưng có nghĩa khác với quyền hưởng dụng mà Dự thảo

2 John E. C. Brierley, Cases and Materials Relating to Civil Law Property IA, McGill University, 1997, p. viii.

5

Page 10: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

đưa ra. Trong quyền hưởng dụng có thể bao gồm các quyền như: quyền dụng ích;

quyền sử dụng; quyền ngụ cư; quyền thuê dài hạn; và quyền bề mặt. Tất cả các vật

quyền được nói từ đầu bài viết tới đây được coi là các vật quyền chính yếu. Ngoài

ra còn có các vật quyền phụ thuộc nhằm bảo đảm cho các trái quyền (Dự thảo gọi là

bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự), bao gồm: cầm cố, thế chấp, để đương, và một

số đặc quyền (hay quyền đặc ưu). Thế nhưng Dự thảo ngang nhiên tách cầm cố, thế

chấp ra để đưa về phần nói về nghĩa vụ và hợp đồng, và vẫn giữ lại quyền đặc ưu lại

trong phần nói về vật quyền. Cần lưu ý: quyền đặc ưu bị Dự thảo gọi một cách thiếu

cân nhắc là “quyền ưu tiên”. Đây là cách gọi không phản ánh hết vai trò và vị trí

của quyền này so với cầm cố, thế chấp, để đương bởi bản thân cầm cố, thế chấp, để

đương cho phép chủ nợ được ưu tiên lấy nợ trên một tài sản cụ thể hơn các chủ nợ

thường. Khi một người đưa một vật ra để cầm cố hay thế chấp hay để đương nhằm

bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình hay của người khác, thì điều

đó có nghĩa là người nhận cầm cố hay thế chấp hay để đương đã thiết lập trên vật đó

một vật quyền nhằm thi hành trực tiếp trên vật đó để lấy nợ trong trường hợp người

có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ tới hạn thực hiện. Khác với việc bảo đảm

bằng vật quyền như vậy, bảo đảm bằng quyền đối nhân (bảo lãnh) có bản chất là

một người khác cam kết thực hiện nghĩa vụ thay thế (bảo lãnh) cho người có nghĩa

vụ trong một quan hệ nghĩa vụ dân sự cụ thể với người có quyền. Như vậy người có

quyền chỉ có thể yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay thế chứ không

được thi hành trực tiếp trên bất kỳ tài sản cụ thể nào của người bảo lãnh để lấy nợ.

Nói đơn giản: cầm cố, thế chấp, để đương là việc thiết lập quan hệ đối vật để bảo

đảm cho quan hệ đối nhân; còn bảo lãnh là thiết lập quan hệ đối nhân khác để bảo

đảm cho một quan hệ đối nhân cụ thể. Hai loại bảo đảm này hầu như không có điểm

chung. Ấy thế mà Dự thảo lại xây dựng tới 13 điều (từ Điều 322 đến Điều 334) để

qui định chung về các biện pháp bảo đảm (mà chủ yếu là cho bảo đảm đối vật và

bảo đảm đối nhân như đã nói). Các điều này đầy dẫy những sai lầm mà khó có thể

sử dụng được. Tuy nhiên chúng sẽ được nói riêng ở một mục dưới đây bởi mục này

dành riêng cho việc luận về mô hình và chủ thuyết. Lịch sử pháp luật Việt Nam cho

thấy, Bộ luật Dân sự 1972 của Chính quyền Sài Gòn cũ đã dành một thiên riêng cho

các biện pháp bảo đảm này. Tuy nhiên cần phải hiểu thiên này mang tên “Thiên sáu

– Nói về những khế ước bảo chứng và những vật quyền phụ thuộc”. Tại thiên này,

chỉ có hai điều luật được xem là qui định chung cho cả bảo chứng đối nhân và bảo

6

Page 11: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

chứng đối vật (bảo đảm đối nhân và bảo đảm đối vật). Điều thứ 1321 tại thiên này

nói chung về mục đích của bảo đảm đối vật và bảo đảm đối nhân thông qua hợp

đồng. Điều thứ 1322 tại thiên này nói về việc phân loại bảo đảm thành bảo đảm đối

nhân và bảo đảm đối vật. Vì vậy xét cho cùng bảo đảm đối nhân và bảo đảm đối vật

chỉ có một điểm chung ở mục đích của việc thiết lập quan hệ bảo đảm - đó là nhằm

bảo đảm cho quyền yêu cầu của người có quyền đối với người có nghĩa vụ.

Sự thiếu cân nhắc về mô hình ắt hẳn sẽ dẫn đến những sai lầm, hạn chế trước

hết về tính logic của các bộ luật, sau đó đến các giải pháp tổng thể của bộ luật tương

lai, và cuối cùng là các giải pháp cụ thể cho các tranh chấp xảy ra trong tương lai.

1.2. Liên quan tới chủ thuyết

Cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhìn từ phương diện khoa học pháp lý, có bản

chất là một cuộc cách mạng về sở hữu. Nó hướng tới công hữu hóa tài sản ở phạm

vi rộng lớn nhất như có thể. Do đó truyền thống Sovietique Law không hướng tới

quyền tư hữu mà tập trung vào chức năng xã hội của tài sản. Hiến pháp 1936 của

Liên Xô cũ đã nói tới tài sản cá nhân khác với quyền tư hữu. Tài sản cá nhân ở đó

chỉ có mục đích sử dụng và tiêu dùng cá nhân3. Vì vậy nó dẫn đến một hệ quả tất

yếu là pháp luật có nhiệm vụ tối cao là bảo vệ tài sản công. Các vật quyền trên tài

sản của người khác (mà trong trường hợp này là của nhà nước) không nhất thiết

được đề cập đến trong pháp luật. Một loạt các qui định ít có ý nghĩa về thực tiễn

giải quyết tranh chấp, nhưng có ý nghĩa lớn về kinh tế chính trị được thiết lập và tạo

ra sự khác biệt - đó là các hình thức sở hữu (sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, và sở

hữu cá nhân…). Tuy nhiên trên thực tế các sản phẩm để đáp ứng các nhu cầu xã hội

vẫn cần được làm ra. Do đó các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh có quyền quản

lý nghiệp vụ đối với tài sản xã hội chủ nghĩa để thực hiện nhiệm vụ này. Xét về mặt

pháp lý, thực chất các xi nghiệp công nghiệp quốc doanh có “dịch quyền” trên tài

sản của nhà nước (tài sản xã hội chủ nghĩa), có nghĩa là có quyền trên tài sản của

người khác. Ý tứ này đã được Katlijin Mafliet nêu ra4. Đây là một vật quyền lớn

nhất trong hệ thống các vật quyền thuộc người (quyền hưởng dụng hay quyền dụng

ích). Rõ ràng về mặt học thuật khi xuất hiện một quyền khác ngoài quyền sở hữu

3 Katlijin Mafliet, “La Propriété c’est le vol: “Property is Theft” Revisited”, Private and Civil Law in the Russian Federation, Essays in Honor of F.J.M. Feldbrugge, Edited by William Simons, Martinus Nijhoff Publishers, Leiden, Boston, 2009, p. 300.4 Katlijin Mafliet, “La Propriété c’est le vol: “Property is Theft” Revisited”, Private and Civil Law in the Russian Federation, Essays in Honor of F.J.M. Feldbrugge, Edited by William Simons, Martinus Nijhoff Publishers, Leiden, Boston, 2009, p. 300.

7

Page 12: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

trên một tài sản, thì cần phải qui định minh bạch các quyền này. Để làm được như

thế cần phải sử dụng tới kỹ thuật pháp lý, trước hết là xây dựng khái niệm chung và

phân loại các quyền này. Thế nhưng vấn đề vật quyền không được truyền thống

Sovietque Law làm rõ có lẽ bởi quyền trên tài sản của người khác luôn luôn có

khuynh hướng đối lập với chủ sở hữu. Để bảo vệ chắc chắn nhất cho quan hệ sở

hữu xã hội chủ nghĩa và tính logic của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa, trước

hết vấn đề tư cách pháp nhân của các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh không

được xem trọng. Chúng hầu như được coi là các cánh tay nối dài của nhà nước (cụ

thể là các bộ chủ quản) và phải hoạt động theo chỉ tiêu kế hoạch nhà nước. Bởi

không phải là một chủ thể thực sự của các quyền, nên các xí nghiệp công nghiệp

quốc doanh không thể thủ đắc vật quyền trên tài sản xã hội chủ nghĩa. Thuật ngữ

quyền quản lý nghiệp vụ tài sản xã hội chủ nghĩa là thích hợp trong trường hợp này.

Có lẽ vì không thể thiết lập bất kỳ một vật quyền nào khác trên tài sản xã hội chủ

nghĩa, nên quyền chiếm hữu không thể được coi là một sự kiện thực tế và không

tách rời khỏi các nhánh quyền khác trong quyền sở hữu. Chế độ phân phối sản

phẩm để tiêu dùng cho từng người dân cũng đã góp phần củng cố cho quan niệm

quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Chưa thoát hẳn

khỏi nỗi ám ảnh đó, Bộ luật Dân sự Liên Bang Nga 1994 qui định: “Chủ sở hữu có

quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của mình” (Điều 209, khoản 1).

Không cần nghiên cứu, và hầu như chỉ dựa vào các lý thuyết về luật dân sự từ thời

Liên Xô cũ được chép lại kế tiếp nhau trong các giáo trình của các cơ sở đào tạo

luật, Bộ luật Dân sự 1995, Bộ luật Dân sự 2005 và nay Dự thảo cũng khẳng định

như đinh đóng cốt rằng nội dung của quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu,

quyền sử dụng và quyền định đoạt. Trung Quốc ngày nay có quan niệm không hẳn

như vậy, nhưng lại có sự khác biệt khó hiểu. Luật về vật quyền 2007 của Trung

Quốc qui định: “Chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt và hưởng hoa

lợi từ bất động sản và động sản của mình phù hợp với pháp luật” (Điều 39). Nội

dung bốn quyền này của quyền sở hữu cho thấy sự suy tính mới mẻ nhưng không

thoát ra được hẳn bên ngoài tư duy cũ. Ngay trong Luật này, Trung Quốc định rõ

các hình thức sở hữu bao gồm sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, và sở hữu cá nhân

(Chương V), đồng thời tuyên bố rõ: “Trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội, Nhà

nước gia nhập hệ thống kinh tế cơ sở, với sở hữu công đóng vai trò nổi trội và nhiều

hình thức sở hữu phát triển bên cạnh nhau” (Điều 3). Các qui định này lý giải cho

8

Page 13: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

quan niệm về nội dung bốn quyền của quyền sở hữu. Bên cạnh sự duy trì tính trội

của kinh tế nhà nước, còn có kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân cùng phát triển.

Khác hơn, các nước theo truyền thống Civil Law quan niệm quyền sở hữu

bao gồm quyền sử dụng (usus), quyền hưởng hoa lợi (fructus) và quyền định đoạt

(abusus); còn quyền chiếm hữu là một quan hệ thực tế. David Johnston giải thích:

Quyền chiếm hữu khác với quyền sở hữu bởi vì quyền sở hữu được xây dựng trên

cơ sở sự cho phép, còn quyền chiếm hữu đặt cơ sở trên sự kiện thực tế. Ông quan

niệm một người có một vật và có ý chí chiếm hữu nó trở thành người chiếm hữu 5.

Bộ luật Dân sự Nhật Bản 2005 qui định nội dung của quyền sở hữu như sau: “Chủ

sở hữu có quyền tự do sử dụng, hưởng hoa lợi và định đoạt vật sở hữu, phụ thuộc

vào các hạn chế của luật và các qui định” (Điều 206). Vì vậy bên cạnh các qui định

về quyền sở hữu, các Bộ luật Dân sự của các đều có các qui định riêng về quyền

chiếm hữu nằm bên ngoài các qui định về quyền sở hữu.

Có sự khác biệt không thể lý giải được, Dự thảo một mặt có một chương

riêng về “chiếm hữu” (Chương XII), nhưng mặt khác vẫn quan niệm quyền sở hữu

bao gồm cả “quyền chiếm hữu” và vẫn có các qui định về “quyền chiếm hữu” trong

Chương XIII nói về quyền sở hữu. Nhiều người đặt vấn đề: Phải chăng “chiếm

hữu” nói tại Chương XII của Dự thảo khác với “quyền chiếm hữu” nói tại Chương

XIII của Dự thảo? Phân tích các qui định tại Điều 199 và Điều 214 của Dự thảo có

thể thể tưởng lầm rằng: người soạn thảo đã sử dụng thuật ngữ “chiếm hữu” để chỉ

hành vi, còn sử dụng thuật ngữ “quyền chiếm hữu” chỉ một nhánh của quyền sở

hữu. Điều 199 của Dự thảo định nghĩa:

“1. Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực

tiếp hoặc gián tiếp.

2. Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của

người không phải là chủ sở hữu”.

Trong khi đó Điều 214 qui định: “Trường hợp chủ sở hữu chiếm hữu vật

thuộc sở hữu của mình thì chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của

mình để nắm giữ, quản lý vật nhưng không được trái luật, đạo đức xã hội”.

5 David Johnston, Roman Law in Context - Key Themes in Ancient History, Cambridge University Press, 2008, p. 56.

9

Page 14: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

John Lock được coi là người sáng lập ra chủ thuyết tự do về quyền sở hữu6.

Trong cuốn “Luận thuyết thứ hai về chính quyền” của mình, ông cho rằng con

người là chủ nhân hoàn toàn của tâm hồn và thể xác của họ, do đó là chủ nhân của

các thành quả lao động. Sự trộn lẫn giữa lao động với thế giới vật chất mở rộng

quyền sở hữu7. Học thuyết lao động về tài sản này xem tài sản như một quyền tự

nhiên của con người chống lại sự can thiệp của nhà nước. Các nước xã hội chủ

nghĩa chuyển đổi và tư nhân hóa đang dựa vào học thuyết tự do về tài sản này để

hợp pháp hóa quyền tư hữu8. Theo kinh nghiệm này, một chủ thuyết rõ ràng cho

pháp điển hóa luật dân sự là không thể thiếu. Chẳng hạn Bộ luật Dân sự Pháp 1804

được xây dựng trên ba trụ cột tư tưởng là: quyền tư hữu, tự do hợp đồng và chế độ

gia trưởng, nên dẫn tới vai trò trước hết của nhà nước là bảo vệ quyền tư hữu, cho

thi hành các hợp đồng đã được giao kết và bảo đảm cho sự tự trị của gia đình gia

trưởng bởi Bộ luật Dân sự thực hiện chức năng chuẩn hiến pháp (a quasi -

constitutional function)9.

Việc thiếu một chủ thuyết dẫn dắt công cuộc pháp điển hóa luật dân sự hiện

nay ở Việt Nam khiến cho Dự thảo không có linh hồn và thiếu logic.

2. Sai lầm lớn thứ hai: Thiếu kiến thức cơ bản và thiếu kỹ thuật pháp lý

Điều 183 của Dự thảo tại khoản 5 ngụ ý về nguyên tắc vật quyền xác định

theo truyền thống Civil Law. Điều luật này kiệt kê các vật quyền trên tài sản của

người khác, nhẽ ra phải liệt kê đầy đủ các vật quyền đó, thế nhưng không liệt kê

cầm cố, thế chấp trong khi có liệt kê “quyền ưu tiên”. Như trên đã nói cầm cố, thế

chấp và một số quyền đặc ưu là các vật quyền phụ thuộc. Vì vậy việc liệt kê thiếu

ngay cả các vật quyền đang được qui định trong Dự thảo làm cho bản thân chỉ một

Điều 183 đã có mâu thuẫn (giữa qui định cụ thể với nguyên tắc lớn).

Dự thảo qui định về quyền hưởng dụng bao gồm quyền “khai thác công dụng

và hưởng hoa lợi, lợi tức” từ tài sản của người khác (Điều 278). Qui định này mâu

6 Katlijin Mafliet, “La Propriété c’est le vol: “Property is Theft” Revisited”, Private and Civil Law in the Russian Federation, Essays in Honor of F.J.M. Feldbrugge, Edited by William Simons, Martinus Nijhoff Publishers, Leiden, Boston, 2009, p. 299.7 Bruce Ziff, Principles of Property Law, Second Edition, Carswell, Thompson Professional Publishing, Canada, 1996, p. 28.8 Katlijin Mafliet, “La Propriété c’est le vol: “Property is Theft” Revisited”, Private and Civil Law in the Russian Federation, Essays in Honor of F.J.M. Feldbrugge, Edited by William Simons, Martinus Nijhoff Publishers, Leiden, Boston, 2009, p. 300.9 Mary Ann Glendon, Paolo G. Carozza, Colin B. Picker, Comparative Legal Traditions, Thomson West, USA, 2008, p 35.

10

Page 15: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

thuẫn lớn với quyền sở hữu được qui định tại Dự thảo. Phải hiểu: quyền hưởng

dụng là dịch quyền thuộc người lớn nhất. Theo truyền thống Civil Law, quyền sở

hữu bao gồm ba quyền: usus (quyền sử dụng), fructus (quyền hưởng hoa lợi), và

abusus (quyền định đoạt). Chủ sở hữu cho người khác quyền hưởng dụng, có nghĩa

là cho người khác hai nhánh quyền là usus và fructus (usufruct). Trong nói về quyền

hưởng dụng như định nghĩa tại Điều 278, thì Dự thảo lại qui định quyền sở hữu bao

gồm ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, và quyền định đoạt, mà không

có quyền hưởng hoa lợi. Bản thân quyền sử dụng trong nội dung quyền sở hữu theo

quan niệm của Dự thảo đã là quyền khai thác công dụng của tài sản để hưởng hoa

lợi. Lưu ý rằng: Luật về vật quyền của Trung Quốc có nói tới quyền hưởng dụng,

nhưng nội dung quyền sở hữu của Luật này bao gồm bốn quyền: quyền chiếm hữu,

quyền sử dụng, quyền hưởng hoa lợi, và quyền định đoạt.

Nhân đây phải nói thêm: không nên gọi là hoa lợi và lợi tức bởi gọi như vậy

không thấy cái gốc chung của hai loại tài sản phụ thêm này. Hầu hết Bộ luật Dân sự

đều gọi hai loại này là hoa lợi tự nhiên và hoa lợi dân sự (hay hoa lợi pháp lý).

Dự thảo đã không đề cập tới quyền sử dụng và quyền ngụ cư. Hai dịch quyền

thuộc người này tuy có cơ sở pháp lý giống với quyền hưởng dụng, song phạm vi của

chúng hẹp hơn. Quyền sử dụng nói ở đây có cả usus (quyền sử dụng) và fructus (quyền

hưởng hoa lợi) nhưng bị giới hạn trong phạm vi cần thiết của người được quyền sử

dụng hoặc gia đình họ. Còn quyền ngụ cư chỉ là quyền sử dụng (usus) đối với nhà ở.

Dự thảo chưa chú ý tới phân loại (vấn đề cốt yếu của khoa học pháp lý).

Khoản 2, Điều 181 của Dự thảo qui định: “Các vật quyền khác vẫn có hiệu lực

trong trường hợp quyền sở hữu được chuyển cho người khác”. Biết rằng các vật

quyền khác là các quyền trên tài sản của người khác. Các vật quyền này sẽ không

còn khi tài sản được chủ sở hữu chuyển nhượng cho chính người đang có vật quyền

khác trên đó. Ví dụ người đang có quyền hưởng dụng ngôi nhà lại mua chính ngôi

nhà đó. Khoản 1, Điều 182 của Dự thảo qui định:

“Việc xác lập quyền sở hữu và vật quyền khác có hiệu lực kể từ thời điểm tài

sản được chuyển giao, nếu hợp đồng hoặc luật không có qui định khác.

…….

Thời điểm tài sản được chuyển giao được hiểu là thời điểm bên có quyền

hoặc người đại diện hợp pháp của họ trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản”.11

Page 16: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

Cần lưu ý rằng: các vật quyền khác bao gồm cả quyền địa dịch. Thứ nhất,

địa dịch không thể có việc chuyển giao vật (bất động sản). Thứ hai, một bất động

sản này không thể “nắm giữ, chi phối” bất động sản khác. Thứ ba, địa dịch không

chỉ phát sinh do hợp đồng hoặc pháp luật, mà còn do tự nhiên.

Khoản 2, Điều 182 của Dự thảo qui định: “Trường hợp tài sản đã được

chuyển giao trước thời điểm hợp đồng được giao kết thì quyền sở hữu và vật quyền

khác được xác lập kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, trừ trường hợp luật hoặc

hợp đồng có qui định khác”. Đoạn văn này không tính đến quyền chiếm hữu là một

quan hệ thực tế. Khi người nhận tài sản chuyển giao và đã thực tế kiểm soát tài sản

và có ý chí như vậy nhân danh mình thì đã coi là có quyền chiếm hữu tài sản đó. Bộ

luật Dân sự Nhật Bản 2005 qui định: “Quyền chiếm hữu được thủ đắc bởi việc nắm

giữ vật với ý chí tiến hành việc nắm giữ như vậy nhân danh chính mình” (Điều

180). Người viết Dự thảo cũng cần lưu ý thêm, hợp đồng không chỉ được giao kết

bằng văn bản mà có thể giao kết bằng lời nói hoặc bằng cử chỉ.

Các Điều 185, Điều 186 đều có những sai lầm về kỹ thuật pháp lý.

Nguyên nhân chủ yếu của những sai lầm vừa nói là do người viết Dự thảo

chưa phân loại kỹ lưỡng và khái quát hóa một cách rất vội vã.

3. Kiến nghị

Việc pháp điển hóa theo kiểu Đức không thích hợp với Việt Nam trong giai

đoạn hiện nay bởi trình độ trừu tượng hóa của các luật gia Việt Nam không đủ tầm,

hơn nữa quan hệ xã hội chưa ổn định, và luật lệ cần sự thay đổi kịp thời. Vì vậy nên

pháp điển hóa theo kiểu tập hợp các chế định nhỏ theo mô hình Hà Lan hoặc

Louisiana (Hoa Kỳ).

12

Page 17: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

NHẬN XÉT TỔNG QUAN VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ TRONG DỰ THẢO BỘ LUẬT DÂN SỰ (SỬA ĐỔI)

ThS. Bùi Thị Thanh HằngKhoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội

Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) được đưa ra lấy ý kiến nhân dân gồm 712

điều khoản, được bố cục thành 6 phần với 26 chương. So với Bộ luật Dân sự năm

2005, Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) giữ nguyên 265 điều khoản, sửa đổi 298

điều khoản, bổ sung 176 điều khoản, bãi bỏ 147 điều khoản. Việc sửa đổi, bổ sung

Bộ luật Dân sự năm 2005 nhằm xây dựng Bộ luật Dân sự tương lai thành luật

chung, luật nền của hệ thống luật tư, điều chỉnh các quan hệ xã hội tư trên nguyên

tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng và tự chịu trách nhiệm đồng thời ghi nhận và bảo vệ

tốt hơn các quyền của cá nhân, pháp nhân trong giao lưu dân sự.

Riêng Phần thứ ba “Nghĩa vụ và hợp đồng” của Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa

đổi) gồm 328 điều (từ Điều 304 đến Điều 631) được chia thành 5 Chương. Trên cơ

sở các qui định của Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), có thể nhận thấy Dự thảo Bộ

luật Dân sự (sửa đổi) giữ nguyên 117 điều khoản so với BLDS năm 2005, sửa đổi

130 điều khoản, bổ sung 39 điều khoản, bỏ 38 điều khoản. Phần thứ ba “Nghĩa vụ

và hợp đồng” của Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) được cấu trúc gồm:

Chương XV. Qui định chung (từ Điều 304 đến Điều 452)

Mục 1. Căn cứ phát sinh nghĩa vụ

Mục 2. Thực hiện nghĩa vụ

Mục 3. Các b iện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Mục 4. Trách nhiệm dân sự

Mục 5. Chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ

Mục 6. Chấm dứt nghĩa vụ

Mục 7. Hợp đồng

Chương XVI. Một số hợp đồng thông dụng

Mục 1. Hợp đồng mua bán tài sản (từ Điều 453 đến Điều 479);

Mục 2. Hợp đồng tặng cho tài sản (từ Điều 480 đến Điều 485);

Mục 3. Hợp đồng vay tài sản (từ Điều 486 đến Điều 494);

13

Page 18: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

Mục 4. Hợp đồng thuê tài sản (từ Điều 45 đến Điều 506);

Mục 5. Hợp đồng mượn tài sản (từ Điều 507 đến Điều 522);

Mục 6. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất (từ Điều 523 đến Điều 527);

Mục 7. Hợp đồng hợp tác (từ Điều 528 đến Điều 536);

Mục 8. Hợp đồng dịch vụ (từ Điều 537 đến Điều 545);

Mục 9. Hợp đồng vận chuyển (từ Điều 546 đến Điều 565);

Mục 10. Hợp đồng gia công (từ Điều 566 đến Điều 577);

Mục 11. Hợp đồng gửi giữ (từ Điều 578 đến Điều 585);

Mục 12. Hợp đồng ủy quyền (từ Điều 586 đến Điều 592);

Mục 13: Hứa thưởng và thì có giải (từ Điều 593 đến Điều 596).

Chương XVII. Thực hiện công việc không có ủy quyền (từ Điều 597 đến

Điều 601)

Chương XVIII. Nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về

tài sản không có căn cứ pháp luật (Từ Điều 602 đến Điều 608).

Chương XIX . Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồngMục 1. Quy định chung

Mục 2. Xác định thiệt hại

Mục 3. Bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể

Phần thứ ba “Nghĩa vụ và hợp đồng” của Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)

sửa đổi nhiều vấn đề như các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, các hợp đồng

cụ thể, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng... Tuy nhiên trong phạm vi

tham luận này chúng tôi chỉ tập trung vào một số vấn đề liên quan đến việc sử dụng

thuật ngữ của Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) và các qui định về biện pháp bảo

đảm thực hiện nghĩa vụ của Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi).

Trên cơ sở các qui định trên của Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) được đưa

ra lấy ý kiến nhân dân chúng tôi bước đầu xin đưa ra một số nhận xét sau:

Một là về việc sử dụng thuật ngữ. Về cơ bản Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa

đổi) đã được kết cấu và xây dựng theo mô hình Pandekten – cấu trúc Bộ luật dân sự

14

Page 19: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

thành các phần, chương theo hướng khái quát lý luận. Bên cạnh đó, Dự thảo Bộ luật

Dân sự (sửa đổi) đã mạnh dạn sử dụng thuật ngữ “Vật quyền” trong tiêu đề của Phần

hai Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) – Quyền sở hữu và các vật quyền khác . Tuy

nhiên, Bên cạnh những sửa đổi căn bản này cũng có thể nhận thấy nhà làm luật Việt

Nam cũng chưa cách mạng triệt để việc sử dụng thuật ngữ vật quyền và trái quyền.

Điều này được thể hiện rõ qua tiêu đề của Phần thứ ba Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa

đổi) là “Nghĩa vụ và hợp đồng” như Bộ luật Dân sự năm 2005. Việc giữ lại cụm từ

này không thật sự chính xác bởi hợp đồng chỉ là một căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ

và do đó việc sử dụng liên từ “và” liên kết giữa thuật ngữ “nghĩa vụ” với thuật ngữ

“hợp đồng” dường như đã đặt hai thuật ngữ này ở vị trí ngang bằng với nhau.

Việc sử dụng thuật ngữ vật quyền, trái quyền chưa triệt để của nhà làm luật

Việt Nam được lý giải là nhằm tránh gây “sốc” cho nhiều người thông qua giải

pháp lựa chọn cụm từ “Quyền sở hữu và các vật quyền khác” thay cho thuật ngữ

“vật quyền” – một thuật ngữ chính xác, có tính bao quát cao. Việc sử dụng cụm từ

“Quyền sở hữu và các vật quyền khác” làm tiêu đề cho phần thứ hai của Dự thảo

Bộ luật Dân sự (sửa đổi) mặc dù có thể chuyển tải được thông điệp: quyền sở hữu

là một vật quyền và bên cạnh quyền sở hữu còn có các vật quyền khác. Tuy nhiên,

tiêu đề này không làm rõ được mối tương quan của quyền sở hữu và các vật quyền

chính là các phân nhánh của quyền sở hữu với các vật quyền phụ hay còn gọi là

vật quyền phụ thuộc.

Hai là về vị trí của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi). Việc sử dụng tiêu đề của Phần thứ hai Dự thảo Bộ

luật Dân sự (sửa đổi) một cách thiếu bao quát, không chỉ rõ được mối tương quan

giữa quyền sở hữu và các vật quyền chính cũng như các vật quyền phụ thuộc10 đã

dẫn tới việc các nhà làm luật Việt Nam đã lựa chọn việc đặt các biện pháp bảo đảm

thực hiện nghĩa vụ ở Phần thứ ba Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) - “Nghĩa vụ và

hợp đồng”. Tuy nhiên, theo các quy định từ Điều 32211 đến Điều 375 Dự thảo Bộ

luật Dân sự (sửa đổi) có thể nhận thấy các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ 10 Mặc dù các vật quyền phụ thuộc có thể được tìm thấy trong quy định của Điều 181.5 Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) là “các quyền khác theo quy định của luật”.11 Điều 322 Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) qui định: “1. Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm: a) Cầm cố tài sản; b) Thế chấp tài sản; c) Cầm giữ tài sản; d) Bảo lưu quyền sở hữu; đ) Đặt cọc; e) Ký cược; g) Ký quỹ; h) Bảo lãnh. 2. Trường hợp các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định về biện pháp bảo đảm thì biện pháp bảo đảm đó phải được thực hiện.”

15

Page 20: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

dân sự không chỉ có các biện pháp bảo đảm đối nhân mà còn chứa đựng một số

lượng lớn các biện pháp bảo đảm đối vật (vật quyền phụ thuộc) được hình thành

dựa trên cơ sở luật định hoặc dựa trên cơ sở sự thỏa thuận của các bên. Do vậy, việc

đặt các biện pháp bảo đảm này trong phần thứ ba hay phần thứ hai của Dự thảo Bộ

luật Dân sự (sửa đổi) cũng không hoàn toàn hợp lý. Theo chúng tôi, các biện pháp

bảo đảm thực hiện nghĩa vụ này cần được đặt riêng trong một phần của Dự thảo Bộ

luật Dân sự (sửa đổi). Bên cạnh đó, Điều 183.5 Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)

cũng cần chỉ rõ các biện pháp bảo đảm đối vật để đảm bảo tính logic và chính xác

của Bộ luật Dân sự tương lai.

Ba là về đăng ký tài sản và đăng ký giao dịch bảo đảm. So với Điều 167

Bộ luật Dân sự 2005 về Đăng ký quyền sở hữu tài sản: “Quyền sở hữu đối với bất

động sản được đăng ký theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đăng ký bất

động sản. Quyền sở hữu đối với động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp

luật có quy định khác”, Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) đã có sự mở rộng hơn với

ghi nhận tại Điều 123 về Đăng ký tài sản: “1. Bất động sản phải được đăng ký theo

quy định của Bộ luật này và Luật đăng ký tài sản;

2. Động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp Luật đăng ký tài sản có quy

định khác;

3. Các thông tin về tài sản đã đăng ký phải được công khai”.

Theo quy định trên, việc đăng ký không chỉ bó hẹp ở việc đăng ký quyền sở

hữu (một loại vật quyền). Tuy nhiên, theo các Điều 323.3, Điều 327.1, Điều 327.3,

Điều 343, Điều 346.2, Điều 350.3, Điều 350.5…, bên cạnh quy định về đăng ký tài

sản, Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) còn quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm.

Trên cơ sở các quy định về đăng ký tài sản và đăng ký giao dịch bảo đảm, chúng tôi

cho rằng Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) nên áp dụng chế độ chung về đăng ký tài

sản bao gồm cả đăng ký các vật quyền khác (trong đó có đăng ký các vật quyền bảo

đảm – vật quyền phụ thuộc) thay vì quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm như Dự

thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) hiện nay. Việc sửa đổi từ “đăng ký giao dịch bảo

đảm” sang “đăng ký vật quyền” là hoàn toàn phù hợp với các hệ thống đăng ký tài

sản của các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Với tính cách là đăng ký các vật quyền

(một loại tài sản), hệ quả của việc đăng ký này chính là thứ tự ưu tiên thực hiện

quyền được đăng ký trước, đảm bảo tính chất đối kháng của vật quyền thay vì việc

16

Page 21: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

xác định thứ tự ưu tiên đăng ký của trái quyền như cách hiểu hiện nay.

Bốn là về hiệu lực của giao dịch bảo đảm. Giao dịch bảo đảm là một dạng

của hợp đồng dân sự, do đó, hiệu lực của giao dịch bảo đảm cũng được xác định

theo hiệu lực của hợp đồng.

Điều 424 Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) về Hiệu lực của hợp đồng quy

định: “1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ

trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác;

2. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa

vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa

thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.”

Quy định này của Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) tương tự như quy định

tại Điều 405 Bộ luật Dân sự 2005 là chưa có sự tách bạch giữa hiệu lực của hợp

đồng đối với các bên trong quan hệ hợp đồng và hiệu lực đối kháng với người thứ

ba bởi với quy định: “…pháp luật có quy định khác” cho thấy hiệu lực này thông

thường được xác định là thời điểm giao kết, tức là thời điểm “bên đề nghị nhận

được chấp nhận đề nghị”12 hay nói cách khác là thời điểm các bên đã thống nhất về

nội dung của hợp đồng hoặc là thời điểm các bên hoàn tất về thủ tục giao kết hợp

đồng như công chứng, đăng ký.13

Bên cạnh đó, Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) còn chưa có sự phân biệt rạch

ròi giữa thời điểm phát sinh hiệu lực của vật quyền và thời điểm phát sinh hiệu lực

của trái quyền bởi Điều 182 Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) về Thời điểm xác lập

quyền sở hữu, các vật quyền khác và hiệu lực đối kháng với người thứ ba quy định:

“1. Việc xác lập quyền sở hữu và vật quyền khác có hiệu lực kể từ thời điểm

tài sản được chuyển giao, nếu hợp đồng hoặc luật không có quy định khác.

Trường hợp hợp đồng và luật cùng quy định nhưng khác nhau về thời điểm

xác lập quyền sở hữu, vật quyền khác thì áp dụng theo quy định của luật.

Thời điểm tài sản được chuyển giao được hiểu là thời điểm bên có quyền

hoặc người đại diện hợp pháp của họ trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản.

2. Trường hợp tài sản đã được chuyển giao trước thời điểm hợp đồng được

12 Xem Điều 423 Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi).13 Xem Điều 344, Điều 482, Điều 528 Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi).

17

Page 22: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

giao kết thì quyền sở hữu và vật quyền khác được xác lập kể từ thời điểm hợp đồng

có hiệu lực, trừ trường hợp luật hoặc hợp đồng có quy định khác.

3. Trường hợp luật quy định việc chuyển giao vật phải được đăng ký tại cơ

quan có thẩm quyền thì thời điểm xác lập quyền sở hữu và vật quyền khác có hiệu

lực kể từ thời điểm đăng ký.

4. Quy định về thời điểm xác lập quyền sở hữu và vật quyền khác tại khoản

1, 2 và 3 của Điều này cũng được áp dụng để xác định hiệu lực đối kháng đối với

người thứ ba.” Nhưng Điều 424, Điều 344, Điều 482, Điều 528 Dự thảo Bộ luật

Dân sự (sửa đổi) lại qui định thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm chính là thời

điểm các bên hoàn tất thủ tục công chứng, đăng ký. Trên cơ sở các qui định này,

dường như Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) chưa có sự phân biệt rạch ròi giữa thời

điểm có hiệu lực của trái quyền và thời điểm có hiệu lực của vật quyền. Do vậy, qui

định tại Điều 423 và Điều 424 Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) còn chưa phù hợp

với nguyên tắc tự do ý chí, nguyên tắc hiệu lực tương đối của hợp đồng bởi theo các

nguyên tắc này thì các bên sau khi thể hiện ý chí và thống nhất ý chí thì sự thể hiện

ý chí đó sẽ có giá trị ràng buộc giữa các bên. Do vậy, khi các bên đã thỏa thuận

xong về các điều khoản của hợp đồng thì cho dù các bên chưa hoàn tất về thủ tục

xác lập hợp đồng, hợp đồng này vẫn làm phát sinh quyền và nghĩa vụ hay nói cách

khác là làm phát sinh trái quyền giữa các bên. Nói cách khác là việc hoàn tất thủ tục

xác lập hợp đồng chỉ có ý nghĩa công khai hóa quan hệ hợp đồng với người thứ ba,

và việc đăng ký hợp đồng hay đăng ký vật quyền phát sinh từ hợp đồng chỉ có ý

nghĩa đối kháng với người thứ ba.

Sự thiếu rạch ròi giữa hiệu lực giữa các bên trong quan hệ hợp đồng và hiệu

lực đối kháng với người thứ ba cũng như sự thiếu rạch ròi giữa vật quyền và trái

quyền trong Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) còn dẫn đến một sự nhầm lẫn khi quy

định về Hiệu lực đối kháng với người thứ ba tại Điều 326 Dự thảo Bộ luật Dân sự

(sửa đổi), đó là “Khi biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ

ba theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan thì bên nhận bảo đảm được

quyền theo đuổi tài sản bảo đảm, quyền ưu tiên thanh toán và quyền xử lý trực tiếp

tài sản bảo đảm.” bởi xét về phương diện lý luận về vật quyền phụ thuộc thì khi vật

quyền của người nhận bảo đảm được đăng ký sẽ làm phát sinh hiệu lực đối kháng

với người thứ ba chứ không phải do phát sinh hiệu đối kháng với người thứ ba mà

18

Page 23: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

người nhận bảo đảm mới có “quyền theo đuổi tài sản bảo đảm, quyền ưu tiên thanh

toán và quyền xử lý trực tiếp tài sản bảo đảm.”

Do vậy, theo chúng tôi Bộ luật Dân sự tương lai cần quy định một cách rạch

ròi giữa hiệu lực của hợp đồng giữa các bên xác lập hợp đồng, hiệu lực đối kháng

với người thứ ba cũng như sự rạch ròi giữa thời điểm làm phát sinh trái quyền và

thời điểm phát sinh vật quyền. Đạt được điều này, Bộ luật Dân sự tương lai sẽ giải

quyết được các vướng mắc về hành vi pháp lý vô hiệu nói chung và hợp đồng vô

hiệu nói riêng do vi phạm điều kiện về hình thức, đồng thời vẫn bảo đảm được yếu

tố sử dụng việc đăng ký tài sản cũng như đăng ký hành vi pháp lý như các công cụ

bảo vệ hữu hiệu quyền của các bên trong quan hệ hợp đồng với người thứ ba cũng

như bảo vệ quyền của người thứ ba ngay tình khi tham gia các quan hệ có liên quan

đến đối tượng của hợp đồng.

Trên đây là một vài nhận xét tổng quan về các quy định liên quan đến các

biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định tại Phần thứ ba Dự thảo Bộ

luật Dân sự (sửa đổi). Rất mong nhận được các ý kiến trao đổi.

19

Page 24: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

CHẾ ĐỊNH GIAO KẾT HỢP ĐỒNG

TRONG DỰ THẢO BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005 SỬA ĐỔITS. Nguyễn Bích Thảo

Bộ môn Luật Dân sựKhoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội

Nhìn tổng quát, chế định giao kết hợp đồng trong Dự thảo Bộ luật Dân sự

sửa đổi (Dự thảo lấy ý kiến nhân dân) đã có nhiều điểm tiến bộ, một mặt đề cao hơn

nữa nguyên tắc tự do hợp đồng, mặt khác tăng cường bảo vệ bên yếu thế trong hợp

đồng, đặc biệt là người tiêu dùng, tiếp cận gần hơn với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên,

một số quy định của Dự thảo về giao kết hợp đồng còn chưa phù hợp với thực tiễn

hoặc chưa phù hợp với thông lệ quốc tế; một số quy định chưa rõ ràng hoặc không

cần thiết trong khi còn thiếu nhiều quy định; ngoài ra còn một số lỗi về mặt kỹ

thuật. Dưới đây là bình luận về những điều khoản cụ thể trong Dự thảo.

1. Điều 409 - Khái niệm hợp đồng và áp dụng pháp luật

a) Khái niệm hợp đồng

Khoản 1 Điều 409 Dự thảo về cơ bản giữ nguyên khái niệm hợp đồng trong

Bộ luật Dân sự (BLDS) 2005: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác

lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ đối với nhau”. Điểm khác biệt duy

nhất so với định nghĩa hợp đồng dân sự ở Điều 388 BLDS 2005 là Dự thảo đã bỏ

cụm từ “dân sự” sau cụm từ “hợp đồng” để tránh sự phân biệt máy móc giữa hợp

đồng dân sự với hợp đồng kinh tế hay hợp đồng thương mại và bảo đảm rằng BLDS

là luật chung điều chỉnh mọi quan hệ hợp đồng.

Tuy nhiên, khái niệm hợp đồng tại Điều 409 Dự thảo mới chỉ nêu lên nội

dung của hợp đồng (“về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ”) mà

chưa nêu bật được bản chất của hợp đồng là thỏa thuận mang tính hiệu lực pháp lý

bắt buộc đối với các bên (enforceable). Định nghĩa này cũng chưa phù hợp với định

nghĩa giao dịch dân sự ở Điều 133 Dự thảo (“Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc

hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ

dân sự”), vì định nghĩa giao dịch dân sự ở Điều 133 ít nhất đã nêu được hệ quả pháp

lýcủa giao dịch dân sự là làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

20

Page 25: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

b) Áp dụng pháp luật

Mặc dù Điều 409 có tiêu đề “áp dụng pháp luật”, nhưng thực chất nội dung

Khoản 2 Điều 409 không quy định áp dụng pháp luật như thế nào đối với hợp đồng

trong các lĩnh vực chuyên ngành, mà đề cập vấn đề mối quan hệ giữa các quy định

về hợp đồng của Bộ luật Dân sự và các quy định về hợp đồng của các văn bản pháp

luật khác. Vấn đề này đã được giải quyết một phần tại Điều 10 Dự thảo (Bộ luật dân

sự và các luật khác có liên quan):

“1. Bộ luật này là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự.

2. Các luật có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ

thể không được trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự

quy định tại mục 1 của Chương này; trường hợp các luật có liên quan

không quy định thì áp dụng quy định của Bộ luật này.”

Tuy nhiên, Điều 10 chỉ yêu cầu các luật chuyên ngành không được trái với

những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự tại Mục 1 Chương 1 BLDS.

Khoản 2 Điều 409 đặt ra yêu cầu cao hơn là hợp đồng được quy định trong pháp

luật chuyên ngành phải tuân thủ những quy định chung về hợp đồng trong

BLDS. Như vậy, dường như Khoản 2 Điều 409 có sự mâu thuẫn với khoản 2

Điều 10, và mâu thuẫn với nguyên tắc ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành, nếu

luật chuyên ngành không quy định thì mới áp dụng quy định của BLDS? Khoản

2 Điều 409 cũng không quy định hậu quả pháp lý sẽ được giải quyết như thế nào

nếu hợp đồng được quy định trong pháp luật chuyên ngành không tuân thủ

những quy định chung về hợp đồng trong BLDS?

2. Về phương thức giao kết hợp đồng

Dự thảo chưa có quy định riêng về phương thức giao kết hợp đồng. Theo các

quy định của Dự thảo, chỉ có một phương thức giao kết hợp đồng được thừa nhận là

bên được đề nghị giao kết hợp đồng chấp nhận đề nghị đó. Đây là phương thức cơ

bản, chủ yếu để một hợp đồng được giao kết. Tuy nhiên, hiện nay, trong thực tiễn

giao kết hợp đồng và trong thông lệ quốc tế, ngoài phương thức đưa ra đề nghị và

chấp nhận đề nghị, còn một phương thức nữa là thông qua hành vi của các bên đủ

để thể hiện rằng giữa các bên đã có sự thỏa thuận (Điều 2.1.1 Bộ nguyên tắc hợp

đồng thương mại quốc tế của Unidroit 2010, sau đây gọi tắt là Bộ nguyên tắc

21

Page 26: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

Unidroit).14Sở dĩ Unidroit thừa nhận phương thức thứ hai này vì xuất phát từ thực

tiễn giao kết hợp đồng cho thấy trong nhiều giao dịch lớn, phức tạp, quá trình đàm

phán hợp đồng kéo dài mà không thể xác định được chuỗi thứ tự bên nào đưa ra đề

nghị hay chấp nhận đề nghị, do đó không xác định được chính xác thời điểm giao

kết hợp đồng theo lý thuyết chung về đề nghị và chấp nhận đề nghị. Ví dụ, A và B

đàm phán hợp đồng trong một thời gian dài, không có một văn bản chính thức nào

được xác định là “đề nghị” hay “chấp nhận đề nghị”, và khi vẫn còn một số điểm

nhỏ nữa chưa được thống nhất, hai bên đã bắt tay vào thực hiện hợp đồng. Dù sau

này hai bên không thống nhất được về một số điểm nhỏ đó, thì vẫn được coi như có

hợp đồng đã được giao kết vì hành vi thực hiện hợp đồng của hai bên cho thấy họ

đã thỏa thuận được những nội dung cơ bản của hợp đồng và thể hiện ý chí chịu sự

ràng buộc bởi hợp đồng đó.Vì vậy, Dự thảo nên xem xét bổ sung quy định về

phương thức giao kết hợp đồng cho phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế.

3. Điều 410 - Đề nghị giao kết hợp đồng

Điều 410 giữ nguyên quy định của Điều 390 BLDS 2005 về đề nghị giao kết

hợp đồng, và do đó vẫn chưa khắc phục được những bất cập của điều khoản này.

Khoản 1 Điều 410 định nghĩa “Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ

ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối

với bên đã được xác định cụ thể”.

Trong thông lệ quốc tế, đề nghị giao kết hợp đồng phải thỏa mãn hai điều

kiện cơ bản: một là thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc bởi đề

nghị này của bên đề nghị (trong trường hợp bên được đề nghị chấp nhận), hai là tính

xác định cụ thể (definiteness).

Định nghĩa tại Khoản 1 Điều 410 mới đề cập điều kiện thứ nhất, nhưng cũng

chưa đầy đủ, rõ ràng: việc bên đề nghị thể hiện ý chí chịu sự ràng buộc là ràng buộc về

cái gì? Điều 2.1.2 Bộ nguyên tắc Unidroit quy định rõ “chịu sự ràng buộc trong trường

hợp đề nghị được chấp nhận”, có nghĩa là một khi bên được đề nghị chấp nhận thì hợp

đồng được giao kết, bên đề nghị không thể rút lại hay hủy bỏ đề nghị được nữa.

Định nghĩa tại Khoản 1 Điều 410 thiếu quy định về điều kiện thứ hai (tính

xác định của đề nghị). Theo thông lệ quốc tế, tính xác định của đề nghị giao kết hợp

14 Xem thêm U.C.C. § 2-204 (Hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được xác lập bằng bất kỳ phương thức nào biểu thị sự thỏa thuận, bao gồm cả hành vi của các bên thừa nhận sự tồn tại của một hợp đồng).

22

Page 27: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

đồng được hiểu một cách khá linh hoạt, không nhất thiết đòi hỏi đề nghị phải chứa

đựng tất cả các điều khoản cơ bản của hợp đồng như đối tượng, giá cả, số lượng,

thời gian, địa điểm, phương thức thanh toán v.v… Điều kiện về tính xác định của đề

nghị có thể được thỏa mãn tùy theo từng trường hợp cụ thể, và kể cả trong trường

hợp đề nghị thiếu các điều khoản cơ bản, thì vẫn có thể suy luận ra được từ thói

quen giao dịch giữa các bên. Tuy nhiên, đề nghị càng mang tính xác định thì càng

thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc của bên đề nghị.

Khoản 1 Điều 410 còn đặt ra điều kiện thứ ba là đề nghị phải được đưa ra

đối với “bên được đề nghị đã được xác định cụ thể”. Điều này cũng chưa phù

hợp với thông lệ quốc tế. Về cơ bản, trong hầu hết các trường hợp, bên được đề

nghị là bên đã được xác định cụ thể, nhằm phân biệt đề nghị với những trường

hợp mời đề nghị giao kết hợp đồng như quảng cáo, báo giá, mời thầu… Tuy

nhiên, thông lệ quốc tế cũng thừa nhận trong một số trường hợp ngoại lệ, quảng

cáo hay báo giá có thể được coi là đề nghị giao kết hợp đồng nếu nó thỏa mãn

được hai điều kiện nói trên, đó là những trường hợp quảng cáo, báo giá có thêm

một số ngôn từ thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc của

bên đưa ra quảng cáo, ví dụ: “ai đến trước được mua trước” (first come first

serve), “các điều kiện trên áp dụng cho đến khi bán hết hàng” (while supplies

last). Hoặc trong trường hợp hứa thưởng, lời hứa thưởng là một đề nghị giao kết

hợp đồng, nhưng bên được đề nghị có thể không được xác định cụ thể cho đến

khi bên đó chấp nhận đề nghị bằng việc hoàn thành xong công việc được hứa

thưởng. Như vậy, trong những trường hợp này, kể cả khi bên được đề nghị

không được xác định cụ thể thì vẫn được coi là đề nghị giao kết hợp đồng.

4. Điều 411- Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng

Tiêu đề của Điều 411 cần được sửa lại cho chính xác là “Thời điểm đề nghị

giao kết hợp đồng có hiệu lực”.

5. Điều 413 - Hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng

Điều 413 chỉ cho phép bên đề nghị hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng trong

trường hợp đã nêu rõ quyền hủy bỏ trong đề nghị, và hủy bỏ chỉ có hiệu lực nếu bên

được đề nghị nhận được thông báo hủy bỏ trước khi trả lời chấp nhận. Như vậy,

quyền hủy bỏ đề nghị của bên đề nghị chỉ được thực hiện trong phạm vi rất hạn chế.

Điều này không phù hợp với thông lệ quốc tế. Điều 2.1.4 Bộ nguyên tắc Unidroit

23

Page 28: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

quy định bên đề nghị có quyền hủy bỏ đề nghị nếu bên được đề nghị nhận được

thông báo hủy bỏ trước khi gửi chấp nhận đi, trừ trường hợp đề nghị thể hiện rằng

nó không thể bị hủy bỏ (ví dụ, bằng việc ấn định một thời hạn trả lời chấp nhận),

hoặc trường hợp bên được đề nghị đã tin tưởng một cách hợp lý rằng đề nghị không

bị hủy bỏ và đã hành động trên cơ sở tin tưởng vào đề nghị đó.

6. Điều 416 - Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng và Điều 415 - Sửa đổi đề nghị do bên được đề nghị đề xuất

Khoản 1 Điều 416 giữ nguyên định nghĩa về chấp nhận đề nghị giao kết hợp

đồng trong Điều 396 BLDS 2005: “Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả

lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung

của đề nghị”. Điều 415 cũng nhắc lại Điều 395 BLDS 2005: “Khi bên được đề nghị

đã chấp nhận giao kết hợp đồng, nhưng có nêu điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị thì

coi như người này đã đưa ra đề nghị mới”. Trước hết, về mặt kỹ thuật, Điều 415 nên

được đặt sau Điều 416 để đảm bảo tính lô gic; mặc khác, cần sửa cụm từ “chấp

nhận giao kết hợp đồng” ở Điều 415 thành “chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng”

để bảo đảm tính chính xác và nhất quán giữa các điều luật (cần sửa tương tự ở các

điều 417, 418, 419, 420, 423). Thứ hai, về mặt nội dung, các quy định của Điều 415

và khoản 1 Điều 416 vẫn mang tính cứng nhắc của luật hợp đồng truyền thống (quy

tắc trùng khớp giữa đề nghị và chấp nhận đề nghị như ảnh và vật qua gương –

“mirror image rule”) và không phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế hiện đại về

chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, vì trong nhiều trường hợp, chấp nhận không

hoàn toàn trùng khớp với các điều khoản trong đề nghị mà có sửa đổi, bổ sung, hoặc

thêm vào các điều kiện hay hạn chế nhất định.

Theo Điều 2.1.11 Bộ nguyên tắc Unidroit, nếu trả lời chấp nhận của bên được

đề nghị có chứa đựng các điều khoản bổ sung hay sửa đổi nhưng không cơ bản so với

các điều khoản trong đề nghị, thì trả lời của bên được đề nghị vẫn được coi là chấp

nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp bên đề nghị phản đối các sửa đổi, bổ

sung này trong một thời hạn hợp lý; nếu bên đề nghị không phản đối thì hợp đồng

vẫn được giao kết, và các điều khoản sửa đổi, bổ sung đó được coi là một phần của

hợp đồng. Điều khoản sửa đổi, bổ sung thường được coi là không làm thay đổi cơ

bản nội dung của đề nghị nếu nó không phải là các điều khoản liên quan đến giá cả,

phương thức thanh toán, thời hạn thực hiện hợp đồng, địa điểm thực hiện hợp đồng,

24

Page 29: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

giới hạn trách nhiệm của một bên đối với bên kia, giải quyết tranh chấp. Một yếu tố

quan trọng nữa cũng cần xem xét đến là theo tập quán giao dịch trong lĩnh vực đó thì

điều khoản sửa đổi, bổ sung này có thường được các bên giao kết hợp đồng đưa vào

hay không, liệu nó có gây bất ngờ đối với bên đề nghị hay không.

Dự thảo cũng còn thiếu quy định về phương thức chấp nhận và thời điểm

chấp nhận giao kết hợp đồng có hiệu lực (khoản 2 Điều 416 chỉ quy định về sự im

lặng mà không quy định các phương thức chấp nhận). Theo Điều 2.1.6 Bộ nguyên

tắc Unidroit, chấp nhận có thể bằng bất kỳ phương thức nào (lời nói, văn bản, hành

vi của bên được đề nghị), trừ trường hợp bên đề nghị nêu rõ phương thức chấp nhận

trong đề nghị giao kết hợp đồng, và chấp nhận có hiệu lực khi bên đề nghị nhận

được thông tin về việc chấp nhận; tuy nhiên, nếu đề nghị có nêu hoặc giữa các bên

đã có thói quen giao dịch trước đó, thì bên được đề nghị có thể chấp nhận bằng việc

thực hiện hành vi mà không cần thông báo cho bên đề nghị, và trong trường hợp

này, chấp nhận có hiệu lực khi hành vi được thực hiện.

7. Điều 418 và Điều 419 – Trường hợp bên đề nghị hoặc bên được đề nghị chết, mất năng lực hành vi dân sự

Quy định của Điều 418 vừa thừa, vừa không giải quyết được vấn đề hiệu lực

của đề nghị giao kết hợp đồng trong trường hợp bên đề nghị chết trước khi bên

được đề nghị trả lời chấp nhận. Điều 418Dự thảo đơn thuần nhắc lại quy định của

Điều 398 BLDS 2005:“Trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc mất

năng lực hành vi dân sự sau khi bên được đề nghị giao kết hợp đồng trả lời chấp

nhận giao kết hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng vẫn có giá trị.” Điều luật này

không làm rõ “sau khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận” là sau thời điểm nào,

thời điểm bên được đề nghị gửi chấp nhận đi hay thời điểm bên đề nghị đã nhận

được thông báo chấp nhận. Nếu hiểu là sau thời điểm bên đề nghị nhận được thông

báo chấp nhận thì hợp đồng đã được giao kết và làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của

các bên, nếu bên đề nghị chết thì người thừa kế của họ sẽ kế thừa quyền và nghĩa vụ

theo hợp đồng (nếu quyền và nghĩa vụ này có thể được chuyển giao), nếu bên này

mất năng lực hành vi dân sự thì người giám hộ sẽ thực hiện các quyền và nghĩa vụ

thay cho bên đề nghị, do vậy điều luật này trở nên không cần thiết. Trong khi đó,

Điều 418 lại không giải quyết trường hợp bên đề nghị chết trong thời hạn trả lời

chấp nhận của bên được đề nghị thì đề nghị giao kết hợp đồng có còn hiệu lực hay

25

Page 30: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

không, bên được đề nghị có quyền trả lời chấp nhận nữa hay không. Mặt khác, Điều

414 không quy định việc bên đề nghị chết hay mất năng lực hành vi dân sự trong

thời hạn chờ chấp nhận là một trường hợp chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng, vậy

liệu có thể hiểu rằng nếu bên đề nghị chết hay mất năng lực hành vi dân sự trong

thời hạn chờ chấp nhận thì đề nghị giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực hay không?

Điều này cần được Dự thảo làm rõ hơn.

Điều 419, lặp lại Điều 399 BLDS 2005, cũng là một quy định thừa: “Trường

hợp bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng nhưng sau đó chết hoặc mất

năng lực hành vi dân sự thì việc trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có giá trị”.

Tương tự như Điều 418, điều luật này không làm rõ thời điểm “bên được đề nghị đã

chấp nhận giao kết hợp đồng” là thời điểm nào, thời điểm thông báo chấp nhận

được gửi đi hay được nhận bởi bên đề nghị? Nếu hiểu là thời điểm bên đề nghị nhận

được thông báo chấp nhận, tức là hợp đồng đã được giao kết, làm phát sinh quyền

và nghĩa vụ của các bên, người thừa kế hoặc người giám hộ của bên được đề nghị sẽ

tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bên đó. Việc quy định hiệu lực của

chấp nhận trong trường hợp này không còn cần thiết nữa.

8. Điều 421- Nội dung của hợp đồng

Điều luật này là không cần thiết vì những lý do sau đây:

- Khoản 1 Điều 421: “Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội

dung trong hợp đồng”, đây là điều đương nhiên vì Điều 409 đã định nghĩa “hợp

đồng là sự thỏa thuận”.

- Khoản 2 Điều 421 liệt kê những nội dung thông thường của hợp đồng (có lẽ

với mục đích hướng dẫn các bên thỏa thuận vào những nội dung đó), tuy nhiên, nếu

đã khẳng định nguyên tắc tự do thỏa thuận thì không cần liệt kê những nội dung

này, mà nên để cho các bên có quyền tự định đoạt về những nội dung mà họ cho là

cần thiết đưa vào hợp đồng, tùy theo tính chất của từng loại giao dịch. Nếu quy định

như khoản 2 Điều 421 có thể dẫn đến hiểu lầm rằng đây là những điều khoản cơ bản

mà hợp đồng buộc phải có. Hơn nữa, danh mục các nội dung thông thường này còn

khá đơn giản, thiếu rất nhiều điều khoản quan trọng, phổ biến trong thực tiễn đàm

phán, soạn thảo hợp đồng hiện nay, nên mục đích hướng dẫn của điều khoản cũng

chỉ đạt được ở mức độ hạn chế.

26

Page 31: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

9. Điều 423 - Thời điểm giao kết hợp đồng

Điều 423 Dự thảo về cơ bản lặp lại Điều 404 BLDS 2005. Khoản 1 đưa ra

nguyên tắc chung về xác định thời điểm giao kết hợp đồng là “thời điểm bên đề

nghị nhận được chấp nhận giao kết”. Tiếp theo, khoản 2, 3 và 4 quy định thời điểm

giao kết hợp đồng trong từng trường hợp cụ thể như: chấp nhận bằng hình thức im

lặng, giao kết hợp đồng bằng lời nói, giao kết hợp đồng bằng văn bản. Tuy nhiên,

điều luật này chưa đảm bảo tính thống nhất với quy định về hình thức của giao dịch

dân sự ở Điều 136. Khoản 1 Điều 136 quy định: Giao dịch dân sự được thể hiện

bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua

phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng

văn bản. Như vậy, Điều 423 thiếu quy định về thời điểm giao kết hợp đồng khi hợp

đồng được giao kết bằng các hình thức khác như thông điệp dữ liệu hay hành vi.

Nếu coi thông điệp dữ liệu cũng là “văn bản” thì quy định ở khoản 4 Điều 423 lại

không phù hợp đối với trường hợp mua hàng qua mạng (đặt lệnh mua và thanh toán

trên mạng) hay đăng ký tài khoản sử dụng dịch vụ trên mạng Internet.

Ngoài ra, đối với trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng yêu cầu bên được đề

nghị chấp nhận bằng việc thực hiện một công việc (ví dụ, trường hợp hứa thưởng)

thì hợp đồng được giao kết từ thời điểm bên được đề nghị hoàn thành công việc đó.

Tuy nhiên, Điều 423 chưa có quy định về trường hợp này.

10. Điều 424 - Hiệu lực của hợp đồng

Khoản 1 Điều 424 giữ nguyên quy định tại Điều 405 BLDS 2005: “Hợp

đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp các

bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.” Cụm từ “Hợp đồng được

giao kết hợp pháp” ở đây không rõ nghĩa (hợp pháp được hiểu là về nội dung hay

hình thức, hợp pháp có nghĩa là không trái pháp luật hay không vi phạm điều cấm

của luật hay phải tuân thủ đúng các quy định pháp luật). Để thống nhất với Điều

134 về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự và làm rõ hơn Khoản 1 Điều 424,

nên sửa thành “Hợp đồng thỏa mãn các điều kiện ở Điều 134 Bộ luật này có hiệu

lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật

có quy định khác về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.”

11. Điều 427 - Phụ lục hợp đồng

Khoản 2 Điều 427 quy định: “Trường hợp phụ lục hợp đồng quy định chi tiết 27

Page 32: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

một số điều, khoản của hợp đồng mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng thì thực

hiện theo nội dung của hợp đồng”. Tuy nhiên, phụ lục hợp đồng thường được ký

sau khi ký kết hợp đồng, do đó, nếu nó có quy định khác so với hợp đồng thì có thể

hiểu là sửa đổi hợp đồng; còn nếu phụ lục hợp đồng được ký đồng thời với hợp

đồng, thì tức là các phần trong hợp đồng mâu thuẫn với nhau, khi đó phải căn cứ

vào các nguyên tắc giải thích hợp đồng để xác định rõ ý chí của các bên, chứ không

nên phủ định ngay nội dung của phụ lục hợp đồng như Khoản 2 Điều 427.

Đoạn 3 Khoản 2 Điều 427 quy định: “Trường hợp phụ lục hợp đồng dùng để

sửa đổi, bổ sung hợp đồng thì phải ghi rõ nội dung những điều khoản sửa đổi, bổ

sung và thời điểm có hiệu lực”. Tuy nhiên, điều khoản này thiếu vế thứ hai là nếu

phụ lục hợp đồng không ghi rõ thời điểm có hiệu lực của các sửa đổi, bổ sung thì

thời điểm đó được xác định như thế nào.

12. Điều 428 – Điều kiện giao dịch chung

Khoản 1 Điều 428 định nghĩa “Điều kiện giao dịch chung là những điều

khoản ổn định do một bên công bố để áp dụng chung cho các bên được họ đề nghị

giao kết hợp đồng; nếu bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng thì coi như

chấp nhận các điều khoản này.” Quy định này có hai điểm bất cập. Thứ nhất, quy

định này dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau về như thế nào được coi là điều khoản

“ổn định”; hơn nữa, yêu cầu về tính ổn định là không cần thiết, nhất là hiện nay bên

đưa ra điều kiện giao dịch chung thường xuyên thay đổi các điều khoản sử dụng

hàng hóa, dịch vụ của mình cho phù hợp với sự thay đổi của thị trường, thị hiếu

người tiêu dùng... Tiêu chí quan trọng của điều kiện giao dịch chung không phải

tính ổn định là là tính công khai và áp dụng chung cho các bên được đề nghị giao

kết hợp đồng. Thứ hai, về mặt kỹ thuật, từ “họ” mâu thuẫn với cụm từ “một bên”

trong cùng một câu.

Khoản 2 Điều 428 sử dụng cụm từ “bên xác lập giao dịch” là không rõ ràng

và không nhất quán với các điều khoản khác trong phần Giao kết hợp đồng, cần

được sửa lại là “bên giao kết hợp đồng”.

13. Điều 429 - Hợp đồng vô hiệu

Khoản 1 Điều 429 là không cần thiết khi viện dẫn lại các quy định về giao

dịch dân sự vô hiệu từ Điều 139 đến Điều 148, trong khi Điều 133 đã định nghĩa

giao dịch dân sự là “hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương”.28

Page 33: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

14. Điều 430 - Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được

Điều luật này đứng riêng một mình và không có mối liên hệ nào với các quy

định về hợp đồng vô hiệu, về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự cũng như

các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu. Điều này tạo nên sự thiếu logic và thống

nhất giữa các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu. Vì vậy, nên bổ sung một điều

kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự là đối tượng giao dịch có thể thực hiện được,

bổ sung một điều luật về giao dịch dân sự vô hiệu do có đối tượng không thể thực

hiện được vào phần Giao dịch dân sự, và lược bỏ Điều 430.

15. Giải thích hợp đồng

Điều 409 về giải thích hợp đồng trong BLDS 2005 đã được lược bỏ, thay

bằng Điều 138 về giải thích giao dịch dân sự trong Dự thảo. Tuy nhiên, giải pháp

này chưa thực sự hợp lý. Do việc giải thích nội dung di chúc đã có quy định riêng ở

Điều 674 Dự thảo, nên giải thích hợp đồng cũng nên có một điều khoản riêng, vì

ngoài di chúc thì phần lớn nhu cầu giải thích giao dịch dân sự là giải thích hợp

đồng. Vì vậy, nên giữ nguyên điều luật về giải thích hợp đồng ở phần Hợp đồng,

nhưng cần xem xét bổ sung một số nguyên tắc giải thích hợp đồng đã được thừa

nhận chung trong thông lệ quốc tế sau đây mà Điều 138 Dự thảo chưa đề cập hoặc

chưa quy định rõ:15

- Việc giải thích hợp đồng trước hết căn cứ vào ngôn từ của chính bản hợp

đồng, sau đó mới đến các nguồn tham khảo khác.

- Thứ tự áp dụng các nguồn tham khảo khác ngoài hợp đồng: quá trình thực

hiện hợp đồng, nếu hợp đồng chia làm nhiều kỳ hạn thực hiện (course of

performance); quá trình đàm phán thương lượng giữa các bên dẫn đến giao kết hợp

đồng; tính chất và mục đích của hợp đồng;thói quen giao dịch giữa các bên đã được

xác lập trước khi giao kết hợp đồng (course of dealing);cách hiểu và ứng xử (tập

quán) trong ngành, lĩnh vực tương ứng (trade usages).

- Giải thích hợp đồng phải bảo đảm cho tất cả các điều khoản hợp đồng đều

có hiệu lực.

- Giải thích hợp đồng theo hướng không có lợi cho bên soạn thảo hợp đồng

đã đưa ra điều khoản không rõ ràng.

15 Chương 4 Bộ nguyên tắc Unidroit; Restatement (Second) of Contracts (2d) §§ 201-204; U.C.C.§ 2-208.

29

Page 34: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

- Trong trường hợp hợp đồng được soạn thảo bằng nhiều ngôn ngữ khác

nhau, và các bản hợp đồng bằng các ngôn ngữ đó đều có giá trị như nhau, nếu có sự

khác biệt giữa các bản hợp đồng bằng các ngôn ngữ khác nhau đó, thì ưu tiên áp

dụng bản hợp đồng bằng ngôn ngữ được sử dụng đầu tiên để soạn thảo hợp đồng.

16. Điều khoản về tính hoàn chỉnh của hợp đồng (Merger Clause)

Trong thực tiễn giao kết hợp đồng và thông lệ quốc tế hiện nay, hợp đồng

thường có điều khoản merger clause khẳng định hợp đồng là một chỉnh thể duy nhất

và thay thế mọi tài liệu giao dịch, phát ngôn trước đó giữa các bên, nhằm tránh tình

trạng các bên sử dụng các tài liệu hay phát ngôn khác ngoài hợp đồng để thay đổi,

bác bỏ hay bổ sung các điều khoản của hợp đồng. Điều 2.1.17 Bộ nguyên tắc

Unidroit đã ghi nhận thực tế này: “Trong trường hợp hợp đồng bằng văn bản có

điều khoản quy định rằng hợp đồng này bao gồm toàn bộ các điều khoản đã được

các bên thỏa thuận, thì hợp đồng không thể bị bác bỏ hay bổ sung bởi chứng cứ về

các phát ngôn hay thỏa thuận trước đó. Tuy nhiên, các phát ngôn hay thỏa thuận này

có thể được sử dụng để giải thích hợp đồng.” Dự thảo cần xem xét bổ sung quy định

này cho phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế.

30

Page 35: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

BIÊN BẢN TỌA ĐÀM“Chế định tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng trong Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa

đổi”

Thời gian: 08h00’ ngày 05 tháng 02 năm 2015.Địa điểm: Phòng 306, nhà E1, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội08h00’: Bắt đầu đăng ký đại biểu

08h30’: PGS. TS. Vũ Công Giao - phụ trách bộ môn Luật Hiến pháp - Hành chính,

Khoa Luật, ĐHQGHN phát biểu khai mạc, giới thiệu tọa đàm.

Các đại biểu tham dự tọa đàm:- PGS.TS Trịnh Quốc Toản - Quyền Chủ nhiệm Khoa Luật, ĐHQGHN;- PGS.TS Ngô Huy Cương - Trưởng bộ môn Luật dân sự, Khoa Luật, ĐHQGHN;- Ths. GVC. Bùi Thanh Hằng - Nguyên trưởng bộ môn Luật dân sự, Giám đốc

Trung tâm nghiên cứu quyền con người - quyền công dân, Khoa Luật, ĐHQGHN;

- TS. Nguyễn Bích Thảo - giảng viên bộ môn Luật dân sự, Khoa Luật, ĐHQGHN;- TS Mai Hải Đăng - phó trưởng phòng quản lý đàotạo Khoa Luật;- PGS.TS Lê Thị Châu - nguyên chủ nhiệm Khoa Luật ĐH Công Đoàn;- TS Lương Minh Tuân - phó TBT tạp chí Nghiên cứu lập pháp;- TS. Nguyễn Văn Mạnh - vụ phó vụ Pháp luật Văn phòng Chính phủ;- MS. Nguyễn Bích Phượng - đại diện ISEE;- TS Nguyễn Am Hiểu - Bộ tư pháp;- PGS.TS Nguyễn Đức Minh, Viện hàn lâm khoa học Việt Nam.Cùng các học viên cao học chuyên ngành luật dân sự.08h40’: PGS.TS. Trịnh Quốc Toản phát biểu quan điểm cho rằng pháp luật dân sự

nói chung và Bộ luật dân sự Việt Nam nói riêng có giá trị lâu đời và rất thiết thực

với đời sống người dân. Việc lấy ý kiến nhân dân về Bộ luật dân sự sửa đổi có ý

nghĩa quan trọng nên rất cần thiết để có những tọa đàm khoa học như hôm nay để

thu thập ý kiến chuyên môn, học thuật của các chuyên gia để đóng góp tốt hơn cho

sự hoàn thiện của dự thảo.

08h45’: PGS. TS Ngô Huy Cương trình bày tham luận: “Chế định tài sản trong Dự

thảo BLDS 2005 sửa đổi”

Luật dân sự là một ngành luật quan trọng chỉ xếp sau Hiến pháp, góp phần

ổn định đời sống nhân dân nên ít khi bị ảnh hưởng của biến động chính trị. Quy

định những giá trị cốt yếu nhất gắn bó với đời sống nhân dân. Mục tiêu ổn định để

phát triển ở Việt Nam được đặt hàng đầu nên rất cần thiết phải xây dựng một đạo

luật có tính bền vững, đặc biệt là BLDS

31

Page 36: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

Dự thảo hiện nay mắc những sai lầm lớn về mô hình, chủ thuyết và kỹ thuật

pháp lý. Nếu BLDS còn mắc phải những sai lầm như vậy thì chưa đạt được mục

tiêu ổn định.

- Về mô hình: Chủ yếu ở những nước theo hệ thống Civil law và Soviet Law

mới thực hiện pháp điển hóa các quy định pháp luật dân sự, chẳng hạn như ở Pháp

với ba quyển điều tiết các quan hệ nhân thân và tài sản cơ bản. Người Đức cũng

chắt lọc ra những nguyên tắc chung nhất để xây dựng quyển 1 về phần chung liên

quan đến chủ thể, vật,… Tài sản ở đây bao gồm cả tài sản vô hình và hữu hình.

BLDS Việt Nam được coi là xây dựng theo mô hình của Đức song lại đưa định

nghĩa về tài sản theo quan điểm khác khiến có sự khập khiễng. Định nghĩa hiện

hành về tài sản trong Dự thảo còn chưa phù hợp vì có sự sao chép Điều 128 BLDS

Liên bang Nga nhưng chưa đầy đủ mà đặc biệt là chưa ghi nhận quyền loại trừ -

một quyền xương sống của nhóm quyền tài sản. Hơn nữa nếu chỉ phân loại tài sản

như trong Dự thảo thì không rõ tiền và giấy tờ có giá là tài sản vô hình hay hữu

hình. Điều này trong luật Liên bang Nga cũng đã được giải thích ở các điều luật sau

Điều 128 mà chưa được tiếp thu cẩn trọng vào Dự thảo lần này.

Lỗi mô hình thứ hai là đưa một số vật quyền vào phần nghĩa vụ, như các vật

quyền phụ thuộc để đảm bảo cho các trái quyền (cầm cố, thế chấp,…) hay quyền ưu

tiên (được lấy nợ trên một giá trị tài sản trước các chủ nợ khác) vốn cùng bản chất

vật quyền nhưng lại được đưa ở phần khác. Một sự khác nhau nữa giữa biện pháp

bảo đảm đối vật và biện pháp bảo đảm đối nhân cũng cần được phân biệt rõ song

Dự thảo cũng chưa làm được điều này.

Tôi cho rằng cần nâng cao tính trừu tượng của Bộ luật theo mô hình của Hà

Lan hoặc theo mô hình của bang Louisiana (Hoa Kỳ) để chia nhỏ các chế định ra thì

khi sửa đổi sẽ dễ dàng hơn. Do chưa lựa chọn được mô hình ở bước đầu tiên nên

việc sửa đổi không theo một khuôn khổ nhất định.

- Về chủ thuyết, tôi cho rằng Việt Nam chưa bao giờ có chủ thuyết trong xây

dựng BLDS mà ngay cả Trung Quốc cũng đã có nên việc sửa đổi mang tính chắp

vá. Ví dụ như quyền sở hữu gồm các quyền chiếm hữu, sử dụng, hưởng hoa lợi

(không có đối với các cơ quan nhà nước) và định đoạt. Đây cũng là một logic hợp lý

góp phần thừa nhận quyền hưởng dụng dựa trên tài sản của người khác. Tuy nhiên

trong Dự thảo BLDS của Việt Nam hiện tại vẫn thừa nhận ba nhóm quyền như cũ

nhưng có thêm quyền hưởng dụng vốn trùng với quyền chiếm hữu và sử dụng mà

32

Page 37: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

bỏ quên đi quyền hưởng hoa lợi. Điều này có thể được lý giải bởi cách mạng

XHCN là cách mạng về sở hữu vốn không coi trọng sở hữu cá nhân nên không quan

tâm đến những vật quyền phụ, thủ tiêu tối đa khái niệm pháp nhân. Các nước

XHCN chuyển đổi hiện đang đề cao học thuyết tài sản chuyển đổi do John Lock

xây dựng, coi tài sản làm ra là do sức lực của con người trộn lẫn với các yếu tố tài

nguyên sẵn có nên con người có quyền sở hữu tuyệt đối với những tài sản có do

công sức của họ tạo ra.

- Về kỹ thuật lập pháp trong xây dựng luật còn chưa đảm bảo. Ví dụ như ở

Điều 183 không phù hợp với một nguyên tắc cơ bản (với ngụ ý vật quyền phải được

xác định) với việc liệt kê ở các khoản từ 1 đến 4 là chưa đầy đủ, lại thêm khoản 5

cho phép luật có thể định ra những loại vật quyền mới.

09h10’: Ths. GVC. Bùi Thanh Hằng trình bày tham luận: “Chế định nghĩa vụ trong

Dự thảo BLDS sửa đổi”

Chế định nghĩa vụ và hợp đồng được ghi nhận ở phần thứ ba của dự thảo là

một chế định có phạm vi rộng nên rất khó để đánh giá toàn bộ nên ở đây chỉ xem

xét về các biện pháp bảo đảm. Tôi cũng có tiếp cận tương tự với PGS. TS Ngô Huy

Cương là từ cơ sở vật quyền. Ở đó chúng ta thấy ngay một điều không phù hợp là

vẫn để tên chương là “nghĩa vụ và hợp đồng”. Ban soạn thảo đã rất “cách mạng”

nhưng không triệt để ở quan điểm về xây dựng khái niệm vật quyền mà chưa coi

quyền sở hữu cũng là một vật quyền. Như thế là phân biệt không rạch ròi giữa

quyền sở hữu và các vật quyền khác mà ở đó quyền sở hữu là nhóm quyền chính

bên cạnh các vật quyền như quyền địa dịch chẳng hạn. Điều 183 vẫn được xây dựng

theo tính chất liệt kê mà có thể còn tiếp tục được xây dựng thêm bởi quy định của

luật. Tôi cho rằng nên thay vào đó là việc xây dựng nguyên tắc chung để xác định

vật quyền trong bất kỳ trường hợp nào.

Thứ hai là về các biện pháp bảo đảm. Kinh nghiệm của Pháp có thể gợi mở

cho chúng ta, ở đó không có các quy định về biện pháp bảo đảm rõ ràng, sau năm

2005 thực hiện cải cách thì tách riêng các biện pháp bảo đảm để dễ dàng tiếp cận và

phân biệt các biện pháp nào là bảo đảm đối vật và biện pháp nào là bảo đảm đối

nhân. Dường như các quy định này ở BLDS 2005 của Việt Nam chưa được làm rõ

nên tính khái quát của BLDS 2005 là chưa cao. Để khắc phục, Dự thảo đã có thay

đổi và nên sử dụng thuật ngữ “các biện pháp bảo đảm”…Một điều nữa là tên gọi

33

Page 38: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

của chương “Nghĩa vụ và hợp đồng” cho thấy sự không tương đương giữa hai vế do

hợp đồng chỉ là căn cứ để xác lập nghĩa vụ.

Về đăng ký tài sản, trong dự thảo, tại Điều 123 không chỉ còn là đăng ký

quyền sở hữu (như ở BLDS 2005) nữa mà có tiến bộ hơn. Tuy nhiên, Việt Nam

đang có sự nhầm lẫn giữa đăng ký vật quyền với đăng ký giao dịch. Dường như có

quan điểm cho rằng đăng ký giao dịch làm phát sinh hiệu lực của giao dịch nhưng

như vậy là trái với nguyên tắc về tự do ý chí. Nghĩa là chỉ các bên chứ không phải

bên thứ ba (qua việc đăng ký) chịu tác động của giao dịch. Ngược lại, việc đăng ký

tài sản mới có ý nghĩa đối kháng với người thứ ba phát sinh từ các giao dịch. Điều

đó sẽ giải quyết được câu chuyện giao dịch không đúng hình thức thì có giá trị như

thế nào. Do đó, nên có sự phân biệt rất rõ giữa đăng ký tài sản và đăng ký giao dịch,

thời điểm phát sinh trái quyền, vật quyền.

Về khái niệm nghĩa vụ. Cho đến dự thảo hiện nay vẫn định nghĩa nghĩa vụ là

“việc”, tôi cho rằng như vậy sẽ dễ để tiếp cận nhưng là sự sai lạc về bản chất của

nghĩa vụ.

09h30’: Thảo luận. Do PGS. TS. Ngô Huy Cương điều hành thảo luận.

09h 35’: TS. Nguyễn Am Hiểu

Nền tảng môi trường đào tạo luật dân sự ở Việt Nam còn rất hạn chế nên có

ảnh hưởng lớn đối với việc xây dựng BLDS ở Việt Nam. Đơn giản nhất là định

nghĩa về BLDS, thay vì cách hiểu là thiết lập những quy tắc xử sự chung thì chỉ nên

coi là công cụ để giải quyết những tranh chấp pháp lý. Tuy nhiên, nhìn tổng thể thì

sẽ là rất khó để sửa đổi BLDS nếu không đánh giá, cân nhắc đến nền móng của Bộ

luật. Do chúng ta chưa lựa chọn được một mô hình như các nước nên việc xây dựng

càng khó khăn hơn. Chúng ta đang nhầm lẫn khi giao BLDS giải quyết toàn bộ câu

chuyện sở hữu, trong khi LDS chỉ nên quan tâm đến giải quyết tài sản như thế nào

khi đem ra lưu thông. Do đó, tính trừu tượng hóa của LDS cũng cần được tính đến

để đảm bảo tính áp dụng rộng rãi và bền vững của đạo luật.

09h45’: PGS.TS Ngô Huy Cương

Ở miền Nam Việt Nam đã từng có nhiều nhà khoa học như TS Trần Văn

Liêm, đến GS Vũ Văn Mẫu, và gần đây có Triệu Quốc Mạnh, nhưng các công trình

chưa được khai thác, nghiên cứu để rút ra những tư tưởng pháp lý ở thời kỳ này.

Hiện nay chúng ta đang thực hiện việc đưa ra lấy ý kiến nhân dân thì không phù

34

Page 39: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

hợp vì LDS là lĩnh vực rất khó. Nếu như không xây dựng được nền tảng ở BLDS thì

các ngành luật về kinh tế - thương mại cũng khó bền vững.

09h50’: TS. Vũ Thị Hồng Yến (ĐH Luật HN)

Dự thảo hiện nay đúng là chưa thể hiện được chủ thuyết rõ ràng và đầy đủ,

có dấu hiệu của sự rời rạc, phân tán trong kết cấu của BLDS. Các biện pháp bảo

đảm dựa trên sự thỏa thuận của các bên nên căn cứ xác lập là hợp đồng (phát sinh

trái quyền) nhưng chính từ những hợp đồng cũng phát sinh các vật quyền. Đồng ý là

các biện pháp bảo đảm do pháp luật quy định là các đặc quyền, còn các biện pháp

phòng vệ lại mang tính chất thực tiễn và pháp luật chỉ cần ghi nhận (ví dụ: cầm giữ

tài sản là biện pháp phòng vệ chứ không phải là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa

vụ vì khi phát sinh quyền cầm giữ thì nghĩa vụ đã bị vi phạm rồi). Bảo lưu quyền sở

hữu có thực sự là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hay không? Ngoài ra,

hiện nay trên thực tế có trường hợp các bên mua bán thỏa thuận chuyển nhượng

quyền sở hữu tạm thời cho đến khi bên mua thanh toán đầy đủ, đây cũng là một

biện pháp bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán nhưng Dự thảo lại chưa

ghi nhận.

Tôi cũng đồng ý rằng BLDS hiện đang có sự nhầm lẫn giữa tài sản và quyền

tài sản là đối tượng trong giao dịch dân sự. Cần có sự phân biệt rất rõ ràng khi nào

là vật và khi nào là quyền đối với vật để xây dựng các giải pháp đối với tài sản là

đối tượng trong giao dịch.

10h05’: TS. Nguyễn Bích Thảo.

Xác lập giao dịch bảo đảm, xác lập hiệu lực đối kháng với bên thứ ba, xác

định thứ tự ưu tiên thanh toán và xử lý tài sản bảo đảm là bốn trụ cột của pháp luật

về giao dịch bảo đảm. Thông lệ quốc tế tiếp cận giao dịch bảo đảm từ góc độ các

giao dịch đó có thúc đẩy phát triển kinh tế, khuyến khích hoạt động tài trợ vốn hay

không. Do đó, pháp luật cần cung cấp giải pháp pháp lý phù hợp để giải quyết

quyền lợi của các chủ thể quyền và nhằm đạt được mục đích nói trên mà không cần

quan tâm đến định danh của chế định.

Về những quy định cụ thể của các biện pháp bảo đảm thì ở Dự thảo cũng đã

có những quy định khá chi tiết, tuy nhiên về hiệu lực đối kháng với bên thứ ba thì

có sự nhầm lẫn giữa hiệu lực của giao dịch bảo đảm giữa hai bên và hiệu lực đối

kháng với bên thứ ba. Điều 326 quy định khi biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực

đối kháng với người thứ ba thì bên nhận bảo đảm mới có quyền theo đuổi tài sản

35

Page 40: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

bảo đảm và quyền xử lý trực tiếp tài sản bảo đảm, quy định này không đúng vì ngay

cả khi giao dịch bảo đảm không được công khai hóa thì vẫn phát sinh hiệu lực giữa

hai bên giao dịch, còn xác lập hiệu lực đối kháng với bên thứ ba là căn cứ để xác

định thứ tự ưu tiên. Dự thảo đã bổ sung quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán nhưng

vẫn còn bất cập, ví dụ: điểm b khoản 1 Điều 327 xác định thứ tự ưu tiên dựa vào thứ

tự xác lập giao dịch là chưa rõ ràng và hợp lý, mà phải là thứ tự công khai hóa giao

dịch. Dự thảo cũng chưa có quy định về thứ tự ưu tiên giữa chủ nợ có bảo đảm và

cơ quan thuế.

10h20’: Giải lao

10h35’: TS. Nguyễn Bích Thảo trình bày tham luận: “Chế định về giao kết hợp

đồng trong Dự thảo BLDS sửa đổi”

Tôi cho rằng việc tổng kết thực tiễn áp dụng Bộ luật dân sự trước khi sửa đổi

còn chưa được đầy đủ trong khi với BLDS thì phải là sự thừa nhận đối với thực tiễn

giao dịch dân sự để giải quyết khi có phát sinh tranh chấp. Một khó khăn ở nước ta

là các bản án giải quyết tranh chấp nói chung và về tranh chấp hợp đồng nói riêng

còn chưa được công khai nên rất khó để các nhà nghiên cứu phân tích, đánh giá và

đưa ra những kiến nghị phù hợp.

Tôi dựa trên Bộ nguyên tắc về hợp đồng thương mại quốc tế của Unidroit

(PICC) và tham khảo thêm một số quy định về hợp đồng của UCC ở Hoa Kỳ để đưa

ra những bình luận cụ thể đối với phần này của Dự thảo.

Nhìn tổng quát, những chế định về giao kết hợp đồng cũng có những tiến bộ,

từng bước tiếp cận với thông lệ quốc tế như về bảo vệ bên yếu thế. Xu thế pháp luật

hợp đồng hiện nay, để tăng cường sự công bằng đã giảm bớt những hạn chế của xác

lập hợp đồng (dễ dàng hơn trong việc công nhận một hợp đồng được giao kết) và

tăng thêm những trường hợp có thể được miễn khỏi các nghĩa vụ từ hợp đồng. Ở

Điều 409 quy định về khái niệm hợp đồng và áp dụng pháp luật song nội dung ở

khoản 2 còn chưa đáp ứng được mong đợi. Chẳng hạn nếu hợp đồng được quy định

trong pháp luật chuyên ngành mà không tuân theo quy định chung của BLDS thì

giải quyết như thế nào, khoản 2 Điều 409 không đưa ra giải pháp.

Về phương thức giao kết hợp đồng, Dự thảo chưa có quy định riêng nhưng

qua các quy định chung mới thấy được phương thức chung là có đề nghị và chấp

nhận đề nghị vốn là phương thức truyền thống. Song thực tiễn quốc tế cho thấy

trong một số trường hợp quá trình đàm phán hợp đồng kéo dài, rất khó xác định

36

Page 41: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

ranh giới đề nghị, chấp nhận đề nghị, đề nghị mới nên xu hướng là cởi mở hơn

trong việc ghi nhận giao kết hợp đồng. Ở Điều 410 về đề nghị giao kết hợp đồng, có

hạn chế là đề nghị phải đưa ra cho bên được đề nghị đã được xác định cụ thể nhưng

trong nhiều trường hợp bên được đề nghị không cần xác định cụ thể như hứa

thưởng. Ở Điều 413 về hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng đã hạn chế quyền của bên

đưa ra đề nghị. Thực tế là bên đưa ra đề nghị có quyền hủy trước khi bên được đề

nghị chấp nhận song ở Dự thảo lại đi ngược lại xu hướng chung là chỉ được hủy bỏ

đề nghị khi đã nêu rõ quyền này trong đề nghị. Ở Điều 415, Dự thảo vẫn đi theo quy

tắc truyền thống là phải chấp nhận toàn bộ các nội dung trong đề nghị trong khi

thông lệ quốc tế vẫn coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng khi có điều chỉnh

một số điều khoản không cơ bản của đề nghị. Dự thảo chưa có quy định về phương

thức chấp nhận, thời điểm chấp nhận giao kết hợp đồng. Điều 418 là một quy định

thừa do có thể được giải quyết theo quy định về thừa kế hay giám hộ, Dự thảo cũng

chưa giải quyết trường hợp một bên chết trước khi chấp nhận giao kết hợp đồng thì

giá trị của đề nghị giao kết hợp đồng như thế nào?

Nói đến giao kết hợp đồng bản chất là xem xét đến quá trình xác lập hợp

đồng như thế nào, nhưng chế định giao kết hợp đồng trong Dự thảo lại quy định cả

về nội dung hợp đồng và hiệu lực của hợp đồng. Về nội dung hợp đồng, Điều 421 là

một điều luật thừa. Khoản 1 Điều 421 quy định các bên có quyền thỏa thuận về nội

dung của hợp đồng là không cần thiết vì theo nguyên tắc của luật tư, công dân được

làm mọi thứ mà pháp luật không cấm. Nếu vẫn giữ quy định ở khoản 2 Điều 421 thì

dễ khiến các bên coi đây là những điều khoản bắt buộc cần có trong hợp đồng.

Điều 423, nếu có các quy định cụ thể như ở các khoản 2 đến 4 thì lại thiếu so

với Điều 136, chẳng hạn như giao kết hợp đồng điện tử. Ngoài ra, như trong trường

hợp hứa thưởng thì việc hoàn thành công việc cũng được coi là chấp nhận giao kết

hợp đồng nhưng cũng chưa được nhắc đến tại Điều 423.

10h55’: PGS. TS Nguyễn Đức Minh,

Trong Dự thảo có quy định 4 trường hợp không thực hiện nghĩa vụ, ở đây

xin bàn về trường hợp không thể thực hiện nghĩa vụ.

Điều 388 và Điều 430 nói về xử lý các trường hợp mà nghĩa vụ không thể

thực hiện được, nhưng câu hỏi đặt ra là những trường hợp nào là nghĩa vụ không thể

thực hiện?

37

Page 42: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

Ở Điều 388 có 2 trường hợp là bất khả kháng hoặc do lỗi của bên bị thiệt hại.

Ở Điều 430 là hợp đồng vô hiệu. Vậy phải hiểu thế nào là không thể thực hiện

nghĩa vụ: là việc người có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ của họ do

khách quan hoặc pháp lý. Vậy trường hợp đó thì có phải chịu trách nhiệm pháp lý

không? Dự thảo chưa làm rõ đầy đủ được vấn đề này, cụ thể là:

- Không thể thực hiện do khách thể, dự thảo chưa dự liệu

- Do chủ thể: Chủ thể không thực hiện được nhưng chủ thể thứ ba lại thực

hiện được thì trong dự thảo đã có

- Do không có khả năng thanh toán: Dự thảo chưa làm rõ;

- Căn cứ thời điểm xảy ra cản trở (ngay từ ban đầu hay trong khi thực hiện

hợp đồng). Với tình huống xảy ra ngay từ ban đầu thì ở Dự thảo đã có quy

định. Với tình huống phát sinh sau khi ký hợp đồng (vật để trong kho, sau đó

bị cháy, mất mà người bán không biết), thì Dự thảo chưa giải quyết được.

- Không thực hiện được nghĩa vụ do thực tế và do cá nhân. Luật chưa dự

liệu được.

11h05’: PGS. TS Lê Thị Châu

Ngay từ những kiến thức nền tảng về PLDS mà không được nhận thức và

làm rõ thì dễ nhầm lẫn giữa cái chung và cái riêng khiến những quy định trở nên rất

mông lung. Việc đó khiến cho Bộ luật càng xa dân hơn đến mức cả những chuyên

gia còn có những bất đồng chưa giải quyết được. Tôi rất mong muốn những thực

tiễn rất đời thường được ghi nhận trong luật để những người bình thường nhất cũng

có thể hiểu và áp dụng. Tôi cho rằng cần thiết phải có đánh giá tổng kết thi hành

BLDS 2005 để rút ra được những giá trị tham khảo.

11h 15’: Ths. GVC. Bùi Thị Thanh Hằng

Ngoài quan điểm xây dựng bộ luật đơn giản để mọi người cùng hiểu thì tôi

cho rằng Luật cần tính trừu tượng mang tính khoa học để tránh được sự lộn xộn và

thiếu logic. Trong đó, quan điểm đưa tự do ý chí làm nền tảng là giá trị cốt yếu.

11h20’: TS Nguyễn Văn Mạnh

Các nội dung của BLDS có liên hệ mật thiết với nhau, nên các quy định về

hợp đồng nói riêng mặc dù có phát sinh nhu cầu sửa đổi nhưng không thể làm riêng

lẻ. Từ đó dẫn đến nhu cầu phải thay đổi toàn diện cả Bộ luật. Trong khi đó, việc

38

Page 43: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

tổng kết thực tiễn áp dụng pháp luật ở ta còn mang nặng tính hình thức. Mặt khác sự

chuẩn bị cho sửa đổi bộ luật dân sự phải qua một quá trình lâu dài mà ở ta đang cố

để bao trọn thì không phù hợp với xu hướng là nên khái quát hóa, trừu tượng hóa

các chế định pháp luật dân sự để đảm bảo tính ổn định lâu dài.

11h30’: PGS. TS. Lê Thị Châu

Pháp luật cần xây dựng trên nền tảng kinh tế - xã hội của đất nước, khó rập khuôn.

11h35’: PGS. TS Ngô Huy Cương phát biểu tổng kết, bế mạc tọa đàm.

Tọa đàm kết thúc vào 11h40’ ngày 05/02/2015

Chủ trì tọa đàm Thư ký

39

Page 44: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

CHƯƠNG VII

TÀI SẢN

Điều 122. Tài sản

Tài sản có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản đối với các đối tượng

sở hữu trí tuệ và các quyền tài sản khác.

Tài sản bao gồm bất động sản và động sản.

Điều 123. Đăng ký tài sản

1. Bất động sản phải được đăng ký theo quy định của Bộ luật này và Luật

đăng ký tài sản.

2. Động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp Luật đăng ký tài sản có quy

định khác.

3. Các thông tin về tài sản đã đăng ký phải được công khai.

Điều 124. Bất động sản và động sản

1. Bất động sản là các tài sản bao gồm:

a) Đất đai;

b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;

c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;

d) Vật quyền được xác lập đối với bất động sản;

đ) Các tài sản khác do pháp luật quy định.

2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.

Điều 125. Vật

Vật được định hình ở dạng thể rắn, thể lỏng, thể khí và các dạng khác mà con

người có thể nắm giữ, chi phối.

Điều 126. Hoa lợi, lợi tức

1. Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại.

2. Lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản.

Điều 127. Vật chính và vật phụ

1. Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng.

2. Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính.

39

Page 45: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

3. Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật chính thì phải chuyển giao cả vật

phụ, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 128. Vật chia được và vật không chia được

1. Vật chia được là vật khi bị phân chia vẫn giữ nguyên tính chất và tính

năng sử dụng ban đầu.

2. Vật không chia được là vật khi bị phân chia thì không giữ nguyên được

tính chất và tính năng sử dụng ban đầu.

Khi cần phân chia vật không chia được thì phải trị giá thành tiền để chia.

Điều 129. Vật tiêu hao và vật không tiêu hao

1. Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ

được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.

Vật tiêu hao không thể là đối tượng của hợp đồng cho thuê hoặc hợp đồng

cho mượn.

2. Vật không tiêu hao là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ

được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.

Điều 130. Vật cùng loại và vật đặc định

1. Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng

và xác định được bằng những đơn vị đo lường.

Vật cùng loại có cùng chất lượng có thể thay thế cho nhau.

2. Vật đặc định là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm

riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí.

Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đặc định thì phải giao đúng vật đó.

Điều 131. Vật đồng bộ

Vật đồng bộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau

hợp thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phần

hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị

sử dụng của vật đó bị giảm sút.

Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đồng bộ thì phải chuyển giao toàn bộ

các phần hoặc các bộ phận hợp thành, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 132. Quyền tài sản

1. Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể là đối tượng trong

40

Page 46: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

quan hệ dân sự, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ, quyền sử

dụng đất và các quyền khác.

2. Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ được quy định trong Bộ luật

này và pháp luật về sở hữu trí tuệ.

3. Quyền sử dụng đất được quy định trong Bộ luật này và Luật đất đai.

41

Page 47: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

PHẦN THỨ BA

NGHĨA VỤ VÀ HỢP ĐỒNG

CHƯƠNG XVQUY ĐỊNH CHUNG

Mục 1

CĂN CỨ PHÁT SINH VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA NGHĨA VỤ

Điều 304. Khái niệm, căn cứ phát sinh nghĩa vụ

1. Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là

bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có

giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi

ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền).

2. Nghĩa vụ phát sinh từ các căn cứ sau đây:

a) Hợp đồng;

b) Hành vi pháp lý đơn phương;

c) Thực hiện công việc không có uỷ quyền;

d) Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật;

đ) Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật;

e) Những căn cứ khác do Luật định.

Điều 133. Đối tượng của nghĩa vụ

1. Đối tượng của nghĩa vụ là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không

được thực hiện.

2. Đối tượng của nghĩa vụ phải được xác định cụ thể.

Mục 2

THỰC HIỆN NGHĨA VỤ

Điều 134. Nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ

Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ của mình một cách trung thực, hợp

tác, đúng cam kết, không vi phạm điều cấm của luật và trái đạo đức xã hội.

42

Page 48: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

Điều 135. Địa điểm thực hiện nghĩa vụ

1. Địa điểm thực hiện nghĩa vụ do các bên thoả thuận.

2. Trường hợp không có thoả thuận thì địa điểm thực hiện nghĩa vụ được xác định như sau:

a) Nơi có bất động sản, nếu đối tượng của nghĩa vụ là bất động sản;

b) Nơi cư trú hoặc trụ sở của bên có quyền, nếu đối tượng của nghĩa vụ không phải là bất động sản.

Khi bên có quyền thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở thì phải báo cho bên có nghĩa vụ và phải chịu chi phí tăng lên do việc thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 136. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ

1. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ do các bên thoả thuận hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn; chỉ được thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn khi có sự đồng ý của bên có quyền; nếu bên có nghĩa vụ đã tự ý thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn và bên có quyền đã chấp nhận việc thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ được coi là đã hoàn thành đúng thời hạn.

2. Trường hợp các bên không thoả thuận về thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì các bên có thể thực hiện nghĩa vụ hoặc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải thông báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý.

Điều 137. Thực hiện nghĩa vụ giao vật

1. Bên có nghĩa vụ giao vật phải bảo quản, giữ gìn vật và phải chịu rủi ro cho đến khi giao.

2. Khi vật phải giao là vật đặc định thì bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó và đúng tình trạng như đã cam kết; nếu là vật cùng loại thì phải giao đúng số lượng và chất lượng như đã thoả thuận và nếu không có thoả thuận về chất lượng thì phải giao vật đó với chất lượng trung bình; nếu là vật đồng bộ thì phải giao đồng bộ.

3. Bên có nghĩa vụ phải chịu mọi chi phí về việc giao vật, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 138. Thực hiện nghĩa vụ trả tiền

1. Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thoả thuận.

43

Page 49: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

2. Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thoả

thuận khác.

Điều 139. Nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc

1. Nghĩa vụ phải thực hiện một công việc là nghĩa vụ mà theo đó bên có

nghĩa vụ phải thực hiện đúng công việc đó.

2. Nghĩa vụ không được thực hiện một công việc là nghĩa vụ mà theo đó bên

có nghĩa vụ không được thực hiện công việc đó.

Điều 140. Thực hiện nghĩa vụ theo định kỳ

Nghĩa vụ được thực hiện theo định kỳ nếu có thoả thuận hoặc theo quyết

định của cơ quan có thẩm quyền.

Việc chậm thực hiện nghĩa vụ theo từng kỳ cũng bị coi là chậm thực hiện

nghĩa vụ.

Điều 141. Thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba

Khi được bên có quyền đồng ý, bên có nghĩa vụ có thể uỷ quyền cho người

thứ ba thay mình thực hiện nghĩa vụ nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm với bên có

quyền, nếu người thứ ba không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Điều 142. Thực hiện nghĩa vụ có điều kiện

Trường hợp các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định về điều kiện

thực hiện nghĩa vụ thì khi điều kiện phát sinh, bên có nghĩa vụ phải thực hiện.

Điều 143. Thực hiện nghĩa vụ có đối tượng tùy ý lựa chọn

1. Nghĩa vụ có đối tượng tùy ý lựa chọn là nghĩa vụ mà đối tượng là một

trong nhiều tài sản hoặc công việc khác nhau và bên có nghĩa vụ có thể tuỳ ý lựa

chọn, trừ trường hợp có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định dành quyền lựa chọn

cho bên có quyền.

2. Bên có nghĩa vụ phải thông báo cho bên có quyền biết về việc tài sản hoặc

công việc được lựa chọn để thực hiện nghĩa vụ. Trường hợp bên có quyền đã xác

định thời hạn thực hiện nghĩa vụ được lựa chọn thì bên có nghĩa vụ phải hoàn thành

đúng thời hạn.

3. Trường hợp chỉ còn một tài sản hoặc một công việc thì bên có nghĩa vụ

44

Page 50: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

phải giao tài sản đó hoặc thực hiện công việc đó.

Điều 144. Thực hiện nghĩa vụ thay thế được

Nghĩa vụ thay thế được là nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện

được nghĩa vụ ban đầu thì có thể thực hiện một nghĩa vụ khác đã được bên có quyền

chấp nhận để thay thế nghĩa vụ đó.

Điều 145. Thực hiện nghĩa vụ riêng rẽ

Khi nhiều người cùng thực hiện một nghĩa vụ, nhưng mỗi người có một phần

nghĩa vụ nhất định và riêng rẽ với nhau thì mỗi người chỉ phải thực hiện phần nghĩa

vụ của mình.

Điều 146. Thực hiện nghĩa vụ liên đới

1. Nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên

có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện

toàn bộ nghĩa vụ.

2. Trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu

những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ

đối với mình.

3. Trường hợp bên có quyền đã chỉ định một trong số những người có nghĩa

vụ liên đới thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, nhưng sau đó lại miễn cho người đó thì

những người còn lại cũng được miễn thực hiện nghĩa vụ.

4. Trường hợp bên có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một trong

số những người có nghĩa vụ liên đới không phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình

thì những người còn lại vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của họ.

Điều 147. Thực hiện nghĩa vụ đối với nhiều người có quyền liên đới

1. Nghĩa vụ đối với nhiều người có quyền liên đới là nghĩa vụ mà theo đó

mỗi người trong số những người có quyền đều có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực

hiện toàn bộ nghĩa vụ.

2. Bên có nghĩa vụ có thể thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bất cứ ai trong

số những người có quyền liên đới.

3. Trường hợp một trong số những người có quyền liên đới miễn cho bên có

nghĩa vụ không phải thực hiện phần nghĩa vụ đối với mình thì bên có nghĩa vụ vẫn

45

Page 51: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

phải thực hiện phần nghĩa vụ còn lại đối với những người có quyền liên đới khác.

Điều 148. Thực hiện nghĩa vụ phân chia được theo phần

1. Nghĩa vụ phân chia được theo phần là nghĩa vụ mà đối tượng của nghĩa vụ là vật chia được hoặc công việc có thể chia thành nhiều phần để thực hiện.

2. Bên có nghĩa vụ có thể thực hiện từng phần nghĩa vụ, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 149. Thực hiện nghĩa vụ không phân chia được theo phần

1. Nghĩa vụ không phân chia được theo phần là nghĩa vụ mà đối tượng của nghĩa vụ là vật không chia được hoặc là công việc phải được thực hiện cùng một lúc.

2. Trường hợp nhiều người cùng phải thực hiện một nghĩa vụ không phân chia được thì họ phải thực hiện nghĩa vụ cùng một lúc.

Mục 3

CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ

I - QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 150. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

1. Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:

a) Cầm cố tài sản;

b) Thế chấp tài sản;

c) Cầm giữ tài sản;

d) Bảo lưu quyền sở hữu;

đ) Đặt cọc;

e) Ký cược;

g) Ký quỹ;

h) Bảo lãnh.

2. Trường hợp các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định về biện pháp bảo đảm thì biện pháp bảo đảm đó phải được thực hiện.

Điều 151. Phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm

1. Nghĩa vụ được bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị của tài sản bảo đảm.

2. Nghĩa vụ được bảo đảm có thể là nghĩa vụ hiện tại hoặc nghĩa vụ trong

46

Page 52: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

tương lai.

3. Nghĩa vụ được bảo đảm có thể thỏa thuận theo giá trị tối đa và các bên

không phải đăng ký thay đổi giá trị nghĩa vụ được bảo đảm trong giá trị tối đa đã

thỏa thuận.

Điều 152. Tài sản bảo đảm

1. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong

tương lai.

2. Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm.

3. Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản hình thành sau thời điểm ký

kết hợp đồng bảo đảm.

4. Tài sản bảo đảm là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm hoặc tài

sản thuộc sở hữu của người khác nhưng bên bảo đảm có quyền được dùng để bảo

đảm thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.

5. Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được tài sản.

Điều 153. Một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ

1. Trường hợp một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, trong đó

có nghĩa vụ được bảo đảm đến hạn thì các nghĩa vụ chưa đến hạn cũng được xem là

đến hạn để xử lý tài sản bảo đảm, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Trường hợp các bên trong nghĩa vụ chưa đến hạn thỏa thuận vẫn tiếp tục

thực hiện nghĩa vụ, mà không thay thế bằng tài sản bảo đảm khác thì nghĩa vụ đó

được xác định là nghĩa vụ không có bảo đảm.

Điều 154. Hiệu lực đối kháng với người thứ ba

Khi biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba theo

quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan thì bên nhận bảo đảm được

quyền theo đuổi tài sản bảo đảm, quyền ưu tiên thanh toán và quyền xử lý trực

tiếp tài sản bảo đảm.

Điều 155. Thứ tự ưu tiên thanh toán

1. Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm một tài sản

được xác định như sau:

a) Trường hợp tài sản dùng để bảo đảm không chuyển giao cho bên nhận bảo

đảm thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các biện pháp bảo đảm được xác định theo

47

Page 53: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

thứ tự đăng ký biện pháp bảo đảm.

b) Trường hợp các biện pháp bảo đảm có đăng ký và biện pháp bảo đảm có chuyển giao tài sản cho bên nhận bảo đảm thì thứ tự ưu tiên thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm.

c) Trường hợp không chuyển giao tài sản bảo đảm và không đăng ký biện pháp bảo đảm thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các biện pháp bảo đảm được xác định theo thứ tự giao kết hợp đồng.

2. Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa bên nhận bảo đảm với bên có quyền cầm giữ được xác định như sau:

Trường hợp tài sản bảo đảm đang bị cầm giữ thì bên cầm giữ chỉ phải giao tài sản mà mình đang cầm giữ cho bên nhận bảo đảm để xử lý sau khi bên nhận bảo đảm hoặc bên có nghĩa vụ đã hoàn thành nghĩa vụ đối với bên có quyền cầm giữ.

3. Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa bên nhận bảo đảm với bên bán có bảo lưu quyền sở hữu được xác định như sau:

a) Trường hợp hợp đồng mua bán có bảo lưu quyền sở hữu được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền đăng ký trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng mua bán thì bên bán có bảo lưu quyền sở hữu có thứ tự ưu tiên thanh toán cao nhất khi xử lý tài sản bảo đảm.

b) Trường hợp không đăng ký hoặc đăng ký hợp đồng mua bán có bảo lưu quyền sở hữu sau thời hạn quy định tại điểm a khoản này và sau thời điểm giao dịch bảo đảm xác lập hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì bên nhận bảo đảm được xác định là bên nhận bảo đảm ngay tình và có thứ tự ưu tiên thanh toán cao hơn bên bán có bảo lưu quyền sở hữu khi xử lý tài sản bảo đảm.

4. Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo lãnh và giữa bên nhận bảo lãnh với bên nhận bảo đảm bằng tài sản:

a) Các bên cùng nhận bảo lãnh có cùng thứ tự ưu tiên thanh toán. Số tiền thu được từ việc xử lý tài sản của bên bảo lãnh được chia cho các bên cùng nhận bảo lãnh theo tỷ lệ tương ứng với nghĩa vụ được bảo lãnh.

b) Trường hợp biện pháp bảo đảm bằng tài sản đã phát sinh hiệu lực đối

kháng với người thứ ba thì bên nhận bảo đảm bằng tài sản được ưu tiên thanh toán

trước bên nhận bảo lãnh.

c) Trường hợp biện pháp bảo đảm bằng tài sản chưa phát sinh hiệu lực đối

kháng với người thứ ba thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa bên nhận bảo lãnh với bên 48

Page 54: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

nhận bảo đảm bằng tài sản được xác định theo thứ tự xác lập giao dịch bảo đảm.

5. Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa bên nhận bảo đảm với người được thi hành

án dân sự được thực hiện theo quy định của Bộ luật này và Luật thi hành án dân sự.

6. Thứ tự ưu tiên thanh toán của bên nhận bảo đảm trong trường hợp phá sản

doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của Bộ luật này và Luật phá sản.

Điều 156. Xử lý tài sản bảo đảm

Tài sản bảo đảm được xử lý trong các trường hợp sau đây:

1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực

hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do

vi phạm nghĩa vụ theo thoả thuận hoặc theo quy định của luật.

3. Các trường hợp khác do các bên thoả thuận hoặc luật có quy định.

Điều 157. Quyền nhận lại tài sản bảo đảm

Trước thời điểm xử lý tài sản bảo đảm mà bên bảo đảm thực hiện đầy đủ

nghĩa vụ của mình đối với bên nhận bảo đảm và thanh toán các chi phí phát sinh do

việc chậm thực hiện nghĩa vụ thì có quyền nhận lại tài sản đó, trừ trường hợp luật

có quy định khác.

Điều 158. Phương thức xử lý tài sản bảo đảm

1. Các bên có quyền thỏa thuận các phương thức xử lý tài sản bảo đảm sau đây:

a) Bán tài sản bảo đảm;

b) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực

hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;

c) Bên nhận bảo đảm nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ người thứ ba

để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;

d) Phương thức khác.

2. Trường hợp các bên không thỏa thuận được phương thức xử lý tài sản bảo

đảm quy định tại khoản 1 Điều này thì tài sản đó được bán đấu giá.

Điều 159. Thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản bảo đảm

1. Số tiền có được từ việc xử lý tài sản bảo đảm được thanh toán theo thứ tự

ưu tiên quy định tại Điều 327 của Bộ luật này.

49

Page 55: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

2. Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản bảo đảm lớn hơn giá trị nghĩa

vụ được bảo đảm thì bên nhận bảo đảm phải trả số tiền chênh lệch cho bên bảo đảm.

3. Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản bảo đảm nhỏ hơn giá trị

nghĩa vụ được bảo đảm thì nghĩa vụ còn thiếu được xác định là nghĩa vụ không có

bảo đảm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bổ sung tài sản bảo đảm. Bên nhận

bảo đảm có quyền yêu cầu bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ còn thiếu, trừ trường

hợp các bên có thỏa thuận khác.

Điều 160. Bán, thay thế, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản

cầm cố, thế chấp

1. Bên cầm cố, bên thế chấp có quyền bán, trao đổi, tặng cho, thay thế tài sản

cầm cố, thế chấp trong các trường hợp sau đây:

a) Theo thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng cầm cố, thế chấp;

b) Tài sản cầm cố, thế chấp là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất

kinh doanh.

Quyền yêu cầu thanh toán tiền, số tiền thu được hoặc tài sản có được từ việc

bán, thay thế hàng hóa luân chuyển trở thành tài sản cầm cố, thế chấp;

c) Các trường hợp khác theo quy định của luật.

2. Bên thế chấp được quyền cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp.

3. Trách nhiệm của bên cầm cố, bên thế chấp khi bán, trao đổi, tặng cho, thay

thế, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố, thế chấp:

a) Thông báo bằng văn bản cho bên mua, bên trao đổi, bên nhận tặng cho,

bên thuê, bên mượn biết tài sản đang được cầm cố, thế chấp;

b) Thông báo bằng văn bản cho bên nhận cầm cố, bên nhận thế chấp biết về

việc bán, thay thế, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản.

Điều 161. Quyền yêu cầu bên mua, bên nhận trao đổi, bên nhận tặng cho, bên thuê, bên mượn giao lại tài sản cầm cố, thế chấp để xử lý

1. Bên nhận cầm cố, bên nhận thế chấp được quyền yêu cầu bên mua, bên

nhận trao đổi, bên nhận tặng cho, bên thuê, bên mượn phải giao tài sản cho mình để

xử lý khi có một trong các trường hợp xử lý tài sản quy định tại Điều 328 của Bộ

luật này và quyền cầm cố, quyền thế chấp đã phát sinh hiệu lực đối kháng với bên

thứ ba trước khi tài sản được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn.50

Page 56: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

2. Bên mua, bên nhận trao đổi, bên nhận tặng cho, bên thuê, bên mượn tài

sản có nghĩa vụ phải giao tài sản theo yêu cầu của bên nhận cầm cố, bên nhận thế

chấp theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp bên mua, bên nhận trao

đổi, bên nhận tặng cho, bên thuê, bên mượn không giao tài sản thì bên nhận cầm

cố, bên nhận thế chấp có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc bên mua, bên

nhận trao đổi, bên nhận tặng cho, bên thuê, bên mượn phải giao tài sản theo thủ

tục tố tụng rút gọn.Điều 162. Chấm dứt biện pháp bảo đảm

Biện pháp bảo đảm chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1. Nghĩa vụ được bảo đảm chấm dứt;

2. Biện pháp bảo đảm được huỷ bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo

đảm khác;

3. Tài sản bảo đảm đã được xử lý;

4. Theo thoả thuận của các bên.

II- CẦM CỐ TÀI SẢN

Điều 163. Cầm cố tài sản

1. Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) chuyển giao tài

sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

dân sự của chính mình hoặc của người khác.

2. Việc cầm cố tài sản phải được lập thành văn bản riêng hoặc được ghi trong

hợp đồng chính.

3. Trường hợp tài sản cầm cố là quyền đòi nợ, vận đơn, thẻ tiết kiệm thì việc

chuyển giao được xác định khi giấy tờ chứng minh quyền đòi nợ, vận đơn, thẻ tiết

kiệm được chuyển giao cho bên nhận cầm cố.

Điều 164. Xác lập quyền cầm cố

1. Quyền cầm cố được xác lập và có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể

từ thời điểm bên cầm cố chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố, trừ trường hợp

quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

2. Việc cầm cố bất động sản, cầm cố quyền đòi nợ và các quyền tài sản khác

có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

3. Việc cầm cố chứng khoán, thẻ tiết kiệm có hiệu lực đối kháng với người

51

Page 57: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

thứ ba kể từ thời điểm tổ chức phát hành loại giấy tờ đó nhận được thông báo về

việc cầm cố.

4. Trường hợp bên nhận cầm cố tài sản bị mất quyền chiếm hữu tài sản thì quyền cầm cố chỉ được khôi phục khi bên nhận cầm cố chiếm hữu lại tài sản, trừ trường hợp quy định tại Điều 343 của Bộ luật này.

Điều 165. Cầm cố quyền đòi nợ

1. Khi cầm cố quyền đòi nợ, các bên phải xác định thông tin về bên có nghĩa vụ trả nợ, địa điểm thanh toán, số tiền thanh toán hoặc phương thức định giá và thời hạn thanh toán (nếu có).

2. Việc cầm cố quyền đòi nợ có thể được xác lập trên một phần quyền đòi nợ, trừ trường hợp quyền đòi nợ đó không thể phân chia.

3. Bên nhận cầm cố phải thông báo bằng văn bản về việc cầm cố quyền đòi nợ cho người có nghĩa vụ trả nợ.

Điều 166. Cầm cố chứng khoán, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác và thẻ tiết kiệm

1. Việc xử lý tài sản bảo đảm là chứng khoán, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác và thẻ tiết kiệm được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác và ngân hàng.

2. Bên nhận cầm cố vận đơn có quyền xuất trình vận đơn theo thủ tục được pháp luật quy định để thực hiện quyền chiếm hữu đối với hàng hoá ghi trên vận đơn đó.

Trường hợp người giữ hàng hóa không chuyển giao hàng hoá theo vận đơn cho bên nhận cầm cố mà gây ra thiệt hại thì phải bồi thường cho bên nhận cầm cố, trừ trường hợp bên nhận cầm cố không phải là bên nhận hàng hóa đã được ghi rõ tên trên vận đơn.

3. Trường hợp bên nhận bảo đảm đồng thời là người có nghĩa vụ thì bên nhận bảo đảm được bù trừ nghĩa vụ đó.

Điều 167. Nghĩa vụ của bên cầm cố

1. Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thoả thuận.

2. Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có.

3. Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản, giữ gìn tài

52

Page 58: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

sản cầm cố, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

4. Thông báo bằng văn bản cho bên mua, bên trao đổi, bên nhận tặng cho,

bên thuê, bên mượn tài sản biết tài sản đang được cầm cố.

Điều 168. Quyền của bên cầm cố

1. Yêu cầu bên nhận cầm cố đình chỉ việc sử dụng tài sản cầm cố nếu do sử

dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.

2. Yêu cầu bên nhận cầm cố giữ tài sản cầm cố trả lại tài sản cầm cố khi

nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.

3. Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố.

Điều 169. Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố

1. Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm

cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.

2. Không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố.

3. Không được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố,

nếu không được bên cầm cố đồng ý.

4. Trả lại tài sản cầm cố khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt

hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

Điều 170. Quyền của bên nhận cầm cố

1. Yêu cầu người đang chiếm hữu, sử dụng tài sản cầm cố trả lại tài sản đó

để xử lý.

2. Được quyền cầm cố lại, nếu được bên cầm cố đồng ý.

3. Yêu cầu xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thoả thuận hoặc theo

quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ.

4. Được khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài

sản cầm cố, nếu có thoả thuận.

5. Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản

cho bên cầm cố.

Điều 171. Bên nhận cầm cố tạm thời không chiếm giữ tài sản

Trong thời hạn hai mươi (20) ngày, kể từ ngày bên nhận cầm cố không

53

Page 59: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

chiếm giữ tài sản cầm cố thì bên nhận cầm cố phải thực hiện việc đăng ký để được

giữ thứ tự ưu tiên thanh toán kể từ thời điểm xác lập hiệu lực đối kháng do chiếm

giữ tài sản.

III- THẾ CHẤP TÀI SẢN

Điều 172. Thế chấp tài sản

1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản

để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của chính mình hoặc của người khác và không

chuyển giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

2. Việc thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản riêng hoặc được ghi

trong hợp đồng chính. Trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản thế chấp phải

được công chứng hoặc đăng ký.

Điều 173. Phạm vi hiệu lực về đối tượng của quyền thế chấp

1. Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ

của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp các bên

có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật

phụ thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

3. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc

quyền sở hữu của bên thế chấp thì quyền thế chấp có hiệu lực đối với quyền sử

dụng đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì khoản tiền bảo hiểm cũng

thuộc đối tượng của quyền thế chấp.

Điều 174. Xác lập quyền thế chấp

1. Quyền thế chấp được xác lập giữa bên thế chấp và bên nhận thế chấp từ

thời điểm hợp đồng thế chấp có hiệu lực.

2. Quyền thế chấp phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

Điều 175. Nghĩa vụ của bên thế chấp

1. Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp.

2. Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có

54

Page 60: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.

3. Giao lại tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý khi bên thế chấp

không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ.

4. Thông báo bằng văn bản cho bên mua, bên trao đổi, bên nhận tặng cho,

bên thuê, bên mượn tài sản biết tài sản đang được thế chấp.

Điều 176. Quyền của bên thế chấp

1. Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường

hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thoả thuận.

2. Đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp.

3. Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ, khi nghĩa vụ được bảo đảm

bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

Điều 177. Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp

1. Trả các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt quyền thế chấp đối với

trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản

thế chấp.

2. Thực hiện thủ tục xử lý quyền thế chấp theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 178. Quyền của bên nhận thế chấp

1. Xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở

hoặc gây khó khăn cho việc hình thành, sử dụng, khai thác tài sản thế chấp.

2. Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản,

giá trị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm giá trị của tài

sản do việc khai thác, sử dụng.

3. Thực hiện việc đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật.

4. Yêu cầu bên bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài

sản đó cho mình để xử lý khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không

đúng nghĩa vụ.

5. Yêu cầu xử lý quyền thế chấp khi có các căn cứ theo quy định của pháp

luật và được ưu tiên thanh toán theo thứ tự đăng ký quyền thế chấp.

Điều 179. Thay thế, sửa chữa tài sản thế chấp

1. Bên thế chấp chỉ được thay thế tài sản thế chấp khi có sự đồng ý của bên

nhận thế chấp, nếu không có thoả thuận khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3

55

Page 61: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

Điều 348 của Bộ luật này.

2. Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế

hàng hóa trong kho, nhưng giá trị của hàng hóa trong kho phải đúng như thỏa thuận.

3. Khi tài sản thế chấp bị hư hỏng thì bên thế chấp trong một thời gian hợp lý

phải sửa chữa hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương, nếu không có

thoả thuận khác.

Điều 180. Thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn

liền với đất

1. Trường hợp chỉ thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn

liền với đất và người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì

tài sản gắn liền với đất được xử lý đồng thời với quyền sử dụng đất, trừ trường hợp

có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp chỉ thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn

liền với đất và người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với

đất thì khi xử lý quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục

sử dụng đất theo như thỏa thuận giữa người sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn

liền với đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Quyền và nghĩa vụ giữa bên thế

chấp và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao cho người mua, người

nhận chính quyền sử dụng đất.

Điều 181. Thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử

dụng đất

1. Trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền

sử dụng đất thì khi xử lý tài sản gắn liền với đất, người mua, người nhận chính tài

sản gắn liền với đất đó được tiếp tục sử dụng đất, trừ trường hợp các bên có thỏa

thiận khác.

2. Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp trong hợp đồng về quyền sử dụng đất

giữa bên thế chấp và người sử dụng đất được chuyển giao cho người mua, người

nhận chính tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

IV- CẦM GIỮ TÀI SẢN

Điều 182. Nội dung cầm giữ

Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang

56

Page 62: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

chiếm giữ hợp pháp động sản là đối tượng của hợp đồng song vụ trong trường

hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo

thỏa thuận.

Điều 183. Thời hạn cầm giữ

Cầm giữ tài sản phát sinh từ thời điểm đến hạn thực hiện nghĩa vụ và kết thúc khi bên có nghĩa vụ hoặc người thứ ba hoàn thành nghĩa vụ đối với bên có quyền cầm giữ.

Điều 184. Quyền của bên cầm giữ

1. Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thanh toán đầy đủ nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng cung cấp dịch vụ.

2. Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thanh toán chi phí cần thiết cho việc bảo quản, giữ gìn động sản.

3. Được quyền khai thác để thu hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm giữ, nếu được bên có nghĩa vụ đồng ý.

Số tiền có được từ việc khai thác hoa lợi, lợi tức được bù trừ vào giá trị nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ.

Điều 185. Nghĩa vụ của bên cầm giữ

1. Giữ gìn, bảo quản động sản là đối tượng của quyền cầm giữ.

2. Không được tự ý thay đổi tình trạng của động sản là đối tượng của quyền cầm giữ.

3. Không được sử dụng động sản nếu không có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ, trừ trường hợp việc sử dụng nhằm duy trì tình trạng của tài sản.

Điều 186. Chấm dứt cầm giữ

1. Bên cầm giữ vi phạm nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn tài sản cầm giữ.

2. Bên có quyền cầm giữ mất quyền chiếm hữu tài sản.

3. Bên có nghĩa vụ bổ sung biện pháp bảo đảm để thay thế cho quyền cầm giữ.

4. Bên có nghĩa vụ hoặc người thứ ba thực hiện xong nghĩa vụ.

5. Theo thỏa thuận của các bên.

V- BẢO LƯU QUYỀN SỞ HỮU

Điều 187. Bảo lưu quyền sở hữu

1. Quyền sở hữu tài sản trong hợp đồng mua bán có thể được bên bán bảo

57

Page 63: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

lưu cho đến khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ.

2. Bảo lưu quyền sở hữu phải được lập thành văn bản riêng hoặc được ghi trong hợp đồng mua bán.

Điều 188. Tài sản là đối tượng của quyền bảo lưu

1. Tài sản là đối tượng của bảo lưu quyền sở hữu có thể là động sản hoặc bất động sản.

2. Trường hợp động sản là vật tiêu hao thì các bên có quyền thỏa thuận bảo lưu quyền sở hữu đối với giá trị tương ứng với vật tiêu hao.

3. Trường hợp tài sản được bán cho người khác thì việc bảo lưu quyền sở hữu được xác lập đối với quyền đòi nợ của người có nghĩa vụ đối với người đã mua lại tài sản hoặc số tiền bảo hiểm hoàn trả thay cho tài sản.

Điều 189. Quyền đòi lại tài sản

1. Trường hợp bên mua tài sản không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán được thỏa thuận trong hợp đồng mua bán thì bên bán tài sản có quyền đòi lại tài sản mà bên mua đang chiếm hữu.

2. Giá trị của tài sản lấy lại được trừ vào số tiền còn lại mà bên mua còn nợ bên bán tài sản. Trường hợp giá trị của tài sản lấy lại lớn hơn số tiền mà bên mua còn nợ bên bán thì bên bán phải trả cho bên mua tài sản số tiền bằng phần chênh lệch.

Điều 190. Quyền và nghĩa vụ của bên mua tài sản

1. Bên mua có quyền sử dụng tài sản và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản trong thời gian thỏa thuận bảo lưu quyền sở hữu của bên bán có hiệu lực.

2. Bên mua phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 191. Chấm dứt thỏa thuận bảo lưu quyền sở hữu

1. Bên mua hoặc người thứ ba thực hiện xong nghĩa vụ thanh toán cho bên bán.

2. Bên bán đòi lại tài sản là đối tượng của thỏa thuận bảo lưu quyền sở hữu.

3. Theo thỏa thuận của các bên.

VI- ĐẶT CỌC, KÝ CƯỢC, KÝ QUỸ

Điều 192. Đặt cọc

1. Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí,

đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để

bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

58

Page 64: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả

lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ

chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc;

nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên

đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ

trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 193. Ký cược

1. Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một

khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản

ký cược) trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê.

2. Trường hợp tài sản thuê được trả lại thì bên thuê được nhận lại tài sản ký

cược sau khi trừ tiền thuê; nếu bên thuê không trả lại tài sản thuê thì bên cho thuê có

quyền đòi lại tài sản thuê; nếu tài sản thuê không còn để trả lại thì tài sản ký cược

thuộc về bên cho thuê.

Điều 194. Ký quỹ

1. Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá

quí hoặc giấy tờ có giá khác vào tài khoản phong toả để bảo đảm việc thực hiện

nghĩa vụ dân sự.

2. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng

nghĩa vụ thì bên có quyền được bên nhận ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do

bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ ngân hàng.

3. Thủ tục gửi và thanh toán do pháp luật về ngân hàng, chứng khoán quy định.

VII- BẢO LÃNH

Điều 195. Bảo lãnh

1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết

với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ

thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời

hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện

không đúng nghĩa vụ.

2. Các bên có quyền thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa

vụ thay cho được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng

59

Page 65: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Điều 196. Hình thức bảo lãnh

Việc bảo lãnh phải được lập thành văn bản, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Điều 197. Phạm vi bảo lãnh

1. Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.

2. Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi do không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3. Nghĩa vụ bảo lãnh có thể được bảo đảm thực hiện bằng cầm cố hoặc thế chấp tài sản nếu các bên có thỏa thuận.

Điều 198. Thù lao

Bên bảo lãnh được hưởng thù lao nếu bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh có thoả thuận.

Điều 199. Nhiều người cùng bảo lãnh

Khi nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ thì họ phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh, trừ trường hợp có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định bảo lãnh theo các phần độc lập; bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người bảo lãnh liên đới phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.

Khi một người trong số những người bảo lãnh liên đới đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh thì có quyền yêu cầu những người bảo lãnh còn lại phải thực hiện phần nghĩa vụ của họ đối với mình.

Điều 200. Quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh

1. Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

2. Bên nhận bảo lãnh không được yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi nghĩa vụ chưa đến hạn.

3. Bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp

60

Page 66: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

bên nhận bảo lãnh có thể bù trừ nghĩa vụ với bên được bảo lãnh.

Điều 201. Quyền yêu cầu của bên bảo lãnh

Khi bên bảo lãnh đã hoàn thành nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu bên được bảo

lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi bảo lãnh, nếu không có thoả

thuận khác.

Điều 202. Miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

1. Trường hợp bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mà bên nhận

bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh thì bên được bảo lãnh

không phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có

thoả thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

2. Trường hợp chỉ một trong số nhiều người cùng bảo lãnh liên đới được

miễn việc thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình thì những người khác vẫn

phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của họ.

3. Trường hợp một trong số những người nhận bảo lãnh liên đới miễn cho

bên bảo lãnh không phải thực hiện phần nghĩa vụ đối với mình thì bên bảo lãnh

vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ còn lại đối với những người nhận bảo lãnh liên

đới còn lại.

Điều 203. Trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh

1. Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ thì bên bảo

lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó.

2. Trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ thì phải chịu

trách nhiệm dân sự quy định tại Điều 377 của Bộ luật này.

Mục 4

TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ

Điều 204. Trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ

Bên nào không thực hiện đúng nghĩa vụ (sau đây gọi chung là bên vi phạm)

thì phải chịu trách nhiệm đối với bên bị vi phạm.

Không thực hiện đúng nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ trì hoãn thực hiện

nghĩa vụ đúng thời hạn; không có khả năng thực hiện nghĩa vụ; thực hiện không đầy

đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

61

Page 67: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

Điều 205. Quyền yêu cầu thực hiện trách nhiệm do không thực hiện đúng nghĩa vụ

1. Khi người có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình thì người

có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ, đòi bồi

thường thiệt hại hoặc huỷ bỏ hợp đồng theo Bộ luật này và luật có liên quan.

2. Khi người có nghĩa vụ cố ý không thực hiện nghĩa vụ thì người có quyền

có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ, trừ trường hợp

do tính chất của nghĩa vụ mà việc cưỡng chế không thể thực hiện được.

3. Khi người có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ thì người có quyền

có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại thay cho việc thực hiện nghĩa vụ hoặc có thể yêu

cầu bồi thường thiệt hại cùng với yêu cầu thực hiện nghĩa vụ sao cho hai yêu cầu

này không mâu thuẫn với nhau.

Điều 206. Lỗi trong trách nhiệm dân sự

Người không thực hiện đúng nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ

trường hợp có căn cứ được miễn trừ trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ quy định tại

Điều 388 của Bộ luật này.

Điều 207. Trì hoãn thực hiện nghĩa vụ

1. Người có nghĩa vụ bị coi là trì hoãn thực hiện nghĩa vụ khi không thực

hiện nghĩa vụ vào các thời điểm sau:

a) Khi có thời hạn xác định cho việc thực hiện nghĩa vụ mà thời hạn đó đã đến;

b) Khi thời hạn cho việc thực hiện nghĩa vụ không được xác định nhưng

người có nghĩa vụ biết và phải biết thời hạn đó đã đến;

c) Khi thời hạn thực hiện nghĩa vụ không được xác định nhưng người có

nghĩa vụ nhận được yêu cầu thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 308

của Bộ luật này.

2. Khi không thể thực hiện được nghĩa vụ đúng thời hạn thì bên có nghĩa vụ

phải thông báo ngay cho bên có quyền biết và đề nghị được hoãn việc thực hiện

nghĩa vụ.

Trường hợp không thông báo cho bên có quyền thì bên có nghĩa vụ phải bồi

thường thiệt hại phát sinh, trừ trường hợp do nguyên nhân khách quan làm cho việc

thông báo không thể thực hiện được.

62

Page 68: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

3. Bên có nghĩa vụ được hoãn việc thực hiện nghĩa vụ nếu được bên có

quyền đồng ý. Việc thực hiện nghĩa vụ khi được hoãn vẫn được coi là thực hiện

đúng thời hạn.

4. Trường hợp không đồng ý hoãn việc thực hiện nghĩa vụ thì bên có quyền

có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ và bồi thường thiệt hại hoặc

nếu thấy việc thực hiện nghĩa vụ không còn cần thiết thì từ chối tiếp nhận việc thực

hiện nghĩa vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều 208. Trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ giao vật

1. Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ giao vật đặc định thì người

có quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó; nếu vật không

còn hoặc bị hư hỏng thì phải thanh toán giá trị của vật.

2. Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ giao vật cùng loại thì

phải thanh toán giá trị của vật.

3. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ theo quy định

tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà gây thiệt hại cho bên có quyền thì ngoài việc

thanh toán giá trị của vật còn phải bồi thường thiệt hại cho bên có quyền.

Điều 209. Trách nhiệm do không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền

1. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì

phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm

thanh toán.

Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các

bên nhưng không được vượt quá lãi suất mà luật quy định phải tuân thủ, nếu có.

Trường hợp thỏa thuận về lãi suất chậm trả có trước thời điểm luật quy định về lãi

suất phải tuân thủ thì áp dụng lãi suất do các bên thỏa thuận nhưng không được vi

phạm quy định về cấm cho vay nặng lãi.

2. Trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng vay tài

sản theo quy định tại Điều 489 của Bộ luật này và luật có liên quan.

Điều 210. Trách nhiệm do không được thực hiện một công việc

Khi bên có nghĩa vụ không được thực hiện một công việc mà lại thực hiện

công việc đó thì bên có quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải chấm dứt

việc thực hiện, khôi phục tình trạng ban đầu và bồi thường thiệt hại.

Điều 211. Trách nhiệm do chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ63

Page 69: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

1. Bên có quyền chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ làm phát sinh thiệt hại

cho bên có nghĩa vụ thì phải bồi thường thiệt hại cho người đó và phải chịu mọi rủi ro,

chi phí phát sinh kể từ thời điểm chậm tiếp nhận, trừ trường hợp luật có quy định khác.

2. Khi bên có quyền chậm tiếp nhận vật, tiền, giấy tờ có giá là đối tượng của

nghĩa vụ thì bên có nghĩa vụ phải bảo quản, giữ gìn hoặc có thể gửi tài sản tại nơi

nhận gửi giữ tài sản và phải thông báo ngay cho bên có quyền.

3. Đối với tài sản có nguy cơ bị hư hỏng thì bên có nghĩa vụ có quyền bán tài

sản đó và trả cho bên có quyền khoản tiền thu được từ việc bán tài sản sau khi trừ đi

chi phí hợp lý để bảo quản và bán tài sản đó.

Điều 212. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do không thực hiện đúng nghĩa vụ

Trường hợp có thiệt hại do không thực hiện đúng nghĩa vụ thì người bị thiệt

hại có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều 213. Thiệt hại do không thực hiện đúng nghĩa vụ

1. Thiệt hại do không thực hiện đúng nghĩa vụ bao gồm thiệt hại về vật chất

và thiệt hại về tinh thần.

2. Thiệt hại về vật chất là những tổn thất vật chất thực tế, tính được thành

tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn,

hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

3. Thiệt hại về tinh thần là những tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến

tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín hoặc tài sản của người đó.

Điều 214. Nghĩa vụ hạn chế thiệt hại

Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý

để hạn chế thiệt hại cho mình.

Điều 215. Giảm mức bồi thường thiệt hại

1. Trường hợp việc không thực hiện đúng nghĩa vụ và có thiệt hại là do một

phần lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại có quyền yêu cầu giảm mức

bồi thường tuỳ theo mức độ lỗi của người bị thiệt hại.

2. Trường hợp người bị thiệt hại chậm trễ trong việc áp dụng các biện pháp

cần thiết, hợp lý để giảm thiểu thiệt hại cho mình thì người gây thiệt hại có quyền

yêu cầu giảm mức bồi thường tương ứng với mức thiệt hại mà lẽ ra người bị thiệt

hại có thể hạn chế được.

64

Page 70: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

Điều 216. Miễn trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ

1. Trường hợp không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì

bên vi phạm không phải chịu trách nhiệm dân sự.

2. Bên vi phạm không phải chịu trách nhiệm nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được hoàn toàn do lỗi của bên bị vi phạm.

3. Bên vi phạm vẫn phải chịu trách nhiệm dân sự khi thuộc trường hợp được quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này nếu có thỏa thuận hoặc luật quy định khác.

Mục 5

CHUYỂN GIAO QUYỀN YÊU CẦU

VÀ CHUYỂN GIAO NGHĨA VỤ

Điều 217. Chuyển giao quyền yêu cầu

1. Bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người thế quyền theo thoả thuận, trừ những trường hợp sau đây:

a) Quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín;

b) Bên có quyền và bên có nghĩa vụ có thoả thuận không được chuyển giao quyền yêu cầu.

2. Khi bên có quyền yêu cầu chuyển giao quyền yêu cầu cho người thế quyền thì người thế quyền trở thành bên có quyền yêu cầu.

Người chuyển giao quyền yêu cầu phải báo cho bên có nghĩa vụ biết về việc chuyển giao quyền yêu cầu. Việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.

Điều 218. Nghĩa vụ cung cấp thông tin và chuyển giao giấy tờ

1. Người chuyển giao quyền yêu cầu phải cung cấp thông tin cần thiết, chuyển giao giấy tờ có liên quan cho người thế quyền.

2. Người chuyển giao quyền yêu cầu vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại.

Điều 219. Không chịu trách nhiệm sau khi chuyển giao quyền yêu cầu

Người chuyển giao quyền yêu cầu không phải chịu trách nhiệm về khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ.

65

Page 71: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

Điều 220. Chuyển giao quyền yêu cầu có biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Trường hợp quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm thì việc chuyển giao quyền yêu cầu bao gồm cả biện pháp bảo đảm đó.

Điều 221. Quyền từ chối của bên có nghĩa vụ

1. Trường hợp bên có nghĩa vụ không được thông báo về việc chuyển giao

quyền yêu cầu hoặc người thế quyền không chứng minh về tính xác thực của việc

chuyển giao quyền yêu cầu thì bên có nghĩa vụ có quyền từ chối việc thực hiện

nghĩa vụ đối với người thế quyền.

2. Trường hợp bên có nghĩa vụ do không được thông báo về việc chuyển

giao quyền yêu cầu mà đã thực hiện nghĩa vụ đối với người chuyển giao quyền yêu

cầu thì người thế quyền không được yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa

vụ đối với mình.

Điều 222. Chuyển giao nghĩa vụ

1. Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ nếu

được bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên

có nghĩa vụ.

2. Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có

nghĩa vụ.

Điều 223. Chuyển giao nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm

Trường hợp nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm được chuyển giao thì biện pháp

bảo đảm đó chấm dứt.

Mục 6

CHẤM DỨT NGHĨA VỤ

Điều 224. Căn cứ chấm dứt nghĩa vụ

Nghĩa vụ chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1. Nghĩa vụ được hoàn thành;

2. Theo thoả thuận của các bên;

3. Bên có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ;

4. Nghĩa vụ được thay thế bằng nghĩa vụ khác;

66

Page 72: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

5. Nghĩa vụ được bù trừ;

6. Bên có quyền và bên có nghĩa vụ hoà nhập làm một;

7. Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ đã hết;

8. Bên có nghĩa vụ là cá nhân chết hoặc là pháp nhân chấm dứt mà nghĩa vụ

phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;

9. Bên có quyền là cá nhân chết mà quyền yêu cầu không thuộc di sản thừa

kế hoặc là pháp nhân chấm dứt mà quyền yêu cầu không được chuyển giao cho

pháp nhân khác;

10. Vật đặc định là đối tượng của nghĩa vụ dân sự không còn và không được

thay thế bằng nghĩa vụ khác;

11. Các trường hợp khác do luật quy định.

Điều 225. Hoàn thành nghĩa vụ

Nghĩa vụ được hoàn thành khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện toàn bộ hoặc một

phần nghĩa vụ nhưng phần còn lại được bên có quyền miễn cho việc thực hiện tiếp.

Điều 226. Hoàn thành nghĩa vụ trong trường hợp bên có quyền chậm

tiếp nhận đối tượng của nghĩa vụ

Khi bên có quyền chậm tiếp nhận đối tượng của nghĩa vụ thì nghĩa vụ hoàn

thành tại thời điểm đối tượng của nghĩa vụ đã được gửi giữ theo nội dung, điều kiện

mà các bên thoả thuận.

Điều 227. Chấm dứt nghĩa vụ theo thoả thuận

Các bên có thể thoả thuận chấm dứt nghĩa vụ bất cứ lúc nào.

Điều 228. Chấm dứt nghĩa vụ do được miễn thực hiện nghĩa vụ

1. Nghĩa vụ chấm dứt khi bên có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho

bên có nghĩa vụ, trừ trường hợp luật có quy định khác.

2. Khi nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm được miễn thì việc bảo đảm cũng

chấm dứt.

Điều 229. Chấm dứt nghĩa vụ do được thay thế bằng nghĩa vụ khác

1. Trường hợp các bên thoả thuận thay thế nghĩa vụ ban đầu bằng nghĩa vụ

khác thì nghĩa vụ ban đầu chấm dứt.

2. Nghĩa vụ cũng chấm dứt, nếu bên có quyền đã tiếp nhận tài sản hoặc công

67

Page 73: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

việc khác thay thế cho tài sản hoặc công việc đã thoả thuận trước.

3. Trường hợp nghĩa vụ là nghĩa vụ cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại do xâm

phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các nghĩa vụ khác gắn

liền với nhân thân không thể chuyển cho người khác được thì không được thay thế

bằng nghĩa vụ khác.

Điều 230. Chấm dứt nghĩa vụ do bù trừ nghĩa vụ

1. Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ về tài sản cùng loại đối với nhau thì

khi cùng đến hạn họ không phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhau và nghĩa vụ được

xem là chấm dứt, trừ trường hợp luật có quy định khác.

2. Trường hợp giá trị của tài sản hoặc công việc không tương đương với

nhau thì các bên thanh toán cho nhau phần giá trị chênh lệch.

3. Những vật được định giá thành tiền cũng có thể bù trừ với nghĩa vụ trả tiền.

Điều 231. Những trường hợp không được bù trừ nghĩa vụ

Nghĩa vụ không được bù trừ trong các trường hợp sau đây:

1. Nghĩa vụ đang có tranh chấp;

2. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự,

nhân phẩm, uy tín;

3. Nghĩa vụ cấp dưỡng;

4. Các nghĩa vụ khác do pháp luật quy định.

Điều 232. Chấm dứt nghĩa vụ do hoà nhập bên có nghĩa vụ và bên có quyền

Khi bên có nghĩa vụ lại trở thành bên có quyền đối với chính nghĩa vụ đó thì

nghĩa vụ chấm dứt.

Điều 233. Chấm dứt nghĩa vụ do hết thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ

Khi thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ đã hết thì nghĩa vụ chấm dứt.

Điều 234. Chấm dứt nghĩa vụ khi bên có quyền là cá nhân chết hoặc pháp nhân chấm dứt

Khi các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định về việc nghĩa vụ được

thực hiện chỉ dành cho cá nhân hoặc pháp nhân là bên có quyền mà cá nhân chết

hoặc pháp nhân chấm dứt thì nghĩa vụ cũng chấm dứt.

Điều 235. Chấm dứt nghĩa vụ khi vật đặc định không còn

68

Page 74: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

Nghĩa vụ giao vật chấm dứt trong trường hợp vật phải giao là vật đặc định

không còn.

Các bên có thể thoả thuận thay thế vật khác hoặc bồi thường thiệt hại.

Điều 236. Chấm dứt nghĩa vụ trong trường hợp phá sản

Trong trường hợp phá sản thì nghĩa vụ chấm dứt theo quy định của Luật phá sản.

Mục 7

HỢP ĐỒNG

I- GIAO KẾT HỢP ĐỒNG

Điều 237. Khái niệm hợp đồng và áp dụng pháp luật

1. Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc

chấm dứt quyền, nghĩa vụ đối với nhau.

2. Hợp đồng được quy định trong các văn bản pháp luật khác có liên quan

phải tuân theo những quy định chung về hợp đồng quy định tại Bộ luật này.

Điều 238. Đề nghị giao kết hợp đồng

1. Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và

chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể.

2. Trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên

đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị

trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết

hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh.

Điều 239. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng

1. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau:

a) Do bên đề nghị ấn định;

b) Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực

kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó.

2. Các trường hợp sau đây được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng:

a) Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân;

được chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân;

b) Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị;

69

Page 75: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

c) Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác.

Điều 240. Thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng

1. Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong các trường hợp sau đây:

a) Nếu bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị;

b) Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh.

2. Khi bên đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị thì đó là đề nghị mới.

Điều 241. Huỷ bỏ đề nghị giao kết hợp đồng

Trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng huỷ bỏ đề nghị do đã nêu rõ quyền này trong đề nghị thì phải thông báo cho bên được đề nghị và thông báo này chỉ có hiệu lực nếu bên được đề nghị nhận được thông báo trước khi trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.

Điều 242. Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng

Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1. Bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận;

2. Hết thời hạn trả lời chấp nhận;

3. Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực;

4. Khi thông báo về việc huỷ bỏ đề nghị có hiệu lực;

5. Theo thoả thuận của bên đề nghị và bên nhận được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời.

Điều 243. Sửa đổi đề nghị do bên được đề nghị đề xuất

Bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng, nhưng có nêu điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị thì coi như người này đã đưa ra đề nghị mới.

Điều 244. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

1. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.

2. Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa họ.

70

Page 76: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

Điều 245. Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng

1. Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời.

Trường hợp bên đề nghị không ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn hợp lý.

Trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách

quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp

nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay

không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị.

2. Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện

thoại hoặc qua các phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp

nhận hoặc không chấp nhận, trừ trường hợp có thoả thuận về thời hạn trả lời.

Điều 246. Trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự

Trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc mất năng lực hành vi

dân sự sau khi bên được đề nghị giao kết hợp đồng trả lời chấp nhận giao kết hợp

đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng vẫn có giá trị.

Điều 247. Trường hợp bên được đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự

Trường hợp bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng nhưng sau đó

chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì việc trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng

vẫn có giá trị.

Điều 248. Rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng

Bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao

kết hợp đồng, nếu thông báo này đến trước hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị

nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng.

Điều 249. Nội dung của hợp đồng

1. Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.

2. Nội dung thông thường của hợp đồng bao gồm các nội dung sau:

a) Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc 71

Page 77: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

không được làm;

b) Số lượng, chất lượng;

c) Giá, phương thức thanh toán;

d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;

e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

g) Phạt vi phạm hợp đồng.

Điều 250. Địa điểm giao kết hợp đồng

Địa điểm giao kết hợp đồng do các bên thoả thuận; nếu không có thoả thuận

thì địa điểm giao kết hợp đồng là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân

đã đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng.

Điều 251. Thời điểm giao kết hợp đồng

1. Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận

giao kết.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết

hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng được tính từ thời điểm

cuối cùng của thời hạn trả lời giao kết.

3. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa

thuận về nội dung của hợp đồng.

4. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký

vào văn bản.

Điều 252. Hiệu lực của hợp đồng

1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ

trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

2. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa

vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa

thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.

Điều 253. Các loại hợp đồng chủ yếu

Hợp đồng gồm các loại chủ yếu sau đây:

1. Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau;

72

Page 78: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

2. Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ;

3. Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp

đồng phụ;

4. Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính;

5. Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp

đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực

hiện nghĩa vụ đó;

6. Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc

phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.

Điều 254. Hợp đồng theo mẫu

1. Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng gồm những điều khoản do một bên đưa ra

theo mẫu để bên kia trả lời trong một thời gian hợp lý; nếu bên được đề nghị trả lời

chấp nhận thì coi như chấp nhận toàn bộ nội dung hợp đồng theo mẫu mà bên đề

nghị đã đưa ra.

2. Trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản không rõ ràng thì bên đưa

ra hợp đồng theo mẫu phải chịu bất lợi khi giải thích điều khoản đó.

3. Trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản miễn trách nhiệm của bên

đưa ra hợp đồng theo mẫu, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi của bên kia thì

điều khoản này không có hiệu lực.

Điều 255. Phụ lục hợp đồng

1. Phụ lục hợp đồng là một bộ phận của hợp đồng và có hiệu lực như hợp đồng.

2. Phụ lục hợp đồng quy định chi tiết một số điều khoản hoặc để sửa đổi, bổ

sung hợp đồng.

Trường hợp phụ lục hợp đồng quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng

mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng.

Trường hợp phụ lục hợp đồng dùng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng thì phải

ghi rõ nội dung những điều khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.

Điều 256. Điều kiện giao dịch chung

1. Điều kiện giao dịch chung là những điều khoản ổn định do một bên công

bố để áp dụng chung cho các bên được họ đề nghị giao kết hợp đồng; nếu bên được

đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng thì coi như chấp nhận các điều khoản này.

73

Page 79: TỔNG LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN

2. Điều kiện giao dịch chung chỉ có hiệu lực với bên xác lập giao dịch trong

trường hợp điều kiện giao dịch này đã được công khai để bên xác lập giao dịch biết

hoặc phải biết về điều kiện đó.

Việc công khai điều kiện giao dịch chung phải theo trình tự, thể thức bắt

buộc nếu pháp luật có quy định.

3. Điều kiện giao dịch chung phải bảo đảm sự bình đẳng giữa các bên.

Trường hợp điều kiện giao dịch chung có quy định về miễn trách nhiệm của bên

đưa ra điều kiện giao dịch chung, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi của bên

kia thì quy định này không có hiệu lực.

Điều 257. Hợp đồng vô hiệu

1. Các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 139 đến Điều 148 của

Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.

2. Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường

hợp các bên có thoả thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định

này không áp dụng đối với các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

3. Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ

trường hợp các bên thoả thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của

hợp đồng chính.

Điều 258. Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được

1. Trường hợp ngay từ khi ký kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực

hiện được vì lý do khách quan thì hợp đồng bị vô hiệu.

2. Trường hợp khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải biết về việc

hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được, nhưng không thông báo cho bên

kia biết nên bên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia,

trừ trường hợp bên kia biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể

thực hiện được.

3. Quy định tại khoản 2 Điều này cũng được áp dụng đối với trường hợp hợp

đồng có một hoặc nhiều phần đối tượng không thể thực hiện được, nhưng phần còn

lại của hợp đồng vẫn có giá trị.

74