toÀn cẦu hÓa kinh tẾ

32
BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG SỐ 45 - 2014 TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ và những vấn đề liên quan tới chính sách và pháp luật cạnh tranh Chính sách và pháp luật cạnh tranh trong ASEAN Phiên tham vấn vụ việc điều tra chống bán phá giá một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội xuất xứ từ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Indonesia, Malaysia và Lãnh thổ Đài Loan (Mã số vụ việc: 13-KN-BPG-01) BỘ CÔNG THƯƠNG CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

Upload: others

Post on 27-Oct-2021

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ

BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG

SỐ 45 - 2014

TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ và những vấn đề liên quan tới chính sách

và pháp luật cạnh tranh

Chính sách và pháp luật cạnh tranh trong ASEAN

Phiên tham vấn vụ việc điều tra chống bán phá giá một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội

xuất xứ từ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Indonesia, Malaysia và Lãnh thổ Đài Loan

(Mã số vụ việc: 13-KN-BPG-01)

BỘ CÔNG THƯƠNGCỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

Page 2: TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ

Bộ Công Thương

CụC Quản lý Cạnh tranh

Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Pháp lệnh Chống bán phá giá, Pháp lệnh Chống trợ cấp và Pháp lệnh tự vệ.

Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Quyết định số 848/QĐ-BCT ngày 05 tháng 2 năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi trường cạnh tranh hiệu quả cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng do Thủ tướng bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm.

Page 3: TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ

Bản tInCạnh tranh & nGƯỜI tIÊu DÙnG

Của Cục Quản lý cạnh tranh

giấy phép xuất bản số 03/gP-XBBT Cấp ngày 08/01/2014

Phát hành vào ngày 20 hàng tháng

nGƯỜI ChỊu trÁCh nhIỆM XuẤt BảnBẠCh VĂn MỪng

Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương

Ban BIÊn tẬPngUYỄn Phương nAM, Võ VĂn ThúY,

Trần Thị Minh Phương, PhẠM ChâU giAng,PhẠM Thị QUỳnh Chi, PhẠM hương giAng, Bùi ngUYỄn Anh

TUấn, PhAn ĐứC QUế, Phùng VĂn Thành, CAo XUân QUảng, hồ Tùng BáCh, Trần DiệU LoAn

hỘI ĐỒnG CỐ VẤnTrương ĐÌnh TUYỂn

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mạiPgS. TS. LÊ DAnh VĨnh

Nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thươngông Trần QUỐC Khánh

Thứ trưởng Bộ Công ThươnggS. TS. hoàng ĐứC Thân

Đại học Kinh tế Quốc dânPgS. TS. ngUYỄn như PháT

Viện Nhà nước và Pháp luậtTS. Bùi ngUYÊn Khánh

Viện Nhà nước và Pháp luật

tổ chức sản xuất và phát hànhtrunG tÂM thÔnG tIn Cạnh tranh (CCID)

25 ngô Quyền - hà nộiĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04) 2220 5303

Email: [email protected]

Đại diện tại tP. hồ Chí MinhTầng 6, số 8 nam Kỳ Khởi nghĩa - TP. hCM

Phát hành tạiCông ty phát hành báo chí Trung ương

Mục lục

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp của độc giả nhằm nâng cao chấtlượng của Bản tin. Mọi ý kiến đóng góp, thư từ, tin, bài xin gửi về:

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng25 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội

ĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303 * Email: [email protected]

04 CHUYÊN MỤC Chính sách và pháp luật cạnh tranh trong xu thế hội nhập

12 TIN TỨC - SỰ KIỆN

25 HỎI ĐÁP

26 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

30 HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ TỚI

Page 4: TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ

4 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 5 - 2 0 1 4

Chính sách và pháp luật cạnh tranh trong xu thế hội nhập

TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI

CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

Toàn cầu hóa nền kinh tế làm xuất hiện và tăng cường các hoạt động cạnh tranh quốc tế

Một cách đơn giản có thể hiểu toàn cầu hoá là một hiện tượng, một quá trình, một xu thế liên kết trong quan hệ quốc tế làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về nhiều mặt của đời sống xã hội giữa các quốc gia. Một trong những khía cạnh cơ bản của toàn cầu hóa là toàn cầu hóa nền kinh tế với sự hội nhập kinh tế giữa các quốc gia thông qua các diễn đàn, các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế và bằng việc ký kết các hiệp định thương mại song và đa phương.

Toàn cầu hóa nền kinh tế ngày nay đã trở thành một xu thế chung của thời đại mà các quốc gia, dân tộc không thể bỏ qua được. Về bản chất, toàn cầu hóa nền kinh tế là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua biên giới

Chuyên mụC

Page 5: TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ

5ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 5 - 2 0 1 4

Chính sách và pháp luật cạnh tranh trong xu thế hội nhập

các quốc gia và giữa các khu vực với nhau, tạo ra sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động và phát triển hướng tới một nền kinh tế thế giới hội nhập và thống nhất.

Quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, sự thay đổi trong các chính sách quản lý của quốc gia với việc mở cửa thị trường cho giao thương quốc tế cũng như gia nhập vào các tổ chức quốc tế và khu vực, việc hạn chế và dỡ bỏ các hàng rào thương mại và hàng rào thuế quan, sự tự do hóa các dòng luân chuyển vốn và đầu tư cũng như các chương trình tư nhân hóa đã làm thay đổi căn bản bức tranh thương mại toàn cầu với sự gia tăng nhanh chóng của những giao dịch thương mại mang tính toàn cầu vượt ra khỏi biên giới của mỗi quốc gia. Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế và hội nhập đó thì nền kinh tế của mỗi quốc gia không còn là một nền kinh tế độc lập khép kín mà đã trở thành một bộ phận của nền kinh tế toàn cầu. Chính vì vậy mà các hoạt động cạnh tranh trong mỗi nền kinh tế không còn chỉ bị giới hạn trong phạm vi biên giới quốc gia mà luôn hướng đến việc mở rộng sang phạm vi thị trường của các quốc gia khác. Các hành vi cạnh tranh hay phản cạnh tranh của doanh nghiệp cũng trong trạng thái tương tự.

Những hành vi phản cạnh tranh mang tính toàn cầu và việc áp dụng thuyết ảnh hưởng

Có thể nói cùng với sự mở rộng giao vượt ngoài biên giới quốc gia trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã làm xuất hiện nguy cơ về các hành vi phản cạnh tranh mang tính toàn cầu. Một mặt, trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay các hoạt động thương mại không còn bị bó hẹp trong phạm vi lãnh thổ quốc gia như trước mà thường mang tính quốc tế và thậm chí trên phạm vi toàn cầu trong khi đó pháp luật cạnh tranh của mỗi nước bị giới hạn trong khuôn khổ nền tài phán quốc gia với những giới hạn và hạn chế nhất định. Bởi sự giới hạn của quyền tài phán thường chỉ trong phạm vi lãnh thổ hay biên giới quốc gia nên cơ quan cạnh tranh của một nước sẽ không thể xử lý một cách hiệu quả đối với những hành vi phản cạnh tranh mang tính quốc tế, đặc biệt là đối với các trường hợp cơ quan cạnh tranh thiếu kinh nghiệm, kiến thức hoặc nguồn nhân lực và không có đủ tầm nhìn khi mà những hành vi phản cạnh tranh đang dần xâm phạm qua biên giới lãnh thổ. Và kết quả là nhiều hành

vi giao dịch trong thương mại quốc tế chứa đựng yếu tố hay nguy cơ tác động phản cạnh tranh có thể thoát khỏi mọi cơ chế kiểm soát của quốc gia. Nhưng mặt khác, chính bởi quá trình toàn cầu hóa kinh tế dẫn tới những hành vi phản cạnh tranh mang tính quốc tế là nguyên nhân thúc đẩy các cơ quan cạnh tranh ở nhiều quốc gia áp dụng nội luật ra ngoài phạm vi biên giới lãnh thổ. Việc áp dụng này xuất phát từ học thuyết ảnh hưởng (effects doctrine) được phát triển tại Mỹ1. Nội dung học thuyết là trong một chừng mực nhất định một quốc gia có thể áp dụng nội luật ngoài lãnh thổ quốc gia (extraterritorially application), tức là áp dụng Luật Cạnh tranh/Chống độc quyền và thực hiện quyền tài phán quốc gia đối với những hành vi gây tác động phản cạnh tranh trên thị trường nội địa cho dù hành vi đó được thực hiện ngoài phạm vi lãnh thổ. Hiện nay học thuyết này đã dần trở thành một trong những nguyên tắc áp dụng Luật Cạnh tranh/Chống độc quyền phổ biến và được nhiều quốc gia đưa vào áp dụng. Thậm chí trong pháp luật cạnh tranh của nhiều quốc gia đã có hẳn những điều khoản cụ thể quy định việc áp dụng theo thuyết ảnh hưởng. Ví dụ, trong báo cáo về thực thi chính sách cạnh tranh của Ủy ban Châu Âu ấn hành năm 1977 đã đề cập các cơ quan chức năng có thể hành động chống lại những hành vi hạn chế cạnh tranh gây tác động ảnh hưởng tới thị trường các quốc gia, thậm chí cả trong trường hợp doanh nghiệp liên quan có trụ sở hoặc kinh doanh bên ngoài lãnh thổ, và thuộc quốc gia khác.

Toàn cầu hóa kinh tế và nhu cầu về một chính sách pháp luật cạnh tranh thống nhất

Qúa trình toàn cầu hóa kinh tế đã có tác động ảnh hưởng sâu sắc tới chính sách và pháp luật cạnh tranh trên bình diện toàn cầu và ở chừng mực nào đó đã làm thay đổi và tạo nên xu hướng phát triển

1 Áp dụng và thực thi nội luật gắn liền với phạm vi lãnh thổ quốc gia là một nguyên tắc truyền thống, lâu đời. Nhưng trong lĩnh vực cạnh tranh một lý thuyết mới được nhiều nước lớn phát triển và áp dụng trong thực tế đó là thuyết ảnh hưởng (effective doctrine) Cùng với sự ra đời của Đạo luật chống độc quyền Sherman năm 1890 thì việc áp dụng thuyết ảnh hưởng trong lĩnh vực cạnh tranh cũng băt đầu manh nha xuất hiện tại Mỹ vào năm 1908 trong vụ chuối (banana case) và sau đó trở nên rõ ràng khi Tòa thượng thẩm Mỹ nêu rõ “rằng bất kỳ nhà nước nào có thể áp dụng trừng phạt, thậm chí cả với những người không thuộc quốc gia, đối với những hành vi bên ngoài biên giới quốc gia nhưng có thể gây ảnh hưởng tới trong nước”.

mới cho pháp luật cạnh tranh. Thực tế cho thấy rằng để đáp ứng với những đòi hỏi của quá trình toàn cầu hóa kinh tế với sự xuất hiện của những vấn đề cạnh tranh mang tính toàn cầu thì việc hài hòa hóa pháp luật cạnh tranh của các quốc gia để tiến tới thống nhất về chính sách và pháp luật cạnh tranh trên bình diện toàn cầu là một đòi hỏi mang tính tất yếu khách quan và điều này đã trở thành một chủ đề mang nhiều ý nghĩa được đề cập một cách thường xuyên trong các diễn đàn kinh tế khu vực và quốc tế. Đã có rất nhiều học giả, nhà nghiên cứu và các nhà thực thi trên thế giới đã đặt ra câu hỏi về việc liệu rằng có cần thiết phải lập ra một cơ quan cạnh tranh toàn cầu nhằm thực thi pháp luật cạnh tranh trên bình diện toàn cầu hay không. Nếu câu trả lời là có thì cơ quan quốc tế nào sẽ là phù hợp nhất và cơ quan này nên giữ vai trò như thế nào nhằm thực thi những nguyên tắc chung trong pháp luật cạnh tranh quốc tế. Rất nhiều cơ quan quốc tế như Mạng lưới cạnh tranh quốc tế (ICN), Tổ chức Hợp tác kinh tế và Phát triển (OECD), Diễn đàn của Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và nhiều cơ quan quốc tế khác đã cân nhắc và thậm chí đã giới thiệu các bộ luật mẫu hoàn chỉnh nhằm điều chỉnh các vấn đề về cạnh tranh.

Ở góc độ khu vực thì Cộng đồng các nước Châu Âu là ví dụ điển hình trong việc hài hòa hóa pháp luật cạnh tranh của các quốc gia để tiến tới thống nhất về chính sách và pháp luật cạnh tranh. Cộng đồng các nước Châu Âu đã thành công trong việc hoà nhập các nền kinh tế thành viên thành một thị trường chung, xoá bỏ mọi rào cản nội khối, tạo điều kiện và nhằm đảm bảo cho các dòng chảy hàng hóa, nhân công, dịch vụ và vốn được lưu thông tự do. Để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong khối và bình đẳng giữa các thành viên, các quốc gia Châu Âu thống nhất dành riêng những điều khoản quy định kiểm soát đối với các hành vi phản cạnh tranh trong các Hiệp ước chung.

Cụ thể, vấn đề kiểm soát các hành vi phản cạnh tranh đã được đặt ra và quy định lần đầu trong Hiệp ước thành lập EC năm 1957. Sau một số lần sửa đổi, hiện nay được quy định tại Điều 101 và 102 của Hiệp ước sửa đổi năm 2009 (Treaty on the Functioning of the European Union - TFEU) nhưng về cơ bản không có nhiều thay đổi so với quy định ban đầu. Các quy định này được hướng dẫn cụ thể nhằm

Chuyên MụC

Page 6: TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ

6 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 5 - 2 0 1 4

Chính sách và pháp luật cạnh tranh trong xu thế hội nhập

đảm bảo áp dụng thống nhất trong các quốc gia Châu Âu. Tuy nhiên, cơ chế hoạt động của Cộng đồng các quốc gia Châu Âu không yêu cầu các quốc gia thành viên phải đồng nhất khung pháp luật về kiểm soát các hành vi phản cạnh tranh như nhau, mà có thể được xây dựng riêng phù hợp với điều kiện từng quốc gia nhưng không được trái với nguyên tắc chung. Mạng lưới cạnh tranh Châu Âu (European Competition Network - ECN) đã được thành lập để thực hiện nhiệm vụ đảm bảo thực thi pháp luật cạnh tranh chung đồng bộ với pháp luật cạnh tranh của từng nước thành viên. Ủy ban Châu Âu và các cơ quan cạnh tranh tại tất cả các nước thành viên cùng hợp tác với nhau thông qua ECN nhằm thông báo cho nhau các vụ việc cạnh tranh mới và quyết định xử lý, phối hợp và giúp đỡ nhau trong qúa trình điều tra nếu cần thiết, tham khảo ý kiến lẫn nhau về vụ việc và trao đổi chứng cứ. Trong trường hợp cần thiết, để đảm bảo thực thi luật có hiệu quả và đồng bộ, Ủy ban Châu Âu có thể quyết định tự xử lý vụ việc.

Năm 2003, Châu Âu đã sửa đổi và hoàn thiện pháp luật cạnh tranh nói chung, theo đó cơ quan cạnh tranh các nước thành viên có quyền thực thi song song cả pháp luật cạnh tranh chung của Châu Âu quy định trong Hiệp ước thành lập (Điều 101 và 102 của TFEU) và pháp luật cạnh tranh riêng của mỗi nước. Ủy ban Châu Âu được trao quyền

thực hiện điều tra và ra phán quyết đối với những hành vi phản cạnh tranh làm ảnh hưởng tới môi trường và cấu trúc cạnh tranh trên phạm vi toàn khu vực.

Toàn cầu hóa kinh tế và vấn đề hợp tác về chính sách và thực thi pháp luật cạnh tranh trong các diễn đàn kinh tế khu vực và quốc tế

Cùng với xu thế toàn cầu hóa kinh tế thì vấn đề hợp tác về chính sách cạnh tranh và thực thi pháp luật cạnh tranh đã được đặt ra và trở thành nội dung quan trọng trong nhiều diễn đàn kinh tế khu vực và tổ chức quốc tế.

Trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (Asia – Pacific Economic Cooperation – APEC), Nhóm công tác về chính sách cạnh tranh và nới lỏng cơ chế (CPDG) đã được thành lập với mục tiêu tăng cường và cải thiện môi trường cạnh tranh trong khu vực bằng cách xây dựng và duy trì chính sách cạnh tranh, luật lệ và các biện pháp thực hiện một cách hiệu quả và hợp lý, đảm bảo tính rõ ràng của các luật lệ, chính sách và qua đó thúc đẩy hợp tác sâu rộng và thực chất giữa các thành viên. Việc hợp tác nhằm tối đa hoá hiệu quả của các hoạt động giao dịch thương mại, đảm bảo cạnh tranh công bằng giữa các nhà sản xuất, xây dựng một môi trường kinh doanh thuận lợi, tạo khuôn

khổ pháp lý tự do và công bằng đối với mọi thành

phần kinh tế, đồng thời bảo vệ lợi ích

chính đáng của người sản

xuất, người tiêu dùng và doanh nghiệp kinh doanh, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng. Với mục tiêu này, xây dựng chinh sách cạnh tranh thống nhất và hợp tác trong vấn đề cạnh tranh là một trong những nội dung chính trong chương trình cải cách cơ cấu đã được các nhà lãnh đạo của APEC thông qua năm 2003. Trước đó, tháng 9 năm 1999, APEC đưa ra tuyên bố ủng hộ tăng trưởng thông qua các thị trường vững mạnh và mở, trong đó có các nguyên tắc để củng cố cạnh tranh và cải cách cơ chế chính sách. Nội dung hợp tác cụ thể yêu cầu các nền kinh tế thành viên có nghĩa vụ duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu để đảm bảo tính minh bạch về luật và chính sách cạnh tranh. Bên cạnh đó, với xu hướng gia tăng các khu vực mậu dịch tự do trên thế giới cả về số lượng lẫn phạm vi, các nền kinh tế phát triển của APEC như Mỹ, Nhật, Úc và Niu Di-lân đã đề xuất ý tưởng đưa nội dung chính sách cạnh tranh vào nội dung đàm phán và cho rằng cần thiết xây dựng các điều khoản mẫu về chính sách cạnh tranh trong các hiệp định song phương và đa phương làm cơ sở tham khảo và định hướng cho các thành viên khi đàm phán và tiến hành ký kết các hiệp định song phương và đa phương.

Trong khuôn khổ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations – ASEAN), đến năm 2012 có 5 nước đã xây dựng chính sách cạnh tranh và ban hành Luật Cạnh tranh gồm Xing-ga-po, In-đô-nê-si-a, Ma-lai-xi-a, Thái Lan và Việt Nam. Nhóm chuyên gia về chính sách và luật cạnh tranh được thành lập và họp phiên đầu tiên tại Xing-ga-po năm 2008. Nhóm này hoạt động trong khuôn khổ, theo sự chỉ đạo và kết quả được báo cáo chính thức lên Hội nghị các quan chức kinh tế cấp cao Asean (Asean Senior Economic Officials Meeting – ASEOM) hoặc Hội nghị Bộ trưởng kinh tế Asean (Asean Economic Ministers – AEM). Mục tiêu là nhằm đưa chính sách cạnh tranh là một hợp phần hợp tác để tiến tới thành lập Cộng đồng kinh tế Asean (Asean Economic Community – AEC) vào năm 2015. Chính sách cạnh tranh được coi là nền tảng không thể thiếu để thành lập AEC. Mặc dù mức độ phát triển chính sách cạnh tranh của các nước ASEAN tương đối khác nhau nhưng xu hướng thiết lập một nền tảng nguyên tắc về chính sách cạnh tranh trong ASEAN là yêu cầu bắt buộc. Cùng với việc xây dựng nền tảng chính sách, việc hợp tác giữa các quốc gia nhằm kiểm soát những

Chuyên mụC

Page 7: TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ

7ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 5 - 2 0 1 4

Chính sách và pháp luật cạnh tranh trong xu thế hội nhập

hành vi phản cạnh tranh được tăng cường và đẩy mạnh.

Trong khuôn khổ Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization – WTO), với mục tiêu loại bỏ những rào cản đối với thương mại quốc tế, WTO đã đưa vấn đề chính sách cạnh tranh ra bàn thảo tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ nhất tại Xing-ga-po năm 1996. Hội nghị đã kêu gọi thành lập nhóm công tác để chính thức xem xét mối quan hệ giữa thương mại và chính sách cạnh tranh (Điều 20, Tuyên bố Bộ trưởng Xing-ga-po 1996). Nhóm công tác được thành lập và bắt đầu hoạt động từ năm 1997 với nhiệm vụ nghiên cứu và phân tích mối liên quan giữa cạnh tranh và thương mại, làm thế nào để hạn chế các hành vi phản cạnh tranh để thúc đẩy thương mại quốc tế.

Mặc dù phần lớn thành viên của WTO đều nhất trí rằng chính sách cạnh tranh có ảnh hưởng lớn đến thương mại nhưng việc đưa ra những quy định chung điều chỉnh các hoạt động cạnh tranh còn gây nhiều tranh cãi. Nhiều nước thành viên WTO đã ban hành Luật Cạnh tranh như một công cụ để ngăn ngừa các hành vi phản cạnh tranh. Tuy nhiên, cũng còn nhiều nước chưa ban hành luật này. Đây là một vấn đề phức tạp bởi việc thiếu Luật Cạnh tranh/Chống độc quyền và các chính sách cạnh tranh khác có thể ảnh hưởng đến thị trường không chỉ của một nước mà cả những nước khác.

Các nước đóng vai trò lớn trong WTO cũng có quan điểm khác nhau. Các nước Châu Âu muốn có một chuẩn mực chung về chính sách cạnh tranh, nhưng chấp nhận để các nước đang phát triển lựa chọn loại trừ một số lĩnh vực mà họ không muốn tham gia. Một số nước Châu Mỹ La tinh ủng hộ mạnh mẽ quan điểm này, trong khi đó các nước Châu Á lại không mặn mà ủng hộ. Mặc dù có sự lo ngại nhưng một số nước đang phát triển đã miễn cưỡng chấp nhận bổ sung thêm một số vấn đề về chính sách cạnh tranh vào chương trình nghị sự của WTO. Mặt khác, mặc dù đều ủng hộ việc đưa ra một chính sách cạnh tranh chung vì cho rằng các hành vi phản cạnh tranh sẽ bóp méo thương mại, nhưng cả Mỹ và EU đều chưa nhất trí về cách thức thực hiện.

Do tính chất phức tạp và việc một hiệp định đa biên về cạnh tranh có cần thiết cho việc tăng cường chính sách trong nước hay không vẫn còn nhiều tranh cãi và đi vào bế tắc. Bởi vậy, hội nghị Bộ trưởng Cancun năm 2003 đã quyết định tạm thời không bàn đến vấn đề cạnh tranh. Do đó, vấn đề cạnh tranh

trong WTO mới chỉ dừng lại ở mức thành lập nhóm công tác nhằm nghiên cứu, phân tích, và đưa ra các ý kiến đề xuất.

Trong khuôn khổ Tổ chức Hợp tác kinh tế và Phát triển (Organization for Economic Cooperation and Development – OECD) có thành lập Ủy ban cạnh tranh với nhiệm vụ phân tích chính sách và tư vấn cho Chính phủ các quốc gia thành viên. Liên quan đến các hành vi phản cạnh tranh, Ủy ban cạnh tranh có nhiệm vụ nghiên cứu các quy định, kinh nghiệm áp dụng và thực thi ở các quốc gia thành viên để đưa ra khuyến nghị chung, thường được đề cập trong các báo cáo hàng năm của tổ chức. Trong thời gian qua Tổ chức OECD rất chủ động và tích cực trong việc khuyến khích và tạo ra một sự thống nhất mềm giữa các quốc gia thành viên bằng việc xây dựng và phát hành một số tài liệu hướng dẫn không mang tính không bắt buộc thực thi liên quan đến vấn đề chính sách và pháp luật cạnh tranh. Ví dụ như Hướng dẫn thực thi chống các thoả thuận các-ten hiệu quả năm 1998, Hướng dẫn trao đổi thông tin trong điều tra các hành vi các ten năm 2005, Hướng dẫn về các vấn đề trong tập trung kinh tế năm 2005.

Trong khuôn khổ Diễn đàn của Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (the United Nations Conference on Trade and Development – UNCTAD) đã thành lập Nhóm chuyên gia về chính sách và luật cạnh tranh (Group Experts on Competition Law and Policy) nhằm

nghiên cứu và tổ chức thảo luận các vấn đề liên quan đến luật và chính sách cạnh tranh cho các nước đang phát triển và có nền kinh tế chuyển đổi. Đây là một hoạt động thường niên không bắt buộc nhưng khuyến khích cơ quan cạnh tranh của các nước đang phát triển và có nền kinh tế chuyển đổi tham gia với mục đích tham vấn về các vấn đề cạnh tranh trong đó có việc kiểm soát các hành vi phản cạnh tranh. Thường là cơ quan cạnh tranh các nước cùng tham gia để trao đổi và học tập kinh nghiệm lẫn nhau trong việc phát hiện, điều tra và xử lý đối với hành vi phản cạnh tranh. Từ việc tổ chức các hoạt động này, UNCTAD hướng tới một mục tiêu chung lớn hơn, đó là hình thành và phát triển hệ thống pháp lý quốc tế về cạnh tranh như xây dựng Bộ quy tắc mẫu về cạnh tranh để hướng tới việc hài hòa pháp luật cạnh tranh giữa các nước gồm cả việc kiểm soát đối với các hành vi phản cạnh tranh. Tại phiên họp tháng 11 năm 2005 (tại Thổ Nhĩ Kỳ), Ban thư ký UNCTAD đã đệ trình bản báo cáo Những kinh nghiệm thu được trong hoạt động hợp tác quốc tế về chính sách cạnh tranh và cơ chế sử dụng đề cập đến việc hợp tác quốc tế trong thực thi chính sách cạnh tranh. Tại phiên họp tháng 7 năm 2011 (tại Geneva), Ban thư ký UNCTAD đệ trình nghiên cứu Tầm quan trọng của sự phối kết hợp giữa chính sách cạnh tranh và các chính sách của chính phủ trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của sự kết hợp hài hoà các chính sách phát

Chuyên MụC

Page 8: TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ

8 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 5 - 2 0 1 4

Chính sách và pháp luật cạnh tranh trong xu thế hội nhập

triển bao gồm chính sách cạnh tranh. Ban thư ký UNCTAD cũng đã soạn thảo và thông qua Luật Cạnh tranh mẫu (Model of competition law) trong đó bao gồm các quy định về kiểm soát các hành vi phản cạnh tranh nhằm giới thiệu cho các thành viên của tổ chức mặc dù không mang tính bắt buộc.

Trong khuôn khổ Mạng lưới cạnh tranh quốc tế (International Competition Network - ICN) với sự tham gia tự nguyện của hơn 100 cơ quan cạnh tranh trên thế giới. Hoạt động của ICN được triển khai theo nhóm như nhóm các-ten (working group on cartels), nhóm tập trung kinh tế (working group on M&A), nhóm giao dịch độc quyền (working group on exclusive dealing). ICN chủ yếu tập trung vào việc thực thi pháp luật cạnh tranh. Mặc dù ICN không có vai trò và không thực hiện chức năng xây dựng pháp luật nhưng có thể xây dựng và đưa ra các tài liệu hướng dẫn để sau đó từng cơ quan cạnh tranh ở các quốc gia thành viên tự quyết định liệu rằng có thực thi theo hoặc làm thế nào để thực thi theo các hướng dẫn đó trên cơ sở ký kết các thỏa thuận đơn, song hoặc đa phương.

Toàn cầu hóa nền kinh tế và cam kết kiểm soát đối với hành vi phản cạnh tranh trong các hiệp định thương mại

Trong quan hệ kinh tế quốc tế, việc tham gia vào các khuôn khổ định chế thương mại song phương và khu vực không chỉ mang lại lợi ích cho các quốc gia mà còn cho khu vực và nền kinh tế thế giới. Xu hướng chung của kinh tế thế giới trong hai thập kỷ qua là đẩy mạnh quá trình hợp tác song phương và đa

phương thông qua việc ký kết các Hiệp định thương mại song phương, khu vực và quốc tế. Vì vậy, số lượng hiệp định thương mại trên thế giới những năm qua tăng lên một cách nhanh chóng. Cùng sự tăng lên vế số lượng, nội dung cam kết trong các hiệp định thương mại cũng có những thay đổi. Bên cạnh những nội dung truyền thống như mở cửa thị trường, thương mại, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, rảo cản kỹ thuật…có nhiều nội dung mới được đưa vào và trở thành những cam kết quan trọng. Chính sách cạnh tranh, bao gồm cả vấn đề kiểm soát đối với các hành vi phản cạnh tranh, là một trong những nội dung đó.

Trong thập kỉ vừa qua, sáng kiến đưa chính sách cạnh tranh trong đó bao gồm việc kiểm soát các hành vi phản cạnh tranh vào là một trong những cam kết song, đa phương và khu vực đã trở nên phổ biến. Mặc dù vậy, quan điểm và nội dung cam kết cụ thể về chính sách cạnh tranh và kiểm soát các hành vi phản cạnh tranh có sự khác biệt giữa các nhóm nước.

Nhóm các nước đang phát triển và có nền kinh tế chuyển đổi chỉ dừng lại ở việc hợp tác về chính sách và pháp luật cạnh tranh ở mức nền tảng pháp lý,

chủ yếu thiết lập các nguyên

tắc chung trên cơ sở thống nhất các

mục tiêu chung và những vấn đề ưu tiên

trong từng thời kỳ. Vì vậy, những nước này hướng

tới mô hình hợp tác theo kiểu xây dựng mạng lưới cạnh tranh

ở phạm vi khu vực và cam kết đưa chính sách cạnh tranh vào các diễn

đàn hợp tác kinh tế đa phương. Tuy nhiên, việc hợp tác cũng mới chỉ tập trung vào việc trao đổi, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm trong việc kiểm soát những hành vi phản cạnh tranh.

Ngược trở lại, nhóm các nước phát triển ủng hộ mạnh mẽ việc tham gia và hợp tác về chính sách cạnh tranh trong các diễn đàn hay tổ chức quốc tế và khu vực cũng như việc đưa ra yêu cầu chính sách cạnh tranh, bao gồm việc kiểm soát đối với các hành vi phản cạnh tranh, phải được quy định bắt buộc trong các hiệp định thương mại tự do. Các nước phát triển coi chính sách cạnh tranh là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, nhằm đảm bảo thị trường được vận hành theo đúng quy luật của thị trường cạnh tranh. Vì vậy, các quốc gia không chỉ dừng lại ở mức độ hợp tác về chính sách, mà phải có sự hợp tác theo chiều sâu, tức là tham gia vào các vụ việc của nhau, phối hợp xử lý vụ việc, đặc biệt là đối với các hành vi phản cạnh tranh xuyên quốc gia, không chỉ tác động tới môi trường cạnh tranh của mỗi nước mà cả trên bình diện thế giới.

PhùNg VăN ThàNh(Phòng Điều tra vụ việc hạn chế

cạnh tranh)

Chuyên mụC

Page 9: TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ

9ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 5 - 2 0 1 4

Chính sách và pháp luật cạnh tranh trong xu thế hội nhập

1. Mở đầuHiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

(Asean) được thành lập năm 1967 là một tổ chức kinh tế gồm 10 nước thành viên trong khu vực Đông Nam Á. Asean là một trong những tổ chức khu vực có sự phát triển năng động và mức tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trên thế giới. Hợp tác giữa các quốc gia trong Asean đang theo xu thế hướng tới thành lập Cộng đồng Asean vào năm 2015. Trong tuyên bố lần đầu tiên vào năm 2003, ý tưởng thành lập Cộng đồng Asean được dựa trên ba nhân tố chính gồm Cộng đồng kinh tế Asean (Asean economic community - AEC), Cộng đồng an ninh Asean và Cộng đồng văn hóa-xã hội Asean. Việc xây dựng thành công AEC sẽ đảm bảo sự hội nhập sâu trong khu vực về kinh tế giữa các quốc gia thành viên. Nhân tố cơ bản thúc đẩy tiến trình xây dựng AEC là Lộ trình tổng thể chung xây dựng Cộng đồng kinh tế Asean (AEC Blueprint) lần đầu tiên được đưa ra vào năm 2006 và được các quốc gia thành viên thông qua năm 2007.

Những nội dung cơ bản trong việc thành lập AEC bao gồm (i) thành lập một thị trường thống nhất và cơ sở sản

xuất chung, (ii) hình thành khu vực kinh tế có tính cạnh tranh cao, (iii) một khu vực với sự phát triển kinh tế đồng đều, và (iv) kinh tế khu vực sự hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Trong AEC Blueprint, chính sách cạnh tranh được xác định là một vấn đề mấu chốt được nhấn mạnh bằng mục tiêu tiến tới hình thành khu vực kinh tế có tính cạnh tranh cao1. Để đạt được mục tiêu đặt ra, một số hoạt động ưu tiên được xác định và đưa vào kế hoạch hành động trong giai đoạn 2008 – 2015. Một trong những hoạt động đó là việc hợp tác chính sách cạnh tranh giữa các quốc gia thành viên trong khối Asean.

2. Chính sách và pháp luật cạnh tranh trong Asean hướng tới mục tiêu xây dựng một thị trường chung thống nhất

Tạo lập môi trường có tính cạnh tranh cao rõ ràng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong mục tiêu hội nhập kinh tế của khu vực Asean. Điều này được thực hiện dựa trên việc xây dựng kết hợp bốn yếu tố. Đó là việc thành lập một thị trường chung và cơ sở sản

1 A highly competitive economic region.

xuất thống nhất dựa trên ý niệm về một thị trường cạnh tranh chung trong khối các nước Asean. Khả năng cạnh tranh và sự hội nhập của khu vực Asean vào nền kinh tế thế giới đòi hỏi nền kinh tế của từng quốc gia phải có tính cạnh tranh cao trên bình diện quốc tế. Ngoài ra, cạnh tranh cũng cần để đảm bảo có sự điều phối công bằng lợi ích từ việc hội nhập khu vực cho cả người tiêu dùng, các nhà sản xuất trong khu vực cũng như từng quốc gia thành viên. Dưới góc độ này, chính sách cạnh tranh, được định nghĩa là chính sách do các chính phủ đưa ra nhằm thúc đẩy hoặc duy trì cạnh tranh trên thị trường, bao gồm các biện pháp của chính phủ tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tới hành vi của doanh nghiệp để qua đó tác động đến cấu trúc của ngành công nghiệp và thị trường2. Chính sách cạnh tranh được coi là một công cụ quan trọng nhằm hiện thực hóa mục tiêu AEC.

Nhìn một cách tổng thể, có thể nói việc tạo lập một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất trong Asean chỉ có thể đạt được nếu đảm bảo được sự tự

2 Asean regional guidelines competition policy.

CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT CẠNH TRANH TRONG ASEAN

Chuyên MụC

Page 10: TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ

10 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 5 - 2 0 1 4

Chính sách và pháp luật cạnh tranh trong xu thế hội nhập

do luân chuyển của các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, dòng vốn đầu tư và lao động giữa các nước trong khối Asean. Cùng với những yếu tố nêu trên thì việc xây dựng các thể chế và chính sách liên quan đến cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, quyến sở hữu trí tuệ và phát triển cơ sở hạ tầng cũng là rất cần thiết.

Cho đến nay, nền kinh tế các nước Asean thường đã mở cửa trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư. Chính sách phát triển của nhiều nước Asean theo hướng công nghiệp hóa hướng tới mục tiêu xuất khẩu trong đó nhân tố chính là dòng vốn đầu tư nước ngoài. Vì vậy, vai trò nội tại của các nhân tố trong AEC là rất quan trọng. Chúng nhắm tới mục tiêu tăng cường sự hấp dẫn của khu vực như một tổng thể đối với các dòng vốn đầu tư nước ngoài cũng như là đảm bảo rằng toàn khu vực Asean luôn theo kịp với nền sản xuất thế giới.

Với mục tiêu hướng đến thành lập AEC vào năm 2015 thì chính sách cạnh tranh được xác định là một lĩnh vực ưu tiên hàng đầu. Điều này gắn liền với mục tiêu tạo dựng một khu vực với nền kinh tế cạnh tranh năng động. Một trong những cấu thành quan trọng không thể thiếu trong chính sách cạnh tranh của mỗi quốc gia đó là Luật Cạnh tranh. Nó bao gồm những chế định pháp luật hướng đến tạo lập, duy trì, thúc đẩy và tăng cường cạnh tranh trên thị trường thông qua việc điều chỉnh và xử lý đối với các hành vi phản cạnh tranh của doanh nghiệp. Luật Cạnh tranh thường quy định cấm đối với các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng sức mạnh thị trường bao gồm lạm dụng vị trí thống lĩnh hoặc vị trí độc quyền, tập trung kinh tế có tác động hạn chế cạnh tranh và các hành vi phản cạnh tranh khác.

Mặc dù chỉ là một trong số những cấu thành nhưng Luật Cạnh tranh đóng vai trò rất quan trọng trong chính sách cạnh tranh của mỗi quốc gia. Có thể nói mỗi quốc gia trong Asean đều đã từng xây dựng và thực thi chính sách cạnh tranh của riêng mình thông qua việc xây dựng và thực thi các chính sách công nghiệp, chính sách ngành trong thời kỳ chưa ban hành Luật Cạnh tranh. Tuy nhiên, chỉ quốc gia nào xây dựng và thực thi thành công Luật Cạnh tranh thì chính sách cạnh tranh của quốc gia đó mới trở nên rõ ràng, minh bạch và mới hội đủ các điều kiện để hòa chung cùng các quốc gia khác trong khu vực tạo nên một chính sách cạnh tranh chung trong Asean. Điều này xuất phát từ chính mục

tiêu, vai trò, ý nghĩa của Luật Cạnh tranh cũng như các chế định điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp bao gồm trong nó. Luật Cạnh tranh của mỗi nước không chỉ ảnh hưởng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến chính sách cạnh tranh, các chính sách kinh tế ngành của mỗi quốc gia mà nhiều trường hợp còn quy định trao quyền cho cơ quan cạnh tranh để thẩm định đối với nguy cơ tác động ảnh hưởng tới cạnh tranh trong các chính sách của chính phủ khi được ban hành.

Với ý nghĩa như nêu trên nên xây dựng, ban hành và thực thi Luật Cạnh tranh ở từng quốc gia thành viên Asean là một trong những điều kiện tiên quyết được đặt ra để làm tiền đề cho việc thành lập AEC vào năm 2015. Thái Lan và In-đô-nê-si-a là hai nước thành viên Asean ban hành và thực thi Luật Cạnh tranh đầu tiên vào năm 1999 sau khi chịu ảnh hưởng của cuộc khủng khoảng tài chính Châu Á năm 1997 - 1998. Quyết định ban hành và thực thi Luật Cạnh tranh của In-đô-nê-si-a bị ảnh hưởng bởi chương trình hỗ trợ đối với các nước bị ảnh hưởng từ cuộc khủng khoảng tài chính do Qũy tiền tệ quốc tế IMF thực hiện. Còn việc ban hành và thực thi luật cạnh tranh của Thái Lan đơn thuần là do sự thúc đẩy của nền kinh tế trong nước và việc ban hành hiến pháp mới vào năm 1997. Tiếp sau đó Xinh-ga-po, Việt Nam cùng ban hành luật cạnh tranh vào năm 2004 và Ma-lai-xi-a ban hành vào năm 2010. Thực tiễn, việc ban hành và thực thi luật cạnh tranh của Xinh-ga-po là trên cơ sở nghĩa vụ pháp lý được đặt ra trong Hiệp định thương mại tự do song phương ký kết với Mỹ. Còn việc ban hành và thực thi Luật Cạnh tranh của Việt Nam chủ yếu là bởi đó là một trong những điều kiện đặt ra trong quá trình Việt Nam đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO. Riêng đối với Ma-lai-xi-a là trường hợp đặc biệt. Ma-lai-xi-a đã bắt đầu manh nha soạn thảo luật cạnh tranh kể từ năm 1991 nhưng do có nhiều tranh cãi gay gắt trong cộng đồng xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và cả các học giả… nên mãi tới năm 2010 luật này mới được ban hành. Trong số các thành viên còn lại trong Asean thì Lào, Cam-pu-chia và Phi-líp-pin đang trong quá trình chạy nước rút để ban hành luật cạnh tranh nhằm đáp ứng yêu cầu chung của khu vực. Cả ba nước Lào, Cam-pu-chia và Phi-líp-pin đều đã soạn thảo xong luật cạnh tranh của riêng mình và đang trong quá trình lấy ý kiến đóng góp để thông qua. Cơ quan cạnh tranh của Phi-líp-pin cũng đã

được thành lập theo Sắc lệnh số 45 ngày 9 tháng 6 năm 2011 và nằm trong Bộ Tư pháp của nước này. Hai quốc gia còn lại là Bru-nây và Mi-an-ma đang trong quá trình soạn thảo.

3. Những khác biệt trong pháp luật cạnh tranh và mục tiêu AEC

Cũng có những điểm khác biệt đáng kể trong luật cạnh tranh giữa các nước thành viên Asean bởi một số yếu tố khác biệt đã tác động trong quá trình soạn thảo. Những khác biệt đó bao gồm mục tiêu của luật, các chế định cơ bản, quan điểm lập pháp và quy định cấm cũng như hình thức và mức độ xử lý đối với hành vi vi phạm.

Thông thường mục tiêu không được thể hiện rõ trong Luật Cạnh tranh của các quốc gia nhưng có thể thấy được thông qua mục tiêu hành động của các cơ quan cạnh tranh ở từng nước. Nhìn chung hầu hết luật cạnh tranh của các quốc gia đều hướng tới mục tiêu hiệu quả của nền kinh tế và phúc lợi xã hội. Ngoài ra còn có các mục tiêu khác như thương mại tự do và công bằng, tính cạnh tranh của nền kinh tế hay sự phát triển. Ví dụ, Luật Cạnh tranh của cả Thái Lan và In-đô-nê-si-a đều đề cao tầm quan trọng của thương mại tự do và công bằng. Mặc dù luật cạnh tranh là một yếu tố quan trọng để hướng tới thành lập AEC nhưng không có một quốc gia nào đề ra mục tiêu hội nhập khu vực và hài hòa hóa pháp luật cạnh tranh giữa các nước. Điều này có thể tạo nên những trở ngại trong quá trình thành lập AEC mà các quốc gia thành viên Asean cần lưu tâm nhằm hướng tới một thị trường chung thống nhất.

Nhìn một cách tổng thể, các chế định cơ bản trong Luật Cạnh tranh các nước là tương đồng bao gồm chế định điều chỉnh các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh hay các-ten, chế định điều chỉnh các hành vi lạm dụng, và chế định điều chỉnh các hành vi tập trung kinh tế. Tuy nhiên, cách thức quy định và quan điểm lập pháp cũng có nhiều điểm khác biệt. Đó là sự khác biệt trong xác định hành vi, điều kiện cấm, nguyên tắc cấm (nguyên tắc vi phạm mặc nhiên hoặc đánh giá tác động hợp lý), hình thức và mức độ xử lý. Ví dụ, In-đô-nê-si-a quy định theo nguyên tắc vi phạm mặc nhiên đối với các hành vi thỏa thuận ấn định giá, phân chia thị trường, thỏa thuận tẩy chay và hành vi vi phạm có thể bị phạt tiền hoặc phạt tù lên tới 5 tháng tù. Ma-lai-xi-a quy định theo nguyên tắc vi phạm mặc nhiên đối với các hành vi thỏa thuận ấn định giá, phân chia thị trường

Chuyên mụC

Page 11: TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ

11ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 5 - 2 0 1 4

Chính sách và pháp luật cạnh tranh trong xu thế hội nhập

hay nguồn cung, giới hạn hay kiểm soát sản xuất hoặc phân phối sản phẩm, thỏa thuận hạn chế phát triển của khoa học, công nghệ hay đầu tư, và hành vi thông thầu. Hình thức xử lý có thể là phạt tiền hoặc phạt tù lên tới 5 năm tù. Đối với Xinh- ga-po thì nguyên tắc vi phạm mặc nhiên được áp dụng đối với các hành vi thỏa thuận ấn định giá, thông thầu, phân chia thị trường, hạn chế sản lượng và hình thức xử phạt bao gồm phạt tiền và phạt tù lên tới 3 năm tù. Trong khi đó Luật Cạnh tranh của Việt Nam lại chỉ quy định hình thức xử phạt tiền đối với chủ thể thực hiện hành vi vi phạm.

Như vậy, có thể nói việc ban hành và thực thi Luật Cạnh tranh là điều kiện quan trọng mà Asean đặt ra cho mỗi quốc gia để hướng tới thành lập AEC. Tuy nhiên, để có thể xây dựng được một khu vực thị trường chung thống nhất có tính cạnh tranh cao với nền tảng cạnh tranh giống nhau thì không chỉ dừng lại ở việc đòi hỏi các thành viên phải ban hành và thực thi Luật Cạnh tranh mà một yêu cầu cao hơn nữa là phải tiến tới hài hòa

hóa chính sách và pháp luật cạnh tranh của các thành viên nhằm khỏa lấp dần những khác biệt. Các thành viên Asean sẽ phải cùng nhau thống nhất xây dựng và đặt ra những tiêu chuẩn chung trong các chế định của luật cạnh tranh để từ đó đưa ra một lộ trình nhằm thực hiện một chính sách và pháp luật cạnh tranh chung nhằm đạt được mục tiêu chung của AEC.

4. Tình hình thực thi pháp luật cạnh tranh ở một số quốc gia Asean

Tình hình thực thi pháp luật cạnh tranh ở các quốc gia Asean cũng mang nhiều đặc điểm và màu sắc khác nhau do thời gian thực thi, kinh nghiệm và điều kiện thực thi khác nhau.

In-đô-nê-si-a được cho là quốc gia thực thi pháp luật cạnh tranh với nhiều kinh nghiệm và đạt được nhiều kết quả tốt nhất. Cơ quan cạnh tranh của In-đô-nê-si-a đã giải quyết tổng cộng 249 vụ việc trong giai đoạn từ năm 2000 – 2010, trong đó hơn 80% số vụ việc là thông thầu. Nguồn nhân lực của cơ quan này cũng tăng lên nhanh chóng, tăng hơn 10 lần trong thập kỷ vừa qua, từ 31 nhân

viên năm 2000 tăng lên 353 nhân viên năm 2010. Bên cạnh việc điều tra và xử lý các hành vi vi phạm, cơ quan cạnh tranh In-đô-nê-si-a còn được quy định chức năng tham mưu cho Chính phủ trong các vấn đề về chính sách nhằm đảm bảo mục tiêu cạnh tranh công bằng.

Xinh-ga-po cũng là một thành viên thực thi pháp luật cạnh tranh một cách rất tích cực. Kể từ khi thành lập, Cơ quan cạnh tranh Xinh-ga-po đã thành công trong việc điều tra và xử lý hàng loạt hành vi phản cạnh tranh bao gồm các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và thông thầu trong các lĩnh vực xăng dầu, điện và các công trình xây dựng.

Ngoài ra cơ quan cạnh tranh ở các quốc gia khác như Thái Lan và Ma-lai-xi-a cũng đang rất nỗ lực và tích cực trong việc thực thi pháp luật cạnh tranh.

PhùNg VăN ThàNh(Phòng Điều tra vụ việc hạn chế

cạnh tranh)

Chuyên MụC

Page 12: TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ

12 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 5 - 2 0 1 4

Bảo vệ người tiêu dùng là một biểu hiện của tiến bộ xã hội, của việc tôn trọng quyền con người không

chỉ ở Việt Nam mà còn ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. So với các nước trong khu vực, Hàn Quốc được đánh giá là nước tương đối thành công trong công tác bảo vệ người tiêu dùng. Nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng một cách hiệu quả, bên cạnh việc giải quyết tranh chấp giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng, Cơ quan Bảo vệ người tiêu dùng (KCA) còn triển khai nhiều hoạt động nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp với người tiêu dùng. Trong số đó, Chương trình Quản lý doanh nghiệp lấy người tiêu dùng làm trung tâm đã được xây dựng và áp dụng rất thành công tại Hàn Quốc.

Chương trình được bắt đầu xây dựng

từ năm 2005 và hoàn thành năm 2007, ban đầu do Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc (OCAP) triển khai với tên gọi là Hệ thống Quản lý khiếu nại người tiêu dùng (Consumer Complaint Management System– CCMS). Tuy nhiên, xuất phát từ yêu cầu về tính khách quan, công bằng và minh bạch của việc đánh giá, cấp chứng nhận CCM nên từ năm 2011 Chương trình đã được chuyển sang cho KCA với tên gọi là Chương trình “Quản lý doanh nghiệp lấy người tiêu dùng làm trung tâm – CCM).

Tính đến năm 2013, đã có 246 doanh nghiệp được cấp chứng nhận doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn CCM, trong đó năm 2012 là 116 doanh nghiệp, năm 2013 là 130 doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp muốn tham gia Chương trình phải đáp ứng được các tiêu

chí do KCA quy định. Bộ tiêu chí đánh giá của Chương trình CCM gồm 4 nhóm tiêu chí lớn được chi tiết hóa thành 49 tiêu chí đánh giá cụ thể.

Thời hạn hiệu lực của chứng nhận là 2 năm kể từ ngày cấp chứng nhận. Hết thời hạn trên, nếu doanh nghiệp muốn tiếp tục duy trì chứng nhận CCM thì trong khoảng thời gian trước khi hết thời hạn, doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ xin đánh giá lại và gửi về KCA. KCA sẽ tiến hành thủ tục cấp chứng nhận theo đúng quy trình kiểm tra, đánh giá và cấp chứng nhận lại cho doanh nghiệp.Trong thời gian hiệu lực của chứng nhận CCM, KCA có thể kiểm tra thực tế doanh nghiệp đã được cấp chứng nhận CCM khi thấy cần thiết và/hoặc trong một số trường hợp sau:

CHươNG TRìNH “QUảN Lý dOANH NGHIệP LẤy NGườI TIÊU dùNG LÀM TRUNG TâM” TẠI HÀN QUốC

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 13: TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ

13ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 5 - 2 0 1 4

Khi có dư luận xã hội đề cập về vấn đề liên quan đến người tiêu dùng;

Trường hợp có nhiều khiếu nại, bất mãn của khách hàng;

Trường hợp có yêu cầu của các cơ quan chức năng khác hoặc hiệp hội người tiêu dùng

Lợi ích của Chương trình CCMĐối với người tiêu dùng Hàn Quốc: + Được cung cấp một danh sách

các doanh nghiệp uy tín, tin cậy đã được Cơ quan Bảo vệ người tiêu dùng kiểm tra, đánh giá và cấp chứng nhận “Doanh nghiệp lấy người tiêu dùng làm trung tâm” hay nói cách khác đây là những doanh nghiệp mà các hoạt động của doanh nghiệp (từ khâu lập kế hoạch, phát triển sản phẩm cho đến khâu bán hàng và giải quyết khiếu nại người tiêu dùng) đã được KCA kiểm tra và đánh giá là đều được thực hiện trên quan điểm lấy người tiêu dùng làm trung tâm.

+ Được gia tăng lợi ích thông qua việc ứng dụng Chương trình “Doanh nghiệp lấy người tiêu dùng làm trung tâm” tại các doanh nghiệp như quy trình cung cấp thông tin đầy đủ, quy trình giải quyết khiếu nại nhanh gọn…

Đối với doanh nghiệp được cấp chứng nhận CCM

+ Tăng cường sức cạnh tranh và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Tại Hàn Quốc, chứng nhận CCM được coi là một chứng nhận rất có uy tín. Doanh nghiệp được cấp chứng nhận CCM có lợi thế hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp cùng loại khác trong quá trình cạnh tranh thu hút khách hàng. Cụ thể, doanh nghiệp được cấp chứng nhận CCM được quyền gắn dấu chứng nhận CCM (và/hoặc biểu tượng CCM) trên sản phẩm, tại nơi làm việc và trong các hoạt động thông tin quảng cáo của doanh nghiệp.

Ngoài ra, doanh nghiệp được cấp chứng nhận CCM còn được cơ quan chức năng dành cho nhiều ưu đãi khác, cụ thể như sau:

+ Được ưu tiên thông báo và dành cho quyền tự xử lý vụ việc vi phạm gây tổn thất cho người tiêu dùng: Cụ thể, khi KFTC nhận được thông báo/khiếu nại của người tiêu dùng về việc doanh nghiệp vi phạm những quy định pháp luật thuộc thẩm quyền thực thi của KFTC như Luật Quảng cáo – nhãn hiệu, Luật Bán hàng tại nhà, Luật Bảo vệ người tiêu dùng... gây

tổn thất cho người tiêu dùng thì KFTC sẽ ưu tiên thông báo và dành cho doanh nghiệp CCM quyền tự xử lý, giải quyết với người tiêu dùng. Trong trường hợp người tiêu dùng chấp nhận kết quả mà doanh nghiệp giải quyết, KFTC miễn trừ thủ tục điều tra và xử lý vụ việc.

+ Giảm mức tiền phạt trong trường hợp doanh nghiệp CCM phải nộp phạt do vi phạm quy định pháp luật thuộc thẩm quyền thực thi của FTC như Luật Quảng cáo – nhãn hiệu, Luật Bán hàng tại nhà, Luật Bảo vệ người tiêu...

+ Được Cơ quan Bảo vệ người tiêu dùng khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân doanh nghiệp CCM có thành tích xuất sắc trong các hoạt động vì người tiêu dùng;

+ Được hưởng một số lợi ích về kinh tế khác: như được chính quyền địa phương ưu tiên dành cho các hợp đồng, các công trình...

Đối với cơ quan quản lý nhà nước về Bảo vệ người tiêu dùng:

+ Thực hiện tốt nhiệm vụ “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” thông qua việc nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp với người tiêu dùng.

+ Hình thành văn hóa cạnh tranh lành mạnh và xây dựng xã hội văn minh.

Hiện tại, ở Việt Nam có một số chương trình tôn vinh sản phẩm, thương hiệu Việt như Chương trình hàng Việt Nam chất lượng cao và Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt cùng với một số chương trình hiện do Bộ Công Thương chủ trì như: Chương trình dán nhãn tiết kiệm năng lượng (Tổng Cục năng lượng), Hệ thống tiêu chuẩn trong giao dịch thương mại điện tử safeweb (Cục TMĐT và CNTT). Các chương trình (giải thưởng) trên được triển khai theo các tiêu chí đánh giá mà Chương trình đưa ra. Các tiêu chí chủ yếu tập trung vào chất lượng, nhãn hiệu, xuất xứ của hàng hóa.. . mà chưa tập trung nhiều vào các tiêu chí đánh giá liên quan đến việc doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm của mình đối với người tiêu dùng ra sao như trách nhiệm cung cấp thông tin, hướng dẫn sử dụng hay giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng ... Do đó, đứng dưới góc độ bảo vệ người tiêu dùng, Chương trình Quản lý doanh nghiệp lấy người tiêu dùng làm trung tâm đang được triển khai tại Hàn Quốc là chương trình mang nhiều giá trị tham khảo hữu ích và có thể áp dụng ở Việt Nam trong tương lai..

(Phòng Hợp tác quốc tế - Cục Quản lý cạnh tranh)

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 14: TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ

14 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 5 - 2 0 1 4

Để tham gia sử dụng một số dịch vụ của ngân hàng (NH), khách hàng chỉ cần điền thông tin vào các

mẫu hợp đồng được in sẵn do ngân hàng cung cấp. Hầu hết khách hàng không ý thức được rằng mình đang tham gia giao kết một hợp đồng với ngân hàng để sử dụng dịch vụ của họ. Chính vì thế người tiêu dùng – một cách chủ quan - đã đặt bút ký, đồng ý với các điều khoản quy định của ngân hàng đưa ra.

1. Bối cảnh thực tiễn về bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực ngân hàng

Thời gian gần đây, người tiêu dùng (NTD) – những người tham gia giao dịch, sử dụng các dịch vụ của NH – ngày càng bất bình và phàn nàn về dịch vụ của các ngân hàng. Cụ thể là việc thu phí sử dụng thẻ ghi nợ nội địa (ATM) một cách vô lý, không thể rút tiền tại các điểm giao dịch tự động của ngân hàng, bị thu phí mà không hề được thông báo khi sử dụng dịch vụ NH điện tử…

Để tham gia sử dụng các dịch vụ NH nêu trên, khách hàng chỉ cần điền thông tin vào các mẫu hợp đồng được in sẵn do NH cung cấp. Hầu hết khách hàng không ý thức được rằng mình đang tham gia giao kết một hợp đồng với NH để sử dụng dịch vụ của họ. Chính vì thế NTD – một cách chủ quan - đã đặt bút

ký, đồng ý với các điều khoản quy định của NH đưa ra.

Dưới góc độ pháp luật về bảo vệ NTD, khách hàng chính là NTD tham gia giao dịch và sử dụng các dịch vụ của NH thông qua việc ký kết hợp đồng như một giao dịch dân sự. Tuy nhiên, khi NH giao kết với NTD về việc sử dụng các giao dịch và các dịch vụ của NH đều thể hiện dưới dạng hợp đồng mẫu và/hoặc điều kiện giao dịch chung. Xuất phát từ điều này, những cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội bảo vệ NTD cần kiểm soát, tiếp nhận để giải quyết những khiếu nại của NTD khi họ luôn luôn bị lép vế trước những yêu sách và cách hành xử của ngân hàng khi tham gia giao kết với NTD.

Tại các hội nghị, hội thảo về bảo vệ NTD do Cục Quản lý cạnh tranh (QLCT) chủ trì, tổ chức và thông qua đường dây nóng, đông đảo NTD đưa ra những thắc mắc, phàn nàn về dịch vụ của các ngân hàng. Để thống nhất về mặt quản lý nhà nước, Cục QLCT đã làm việc với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa ra chương trình hành động bảo vệ người tiêu dùng trong việc sử dụng những dịch vụ tài chính, ngân hàng. Bên cạnh đó, Cục QLCT cũng làm việc với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam để đồng hành trong dự án hỗ trợ minh bạch tài chính trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.

Để mở đầu cho chương trình hành động bảo vệ người tiêu dùng trong việc sử dụng những dịch vụ tài chính, ngân hàng, Cục QLCT phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức 02 khóa tập huấn: “Kiểm soát hợp đồng theo mẫu,

điều kiện giao dịch chung đối với một số dịch vụ ngân hàng” tại 02 thành phố trọng điểm là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đây là bước khởi đầu của dự án hỗ trợ các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam nâng cao nhận thức về bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động chuyên môn, trang bị một số kiến thức pháp lý về bảo vệ người tiêu dùng, hướng đến mục tiêu kinh doanh bền vững, vì người tiêu dùng Việt Nam.

Trong thời gian tới, Cục QLCT – Bộ Công Thương sẽ tham mưu, đề xuất bổ sung một số dịch vụ ngân hàng vào danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo sự điều chỉnh của Quyết định 02/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Trước thực tiễn nói trên, Cục QLCT và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thống nhất chủ trương cần phải hỗ trợ về mặt pháp lý và tăng cường sự giám sát việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ người tiêu dùng của các ngân hàng trên toàn quốc. Cùng với đó cũng là nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước đồng hành cùng doanh nghiệp tăng cường sự tuân thủ pháp luật và hướng tới sự minh bạch, tiệm cận với các quy định quốc tế về bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

2. Căn cứ pháp lý Xét dưới góc độ Luật Bảo vệ quyền

lợi người tiêu dùng và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành Luật, khách hàng chính là người tiêu dùng tham gia giao dịch và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng thông qua việc ký kết hợp đồng

ĐÁNH GIÁ PHÁP Lý MỘT Số NỘI dUNG TRONG HỢP ĐỒNG

THEO MẪU, ĐIỀU KIệN GIAO dỊCH CHUNG ĐốI

VỚI dỊCH VỤ PHÁT HÀNH THẺ GHI NỢ NỘI

ĐỊA VÀ NGâN HÀNG ĐIệN TỬ CỦA NGâN

HÀNG THEO QUy ĐỊNH CỦA LUẬT BảO Vệ

QUyỀN LỢI NGườI TIÊU dùNG

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 15: TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ

15ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 5 - 2 0 1 4

như một giao dịch dân sự. Tuy nhiên, hầu hết các giao dịch và các dịch vụ của ngân hàng khi giao kết với người tiêu dùng đều thể hiện dưới dạng hợp đồng mẫu và/hoặc điều kiện giao dịch chung. Xuất phát từ điều này, những cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội bảo vệ người tiêu dùng cần kiểm soát, tiếp nhận để giải quyết những khiếu nại của người tiêu dùng khi họ luôn luôn bị lép vế trước những yêu sách và cách hành xử của ngân hàng khi tham gia giao kết với người tiêu dùng.

Muốn sử dụng các dịch vụ, giao dịch với ngân hàng thì hầu như khách hàng phải nhất nhất tuân theo quy định, theo những giao kèo sẵn có do ngân hàng lập ra. Đây chính là một dạng hợp đồng mẫu và/hoặc điều kiện giao dịch chung do các ngân hàng ban hành để giao kết với người tiêu dùng.

Hành vi này được điều chỉnh bởi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD) và được quy định cụ thể trong Nghị định số 99/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trong Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung chỉ ra 09 lĩnh vực kinh doanh thuộc phạm vi đăng ký mà không có ngân hàng. Tuy nhiên Nghị định số 99/2011/NĐ-CP đã quy định như sau:

Điều 16. Kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung không

thuộc phạm vi phải đăng ký.1. Trường hợp nội dung của hợp

đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc trái với nguyên tắc chung về giao kết hợp đồng, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 9 Nghị định này có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh phải sửa đổi, hủy bỏ nội dung vi phạm đó.

2. Trường hợp nội dung trong hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung không rõ hoặc có nhiều cách hiểu khác nhau, cơ quan có thẩm quyền có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh giải trình làm rõ các nội dung trong hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung đó.

3. Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải sửa đổi, hủy bỏ nội dung vi phạm và thông báo cho người tiêu dùng đã giao kết hợp đồng. Trường hợp việc sửa đổi, hủy bỏ nội dung vi phạm dẫn đến điều khoản của hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, điều kiện giao dịch chung không có hiệu lực và phát sinh thiệt hại đối với người tiêu dùng thì xử lý theo quy định của pháp luật dân sự.

Điều này cho thấy các cơ quan quản lý nhà nước phải có trách nhiệm kiểm soát các giao kết giữa ngân hàng với người tiêu dùng khi phản ánh và khiếu nại của người tiêu dùng ngày càng nhiều thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các đường dây tiếp nhận thông tin người tiêu dùng của các cơ quan quản lý và tổ chức xã hội tham

gia bảo vệ người tiêu dùng.3. Một số điều khoản chưa phù hợp

với Luật BVQLNTD trong hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung đối với dịch vụ phát hành thẻ ghi nợ nội địa và dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng.

3.1. Chưa phù hợp về yêu cầu chung theo Điều 7 Nghị định 99/2011.

Trước tiên, xem xét về mặt hình thức một số hợp đồng mẫu do ngân hàng phát hành có thể dễ dàng nhận ra nhiều điểm chưa phù hợp với quy định của Luật BVQLNTD.

Một trong những điểm chưa phù hợp điển hình nhất là cỡ chữ in trên các tờ hợp đồng. Hầu hết các hợp đồng của ngân hàng đều in chữ rất nhỏ so với quy định (cỡ chữ tối thiểu là 12), trình bày chữ dày đặc gây tức mắt, khó đọc. Thêm nữa, nền giấy và màu mực trên hợp đồng có khi không tương phản nhau càng hạn chế sự tập trung để ý câu chữ trong hợp đồng của người đọc.

Quy định cũng chỉ ra hợp đồng phải bằng tiếng Việt và phải đảm bảo tiêu chí rõ ràng, dễ hiểu. Điều này thể hiện triết lý bảo vệ người tiêu dùng tức là bảo vệ tất cả các tầng lớp người tiêu dùng tham gia giao dịch với cá nhân, tổ chức kinh doanh. Tiêu chí sử dụng tiếng Việt rõ ràng, dễ hiểu phải được tuân thủ chặt chẽ. Ví dụ như cụm từ “bao gồm nhưng không giới hạn” được sử dụng ở hầu hết các hợp đồng. Đây là cụm từ định tính không giới hạn phạm vi nội dung muốn quy định, đặc biệt là khi quy định về nghĩa vụ của NTD.

Bên cạnh đó, nhiều hợp đồng còn sử dụng hàng loạt các thuật ngữ bằng tiếng nước ngoài mà không giải thích, viết tắt khiến người đọc khó luận giải và trình bày rườm rà, khó hiểu khiến người đọc không hiểu rõ, hiểu đúng và không đủ kiên nhẫn đọc hết hợp đồng. Người tiêu dùng chỉ có một lựa chọn hoặc là đồng ý ký hợp đồng để tham gia sử dụng dịch vụ của ngân hàng hoặc không đồng ý ký thì thôi. Theo yêu cầu của Luật BVQLNTD đối với những hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung, các từ/cụm từ bằng tiếng nước ngoài, các thuật ngữ chuyên môn phải được giải thích rõ ràng hoặc giải thích một lần và sử dụng thống nhất ngữ nghĩa của từ/cụm

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 16: TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ

16 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 5 - 2 0 1 4

từ đó trong hợp đồng.3.2. Quy định chưa phù hợp về

Thông tin của NTDCó thể dẫn chứng một số ví dụ như

sau trong hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung do ngân hàng phát hành:

- Ngân hàng có quyền thu thập thông tin về Chủ thẻ từ các tổ chức, cá nhân khác hoặc yêu cầu chủ thẻ cung cấp đầy đủ các thông tin và các tài liệu cần thiết.

- Ghi âm, lưu trữ, sử dụng các thông tin/chỉ dẫn bằng lời nói của chủ thẻ.

- Khách hàng phải cung cấp các thông tin … yêu cầu của NH vào bất kỳ thời điểm nào

- Yêu cầu khách hàng cung cấp các văn bản (nếu cần thiết) …theo yêu cầu, theo quy định của NH, hoặc yêu cầu của nhà cung cấp dịch vụ…

- NH được quyền tự động trích nợ tài khoản Khách hàng sử dụng trong Dịch vụ để thanh toán cho các hóa đơn mà Khách hàng mua hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ với các nhà cung cấp mà Khách hàng tham gia mà không cần thông báo…

Căn cứ quy định của Luật BVQLNTD, NH phải quy định, chỉ rõ mục đích của việc yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin và sử dụng thông tin khách hàng vào những việc thuộc phạm vi của HĐ giao kết với người tiêu dùng. Chỉ chia sẻ thông tin cho bên thứ ba khi được khách hàng đồng ý.

Nêu rõ những trường hợp NH được quyền yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin căn cứ trên những quy định của PL chuyên ngành và trường hợp đặc biệt khác nhằm mục đích bảo vệ trật tự chung, sự an toàn cho các bên trong quan hệ giao dịch và làm rõ trách nhiệm bảo mật thông tin, quyền thu thập thông tin khách hàng trong những trường hợp cụ thể theo quy định của PL chuyên ngành. Việc trích nợ từ tài khoản phải quy định rõ ràng hơn và phải thông báo cho khách hàng biết về việc bị trích nợ.

3.3. Điều khoản của hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, điều kiện giao dịch chung không có hiệu lực theo quy định của Điều 16 Luật BVQLNTD.

a, Điều khoản loại trừ trách nhiệm của Ngân hàng

- NH không chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại, tổn thất của Khách hàng phát sinh trong quá trình sử dụng Dịch vụ, trừ phi những thiệt hại, tổn thất này là do lỗi cố ý của NH.

- NH không chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại trực tiếp hoặc gián

tiếp mà khách hàng phải chịu phát sinh từ hoặc liên quan tới do:

+ Việc tin nhắn được thực hiện bởi 1 bên thứ 3 mà người này bằng bất cứ cách nào thực hiện việc kết nối thiết bị của họ tới số điện thoại mà khách hàng đã đăng ký hoặc;

+ Sự ngắt quãng, trì hoãn, chậm trễ, tình trạng không sẵn sàng sử dụng hoặc bất kỳ sự cố nào xảy ra trong quá trình cung cấp dịch vụ do các nguyên nhân ngoài khả năng kiểm soát hợp lý của NH, bao gồm nhưng không giới hạn ở tình trạng gián đoạn do dịch vụ cần được nâng cấp, sửa chữa, lỗi đường truyền của nhà cung cấp dịch vụ viễn thông;

Quy định khách hàng phải chịu toàn bộ rủi ro mà không có trường hợp loại trừ khi hậu quả xuất phát từ lỗi của NH là loại trừ toàn bộ nghĩa vụ, trách nhiệm của NH. Trong trường hợp NH để rò rỉ thông tin của khách hàng và bên thứ 3 lợi dụng thông tin đó để kết nối tới NH và thực hiện giao dịch thì NH phải chịu trách nhiệm.

NTD ký HĐ sử dụng dịch vụ của NH nên cũng không có nghĩa vụ phải chịu những thiệt hại phát sinh từ bên thứ 3 là đối tác của NH. Trường hợp dịch vụ cần sửa chữa, nâng cấp thì NH có nghĩa vụ báo cho khách hàng biết trước và có những biện pháp, cách thức khác để đảm bảo giao dịch cho khách hàng.

Quy định rõ NH có quyền từ chối, ngừng, tạm ngừng, thay đổi các dịch vụ trong những trường hợp cụ thể nào. Phải báo trước cho khách hàng trong những trường hợp nào theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Lỗi phát sinh của NH gây hậu quả thì NH phải chịu trách nhiệm. Không phụ thuộc vào lỗi cố ý hay vô ý.

b, Điều khoản hạn chế, loại trừ quyền khiếu nại, khởi kiện của người tiêu dùng

Ngân hàng quy định như sau:Khách hàng thừa nhận rằng tại một

số thời điểm nhất định có thể sẽ không truy cập, sử dụng và thực hiện được một số hoặc tất cả các Dịch vụ mà NH cung cấp do việc bảo trì hệ thống hoặc vì bất kỳ lý do nào khác…..mà không có bất kỳ sự khiếu nại nào.

Đây là quy định hạn chế quyền khiếu nại, khởi kiện của NTD. Điều khoản này dẫn đến quy định trên không có hiệu lực.

c, Quy định cho phép NH đơn phương thay đổi điều kiện của hợp đồng đã thoả thuận trước với người tiêu dùng

Trong HĐ, Ngân hàng quy định như sau:

Khi cần thiết NH có quyền thay đổi, ngừng hoặc chấm dứt cung cấp dịch vụ mà không cần có sự đồng ý của khách hàng.

Thu phí liên quan tới việc sử dụng và/hoặc chấm dứt sử dụng các dịch vụ NH e-banking và thay đổi các phí này.

NH có quyền sửa đổi nội dung các điều khoản và điều kiện sử dụng dịch vụ NH e-banking bằng cách gửi thông báo thay đổi tới khách hàng hoặc các hình thức khác mà NH cho là phù hợp

NH có thể tạm ngừng hoặc chấm dứt tất cả hoặc bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến dịch vụ NH e-banking của khách hàng mà không cần thông báo hoặc nêu lý do cho khách hàng…

Các khoản phí, mức phí theo biểu phí do NH quy định và có thể thay đổi theo từng thời kỳ.

“NH có quyền mở, đóng, thay đổi hạn mức tối đa, tối thiểu, thay đổi lãi suất theo quy định của NH ”

Tất cả các nội dung, quy định đã thỏa thuận, thống nhất với KH tại thời điểm ký hợp đồng nếu sau này có thay đổi thì phải:

1. Đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật ngân hàng. Bản thân NH không được phép đơn phương áp đặt, quy định nội dung.

2. NH phải có trách nhiệm thông báo cho KH biết và dành thời gian hợp lý để KH nghiên cứu, xem xét và thể hiện sự đồng ý tiếp tục sử dụng dịch vụ khi có sự thay đổi.

Trong hầu hết các hợp đồng của Ngân hàng sử dụng nhiều cụm từ, nội dung không rõ ràng về biểu phí, chính sách thay đổi biểu phí và cách thức NH thông báo cho khách hàng khi có thay đổi về biểu phí.

Thỏa thuận giữa NH và khách hàng về phạm vi các loại phí, khoản phí, mức phí cần minh bạch, rõ ràng. Khách hàng phải trả những khoản phí nào, mức phí bao nhiêu, phương thức thanh toán phí như thế nào phải được chỉ ra cụ thể để khách hàng biết rõ.

Các khoản phí, mức phí theo biểu phí do NH quy định và có thể thay đổi, nhưng với bất kỳ thay đổi nào NH phải thông báo trên các kênh để khách hàng biết trước khi thay đổi và có sự đồng ý, thỏa thuận của khách hàng.

- Bổ sung trách nhiệm của NH trong việc xây dựng và ban hành biểu phí của

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 17: TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ

17ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 5 - 2 0 1 4

NH phải tuân theo các quy định pháp luật hiện hành.

- Quy định rõ địa điểm, cách thức khách hàng có thể xem biểu phí (tại trang web của NH, gọi điện đến Tổng đài…)

d, Điều khoản cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ quy định hoặc thay đổi giá tại thời điểm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ

Ngân hàng quy định như sau:“NH có thể thay đổi mức phí mà

không cần thêm bất kỳ sự thông báo nào khác từ NH”

“Mở, đóng, thay đổi hạn mức tối đa, tối thiểu, thay đổi lãi suất theo quy định của NH”

Những quy định như trên cần phải chỉnh sửa theo hướng chỉ rõ quy định nào của NH và thông báo công khai cho khách hàng biết về sự thay đổi giá để thỏa thuận với khách hàng.

e, Điều khoản loại trừ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trong trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thông qua bên thứ ba

Ngân hàng quy định như sau:Chấp nhận rằng tin nhắn từ NH

e-banking đã được gửi cho khách hàng nếu tin nhắn này đã được thực hiện bởi nhà cung cấp dịch vụ, bất kể khách hàng có thực sự nhận được tin nhắn hay không.

Việc NH liên kết với bên thứ 3 là nhà cung cấp dịch vụ tin nhắn (qua tổng đài, đầu số do NH liên kết) không làm phát sinh nghĩa vụ nào khác của khách hàng. Nếu xảy ra lỗi trong quá trình cung cấp dịch vụ tin nhắn tới khách hàng thì NH phải có trách nhiệm giải quyết. Khách hàng sử dụng dịch vụ trọn gói do NH cung cấp và phải thanh toán phí cho tất cả các loại dịch vụ này, NH không thể phủ nhận trách nhiệm khi xảy ra lỗi trong quá trình cung cấp dịch vụ, trừ khi lỗi được xác định là do khách hàng.

f, Điều khoản cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ giải thích hợp đồng trong trường hợp điều khoản của hợp đồng được hiểu khác nhau

Ngân hàng quy định như sau:“việc giải thích từ ngữ theo ý chí của

NH sẽ được ưu tiên áp dụng”Theo quy định tại Điều 15 của Luật

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, khi xảy ra những tranh chấp giữa NTD và cá nhân, tổ chức kinh doanh có giao kết HĐ thì bất kỳ sự giải thích HĐ nào đều phải

theo hướng có lợi cho người tiêu dùng.3.4. Quy định chưa phù hợp với

Luật bảo vệ QL NTDNgân hàng quy định như sau:NH không phải thông báo cho khách

hàng biết khi NH tạm ngưng dịch vụ để bảo trì

Khi nâng cấp, phát triển Dịch vụ, NH được phép bổ sung, cung cấp thêm các tiện ích Dịch vụ cho khách hàng mà không cần thông báo hoặc yêu cầu khách hàng đăng ký bổ sung Dịch vụ

Đăng ký thông tin khách hàng - đề nghị mở tài khoản (lần đầu), Đăng ký phát hành và sử dụng thẻ ghi nợ này được lập thành 01 bản chính và được giữ bởi NH

Đối với trường hợp tạm ngưng dịch vụ để bảo trì NH có trách nhiệm thông báo trước ít nhất 3 ngày làm việc cho KH theo mục b, khoản 4, Điều 18 Nghị định 99

Đối với các quy định của NH về thay đổi phí, từ chối, chấm dứt, tạm ngừng dịch vụ trừ những trường hợp khẩn cấp với mục đích bảo vệ thông tin, tài sản của các bên hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, đề nghị bổ sung trách nhiệm NH phải thông báo trước cho khách hàng biết ít nhất 03 ngày làm việc.

Những quy định giao kết với khách hàng được cấu thành 01 HĐ giữa NH với khách hàng. Luật Bảo vệ quyền lợi NTD quy định phải dành thời gian hợp lý đề NTD nghiên cứu HĐ và cung cấp bản sao HĐ cho khách hàng (Điều 17). Khi ký HĐ với khách hàng, NH cũng phải cung cấp 1 bản chính để khách hàng giữ.

3.5. Quy định chưa phù hợp với nguyên tắc chung về giao kết hĐ

Ngân hàng quy định như sau:“chi phí khiếu nại theo quy định của

NH”NH được quyền khóa/ngừng sử dụng

thẻ mà không hoàn lại các khoản phí trong những trường hợp có nghi ngờ liên quan đến giả mạo và rủi ro”

Sau thời hạn quy định mà khách hàng không đến nhận thẻ thì thẻ sẽ bị hủy và chủ thẻ vẫn phải chịu khoản phí phát hành thẻ, phí duy trì tài khoản thẻ

Giải quyết khiếu nại cho khách hàng chính là bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp, tăng tính chuyên nghiệp và trách nhiệm. Hầu hết các ngân hàng đều có dịch vụ này, tuy nhiên Cục QLCT khuyến nghị bổ sung nội dung quy định về quy trình giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng, trong đó nêu rõ thời gian xử lý khiếu nại để người người tiêu dùng được biết (có

thể quy định trên website, công bố tại các quầy giao dịch).

Yêu cầu NH có biện pháp giải quyết cụ thể, trong trường hợp nghi ngờ có giả mạo rủi ro của NH là không có cơ sở, không chính xác thì phải có biện pháp trả lại phí cho khách hàng hoặc các cách khác tương đương.

Đề nghị NH bỏ quy định khách hàng phải chịu phí duy trì tài khoản thẻ. Nếu sau thời hạn quy định mà khách không đến nhận thẻ thì tài khoản của khách hàng đã bị hủy, khách hàng chỉ phải chịu mất số dư tối thiểu. Tránh trường hợp khách quên nhưng sau nhiều năm vẫn phải chịu nợ phí duy trì tài khoản.

Trên đây là một số quy định trong các HĐ của các ngân hàng đối với dịch vụ phát hành thẻ ghi nợ nội địa và dịch vụ ngân hàng điện tử chưa phù hợp với quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Bảo vệ quyền lợi cho NTD cũng chính là bảo vệ những doanh nghiệp kinh doanh chân chính. Xuất phát từ mục đích tối thượng của Luật, đồng thời thực thi trách nhiệm của cơ quan bảo vệ người tiêu dùng, Cục QLCT đã mở hai khóa tập huấn hỗ trợ pháp lý về bảo vệ người tiêu dùng cho các Ngân hàng trên toàn quốc.

Mục tiêu của khóa tập huấn nhằmTrang bị một số kiến thức pháp lý

về bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ khách hàng trong các giao kết, tham gia sử dụng dịch vụ tài chính, ngân hàng theo pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

Nắm bắt được kỹ năng và yêu cầu cơ bản trong việc soạn thảo, công bố, áp dụng các hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung khi tham gia giao kết với khách hàng phù hợp với pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ;

Nâng cao trách nhiệm, hình ảnh của doanh nghiệp, gây dựng lòng tin của người tiêu dùng đối với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng.

Đây là cơ hội để các ngân hàng, các tổ chức tín dụng nâng cao nhận thức của mình về bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động chuyên môn, đồng thời cũng gây dựng lòng tin của người tiêu dùng đối với các ngân hàng trong nước.

PhAN KháNh AN

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 18: TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ

18 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 5 - 2 0 1 4

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean) được thành lập ngày 08 tháng 8 năm 1967 trên cơ sở

Tuyên bố Băng-cốc, với 5 nước thành viên ban đầu là In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan. Sau 40 năm tồn tại và phát triển với nhiều thăng trầm, ASEAN ngày nay đã trở thành một tổ chức hợp tác khu vực liên Chính phủ bao gồm cả 10 quốc gia Đông Nam Á (thêm 5 nước là Brunei, Cămpuchia, Lào, Mianma và Việt Nam), là một thực thể chính trị-kinh tế quan trọng ở Châu Á - Thái Bình Dương và là đối tác không thể thiếu trong chính sách khu vực của các nước lớn và các trung tâm quan trọng trên thế giới.

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là một trong những vấn đề sớm được đưa vào các chương trình làm việc chính thức của Asean và được coi là một tiêu chí để đánh giá mức độ thành công của khu vực kinh tế Asean. Nhằm theo dõi và thực hiện các mục tiêu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tháng 8 năm 2007, Ủy ban Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Asean (ASEAN Committee on Consumer Protection (ACCP)) đã được thành lập và đi vào hoạt động. Định kỳ hàng năm, ACCP tổ chức 02 phiên họp nhằm tổng kết và đánh giá các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các quốc gia Asean. Từ năm 2007 đến nay, các nội dung làm việc của ACCP đã tạo ra một diễn đàn chung cho các nước Asean nhằm trao đổi và thống nhất nhiều vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong khu vực.

Dưới đây là tổng hợp một số kết quả làm việc của ACCP liên quan đến hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

MỘT Số KẾT QUả CỦA CÔNG TÁC BảO Vệ

QUyỀN LỢI NGườI TIÊU dùNG TẠI Ủy BAN

BảO Vệ QUyỀN LỢI NGườI TIÊU dùNG CỦA

ASEAN (ACCP)

1. Xây dựng cơ chế trao đổi và cảnh báo thông tin giữa các nước AseanMục tiêu hướng tới của các nước Asean là xây dựng một cộng đồng kinh tế thống

nhất, góp phần đẩy mạnh lưu thông hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia thành viên. Từ khía cạnh người tiêu dùng, việc luân chuyển hàng hóa tự do giữa các thị trường quốc gia khác nhau là cơ hội để người tiêu dùng có thể tự do và có nhiều lựa chọn hơn đối với quyết định tiêu dùng của mình. Tuy nhiên, đi kèm với đó là việc người tiêu dùng phải đối mặt với những hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc không rõ ràng, chất lượng không đảm bảo và không có đẩy đủ thông tin để có thể đưa ra quyết định tiêu dùng hợp lý. Từ khía cạnh các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, việc thị trường thông thoáng giữa các nước là điều kiện thuận lợi để họ có thể lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ từ thị trường này sang thị trường khác; sự thuận lợi này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể lợi dụng để chuyển hàng hóa kém chất lượng từ thị trường này sang thị trường khác.

Nhằm mục đích hạn chế sự lưu thông của các hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng; cung cấp và cảnh báo thông tin các hàng hóa bị thu hồi tại các thị trường trong khu vực Asean, ACCP đã thành lập Nhóm làm việc về Hệ thống trao đổi thông tin và cảnh báo nhanh. Mục tiêu ban đầu của Nhóm làm việc này nhằm:

- Trao đổi thông tin về các sản phẩm bị thu hồi giữa các thị trường Asean;- Nâng cao nhận thức của người tiêu dùng Asean về các sản phẩm khuyết tật.Đến thời điểm đầu năm 2014, Nhóm làm việc này đã đạt được những kết quả

như sau:Xây dựng chuyên mục “Cảnh báo hàng hóa” trên website của ACCP tại địa chỉ:

http://aseanconsumer.org/alerts/ . Tại địa chỉ này, các thông tin về hàng hóa bị khuyết tật và bị thu hồi tại tất cả các quốc gia Asean sẽ được cập nhật định kỳ. Tại phiên họp ACCP lần thứ 9 (diễn ra vào đầu tháng 5 năm 2014), các nước đã thống nhất cơ chế cung cấp thông tin theo thời gian thực.

(Chuyên mục “Cảnh báo hàng hóa” tại trang web của ACCP)Bảng thông tin dưới đây là Danh sách các sản phẩm thu hồi tự nguyện của một

số nước trong khu vực Asean từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 4 năm 2014 được đăng tải trên trang web của ACCP

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 19: TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ

19ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 5 - 2 0 1 4

Reporting Country Products/Subject Type of

Action Reason of Recall Date of Recall/Ban

Thailand

Mitsubishi Motors (Thailand) CO.,LTDTriton 4WD with front power seat (MY 07-13)

Recall

Knob switch replacement September 2013

Thailand

Mitsubishi Motors (Thailand) CO.,LTDPajero Sport 2WD & 4WD with front power seat (MY 09-13)

Recall

Knob switch replacement September 2013

Philippines

Peugeot11 units of Peugeot 2008 model sold in the Philippine market

Recall

To inspect, repair and replace the brake boosters in the vehicles included in the recall

September 2013

Singapore

Bicycle

Recall

Trek Bicycles Corp has issued a recall of “Model Year 2013” Trek Madone Bicycles with model numbers 5.2, 5.9, 6.2, 6.5, 7.7 or 7.9 and serial numbers starting with WTU and ending with G or H. The front brake of the bicycle could fail, posing a crash hazard.

December 2013

Philippines

Medela AGB-Well Stream Steriliser article nos. 008.0100, 008.0101, 008.0102, 008.0103, 008.0104, 008.0121 and 008.0287

Recall

Medela discovered that moisture may enter the electronics of the power cable at the connection between the cable and the device that may cause a short circuit or leakage current

December 2013

Vietnam

Land Cruiser Prado SUVs and Hiace minivans Recall

The engines in the involved vehicles contain valve springs which could have been produced with corrosive pitting on the surface of the spring. The corrosive pitting could lead to fatigue cracks, which could result in breakage of the valve spring over time. If this occurs, the driver would hear an abnormal noise and experience rough engine performance.

December 2013

VietnamFord Transit minibus vehicles Recall

The motor that powers the windshield wiper on these vehicles is not made in accordance with the design standard. The motor could be broken, which will lead to the wipers not working

January 2014

- ACCP cũng đã đạt được thỏa thuận với Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), cụ thể, các thông tin cảnh báo hàng hóa, dịch vụ của các nước thành viên Asean cũng sẽ được đăng tải trên chuyên mục Hàng hóa thu hồi toàn cầu của OECD tại địa chỉ: http://globalrecalls.oecd.org/ . Như vậy, những thông tin cảnh báo hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng không chỉ được đăng tải trong khu vực Asean mà đã tham gia vào mạng lưới thông tin toàn cầu.

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 20: TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ

20 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 5 - 2 0 1 4

Chính sách và pháp luật cạnh tranh trong xu thế hội nhập2. Xây dựng cơ chế giải quyết khiếu nại tiêu dùng trong khu vực AseanLiên quan đến nội dung công việc này, Nhóm làm việc về Giải quyết tranh chấp

xuyên biên giới đã được thành lập. Mục đích của Nhóm làm việc nhằm Xây dựng trang web cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng trong khu vực Asean. Nội dung trang web này bao gồm:

- Thông tin về cơ chế giải quyết khiếu nại tiêu dùng tại các quốc gia Asean;- Thông tin về các cơ quan giải quyết khiếu nại tiêu dùng tại các quốc gia Asena;- Thông tin về cách thức/số điện thoại nóng giải quyết khiếu nại tiêu dùng online

tại các quốc gia Asean;- Các thông tin liên quan khác.Cho đến đầu năm 2014, các mục đích của Nhóm làm việc cơ bản đã được hoàn

thành. Hình minh họa dưới đây là ảnh chụp của trang web cung cấp các thông tin cần thiết để bất kỳ người tiêu dùng nào ở tại bất kỳ thị trường nào thuộc khối Asean đều có thể truy cập và tìm kiếm thông tin cần thiết để yêu cầu bảo vệ quyền lợi của họ:

(Nguồn: http://aseanconsumer.org/ )Ví dụ, người dân Việt Nam khi đi du lịch tại Thái Lan, nếu gặp trường hợp bị

lừa đảo về tiêu dùng, có thể vào địa chỉ trang web nêu trên, kích vào phần hình ảnh, thông tin của Thái Lan để được cung cấp các thông tin liên lạc với đơn vị thực hiện trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Thái Lan.

Cùng với đó, thông qua các chương trình làm việc của ACCP, các nước đã thống nhất xây dựng và hình thành Danh sách các đầu mối thông tin, bao gồm các cá nhân đang có trách nhiệm thực hiện công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các cơ

quan cấp chính phủ (hoặc tương đương) của mỗi quốc gia thành viên. Việc xây dựng Danh sách này nhằm đảm bảo quá trình trao đổi thông tin giữa các nước Asean nhanh chóng, kịp thời, đúng việc và đúng người hơn.

3. Nâng cao năng lực cho các cán bộ thực thi công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các nước Asean

Tháng 8 năm 2009, ACCP đã đề nghị và được Chương trình Hợp tác phát triển Asean – Australia Giai đoạn 2 (AADCP II) chấp thuận thực hiện Dự án Nâng cao năng lực hoạch định công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cho các nước thành viên Asean. Trong thời gian từ đó đến nay, Dự án AADCP II đã thực hiện nhiều chương trình đào tạo nhằm nâng cao năng lực thực thi công việc cho các cán bộ tại các nước Asean; đồng thời, Dự án đã thực hiện cuộc khảo sát nhằm xác định thực trạng công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại tất cả các nước Asean, từ đó, đưa ra các khuyến nghị, các định hướng nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các nước này. Kết quả khảo sát đã được công bố vào năm 2011 và thực sự là một tài liệu đầy đủ và hữu ích cho công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các quốc gia.

Như vậy, từ thời điểm thành lập cho tới nay, ACCP đã tập trung thực hiện 03 nhiệm vụ, đó là: Đẩy mạnh trao đổi thông tin về hàng hóa, dịch vụ; Xây dựng cơ chế giải quyết khiếu nại tiêu dùng và Nâng cao năng lực cho cán bộ thực thi công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các nước thành viên Asean (thông tin về 3 nội dung này đều được thể hiện tại địa chỉ http://aseanconsumer.org/ ). Sự nỗ lực hoạt động của ACCP trong bối cảnh khó khăn kinh tế thời gian vừa qua đã được các nước thành viên Asean ghi nhận và thực tế đã mang lại những kết quả tích cực. Cùng với đó, từ những kết quả ban đầu này, vai trò và tiếng nói của ACCP đã được các nước có hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phát triển trên thế giới quan tâm. Trong thời gian vừa qua, các cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Mỹ, Hàn Quốc; các tổ chức quốc tế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như ICPEN (https://icpen.org/ ); OECD… đã chủ động đề xuất các kế hoạch hợp tác với ACCP nhằm hỗ trợ và đẩy mạnh hơn nữa hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các quốc gia thành viên Asean.

TùNg BáCh

Chuyên mụC

Page 21: TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ

21ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 5 - 2 0 1 4

Ngày 13 tháng 05 năm 2014, Cục Quản lý cạnh tranh (Cục QLCT) đã ký Bản cam kết về bảo về

quyền lợi người tiêu dùng với 08 Doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

Theo bản cam kết, Doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ thực hiện một số hoạt động nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng tại Việt Nam như:

- Triển khai các tổng đài tư vấn giải quyết khiếu nại người tiêu dùng;

- Hợp tác với Cục QLCT nhằm giải quyết tranh chấp, khiếu nại người tiêu dùng;

- Thiết lập và áp dụng quy trình giải quyết nhanh các khiếu nại người tiêu dùng;

- Tiến hành các hoạt động nhằm giảm thiểu các khiếu nại của người tiêu dùng.

Danh sách 08 Doanh nghiệp Hàn Quốc tham gia Bản cam kết bao gồm:

TT Doanh nghiệp Sản phẩm/ Dịch vụ cung cấp

1 Tập đoàn CJ Group Việt Nam

- Sản phẩm bánh ngọt (Chuỗi cửa hàng bánh ngọt Tous Les Jours) - Mua sắm trực tiếp (Kênh SCJ Homeshopping) - Dịch vụ chiếu phim (cụm rạp CGV)

2Công ty Thương mại Hankyung tại Việt Nam

- Mỹ phẩm It’s skin - Một số phụ kiện ngành mỹ phẩm

3 Công ty MIWON Vietnam - Sản phẩm nước chấm, gia vị Miwon

4 Công ty Paldo Vina - Sản phẩm mỳ ăn liền Haha Hô hô, Koreno, Wang - Sản phẩm nước trái cây Pororo

5 LG ELECTRONICS Việt Nam

- Điện thoại di động - Thiết bị điện gia dụng - Thiết bị giải trí

6Công ty NONGSHIM Việt Nam

- Sản phẩm mỳ gói NONGSHIM

7Công ty PARIS BAGUETTE Việt Nam

- Sản phẩm bánh mỳ, bánh ngọt (Hệ thống cửa hàng bành Pháp Paris Baguaette)

8 Công ty SAMSUNG Vina Electronics

- Điện thoại - Thiết bị điện gia dụng - Thiết bị giải trí

THÔNG BÁO: CÁC dOANH NGHIệP HÀN QUốC CAM KẾT BảO Vệ NGườI TIÊU dùNG VIệT NAM

Người tiêu dùng khi tiêu dùng hoặc sử dụng các dịch vụ, sản phẩm của các doanh nghiệp nói trên nếu có thắc mắc, phản hồi, góp ý, khiếu nại có thể liên lạc với Bộ phận hỗ trợ trực tuyến về BVNTD của Cục QLCT để nhận được hỗ trợ cần thiết:

- Đ ư ờ n g d â y n ó n g : 0439387846

- Gửi email: [email protected] Hoặc gửi thư:Cục Quản lý Cạnh Tranh 25 Ngô Quyền, Hoàn KiếmHà Nội

(Phòng HTQT)

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 22: TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ

22 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 5 - 2 0 1 4

Ngày 14 tháng 5 năm 2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 42/2014/NĐ-CP thay thế Nghị

định 110/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2005 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp. Nghị định mới sẽ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2014.

Nghị định 42/2014/NĐ-CP được coi là một bước tiến quan trọng trong quá trình hoàn thiện hành lang pháp lý, tăng cường kiểm soát, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp nhằm bảo vệ hơn nữa quyền lợi của người tham gia cũng như doanh nghiệp bán hàng đa cấp.

Dưới đây là một số sửa đổi, bổ sung quan trọng của Nghị định 42/2014/NĐ-CP so với Nghị định 110/2005/NĐ-CP:

1. Thay đổi cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp

Nghị định 110/2005/NĐ-CP giao thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp cho các Sở Công Thương.

Nghị định 42/2014/NĐ-CP quy định Bộ Công Thương là cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp đồng thời thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp trên phạm vi cả nước. Các Sở Công Thương có trách nhiệm giúp UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương.

2. Thay đổi trong điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp

- Bổ sung quy định vốn pháp định của doanh nghiệp bán hàng đa cấp

Nghị định 110/2005/NĐ-CP không quy định vốn pháp định của doanh nghiệp bán hàng đa cấp. Với mục đích đảm bảo các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán hàng đa cấp có tiềm lực tài chính ổn định, Nghị định 42/2014/NĐ-CP quy định vốn pháp định của doanh nghiệp bán hàng đa cấp là 10 tỷ đồng.

- Thay đổi quy định về ký quỹNghị định 110/2005/NĐ-CP quy

định số tiền ký quỹ đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp là 5% vốn điều lệ nhưng không thấp hơn một tỷ đồng. Thực tế quản lý ngành bán hàng đa cấp cho thấy, với một tỷ ký quỹ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp không đủ để xử lý các vấn đề phát sinh khi doanh nghiệp phá sản hay giải thể (vụ Công ty Algel giải thể là một ví dụ). Chính vì vậy, Nghị định 42/2014/NĐ-CP quy định số tiền ký quỹ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp là 5% vốn điều lệ nhưng không thấp hơn năm tỷ đồng.

Ngoài ra, Nghị định 42/2014/NĐ-CP còn bổ sung quy định về rút và sử dụng khoản tiền ký quỹ.

3. Bổ sung các quy định liên quan tới giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp

- Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp

Nghị định 110/2005/NĐ-CP không quy định thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.

Nhằm tăng cường hiệu quả của công tác quản lý và giám sát đối với hoạt động bán hàng đa cấp, Nghị định số 42/2014/NĐ-CP quy định thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 05 năm. Sau thời gian này, doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện thủ tục gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp để có thể tiếp tục hoạt động bán hàng đa cấp. Quy trình gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp giúp cơ quan quản lý nhà nước có cơ hội rà soát, đánh giá lại toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp, đảm bảo việc tuân thủ của doanh nghiệp đối với quy định của pháp luật về bán hàng đa cấp.

- Quy định về cấp lại, gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp

Nghị định 42/2014/NĐ-CP bổ sung quy định về cấp lại, gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp do có thay đổi trong quy định về thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.

4. Bổ sung các quy định về đào tạo - Đào tạo người tham gia bán hàng

đa cấpNghị định 42/2014/NĐ-CP bổ sung

quy định về đào tạo người tham gia bán hàng đa cấp trong đó quy định doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm phải đào tạo người tham gia về pháp luật bán hàng đa cấp, hàng hóa kinh doanh đa cấp, doanh nghiệp bán hàng đa cấp, các kỹ năng bán hàng đa cấp… nhằm giúp người tham gia bán hàng đa cấp hiểu rõ hơn quyền, lợi ích cũng như trách nhiệm của mình trước khi được phép tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp.

- Đào tạo viênĐào tạo viên là một nội dung mới của

Nghị định 42/2014/NĐ-CP, theo đó, chỉ có những người được cấp Chứng chỉ đào tạo viên sau khi đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức của Bộ Công Thương mới được phép tham gia đào tạo cho người tham gia bán hàng đa cấp. Quy định này được đưa ra nhằm đảm bảo người trực tiếp đào tạo cho người tham gia bán hàng đa cấp nẵm vững các quy định của pháp luật liên quan tới hoạt động bán hàng đa cấp cũng như hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp để có thể truyền đạt một cách chuẩn xác nhất cho người tham gia bán hàng đa cấp.

5. Thay đổi trong quy định liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp

- Thông báo hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương

Nghị định 110/2005/NĐ-CP quy định về Thông báo mở rộng mạng lưới bán hàng đa cấp còn thiếu nhiều nội dung như thông tin về doanh nghiệp, ngành hàng kinh doanh, địa chỉ hoạt động, người liên hệ... Nghị định 42/2014/NĐ-CP bổ sung quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục cũng như trách nhiệm của Sở Công Thương trong việc tiếp nhận Thông báo hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp, trách nhiệm của doanh nghiệp bán hàng đa cấp khi có những thay đổi liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp tại địa phương. Quy định mới này sẽ giúp các Sở Công Thương quản lý tốt hơn hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp tại địa phương mình, góp phần giảm thiểu các tiêu cực như trong thời gian vừa qua.

- Tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạoNghị định 42/2014/NĐ-CP bổ sung

quy định về các trường hợp, trình tự, thủ tục thông báo tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo của doanh nghiệp bán hàng...

(Xem tiếp trang 25)

NGHỊ ĐỊNH MỚI VỀ QUảN Lý HOẠT ĐỘNG

BÁN HÀNG ĐA CẤP

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 23: TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ

23ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 5 - 2 0 1 4

Trong một vụ việc điều tra chống bán phá giá, Điều 6.2 Hiệp định chống bán phá giá của WTO quy

định: “Trong suốt quá trình điều tra, các bên có liên quan phải được tạo đầy đủ cơ hội để có thể bảo vệ lợi ích của mình. Để đạt được điều đó, các cơ quan có thẩm quyền, khi được yêu cầu, phải tạo điều kiện cho tất cả các bên liên quan được gặp gỡ các bên có lợi ích trái với họ để có thể trình bày các quan điểm đối lập nhau cũng như những lập luận phản bác quan điểm của nhau…”.

Pháp luật về chống bán phá giá của Việt Nam cũng có quy định về việc tổ chức phiên tham vấn cho các bên liên quan tại Điều 14-Pháp lệnh số 20/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 4 năm

PHIÊN THAM VẤN VỤ VIệC ĐIỀU TRA CHốNG BÁN PHÁ GIÁ MỘT Số SảN PHẩM THéP KHÔNG Gỉ CÁN NGUỘI xUẤT xứ Từ CỘNG HòA NHâN dâN TRUNG HOA, CỘNG HòA INdONESIA,

MALAySIA VÀ LãNH THổ ĐÀI LOAN (Mã Số VỤ VIệC: 13-KN-BPG-01)

2004 về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và Điều 29-Nghị định 90/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 07 năm 2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh 20/2004/PL-UBTVQH11. Theo đó, cơ quan điều tra sẽ tổ chức phiên tham vấn công khai với các bên liên quan để tạo điều kiện cho các bên trình bày ý kiến và cung cấp thông tin cần thiết. Ngoài ra, cũng theo Điều 29 của Nghị định 90/2005/NĐ-CP, trong thời hạn 07 ngày làm việc tính từ ngày tổ chức tham vấn, các bên liên quan có quyền gửi văn bản trình bày thêm quan điểm của mình liên quan đến vụ việc chống bán phá giá cho cơ quan điều tra.

Do vậy, nhằm tạo điều kiện các bên liên quan bảo vệ lợi ích của mình theo

quy định tại Điều 6.2 Hiệp định chống bán phá giá của WTO và Điều 14 Pháp lệnh 20/2004/PL-UBTVQH11, Điều 29 Nghị định 90/2005/NĐ-CP của pháp luật Việt Nam, ngày 06 tháng 6 năm 2014, Cục Quản lý cạnh tranh đã tổ chức buổi tham vấn trong vụ việc điều tra chống bán phá giá một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội xuất xứ từ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Indonesia, Malaysia và Lãnh thổ Đài Loan (vụ việc 13-KN-BPG-01) tại trụ sở của Cục Quản lý cạnh tranh, 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Các bên liên quan tham dự buổi tham vấn gồm: đại diện các nhà sản xuất trong nước, đại diện các nhà nhập khẩu, đại diện các doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 24: TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ

24 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 5 - 2 0 1 4

nước ngoài là bị đơn hoặc có liên quan trong vụ việc, đại diện Bộ Thương mại và Công nghiệp Malaysia, đại diện Đại sứ quán Malaysia tại Hà Nội, đại diện Đại sứ quán Cộng hòa Indonesia tại Hà Nội, đại diện Văn phòng Kinh tế Văn hóa Đài Bắc, đại diện của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam.

Tại buổi tham vấn này, đại diện của các bên liên quan đã có bài trình bày bày tỏ quan điểm của mình đối với các vấn đề liên quan đến vụ việc. Ý kiến của các bên liên quan có thể tóm tắt như sau:

1. Ý kiến của các nhà sản xuất trong nước: đại diện các nhà sản xuất trong nước đưa ra hai ý kiến như sau:

1.1.Giải thích lý do ngành sản xuất trong nước gửi đơn yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá

Ngành sản xuất trong nước cho rằng, với hoàn cảnh nhu cầu thị trường giảm, các nhà nhập khẩu từ các nước thuộc đối tượng điều tra tiếp tục duy trì hoặc tăng lượng nhập khẩu hàng hóa bán phá giá vào thị trường Việt Nam dẫn đến giảm thị phần của các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi thị trường nội địa có dấu hiệu phục hồi thì năm 2012, các nhà xuất khẩu lại tiếp tục giảm giá và tăng sản lượng xuất khẩu. Vì giá nội địa giảm xuống dưới giá thành sản xuất và không thể tăng sản lượng bán ra nên ngành công nghiệp trong nước buộc phải giảm lượng sản xuất, lượng tồn kho tăng cao dẫn đến việc thua lỗ ngày một lớn hơn.

...Nếu không áp thuế chống bán phá giá để ngăn chặn hành vi thương mại không lành mạnh, ngành công nghiệp trong nước sẽ phải đóng cửa các nhà máy và người lao động sẽ mất việc làm.

1.2. Phản bác ý kiến của các nhà nhập khẩu phản đối vụ việc

Trong buổi tham vấn, đại diện ngành sản xuất trong nước đã trình bày lập luận phản bác lại từng ý kiến nêu trong bản kiến nghị của 18 doanh nghiệp nhập khẩu gửi Bộ Công Thương;

Ngoài ra, ngành sản xuất trong nước cho biết họ đồng thuận với nguyên tắc áp dụng thuế trong quyết định cuối cùng trong trường hợp biên độ thiệt hại có thể loại trừ được những tổn hại mà ngành sản xuất trong nước đã từng phải gánh chịu.

2. Ý kiến của nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài

Các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài đưa ra bình luận về tư cách nguyên dơn theo Khoản 5 - Điều 2 Pháp lệnh 20/2004/PL-UBTVQH về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và dẫn chứng một số số liệu cho rằng không

tồn tại thiệt hại đáng kể hay đe dọa thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất thép không gỉ trong nước gây ra bởi hàng nhập khẩu bị cáo buộc bán phá giá. Việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá có thể gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế xã hội. Cơ quan điều tra cần phải xem xét tất cả những yếu tố đánh giá thiệt hại và mối quan hệ nhân quả trong quyết định cuối cùng.

Ngoài ra, các nhà sản xuất/xuất khẩu bị đơn đưa ra bình luận cụ thể liên quan đến một số yếu tố kỹ thuật trong việc tính toán biên độ phá giá của cơ quan điều tra và đề nghị cơ quan điều tra loại một số dòng sản phẩm ra khỏi phạm vi hàng hóa thuộc đối tượng điều tra.

3. Ý kiến của các nhà nhập khẩuChỉ có 02 nhà nhập khẩu đăng ký

phát biểu tại phiên tham vấn. Những ý kiến của các nhà nhập khẩu tập trung vào việc đề nghị cơ quan điều tra xem xét đầy đủ những yếu tố về điều tra chống bán phá giá và lợi ích kinh tế xã hội khi ban hành quyết định cuối cùng.

4. Ý kiến của các Bên liên quan khác

Các bên liên quan khác cũng có bình luận tương tự về tư cách của nguyên đơn trong vụ kiện và một số yếu tố trong phân tích thiệt hại. Cơ quan điều tra cần xem xét ý kiến của toàn bộ các doanh nghiệp có liên quan ở Việt Nam đang sử dụng nguyên liệu thép không gỉ để đưa ra quyết định cuối cùng một cách công bằng.

Một số đánh giá về phiên tham vấn:

Phiên tham vấn đã diễn ra trong không khí nghiêm túc. Hầu hết những ý kiến của các bên phản đối vụ việc tập trung vào vấn đề tư cách nguyên đơn và thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa (đây là vấn đề thường xuyên được nêu ra trong các vụ việc điều tra chống bán phá giá trên thế giới).

Tất cả ý kiến bình luận của các bên liên quan sẽ được cơ quan điều tra phân tích, phản ánh trong báo cáo cuối cùng.

(Phòng Điều tra vụ kiện phòng vệ) thương mại của doanh nghiệp

trong nước - Cục Quản lý cạnh tranh)

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 25: TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ

25ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 5 - 2 0 1 4

Câu hỏi 1: Thế nào là Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường?

Trả lời:Theo Điều 11, Luật Cạnh tranh:1. Doanh nghiệp được coi là có vị

trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể.

2. Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan;

b) Ba doanh nghiệp có tổng thị phẩn từ 65% trở lên trên thị trường liên quan;

c) Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan.

Câu hỏi 2: Các hành vi nào được coi là lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm?

Trả lời:Điều 13, Luật Cạnh tranh cấm doanh

nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện các hành vi sau đây:

1. Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh;

2. Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng;

3. Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng;

4. Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm

tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh;5. Áp đặt điều kiện cho doanh

nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;

6. Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới.

Câu hỏi 3: Các hành vi nào là hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm?

Trả lời:Khi tham gia quá trình giải quyết

vụ ng vị trí độc quyền bị cấm?Trả lời:Theo Điều 14, Luật Cạnh tranh cấm

doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện hành vi sau đây:

1. Các hành vi quy định tại Điều 13 của Luật này;

2. Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng;

3. Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng.

AN BìNh (TổNg hợP)

(Tiếp theo trang 22)...đa cấp cũng như trách nhiệm của

Sở Công Thương trong việc tiếp nhận hồ sơ, giám sát hoạt động hội nghị, hội thảo, đào tạo theo quy định. Quy định mới này sẽ giúp các Sở Công Thương quản lý chặt chẽ hoạt động hội nghị, hội thảo, đào tào của doanh nghiệp bán hàng đa cấp tại địa phương (là hoạt động thường xuyên và đặc trưng của doanh nghiệp bán hàng đa cấp).

6. Bổ sung quy định về tạm ngừng hoạt động BhĐC

Nghị định 110/2005/NĐ-CP không quy định về thời hạn tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp. Trên thực tế có một số doanh nghiệp xin cấp phép tại Sở Công Thương nhưng không hoạt động, hoặc tạm ngừng hoạt động trong thời gian dài gây khó khăn trong công tác quản lý. Chính vì vậy, Nghị định 42/2014/NĐ-CP đã bổ sung quy định về tạm ngừng hoạt động bán hàng đa cấp, theo đó, thời hạn tối đa doanh nghiệp bán hàng đa cấp được phép tạm ngừng hoạt động là 12 tháng.

7. Bổ sung một số hành vi bị cấm

đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp và người tham gia bán hàng đa cấp

- Đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp, Nghị định 42/2014/NĐ-CP bổ sung một số hành vi bị cấm sau đây:

+ Kinh doanh theo phương thức đa cấp đối với dịch vụ, trừ trường hợp pháp luật cho phép.

+ Duy trì nhiều hơn một vị trí kinh doanh đa cấp, hợp đồng bán hàng đa cấp, mã số kinh doanh đa cấp hoặc các hình thức khác tương đương đối với cùng một người tham gia bán hàng đa cấp.

+ Kinh doanh theo mô hình kim tự tháp.

+ Mua bán hoặc chuyển giao mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp khác trừ trường hợp mua lại, hợp nhất hoặc sáp nhập doanh nghiệp.

+ Yêu cầu người tham gia hội nghị, hội thảo, khoá đào tạo về một trong các nội dung quy định tại Khoản 8 Điều 3 Nghị định này phải trả tiền hoặc phí dưới bất kỳ hình thức nào, trừ chi phí hợp lý để mua tài liệu đào tạo.

+ Ép buộc người tham gia bán hàng đa cấp phải tham gia các hội nghị, hội

thảo, khoá đào tạo về các nội dung không được quy định tại Khoản 8 Điều 3 Nghị định này;.

+ Yêu cầu người tham gia hội nghị, hội thảo, khoá đào tạo về các nội dung không được quy định tại Khoản 8 Điều 3 Nghị định này phải trả tiền hoặc phí cao hơn mức chi phí hợp lý để thực hiện hoạt động đó.

- Đối với người tham gia bán hàng đa cấp, Nghị định 42/2014/NĐ-CP bổ sung một số hành vi bị cấm sau đây:

+ Tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị khách hàng, hội thảo giới thiệu sản phẩm, đào tạo mà không được doanh nghiệp bán hàng đa cấp ủy quyền bằng văn bản.

+ Lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc người tham gia bán hàng đa cấp của doanh nghiệp khác tham gia vào mạng lưới của doanh nghiệp mà mình đang tham gia.

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, địa vị xã hội để yêu cầu người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp hoặc mua hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Lê hoài ĐiệP

NGHỊ ĐỊNH MỚI VỀ QUảN Lý HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP

HỎI - ĐÁP

Page 26: TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ

Sự ra đời của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) được coi như một thành công đặc biệt trong sự phát

triển thương mại và pháp lý cuối thế kỷ XX. Để đảm bảo việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các qui định trong các Hiệp định WTO, ngăn chặn các biện pháp thương mại vi phạm các Hiệp định, góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu to lớn của WTO, một cơ chế giải quyết các tranh chấp trong khuôn khổ tổ chức này đã được thiết lập. Cơ chế này là sự hiện thực hoá xu thế pháp lý hoá quá trình giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế ngày nay, dần dần thay thế các phương thức giải quyết tranh chấp mang tính chính trị, ngoại giao trong lĩnh vực này. Sau gần 20 năm được đưa vào thực hiện, có thể tự tin nói rằng cơ chế giải quyết tranh chấp này đem lại “sự đảm bảo và tính dự đoán được cho hệ thống thương mại đa phương”, và tạo điều kiện cho việc “giải quyết kịp thời” các tranh chấp. Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản về cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO, và thực trạng tình hình giải quyết tranh chấp theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO trong năm 2013 dựa trên các đánh giá của ngài Jonathan T. Fried – Chủ tịch DSB, đồng thời là Đại sứ của Canada tại WTO.

giới thiệu về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTo

Nhằm đạt được một giải pháp tích cực cho các bên trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ việc áp dụng các Hiệp định của WTO, WTO xây dựng cơ

sở pháp lý cho cơ chế giải quyết tranh chấp cho các thành viên của mình thông qua Hiệp định về các Qui tắc và Thủ tục giải quyết tranh chấp (DSU).

Mục tiêu căn bản của cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO là nhằm “đạt được một giải pháp tích cực cho tranh chấp”, và ưu tiên những “giải pháp được các bên tranh chấp cùng chấp thuận và phù hợp với các Hiệp định liên quan”.1 Xét ở mức độ rộng hơn, cơ chế này nhằm cung cấp các thủ tục đa phương giải quyết tranh chấp thay thế cho các hành động đơn phương của các thành viên vốn tồn tại nhiều nguy cơ bất công, gây trì trệ và xáo trộn sự vận hành chung của các quy tắc thương mại quốc tế.

Trình tự giải quyết tranh chấp tại WTO gồm 3 giai đoạn chính: (i) thủ tục tham vấn; (ii) xét xử của Ban Hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm; (iii) giai đoạn thực thi. Tất cả các tranh chấp tại WTO đều bắt đầu bằng yêu cầu tham vấn của các bên, trong giai đoạn này, nếu các bên tìm ra được một giải pháp thỏa đáng và phù hợp với các hiệp định liên quan là tốt nhất. Tuy nhiên, nếu tranh chấp không thể giải quyết bằng tham vấn, các bên có thể gửi yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm lên Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB). Cơ quan này sẽ tiến hành biểu quyết quyết định việc thành lập Ban Hội thẩm. Sau khi được thành lập, Ban Hội thẩm có trách nhiệm tiến hành các thủ tục cần thiết để xét xử vụ việc và ra Báo cáo cuối cùng về vụ việc gửi cho DSB thông qua. Các bên có thể kháng

1 Điều 3.7 DSU

cáo các vấn đề pháp lý trong Báo cáo của Ban Hội thẩm (yêu cầu phúc thẩm) lên Cơ quan phúc thẩm của WTO (AB) bằng văn bản. Báo cáo cuối cùng của Cơ quan Phúc thẩm có thể giữ nguyên, sửa đổi hoặc loại bỏ các vấn đề và kết luận pháp lý của Ban Hội thẩm, và sẽ được gửi tới DSB để thông qua. Trong giai đoạn thực thi, khuyến nghị và phán quyết của DSB là ràng buộc, mang tính bắt buộc thi hành. Trong tất cả các giai đoạn trên, các quyết định của DSB được thông qua theo nguyên tắc đồng thuận phủ quyết, theo đó một quyết định chỉ không được thông qua khi tất cả thành viên DSB bỏ phiếu không thông qua.

Các bên của một vụ việc giải quyết tranh chấp tại WTO bao gồm: (i) Bên khiếu nại; (ii) Bên bị khiếu nại; (iii) Bên thứ ba: bao gồm các Thành viên khác có thể đề nghị được tham gia vào vụ việc nếu các quốc gia này có “quyền lợi thương mại thực chất”2 liên quan đến vụ việc.

Tính đến tháng 12 năm 2013, đã có tổng cộng 474 tranh chấp được giải quyết theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, trong đó có đến 248 vụ tranh chấp liên quan đến chống bán phá giá, chống trợ cấp và thuế đối kháng, và các biện pháp tự vệ.3

Thực trạng tình hình giải quyết tranh chấp theo cơ chế giải quyết tranh chấp tại WTO trong năm 2013

Nhìn chung, trong năm 2013, tổng số các vụ việc giải quyết tranh chấp đã giảm so với năm 2012, nhưng vẫn ở mức

2 Điều 10 DSU3 WTO: Trade dispute statistics

26 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 5 - 2 0 1 4

TìNH HìNH THựC THI

Cơ CHẾ GIảI QUyẾT TRANH

CHẤP CỦA WTO NăM

2013

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 27: TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ

tương đối cao. Đặc biệt, năm 2013 cũng chứng kiến 2 xu hướng mới trong giải quyết tranh chấp: (i) số lượng các vụ việc giải quyết tranh chấp có liên quan đến các Thành viên có ít hoặc chưa từng có kinh nghiệm trong các vụ việc giải quyết tranh chấp trước đây, như Cuba, Indonesia, Panama, Nga và Việt Nam, ngày càng tăng; (ii) ngày càng có nhiều các Thành viên vốn dĩ không phải là các bị đơn truyền thống trong các vụ kiện, nay lại trở thành bị đơn - như Úc, Colombia, Pakistan, Peru và Ukraine.

Các nước phát triển và đang phát triển với vai trò Nguyên đơn trong vụ việc giải quyết tranh chấp

(Nguồn: WTO4)

Các nước phát triển và đang phát triển với vai trò Bị đơn trong vụ việc giải quyết tranh chấp

(Nguồn: WTO5)

Bài viết sẽ đánh giá thực trạng giải quyết tranh chấp tại WTO trong từng bước của tiến trình giải quyết tranh chấp. Cụ thể như sau:

Tham vấn (Consultations)Như đã nói ở trên, một tranh chấp thương mại chính thức

trở thành một tranh chấp WTO khi có yêu cầu tham vấn theo Điều 4 của DSU. Do đó, số lượng các yêu cầu tham vấn trong một năm là một trong những dấu hiệu về mức độ kiện tụng giữa các Thành viên. Trong năm 2013, số lượng các yêu cầu tham vấn đã giảm nhẹ so với năm 2012, dù vẫn duy trì ở mức tương đối cao là 20 yêu cầu tham vấn.

Thủ tục tham vấn là thủ tục tiến hành bí mật giữa các Bên, các quốc gia khác có thể xin tham gia vào việc tham vấn này nếu Bên bị tham vấn thừa nhận rằng các quốc gia này có “quyền lợi thương mại thực chất” (substantial trade interests)

4 WTO Dispute Settlement: Developed and Developing countries as Complainants

5 WTO Dispute Settlement: Developed and Developing countries as Respondents

trong việc tham vấn.6 Mặc dù tham vấn thường được coi là một trong những hành động song phương cuối cùng trước khi đưa ra giải quyết tranh chấp chính thức, có những lúc hành động đó ít ra cũng chịu sự giám sát đa phương ở một mức độ nào đó. Trong vụ việc DS455 Hoa Kỳ kiện Indonesia liên quan đến các sản phẩm làm vườn, một vài Bên thứ 3 khiếu nại với DSB rằng họ đã bị loại khỏi tham vấn mặc dù Indonesia đã chính thức chấp nhận họ. Đã có sự trao đổi ý kiến trong DSB về sự tham gia của bên thứ ba vào tham vấn, nhưng DSB đã không - và không được yêu cầu - can thiệp vào vụ việc nêu trên.

Số lượng yêu cầu tham vấn, giai đoạn 2004 - 2013

(Nguồn: WTO7)

Thành lập Ban hội thẩm (Panel establishment)Nếu tham vấn không giải quyết được vấn đề thì giai đoạn

tiếp theo là thành lập Ban Hội thẩm- một trong những chức năng quan trọng nhất của DSB. Trong khi năm 2012, có 27 yêu cầu tham vấn, nhưng chỉ có 11 Ban Hội thẩm được thành lập, thì trong năm 2013, dù chỉ có 20 yêu cầu tham vấn, nhưng có tới 12 Ban Hội thẩm đã được thành lập - đây là con số cao nhất trong 10 năm trở lại đây, sau một vài năm tăng trưởng liên tục kể từ năm 2008 với số lượng vụ việc thành lập Ban Hội thẩm là 3. Số liệu này cho thấy năm 2013 tiếp tục duy trì xu hướng gần đây khi có rất ít các tranh chấp được giải quyết ngay từ bước tham vấn, hầu hết các tranh chấp đều tiếp tục được giải quyết thông qua các thủ tục tố tụng của Ban Hội thẩm. Tham vấn dường như không còn duy trì được vai trò như là phương tiện để đạt được giải pháp sớm giữa các bên như trong những năm đầu của WTO nữa.

Trong năm 2013, do số lượng các yêu cầu thành lập Ban

6 Điều 4.11 DSU7 WTO Dispute Settlement: Number of requests for consultation,

2004-2013

27ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 5 - 2 0 1 4

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 28: TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ

Hội thẩm từ các bên không truyền thống (không thường sử dụng công cụ này để khởi kiện) tăng lên, yêu cầu Ban Hội thẩm làm việc bằng tiếng Tây Ban Nha cũng tăng lên. Trong khi điều này rõ ràng được coi là một bằng chứng tích cực về khả năng có thể tiếp cận được của hệ thống giải quyết tranh chấp, nó cũng có hậu quả cho những giai đoạn tiếp theo của vụ việc, đặc biệt là việc sẵn có các thành viên Hội thẩm đủ điều kiện.

Ngoài ra, một khuynh hướng nữa là số lượng yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm từ các nước đang phát triển gần như ngang bằng với các nước phát triển. Đây là những tín hiệu đáng mừng, cho thấy các rào cản đối với các Thành viên để tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp không phải là quá khó khăn như mọi người vốn nghĩ.

Tuy nhiên, trong một số vụ việc giải quyết tranh chấp, vẫn còn có những tranh luận xung quanh việc giải thích một số nội dung và cách áp dụng các quy định trong Thỏa thuận về giải quyết tranh chấp DSU.

Như về thời gian yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm lần thứ 2. Vấn đề tranh luận này bắt đầu bằng một đề xuất (được đưa ra trong nội dung yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm trong vụ việc tranh chấp DS467 Indonesia kiện Australia liên quan đến đóng gói bao bì) rằng nội dung của Điều 6.1 DSU quy định yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm lần thứ 2 được đưa ra luôn tại cuộc họp tiếp theo cuộc họp mà tại đó yêu cầu này lần đầu tiên được đưa ra. Mặc dù các bên đề xuất ý kiến này đã có những lập lập công phu để bảo vệ cho luận điểm của mình, nhưng phần lớn các phái đoàn mà có ý kiến đều cho rằng DSB đã không có lựa chọn nào khác ngoài việc thành lập Ban Hội thẩm dựa trên yêu cầu lần 2, dù thời gian nộp yêu cầu lần 2 và lần đầu có gần nhau hay không. Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu bản thân DSB có thể quyết định đâu là cách diễn giải đúng của điều 6.1, và kết quả của cuộc thảo luận này là đúng là đã có một yêu cầu hợp lệ được đưa ra trước DSB, phù hợp theo những ngôn ngữ trong điều 6.1, trừ khi có đồng thuận phủ quyết, Ban Hội thẩm sẽ được thành lập. Theo ngài Chủ tịch DSB Jonathan T. Fried , vấn đề này có thể sẽ không còn được đưa ra tranh luận tại DSB trong tương lai gần, nhưng sẽ tốt hơn nếu làm rõ nội dung của điều 6.1 để tránh việc Điều này bị hiểu theo những cách khác nhau.

Hay những lúng túng trong việc áp dụng quy định điều 9 DSU để giải quyết các tranh chấp nhiều bên mà có liên quan đến cùng một vấn đề. Theo quy định của điều 9.1 khi có hai hoặc nhiều Thành viên yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm để giải quyết cùng một vấn đề thì một Ban Hội thẩm duy nhất có thể được thành lập để xem xét những đơn kiện này, nhưng lại không quy định làm cách nào để có thể cân bằng giữa những yếu tố khác nhau khi xác định về tính khả thi của việc thành lập chỉ một Ban Hội thẩm, và cũng không đưa ra hướng dẫn về vai trò của DSB trong việc xác định tính khả thi đó. Trong 02 vụ việc Nhật Bản và EU kiện Trung Quốc liên quan đến cùng một vấn đề về thuế chống bán phá giá, DSB đã tránh việc phải trả lời câu hỏi này bằng cách đơn thuần thành lập Ban Hội thẩm theo quy định của Điều 6.Theo ngài Fried, cần có thảo luận thêm về vấn đề này để làm rõ việc xử lý những tình huống tương tự.

Số lượng các Ban hội thẩm được thành lập giai đoạn 2004 -2013

(Nguồn: WTO8)Thành phần Ban hội thẩm (Panel composition)Khi Ban Hội thẩm được thành lập, vụ việc tranh chấp

không còn chịu sự giám sát trực tiếp của DSB do có các đối tượng khác sẽ tham gia vào các giai đoạn tiếp theo, bắt đầu bằng việc xác định thành phần Ban Hội thẩm. Thành phần Ban Hội thẩm do Ban Thư ký bổ nhiệm, với sự đồng ý của các bên. Nếu trong vòng 20 ngày kể từ khi có quyết định thành lập, các bên không thống nhất được thành viên Ban Hội thẩm, Tổng Giám đốc WTO sẽ chỉ định hội thẩm viên trong số các quan chức chính phủ hoặc các chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực luật, chính sách thương mại quốc tế. Ban Hội thẩm thường bao gồm 3 -5 thành viên.9

Trong khi số lượng yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm trong năm 2013 chỉ cao hơn so với năm 2012 là 01 yêu cầu, số lượng các Ban Hội thẩm được bổ nhiệm thành phần đã tăng gấp đôi, lên con số 11, nhưng trong đó có tới 09 Ban Hội thẩm có thành phần do Tổng Giám đốc WTO bổ nhiệm (ít nhất là một phần).

Các Thành viên với số lượng công dân tham gia vào Ban hội thẩm cao nhất, giai đoạn 1995 - 2014

(Nguồn: WTO10)Khó khăn trong việc đạt được sự đồng thuận của các bên

về thành phần Ban Hội thẩm một phần là do Điều 8.3 DSU quy định cấm công dân các nước là Bên thứ ba tham gia vào Ban Hội thẩm của vụ việc với tư cách là thành viên Ban Hội

8 WTO Dispute Settlement: Number of Panel Established, 2004 - 20139 Điều 8 DSU10 WTO Dispute Settlement: Members with the highest number of

serving panelist, 1995 - 2014

28 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 5 - 2 0 1 4

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 29: TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ

thẩm trong vụ việc đó, trong khi trên thực tế những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm nhất trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp- một yêu cầu thường do các bên đề nghị- lại là công dân của các quốc gia thường tham gia với tư cách Bên thứ ba. Do đó, nguồn lựa chọn hội thẩm viên phù hợp bị giới hạn rất nhiều, đặc biệt trong bối cảnh các vụ việc tranh chấp gia tăng, số lượng các bên thứ 3 gia tăng. Trong khi một số bên của tranh chấp dường như đồng ý bỏ qua quy định cấm này, do điều 8.3 cho phép họ có thỏa thuận khác, nhưng không phải tất cả các bên đều đồng ý. Do đó, theo ngài Chủ tịch DSB, các Thành viên nên tìm cách để mở rộng danh sách các ứng cử viên cho vị trí hội thẩm viên.

Thủ tục tố tụng và ra quyết định sơ bộ của Ban hội thẩm (The Panel stage - Proceedings and Preliminary rulings)

Khi thành viên Ban Hội thẩm được lựa chọn và các thủ tục làm việc được gửi cho các bên, các giai đoạn khác nhau sẽ được tiến hành hầu hết là không có sự can thiệp của DSB và các thành viên không tham gia tranh chấp. Mặc dù vậy, đôi khi một số vấn đề sẽ được đưa ra DSB, thậm chí là trước khi lưu hành báo cáo cuối cùng của Ban Hội thẩm. Một vấn đề mà đã được thảo luận ngày càng nhiều trong những năm gần đây là việc ban hành quyết định sơ bộ. Trong năm 2013, một số phái đoàn bày tỏ quan ngại về cái mà họ cho rằng là có sự thiếu thống nhất trong việc ban hành quyết định sơ bộ của Ban Hội thẩm. Họ đặt ra những câu hỏi về những hệ quả mang tính hệ thống của quyết định sơ bộ này, thời gian quyết định này được gửi tới các bên và việc đảm bảo sự tham gia thích hợp của Bên thứ ba như thế nào. DSU không có quy định về quyết định sơ bộ, các bên của tranh chấp tự thỏa thuận với nhau về định nghĩa của quyết định sơ bộ nhằm phản ánh đúng lợi ích của họ, do đó không có bất kỳ sự đảm bảo nào về việc liệu những giải pháp đưa ra trong quyết định đó có tính tới lợi ích của các bên không tham gia tranh chấp và của cả hệ thống nói

chung hay không.Vấn đề thứ hai cần chú ý trong giai đoạn này là dường

như thủ tục tố tụng của Ban Hội thẩm đang được tiến hành lâu hơn so với trước đây, vì nhiều lý do, ví dụ như thời gian mà các bên cần để thống nhất về thành viên Ban Hội thẩm (hoặc đưa ra Tổng Giám đốc giải quyết), sự đa dạng và phức tạp của các vụ việc và thời gian mà các bên tranh chấp cũng như Ban Hội thẩm cần để giải quyết các vấn đề và hàng loạt các trở ngại về mặt thủ tục.

Có một sự đa dạng và phức tạp đáng ngạc nhiên và chưa từng có liên quan đến các vấn đề mà được đưa ra trước Ban Hội thẩm.Trong năm 2013, các vụ việc giải quyết tranh chấp trải rộng từ các biện pháp bảo vệ động vật và kiểm soát xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên, tới các vấn đề liên quan đến giấy phép nhập khẩu và bảo tồn nguồn thủy sản, và từ các loại thuế chống bán phá giá đối với thép, tôm, lưỡi cưa kim cương, thiết bị X quang cho đến các trợ cấp hàng không. Mặc dù có thể việc đưa ra kết quả lâu hơn thường lệ, nhưng sự gia tăng về số lượng và sự đa dạng hóa nội dung trong giải quyết tranh chấp tại WTO có thể là tín hiệu tốt về tính hiệu quả của hệ thống.

Hiện nay, DSB vẫn đang tiến hành hai biện pháp song song và bổ sung nhằm tìm ra giải pháp cải thiện quy trình Ban Hội thẩm. Thứ nhất, trong các Phiên họp đặc biệt của DSB có rất nhiều các đề xuất về cải cách thủ tục giải quyết tranh chấp DSU được đưa ra nhằm làm giảm thời gian trong quy trình Ban Hội thẩm. Thứ hai, bằng cách tiến hành tham vấn không chính thức – phương pháp được cựu Phó Tổng Giám đốc WTO Alejandro Jaran khởi xướng và được người kế nhiệm của ông là Karl Brauner tiếp tục duy trì – đã củng cố hiệu quả làm việc của các Ban Hội thẩm.

(Nguồn: tham khảo, tổng hợp từ bài viết của Chủ tịch DSB- WTO)

(Xem tiếp ở kỳ sau)

29ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 5 - 2 0 1 4

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 30: TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ

hoạt động: Hội thảo kỷ niệm 3 năm Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD) có hiệu lực.

Thời gian: Từ 19-20/8/2014Nội dung: Hội thảo tập trung thảo luận thực

trạng tuân thủ Luật Cạnh tranh trong khu vực ASEAN, các vấn đề liên quan đến cạnh tranh mà khu vực đang phải đối mặt đồng thời chỉ ra những xu hướng phát triển của luật cạnh tranh trong những năm sắp tới.

Thành phần/Dự án: Cán bộ Cục QLCTĐịa điểm: Manila, Philippines

hoạt động: Hội thảo về BVQLNTD trong lĩnh vực điện máy

Thời gian: Cuối tháng 7 (HN); Giữa tháng 8 (HCM)

Nội dung: BVQLNTD trong lĩnh vực điện máy.Thành phần/Dự án: VCA, hãng LGĐịa điểm: HN, HCM

hoạt động: Phiên họp của Nhóm chuyên gia liên chính phủ về Luật và chính sách cạnh tranh lần thứ 14

Thời gian: Từ 06-12/07/2014Nội dung: Thảo luận những thay đổi về chính

sách cạnh tranh và những vấn đề mới nổi về các cơ quan cạnh tranh. Cuộc họp năm nay tập trung vào một số nội dung chính như: hợp tác giữa các cơ quan cạnh tranh, các hoạt động xây dựng năng lực cho các cơ quan cạnh tranh.

Thành phần/Dự án: Cán bộ Cục QLCTĐịa điểm: Geneva, Thụy Sĩ

hoạt động: Hội thảo Nâng cao mức độ tuân thủ luật cạnh tranh của doanh nghiệp tại các nước ASESAN.

Thời gian: Từ 19-20/8/2014Nội dung: Hội thảo tập trung thảo luận thực

trạng tuân thủ Luật Cạnh tranh trong khu vực ASEAN, các vấn đề liên quan đến cạnh tranh mà khu vực đang phải đối mặt đồng thời chỉ ra những xu hướng phát triển của luật cạnh tranh trong những năm sắp tới.

Thành phần/Dự án: Cán bộ Cục QLCTĐịa điểm: Singapore

hoạt động: Khóa đào tạo quốc tế về xây dựng chương trình đào tạo nội bộ cho các nước ASEAN

Thời gian: Tháng 8Nội dung: Kháo đào tạo tập trung vào làm rõ

các vấn đề như: ý nghĩa của các chương trình đào tạo nội bộ, cách thức xây dựng một chương trình đào tạo nội bộ. Bên cạnh đó, các diễn giả cũng sẽ trình bày một số kinh nghiệm xây dựng chương trình đào tạo nội bộ thành công trong các nước ASEAN.

Thành phần/Dự án: Cán bộ Cục QLCTĐịa điểm: Nha Trang, Việt Nam

hoạt động: Hội thảo tập huấn về kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong lĩnh vực ngân hàng

Thời gian: 20/6Nội dung: Các nội dung liên quan đến kiểm

soát HĐTM, ĐKGDC.Thành phần/Dự án: VCA, các doanh nghiệp

lĩnh vực ngân hàngĐịa điểm: Hà Nội

1

5

3

2

4

6

30 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 5 - 2 0 1 4

HOẠT ĐỘNG KỲ TỚI

Page 31: TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ

Trung tâm thông tin (CCID) là đơn vị trực thuộc Cục Quản lý cạnh tranh được thành lập theo quy định tại Quyết định số 848/QĐ-BCT ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh.

nhIỆM Vụ Và Quyền hạn1. Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong và ngoài nước phục vụ công tác quản lý nhà nước về cạnh

tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng biện pháp tự vệ và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 2. Cung cấp thông tin trong nước và quốc tế liên quan đến công tác quản lý, điều hành của Cục theo yêu cầu của Lãnh

đạo Cục.3. Phát triển các hoạt động dịch vụ thông tin phục vụ yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức và cá nhân

trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Cục trưởng. 4. Chủ trì và phối hợp với các đơn vị trong, ngoài Cục biên tập, phát hành các ấn phẩm định kỳ tuyên truyền, giới thiệu

về quản lý cạnh tranh, phòng vệ thương mại và bảo vệ người tiêu dùng và các hoạt động khác của Cục.5. Xây dựng, duy trì và quản lý mạng thông tin điện tử và các trang thông tin điện tử của Cục.6. Vận hành, duy trì và phát triển hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin của Cục.7. Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về cạnh tranh, phòng vệ thương

mại và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;8. Tham gia hỗ trợ và phối hợp với các đơn vị thuộc Cục trong công tác nghiên cứu, phân tích thông tin theo sự chỉ đạo

của Cục trưởng.9. Tìm kiếm các nguồn hỗ trợ trong nước và quốc tế thuộc thẩm quyền của Trung tâm để thực hiện nhiệm vụ được giao10. Quản lý tổ chức, biên chế, tài sản được giao theo quy định.11. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và theo phân công của Cục trưởng.

Cơ CẤu tổ ChứC

CụC QUản Lý CẠnh TrAnhtrunG tÂM thÔnG tIn Cạnh tranhLuôn vượt sự mong đợi của bạn

Trụ sở: 25 ngô Quyền, hoàn Kiếm, hà nội, Việt namTel: (84.4) 2220 5305 ; Fax: (84.4) 2220 5303 ; Email: [email protected]

Page 32: TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO ĐIỀU TRA VIÊNTrung tâm Đào tạo điều tra viên là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Cục Quản lý

cạnh tranh, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, thực hiện chức năng giúp Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ và bảo vệ người tiêu dùng.

Cùng với Trung tâm Thông tin cạnh tranh, Trung tâm Đào tạo điều tra viên là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục Quản lý cạnh tranh.

Trung tâm Đào tạo điều tra viên có tên giao dịch tiếng Anh là: Competition Train-ing Center (CTC).

Thông tin liên hệ:trung tâm Đào tạo điều tra viên (CtC)Địa chỉ: Số 25 ngô Quyền, hoàn Kiếm, hà nộiĐiện thoại: 04 - 2220 5010

CÁC Ấn PhẩM Đã XuẤt Bản