tÂm lÝ hỌc xà hỘi - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.tamlyhocxahoi.docx  · web...

495
TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN TRẦN HIỆP (Chủ biên) LỜI NÓI ĐẦU Tâm lí học xã hội ra đời tính đến nay mới được hơn một thế kỉ rưỡi. Tuy nhiên, do nhu cầu của thực tiễn, nó phát triển khá nhanh và sớm đạt được những thành tựu trong nghiên cứu lý thuyết cũng như trong ứng dụng. Ở nước ta, tâm lý học đại cương, tâm lý học trẻ em, tâm lý học sư phạm, tâm lý học quân sự, tâm lý học thể dục thể thao, tâm lý học y tế, tâm lý học tội phạm… sớm được nghiên cứu và giảng dạy trong các trường chuyên ngành do yêu cầu nghiệp vụ của mỗi ngành. Tuy nhiên, tâm lý học xã hội vẫn còn là một lĩnh vực mới mẻ. Ngày nay, trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, tâm lý học xã hội ngày càng thu hút được sự chú ý của các ngành các giới. Quả vậy, hiểu biết thấu đáo tâm lý dân tộc, tâm lý các thành phần xã hội; nắm bắt kịp thời những nhu cầu, những nguyện vọng chính đáng của quần chúng, tâm trạng và dư luận của họ trước những sự kiện quan trọng diễn ra trong nước và trên thế giới đã trở thành những nhu cầu

Upload: truongdiep

Post on 31-Jan-2018

244 views

Category:

Documents


9 download

TRANSCRIPT

Page 1: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬNTÂM LÝ HỌC XÃ HỘI

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

TRẦN HIỆP (Chủ biên)

LỜI NÓI ĐẦU

Tâm lí học xã hội ra đời tính đến nay mới được hơn một thế kỉ rưỡi.

Tuy nhiên, do nhu cầu của thực tiễn, nó phát triển khá nhanh và sớm đạt

được những thành tựu trong nghiên cứu lý thuyết cũng như trong ứng dụng.

Ở nước ta, tâm lý học đại cương, tâm lý học trẻ em, tâm lý học sư

phạm, tâm lý học quân sự, tâm lý học thể dục thể thao, tâm lý học y tế, tâm lý

học tội phạm… sớm được nghiên cứu và giảng dạy trong các trường chuyên

ngành do yêu cầu nghiệp vụ của mỗi ngành. Tuy nhiên, tâm lý học xã hội vẫn

còn là một lĩnh vực mới mẻ.

Ngày nay, trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do

Đảng khởi xướng và lãnh đạo, tâm lý học xã hội ngày càng thu hút được sự

chú ý của các ngành các giới. Quả vậy, hiểu biết thấu đáo tâm lý dân tộc, tâm

lý các thành phần xã hội; nắm bắt kịp thời những nhu cầu, những nguyện

vọng chính đáng của quần chúng, tâm trạng và dư luận của họ trước những

sự kiện quan trọng diễn ra trong nước và trên thế giới đã trở thành những nhu

cầu không thể xem nhẹ trong quá trình hoạch định và thực hiện những chính

sách kinh tế - xã hội ở một đất nước mà dân là gốc. Những vấn đề thuộc về

nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, tâm lý khách hàng, nghệ thuật quảng

cáo, nghệ thuật giao tiếp trong thương nghiệp, quan hệ giữa người quản lý

với người sản xuất, giữa người sản xuất với nhau… quan trọng biết bao đối

với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế vận hành

theo cơ chế thị trường. Việc giải quyết những vấn đề xã hội mà cả thế giới

đang quan tâm như vấn đề bùng nổ dân số, nạn ô nhiễm môi trường, tệ nạn

Page 2: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

ma tuý và mãi dâm, sự gia tăng của các hành vi phạm pháp, cũng cần đến

những tri thức tâm lý học xã hội.

Nói chung, tâm lý học xã hội ngày càng chứng minh sự cần thiết của nó

đối với mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội; nhu cầu tìm hiểu những tri thức của

nó ngày càng trở nên phổ biến. Trong nhiều trường chuyên nghiệp, tâm lý

học xã hội đã được coi như một môn học bắt buộc. Những vấn đề liên quan

đến khoa học này ngày càng được đề cập nhau trên các sách báo, các tạp

chí của các ngành, các giới khác nhau. Tuy nhiên sách lý luận lại rất hiếm.

Với lòng mong mỏi đáp ứng được phần nào nhu cầu trên, năm 1991

chúng tôi đã mạnh dạn biên soạn cuốn "Tâm lý học xã hội - mấy vấn đi lý

luận, nhằm giới thiệu một số tri thức cơ bản trong bước đầu tìm hiểu khoa học

này. Cuốn sách ra đời, tuy còn nhiều thiếu sót nhưng cũng được các độc giả

đón nhận như một tài liệu khoa học hữu ích. Trong các thư góp ý kiến: số

đông đọc giả gồm các cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy ở các trường,

các cán bộ quản lý các ngành tỏ ý mong muốn chúng tôi trình bày nhiều vấn

đề hơn. Nhiều sinh viên ở các trường có môn tâm lý học xã hội trong chương

trình đề nghị chúng tôi cung cấp tài liệu. Những ý muốn đó động viên chúng

tôi biên soạn cuốn sách này với sự chỉnh lý những vấn đề đã được đề cập

trước đây và bổ sung thêm những gì chúng tôi có thể bổ sung được. Niềm

mong ước cao nhất của chúng tôi là giới thiệu được những tri thức của một

khoa học tuy còn non trẻ nhưng đã sớm chứng tỏ được sự cần thiết của nó

trong nhiều lĩnh vực hoạt động của xã hộ.

Nội dung của cuốn sách bao gồm năm phần, trình bày năm vấn đề lớn:

"Những vấn đề chung", "Nhóm", "Cá nhân và xã hội", "Những hiện tượng tâm

lý xã hội" và cuối cùng là nhìn cách trong Tâm lý học xã hội".

Xác định đối tượng, nhiệm vụ và chọn lựa phương pháp nghiên cứu

bao giờ cũng là những công việc đầu tiên của mọi khoa học, mọi công trình

nghiên cứu và cũng là những vấn đề phải chú ý đầu tiên trong quá trình tìm

hiểu một khoa học

Page 3: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Tâm lý học xã hội Lao gồm những hiện tượng tâm lý chung của một

nhóm xã hội cụ thể, nảy sinh từ sự tác động qua lại trong hoạt động và giao

tiếp giữa các cá nhân trong nhóm, chi phối thái độ hành vi của họ khi ở trong

nhóm. Bởi thế "Nhóm", "Cá nhân và xã hội", "Những hiện lương tâm lý xã hội"

là những vấn đề được xem là trọng tâm của cuốn sách.

Do tầm quan trọng và nội dung phong phú của nó, các vấn đề thuộc về

nhân cách ngày nay đã tách ra thành một ngành nghiên cứu riêng. Bởi thế,

trong cuốn sách chúng tôi chỉ nhấn mạnh đến việc phân chia các kiểu loại

nhân cách tiêu biểu cho các nhóm xã hội khác nhau mà thôi.

Việc chọn lựa những vấn đề để trình bày cũng như việc sắp xếp thứ tự

trước sau của các phần, các chương trong từng phần sao cho phù hợp với sự

phát triển lôgic cần nhận thức là một việc khó, chỉ đạt được ở một mức độ

tương đối.

Trong điều kiện hết sức hạn hẹp về mọi mặt, dù đã cố gắng nhiều,

nhưng sai sót là không thể tránh khỏi. Chúng tôi mong muốn nhận được sự

thông cảm và những ý kiến phê bình thẳng thắn.

Nhân đây, chúng tôi cũng xin tỏ lòng chân thành cảm ơn các chuyên

gia trong ngành tâm lý học đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành cuốn sách này.

Các tác giả

PHẦN I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNGTách từ khoa học nghiên cứu về tâm lý con người nói chung, tâm lý học

xã hội, so với nhiều khoa học khác, hãy còn rất non trẻ. Tuy chưa phát triển

tới mức hoàn chỉnh về mặt lý luận, cũng như còn phải phấn đấu nhau về mặt

thực nghiệm, nhưng với đối tượng đã được xác định rõ ràng, với những

nhiệm vụ nghiên cứu riêng biệt và với những ứng dụng đã có hiệu quả cụ thể

trong nhiều lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, nó cũng tự khẳng định

được như một khoa học độc lập.

Page 4: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Trong phần này, chúng tôi cố gắng trình bày ngay vào những vấn đề

thường được xem là cần thiết đối với bước đầu tìm hiểu một khoa học như:

đối tượng và nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu, lịch sử hình thành... trên cơ

sở những tài liệu phổ biến nhất. Chúng tôi không có ý định và cũng không có

điều kiện nêu lên ở đây những ý kiến khác nhau đã có về những vấn đề

chung này.

Chương 1. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI

I. ĐỐI TƯỢNG CỦA TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI1. Sự cần thiết phải xác định đối tượng của tâm lý học xã hội

Xác định đối tượng nghiên cứu là vấn đề được đặt ra đầu tiên cho bất

cứ một khoa học nào, bởi vì nó trả lời câu hỏi: nghiên cứu cái gì? và vấn đề

đó đã có khoa học nào nghiên cứu chưa? đây là một tiêu chuẩn để khẳng

định sự tồn tại và tính độc lập của một khoa học.

Điều này thoạt tiên tưởng chừng như đơn giản, nhưng ở bất cứ một

khoa học nào cũng đã từng có những quan điểm khác nhau. Tâm lý học xã

hội cũng không phải là một ngoại lệ. Ngoài những ý kiến cố tình phủ nhận sự

tồn tại của nó bằng cách hoà nó vào với những khoa học khác thậm chí

không phải là tâm lý học. Ở đây phải kể đến sự lẫn lộn giữa đối tượng của

tâm lý học xã hội với tâm lý học đại cương hay tâm lý học cá nhân mà cuối

cùng sẽ dẫn đến sự phủ nhận sự có mặt của khoa học này trong hệ thống các

khoa học.

Nếu đối tượng của một khoa học nằm ở bản chất của các hiện tượng

mà khoa học ấy coi là khách thể nghiên cứu thì việc làm tốt nhất là hãy đi tìm

bản chất của các hiện tượng ấy.

2. Những hiện tượng tâm lý xã hội

Cũng như những hiện tượng tâm lý diễn ra thường xuyên trong mỗi con

người, những hiện tượng tâm lý xã hội cũng diễn ra thường xuyên và ở mọi

Page 5: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

nơi trong xã hội: trong gia đình, giữa bạn bè, trên lớp học, nơi hội hè ngoài

đường phố… Ở đâu có đời.

Chúng ta, ai đã chẳng từng chứng kiến cảnh một đám đông đang tụ tập

trên đường phố. Họ đang tỏ thái độ của mình trước một sự việc chướng tai

gai mắt hoặc bất công vô lý nào đó vừa xẩy ra ở đây. Người cao giọng phê

phán, người lớn tiếng xỉ vả, người đỏ mặt đòi có biện pháp xử lý... Bằng

những cử chỉ, hành vi không giống nhau, ở những mức độ khác nhau, mọi

người đang biểu lộ một thái độ chung là bất bình. Và nếu ai đã từng có lần

hoà mình vào cái đám đông khán giả, hàng ngàn hàng vạn người trên sân

bóng đá để cùng sôi nổi bình luận, khản cổ hò reo, nhảy lên vui sướng hoặc

vỗ đùi tiếc rẻ trước những pha gay cấn, bất ngờ của trận đấu thì sẽ thấy được

sự tác động lẫn nhau giữa những người trong đám đông ấy mạnh mẽ biết

nhừng nào. Nó có thể lôi cuốn cả những con người vốn có tính khí trầm lặng,

cả những người đang mang những tâm tư buồn phiền vào cá không khí sôi

động, cái tâm trạng phấn khích chung ấy.

Và nữa, trong sinh hoạt đời thường, mọi người cũng luôn luôn đề cập

đến những hiện tượng tâm lý xã hội. Thanh niên bàn tán đến những gì đã trở

thành thời thượng trong ăn mặc vui chơi, học hành...; bậc cha mẹ phàn nàn

về con cái đua đòi bạn bè hư hỏng; công nhân, viên chức bình luận về khí

hậu tâm lý trong cơ quan, xí nghiệp, đến uy tín của người lãnh đạo người ta

đã nhận định về đặc điểm tâm lý các vùng, các giai cấp; quần chúng thỉnh

thoảng lại xôn xao, đồn đại chuyện nọ, chuyện kia, vui mừng hay lo lắng

trước một sự kiện quan trọng nào đó vừa xẩy ra trong nước hay trên thế

giới...

Những hiện tượng kể trên đều là những hiện tượng tâm lý xã hội. Vậy

thì bản chất của chúng là gì?

3. Bản chất của những hiện tượng tâm lý xã hội

Như chúng ta đã biết, tâm lý là sự phản ánh của chủ thể mỗi người đối

với những tác động của hiện thực khách quan. Những hiện tượng tâm lý bao

giờ cũng diễn ra trong một con người cụ thể. Tuy nhiên, là một thực thể xã

Page 6: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

hội, con người luôn luôn sống và hoạt động trong những tập hợp người lớn và

nhỏ khác nhau với những mối quan hệ cụ thể khác nhau. Còn nhỏ, trong gia

đình chú bé khăng khít với mẹ, với cha, anh chị em và ông bà... Đi học, ở

trường, ở lớp cậu học sinh học thầy, học cô, vui chơi cùng bè bạn. Trưởng

thành, anh thanh niên lập gia đình riêng, bìu ríu vào vợ nào con; đi làm có bạn

bè đồng nghiệp, cấp trên cấp dưới... Càng hoạt động nhiều mặt, càng tham

gia vào nhiều tập hợp khác nhau, người ta càng có nhiều mối quan hệ. Chúng

chồng chéo lên nhau phong phú và phức tạp. Tập hợp dù lớn hay nhỏ, dù

được tạo lập như thế nào đều được tâm lý học xã hội gọi chung là nhóm: có

nhóm lớn, nhóm nhỏ, nhóm chính thức, nhóm không chính thức và nhóm đặc

biệt là đám đông...

Ở trong nhóm, mỗi cá nhân đều tác động tới tâm lý của cá nhân khác

và toàn nhóm, trước hết bằng ngay sự có mặt của mình. Ngược lại tâm lý của

nó cũng chịu sự tác động mạnh mẽ của cá nhân khác và của toàn nhóm. Sự

tác động qua lại diễn ra trong nhóm ấy chi phối, điều chỉnh thái độ, hành vi...

và tâm lý nói chung của mỗi cá nhân, thành viên của nhóm dẫn đến một kết

quả kép là tạo nên quá trình xã hội hoá cá nhân và hình thành nên những

hiện tượng tâm lý chung năng đặc trưng của nhóm.

Thông qua sự phân tích ở trên chúng ta kết luận rằng: tâm lý xã hội bao

gồm những hiện tượng tâm lý chung của một nhóm xã hội cụ thể, nẩy sinh từ

sự tác động qua lại trong hoạt động và giao tiếp giữa các cá nhân trong

nhóm; chi phối thái độ, hành vi của họ khi ở trong nhóm.

4. Đối tượng của tâm lý học xã hội

Đối tượng của tâm lý học xã hội nằm ở bản chất các hiện tượng tâm lý

xã hội đã được phân tích ở trên. Đó là cái tâm lý của những nhóm xã hội cụ

thể bao gồm những nét tâm lý chung nhất, đặc trưng nhất của nhóm được tạo

nên từ sự tác động qua lại giữa các cá nhân trong nhóm. Nó không phải là cái

tâm lý như là sản phẩm hoạt động của chủ thể mỗi người dưới những tác

động của hiện thực khách quan. Nó cũng không phải là cái tổng số đơn giản

những đặc điểm tâm lý của tất cả những cá nhân trong nhóm hợp thành.

Page 7: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Có thể đồng ý với những quan điểm cho rằng tâm lý học xã hội là một

phân ngành của khoa học tâm lý nghiên cứu qui luật hình thành, phát triển,

biểu hiện của các hiện tượng tâm lý xã hội của nhóm lớn và nhóm nhỏ, mối

liên hệ giữa các nhóm và con người trong nhóm.

Xác định được đối tượng nghiên cứu, phân biệt được nó với đối tượng

nghiên cứu của tâm lý học đại cương và tâm lý học cá nhân một cách rõ ràng,

tâm lý học xã hội đã khẳng định được sự tồn tại của nó như một khoa học độc

lập.

Tuy nhiên, là một ngành của khoa học nghiên cứu về tâm lý con người

nói chung, tâm lý học xã hội không thể không có mối liên quan hữu cơ, tất yếu

với tâm lý học đại cương - cái khoa học gốc mà từ đó nó tách ra, cũng như

không thể không có những mối quan hệ tương hỗ với các ngành tâm lý học

khác. Mối quan hệ qua lại giữa các khoa học không hề mảy may ảnh hưởng

đến tính độc lập của khoa học nào.

Đến đây cũng cần phải nói thêm rằng trong một số tài liệu, sau khi đã

xác định đối tượng nghiên cứu của tâm lý học xã hội là tâm lý nhóm thì ở chỗ

khác một số tác giả lại cho rằng đối tượng của nó không chỉ là tâm lý nhóm

mà còn là sự tương tác trong nhóm. Thật ra chỉ có thể quan niệm được rằng:

trong các yếu tố cấu thành bản chất các hiện tượng tâm lý xã hội thì nhóm

chủ thể mang các hiện tượng này và tác động qua lại là nguyên nhân nẩy

sinh, về mặt nhận thức chúng không tách khỏi đối tượng nghiên cứu. Cũng

tính từ quan niệm như vậy, chúng tôi trình bày vấn đề nhóm và vấn đề tác

động qua lại như những phần chủ yếu của cuốn sách này.

II. NHIỆM VỤ CỦA TÂM LÝ HỌC XÃ HỘICon người luôn luôn có nhu cầu nhận thức và cải tạo hiện thực khách

quan để phục vụ những lợi ích của mình. Sự hình thành và phát triển của các

khoa học bắt nguồn từ những nhu cầu đó. Bởi vậy khoa học nào cũng có

nhiệm vụ nghiên cứu lý luận và nghiên cứu ứng dụng.

Page 8: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Tâm lý học xã hội là một khoa học còn non trẻ, các nhiệm vụ của nó

còn đang được thực hiện ở những bước khai phá đầu tiên. Trước mắt nó có

về lý luận lẫn ứng dụng thực tiễn còn bề bộn nhiều vấn đề cần phải giải quyết.

1. Những nhiệm vụ nghiên cứu lý luận

Trước hết, có hai nhiệm vụ mang ý nghĩa sống còn đối với khoa học

này, đó là:

1.1. Xác lập được một hệ thống khái niệm và phạm trù khoa học riêng,

nằm trong một cấu trúc hợp lý, mang tính đặc thù của khoa học mình. Hiện

nay, trong tâm lý học xã hội về khái niệm, phạm trù và cấu trúc còn nhiều chỗ

chưa rõ ràng, khiến cho ranh giới của nó với một vài khoa học lân cận trở nên

khó phân biệt, gây nên những sự ngộ nhận không đáng có.

1.2. Phát hiện được các quy luật hình thành và phát triển của các hiện

tượng tâm lý học xã hội bao gồm:

- Những quy luật của sự tác động qua lại giữa người và người trong

nhóm. (Vai trò của cá nhân đối với nhóm và vai trò của nhóm đối với các cá

nhân trong quá trình này).

- Những điều kiện chủ quan và khách quan của sự hình thành nên

những hiện tượng tâm lý xã hội.

- Những hình thái biến động trong tâm lý xã hội.

Nắm được những quy luật của tâm lý xã hội, người ta mới có thể vận

dụng được chúng trong thực tiễn, phục vụ lợi ích của mình.

2. Những nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng

Những quy luật chung của tâm lý học xã hội có thể được vận dụng vào

nhiều khoa học khác cũng như trong nhiều lĩnh vực hoạt động của xã hội. Từ

đó, tạo nên những phân ngành khác nhau của chính tâm lý học xã hội.

2.1. Tâm lý học dân tộc từ xưa vẫn được coi là một lĩnh vực quan trọng

mà tâm lý học xã hội phải quan tâm nghiên cứu. Nhận thức được tính phong

phú, đa dạng hay độc đáo của một dân tộc là một. yêu cầu không thể thiếu

Page 9: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

được trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cũng như chiến lược con

người của một nước. Đặc biệt là ở nước ta, một nước có nhiều dân tộc sống

ở nhiều vùng khác nhau trình độ phát triển không đồng đều, việc nghiên cứu

tâm lý các dân tộc lại càng cần thiết để đề ra được các chủ trương chính sách

cụ thể, thích hợp, nhằm làm cho các dân tộc có thể hoà nhập vào bước phát

triển chung mà vẫn giữ được các đặc tính tốt đẹp của dân tộc mình.

Ngoài ra, trên thế giới ngày nay đang diễn ra những mối quan hệ hợp

tác và liên kết nhiều mặt giữa nước này với nước khác, giữa nhiều nước với

nhau, việc nghiên cứu tâm lý dân tộc góp một phần quan trọng trong sự hiểu

biết lẫn nhau - một cơ sở của mối quan hệ và liên kết ấy.

2.2. Tâm lý học xã hội cần được vận dụng vào công tác quản lý xã hội.

Từ khâu xây dựng, ban hành cho đến chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chinh

sách đều không thể không tính đến những yếu tố tâm lý xã hội của những

người thực hiện, cũng như của những người quản lý lãnh đạo. Khẩu hiệu "lấy

dân làm gốc" đã nói lên đầy đủ ý nghĩa của tâm lý học xã hội đối với công tác

quản lý xã hội.

2.3. Tâm lý học xã hội được vận dụng rất hữu hiệu trong lĩnh vực sản

xuất và kinh doanh. Người ta dễ dàng nhận thức được việc nghiên cứu nhu

cầu và thị hiếu của người tiêu thụ, vấn đề thông tin quảng cáo, giới thiệu sản

phẩm, vấn đề nghệ thuật bán hàng, yếu tố tâm lý trong việc nâng cao năng

suất lao động, v.v…. cần đến tâm lý học xã hội như thế nào.

Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước mà ta đang

thực hiện, tâm lý học xã hội không chỉ phục vụ mục đích của các nhà sàn xuất

và kinh doanh là làm sao có nhiều khách hàng, tiêu thụ được nhiều sản

phẩm, thu được nhiều lợi nhuận mà còn đáp ứng những vấn đề tâm lý xã hội

phức tạp hơn nhiều. Đó là tâm lý tiêu dùng, sự mất cân đối giữa nhu cầu vật

chất và nhu cầu tinh thần, sự chuyển đổi định hướng giá trị, mặc cảm giàu

nghèo...

Ngoài ra cũng phải kể đến các lĩnh vực khác cũng không kém phần

quan trọng trong đời sống xã hội mà tâm lý học xã hội phải nghiên cứu như

Page 10: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

những khía cạnh tâm lý học xã hội trong tín ngưỡng tôn giáo, trong thông tin

đại chúng, trong giáo dục và y tế trong đời sống gia đình, trong dư luận và

tâm trạng quần chúng...

Phạm vi nghiên cứu ứng dụng của tâm lý học xã hội rất rộng, chúng tôi

chỉ kể đến một số lĩnh vực mà với trình độ hạn chế như hiện nay, nó đã tiến

hành, đã có những thành tựu và phát huy được tác dụng trong thực tiễn.

Phạm vi ấy sẽ ngày càng được mở rộng theo sự đòi hỏi của thực tiễn cũng

như khả năng đáp ứng của khoa học này trong quá trình phát triển của nó.

Chương 2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI

Bất cứ một nghiên cứu trong một lĩnh vực nào cũng phải liên quan một

cách hữu cơ đến những nghiên cứu trước nó trong lĩnh vực đó và thậm chí

xung quanh lĩnh vực đó nữa. Lịch sử của một vấn đề trực tiếp nằm trong cách

đặt vấn đề cũng như cách giải quyết vấn đề đó. Bởi vậy tìm hiểu quá khứ của

chính mình là nhu cầu của bất cứ một bộ môn khoa học nào.

Nắm bắt được lịch sử của một khoa học không phải chỉ đơn giàn là tóm

tắt lại những sự kiện, những nghiên cứu, những kết quả nó đã thu được trong

quá khứ. Để lịch sử của một khoa học có thể phục vụ cho hiện tại thì nó phải

được phân tích trên quan điểm hiện tại để trực tiếp góp phần thúc đẩy sự

phát triển của khoa học ấy. Trở lại với lịch sử chính là để tìm đến với những

hướng mới, những nghiên cứu mới.

Cũng với lý luận đó, việc nghiên cứu lịch sử tâm lý học xã hội có ý

nghĩa lớn không chỉ trong việc nâng cao vốn hiểu biết cho các nhà tâm lý mà

chính là để có được khái niệm sâu sắc và rõ ràng hơn về bản thân khoa học

này, và các vấn đề cơ bản và đối tượng của nó.

Khó khăn của việc nghiên cứu lịch sử tâm lý học xã hội là ở chỗ: bộ

môn tâm lý học xã hội hình thành từ nhiều nguồn là những ngành, những lĩnh

vực khoa học rất khác nhau. Hơn nữa, rất khó xác định ranh giới của nó vì tri

Page 11: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

thức của nó nằm tản mạn trong nhiều ngành và lĩnh vực khoa học khác nhau

đó.

Cũng như mọi bộ môn khoa học khác, tâm lý học xã hội trải qua một

giai đoạn dài tiền khoa học, sau đó các ý tưởng tâm lý học xã hội phát triển

trong lòng triết học và cuối cùng nó tách ra thành một bộ môn khoa học độc

lập. Thực ra ở đây tâm lý học xã hội không trực tiếp tách ngay ra khỏi triết học

mà từ triết học nó tồn tại chủ yếu ở hai khoa học: xã hội học và tâm lý học, để

rồi từ đó hình thành bộ môn tâm lý học xã hội như một khoa học độc lập.

Dưới đây chúng ta sẽ điểm lại quá trình hình thành và phát triển tâm lý

học xã hội qua các mốc lịch sử của nó.

I. NHỮNG TIỀN ĐỀ NẢY SINH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘILịch sử tâm lý học xã hội như một khoa học còn non trẻ hơn nhiều so

với lịch sử của "tư duy tâm lý học xã hội" - như hai nhà tâm lý học người Đức

Hipsơ và Phorvec đã gọi. Nhu cầu nhận thức về tính chất của hoạt động

chung và các dạng giao tiếp của nó phát sinh ngay từ khi có chính những

hoạt động đó.

Lịch sử xã hội cổ đại cho thấy rằng, từ thuở bình minh của loài người,

con người đã va chạm với những hiện tượng mang tính chất tâm lý xã hội và

họ đã cố gắng lợi dụng chúng. Ví dụ, những hệ thống tín ngưỡng cổ đại

thường sử dụng một số dạng tâm lý học đám đông, như việc dùng sự cảm

nhiễm tâm lý để dẫn đến tác động của đám đông lên cá nhân. Thế hệ này

sang thế hệ khác, kế thừa những nghi lễ, những điều kiêng kỵ như sự điều

chỉnh mang tính chất đạo lý và tinh thần đối với những giao tiếp giữa các con

người. Những diễn giả cổ đại cũng biết một số bí mật trong việc tác động lên

công chúng thính giả...

Ở những dạng như vậy, những "tư duy tâm lý học xã hội" tồn tại hàng

nghìn năm nay. Tuy nhiên, Tâm lý học xã hội như một bộ môn khoa học chỉ là

một ngành khoa học non trẻ.

Page 12: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Theo dõi quá trình hình thành, phát triển của các khoa học, người ta

thấy khoa học nào cũng bắt nguồn từ những tư trưởng triết học. Đối với tâm

lý học xã hội cũng vậy, nhiều nhà nghiên cứu đã thấy những yếu tố của tri

thức tâm lý học xã hội có mặt trong các khái niệm triết học. Ngay từ trong triết

học cổ đại, vấn đề cá nhân và xã hội đã làm nảy sinh những quan điểm đối

lập nhau giữa Platôn và Arixtốt. Với Platôn, xã hội là trung tâm, trong quan hệ

giữa cá nhân và xã hội thì xã hội phải được xem là một đối tượng độc lập,

còn cá nhân là một đại lượng biến thiên phụ thuộc. Ngược lại, Arixtốt coi cá

nhân là nguồn gốc của mọi hình thái xã hội, bên trong cá nhân ẩn chứa sẵn

những xu hướng tương ứng.

Đi tìm những tư tưởng tâm lý học xã hội, người ta cũng không thể bỏ

qua được những tư tưởng triết học của những thời kỳ sau này. Hốpxơ

(Hobbes), nhà triết học người Anh, khi xem xét mối quan hệ giữa cá nhân với

xã hội và nhà nước, lần đầu tiên đã đứng trên quan điểm tâm lý học. Ông cho

rằng con người nhằm mục đích tự bảo vệ sẵn sàng thoả hiệp, tự hạn chế

quyền tự do của mình, hy sinh quyền lợi cá nhân cho nhà nước.

Lốc (Locke), một nhà triết học người Anh khác, cũng mở đầu cho

những ý tưởng tâm lý học trong mối quan hệ giữa mỗi cá nhân với nhà nước

và chính quyền. Lốc cho rằng, sở hữu của con người quyết định mối quan hệ

của anh ta với nhà nước, khác với quan niệm về chính quyền của Hốpxơ.

Nhà triết học người pháp Rútxô (Rousseau) đưa ra quan điểm về xã hội

không phải là tập hợp của những con người khác nhau, bao gồm những lợi

ích khác nhau mà phải là một cơ thể thống nhất, trong đó mỗi thành viên là

một phần không thể tách rời.

Ta còn có thể nhắc đến những tên tuổi khác nữa như Hen-venxi, Hê

ghen... Những tư tưởng tâm lý học xã hội có cả trong triết học duy tâm lẫn

triết học duy vật. Chúng không tách rời những tư tưởng và những hiện tượng

tâm lý cơ bản nhất. Vì thế, phân biệt được đâu là khía cạnh tâm lý học xã hội

thuần tuý là một điều khó khăn. Do cũng là lý do đã làm cho tâm lý học xã hội

ra đời muộn so với nhiều khoa học khác, tuy đã có sẵn những tiền đề.

Page 13: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

II. TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI HÌNH THÀNH NHƯ MỘT KHOA HỌC ĐỘC LẬP

Từ những "tư duy tâm lý học xã hội" đã có ngay từ buổi bình minh của

xã hội loài người, được biểu hiện trong các sinh hoạt xã hội đến những tư

tưởng tâm lý học xã hội xuất hiện trong những luận điểm triết học từ thời có

đại, tâm lý học xã hội đã trải qua một giai đoạn dài phát triển trong lòng các

khoa học khác mới trở thành một khoa học độc lập.

Ở đây chúng ta cần chú đến ba điểm chính: Thứ nhất là nhu cầu phát

giải quyết các vấn đề tâm lý học xã hội phát sinh ở ranh giới của các khoa

học khác nhau. Thứ hai là quá trình chuẩn bị để hình thành vấn đề đặc trưng

cho tâm lý học xã hội trong lòng hai khoa học chính: tâm lý học và xã hội học.

Cuối cùng là đặc điểm của những dạng đầu tiên của tri thức tâm lý học xã hội

như một bộ môn khoa học độc lập.

Vào giữa thế kỷ 19 có một bước tiến đặc biệt trong sự phát triển của rất

nhiều ngành khoa học, trong số đó là các khoa học có liên quan trực tiếp tới

nhiều mặt khác nhau của đời sống xã hội. Đầu tiên ta phải nhắc đến sự phát

triển của ngôn ngữ học. Nhu cầu thúc đẩy sự phát triển của khoa học này là

làn sóng di dân của thế giới tư bản, khi mà chủ nghĩa tư bản đang phát triển,

những quan hệ kinh tế giữa các nước ngày càng được mở rộng. Những vấn

đề cấp bách được đặt ra là sự giao lưu ngôn ngữ, sự giao tiếp và ảnh hưởng

lẫn nhau giữa các dân tộc, và do đó dẫn đến những mối liên quan giữa ngôn

ngữ với những yếu tố tâm lý của các dân tộc. Mặt khác, ngôn ngữ không thể

giải đáp được hết những nhu cầu nảy sinh này.

Cùng với ngôn ngữ học, các khoa học khác như nhân chủng học, dân

tộc học và khảo cổ học cũng gặp nhiều khó khăn khi giải thích những hiện

tượng mang tính chất xã hội phát sinh ngày càng nhiều. Nhà nhân chủng học

người Anh Tailor đề cập đến văn hoá cổ đại trong tác phẩm của mình. Nhà

dân tộc học và khảo cổ học người kỹ Morgan nghiên cứu về lối sống của

người da đỏ. Nhà xã hội học và dân tộc học người Pháp Lêvi Brul nghiên cứu

Page 14: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

về các đặc điểm tư duy của con người cổ đại... Nói tóm lại, các nhà khoa học

lớn nói trên đều tìm đến các nghiên cứu mang mầu sắc tâm lý như truyền

thống, phong tục tập quán, những đặc điểm của các nhóm người thuộc các

dân tộc khác nhau...

Tình hình cũng như thế đối với khoa học hình sự: sự phát triển các mối

quan hệ trong xã hội tư bản làm nảy sinh những hành vi phạm pháp mới mà

nguyên nhân sâu xa phải tìm đến những hiện tượng tâm lý của những nhóm

xã hội khác nhau.

Như vậy từ nhu cầu của thực tiễn đã dần dần hiện rõ một đối tượng

cho một ngành khoa học.

Nhu cầu phải có những nghiên cứu tâm lý học xã hội còn thấy rõ hơn

trong sự phát triển của hai khoa học, được coi là "cha mẹ" của tâm lý học xã

hội, đó là xã hội học và tâm lý học.

Sự phát triển của tâm lý học cho đến giữa thế kỷ 19 có đặc điểm như là

tâm lý học cá nhân. Tuy nhiên trong những lĩnh vực riêng rẽ như trong tâm lý

học bệnh lý đã xuất hiện mầm mống của các khái niệm tương lai về các hình

thức tác động qua lại đặc trưng giữa người với người. Cũng như vậy trong

tâm lý học thần kinh, sự sử dụng thôi miên như là một hình thức đặc biệt của

ám thị thúc đẩy sự ra đời của các khái niệm mà trong tâm lý học xã hội gọi là

sự điều chỉnh hành vi. Thực tế, tính chất phụ thuộc của quá trình điều chinh

hành vì cá nhân vào các tác động có tính định hướng của người khác đã

được xem xét. Như vậy là các nghiên cứu đã tiến sát tới phạm vi của tâm lý

học xã hội.

Tuy nhiên, như đã nói sự hình thành những dạng dầu tiên "tiền tâm lý

học xã hội" đó không nằm ở chính giữa trục đường phát triển của tâm lý học,

mà nó tạo thành một nhánh riêng biệt từ "thân cây" là bộ môn tâm lý học.

Trong quá trình nghiên cứu lịch sử của tâm lý học xã hội chúng ta còn

tìm thấy các tri thức của nó lẩn khuất trong nhiều khoa học ra đời trước nó

Page 15: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

như lý thuyết về nhà nước và pháp luật, chính trị kinh tế học, đạo đức học...

và nhất là xã hội học.

Vào giữa thế kỷ 19 xã hội học ra đời như một khoa học độc lập. Gần

như từ lúc khởi thuỷ nó đã cố gắng giải thích những hiện tượng xã hội bằng

các qui luật đã có ở các bộ môn khoa học khác. Những thuyết đầu tiên của xã

hội học dựa trên cơ sở lý luận ở sinh học. Tuy nhiên để giải thích nhiều hiện

tượng xã hội, sinh học không đủ khả năng và cơ sở khoa học. Khi đó, các

nhà bác học buộc phải tìm đến những giải thích ở các qui luật Tâm lý học.

Việc tìm cội rễ của các hiện tượng xã hội ở tâm lý học đã làm rõ nét đặc trưng

của đời sống xã hội khi so sánh nó với đời sống sinh học.

Thoạt tiên, các nhà xã hội học tìm đến tâm lý học cá nhân. Ví dụ như

học thuyết của Tarde, nhà xã hội học người Pháp. Ông ta cho rằng mỗi hiện

tượng xã hội dù đơn gỉan nhất cũng không thể tạo nên do một bộ não, mà là

sự va chạm của một vài trí óc và do đó cần đến sự nghiên cứu tâm lý. Ông đi

đến mô hình chung cho các hiện tượng xã hội như là sự tác động qua lại giữa

hai cá thể, khi một người trong số họ bắt chước người kia.

Khi sự đơn giản hoá các hiện tượng xã hội theo những mô hình tâm lý

học cá nhân kiểu như trên tỏ rõ những điểm yếu thì xã hội học lại tìm đến với

tâm lý học tập thể. Từ đó hình thành một hướng mới trong xã hội đó là những

trường phái tâm lý trong xã hội học. Ông tổ của trường phái này ở Mỹ được

coi là Lester Uord, nhưng những nội dung chính của nó được thể hiện rõ hơn

ở những bài viết của Franklin Giddings. Theo ông ta những hiện tượng xã hội

cơ sở không được tạo nên bởi ý thức của từng cá nhân riêng rẽ mà là ý thức

của nòi giống. Từ đó hiện tượng xã hội được qui về “tri thức xã hội”. Sự

nghiên cứu "tri thức xã hội" phải được thực hiện trong tâm lý học xã hội, hay

như ông ta hiểu thực chất là xã hội học.

Như vậy, tâm lý hoá các hiện tượng và các nghiên cứu trong xã hội học

đã phát triển rất mạnh và thu được sự đồng tình của đông đảo các nhà xã hội

học. Tuy nhiên, điều này cũng gây trở ngại cho sự xác định tính đặc thù và

Page 16: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

đối tượng của tâm lý học xã hội. Đôi khi tâm lý học xã hội bị đánh đồng với

trường phái tâm lý trong xã hội học.

Tóm lại, bên cạnh những kết quả về tâm lý học thu được khi nghiên

cứu các hiện tượng xã hội, việc tâm lý hoá xã hội học cũng gây trở ngại nhất

định cho sự phát triển của tâm lý học xã hội như một khoa học độc lập.

Nhìn một cách tổng thể, sự phát triển của tâm lý học và xã hội học làm

nảy sinh nhiều vấn đề trên ranh giới chung của hai khoa học này.

III. NHỮNG HÌNH THỨC ĐẦU TIÊN CỦA TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI Từ những tri thức manh nha trong nhiều khoa học khác nhau, trên

bước đường hình thành của nó, tâm lý học xã hội đã xuất hiện những hình

thức đầu tiên mà Hipsơ và Phorvec cũng đã đưa ra cách phân loại các hình

thức này dựa trên sự phân tích mối quan hệ tương hỗ giữa cá nhân và xã hội,

đánh giá vai trò của chúng trong mối quan hệ như thế nào. Trong tâm lý học

dân tộc, xã hội được coi là hàng đầu còn trong tâm lý học đám đông và thuyết

bản năng của hành vi thì ngược lại. Cả hai quan điểm này còn phát triển tiếp

tục ở các giai đoạn sau này của lịch sử tâm lý học xã hội.

1. Tâm lý học dân tộc

Tâm lý học dân tộc là một trong những hình thức lý luận đầu tiên của

tâm lý học xã hội, hình thành vào giữa thế kỷ XIX ở Đức. Đối với nó, trong

mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, vai trò hàng đầu là xã hội. Ở đó tồn tại

một "tinh thần (hay tâm hồn) siêu cá nhân" nào đó phụ thuộc vào các chỉnh

thể siêu cá nhân. Các chỉnh thể này là nhân dân hay dân tộc. Ở đây, điều cần

nhấn mạnh là quan điểm này đã tuyệt đối hoá các mâu thuẫn giữa cá nhân và

xã hội và sự tuyệt đối hoá này gắn với dân tộc. Chúng ta sẽ hiểu vì sao khi

xem xét quá trình hình thành các dân tộc ở châu Âu lúc đó, chẳng hạn ở Đức,

quá trình này diễn ra dưới hình thức đặc biệt vì sự cần thiết thống nhất các

lãnh địa phong kiến riêng rẽ. Đặc điểm này biểu hiện ở một loạt quan điểm lý

luận trong nghiên cứu xã hội Đức thời kỳ đó. Tuy nhiên “tinh thần dân tộc” là

Page 17: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

một biến thể của chủ nghĩa duy tâm khách quan và không phải ngẫu nhiên

mà thuyết này còn sử dụng cụ cái "tinh thần khách quan" của triết học

Hêghen.

M.Laxarút (1824-1913) và G.Steintan (1823-1893) đã trực tiếp sáng lập

ra tâm lý học dân tộc và đã công bố tập thứ nhất "Tạp chí tâm lý học dân tộc

và ngôn ngữ học", bài "Những suy luận bước đầu về tâm lý học dân tộc".

Trong bài này các ông đã đề ra cương lĩnh và nhiệm vụ của tâm lý học dân

tộc. Đó là: “nhận thức về bản chất tâm lý của tinh tần dân tộc và hành động

của nó, khám phá ra những quy luật chi phối hoạt động tinh thần của dân

tộc... và cả những cơ sở xuất hiện, phát triển và biến mất những đặc điểm

tiêu biểu cho dân tộc”. Nhưng cương lĩnh của Laxarút và Steintan trước sau

cũng chỉ là cương lĩnh, sau đó không có một công trình nghiên cứu nào cả.

Vinhem Vunđơ (1832- 1920), “người cha của tâm lý học” trong các

quan điểm của mình, đã phát triển tư tưởng tâm lý học dân tộc. Vào năm

1863, lần đầu tiên Vunđơ đã đưa ra tư tưởng của mình về tâm lý học dân tộc

trong "Các bài giảng về tâm hồn con người và loài vật". Các tư tưởng này

phát triển chủ yếu vào năm 1900, trong tập đầu của bộ “Tâm lý học dân tộc”

gồm 10 tập. Trong “Các bài giảng về cơ sở khoa học” đọc ở Heidenbéc,

Vunđơ đã trình bày tâm lý học cần có hai phần: tâm lý học sinh lý và tâm lý

học dân tộc. Tương ứng với những phần này Vunđơ đã viết những công trình

nền móng và chính hai phần được trình trong “tâm lý học dân tộc”. Theo

Vunđơ, tâm lý hoặc sinh lý là hai ngành thực nghiệm, song thực nghiệm lại

không thích hợp với việc nghiên cứu quá trình thần kinh cấp cao, ngôn ngữ

và tư duy. Bởi vậy tâm lý học dân tộc bắt đầu chính từ điểm này. Nó phải

được áp dụng các phương pháp khác, đó là nghiên cứu sản phẩm văn hoá:

ngôn ngữ, nghệ thuật, thần thoại, phong tục... Tâm lý học dân tộc của ông chỉ

là mô tả, không có tham vọng phát hiện ra những quy luật. Tuy rằng phương

pháp tiếp cận giữa Laxarut, Steintan và Vunđơ có khác nhau nhưng tư tưởng

chỉ đạo của họ có chung một điểm là tâm lý học đụng chạm tới các hiện

Page 18: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

tượng đặc biệt bắt rễ trong ý thức dân tộc chứ không phải trong ý thức cá

nhân.

2. Tâm lý học đám đông

Tâm lý học đám đông là một hình thức khác trong những hình thức đầu

tiên của tâm lý học xã hội. Nó có tham vọng nghiên cứu một hiện tượng nhóm

xã hội đặc biệt mà trước đây không được chú ý tới, đó là đám đông. Theo

cách phân loại đã nói ở trên thì học thuyết này coi vai trò cá nhân là hàng đầu

trong mối quan hệ tương hỗ giữa cá nhân và xã hội. Học thuyết này ra đời ở

Pháp vào nửa sau thế kỷ XIX.

Năm 1890, Tácđơ cho ra đời cuối sách "Những quy luật của sự bắt

chước". Cuốn sách này có thể xem là bước chuẩn bị cho sự hình thành học

thuyết đám đông. Theo quan điểm của Tácđơ, hành vi xã hội không có cách

giải thích nào khác là do "bắt chước". Tâm lý học hàn lâm chính thống đã

không giải thích được nó theo quan điểm trí tuệ luận vì coi thường yếu tố xúc

cảm. Quan điểm về sự bắt chước đã chú ý tới yếu tố phi lý của các hành vi xã

hội nên đã đạt được kết quả hơn. Chính ý tưởng về vai trò của yếu tố phi lý

trong hành vi xã hội và vai trò của bắt chước của Tác đơ đã được các nhà

sáng lập ra tâm lý học đám đông lĩnh hội một cách trực tiếp. Đó là Xighen

(1878-1931), luật gia người Italia và Lơbon (1841-1931), nhà xã hội học

người Pháp.

Năm 1895, cuốn "Tội ác của đám đông" của Xighen và cuốn "Tâm lý

học đám đông" của Lơ bon được xuất bản.

Là một luật gia, Xighen theo dõi các vụ án hình sự và chú ý tới thời

điểm “bị kích động” khi con người ở trong đám đông.

Theo ông, trong tình huống này, năng lực điều khiển hành vi một cách

có ý thức và có lý trí mất đi, hành động diễn ra trong trạng thái "bị kích động"

và theo quan điểm luật pháp, nó phải được xem là một trường hợp giảm tội.

Là một nhà xã hội học, Lơbon chú ý tới các hiện tượng xã hội, chủ yếu

là sự chống đối của quần chúng đồi với tầng lớp thượng lưu. Với Lơbon, có

Page 19: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

nhiều người đông đúc tụ tập lại thành "đám đông". Đặc điểm chủ yếu của nó

là mọi người đều mất đi năng lực quan sát và phê phán. Hành vi của họ thoát

khỏi cá tính, dẫn đến những xung động, những phán ứng bản năng. Trong họ,

tình cảm chiếm ưu thế hoàn toàn, trí tuệ mù mờ, mất tinh thần trách nhiệm cá

nhân đưa đến tình trạng bị kích động không làm chủ được mình. Từ bức

tranh mô tả hành vi của con người trong đám đông trên đây dẫn đến một kết

luận: đám đông về bản chất là hỗn loạn, cần phải có “lãnh tụ” điều khiển. Vai

trò này thuộc về tầng lớp thượng lưu đảm nhiệm.

Trong tâm lý học đám đông nổi lên rất rõ mầu sắc giai cấp. Cuối thế kỷ

XIX được đánh dấu bằng những cuộc đấu tranh của quần chúng vô sản.

Trước tình hình đó hệ tư tưởng tư sản bắt buộc phải tìm cách biện hộ cho các

hành động phản động của mình, chống lại các cuộc nổi dậy của quần chúng

bằng cách gán cho quần chúng những đặc điểm trên rút ra từ những biểu

hiện của đám đông trong tình huống hoang mang. Bản thân Lơbon từ quan

điểm này đã chống lại cuộc cách mạng tháng Mười Nga, giải thích nó như là

sự phi lý của quần chúng. Về ý nghĩa lý luận thuần tuý, tâm lý học đám đông

đã đặt ra vấn đề về mối quan hệ tương hỗ giữa cá nhân và xã hội. Tuy nhiên

cách giải quyết của nó lại không có đầy đủ cơ sở. Bởi thế ý nghĩa của nó đối

với tâm lý học xã hội không có được bao nhiêu.

3. Lý thuyết bản năng của hành vi

Một hình thức khác trong ba hình thức đầu tiên của tâm lý học xã hội là

lý thuyết bản năng của hành vi do nhà tâm lý học Mac Daugơn đề xướng.

Uyliêm Mac Daugơn (1 871- 1938), người Anh, sau sang Mỹ vào năm

1920 và dạy học ở đó. Tác phẩm “Nhập môn tâm lý học xã hội” của ông ra

đời năm 1908. Một sự trùng hợp lý thú là cũng năm đó, cuốn sách "Tâm lý

học xã hội" của nhà xã hội học Mỹ E.O.Rôtxơ được phát hành ở New York.

Như vậy, trong một năm, ở hai địa điểm khác nhau đã ra đời hai cuốn sách có

tính hệ thống đầu tiên của ngành tâm lý học và tâm lý học xã hội. Có thể nói

chúng khẳng định hoàn toàn sự tồn tại của một ngành khoa học xã hội mới -

Tâm lý học xã hội.

Page 20: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Trong "Nhập môn tâm lý học xã hội", Mac Đaugơn muốn trình bày một

cách có hệ thống động lực chi phối hành vi của con người, nhất là các hành vi

xã hội của nó. Theo ông, nguyên nhân của các hành vi xã hội là các bản năng

bẩm sinh và sau này ông gọi là xu hướng, ý hướng. Ở mỗi người các bản

năng xuất hiện như kết quả của trạng thái tâm - vật lý, những đường kênh

được xác định theo di truyền dùng để giải toả năng lượng thần kinh, những

đường kênh này - bản năng - gồm bộ phận cảm thụ (tiếp nhận, tri giác), bộ

phận trọng tâm (cảm xúc), bộ phận vận động (phản ứng).

Như vậy, vô thức là khởi điểm của mọi hành vi mà biểu hiện bên trong

của nó là cảm xúc. Mối liên hệ giữa bản năng và cảm xúc mang tính hệ thống

và xác định. Mác Đaugơn đã liệt kê, mô tả khoảng 10 cặp bản năng và cảm

xúc có liên hệ với nhau. Sau này ông rút số lượng lại và thay đổi tên gọi của

chúng, như sau:

+ Bản năng đấu tranh - cảm xúc túc giận, sợ hãi.

+ Bản năng chạy trốn - tình cảm bảo vệ.

+ Bản năng duy trì nòi giống tình cảm ghen tuông, nhút

nhát của phụ nữ.

+ Bản năng sở hữu - tình cảm sở hữu.

+ Bản năng xây dựng - cảm xúc sáng tạo.

+ Bản năng bầy đàn - tình cảm thuộc về nhóm nào đó.

Từ các bản năng nẩy sinh các thể chế xã hội, các quá trình xã hội hoá

khác nhau và nẩy sinh ra chiến tranh. Lý thuyết của Mác Daugơn thể hiện

khuynh hướng vận dụng máy móc phương pháp tiếp cận của Đác Uyn trong

quá trình nghiên cứu các hiện tượng xã hội. Phương pháp tiếp cận này đã

mất ý nghĩa khoa học của nó.

Tuy rằng sách của Mác Đaugơn đã được tái bản nhiều lần, dịch ra

nhiều thứ tiếng và các tư tưởng của ông đã trở thành phổ biến, nhưng chúng

đóng một vai trò tiêu cực trong lịch sử phát triển khoa học.

Page 21: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Tóm lại, từ lý luận chứa đựng trong nhiều hình thức đầu tiên của tâm lý

học xã hội, chúng ta có thể rút ra những kết luận sau:

Trước hết, ý nghĩa tích cực của chúng thể hiện ở chỗ chúng đã đặt ra

những vấn đề quan trọng đề giải quyết, như: mối quan hệ giữa ý thức cá

nhân và ý thức của nhóm, động lực thúc đẩy hành vi xã hội...

Tuy nhiên, chúng lại mắc những sai lầm cơ bản khi giải quyết các vấn

đề đã đặt ra do các phương pháp tiếp cận đã không xuất phát từ một phương

pháp luận đúng đắn. Những khái niệm trong các hình thức đầu tiên của tâm lý

học xã hội này không có sức sống vì chúng không dựa trên bất kỳ một nghiên

cứu thực tiễn nào.

Đã đến lúc tâm lý học xã hội phải được phát triển trên cơ sở thực

nghiệm, bởi vì đến lúc này nó đã tích luỹ được khá đầy đủ kinh nghiệm sử

dụng phương pháp trên.

IV. GIAI ĐOẬN THỰC NGHIỆM CỦA TÂM LÝ HỌC XÃ HỘITâm lý học xã hội chuyển sang giai đoạn thực nghiệm từ đầu thế kỷ

XX, đặc biệt là sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Cương lĩnh do Mead đưa

ra ở châu âu và Olpoóc đưa ra ở Mỹ, yêu cầu phải biến tâm lý học xã hội

thành một khoa học thực nghiệm, đã đánh dấu mốc chính thức cho giai đoạn

này. Yêu cầu trên đã nhanh chóng được tán thưởng và phát triển ở Mỹ.

Sự phát triển mạnh mẽ nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã buộc các nhà

tâm lý học xã hội phải đối mặt với những vấn đề kinh tế xã hội nóng bỏng.

Thực tiễn này đã có ý nghĩa đặc biệt trong cuộc khủng hoảng kinh tế. Nó kích

thích các nghiên cứu ứng dụng để giải quyết những vấn đề cụ thể nẩy sinh

trong thực tiễn mà tâm lý học xã hội như trước đây đã bó tay.

Trước hết, về mặt lý luận, để khắc phục truyền thống cũ, các quan điểm

của Mác Daugơn bị phê phán vì chúng bộc lộ rõ ràng tất cả những yếu kém

của ngành này trong giai đoạn trước. Đồng thời, tâm lý học trọng quá trình

phát triển của nó đến nay đã hình thành ba phương pháp tiếp cận chủ yếu:

Page 22: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

phân tâm học, thuyết hành vi và thuyết Ghestan. Tâm lý học xã hội dựa trên

tư tưởng của các thuyết trên mà chủ yếu là thuyết hành vi vì nó phù hợp với ý

tưởng xây dựng một ngành thực nghiệm chặt chẽ. Nhóm nhỏ là đối tượng

nghiên cứu chủ yếu. Việc nhấn mạnh đến phương pháp thực nghiệm cũng

như mong muốn áp dụng nó trong nghiên cứu các nhóm nhỏ đã hứa hẹn

những kết quả chắc chắn trong sự phát triển kiến thức tâm lý học xã hội. Tuy

nhiên, phát triển trong điều kiện cụ thể ở Mỹ, khuynh hướng này dễ dẫn tâm

lý học xã hội đến sự phát triển phiến diện. Nó không chỉ làm mất đi sự quan

tâm đến lý luận mà nói chung còn gây tổn thương cho các tư tưởng tâm lý

học lý thuyết đã có. Nó không chỉ làm tạo một loạt các nhà nghiên cứu lý luận

mất lòng tin vào những tri thức và sự am hiểu của họ mà chủ yếu là đã

chuyển hướng cả tổ chức nghiên cứu và hệ thống kiến thức. Cho nên thời kỳ

thực nghiệm của quá trình phát triển tâm lý học xã hội, với các tư tưởng của

các nhà tâm lý học Mỹ - sau này trở thành ưu thế ở cả phương Tây - đã

nhanh chóng sản sinh ra những mâu thuẫn sâu sắc.

Trong giai đoạn này, tâm lý học xã hội đã tiến hành nhiều nghiên cứu

về nhóm nhỏ, xây dựng một loạt các phương án mà sau đó đã được đưa vào

sách giáo khoa với tư cách là phương pháp cổ điển, tích luỹ được nhiều kinh

nghiệm trong việc tiến hành các nghiên cứu ứng dụng.

Tất cả những nỗ lực của công việc thực nghiệm, tâm lý học xã hội đã

mang lại những hiểu biết chính xác đáng tin cậy về thực tế xã hội, nhưng

đồng thời chúng lại tước bỏ tất cả phần nội dung xã hội ra khỏi các nghiên

cứu thực nghiệm. Điều đó dẫn đến hai khuynh hướng:

Một, phê phán cách tiếp cận thiên về thực nghiệm của tâm lý học xã hội

phương Tây giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX; hai, chú ý đến vai trò của lý luận

trong nghiên cứu các vấn đề tâm lý xã hội. Hai xu hướng này tập trung ở bốn

thuyết chính: thuyết hành vi phân tâm học, thuyết nhận thức và thuyết tương

hỗ. Trong số đó thuyết hành vi, phân tâm học và thuyết nhận thức là những

trường phái phát triển từ tâm lý học, còn thuyết tương hỗ có xuất phát điểm là

xã hội học.

Page 23: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

1. Thuyết hành vi

Trong tâm lý học xã hội, thuyết hành vi bao gồm tất cả những học

thuyết tâm lý có liên quan đến những nguyên tắc cơ bản của thuyết hành vi

và thuyết hành vi mới. Chúng bao gồm hai hướng chính gắn với tên tuổi của

E.Hall - người đã đưa đại lượng trung gian vào sơ đồ S-R (kích thích - phản

xạ và B. Skiner - người theo thuyết hành vi cổ điển.

Theo hướng của Hall, trong tâm lý học xã hội có thể kể đến những học

thuyết như: học thuyết về cản trở và thù địch của N. Miller và D. Dollar, học

thuyết về giáo dục xã hội của A.Bandura, học thuyết trao đổi của D.Tibo và G.

Kelli, học thuyết trao đổi xã hội của D.Homans v.v…

Tất cả những học thuyết này đều định hướng trên cơ sở triết học của

chủ nghĩa thực chứng: tuyệt đối hoá mẫu nghiên cứu theo tiêu chuẩn các

khoa học tự nhiên, các nguyên tắc kiểm tra và điều hành, tự nhiên chủ nghĩa,

tuyệt đối hoá sự miêu tả thực nghiệm, xu hướng loại bỏ những định hướng

giá trị của đối tượng nghiên cứu vì chúng cản trở tính "khoa học" của việc

nghiên cứu.

Ý tưởng trung tâm của thuyết hành vi là ý tưởng về sự củng cố, và vai

trò của củng cố trong việc luyện tập để tạo nên những thói quen. Các nhà tâm

lý học thuyết hành vi cố gắng xây dựng chuẩn mẫu nghiên cứu một cách

“khoa học” và do đó rất phát triển những thí nghiệm trong phòng thí nghiệm

và cùng với chúng là các kỹ thuật đo. Họ cố gắng khắc phục những nhược

điểm của các nghiên cứu cổ điển trên động vật và lấy đối tượng thực nghiệm

của mình chủ yếu là người.

Dù sao những nguyên tắc của thuyết hành vi vẫn gây trở ngại lớn cho

việc nghiên cứu các hiện tượng tâm lý xã hội. Ví dụ, họ hoàn toàn bỏ qua các

nghiên cứu về các quá trình hoạt động và phát triển của nhóm. Chính khái

niệm nhóm trong thuyết hành vi chỉ được xem như một nhóm nhỏ gồm có hai

nhân vật. Như vậy, thuyết hành vi đã xem nhẹ chính yếu tố xã hội và do vậy,

đây là lý thuyết mang ít tính xã hội như trong các lý thuyết của tâm lý học xã

hội.

Page 24: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

2. Thuyết phân tâm học

Không giống như trong tâm lý học, phân tâm học không dược sử dụng

rộng rãi trong tâm lý học xã hội như thuyết hành vi. Mặc dù vậy ở trường phái

này cũng xuất hiện nhiều cố gắng để xây dựng những học thuytết mang tính

chất tâm lý học xã hội. Đầu tiên ta phải kể đến những nhà tâm lý học theo

thuyết Frớt mới. Có thể nhắc tới E.Frôm và D. Salliven - người đã đưa ra học

thuyết về liên nhân cách trong tâm thần học. Theo Salliven, mối quan hệ liên

nhân cách là yếu tố quyết định chính cho việc hình thành và thể hiện của

nhân cách.

Ngoài ra ta còn có thể kể đến nhiều học thuyết khác như các học thuyết

về các quá trình phát triển- nhóm của V.Baion, V. Bennic và G.Shepard và

học thuyết hành vi liên cá nhân ba chiều của V.Shuts.

Những học thuyết được nhắc tới ở trên đã cố gắng xét đến những

nhóm nhiều thành viên. Đó là điểm khác với thuyết hành vi, nơi mà nhóm

thực nghiệm chỉ gồm có hai nhân vật. Chính ở đây đã khai sinh cho một

phương pháp tâm lý học trị liệu mới, được gọi là “nhóm tự luyện” hay nhóm -

T (trainning group). Nhóm T chính là việc sử dụng các cơ cấu tâm lý học xã

hội của việc tác động qua lại giữa các thành viên của nhóm cho mục đích trị

liệu.

Các học thuyết của trường phái phân tâm học tuy có đi sâu vào mối

quan hệ liên nhân cách nhưng cách nhìn nhận của họ vẫn thiên về bản năng

con người và yếu tố xã hội vẫn bị xem nhẹ.

3. Thuyết nhận thức

Trường phái nhận thức trong tâm lý học xã hội bắt nguồn từ tâm lý học

Ghestan và lý thuyết trường của K.Levin. Bản chất của trường phái này có

thể tóm tắt lại như sau: hành vi xã hội được giải thích chủ yếu bằng các quá

trình nhận thức đặc trưng cho con người. Trái ngược với thuyết hành vi, ở

đây các nhà tâm lý học chú ý đầu tiên đến các hoạt động tâm lý và cơ cấu

của đời sống tâm lý con người. Trong trường phái này, các quá trình nhận

Page 25: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

thức: cảm tưởng, ý thức cá nhân về thế giới được xem xét và đánh giá, để từ

đó nghiên cứu những ý nghĩ, niềm tin, sự mong đợi định kiến… như là các

yếu tố điều khiển hành vi của con người.

Các vấn đề chính của tâm lý học xã hội theo thuyết nhận thức là: chính

quá trình nhận thức, sự biểu lộ tình cảm, sự hình thành và thay đổi các định

kiến...

Có thể nhắc tới ở đây các học thuyết về sự thích ứng của nhận thức.

Đó là các học thuyết cho rằng yếu tố chính thúc đẩy hành vi của cá nhân là

nhu cầu tạo lập sự thích ứng, sự cân bằng trong cơ cấu nhận thức của con

người. Ví dụ, học thuyết cơ cấu cân bằng của F.Haider, học thuyết về các

hành vi giao tiếp của T.Niukom, học thuyết về sự bất hoà nhận thức của L.

Festinger và học thuyết đồng dạng của T.Ocgud và P.Tannenbaum. Ngoài ra

có thể kể đến tên tuổi các nhà bác học Mỹ khác nữa như D.Kret, R.Kratfil và

S. Ash.

Tất cả các học thuyết được đề cập ở trên đều cố gắng đưa ra giải thích

cho các hoạt động xã hội của con người. Việc sử đụng sự thích ứng về nhận

thức như cách giải thích cơ bản đã khiến những học thuyết này buộc phải

đơn giản hoá chính hoạt động tâm lý của con người và mặc nhiên công nhận

rằng bản chất của con người là hướng đến trạng thái cân bằng. Hơn thế nữa,

khái niệm thế nào là trạng thái cân bằng cũng không rõ ràng và rất mơ hồ.

Những hạn chế nêu trên của thuyết nhận thức không cản trở sự phát

triển và vai trò của nó trọng tâm lý học xã hội. Điều đó được giải thích là do nó

có được sự “con người hoá” các ý tưởng tâm lý học xã hội (khi so sánh với

thuyết hành vi). Dù sao, nhiều yếu tố tâm lý học xã hội đặc thù như tính xã hội

tích cực của nhân cách cũng chưa được chú trọng đến một cách đầy đủ ở

đây.

4. Thuyết tương hỗ

Khác với ba trường phái tâm lý học được nhắc đến ở trên, thuyết tương

hỗ có xuất xứ từ xã hội học. Ông tổ của trường phái này là nhà triết học, xã

Page 26: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

hội học và tâm lý xã hội học người Mỹ, Mid (Mead). Khái niệm trung tâm trong

học thuyết của Mid là quan hệ tương hỗ liên nhân cách. Từ triết học phát triển

lên, ông cho rằng con người là một thực thể xã hội vì nó có khả năng trở

thành đối tượng nhận thức của chính bản thân mình. Ông chia bản chất con

người ra làm hai hệ thống "I" và "me", tương tự như hai phạm trù “Id” (nó) và

“SuperEgo” (siêu tôi) của Frớt.

Theo Mid, con người nhận thức về hành vi của người khác bằng những

giá trị đã được hình thành từ trước trong kinh nghiệm của mình, sau một quá

trình có mối quan hệ tương hỗ. Điều này cho phép con người có khả năng đặt

mình vào địa vị người khác và đóng vai trò người khác. "Người khác" ở đây

có thể là một cá nhân hay một vài cá nhân, và cũng có thể là một nhóm người

như là một đối tượng trừu tượng. Khi con người có thể đóng vai “người khác”

như vậy thì anh ta phát triển từ con người sinh lý trở thành con người xã hội.

Tuy Mid tự nhận học thuyết của mình là thuyết "hành vi xã hội" nhưng học

thuyết của ông có rất ít điểm chung với thuyết hành vi chính thống.

Các nhà tâm lý học xã hội theo trường phái của Mid có thể kể tới Kul

(Cooley) - tác giả của học thuyết “cái tôi nhìn qua gương” và một trong những

người đặt nền móng cho học thuyết nhóm nhỏ, Blumơ (Blumer) - tác giả của

học thuyết "Sự tương hỗ tượng trưng", Sarbin (Sarbill) - tác giả của học

thuyết vai trò, Haimen, Merton, Kelly - các tác giả của học thuyết về nhóm

tham khảo hoặc nhóm qui chiếu (Rcference groups) và Hofman - tác giả của

học thuyết "Nghệ thuật xã hội".

Các nhà tâm lý học xã hội theo trường phái tương hỗ kể trên đều cố

gắng đưa ra và chứng minh điều kiện xã hội là điều kiện tiên quyết đối với

hành vi của con người. Tuy nhiên, điều kiện xã hội ở đây chỉ dừng lại ở khái

niệm tương hỗ giữa các cá nhân. Vô hình chung, các tác giả đã bỏ qua nhiều

mối quan hệ khác (như giữa cá nhân với tập thể, cá nhân của tập thể này với

cá nhân của tập thể khác...) và mối quan hệ giữa cá nhân với cơ cấu xã hội

nói chung.

Page 27: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Mặc dù ở trên đây chúng ta đã nói tới bốn trường phái tâm lý học xã hội

khác nhau, nhưng phải hiểu rằng ranh giới giữa chúng không phải là những

đường vạch rõ ràng. Tâm lý học xã hội hiện đại, lấy ví dụ ở Mỹ, đang phát

triển theo xu hướng, chiết trung" (celecticism) - sử dụng tất cả các học thuyết

đã có, chứ không bó hẹp nghiên cứu của mình phải tuân theo một học thuyết

nhất định.

Sẽ là một thiếu sót nếu như bỏ qua một trường phái tâm lý học xã hội

nữa tuy nó không được sử dụng rộng rãi ở phương Tây như những trường

phái ta vừa nhắc tới ở trên. Đó là trường phái tâm lý học xã hội Xôviết, hình

thành và phát triển vào những năm 70 của thế kỷ 20.

Tâm lý học xã hội Xôviết dựa trên nền tảng tiết học duy vật biện chứng

và duy vật lịch sử, lấy nguyên tắc chính của mình là nguyên tắc hoạt động.

Phạm trù hoạt động được xem như nét đặc trưng của tính tích cực của loài

người. Hoạt động thể hiện mối quan hệ của chủ thể và khách thể. Hoạt động

nhằm thoả mãn một số nhu cầu và từ đó làm nảy sinh một số nhu cầu khác.

Bằng cách như vậy, hoạt động là một quá trình, thông qua đó nhân cách con

người tự phát triển và hoàn thiện.

Tâm lý học Xôviết coi đối tượng của tâm lý học xã hội là hành vi và hoạt

động của con người, mà nó cho phép họ tham gia vào những nhóm xã hội,

cũng như những đặc điểm tâm lý của chính những nhóm xã hội đó. Từ việc

xác định đối tượng nghiên cứu như trên, trường phái tâm lý học xã hội Xô viết

phát triển theo hai hướng chính: Những nghiên cứu lý thuyết cơ bản và

những nghiên cứu có tính chất ứng dụng.

Về lý thuyết, các nhà tâm lý học của trường phái này đã xây dựng

được: thứ nhất là, những lý thuyết về mối quan hệ liên nhân cách, trong đó

đặc biệt là về giao tiếp (giao tiếp như là sự trao đổi về thông tin, giao tiếp như

là sự tác động tương hỗ, và giao tiếp như là sự nhận thức lẫn nhau giữa các

cá nhân). Thứ hai là, những lý thuyết về nhóm, trong đó chia ra nhóm nhỏ (cơ

cấu và quá trình hình thành, phát triển nhóm; vai trò của lãnh đạo và người

đứng đầu trong nhóm...) và nhóm lớn (những định kiến xã hội, sự sai biệt

Page 28: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

trong các tiêu chuẩn giá trị của những nhóm người và dân tộc khác nhau...).

Thứ ba là, những nghiên cứu về nhân cách (quá trình xã hội hoá nhân cách,

tâm thế xã hội...).

Về ứng dụng tâm lý học xã hội Xô viết có những hướng chính sau: Thứ

nhất là, các ứng dụng tâm lý học xã hội trong sản xuất công nghiệp (trạng thái

tâm lý của nhóm, tập thể lao động; mối quan hệ của mỗi cá nhân và cả nhóm

với hoạt động lao động...). Thứ hai là, các vấn đề tâm lý học xã hội của tuyên

truyền và thông tin đại chúng (các nghiên cứu về diễn thuyết viên...). Thứ ba

là, các nghiên cứu trong lĩnh vực đấu tranh với những hành vi phạm pháp.

Cuối cùng là các nghiên cứu và tư vấn cho những vấn đề tâm lý về gia đình.

Tuy có không ít những nghiên cứu và một hệ thống lý luận khoa học

khá đầy đủ, tâm lý học xã hội Xôviết chưa có tiếng nói lớn đối với tâm lý học

xã hội nói chung, hay nói đúng hơn, còn ít biết tới trong giới các nhà tâm lý

học xã hội ở phương Tây. Một trong những lý do của tình hình này là các

nghiên cứu tâm lý học xã hội của trường phái này còn ít tính thuyết phục đối

với xã hội tư bản do sự khác nhau giữa hai cơ cấu xã hội: chủ nghĩa xã hội ở

Liên Xô cũ và chủ nghĩa tư bản ở phương Tây. Xã hội xã hội chủ nghĩa ở

Liên Xô cũ là một xã hội khá ổn định, dường như không có các vấn đề nổi

cộm về tâm lý học cá nhân, về tư hữu, về cạnh tranh... như ở xã hội phương

Tây nói chung. Do đó, các nghiên cứu trong tâm lý học xã hội Xô viết về các

vấn đề trên về căn bản là thiếu.

Thêm vào đó, lực lượng các nhà tâm lý học xã hội Xôviết còn mỏng về

số lượng. Ta có thể nhắc đến một số tên tuổi các nhà tâm lý học xã hội có

nhiều cống hiến cho trường phái này như: Andreeva, Parưghin, Kuzmin...

Tâm lý học xã hội Xôviết nói riêng và tâm lý học Xôviết nói chung

thường bị chỉ trích là thiếu tính thực nghiệm. Việc đòi hỏi các thực nghiệm

phải tuyệt đối dựa trên những lý thuyết căn bản, mà những lý thuyết này cũng

chưa mang được tính hệ thống một cách đầy đủ, do đó đã hạn chế nhiều về

số lượng cũng như chất lượng các nghiên cứu có tính chất thực nghiệm. Đó

là điều khác với xu hướng celecticism ở phương Tây. Chính việc sử dụng

Page 29: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

rộng rãi tất cả các kết quả nghiên cứu và lý luận của nhiều trường phái khác

nhau, cho phép các nhà tâm lý học có nhiều khả năng lựa chọn cách tiếp cận

một vấn đề nghiên cứu và tìm được phương pháp tốt nhất để thực hiện

nghiên cứu của mình.

Có thể nói nhiều hơn và cụ thể hơn về lịch sử hình thành và phát triển

tâm lý học xã hội như một bộ môn khoa học độc lập. Tuy nhiên các vấn đề cơ

bản và các mốc lịch sử chính của nó đã được nhắc tới ở trên. Bên cạnh việc

nghiên cứu lịch sử tâm lý học xã hội, một vấn đề vô cùng quan trọng đặt ra ở

đây là việc phát triển một khoa học tâm lý xã hội của hôm nay và làm thế nào

để phát triển một khoa học tâm lý xã hội cho tương lai. Đó chính là nhiệm vụ

của giới tâm lý học xã hội nói chung, và mặc nhiên, cũng là nhiệm vụ của giới

tâm lý học xã hội Việt Nam nói riêng.

Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÂM LÝ XÃ HỘICông tác nghiên cứu của tâm lý học xã hội được thực hiện bằng nhiều

phương pháp khác nhau. Những phương pháp này được xác định trên cơ sở

tính đặc thù của khoa học về tâm lý con người. Tuỳ từng nhiệm vụ cụ thể và

hoàn cảnh nghiên cứu, nhà khoa học phải lựa chọn phương pháp này hay

phương pháp khác cho thích hợp. Tuy nhiên, dù sử dụng phương pháp nào

đi chăng nữa nhà khoa học cũng phải thực hiện đầy đủ và nghiêm túc những

yêu cầu có tính chất nguyên tắc của công việc nghiên cứu.

I. NHỮNG YÊU CẦU CUTA CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU 1. Phải đảm bảo tính chất khách quan

Sự vật và hiện tượng bao giờ cũng tồn tại và phát triển theo những quy

luật của chính nó, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Bởi

vậy, đảm bảo tính chất khách quan là yêu cầu đầu tiên đối với công tác

nghiên cứu khoa học. Nó đòi hỏi các nhà khoa học phải xem xét sự vật và

hiện tượng như chúng vốn có trong hiện thực, ghi nhận mọi chi tiết, mọi biểu

Page 30: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

hiện của chúng. Nó không chấp nhận thái độ hời hợt tắc trách. Nó lại càng

không chấp nhận sự cố ý, thêm bớt, nhào nặn các tài liệu thu thập được cốt

sao cho phù hợp với những dự đoán, những giả thuyết, những kết luận có

sẵn trong khoa học. Tính khách quan trong nghiên cứu không chỉ phụ thuộc

vào ý thức và phẩm chất của nhà khoa học mà còn phụ thuộc một phần vào

phương pháp được sử dụng để nghiên cứu. Phương pháp nội quan "suy

bụng ta ra bụng người" trong nghiên cứu tâm lý học là một ví dụ. Càng đảm

bảo tính chất khách quan bao nhiêu, nhà khoa học càng tiến gần tới chân lý

bấy nhiêu.

2. Phải nghiên cứu sự vật và hiện tượng trong các mối liên hệ của chúng

Sự vật và hiện tượng trong tự nhiên, trong xã hội hay trong tâm lý con

người đều liên quan và tác động lẫn nhau. Điều này đòi hỏi các nhà khoa học

trong quá trình nghiên cứu không được xem xét chúng một cách biệt lập mà

phải đặt chúng trong mối liên quan và quan hệ giữa chúng nhằm vạch ra

được những ảnh hưởng lẫn nhau, những quan hệ phụ thuộc nhân quả và

những quy luật của sự tác động qua lại giữa chúng. Nghiên cứu tâm lý xã hội

càng cần phải thực hiện tốt yêu cầu này, bởi vì chính moi hiện tượng tâm lý

xã hội đều chịu ảnh hưởng của sự liên quan và tác động của nhiều hiện

tượng tâm lý khác.

3. Phải nghiên cứu sự vật và hiện tượng trong sự phát triển

Mọi sự vật trong tự nhiên hay trong xã hội đều phát triển. Tâm lý của cá

nhân hay của xã hội không phải lúc nào cũng như lúc nào mà luôn luôn vận

động và phát triển, có sự biến đổi về chất. Điều này yêu cầu nhà khoa học

phải xem xét sự vật và hiện tượng trong một quá trình. Việc thực hiện yêu cầu

này làm phong phú thêm nguồn tài liệu, tăng thêm tính khách quan trong công

tác nghiên cứu, giúp cho nhà khoa học đi sâu vào bản chất sự vật và hiện

tượng và phát hiện ra những quy luật của chúng.

4. Phải nghiên cứu sự vật và hiện tượng trong một chỉnh thể toàn vẹn

Page 31: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Mỗi sự vật và hiện tượng đều có một cấu trúc nhất định. Để phục vụ

các bước nghiên cứu khác nhau với những yêu cầu khác nhau, các nhà khoa

học thường tách sự vật và hiện tượng ra thành những bộ phận, những mặt,

những yếu tố để xem xét, xác định vị trí, chức năng, vai trò... của chúng trong

cái cấu trúc ấy, cũng như mối quan hệ giữa chúng. Nghiên cứu có tính chất

phân tích ấy là cần thiếu nhưng nó lại có tính chất phiến diện nếu chỉ dừng lại

ở đó, bởi vì trên thực tế sự vật và hiện tượng bao giờ cũng xuất hiện như là

một chính thể toàn vẹn với toàn bộ hệ thống của chúng. Bởi vậy, một yêu cầu

đặt ra với các nhà khoa học là phải nghiên cứu sự vật và hiện tượng ấy với

cả hệ thống các hành phần trong cấu trúc của chúng cũng như thối liên hệ và

quan hệ của các thành phần ấy.

Những yêu cầu trên đây phải được thực hiện trong suốt quá trình

nghiên cứu.

II. NHỮNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA TÂM LÝ HỌC XÃ HỘIPhương pháp nghiên cứu, nói một cách đơn giản, là cách thức nhận

thức hiện thực mà nhà khoa học sử dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm

đạt được những nhiệm vụ đề ra:

Đối tượng nhận thức của tâm lý học hay tâm lý học xã hội lại là cái trừu

tượng, không có những thuộc tính vật chất để có thể cân, đo, đong, đếm

được cụ thể. Tuy nhiên, nó được biểu hiện ra bên ngoài thông qua ngôn ngữ,

cử chỉ, hành động của chủ thể mang nó. Nó cũng để lại dấu ấn trong những

sản phẩm hoạt động của chủ thể ấy. Các phương pháp nghiên cứu tâm lý nói

chung xuất phát từ những đặc điểm trên. Chúng giúp các nhà khoa học thu

thập tài liệu để trên cơ sở phân tích, tổng hợp, khái quát, rút ra những kết

luận cần thiết. Bởi thế, phương pháp dù tốt đến mấy cũng không thể thay thế

được vốn tri thức và phẩm chất trí tuệ của nhà khoa học.

Sau đây là một số phương pháp thường dùng.

1. Phương pháp quan sát.

Page 32: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Quan sát là phương pháp trong đó nhà khoa học tri giác một cách có

chủ định các khách thể nghiên cứu nhằm một mục đích nhất định. Đó là một

quá trình nhận thức có kế hoạch và có chọn lọc. Phương pháp quan sát được

sử dụng rất phổ biến trong quá trình nghiên cứu các hiện tượng tâm lý nói

chung cũng như nghiên cứu các hiện tượng tâm lý xã hội nói riêng như là một

phương pháp độc lập hoặc như là một biện pháp trong phương pháp thực

nghiệm. Nó đặc biệt cần thiết và chiếm ưu thế trong việc thu thập các biểu

hiện của tâm lý xã hội, nẩy sinh như một quá trình trong chốc lát rồi mất đi

không để lại dấu vết, như: sự cuồng nhiệt của khán giả trong một trận bóng

đá quan trọng và quyết liệt, niềm hân hoan của quần chúng khi nghe tin chiến

tranh kết thúc được loan báo lần đầu tiên, thái độ của người nghe trong một

buổi nói chuyện...

Có thể quan sát tổng quát và cũng có thế quan sát từng khía cạnh, tuỳ

theo chủ định của người nghiên cứu. Ngày nay, với sự sử dụng các máy móc

hiện đại như máy ảnh, máy ghi âm, máy quay phim làm phương tiện, phương

pháp quan sát càng phát huy được tác dụng của nó trong nghiên cứu. Những

hiện tượng tâm lý dù chỉ biểu hiện ra trong khoảnh khắc cũng có thể được ghi

lại đầy đủ, rõ ràng, đảm bảo được tính khách quan và nhất là khi cần, người

ta có thể quan sát nhiều lần.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm kể trên, phương pháp quan sát

cũng có những hạn chế nhất định. Thứ nhất, dùng phương pháp này, nhà

khoa học dễ trở nên bị động, mất thời gian vì những hiện tượng cần nghiên

cứu không phải lúc nào cũng xuất hiện, trong suốt thời gian quan sát. Thứ

hai, với phương pháp này, người nghiên cứu cũng chỉ thu thập được những

tài liệu có tính chất cảm tính, trực quan.

Bởi thế, khi dùng phương pháp quan sát, nhà khoa học cần phải thu

thập được một khối lượng tài liệu đủ lớn để có thể lọc lựa được những tài liệu

cần thiết: Ngoài ra, cần đối chiếu chúng với những tài liệu đã thu thập được

bằng các phương pháp khác.

2. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

Page 33: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Sản phẩm hoạt động mà một tập hợp người nào đó tạo ra bao giờ cũng

mang đậm nét những đặc điểm tâm lý chung của tập hợp ấy. Qua những sản

phẩm này, nhà khoa học có thể tìm hiểu được nhiều điều về trình độ nhận

thức cũng như phẩm chất trí tuệ về mức độ kỹ sảo cũng như phẩm chất ý chí,

về nội dung tình cảm cũng như đặc điểm tính cách của những tập hợp người

khác nhau. Sản phẩm hoạt động bao gồm cả sản phẩm vật chất và sản phẩm

tinh thần. Sản phẩm vật chất có thể to lớn như đê điều, thành quách, lâu

đài..., cũng có thể nhỏ bé như những vật dùng thông thường. Sản phẩm tinh

thần đó có thể được tạo ra dưới hình thức nghệ thuật như dân ca, dân vũ...,

cũng có thể đã biến thành phong tục, tập quán, đường ăn, nếp ở diễn ra hàng

ngày. Tất thảy đều chứa đựng những đặc điểm tâm lý của dân tộc, của thời

đại, của mỗi địa phương.

Khi nghiên cứu sản phẩm hoạt động nên chú ý cả hai mặt số lượng và

chất lượng. Cũng cần phải nghiên cứu cả quá trình tạo nên sản phẩm với

những điều kiện cụ thể của nó.

Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động có ưu điểm là tài liệu

của nó cụ thể, phong phú và ổn định. Nhà khoa học có thể nghiên cứu những

tài liệu ấy một cách tỉ mỉ trong một thời gian không bị khống chế. Phương

pháp này thường được dùng để nghiên cứu tâm lý của những tập hợp người

lớn nhỏ của một thời đã qua.

Nhược điểm của nó là tốn thời gian, công sức, tiền của và nhiều khi nó

còn đòi hỏi nhà nghiên cứu phải có những kiến thức của nhiều ngành.

3. Phương pháp điều tra

Điều tra là phương pháp dùng để nắm bắt những phản ứng tâm lý của

một tập hợp người nào đó đối với những sự kiện, những biến cố xã hội đã

hoặc đang xẩy ra, những nhiệm vụ xã hội có liên quan đến họ cũng như để

tìm hiểu những nhu cầu, những nguyện vọng, những định hướng hoạt động

của họ trong tương lai. Phương pháp được thực hiện với một hệ thống câu

hỏi đặt ra cho mỗi thành viên của tập hợp được điều tra trả lời. Có nhiều loại

câu hỏi:

Page 34: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

- Loại câu hỏi hạn chế hoặc câu hỏi đóng, yêu cầu người được điều tra

chọn một trong những câu trả lời mà người nghiên cứu đã đề ra sẵn.

- Loại câu hỏi mở cho phép người được điều tra trả lời tương đối tự do

về vấn đề được hỏi.

Câu hỏi đóng thuận tiện cho việc thống kê, tính toán nhưng câu hỏi mở

lại giúp ta xác định rõ hơn về mức độ. Các câu trả lời có thể do người được

điều tra tự ghi nhưng cũng có thể do điều tra viên ghi hộ.

Phương pháp điều tra có ưu điểm là nó cho phép chúng ta điều tra trên

một địa bàn rộng, nhiều người tham gia va thu thập ý kiến của một số lượng

người đông đảo. Nó cũng chó phép chúng ta thu thập được những tài liệu về

nhiều mặt từ những câu hỏi đặt ra.

Tuy nhiên, phương pháp điều tra cũng có những nhược điểm cơ bản là

tài liệu nó cung cấp chỉ thiên về mặt sồ lượng. Những câu hỏi đề ra được

từng người trả lời một cách riêng rẽ mà cái tâm lý chung lại không phải là

tổng cộng của cái tâm lý từng cá nhân riêng rẽ.

Ngoài ra nó còn một nhược điểm nữa khá quan trọng là trong quá trình

điều tra có thể gặp trường hợp người được điều tra vì không hiểu rõ câu hỏi

nên trả lời lạc đề, không đạt yêu cầu hoặc do không hưởng ứng mà trả lời

lung tung chiếu lệ.

Để bổ sung phương pháp điều tra, người ta thường dùng phương pháp

phỏng vấn kèm theo. Phương pháp phỏng vấn có mấy tác dụng:

- Qua trò chuyện tạo nên được một không khí tự nhiên, gần gũi giữa

người điều tra và người được điều tra khiến họ có thể thông cảm hơn với mục

đích, yêu cầu của cuộc điều tra, nắm vững hơn nội dung các câu hỏi, tích cực

hưởng ứng và trả lời chính xác.

- Tạo điều kiện cho người điều tra thâm nhập vào cuộc sống của xã hội

mà họ đang tiến hành công tác, có được những thông tin ban đầu, có cái nhìn

chung về xã hội ấy.

Page 35: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

- Người điều tra có điều kiện đề nghị làm rõ thêm những câu trả lời

hoặc thu thập thêm những thông tin mở rộng. Phương pháp phỏng vấn cũng

có thể được dùng như một phương pháp độc lập, nhưng cũng chỉ hạn chế

trong một diện hẹp, có lựa chọn, thường là những người lãnh đạo, những cá

nhân tiêu biểu. Cuộc phỏng vấn có thể được tiến hành dưới hình thức trò

chuyện tự do (hay có định hướng) và cũng có thể được chuẩn hoá bằng

những câu hỏi đưa cho người được hỏi để họ trả lời một cách có chuẩn bị.

4. Phương pháp thực nghiệm

Thực nghiệm là phương pháp trong đó nhà khoa học chủ động tạo ra

hiện tượng cần nghiên cứu bằng cách đặt những người được thực nghiệm

(nghiệm thể) vào hoàn cảnh buộc phải có hoạt động tích cực, đáp ứng những

tác động thực nghiệm. Với sự biến thiên của các điều kiện trong thực nghiệm,

nhà khoa học có thế tìm biết được mối quan hệ nhân quả và xác định được

những quan hệ có tính quy luật giữa các hiện tượng. Người ta có thể thu

được những cứ liệu lớn cần cho việc khái quát hoá bằng cách lặp đi lặp lại

thực nghiệm.

Thực nghiệm có thể được tiến hành dưới hình thức tự nhiên hoặc

trong phòng thí nghiệm.

Phương pháp thực nghiệm giúp cho việc nhận thức hiện thực nhanh

chóng và sâu sắc hơn các phương pháp khác. Nó đáp ứng được đầy đủ các

yêu cầu của việc nghiên cứu khoa học và đem lại những vết quả đáng tin cậy.

Bởi vậy, nó là một phương pháp rất quan trọng đối với tâm lý học xã hội, khi

nó muốn khẳng định mình như là một khoa học thực nghiệm.

Trong tâm lý học xã hội, thực nghiệm là một phương pháp rất phức tạp,

rất khó sử dụng vì nó được thực nghiệm đối với con người. Nó không chỉ liên

quan đến vấn đề tri thức hay kỹ thuật, tài chính hay tổ chức mà nó còn liên

quan đến vấn đề đạo đức và cả pháp luật nữa. Ngoài ra, mỗi thực nghiệm đã

là một công trình sáng tạo của nhà khoa học, nó có những yêu cầu, những

nhiệm vụ, những phương tiện, những biện pháp, những thao tác tiến hành

Page 36: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

riêng đòi hỏi người làm thực nghiệm (nghiệm viên) phải có quá trình nghiên

cứu và tập dượt.

5. Phép đo xã hội

Phương pháp này dùng để nghiên cứu cấu trúc tâm lý xã hội của

những nhóm nhỏ, cũng như để tìm hiểu cá nhân như một bộ phận cấu thành

của nhóm. Phép đo xã hội có những nhiệm vụ chính sau:

- Chuẩn đoán những quan hệ giữa các cá nhân và giữa các nhóm

nhằm làm thay đổi và hoàn thiện chúng.

- Do quan hệ tương hỗ của các thành viên trong cơ cấu chính thức,

cũng như những chính thức; đánh giá ảnh hưởng lẫn nhau của các thành

viên trong nhóm không chính thức và chính thức, tìm hiểu các nhóm nhỏ này

chịu áp lực của nhóm lớn như thế nào trong hoạt động chung.

- Dựa trên các kết quả khảo cứu của phép đo xã hội, có thể đề ra các

biện pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý trong các nhóm sản

xuất.

Quá trình tiến hành phép đo xã hội thông qua các giai đoạn sau:

- Đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu và lựa chọn đối tượng để đo.

- Hình thành các giả thuyết và các nhận định cơ bản.

- Lập câu hỏi cho các phiếu điều tra.

Phải xác định được các tiêu chuẩn cho các câu hỏi trước khi soạn thảo.

Tiêu chuẩn này phải dựa vao nhiệm vụ và yêu cầu nghiên cứu. Các câu hỏi

phải ngắn gọn, đơn giản, rõ ràng, phải tính đến các yếu tố xã hội, nghề

nghiệp và tâm lý của các đối tượng hỏi.

Đối với các nghiệm thể (người được đo) phải lựa chọn số thành viên

trong nhóm để điền vào phiếu điều tra. Có hai trường hợp lựa chọn:

- Trường hợp thứ nhất: chọn tất cả các thành viên trong nhóm, trừ mình

ra, ví dụ, nhóm 15 người, chọn 14 người. Đây là sự lựa chọn không có giới

hạn.

Page 37: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

- Trường hợp thứ hai: lựa chọn có giới hạn. Ví dụ, trong nhóm 15

người, lựa chọn 5 người. So với lựa chọn không có giới hạn, lựa chọn có giới

hạn có độ tin cậy và chính xác hơn, nghiệm thể chú ý và tập trung hơn đối với

các câu hỏi, và lựa chọn thành viên đáp ứng được yêu cầu đề ra.

Các công thức của xác suất lựa chọn ngẫu nhiên (lựa chọn có giới hạn)

là:

P(A): xác suất lựa chọn

d: Số lượng các thành viên lựa chọn

N: Số lượng các thành viên nhóm,

N - 1: Số thành viên của nhóm trừ đi nghiệm thể.

Thông thường P(A) trong giới hạn 0,20 đến 0,30.

Giai đoạn cuối của quá trình chuẩn bị là lập phiếu điều tra, quá trình

này gồm:

- Chuẩn bị danh sách các cá nhân điều tra theo thứ tự từ 1 đến n.

- Lập phiếu điều tra: ở phần đầu phiếu ghi hướng dẫn cách thực hiện

(lựa chọn bao nhiêu người và theo yêu cầu nào). Đối với lựa chọn không có

giới hạn, trong phiếu sau mỗi câu hỏi cần để khoảng cách cho nghiệm thể trả

lời.

- Đối với trường hợp lựa chọn có giới hạn, sau mỗi câu hỏi cần kẻ cột

dọc để thể nghiệm điền tên những người lựa chọn vào (ví dụ, cần chọn 5

người thì kẻ 5 cột).

- Trong trường hợp muốn so sánh kết quả điều tra, có thể tiến hành một

số lần thí nghiệm, trong phiếu phải ghi rõ số lần điều tra.

P (A) =N -1

d

Page 38: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Kết quả điều tra phụ thuộc rất nhiều vào sự chuẩn bị. Cần phải làm cho

nghiệm thể (đối tượng điều tra) hiểu được nhiệm vụ, yêu cầu, tầm quan trọng

của cuộc điều tra. Người được điều tra phải trả lời các câu hỏi trong phiếu

một các độc lập và không được đem phiếu về nhà trả lời. Nếu người được hỏi

mà quên các thành viên trong nhóm thì nhân viên điều tra có thể giúp anh ta

nhớ lại. Số lượng các câu hỏi không nên quá nhiều để làm mất thời gian cho

người trả lời. Thái độ của nghiệm viên (người tổ chức điều tra) phải niềm nở,

tin tưởng, không nên tạo ở các nghiệm thể trạng thái căng thẳng.

Khi các phiếu điều tra thực hiện xong, nghiệm viên thu lại và sau đó là

giai đoạn xử lý.

Đánh giá độ tin cậy của phép đo xã hội dựa vào các nhiệm vụ và giả

thuyết nghiên cứu. Độ tin cậy phụ thuộc vào số lần đo. Số lượng đo càng lớn

thì độ tin cậy càng cao. Cho nên phép đo xã hội thường tiến hành trong cùng

một thời gian ở các nhóm có không ít hơn 25 người.

Tính hạn chế của phép đo xã hội thể hiện ở chỗ: Khuynh hướng chủ

quan trong các câu trả lời của các nghiệm thể về quan hệ qua lại của con

người. Vì vậy phương pháp này cần kết hợp với một số phương pháp khác

để đảm bảo các thông tin thu được có độ tin cậy cao.

6. Đánh giá của nhóm về cá nhân

Đây là phương pháp mà tâm lý học xã hội hay sử dụng trong các xí

nghiệp và trường học để tìm hiểu sự thể hiện và mức phát triển các phẩm

chất tâm lý xã hội của công nhân, kỹ sư, quản đốc học sinh, sinh viên v.v….

Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong tâm lý học công nghiệp với

mục đích lựa chọn và bố trí cán bộ, đây là những vụ có ý nghĩa thực tiễn quan

trọng đối với chúng ta hiện nay.

Hoạt động sản xuất của con người được thực hiện trong sự tác động

qua lại vơi những người khác (người lãnh đạo, người dưới quyền, người

cộng sự...), do vậy trong điều kiện của giao tiếp chính thức và không chính

thức, hoạt động này mang tính chất xã hội và tập thể. Hiệu quả làm việc của

Page 39: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

một công nhân nào đó phụ thuộc không chỉ vào năng lực cá nhân của người

đó, mà còn phụ thuộc vào quan hệ với các thành viên khác của tập thể. Các

quan hệ này hoặc tạo điều kiện thuận lợi, hoặc cản trở hoạt động của cá

nhân. Sự tác động qua lại trong quá trình sản xuất đã hình thành những quan

hệ tốt hay xấu về người khác. Những quan niệm này là kết quả tri giác hàng

ngày của cá nhân về hoạt động, hành vi của những người cùng làm việc với

mình. Về nội dung, các quan niệm này là những nhận định có tính chất đánh

giá những phẩm chất khác nhau của một cá nhân về người khác như: tính

cách, năng lực, hiểu biết, ý chí, kỹ năng v.v…. Trong quá trình giao tiếp, dựa

trên những quan niệm lẫn nhau này đã hình thành nên dư luận xã hội của các

thành viên trong tập thể sản xuất và mỗi con người.

Do vậy, về bản chất tâm lý xã hội, đánh giá của nhóm về cá nhân là sự

phản ánh dư luận xã hội về con người, mà trước hết thể hiện như kết quả

nhận thức lẫn nhau trong quá trình giao tiếp trực tiếp hay gián tiếp. Xuất phát

từ bản chất này để xác định nhiệm vụ nghiên cứu là phân tích cấu trúc của

giao tiếp giữa khách thể và chủ thể đánh giá.

Đánh giá khách quan là đánh giá phải dựa vào tác động cảm xúc qua

lại một cách cụ thể đối với khách thể đó, tức là dựa vào kinh nghiệm giao tiếp

với con người. Đối tượng đánh giá trong phương pháp này là con người - chủ

thể của hoạt động lao động, của giao tiếp và nhận thức, có những đặc điểm

cá nhân, nhân cách và cá tính. Cho nên trong quá trình tiến hành đánh giá

phải chú ý đến cấu trúc của nhân cách. Ý nghĩa thực tiễn của vấn đề này

trong khi nghiên cứu thể hiện ở chỗ phải xác định những phẩm chất cần thiết

đối với việc thực hiện các chức năng cụ thể. Nghĩa là ở vị trí và công việc đó

anh ta đã có những phẩm chất tương ứng chưa.

Những phẩm chất về cá nhân được nhóm đánh giá phải được phân ra

theo chức năng và yêu cầu đối với công việc mà người đó thực hiện. Việc

phân loại này dựa vào các yếu tố sau:

- Phân tích quá trình lao động cụ thể của cá nhân.

- Dựa vào cấu trúc tâm lý chung của nhân cách.

Page 40: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

- Dựa vào quan niệm thực tế của những người đồng nghiệp.

Ví dụ: đánh giá các phẩm chất của một kỹ sư dựa vào quan niệm thực

tế về nhân cách kỹ sư của chính các kỹ sư.

Các nhà tâm lý học bộ môn tâm lý học xã hội Trường Đại học Tổng hợp

Lêningrat (Liên Xô cũ) đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm: đánh giá của tập

thể lao động về người kỹ sư. Họ đã nhận được 109 phẩm chất mà tập thể lao

động sản xuất cho là người kỹ sư cần phải có. Các phẩm chất nhân cách đó

được chia ra các nhóm sau:

- Các phẩm chất thể hiện quan hệ với công việc, gồm: yêu lao động,

sáng tạo trong công việc, hiệu quả, chú ý tới công việc quan hệ giao tiếp trong

lao động v.v….

- Các phẩm chất thể hiện phong cách chung của hành vi và hoạt động

con người, gồm: niềm tin, tính nguyên tắc, tính tổ chức, sự chú ý, khả năng

làm việc, tính kỷ luật, v.v….

- Tri thức, gồm: tri thức kinh tế, tri thức tổ chức lao động, tri thức về

toán học, về nghĩa vụ, về luật pháp, về kỹ thuật của chuyên môn mình, về đạo

đức, v.v….

- Các phẩm chất trí tuệ, gồm: tính phân tích, linh hoạt, chú ý suy luận,

phê phán, lôgíc, khái quát, tư duy không gian, trừu tượng, v.v….

- Các phẩm chất liên quan đến tổ chức kỹ thuật, gồm: kinh nghiệm

trong công việc, biết tổ chức quy trình kỹ thuật, kiểm tra, biết giải thích những

vấn đề kỹ thuật, v.v….

- Các hoạt động liên quan đến hoạt động tổ chức hành chính, gồm: biết

tạo nên không khí lao động, biết quản lý con người, biết tạo nên những quan

hệ có lợi cho công việc và cho tập thể, biết thuyết phục người khác, v.v...

- Các phẩm chất thể hiện quan hệ với con người, gồm: khéo léo, cởi

mở, chân thật, tính tập thể, công bằng, tin tưởng, thiện chí, hiểu người khác,

v.v….

Page 41: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

- Các phẩm chất thể hiện trong quan hệ với bản thân, gồm: tự phê

bình, khiêm tốn, đòi hỏi bản thân, tự kiềm chế, tự ái, v.v…

Từ các phẩm chất đã phân loại trên có thể phân loại ra những phẩm

chất chính, tiêu biểu cho các nhóm phẩm chất trên. Để tìm ra những phẩm

chất quan trọng và cần thiết hơn đối với vai mà cá nhân đó đảm nhiệm trong

nhóm có thể tính chung theo thang điểm mười (từ 0 đến 10 điểm).

Trên đây là một số phương pháp cơ bản được sử dụng trong việc

nghiên cứu tâm lý học xã hội. Mỗi phương pháp thích hợp với một loại đề tài

nào đó, thực hiện tốt một loại nhiệm vụ nào đó và đều có những ưu điểm lẫn

nhược điểm. Vấn đề đặt ra với người nghiên cứu là phải biết lựa chọn

phương pháp. Trong nghiên cứu khoa học nhất là khoa học xã hội, người ta

thường phải kết hợp nhiều phương pháp để nghiên cứu cùng một vấn đề

nhằm khai thác triệt để những tác dụng của từng phương pháp và để có thể

đối chiếu kết quả của chúng với nhau hiện nay trên thế giới, nhiều nhà tâm lý

học xã hội đã tiến hành nghiên cứu ở một trình độ cao hơn, đã áp dụng điều

khiển học, những phương pháp thống kê và mô hình hoá toán học. Tuy nhiên,

tất cả còn là mới mẻ.

PHẦN II. NHÓM

Chương 1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU NHÓM TRONG TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI

Khi xác định đối tượng của tâm lý học xã hội là nghiên cứu các hiện

tượng tâm lý của nhóm, điều đó đã nói lên vị trí quan trọng của nhóm đối với

phân ngành tâm lý học này. Mặt khác, chính bản thân khái niệm "tâm lý xã

hội" đã phản ánh yếu tố nhóm trong nội tâm của nó. Bởi lẽ, các hiện tượng

tâm lý của các cá nhân đơn lẻ, tồn tại biệt lập không thể tạo nên các hiện

tượng tâm lý xã hội, mà chỉ tạo nên khi các cá nhân đó tồn tại trong những

mối quan hệ tương hỗ, phụ thuộc lẫn nhau. Hay nói cách khác họ tồn tại trong

một nhóm nào đó.

Page 42: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Với một vị trí quan trọng, không thể thiếu được như vậy, cho nên trong

quá trình hình thành và phát triển của tâm lý học xã hội, nhóm đã trở thành

một trong những vấn đề nghiên cứu trung tâm, đã thu hút sự quan tâm của

nhiều nhà nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khoa học nhân văn khác nhau, trước

hết là các nhà tâm lý học của nhiều trường phái tâm lý học.

Từ cuối thế kỷ XVIII, Auguste Comte (1798-1857) đã xem cá nhân như

một thực thể xã hội. Cách tiếp cận của ông khi nghiên cứu con người là đặt

con người trong các nhóm xã hội, chứ không nghiên cứu nó một cách riêng

rẽ. Đối với ông không có con người biệt lập, phi xã hội. Mọi người khi sinh ra

và trong quá trình sống của mình đều gắn chặt với một hay một số nhóm và

họ được xã hội đó nhào nặn ra. Theo Comte, nhóm xã hội này là đối tượng

nghiên cứu của khoa học mới - tâm lý học xã hội.

Nhà tâm lý học Mỹ Gordon Olport (1897-1967) lần đầu tiên đã tiến hành

phương pháp thực nghiệm trong tâm lý học xã hội, theo quan điểm của thuyết

hành vi - một khuynh hướng tâm lý học lớn ở Mỹ đầu thế kỷ này. Trong các

công trình nghiên cứu của mình, ông đã chứng minh ảnh hưởng của nhóm

đến hành vi, tri giác và quan điểm của các thành viên. Hiện tượng ảnh hưởng

qua lại giữa các thành viên trong nhóm được Olport gọi là “sự quyến rũ xã

hội”. Nhóm theo quan điểm của Olport luôn luôn là một chỉnh thể, chứ không

phải là tổng số của các bộ phận cấu thành. Những nghiên cứu của ông về

nhóm dựa trên những quan điểm của thuyết hành vi, các quá trình tâm lý của

nhóm theo công thức “Kích thích - phản ứng”. Mặc dù, nhận thấy được vai trò

ảnh hưởng của nhóm tới các cá nhân, song Olport lại rất coi trọng vai trò của

các cá nhân trong nhóm - những cá nhân với các đặc điểm và hành vi của

mình (hành vi ở đây xem như các phản ứng được tạo nên do các kích thích).

Vào trước chiếm tranh thế giới lần thứ nhất. Zimun Frơt (1856 -1939)

đã viết cuốn “Tô ten và Tabu” – “vật thờ và cấm kỵ” (1913), đến năm 1921,

ông cho xuất bản cuốn "Tâm lý học tập thể và phân tích cái tôi". Trong các

công trình nghiên cứu này, Frơt đã phê phán các bậc tiền bối (Lơbon, Tard,

Blonden, Mar-Dygan) và tiếp cận nhóm theo một hướng mới - Phân tâm học.

Page 43: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Theo Frơt, tìm hiểu mối quan hệ trong nhóm, cần bắt đầu từ việc tìm hiểu các

quan hệ trong các bộ tộc thời kỳ nguyên thuỷ, như quan hệ giữa người cha và

thủ lĩnh bộ tộc, giữa các thành viên bộ tộc với những người con trai của mình.

Những người con trai đã giết cha (thủ lĩnh) để giành lại mẹ và chị em gái. Làm

như vậy họ đã đồng nhất mình với người cha, được bình đẳng với người cha.

Frơt cho rằng, sự đồng nhất bản thân mình với thủ lĩnh là đặc điểm tâm lý của

nhóm.

Tiếp tục và phát triển phân tâm học của Frơt, những nhà nghiên cứu

khác - bác sĩ tâm thần người Anh - U.Baion, nhà bác học Cannada E.Zak, bác

sĩ tâm thần Pháp M.Pak đã nghiên cứu đời sống tình cảm của nhóm, đúc rút

được những kinh nghiệm có ý nghĩa đặt nền tảng đầu tiên cho những phân

tích khoa học đầu tiên về các đặc điểm đặc thù của nhóm.

Iakop Moreno, nhà xã hội học, tâm lý học và bác sĩ tâm thần, sinh năm

1892 ở Bukharet, di cư sang Mỹ năm 1925. Ông đã phê phán những khiếm

khuyết của phân tâm học trong việc nghiên cứu các đặc thù tâm lý của nhóm.

Moreno đã tìm hiểu sự đồng cảm giữa các thành viên riêng lẻ với test "phép

đo xã hội" dựa trên cơ sở sự lựa chọn hay từ chối có ảnh hưởng đến sự đồng

cảm.

Moreno là người sáng lập ra phép đo xã hội. Với phương pháp này, lần

đầu tiên, cơ cấu không chính thức của nhóm đã được nghiên cứu. Theo ông,

để hiểu sâu hơn các vấn đề tâm lý của cá nhân, cần phải xem xét họ trong

mối liên hề tương hỗ với nhóm, nơi họ làm việc.

Với các công trình nghiên cứu của K. Levin (1895-1917), nhóm đã

được nghiên cứu từ góc độ tâm lý học Ghestan. Levin đã từng giảng dạy tâm

lý học ở trường Đại học Beclin, sau đó sang định cư ở Mỹ. Bằng các nghiên

cứu lý luận và thực nghiệm của mình, Levin đã trở thành nhà tâm lý học nổi

tiếng. Nhóm theo quan niệm của Levin là một “tổng thể” - tức là cái gì đó đầy

đủ hơn tổng số các phần tử của nó.

Năm 1946 tại trường Đại học Tổng hợp En-Arbôpxkơ (Michigân) Levin

đã sáng lập ra Trung tâm nghiên cứu động thái nhóm, thuộc Viện nghiên cứu

Page 44: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

xã hội. Ông đã lãnh đạo nhóm tiến hành thực nghiệm với phương pháp

nghiên cứu mới có tên gọi là nhóm T.

Levin đã đưa ra hai tiêu chuẩn cơ bản để xác định và tìm hiểu nhóm (ở

đây nhóm được hiểu là loại nhóm nhỏ)

- Sự tác động tương hỗ trực tiếp. Tất cả các thành viên trong nhóm tồn

tại trong sự tác động tương hỗ trực tiếp. Nghĩa là người này ảnh hưởng đến

người khác và ngược lại.

- Sự phụ thuộc tương hỗ. Trong nhóm, các thành viên không chỉ tác

động tương hỗ, mà còn phụ thuộc lẫn nhau. Người này phụ thuộc vào người

khác trong việc thoả mãn các nhu cầu cá nhân, cũng như trong việc thực hiện

các mục đích của mình.

Một hướng nghiên cứu khác về nhóm là tâm lý học xã hội theo hướng

xã hội học. Người sáng lập ra trường phái này là học giả người Pháp G.

Lơbon (1841-1931), tác giả cuốn sách "Tâm lý học đám đông". Trong công

trình này, Lơbon đã nghiên cứu một loại nhóm đặc biệt - đám đông. Đây là

một loại nhóm không chính thức. Đám đông, theo Lơbon, là một thực thể tạm

thời, bao gồm những yếu tố không thuần nhất, nhưng lại gắn với nhau trong

một khoảnh khắc, giống hệt như những tế bào của cơ thể sống. Mỗi đám

đông đều có một trạng thái tinh thần chung và được gọi là tâm hồn tập thể.

Nhờ tâm hồn ấy mà họ cảm xúc, suy nghi và hành động hoàn toàn khác với

mỗi cá nhân trong hoàn cảnh biệt lập. Cũng chính nhờ tâm hồn tập thể mà họ

đã đồng nhất với nhau. Trong các công trình khác của mình, Lơbon đã giải

thích các hiện tượng xã hội và tâm lý cá nhân theo quan điểm trên.

Với những nghiên cứu của Lơbon, khái niệm nhóm đã trở nên rộng hơn

so với trường phái "động thái nhóm".

Ngoài những khuynh hướng trên, nhóm còn được nghiên cứu từ một

góc độ khác. Các xu hướng này đã kết hợp giữa tâm lý học xã hội và các

khoa học khác.

Page 45: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

- Nhân chủng học văn hoá. Khuynh hướng này xuất phát từ tâm lý học

xã hội, xem xét cá nhân như thành viên của xã hội và các nhóm nhỏ, như một

bộ phận của một tổng thể. Đối tượng nghiên cứu chính của khuynh hướng

này là văn hoá.

Văn hoá, ở đây về bản chất được hiểu là lối sống thể hiện trong nhóm.

Đây là hệ thống các chuẩn mực đối với mọi thành viên của nhóm trong các

tình huống sống khác nhau. Như vậy văn hoá bao gồm khả năng chung của

nền sản xuất, của hành vi và của sự biểu hiện. Văn hoá gồm hệ thống các giá

trị đạo đức phong tục và ngôn ngữ. Văn hoá là sự tổng hoà các hành vi, quan

điểm, tư tưởng được xã hội phê chuẩn và được hình thành trong các nhóm.

Nhà nghiên cứu người Mỹ A.Kardinher, cho rằng, tâm lý người được

hình thành từ các “tổ chức đầu tiên” (các tổ chức kinh tế, kỹ thuật...). Các tổ

chức này tạo nên cấu trúc cơ bản của nhân cách. Sự hình thành tâm lý con

người còn thể hiện ở "tổ chức thứ hai" (tổ chức nghệ thuật, tôn giáo...). Các

tổ chức thứ nhất thoả mãn các nhu cầu vật chất, còn các tổ chức thứ hai thoả

mãn các nhu cầu tinh thần của con người. Hai loại nhóm này tác động đến cá

nhân và tạo nên cấu trúc nhân cách của người đó.

Một đại biểu khác của khuynh hướng này là M.Mid (1901-1978), những

khuynh hướng của bà chịu ảnh hưởng của phân tâm học. Mid đã cố gắng

chứng minh rằng, các vai trò trong xã hội bị quy định không phải là các yếu tố

sinh học, mà là các yếu tố xã hội. Theo bà, tồn tại mối liên hệ giữa khả năng

giáo dục, các điểm văn hoá và văn hoá của cá nhân. Trong các công trình

nghiên cứu của mình Mid đã rất quan tâm đến vấn đề giáo dục và ảnh hưởng

của nó đến phát triển nhân cách con người. Như vậy, các nghiên cứu của Mid

đã chứng minh vai trò và sự tác động tương hỗ giữa giáo dục và văn hoá

trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người.

- Phân tích xã hội. Khuynh hướng này nằm giữa tâm lý học và xã hội

học. Đối tượng nghiên cứu của nó là các tổ chức xã hội.

Nhà nghiên cứu người Pháp G.Lapaccad đã phân ra ba mức độ của

các quan hệ con người trong tổ chức:

Page 46: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

+ Nhóm cơ sở. Trong nhóm này, giữa các thành viên có sự tác động

tương hỗ trực tiếp.

+ Tổ chức. Đây là sự tập hợp các nhóm cơ sở trong một tổng thể.

+ Cộng đồng. Mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm so với 2 loại

trên ở mức độ ít chặt chẽ và ít bền vững hơn.

Những người theo khuynh hướng phân tích xã hội chứng minh rằng,

quan hệ nội tại trong các nhóm cơ sở thường phụ thuộc vào vị trí của nhóm.

Vị trí này được xem trong mối tương quan lực lượng.

Từ góc độ tâm lý học xã hội, khuynh hướng phân tích xã hội hướng

đến nghiên cứu 2 vấn đề: thứ nhất, nó chứng minh rằng một số hành động

mang tính tự nhiên trong các tổ chức là kết quả của sự thể hiện những lực

lượng tiềm ẩn nào đó; thứ hai khuynh hướng này hướng đến các nhóm cơ sở

(loại nhóm nhỏ).

- Xã hội học các tổ chức. Theo khuynh hướng này, "tổ chức là các

nhóm xã hội được thành lập để đạt được những mục tiêu nhất định.

Trong khuynh hướng xã hội học các tổ chức có 3 hướng nghiên cứu

lớn.

+ Lý thuyết lâm sàng về tổ chức. Người sáng lập nó là kỹ sư, nhà kinh

tế học, cha đẻ của thuyết quản lý theo khoa học F.Vi Taylo (1856 - 1915).

Trong các công trình của mình, Taylo đã nghiên cứu sự phân công lao động

trong các xí nghiệp, vai trò của con người, phân chia hành động của người

công nhân thành nhiệu thao tác nhỏ để loại bỏ các thao tác thừa. Tư tưởng

chủ đạo trong học thuyết của Taylo là tăng hiệu quả, năng suất lao động tới

mức tối đa.

+ Lý thuyết về quan hệ con người. Người sáng lập ra lý thuyết này là E.

Mayo (1880-1949). Ông đã lý giải các vấn đề của người lao động từ góc độ

tâm sinh lý. Năm 1933, Mayo đã viết cuối "Các vấn đề nhân văn của nền văn

minh công nghiệp". Trong công trình này Mayo đã giải thích những mệt mỏi

tâm lý và sinh lý của công nhân do lao động đơn điệu tạo nên. Nghiên cứu

Page 47: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

của ông đã dẫn tới xem xét hoàn cảnh một cách tổng thể qua việc phân tích

khía cạnh vật chất, tinh thần và tổ chức của nó. Mayo đã phát hiện ra rằng sự

khuyến khích bằng tiền không phải ở đâu và lúc nào cũng nâng cao được

chất lượng và năng suất lao động. Thái độ, tình cảm, sự chân thành của

người lãnh đạo, các điều kiện làm việc... là yếu tố quan trọng nâng cao năng

suất lao động. 12 năm sau, năm 1945, Mayo viết cuốn “Các vấn đề xã hội của

nền văn minh công nghiệp”. Trong cuốn sách này, một số vấn đề tâm lý xã hội

đã được đề cập đến như những xung đột giữa các cá nhân trong nhóm và

giữa các nhóm. Đó là sự căm ghét, bất hoà, nghi kỵ và thù địch trong nhóm,

mà đáng lẽ ra phải được thay thế bằng sự hợp tác. Nhìn chung, học thuyết

của Mayo đã nhấn mạnh đến vai trò của quan hệ con người và ảnh hưởng

của chúng đến hoạt động của nhóm. Ông đã đề cao yếu tố tương đồng tâm lý

của nhóm trong việc nâng cao chất lượng công việc, giảm bớt những khác

biệt và căng thẳng trong quá trình hợp tác.

+ Chủ nghĩa cấu trúc, hướng thứ ba này nghiên cứu những xung đột

xảy ra trong tổ chức, tổ chức được tạo nên từ nhiều nhóm khác nhau, những

nhóm này lại có những lợi ích khác nhau, thậm trí trái ngược nhau.

Tâm lý học xã hội Xôviết là một khuynh hướng nghiên cứu lớn về

nhóm. Tâm lý học xã hội Xôviết rất chú trọng đến mặt xã hội trong các nghiên

cứu tâm lý học. Đối với nhóm, các nhà tâm lý học Xô viết quan tâm đến

những vấn đề cơ bản sau: nhóm lớn, tập thể (loại nhóm chính thức phát triển

ở trình độ cao), những đặc thù của các quan hệ liên nhân cách trong nhóm

như sự thống nhất, quyền tự quyết, sự lựa chọn, tính quy chiếu, lãnh đạo, thủ

lĩnh, các giai đoạn phát triển của tập thể v.v….

Trong suốt hơn nửa thế kỷ phát triển, tâm lý học xã hội đã tạo nên một

ngành tâm lý học với bản sắc riêng của mình, có những đóng góp to lớn cho

sự phát triển tâm lý học xã hội của thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực lý luận.

Như vậy, có nhiều cách tiếp cận khác nhau khi tìm hiểu về nhóm. Dù ở

góc độ nào thì các nhà tâm lý học đều xem nhóm là chủ thể các hiện tượng

Page 48: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

tâm lý xã hội, nơi mà các hiện tượng tâm lý hình thanh, phát triển và diễn ra

hết sức phức tạp.

Chương 2. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI NHÓM

I. KHÁI NIỆMKhi tìm hiểu về nhóm, câu hỏi đầu tiên đặt ra: Nhóm là gì? Một vấn đề

hết sức gần gũi đối với mỗi người chúng ta, song để tìm một lời giải từ góc độ

lý luận cho nó lại là công việc không dễ đàng.

Trong quá trình hoạt động sống và thực hiện các chức năng xã hội

khác nhau, con người là thành viên của nhiều nhóm xã hội và hình như con

người được hình thành trong các điểm tương giao của các nhóm này. Gia

đình, cơ quan, bạn bè, hàng xóm, ngõ phố, khu tập thể... những nhóm hết

sức gần gũi với mỗi người, bởi lẽ anh ta là thành viên của chúng. Mỗi nhóm

trên có những đặc điểm khác nhau về số lượng thành viên, về qui mô, về hoạt

động, về chức năng và về ảnh hưởng của nó đến cá nhân. Song để xây dựng

khái niệm nhằm với tư cách là khái niệm chung cho tất cả các cộng đồng

người chúng ta phải xác định dược những dấu hiệu chung, đặc trưng cho các

cộng đồng khác nhau của nhóm. Về các tiêu chuẩn để xác định nhóm, các

nhà tâm lý học có những quan điểm không đồng nhất nhau.

Tâm lý học Xôviết chú ý đến tính thống nhất của nhóm dựa trên những

dấu hiệu: đặc điểm hoạt động chung, thuộc tính xã hội hoặc giai cấp, đặc

điểm tổ chức, mức độ phát triển... Sự tồn tại của nhóm không tách rời hoạt

động. Như vậy, khi xác định nhóm, tâm lý học xã hội Xôviết dựa trên cơ sở

cách tiếp cận hoạt động và coi trọng khía cạnh xã hội của nhóm.

Theo các nhà tâm lý học Xôviết, nhóm là cộng đồng người được phân

ra trong tổng thể xã hội trên cơ sở những dấu hiệu nhất định (thuộc tính giai

cấp, tính chất của hoạt động chung, mức độ của các mối quan hệ giữa các cá

nhân, các đặc điểm tổ chức...)

Page 49: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Marvin Shaw - chuyên gia về động thái nhóm cho rằng tất cả cá nhóm

đều có một đặc tính chung (mang tính phổ biến): các thành viên có tác động

tương hỗ với nhau. Từ đó Shaw định nghĩa nhóm như sau: nhóm là cộng

đồng có từ hai người trở lên, tác động tương hỗ và ảnh hưởng lẫn nhau, tồn

tại trong một thời gian nhất định (dài hơn một vài khoảng thời gian ngắn -

chốc, lát). Theo David G.Myers, có một số yếu tố làm cho các thành viên tập

hợp lại, tạo nên nhóm, đó là: sự cần thiết phải gặp gỡ trong thời gian dài,

cùng chung các mục đích, chuẩn bị đầy đủ thông tin... Song có một số sự tập

hợp của các cá nhân mà không tạo thành nhóm. Chẳng hạn, các hành khách

trên một chuyến bay. Theo Myers thì đó chỉ là sự tập hợp các cá nhân chứ

không có sự tương tác lẫn nhau.

Có thể nói, nhóm là một cộng đồng có từ hai người trở lên, giữa họ có

một sự tương tác và ảnh hưởng lần nhau trong quá trình thực hiện hoạt động

chung.

II. PHÂN LOẠI NHÓMXã hội được tạo nên từ các nhóm. Các nhóm này không tồn tại riêng rẽ,

mà chúng nằm trong mối liên hệ tương tác, đan xen vào nhau và phụ thuộc

lẫn nhau. Một cá nhân trong cùng một thời điểm có thể là thành viên của một

số nhóm khác nhau. Thực trạng trên làm cho việc phân loại nhóm trở nên khó

khăn hơn, phức tạp hơn và cũng mang tính tương đối.

Việc phân loại nhóm được dựa trên những tiêu chí nhất định. Sự khác

nhau về các tiêu chí này đã dẫn tới những phương pháp phân loại khác nhau

về nhóm.

Nhà nghiên cứu người Mỹ Iubencơ đã đưa la một số tiêu chí cơ bận để

phân loại nhóm: trình độ phát triển văn hoá, cấu trúc, nhiệm vụ, chức năng,

hình thức giao tiếp... của nhóm.

Page 50: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Nhà tâm lý học xã hội Xô viết G.M.Anđreieva đã dựa vào tính chất, qui

mô, đặc điểm của nhóm để phân loại. Sự phân loại của bà được biểu diễn

thành sơ đồ sau:

Sơ đồ 1:Phân loại nhóm của G.M. Andreieva

Phương pháp phân loại nhóm phổ biến hơn cá là phương pháp dựa

vào các đặc điểm cơ bản của nhóm. Theo quy mô và mối liên hệ của các

thành viên phân ra: Nhóm lớn, nhóm nhỏ và nhóm rất nhỏ (hai hay ba người);

theo quy chế xã hội phân ra: nhóm có trình độ phát triển thấp, nhóm có trình

độ phát triển cao; theo giá trị chúng ta có: nhóm qui chiếu và nhóm hội viên;

theo thời gian tồn tại phân ra: nhóm tồn tại lâu dài (làng quê, trường học...),

nhóm tạm thời (đám đông, nhóm đi nghỉ mát...) và nhóm tồn tại theo chu kỳ

thời gian nhất định. Phương pháp phân loại này có thể được biểu diễn thành

sơ đồ sau:

Nhom tu phat tap the

Cac nhom co to chuc(nhom chinh thuc)

Cac nhom khong co to chuc

(Nhom khong chinh thuc)

Cac nhom nhoCac nhom lon

Cac nhom tu nhienCac nhom trong phong thi nghiem

Cac nhom thuc teCac nhom co dieu kien

NHOM

Page 51: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Sơ đồ 2: Phân loại nhóm theo tiêu chí

Khi bàn về sự phân loại nhóm, chúng ta cần lưu ý đến sự phân loại

nhóm nhỏ. Bởi lẽ, nhóm nhỏ có vai trò hết sức quan trọng (lối với con người,

những tác động tương hỗ và trực tiếp và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các cá

nhân được diễn ra trong nhóm nhỏ. Hiện nay có tới 50 cách phân loại. Sự đa

dạng như vậy trong phân loại là do chưa có sự thống nhất đối với định nghĩa

- Theo qui mo- Theo moi lien he giua cac thanh vien

Theo qui che xa hoi

Theo thoi gian ton tai

Theo gia tri

Theo trinh do phat trien

NHOM

Nhom ton tai theo chu ky

Nhom ton tai tam thoi

Nhom ton tai lau dai

Nhom hoi vien

Nhom qui chieu

Nhom phat trien thap

Nhom phat trien cao

Nhom khong chinh thuc

Nhom chinh thuc

Nhom nho

Nhom lon

Page 52: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

nhóm nhỏ. Dưới đây là một số cách phân loại về nhóm trong tâm lý học

phương Tây.

- Nhà nghiên cứu Mỹ S.Kuli đã phân thành nhóm thứ nhất (nhóm cơ

sở) và nhóm thứ hai (nhóm thứ cấp). Loại nhóm thứ nhất gồm gia đình, bạn

bè, hàng xóm... Đặc điểm cơ bản của nhóm này là quan hệ giữa các thành

viên mang tính trực tiếp. Loại nhóm thứ hai gồm những nhóm mà mối quan

hệ giữa các thành viên mang tính gián tiếp như các đoàn thể, cộng đồng

người với số lượng lớn. Tại các nhóm loại này, các thành viên giao tiếp với

nhau qua các khâu trung gian.

- Hai nhà tâm lý học Pháp A.M.Robert và Ph.Tilman cũng phân loại

nhóm nhỏ thành 2 loại như vậy, các tác giả này còn nhấn mạnh thêm, ở nhóm

cơ sở, kinh nghiệm của con người được hình thành, cũng như con người

nhận được những kinh nghiệm từ người khác và sử dụng nó. Gia đình là loại

nhóm cơ sở điển hình của con người. Nhóm cơ sở thường có số lượng thành

viên không lớn, nó hình thành nên những chuẩn mực để điều chỉnh mối quan

hệ và hành vi của các thành viên. Nhóm thứ cấp thường là nhóm lớn, chứa

đựng các nhóm cơ sở. Ví dụ: Tổng công ty gồm nhiều công ty thành viên.

Robert và Tilman còn phân loại nhóm nhỏ thành nhóm bắt buộc và

nhóm tự do. Các nhóm hắt buộc là nhóm mà sự tham gia của các thành viên

không phụ thuộc vào nguyện vọng của họ. Nhóm tự do là nhóm mà các thành

viên gia nhập vào theo nguyện vọng. Các nhóm bắt buộc như: gia đình, tộc

người..., các nhóm tự do như: câu lạc bộ thể thao, nhóm bạn bè...

- E.Mayo (Mỹ) là người đầu tiên đưa ra cách phân loại nhóm nhỏ thành

nhóm chính thức và nhóm không chính thức. Cùng Roethlisberger, E.Mayo đã

tiến hành các thí nghiệm Hawthorne. Với các thí nghiệm nổi tiếng này tại

Công ty điện miền Tây, Mayo và đồng nghiệp đã thấy được vai trò của các

quan hệ chính thức và không chính thức, vai trò của yếu tố cảm xúc, tình cảm

trong hoạt động của nhóm. Đặc biệt ông đã phát hiện ra sự ảnh hưởng của

nhóm không chính thức đến tinh thần và năng suất lao động của các thành

viên trong nhóm. Theo Mayo, nhóm chính thức có đặc điểm là vị thế của các

Page 53: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

thành viên được xác định rõ ràng được quy định bởi chuẩn mực của nhóm.

Trong nhóm chính thúc có sự phân vai chặt chẽ, có hệ thống lãnh đạo chế

định vai trò và vị thế của mỗi thành viên. Các nhóm không chính thức được

hình thành một cách tự phát, vai trò và vị thế của các thành viên khi được xác

định chặt chẽ như nhóm chính thức. Cấu trúc của nó do nhóm tự quyết định.

Nhóm không chính thức có thể hình thành một cách độc lập. Ví dụ: Nhóm của

những người chơi bóng chuyền, nhóm của bạn bè đi du lịch v.v….

- Nhà nghiên cứu người Mỹ G.Haimen đã phân nhóm ra thành nhóm

hội viên và nhóm thành viên. Nhóm thành viên là nhóm mà cá nhân là thành

viên chính thức và phải tuân theo những chuẩn mực của nó một cách bắt

buộc. Chẳng hạn: Anh Nguyễn Văn A là công nhân của xí nghiệp X. Xí nghiệp

X này là nhóm thành viên của anh ta. Trong khi nghiên cứu thực nghiệm về

nhóm, Haimen đã phát hiện ra sự tồn tại của một loại nhóm nữa - nhóm hội

viên. Đây là loại nhóm mà cá nhân không đứng trong nhóm (không là thành

viên chính thức của nó), nhưng lại hướng tới nó và tuân thủ các chuẩn mực

của nó. Nhóm hội viên đã thu hút sự quan tâm của một số nhà nghiên cứu

khác. M. Serit cho rằng, khái niệm nhóm hội viên gắn liền với hệ thống chuẩn

mực mà cá nhân dùng để so sánh vị thế của mình với vị thế của người khác.

G. Keli đã đưa ra hai chức năng của nhóm hội viên như chuẩn mực để cá

nhân so sánh và đánh giá hành vi của mình.

Cách phân loại nhóm nhỏ thành nhóm thành viên và nhóm hội viên đã

mở ra triển vọng lớn cho lĩnh vực nghiên cứu các hành vi phạm pháp, đặc

biệt là ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Tại sao một số thanh thiếu niên là thành

viên của các nhóm: lớp học, đội thiếu niên, đoàn thanh niên nhưng lại hướng

tới những nhóm khác, đặc biệt là các nhóm không chính thức tiêu cực và thực

hiện các chuẩn mực của những nhóm này? Điều này có thế lý giải như sau:

nhóm hội viên (lớp, đội, đoàn...) không còn hấp dẫn với cá nhân nữa, cá nhân

so sánh hành vi của mình với nhóm khác (nhóm tiêu cực) và hướng đến nó.

- Nhà nghiên cứu người Mỹ đã phân ra 3 loại nhóm với ba mức độ phát

triển khác nhau:

Page 54: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

+ Nhóm thu nạp - sự tập hợp các cá nhân mà không có mối liên hệ xã

hội nào. Chẳng hạn, nhóm những người đợi xe ôtô buýt.

+ Nhóm phát triển - ở mức độ tập hợp những cá nhân với một số mối

liên hệ tối thiểu. Những mối liên hệ này có thể rất mờ nhạt. Ví dụ, nhóm của

những người trong phòng hoà nhạc.

+ Nhóm đồng nhất - đây là loại nhóm bền vững nhất so với các loại

nhóm khác. Sự đồng nhất là dấu hiệu quan trọng nhất của nhóm này. Một số

loại nhóm thuộc loại này như gia đình, những người đồng nghiệp ở cơ quan,

các thành viên của nhà thờ…

M.A.Robert và Ph.Tilman đã phân nhóm thành nhóm bắt buộc và nhóm

tự do. Nhóm bắt buộc là nhóm mà sự tham gia của các thành viên có tính bắt

buộc và không phụ thuộc vào nguyện vọng của cá nhân. Ví dụ: nhóm gia

đình, tộc người, dân tộc. Nhóm tự do là nhóm mà các thành viên gia nhập vào

theo nguyện vọng. Chẳng hạn như các nhóm: câu lạc bộ thể thao, tổ chức

văn hoá, nhóm đi du lịch....

Chương 3. CẤU TRÚC CỦA NHÓMNói đến cấu trúc của nhóm là nói đến những mối liên hệ bền vững giữa

các thành tố đảm bảo sự thống nhất và toàn vẹn của nhóm.

I. SỰ CỐ KẾT CỦA NHÓMĐể nhóm vận hành và tồn tại thì các thành viên của nó cần phải gắn bó

với nhau. Cantwright và Zander đã đưa ra 3 yếu tố đảm bảo sự hấp dẫn một

cách có hiệu quả của nhóm

1. Sự hấp dẫn của các thành viên

Cá nhân đánh giá những thành viên khác của nhóm và tìm thấy sự hấp

dẫn của họ trước khi quyết định gia nhập. Các nghiên cứu của Fischer, Dion,

Landy và Sigall trong khi tìm hiểu những mối liên hệ xã hội trong nhóm đã

Page 55: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

chứng minh rằng sự hấp dẫn về thể chất đã góp phần có ý nghĩa vào việc quy

định mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau. Thậm chí sự hấp dẫn này đã

dẫn tới sự đánh giá người khác một cách sai lệch và phi lý (tức là những

người có thể chất hấp dẫn hơn được đánh giá tốt hơn so với các hoạt động

thực tế họ đã hoàn thành). Như vậy, vẻ đẹp thể chất tự nó đã trở thành một

yếu tố đánh giá người khác. Điều đó chứng tỏ rằng sự phi lý đã tham dự vào

quan hệ của con người trong nhóm và xã hội.

2. Sự giống nhau giữa các thành viên

Trong thuyết so sánh xã hội của mình, Festinger đã chỉ ra, con người

mong muốn so sánh mình với những người khác giống mình. Fischer cho

rằng, sự giông nhau là nhân tố thứ hai được ghi nhận đối với sự phát triển

các liên hệ. Sự giống nhau ở đây thể hiện tính tương hỗ về lợi ích, ý kiến, sở

thích và cách giao tiếp. Ông cũng có nhận định giống Festinger là các cá

nhân có xu hướng tìm kiếm những người giống mình trong những người

khác. Các nghiên cứu của Clore và Byrne (1974), Griffith và Veitch (1974) đều

đi tới một nhận xét: các cá nhân tìm đến và thích tiếp xúc với những ai mà họ

coi là có cùng ý kiến với mình. Quan hệ giữa họ càng phát triển tốt khi sự

đồng nhất ý kiến càng lớn. Mặt khác, sự ưa thích cũng được hình thành và

phát triển trên cơ sở giống nhau về ý kiến. Trong nhóm, những thành viên

được ưa thích hơn cả là những người có ý kiến gần gũi nhất đối với bản thân

cá nhân đó.

3. Phương tiện cần thiết

Nhóm là sự gắn bó các thành viên có cùng mục đích. Sự gắn bó này

vẫn được duy trì ngay cả khi những mục đích của nhóm bị thất bại. Ở đây,

những nhiệm vụ, những mục đích chung của nhóm đã trở thành phương tiện

để gắn bó, liên kết các thành viên với nhau.

3.1. Nguồn gốc sự cố kết của nhóm

Sự cố kết được xem như kết quả của những nỗ lực thúc đẩy các thành

viên ở lại với nhóm (Festinger, 1954). Các nhà tâm lý học Xôviết (cũ) cho

Page 56: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

rằng sự cố kết của nhóm là sự phối hợp chặt chẽ, điều chỉnh và ổn định hệ

thống những quá trình bên trong nhóm. Sự cố kết của nhóm thể hiện sự tái

tạo vững chắc các yếu tố tâm lý tạo thành tính tích cực bên trong của nhóm

và tính tự động hoá của nó. Đó là điều kiện cần thiết để nhóm hoạt động, tồn

tại và phát triển.

Sự cố kết của nhóm góp phần tạo nên cấu trúc của nhóm và phản ánh

cấu trúc của nhóm.

3.2. Các yếu tố làm tăng thêm sự cố kết của nhóm

Các nhà nghiên cứu đã chi ra một số yếu tố mà chúng ta có thể góp

phần vào sự cố kết của nhóm. Một trong những yếu tố đó là sự cạnh tranh

giữa các nhóm. Những nghiên cứu thực nghiệm của Sherif và đồng nghiệp

(1967) đã rút ra kết luận: các thành viên của nhóm đoàn kết, nhất trí với nhau

hơn khi nhóm đó phải cạnh tranh với nhóm khác.

Cảm xúc sợ hãi bắt buộc từ sự băn khoăn, lo lắng cũng làm tăng thêm

sự cố kết của nhóm (Mulder và Stemerding, 1963).

II. CẤU TRÚC CHÍNH THỨC CỦA NHÓMKhi các cá nhân cùng nhau gia nhập nhóm, họ mang đến nhóm những

dự định, mong đợi và các khả năng khác nhau của mình. Tất cả những yếu tố

này được thể hiện trong quá trình tác đồng tương hỗ giữa các thành viên khi

thực hiện hoạt động chung của nhóm. Theo Marvin E.Shaw và Philip

R.Costanzo (Mỹ) thì những khía cạnh khác biệt này của các thành viên trong

nhóm là các yếu tố quyết định quan trọng của cấu trúc nhóm. Sự tác động

của các thành viên khác trong nhóm góp phần làm cho các yếu tố này thúc

đẩy hoạt động của nhóm. Khi tìm hiểu và cấu trúc nhóm, hai nhà nghiên cứu

này đã quan tâm đến các vị trí khác nhau của nhóm có tổ chức bao gồm các

loại hành vi - các hành vi thực hiện các chỉ thị nhiệm vụ và các hành vi phản

ứng lại. Chúng nằm trong hệ thống tác động tương hỗ qua lại.

Page 57: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Vị trí trong cấu trúc của nhóm bao gồm hai thành tố: vị thế và chức

năng (nhiệm vụ) của cá nhân đó trong nhóm.

Stogdill đã khẳng định rằng, vị thế của vị trí được xem như quyền tự

quyết cái vị trí mà cá nhân chiếm giữ từ khi bắt đầu đến suốt quá trình duy trì

nó. Vì thế có nghĩa là mối quan hệ theo thứ bậc giữa hai hoặc nhiều cá nhân

(vị trí) trong nhóm. Do đó, có thể nói, vị thế của một cá nhân trong nhóm chỉ

có thể được xác định trong mối quan hệ với vị thế của cá nhân khác trong cấu

trúc nhóm. Như vậy, các yếu tố như quyền lực, quyền lợi đặc quyền được

quy vào các dạng quyền tự quyết của một vị thế được xác định.

Chức năng của vị trí được xác định như sự đóng góp tất yếu (với sự nỗ

lực) của cá nhân cho nhóm trong giới hạn vị trí của mình. Tất nhiên, các chức

năng cũng khác nhau do sự khác nhau của các vị trí trong nhóm. Chẳng hạn

như: chức năng thực hiện, vạch kế hoạch, quản lý, v.v….

Sự ổn định của vị thế và chức năng do ảnh hưởng của một số yếu tố.

Ví dụ, những kinh nghiệm ban đầu của sự thành công hay thất bại. Yếu tố này

có vai trò củng cố khả năng tồn tại cá nhân ở vị trí của mình.

III. HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG TRONG NHÓM1. Khái niệm

Trong nhóm, truyền thông được xem như là một trong những hoạt động

quan trọng nhất. Bởi lẽ, nó đóng vai trò của một cơ quan tuần hoàn - chuyển

tải thông tin đến mỗi thành viên, giữa các thành viên với nhau và đưa các

thông tin từ các thành viên về cơ quan quản lý nhóm.

Truyền thông được hiểu một cách đơn giản là truyền báo cho người

khác những tin tức, tài liệu liên hệ đến họ trong tổ thức của nhóm. Sẽ là thiếu

sót như hiểu truyền thông là hoạt động một chiều (từ người truyền đến người

nhận tin tức) mà phải hiểu đây là hoạt động hai chiều (tức là còn một chiều

nữa - chiều phản hồi từ phía người nhận trở lại người truyền). Ở một số cơ

quan của chúng ta, do ảnh hưởng của cơ chế quản lý bao cấp, quan liêu mà

Page 58: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

những người quản lý các cấp chỉ quan tâm đến chiều truyền thông tin, và rất

ít chú ý đến những phản hồi từ phía người nhận tin. Do vậy, người quản lý

không hiểu được mức độ hiểu biết về thông tin của đối tượng nhận tin, sự thi

hành và phản ứng của họ với thông tin đó.

2. Mạng lưới truyền thông

Trong nhóm tồn tại các mạng lưới truyền thông khác nhau. Ở một số

nhóm, mỗi thành viên truyền thông một cách tự do với các thành viên khác. Ở

một số nhóm khác, người quản lý truyền thông đến các thành viên và các

thành viên có thể truyền thông phản hồi trở lại người quản lý. Trong nhóm

chính thức tồn lại một hệ thống truyền thông có tổ chức, mạng lưới truyền

thông được quy định bởi mục đích, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức mang tính

xã hội của nhóm.

Cấu trúc các mạng lưới truyền thông khác nhau của nhóm được

Bavelas nghiên cứu năm 1950. Theo tác giả này, có 4 mô hình cơ bản mạng

lưới truyền thông của nhóm.

(1) Mạng truyền thông vòng tròn

(2) Cấu trúc dây truyền (xích)

(3) Cấu trúc chữ "Y"

(4) Cấu trúc bánh xe

(4)(3)(2)(1)

Page 59: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Khi nghiên cứu về hiệu quả truyền thông (mang tính bắt buộc) giữa các

thành viên trong nhóm, Harold J.Leavitt (l951) đã đưa ra một số mô hình

truyền thông của nhóm

3. Cấu trúc của hoạt động truyền thông trong nhóm

Sơ đồ - Cấu trúc của hoạt động truyền thông

3.1. Phần truyền

Hoạt động truyền thông trong nhóm được bắt đầu từ bộ phận truyền tin.

Chủ thể của phần truyền tin có thể là những người quản lý hay các thành viên

của nhóm. Từ đây các chỉ thị, thông tin được truyền đến đối tượng nhận tin.

Yêu cầu đối với những người truyền tin là phải biết được mục đích của

việc truyền thông và kết quả sẽ đạt được. Tức là phải biết được truyền những

thông tin gì, tại sao lại truyền các thông tin đó, truyền cho ai, thời gian chuyển

tin và thông tin đó được truyền đến đâu. Điều quan trọng đối với người truyền

tin là phải hiểu rõ đối tượng nhận thông tin (trong đó đặc biệt là trình độ, nhu

cầu của họ). Việc truyền thông phải phù hợp với trình độ của người nhận tin,

phải liên quan đến nhu cầu và lợi ích của họ. Sẽ là thừa và không hiệu quả

nếu đem những vấn đề liên quan đến cán bộ kỹ thuật, phổ biến cho công

nhân.

Các thông tin được truyền phải rõ ràng, dứt khoát, dễ hiểu. Đối với

truyền thông trực tiếp và bằng miệng, người truyền cần chú ý đến phản ứng,

thái độ của người nhận. Đặc biệt, người truyền phải chú trọng đến cách dùng

lời nói, thái độ, cử chỉ của mình làm sao tạo ra cho đối tượng nhận tin một

Thông tin

Thông tin

PHAN NHANPHAN

TRUYEN

Page 60: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

trạng thái dễ chịu, một sự hào hứng khi nhận thông tin, tránh làm cho đối

tượng nhận tin có cảm xúc khó chịu, bực tức, v.v…. Đối với việc truyền thông

bằng văn viết cần chú ý đến những từ ngữ, giọng văn khi dùng.

Trong truyền thông, chúng ta cần chú ý đến một đặc điểm tâm lý quan

trọng của người Việt Nam là rất coi trong tình cảm. Yếu tố tình cảm thường

đóng một vai trò quyết định trong giao tiếp và hiệu quả của công việc cũng

phụ thuộc lớn vào những câm xúc được tạo ra trong giao tiếp. Thái độ, cử

chỉ, ngôn ngữ có vai trò quan trọng đối với việc tạo ra các trạng thái cảm xúc

trong quá trình truyền thông. Chẳng hạn, một người giám đốc truyền đạt

thông tin đến người thư ký của mình: "Chị đánh cho tôi cái công văn này, sau

một giờ nữa là phải xong đấy". Cách truyền thông này chắc chấn sẽ kém hiệu

quả hơn cách diễn đạt sau: “Nhờ chị đánh giúp họ tôi cái công văn này, liệu

sau một giờ nữa có xong được không?”. Cùng một nội dung thông tin, nếu

cách truyền đạt khác nhau thì hiệu quả thu được cũng khác nhau.

Đối với những người quản lý nhóm, khi truyền tin nên tránh thể hiện

thái độ hách dịch, ra lệnh hoặc biểu thị quyền uy của mình.

3.2. Phần nhận

Đối với người nhận tin, điều quan trọng là phải biết lắng nghe, phải hiểu

được mục đích, nội dung của thông tin truyền đến, thông tin đó được truyền

đến từ cấp nào. Việc tiếp nhận thông tin một cách chính xác, đầy đủ là điều

kiện quyết định để thực hiện tốt thông tin đó. Một khi người nhận chưa hiểu

tốt thông tin được truyền thì cần hỏi lại người truyền tin. Những người quản lý

khi tiếp nhận các thông tin của cấp dưới cần biết lắng nghe, ghi nhận, tránh

thái độ chỉ trích, ngắt lời. Thực tiễn cho thấy, những người quản lý thành công

là những người biết lắng nghe cấp dưới, biết khích lệ cấp dưới bày tỏ quan

điểm, tâm tư, nguyện vọng của mình. Alfred Adler đã đưa ra một nhận xét hết

sức đúng đắn: “Kẻ nào không quan tâm đến người khác, chẳng những sẽ gặp

nhiều khó khăn nhất trong đời, mà còn là những người có hại nhất cho xã hội.

Hết thảy những kẻ thất bại đều thuộc hạng người đó”.

Page 61: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Hai yếu tố cấu thành hoạt động truyền thông của nhóm (phần truyền và

phần nhận) cần phải đặt trong mối tác động tương hỗ lẫn nhau. Chỉ khi nào

hai yếu tố này được đặt trong mối quan hệ tương hỗ thì hoạt động truyền

thông của nhóm mới đạt hiệu quả. Trên thực tế không ít cán bộ quản lý của

chúng ta có quan niệm chưa đúng về hoạt động truyền thông trong cơ quan

mình. Họ chỉ chú ý đến phần truyền thông tin (tức là truyền đạt các chỉ thị,

mệnh lệnh... đến cấp dưới) mà không quan tâm (hoặc xem nhẹ) chiều truyền

thông tin từ cấp dưới lên cấp trên. Làm như vậy, những người quản lý sẽ

không hiểu được đối tượng nhận tin của mình: thái độ, phản ứng của họ khi

nhận thông tin, những khó khăn thực hiện các thông tin đó hay các thông tin

đó có phù hợp với lợi ích, trình độ của họ không hoặc những tâm tư, nguyện

vọng của họ.

IV. LÃNH ĐẬO NHÓMLãnh đạo là một yếu tố không thể thiếu được với bất cứ nhóm nào. C.

Mác đã từng chỉ ra: một người độc tấu thì tự điều khiến mình, còn một dàn

nhạc thì cần phải có nhạc trưởng. Lãnh đạo là một yếu tố quyết định sự tồn

tại và phát triển của nhóm. Không có sự lãnh đạo hoạt động của nhóm sẽ

không nhìn được mục tiêu hành động, không phương hướng, hỗn độn, các

thành viên không kết hợp được với nhau... Lãnh đạo có thể xem là một quá

trình tổ chức, kết hợp và thúc đẩy các thành viên thực hiện các mục tiêu của

nhóm.

Sử dụng quyền lực là khía cạnh quan trọng của sự lãnh đạo. Hai nhà

nghiên cứu French và Raven đã chỉ ra năm nguồn gốc của sức mạnh quyền

lực:

1. Quyền lực ban thưởng - quyền lực có được do khả năng ban thưởng

cho cấp dưới khi hoàn thành tốt công việc được giao..

2. Quyền lực trừng phạt - quyền lực tạo ra do khả năng trừng phạt cấp

dưới khi không hoàn thành công việc được giao.

Page 62: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

3. Quyền lực hợp pháp - quyền lực có được từ vị trí lãnh đạo hợp pháp

của mình.

4. Quyền lực nhờ kinh nghiệm - quyền lực có được do cá nhân có

những kỹ năng hoặc sự tinh thông trong lĩnh vực chuyên môn nào đó.

5. Quyền lực do uy tín - khả năng ảnh hưởng đến người khác bằng uy

tín của mình. Người lãnh đạo nhận, tạo được sự kính trọng và khâm phục của

người khác.

Raven và Kruglanski đã đưa ra thêm một yếu tố nữa của sức mạnh

quyền lực:

6. Quyền lực về thông tin - cá nhân sở hữu những thông tin quan trọng.

Nhà tương lai học nổi tiếng người Mỹ Alvin Toffler, trong cuốn sách

“Thăng trầm quyền lực” (1990) của mình cho rằng có 3 nhân tố quyết định sự

phân phối quyền lực trong xã hội, đó là: bạo lực, của cải và tri thức. Đối với

thời đại ngày nay trong ba yếu tố này: tri thức đang vai trò quan trọng hơn cả.

Theo A.Toffler, có thể dùng tri thức để khen thưởng, khuyến khích, trừng phạt

hay thuyết phục. Việc nắm vững chính xác thông tin là có thể tránh được

những lãng phí của cải và sức lực. Đối với chúng ta hiện nay, tri thức mà

trước hết là trình độ, năng lực là yếu tố hết sức cần thiết đối với công tác

quản lý nhóm của những người lãnh đạo. Để đáp ứng yêu cầu của công cuộc

đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, chúng ta rất

cần những người lãnh đạo có tri thức cao thể hiện trước hết ở trình độ am

hiểu về chuyên môn, kiến thức quản lý nhóm, sự hiểu biết về con người,

v.v….

Khi tìm hiểu về sự lãnh đạo nhóm, nhiều nhà nghiên cứu đã rất quan

tâm đến một hiện tượng khá đặc biệt của lãnh đạo nhóm và là nhân tố quan

trọng trong quản lý nhóm là vai trò thủ lĩnh. Một số nhà tâm lý học Xô viết đã

so sánh những điểm giống nhau khác nhau giữa vai trò thủ lĩnh và vai trò lãnh

đạo nhóm.

Page 63: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Khái niệm "thủ lĩnh" gắn liền với các đặc điểm của các quan hệ tâm lý

hình thành trong nhóm theo "chiều dọc" tức là quan hệ thống lĩnh và phục

tùng. Khái niệm "lãnh đạo" liên quan tới tổ chức hoạt động của nhóm, tới quá

trình tâm lý nhóm.

Nhà tâm lý học Xô viết (cũ) B.D.Parưghin đã chỉ ra sự khác biệt giữa

thủ lĩnh và người lãnh đạo nhóm như sau:

+ Thủ lĩnh thực hiện sự điều hoà quan hệ giữa các cá nhân trong

nhóm, còn người lãnh đạo thức hiện sự điều chỉnh các quan hệ chính thức

của nhóm với tư cách là một tổ chức xã hột nhất định.

+ Thủ lĩnh được công nhận trong môi trường hẹp (nhóm nhỏ) còn lãnh

đạo là nhân tố của môi trường vĩ mô, nghĩa là nó gắn với toàn bộ hệ thống

các quan hệ xã hội.

+ Thủ lĩnh xuất hiện một cách tự phát, còn lãnh đạo được bổ nhiệm hay

nhóm lựa chọn. Hoạt động của lãnh đạo có mục đích, dưới sự kiểm tra của

các nhân tố khác nhau của các cơ cấu xã hội.

+ Hiện tượng thủ lĩnh không ổn định, việc hình thành thủ lĩnh phần

nhiều phụ thuộc vào tâm trạng của nhóm, còn lãnh đạo là hiện tượng có tính

ổn định hơn, bền vững hơn.

+ Lãnh đạo có trong tay các quy chế, hệ thống phê chuẩn, khen

thưởng, còn đối với thủ linh thì không có qui chế.

+ Phạm vi hoạt động của thủ lĩnh chủ yếu trong nhóm nhỏ mà anh ta là

người đứng đầu, phạm vi hoạt động của lãnh đạo rộng hơn, không chỉ trong

nhóm nhỏ, mà còn trong hệ thống xã hội rộng hơn.

Qua phân tích trên ta thấy thủ lĩnh và lãnh đạo có cùng một loại nhiệm

vụ, họ có trách nhiệm kích thích nhóm, hướng nhóm vào giải quyết các nhiệm

vụ nhất định, quan tâm tới các phương tiện phục vụ cho việc giải quyết các

nhiệm vụ. Mặc dù, nguồn gốc hình thành thủ lĩnh và lãnh đạo khác nhau,

nhưng các đặc điểm tâm lý của hoạt động của học thì có những nét chung.

Về các đặc điểm tâm lý này thì sự khác nhau giữa thủ lĩnh và lãnh đạo thể

Page 64: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

hiện ở chỗ: hiện tượng thủ lĩnh biểu hiện đặc điểm tâm lý của hành vi các

thành viên nhất định trong nhóm, còn lãnh đạo thể hiện đặc điểm xã hội của

các quan hệ trong nhóm, trước hết ở sự phân công vai trò quản lý và phục

tùng.

Trong thực tế hoạt động của nhóm nhỏ bên cạnh lãnh đạo có thể có

các thủ lĩnh với tư cách là trung tâm các quan hệ tình cảm hoặc trung tâm của

một số thành viên nào đó trong nhóm. Thường trong nhóm nhỏ có sự phân

công lao động đặc biệt giữa thủ lĩnh và lãnh đạo.

Trong công tác lãnh đạo và quản lý, vấn đề thủ lĩnh và lãnh đạo có ý

nghĩa rất lớn. Đó cũng là vấn đề rất phức tạp và hết sức tế nhị. Làm thế nào

để thủ lĩnh và lãnh đạo không mâu thuẫn với nhau trong hoạt động của nhóm.

Để đảm bảo cho các nhóm, các tổ chức hoạt động có hiệu quả, những người

làm công tác quản lý phải luôn luôn chú ý tới các vấn đề này.

V. PHONG CÁCH LÃNH ĐẠOPhong cách lãnh đạo cũng là một khía cạnh quan trọng trong quản lý

nhóm. Bởi vì, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lý của người lãnh

đạo.

Phong cách lãnh đạo là hệ thống các phương pháp được người lãnh

đạo (thủ lĩnh) sử dụng để tác động đến những người dưới quyền.

Theo K. Levin có 3 phong cách lãnh đạo: độc đoán, dân chủ và tự do.

Cách phân loại này được các nhà nghiên cứu chấp nhận và trở thành cách

phân chia cơ bản về phong cách lãnh đạo trong tâm lý học xã hội.

1. Phong cách độc đoán

Đặc điểm của phong cách này là công việc quản lý do một người lãnh

đạo chịu trách nhiệm. Chính anh ta là người đưa ra quyết định, điều chỉnh và

kiểm tra hoạt động của nhóm. Việc khen thưởng, kỷ luật mang tính chủ quan,

mệnh lệnh đưa ra không theo một hệ thống.

Page 65: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Chất lượng quyết định phụ thuộc vào thông tin mà người lãnh đạo nắm

được, vào năng lực phân tích thông tin của anh ta. Quyết định thường ngắn

gọn, rõ ràng. Việc ra quyết định phụ thuộc vào uy tín và năng lực thuyết phục

của người lãnh đạo.

Về lâu dài phong cách độc đoán dẫn đến kết quả cản trở tinh thần đoàn

kết, tăng thêm hộ máy quan liêu trong nhóm, thúc đẩy quá trình hình thành

các nhóm không chính thức.

2. Phong cách dân chủ

Phong cách này dựa trên sự trao đổi rộng rãi, tích cực của người lãnh

đạo và các thành viên trong nhóm. Quyết định được thông qua tại cuộc họp

chung của nhóm.

Phong cách này làm tăng thêm việc tiếp nhận thông tin từ phía các

thành viên của nhóm, làm bớt căng thẳng trong quá trình ra quyết định. Hình

thức quản lý này cũng làm nảy sinh nhiều khó khăn. Cho nên đòi hỏi người

lãnh đạo phải có những phẩm chất như khả năng hiểu biết con người, kỹ

thuật điều khiển các cuộc họp, biết chuẩn bị nhóm... Người lãnh đạo và nhóm

cần học cách tiếp xúc với nhau.

3. Phong cách tự do

Phong cách này ít được áp dụng trong đời sống xã hội. Ở đây chức

năng quản lý hoàn toàn do thành viên của nhóm quyết định. Nhóm trở thành

"nhóm không có người lãnh đạo" (trên thực tế người lãnh đạo vẫn tồn tại).

Thiếu người lãnh đạo nhóm sẽ rối loạn, các lực lượng sẽ phân tán theo các

nhóm nhỏ hơn.

Những ưu điểm và nhược điểm của các phong cách lãnh dạo

Không nên cho rằng phong cách quản lý này "tốt" phong cách kia "tồi".

Mỗi phong cách quản lý đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định.

Page 66: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

- Phong cách độc đoán đơn giản và linh hoạt. Người lãnh đạo không

cần giải thích nhiều lần, anh ta chịu trách nhiệm về các nhiệm vụ do mình

đảm nhận.

Phong cách này làm hạn chế tinh thần trách nhiệm của những người

dưới quyền, đưa họ tới tình trạng thụ động và ỉ lại, không phát huy được sáng

kiến của các thành viên trong nhóm.

- Phong cách dân chủ cho phép tất cả các thành viên được tham gia, tự

do thể hiện những ý kiến của cá nhân mình. Trong trường hợp này người

lãnh đạo biết rõ hơn các thành viên trong nhóm của mình suy nghĩ như thế

nào.

Phong cách này đòi hỏi nhiều thời gian, cho nên không đáp ứng được

những yêu cầu của các công việc cần được quyết định nhanh chóng. Sự

tham gia rộng rãi của mọi người trong một số trường hợp không đảm bảo

được tính bí mật của công việc mà lẽ ra cần phải có. Phong cách dân chủ

cũng đòi hỏi người lãnh đạo các năng lực tổ chức và sự điềm tĩnh.

Trong công tác quản lý không nên áp dụng một cách tuyệt đối phong

cách này hay phong cách kia. Hai phong cách lãnh đạo này bổ sung cho nhau

và cần phải vận dụng một cách linh hoạt để đảm bảo hiệu quả cao trong công

tác quản lý nhóm. Việc áp dụng một trong hai phong cách vào những thời

điểm cần thiết dựa vào các yếu tố sau: mức độ khẩn cấp của nhiệm vụ, các

phẩm chất cá nhân của người lãnh đạo, số lượng thành viên của nhóm, mức

độ hiểu biết, nhận thức của họ, v.v….

Bảng so sánh các đặc điểm của hai phong cách lãnh đạo

Ra

quyết

định

Phong cách độc đoán Phong cách dân chủ

Thông

tin

Người lãnh đạo tự thu

thập thông tin để sử

dụng cho cá nhân mình

Người lãnh đạo thông báo cho

những người dưới quyền và nhận

được thông tin từ phía họ

Đánh Người lãnh đạo tự mình Người lãnh đạo biết rõ ý kiến của

Page 67: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

giá

đánh giá hay được sự

giúp đỡ của một số trợ

những người dưới quyền và trao

đổi với họ các quan điểm của

mình

Quyết

định

Người lãnh đạo lựa

chọn quyết định một

mình hay với sự giúp đỡ

của một số lãnh đạo cấp

dưới

Người lãnh đạo lựa chọn quyết

định cuối cùng với các thành viên

của mình

Mức

độ rõ

ràng

Các mệnh lệnh, chỉ thị

rõ ràng, ngắn gọn, chính

xác. Chúng được truyền

từ người lãnh đạo đến

những người dưới

quyền

Thảo luận giải quyết những vấn

đề được mọi người quan tâm.

Mức độ rõ ràng là kết quả của

quá trình thảo luận chung

Quá

trình

truyền

thông

tin

Ra

quyết

định

Người lãnh đạo sử dụng

hệ thống phê chuẩn, uy

tín và sự am hiểu của

mình, anh ta biết thuyết

phục những người dưới

quyền

Các thành viên tham gia vào việc

trao đổi thông tin, thảo luận quyết

định trước khi được thông qua

Sự tác

động

qua lại

Kế hoạch chung chỉ có

ở người lãnh đạo

Có mục đích chung, mỗi người

biết công việc của mình và công

việc của người khác

Người lãnh đạo quan

sát và kiểm tra liên tục

Kiểm tra quyết định và kết quả

thực hiện công việc. Nhóm tự

kiểm tra trong quá trình thực hiện

nhiệm vụ

Page 68: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Công tác quản lý ngày nay đã trở nên phức tạp hơn. Trước đây người

lãnh đạo cần có phẩm chất đạo đức và trí tuệ hiểu biết tốt thông tin, biết quyết

định và kiểm tra.

Cuộc sống hiện nay yêu cầu người lãnh đạo phải có thêm nhiều phẩm

chất mới để phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện đòi hỏi của xã hội, đặc biệt

người lãnh đạo phải có óc phê phán, phải linh hoạt, biết "thích nghi" và biết

sử dụng các ai khác nhau trong tình huống cần thiết.

Chương 4. CÁC QUÁ TRÌNH CỦA NHÓM

I. SỰ HÌNH THÀNH NHÓMCác nhóm đặc biệt là các nhóm chính thức được hình thành bởi một

hay một số nhu cầu nhất định của phân công lao động xã hội và hoạt động xã

hội. Chẳng hạn, một trường học được thành lập là do xuất phát từ nhu cầu

học và đào tạo. Một công ty dịch vụ ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ở

một khu vực nào đó. Một đội bóng đá hay bóng chuyền được thành lập là do

nhu cầu đảm bảo sự phát triển thể dục thể thao của địa phương hay tổ chức

đó. Ở đây, sự hình thành nhóm là do các nguyên nhân khách quan nằm trong

hệ thống xã hội. Chính điều này quy định về cơ cấu phân vai, vị thế trong

nhóm và mục đích hoạt động của nhóm.

Đối với các nhóm như không chính thức thỉ sự hình thành nhóm

thường xuất phát từ những nhu cầu cá nhân. Các cá nhân có chung một hai

một số nhu cầu nào đó thì tập hợp thành một nhóm. Chẳng hạn, nhóm những

người đi du lịch, nhóm những người chơi thể thao buổi chiều... Sự tồn tại của

các nhóm này phụ thuộc vào việc thoả mãn các nhu cầu đó.

Đôi khi sự hình thành nhóm là do các thành viên có sự tương hợp nhau

về một số đặc điểm tâm lý nhất định, sự gần gũi nhau về không gian, sự

giống nhau về lứa tuổi, giới tính, v.v….

Như vậy, sự hình thành nhóm có thể do những nguyên nhân khác nhau

(hoặc khách quan hoặc chủ quan). Có thể nói, sự hình thành nhóm là một đòi

Page 69: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

hỏi tất yếu của phân công lao động xã hội. Trong quá trình xã hội hoá, nhu

cầu gia nhập nhóm là nhu cầu không thể thiếu được của con người.

II. CHUẨN MỰC CỦA NHÓM1. Khái niệm chuẩn mực

Trong khi tìm hiểu về nhóm các nhà nghiên cứu đã rất quan tâm đến

vấn đề chuẩn mực của nhóm. Bởi lẽ, chuẩn mực có vị trí vô cùng quan trọng

đối với nhóm. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số định nghĩa về chuẩn

mực của nhóm.

Theo Fischer: Một chuẩn mực có thể được định nghĩa như một quy tắc

rõ ràng hay ngấm ngầm áp đặt một phương thức hành vi xã hội có tổ chức

một cách ít hay nhiều hàm súc. Nó được trình bày như một tập hợp những

giá trị chi phối rộng rãi và được tuân theo trong xã hội nhất định, nó chú trọng

tới một sự tán thành và cũng bao hàm những trừng phạt trong một trường

hợp tương tác phức tạp.

Định nghĩa này đã chỉ ra một số đặc điểm cơ bản của chuẩn mực: Thứ

nhất, chuẩn mực là một sự phán xét căn cứ vào những giá trị mà nó qui

chiếu; thứ hai, chuẩn mực là sự đòi hỏi, là yêu cầu với các thành viên của

nhóm, việc không tuân theo nó sẽ dẫn tới sự trừng phạt.

Các nhà tâm lý học Xôviết (cũ) cho rằng: chuẩn mực của nhóm là hệ

thống các qui tắc và đòi hỏi của cộng đồng đối với mỗi thành viên và đóng vai

trò phương tiện quan trọng nhất điều chỉnh hành vi của các thành viên trong

quan hệ và tác động tương hỗ, trong giao tiếp của nhóm.

Có thể đưa ra một số định nghĩa ngắn gọn về chuẩn mực nhóm như

sau: Chuẩn mực nhóm là hệ thống những qui định, những mong mỏi của

nhóm yêu cầu các thành viên của nó phải thực hiện và quyết tâm thực hiện.

2. Vai trò và chức năng của chuẩn mực nhóm

2.1. Vai trò của chuẩn mực

Page 70: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Chuẩn mực có ý nghĩa hết sức đặc biệt đối với sự tồn tại và phát triển

của nhóm. Điều này được thể hiện ở những khía cạnh sau:

- Chuẩn mực tạo điều kiện để thống nhất hành vi của các cá nhân trong

nhóm và để thực hiện các mục tiêu của nhóm.

- Chuẩn mực quyết định phương thức ứng xử trong quan hệ giữa các

thành viên và là sợi dây ràng buộc các cá nhân với nhóm, làm cho họ thuộc

về nhóm.

- Chuẩn mực đảm bảo cho sự hình thành và tồn tại một trật tự của

nhóm, một hệ thống ứng xử của các thành viên trong nhóm. Và nhóm cố

gắng giữ gìn chuẩn mực đó bằng áp lực, bằng các biện pháp trừng phạt

(thông qua các chuẩn mực) đối với các thành viên lệch chuẩn.

Như vậy, hiệu quả của chuẩn mực là đẻ ra một sự đồng nhất nào đó

của nhóm, tạo ra một trật tự vững chắc, trong đó các thành viên ứng xử đồng

nhất.

2.2 - Chức năng của chuẩn mực

- Giảm bớt tính hỗn tạp

Nhóm là một cộng đồng người mà trong đó mới thành viên có một nhân

cách riêng với những đặc điểm tâm lý hết sức phong phú. Những đặc điểm

tâm lý của nhóm không phải là tổng số các đặc điểm tâm lý của các cá nhân,

mà là sự tiêu biểu, đặc trưng cho tất cả các cá nhân. Cái tiêu biểu này không

phải là cái giống nhau của tất cả mọi người, mà chính là cái chung. Một trong

những nhân tố quan trọng góp phần tạo nên cái chung của nhóm - cái đồng

nhất và cái thống nhất (trong nhận thức, tình cảm, định hướng giá trị, ứng xử,

hành động...) là chuẩn mực của nhóm.

Chuẩn mực nhằm củng cố lập trường của các cá nhân bằng một hệ

thống, làm cho họ vững tin lại, cho phép họ làm chủ bản thân tốt hơn.

- Tránh xung đột.

Page 71: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Chuẩn mực làm cho các thành viên của nhóm chấp nhận và gặp nhau

qua các đánh giá, chính kiến và gạt bỏ các xung đột. Theo S.Moscovisi, xung

đột của nhóm thường được loại bỏ bằng thương lượng về cách đánh giá

riêng của mỗi người để đi đến nhân nhượng lẫn nhau. Sự khác biệt nhau về

quan điểm, chính kiến, cách thức giải quyết vấn đề, về ứng xử... của các

thành viên có thể đi tới sự thống nhất bằng cách quy chiếu vào các chuẩn

mực của nhóm.

- Chuẩn mực hoá

Chuẩn mực hoá diễn ra như một quá trình thương lượng. Ở đây chuẩn

mực thể hiện như "một cơ chế thương lượng tích cực dẫn tới sự chấp nhận

mẫu số chung nhỏ nhất". Như vậy, quá trình thương lượng có thể thực hiện

dễ dàng hơn là việc nhân nhượng lẫn nhau, nhưng lại không đả động đến

những tranh chấp thực sự..

3. Giải thích về sự hình thành chuẩn mực của nhóm

Sự hình thành và tồn tại của chuẩn mực nhóm nhằm tạo ra một khuôn

khổ của các thành viên thực hiện hoạt động của mình, đảm bảo ý thức về cái

"chúng tôi". Chuẩn mực là điểm tựa cho mỗi cá nhân khi phán xử một tình thế

nào đó của nhóm. Mặt khác, nó góp phần hình thành một kiểu tự đánh giá

bản thân của các thành viên nhóm.

Festinger đã giải thích sự hình thành chuẩn mực nhóm theo lý thuyết

"Các quá trình so sánh xã hội" của mình. Trong thuyết này, Festinger cho

rằng: động lực của các quá trình so sánh xã hội là sự tự đánh giá.

Ở mỗi con người đều có sự thúc đẩy quan trọng là đánh giá năng lực, ý

kiến của mình. Trong khi không có điểm tựa khách quan (tức là chưa có

chuẩn mực nhóm) thì cá nhân so sánh mình với những người khác. Ở đây sẽ

xảy ra hai khả năng: Thứ nhất, nếu năng lực, chính kiến của cá nhân khác

biệt với các thành viên khác thì sự so sánh này giảm; Thứ hai, hình ảnh "cái

tôi" chủ quan của cá nhân sẽ vững chắc và cá nhân tự tin hơn nếu cá nhân so

sánh mình với những người gần giống cá nhân đó. Nếu ở đây có sự khác biệt

Page 72: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

nhỏ thì cá nhân có thể điều chỉnh mình để gần họ hơn hoặc từ bỏ ý kiến của

thình để tiến gần tới những ý kiến của người khác. Theo Festinger, các thành

viên của nhóm có xu hướng đồng nhất ý kiến của mình với ý kiến của người

khác và có nguyện vọng đi đến sự nhất trí của nhóm.

Như vậy, thuyết "Các quá trình so sánh xã hội" của Festinger đã giải

thích sự hình thành chuẩn mực nhóm bằng nhu cầu xã hội. Các cá nhân đã

dấn mình vào quá trình so sánh xã hội và thông qua cơ chế tự đánh giá - tự

đánh giá quan điểm, hành vi của mình và điều chỉnh chúng cho phù hợp với

những thành viên khác của nhóm.

Sheriff đã giải thích sự hình thành chuẩn thực nhóm bằng khái niệm

"miền liên hệ". Mỗi cá nhân có một "miền liên hệ" và miền liên hệ của các

thành viên trong nhóm có những đặc điểm chung nhất định. Sheriff gọi đó là

chuẩn mực chung. Khi gia nhập nhóm, các cá nhân từ bỏ hệ thống liên hệ

riêng của mình và chấp nhận hệ thống liên hệ chung của nhóm.

4. Hiện tượng lệch chuẩn trong nhóm

Trong quá trình hoạt động chung của nhóm, bên cạnh những thành

viên thích nghi hoàn toàn với các chuẩn mực của nhóm, còn có những cá

nhân không tuân theo các chuẩn mực đó (không thích nghi với chúng). Các

cá nhân này được gọi là các thành viên lệch chuẩn. Đặc điểm của các cá

nhân này là thích độc lập. Trong suy nghĩ và hành động họ thường ít dựa vào

các chuẩn mực nhóm, mà dựa vào các nhu cầu của bản thân

Khi nghiên cứu hiện tượng lệch chuẩn chúng ta cần chỉ ra nguyên nhân

của hiện tượng này.

Tìm hiểu hành vi lệch chuẩn trong nhóm, các công trình nghiên cứu đã

chỉ ra 3 nguyên nhân cơ bản sau:

4.1. Nhóm không đủ sức hấp dẫn đối với các cá nhân

Việc thực hiện được quyền lực của nhóm đối với các thành viên phụ

thuộc không nhỏ vào sự hấp dẫn của nhóm đối với họ. Trong trường hợp

nhóm không còn hấp dẫn đối với các thành viên của mình (do không đáp ứng

Page 73: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

được nhu cầu, lợi ích của họ, do công tác quản lý kém hiệu quả...) thì ảnh

hưởng của nhóm đến họ ngày càng giảm. Và như vậy, ảnh hưởng của nhóm

không thể vượt qua được những suy tính của cá nhân (nhiều khi những suy

tính này lại trái với các chuẩn mực của nhóm).

4.2 - Mức độ tiếp xúc của cá nhân với các thành viên trong nhóm ít

Một nhóm dù có hấp dẫn hay tác động tích cực đến các thành viên,

nhưng nếu cá nhân ít tham gia vào các hoạt động chung của nhóm, ít tiếp xúc

với các thành viên khác, hoặc không bao giờ tiếp xúc, thì nhóm cũng khó ảnh

hưởng đến được các thành viên này. Trong trường hợp này các tác động của

nhóm khó đến được cá nhân hoặc nếu đến được thì cũng không tồn tại lâu

dài. Sự mất ảnh hưởng của nhóm đối với cá nhân đã làm cho các hành vi của

cá nhân đó không phù hợp với các chuẩn mực của nhóm. Ở đây, có thể

thành viên lệch chuẩn nhiều khi không nhận thấy mình hành động không

giống các thành viên khác của nhóm.

4.3. Cá nhân thuộc về một nhóm khác

Trong thực tế một số cá nhân là thành viên của một nhóm, nhưng lại

hướng tới một nhóm khác (nhóm hội viên - xem phần phân loại nhóm). Tác

động của nhóm này đến cá nhân thường mạnh hơn nhóm mà cá nhân là

thành viên chính thức. Trong trường hợp này cá nhân bị đánh giá là thành

viên lệch chuẩn, bởi vì anh ta khác với các thành viên khác của nhóm.

Trong ba yếu tố cơ bản trên dẫn với sự lệch chuẩn thì hai yếu tố đầu

quan trọng hơn. Trên thực tế, hai yếu tố này không tách rời nhau mà có liên

hệ chặt chẽ với nhau.

III. HIỆN TƯỢNG ÁP LỰC CỦA NHÓMBiểu hiện đặc biệt của áp lực nhóm tới cá nhân trong tâm lí học xa hội

gọi là tính a dua. Chính bản thân từ "a dua" đã biểu hiện nghĩa thích ứng. Khi

nói đến tính a dua là nhằm ám chỉ đặc điểm tâm lý thuần tuý về vị trí của cá

nhân với vị trí của nhóm, cá nhân chấp thuận hay phản đối các chuẩn mực, ý

Page 74: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

kiến nhất định của nhóm, về mức độ phục tùng của cá nhân do áp lực của

nhóm. Đối lập với tính a dua là sự tự lập, độc lập, vững vàng của cá nhân so

với áp lực nhóm.

Tính a dua được nhận thấy khi biểu hiện xung đột giữa ý kiến của cá

nhân và ý kiến của nhóm, khắc phục sự xung đột này dẫn đến có lợi cho

nhóm. Mức độ a dua là mức độ thu phục của nhóm. Từ lâu trong tâm lý học

xã hội đã chia ra hai loại a dua: a dua bên ngoài và a dua bên t.rong. A dua

bên ngoài là a dua khi cá nhân tiếp nhận ý kiến của nhóm mang tính hình

thức, còn trên thực tế anh ta chống là ý kiến của nhóm. A dua bên trong là a

dua khi cá nhân hoàn toàn bị ý kiến của đa số thu phục. Loại a đua này là kết

quả khắc phục xung đột của cá nhân với nhóm và kết thúc bằng sự có lợi cho

nhóm.

Trong khi nghiên cứu tính a dua, ta còn nhận thấy một vị trí nữa của cá

nhân trong nhóm. Đó là vị trí độc lập, khi nhóm dùng áp lực của mình tới “cá

nhân”, anh ta hoàn toàn chống lại áp lực đó và giữ vị trí độc lập của mình.

Thí nghiệm điển hình nghiên cứu tính a dua là thí nghiệm của Asa tiến

hành năm 1952. Nhóm sinh viên từ 7 – 9 người được xác định độ dài của

đoạn thẳng đưa ra. Một người nhận được hai phiếu, một ở tay phải, một ở tay

trái. Phiếu ở bên tay trái kẻ đoạn thẳng, phiếu ở bên tay phải kẻ ba đoạn

thẳng, một trong ba đoạn có độ dài bằng đoạn thẳng ở phiếu bên tay trái, hai

đoạn thẳng còn lại: một dài hơn, một ngắn hơn. Người tiến hành thí nghiệm

(nghiệm viên) đề nghị nghiệm thể xác định đoạn thẳng nào ở bên tay phải có

độ dài bằng đoạn thẳng bên tay trái. Bài tập này được thực hiện một cách

riêng rẽ và tất cả đều giải đúng.

Mục đích của thí nghiệm là xác định áp lực của nhóm đối với cá nhân,

cho nên thí nghiệm được tiến hành tiếp giai đoạn II: Ở giai đoạn này các tác

giả sử dụng “phương pháp nhóm giả tạo”. Người tiến hành thí nghiệm đã thoả

thuận trước với tất cả các nghiệm thể, trừ một người. Nội dung của thoả

thuận này là các nghiệm thể sẽ đưa ra câu trả lời không đúng với thực tế:

đoạn thẳng bên tay trái ngắn hơn hoặc dài hơn đoạn thẳng bên tay phải

Page 75: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

(trong thực tế thì bằng nhau). Một người không được thoả thuận trước trong

nhóm gọi là “chủ thể ngây thơ”. Ở giai đoạn I cá nhân này giải đúng, sang giai

đoạn hai thì kết quả như sau: trong số 123 “chủ thể ngây thơ” thì 37% (hơn

1/3) đã đưa ra câu trả lời sai, tức là đã có hành vi a dua. Sau thí nghiệm đã

tiến hành phỏng vấn từng người của số đã trả lời sai, họ đã trả lời là ý kiến

của nhóm đã áp đảo rất mạnh.

Sau thí nghiệm của mình, Asa đã chia ra hai loại hành vi của cá nhân

trong nhóm: 1) hành vi a dua (tiếp nhận ý kiến của tập thể mà không có phản

ứng), 2) hành vi không a dua (không tiếp nhận ý kiến của tập thể).

IV. NHỮNG THAY ĐỔI VÀ XUNG ĐỘT CỦA NHÓM1. Thay đổi cấu trúc của nhóm

Cấu trúc của nhóm là một sự cân bằng tương đối. Do ảnh hưởng của

những nguyên nhân khách quan và chủ quan đã dẫn tới sự phá vỡ trạng thái

cân bằng của nhóm và làm thay đổi cấu trúc. Yếu tố này như động lực làm

xuất hiện sự căng thẳng hoặc một chuỗi căng thẳng dẫn tới việc tìm kiếm sự

cân bằng mới, tức là thay đổi tổ chức của nhóm.

Cuộc sống của nhóm biểu hiện qua quá trình lần lượt thay đổi các trạng

thái cân bằng và phá huỷ sự cân bằng đó. Đặc biệt là các nhóm không chính

thức ít có tính bền vững, không có tính cân bằng tương đối và ổn định trong

hoạt động

Trong nhóm thường tồn tại hai lực lượng đối lập nhau: Các lực của sự

nhất trí, chúng có xu hướng muốn giữ lại cấu trúc của nhóm và các lực của

sự phân hoá lại có chiều hướng muốn thay đổi cấu trúc đó. Sự cân bằng của

nhóm tồn tại trong trường hợp nếu các lực lượng nhất trí của nhóm chiến

thắng các lực lượng của sự phân hoá.

2. Xung đột của nhóm

2.1. Khái niệm

Page 76: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Từ những phân tích trên cho thấy xung đột là quá trình có tính khách

quan trong sự phát triển của nhóm. Chỉ có điều những xung đột đó thể hiện ở

mức độ nào và ảnh hưởng đến hoạt động của nhóm ra sao. Về khái niệm

xung đột nhóm, các nhà nghiên cứu cũng có ý kiến khác nhau.

Theo Follet, không nên xem xung đột như một sự tranh chấp, mà xem

nó như biểu hiện của sự khác biệt về ý kiến và lợi ích.

Đối với M.A.Rober và F.Tilman thì xung đột là trạng thái xáo trộn về tổ

chức đối với sự cân bàng trước đó của nhóm.

2.2. Nguyên nhân xung đột của nhóm

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến xung đột của nhóm. Có thể chỉ ra một

số nguyên nhân cơ bản sau:

- Xung đột cá nhân. Nguồn gốc của xung đột này có thể là do sự bất

đồng về quan điểm, suy nghĩ giữa các cá nhân trong nhóm. Mỗi có nhân có

một quan điểm, suy nghĩ riêng của mình. Chính điều này đã dẫn tới sự căng

thẳng của nhóm.

- Xung đột do ràng buộc. Hai thành viên A và B tạo nên nhóm nhỏ trong

một nhóm lớn. Những khó khăn của nhóm lớn này đã dẫn đến xung đột giữa

A và B.

Ví dụ: trong gia đình, những khó khăn trong đời sống của bố mẹ chồng

đã dẫn tới xung đột của cặp vợ chồng đó. Một ví dụ khác, thành viên A và B

tạo nên một nhóm, B và C tạo nên một nhóm khác. Quan hệ thứ hai này của

B có thể dẫn tới xung đột của nhóm A và B.

- Xung đột giữa các nhóm: A và B là thành viên của một nhóm, nhóm

này có thể xung đột với nhóm khác mà họ không là thành viên. Sự xung đột

giữa các nhóm có thể dẫn tới xung đột bên trong các nhóm nhỏ.

- Xung đột do các nguyên nhân từ xã hội, các nguyên nhân từ bên

ngoài xã hội (như kinh tế, văn hoá, tôn giáo, chính trị...) có thể dẫn tới xung

đột và căng thẳng trong nhóm nhỏ.

Page 77: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

2.3 - Hậu quả của xung đột nhóm

- Hình thành nhóm nhỏ hơn. Một trong các hướng giải quyết xung đột

nhóm, căng thẳng của nhóm là hình thành các nhóm nhỏ hơn hay thay đổi

theo hướng phân tán thành các nhóm nhỏ. Đặc điểm này có thể quan sát thấy

trong các nhóm khi xung đột xảy ra giữa hai thành viên chủ chốt của nhóm

(sự đấu tranh vì vị trí của thủ lĩnh). Các nhóm nhỏ này tạo nên phạm vi ảnh

hưởng của mình, củng cố vị trí và vai trò của chúng. Có thể sau một thời gian

sẽ dẫn đến xung đột với nhau.

- Loại trừ thành viên có chính kiến. Xung đột nhóm có thể dẫn tới loại

trừ cần thiết hay ngẫu nhiên một trong số thành viên để làm cho phái đối lập

trở thành thiểu số hay giảm đi sự căng thẳng trong nhóm.

- Lựa chọn "vật hy sinh". Xung đụt nhóm có thể sinh ra căng thẳng theo

chiều hướng tiêu cực, giải quyết tình trạng này có thể dẫn tới loại trừ một hay

một số thành viên mà nhóm cho là nghiên nhân xuất hiện những trở ngại mới

trong nhóm.

- Thay đổi tổ chức của nhóm. Sự căng thẳng trong nhóm có thể dẫn

đến:

+ Thay đổi mục đích của nhóm hoặc quy định lại mục đích chung. Giải

quyết xung đột có thể bằng cách hình thành các mục đích mới của các nhóm

nhỏ, quy định lại trách nhiệm cá nhân của các thành viên.

+ Thay đổi kế hoạch hành động, sử dụng các biện pháp mới để đạt

được các mục đích đã định.

+ Cải tổ cấu trúc của nhóm theo chiều hướng liên kết hay phân tán.

- Xuất hiện hay thay đổi người lãnh đạo. Thay đổi người lãnh đạo là

trường hợp đặc biệt của sự thiết lập hay thay đổi vai trò cá nhân với mục đích

giảm bớt sự căng thẳng trong nhóm. Khi người lãnh đạo cũ là nguồn gốc của

xung đột, quản lý sẽ kém hiệu quả thì cần thiết phải xuất hiện người lãnh dạo

mới.

Page 78: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Trong trường hợp khác, có thể không cần thay đổi người lãnh đạo mà

chỉ cần thay đổi phương pháp quản lý. Sự căng thẳng có thể bớt đi khi

chuyển từ phong cách quản lý độc đoán sang phong cách quản lý dân chủ và

ngược lại.

- Sự tan rã, giải tán nhóm. Sự phân tán các thành viên và giải thể nhóm

là cách giải quyết triệt để nhất căng thẳng bên trong nhóm. Điều này xảy ra

khi các lực lượng tiêu cực trong thời điểm xung đột mạnh hơn cực lực lượng

của sự nhất trí.

Vai trò của xung đột đối với nhóm được thể hiện ở hai khía cạnh: thứ

nhất, xung đột đóng vai trò động lực, thúc đẩy sự phát triển của nhóm. Follet

đã xem xung đột như ma sát - ma sát của con người (sự cọ sát về quan điểm

chính kiến…) - và không phải ma sát nào cũng có hại. Trong những trường

hợp nhất định, xung đột làm cho nhóm phát triển tốt hơn; Thứ hai, xung đột

cản trở sự phát triển của nhóm. Ở đây, xung đột đóng vai trò tiêu cực. Đối với

không ít nhóm đặc biệt là các nhóm chính thức xung đột liên miên, cao độ đã

làm cho nội bộ nhóm phân hoá, hoạt động chung của nhóm bị tê liệt, dẫn tới

lợi ích của cá nhân và xã hội không được đảm bảo. Như vậy, ở một mức độ

nhất định và ở những trường hợp nhất định xung đột đóng vai trò tích cực đối

với nhóm, còn khi xung đột ở mức độ cao, diễn ra liên tục thì xung đột trở

thành trở ngại cho sự phát triển của nhóm.

V. QUÁ TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH CỦA NHÓMQuá trình ra quyết định của nhóm liên hệ chặt chẽ với vai trò thủ lĩnh và

vai trò lãnh đạo. Cho nên ra quyết định là một trong những chức năng quan

trọng của người lãnh đạo.

Việc tổ chức nhóm để ra quyết định là chức năng đặc biệt phức tạp.

Trong tâm lý học xã hội các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận: những quyết

định của nhóm trong nhiều trường hợp có hiệu quả hơn những quyết định của

cá nhân.

Page 79: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Hai nhà tâm lý học Pháp A.M.Robert và Pa.Tilman đã chỉ rõ: đi đến quá

trình ra quyết định của nhóm là nói tới sự thảo luận của nhóm về một vấn đề

nào đó, nhờ kết quả thảo luận ấy nhóm ra một hay một số quyết định.

Robert và Tilman đã chia quá trình rá quyết định của nhóm ra bốn giai

đoạn:

- Xác định dữ kiện.

- Đánh giá dữ kiện.

- Tìm kiếm quyết định.

- Ra quyết định.

Giai đoạn I: Xác định các dữ kiện. Giai đoạn này hoàn toàn mang tính

thực tế và khách quan. Trong giai đoạn xác định các dữ kiện, những người

tham gia các cuộc họp không biểu quyết và không bày tỏ ý kiến đánh giá cảa

mình về các dữ kiện đã thu thập được. Sau đó chuyển sang giai đoạn II.

Giai đoạn II: Đánh giá các dữ kiện. Những người tham gia có thể nói

tất cả những gì họ suy nghĩ về các dữ kiện họ thu thập được. Người điều

khiển cuộc họp trong thời gian này chỉ ghi lại các ý kiến phát biểu. Nhiều

người tham gia cuộc họp ở giai đoạn này muốn đi đến quyết định nhưng có lẽ

còn quá sớm.

Giai đoạn III: Tìm kiếm quyết định. Việc tìm kiếm quyết định diễn ra sau

khi đã thu thập và đánh giá các dữ kiện. Giai đoạn này đòi hỏi nhóm phải có

sự nỗ lực tối đa. Các thành viên đưa ra những quyết định đề nghị của mình,

người lãnh đạo ghi chúng lên bảng.

Giai đoạn IV: Ra quyết định. Từ những quyết định được các thành viên

đưa ra, nhóm chọn một hay một số quyết định trong số đó. Các quyết định

cuối cùng này phải thoả mãn yêu cầu của đa số hay tất cả các thành viên

tham gia họp.

Page 80: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Trong quá trình họp, đầu tiên người lãnh đạo ghi chương trinh họp lên

bảng để mọi người nắm được, sau ghi các ý kiến phát biểu, các đề nghị và

cuối cùng tổng kết các ý kiến đó và thảo luận từng ý kiến và đề nghị.

Phương pháp hoạt động nêu trên của nhóm phù hợp và có hiệu quả đối

với phong cách lãnh đạo dân chủ. Người lãnh đạo không chỉ chăm chú nghe

và kiểm tra các thông tin, mà còn động viên tất cả các thành viên tham gia.

Điều quan trọng là trong quá trình ra quyết định của nhóm, người lãnh đạo -

người điều khiển cuộc họp phải tổ chức như thế nào đó để các thành viên

trong nhóm tham gia hoàn toàn một cách tự do và thoải mái.

VI. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHÓM1. Thuyết phát triển nhóm của U. Benhis và G.Sepat

Thuyết phát triển nhóm là một trong những khuynh hướng nghiên cứu

của tâm lý học xã hội hiện đại phương Tây theo trường phái phân tâm học.

Thuyết này do hai nhà tâm lý học xã hội Mỹ U Benhis và G.Sepat đưa ra. U.

Benhis sinh năm 1925, từ năm 1971 là giáo sư và Hiệu trưởng Trường Đại

học Sisinat. Các công trình nghiên cứu chính của ông tập trung giải quyết

những vấn đề nhóm nhỏ, hiện tượng thủ lĩnh và quan hệ liên nhân cách. G.

Sepat sinh năm 1919, từng giảng dạy ở nhiều trường đại học, từ năm 1967

làm tư vấn về các vấn đề tổ chức vụ quản lý.

Thuyết phát triển của nhóm của hai ông xuất hiện vào giữa thập kỷ 50

của thế kỷ này theo trường phái phân tâm học. Thuyết này muốn mở rộng

ảnh hưởng của phân tâm học đến các khuynh hướng khác. Thuyết phát triển

nhóm xây dựng trên cơ sở tâm lý của các quá trình xảy ra trong nhóm (nhóm

luyện tập). Các tác giả của nó đã chỉ ra quá trình thay đổi của nhóm T theo

hướng đạt mục tiêu thiết lập "sự giao lưu có hiệu quả" là: Vấn đề quyền lực

và vấn đề phụ thuộc lẫn nhau. Giải quyết vấn đề thứ nhất là giải quyết ai sẽ là

người chỉ huy và ai sẽ là người bị chỉ huy, còn giải quyết vấn đề thứ hai là chỉ

ra các quan hệ xúc cảm giữa các thành viên trong nhóm. Theo Benhis và

Page 81: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Sepat, trước hết phải giải quyết vấn đề quyền lực trong nhóm. Bởi vì, nó định

hướng quan hệ giữa các thành viên trong nhóm với nhau. Từ đó hai ông đã

chia ra hai loại quan hệ: quan hệ của các thành viên trong nhóm với thủ lĩnh

và quan hệ giữa các thành viên với nhau. Quan hệ thứ nhất là cơ sở cho

quan hệ thứ hai.

Thuyết của Benhis và Sepat đã chia ra hai loại phát triển của nhóm. Nội

dung của giai đoạn I là giải quyết thủ lĩnh và giai đoạn II là giải quyết quan hệ

tương hỗ giữa các thành viên trong nhóm. Mỗi giai đoan này lại chia ra ba giai

đoạn nhỏ, tức là toàn bộ sự phát triển của nhóm chia ra khai đoạn.

2. Các giai đoạn phát triển của nhóm

- Giai đoạn I - Phụ thuộc

Giai đoạn này chia ra 3 giai đoạn nhỏ

+ Giai đoạn nhỏ thứ nhất: phụ thuộc - chạy trốn

Biểu hiện cơ bản của giai đoạn đầu trong cuộc sống của nhóm là các

thành viên muốn thoát khỏi lo lắng và hướng đến sự an toàn cho bản thân,

như họ kể cho nhau nghe những câu chuyện thú vị, nhưng cố gắng không

làm mếch lòng hoặc làm tự ái người nghe. Hoạt động chung đã làm cho mọi

người dần dần xích lại gần nhau và gạt bỏ những nguyên nhân về sự lo lắng.

Các thành viên chờ đợi người lãnh đạo thiết lập quy chế hoạt động của nhóm

và khen thưởng họ như thế nào. Trong thời gian này, hành vi của người lãnh

đạo cần khéo léo, có "nghệ thuật", có thể nói anh ta cần phải đóng một vai

kịch cầu kỳ, vì các ứng xử của người lãnh đạo có tác động mạnh đến tâm

trạng của mọi người (đặc biệt là cảm xúc lo lắng).

+ Giai đoạn nhỏ thứ hai - chống lại sự phụ thuộc - chạy trốn

Khi người lãnh đạo chưa đạt được thành công nhờ trong việc thoả mãn

nhu cầu của nhóm thì giai đoạn phụ thuộc được bắt đầu thay bằng phản ứng

chống lại sự phụ thuộc. Ở giai đoạn này nhóm phân thành các nhóm nhỏ đối

lập nhau. Ở giai đoạn một, xung đột biểu hiện giữa các thành viên với người

lãnh đạo nhóm thì ở giai đoạn hai xung đột ấy xẩy ra giữa các nhóm nhỏ

Page 82: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

nhau. Xung đột giữa các nhóm nhỏ thể hiện ở quan niệm về trò thủ lĩnh, cơ

cấu của nhóm.

Giai đoạn nhỏ thứ ba - giải quyết

Khi người lãnh đạo chưa đưa ra được những biện pháp cần thiết giải

quyết xung đột của nhóm, thì việc giải quyết này phụ thuộc vào lực lượng

khác trong nhóm mà trước đó chưa hoạt động hay hoạt động chưa hiệu quả.

Đó là những người đứng độc lập hay thụ động, họ biết né tránh hành vi phân

cực hay rập khuôn, biết giải quyết xung đột trong nhóm.

Tóm tắt giai đoạn I: thuật ngữ "phát triển" không chỉ thể hiện sự vận

động theo thời gian mà còn là một quá trình tiến bộ liên tục. Nhóm cần phải

chuyển từ giai đoạn nhỏ này sang giai đoạn nhỏ khác và sau đó sang giai

đoạn II. Ở giai đoạn I, mức độ phát triển thấp đã cùng tồn tại với mức độ phát

triển cao hơn. Sự đan xen của các mức độ phát triển khác nhau này có thể

làm cho sự phát triển của nhóm bị "ngưng kết" ở một vài thời điểm. Nhưng

nhìn một cách tổng thể, nhóm vẫn phát triển đi lên.

Giai đoạn II - Phụ thuộc lẫn nhau.

- Các vật cản đối với sự gần gũi, tình bạn và đồng nhất là những trở

ngại chủ yếu của giao lưu có nhận thức. Nếu bản chất của giai đoạn I là phân

chia quyền lực, thì phân chia tình cảm là nội dung cốt lõi của giai đoạn II. Giai

đoạn này cũng có ba giai đoạn nhỏ kế tiếp với các giai đoạn nhỏ của giai

đoạn I.

+ Giai đoạn nhỏ thứ tư: quyến rũ - chạy trốn

Ở thời kỳ đầu của giai đoạn nhỏ này là trong nhóm tồn tại sự vui vẻ,

đoàn kết. Nhưng bầu không khí tâm lý tồn tại không lâu, sau đó sự hài lòng

bắt đầu giảm sút, các thành viên dần dần nhận thức được cái gì cần cho quan

hệ qua lại, cần cho sự hoà hợp chung. Đó là các chuẩn mực, quy chế để điều

chỉnh hành vi của các thành viên. Trong nhóm đã bắt đầu sự ganh đua, một

số thành viên chán ngán việc giữ gìn không khí đoàn kết ngày càng mang

nhiều tính hình thức ấy và cố gắng để thoát khỏi nó. Ở cuối giai đoạn này, sự

Page 83: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

quyến rũ của nhóm được thay thế bàng sự quyến rũ của một trong số các

nhóm nhỏ và kết quả sự phân hoá này đã làm cho nhóm có một cơ cấu mới.

+ Giai đoạn nhỏ thứ năm: thất vọng chia rẽ

Ở đây nhóm cũng chia thành hai nhóm nhỏ, sự phân cực này cũng xuất

phát từ khác biệt trong định hướng về sự thân mật giữa các thành viên. Đây

cũng là kết quả của các tâm thế đối lập về mức độ gần mũi và mong muốn

trong quan hệ liên nhân cách.

+ Giai đoạn nhỏ thứ sáu: lập luận được phối hợp chặt chẽ.

Ở giai đoạn này hoạt động của nhóm không dựa trên cơ sở cảm xúc

mà dựa vào nội dung, yêu cầu của nhiệm vụ chung. Mọi sự nhất trí của nhóm

đạt được trên cơ sở bàn bạc một cách hợp lý, mỗi thành viên nhận rõ trách

nhiệm của mình trong việc đóng góp cho sự phát triển nhóm, giữa các cá

nhân có sự hiểu nhau tốt hơn. Giải quyết vấn đề phụ thuộc lẫn nhau của các

thành viên trong nhóm có ý nghĩa lớn đối với việc giải quyết vấn đề quyền lực.

Tóm lại, phụ thuộc và phụ thuộc nhau, quyền lực và tình yêu, sự ảnh

hưởng và sự gần gũi được xem như vấn đề trọng tâm của cuộc sống của

nhóm. Sự phát triển của nhóm từ giai đoạn I sang giai đoạn II thể hiện sự biến

đổi quan trọng không chỉ từ quyền lực đến tình cảm, mà còn từ vai trò đến

nhân cách.

Thuyết của Benhis và Sepat đã chú ý đến việc tìm hiểu các quan hệ có

ảnh hưởng quyết định việc hình thành các đặc điểm chuẩn mực và giá trị của

nhóm (quan hệ phụ thuộc và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau). Chính điều này

làm cho nó khác với đa số các thuyết phát triển nhóm trong tâm lý học xã hội

phương Tây, khi các thuyết đó tập trung nghiên cứu cấu trúc phát triển của

nhóm. Dù sao chúng ta cũng không thể xem thuyết của Benhis và Sepat như

một lý thuyết điển hình về sự phát triển của nhóm. Vì kinh nghiệm của nhóm T

chỉ có thể đại diện, đặc trưng cho các nhóm xã hội nhỏ. Thuyết của hai ông

đã miêu tả, phân tích quá trình phát triển của nhóm từ buổi đầu hợp thành

đến giai đoạn phát triển cao và ổn định qua các giai đoạn nhỏ chuyển tiếp

Page 84: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

nhau. Bản chất của quá trình này là thiết lập quan hệ quyền lực và quan hệ

liên nhân cách cũng như sự chuyển tiếp từ quan hệ quyền lực sang quan hệ

liên nhân cách và sự ảnh hưởng giữa các quan hệ này.

Nếu các nhà tâm lý học xã hội Xôviết cho rằng sự phát triển của nhóm

dựa trên cơ sở của hoạt động chung, thì thuyết của Benhis vu Sepat lại khẳng

định sự phát triển của nhóm dựa trên cơ sở của sự giao lưu này là định

hướng quyền lực và định hướng về sự thân mật và gần gũi nhau. Sự phát

triển của nhóm theo thuyết này là quá trình kế tiếp liên tục giải quyết các xung

đột trong hai định hướng trên.

3. Lý luận tâm lý về tập thể của A. V.Petrôxki

Nếu nhóm nhỏ được đặc biệt quan tâm trong tâm lý học xã hội phương

Tây, thì tập thể là đối tượng nghiên cứu quan trọng của tâm lý học xã hội

Xôviết vào giai đoạn trước "cải tổ" ở Liên Xô cũ. Tập thể là một loại hình của

nhóm, là hình thức tổ chức chủ yếu của những người lao động trong các lĩnh

vực của đời sống xã hội. Chính vì vậy nó là đối tượng nghiên cứu của tâm lý

học xã hội và hàng loạt khoa học khác như: Triết học, Xã hội học, Đạo đức

học v.v….

Tập thể là kết quả phát triển của nhóm trong một hệ thống xã hội nhất

định, vì vậy, tập thể chỉ là nhóm đã hình thành những đặc điểm tâm lý nhất

định dựa trên cơ sở hoạt động của các thành viên trong nhóm. Việc nghiên

cứu công tác quản lý tập thể, nghiên cứu sự hình thành và phát triển của nó

có ý nghĩa to lớn đối với việc tìm ra các biện pháp để nâng cao năng suất lao

động và chất lượng công việc.

Người đặt nền móng cho việc nghiên cứu tập thể trong tâm lý học xã

hội Xôviết là nhà sư phạm A.Makarenko (1888-1839). Makarenko đã chỉ ra

quá trình phát triển của tập thể phải trải qua một loạt giai đoạn theo hướng

ngày càng hoàn thiện.

Sau đó tâm lý học xã hội Xôviết đã chỉ ra các dấu hiệu cơ bản của tập

thể là:

Page 85: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

- Sự tập trung của các thành viên để đạt được mục đích xã hội nhất

định.

- Sự tồn tại có tính chất tập trung tự giác của các thành viên.

- Tính tổng thể là dấu hiệu quan trọng biểu hiện tập thể như là một hệ

thống hoạt động có tổ chức, có phân công chức năng, có cơ cấu lãnh đạo và

quản lý.

- Các quan hệ tương hỗ của các thành viên nhằm đảm bảo nguyên tắc

phát triển nhân cách cùng với sự phát triển của tập thể. Luận điểm tập thể

phải trải qua các giai đoạn nhất định trong quá trình phát triển đã được nhà

tâm lý học xã hội Xôviết A.V.Petrôxki tiếp tục và phát triển. Theo Petrôxki,

nhóm được cấu tạo từ 3 lớp, mỗi lớp được đặc trưng bằng những nguyên tắc

nhất định mà từ đó hình thành các quan hệ giữa các thành viên của nhóm.

- Trong lớp thứ nhất xảy ra các quan hệ trực tiếp giữa các thành viên

trên cơ sở thiện cảm hay ác cảm.

- Ở lớp thứ hai các quan hệ này thông qua tính chất của hoạt động

chung.

- Ở lớp thứ ba (hạt nhân của nhóm) tiếp tục phát triển các quan hệ trên

cơ sở tiếp nhận những mục đích chung trong hoạt động của nhóm. Lớp này

tương ứng với bậc phát triển cao nhất (theo quan điểm của Petrôxki).

Tư tưởng chỉ đạo trong lý thuyết của Petrôxki là luận điểm cho rằng

hoạt động chung là dấu hiệu tạo nên tập thể.

Hiện nay nhiều tác giả cho rằng sự phát triển cơ cấu của nhóm đi theo

chiều hướng ngược lại, bắt đầu từ đặc điểm của mối quan hệ trung tâm.

Trung tâm cơ cấu của nhóm được hình thành bởi hoạt động chung của nó.

Đó là hoạt động xã hội có ích đối với cuộc sống xã hội. Mức độ phát triển của

nhóm được đánh giá thông qua ba chuẩn mực như sau: 1) kết quả thực hiện

các chức năng xã hội của nhóm; 2) sự phù hợp của nhóm đối với các chuẩn

mực xã hội; 3) các điều kiện của nhóm đảm bảo cho các thành viên phát triển

toàn diện.

Page 86: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

- Lớp thứ nhất của cơ cấu nhóm định hình các quan hệ của mỗi thành

viên đối với hoạt động nhóm, đối với mục đích và hoạt động của nó.

- Lớp thứ hai định hình các quan hệ cá nhân thông qua hoạt động

chung.

- Lớp thứ ba định hình các quan hệ bên ngoài giữa các thành viên của

nhóm.

Lý luận tâm lý về tập thể chỉ ra phương pháp tìm hiểu các tính chất và

đặc điểm của nhóm. Mặt khác, đây là một cơ sở lý luận để nghiên cứu các

quá trình biến đổi trong nhóm và quá trình nhóm trở thành tập thể.

Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, lý luận tâm lý về tập

thể đã chiếm vị trí có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu nhóm và đặc biệt là

những nhóm có mức độ phát triển cao - tập thể (theo quan điểm của các nhà

tâm lý học Xôviết). Trong lịch sử của tâm lý học xã hội, lý luận tâm lý về tập

thể tồn tại như một khuynh hướng nghiên cứu về nhóm của một trường phái

của tâm lý học ở thế kỷ XX - trường phái tâm lý học xã hội Xô viết.

Chương 5. QUAN HỆ LIÊN NHÓM

I. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU QUAN HỆ LIÊN NHÓM TRONG TÂM LÝ HỘC XÃ HỘI

Một khi các nhóm tồn tại với những cấu trúc tâm lý và đặc điểm tâm lý

đặc trưng tất sẽ làm nảy sinh những mối quan hệ, trong đó các nhóm người là

những chủ thể đích thực của chúng. Nếu như chúng ta đã xác định đối tượng

của tâm lý học xã hội là các tâm lý của các nhóm xã hội cụ thể thì các quan

hệ giữa các nhóm xã hội đó không thể nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của

phân ngành khoa học ấy. Mặc dù vậy, nếu đi ngược lại dòng lịch sử có thể

thấy rằng chỉ mới cách đây không lâu vấn đề quan hệ liên nhóm hầu như ít

được nghiên cứu dưới góc độ tâm lý học xã hội, bởi lẽ đã tồn tại một quan

niệm cho rằng đó là vấn đề của xã hội học - một khoa học nghiên cứu các

nhóm xã hội lớn. Vì vậy nếu như vấn đề này có được đặt ra trong tâm lý học

Page 87: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

xã hội thì hầu như nó chỉ được nghiên cứu trong phạm vi tương tác giữa các

nhóm nhỏ và nhiều khi bị thay thế một cách không cố ý bởi việc nghiên cứu

những quan hệ liên nhân cách. Song thực tiễn cuộc sống và lôgic phát triển

khoa học đã làm thay đổi tình hình trên. Cùng với những phức tap của cuộc

sống xã hội người ta thấy rằng quan hệ liên nhóm đã là nguyên nhân trực tiếp

gây ra nhiều mâu thuẫn giữa các dân tộc, giữa các giai cấp và các mâu thuẫn

khác. Bên cạnh đó việc chuẩn hoá đối tượng của tâm lý học xã hội trong quá

trình phát triển đã đòi hỏi các nhà tâm lý học phải nghiên cứu nghiêm túc vấn

đề này.

Tajfel. H, người được coi là có công to lớn trong việc khẳng định vấn đề

quan hệ liên nhóm như một vấn đề độc lập của tâm lý học xã hội đã cho rằng,

chính việc đưa vấn đề quan hệ liên nhóm vào đối tượng nghiên cứu của tâm

lý học xã hội đã làm thay đổi hẳn bộ mặt của ngành khoa học ấy, làm cho nó

trở thành một ngành khoa học xã hội thực sự. Sự thay đổi trong cách nhìn

nhận vấn đề đã khiến nhiều nhà tâm lý học quan tâm đến lĩnh vực quan hệ

liên nhóm theo đúng nghĩa của nó, nghĩa là những quan hệ trong đó các

nhóm trọn vẹn là chủ thể của nó. Trong các quan hệ đó các nhóm luôn luôn

xuất hiện như là đại diện của nhóm, mang những nét đặc trưng chung cho cả

nhóm. Và đến những năm 50 có thể được coi là thời điểm bước ngoặt trong

lịch sử nghiên cứu vấn đề đó.

Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu các quan hệ liên nhóm giữa các

nhà khoa học có những cách lý giải khác nhau về các hiện tượng tâm lý thuộc

lĩnh vực này. Sau đây chúng ta sẽ làm quen với một số cách tiếp cận khác

nhau đó.

1. Cách tiếp cận theo trường phái động cơ

Các nhà nghiên cứu theo trường phái này có một điểm chung là đều

tìm kiếm nguyên nhân gây ra sự hằn thù giữa các nhóm trong yếu tố động cơ

của cá nhân. Họ cho rằng tâm thế và hành vi của cá nhân trong quan hệ với

nhóm khác chính là cách thức phản ứng để giải quyết những xung đột và mâu

thuẫn bên trong cá nhân đó, còn sự tồn tại của nhóm khác - đó là điều kiện

Page 88: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

cần thiết và khả năng duy nhất để xoá bỏ những mâu thuẫn bên trong của

mỗi người.

Đại diện và người khởi xướng cách tiếp cận nêu trên là Z.Frớt. Trong

lĩnh vực quan hệ liên nhóm Z.Frớt chịu nhiều ảnh hưởng của G.Lơbon và U.

Mac. Daugơn và đã lý giải dưới góc độ tâm lý học nhiều hiện tượng tâm lý xã

hội mà họ đã nêu ra, đặc biệt là những hành động xâm kích của những đám

đông có tổ chức hay không có tổ chức.

Trong hệ thống tư tưởng của Z.Frớt có thể rút ra ba luận điểm chính, có

liên quan đến vấn đề quan hệ liên nhóm như sau:

+ Z. Frớt cho rằng trong các quan hệ liên nhóm sự hằn thù đến với

nhóm khác là tất yếu và luôn tồn tại.

+ Ông cho rằng sự hằn thù đó là phương tiện chủ yếu để củng cố, duy

trì tính bền vững và ổn định của nhóm. Vì vậy, "Sự hằn thù với nhóm khác" và

"Tính bền vững trong nhóm" gắn bó chặt chẽ với nhau. Theo quan điểm của

Frớt thì lúc nào cũng có thể gắn kết mọi người lại thành nhóm nếu như tồn tại

một cái gì đó để họ có thể hướng sự xâm kích của mình vào.

+ Frớt giải thích cơ chế hình thành tính thù hằn đối với nhóm khác và

tính gắn kết đối với nhóm mình. Theo ông, bản năng xâm kích tồn lại một

cách độc lập, nhưng xét cho cùng nó là hệ quả trực tiếp của tổ hợp Eđích và

là sự nối tiếp của những quan hệ tình cảm trong gia đình ở thời thơ ấu của

con người. Những quan hệ tình cảm này được đặc trưng bởi sự tồn tại đồng

thời của tình yêu và lòng căm thù đối với người cha: đứa trẻ vừa muốn bắt

chước giống cha mình, lại vừa ghen tức với cha. Kiểu tình cảm như vậy được

tiếp tục phát triển trong các quan hệ xã hội khi đứa trẻ đã trưởng thành, tình

yêu với cha được chuyển thành tình yêu với thủ lĩnh và các thành viên khác

của nhóm, còn sự ghen tuông biến thành sự hằn thù đối với nhóm khác.

Trong thời thơ ấu tình yêu và lòng căm thù đối với người cha liên quan chặt

chẽ với nhau, phụ thuộc lẫn nhau và hai yếu tố quy định sự phát triển tâm lý

của nhân cách đứa trẻ. Tương tự như vậy, sự đồng nhất trong nhóm, tính bền

Page 89: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

vững của nó và sự hằn thù với nhóm khác cũng liên quan chặt chẽ với nhau,

phụ thuộc lẫn nhau và là những yếu tố quy định các tương tác xã hội.

Mặc dù, nhiều nhà tâm lý học sau này đã phê phán cách lý giải cơ chế

hình thành sự hằn thù đối với nhóm khác của Frớt nhưng bản thân tư tưởng

về tính tất yếu của những hành vi hằn thù ấy vẫn là điểm tựa cốt lõi trong

những nghiên cứu về tương tác xã hội của họ. Có thể thấy những tư tưởng

của Frớl có ảnh hưởng đặc biệt lớn tới khuynh hướng hành vi mới trong

những nghiên cứu về strees và hành động xâm kích, và tiến tới những nghiên

cứu về nhân cách quyền uy của T.Adosno cùng những cộng tác viên của ông.

2. Cách tiếp cận theo trường phái hoàn cảnh

Một trong những dòng phê phán cách tiếp cận của trường phái động cơ

trong nghiên cứu những quan hệ liên nhóm là những người theo trường phái

hoàn cảnh. Điểm nổi bật nhất của cách tiếp cận theo trường phái này là các

nhà nghiên cứu tìm kiếm nguồn gốc của sự hằn thù giữa các nhóm không

phải trong những yếu tố động cơ của cá nhân mà trong đặc điểm của bản

thân hành động tương tác trực tiếp giữa các nhóm, không phụ thuộc vào cấu

trúc động cơ của cá nhân.

Đại diện cho cách tiếp cận này là Sherif M. Ông là người có những

công trình nghiên cứu thực nghiệm sớm nhất trong lĩnh vực quan hệ liên

nhóm và ông đã thực sự quan tâm đến khía cạnh tương tác giữa các nhóm

như những chỉnh thể hoàn chỉnh chứ không phải là quan hệ giữa những cá

nhân riêng lẻ với đại diện của nhóm khác như trong những nghiên cứu của

trường phái động cơ.

Trong nhiều năm Sherif đã tiến hành thực nghiệm ở trại hè của học

sinh lứa tuổi 11-14. Thực nghiệm của ông gồm 4 giai đoạn. Trong giai đoạn

thứ nhất học sinh đến nghỉ hè ở trại được tham gia vào những hoạt động

chung của trại để có thể làm quen và kết bạn với nhau. Trong giai đoạn thứ

hai những học sinh ấy được chia làm hai nhóm, trong đó những học sinh đã

kết bạn với nhau thì ở những nhóm khác nhau. Đến giai đoạn thứ ba hai

nhóm được tổ chức tham gia thi đua hoàn thành một việc gì đó, trong đó một

Page 90: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

nhóm luôn luôn thắng và một nhóm luôn bị thua. Ở giai đoạn thứ tư, hai nhóm

đứng trước một nhiệm vụ rất khó khăn, không thể hoàn thành được nếu như

không có sự hợp tác của cả hai.

Kết quả của những thực nghiệm này đã khẳng định những luận điểm

mà Sherif đã xây dựng trước đó. Ông thấy rằng khi những cá nhân hướng tới

một mục đích bằng những hành động phụ thuộc lẫn nhau thì sẽ tạo ra nhóm.

Nếu hai nhóm cùng hướng tới một mục đích mà một trong hai nhóm đó không

thể đạt được mục đích nếu như nhóm kia chưa có những hành động tương

tự, thì hai nhóm sẽ xuất hiện mâu thuẫn: thành viên của nhóm này sẽ chỉ có

những tiếp xúc hằn thù với thành viên của nhóm kia. Trong những điều kiện

như vậy tính bền vững của nhóm sẽ được củng cố. Điều kiện có thể làm giảm

bớt sự thù hằn - đó là sự tồn tại khả năng hai nhóm cùng phải góp sức thực

hiện một mục đích "cao cả". Mục đích cao cả - theo Sherif - là những mục

đích có sức lôi cuốn các thành viên của một nhóm, song mỗi nhóm lại không

thể đạt được mục đích đó nếu không có sự tham gia của nhóm kia. Khi đã có

mục đích cao cả thì hoàn cảnh cùng nỗ lực khắc phục khó khăn sẽ làm bớt

sự căng thẳng giữa các nhóm.

Những kết luận này của Sherif đã tạo cơ sở để Compbell D.T. xây

dựng lý thuyết hiện thực về mâu thuẫn giữa các nhóm - là lý thuyết hiện nay

rất phổ biến không chỉ trong ngành tâm lý học xã hội mà cả trong các ngành

khoa học xã hội khác. Theo lý thuyết hiện thực về mâu thuẫn giữa các nhóm

thì mâu thuẫn hiện thực về lợi ích giữa các nhóm sẽ làm nảy sinh quan hệ

cạnh tranh và mối đe doạ hiện thực từ phía nhóm khác. Mối đe doạ này, đến

lượt nó, sẽ tạo ra: 1) Sự hận thù của mỗi thành viên đối với nguồn gốc mối đe

doạ; 2) Làm tăng sự đoàn kết trong nhóm; 3) Làm cho mỗi cá nhân ý thức rõ

rệt hơn tư cách nhóm viên của mình; 4) Ranh giới giữa các nhóm bền vững

hơn; 5) Các cá nhân sẽ thực hiện chuẩn mực của nhóm tốt hơn; 6) Các biện

pháp kỷ luật đối với những hành vi không tuân theo chuẩn mực của nhóm sẽ

được tăng cường.

Page 91: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Các nhà nghiên cứu theo trường phái này mặc dù chưa chú ý đúng

mức tới vai trò của các yếu tố tâm lý bên trong song các công trình của họ đã

thực sự lôi kéo nhiều nhà tâm lý học làm cho họ quan tâm đến lĩnh vực quan

hệ liên nhóm bằng nhiều nghiên cứu thực nghiệm cụ thể.

3. Cách tiếp cận theo trường phái nhận thức

Với những thực nghiệm theo mô hình khác, nhiều nhà tâm lý học đã bắt

đầu phê phán cách tiếp cận theo trường phái hoàn cảnh. Điểm khởi đầu của

việc phê phán này là ý tưởng cho rằng sự hằn thù đối với nhóm khác hay ít ra

là sự kỳ thị giữa các nhóm vẫn tồn tại ngay cả khi không có những mâu thuẫn

khách quan về lợi ích.

Những người theo trường phái nhận thức đã thực hiện một loạt thí

nghiệm theo mô hình của Tajfel H. - người đã xây dựng lý thuyết đồng nhất

xã hội. Những cuộc thí nghiệm này có đặc điểm chung là các nghiệm viên đã

cố gắng loại bỏ hay gỉam đến mức tối thiểu tất cả những yếu tố có thể gây ra

sự kỳ thị giữa các nhóm, chẳng hạn các yếu tố sau: Sự tác động lẫn nhau

giữa các nghiệm thể, mâu thuẫn về mục đích và lợi ích giữa họ, mối liên hệ

giữa hành động có lợi cho nhóm mình và lợi ích vật chất của nghiệm thể,

v.v… Trong những thí nghiệm này chỉ còn lại một yếu tố đó là sự phân nhóm.

Song sự phân nhóm này được xác định theo những tiêu chuẩn không có ý

nghĩa nhất. Ví dụ, nghiệm thể được phân thành nhóm dựa trên kết quả đánh

giá cao hay đánh giá quá thấp số lượng các chấm trên màn hình mà họ được

nhìn thấy trong khoảng thời gian nhất định hay theo ý thích một trong những

hoạ sĩ hình tượng nào đó của họ. Sau đó mỗi nghiệm thể phải độc lập tự

đánh giá mức tiền phải trà cho những người khác vì sự tham gia của họ vào

thí nghiệm trong điều kiện anh ta không biết gì về họ, ngoại trừ họ thuộc

nhóm nào.

Các thí nghiệm theo mô hình này cho thấy rằng các nghiệm thì có xu

hướng làm tối đa hoá sự khác nhau về số lượng tiền mà họ phân cho các

thành viên của nhóm mình và nhóm khác, thường là có lợi cho nhóm mình.

Page 92: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Kết quả trên đã dẫn Tajfel tới kết luận rằng chính sự phân nhóm là

nguyên nhàn gây những khác biệt như vậy. Sự kỳ thị giữa các nhóm là phổ

biến và không tránh khỏi. Nó xuất hiện ngay cả khi lợi ích cá nhân và lợi ích

nhóm không bị xâm phạm, không có cuộc ganh đua nào cả, không có sự hận

thù nào trước đó… Mục đích chính của sự kỳ thị này là để xác định sự khác

biệt giữa các nhóm.

Tajfel cho rằng chỉ khi chú ý tới các qui trình nhận thức mới có thể giải

thích được những kết quả trên: Theo ông, sự kỳ thị giữa các nhóm gắn bó

chặt chẽ với các quá trình nhận thức sau và được quy định bởi chúng: 1)

Phân loại xã hội; 2) Đồng nhất xã hội; 3) So sánh xã hội; 4) Phân biệt giữa

các nhóm. Phân tích các quá trình nhận thức trên, tìm hiểu quan hệ giữa

chúng, sự phụ thuộc quan hệ lẫn nhau, hệ quả lôgic từ cái này sinh ra cái kia,

theo quan điểm của Tajfel, là nhiệm vụ quan trọng nhất trong mối quan hệ liên

nhóm.

Với quan điểm trên các nhà nghiên cứu theo trường phái nhận thức

cho rằng cần phải xem xét lại những định nghĩa về nhóm. Theo họ, nhóm - đó

là một tập hợp người - những người này tự xem mình (tự nhận thúc) như là

thành viên của một nhóm xã hội nhất định, cùng chia sẻ tình cảm do sự tự

phân tách này và họ đã được sự thống nhất ở một chừng mực nào đó trong

đánh giá về nhóm và tư cách nhóm viên của họ. Bất kỳ một tập hợp người

nào đó sẽ bắt đầu tự xác định mình như một nhóm khi sự khác nhau giữa họ,

theo nhận thức chủ quan của họ, nhỏ hơn sự khác nhau giữa họ và những

người khác.

Việc nhấn mạnh vai trò của nhận thức trong quá trình hình thành nhóm

đã đưa các tác giả của trường phái này đến chỗ phải xem xét lại một loạt các

vấn đề khác có tính liên quan đến nhóm, chẳng hạn vấn đề tính bền vững của

nhóm, cách giải quyết mâu thuẫn nhóm, vấn đề công bằng xã hội, vai trò của

ngôn ngữ trong quan hệ người – người, v.v…

4. Cách tiếp cận theo trường phái hoạt động

Page 93: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Xuất phát điểm trong các công trình nghiên cứu về vấn đề quan hệ liên

nhóm của các nhà tâm lý theo trường phái hoạt động là việc xác định rõ ràng

đối tượng cụ thể của tâm lý học xã hội trong lĩnh vực này. V.X. Agreev – một

trong những người có những công trình nghiên cứu về quan hệ liên nhóm

sớm nhất trong nền tâm lý học của Liên Xô (cũ) đã khẳng định rằng điểm

khác nhau căn bản của góc độ nghiên cứu tâm lý học xã hội về vấn đề này là

ở chỗ, khác với các nhà xã hội học, các nhà tâm lý học không quan tâm đến

quá trình và hiện tượng liên nhóm như bản thân nó vốn có hay tính bị quy

định bởi các quan hệ xã hội của chúng, mà quan tâm sự phản ánh tâm lý các

quá trình này trong mỗi con người hay trong nhóm. Tâm lý học xã hội quan

tâm đến các quan hệ xuất hiện trong quá trình tương tác lẫn nhau giữa các

nhóm như là một hiện tượng tâm lý bên trong.

Từ cách nhìn nhận như vậy có thể thấy rằng những người theo trường

phái hoạt động đã kết hợp cách tiếp cận theo trường phái hoàn cảnh và theo

trường phái nhận thức với nhau, đồng thời bổ sung thêm một số điểm căn

bản.

Khác với những người theo trường phái nhận thức, các nhà tâm lý học

theo trường phái hoạt động không coi các quá trình nhận thức là nguyên tắc

giải thích cuối cùng mà cho rằng các quá trình nhận thức này cũng cần được

giải thích bởi chính hoạt động hiện thực của các nhóm cũng như bởi các điều

kiện khách quan khác có ảnh hưởng đến quá trình tác động lẫn nhau giữa

các nhóm. Theo quan điểm này không chỉ các quá trình nhận thức mà cà các

điều kiện khách quan cũng có tác động trực tiếp đến quan hệ liên nhóm.

Ngược lại, quan hệ liên nhóm sẽ có tác động trở lại đến các điều kiện khách

quan và thông qua đó đến các quá trình nhận thức.

Nếu Sherif chỉ quan tâm đến những tương tác lẫn nhau trực tiếp giữa

các nhóm thì những người theo quan điểm hoạt động cho rằng hành động

tương tác giữa các nhóm không chỉ là những tương tác trực tiếp: quan hệ liên

nhóm xuất hiện cả khi không có những tương tác trực tiếp giữa các nhóm.

Điều này đặc biệt rõ khi nghiên cứu những quan hệ giữa các nhóm lớn, ví dụ

Page 94: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

như giữa các dân tộc ở các nước khác nhau. Ở đây những điều kiện xã hội,

những hoạt động lịch sử - xã hội, hoạt động văn hoá của các nhóm được coi

là những yếu tố gián tiếp có tác động đến quan hệ liên nhóm.

Nghiên cứu quan hệ liên nhóm với các cách tiếp cận khác nhau đã dẫn

các nhà tâm lý học đến với các cách thức khác nhau trong việc giải quyết

những vấn đề có ý nghĩa thực tiễn, trước hết đó là phương pháp giải quyết

những mâu thuẫn trong quan hệ liên nhóm nhằm mục đích phát huy vai trò

tích cực của nhóm, phát triển nhóm nói riêng và phát triển xã hội nói chung.

Tuy nhiên, cần phải thấy rõ rằng bất kỳ hiện tượng tâm lý nào cũng là một

hiện tượng đa nguyên nhân, và trong mỗi hoàn cảnh cụ thể một vài nguyên

nhân nào đó có thể sẽ có ý nghĩa nổi trội lên. Điều đó có nghĩa là trong việc

giải quyết những vấn đề thực tiễn nếu ta biết vận dụng một cách phù hợp với

hoàn cảnh cụ thể thì mỗi cách tiếp cận sẽ cho thấy rõ những ưu điểm của nó.

II. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUAN HỆ LIÊN NHÓM Quan hệ giữa các nhóm thường biểu hiện dưới hai dạng: quan hệ đối

nghịch và quan hệ đồng cảm với những mức độ khác nhau. Những yếu tố

nào đã làm cho các nhóm trở nên đối nghịch hay đồng cảm với nhau? Đó là

vấn đề đã và đang là đề tài nghiên cứu của nhiều nhà tâm lý học với hàng

loạt thực nghiệm được tiến hành trong phòng thí nghiệm hay trong những

điều kiện tự nhiên.

Một trong những biểu hiện thường gặp của kiểu quan hệ đối nghịch

giữa các nhóm là hiệu ứng sủng ái nhóm mình. Thực chất của hiện tượng

tâm lý này là trong quan hệ giữa các nhóm các thành viên của mỗi nhóm

thường có xu hướng bằng cách nào đó tạo điều kiện thuận lợi cho các thành

viên của nhóm mình, đối lập với các thành viên của nhóm khác. Ví dụ, trong

những thực nghiệm theo mô hình của Tajfel nêu trên người ta thấy rằng

nghiệm thể thường có xu hướng đánh giá mức tiền cần phải trả cho những

người thuộc nhóm mình cao hơn mức tiền trả cho những người ở nhóm khác,

mặc dù sự tham gia của họ vào thực nghiệm là như nhau. Hiệu ứng sủng ái

Page 95: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

nhóm mình có thể thể hiện trong những hành vi bên ngoài của con người,

hoặc trong cả những quá trình tri giác xã hội như trong quá trình hình thành ý

kiến, nhận định, đánh giá về những thành viên của nhóm mình và nhóm khác.

Nó xuất hiện trong những điều kiện và mức độ quan lệ xã hội khác nhau và

trong nhiều trường hợp hiện tượng tâm lý này có thể trở thành nguyên nhân

gây nên những mâu thuẫn gây gắt giữa các nhóm. Vì vậy rất nhiều nhà tâm lý

quan tâm đến hiện tượng này, tìm hiểu những yếu tố quy định nó.

Với quan điểm hoạt động, V.X.Ageev tiến hành thực nghiệm với những

nhóm sinh viên trường cao đẳng kỹ thuật Mátxcơva. Trong thực nghiệm, các

nhóm sinh viên này phải tham gia trả thi môn tâm lý xã hội cho cùng một thầy

giáo. Ngay từ đầu các sinh viên – nghiệm thể đã được thông báo rằng nếu

trong giờ thảo luận nhóm nào phát biểu tốt nhất thì tất cả sinh viên thuộc

nhóm đó được miễn trả thi. Nhóm còn lại sẽ phải trả thi theo cách thức thông

thường, nghĩa là phải trả vấn đáp cho từng người một. Họ cũng được thông

báo rằng số điểm đánh giá chung cho cả nhóm sẽ là tổng số điểm dành cho

những lần phát biểu của các thành viên trong nhóm. Tuy nhiên, cụ thể những

điểm đó là bao nhiêu thì họ không được biết mà họ chỉ được thực nghiệm

viên thông báo cho biết nhóm nào có điểm cao hơn. Trong thực nghiệm có

hai hoàn cảnh: trong hoàn cảnh thực nghiệm thứ nhất một nhóm luôn luôn

thắng, còn nhóm kia luôn bị thua. Trong hoàn cảnh thứ hai: hai nhóm lần lượt

thay đổi vị trí thắng – thua. Để kiểm tra so sánh, Ageev xây dựng hoàn cảnh

thực nghiệm thứ ba, trong đó ngay từ đầu các sinh viên được biết rằng không

phải toàn bộ nhóm này hay nhóm kia sẽ được miễn trả thi, mà chỉ những cá

nhân trả lời tốt trong giờ thảo luận mới được như thế. Sau giờ học, trước khi

thông báo kết quả cuối cùng mỗi nghiệm thể phải điền vào một anket nhất

định.

Trong thực nghiệm này, Aggev chú ý tới những biến số sau để đánh giá

tri giác liên nhóm: 1) dự đoán thắng thắng lợi của sinh viên; 2) những ý kiến

giải thích nguyên nhân thắng lợi hay thất bại của nhóm mình và nhóm bạn; 3)

đánh giá chung của nghiệm thể về các thành viên của nhóm mình và nhóm

Page 96: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

bạn theo hướng tiềm năng của họ trong những hoạt động khác. Biến số đánh

giá hành động tương tác liên nhóm gồm: 1) Nội dung tranh luận với những lời

phát biểu trước đó; 2) Hành vi lựa chọn người phát biểu của các nhóm; 3)

Một số đặc điểm tâm lý khác thể hiện qua lời nói: ví dụ, số lần sử dụng những

đại từ nhân xưng như "tôi", "các anh", “chúng tôi”, "họ" v.v…. 4) Đặc điểm của

những lời phát biểu lạc đề.

Kết quả thu được theo tất cả những biến số trên khẳng định rằng: 1)

Khi hai nhóm có sự cạnh tranh với mục đích hẹp, có ý nghĩa riêng cho mỗi

nhóm (ví dụ, nếu một nhóm thắng thì nhóm còn lại sẽ thua) thì sẽ xuất hiện

hiệu ứng sủng ái nhóm mình; 2) Sự không rõ ràng trong chuẩn đánh giá các

nhóm sẽ làm tăng hiệu ứng đó cả trong hành động tương tác lẫn trong tri giác

xã hội. Những điều kiện khách quan trên sẽ làm sai lệch quá trình tri giác xã

hội của các nghiệm thể; 3) Kết quả không thành công thường xuyên của

nhóm thường làm tăng hiệu ứng sủng ái nhóm mình và sự thành công

thường xuyên phần nào làm yếu hiệu ứng đó.

Ảnh hưởng của sự thành công và không thành công của nhóm tới quan

hệ liên nhóm thể hiện trong những thực nghiệm của Ageev cũng tương ứng

với kết quả mà Worchel S thu được trong những nghiên cứu của mình.

Worchel S. để cho các nhóm tham gia vào những hoạt động có tính hợp tác

và thấy rằng sự thành công trong hoạt động này đã làm tăng sự thiện cảm

của nhóm này đối với các thành viên của nhóm khác. Còn nếu như trước kia

các nhóm đã có những quan hệ cạnh tranh thì sự không thành công trong

hoạt động chung càng làm tăng thêm quan hệ không thiện cảm.

Để trả lời câu hỏi các nhóm có thay đổi chiến thuật ứng xử trong những

điều kiện khác nhau hay không, Ageev tiến hành thực nghiệm thứ hai trong

các nhóm thiếu niên 13 - 14 tuổi lúc đầu tham gia thi đấu thể dục thể thao,

sau đó cũng lao động trong không khí thi đua với mục đích "giúp nông

trường". Kết quả thực nghiệm này cho thấy rằng khi các nhóm mình tham gia

các hoạt động chung có ý nghĩa xã hội (lao động giúp nông trường) thì hiệu

ứng sủng ái nhóm mình giảm hẳn, quan hệ liên nhóm được cải thiện. Thực

Page 97: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

nghiệm này cùng với những nghiên cứu của E.V.Tugareva về mức độ phụ

thuộc của cá nhân vào nhóm đã giúp Ageev xác định rõ hơn ảnh hưởng của

sự thành công - không thành công trong hành động tương tác tác động tối

quan hệ liên nhóm một cách gián tiếp, thông qua mục đích, ý nghĩa của hành

động tương tác và chuẩn đánh giá nhóm. Ngoài ra sự ảnh hưởng đó còn chịu

tác động của một yếu tố nữa, đó là mức độ phụ thuộc vào nhóm.

Quan hệ liên nhóm nói chung và hiệu ứng sủng ái nhóm mình nói riêng

không chỉ phụ thuộc vào những yếu tố thuộc hành động tương tác nêu trên

mà còn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác.

Turner J.C. và Brown R.J. tìm hiểu ảnh hưởng của tương quan vị thế

giữa các nhóm với quan hệ liên nhóm. Trước khi tiến hành thực nghiệm các

tác giả đã nói với các nghiệm thể là sinh viên các khoa tự nhiên và sinh viên

các khoa xã hội rằng, nhìn chung sinh viên các khoa xã hội hơn hẳn sinh viên

các khoa tự nhiên trong cách nói năng, họ biết cách trình bày những suy nghĩ

của mình hơn, v.v… Với cách tạo tương quan vị thế giữa hai nhóm sinh viên

trên như vậy các tác giả thấy rằng hiệu ứng sủng ái nhóm mình, biểu hiện rõ

rệt cả ở hai nhóm trong điều kiện thực nghiệm tiến hành riêng rẽ với từng

nhóm. Song nếu tiến hành thực nghiệm chung với cả 2 nhóm thì hiện tượng

tâm lý này lại yếu đi, ngược lại nếu như trước lúc thực nghiệm nghiệm viên

không nói gì tới vị thế giữa hai nhóm thì hiệu ứng sủng ái nhóm mình lại vẫn

cao ở nhóm hỗn hợp. Ngoài ra Turnes và Brown còn xác định được rằng nếu

như sự khác nhau về vị thế giữa các nhóm được các thành viên trong mỗi

nhóm nhận thức như là một điều hợp lý thì hiệu ứng sủng ái nhóm mình biểu

hiện không rõ nét. Nhưng nếu xuất hiện sự nghi ngờ về tính hợp lý đó thì hiệu

ứng này sẽ tăng lên rõ rệt, đặc biệt là ở nhóm có vị thế cao hơn. Các tác giả

cho rằng ý thức về tính không hợp lý trong tương quan vị thế giữa các nhóm

sẽ làm nảy sinh xu hướng muốn thay đổi tương quan đó và tạo ra quan hệ

cạnh tranh giữa các nhóm. Điều này làm tăng hiệu ứng sủng ái nhóm mình.

Paichele G. và Darmon G. nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố "đa

số - thiểu số". Trong các nghiên cứu của mình các ông đã thông báo cho các

Page 98: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

nghiệm viên dựa vào kết quả làm bài tập thực nghiệm của họ rằng họ thuộc

nhóm đa số hay thiểu số. Các công trình này cho thấy trong các nhóm đa số

hiệu ứng sửng ái nhóm mình không biểu hiện rõ rệt, song trong các nhóm

thiểu số xuất hiện hiện tượng ngược với hiệu ứng trên. Như vậy là yếu tố "đa

số - thiểu số" hay quy mô nhóm cũng có tác động đến quan hệ liên nhóm.

Trên thực tế tính chất của quan hệ giữa các nhóm chịu tác động của rất

nhiều yếu tố mà những thí nghiệm nêu trên mới chỉ phản ánh được một phần

nào đó mà các nhà tâm lý học đã nghiên cứu được. Về mặt lý thuyết có thể

phân chia các yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ liên nhóm thành các yếu tố

khách quan và các yếu tố chủ quan. Từ trước tới nay hầu như các nhà nghiên

cứu quan tâm nhiều hơn đến ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến

quan hệ liên nhóm. Điều này có thể được giải thích phần nào bởi ảnh hưởng

của các yếu tố đó thường biểu hiện rõ nét hơn, đồng thời việc nghiên cứu

mức độ ảnh hưởng đó cũng thuận lợi hơn trong phạm vi các nhóm nhỏ. Do

những khó khăn trong việc nghiên cứu ảnh hưởng của những yếu tố khách

quan đến quan hệ giữa các nhóm lớn, đặc biệt là giữa các dân tộc, như sự

phát triển ngày càng phức tạp của đời sống xã hội, các mối quan hệ đa quốc

gia không ngừng tăng lên, thời gian gần đây các nhà tâm lý học đã bất đầu

chú ý tới tác động của những yếu tố chủ quan như sự bất đồng về ngôn ngữ,

sự khác biệt về văn hoá, khuôn mẫu và định kiến xã hội tới quan hệ giữa các

dân tộc, giữa các tầng lớp cư dân khác nhau. Hướng nghiên cứu này đặc biệt

rõ trong các công trình nghiên cứu so sánh văn hoá.

III. QUAN HỆ LIÊN NHÓM VÀ CÁC QUÁ TRÌNH TÂM LÝ TRONG NHÓM

Trong bất kỳ trường hợp nào quan hệ giữa các nhóm luôn bao hàm yếu

tố ganh đua, trong đó mỗi nhóm cố gắng khẳng định mình ở một vị trí nhất

định. Vì vậy trong các mối quan hệ đó không chỉ diễn ra quá trình thay đổi

thông tin, học hỏi lẫn nhau mà còn xuất hiện một yếu tố không kém phần

quan trọng, đó là đối với mỗi nhóm đã có một đối tượng để so sánh, một đối

Page 99: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

tượng "đối lập", “không cùng nhóm mình”. Chính điều nay đã có ảnh hưởng

mạnh đến đời sống tâm lý bên trong nhóm, nó có thể quy định đặc điểm phát

triển của nhóm, làm cho nhóm trở nên lỏng lẻo hay bền vững hơn, làm thay

đổi các chuẩn đánh giá nhóm của mỗi thành viên, đông thời hình thành quá

trình đánh giá lại vị trí và vai trò của thủ lĩnh hay của thành viên tiên phong

trong nhóm, v.v…. Trong phạm vi đối tượng nghiên cứu là những nhóm nhỏ

nhiều nhà tâm lý học đã chứng minh bằng thực nghiệm được rằng những yếu

tố khác nhau của quan hệ đã ảnh hưởng cụ thể đến các quá trình tâm lý trong

nhóm ra sao. Chẳng hạn trong những nghiên cứu của mình Fiedles F.E. đã

thấy rằng khi các nhóm có quan hệ cạnh tranh thì ở những thành viên tiên

phong của mỗi nhóm đã diễn ra quá trình thay đổi cách nhìn nhận và đánh giá

thủ lĩnh của nhóm mình: thông thường trong những trường hợp đó những thủ

lĩnh có phẩm chất quyết đoán thường được đánh giá cao hơn. Những thực

nghiệm của O.Garv cũng chứng minh rằng sự có mặt của một “nhóm đối lập”

đã làm thay đổi cấu trúc vị trí của nhóm. Khi đó thường thấy xuất hiện xu

hướng đánh giá lại thành tích của những thành viên có vị trí cao trong nhóm.

Hay trong những công trình của Doise W. thấy rằng một số điểm trong cấu

trúc bên trong nhóm thay đổi không chỉ khi các nhóm có hành động tương tác

lẫn nhau, mà cả khi chỉ xuất hiện sự có mặt của nhóm khác. Khi đó sự đánh

giá về nhóm mình trở nên nghiêm khắc hơn và những ai có thái độ nghiêm

khắc nhất sẽ giành được vị thế cao trong nhóm. Tất cả những thay đổi diễn ra

trong đời sống tâm lý nhóm đã quan sát được trong nghiên cứu của các tác

giả nêu trên phải chăng có thể được giải thích bởi tâm thế bảo vệ nhóm mình

của các thành viên trong mỗi nhóm. Trong những điều kiện bình thường tâm

thế bảo vệ nhóm mình vẫn tồn tại như một đặc trưng của sự hình thành

nhóm, song khi xuất hiện nhóm đối lập nó được các thành viên trong nhóm ý

thức rõ ràng hơn và việc thực hiện hoá tâm thế đó trong hành động thực tiễn

trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Do đó những thay đổi trong đời sống tâm lý

nhóm là hệ quả tất yếu.

Để nghiên cứu ảnh hưởng của quan hệ liên nhóm tới quá trình tiếp

nhận quyết định nhóm, L.A.Kyrbatova đã tiến hành thực nghiệm trong đó các

Page 100: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

nhóm phải thảo luận tập thể để quyết định lựa chọn mức độ phức tạp của bài

tập cần thực hiện. Trong trường hợp thứ nhất sự có mặt của nhóm khác chỉ là

hình thức: các nghiệm thể được thông báo rằng một nhóm khác mà họ không

biết cũng đang tham gia giải các bài tập như vậy, và kết quả của hai nhóm sẽ

được so sánh. Trong trường hợp thứ hai có sự tương tác liên nhóm trong

thực tế: hai nhóm làm việc cạnh nhau hoặc có những quan hệ hợp tác (cùng

giải quyết bài tập và nhấn mạnh đến kết quả hợp tác) hoặc có những quan hệ

cạnh tranh; kết quả của những nghiên cứu này cho thấy rằng: 1) Sự có mặt

hình thức của nhóm khác như một nhóm cạnh tranh trong tiềm năng đã làm

tăng mức độ kỳ vọng của nhóm: nhóm lựa chọn những bài tập có mức độ khó

hơn và điều chủ yếu là nó đã nâng cao hiệu quả hoạt động chung của nhóm;

2) Quan hệ có tính chất hợp tác đã làm giảm mức độ kỳ vọng của các nhóm

còn quan hệ cạnh tranh thì ngược lại: làm tăng mức độ kỳ vọng đó. Nhưng

quá trình ra quyết định nhóm không chỉ phụ thuộc vào những yếu tố bên trong

nhóm mà còn phụ thuộc vào cả những yếu tố bên ngoài, trước hết đó là

những yếu tố trong quan hệ liên nhóm.

Tuy nhiên có những công trình nghiên cứu về cùng một vấn đề của các

tác giả khác nhau lại cho những kết quả khác nhau. Chẳng hạn trong các

công trình nghiên cứu của Ageev về ảnh hưởng của quan hệ liên nhóm đến

mức độ đoàn kết trong nhóm. Các nhóm nghiên cứu vẫn là những thiếu niên

trong trại hè đã cùng tham gia nhiều hoạt động thể dục khác nhau, trong đó

mỗi nhóm luôn luôn gắn một trong những vị trí nhất định trong thang đánh giá:

đội thành công, đội không thành công và đội thua. Kết quả nghiên cứu này

cho thấy rằng sự không thành công liên tục của nhóm trong các cuộc cạnh

tranh liên nhóm đã có ảnh hưởng tiêu cục tới cấu trúc các quan hệ liên nhân

cách trong nhóm: nó làm giảm những quan hệ thiện cảm và làm tăng những

quan hệ không thiện cảm. Trong khi đó kết quả nghiên cứu của Turner J.C.

của Sherif M. và các cộng tác viên lại chứng thinh rằng trong nhiều trường

hợp sự thành công của nhóm trong quan hệ liên nhóm làm cho các thành viên

của nhóm đoàn kết, gắn bó với nhau hơn, so với sự thành công của nhóm.

Sự khác nhau trong kết quả của các công trình nghiên cứu nêu trên không thể

Page 101: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

coi là những kết quả mâu thuẫn nhau trong nghiên cứu cùng một vấn đề. Ở

một mức độ nhất định sự khác nhau đó cần được xem xét như là hệ quả tất

yếu do nhiều yếu tố khác nhau quy định mà các nhà nghiên cứu không chú ý

tới. Chẳng hạn, những yếu tố như đặc điểm nghề nghiệp nhóm nghiệm thể,

tính chất công việc được thực hiện trong quá trình tương tác và ý nghĩa của

công việc đó đối với các nhóm nghiệm thể, đặc điểm lứa tuổi, đặc biệt trình độ

phát triển ý thức về trách nhiệm của nghiệm thể, v.v…. đều có thể ảnh hưởng

đến những diễn biến tâm lý trong quá trình xảy ra quan hệ liên nhóm. Như

vậy, một lần nữa chúng ta thấy rằng trong nghiên cứu quan hệ liên nhóm

cũng như ảnh hưởng của nó đến các quá trình trong nhóm cần phải quan tâm

đúng mức không chỉ đến các yếu tố khách quan mà cả những yếu tố chủ

quan, bởi lẽ sự tác động của những yếu tố đó dẫn tới một hiện tượng tâm lý

nhất định không xảy ra riêng rẽ mà gắn bó chặt chẽ với nhau, trong những

mối quan hệ nhất định.

Một trong những hướng nghiên cứu ảnh hưởng của quan hệ liên nhóm

tới các quá trình tâm lý trong nhóm là những công trình tìm hiểu những thay

đổi của khuôn mẫu xã hội, định kiến xã hội trong quá trình các nhóm tương

tác lẫn nhau. Tuy vấn đề này các nhà nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các

đối tượng là các nhóm lớn, đặc biệt là các nhóm dân tộc có nền văn hoá khác

nhau. Nhưng người ta thấy rằng trong những điều kiện bình thường khi giữa

các nhóm lớn không có mâu thuẫn thì những biểu hiện của khuôn mẫu xã hội

không tạo thành một vấn đề nổi cộm đối với xã hội và đến với quan hệ giữa

các nhóm, các dân tộc. Nó chỉ là biểu tượng hay khuynh hướng đánh giá của

một nhóm xã hội nào đó đối với một nhóm khác. Biểu tượng này mang đậm

màu sắc tình cảm, nó thường được đơn giản hoá, rất bền vững và rất dễ lan

truyền sang tất cả những thành viên của nhóm, kể cả trẻ em. Nhưng khi giữa

các nhóm có những quan hệ căng thẳng thì biểu tượng khuôn mẫu xã hội nổi

lên rất rõ, khó kiểm soát được và thường chứa đựng nhiều biểu hiện tiêu cực,

cản trở quan hệ liên nhóm. Biểu tượng khuôn mẫu xã hội cũng có thể thay đổi

theo thời gian, song rất chậm và sự thay đổi đó phụ thuộc vào rất nhiều yếu

tố: từ những đặc điểm dân tộc của nhóm đến những yếu tố hoàn cảnh trong

Page 102: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

quan hệ tương tác giữa tác nhóm, từ những thay đổi mang tính xã hội đương

thời đến những yếu tố lịch sử - văn hoá, từ kinh nghiệm trong quan hệ của

nhóm đến những biểu tượng mà ý thức đám đông tiếp thu được một cách

không phê phán v.v… Nhiều công trình nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn

cho thấy rằng không phải bất kỳ cuộc tương tác trực tiếp nào cũng có thể làm

thay đổi khuôn mẫu xã hội, làm cho nó tiến gần tới chân lý hơn. Chỉ những

cuộc giao tiếp trực tiếp giữa các nhóm tuân theo những quy tắc nhất định như

tôn trọng bình đẳng giữa hai phía, cởi mở và tin tưởng lẫn nhau, tôn trọng các

giá trị văn hoá của hai phía v.v… mới có thể làm thay đổi biểu tượng khuôn

mẫu xã hội của mỗi nhóm theo hướng có lợi cho quan hệ liên nhóm. Trong

bối cảnh phát triển của thế giới hiện nay, khi mà các quốc gia đang cố gắng

tiến tới một thế giới thống nhất, xoá bỏ những đường biên giới vô hình giữa

các dân tộc thì hướng nghiên cứu nay cũng trở nên cấp thiết.

IV. CÁ NHÂN TRONG QUAN HỆ LIÊN NHÓMCon người trong quá trình phát triển nhân cách của mình luôn là một

thực thể độc lập, không giống ai, không lặp lại song đồng thời anh ta cũng

luôn là thành viên của một nhóm xã hội nhất định, chẳng hạn là học sinh trong

lớp, là đội viên của đội bóng, cán bộ một cơ quan, đại diện cho một dân tộc

v.v… nghĩa là anh ta luôn có trong mình một cái gì đó chung với một nhóm

người nhất định. Vấn đề đặt ra là trong các quan hệ liên nhóm khi nào thì một

cá nhân hành động với tư cách là thành viên của một nhóm nhất định, và khi

nào thì anh ta chỉ đại diện cho chính mình? Tại sao trong trường hợp nay anh

ta hành động và cảm thấy mình như là một nhân cách không lặp lại, còn trong

trường hợp khác lại coi mình là thành viên của một thể thống nhất nào đó và

có những nét chung với những người khác. Điều gì đã tạo ra sự luân chuyển

tình cảm, tư duy và hành động của con người giữa hai cực đó? Nấm bắt và lý

giải được những vấn đề nêu trên là một việc có ý nghĩa vô cùng quan trọng

đối với các thủ lĩnh chính thức và không chính thức của những nhóm xã hội

Page 103: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

nhất định, đặc biệt là đối với các nhà quản lý kinh doanh khi cần tiến hành các

cuộc thương thuyết về một vấn đề gì đó đối với các tổ chức kinh doanh khác.

Trong tâm lý học nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm đến những vấn đề

nêu trên, song một trong những hướng giải quyết gây được nhiều chú ý nhất

là lý thuyết đồng nhất xã hội của Tajfel H. và giả thuyết về "quan điểm cái tôi"

của Turner J.C. Trong các lý thuyết này hành vi liên nhóm được coi là bất kỳ

hành vi nào do một người hay một nhóm người thực hiện trong quan hệ với

một người hay một nhóm khác trên cơ sở đồng nhất mình như những người

thuộc nhóm xã hội nhất định. Theo Tajfel có thể coi các hành vi tương tác liên

nhóm và các hành vi tương tác liên nhân cách như là hai cực trên một trục.

Trên trục đó có thể biểu diễn các hình thức khác nhau có thể có trong hành vi

xã hội của con người. Một cực là những hành vi được quy định bởi những

quan hệ liên nhân cách và những đặc điểm cá nhân của người thực hiện.

Những hành vi này không chịu sự tác động của các quan hệ của người thực

hiện với những nhóm xã hội nhất định. Cực thứ hai là những hành vi tương

tác giữa người với người, bị quy định bởi tư cách thành viên nhóm của người

thực hiện và không chịu tác động của những quan hệ và đặc điểm cá nhân.

Đó là cực của những hành vi tương tác liên nhóm. Tajfel cho rằng trên thực tế

rất ít những hành vi nằm ở tận đầu mỗi cực. Thường diễn ra những hành vi

mang tính chất hỗn tạp, nằm ở phần giữa của trục.

Để giải thích sự vận động của những hành vi của con người trên trục

nêu trên, Turner xây dựng giả thuyết về "quan điểm cái tôi". Trong giả thuyết

này "quan điểm cái tôi" của nhân cách được xem như một hệ thống nhận

thức thực hiện vai trò điều chỉnh hành vi của cá nhân cho phù hợp với hoàn

cảnh. "Quan điểm cái tôi" bao hàm trong nó hai kiểu hệ thống tính đồng nhất

cá nhân và tính đồng nhất xã hội. Tính đồng nhất cá nhân thể hiện sự tự

khẳng định mình trên cơ sở những đặc điểm về thể lực, trí lực và đạo đức

của nhân cách. Tính đồng nhất xã hội được hình thành từ việc xác định cá

nhân thuộc một nhóm xã hội nhất định nào đó. Với mục đích thích ứng với

những hoàn cảnh cụ thể "quan điểm cái tôi" điều chỉnh hành vi con người,

Page 104: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

làm cho cá nhân ý thức rõ hơn hoặc tính đồng nhất xã hội, hoặc tính đồng

nhất cá nhân của mình. Trong trường hợp cá nhân ý thức rõ hơn tính đồng

nhất xã hội của mình thì sẽ diễn ra quá trình dịch chuyển từ hành vi quan hệ

liên nhân cách sang hành vi quan hệ liên nhóm với đặc trưng cơ bản là khi đó

cá nhân sẽ tự tri giác bản thân và những người khác trên quan điểm cùng

thuộc những nhóm xã hội nhất định.

Quá trình đồng nhất xã hội có những đặc điểm sau:

1. Sự đồng nhất xã hội hình thành khi những cá nhân tri giác bản thân

như là thành viên của một nhóm xã hội nhất định.

2. Các nhóm xã hội có thể là tích cực hay tiêu cực theo sự đánh giá

của xã hội. Vì vậy sự đồng nhất xã hội của một cá nhân cũng có thể

là tích cực hay tiêu cực. Song cá nhân có xu hướng bảo vệ và gìn

giữ sự đồng nhất xã hội mang tính tích cực của mình.

3. Cá nhân đánh giá nhóm mình trên cơ sở so sánh với những nhóm

khác. Sự đồng nhất xã hội mang tính tích cực khi cá nhân nhận thấy

nhóm mình hơn hẳn những nhóm khác theo những tiêu chuẩn nhất

định nào đó.

4. Khi sự đồng nhất xã hội không làm cá nhân thoả mãn thì cá nhân

hoặc sẽ rời bỏ nhóm mình để gia nhập vào nhóm khác mà anh ta

cho là hơn, hoặc sẽ tìm cách làm cho nhóm mình trở nên tốt hơn.

Như vậy là trong các cuộc giao tiếp liên nhóm, để cá nhân đứng vững

trên vị trí đại diện nhóm mình cần hình thành ở cá nhân sự đồng nhất xã hội

với nhóm mang tính tích cực.

Chương 6. TÂM LÝ ĐÁM ĐÔNGĐám đông là một tập hợp người vì lý do nào đó mà hội tụ lại tại một địa

điểm nhất định, vào một thời điểm nhất định. Xét về cấu trúc nhóm, đám đông

thường được xem là một loại nhóm hỗn hợp, lỏng lẻo. Giữa các thành viên

Page 105: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

không có mối liên hệ chặt chẽ. Các thành viên của đám đông có thể rất khác

nhau về thành phần xã hội, trình độ nghề nghiệp, tôn giáo, thậm chí mục đích

khiến họ tụ tập lại cũng có thể không giống nhau. Trong một đoàn biểu tình,

có người thực sự muốn đấu tranh phản đối, có người do a dua, tò mò, có

người chỉ đơn thuần ham vui, thích không khí ồn ào náo nhiệt. Nhưng không

phải bất luận một sự hội tụ nào cũng được xem là đám đông (từ góc độ tâm lý

học xã hội). Chỉ khi sự hội tụ đem lại những thay đổi về phương diện tâm lý,

tạo ra những trạng thái tâm lý mới, hay nói như G.Lơbon, chỉ khi xuất hiện

“một tâm hồn công cộng”, thì tập hợp người đó mới thực sự đáng được để

tâm.

I. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU TÂM LÝ HỌC ĐÁM ĐÔNG VÀ HIỆN TRẠNG CỦA NÓ

Đám đông quần chúng trở thành đối tượng khảo cứu của tâm lý học xã

hội từ cuối thế kỷ XIX với những tác giả nổi tiếng như G.Tarđơ, S.Sighen,

G.Lơbon, M.C.Đaugas. Thời kỳ này các công trình nghiên cứu đi sâu phân

tích các hiện tượng và quy luật tâm lý chi phối đám đông quần chúng, cố

gắng xâm nhập và mổ xẻ cái mà họ gọi là “tâm hồn quần chúng”, “tâm hồn

công cộng”, “tinh thần quảng đại” v.v… Sau đại chiến thế giới thứ nhất, do cố

gắng khắc phục tính chất võ đoán “phi thực chứng” của giai đoạn trước, Ph.

Ollport và Made chủ trương biến tâm lý học xã hội thành một khoa học thực

nghiệm, hướng sự chú ý đến các nhóm nhỏ. Tâm lý đám đông không còn

được quan tâm như trước bởi không thể áp dụng cho nó các phương pháp

định lượng chính xác của phòng thí nghiệm.

Từ năm 1945 trở lại đây, nhu cầu phải điều hành xã hội bằng các biện

pháp công khai dân chủ đã buộc giới nghiên cứu của phương Tây quan tâm

trở lại các vấn đề tâm lý đám đông quần chúng. Tuy nhiên tâm lý đám đông

chủ yếu chỉ được khai thác ở những khía cạnh như dư luận, tâm trạng, mốt,

thị thiếu v.v… hoặc chỉ dừng lại ở những nghiên cứu có tính chất mô tả. Vấn

đề tâm hồn công cộng rất ít được đề cập tới. Khó khăn lớn nhất mà giới

Page 106: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

nghiên cứu vấp phải vẫn là vấn đề phương pháp. Cho đến nay hầu hết các

phương pháp của tâm lý học xã hội đã dược áp dụng trong nghiên cứu tâm lý

đám đông, nhưng chưa một phương pháp nào đem lại những kết quả thực sự

đáng kể.

Bằng những phương pháp quan sát hiện đại (máy ảnh, máy camera tự

động, quan sát đám đông từ máy bay trực thăng, v.v…) hy vọng trong tương

lai nhiều vấn đề của đám đông quần chúng sẽ được làm sáng tỏ hơn.

II. NHỮNG HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ CỦA ĐÁM ĐÔNG QUẦN CHÚNG Sự hội tụ, tập trung của nhiều cá nhân tạo ra một môi trường tâm lý đặc

biệt, kích thích thúc đẩy hoặc đè nén ức chế các hành vi của họ. Có thể chỉ ra

một vài hiện tượng tâm lý thường thấy ở đám đông quần chúng. Mức độ biểu

hiện của những hiện tượng này phụ thuộc vào hàng loạt yếu tố như ngoại

cảm, tính tổ chức, tính thống nhất của đám người cụ thể. Nhưng phải thừa

nhận rằng sự hiện hữu của chúng là khá phổ biến, nhất là đối với loại hình

quần chúng hỗn hợp.

Để tiện cho việc trình bày, chúng tôi tạm sắp xếp các hiện tượng này

theo một số khía cạnh như: trí tuệ của quần chúng, tình cảm của quần chúng,

thủ lĩnh và nhân cách của cá nhân hợp quần.

1. Trí tuệ của đám đông quần chúng

Chúng ta thường nói "nên phát huy trí tuệ của quần chúng", "nên tranh

thủ ý kiến của tập thể" v.v… Không phải trong hoàn cảnh nào cũng “nên” như

vậy. Khả năng phát huy trí tuệ của tập thể phụ thuộc rất nhiều yếu tố: số

lượng, trình độ của các thành viên, tính tích cực và sự quan tâm của họ đến

vấn đề đặt ra, nội dung và cách thức bàn thảo, v.v… Nếu đặt sang một bên

vấn đề trình độ của các thành viên, thường thấy có hiện tượng sau: nếu tập

hợp người càng lớn thì khả năng đưa ra những quyết định chính xác càng

giảm. Có người đã nói một cách thái quá, tư duy chịu sự tập hợp của các trí

tuệ chỉ đẻ ra một trí tuệ tầm thường hơn. Đó là vì khi cọ sát ý kiến dễ nảy sinh

Page 107: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

những cay cú tự ái hay bốc đồng phấn khích. Cá nhân không còn giữ được

thái độ tỉnh táo, khách quan đối với vấn đề cần bàn bạc. Các lập luận có xu

hướng thái quá, tư duy chịu sự chi phối nặng nề của những tâm trạng hay

cảm tưởng nhất thời.

Thuyết phục đám đông quần chúng bằng cách nào thì tốt hơn: bằng

những lập luận lôgíc chặt chẽ hay bằng các thủ thuật đánh vào tình cảm?

Điều này phụ thuộc vào từng loại hình quần chúng cụ thể. Nhiều ý kiến cho

rằng để đạt được một hiệu quả nhất thời, nhanh chóng: tốt nhất nên áp dụng

các biện pháp có khả năng gây ra những xáo trộn tình cảm mạnh mẽ. Năm

1940, tại Chicagô, vào dịp bầu cử hội đồng thị chính thành phố, John Gasmall

đã tiến hành một thí nghiệm như sau: nhằm ủng hộ cho một đảng phái nọ,

ông chia thành phố ra ba khu vực, ở khu vực thứ nhất, phiếu tuyên truyền

dùng những lời lẽ gây ấn tượng mạnh (chẳng hạn phóng đại những hậu quả

nặng nề có thể xảy ra nếu đảng nọ không thắng cử); nội dung của các phiếu

khu vực hai là những lập luận rành mạch, lôgíc và khoa học, khẳng định tính

ưu việt của phe tranh cử được John Gasman hậu thuẫn. Kết quả đảng của

ông thắng cử, và số phiếu ủng hộ tại khu vực một chiếm tỷ lệ lớn nhất. Đây là

một xảo thuật tuyên truyền rất đáng lưu ý.

Đám đông quần chúng dễ bị cuốn hút vào những chuyện đồn đại giật

gân, nửa hư nửa thực. Ở nước ta cách đây không lâu tin đồn về chiếc mai

cua có hình mặt người được quan tâm chẳng kém gì giá vàng, giá gạo trên thị

trường. Không phải ngẫu nhiên những sách báo phim ảnh ly kỳ rùng rợn lại

rất ăn khách. Đây không phải là vấn đề thị hiếu tầm thường, mà là tính cách

của quần chúng. Sự tồn tại dai dẳng của những thủ thuật bói toán, bên cạnh

nội dung khoa học và phi khoa học của nó mà người ta còn bàn cãi ngược

xuôi, có nguyên nhân quan trọng là chúng rất phù hợp với tâm lý tò mò, hiếu

kỳ của quần chúng. Nói như vậy không có nghĩa là quần chúng đám đông

không có năng lực phát hiện tính phi lý của sự kiện được truyền miệng.

Nhưng khi chân lý được xác minh thì sự kiện truyền miệng không còn sức

Page 108: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

hấp dẫn nữa, tin đồn chấm dứt. Nghiên cứu về tin đồn, Ollport Poxtman đưa

ra công thức: cường độ của tin đồn = (tính hấp dẫn) x (tính không xác định).

Các ý niệm được biểu tượng hoá ở những hình thức giản đơn dễ đi vào

tâm trí của dân gian hơn. Tài năng của người tuyên truyền biểu hiện ở chỗ

biết diễn đạt các tư tưởng, ý niệm phức tạp bằng ngôn ngữ thông thường,

giản dị, biết gắn ý niệm với một biểu tượng hấp dẫn nào đó. Tuy nhiên, cách

làm này đôi khi đơn giản hoá, thậm chí làm méo mó bản thân ý niệm. Cho

nên nhiều tư tưởng vốn dĩ rất sâu sắc và khoa học, nhưng qua nhiều lần lột

xác để quần chúng hoá đã trở nên thô thiển tầm thường. Đây là số tư tưởng

chung của một số tôn giáo, học tuyết và hệ tư tưởng.

2. Tình cảm của đám đông quần chúng

Nhìn chung quần chúng đám đông dễ xúc động hơn mỗi cá nhân hợp

quần. Kịch đồng tình cảm của đám đông là một biểu hiện từ trông thấy trong

các cuộc tranh cãi, biểu tình hay hoàn cảnh cách mạng do các phe phái chính

trị khác nhau tiến hành. Tình cảm của mọi người, do cảm nhiễm, được tích

hợp và nhân lên gấp bội. Cho nên những tình cảm trung tính, nhẹ nhàng, nửa

vui, nữa buồn, bâng khuâng v.v…. không thích hợp với số đông. Nụ cười

sung sướng, tâm trạng phấn khích, hy vọng tràn ngập, niềm vui cuồng nhiệt,

hoặc chán nản bi quan, tuyệt vọng hoảng loạn, căm giận sục sôi v.v... là

những tình cảm phổ biến nhất ở đám đông quần chúng. Người ta không thấy

các cổ động viên lặng lẽ chiêm ngưỡng các cầu thủ của mình trên sân cỏ. Họ

phải nhảy múa gào thét, reo hò mỗi khi đội nhà chiến thắng, sẵn sàng nổi

khùng hay chửi bới thậm tệ trọng tài vì một sơ suất nào đó, và buồn thảm

chán chường trước thất bại. Quần chúng không biết và không thích che dấu

những tình cảm của mình.

Có ba trạng thái cảm xúc tương đối đặc trưng đối với đám đông quần

chúng hỗn hợp: sợ hãi, phẫn nộ và hân hoan. Trạng thái sợ hãi bao trùm đám

đông quần chúng khi họ chưa có một lãnh tụ đủ uy tín đoàn kết lại, khi lãnh tụ

của họ sụp đổ hay khi thấy một sức mạnh khác lớn hơn sức mạnh của đám

đông mà họ là những thành viên. Sức mạnh của số đông tan ra nhanh chóng.

Page 109: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Bi quan, tuyệt vọng và chán chường là những tình cảm thường thấy ở giai

đoạn này.

Sự phẫn nộ của quần chúng có nguyên nhân gián tiếp và trực tiếp:

những nỗi bực bội, khó chịu, bức bối được tích tụ dần dần, ngấm ngầm và

nhân một sự kiện nào đó bùng nổ thành cơn giận dữ, phẫn nộ ghê gớm. Đây

là lúc tức nước vỡ bờ, mọi nỗi sợ đều tan biến, quần chúng có thể hành động

cương quyết không khoan nhượng, bất chấp mọi trở lực hiểm nguy, sẵn sàng

xả thân, hy sinh. Sức mạnh thực sự của quần chúng được bộc lộ, tình bằng

hữu được củng cố nhanh chóng, ý thức tập thể tảng lên rõ rệt. Niềm hân

hoan, nỗi vui sướng cuồng nhiệt thường quan sát thấy khi quần chúng đám

đông chiêm ngưỡng vị lãnh tụ, thần tượng tinh thần của mình hay sau những

chiến thắng quan trọng của cộng đồng mình. Niềm vui lây lan và cộng hưởng.

Niềm tự hào về "chúng ta", "phe ta", "lãnh tụ ta" v.v… tràn ngập mọi cõi lòng.

Đây là thời điểm của những suy nghĩ bốc đồng, phóng đại, giai đoạn dễ nảy

sinh xu hướng "chủ quan khinh địch" và niềm tin thái quá vào sức mạnh tuyệt

đối của "chúng ta".

Điểm đặc biệt là những trạng thái tình cảm rất dễ biến động từ thái cực

này sang thái cực khác. Điệu nhảy Lambađa và những giọt nước mắt của các

cô gái Braxin tại giải bóng đá Italia là một ví dụ sinh động. Về tâm trạng của

quần chúng cách mạng, Lênin cũng đã từng nhận định "tâm trạng là cái gì

hầu như mù quáng, vô thức và không lường trước". Vì vậy, diễn biến tình

cảm của quần chúng đám đông phải được nghiên cứu, phân tích sâu hơn

nữa, và phải tính đến mọi chi tiết, mọi sự kiện lớn nhỏ có khả năng tác động

đến "tâm hồn" của số đông.

3. Nhân cách của cá nhân hợp quần

Đám đông có khả năng chi phối hành vi và suy nghĩ của cá nhân. Ở

những trường hợp đặc biệt, trong cơn phấn khích cuồng nhiệt có thể nhận rõ

những thay đổi trong nhân cách của một số cá nhân hợp quần. Lơbon nhận

xét rằng, trong đám đông, người hiền lành trở nên độc ác, hạng ti tiện bỗng

Page 110: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

trở nên hào phóng vô độ, người hoài nghi trở thành cuồng tín và kẻ nhút nhát

yếu đuối bỗng có những hành động dũng cảm phi thường.

Thực ra không phải chỉ trong đám đông mới có những hiện tượng như

vậy: trong những trạng thái tuyệt vọng hay xúc động mãnh liệt đôi khi cũng

xuất hiện những thay đổi tính cách bất ngờ ở mỗi người. Nhưng phải thừa

nhận rằng đám đông quần chúng, với những áp lực tâm lý đặc biệt của nó, là

một môi trường thuận lợi cho những thay đổi đó.

Frớt, khi giải thích nỗi niềm hoan lạc của quần chúng, cho rằng nguồn

gốc của nó là trạng thái thống nhất tạm thời của cái nó và cái siêu tôi. Theo

ông niềm vui của lễ hội dân gian có được là do các thành viên được phép

phạm thượng, tựa như Adam bỗng dưng được ăn trái cấm. Lúc này bản chất

thực sự của quần chúng xuất hiện từ cõi vô thức: độc ác, tàn nhẫn, vô trách

nhiệm v.v… G.Lơbon cắt nghĩa các hành vi phá phách vô lối bằng tính chất

vô danh của đám động. Cá nhân bình thường, do sợ hãi bị trừng phạt, luôn

luôn thận trọng khi hành động. Khi hoà mình vào đám đông, họ tìm thấy cho

mình chỗ dựa tinh thần, nguồn sức mạnh khổng lồ bảo vệ, vỗ về và khuyến

khích lòng dũng cảm của họ. Hơn nữa đám đông là một cái gì vô danh, hợp

rồi lại tan, tinh thần trách nhiệm thường ràng buộc các cá nhân không còn. Vì

vậy họ không còn sợ hãi trước những hậu quả có thể do hành động của mình

gây nên, buông thả theo tiếng gọi của tình cảm, bản năng.

Lập luận của Z. Frớt đúng sai thế nào khó lòng kiểm chứng được. Chỉ

biết rằng những gì ông viết về nguồn gốc của tôn giáo, tín ngưỡng sơ khai và

lễ hội dân gian đến na không còn phù hợp với các tư liệu mới của dân tộc.

Còn những hành vi có tính chất phá hoại, huỷ diệt không phải là hậu quả tất

yếu của bất cứ đám đông quần tụ nào. Không tính những thành phần quần

chúng có tổ chức chặt chẽ, mà ngay cả những đám đông hỗn hợp đôi khi

cũng rất hoà nhã, hiền lành. Quả thật tính chất vô danh của quần chúng đám

đông cũng hay bị nhiều kẻ hung hăng lợi dụng. Và sự bức bối, tức tối do

không được thoả mãn, cộng với ảo tưởng về sức mạnh của đám đông cũng ít

nhiều khuyến khích các hành động thiếu suy nghĩ. Nhưng không thể xuất phát

Page 111: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

từ đó để kết luận rằng hung tính là một thuộc tính của đám đông. Mặt khác,

khi nhân danh số đông, khi nhận lấy về mình nghĩa vụ thiêng liêng của cộng

đồng, cá nhân có thể thực hiện những hành động quên mình, cao thượng,

nghĩa cả và nhân đạo. Điều đáng để tâm hơn là lúc này như tiếng nói lương

tri của cá nhân đều gắn liền với mục đích của cộng đồng. Các hành động dù

cao cả nhân đạo hay độc ác tàn nhẫn đều không xuất phát từ sự chỉ bảo đích

thực của lương tâm cá nhân. Trong cơn bốc đồng, cảm quan về cái thiện và

cái ác có nguy cơ biến mất. Nói đúng hơn, tất cả những gì gắn liền với cộng

đồng mình, “phe mình” đều thiện, đều đẹp và đúng đắn. Còn những gì chống

lại “chúng ta” đều phi nghĩa, xấu xa và đáng huỷ diệt. Đây là điểm rất đáng

lưu ý khi phát động ác phong trào quần chúng, khi phân tích những mâu

thuẫn xung đột giữa các thành phần xã hội và dân tộc khác nhau cũng như lý

giải, đánh giá các hành vi phạm tội của các phạm nhân.

4. Thủ lĩnh đám đông

Người duy nhất không bị tâm lý số đông chi phối mà ngược lại, có khả

năng gây ảnh hưởng lớn đến đám đông quần chúng là nhân vật thủ lĩnh.

Trong tác phẩm "Cách mạng và phản cách mạng Pháp", Ăngghen viết: "Quần

chúng vô sản, có số lượng đông đảo, nhưng không có lãnh tụ, chẳng có một

sự chuẩn bị nào về chính trị, chìm đắm trong những cơn hoảng loạn và sự

bùng nổ dữ dằn vô lối, sẵn sàng thí mạng vì bất kỳ một điều nhảm nhí nào".

Thủ lĩnh đích thực là người đại diện cho sức mạnh, nhu cầu, trí tuệ và ý chí

của quần chúng. Ở một số trường hợp lãnh tụ là một vị thần hiện hữu trong trí

tưởng tượng phong phú của quần chúng. Hình ảnh của ông ta vữa huyền

diệu, vừa thần bí. Vài năm trước đây khuôn mặt ca sĩ nhạc rốc người Mỹ

Evan Breslay được những người hâm mộ liên tưởng với hình ảnh của

Môhamet, một thánh nhân đạo Hồi. Thậm chí một vài kẻ thích chuyện giật

gân cũng khẳng định Breslay là cháu chắt mấy đời của cụ tổ Môhamet.

Lãnh tụ, thủ lĩnh có khả năng dễ dàng thiết lập lại trật tự, thuyết phục

quần chúng đám đông, tổ chức và hướng họ vào những hành động chung

thống nhất. Đối với những tập đoàn người có cấu trúc lỏng lẻo thì lãnh tụ, uy

Page 112: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

tín của ông ta là điểm tựa duy nhất liên kết họ với nhau. Sức thuyết phục của

thủ lĩnh, lãnh tụ thường không nằm trong lý lẽ lập luận của ông ta. Lãnh tụ

thuyết phục đám đông bằng cách cảm hoá, bằng uy tín, bằng tình yêu và

niềm tin tưởng mà quần chúng đặt vào nơi ông. Cho nên muốn thuyết phục

đám đông, trước hết phải tìm cách chiếm được thiện cảm của họ.

Nhìn chung các lãnh tụ, thủ lĩnh của đám đông thường có những đặc

điểm sau: năng nổ, ưa hoạt động; tin tưởng tuyệt đối vào lý tưởng của mình;

ý chí kiên cường; có những hành động phi thường - chí ít là gây được cảm

tưởng như vậy trong tâm trí quần chúng; bất chấp mọi khó khăn, sẵn sàng hy

sinh hạnh phúc cá nhân; có uy lực cám dỗ tự nhiên khiến thoạt nhìn đã muốn

thuần phục, v.v….

Không phải nhất thiết đám đông nào cũng có thủ lĩnh dẫn đường. Cũng

không phải thủ lĩnh, lãnh tụ luôn phải xuất hiện trước công chúng. Điều quan

trọng là quần chúng luôn luôn hướng về lãnh tụ, luôn cảm thấy lãnh tụ đang

"cùng chúng ta" trong mỗi hành động. Vai trò tương đương với quyền lực tâm

lý của thủ lĩnh, lãnh tụ đối với quần chúng đám đông có lúc do một số tổ chức,

một đảng phái chính trị thực hiện, thậm chí đôi khi là thần linh, thánh hiền, tức

những yếu tố hoàn toàn phi thực đảm nhiệm. Tuy nhiên có sức cám dỗ hơn

cả vẫn là những lãnh tụ trần gian, các cá nhân cụ thể. Ngay với những quần

chúng được giáo dục, được chuẩn bị và tổ chức chặt chẽ thì vai trò của thủ

lĩnh vẫn hết sức quan trọng, không phải ngẫu nhiên mà trong bất cứ một tổ

chức đoàn thể nào người ta cũng bầu ra một người đứng đầu thay mặt tập

thể và đôn đốc các thành viên. Có thể nói một cách không phóng đại: nhu cầu

phải có thủ lĩnh là một nhu cầu có tính chất "bản năng" đối với quần chúng

đám đông.

III. CÁC CƠ CHẾ TÂM LÝ ĐÁM ĐÔNGTâm lý đám đông không phải là cấp số cộng của các trạng thái tâm lý

cá nhân hợp quần. Giữa hai hiện tượng này có sự khác biệt về chất. Đành

rằng tâm lý đám đông bộc lộ thông qua những đơn vị hợp thành nó, tức là

Page 113: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

hành vi của cá nhân. Nhưng nguyên nhân sâu xa của nhưng hành vi ấy lại

không xuất phát từ mỗi cá nhân. Dường như có một thế lực vô thức, siêu

thực thể tác động đồng thời đến hết thảy các thành viên, khuyến khích và

thúc đẩy họ bộc lộ bản thân mình một cách chân thật nhất tại thời điểm đó.

Đâu là nguồn gốc những thế lực tâm lý tập thể này? những cơ chế tâm

lý nào cho phép giải thích chúng?

Giới nghiên cứu xưa nay thường đề cập đến một số cơ chế tâm lý

được xem là đặc trưng đối với đám đông quần chúng: bắt chước, lây lan, ám

thị - thôi miên.

1. Bắt chước

Theo nghĩa rộng, bắt chước được hiểu là một sự mô phỏng, tái tạo, lập

lại các hành động, hành vi, tâm trạng, cách thức quy loài, ứng xử của một

người hay một nhóm người nào đó.

Trong đời sống hàng ngày của chúng ta vẫn gặp các biểu hiện của bắt

chước: bắt chước cách ăn mặc, tiêu sài theo mốt; sự đua đòi a dua của đám

trẻ, phong trào học tập tấm gương sáng, v.v…. Người đầu tiên nghiên cứu

bắt chước một cách có hệ thống là Tacđơ. Trong cuốn sách "những quy luật

của bắt chước" ra đời năm 1890, ông phân ra bốn loại bắt chước: a) bắt

chước lôgíc (trí tuệ - ý thức) và phi lôgíc (cảm tính, phi lý; b) bắt chước hình

thức và bắt chước bản chất; c) bắt chước nhất thời (mốt, tâm trạng xã hội) và

lâu dài (tập quán tín ngưỡng); d) sự mô phỏng lặp lại giữa các thế hệ, giữa

các giai cấp. Theo Tacđơ bản chất của thế giới là sự lặp lại: con người bắt

chước lẫn nhau, trẻ em bắt chước người lớn, tầng lớp hạ lưu bắt chước giới

thượng lưu, dân tộc này bắt chước dân tộc khác, xã hội loài người bắt chước

giới tự nhiên.

Quan niệm này, ngày nay, ngay cả đối với người đề cao vai trò của bắt

chước trong đời sống xã hội và tâm lý con người, cũng khó được chấp thuận.

Cơ chế bắt chước, áp dụng với tâm lý đám đông, vận hành như sau:

bắt chước là một phản ứng có tính chất bản năng (Y. Djem). Các thành viên

Page 114: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

của đám đông bắt chước lẫn nhau và bắt chước thủ lĩnh của họ (hoặc một số

kẻ đầu trò). Mốt thường bắt đầu từ một nhân vật nổi tiếng (một ca sĩ, cầu thủ

bóng đá, minh tinh màn bạc v.v….) sau đó lan toả vào giới thanh niên, vốn là

những người say mê ngưỡng mộ ngôi sao ấy. Trong một đám đông bạo loạn,

lúc đầu chỉ có vài kẻ hung hăng. Tấm gương của họ dần dần được mọi người

bắt chước, biến thành cuộc phá phách tập thể. Cũng nhờ bắt chước, con

người có thể trở nên tốt bụng, tử tế với nhau hơn. Sự chứng kiến một hành

động hào hiệp sẽ đánh thức lòng nhân ái và tinh thần tương trợ. Khi vô tình"

được thấy ai giúp đỡ một phụ nữ gặp tai hoạ (thí nghiệm của Bruam), số

người muốn giúp đỡ, tất nhiên là giới mày râu, tự dưng tăng lên gấp đôi.

Tóm lại, đám đông quần chúng, sở dĩ hung hăng hay hiền lành, vô kỷ

luật hay trật tự, chống đối hay hưởng ứng là do các thành viên bắt chước các

đối tượng hay khuôn mẫu khác nhau mà thôi.

Cho đến nay người ta không đề cao vai trò bắt chước đối với các hiện

tượng tâm lý số đông như cách đây một thế kỷ. Có lẽ cơ chế này chỉ thực sự

tiêu biểu đối với các hiện tượng xã hội như mốt v.v…

Bắt chước với tư cách một biện pháp tiếp thu các kinh nghiệm xã hội

được nghiên cứu nhiều trong tâm lý học lứa tuổi, trong quá trình xã hội hoá ở

trẻ em.

2. Lây lan

Lây lan là cơ chế rất đặc trưng cho đám đông quần chúng, quá trình

chuyển toả trạng thái cảm xúc từ cá thể này sang cá thể khác ở cấp độ sinh

lý, xảy ra một cách nhanh chóng, mạnh mẽ, nằm ngoài những tác động qua

lại ở cấp ý thức - tư tưởng. Lây lan được biết đến từ lâu, với những hình thức

khá phong phú: sự hoảng loạn của đám đông, cơn bốc trên sàn nhẩy vũ

trường, các đợt sóng cổ vũ trên khán đài, cơn sốc nhạc rốc v.v… Sau khi đài

phát thanh “tiếng nói Hoa Kỳ” đọc xong cuốn “Chiến tranh giữa các vì sao”

của U. Êulo hàng loạt người nghe (số liệu chính thức là 1.200.000) rơi vào

tình trạng loạn tâm tập thể. Họ sợ người từ mặt trăng xuất hiện. Khoảng

400.000 khăng khăng khẳng định rằng mình nhìn thấy người từ mặt trăng

Page 115: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

xuống, mặc dù trước khi đọc truyện phát thanh viên đã ba lần nói rằng đây chỉ

là câu chuyện bịa đặt, hư cấu.

Hiện có hàng loạt quan điểm khác nhau về lây lan và tác động của nó

đến đám đông. Theo Mikhailôpxki N.K, lực lây lan được truyền đi theo nguyên

tác cộng hưởng, tỷ lệ thuận với số lượng của đám đông và cường độ cảm xúc

được truyền đạt. G.Lơbon, vốn là một bác sĩ, cho rằng lây lan được hiểu như

như truyền nhiễm. Sự khác nhau chỉ biểu hiện ở nội dung lây lan: vi khuẩn

bệnh hay các trạng thái tâm lý. W.Mc.Daugas lý giải quá trình lây lan bằng

thuyết "quy nạp thiện cảm", theo đó những biểu hiện của cảm xúc qua điệu bộ

cử chỉ và nét mặt của một cá nhân sẽ tạo ra phản ứng tương tự ở người bên

cạnh. Đây là bản năng sinh học bầy đàn, vốn rất phổ biến ở động vật. Ph.

Ollport lại đề xuất tư tưởng "phản ứng vòng tròn": cá nhân kích thích người

khác bằng hành vi của mình, do nhìn thấy hoặc nghe thấy phản ứng của

người kia mà tăng thêm độ hứng khởi. Bằng cách đó cảm hứng của đám

đông phát triển, lan toả không ngừng.

Tuy còn nhiều tranh luận về bản chất của lây lan, nhưng hầu hết giới

nghiên cứu đều thống nhất thừa nhận vai trò to lớn của nó đối với đám đông.

Lây lan cho phép giải thích các cao trào cảm xúc, tâm trạng hoảng loạn tập

thể, sự ưu thắng của các yếu tố tình cảm bản năng đối với lý trí - trí tuệ, tính

thuần nhất của đám đông v.v…

3. Ám thị - thôi miên

Ám thị và thôi miên là hai cấp độ, hai trạng thái “mất tỉnh táo”, “mất khả

năng hồi phục” của ý thức nảy sinh dưới tác động đặc biệt của một kích thích

nào đó.

Trong trạng thái thôi miên não chỉ giữ mối liên hệ với một nguồn kích

thích nhất định, toàn bộ những bộ phận thần kinh trung ương khác bị ức chế.

Vì vậy, con người dường như chỉ gắn bó với ngoại giới theo một kênh thông

tin, chấp hành tuyệt đối những yêu cầu được mã hoá qua kênh thông tin đó,

có thể thực hiện những hành động rất kỳ quặc.

Page 116: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Ám thị là hình thức thôi miên nhẹ, khi não vẫn "thức". Cá nhân bị chi

phối bởi thông tin gây ám thị, mất khả năng suy xét một cách có phê phán, cả

tin và dễ dàng bị thuyết phục.

Cho đến nay vẫn chưa có sự nhất trí trong cách hiểu về bắt chước, thôi

thiên và lây lan. Tacđơ cho thôi miên và lây lan là do bắt chước mà ra. Lơbon,

Pôzshel lại giải thích bắt chước và thôi miên bằng cơ chế lây lan. Z.Frớt qui

tất cả các hiện tượng trên vào khái niệm thôi miên - ám thị. Ông dùng nó như

một cơ chế tâm lý cơ bản để xem xét tâm lý đám đông quần chúng. Thôi miên

là cách người thủ lĩnh chiếm hữu tâm hồn của đám đông, xuất phát từ tình

yêu và niềm tin tưởng mà quần chúng đặt vào ông ta. Thủ lĩnh, theo Z.Frớt, là

hình ảnh “người cha” hiện hữu trong tâm trí của mỗi cá nhân hợp quần, có

khả năng thay thế tạm thời vai trò của Cynep-Ero. Đám đông, do vậy, một mặt

tuân thủ thủ lĩnh của mình như một đấng toàn năng, mặt khác mặc sức bộc lộ

những bản năng phi xã hội của mình.

Trong những suy nghĩ và lập luận sắc sảo của Frớt, tuy hầu như bao

giờ cũng thái quá, đã phản ánh mối quan hệ chặt chẽ giữa thôi miên với uy tín

và niềm tin. Mối quan hệ này được khẳng định nhiều lần thông qua các thực

nghiệm khoa học.

Để tạo ra trạng thái ám thị hoặc thôi miên, người ta đưa cá nhân vào

trạng thái nửa ngủ, nửa thức thông qua những tác động đều đặn và nhẹ

nhàng. Đối với đám đông quần chúng phải sử dụng những biện pháp thông

tin tuyên truyền rầm rộ, với những lời lẽ cam kết, khẳng định, dưới nhiều hình

thức và lặp đi lặp lại nhiều lần. Tên trùm phát xít Gơben đã từng nói: một điều

dù phi lý đến đâu, cứ nhắc đi nhắc lại đến lần thứ 41, mọi người sẽ tin. Bằng

cách phóng đại, tô màu cho các sản phẩm khác nhau, hãng quảng cáo Image

ở Mỹ đã thu được những khoản lợi nhuận kếch sù.

Đó là một số cách tạo niềm tin ở quần chúng thông qua cơ chế ám thị -

thôi miên.

Hiện nay các vấn đề tâm lý đám đông được giới nghiên cứu quan tâm

là phạm vi, thành phần, cấu trúc, độ đậm đặc và sự phân tuyến giữa các bộ

Page 117: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

phận của đám đông. Tuy nhiên, những số liệu vẫn còn khá phân tán, mặc dù

các quan sát được thực hiện một cách chu đáo, cùng với trang thiết bị hiện

đại. Có thể nói sự hiểu biết về tâm lý đám đông là ít ỏi và không chắc chắn.

Sự tồn tại đồng thời nhiều luận điểm khác nhau xung quanh việc mô tả cũng

như lý giải các thuộc tính tâm lý của đám đông, chứng tỏ tâm lý đám đông,

tuy đã có một trăm tuổi đời, vẫn đang ở trong giai đoạn phát triển đầu tiên,

giai đoạn thu thập số liệu.

PHẦN III. CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI

Chương 1. CÁ NHÂN TRONG NHÓMCon người trong xã hội không ai muốn mình là những cá nhân đơn độc,

tách biệt với cộng đồng. Họ luôn luôn có nguyện vọng trở thành thành viên

của một hay một số nhóm khác nhau xuất phát từ những động cơ khác nhau.

Trong quá trình tham gia vào nhóm, không phụ thuộc vào mức độ trưởng

thành về mặt nhân cách, không phụ thuộc vào những đặc điểm cá tính của cá

nhân, các thành viên nhóm thường chịu tác động tâm lý từ phía nhóm. Mặt

khác với tư cách là những phần tử tạo nên nhóm, các cá nhân có những ảnh

hưởng ngược trở lại đến tâm lý nhóm. Dưới đây chúng tôi trình bày một số

nội dung cơ bản liên quan đến những vấn đề này.

I. NGUYÊN NHÂN GIA NHẬP NHÓM CỦA CÁ NHÂNCá nhân tham gia vào nhóm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một

trong những nguyên nhân quan trọng đó là động cơ nào thúc đẩy họ vào

nhóm này hay nhóm khác. Đó là những động cơ sẽ chi phối hành vi của cá

nhân trong nhóm cũng như sẽ quy định mối quan hệ gắn bó của nó đối với

nhóm. Tìm hiểu động cơ gia nhập nhóm giúp ta hiểu được nhu cầu, lợi ích, sở

thích của cá nhân. Về phía nhóm, hiểu được động cơ của cá nhân tạo điều

kiện để họ thực hiện chúng trong hoàn cảnh phù hợp với lợi ích chung của cả

Page 118: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

nhóm sẽ là yếu tố quan trọng phát huy tính tích cức, sáng tạo của các thành

viên, tăng thêm sự gắn bó của học với nhóm, từ đó nâng cao hiệu quả.

Trong thực tế cuộc sống xã hội, cùng một thời gian một cá nhân có thể

là thành viên của nhiều nhóm khác nhau. Một người vừa là công nhân một

nhà máy, là thành viên của công đoàn, là đoàn viên (hoặc đảng viên), là hội

viên của một câu lạc bộ thể thao, là tổ viên tổ dân phố... Sở dĩ một người

tham gia vào các nhóm khác nhau là do sự chi phối bởi những động cơ như

muốn được thoả mãn những nhu cầu, lợi ích, sở thích... Có những động cơ là

điều kiện quan trọng để cá nhân tham gia vào một hay nhiều nhóm khác

nhau, nhưng cũng có thể cá nhân tham gia vào một nhóm với nhiều động cơ

khác nhau. Như vậy có những động cơ chính và những động cơ phụ. Các

động cơ này không tồn tại riêng rẽ, tách biệt nhau ở trong cùng một con

người, mà chúng hoà quyện, đan xen, bổ sung cho nhau trong cấu trúc thống

nhất của nhân cách. Chúng tôi có thể nêu ra dưới đây một số động cơ cơ bản

thúc đẩy cá nhân tham gia vào các nhóm:

Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng nhân

cách con người không thể được hình thành ngoài xã hội, nhân cách chỉ được

hình thành khi con người sống trong môi trường xã hội loài người, trong nhóm

cụ thể.

Chúng ta đều biết rằng, ngay từ khi mới sinh ra, bên cạnh nhu cầu

được chăm sóc, nuôi dưỡng về mặt vật chất, nhu cầu được che chở, bảo vệ,

ở đứa bé đã có nhu cầu giao tiếp, hơn thế đó là một nhu cầu không nhỏ. Khi

có người khác ở bên cạnh đứa bé nằm chơi vui vẻ, vắng bóng người lớn nó

la hét khóc đòi. Ở độ tuổi lớn hơn - mẫu giáo, học sinh, nhu cầu có bạn cùng

chơi, cùng học ở các em rất lớn. Nhiều em ham chơi với bạn bè quên cả ăn,

ở người lớn có nhu cầu bè bạn, đồng nghiệp để hợp tác, hỗ trợ nhau làm

việc, trao đổi, chia sẻ về mặt vật chất cũng như tinh thần. Một người dù khoẻ

mạnh, thông minh, giầu ý chí, đầy nghị lực cũng không thể sống, làm việc và

phát triển riêng biệt một mình, tách rời nhóm, người thân, bạn bè, đồng

nghiệp. Những con người đã trưởng thành về mặt đời sống xã hội, người cao

Page 119: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

tuổi - vẫn luôn có nhu cầu được quan hệ, giao tiếp với người khấc. Nhiều

nghiên cứu về người cao tuổi gần đây cho thấy nhu cầu được quan tâm,

chăm sóc, được sống giữa những người thân của người cao tuổi là rất lớn.

Như vậy có thể nói rằng mong muốn được sống trong cộng đồng để được

hợp tác, tương trợ lẫn nhau trong các lĩnh vực hoạt động, được quan tâm,

chia sẻ về mặt vật chất, tinh thần, tình cảm... để phát huy sức mạnh mọi mặt

của cá nhân là một trong những động cơ cơ bản nhất để cá nhân gia nhập

vào nhóm. C.Mác và pa.ănggen viết: chỉ trong nhóm, cá nhân mới có tự do

thực sự, có khả năng phát huy năng lực của mình. Trong nhóm, cá nhân phát

triển bản thân mình bởi vì nó được giao tiếp với nhiều người, nhận ở họ

những thông tin khác nhau, có thể tiếp thu những kinh nghiệm quý báu của

cuộc sống, lao động, nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp mà hoàn thiện

tay nghề của mình.

Một động cơ quan trọng khác để cá nhân trở thành thành viên của một

nhóm là mong muốn thoả mãn các lợi ích, sở thích thiết thực, gần gũi của bản

thân. Một học sinh vào đại học là mong muốn thu nhận được những tri thức

và hiểu biết cần thiết về một lĩnh vực khoa học nào đó và tìm kiếm một

phương tiện đảm bảo cho cuộc sống sau này. Một cá nhân xin vào một cơ

quan, xí nghiệp hay một viện nghiên cứu... là để có việc làm ổn định, được

đáp ứng những nhu cầu vật chất và tinh thần. Một người tham gia vào một

câu lạc bộ văn hoá, thể thao nào đó mong muốn được thoả mãn lòng ham mê

văn hoá thể thao của mình. Khi nhóm không đáp ứng được nhu cầu, lợi ích

và sở thích của cá nhân thì họ thường rút lui khỏi nhóm gia nhập vào nhóm

khác. Mặt khác, khi nhu cầu và sở thích của cá nhân thay đổi thì cũng thường

thay đổi nhóm. Có thể thấy rất rõ hiện tượng này qua việc tham gia vào

phường hội ở nông thôn Việt Nam. Một thanh niên chưa có vợ, sắp xây dựng

gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn thường tìm cách tham gia vào

phường "cưới vợ". Nhưng khi đã xây dựng gia đình, hoàn thành nghĩa vụ với

phường, anh ta chắc chắn sẽ xin ra khỏi phường này gia nhập vào phường

khác, phường “làm nhà”, phường “mua sắm”... Vậy cá nhân tham gia vào

nhóm xuất phát từ những động cơ khác nhau. Bên cạnh đó, một số điều kiện

Page 120: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

sống, hoạt động và những đặc điểm tương đồng giữa các cá nhân cũng là

những nguyên nhân lớn trong việc gia nhập nhóm của họ. Sự gần gũi về mặt

không gian trong đời sống sinh hoạt hàng ngày là điều kiện thuận lợi để các

cá nhân thường xuyên gặp gỡ, trao đổi, tiếp xúc với nhau. Qua đó giúp họ

hiểu biết về nhau tốt hơn, tìm thấy ở nhau những tương đồng về nhận thức,

quan điểm, tình cảm, sự thông cảm hoàn cảnh riêng của nhau: Từ đó ở họ

nảy sinh mối quan hệ gần gũi, gắn bó, ràng buộc lẫn nhau. Mặt khác sự gần

gũi, gắn bó giữa họ là điều kiện quan trọng để họ có những tác động ảnh

hưởng lẫn nhau. Điều đó giúp chúng ta hiểu được tại sao nhiều thanh thiếu

niên vốn con nhà nề nếp, được giáo dục tử tế lại có thể trở thành thành viên

của những nhóm tiêu cực, cũng thực hiện những hành vi sai trái thậm chí

phạm pháp như rượu chè, nghiện hút, cờ bạc và trộm cướp....

Ngoài ra sự gia nhập nhóm còn do sự tương đồng về tuổi tác, giới tính.

Phần lớn những cá nhân giống nhau về lứa tuổi, giới tính thường có một số

đặc điểm tâm - sinh lý, nhu cầu, sở thích giống nhau. Chính yếu tố này là

nguyên nhân làm cho họ tập hợp lại với nhau trong những "tổ chức" nhất định

để cùng nhau hợp tác thực hiện các mong muốn, nguyện vọng, nhu cầu

chung. Đó là các nhóm như nhóm thiếu niên nhi đồng, hội thanh niên, hội bảo

thọ, hội phụ nữ, hội mẹ chiến sĩ....

Như vậy, có thể nói rằng các cá nhân tham gia vào nhóm này hay

nhóm khác là do một số nguyên nhân cơ bản như: mong muốn được thoả

mãn nhu cầu giao tiếp, nhu cầu được sống, làm việc trong cộng đồng để

được cùng hợp tác, quan tâm, chia sẻ lẫn nhau; mong muốn được thoả mãn

những lợi ích, sở thích, nguyện vọng thiết thực của bản thân, sự gần gũi về

mặt không gian, sự giống nhau về mặt giới tính, tuổi tác...

Qua đó chúng ta đã thấy được phần nào vai trò quan trọng của nhóm

đối với cá nhân. Tiếp theo chúng ta sẽ xem xét kỹ lưỡng hơn vấn đề này.

Page 121: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

II. TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM ĐỐI VỚI CÁ NHÂNĐề cập đến mối quan hệ giữa cá nhân và nhóm các nhà tâm lý học xã

hội đều thống nhất rằng nhóm thực, nhóm cụ thể mà cá nhân tham gia có ý

nghĩa rất quan trọng đối với họ.

Nguyên tắc phương pháp luận cơ bản được công nhận ngay từ đầu

trong tâm lý học xã hội Xôviết (cũ) là nguyên tắc cho rằng "Nhân cách không

sinh ra mà nó được hình thành và phát triển". Vì thế đối với một cá nhân

không phải sự tham gia của nó vào bất cứ nhóm nào hay nói hẹp hơn là

không phải nó có quan hệ với bất cứ những người như thế nào cũng đều

giống nhau. Nhóm mà cá nhân tham gia có sự phát triển cao hay thấp, có mối

quan hệ, tương tác phong phú hay ngược lại có ý nghĩa rất khác nhau đối với

sự hình thành và phát triển nhân cách của các thành viên của nó. G. M.

Anđrâyeva - một nhà tâm lý học xã hội Xôviết (cũ) cho rằng, dường như hai

vấn đề lớn về nhân cách được xem xét trong tâm lý học xã hội Xô viết - xã hội

hoá cá nhân và tâm thế xã hội đã mở ra hai mặt tồn tại của cá nhân trong môi

trường xã hội. Đó là việc cá nhân tiếp thu những kinh nghiệm xã hội và thể

nghiệm chúng trong đời sống. Theo bà có nhiều vấn đề về nhân cách cần

được nghiên cứu nhưng việc nghiên cứu những đặc điểm của cá nhân trong

mối quan hệ giữa người với người mới là trung tâm điểm của phạm trù này

trong tâm lý học xã hội. Bà luôn nhấn mạnh rằng trong tâm lý học xã hội cá

nhân phải được xem như chủ thể tương tác qua lại và giao tiếp. Tất cả những

kinh nghiệm và kiến thức cá nhân tiếp thu được trong quá trình xã hội hoá, tất

cả những tâm thế xã hội được hình thành ở cá nhân không phải là những

khuôn mẫu cứng nhắc nhưng qua đó nó được khẳng định một cách tương đối

chắc chắc rằng cá nhân đang sống và hoạt động trong môi trường xã hội

thực, trong một nhóm cụ thể nào đó. Bởi lẽ theo bà: các yếu tố ảnh hướng xã

hội quan trọng của các nhóm lớn đều dường như được “khúc xạ” qua cấp xã

hội trực tiếp này, qua đặc điểm thực tế của nhóm. Tức là cá nhân không trực

tiếp chịu tác động của các yếu tố ảnh hưởng xã hội từ các nhóm lớn mà phải

thông qua nhóm nhỏ. Trước hết các nhóm nhỏ tiếp nhận các yếu tố như:

chuẩn mực, phong tục, giá trị... của các nhóm lớn, sau đó thông qua cơ chế

Page 122: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

tác động của nó mà cá nhân tiếp thu các yếu tố này. Vậy cơ chế tác động của

nhóm nhỏ là gì? Nhiều trường phái nghiên cứu nhóm nhỏ trong tâm lý học xã

hội đã chỉ ra rằng: nhóm duy trì sự tồn tại và phát triển của mình (tức là có

khả năng thu hút các cá nhân, điều khiển sự phối hợp, gắn bó của họ, bảo

đảm việc phục tùng các lợi ích chung...) thông qua hệ thống chuẩn mực, bằng

áp lực nhóm và qua việc hình thành sự nhất trí của nhóm.

Đi sâu nghiên cứu tác động của nhóm đối với cá nhân là thành viên của

nó, V.C.Merlin đã khẳng định ý kiến quan trọng: “Đặc điểm của mối quan hệ

đặc trưng trong nhóm có ý nghĩa quyết định đối với sự hình thành nhân cách

cá nhân”. Phân tích ý kiến này G.M.Anđrâyeva đã đưa ra hai luận cứ nhằm

giải thích tại sao môi trường hoạt động của cá nhân - nhóm - thực sự có thể

tạo nên những đặc điểm nhân cách nhất định.

Luận cứ thứ nhất thể hiện ở chỗ, sản phẩm hoạt động của cá nhân, kết

quả tính tích cực của nó không phải được hình thành một cách vô cớ mà

được xác định trước hết ở nơi cá nhân sống và làm việc. Vì cá nhân hoạt

động trong nhóm nên ở đó thể hiện rõ hơn cả mức đóng góp của cá nhân vào

nỗ lực chung của nhóm. Qua các hoạt động chung của nhóm, cá nhân dường

như được cọ xát với các thành viên khác trong nhóm vì thế làm tăng thêm sự

hiểu biết lẫn nhau, người này được những người khác đánh giá. Những tiêu

chuẩn để đánh giá phụ thuộc vào hoàn cảnh thực của từng nhóm. Tức là đối

với nhóm cụ thể này, trong điều kiện hoạt động này thì một số đặc điểm của

cá nhân rất có ý nghĩa, nhưng đối với nhóm khác, trong điều kiện hoạt động

khác thì nó lại không còn có giá trị nữa. Được củng cố nhiều lần qua việc

đánh giá lẫn nhau, các tiêu chuẩn này ở một phạm vi nào đó dường như rất

gắn bó với các thành viên của nhóm. I.C.Kim chia ra làm 4 quá trình phát triển

sự đánh giá của liên nhân cách trong nhóm: 1, sự tiếp nhận (tức là cá nhân

tiếp thu sự đánh giá, góp ý của các thành viên khác của nhóm); 2, so sánh xã

hội (trước hết là so sánh với các thành viên của nhóm); 3, tự quy gán (tức là

cá nhân gán cho mình những phẩm chất được hình thành trên cơ sở của 2

quá trình trên); 4, diễn giải bằng ý nghĩa về một số vấn đề trong cuộc sống.

Page 123: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Ông cho rằng mỗi dạng cụ thể của những quá trình này đều phụ thuộc vào

đặc điểm của nhóm. Như vậy rõ ràng sự tự đánh giá của mỗi thành viên

nhóm, ở một mức độ nào đó cũng phụ thuộc vào ý kiến nhóm (có lẽ chỉ ở một

mức độ nào đó bởi có những ý kiến tự đánh giá có thể bỏ qua hoặc trái với ý

kiến nhóm, khi đó xảy ra những tình huống xung đột); Sự so sánh xã hội đòi

hỏi phải có "nhân vật trung gian", theo kết quả nghiên cứu cho thấy, hình ảnh

về "nhân vật trung gian" cũng được hình thành trong nhóm. Những nghiên

cứu thực nghiệm về đánh giá của liên nhân cách trong nhóm nhỏ khẳng định

rằng: đặc điểm, tính chất của quá trình này rất khác nhau ở các nhóm có mức

độ phát triển khác nhau.

Luận cứ thứ hai thể hiện ở chỗ: Mọi hoạt động chung của nhóm đều

đòi hỏi phải có điều kiện giao tiếp nhất định. Trong những điều kiện đó những

phẩm chất, đặc điểm cá nhân được thể hiện, đặc biệt có thể nhận thấy rõ

nhất qua các tình huống mâu thuẫn. Các cá nhân thể hiện mình khác nhau

bởi vì họ có những đặc điểm nhân cách khác nhau, tuy nhiên họ lại luôn luôn

hoặc là so sánh mình với người khác, hoặc là muốn khẳng định mình giữa

những người khác, nhưng những người khác ở đây cũng là thành viên cùng

một nhóm, vì thế sự thể hiện những đặc điểm của cá nhân trong giao tiếp ở

một ý nghĩa nào đó do nhóm "điều khiển" bằng cách gắn với những đặc điểm

đó những tiêu chuẩn của nhóm. Chính điều đó góp phần tạo nên ở nhân cách

những đặc điểm cần thiết cho nhóm.

Ảnh hưởng của nhóm đến nhân cách các thành viên còn được biểu

hiện rất rõ qua ảnh hưởng của việc thực hiện vai trò trong nhóm của cá nhân

đến nhân cách của họ. Vấn đề này sẽ được đề cập đến ở phần sau.

Như vậy nhóm có vai trò rất lớn đối với sự hình thành và phát triển

nhân cách của cá nhân. Tâm lý học xã hội Xôviết (cũ) đặc biệt đánh giá rất

cao vai trò của nhóm khuôn mẫu và nhóm đối chiếu với tâm lý cá nhân. Họ

cho rằng cá nhân luôn luôn sử dụng chuẩn mực và giá trị của các nhóm này

như là một hệ thống khuôn mẫu trong khi lựa chọn và đánh giá, hành động

của mình. Nhiều chuẩn mực của các nhóm này trở thành định hướng của cá

Page 124: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

nhân, nó được tiếp nhận như những khuôn mẫu cần để đối chiếu trong cuộc

đời.

III. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁ NHÂN ĐẾN TÂM LÝ NHÓM Ở trên chúng ta đã thấy tác động rất lớn của nhóm đến các cá nhân.

Tuy nhiên trong mối quan hệ giữa cá nhân và nhóm không phải chỉ có nhóm

tác động một chiều đến cá nhân mà các cá nhân là thành viên cũng có những

ảnh hưởng nhất định đến tâm lý nhóm.

Do sự có mặt trong nhóm xã hội, hơn nữa lại trực tiếp tham gia vào

các hoạt động chung nên mỗi người đều có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực

sống khác nhau của nhóm, trong đó có khí hậu tâm lý xã hội, việc tuân theo

chuẩn mực và hiệu suất hoạt động chung. Sự ảnh hưởng đó nhiều hay ít, tích

cực hay tiêu cực phụ thuộc vào các đặc điểm tâm lý xã hội và tâm lý cá nhân,

đặc điểm các quá trình tâm lý khí chất... của con người. Đặc điểm tâm lý xã

hội của con người là những đặc điểm hình thành do ảnh hưởng của môi

trường sống, hoạt động của họ. Khi trong nhóm bao gồm những cá nhân có

các đặc điểm tâm lý xã hội như: có tính nguyên tắc (tức là có sự thống nhất

giữa lời nói và hành động), tinh thần trách nhiệm cao với công việc và với

những người khác, quan tâm đến lợi ích của mọi người, có ý thức kỷ luật

trong lao động và trong các hoạt động xã hội, cởi mở, dễ dàng tiếp xúc với

những người khác và với nhóm nói chung, tốt bụng và giàu lòng vị tha kết

hợp với những hành vi có văn hoá cao, lịch sự, tế nhị trong giao tiếp... sẽ có

ảnh hưởng tích cực đến nhóm. Họ là cơ sở để tạo ra trong nhóm một bầu

không khí tâm lý đoàn kết, thân ái, mọi người gần gũi, quan tâm lẫn nhau. Họ

là những hạt nhân tích cực trong việc chấp hành đầy đủ nội quy, qui định,

tuân theo các chuẩn mực của nhóm.

Ngược lại, những cá nhân trong quá trình phát triển ở một mức độ nào

đó có những biểu hiện lệch với những chuẩn mực đã được xã hội chấp nhận

như: thiếu tính tư tưởng (không nhất quán trong hành động và lời nói), ích kỷ

thể hiện ở tính tự tư tự lợi; thiếu tế nhị trong giao tiếp, hay ganh tị và có thái

Page 125: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

độ tự cao, tự đại, không tôn trọng lợi ích và giá trị của người khác... thường

có ảnh hưởng xấu đến nhóm. Họ là nguồn gốc của những hiện tượng xung

đột, lôi bè, kéo cánh, làm ảnh hưởng xấu đến tâm trạng của những người

xung quanh, ảnh hưởng xấu đến việc chấp hành các qui chế, chuẩn mực

nhóm.

Đặc điểm tâm lý xã hội của con người không tách rời đặc điểm tâm lý

cá nhân - những đặc tính hình thành chủ yếu trên cơ sở tư chất cấu tạo sinh

lý - của họ. Có những người được xem là "có duyên". Mọi người có điều kiện

giao tiếp với họ đều thấy hấp dẫn, họ có khả năng lôi cuốn, thuyết phục người

khác. Thường thường đó là tính nhạy cảm, chu đáo với mọi người. Hơn thế ở

những người "có duyên" lòng tốt của họ thường kết hợp với phong cách giao

tiếp có văn hoá. Họ rất có khả năng gây thiện cảm bởi vì họ biết cảm nhận

được tâm trạng của người khác, tìm thấy sự cảm thông với những người

xung quanh. Vì vậy họ có thể tạo ra trong nhóm một bầu không khí vui vẻ,

phấn khởi, mọi người gần gũi và thông cảm với nhau, cùng nhau cố gắng

thực hiện những công việc chung có hiệu quả tốt.

Đối lập với những người này là những người "bẩn tính", thiếu văn hoá.

Đó là những cá nhân hay cáu gắt, ích kỷ, hẹp hòi, hay tò mò vào việc riêng tư

của người khác, hay xoi mói, bới móc những chuyện không liên quan, trong

giao tiếp thiếu tế nhị, thô lỗ. Ít người muốn tiếp xúc với họ, còn ai phải tiếp xúc

thì khó chịu. Họ thường là nguyên nhân của các mối quan hệ mâu thuẫn trong

nhóm.

Những đặc điểm của các quá trình tâm lý (nhận thức, tình cảm, lý trí)

cũng như đặc điểm khí chất... của các thành viên cũng có ảnh hưởng đến tâm

lý nhóm. Sự thông minh, nhanh trí, sáng tạo của con người kết hợp với ý thức

vì tập thể cao là yếu tố góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu suất lao

động trong nhóm, nhanh chóng tìm ra các phương thức hợp lý để giải quyết

những vấn đề có liên quan đến công việc chung. Tuy nhiên cũng những phẩm

chất trí tuệ như thế nhưng có ở những cá nhân ích kỷ, hẹp hòi, bon chen,

Page 126: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

hám danh vọng, hay đa nghi... thì thường ảnh hưởng xấu đến công việc

chung.

Những đặc điểm tình cảm của cá nhân cũng là yếu tố thường hay ảnh

hưởng đến tâm lý nhóm. Kinh nghiệm thực tế cũng như nhiều nghiên cứu

trong tâm lý học xã hội cho thấy những đặc điểm tình cảm cá nhân dễ ảnh

hưởng đến những người xung quanh hơn cả. Những người lạc quan, vui vẻ,

yêu đời thường tạo ra trong nhóm một sức sống cao, nâng cao khả năng làm

việc cũng như tinh thần đoàn kết, gắn bó của các thành viên. Những người có

tình cảm uỷ mị, yếu đuối, không dứt khoát, hay dao động, không tin tưởng

vào bản thân dễ làm cho những người khác bực mình, phẫn nộ, điều đó làm

giảm khí thế chung của nhóm.

Khi trong nhóm có những cá nhân có ý chí mạnh mẽ, quyết đoán, dám

nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm tạo cho những người khác một tâm

trạng tin tưởng, quyết tâm cao. Đó là điều kiện thuận lợi về mặt tâm lý để giải

quyết các công việc của nhóm.

Còn kiểu khí chất của cá nhân có ảnh hưởng thế nào đến tâm lý nhóm?

Theo phân loại khí chất, người Côlêrích là những người có tình cảm nóng nảy

và hiếu chiến, giàu nghị lực và có khả năng lôi cuốn. Đó là những cá nhân có

bản sắc riêng có sức lôi cuốn mạnh mẽ những người khác tạo nên khí thế

tinh thần cao, nhưng ngược lại khi họ ở trạng thái “âm” thì thường gây ra tâm

trạng trầm uất, chán nản trong các thành viên của nhóm.

Những người có kiểu khí chất Xăngghít có những ảnh hưởng hơi khác.

Theo viện sĩ Pavlốp thì đây là một kiểu khí chất lý tưởng: Các hoạt động của

hệ thần kinh có sự kết hợp giữa sự năng động với sự cân bằng. Những người

có kiểu khí chất này năng động, vui vẻ, cởi mở. Những đặc điểm đó ảnh

hưởng tích cực đến những người xung quanh. Sự có mặt của họ trong nhóm

thường tạo ra không khí tâm lý ấm áp, vui tươi.

Người Phơ-lếch-ma-tích là những người bình tĩnh, điềm đạm, có hệ

thần kinh hoạt động mạnh mẽ và cân đối nhưng bền bỉ, dẻo dai. Kiểu người

Page 127: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

này rất ít khi gây ra không khí phẫn nộ trong nhóm. Trong quan hệ với mọi

người và qua hành vi của mình họ thường tạo ra không khí bình tĩnh, ổn định.

Mê-lăng-cô-lích là đại diện của dạng hoạt động thần kinh yếu. Những

cá nhân có kiểu khí chất này rất ít gây ảnh hưởng đến nhóm (cả tiêu cực

cũng như tích cực).

Ảnh hưởng của cá nhân đến nhóm đôi khi rất lớn, rất quan trọng. Đó là

vai trò của những người lãnh đạo, thủ lĩnh trong nhóm. Họ có khả năng thu

hút, thuyết phục các cá nhân khác. Họ giống như người nhạc trưởng trong

dàn nhạc có chức năng điều chỉnh, phối hợp hành động của tất cả các nhạc

công. Họ còn là người đại diện thay mặt nhóm thực hiện các mối quan hệ liên

nhóm.

Ngoài những ảnh hưởng của cá nhân đến nhóm còn có sự tác động

của thiểu số đối với đa số. Trong các công trình nghiên cứu các nhà tâm lý

còn ít quan tâm đến vấn đề này, họ xem quá trình ảnh hưởng trong nhóm là

ảnh hưởng một chiều: nhóm tác động đến cá nhân, số đông tác động đến số

ít, thiểu số luôn phải phục tùng đa số. Mãi đến 1972 trong một số công trình

nghiên cứu, Moscôvisi, Fancheux và Nemeth đã đưa ra nhận định: không

phải thiểu số lúc nào cũng ở vị trí thụ động mà nhiều ý kiến, hành vi của họ

tác động mạnh mẽ đến số đông trong nhóm. Để gây ảnh hưởng đến số đông

thì số ít phải có cấu kết chặt chẽ, có đủ sức mạnh về mặt tinh thần và có khả

năng thuyết phục. Sức mạnh và sự tồn tại bền bỉ của thiểu số làm cho các

thành viên của số đông phải suy nghĩ, họ bắt đầu xem xét lại vai trò, vị trí của

họ trong nhóm cũng như khả năng duy trì khối của mình như số đông trong

nhóm. Nếu không có sự thay đổi thì dần dần một số thành viên của số đông

sẽ chuyển sang phía thiểu số và nếu quá trình đó diễn ra nhanh thì thiểu số

có thể thực sự biến đối thành số đông mới. Gần đây còn có nhiều nghiên cứu

chứng minh ảnh hưởng của thiểu số đến hành vi đa số trong nhóm (đó là

những nghiên cứu của Maass và Clarx; Mugny, Kaiser, Papastamous và

Perez). Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề thuộc đề tài này được các nhà

nghiên cứu rất quan tâm, ví dụ như: trong điều kiện nào thì ảnh hưởng của

Page 128: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

thiểu số có giá trị? Quá trình ảnh hưởng của thiểu sồ và của đa số hoàn toàn

giống nhau hay khác nhau?...

Cá nhân trong nhóm và hành vi vai

Vị trí của cá nhân trong một nhóm bền vững gắn liền với một vai nhất

định. Trong các nhóm xã hội ổn định mỗi cá nhân thường có một vị trí và một

vai nhất định tương ứng. Trong tâm lý học xã hội vai được xem là khuôn mẫu

ổn định của hành vi được các cá nhân ở cùng một vị trí trong cùng một hệ

thống xã hội tái tạo lại.

Hành vi vai - theo định nghĩa của một số nhà tâm lý học xã hội Xôviết

(cũ) - là sự thống nhất đặc biệt, sự kết hợp chặt chẽ giữa vai xã hội và đặc

điểm cá tính của người thực hiện. Như vậy, vai xã hội - chức năng xã hội của

cá nhân và những đặc điểm cá tính của họ là hai yếu tố quyết định hành vi

vai.

Qua các công trình nghiên cứu của mình, nhiều nhà tâm lý học xã hội

Mỹ cũng như Xôviết đều cho rằng trong quá trình thực hiện vai trong nhóm,

cá nhân không chỉ thể hiện những đặc điểm nhân cách vốn có của mình mà ở

họ còn được hình thành những đặc điểm cần thiết đối với vai. Rõ ràng đặc

điểm nhân cách cá nhân và việc thực hiện vai có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.

Trước hết chúng ta xem xét đặc điểm cá nhân ảnh hưởng đến hành vi

vai như thế nào? Sabin đưa ra học thuyết vai bàn về cả hai yếu tố hoàn cảnh

và tâm lý đối với việc thực hiện vai. Ông cho rằng hành vi vai chịu ảnh hưởng

của sự hiểu biết của cá nhân về vai, động cơ thực hiện vai và thái độ của anh

ta đối với bản thân và với người khác trong việc thực hiện những hoạt động

chung. Mỗi cá nhân có một tập hợp duy nhất nhận thức, nhu cầu, động cơ,

thái độ trách nhiệm đối với công việc và đối với mọi người nên dù họ có thực

hiện các vai khác nhau thì thích thực hiện các vai đó vẫn có những nét giống

nhau. Nếu một người giữ chức vụ được giao nhận thức được rằng với vai của

mình anh ta nên hành động như thế nào cho đúng hoặc gần đúng như mong

đợi của mọi người thì người đó sẽ thực hiện tốt vai của mình. Ngược lại, nếu

anh ta không nhận thức được những yêu cầu và mong đợi của người khác thì

Page 129: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

anh ta khó thực hiện tốt vai của mình. Như vậy ta thấy rằng việc thực hiện vai

trong nhóm của mỗi người ở một mức độ nào đó phụ thuộc vào đặc điểm

nhân cách “gốc” của cá nhân. Quá trình thực hiện vai (việc thực hiện một vai

thường phải lặp đi lặp lại những điều mà nhóm mong đợi và bắt buộc cá

nhân) có những ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách cá nhân, hình thành và bổ

sung những đặc điểm cần thiết, làm mất dần đi những đặc điểm không phù

hợp với vai. Không phải ngẫu nhiên trong thực tế cuộc sống, chúng ta thấy

những người có cùng nghề nghiệp, vai trò như nhau thường có một số đặc

điểm tính cách như nhau.

Nói đến ảnh hưởng của vai lên nhân cách, một số nhà tâm lý học người

Mỹ cho rằng không ở đâu chứng minh điều đó rõ hơn trong vai giới tính. Theo

họ một người sinh ra là nam hay nữ chỉ do sự tình cờ của việc kết hợp gien.

Nhưng hậu quả của sự tình cờ này có thể nhìn thấy rất lớn và lâu dài.

Có lẽ một trong những nghiên cứu đầy đủ nhất về sự khác nhau của

giới tính trong nhân cách giữa đàn ông và đàn bà Mỹ là nghiên cứu của

Tơman và Mail. Bằng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau để so sánh

hàng trăm người đàn ông và đàn bà trong các hoàn cảnh và điều kiện khác

nhau, các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận: có sự khác nhau khá rõ rệt

trong biểu hiện nhân cách của nam và nữ. Thí dụ, đàn ông thường (một cách

trực tiếp hay gián tiếp) thể hiện sự tự khẳng định mình và rất hiếu chiến, họ

thường tỏ ra táo bạo, dũng cảm và rất mạnh mẽ trong giao tiếp, nói năng

cũng như trong tình cảm. Đàn bà thì nhút nhát, dễ xúc động, giàu tình cảm,

hay cả thèm chóng chán, tự công nhận tính yếu đuối của mình trong kiểm

soát tình cảm cũng như thể xác. Đồng thời các nhà nghiên cứu cũng khẳng

định rằng những nét khác biệt trong đặc điểm nhân cách của hai giới chủ yếu

là do sự đòi hỏi khác nhau của nền văn hoá đối với hai giới chứ không phải

do những khác biệt về mặt sinh học.

Kết quả nghiên cứu của Komaropski về một số "đặc điểm văn hoá" của

vai nữ giới trong nền văn hoá Mỹ cũng chỉ ra những nét khác biệt lớn trong

Page 130: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

nhân cách nam và nữ Mỹ do kết quả của những khác biệt trong việc thực hiện

vai giới theo yêu cầu của nền văn hoá.

Trên đây chúng ta đã thấy được ảnh hưởng của những đặc điểm tâm lý

cá nhân lên việc thực hiện vai và ảnh hưởng ngược lại của việc thực hiện vai

lên nhân cách cá nhân. Để thấy rõ hơn ảnh hưởng qua lại của hai yếu tố này

chúng ta cùng xem xét ví dụ về nhân cách của các nhà điều hành kinh doanh

giỏi. Ở họ dường như biểu hiện sự giống nhau ở mức rất cao trong nhân

cách. Phân tích hiện tượng này cho phép tìm thấy hai nguyên nhân chủ yếu:

1. Các nhà điều hành kinh doanh thường được chọn một cách kỹ lưỡng

từ các thành viên của nhóm kinh doanh vì họ đã có sẵn những nét tính cách

cần thiết nhất định - những nét tính cách được xem là không thể thiếu để thực

hiện thành công vai này và chức vụ được giao này. Những người không có

những nét tính cách này thì hoặc là không được chọn hoặc nếu có được

tuyển chọn cũng không đứng vững.

2. Trong khi tiến hành công việc của mình "như người điều hành kinh

doanh", những người này học thực hiện vai mà họ được giao phó, trong quá

trình đó những đặc đậm nhân cách của họ được thay đổi theo hướng “nhân

cách của một người điều hành kinh doanh”. Có lẽ đây cũng là những nguyên

nhân giải thích hiện tượng “bệnh nghề nghiệp” (về mặt đặc điểm tính cách) ở

nhiều người trong xã hội.

Mỗi cá nhân có những đặc điểm tâm - sinh lý, có điều kiện hoàn cảnh

kinh tế - xã hội khác nhau, mọi cá nhân trong xã hội loài người (ở đây muốn

nói đến những cá nhân phát triển bình thường) đều luôn luôn và mãi mãi

mong muốn được sống, hoạt động trong các nhóm cụ thể để được hợp tác,

quan tâm, chia sẻ lẫn nhau trong công việc cũng như trong sinh hoạt, để

được thoả mãn những nhu cầu, lợi ích, sở thích của cá nhân. Để duy trì và

phát triển nhóm các cá nhân phải chịu những cơ chế tác động tâm lý nhóm,

cũng như chịu sự kiểm soát, điều khiển của nhóm bằng các hình thức khác

nhau. Nói như vậy, không có nghĩa là cá nhân trong nhóm chỉ chịu tác động

một chiều từ phía nhóm mà ngược lại, mỗi cá nhân cũng có những ảnh

Page 131: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

hưởng nhất định đến tâm lý nhóm. Tương tự, ở trong nhóm không phải chỉ có

đa số ảnh hưởng điến thiểu số mà trong nhiều trường hợp thiểu số cũng có

ảnh hưởng không nhỏ đến hành vi vai của cá nhân. Trong nhóm, mỗi cá nhân

phải thực hiện một vai tương ứng. Việc thực hiện hành vi vai phụ thuộc vào

các yếu tố tâm lý cá nhân. Mặt khác trong quá trình thực hiện hành vi vai

nhiều đặc điểm tâm lý cá nhân được thay đổi.

Qua tìm hiểu đề tài cá nhân trong nhóm có thể nói rằng đây là đề tài từ

lâu đã được quan tâm, chú ý trong tâm lý học xã hội. Nhiều vấn đề liên quan

đến đề tài đã được nghiên cứu tương đối kỹ lưỡng và đưa đến những nhận

định xác đáng. Tuy vậy vẫn còn một số vấn đề chưa được quan tâm đúng

thức hoặc gần đây mới được đề cập tới như vấn đề vai trò của cá nhân trong

nhóm, ảnh hưởng của thiểu số đến hành vi của số đông...

Tuy trong nhóm có nhiều mặt lợi và có có những điều không lợi cho cá

nhân nhưng rõ ràng chứng ta thấy rằng con người luôn luôn có nguyện vọng

sống và hợp tác với nhau trong công việc. Vì thế đây là vấn đề đã và sẽ tồn

tại lâu dài và cần được quan tâm. Nghiên cứu vấn đề này không phải chỉ cần

thiết trong tâm lý học xã hội mà còn có ích trong lĩnh vực quản lý con người

trong xã hội.

Chương 2. GIAO TIẾP VÀ TÁC ĐỘNG QUA LẠINhững nghiên cứu về giao tiếp bao trùm một phạm vi tương đối rộng, đi

từ lý luận về thông tin, ngữ nghĩa học và ngôn ngữ học, thông qua nghiên cứu

thực nghiệm về các hệ thống nằm trong những nhóm nhỏ, cho tới những

phân tích về các giao tiếp đại chúng.

Ngày nay, giao tiếp đã trở thành một đề tài trung tâm trong những luận

bàn về xã hội; như vốn có, nó phải được nghiên cứu với tư cách một hiện

tượng xã hội dựa trên sự tồn tại tiềm ẩn của nột phương trình giữa tỷ suất

giao tiếp được trao đổi trong một xã hội và sự thông cảm tốt nhất giữa các cá

nhân. Đối với tâm lý học xã hội, giao tiếp là một dạng thức căn bản của hành

Page 132: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

vi con người: Các cá nhân không chỉ chịu ảnh hưởng bởi các bối cảnh xã hội

mà họ phản ứng lại, mà còn tác động lẫn nhau thường xuyên với những

người khác được coi là những người đối thoại (những người đối tác hay đối

thủ).

I. KHÁI NIỆM GIAO TIẾP TRONG TÂM LÝ HỘC XÃ HỘI1. Sự khác biệt của các quan điểm trong việc tìm hiểu về giao tiếp

Khái niệm giao tiếp liên quan tới một số lượng lớn các thuật ngữ đa

nghĩa. Trong đó quan niệm về giao tiếp như là một quá trình thông tin là hết

sức phổ biến. Quá trình này bao gồm việc thực hiện và duy trì sự liên hệ giữa

các cá nhân. Ở một chừng mực nào đó có thể nói giao tiếp như là quá trình

thông tin hay đơn giản là sự liên lạc. Theo quan điểm của nhà tâm lý học xã

hội người Mỹ Osgood C.E. thì giao tiếp bao gồm các hành động riêng rẽ mà

thực chất là chuyển giao thông tin và tiếp nhận thông tin. Theo ông, giao tiếp

là một quá trình hai mặt: liên lạc và ảnh hưởng lẫn nhau, tức là tác động qua

lại. Tuy vậy, quan điểm này của ông vẫn còn bị hạn chế ở chỗ nó chưa giải

thích được thế nào là liên lạc và thế nào là ảnh hưởng lẫn nhau. Trong một số

trường hợp thì liên lạc được nghiên cứu như là phương diện ảnh hưởng lẫn

nhau, như là phương pháp tác động qua lại của con người mà chính phương

diện đó lại làm cho sự phối hợp những cố gắng của họ dễ dàng hơn và làm

giản đơn hoá quá trình thích ứng lẫn nhau.

Nhà tâm lý học xã hội người Anh - M.Argyle lại mô tả quá trình ảnh

hưởng lẫn nhau qua các hình thức tiếp xúc khác nhau. Ông coi giao tiếp

thông tin mà nó được biểu hiện bằng lời hay không bằng lời từ nhiều người

đến một người giống với việc tiếp xúc thân thể của con người trong quá trình

tác động qua lại về mặt vật lý và chuyển dịch không gian.

T.Sibutanhi, nhà tâm lý học xã hội người Mỹ lại nghiên cứu liên lạc như

là một hoạt động mà nó chế định sự phối hợp lẫn nhau và sự thích ứng hành

vi của các cá thể tham gia vào quá trình giao tiếp. Ông viết: "Liên lạc trước

hết là phương pháp hoạt động làm giản đơn hoá sự thích ứng hành vi lẫn

Page 133: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

nhau của con người. Những cử chỉ và âm điệu khác nhau trở thành liên lạc,

khi con người sử dụng vào các tình thế tác động qua lại".

T. Sibutanhi cũng đã xác định rõ thêm khái niệm liên lạc ông nghiên

cứu khái niệm này như là sự trao đổi hoạt động đảm bảo cho sự giúp đỡ lẫn

nhau và phối hợp hành động.

Tuy vậy, một số tác giả phản đối việc hiếu biết sự ảnh hưởng lẫn nhau

liên quan tới liên lạc cũng như việc đồng nhất các khái niệm này. Nhà nghiên

cứu người Ba Ian, Ian Sêpanski đưa ra sự phân biệt giữa các khái niệm tiếp

xúc xã hội và tiếp xúc tâm lý. Theo ông, tiếp xúc xã hội và tiếp xúc tâm lý đều

xuất phát từ bối cảnh của công việc. Một mặt, có thể xem xét như là sự tương

đối giống nhau cho khái niệm liên lạc, mặt khác cho các khái niệm tác động

và tác động qua lại.

Nhà tâm lý học xã hội người Sec, Ia.Ianôusêk lại xem xét giao tiếp ở hai

mặt tương đối độc lập, đó là liên lạc và tác động qua lại.

Một số nhà nghiên cứu khác như P.M.Blau; X.R.Scott đã đưa ra sự

khác nhau giữa liên lạc và tác động qua lại nhưng chúng ta không nêu ra ở

đây.

Cùng với việc xác định khái niệm giao tiếp, trong từ điển tiếng Nga văn

học hiện đại tập 8, trang 523 của nhà xuất bản Mátxcơva đã giải thích “giao

tiếp” như là sự liên hệ và đối xử lẫn nhau. L.X.Vưgôtxki nhận xét, giao tiếp là

quá trình chuyển giao tư duy và cảm xúc. Còn X.L. Rubinstein lại khảo sát

giao tiếp dưới góc độ hiểu biết lẫn nhau giữa người với người.

Nghiên cứu về giao tiếp, B.G.Ananhev thừa nhận giao tiếp là một trong

ba dạng cơ bản của hoạt động của con người, ngang với lao động và nhận

thức. Nhà tâm lý học Xô viết khác A.N. Lêônchep cho rằng giao tiếp và lao

động là hai dạng cơ bản của hoạt động của con người. Còn B.Pa.Lômôv lại

cho rằng, giao tiếp là một hình thức tồn tại song song cùng với hoạt động.

Page 134: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Theo ý kiến của chúng tôi thì giao tiếp là một trong những dạng thức cơ

bản của hoạt động của con người. Nó làm tăng cường hay giảm bớt khả năng

thích ứng hành vi lẫn nhau trong quá trình tác động qua lại.

Như vậy, có thể nói khái niệm giao tiếp mà T.Sibutanhi khảo sát đã

chứa đựng một loạt những ý tưởng tương tự đã đưa ra.

2. Những khía cạnh cơ bản của giao tiếp tâm lý xã hội

Có thể nói giao tiếp là một quá trình phức tạp và nhiều mặt. Vì vậy

chúng ta có thể khảo sát giao tiếp như là quá trình tác động qua lại của các cá

thể, cũng như quá trình thông tin, thái độ của người đối với người, quá trình

ảnh hưởng lăn nhau của họ và như là quá trình gây cảm xúc và hiểu biết lẫn

nhau.

Thật vậy, liệu chúng ta có thể loại bỏ qua trình này hay quá trình khác

liên quan đến vấn đề giao tiếp hay không? Tất nhiên là không. Bởi vì sự tác

động qua lại mới quy định sự trao đổi thông tin lẫn nhau và nó có thể thực

hiện được chỉ trong điều kiện đó. Tác động lẫn nhau có thể xem xét như là sự

đối xử qua lại giữa người với người. Kết quả cuối cùng của nó là tiếp nhận

hay không tiếp nhận, hiểu nhau hay không hiểu nhau,…

Mỗi khía cạnh của giao tiếp đều có tính độc lập tương đối của nó,

không hạn chế những khía cạnh khác. Cần phải khảo sát từng khía cạnh

riêng biệt trong cấu trúc giao tiếp tâm lý xã hội.

II. CHỨC NĂNG CỦA GIAO TIẾPBản chất xã hội của giao tiếp được biểu hiện ngang hàng với các hình

thức khác trong sự tác động tương hỗ giữa các nhân cách riêng biệt giống

như các hình thức liên hệ lẫn nhau phổ biến giữa người với người.

Hệ thống quan hệ xã hội là cơ sở chung của các quá trình giao tiếp cụ

thể. Nó qui định lối sống của cá nhân. Trong đó tính chế ước lối sống xã hội

Page 135: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

của cá nhân thể hiện qua sự phân tích giao tiếp mang tính trực tiếp và càng

đầy đủ hơn qua những phân tích hoạt động của cơ thể mỗi người.

Ia. Ianôusêk nhận xét: "Phạm trù giao tiếp hiểu theo nghĩa rộng bao

gồm sự liên hệ bên trong của hoạt động chung, sự tác động tương hỗ của

mối quan hệ. Nó phản ánh phương diện luật lệ của quan hệ xã hội.

Phạm vi, phương pháp và tiến trình giao tiếp xác định bởi các chức

năng xã hội của những người giao tiếp; bởi vị trí của họ trong hệ thống quan

hệ xã hội, trong cấu trúc xã hội của xã hội; bởi bản tính cộng đồng này hay

tính cộng đồng khác và chúng điều hoà các nhân tố có liên quan tới các quá

trình sản xuất và tiêu dùng, thậm chí chúng điều chỉnh cả những nhóm tố hình

thành các quy luật viết và không viết, các chuẩn mực đao đức và pháp luật,

các qui chế xã hội và sự phục tùng xã hội.... trong xã hội.

C. Mác viết: "Trong xã hội có giai cấp, quan hệ cá nhân của các cá thể

phục tùng quan hệ giai cấp chung...". Trong xã hội có giai cấp đối kháng giao

tiếp giữa người với người bị hạn chế bởi sự ngăn cách giai cấp. Đặc biệt giao

tiếp giữa người thống trị và người nô lệ trong điều kiện của chế độ chiếm hữu

nô lệ đã bị gạt bỏ. Người nô lệ chỉ được coi như là “công cụ biết nói” thực

hiện vô điều kiện ý muốn bất kỳ của ông chủ. Trong xã hội phong kiến phạm

vi và phương pháp giao tiếp được xác định bởi quan hệ phụ thuộc nông nô,

chúng biểu hiện như là sự phụ thuộc cá nhân. Trong xã hội tự bản giao tiếp

giữa người với người được biểu hiện bằng quan hệ “mua – bán”. Như vậy

quan hệ xã hội xác định nội dung và xu hướng phát triển của giao tiếp.

Sự phát triển lịch sử của các hình thức giao tiếp của con người trong

sự phụ thuộc vào các quan hệ xã hội của họ đòi hỏi phải được nghiên cứu

đặc biệt.

Giao tiếp hình thành trên cơ sở của các quan hệ xã hội, nó biểu hiện

như là sự cụ thể hoá, nhân cách hoá, như là hình thức riêng của các quan hệ

xã hội. Nó không phải là sự sao chép lại các quan hệ này, cũng không phải là

quá trình diễn ra song song với sự phát triển của chúng. Giao tiếp bao gồm

trong đó sự phát triển lối sống cần thiết. Như Bueva khẳng định: Không thể

Page 136: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

đặt quan hệ kinh tế có thực và các quy luật phát triển của chúng thiếu biểu

hiện đặc thù của trong các hình thức giao tiếp khác nhau. Điều đó liên quan

tới tất cả các dạng quan hệ xã hội khác.

G. Meed nhận định: Quan hệ xã hội được tái tạo và phát triển chính

trong giao tiếp và hoạt động hàng ngày của các cá thể. Nhưng điều đó không

có nghĩa là giao tiếp xây dựng nên quan hệ xã hội. Ngược lại, kết quả của

giao tiếp được xác định bởi hệ thống quan hệ xã hội mà trong đó có cá nhân

tham gia.

Phân tích tâm lý lối sống và sự phát triển tâm lý của cá thể đòi hỏi phải

nghiên cứu giao tiếp của con người với con người. Các phẩm chất tâm lý của

con người là những gì được coi là thế giới chủ quan của họ. Các phẩm chất

tâm lý hiện rõ trước hết qua việc mô tả các quá trình giao tiếp giữa họ: trong

đó, ai giao tiếp với ai, giao tiếp như thế nào, với lý do nào. Các phẩm chất

tâm lý còn biểu lộ động cơ và mục đích của con người, những sở thích và

mong muốn của họ, lối tư duy, phạm vi xúc cảm, tính cách của họ, tức là tư

chất tâm lý của nhân cách nói chung.

Tâm lý học rất chú trọng nghiên cứu giao tiếp trực tiếp. Tâm lý học

nghiên cứu giao tiếp trực tiếp như là một quá trình tác động tương hỗ thực

của các cá thể cụ thể; trong đó các cá thể được xem xét như là thực thể

tương đồng, giống nhau trong những thời điểm nhất định.

Sự giống nhau của những người tham gia giao tiếp là điều kiện cần

thiết, nhưng giống nhau nghĩa là gì? Giống nhau được đánh giá theo những

dấu hiệu nào? Trước hết xem xét sự giống nhau theo những dấu hiệu mà

chúng có liên quan tới tâm lý và nhận thức của con người.

Sự giống nhau của con người biểu hiện trong giao tiếp liên quan tới

những hình thức khác nhau của sự phản ánh chủ quan của hiện thực khách

quan: tới cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy; tới trạng thái cảm xúc,... tức là

giống nhau theo những phẩm chất thuần tuý tâm lý. Giao tiếp chỉ có thể diễn

ra giữa những người có các phẩm chất này.

Page 137: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Tất nhiên, sự giống nhau của con người không có nghĩa là đồng nhất

họ. Những điều kiện cần thiết để xuất hiện nhu cầu giao tiếp phải có không

chỉ là sự giống nhau của con người về phương diện phẩm chất tâm lý, mà cả

sự khác nhau nhất định của họ (theo phạm trù phẩm chất này). Nếu như con

người đã hoàn toàn giống nhau về phương diện này thì giao tiếp đã không

cần thiết, nhưng nếu họ lại tuyệt đối hoá sự khác nhau đó thì giao tiếp đã

không thể xảy ra.

Quá trình giao tiếp không phải là sự chế định phản ánh tấm gương của

các chủ thể giao tiếp trong nhau. Thí dụ, trong cuộc đối thoại chủ thể A lĩnh

hội thông tin được chủ thể B truyền tới. Chủ thể A biến đổi thông tin tương

ứng với tâm thế, quan điểm và quan hệ chủ quan của bản thân. Cũng xảy ra

hiện tượng tương tự như vậy đối với đối tác của chủ thể A, tức là chủ thể B.

Như vậy, về nguyên tắc quá trình giao tiếp là không cân đối. Tính

không đối xứng được bộc lộ như là nguồn gốc của các mâu thuẫn, như là

động lực phát triển của giao tiếp.

Trong quá trình giao tiếp mâu thuẫn giữa những phẩm chất chung và

riêng, giữa phẩm chất cá nhân và phẩm chất giống loài thường xuất hiện,

biểu hiện và cho phép. Cũng trong quá trình đó giao tiếp cá thể lĩnh hội được

bản chất giống loài của mình. Cần phải hiểu rằng, vai trò này của giao tiếp

được biểu hiện đầy đủ chỉ trong điều kiện bình đẳng xã hội.

Ở mức cao hơn, giao tiếp được khảo sát như là tác động tương hỗ của

con người. Trong giao tiếp, những phẩm chất của những người tham gia giao

tiếp được bộc lộ. Chính trong giao tiếp, thế giới chủ quan của người này đối

với người khác được phát hiện.

Trong quá trình giao tiếp, con người trao đổi quan điểm, tư tưởng, lối

sống… tức là giao tiếp có vai trò “trao đổi” sự phản ánh tư tưởng.

Giao tiếp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và phát

triển hình thức phản ánh tư tưởng, tức là ý thức. C. Mác khẳng định sự thống

Page 138: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

nhất của tiếng nói, ý thức và giao tiếp: ý thức cũng như tiếng nói xuất hiện từ

sự cần thiết của giao tiếp.

Nhu cầu giao tiếp liên quan tới một số lượng lớn những nhu cầu cơ bản

của con người. Bởi vì giao tiếp là điều kiện cần thiết cho sự phát triển bình

thường của con người với tư cách là một thành viên của xã hội, một nhân

cách.

Nhu cầu giao tiếp đặc biệt cần thiết biểu hiện khi con người rơi vào tình

trạng cô lập. Các kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng, sự cô lập kéo dài

có thể dẫn đến sự phá huỷ tri giác, sự chú ý lĩnh vực cảm xúc của con người,

dẫn tới quan niệm sai lệch về chính mình và về các hiện tượng của thế giới

xung quanh.

Các nghiên cứu của M.I.Lixina chứng minh rằng, nhu cầu giao tiếp phát

triển từ những hình thức đơn giản (nhu cầu tiếp xúc tình cảm) tới những hình

thức phức tạp hơn (hợp tác, cảm tình...).

Giao tiếp có ảnh hưởng lớn đến tất cả các nhu cầu khác của con

người.

Giao tiếp bao gồm ba cấp chức năng cơ bản.

1) Chức năng thông tin liên lạc: Chức năng này bao quát tất cả các quá

trình truyền và nhận thông tin. Chúng ta khẳng định tính gắn bó của hai yếu tố

này, của sự tác động tương hỗ của thông tin giữa con người với con người:

Việc truyền thông tin bất kỳ nào đó cũng cần phải có ai đó nhận nó (người

nhận). Hiệu quả của quá trình trao đổi thông tin phụ thuộc vào cả người phát

và người nhận. Những khác biệt về ngôn ngữ, trình độ nghề nghiệp, vốn hiểu

biết và định hướng giá trị sẽ làm cho quá trình trao đổi thông tin gặp cản trở,

ách tắc (hiểu lầm, mâu thuẫn,...). Để giao tiếp được dễ dàng họ phải có chung

một hệ thống mã hoá và giải mã. Một đặc điểm quan trọng trong quá trình

giao tiếp là không có sự phân cực giữa một bên là người phát tin và một bên

là người nhận tin. Cả hai đều là những chủ thể tích cực, luôn đổi vai cho

nhau, tạo nên sự tác động ngược lại, hoặc liên hệ ngược lại. Chẳng hạn, khi

Page 139: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

ta xem xét cặp giao tiếp A và B. A gửi thông báo đến B (A = B) và thu thông

tin về một phản ứng nào đó của B đối với thông báo này (A = B). Nhưng vấn

đề quan trọng trong quá trình truyền - nhận thông tin là "người phát" không

thể quan sát được thông báo của mình đã được “người nhận” lĩnh hội như thế

nào, thông báo đó tác động như thế nào tới người nhận. Nếu chúng ta đặt

mình vào vị trí của "người phát thông tin", thì chúng ta sẽ phát hiện thấy nhiều

khả năng làm cho nó dễ hiểu hoặc khó hiểu. Một trong những khả năng đó là

ở chỗ, người thông tin không nói rõ lý do thông tin, hoặc ở chỗ là những lý do

đó cũng không rõ đối với cả bản thân người thông tin, cho nên ý định của nó

không được thể hiện.

Một khả năng khác nữa là, người thông tin không có khái niệm chính

xác về người cùng giao tiếp với mình; đánh giá sai trình độ văn hoá, những

nhu cầu, những quyền lợi và các phẩm chất khác của anh ta.

Bây giờ chúng ta lại đặt mình vào vị trí của người tiếp nhận thông tin

và một lần nữa chúng ta lại thấy nhiều khả năng nhờ đó chúng có thể làm cho

hành vi giao tiếp trở nên dễ dàng hoặc khó khăn. Cũng xét cặp giao tiếp A, B

chúng ta nhận thấy A cũng như B đều có một khái niệm nhất định về bản thân

mình, trong đó A có một khái niệm nhất định về B và ngược lại cũng thế.

Song vấn đề phức tạp là ở chỗ cả A và B đều có những khái niệm về mình

cũng như những khái niệm về người khác không dùng làm một với thực tế

khách quan. Điều này tạo nên khó khăn trong giao tiếp. Vì vậy thành công của

giao tiếp phụ thuộc vào việc hiểu bản thân mình và việc hiểu người khác một

cách có phân biệt, cụ thể là, cần nhận thấy thực tế về sự không tương ứng

tiềm tàng giữa bản chất khách quan của cá nhân với khái niệm cá nhân về

bản thân mình, cũng như giữa những khái niệm mà người khác có được về

cá nhân đó. Khảo sát cặp giao tiếp A, B (A = B), H. Hipsơ khẳng định, sự kiện

ảnh hưởng chủ yếu của chức năng "khái niệm về người khác" (trong trường

hợp về người phát thông tin) cũng rất quan trọng. Ở đây chúng ta nhận thấy

rằng người phát thông tin (theo nghĩa đen) có thể là người nhận thụ động

Page 140: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

(người này tất nhiên vào lúc tiếp theo lại có thể trở thành người phát tích

cực).

Một vấn đề khác xác định hiệu quả của quá trình giao tiếp là nội dung,

cấu trúc của thông báo và những đặc tính ngôn ngữ của nó, mà qua đó người

phát và người nhận có thể phân biệt được bản chất của thông tin.

2) Chức năng điều chỉnh hành vi: Sự phản ánh tâm lý đảm bảo cho con

người không chỉ nhận thức hiện thực xung quanh mà còn điều chỉnh hành vi

của con người trong hoạt động. Trong các điều kiện giao tiếp, chức năng điều

chỉnh tâm lý được biểu hiện bằng hình ảnh đặc biệt. Nhờ có giao tiếp, cá

nhân nhận được khả năng điều chỉnh không chỉ hành vi của mình, mà còn

điều chỉnh hành vi của những người khác.

Trong quá trình giao tiếp cá thể có thể tác động đến động cơ, mục đích,

chương trình, ra quyết định, đến việc thực hiện các hành động riêng biệt và

kiểm tra các hành động đó, tức là tác động đến tất cả các hoạt động cấu

thành của đối tác. Trong quá trình này sự kích thích lẫn nhau và điều chỉnh

lẫn nhau được thực hiện. Những sự tác động này có thể ảnh hưởng đặc biệt

sâu sắc đến nhân cách nói chung và hiệu quả của chúng được bảo toàn trong

thời gian dài.

Trong quá trình điều chỉnh lẫn nhau, cả phương diện giao tiếp bằng lời

và không bằng lời đều được sử dụng. Chính trong quá trình điều chỉnh lẫn

nhau đó, các hiện tượng đặc trưng cho hoạt động chung được hình thành và

biểu hiện: Tính tương hợp của con người có thể liên quan tới những phẩm

chất tâm lý khác nhau và có mức độ khác nhau, tới phong cách hoạt động

chung, tới sự đồng bộ hoá hành động,... Trong quá trình này sự kích thích lẫn

nhau và điều chỉnh lẫn nhau của hành vi được thực hiện.

Sự ám thị, bắt chước, thuyết phục cũng có liên quan tới chức năng

điều chỉnh liên lạc. Những đặc điểm của chúng được xác định bằng đặc tính

liên lạc chức năng giữa những người có hoạt động chung và quan hệ liên

nhân cách.

Page 141: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Sự điều chỉnh hành vi lẫn nhau của những người trong nhóm là nhân tố

quan trọng chuyển nhóm thành chủ thể hoạt động chung.

3) Chức năng kích động liên lạc: Chức năng này có liên quan tới lĩnh

vực cảm xúc của con người. Trong quá trình giao tiếp con người không chỉ

truyền thông tin cho nhau hay có tác động điều chỉnh lẫn nhau mà còn là yếu

tố quan trọng xác định trạng thái cảm xúc của con người. Bởi vì, phổ cảm xúc

đặc trưng của con người xuất hiện và phát triển trong điều kiện giao tiếp của

con người. Mức độ căng thẳng về cảm xúc được xác định bởi các điều kiện

giao tiếp mà trong những điều kiện đó sự làm dịu cảm xúc được thực hiện.

Từ cuộc sống chúng ta biết rằng nhu cầu giao tiếp của con người thường

xuất hiện chính trong sự liên hệ với sự cần thiết thay đổi trạng thái cảm xúc

của mình.

Trạng thái cảm xúc nhóm là hiện tượng đặc trưng của giao tiếp. Vai trò

quan trọng trong việc hình thành và phát triển trạng thái cảm xúc (đặc biệt của

nhóm) thuộc về phương tiện không bằng lời.

Người ta còn có thể phân chia chức năng của giao tiếp thành: tổ chức

hoạt động chung, nhận thức giữa người với người, hình thành và phát triển

quan hệ liên nhân ích.

Theo quan điểm của A.A.Lêônchep, trong quá trình giao tiếp, kế hoạch

hoạt động chung được hình thành và các yếu tố hoạt động chung giữa các

thành viên được phân bố. Trong hoạt động chung sự trao đổi thông tin lẫn

nhau, sự kích thích lẫn nhau, sự kiểm tra và điều chỉnh hành động được thực

hiện.

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, giao tiếp (quan hệ hình thành

trong nhóm) ảnh hưởng đến việc lựa chọn mục đích. Đặc điểm và cường độ

giao tiếp phụ thuộc vào tính phức tạp của các nhiệm vụ được giải quyết trong

hoạt động chung. Sự liên hệ lẫn nhau của hoạt động và giao tiếp biểu hiện

bằng hai cách: Một mặt, động lực giao tiếp xác định đặc điểm hoạt động

chung (mục đích, kế hoạch, tính tương ứng của các động cơ của các thành

viên...). Mặt khác, giao tiếp như là nhân tố tổ chức hoạt động chung.

Page 142: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Về bản chất, giao tiếp thực hiện chức năng tổ chức hoạt động của cá

nhân. Việc nghiên cứu cấu trúc, động lực và cơ cấu điều chỉnh tâm lý hoạt

động cá nhân đòi hỏi phân tích quá trình giao tiếp của cá thể với những người

khác.

Một chức năng tiếp theo không kém phần quan trọng của giao tiếp gắn

liền với nhận thức của con người với nhau. Chức năng này được Bodaliev và

trường phái của ông quan tâm nghiên cứu.

Cuối cùng là chức năng hình thành và phát triển quan hệ liên nhân

cách. Đó là chức năng quan trọng và phức tạp của giao tiếp. Phân tích chức

năng này đòi hỏi phải nghiên cứu một tổng thể lớn không chỉ những vấn đề

tâm lý, mà cả các vấn đề xã hội, thẩm mỹ và thậm chí cả vấn đề kinh tế nữa.

Cả hai kiểu phân loại chức năng giao tiếp trên không loại trừ lẫn nhau,

mà chúng chứng tỏ rằng giao tiếp cần được nghiên cứu như một quá trình

nhiều mặt đặc trưng bởi tính năng động cao và đa chức năng, tức là việc

nghiên cứu giao tiếp đặt ra việc sử dụng các phương pháp phân tích hệ

thống.

III. GIAO TIẾP VÀ SỰ HIỂU BIẾT GIỮA CON NGƯỜI VỚI NHAU 1. Sự hiểu biết lẫn nhau là cơ sở bên trong và là mục đích của giao

tiếp

Sự hiểu biết giữa con người với nhau là một trong những khía cạnh

quan trọng của giao tiếp tâm lý xã hội. Chúng ta có thể xem xét cơ sở bên

trong của quá trình giao tiếp đã đạt được mức độ phát triển như thế nào.

C. Mác chỉ ra rằng, khả năng hiểu biết rộng của con người tới những

người khác là kết quả của sự tiến hoá lịch sử lâu dài của loài người. Vào năm

1844, C.Mác đã viết trong "Bản thảo kinh tế triết học" rằng: “Tất cả lịch sử

chuẩn bị tới cái điều để "con người" trở thành công cụ nhận thức cảm giác và

để nhu cầu "của con người như là con người" trở thành nhu cầu tự nhiên, nhu

cầu tình cảm”.

Page 143: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Khả năng hiểu biết người khác với tư cách là cư xử hợp lý của quá

trình giao tiếp giữa các nhân cách mà các phương tiện phản ánh và truyền

đạt trạng thái tâm lý của các cá nhân tác động qua lại phải lệ thuộc vào quá

trình giao tiếp này. Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng điều chỉnh sự hiểu

biết lẫn nhau giữa người với người. Ngôn ngữ cho phép thực hiện trao đổi sự

hiểu biết lẫn nhau không phải là chức năng duy nhất của ngôn ngữ, mà ngôn

ngữ còn là phương tiện truyền đạt thông tin.

Có cơ sở để giả định rằng, quá trình điều chỉnh sự hiểu biết giữa các cá

nhân với nhau là thông số quan trọng của giao tiếp tâm lý xã hội mà tất cả các

chức năng còn lại của ngôn ngữ có thể lệ thuộc vào thông số đó. Thật vậy,

chức năng giao tiếp của ngôn ngữ bao gồm việc truyền đạt thông báo và trao

đổi tư duy. Chức năng này phục tùng trực tiếp nhiệm vụ và mục đích hiểu biết

lẫn nhau. Ở một chừng mực nào đó có thể nói về chức năng biểu cảm của

ngôn ngữ, về tính hình thái của nó bởi vì chức năng này phục vụ cho phương

tiện tăng cường, bổ sung hoặc hiệu chỉnh thông báo bằng lời. Giọng điệu, âm

sắc, tiết tấu, ngữ điệu của ngôn ngữ giao tiếp lớn hơn nội dung những câu

nói. Chúng làm thay đổi câu nói. Chức năng tác động hay thúc đẩy của ngôn

ngữ cũng có thể khảo sát như là phương tiện bổ sung tăng cường sự hiểu

biết lẫn nhau giữa những người cùng giao tiếp.

Các chức năng biểu cảm và thúc đẩy cũng như chức năng thông báo

của ngôn ngữ không có được tính độc lập tương đối. Tuy nhiên, ngôn ngữ có

thể phục vụ cho phương tiện truyền đạt thông báo và tác động vào các

trường hợp khi mà ở đó sự hiểu biết lẫn nhau giữa những người giao tiếp còn

chưa chắc đã đạt được.

2) Khái niệm hiểu biết lẫn nhau

Về sự hiểu biết lẫn nhau giữa người với người có thể nói theo nhiều

nghĩa khác nhau. Song có dạng trùng lặp, giống nhau hoặc đơn giản là sự ăn

nhịp các quan điểm về thế giới, về định hướng của giá trị của những người

khác nhau, sự hiểu biết hoặc thậm chí sự phán đoán các lý do hành vi của

nhau và các khả năng đưa bản thân vào một tình huống cụ thể nào đó. Hiểu

Page 144: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

biết lẫn nhau như là sự đóng vai có liên quan đến nhau, và là sự tự đánh giá

lẫn nhau về những khả năng và năng lực của cá nhân.

Sự hiểu biết lẫn nhau hay là sự hiểu biết của người này đối với người

khác là mức độ tương hợp ấn tượng bên ngoài về con người qua những

phẩm chất tâm lý bền vững và thuộc tính xã hội của người đó.

Rõ ràng là không chỉ sự hiểu biết người khác, mà còn sự hiểu biết quan

hệ của người đó với mình cũng như với đối tác đang giao tiếp và cuối cùng là

hiểu biết các quan hệ hình thành và phát triển giữa những người đang giao

tiếp là điều kiện của sự hiểu biết lẫn nhau. Thiếu sự hoàn thiện các điều kiện

đó chưa chắc sự hiểu biết lẫn nhau sẽ đạt được sâu sắc và bền vững.

3. Sự đồng nhất như là cơ sở hiểu biết lẫn nhau

Ngang hàng với các phương tiện giao tiếp (bằng lời và không bằng lời)

chúng ta cần phải nhận ra được các cơ cấu bên trong của quá trình điều

chỉnh sự hiểu biết lẫn nhau giữa người với người. Nếu như khả năng đồng

cảm và cùng tham gia, khả năng cảm tình và cùng vượt qua, khả năng hoà

hợp và phối hợp trong hành động chung là những biểu hiện bên ngoài của sự

hiểu biết lẫn nhau thì khả năng so sánh lẫn nhau, khả năng đồng nhất là cơ

sở bên trong của tất cả những biểu hiện này. Con người cố gắng cảm tình với

người khác, đồng cảm và lo lắng cho người khác, nếu như người đó có khả

năng đồng cảm, hoặc là đặt mình vào vị trí của người khác, nếu như quan

điểm và vị trí của người đó gắn với người khác, được người khác hiểu và con

người đó sẽ giao tiếp với người khác.

Nói khác đi, trong tất cả các trường hợp khả năng đồng nhất và so

sánh lẫn nhau là cơ sở bên trong và là điều cần thiết của sự hiểu biết lẫn

nhau giữa người với người.

Một số nhà tâm lý học xã hội phương Tây và Liên Xô cũ đã rất chú ý tới

ý nghĩa của đồng nhất như là cơ sở tâm lý của sự hiểu biết lẫn nhau, chẳng

hạn T.Sibutanhi đã kết hợp quá trình điều kiện quan hệ lẫn nhau với cơ cấu

đồng nhất. Ông nhận xét: “Chỉ có hình dung mình trên vị trí người khác, con

Page 145: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

người mới có thể đoán được về trạng thái bên trong của người khác”. Theo

ông, sự hiểu biết lẫn nhau được khảo sát như là trạng thái hoà hợp bên trong

mà nó đạt được bằng con đường điều chỉnh bức tranh chung của thế giới của

những người mà họ thống nhất được các hành động bên trong và bằng con

đường đóng vai lẫn nhau.

4. Những khả năng và giới hạn hiểu biết lẫn nhau thông qua giao tiếp

Có thể phân ra một số quan điểm trong khái niệm về các khả năng và

những giới hạn của sự hiểu biết lẫn nhau. Trong một số trường hợp các nhà

xã hội học và các nhà tâm lý học xuất phát từ ý niệm về những khả năng

không hạn chế của sự hiểu biết lẫn nhau giữa người với người, thậm chí họ

đồng nhất nó với quá trình trao đổi thông tin. T. Sibutanhi hướng tới việc đồng

nhất sự hiểu biết lẫn nhau với liên lạc. Ông định rõ: "Liên lạc là sự trao đổi

thông tin nào đó mà nhờ có sự trao đổi này mà sự hoà hợp được phát triển

hoặc là bị phá huỷ. Trong đó mức độ hiểu biết lẫn nhau được xem xét như là

tiêu chuẩn quan trọng của tính có thể truyền đạt của nhũng người giao tiếp".

Ở một mức độ nào đó quan điểm của giáo sư trường đại học Tổng hợp

Michigân, T.Niucoma gần với quan điểm của T.Sibutan- hi. ông tách biệt các

khái niệm liên lạc và hoà hợp. Tuy nhiên, ông khảo sát liên lạc như là sự liên

hệ có sự tăng trưởng mức độ hoà hợp của các cá nhân giao tiếp với nhau có

kết quả.

Nhưng nếu theo quan điểm của T.Sibutanhi là sự hoà hợp và sự hiểu

biết lẫn nhau được đặt vào trong hành vi giao tiếp thông tin của con người, thì

các quan điểm của Existan là sự hiểu biết lẫn nhau và tính có thể truyền đạt

được trong quá trình giao tiếp sẽ tiến tới loại bỏ ít hơn qui tắc trong giao tiếp

của con người.

Existan xuất phát từ tư tưởng lãng mạng của "liên lạc tổng thể" hay là

"liên lạc trực tiếp" mà sự liên lạc đó có thể giải thích được bằng sự hiểu biết

lẫn nhau tuyệt đối hay là sự giống nhau tâm hồn. Bất kỳ giao tiếp chức năng

cụ thể nào liên hệ với sự tác động lẫn nhau của các vai của con người mà

Page 146: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

không phải với sự tiếp xúc thân mật giữa các cá nhân cũng đều được đánh

giá là rõ ràng, chân thật. I.S.Kôn nhận xét rằng, Existan đã khẳng định tính kín

đáo và tính không thể truyền đạt được của con người một cách nguyên tắc.

Họ tuyệt đối hoá các hiện tượng thực, như: (a) tính duy nhất và tính không

nhắc lại của sự xúc động cá nhân của con người; (b) tính chia nhỏ kinh

nghiệm cuộc sống bên trong và tính tập hợp các hình ảnh phân chiếu cái tôi

của chủ thể; (c) đặc tính phản xạ trò chơi của giao tiếp mà trong đó hành vi

của người phụ thuộc vào đặc điểm của những người giao tiếp và tình thế, còn

ý thức tự giác của con người bị phân định bởi "mặt chính" và “hậu đài”, chúng

khác nhau bởi cái tôi ý niệm và cái tôi sai lầm, v.v…

Tất nhiên, tính duy nhất và tính không lặp lại của xúc cảm của cá nhân

con người, cũng như tính phức tạp, tính nhiều mặt của cấu trúc tự ý thức của

con người là đặc biệt đặc trưng, nhưng hoàn toàn không phải là rào chắn

không vượt qua được trên con đường hiểu biết lẫn nhau giữa người với

người.

Có thể nói, khả năng đồng nhất bên trong của những người đang giao

tiếp có liên quan tới số lượng lớn các điều kiện và tiền đề quan trọng của sự

hiểu biết lẫn nhau, khả năng này cần phải trùng hợp hoặc gần giống với hệ

thống giá trị mà nó điều hoà hành vi của con người. Tính tương đương của

mức độ đánh giá lẫn nhau những người đang giao tiếp cũng là điều kiện đặc

biệt không kém phần quan trọng của sự hiểu biết lẫn nhau. Không có một

điều kiện nào trong đó chúng tách riêng ra có thể bảo đảm cho sự hiểu biết

lẫn nhau sâu sắc và bền vững.

Mức độ đồng nhất cao của những người đang giao tiếp được đánh giá

trên cơ sở có sự trùng hợp của hệ thống giá trị cá nhân và xã hội. Khi thiếu

sự tương ứng của đánh giá lẫn nhau, tức là sự đánh giá các phẩm chất

người, phẩm chất cá nhân bởi những người đang giao tiếp mà sự đánh giá

đó trùng hợp với sự tự đánh giá đặc trưng của mỗi người, có thể chỉ trong

một khoảng thời gian nào đó cái cảm tưởng hiểu biết lẫn nhau sẽ được hình

Page 147: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

thành. Nhưng sự hiểu biết lẫn nhau này sẽ không đủ vững chắc, bởi vì nó sẽ

bị xói mòn bởi thiếu cảm tình của những người giao tiếp với nhau.

Tính tương ứng của sự đánh giá lẫn nhau phù hợp với tự đánh giá của

mỗi người có thể trở thành cơ sở đủ vững chắc đối với sự hiểu biết lẫn nhau

trong các điều kiện nhất định thậm chí thiếu hoàn toàn sự trùng hợp các hệ

thống giá trị cá nhân và xã hội giữa những người đang giao tiếp.

Như vậy, có thể chia ra 2 mức độ hiểu biết lẫn nhau:

- Một mặt, một hệ thống các giá trị cá nhân và giá trị xã hội của những

người cùng giao tiếp có sự trùng hợp, mặt khác, có thể không có sự trùng

hợp ở mức độ đánh giá lẫn nhau.

- Khi cả hệ thống giá trị cá nhân, giá trị xã hội của những người tham

gia giao tiếp, cả mức độ đánh giá lẫn nhau có sự trùng hợp.

IV. TÁC ĐỘNG LẪN NHAU – MỘT KHÍA CẠNH CỦA GIAO TIẾP 1. Tác động lẫn nhau là đặc tính chung nhất của giao tiếp

Việc khảo sát giao tiếp như là một quá trình tác động tương hỗ đặc biệt

quan trọng đối với sự hiểu biết thiên tính, cấu trúc, cơ chế và các qui luật

chức năng của giao tiếp.

Những người sáng lập ra chủ nghĩa Mác đã chỉ ra ý nghĩa to lớn của sự

tác động tương hỗ của con người như là nhân tố phát triển xã hội. C.Mác đã

khảo sát xã hội như là sản phẩm của sự tác động tương hỗ của con người...

Tư tưởng tác động tương hỗ là nguyên tác tiếp cận đối với sự hiểu biết

giao tiếp xã hội, hiểu biết vị trí, vai trò của giao tiếp trong cuộc sống xã hội. Tư

tưởng này được các nhà xã hội học Mác xít thừa nhận và phổ biến.

Vấn đề tác động tương hỗ giữa các cá nhân đã được nhiều nhà xã hội

học và tâm lý học của Mỹ giải thích khác nhau. Theo ý kiến của nhà xã hội

học người Mỹ T.Parxons thì sự tác động tương hỗ sơ đẳng của các cá nhân

hình thành nội dung của mức độ ban đầu của cấu trúc xã hội. Nhiều nhà xã

Page 148: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

hội học người Mỹ khác cũng có cùng quan điểm với T.Parxons. N.Timasev

cho rằng, tác động tương hỗ giữa hai hay nhiều cá nhân được thừa nhận với

tư cách là khách thể nghiên cứu cơ bản và là đơn vị phải chịu sự phân tích xã

hội. K.Iang và L.Phirơman nhận thấy rằng, khái niệm tác động tương hỗ luôn

luôn được khảo sát như là khái niệm trọng tâm cả trong tâm lý học xã hội lẫn

trong xã hội học, bởi vì con người từ lúc sinh ra đã là một phần không thể

tách khỏi của các đơn vị xã hội liên kết với nhau và tác động lẫn nhau.

2. Cấu trúc của tác động tương hỗ

Cấu trúc cơ bản trong quá trình tác động tương hỗ giữa con người với

con người là chính con người, là sự liên hệ lẫn nhau của họ và qua đó diễn ra

sự tác động lẫn nhau.

Một cấu tử quan trọng đáng kể khác trong quá trình tác động tương hỗ

của những người tham gia giao tiếp là sự kiện sửa đổi lẫn nhau của họ như là

kết quả ảnh hưởng lẫn nhau.

A.A. Bôđaliev chỉ ra rang: tri giác của con người đối với con người để

hiểu biết người khác là phương tiện hoàn toàn bắt buộc của quá trình hoạt

động chung bất kỳ của con người, là điều kiện cần thiết của việc định hướng

thích hợp và hành động của chủ thể tri giác trong môi trường xã hội. Toàn bộ

quá trình được bắt đầu từ sự tác động của người khác và kết thúc bằng phản

ánh trả lời của người tiếp nhận. Quá trình này là hành vi phản xạ duy nhất

của sự tác động qua lại của người này với người kia trong tình huống xác

định.

Nhà nghiên cứu người Ba Lan, Ia.Sêpanski cho rằng: tác động tương

hỗ là sự thực hiện hành động một cách vững chắc có hệ thống. Các hành

động đó sẽ kêu gọi phản ứng trả lời từ phía đối tác. Chính phản ứng được gọi

đó sẽ sinh ra phản ứng của người được tác động.

Như vậy, sự tác động tương hỗ được hình thành từ các hoạt động. Mỗi

hành động xã hội là một hệ thống bao gồm trong đó một loạt các cấu tử, như:

(a) cá nhân tác động; (b) khách thể hành động hay là cá nhân bị tác động; (c)

Page 149: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

phương tiện hay là công cụ hành động; (d) phương pháp hành động hay là

phương pháp sử dụng phương tiện; (e) phản ứng của cá nhân bị tác động

hay là kết quả của sự tác động.

Nói chung, tác động tương hỗ trong quan hệ cấu trúc có thể khảo sát

như là quá trình mà nó hình thành, một mặt từ tiếp xúc vật lý, từ sự chuyển

dịch chung trong không gian, từ sự tác động chung của nhóm hay của đám

đông; mặt khác từ sự tiếp xúc tin bằng lời hoặc không bằng lời.

Về mặt lịch sử mà nói, sự tác động tương hỗ giữa các cá nhân là

những hình thức đầu tiên của giao tiếp con người. Vấn đề chủ yếu là các cá

nhân có ý định điều chỉnh, liên kết, hợp tác và phân biệt những nỗ lực của họ

và đến một lúc nào đó họ vẫn không đụng chạm đến lĩnh vực tiếp xúc tâm

hồn và trí tuệ.

Về điều đó B.PH Porhev nhận xét rằng, ban đầu tiếng nói hay nói đúng

hơn là các phản xạ lời nói có vai trò chỉ như là phương tiện tác động lẫn

nhau, mà còn chưa có chức năng tư duy. Muộn hơn nữa thì ngôn ngữ mới

trở thành công cụ tư duy quan trọng của chúng ta.

Các nhà tâm lý học xã hội của Đức thì giải thích thuật ngữ ảnh hưởng

lẫn nhau như là sự hợp tác, sự phối hợp, thể chế và sự điều chỉnh hoạt động

nhóm. Hoạt động chung của nhóm phụ thuộc trực tiếp vào mức độ thông tin

và sự tiếp xúc tâm hồn của con người trong quá trình giao tiếp. Có thể rằng,

trong cấu trúc giao tiếp có thể phân ra những phương diện cơ bản sau, mà

chúng đặc trưng cho sự tác động tương hỗ như một quá trình:

A - Hoạt động chung

B - Liên hệ thông tin

C - Ảnh hưởng lẫn nhau.

D - Đối xử lẫn nhau.

E - Hiểu biết lẫn nhau.

Page 150: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Nhà nghiên cứu người Ba Lan, Ia. Sêpanski lại đưa ra khái niệm sự liên

hệ xã hội gắn với việc mô tả các mức độ phát triển của tác động tương hỗ.

Theo ông, sự liên hệ này bao gồm:

- Tiếp xúc không gian

- Tiếp xúc tâm lý (theo ông đó là sự quan tâm lẫn nhau)

- Tiếp xúc xã hội (đây là hoạt động chung)

- Tác động lẫn nhau (thực hiện hành động có mục đích kêu gọi phản

ứng tương ứng từ phía đối tác - hiện thực hoá hoạt động chung).

- Thái độ xã hội (hệ thống liên kết của các hành động).

Tất cả các cấu trúc của giao tiếp như một quá trình tác động tương hỗ

cần phải được khảo sát trong tiến trình phát triển. Trong đó những lớp tác

động tương hỗ đối xử lẫn nhau và hiểu biết lẫn nhau phát triển rất từ từ, chỉ

trong mức độ phân biệt quan hệ xã hội và quan hệ giữa các cá nhân, và trong

mức độ hình thành và tiến triển của nhân cách.

3 - Các khả năng tác động tương hỗ của con người trong quá trình giao tiếp

3.1. Những khía cạnh cơ bản của sự tác động tương hỗ tâm lý xã hội.

Giao tiếp giữa các cá nhân là sự thống nhất của hai xu hướng trái

ngược: Một mặt, nó hướng tới sự hợp tác, sự liên kết; mặt khác nó hướng tới

sự đấu tranh, sự phân hoá.

Quan niệm phân cực của tất cả các khả năng tác động tương hỗ của

con người và sự phân hoá chúng thành các xu hướng đấu tranh và đối lập là

một mặt, và khả năng hợp tác, ủng hộ là mặt khác khá phổ biến trong tâm lý

học phương Tây.

F.Znaniecki - nhà nghiên cứu người Mỹ chia tất cả các dạng tác động

xã hội thành hai nhóm phạm trù chung: sự thích ứng và sự đối lập. Theo luận

điểm của ông thì: tất cả những tác động mà chúng được gọi là hành vi mong

Page 151: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

muốn của các cá nhân hay của nhóm vượt qua được những giá trị nào đó

hay là các khả năng nào đó của đối tác đều có liên quan tới nhóm phạm trù

thích nghi. Còn tất cả các tác động mà nó dính líu tới sự đe doạ và trấn áp thì

liên quan tới nhóm phạm trù thứ hai. Ông xếp lời mời, sự lôi kéo, sự điều

khiển trong hoạt động chung, sự bắt chước,... vào sự thích nghi lấy khả năng

tác động. Đó là những dạng tác động chung mà chúng hiểu hiện trong tất cả

các xã hội, ở đó hành vi xa lạ bị biến đổi không có sự đe doạ của chủ thể mà

hành động hướng tới. Ông cũng xếp sự đối lập mình với người khác, sự đàn

áp và nổi loạn, sự xâm lược, sự thù địch, sự phản kháng vào các dạng đối

lập.

Nhà tâm lý học xã hội người Mỹ R.F.Bales phân chia toàn bộ cái tổng

thể tác động xã hội thành 12 hình thức biểu hiện quan hệ - từ những biểu hiện

cảm xúc tích cực của tính đồng cảm và sự tán thành tới những viễn hành vi

thụ động của cảm xúc – đó là sự đối kháng và xung kích. Sự phân chia đó

được ghi trong bảng sau:

Bảng phân chia các tác động xã hội

Đặc điểm quan hệ Hình thức biểu hiện quan hệ

- Quan hệ cảm xúc tích cực

- Quan hệ công việc liên quan tới

nhiệm vụ xác định

- Quan hệ cảm xúc thụ động

1) Sự đồng cảm; 2) Sự giảm bớt căng

thẳng; 3) Sự tán thành; 4) Đề nghị; 5) Ý

kiến; 6) Thông tin; 7) Yêu cầu về thông tin;

8) Thỉnh cầu ý kiến; 9) Kêu gọi; 10) Từ

chối; 11) Sự căng thẳng; 12) Mâu thuẫn

đối kháng

Tuy vậy, các cố gắng của các tác giả phương Tây đưa ra đặc tính của

các khả năng tác động tương hỗ và ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình giao

tiếp còn chưa đầy đủ, còn hạn chế và chưa chặt chẽ, chưa có luận cứ lôgic.

Điều đó còn chưa rỡ ràng là tại sao tất cả các dạng tác động chỉ có thể được

giải quyết hoặc là thích nghi, hoặc là đối lập. Chưa chắc sự hợp tác tại có thể

được giải quyết bằng sự thích ứng của các cá nhân giao tiếp với nhau, còn

Page 152: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

sự đấu tranh của họ lại kết thúc bằng sự đối lập. Trong phạm vi hợp tác tự

các cơ chế liên kết nhóm sẽ tác động. Các cơ chế này không đưa đến sự

thích ứng một chiều mà đưa đến sự thích ứng lẫn nhau. Chưa chắc các cơ

chế cảm nhiễm, ám thị, thuyết phục và cảm hoá... có thể chuyển được sự

thích nghi đơn giản của những người giao tiếp với nhau.

Ngoài ra, cả đấu tranh, cả hợp tác đều thống nhất hai khuynh hướng -

liên kết và phân hoá hoạt động nhóm:

Tương ứng với điều đó có thể chia ra hai phương diện cơ bản để khảo

sát các khả năng giao tiếp như là một quá trình tác động lẫn nhau: Thứ nhất,

nghiên cứu các hình thức đặc trưng và các khả năng phân hoá nhóm; Thứ

hai, xác định các khả năng và các phương tiện liên kết nhóm.

3.2. Sự phân hoá nhóm

Phân hoá nhóm hay là cấu trúc quan hệ lẫn nhau trong nhóm có thể

khảo sát từ những phương diện khác nhau phụ thuộc vào các phạm trù như:

Cảm xúc, liên lạc và chức năng. Theo quan điểm của giáo sư, tiến sĩ khoa

học tâm lý E. S.Kuzơmin, từ mức độ cảm xúc trong cấu trúc của sự tác động

qua lại trong nhóm có thể phân chia thành quan hệ cảm tình, bàng quang và

không cảm tình.

Về mức độ liên lạc, tức là mức độ thông báo và hoà hợp của các thành

viên trong nhóm với nhau có thể phân chia ra một vài phạm trù thành viên.

Nếu phân hạng các phạm trù thành viên theo trình tự tăng lên của qui chế của

cá nhân trong nhóm thì chúng ta nhận được tính liên tục nào đó: 1 - riêng biệt;

2 - không riêng biệt; 3 - những thụ động; 4 - tích cực; 5 - Tinh tú.

Theo quan điểm chức năng phân ra hai bình diện trong cấu trúc quan

hệ lẫn nhau trong nhóm - chính thức và không chính thức. Quan hệ chính

thức ước định các qui tục hành vi của cá nhân trong quan hệ với nhau và với

đối tượng hoạt động chung một cách chặt chẽ bằng văn bản. Còn trong quan

hệ không chính thức có quan hệ cá nhân, cảm tỉnh hay không cảm tình giữa

Page 153: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

con người với nhau. Quan hệ không chính thức được hình thành giữa các cá

nhân trong quá trình hoạt động chung cũng như bên ngoài hoạt động đó.

3.3. Liên kết nhóm

Liên kết hoạt động chung và quan hệ của nhóm là một trong các khía

cạnh quan trọng của tác động tương hỗ. Hiệu quả nỗ lực của nhóm nói chung

phụ thuộc vào mức độ liên kết hoạt động của nhóm, vào mức độ phối hợp

hành động của các hành vi cá nhân trong nhóm.

Trong những năm gần đây vấn đề liên kết nhóm đã và đang được

nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm tìm hiểu.

Tính tổ chức của nhóm và bản chất tâm lý xã hội của nó đã được các

nhà nghiên cứu như L.I.Umanski, A.C. Trernưev, A.N.Lutôskin, I.S.Pulônski,

v.v… nghiên cứu với tư cách là một trong các khía cạnh của liên kết nhóm.

Các nghiên cứu được thực hiện trong một phòng thí nghiệm tâm lý xã hội của

trường đại học sư phạm Kurski dưới sự lãnh đạo của L.I.Umanski đã cho

phép nhận xét rằng, tính tổ chức của nhóm được xác định bởi các nhân tố cơ

bản của sự tác động tương hỗ trong nhóm: a- tính thống nhất của quan hệ

liên nhân cách; b - tính phụ thuộc tổ chức; c - tâm trạng tâm lý trong hoạt

động; d - tính phối hợp - phản ứng.

Các nghiên cứu khác của Ph.D.Gorbov, M.A.Nôvikov, V.V. Medvedev,

I.P. Steler... cũng cho thấy rằng mức độ cộng đồng tâm lý lẫn nhau của các

cá nhân trong nhóm là nhân tố nâng cao hiệu quả của hành động nhóm.

Các nghiên cứu về cơ chế liên kết nhóm của N.F.Maslova đã chỉ ra

rằng, quá trình hình thành ý kiến nhóm khác với hiện tượng tuân thủ, với sự

mong muốn có ý thức. Nó thích nghi và phối hợp các hành động của mình với

sự phán đoán và với các hành vi của những người khác.

Cơ chế hình thành ý kiến trong nhóm đặc trưng bằng quá trình tác động

tương hỗ, ảnh hưởng lẫn nhau của các ý kiến của nhóm và của các cá nhân

riêng biệt, của nhóm và người lãnh đạo. Cơ chế này khác với sự tuân thủ bởi

Page 154: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

tuân thủ như là kết quả của áp lực một chiều của nhóm tác động lên cá nhân

riêng rẽ.

3.4 - Các khả năng liên kết nhóm

Bao gồm các khả năng:

* Các khả năng ảnh hưởng trong quá trình tác động tương hỗ của

nhóm:

- Cảm nhiễm

- Ám thị

- Thuyết phục

* Các khả năng phản ánh ảnh hưởng trong quá trình tác động tương hỗ

của nhóm:

- Bắt chước

- Mode

Chương 3. CÁC CƠ CHẾ TÂM LÝ XÃ HỘI Nhiều công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn đã khẳng định không

có một cá nhân nào tồn tại bên ngoài các nhóm xã hội. Đành rằng tâm lý xã

hội nói chung không phải là cấp số cộng các đặc điểm tâm lý riêng của các cá

nhân hợp thành, nhưng có điều rõ ràng là tâm lý xã hội nói chung bộc lộ qua

những đơn vị cấu thành nó, nghĩa là qua hành vi của các cá nhân. Trong quá

trình giao tiếp tâm lý của các cá nhân tác động qua lại với nhau, chi phối, ảnh

hưởng lẫn nhau. Hành vi của một người trở thành một chỉ dẫn, định hướng

cho hành vi của một người khác. Suy cho cùng, đời sống tâm lý của mỗi cá

nhân đều ảnh hưởng đến tâm lý của nhóm (xã hội) và ngược lại, tâm lý của

nhóm (xã hội) lại chi phối tâm lý của từng cá nhân. Tất cả quá trình đó đều

xen kẽ, đan quyện với nhau và được giới nghiên cứu gọi là ảnh hưởng xã hội

hay ảnh hưởng giữa các cá nhân trong quá trình giao tiếp.

Page 155: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Vậy các quá trình ảnh hưởng xã hội được thực hiện bằng cách nào,

thông qua các cơ chế tâm lý nào? Nói cách khác các cá nhân điều tiết xử lý

và dung nạp ảnh hưởng xã hội như thế nào? Mục đích của chương này là

giới thiệu một số cơ chế tâm lý xã hội tiêu biểu, các quan điểm nghiên cứu có

ý nghĩa nhất về các phương thức ảnh hưởng xã hội và tác động xã hội. Trong

tâm lý học xã hội các cơ chế như bắt chước, lây lan, ám thị, thoả hiệp, đồng

nhất hoá xưa nay vẫn được coi là những cơ chế tâm lý đặc trưng nhất của

ảnh hưởng xã hội.

I. BẮT CHƯỚC1. Khái niệm

Bắt chước là sự mô phỏng, tái tạo, lặp lại các hành động, hành vi tâm

trạng, cách thức suy nghĩ, ứng xử của một người hay nhóm người nào đó. Có

thể thấy biểu hiện của bắt chước ở mọi giai đoạn phát triển khác nhau của cá

nhân, đặc biệt ở trẻ em bắt chước giữ một vai trò quan trọng trong việc hình

thành và phát triển nhân cách.

Trong thực tiễn đời sống hàng ngày chúng ta thường gặp những biểu

hiện đa dạng của bắt chước: trẻ em bắt chước cách xử thế nhất định của

người lớn, xử sự như cha chúng, phản ứng đối với những tình huống nhất

định như mẹ chúng; thợ học việc trong xưởng hành động theo cách của thợ

cả; học sinh bắt chước cách ứng xử của thầy cô giáo; sự a dua của lớp trẻ

trong việc lựa chọn một số nghề nghiệp, cách thức ăn mặc, bầy biện nhà cửa,

tiêu sài theo mốt v.v…. đều là những hình thức bắt chước.

Vấn đề bắt chước trước đây cũng như hiện nay đã và vẫn đang là sự

quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau

như triết học, tâm lý học, giáo dục học và sinh vật học. Các nhà khoa học

đánh giá rất cao vai trò của bắt chước trong đời sống xã hội của con người.

Pavlov P.P. chỉ ra rằng, bằng cách bắt chước đứa trẻ sẽ xây dựng nên cách

xử sự cá nhân và xã hội. Nhà giáo dục học Blonxki P.P. cho rằng, tính bắt

Page 156: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

chước là một trong những hiện tượng chủ yếu tạo ra sự nhất trí xã hội. Còn

nhà Lôgic học Ba Lan nổi tiếng Tatarbinxki thì đánh giá rất cao về ý nghĩa của

bắt chước trong sự phát triển cá nhân và trong lịch sử của xã hội. Theo ý kiến

ông, không có sự dạy dỗ nào mà trong đó lại thiếu sự bắt chước. Chỉ cần

hình dung ra điều đó đi nó đủ hiểu rằng bắt chước có ý nghĩa lớn lao như thế

nào đối và sự phát triển cá nhân. Nhờ sự bổ sung có tính chất luân phiên và

biến đổi những hành động sáng tạo và những hành động bắt chước mà

những thành tựu của của ông, của tổ tiên và của dòng dõi con cháu ngày nay

của họ được tích luỹ lại và hoà với nhau thành một khối thống nhất hoàn

chỉnh. Từ góc độ tâm lý học xã hội Kovaliov A.G. cho rằng, thực chất của sự

bắt chước là trực tiếp phản ánh các quan hệ giữa người với người cũng như

các quan hệ giữa người với các đồ vật khác nhau vào trong hành động và

hành vi.

2. Nghiên cứu của Tarde G.

Người đầu tiên nghiên cứu về bắt chước một cách có hệ thống là Tarde

G. Trong tác phẩm "Những quy luật của bắt chước" ra đời năm 1890 Tarde G.

đã đề cao tư tưởng tuyệt đối hoá vai trò của bắt chước khi giải thích những

biến cố diễn ra trong quá trình quan hệ qua lại giữa người với người. Những

nét chính trong luận điểm của ông là:

2.1. Bắt chước là nguyên tắc nền tảng để xã hội tồn tại và phát triển.

Chính nhờ hoạt động bắt chước mà hình thành chuẩn mực và giá trị của

nhóm. Bắt chước là trường hợp cá biệt của "quy luật lặp lại thế giới" tổng quát

nhất. Nếu trong thế giới động vật quy luật này được thực hiện thông qua di

truyền thì trong xã hội loài người quy luật này thực hiện qua hoạt động bắt

chước. Bắt chước là nguồn gốc của tiến bộ bởi vì nhờ có cơ chế bắt chước

mà các phát minh, sáng chế của xã hội loài người được duy trì, phát triển và

khai thác lại.

2.2. Bắt chước có tính chất vô ý thức, nó là sự sao chép một cách máy

móc các phản ứng bề ngoài của những người khác. Nói cách khác, bắt

chước là "phim ảnh" của một bộ não nay "chụp lại ảnh" của một bộ não khác.

Page 157: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Cũng trong tác phẩm "Những quy luật của sự bắt chước", Tarde G.

phân chia ra bốn loại bắt chước:

- bắt chước lôgíc (trí tuệ - ý thức) và phi lôgic (cảm tính, phi lý);

- bắt chước hình thức và bắt chước bản chất;

- bắt chước nhất thời (mốt, tâm trạng xã hội) và bắt chước lâu dài (tập

quán, phong tục, tín ngưỡng);

- bắt chước lẫn nhau trong phạm vi một giai cấp, một thế hệ và sự mô

phỏng, lặp lại giữa các giai cấp, giữa các thế hệ.

Từ việc phân tích các hình thức bắt chước khác nhau cho phép Tarde

G. xây dựng các quy luật bắt chước. Ví dụ, bắt chước được thực hiện từ bản

chất đến hình thức, nghĩa là các hình mẫu bản chất hấp dẫn sự bắt chước

sớm hơn các hình mẫu bề ngoài. Người ta thường bắt chước tinh thần tôn

giáo trước rồi sau mới bắt chước các nghi thức, nghi lễ. Bắt chước được thực

hiện từ dưới lên trên theo bậc thang xã hội, nghĩa là tầng lớp hạ lưu có xu

hướng bắt chước giới thượng lưu, trẻ em bắt chước người lớn, các vùng phụ

cận bắt chước trung tâm và v.v….

Tư tưởng đề cao vai trò tuyệt đối hoá của bắt chước trong đời sống xã

hội và tâm lý con người như thời đại của Tarde G. đến nay không còn phù

hợp nữa, tuy rằng trong các phân tích về bắt chước của Tarde G. có rất nhiều

điều hữu ích. Ngày nay, từ kết quả đáng tin cậy của các công trình nghiên

cứu thực nghiệm, các nhà khoa học cho rằng, bắt chước có một ý nghĩa đặc

biệt trong quá trình phát triển của trẻ em, còn trong đời sống xã hội của người

lớn nó chỉ ở hàng thứ yếu. Có lẽ cơ chế bắt chước chỉ còn thực sự tiêu biểu

đối với một số hiện tượng xã hội như mốt, v.v…. Chính vì vậy mà phần lớn

các công trình nghiên cứu hiện nay về bắt chước được tiến hành chủ yếu

trong tâm lý học trẻ em.

3. Nghiên cứu về bắt chước trong tâm lý học lứa tuổi

Bắt chước với tư cách là một phương thức tiếp thu các kinh nghiệm xã

hội được nghiên cứu nhiều trong tâm lý học lứa tuổi đặc biệt trong quá trình

Page 158: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

phát triển của trẻ em. Các nhà nghiên cứu thống nhất ý kiến cho rằng, bắt

chước là phương thức đặc trưng nhất để trẻ em nhận thức được thực tế và

tính hay bắt chước là thuộc tính cơ bản của cái nhân cách đang phát triển của

đứa trẻ. Chính nhờ hoạt động bắt chước mà đứa trẻ đã làm chủ được về mặt

thực tiễn cái ngôn ngữ tích cực, những hành động sơ đẳng sử dụng đồ vật,

những phương thức quan hệ và cung cách xử sự. Mặc dù cùng là hoạt động

bắt chước, nhưng đối với trẻ em ở những giai đoạn phát triển khác nhau bắt

chước thể hiện qua những hình thức khác nhau để nắm bắt hiện thực: từ sao

chép mù quáng các hình mẫu ứng xử của người lớn đến chỗ bắt chước có ý

thức, có chọn lọc và có động cơ thúc đẩy. Nói cách khác, bắt chước có

những biến đổi về chất và những vai trò khác nhau trong quá trình phát triển

của đứa trẻ ở những hoàn cảnh sống nhất định. Ở giai đoạn phát triển này thì

bắt chước có vai trò chủ đạo trong việc phản ánh hiện thực xã hội, nhưng ở

giai đoạn phát triển khác thì bắt chước chỉ có vai trò thứ yếu không đáng kể.

Nhiều công trình nghiên cứu thực nghiệm của các nhà tâm lý học Xô

viết cũ như Becterev V.M., Osy M.V., Kovaliov A.G., v.v… đã chỉ ra rằng, để

thực hiện được sự bắt chước, đứa trẻ nhất thiết phải đạt được một trình độ

phát triển tâm sinh lý nhất định, thông thường là khi đứa trẻ bước vào năm

thứ hai của cuộc đời. Theo ý kiến của các nhà nghiên cứu, ở giai đoạn trước

một tuổi tính bắt chước của trẻ em còn vô cùng ít ỏi. Các quan sát của Osy

M.V. cho thấy rằng, trẻ em có những biểu hiện đầu tiên về bắt chước chỉ từ

tháng thứ bảy trở đi. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực nghiệm các nhà

nghiên cứu đã thống nhất một phác đồ mô tả hoạt động bắt chước trong quá

trình phát triển của trẻ em như sau:

- Từ đầu năm thứ hai cho đến lúc ba tuổi là giai đoạn đầu của sự bắt

chước tích cực hay còn gọi là giai đoạn sao chép một cách không có chủ định

những hành động bên ngoài và những phản ứng ngôn ngữ của mọi người

xung quanh. Đây là giai đoạn mà đứa trẻ bắt chước ngay tại chỗ, trực tiếp

những hành động của người lớn mà chúng nhìn thấy, nghe thấy, chứ không

dực theo trí nhớ như ở lứa tuổi lớn hơn.

Page 159: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

- Đến tuổi mẫu giáo (từ ba tuổi hoặc sớm hơn một chút) hoạt động bắt

chước của trẻ có những biến đổi về nội dung cũng như về hình thức. Hoạt

động bắt chước của trẻ ngày càng phức tạp và ngày càng có tính chất trò

chơi hơn, đặc biết là trò chơi đóng vai có nội dung. Trước tiên đứa trẻ làm

theo những biểu hiện và đặc điểm hoạt động bên ngoài của người lớn, tái tạo

lại trong trò chơi và dần dần bắt đầu bắt chước những biểu hiện của hành vi

phản ánh chân thực ý nghĩa của hoàn cảnh. Vào lứa tuổi mẫu giáo lớn hoạt

động bắt chước đã có thêm sự cải biên do trẻ tiếp thu được những kinh

nghiệm từ trước đó. Hoạt động bắt chước ở lứa tuổi mẫu giáo lớn được

Becterev.v….M. gọi là bắt chước gián tiếp.

- Đến thời kỳ đi học (hay lứa tuổi thiến niên), các nhà nghiên cứu cho

rằng sự bắt chước của trẻ em càng trở nên có ý thức hơn, có chọn lọc hơn và

có động có thúc đẩy rõ ràng hơn cho dù các yếu tố sao chép một cách không

có ý thức vẫn còn tồn tại (ngay trong hoạt động của người lớn yếu tố này có

thể vẫn còn). Điều quan trọng nhất trong thời kỳ này là có sự chuyển tiếp từ

việc bắt chước những biểu hiện bên ngoài của người lớn và của bạn bè sang

bắt chước những phẩm chất bên trong, những đặc điểm tính cách mà trẻ em

nhận thức được một cách gián tiếp. Nói cách khác, ở lứa tuổi này bắt chước

hướng đến sự đồng hóa bề ngoài và đôi khi cả đồng hóa bên trong bản thân

đứa trẻ với một số hình mẫu cụ thể có ý nghĩa đối với chúng. Hình mẫu có thể

là những cá nhân cụ thể, cũng có thể là hình mẫu những đặc điểm nhân cách

và hành vi một cách tổng quát. Ví dụ, ở lứa tuổi mới đi học hình mẫu có thể là

các thầy cô giáo, các bạn bè mà các em yêu quý v.v…

- Ở lứa tuổi trưởng thành hoạt động bắt chước là yếu tố nắm bắt kỹ

năng, kỹ xảo trong một số dạng hoạt động nghề nghiệp, ví dụ như trong thể

thao, nghệ thuật và v.v… đặc biệt là trong những trường hợp gặp phải những

hoạt động mới lạ mà cá nhân chưa được chuẩn bị trước.

Như vậy, cùng với sự phát triển của cá nhân hoạt động bắt chước cũng

phát triển và biến đổi theo. Lúc đầu bắt chước mang tính chất là một phương

thức cơ bản để phản ánh và hình thành đời sống tinh thần của đứa trẻ, về

Page 160: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

sau nó thu hẹp lại và chỉ còn liên quan đến một số khía cạnh trong hành vi

của người lớn. Cụ thể là bắt chước chỉ còn phản ánh những gì thuộc phạm vi

bề mặt của ứng xử, còn thực chất không động chạm đến đặc tính nhân cách

sâu xa của con người, nghĩa là không thay đổi xu hướng của cá nhân.

4. Cơ chế bắt chước trong các nhóm xã hội

Ở phần trên chúng ta đã phân tích tiến trình phát triển của cơ chế bắt

chước theo chiều dọc, nghĩa là theo lứa tuổi, theo sự phát triển của nhân

cách. Vậy theo chiều ngang hay nói cách khác là trong các nhóm xã hội cũng

như trong xã hội nói chung cơ chế bắt chước vận hành như thế nào một khi

tâm lý học xã hội coi cơ chế bắt chước là một trong những phương thức hình

thành tâm lý chung của các nhóm xã hội.

Một điều rõ ràng là trong sinh hoạt hàng ngày tâm lý của nhóm cũng

như tâm lý của mỗi cá nhân đều thường xuyên tác động, ảnh hưởng và chi

phối lẫn nhau. Mỗi cá nhân ảnh hưởng đến các thành viên khác của nhóm

trước hết bằng sự hiện diện của chính bản thân mình và cũng chịu sự chi

phối, ảnh hưởng của các thành viên khác trong nhóm. Tương tự, sự vận hành

của cơ chế bắt chước trong các nhóm xã hội diễn ra như sau: các thành viên

trong nhóm bắt chước lẫn nhau và bắt chước thủ lĩnh của mình. Nói cách

khác, người ta có thể bắt chước một tập thể, một cá nhân, bắt chước quần

chúng và ngược lại tập thể, nhóm cũng có thể bắt chước thủ lĩnh, bắt chước

người lãnh đạo hay một cá nhân cụ thể nào đó. Trong công trình "Tập luyện

và bắt chước xã hội", các tác giả Dollard J. và Miller N.E. đã nhận định rằng,

có bốn nhóm người chính khiến cho người ta đặc biệt thích bắt chước, đó là:

- những người lớn tuổi;

- những người có cương vị xã hội hơn hẳn;

- những người có trình độ trí tuệ hơn hẳn;

- những người thành thạo hơn hẳn trong một lĩnh vực thực tiễn nào đó.

Nói cho cùng những người khiến cho kẻ khác muốn bắt chước trước

hết phải là những người nắm được những cách xử thế khiến người bắt

Page 161: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

chước tiếp thu một cách thích thú hoặc làm cho anh ta hâm mộ. Do đó, cũng

dễ dàng giải thích về một số hiện tượng trong xã hội như mốt ăn mặc, cách

tiêu sài v. v. lúc đầu thường xuất hiện ở một vài nhân vật nổi tiếng (một ca sĩ,

cầu thủ bóng đá, tài tử điện ảnh v.v.) sau đó lan toả vào giới thanh niên, vốn

là những người say mê, ngưỡng mộ ngôi sao ấy. Cha ông ta thường nói:

"gần mực thì đen, gần đèn thì rạng". Ý nghĩa cốt lõi của câu nói đó cũng phần

nào khẳng định vai trò nhất định của bắt chước trong quá trình tác động, ảnh

hưởng lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm. Một cá nhân bất kỳ khi rơi

vào một nhóm tích cực hay tiêu cực cũng dần dần chịu ảnh hưởng tốt hay

xấu của nhóm đó, cũng dễ dàng bắt chước những cách xử sự và lối sống của

các thành viên trong nhóm, nhất là đối với lứa tuổi thanh thiếu niên.

Sự bắt chước còn diễn ra giữa nhóm xã hội này với nhóm xã hội khác,

nhưng dựa trên những nhu cầu nhất định. Cũng như cá nhân, mỗi nhóm xã

hội có một tâm lý xa hội nhất định thể hiện qua tâm thế, quan niệm, tâm trạng,

hành động và y chí khác nhau. Ở lứa tuổi trẻ em, các quan sát đều nhận thấy

rất rõ sự bắt chước của nhóm trẻ này đối với nhóm trẻ khác. Còn trong các

nhóm người lớn, theo ý kiến của Kovaliov A.B. thì người ta thường trao đổi

với nhau một cách có ý thức những kinh nghiệm, hiểu biết và có kèm theo

những yếu tố bắt chước như vay mượn những hình thức và phương pháp

làm việc có sẵn, những hình thức và phương pháp tổ chức công việc và sắp

xếp nhân công v.v….

Nhìn chung, hiểu biết về cơ chế bắt chước có thể giúp ta dễ dàng giải

thích nhiều hiện tượng diễn ra trong xã hội cũng như sử dụng cơ chế này

trong giáo dục nhà trường, giáo dục xã hội, cũng như vào mục đích sản xuất

kinh doanh.

II. LÂY LAN1. Khái niệm

Page 162: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Lây lan được nghiên cứu như một cơ chế ảnh hưởng rất đặc biệt giữa

cá nhân và xã hội, nhất là trong những điều kiện của đám đông quần chúng.

Bằng phương thức nhất định lây lan có khả năng liên kết được khối lượng

người đông đảo. Lây lan là hiện tượng phổ biến, dễ nhận biết và được nghiên

cứu từ lâu. Ngay từ buổi sơ khai của lịch sử loài người, lây lan đã có những

biểu hiện đa dạng, phong phú: sự bốc cháy tâm trạng của quần chúng khi

nhảy múa, trạng thái phấn khích tôn giáo của các tín đồ, sự ham mê thể dục

thể thao của các cổ động viên trên sân vận động, trạng thái hoảng loạn của

đám đông v.v…

Ở dạng khái quát nhất lây lan có thể được xác định như một quá trình

chuyển toả trạng thái cảm xúc từ cá thể này sang cá thể khác ở cấp độ tâm

sinh lý, xẩy ra một cách nhanh chóng, mạnh mẽ, nằm ngoài những tác động

qua lại ở cấp ý thức - tư tưởng. Nói cách khác, lây lan là thuộc tính vô ý thức,

ngẫu nhiên của cá thể biểu hiện qua việc chuyển toả trạng thái cảm xúc nhất

định.

2. Một số nghiên cứu về lây lan

Người đầu tiên đưa ra khái niệm lây lan là Lơbon G. Vốn là một bác sĩ,

ông cho rằng lây lan được hiểu như nạn truyền nhiễm. Sự khác nhau chỉ biểu

hiện ở nội dung lây lan: vi khuẩn mang bệnh và các trạng thái tâm lý. Lơbon

G. đã sử dụng khái niệm này để giải thích ứng xử của những người hợp

thành đám đông. Trong tác phẩm “Tâm lý học đám đông” xuất bản năm 1985

ông cho rằng, ở bên trong các hệ thống xã hội có tồn tại sự lưu thông tình

cảm giữa các cá nhân. Vì vậy, những xúc cảm và ý kiến giao tiếp với nhau

được nhân lên và củng cố. Điều đó cho phép giải thích các hiện tượng xã hội

xảy ra không chỉ bằng cưỡng bức, mà cả bằng khả năng thu hút của một số

giá trị hay ý kiến làm cho các cá nhân hùa theo. Như vậy, lây lan tâm lý quy

định xu hướng bắt chước một mô hình ứng xử có tác dụng chi phối được lây

truyền từ người này sang người khác.

Nghiên cứu của Kerckhoff và Back tiến hành vào năm 1968 đã minh

họa khái niệm lây lan tâm lý do Lơbon G. đưa ra. Các nhà nghiên cứu xuất

Page 163: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

phát từ một sự kiện được công bố khác nhau trên báo chí và gây ra một số rối

loạn thể chất ở những người lao động của một xưởng sợi miền Nam nước

Mỹ. Hiện tượng này diễn ra như sau: mười một người bị nôn nhiều và được

đưa vào bệnh viện, nhưng số bệnh nhân lại nhanh chóng tăng lên tới hơn sáu

mươi người và nhà máy buộc phải đóng cửa trong khi đang ở giữa mùa sản

xuất. Người ta đã tiến hành điều tra khi biết rằng có một thứ sâu mang bệnh

nằm trong một chuyến sợi được gửi tới xưởng nhưng việc khám các bệnh

nhân cũng không cho phép phát hiện ra những nguyên nhân sinh học của

những triệu chứng có ở họ. Từ kết quả điều tra trên đây Kerckhoff và Back đã

đưa ra giả thuyết về sự lây truyền tinh thần để đi tìm một cơ sở xã hội cho

bệnh dịch ấy. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành đo lường xã hội ở trong nhà

máy và phát hiện ra một số điểm như sau: bệnh dịch được lây lan một cách

hết sức mạnh mẽ từ những người lao động giỏi, tích cực và có ảnh hưởng

nhất của nhà máy; bệnh dịch được lây truyền dễ dàng hơn giữa những người

bạn trong cũng một nhóm; ngược lại, những người lao động cô độc về mặt xã

hội hoặc bị nhóm từ bỏ gần như không mắc phải. Từ những quan sát của

mình, Kerckhoff và Back đã đi đến kết luận rằng các cá nhân có những liên hệ

tích cực với nhau, có xu hướng khuôn những ứng xử của họ theo nhau bởi vì

họ luôn tìm cách giống nhau. Như vậy, đây là một biểu hiện thuộc loại sinh

học nhưng lại được giải thích bằng một nhân tố xã hội, và nhân tố này vô hình

chung trở thành một cái chuẩn trong ứng xử mà họ muốn có để trở thành

giống như những người khác.

Trong tâm lý học xã hội, sau Lơbon G. tồn tại hàng loạt quan điểm khác

nhau về lây lan và tác động của nó đến đám đông. Theo Mikhailovxki N.K.,

lực lây lan được truyền đi theo nguyên tắc cộng hưởng, tỷ lệ thuận với số

lượng của đám đông và cường độ cảm xúc được truyền đạt. MacDougaII W.

lý giải quá trình lây lan bằng thuyết “quy nạp thiện cảm”. Theo ông, những

biểu hiện của cảm xúc qua điệu bộ cử chỉ và nét mặt của một cá nhân sẽ tạo

ra phản ứng tương tự ở người bên cạnh. Đây là bản năng sinh học bầy đàn,

vốn rất phổ biến ở động vật. Ollport Ph. Lại đề xuất tư tưởng “phản ứng vòng

tròn”: cá nhân kích thích người khác bằng hành vi của mình, do nhìn thấy

Page 164: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

hoặc nghe thấy phản ứng của người kia mà tăng thêm độ hứng khởi. Bằng

cách đó cảm hứng của đám đông phát triển, lan tỏa không ngừng. Parưgin

B.D. cho rằng, lây lan là quá trình chuyển tỏa tâm trạng nhất định, xuất hiện

trong đám đông, thực hiện qua cơ chế thúc đẩy ảnh hưởng cảm xúc lẫn nhau

nhiều lần giữa những người tham gia giao tiếp. Ở đây cá nhân không phải

chịu áp lực chủ ý, có tổ chức, nhưng đơn giản là họ hành động theo hình mẫu

ứng xử của ai đó, bị lệ thuộc vào ai đó một cách vô thức. Như vậy, nhiều nhà

nghiên cứu đều xác nhận có tồn tại phản ứng lây lan đặc biệt xuất hiện khác

thường trong những “giảng đường mở” khi mà trạng thái cảm xúc được tăng

cường bằng cách “phản ứng” nhiều lần theo khuôn mẫu phản ứng dây

chuyền thông thường. Điều hiển nhiên là lây lan có tác dụng trước hết trong

cộng đồng vô tổ chức và đặc biệt là trong đám đông.

3. Sự hoảng loạn tinh thần tập thể

Tình trạng hoảng loạn tinh thần là biểu hiện đặc biệt của lây lan. Hoảng

loạn tinh thần xuất hiện trong đám đông quần chúng như là trạng thái cảm xúc

nhất định và là kết quả hoặc của sự thiếu hụt thông tin về một sự kiện sợ hãi

nào đó hay không hiểu sự kiện đó, hoặc là quá dư thừa thông tin về sự kiện

đó. Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân trực tiếp gây hoảng loạn tinh thần

là việc xuất hiện tin tức nào đó có khả năng tạo ra những cú sốc độc đáo. Sau

đó, hoảng loạn tinh thần tăng dần cường độ cho đến khi cơ chế lây lan tham

gia vào hoạt động phản ánh lẫn nhau nhiều lần. Vì vậy, không nên đánh giá

quá thấp vai trò của lây lan đối với hiện tượng hoảng loạn tinh thần tập thể

trong xã hội hiện đại. Sự kiện nổi tiếng sau đây là một ví dụ điển hình về tình

trạng loạn tâm tập thể ở Mỹ vào ngày 30/10/1938 đã được các nhà tâm lý Mỹ

phân tích rất kỹ lưỡng. Sau khi đài phát thanh “Tiếng nói Hoa Kỳ” đọc xong

cuốn “Chiến tranh giữa các hành tinh” của Wallace G., hàng loạt người nghe

thuộc đủ mọi thành phần xã hội, trình độ học vấn và lứa tuổi khác nhau (số

liệu chính thức là 1.200.000) rơi vào trạng thái gần như loạn tâm tập thể. Họ

tin rằng có người từ sao Hỏa xuất hiện trên trái đất. Khoảng 400.000 người

khăng khăng khẳng định chính họ đã nhìn thấy người từ sao Hỏa xuống, mặc

Page 165: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

dù trước khi đọc truyện, phát thanh viên đã ba lần giới thiệu rằng đây chỉ là

câu chuyện hư cấu, bịa đặt của một tác phẩm văn học.

Trạng thái hoảng loạn tinh thần là một trong số các hiện tượng rất khó

nghiên cứu. Thông thường rất khó trực tiếp quan sát tình trạng hoảng loạn,

bởi vì trước hết, chúng ta chẳng bao giờ biết sớm được “thời hạn” xuất hiện

của nó. Hơn nữa ở vào tình trạng hoảng loạn hoàn toàn rất khó dừng lại ở vị

trí người quan sát, do sức mạnh của trạng thái hoảng loạn có thể lôi kéo bất

kỳ ai tham gia vào quá trình của nó. Vì vậy, cho đến nay các công trình

nghiên cứu về hoảng loạn tinh thần tập thể chỉ mới dừng lại ở mức độ mô tả

sau thời điểm tột đỉnh. Những mô tả này cho phép các nhà nghiên cứu phân

chia các chu kỳ chủ yếu đặc trưng cho toàn bộ quá trình nói chung. Việc hiểu

biết các chu kỳ rất quan trọng đế chấm dứt trạng thái hoảng loạn.

Cho đến nay, tuy còn nhiều tranh luận về bản chất của lây lan, nhưng

hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất thừa nhận vai trò của lây lan

trong đám đông. Việc hiểu biết cơ chế lây lan cho phép giải thích các cào trào

cảm xúc, trạng thái hoảng loạn tinh thần tập thể v.v., đặc biệt là việc sử dụng

cơ chế này trong công tác tuyên truyền, trong hoạt động sản xuất với mục

đích nâng cao hiệu quả lao động xã hội.

III. ÁM THỊ1. Khái niệm

Ám thị là tác động tâm lý có mục tiêu nhưng vô căn cứ từ một người

đến người khác hoặc đến nhóm. Nói cách khác, ám thị là sự thay đổi ứng xử

của cá nhân do phục tùng mệnh lệnh đến từ một uy quyền hợp pháp. Trong

ám thị quá trình chuyển giao thông tin được thực hiện dựa vào việc tiếp nhận

thông tin một cách không có phê phán.

Hiện tượng ám thị được nghiên cứu từ rất lâu trong tâm lý học, nhưng

trên thực tế nó được nghiên cứu chủ yếu gắn liền với thực hành y học hoặc

một số hình thức tập luyện cụ thể. Trong tâm lý học xã hội, ám thị còn chưa

Page 166: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

được nghiên cứu một cách thích đáng cho dù các nhà khoa học đều thừa

nhận vai trò to lớn của nó trong đời sống xã hội. Trong các công trình nghiên

cứu về ám thị xã hội vẫn sử dụng các thuật ngữ như người ám thị, người chịu

ám thị v.v… như trong các phân ngành của khoa học tâm lý. Người chịu ám

thị có thể là một cá nhân cụ thể, một nhóm, cũng có thể là một giai tầng xã hội

v.v… Còn người thực hiện ám thị có thể là một cá nhân, một nhóm, hoặc các

phương tiện thông tin đại chúng. Ám thị do nhóm tiến hành là một trong

những yếu tố của tính thoả hiệp.

Các nhà nghiên cứu phân chia ra các loại ám thị khác nhau tuỳ thuộc

vào tính chất của ám thị. Theo phương pháp thực tế hoá có thể phân loại ám

thị trực tiếp (mệnh lệnh) và ám thị gián tiếp; ám thị có chủ ý và ám thị không

có chủ ý. Trong quá trình giao tiếp thực tế, theo ý kiến của Kovaliov A.G., ám

thị có thể phân chia theo tính chất trực tiếp hoặc gián tiếp, tích cực hoặc tiêu

cực; trọn vẹn hoặc không trọn vẹn; kiên trì hoặc không kiên trì. Theo tiêu

chuẩn của trạng thái người chịu ám thị có thể phân loại: ám thị trong trạng

thái tỉnh táo; ám thị trong trạng thái thôi miên; ám thị trong trạng thái ngủ tự

nhiên; ám thị sau thôi miên. Các nhà nghiên cứu coi thôi miên là "hình thức

ám thị triệt để, trọn vẹn. Ám thị trực tiếp có chủ ý là cách mà người ám thị sử

dụng những lời nói đặc biệt có tính chất mệnh lệnh tác động lên tâm lý của

người chịu ám thị và những chỉ dẫn, gợi ý đó trở thành những yếu tố tích cực

cho ý thức và hành vi của anh ta. Ám thị gián tiếp có thể là chủ ý cũng như

không có chủ ý. Khi ám thị gián tiếp chúng ta cũng đạt được mục đích nhưng

bằng cách đi đường vòng, nghĩa là khi ám thị không tác động vào ý chí của

người nghe mà để họ tiếp nhận những thông tin do chúng ta chuyển giao một

cách không có phê phán. Ám thị tích cực kích thích ý muốn hành động. Ám thị

tiêu cực là những sự cấm đoán có tác dụng gây cho nhiều người ý muốn

hành động trái ngược. Cách này có hiệu quả đối với những cá nhân có tinh

thần phủ định.

Page 167: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Khi nghiên cứu ám thị còn phát hiện ra hiện tượng chống lại tác động

của ám thị. Hiện tượng này gọi là phản ám thị hay “sự tự vệ tâm lý” do các cá

nhân riêng biệt thể hiện.

2. Ám thị trong mối tương quan với các cơ chế tâm lý xã hội khác

Cho đến nay trong giới nghiên cứu vẫn chưa có sự nhất trí về khái

niệm ám thị. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, ám thị và lây lan là do bắt

chước mà ra (Tarde). Một số khác lại giải thích ám thị và bắt chước thông qua

cơ chế lây lan (Lơbon, Forshnev), Freud Z. quy tất cả các hiện tượng trên vào

khái niệm thôi miên – ám thị. Ông sử dụng nó như một cơ chế tâm lý cơ bản

để xem xét tâm lý đám đông quần chúng. Thôi miên là cách người thủ lĩnh

chế ngự tâm hồn của đám đông, xuất phát từ tình yêu và niềm tin mà quần

chúng đặt vào ông ta. Thủ lĩnh, theo Freud Z., là hình ảnh “người cha” hiện

hữu trong tâm trí của mỗi cá nhân hợp quần, có khả năng thay thế tạm thời

vai trò của cái siêu tôi. Đám đông, do vậy một mặt tuân thủ thủ lĩnh của mình

như một đấng toàn năng, mặt khác mặc sức bộc lộ những bản năng phi xã

hội của mình. Trong quan niệm về ám thị - thôi miên của Freud Z. đã phản

ánh mối quan hệ chặt chẽ giữa ám thị với uy tín và niềm tin. Mối quan hệ này

đã được khẳng định nhiều lần thông qua các công trình thực nghiệm khoa

học.

Khi nghiên cứu ám thị như một phương tiện chuyên biệt của ảnh

hưởng, một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra sự khác biệt của ám thị với các cơ

chế ảnh hưởng khác. Parưgin B.D. khẳng định giữa ám thị và lây lan khác

nhau ở chỗ: trước hết, trong lây lan khối lượng người đông đảo cùng cảm xúc

trong trạng thái tâm lý chung, còn ám thị không bình đẳng trong sự đồng cảm

với những cảm xúc đồng nhất: ở đây người ám thị không phải tuân theo tâm

trạng như người chịu ám thị. Quá trình ám thị có xu hướng một chiều, không

phải là trương lực tự phát của trạng thái nhóm, mà là ảnh hưởng nhân cách

hóa, tích cực của một người lên người khác hoặc nhóm. Thứ hai, thông

thường ám thị mang tính chất nói miệng, trong khi đó lây lan ngoài tác động

bằng lời nói các phương pháp khác cũng được sử dụng như reo hò, nhịp điệu

Page 168: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

v.v… Mặt khác, ám thị khác với thuyết phục. Theo Becterev V.M., ám thị ảnh

hưởng đến trạng thái tâm lý bằng cách làm quen trực tiếp. Ngược lại, thuyết

phục được xây dựng trên cơ sở lôgic nhằm đạt được sự đồng ý của người

tiếp nhận thông tin. Ám thị không cần đạt tới sự thoả thuận, mà đơn giản là

tiếp nhận thông tin trên cơ sở kết luận có sẵn, trong khi đối với thuyết phục

kết luận phải do người tiếp nhận thông tin tự đưa ra. Bởi vậy thuyết phục chủ

yếu là tác động trí tuệ, còn ám thị chủ yếu là tác động câm xúc. Một số nhà

nghiên cứu khác như Predvechnyi G.P. và Sherkovin Iu. A. chỉ ra sự khác biệt

giữa ám thị và hắt chước: trước hết, trong ám thị cá nhân làm theo chỉ dẫn

bằng lời nói, còn trong bắt chước cá nhân làm theo hành vi của người khác;

thứ hai, trong ám thị người tiến hành ám thị là tích cực, chủ động, còn người

chịu ám thị ở vào trạng thái thụ động. Ngược lại, trong bắt chước người được

bắt chước thậm chí không biết việc đó, còn người bắt chước phải là người

tích cực, chủ động.

3. Những yếu tố quy định hiệu quả của ám thị

Từ việc nghiên cứu ám thị các nhà khoa học đã đưa ra được một số kết

luận có tính quy luật là trong hoàn cảnh nào, tình huống nào tác dụng của ám

thị được nâng cao. Thực tiễn của ám thị xã hội chi ra rằng, tác dụng của ám

thị tuỳ thuộc vào lứa tuổi: nhìn chung trẻ em đều dễ bi ám thị hơn người lớn.

Nói chính xác là phần lớn những người rơi vào trạng thái ám thị là những

người mệt mỏi, yếu về thể lực hơn là những người khoẻ mạnh. Ở tuổi ấu thơ

ám thị thường đạt được mục đích, còn ở người lớn điều đó khó khăn hơn

nhiều, đặc biệt nếu nó đụng chạm đến các tâm thế, quan điểm và thái độ

sống của họ. Một điều kiện khác quyết định hiệu quả của ám thị là uy tín của

người ám thị. Uy tín của người ám thị tạo nên độ tin cậy vào nguồn thông tin.

Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học, giáo dục học như

Makarenko A.X., Petrov N.A., Kovaliov A.G. v.v… đã xác nhận rằng, hiệu quả

của tác động giáo dục trực tiếp phụ thuộc vào uy tín của thầy cô giáo và các

bậc cha mẹ. Một số công trình nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng, nếu ở trong

nhóm thì người ta dễ bị ám thị nhiều hơn. Bởi vậy, trong thực tiễn y tế người

Page 169: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

ta áp dụng ám thị trong tập thể một cách rộng rãi để chữa một số bệnh như

loạn thần kinh chức năng, bệnh nghiện rượu v.v… Nói cách khác, hiệu quả

của ám thị được xác định bởi:

- thuộc tính của người ám thị (vị thế xã hội, sức lôi cuốn, ưu thế và ý

chí, trí tuệ, tính logic);

- những đặc điểm của người chịu ám thị (mức độ của tính dễ bị ám thị);

- các mối quan hệ được thiếp lập giữa người ám thị và người chịu ám

thị (tin cậy, uy tín, phụ thuộc);

- phương thức tổ chức thông báo (mức độ có căn cứ, tính chất kết hợp

các thành tố logic và cảm xúc, củng cố thêm bằng những tác động khác).

Ám thị đặc biệt có hiệu quả khi nó gặp phải miếng đất thuận lợi. Chẳng

hạn khi người ta đang rất mong mỏi thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng nào

đó, họ thường trở nên cả tin hơn và dễ dàng chấp nhận bất cứ đề nghị nào

mà không cần suy nghĩ gì hết. Điều đó đã được nhiều công trình thực nghiệm

minh chứng. Ví dụ, khi một người đang chờ đợi một biến cố xã hội nào đó

sắp xảy ra dù tốt hay xấu, người ta cũng cả tin hơn và dễ dàng nghe theo bất

cứ người nào thông báo là sự kiện chờ đợi đó đã hoặc sắp xảy ra.

Khi nghiên cứu ám thị cần lưu ý một điều là, trong nhiều trường hợp ám

thị chỉ có hiệu quả ngay trong lúc tác động. Người chịu ám thị đồng tình và

chấp nhận mọi thông tin người ta thông báo cho họ, nhưng ngay sau khi nghĩ

lại thì phủ nhận sự ám thị đó. Thực chất của hiện tượng này là do người chiu

ám thị tuy trong lòng không đồng tình với sự chỉ dẫn và ý kiến của người ám

thị nhưng vẫn làm theo vì sợ người ám thị mếch lòng, tức giận hoặc không

muốn thay đổi lời đã hứa. Kovaliov A.G. giải thích rằng, trường hợp như vậy

thường xẩy ra ở những người kém ý chí và thiếu tính độc lập. Còn sau khi đã

nghĩ lại và bác bỏ điều bị ám thị thì người ta sẽ không tìm cách hành động

theo sự chỉ dẫn đó nữa.

4. Ứng dụng cơ chế ám thị trong đời sống xã hội

Page 170: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Ám thị có ý nghĩa to lớn trong nhiều lĩnh vực đời sống xã hội, trước hết

là trong tuyên truyền và quảng cáo. Tuy vậy, cũng phải thừa nhận rằng vai trò

của ám thị trong hệ thống các phương tiện tuyên truyền và quảng cáo cũng

rất khác nhau tuỳ thuộc vào chỗ loại tuyên truyền, quảng cáo đó như thế nào,

mục đích và nội dung của nó ra sao. Thực tế cho thấy, có rất nhiều yếu tố tâm

lý khác cũng dược sử dụng đồng thời với cơ chế ám thị. Nhiều công trình

nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng để đạt được hiệu quả cao trong quá

trình tuyên truyền và quảng cáo trước hết phải tạo được niềm tin ở quần

chúng - đối tượng của tuyên truyền và quảng cáo - vào nguồn thông tin. Ở

đây, độ tin cậy vào nguồn thông tin lại tuỳ thuộc vào uy tín của người ám thị

và các biện pháp thông tin. Mức độ tin cậy này thể hiện về phía cá nhân

người ám thị cũng như về phía nhóm xã hội mà người đó đại diện. Ví dụ,

trong thực tiễn đời sống chính trị xã hội ở nước này hay nước khác nhiều khi

những lời kêu gọi, cổ động hay phát biểu của các nhà lãnh đạo, thủ lĩnh có uy

tín lớn của các nhóm xã hội hay đảng phái có thể khơi dậy được sức mạnh vĩ

đại ở lực lượng quần chúng nhân dân. Đôi khi các biện pháp thông tin lại là

yếu tố quyết định hiệu quả của tuyên truyền. Người ta cho rằng, đối với đám

đông quần chúng cần phải sử dụng những biện pháp thông tin, tuyên truyền

rầm rộ, với những lời lẽ cam kết, khẳng định, dưới nhiều hình thức và lặp đi,

lặp lại nhiều lần. Tên trùm phát xít Gơben đã từng nói rằng một điều dù phi lý

đến đâu, cứ nhắc đi nhắc lại đến lần thứ 41 mọi người sẽ tin. Người Nhật Bản

cũng có câu châm ngôn: “cứ nói mãi mọi người cũng sẽ tin điều sai là đúng”.

Ngày nay, ở các nước phương Tây ám thị giữ một vị trí vô cùng đặc

biệt trong tuyên truyền và quảng cáo. Các công trình nghiên cứu thực nghiệm

hiện đại về ám thị xã hội đều gắn liền với vấn đề tác động của tuyên truyền.

Phương pháp ám thị ở đây được xem như phương pháp chương trình hóa

tâm lý độc đáo của thính giả, nghĩa là liên quan đến các phương pháp ảnh

hưởng có thủ thuật lên cá nhân. Còn trong quảng cáo việc ứng dụng cơ chế

ám thị có một ý nghĩa đặc biệt dưới hình thức của khái niệm "Image". Image

là một khâu của cơ chế ám thị được áp dụng trong quảng cáo. Thuật ngữ

Image không phải với ý nghĩa lời nói mà là những hình ảnh có ý nghĩa đặc

Page 171: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

biệt. Bằng cách "phóng đại, tô mầu" cho các sản phẩm khác nhau, hãng

quảng cáo Image ở Mỹ hàng năm đã thu được những khoản lợi nhuận kếch

xù.

Ngoài ra, cơ chế ám thị còn được sử dụng rộng rãi trong y tế để điều

chỉnh trạng thái tâm lý và thực thể của người bệnh. Trong sư phạm học cũng

đang tiến hành các thử nghiệm sử dụng ám thị vào quá trình giáo dục. Các

tôn giáo cũng sử dụng cơ chế ám thị một cách rộng rãi với mục tiêu tác động

lên các tín đồ. Trong tâm lý học thực nghiệm, ám thị đôi khi là biện pháp thay

đổi có định hướng trạng thái cảm xúc, động cơ, tâm thế của cá nhân.

IV. THOẢ HIỆP1. Khái niệm

Thoả hiệp là cơ chế rất đặc trưng cho cá nhân ở trong nhóm. Đó là sự

nhân nhượng của cá nhân trước áp lực thực tế hoặc áp lực tưởng tượng của

nhóm thể hiện qua việc cá nhân thay đổi ứng xử và tâm thế của mình phù

hợp với đa số.

Trong sách báo tâm lý học xã hội thường nói về tính thoả hiệp hay

hành vi thoả hiệp, chứ không nói về sự thoả hiệp. Khi đề cập đến tính thoả

hiệp là nhằm ám chỉ đặc trưng tâm lý thuần tuý về lập trường của cá nhân so

với lập trường của nhóm, cá nhân chấp nhận hay phản đối các chuẩn mực, ý

kiến của nhóm, về mức độ phục tùng của cá nhân trước áp lực của nhóm.

Tính thoả hiệp xuất hiện trong sự giải quyết những biểu hiện xung đột

giữa ý kiến cá nhân và ý kiến nhóm. Khắc phục sự xung đột này dẫn đến có

lợi cho nhóm. Mức độ thoả hiệp là mức độ thu phục của nhóm. Từ lâu trong

tâm lý học xã hội phân chia ra hai loại thoả hiệp: thoả hiệp bề ngoài hay thoả

hiệp hình thức và thoả hiệp bên trong hay thoả hiệp thực tâm. Thoả hiệp bề

ngoài là sự quy thuộc của cá nhân để tỏ thái độ đối với ý kiến áp đặt của

nhóm, cá nhân chỉ tiếp nhận ý kiến của nhóm mang tính chất hình thức, còn

trên thực tế anh ta tiếp tục chống lại ý kiến của nhóm. Thoả hiệp bên trong là

Page 172: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

sự biến đổi thực sự tâm thế cá nhân do tiếp nhận thật lòng quan điểm của

nhóm. Quan điểm của nhóm được cá nhân coi trọng và đánh giá là hợp lý,

xác đáng và khách quan hơn là quan điểm riêng của cá nhân. Tuy rằng có

những khác biệt về bản chất nhưng cả hai hình thức thoả hiệp này giống

nhau ở chỗ là phương thức đặc thù để giải quyết xung đột có ý thức giữa ý

kiến cá nhân (thiểu số) và ý kiến của nhóm (đa số), nghiêng về phía có lợi cho

nhóm. Hành vi thoả hiệp này được giải thích như là sự phụ thuộc của cá nhân

vào nhóm buộc cá nhân phải tìm kiếm sự thoả thuận thực sự hay giả tạo với

nhóm, điều chỉnh hành vi của mình theo cách thể hiện bề ngoài bằng những

quy chuẩn xa lạ và không quen thuộc đối với bản thân nhưng lại đáp ứng

được yêu cầu của nhóm.

Theo Fischer, nhà tâm lý học Pháp, trong tính thoả hiệp nổi lên ba yếu

tố khác nhau: sự tồn tại của những căng thẳng giữa lập trường trước đây của

cá nhân và sự thúc ép với mức độ khác nhau từ phía nhóm mà cá nhân phải

chịu; sự tán thành của cá nhân đối với điều anh ta được đề nghị; cuối cùng là

kết quả của sự thay đổi ứng xử, bao hàm một mặt là phủ định một số khía

cạnh ứng xử trước đây và mặt khác là khẳng định bản thân mình bằng việc

có những ứng xử mới.

Trong các công trình nghiên cứu về tính thoả hiệp còn phát hiện được

một lập trường nữa của cá nhân trong nhóm. Đó là lập trường độc lập, tự lập

hay còn gọi là lập trường âm bản, khi nhóm sử dụng áp lực của mình lên cá

nhân, anh ta hoàn toàn chống lại được áp lực đó. Trong mọi trường hợp cá

nhân mong muốn bày tỏ lập trường của mình trái ngược và lập trường của đa

số bằng bất cứ giá nào. Tồn tại hai quan điểm về lập trường âm bản. Quan

điểm thứ nhất coi âm bản là lập trường hoàn toàn không phụ thuộc, là hình

thức phủ nhận thoả hiệp, đối lập với thoả hiệp. Quan điểm thứ hai cho rằng,

âm bản không phải là lập trường độc lập chân chính mà chỉ là biến thể đặc

biệt của tính thoả hiệp và được gọi là "thoả hiệp trong lộn ra ngoài". Andreeva

G.M. lý giải về hiện tượng trên như sau: nếu như cá nhân đặt cho mình mục

tiêu là bằng mọi giá phải chống lại ý kiến của nhóm, thì thực tế lại phụ thuộc

Page 173: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

vào nhóm. Bởi lẽ anh ta buộc phải có hành vi tích cực chống lại lập trường và

chuẩn mực của nhóm, nghĩa là anh ta lại trở nên "gắn bó" với ý kiến của

nhóm, nhưng chỉ từ dấu hiệu ngược lại. Vì vậy, theo Andreeva G.M., âm bản

không thể được giải thích như là lập trường đối lập của tính thoả hiệp. Lập

trường âm bản là sự độc lập, sự tự lập.

2. Nghiên cứu của Asch S.

Mô hình truyền thống nghiên cứu về tính thoả hiệp đã được trình bày

trong các thí nghiệm nổi tiếng của Asch S. được thực hiện lần đầu tiên vào

năm 1951. Từ một thí nghiệm về thị giác, ông đã tìm cách nghiên cứu tính

độc lập về sự phán xét của cá nhân khi đứng trước sức ép xã hội. Một nhóm

nghiệm thể từ 7 - 9 người được đề nghị xác định độ dài đoạn thẳng theo yêu

cầu. Mỗi người nhận được hai phiếu, một ở tay trái, một ở tay phải. Phiếu ở

tay trái có kẻ một đoạn thẳng, phiếu ở tay phải có kẻ ba đoạn thẳng, trong đó

một đoạn có độ dài bằng đoạn ở phiếu bên tay trái. Hai đoạn còn lại một ngắn

hơn, một dài hơn. Các nghiệm thể được đề nghị xác định đoạn thẳng nào bên

tay phải có độ dài bằng đoạn bên tay trái. Ở giai đoạn đầu của thí nghiệm bài

tập được thực hiện một cách riêng rẽ và hầu hết các nghiệm thể đều giải

đúng (trên 90%).

Vì ý nghĩa của thí nghiệm là xác định rõ áp lực của nhóm đối với cá

nhân, nên phần sau của thí nghiệm Asch S. đã sử dụng "phương pháp nhóm

giả tạo". Asch S. đã thoả thuận trước với tất cả các nghiệm thể trừ một người

gọi là "chủ thể ngây thơ". Nội dung của thoả thuận này là tất cả các nghiệm

thể sẽ đưa ra câu trả lời sai với thực tế: gọi đoạn thẳng phải xác định bên tay

phải ngắn hơn hoặc dài hơn đoạn bên tay trái. Người trả lời cuối cùng là "chủ

thể ngây thơ" - đối tượng thực sự của thí nghiệm. Đối tượng ngây thơ được

bố trí ở vị trí có thể nghe thấy câu trả lời của những người khác trong nhóm

trước khi đưa ra câu trả lời của mình. Anh ta bị kẹp chặt vào giữa hai sức

mạnh trái ngược nhau: tri giác riêng của anh ta về một hiện tượng chẳng có

gì rắc rối và sự trả lời nhất trí của những người khác trong nhóm. Điều này vô

cùng quan trọng vì liệu anh ta có đứng vững với ý kiến riêng của mình hay

Page 174: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

không (ý kiến này ở giai đoạn đầu của thí nghiệm là đúng) hoặc bị ngả theo ý

kiến của đa số.

Kết quả thí nghiệm của Asch S. như sau: trong số 123 “chủ thể ngây

thơ” có hơn 1/3 (37%) đã đưa ra câu trả lời sai tức là đã có hành vi thoả hiệp.

Sau mỗi thí nghiệm đều đã tiến hành phỏng vấn từng "chủ thể ngây thơ", tất

cả đều trả lời là ý kiến của nhóm đã áp đảo họ rất mạnh. Về sau Asch S. còn

tiến hành những dạng khác nhau của thí nghiệm này. Các thí nghiệm cho

phép Asch S. kết luận rằng tính thoả hiệp là do hoàn cảnh cô lập của đối

tượng mà ra. Nếu phá bỏ được sự cô lập ấy có thể làm giảm bớt tỷ lệ của tính

thoả hiệp. Qua các thí nghiệm của Asch S. thấy nổi lên hai loại hành vi của cá

nhân trong nhóm: hành vi thoả hiệp và hành vi không thoả hiệp.

Nghiên cứu của Petrovki A.V.

Trên cơ sở tiếp nhận có phê phán mô hình nghiên cứu về tính thoả

hiệp của Asch, trường phái tâm lý học Xôviết cũ, đại diện là Petrovxki A.V. đã

nêu ra một sơ đồ mới về hành vi thoả hiệp của cá nhân trong nhóm. Theo

ông, trong nhóm thực tế tồn tại ba kiểu hành vi của cá nhân, chứ không phải

hai loại hành vi theo sơ đồ của Asch. Hai loại hành vi trong sơ đồ của Asch

theo Petrovxki chỉ đặc trưng cho loại nhóm khuếch tán, nhóm trong phòng thí

nghiệm. Hành vi thứ ba trong sơ đồ của Petrovxki phản ánh việc cá nhân

chấp nhận một cách có ý thức các chuẩn mực và quy tắc của nhóm - đặc

trưng trong nhóm mà ở đó các cá nhân liên kết với nhau thông qua các đặc

điểm của hoạt động phối hợp. Theo Petrovxki sơ đồ về hành vi của cá nhân

trong nhóm bao gồm:

- Tính ám thị bên trong nhóm, nghĩa là chấp nhận ý kiến của nhóm mà

không có phản ứng;

- Tính thoả hiệp - đồng ý bề ngoài một cách có ý thức với sự bất đồng

bên trong;

Page 175: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

- Chủ nghĩa tập thể hay quyền tự quyết tập thể - sự đồng nhất hành vi

tương đối nhờ tình đoàn kết có ý thức của cá nhân cùng với những đánh giá

và nhiệm vụ của tập thể.

4. Nghiên cứu của Moskovici S.

Phát triển nghiên cứu về tính thoả hiệp cũng như toàn bộ vấn đề ảnh

hưởng xã hội, Moskovici đã đưa ra khái niệm "thiểu số tích cực". Từ góc độ

này, tính thoả hiệp có thể được xem là hình thức thương lượng giữa cá nhân

(thiểu số) và nhóm (đa số) bao gồm cả xung đột về việc xác định một số thực

tại như đối với quy mô, tính chân thực của các kết luận, các ý kiến và v.v….

Quan điểm này của Moskovici đã củng cố kết quả của nhiều công trình thực

nghiệm. Moskovici xuất phát từ tư tưởng cho rằng một chủ thể ngây thơ

không thể được coi như một thực thể phục tùng một cách đơn giản trước sức

ép của đa số, mà có sẵn một hệ thống giải đáp riêng của mình. Vì vậy, tính

thoả hiệp là kết quả của sự đối chiếu giữa hai hệ thống đối lập nhau: hệ thống

của chủ thể (thiểu số) và hệ thống của nhóm (đa số).

Theo ý nghĩa trên, hoàn cảnh thương lượng được thiết lập cho phép

phân tích tính thoả hiệp thông qua những xung đột không phải trong bản thân

mỗi cá nhân, mà là giữa các cá nhân. Như vậy cùng với tính thoả hiệp, nghĩa

là với sự vận động của cá nhân đi đến với nhóm có thể giải quyết bằng xung

đột, cụ thể là đa số hoặc một phần đa số tiếp nhận quan điểm của thiểu số.

Nói cách khác trong hoàn cảnh đó sự xích lại gần nhau giữa các cá nhân xuất

hiện như một nhân tố chủ yếu trong việc tìm kiếm một giải pháp thích hợp.

5. Những nhân tố quyết định tính thoả hiệp

Nhiều công trình nghiên cứu lý luận và thực nghiệm chỉ ra rằng, thức độ

thoả hiệp phụ thuộc vào hàng loạt nguyên nhân, trong đó có:

- Những đặc trưng của cá nhân phải chịu áp lực của nhóm như: giới

tính, lứa tuổi, dân tộc, trí tuệ, v.v…;

Page 176: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

- Những đặc trưng của nhóm là nguồn gốc của áp lực như: quy mô,

mức độ nhất trí của đa số, nghĩa là sự hiện diện số lượng thành viên

của nhóm đi trệch với ý kiến chung;

- Những tính chất đặc thù của mối liên hệ lẫn nhau giữa cá nhân và

nhóm: vị trí của cá nhân trong nhóm, sự trung thành của cá nhân với

nhóm, mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các cá nhân trong nhóm

v.v…;

- Do hoàn cảnh đặc thù: nội dung nhiệm vụ, mức độ quan tâm của

con người đối với nhiệm vụ đó, sự am hiểu của người đó v.v…;

Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình thoả hiệp có mối liên hệ mật thiết

với nhau, nhưng mức độ quan trọng của mỗi nhân tố lại phụ thuộc vào từng

trường hợp cụ thể.

Do vậy, hiểu biết sâu về cơ chế thoả hiệp giúp chúng ta tạo điều kiện

cho các thành viên của nhóm phát triển nhân cách cũng như dễ dàng tạo ra

sự nhất trí, thống nhất trong nhóm và trong toàn xã hội nói chung.

V. ĐỒNG NHẤT HOÁ1. Khái niệm

Trên cơ sở các công trình nghiên cứu thực nghiệm và ứng dụng vào

thực tiễn đời sống xã hội có thể phân chia đồng nhất hoá thành hai quá trình:

1.1. Đồng nhất hoá với ý nghĩa là sự nhận biết, nhận dạng cái gì đó, ai

đó, chủ yếu được sử dụng trong tâm lý học kỹ sư, tâm lý học tư pháp. Trong

các phân ngành này đồng nhất hoá được hiểu là một quá trình so sánh, đối

chiếu một đối tượng này với các đối tượng khác theo một đặc điểm hay tính

chất nhất định, từ đó khái quát, xác lập sự tương đồng giữa chúng. Trong

trường hợp đối tượng là con người, đồng nhất hoá thể hiện như một quá trình

nhận biết các phẩm chất của người đó. Dựa vào các phẩm chất này, cá nhân

Page 177: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

có thể bị liệt vào tầng lớp, kiểu loại nhất định nào đó hoặc có thể được nhận

dạng đầy đủ và tương đồng với nó.

1.2. Đồng nhất hoá với ý nghĩa bắt chước, phỏng theo như nhau với ai

đó, với cái gỉ đó. Đây là quá trình nhận thức cảm xúc của một chủ thể khi

đồng nhất hoá mình với chủ thể khác, nhóm hay hình mẫu khác một cách vô

thức.

2. Nghiên cứu của Freud Z.

Khái niệm đồng nhất hoá được Freud Z. đưa ra, lúc đầu để lý giải các

hiện tượng trầm uất bệnh lý, sau đó được dùng để phân tích các giấc mơ và

một số các quá trình ở trẻ em như sự bắt chước các khuôn mẫu ứng xử của

“những người quan trọng khác”, sự hình thành "cái siêu tôi", sự tiếp nhận vai

trò nam giới hay nữ giới v.v…. Từ nghiên cứu của mình, Freud đưa ra khái

niệm tóm tắt về đồng nhất hoá như sau:

- Sự đồng nhất hoá là hình thức cổ sơ nhất của sự ràng buộc với đối

tượng;

- Vì sự biến đổi thoái hoá, sự đồng nhất hoá chiếm chỗ của sự ràng

buộc libido với đối tượng, sở dĩ như vậy là vì đối tượng được đưa

vào trong cái tôi;

- Sự đồng nhất hoá xuất hiện khi nào một người nhận thấy mình có

một nét chung với một người khác, tuy rằng người khác ấy không

phải là đối tượng của Libido. Những nét chung càng nhiều và càng

quan trọng thì sự đồng nhất hoá càng hoàn toàn.

Cũng trong các nghiên cứu của mình về đồng nhất hoá Freud Z phân

chia ra một số kiểu đồng nhất hoá như sau:

2.1. Ở tuổi ấu thơ phát sinh sự đồng nhất hoá đầu tiên vốn là hình thức

sơ khai của tình cảm quyến luyến ở trẻ em với mẹ.

2.2. Đồng nhất hoá đóng vai trò là cơ chế bảo vệ, nhờ đó đứa trẻ vượt

qua được nỗi lo âu bị người có uy tín đe doạ bằng cách đưa một số khía cạnh

Page 178: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

hành vi của người đó vào hành động riêng của mình. Theo Freud Z. hình thức

đồng nhất hoá này là tiền sử của phức hợp Edip khi bé trai hoàn toàn mong

muốn chiếm vị trí của người cha, sợ các hình phạt của cha, bắt chước một số

đặc điểm hành vi của cha. Sự đồng nhất hoá một phần này mang tính chất

vừa yêu, vừa ghét và có thể biểu hiện như đối với người cha được yêu mến

cũng như đối với người bị căm thù hoặc ghen ghét. Kiểu đồng nhất hoá này

có ý nghĩa đặc biệt trong việc trẻ em tiếp thu những điều cha mẹ cấm đoán,

trong việc hình thành ở chúng tính vững vàng trước những cám dỗ để phát

triển lương tâm.

2.3. Đối với chủ thể là người lớn, theo quan điểm của Freud Z đồng

nhất hoá có liên quan tới triệu chứng thần kinh bởi vì do chủ thể mong muốn

rơi vào tình trạng của đối tượng và ở chủ thể phát sinh các hiện tượng bệnh

lý đặc trưng như ở đối tượng.

Như vậy, kết quả nghiên cứu của Freud Z. cho thấy, cơ chế đồng nhất

hoá đảm bảo mối liên hệ qua lại giữa các cá thể trong nhóm xã hội, tạo ra sự

đồng nhất cảm xúc như là sự thấu cảm, tiếp thụ thững tình cảm của người

khác. Sự đồng nhất cảm xúc này vô cùng quan trọng vì nó cho phép chúng ta

thấu hiểu tâm hồn của những người xa lạ với cái tôi của chúng ta. Theo quan

điểm của Freud Z. trong một số trường hợp sự đồng nhất cảm xúc này mang

tính chất “truyền nhiễm tâm lý” là rất đặc trưng cho đám đông hợp quần.

3. Nghiên cứu đồng nhất hóa trong tâm lý học xã hội

Tâm lý học xã hội nghiên cứu đồng nhất hóa như là một cơ chế xã hội

hoá quan trọng nhất. Tiêu biểu cho cách tiếp cận nghiên cứu này là các công

trình của Bandung A., Mead I., Parson T., Kuli Ch. v.v… Trong nghiên cứu

của các tác giả này cơ chế đồng nhất hoá thể hiện trong việc cá nhân tiếp

nhận vai xã hội khi ra nhập nhóm, cá nhân ý thức về việc có chân trong nhóm,

về việc hình thành các tâm thế xã hội, v.v…

Fischer G., nhà tâm lý học Pháp nghiên cứu đồng nhất hoá như một cơ

chế quan trọng để hình thành thân phận xã hội. Theo ông, đồng nhất hoá là

một quá trình trước hết giống với cơ chế quy gán, đó là toàn bộ những phạm

Page 179: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

trù hoá cho phép nhận ra những người khác theo dấu hiệu đặc thù và do đó

mà đặt họ vào một hiện thực nhất định một cách rõ ràng. Hiện thực này là hệ

thống văn hoá của một nhóm hay một xã hội có vai trò quan trọng trong việc

hình thành ở cá nhân sự đánh giá về người khác bao gồm một tập hợp

những yếu tố phẩm chất mà cá nhân (hay nhóm) dùng làm mô hình để đồng

hoá. Theo cách nói của Fischer G.N., sự đồng nhất hoá là một quá trình

tương tác giữa một lý tưởng về cái tôi, có thể định nghĩa như cái mà cá nhân

muốn trở thành hơn cả, và một cái siêu tôi bao hàm một quan hệ với những

chuẩn mực của môi trường xã hội. Quá trình này diễn ra trong suốt cả cuộc

đời của mỗi cá nhân. Như vậy, theo quan điểm tâm lý học xã hội, sự đồng

nhất hoá quy định toàn bộ các quá trình trong mối quan hệ với môi trường xã

hội. Nó có thể diễn ra qua hình ảnh một anh hùng, một ngôi sao được dùng

làm mô hình. Nó được thực hiện một cách rộng hơn thông qua những giả

định phức tạp nhằm rút từ những đặc trưng của một cá nhân các yếu tố nào

mà qua đó người ta không chỉ học cho giống cá nhân đó, mà còn biến mình

thành đối tượng được tán thành về mặt xã hội.

4. Nghiên cứu đồng nhất hoá trong tâm lý học hiện đại

Ngày nay, tâm lý học hiện đại nghiên cứu cơ chế đồng nhất hoá như

một khái niệm bao trùm cả ba lĩnh vực giao nhau của thực tại tâm lý:

1) Đồng nhất hoá là quá trình chủ thể thống nhất bản thân mình với cá

nhân khác hoặc nhóm khác dựa trên mối dây liên hệ cảm xúc và đồng thời

chuyển những chuẩn mực, giá trị hình mẫu của họ vào thế giới nội tâm của

mình. Điều này có thể nhận thấy trong sự bắt chước công khai hình mẫu, đặc

biệt ở trẻ em trước tuổi đến trường.

2) Đồng nhất hóa là sự nhìn nhận, hình dung của chủ thể về người

khác như sự kéo dài của chính bản thân mình, gán cho người đó những đặc

tính, tình cảm và mong muốn của mình. Ví dụ, cha mẹ mong đợi ở đứa con

thực hiện những ý tưởng, kỳ vọng của mình.

3) Đồng nhất hoá là cơ chế tự đặt mình vào vị trí của người khác, dịch

chuyển bản thân mình vào phạm vi, không gian và hoàn cảnh của người khác

Page 180: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

dẫn đến việc đồng hoá ý nghĩa cá nhân của người đó. Kiểu đồng nhất hoá

này cho phép mô hình hoá phạm vi có ý nghĩa của đối tượng giao tiếp, đảm

bảo quá trình hiểu biết lẫn nhau v.v…

Như vậy, trong chương này chúng ta đã đề cập đến các cơ chế tâm lý

tiêu biểu cho quá trình ảnh hưởng qua lại giữa cá nhân và xã hội. Các cơ chế

tâm lý xã hội này được giới nghiên cứu coi là những phương thức phản ánh

thực tế, nhờ đó mà cá nhân thích nghi được với môi trường xã hội, học cách

chung sống, hợp tác với mọi người xung quanh. Nói cách khác, các cơ chế

tâm lý xã hội giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát

triển nhân cách của mỗi cá nhân, bổ sung và làm phong phú thêm vốn tâm lý

của mỗi cá nhân và xã hội. Hiểu biết các cơ chế tâm lý xã hội này cho phép

chúng ta ứng dụng chúng vào nhiều lĩnh vực đa dạng của thực tiễn đời sống

xã hội với mục tiêu giúp cho mỗi cá nhân phát triển và khẳng định nhân cách

của mình, cũng như dễ dàng quản lý con người, quản lý nhóm quản lý xã hội

nói chung.

Chương 4. XÃ HỘI HOÁ CÁ NHÂN

I. XUNG QUANH KHÁI NIỆM XÃ HỘI HOÁVới ý nghĩa bao quát nhất định, xã hội hoá là quá trình một cá thể nguời

- với tư cách một cơ cấu sinh học mang tính người thích nghi với cuộc sống

xã hội, qua đó hấp thụ và phát triển những năng lực người đặc trưng trưởng

thành như một nhân cách xã hội duy nhất không lặp lại.

Có bao nhiêu cách nhìn nhận mối quan hệ giữa xã hội và cá nhân thì

có bấy nhiêu quan niệm về xã hội hoá. Nhìn chung có thể phân biệt được hai

xu hướng cơ bản: xu hướng xã hội và xu hướng cá nhân. Xu hướng thứ nhất

cho rằng xã hội hoá là quá trình xã hội nhào nặn cá nhân thành con người xã

hội. Đại diện cho xu hướng này là thuyết tập luyện do nhà tâm lý học người

Mỹ Watson đề xuất. Ông cho rằng: “Con người lúc mới đẻ là một khối chất

nguyên sinh, có thể nhào nặn tuỳ theo ý muốn của gia đình chăm sóc đứa bé.

Page 181: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Giao cho chúng tôi 12 đứa bé khoẻ mạnh, nguyên vẹn, và để tôi tạo ra một

môi trường chăm sóc dạy dỗ chúng, tôi bảo đảm bất kỳ đứa trẻ nào cũng có

thể biến thành một bác sĩ, một luật sư, một nhà buôn, một tổng giám đốc, kể

cả ăn mày hay trộm cướp, cho dù tài năng, xu hướng, năng lực và nòi giống

của nó như thế nào”. Ngày nay những công trình nghiên cứu về mối quan hệ

giữa quá trình giáo dục và nhân cách vẫn được tiến hành theo lối truyền

thống này, tuy nhiên kết quả thu được không có gì rõ ràng. Hơn nữa việc

nhấn mạnh một cách thái quá vai trò của sự giáo dục, của sự tập luyện mà ở

đây chính là sự nhấn mạnh vai trò của sự ăn uống, ở các nhu cầu gốc ngày

càng gây ra sự tranh cãi và phản đối. Với dụng ý xoá bỏ sự phân cực cá nhân

– xã hội, tâm lý học Xôviết, một mặt nhấn mạnh tính chất xã hội của các chức

năng người, mặt khác đề cao tính tích cực thích nghi của mỗi cá thể như một

động lực cơ bản của quá trình xã hội hoá. Nhìn chung, các nhà tâm lý học

Xôviết đề cao vai trò của giáo dục và đào tạo được tổ chức như những điều

kiện hoạt động giúp trẻ có khả năng tham gia vào quá trình xã hội hoá. Tâm lý

học Xôviết, vì vậy xét cho cùng, có thể xếp vào xu hướng thứ nhất..

Thiên về việc khẳng định nhiều hơn vai trò của cá nhân trong quá trình

xã hội hoá (xu hướng thứ hai) phải kể đến thuyết phân tâm học trước đây và

học thuyết giao tiếp xã hội mới xuất hiện sau này. Với cách nhìn của các nhà

phân tâm học, xã hội hoá là quá trình cá nhân tự "gột rửa", học cách chế ngự

những bản năng vô thức, ép mình một cách hợp lý với hệ thống phép tắc và

chuẩn thực xã hội. Tuy nhiên, để đi đến khẳng định vai trò cá nhân trước đó

các tác giả của trường phái này đã nhấn mạnh tầm quan trọng có giá trị đặc

biệt, giá trị quyết định của mối quan hệ trong những năm tháng ban đầu. Sau

này Bowlby, trên cơ sở học thuyết Froud, đã phát triển học thuyết “tập tính,

phân tâm học”. Khái niệm trung tâm của Bowlby là khái niệm gắn bó

(attchement). Thông qua việc nghiên cứu tập tục ở một số động vật, Bowlby

đi đến việc khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của sự gắn bó - tiếp xúc cơ

thể mẹ con ở thời kỳ ban đầu. Sự xã hội hoá của cá nhân có thuận lợi hay

không phụ thuộc vào mối quan hệ mẹ - con ban đầu có thoải mái ấm áp hay

không?

Page 182: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Học thuyết giao tiếp xã hội bắt nguồn từ tâm lý ngôn ngữ học, xã hội

học và tâm lý học hiện sinh. Học thuyết này nhấn mạnh vai trò của các năng

lực giao tiếp, năng lực và cái kỷ “Seft”, tức là nhấn mạnh những đặc điểm

"người" mà một số học thuyết khác xem nhẹ hoặc bỏ qua.

Ngoài ra phải kể đến học thuyết cơ cấu tri thức, xuất phát từ lý luận cấu

trúc, đặc biệt từ thuyết của Piaget xã hội hoá - theo Piaget - là hàm số của sự

phát triển các cơ cấu nhận thức.

Đó là một số luận điểm xung quanh khái niệm xã hội hoá với ý nghĩa

đại cương nhất.

Tâm lý học xã hội, với tư cách một khoa học độc lập, xem xét quá trình

xã hội hoá ở phương diện cá nhân hoà nhập vào các mối quan hệ người -

người, thích nghi với các nhóm xã hội cụ thể, học cách chung sống và hợp

tác với những người xung quanh.

Đời người là quá trình thích nghi liên tục vào các môi trường xã hội

khác nhau: sống trong gia đình, sinh con đẻ cái, về hưu. Ở mỗi giai đoạn của

cuộc đời có những nhóm cơ bản, ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và

phát triển các phẩm chất tâm lý cá nhân: nhu cầu giao tiếp, năng lực hoạt

động chung, tự ý thức, hành vi tự vệ, hình ảnh "cái tôi", v.v…. Mỗi giai đoạn

để lại những dấu ấn, những tập nhiễm tồn tại dưới dạng kinh nghiệm (có ý

thức hoặc vô ý thức, chẳng hạn những mặc cảm, lo hãi vô thức) chi phối

mạnh mẽ quá trình thích nghi ở những giai đoạn tiếp theo. Vì vậy xã hội hoá

được triển khai nghiên cứu ở cả hai bình diện:

1- Nhìn cắt ngang: quá trình cá nhân thích nghi với một nhóm xã hội cụ

thể.

2- Nhìn cắt dọc: quá trình thích nghi liên tục vào các nhóm xã hội khác

nhau của mỗi cá nhân trên phạm vi toàn bộ đời người.

Hai bình diện này có mối liên hệ rất chặt chẽ. Nhìn chung, hoạt động

giao tiếp của mỗi cá nhân trong trường hợp cụ thể (nhìn cắt ngang) là hệ quả

của những gì anh ta học được trước đó được đúc kết trong kinh nghiệm của

Page 183: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

bản thân (nhìn cắt dọc). Mặt khác, trong cuộc đời của mỗi con người, có

những bước ngoặt quan trọng, những sự kiện trọng đại (nhìn cắt ngang) tác

động mạnh mẽ lên mỗi con người, có khả năng tạo ra những thay đổi trong

thói quen ứng xử, quan hệ tình cảm và hình ảnh “cái tôi” vốn đã hình trước đó

(nhìn cắt dọc). Tuy nhiên khả năng xuất hiện của những biến cố như vậy

không đồng đều ở mỗi giai đoạn. Có giai đoạn rất nhạy cảm với các tác động

của môi trường (tuổi ấu thơ hay vị thành niên chẳng hạn). Ngược lại, những

chuyển biến trong cách ứng xử hay trong quan niệm về nhân sinh thường rất

hiếm xẩy ra từ tuổi trung niên trở lên. Cho đến nay, các nghiên cứu xã hội hoá

chủ yếu vẫn được triển khai theo hướng tìm kiếm những thuộc tính giao tiếp

đặc thù của từng giai đoạn lứa tuổi, phân tích quá trình hình thành nhưng

thuộc tính đó thông qua các nhóm xã hội cơ bản, khảo cứu quy luật hình

thành những phẩm chất nhân cách mà sự xuất hiện của chúng chỉ có thể diễn

ra trong hoàn cảnh giao tiếp.

II. XÃ HỘI HOÁ VÀ GIA ĐÌNHTừ lúc lọt lòng, cá nhân đã tắm mình trong môi trường xã hội. Môi

trường xã hội đầu tiên của cá nhân là gia đình.

Gia đình là yếu tố trung tâm trong lý thuyết xã hội hoá của Sutxơ. Theo

ông, các quan hệ liên nhân cách sau này của người lớn là sự mở rộng và kéo

dài các quan hệ của đứa trẻ trong gia đình. Ông nhấn mạnh ba nhu cầu liên

nhân cách đặc trưng cho mỗi cá thể: Nhu cầu hoà nhập, nhu cầu kiểm tra và

nhu cầu sống trong tình yêu. Đời sống và quan hệ xã hội của con người phụ

thuộc vào sự phát triển ba nhu cầu này. Môi trường cũng như thời điểm thuận

lợi nhất cho sự phát triển của các nhu cầu đó là gia đình. Những lập luận của

ông tuy phần nào còn mang tính chất suy diễn, võ đoán, nhưng lại bao hàm

nhiều yếu tố hợp lý. Càng ngày càng có nhiều công trình khẳng định vị trí

không thể thay thế của gia đình trong quá trình phát triển nhân cách của con

người, đặc biệt ở giai đoạn tuổi thơ của cá nhân. Các nghiên cứu về những

đứa con của “mẹ sói” - tức là các em bị sói bắt hay bị lạc khi mới sinh ra, sống

Page 184: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

bằng sữa của sói cái cho thấy các em, sau khi được tách khỏi bầy sói trở lai

môi trường xã hội là 4 - 7 tuổi không còn khả năng thích nghi. Các em không

học được tiếng người, rất khó đi lại bằng hai chân, không thể ăn uống bằng

thìa, nĩa, bàn tay bàn chân bị biến dạng rất khó cầm nắm; luôn lo hãi vì sợ bị

tấn công v.v…. Tất cả các em này đều chết sau một thời gian. Mọi nỗ lực giáo

dục, mọi cố gắng tác động nhằm đánh thức cái bản tính người ở các em sẽ

không mang lại kết quả. Hoặc các công trình nghiên cứu về các trường hợp

trẻ phải xa gia đình do phải đi sơ tán trong chiến tranh (D. Burlingham & A

Freud), do phải nằm viện do bệnh tật (Bakwin) hoặc hơn nữa là bị bỏ rơi

(Spitz, Hetzen và Wolf) đều đưa ra những kết quả thống nhất về các chứng

nhiễu tâm, kém thích nghi xã hội thể hiện sự rối loạn và thiếu mức độ: hoặc

quá vô cảm hoặc quá ngoan, hoặc quá suồng sã. Một gia đình dù xấu bao

nhiêu chăng nữa, đối với đứa trẻ vẫn cho nó một ý nghĩa nào đó, vẫn mơ hồ

cảm thấy nó có một giá trị nhất định đối với mẹ nó (hoặc bố nó), có thể là nỗi

lo âu, và như thế đối với nó cũng đã đủ để nó sống. Theis nhận thấy số người

kém thích ứng xã hội xuất thân từ các cô nhi viện tốt cao gấp 2 lần so với

những người được lớn lên từ những gia đình xấu. Vậy vai trò xã hội hoá của

gia đình như thế nào?

1. Khái niệm gia đình và tầm quan trọng của nó với quá trình xã hội hoá

Trước hết chúng ta nói về định nghĩa “gia đình”. Chúng tôi nhất trí với

định nghĩa của Littré, "gia đình là tập hợp những người có cùng huyết thống,

sống chung trong một nhà và chủ yếu gồm bố mẹ và con cái". Việc xác định

rõ khái niệm sẽ giúp chúng ta nhìn nhận rõ ràng và sâu hơn vấn đề.

Nói đến gia đình, trước hết người ta nói đến "tổ ấm", đến sự vĩnh cửu.

Đây là yếu tố quan trọng nhất bảo đảm cho đứa trẻ, cho cá nhân cảm giác an

toàn. Điều ấy được thể hiện rất rõ trong thông điệp của Giáo hoàng Pie XII:

"Đứa trẻ được hình thành không phải dựa trên sự dỗ dành bằng lời ít nhiều

có hệ thống, mà chủ yếu trong không khí của tổ ấm, sự có mặt và cách xử sự

của cha mẹ, anh chị em, xóm giềng, trong cuộc sống hàng ngày với tất cả

Page 185: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

những gì trẻ nhìn thấy, nghe thấy và cảm nhận được". Tổ ấm gia đình mà ở

đó tình đoàn kết gia đình, tình yêu thương giữa các thành viên cũng đem lại

cho trẻ một giác an toàn. Nhưng chỉ như vậy thôi cũng chưa phải là đủ hoàn

toàn cho sự phát triển tâm lý của trẻ, một yếu tố khác không kém phần quan

trọng là sự chấp nhận của gia đình đối với sự tồn tại của trẻ. Một gia đình

đoàn kết, có tình yêu thương giữa các thành viên, có sự ổn định lâu dài,

nhưng lại có sự dửng dưng lạnh nhạt với một thành viên nào đó, thì với thành

viên này, gia đình không còn là tổ ấm nữa. Có cảm giác an toàn sẽ đưa lại

cho trẻ một sự vững tin trong một cuộc đời đầy biến động, đưa lại sự thăng

bằng về mặt tình cảm và tiến dần tới việc hòa nhập vào nhiều nhóm xã hội

khác nhau trong cuộc đời nó. Chúng ta sẽ đi sâu xem xét các mối quan hệ cơ

bản trong gia đình và ảnh hưởng của chúng đến quá trình xã hội hoá.

2. Các nhân tố xã hội hoá trong gia đình

2.1. Người mẹ

Các cụ ta thường nói: "Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà". Kinh nghiệm

dân gian này hàm chứa một nội dung khoa học sâu sắc, ảnh hưởng của

người mẹ để lại dấu ấn trong nhân cách của trẻ và theo nó suốt đời.

A.Xtơrôtxơ đã tiến hành nghiên cứu 373 cặp vợ chồng mới cưới và đi đến kết

luận: Với những ai yêu cha mẹ thì vợ hay chồng họ rất giống mẹ hay cha về

mặt khí chất, tính tình, mặc dù có thể khác nhau về mặt nhận thức, quan điểm

chính trị hay tư tưởng v.v…

Vai trò đầu tiên của người mẹ đem đến cho con mình tình yêu thương -

chính nhờ tình yêu này mà trẻ sắp xếp dần dần các mối quan hệ trước hết với

mẹ, sau đó với các thành viên khác trong gia đình (P. Maurot).

Tình yêu ở đây được hiểu là sự ân cần, dịu dàng và sự thông hiểu. Nó

là một thứ tình cảm tự nhiên thể hiện sự sung sướng vì sự hiện diện của đứa

con mình hằng ấp ủ. Nó thể hiện sự chấp nhận của người mẹ, của gia đình

về đứa trẻ. Tình cảm trực giác biểu hiện ở thời kỳ đầu đối với đứa trẻ là rất

quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên trẻ rất nhạy cảm. Nó cảm nhận, có thể

chưa rõ ràng nhưng chắc chắn về thực tế tình cảm đôi khi được che đậy dưới

Page 186: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

những hình thức bề ngoài. Parot M. có nói rằng "một sự trừng phạt nhỏ mà

chúng cảm thấy có sự hung bạo, sự không chấp nhận của cha mẹ còn làm

tổn thương chúng sâu xa hơn một trận đòn nghiêm khắc được biện minh rõ

ràng".

Nhiều công trình khoa học nghiên cứu mối quan hệ mẹ con và những

ảnh hưởng của người mẹ lên tâm lý trẻ ngay ở thời kỳ thai nhi (Sontag,

Kroger và Freed). Tuy nhiên các kết quả này còn gây ra nhiều tranh cãi và

nhiều nhà khoa học không chấp nhận (Orlansky, Rank, Greenacre).

Những sự âu yếm, gần gũi, sự bế bồng "da liền da, thịt liền thịt" của

người mẹ với đứa con ở tuổi bế bồng cũng như sự hiểu và đáp ứng của

người mẹ với những tín hiệu do con phát ra, lại là các cơ sở cho sự hình

thành nhân cách xã hội sau này của trẻ (Boubly). Moloney đã tiến hành

nghiên cứu quan hệ mẹ con ở Okinawa. Theo ông sự cân bằng về mặt tình

cảm (thể hiện qua tỷ lệ rất thấp: 250/350.000 người mắc bệnh tâm thần, hầu

như không có rối loạn tâm thế) ở Okinawa có cơ sở từ các quan hệ ban đầu

thoải mái giữa mẹ và con ở nơi này. Các bà mẹ Okinawa chưa bao giờ xa

con và thoả mãn mọi ý thích bất thường của con. P.Maurot và đồng nghiệp

cũng nhận thấy điều này ở trẻ theo Hồi giáo ở Bắc Phi, ở đó trẻ được làm

những gì nó thích. Tuy nhiên kết quả này chỉ được công nhận ở môi trường

nông thôn (Wedge), và theo Wedge không thể kết luận như Moloney: mối

quan hệ ban đầu không phải là quyết định tất cả.

Khác với Monoley, M. Mead đã báo cáo rằng ở một vài nước, đặc biệt

ở Bali trẻ em có thái độ lo sợ và thù địch đối với người lạ. Theo Mead, nguyên

nhân là do đứa trẻ luôn luôn được mẹ bế nên chỉ tìm thấy an toàn ở mẹ và

được biết người lạ là nguy hiểm. Trẻ ở những vùng này chỉ dám đi xa nếu

được đi trong cả nhóm lớn. Ngược lại, dân đảo Samia có quan hệ với cha mẹ

lỏng lẻo hơn thì đi xa cũng dễ dàng hơn. Theo Mead, xã hội văn minh là nơi

mà các quan hệ tiếp xúc với người lạ thường xuyên xảy ra, thì việc thiết lập

quá mật thiết giữa mẹ - con không phải là điều khôn ngoan, mà nên tạo điều

Page 187: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

kiện để trẻ thử nghiệm các cuộc tiếp xúc với nhiều người khác nhau có lẽ là

điều tốt hơn.

Điều cốt lõi để tạo một khung cảnh xã hội hoá tốt từ phía người mẹ cho

đứa con là không được xem những bài bản người ta đưa cho họ là những

chân lý bất di bất dịch. Không nuông chiều trẻ quá mức, chăm sóc quá mức,

ngược lại cũng không được thả lỏng quá mức. Tình yêu của người mẹ là

quan trong nhất nhưng không phải là duy nhất. Người mẹ cũng phải là biểu

tượng của uy quyền, nó không xung khắc với tình yêu thương.

Ngày nay có rất nhiều công trình nghiên cứu ảnh hưởng của sự thiếu

hụt của tình cảm người mẹ lên sự xã hội hoá của con. Sự thiếu hụt ở đây có

thể hiểu là do mẹ vắng mặt (đi công tác xa, con nằm viện, bỏ rơi con) hoặc là

do sự thờ ơ của người mẹ. Ở hai trường hợp này, sự vắng mẹ hoàn toàn

nhất là mất mẹ để lại hậu quả rất nghiêm trọng, nhất là đứa trẻ lại còn nhỏ.

Công trình khoa học đầu tiên với những chứng cớ khoa học vững chắc về

vấn đề này được Bakwin bảo vệ năm 1942. Tuy nhiên, ông đi sâu vào khía

cạnh sinh học (khả năng phát triển thể lực, hay sức đề kháng với các bệnh

nhiễm trùng). Sau này Spitz, Wolf (1935) đã nghiên cứu sự phát triển về mặt

tâm lý ở 130 trẻ: 61 em ở cô nhi viện và 60 trẻ ở phòng trẻ của trại giam nữ

phạm pháp với các điều kiện vệ sinh ăn ở 2 nơi tốt như nhau. Đặc biệt các bà

mẹ của từ cô nhi viện phần lớn có tâm lý bình thường, ngược lại các bà mẹ

của trẻ ở phông trẻ đều có dạng tâm lý không bình hường. Tuy nhiên kết quả

lại cho thấy trẻ ở cô nhi viện lại biểu hiện những rối nhiễu: trẻ thường không

biết tự kiềm chế, quá suồng sã, hoặc quá mặc cảm mà nhóm trẻ kia không

có. Các công trình nghiên cứu khác của Gesell, Amatrud, Gindl ở Viên,

Looldfards Simonsen (Côpenhagơ), ở Pháp (Roudinesco, Appell...) vì mặt

này mặt khác đều khẳng định các sự rối nhiễu ở nhóm trẻ 1. Tuy nhiên tất cả

các tác giả đều thống nhất ở một chỗ là nếu sự vắng mẹ chỉ xảy ra trong vòng

1 tháng thì nhìn chung chưa có gì xảy ra, và sự xa mẹ càng lâu ngày, thì sự

rối nhiễu càng bộc lộ rõ hơn, và cách ly xảy ra ở lứa tuổi càng nhỏ (6 năm

đầu) thì các triệu chứng càng nghiêm trọng. Tuy nhiên vấn đề mà chúng ta

Page 188: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

quan tâm lúc này là sự cách ly mẹ, sự thiếu hụt tình cảm của người mẹ lúc đó

sẽ ảnh hưởng thế nào đến sự thích nghi xã hội sau này, khi trẻ lớn lên?

Goldfarb theo dõi một cách kiên trì hai nhóm trẻ 10 - 14 tuổi đã sớm bị

cách ly với gia đình. Nhóm thứ nhất được đặt vào một gia đình nuôi dưỡng từ

khoảng 3 tuổi sau khi đã ở một cô nhi viện có cơ sở vật chất bảo đàm, tuy

nhiên không có tiếp xúc tình cảm. Nhóm thứ hai được đưa thẳng từ nôi mẹ

đến gia đình khác nuôi dưỡng. Kết quả cho thấy ở nhóm trẻ được nuôi dưỡng

ở cô nhi viện thiếu sự trưởng thành về mặt xã hội, khó thích nghi với các quy

tắc, ít hối lỗi khi vi phạm chúng, khả năng hoà nhập kém, hay sợ hãi hoặc quá

hiếu động, có nhu cầu tình cảm tha thiết nhưng không có khả năng trao đổi

cảm xúc... Một trong những trường hợp hay gặp nhất ở những trẻ này là sự

phạm pháp (Bowbly, Heuyer, Werwaeck, Spitz), đặc biệt nhiều nhất là mãi

dâm, ăn cắp, trốn khỏi nhà.

Bên cạnh những tổn thương gọi là "hội chứng vắng mẹ" như đã nêu

trên, người ta còn nói đến những ảnh hưởng của những người mẹ lạm dụng:

luôn luôn muốn con mình chuẩn y theo ý mình, con phải luôn luôn phục tùng

mình, muốn con hoàn hảo về mọi mặt, muốn con có thành tích để mình hãnh

diện. Thường đó là những bà mẹ độc đoán không chấp nhận nữ tính của

mình, nhưng cũng có thể đó là các bà mẹ chu đáo quá mức, hoặc những bà

mẹ bảo vệ con quá đáng, những bà mẹ cầu toàn, hay những bà mẹ yêu con

quá mức. Dưới ảnh hưởng của các tình cảm do sự chăm sóc thái quá này,

các cô gái dù lớn tuổi thế nào cũng dễ bị nguy cơ là cô bé con, còn con trai thì

có nguy cơ không có nam tính.

2.2. Người cha

Nếu với sự cần thiết quan trọng nhất từ người mẹ là tình yêu thương thì

ở người cha đó là uy quyền.

Có lẽ bản năng làm cha không bộc lộ rõ nét như bản năng làm mẹ.

Nhiều ông bố có cảm giác ngỡ ngàng, lạ lẫm khi lần đầu tiên thấy đứa con

mới sinh của mình. Nhưng sau đó ít lâu, bản năng làm cha sẽ được đánh

thức, và người đánh thức nó lại chính là đứa trẻ nhỏ bé và yếu ớt kia.

Page 189: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Sự khẳng định vai trò quan trọng của người mẹ vô hình chung xem nhẹ

vai trò của người cha. Thậm chí nhiều người cho rằng người cha không có

vai trò gì cho đến khi đứa trẻ đạt 7 tuổi. Thực tế không thể như vậy. Theo

Peret Maurot, những ảnh hưởng của người cha tác động rất sớm đến trẻ, có

khác về chất so với của người mẹ và chúng cũng có mối quan hệ chằng chịt

với sự phát triển xã hội hoá ở trẻ cũng như nhân cách của trẻ.

D.Burlingham và A.Freud cho rằng bắt đầu từ năm thứ hai, hình ảnh

người cha dần dần thâm nhập vào đời sống của trẻ và góp phần tạo nên tính

tình và nhân cách của trẻ. Một số khác như H.Codet và Laforgue đi thấy sự

bất lợi của việc người cha gia nhập vào cuộc sống của trẻ. Tuy nhiên một

điều thống nhất là từ 1 đến 7 tuổi vai trò của người mẹ với con giảm dần cùng

với sự tăng dần của vai trò người bố. Ở thời kỳ đầu tiên, vai trò nổi bật của

người cha là hỗ trợ người mẹ chăm sóc đứa con, với vai trò giao tiếp này của

người cha đã tạo điều kiện thuận lợi để người mẹ cho con mình một tình yêu

thương cân bằng, trong sáng, lành mạnh và không thái quá.

Thời kỳ sau, chính là thời kỳ can thiệp trực tiếp của người cha. Lúc này

uy quyền của người cha là điều kiện cần thiết để xây dựng "cái siêu tôi" ở trẻ,

nghĩa là giúp trẻ học khả năng tự kiềm chế, tự điều chỉnh hành vi của mình

một cách hợp lý, theo những chuẩn mực đạo đức và văn hoá của xã hội mà

ông ta tiếp thụ được, giúp trẻ học cách đưa mình vào kỷ luật. Quan hệ cha

con được phân tâm học nghiên cứu từ lâu. Người mẹ gắn bó với con trai,

xung khắc con gái và ở người cha thì ngược lại. Đối với con trai, người cha là

biểu hiện của sức mạnh, vừa là chỗ che chở nâng đỡ, vừa là nơi phát sinh

nỗi sợ hãi bị trừng phạt. Mặt khác, cả hai cha con đều có cùng một đối tượng

cảm xúc: người mẹ; vì vậy đứa trẻ luôn luôn cố níu kéo cho mình phần lớn

hơn, muốn mẹ yêu con nhất nhà. Quan hệ cha - con có tính chất lưỡng phân:

vừa sợ hãi vừa kính phục người cha, vừa ghen tức với cha; Freud gọi đó là

mặc cảm "Ơdip". Hiện tượng này, theo ông thường xuất hiện ở giai đoạn 2 - 5

tuổi.

Page 190: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Nhiều nhà nghiên cứu sau này cũng đề cập đến vai trò của người cha

như một nhân vật có đủ sức mạnh để trẻ khuất phục bắt chước và noi theo

một cách vô thức. Trong gia đình đôi khi diễn ra những cuộc tranh cãi về mặt

tình cảm. Thuở ban đầu trẻ rất ích kỷ - luôn muốn mình là trung tâm của mọi

sự chú ý - dễ nảy sinh những mâu thuẫn trong các quan hệ với các anh chị

em, đối nghịch với người chị có quá nhiều ưu điểm và thích thú người anh

luôn nhường nhịn. Lúc này người cha phải đứng ra điều hoà các mối quan hệ

bằng cách hạn chế những yêu cầu và đòi hòi của trẻ. Sibutani phân tích

những hậu quả do quá nuông chiều con cái: đứa trị vì luôn được nuông chiều

và được đáp ứng lập tức các đòi hỏi sẽ không vượt qua giai đoạn tự kỷ trung

tâm (egocentrisme). Đứa trẻ lớn lên có xu hướng thích chỉ huy, độc đoán, chỉ

tham gia vào các nhóm mà ở đó mình là trung tâm.

Khái niệm “đủ sức mạnh” hay uy quyền thể hiện người cha có quyền

hành với con đồng thời cũng nắm luôn công lý, thứ quyền hành mà người cha

được thi hành phải có một sự điều chỉnh tế nhị, cứng nhắc hoặc dễ dãi đều

không đưa lại tác dụng giáo dục mà phải có một chừng mực nhất định, luôn

luôn bộc lộ tình yêu thương và sự công bằng. Câu "Yêu cho roi cho vọt" thể

hiện không có quyền uy thực sự mà không có tình yêu thương. Đây là một

nhiệm vụ rất khó khăn: làm cho trẻ yêu phục mình, nhưng cũng phải sợ mình.

Đại diện cho công lý, người cha cần phải làm cho con chấp thuận những bất

công tương đối để trẻ biết ông rằng một sự công bằng tuyệt đối không bao

giờ có trong đời sống xã hội (Paunet Maure).

Đối với hứa con gái, người cha là đối tượng của sự gắn bó, với đứa

con trai là đối tượng của sự tự đồng nhất hoá. Người cha sẽ phải có đủ uy tín

từ những gì thực sự mà ông ta có mới có thể hướng cho con trai mình vượt

qua những khủng hoảng nhất thời (thù địch, ghen tức), tiến tới chấp nhận

nam tính ở người cha. Nếu người cha không mang các giá trị về nhân cách,

sự thành đạt về nghề nghiệp, sức mạnh uy quyền... thì đứa trẻ buộc phải đi

tìm nhân vật lý tưởng để đồng nhất với nhân vật đó (Freud). Sự phát triển tâm

lý này bị G.Deleure và F.Guattari (1972) phê bình kịch liệt. Theo các ông, nói

Page 191: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

như thế tức là nói đến cái ách của người cha mà chủ nghĩa gia đình thế kỷ

XIX đã áp đặt cho họ. Và đây là điều hạn chế việc thiết lập tự do xã hội.

Điều gì sẽ xảy ra trong quá trình xã hội hoá ở những người con có cha

bộc lộ những tình cảm uy quyền thái quá?

Sự bảo vệ quá đáng của người cha đối với con, sản sinh ra tính nhút

nhát, e sợ trước cuộc đời, nỗi sợ hãi những trách nhiệm mà sau này đứa trẻ

phải chịu đựng. Nhưng việc sử dụng uy quyền thái quá cũng gây nên những

hậu quả nghiêm trọng. Nhiều em đã trở thành thủ lĩnh của các băng cướp do

bị người cha hành hạ quá đáng (P. Maurot) hay bị thiếu vắng của uy quyền

(do vắng mặt người cha hoặc do người cha lẩn tránh trách nhiệm, thờ ơ)

thường làm cho trẻ thiếu những phanh hãm cần thiết (L. Michaux) cho 3 dạng

phản ứng: sự bắt chước, sự đối lập và sự bù trừ. Nhu cầu tự khẳng định

không được đáp ứng trong gia đình buộc trẻ phải vượt rào, thể hiện ở các

phản ứng về trễ, trốn đi chơi, nặng hơn nữa là tham gia vào các hành vi phạm

tội. Tuy nhiên, những hậu quả xa xôi của sự thiếu hụt uy quyền mới thật đáng

lo ngại. Sự không vững chắc của khung nhân cách sẽ dẫn đến chỗ cá nhân

có tính thiếu kiên quyết, thiếu vững chắc, thiếu điều kháng, cho dù không có

niềm thích thú say mê, ý thức đạo đức nghèo nàn, mạo hiểm, liều lĩnh, thoái

thác nhiệm vụ, thất thường, bất an và xu hướng dễ dàng muốn tự tử (Sutier

và Luccioni).

2.3. Những đứa con trong gia đình

Trẻ em của những gia đình con một, được chăm sóc và nuông chiều,

có thể gặp những khó khăn nhất định khi gia nhập những nhóm xã hội khác

(Bạn bè, nhà trường). Thói quen đòi hỏi, thích mọi người chiều chuộng làm

trẻ khó nhập vai một thành viên bình thường trong nhóm, nơi mà ai cũng như

ai đều phải thực hiện là những nghĩa vụ cụ thể, phải biết nhường nhịn lẫn

nhau và cùng nhau phối hợp hoạt động. Những em này nếu gắn bó lâu với

gia đình, ít tiếp xúc xã hội, dễ rơi vào hai thái cực: hoặc quá ồn ào, hồ hởi,

thích chơi trội, hoặc luôn bị yếm thế, lo lắng, tự ti. Ôm ấp, yêu chiều, giữ trong

Page 192: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

vòng tay mình, gia đình đã tước khỏi cơ hội được thử sức tự trải nghiệm và

học cách ứng xử độc lập, tự chủ của trẻ.

Thứ bậc sinh ra trong gia đình của một cá nhân có ảnh hưởng đến tính

tình của cá nhân đó. Theo Hitơn Xmít và Rozenbegơ, những trẻ em đầu lòng

thường ương ngạnh, hung hãn và thích chỉ huy, ở những em sinh sau, sự

phát triển về ý chí và tình cảm lành mạnh hơn. Atđơle cho rằng các em đầu

lòng thường ích kỷ do vậy bố mẹ cần phải chuẩn bị cho đứa bé về mặt tâm lý

ngay từ khi nó mới chào đời.

Thời kỳ đầu đứa em xuất hiện đã thu hút mọi sự chú ý, quan tâm của

bố mẹ, đứa trẻ anh (hay chị) bị mất vị trí độc tôn trong gia đình rơi vào tình

trạng hụt hẫng, mặc cảm bị bỏ rơi. Những bỡ ngỡ ban đầu này có thể được

khắc phục nhanh chóng nếu cha mẹ có cách ứng xử kịp thời và hợp lý như

khuyên nhủ, chẳng hạn: "con đã lớn, em còn bé bỏng và yếu đuối, con hãy

thương yêu và nhường nhịn em". Những lời giải thích như vậy có tác động

xoa dịu những buồn bực của trẻ. Trẻ bỗng thấy mình lớn hơn, mạnh mẽ hơn,

không còn là người bé nhỏ nhất nhà. Ý thức về vai trò mới này giúp trẻ thắng

được xung đột tình cảm do ganh tị với em mà xuất hiện.

Thái độ của cha mẹ với đứa con thứ hai cũng thay đổi. Điều tra của

Charoli và Mc. Anơthơn cho thấy: 65% các bậc phụ huynh được hỏi nói rằng

họ không còn nghiêm khắc với đứa con thứ hai. Cũng theo số liệu mà họ thu

thập được, thì con đầu lòng có xu hướng chóng già dặn, nghiêm túc, dễ tự ái,

biết vâng lời và thích chơi với các bạn lớn hơn. Đứa trẻ thứ hai thường quấy

hơn, tính tình vui vẻ và nhộn nhạo hơn.

Có lẽ sự khác biệt về tính cách của các con có thể giải thích chủ yếu

bằng quan hệ cha mẹ - con cái của từng địa phương, từng dân tộc. Vì vậy,

điều dễ hiểu là các số liệu này thường rất mâu thuẫn, và có giá trị tham khảo

thống kê nhiều hơn là đưa ra những kết luận cuối cùng.

Page 193: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

III. XÃ HỘI HOA VÀ CÁC NHOM XÃ HỘI KHÁC Trước khi thành niên, tính khuôn nếp tuyệt đối tuân theo những chuẩn

mực do người lớn áp đặt từ ngoài dần dần trở thành một sự áp đặt bên trong,

được cá nhân chấp nhận một cách tự do, trong chừng mực đã được thử

thách trong sinh hoạt với các nhóm bạn bè cùng lứa. Với người thành niên,

anh ta buộc phải tham gia vào các nhóm khác với các nhóm xã hội trước đây:

ngoài gia đình và bè bạn là nhóm công việc. Sau tuổi trưởng thành khi về già,

cá nhân lại sinh hoạt trong môi trường mới, lại tiếp tục một quá trình thích

nghi mới.

1. Năng lực nhập vai và ý thức cái tôi

Quá trình hoà nhập vào các nhóm xã hội gắn liền với sự phát triển của

năng lực nhập vai. Xã hội ở đây được hiểu là môi trường bên ngoài cuộc

sống gia đình. Các quan hệ xã hội chủ yếu do hoàn cảnh khách quan quy

định. Để hoà nhập vào các nhóm xã hội, con người phải nhận rõ phận sự và

nghĩa vụ của mình trong nhóm. Hành vi của mỗi cá nhân không chỉ xuất phát

từ những gì nó muốn. Mỗi hành động của nó phải chịu sự chi phối của những

quy định và chuẩn mực của nhóm, của những gì mọi người xung quanh đòi

hỏi và chờ đợi. Càng tôn trọng các quy định xã hội và hạn chế bản thân theo

hướng đồng nhất mình với vai trò khách quan mà mình phải đảm nhận bao

nhiêu thì sự gia nhập các nhóm xã hội càng dễ dàng, thuận lợi bấy nhiêu.

Theo Freud, trẻ có xu hướng tự đồng nhất bản thân mình với người mà

em ngưỡng mộ và bắt chước người đó một cách vô thức. Sự bắt chước một

cách vô thức là tiền đề cho trẻ tiếp thu các vai xã hội được quy chuẩn hoá,

mang tính phi – ngã. Trẻ sớm phân biệt được chức năng kiếm tiền của người

cha và chức năng nội trợ của người mẹ trong gia đình.

Năng lực nhập vai xuất hiện khi trẻ bắt đầu hiểu mình như một khách

thể mà qua đó nó thực hiện các vai của người khác.

Như vậy, năng lực nhập vai gắn liền với ý thức "cái tôi". Đầu tiên đứa

trẻ có hình ảnh về mình nhờ những người khác: ông bố hay gọi con gái là

"con gái bé bỏng xinh đẹp", bà mẹ gọi nó là "bé cưng", anh chị, do ganh tỵ,

Page 194: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

gọi nó là "đồ ích kỷ"... Để gọi bản thân mình bằng đại từ nhân xưng ngôi thứ

số ít "tôi", "con", "cháu" thì trước đó đứa trẻ phải nhận thức được cái người

trong đối thoại được bố gọi là "bé bỏng xinh đẹp", mẹ gọi là "bé cưng", và anh

chị gọi là "đồ ích kỷ"... chính là nó. Nói cách khác, trẻ phát hiện ra bản thân

mình như một khách thể của các quan hệ xã hội: với mỗi quan hệ trẻ có một

tư cách nhất định. Với cha mẹ nó là đối tượng được yêu chiều quý mến, tự

cho phép mình được hờn dỗi, nhõng nhẽo. Với anh, chị, em nó phải tỏ ra

chừng mực, biết điều. Sự phân biệt trong cách ứng xử này chứng tỏ trẻ bất

đầu biết nhập vai. Như vậy, sự nhập vai là kết quả của hai dạng kinh nghiệm,

là sự tổng hợp của hai năng lực ma trẻ tiếp thu được: năng lực nhận biết đối

tượng giao tiếp và năng lực phát hiện mình là ai trong quan hệ với đối tượng

đó. Ý thức được mình là ai trong những quan hệ xã hội khác nhau sẽ đem lại

cho cá nhân một hình ảnh cái tôi thống nhất, cái cảm giác "ta là ta" tự tại và

duy nhất nữa cõi đời này. Đây mới thật sự là kết quả cao nhất của quá trình

xã hội hoá. Giá trị cá nhân, ý thức về bản ngã của mình không chỉ xuất phát

từ những năng lực hay thành tựu mà cá nhân đạt được. Chúng hình thành

chủ yếu trên cơ sở lòng kính trọng và tình cảm của những người xung quanh

dành cho cá nhân đó. Như vậy không phải thông qua bản thân hành động của

cá nhân mà thông qua sự nhìn nhận đánh giá của xã hội đối với hành động

đó. Sự nịnh bợ, tán tụng hay rẻ rúng khinh bỉ, tựu trung lại đều ảnh hưởng

xấu đến sự hình thành "cái tôi".

2. Hoạt động của "cái tôi" và nhũng biến động xã hội

Khi hình ảnh "cái tôi" đã hình thành, nhìn chung, con người hành động

với một cung cách nhất định trong những hoàn cảnh khác nhau. Tuy nhiên, ở

một số cá nhân, trong những hoàn cảnh nhất định, có những chuyển biến mới

mẻ và nhanh chóng đến nỗi người thân cũng phải ngỡ ngàng. Thường là sau

những cơn "sốc" tình cảm lớn, sau khi lấy vợ, lấy chồng hoặc có con.

Giới nghiên cứu quan tâm đến những thay đổi về tính cách và hình ảnh

"cái tôi" tại thời điểm cá nhân bỗng "giác ngộ" một lý tưởng nào đó. Sibutani

phân biệt hai giai đoạn: tiền chuyển biến và chuyển biến thật sự. Giai đoạn

Page 195: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

tiền chuyển biến là thời kỳ dằn vặt, suy tư và tự thể nghiệm. Giai đoạn này

càng kéo dài bao nhiêu thì sự lựa chọn càng dứt khoát bấy nhiêu. Giai đoạn

chuyển biến đặc trưng ở chỗ: 1) Phủ định quyết liệt các quan niệm cũ; 2) Dứt

khoát thanh toán với quá khứ, 3) Sự phát triển cao độ của lòng tin vào lý

tượng và lòng tự trọng; 4) Tính sáng tỏ của mục đích cuộc sống và ý nghĩa

tồn tại của cá nhân; 5) ý thức tổ chức nhóm tăng lên rõ rệt, tình đồng chí,

đồng bào trở nên quý giá, thiêng liêng; 6) Một thế giới quan và nhân sinh

quan mới ra đời.

Mỗi người đồng thời là thành viên của nhiều nhóm xã hội khác nhau,

tức đồng thời chịu sự chi phối của nhiều khuôn mẫu chuẩn mực. Các nhóm

vẫn tồn tại tương đối độc lập bởi lẽ chúng có những chức năng khác nhau.

Mỗi nhóm là một phương diện sống, thoả mãn một nhu cầu sống của cá

nhân. Trong trường hợp giá trị và chuẩn thực của các nhóm không mâu thuẫn

nhau hoặc mâu thuẫn không gay gắt thì cá nhân vẫn sống một cách thoải

mái. Xung đột nội tâm thường xảy ra khi cá nhân đồng thời phải chịu sự tác

động của hai chuẩn mực trái ngược không thể dung hoà. Cá nhân rơi vào

trạng thái tự mâu thuẫn, luôn bị dằn vặt bởi mặc cảm tội lỗi nếu phải hành

động theo một khuôn mẫu nào đó. Sự quyết định lựa chọn đôi khi xảy ra đầy

kịch tính. Ví dụ tiêu biểu nhất là số phận bi kịch của cô gái Vera, nhân vật

chính trong phim "Người thứ 41". Vera giết người yêu để bảo vệ lý tưởng

cách mạng. Kẻ thù giai cấp bị tiêu diệt nhưng nỗi đau và sự sám hối lương

tâm chắc sẽ hành hạ cô suốt đời.

Các biến động xã hội, tạo ra sự tan rã tạm thời của các mối quan hệ

vốn thống nhất hài hoà; cùng dẫn đến những thay đổi trong hành vi xã hội.

Chuẩn mực của các nhóm trước đây không còn khả năng tác động có hiệu

quả đến mỗi cá nhân. Các phương thức hoạt động chung - vốn được các cá

nhân chấp nhận và do vậy mà họ liên kết với nhau - có nguy cơ phá sản.

Cùng với chúng là sự suy yếu của kiểm tra xã hội. Trên thực tế, nhóm này chỉ

con tại một cách hình thức. Sự tương đồng biến mất, xu hướng đa quan

điểm, đa chính kiến phát triển mạnh mẽ. Đây là thời điểm của những mâu

Page 196: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

thuẫn xung đột. Khi hệ giá trị cũ sụp đổ, hệ giá trị mới chưa hình thành, đời

sống tâm lý xã hội khủng hoảng, đa số mọi người đều rơi vào tình trạng hẫng

hụt, mất phương hướng, đầy hoang mang và hoài nghi. Có ba xu hướng

thường xuất hiện trong giai đoạn này. Phục cổ (trở về với các giá trị xa xưa

vốn đã bị chối bỏ), cá nhân chủ nghĩa (đề cao bản ngã và ý thức cá nhân đòi

tự do bình đẳng, thực dụng, vị kỷ, đặt lợi ích cá nhân lên trên hết) và chủ

nghĩa hư vô (không có và không thể có một giá trị nào có ý nghĩa cả).

Cùng với thời gian, đời sống xã hội đi vào ổn định, các giá trị mới hình

thành. Các nhóm xuất hiện, mọi người lại bắt đầu sống với những thoả thuận

và chuẩn mực mới, ổn định; khủng hoảng tinh thần chấm dứt.

Những xung đột nội tâm do mâu thuẫn của hệ chuẩn mực nhóm đem

lại, các biến động lớn lao về hoàn cảnh xã hội và môi trường sống v.v,.. là

những yếu tố quan trọng tác động đến cấu trúc nhân cách, có khả năng tạo ra

những thay đổi, đột biến trong quan niệm "cái tôi" vốn đã hình thành và ổn

định từ trước.

Tuổi càng cao con người càng khó thích nghi với những biến động xã

hội. Khả năng nhập vai bị hạn chế do ảnh hưởng của cá tính ngày một đậm

nét. Con người không tích cực tìm kiếm những nhóm xã hội mới, những lối

sống mới, chọn cho mình một môi trường sinh hoạt ổn định. Tâm lý an bài,

ngại thay đổi rất đặc trưng cho tuổi già. Về già cá nhân có xu hướng quay lại

thuở ấu thơ: nhập vai theo ý muốn. Quá trình xã hội hoá kết thúc bằng vòng

tròn khép kín.

3. Xã hội hoá và nhóm nhà trường

Sau nhóm gia đình (nhóm xã hội đầu tiên của trẻ), thì nhóm nhà trường

có vai trò trong quá trình xã hội hoá không phải là nhỏ. Đời sống của một cá

nhân ở trong các xã hội văn minh, đều trải qua một thời gian dài ở nhà

trường. Nhà trường, bên cạnh giáo dục các kiến thức cơ bản cho cá nhân

còn là môi trường xã hội mà qua đó cá nhân dần dần hoàn thiện bản thân

mình, trở thành con người có nhân cách xã hội thông qua các quá trình dạy,

học và chơi.

Page 197: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

3.1. Vai trò xã hội hoá của thể chế nhà trường

Môi trường nhà trường khác hẳn với gia đình. Cá nhân với tư cách là

thành viên của nhà trường (dù là nhà trẻ mẫu giáo hay các trường cấp cao

hơn khác) không còn vị trí trung tâm như ở trong gia đình nữa. Bước vào nhà

trẻ hay mẫu giáo, là những môi trường nhà trường đầu tiên, chính là lúc trẻ

được coi như bình đẳng với mọi thành viên khác. Sự hạ bệ này theo Freud là

hết sức cần thiết với quá trình giải trung tâm hoá (egocentrisme), giúp đứa trẻ

vượt lên khỏi giới hạn đòi hỏi vị kỷ của bản thân.

Ở nhà trường khác hoàn toàn với môi trường gia đình ở chỗ chơi và

học được phân biệt một cách hết sức rõ ràng. Trẻ không còn tự do chơi thoả

chí như ở gia đình, mà lúc này thời gian được tổ chức một cách chặt chẽ. Đây

chính là cơ hội để cá nhân rèn luyện mình vào các nguyên tắc, quy ước xã

hội, vào nề nếp kỷ luật xây dựng cái siêu tôi hoàn thiện nhân cách xã hội của

mình. Hơn nữa, ở môi trường nhà trường quan hệ của trẻ với người lớn cũng

khác hơn trong gia đình. Một mặt có sự phụ thuộc chặt chẽ hơn nhưng đồng

thời lại có những khoảng tự do cho riêng mình, thoát khỏi sự kiểm soát của

người lớn. Quy tắc của nhà trường buộc ai cũng phải chấp nhận, không có

một sự chi phối tình cảm nào, làm cho trẻ nhậy cảm với ý niệm công bằng và

trẻ tiến dần đến quan hệ "hai chiều", có đi có lại với nhau.

Bước vào môi trường nhà trường, trẻ được tiếp xúc với mẫu người

khác nhau. Nếu như ở môi trường gia đình, trẻ đồng nhất hoá với bố hoặc mẹ

của mình (đồng nhất hoá tiên phát), thì ở nhà trường mẫu người lý tưởng của

em để em đồng nhất hoá lại chỉ có thể là thầy cô giáo (đồng nhất hoá thứ

phát), và càng tiến triển trên nhiều giai đoạn phát triển cao hơn, thì lại có thể

đa dạng hơn về các mẫu hình lý tưởng: là cầu thủ bóng đá, siêu sao điện ảnh

hay ca sĩ lừng danh... Thông qua quá trình đồng nhất hoá này mà trẻ có thêm

nhiều nỗ lực từ phía bản thân hơn. Quá trình cọ sát với xã hội và các quan hệ

trong đó, sẽ giúp trẻ không còn nhìn nhận người khác một cách rập khuôn

như trước. Đây là bước căn bản để cá nhân hoà nhập được vào các nhóm xã

hội khác nhau, biết thiết lập các mối quan hệ thân tình hay ác cảm.

Page 198: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

3.2. Vai trò xã hội hoá của giáo viên

Ngoài việc là các khuôn mẫu lý tưởng hoá có thể của học sinh, giáo

viên còn đóng các vai trò quan trọng khác trong quá trình xã hội hoá của các

em học sinh.

Rotenthal và Jacobson (Mỹ - 1970) nhấn mạnh tác động Pymalion của

giáo viên lên sự phát triển nhân cách, trí tuệ của học sinh. Hay nói cách khác,

ở các học sinh mà giáo viên đặt kỳ vọng vào chúng cao hơn thì thường chúng

đạt kết quả cao hơn. Để minh hoạ cho ý tưởng này, chúng ta nêu ra đây một

thí nghiệm tiêu biểu của 2 ông: hai ông dùng test wechler (test đo trí tuệ) với

một lớp học sinh. Sau đó họ chọn ra một số học sinh ngẫu nhiên một cách

hoàn toàn không liên quan đến kết quá test vừa thực hiện và thông báo với

các giáo viên rằng các em này có một tương lai phát triển trí tuệ một cách đặc

biệt. 8 tháng sau các ông lại làm test wechler với học sinh này và nhận dược

một kết quả hết sức thú vị. Ở các em được chọn riêng ra 8 tháng trước đây,

điểm trí tuệ cao hơn hẳn và điểm học tập cũng cao hơn. Người ta giải thích

rằng sở dĩ có tác động Pymalion là vì khi một cá nhân nào đó được tin tưởng

thì cá nhân ấy khao khát được bảo vệ niềm tin ấy và cố gắng đạt thành tích

cao hơn. Người ta còn làm rất nhiều các thí nghiệm để xem xét tác động của

Pymalion trong các ứng xử quan hệ xã hội và các kết quả đều khẳng định ý

tưởng này.

Phong cách của giáo viên cũng có ảnh hưởng cơ bản đến quá trình

thích nghi xã hội của các em học sinh. Thường thường, phong cách dân chủ

của giáo viên tạo cho trẻ có cảm giác thoải mái, tạo điều kiện cho nhiều trao

đổi giao tiếp và vì thế sự gắn bó với nhóm thể hiện mạnh mẽ hơn, tinh thần

đoàn kết nhóm cao hơn so với phong cách độc đoán chuyên quyền và phong

cách buông lỏng (lassez – faire) (Anderson, 1968; White R. Lipih R. 1969).

4. Nhóm bạn bè

Bạn bè của cá nhân (của trẻ) có thể bị quy định bởi môi trường địa lý

(quê hương, làng xóm, thôn làng, đường phố...), công việc (cùng cơ quan),

Page 199: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

cùng sở thích (thể thao…). Nhưng bạn bè của trẻ có được và quan trọng nhất

vẫn là từ môi trường nhà trường (cùng trường, cùng lớp, cùng khoá).

4.1. Các giai đoạn học kết bạn

Ban đầu trẻ chơi với mẹ. Nhưng trò chơi mẹ con không nhằm mục đích

thiết lập các quy cách hoạt động phối hợp giữa hai cá thể. Niềm hứng thú,

say mê của tự không phải do hoạt động chơi đem lại mà xuất phát từ chỗ trẻ

chơi với ai, tức do nhu cầu tình cảm chi phối. Cùng một trò chơi "ú oà", những

với mẹ thì vui vẻ, với người ngoài thì nhàm chán. Sự thích thú do hoạt động

chơi tập thể đem lại chỉ xuất hiện khi trẻ biết phối hợp các hành động của

mình với những người xung quanh, biết tuân thủ các quy tắc được thoả

thuận. Tóm lại, là biết nhập vai một cách tương đối bình đẳng.

Quá trình trẻ học kết bạn thường diễn ra theo những giai đoạn sau:

- Lúc đầu trẻ chơi một mình, mặc dù ngồi giữa các em nhỏ khác. Trẻ

say mê đập, bóp, ném một con búp bê, chán rồi quay sang hành hạ cái xúc

xắc, rất ít các hành vi ngôn ngữ. Đôi khi các em giành giật nhau một thứ đồ

chơi nào đó, nhưng giành giật một cách lặng lẽ, ít ồn ào. Người lớn chỉ biết

khi có em nào khóc oà lên. Giai đoạn này chưa có những biểu hiện của quan

hệ tương hỗ.

- Giai đoạn quan hệ bất bình đẳng: Trẻ cần mọi người để cùng chơi với

mình. Nó hiểu rằng để đóng vị tướng suốt ngày ra lệnh chỉ huy phải có người

làm giả quân lính, muốn đóng vai ông bố có quyền uy, phải có người làm giả

con. Tóm lại, trẻ ý thức được sự cần thiết có những người xung quanh, nhu

cầu thiết lập các mối quan hệ xuất hiện. Tuy nhiên, dù chơi cùng với mọi

người, trẻ vẫn đóng những vai vì mình, cho mình. Nó vẫn là trung tâm, và mối

quan hệ chơi đều xuất phát từ ý thức của nó. Ở giai đoạn này, trẻ liên tục đổi

vai, không tôn trọng ý thức của các bạn cùng chơi, thường vi phạm các luật lệ

của trò chơi. Vì vậy, hoạt động chơi dễ bị phá vỡ...

- Giai đoạn quan hệ bình đẳng: Không thể có sự bình đẳng tuyệt đối.

Khả năng duy trì các quan hệ bình đẳng được quan niệm là đã xuất hiện khi

Page 200: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

trẻ biết tôn trọng những quy phạm và chuẩn mực nhóm, quan tâm đến ý thức

của những người xung quanh, tự hạn chế bản thân mình để hoà hợp với bạn

bè. Dần dần những quan hệ nảy sinh trong nhóm bạn có vị trí đáng kể trong

đời sống của các em. Khi đó xuất hiện các nhóm bạn ổn định, thân thiết mà

tình cảm gia đình không thể thay thế nổi. Các em bắt chước lẫn nhau, tìm

kiếm ở nhau sự cổ vũ và sự đồng tình, kể cho nhau những điều vốn bị cấm kỵ

ở gia đình hay ngoài xã hội. Ở lứa tuổi vị thành niên, nhóm bạn bè không thể

thiếu được trong đời sống tình cảm của mỗi đứa trẻ. Nhu cầu kết bạn gia tăng

mạnh mẽ, lấn át các quan hệ gia đình. Trẻ như chú chim non đang tập bay,

muốn thoát khỏi tổ, bứt khỏi vòng tay của cha mẹ. Trong gia đình trẻ bị xem

như một đứa bé, ngoài xã hội chưa có ai coi nó là một người lớn. Mọi người

xung quanh vẫn cư xử với nó theo lối bề trên: hoặc nhường nhịn không chấp,

hoặc coi thường, rẻ rúng những suy nghĩ, sáng kiến của trẻ. "Tâm hồn" non

nớt và đầy mặc cảm của trẻ bị xúc phạm. Chỉ trong nhóm bạn bè trẻ mới

được tôn trọng như một cá thể độc lập. Vì vậy, trẻ ở giai đoạn này bấu víu

vào nhóm bạn bè, tìm kiếm môi trường tự khẳng định. Cũng trong nhóm bạn

bè, xuất hiện quan hệ giới tính. Sự phát triển tâm lý là động lực thầm kín của

những quan hệ khác giới. Ở một số người may mắn, giai đoạn đầy lãng mạn,

bỡ ngỡ của tuổi dậy thì để lại những kỷ niệm đẹp đẽ in dấu lâu dài trong đời

sống tình cảm và quan hệ giới tính sau này.

4.2. Vai trò xã hội hoá của nhóm bạn bè

Nhóm bạn bè mở ra cho trẻ một quá trình rèn luyện mới về quan hệ xã

hội. Trẻ sẽ trải qua một kinh nghiệm quan hệ giữa các cá nhân với nhau, khác

hẳn với quan hệ vôi người lớn. Người lớn thường tìm cách thích hợp như đặt

mình vào vị trí của trẻ để tìm hiểu các hành động và cảm xúc của trẻ. Với trẻ

em, thì khi quan hệ với các bạn bè gần như đồng lứa với mình, nó dường

như cho rằng cách nhìn của những người khác cũng giống như của mình và

vì vậy không tránh khỏi vấp váp, xung đột và không thích ứng với nhau làm

cho thói quen duy kỷ bị đảo lộn. Qua các quan hệ bình đẳng với bạn bè sẽ

nảy sinh một hình thái quan hệ xã hội khác, mà theo Piaget, hình thái này

Page 201: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

phát triển chậm hơn kiểu hình thái quan hệ của trẻ với người lớn, tuy nhiên nó

lại dẫn đến sự hợp tác và có đi có lại nhanh hơn. Mười lăm năm nay, nhìn

nhận về quan hệ bạn bè sớm và ảnh hưởng của nó lên sự phát triển ứng xử

xã hội của trẻ có thay đổi. Harlow cho rằng những mối quan hệ với nhau của

trẻ nhỏ đóng những vai trò xã hội cơ bản, ức chế hung tính. Montagner phát

hiện ra rằng hệ thống giao tiếp phi ngôn ngữ xuất hiện rất sớm và chúng

được sử dụng ở các trẻ nhỏ như là công cụ hay là các nghi thức để trẻ gắn

bó, thắt chặt quan hệ hay là dàn xếp vị trí của nhau. Điều này phải chăng

khẳng định rằng trẻ em vốn không hoàn toàn khép kín trong vòng duy kỷ như

nhiều thuyết đã khẳng định.

5. Các nhóm xã hội khác

Tùy theo trường phái giai đoạn khác nhau của cuộc đời con người mà

các nhóm xã hội khác nhau. Vì xã hội hoá là một quá trình liên tục bao gồm

tất cả các lứa tuổi nên con người luôn luôn cảm thấy có một số khuynh

hướng bị va chạm và một số khác được khích lệ. Thông qua việc là thành

viên của các nhóm xã hội khác nhau sẽ nảy sinh nhiều tình huống ứng xử mà

ở đó có những tình cảm như thất vọng và hài lòng, các trạng thái căng thẳng

khó chịu hay hoà hợp thích nghi đều sẽ là những kinh nghiệm để cá nhân học

hỏi.

Những tổ chức đoàn thể, các hiệp hội, các thể chế chính trị và tôn giáo,

các câu lạc bộ giải trí... đều luôn ảnh hưởng đến sự thay đổi và phát triển của

con người. Nhưng dù ở bất kỳ giai đoạn nào với những tính chất tác động hỗ

tương khác nhau giữa con người - xã hội thì kết quả cuối cùng của nó cũng là

sự thích nghi của cá nhân vào xã hội. Chẳng hạn ở lứa tuổi hưu trí, sự thích

nghi thường diễn ra khó khăn do tuổi tác, do sức khoẻ và do buộc phải rời bỏ

những thứ vốn đã rất thân quen trong một thời gian dài để về môi trường mới,

thì việc tạo ra các môi trường để các cụ lại được tham gia vào các sinh hoạt

xã hội, có điều kiện để duy trì, tạo dựng và mở rộng các mối quan hệ xã hội là

điều rất cần thiết. Ở đây, chính là các nhóm xã hội (hội hưu trí, hội cựu chiến

binh, hội bảo thọ, câu lạc bộ sức khoẻ ngoài trời, hội thơ ca, hội làm vườn,

Page 202: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

hội nuôi ong…) đã cho họ có cơ hội tự thể hiện mình và được công nhận như

một người có nhân cách riêng có được vị trí xứng đáng trong xã hội, để rồi

qua đó họ bớt đi sự mặc cảm về mình như những người thừa trong cộng

đồng và cảm giác về sự lệ thuộc cùng nỗi ưu tư, phiền muộn, lo lắng hàng

ngày của bản thân được qua đi. Tuy nhiên, một điều chúng ta dễ nhận thấy:

lúc này vai trò của nhóm gia đình là nổi trội. Lòng hiếu thảo của con cái, sự

kính trọng, nâng niu chăm sóc của các thành viên khác trong gia đình đối với

người già lúc này lại là cơ sở để họ quy thuộc với hoàn cảnh hiện tại, hoà

nhập vào nó, thậm chí còn có thể là những thành viên tích cực của gia đình

và xã hội bằng các kinh nghiệm được tích luỹ của mình.

IV. KẾT LUẬNCá nhân sinh ra được xã hội hoá dần dần để "nên thân người". Quá

trình này như là một sự thích nghi của cá nhân từ bé đến khi trưởng thành

trong các nhóm xã hội khác nhau. Cá nhân không chỉ tiếp nhận các ảnh

hưởng xã hội một cách thụ động, trái lại nó vẫn có vai trò chủ động. Gặp một

tình huống mới, nó ứng phó và bằng vốn kinh nghiệm thu thập trước đó,

nhưng thường cũng tìm ra giải pháp mới. Như vậy, xã hội hoá không phải là

quá trình một chiều chỉ tác động lên cá nhân, mà còn là một quá trình ảnh

hưởng qua lại, thích nghi dần dần vào các nhóm xã hội - trong khi phát hiện

và điều chỉnh bản thân mình - cá nhân đã biến các nguyên tắc, chuẩn mực,

giá trị quan trọng nhất của một xã hội thành cái của mình, hoà nhập được vào

xã hội ấy.

Chúng tôi đặc biệt nhấn mạnh phần "xã hội hoá và gia đình" trong khi

phân tích xã hội hoá và các nhóm xã hội khác nhau. Điều đó không phải

không có dụng ý. Ngày nay khi tìm hiểu các "lệnh tinh thần" theo cách gọi của

bác sĩ người Anh "Phutơ Chatơ", hậu quả của quá trình xã hội hoá bất thành,

một cách ngẫu nhiên phần lớn các nhà nghiên cứu tìm thấy nguyên nhân sâu

xa từ phía gia đình.

Page 203: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Như vậy trong quá trình xã hội hoá, về mặt khách quan, chúng ta nhận

thấy tầm quan trọng của "nhóm gia đình", đặc biệt mối quan hệ mẹ - con ở

thời thơ ấu. Nó không thể làm lại, không thể có gì bù đắp, thay thế nổi. Gia

đình - như đã nói ở trên - là nhóm xã hội đầu tiên của một cá nhân, nơi đầu

tiên mà cá nhân thiết lập các mối quan hệ. Gia đình, nơi mà các cá nhân tiếp

xúc, va chạm trong số thời gian nhiều nhất của cuộc đời mình, chỗ dựa vật

chất và tinh thần, ràng buộc về mặt huyết thống cũng như về mặt pháp lý.

Ở nước ta, cấu trúc gia đình đã có những thay đổi căn bản. Bên cạnh

các gia đình có nhiều thế hệ sống dưới một mái nhà, xuất hiện ngày càng

nhiều các gia đình "hạt nhân", nơi chỉ có hai thế hệ. Gia đình nhiều thế hệ có

những thuận lợi cơ bản: tình yêu ấm áp, tình thương thắm thiết và sự quan

tâm lẫn nhau. Điều đó khiến các thành viên của nó, đặc biệt các em bé ít bị

mặc cảm cô đơn, bị bỏ rơi. Bên cạnh đó cũng có các yếu tố bất lợi khác như

xung đột thế hệ, hoặc sự can thiệp thường xuyên của người khác dẫn đến

chỗ triệt tiêu tính tự do sáng tạo và tự khẳng định bản thân. Ở các gia đình

hạt nhân, do neo người, do cuộc sống nghèo, bên cạnh những thuận lợi là

con cái được bố mẹ quan tâm trực tiếp nhiều hơn, còn thấy nhiều trường hợp

như bố mẹ đi làm, nhốt con trong nhà một mình, điều mà ở các nước phương

Tây, người ta không tưởng tượng nổi. Rất tiếc chưa có một kết quả hay một

nghiên cứu cụ thể nào về các em bé đã từng sống tròng hoàn cảnh này.

Nhưng chúng ta có thể khẳng định rằng việc cách ly giữa con cái với cho mẹ

như đã nói ở trên sẽ gây ra các hậu quả rối loạn nhân cách như khủng hoảng

niềm tin, ít hứng thú, say mê... Với tri thức hạn hẹp, nhận thức non yếu, các

bậc cha mẹ ít thấy được tầm quan trọng của những lời âu yếm, nhẹ nhàng

với con, và do đó có nhiều người không tiếc những lời mắng mỏ, xỉ vả, thậm

chí "thượng cẳng tay, hạ cẳng chân" với những đứa trẻ thơ vốn rất cần tình

yêu thương che chở, nâng niu và đùm bọc.

Hiện nay cũng không ít các cha mẹ bỏ rơi con cái. Điều gì sẽ xảy ra với

chúng? Phải chăng đó là một trong các nguyên nhân dẫn đến ngày càng

nhiều tội phạm vị thành niên. Tình trạng bị bỏ rơi, thiếu chăm sóc đều có thể

Page 204: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Lúc đầu, đứa con còn nhớ nhung da

diết, mơ ước có được bố mẹ nâng niu, bảo vệ, rồi về sau đâm ra hờn oán và

đặc biệt ở lứa tuổi thanh niên chống lại người lớn và xã hội nói chung. Tiếp

đến là việc ly hôn ngày càng gia tăng sẽ để lại hậu quả ngày càng nhiều cho

những đứa trẻ vô tội. Chúng không hiểu vì sao bố mẹ lại bỏ nhau. Trẻ vừa

yêu vừa ghét bố mẹ và vì thế có mặc cảm tội lỗi là mình đã gây ra sự ly cách.

Ly hôn làm cho trẻ hoặc mất bố hoặc mất mẹ hoặc mất cả hai. Trẻ mất đi cảm

giác an toàn. Hệ giá trị bị sụp đổ. Bao trùm lên tâm hồn ngây thơ là một nỗi

thất vọng, hoang mang, không nơi nương tựa... Dù ly hôn vì bất cứ lý do nào

cũng có ảnh hưởng nhất định đối với trẻ thơ như tình trạng rối loạn về nhân

cách của chúng.

Như vậy xã hội hoá thuận lợi là tiền đề cho sự phát triển một nhân cách

lành mạnh. Bất cứ một trở ngại nào trong quá trình xã hội hoá cũng để lại

những hậu quả tai hại. Nhận thức sâu sắc vấn đề này, xã hội phải dành

những ưu tiên hàng đầu cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ từ thời thơ ấu.

PHẦN IV. CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ XÃ HỘI

Chương 1. TRI GIÁC XÃ HỘI

I. KHÁI NIỆMTri giác xã hội được hiểu là sự cảm nhận, hiểu biết và đánh giá của chủ

thể tri giác về các đối tượng xã hội.

Đối tượng xã hội có thể là chính bản thân mình, người khác, một nhóm

hay một cộng đồng xã hội. Thuật ngữ tri giác xã hội được nhà tâm lý học

người Mỹ G.Bruner đưa ra vào năm 1947 để giải thích tính quy định xã hội

của tri giác và sự phụ thuộc của nó vào đặc điểm của vật kích thích (đối

tượng tri giác), cũng như vào kinh nghiệm, mục đích, nguyện vọng của chủ

thể tri giác, vào giá trị, ý nghĩa quan trọng của hoàn cảnh. Tri giác xã hội khác

với tri giác vật thể ở chỗ đối tượng tri giác là một thực thể tích cực, có tình

cảm và thái độ riêng của mình.

Page 205: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Cấu trúc của bất kỳ một quá trình tri giác xã hội nào cũng bao gồm: chủ

thể tri giác, đối tượng tri giác, quá trình và kết quả tri giác. Tâm lý học xã hội

nghiên cứu các đặc điểm của chủ thể tri giác, ảnh hưởng của tri giác xã hội

tới sự điều chỉnh hành vi và hoạt động của cá nhân, của các nhóm xã hội.

II. CÁC YẾU TỐ CỦA TRI GIÁC LIÊN NHÂN CÁCHTri giác liên nhân cách đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, chú ý.

Các công trình nghiên cứu đã cố gắng chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng của

quá trình tri giác xã hội. Đó là ấn tượng ban đầu, qui gán xã hội và định kiến

xã hội.

1. Quá trình hình thành ấn tượng ban đầu

Những ấn tượng ban đầu rất quan trọng, hình thành trong đầu óc ta

ngay cả khi không có sự chi phối của lý trí. Ấn tượng về một người nào đó là

hình ảnh tổng thể trên cơ sở ta nhìn nhận họ một cách toàn diện, qua việc

cảm nhận các biểu hiện như: diện mạo, lời nói, cử chỉ, tác phong, ánh mắt, nụ

cười, thái độ... Sau lần tiếp xúc ban đầu ta sẽ có một ấn tượng nhất định về

đối tượng của mình.

Ví dụ: Ấn tượng về thầy giáo sau buổi học đầu tiên. Bạn nghĩ rằng đó là

một người thầy giáo uyên bác hay một người thầy kém cỏi? Những học sinh

khác có ấn tượng về thầy giáo như bạn không?

Hoặc khi gặp một người lạ, bạn có hiểu tại sao người đó không ưa bạn

không?

Ấn tượng ban đầu hình thành trên những cơ sở sau:

1.1. Theo các đặc điểm trung tâm

Asch Solomon là nhà tâm lý học Mỹ đầu tiên nghiên cứu kỹ vấn đề ấn

tượng, năm 1946 ông đã tiến hành thí nghiệm như sau:

Asch đưa cho hai nhóm sinh viên hai bảng ghi các đặc điểm tính cách.

Nội dung hai bảng như nhau, chỉ khác một điểm: "tính nồng nhiệt" của người

Page 206: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

A trong bảng thứ nhất được thay thế bằng tính "lạnh lùng" của người B trong

bảng thứ hai.

Người A

Thông minh

Khéo léo

Cần cù

Nồng nhiệt

Kiên quyết

Thực tế

Thận trọng

Người B

Thông minh

Khéo léo

Cần cù

Lạnh lùng

Kiên quyết

Thực tế

Thận trọng

Ông yêu cầu hai nhóm sinh viên đưa ra nhận định của mình về người

có những đặc điểm từng bảng. Các sinh viên nhận xét người A là một người

tin tưởng vào những điều đúng đắn, muốn mọi người hiểu quan điểm của

mình, chân thành khi tranh luận và mong ý kiến, quan điểm đó được thừa

nhân.

Nhóm sinh viên thứ hai cho rằng người B là một kẻ đua đòi, thấy mình

thành công, thông minh đã tưởng là khác người, đó là người tính toán và lãnh

cảm.

Từ thí nghiệm đó ông kết luận: chính cặp đặc điểm trung tâm "nồng

nhiệt - lạnh lùng" là yếu tố chính trong quá trình hình thành ấn tượng. Nếu

thay đổi cặp đặc điểm này thì ấn tượng chung cũng bị ảnh hưởng. Các cặp

đặc điểm trung tâm không chỉ đem lại những ấn tượng khác nhau mà còn gợi

thêm những cảm tưởng khác như tính nồng nhiệt đã làm 90% sinh viên đánh

giá người A là hào hiệp, 75% sinh viên đánh giá là hài hước. Còn tính lạnh

lùng chỉ có 10% sinh viên nhận định người B là hào hiệp hoặc hài hước.

Page 207: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Phát hiện trên của Asch đã làm cơ sở cho thuyết trung tâm trong quá

trình tri giác. Thuyết này cho rằng có những đặc tính nhân cách nào đó có ý

nghĩa nhất, quyết định ấn tượng của ta về người khác.

Trong đời sống hàng ngày, chúng ta thường tri giác người khác dựa

trên quan điểm này. Khi nhận định lần đầu về người khác ta có thói quen chỉ

căn cứ vào một vài nét tính cách nổi bật của người đó mà thôi.

1.2. Theo lý thuyết nhân cách tiềm ẩn

Ngoài các đặc điểm trung tâm, cơ sở thứ hai giải thích quá trình hình

thành ấn tượng là sơ đồ nhân cách tiềm ẩn trong mỗi người.

Trong quá trình sống, cá nhân có được những khái niệm trong luân hệ

liên nhân cách. Song nhiều khi kinh nghiệm này không thật đầy đủ, nó có

trong ý nghĩ của ta và được hoạt hoá khi ta gặp một người mới. Tagiuri và B.

Bruner đã kiểm tra khuynh hướng gộp các nét tính cách với nhau một cách

trực giác. Cách này được gọi là thuyết nhân cách tiềm ẩn. Phương pháp

nghiên cứu của thuyết này là yêu cầu các đối tượng điều tra cho ý kiến về:

Đánh giá mức độ giống nhau hay khác nhau của những cặp tính

cách.

Đánh giá khả năng cùng xuất hiện của một cặp tính cách.

Xếp loại các tính cách thành từng nhóm riêng biệt, mỗi nhóm đó đủ

tạo nên một nhân cách hoàn chỉnh.

Những kết quả thu được được phân tích, xử lý theo nhiều cách.

Kelly (1950) đã nghiên cứu ảnh hưởng của sự liên tưởng giữa các tính

cách tới quá trình hình thành ấn tượng bằng một thí nghiệm sau: ông đã tìm

hiểu cảm giác đầu tiên của sinh viên đối với thầy giáo dạy thay trong hoàn

cảnh bình thường. Ông giới thiệu bởi lớp thứ nhất, đây là một thầy pháo "sôi

nổi", còn với lớp thứ hai thì nói đó là một thầy giáo "lạnh lùng". Kết quả lớp

thứ nhất có ấn tượng tốt về thầy giáo, còn lớp thứ hai không có thiện cảm với

thầy giáo. Như vậy, sơ đồ nhân cách tiềm ẩn ở mỗi sinh viên đã hoạt động.

Page 208: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Từ những đặc điểm như sôi nổi, lạnh lùng, các sinh viên liên tưởng tới mẫu

nhân cách mà họ ưa hay không ưa.

1.3. Các hiệu ứng tri giác chi phối ấn tượng về người khác

Để tìm hiểu về quá trình xử lý thông tin khi nhận định về đối tượng tri

giác, các nhà tâm lý học đã đưa ra một số mô hình về cách tích hợp thông tin,

trong đó được dùng rộng rãi nhất là mô hình "trung bình" của Anderson. Theo

mô hình này, người ta xuất phát từ xu hướng của bản thân để đánh giữ người

khác là tích cực hay tiêu cực. Mỗi đặc tính tích cực hay tiêu cực được tính

điểm tuỳ theo mức độ quan trọng hay không quan trọng của nó. Sau đó lấy

tổng số điểm của các đặc tính tích cực trừ đi tổng số điểm của các đặc tính

tiêu cực. Hiệu số thu được chia cho tổng số tính cách trên sẽ được số điểm

trung bình. Từ đó hình thành ấn tượng chung về đối tượng.

Quá trình này bị các hiệu ứng ban đầu, hiệu ứng bối cảnh, hiệu ứng

tích cực, tâm thế của chủ thể tri giác tác động mạnh, nhiều khi chúng làm sai

lệch độ chính xác của ấn tượng.

+ Hiệu ứng ban đầu

Để tìm hiểu ảnh hưởng của hiệu ứng ban đầu đến hiệu quả của tri giác,

năm 1982 A.A.Bôđalev đã làm thí nghiệm: ông cho hai nhóm sinh viên xem

hai bức ảnh giống nhau. Ông giới thiệu với nhóm sinh viên thứ nhất, đây là

một nhà bác học nổi tiếng, một chuyên gia giỏi. Nhóm sinh viên thứ hai được

giới thiệu, đó là một tên tội phạm nguy hiểm đang bị truy nã. Sau đó ông yêu

cầu sinh viên trả lời về người trong ảnh. Nhóm sinh viên thứ nhất mô tả người

trong ảnh là nhà bác học thì liệt kê những đặc điểm như: vầng trán rộng,

thông minh, cặp mắt sáng... Nhóm thứ hai nghe đây là kẻ phạm tội thì thấy

người đó có cặp mắt độc ác, gian hùng... Như vậy, tâm thế sẵn có với một ai

đó thường có tác dụng chi phối nhiều tới ấn tượng của chúng ta về người ấy.

Những thông tin đầu tiên đến với ta thường có ý nghĩa đặc biệt, đóng

vai trò quan trọng hơn so với những thông tin tiếp theo. Thực nghiệm của

Asch đã minh hoạ được ảnh hưởng của hiệu ứng ban đầu tới tri giác xã hội.

Page 209: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Ông đọc cho hai nhóm sinh viên hai bảng tính cách giống nhau nhưng

theo trình tự ngược nhau. Ở nhóm thứ nhất, ông giới thiệu các tính cách tích

cực trước rồi đến các tính cách tiêu cực: thông minh, chăm chỉ, bốc đồng, hay

phê phán, ương ngạnh, ghen tị Nhóm thứ hai được giới thiệu theo thứ tự

ngược lại: ghen tị, ương ngạnh, hay phê phán, bốc đồng, chăm chỉ, thông

minh. Những thông tin tốt đẹp đến trước với sinh viên nhóm một đã gây cho

họ ấn tượng tốt về người đó. Những thông tin tiêu cực đến sau chỉ mang tính

chất bổ sung chứ không hoàn toàn có giá trị tạo ấn tượng độc lập như thông

tin ban đầu. Nhóm sinh viên này bị các đặc điểm tích cực chi phối nên có ấn

tượng đó là người có năng lực và biện hộ cho tính ương ngạch. Ấn tượng

của nhóm sinh viên thứ hai thiên về ác cảm vì họ bị các đặc điểm tiêu cực

giới thiệu trước che lấp đi. Như vậy, thứ tự thông tin rất quan trọng đối với tri

giác xã hội của chúng ta. Những đánh giá ban đầu dựa trên nguồn thông tin

đến trước thường có ý nghĩa áp đặt gọi là hiệu ứng ban đầu.

+ Hiệu ứng bối cảnh.

Cùng với hiệu ứng đầu tiên, quá trình tri giác xã hội còn bị chi phối bởi

hiệu ứng bối cảnh. Hiệu ứng bối cảnh được hiểu khi một đặc điểm tiêu cực đi

kèm với một vai xã hội tích cực, thì ấn tượng tiêu cực của ta với đối tượng

tăng lên (ví dụ: người cha là vai xã hội tích cực, vô trách nhiệm là đặc điểm

tiêu cực). Ngược lại, ấn tượng tích cực càng mạnh khi một vai xã hội tiêu cực

đi với một đặc tính tích cực (một quan chức thương người).

Thông tin ban đầu có tính quyết định khi tri giác người lạ, còn đối với

người quen thì thông tin cuối cùng lại có ý nghĩa hơn cả như Luchin - người

Mỹ đã nghiên cứu và kết luận.

Như vậy, ấn tượng ban đầu mang tính chủ quan, khó xác định, bị nhiều

hiệu ứng tác động không dễ xoá nhoà. Nó quyết định nhiều thái độ ứng xử

tiếp đó của chúng ta đối với đối tượng.

2. Qui luật quy gán xã hội

Page 210: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Trong đời sống xã hội thường ngày, trong quan hệ, tiếp xúc với những

người xung quanh, chúng ta luôn tìm cách lý giải hành vi của người khác. Tại

sao họ lại làm thế này? Người ta nói thế có ý nghĩa gì? Ẩn sau những lời nói,

câu chuyện trao đổi có mục đích gì? Trong quá trình giao tiếp, một người tinh

tường, nhạy cảm thường nắm bắt được những ẩn ý của người nói, hiểu được

họ muốn gì sau những lời nói bóng gió, dài dòng. Trước một hành vi nào đó,

dù may hay rủi, chúng ta đều liên hệ đến nguyên nhân của nó. Trong tri giác

xã hội, cách mà con người dùng để nhận định người khác gọi là qui gán xã

hội.

Qui gán xã hội có thể được định nghĩa là một quá trình suy diễn nhân

quả, hiểu hành động của người khác bằng cách tìm nguyên nhân ổn định để

giải thích cho hành động hay biến đổi riêng biệt. Hành vi của chúng ta càng

hợp lý nếu sự quy gán này càng chính xác.

Qui gán xã hội tuân theo những nguyên tắc sau:

2.1. Nguyên tắc tâm lý ngây thơ

Người đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống sự quy gán là giáo sư

tâm lý học Fritz Heider ở trường cao đẳng Smith (Mỹ). Ông đã tiến hành một

thí nghiệm như sau: chiếu cho sinh viên xem một bộ phim hoạt hoạ, trên màn

ảnh là những bóng hình học. Một hình tam giác lớn, một hình tam giác bé,

một hình tròn, khi chạy cùng nhau, lúc tách nhau ra, khi chạy vào, lúc chạy ra

khỏi một hình chữ nhật có một phần để mở.

Mặc dù các bóng hình học này rõ ràng không phải là những hình

người, nhưng hầu hết tất cả người xem đều coi chúng như những con người

thực. Họ cho rằng phim này có ý mô tả cảnh mấy người đàn "ông" đánh một

người "đàn bà", rượt đuổi nhau, cố "mở" cửa "chạy" vào "ngôi nhà"...

Các đối tượng thực nghiệm chỉ thấy những bóng hình học nhưng họ

đều gán cho chúng những đặc tính của con người. Từ đó Heider kết luận

rằng quá trình tri giác vật thể của con người cũng giống như quá trình tri giác

người khác. Chúng ta luôn tìm cách khám phá nguyên nhân hành vi để hiểu

Page 211: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

và dự đoán sự kiện sắp tới với mong muốn có thể giám sát được môi trường

và mọi sự vật xung quanh. Heider gọi xu thế này là thứ "tâm lý ngây thơ" vốn

có ở mỗi người.

2.2. Nguyên tắc suy diễn tương ứng

Khi quan sát hành vi của người khác, ta luôn tìm cách suy diễn ý nghĩa

của hành vi đó tương ứng với những gì ta thấy. Ví dụ: có hai người đang xây

một bức tường, một người dừng lại xem xét chỗ xây của người kia và góp ý

nhận xét. Từ đó ta suy diễn rằng người nhận xét có thể là thầy dạy của người

kia.

Nếu chúng ta có nhiều thông tin về mục đích hành động của đối tượng

thì sự suy diễn tương ứng càng chính xác. Sự suy diễn tương ứng nhằm đi

đến một qui gán nào đó bị ảnh hưởng bởi ba yếu tố sau:

+ Chuỗi hành vi không thống nhất: Một hành động có nhiều động tác

khác nhau, không nhất quán làm ta phải suy diễn tương ứng với động tác nào

đó có ý nghĩa nhất tuỳ theo tình huống cụ thể.

Steven Perod đưa ra thí dụ: Một sinh viên đứng dậy khỏi ghế, ra đóng

cửa sổ và mặc thêm áo len. Động tác đó khiến ta nghĩ anh ta làm thế cho đỡ

ồn. Nhưng ở đây lại thấy động tác không thống nhất khác có ý nghĩa hơn là

mặc áo len làm ta hiểu anh ấy đóng cửa cho đỡ lạnh.

+ Hành vi xã hội được mong đợi hay hành vi không được mong đợi.

Chúng ta rất khó tìm ra chủ ý thực của hành vi được xã hội mong đợi. Ví dụ:

hành vi cảm tình với công chúng của các ứng cử viên hội đồng nhân dân.

Nếu đứng từ xa nghe họ diễn thuyết, rất khó xác định được những lợi ích ông

ta đề cập đến là mong muốn thực của ông ta, hay chỉ là phương tiện để giành

nhiều phiếu cho mình. Với những hành vi không được xã hội chấp nhận,

người ta dễ đoán được dụng ý của chủ nhân. Một ứng cử viên giận dữ, mất

bình tĩnh, nói năng thô bạo thì người nghe dễ dàng hiểu bản chất thực của

ông ta.

Page 212: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

+ Những hành vi được tự do lựa chọn dễ suy diễn hơn hành vi bắt

buộc. Điều này thể hiện trong thực nghiệm của Fones và Harris: tác giả yêu

cầu nghiệm thể chọn đọc tuỳ ý một trong hai bài diễn thuyết hoặc chống Fidel

Castro hoặc ủng hộ ông ta. Những nghiệm thể được tự do lựa chọn đọc ở tư

thế sẵn sàng thực hiện, còn người bị bắt buộc phải đọc thì ở tư thế tự vệ. Sau

đó hỏi nghiệm thể đánh giá niềm tin thực của tác giả viết bài đó ra sao. Số

nghiệm thể được tự do lựa chọn nhận xét quan điểm của bài viết chính là thái

độ thực của tác giả nhiều hơn những người không được tự do lựa chọn.

Cách suy diễn tương ứng để tìm nguyên nhân hành vi không phải lúc

nào cũng chính xác. Sự suy diễn tương ứng chỉ phản ánh được lượng thông

tin ta có về đối tượng. Khi cá nhân không có thông tin chi tiết, cụ thể nên hay

dựa vào một điều bất kỳ mà người đó biết để qui gán hoặc cho là thế này,

hoặc thế kia.

2.3. Nguyên tắc suy diễn đồng biến

Khi nhận định nguyên nhân và hiệu quả của một hành động hay biến cố

nào, ta thường cho nguyên nhân, hậu quả đi kèm với nhau, nhân nào quả ấy.

Theo nguyên tắc đồng biến, con người hay lý giải hành động, sự việc ở ba

khâu: do chủ thể, do đối tượng, do bối cảnh. Ví dụ: một người đi họp muộn, ta

sẽ đoán anh ta bị tắc đường do hoàn cảnh), hay do cố tình (do chủ thể), hay

do nội dung buổi họp vô ích (do đối tượng). Trong thực tiễn, ta quy gán hành

động cho nguyên nhân nào thường bị phụ thuộc vào mức độ tương quan của

chúng với hiện thực.

Nếu ai cũng hành động giống nhau trước một hoàn cảnh thì ta qui gán

cho nguyên nhân là do hoàn cảnh. Còn khi hoàn cảnh thay đổi mà hành động

vẫn giống nhau, ta sẽ nghĩ rằng nguyên nhân là ở chủ thể.

Trong qui gán xã hội, con người có khi chỉ cần một khía cạnh nào đó

cũng đủ để lý giải cho toàn bộ sự việc. Khi không có đủ thông tin về chủ thể

đối tượng, hoàn cảnh của hành vi, theo Kelly cá nhân có thể sử dụng nguyên

tác qui gán loại trừ, tức là gạt dần những nguyên nhân ít thích hợp hơn.

Page 213: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Hàng ngày chúng ta thường giải thích thành công hay thất bại của

chính mình bằng những nguyên tắc qui gán trên. Khi bạn phải thi môn nào đó,

bạn không làm được bài, bạn thường kết luận: "có lẽ tại tôi lười học", hay cho

rằng "đề thi khó quá chứ không phải tại tôi", hoặc phàn nàn "sáng ra ngõ gặp

gái, số không may", tức là bạn qui về những nguyên nhân chủ quan hoặc

khách quan.

Frieze và Weiner đã nghiên cứu phương thức lý giải thành công hay

thất bại của con người và nhận thấy rằng: khi thành công con người hay cho

đó là do cố gắng, do năng lực bản thân, còn khi thất bại thì đổ lỗi cho khách

quan. Nếu kết quả thi của nhiều người cao hoặc thấp giống nhau, thì cho đó

là bài thi quá dễ hoặc quá khó. Nếu kết quả thi của một cá nhân khác với mọi

người, ta có thể qui gán cho năng lực bản thân (nếu được điểm cao) hoặc do

không may (nếu được điểm thấp). Steven Perod tiến hành thí nghiệm: yêu

cầu sinh viên đoán mức điểm của mình và đánh số mức độ ảnh hưởng của

bốn yếu tố sau tới kết quả thi trước khi vào khoa tâm lý học xã hội:

+ Năng lực

+ Nội dung đề thi

+ Sự cố gắng chăm chỉ

+ Sự may rủi

Kết quả cho thấy, những sinh viên đỗ điểm cao đánh giá thành công

của mình là do năng lực, chăm chỉ, còn những sinh viên đỗ điểm kém cho bài

thi khó quá hoặc không gặp may.

Sự qui gán xã hội mang nhiều tính chủ quan nên không tránh khỏi sai

lầm và thiếu chính xác.

Người quan sát thường cho nguyên nhân tại người thực hiện, còn

chính người thực hiện lại qui nguyên nhân cho hoàn cảnh khách quan.

Nisbett đã tiến hành thí nghiệm sau: ông hỏi các nam sinh viên: tại sao anh

thích người bạn gái này còn bạn anh lại yêu cô gái kia? Tại sao anh chọn

nghề này còn bạn anh chọn nghề khác? Kết quả cho thấy, khi trả lời về lý do

Page 214: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

hành động của mình, người ta nêu các yếu tố tình huống (cô ta thật đáng

yêu), còn khi nói về hành vi của người khác, họ hay đổ cho yếu tố chủ quan

của người đó (anh ta chọn nghề đó vì anh ta cần nhiều tiền).

Sự khác biệt trong tri giác xã hội giữa người thực hiện và người quan

sát là do lượng thông tin về mục đích, động cơ hành vi ở mỗi người khác

nhau. Người thực hiện biết động cơ của mình, còn người quan sát không biết

quá khứ của người thực hiện và lại có những đọng cơ, quan điểm khác hẳn.

Nếu người quan sát có càng nhiều thông tin về người thực hiện thì sự

đánh giá nguyên nhân hành động của hai người càng giống nhau, tức đều

gán cho yếu tố ngoại cảnh.

Trong qui gán hành vi, con người thường cho thái độ và hành động của

mình là chuẩn xác, còn những ai làm trái đi là không bình thường. Để minh

hoạ nhận định trên, Rosa, Green và House đã tiến hành thí nghiệm sau: ông

yêu cầu một số sinh viên đi bộ quanh sân trường đeo tấm bảng lớn quảng

cáo bánh sandwich: "Hãy ăn ở hiệu Foe". Các sinh viên có quyền từ chối

hoặc chấp nhận đề nghị này. Kết quả cho thấy số sinh viên nhận đeo bảng

quảng cáo có ý chê bai những người không tham gia quảng cáo, còn những

người từ chối lại dè bĩu những người kia đang làm một trò ngớ ngẩn.

Một trong những nhược điểm của con người khi qui gán nguyên nhân

hành vi là ảo tưởng rằng mình có khả năng kiểm soát được mọi yếu tố quyết

định thành công hay thất bại. Ví dụ như trò chơi sổ xố, người ta có cảm tưởng

rằng có nhiều cơ hội thắng cuộc nếu được tự do chọn vé số.

Chúng ta luôn cho rằng hãy có mặt đúng lúc, đúng nơi thì mọi việc sẽ

tốt đẹp. Nếu đạt được điều gì đó ta nói: "Hôm nay là ngày may mắn". Nếu thất

bại, ta thường nói: "Giá mà…" hoặc "Biết thế thì...", tất cả là do ta nhận định,

qui gán sai tình thế mà thôi.

Sự tri giác lẫn nhau rất khó chính xác. Tri giác vật thể có thể đo được

bằng cách so sánh với bản chất, đặc tính khách quan của chúng, còn trong tri

giác xã hội khó đo được độ chính xác của ấn tượng ban đầu.

Page 215: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Từ lâu các nhà tâm lý học xã hội đã tìm kiếm phương thức phát triển

khả năng tri giác xã hội của con người. Người ta tiến hành nhiều thí nghiệm

xem con người có khả năng hiểu được người khác hay không và đã rút ra

nhận định: 50% trả lời khẳng định là có, 50% trả lời là không thể hiểu đối

tượng xã hội một cách chuẩn xác. Kết quả cho thấy vấn đề vẫn chưa được

khẳng định. Mặc dù vậy, các nhà tâm lý học vẫn tìm cách để nâng cao độ

nhậy cảm tri giác lẫn nhau qua giao tiếp.

3. Định kiến xã hội

Định kiến xã hội và định khuôn xã hội là một trong các nhân tố quan

trọng tác động tới tri giác xã hội của chúng ta.

Định kiến xã hội là thái độ sẵn có về đối tượng, về một sự kiện xã hội

nào đó, thường thang hàm ý xấu. Ví dụ: một nhân viên sau hai ba lần đi làm

muộn dễ bị thành kiến là không nghiêm túc. Định kiến hình thành trong quá

trình xã hội hoá, qua sự giáo dục của từng gia đình, qua đặc thù của mỗi dân

tộc.

Thuật ngữ định khuôn xã hội do nhà bác học Mỹ Lippman đưa ra để nói

đến những biểu tượng bền vững được đơn giản hoá, khái quát hoá và sơ đồ

hoá mỗi khi nhìn nhận đối tượng mà thiếu hụt thông tin. Định khuôn là biểu

tượng xã hội của cá nhân trong cùng một nhóm. Tất cả thành viên của nhóm

đều có biểu tượng giống nhau về một đối tượng xã hội nào đó. Định khuôn xã

hội có thể mạng tính tích cực hoặc tiêu cực.

Trong tri giác xã hội, định khuôn xã hội biến thành định kiến xã hội khi

nó mang sắc thái tiêu cực. Định kiến xã hội được hiểu là thái độ của một cá

nhân trong từng nhóm xã hội, nó thường là tiêu cực đối với người khác, nhóm

khác trong quan hệ với nhau. Có nhiều loại định kiến xã hội khác nhau như

định kiến chủng tộc, giới tính, tôn giáo, giai cấp.

Trong những hoàn cảnh thiếu hụt thông tin, kinh nghiệm sống hạn chế,

định kiến xã hội giúp ta rút ngắn thời gian nhận thức, đưa ra một hình ảnh

giản ước về đối tượng.

Page 216: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Nghiên cứu quá trình hình thành định khuôn xã hội, nhiều tác giả nhận

định rằng định khuôn xuất hiện tương ứng với nhóm xã hội của cá nhân, tức

là tất cả thành viên trong nhóm đó sẽ có biểu tượng giống nhau như đúc về

đối tượng quan sát chung. Tajfel đã tiến hành thực nghiệm nghiên cứu mối

liên quan giữa định khuôn với nhóm qui chiếu. Ông chiếu cho các em học

sinh xem những bức tranh trừu tượng, phân bố lộn xộn. Sau đó, chia học sinh

thành hai nhóm riêng để thảo luận về bộ phim. Kết quả cho thấy, mỗi nhóm

hình thành ý kiến riêng của nhóm mình, cá nhân của nhóm nào thì mang quan

điểm của nhóm đó. Từng cá nhân riêng lẻ đưa ra nhận xét về hộ phim ít gay

gắt hơn khi họ đứng trong nhóm của mình. Ý kiến về bộ phim của các thành

viên trong cùng một nhóm bao giờ cũng giống nhau và người ta gọi đó là các

khuôn mẫu trong tri giác xã hội.

Định khuôn bao giờ cũng phát triển trong cùng bối cảnh xã hội, trong sự

đồng nhất hoá nhận thức của các thành viên trong nhóm. Khi nhận định về

một người nào đó, ta thường bị nhóm quy chiếu tác động vào nhận thức.

Định kiến xã hội được hình thành qua quá trình xã hội hoá ngay từ khi

đứa trẻ vừa sinh ra. Môi trường gia đình, đặc biệt là những khuôn mẫu sống

của bố mẹ là nguồn hiểu biết quan trọng nhất của đứa trẻ. Qua bố mẹ, đứa

trẻ hiểu, tiếp xúc với thế giới bên ngoài và có xu hướng lập lại những gì bố

mẹ trao cho. Trẻ con học cách ứng xử xã hội qua hoạt động thực tiễn, qua bắt

chước, quan sát, giao tiếp với người khác. Chúng tiếp thu thái độ và định kiến

của bố mẹ.

Định kiến gắn chặt với thái độ, cũng giống như thái độ, định kiến có thể

tiếp thu được và cũng có thể từ bỏ được. Nó gây ảnh hưởng tới hành vi vào

những thời điểm nhất định và có khả năng suy giảm vào thời điểm khác.

Trường học là cơ sở quan trọng hình thành định kiến. Nhiều định kiến

được hình thành từ những ảnh hưởng của sách vở, của nhóm bạn, của cuộc

sống đời thường. Trong quá trình sống, ảnh hưởng của các nhóm xã hội, thể

chế chính trị, bối cảnh xã hội làm cho các định kiến hoặc bền vững hơn hoặc

Page 217: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

bị xoá bỏ đi. Ví dụ như định kiến trọng nam khinh nữ của xã hội phong kiến

khó xoá bỏ ngay được.

Năm 1933, D.Katz và K.Braly đã làm thực nghiệm về định kiến dân tộc.

Các ông yêu cầu 100 sinh viên Prinazton (Mỹ) chọn những đặc tính đặc trưng

nhất cho mỗi dân tộc trong số 84 đặc tính. Nhận định của sinh viên khá đồng

nhất. Ví dụ: 78% sinh viên nói người Đức có tư duy khoa học, 53% sinh viên

nói người Italia có tính cách nghệ sĩ, 79% sinh viên cho rằng người Do Thái

khôn ngoan, người da đen mê tín và lười nhác. Hai ông nhận định rằng, định

kiến dân tộc như trên được xác lập trên cơ sở thiếu hụt giao tiếp giữa các

sinh viên với các đại diện dân tộc đó. Năm 1951 và năm 1967 hai ông lặp lại

thí nghiệm đó và thấy rằng, theo thời gian và những biến đổi xã hội, định kiến

trên cũng thay đổi. Chỉ còn 13% sinh viên (1967) nói người da đen mê tín,

26% nói họ lười nhác...

Những phân biệt đối xử về trình độ giáo dục, kinh tế, xã hội có thể dẫn

đến những hậu quả tâm lý sâu sắc. Định kiến chủng tộc có thể làm cho hình

ảnh nhân cách về chính mình bị thay đổi. Người ta đã tiến hành thử nghiệm

sau: Đưa hai con búp bê, một con da nhạt, một con da đen cho một nhóm trẻ

da đen, 2/3 trẻ thích con búp bê da nhạt. Các tác giả giải thích hiện tượng này

là hậu quả của việc khinh miệt người da đen, đứa trẻ da đen cũng chê con

búp bê da đen và qua sự miệt thị đó để đánh lạc hướng sự đánh giá về bản

thân mình. Định kiến với người da đen đã làm cho chính họ khinh ghét bản

thân họ.

Các định kiến về giới tính cũng được bàn nhiều. Theo điều tra 1000

người của Rosen - Kranks: phụ nữ bị quy là người nói dai, dịu dàng, quan

tâm tới bề ngoài, có nhu cầu được che chở. Còn đàn ông được coi là người

có tính độc lập, khách quan, tư duy lôgic, năng động, tự tin, nhiều tham vọng.

Chính những người phụ nữ cũng thấy những định kiến về đàn ông là có giá

trị, còn những định kiến về giới mình là tiêu cực.

Trong quá trình tri giác lẫn nhau, các định kiến có thể dẫn đến hai hậu

quả: thứ nhất, làm đơn giản hoá quá trình nhận thức người khác, ngăn cản

Page 218: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

việc hiểu biết người khác một cách chính xác. Thứ hai, các định kiến xã hội

thường dẫn đến thái độ khó chịu với đối tượng tri giác.

Ngoài ra các định kiến còn mang chức năng biện minh xã hội cho

những hành vi của cá nhân. Sherif đã tổ chức hoạt động vui chơi cho hai

nhóm con trai không quen biết nhau. Sau đó, tổ chức thi đấu các trò chơi cho

hai nhóm này. Tác giả nhận thấy sự khác biệt rõ rệt giữa hai nhóm. Nhóm nào

cũng tự cho mình giỏi hơn, trội hơn nhóm kia, và cả hai đều coi thường nhau.

Theo tác giả, chính trong mỗi nhóm đã hình thành những định khuôn làm

chuẩn cho hành vi của nhóm đó, nó mang chức năng biện minh, dự báo các

xung đột hành vi của chúng.

Thái độ của các thành viên trong nhóm bảo vệ những quan điểm của

nhóm mình, sẵn sàng đối lập, trừng phạt bất cứ thành viên nào có thái độ

ngược lại, không tuân theo ý chung của nhóm. Dưới tác động của định khuôn

xã hội, tri giác của ta có thể đúng nhưng cũng có thể sai, không thể dựa vào

đó để làm cơ sở định hướng cuộc sống cho cá nhân.

Trên đây là các yếu tố tác động tới quá trình hiểu biết, tri giác lẫn nhau

giữa các cá nhân, các nhóm xã hội như: ấn tượng ban đầu, sự qui gán tìm

nguyên nhân hành vi, định kiến xã hội. Chúng làm cho tri giác xã hội đã mang

tính chủ quan lai càng thiếu khách quan hơn. Vấn đề là phải tìm cách nâng

cao khả năng nhận biết nhau của con người để họ ứng xử thích hợp nhất

trong mỗi hoàn cảnh cụ thể.

Để nâng cao khả năng tri giác xã hội, các nhà tâm lý học đưa ra mô

hình rèn luyện tri giác xã hội thông qua nhóm luyện tập tâm lý xã hội.

Nhóm trị liệu tri giác là một trong những loại nhóm luyện tập tâm lý xã

hội. Mục đích của nó là phát triển năng lực nhận thức đầy đủ và hợp lý về bản

thân và người khác, cũng như về các mối quan hệ xã hội trong quá trình giao

tiếp của họ. Nhóm trị liệu tuy thường từ 7 đến 15 người, thời gian trị liệu

khoảng vài ngày đến vài tháng. Có thể tiến hành hàng ngày hoặc từ 1 đến 3

lần một tuần. Mỗi buổi trị liệu có thể kéo dài từ 1,5 tiếng đến 3 tiếng.

Page 219: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Trong nhóm trị liệu, các thành viên tranh luận, trò chuyện theo nguyên

tắc: "Ở đây, bây giờ" chứ không theo chủ đề chính. Quan hệ giữa người trị

liệu với đối tượng là tin cậy và đồng cảm. Đối tượng cảm thấy mình được tiếp

nhận, được hiểu, được đề cao như một nhân cách. Trong nhóm trị liệu, từng

cá nhân suy ngẫm lại những hình ảnh đã có về bản thân và về những người

khác để cuối cùng đi đến tự hoàn thiện. Trong buổi tập, từng người được

nghe người khác nhận xét về mình, ấn tượng, thái độ của họ về mình như thế

nào. Nhà tâm lý hướng dẫn, tổ chức tiến hành luyện tập nhằm mục đích tăng

độ chú ý của người tri giác, tập nhìn nhận bản thân từ con mắt của người

khác, tập so sánh suy nghĩ, nhận xét của người khác về mình với suy nghĩ

của bản thân.

Các nhóm trị liệu kiểu này gắn với các trường phái như phân tâm học,

thuyết hành vi và thuyết nhân đạo... R. Roger - một trong những người trị liệu

nổi tiếng đưa ra một số nguyên tắc cơ bản trong trị liệu. Theo ông, tri giác xã

hội của cá nhân sẽ quyết định hành vi xã hội của người đó, người đó ứng xử

với thực tiễn theo những biểu tượng xã hội thu nhận được. Nếu tri giác xã hội

thay đổi thì hành vi cũng thay đổi theo. Con người luôn có tham vọng tự tích

cực hoà mình, tự hoàn thiện mình. Trong nhóm luyện tập cần giảm tối đa

hành vi tự vệ, tăng lòng tôn trọng với bản thân.

Tri giác xã hội là quá trình nhận thức đối tượng giao tiếp bằng con

đường cảm tính chủ quan như qua các giác quan (thị giác, thính giác...), qua

các cảm giác chủ quan (tâm thế, ấn tượng...), bằng kinh nghiệm của bản

thân. Như vậy, kết quả tri giác xã hội bị nhiều yếu tố chi phối như ấn tượng

ban đầu, sự quy gán hành vi, các định kiến, định khuôn khác nhau trong mỗi

nền văn hoá, mỗi cộng đồng dân tộc. Những nguyên tắc ảnh hưởng này luôn

chi phối quá trình tri giác xã hội đời thường, nên dẫn đến chủ quan, thiếu

chính xác.

Trong nhận thức khoa học, để có được tri thức chính xác, cần gạt bỏ

sự tri giác mang tính chủ quan ấn tượng ban đầu về diện mạo bên ngoài,

cách ăn mặc để lại nhiều ảnh hưởng trong giao tiếp sau đó. Theo kinh nghiệm

Page 220: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

sống, con người thường tin vào tính chính xác trong linh cảm, tri giác của

mình. Với quan hệ mật thiết sau thời gian sống gần nhau, sự hiểu biết lẫn

nhau diễn ra dễ dàng hơn. Mọi qui gán nguyên nhân cũng chính xác hơn, vì

họ đã hiểu động cơ, mục đích hành động của nhau.

Nghiên cứu tri giác xã hội là một lĩnh vực mới, đã phát triển ở các nước

tiên tiến. Ở Việt Nam, vấn đề này chưa được quan tâm nhiều. Vì vậy, việc tiến

hành nghiên cứu cụ thể bằng các thực nghiệm cơ bản và khoa học về các

đặc điểm tri giác xã hội của người Việt Nam là một trong những nhiệm vụ

quan trọng của ngành tâm lý học nước ta hiện nay.

Chương 2. NHU CẦU XÃ HỘI1. Khái niệm

Các công trình nghiên cứu về con người đã đi đến một nhận định là

nhu cầu là một trong những nguồn gốc nội tại sinh ra tính tích cực của con

người. Đó là một trạng thái tâm lý xuất hiện khi cá nhân cảm thấy cần phải có

những điều kiện nhất định để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mình.

Trạng thái tâm lý đó kích thích con người hoạt động nhằm đạt được những

điều mình mong muốn. Nếu tâm lý học đại cương tìm hiểu các nhu cầu cá

nhân của con người thì tâm lý học xã hội lại quan tâm nhiều hơn đến các nhu

cầu mang tính xã hội. Hay nói cách khác, đó là nhu cầu của nhóm.

Nói đến nhu cầu xã hội là nói đến nhu cầu của những nhóm xã hội nhất

định. Đó có thể là nhóm bạn bè, nhóm học sinh cùng trường, tổ chức doanh

nghiệp hay nhóm dân tộc v.v…. Vì vậy khác với nhu cầu của các cá nhân

riêng lẻ, chủ thể của nhu cầu xã hội là một nhóm người như một chỉnh thể

thống nhất. Đây là một đặc điểm nổi bật, nó quy định những đặc điểm khác

của nhu cầu xã hội. Lẽ đương nhiên nói như thế không có nghĩa là nhu cầu

xã hội là một trạng thái tâm lý của một cái gì đó vô hình. Đó cũng là một trạng

thái tâm lý của những con người cụ thể. Song mỗi thành viên của nhóm là

chủ thể ccủa ác nhu cầu của bản thân khi anh ta xuất hiện như một đại diện

Page 221: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

của nhóm mình. Nếu trong những khoảnh khắc nhất định cá nhân không ý

thức được những điều đó thì anh ta chỉ có thể là chủ thể của những nhu cầu

của tiếng anh ta. Nói cách khác, nhu cầu xã hội là trạng thái tâm lý tồn tại ở

những con người cụ thể đã đồng nhất bản thân mình với nhóm mà anh ta là

thành viên. Trạng thái tâm lý này xuất hiện khi các thành viên của nhóm cảm

thấy cần phải có những điều kiện vật chất hay tinh thần nào đó để nhóm có

thể tồn tại và phát triển. Như vậy là nhu cầu xã hội chỉ xuất hiện khi nhóm đã

hình thành.

Về mặt nội dung nhu cầu xã hội không hoàn toàn trùng khớp với nhu

cầu của các thành viên tạo thành nhóm. Trước khi gia nhập nhóm và cả khi

đã là thành viên của một nhóm cụ thể nào đó mỗi cá nhân đã có rất nhiều loại

nhu cầu trong cuộc sống thường nhật của anh ta như nhu cầu ăn, mặc, ở,

các nhu cầu sinh hoạt khác, nhu cầu tinh thần, thẩm mỹ, nhu cầu đạo đức,...

Mỗi người đều có các loại nhu cầu đó với những đòi hỏi mức độ đáp ứng

khác nhau tuỳ thuộc vào những điều kiện khách quan cụ thể và mức độ phát

triển chủ quan ở mỗi người. Nhu cầu xã hội không phải là tổng cộng tất cả

các loại nhu cầu đó của mỗi thành viên. Mỗi nhóm hay mỗi xã hội khi đã hình

thành đều có những mưu cầu lợi ích cho sự phát triển không ngừng của nó,

cũng tức là mưu cầu lợi ích cho những thành viên tạo ra nhóm, tạo nên xã

hội. Do đó nếu xét ở bình diện chung nhất, khái quát nhất thì nhóm và các

thành viên của nó đều có nhu cầu chung là không ngừng nâng cao khả năng

thoả mãn những đòi hỏi của mỗi cá nhân. Song nếu xem xét những nhu cầu

cụ thể thì thấy rằng ở mức độ lý tưởng nhất nhu cầu xã hội cũng chỉ có thể

trùng hợp với một vài nhu cầu nào đó trong hệ thống nhu cầu của các thành

viên. Chẳng hạn đối với một nhóm thợ săn thú rừng thì nhu cầu của cả nhóm

có thể thể hiện trong những hành động tìm kiếm thịt thú rừng hay giải trí tinh

thần nhờ cuộc đi săn. Nhu cầu này của cả nhóm có thể trùng với một nhu cầu

nào đó trong hệ thống nhu cầu của mỗi thành viên như nhu cầu về thịt thú để

ăn hay nhu cầu giải trí, trao đổi tình cảm của mỗi cá nhân. Nhưng ngoài

những nhu cầu nêu trên mỗi thành viên còn có những nhu cầu khác mà cả

nhóm với tư cách là một thể thống nhất trọn vẹn không thấy cấp thiết và

Page 222: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

không quan tâm đến. Trong khi đó khi nhóm được hình thành như là một sự

thể hiện trong thực tiễn những mối quan hệ nhất định giữa các thành viên thì

sẽ xuất hiện những đòi hỏi, những yêu cầu mới mà đối với mỗi cá nhân với tư

cách là một cá thể độc lập, riêng rẽ tương đối, những vấn đề đó không nổi

lên. Chẳng hạn sẽ xuất hiện nhu cầu về sự phân chia công bằng những thành

quả mà cả nhóm thợ săn đã đạt được. Như vậy, trong trường hợp này giữa

nhu cầu cá nhân và nhu cầu xã hội chỉ có một phần trùng khớp lên nhau. Mối

tương quan đó có thể được biểu thị bằng hình vẽ sau:

Tuy nhiên trong thực tế cuộc sống mối quan hệ giữa nhu cầu xã hội và

nhu cầu cá nhân rất đa dạng. Trong nhiều trường hợp nhu cầu xã hội về một

cái gì đó có thể đã hình thành và phát triển, tính cấp thiết trong việc thoả mãn

nhu cầu đó ngày càng nổi rõ ở các nhóm xã hội, nhưng ở một số cá nhân

riêng lẻ những biểu hiện đó chưa bộc lộ. Hiện tượng này được quy định trước

hết bởi sự hình thành và phát triển nhu cầu xã hội và nhu cầu cá nhân, cũng

như sự nảy sinh nhu cầu ở những cá nhân khác nhau chịu sự tác động của

những yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau. Lấy ví dụ đối với xã hội

hiện nay nhu cầu về bảo vệ môi trường sống là một nhu cầu vô cùng cấp

thiết. Song một số cá nhân riêng lẻ lại chưa ý thức được điều này. Có thể một

phần do khả năng thoả mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần tối thiểu

trong cuộc sống ở những người này còn quá thấp nên nhu cầu cao hơn chưa

có điều kiện phát triển. Phần khác là bản thân cuộc sống thực tiễn chưa tạo ra

được những thay đổi trong nhận thức ở họ, chưa làm cho họ hiểu được rằng

môi trường sống của toàn xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của

mỗi cá nhân như thế nào. Trong những trường hợp này sự phát triển của nhu

cầu xã hội và những hoạt động mà nhóm, xã hội thực hiện nhằm đáp ứng

Nhu cauca nhan

Nhu cau xa hoi

Page 223: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

những nhu cầu đó có tác dụng lôi kéo, kích thích sự phát triển nhu cầu cá

nhân, làm cho nó phù hợp với mức độ phát triền chung của nhóm, của xã hội.

Cũng như nhu cầu cá nhân, nhu cầu xã hội có tính lịch sử cụ thể. Đặc

điểm phát triển của chúng chịu sự quy định của những điều kiện kinh tế xã

hội. Đó là trình độ phát triển kinh tế của cả nước, là đặc điểm tâm lý đặc trưng

cho cả dân tộc, là các kênh giao lưu kinh tế - văn hoá với các dân tộc khác

v.v... Song nếu như nhu cầu của mỗi con người cụ thể phát triển phụ thuộc cả

vào những đặc điểm tâm sinh lý chủ quan của anh ta thì nhu cầu xã hội lại

phụ thuộc vào sự phát triển nội tại của nhóm, của xã hội như một thể thống

nhất. Nhóm, xã hội càng phát triển, nhu cầu xã hội càng đa dạng. Trong mỗi

giai đoạn phát triển cao hơn của nhóm, của xã hội không những xuất hiện

những nhu cầu mới, mà những nhu cầu hình thành trước đây cũng mang

những nội dung khác trước bởi khả năng đáp ứng chúng đã trở nên phong

phú hơn, đa dạng hơn cùng với lịch sử nhu cầu xã hội phát triển không

ngừng, không có giới hạn.

2. Phần loại nhu cầu xã hội

Nhu cầu xã hội của các nhóm muôn màu muôn vẻ có thể phân thành

những nhu cầu vật chất và những nhu cầu tinh thần.

2.1. Nhu cầu vật chất

Nhu cầu vật chất là những đòi hỏi về các điều kiện vật chất cần thiết để

các nhóm xã hội có thể tiến hành các hoạt động của mình nhằm đảm bảo sự

tồn tại và phát triển của nhóm; chẳng hạn một cơ sở sản xuất vải cần nhà

xưởng, máy móc, nguyên vật liệu bông sợi, v.v…. để có thể tiến hành hoạt

động sản xuất kinh doanh có lãi. Một câu lạc bộ thanh niên cần trụ sở để họp

hành hay vui chơi giải trí cùng nhau. Một dân tộc bao giờ cũng cần một phạm

vi lãnh thổ để có thể sinh sống và bảo vệ chủ quyền của mình, cần các của

cải vật chất đáp ứng những đòi hỏi thiết yếu nhất trong cuộc sống hàng ngày

của các thành viên như ăn, mặc và có thể tiến hành được các hoạt động

chung của xã hội. Nhu cầu xã hội về vật chất rất đa dạng và vô cùng quan

trọng đối với sự phát triển của các nhóm. Tuy nhiên, khi xét về nhu cầu của

Page 224: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

cá nhân chúng ta thấy nhu cầu vật chất bao giờ cũng là cái có trước và luôn

tồn tại, chúng làm nền tảng cho hoạt động sống của mỗi người. Song đối với

các nhóm tình hình không phải hoàn toàn như vậy. Không phải đối với tất cả

các nhóm xã hội vấn đề vật chất cũng được đặt ra và cũng trở nên cấp thiết.

Điều này đặc biệt rõ đối với nhiều nhóm không chính thức. Lấy ví dụ một

nhóm bạn bè đồng học. Nhóm có nhu cầu chung là hàng năm các thành viên

gặp gỡ, giao tiếp với nhau vào một ngày nhất định. Tất nhiên để có thể tiến

hành được việc này nhóm cũng cần một địa điểm, chẳng hạn một căn phòng

nào đó hay một không gian thiên nhiên để đi pícníc. Thông thường những đòi

hỏi như vậy luôn được đáp ứng một cách dễ dàng và bằng nhiều cách khác

nhau, có thể thay thế nhau. Do đó nó không được đặt ra như một nhu cầu,

không có tác dụng như một động lực thúc đẩy mọi hành vi và ứng xử của cả

nhóm. Đối với nhóm bạn bè đồng học, nhu cầu đầu tiên và bức thiết - đó là

nhu cầu tinh thần - nhu cầu giao tiếp trao đổi tình cảm. Về thực chất nhu cầu

tinh thần này cũng đã nảy sinh và phát triển dựa trên cơ sở thoả mãn những

nhu cầu vật chất nhất định nào đó. Song những nhu cầu vật chất này không

phải là của nhóm với tư cách là một tổng thể trọn vẹn mà là của các cá nhân

tạo thành nhóm. Như vậy là trong mối quan hệ giữa nhu cầu xã hội và nhu

cầu cá nhân chúng ta thấy rằng nhu cầu xã hội có thể kích thích, thúc đẩy và

định hướng sự phát triển của nhu cầu cá nhân, còn nhu cầu cá nhân lại nuôi

dưỡng nhu cầu xã hội.

2.2. Nhu cầu tinh thần

Nhu cầu tinh thần của các nhóm xã hội nảy sinh và phát triển trên cơ sở

những nhu cầu vật chất hoặc của nhóm hoặc của các cá nhân tạo thành

nhóm đã được đáp ứng ở một mức độ nhất định. Đó là những đòi hỏi về các

điều kiện tinh thần đảm bảo cho nhóm có thể tồn tại và phát triển bên cạnh

các nhóm khác. Trong quá trình phát triển của lịch sử loài người, nhu cầu tinh

thần của các nhóm xã hội rất đa dạng và ngày càng phong phú, chúng phát

triển theo hướng không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của con

người. Do đó khó có thể liệt kê hết những nhu cầu tinh thần của các nhóm xã

Page 225: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

hội. Trong giai đoạn hiện nay có thể kể ra một số nhu cầu cơ bản và bao trùm

nhất sau đây:

2.2.1. Nhu cầu về tự do, tự chủ trong các hoạt động của nhóm

Các nhóm khi đã hình thành bao giờ cũng có những nhu cầu nhất định

và để có thể thoả mãn các nhu cầu đó các nhóm đòi hỏi được tự do, tự chủ

tiến hành các hoạt động của mình. Vì đối tượng của chúng ta nói đến ở đây là

các nhóm xã hội nên ý nghĩa của khái niệm tự do chỉ là tương đối. Nó bao

gồm những nội dung chủ yếu sau:

- Nhóm có quyền lựa chọn hướng hoạt động cũng như hướng phát

triển chính động của nhóm. Không chịu sự áp đặt, ép buộc dưới bất

kỳ hình thức nào.

- Nhóm chịu trách nhiệm hoàn toàn trước những hoạt động của mình.

- Đòi hỏi tự do trong sự tôn trọng các đối tượng xã hội khác.

Nhu cầu tự do, tự chủ là một nhu cầu bức thiết của mỗi thành viên

trong nhóm, đồng thời thể hiện xu hướng luôn tự khẳng định nhóm của mình

như một chủ thể thống nhất, tích cực bên cạnh các nhóm xã hội khác. Vì vậy

khi khả năng đáp ứng nhu cầu đó bị cản trở hay bị đe doạ thì ở nhóm dễ nảy

sinh những phản ứng với những mức độ khác nhau. Đó có thể là những phản

ứng tâm lý đơn thuần song cũng có thể là những hành động phản kháng

mạnh mẽ trong thực tiễn gây ra những xung đột, mâu thuẫn có hậu quả khó

lường trước.

2.2.2 Nhu cầu về công bằng xã hội

Để có thể tồn tại và phát triển, các nhóm xã hội đòi hỏi phải được đối

xử công bằng như những nhóm xã hội khác, đồng thời lại phải tự xây dựng

được một hệ thống quan hệ công bằng giữa các cá nhân trong nhóm. Nhu

cầu này được thể hiện trong những đòi hỏi về phân chia quyền lợi và nghĩa

vụ cụ thể đối với những vấn đề cần giải quyết giữa các nhóm cũng như giữa

các thành viên trong nhóm.

Page 226: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Chừng nào còn có những đối xử không công bằng giữa các cá nhân

trong một nhóm cũng như giữa các nhóm xã hội khác nhau, chừng đó còn

nảy sinh những trạng thái ức chế trong tâm lý cá nhân cũng như trong tâm lý

nhóm, và điều đó tất sẽ có những tác động không tốt đến quá trình phát triển

nhóm.

2.2.3. Nhu cầu về an toàn xã hội

Đó là đòi hỏi về môi trường xã hội lành mạnh, tạo ra được không khí

tâm lý an toàn, yên bình ở các nhóm khi tiến hành các hoạt động của mình.

Trong giai đoạn hiện nay an toàn xã hội đang là một nhu cầu cấp thiết của

cuộc sống. Tình trạng thiếu an toàn xã hội trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống

có thể sẽ phá huỷ và làm thui chột nhiều giá trị văn hoá - tinh thần mà xã hội

loài người đã xây dựng được.

2.2.4. Nhu cầu giao tiếp

Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình các nhóm xã hội luôn có

nhu cầu phát triển giao tiếp không chỉ giữa các thành viên trong nhóm mà còn

với các nhóm xã hội khác như một chủ thể thống nhất trọn vẹn.

Hệ thống giao tiếp trong phạm vi nhóm làm cho các thành viên hiểu rõ

nhau hơn và nắm bắt được những nhu cầu cũng như mục đích hoạt động của

nhóm tốt hơn. Do đó nó giúp củng cố tính đoàn kết trong nhóm.

Hệ thống giao tiếp giữa các nhóm làm cho nhóm có được những thông

tin về cuộc sống xã hội xung quanh, hiểu được vị trí của nhóm giữa cộng

đồng và do đó góp phần vào việc điều chỉnh các hoạt động trong nhóm.

3. Quá trình hình thành nhu cầu xã hội

Từ trước tới nay quá trình hình thành nhu cầu của các nhóm xã hội

chưa được các nhà tâm lý học quan tâm tới, về lĩnh vực này hầu như mới chỉ

có các công trình nghiên cứu khẳng định: cũng như nhu cầu cá nhân, sự nảy

sinh và phát triển nhu cầu xã hội gắn bó chặt chẽ với hoạt động của các nhóm

như một thể thống nhất. Hoạt động của nhóm càng đa dạng thì cũng có nhiều

cơ hội nảy sinh những nhu cầu mới.

Page 227: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Chúng ta biết rằng thực tế hoạt động của nhóm được hiện thực hoá

trong hoạt động của các thành viên của nhóm. Mỗi thành viên khi tiến hành

các hoạt động của nhóm vừa với tư cách là một cá nhân, vừa với tư cách là

đại diện của nhóm đã nảy sinh nhiều nhu cầu mới. Những nhu cầu cần thiết

cho sự tồn tại và phát triển của cả nhóm như một cấu trúc thống nhất, trọn

vẹn được coi là nhu cầu của nhóm. Một vấn đề đặt ra là bằng cách nào đã

nảy sinh một trạng thái tâm lý của cả nhóm như một thể thống nhất, trọn vẹn.

Như một cấu trúc liên kết nhiều cá nhân (khác với trạng thái tâm lý của một cá

nhân) thể hiện đòi hỏi của cả nhóm về một đối tượng vật chất hay tinh thần

nhất định? Đó là một vấn đề cần được nghiên cứu.

Nếu như nhìn nhận trạng thái tâm lý của cả nhóm thể hiện nhu cầu của

nhóm về một đối tượng nhất định như là sự biểu hiện của quá trình đồng cảm

của các thành viên về sự cần thiết cua đối tượng thì có thể thấy hai con

đường hình thành nhu cầu xã hội như sau:

3.1. Khi các thành viên của nhóm cùng có một vài nhu cầu giống nhau

và nhóm được hình thành và tồn tại như là phương tiện để đáp ứng những

nhu cầu đó thì những nhu cầu cá nhân ban đầu sẽ trở thành những nhu cầu

của cả nhóm và định hướng hoạt động của cả nhóm.

3.2. Có thể có những đối tượng (vật chất hay tinh thần) thật sự cần thiết

cho sự tồn tại và phát triển của một nhóm nhất định, song cho có một vài

thành viên của nhóm ý thức được điều đó. Những thành viên này thường là

những người tiên phong nắm bắt nhanh nhạy những thay đổi của cuộc sống,

đón trước được xu hướng phát triển của nhóm. Tuy nhiên sự cảm nhận về sự

cần thiết của đối tượng đối với nhóm ở những thành viên này chưa được coi

là sự biểu hiện nhu cầu của nhóm khi nó chưa tạo ra được quá trình đồng

cảm nhận ở đa số các thành viên. Để có được điều này cần phải có thời gian

để tuyên truyền, vận động, tác động vào nhận thức của các thành viên trong

nhóm.

Nghiên cứu quá trình tạo ra được sự đồng cảm nhận đó là một việc vô

cùng cần thiết.

Page 228: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Chương 3. TÌNH CẢM XÃ HỘI

I. KHÁI NIỆM CHUNGTrong quan hệ với thế giới khách quan, con người không chỉ nhận thức

thế giới đó, mà còn tỏ thái độ của mình đối với nó. Những hiện tượng tâm lý

biểu thị thái độ chủ quan của cá nhân đối với người khác, sự vật hay hiện

tượng khách quan được gọi là tình cảm. Đời sống tình cảm của con người rất

phong phú và phức tạp, được thể hiện ở nhiều hình thức, nhiều mức độ khác

nhau, có ảnh hưởng đến các quá trình và hoạt động tâm lý của con người.

Con người ngay từ khi sinh ra đã là thành viên của một nhóm nhỏ - gia

đình. Trong quá trình sống và hoạt động con người chẳng hạn như gia đình,

lớp học, tập thể đồng nghiệp, v.v…. Ở đó mọi người có những hoạt động

chung, những nhu cầu, những lợi ích chung... và cũng thường tỏ thái độ

chung đối với những đối tượng có liên quan đến những cá chung kể trên.

Những hiện tượng tâm lý biểu thị thái độ chung của một nhóm người được

gọi là xúc cảm và tỉnh cảm xã hội. Khác với xúc cảm, tình cảm xã hội là hiện

tượng xã hội tương đối bền vững và thường nảy sinh ở một tập hợp người có

tổ chức. Tình cảm xã hội là sự khái quát hoá những cảm xúc nhiều màu vẻ

của nhóm, của tập thể đối với những mặt khác nhau của đời sống xã hội. Nó

được hình thành trong quá trình sống, hoạt động trong tập thể, được thử

thách và củng cố qua những tác động của những sự cố, sự kiện bên ngoài

cũng như sự tác động lẫn nhau trong nhóm, trong tập thể. Chẳng hạn như

tình cảm yêu nước của cả dân tộc có nguồn gốc từ thời kỳ đầu đựng nước,

nó được củng cố và giữ vững qua mấy ngàn năm lịch sử. Hoàn cảnh kinh tế

và chính trị, tư tưởng và văn hoá, lịch sử đấu tranh và lao động của mỗi dân

tộc đều có ảnh hưởng đến sự hình thành tình cảm.

Tình cảm rất phong phú và phức tạp. Nó được hình thành từ những xúc

cảm cùng loại đã được đồng hình hoá, khái quát hoá để rồi lại được thể hiện

qua các cảm xúc. Nói cách khác, cảm xúc là cơ sở và là hình thức biểu hiện

của tình cảm. Cảm xúc buồn rầu khi xa quê hương, lo lắng khi Tổ quốc gặp

Page 229: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

khó khăn, vui mừng khi đất nước đạt nhiều thắng lợi đều là những biểu hiện

của tình yêu nước. Tình yêu nước thúc đẩy mọi người ra sức xây dựng và

bảo vệ đất nước.

Tình cảm có vai trò to lớn trong đời sống của cá nhân cũng như của tập

thể. Nó tạo nên một sức mạnh tinh thần thúc đẩy hoạt động. Không có tình

cảm thì không có một hoạt động nào có hiệu suất cao, không có sự sáng tạo,

và càng không thể có những hành động anh dũng hy sinh để bảo vệ tổ quốc.

Tình cảm xã hội thống nhất thái độ của mọi cá nhân trong nhóm đối với hiện

thực tạo nên một sức mạnh tinh thần của những hoạt động không phải cấp số

cộng mà là cấp số nhân.

Tình cảm con người có liên quan mật thiết với nhận thức. Đó là mối

quan hệ hai chiều: tình cảm có ảnh hưởng đến nhận thức, ngược lại, nhận

thức là cơ sở của tình cảm. Trước hết, con người thường hướng nhận thức

của mình vào những đối tượng mà họ có tình cảm. Tình cảm đóng vai trò như

là một nhân tố kích thích, một động cơ thúc đẩy nhận thức. Những sáng tạo

khoa học, sáng tạo nghệ thuật, những sản phẩm mới không chỉ là kết quả của

quá trình nhận thức đơn thuần mà thiếu những cảm xúc, thiếu sự say mê của

chủ thể nhận thức đối với đối tượng.

Tuy nhiên, trong quan hệ đối với đối tượng, tình cảm luôn luôn mang

sắc thái chủ quan của cá nhân. Dựa vào tình cảm, người ta thường gán cho

đối tượng những thuộc tính mà có thể đối tượng không có, tạo nên sự nhận

thức sai lệch về đối tượng. “Yêu nên tốt, ghét nên xấu”, đó là lời tổng kết có

tính chất dân gian về ảnh hưởng của tình cảm đối với nhận thức.

Trong sự tác động tương hỗ giữa nhóm và cá nhân, tình cảm xã hội có

vai trò điều chỉnh tính chất chủ quan của những cá nhân trong nhóm. Trong

trường hợp tính chất chủ quan này lại thuộc về nhóm, về tập thể thì với tác

động mạnh mẽ của nó, tình cảm xã hội tạo nên hàng rào tâm lý cản trở sự

nhận thức chính xác của mỗi cá nhân trong nhóm về đối tượng, có thể tạo

nên những hành động phi lý, cực đoan, cuồng tín mù quáng tuỳ theo mức độ

của tình cảm xã hội ấy. Những hành động của bọn phân biệt chủng tộc, bọn

Page 230: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

phát xít cũ và mới, các phái cực đoan trong tôn giáo xuất phát từ những tình

cảm xã hội thù quáng, phi lý là những dẫn chứng cụ thể.

Những tình cảm đúng đắn luôn luôn dựa trên sự nhận thức đúng đắn

về sự vật và hiện tượng trong hiện thực. Sự thống nhất nhận thức về đối

tượng của nhóm, của tập thể có ý nghĩa quan trọng đối với sự hình thành tình

cảm xã hội. Vì vậy, để xây dựng tình cảm xã hội phải kết hợp với giáo dục

nhận thức cho mọi người về đối tượng mà nhóm, tập thể muốn tình cảm

hướng tới.

Tình cảm nồng nhiệt luôn luôn phải đi cùng với lý trí sáng suốt để định

hướng cho hoạt động của con người cũng như giúp cho hoạt động ấy thành

công.

II. PHÂN LOẠI TÌNH CẢM XÃ HỘIDựa vào nội dung thể hiện, người ta phân tình cảm ra các nhóm chính

sau:

- Tình cảm đạo đức

- Tính cảm trí tuệ

- Tình cảm thẩm mỹ

1. Tình cảm đạo đức

Tình cảm đạo đức là một trong những tình cảm xã hội quan trọng của

con người, bởi lẽ, các chuẩn mực đạo đức có vai trò to là trong việc định

hướng và điều chỉnh hành vi của con người.

Trong quá trình thực hiện các chuẩn mực đạo đức, giữa các cá nhân

nảy sinh những cụm xúc nhất định. Những cảm xúc ấy là tình cảm đạo đức.

Khác với tình cảm đạo đức của cá nhân, tình cảm đạo đức với tư cách là một

loại tình cảm xã hội là trạng thái tình cảm của một nhóm xã hội đến một đối

tượng nào đó (cá nhân, nhóm xã hội khác hay một hiện tượng của thế giới

Page 231: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

khách quan...). Chẳng hạn, tinh thần yêu nước, lòng nhân đạo, lòng tự vọng,

ý thức danh dự... của một nhóm xã hội hay một dân tộc.

Đạo đức mang tính giai cấp, bởi mỗi giai cấp đều có những chuẩn mực

đạo đức riêng của mình. Tất nhiên, ở đây chúng ta không phủ nhận những

chuẩn mực đạo đức mang tính nhân loại, nó tồn tại trong thời kỳ lịch sử lâu

dài.

Mỗi tập thể đã hình thành đều có những tình cảm đạo đức nhất định

đặc trưng cho tập thể đó. Những tình cảm này chi phối, điều chỉnh hành vi

ứng xử của mỗi người cho phù hợp với những chuẩn mực của nhóm, của tập

thể. Đó là ý thức giữ gìn danh dự chung, lòng tự hào về nhóm, tình bạn, tình

đồng chí, v.v… Nếu không có những tình cảm đạo đức thì không thề tồn tại

một tập thể thực sự. Đạo đức của nhóm luôn mang ý nghĩa tích cực đối với

chính nhóm đó. Tuy nhiên, xét trong quan hệ liên nhóm, có những tình cảm

đạo đức của nhóm mang yếu tố tiêu cực như bản vị, cục bộ địa phương chủ

nghĩa...

2. Tình cảm trí tuệ

Tình cảm trí tuệ là những tình cảm nảy sinh trong hoạt động trí óc, nó

liên quan đến quá trình nhận thức và sáng tạo, đến sự thoả mãn hay không

thoả mãn nhu cầu nhận thức của con người.

Tình cảm trí tuệ biểu hiện thái độ của con người đối với các ý nghĩ, tư

tưởng, các quá trình và kết quả hoạt động trí tuệ. Tình cảm trí tuệ bao gồm:

sự ham hiểu biết, sự ngạc nhiên, sự hoài nghi, sự tin tưởng, sự hài lòng...

Một đặc tính của con người là ham hiểu biết, thích khám phá những

hiện tượng của tự nhiên và xã hội, họ luôn luôn dựa vào hoạt động trí tuệ của

mình để tìm cách giải thích các hiện tượng đó, đồng thời biểu lộ rõ nguyện

vọng muốn nhận thức thể giới và sử dụng các sức mạnh của tự nhiên để

phục vụ xã hội loài người. Thông qua quá trình đó, nhận thức, hiểu biết của

con người về thế giới ngày một nhiều hơn. Khát vọng làm chủ thế giới và sử

dụng các phát hiện của mình để phục vụ nhu cầu bản thân đã được phản ánh

Page 232: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

trong các truyền thuyết và cổ tích. Nhiều điều trước đây chỉ là dự đoán thì

ngày nay con người đã nhận thức được giải thích một cách khoa học và sử

dụng nó trong cuộc sống. Khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng như

hiện nay là một dẫn chứng hùng hồn cho tình cảm trí tuệ của con người. Họ

luôn tìm tòi, sáng tạo để phát minh ra cái mới nhằm khám phá và chinh phục

tự nhiên, xã hội.

Tình cảm nhận thức của nhóm, của tập thể thường biểu hiện ở tinh

thần học hỏi lẫn nhau, có thái độ khâm phục đối với những người có trí tuệ

thông minh, có tri thức phong phú, có thái độ hoan nghênh cổ vũ cá nhân học

tập.

3. Tình cảm thẩm mỹ

Tình cảm thẩm mỹ là những tình cảm có liên quan tới nhu cầu thẩm

mỹ, nhu cầu về cái đẹp. Tình cảm thẩm mỹ thể hiện ở thái độ và cảm xúc tích

cực nảy sinh trong quá trình cảm thụ cái đẹp cũng như có thái độ và cảm xúc

ngược lại đối với những gì đối lập với cái đẹp, nghĩa là cái xấu.

Tỉnh cảm thẩm mỹ được hình thành và thể nghiệm trong quá trình tiếp

xúc với cái đẹp của thiên nhiên, của đời sống xã hội và trong nghệ thuật. Chỉ

có con người mới biết cảm nhận cái đẹp, có tỉnh yêu cái đẹp và biết sáng tạo

nên cái đẹp. Tất cả được hình thành rất sớm, ngay từ buổi bình minh của loài

người. Những bức bích hoạ, những đồ trang sức đã chứng minh cho điều đó.

Để phát triển được tình cảm thẩm mỹ, con người cần được nâng cao về trình

độ nhận thức thẩm mỹ, hiểu được bản chất cái đẹp, qui luật của cái đẹp,

những hình thức hiểu hiện cái đẹp của từng loại hình nghệ thuật... Tình cảm

thẩm mỹ càng phát triển, người ta càng phản ánh được hiện thực một cách

sâu sắc hơn.

Ngệ thuật thời cổ đại đã chứng tỏ sự bay bổng rất cao của tình cảm

thẩm mỹ và sự sáng tạo nghệ thuật. Thời kỳ phục hưng là cao trào mới của

thiên tài nghệ thuật. Ngày nay con người bước vào kỹ nguyên của khoa học

nghệ, những tiến bộ kỹ thuật không làm mất đi tình cảm thẩm mỹ của con

Page 233: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

người với hiện thực mà trái lại càng làm cho nhu cầu thẩm mỹ của con người

tăng lên.

Khoa học kĩ thuật càng nâng cao, đời sống vật chất của con người

được thoả mãn thì con người bắt đầu hướng tới cái đẹp và mong muốn hoàn

thiện nó. Trong giai đoạn phát triển hiện tại của xã hội chúng ta, mỹ học thâm

nhập cả vào lĩnh vực sản xuất. Nó được thể hiện trong từng sản phẩm được

sản xuất ra, thể hiện cả trong khung cảnh làm việc của người lao động.

Không phải ngẫu nhiên mà người ta xây dựng những nhà xưởng khang trang,

đẹp mắt… tất cả đều nhằm thoả mãn và nâng cao tính thẩm mỹ của con

người. Tình cảm thẩm mỹ của người lao động càng được nâng cao thì sản

phẩm họ tạo ra càng có có giá trị về mặt nghệ thuật.

Tình cảm thẩm mỹ của con người phản ánh cả hoàn cảnh kinh tế -

chính trị của xã hội. Thiên nhiên xung quanh con người, các truyền thống dân

tộc, trình độ văn hoá chung của nhân dân đều có ảnh hưởng lớn đến sự hình

thành tình cảm thẩm mỹ.

Tình cảm thẩm mỹ có liên quan mật thiết với tình cảm đạo đức. Theo

quan điểm của chủ nghĩa Mác, mỗi cái đẹp chân chính đều phải bắt nguồn từ

cái tốt, cái thật. Cho dù cái đẹp được biểu hiện ra bằng hình thức gì đi nữa,

nhưng nếu đối lập với hạnh phúc con người, không mang lại lòng tin và

nguồn vui cho con người, không giúp con người xoá bỏ cái xấu để vươn tới

sự hoàn thiện thì cái đẹp đó đã mất đi cái ý nghĩa đích thực của nó. Khi cái

đẹp đã gắn chặt với đạo đức thì tình cảm thẩm mỹ của con người cũng không

thể tách rời với tình cảm đạo đức.

Sự phân ra ba loại tình cảm trên chỉ mang tính tương đối. Trên thực tế,

các loại tình cảm này có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, chúng không tồn tại một

cách riêng rẽ, tách rời nhau. Ở bất kỳ một nhóm người, tập thể, dân tộc nào

cũng có sự hoà quyện, đan xen lẫn nhau của các loại tình cảm đó, nhưng

mức độ thể hiện các loại tình cảm thì khác nhau, mang nét đặc trưng của

từng chủ thể.

Page 234: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Việc giáo dục cho quần chúng, nhất là cho thế hệ trẻ có ảnh hưởng to

lớn đến sự hình thành các tình cảm. Trình độ văn hoá chung và trình độ học

vấn càng cao, sự giáo dục càng hoàn thiện thì tình cảm càng sâu sắc và

nhiều mầu sắc.

Trong việc giáo dục tình cảm xã hội cần chú ý đến công tác lý luận bao

gồm các bài diễn giảng, nói chuyện về khoa học, đạo đức chính trị, nghệ

thuật... Những buổi nói chuyện trực tiếp với quần chúng rất có ý nghĩa và có

tác động mạnh tới sự hình thành tình cảm của một khối đông người.

Sinh hoạt câu lạc bộ là hình thức tốt để bồi dưỡng tình cảm xã hội cho

quần chúng nhân dân. Những dịp kỷ niệm các ngày lễ của dân tộc được tổ

chức long trọng, phù hợp với mức độ phát triển hiện tại của xã hội cũng là

một cách làm tăng tình cảm dân tộc tình yêu đất nước của nhân dân. Các lễ

hội truyền thống, các buổi lễ tưởng niệm các vị anh hùng đã có công dựng

nước và giữ nước được tổ chức thường xuyên sẽ góp phần vào việc hình

thành và bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc cho mọi thế hệ. Từ

đó thúc đẩy mọi người có ý thức góp phần xây dựng đất nước.

Các loại tình cám gắn bó và ảnh hưởng lẫn nhau. Vì vậy phải tiến hành

đồng thời giáo dục các loại tình cảm. Ví dụ, khi giáo dục cho mọi người về

thẩm mỹ thì cũng làm cho họ có đạo đức hơn và ngược lại, khi hình thành

tình cảm trí tuệ chỉ cần chỉ ra cái đẹp, cái thẩm mỹ trong khoa học. Việc nhận

thức cái đẹp sẽ hình thành tình cảm yêu cái mới, óc ham hiểu biết, óc sáng

tạo...

Chương 4. TÂM TRẠNG XÃ HỘITrong đời sống cá nhân, con người thường xuyên trải nghiệm những

rung cảm muôn màu muôn vẻ. Những rung cảm đó được thể hiện mọi nơi,

mọi lúc, mọi tình huống... Rung cảm có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác

nhau. Chẳng hạn dưới dạng quá trình cảm xúc, dưới dạng trạng thái như tâm

Page 235: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

trạng, hoặc dưới dạng thuộc tính như tình cảm. Khi rung cảm được thể hiện

dưới dạng trạng thái tâm lý thì đó là tâm trạng.

I. KHÁI NIỆM TÂM TRẠNG XÃ HỘITheo quan điểm sinh lý học, người ta xem xét tâm trạng thuần tuý là

hoạt động của hệ thần kinh trung ương, là quá trình hưng phấn hay ức chế

của bán cầu đại não. Người ta không xem xét nó với những mối quan hệ có

liên quan tới nhiều yếu tố khác như nhu cầu, động cơ… Các nhà sinh lý học

cho rằng: “Tâm trạng là một quá trình hưng phấn hay ức chế của thần kinh

diễn ra ở một mức độ nhất định trong phạm vi một hệ thống bộ máy phân tích

nào đó hay trên toàn bộ vỏ não”.

Theo tâm lý học, có rất nhiều quan điểm khác nhau xung quanh vấn đề

này. Nhà tâm lý học Xô Viết, Lênikov cho rằng “Tâm trạng là một hiện tượng

tương đối bền vững của hoạt động tâm lý. Tâm trạng có thể nói lên đặc điểm

của toàn bộ tâm lý con người trong xã hội”.

D.N.Vinatte trong thuyết tâm thế lại quan niệm “Tâm trạng là một trạng

thái tâm lý hoàn chỉnh trong tính tích cực xã hội của con người”.

Theo A.C.Kovaliốp, “Tâm trạng là một trạng thái cảm xúc của cá nhân

hoặc của tập thể. Nó là sự tổng cộng độc đáo của cuộc đấu tranh và tác động

lẫn nhau giữa mọi cảm xúc hoặc mọi cảm giác có những sắc thái khác nhau”.

Một số nhà tâm lý học khác cho rằng: “Tâm trạng là trạng thái tâm lý

tương đối bền vững có cường độ yếu hoặc trung bình. Tuỳ theo hoàn cảnh,

tâm trạng khác với tình cảm và cảm xúc ở chỗ ý nghĩa của các sự kiện liên

quan đến con người”.

Như vậy bằng cách này hay cách khác, đa số các nhà tâm lý học đều

khẳng định rằng tâm trạng là một trạng thái tâm lý. Nó có vai trò quan trọng

trong đời sống tâm lý của mỗi cá nhân. Nó ảnh hưởng và chi phối mọi hoạt

động của đời sống cá nhân hay xã hội.

Page 236: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Tồn tại dưới hình thức trạng thái tâm lý, tâm trạng chịu ảnh hưởng rất

lớn của đặc điểm hệ thần kinh của mỗi cá nhân, của cường độ các yếu tố tác

động và ý nghĩa của các sự kiện đó.

Từ cách hiểu về tâm trạng như đã trình bày ở trên, có thể nêu ra một

cách khái quát về khái niệm tâm trạng xã hội: Tâm trạng xã hội là trạng thái

xúc cảm của các nhóm xã hội tồn tại trong một khoảng thời gian xác định.

Cường độ mạnh yếu hay thời gian tồn tại của tâm trạng xã hội phụ thuộc vào

ý nghĩa của tác động đối với cá nhân hay nhóm.

Tâm trạng xã hội xuất hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội

như sản xuất, sinh hoạt: văn hoá, chính trị, xã hội, kinh tế... Khác với tâm

trạng cá nhân, tâm trạng xã hội thể hiện tâm tư, nguyện vọng của một nhóm

người, một tập thể hay một cộng đồng.

Tâm trạng xã hội có thể yếu hơn hoặc mạnh hơn tâm trạng cá nhân.

Nhiều khi tâm trạng xã hội ít mang màu sắc lý tính. Nó có thể xuất hiện nhờ

cơ chế lây lan, bắt chước hay ám thị thôi miên...

II. VAI TRÒ CỦA TÂM TRẠNG XÃ HỘITâm trạng xã hội có vai trò to lớn đối với mỗi cá nhân nói riêng và đối

với xã hội nói chung. Tâm trạng có xu hướng lan toả và bao trùm tất cả các

lĩnh vực hoạt động tâm lý. Tâm trạng xã hội có thể tích cực hoặc tiêu cực.

Trong trường hợp tích cực sẽ có tâm trạng dễ chịu, thoải mái, lạc quan, yêu

đời... Khi đó ở con người xuất hiện những thái độ mạnh mẽ hơn, trở nên

thông minh, tháo vát, ứng phó một cách linh hoạt trong mọi tình huống. Mối

quan hệ giữa các cá nhân trong nhóm trở nên thân thiện, cởi mở, quan tâm

đến nhau và dễ gần gũi nhau hơn. Chịu sự tác động của tâm trạng tiêu cực,

con người có phản ứng hoàn toàn ngược lại. Họ trở nên bi quan, phiền muộn,

chán nản, tính tích cực giảm sút, tư duy luẩn quẩn, rời rạc. Đặc biệt, trong

một nhóm hay tập thể, khi một người có tâm trạng tiêu cực dễ lan toả sang

Page 237: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

người khác và gây nên những hậu quả khôn lường, làm căng thẳng bầu

không khí tập thể.

Tâm trạng xã hội phản ánh các biến đổi có ý nghĩa quan trọng trên bên

trong hoặc bên ngoài của cuộc sống xã hội. Nó phản ánh hoàn cảnh sống và

những điều kiện hoạt động thuận lợi hay không thuận lợi của con người. Với

cuộc sống sung túc, tâm trạng con người sẽ phấn khởi. Trong tập thể sản

xuất, nếu việc quản lý tốt, biết sử dụng nhân lực, biết đưa ra những biện pháp

kích thích vật chất hay tinh thần hợp lý, biết đánh giá công bằng, biết sáng tạo

trong công việc sẽ hình thành nên tâm trạng lạc quan, phấn khởi. Ngược lại,

những thất bại trong sản xuất, những sa sút về uy tín, tha hoá về phẩm chất

đạo đức và lối sống của người lãnh đạo sẽ dẫn tới tâm trạng nặng nề, u uất

và kéo theo thái độ làm việc tắc trách, hoạt động sản xuất kém, quan hệ các

cá nhân trong tập thể trở nên xấu đi.

Như vậy mối quan hệ giữa người lãnh đạo và tập thể nhiều khi có ý

nghĩa quyết định tới tâm trạng tích cực hay tiêu cực. Theo N.Akimôp - Nhà

đạo diễn nổi tiếng Liên Xô, “Tâm trạng của mỗi người trong chúng ta phụ

thuộc rất nhiều vào cách xử sự của những người mà ta giao tiếp với họ”.

Khi tâm trạng xã hội được hình thành thì chính nó là nhân tố góp phần

điều tiết tính tích cực trong tình cảm, nhận thức và hành động của mỗi cá

nhân. Nói về vai trò của tâm trạng xã hội có tác giả còn cho rằng “trong việc tri

giác hiện thực khách quan vai trò của tâm trạng xã hội còn lớn hơn vai trò của

ý thức xã hội”. Ở đây, cách so sánh như vậy có thể chưa chính xác, nhưng đã

nói lên vai trò to lớn của tâm trạng xã hội. Thừa nhận vai trò to lớn của tâm

trạng xã hội sẽ giúp các nhà quản lý, đặc biệt là nhà quản lý xã hội có những

phương cách hữu hiệu trong quá trình lãnh đạo quần chúng.

III. PHÂN LOẠI TÂM TRẠNG XÃ HỘINgười ta phân chia ra rất nhiều loại tâm trạng khác nhau. Tâm trạng

quần chúng là một trong những hình thức của tâm trạng xã hội. Tâm trạng

Page 238: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

quần chúng có khả năng bao trùm và thống nhất các tầng lớp, các nhóm và

các giai cấp của xã hội vào trong một phong trào xã hội hoặc phong trào

chính trị. Các nhà tâm lý học Phương Tây coi quần chúng là những đám đông

ô hợp hành động một cách bột phát, thiếu suy nghĩ, thiếu sự lãnh đạo. Do đó

tâm trạng quần chúng thường ở hai thái cực hoặc là hân hoan vui mừng quá

độ hoặc là phá phách, hoảng loạn, sợ hãi. Thực ra chúng ta thường thấy sự

quá khích này trong xã hội chưa phát triển có nhiều mâu thuẫn. Tâm trạng có

thể hiểu được qua đặc điểm tâm lý dân tộc, điều kiện kinh tế, phong tục tập

quán, hoàn cảnh lịch sử, xã hội của các nước khác nhau.

Dựa vào các khuynh hướng hoạt động xã hội khác nhau, người ta chia

tâm trạng xã hội thành: tâm trạng chính trị, tâm trạng thẩm mỹ, tâm trạng đạo

đức, tâm trạng tôn giáo... Các loại tâm trạng này thể hiện tâm tư nguyện vọng

của những nhóm người có cùng mối quan tâm tới các lĩnh vực đó.

Dựa vào mức độ và tính chất của trạng thái cảm xúc có thể chia thành:

Tâm trạng tích cực, tâm trạng tiêu cực. Tâm trạng tích cực giúp cá nhân lạc

quan, phấn khởi, tự tin, yêu cuộc sống, làm việc có trách nhiệm... Trái lại, khi

tâm trạng tiêu cực xuất hiện sẽ dẫn tới sự bi quan, chán nản, buồn bực, giận

dữ, lo sợ...

Dựa vào phạm vi rộng hẹp của tâm trạng xã hội có thể phân chia thành:

Tâm trạng xã hội có tính chất toàn cầu, tâm trạng xuất hiện trong phạm vi hẹp

(nhóm). Tâm trạng toàn cầu là tâm trạng của đông đảo quần chúng trên nhiều

nước khác nhau, tâm trạng của các tầng lớp, các giai cấp và các dân tộc.

Chúng thường xuất hiện khi có những biến cố lớn liên quan đến nhiều nước.

Ở phạm vi hẹp, tâm trạng xã hội thường xảy ra ở các nhóm nhỏ như một tập

thể sản xuất, một công ty quốc doanh, một địa phương nào đó khi lợi ích

chung của họ được đảm bảo hay phá vỡ.

Như vậy có rất nhiều cách phân chia tâm trạng xã hội khác nhau. Song

sự phân chia này cũng chỉ là tương đối. Có thể trong mỗi nhóm xã hội tồn tại

đồng thời nhiều loại tâm trạng khác nhau. Có thể vừa tồn tại tâm trạng toàn

Page 239: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

cầu, tâm trạng chính trị, tâm trạng đạo đức, tâm trạng tiêu cực... Vì thế chúng

ta không thể thân chia chúng một cách rạch ròi.

IV. NHỮNG CƠ CHẾ TÂM LÝ CÓ VAI TRÒ QUYẾT ĐỊNH ĐỐI VỚI VIỆC HÌNH THÀNH TÂM TRẠNG XÃ HỘI

Tâm trạng xã hội hình thành một cách tự phát và tồn tại có tính chất

thời điểm do tác động của các yếu tố bên trong, như nhu cầu, lợi ích, thái độ

đối với các giá trị, chuẩn mực, yêu cầu xã hội... và các yếu tố bên ngoài như

điều kiện tự nhiên, yêu cầu xã hội và các chuẩn mực đạo đức.... Khi cá nhân

hoặc nhóm tiếp nhận các tác động từ bên ngoài, tuỳ thuộc vào tính chất của

sự tác động, cường độ, ý nghĩa của chúng đối với cá nhân mà có thể hình

thành tâm trạng tích cực hay tiêu cực.

Tâm trạng xã hội được hình thành do ảnh hưởng mạnh mẽ của cơ chế

bắt chước. Tacđơ trong cuốn "Những quy luật của bắt chước" ra đời năm

1890 cho rằng: "Tâm trạng xã hội là sự bắt chước nhất thời". Nó thường thấy

ở một nhóm người, một tập thể, hay một đám đông. Cá nhân trong xã hội

được tổ chức thành những nhóm xã hội nhất định. Mỗi nhóm xã hội thực hiện

những chức năng xã hội nhất định. Vì thế mỗi nhóm xã hội có những quan

điểm, tâm trạng, hành động, ý chí nhất định, có những nhu cầu hứng thú, mục

tiêu, nhiệm vụ khác nhau. Trong một nhóm xã hội, các cá nhân thường bắt

chước lẫn nhau, đặc biệt là bắt chước thủ lĩnh của họ. Quá trình bắt chước

này có thể tạo nên hưng phấn hay ức chế, chống đối hay hưởng ứng, hân

hoan hay phiền muộn. Vai trò của người thủ lĩnh hay thần tượng là rất quan

trọng trong tập thể.

Tâm trạng là một trạng thái xúc cảm, cho nên nó bị chi phối bởi quá

trình lây lan. Tâm trạng dễ lây truyền từ người này sang người khác, từ đám

đông này sang đám đông khác. Quá trình này thường xảy ra một cách nhanh

chóng, mạnh mẽ ở cấp độ sinh lý, nằm ngoài sự kiểm soát của ý thức. Tâm

trạng của người này được truyền sang người khác nhờ ngôn ngữ giao tiếp,

nhờ nét mặt cử chỉ, nhờ âm sắc của lời nói. Ở người đó có rung cảm nhất

Page 240: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

định và hình thành nên tâm trạng giống với người mà họ tiếp xúc. Quá trình

này cứ lan truyền từ người này sang người khác, tạo thành tâm trạng xã hội.

Tuy nhiên tâm trạng xã hội có thể mạnh lên hay yếu đi tuỳ thuộc ở ý nghĩa

của sự kiện. Đôi khi niềm vui có thể trở thành niềm hân hoan, sự tức giận có

thể trở thành cơn điên khùng. Điều này thường thấy ở đám đông quần chúng.

Chẳng hạn như tâm trạng quá khích của những cổ động viên trên sân bóng

khi đội của họ thắng trận sẽ dẫn tới những cuộc ẩu đả gây tai hại khôn lường.

Hoặc tâm trạng hoảng loạn của một thuỷ thủ trên tàu khi tàu gặp tai nạn sẽ

kéo theo sự hoảng loạn của toàn bộ thuỷ thủ trên tàu. Tình trạng tương tự

cũng thường xảy ra khi có đám cháy trên máy bay hay tai hoạ ngẫu nhiên nào

đó bất ngờ giáng xuống đám đông. Đôi khi tâm trạng sợ hãi cũng xảy ra ở

một tập thể có tổ chức. Chẳng hạn, một đại đội đang chiến đấu, bom đạn

khốc liệt một người lính sợ hổ bỏ chạy sẽ kéo theo nhiều người khác cũng bỏ

chạy theo...

Ám thị, thôi miên cũng góp phần hình thành nên tâm trạng xã hội. Ở

trạng thái thôi miên, não chỉ giữ mối liên hệ với một nguồn kích thích nhất

định, còn các bộ phận thần kinh trung ương khác bị ức chế. Con người

dường như chỉ gắn bó với bên ngoài theo một kênh thông tin và chấp hành

tuyệt đối những yêu cầu được mã hoá qua thông tin đó. Vì thế con người có

thể bị ám thị bởi sự cuồng tín vào một tôn giáo, bởi uy tín của tư tưởng thuộc

một học thuyết nào đó. Lợi dụng hiện tượng này mà các thế lực tôn giáo phản

động đã tác động đến những con chiên ngoan đạo để gây tội ác. Điển hình là

vụ tự sát tập thể của những người Mèo vùng cao phía Bắc nước ta, khi được

nghe một tên tự xưng là vua mèo nói tới ngày tận số của họ.

Sẽ là thiếu sót nếu chúng ta không nói đến dư luận xã hội. Dư luận xã

hội và tâm trạng xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau. Dư luận xã hội -

một nhân tố quan trọng trong việc hình thành tâm trạng xã hội - là sự thể hiện

tâm trạng xã hội, phản ánh sự đánh giá của các nhóm xã hội về các hiện

tượng đại diện cho lợi ích xã hội cấp bách trên cơ sở các quan hệ xã hội đang

tồn tại. Khi ở quần chúng có nhiều tâm trạng thì cũng là lúc quần chúng có

Page 241: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

nhiều dư luận. Dư luận lành mạnh sẽ tạo nên tâm trạng tích cực. Ngược lại,

dư luận không lành mạnh tạo nên tâm trạng tiêu cực. Việc tạo lập dư luận xã

hội có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành tâm trạng xã hội và qui định

hành vi của các cá nhân trong xã hội.

Như vậy một lần nữa chúng ta khẳng định rằng tâm trạng xã hội là

trạng thái xúc cảm của các nhóm tồn tại trong một khoảng thời gian xác định.

Khi mới hình thành, tâm trạng xã hội hoàn toàn mang tính bột phát, thiếu sự

kiểm duyệt của ý thức. Theo V.I. Lênin, “tâm trạng là một cái gì hầu như mù

quáng vô thức và không lường trước”. Nhưng tâm trạng xã hội là cái hoàn

toàn có thể hướng dẫn và điều chỉnh. Đây là một trong những nhiệm vụ quan

trọng của công tác quản lý xã hội. V.I. Lênin chỉ ra rằng: “Trong công tác với

quần chúng, khi xác định chiến thuật và chiến lược đấu tranh cách mạng,

Đảng cần phải tính đến tâm trạng của quần chúng”.

Chương 5. DƯ LUẬN XÃ HỘI

I. KHÁI NIỆM DƯ LUẬN XÃ HỘI, VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU DƯ LUẬN XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN

Là một kết cấu tinh thần xã hội phức tạp, hiện tượng dư luận xã hội

được định nghĩa dưới nhiều góc độ khác nhau. Có thể nêu ra hàng chục khái

niệm về dư luận xã hội (DLXH). Ở Việt Nam DLXH đồng nghĩa với công luận

hoặc chính kiến xã hội: Phần đông các nhà nghiên cứu Liên Xô (cũ) định

nghĩa DLXH là sự phán xét, đánh giá chung của các nhóm người đối với các

vấn đề mà họ quan tâm. Nhiều nhà nghiên cứu Mỹ cũng nêu ra định nghĩa

tương tự. Ví dụ “Dư luận là sự phán xét xã hội của các cộng đồng tự ý thức

đối với các vấn đề có tầm quan trọng được hình thành sau khi có sự tranh

luận công khai””. (Young, 1923). Nhà nghiên cứu Mỹ khác lại định nghĩa: “Dư

luận là kết quả được cấu thành từ sự phản ứng của mọi người đối với các

phát ngôn hoặc các câu hỏi nhất định, dưới điều kiện của một cuộc phỏng

vấn” (Warner, 1939). Có những định nghĩa rất giản đơn, nhưng cũng rất phổ

Page 242: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

biến trong giới nghiên cứu Mỹ: “Dư luận là các tập hợp ý kiến cá nhân ở bất

kỳ nơi đâu mà chúng ta có thể tìm được” (Childs, 1965).

Như đã nói, DLXH là một kết cấu tinh thần xã hội rất phức tạp, do đó

không thể có một định nghĩa ngắn gọn nào có thể diễn đạt đầy đủ. Mọi định

nghĩa ngắn gọn đều không tránh khỏi phiến diện, vì thế chúng ta cũng không

cần nêu thêm một định nghĩa như vậy. Chúng ta có thể chấp nhận một trong

những định nghĩa đã có. Ví dụ như định nghĩa của Childs, song ở đây một

điều kiện cần phải có là phải làm rõ một số ranh giới cơ bản dưới góc độ cấu

trúc ngôn ngữ; cấu trúc tâm lý; nhận thức; chủ thể; đối tượng; chức năng của

nó.

Theo hình thức ngôn ngữ, dư luận xã hội là sự nhận xét, đánh giá.

Phán xét có nhiều loại, như phán xét mô tả, thể hiện các đặc điểm bên ngoài

của sự vật; phán xét chế ước được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực pháp lý

và đạo đức. Phán xét của DLXH là sự phán xét đánh giá, biểu thị thái độ

(đồng tình - không đồng tình; yêu thích - không yêu thích...) của chủ thể đối

với đối tượng. Ở đây chúng ta có thể nhìn thấy ranh giới giữa DLXH và tin

đồn: tin đồn chỉ là một phát ngôn thông tin bình thường, không phải là một

phán xét đánh giá. Tin đồn có thể làm phát sinh ra DLXH, nếu các thông tin

mà nó tung ra được mọi người lấy làm căn cứ để đưa ra các phán xét đánh

giá của mình.

Theo cấu trúc tâm lý, DLXH là một kết cấu tinh thần chỉnh thể (sự thống

nhất của nhận thức, tình cảm và ý chí). Dư luận xã hội không chỉ thể hiện

nhận thức mà còn thể hiện tình cảm và ý chí của nhân dân, của các nhóm xã

hội. Đây chính là những sự lý giải cho một sự thật là: DLXH không bao giờ chỉ

là những lời nói suông của công chúng, nó luôn luôn gắn liền với hành động

xã hội của con người, sức mạnh và áp lực của dư luận xã hội là một thực tế

không ai bỏ qua được.

Xét theo khía cạnh nhận thức thì DLXH luôn luôn có cái đúng và cái

sai, lẽ phải và sự sai lầm, thiển cận. Dư luận xã hội không đồng nhất với tri

thức, với lẽ phải, mặc dù trong DLXH có một phần tri thức và lẽ phải. Con

Page 243: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

đường tạo ra tri thức khác với con đường tạo ra DLXH. Để có được tri thức,

người ta phải tuân thủ các quy trình thao tác, các thủ tục nghiêm ngặt, như

thủ tục kiểm chứng, kiểm nghiệm giả thuyết, hình thức phôi thai ban đầu của

tri thức. Thông qua các quy trình, các thủ tục này sự chủ quan, thiên lệch nếu

có của giả thuyết sẽ được gột sạch và kết quả mà chúng ta nhận được không

còn là giả thuyết nữa, mà là tri thức "nguyên chất", ngược lại: con đường tạo

ra DLXH, bất chấp các quy trình, các thủ tục bắt buộc phải có như trong con

đường tạo ra tri thức. Nếu tri thức vượt ra khỏi sự ràng buộc, kiềm toả của

các nhân tố chủ quan đặc thù: Nhu cầu, nguyện vọng, tình cảm riêng tư... của

các nhóm xã hội, các tập thể, các cá nhân, chủ thể của tri thức thì DLXH,

ngược lại, phụ thuộc trực tiếp vào các nhân tố chủ quan ấy. Chính vì thế có

thể nói DLXH là một trong những chỉ báo chính xác nhất về cái bề mặt tinh

thần sôi động của một xã hội, một dân tộc nói chung, cũng như của các

nhóm, các lực lượng khác nhau trong một xã hội. Điều này, một phần lý giải

tại sao bộ máy công tác tư tưởng của các nước tư bản tiên tiến lại coi DLXH

là đối tượng nghiên cứu và đối tượng tác động chủ yếu của mình.

Khía cạnh tiếp theo cần phải làm rõ ở đây là vấn đề chủ thể của DLXH.

Những câu hỏi được đặt ra là: phải chăng dư luận của tất cả các nhóm, các

tập đoàn người lớn nhỏ bất kỳ (làng xóm, tập thể lao động, tầng lớp, giai

cấp...) đều có thể được gọi là DLXH hay chỉ có dư luận của các nhóm lớn

như giai cấp, nhân dân nói chung mới được gọi là DLXH? Một câu hỏi khác:

khi dư luận của một nhóm xã hội không thống nhất, mà phân hoá thành nhiều

luồng dư luận khác nhau thì liệu có thể coi tất cả các luồng dư luận đó đều là

dư luận xã hội không hay chỉ dư luận của đa số, của số đông như được gọi là

DLXH? Tất cả những câu hỏi nêu trên hiện còn đang được tranh cãi. Ở đây,

xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của công tác tư tưởng, chúng ta có thể coi tất

cả các tập đoàn người (không câu nệ kích thước lớn nhỏ) có sự phán xét

đánh giá giống nhau là chủ thể của DLXH. Nói cách khác sự phán xét đánh

giữ chung của mọi nhóm, tập đoàn người đều có thể được coi là DLXH.

Page 244: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Công tác nghiên cứu DLXH của chúng ta cần phải nắm bắt ý kiến, thái

độ của tất cả các nhóm, các tập đoàn người. Trong công tác nghiên cứu

DLXH, việc nắm bất dư luận của đa số và dư luận của thiểu số đều quan

trọng như nhau. Tuỳ theo vị trí, chức năng của các cấp, các ngành, mỗi cấp,

mỗi ngành có thể quan tâm nhiều ít khác nhau đến DLXH ở tầm vi mô hay

tầm vĩ mô.

Việc xem xét đối tượng phán xét, đánh giá của DLXH cũng sẽ làm rõ

thêm khái niệm DLXH, không phải bất cứ một sự kiện, hiện tượng, vấn đề

nào của cuộc sống cũng trở thành đối tượng phán xét của DLXH. Chỉ có các

hiện tượng, sự kiện, quá trình xã hội có tính thời sự và tính phổ biến với công

chúng thì mới có khả năng trở thành đối tượng phán xét đánh giá của họ.

Nói về DLXH cũng cần nói đến vai trò, chức năng, ảnh hưởng của nó

trong xã hội. Các nhà xã hội học thường nói đến bốn chức năng tích cực cơ

bản của DLXH.

- Chức năng điều tiết các mối quan hệ xã hội: DLXH phản đối, gây

sức ép, cản trở hành vi cực đoan của các nhóm cực đoan; có vũ,

khích lệ các hành vi vì lợi ích chung của các lực lượng tiến bộ trong

xã hội.

- Chức năng giáo dục: DLXH có vai trò rất lớn trong việc giáo dục

luân thường, đạo lý trong xã hội.

- Chức năng giám sát: DLXH có vai trò giám sát hoạt động của Nhà

nước và các tổ chức xã hội, tạo ra sức ép rất lớn đối với tệ quan

liêu, tham nhũng, tắc trách.

- Chức năng tư vấn: trước những vấn đề nan giải đối với Nhà nước,

DLXH có thể cung cấp các phán xét, kiến nghị rất sáng suốt.

Page 245: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

II. PHÂN TÍCH DƯ LUẬN XÃ HỘI DƯỚI GÓC ĐỘ KHOA HỌC Là một hiện tượng tinh thần xã hội, DLXH có căn nguyên xã hội và tâm

lý xã hội. Có thể khẳng định rằng nếu không có các tri thức về căn nguyên xã

hội và tâm lý xã hội của DLXH, chúng ta sẽ không có khả năng phân tích cũng

như làm chủ (hướng dẫn) được DLXH.

Cách tiếp cận xã hội học trong phân tích DLXH là cách tiếp cận tìm căn

nguyên của DLXH trong tồn tại xã hội khách quan lên ngoài (đặc điểm giai

cấp - xã hội; hình thái nhà nước; chức năng của các nhóm, các thiết chế xã

hội...). Cách tiếp cận tâm lý học xã hội, ngược lại, đi tìm căn nguyên của

DLXH trong chính thế giới chủ quan của xã hội, của các nhóm xã hội (trình độ

phát triển của ý thức, tự thức xã hội; đặc điểm tư duy xã hội; đặc điểm nhu

cầu xã hội...). Sự phân biệt khách quan và chủ quan ở đây cần hiểu theo

nghĩa tương đối: cái khách quan là thực tại bên ngoài so với cái chủ quan (là

cái tinh thần, cái tư tưởng bên trong của chủ thể). Theo cách hiểu khác, kiểu

phân chia trên có thể không phù hợp (ví dụ nếu coi cái khách quan chỉ là cái

tồn tại không phụ thuộc vào ý muốn cá nhân con người thì những yếu tố chủ

quan nêu trên cũng có tính khách quan không kém gì những yếu tố khách

quan).

Ở đây chúng ta cần làm rõ khả năng và hạn chế của mỗi cách tiếp cận.

Hiện nay có hai khuynh hướng mà chúng ta cần tránh đó là khuynh hướng xã

hội học máy móc, giản đơn, ấu trĩ và khuynh hướng tâm lý học xã hội cực

đoan, tuyệt đối hoá. Xã hội học máy móc, giản đơn, ấu trĩ là khuynh hướng

coi tồn tại xã hội khách quan bên ngoài là nguyên nhân trực tiếp quy định

hành vi và hoạt động của con người, của các nhóm xã hội, khuynh hướng này

không đánh giá đúng các yếu tố chủ quan bên trong của chủ thể (trình độ

nhận thức, trình độ phát triển của tự ý thức, của cái “tôi”). Đại diện về mặt lý

luận của khuynh hướng này là chủ nghĩa hành vi trong những năm đầu mới

xuất hiện của Mỹ. Theo thuyết này, mọi hành vi, biểu hiện của con người, đều

có thể lý giải bằng một công thức đơn giản (S - R), S là tác nhân kích thích

(điều kiện, hoàn cảnh, môi trường...), R là phản ứng của con người. Chủ

Page 246: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

nghĩa hành vi có thể được tóm tắt như sau, đó là khuynh hướng tuyệt đối hoá

câu châm ngôn của Việt Nam: "Gần mực thỉ đen, gần đèn thì rạng".

Điều kiện, hoàn cảnh, môi trường... (tồn tại xã hội khách quan bên

ngoài) là nguyên nhân rất quan trọng, nhưng phải được hiểu theo quan điểm

của Mác: đó là nguyên nhân suy đến cùng chứ không phải là cái trực diện;

trực tiếp. Chủ nghĩa Mác - Lê nin đã dạy: ý thức xã hội ở một trình độ phát

triển nhất định có khả năng độc lập tương đối đối với tồn tại xã hội. Nói cách

khác ý thức xã hội, tinh thần xã hội có khả năng vận động theo các quy luật

riêng của nó, tự mình quy định chính mình. Nhờ vậy, xã hội mới trở thành một

chủ thể đích thực, có khả năng cải tạo, biến đổi không chỉ tồn tại xã hội mà

còn chính bản thân thình, cái "tôi" của chính mình.

Hành vi và sự biểu hiện hành vi của xã hội nói chung, của các nhóm xã

hội, của con người nói riêng với tư cách là các chủ thể, có cơ sở trực tiếp là

thế giới chủ quan, đó là thế giới tinh thần, ý thức bên trong của họ. Thế giới

chủ quan này càng độc lập với tồn tại xã hội thì khả năng lý giải hành vi, biểu

hiện của con người, của nhóm xã hội dưới góc độ xã hội học càng giảm sút

và thậm chí không thể lý giải được. Tồn tại xã hội muốn tác động đến hành vi,

biểu hiện của xã hội, nhóm xã hội và con người trước hết nó phải được xã

hội, nhóm xã hội, con người nhận thức. Tuỳ theo trình độ phát triển của thế

giới chủ quan, tồn tại xã hội có thể được phản ánh đúng đến hoặc méo mó

hoặc xuyên tạc hoàn toàn. Thực tế cho chúng ta thấy rằng nhận thức chân lý

là công việc rất khó, tồn tại xã hội thường bị phản ánh sai lệch. Chính vì thế

tư duy xã hội học máy móc, giản đơn, ấu trĩ có thể tìm thấy sự phủ định của

thực tiễn ở mọi nơi. Hành vi của các nhóm xã hội, của con người có căn cứ

phức tạp hơn nhiều: Đó là thế giới tâm lý, thế giới tinh thần.

Như vậy, trong những giới hạn nhất định, tinh thần, tư tưởng, ý thức có

thể được coi là căn nguyên trực tiếp và có vị trí chủ đạo đối với hành vi và

biểu hiện của con người, nhóm xã hội. Người ta có thể tiến hành những hành

động cực đoan (xuất phát từ quan điểm, tư tưởng cực đoan) bất chấp sự tồn

tại của tồn tại xã hội (trình độ phát triển của lực lượng sản xuất...) Ở đây, chỉ

Page 247: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

có cách tiếp cận tâm lý học xã hội mới có thể lý giải được những hành động

ấy. Cách tiếp cận tâm lý học xã hội bỏ ra có sức sống và có ý nghĩa thực tiễn

hơn. Tuy nhiên hiện nay vẫn thấy một khuynh hướng cực đoan, tuyệt đối hoá

yếu tố tinh thần, tư tưởng. Chủ nghĩa duy ý chí là biểu hiện của khuynh

hướng này. Như đã nói ở trên, tính độc lập của tinh thần, tư tưởng đối với tồn

tại xã hội mặc dù có thể rất lớn nhưng cũng có giới hạn. Tinh thần, tư tường,

cuối cùng, cũng phải tính toán đến những giới hạn dự tồn tại xã hội quy định.

Dư luận xã hội với tư cách là hành động phán xét xã hội, xét về

phương diện trực tiếp, được quy định bởi yếu tố tâm lý, tinh thần xã hội, song

xét theo phương diện gián tiếp, suy đến cùng, nó được quy định bởi yếu tố

tồn tại xã hội. Cả hai cách tiếp cận đều quan trọng. Cách tiếp cận xã hội học

giúp chúng ta điều chỉnh hình thức tổ chức Nhà nước, xã hội, điều chỉnh các

chính sách chính trị, kinh tế, xã hội... tạo ra cơ sở xã hội cho sự phát sinh của

dư luận xã hội tích cực. Cách tiếp cận tâm lý học xã hội giúp chúng ta nắm

được thực trạng tinh thần tư tưởng của xã hội, nắm được cơ chế hình thành

dư luận xã hội, nắm được phương thức làm chủ đối với dư luận xã hội.

1. Phân tích DLXH dưới góc độ xã hội học

Trong xã hội học, lợi ích xã hội được coi là căn cứ của DLXH. Ở đây có

hai cách tiếp cận đối lập nhau: cách tiếp cận giai cấp (khuynh hướng xã hội

học Liên Xô cũ) và cách tiếp cận phi giai cấp (khuynh hướng xã hội học tư

sản). Theo cách tiếp cận giai cấp, lợi ích giai cấp là lợi ích mạnh nhất. Lợi ích

giai cấp có thể phù hợp hoặc không phù hợp với lợi ích dân tộc và lợi ích thời

đại. Theo cách tiếp cận giai cấp, nếu trong xã hội có giai cấp đối kháng thì sự

phân hoá, đối lập, xung đột về quan điểm tư tưởng (điều này được thể hiện

trong DLXH) là điều không thể tránh khỏi. Để có sự thống nhất tinh thần, tư

tưởng trong xã hội, phải xoá bỏ sự phân hoá giai cấp. Sức mạnh của lợi ích

giai cấp còn thể hiện ở chỗ các nhóm xã hội nhỏ hơn sẵn sàng từ bỏ lợi ích

nhóm của mình, nếu như lợi ích đó mâu thuẫn với lợi ích giai cấp.

Thông thường, lợi ích xã hội liên hệ với nội dung và tính chất của DLXH

như sau: Khi một sự kiện, hiện tượng nào đó xảy ra, đe doạ, làm tổn hại đến

Page 248: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

lợi ích của một nhóm xã hội (hoặc của một giai cấp), sự kiện, hiện tượng đó

sẽ bị nhóm xã hội (giai cấp) phản đối. Mức độ đe doạ, gây tồn tại càng lớn,

thái độ phản đối của nhóm xã hội (hoặc của giai cấp) có liên đới càng quyết

liệt. Trong trường hợp ngược lại: sự kiện, hiện tượng tăng cường, củng cố lợi

ích của nhóm xã hội (hoặc giai cấp), sự kiện, hiện tượng đó sẽ được nhóm xã

hội (hoặc giai cấp) ấy hoan nghênh, đồng tình ủng hộ. Trong trường hợp sự

kiện, hiện tượng gây ra những ánh hưởng trái ngược đến lợi ích nhóm và lợi

ích giai cấp, thì con người thường coi trọng lợi ích giai cấp hơn, lấy lợi ích giai

cấp làm căn cứ phán xét của mình.

Cách tiếp cận phi giai cấp là cách tiếp cận đặc trưng của xã hội học tư

sản. Theo các nhà xã hội học tư sản, lợi ích dân tộc và lợi ích của nhân loại

lớn hơn lợi ích giai cấp. Trong một quốc gia, lợi ích dân tộc được coi là lợi ích

phổ biến còn lợi ích giai cấp là lợi ích đặc thù. Các triết gia tư sản cho rằng sự

phân hoá giai cấp xã hội là một bước phát triển của xã hội loài người và nó sẽ

tồn tại mãi mãi. Xã hội với tư cách là cái phổ biến, chỉ tồn tại và sống động

nhờ sự tồn tại và phát triển của các đặc thù (sự tồn tại giai cấp) Theo các triết

gia tư sản (đặc biệt là Hêghen), lợi ích dân tộc là lợi ích phổ biến, đó là sự

thống nhất của các lợi ích đặc thù, đối lập nhau. Các nhà xã hội học tư sản

tuyệt đối hoá sự tồn tại giai cấp - xã hội, tuyệt đối hoá sự tồn tại của Nhà

nước. Theo các nhà xã hội học tư sản, sự phân hoá, đối lập về tinh thần, tư

tưởng, một phần biểu hiện trong sự phân hoá, xung đột trong DLXH chỉ có thể

bắt gặp trong các Nhà nước tư bản kém phát triển, chưa thực sự là một nhà

nước pháp quyền, bị xã hội công dân chi phối (xã hội công dân, theo Hêghen

chỉ xuất hiện khi chủ nghĩa tư bản ra đời, đó là thời kỳ đâm chồi nảy lộc của

cái đặc thù. Đây là thời kỳ cái quyền đặc thù của con người được thừa nhận

và được tạo điều kiện phát triển, đó là quyền sở hữu tư nhân, gắn liền với nó

là quyền ký kết giao kèo, hợp đồng, thoả thuận kinh tế, quyền lập hội, đoàn

thể, tham gia hiệp hội, đoàn thể... Mặt tích cực của xã hội công dân là nhờ có

nó cái đặc thù của con người được giải phóng, sức sáng tạo muôn hình,

muôn vẻ của con người được giải phóng. Song mặt tiêu cực ở đây là cái đặc

thù dễ rơi vào trạng thái cực đoan, đe doạ sự tồn tại của lợi ích phổ biến.

Page 249: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Hình thức bề ngoài của thời kỳ sinh thành xã hội công dân là: sự giàu có

nhanh chóng của xã hội kèm theo sự phân hoá giàu nghèo, sự thất nghiệp,

sự tha hoá đạo đức xã hội). Theo các nhà xã hội học tư sản, khi nhà nước

pháp quyền tư sản ra đời, sự phát triển cực đoan của xã hội công dân sẽ bị

ngăn chặn, cái đặc thù chỉ được phép phát triển theo khuynh hướng phù hợp

với lợi ích phổ biến. Theo các nhà xã hội học tư sản, đây là cơ sở cho sự

thống nhất về tinh thần, tư tưởng, sự thống nhất của DLXH. Căn nguyên của

sự mâu thuẫn, xung đột trong xã hội là do sự phát triển cực đoan của các lợi

ích đặc thù. Song suy đến cùng lại là do nhà nước thiếu hoàn thiện.

Cả hai cách tiếp cận trên đều có hạn chế, nhất là cách tiếp cận của xã

hội học tư sản. Xã hội học Việt Nam cần bám sát thực tiễn Việt Nam, tiếp thu

có chọn lọc các tư tưởng xã hội học thế giới. Cách tiếp cận giai cấp của xã

hội học Liên Xô cũ chỉ đúng trong những điều kiện nhất định. (Ví dụ trong điều

kiện nhà nước là nhà nước tư sản). Trong xã hội có phân hoá giai cấp nhưng

nhà nước là nhà nước của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng

Cộng sản, ví dụ như Việt Nam, không thể nói thành phần kinh tế tư bản, tư

nhân có lợi ích trái ngược với lợi ích của dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng

Cộng sản, lợi ích dân tộc với tư cách là sự thống nhất lợi ích của các giai cấp

khác nhau là điều có thể được. Đây là sự phát triển lý luận của Đảng được

thể hiện rất rõ trong Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị về Đại đoàn kết dân tộc.

Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc có cơ sở là sự nhận định rằng: Có thể đoàn

kết tất cả những người Việt Nanl có lợi ích chung, lợi ích dân tộc là xây dựng

một nước Việt Nam dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh

không phân biệt giai cấp, tôn giáo, ý thức hệ.... Lợi ích phổ biến, lợi ích dân

tộc nói trên chính là cơ sở cho sự thống nhất tinh thần, tư tưởng của xã hội

Việt Nam cho dù sự phân hoá giai cấp - xã hội còn tồn tại. Cách tiếp cận của

xã hội học tư sản có những hạn chế như nó thổi phồng khả năng của nhà

nước pháp quyền tư sản, theo nó, nhà nước pháp quyền tư sản có khả năng

bảo đảm sự phát triển hài hoà, hợp lý của các giai cấp, các tầng lớp xã hội,

nói cách khác đó là sự phát triển tạo ra sự chuyển hoá của các lợi ích đặc thù

thành lợi ích phổ biến, lợi ích dân tộc. Trong xã hội còn có sự phân hoá giai

Page 250: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

cấp, chỉ có Nhà nước xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản

(ví dụ như Nhà nước XHCN Việt Nam hiện nay) mới có khả năng làm cho các

thành phần kinh tế, các giai cấp khác nhau cùng phát triển, cùng đem lại lợi

ích cho dân tộc. Các nhà xã hội học tư sản có lý khi nói rằng thể chế Nhà

nước là căn nguyên sâu xa của sự đoàn kết, nhất trí, thống nhất hay phân

hoá, mâu thuẫn, xung đột về mặt tinh thần, tư tưởng giữa các giai cấp, tầng

lớp xã hội. Song khi xem xét nhà nước tư sản, các nhà xã hội học tư sản

không cho rằng phải xoá bỏ nó đi, xây dựng một nhà nước mới - nhà nước

XHCN mới giải quyết được tận gốc rễ sự xung đột tinh thần, tư tưởng trong

xã hội. Họ vẫn hy vọng rằng việc xây dựng nhà nước pháp quyền tư sản sẽ

giải quyết được vấn đề nói trên.

2. Phân tích DLXH dưới góc độ tâm lý học xã hội

Như đã nói, tính độc lập tương đối của tinh thần, của ý thức xã hội đối

với tồn tại xã hội có thể dẫn tới tình trạng làm gián đoạn mối liên hệ giữa tồn

tại xã hội với tư tưởng, tình cảm, ý chí của con người của xã hội. Nói một

cách khác, trong những điều kiện nhất định, tinh thần, ý thức xã hội là căn

nguyên của chính mình, tự mình quy định chính mình. Ở đây để giải thích

hành vi, phát ngôn của con người, của nhóm xã hội chúng ta không thể xuất

phát từ tồn tại xã hội khách quan bên ngoài (lợi ích giai cấp, nhóm, đặc điểm

tổ chức xã hội...) mà phải xuất phát từ thế giới chủ quan bên trong của con

người, của nhóm xã hội (đặc điểm tư duy tâm lý, ý thức...)

Cách phân tích tìm căn nguyên của DLXH trong phạm vi độc lập của

thế giới tinh thần (ý thức xã hội, tự ý thức xã hội) chính là cách tiếp cận tâm lý

học xã hội.

Theo các nhà tâm lý học xã hội, căn cứ tâm lý xã hội của DLXH là các

khuôn mẫu tư duy xã hội và các tâm thế xã hội. Khuôn mẫu tư duy là quan

niệm, suy lý, phán xét khái quát, giản đơn, phiến diện nhưng có tính phổ biến

- và tương đối bền vững trong một cộng đồng xã hội. Khuôn mẫu tư duy tồn

tại trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người, của xã hội: trong tôn

giáo, đạo đức, chính trị... Ở đâu chúng ta cũng có thể lấy các ví dụ về khuôn

Page 251: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

mẫu tư duy. Ví dụ trong thời bao cấp, các khuôn mẫu tư duy về chủ nghĩa xã

hội là các quan niệm như: "Chủ nghĩa xã hội đối lập với kinh tế hàng hoá, thị

trường"; "Chủ nghĩa xã hội là sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể". Các

khuôn mẫu tư duy về chủ nghĩa tư bản dưới dạng suy lý là: "Chủ nghĩa tư bản

là xấu, do đó sự phồn vinh của nó chỉ là sự phồn vinh bề ngoài giả tạo"; "Chủ

nghĩa tư bản có bản chất phi dân chủ, do đó sự bầu cử ở các nước tư bản chỉ

là dân chủ giả tạo...". Trong lĩnh vực đạo đức các khuôn mẫu tư duy về con

người tốt đã từng tồn tại là các quan niệm: "Người tốt là người không buôn

bán". "Người tốt là người không có sở hữu tư nhân"....

Khuôn mẫu tư duy là sự giản đơn thực tế, song sự tồn tại của nó không

phải hoàn toàn phi lý, có thể nói sự tồn tại của khuôn mẫu tư duy vừa hợp lý,

vừa cần thiết song đồng thời cũng vừa bất hợp lý.

Khuôn mâu tư duy có 3 chức năng quan trọng: 1) Chức năng xác định ý

chí; 2) Chức năng tiết kiệm trí lực, 3) Chức năng khẳng định nhân cách. Chức

năng xác định ý chí của khuôn mẫu tư duy thể hiện ở chỗ nhờ khuôn mẫu đó

mọi người mới có một thái độ xác định đối với đối tác. Đối tác, nhất là các đối

tác xã hội, cuộc sống là những thực tế sống động muôn màu muôn vẻ, chứa

đựng các quy định khác nhau, đối lập trong chính bản thân nó. Nếu cứ xem

xét đối tác một cách "toàn diện" như vậy thì con người sẽ không thể đưa ra

một quyết định thực tiễn nào.

Mọi định nghĩa phổ cập về sự vật sống động có thể được coi là khuôn

mẫu tư duy. Khuôn mẫu tư duy theo sự vận động của thực tế sẽ trải qua hai

giai đoạn: giai đoạn hợp thời (thời điểm chân lý mà nó phân ánh còn tồn tại)

và giai đoạn lỗi thời (thời điểm chân lý mà nó phản ánh đã qua đi).

Việc đưa ra các định nghĩa và các khuôn mẫu tư duy, ngược lại cực kỳ

cần thiết, không có nó sẽ không có hành động xã hội. Cái sai chỉ xuất hiện khi

con người tuyệt đối hoá các định nghĩa, các khuôn mẫu tư duy, vẫn bám lấy

chúng khi chúng đã lỗi thời.

Chức năng tiết kiệm trí lực thể hiện ở chỗ nếu không có các khuôn mẫu

tư duy thì con người sẽ nhanh chóng bị cạn kiệt trí lực trong cuộc sống bình

Page 252: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

thường. Hàng ngày con người phải đối mặt với biết bao sự kiện, đối tác.

Khuôn mẫu tư duy giúp con người nhanh chóng xác định sự kiện, đối tác.

Mỗi con người cũng như mỗi dân tộc cần phải tự tin vào chính mình và

do đó trước hết phải biết mình là ai, mình có ưu điểm gì nhược điểm gì. Con

người cần phải định nghĩa về mình, xã hội cần phải định nghĩa về mình. Con

người không biết mình là ai, xã hội không biết mình là ai đó là trạng thái tan rã

về mặt nhân cách, một trạng thái bệnh hoạn rất nguy hiểm.

Chỉ có các định nghĩa, phán xét suy lý phổ biến trong xã hội mới có thể

trở thành khuôn mẫu tư duy xã hội. Dư luận xã hội là phương thức tồn tại của

khuôn mẫu tư duy xã hội. Thông qua phân tích dư luận xã hội chúng ta có thể

nắm được thực trạng hệ thống khuôn mẫu tư duy xã hội của một xã hội,

những khuôn mẫu tư duy nào phù hợp với các nhiệm vụ cơ bản hiện nay của

dân tộc, những khuôn mẫu tư duy nào đã lỗi thời nhưng vẫn còn có ảnh

hưởng mạnh, những khuôn mẫu tư duy mới nào đang xuất hiện có lợi hoặc

không có lợi...

Tâm thế xã hội là trạng thái đồng nhất của ba yếu tố: Nhận thức, tình

cảm và ý chí. Trên thực tế, các khuôn mẫu tư duy xã hội không tồn tại "tự nó"

mà tồn tại gắn liền với tình cảm và ý chí xã hội. Tâm thế xã hội có thể được

định nghĩa như sau: đó là trạng thái tâm lý, tinh thần, thể hiện tư thế sẵn sàng

hành động của nhóm xã hội nhằm đối phó với một đối tác nhất định. Tâm thế

xã hội được định hình thông qua kinh nghiệm sống của nhóm xã hội. Nó có

ảnh hưởng tiền định đối với nội dung và tính chất phản ứng của nhóm xã hội

trước đối tác.

Các đặc điểm cơ bản của tâm thế là:

- Trạng thái sẵn sàng phản ứng: tâm thế không phải là hành động mà

chỉ là tư thế sẵn sàng hành động, hay nói cách khác chỉ là khuynh hướng ứng

xử của nhóm xã hội, theo một quy luật nhất định đối với đối tác. Đối tác có thể

là con người, sự vật, sự kiện, hiện tượng...

Page 253: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

- Sức mạnh khởi động và điều chỉnh hành vi: tâm thế là trạng tái tâm lý

tích cực. Nó thực hiện chức năng khởi động và hướng dẫn hành vi của nhóm

xã hội.

- Tính tương đối bền vững: tâm thế xã hội có thể tồn tại rất lâu dài, từ

thế hệ này sang thế hệ khác.

- Xét định giá trị (đánh giá) - tâm thế thể hiện khuynh hướng đối phó

của chủ thể đối với đối tác dưới góc độ thiện cảm hay ác cảm, hài lòng hay

không hài lòng, nhất trí hay phản đối... Góc độ này thể hiện ý nghĩa, giá trị của

đối tác đối với chủ thể.

Tâm thế xã hội là một kết cấu 3 thành phần:

- Thành phần nhận thức: Đó là quan niệm, nhận định của chủ thể về đối

tác

- Thành phần tình cảm: tâm trạng, cảm tưởng, cảm xúc của chủ thể đối

với đối tác.

- Thành phần ý chí: đó là xu hướng hành động của chủ thể nhằm đối

phó với đối tác.

Tâm thế là biến số nội tâm không thể quan sát được mà chỉ có thể

được rút ra bằng con đường suy luận. Điều này có thể được biểu thị qua sơ

đồ sau:

Cac tinh huong doi tac

(quan sat duoc)

Cac phan ung hanh

vi (quan sat duoc)

Cac tam the hien co

cua nhom xa hoi (do la

cac ket cau tiem an,

khong quan sat duoc)

Kinh nghiem song

trong qua khu cua

nhom xa hoi

Page 254: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Tâm thế xã hội gắn với khuôn mẫu tư duy, thói quen, nếp nghĩ, các

định hướng giá trị trong xã hội. Tâm thế xã hội liên kết với nhau theo hệ

thống. Trong hệ thống này có những tâm thế giữ vị trí trung tâm, có sức mạnh

chủ đạo. Có những tâm thế có độ ổn định lớn như những tâm thế có liên quan

đến tâm lý nền (gắn với phong tục, tập quán, truyền thống, thành kiến, định

kiến lịch sử, ca dao, tục ngữ, huyền thoại...). Việc phân tích dư luận xã hội vì

vậy không chỉ dừng lại ở việc chỉ ra cơ sở của tâm thế xã hội của nó, mà còn

phải làm rõ vai trò của tâm thế này trong hệ thống các tâm thế của chủ thể.

III. CƠ CHẾ HÌNH THÀNH DƯ LUẬN XÃ HỘIViệc làm sáng tỏ cơ chế hình thành của DLXH có ý nghĩa thực tiễn rất

lớn: đây là cơ sở của nghiệp vụ tuyên truyền. Như chúng ta đã đề cập trong

phần phân tích căn cứ tâm lý xã hội của DLXH, thông thường có thể coi

DLXH chỉ là sự thức tỉnh, trỗi dậy, chuyển hoá thành lời của các tâm thế xã

hội đã có sẵn do va chạm với các đối tác tương ứng. Trong các trường hợp

này phản ứng DLXH diễn ra rất nhanh chóng và thống nhất. Các phán xét

giống nhau ở mọi người hầu như được "bật" ra theo phản ứng dây chuyền,

thậm chí không có quá trình tranh luận, trao đổi thông tin. Trong thực tiễn đây

chỉ là một trường hợp thông thường. Trong nhiều trường hợp khác, khi đối tác

mâu thuẫn với tâm thế xã hội hiện có, DLXH sẽ diễn ra như thế nào? Giải

quyết câu hỏi này sẽ giúp cho công tác tuyên truyền nắm được nghệ thuật

biến DLXH thành phương tiện hình thành các tâm thế xã hội, các khuôn mẫu

tư duy xã hội mới, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn xã hội.

DLXH được hình thành theo những cơ chế nhất định. Một trong những

cơ chế phổ biến - theo các nhà tâm lý học xã hội thuộc phái nhận thức luận

có thể được trình bày như sau: Tâm thế xã hội không tồn tại riêng rẽ mà cấu

Page 255: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

kết với nhau thành mảng, thành hệ thống. Đơn vị hệ thống nhỏ nhất của tâm

thế có hình tam giác. Đỉnh thứ nhất là chủ thể, đỉnh thứ hai là đối tác và đỉnh

thứ ba là một đối tượng khác có liên đới. Trong hình tam giác này, thể hiện

tâm thế của chủ thể đối với đối tác và đối tượng thứ 3 có liên đới. Hình tam

giác này có những trạng thái nhất định. Nếu gọi thái độ thiện cảm giữa các

đỉnh là dấu (+), thái độ ác cảm là dấu (-), thì cấu trúc này có 4 trạng thái cân

bằng và 4 trạng thái mất cân bằng.

Bốn trạng thái cân bằng:

Bốn trạng thái mất cân bằng:

Trạng thái cân bằng là trạng thái hợp quy luật, hợp "lô-gíc" mà cấu trúc

đơn vị hệ thống cần phải có. Mọi tâm thế của con người, nhóm xã hội đều cần

phải tồn tại dưới trạng thái cân bằng. Khi cấu trúc đơn vị hệ thống rơi vào

trạng thái mất cân bằng, chủ thể phải thay đổi tâm thế của mình theo những

quy cách nhất định để cấu trúc đơn vị hệ thống trở về trạng thái cân bằng. Sự

thay đổi về tâm thế ở đây là cơ sở của khuôn mẫu tư duy mới, được bộc lộ

trong DLXH. Chúng ta có thể xem xét một ví dụ cụ thể dưới đây:

--

+

-+

-

+-

-

++

+

+-

+

-+

+

--

-

++

-

Page 256: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Chúng ta có một cấu trúc đơn vị hệ thống trên cơ sở tâm thế xã hội của

công chúng Việt Nam đối với chính phủ nước A và chính phủ nước B như

sau:

Theo cấu trúc này thái độ của công chúng Việt Nam đối với chính phủ

nước A là thiếu thiện cảm (-) còn đối với chính phủ nước B lại có thiện cảm

(+). Mối quan hệ giữa chính phủ B và chính phủ A dưới con mắt của công

chúng Việt Nam là mối quan hệ thiếu thiện cảm (-). Đây là trạng thái cân

bằng.

Thông qua sự đưa tin của các phương tiện thông tin đại chúng, công

chúng Việt Nam thấy rằng mối quan hệ giữa chính phủ A và chính phủ B là

thiện cảm (+), trạng thái cấu trúc đơn vị hệ thống nói trên sẽ rơi vào trạng thái

mất cân bằng:

Đây là trạng thái mà bản thân chủ thể (công chúng Việt Nam) sẽ không

chịu đựng được, công chúng Việt Nam buộc phải thay đổi thái độ hoặc đối với

- -

+Cong chung Viet Nam Chinh phu nuoc B

Chinh phu nuoc A

- +

+Cong chung Viet Nam Chinh phu nuoc B

Chinh phu nuoc A

Page 257: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

A (theo chiều hướng khen ngợi (+) chính quyền A có tiến bộ) để có cấu trúc

đơn vị hệ thống cân bằng kiểu:

Hoặc đối với chính phủ nước B (theo chiều hướng phê phán chính phủ

nước B nhượng bộ (-) để có cấu trúc hệ thống ở trạng thái cân bằng kiểu:

Trong điều kiện thực tế hiện nay, nếu mối quan hệ giữa Việt Nam và

nước B là mối quan hệ rất bền vững thì khả năng thứ hai không thể diễn ra. Ở

đây chúng ta có thể dự đoán trước được phản ứng của DLXH nếu như các

phương tiện thông tin đại chúng của chúng ta tập trung đưa các thông tin biểu

thị sự cải thiện quan hệ giữa nước A và nước B: DLXH sẽ lên tiếng theo

hướng khen chính quyền nước A có tiến bộ trong cách nhìn nhận.

Sự hình thành DLXH có thể diễn ra theo các quy luật biến đổi tâm thế

do sự bất tương đồng giữa thành tố nhận thức của tâm thế với nội dung

thông tin mà chủ thể tâm thế tiếp nhận được. Thành tố nhận thức và nội dung

thông tin có thể tương đồng hoặc không tương đồng với nhau. Thành tố nhận

thức của tâm thế và nội dung thông tin được coi là tương đồng với nhau khi

cái nọ là hệ quả của cái kia. Thành tố nhận thức của tâm thế và nội dung

+ +

+Cong chung Viet Nam Chinh phu nuoc B

Chinh phu nuoc A

- +

-Cong chung Viet Nam Chinh phu nuoc B

Chinh phu nuoc A

Page 258: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

thông tin không tương đồng với nhau khi cái nọ trái ngược với cái kia. Chúng

ta có thể xem xét ví dụ sau: Thành tố nhận thức "Tôi là người nghiện thuốc lá"

tương đồng với thông tin "Tôi cảm thấy khoan khoái khi hút thuốc lá" nhưng

không tương đồng với thông tin: "Tôi biết rằng hút thuốc lá là có hại cho sức

khoẻ". Chủ thể tâm thế không thể chứa đựng được trạng thái không tương

đồng và buộc phải có những biện pháp từ bỏ nó. Các biện pháp có thể có là:

- Phớt lờ thông tin, cố tình lảng tránh, không quan tâm, làm như không

biết có thông tin đang gây ra sự bất đồng (điều này cũng thường diễn ra đối

với công luận: Công chúng khi nghe các thông tin trái tai đôi khi phớt lờ không

bàn luận).

- Thay đổi hành vi, lối sống, thái độ của mình (điều này rất khó diễn ra

đối với các hành vi, lối sống, nếp nghĩ đã hằn sâu, hoặc gắn với những kết

cấu nhân cách quan trọng của một cộng đồng xã hội).

- Hạ thấp ý nghĩa của thông tin: cho rằng thông tin có tính phóng đại,

bóp méo sự thật.

- Hạ thấp ý nghĩa của hệ quả mà thông tin đề cập.

Trong ví dụ trên "Tôi" có thể loại bỏ sự bất đồng bằng các biện pháp

như:

- Không đọc, không nghe những thông tin cho rằng hút thuốc lá là có

hại

- Quyết định bỏ hút thuốc hoặc hút ít hơn;

- Mạt sát thông tin cho rằng hút thuốc lá là có hại (ví dụ cho rằng đó là

sự phóng đại, thiếu căn cứ...)

- Hạ thấp ý nghĩa của yếu tố sức khoẻ (ví dụ đưa ra các lập luận kiểu

"sống dài hay sống ngắn không quan trọng, thà sống ít mà thoải mái

còn hơn sống lâu mà khổ sở"...).

Một khía cạnh khác trong cơ chế hình thành DLXH được làm sáng tỏ

trong các nghiên cứu về các yếu tố thúc đẩy.

Page 259: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

DLXH (công chúng) đưa ra các quy kết nhân quả đối với các hành vi,

biểu hiện của chủ thể đối tác (cá nhân, tổ chức đang thu hút sự quan tâm, chú

ý của DLXH).

Để phán xét đối tác với tư cách là cá nhân, tồ chức, công chúng trước

hết quan sát các hành động của chủ thể ấy, hiệu quả của các hành động và

sau đó sử dụng các thông tin thu được ở đây để kết luận về các phẩm chất, ý

đồ của chủ thể đối tác. Có ba yếu tố quyết định cường độ và độ tin cậy của

các quy kết: 1) Yếu tố "khuynh hướng xã hội"; 2) Yếu tố "các hiệu suất giống

nhau", 3) Yếu tố "lợi ích".

Sự ảnh hưởng của các yếu tố trên có thể tóm lược như sau: 1) Hành vi

của chủ thể đối tác càng có tính xã hội thông thường thì cường độ của các

quy kết càng yếu; 2) Sự quy kết về phẩm chất của đối tác sẽ có xác suất lớn

nếu công chúng nhận thấy các hành động của chủ thể đối tác có hiệu suất

giống nhau; 3) Hành vi của chủ thể đối tác càng động chạm đến lợi ích của

công chúng, thì các qui kết của công chúng ở đây càng lớn về mặt cường độ.

Một khía cạnh nữa trong cơ chế hình thành DLXH được đề cập trong

thuyết. "phán xét xã hội". Theo thuyết "phán xét xã hội", thái độ của công

chúng trong việc tiếp thu thông tin được quy định bởi ba tầng tâm thế: 1) tầng

thụ cảm; 2) tầng bàng quan; 3) tầng cự tuyệt. Trung tâm của tầng thụ cảm là

thái độ phán xét đánh giá đích thực của công chúng được đo đạc bằng một

thang đo nhất định. Tầng thụ cảm là dải thông tin kế cận, không cách biệt lắm

với thái độ phán xét đích thực của nhóm công chúng (tất cả các phát biểu của

cá nhân, phương tiện thông tin đại chúng có nội dung đánh giá đối tượng mà

công chúng quan tâm, nằm trong tầng thụ cảm, sẽ được công chúng dễ dàng

chấp nhận). Công chúng coi các quan điểm nằm trong tầng thụ cảm gần gũi

với mình hơn là sự gần gũi đích thực giữa chúng. Tầng bàng quan là dải

thông tin bao gồm các quan điểm không gần nhưng cũng chưa xa lắm với

quan điểm sở tại của công chúng. Đối với các quan điểm này, thái độ của

công chúng là bàng quan: không chấp nhận nhưng cũng không phản bác.

Tầng cự tuyệt là dải thông tin bao gồm các quan điểm khác xa, đối lập với

Page 260: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

quan điểm sở tại của công chúng. Các quan điểm ở đây bị công chúng coi

chích biệt với quan điểm của họ xa hơn là sự cách biệt đích thực, nó bị công

chúng phản bác và không chấp nhận.

Theo các chuyên gia nghiên cứu ở đây, muốn làm chủ được công luận

trước hết nên xuất phát từ những quan điểm gần gũi với công chúng, nâng

dần quan điểm của công chúng lên quan điểm của mình.

Trên đây chúng ta đã xem xét một số kết quả nghiên cứu lý luận về cơ

chế hình thành DLXH. Những kiến thức ở đây có thể góp phần nâng cao hiệu

quả công tác định hướng DLXH của chúng ta hiện nay.

Chương 6. THÁI ĐỘ XÃ HỘI Trong đời thường, chúng ta rất hay đúng khái niệm “thái độ” để dự báo

hoặc giải thích hành vi con người. "Thái độ học tập; thái độ công tác; thái độ

nghiêm túc" hay "anh T. sẽ không đến đâu, bởi vì anh ấy phản đối nhạc rock

mà"; “có lẽ tôi khó hợp với anh ấy vì nói chung tôi không thích các nhà tâm lý

học”... Trong các trường hợp trên khái niệm thái độ được dùng gần với nghĩa

của khái niệm "mối quan hệ". Tuy vậy trong tâm lý học xã hội thuật ngữ thái

độ xã hội (để cho tiện từ đây sẽ dùng thái độ) có ý nghĩa khoa học riêng, chặt

chẽ hơn, có một truyền thống nghiên cứu khá lâu.

Ngay từ năm 1935, trong “Sổ tay tâm lý học xã hội” G.W.Allport đã cho

rằng khái niệm thái độ “có lẽ là khái niệm phân biệt nhất và quan trọng nhất

trong tâm lý học xã hội hiện đại Mỹ”. Nhiều nhà khoa học còn định nghĩa thái

độ xã hội thực tế là khoa học nghiên cứu các thái độ. Có người cho rằng quan

điểm đó là thái quá nhưng thực tế mấy chục năm qua đã chứng minh rằng

tuyên bố của Allport có giá trị dự đoán. Năm mươi năm sau, năm 1985 cũng

trong cuốn cùng tên nhưng của tác gia William McGuire, chúng ta thấy ông

tổng kết rằng: thái độ và sự thay đổi thái độ vẫn là một trong những đề tài

được nghiên cứu nhiều nhất trong tâm lý học xã hội. Sự cố gắng của các nhà

tâm lý học trong các nghiên cứu về thái độ nhằm hiểu rõ, dự đoán, kiểm soát

Page 261: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

và thay đổi hành vi con người đã mang lại rất nhiều kết quả, tuy nhiên phải

thừa nhận rằng thái độ là một khái niệm tâm lý học khó xác định một cách

chính xác. Chính vì vậy mặc dù được nghiên cứu nhiều, nhất là về mặt xã hội

nhưng những thang bậc đo lường thái độ đưa ra còn gây nhiều tranh cãi.

I. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU TÂM LÝ HỌC THÁI ĐỘPhân tích lịch sử nghiên cứu thái độ xã hội ở phương Tây, Shikhireb

chia nó làm 3 thời kỳ:

- Thời kỳ đầu, từ khi khái niệm được sử dụng năm 1918 đến chiến

tranh thế giới thứ 2: phát triển mạnh mẽ.

- Từ 1940 đến cuối những năm 1950: thời kỳ giảm sút vì những khó

khăn và bế tắc.

- Từ cuối những năm 1950 đến nay: thời kỳ tái phát triển trở lại, xuất

hiện nhiều ý tưởng, quan điểm mới nhưng cũng kèm theo tình trạng khủng

hoảng. Chúng ta sẽ xem xét một cách chi tiết hơn bức tranh chung đó.

Những người đầu tiên sử dụng khái niệm thái độ như một đặc tính

quan trọng của các vấn đề xã hội là Thomas và Znaniecki, hai nhà nghiên cứu

Mỹ. Trong nghiên cứu của mình về những người nông dân Ba Lan ở Mỹ vào

năm 1918 hai ông rất chú ý tới sự thích ứng của họ đối với môi trường xã hội

thay đổi ở Mỹ, tới sự thay đổi các giá trị cũ bằng các giá trị mới mà đặc điểm

chủ yếu của nó là vấn đề thái độ. Theo hai ông thì thái độ là trạng thái tinh

thần (state of mind) của cá nhân đối với một giá trị.

Từ sự phát hiện trên, bắt đầu bùng nổ các cuộc nghiên cứu về thái độ

xã hội. Nhiều tác giả khác cũng có quan điểm tương tự và mỗi người đều đưa

ra các lý do của mình, nhưng có thể tóm tắt lại là: khái niệm thái độ được sử

dụng rộng rãi vì nó bao hàm các mối liên hệ cơ bản với các vấn đề như dư

luận xã hội, tuyên truyền, sự mâu thuẫn giữa các nhóm, cạnh tranh kinh tế

niềm tin tôn giáo, thay đổi hành vi và nhiều vấn đề có ý nghĩa to lớn khác về

mặt lý luận và thực tiễn về các mối quan hệ xã hội nói chung.

Page 262: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Allport cho rằng: "thái độ là trạng thái sẵn sàng về mặt tinh thần và thần

kinh được tổ chức thông qua kinh nghiệm, sử dụng sự điều chỉnh hoặc ảnh

hưởng năng động trong phản ứng của cá nhân với tất cả các khách thể và

tình huống mà nó (phản ứng) có mối quan hệ". Định nghĩa đó bao hàm cả

nghĩa: thái độ là "trạng thái sẵn sàng về tâm thần kinh cho hoạt động tâm lý

hoặc sinh lý". Tức là có thể nói sự có mặt của thái độ chuẩn bị cho cá nhân

tới một hành động nào đó. Thái độ thù địch của một cá nhân với một nhóm

người sẽ làm cho anh ta có thiên hướng tham gia vào các hoạt động mà ở đó

thái độ thù địch nói trên được thể hiện.

Newcome cũng cho rằng thái độ của một cá nhân đối với một khách thể

nào đó là "thiên hướng hành động, nhận thức, tư duy, cảm nhận của anh ta

với khách thể liên quan". Đó là sự sẵn sàng phản ứng. Những gì mà chúng ta

tin là đúng, và có một thái độ nhất định về một khách thể nào đó hay một

nhóm nào đó sẽ đóng một vai trò hiển nhiên trong việc qui định sự sẵn sàng

phản ứng theo một cách thức nhất định của chúng ta. Theo sự phân tích của

các phần sau chúng ta có thể thấy định nghĩa này chưa bao hàm được một

thực tế là trong nhiều trường hợp, quá trình này diễn ra phức tạp hơn nhiều.

Cũng tương tự như là thái độ không chỉ hình thành một cách đơn giản trong

các phản ứng đối với các tác nhân có điều kiện lặp đi lặp lại như quan điểm

của các nhà tâm lý học hành vi (xin xem phần IV trong bài viết này).

Thí nghiệm gây kinh ngạc của La Piere năm 19341 (xem phần III)

chứng minh một điều là những gỉ chúng ta nói và những gì chúng ta làm, (tức

là thái độ và hành vi trong trường hợp này) đôi khi rất khác nhau. Kết luận này

sau được mang tên là "nghịch lý La Piere" đã đặt cơ sở cho chủ nghĩa hoài

nghi và sự quan tâm của các nhà tâm lý học đối với vấn đề thái độ xã hội bị

giảm sút (thời kỳ thứ 2 theo cách chia của Shikhireb). Tuy kết quả thí nghiệm

không phủ định toàn bộ các cố gắng nghiên cứu thái độ thông qua sự biểu

hiện bằng lời của các đối tượng mà chỉ cho các nhà tâm lý học xã hội một bài

học quan trọng về việc chúng ta phải cố gắng nhiều hơn nữa trong việc

nghiên cứu thái độ và hành vi con người.

Page 263: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Trong các nghiên cứu nhằm cố gắng lý giải tại sao hành vi lại ảnh

hưởng tới thái độ của con người có 2 học thuyết gây ảnh hưởng khá lớn tới

các nghiên cứu sau đó là: thuyết bất đồng nhận thức của Leon Festinger và

thuyết tự nhận thức của Daryl Bem mà chúng ta sẽ có dịp xem xét kỹ hơn ở

phần III.

Trong suốt các thời kỳ trên cùng với việc nghiên cứu các vấn đề đã

được đề cập các nhà tâm lý học phương Tây còn xem xét nhiều vấn đề khác

nữa nhất là vai trò, chức năng, cấu trúc cũng như các học thuyết khác nhau

về thái độ (như cấu trúc 3 thành phần của Smith năm 1942 chẳng hạn). Nhiều

phương pháp nghiên cứu cũng đã được phát hành.

Sẽ là một khiếm khuyết lớn nếu xem xét lịch sử tâm lý học xã hội mà

không đề cập đến các nghiên cứu của các nhà tâm lý học Xôviết. Hai học

thuyết được giới thiệu tóm tắt dưới đây: thuyết tâm thế của Uznatze và các

đồng sự và thuyết định vị của Iađôp là các học thuyết có ảnh hưởng tới tâm lý

học Xôviết hơn cả.

1. Thuyết tâm thế xã hội

Khái niệm thái độ hay nhiều người dịch là tâm thế trong học thuyết của

Uznatze được ông hiểu là "sự biến dạng hoàn chỉnh của chủ thể", là trạng

thái sẵn sàng hướng tới một hoạt động nhất định, là cơ sở của tính tích cực

có sự lựa chọn của chủ thể. Tâm thế xuất hiện khi có sự "hội ngộ" của 2 yếu

tố: nhu cầu và hoàn cảnh thoả mãn nhu cầu". Ông dùng khái niệm tâm thế với

tư cách là khái niệm trung tâm, nhưng lại là cái vô thức để giải thích hành vi

của con người. Vì vậy nhiều đồng nghiệp phê phán ông là trong quan niệm

của ông về tâm thế ông chỉ đề cập đến quá trình hiện thực hoá các nhu cầu

sinh lý đơn giản mà không tính đến các hình thức hoạt động phức tạp, cao

cấp của con người. Ông đã không tính đến sự tác động phức tạp của các yếu

tố xã hội trong việc quy định hành vi con người cũng như vai trò của quá trình

lĩnh hội kinh nghiệm xã hội... Dù sao thì cũng phải thừa nhận rằng học thuyết

này đóng một vai trò phương pháp luận khoa học cụ thể cho nhiều lỉnh vực

chuyên môn của tâm lý học (tâm lý học xã hội, lứa tuổi, y học, kỹ sư...).

Page 264: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

2. Thuyết định vị

Iadob nghiên cứu vai trò của tâm thế trong những hành vi xã hội của

nhân cách. Ông cho rằng con người có một hệ thống các tổ chức định vị khác

nhau phức tạp và hành vi của con người bị điều khiển bởi các tổ chức đó.

Các định vị này được tổ chức theo 4 bậc, mức độ khác nhau:

- Bậc một: bao gồm các tâm thế bậc thấp, như trong quan niệm của

Uznatze, hình thành trên cơ sở chức nhu cầu và tình huống đơn

giản nhất;

- Bậc hai: các định vị phức tạp hơn, được hình thành trên cơ sở và

các tình huống giao tiếp của con người trong các nhóm nhỏ.

- Bậc ba: các định vị mà trong đó định hướng chung của các sở thích

được hình thành trong các lĩnh vực hoạt động xã hội cụ thể.

- Bậc bốn: bậc cao nhất hình thành nên hệ thống định hướng giữ trị

của nhân cách, nó điều chỉnh hành vi và hoạt động của nhân cách

trong những tình huống mà tính tích cực xã hội có giá trị nhất đối với

nhân cách. Thuyết định vị đã xem xét vấn đề thái độ từ một góc độ

mới, nó cho phép thiết lập sợi dây liên hệ giữa các cách tiếp cận vấn

đề hành vi của nhân cách từ góc độ tâm lý học đại cương, xã hội

học và tâm lý học xã hội.

II. BẢN CHẤT CỦA THÁI ĐỘ XÃ HỘINăm 1935, trong một bài viết tổng kết các nghiên cứu về thái độ, Allport

liệt kê ra 17 định nghĩa thái độ. Từ 17 định nghĩa đó có thể đưa ra 5 đặc tính

chung của thái độ như sau: thái độ xã hội được các nhà nghiên cứu trên hiểu

như là:

- trạng thái nhất định của tinh thần và hệ thần kinh;

- thể hiện sự sẵn sàng phản ứng;

- có tổ chức

Page 265: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

- dựa trên kinh nghiệm trước đó;

- có ảnh hưởng điều khiển và tác động tới hành vi.

Qua đây có thể thấy rõ sự phụ thuộc của thái độ xã hội vào kinh nghiệm

trước đó và vai trò điều chỉnh hành vi rất quan trọng của nó. Chúng ta sẽ xem

xét đối tượng của thái độ, cùng với chức năng, đặc tính và các thành tố của

nó.

1. Đối tượng của thái độ

Khi nói tới thái độ bao giờ chúng ta cũng nói tới đối tượng mà thái độ

đó hướng tới. Đối tượng có thể là tất cả những gì tồn tại trong thế giới vật

chất và tinh thần mà chúng ta đang sống: người khác, một nhóm người, một

tổ chức, một sự kiện, triết học, nghệ thuật, thượng đế, có khi là thái độ về

chính bản thân mình. Tuy nhiên số lượng các thái độ của mỗi cá nhân là có

giới hạn. Anh ta chỉ có thái độ với các đối tượng có tồn tại trong thế giới tâm

lý của mình mà thôi. Không phải bất cứ ai cũng có thái độ về sổ số cào, về

AIDS, về nạn dịch Ebôla hay là các vấn đề môi trường. Đây là một thực tế rất

đơn giản nhưng đôi khi bị lãng quên dẫn đến khó khăn, thậm chí sai phạm khi

tiến hành và phân tích số liệu trong các cuộc điều tra, nghiên cứu về thái độ

hoặc dư luận xã hội. Người được hỏi có thể có câu trả lời cho bất cứ câu hỏi

nào của các nhà điều tra bằng cách này hay cách khác, nhưng điều đó không

có nghĩa là anh ta có cái thái độ mà nhà nghiên cứu quan tâm. Sự tồn tại đối

tượng trong cuộc sống chỉ là điều kiện cần chứ không phải là điều kiện đủ để

một cá nhân có một thái độ nào đó về đối tượng đó.

2. Chức năng của thái độ

Chúng ta có khả năng ứng xử trong các tình huống tâm lý khác nhau

theo một cách thức nhất định phần lớn là nhờ khuôn mẫu các thái độ xã hội

mà chúng ta có. Điều này đóng vai trò tổ chức rất lớn trong đời sống tâm lý

của chúng ta. Với ý nghĩa bao quát nhất, thái độ xã hội hình thành nhằm thoả

mãn một nhu cầu nào đó của con người. Tổng kết ý kiến của các nhà nghiên

cứu có thể thấy thái độ xã hội có một số chức năng cụ thể chủ yếu sau đây:

Page 266: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

- Chức năng thích nghi: Thái độ thường hướng chúng ta tới các đối

tượng có thể giúp đạt được các mục đích kinh tế, xã hội của mình. Áp lực của

nhóm thường rất lớn, nó làm cho chúng ta có xu hướng thoả hiệp hoặc theo

khuôn phép, a dua. Bằng cách có một thái độ được mọi người ủng hộ hay

chấp nhận được chúng ta dễ dàng đạt được mục đích hơn, dễ được thưởng

và tránh bị trừng phạt hơn.

- Chức năng kiến thức: Nhờ có thái độ mà chúng ta biết cách thức phải

ứng xử như thế nào trong các tình huống khác nhau, một cách giản đơn, tiết

kiệm thời gian và sức lực.

- Chức năng biểu hiện: Thái độ xã hội là phương tiện giúp con người

thoát khỏi các căng thẳng nội tâm và thể hiện mình như một nhân cách.

- Chức năng tự bảo vệ: Trong những tình huống xung đột (giữa các suy

nghĩ, niềm tin, có khi là giữa thái độ và hành vi) chúng ta thường tìm cách tự

bào chữa, tìm lý do giải thích thậm chí tìm một người nào đó khác chịu trách

nhiệm thay mình hoặc hợp lý hoá hành vi của mình. Quá trình này dẫn đến sự

thay đổi thái độ tương ứng. Thái độ mới đó sẽ giúp chúng ta giảm bớt sự “bất

đồng” nội tâm (xem thuyết bất đồng nhận thức của Festinger).

3. Các thành tố của thái độ

Thái độ xã hội có thể thực hiện được các chức năng trên là nhờ một

cấu trúc phức tạp. Các nhà tâm lý học xã hội đã phân biệt và nghiên cứu 3 bộ

phận cấu thành của nó như sau:

- Nhận thức: Là kiến thức của cá nhân về đối tượng của thái độ cho dù

kiến thức đó có tương ứng hay không tương ứng, tức là có đúng hay không

đúng. Ví dụ thái độ của bạn về hút thuốc lá chẳng hạn sẽ bao gồm kiến thức

của bạn về thuốc lá.

- Tình cảm: là các cảm xúc, tình cảm của cá nhân đối với đối tượng của

thái độ xã hội. Tức là thuốc lá đối với bạn là dễ chịu hay khó chịu, thích hay

không thích...

Page 267: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

- Hành vi: Đó là hành động hay ý định hành động mà bạn sẽ ứng xử với

đối tượng. Trong ví dụ của chúng ta là bạn sẽ hút thuốc hay không hút thuốc.

4. Một số đặc tính cơ bản của thái độ

Không phải tất các thái độ đều giống nhau về mặt cấu trúc hệ thống.

Chúng khác nhau theo một số đặc tính nhất định. Các nhà nghiên cứu đưa ra

nhiều đặc tính nhưng những đặc tính dưới đây có lẽ là quan trọng nhất:

- Trị số: hay có người còn gọi là tính phân cực (extremness), như ta

thấy thái độ có thể là tích cực hoặc tiêu cực, ủng hộ hoặc phản đối, tức là

chiều (+) hay (-).

- Mức độ: ủng hộ nhiều hay ít, có khi chúng ta cũng có thái độ ủng hộ

hai đối tượng khác nhau nhưng sự ủng hộ hày theo mức độ khác nhau.

- Cường độ: Tất nhiên mức độ và cường độ có sự liên hệ với nhau.

- Tính vững chắc: Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng nói chung các

thành tố (kiến thức, tình cảm, hành vi) có sự liên hệ khá vững chắc với nhau

về mặt trị số. Tuy nhiên thí nghiệm tủa La Piere cho ta thấy mối liên hệ này

phức tạp hơn nhiều.

- Tính nổi trội: Chúng ta sẵn sàng thể hiện một thái độ đặc biệt nào đó

của mình như thế nào? Khi có thái độ phản đối tham nhũng một cách kịch liệt,

chúng ta sẽ nói về nó một cách dễ dàng và nhanh chóng như thế nào, thậm

chí ngay cả khi không được hỏi về vấn đề đó?

III. THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI Một vấn đề tâm lý học rất quan tâm là mối quan hệ giữa thái độ bên

trong và hành vi bên ngoài của con người (vấn đề cơ bản về bản chất con

người) mà chúng ta sẽ đề cập đến trong phần này.

1. Thái độ qui định hành vi?

Chắc chắn phần lớn các bạn sẽ cho rằng: đúng, những gì con người

suy nghĩ và cảm nhận bên trong sẽ quyết định hành vi bên ngoài của anh ta,

Page 268: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

tức là có thể dự đoán được hành vi nếu chúng ta biết thái độ. Thí dụ, nếu bạn

có thái độ tích cực về môi trường bạn sẽ sẵn sàng tham gia các hình thức

hoạt động khác nhau để bảo vệ nó. Từ lâu các nhà triết học, thần học, giáo

dục học... đã quan tâm đến vấn đề này, và quan niệm phổ biến của họ cũng

giống với suy nghĩ của bạn. Vỉ vậy muốn thay đổi hành vi của con người tốt

nhất chúng ta phải thay đổi thái độ của họ. Thoạt đầu các nhà tâm lý học xã

hội cũng hoàn toàn chia sẻ quan điểm đó cho đến khi kết quả thí nghiệm của

La Piere được công bố, tiếp đó là một loạt các nghiên cứu khẳng định của các

nhà tâm lý học vào những năm 60.

La Piere đã cùng với một sinh viên trẻ người Trung Quốc và vợ của anh

ta làm một chuyến du lịch - thí nghiệm khắp nước Mỹ. Họ đến thăm 184 hiệu

ăn, quán cà phê và 66 khách sạn, nơi cắm trại cho người có ôtô và nhà nghỉ

dành cho khách du lịch. Hầu như ở khắp nơi họ đều được đối xử lịch sự, chu

đáo như nhau, chỉ có một trường hợp họ bị từ chối phục vụ. Sáu tháng sau tất

cả các cơ sở trên đều nhận được một lá thư với câu hỏi: "Ông (bà) có chấp

nhận đón tiếp những người Trung Quốc như là khách của nhà hàng (khách

sạn) hay không? Có 128 cơ sở trả lời. Kết quả là 91% số người được hỏi trả

lời phủ định. (Con số này cũng gần với con số trả lời của các cơ sở mà ông

không đến thăm). Như ta thấy, khoảng cách giữa thái độ và hành vi là rất lớn.

Cũng cần giải thích với bạn đọc là thí nghiệm này được tiến hành từ 1934,

thời điểm mà vấn đề phân biệt chủng tộc ở Mỹ rất khác với tình hình hiện nay.

Năm 1964 Festinger cũng kết luận là chứng cứ đã không ủng hộ quan điểm

cho rằng thay đổi thái độ sẽ dẫn tới thay đổi hành vi. Về mối quan hệ thái độ -

hành vi ông cho rằng hành vi của con người như là con ngựa kéo còn thái độ

thì như là cái xe. Năm 1969 nhà tâm lý học xã hội Allan Wicherl tổng kết một

loạt các nghiên cứu về vấn đề này và đưa ra một kết luận kinh ngạc: Thái độ

của con người hầu như chẳng dự báo gì hành vi của họ. Ví dụ thái độ của

sinh viên về việc thiếu trung thực khi thi cử (copy bài chẳng hạn) hầu như

chẳng liên hệ nhiều lắm tới hành vi quay cóp khi làm bài, hoặc là thái độ về

việc thuốc lá có hại cho sức khoẻ chỉ có tác động rất nhỏ với những người

nghiện mà thôi. Nhiều người phê phán phim ảnh về tình dục và bạo lực

Page 269: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

nhưng trớ trêu thay người ta vẫn thích xem những pha mùi mẫn hoặc bắn

nhau ùng oàng như xưa. Tóm lại trả lời cho câu hỏi: thái độ có qui định hành

vi hay không chúng ta thấy có quan điểm ủng hộ, có quan điểm phản đối, vậy

tất phải có quan điểm thứ ba là quan điểm tổng hợp.

2. Khi nào thái độ qui định hành vi?

Các nhà tâm lý học xã hội giải thích nguyên nhân tại sao chúng ta

thường hành động ngược lại với thái độ của mình là do cả thái độ (exressed

attitude) và hành vi của chúng ta đều bị tác động, ảnh hưởng của nhiều yếu tố

khác. Điều đó được Myers D. minh hoạ như sau:

Triandis, năm 1982 đã liệt kê tới 40 yếu tố khác nhau có thể tác động

làm phức tạp hoá mối quan hệ giữa thái độ và hành vi. Vậy liệu khi ta giảm

các yếu tố ảnh hưởng tới mức tối thiểu thì có thể qua thái độ mà dự đoán

hành vi hay không?

2.1. Khi các yếu tố ảnh hưởng tới thái độ được biểu hiện và hành vi giảm tới mức tối thiểu

Không giống như các bác sĩ, những người có thể đo rất chính xác nhịp

tim, mạch của bệnh nhận, các nhà tâm lý học xã hội không bao giờ đo được

các thái độ thật của đối tượng nghiên cứu. Họ chỉ đo được các thái độ được

anh huong cua cac yeu to khac

Thai do

Hanh vi

thai do duoc bieu hien

anh huong cua cac yeu to khac

Page 270: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

đối tượng nghiên cứu biểu hiện mà thôi. Mà các biểu hiện - phản ứng của con

người thì giống như hành vi lại chịu tác động của các yếu tố khác. Bạn thử

hình dung xem trong các cuộc họp tại sao người ta lại phải bỏ phiếu kín? Tại

sao anh H. không giơ tay bầu ông X. nếu anh H. có thái độ ủng hộ ông ta?

Liệu kết quả bầu công khai (giơ tay) và phiếu kín có khác nhau không, nhất là

khi phải quyết định các vấn đề quan trọng, phức tạp và "tế nhị"? Câu trả lời là

có. Chúng ta có xu hướng thể hiện những gì mà chúng ta cho rằng người

khác muốn chúng ta thể hiện. Nhưng các nhà nghiên cứu không chịu bó tay.

Edward Jones và Harold Sigall (1971) đã thiết kế phương pháp gọi là "đường

ống giả vờ" (bogus pineline) cho phép đo được các thái độ con người một

cách khá chính xác.

Nếu cách biểu hiện của thái độ bị ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài

như vậy thì hành vi còn chịu ảnh hưởng lớn hơn nhiều, bởi nó chịu sự tác

động rất mạnh của các chuẩn mực, giá trị, áp lực của nhóm, nhân cách cá

nhân, hoàn cảnh cụ thể và nhiều yếu tố khác nữa.

2.2. Khi thái độ xác định hay cụ thể cho một hành vi nhất định nào đó

Khi thái độ (được biểu hiện), chẳng hạn thái độ về sức khoẻ - quá

chung chung mà hành vi, ví dụ như quyết định có đi bơi hay không - lại quá

cụ thể, xác định thì sự tương ứng giữa thái độ và hành vi rất thấp. Đó là kết

quả nghiên cứu của Icek Ajzen (1977) và Martin Fishbein (1982). Trong 27

nghiên cứu kiểu này của các ông thì 26 cho kết quả như trên. Nhưng trong tất

cả 26 thí nghiệm nếu thái độ xác định, cụ thể cho một hành vi nào đó thì

những gì "chúng ta nói" và những gì "chúng ta làm" là phù hợp với nhau. Ví

dụ thái độ về môn bơi và quyết định đi bơi hay không nếu có điều kiện.

2.3. Nếu khi hành động, chúng ta ý thức được thái độ của mình

Khi hành động, chúng ta càng ý thức rõ ràng thường xuyên về thái độ

của mình bao nhiêu thì sự tương ứng giữa thái độ và hành vi của mình càng

lớn bấy nhiêu. Thái độ rõ ràng, mạnh mẽ, ăn sâu trong tâm ta sẽ nhắc nhở

chúng ta hành động theo hướng mà nó đã xác định.

Page 271: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

3. Hành vi quy định thái độ?

Trong đời thường, nhiều người cho rằng thái độ bên trong qui định

hành vi bên ngoài chứ hành vi hầu như chẳng có ảnh hưởng gì tới thái độ,

bởi con người là động vật có lý trí. Để thuyết phục cô con gái khi bị gia đình

gả cho người không yêu, ông bà chúng ta thường nói: “cứ sống với nhau đi

rồi sẽ yêu”. Mà thực tế cho thấy họ cũng sống với nhau rất hạnh phúc (tất

nhiên, không phải là tất cả) cũng giống như các cặp lấy nhau vì tình yêu vậy.

Số phận hay gặp may? Ở đây không có ý định bàn về quan điểm đã lỗi thời

"cha mẹ đặt đâu con ngồi đó" vì chúng ta có mục đích khác. Khi đi đường gặp

một người nghèo khó bạn nói nhỏ với con mình hãy giúp người đó một ít tiền

hay nhân ngày môi trường thế giới bạn cùng con cái thu nhặt rác rưởi làm

sạch đường phố. Liệu các hành vi trên có ảnh hưởng tới thái độ của bạn và

con cái bạn đối với người nghèo hoặc với môi trường không? Liệu thói quen

chào cờ và hát quốc ca vào mỗi sáng thứ hai trong trường học, thậm chí là

chào cờ và hát bài hát về công ty ở Nhật có mối liên hệ gì tới lòng yêu Tổ

quốc, thái độ trung thành với công ty?

Thực tế thì mối quan hệ giữa thái độ và hành vi là mối quan hệ hai

chiều, tức là hành vi cũng có tác động rất lớn trong việc hình thành hay thay

đổi thái độ. Chúng ta thử xem khi nào thì quá trình đó xảy ra.

3.1. Vai trò mới

Trong cuộc sống mỗi người phải đóng các vai khác nhau với các đặc

điểm, chức năng, chuẩn mực... mới. Hãy hình dung ngày đầu tiên làm việc

với một cương vị mới chẳng hạn. Các cuộc nói chuyện với đồng nghiệp, các

hành vi của bạn trong văn phòng đều có vẻ gượng ép, không tự nhiên vì

"chưa quen". Bạn cố gắng làm nhiều cách để đóng vai mới tốt hơn. Một ngày

kia bạn nhận ra điều kỳ lạ: Các cuộc tiếp xúc, các cử chỉ gượng ép hầu như

không còn nữa, nó trở nên thoải mái tự nhiên từ lúc nào. Trong thí nghiệm

của Janis & Man, 1965: Man & Janis, 1968, những phụ nữ trẻ nghiện thuốc lá

sau khi đóng các vai nạn nhân ung thư phổi trong một vở kịch đã hút ít đi

nhiều hơn so với những người (phụ nữ trẻ nghiện thuốc) khác chỉ được cung

Page 272: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

cấp những thông tin về tác hại của thuốc lá. Nghiên cứu khác của Liebenman,

1956 cho ta thấy vai trò mới đòi hỏi hành vi mới. Hành vi mới nay sẽ làm nảy

sinh những thái độ mới. Ông nghiên cứu thái độ của những tổ trưởng, quản

đốc các phân xưởng sản xuất và các cán bộ công đoàn, những người trước

kia đều là công nhân sau đó nhận các cương vị mới (phải đóng các vai mới)

cùng một thời điểm. Kết quả cho thấy càng về sau (sau năm thứ 1, 2, 3) thái

độ của những người đó càng ngày càng khác tương ứng với vai trò của họ.

Những quản đốc ngày đang trở nên thông cảm với quan điểm của ban lãnh

đạo công ty hơn, còn các cán bộ công đoàn ngày càng gần với quan điểm

của công đoàn viên hơn.

3.2. Kỹ thuật từng bước một (foot-in-the-door Technique)

Jonathan Freedman và Scott Fraser (1966) làm một thí nghiệm: họ tới

gặp một số phụ nữ là chủ hộ gia đình và đề nghị họ ký vào lá đơn ủng hộ lái

xe an toàn hầu hết đều ký. Khoảng hai tuần sau họ đến gặp lại những phụ nữ

đó và một nhóm khác mà họ chưa từng gặp bao giờ với một đề nghị lớn: liệu

họ có cho phép đặt một cái biển lớn, xấu xí "hãy lái xe an toàn" ở vườn trước

nhà mình không? Số người đồng ý trong nhóm phụ nữ đã được đến gặp lần

trước lớn gấp 3 lần số người mới tiếp xúc lần đầu. Hai ông kết luận là nếu

bạn muốn làm một việc gì cho mình thì một trong những kỹ thuật là hãy đề

nghị họ làm một việc nhỏ trước đã. (Tất nhiên với điều kiện là lời đề nghị lần

đầu đó phải được thực hiện một cách tự nguyện và hành động đó không có

tính chất đặc biệt). Tại sao vậy? Câu trả lời chưa rõ lắm nhưng một trong

những khả năng là hành vi ban đầu đã có ảnh hưởng tới thái độ của hành vi

sau đó. Nhiều nghiên cứu khác cho thấy sự tác động của hành vi tới thái độ

còn xảy ra trong nhiều trường hợp khác nữa như hiệu ứng quả-bóng-thấp

(Robert Cialdini và những cộng sự) tác động của hành vi đạo đức và vô đạo

đức (chúng ta có xu hướng không chỉ làm hại những người mà chúng ta

không thích mà không thích những người mà chúng ta làm hại)... Tức là hành

vi và thái độ có tác động hai chiều và chúng nuôi dưỡng lẫn nhau như là con

gà và quả trứng vậy:

Page 273: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

4. Các nhà tâm lý học xã hội đưa ra hai cách lý giải tại sao hành vi lại ảnh hưởng tới thái độ

4.1. Thuyết bất đồng nhận thức (cognitive dissonance)

Hay còn gọi là thuyết tự bào chữa (self-justification) ra đời năm 1957 do

nhà tâm lý học xuất sắc người Mỹ, Leon Festinger đưa ra. Theo Festinger,

bất đồng nhận thức là cảm giác hay trạng thái khó chịu, căng thẳng khi con

người nhận thức ra là hai suy nghĩ, niềm tin hay thái độ của anh ta không phù

hợp với nhau, đối nghịch nhau. Bất đồng nhận thức thường diễn ra khi hành

vi mâu thuẫn với thái độ, ví dụ người ta yêu tổ quốc mình nhưng lại cộng tác

với kẻ thù hoặc là tin rằng thuốc lá có hại cho sức khoẻ nhưng vẫn hút...

Festinger cho rằng chỉ cần một mình sự không phù hợp, đối nghịch là có thể

tạo ra bất đồng rồi. Tuy nhiên một số học giả khác cho rằng mối liên hệ đó

phức tạp hơn so với lập luận của Festinger. Các nhà nghiên cứu sau nhấn

mạnh là chỉ tác sự không phù hợp, đối nghịch quan trọng - các hành vi thoả

hiệp sự thống nhất đạo đức hoặc đe doạ cảm giác tích cực về cái Tôi mới có

tiềm năng làm xuất hiện cảm giác bất đồng. Festinger cũng lập luận rằng:

động cơ của con người nhằm giảm đi tác động khó chịu của sự không phù

hợp hay đối nghịch thường gây ra sự thay đổi thái độ. Theo học thuyết nay thì

sự căng thẳng giữa các hành vi và thái độ quan trọng thường được chúng ta

làm giảm đi bằng cách bào chữa cho suy nghĩ, chứ không phải hành động

của mình. Học thuyết của Festinger rất đơn giản nhưng lại có một ý nghĩa rất

lớn trong tâm lý học xã hội, nhất là trong các nghiên cứu nhằm cố gắng tìm

hiểu quá trình ảnh hưởng của hành vi tới thái độ như thế nào. Chính vì vậy

mà trong hơn 3 thập kỷ qua có hàng trăm nghiên cứu theo hướng học thuyết

này.

4.2. Thuyết tự tri giác (self - perception)

Hanh vi

Thai do

Page 274: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Không phải tất cả các nhà tâm lý học xã hội đều thoả mãn với học

thuyết của Festinger. Ví dụ như Daryl Bem chẳng hạn ông cho rằng quan

điểm của thuyết bất đồng nhận thức quá dựa vào các yếu tố bên trong, những

yếu tố rất khó lượng hoá, rất khó đo lường ông cho rằng chúng ta phải tránh

những khái niệm như "nhận thức", "sự khó chịu về mặt tâm lý" và thay chúng

bằng các thuật ngữ mang tính hành vi hơn. Và học thuyết tự tri giác của ông

ra đời năm 1967. Đây là học thuyết về mối quan hệ giữa thái độ và hành vi.

Học thuyết này nhấn mạnh một điều là khi thái độ của chúng ta không rõ ràng

hoặc cường độ của nó quá yếu chúng ta sẽ đơn giản là quan sát hành vi của

mình và tình huống mà nó diễn ra rồi suy luận về thái độ của mình.

IV. SỰ HÌNH THÀNH THÁI ĐỘCó người cho rằng có một số thái độ bẩm sinh, ví dụ như thích khoái

cảm hơn đau đớn chẳng hạn. Tuy nhiên đa số các nhà tâm lý học xã hội đều

cho rằng phần lớn các thái độ đều hình thành trong quá trình phát triển của cá

nhân. Trong mục 3 của phần truớc chúng ta đã bắt đầu đề cập đến sự hình

thành thái độ. Ở phần này xin chỉ bàn đến những yếu tố quyết định sự hình

thành và phát triển thái độ. Các yếu tố đó là: nhu cầu của cá nhân, thông tin,

giao tiếp trong nhóm và nhân cách của cá nhân.

1. Thái độ hình thành trong quá trình thoả mãn nhu cầu

Như đã đề cập ở phần trước, với ý nghĩa bao quát con người hình

thành và phát triển các thái độ nhằm thoả mãn các nhu cầu của mình. Người

ta sẽ hình thành các thái độ tích cực với các khách thể có lợi, tiêu cực đối với

các khách thể có hại cho họ trên con đường đạt tới mục đích nào đó để thoả

mãn các nhu cầu nhất định của họ. Thực tế cho thấy là một thái độ có thể

phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Và như vậy các nhu cầu khác nhau

có thể hình thành nên một thái độ.

2. Thái độ hình thành bởi các thông tin

Page 275: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Ví dụ bạn biết rất ít về các vụ thử hạt nhân cũng như tác hại của nó đối

với môi trường. Bạn chẳng hề có phản ứng hay thái độ gì khi tổng thống Pháp

vừa qua tuyên bố sẽ nối lại các cuộc thử đó, nhưng khi được tiếp xúc với các

nguồn thông tin đại chúng khá đầy đủ về vấn đề này bạn có thể có thái độ

phản đối kịch liệt, thậm chí còn có thái độ tích cực ủng hộ việc cấm vĩnh viễn

các cuộc thử tương tự. Tuy nhiên thông tin mới thường hình thành nên các

thái độ phù hợp, hài hoà với các thái độ có liên quan đã tồn tại trước đó (theo

Cartwright, D., & Harary, F.:... of Heider’s theory). Ngoài ra không phải thái độ

nào cũng phản ánh đúng thực tế. Ví dụ một số thái độ thành kiến, khuôn mẫu,

mê tín dị đoan, huyễn hoặc, ảo tưởng... Phần nhiều các thái độ kiểu này

không có tính hợp lý vì thiếu thông tin hoặc thông tin sai lệch, một chiều (do

vô tình hoặc cố ý). Khỏi phải nói tới mức độ tai hại, nguy hiểm của loại thông

tin này. Trong một số trường hợp thông tin thiếu còn tai hại hơn không có

thông tin. Hàng ngày chúng ta thường dựa vào các nguồn thông tin mà chúng

ta cho là tin cậy. Vì không thể tự biết được mọi thứ nên ta dựa vào các

“chuyên gia”. Đối với trẻ em thì bố mẹ là các "chuyên gia", với học sinh - giáo

viên, với nhà khoa học trẻ - các đồng nghiệp có kinh nghiệm... Với mọi người

nguồn thông tin chính thức qua các phương tiện thông tin đại chúng có ảnh

hưởng rất lớn tới việc hình thành thái độ, dư luận cũng như thay đổi hành vi

của các nhóm dân cư.

3. Giao tiếp nhóm là một trong những yếu tố quyết định trong quá trình hình thành thái độ

Mỗi cá nhân là thành viên của nhiều nhóm khác nhau. Thái độ của anh

ta thường phản ánh niềm tin, giá trị, chuẩn mực của nhóm mà anh ta là thành

viên. Sự khác nhau giữa thái độ của các nhóm khác nhau một phần là do

niềm tin của họ khác nhau. Thái độ đối với Thượng đế, chẳng hạn của trẻ em

trong các gia đình theo một tôn giáo nào đó thường khác với thái độ của trẻ

em trong các gia đình mà các thành viên là người vô thần. Giá trị mà cả nhóm

theo đuổi chắc chắn sẽ có ảnh hưởng tới việc hình thành thái độ các thành

viên của nhóm đó. Chuẩn mực nhằm không chỉ xác định hành vi nào là

Page 276: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

"đúng" hoặc "sai" (tốt - xấu) mà còn xác định thái độ nào là "đúng", "sai" nữa.

Thông qua cơ chế thưởng - phạt nó tạo một áp lực ép các cá nhân phải tuân

theo. Chúng ta thường được thưởng (động viên khuyến khích bằng vật chất

hay tinh thần) khi có thái độ và hành vi "đúng" và ngược lại bị trừng phạt khi

có thái độ và hành vi "sai". Các nhà tâm lý học xã hội đều cho rằng vai trò của

các nhóm, nhất là nhóm nhỏ (gia đình, bạn bè, bạn đồng nghiệp...) trong việc

bình thành ý thức cá nhân là cực kỳ quan trọng. Nhưng các cá nhân không

tiếp nhận các thái độ phổ biến trong nhóm một cách bị động mà việc đó diễn

ra một cách có chọn lựa trong quá trình thoả mãn nhu cầu của anh ta. Trong

quá trình này nhân cách cá nhân đóng một vai trò đáng kể.

4. Nhân cách cá nhân và sự hình thành thái độ

Các cá nhân có thể tiếp nhận thái độ của nhóm một cách có chọn lựa

và theo mức độ, cách thức khác nhau chính là nhờ sự khác nhau về nhân

cách của các cá nhân đó. Qua nhiều cuộc nghiên cứu về mối quan hệ giữa

nhân cách và các thái độ tôn giáo nhân cách và chủ nghĩa dân tộc trung tâm

nhân cách và thái độ thành kiến, nhân cách và thái độ chính trị... có thể đưa

ra kết luận là cá nhân có xu hướng tiếp nhận các thái độ phù hợp với nhân

cách của mình. Tuy nhiên nhân cách con người không phải là một hệ thống

hoàn toàn thống nhất. Chính vì thế nó có thể tiếp nhận các thái độ mâu thuẫn

lẫn nhau bởi sự giáo dục khác nhau, bởi sự giao tiếp trong các nhóm xung

đột nhau, cũng có thể bởi cả sự xung đột các nhu cầu của chính cá nhân đó.

Xem xét 4 yếu tố quyết định trong sự hình thành thái độ có thể kết luận

là thái độ chủ yếu được hình thành bởi các yếu tố xã hội.

V. THAY ĐỔI THÁI ĐỘThái độ có thể hình thành được thì cũng thay đổi được. Biết xem thái

độ thay đổi như thế nào (cũng tức là hành vi thay đổi như thế nào trong phần

lớn các trường hợp) là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cực kỳ to

lớn, nhất là trong những thời điểm có sự thay đổi lớn về kinh tế, chính trị và

Page 277: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

xã hội. Thật ra sự hình thành và thay đổi thái độ không tách biệt nhau. Đó chỉ

là hai giai đoạn liên tục của quá trình phát triển thái độ mà chúng ta tạm chia

ra để tiện xem xét, trình bày mà thôi. Nếu phần IV nói về các yếu tố quyết

định sự hình thành thái độ thì vấn đề quan tâm của phần này là: thái độ thay

đổi như thế nào.

Trước hết sự thay đổi thái độ có thể chia làm hai loại:

- Thay đổi ngược chiều: thay đổi từ thái độ tiêu cực (-) sang thái độ

tích cực (+) hoặc ngược lại.

- Thay đổi cùng chiều: chiều vẫn giữ nguyên nhưng mức độ tiêu cực

hay tích cực thay đổi. Thay đổi cùng chiều thường dễ hơn ngược

chiều.

1. Khả năng thay đổi của thái độ phụ thuộc vào các đặc tính của hệ thống thái độ, của hệ thống giao tiếp nhóm và đặc điểm nhân cách

1.1. Đặc tính của thái độ và khả năng thay đổi thái độ

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng các thái độ cực đoan hơn có khả

năng thay đổi thấp hơn các thái độ ít cực đoan. Bởi vậy thay đổi các thái độ

cực đoan hơn thường gặp các lực cản lớn hơn. Hệ thống thái độ phù hợp,

bền vững thường ổn định bởi vì các thành tố (nhận thức, tình cảm, hành vi)

hỗ trợ cho nhau, ngược lại các thái độ không phù hợp thường kém ổn định do

có sự mâu thuẫn giữa các thành tố cho nên dễ bị thay đổi hơn theo hướng

tăng độ bền vững nhất là thay đổi cùng chiều.

1.2. Đặc điểm nhân cách và khả năng thay đổi thái độ

Tất cả các yếu tố như đặc điểm thể chất (tạng), tài năng, ý chí, phong

tách, đạo đức, vai trò xã hội... đều có mối liên hệ nhất định trong quá trình

thay đổi thái độ. Tuy nhiên mối liên hệ này rất phức tạp và còn ít được nghiên

cứu. Nhu cầu nhận thức và phong cách của cá nhân có ảnh hưởng tới sự sẵn

sàng tiếp nhận sự thay đổi thái độ. Thí nghiệm của Nadler I.B, năm 1959 cho

phép ông kết luận là những người có trí tuệ (tài năng) kém hơn thường hay

vâng theo, a dua với các áp lực thái độ của nhóm nhiều hơn. Kết luận này

Page 278: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

chắc là còn nhiều tranh cãi bởi các yếu tố đã kể trên của nhân cách khó mà

tách rời một cách riêng rẽ, hơn nữa mối liên hệ giữa nhân cách và thái độ

như đã nói, không đơn giản như vậy.

1.3. Giao tiếp nhóm và khả năng thay đổi thái độ

Các nhà nghiên cứu cho rằng những thái độ của cá nhân được sự ủng

hộ về mặt xã hội thông qua các nhóm mà cá nhân đó giao tiếp thường là khó

thay đổi. Nếu một cá nhân coi trọng vị trí của mình trong nhóm thì anh ta

thường có xu hướng gắn bó với những thái độ của nhóm để giữ vững vị thế

của mình. Sự thay đổi nhóm cũng dễ dẫn đến thay đổi thái độ. Tất nhiên còn

tuỳ thuộc vào đặc điểm, tính chất của nhóm mới đó (niềm tin, giá trị, chuẩn

mực, hệ thống).

Sự thay đổi thái độ còn xảy ra khi hoàn cảnh sống của con người thay

đổi. Ví dụ tình trạng kinh tế khá hơn có thể làm giảm thái độ tiêu cực thậm chí

thù địch đối với các chính sách, đường lối của chính phủ và ngược lại. Cũng

nên đề cập đến một dạng quan hệ đặc biệt giữa cá nhân và xã hội với tư cách

một nhóm lớn khi cá nhân đó có những hành vi được coi là lệch chuẩn. Pháp

lý chỉ nhằm mục đích chủ yếu là ép buộc anh ta thay đổi hành vi đối với đối

tượng mà anh ta có thái độ tiêu cực, nhằm bảo vệ đối tượng đó. Nhưng (như

đã trình bày ở phần 3, chương III) việc đó có thể làm thay đổi thái độ. Nguyên

tắc này thường rất hay được áp dụng trong các trại tập trung, trại cải tạo lao

động.

2. Thông tin và sự thay đổi thái độ

2.1. Thông tin được nói tới ở đây bao gồm cả các nguồn thông tin chính

thức của các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền giáo dục lẫn các

nguồn không chính thức qua giao tiếp với người khác và từ các kinh nghiệm

trực tiếp mà các cá nhân có được. Thông tin có thể làm thay đổi thái độ và

hành vi. Hiệu quả của nó phụ thuộc rất nhiều vào nguồn thông tin, người

truyền tin, nội dung của thông tin, cách thức mà nó được truyền đi cũng như

đối tượng thông tin.

Page 279: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Nhiều người nhất trí rằng các thông tin truyền đi được thiết kế cho các

nhóm đối tượng nhất định thường là có hiệu quả hơn so với khi nó dành cho

các đối tượng chung chung. Nói chung, khi một cá nhân bày tỏ thái độ, quan

điểm của thình một cách công khai thì cảm giác trách nhiệm sẽ mạnh mẽ

hơn, sự tương ứng giữa thái độ và hành vi cũng cao hơn so với khi nó được

thực hiện một cách cá nhân, không công khai.

2.2. Truyền thông lấy đối tượng làm trung tâm - một cách tiếp cận mới:

Làm thế nào để thúc đẩy hay thay đổi kiến thức, thái độ và hành vi hay thực

hành (knowledge/attitude/practice - KAP) là vấn đề quan tâm hàng đầu của

các gia đình, nhà trường, kinh doanh và quản lý xã hội nói chung, nhất là khi

xã hội có nhiều biến động. Công tác tuyên truyền và truyền thông xã hội ở

Việt Nam cho đến nay vẫn được tổ chức tập trung, từ trên dội xuống. Phần

lớn nghị quyết, chính sách đều do các cơ quan cấp trên quyết định và sau đó

ban hành, phổ biến cho các đối tượng (học sinh, người dân...) thực hiện.

Người dân được thông báo về các chính sách qua chính quyền địa phương,

các tổ chức quần chúng hoặc các phương tiện thông tin đại chúng. Các chính

sách này được củng cố bởi các cơ chế thưởng phạt (vật chất hay tinh thần).

Cách tuyên truyền này chỉ chú ý tới một yếu tố là kiến thức trong qui trình bộ

3 yếu tố liên kết nhằm thay đổi hành vi con người là: kiến thức/ thái độ/ hành

vi. Người ta cho rằng khi biết một chính sách nào đó thỉ đối tượng sẽ thực

hiện. Điều đó có thể đúng trong thời kỳ chiến tranh. Trong hoàn cảnh khác nó

bắt đầu bộc lộ tính kém hiệu quả. Điều đó được chứng minh qua việc chấp

hành một số các chính sách về trật tự vệ sinh, môi trường, phòng chống tệ

nạn xã hội... Biết chưa chắc đã thực hiện, nhất là lại hiểu biết lơ mơ hoặc

không biết. Con số điều tra làm buồn phiền các nhà làm chính sách kế hoạch

hoá gia đình ở Uganda: 68% dân số nước này biết đến các biện pháp phòng

tránh thai, nhưng chỉ có 4% dân số biết sử dụng có hiệu quả các biện pháp

đó. Các thí dụ kiểu này có rất nhiều. Công cuộc cải cách đòi hỏi một cách tiếp

cận mới: truyền thông lấy đối tượng làm trung tâm. Khái niệm này gắn với

khái niệm thị trường. Các nhà kinh doanh nghiên cứu thái độ khách hàng để

thúc đẩy, thay đổi hành vi mua hàng của họ, còn các nhà làm chính sách tiến

Page 280: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

hành marketing xã hội (trong đó có nghiên cứu KAP) để bảo đảm tính khả thi

chìa những chính sách mà họ sẽ đưa ra, để quản lý có hiệu quả hơn. Phương

pháp này là sự thừa nhận vai trò ngày càng lớn của sự lựa chọn và sở thích

cá nhân cũng như sự đa dạng của các định hướng giá trị, quan niệm và hành

vi. Phương pháp này cho phép các nhà truyền thông (tuyên truyền) cạnh

tranh một cách hiệu quả tương việc thành đối tượng trong thời đại nguồn

thông tin ngày càng lớn, đa dạng.

Có thể kết luận bằng một nhận định là: phần lớn trong các cuộc điều

tra, nghiên cứu gần đây liên quan tới con người trong công cuộc đổi mới

(nông dân, công nhân, trí thức, phụ nữ, thanh niên, học sinh, sinh viên...) của

các nhà nghiên cứu khoa học xã hội, các nhà làm chỉnh sách, thái độ về một

vấn đề nào đó của các đối tượng nghiên cứu luôn là chủ đề rất được quan

tâm. Điều đó mở ra một hướng mới cũng như một thách thức mới cho những

ai quan tâm nghiên cứu vấn đề này.

PHẦN V. NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ HỌC XÃ HỘIMỗi chúng ta là một cá nhân đơn nhất. Đây là một khẳng định mang

tính triết học và lịch sử. Con người cùng với tất cả các phẩm chất tâm sinh lý

của mình, được hình thành và phát triển trong các mối quan hệ xã hội nhất

định luôn là sản phẩm duy nhất, không lập lại, không trùng hợp theo qui luật

ngẫu nhiên. Để có thể hiểu những nhân cách đơn nhất của mình và để có thể

hiểu rõ, có thể mô tả nhân cách con người chúng ta phải nhờ đến triết học,

đến lịch sử, đến văn học, đến xã hội học và rất nhiều các khoa học khác trong

đó có tâm lý học nói chung và tâm lý học xã hội nói riêng.

Các bộ môn khoa học kể trên quan tâm đến nhân cách, hay nói đúng

hơn, quan tâm đến cá nhân con người theo những cách nhìn và nhằm phục

vụ những mục đích riêng của mình. Ngày nay khi tâm lý học nhân cách đã

tách ra thành một chuyên ngành độc lập trong các khoa học tâm lý, việc nhắc

lại về tầm quan trọng của việc nghiên cứu nhân cách cũng như về sự tăng

trưởng của nhu cầu nghiên cứu nhân cách trong đời sống xã hội cũng như

Page 281: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

trong quá trình phát triển của các bộ môn khoa học xã hội nói riêng và khoa

học về con người nói chung, là một việc tất yếu.

Ở cuốn sách này, tâm lý học xã hội như một ngành độc lập trong số các

khoa học lâm lý, chính là đối tượng quan tâm của chúng ta. Vì lý do đó, đối

tượng của chúng ta ở đây chính là nhân cách trong tâm lý học xã hội. Có thể

nói, nhiệm vụ chính của tâm lý học xã hội trong việc nghiên cứu nhân cách là

phát hiện và tìm hiểu những qui luật của hành vi, ý thức và hoạt động của

nhân cách nằm trong những nhóm xã hội nhất định nào đó. Một mặt, nhân

cách góp phần mình vào việc hình thành và phát triển nhóm, hình thành các

đặc điểm tâm lý của nhóm. Mặt khác, trong quá trình phát triển nhóm, nhân

cách tự điều chỉnh và hoàn thiện dưới tác động của nhóm và của mỗi thành

viên trong nhóm, sao cho phù hợp với chuẩn mực và hệ thống giá trị trong

nhóm. Cũng chính từ đây phát sinh những kiểu loại nhân cách khác nhau,

phù hợp với các vai trò, vị trí khác nhau trong các nhóm mà nhân cách là

thành viên.

Chương 1. NHÂN CÁCH VÀ CẤU TRÚC NHÂN CÁCH1. Nhân cách như là đối tượng nghiên cứu của tâm lý học xã hội

Nhân cách là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác

nhau như triết học, xã hội học, đạo đức học, luật học, giáo dục học, y học v.

v.. Đồi với mỗi ngành khoa học khác nhau nhân cách lại được nghiên cứu

dưới những góc độ khác nhau. Trong tâm lý học xã hội vấn đề nhân cách

cũng mang một số nét đặc trưng riêng. Ở đây, nhân cách cần phải được

nghiên cứu trong sự giao tiếp của cá nhân này với cá nhân khác, nhân cách

phải được đặt trong hoàn cảnh cụ thể của một nhóm xã hội nào đó.

Trong đời sống hàng ngày khái niệm nhân cách thường hay được sử

dụng. Chính điều đó là một trong những yếu tố làm nảy inh nhu cầu nghiên

cứu và tìm hiểu về nhân cách nói chung và cấu trúc của nó nói riêng. Bên

cạnh đó, việc thường xuyên lạm dụng khái niệm nhân cách để chỉ những khía

Page 282: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

cạnh khác nhau của tâm lý con người, ví dụ như: tính cách, khí chất, năng

lực, phẩm chất v.v…. lại là một hạn chế không nhỏ cho tính khoa học của khái

niệm nhân cách hiện được dùng trong các sách báo đại chúng. Ngay cả đối

với một số nhà tâm lý học phương tây, nhân cách nhiều khi được coi là toàn

bộ tâm lý con người, việc nghiên cứu nhân cách được coi là toàn bộ việc

nghiên cứu tâm lý con người.

Đối với mỗi một nhà tâm lý lại có một định nghĩa tương đối độc lập về

nhân cách như đã nói ở trên. Có thể dẫn ra ở đây khái niệm nhân cách của

Frớt: Nhân cách đó là những tình cảm, những cố gắng và những tư tưởng

phát sinh từ những mâu thuẫn của tính hiếu chiến của chúng ta, động cơ thúc

đẩy việc tìm kiếm để thoả mãn nhu cầu một cách sinh học và sự kiềm chế xã

hội chống lại chúng. Theo Frơt, nhân cách hình thành do những cố gắng giải

quyết mâu thuẫn cơ sở này, nổ bày tỏ những sự thúc đẩy của cá nhân tiến tới

sự thoả mãn trong phạm vi không phạm tội và bị trừng phạt. Với quan niệm

này Frớt tựa hồ đã coi nhân cách như là khả năng kiềm chế bản năng của

con người.

Một số các nhà tâm lý học Liên Xô (cũ) như: Miashiev, Smirnốv,

Malưsév..., đã giải thích nhân cách như là hệ thống của các mối quan hệ. Một

số khác, như Ananhiev, Platônnốp, Merlin.., khẳng định rằng nhân cách

không phải là tất cả con người mà chỉ là những phẩm chất xã hội. Họ không

coi nhân cách là chủ thể của hoạt động phương hướng này đã đưa đến việc

hiểu tính xã hội và tính sinh học của con người là các thành phần tương đối

độc lập kết hợp với nhau theo những tỷ lệ khác nhau.

Dựa trên quan điểm của Rubinshtein, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng

nhân cách là tập hợp các điều kiện bên trong, qua chúng các tự động bên

ngoài được khúc xạ. Theo định nghĩa này, các yếu tố bên trong, như nhu cầu,

kinh nghiệm, động cơ, đóng vai trò các yếu tố gây ra sự trả lời khác nhau của

chủ thể đối với những kích thích giống nhau từ thế giới bên ngoài. Từ đó,

nhân cách chưa bộc lộ được những đặc thù của chính nó, bởi vì định nghĩa

này còn có thể áp dụng đối với mọi sinh vật sống khác nữa. Ý thức được

Page 283: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

nhược điểm này Platônnốp đưa ra khái niệm: nhân cách là con người có

nhận thức. Mặc dù tính đặc thù của con người đã được nhấn mạnh ở khái

niệm trên, Platônnốp vẫn mắc sai lầm, cụ thể là đã lảng tránh bản chất hoạt

động xã hội của nhân cách; sự tác động tương đối của con người và thế giới

xung quanh. Hai nhà tâm lý học Predvetmưi và Sherkhôvina cho rằng nhân

cách là con người - chủ thể của hoạt động là nhân tố cải tạo thế giới, là chủ

thể có nhận thức và tự nhận thức; Reivalđ, một nhà tâm lý học Xôviết khác,

cho rằng hoạt động là biện pháp để hình thành và tồn tại nhân cách, nhân

cách được thể hiện ra cũng trong hoạt động. Khi nghiên cứu các tổ chức tâm

lý của nhân cách qua hoạt động, ông coi chúng là các hành vi có mục đích

của hoạt động và tạo nên các giai đoạn trong cuộc sống của nhân cách.

Dựa vào nguyên tắc hoạt động, các nhà tâm lý học Xôviết đã đưa ra

một định nghĩa chung về nhân cách. Theo họ, nhân cách là con người - chủ

thể của hoạt động xã hội và nhờ hoạt động mà con người có được một vị trí

nhất định giữa những người khác. Các đặc điểm tâm lý của nhân cách thể

hiện ở chỗ nhân cách tiến đến cái gì và chạy khỏi cái gì, cũng như mức độ

nhận thức, tổ chức, cường độ và kết quả của tính tích cực giải quyết các

nhiệm vụ sống thiết thực.

Trong từ điển tâm lý do bác sĩ Nguyễn Khắc Viện chủ biên có định

nghĩa về nhân cách như là tổng hoà tất cả những gì hợp thành một con

người, một cá nhân, với bản sắc và cá tính rõ nét, với các đặc điểm thể chất

(tạng), tài năng, phong cách, ý chí, đạo đức vai trò xã hội. Nhân cách là một

cá nhân có có ý thức về bản thân, đã tự khẳng định được, giữ được phần nào

tính nhất quán trong mọi hành vi. Mặc dầu đây là một định nghĩa khá đầy đủ

về nhân cách, nó cũng vẫn chưa thoát ra khỏi khái niệm về các đặc điểm tâm

lý của cá nhân. Nói tóm lại các khái niệm và định nghĩa về nhân cách thì có

nhiều, nhưng nội dung của chúng chưa hẳn đã thật chính xác và mô tả được

đầy đủ các đặc tính và những yếu tố đặc thù cho nhân cách. Hy vọng rằng với

sự phát triển của tâm lý học nói chung và tâm lý học nhân cách nói riêng,

chúng ta sẽ có những nghĩa chính xác hơn về nhân cách.

Page 284: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Nhìn chung, các nhà tâm lý học cũng như các nhà nghiên cứu thuộc

các lĩnh vực khoa học khác hầu như đều cho rằng nhân cách là tập hợp các

phẩm chất, đặc điểm sinh lý, các đặc tính xã hội, các thuộc tính tâm lý của

mỗi cá nhân. Nhân cách chính là những chủ thể đại diện cho các mối quan hệ

xã hội. Tâm lý học xã hội nghiên cứu nhân cách trong các nhóm xã hội nhất

định. Tại đó, mỗi cá nhân mang những đặc điểm chung, đặc trưng cho nhóm

xã hội cụ thể và được gọi là nhân cách xã hội. Điều đó có nghĩa là, nhân cách

xã hội tham gia vào một nhóm xã hội nhất định, mang những đặc điểm chung,

đặc trưng cho nhóm xã hội đó và chính quá trình hoạt động và giao tiếp của

nhóm chi phối các hành vi của nhân cách - đối tượng mà chúng ta quan tâm.

Để hiểu rõ hơn về khái niệm nhân cách, chúng ta sẽ xem xét cấu trúc

của nó. Cũng như khái niệm nhân cách, cấu trúc nhân cách là một vấn đề

được mỗi nhà khoa học hiểu theo một cách riêng và có những lý giải riêng,

dựa trên những cơ sở lý luận khác nhau.

2. Cấu trúc nhân cách

Mặc dù còn nhiều tranh cãi xung quanh khái niệm cấu trúc nhân cách,

nó cũng đã được các nhà tâm lý học quan tâm và số lượng các thực nghiệm

về vấn đề này chiếm một vị trí không nhỏ trong tâm lý xã hội cũng như nhiều

phân ngành tâm lý học khác nữa, như tâm lý học cá nhân, tâm lý học trị liệu,

tâm thần kinh học, v. v...

Dựa trên quan điểm của trường phái hoạt động, đi từ sự phân tích các

cấu trúc nhân cách của các nhà tâm lý học Xôviết, Rievalđ đã đưa ra một sơ

đồ chung về trúc tâm lý nhân cách.

Theo Rievalđ, các hiện tượng tâm lý thực hiện các chức năng đa dạng

trong hoạt động như: chức năng kích thích, chức năng định hướng, chức

năng kiểm tra, chức năng đánh giá và chức năng điều khiển. Để hiểu cấu trúc

của nhân cách, ông cho rằng trước hết cần phải biết rõ các động cơ hiện tại

của nó. Khi xem xét sự khác nhau của nhân cách, Reivald cho rằng bản chất

xã hội cho phép đưa ra các kiểu định hướng chính của nhân cách. Những

định hướng giá trị khác nhau đã tạo nên các kiểu loại nhân cách thể hiện các

Page 285: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

bản chất xã hội khác nhau, các phẩm chất tâm lý khác nhau và các quan điểm

sống khác nhau. Ông ta cho rằng kiểu định hướng giá trị là đặc điểm tâm lý

xã hội chính của nhân cách.

Từ hướng khác, Aphanashev khẳng định: tính cá nhân không chỉ có

đặc điểm riêng tồn tại ở một con người, mà còn có cả những đặc điểm chung

và các thuộc tính của loài người. Từ đó mỗi tính chất và cấu trúc nhân cách

nói chung cần phải được tiếp tục phân tích theo ba tham số: 1- tính nhận thức

hoặc là mức độ định hướng; 2- tính tổ chức; 3- Năng lực (cường độ, sự căng

thẳng, phạm vi thể hiện). Như vậy, nhân cách phải được phân tích từ quan

điểm về các đặc điểm của nhận thức, ý chí và cảm xúc. Sự phân chia này

tương tự như sự phân chia các hiện tượng tâm lý thành trí tuệ, tình cảm và ý

chí. Nhân cách còn được phân chia thành khí chất, tính cách và năng lực xã

hội. Các yếu tố hợp thành nhân cách thì được chia ra thành các yếu tố bên

trong và các yếu tố bên ngoài v.v... Có thể nói, mỗi khái niệm nhân cách

thường phác hoạ ra một cấu trúc nhân cách tương ứng với nó. Chính vì vậy,

sự đầy đủ của khái niệm về cấu trúc nhân cách chỉ có thể có được khi có khái

niệm chính xác về nhân cách.

Một vấn đề được đặt ra sau khi xem xét khái niệm và cấu trúc nhân

cách chính là quá trình hình thành và phát triển nhân cách. Nói cách khác, từ

một cá thể, để trở thành một nhân cách cần trải qua một quá trình xã hội hoá

cá nhân, cá nhân tự phát triển về cả tâm lý và sinh lý trong mối quan hệ

tương hỗ với môi trường xung quanh, với các nhóm mà nó là thành viên. Đó

chính là quá trình phát triển và tự hoàn thiện của nhân cách.

Quá trình xã hội hoá cá nhân và các đặc điểm tâm lý của cá nhân trong

nhóm đã được nói tới ở các phần khác của cuốn sách. Tiếp theo, nhiệm vụ

của chúng ta sẽ giới hạn ở việc làm sáng tỏ các yếu tố chính, qui định sự hình

thành và tự hoàn thiện của nhân cách.

Page 286: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Chương 2. NHỮNG YẾU TỐ QUI ĐỊNH SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH

Như chúng ta đã biết, con người có ba mặt sinh lý, xã hội và tâm lý. Đó

là ba mặt không thể tách rời khỏi bản chất con người và không thể xem xét

chúng một cách riêng rẽ. Về mặt sinh lý: mỗi con người là một cơ thể có đầy

đủ các đặc điểm về sinh học, di truyền, trao đổi chất v.v…. Bên cạnh đó, con

người là tổng hoà mọi quan hệ xã hội và không thể nói đến con người ngoài

xã hội. Dù con người có ở một mình, thì các vật dụng của anh ta vẫn mang

tính xã hội, vẫn là kết quả lao động của những con người khác. Anh ta suy

nghĩ hành động, sử dụng vốn hiểu biết không chỉ của mình, mà cả của giống

nòi mình... Nói tóm lại, anh ta vẫn đại diện cho một nhóm nhất định, vẫn là

thành viên của một xã hội nhất định. Cuối cùng về mặt tâm lý, con người có

một cơ cấu và những cơ chế tâm lý đặc thù cho mình. Đó chính là các nhu

cầu động cơ cá nhân, các quá trình tâm lý và tính cách.

Ba mặt sinh lý, xã hội và tâm lý nói trên vừa có khả năng phác hoạ

chân dung của một con người như một cá nhân, đồng thời vừa đủ cơ sở để

miêu tả một nhân cách (theo các định nghĩa và khái niệm nhân cách đã nêu ở

chương trước). Ở chương này, trước hết chúng ta sẽ xem xét vai trò của ba

yếu tố kể trên trong việc hình thành và phát triển nhân cách với lý do: chúng

là những điều kiện cần đề con người từ một cá thể sinh học trở thành một

nhân cách. Sau nữa, chúng ta sẽ đề cập đến một yếu tố khác cũng có ảnh

hưởng rõ rệt đến việc hình thành nhân cách. Đó là các đặc điểm về môi

trường sống của nhân cách. Nó bao gồm các đặc điểm môi sinh hay môi

trường tự nhiên, môi trường xã hội ở phạm vi vĩ mô.

1. Các đặc điểm sinh lý của cá nhân và vai trò của cá nhân trong việc hình thành và phát triển nhân cách

Các đặc điểm sinh lý của cá nhân chính là đối tượng nghiên cứu của

một phân ngành quan trọng trong tâm lý học, đó là tâm sinh lý học. Ta có thể

dẫn ra ở đây một sơ đồ khá đầy đủ các đặc điểm sinh lý con người do nhà

bác học Nga Anhiev đưa ra như sau: Các đặc điểm sinh lý của con người bao

Page 287: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

gồm hai nhóm lớn: thứ nhất là các đặc điểm về lứa tuổi và tình dục; thứ hai là

những đặc điểm cá thể đặc trưng. Nhóm thứ nhất bao gồm các quá trình phát

triển và thay đổi về lứa tuổi trong sự lớn lên và trưởng thành của cá thể, cũng

như quá trình phát triển tình dục của nó.

Nhóm các đặc điểm thứ hai chia thành ba nhóm nhỏ: 1- các đặc điểm

về thể chất (cơ địa, các đặc điểm sinh hoá của cơ thể v.v…); 2- quá trình phát

triển và hoàn thiện của hệ thần kinh, cùng với các đặc tính của nó; 3- các

chức năng và sự bất đối xứng của hai bán cầu đại não.

Các đặc điểm sinh lý nói trên chính là những điều kiện cơ sở để hình

thành các quá trình tâm sinh lý nảy sinh và giải quyết những nhu cầu sống.

Một trong những dạng cao nhất, liên kết các đặc điểm sinh lý của cá nhân là

khí chất và năng khiếu.

Khí chất - đó là những nét đặc trưng, mang tính chất bẩm sinh, trong

các đặc tính hoạt động của mỗi cá nhân như: cường độ, vận tốc, nhịp độ,

nhịp điệu của các quá trình cũng như các trạng thái tâm lý. Hai yếu tố quan

trọng nhất của khí chất là hoạt độ và độ cảm xúc. Hoạt độ biểu hiện qua mức

độ của nghị lực xu hướng và tốc độ của hoạt động nhanh, linh hoạt; hay

ngược lại, chậm chạp bảo thủ. Độ xúc cảm được dùng để chỉ các tính chất

của quá trình tình cảm, cảm xúc và trạng thái tâm lý, cũng như là nội dung

của chúng, cụ thể là vui hay buồn, đau khổ hay sợ hãi, giận dữ hay tuyệt vọng

v.v….

Năng khiếu được coi là những đặc tính bẩm sinh về giải phẫu và sinh lý

học của hệ thần kinh và não. Nó tạo nên cơ sở cho sự phát triển tài năng,

năng lực con người nói chung.

Về năng khiếu, cũng như về khí chất hiện chưa có một học thuyết nào

xác định được rõ ràng nội dung cũng như cấu trúc của chúng. Hơn nữa các

học thuyết tâm sinh lý học cũng chưa chỉ rõ được việc cầu tạo hệ thần kinh

ảnh hưởng cụ thể như thế nào tới khí chất và năng khiếu con người. Về bản

chất mà nói các khái niệm nêu trên đều mang tính trực giác và kinh nghiệm,

nhiều hơn là tính khoa học. Tuy vậy, một điều không thể phủ nhận được là

Page 288: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

các đặc tính sinh lý của cá nhân ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách. Nhiều

nghiên cứu và thực nghiệm trong tâm lý học đã chứng minh những ảnh

hưởng đó.

Rõ ràng nhất, có thể nhận thấy là các tính chất sinh lý quyết định hình

thức hoạt động của cá nhân cũng như mặt năng lượng của các quá trình tâm

lý. Việc bỏ qua nhận định này đã dẫn tới sai lầm của nhiều nhà khoa học tự

nhiên, khi cho rằng có thể điều khiển hành vi cá nhân một cách tuyệt đối theo

ý muốn, nhờ vào sự tác động của một số yếu tố bên ngoài nhất định. Việc

thất bại của một số cha mẹ học sinh muốn nhồi nhét kiến thức một cách áp

đặt cho con cái mà không tính đến các đặc điểm nhận thức cũng như các đặc

điểm tư duy của chúng cũng là một chứng minh nữa cho nhận định trên.

Bên cạnh đó, các đặc tính sinh lý của cá nhân còn ảnh hưởng tới sự

lựa chọn hoạt động của con người. Trở thành vận động viên, trở thành hoạ sĩ,

nhà thơ, người lao động chân tay hay người lao động trí óc, một phần do các

tác động ra xã hội, lòng mong muốn cũng như hướng dẫn đào tạo của môi

trường khách quan, nhưng phần quan trọng hơn lại là những tố chất, năng

khiếu, khí chất - những yếu tố bẩm sinh của con người. Chúng ta có tự dạy

thể dục, thể thao cho một em bé tật nguyền để bằng cách đó nâng cao sức

khoẻ thể chất cũng như tinh thần của em, nhưng chúng ta không thể biến em

thành vô địch điền kinh hay nhà thể thao chuyên nghiệp nào khác. Tương tự

như vậy, một em bé mù bẩm sinh không thể trở thành hoạ sĩ hay nhạc sĩ.

Mặc dù vậy, đối với những đứa trẻ tật nguyền, chúng vẫn có thể mơ

ước và thực sự chưa tự giới hạn phạm vi hoạt động của mình (dù là trong ý

nghĩ) cho tới khi người ta nói với chúng về thể trạng cũng như các hạn chế

của chúng. Việc thông tin ngược lại các đặc điểm sinh lý của các cá nhân với

họ đã biến các đặc điểm đó trở thành những dấu hiệu mang tính tượng trưng.

Chính những dấu hiệu đó đóng vai trò điều chỉnh hành vi và nhân cách.

Chiều ngược lại của thông tin về các đặc điểm sinh lý chính là cơ sở để

con người học cách tự điều khiển các quá trình bên trong cơ thể mình. Mặt

khác, việc con người sử dụng các đặc điểm sinh lý của mình như những dấu

Page 289: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

hiệu hay phương tiện để tư điều chỉnh, tạo nên những nét đặc trưng hình

thành một phong cách cá nhân riêng trong các hành vi cũng như ý thức hay

tiềm thức.

Với những nhận định trên, một lần nữa chúng ta có thể khẳng định vai

trò của các đặc điểm sinh lý đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.

Tuy nhiên, việc nhấn mạnh một cách cực đoan các yếu tố sinh lý có thể làm

mờ nhạt bản chất xã hội của nhân cách.

Trong các điều kiện xã hội và lịch sử cụ thể, các đặc điểm sinh lý nhất

định có thể có tác động khác nhau tới sự phát triển của nhân cách. Ví dụ đơn

giản nhất ta có thể thấy là: nếu như đối với phụ nữ thời hiện đại, sự mảnh mai

mang lại danh hiệu hoa khôi, thì đối với phụ nữ thời phục hưng, sự đầy đặn,

tròn trĩnh của các đường nét mới mang lại cho họ sắc đẹp hoàn mỹ. Tuy đó

chỉ là cái đẹp có tính tương đối, nhưng nó có ảnh hưởng không nhỏ tới định

hướng giá trị, ý thức về bản thân cũng như hành vi ứng xử của nhiều phụ nữ,

tạo nên những nhân cách khác nhau. Đó chính là một trong những ảnh

hưởng của yếu tố xã hội, quan hệ xã hội lên nhân cách.

2. Yếu tố xã hội như một yếu tố quan trọng đối với việc hình thành và phát triển nhân cách

Vấn đề xã hội hoá nhân cách đã được bàn tới trong phần trên của

quyển sách. Ở đây, việc xem xét các ảnh hưởng của yếu tố xã hội tới nhân

cách chỉ giới hạn trong việc xem xét nội dung của các đặc tính xã hội mà

nhân cách tiếp thu được khi nó là thành viên của một xã hội nhất định, ở trong

những mối quan hệ xã hội nhất định. Nói cách khác, vấn đề hình thành một số

các đặc tính và những nét đặc trưng cho một xã hội nhất định, trong những

nhân cách cụ thể chính là vấn đề chúng ta sẽ bàn tới ở đây. Như vậy khái

niệm đầu tiên chúng ta phải nhắc tới chính là khái niệm tỉnh cách xã hội, tính

cách dân tộc và hành vi xã hội điển hình của nhân cách.

Các thành viên của các nhóm xã hội, các dân tộc thường mang một số

đặc tính riêng trong hành vi và cách ứng xử... đặc trưng cho nhóm, cho dân

tộc của mình, mà nhiều khi chính họ không ý thức được điều đó. Trong đời

Page 290: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

thường, cũng như trong ngôn ngữ khoa học, chúng ta thường gặp những

nhận xét như: người Nhật rất cần cù, yêu lao động, người Đức ưa chính xác

và tiết kiệm, v.v… Những nhận xét này nếu chỉ xuất phát từ trực giác và kinh

nghiệm thì được gọi là những ấn tượng, chúng có thể đúng, hoặc sai. Nhưng

một khi những nhận xét đó đã được nghiên cứu và chứng minh bằng các

phương pháp khoa học thì chúng được gọi là tính cách xã hội khi nói về một

nhóm xã hội, hoặc tính dân tộc khi nói về một dân tộc. Tính cách xã hội, hay

tính cách dân tộc, thường được xem là tính cách của đại đa số cácc thành

viên của xã hội, hay dân tộc đó.

Như vậy nhân cách hình thành trong một nhóm, trong một xã hội hay

trong một dân tộc, nhất định sẽ có những hành vi và những đặc tính rập

khuôn theo một số chuẩn mực của nhóm, của xã hội hay dân tộc đó. Mặt

khác, trong quá trình phát triển của nhân cách ở môi trường xã hội luôn thay

đổi, nhân cách buộc phải đối diện với những bước ngoặt lớn và điều đó sẽ

thúc đẩy quá trình hình thành những chuẩn mực giá trị mới, những phong

cách sống mới, những tâm thế mới, những phương thức hành vi mới v.v….

Trong số những thay đổi mang tính chất bước ngoặt đối với nhân cách,

có ba thay đổi đáng được nhắc tới nhất. Thứ nhất là sự thay đổi về lứa tuổi, ví

dụ, từ trẻ con qua dậy thì sang tuổi thanh niên, từ thanh niên trở thành người

đứng tuổi và từ người đứng tuổi bước sang tuổi già. Chúng ta thường gặp

những hành vi, ứng xử bị coi là không phù hợp với lứa tuổi. Điều này chứng

tỏ chủ nhân của những hành vi, ứng xử đó chưa hoà đồng được với những

ước lệ cũng như hệ thống giá trị mới đặt ra khi bước sang một nhóm lứa tuổi

khác.

Bước ngoặt thứ hai đáng nói tới trong quá trình phát triển nhân cách là

việc thay đổi vị trí và cương vị xã hội. Khi các quyền hành, nghĩa vụ cùng các

quyền lợi gắn liền với cương vị cũ đã thay đổi, nhân cách buộc phải làm quen

với các quyền hành, nghĩa vụ và quyền lợi mới. Việc này nhiều khi là nguyên

nhân của các xung đột liên nhân cách hoặc ngay trong nội tâm nhân cách,

thậm chí gây ra rối loạn nhân cách. Vấn đề chuẩn bị trước về tư tưởng cho

Page 291: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

việc thay đổi vị trí xã hội và thái độ mọi người xung quanh; đối với việc thay

đổi vị trí này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thích nghi của nhân

cách với cương vị xã hội mới của mình. Để làm ví dụ cho việc thay đổi này,

người ta thường hay nói tới việc thăng quan, tiến chức, hay việc những người

đang ở cương vị lãnh đạo về hưu v.v…. Tuy nhiên còn có rất nhiều sự thay

đổi cần được nghiên cứu, đó là việc những con người lương thiện phạm tội,

gây án, việc hoàn lương của những cá nhân từng bị coi là gánh nặng xã hội,

trong những tệ nạn xã hội...

Một sự thay đổi nữa, có ý nghĩa lớn đối với nhân cách cũng cần được

nhắc tới ở đây là việc nhân cách rời bỏ nhóm xã hội cũ và tham gia vào nhóm

xã hội mới. Ví dụ, thay đổi cơ quan làm việc, thay đổi nhóm, tầng lớp xã hội

v.v…. Việc từ bỏ những tính cách đặc trưng cho nhóm cũ và thích nghi với

những định hướng giá trị mới, những cách sống, nếp nghĩ mới cũng thường

là thử thách đối với sự phát triển nhân cách. Việc tự khẳng định mình, khẳng

định vai trò của mình trong nhóm mới chính là dấu hiệu cao nhất của việc

nhân cách đã thích nghi được với nó và tiếp tục phát triển. Chúng ta thường

nhắc tới các cô dâu mới nhập gia tuỳ tục. Đó không hẳn chỉ là lễ giáo phong

kiến, mà chính là chuẩn bị cho họ một tâm thế sẵn sàng vượt qua một bước

ngoặt lớn lao đang chờ đón.

Nói tóm lại, việc nghiên cứu các ảnh hưởng của yếu tố xã hội tới nhân

cách được coi như nhu cầu phát hiện các qui luật phát triển của những cá

nhân thay đổi trong môi trường thay đổi. Các điều kiện xã hội và cùng với nó

là các điều kiện lịch sử, văn hoá, dân tộc (điều chúng ta sẽ nói đến ở mục 4)

có tác dụng định hướng và thúc đẩy sự phát triển của nhân cách.

Bên cạnh đó, với cùng các điều kiện xã hội như nhau, các cá nhân

mang những đặc tính sinh lý giống nhau hoặc tương tự như nhau, vẫn trở

thành những nhân cách khác nhau. Nhiều nghiên cứu về các trẻ em sinh đôi

cùng trứng, có những điều kiện xã hội tương tự như nhau, cho thấy, họ vẫn

có những số phận khác nhau. Về bản chất mà nói, họ vẫn là những nhân

cách khác nhau. Như vậy trong quá trình phát triển và tự hoàn thiện nhân

Page 292: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

cách, còn có một yếu tố bên trong tham gia nữa. Yếu tố này không phải là yếu

tố sinh lý đã nói tới ở trên, mà chính là các đặc điểm tâm lý của mỗi cá nhân.

3. Các đặc điểm tâm lý của cá nhân và ảnh thưởng của chúng tới sự phát triển nhân cách

Khi nói tới nhân cách, yếu tố tâm lý thường bị xét theo một trong hai

thái cực: hoặc là nó bị bỏ rơi, xem nhẹ và dường như vai trò của nó trong việc

hình thành nhân cách bị lu mờ đi so với yếu tố sinh lý và yếu tố xã hội đã nói

ở trên; hoặc là nó được coi là chính nhân cách. Điều thứ hai này có thể hiểu

được vì lý do: các đặc điểm tâm lý, như các nhu cầu, động cơ cá nhân, xu

hướng các nhân, tính cách... là nội dung cơ bản của nhân cách; qua chúng

nhân cách được cụ thể hoá.

Nhân cách đôi khi bị nhầm lẫn với tính cách. Bên cạnh đó, theo bác sĩ

Nguyễn Khắc Viện, tồn tại một khái niệm, gọi là tính tình và được hiểu rộng

như là nhân cách. Quá trình hình thành tính tình và nhân cách cũng là một.

Tính tình cũng được hiểu là tổng hoà mọi mặt của cá thể.

Tính cách được các nhà tâm lý học Xôviết hiểu cụ thể hơn và họ đưa ra

một khái niệm khá đầy đủ về tính cách như sau: Tổng hợp những đặc tính

bền vững của cá nhân được hình thành và biểu hiện trong hoạt động của cá

nhân - gọi là tính cách. Tính cách của con người thể hiện tính nhất quán của

nhu cầu và sở thích, những khát vọng và mục đích, những tâm thế tư tưởng

và đạo đức, những tình cảm và ý chí xuất hiện trong sự lựa chọn hoạt động

và hành vi, trong các mối quan hệ và kiểu hành vi của con người đó. Cấu trúc

của tính cách gồm những thành tố cơ bản sau: quan điểm nhu cầu, sở thích,

trí tuệ, ý chí, tình cảm, khí chất.

Trong hoạt động, sự biểu hiện của tính cách phụ thuộc vào nội dung

hoạt động, vào kết quả thực tế và kết quả được đánh giá khách quan của nó,

vào quan hệ chủ quan của cá nhân trước những thành tích hay thất bại của

mình.

Page 293: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Tính cách biểu hiện trong hệ thống những mối quan hệ của con người

đối với hiện thực xung quanh: trong quan hệ đối với những người khác (tính

cởi mở hay kín đáo, chân thật hay giả dối, lịch sự hay lỗ mãng v:v...); trong

quan hệ công việc (có trách nhiệm hay không có trách nhiệm, cần cù hay lười

nhác...); trong quan hệ với chính bản thân (khiêm tốn hay tự phụ, tự hào hay

tự ti); trong quan hệ đến tài sản rộng rãi hay keo kiệt, tiết kiệm hay lãng phí,

cẩn thận hay cẩu thả).

Có thể nói tính cách khác với khí chất, tướng mạo (tempera- ment,

constitution), chủ yếu không do bẩm sinh, mà kết quả sự thống nhất các đặc

tính khác nhau của cá nhân, được hình thành dưới ảnh hưởng của cuộc sống

và giáo dục. Tính cách được hình thành dần dần ở các giai đoạn phát triển

sớm của nhân cách. Do đó sau khi hình thành và trong quá trình phát triển

tính cách có những ánh hưởng và tác động trở lại đối với sự hoàn thiện nhân

cách.

Đặc biệt tính cách có một vai trò lớn đối với sự hình thành các loại, các

dạng nhân cách khác nhau. Các dạng khác nhau của sự biểu hiện tính cách

trong hệ thống các mối quan hệ cá nhân với bên ngoài tác động nhiều tới việc

hình thành nhân cách: Tính cởi mở hay kín đáo sẽ tác động nhiều tới nhân

cách hướng nội hay hướng ngoại. Người có trách nhiệm hay không, cần cù

hay lười nhác sẽ trở thành những nhân cách sáng tạo, mang lại lợi ích cho xã

hội, hay ngược lại, trở thành nhân cách hưởng thụ, hoặc phá hoại v.v…. Nếu

như ví nhân cách như sự tổng hoà của một cỗ máy cá nhân, thì tính cách

chính là những chương trình đã được vạch sẵn. Hay nói cách khác, tính cách

chính là cách vận hành, bao gồm cả bộ điều hành, xử lý của cỗ máy đó. Các

đặc tính tâm lý cá nhân khác, như các nhu cầu, động cơ, tâm thế, hệ thống

giá trị v. v.., cũng đóng vai trò định hướng và thúc đẩy quá trình hình thành

nhân cách.

Có thể nói, ta không thể bỏ qua không nhắc tới các đặc điểm tâm lý đối

với quá trình hình thành và hoàn thiện nhân cách, cũng như ta không thể

đồng nhất chúng với khái niệm nhân cách. Tuy khái niệm nhân cách rộng hơn

Page 294: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

khái niệm tính cách cũng như các đặc điểm tâm lý cá nhân, chúng không chỉ

là một phần không thể tách rời khỏi cấu trúc nhân cách, mà còn góp phần vào

quá trình hình thành và hoàn thiện nhân cách.

Bên cạnh ba yếu tố: sinh lý, xã hội và tâm lý, có một yếu tố hiện cũng

đang được chú ý như là một trong những dữ kiện của quá trình phát triển tâm

lý của cá nhân và hình thành nhân cách. Đó là các đặc điểm về môi trường

sống của cá nhân.

4. Các đặc điểm về môi trường sống và ảnh hưởng của nó tới nhân cách

Chúng ta đã nghiên cứu môi trường xã hội ở phạm vi vi mô nhân cách

trong các nhóm xã hội. Vậy nên khái niệm môi trường ở đây chúng ta hiểu

một cách tương đối là môi sinh, hay môi trường tự nhiên, các đặc điểm về khí

hậu và địa lý; cùng với môi trường xã hội ở phạm vi vĩ mô, như là các đặc

điểm về kinh tế văn hóa, lịch sử và chính trị, chúng có phạm vi không chỉ một

quốc gia mà trên toàn thế giới.

Về môi trường tự nhiên, ta có thể kể đến ở đây các đặc điểm về khí

hậu, như địa cực, xích đạo, sa mạc, núi cao... hay các đặc điểm về địa lý như

vùng xa, làng quê hay thành phố v.v…. Hiện chưa có một học thuyết nào

chứng minh chính xác được ảnh hưởng của các đặc điểm nói trên tới sự phát

triển nhân cách, nhưng lại có những học thuyết nói đến ảnh hưởng của môi

trường tự nhiên lên tâm lý các nhóm người cụ thể. Ví dụ, nhà bác học người

Nga Kliutrepxki, khi nghiên cứu và các bộ lạc người Nga cổ đã đi tới kết luận

rằng, những đặc điểm tự nhiên và khí hậu không những ảnh hưởng tới thói

quen và phương thức sản xuất, mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới tính cách dân

tộc của người Nga. Có thế nói rằng, tồn tại sự khác biệt về tập tục, nếp sống,

nếp nghĩ, cách sinh hoạt cộng đồng của các nhóm người giống nhau ở các

vùng có những điều kiện tự nhiên khác nhau. Ví dụ, mặc dù chưa có những

chứng minh một cách khoa học, chúng ta vẫn thường nhận ra sự khác biệt về

tâm lý của cộng đồng người Việt sống ở đồng bằng, với cộng đồng người Việt

sống ở trung du hay miền núi. Những nếp sống nếp nghĩ khác nhau này sẽ

Page 295: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

ảnh hưởng lên các nhân cách cụ thể trong những nhóm người nói trên theo

các quan hệ giữa cá nhân với nhóm và các quan hệ liên nhân cách trong

nhóm v.v….

Một mặt khác, cuộc sống ngày càng phát triển, cùng với các tiến bộ

trong công nghệ tin học, trong các phương tiện thông tin đại chúng v.v…. đã

mở mang tầm nhìn, tầm hiểu biết cho mỗi người dân, vượt qua giới hạn của

một gia đình, một làng quê, một địa phương hay một quốc gia, nói tóm lại, là

một nhóm nhất định. Chính lý do này đã khiến con người ngày càng chịu ảnh

hưởng trực tiếp từ chính xã hội vĩ mô, mà không cần thông qua nhóm. Xu

hướng hoà bình thay thế cho xu hướng chiến tranh, đối đầu đã dẫn đến sự

thay đổi về định hướng giá trị của những người lính, để rồi dẫn tới sự thay đổi

tất yếu trong chính sách quốc phòng của một số nước... Một ví dụ về sự ảnh

hưởng của văn hoá đối với sự phát triển nhân cách là: có rất nhiều nghiên

cứu khoa học đã chứng minh được rằng, các phim bạo lực và mang tính

khiêu dâm có tác động xấu lên thanh niên và ảnh hường tới vấn đề tội phạm

vị thành niên.

Có thể kể đến rất nhiều ví dụ về ảnh hưởng của các yếu tố chính trị,

kinh tế lên sự phát triển và quá trình hoàn thiện nhân cách. Lịch sử đã có

những dẫn chứng về sự độc tài, sự nghèo đói... ảnh hưởng như thế nào tới

các thành viên trong xã hội. Việc một xã hội có nhiều biến động làm nảy sinh

tính năng động của cá nhân, và việc một xã hội kém phát triển làm hình thành

tư tưởng trung bình chủ nghĩa, hiện đang được nghiên cứu ở nhiều nơi trên

thế giới, nhất là ở khu vực Đông Âu.

Nói tóm lại, sự nghiên cứu chưa đầy đủ đã hạn chế chúng ta trong việc

tìm kiếm và khẳng định các yếu tố ảnh hưởng tới nhân cách. Tuy nhiên,

chúng ta cũng đã chỉ ra được bốn yếu tố cơ bản, có ảnh hưởng rô rệt, lên sự

hình thành và phát triển nhân cách. Bốn yếu tố kể trên còn giúp chúng ta

trong việc phân loại nhân cách, một việc quan trọng khi nghiên cứu các nhân

cách cụ thể, phục vụ việc nghiên cứu trạng thái và diễn biến tâm lý cá nhân.

Page 296: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Chương 3. CÁC KIỂU LOẠI NHÂN CÁCH XÃ HỘINhư chúng ta đã biết, tồn tại nhiều kiểu loại nhân cách, cũng như tồn

tại nhiều lý thuyết khác nhau về phân loại nhân cách. Sở dĩ có điều đó là vì

nhu cầu cần đến sự phân loại nhân cách ngày càng trở nên cấp bách, đặc

biệt trong việc nghiên cứu tâm lý cá nhân, trong dự đoán tâm lý, tâm lý bệnh

học, tâm lý liệu pháp v.v…. Điều này khiến rất nhiều nhà tâm lý học của các

trường phái tâm lý khác nhau, bỏ công sức vào việc tìm kiếm các tiêu chí

phân loại nhân cách và xây dựng những học thuyết khác nhau về kiểu loại

nhân cách.

Tuy nhiên, chúng ta phải khẳng định lại rằng, tất cả các cách phân loại

đều chỉ mang tính chất tương đối, vì trên thực tế, không có một người nào chỉ

thuộc về một kiểu nhân cách nhất định. Ta chỉ có thể coi đó là thiên hướng

chính của họ, bởi vì trong các hoàn cảnh, môi trường khác nhau, họ có những

cách ứng xử đặc trưng của những nhân cách khác nhau.

Mặc dù còn nhiều vấn đề phải tranh cãi và chưa được nghiên cứu thấu

đáo, một điều không thể phủ nhận được là tồn tại rất nhiều các lý thuyết khác

nhau về kiểu loại nhân cách. Tại đây, chúng ta sẽ đề cập tới mót số cách

phân loại phổ biến nhất trong tâm lý học. Đó là các cách phân loại nhân cách

theo giá trị xã hội của cá nhân; theo định hướng giá trị trong hoạt động sống;

theo định hướng giá trị trong quan hệ người - người; theo giao tiếp; theo thời

gian và theo hoạt động nghề nghiệp.

1. Phân loại nhân cách theo định hướng giá trị xã hội của cá nhân

Giá trị xã hội của cá nhân là những thước đo sự đóng góp của các cá

nhân đối với xã hội. Mặt khác, sự đóng góp nhiều hay ít của cá nhân đối với

xã hội sẽ làm nảy sinh sự đánh giá ngược lại của xã hội đối với họ, thể hiện

qua vai trò và vi trí của họ trong xã hội. Chính nhờ vào quan hệ hai chiều giữa

cá nhân và xã hội nói trên, giá trị của cá nhân càng được củng cố. Đến khi nó

ít nhiều mang tính bất biến thì nó sẽ chi phối mọi nhu cầu và động cơ, xu

hướng bộc lộ bản thân và cách tự khẳng định của các cá nhân, từ đó hình

thành các kiểu nhân cách khác nhau. Chúng ta chia chúng thành ba dạng

Page 297: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

chính tuỳ vào mức độ đóng góp cho xã hội của các cá nhân, như sau: nhân

cách sáng tạo, nhân cách hưởng thụ và nhân cách phá hoại.

1.1. Loại định hướng nhân cách sáng tạo

Nhân cách sáng tạo là loại nhân cách, mà con đường để khẳng định

mình là thành quả lao động đóng góp một cách có ý thức cho xã hội. Nhu cầu

được lao động, được sáng tạo, là nhu cầu hàng đầu của nhân cách sáng tạo.

Bên cạnh sự hữu ích cho xã hội, để đánh giá một người có hay không có

nhân cách sáng tạo, cần phải xét đến giá trị xã hội của động cơ đã thúc đẩy

anh ta hành động. Ở đây xuất hiện khái niệm về tính cách nhân đạo của nhân

cách. Điều đó thể hiện ra ở việc biết quan tâm đến các cá nhân khác và tôn

trọng lợi ích cũng như thành quả lao động của họ. Mặt khác, người sáng tạo

thường được xã hội và mọi người xung quanh đánh giá cao. Điều này giúp họ

càng khẳng định vai trò và vị trí xã hội của mình.

Nói một cách ngắn gọn, một người có nhân cách sáng tạo là một người

bằng lao động của mình đóng góp một cách có ý thức và hữu ích cho xã hội.

Bên cạnh đó, ý thức và động cơ hành động của anh ta phải mang những đặc

điểm sau: 1- luôn mong muốn mang toàn bộ sức lực, tâm trí của mình ra làm

việc vì lợi ích xã hội; 2- tôn trọng quyền lợi sở thích và nhu cầu của những

người lao động khác, luôn mong muốn mang lại niềm vui cho họ và thực sự

hài lòng khi đạt được điều này; 3- ý thức rằng công việc chung luôn quan

trọng hơn lợi ích cá nhân; 4- tự hào về những thành quả lao động của bản

thân.

1.2. Loại định hướng nhân cách hưởng thụ

Động cơ chính của loại nhân cách hưởng thụ là làm sao để thoả mãn

những nhu cầu về tinh thần cũng như vật chất của bản thân. Các hoạt động

tích cực của loại nhân cách này, nếu không để thoả mãn trực tiếp những nhu

cầu, thì cũng nhằm mục đích tích luỹ, phục vụ cho cá nhân mình. Dựa vào

phương tiện sống và hành vi của loại nhân cách này, có thể chia họ ra thành

hai loại nhân cách: 1 - loại hưởng thụ tích cực, sống bằng chính lao động của

mình; và 2- loại hưởng thụ tiêu cực, ăn bám xã hội và những cá nhân khác.

Page 298: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Tuy rằng đối với dạng người thứ nhất, sáng tạo chỉ là công cụ phục vụ

cho mục đích hưởng thụ, nhưng họ vẫn là những người mong muốn sống

trung thực và đòi hỏi lao động. Xét về phương diện xã hội, họ vẫn mang lại lợi

ích cho xã hội bằng chính lao động của mình. Như vậy, ở một môi trường

lành mạnh, khi chịu tác động của xã hội và những cá nhân khác theo chiều

hướng tích cực, họ có thể trở thành những nhân cách sáng tạo - lấy việc đem

lại lợi ích cho xã hội làm động cơ chính. Tuy nhiên, nếu như trong xu hướng

cá nhân của họ, xu hướng ích kỷ thắng thế, thì họ lại trở thành vô cùng nguy

hiểm vì họ có thể làm bất cứ điều gì để phục vụ cho bản thân mình. Khi đó, họ

rất có thể trở thành những kẻ phá hoại.

Loại nhân cách hưởng thụ bằng ăn bám luôn đạt được sự hưởng thụ

lớn nhất từ lao động của người khác. Đối với loại nhân cách này dù ăn bám

theo cách bị động - nằm chờ sung rụng, hay theo cách năng động - bằng các

mánh khoé, tính toán cũng đều gây ra những thiệt hại cho xã hội. Cho dù mục

đích của loại người này không phải là phá hoại, nhưng xét về hành vi, họ

cũng không khác gì mấy những kẻ phá hoại. Bên cạnh đó, những ké ăn bám

năng động, thường có những âm mưu và thủ đoạn rất tinh vi, đòi hỏi nhiều

sức lực, đòi hỏi những hiểu biết về pháp luật, về xã hội, về tâm lý con người

v.v…. Việc phân biệt họ với nhân cách sáng tạo phải xét đến lòng nhân ái và

động cơ hành động của họ. Tuy nhiên điều này là rất khó thực hiện và không

phải ai cũng phân biệt được. Những loại người này thường cản trở công việc

cũng như thành công của mọi người khác để nâng mình lên, thậm trí ăn cắp

sáng tạo của người khác, gây ra những thiệt hại cho mọi người xung quanh

cả về vật chất lẫn tinh thần và ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống lành mạnh

của xã hội.

Để hạn chế những tác hại của loại nhân cách hưởng thụ, trước hết cần

phải nhận biết được họ, tiếp đó là giáo dục cho họ lòng lao động, lòng nhân ái

và lòng tự hào về thành quả lao động của chính bản thân mình.

1.3. Loại định hướng nhân cách phá hoại

Page 299: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Nhân cách phá hoại là loại nhân cách lấy việc phá hoại những giá trị xã

hội, những thành quả lao động của người khác làm mục đích sống của mình.

Loại nhân cách này thường cũng rất chịu khó và thích làm việc, nhưng mục

đích hành động của họ nhằm để phá hoại chứ không phải xây dựng. Niềm vui

và sự thoả mãn nhu cầu của họ đạt được một khi họ phá hoại thành công.

Đặc trưng cho họ là lòng căm thù và sự ác cảm đối với mọi giá trị xã hội, mọi

qui ước xã hội và mọi con người trong xã hội nói chung. Đây là những cá

nhân cực kỳ nguy hiểm cho xã hội bởi tính chất cực đoan của họ. Chúng ta có

thể gặp những kẻ ôm bom lao vào người khác chỉ để thoả mãn thú tính giết

người của mình.

Những kẻ giết người hàng loạt cũng nằm trong số này. Bên cạnh đó,

còn có những kẻ thực hiện âm mưu phá hoại bằng những kế hoạch tinh vi,

trên phạm vi rộng lớn hơn nhiều, ví dụ như những tên thủ lĩnh phát xít hoặc

những đảng phái tương tự. Lịch sử đã ghi lại rất rõ những sự phá huỷ và tội

ác của chúng đối với nhân loại.

Việc nghiên cứu về nhân cách phá hoại, đặc biệt là việc nghiên cứu tiểu

sử của những kẻ giết người hàng loạt, những kẻ có hành vi ngược đãi trẻ vị

thành niên... cho thấy, phần lớn những cá nhân này có một tuổi thơ bị ngược

đãi, bị lạm dụng, bị bỏ rơi hoặc phải sống trong các gia đình không hạnh

phúc. Bên cạnh đó, xu hướng phá hoại của cá nhân thường bộc lộ rất sớm.

Do vậy ta có thể nhận ra để đề phòng một nhân cách phá hoại nào đó, nếu

thực sự quan tâm và săn sóc đến họ. Ví dụ, một đứa trẻ đối xử độc ác với loài

vật từ nhỏ rất dễ trở nên hung bạo và trở thành kẻ phá hoại ở tuổi trưởng

thành nếu như không có một sự giáo dục chu đáo. Một mặt khác việc giữ gìn

văn hoá gia đình cũng góp phần ngăn ngừa sự hình thành những nhân cách

phá hoại.

Nói tóm lại, mặc dù cách phân loại nhân cách theo giá trị xã hội, vừa

nêu ở trên, dựa vào đóng góp của nhân cách cho xã hội, nhưng thực chất đó

là cách phân loại theo động cơ hành động và mục đích sống của cá nhân. Đó

là một cách phân loại rất khó thực hiện, vì việc nghiên cứu, nhận biết các

Page 300: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

động cơ và mục đích tiềm ẩn trong con người là vô cùng khó khăn và tốn rất

nhiều thời gian.

2. Phân loại nhân cách theo định hướng giá trị trong hoạt động sống

Dựa vào định hướng giá trị trong hoạt động sống của cá nhân,

Spranger, nhà tâm lý học người Dục, thuộc trường phái tâm lý học mô tá, đã

chia ra các kiểu nhân cách sau:

2.1. Người lý thuyết

Kiểu người này chỉ có một niềm say mê: giải thích và thiết lập các mối

liên hệ có tính lý luận giữa các hiện tượng hay sự việc. Họ sống thoát ly thực

tế. Đối với họ giá trị lớn nhất là phương pháp nhận thức đúng, coi đó là chân

lý với bất cứ giá trị nào. Họ sống trong một thế giới không có thời gian, cái

nhìn của họ hướng tới tương lai xa xôi, họ liên kết quá khứ với tương lai, theo

một qui luật tinh thần do chính họ lập ra.

2.2. Người kinh tế

Động cơ chính quyết định tính chất lối sống của người này là lợi ích.

Trong các mối liên hệ sống, họ luôn đặt lợi ích lên hàng đầu Họ tiết kiệm từ

vật chất, sức lực đến:thời gian, với mục tiểu là chiếm được lợi ích tối đa.

Những người kinh tế thường là những người sống thực dụng. Với họ mọi

hành động đều phải đem lại hiệu quả thiết thực, và tất cả đều là phương thức

hỗ trợ cuộc sống, đấu tranh vì sự tồn tại và tiện nghi sống tốt nhất. Kiểu nhân

cách này đối lập với kiểu nhân cách của những người lý thuyết.

2.3. Người thẩm mỹ

Những nhân cách loại này không chỉ có ở những người sáng tạo nghệ

thuật, mà ở cả những người có trí tưởng tượng phong phú. Họ nhận thức và

tư duy hiện thực thông qua tưởng tượng. Họ có một năng khiếu đặc biệt, đó

là linh cảm. Họ thường sống mơ mộng, đứng trước những khó khăn về kinh

tế thường tỏ ra bất lực. Đối với họ cái cao quí nhất là sự trong sáng và vẻ đẹp

Page 301: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

cao quí của tâm hồn. Cuộc sống nội tâm của họ hướng tới cái đẹp của thiên

nhiên, sự toàn mỹ của các tác phẩm nghệ thuật.

2.4. Người vị tha

Đặc điểm của kiểu nhân cách này là sự chú ý quan tâm đến người

khác, cảm nhận mình ở trong người khác. Cống hiến vì người khác là nhu

cầu chủ yếu và lẽ sống của kiểu người này. Biểu hiện cao nhất trong xu

hướng xã hội của họ là tình yêu. Tình yêu không chỉ đơn thuần là tình yêu

cuộc sống, yêu con người, mà còn có bản chất sâu xa hơn: tình yêu là một

tình cảm còn lại ở trong mình, chú ý đến số phận người khác vì những giá trị

của chính những số phận khác đó. Chính tình yêu đã khám phá ra ở người

khác những giá trị nhất định, mà nhờ đó họ tìm thấy những ý nghĩa cuộc sống

của mình khi được công hiến cho người khác, cho xã hội.

2.5. Người chính trị

Một người có quyền lực đối với người khác khi họ có kiến thức và trí

tuệ cao, hoặc là có cơ sở vật chất dồi dào, hoặc là có nhân cách hoàn chỉnh

và nội tâm phong phú, hoặc là do niềm tin tôn giáo nào đó mà mọi người coi

người đó như một ông thánh. Trường hợp đặc biệt khi con người không

hướng tới một trong bốn giá trị này, mà cái chính đối với họ là củng cố thế

mạnh của chính bản thân mình. Uy quyền ở đây được xem như khả năng

cũng như cố gắng biến xu hướng giá trị của cá nhân thành động lực chủ yếu

cho người khác. Đặc điểm nhân cách nổi bật của họ là tính tự khẳng định, cố

gắng đạt thành tích, sức sống và lối sống mạnh mẽ. Mọi biểu hiện của các

mối quan hệ dựa trên quyền lực đều mang một phong cách gọi là chính trị.

Những người lấy uy quyền làm giá trị chủ đạo gọi là kiểu người chính trị.

2.6. Người tôn giáo

Người tôn giáo có đặc điểm là luôn hướng tới và đạt đến những gù trị ở

mức cao nhất. Xét trên cơ sở những giá trị có quan hệ như thế nào với ý

nghĩa chung của cuộc sống, có thể phân ra ba loại người: tích cực, tiêu cực

và hỗn hợp (lúc tích cực, lúc tiêu cực). Khi các giá trị của cuộc sống thể hiện

Page 302: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

trong quan hệ tích cực thì kiểu nhân cách này thể hiện sự thần bí nội tại, nếu

giá trị đặt trong quan hệ tiêu cực thì xuất hiện loại người thần bí siêu nghiệm;

nếu là giá trị hỗn hợp, thì xuất hiện tư chất tôn giáo nhị nguyên.

Sự phân chia kiểu nhân cách xã hội như trên của Spranger dựa trên cơ

sở các định hướng giá trị. Tác giả không tính đến ý nghĩa của vai mà cá nhân

đảm nhiệm trong nhóm, chưa tính đến các điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể.

Spranger mới chỉ dừng lại ở việc mô tả các biểu hiện đặc trưng của các loại

nhân cách. Ông chưa lý giải được các loại nhân cách này hoà nhập vào nhóm

như thế nào, sẽ tồn tại ra sao và có vai trò gì trong quan hệ tương tác của

nhóm. Tuy nhiên, tính hợp lý của cách phân chia này là ở chỗ nó liên hệ cấu

trúc của tính nhân cách cụ thể với các giá trị tinh thần mà nhân dân xây dựng

nên cùng với các hình thức văn hoá.

3. Phân loại nhân cách theo định hướng giá trị trong quan hệ người - người

Karen Horney, nhà tâm lý học người Mỹ, theo trường phái phân tâm

học, là tác giả của cách phân loại nhân cách theo định hướng giá trị trong

quan hệ người - người. Ông phân ra ba kiểu nhân cách:

- Kiểu người nhường nhịn (bị áp đảo)

- Kiểu công kích (mạnh mẽ)

- Kiểu hờ hững (lạnh lùng)

Ông lấy cơ sở phân loại là nhu cầu tâm lý trội hơn trong quan hệ của cá

nhân với người khác.

3.1. Người nhường nhịn

Nhu cầu tâm lý chủ yếu của loại người này tập trung ở những người

thân cận nhất, gần gũi nhất, làm sao để mọi người hiểu và thương mến họ.

Khi quan hệ với người khác, họ luôn muốn tìm hiểu thái độ của người đó đối

với mình. Điều đó có thể diễn đạt dưới các câu hỏi như: Bạn sẽ thương tôi

chứ? Bạn có muốn để tôi quan tâm đến bạn không?

Page 303: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

3.2. Người công kích

Những người này có xu hướng đối nghịch với những người khác, luôn

có nhu cầu kiểm tra người khác. Trong thế giới của riêng họ chỉ tồn tại những

người mạnh mẽ. Họ khó chịu đựng được những thất bại, va luôn khôn ngoan,

khéo léo hơn người khác. Trong mọi quan hệ kiểu người này luôn quan tâm

làm thế nào cho có lợi.

3.3. Người hờ hững

Người hờ hững luôn muốn xa lánh mọi người, và thường tự thiết lập

khoảng cách nhất định giữa mình với người khác trong mọi lĩnh vực. Họ có

nhu cầu muốn được yên tĩnh trong một góc nhỏ của mình và chỉ liên kết với ai

mà họ thấy thật cần thiết. Kiểu người này không thích khuất phục và phụ

thuộc vào người khác.

Dựa vào cách phân loại này, các nhà tâm lý học Xôviết đã tìm thêm

một số đặc điểm của các kiểu nhân cách trong một số lĩnh vực hoạt động. Một

nghiên cứu của Vinhiukh về vấn đề xu hướng giao tiếp của cá nhân trong

nhóm đối với lãnh đạo của nhóm, cho thấy rằng, kiếu người công kích không

muốn hợp tác với những người ngang hàng, mà chỉ thích làm việc với lãnh

đạo có phong cách chuyên chế. Trong khi đó, kiểu người nhường nhịn lại

thích làm việc với lãnh đạo có phong cách dân chủ.

Một nghiên cứu khác của Kôn về ảnh hưởng của định hướng giá trị

trong lĩnh vực giao tiếp đến việc chọn nghề cho thấy, kiểu người nhường nhịn

thường có quan hệ tốt với những ai có phạm vi giao tiếp rộng và hay chọn

nghề có tính chất xã hội. Kiểu người công kích thường hay hướng tới thành

công có giá trị cao cho nên hay chọn những nghề nghiệp có khả năng mang

lại những thành công lớn. Kiểu người lạnh lùng thường có nhu cầu sáng tạo

và đòi hỏi được tự do cao. Trong hoạt động sống, họ thường hay chọn cho

mình những nghề nghiệp trong lĩnh vực khoa học và nghệ thuật.

4. Phân loại nhân cách qua giao tiếp

Page 304: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Trong giao tiếp con người thường thể hiện nhiều đặc điểm của cá tính

và nhân cách, nhất là trình độ ứng xử, nét tính cách, những phẩm chất và

năng lực cá nhân. Bằng cách đó, dựa vào giao tiếp của cá nhân với mọi

người xung quanh, có thể chia ra những luật nhân cách sau:

4.1. Người thích sống bằng nội tâm

Kiểu người này không ưa những giao tiếp mang tính chất hình thức xã

giao. Cuộc sống của họ thiên về chiều sâu và sự phong phú về tâm hồn.

Trong ứng xử xã hội họ vụng về, khó hoà nhập vào trạng thái tình cảm của

người khác. Họ thường có tư duy bảo thủ và dễ bị ép buộc trong cuộc sống

riêng. Bên cạnh đó, họ rất có trách nhiệm trong công việc được giao. Họ

thường mắc thói quen tò mò. Mọi biểu hiện bề ngoài trong hành động của họ

cũng vụng về như trong giao tiếp.

4.2. Người thích giao tiếp hình thức

Kiểu người này thường thể hiện những cảm xúc mạnh mẽ trong giao

tiếp, dễ thích nghi và dễ đồng cảm với người khác, nhóm khác. Chính vì vậy

họ rất nhạy cảm trong giao tiếp. Trong những tiếp xúc mang tính chất hình

thức, xã giao, họ biết đưa ra những ý kiến, nhận định và lời nói phù hợp cho

những tình huống cần thiết. Nói cách khác, trong giao tiếp, sức bật và độ

nhạy bén của họ khá cao. Tuy nhiên, họ thiếu khả năng chú ý đến người đối

thoại. Hoạt động của họ thường mang tính chất lộn xộn, không nhất quán. Cơ

chế phòng vệ cái tôi của họ nhiều khi thái quá.

4.3. Người nhạy cảm

Những người thuộc kiểu này thường có những linh cảm cao trong giao

tiếp, dù hình thức hay không hình thức. Họ là những người khiêm tốn và có

tưởng tượng phong phú, thường hay ý thức được ưu điểm của mình và có ý

muốn cạnh tranh trong lĩnh vực này.

4.4. Người ba hoa

Họ là những người thích phóng đại, thổi phồng, tô vẽ thêm mọi chuyện.

Trong giao tiếp họ thường có xu hướng hình tượng hoá. Kiểu người này

Page 305: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

thường sống bằng hiện tại, không quan tâm tới quá khứ và tương lai. Họ luôn

tìm thấy thú vui để giải trí, thích tìm tới những quan hệ mới, những cuộc tiếp

xúc mới. Họ không thích những hoạt động tập thể. Họ cảm thấy rất khó chịu

nếu phải chịu đựng điều gì đó buồn khổ.

5. Phân loại nhân cách theo thời gian

Nhà tâm lý học, bác sĩ tâm thần Iung người Thuỵ Sĩ, cho rằng con

người nhận thức và hoạt động theo bốn hệ thống thời gian: cảm xúc, cảm

giác, tư duy và linh cảm. Trên cơ sở này ông ta phân ra bốn kiểu nhân cách:

kiểu người xúc cảm, kiểu người cảm giác, kiểu người tư duy và kiểu người

tình cảm.

5.1. Người xúc cảm

Với những người này, điều quan trọng nhất là quá khứ của bản thân.

Mọi sự vật hay sự việc đều được họ đánh giá theo tiêu chí của quá khứ, bằng

sự hồi tưởng cái đã qua. Với đặc điểm của kiểu nhân cách này, khi ở tuổi

thanh niên thường có xu hướng mạo hiểm, còn ở tuổi trung niên thì thường

bảo thủ. Những người xúc cảm rất khó thiết lập quan hệ mới với người khác.

Họ đánh giá các vấn đề theo quan điểm cá nhân, nên mang nặng tính chất

chủ quan.

5.2. Người cảm giác

Loại người này không nhận thức sự vật, hiện tượng trọng sự vận động

của thời gian, với họ chỉ hiện tại mới có ý nghĩa. Họ không để ý đến quá khứ,

cũng như không biết nghĩ về tương lai. Họ ít liên tưởng đến các sự việc đã

xảy ra, nhưng lại giải quyết các vấn đề trong hiện tại rất tốt. Họ có khả năng

vượt qua các khủng hoảng của cuộc sống một cách tốt đẹp. Nét tiêu biểu

trong nhân cách của họ là hành động kiên quyết. Trong hành động, có tính tự

chủ, kiên định cao, không bị lay chuyển bởi các yếu tố bên ngoài. Họ không

có khả năng giải quyết những đau khổ tình cảm và để khắc phục vấn đề này,

họ thường cố quên chúng đi. Họ không thụ động, mà luôn hành động theo ý

thích của mình. Có thể gọi họ là những con người của hành động.

Page 306: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

5.3. Người tư duy

Họ nhận biết thời gian như một quá trình tổng thể và liên tục, mọi sự

kiện được hiểu theo cách liên hệ chúng với quá khứ, bằng tư duy. Họ mang

những đặc điểm, như là, cởi mở, tự tin, sống theo nguyên tắc của bản thân,

luôn hành động theo qui luật, cố tránh mọi ngẫu nhiên đến mức thấp nhất. Họ

luôn tính toán, suy đoán kỹ càng để dành thế chủ động. Trong trường hợp

gặp khó khăn, cần sự giúp đỡ của ai đó, họ rất khó phối hợp hành động, vì

khó từ bỏ những nguyên tắc của bản thân để chấp nhận những nguyên tắc

của người khác. Đây là những người rất tôn trọng và biết tiết kiệm thời gian.

Khi có một trình độ tư duy cao, họ hoạt động rất tích cực.

5.4. Người tình cảm

Những người này không cảm nhận thời gian một cách thực sự, họ

thường sai hẹn với người khác. Họ dễ thích nghi với những thay đổi của cuộc

sống, thay đổi của công việc. Họ là những người có sức hấp dẫn lớn với

người khác. Họ tự ý thức được điều đó và luôn cố gắng làm cho mình quyến

rũ hơn. Nhưng những loại người này thường thiếu kiên nhẫn và hay nóng vội.

Họ có khả năng tác động đến người thực dụng.

6. Phân loại nhân cách trong hoạt động nghề nghiệp

Phần này chúng ta chỉ nói đến nghề diễn viên, vì đây là một trong số

những nghề nghiệp đòi hỏi con người phải có một số nét đặc trưng rất điển

hình trong nhân cách. Thật sai lầm khi nghĩ rằng nghề diễn viên không có

những đặc điểm tính cách cố định do phải đóng nhiều vai diễn khác nhau.

Ngược lại, chính nghề nghiệp này đã tạo lập cho con người những tính cách

rất rõ nét, đôi khi còn mang tính chất cực đoan. Nói chung, ta thấy nổi lên hai

kiểu loại nhân cách trong số các diễn viên. Đó là: loại nhân cách hướng nội và

loại nhân cách hướng ngoại.

6.1. Diễn viên hướng nội

Đây là những diễn viên khi đóng vai thường hay khám phá ra thế giới

nội tâm của nhân vật, hoàn toàn đồng nhất với nhân vật Mỗi lần đóng những

Page 307: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

vai khác nhau, họ có những thể hiện trong hành vi và giao tiếp khác nhau. Họ

luôn thấy khó chịu khi bị chỉ bảo và thích tự sáng tạo lấy cho nhân vật của

mình. Họ chỉ xem đạo diễn như nhà tư vấn mà thôi. Khi gặp phải đạo diễn độc

đoán họ làm việc kém hiệu quả.

6.2 Diễn viên hướng ngoại

Đây là những diễn viên đóng tốt những vai có nội tâm giống họ. Họ chỉ

quan tâm đến vai của mình. Họ là những người có quan hệ rộng, yêu cái

thiện và thích sự rõ ràng trong quan niệm cũng như hành động. Họ sẽ làm

việc tốt khi hợp với đạo đức.

Trên các sách báo đại chúng ngày càng xuất hiện nhiều những trắc

nghiệm tâm lý. Sau khi trả lời các trắc nghiệm này, thường nhận được những

kết quả cho biết bạn thuộc loại nhân cách nào. Đó chính là những dạng thô

sơ của việc phân loại nhân cách.

Trong tâm lý học xã hội còn ít những công trình nghiên cứu có tính lý

luận và hệ thống cao về kiểu loại nhân cách. Những nghiên cứu đã trình bày

ở trên mới chỉ dừng lại ở mức độ phân loại các kiểu nhân cách xã hội, chỉ ra

những đặc điểm cơ bản của các loại nhân cách đó. Còn những vấn đề khác

như: các kiểu nhân cách đó được hình thành trong các nhóm như thế nào; có

những yếu tố nào tác động đến quá trình hình thành và phát triển các kiểu

nhân cách đó; quá trình hoà nhập các loại người này trong các nhóm xã hội

ra sao; những tác động của họ đến các thành viên khác của nhóm và nhóm

ảnh hưởng đến họ như thế nào v.v…, tất cả còn chưa được đề cập đến và lý

giải từ góc độ tâm lý học xã hội. Nhu cầu nghiên cứu ở đây là rất lớn. Hy vọng

rằng trong tương lai chúng ta sẽ có được những kết quả chính xác và đầy đủ

hơn về vấn đề phân loại nhân cách nói riêng và nhân cách nói chung trong

tâm lý học xã hội.

Việc nhận biết các kiểu loại nhân cách có ích lợi không chỉ đối với xã

hội nói chung và với các nhà tâm lý học trong việc nghiên cứu về nhân cách

và tâm lý cá nhân nói riêng, mà nó đã trở thành nhu cầu của chính bản thân

mỗi chúng ta. Đó là nhu cầu của các cá nhân, nhằm mục đích tự đánh giá

Page 308: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

hành vi và vai trò cũng như vị trí xã hội của mình. Điều này giúp ích và góp

phần định hướng trong quá trình nhân cách là điều chỉnh và biến đổi - vấn đề

chúng ta sẽ đề cập đến ở chương tới.

Chương 4. THAY ĐỔI NHÂN CÁCH Theo thời gian, nhân cách cũng có những thay đổi. Quá trình đó diễn

ra nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào từng cá nhân riêng biệt. Phần lớn mọi

người dần dần loại bỏ những thói quen cũ của mình và hình thành những thói

quen mới cho phù hợp với cuộc sống. Họ tìm mọi cách để đạt được mục đích

của mình bằng con đường ngắn nhất. Đôi khi họ thay đổi lối sống để thực

hiện tốt hơn vai trò của mình. Ví dụ sau hôn nhân con người thường thay đổi

nhân cách một cách rõ nét nhất. Họ phải chấp nhận một lối sống hoàn toàn

mới, chịu một loạt những ảnh hưởng khác nhau. Đôi khi thay đổi nhân cách

còn xảy ra do kết quả của sự thay đổi mạnh mẽ thái độ đối với các vấn đề

chính trị, tôn giáo, thay đổi việc làm, rời đến một xã hội mới, đạt được những

thành công lớn trong công việc v.v…. Tuy nhiên, trong những trường hợp này

việc thay đổi và thoả mãn những động cơ tiếp nhận những thói quen mới, hay

nói cách khác là thay đổi những mô hình thích nghi cơ bản của con người đã

làm thay đổi nhân cách. Phần lớn thay đổi nhân cách xảy ra từ từ. Những cố

gắng có chủ tâm cũng làm cho nhân cách thay đổi. Con người có thể thay đổi

chính họ, hoặc họ có thể làm cho người khác ở gần thay đổi theo.

Như chương trước đã trình bày, kiểu loại nhân cách phụ thuộc vào ba

yếu tố chính, đó là yếu tố sinh lý, yếu tố môi trường xã hội và yếu tố chủ quan

của chủ thể. Vấn đề đặt ra là nếu các yếu tố (một, hai hoặc cả ba yếu tố) trên

thay đổi thì nhân cách có thay đổi không? Nếu có thì thay đổi như thế nào?

Các nhà tâm lý học đã làm nhiều nghiên cứu kể cả trong phòng thí nghiệm

với động vật và các nghiên cứu với bệnh nhân, đã đưa ra kết luận là hoàn

toàn có thể thay đổi hành vi con người. Việc hiểu biết về nguyên tắc và kiểm

soát các thay đổi hành vi là tối quan trọng.

Page 309: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Nó là mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ, của các nhà quản

lý, giáo dục, đào tạo... (xét cho cùng là của toàn xã hội). Vấn đề giáo dục đạo

đức cho những người có những hành vi lệch chuẩn, quá trình phục hồi nhân

cách của những người phạm tội trong các nhà tù cho thấy rõ ràng rằng thay

đổi nhân cách có liên quan nhiều đến thực tiễn xã hội. Trong chương này

chúng ta sẽ xem xét ba vấn đề chính. Đó là cơ chế thay đổi nhân cách: một

số yếu tố ảnh hưởng đến thay đổi nhân cách, và thích nghi cũng là thay đổi

nhân cách.

I. CƠ CHẾ THAY ĐỔI NHÂN CÁCHViệc phân tích những thay đổi về hành vi giúp ta xem xét quá trình thay

đổi nhân cách diễn ra như thế nào. Đó là phương pháp để phân tích các cơ

chế để thay đổi nhân cách.

1. Tiền đề của thay đổi

1.1. Những hậu quả không mong muốn của hành vi

Một khi những hành vi cũ không còn thích hợp trong môi trường mới thì

vấn đề trước mắt là phải thay đổi nó cho phù hợp. Những thay đổi trên chỉ

xảy ra khi chính chủ thể có nhu cầu. Các nhà tâm lý học như Freud, Clark Hull

đã nhận định rằng hành vi không thay đổi trừ khi có một số điểm không phù

hợp với tổ chức trong cơ cấu hiện tại của nó. Chừng nào cá nhân thay thoả

mãn với những hành vi đã biểu hiện thì hầu như không xuất hiện nhu cầu về

một hành vi mới. Khi các cá nhân không thoả mãn với những hành vi trái đạo

lý, thậm trí trái ngược với những sự quan tâm của mình, thì những hành vi đó

hoàn toàn phải thay đổi để thoả mãn sự mong muốn của cá nhân. Những

thay đổi này có thể diễn ra nhanh hay chậm hoàn toàn phụ thuộc vào sự cố

gắng nỗ lực của cá nhân. Theo phân tâm học sự cố rắng thường làm giảm

mối lo âu của bệnh nhân trong quá trình tiến tới sự thay đổi. Bệnh nhân nhút

nhát mà được động viên khích lệ thì kết quả chữa bệnh thường tiến triển tốt

hơn so với mong muốn ban đầu.

Page 310: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Mô tả những điều kiện cần thiết cho sự thành công của các nhà tâm lý

học trị liệu, Dollard và Miller (hai nhà tâm lý học Mỹ) cho biết rằng những thay

đổi trong hành vi là đáng kể nếu hành vi hiện tại gây ra nhiều khó khăn phiền

phức cho chủ thể. Hai ông cho rằng động cơ có vai trò rất quan trọng trong

học tập. Cá nhân cần phải thắng sự xung đột giữa bản thân và các điều kiện

bên ngoài. Có thể trong quá trình đó sẽ xuất hiện sự sợ hãi, do đó nó đòi hỏi

phải có động cơ mạnh. Từ quan điểm này, nếu bệnh nhân gặp các vấn đề

tâm lý mà khổ sở thì sẽ tốt hơn cho việc chữa bệnh, ngược lại bệnh nhân tự

mãn thì việc chữa bệnh sẽ tồi đi.

Điều kiện càng bất lợi thì động cơ cho việc trị liệu càng lớn hơn. Ví dụ

điều kiện của bệnh nghiện ma tuý chẳng hạn. Những bệnh nhân này thường

có động cơ được chữa trị thấp nên việc chữa trị rất khó khăn. Ở đâu áp lực

môi trường bên ngoài đối với bệnh nhân thúc ép họ phải từ bỏ chứng nghiện

ngập lớn hơn thì bệnh nhân càng có nhiều điều phiền muộn và như vậy việc

chữa trị càng thuận lợi.

Một kết luận đã được khảo sát cho rằng nhân cách có những đặc tính

rất đặc biệt và nó khá bền vững. Họ cho rằng nhân cách tiêu biểu cho sự

vững vàng và thoả mãn sự thích nghi với kích thích của thế giới bên ngoài.

Thay đổi trong hành vi thường xảy ra mỗi khi có sự thay đổi ở trong cơ thể

hay môi trường bên ngoài. Trong nhà tù, môi trường được thay đổi tuyệt đối

so với bên ngoài và chỉ hành vi nhất định (theo tiêu chuẩn của nhà tù) mới có

thể được chấp nhận. Trong văn hoá mới, những ngôn ngữ cũ, những phong

tục cũ là một thử thách lớn cho sự thay đổi. Tuổi càng tăng bao nhiêu thì

những thay đổi sinh lý bên trong và thay đổi biểu hiện bên ngoài càng khó

khăn bấy nhiêu trong việc đáp ứng các đòi hỏi của thực tế đối với cá nhân,

cho dù những thay đổi mang tính thích nghi đó là cần thiết.

1.2. Thay đổi kích thích

Chúng ta ai cũng biết rằng mỗi khi có một kích thích nào từ thế giới bên

ngoài tác động lên con người thì sẽ có một phản ứng đáp lại nó. Con người

luôn luôn tìm ra những cách có hiệu quả nhất đề làm thoả mãn bản thân. Các

Page 311: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

nhà tâm lý học Card Rogers, Robert W, White, Abrham Maslow cho rằng con

người như một cơ thể luôn cố gắng vươn tới sự phát triển bằng thay đổi cấu

trúc đã được hình thành. Có thể có một khuynh hướng cơ bản là cố gắng

hiện thực hoá bản thân, duy trì và nâng cao kinh nghiệm...

Từ những nhận xét trên chúng ta thấy rằng, thay đổi kích thích bên

ngoài là quan trọng và thường là yếu tố cần thiết trong sự thay đổi hành vi.

Thông qua sự không thích nghi trong mối quan hệ tương tác với người khác,

cá nhân tự mình nhận rõ ràng phải thay đổi những kinh nghiệm mà mình cho

là đã chắc chắn, phải từ bỏ nó và phát triển theo hướng phù hợp để có thể

thích nghi với môi trường xung quanh. Vì vậy, chúng ta thấy rất nhiều nhà lý

luận hoàn toàn khác nhau (có thể cả trong phòng thí nghiệm lẫn trong thực tế

đời sống hàng ngày) nhận định rằng thay đổi những kích thích thì sẽ nhận

được sự thay đổi trong phản xạ. Sự thay đổi của thế giới kích thích đối với cá

nhân có khả năng đặt cơ sở cho sự thaay đổi của những thành phần nhỏ nhất

của hành vi con người. Sau đó tiến tới thay đổi nhân cách.

Như vậy chúng ta thấy rằng: những thay đổi hành vi sẽ xảy ra khi có sự

thay đổi của môi trường bên ngoài. Vấn đề đặt ra là khi những hành vi cũ mất

đi thì những hành vi mới nào xuất hiện? Chúng ta hãy xem xét vấn đề chọn

lọc hành vi mới xảy ra như thế nào.

2. Chọn lọc hành vi mới

Sự loại bỏ những hành vi cũ không đủ làm cho nhân cách thay đổi.

Thêm vào đó, hành vi mới cần phải được xuất hiện. Vấn đề ở đây gồm hai

mặt. Trên lý thuyết chúng ta có thể kiểm tra xem phản xạ mới được xuất hiện

trên cơ sở nào. Và trên thực tế thì những hành vi trội nào được lựa chọn?

Khi hành vi không còn thích hợp đã được loại bỏ, hành vi mới có thể

xuất hiện trên cơ sở của những yếu tố ngẫu nhiên của “thử và sai lầm”, trên

cơ sở của những nhân tố đặc biệt được di truyền hay được lĩnh hội với tư

cách là kết quả của nhân tố quyết định bên ngoài, trên cơ sở đánh giá của

nhận thức và phần lớn những cách đạt được mục đích có hiệu quả nhất, trên

cơ sở những hiểu biết và khả năng nắm nội dung bên trong sự vật. Phần lớn

Page 312: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

các ý kiến liên quan đến thay đổi hành vi đều bắt nguồn trong lĩnh vực học

tập. Xem xét sơ qua một số điểm khác nhau này sẽ giúp chúng ta hiểu được

phần nào quá trình hình thành hành vi mới.

2.1. Thử và sai lầm

Khái niệm thử và sai lầm được đưa ra rất sớm. Đầu tiên là Torndike, và

sau là Edwin R.Guthrie. Cơ sở của khái niệm là những "hành vi đã có sự kết

hợp đơn giản", "sự kết hợp của những kích thích và những phản xạ". Trong

thí nghiệm của Guthrie và Horton: một chiếc hộp kín đặc biệt được sử dụng

với một con mèo. Nếu con mèo đến được điểm nhất định thì có thể tới được

một phòng có cá. Sau nhiều lần đến với cá mà không được, con mèo đã tìm

được đường đi đúng. Thí nghiệm được lặp lại nhiều lần và con mèo đã tìm

được đường đến với con cá. Như vậy hành vi xảy ra trên cơ sở thử và sai

lầm; mọi khích thích có thể tình cờ trở thành liên kết với bất kỳ phản xạ nào,

và hành vi được củng cố sau nhiều lần lặp lại trong trạng thái kích thích theo

nguyên tắc ấn tượng. Để có sự thay đổi hành vi một cách thận trọng thì cách

đơn giản là xếp đặt vị trí sao cho hành vi không được mong muốn và không

được ưa thích không thể xảy ra khi có kích thích. Thay vào đó là làm sao cho

hành vi được mong muốn xuất hiện.

2.2. Những thói quen ban đầu

Ai cũng biết là ngay từ nhỏ đã được sống trong gia đình và phần lớn

những hành vi của chúng ta đều có nguồn gốc từ thang bậc tập quán của nó.

Có thể nói gia đình tạo ra rất nhiều ảnh hưởng văn hoá bởi vì nó là môi

trường lớn lên được xác định của đứa trẻ trong những năm đầu và quyết định

chuẩn mực văn hoá nào mà đứa trẻ sẽ phải theo. Trừ một vài trường hợp cá

biệt những hành vi được xây dựng trên yếu tố bẩm sinh. Và như thế một loạt

những thói quen mạnh yếu khác nhau của chúng ta đều bắt nguồn từ thang

bậc tập quán gia đình. Thang bậc tập quán gia đình bao gồm một số những

hành vi thói quen liên tiếp cùng có trong vị trí kích thích ban đầu và trạng thái

củng cố cuối cùng của công việc. Môi trường gia đình như là một môi trường

bản năng mà con người được học những mô hình hành vi từ nhỏ và nó như

Page 313: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

những phản xạ có điều kiện sẽ xảy ra khi có cùng kích thích tác động đến.

Chính vì vậy mà ta có thể nói là hành vi được hình thành trên cơ sở những

thói quen được hình thành từ nhỏ, trong đó có cả yếu tố di truyền. Chính vì

thế mà các cụ đã có câu “cha nào con nấy” để chỉ ra một số tính cách của

người cha được người con giữ lại. Hay nói cách khác là người con đã bắt

chước những hành vi giống hệt như của người cha.

2.3. Những yếu tố quyết định bên ngoài

Skinner phân biệt những phản xạ được tạo ra bởi kích thích (những

phản xạ) và chúng không phải là chức năng của kích thích quen thuộc. Phản

xạ tác động đến các đặc tính của phần lớn hành vi con người. Những phản xạ

này có thể có mối quan hệ với kích thích, thông qua phản ứng đáp lại. Kích

thích không gợi ra phản xạ như với hành vi đáp lại, như phản ứng, sau đó

kích thích trở thành cơ hội cho hành vi được mong muốn xảy ra. Thay đổi

hành vi xảy ra bởi những hoạt động phản xạ trở thành liên đới với phản xạ

mới. Phản xạ đặc biệt có thể xuất hiện bởi sự thể hiện cụ thể hành vi mong

muốn thông qua sự gần đúng liên tiếp. Như vậy hành vi mới có thể được hình

thành bởi các kích thích đặc biệt. Ông đưa ra ví dụ:

Ông đã dạy một con chuột thực hiện được một việc phức tạp. Hành vi

của con chuột bao gồm: kéo một sợi dây liên tục để lấy được viên đá từ máng

ăn; quặp viên đá lên bằng chân trước; mang nó lại một cái ống cao hơn nền

nhà 2 inch và ném vào trong. Từng phần của quá trình được thực hiện thông

qua công việc của sự gần đúng cho đến khi hình thành phản xạ không có

hoạt động cơ bản của chuột. Thí nghiệm tương tự sau này được tiến hành

trên khỉ.

Như vậy chúng ta có thể nhận thấy rằng thông qua những kích thích

của môi trường bên ngoài tác động vào chủ thể mà chủ thể đã xuất hiện

những phản xạ đáp lại. Và những phản xạ đáp lại này tạo nên cơ sở cho

những hành vi mới được xuất hiện.

2.4. Nhận thức của chủ thể

Page 314: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Thực ra cá nhân thay đổi hành vi của mình bởi vì họ hiểu được ý nghĩa

của kết quả của nó chứ không đơn giản chỉ là những phản xạ đáp lại kích

thích. Họ có một loạt những giả thuyết về các cách đạt được mục đích và họ

cũng đã phần nào dự đoán được kết quả của những giả thuyết ấy. Hành vi sẽ

thay đổi bất cứ lúc nào nếu giả thuyết chứng tỏ không đáng. Ví dụ như trẻ em

ở nhà trẻ thay đổi hành vi của chúng cho phù hợp với vị thế ở trong lớp; vì nó

thấy rằng chỉ có cách đó nó mới được thưởng đồ chơi hoặc đáp ứng được

mong muốn của người khác mà thôi. “Như vậy học tập là hoạt động hợp lý

giúp cho cá nhân thích nghi tốt với môi trường thực tế”. Mặt khác cá nhân có

được một hệ thống kiến thức về môi trường bên ngoài. Chính dựa vào óc

sáng tạo và tưởng tượng cá nhân có thể phân tích và làm sáng tỏ sự việc.

Sau đó cái tôi phát triển mạnh để có thể ứng xử tốt hơn những đòi hỏi của

thực tế, xung đột. Có thể phỏng đoán rằng hành vi mới này được lựa chọn

trên cơ sở làm sáng tỏ và phân tích hành vi như định hướng thực tế, làm thoả

mãn sinh lý, chấp nhận đạo đức. Trên cơ sở này chúng ta thấy rằng thay đổi

nhân cách không chỉ phụ thuộc vào sự thay đổi môi trường mà còn phụ thuộc

rất nhiều vào chính chủ thể, vào sự hiểu biết, nhận thức và khả năng phân

tích làm sáng tỏ sự việc dẫn tới thành công trong sự thực hiện công việc có

kết quả tốt bằng con đường ngắn nhất. Qua những phân tích này chúng ta có

thể hiểu được rằng tại sao những bệnh nhân rối loạn thần kinh chức năng khó

có thể tìm thấy sự thích thú để thực hiện những thay đổi. “Bởi vì sự thích thú

chỉ có thể xuất hiện trong sức sống được gắn với vật thể tưởng tượng hơn là

vật có thực. Năng lượng được mở rộng cho cái tôi trong sự kiềm chế của sức

sống, và sau đó cá nhân không có đủ năng lượng còn lại để đạt được sự

thoải mái. Trong phân tâm học, cái tôi trở lên rộng hơn và đảm nhận nhiều

thứ hơn ở tầng vô thức thành có ý thức. Hành vi mới được lựa chọn trên cơ

sở nó như là định hướng thực tế, thoả mãn về mặt sinh học và được chấp

nhận về mặt đạo đức”.

2.5. Quá trình thích nghi

Page 315: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Rogers, một trong những nhà lý thuyết về vấn đề nhân cách đã nhận

xét rằng hành vi mới được xuất hiện như cách tiến hành tự nhiên từ cơ thể.

Ông cho biết: Dần dần, anh ta trải nghiệm một thực tế là anh ta đưa ra những

phán xét giá trị, theo cách thức mới đối với anh ta, và cũng bằng cách thức

mà anh ta chưa biết trong thời thơ ấu của mình. Đơn giản như đứa bé đặt

những giá trị vào những trải nghiệm dựa trên những bằng chứng của chính

các giác quan của mình. Bệnh nhân cũng vậy anh ta nhận thấy rằng chính cơ

thể của mình đã cung cấp những chứng cứ để đưa ra các đánh giá có giá trị.

Anh ta phát hiện ra rằng các giác quan của mình, các khả năng sinh lý có thể

cung cấp các dữ liệu để đưa ra các đánh giá có giá trị và để sửa chữa chúng

một cách liên tục. Không cần ai phải nói với anh ta rằng phải thực hiện một

cách thoải mái hơn hay là tự nhiên hơn thì mới tốt. Anh ta cảm nhận điều đó

thoả mãn và bổ sung.

Hơn cả thử và sai lầm, hệ thống sở thích cụ thể của hành vi hay sự

thấu cảm bên trong sự vật, Rogers kết luận rằng cơ thể con người phản ứng

một cách tự nhiên và sửa đổi cho thích nghi tốt nếu anh ta được chuẩn bị đầy

đủ trong môi trường an toàn và có thể chấp nhận.

Mặt khác khi con người được chuyển đến một môi trường hoàn toàn

mới lạ, với hàng loạt những hệ thống giá trị mới thì những hành vi, thói quen

và cách sống cũ trở nên lỗi thời khó chấp nhận. Để thích nghi, bắt buộc anh

ta phải loại bỏ những thói quen, những hành vi không phù hợp của mình để

làm quen với những thói quen và hành vi mới cho phù hợp với một trường

mới. Ví dụ như một người có loại nhân cách hướng nội mà phải sống và làm

việc trong môi trường luôn luôn phải tiếp xúc với nhiều loại người khác nhau,

và nhiệm vụ của anh ta là phải tỏ ra thân thiện và vui vẻ với tất cả mọi người,

tự anh ta phải thấy cần phải thay đổi mình sao cho phù hợp với môi trường

mới một cách có hiệu quả. Có nghĩa là tính hướng nội có thể giảm dần và tính

hướng ngoại sẽ tăng lên.

Để có được các mô hình hành vi mới một cách bền vững thì bước tiếp

theo của chọn lọc hành vi mới chắc chắn phải là việc củng cố nó.

Page 316: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

3. Sự củng cố hành vi mới

3.1. Sự củng cố

Những hành vi mới xuất hiện phải được củng cố, nếu không thì nó sẽ bị

mất đi. Và muốn củng cố hành vi thì có nghĩa là ta luôn luôn phải tạo ra kích

thích để có được phản xạ. Hay nói cách khác ta phải làm thế nào cho mối

quan hệ S - R mạnh hơn. Ta hãy xem xét phương pháp của Hull, phản xạ học

tập chỉ được xảy ra nếu họ được khen thưởng. Sự khen thưởng phù hợp với

sự biến đổi của vận hành thứ nhất và thứ hai. Như vậy Hull đã yêu cầu rằng

khi phản xạ và kích thích xảy ra cần tiếp giáp về thời gian cùng với sự biến

đổi cần thiết (hay là với kích thích đã kết hợp với sự biến đổi cần thiết trong

quá khứ). Xu hướng của kích thích này gợi nên phản xạ được tăng lên. Học

tập là chức năng tích cực có tầm quan trọng đến sự biến đổi cần thiết và chức

năng tiêu cực đối với trở ngại giữa phản xạ và sự củng cố. Xa hơn nữa, sự

củng cố liên tục là chất xúc tác, vì vậy thói quen mạnh cũng là chức năng tiêu

cực của số lượng sự củng cố đã nhận.

Ngoài Hull ra thì Skinner cũng nhấn mạnh vai trò của sự củng cố các

phản ứng, nhưng cũng có nhiều điểm khác biệt với Hull. Việc củng cố một

phản ứng sẽ dẫn đến tăng thêm tính đảo ngược trong phản xạ và như vậy

xác định tổng số những phản ứng có hiệu lực được đưa ra. Tuy nhiên kích cỡ

của sự đảo ngược cũng không phải là chức năng đơn giản của số lượng

những củng cố. Sự củng cố theo từng giai đoạn thất thường thì thường có tác

dụng hơn trong việc hình thành sự đảo ngược hơn là sự củng cố liên tục hay

thường xuyên. Quan sát những tác động của các kích thích với những phản

xạ, người ta có thể xác định xem đó là những kích thích có tính tích cực hay

tiêu cực hoặc là không phải là dạng nào cả.

3.2. Sự am hiểu và nhìn thấu bên trong sự vật

Ngoài củng cố, sự am hiểu và khả năng thấu cảm bên trong sự vật

cũng là một nhân tố quan trọng tác động lên quá trình giữ gìn hành vi mới.

Nhưng có một số người khác lại không đồng ý với vai trò của sự củng cố

trong học tập. Theo Tolman, đúng hơn những thói quen sẽ mạnh thêm bởi sự

Page 317: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

củng cố, sự mong đợi được học và sau đó sự thực hiện của phản xạ là một

phần của chức năng mong đợi. Những kết quả nhỏ của sự thưởng công và

sự trừng phạt là tối quan trọng đối với việc thực hiện, không phải là quan

trọng với sự mong đợi học hành. Học tập được tác động trước hết bằng

những thay đổi với việc chỉ đạo đến thông tin của chủ thể (cùng nhau, thuộc

về, v.v….) và với sự thay đổi với sự kết hợp thường xuyên, tạm thời, nhấn

mạnh và thích). Tất cả những biến đổi này là quan trọng bởi vì họ nuôi dưỡng

sự hiểu biết hay hiểu thấu sự vật xảy đến trong trạng thái.

Thật vậy những hành vi mà ta hiểu rõ được với mục đích gì mà ta cần

phải có thì rõ ràng rằng nó sẽ được duy trì và bảo vệ một cách tốt hơn. Ví dụ

khi mà một người hiểu được ứng những hành vi mới của anh ta là làm cho

anh ta thích nghi tốt trong môi trường mới thì những hành vi đó sẽ được anh

ta luôn luôn chăm chú giữ gìn và phát triển. Còn nếu anh ta không hiểu được

bản chất của sự việc mà chỉ làm một cách máy móc là những hành vi mới của

anh ta giống như nhưng người khác thì những hành vi đó không có gì được

đảm bảo cả.

Thực ra, ngoài những hành vi đặc biệt, việc giữ gìn hành vi mới là rất

khó. Nó không đơn giản như quá trình hành vi A được loại ra và hành vi B

được thành lập. Đúng hơn, những chức năng và quá trình nào đó được thay

đổi, và chức năng mới này có thể chỉ huy bất cứ hành vi tương lai nào. Với

bất cứ thay đổi nào diễn ra mà được coi là ảnh hưởng của thay đổi khác trên

tất cả cấp bậc của sự hiểu biết, cũng dẫn đến số lượng lớn thay đổi có thể

diễn ra không cần di chuyển tất cả những triệu trứng của sự không thích nghi.

Loại thay đổi xảy ra là: 1- Khả năng tuyệt vời để làm nên những sự thoả hiệp

giữa những sự yêu cầu của thực tế, bản năng, siêu cái tôi; 2- Đã tăng thêm

năng lực cho sự thích thú; 3- Đã tăng thêm năng lực cho sự thực hiện (đạt

được); 4- Đã tăng thêm năng lực đến sự thoái lui trong sự phục vụ của cái tôi.

Trên đây chúng ta vừa xem xét quá trình diễn ra thay đổi hành vi dẫn

đến thay đổi nhân cách: Chúng ta cần phải xem xét vấn đề những yếu tố cụ

Page 318: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

thể nào của môi trường và chủ thể tác động lên quá trình làm thay đổi nhân

cách. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu một vài vấn đề cụ thể.

II. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH THAY ĐỔI NHÂN CÁCH

1. Các yếu tố sinh lý

Chúng ta đã biết rằng nhân cách không tự nhiên sinh ra mà chỉ được

hình thành trong quá trình sống và trong kết quả của sự giao tiếp giữa con

người với nhau. Nhưng những yếu tố bẩm sinh như: những mức độ khác

nhau trong khả năng học hành (đần độn hay thông minh), trong bệnh tật, vóc

người (người bé nhỏ và người to lớn), khả năng giác quan (người mù, người

điếc v.v…), tuổi tác (trẻ con và người lớn), v.v… là những yếu tố về sinh lý

ảnh hưởng đến nhân cách và cũng chính là ảnh hưởng đến quá trình thay đổi

nhân cách. Chắc chắn những người có khả năng học hành tốt sẽ có khả năng

thu thập và tổng hợp kiến thức tốt hơn. Do đó họ có khả năng nhận thức,

đánh giá tốt hơn và cơ sở thay đổi hành vi của họ khác hẳn với những người

đần độn, người mà có khả năng nhận thức thấp hơn.

Mặt khác có những người không thể thích nghi được bởi vì hệ thần kinh

của họ. Những người bị bệnh tinh thần thì những cơ quan phản ứng của học

cũng khác hay những di truyền sinh học của họ quá mạnh và họ đã không thể

thay đổi được. Ví dụ như hướng nội là một tính khí mà được tạo thành từ

gien di truyền và bản thân con người đó đã có sẵn tính hướng nội ở trong con

người anh ta rồi mà anh ta lại gặp một môi trường bên ngoài thuận lợi cho

tính hướng nội của anh ta phát triển (điều kiện bên ngoài rất khó có thể xác

định là bao nhiêu lâu, có thể một thời gian ngắn hay dài còn phụ thuộc vào

bản thân chủ thể), thì hướng nội trở nên là loại nhân cách của anh ta và bây

giờ thì không gì có thể làm thay đổi nhân cách được nữa. Nếu cố đẩy anh ta

vào một môi trường khác hẳn và có tác động mạnh lên, cũng không mang lại

kết quả gì khả quan giúp cho thay đổi nhân cách được. Hay như những người

bị bệnh bẩm sinh về thần kinh thì cũng không có cách nào làm thay đổi nhân

Page 319: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

cách được. Một khi mà những tính cách bẩm sinh mà được môi trường bên

ngoài tạo điều kiện thêm cho nó phát triển vững chắc lên thì chắc chắn những

tính cách đó là hoàn toàn không thể thay đổi được.

2. Những yếu tố phụ thuộc vào chính chủ thể

Điều quan trọng là không chỉ có thay đổi môi trường dẫn đến thay đổi

nhân cách mà điều chủ yếu là nhân cách có thể thay đổi được hay không còn

phụ thuộc rất nhiều vào chính bản thân chủ thể. Như ở trên đã trình bày quá

trình diễn ra thay đổi nhanh hay chính là do mong muốn của chủ thể mạnh

hay yếu. Khi mà những hành vi bất lợi gây ra phiền phức cho chủ thể bao

nhiêu thì chủ thể càng mong muốn thay đổi nó bấy nhiêu.

Mặt khác những thay đổi của chủ thể riêng biệt như: những căn bệnh

tinh thần xã hội (kiêu ngạnh là những tâm trạng ám ảnh ép buộc khác, cả

người nhiễu tâm là người loạn tâm); những người quá kích hay cuồng tín của

tôn giáo; những người có ý thích xây dựng hay tàn phá ảnh hưởng rất lớn

đến thay đổi nhân cách.

Giáo sư Ben Karpman người đứng đầu những nhà tâm lý học trị liệu ở

bệnh viện Elizabeth, Washington đã xem xét vấn đề người đồng tình luyến ái

có thể trở thành người bình thường được ông đã xem xét kỹ mọi mặt của

nhân cách đồng tính luyến ái. Ông nói rằng: "họ có thể chữa bệnh một khi họ

muốn. Chỉ một phương pháp chữa bệnh là phép chữa bệnh bằng tâm lý, có lẽ

khoảng vài năm". Còn Robertiello nói với bệnh nhân nữ đồng tính luyến ái

rằng "... ít nhất cần phải có cơ sở tự không đồng ý với bản thân". Một nhóm

bác sĩ tâm thần học báo cáo rằng "kết quả chữa bệnh trong sự nghiên cứu

với một trăm bệnh nhân đồng tính luyến ái đã có kết quả rất lạc quan. Nhiều

người đồng tính luyến ái trở thành bình thường trong phép điều trị bằng tâm

lý. Trong suốt quá trình thay đổi hoàn toàn dễ dàng đối với một số người hơn

là đối với số khác, và trở thành bình thường sẽ dành cho những ai có mong

muốn mạnh mẽ thay đổi. Nếu người đồng tính luyến ái không vừa lòng với

thái độ của mình về tình dục và muốn trở thành người bình thường nếu anh

ta có thể thay đổi tình thế xã hội thì tất cả các nhân tố quan trọng đối với anh

Page 320: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

ta là người khác và nhất là người khác giới, có thể đưa đến những kinh

nghiệm cảm xúc thích hợp một thời gian dài, kinh nghiệm với những thành

viên ở khác giới sẽ dễ chịu từ cả xã hội và sinh lý học, cái đó có lợi từ sự điều

khiển của người bình thường. Hiểu biết rằng quá trình học bao gồm cả trí óc

và học cảm xúc là yếu tố cần thiết của công việc, và quá trình xúc cảm không

được tăng đột ngột. Như vậy ta thấy ràng đồng tính luyến ái là một loại nhân

cách và hoàn toàn có thể thay đổi được một khi chính bản thân họ mong

muốn và nếu sự mong muốn càng mạnh bao nhiêu thì sự thay đổi diễn ra

càng dễ bấy nhiêu. Nhưng sự thay đổi còn phụ thuộc vào những nguyên nhân

khách quan bên ngoài như thái độ của những người khác giới tác động lên

họ.

Còn khi tiếp xúc với những người không bình thường ta có thể có nhận

xét rằng họ không thể thay đổi cho thích nghi với môi trường mà họ đang

sống bởi vì họ không thích thay đổi. Kết quả là họ không thể thích nghi với xã

hội được và họ trở thành không bình thường. Thực ra khi ở trong cùng một

hoàn cảnh, môi trường bên ngoài thay đổi mạnh mẽ thì mỗi người thay đổi

theo cách riêng của họ. Người thì thay đổi theo chiều hướng tốt lên, người thì

thay đổi theo chiều hướng xấu đi, cái đó xảy ra hoàn toàn phu thuộc vào

chính bàn thân chủ thể.

3. Những yếu tố từ môi trường bên ngoài

Môi trường bên ngoài, hay còn gọi là môi trường văn hoá: những mức

độ khắc nghiệt khác nhau của khí hậu (địa cực, xích đạo sa mạc), các vùng

núi cao, sự khác nhau thái quá giữa thành thị và nông thôn, những thể chế

chính trị (những độc đoán hạn chế cao), nghèo nàn thái quá, những tai ương

thường xuyên, những nỗi khiếp sợ đe doạ và những di sản văn hoá. Tất cả

những yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài đó gây ảnh hưởng trực tiếp tới

kiểu nhân cách vì vậy nó cũng gây ra thay đổi nhân cách nếu những yếu tố đó

thay đổi. Khi nói về môi trường bên ngoài là nói đến một loạt những tương tác

xã hội mà con người đã, đang và sẽ đặt mình vào đó. Thông qua tương tác

với người khác trong xã hội con người có thể dẫn đến những thay đổi có lợi

Page 321: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

trong tự cấu trúc (tự hình thành), những tương tác có hại có thể dẫn đến thay

đổi nhiều hơn. Nhờ vào những kinh nghiệm xã hội, những sự đánh giá xã hội

của những người khác mà con người có những kinh nghiệm kỳ lạ của riêng

mình. Trong giai đoạn phát triển mà người ta cảm thấy là dạng tượng trưng

hoá các kinh nghiệm bị xuyên tạc sẽ diễn ra và phủ định kinh nghiệm đối với ý

thức, giai đoạn này có vai trò quan trọng trong sự phát triển các quá trình điều

chỉnh sai lầm. Và những chi tiết quan trọng của thay đổi quyết định sự phát

triển của tự cấu trúc và những sửa đổi sau đó. Mặt khác thay đổi hành vi phụ

thuộc đặc biệt vào ngữ cảnh của các cá nhân với nhau. Những nhà tâm lý

học xã hội chỉ ra rằng phản xạ của những người khác lên chủ thể là rất quan

trọng đối với hành vi của cá nhân. Cũng có thể giải thích vấn đề này thông

qua nghiên cứu về đóng vai, đó là một cơ sở cho việc giải thích vấn đề thay

đổi nhân cách. Chúng ta đã biết với mỗi nền văn hoá những cá nhân có thể

đóng bao nhiêu vai tuyệt vời trong suốt cuộc đời. Có những vai với gia đình

(ví dụ, con trai, anh trai, bố) vai trong trường học (học sinh, thầy giáo, người

hiệu trưởng), những vai trong tương tác liên nhân cách (người mua hàng,

người bán hàng), những vai nghề nghiệp (lái xe, nhà vật lý, người nghệ sĩ) và

vô số những vai khác. Với mỗi vai thể hiện vị trí đẳng cấp trong xã hội và một

loạt những hành vi được mong chờ. Những người đóng vai trên xu hướng kết

hợp những đặc điểm của vai như toàn bộ khía cạnh của họ. Người thầy giáo

mới, hay người mẹ mới hay người bộ trưởng mới có thể cảm thấy hơi lúng

túng một chút và không tự nhiên trong thích nghi với vai mới, nhưng hành vi

mới sẽ sớm trở nên tự nhiên. Nhiều nhà tâm lý học cho rằng sự đóng vai sẽ

sớm dẫn tới làm cho thay đổi hành vi. Như nhà tâm lý học Sarbin đã phát

thảo một vài nghiên cứu chung về sự đóng vai và sự hướng dẫn vai tới thay

đổi hành vi. Ông định nghĩa sự đóng vai như "… Sự thực hiện những hành vi

đã làm mẫu trong điều kiện tiên quyết bao gồm sự phân công đối với vị trí

trong cấu trúc xã hội".

Điều đó có nghĩa là khi mà phải thay đổi vai đóng thì họ một là phải

thích nghi với vai mới của mình hai là sẽ có một khủng hoảng về tinh thần rất

lớn nếu họ không thích nghi được và họ sẽ thay đổi nhân cách của họ theo

Page 322: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

chiều xấu đi. Ví dụ có người khi còn ở địa vị cao trong xã hội họ là một con

người hoàn hảo, họ đã đóng vai lãnh đạo một cách xuất sắc, nhưng khi họ về

hưu họ phải đóng vai một thường dân, một người hết sức bình thường và có

người không thích ứng nhanh đã trở thành một người hoàn toàn khác hẳn so

với trước kia, nghĩa là họ không còn là một con người mẫu mực nữa mà họ

đã có những hành vi lệch chuẩn. Còn có những người đã từng là tội phạm khi

được giáo dục tốt trong môi trường tốt, họ có công ăn việc làm hay có gia

đình và họ sẽ phải đóng những vai mới như người cha, người chồng và ở cơ

quan họ phải đóng vai là người công nhân tốt, những hành vi khi còn là tội

phạm không còn thích hợp nữa và họ phải có những hành vi mới cho phù

hợp với điều kiện sống mới mà họ đã trở thành một con người khác hẳn. Tất

nhiên điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào thái độ của những người trong

cùng cộng đồng đối với họ và chính họ mong muốn.

4. Yếu tố về tuổi tác

Tuy tuổi tác là một trong những yếu tố về sinh lý, nhưng ở đây cần

phải nhấn mạnh đến nó vì tuổi tác cũng là một yếu tố rất quan trọng ảnh

hưởng đến quá trình thay đổi nhân cách. Vấn đề này cũng đã được nhiều nhà

tâm lý học quan tâm. Kuhlen, một trong những người quan tâm đến những

thay đổi nhân cách đi theo quá trình lão hoá đã nhận xét:

"… Rõ ràng hiển nhiên rằng tuổi tác tự nó không có ý nghĩa đặc biệt

thay đổi tâm lý. Tuổi có nghĩa là thời gian với những ý nghĩa khác của sự kiện

quan trọng xảy ra. Trong những cái quan trọng này là: thay đổi sinh lý, thay

đổi trong năng lực nhận thức, thay đổi trong mức độ thói quen (tính mềm dẻo,

sự cứng rắn), thay đổi trong cảm xúc về thưởng, phạt, cơ hội, sự tước đoạt,

thời hạn luyện tập, cuối cùng chú ý chăm lo đến văn hoá của bậc tuổi và thay

đổi trong động cơ. Phần lớn những nghiên cứu đều hướng vào xác định

những thay đổi liên quan đến tuổi tác. Một số ít những nghiên cứu đã được

phác thảo để nghiên cứu ý nghĩa của những thay đổi này như những thay đổi

không phụ thuộc đưa ra mối quan hệ tuổi tác trong đặc tính khác.

Page 323: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Như trên đã nói tuổi tác là một trong những yếu tố thuộc về di truyền

sinh học mà ảnh hưởng đến sự phân loại nhân cách. Chính vì thế mà nó ảnh

hưởng đến quá trình thay đổi nhân cách. Và thực ra tuổi càng cao thì những

thói quen càng trở nên cứng nhắc khó có thể thay đổi. Điều này chứng minh

vì sao những người lớn tuổi thường ngại thay đổi môi trường sống vì họ biết

rằng họ khó có thể thay đổi được những thói quen hành vi của họ và khó có

thể thích nghi được với môi trường mới. Điều đó cũng bởi vì tuổi tác càng cao

thì những hành vi đã được củng cố một cách hoàn toàn chắc chắn và khó có

gì có thể mất đi được. Mặt khác tuổi tác luôn đi đôi với bề dày nhận thức và

hiểu biết. Chính vì vậy mà nó có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thay đổi.

Mâu thuẫn thế hệ cũng chính là một chứng minh cho sự ảnh hưởng của tuổi

tác đến thay đổi nhân cách. Tuổi trẻ bao giờ cũng thay đổi nhanh chóng bởi vì

chính nhân cách của họ vẫn chưa được hình thành một cách ổn định và

những đánh giá về cuộc sống khác hẳn với những người già, người mà nhân

cách đã được hình thành một cách khá vững chắc.

5. Yếu tố giá trị với vấn đề nhân cách

Giá trị bao giờ cũng được xác định như khả năng của các hiện tượng

vật chất và tinh thần có thể thoả mãn những nhu cầu và phục vụ lợi ích của

con người, và nó luôn mang tính xã hội, phát sinh và phát triển cùng với quá

trình hoạt động thực tiễn của con người. Trong giá trị luôn có sự thống nhất

tính chủ quan và tính khách quan. Lịch sử các chuẩn mực giá trị, vì thế, gắn

liền với lịch sử phát triển của con người, xã hội. Chúng vận động và biến đổi

theo trình độ nhận thức, theo nhu cầu phát triển của cá nhân và cộng đồng. Vì

vậy giá trị bao giờ cũng gắn liền với nhân cách con người. Thay đổi định

hướng giá trị sẽ làm thay đổi nhân cách con người. Theo F. Prhol: “Các giá trị

là những lý tưởng, những thực tại lý tưởng có ảnh hưởng đến việc điều khiển

và chuẩn hoá hành vi của con người”. Hay như: “Định hướng giá trị là thái độ

lựa chọn các giá trị vật chất và tinh thần của con người, là một hệ thống tâm

thế, niềm tin, sở thích được biểu hiện trong hành của con người”. Mặt khác

giá trị về cái thiện cũng mang một nội dung đạo đức rất rộng lớn và sâu sắc

Page 324: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

và nó quy định nhân cách, điều khiển hành vi của con người. Con người trong

xã hội tiếp thu các giáo lý, các nguyên tắc, các chuẩn mực đạo đức để điều

tiết các hành vi của mình trong quan hệ với người khác và với cộng đồng.

Chính quá trình đó đã giúp cho cá nhân hình thành nhân cách của mình, thay

đổi nó cho phù hợp với điều kiện xã hội, với môi trường xung quanh.

Và yếu tố giá trị ảnh hưởng lớn đến vấn đề làm thay đổi nhân cách vì

chính những yếu tố giá trị giúp ta thay đổi quan điểm hay thái độ với bản chất

của sự việc. Ví dụ nếu giá trị về đồng tiền thay đổi thì thái độ của con người

đánh giá đồng tiền cũng thay đổi theo và vì vậy con người có cách nhìn khác

hẳn về thế giới vật chất bên ngoài và chính bản thân những hành vi của anh

ta cũng thay đổi theo và anh ta sẽ trở thành một con người khác trước rất

nhiều.

Còn rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình làm thay đổi nhân cách

nhưng ở đây chỉ dừng ở một số những yếu tố được coi là quan trọng và ảnh

hưởng trực tiếp đến thay đổi nhân cách như đã nói ở trên. Cũng từ những

nghiên cứu trên chúng ta có thể nhận xét rằng tuy thay đổi nhân cách phụ

thuộc vào những yếu tố có vẻ như rất riêng biệt nhưng thực ra chúng liên

quan rất khắng khít với nhau, yếu tố này bổ sung cho yếu tố kia và chúng

không thể tồn tại độc lập với nhau. Sau đây chúng ta sẽ xem xét vấn đề thích

nghi như là thay đổi nhân cách.

III. THÍCH NGHI CHÍNH LÀ THAY ĐỔI NHÂN CÁCH Những nguyên tắc được phổ biến rộng rãi nhất của hành vi con người

là tự điều chỉnh. Trong đó cá nhân thay đổi chính mình hay môi trường bên

ngoài khi sự mất thăng bằng giữa bản thân và môi trường bên ngoài trở thành

quá mức. Khi những đòi hỏi của môi trường bên ngoài gây ra cho chủ thể

những điều phiền toái thì chính áp lực bên trong của chủ thể đòi hỏi phải thay

đổi cho phù hợp với những đòi hỏi đó. Những thay đổi là điều kiện căn bản tất

yếu của nhưng xu hướng lớn mạnh trong cá nhân. Nó hướng dẫn người ta

kiểm tra trên chính mình và đối chiếu với đòi hỏi của môi trường để thực hiện

Page 325: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

mối quan hệ hài hoà nhất có thể có được giữa bản thân và môi trường. Như

vậy, thích nghi chuyển thành những quá trình của cái tôi và sự thay đổi môi

trường dẫn đến trạng thái như sự thăng bằng. Bôi vì sinh lý và tâm lý của cá

nhân cần thiết, biến đổi liên tục như sức ép bên ngoài đối với nó, thích nghi

luôn xảy ra. Nhưng một câu hỏi được đặt ra sẽ như thế nào nếu như khả

năng thích nghi đã vượt quá phạm vi có thể và những đòi hỏi của nó (trong và

ngoài) trở thành quá mức? Nó có thể đưa đến sự nhiễu loạn trong chức năng

xã hội. Những nhiễu loạn này có thể bao gồm mất vị thế xã hội của chủ thể và

những mô hình hành vi, sự khủng hoảng tâm lý, suy nghĩ lệch lạc, những kiểu

hành vi xã hội sai lệch và đáng khiển trách, và cá nhân không thực hiện được

những nhiệm vụ của mình trong cuộc sống. Những quá trình thích nghi vì vậy

quan trọng đối với mọi người chỉ bởi vì trong cuộc sống chúng điều chỉnh lại

những hành động và cách ứng xử của cá nhân sao cho phù hợp với hoàn

cảnh mới. Nếu không cả đời sống tâm lý lẫn đời sống bên ngoài sẽ trở nên

bất bình thường và có thể dẫn đến bất hạnh. Khi điều đó xảy ra thì chúng ta

nói đến sự tồn tại của trạng thái strees, trường hợp cực đoan của sự thăng

bằng bị nhiễu loạn. Nhưng đôi khi một thời kỳ của strees lại mang lại một thay

đổi lạc quan, làm cho cá nhân có trách nhiệm hơn trước những cảnh báo

thích đáng, buộc anh ta lập kế hoạch thực tế cho các trường hợp cần thiết

trong tương lai và hơn nữa giúp đỡ anh ta phát triển khả năng kiểm soát tình

cảm khi giải quyết những vấn đề nguy hiểm tương tự. Và như Oscar Wilde

trong tiểu sử tự thuật, viết khi đang còn trong tù: con người có xu hướng tìm

trong nỗi đau khổ của họ một ý nghĩa nào đấy để có thể làm cho họ cảm thấy

có thể sửa chữa được những điểm yếu đã gây ra nỗi khổ đau ấy.

Để làm rõ khả năng thích nghi của con người với hoàn cảnh chúng ta

sẽ khảo sát các điều kiện mà ở đó sự dày dạn kinh nghiệm trước nguy hiểm

và nỗi sợ hãi dẫn tới các thay đổi để thích nghi làm cho một người có thể đối

đầu có hiệu quả hơn với stress.

1. Sự thích nghi với tình huống nguy hiểm

Page 326: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Bằng chứng đáng lưu ý cho các sự thay đổi để thích nghi là từ một số

quan sát của Epstein và Fenz trong nghiên cứu của họ với các nhà nhảy dù

thể thao. Các nhà nghiên cứu so sánh một nhóm các nhà nhảy dù đã có kinh

nghiệm cao với hơn 100 cú nhảy, và một nhóm tương đương gồm những

người chưa có kinh nghiệm, mới chỉ nhảy từ 1 đến 5 lần. Họ đã thấy những

khác biệt đáng kể trong phản ứng về cảm xúc: với kinh nghiệm càng dày thì

người ta càng ít nhạy cảm, họ chỉ có một phản ứng về cảm xúc nhẹ nhàng,

trái ngược với xúc động mạnh mà chính họ có thể đã trải qua ở những lần

nhảy đầu. Sự thay đổi khi tăng mức độ làm quen với trạng thái đáng sợ gọi là

sự thích nghi của cảm xúc. Một điều tra bằng câu hỏi đặc biệt đã được đưa

cho những người có kinh nghiệm và cả không có kinh nghiệm ngay sau khi họ

hoàn thành cú nhảy. Mỗi người được đề nghị đánh giá mức độ sợ hãi của

mình theo 14 mốc thời điểm khác nhau cho lúc có cảm giác sợ mạnh nhất và

điểm một cho lúc yếu nhất. Và kết quả cho thấy rằng những người nhảy dù

không có kinh nghiệm trở nên ngày càng lo sợ trong khoảng thời gian chờ

đến lần nhảy tiếp theo. Nỗi sợ hãi trở nên cao nhất đối với người mới tập

nhảy là khi ở trên cao trong máy bay, nhận được tín hiệu “sẵn sàng”. Khi đó

anh ta bước ra ngoài cánh cửa mở sẵn, vào bậc ở trên vô lăng và chờ tín

hiệu cuối cùng để nhảy. Một khi đã ở ngoài máy bay anh ta đã ở vào điểm

không thể quay lui được nữa, tại thời điểm quyết định này, sự sợ hãi bắt đầu

giảm. Nó tiếp tục giảm trong suốt thời gian rơi tự do, mà thực tế là thời gian

nguy hiểm nhất. Các nhà nghiên cứu giải thích các điều tìm được này bằng

việc chỉ ra điểm mà thường xảy ra nỗi sợ lớn nhất là khi người mới tập hiểu ra

rằng đã đến lúc giao phó chính bản thân cho một hành động nguy hiểm không

thể huỷ bỏ được nữa. Ngay khi quyết định cuối cùng được dứt khoát, nỗi sợ

suy giảm. Còn kết quả điều tra những người nhảy dù có kinh nghiệm cho thấy

điểm sợ hãi lớn nhất của họ là vào buổi sáng của ngày nhảy. Sau đó sự sợ

hãi giảm dần cho đến khi hành động liều lĩnh nhất xảy ra (rơi tự do trước khi

dù mở). Chỉ sau khi điểm nguy hiểm nhất này qua đi thì người có kinh nghiệm

mới lại thấy sợ hơn. Irving L. cho rằng các kỹ thuật được diễn tả "giảm nhạy

cảm" và "thích nghi về cảm xúc" cũng có thể dùng trong giai đoạn cảm giác

Page 327: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

sợ giảm tại sân bay và trong máy bay khi họ đối mặt với hàng loạt tín hiệu đe

doạ liên tục ngay trước khi mối nguy hiểm thật sự tấn công. Nhưng thực tế họ

sợ hãi hơn sau khi nguy hiểm đã qua, điều đó cho thấy rằng sự thay đổi trong

phản xạ sợ ấy của họ dính đến một quá trình kiểm soát cảm xúc tích cực hay

sự tự vệ. Đó có thể là kết quả của sự làm quen nhiều với các kích thích có

điều kiện. Và kết quả điều tra của các nhà nhảy dù là một chứng cớ rõ ràng

về hiệu quả của sự quen dần với tình huống nguy hiểm. Dẫu sao những gì

tìm thấy là độc lập với các bằng chứng khác cũng chứng minh cho việc giảm

đáng kể nỗi sợ hãi gây bởi các tín hiệu đe doạ khi người ta đã tiến bộ đến giai

đoạn luyện tập sau cùng. Ví dụ, các huấn luyện viên và các nhà quan sát tại

trung tâm nhảy dù kể rằng những người nhảy có kinh nghiệm nói chung hàng

ngày mong đợi đến dịp nhảy và có cảm giác vui vẻ hồ hởi, tự tin và thấy kích

động khi thời điểm tới. Thời gian đầu của quá trình luyện tập, chính họ cũng

đã thể hiện mẫu tâm lý chung là sợ hãi tăng lên trước lần nhảy sau, cũng như

thể hiện xung đột đáng kể giữa việc muốn tránh nguy hiểm nhưng lại không

muốn là kẻ nhút nhát.

Vì vậy chỉ có thể xem sự kém nhạy cảm và những phản xạ sợ hãi có

khác biệt cao ở những nhà nhảy dù là kết quả của sự làm quen nhiều với tình

huống đáng sợ: vượt qua mỗi lần nhảy như thế mà không hề hấn gì. Những

người mới bắt đầu phản ứng mạnh đối với những nghi ngờ về những bất trắc

khi chạm tới sự kiện nguy hiểm. Nhưng rõ ràng họ chiếm được tự tin sau một

loạt cú nhảy thành công và trở nên ít bị khuấy động tình cảm hơn nhiều khi

chờ đợi trước mỗi lần nhảy theo lịch phân công. Cùng kiểu thích nghi với cảm

xúc hay là sự làm quen cũng xảy ra ở những phi công, thợ lặn mang binh khí,

các nhà trượt tuyết chuyên nghiệp, và những ai phải đối mặt với nguy hiểm

khi họ luyện tập cho nghề nghiệp của mình. Từ thí nghiệm trên ta có thể rút ra

kết luận là con người ta khi phải trải qua nhiều tình huống nguy hiểm thì chính

chúng ta phải quen dần và cảm xúc của chúng ta sẽ thích nghi với môi trường

nguy hiểm đó. Điều thích nghi đó giúp chúng ta tránh được stress.

Page 328: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu một trường hợp đặc biệt của sự thích

nghi với cảm xúc sợ hãi trong chiến tranh. Nghiên cứu tài liệu về chiến tranh,

những câu chuyện kể về nhưng người con anh hùng của dân tộc Việt Nam ta

thì thấy: những tân binh lần đầu ra tiền tuyến thường không phân biệt được

đâu là nguy hiểm và không nguy hiểm. Họ núp vào hầm trú ẩn bất kỳ khi nào

nghe thấy tiếng máy bay. Nhưng rồi trải qua những kinh nghiệm, họ dần đần

học cách phân biệt, cuối cùng họ có thể ăn ngủ bình thường khi có máy bay

giặc ấy trên bầu trời, vì họ đã phân biệt được đâu là tiếng máy bay oanh tạc

và đâu là tiếng máy bay trinh thám. Họ đã dũng cảm xông lên dưới làn bom

đạn để tiêu diệt kẻ thù. Trong thời gian B52 rải thảm Hà Nội, đầu tiên cứ nghe

tiếng máy bay từ xa tất cả dân Hà Nội đã tìm hầm trú ẩn, nhưng một thời gian

sau chúng ta đã có thể phân biệt được đâu là tiếng máy bay của ta đâu là

tiếng máy bay của địch và máy bay đang bay ở độ cao và tầm xa bao nhiêu.

Và chúng ta chỉ xuống hầm trú ẩn khi mà máy bay thực sự đe doạ mạng sống

của chúng ta. Sau khi máy bay đi rồi thì cuộc sống tấp nập của người dân Hà

Nội lại trở lại như cũ. Điều đó đã chỉ ra rằng thông qua quá trình trải nghiệm,

rèn luyện người ta có thể thích nghi được với cả hoàn cảnh nguy hiểm và khả

năng thích nghi của con người thật là lớn.

2. Thông tin giúp thích nghi được dễ dàng hơn

Chúng ta đã thấy rằng việc làm quen với mối nguy hiểm thực tế có thể

có ích cho việc tạo nên khả năng biết phân biệt để thích nghi. Sự làm quen

với các thông tin báo trước nguy hiểm cũng có thể mở đầu quá trình học tập

thích nghi làm cho người ta phản ứng hiệu quả hơn trước những sự kiện

căng thẳng tiếp theo. Nghiên cứu quá trình này rất quan trọng cho việc hiểu

tâm lý của stress và có giá trị trong ứng dụng thực tế để có thể ngăn chặn sự

rối loạn về tình cảm. Các cơ quan thông tin đại chúng liên tục cho ra những

lời cảnh báo và các hướng dẫn cho công chúng thông qua các công bố mới,

bài tạp chí, sách báo, phim ảnh, các chương trình trên ti vi. Những "thông tin

báo trước này về những bệnh tật, tai nạn, tang tóc, mất tiền, trục trặc công

việc và ly dị thường được các bác sĩ, luật sư, các nhà xã hội học và các nhà

Page 329: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

tâm lý học đưa ra nhằm "chuẩn bị tinh thần" cho người dân để đề phòng và

chống lại những "sự cố" bất thường đó và làm giảm phạm vi và mức độ tác

động của những rối loạn tình cảm có thể có khi những "sự cố" đó xảy ra.

Điều gì làm cho những thông tin phòng trước thành công? Các nghiên

cứu cho thấy rằng thông điệp phòng trước có thể có tác động được gọi là

"thấm ướt xúc động trực tiếp" trước khi sự kiện xảy ra. Nếu điều tiên đoán là

đúng, chứng tỏ rằng thông điệp đó đã không đề cao mối nguy hiểm tiềm tàng

xuất hiện là quá mạnh đến nỗi không gì có thể ngăn cản hay hạn chế được.

Trong một nghiên cứu như vậy Janis, Lumsdaine và Gladstone đã điều tra sự

tác động làm dịu bớt ảnh hưởng của “tin xấu” nhờ những thông tin phòng bị

đã được đưa ra từ trước. Thực nghiệm bắt đầu vào tháng 6/1949, tại thời

điểm Hoa Kỳ độc chiếm vũ khí nguyên tử. Các học sinh trung học được nghe

cuốn băng ghi âm các cuộc nói chuyện trên đài thảo luận về khả năng Liên Xô

sản xuất bom nguyên tử trong thời gian tới. Ba tháng sau, khi tổng thống

Truman bất ngờ thông báo rằng nước Nga đã thành công trong sản xuất quả

bom nguyên từ đầu tiên, và các học sinh ấy đã được nhận một bản điều tra

đánh giá phản xạ cảm xúc và những thay đổi thái độ của họ. Những kết quả

thu được cho thấy thông tin báo trước đã giảm đi tác động tâm lý của tin tức

xấu kia. Những học sinh trong một nhóm khác được kiểm soát sao cho không

nhận được lời báo trước. Sau thông báo của tổng thống Truman, họ đã xúc

động hơn rất nhiều so với các học sinh được báo trước. Họ có vẻ tin tưởng

rằng nước Nga có lẽ có một nguồn cung cấp bom A lớn và trong vòng vài

năm nữa nước Nga sẽ mở đầu một cuộc chiến tranh hạt nhân chống lại Hoa

Kỳ. Những học sinh không được báo trước cũng kể lại cảm giác lo lắng của

họ về khả năng thành phố của mình có thể bị phá hoại bằng bom nguyên tử.

Như vậy, những cảnh báo trước có chiều hướng ngăn chặn những xúc động

trực tiếp trước tính đột ngột của tin tức xấu. Những gì tìm thấy chỉ rõ rằng sự

cảnh báo trước một sự kiện không được ưa thích có thể có tác dụng "thấm

ướt", rất có ý nghĩa thậm chí cả đối với kiểu tin tức đe doạ không mang tính

cá nhân. Chúng ta thấy là cần phải đồng ý với các nhà làm thực nghiệm rằng

giả thuyết chung là sự tăng cường sợ hãi gây nên bởi một sự kiện căng thẳng

Page 330: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

có thể được giảm bằng cách làm quen trước với thông báo phòng bị tiên

đoán sự kiện. Chúng ta hãy xem xét những thí nghiệm của Lazarus và các

cộng sự về phản xạ của con người trước stress. Thí nghiệm đã chỉ rõ rằng

thông tin báo trước có thể giảm đáng kể tác động đối với sự cảm nhận đau

đớn do tổn thương cơ thể. Trong thí nghiệm này các học sinh nam được xem

một cuốn phim nhân chủng học về nghi lễ của tuổi dậy thì trong xã hội nguyên

thuỷ, trong đó các cậu con trai phải trải qua một phẫu thuật cắt bao quy đầu

man rợ. Các phản xạ căng thằng của khán giả khi xem cuốn phim màu miêu

tả sự cắt xẻo cơ quan sinh dục của các cậu bé trai được đo bằng sự tự đánh

giá tâm trạng của họ cũng như bằng cách đo tâm sinh lý đưa vào nhịp tim và

kích thích da. Trong một thí nghiệm đối chứng Lazarus và Alfert đã tìm thấy

rằng sự sợ hãi dậy lên ít hơn rất nhiều khi một bài bình luận được đưa trước

cho các học sinh trước khi họ xem cảnh tượng đau đớn đó. Thông tin phòng

trước này đã báo cho họ rằng thủ tục đó có thể xuất hiện rất đau đớn nhưng

thực tế nó không gây phiền phức gì cho các cậu bé khi phải trải qua phong

tục văn hoá đặc biệt này.

Sau khi xem xét các thí nghiệm trên về sự cảnh báo trước ta thấy một

điều rằng hiệu quả của những lời cảnh báo trước có thể phức tạp hơn là chỉ

đơn thuần thay đổi hướng tâm lý của đối tượng. Sự cảnh báo trước những

dấu hiệu đáng sợ mà một người có thể chạm trán đóng vai như một nguồn

stress nhẹ nhàng, gây nên một nỗi sợ hãi ở mức thấp hay vừa phải và thúc

đẩy anh ta đi tìm một phương cách mới để khôi phục lại niềm tin để có thể

giảm đi nỗi sợ cho mình. Cũng như các bệnh nhân trước các cuộc giải phẫu.

Sở dĩ họ chịu đựng được stress là vì họ đã được chuẩn bị sẵn trong tâm lý

rằng các cuộc giải phẫu không có gì đáng lo ngại, vì họ đã được đọc trước

hoặc thông báo trước về sự thành công của nhiều ca phẫu thuật còn nguy

hiểm hơn ca của họ nhiều.

Tất cả các thí nghiệm trên cho thấy một điều là con người có thể làm

quen và sớm thích nghi với những khó khăn mà họ gặp phải trong cuộc sống,

nhờ ở những tri thức mà họ đã thu nhận được qua quá trình học hỏi, những

Page 331: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

kinh nghiệm đã tích luỹ được trong cuộc sống và cả những tác động có ý thức

của xã hội. Các thí nghiệm trên cũng đặt ra vấn đề rằng cần phải có sự chuẩn

bị trước cho quá trình thích nghi ở tương lai nếu như thay đổi của điều kiện

sống là tất yếu.

Tuy cả ba yếu tố đều ảnh hưởng đến quá trình thay đổi nhân cách

nhưng yếu tố môi trường bên ngoài có ảnh hưởng lớn nhất. Trong trường

hợp xã hội trải qua những biến đổi càng lớn về kinh tế chính trị, xã hội bao

nhiêu thỉ quá trình thay đổi nhân cách diễn ra càng nhanh chóng bấy nhiêu.

Nhiều người cho rằng nhân cách của con người Việt Nam đang trải qua thời

kỳ biến đổi dữ dội. Nó đặt ra các nhiệm vụ mới về mặt lý luận và thực tiễn cho

các nhà nghiên cứu và quản lý xã hội. Trong công cuộc này thì tâm lý học

nhân cách sẽ đóng góp một phần không nhỏ.

MỤC LỤCLời nói đầu

Phần thứ nhấtNHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

Chương I – Đối tượng và nhiệm vụ của tâm lý học xã hội

Chương II – Lịch sử hình thành và phát triển tâm lý học xã hội

Chương III – Phương pháp nghiên cứu tâm lý học xã hội

Phần thứ haiNHÓM

Chương I – Sơ lược lịch sử nghiên cứu nhóm trong tâm lý học xã hội

Chương II – Khái niệm và phân loại nhóm

Chương III – Cấu trúc nhóm

Chương IV – Các quá trình của nhóm

Chương V – Quan hệ liên nhóm

Page 332: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

Chương VI – Tâm lý đám đông

Phần thứ baCÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI

Chương I – Cá nhân trong nhóm

Chương II – Giao tiếp và tác động qua lại

Chương III – Các cơ chế tâm lý xã hội

Chương IV – Xã hội hoá cá nhân

Phần thứ tưCÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ XÃ HỘI

Chương I – Tri giác xã hội

Chương II – Nhu cầu xã hội

Chương III – Tình cảm xã hội

Chương IV – Tâm trạng xã hội

Chương V – Dư luận xã hội

Chương VI – Thái độ xã hội

Phần thứ nămNHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI

Chương I – Nhân cách và cấu trúc nhân cách

Chương II – Những yếu tố qui định sự hình thành nhân cách

Chương III – Các kiểu loại nhân cách xã hội

Chương IV – Thay đổi nhân cách

---//---

TRUNG TÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN QUỐC GIA

VIỆNT ÂM LÝ HỌC

Page 333: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/35.TamLyHocXaHoi.docx  · Web view... phát triển của các doanh nghiệp trong nền ... trách nhiệm cá nhân

TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬNTRẦN HIỆP Chủ biên

NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI – HÀ NỘI 1996

Chịu trách nhiệm xuất bản: NGUYỄN ĐỨC DIỆU

Biên tập: NGUYỄN ĐỨC BÌNH

Trình bày: VÂN ANH

Sửa bản in: NGUYỄN ĐỨC BÌNH

Bìa: NGUYỄN THỊ HOÀ

In 500 cuốn tại Xí nghiệp in 15 Bộ Công nghiệp. Giấy phép xuất bản số

02/291/XB ngày 8/6/1996. In xong và nộp lưu chiểu tháng 01/1997.