toi uu mang vo tuyen

57
28 TỐI ƯU MẠNG VÔ TUYẾN (RNO: R adio N etwork O ptimazation) Tối ưu mạng vô tuyến: là tất cả các hoạt động tác động đến mạng vô tuyến (phân hệ BSS) một cách trực tiếp hoặc gián tiếp để đạt được trạng thái hoạt động của mạng vô tuyến một cách tốt nhất có thể. - Tối ưu mạng vô tuyến không chỉ là phân tích các dữ liệu của mạng vô tuyến (bao gồm các BTS, các BSC...) để đưa ra các yêu cầu tác động vào hệ thống mà còn liên quan đến các công việc Khảo sát, Thiết kế, Lắp đặt, Vận hành hệ thống .v.v..Do đặc thù của môi trường truyền dẫn là vô tuyến và do yều cầu phát triển mạng lưới luôn luôn biến động từng ngày nên Tối ưu mạng vô tuyến là hoạt động thường xuyên, liên tục, kéo dài cùng với sự tồn tại và phát triển của hệ thống. *)Chú ý: Định nghĩa trên là định nghĩa không chính thức (local definition), nó chỉ có ý nghĩa tham khảo và giá trị trong phạm vi hẹp là Mạng vô tuyến của Hệ thống thông tin di động GSM.

Upload: lechihuong

Post on 08-Feb-2016

38 views

Category:

Documents


4 download

TRANSCRIPT

Page 1: Toi Uu Mang Vo Tuyen

28

TỐI ƯU MẠNG VÔ TUYẾN

(RNO: Radio Network Optimazation)

Tối ưu mạng vô tuyến: là tất cả các hoạt động tác động đến mạng vô tuyến

(phân hệ BSS) một cách trực tiếp hoặc gián tiếp để đạt được trạng thái hoạt

động của mạng vô tuyến một cách tốt nhất có thể.

- Tối ưu mạng vô tuyến không chỉ là phân tích các dữ liệu của mạng vô

tuyến (bao gồm các BTS, các BSC...) để đưa ra các yêu cầu tác động vào hệ

thống mà còn liên quan đến các công việc Khảo sát, Thiết kế, Lắp đặt, Vận

hành hệ thống .v.v..Do đặc thù của môi trường truyền dẫn là vô tuyến và do

yều cầu phát triển mạng lưới luôn luôn biến động từng ngày nên Tối ưu

mạng vô tuyến là hoạt động thường xuyên, liên tục, kéo dài cùng với sự tồn

tại và phát triển của hệ thống.

*)Chú ý: Định nghĩa trên là định nghĩa không chính thức (local definition),

nó chỉ có ý nghĩa tham khảo và giá trị trong phạm vi hẹp là Mạng vô tuyến

của Hệ thống thông tin di động GSM.

Page 2: Toi Uu Mang Vo Tuyen

29

1. Tối ưu mạng vô tuyến:

1.1. Các thông số của BTS:

Vị trí địa lý của trạm: (Long/Lat)

- Longitude: Kinh độ của trạm (VD: Long = 105o20’17”).

- Latitude: Vĩ độ của trạm (VD: Lat = 21o10’26”).

Độ cao của trạm: (Height)

VD: Height = 35m.

(Một cách chính xác phải xác định độ cao Antenna của Cell)

Góc phương vị của Cell: (Azimuth)

VD: Azimuth = 50o (Góc so với hướng Bắc, theo chiều thuận

chiều kim đồng hồ).

Góc ngẩng của Antenna của Cell: (Tilt)

- Góc ngẩng điện tử: (Electric Tilt) VD: -6o

- Góc ngẩng cơ khí: (Mechanical Tilt) VD: 2o

- Góc ngẩng tổng: (Total Tilt = Electric Tilt + Mechanical Tilt)

VD: Total Tilt = -6o + 2

o = -4

o (Góc so với mặt phẳng nằm

ngang).

Cấu hình của trạm: (BTS Configuration)

- Ý muốn nói trạm có mấy Sector, mỗi Sector sử dụng mấy tấn số.

- VD: 2/2/4 = BTS có 3 Sector; Sector 1, 2 sử dụng 2 tần số,

Sector 3 sử dụng 4 tần số.

Tần số sử dụng của Cell: (Cell Carriers)

- VD Cell sử dụng 1 tần số là 50 thì BCH Carrier = TCH Carrier

= 50.

- VD Cell có cấu hình 2 tần số là 45 và 80 thì BCH Carrier = 45

còn TCH Carrier = 80.

- Ngoài ra còn cần quan tâm xem cấu hình tần số của Cell là

COM (Combination) hay NCOM (Non-Combination). Thường

với cấu hình 1 TRX (sử dụng 1 tần số) thì là COM còn từ 2

TRX trở lên thì có cấu hình là NCOM.

Công suất phát của Antenna: (Antenna Power)

VD: Antenna Power = 45 (dBm).

Page 3: Toi Uu Mang Vo Tuyen

30

Các mối quan hệ neighbour của Cell (Cell neighbour Relationships)

Là các mối quan hệ chuyển giao của Cell. VD: có mối quan hệ

neighbour giữa HNI0303 và HNI0433, có nghĩa là cuộc gọi của thuê

bao có thể được chuyển giao từ Cell HNI0303 sang HNI0433 và

ngược lại.

Ngoài ra còn có các thông số phần mềm khác như: BA List (BCH

Allocation List: Danh sách cấp phát BCH), CA List (Carrier

Allocation List: Danh sách cấp phát sóng mang), BSIC (Base Station

Identity Code: Mã nhận dạng trạm gốc), MCC (Mobile Country Code:

Mã quốc gia, VD: Việt Nam có mã quốc gia là 452), MNC (Mobile

Network Code: Mã mạng di động, VD: Viettel Mobile có mã mạng là

04), LAC (Location Area Code: Mã vùng định vị, VD: Hà Nội có mã

vùng định vị là 11111), CI (Cell Identity code: Mã nhận dạng Cell,

VD: 10281 có nghĩa là Cell 1 của trạm số 28 ở Hà Nội, và vì dải CI

của Hà Nội là từ 10000 đến 14999)..v.v...

1.2. Các dữ liệu thống kê của Cell:

Hình sau đây mô tả cấu trúc của Phân hệ Đo đạc lưu lượng và thống kê

STS (Statistics and Traffic measurement Subsystem) của hệ thống:

Page 4: Toi Uu Mang Vo Tuyen

31

/------------------------------------------------\

| |

| COUNTERS IN THE TRAFFIC APPLICATION IN THE BSC |

| |

\------------------------------------------------/

|

/---------------------------+---------------------------\

| STS | |

| /-----------------------------------------\ |

| | | |

| | MEASUREMENT DATABASE (DB) | |

| | | |

| \-----------------------------------------/ |

| | |

| /-----------------------------------------\ |

| | | |

| | REPORT PROGRAMS | |

| | | |

| \-----------------------------------------/ |

| | | | |

| /-----\ /-----\ /-----\ |

| | | | | | | REPORTS |

| | | | | | | |

| \-----/ \-----/ \-----/ |

| |

\-------------------------------------------------------/

Hình 1: Cấu trúc của Phân hệ Đo đạc lưu lượng và thống kê STS.

Phân hệ Đo đạc lưu lượng và thống kê STS được cấu trúc trên nền Cơ sở

dữ liệu đo đạc DB (measurement Data Base). Cơ sở dữ liệu đo đạc được

chia thành các Loại đối tượng (Object Type, có thể so sánh với tệp hay file).

Một loại đối tượng tương ứng với một loại thiết bị cụ thể hoặc các loại đơn

vị chức năng trong chuyển mạch mà các đo đạc dữ liệu thống kê nhắm vào.

Mỗi một Loại đối tượng lại chứa một số các Đối tượng (Object, có thể so

sánh với các bản ghi trong một file) và Tất cả các Đối tượng trong một Loại

đối tượng có một tập các Bộ đếm (Counter, có thể so sánh với các trường

trong một bản ghi). Loại đối tượng (Object Type), Đối tượng (Object) và Bộ

đếm (Counter) hình thành nên cấu trúc của Cơ sở dữ liệu.

Page 5: Toi Uu Mang Vo Tuyen

32

Các Bộ đếm (Counters) được sử dụng để đo đạc sự hoạt động của các

đơn vị chức năng của BSC. Chúng được thu thập từ Ứng dụng lưu lượng từ

các khối của BSC đến Cơ sở dữ liễu.

Nhìn chung có 3 loại Bộ đếm là:

ID – Object Identifier: Số hiệu nhận dạng đối tượng, được sử dụng bởi

một số Loại đối tượng.

PC – Peg Counter: Bộ đếm cơ bản, biểu diễn giá trị tích luỹ của sự

kiện hoặc giá trị tích luỹ của một Bộ đếm. Một Bộ đếm cơ bản chỉ có

thể được tăng.

ST – Status Counter: Bộ đếm trạng thái, chỉ ra giá trị của Bộ đếm ở

một thời điểm cụ thể. Một Bộ đếm trạng thái có thể được tăng và được

giảm.

Từ các Counter ta có được các dữ liệu thống kê cơ bản của hệ thống, ví

dụ như các dữ liệu thống kê về Cell. Ngoài ra từ các Counter ta có thể xây

dựng được các Công thức (Formular) đánh giá chất lượng mạng, đưa ra các

chỉ tiêu chất lượng mạng KPI (Key Performance Indicator), ví dụ các KPI

của Viettel Mobile như sau:

Page 6: Toi Uu Mang Vo Tuyen

33

STT Các chỉ tiêu KPI chính Trước khai

trương dịch

vụ

Sau khai

trương dịch

vụ

1 Tỷ lệ thiết lập cuộc gọi thành công (CSSR) 98% 99%

2 Tỷ lệ rớt cuộc gọi (CDR) 1.6% 1%

3 Tỷ lệ cuộc gọi thành công (CSR) 96.4% 97%

4 Tỷ lệ chuyển giao thành công (HOSR) 98% 99%

5 Tỷ lệ mức thu đạt

yêu cầu Rxlev

Khu đô thị mật

độ cao

-75dBm

-77dBm

90%

94%

95%

98%

Khu đô thị mật

độ trung bình -82dBm 95% 98%

Ngoại ô -88dBm 95% 98%

Nông thôn -98dBm 95% 98%

6 Tỷ lệ chất lượng thu đạt yêu cầu RxQual (0-4) 95% 95%

Bảng 1: Các chỉ tiêu KPI chính.

Các công thức tính toán các KPI của hệ thống (chỉ áp dụng cho hệ thống

của Viettel Mobile):

Tỷ lệ thiết lập cuộc gọi thành công CSSR (Call Setup Success Rate):

CSSR=(1-SDCCH Drop/100).(TCH Assignment Success Rate).(1-

SDCCH Congestion/100)

Tỷ lệ rớt cuộc gọi CDR (Call Drop Rate):

CDR=Subcriber Perceived TCH Drop

Tỷ lệ cuộc gọi thành công CSR (Call Success Rate):

CSR=CSSR.(1-CDR)

Tỷ lệ chuyển giao thành công HOSR (HandOver Success Rate):

HOSR=Outgoing HO Success Rate

Page 7: Toi Uu Mang Vo Tuyen

34

Các chương trình tổng hợp thu thập thông tin từ Cơ sở dữ liệu khi một

báo cáo sẽ được tạo ra. Các báo cáo được tạo lập theo các khoảng thời gian

cụ thể.

1.3. Các công cụ hỗ trợ RNO: (Tools)

Bussiness Object: là phần mềm giao diện đồ hoạ trợ giúp truy vấn cơ

sở dữ liệu thống kê của các Cell. Thực chất là phần mềm trợ giúp thực

hiện các câu lệnh SQL (Structured Query Language: Ngôn ngữ truy

vấn có cấu trúc) truy vấn cơ sở dữ liệu bằng cách nhấp chuột. Nó giúp

lấy dữ liệu thống kê về tình trạng hoạt động của các Cell ở một

khoảng thời gian nhất định.

Hình 2: Giao diện thực hiện câu lệnh SQL truy vấn cơ sở dữ liệu.

Page 8: Toi Uu Mang Vo Tuyen

35

Hình 3: Câu lệnh SQL tương ứng.

Page 9: Toi Uu Mang Vo Tuyen

36

Hình 4: Kết quả thực hiện câu lệnh SQL.

Page 10: Toi Uu Mang Vo Tuyen

37

Enterprise: là phần mềm hỗ trợ thiết kế mạng vô tuyến của mạng

thông tin di động. Nó cung cấp một giao diện đồ hoạ và bản đồ cùng

với các tính năng tính toán xử lý giúp thiết kế và phân tích mạng vô

tuyến (phân hệ BSS) của một mạng thông tin di động.

Hình 5: Giao diện bản đồ của Enterprise.

Page 11: Toi Uu Mang Vo Tuyen

38

MapInfo: là phần mềm bản đồ trợ giúp quan sát và phân tích hệ thống

các Cell, các trạm của mạng thông tin di động. Cung cấp một cơ sở dữ

liệu về địa hình, địa vật của khu vực địa lý phân tích. Nó có chức năng

gần giống như Enterprise nhưng có lẽ không mạnh bằng vì không hỗ

trợ nhiều cho hoạt động thiết kế và không có các tính năng xử lý, phân

tích hệ thống mạng vô tuyến của mạng thông tin di động.

Hình 6: Giao diện của MapInfo.

Page 12: Toi Uu Mang Vo Tuyen

39

OSS (Operating SubSystem: Phân hệ điều hành khai thác): là phân hệ

hỗ trợ cho nhà cung cấp dịch vụ (Operator) tính năng giám sát tình

trạng hoạt động, vận hành khai thác của hệ thống mạng. Nó cung cấp

các giao diện để quan sát, giám sát cấu hình, cảnh báo của hệ thống.

Nó hỗ trợ cho công tác tối ưu, thiết kế hệ thống..v.v..

Hình 7: Phân hệ điều hành khai thác OSS.

Page 13: Toi Uu Mang Vo Tuyen

40

Ví dụ nó có các giao diện sau:

Configuration Management (Quản lý cấu hình): đưa ra giao diện

đồ hoạ quan sát cấu hình các thành phần trong mạng, ví dụ như

cấu hình của các Cell trong mạng.

Hình 8: Giao diện Quản lý cấu hình mạng vô tuyến.

Page 14: Toi Uu Mang Vo Tuyen

41

Xử lý các câu lệnh (Command Handling): là giao diện để thực

hiện các lệnh giám sát hệ thống mạng.

Hình 9: Giao diện thực hiện các dòng lệnh (Command Handling).

Page 15: Toi Uu Mang Vo Tuyen

42

Alarm (Cảnh báo): giám sát các cảnh báo về tình trạng hoạt động

của các thành phần mạng. Nhìn vào đây ta có thể thấy được các

lỗi có thể của hệ thống, từ đó đưa ra các phản ứng thích hợp để

mạng hoạt động tốt hơn.

Hình 10: Giao diện hiển thị các cảnh báo (Alarm).

Page 16: Toi Uu Mang Vo Tuyen

43

Tối ưu mạng vô tuyến RNO (Radio Network Optimization): là

tính năng hỗ trợ công việc tối ưu mạng vô tuyến, công việc hoạch

định tần số. Hỗ trợ phân tích, đánh giá chất lượng mạng vô

tuyến..v.v..

Hình 11: Giao diện hỗ trợ Tối ưu mạng vô tuyến RNO.

Page 17: Toi Uu Mang Vo Tuyen

44

TEMS Investigation: là phần mềm hỗ trợ đo đạc, phân tích chất lượng

mạng vô tuyến. Dựa vào TEMS ta có thể biết được cường độ tín hiệu,

chất lượng tín hiệu, Cell phục vụ và các Cell lân cận tại một khu vực

khảo sát. TEMS cung cấp các sự kiện và các bản tin đo đạc của hệ

thống giúp phân tích một cách khá chính xác chất lượng mạng vô

tuyến tại một khu vực nhất định.

Hình 12: Các cửa sổ giao diện của TEMS Investigation.

1.4. Chu trình tối ưu mạng vô tuyến:

1.4.1. Lấy dữ liệu thống kê từ OSS:

Lấy dữ liệu thống kê về tình trạng hoạt động của hệ thống trong một

giai đoạn thời gian nhất định, ví dụ các dữ liệu thống kê của Cell như Số

Page 18: Toi Uu Mang Vo Tuyen

45

cuộc gọi được thiết lập, Số cuộc gọi được thiết lập thành công, Số chuyển

giao, Số chuyển giao thành công..v.v..

Công cụ sử dụng là Business Object. Yêu cầu phải hiểu biết về mạng

vô tuyến để xác định cần lấy dữ liệu nào? Đối tượng mạng cần lấy dữ liệu,

nó được đo đạc bởi Bộ đếm (Counter) nào? Thuộc Đối tượng đo đạc

(Object) nào? Thuộc Loại đối tượng (Object Type) nào? Từ đó xây dựng câu

lệnh SQL truy vấn Cơ sở dữ liệu thông qua giao diện đồ hoạ (Cần hiểu biết

cơ bản về Cơ sở dữ liệu và Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc SQL).

Để có thông tin đầy đủ về tình trạng hoạt động của mạng thì không thể

thiếu một đầu vào dữ liệu quan trọng là Các phản ảnh của khách hàng thông

qua hệ thống Giải đáp khách hàng (Call Center).

1.4.2. Phân tích dữ liệu thống kê của hệ thống:

Phân tích dựa trên các KPI của Viettel Mobile. Mục tiêu là phát hiện ra

nguyên nhân mạng hoạt động không như mong muốn, ví dụ như tại sao Cell

hoạt động kém. Từ đó đưa ra các yêu cầu tác động vào hệ thống một cách

thích hợp.

Các KPI chính làm cơ sở cho phân tích là CSSR, CDR, HOSR. Ngoài

ra còn phân tích Nghẽn kênh SDCCH và Nghẽn kênh TCH.

Phân tích CSSR và CDR cần xác định nguyên nhân rớt kênh SDCCH,

rớt kênh TCH; bao gồm Rớt do Mức tín hiệu thấp (Low Signal Strength),

Rớt do Chất lượng tín hiệu kém (Bad Quality), Rớt do Vượt định thời

(Excessive Timing Advance), Rớt đột ngột (Suddenly Lost) và Rớt do các

nguyên nhân khác (Other Reasons). Xác định nguyên nhân rớt chủ yếu và

dùng các Công cụ hỗ trợ để tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp tương

ứng.

Page 19: Toi Uu Mang Vo Tuyen

46

Phân tích Nghẽn cần xác định nguyên nhân Nghẽn là do lưu lượng tăng

hay do lỗi phần cứng để từ đó đưa ra yêu cầu tăng cấu hình hay sửa lỗi phần

cứng.

Phân tích HOSR cũng tương tự, cần xác định chuyển giao kém với Cell

nào và nguyên nhân tại sao. Từ đó có các giải pháp cụ thể.

Hình dưới đây biểu diễn một ví dụ về phân tích dữ liệu thống kê hệ thống:

Page 20: Toi Uu Mang Vo Tuyen

47

Hình 13: Ví dụ về phân tích dữ liệu thống kê của hệ thống.

Page 21: Toi Uu Mang Vo Tuyen
Page 22: Toi Uu Mang Vo Tuyen

49

1.4.3. Đưa ra yêu cầu tối ưu mạng vô tuyến:

Hình 14: Một yêu cầu tối ưu mạng vô tuyến.

1.5. Nhận xét:

Tối ưu mạng vô tuyến là một công việc phức tạp do bản chất của

sóng vô tuyến là rất khó xác định và đường truyền vô tuyến là đường

truyền có chất lượng thấp nhất trong số các đường truyền tín hiệu đã

biết. Đòi hỏi phải có sự hiểu biết về hệ thống cả trên lý thuyết và

trên thực tiễn, đòi hỏi phải kết hợp nhiều nguồn dữ liệu, nhiều công

cụ hỗ trợ khác nhau.

Trong số các lý thuyết về Hệ thống thông tin di động GSM, đặc biệt

các lý thuyết về mạng vô tuyến thì Quá trình thiết lập cuộc gọi (Call

Set Up) được diễn ra như thế nào và sử dụng những tài nguyên nào

Page 23: Toi Uu Mang Vo Tuyen

50

là những cơ sở không thể thiếu đối với một người làm công việc tối

ưu mạng vô tuyến. Do đó phần tiếp theo của báo cáo sẽ trình bày

một cách sơ lược về Quá trình báo hiệu thiết lập cuộc gọi (Call Set

Up).

Page 24: Toi Uu Mang Vo Tuyen

51

2. Quá trình báo hiệu thiết lập cuộc gọi: (Call Set Up)

2.1. Tổng quan về BSS: (Base Station Subsystem)

Phân hệ trạm gốc BSS (Base Station Subsystem) tạo ra vùng phủ sóng vô

tuyến phục vụ các thuê bao GSM trong một vùng địa lý xác định. Vai trò

chủ yếu của BSS là để cung cấp và hỗ trợ các kênh báo hiệu và lưu lượng

giữa các Trạm di động MS (Mobile Station) và Phân hệ mạng chuyển mạch

NSS (Network SubSystem).

Hình dưới đây biểu diễn Phân hệ trạm gốc BSS trong 1 mạng thông tin

di động PLMN (PLMN: Public Land Mobile Network, Mạng di động mặt

đất công cộng) và các kết nối của BSS đến các mạng cố định PSTN (Public

Switched Telephone Network: Mạng điện thoại chuyển mạch công cộng hay

còn được gọi với tên quen thuộc là Mạng điện thoại cố định) và PSDN

(Packet Switched Data Network: Mạng dữ liệu chuyển mạch gói).

Page 25: Toi Uu Mang Vo Tuyen

52

Hình 15: Phân hệ trạm gốc (BSS) trong mạng Thông tin di động (PLMN).

2.1.1. Chức năng của BSS:

Chức năng của BSS được định nghĩa theo các khuyến nghị của ITU

(International Telecommunications Union: Hiệp hội Viễn thông quốc tế) và

ETSI (European Telecommunication Standards Institude: Viện Tiêu chuẩn

Viễn thông Châu Âu).

Phần này sẽ mô tả các chức năng của BSS trên quan điểm Hệ thống, có

nghĩa là các chức năng của BSS phối hợp với nhau như thế nào trong Hệ

thống. Các thành phần mạng và các đơn vị chức năng được chỉ ra khi nào và

ở đâu chúng có thể được sử dụng nhưng không được miêu tả một cách cụ

Page 26: Toi Uu Mang Vo Tuyen

53

thể, các thông tin chi tiết có thể tham khảo các sổ tay thuyết minh các thành

phần mạng cụ thể, ví dụ Sổ tay thuyết minh chức năng của BTS.

Về cơ bản, BSS cung cấp các kênh báo hiệu và lưu lượng giữa MS và

NSS. Để đảm bảo các dịch vụ luôn sẵn sàng tới thuê bao BSS đưa ra các

chức năng sau:

Thiết lập cuộc gọi (Call Set Up).

Xử lý cuộc gọi (Call Handling).

Giải phóng cuộc gọi (Call Release).

Vận hành, Khai thác và Bảo dưỡng (Operations & Maintenance).

2.1.1.1. Thiết lập cuộc gọi: (Call Set Up)

Chức năng Thiết lập cuộc gọi (Call Setup) của BSS được sử dụng cho

các cuộc gọi thoại và dữ liệu. Có 3 loại cuộc gọi cơ bản được định nghĩa là:

Cuộc gọi Quản lý di động (Mobility Management).

Cuộc gọi Dịch vụ bổ sung (Supplementary Service).

Cuộc gọi Lưu lượng của người dùng (User Traffic).

a. Cuộc gọi Quản lý di động: (Mobility Management)

Các cuộc gọi Quản lý di động, ví dụ như Cập nhật vị trí (Location

Update), được hệ thống sử dụng để thu thập thông tin về MS. Thông tin trao

đổi chỉ là các bản tin giao thức, do đó chỉ 1 kênh báo hiệu được sử dụng.

b. Cuộc gọi Dịch vụ bổ sung: (Supplementary Service)

Các cuộc gọi Dịch vụ bổ sung, ví dụ như Dịch vụ bản tin ngắn SMS

(Short Message Service), cho phép MS gửi/nhận các bản tin đến/từ BTS.

Các cuộc gọi loại này chuyển giao một lượng nhỏ thông tin, do đó chỉ 1

kênh báo hiệu được sử dụng.

Page 27: Toi Uu Mang Vo Tuyen

54

c. Cuộc gọi Lưu lượng người dùng: (User Traffic)

Các cuộc gọi Lưu lượng người dùng, ví dụ như các cuộc gọi thoại hoặc dữ

liệu đến đối tác tương ứng, có thể chuyển giao một lượng lớn thông tin. Do

đó, chúng yêu cầu băng thông lớn hơn 1 kênh báo hiệu. Các cuộc gọi này sử

dụng các kênh lưu lượng.

Tiến trình thiết lập cuộc gọi bao gồm các thủ tục sau:

Thiết lập kết nối vô tuyến (Radio and Link Establishment): để thiết

lập (gán) 1 kênh báo hiệu giữa MS và NSS.

Xử lý Đánh dấu lớp hay còn gọi là Xử lý Classmark (Classmark

Handling): để quản lý các khả năng mật mã hoá và các khả năng công

suất khác nhau của MS.

Mật mã hoá (Ciphering): để đảm bảo sự an toàn dữ liệu trên giao diện

không gian.

Thủ tục gán thông thường (Normal Assignment Process): để thiết lập

(gán) 1 kênh lưu lượng giữa MS và NSS.

2.1.1.2. Xử lý cuộc gọi: (Call Handling)

Chức năng Xử lý cuộc gọi (Call Handling) được sử dụng để giám sát

và duy trì các cuộc gọi đang tiếp diễn. Xử lý cuộc gọi bao gồm:

Sửa đổi kênh đang sử dụng trong cuộc gọi.

Duy trì sự toàn vẹn và chất lượng của cuộc gọi thông qua các tính

năng như Nhảy tần (Frequency Hopping), Thu phát ngắt quãng

(Discontinuous Transmission) hoặc Điều khiển công suất vô tuyến

(Radio Power Control).

Chuyển giao (Handover) để thay đổi các kênh khi MS di chuyển từ

một Cell này sang một Cell khác.

Chuyển giao khi chất lượng của kênh hiện tại xuống dưới một mức có

thể chấp nhận được.

Mật mã hoá để đảm bảo sự an toàn dữ liệu trên giao diện không gian.

Page 28: Toi Uu Mang Vo Tuyen

55

Xử lý quá tải để quản lý lưu lượng các cuộc gọi trên hệ thống.

2.1.1.3. Giải phóng cuộc gọi: (Call Release)

Chức năng Giải phóng cuộc gọi (Call Release) đảm bảo rằng các tài

nguyên đã được cấp phát cho một cuộc gọi được giải phóng để tái sử dụng

cho các cuộc gọi khác khi chúng không được cuộc gọi hiện thời sử dụng

nữa.

Cụ thể, chức năng Giải phóng cuộc gọi bao gồm:

Giải phóng cuộc gọi trong dịch vụ thông thường.

- Các cuộc gọi được kết thúc bởi thủ tục quản lý cuộc gọi (Call

Management).

- Các cuộc gọi được kết thúc do sự thay đổi kênh.

Các trường hợp đặc biệt:

- Giải phóng cuộc gọi do Sự khởi tạo lại (Reset).

- Giải phóng cuộc gọi do yêu cầu của BSC.

- Giải phóng cuộc gọi do yêu cầu của BTS.

- Giải phóng cuộc gọi do yêu cầu của MS.

2.1.1.4. Vận hành, Khai thác và Bảo dưỡng: (Operations & Maintenance)

Chức năng Vận hành, Khai thác và Bảo dưỡng O&M (Operations &

Maintenance) cung cấp giao diện cho khai thác viên để quản lý và điều

khiển BSS và kết nối của nó đến NSS. O&M được chia thành 3 phần cơ bản:

Quản lý cấu hình.

Quản lý lỗi.

Quản lý sự vận hành.

Page 29: Toi Uu Mang Vo Tuyen

56

2.1.2. Các thành phần của BSS:

Có 3 thành phần chính trong phân hệ BSS là:

Trạm thu phát gốc BTS (Base Transceiver Station): cung cấp các chức

năng thu phát và truyền dẫn vô tuyến cho Cell.

Bộ điều khiển trạm gốc BSC (Base Station Controller): hoạt động như

bộ điều khiển của phân hệ BSS. BSC điều khiển các BTS và các tài

nguyên của chúng, và thực hiện chức năng chuyển mạch trong phân

hệ BSS.

Bộ chuyển mã TC (TransCoder): thực hiện chức năng tương thích tốc

độ và mã hoá/giải mã hoá thoại và dữ liệu giữa BSC và MSC.

2.1.2.1. Trạm thu phát gốc BTS: (Base Transceiver Station)

BTS cung cấp các chức năng truyền dẫn, điều khiển vô tuyến và các

chức năng băng gốc cho Cell. Đồng thời BTS còn hỗ trợ giao diện không

gian với MS.

BTS thực hiện các chức năng sau dưới sự điều khiển của BSC:

Thực hiện các chức năng thu và phát.

Phân tập Antenna (Antenna Diversity).

Nhẩy tần (Frequency Hopping).

Thực hiện các phép đo đạc kênh vô tuyến.

Thực hiện kiểm tra tần số vô tuyến.

2.1.2.2. Bộ điều khiển trạm gốc BSC: (Base Station Controller)

BSC cung cấp khả năng điều khiển các BTS và quản lý các tài

nguyên vô tuyến và các thông số vô tuyến. Theo quan điểm truyền dẫn thì

BSC cũng thực hiện chức năng tập trung nếu số lượng kênh lưu lượng vô

tuyến được kết nối đến MSC là nhiều hơn so với số lượng kênh trên giao

diện A (giao diện giữa BSC và MSC, hay được gọi là giao diện mặt đất -

terrestrial). Một BSC đơn lẻ có thể điều khiển một số lượng lớn các BTS. Số

Page 30: Toi Uu Mang Vo Tuyen

57

lượng BTS chính xác có thể được điều khiển bởi BSC là một chỉ tiêu kỹ

thuật của thiết bị BSC và phụ thuộc vào cấu hình được sử dụng.

BSC cung cấp các chức năng:

Quản lý tài nguyên.

Quản lý cơ sở dữ liệu.

Xử lý đo đạc vô tuyến.

Quản lý kênh.

Các chức năng Vận hành, Khai thác và Bảo dưỡng trong phân hệ

BSS.

Chuyển mạch giữa các kênh trên giao diện không gian (và các kênh

trên giao diện Abis gắn liền với các kênh trên giao diện không gian)

và các kênh trên giao diện A.

BSC cũng kết hợp chặt chẽ với thiết bị truyền dẫn sau:

Thiết bị giao diện trạm gốc, là thiết bị thực hiện báo hiệu và ghép

kênh trên giao diện Abis.

Bộ điều khiển ghép kênh chuyển mã, là thiết bị thu thập và xử lý dữ

liệu truyền dẫn. Nó cũng cung cấp một giao diện khai thác để đảm bảo

các chức năng truyền dẫn thông qua một thiết bị là Đầu cuối bảo

dưỡng cục bộ.

2.1.2.3. Bộ chuyển mã TC: (TransCoder)

Bộ chuyển mã TC là thành phần thiết yếu cho truyền dẫn, nhờ TC mà

các kết nối mặt đất (terrestrial link) giữa các thành phần của phân hệ BSS

được sử dụng một cách hiệu quả.

TC cung cấp các chức năng:

Chuyển đổi mã giữa Mã luật A và lưu lượng được Mã hoá dự đoán

dài hạn-thiết bị kiểm tra vô tuyến (Radio Test Equipment-Long Term

Prediction encoded traffic) (cho tín hiệu thoại).

Page 31: Toi Uu Mang Vo Tuyen

58

Chuyển đổi mã giữa Mã luật A và lưu lượng được Mã hoá dự đoán

tuyến tính kích xung đại số (Algebraic Code Excited Linear Prediction

encoded traffic) (cho tín hiệu thoại).

Tương thích tốc độ (cho dữ liệu).

Điều khiển Vận hành, Khai thác và Bảo dưỡng O&M cho truyền dẫn.

Bộ chuyển mã TC thường được đặt gần MSC.

2.2. Quá trình báo hiệu thiết lập cuộc gọi: (Call Set Up)

Phần này giới thiệu một cách tổng quan về quá trình thiết lập cuộc gọi

giữa MS và NSS, hay nói một cách khác thì cuộc gọi được thiết lập như thế

nào giữa MS và NSS. Miêu tả các loại cuộc gọi có thể được thiết lập. Loại

dịch vụ mang và dịch vụ xa được yêu cầu cũng được mô tả.

Phần này trình bày các thành phần sau của thủ tục Thiết lập cuộc gọi:

Tổng quan về Call Set Up.

Call Set Up cho Cuộc gọi từ máy di động (Mobile Originated

Call).

Call Set Up cho Cuộc gọi đến máy di động (Mobile Terminated

Call).

Thủ tục Tìm gọi (Paging).

Xử lý Classmark (Classmark Handling).

Nhận thực (Authentication).

Mật mã hoá (Ciphering).

2.2.1. Tổng quan về Call Set Up:

Thủ tục Thiết lập cuộc gọi (Call Set Up) được yều cầu để thiết lập kết

nối thông tin giữa MS và NSS. Sau đó NSS chịu trách nhiệm thiết lập kết

nối đến đối tác tương ứng. Các loại cuộc gọi khác nhau yêu cầu các dịch vụ

xa (teleservice) khác nhau. Các dịch vụ xa đó được định nghĩa trong các tài

liệu thông số kỹ thuật của GSM. Loại dịch vụ mang và dịch vụ xa được sử

Page 32: Toi Uu Mang Vo Tuyen

59

dụng được xem xét trước khi thực hiện thủ tục Gán kênh thông thường

(Normal Assignment).

Các loại cuộc gọi, có 3 loại cuộc gọi cơ bản như đã được trình bầy, đó là:

Cuộc gọi Quản lý di động (Mobility Management Calls).

Cuộc gọi Dịch vụ bổ sung (Supplementary Service Calls).

Cuộc gọi Lưu lượng của người dùng (User Traffic Calls).

Các kênh được sử dụng cho một cuộc gọi là kênh SDCCH (Stand alone

Dedicated Control CHannel: Kênh điều khiển dành riêng đứng một mình)

cho báo hiệu và kênh TCH (Traffic CHannel: Kênh lưu lượng) cho dữ liệu

người dùng. Các kênh này kết hợp với các kênh FACCH/SACCH để hoàn

tất cuộc gọi. Kênh SDCCH luôn luôn được cấp phát cho thủ tục Thiết lập

cuộc gọi cho dù sau đó cuộc gọi có yêu cầu kênh TCH hay không.

Vai trò của BSS trong thủ tục Thiết lập cuộc gọi là cấp phát đúng kênh

cho cuộc gọi đồng thời cung cấp và quản lý đường thông tin giữa MS và

NSS.

Page 33: Toi Uu Mang Vo Tuyen

60

Các pha trong thủ tục Thiết lập cuộc gọi: (Call Set Up Phases)

Bảng sau đây biểu diễn các pha trong thủ tục Thiết lập cuộc gọi:

Pha (Phase) Bao gồm

Thiết lập kết nối Thủ tục Tìm gọi (chỉ dành cho các Cuộc gọi đến máy di

vô tuyến động) để thông báo cho MS biết rằng nó đang được gọi.

Nếu thủ tục Attach_Detach_Allowed được kích hoạt thì

bản tin IMSI_Detach của MS có thể loại bỏ sự Tìm gọi

không cấn thiết (Tham khảo thêm thủ tục IMSI Attach-

Detach).

Thủ tục Gán tức thì (Immediate Assignment Procedure)

cấp phát tài nguyên cho MS và thiết lập một kết nối báo

hiệu vô tuyến giữa BSS và MS.

Một kết nối giao diện, để cấp phát một kênh báo hiệu

SCCP giữa BSC và MSC.

Thủ tục Cấp phát một đường chuyển mạch thông qua

BSC.

Nhận thực và Xử lý Classmark (Classmark Handling).

Mật mã hoá Nhận thực (Authentication).

Mật mã hoá (Ciphering).

Gán kênh thông Thủ tục Xét duyệt Dịch vụ mang/Dịch vụ xa.

thường Thủ tục Cấp phát kênh.

Thủ tục Xử lý lớp Vật lý (Physical context Procedure).

Thủ tục Gán kênh TCH, nếu được yêu cầu.

Thủ tục Kết nối cuộc gọi (Connecting the Call).

Bảng 2: Các pha trong thủ tục Thiết lập cuộc gọi.

Các pha này sẽ được mô tả theo 2 loại cuộc gọi là Cuộc gọi từ máy di

động (Mobile Originated Call) và Cuộc gọi đến máy di động (Mobile

Terminated Call).

Page 34: Toi Uu Mang Vo Tuyen

61

2.2.2. Call Set Up cho Cuộc gọi từ máy di động: (Mobile Originated Call)

Cuộc gọi được khởi tạo bởi MS có thể là cuộc gọi của thuê bao, ở đó

lưu lượng thoại và/hoặc dữ liệu được vận chuyển dọc theo mạng, hoặc là

cuộc gọi Cập nhật vị trí (location update call) từ MS ở chế độ Nghỉ (Idle

Mode). Lưu lượng của cuộc gọi Cập nhật vị trí được vận chuyển trên kênh

báo hiệu. Do đó, thủ tục Thiết lập cuộc gọi ban đầu của cuộc gọi Cập nhật vị

trí là tương tự như của cuộc gọi của thuê bao. Cuộc gọi Cập nhật vị trí không

yêu cầu cấp phát kênh lưu lượng TCH.

2.2.2.1. Thiết lập kết nối vô tuyến: (Radio and Link Establishment)

Khi một kết nối với MS được yêu cầu thì các yếu tố sau là cần thiết

(phải được thực hiện):

Một kênh vô tuyến (radio channel) phải được cấp phát để cho phép

thông tin giữa MS và BSS.

Một liên kết mặt đất (terrestrial link) phải được thiết lập để thông báo

sự có mặt của MS đối với mạng.

Thủ tục để đạt được các kết nối ban đầu này được gọi là Thiết lập kết

nối vô tuyến. Thủ tục Thiết lập kết nối vô tuyến thiết lập các liên kết báo

hiệu giữa:

BSS và MS thông qua kênh SDCCH.

BSS và MSC thông qua kết nối SCCP.

Các liên kết này vận chuyển thông tin cho thủ tục Xét duyệt cuộc gọi

và thiết lập một kênh lưu lượng TCH, nếu được yêu cầu.

Hình sau đây biểu diễn thủ tục Thiết lập kết nối vô tuyến cho Cuộc gọi từ

máy di động:

Page 35: Toi Uu Mang Vo Tuyen

62

Hình 16: Thủ tục Thiết lập kết nối vô tuyến cho Cuộc gọi từ máy di động.

Yêu cầu kênh (Channel Request):

MS khởi tạo một cuộc gọi bằng cách gửi một bản tin Yêu cầu kênh

(Channel_Request) có chứa trường Thông tin truy nhập ngẫu nhiên REF

(Random Access Information value). Thông tin truy nhập ngẫu nhiên REF

Page 36: Toi Uu Mang Vo Tuyen

63

bao gồm Nguyên nhân thiết lập cuộc gọi (Establishment Cause) và một Số

Ngẫu nhiên RAND (RANDom number, được sử dụng cho thủ tục Nhận

thực). Bản tin này được phát trên kênh RACH (Random Access CHannel:

Kênh truy nhập ngẫu nhiên). Kênh RACH được kết hợp với kênh CCCH

(Common Control CHannel: Kênh điều khiển dùng chung), kênh CCCH là

kênh mà MS đang giám sát trong chế độ Nghỉ (Idle mode).

Trường Nguyên nhân thiết lập cuộc gọi của REF chỉ ra:

Một cuộc gọi khẩn cấp (Emergency Call).

Thiết lập lại cuộc gọi (Call Re-Establishment).

Trả lời bản tin Tìm gọi (Paging).

MS thực hiện một cuộc gọi thoại (Speech Call).

MS thực hiện một cuộc gọi dữ liệu (Data Call).

Cập nhật vị trí (Location Update).

Cuộc gọi dịch vụ (Service Call, ví dụ như SMS…v.v.).

MS rất chú ý đến Số ngẫu nhiên RAND và Số hiệu khung RFN (Reduced

Frame Number, Số hiệu khung giảm) gắn liền với mỗi một bản tin Yêu cầu

kênh (Channel_Request). Chúng được MS sử dụng để kiểm tra bản tin trả

lời được gửi từ BSS. Các bản tin trả lời này được gửi trên kênh AGCH

(Access Grant CHannel: Kênh chấp nhận truy nhập), kênh này có thể được

giám sát bởi rất nhiều MS. Do đó, MS giải mã tất cả các bản tin được gửi

trên kênh AGCH này và chỉ chấp nhận bản tin có Số ngẫu nhiên RAND và

Số hiệu khung RFN đúng với RAND và RFN của một trong 3 yều cầu đã

được gửi gần nhất bởi MS.

MS sẽ tiếp tục gửi các bản tin Yêu cầu kênh (Channel_Request) cho đến

khi nó nhận được một bản tin trả lời thoả mãn yêu cầu. Nếu trước khi phát

lại được một số lần định trước các bản tin mà MS không nhận được một bản

tin trả lời thoả mãn thì MS sẽ:

Hiển thị bản tin báo lỗi mạng cho tất cả các cuộc gọi ngoại trừ các

cuộc gọi Cập nhật vị trí.

Page 37: Toi Uu Mang Vo Tuyen

64

Đối với các cuộc gọi Cập nhật vị trí thì sẽ thực hiện một cách tự động

thủ tục Lựa chọn lại Cell (Cell Reselection), điều này có nghĩa là MS

sẽ cố gắng thực hiện thủ tục Truy nhập ngẫu nhiên (Random Access)

ở một Cell khác.

Khi nhận được bản tin Yêu cầu kênh (Channel_Request) từ MS, BTS sẽ

gửi bản tin Kênh được yêu cầu (Channel_Required) đến BSC. Bản tin này

có chứa Số ngẫu nhiên đã được gửi bởi MS, và có chứa giá trị Định thời sớm

(Timing Advance) được đo bởi BTS.

*)Chú ý: Dưới các điều kiện tải lớn, các tài nguyên có thể bị cấp phát quá

tải do thuật toán xử lý này. Phần sau sẽ giải thích cụ thể cách mà tính năng

Gán tức thì mở rộng (Immediate Assignment Extended) hoạt động để giảm

bớt hiệu ứng này.

Kích hoạt kênh SDCCH (SDCCH Channel Activation):

BSC kiểm tra bản tin Kênh được yêu cầu (Channel_Required) để đảm bảo

rằng nó có thể chấp nhận yêu cầu kênh. BSC cấp phát 1 kênh SDCCH nếu

có một kênh là sẵn sàng. Phần mềm quản lý tài nguyên của BSC cấp phát

kênh SDCCH dựa trên nguyên tắc kênh lưu lượng TCH nào có các kênh

SDCCH sẵn sàng nhất. Điều này đảm bảo rằng tải được trải đều giữa các

kênh lưu lượng TCH.

BSC sau đó gửi bản tin Kích hoạt kênh (Channel_Activation) đến BTS.

Đồng thời nó cũng khởi động một đồng hồ để đợi Báo nhận

(Acknowledgment) từ BTS, Báo nhận này chỉ ra rằng BTS đã sẵn sàng kích

hoạt kênh. Bản tin Kích hoạt kênh (Channel_Activation) có chứa:

Mô tả về kênh SDCCH được sử dụng.

Giá trị Định thời sớm (Timing Advance).

Các lệnh về công suất của MS và BTS. Giá trị công suất của MS và

BTS được đặt ở giá trị lớn nhất được cho phép ở trong Cell.

Page 38: Toi Uu Mang Vo Tuyen

65

BTS khởi tạo các tài nguyên lớp Vật lý cho kênh và khởi động Giải thuật

cạnh tranh LAPDm (LAPDm contention resolution) sẵn sàng cho bản tin đầu

tiên của MS trên kênh SDCCH. Sau đó BTS gửi bản tin Báo nhận kích hoạt

kênh (Channel_Activation_Acknowledgment) đến BSC. BSC dừng đồng hồ

bảo vệ của nó lại.

*)Chú ý: Giải thuật cạnh tranh nhằm tránh hiện tượng 2 MS kết nối với

cùng 1 kênh SDCCH.

Hình sau chỉ ra thủ tục Kích hoạt kênh:

Hình 17: Thủ tục Kích hoạt kênh SDCCH.

Gán tức thì (Immediate Assignment):

BSC xây dựng và gửi bản tin Lệnh gán tức thì

(Immediate_Assign_Command) đến BTS, bản tin này lập lại những thông tin

đã được gửi trong bản tin Kích hoạt kênh (Channel_Activation). Bản tin này

cũng chứa Số ngẫu nhiên RAND và Số hiệu khung RFN của bản tin Yêu cầu

kênh lúc đầu MS đã gửi và cũng chính là bản tin mà BSC đang phải trả lời.

Đồng thời BSC cũng hướng dẫn BTS thông báo cho MS về sự gán kênh

SDCCH. BSC khởi động một đồng hồ bảo vệ để đợi sự trả lời từ MS.

Page 39: Toi Uu Mang Vo Tuyen

66

Hình dưới đây biểu diễn thủ tục Gán tức thì:

Hình 18: Thủ tục Gán tức thì.

BTS gửi bản tin Gán tức thì (Immediate_Assignment) đến MS trên kênh

AGCH. MS kiểm tra Số ngẫu nhiên RAND và Số hiệu khung RFN trong

bản tin Gán tức thì (Immediate_Assignment). Nếu các giá trị này đúng với

RAND và RFN của một trong 3 bản tin Yêu cầu kênh (Channel_Request) đã

được gửi gần nhất bởi MS thì MS sẽ chuyển sang kênh SDCCH đã được chỉ

định và thiết lập giá trị Định thời sớm (Timing Advance) của nó thành giá trị

đã được chỉ ra trong bản tin Gán tức thì (Immediate_Assignment).

Từ chối gán tức thì (Immediate Assignment Reject):

Khi kênh SDCCH bị nghẽn, MS có thể vẫn lập lại một cách vô ích việc

truy nhập kênh. Điều này tạo ra các hiệu ứng không mong muốn sau:

Sinh ra các bản tin không mong muốn trên màn hình của MS.

Thuê bao phải thực hiện lại cuộc gọi của mình một cách thủ công.

Các nỗ lực kết nối vô ích được lặp lại có thể gây qúa tải kênh RACH

và giao diện Abis.

MS thực hiện “nhảy qua nhảy lại” thủ tục Lựa chọn lại Cell (“ping-

pong” cell reselection).

Page 40: Toi Uu Mang Vo Tuyen

67

Vì vậy hệ thống thực thi một bản tin đặc biệt Từ chối gán tức thì

(Immediate_Assignment_Reject) khi các điều kiện sau được thoả mãn:

Cờ EN_IM_ASS_REJ của BSC được đặt là đúng (true). Cờ này được

thiết lập tại BSC, và có thể được xem nhưng không thể chỉnh sửa từ

OMC-R (Operation Maintenance Center-Radio: Trung tâm Khai thác

Bảo dưỡng phần Vô tuyến).

Tất cả các kênh SDCCH trong Cell đều đang bận.

BSC nhận được bản tin Kênh được yêu cầu (Channel_Required) từ

BTS với một trong các Nguyên nhân thiết lập cuộc gọi sau:

Cuộc gọi khẩn cấp (Emergency Call).

Thiết lập lại cuộc gọi (Call re-establishment).

MS thực hiện một cuộc gọi (speech/data).

Cập nhật vị trí (Location Update).

Các cuộc gọi dịch vụ (Service Calls).

Bản tin Từ chối gán tức thì (Immediate_Assignment_Reject) được chứa

trong trường thông tin của bản tin Lệnh gán tức thì

(Immediate_Assign_Command). Bản tin này khởi động một đồng hồ trong

MS và bắt MS phải chờ trong chế độ Nghỉ (Idle mode) cho đến khi đồng hồ

chạy hết trước khi cho phép nó gửi các bản tin Yêu cầu kênh

(Channel_Request) mới. Độ dài thời gian của đồng hồ phụ thuộc vào

Nguyên nhân thiết lập cuộc gọi và người dùng có thể cài đặt được.

Nếu nhận được bản tin Lệnh gán kênh tức thì

(Immediate_Assign_Command) trước khi đồng hồ chạy hết thì bản tin này

có quyền ưu tiên và MS sẽ trả lời nó, do đó kết nối cuộc gọi.

*)Chú ý: Bản tin này không thể được sử dụng khi MS đang trả lời bản tin

Tìm gọi (Paging), nghĩa là trong trường hợp Cuộc gọi đến máy di động

(Mobile Terminated Call).

Page 41: Toi Uu Mang Vo Tuyen

68

Gán tức thì mở rộng (Immediate Assignment Extended):

Dưới các điều kiện tải lớn, thì gần như chắc chắn là MS sẽ gửi nhiều bản

tin Yêu cầu kênh (Channel_Request) trước khi nhận được 1 bản tin Gán tức

thì (Immediate_Assignment) chỉ ra rằng một kênh đã được cấp phát cho nó.

Vào thời điểm này BSC không thể xác định chính xác MS nào đã gửi bản tin

Yêu cầu kênh (Channel Request) nhất định và do đó nó sẽ cấp phát nhiều

kênh SDCCH cho cùng một MS, như thế là đã lãng phí các tài nguyên và

làm giảm thông lượng của kênh AGCH.

Nếu nhiều bản tin Gán tức thì (Immediate_Assignment) được xếp trong

hàng đợi của kênh AGCH thì BTS sẽ cố gắng xây dựng một bản tin Gán tức

thì mở rộng (Immediate_Assignment_Extended) và gửi đến MS trên giao

diện không gian, bản tin này được xây dựng từ 2 bản tin Gán tức thì

(Immediate_Assignment) như sau:

Bản tin Gán tức thì (Immediate_Assignment) đầu tiên trong hàng đợi

(nghĩa là bản tin cũ nhất).

Bản tin Gán tức thì (Immediate_Assignment) đầu tiên trong số các bản

tin còn lại trong hàng đợi với điều kiện bản tin này có thể kết hợp với

bản tin đầu tiên dựa trên 1 trong 2 tiêu chí sau:

o Ít nhất 1 trong 2 kênh được cấp phát là không nhảy tần.

o Nếu cả 2 kênh được cấp phát đều nhảy tần thì chúng chia sẻ cùng

1 thủ tục Cấp phát di động (Mobile Allocation) (tham khảo thêm

thuật toán Nhảy tần băng gốc (Baseband Frequency Hopping) để

biết thêm chi tiết về thủ tục Cấp phát di động).

Nếu có nhiều bản tin Gán tức thì (Immediate_Assignment) trong hàng đợi

của kênh AGCH nhưng bản tin đầu tiên không thể kết hợp với bất cứ bản tin

nào khác còn lại trong hàng đợi (sử dụng các tiêu chí trên) thì một bản tin

Gán tức thì (Immediate_Assignment) thông thường được gửi trên giao diện

không gian.

Page 42: Toi Uu Mang Vo Tuyen

69

Thiết lập Chế độ cân bằng bất đồng bộ (Set Asynchronous Balanced

Mode):

Khung lớp 2 đầu tiên được gửi trên kênh SDCCH là một khung LAPDm

tiêu chuẩn, được gọi là khung Thiết lập chế độ cân bằng bất đồng bộ (Set

Asynchronous Balanced Mode). Khung này là tương đương với khung Thiết

lập chế độ cân bằng bất đồng bộ mở rộng (Set Asynchronous Balanced

Mode Extended) trong LAPD. Trên giao diện không gian nó thiết lập kết nối

LAPDm với BTS. Khung này cũng có thể chứa các bản tin lớp 3.

Giải thuật cạnh tranh (Contention Resolution):

MS khởi động kết nối LAPDm của nó và gửi một bản tin lớp 3 trong

khung đầu tiên của nó. BTS sử dụng bản tin này cho Giải thuật cạnh tranh.

BTS gửi Báo nhận trở lại MS, Báo nhận này chứa cùng bản tin lớp 3. Do đó

chỉ MS đã gửi bản tin lớp 3 mới có thể chấp nhận Báo nhận từ BTS và tự

xem như nó đã được kết nối.

Hình sau biểu diễn sự thiết lập kết nối cho Cuộc gọi từ máy di động:

Hình 19: Kết nối cho Cuộc gọi từ máy di động.

Page 43: Toi Uu Mang Vo Tuyen

70

Đối với Cuộc gọi từ máy di động thì bản tin lớp 3 từ MS bao gồm:

Một thành phần thông tin chỉ ra:

o Yêu cầu dịch vụ quản lý cuộc gọi (thoại/dữ liệu, SMS, cuộc gọi

khẩn cấp).

o Yêu cầu cập nhật vị trí (thủ tục cập nhật vị trí).

o Yêu cầu thiết lập lại quản lý cuộc gọi (sau 1 lỗi).

o Chỉ thị tách IMSI (MS tắt máy, tham khảo thêm thủ tục IMSI

Attach-Detach để có thêm thông tin).

Mã nhận dạng MS (xem phần Nhận thực (Authentication) để hiểu rõ

hơn).

Đánh dấu lớp của MS (xem phần Xử lý Classmark (Classmark

Handling) để hiểu rõ hơn).

Mạng sử dụng bản tin này để quyết định thủ tục Xét duyệt cuộc gọi nào

được yêu cầu và có cấp phát 1 kênh lưu lượng TCH hay không.

Chỉ thị thiết lập (Establish Indication):

BTS gửi bản tin Chỉ thị thiết lập (Establish_Indication) đến BSC để chỉ ra

rằng MS đã được kết nối. BSC dừng đồng hồ bảo vệ, trích thông tin Đánh

dấu lớp (classmark) và khởi tạo một kết nối SCCP với MSC.

Kết nối SCCP (SCCP Connection):

BSC gửi bản tin Yêu cầu kết nối SCCP (SCCP_Connection_Request) đến

MSC. MSC đáp trả bằng bản tin Xác nhận kết nối SCCP

(SCCP_Connection_Confirm). Bản tin này có thể chứa 1 yêu cầu classmark

hoặc 1 lệnh chế độ mật mã hoá.

Liên kết báo hiệu được thiết lập giữa MS và MSC.

Page 44: Toi Uu Mang Vo Tuyen

71

2.2.2.2. Nhận thực và Mật mã hoá: (Authentication & Ciphering)

Thủ tục Đánh dấu lớp (Classmark Procedure):

Nội dung của thành phần thông tin đánh dấu lớp (classmark IE) được gửi

trong suốt quá trình Thiết lập kết nối vô tuyến phụ thuộc vào loại MS.

Thông tin classmark được sử dụng cho Điều khiển công suất MS và để thiết

lập Mật mã hoá. MSC có thể yêu cầu cập nhật thông tin classmark để chắc

chắn rằng nó có thông tin chính xác. Thủ tục Đánh dấu lớp được mô tả trong

phần Xử lý classmark (Classmark Handling).

Nhận thực (Authentication):

Thủ tục Nhận thực dùng để:

Nhận thực MS.

Kiểm tra xem MS có giá trị Khoá nhận thực thuê bao đúng hay không

trên SIM cho thủ tục Mật mã hoá.

Gửi Số ngẫu nhiên cho các thủ tục Nhận thực và Mật mã hoá.

Thủ tục này được mô tả trong phần Nhận thực (Authentication).

Mật mã hoá (Ciphering):

Thông tin được gửi trên giao diện không gian phải được bảo vệ. MSC có

thể yêu cầu BSS thiết lập chế độ Mật mã hoá trước khi thông tin được gửi

trên kênh SDCCH. Thủ tục Mật mã hoá được mô tả trong phần Mật mã hoá

(Ciphering).

2.2.2.3. Gán kênh thông thường: (Normal Assignment)

Hình dưới đây biểu diễn quá trình Gán kênh thông thường cho Cuộc gọi từ

máy di động:

Page 45: Toi Uu Mang Vo Tuyen

72

Hình 20: Thủ tục Gán kênh thông thường cho Cuộc gọi từ máy di động.

Page 46: Toi Uu Mang Vo Tuyen

73

Khi thủ tục Thiết lập kết nối vô tuyến (Radio and Link Establishment) kết

thúc thành công, MS có 1 liên kết báo hiệu với mạng. Nếu cuộc gọi yêu cầu

kênh lưu lượng TCH để thông tin với thuê bao được gọi thì MS sẽ gửi bản

tin Thiết lập (Setup). Bản tin này chỉ ra dịch vụ mang và dịch vụ xa được

yêu cầu, chỉ ra Số của thuê bao được gọi. Thông tin được gửi một cách trong

suốt qua BSS. Bản tin này có thể chứa nhiều hơn 1 thành phần dịch vụ

mang, và chứa 1 thông số chỉ ra rằng thuê bao có thể yêu cầu thay đổi dịch

vụ (thủ tục Chỉnh sửa trong cuộc gọi: In-Call Modification) trong suốt cuộc

gọi. Tham khảo thêm phần Chỉnh sửa trong cuộc gọi (In-Call Modification)

để rõ hơn về thủ tục Chỉnh sửa trong cuộc gọi (In-Call Modification).

MSC gửi bản tin Tiếp tục cuộc gọi (Call_Proceeding) đến MS. Bản tin

này chỉ ra rằng các thông số của cuộc gọi đã được nhận và các cố gắng thiết

lập thông tin với thuê bao được gọi đang được xem xét.

Yêu cầu kênh (Channel Request):

MSC khởi tạo thủ tục gán kênh lưu lượng TCH bằng cách gửi bản tin Yêu

cầu gán kênh (Assignment_Request) và thiết lập một đồng hồ để giám sát

bản tin trả lời từ BSC.

BSC kiểm tra bản tin, bản tin này phải chứa thông tin về loại kênh (đối

với kênh lưu lượng TCH thì là thoại hoặc dữ liệu cùng với tốc độ dữ liệu).

Bản tin này cũng chứa thông tin classmark của MS, thông tin này được BSC

sử dụng nếu nó chưa nhận được thông tin về classmark từ MS.

Bản tin Yêu cầu gán kênh (Assignment_Request) có thể chứa một danh

sách thuật toán mã hoá/giải mã hoá được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, là các

thuật toán mã hoá/giải mã hoá mà nó có thể sử dụng (ví dụ mã hoá thoại

toàn tốc cải tiến). Trong trường hợp này BSC kiểm tra danh sách này so

sánh với các thuật toán mã hoá/giải mã hoá được hỗ trỡ bởi Cell, và lựa chọn

thuật toán thích hợp nhất mà cả BTS và MS đều có thể sử dụng được.

Page 47: Toi Uu Mang Vo Tuyen

74

Nếu BSC tìm thấy một lỗi trong bản tin Yêu cầu gán kênh

(Assignment_Request) nó sẽ gửi bản tin Lỗi gán kênh (Assignment_Failure).

Nếu không phát hiện lỗi nào BSC khởi động thủ tục Gán kênh thông thường

(Normal Assignment) đến MS.

Cấp phát kênh lưu lượng TCH (Traffic Channel Allocation):

BSC chắc chắn rằng nó đang không chạy bất kỳ thủ tục nào khác cho MS

và sau đó tiến hành cấp phát các tài nguyên cho kênh lưu lượng TCH. Các

tài nguyên được cấp phát được tính toán dựa trên một thuật toán trong BSC.

BSC có thể nhận bản tin Yêu cầu gán kênh (Assignment_Request) trong

nhiều tình huống. Do đó nó có các thuật toán cấp phát tài nguyên kênh lưu

lượng TCH cho:

Gán kênh thông thường (Normal Assignment).

Chỉnh sửa trong cuộc gọi (In-Call Modification).

Chuyển giao giữa các Cell (InterCell Handover).

Chuyển giao trong Cell (IntraCell Handover).

Thử lại trực tiếp (Directed Retry).

Các Cell đồng tâm (Concentric Cells).

MicroCells.

Trong các điều kiện thông thường (Cuộc gọi từ máy di động, Gán kênh

thông thường), thì thuật toán Gán kênh thông thường được sử dụng. BSC

giữ một bảng các kênh rỗi, trong đó các kênh rỗi được phân loại theo mức

nhiễu của chúng (1 = mức nhiễu thấp, 5 = mức nhiễu cao).

Mức nhiễu của tất cả các kênh rỗi được giám sát bởi BTS. Thông tin này

được gửi một cách có chu kỳ đến BSC trong bản tin Chỉ thị tài nguyên vô

tuyến (RF_Resource_Indication). BSC không tự động cấp phát một kênh có

mức nhiễu thấp nhất bởi vì một số kênh có thể được để rành cho Chuyển

giao (Handover). Sau khi tất cả các kênh để rành được bỏ qua, kênh được

cấp phát là kênh còn lại mà có mức nhiễu thấp nhất. Nếu số lượng kênh phải

để rành là vượt quá số lượng kênh rỗi thì BSC cấp phát một kênh có mức

Page 48: Toi Uu Mang Vo Tuyen

75

nhiễu cao nhất. Nếu không có kênh nào là rỗi thì BSC sẽ gửi bản tin Lỗi gán

kênh (Assignment_Failure) đến MSC chỉ ra nguyên nhân của lỗi.

Kích hoạt kênh lưu lượng TCH (Traffic Channel Activation):

BSC gửi bản tin Yêu cầu xử lý lớp Vật lý (Physical_Context_Request) đến

BTS để xem xem hiện thời MS đang sử dụng mức công suất và giá trị định

thời sớm là bao nhiêu trên kênh SDCCH. BTS trả lời bằng bản tin Xác nhận

xử lý lớp Vật lý (Physical_Context_Confirm) có chứa các thông tin liên

quan. Nếu không có kênh nào là sẵn sàng và tính năng Xếp hàng (Queuing)

được cho phép thì cuộc gọi được xếp trong hàng đợi (Tham khảo thêm về

Nghẽn để rõ hơn về tính năng Xếp hàng).

Hình sau đây biểu diễn quá trình Kích hoạt kênh cho kênh lưu lượng TCH:

Hình 21: Quá trình Kích hoạt kênh cho kênh lưu lượng TCH.

Page 49: Toi Uu Mang Vo Tuyen

76

BSC gửi bản tin Kích hoạt kênh (Channel_Activation) đến BTS. Bản tin

này có chứa:

Mô tả về kênh TCH được sử dụng.

Giá trị Định thời sớm (Timing Advance) của MS được sử dụng.

Thuật toán mật mã hoá và Khoá mật mã hoá (tương tự như của thủ tục

Gán kênh SDCCH).

Một chỉ thị truyền dẫn ngắt quãng cho đường lên (uplink) và đường

xuống (downlink) (Tham khảo thêm về Truyền dẫn thoại để có thêm

thông tin).

Công suất MS được sử dụng (Tham khảo thêm về Điều khiển công

suất vô tuyến để có thêm thông tin).

Công suất BTS được sử dụng.

BSC khởi động một đồng hồ và trờ BTS báo nhận là nó đã kích hoạt

kênh.

BTS khởi tạo các tài nguyên của nó cho kênh TCH, thiết lập chế độ mật

mã hoá, gửi thông tin Định thời sớm và Công suất đến MS trên kênh

SACCH, là kênh gắn liền với kênh TCH và được giám sát thường xuyên bởi

MS. Cùng thời gian đó BTS gửi bản tin Báo nhận kích hoạt kênh

(Channel_Activation_Acknowledgment) đến BSC. BSC ngừng đồng hồ của

nó và gửi bản tin Lệnh gán kênh (Assignment_Command) trên kênh SDCCH

đến MS. Bản tin này hướng dẫn MS chuyển sang kênh lưu lượng TCH.

Khi MS nhận được bản tin Lệnh gán kênh (Assignment_Command) nó

ngừng kết nối lớp Vật lý, và thực hiện thủ tục giải phóng cục bộ để giải

phóng kết nối LAPDm của kênh SDCCH.

Page 50: Toi Uu Mang Vo Tuyen

77

Hình sau biểu diễn quá trình Gán kênh cho kênh lưu lượng TCH:

Hình 22: Quá trình Gán kênh cho kênh lưu lượng TCH.

MS sau đó thiết lập kết nối LAPDm (thông qua khung SABM trên kênh

FACCH) cho kênh lưu lượng TCH. BTS gửi bản tin Chỉ thị thiết lập

(Establish_Indication) đến BSC. Nó cũng thiết lập Bộ chuyển mã

(Transcoder) và thiết lập thuật toán phát hiện lỗi liên kết vô tuyến của nó

(Radio Link Failure Detection Algorithm). Đồng thời BTS gửi Báo nhận lớp

2 (Layer 2 Acknowledgment) đến MS. MS gửi bản tin Hoàn thành gán kênh

(Assignment_Complete) đến BSC.

Khi BSC nhận được bản tin Chỉ thị thiết lập (Establish_Indication) nó

thiết lập một đường chuyển mạch giữa tài nguyên của giao diện Abis đã

được cấp phát và tài nguyên của giao diện A. Khi BSC nhận được bản tin

Hoàn thành gán kênh (Assignment_Complete) nó gửi bản tin Hoàn thành

gán kênh (Assignment_Complete) đến MSC và khởi tạo thủ tục giải phóng

kênh SDCCH.

Page 51: Toi Uu Mang Vo Tuyen

78

Kết nối cuộc gọi (Connecting the Call):

Khi đường thông tin với MS được gọi đã được thiết lập (nhưng trước khi

cuộc gọi được trả lời) thì MSC gửi bản tin Âm hiệu (Alerting) đến MS. MS

sẽ phát ra Âm chuông (Ring tone).

Khi thuê bao được gọi trả lời thì MSC gửi bản tin Kết nối (Connect) đến

MS gọi. MS gọi trả lời bằng bản tin Báo nhận kết nối

(Connect_Acknowledgment). Cuộc gọi được thiết lập.

Hình sau biểu diễn quá trình Kết nối cuộc gọi cho Cuộc gọi từ máy di động:

Hình 23: Quá trình Kết nối cuộc gọi cho Cuộc gọi từ máy di động.

Cấp phát kênh muộn hay Thiết lập cuộc gọi Off Air (Off Air Call

Set-Up):

Cấp phát kênh muộn hay Thiết lập cuộc gọi Off Air (Off Air Call Set-Up:

OACSU) là một giải pháp sẵn có trong BSS, tư tưởng của giải pháp là mạng

gán kênh lưu lượng TCH chỉ khi thuê bao được gọi trả lời cuộc gọi. Giải

pháp này cải thiện hiệu suất của thuật toán cấp phát kênh lưu lượng TCH bởi

vì các cuộc gọi không thành công sẽ không chiếm bất kỳ tài nguyên kênh

lưu lượng TCH nào. Tính năng này được điều khiển bởi MSC.

Page 52: Toi Uu Mang Vo Tuyen

79

Thực tế cách thức mà giải pháp này thực hiện là bản tin Âm hiệu

(Alerting) lớp 3 được gửi bởi MSC sau khi bản tin Tiếp tục cuộc gọi

(Call_Proceeding) đã được gửi. MS sau đó sẽ bắt đầu Pha đổ chuông

(Ringing Phase). Bản tin Yêu cầu gán kênh (Assignment_Request) không

được gửi bởi MSC cho đến khi thuê bao được gọi trả lời. Các thông tin lớp 3

khác được trao đổi giữa MSC và BSC diễn ra sau khi MS gửi bản tin Hoàn

thành gán kênh (Assignment_Complete) đến MSC.

Khi tính năng OACSU được sử dụng MS có thể sẽ cung cấp các âm tần

cục bộ đến thuê bao (trong Cuộc gọi từ máy di động) trong suốt pha đổ

chuông bởi vì hiện tại kênh lưu lượng TCH chưa sẵn sàng cho các âm tần

hoặc các thông báo trong băng được gửi.

Tính năng này có ảnh hưởng lên hệ thống là làm tăng khả năng chuyển

giao trong (từ kênh SDCCH sang kênh SDCCH) được khởi tạo bởi BSS

trong khi thủ tục Gán kênh thông thường (Normal Assignment) được khởi

tạo bởi MSC.

2.2.3. Call Set Up cho Cuộc gọi đến máy di động: (Mobile Terminated Call)

Một cuộc gọi từ NSS đến MS có thể là một cuộc gọi được định tuyến

thông qua NSS từ thuê bao gọi (calling party) hoặc một cuộc gọi được khởi

tạo bởi NSS để quản lý sự di động.

Tiến trình thiết lập cuộc gọi cho Cuộc gọi đến máy di động thực hiện

các thủ tục cơ bản tương tự như các thủ tục của Cuộc gọi từ máy di động. Do

đó phần này chỉ mô tả các thủ tục mà có sự khác biệt.

Page 53: Toi Uu Mang Vo Tuyen

80

Hình sau đây biểu diễn thủ tục Thiết lập kết nối vô tuyến cho Cuộc gọi đến

máy di động:

Hình 24: Thủ tục Thiết lập kết nối vô tuyến cho Cuộc gọi đến máy di động.

2.2.3.1. Thiết lập kết nối vô tuyến: (Radio and Link Establishment)

Tìm gọi (Paging):

Trước khi BSS thiết lập liên kết báo hiệu MS phải được tìm gọi. Thủ tục

tìm gọi này được khởi tạo bởi MSC. MSC gửi bản tin Tìm gọi (Paging) đến

BSC đang điều khiển Vùng định vị (Location Area), là vùng mà từ đó MS

thực hiện thủ tục Cập nhật vị trí (Location Update) lần sau nhất. Bản tin này

được gửi theo phương thức không kết nối (connectionless) và bao gồm:

Số nhận dạng MS (là số TMSI hoặc IMSI của MS được tìm gọi).

Page 54: Toi Uu Mang Vo Tuyen

81

Một danh sách các chỉ số Cell, chỉ ra các Cell mà ở đó Yêu cầu tìm

gọi được gửi đến. Có thể là tất cả các Cell hoặc một nhóm các Cell.

MSC khởi động một đồng hồ để đợi bản tin Trả lời tìm gọi

(Paging_Response) từ MS.

BSC kiểm tra bản tin Tìm gọi (Paging) và nếu hợp lệ thì nó tính toán

Nhóm tìm gọi của MS (Paging Group) và Khe thời gian của kênh CCCH

cho Nhóm tìm gọi.

BSC gửi bản tin Lệnh tìm gọi (Paging_Command) đến mỗi một BTS chỉ

ra TMSI hoặc IMSI, Nhóm tìm gọi và Số hiệu kênh.

Mỗi BTS định dạng thông tin và phát quảng bá bản tin Yêu cầu tìm gọi

(Paging_Request) trên kênh Tìm gọi PCH (Paging CHannel).

MS lắng nghe các bản tin được gửi đến Nhóm tìm gọi của nó. Khi nó

nhận được một bản tin tìm gọi chứa Số nhận dạng MS trùng với chính nó thì

nó gửi bản tin Yêu cầu kênh (Channel_Request) trên kênh RACH đến BTS,

chỉ ra rằng bản tin yêu cầu này là để trả lời bản tin Yêu cầu tìm gọi

(Paging_Request).

BSS sau đó thực hiện thủ tục Thiết lập kết nối vô tuyến như đã được trình

bày ở phần Cuộc gọi từ máy di động.

*)Chú ý: Khi MS gửi khung SABM nó cũng chỉ ra rằng kết nối là để trả

lời bản tin Yêu cầu tìm gọi (Paging_Request). Để hiểu rõ hơn tham khảo

thêm phần Tìm gọi (Paging).

2.2.3.2. Nhận thực và Mật mã hoá: (Authentication & Ciphering)

Hệ thống xử lý Nhận thực và Mật mã hoá cho Cuộc gọi đến máy di

động theo cách thức tương tự như cho Cuộc gọi từ máy di động.

Page 55: Toi Uu Mang Vo Tuyen

82

2.2.3.3. Gán kênh thông thường: (Normal Assignment)

Thủ tục Gán kênh thông thường cho Cuộc gọi đến máy di động được

khởi tạo bởi MSC. Thủ tục này được biểu diễn trong hình dưới đây:

Hình 25: Thủ tục Gán kênh thông thường cho Cuộc gọi đến máy di động.

MSC gửi bản tin điều khiển cuộc gọi lớp 3 là Thiết lập (Set_up) đến

MS, chỉ ra các dịch vụ mang và dịch vụ xa được sử dụng cho cuộc gọi. MSC

có thể chỉ ra nhiều hơn một dịch vụ mang.

Page 56: Toi Uu Mang Vo Tuyen

83

MS kiểm tra bản tin này. Nếu nó có thể chấp nhận cuộc gọi nó gửi

bản tin Xác nhận cuộc gọi (Call_Confirmation), bản tin xác nhận này có thể

chứa thông số Khả năng dịch vụ mang chỉ ra dịch vụ mang nào là thích hợp.

BSS thực hiện thủ tục Gán kênh và Xử lý lớp Vật lý. Thủ tục này đã

được mô tả trong phần Gán kênh thông thường cho Cuộc gọi từ máy di

động. Khi kênh lưu lượng TCH được cấp phát thì MS báo hiệu cho thuê bao

và gửi bản tin Âm hiệu (Alerting) đến MSC. Khi thuê bao trả lời thì MS gửi

bản tin Kết nối (Connect) đến MSC. MSC gửi bản tin Báo nhận kết nối

(Connect_Acknowledgment) đến MS và kết nối cuộc gọi.

Tất cả các bản tin trên đều là các bản tin Điều khiển cuộc gọi lớp 3 và

là trong suốt đối với BSS.

Cấp phát kênh muộn hay Thiết lập cuộc gọi Off Air (Off Air Call

Set-Up):

Nếu tính năng OACSU được sử dụng thì tạo ra khả năng là ngay hiện thời

mặc dù thuê bao được gọi đã trả lời cuộc gọi nhưng kênh lưu lượng TCH

vẫn chưa được mạng cấp phát (ví dụ trong trường hợp cuộc gọi được xếp

hàng). Trong trường hợp này MS có thể sẽ cung cấp các âm tần đến thuê bao

đang trả lời, vì vậy thuê bao không treo máy trước khi thủ tục Gán kênh

thông thường hoàn tất.

--------------------------- *** -----------------------------

Page 57: Toi Uu Mang Vo Tuyen

84

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thư viện Alex của Ericsson.

2. BSS System Description của Alcatel.